🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sổ Tay Cán Bộ Thú Y Cơ Sở
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
SỔ TAY
CÁN BỘ THÚ Y CƠ SỞ1
https://thuviensach.vn
Héi ®ång chØ ®¹o xuÊt b¶n
Chñ tÞch Héi ®ång
pgs.TS. NguyÔn ThÕ kû
Phã Chñ tÞch Héi ®ång
TS. HOμNG PHONG Hμ
Thμnh viªn
TrÇn quèc d©n
TS. NguyÔn §øC TμI
TS. NGUYÔN AN TI£M
NguyÔn Vò Thanh H¶o
https://thuviensach.vn
TS. TRẦN MẠNH GIANG
(Chủ biên)
SỔ TAY
CÁN BỘ THÚ Y CƠ SỞ
NHÀ XUẤT BẢN
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT HÀ NỘI - 2015
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Cán bộ Thú y ở cơ sở là những người trực tiếp nắm tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển đàn gia súc, gia cầm ở địa phương, trực tiếp xử lý dịch bệnh và điều trị bệnh cho vật nuôi, vì vậy, họ chính là “cánh tay nối dài” giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý về công tác chăn nuôi, công tác thú y tại cơ sở theo quy định của Pháp lệnh Thú y. Cán bộ Thú y đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tham mưu phòng, chống, khống chế dịch bệnh, bảo đảm an toàn, tăng trưởng đàn vật nuôi, đồng thời bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người dân. Chính vì vậy, việc cải thiện điều kiện thú y và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Thú y cấp xã, phường, thị trấn là việc làm hết sức cần thiết.
Cuốn sách Sổ tay cán bộ Thú y cơ sở do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp với Nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản, là một tài liệu tham khảo hữu ích nhằm củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống cho cán bộ Thú y ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Nội dung cuốn sổ tay hướng dẫn về: các loại vắcxin và những điều cần biết
5
https://thuviensach.vn
khi sử dụng vắcxin; các loại kháng sinh và những điều cần chú ý khi sử dụng kháng sinh; chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp của vật nuôi.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 7 năm 2015
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT 6
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU
“Sổ tay cán bộ Thú y cơ sở” do các tác giả của Chi cục Thú y Hà Nội biên soạn. Các tác giả đều là những bác sĩ thú y, cán bộ kỹ thuật đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác phòng, chống và chữa bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội.
“Sổ tay cán bộ Thú y cơ sở” trình bày rõ ràng, súc tích về vắcxin và kháng sinh cũng như cách sử dụng; ngoài ra, còn miêu tả các bệnh trên gia súc, gia cầm do virút (virus), vi khuẩn, ký sinh trùng, bệnh đường sinh sản, v.v. một cách ngắn gọn, dễ nhận biết về triệu chứng lâm sàng, bệnh tích và phác đồ điều trị hiệu quả cho từng bệnh. Một số bệnh mới nổi trong vài năm gần đây (như bệnh cúm gà - Avian Influenza) cũng được trình bày trong cuốn “Sổ tay’’ này, nhằm cung cấp những thông tin bổ ích và thiết thực cho các cán bộ Thú y ở cơ sở.
Tập thể tác giả xem đây là cuốn sách “gối đầu giường”, không những cho người làm công tác thú y mà còn cho cả cán bộ chăn nuôi ở cơ sở
7
https://thuviensach.vn
và các cá nhân muốn bắt tay khởi nghiệp từ chăn nuôi.
Tập thể tác giả trân trọng cảm ơn các đơn vị có liên quan đã giúp đỡ để cuốn sách này được xuất bản. Tuy nhiên cuốn sách khó tránh khỏi khiếm khuyết, mong bạn đọc góp ý để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ
8
https://thuviensach.vn
Phần I
VẮCXIN
I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
KHI SỬ DỤNG VẮCXIN
1. Khái niệm
Vắcxin là loại thuốc vi sinh vật chế bằng vi khuẩn hoặc virút đã bị giết chết hay giảm độc (nhược độc) dùng để phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
Khả năng phòng bệnh của gia súc, gia cầm sau khi tiêm vắcxin gọi là miễn dịch.
2. Tính chất
Vắcxin có tính đặc hiệu, nghĩa là chế bằng vi sinh vật nào thì có tác dụng miễn dịch (phòng bệnh) bệnh do vi sinh vật đó gây ra.
Tuỳ theo từng loại vắcxin mà sau khi tiêm phòng từ 3-21 ngày, gia súc, gia cầm đã có miễn dịch và thời gian miễn dịch kéo dài từ 3 tháng đến 2 năm. Một vắcxin đạt tiêu chuẩn phải bảo đảm hai đặc tính: hiệu lực (miễn dịch) và an toàn.
9
https://thuviensach.vn
3. Bảo quản
Nói chung, các loại vắcxin chế bằng virút phải bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 00C (từ -4oC đến - 25oC); vắcxin chế bằng vi khuẩn bảo quản ở nhiệt độ từ 2oC đến 15oC. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại vắcxin phải bảo quản ở nhiệt độ từ 0oC đến 8oC (có ghi nhiệt độ bảo quản trên nhãn sản phẩm của từng loại vắcxin). Vắcxin phải được để ở nơi thoáng mát, tránh nóng, tránh ánh sáng mặt trời, nhất là khi vận chuyển đi xa để bảo đảm an toàn và hiệu lực của vắcxin.
4. Chú ý khi sử dụng
- Vắcxin phòng bệnh cho gia súc tuỳ từng loại có thể tiêm dưới da, tiêm bắp thịt hoặc nhỏ mắt, nhỏ mũi, v.v.. Nếu tiêm, nơi tiêm phải bảo đảm vô trùng. Chỉ nên sử dụng vắcxin cho vật nuôi khi chưa mắc bệnh.
- Hiệu quả của vắcxin phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khoẻ của con vật, cách bảo quản và sử dụng, do đó cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn.
- Dụng cụ (bơm tiêm, kim, chai lọ) dùng tiêm phòng phải được tiệt trùng bằng đun sôi trong 30 phút và để thật nguội mới đem dùng. Không dùng hoá chất (cồn, thuốc đỏ, cồn lót) để sát trùng bơm tiêm và kim tiêm khi tiêm phòng.
- Tuyệt đối không được mở nút chai vắcxin, mà phải rút bằng kim tiêm vô trùng cắm qua nút cao su.
10
https://thuviensach.vn
- Có thể tiêm phòng đồng thời cho gia súc hai, ba loại vắcxin, nhưng tuyệt đối không được trộn các loại vắcxin với nhau. Chú ý dùng mỗi loại một bơm tiêm riêng và tiêm từng mũi ở các vị trí khác nhau trên cơ thể gia súc; trừ trường hợp các vắcxin đa giá (như vắcxin tụ dấu - phòng bệnh tụ
huyết trùng và đóng dấu) đã được cấp phép sản xuất, lưu hành thì tuân theo chỉ dẫn tiêm được ghi trên nhãn chai, lọ vắcxin.
- Loại bỏ những chai vắcxin không đủ phẩm chất như hở nút, rạn nứt, có nấm mốc, mùi hôi thối, có vật lạ, quá hạn dùng, không có nhãn.
- Khi sử dụng vắcxin nên dùng chai nào hết chai đó. Không dùng vắcxin trong chai thừa hôm trước để tiêm phòng; nếu thừa phải đem chôn hoặc đốt (nhất là đối với vắcxin nhiệt thán). Không được san, chiết vắcxin từ chai, lọ này sang các chai, lọ khác để tiêm.
- Lắc kỹ chai vắcxin trước khi dùng để thuốc được trộn đều.
- Nói chung, vắcxin thường dùng để tiêm phòng trước mùa phát bệnh, nhưng khi có ổ dịch thì dùng vắcxin bao vây hoặc tiêm thẳng vào gia súc trong ổ dịch (trừ vắcxin phòng bệnh lở mồm long móng) để có miễn dịch nhanh chóng và dập tắt dịch, hạn chế thiệt hại.
- Khi tiêm phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, sau khi tiêm từ nửa giờ đến vài ba giờ có thể xuất
11
https://thuviensach.vn
hiện một số trường hợp vật nuôi phản ứng với vắcxin hoặc sốc phản vệ. Cách xử lý: đưa vật nuôi vào nơi thoáng, mát (mùa hè), ấm áp (mùa đông), dùng các loại thuốc trợ lực, trợ tim tiêm ngay cho vật nuôi; hoặc để nghỉ ngơi, có thể vật nuôi sẽ tự
khỏi sau vài giờ.
- Không dùng các chất sát trùng diệt khuẩn, kháng sinh cho vật nuôi trong vòng 48 giờ trước và 24 giờ sau khi dùng vắcxin.
II. MỘT SỐ LOẠI VẮCXIN THƯỜNG DÙNG
1. Vắcxin phòng bệnh dại - Rabisin Vắcxin phòng bệnh dại Rabisin là loại vắcxin dại cố định vô hoạt phòng chống bệnh dại cho tất cả các loài gia súc như chó, mèo, bò, ngựa... và thú hoang dã.
Vắcxin Rabisin của hãng Merial (Pháp), do Xí nghiệp thuốc Thú y Trung ương san chia liều lượng, đóng gói; hiện được dùng rộng rãi trên toàn quốc.
a) Sử dụng:
Lắc kỹ trước khi sử dụng. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.
b) Liều dùng:
Một liều bằng 1ml theo lịch tiêm mỗi năm một lần:
12
https://thuviensach.vn
- Thú ăn thịt (chó, mèo...) được sinh ra từ con mẹ chưa được tiêm phòng vắcxin dại phải tiêm từ 4 tuần tuổi với một liều = 1ml. Thú nuôi được sinh ra từ con mẹ đã được tiêm phòng dại thì tiêm từ 8 tuần tuổi với một liều = 1ml.
- Thú ăn cỏ (trâu, bò, ngựa...) được sinh ra từ con mẹ chưa được tiêm phòng dại phải tiêm từ 4 tháng tuổi với một liều = 1ml, nếu được sinh ra từ con mẹ đã được tiêm phòng dại thì tiêm từ 9 tháng tuổi với một liều = 1ml.
- Chỉ tiêm cho gia súc hoàn toàn khoẻ mạnh; trong khi tiêm phòng phải sử dụng dụng cụ vô trùng, không có vết chất sát trùng.
Sau khi tiêm vắcxin cần cho gia súc nghỉ ngơi. Vắcxin an toàn đối với gia súc mang thai. Thao tác tiêm cần nhẹ nhàng, tránh ảnh hưởng đến thai.
Trong một số rất ít trường hợp sự tiêm chủng có thể gây ra tình trạng quá mẫn. Khi đó cần điều trị triệu chứng.
c) Bảo quản:
Giữ ở nhiệt độ từ 2 oC đến 8oC, không được làm đông lạnh.
2. Vắcxin dịch tả lợn
Vắcxin được chế tạo từ virút dịch tả lợn chủng C được làm nhược độc qua thỏ; vắcxin an toàn tuyệt đối cho lợn ở các lứa tuổi, gây miễn dịch
13
https://thuviensach.vn
nhanh và bền vững. Vắcxin ở dạng đông khô, đựng trong lọ có chân không.
a) Sử dụng:
Vắcxin dùng tiêm bắp thịt để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh dịch tả lợn. Sau khi tiêm 7 ngày, lợn có miễn dịch và miễn dịch kéo dài 1 năm. Lợn mẹ có thai được tiêm vắcxin có thể
truyền được miễn dịch cho lợn con qua sữa đầu; vắcxin có thể tiêm cho lợn con 2 tuần tuổi. Vắcxin trước khi tiêm được pha với nước cất hoặc nước sinh lý vô trùng.
b) Liều dùng:
Pha theo số liều quy định ở nhãn lọ vắcxin với dung tích mỗi liều là 1ml.
c) Bảo quản và hạn dùng:
Vắcxin dạng đông khô giữ ở nhiệt độ 5oC đến 10oC, hạn dùng 1 năm. Vắcxin đã pha phải được giữ lạnh, dùng hết trong vòng 2-3 giờ.
Quy cách sản phẩm: Đóng lọ, loại 10, 20 hoặc 25 liều tùy theo nhà sản xuất.
3. Vắcxin tụ dấu lợn
Trước đây, ở nước ta thường sử dụng vắcxin kép (còn gọi là nhị giá) kết hợp hai vi khuẩn đóng dấu lợn và tụ huyết trùng lợn đã làm vô hoạt.
14
https://thuviensach.vn
Vắcxin dưới dạng lỏng, bổ trợ phèn nhôm, do vậy có những hạn chế nhất định trong quá trình bảo quản và sử dụng.
Hiện nay, vắcxin kép tụ dấu lợn dạng đông khô được dùng rộng rãi hơn. Cũng kết hợp hai vi khuẩn nói trên nhưng vắcxin dùng các chủng đã làm nhược độc nên cho đáp ứng miễn dịch nhanh, khả năng kháng bệnh mạnh và kéo dài.
a) Sử dụng:
Dùng tiêm bắp hoặc tiêm dưới da sau gốc tai. Tiêm cho lợn nái, đực giống. Sau khi tiêm vắcxin từ 7-14 ngày, lợn sẽ có miễn dịch với cả hai bệnh.
b) Liều dùng:
Tiêm 1ml/1 con lợn. Sau 05 tháng tiêm nhắc lại một lần.
c) Bảo quản và hạn dùng:
Bảo quản theo chỉ dẫn trên nhãn sản phẩm. Quy cách sản phẩm: chai/lọ 4,5ml, chứa 10 hoặc 20 liều.
4. Vắcxin Leptospira
Vắcxin ở dạng nước, được chế tạo từ canh trùng vi khuẩn Leptospira phân lập từ các địa phương trong nước và đã chọn lọc chủng có tính miễn kháng tốt. Vi khuẩn được vô hoạt bằng
15
https://thuviensach.vn
Merthiolate và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng kiểm nghiệm bằng phương pháp thử thách cường độc, bảo đảm chất lượng, hiệu lực cao, an toàn.
Vắcxin có chứa sáu chủng kháng nguyên: L. pomona; L. canicola, L. mitis, L. icterohaemorrhagiae; L. bataviae và L. gryppotyphosa. Đây là những chủng phổ biến trong các ổ dịch ở nước ta. Vắcxin có thể được sản xuất với các chủng đặc hiệu đáp ứng yêu cầu sử dụng của khách hàng.
a) Sử dụng:
Vắcxin dùng tiêm để phòng bệnh xoắn trùng (Leptospirosis) ứng với các chủng (type) có trong thành phần của vắcxin. Biết các chủng Leptospira lưu hành gây bệnh trong khu vực dùng vắcxin là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả chống bệnh dịch này.
Vắcxin gây miễn dịch tốt và kéo dài khoảng 6 tháng.
b) Liều dùng:
Lợn tiêm 3-5ml, tiêm lần 2 cách lần 1 từ 1-2 tuần. Trâu, bò tiêm 5ml, tiêm lần 2 cách lần 1 từ 1- 2 tuần.
c) Bảo quản và hạn dùng:
Giữ ở nhiệt độ 5 oC đến 10oC trong thời gian 1 năm. Quy cách sản phẩm: Đóng trong chai/lọ thủy tinh màu, 50ml và 100 ml.
16
https://thuviensach.vn
5. Vắcxin phó thương hàn lợn
Vắcxin ở dạng nước chế tạo từ toàn bộ canh trùng của vi khuẩn phó thương hàn lợn kháng nguyên type O, H được vô hoạt bằng Formaldehyd, có chất bổ trợ là keo phèn (hydroxide aluminium) để
làm tăng tính miễn kháng của vắcxin.
a) Sử dụng:
Sử dụng vắcxin tiêm dưới da để phòng bệnh phó thương hàn lợn. Vắcxin phải tiêm hai lần, cách nhau 1 hoặc 2 tuần. Ở những nơi mới có dịch phó thương hàn, có thể tiêm vắcxin 2-3 lần cho lợn mẹ ở thời kỳ đầu có thai để phòng bệnh cho lợn con ngay sau khi sinh qua sữa mẹ.
Không tiêm vắcxin cho lợn đang ốm, lợn sắp đẻ.
b) Liều dùng:
Lợn con 20 ngày tuổi tiêm 3-4ml. Lợn đã cai sữa tiêm 5ml. Liều tiêm lần 2 như lần 1.
c) Bảo quản và hạn dùng:
Giữ ở nhiệt độ từ 2 oC đến 10oC, hạn dùng 18 tháng. Quy cách sản phẩm: Loại 50ml, 100ml lọ thủy tinh màu.
6. Vắcxin tụ huyết trùng trâu, bò
Vắcxin được chế tạo từ canh trùng của nhiều chủng vi trùng tụ huyết trùng được vô hoạt bằng
17
https://thuviensach.vn
Formaldehyd. Vắcxin có chất bổ trợ keo phèn (hydroxide aluminium) làm tăng và kéo dài sức miễn dịch hơn.
a) Sử dụng:
Tiêm dưới da.
Sau khi tiêm 14-21 ngày, vật nuôi có miễn dịch kéo dài 6 tháng.
Chỗ tiêm có thể có phản ứng cục bộ hơi sưng nóng nhưng sẽ tự hết sau 30-40 giờ, không phải can thiệp.
Không dùng cho trâu, bò sắp hoặc mới đẻ, trâu, bò quá gầy yếu, đang ốm.
b) Liều dùng:
Tiêm 2-3 ml.
c) Bảo quản và hạn dùng:
Giữ ở nhiệt độ từ 2 oC đến 10oC trong vòng 1 năm. Đóng trong lọ thủy tinh màu 30ml, 50ml, 100 ml. * Vắcxin tụ huyết trùng trâu, bò P52 Vắcxin được chế tạo từ vi khuẩn tụ huyết trùng trâu, bò chủng P52 là loại vắcxin vô hoạt, an toàn, có hiệu lực miễn dịch tốt và kéo dài 9 tháng. - Sử dụng: Lắc kỹ trước khi dùng.
- Liều dùng: Tiêm dưới da: Bê, nghé từ 6 tháng đến 1 năm tuổi với liều lượng 1,5ml/con.
18
https://thuviensach.vn
Trâu, bò từ 1 năm tuổi trở lên với liều lượng 2ml/con.
- Bảo quản và hạn dùng: Bảo quản ở nhiệt độ từ 4 oC đến 8oC. Thời hạn bảo quản 9 tháng. Quy cách sản phẩm: Đóng chai 10ml, 20ml, 50ml.
7. Vắcxin lở mồm long móng gia súc
Vắcxin có chứa kháng nguyên virút bệnh lở mồm long móng (trên nhãn, bao bì đóng gói sẽ ghi cụ thể các type được sử dụng trong vắcxin) vô hoạt và đậm đặc, được nhũ hoá hai lần trong dầu khoáng để bảo đảm có bảo hộ sớm và kéo dài. Vắcxin chỉ định dùng để tạo miễn dịch chủ động cho gia súc guốc chẵn, đặc biệt là bò, trâu, cừu, dê và lợn.
a) Sử dụng:
Lắc lọ vắcxin thật kỹ trước khi sử dụng để chất bổ trợ tan đều nhằm khôi phục lại đặc điểm lý học và khả năng tạo miễn dịch của chất bổ trợ nhũ dầu kép. Chú ý là trong quá trình bảo quản, chất bổ trợ dầu có thể bị ngưng tụ lại, song hiện tượng này không ảnh hưởng tới chất lượng của vắcxin. Tiêm vắcxin vào trong cơ hoặc dưới da phía bên cổ hoặc đùi. Khi rút kim ra, cần xoa nhẹ vào vị trí tiêm và vùng xung quanh để vắcxin phân bổ đều.
19
https://thuviensach.vn
Chương trình tiêm phòng vắcxin:
Bò và trâu Cừu, dê và lợn
Có kháng thể
mẹ truyền
Tiêm lần đầu Không có kháng thể mẹ
truyền
Tiêm nhắc lại
Bắt đầu từ
3-4 tháng tuổi
Bắt đầu từ 2-3 tuần tuổi
Bắt đầu từ
3-4 tháng tuổi
Bắt đầu từ 2-3 tuần tuổi
lần 1 4-6 tuần sau khi tiêm lần đầu
Tiêm nhắc lại
lần 2 4-6 tuần sau khi tiêm nhắc lại lần 1
Tiêm phòng nhắc
lại định kỳHằng năm
b) Liều lượng:
Theo hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất được ghi trên nhãn hoặc bao bì đóng gói.
c) Bảo quản và hạn dùng:
Điều kiện bảo quản đúng yêu cầu đối với vắcxin là yếu tố quan trọng để vắcxin có hiệu quả. Vắcxin phải được bảo quản ở nhiệt độ từ -2oC đến -8oC. Nhiệt độ trên +8oC gây ảnh hưởng bất lợi đến khả
năng tạo miễn dịch của vắcxin. Vắcxin bị đông đá phải loại bỏ.
Khi được bảo quản hoặc vận chuyển trong điều kiện đúng yêu cầu, vắcxin có hiệu lực trong vòng 12 tháng.
20
https://thuviensach.vn
d) Phản ứng phụ:
Vắcxin đã được vô hoạt hoàn toàn nên không gây bất cứ phản ứng bất lợi nào. Trong thực tế, thân nhiệt gia súc sau khi tiêm không thay đổi. Có thể vị trí tiêm hơi sưng một chút ở một số gia súc nhưng chỉ sau vài ngày là tự hết.
đ) Các vấn đề quan trọng cần chú ý:
- Chất lượng vắcxin phải được kiểm tra chặt chẽ, tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt trước khi xuất kho.
- Cũng như tất cả các loại vắcxin khác, chú ý không để xảy ra sơ suất trong khi bảo quản vắcxin. - Tiêm không đủ liều, tiêm không đúng kỹ thuật, tiêm vắcxin khi dịch đang xảy ra hoặc để gia súc mới tiêm chưa được miễn dịch tiếp xúc với gia súc đang bị dịch... có thể dẫn đến vô hiệu hoá vắcxin ngay cả khi vắcxin có chất lượng tốt. - Có hàng loạt điều kiện ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch bình thường ở gia súc, làm tăng yếu tố stress1 ở gia súc đã được tiêm phòng, dẫn đến đáp ứng miễn dịch không đạt được mức tối đa. - Quản lý kỹ thuật lỏng kẻo, gia súc mắc bệnh ký sinh trùng, nhiễm độc tố..., cũng ảnh hưởng
_______________
1. Stress được hiểu là trạng thái tâm, sinh lý của động vật phản ứng với các tác động bất lợi của môi trường.
21
https://thuviensach.vn
đến quá trình tạo miễn dịch của gia súc làm cho vắcxin tốt trở nên không có hiệu lực.
- Mặc dù rất hiếm nhưng đã có trường hợp gia súc bị phản ứng quá mẫn sau khi tiêm vắcxin. Những trường hợp này có thể xử lý bằng cách tiêm các loại thuốc kháng Histamin thông thường. Đây là hiện tượng xuất hiện đơn lẻ trong khi hàng ngàn con gia súc khác cũng được tiêm một lô vắcxin và tiêm cùng thời điểm có biểu hiện bình thường. Hơn nữa, phản ứng như vậy không phải chỉ do vắcxin gây nên mà theo quan sát cho thấy phản ứng trong nhiều trường hợp khi tiêm protein hoặc thành phần của protein hoặc chất gây dị ứng.
8. Vắcxin Newcastle
Vắcxin nhược độc dạng đông khô, an toàn và có hiệu lực. Sau khi tiêm 7 ngày, vật nuôi có miễn dịch, sau 14 ngày miễn dịch chắc chắn kéo dài 1 năm.
a) Sử dụng:
Tiêm cho gà trên 2 tháng tuổi.
Vắcxin pha với nước cất hoặc nước sinh lý vô trùng.
b) Liều dùng:
Tiêm cho mỗi gà với liều lượng 0,1 - 0,2 ml dung dịch, pha theo số liều đủ ghi trên nhãn ống thuốc.
22
https://thuviensach.vn
c) Bảo quản và hạn dùng:
Bảo quản từ 5oC đến 10oC, hạn dùng 1 năm, vắcxin đã pha dùng trong 6 giờ.
Quy cách sản phẩm: Đựng trong ống thủy tinh (ampoule) 20 liều, 40 liều, 250 liều.
23
https://thuviensach.vn
Phần II
THUỐC KHÁNG SINH
I. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý
KHI DÙNG KHÁNG SINH
1. Choáng phản vệ do kháng sinh
Choáng phản vệ do kháng sinh có biểu hiện là sau khi tiêm hay uống kháng sinh ít phút, con vật choáng váng, loạng choạng, khó thở, mạch nhanh không đều, huyết áp tụt thấp; có con bị co giật, nổi ban khắp cơ thể, ỉa đái dầm dề, cuối cùng hôn mê và chết.
Biểu hiện nhẹ hơn của choáng phản vệ do kháng sinh là xuất hiện những phản ứng dị ứng trên da, hô hấp, tim mạch, gan thận, thần kinh với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng và cũng có thể làm con vật chết.
2. Dị ứng do kháng sinh
a) Bệnh huyết thanh
Sau khi dùng kháng sinh (Penicillin, 24
https://thuviensach.vn
Streptomycin...) vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 14, con vật bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, có triệu chứng buồn nôn, chân đi loạng choạng, siêu vẹo do đau khớp, các hạch sưng, sốt cao, toàn thân nổi mẩn đỏ. Khi thấy hiện tượng như vậy, hãy ngừng ngay dùng kháng sinh, con vật sẽ dần dần trở lại bình thường. Nếu cứ tiếp tục sử dụng kháng sinh, con vật có thể chết.
b) Dị ứng do kháng sinh
Dị ứng do kháng sinh biểu hiện ở da như: Da con vật nổi mề đay, mẩn ngứa, mặt phù, mí mắt phù, miệng sưng phù, phù thanh quản, viêm da nổi các chấm xuất huyết ngoài da.
Dị ứng kháng sinh có thể biểu hiện ở hệ máu bởi: dùng kháng sinh liều cao gây thiếu máu, tán huyết cấp tính. Con vật có biểu hiện sốt cao, run rẩy, nôn, kêu rên, chảy máu mũi, da vàng do hồng cầu trong máu giảm, bạch cầu tăng.
Ngoài hai biểu hiện nêu trên, khi bị dị ứng do kháng sinh, con vật có thể có nhiều triệu chứng khác như: khó thở, thở khò khè hoặc rít, viêm phổi, viêm cơ tim và màng ngoài tim.
3. Những hiểu biết cần thiết khi dùng kháng sinh
a) Dùng kháng sinh đúng chỉ định
Phải chọn kháng sinh đúng với bệnh, vì mỗi loại kháng sinh có tác dụng đặc hiệu với một loại
25
https://thuviensach.vn
vi khuẩn nhất định. Ví dụ: Ampicillin có tác dụng tốt đối với bệnh đóng dấu lợn, nhiệt thán, phó thương hàn, bệnh đường hô hấp và sinh dục...; Erythromycin tác dụng tốt đối với viêm nhiễm hô hấp, bệnh đường sinh dục, tiết niệu.
Nếu không quá cấp bách, khi chưa xác định đúng bệnh thì chưa nên dùng kháng sinh. Ngay từ đầu dùng kháng sinh với liều cao, không dùng liều nhỏ tăng dần dễ làm vi khuẩn nhờn thuốc. Sau đó mới giảm liều dần khi bệnh đã đỡ. Dùng thuốc đủ liều cho cả đợt điều trị. Nếu sau 5-6 ngày điều trị ít có hiệu quả thì nên thay kháng sinh hoặc phối hợp với kháng sinh khác.
b) Không dùng kháng sinh trong những trường hợp
- Penicillin: Không dùng đối với gia súc có tiền sử choáng, dị ứng.
- Penicillin chậm, Tetracyclin, Streptomycin, Gentamycin, Kanamycin, Sulfamid: Không dùng cho gia súc sơ sinh.
c) Dùng kháng sinh đúng giờ quy định
Căn cứ vào đặc điểm của thuốc: Thuốc có phân huỷ trong dịch vị không? Tốc độ hấp thụ nhanh hay chậm? Đào thải nhanh hay chậm? Bài tiết qua cơ quan nào? Uống thuốc trước hay sau bữa ăn? Tiêm một lần hay chia nhiều lần? Tiêm bắp
26
https://thuviensach.vn
thịt, hay tiêm tĩnh mạch?, để dùng kháng sinh cho hiệu quả.
d) Phối hợp các loại kháng sinh thích hợp với từng loại vi khuẩn
Điều trị ỉa chảy gia súc do Salmonella và Shigella, có thể phối hợp dùng Florfenicol với Tetracyclin.
Nhiễm khuẩn do liên cầu, có thể phối hợp Penicillin với Tetracyclin.
Điều trị bệnh sảy thai truyền nhiễm, dùng Streptomycin với Tetracyclin.
đ) Chọn kháng sinh thích hợp để tránh vi khuẩn kháng thuốc
Ví dụ: Tụ cầu kháng Penicillin, Ampicillin; tiểu cầu tán huyết kháng Penicillin, Gentamycin.
e) Dùng kháng sinh đúng liều lượng
Các loại kháng sinh được phép lưu hành trên thị trường đều có hướng dẫn về cách sử dụng, liều lượng cho từng loại gia súc, gia cầm.
4. Cách can thiệp tai biến do kháng sinh
Muốn phòng chống tai biến do kháng sinh thì trước khi dùng cần phải thử phản ứng (test). Nếu có hiện tượng dương tính (gia súc có biểu hiện nổi ban đỏ, phù nề mẩn ngứa...) thì không
27
https://thuviensach.vn
sử dụng loại kháng sinh đó trên gia súc có phản ứng dương tính.
Khi gia súc có biểu hiện bị choáng do dùng kháng sinh, cần bình tĩnh để con vật nằm yên nơi kín gió, đầu hơi thấp và nghiêng về một bên. Tiêm dưới da 0,2 - 0,3ml dung dịch Adrenalin 0,1%. Nếu con vật mệt mỏi có thể tiêm chậm vào tĩnh mạch 150 - 200ml dung dịch Glucoza 5% cho 10 kg thể trọng (viết tắt: kgBW) trong ngày. Kết hợp có thể tiêm hoặc cho uống các loại thuốc an thần. Tiêm thêm Dimedron hoặc Promethazin chống dị ứng theo liều 2ml/10 - 20 kgBW.
II. CÁC LOẠI KHÁNG SINH
1. Penicillin Potassium (Bột vô khuẩn 1.000.000 UI)
a) Tính chất
Penicillin potassium là chất bột màu trắng, tan mạnh trong nước, không tan trong dầu, vị đắng, có mùi đặc biệt, bền vững ở nhiệt độ thường.
b) Tác dụng
Penicillin potassium diệt các vi khuẩn gram (+) như liên cầu trùng, tụ cầu, phế cầu, trực khuẩn nhiệt thán, uốn ván, hoại thư sinh hơi.
Penicillin potassium không có tác dụng với tụ cầu tiết men Penicillinaza, tụ cầu trắng, các trực khuẩn đường ruột, lao và virút.
28
https://thuviensach.vn
c) Chỉ định
Penicillin potassium được dùng để điều trị các bệnh: Bệnh nhiễm trùng do tụ cầu, liên cầu ở gia súc, bệnh nhiệt thán, ung khí thán trâu, bò, bệnh uốn ván ở gia súc, bệnh đóng dấu lợn, bệnh viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản gia súc, nhiễm trùng huyết các loại, viêm tuỷ xương, viêm khớp, viêm bàng quang, viêm thận, viêm vú, viêm đường sinh dục.
d) Cách dùng và liều lượng
Tiêm bắp thịt, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da hay tiêm phúc mạc. Trộn với vazơlin làm dạng thuốc mỡ bôi vết thương.
Liều dùng chung cho gia súc từ 5.000-10.000 UI/kgBW. Liều dùng riêng cho từng loại gia súc theo hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất có in trên nhãn sản phẩm.
Chú ý: Không dùng Penicillin quá 7 ngày. Không dùng cho gia súc đang nuôi con vì ảnh hưởng đến việc tiết sữa.
2. Streptomycin sulfate
a) Tính chất
Bột màu trắng ngà, tan trong nước, dễ hút nước. Dung dịch Streptomycin bền vững hơn Penicillin, ở
29
https://thuviensach.vn
nhiệt độ 37oC bảo quản được 15 ngày. Bột Streptomycin không mùi, vị đắng; 1 gram Streptomycin tương đương với 1.000.000 UI.
b) Tác dụng
Streptomycin có tác dụng với các loại vi khuẩn gram (+) và gram (-) như tụ huyết trùng, xoắn khuẩn, trực khuẩn đóng dấu lợn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn lao, trực khuẩn sảy thai truyền nhiễm, E.coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và Mycoplasma.
c) Chỉ định
Dùng Streptomycin để chữa các bệnh: tụ huyết trùng, sảy thai truyền nhiễm, lao, viêm phổi, viêm phế quản - phổi, bệnh nhiễm trùng đường ruột, thương hàn, phó thương hàn, đóng dấu lợn, viêm đường tiết niệu, viêm vú do tụ cầu và liên cầu, bệnh xoắn khuẩn.
d) Cách dùng và liều lượng
Thuốc dùng tiêm bắp, tiêm dưới da, cho uống và dùng bôi ngoài.
Liều lượng: Trâu, bò, ngựa: 15-20 mg/kgBW/ngày. Dê, cừu, lợn: 20-30 mg/kgBW/ngày.
Chó, mèo: 20-50mg/kgBW/ngày.
Gia cầm: 1.000 mg tiêm cho 20 con (trên 60 ngày tuổi).
30
https://thuviensach.vn
Chú ý: Nên dùng kết hợp với Penicillin để làm tăng hiệu lực chữa bệnh của thuốc. Khi dùng cho chó cảnh hay xảy ra tai biến nếu dùng liều cao hoặc kéo dài ngày (trên 10 ngày).
3. Kanamycin
a) Tính chất
Bột màu trắng ngà, tan trong nước nhưng không tan trong cồn axeton, benzen. Kanamycin có độc tính thấp và khó bị nhờn thuốc.
Lọ chứa Kanamycin sulfate 1g, tương đương với 1.000.000 UI.
b) Tác dụng
Diệt khuẩn mạnh cả đối với vi khuẩn gram (+) và gram (-) như vi khuẩn lao, E.coli, Enterobacteria, Staphylococcus, Proteus, Salmonella, Klebsiella, Shigella.
Khi uống, Kanamycin không ngấm qua đường tiêu hoá nên được sử dụng chữa các bệnh đường ruột.
c) Chỉ định
Dùng Kanamycin điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng ngoài da, sau phẫu thuật, bệnh đường hô hấp, viêm phổi, phế quản, màng phổi, apxe phổi, lao phổi, bệnh nhiệt thán, bệnh đóng
31
https://thuviensach.vn
dấu lợn, bệnh tụ huyết trùng, bệnh phó thương hàn lợn, ỉa chảy do E.coli, bệnh lỵ ở lợn, chó, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, viêm thận, bàng quang, ống dẫn niệu, viêm tử cung, âm đạo, nhiễm trùng sau khi đẻ ở gia súc.
d) Cách dùng và liều lượng
Kanamycin dùng để tiêm, uống và bôi (dạng mỡ). - Tiêm: bắp hoặc dưới da.
Trâu, bò, ngựa: 15-20 mg/kgBW/ngày. Bê, nghé, ngựa con: 20-25 mg/kgBW/ngày. Lợn, dê, cừu: 15-20 mg/kgBW/ngày.
Chó, mèo: 30-40 mg/kgBW/ngày.
Gia cầm: 10 mg/kgBW/ngày.
- Uống: Dạng viên Kanamycin monosulfate. Liều chung 40-50 mg/kgBW/ngày.
- Bôi: Thuốc mỡ Kanamycin 2-3%.
Chú ý: Không dùng thuốc quá 10 ngày và không dùng quá 25g cho một con vật. Không cho uống khi bị tắc ruột. Không dùng kết hợp với Streptomycin, Novocain. Không tiêm Kanamycin vào mạch máu dễ gây choáng.
4. Gentamycin Dung dịch tiêm Gentamycin 4%
a) Công thức
Trong 100ml dung dịch chứa:
32
https://thuviensach.vn
- Gentamycin Sulfate;
- Dung môi và chất bảo quản, vừa đủ.
b) Tác dụng
Gentamycin là một loại kháng sinh trong nhóm Aminoglycosid, tác dụng mạnh đối với vi khuẩn gram (+) và gram (-). Gentamycin thường được dùng dưới dạng thuốc tiêm vào bắp thịt do hấp thu nhanh.
c) Chỉ định
Gentamycin chữa các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận, viêm âm đạo, bàng quang, tử cung, viêm vú, nhiễm khuẩn sau khi đẻ, sót nhau, nạo thai, viêm phổi, viêm phế quản, phúc mạc, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng sau phẫu thuật, bệnh CRD ở gia cầm, các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hoá.
Chú ý: Không dùng Gentamycin cùng với các thuốc lợi tiểu.
d) Cách dùng và liều lượng
Tiêm bắp thịt hoặc dưới da 2 lần/ngày. Trâu, bò, ngựa: 6-8 ml/100 kgBW.
Bê, nghé, lợn, dê, cừu: 4-6 ml/50 kgBW. Lợn con: 1 ml/6 kgBW.
Chó mèo: 1ml/6-8 kgBW.
Gia cầm: 1ml/3 kgBW.
33
https://thuviensach.vn
5. Lincomycin 10%
a) Tác dụng
Lincomycin là một kháng sinh tác dụng đặc biệt mạnh chống các cầu khuẩn gram (+), phẩy khuẩn đóng dấu và vi khuẩn yếm khí. Ngoài ra, Lincomycin còn có tác dụng với một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột ở gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn...
b) Chỉ định
Lincomycin chữa bệnh suyễn, viêm nhiễm đường hô hấp phía trên, apxe, mụn nhọt, viêm da có mủ, nhiễm trùng máu, các bệnh viêm vú, viêm tử cung, sảy thai truyền nhiễm, bệnh đóng dấu lợn, tụ huyết trùng và các bệnh nhiễm khuẩn thứ phát.
Lincomycin 10% đặc trị bệnh lỵ ở lợn, chữa trị bệnh CRD, viêm khớp ở gia cầm.
c) Cách dùng và liều lượng
Tiêm tĩnh mạch, bắp thịt hoặc dưới da. Trâu, bò, ngựa: 5-7 ml/100 kgBW.
Lợn, dê, cừu: lml/10 kgBW.
Chó, mèo: lml/4-8 kgBW.
Gia cầm: 1ml/2-3 kgBW.
6. Erythromycin
a) Tính chất
Thuốc có dạng kết tinh trắng, tan ít trong nước 34
https://thuviensach.vn
(1:500), tan mạnh trong rượu, cồn, axeton. Thuốc rất bền vững ở nhiệt độ bình thường nhưng bị phá huỷ khi đun sôi và trong môi trường axit mạnh.
b) Tác dụng
Thuốc có tác dụng mạnh đối với các vi khuẩn gram (+) và gram (-), đặc biệt là liên cầu trùng (kể cả loại cầu trùng yếm khí), trực trùng nhiệt thán, xạ khuẩn và Mycoplasma.
c) Chỉ định
Erythromycin chữa bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng phổi, các bệnh đường sinh dục, tiết niệu như viêm tử cung, viêm âm đạo và các chứng viêm do liên tụ cầu trùng.
d) Cách dùng và liều lượng
Tiêm bắp thịt.
Dung dịch tiêm Ethylsuccinate (chứa 50 mg Erythromycin trong lml) tiêm 1-1,5 mg/kgBW trong 1-12 giờ. Trường hợp nặng tiêm 3mg/kgBW trong 6 giờ.
Dung dịch tiêm Erythromycin - kiềm pha trong Polyethylen glycol (chứa 50-100 mg Erythromycin trong lml) tiêm 4-10 ml/kgBW trong 24 giờ.
35
https://thuviensach.vn
Trên thị trường hiện có nhiều sản phẩm Erythromycin của các công ty trong nước. Do đó, khi sử dụng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn sản phẩm.
7. Tetracylin
a) Tính chất
Bột màu vàng, không mùi, vị đắng, ít tan trong nước.
b) Tác dụng
Tetracyclin tác dụng rộng đối với cả vi khuẩn gram (+) và gram (-) như: vi khuẩn tụ huyết trùng, sảy thai truyền nhiễm, nhiệt thán, E.coli, xoắn khuẩn, tụ cầu và liên cầu khuẩn.
c) Chỉ định
Thuốc dùng để chữa các vết thương nhiễm trùng, các ổ mủ, các bệnh viêm phổi, viêm phế quản - phổi, rối loạn tiêu hoá, phó thương hàn, sảy thai truyền nhiễm, viêm vú, viêm tử cung, bệnh xoắn khuẩn.
d) Cách dùng và liều lượng
- Tiêm bắp thịt, dưới da (không tiêm tĩnh mạch). Liều chung 5-10 mg/kgBW/ngày. - Liều uống: Liều chung 20-50 mg/kg/ngày.
36
https://thuviensach.vn
- Trộn vào thức ăn cho gia cầm để phòng và chữa bệnh với tỷ lệ 0,5-4,0 g/tấn thức ăn. - Dùng ngoài da, nhỏ mắt (dạng mỡ) Tetracyclin 3%.
Chú ý: Chỉ dùng sữa của gia súc sau khi ngừng tiêm Tetracyclin >3 ngày.
37
https://thuviensach.vn
Phần III
CHẨN ĐOÁN
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP
I. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Khái niệm về chẩn đoán
Chẩn đoán thú y là việc thực hiện các kỹ thuật thú y để xác định nguyên nhân gây bệnh (căn nguyên), quá trình xâm nhiễm và tác động đến chủ thể (cơ thể động vật và các sản phẩm có liên quan trong môi trường). Qua đó giúp hiểu rõ cơ chế tác động của bệnh, xây dựng các giải pháp khống chế bệnh hiệu quả, phù hợp.
Có thể thấy dịch bệnh thường xảy ra trên một hay nhiều cá thể trong quần thể gia súc, gia cầm do tác động bởi nhiều yếu tố. Dịch bệnh có thể xảy ra trên một loài, nhiều loài vật hoặc chung cho cả
động vật và người. Dịch bệnh xảy ra ở từng địa phương hay cả một châu lục, cả thế giới; theo mùa vụ hoặc quanh năm.
Tuy nhiên, dịch bệnh lại mang tính đặc thù riêng và phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:
38
https://thuviensach.vn
- Cơ thể con vật mẫn cảm với bệnh theo từng loài, lứa tuổi, tính biệt và trạng thái cơ thể. - Mầm bệnh là vi khuẩn, virút, ký sinh trùng, độc tố với khả năng gây bệnh của chúng. - Những tác nhân bên ngoài như chế độ quản lý, vệ sinh chăm sóc, dinh dưỡng, thời tiết khí hậu, các yếu tố stress phá vỡ trạng thái cân bằng trong cơ thể và mối quan hệ hữu quan giữa con vật và nguyên nhân gây bệnh.
2. Nội dung chẩn đoán
2.1. Điều tra bệnh sử (hỏi bệnh)
Thông qua tiếp xúc với người chủ vật nuôi để nắm cụ thể các tư liệu về con vật bệnh như: giống nòi, tuổi, tính tình, khả năng sinh sản, mục đích chăn nuôi; tình trạng sức khoẻ hiện tại và trước đó (tình hình ăn, uống, phân, nước tiểu...); việc thực hiện chế độ vệ sinh chăn nuôi, dinh dưỡng, sản xuất; việc thực hiện tiêm phòng dịch (sử dụng vắcxin nào? thời gian bảo hộ? trước đó con vật đã mắc bệnh gì?).
2.2. Chẩn đoán lâm sàng
a) Cố định động vật
Tuỳ theo các loài động vật để thực hiện các phương pháp cố định động vật phù hợp. Ví dụ: sử dụng gióng, giá, thừng để cố định chân và đầu
39
https://thuviensach.vn
(trâu, bò, ngựa, dê, gấu), tuỳ theo mục đích can thiệp mà có thể cố định ở tư thế đứng hoặc nằm.
b) Trình tự thực hiện
* Nhìn:
Có thể quan sát bằng mắt thường đối với ngoại hình và thể trạng con vật bệnh nhưng đòi hỏi người chẩn đoán phải có nghiệp vụ, kinh nghiệm.
- Quan sát qua kính ảnh chụp, chiếu, phim hoặc X quang, siêu âm.
- Nhìn hình ảnh qua nội soi.
- Nhìn vi thể qua thị kính, màn hiện hình của các loại kính hiển vi.
* Sờ nắn:
Qua cảm giác tay người để phát hiện các hình thức bên ngoài của bệnh: (Cứng hay mềm, có dịch hay không khí...).
* Gõ:
Dùng búa bằng gỗ để gõ, phát hiện âm (đục, mờ) của các cơ quan bệnh.
* Nghe:
Sử dụng phễu, ống nghe để nghe âm lượng hoạt động của các cơ quan (tim, phổi, thai, ruột, dạ dày...).
* Đo:
Sử dụng các dụng cụ thô sơ (thước, nhiệt kế), hoặc máy đo hiện đại (nhiệt kế điện, huyết áp kế, máy phân tích sắc ký lỏng, máy đo thai, máy đo thị lực, kính hiển vi điện tử).
40
https://thuviensach.vn
* Đếm:
Sử dụng các loại buồng đếm để kiểm tra, ví dụ: buồng đếm Mc Master để kiểm tra trứng giun sán, hệ thống sắc ký lỏng cao áp để phân tích thành phần chất lượng mẫu vật, hệ thống kiểm tra công thức và hàm lượng máu.
2.3. Chẩn đoán bệnh tích
Tùy thuộc điều kiện cho phép để thực hiện việc kiểm tra bệnh tích (biến đổi bệnh lý), bao gồm:
a) Kiểm tra biến đổi bệnh lý và lấy mẫu vật
Sử dụng các trang thiết bị như bơm tiêm, nội soi để làm sinh thiết hoặc phân tích phát hiện nguyên nhân gây bệnh.
b) Mổ khám toàn diện K.I. Skrjabin
Mổ khám toàn diện K.I. Skrjabin là phương pháp mổ khám cụ thể, chuẩn xác giúp có nhiều tư liệu để kết luận bệnh và đề ra biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời có hướng lấy bệnh phẩm chuẩn để thực hiện xét nghiệm kết quả.
b1) Những điều cần lưu ý khi mổ khám động vật:
- Cần thực hiện mổ khám động vật bệnh càng sớm càng tốt (tốt nhất là ngay sau khi động vật bị chết), vì ở cơ thể động vật đã chết sẽ có quá trình phân huỷ mạnh tuỳ theo tổ chức của từng cơ
41
https://thuviensach.vn
quan, bộ phận (vùng thượng thận, niêm mạc tiêu hoá, gan, tụy). Tuy vậy, thực hiện mổ khám vẫn thấy bệnh tích biến đổi đại thể (ngay cả qua đêm).
- Nơi mổ khám: Đối với động vật nhỏ cần được đưa tới phòng thí nghiệm. Những động vật lớn có thể mổ khám tại nơi con vật chết. Trường hợp động vật chết mà nghi ngờ do bệnh nhiệt thán thì tuyệt đối không được mổ khám, xác phải xử lý theo quy định của pháp luật về thú y hiện hành.
- Quản lý bệnh tích, vệ sinh môi trường tránh mầm bệnh khuếch tán.
- Trang thiết bị cho mổ khám:
+ Bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, mũ, ủng cao su, khăn tay và xà phòng, v.v.. + Dụng cụ: Bộ đồ mổ động vật, khay, dụng cụ lấy mẫu. Phòng mổ đủ rộng, đủ ánh sáng, nước rửa để đặt bàn mổ và khoảng không cho người thao tác.
+ Các loại hoá chất tiêu độc (khử mùi và sát trùng) cần thiết.
- Mẫu biên bản mổ khám, phiếu gửi mẫu theo quy định chung. Các văn bản trên làm căn cứ cho kết luận bệnh của cơ quan thú y có thẩm quyền và nhất là cho phòng thí nghiệm nhận kiểm tra mẫu vật cũng như bác sỹ điều trị.
b2) Kỹ thuật mổ khám động vật:
* Mổ khám trâu, bò, ngựa, dê, gấu
- Đặt vật bệnh nằm nghiêng bên trái.
42
https://thuviensach.vn
- Kiểm tra bên ngoài: Thể trạng, da, lông, vết thương, khối u, lỗ tự nhiên, các khớp, ngoại ký sinh trùng...
- Mổ khám kiểm tra bên trong:
+ Rạch theo các đường từ cằm đến hậu môn (nếu là gia súc lấy sữa thì cắt quanh bầu vú), từ nách chân trước trái sang cẳng bên phải, lột da.
+ Dùng dao cắt lớp cơ ở nách giữa chân phải trước tới khớp bả vai, lật chân ra phía sau lưng. + Dùng dao tách lớp cơ, bộc lộ các xương sườn bên phải.
+ Dùng kéo cắt xương cắt rời xương ức ở lớp sụn hai bên từ cửa vào lồng ngực.
+ Dùng dao cắt đứt các cơ liên kết giữa các xương sườn phải tới giáp cột sống, bẻ từng chiếc ra phía sau để bộc lộ xoang ngực.
+ Dùng dao cắt cơ hoành dọc theo cơ thành bụng giáp cột sống xuống xoang chậu, bộc lộ xoang bụng.
+ Dùng đục hoặc cưa cắt đứt khớp bán động háng để bộc lộ xoang chậu.
+ Quan sát các tổ chức bên trong các xoang đã được bộc lộ và lấy bệnh phẩm cho nuôi cấy. + Kiểm tra hạch lâm ba trước vai và trước đùi sau khi cắt ngang.
+ Dùng dao cắt các cơ giữ lưỡi hai bên cằm, kéo lưỡi ra khỏi xoang miệng, kiểm tra xoang miệng.
43
https://thuviensach.vn
+ Cắt các tổ chức giữ lưỡi, thực quản, khí quản, phổi, cuối cùng cắt đứt thực quản, mạch quản giáp với cơ hoành, lấy các tổ chức trong cổ, ngực rồi rửa trong nước để kiểm tra chi tiết bên ngoài.
+ Kiểm tra xoang bao tim, dịch bên trong, mổ tim kiểm tra các xoang, van, chân cầu... + Rạch kiểm tra hạch Amidan, thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang phổi.
+ Rạch kiểm tra thực quản.
+ Lấy gan, mật, lá lách để kiểm tra màu sắc, kích thước, độ cứng mềm, ký sinh trùng, v.v.. + Kiểm tra tuyến tụy.
+ Kiểm tra màng treo ruột trước khi loại bỏ để kéo dạ dày, ruột non, ruột già ra kiểm tra sau cùng.
+ Kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục (buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con cái, dịch hoàn, ống dẫn tinh đối với con đực) cả bên ngoài và bên trong.
+ Kiểm tra thận, ống dẫn niệu, bóng đái bên ngoài, bên trong.
+ Kiểm tra hệ thống hạch trong cơ thể. + Kiểm tra tình trạng bên ngoài và rạch ra kiểm tra tình trạng bên trong của ống tiêu hoá, kiểm tra chất chứa trong đường tiêu hoá, dị vật nếu có, nhất là dạ tổ ong, dạ lá sách.
+ Cắt và kiểm tra dịch các khớp xương, tuỷ xương.
44
https://thuviensach.vn
+ Cắt đầu gia súc ở đốt sống Atlas, lột da, dùng đục hoặc cưa cắt từ lỗ chẩm sang hai bên đến cạnh trước xương trán, lật xương hộp sọ, bộc lộ não, dùng kéo cong tách màng não, cắt đứt các dây thần kinh, lấy não; đồng thời kiểm tra tuyến yên nằm ngay dưới xương bướm.
+ Dùng cưa cắt ngang xương mũi để kiểm tra xoang và các ống cuộn.
* Mổ khám lợn, chó, mèo
- Kiểm tra bên ngoài: Thể trạng, da, lông, vết thương, khối u, lỗ tự nhiên, các khớp, ngoại ký sinh trùng...
- Mổ khám kiểm tra bên trong:
+ Đặt lợn nằm trên bàn mổ dùng dao cắt các cơ trong nách tới khớp xương bả vai, cắt các cơ trong bẹn tới khớp hông ở cả hai bên. Bẻ gập chân sang hai bên cho lợn nằm ngửa trên bàn.
+ Cắt lớp da và cơ từ cằm kéo dài tới cửa vào lồng ngực, cắt tiếp lớp sụn xương ức kéo dài tới cơ hai bên thành bụng để bộc lộ toàn bộ các tổ chức vùng cổ, xoang ngực, xoang bụng.
+ Quan sát những biến đổi bên ngoài các tổ chức về màu sắc, kích thước, hình dáng v.v.. + Lấy máu tim và các tổ chức nội tạng cho nuôi cấy xét nghiệm.
+ Cắt các cơ hai bên cằm giữ lưỡi, kéo lưỡi ra khỏi xoang miệng, kiểm tra xoang miệng. + Cắt các tổ chức giữ lưỡi, thực quản, phổi, cuối cùng cắt đứt thực quản, mạch quản giáp với
45
https://thuviensach.vn
cơ hoành, lấy các tổ chức trong cổ, ngực rửa trong nước để kiểm tra trạng thái bên ngoài. + Kiểm tra màng, dịch xoang bao tim, mở kiểm tra cơ, van, chân cầu bên trong tim. + Kiểm tra hạch Amidan, thanh quản, khí quản, phế quản, phế nang phổi.
+ Rạch kiểm tra thực quản.
+ Kiểm tra màu sắc, kích thước, độ cứng mềm, ký sinh trùng... của gan, mật, lá lách.
+ Kiểm tra tuyến tuỵ.
+ Cắt đứt da, cơ dọc theo khớp bán động háng, dùng mũi dao tách rời khớp bán động háng để bộc lộ xoang chậu.
+ Loại bỏ màng treo ruột, kéo dạ dày, ruột non, ruột già tới hậu môn để ra ngoài kiểm tra sau cùng.
+ Kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục (buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con cái, dịch hoàn, ống dẫn tinh đối với con đực) cả bên ngoài và bên trong.
+ Kiểm tra thận, ống dẫn niệu, bóng đái bên ngoài, bên trong.
+ Kiểm tra hệ thống hạch trong cơ thể. + Kiểm tra tình trạng bên ngoài và rạch ra kiểm tra tình trạng bên trong của ống tiêu hoá, kiểm tra chất chứa trong đường tiêu hoá, nhất là van hồi manh tràng.
+ Cắt và kiểm tra dịch các khớp xương, tuỷ xương.
46
https://thuviensach.vn
+ Cắt đầu gia súc ở đốt sống Atlas, lột da, dùng đục hoặc cưa cắt từ lỗ chẩm sang hai bên đến cạnh trước xương trán, lật xương hộp sọ, bộc lộ não, dùng kéo cong tách màng não, cắt đứt các dây thần kinh, lấy não, đồng thời kiểm tra tuyến yên nằm ngay dưới xương bướm.
+ Dùng cưa cắt ngang xương mũi để kiểm tra xoang và các ống cuộn.
* Mổ khám gia cầm
- Kiểm tra bên ngoài: Thể trạng, da, lông, vết thương, lỗ tự nhiên, khớp, ngoại ký sinh trùng... - Mổ khám kiểm tra bên trong:
+ Nhúng ướt lông gia cầm bằng nước có pha dung dịch sát trùng.
+ Đặt gia cầm nằm ngửa trên bàn mổ, dùng kéo hoặc dao cắt da giữa vùng bụng và bẹn ở hai bên chân, lật chân sang hai bên, đồng thời kéo da bộc lộ hai cơ đùi.
+ Cắt da vùng giữa lỗ huyệt và xương lưỡi hái, một tay cầm hai chân, tay kia cầm phần da trên xương kéo ngược chiều nhau lên tận vùng diều bộc lộ cơ ngực.
+ Kiểm tra cơ ngực, cơ đùi, xương lưỡi hái về tình trạng khô cơ, xuất huyết, biến dạng... + Dùng kéo hoặc dao rạch da từ phần diều lên tận phía dưới mỏ bộc lộ diều, thực quản, khí quản, tuyến Thymus (tuyến ức) để kiểm tra.
47
https://thuviensach.vn
+ Dùng kéo cắt ngang phần cơ giữa lỗ huyệt và xương lưỡi hái, cắt tiếp theo phía trên hai bên sụn sườn qua xương đòn, xương quạ, loại những tổ chức dính, nhấc bỏ xương lưỡi hái ra ngoài, bộc lộ xoang bụng và xoang ngực.
+ Quan sát các túi khí và phía ngoài các cơ quan nội tạng.
+ Lấy máu tim và các tổ chức nội tạng cho nuôi cấy xét nghiệm.
+ Lấy gan, mật, lá lách ra kiểm tra màu sắc, kích thước, hoại tử, v.v..
+ Kiểm tra tuyến tuỵ.
+ Loại bỏ màng treo ruột, cắt đứt phía trên dạ dày tuyến, lật toàn bộ cơ quan tiêu hoá ra phía sau để kiểm tra sau cùng, tránh nhiễm bẩn dụng cụ và các tổ chức khác.
+ Kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục (buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con cái, dịch hoàn, ống dẫn tinh đối với con đực).
+ Kiểm tra thận, ống dẫn niệu.
+ Kiểm tra túi Fabricius về hình dáng, kích thước, màu sắc, dịch cả bên ngoài và bên trong. + Dùng kéo mở một bên cạnh mỏ quan sát xoang miệng, cắt ngang mỏ trên kiểm tra xoang mũi. + Rạch thực quản thẳng tới diều kiểm tra dịch, chất chứa bên trong và mùi.
+ Rạch khí quản kiểm tra dịch, xuất huyết, hoại tử bên trong.
48
https://thuviensach.vn
+ Kiểm tra xoang bao tim, dịch bên trong, mở tim kiểm tra cơ, các xoang và van.
+ Tách phổi khỏi các xương sườn để kiểm tra về màu sắc, độ xốp.
+ Bộc lộ dây thần kinh cánh ở trước xương sườn thứ nhất, dây thần kinh hông ở trong cơ đùi hoặc trong xoang chậu dưới thận để kiểm tra viêm sưng.
+ Rạch khớp gối kiểm tra dịch, bẻ xương đùi kiểm tra độ cứng mềm, chẻ xương đùi kiểm tra tuỷ. + Cắt đầu gia cầm ở đốt sống Atlas, lột da, dùng kéo cắt xương sang hai bên từ lỗ chẩm đến cạnh trước xương đỉnh, lật hộp sọ bộc lộ não. Dùng kéo cong cắt các dây thần kinh lấy não. + Dùng kéo rạch ruột từ dạ dày tuyến xuống tận hậu môn, kiểm tra các tổn thương, hoại tử, xuất huyết, ký sinh trùng.
b3) Kỹ thuật lấy mẫu vật và bảo quản gửi về phòng xét nghiệm
+ Lấy mẫu máu: sử dụng bơm tiêm, ống nghiệm có chất chống đông máu (Xitrat Na 4%) nút kín đã được vô trùng.
Động vật sống lấy máu ở tĩnh mạch cổ, tai, cẳng (gia cầm lấy ở tim hoặc cánh). Động vật chết lấy máu ở tim ngay khi mổ khám xoang ngực. Lượng máu lấy từ 1-5 ml/mẫu. Bảo quản lạnh.
Lấy máu chiết huyết thanh: Cần để nghiêng ống nghiệm cho máu ổn định, bảo quản ở 1-4oC qua đêm. Máu phết tiêu bản phiến kính: hong khô tự
49
https://thuviensach.vn
nhiên, cố định bằng cồn Metanol 95%, sau đó gói từng đôi phiến kính để ngửa mặt máu ra ngoài. + Mẫu là da, lông, cơ động vật: Cần lấy mẫu ở nơi có biến đổi bệnh lý rõ ràng theo yêu cầu xét nghiệm, tránh lẫn tạp khuẩn.
+ Mẫu là xương ống: Lấy toàn bộ ống xương đã róc sạch thịt và các dây chằng, bảo quản bằng các chất độn mềm để trong túi ni lông, hộp kín.
+ Mẫu là não, tuỷ sống, tuỷ xương, dịch viêm, mủ, dịch các xoang cơ thể: Dùng tăm quấn bông lỏng nhúng vào nơi có dịch lấy mẫu rồi để vào ống nghiệm nút kín, bảo quản lạnh 1-4oC.
+ Các cơ quan nội tạng như tim, phổi, gan, mật, dạ dày, ruột, tụy, lách, thận, bóng đái, bộ máy sinh dục, hạch...: Dùng dao, kéo sắc tách riêng các cơ quan trên, lấy mẫu ở nơi nằm giao nhau giữa phần bệnh lý và phần bình thường. Đựng trong hộp vô khuẩn và bảo quản lạnh 1-4oC.
+ Các chất chứa trong dạ dày và ruột: Có thể dùng chỉ hoặc dây buộc chặt các đầu ống thông với các cơ quan khác hoặc các chất chứa đựng vào túi ni lông, cốc đựng bệnh phẩm kín, bảo quản lạnh 1-4oC hay trong dung dịch Chloroform 0,5%.
+ Mẫu nước tiểu: Lấy lượng nước tiểu 10-20 ml/mẫu vào đầu buổi sáng, cho vào ống nghiệm nút kín, bảo quản lạnh.
+ Lấy mẫu sữa: Để lấy sữa tươi cần làm sạch đầu vú, vắt bỏ lượng sữa đầu, mẫu sữa có lượng
50
https://thuviensach.vn
10-50 ml để trong cốc đựng mẫu, bảo quản lạnh và gửi đến phòng thí nghiệm càng nhanh càng tốt. Chú ý: Tất cả mẫu vật trước khi đưa đến phòng thí nghiệm phải được bao gói riêng biệt,
chắc chắn, có gắn nhãn và kèm theo biên bản mổ khám hoặc phiếu đề nghị xét nghiệm. Vận chuyển mẫu nhanh nhất đến phòng thí nghiệm.
b4) Kỹ thuật lấy mẫu theo mục đích xét nghiệm:
* Lấy mẫu kiểm tra (xét nghiệm) vi khuẩn phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Mẫu kiểm tra vi khuẩn phải tuyệt đối vô trùng, các dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ đựng mẫu và bảo quản phải được tiệt trùng bằng nước sôi có Nitrat cacbonat 2% trong thời gian 15 phút hoặc hấp ở áp suất cao. Sau đó đặt hộp vô khuẩn vào các dụng cụ chuyên dụng khác, bảo quản khô sạch để lấy mẫu. Mỗi loại mẫu phải để riêng biệt và bảo quản lạnh.
+ Tất cả các mẫu chẩn đoán vi khuẩn phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 1-4oC, thời gian không quá 24 giờ. Trong quá trình vận chuyển, mẫu phải được bao gói trong hộp kín, được kê lót chắc chắn, gửi kèm theo biên bản mổ khám.
* Lấy mẫu kiểm tra (xét nghiệm) virút phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Phải chọn lọc bệnh phẩm đặc thù và bảo đảm vô khuẩn. Mẫu vật được đặt trong lọ rộng miệng,
51
https://thuviensach.vn
có nắp kín, bảo quản lạnh trong dung dịch Glyxerin 50% trung tính. Nếu mẫu là dạng dịch (máu, huyết thanh, dịch não tuỷ, dịch viêm...) phải để trong ống nghiệm có nút kín đã vô khuẩn và bảo quản lạnh. Đối với mẫu kiểm tra bệnh dại (tổ chức não hoặc đầu động vật nghi bệnh cắt ở
đốt Atlas) thì thời gian lấy mẫu chậm nhất sau khi con vật chết, để trong hộp an toàn bảo quản lạnh. Ở nơi quá xa và có điều kiện cần chia bán cầu não thành hai phần: một phần đặt trong Glyxerin 50% trung tính, một phần não ngâm trong Formalin 10%.
Gia cầm nghi bệnh do virút thì ngâm cả con vật trong dung dịch Lyson 5% đựng trong túi ni lông buộc chặt, đặt trong hộp lạnh để vận chuyển.
* Lấy mẫu kiểm tra (xét nghiệm) ký sinh trùng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Đối với ngoại ký sinh (ve, bọ chét, rận, mò mạt... ở các dạng trưởng thành, ấu trùng, trứng): Để nguyên cá thể bảo quản trong dung dịch cồn Ethanon 70% hoặc Formalin 10%.
Có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh học nhưng đòi hỏi phải lấy mẫu huyết thanh (chiết từ máu).
+ Đối với nội ký sinh: (Kiểm tra đơn bào ký sinh trong máu): Làm tiêu bản máu phết mỏng trên phiến kính, bảo quản trong hộp thường, xếp từng cặp hai tiêu bản quay mặt có mẫu ra ngoài.
52
https://thuviensach.vn
Lấy máu lượng từ 3-5 ml/mẫu đựng trong ống nghiệm có dung dịch axit axetic 5%, sau đó ly tâm để lắng ký sinh trùng.
Kiểm tra đơn bào ký sinh trong đường tiêu hoá: Lấy mẫu phân hoặc chất chứa trong đường tiêu hoá một lượng từ 3-5 g hoặc nạo vét niêm mạc ruột để kiểm tra ngay, đặt mẫu trong ống nghiệm có nút kín và xếp vào bình khác có nước ấm. Kiểm tra nang bào, cầu trùng được phát hiện trong 3-4 ngày sau đó.
Kiểm tra giun sán ký sinh: Thực hiện phương pháp mổ khám toàn diện K.I. Skrjabin để kiểm tra bề mặt niêm mạc cơ quan ký sinh, phát hiện bệnh tích đại thể và giun sán có kích thước lớn. Lấy mẫu trong ống ruột khoảng 10 cm, cần buộc kỹ hai đầu để giữ nguyên các chất chứa bên trong, bảo quản và gửi đi. Những động vật nhỏ gửi nguyên cơ thể đã được mổ mở
xoang bụng và bảo quản trong dung dịch Formalin 10%. Mẫu gửi đi xác định loại giun sán cần bảo quản trong môi trường đặc biệt: Loại giun tròn bảo quản trong dung dịch Barbagallo; loại sán dây có thể cắt riêng đốt đầu để kiểm tra tươi các móc và giác bám; loại sán lá cần ngâm cồn 70%, có nhãn kèm theo từng lọ mẫu và phiếu gửi mẫu vật.
* Lấy mẫu kiểm tra (xét nghiệm) huyết thanh học phải bảo đảm các yêu cầu sau:
53
https://thuviensach.vn
Lấy máu tim, tĩnh mạch, dịch não tuỷ, dịch xoang, dịch xuất tiết... bằng cách sử dụng bơm tiêm vô khuẩn và các dụng cụ hút dịch vô trùng. Lấy từ 1-5 ml/mẫu. Máu được đựng trong ống nghiệm vô khuẩn, đặt nghiêng để phần huyết thanh nổi lên phía trên bề mặt mẫu hoặc quay ly tâm. Nếu để qua đêm thì mẫu phải được bảo quản ở ngăn dưới của tủ lạnh.
Nếu huyết thanh dùng cho phản ứng ngưng kết, kết hợp bổ thể thì phải được bảo quản trong dung dịch Phenol 0,5% hoặc Methiolas 0,001%, máu không để đông lạnh vì hồng cầu sẽ bị phá huỷ hoà lẫn vào huyết thanh.
* Lấy mẫu kiểm tra vi thể (mô tế bào) phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
Dụng cụ lấy mẫu phải sạch sẽ, vô trùng và sắc để mổ lấy mẫu nhanh, chính xác, tránh làm dập nát.
Mẫu kiểm tra vi thể bao gồm phần đặc trưng bệnh tích và cả phần giáp ranh tổ chức bình thường, độ dày không quá 0,5 cm để mẫu xác định được tế bào gốc và có hai mặt cắt song song. Nếu mẫu là cơ quan rỗng (ruột, dạ con...) thì phải cắt mỡ, nếu là xương phải được trích ra để ngâm vào dung dịch cố định.
Bảo quản mẫu trong dung dịch Formalin 10% (1 phần Formaldehyde + 9 phần nước) đựng trong lọ rộng miệng, có nút kín. Mỗi mẫu có đánh dấu
54
https://thuviensach.vn
riêng bằng bút chì hay mực không phai. Lọ được niêm phong kỹ và dán nhãn rõ ràng.
* Lấy mẫu kiểm tra hoá chất, chất độc: Dựa theo các tiêu chuẩn TCVN 5167-90 về chỉ tiêu kiểm tra sinh hoá thực phẩm, TCVN 5501-91 về chỉ tiêu nước.
Đối với động vật chết nghi bị ngộ độc từ thức ăn, nước uống, khí độc thì lấy mẫu gồm thận, gan, phổi, máu, chất chứa dạ dày, ruột, nước tiểu. Các mẫu phải để riêng và tránh lẫn tạp chất khác, mẫu đựng trong lọ rộng miệng có nút kín và bảo quản trong hộp lạnh.
2.4. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Hiện nay, trong các phòng thí nghiệm áp dụng quy trình chẩn đoán sau:
a) Xét nghiệm mẫu vật
+ Phương pháp xét nghiệm nhanh: Kiểm tra định tính.
+ Xét nghiệm thường quy và kỹ thuật mới: Kiểm tra định lượng.
Các phương pháp xét nghiệm này khá phong phú, có độ nhậy, độ tin cậy cao, tuy nhiên đòi hỏi trang thiết bị và kỹ thuật hiện đại. Thực tế cho thấy, đa số trường hợp bệnh là bệnh ghép hoặc mạn tính nên chỉ các phòng thí nghiệm mới có thể
kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh. 55
https://thuviensach.vn
b) Phương pháp tiêm truyền động vật
Để có thể kết luận chính xác thì ngoài việc thực hiện các phương pháp xét nghiệm ở phòng thí nghiệm, cần đồng thời sử dụng phương pháp tiêm truyền động vật để tiếp tục quan sát diễn biến bệnh, sau đó mổ khám bệnh tích.
c) Lưu bệnh phẩm
Mẫu vật sau khi làm xét nghiệm, một phần được bảo quản lưu giữ tại phòng thí nghiệm trong khoảng thời gian ngắn nhất là 3 tháng. Có thể lưu giữ phim dương bản cùng các tư liệu liên quan.
2.5. Chẩn đoán điều trị
Trong điều kiện không mổ khám được và việc lấy mẫu gửi đi xét nghiệm gặp khó khăn hoặc trong trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra thì có thể tham khảo từ kết quả điều trị để chẩn đoán. Nếu cán bộ thú y cơ sở có kiến thức, tay nghề vững vàng và kinh nghiệm thì khâu điều trị kết luận có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán bệnh.
2.6. Trả lời kết quả
Những nội dung trên có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giúp cho kết luận bệnh chuẩn xác, có ý nghĩa khoa học cao.
Kết quả chẩn đoán phải do cơ quan có thẩm quyền ra văn bản trả lời cá nhân hoặc tổ chức đề
56
https://thuviensach.vn
nghị chẩn đoán và được báo cáo cho các cơ quan cấp trên.
Nội dung văn bản trả lời kết quả phải có phần kết luận cụ thể, rõ ràng. Thường biểu thị “+” cho dương tính, hoặc “-” cho âm tính; tên mầm bệnh phải ghi rõ type, serotype... hoặc tên độc tố, hoá học về định tính, định lượng khi tìm thấy.
+ Thời gian trả lời kết quả ở mức sớm nhất tuỳ thuộc vào điều kiện của từng phòng thí nghiệm, được tính từ khi nhận mẫu gửi đến, trung bình từ 3-7 ngày.
II. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP
A. BỆNH DO VI KHUẨN
1. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis)
1.1. Nguyên nhân và đường lây bệnh Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh phổ biến ở trâu, bò, dê, lợn và gia cầm nước ta.
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella gây ra. Hằng năm, bệnh gây thiệt hại lớn cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nhiều địa phương. Bệnh xảy ra rải rác quanh năm mang tính chất địa phương, nhưng thường vào mùa mưa lũ. Vi khuẩn có sức đề kháng cao trong tự nhiên. Ở súc vật bệnh, vi khuẩn có trong máu và các phủ tạng. Ở súc vật khoẻ, vi khuẩn cư trú trong bạch hầu. Khi thời tiết thay đổi,
57
https://thuviensach.vn
các điều kiện sống không thuận lợi, thức ăn thiếu, gia súc, gia cầm giảm sức đề kháng khiến vi khuẩn trở nên cường độc và gây bệnh.
1.2. Triệu chứng và bệnh tích
a) Trâu, bò, dê
Thời gian nung bệnh từ 1- 3 ngày. Bệnh xảy ra ở ba thể: quá cấp tính, cấp tính và mạn tính; thường gặp nhất là thể cấp tính.
Vật bệnh mệt mỏi, ăn ít hoặc không ăn, sốt cao 40-42oC, có hội chứng thần kinh (kêu rống, đi vòng tròn, run rẩy). Niêm mạc mắt đỏ thẫm, chảy nước mắt, nước mũi, đi lại khó khăn do sưng hạch trước vai, trước đùi. Đặc biệt hạch hầu sưng to chèn ép làm lưỡi thè ra ngoài. Con vật bệnh có triệu chứng thở mạnh, nhanh, thở khó, thường nghểnh đầu lên để thở do bị viêm phổi, viêm đường hô hấp.
Trâu, bò, dê bị bệnh đều ở trạng thái nhiễm trùng huyết sau 2-3 ngày. Tỷ lệ chết 80 - 90%. Bệnh tích thường thấy ở trâu, bò, dê là tụ huyết và xuất huyết các niêm mạc, tổ chức dưới da, ở
phổi, lách, thận, màng treo ruột. Các hạch lâm ba (hạch hầu, trước vai, trước đùi và hạch phổi) sưng thũng, tụ huyết đỏ sẫm.
Phổi và màng phổi viêm, có dịch vàng và nhiều bọt khí lẫn máu, khí phế quản xuất huyết.
58
https://thuviensach.vn
b) Lợn
Ở thể quá cấp, con vật sốt cao, xuất hiện các vết đỏ tím ở gốc tai, bẹn và bụng. Lợn khó thở, thở nhanh, niêm mạc mắt tím sẫm. Ở thể cấp tính, con vật ho khan, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.
Bệnh tích: Ngoài da tụ máu, toàn thân màu đỏ, vùng bụng thuỷ thũng, hạch sưng, màng tim, phổi xuất huyết. Ở thể cấp tính, phổi bị gan hoá, hoại tử và sưng màng phổi, màng tim viêm dính có nước vàng. Hầu sưng, thuỷ thũng, lồng ngực tích nhiều nước. Một số lợn bệnh khi mổ khám khí phế quản thấy có nhiều bọt, có khi lẫn máu, có nhiều điểm xuất huyết.
c) Gà
Bệnh xảy ra đột ngột, chết nhanh, gà ốm sốt cao, ỉa chảy có lẫn máu, mào tím bầm, đi lại khó khăn, thở khó và có thể chết trong vài ngày. Khi bệnh chuyển sang mãn tính, gà thường bị viêm khớp xương.
Bệnh tích: Mào yếm tím bầm, trong mồm, mũi có nhiều nước nhớt, gan sưng, nát, có đám cứng màu hồng nhạt và đám hoại tử thể hiện bằng các nốt lấm tấm trắng khắp gan.
Ruột viêm đỏ có những đám xuất huyết. Bao tim chứa đầy nước vàng. Phổi tụ máu, phúc mạc viêm.
59
https://thuviensach.vn
1.3. Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh
Tiêm vắcxin tụ huyết trùng trâu bò cho đàn trâu, bò 6 tháng/1 lần. Đối với lợn dùng vắcxin tụ huyết trùng lợn hoặc tụ dấu tiêm 6 tháng/1 lần. Đối với đàn gà có thể trộn kháng sinh hoặc Sulfamid vào thức ăn, nước uống để phòng bệnh; hoặc dùng các loại thức ăn bổ sung có chứa hàm lượng khoáng và kháng sinh cho gà, vịt ăn.
Kết hợp với việc tiêm phòng, uống phòng phải tăng cường tổng tẩy uế vệ sinh chuồng trại nhằm diệt mầm bệnh.
Khi có dịch xảy ra phải cách ly gia súc ốm để điều trị, công bố dịch. Cấm vận chuyển và giết mổ trâu bò, lợn trong vùng có dịch. Gia súc ốm, chết không được mổ thịt, không bán chạy. Không ăn thịt gia súc, gia cầm chết vì bệnh tụ huyết trùng. Tổng tẩy uế, tiêu độc chuồng trại bằng vôi bột hoặc các loại hoá chất, phân rác phải đốt hoặc ủ bằng vôi bột.
b) Phương pháp điều trị
+ Trâu, bò, dê:
- Phác đồ 1: Phối hợp dùng Streptomycin với Sulfamerazin.
Streptomycin 10-15 mg/kgBW tiêm bắp. Sulfamerazin 0,20-0,25 g/kgBW cho uống.
60
https://thuviensach.vn
Kết hợp tiêm thêm Vitamin B, C, cafein hoặc long não.
Dùng liên tục phác đồ trên trong 4-5 ngày. - Phác đồ 2: Kết hợp dùng Kanamycin với Sulfamerazin.
Kanamycin 10 - 15 mg/kgBW tiêm bắp. Sunfamerazin 0,20 - 0,25 mg/kgBW cho uống. Dùng liên tục 4 - 5 ngày.
Có thể thay Kanamycin bằng Oxytetracyclin với liều: 10 - 15 mg/kgBW/ngày, tiêm tĩnh mạch, trong trường hợp này cũng phải phối hợp với Sulfamerazin.
Trâu, bò ăn ít cần truyền thêm dung dịch đường glucoza ưu trương và dung dịch sinh lý mặn ngọt theo tỷ lệ 1:1 với liều dùng 100ml/100 kgBW/ngày.
Hộ lý chăm sóc nuôi dưỡng tốt và vệ sinh thú y. + Lợn: Dùng Streptomycin phối hợp với Penicillin hoặc Kanamycin với Sulfamid (Streptomycin, Sunfathiazin...)
Streptomycin 10 - 20 mg/kgBW hoặc Kanamycin 0,5 g/kgBW.
Kết hợp dùng kháng sinh với tiêm thêm các loại thuốc trợ lực như: Vitamin B1, B12, C, và trợ tim cafein hoặc long não.
+ Gà: Dùng Sulfamerazin với liều 0,25 - 0,50 g/ngày trộn thức ăn; hoặc tiêm Streptomycin: 1 lọ = 1 g cho 10 gà lớn hoặc 20 gà nhỏ.
61
https://thuviensach.vn
2. Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis)
Xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiroceae, bao gồm những vi khuẩn hình xoắn, dẻo, di động được. Xoắn khuẩn có nhiều serotype (type huyết thanh) khác nhau, mỗi serotype tạo ra những kháng thể tương đồng đặc trưng khác nhau, tuy nhiên cũng có đồng kháng thể gây khó khăn trong việc định type.
Bốn serotype phổ biến nhất là:
(1) L. icteroheamoragiae.
(2) L. gryppotyphosa.
(3) L. canicola.
(4) L. pomona.
Ở nước ta, bệnh xoắn khuẩn xuất hiện ở nhiều tỉnh miền núi, trung du và các tỉnh đồng bằng.
2.1. Nguyên nhân và đường lây bệnh
Phần lớn vật nuôi (bò, cừu, dê, lợn, chó, mèo) đều có thể mắc bệnh. Loài gặm nhấm là ổ chứa Leptospira tự nhiên, đặc biệt là chuột, trong đó có chuột đồng, chuột cống, chuột nhà... mang và bài xuất nhiều serotype xoắn khuẩn nhưng vẫn khoẻ mạnh.
Một serotype xoắn khuẩn có thể gây bệnh cho nhiều loài vật nuôi, đồng thời trên một loài vật nuôi cũng có thể nhiễm nhiều serotype xoắn khuẩn.
62
https://thuviensach.vn
Đường lây bệnh phổ biến là qua da, qua niêm mạc mắt, mũi, mồm, niêm mạc đường sinh dục đã bị tổn thương. Hoặc có thể da không bị tổn thương nhưng khi ngâm nước lâu, các lỗ chân lông dãn nở thì xoắn khuẩn cũng xâm nhập vào cơ thể gia súc.
Nguồn gây bệnh là động vật mắc bệnh hoặc động vật mang trùng bài xuất xoắn khuẩn vào môi trường. Trong môi trường tự nhiên, xoắn khuẩn sống được nhiều ngày (từ 21-45 ngày), nhất là ở nơi nước đọng, trong ao tù và bùn. Ở môi trường nước tiểu, vi khuẩn có thể sống vài ngày. Xoắn khuẩn dễ bị nhiệt độ, ánh sáng và các chất sát trùng thông dụng tiêu diệt.
Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là điều kiện tốt cho xoắn khuẩn bảo tồn lâu dài.
2.2. Triệu chứng và chẩn đoán
a) Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh từ 3 - 20 ngày, có thể phát ở thể cấp tính hoặc mạn tính.
Gia súc mắc thể cấp tính có biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, mệt mỏi, con cái mang thai có thể sảy thai. Sau đó gia súc hết sốt nhưng quan sát thấy biểu hiện hoàng đản, các chấm xuất huyết ở niêm mạc, nước tiểu có màu cà phê, thậm chí có màu đỏ vì chứa nhiều heamoglobin.
63
https://thuviensach.vn
Ở lợn, bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc nhiều vào lứa tuổi. Đối với lợn nái, thường phát ở thể nhẹ gây sảy thai hoặc làm thai chết lưu mà không có triệu chứng hoàng đản hoặc đái ra máu.
Ở chó, biểu hiện lâm sàng nặng như gây viêm dạ dày, viêm ruột đi ngoài ra máu, rối loạn thần kinh có biểu hiện nôn. Chó bị bệnh bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao. Tỷ lệ chết cao nếu không can thiệp kịp thời.
Người cũng có thể bị lây bệnh xoắn khuẩn, biểu hiện ở thể cơ và thể màng não.
b) Chẩn đoán
Việc chẩn đoán lâm sàng bệnh xoắn khuẩn tương đối khó vì bệnh phát lẻ tẻ, triệu chứng không đặc trưng. Tuy nhiên, nếu thấy hiện tượng hoàng đản có xu hướng truyền lây và những trường hợp sảy thai mà con non bị chết thì phải nghi bệnh xoắn khuẩn.
Nếu điều tra thấy chuồng nuôi có nhiều chuột vào mùa hè, mùa thu, mùa chuột sinh sản thì càng có cơ sở nghi bệnh xoắn khuẩn. Tuy nhiên, phải lấy bệnh phẩm để xét nghiệm và khẳng định qua chẩn đoán lâm sàng.
Để chẩn đoán có thể dùng các phương pháp sau: - Xét nghiệm nước tiểu: Làm trong vòng 6 giờ sau khi lấy trực tiếp.
- Chẩn đoán huyết thanh: Lấy máu xét nghiệm từ ngày thứ 10 - 12 sau khi phát bệnh.
64
https://thuviensach.vn
- Nuôi cấy, tiêm truyền qua động vật thí nghiệm. 2.3. Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh
- Phòng bệnh bằng vệ sinh.
Phát hiện gia súc mắc bệnh, cách ly kịp thời, tiêu độc chuồng trại. Nếu có thể giết mổ thì phải tiến hành ở nơi quy định.
Diệt chuột quanh khu vực chăn nuôi. Nếu phạm vi rộng không có khả năng tiêu diệt chuột thì phải ngăn cản sự tiếp xúc của chuột và các chất thải mang trùng với gia súc.
- Phòng bệnh chủ động bằng tiêm vắcxin nhắc lại 2 lần/1 năm. Tuy nhiên vắcxin chỉ có tác dụng phòng bệnh, không ngăn ngừa được sự mang trùng của gia súc.
b) Phương pháp điều trị
Để điều trị bệnh xoắn khuẩn, người ta dùng thuốc kháng sinh, đồng thời chữa các triệu chứng rối loạn tiêu hoá, thiểu năng chức năng gan, chống chảy máu.
Sử dụng Penicillin 10.000 UI/kgBW, kết hợp với Streptomycin 10mg/kgBW hoặc Tetracyclin 5- 15 mg/kgBW.
Tiêm truyền dung dịch đẳng trương, ngoài ra tiêm Vitamin B, C.
65
https://thuviensach.vn
3. Bệnh đóng dấu lợn (Erysipelas suum)
Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở lợn với đặc điểm gây xuất huyết ngoài da (một trong bốn bệnh đỏ ở lợn) và thường xảy ra theo mùa. Trên thực tế, lợn dễ cảm nhiễm nhất ở độ tuổi từ 3 - 12 tháng, còn ở các lứa tuổi khác ít mắc.
3.1. Nguyên nhân
Bệnh do loại trực khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae gây nên cho lợn ở các lứa tuổi. Bệnh có khả năng lây lan và gây bệnh cho người.
3.2. Triệu chứng và bệnh tích
a) Triệu chứng
- Thể quá cấp:
Lợn bệnh bị bại huyết nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng cao từ 42 - 43oC, mắt đỏ và chết trong vòng vài giờ khi chưa kịp biểu hiện các triệu chứng lâm sàng, nhất là ở ngoài da (giống như lợn khoẻ bình thường).
- Thể cấp tính:
Thể này rất phổ biến trong tự nhiên, nếu được can thiệp kịp thời con vật sẽ khỏi bệnh sau 3-5 ngày, nếu không can thiệp con vật sẽ chết sau 5-7 ngày. Nhiệt độ cơ thể lợn sốt từ 42 - 43oC, mắt đỏ, ủ rũ mệt mỏi, ăn kém, phần lớn bỏ ăn, giai đoạn đầu đi phân táo màu đen, về sau đi lỏng có thể lẫn
66
https://thuviensach.vn
máu. Đặc biệt, trên da xuất hiện những nốt xuất huyết hình vuông, tròn, tam giác... (nhìn giống con dấu) rất đặc trưng.
- Thể mạn tính:
Thể này thường kế sau thể cấp tính, khi bệnh có khuynh hướng kéo dài hoặc xuất hiện ở lợn con 3-4 tháng tuổi có sức đề kháng tương đối tốt, hoặc do bị cấp tính nhưng can thiệp không dứt điểm. Ở
thể này lợn bệnh thường biểu hiện ăn kém, gầy yếu do thiếu máu, đi lỏng dai dẳng và chậm lớn, còi cọc.
Chú ý: Bệnh này có khả năng lây sang người, làm cho người bệnh cảm thấy nhức đầu, đau và mỏi khớp.
b) Bệnh tích
Mổ khám lợn bệnh thấy: Tổ chức da, mô liên kết xuất huyết màu đỏ, thận và lách sưng to, tụ máu có màu đỏ sẫm, ruột và dạ dày viêm xuất huyết. Các hạch, nhất là hạch màng treo ruột sưng tụ máu và có lấm tấm xuất huyết.
3.3. Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh
- Vệ sinh thú y:
Thực hiện tốt thời gian cách ly (không dưới 15 ngày) trước khi cho nhập đàn đối với những con
67
https://thuviensach.vn
mới mua về. Đồng thời phải tiến hành cách ly, điều trị ngay những con mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh đóng dấu lợn ra khỏi đàn.
Định kỳ tẩy uế tiêu độc chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Giữ gìn chuồng trại luôn sạch sẽ, bảo đảm ấm đông, thoáng hè, cần có thời gian để trống chuồng trước khi nhập đàn mới, kết hợp tốt với việc chăm sóc nuôi dưỡng.
- Tiêm phòng:
Hiện nay thị trường có hai loại vắcxin: Đóng dấu và tụ dấu lợn, cả hai đều cho thời gian miễn dịch từ 4-6 tháng.
Lợn nái tiêm định kỳ 2 lần/năm.
Lợn con tiêm lần 1 vào lúc 2 tháng tuổi, lần 2 nhắc lại vào 3 tháng tuổi, sau đó định kỳ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.
b) Phương pháp điều trị
Khi phát hiện lợn bị bệnh đóng dấu, cần cách ly và can thiệp ngay bằng một hoặc kết hợp các loại thuốc sau:
- Penicillin: Tiêm bắp 2-3 lần/ngày.
Liều lượng: 3.000 - 5.000 UI/KgBW.
Liệu trình: 3-5 ngày.
- Ampicillin: Tiêm bắp, liều lượng và liệu trình như Penicillin.
Chú ý: Trong thực tiễn không nên sử dụng đường uống, bởi kết quả điều trị sẽ chậm hơn nhiều so với đường tiêm.
68
https://thuviensach.vn
Phối hợp với các thuốc bổ, trợ sức, trợ lực như: Vitamin C, nhóm B, cafein, v.v..
Nếu có nguy cơ bội nhiễm hoặc kế phát, cần sử dụng phối hợp với các kháng sinh như Kanamycin, Gentamycin, Oxytetracyclin, Dexamethazon... đặc hiệu với vi trùng bội nhiễm, kế phát.
4. Bệnh phó thương hàn lợn (Paratyphus suum)
Bệnh phó thương hàn lợn là bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá phổ biến ở lợn con.
4.1. Nguyên nhân
Bệnh do Salmonella choleraesuis (thể cấp tính) và Salmonella typhymurium (thể mạn tính) gây ra. Đặc trưng của bệnh là mầm bệnh chủ yếu tác động lên niêm mạc bộ máy tiêu hoá, gây viêm niêm mạc dạ dày, ruột và tạo ra các nốt loét ở
niêm mạc ruột già, lợn ỉa chảy nặng.
4.2. Triệu chứng và bệnh tích
a) Triệu chứng
Lợn dưới 4 tháng tuổi hay mắc nhất, lợn trên 4 tháng tuổi ít mắc hơn và thường là ở thể mạn tính. Có các thể bệnh sau:
- Thể cấp tính: Thời gian nung bệnh từ 3 - 4 ngày, sốt 40 - 420C, kém hoặc bỏ ăn, nôn mửa, bí
69
https://thuviensach.vn
ỉa, đi táo và sau đó là giai đoạn đi lỏng, phân màu vàng, thối khắm có lẫn máu; con vật bứt rứt hoặc kêu la đau đớn do viêm dạ dày, viêm ruột cata. Trên da nổi lên những đám sung huyết đỏ sẫm rồi chuyển sang tím bầm, thường bắt đầu ở hai mỏm tai và các vùng da mỏng, mõm. Con vật sẽ chết sau 3-4 ngày nếu không được can thiệp tích cực.
- Thể mạn tính: Con vật giảm ăn, gầy yếu, da nhợt nhạt. Khi thì đi táo (quanh phân có nhầy), khi thì đi lỏng kéo dài, phân thối khắm. Con vật uể oải, ngại đi lại, nếu ở tình trạng nhẹ con vật có thể khỏi nhưng tăng trọng kém và cũng có thể sẽ
bị tái phát nếu sức đề kháng giảm kết hợp với sự tăng mầm bệnh trong cơ thể.
b) Bệnh tích
Niêm mạc ruột viêm loét, hoại tử, van hồi manh tràng các dải loét có gờ.
4.3. Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh:
- Vệ sinh thú y:
Định kỳ vệ sinh tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng nước vôi tôi 10% hoặc sunfat đồng 2 - 5% hoặc Crezyl 5% pha trong nước hoặc Benzoroneo 5 thìa cà phê pha trong 20 lít nước.
70
https://thuviensach.vn
Thực hiện cách ly lợn mới mua về không dưới 15 ngày trước khi nhập đàn, cách ly kịp thời những con bị bệnh để điều trị. Chuồng trại luôn giữ sạch sẽ, ấm và khô ráo, thức ăn bảo đảm khẩu phần dinh dưỡng, nước uống hợp vệ sinh.
Định kỳ ủ phân và rác thải độn chuồng. - Vắcxin:
+ Vắcxin thương hàn: Tiêm cho lợn con khoẻ mạnh từ 20 ngày tuổi trở lên, tiêm lần 1: 1 ml/con, sau 3 tuần tiêm lần 2: 2ml/con, sẽ tạo miễn dịch trong vòng 6 tháng (vắcxin thương hàn lợn con có thể gây dị ứng sau khi tiêm nhưng 1 - 2 giờ sau sẽ trở lại bình thường, nếu cần, có thể sử dụng kết hợp với Vitamin C và các thuốc chống dị ứng).
+ Vắcxin Salsco tiêm cho lợn từ 2 - 3 tháng tuổi phòng bệnh ỉa chảy do thương hàn, E. coli, liên cầu. Liều tiêm 5ml/con, sau 15 ngày cho miễn dịch kéo dài 3 tháng.
+ Vắcxin nhược độc phó thương hàn đông khô: Tiêm 1ml/con cho lợn từ 20 ngày tuổi, phải dùng hết sau khi pha (không để dùng cho ngày hôm sau).
b) Phương pháp điều trị
Có thể dùng một hoặc kết hợp các loại thuốc sau đây.
- Tetramycin:
Liều lượng: 20 - 30mg/kgBW/ngày. Liệu trình: uống 5-7 ngày.
71
https://thuviensach.vn
- Ampicillin:
Liều lượng: 50mg/kgBW/2 lần/ngày.
Liệu trình: tiêm 3-5 ngày.
Hoặc uống 60mg/kgBW/2 lần/ngày, từ 5 - 7 ngày. - Kanamycin:
Liều lượng: 20mg/kgBW/2 lần/ngày.
Liệu trình: tiêm 3-5 ngày.
(loại Kanamycin 10% tiêm 10ml/con/2 lần/ngày). - Gentamycin 4%:
Liều lượng: 5ml/con/lần, tiêm 2-3 lần/ngày. Liệu trình: tiêm 3-5 ngày.
- Trimethoxazol 24%:
Liều lượng: 1ml/10 kgBW/2 lần/ngày.
Liệu trình: tiêm 3-5 ngày.
- Sufamethazin trium:
Liều lượng: 1ml/kgBW/2 lần/ngày.
Liệu trình: tiêm 3-5 ngày.
- Trimazon (Bactrim, Bisepton, TM)
Liều lượng: l00mg/kgBW/2 lần/ngày.
Liệu trình: uống 3 - 5 ngày.
Dùng kết hợp với các thuốc trợ lực khác như B-complex, Vitamin C, cafein, long não. Chú ý: người có thể nhiễm Salmonella choleraesuis nếu ăn phải thịt lợn bệnh hoặc tiếp xúc với lợn bệnh.
B. BỆNH DO VIRÚT
1. Bệnh Carre
1.1. Nguyên nhân
Bệnh do virút Carre gây ra ở chó, chồn, 72
https://thuviensach.vn
cáo... Bệnh xảy ra quanh năm, trên nhiều lứa tuổi nhưng chó từ 2-4 tháng tuổi mắc bệnh nặng nhất, tỷ lệ chết cao (90-100%).
1.2. Triệu chứng và chẩn đoán
a) Triệu chứng
Hầu hết chó mắc bệnh Carre thể cấp tính với các biểu hiện: ủ rũ, ít hoạt động, biếng ăn, sốt cao (39,5-42oC), viêm tấy niêm mạc có xuất huyết (nổi lấm tấm như muỗi đốt), chảy nước mắt, có dử. Da miệng, mũi khô se nhưng xoang thải dịch nhày và mủ xanh đặc tạo thành dây. Chó nôn nhiều, nước tiểu màu vàng sánh. Con vật suy nhược, run rẩy, đi loạng choạng, tỷ lệ chết cao sau 7-10 ngày, nhất là chó non.
Dựa trên biến đổi bệnh lý ở chó bệnh có thể phân ra các thể sau:
- Thể tiêu hóa: Con vật biếng ăn dẫn đến bỏ ăn do viêm hầu; nôn nhiều, biểu hiện viêm dạ dày, ruột (nhất là tá tràng và ruột non), phân lỏng có lẫn dịch nhầy với máu (bã cà phê) và thải nhiều lần nên thường gọi chó bị kiết lỵ (phân đen). Con vật đau vùng bụng, thường nằm úp bụng xuống đất và thích uống nước lạnh.
- Thể hô hấp: Con vật sốt cao liên tục (39,5 - 42oC), nằm bẹp một chỗ, run rẩy, mắt nhắm luôn chảy nước, mủ thành hai dòng trên má; thở khô, thở thể bụng do viêm khí phế quản và phổi. Sau
73
https://thuviensach.vn
mỗi đợt ho, con vật khạc những cục bọt đặc sánh, màu trắng vàng có lẫn sợi máu. Phân lỏng lẫn dịch và máu.
- Thể thần kinh: Đầu thời kỳ bệnh thường thấy các nốt viêm lỗ chân lông ở khu vực da dày, lông dài. Xuất hiện các nốt xuất huyết ở xung quanh mắt, mũi, mõm, dưới lưng, bẹn. Chảy nước mắt, mũi có dử xanh. Con vật có phản ứng đau toàn thân do viêm thần kinh. Có hiện tượng co giật bất thường liên tục một chân, tai, cơ đầu; miệng nhai chảy dãi, đi loạng choạng, không định hướng. Sau mỗi cơn đau giật, con vật trở lại tỉnh táo và ăn uống nhiều hơn bình thường (chứng bệnh tâm thần), rối loạn tiêu hoá bất thường. Bệnh kéo dài từ 5 - 7 tuần, con vật co giật, đau đớn, kêu lạc tiếng liên tục; ở con cái có chửa bị chết thai, sảy thai; tỷ lệ chết 100%.
b) Chẩn đoán
- Điều tra bệnh sử: Hỏi chủ vật nuôi để nắm diễn biến của bệnh (dịch tễ học).
- Kiểm tra triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lý để xác định thể bệnh.
- Chẩn đoán huyết thanh học, lấy mẫu làm phản ứng ngưng hết hồng cầu, ELISA. - Chẩn đoán phân biệt với bệnh dại, viêm phổi, rối loạn tiêu hoá do nhiễm khuẩn, một số bệnh ký sinh trùng.
74
https://thuviensach.vn
1.3. Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh
- Tiêm phòng vắcxin Carre hoặc vắcxin đa giá (Trivadog, Tetradog...) cho chó từ 7 tuần tuổi trở lên, 24 ngày sau tiêm nhắc lại liều thứ hai. Sau đó 1-2 năm tiêm định kỳ để kéo dài thời gian bảo hộ bệnh.
- Phát hiện chó mắc bệnh để cách ly, tránh lây lan bệnh sang con khác.
- Vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật.
b) Phương pháp điều trị
Có thể điều trị bệnh bằng tăng cường sức đề kháng và dùng hoá dược chữa triệu chứng để khống chế vi khuẩn bội nhiễm.
2. Bệnh do Parvovirus
2.1. Nguyên nhân và đường lây bệnh
Bệnh do virút thuộc họ Parvoviridae gây ra cho nhiều loài động vật như bò, dê, lợn, chó, mèo... Bệnh truyền lây chủ yếu qua đường tiêu hoá làm chết nhanh (độc tố virút làm trụy tim mạch, hô hấp), tỷ lệ chết cao nhất là ở động vật non.
2.2. Triệu chứng, bệnh tích và chẩn đoán
a) Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, con vật sốt cao 40 - 41oC, cơ75
https://thuviensach.vn
thể mệt mỏi, lông khô xơ, gầy rạc nhanh; bỏ ăn, uống nước nhiều và nôn liên tục suốt quá trình bệnh, nước tiểu ít, sánh vàng, phân táo màu trắng xám có hình đuôi lươn, lẫn nước. Ở giai đoạn sau đi tháo, phân lỏng có lẫn máu đỏ tươi, mùi tanh khắm (như nước mổ cá mè phơi nắng), thân nhiệt giảm còn 35 - 36oC, con vật đi loạng choạng, nằm nhiều, tỷ lệ chết cao ở vật non (chết yểu). Ở bò, lợn cái mang thai gây chết thai (thai gỗ), sảy thai. Năng suất sữa giảm rõ rệt dẫn đến mất sữa.
b) Bệnh tích
Con vật gầy rạc nhanh do mất nước, viêm hầu, dạ dày, ruột non sưng phồng có tích hơi. Ruột già viêm từng đám xuất huyết, ống ruột có tích chất thải, dịch nhầy, máu và niêm mạc ruột bong tróc. Thành mạch tổn thương, bạch cầu tập trung bao quanh, thành mạch có những điểm loét màu đỏ sẫm.
c) Chẩn đoán
- Điều tra bệnh sử (hỏi bệnh).
- Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lý.
- Chẩn đoán huyết thanh học: lấy mẫu huyết thanh, chất thải cơ thể, thai chết lưu... thực hiện phương pháp ngưng kết hồng cầu, ELISA để tìm căn nguyên.
76
https://thuviensach.vn
- Chẩn đoán phân biệt với bệnh giả dại, viêm não, hội chứng rối loạn sinh sản, hô hấp, bệnh dịch tả và các bệnh rối loạn tiêu hoá do nhiễm khuẩn.
2.3. Phòng và trị bệnh
a) Phòng bệnh
- Tiêm phòng vắcxin Parvo định kỳ. Lần 1 lúc 7 tuần tuổi, 21 ngày sau tiêm nhắc lại lần 2. Sau đó 1 - 2 năm tiêm định kỳ.
- Phát hiện bệnh sớm để cách ly, tránh lây lan bệnh trong đàn.
- Tăng cường vệ sinh chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
b) Phương pháp điều trị
- Sử dụng hoá dược để chữa triệu chứng và vi khuẩn bội nhiễm.
Đơn thuốc: Vitamin B1 0,5%.
Vitamin B12 500 Y.
Vitamin C 100 mg.
Cafein 100 mg.
Truyền dịch muối 0,9% + đường 5%: 60 - 100 ml. Vitamin K 100 mg (Adenozin). Atropin Sulphat 0,25 mg: 2ml. Dimetron 10 mg.
Gentamycin 40-80 mg.
77
https://thuviensach.vn
Thụt tháo ruột già (chất thải tích trong ruột) sau đó đặt thuốc:
Bisepton 80 rag (2 viên).
Mebendazol 0,2 g (dùng lần thứ 1). Nước vừa đủ 5 - 10ml.
Cho con vật ăn cháo, uống nước ít một nhưng nhiều lần (5-6 lần/ngày), không cho ăn các loại thức ăn khó tiêu, mỡ, tanh, sữa, gan, phổi động vật khác.
3. Bệnh lở mồm long móng (Foot-and Mouth Disease - FMD)
Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virút có tính hướng thượng bì gây ra ở nhiều loài thú hoang, gia súc như lợn, dê, cừu, trâu, bò... Bệnh lây lan nhanh, mạnh, rộng và có tính chất đại lưu hành. Bệnh gây ra các mụn lở loét ở miệng, gia súc ăn uống khó khăn dẫn tới cơ thể gầy yếu nhanh chóng. Mụn lở loét ở móng gây long móng, gia súc khó đi lại, làm giảm sức kéo, gây sảy thai, mất sữa. Gia súc non có tỷ lệ chết rất cao.
Đặc biệt là sau khi đã hết triệu chứng bệnh, gia súc vẫn thải ra môi trường một lượng lớn virút (một con lợn mắc bệnh lở mồm long móng thải 100 triệu virut/ngày, gấp 3.000 lần so với một con bò). Bò mang trùng tới 1 - 2 năm sau.
78
https://thuviensach.vn