🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Siêu Kinh Tế Học Hài Hước Ebooks Nhóm Zalo STEVEN D. LEVITT & STEPHEN J. DUBNER SIÊU KINH TẾ HỌC HÀI HƯỚC SỰ GIẢM NHIỆT TOÀN CẦU, NHỮNG CÔ GÁI BÁN HOA YÊU NƯỚC VÀ VÌ SAO NHỮNG KẺ ĐÁNH BOM LIỀU CHẾT NÊN MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ Bản quyền Tiếng Việt © 2010 Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com MỤC LỤC § SIÊU KINH TẾ HỌC HÀI HƯỚC § VÀI LỜI PHÂN BUA § LỜI GIỚI THIỆU § DẪN NHẬP Chương I. Tại sao một Cô gái đứng đường lại giống Ông già NOEL trong cửa hàng bách hóa? Chương 2. Vì sao những kẻ đánh bom liều chết nên mua Bảo hiểm nhân thọ? Chương 3. Những câu chuyện khó tin về sự Vô cảm và Lòng vị tha Chương 4. Gỉai pháp đã có - Rẻ tiền và Đơn giản Chương 5. Ngài AL GORE và đỉnh núi PINATUBO có điểm gì chung? § LỜI KẾT - KHỈ CŨNG LÀ NGƯỜI Đ VÀI LỜI PHÂN BUA ã đến lúc phải thừa nhận rằng, trong cuốn sách đầu tiên, chúng tôi đã nói dối. Những hai lần. Lời nói dối đầu tiên xuất hiện ở phần giới thiệu, khi chúng tôi viết rằng cuốn sách đó không có “chủ đề thống nhất”. Sự tình là thế này. Khi những biên tập viên của nhà xuất bản – những người ấy thật dễ mến và thông minh – lần đầu tiên đọc bản thảo, họ đã la toáng lên: “Cuốn sách này chả có chủ đề thống nhất gì cả!” Thay vào đó, bản thảo gồm một đống câu chuyện về những thầy giáo lừa đảo, những kẻ môi giới nhà đất cơ hội và những tên ma cô trẻ ranh bám váy mẹ (crak-selling mama’s boys). Chẳng có nền tảng lý thuyết kỳ diệu nào được xây dựng dựa trên cơ sở là những câu chuyện này hết, chỉ có một con số đáng kể được tính bằng tổng số các câu chuyện cộng lại với nhau. Sự cảnh báo của nhà xuất bản chỉ thực sự trở thành vấn đề khi chúng tôi đề xuất một cái tên đặt cho mớ hỗn độn ấy: Freakonomics (Kinh tế học hài hước). Ngay cả trên điện thoại, bạn cũng có thể nghe thấy họ vò đầu bứt tóc than van: Hai gã này vừa chuyển đến một bản thảo chả có chủ đề thống nhất và vô nghĩa lý, đã thế lại còn một cái tên kỳ cục nữa chứ! Vì vậy, thật hợp lý khi người ta đề xuất phải in ngay ở trang đầu tiên của cuốn sách, ngay trong lời giới thiệu, rằng cuốn sách này không có chủ đề thống nhất. Và, để giữ hòa khí (cũng vì cuốn sách nữa), chúng tôi đã đồng ý như vậy. Nhưng sự thực là cuốn sách có một chủ đề thống nhất, ngay cả khi nó không rõ ràng với chúng tôi, vào thời điểm ấy. Nếu phải lựa chọn, bạn có thể rút gọn chủ đề của cuốn sách trong cụm từ: Con người hành động vì động cơ. Còn nếu bạn muốn rõ hơn, thì có thể nói thế này: Con người hành động vì động cơ, mặc dù không nhất thiết phải theo những cách có thể đoán định được hoặc tuyên ngôn. Bởi vậy, một trong những quy tắc hành xử quyền năng nhất trong vũ trụ này chính là quy tắc của sự bất quy tắc. Điều này áp dụng cho cả giáo viên, những tay đầu cơ nhà đất, những lái buôn thông thái cũng như các bà mẹ đang mong chờ đứa con đầu lòng, vận động viên sumô, người bán bánh ngọt và những thành viên Ku Klus Klan. Vấn đề tên gọi của cuốn sách, trong khi đó, vẫn tiếp tục bế tắc. Sau vài tháng với hàng tá những gợi ý, bao gồm Trí tuệ Độc đáo (Unconventional Wisdom) (é!), Chẳng cần thiết phải thế (Ain’t Necessarily So) (bleh!), và Tầm nhìn E-Ray (E-Ray Vision) (ôi, đừng hỏi!), nhà xuất bản cuối cùng quyết định rằng có lẽ Kinh tế học hài hước cũng chẳng đến nỗi tệ lắm – hay đúng hơn nó tệ đến nỗi có khi trên thực tế lại trở thành một phương án tốt. Hoặc đơn giản là vì họ đã kiệt sức. Phần đề phụ hứa hẹn rằng cuốn sách sẽ khám phá “những khía cạnh bí mật của tất cả mọi thứ.” Đó là lời nói dối thứ hai. Chúng tôi thì tưởng như chắc chắn rằng những bạn đọc chí lý sẽ coi những câu như vậy là một cách nói quá. Nhưng một vài độc giả lại hiểu theo nghĩa đen, rồi phàn nàn rằng các câu chuyện của chúng tôi, một bộ sưu tập rất nhiều những câu chuyện dù thú vị, nhưng thực ra vẫn không đề cập được đến “tất cả mọi chuyện”. Và vì vậy, mặc dù lời đề phụ không có ý nói dối, nhưng lại trở thành một lời nói dối như vậy. Chúng tôi xin được thứ lỗi. Sai sót khi kết luận “tất cả mọi thứ” trong cuốn sách đầu tiên của chúng tôi, tuy vậy, tự nó lại mang đến một hệ quả bất ngờ: nhu cầu cho ra đời cuốn sách thứ hai. Nhưng cũng phải lưu ý một cách thẳng thắn rằng kể cả cuốn sách thứ hai này kết hợp với cuốn sách đầu tiên lại cũng không thể hiểu theo nghĩa đen là đã bao gồm “tất cả mọi thứ”. Chúng tôi đã cộng tác với nhau trong vài năm. Mọi việc bắt đầu khi một trong hai chúng tôi (Dubner, một nhà văn, nhà báo) viết một bài cho tạp chí về người còn lại (Levitt, một nhà kinh tế học hàn lâm). Đầu tiên là đối thủ nghiên cứu về nhau, dù chỉ là sự đối đầu một cách ôn hoà, sau đó, chúng tôi bắt đầu gắn bó chặt chẽ với nhau khi vài nhà sách mời gọi chúng tôi viết chung một cuốn sách với những món thù lao khá hời. (Hãy nhớ: con người hành động vì động cơ – và, trên hết, nhà kinh tế học hay nhà báo thì cũng là người trần mắt thịt mà thôi.) Chúng tôi đã thảo luận xem số tiền đó nên chia như thế nào. Gần như ngay lập tức, chúng tôi sa vào ngõ cụt, vì cả hai đều đề xuất chia theo tỷ lệ 60-40. Đến khi nhận ra, cả hai đều nghĩ người kia nên nhận được 60%, thì chúng tôi hiểu rằng mình đã thật may mắn tìm được một cộng sự tuyệt vời. Vì vậy chúng tôi quyết định là 50-50 và bắt tay vào việc. Chúng tôi không thấy áp lực nhiều khi viết cuốn sách đầu tiên bởi vì đơn giản chúng tôi cho rằng sẽ có rất ít người đọc nó. (Cha của Levitt đồng tình với điều này và còn nói sẽ là “mất trí” nếu chấp nhận bỏ ra dù chỉ một xu để mua sách.) Nhờ sự kỳ vọng không quá cao này mà chúng tôi được giải phóng, để viết về bất cứ vấn đề nào chúng tôi chủ quan cho rằng đáng giá. Vậy là chúng tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt diệu. Chúng tôi ngạc nhiên và sửng sốt khi cuốn sách của mình trở thành một hiện tượng. Những tưởng vì lợi nhuận mà chúng tôi sẽ rầm rập xuất bản thêm một cuốn sách “ăn theo” – nghĩ coi, Kinh tế học hài hước cho tất cả mọi người (Freakonomics for Dummies) hay Súp gà cho Tâm hồn Kinh tế học hài hước (Chicken Soup for the Freakonomics Soul) – nhưng chúng tôi phải chờ đợi cho đến khi thực hiện đủ các nghiên cứu cần thiết, đến mức mà chúng tôi buộc phải viết chúng cụ thể ra giấy. Và cuối cùng, chúng tôi đã ở đây, sau hơn bốn năm, với cuốn sách thứ hai mà chúng tôi giản dị tin rằng nó hấp dẫn hơn cuốn đầu tiên. Tất nhiên, hoàn toàn tuỳ thuộc vào đánh giá của các bạn, chứ không phải chúng tôi, để kiểm chứng xem điều đó có chính xác không – biết đâu nó lại tệ hại như một số người đã từng e ngại khi đọc cuốn sách đầu tiên của chúng tôi cũng nên. Những người làm xuất bản đến phải bỏ việc vì sự cứng đầu cứng cổ phát chán của chúng tôi: khi chúng tôi đề xuất tên gọi của cuốn sách mới sẽ là Siêu kinh tế học hài hước, họ thậm chí còn không chớp mắt. Nếu bạn thấy cuốn sách này có điều gì thú vị, hãy cảm ơn bản thân mình nhé. Một ích lợi của việc viết sách vào thời đại mà truyền thông rẻ và dễ như hiện nay đó là các tác giả được nghe trực tiếp ý kiến của độc giả, to, rõ ràng và thương xuyên. Những phản hồi tốt không thể bỏ qua và cực kỳ giá trị. Không chỉ nhận được những phản hồi về những gì chúng tôi đã viết, mà chúng tôi còn nhận được rất nhiều gợi ý cho các chủ đề mới trong tương lai. Một vài độc giả gửi email cho chúng tôi cũng sẽ thấy suy nghĩ của mình được phản ánh trong cuốn sách này. Cảm ơn các bạn. Thành công của Kinh tế học hài hước còn mang đến hệ quả đặc biệt lạ thường: chúng tôi thường xuyên được mời, hoặc cùng nhau, hoặc riêng lẻ, đến thuyết trình cho những nhóm thính giả khác nhau. Họ thường giới thiệu chúng tôi như những “chuyên gia” cực kỳ đặc biệt mà trong cuốn sách chúng tôi đã khuyến cáo các bạn nên để tâm đến – những người có lợi thế nắm bắt được nguồn thông tin và háo hức tận hưởng thông tin ấy. (Chúng tôi đã cố gắng hết sức để thức tỉnh cử tọa về ý niệm rằng chúng tôi giờ đây là chuyên gia về bất cứ lĩnh vực nào). Những cuộc gặp gỡ ấy cũng tạo ra những chất liệu cho việc viết lách của chúng tôi sau này. Một lần, chúng tôi đến nói chuyện tại Đại học California, Los Angeles (UCLA). Sau khi Dubner đưa ra thông điệp rằng: quan sát cho thấy thực tế số người rửa tay sau khi đi vệ sinh ít hơn rất nhiều so với số người tự nhận mình có rửa tay. Ngay sau đó một cử tọa tiến lại gần khán đài, giơ tay xin phát biểu và giới thiệu mình là bác sĩ tiết niệu. Bất chấp lời giới thiệu về nghề nghiệp không lấy gì làm thơm tho ấy, nhà niệu học đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cực kỳ thú vị về sự thất bại liên quan đến rửa tay ở một môi trường đòi hỏi sự vệ sinh cao – bệnh viện nơi anh làm việc – và cách sáng tạo mà bệnh viện đã sử dụng để vượt qua những thất bại ấy. Bạn sẽ thấy câu chuyện ấy trong cuốn sách này, cũng như câu chuyện hấp dẫn về một người khác, một bác sĩ lâu năm khi phải chống chọi với yêu cầu vệ sinh vô trùng. Ở một buổi diễn thuyết khác dành cho một nhóm các nhà đầu tư mạo hiểm, Levitt thảo luận về một vài nghiên cứu mới mà anh thực hiện chung với Sudhir Venkatesh, nhà xã hội học đã từng mạo hiểm với một đám “cò” nhà đất đã được đề cập trong Kinh tế học hài hước. Nghiên cứu mới này liên quan đến công việc theo giờ của những cô gái bán dâm ở Chicago. Trùng hợp là, khuya hôm ấy, một trong số các nhà đầu tư mạo hiểm tham dự buổi diễn thuyết (chúng tôi sẽ gọi anh ta là John) đã có buổi “vui vẻ” cùng một gái bán dâm theo giờ (mà chúng tôi sẽ gọi là Allie) với giá 300$. Khi John đến căn hộ của Allie, anh ta thấy một bản Kinh tế học hài hước ở trên bàn. “Em lấy cái này ở đâu vậy?” John hỏi. Allie nói một cô bạn “cùng nghề” đã gửi nó cho cô. Để gây ấn tượng được với Allie – bản năng gây ấn tượng của đàn ông với đàn bà rõ ràng rất mạnh mẽ ngay cả khi giữa họ chỉ có tình dục được mua và trả tiền sòng phẳng – John “khoe” anh vừa dự buổi diễn thuyết của một trong hai tác giả cuốn sách. Vẫn còn chưa hết trùng hợp ngẫu nhiên, trong buổi nói chuyện, Levitt đề cập đến việc ông đang tiến hành nghiên cứu một số thứ liên quan đến những cô gái bán hoa. Một vài ngày sau, email dưới đây “đậu” xuống hộp thư điện tử của Levitt: Tôi tình cờ được biết ông đang nghiên cứu khía cạnh kinh tế về những người hành nghề mại dâm, phải vậy không? Tôi không dám chắc dự án này có nghiêm túc không hay thông tin của tôi có chuẩn xác không, tôi cứ viết thư này để ông biết là tôi có thể kể trường hợp của mình và sẵn lòng hỗ trợ ông. Xin cảm ơn, Allie Rắc rối là ở chỗ: Levitt phải giải thích cho vợ và bốn đứa con vì sao ông không có mặt ở nhà vào sáng thứ bảy, thay vào đó, ông sẽ có một cuộc gặp với một gái làng chơi. Đây là chuyện sống còn, ông lập luận, ông phải gặp riêng cô để tiên lượng một cách tương đối nhu cầu thực sự của cô ấy. Theo cách nào đấy, những kẻ đó đã phải trả phi cho nhu cầu của cô ấy. Và bạn sẽ gặp câu chuyện về Allie trong cuốn sách này. Một loạt các sự kiện khiến cô đi đến quyết định cuối cùng này được các nhà kinh tế học gọi là lợi thế tích luỹ. Tương tự, sự thành công của cuốn sách đầu tiên đã tạo cho chúng tôi một loạt lợi thế, mà các tác giả khác có thể không được tận hưởng, khi bắt tay vào viết cuốn sách thứ hai. Chúng tôi hi vọng rằng mình có thể tận dụng hết những lợi thế này. Cuối cùng, trong khi viết cuốn sách này, chúng tôi cố gắng giảm thiểu tối đa việc phụ thuộc vào các thuật ngữ kinh tế nhằm tránh gây khó hiểu và khó nhớ cho bạn đọc. Vì vậy, thay vì gọi hành động của Allie là một ví dụ về lợi thế tích luỹ, chúng ta đơn giản gọi nó là… ừm, thói đỏng đảnh. B LỜI GIỚI THIỆU ạn đã đọc Kinh tế học hài hước (Freakonomics) và bạn muốn biết Siêu kinh tế học hài hước (Superfreakonomics) có gì khác biệt? Nếu như trong Kinh tế học hài hước, tác giả đã làm cho chúng ta cực kỳ ngạc nhiên, thú vị trước những hiện tượng tưởng như bình thường nhưng “nhìn vậy mà không phải vậy” xảy ra hàng ngày quanh ta thì Siêu kinh tế học hài hước hướng ta suy nghĩ đến những vấn đề mang tính xã hội hơn, thời sự hơn, và khiến ta phải trăn trở nhiều hơn. Vẫn phong cách đặt câu hỏi không những chỉ khó mà còn hoàn toàn bất ngờ như “Điều gì là nguy hiểm hơn, vừa say rượu vừa lái xe, hay vừa say rượu vừa đi bộ?”, “Tại sao biện pháp hóa trị liệu được kê đơn cho bệnh nhân nhiều như vậy trong khi nó thực sự không hiệu nghiệm đến thế?”, hay “Liệu thay đổi giới tính có giúp tăng mức lương của bạn lên không?”… các tác giả đã thử thách tư duy chúng ta một lần nữa, giúp ta khám phá những khía cạnh bí ẩn rất thú vị của đời sống xã hội. Qua những câu chuyện về cách con người phản ứng trước động cơ, và sử dụng những dữ liệu thống kê để làm nổi bật những khía cạnh mà trước đó bạn chưa bao giờ nghĩ đến, tác giả cho ta thấy kinh tế học đã chạm đến cuộc sống hàng ngày như thế nào. Ví như việc đi bộ khi say xỉn thì nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với việc lái xe khi say; Những tay ma cô dắt gái giống với đám cò nhà đất như thế nào; Vì sao những kẻ đánh bom liều chết nên mua bảo hiểm sinh mạng; Tại sao Iran lại dùng động cơ kinh tế, chứ không phải kêu gọi lòng thương người, để tăng số người hiến thận; Trẻ xem ti vi thường xuyên có nhiều nguy cơ dính dáng đến tội ác khi lớn lên… Trong Kinh tế học hài hước và Siêu Kinh tế học hài hước, Levitt và Dubner đã pha trộn cách suy nghĩ thông minh với tài kể chuyện hấp dẫn không giống bất kỳ ai trong nhiều chủ đề khác nhau của cuốn sách, từ việc tìm hiểu cách thức giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu cho đến lý giải vì sao giá của việc mua dâm càng ngày càng giảm một cách không ngờ. Từ việc khảo sát cách thức mà con người phản ứng trước những sự việc khác nhau, các tác giả đã cho cả thế giới thấy rõ động cơ của những hành động đó – có tốt, có xấu. Phần phân tích cuối cùng rất đáng đọc vì vấn đề đó thực sự “siêu hài hước”. Ngay lập tức trở thành một hiện tượng xuất bản ở Mỹ khi leo lên vị trí hàng đầu trong danh mục các sách bestseller, Siêu Kinh tế học hài hước chắc chắn sẽ mang lại cho bạn cách nhìn mới về những việc tưởng chừng đã cũ… Xin trân trọng giới thiệu với các bạn. NGUYỄN THU HIỀN, MBA Nghiên cứu sinh chuyên ngành tài chính tại Đại Học Arkansas, Mỹ Đ DẪN NHẬP ưa sự hài hước vào kinh tế học Rất khó để đưa ra nhiều quyết định trong cuộc sống. Bạn nên theo đuổi sự nghiệp theo hướng nào? Bạn có nên đưa người mẹ già yếu của mình vào một viện dưỡng lão? Vợ chồng bạn đã có hai đứa con; vậy có nên sinh đứa thứ ba? Những vấn đề như vậy rất khó quyết định bởi vô số lý do. Một trong số đó là tính rủi ro cao. Có rất nhiều yếu tố không chắc chắn trong đó. Trên tất cả, những quyết định như vậy rất hiếm gặp, nghĩa là bạn không được thực hành nhiều trước khi ra quyết định. Bạn có thể rất thạo mua hàng nhu yếu phẩm cho gia đình, vì bạn thường xuyên làm như thế, nhưng mua căn nhà đầu tiên lại là một chuyện hoàn toàn khác. Một số quyết định khác, trong khi ấy, lại rất, rất dễ dàng. Tưởng tượng là bạn vừa rời khỏi bữa tiệc ở nhà một người bạn. Anh ấy sống cách nhà bạn chỉ có một dặm thôi. Các bạn đã rất vui vẻ, bạn đã uống đến 4 ly rượu lớn. Giờ thì cuộc vui đã đến lúc tàn. Trong khi cạn ly cuối cùng, bạn rút chìa khóa ô-tô ra khỏi túi. Bất chợt bạn nhận ra đó là một ý tưởng tồi: bạn đâu đủ điều kiện để lái xe chứ. Trong vài thập kỷ trở lại đây, tất cả chúng ta đều được dạy dỗ đầy đủ về những nguy cơ có thể xảy ra nếu lái xe trong tình trạng say xỉn. Một người lái xe trong tình trạng ấy có nguy cơ gây ra tai nạn nhiều gấp 13 lần so với một người bình thường. Vậy mà vẫn có rất nhiều người lái xe khi đã say xỉn. Ở Hoa Kỳ, hơn 30% các cuộc va chạm xe cộ chết người xảy ra do có ít nhất một tài xế đang ở tình trạng say rượu. Lúc đêm khuya, thời điểm mọi người thường uống nhiều rượu nhất, thì tỷ lệ này tăng lên gần 60%. Tính tổng thể thì cứ 140 dặm đường thì có một lái xe say rượu, hoặc 21 tỷ dặm mỗi năm. Tại sao lại có nhiều người ngồi sau vô-lăng khi uống say đến thế? Có thể là vì – và điều này có lẽ là một thống kê gây sốc nhất – các lái xe say xỉn rất ít khi bị “tóm”. Trên 27.000 dặm đường có lái xe say xỉn điều khiển thì chỉ có 1 người bị bắt. Nghĩa là, nếu bạn lái xe hết một chiều dọc nước Mỹ, sau đó vòng đi, rồi vòng lại tới 3 lần nữa, trong tình trạng say bia rượu, thì mới bị cảnh sát tóm, bắt tấp vô lề đường. Cùng với các hành vi xấu khác, lái xe khi say xỉn hoàn toàn có thể bị xoá bỏ nếu có một động cơ đủ mạnh được thiết lập – ví dụ là những rào chắn đường được lập ra một cách ngẫu nhiên để có thể xử lý các lái xe say xỉn ngay tại chỗ - nhưng xã hội của chúng ta dường như không có ý định ấy. Hãy quay lại bữa tiệc tại nhà bạn thân của bạn, bạn đã hành động như thể đây là quyết định dễ nhất trên đời này: thay vì lái xe về nhà, bạn sẽ đi bộ. Với lại, bạn cũng chỉ phải đi bộ có một dặm thôi mà. Bạn đến chào tạm biệt người bạn của mình, cảm ơn về bữa tiệc, và nói cho anh ấy nghe kế hoạch của bạn. Anh bạn ủng hộ nhiệt liệt quyết định sáng suốt ấy. Nhưng anh ta có nên làm như vậy không? Tất cả chúng ta đều biết rằng lái xe khi say rượu là cực kỳ nguy hiểm, thế còn đi bộ khi say thì sao? Liệu đó có phải là một quyết định quá nhanh chóng và đơn giản? Hãy để các con số thống kê trả lời. Mỗi năm, có hơn 1.000 khách bộ hành thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông. Vì bước xuống lòng đường không quan sát; vì nằm nghỉ bên các quốc lộ; vì bị va chạm mạnh khi đang băng qua đường cao tốc. Hãy so sánh con số này với tổng số những người chết trong các vụ tai nạn liên quan đến chất cồn mỗi năm – khoảng 13.000 – thì con số những người chết khi đi bộ trong tình trạng say rượu có vẻ rất nhỏ bé. Nhưng khi bạn lựa chọn hoặc đi bộ hoặc lái xe, con số tổng thể lại không thể đong đếm được. Đây là câu hỏi liên quan: tính theo đơn vị dặm đường thì lái xe khi say xỉn nguy hiểm hơn hay đi bộ khi say xỉn nguy hiểm hơn? Mỗi ngày một người Mỹ đi bộ trung bình 1,5 dặm. Có khoảng 327 triệu người Mỹ trong độ tuổi từ 16 trở lên; nghĩa là, mỗi năm những người Mỹ trong độ tuổi được phép lái xe đi bộ khoảng 43 tỷ dặm. Giả sử là cứ 140 dặm thì có 1 người đi bộ say xỉn – tỷ lệ quãng đường tương ứng có 1 người lái xe say rượu – thì trung bình mỗi năm người Mỹ đi bộ 307 triệu dặm đường trong tình trạng say xỉn. Làm một phép tính đơn giản, tính trên tỷ lệ dặm đường, thì một người khách bộ hành say xỉn có nguy cơ bị thiệt mạng nhiều gấp tám lần so với người lái xe bị say xỉn. Nhưng vẫn còn một điểm quan trọng nữa: một người đi bộ say rượu dường như không có khả năng làm hại hay gây thiệt mạng cho người khác ngoài chính bản thân mình. Điều này ngược lại với người lái xe say xỉn. Trong các tai nạn chết người do say rượu, có 36% nạn nhân hoặc là hành khách, hoặc khách bộ hành, hoặc là những người tài xế khác. Dầu vậy, sau khi tính cả số lượng những người vô tội bị thiệt mạng trong những tai nạn xe cộ do lái xe say rượu thì tỷ lệ thương vong do người đi bộ say rượu vẫn nhiều gấp năm lần so với người lái xe say rượu tính trên tỷ lệ trung bình dặm đường. Vậy là khi bạn rời khỏi bữa tiệc, thì quyết định rõ ràng là: lái xe an toàn hơn đi bộ. (Tất nhiên, sẽ an toàn hơn nữa nếu bạn chịu khó uống bớt đi hoặc gọi một chiếc taxi). Có thể lần tới, sau khi uống đến bốn cốc rượu mạnh ở một bữa tiệc nào đó, bạn sẽ ra một quyết định hơi khác biệt một chút đấy. Hoặc, nếu bạn không giữ được mình, thì bạn bè của bạn có thể sẽ sắp xếp mọi việc theo chiều hướng ấy. Bởi vì đã là bạn tốt của nhau thì không nên để bạn bè đi bộ khi say xỉn. Ngày nay, nếu bạn được quyền lựa chọn nơi sinh ở bất kỳ đâu trên thế giới này, thì Ấn Độ hẳn không phải là một lựa chọn khôn ngoan nhất. Bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhảy vọt của Ấn Độ trên trường quốc tế, quốc gia này vẫn đang oằn mình chịu nhiều đau đớn. Triển vọng sống và tỷ lệ biết đọc biết viết thấp; ô nhiễm và tham nhũng cao. Ở khu vực nông thôn, nơi có đến hơn hai phần ba người Ấn Độ sinh sống, chỉ hơn một nửa số dân có điện sinh hoạt và trong bốn hộ gia đình thì chỉ có một hộ có nhà vệ sinh. Và sẽ đặc biệt kém may mắn nếu sinh ra là phụ nữ, bởi vì rất nhiều bậc cha mẹ Ấn Độ thể hiện thái độ “trọng nam khinh nữ” rất nặng nề. Chỉ có 10% gia đình Ấn Độ có hai con trai muốn sinh thêm, trong khi có gần 40% gia đình có hai con gái muốn cố thử sinh thêm một “quý tử”. Sinh ra một cậu con trai như thể đẻ ra được một sổ lương hưu vậy. Cậu bé đó sẽ lớn lên, trở thành một người đàn ông hái ra tiền, có thể cung cấp cho cha mẹ cậu một cuộc sống đầy đủ khi họ đến tuổi xế bóng chiều tà, và khi “hai năm mươi về già”, cậu sẽ lo chuyện hậu sự cho cha mẹ chu đáo. Trong khi đó, sinh ra một cô con gái, thì thay vì có được một quỹ lương hưu, họ lại phải lo của hồi môn cho nó. Mặc dù chuẩn bị của hồi môn cho con gái về nhà chồng ở Ấn Độ từ lâu đã bị lên án, nhưng phong tục này vẫn còn rất phổ biến, thể hiện bằng việc nhà gái phải tặng chú rể và nhà trai tiền mặt, xe cộ hoặc đất đai. Gia đình nhà gái cũng thường bị gắn trách nhiệm lo tiền tổ chức đám cưới. Quỹ từ thiện Smile Train (Tạm dịch: Con tàu chở những nụ cười) của Mỹ, chuyên hỗ trợ các cuộc phẫu thuật hở hàm ếch cho trẻ em nghèo trên toàn thế giới gần đây đã đến Chennai, Ấn Độ. Khi một người đàn ông địa phương được hỏi ông ta có bao nhiêu người con, ông ta đã trả lời “Một”. Nhưng sau đó, tổ chức này được biết người đàn ông đó đúng là có một cậu con trai – nhưng ông ta còn có năm cô con gái nữa, những người con này rõ ràng bị cha của chúng coi như không có. Smile Train cũng được biết rằng các bà đỡ ở Chennai đôi khi được trả khoảng 2,50 đô-la để làm ngạt một đứa trẻ gái sơ sinh nếu nó bị dị tật hở hàm ếch – và thế là, để đạt được mục đích nhân đạo của quỹ từ thiện, tổ chức này đã trả khoảng 10 đô-la cho các bà đỡ mỗi khi họ mang được một đứa trẻ bị hở hàm ếch đến bệnh viện để làm phẫu thuật. Các bé gái ở Ấn Độ bị rẻ rúng đến mức hệ quả là số lượng nam giới hiện nay đã dư thừa tới 35 triệu người. Số những “phụ nữ bị mất tích” này, như cách nhà kinh tế học Amartya Sen đã gọi, được cho là đã chết, bởi những tác động gián tiếp (bị cha mẹ bỏ đói hoặc không được chăm sóc y tế, có thể là để nhường phần chăm sóc cho anh/em trai); hoặc bị làm hại trực tiếp (bé gái vừa ra đời đã bị bà đỡ hoặc cha mẹ giết ngay), hoặc, ngày càng phổ biến, là phá thai khi biết giới tính của đứa trẻ. Ngay cả trong ngôi làng nhỏ bé nhất của Ấn Độ, nơi mà thỉnh thoảng mới có điện dùng và rất hiếm nước sạch, thì một thai phụ cũng dành được đủ tiền để đi siêu âm và nếu thai nhi là con gái, sẽ phá thai. Trong mấy năm gần đây, khi việc nạo phá thai để lựa chọn giới tính đã trở nên phổ biến, tỷ lệ nam nữ ở Ấn Độ - cũng giống như ở một đất nước có tinh thần trọng nam khinh nữ khác là Trung Quốc – đã phát triển lệch lạc hơn bao giờ hết. Một bé gái Ấn Độ sinh ra và lớn lên, rồi hòa nhập vào xã hội người lớn với biết bao bất công ở hầu hết mọi bước ngoặt của cuộc đời. Cô sẽ kiếm được ít tiền hơn đàn ông, nhận được sự chăm sóc sức khoẻ tồi hơn, ít được học hành hơn và có thể sẽ là đối tượng của nạn bạo hành thường xuyên. Theo khảo sát sức khoẻ quốc gia, 51% đàn ông Ấn Độ cho rằng đánh vợ là bình thường trong một vài trường hợp; ngạc nhiên hơn là 54% phụ nữ đồng tình với điều này – ví dụ là, nếu người vợ làm hỏng bữa tối hoặc đi chơi khi chưa được phép. Hơn 100.000 phụ nữ trẻ bị thiêu sống mỗi năm, rất nhiều người trong số họ “chết để bảo toàn danh dự” hoặc vì bị lạm dụng trong gia đình. Phụ nữ Ấn Độ cũng phải chịu tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và các nguy cơ bị lây nhiễm bệnh tật qua đường tình dục, trong đó bao gồm cả tỷ lệ bị nhiễm HIV/AIDS cao. Một lý do là hơn 15% bao cao su dành cho đàn ông Ấn Độ có vấn đề về chất lượng. Tại sao lại có tỷ lệ cao như vậy? Theo Hội đồng Nghiên cứu Y tế Ấn Độ, khoảng 60% đàn ông Ấn Độ có dương vật quá nhỏ so với bao cao su được sản xuất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đó là kết luận từ một nghiên cứu khoa học sau 2 năm đo đạc và chụp ảnh dương vật của hơn 1.000 đàn ông Ấn Độ. “Bao cao su,” như tuyên bố của một nhà nghiên cứu, “không phù hợp với người Ấn Độ”. Với ngần ấy khó khăn chồng chất, phải làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ Ấn Độ, đặc biệt khi đa số họ sống ở nông thôn? Chính phủ đã có nỗ lực giúp đỡ bằng cách bài trừ hủ tục hồi môn nặng nề khi con gái về nhà chồng, cũng như việc lựa chọn sinh con theo ý muốn, nhưng những luật này hầu như bị người dân bỏ qua. Rất nhiều quỹ hỗ trợ dành riêng cho phụ nữ Ấn Độ được thành lập. Trong số này có quỹ Apni Beti, Apna Dhan (“Con gái tôi, niềm tự hào của tôi”), một dự án trả tiền cho phụ nữ nông thôn để họ không nạo phá thai nhi có giới tính nữ; một loạt các quỹ tín dụng nhỏ cho phụ nữ vay tiền; và một loạt các chương trình từ thiện do một số đáng kể các tổ chức cứu trợ nhân đạo quốc tế (xếp theo thứ tự alphabet) khởi động. Chính phủ Ấn Độ cũng hứa hẹn sẽ sản xuất những chiếc bao cao su phù hợp hơn với đàn ông Ấn Độ. Đáng tiếc thay, hầu hết những dự án đó đều rất phức tạp, tốn kém và, tệ hơn hết, chỉ thành công trên danh nghĩa. Trong khi đó, một kiểu hỗ trợ khác lại có vẻ phát huy tác dụng. Cái này, cũng giống máy siêu âm, cùng là thiết bị công nghệ, nhưng về bản chất, lại rất ít liên quan đến phụ nữ, càng không liên quan gì đến việc tạo ra trẻ con. Và nó không bị Chính phủ Ấn Độ hay bất cứ tổ chức từ thiện đa quốc gia nào kiểm soát. Trên thực tế, nó còn không được tạo ra nhằm mục đích giúp đỡ bất cứ ai, ít nhất là theo cách thông thường mà chúng ta thường nghĩ về chuyện “giúp đỡ”. Thực ra nó chỉ là một phát minh cũ, được gọi là cái ti-vi. Mạng lưới truyền hình quốc gia đã có mặt từ nhiều thập kỷ, nhưng đơn giản vì độ phủ sóng kém và các chương trình nghèo nàn nên rất ít người theo dõi truyền hình. Gần đây, nhờ giá thành các trang thiết bị truyền hình và hệ thống phân phối giảm mạnh nên một số lượng lớn người dân Ấn Độ - những người chưa từng biết đến sự tồn tại của loại thiết bị này đã được tiếp cận rộng rãi với truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh. Từ năm 2001 đến năm 2006, có khoảng 150 triệu người dân Ấn Độ lần đầu biết đến truyền hình cáp, ngôi làng của họ đột nhiên được tiếp xúc với những chương trình trò chơi và các bộ phim truyền hình mới mẻ nhất, các bản tin thời sự và các phóng sự điều tra được phát đi từ các thành phố lớn của Ấn Độ cũng như các kênh nước ngoài. Đối với nhiều người dân Ấn Độ, ti-vi là cánh cửa đầu tiên nhìn ra với thế giới tươi đẹp bên ngoài. Nhưng không phải tất cả mọi làng quê đều có truyền hình cáp, và thời điểm được tiếp nhận hệ thống truyền hình này cũng khác nhau. Sự phát triển bước đầu non trẻ của truyền hình ở địa phương chỉ là vấn đề về dữ liệu – một trải nghiệm thú vị tự nhiên – mà các nhà kinh tế học mong muốn được khám phá. Các nhà kinh tế học được nhắc đến ở đây chính là cặp bạn trẻ người Mỹ, Emily Oster và Robert Jensen. Bằng cách tìm hiểu sự thay đổi ở các làng khác nhau dựa trên việc làng đó đã có truyền hình cáp để xem hay chưa và thời điểm xuất hiện phương tiện truyền thông này mà họ có thể đưa ra mức độ ảnh hưởng của TV đối với phụ nữ Ấn Độ. Họ khảo sát số liệu từ một cuộc thăm dò của chính phủ trên 2.700 hộ gia đình, hầu hết đều sống ở nông thôn. Phụ nữ từ 15 tuổi trở lên được hỏi về phong cách sống, sở thích và các mối quan hệ gia đình. Và họ phát hiện ra rằng, những phụ nữ được tiếp cận với truyền hình cáp sớm hơn bộc lộ một thái độ ít khoan dung hơn với hành động bạo hành phụ nữ, thái độ sùng bái con trai giảm đáng kể, và có xu hướng thực hành sự tự chủ của bản thân hơn. TV, theo một cách nào đó, đã tiếp sức cho phụ nữ mà bản thân chính phủ cũng không hình dung được khi họ phát triển hệ thống truyền hình. Nguyên nhân của sự thay đổi này là gì? Có phải phụ nữ Ấn Độ trở nên độc lập hơn sau khi được nhìn thấy cuộc sống của những người phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới bước ra từ chiếc TV - những phụ nữ ăn vận trang phục mà họ thích, tiêu tiền theo cách họ muốn và được đối xử không giống như một vật sở hữu hay một chiếc máy đẻ? Hay phải chăng những chương trình ấy đơn giản là khiến những người phụ nữ nông thôn cảm thấy xấu hổ khi phải thừa nhận với người thực hiện khảo sát của chính phủ rằng họ đang bị đối xử một cách tàn tệ? Có thể hiểu được lý do vì sao người ta hay hoài nghi về dữ liệu trong các cuộc khảo sát cá nhân. Bởi thường có một hố sâu ngăn cách giữa câu trả lời và hành động trên thực tế của người được hỏi. (Theo ngôn ngữ kinh tế, đó là hai hành vi được biết đến với tên gọi là những sở thích được tuyên bố và những sở thích được phơi bày). Hơn nữa, nếu là một khảo sát vô thưởng vô phạt – khảo sát của chính phủ ở đây là một trường hợp như thế - rất có thể số lượng câu trả lời không trung thực sẽ rất lớn. Thậm chí những câu trả lời ấy diễn ra một cách vô thức, bởi các đối tượng được hỏi đơn giản chỉ đánh dấu vào các câu trả lời mà họ nghĩ rằng người khảo sát muốn nghe. Nhưng khi bạn có thể kiểm chứng những sở thích được phơi bày, hay những hành vi trên thực tế, thì bạn sẽ thấy mọi việc rất khác. Đó chính là điểm mà Oster và Jensen phát hiện ra bằng chứng thuyết phục của sự thay đổi thực sự. Tỷ lệ sinh của những gia đình Ấn Độ có truyền hình cáp thấp hơn so với những gia đình không có phương tiện truyền thông này. (Ở một đất nước như Ấn Độ, tỷ lệ sinh nở thấp hơn thường đồng nghĩa với sự tự chủ hơn cho phụ nữ và hạn chế những nguy cơ về sức khoẻ.) Các gia đình có ti vi có xu hướng cho con đi học lâu hơn, tương ứng với việc các cô bé được coi trọng hơn, hoặc ít nhất là được đối xử bình đẳng hơn. (Điều đặc biệt là tỷ lệ này đối với các cậu bé lại không hề thay đổi). Những con số hiếm hoi này khiến bộ dữ liệu cuộc khảo sát cá nhân trở nên đáng tin hơn. Rõ ràng là truyền hình cáp đã thực sự truyền thêm sức mạnh cho phụ nữ nông thôn của Ấn Độ, ngay cả ở những nơi mà sự khoan dung đối với nạn bạo hành gia đình vẫn chưa kịp vươn tới. Hoặc có thể đơn giản là vì các ông chồng quá mải mê xem bóng chày. Khi thế giới khật khừ tiến tới kỷ nguyên hiện đại, nó phát triển ngày một đông đúc và vội vã. Hầu hết các cuộc mở rộng đều diễn ra ở các thành phố như London, Paris, New York và Chicago. Chỉ tính riêng ở nước Mỹ, các thành phố đã tăng lên 30 triệu dân trong thế kỷ XIX, một nửa trong số đó xuất hiện chỉ vỏn vẹn trong 20 năm cuối thế kỷ. Bản thân sự gia tăng dân số và sự dịch chuyển của cải vật chất đi kèm với nó, từ nơi này sang nơi khác, làm nảy sinh một vấn đề phức tạp. Phương thức vận chuyển chính sản sinh ra một loạt các sản phẩm phụ mà các nhà kinh tế học gọi là những ảnh hưởng ngoại biên tiêu cực, bao gồm sự tắc nghẽn giao thông, chi phí bảo hiểm tăng cao, và quá nhiều tai nạn giao thông chết người. Mùa màng thể hiện rõ nét trong bữa cơm gia đình, đôi khi được thể hiện bằng việc giá xăng dầu và lương thực tăng, kéo theo tình trạng khan hiếm. Tiếp đến là vấn đề về ô nhiễm không khí và nhiễm độc chất thải, hiểm họa đối với môi trường cũng như các nguy cơ về sức khỏe con người. Chúng ta đang bàn về vấn đề xe cộ phải không? Không, không phải. Chúng ta đang nói về ngựa. Ngựa, người bạn linh hoạt và khỏe khoắn của con người từ xa xưa, trở thành con vật hữu ích theo rất nhiều cách khác nhau khi các thành phố hiện đại đua nhau mọc lên như nấm: kéo xe hàng và xe chở khách, vận chuyển vật liệu xây dựng, bốc dỡ hàng hóa từ tàu và thuyền, thậm chí hỗ trợ quá trình sản xuất đồ gia dụng, kéo dây cáp, sản xuất bia và quần áo. Nếu cô con gái yêu dấu của bạn bị bệnh nguy cấp, bác sĩ sẽ lao đến nhà bạn trên lưng ngựa. Nếu một đám cháy bùng phát, nhân viên cứu hỏa cưỡi ngựa phi trên phố mang theo bình xịt cứu hỏa. Tính đến thế kỷ XX, thành phố New York có khoảng 200.000 con ngựa, tức là cứ 17 người thì có một con ngựa. Nhưng, hãy xem những rắc rối mà lũ ngựa gây ra! Những toa xe hàng ngựa kéo gây tắc đường kinh khủng, và khi một con ngựa bị gãy chân, thường thì người ta phải bắn chết nó ngay tại chỗ. Điều này còn gây ra sự ùn tắc tồi tệ hơn. Rất nhiều chủ ngựa mua bảo hiểm cho ngựa, chính vì vậy, để đảm bảo không có gian lận, quy định đặt ra là phải có bên thứ ba xác nhận cái chết hợp lệ. Nghĩa là phải chờ cho đến khi cảnh sát, bác sĩ thú y hoặc Hiệp hội Bảo vệ Động vật Hoa Kỳ (ASPCA) đến chứng nhận. Ngay cả khi ngựa đã chết cũng không giải tỏa được ùn tắc. “Cực kỳ khó xử lý những con ngựa chết,” giáo sư về các phương tiện giao thông Eric Morris viết. “Kết quả là, nhân viên môi trường đô thị thường phải chờ cho đến khi xác ngựa thối rữa mới có thể dễ dàng xẻ nhỏ con ngựa ra nhiều phần và dọn đi.” Tiếng ồn do bánh xe bằng sắt nghiến đường và tiếng ngựa hí cũng gây rất nhiều phiền toái - nó là nguyên nhân phổ biến của tình trạng căng thẳng thần kinh - điều này khiến một vài thành phố quyết định cấm ngựa lưu thông xung quanh bệnh viện và một vài khu vực nhạy cảm khác. Còn nữa, việc tháo toa xe hàng ra khỏi ngựa cũng rất dễ gây khiếp đảm, nó không hề đơn giản như khi bạn nhìn thấy trên phim ảnh, đặc biệt khi đường trơn và đông người. Năm 1900, tai nạn do ngựa gây ra đã cướp đi sinh mạng của 200 người New York, cứ 17.000 dân lại có một người thiệt mạng trong tai nạn do ngựa gây ra. Năm 2007, tỷ lệ tai nạn giao thông là 1/30.000 (274 người thiệt mạng trong các tai nạn giao thông do xe cộ gây ra). Như vậy, tỷ lệ người New York bị thiệt mạng trong tai nạn do ngựa gây ra vào năm 1900 gấp gần hai lần so với tỷ lệ người thiệt mạng do xe cộ gây ra ngày nay. (Tiếc là không có thống kê nào về tỷ lệ người chết do cưỡi ngựa khi say rượu, nhưng chúng ta cũng có thể ước chừng con số đó không hề nhỏ.) Điều tệ hại hơn tất cả chính là phân ngựa. Trung bình một con ngựa thải ra gần 11 kg chất thải mỗi ngày. Khoảng 200.000 con ngựa sẽ thải ra 2,1 triệu tấn phân. Mỗi ngày! Lấy đâu ra chỗ chứa phân ngựa? Nhiều thập kỷ trước đấy, khi các thành phố chưa có quá nhiều ngựa như lúc này, đã xuất hiện khu “chợ làm chức năng mua phân ngựa”, ở đó nông dân đến chở phân ngựa (bằng ngựa, tất nhiên) về bón cho ruộng của mình. Nhưng khi số lượng ngựa ở các thành phố bùng phát, thì phân ngựa trở nên thừa mứa. Ở các bãi đất trống, phân ngựa chất thành từng cột cao hàng 18 mét. Phân ngựa dày trên đường hằn thành rãnh dài như khi trời có tuyết. Vào mùa hè, mùi hôi thối bốc lên tận thiên đàng; khi trời mưa, những vũng lầy phân ngựa ngập ngụa lên cả vỉa hè và ngấm vào tận các tầng hầm nhà dân. Ngày nay, khi bạn chiêm ngưỡng những ngôi nhà quý tộc xưa với hiên nhà trang nhã, phòng khách kiêu hãnh, cao hơn hẳn so với mặt đường thì hãy nhớ rằng chúng được thiết kế như vậy là để chủ nhân của các ngôi nhà có thể đứng cao hơn so với “bãi biển phân ngựa” dưới chân. Phân ngựa còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chúng là nguồn thức ăn dồi dào cho hàng tỷ loại ruồi nhặng mang trong mình những mầm dịch bệnh chết người. Chuột và những loài sâu bọ khác đào bới trong đống phân ngựa để tìm kiếm những hạt ngũ cốc chưa tiêu hóa hết, và những loại thức ăn cho ngựa - lúa mạch - trở nên đắt đỏ hơn vì nhu cầu thức ăn cho ngựa tăng cao. Vào thời ấy, chẳng có ai lo lắng việc trái đất nóng lên nhưng nếu có, thì rất có thể ngựa sẽ trở thành Kẻ thù số một của loài người do phân ngựa sinh ra khí methane, một khí gây hiệu ứng nhà kính khủng khiếp. Năm 1898, thành phố New York đứng ra tổ chức hội nghị quốc tế về quy hoạch đô thị đầu tiên. Nội dung chủ yếu là giải quyết vấn đề liên quan đến phân ngựa, vì tất cả các thành phố lớn khác trên thế giới đều đứng trước cuộc khủng hoảng tương tự. Nhưng không tìm được giải pháp nào khả dĩ. “Vấp phải cuộc khủng hoảng này,” Eric Morris viết, “hội nghị quy hoạch đô thị tuyên bố thất bại và giải tán sau 3 ngày làm việc thay vì 10 ngày như dự kiến.” Tất cả các thành phố lớn trên thế giới đều lâm vào một tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, họ không thể thiếu ngựa đồng thời cũng không thể chung sống với ngựa. Và rồi vấn đề nan giải bỗng biến mất. Không phải do các chính phủ đưa ra được giải pháp, cũng chẳng phải có phép lạ nào can thiệp. Số lượng ngựa ở các thành phố không tăng lên không phải nhờ những cuộc biểu tình của đám đông nhằm thể hiện lòng vị tha hay sự tự kiềm chế, bất chấp những lợi ích do ngựa mang lại. Vấn đề được giải quyết nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Không, cũng không phải là phát minh xử lý chất thải của ngựa. Ngựa bị đẩy lui ra các vùng ngoại ô vì sự xuất hiện của xe điện và xe hơi, cả hai loại phương tiện này đều cực kỳ sạch sẽ và rõ ràng là tiện ích hơn. Xe hơi, với giá thành rẻ hơn và tiện dụng hơn xe ngựa được tuyên bố là “vị cứu tinh của môi trường”. Các thành phố trên thế giới có thể thở phào nhẹ nhõm - cuối cùng họ không còn phải bịt mũi nữa - và lại tiếp tục tiến bước phát triển. Câu chuyện, tiếc thay, lại chưa dừng ở đó. Những giải pháp đã cứu thế kỷ XX dường như lại lâm vào tình thế hiểm nghèo ở thế kỷ XXI bởi vì xe hơi và xe điện bản thân chúng lại mang trong mình những tác động ngoại biên tiêu cực. Lượng khí carbon từ hơn 1 tỷ chiếc xe hơi và hàng nghìn lò đốt than đá thải ra trong một thế kỷ qua dường như đã làm trái đất nóng lên. Cũng giống như hoạt động của ngựa trước đây đã từng đe dọa bước tiến của nhân loại, thì nay, xuất hiện một nỗi lo ngại, rằng hoạt động của con người cũng tạo ra nguy cơ tương tự. Martin Weitzman, một nhà kinh tế môi trường của Đại học Harvard đã chứng minh rằng, có khoảng 5% nguy cơ nhiệt độ trái đất sẽ tăng đến độ “đủ để phá hủy hành tinh Trái đất mà chúng ta đang sống.” Ở một vài lĩnh vực - như truyền thông chẳng hạn, không bao giờ gặp phải tình thế mà nó không tiên lượng trước - thì thuyết định mệnh thậm chí còn có đất phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Có lẽ điều này cũng không quá ngạc nhiên. Khi giải pháp cho một vấn đề không xuất hiện ngay trước mắt chúng ta, thì rất dễ kết luận rằng không có giải pháp nào xuất hiện hết. Nhưng lịch sử đã chứng minh hết lần này đến lần khác rằng những giả thuyết như vậy là hoàn toàn sai lầm. Không thể nói rằng thế giới hoàn hảo. Cũng không thể nói rằng tất cả mọi sự phát triển đều tốt đẹp, ngay cả khi sự phát triển của xã hội sản sinh ra những sản phẩm không thể thiếu được đối với một số người. Đó là lý do tại sao nhà kinh tế học Joseph Schumpeter đã gọi chủ nghĩa tư bản là “một sự phá hoại sáng tạo”. Nhưng loài người có khả năng kỳ diệu là luôn tìm ra những giải pháp công nghệ có khả năng hóa giải các vấn đề, và điều này có vẻ đúng với trường hợp trái đất nóng lên. Chẳng phải vì vấn đề này ít nghiêm trọng. Chẳng qua chỉ là sự khéo léo của con người - khi gán cho vấn đề này một động cơ thích đáng - nhất định sẽ khiến nó trở thành một vấn đề hệ trọng hơn. Thậm chí đáng khích lệ hơn, thay đổi công nghệ ngày càng đơn giản hơn, và vì vậy, có giá thành thấp, hơn cả những tiên đoán điên rồ nhất của các nhà tiên tri. Thực vậy, trong chương cuối cùng của cuốn sách, chúng ta sẽ gặp một nhóm những nhà phản kỹ sư, những người đã phát triển không chỉ một mà là hai giải pháp cho vấn đề trái đất nóng lên, cả hai đều có giá rẻ hơn doanh thu bán hàng của hàng trăm con ngựa thuần chủng Keeneland trong nhà bán đấu giá ở Kentucky. Phân ngựa, bỗng nhiên trở nên có giá, đến mức nhiều ông chủ nông trại ở Massachussetts phải gọi cảnh sát để ngăn người hàng xóm chở phân ngựa đi. Người hàng xóm thì cho là có sự hiểu lầm ở đây, rằng ông ta đã được người chủ cũ cho phép. Nhưng người chủ hiện tại cũng không chịu lùi bước, mà ngược lại, đòi ông hàng xóm phải trả 600 đô-la mới được mang phân ngựa đi. Người hàng xóm mê phân ngựa này là ai vậy? Không ai khác chính là Martin Weitzman, một nhà kinh tế học với những dự báo nghiêm trọng về tình trạng trái đất nóng lên. “Xin chúc mừng,” một đồng nghiệp viết cho Weitzman khi câu chuyện này được đăng tải trên báo chí. “Hầu hết các nhà kinh tế học mà tôi biết đều là những nhà xuất khẩu ròng phân ngựa. Và bạn, có vẻ như là một nhà nhập khẩu ròng.” Chế ngự được vấn đề phân ngựa... những hiệu quả không lường của truyền hình cáp... những hiểm nguy khi đi bộ trong tình trạng say rượu: có gì trong số đó liên quan đến kinh tế học? Thay vì tư duy theo kiểu một vấn đề “kinh tế”, tốt hơn hãy coi chúng là những câu chuyện minh họa cho “phương pháp tiếp cận kinh tế.” Đó là khái niệm do Gary Becker - nhà kinh tế học lâu năm thuộc trường Đại học Chicago, người được trao giải Nobel năm 1992 - đưa ra, giờ đã trở nên thông dụng. Trong bài diễn văn nhận giải, ông giải thích rằng phương pháp tiếp cận kinh tế này “không thừa nhận việc con người bị thúc đẩy chỉ bởi tính ích kỷ hay hiếu thắng. Đó là một phương pháp phân tích, không phải là sự thừa nhận về những động cơ cụ thể nào... Hành vi của con người được thực hiện bởi một loạt các giá trị và sở thích phong phú hơn nhiều.” Becker bắt đầu sự nghiệp của mình bằng nghiên cứu về những đề tài không phải là đặc trưng của ngành kinh tế học như: tội ác và sự trừng phạt, nghiện ma túy, sự phân chia thời gian, chi phí và lợi nhuận của các đám cưới, sự nuôi dạy con cái, vấn đề ly hôn. Hầu hết các đồng nghiệp của ông đều không để mắt tới những vấn đề này. “Trong thời gian dài, những việc làm của tôi bị hầu hết các nhà kinh tế học hàng đầu tẩy chay hoặc kịch liệt phản đối. Tôi bị coi là kẻ ‘lạc loài’ và có lẽ không phải là một nhà kinh tế học chân chính.” Ông nhớ lại. Ừm, nếu những gì Gary Becker làm “không phải là đặc trưng của ngành kinh tế học”, thì chúng tôi lại càng muốn thực hiện chúng. Nói cho đúng, những gì Becker đã làm trước đây thì ngày nay được biết tới với tên gọi kinh tế học hài hước - sự kết hợp giữa phương pháp tiếp cận kinh tế với một “góc nhìn lém lỉnh”, sự hài hước - nhưng ở thời điểm đó, người ta còn chưa kịp phát minh ra từ này. Phát biểu trong lễ trao giải Nobel, Becker cho rằng phương pháp tiếp cận kinh tế không phải là vấn đề chính, cũng không phải là một thuật toán lý giải “nền kinh tế”. Hơn thế, đó là một quyết định khám phá thế giới với một góc nhìn hơi khác biệt một chút. Đó là một hệ thống mô tả cách thức con người đưa ra những quyết định và cách thức mà họ thay đổi suy nghĩ; tại sao họ lại yêu và cưới một người nào đó; tại sao họ lại hận và thậm chí giết chết một ai đó; hay như khi đứng trước một cọc tiền, người ta sẽ ăn trộm nó, để mặc đấy, thậm chí còn cho thêm tiền của mình vào; tại sao người ta sợ hãi một điều và khát khao một điều gì khác dù chỉ sai khác so với cái đầu tiên một khoảng cách mỏng manh bằng sợi tóc; tại sao họ trừng phạt một người vì hành vi nào đó, trong khi lại tưởng thưởng cho người khác có cùng hành vi tương tự. Làm sao nhà kinh tế học có thể lý giải tất cả những quyết định như thế? Tất cả thường đều bắt đầu bằng việc tích lũy thông tin, nhập tâm những thông tin ấy, sắp xếp chúng một cách không chủ đích hoặc cũng có thể bỏ quên những thông tin ấy ở đâu đó trong bộ nhớ. Một bộ dữ liệu tốt có thể phải được tích lũy rất lâu trước khi có thể phân tích được hành vi của con người cũng như lý giải được mọi câu hỏi xung quanh vấn đề đó. Công việc của chúng tôi trong cuốn sách này là đi trả lời những câu hỏi như thế. Nó cho phép chúng tôi mô tả, ví dụ như, cách phản ứng của một bác sĩ chuyên khoa ung thư điển hình hay một tên khủng bố hay một sinh viên đại học trong những hoàn cảnh cụ thể và tại sao lại như vậy. Một vài người có thể cảm thấy không dễ dàng khi lý giải các hành vi thất thường của con người bằng các con số xác suất thống kê lạnh lùng. Ai trong số chúng ta lại muốn mô tả bản thân bằng từ “điển hình”? Ví dụ như nếu bạn cộng tất cả đàn ông và đàn bà trên trái đất này vào với nhau, thì bạn sẽ phát hiện ra trung bình một người trưởng thành “điển hình” sẽ có một nửa bầu ngực và một nửa dương vật - Vậy liệu có bao nhiêu người trên trái đất này phù hợp với sự miêu tả ấy? Nếu người yêu của bạn bị chết trong một tai nạn giao thông do lái xe say rượu, thì cảm xúc của bạn sẽ thế nào khi biết rằng đi bộ khi uống say còn nguy hiểm hơn nhiều? Nếu bạn là một cô dâu trẻ người Ấn Độ, người sau này sẽ bị chính chồng mình thiêu sống, thì bạn sẽ vui ra sao khi biết truyền hình cáp đã truyền thêm sức mạnh cho các cô dâu Ấn Độ điển hình? Những sự đối lập này đúng và có thật. Nhưng luôn luôn có những ngoại lệ trong bất cứ quy tắc nào, và biết được quy tắc cũng là một điều tốt. Trong thế giới phức tạp này, khi bất cứ ai cũng có thể có những hành vi bất quy tắc trong rất nhiều trường hợp cụ thể, sẽ rất tuyệt nếu khám phá được điều ẩn sâu bên dưới những hành động ấy. Điểm xuất phát của hành trình tìm kiếm này tốt nhất là nắm bắt được những gì đang diễn ra tính theo trung bình? Để làm được điều này, chúng ta phải tách biệt bản thân khỏi những cách tư duy thông thường của mình - những quyết định hàng ngày, những luật lệ, những tiết chế của bản thân - dựa trên những ngoại lệ và những hoàn cảnh bất thường hơn so với hiện thực. Hãy trở lại năm 2001, mùa hè năm ấy ở nước Mỹ được mô tả là Mùa hè Cá Mập. Giới truyền thông kể những câu chuyện rùng rợn về những vụ tấn công đẫm máu mà cá mập là thủ phạm. Đỉnh cao là câu chuyện về Jesssie Arbogast, một cậu bé 8 tuổi trong khi đang thả mình tận hưởng làn nước ấm áp của vịnh nước cạn Pensacola bang Florida, thì bị một con cá mập ngoạm mất cánh tay phải và một bắp đùi. Tạp chí Time chạy một bài trên trang nhất về những vụ cá mập tấn công. Đây là phần mở đầu dẫn dắt vào bài báo: Những con cá mập lừ lừ tiến đến mà không hề báo trước. Có ba cách tấn công: cắn-và-bỏ chạy, sáp lại-ngoạm và lén lút tấn công. Chiêu cắn-và-bỏ chạy được sử dụng nhiều nhất. Cá mập nhìn thấy bàn chân của con người, nhầm tưởng là cá nên chạy lại cắn một nhát trước khi kịp nhận ra đó không phải là con mồi thường ngày của mình. Thấy sợ không? Những người hay hoảng hốt có thể sẽ không bao giờ lại gần biển nữa. Nhưng bạn đoán xem có bao nhiêu vụ cá mập tấn công thực sự diễn ra trong năm đó? Hãy đoán một con số - sau đó chỉ lấy một nửa con số mà bạn vừa đoán, và rồi lại chia hai thêm vài lần nữa. Tính trong cả năm 2001, trên toàn thế giới chỉ có 68 vụ cá mập tấn công, trong đó có 4 trường hợp tử vong. Những số liệu thực về các vụ cá mập tấn công không chỉ thấp hơn nhiều so với ấn tượng mà giới truyền thông kích động tạo ra; mà nó thậm chí còn không cao hơn so với những năm trước đó và vài năm tiếp theo. Từ năm 1995 đến năm 2005, trung bình mỗi năm có 60,3 vụ cá mập tấn công người trên toàn thế giới, năm nhiều nhất là 79 vụ và năm ít nhất là 46. Trung bình có 5,9 người chết mỗi năm, năm nhiều nhất là 11, thấp nhất là 3. Nói cách khác, những dòng tin trên trang nhất về các vụ cá mập tấn công người trong suốt mùa hè năm 2001 có thể viết lại đơn giản như sau: “Cá mập Tấn công Trung bình trong Năm nay.” Nhưng nếu viết như vậy thì làm sao các báo có thể không bán được ấn phẩm của mình. Vậy là vào lúc này đây, thay vì nghĩ đến cậu bé đáng thương Jesssie Arbogast và thảm kịch mà cậu và gia đình đã phải đối mặt, bạn hãy nghĩ đến điều này: vào năm 2001, thế giới có hơn 6 tỷ người, chỉ 4 người trong số đó chết do bị cá mập tấn công. Có lẽ số người bị chết do xe ô-tô truyền hình thời sự gây tai nạn còn nhiều hơn thế. Trong khi đó, voi làm thiệt mạng hơn 200 người mỗi năm. Vậy tại sao chúng ta lại không “chết điếng người” khi đứng trước lũ voi? Rất có thể vì hầu hết nạn nhân của voi thường sống ở những nơi cách xa trung tâm truyền thông thế giới. Có lẽ cũng còn vài việc phải làm để thay đổi cả nhận thức mà chúng ta tiếp thu, lượm lặt được qua các bộ phim. Rất thân thiện, các chú voi đáng yêu chính là cảm hứng và nhân vật chính cho các bộ phim dành cho thiếu nhi (hãy nhớ đến bộ phim Babar và Dumbo); các bạn cá mập, trong khi ấy, không nghi ngờ gì nữa, lại là những con vật hung dữ, những sát thủ khát máu. Nếu cá mập có bất cứ mối liên hệ luật pháp nào, chắc chắn chúng sẽ yêu cầu một phiên tòa chống lại bộ phim Hàm Cá Mập. Nỗi sợ hãi do cá mập gây ra vào mùa hè năm 2001, cùng những nỗi khiếp đảm khiến người ta cứng họng ấy chỉ lắng xuống xảy ra vụ việc những tên khủng bố tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc vào ngày 11 tháng Chín. Gần 3.000 người bị chết vào ngày hôm ấy - tức là gấp khoảng 2.500 lần so với tổng số người chết do bị cá mập tấn công kể từ vụ tấn công đầu tiên được ghi nhận, trong vòng 16 thế kỷ. Bất chấp những thiếu sót, tư duy trên khái niệm tiêu chuẩn có những lợi thế riêng của nó. Trong cuốn sách này chúng tôi đã cố gắng hết sức để truyền tải những câu chuyện thông qua những dữ liệu được tích lũy hơn là giai thoại cá nhân, những chuyện kể bất thường một cách khác thường, sự bùng nổ xúc cảm dựa trên những thuộc tính đạo đức. Một vài người có thể lập luận rằng mọi con số thống kê đều có thể được dựng lên nhằm một mục đích nào đó, để bảo vệ những lý lẽ không thể bảo vệ được hay đơn giản là nói dối. Nhưng tiếp cận kinh tế hướng tới điều ngược lại: đề cập đến một chủ đề nào đó mà không khiến người nghe sợ hãi hay yêu thích, chỉ là để các con số tự thân nói lên sự thật. Chúng tôi không đứng về phía nào hết. Ví dụ như khi truyền hình xâm nhập vào một xã hội, chúng tôi đã chứng minh rằng về căn bản, nó có ích đối với những người phụ nữ nông thôn Ấn Độ. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi thừa nhận truyền hình có quyền năng hoàn toàn tích cực. Như các bạn sẽ được đọc trong Chương 3, sự xuất hiện của truyền hình ở Hoa Kỳ lại làm nảy sinh một sự thay đổi tàn phá xã hội. Tiếp cận kinh tế không có nghĩa là miêu tả thế giới theo cách mà bất cứ ai trong số chúng ta muốn nó là, như chúng ta sợ nó lẽ là, hay như chúng ta nguyện cầu cho nó trở thành - mà là giải thích thế giới đúng như hiện thực của nó. Hầu hết tất cả chúng ta đều muốn định dạng hoặc thay đổi thế giới theo một cách nào đó. Nhưng để thay đổi được thế giới, trước tiên bạn phải hiểu nó đã. Khi viết cuốn sách này, chúng tôi đã trải qua một năm khủng hoảng tài chính khó khăn, bắt đầu bằng cuộc khủng hoảng cho vay nợ mua nhà dưới chuẩn ở Hoa Kỳ và lan rộng ra, như bệnh dịch hạch kinh tế lây nhiễm ra toàn thế giới. Phải có đến hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn cuốn sách được xuất bản về đề tài ấy. Nhưng đây không phải là một trong số những cuốn sách như vậy. Tại sao? Chủ yếu bởi vì kinh tế học vĩ mô và các khía cạnh phức tạp của nó cũng như các phần chuyển động đơn giản không phải là lĩnh vực của chúng tôi. Sau những sự kiện diễn ra gần đây, người ta có thể băn khoăn liệu kinh tế vĩ mô có phải là phần sân mà bất cứ nhà kinh tế học nào cũng quan tâm hay không. Hầu hết các nhà kinh tế mà công chúng biết đến đều được giới thiệu như những vị thánh có thể cho bạn biết một cách chắc chắn thị trường chứng khoán, lạm phát hay lãi suất sẽ chuyển theo hướng nào. Các nhà kinh tế học có đủ trải nghiệm để lý giải quá khứ, nhưng có rất ít tiền đề để dự đoán tương lai. (Họ vẫn đang tiếp tục tranh luận xem liệu chính sách của Franklin Delano Roosevelt nhằm chế ngự cuộc Đại khủng hoảng có thực sự hiệu quả hay làm cho nó càng trở nên trầm trọng hơn!) Tất nhiên là họ không đơn độc. Dường như việc tin tưởng vào những dự đoán tương lai đã trở thành một phần trong tính cách của loài người - và một tính cách khác, tương tự như vậy, là nhanh chóng quên đi hậu quả của những dự đoán ấy. Vì vậy thực tế là chúng tôi không có gì để nói trong cuốn sách này về cái mà mọi người vẫn gọi là “kinh tế.” Nỗ lực lớn nhất của chúng tôi (dù ít ỏi như bản thân nó) chính là những chủ đề mà chúng tôi đề cập đến, dường như chúng không liên quan trực tiếp đến “kinh tế”, nhưng có thể đưa ra một vài góc nhìn về hành vi của con người trong cuộc sống thực. Tin hay không là tùy bạn, nếu bạn có thể hiểu được động cơ khiến một giáo viên hay một vận động viên sumo gian lận, bạn có thể hiểu vì sao bong bóng kinh tế nợ dưới chuẩn từng xuất hiện trong quá khứ. Những câu chuyện mà bạn sẽ đọc tới đây thuộc về rất nhiều lĩnh vực, từ hành lang những học viện uy nghiêm nhất cho đến những góc phố cáu bẩn nhất. Rất nhiều trong số đó dựa trên nghiên cứu khoa học gần đây của Levitt; một số khác lấy cảm hứng từ một vài nghiên cứu sinh chuyên ngành kinh tế cũng như những kỹ sư, những nhà vật lý học thiên thể, những tên giết người loạn thần cấp hay những bác sĩ cấp cứu, những nhà sử học không chuyên và những nhà thần kinh học nghiên cứu về gen... Gần như tất cả các câu chuyện đều có thể xếp vào một trong hai loại: những chuyện mà bạn luôn nghĩ rằng mình đã biết, nhưng thực ra thì không; và những chuyện bạn không bao giờ biết mình muốn biết về chúng, nhưng sự thực là có. Rất nhiều phát hiện của chúng tôi có thể chưa thực sự hữu ích, hoặc chưa thực thuyết phục lắm. Nhưng không sao hết. Chúng tôi mới chỉ đang nói những lời dạo đầu câu chuyện, đâu đã đến lúc phải nói lời cuối cùng. Điều đó có nghĩa hẳn là bạn sẽ tìm thấy một vài điều để tranh luận trong những trang tiếp theo của cuốn sách này. Nếu các bạn không tranh luận, chúng tôi sẽ rất thất vọng. CHƯƠNG I. TẠI SAO MỘT CÔ GÁI ĐỨNG ĐƯỜNG LẠI GIỐNG ÔNG GIÀ NOEL TRONG CỬA HÀNG BÁCH HÓA? M ột chiều cách đây không lâu, một chiều mát lạnh báo hiệu mùa hè sắp tàn, bên ngoài khu Dearborn Homes, dự án chung cư Bờ Nam Chicago, LaSheeena - một cô gái chừng hai mươi chín tuổi - ngồi trên nắp ca-pô của chiếc SUV. Đôi mắt thâm quầng, nhưng bù lại, trông cô có vẻ trẻ trung, mái tóc thẳng viền quanh khuôn mặt xinh xẻo. Cô mặc một bộ đồ màu đỏ-đen nhăn nhúm xấu xí, kiểu quần áo mà cô vẫn mặc từ khi còn là một đứa trẻ. Cha mẹ rất hiếm khi cho tiền mua quần áo mới, vì vậy cô thường phải mặc lại đồ của các anh họ, và thói quen đó gắn chặt với cô đến giờ. LaSheena kể về những cách kiếm sống của mình. Như cô mô tả thì có bốn việc chính tạo ra thu nhập: “nghề hai ngón”, “giám sát”, cắt tóc và “bán hoa”. “Nghề hai ngón”, cô giải thích, là trộm vặt đồ đạc bán lấy tiền. “Giám sát” nghĩa là lảng vảng canh chừng xung quanh khu vực buôn bán ma túy để các tay anh chị làm ăn. Cắt tóc, cô nhận được 8 đô-la nếu cắt tóc cho các cậu bé và nhận được 12 đô-la khi cắt tóc cho đàn ông. Trong bốn nghề thì nghề nào là tệ nhất? “Bán hoa”, cô trả lời không chút do dự. Tại sao? “Vì tôi không thích đàn ông. Nó khiến tôi thấy mệt óc”. Thế nếu nghề bán dâm kiếm được nhiều tiền gấp đôi thì sao? “Ý là tôi có làm nghề đó nhiều hơn không chứ gì?” cô hỏi. “Vâng, có”. Từ xưa đến nay, sinh ra là đấng nam nhi luôn dễ dàng hơn thân phận một người phụ nữ. Đấy là chuyện hiển nhiên từ đời này sang đời khác, dĩ nhiên, luôn có những ngoại lệ, nhưng dù tính toán thế nào đi chăng nữa, thì đàn bà cũng khổ sở hơn đàn ông. Ngay cả khi đàn ông phải tham gia vào hầu hết mọi cuộc chiến tranh, phải đi săn bắn và làm những công việc nặng nhọc, thì đàn bà vẫn có tuổi thọ trung bình thấp hơn đàn ông. Ở đời có những cái chết vô nghĩa lý hơn những cái chết khác. Ví như từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, có khoảng 1 triệu phụ nữ châu Âu chết để hiến tế cho thần linh, phần lớn nghèo khổ và rất nhiều người trong số đó góa bụa, họ bị coi là nguyên nhân khiến thời tiết khí hậu không thuận lợi làm mùa màng thất bát. Giờ đây tuổi thọ của phụ nữ đã vượt qua tuổi thọ của đàn ông, chủ yếu là nhờ vào sự phát triển của y học. Tuy vậy, đến thế kỷ XX, ở rất nhiều quốc gia, sinh ra là phụ nữ vẫn bị coi là một khiếm khuyết nghiêm trọng. Các cô gái trẻ người Cameroon vẫn bị “là phẳng” ngực - bị đánh đập hoặc “vuốt ve” bằng những chiếc chày gỗ hoặc đổ dầu dừa nóng vào người - để các cô trở nên kém hấp dẫn giới tính hơn. Ở Trung Quốc, tục bó chân cuối cùng cũng chấm dứt (dù đã trải qua cả nghìn năm đau khổ), nhưng ngày nay tỷ lệ phụ nữ bị bỏ rơi, bị mù chữ bẩm sinh vẫn nhiều hơn đàn ông, và họ còn bị ép tự tử. Phụ nữ ở các vùng nông thôn Ấn Độ, như chúng tôi đã nhắc đến ở phần đầu, vẫn tiếp tục đối diện với sự phân biệt đối xử trên tất cả các mặt trong cuộc sống. Nhưng ở những quốc gia phát triển trên thế giới, cuộc sống của phụ nữ lại có bước phát triển thần kỳ. Đến thế kỷ XXI, ở các nước như Mỹ, Anh hay Nhật Bản, không có phân biệt trong triển vọng phát triển của phụ nữ so với đàn ông như một hoặc hai thế kỷ trước đó. Nhìn vào bất cứ đấu trường nào - giáo dục, luật pháp, bầu cử, các cơ hội thăng tiến và nhiều lĩnh vực khác - thì ngày nay, phụ nữ hạnh phúc hơn nhiều so với bất cứ thời điểm nào khác trong quá khứ. Năm 1872, những năm cuối cùng trước khi thống kê này ra đời, 21% sinh viên đại học ở Mỹ là phụ nữ. Ngày nay, con số ấy là 58% và vẫn còn tiếp tục tăng lên. Đó quả thực là một sự áp đảo ấn tượng. Và đến nay vẫn chưa có mức giá nào là hợp lý để trả cho việc sinh ra là một phụ nữ. Một phụ nữ Mỹ từ 25 tuổi trở lên, sở hữu tấm bằng đại học và làm việc toàn thời gian có thu nhập trung bình là 47.000 đô-la. Đàn ông ở điều kiện tương tự thường có thu nhập ít nhất là 66.000 đô-la, cao hơn khoảng40%. Điều tương tự cũng đúng với những phụ nữ làm việc tại các trường đại học đỉnh cao của nước Mỹ. Hai nhà kinh tế Claudia Goldin và Lawrence Katz đã phát hiện ra rằng những người phụ nữ tốt nghiệp trường Harvard có thu nhập ít hơn một nửa so với con số trung bình mà một người đàn ông tốt nghiệp trường Harvard được trả. Ngay cả khi các phân tích chỉ tính đối với những người làm việc toàn thời gian, làm đủ năm và là nhân vật chủ chốt trong các khoa, làm việc chuyên nghiệp và có các yếu tố thuận lợi khác, thì Goldin và Katz vẫn chứng minh được rằng phụ nữ tốt nghiệp Harvard kiếm tiền vẫn kém các đồng môn nam của mình khoảng 30%. Điều gì có thể bù đắp được cho hố sâu ngăn cách ấy? Có rất nhiều yếu tố. Phụ nữ có xu hướng bỏ việc và đặt sự nghiệp sang một bên để chăm lo gia đình hơn đàn ông. Ngay cả trong những nghề nghiệp có thu nhập cao như bác sĩ, luật sư, phụ nữ cũng có xu hướng chọn những chuyên ngành thấp hơn (ví dụ, chọn làm bác sĩ đa khoa hoặc luật sư gia đình). Và vẫn còn tồn tại không ít sự phân biệt giữa nam và nữ trong công việc. Điều này có thể được xếp từ mức độ công khai - từ chối thăng chức cho một phụ nữ vì lý do đơn giản: cô ta không phải là đàn ông - cho đến những lý do ngầm ẩn. Một phần đáng kể trong nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ mập phải chịu sự bất công trong tiền lương hơn đàn ông thừa cân. Điều tương tự cũng xảy ra với những phụ nữ có hàm răng xấu. Những đặc điểm sinh học tự nhiên cũng là một yếu tố nữa. Nhà kinh tế học Andrea Ichino và Enrico Moretti tiến hành phân tích hệ thống dữ liệu cá nhân của một ngân hàng lớn ở Italy và nhận thấy những nhân viên nữ dưới 45 tuổi có xu hướng vắng mặt 1 ngày trong một chu kỳ 28 ngày. Xem xét năng suất lao động của những nhân viên này, các nhà kinh tế học xác định được sự vắng mặt có lý do thường kỳ này tương ứng với 14% tiền lương ít hơn mà họ nhận được so với đàn ông. Hoặc hãy xem xét một đạo luật của Mỹ năm 1972 có tên gọi là Điều luật IX. Nói chung, điều luật này được ban bố với mục đích ngăn cản sự phân biệt giới tính trong hệ thống giáo dục. Điều luật IX cũng yêu cầu các trường trung học và đại học phải thêm vào chương trình học các môn thể thao dành cho phái nữ tương ứng với chương trình thể thao dành cho nam giới. Hàng triệu bạn nữ trẻ tuổi sau đó đã tham gia vào những chương trình mới này, và như nhà kinh tế học Betsey Stevenson đã phát hiện ra, các bạn nữ tham dự các khóa học thể thao ở trường trung học thì có nhiều khả năng sẽ tham dự các chương trình thể thao ở trường đại học, và có cơ hội nhận được những công việc tốt, đặc biệt là ở một số lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao vốn dành cho đàn ông. Đó quả là một tin tốt lành. Nhưng Điều luật IX cũng mang đến một vài tin không vui cho phụ nữ. Khi điều luật được thông qua, hơn 90% các đội tuyển thể thao nữ ở các trường đại học có huấn luyện viên trưởng là phụ nữ. Điều luật IX sinh ra một nghề: lương cao mà mà công việc lại hấp dẫn, thú vị. Giống như một loại thực phẩm quê mùa được một tay đầu bếp cao cấp “phát hiện” và lập tức mang nó ra khỏi căn lều tồi tàn bên đường, đặt lên bàn ăn của những nhà hàng sang trọng nhất, nghề này lập tức thiết lập cho mình những khách hàng mới: đàn ông. Ngày nay, chỉ còn gần 40% đội tuyển thể thao nữ của các trường đại học có huấn luyện viên là phụ nữ. Trong số các môn thể thao, nghề huấn luyện viên trưởng là nữ phát triển nở rộ nhất trong Hiệp hội Bóng chày Nữ Quốc gia (WNBA), được thành lập 13 năm trước đây, như là hệ luận của Hiệp hội Bóng chày Quốc gia. Như đã nói, Hiệp hội bóng chày Nữ Quốc gia (WNBA) có 13 đội tuyển, thì chỉ có 6 trong số đó - lại nữa, ít hơn 50% - có huấn luyện viên đội tuyển là nữ. Điều này thực sự là một bước tiến lớn từ mùa giải thứ 10 của môn thể thao này, khi chỉ có 3 trên tổng số 14 đội tuyển có huấn luyện viên trưởng là phụ nữ. Với tất cả những sự tiến bộ mà phụ nữ đã đạt được trong thế kỷ XXI trên thị trường lao động, thì mẫu phụ nữ điển hình không có lý gì không thể vươn lên dẫn đầu, nếu đơn giản là họ có tầm nhìn, sinh ra dưới vóc dáng đàn ông. Chỉ có một thị trường lao động mà phụ nữ luôn luôn thống trị: mại dâm. Hình thức kinh doanh mại dâm được xây dựng dựa trên một tiền đề đơn giản: Kể từ thời xa xưa, trên trái đất này, đàn ông đã luôn có ham muốn tình dục nhiều hơn những gì mà họ đường đường chính chính nhận được. Vì vậy đương nhiên xuất hiện một nguồn cung cấp những phụ nữ, với mức giá chấp nhận được, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó của đàn ông. Ngày nay nghề mại dâm nhìn chung vẫn bị coi là bất hợp pháp ở nước Mỹ, tất nhiên trừ một vài trường hợp ngoại lệ và rất nhiều mâu thuẫn xung quanh vấn đề này. Trong những năm đầu lập quốc, mại dâm không được ủng hộ nhưng cũng không bị coi là tội lỗi. Trong Kỷ nguyên Tiến bộ (Progressive Era), tức là từ khoảng năm 1890 đến năm 1920, vấn đề này từ từ lắng xuống. Thời kỳ này đã từng xảy ra một cuộc phản đối công khai chống lại “chế độ nô lệ trắng”, trong đó hàng nghìn phụ nữ bị giam cầm đã vùng lên chống lại việc bị ép buộc hành nghề mại dâm. Nhưng vấn đề “nô lệ trắng” hóa ra là một sự phóng đại quá mức. Thực tế trần trụi hơn thế: thay vì bị ép buộc làm gái mại dâm, nhiều người tự nguyện chọn nghề này. Đầu những năm 1910, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc điều tra dân số của 310 thành phố trong 26 bang để kiểm kê số lượng phụ nữ hành nghề mại dâm trên toàn nước Mỹ: “Chúng tôi phác thảo được một bức tranh tổng thể, có khoảng 200.000 phụ nữ đang hành nghề mại dâm trên toàn nước Mỹ.” Vào thời điểm đó, nước Mỹ có khoảng 22 triệu phụ nữ ở độ tuổi từ 15 đến 44. Nếu con số của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra là chính xác, thì cứ 110 người phụ nữ có 1 người ở độ tuổi nói trên là gái mại dâm. Nhưng, hầu hết những người làm nghề mại dâm, khoảng 85%, đều đang ở độ tuổi 20. Nếu vậy thì ở độ tuổi ấy, cứ 50 người có 1 người hành nghề mại dâm. Thị trường gái mại dâm phát triển đặc biệt mạnh mẽ ở Chicago, nơi đây có trên một nghìn nhà thổ. Thị trưởng thành phố đã thành lập Ủy ban các vấn đề liên quan đến Mại dâm (Vice Commission) trong đó tập hợp các lãnh đạo tôn giáo, cũng như các nhà chức trách phụ trách vấn đề dân sinh, giáo dục, pháp luật và y tế. Các thành viên của ủy ban này đã phát hiện ra rằng một khi các cô gái đã dấn thân vào con đường này, thì có một kẻ thù hiểm ác hơn cả tình dục mà họ phải đối đầu, đó là: kinh tế. “Một cô gái quyến rũ nếu làm công việc bình thường, nhận được 6 đô-la tiền công một tuần, vậy thì có gì băn khoăn khi cô ta đồng ý bán thân để lấy 25 đô-la một tuần, bởi cô ta biết rằng tồn tại nhu cầu ấy ngoài xã hội và có những người đàn ông sẵn lòng trả giá?”, Ủy ban này tuyên bố. Tính theo thời giá hiện tại, mức lương 6 đô-la mỗi tuần một cô gái nhận được vào thời điểm đó tương ứng với mức lương ngày nay là 6.500 đô la/năm. Cũng cô gái đó, nếu bán dâm sẽ nhận được 25 đô-la mỗi tuần, theo thời giá hiện đại là hơn 25.000 đô-la/năm. Nhưng Ủy ban các vấn đề liên quan đến Mại dâm cũng biết rằng mức giá 25 đô-la/tuần thấp hơn rất nhiều so với số tiền thực tế mà gái bán dâm ở thành phố Chicago kiếm được. Một phụ nữ làm việc tại “những ngôi nhà đô-la” (một vài nhà thổ thu phí rất ít, 50 cent; một vài nhà khác thu phí 5 hoặc 10 đô-la) kiếm được trung bình là 70 đô-la/tuần, tính ra là 76.000 đô-la/năm nếu ở thời hiện đại. Ở trung tâm của khu Levee, ở vùng lân cận của Bờ Nam nơi những khu nhà thổ nằm san sát nhau, có một nhà thổ tên là Câu lạc bộ Everleigh được Ủy ban các vấn đề liên quan đến Mại dâm mô tả là “nhà chứa nổi tiếng và xa hoa nhất nước.” Khách hàng của nhà thổ này là những ông chủ kinh doanh, chính trị gia, vận động viên thể thao, người nổi tiếng, thậm chí cả một vài người nhiệt tình vận động phản đối nghề mại dâm. Nhân viên của Câu lạc bộ Everleigh, được biết đến với tên gọi “những cô nàng bươm bướm”, không chỉ hấp dẫn, nõn nà và đáng tin cậy, mà còn là những người khéo chuyện, họ có thể trích đọc thơ cổ điển nếu điều đó cứu vớt tâm trạng u uất của một quý ông. Trong cuốn sách Tội ác trong Thành phố Ngầm, tác giả Karen Abbott cho biết Everleigh còn cung cấp thứ tình dục tao nhã mà không phải ở đâu cũng có - tình dục “phong cách Pháp”, ngày nay được biết tới với tên gọi tình dục đường miệng. Ở thời ấy, một bữa ăn tối thịnh soạn có giá khoảng 12 đô-la theo thời giá hiện nay, khách hàng của Everleigh sẵn lòng bỏ ra số tiền tương ứng với 250 đô-la hiện nay để trả phí vào cửa câu lạc bộ, 370 đô-la cho một chai rượu sâm-panh. Nói một cách tương đối thì tình dục cũng khá rẻ: khoảng 1.250 đô-la. Ada và Minna Everleigh, hai chị em “Tú bà” điều hành nhà thổ Everleigh bảo vệ khối tài sản của họ rất cẩn trọng. Các nàng bươm bướm được cung cấp những bữa ăn kiêng có lợi cho sức khỏe, được nhận chế độ chăm sóc sức khỏe tuyệt hảo, được giáo dục cẩn thận, kết quả là tiền công thu về hậu hĩ nhất: khoảng 400 đô-la/tuần, tính theo thời giá hiện tại là khoảng 430.000 đô-la/năm. Rõ ràng thu nhập của một nàng bướm đêm ở Everleigh cao một cách bất thường. Nhưng tại sao một cô gái bán hoa điển hình ở Chicago cách đây hàng trăm năm lại có thể kiếm được số tiền lớn đến vậy? Câu trả lời hợp lý nhất đó là mức lương đó được xác định phần lớn bởi quy luật cung - cầu vốn có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với các luật được quy định bởi luật pháp. Đặc biệt ở nước Mỹ, hai lĩnh vực chính trị và kinh tế không “hòa hợp” cho lắm. Các chính trị gia thì có trăm ngàn lý do để thông qua một đạo luật mà ý nghĩa của đạo luật đó không thực tốt đẹp như nó thể hiện ra, và không phản ánh đúng nguyện vọng của người dân trong cuộc sống thực. Ở nước Mỹ, mại dâm bị coi là phạm pháp, nhưng hầu hết giới chức trách đều đổ dồn con mắt vào những người bán dâm, chứ không phải người mua dâm. Điều này khá đặc biệt. Hãy so sánh với những mặt hàng trái phép khác - hãy nghĩ đến thị trường buôn bán ma túy và vũ khí trái phép - hầu hết các chính phủ đều hướng tới việc trừng phạt những người cung ứng hàng hóa và dịch vụ, hơn là những người tiêu dùng. Nhưng nếu bắt giam những người cung ứng hàng hóa, thì sẽ xuất hiện hiện tượng khan hiếm, do đó hàng hóa chắc chắn bị đẩy giá lên cao, điều này thúc đẩy càng nhiều người cung ứng hàng hóa nhảy vào thị trường béo bở này. Lý do khiến “Cuộc chiến chống ma túy” ở Mỹ thất bại một cách tương đối chính là vì chính phủ tập trung vào người bán, chứ không phải người mua. Trong khi rõ ràng số lượng người tiêu thụ ma túy đông hơn số lượng người bán ma túy, thì có hơn 90% thời gian chấp hành hình phạt liên quan đến ma túy là dành cho những kẻ buôn bán ma túy. Tại sao người ta lại không ủng hộ việc trừng trị những người tiêu thụ các loại hàng cấm? Có vẻ như không công bằng khi trừng phạt những người tiêu dùng “đáng thương”, vì bản thân họ còn không đủ bản lĩnh để thoát khỏi những cám dỗ tội lỗi. Trong khi đó, những người cung ứng hàng cấm thì dễ dàng biến thành quỷ dữ hơn. Nhưng nếu một chính phủ thực sự muốn chặt đứt các nguồn hàng hóa và dịch vụ trái phép, thì chính phủ đó nên truy bắt những người tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ ấy. Ví dụ, nếu một người đàn ông đi “chơi gái” có thể phải chịu mức án hoạn “của quý”, thị trường mại dâm sẽ tức khắc thu hẹp khẩn trương. Ở Chicago hàng trăm năm qua, nguy cơ bị trừng phạt hầu như toàn đổ xuống đầu gái bán dâm. Bên cạnh nỗi đe dọa bị bắt bớ, họ còn phải chịu sự sỉ nhục nặng nề của xã hội. Hậu quả trực tiếp nhất có lẽ là gái bán hoa hầu như không bao giờ có cơ hội lấy được một người đàn ông tử tế làm chồng. Kết hợp các yếu tố này lại với nhau, bạn có thể thấy rằng mức lương của các cô gái bán dâm cần phải đủ cao để họ có thể đáp ứng nhu cầu rất lớn của thị trường mua dâm. Những món tiền lớn nhất, tất nhiên, là do những gái “bán hoa” cao cấp mang về. Vào thời điểm Câu lạc bộ Everleigh đóng cửa - cuối cùng thì Ủy ban các vấn đề liên quan đến Mại dâm Chicago cũng tìm được giải pháp để đóng cửa nó - Ada và Minna Everleigh đã tích lũy được, tính theo thời giá hiện nay, khoảng 22 triệu đô-la. Khu nhà của Câu lạc bộ Everleigh đã biến mất từ rất lâu. Kéo theo khu Levee cũng đóng cửa. Khu vực nơi từng là “đại bản doanh” của Everleigh bị phá hủy vào những năm 1960, thay thế bằng dự án nhà cao tầng. Nhưng Bờ Nam của Chicago vẫn còn đó, và những cô gái bán dâm vẫn tiếp tục làm việc - như LaSheena, trong bộ đồ đen-đỏ - mặc dù khá chắc chắn là bạn không thể yêu cầu họ trích đọc được bất kỳ bài thơ Hi Lạp cổ nào. LaSheena là một trong số rất nhiều cô gái bán hoa mà sau này Sudhir Venkatesk tìm hiểu. Venkatesh, một nhà xã hội học thuộc Đại học Columbia, New York, đã làm khóa luận tốt nghiệp mấy năm cuối ở Chicago, và hiện tại ông vẫn trở lại đó để tiếp tục nghiên cứu. Lần đầu đến Chicago, ông vẫn còn là một thanh niên ngờ nghệch, được bao bọc, hâm mộ ban nhạc Grateful Dead từ khi còn là một cậu bé, bình yên lớn lên ở California, háo hức tìm hiểu mức độ phân biệt chủng tộc - đặc biệt là giữa người da trắng và người da đen - ở khu vực này mạnh đến mức nào bằng một lòng nhiệt thành hiếm có. Không phải là người da đen, cũng chẳng phải hoàn toàn da trắng (ông sinh ra ở Ấn Độ) là một đặc điểm rất thuận lợi cho công việc của Venkatesh, nó giúp ông né tránh được “tên bay đạn lạc” trong cuộc chiến giữa hai bên (một bên là người da trắng) và một bên là khu Bờ Nam (khu ở của người thuần da đen). Trước đó rất lâu, ông đã từng gắn bó với một nhóm côn đồ bảo kê cho một khu vực và tiền kiếm được chủ yếu từ nguồn buôn bán cocain trái phép. (Vâng, đó chính là nghiên cứu của Venkatesh đã xuất hiện trong cuốn sách Kinh tế học hài hước, chương nói về những kẻ buôn bán ma túy và vâng, giờ chúng ta lại viện đến sự giúp đỡ của ông thêm một lần nữa). Sau một thời gian dài, ông trở thành một nhân vật khá quen mặt của nền kinh tế ngầm trong khu vực, và sau khi nghiên cứu xong những tên buôn bán ma túy, ông chuyển qua nghiên cứu về những người bán dâm. Nhưng một hay hai cuộc phỏng vấn với những phụ nữ hành nghề mại dâm như LaSheena cũng không khám phá được mấy bí ẩn. Bất cứ ai thực sự muốn tìm hiểu về thị trường mại dâm đều phải tích lũy được một số lượng đầy đủ dữ liệu chân xác. Tất nhiên nói thì dễ hơn làm. Vì bản chất không hợp pháp của hoạt động này, những nguồn cung cấp thông tin chính thống (các phiếu điều tra dân số hay số liệu đóng thuế) chắc chắn không giúp được gì. Ngay cả khi các cô gái bán dâm được khảo sát trực tiếp trong nghiên cứu trước, tất cả các cuộc phỏng vấn thực tế đều diễn ra từ trước đó rất lâu và đều phải qua trung gian (ví dụ trung tâm cai nghiện, trại phục hồi nhân phẩm) để có được những câu trả lời khách quan. Hơn thế nữa, nghiên cứu trước cho thấy khi người ta được khảo sát về hành vi xấu, thì có xu hướng hoặc sẽ nói giảm đi hoặc sẽ phóng đại lên những gì liên quan đến mình, phụ thuộc vào vấn đề được hỏi và người hỏi. Hãy xem ví dụ về chương trình trợ cấp tiền lương Oportunidades của Mexico. Để nhận được trợ cấp, những người đăng ký phải kê khai tài sản cá nhân của mình và vật dụng gia đình mà mình sở hữu. Sau khi được chấp nhận, một nhân viên của chương trình sẽ đến thăm nhà của người đăng ký xin trợ cấp để tìm hiểu xem họ có kê đúng sự thật không. Cesar Martinelli và Susan W.Parker, hai nhà kinh tế học khi phân tích dữ liệu từ hơn 100.000 hồ sơ của chương trình Oportunidades đã phát hiện ra rằng các ứng viên thường không kê khai một số tài sản như xe hơi, xe tải, máy ghi video, truyền hình vệ tinh và máy rửa bát. Điều này chẳng có gì ngạc nhiên. Những người đang hi vọng được nhận trợ cấp có động cơ chính đáng để làm như vậy, làm ra vẻ nghèo khổ hơn so với tình trạng thực. Nhưng Martinelli và Parker còn khám phá ra rằng, những ứng viên của chương trình còn kê khai quá lên một số tài sản: máy bơm nước gia dụng, hệ thống nước sạch, bình gas và sàn bê tông. Tại sao những người xin trợ cấp lại kê khống những tài sản thiết yếu mà thực tế là họ không có? Martinelli và Parker cho rằng hành động này thuộc về phạm trù xấu hổ. Ngay cả những người nghèo khổ thực sự cần đến tiền viện trợ, thì hình như họ cũng không muốn thừa nhận với nhân viên của chương trình rằng họ sống trên một sàn nhà bẩn thỉu hay một căn nhà không có khu vệ sinh. Venkatesh biết rằng những phương pháp khảo sát truyền thống không thể cho ra những kết quả đáng tin cậy đối với một chủ đề nhạy cảm như mại dâm, nên ông đã cố gắng thử một cách khác: điều tra thực tế, thu thập thông tin tại hiện trường. Ông thuê người theo dõi đứng ở các góc phố hoặc ngồi trong các nhà chứa để tiếp cận gái bán dâm, quan sát trực tiếp những khía cạnh của các cuộc trả giá và còn thu thập được nhiều chi tiết riêng tư do các gái bán dâm cung cấp sau khi chào tạm biệt khách hàng. Hầu hết những người được thuê làm nhiệm vụ theo dõi đều là những gái bán dâm đã giải nghệ - một lựa chọn khôn ngoan vì phải là những người cùng hội cùng thuyền như thế mới có thể moi được câu trả lời trung thực. Venkatesh cũng trả tiền cho những cô gái bán dâm tham gia vào nghiên cứu. Nếu họ sẵn lòng bán dâm vì tiền, ông lập luận, thì chắc chắn họ cũng sẽ sẵn lòng nói chuyện về công việc để lấy tiền. Và đúng là họ sẵn lòng. Trong vòng gần hai năm, Venkatessh thu thập được dữ liệu của 160 cô gái bán dâm ở ba khu vực “đèn đỏ” tại Bờ Nam, truy cập vào hơn 2.200 cuộc trao đổi mua bán dâm. Dữ liệu thu thập được rất đa dạng, bao gồm: - Các tư thế tình dục đặc biệt và thời gian quan hệ - Nơi diễn ra cuộc mua dâm (trong xe hơi, ngoài trời, trong nhà) - Trả công bằng tiền mặt - Trả công bằng ma túy - Chủng tộc của khách mua dâm - Độ tuổi ước lượng của khách mua dâm - Sức hấp dẫn của khách hàng (10 = rất quyến rũ, 1 = kinh tởm) - Có sử dụng bao cao su không - Khách mua dâm lần đầu hay khách quen - Nếu có thể xác định được, liệu khách hàng đã lập gia đình chưa; có công ăn việc làm không; có liên hệ với băng đảng nào không; có ở khu vực đèn đỏ bên cạnh không - Liệu gái mại dâm có ăn cắp của khách hàng không - Khách hàng có gây phiền toái gì cho gái mại dâm không, có đánh đập hay gì khác không - Có phải lúc nào cũng phải trả tiền cho gái mại dâm không, hay là có lúc “miễn phí” Vậy tất cả những dữ liệu cho chúng ta biết điều gì? Hãy bắt đầu bằng tiền công. Dữ liệu thu thập được cho biết một cô gái làng chơi điển hình ở Chicago làm việc 13 giờ một tuần, tiếp khách 10 lần và kiếm được khoảng 27 đô-la mỗi giờ. Suy ra tiền công một tuần kiếm được là 350 đô-la. Con số này tính cả 20 đô-la mà gái bán dâm ăn cắp từ các khách hàng và một số gái mại dâm chấp nhận trả bằng ma túy thay vì tiền mặt - thường là cocain hoặc heroin, và thường là có khuyến mại. Trong nghiên cứu của Venkatesh, 83% đối tượng nghiện ma túy. Cũng giống LaSheena, rất nhiều gái bán dâm còn làm một công việc khác, và Venkatesh cũng theo dõi các hoạt động này nữa. Tiền thu được từ hoạt động bán dâm nhiều gấp 4 lần so với những nghề khác mà họ làm. Nhìn qua thì tưởng như mức tiền kiếm được do bán dâm là cao nhưng thực ra là không khá khẩm gì khi bạn nhìn thấy những mặt trái của nghề này. Trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu, một đối tượng trong nghiên cứu của Venkatesh bị mắc vào khoảng một tá vụ bạo lực. Có ít nhất 3 trong số 160 gái bán dâm tham gia vào nghiên cứu đã chết . “Hầu hết các vụ bạo lực do khách làng chơi là thủ phạm xảy ra khi vì một vài lý do nào đó, khách hàng không thỏa mãn hoặc không thể cương cứng được,” Venkatesh nói. “Vì thế hắn ta cảm thấy xấu hổ - ‘Tôi quá nam tính so với cô’ hoặc ‘Cô quá xấu xí so với tôi!’ Sau đó khách hàng đòi lại tiền, và chắc chắn là bạn không muốn thương lượng gì hết với gã đàn ông mất hết cả thể diện đàn ông đó”. Ngoài ra, số tiền mà những cô gái bán hoa ngày nay nhận được quá bèo bọt so với thù lao mà các bậc “tiền bối” của họ cách đây hàng trăm năm. So sánh với thời kỳ đó, những cô gái như LaSheena dường như đang làm không công vậy. Tại sao thù lao cho các cô gái bán dâm lại tuột dốc thảm hại như vậy? Là vì nhu cầu mua dâm cũng tuột dốc một cách khủng khiếp. Không phải là nhu cầu tình dục giảm xuống. Nhu cầu ấy vẫn hừng hực. Nhưng mại dâm, giống như bất cứ ngành công nghiệp nào, cũng có đối thủ cạnh tranh. Ai là đối thủ cạnh tranh lợi hại đến vậy của các cô gái bán hoa? Đơn giản: đó là bất cứ phụ nữ nào sẵn lòng quan hệ tình dục với đàn ông miễn phí. Trong những thập kỷ gần đây, hiểu biết về tình dục đã phát triển cởi mở đáng kể. Cụm từ “tình dục phóng túng” không hề xuất hiện trong thế kỷ trước (để nói không có chuyện “bạn bè lợi dụng lẫn nhau”). Tình dục ngoài hôn nhân vào thời đó cũng khó được chấp nhận và chịu nhiều điều tiếng hơn rất nhiều so với thời hiện tại. Hãy tưởng tượng một thanh niên trẻ, mới rời khỏi trường đại học, chưa sẵn sàng ổn định cuộc sống, nhưng lại có nhu cầu tình dục. Ở những thập kỷ trước, mua dâm là một sự lựa chọn. Mặc dù bất hợp pháp, nhưng cũng không quá khó để tìm được một gái bán dâm, và nguy cơ bị bắt rất thấp. Mặc dù trong ngắn hạn, phải mất một khoản tiền tương đối lớn để mua dâm nhưng về dài hạn, đó là một lựa chọn tốt vì khách hàng không phải chịu những nguy cơ như có thai ngoài ý muốn hay hôn ước. Có ít nhất 20% đàn ông Mỹ sinh ra trong khoảng năm 1933 đến 1942 quan hệ tình dục lần đầu với gái mại dâm. Giờ hãy tưởng tượng cũng thanh niên trẻ đó hai mươi năm sau. Sự thay đổi trong quan niệm tình dục giờ đây đã cho cậu thanh niên đó cơ hội để quan hệ tình dục mà không phải trả tiền. Vào thế hệ của cậu ta, chỉ có 5% thanh niên quan hệ tình dục lần đầu với một gái bán dâm. Cậu thanh niên đó và bạn bè đồng lứa cũng không phải giữ mình trước hôn nhân. Hơn 70% đàn ông ở thế hệ đó quan hệ tình dục trước hôn nhân, so với 33% ở thế hệ trước đó. Quan hệ tình dục trước hôn nhân là một phương án thay thế hợp lý cho hoạt động mại dâm. Và bởi nhu cầu mua dâm giảm xuống, nên thù lao cho phụ nữ làm nghề mại dâm cũng vì thế mà giảm xuống theo. Giả dụ mại dâm là một ngành công nghiệp điển hình, nó chắc chắn cần thuê những người vận động hành lang nhằm chống lại sự xâm phạm thị trường của “đối thủ cạnh tranh” tình dục trước hôn nhân. Người ta đã tìm cách khép hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân là phạm pháp, hoặc ít nhất, cũng bị đánh thuế rất nặng. Giống các nhà sản xuất thép và đường của Mỹ bắt đầu cảm thấy sức nóng của các đối thủ cạnh tranh - các nhà sản xuất hàng hóa giá thành rẻ hơn đến từ Mexico, Trung Quốc và Brazil - họ đã vận động chính quyền liên bang áp dụng hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa nội địa. Những xu hướng bảo hộ như vậy không có gì mới mẻ. Hơn 150 năm trước, nhà kinh tế học người Pháp Frederic Bastiat, tác giả của cuốn sách “Lời thỉnh cầu của người làm nến” đã miêu tả lợi ích của “các nhà sản xuất nến lớn, nến nhỏ, đèn lồng, nến cây, đèn đường, đèn cầy và cái chụp nến” cũng là lợi ích của “các nhà sản xuất mỡ nến, dầu, nhựa làm nến, rượu cồn làm chất đốt, và tất cả những gì chung nhất liên quan đến ánh sáng”. Những ngành công nghiệp này, Bastiat than phiền rằng “đều đang phải chịu sự hủy hoại do các đối thủ cạnh tranh đến từ bên ngoài tạo ra, sản phẩm liên quan đến ánh sáng của họ có chất lượng chắc chắn thua kém so với sản phẩm nội địa nhưng lại ngập tràn trên thị trường vì có giá thành rẻ đến không ngờ.” Đối thủ cạnh tranh đến từ bên ngoài đê tiện ấy là ai vậy? “Không ai khác, chính là mặt trời,” Bastiat viết. Ông khẩn khoản đề nghị chính phủ Pháp thông qua đạo luật cấm người dân mở cửa đón nắng vào nhà. (Lời thỉnh cầu ấy thật kỳ quặc và nhanh chóng trở thành một câu chuyện châm biếm; nhưng trong guồng quay của bánh xe kinh tế, người ta có thể thông qua những đạo luật tương tự để tránh né sự cạnh tranh từ gốc.) Than ôi, ngành công nghiệp mại dâm lại thiếu mất một vị thủ lĩnh nhiệt huyết, khôi hài thái quá kiểu như Bastiat. Và cũng không giống ngành công nghiệp mía đường và thép, nó chỉ chiếm một phần bé xíu trong hành lang quyền lực ở Washington - tuy vậy, có thể nói, nó có liên can đến rất nhiều người đàn ông có chức vụ cao trong chính quyền. Điều này giải thích tại sao vận mệnh của ngành công nghiệp này lại bị vùi dập đến vậy bởi những cơn gió hoang của thị trường tự do. Về mặt địa lý, hoạt động mại dâm có mức độ tập trung cao hơn so với các hoạt động trái phép khác: gần một nửa các cô gái bán dâm ở Chicago bị bắt giữ đều tập trung ở gần 1/3 trong số 1% các khu nhà của thành phố. Những tòa nhà này có điểm gì chung? Tất cả đều ở gần các ga tàu điện ngầm và những trục đường chính (các cô gái hành nghề mại dâm phải ở một nơi mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy họ), nơi có rất nhiều người dân nghèo sinh sống - hoặc nói thế này, đặc điểm chung của hầu hết các khu vực của người nghèo sinh sống là dư thừa quá nhiều phụ nữ không có việc làm, ở nhà làm nội trợ. Nhờ sự tập trung này mà có thể chỉ cần xem xét dữ liệu về các cô gái bán dâm của Venkatesh cùng dữ liệu về các vụ bắt bớ của Sở Cảnh sát thành phố Chicago là có thể phác thảo được phạm vi hoạt động của các cô gái bán dâm trên toàn thành phố. Kết luận là: trong bất cứ tuần lễ nào, có khoảng 4.400 phụ nữ hành nghề bán hoa trong thành phố Chicago, khoảng 1,6 triệu vụ mua bán dâm mỗi năm, với 175.000 đàn ông. Một trăm năm trước, cũng có khoảng ngần ấy cô gái bán dâm trong thành phố Chicago này. Hãy thử tính xem, từ đó đến nay, dân số của thành phố đã tăng lên 30%, như vậy, tính bình quân đầu người thì tỷ lệ gái bán dâm đã giảm xuống một cách đáng kể. Chỉ có một điều không hề thay đổi: ít nhất là đối với khách hàng, rõ ràng hoạt động mại dâm vẫn là bất hợp pháp. Cơ sở dữ liệu cho thấy cứ khoảng 1.200 cuộc giao dịch với gái mại dâm, thì có một người đàn ông bị bắt giữ. Nghiên cứu của Venkatesk cho thấy hoạt động mại dâm diễn ra ở 3 khu vực khác nhau của thành phố: West Pullman, Roseland và Công viên Washington. Hầu hết những người dân sống xung quanh các khu vực này, cũng như các cô gái bán dâm đều là người Mỹ gốc Phi. Ở hai khu vực sát cạnh nhau là West Pullman và Roseland, sống chủ yếu là tầng lớp dân lao động, rất xa Bờ Nam nơi người da trắng cư trú (West Pullman là khu vực nằm xung quanh nhà máy tàu điện Pullman). Khu vực công viên Washington tập trung người da đèn nghèo từ vài thập kỷ nay. Trong cả 3 khu vực, chủng tộc của khách mua dâm lẫn lộn với nhau. Thứ Hai là ngày vắng khách nhất của gái bán dâm. Thứ Sáu là ngày bận rộn nhất, nhưng tối thứ bảy lại là ngày họ kiếm được nhiều hơn 20% so với ngày thứ Sáu. Tại sao buổi làm việc bận rộn nhất lại không phải là buổi mà các cô gái mại dâm kiếm được nhiều tiền nhất? Bởi vì yếu tố duy nhất quyết định dứt khoát giá của một cuộc mua bán dâm chính là tư thế tình dục mà gái bán dâm phục vụ khách. Và dù có lý do nào đi nữa, thì thứ Bảy khách hàng cũng phải chịu mức phí phục vụ đắt hơn. Hãy xem xét giá cả của 4 tư thế tình dục được những cô gái bán dâm sử dụng thường xuyên nhất: Có một điểm thú vị cần phải nhắc tới đó là giá của hoạt động tình dục đường miệng, qua thời gian, đã bị giáng cấp xuống trở thành hoạt động tình dục “bình thường”. Thời kỳ hoàng kim của nhà chứa Everleigh, đàn ông phải trả gấp đôi hoặc gấp ba để được quan hệ tình dục đường miệng; giờ đây giá của một lần quan hệ đã giảm xuống hơn một nửa. Tại sao? Thật vậy, kiểu quan hệ này giảm thiểu các loại chi phí cho gái bán dâm vì nó loại trừ khả năng mang thai và làm giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. (Hoạt động quan hệ tình dục này cũng đã từng được một học giả sức khỏe cộng đồng gọi là “dễ dàng trốn thoát”, vì nhờ nó mà một cô gái bán dâm có thể thoát thân một cách nhanh chóng khi cảnh sát tới hoặc khi bị khách hàng đe dọa). Quan hệ đường miệng luôn luôn có những lợi thế ấy. Vậy thì điều gì quyết định mức giá khác nhau cho cùng một hoạt động quan hệ tình dục ở những thời kỳ khác nhau? Câu trả lời lý tưởng nhất đó là quan hệ tình dục bằng miệng trước đây thuộc phạm trù cấm kị. Ở thời ấy, quan hệ bằng miệng bị coi là đồi bại, vì nó thỏa mãn nhu cầu tình dục mà không nhất thiết phải sử dụng các bộ phận sinh dục. Nhà thổ Everleigh tất nhiên là vui vẻ lợi dụng điều này. Thực vậy, nhà thổ này nhiệt tình tiếp thị cho hình thức quan hệ tình dục này, bởi vì nó đồng nghĩa với lợi nhuận cao hơn cho nhà thổ, ít sự cố và nước mắt hơn cho các nàng bươm bướm. Nhưng rồi thái độ ứng xử của xã hội thay đổi, sự rớt giá phản ánh đúng hiện thực mới. Sự thay đổi sở thích này không hạn chế được nạn mại dâm. Trong giới trẻ Mỹ, hình thức quan hệ tình dục bằng miệng tăng lên, trong khi quan hệ tình dục trực tiếp và có thai ngoài ý muốn giảm xuống. Một vài người gọi đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng chúng tôi thì cho rằng đây là quy luật kinh tế. Giá thành của kiểu quan hệ tình dục bằng miệng với các cô gái bán dâm giảm xuống do nhu cầu của loại hình này tăng mạnh. Dưới đây là bảng mô tả sự sụt giảm thị phần của mỗi loại hình quan hệ tình dục của giới mại dâm Chicago: Các hình thức quan hệ tình dục “khác” ở đây bao gồm nhảy múa khỏa thân, “tiếp chuyện với khách” (một hoạt động cực kỳ hiếm, số lượng đếm được không vượt quá 5 đầu ngón tay trong tổng số hơn 2.000 vụ mua bán dâm), và những hoạt động tình dục đa dạng khác hoàn toàn đối lập với “chỉ tiếp chuyện với khách”, các kiểu quan hệ tình dục thách thức trí tưởng tượng phong phú nhất của bất cứ người nào, dù đầu óc sáng tạo đến mấy. Bởi vì những kiểu quan hệ tình dục như thế chính là nguyên nhân hàng đầu khiến thị trường mại dâm vẫn thịnh vượng phát đạt: đàn ông thuê gái mại dâm để được thực hiện những hành vi tình dục mà bạn gái hay các bà vợ không bao giờ sẵn lòng thực hiện. (Cũng cần phải nói thêm rằng, tuy vậy, một vài trong số những hành vi tình dục bệnh hoạn nhất trong nghiên cứu của chúng tôi thực tế bao gồm cả hành vi quan hệ tình dục loạn luân, quan hệ đồng giới hoặc không và giữa các thế hệ trong một gia đình). Không phải tất cả khách hàng đều phải trả phí mua dâm giống nhau. Ví dụ, khách hàng da đen trả tiền cho các vụ mua dâm ít hơn khoảng 9 đô-la so với khách hàng da trắng, còn khách hàng người Mỹ gốc Latinh thì trả mức phí trung bình. Các nhà kinh tế học đặt tên cho việc định giá khác nhau cho cùng một sản phẩm là: sự phân biệt giá. Trong thế giới thương mại, không phải lúc nào hiện tượng phân biệt giá cũng có thể diễn ra. Nó cần ít nhất hai điều kiện: Nếu tất cả những điều kiện này có thể hợp nhất, mọi doanh nghiệp đều có thể thu lợi nhuận từ sự phân biệt giá bất cứ khi nào họ muốn. Những doanh nhân hay phải di chuyển thì đã biết điều này quá rõ, vì họ thường phải trả giá cao gấp 3 lần tiền vé so với hành khách ngồi kế bên để được lên máy bay vào phút cuối. Phụ nữ đi làm đẹp trong các salon cắt tóc cũng biết rất rõ điều này, họ thường trả đắt gấp đôi so với đàn ông cho một lần cắt tóc với mức độ hài lòng tương đối giống nhau. Hoặc hãy xem xét thư mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe trực tuyến của Dr.Leonard, trong đó bán một bộ tóc giả Barber Magic với giá 12,99 đô-la, và ở chỗ khác, cũng trên trang web này, lại bán một bộ tóc giả cho loài vật với giá 7,99 đô-la. Hai sản phẩm này thực ra là giống nhau - nhưng có thể Dr. Leonard cho rằng người ta sẽ sẵn lòng chi nhiều tiền hơn cho bộ tóc giả của mình, so với bộ tóc giả dành cho thú cưng. Vậy các gái bán dâm ở Chicago thực hiện việc phân biệt giá như thế nào? Theo Venkatesh tìm hiểu ra, họ sử dụng những chiến lược giá cả khác nhau đối với những khách hàng màu da khác nhau. Khi thỏa thuận với một khách hàng da đen, họ thường nói đúng giá để khách không phải mặc cả. (Venkatesh quan sát thấy khách hàng da đen hay mặc cả hơn khách hàng da trắng - có thể là vì, ông lý giải, khách hàng da đen thường sống ở những khu vực lân cận, vì thế họ cũng nắm rõ giá cả thị trường hơn). Còn khi thỏa thuận giá với khách hàng da trắng, các cô gái mại dâm thường để khách hàng trả giá, với hi vọng biết đâu lại gặp được “khách sộp”. Nhìn vào mức giá mua dâm của người da đen và da trắng chênh lệch rõ ràng trong cơ sở dữ liệu, có vẻ như chiến thuật này hoạt động khá hiệu quả. Một vài yếu tố khác có thể làm giảm giá của một cuộc mua dâm ở Chicago. Ví dụ: Việc giảm giá cho khách hàng trả bằng ma túy không gây ngạc nhiên vì hầu hết các gái bán dâm đều nghiện ma túy. Giảm giá cho địa điểm quan hệ tình dục ngoài đường một phần vì thời gian quan hệ sẽ ngắn lại. Các vụ mua dâm ngoài đường thường có xu hướng diễn ra chóng vánh hơn. Nhưng gái bán dâm cũng tính phí cao hơn cho các cuộc mua dâm diễn ra trong nhà vì họ thường phải trả tiền thuê địa điểm. Một số người thuê phòng trong nhà một ai đó hoặc thuê giường ở một tầng hầm nào đó; một số khác sử dụng các nhà trọ rẻ tiền hoặc cửa tiệm tạp hóa đóng cửa vào ban đêm. Khoản giảm giá cho khách hàng sử dụng bao cao su là một điều ngạc nhiên. Vì rất ít khi bao cao su được sử dụng: ít hơn 25% trên tổng số lần quan hệ tình dục, ngay cả khi chỉ tính quan hệ tình dục trực tiếp hoặc bằng hậu môn. (Khách hàng mới thường hay sử dụng bao cao su hơn khách hàng quen; khách hàng da đen ít sử dụng hơn các nhóm khách hàng khác). Một gái bán dâm điển hình ở Chicago mỗi năm có thể có khoảng 300 lần quan hệ tình dục với khách hàng mà không sử dụng phương pháp bảo vệ nào. Vậy là có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá cả một cuộc mua dâm: bản thân hành động mua dâm, tính chất của khách hàng, thậm chí là địa điểm diễn ra cuộc mua bán. Nhưng, ngạc nhiên là, ở cùng một địa điểm, giá cả một cuộc mua bán dâm gần như là giống nhau. Bạn có thể nghĩ rằng cô này sẽ thu tiền cao hơn những cô khác không hấp dẫn bằng mình. Nhưng điều này rất ít khi xảy ra. Tại sao? Chỉ có một cách lý giải khả dĩ đó là hầu hết khách hàng đều coi người phụ nữ trong trường hợp này là sự thay thế hoàn hảo, hoặc một dạng hàng hóa có thể mua được dễ dàng. Cũng giống như một bà nội trợ vào cửa hàng bán đồ thực phẩm, bà ta có thể thấy nải chuối này ngon hơn những nải còn lại, nhưng giá cả của mặt hàng chuối thì không đổi, nguyên tắc này cũng đúng trong trường hợp những người đàn ông thường xuyên ra vào thị trường này. Có một cách chắc chắn để khách hàng được giảm giá lớn đó là làm việc trực tiếp với các gái bán dâm mà không qua bất cứ một kẻ trung gian nào. Nếu được vậy, anh ta sẽ tiết kiệm được 16 đô-la một lần, cho cùng một kiểu quan hệ tình dục. Điều này dựa trên cơ sở dữ liệu về gái bán dâm ở hai khu Roseland và West Pullman. Hai khu này ở cạnh nhau và có nhiều điểm tương đồng. Nhưng ở West Pullman, việc mua bán dâm đều qua trung gian, trong khi ở Roseland thì không như thế. Khu West Pullman có vẻ quy củ hơn một chút, do vậy cộng đồng tạo áp lực không cho phép gái mại dâm đứng đầy đường phố. Roseland, trong khi đó, là khu vực phức tạp hơn. Ngay cả khi những tay anh chị ở Chicago không thèm dính líu gì đến việc môi giới mại dâm, nhưng chúng cũng không muốn có kẻ lảng vảng nhúng mũi vào công việc làm ăn của mình. Sự khác biệt cơ bản này cho phép chúng ta tính toán mức độ ảnh hưởng của nhân tố trung gian trong thị trường mua bán dâm. Trước hết, phải trả lời một câu hỏi quan trọng: làm sao chúng ta biết chắc rằng có thể so sánh hai cộng đồng gái mại dâm? Có thể gái bán dâm làm việc với những tay ma cô dẫn khách có tính cách khác so với gái bán dâm khác. Có thể họ thông minh hơn hoặc ít sử dụng ma túy hơn. Nếu như vậy, chúng ta chỉ có thể so sánh hai cộng đồng gái mại dâm chứ không thể đo được mức độ ảnh hưởng của nhân vật trung gian ở đây. Nhưng thực tế, nhiều phụ nữ trong nghiên cứu của Venkatesh đã đi qua đi lại hai khu vực, lúc thì làm việc với những tay môi giới mại dâm, lúc thì không. Điều này cho phép chúng tôi phân tích dữ liệu theo hướng có thể tính toán tách bạch được mức độ ảnh hưởng của nhân tố trung gian trong thị trường mua bán dâm. Và cũng cần phải ghi chú thêm rằng, khách hàng phải trả thêm 16 đô-la nếu họ qua môi giới. Họ có có xu hướng phải mua dịch vụ đắt đỏ hơn – và không theo quy tắc nào – còn các cô gái bán dâm thì nhận được nhiều tiền hơn. Ngay cả khi người môi giới đã lấy đủ phần của mình, khoảng 25% giá trị cuộc mua bán, thì những cô gái bán dâm vẫn kiếm được nhiều tiền hơn mà không phải sử dụng nhiều mánh khoé, thủ thuật gì. Bí mật thành công của những tay môi giới là có thể kiếm được nhiều loại khách hàng hơn so với các gái bán dâm phải tự mình tìm khách. Theo kết quả nghiên cứu của Venkatesh, những tay môi giới mại dâm ở khu West Pullman dành phần lớn thời gian để tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là khách hàng da trắng, từ các câu lạc bộ đêm trong khu trung tâm hoặc các sòng bạc ven sông gần Indiana. Dữ liệu cũng cho thấy, môi giới còn mang lại nhiều thứ cho các gái bán dâm hơn là tiền bạc. Một gái bán dâm làm việc qua trung gian môi giới có xu hướng ít bị khách hàng đánh đập cũng như ít bị những tay anh chị trong khu phố làm khó dễ. Vậy, nếu là một gái bán dâm ở Chicago thì thông qua một tay ma cô dẫn khách có vẻ khôn ngoan hơn. Chỉ cần trả một ít tiền môi giới, là có thể rũ khỏi đầu mọi phiền toái. Giá mà đại lý của mọi ngành kinh doanh đều mang lại những lợi ích như thế. Hãy xem xét một môi trường kinh doanh khác: bất động sản. Bán nhà cũng vậy, bạn có thể sử dụng môi giới hoặc không. Dù những người môi giới bất động sản thu phần trăm lệ phí mua bán thấp hơn so với một cuộc mua bán dâm – 5% so với 25% - nhưng với mỗi cuộc mua bán thành công, họ thường thu về trên dưới 10.000 đô-la. Vậy những tay “cò nhà đất” có kiếm được tiền không? Ba nhà kinh tế học gần đây đã phân tích dữ liệu mua bán bất động sản ở Madison, Wisconsin, nơi có thị trường bất động sản chính chủ phát triển thịnh vượng. Thị trường này giúp trang web về bất động sản chính chủ (FSBOMadison.com) hoạt động rất sôi nổi, mỗi gia chủ đăng tin bán nhà phải nộp lệ phí 150 đô-la, và không chịu ràng buộc gì nếu ngôi nhà được bán. So sánh hoạt động kinh doanh bất động sản chính chủ ở Madison với hoạt động kinh doanh bất động sản qua các văn phòng môi giới nhà đất ở Madison trên tất cả các phương diện – giá cả, chất lượng nhà và khu vực nhà ở, thời gian trên thị trường và các yếu tố khác – các nhà kinh tế học có thể tính toán được mức độ ảnh hưởng của những người môi giới bất động sản. Họ đã phát hiện được gì? Các ngôi nhà trên trang web FSBOMadison.com thường được bán với giá không khác mấy so với khi được bán thông qua môi giới. Điều này làm người ta nghĩ những người môi giới bất động sản hoạt động không tốt. Một ngôi nhà được bán với giá 400.000 đô-la thì sẽ mất khoảng 20.000 đô-la cho dịch vụ môi giới, thay vì 150 đô-la cho trang FSBOMadison.com. (Trong khi ấy, một nghiên cứu gần đây cho thấy các trung tâm môi giới bất động sản thường bán thông tin nhà đất với giá 500 đô-la một căn, cũng thu được số tiền tương tự như những người môi giới bất động sản chuyên nghiệp.) Có một vài điểm quan trọng để giải thích cho hiện tượng này. Đổi lại việc phải trả 5% phí môi giới nhà đất, sẽ có một ai đó lo tất cả mọi thủ tục mua bán nhà cho bạn. Đối với một số người bán nhà thì mức phí này cũng “đáng đồng tiền bát gạo”. Thật khó để nói rằng hiện tượng này cũng diễn ra ở các thành phố khác. Hơn thế nữa, nghiên cứu này được thực hiện vào thời điểm thị trường nhà đất đang lên, điều này có thể khiến hoạt động môi giới làm ăn dễ dàng hơn. Còn nữa, những người lựa chọn phương thức bán nhà không cần thông qua môi giới có thể có đầu óc kinh doanh hơn. Cuối cùng, ngay cả khi những gia chủ bán được nhà với mức giá tương đương với giá mà những người môi giới bán, thì họ cũng phải mất hơn 20 ngày mới bán được. Nhưng hầu hết mọi người cho rằng sống thêm trong căn nhà cũ 20 ngày thì cũng đáng so với việc bỏ ra 20.000 đô-la. Một người môi giới bất động sản hay một tay dẫn mối gái mại dâm đều cung cấp một dịch vụ cơ bản giống nhau: tiếp thị sản phẩm tới khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu này cho thấy, Internet hiện đang cung cấp một phương án thay thế tuyệt vời cho những tay môi giới bất động sản. Nhưng nếu kinh doanh thân xác thay vì bán nhà, thì Internet không phải là một phương án tốt - hoặc ít nhất là chưa phải là phương án tốt - để kết hợp người bán với người mua. Vì vậy một khi bạn xem xét giá trị mà bạn nhận được từ hai loại hình dịch vụ này, thì tương đối rõ ràng là dịch vụ môi giới mại dâm có giá hơn so với dịch vụ môi giới nhà đất. Hoặc, đối với những ai thích những kết luận mang tính toán học thì: Môi giới mại dâm > Môi giới nhà đất Trong nghiên cứu của Venkatesh, có 6 đối tượng làm nghề môi giới quản lý gái bán dâm ở West Pullman, và ông biết rõ từng tên trong số đó. Tất cả đều là đàn ông. Trước đây, hoạt động này thường do đàn bà đảm nhiệm, ngay cả trong những khu mại dâm nghèo nhất ở Chicago. Nhưng đàn ông, bị hấp dẫn bởi mức thu nhập cao, đã nhảy vào cuộc - lại thêm một ví dụ về việc đàn ông gia nhập vào lãnh địa riêng của phụ nữ trong lịch sử dài dằng dặc của nghề này. Sáu tay môi giới này có độ tuổi xấp xỉ 30 đến ngoài 40 và “tất cả đều đang hoạt động tương đối tốt”, Venkatesh kết luận, kiếm được khoảng 50.000 đô-la mỗi năm. Một vài người có những công việc hợp pháp khác - sửa chữa ô tô hoặc quản lý cửa hàng – hầu hết đều có nhà riêng. Không ai trong số họ nghiện ma tuý. Một trong số những nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là đối phó với cảnh sát. Venkatesh thấy rằng những người môi giới mại dâm có mối quan hệ tốt với cảnh sát, đặc biệt là với một cảnh sát tên là Charles. Hồi đầu mới đi tuần ở khu vực này, Charles đã gây phiền phức và bắt giữ những người môi giới. Nhưng hành động này bị chặn đứng. “Khi bạn bắt giữ những kẻ môi giới, thì bạn sẽ phải chiến đấu để loại bỏ vị trí của họ,” Venkatesh nói, “và bạo lực thì còn tệ hơn là mại dâm.” Vậy là thay vì bắt giữ những tay môi giới, Charles ăn chia với họ trong một vài thương vụ. Những tay môi giới đồng ý không lảng vảng quanh khu vực công viên khi lũ trẻ con chơi đùa ở đó, đảm bảo gái mại dâm không xuất đầu lộ diện. Ngược lại, cảnh sát sẽ để yên cho những kẻ môi giới làm việc – và quan trọng là, họ cũng sẽ không bắt giữ các gái bán dâm. Theo nghiên cứu của Venkatesh, chỉ có duy nhất một cuộc bắt giữ chính thức một gái bán dâm trong khu vực do các tay môi giới kiểm soát. Trong số tất cả những lợi thế mà một gái bán dâm nhận được khi làm việc thông qua kẻ dắt mối, thì không bị bắt giữ là một trong những lợi thế lớn nhất. Nhưng bạn lại không cần đến một tay môi giới để thoát khỏi nhà giam. Trung bình một gái bán dâm ở Chicago tiếp khách 450 lần thì mới bị bắt giữ, và chỉ 1/10 trong số đó bị vào tù. Vấn đề là ở chỗ, không phải là cảnh sát không biết các gái bán dâm ở đâu. Cũng không phải họ “mặt trơ trán bóng” mà lờ đi, càng không phải thị trưởng thành phố đã nới lỏng để nạn mại dâm hoạt động công khai. Hơn hết, đây là một ví dụ điển hình của cái mà các nhà kinh tế học gọi là vấn đề của người ủy thác và thụ lý. Đó là những gì diễn ra giữa hai bên trong một hoàn cảnh ngầm dường như có cùng một động cơ nhưng thực ra lại không phải như thế. Trong trường hợp này, có thể coi cảnh sát trưởng là bên ủy thác. Anh ta muốn hạn chế số lượng gái mại dâm trên đường phố. Tay cảnh sát tuần tra trên phố, trong khi ấy, lại là bên thụ lý. Anh ta cũng muốn giảm số lượng gái mại dâm, ít nhất là trên lý thuyết, nhưng anh ta lại không có động cơ đủ mạnh để thực hiện các cuộc bắt giữ. Khi một vài viên cảnh sát nhìn ra điều này, thì gái mại dâm lại đưa ra cho họ một đề nghị hấp dẫn hơn một cuộc bắt bớ nhiều: tình dục. Điều này thể hiện rõ trong kết quả nghiên cứu của Venkatesh. Trong tất cả các giao dịch mại dâm mà ông theo dõi, có khoảng 3% là miễn phí dành cho nhân viên cảnh sát. Số liệu không nói dối: một cô gái bán dâm ở Chicago chắc chắn chấp nhận quan hệ tình dục với một viên cảnh sát hơn là bị anh ta bắt giữ. Sẽ rất khó để làm bộc lộ mặc cảm của một gái bán dâm trên phố - sự mất thể diện, nguy cơ bị lây nhiễm bệnh tật, và rất gần với mối đe dọa bị bạo hành. Không nơi nào an ninh kém như khu Washington Park, khu vực thứ ba trong nghiên cứu của Venkatesh, nằm cách khoảng 6 dặm về phía nam của Roseland và West Pullman. Về mặt kinh tế, khu vực này đình trệ hơn, và người ngoài khó xâm nhập được, nhất là người da trắng. Các gái bán dâm tập trung xung quanh 4 địa điểm: hai tòa nhà lớn, một khu trung tâm thương mại chạy dài qua 5 khu phố, bản thân công viên - một khu vực rộng 372 mẫu được Ferderick Law Olmsted và Calvert Vaux thiết kế vào những năm 1870. Theo nghiên cứu của Venkatesh, gái bán dâm ở Công viên Washington không nhờ đến những tay môi giới, và họ kiếm được ít tiền nhất so với các khu còn lại. Điều này có thể khiến bạn nghĩ rằng những phụ nữ này thà làm bất cứ việc gì khác còn hơn là bán dâm. Nhưng tính năng của một nền kinh tế thị trường là giá cả luôn có xu hướng tìm được chỗ đứng cho mình vì thế ngay cả những công việc tồi tệ nhất cũng có người sẵn sàng nhảy vào làm. Với các cô gái bán dâm, thì họ cũng chẳng xấu đi hay tốt lên nếu họ làm hay không làm nghề mại dâm. Nghe ngớ ngẩn không? Câu trả lời rõ ràng nhất cho lập luận này có một xuất phát điểm không ai ngờ đến: người Mỹ từ lâu đã yêu thích một truyền thống đó là tụ tập gia đình. Vào ngày lễ Quốc Khánh 4 tháng 7, Công viên Washington chật ních những gia đình và những đám đông tụ tập lại với nhau trong các bữa tiệc ngoài trời. Đối với một số người, chỉ uống một cốc nước chanh hiệu Aunt Ida trong thời điểm này là không đủ thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Nó làm nhu cầu tìm gái mại dâm trong Công viên Washington tăng vọt mỗi năm vào dịp này. Và các cô gái bán dâm rất sẵn lòng làm bất cứ điều gì tốt cho công việc kinh doanh của bản thân: họ tăng giá khoảng 30% và làm thêm giờ trong phạm vi có thể kiểm soát được. Điều thú vị nhất là, nhu cầu tình dục của cánh đàn ông vừa đề cập thu hút một loại gái bán dâm đặc biệt – những người dường như cả năm trời vẫn làm một công việc chính thức nào đó, nhưng trong những ngày nghỉ lễ bận rộn, họ quyết định tạm nghỉ công việc hiện tại và làm thêm. Hầu hết những gái mại dâm bán thời gian này đều có con cái và chịu trách nhiệm chăm sóc gia đình; họ cũng không nghiện ma túy. Nhưng cũng giống những người tìm vàng trong thời đổ xô đi tìm vàng, hay những tay môi giới nhà đất trong thời sốt đất, họ thấy được cơ hội kiếm tiền và không ngần ngại nhảy vào. Giống như câu hỏi đặt ra ở đầu chương này – Làm sao một gái đứng đường lại giống ông già Noel trong cửa hàng bách hóa? – câu trả lời đã quá rõ ràng: cả hai đều lợi dụng cơ hội do các công việc ngắn hạn mang lại trong kỳ nghỉ, khi nhu cầu về một loại mặt hàng tăng đột biến. Chúng ta đã biết được rằng nhu cầu mại dâm ngày nay thấp hơn rất nhiều so với thời kỳ cách đây sáu mươi năm (mặc dù cũng tăng đôi chút vào các kỳ nghỉ), một phần lớn bởi cuộc cách mạng nữ quyền. Nếu bạn thấy ngạc nhiên, hãy xem xét một khía cạnh nữa, đó là những nạn nhân bất đắc dĩ của cuộc cách mạng nữ quyền: trẻ em trong độ tuổi đi học. Từ trước đến nay, công việc dạy học thường do phụ nữ đảm nhiệm. Hàng trăm năm qua, giáo viên là một trong số ít công việc phù hợp với phụ nữ, không kể nội trợ, dọn dẹp hoặc những công việc phục vụ. (Y tá cũng là một nghề phù hợp với nữ giới, nhưng nghề giáo viên có ưu thế hơn, tỷ lệ 6 giáo viên trên 1 y tá). Thời ấy, gần 6% lực lượng lao động nữ là giáo viên, kéo theo những người giúp việc (19%), phụ vụ (16%) và giặt ủi (6,5%). Trong số những nghề có thu nhập, thì đó là một lựa chọn của các sinh viên tốt nghiệp đại học. Vào năm 1940, có đến 55% các nữ sinh viên tốt nghiệp đại học làm công việc giáo viên, khi họ ở vào độ tuổi 30. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cơ hội cho các phụ nữ thông minh bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Đạo luật trả lương công bằng năm 1963 và Luật bình đẳng năm 1964 là những yếu tố tạo nên sự thay đổi mang tính xã hội trong nhận thức về vai trò của phụ nữ. Càng có nhiều cô gái bước chân vào trường đại học, thì càng có nhiều phụ nữ sẵn sàng bước vào thị trường lao động, đặc biệt là ở những nghề hấp dẫn mà trước đây không mấy khi dành chỗ cho họ như: luật sư, bác sĩ, doanh nhân, tài chính và những nghề khác nữa. (Một trong số những “anh hùng vô danh” góp công trong cuộc cách mạng này các quy định về chế độ thai sản, cho phép các bà mẹ có thể trở lại làm việc sau khi sinh con). Những nghề nghiệp cạnh tranh với mức lương cao, đã thu hút được những phụ nữ giỏi giang sáng láng nhất. Những người này nếu sinh ra sớm hơn một thế hệ, rất có thể đã chỉ là những cô giáo bình thường. Nhưng họ không như vậy. Kết quả là xảy ra hiện tượng chảy máy chất xám trong cộng đồng giáo viên. Năm 1960, khoảng 40% cô giáo lọt vào top 5 những người có chỉ số IQ cao nhất và những bài test khác, với chỉ khoảng 8% nằm ở top dưới. Hai mươi năm sau, ít hơn một nửa trong số đó lọt vào top 5, nhưng có nhiều hơn 2 lần trong số đó lọt vào top dưới. Và rất khó để kéo mức lương đang tuột dốc thảm hại của giáo viên so với những nghề nghiệp khác lên cao. “Chất lượng giáo viên đã tuột dốc qua nhiều thập kỷ”, hiệu trưởng danh dự của các trường công ở thành phố New York tuyên bố vào năm 2000, “và không ai muốn nhắc tới điều này”. Điều đó không có nghĩa là hiện nay không còn nhiều giáo viên giỏi. Tất nhiên là có. Nhưng nhìn chung kỹ năng của các giáo viên đã giảm sút trong những năm qua, và đi kèm với đó là chất lượng cơ sở vật chất trường học. Từ năm 1967 đến năm 1980, chất lượng các bài kiểm tra ở Mỹ giảm xuống 1,25 bậc. Nhà nghiên cứu giáo dục John Bishop gọi sự suy giảm này là “chưa từng có tiền lệ trong lịch sử”, và lập luận rằng hiện tượng này gây ngáng trở nghiêm trọng cho sự phát triển quốc gia, và tệ hơn là nó sẽ tiếp tục như thế trong thế kỷ XXI. Nhưng đối với những phụ nữ nhảy được sang công việc thuộc lĩnh vực khác, thì mọi việc là tốt đẹp, phải vậy không? Vâng, đại loại thế. Như chúng tôi đã viết ở phần trước, ngay cả những phụ nữ được học hành đến nơi đến chốn nhất thì thu nhập của họ vẫn kém so với bạn đồng nghiệp nam cùng trình độ. Điều này đặc biệt đúng trong các lĩnh vực cao cấp như tài chính và các lĩnh vực hợp tác - ở những lĩnh vực này, dù sao vai trò của phụ nữ vẫn đang bị đánh giá rất không đúng mức. Số lượng các nữ tổng giám đốc điều hành tăng lên 8 lần trong những năm qua, nhưng có chưa tới 1,5% vị trí giám đốc điều hành do phụ nữ đảm nhiệm. Trong số 15.000 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ, chỉ có khoảng 2% vị trí được trả lương cao nhất do nữ giới chiếm lĩnh. Đây là một con số đáng kinh ngạc vì trong vòng 20 năm trở lại đây, thu nhập của những phụ nữ có bằng MBA của các trường đại học hàng đầu nước Mỹ đã tăng lên 30%. Tỷ lệ đóng góp của phụ nữ hiện nay đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, 43%. Các nhà kinh tế học Marianne Bertrand, Claudia Goldin và Lawrence Katz cố gắng lý giải khoảng cách bí ẩn trong thu nhập giữa hai giới bằng cách phân tích thu nhập của hơn 2.000 phụ nữ và nam giới có bằng MBA của trường Đại học Chicago. Kết luận của họ là: sự phân biệt về giới tính chỉ đóng vai trò thứ yếu trong sự khác biệt tiền lương giữa nam giới và phụ nữ, thì người ta thích nghĩ rằng - hoặc do thiếu cơ sở lý luận – đó là lý do chính giải thích cho hầu hết các trường hợp chênh lệch tiền lương giữa hai giới. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến điều này: - PHỤ NỮ NHẬN ĐƯỢC ÍT QUYỀN LỰC HƠN NAM GIỚI, VÀ CÓ THỂ ĐIỀU QUAN TRỌNG HƠN, LÀ HỌ ÍT THAM GIA NHỮNG KHÓA HỌC TÀI CHÍNH HƠN. Khi tất cả những yếu tố khác đều ngang nhau, thì kinh nghiệm tài chính và thu nhập của hai giới là tương đối đồng đều. - TRONG KHOẢNG 15 NĂM SỰ NGHIỆP ĐẦU ĐỜI, PHỤ NỮ LÀM VIỆC ÍT HƠN NAM GIỚI, 52 GIỜ/TUẦN SO VỚI 58 GIỜ/TUẦN. Trong vòng 15 năm, sáu giờ làm việc chênh lệch tương ứng với sáu tháng kinh nghiệm mà phụ nữ có ít hơn nam giới. - SỰ NGHIỆP CỦA PHỤ NỮ BỊ NGẮT QUÃNG HƠN NAM GIỚI. Sau 10 năm làm việc, chỉ khoảng 10% nam giới có bằng MBA nghỉ 6 tháng hoặc hơn mà không làm việc, trong khi tỷ lệ tương ứng ở phụ nữ là 40%. Vấn đề là dường như rất nhiều phụ nữ, kể cả những người có bằng MBA, đều yêu con trẻ. Trung bình tỉ lệ giờ làm việc của phụ nữ có bằng MBA không có con cái ít hơn đàn ông có bằng MBA 3%. Nhưng phụ nữ có bằng MBA có con cái làm việc kém đến 24%. “Tiền phạt trực tiếp do làm việc thời gian ngắn hơn và nghỉ gián đoạn của những người có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh là vô cùng lớn,” ba nhà kinh tế học viết. “Dường như rất nhiều bà mẹ là thạc sĩ quản trị kinh doanh, đặc biệt là những người có chồng khá giả quyết định đi chậm lại trên con đường sự nghiệp trong vòng vài năm sau khi họ sinh đứa con đầu lòng.” Đây là một vòng xoáy kỳ lạ. Rất nhiều trong số những phụ nữ thông minh sáng láng nhất của nước Mỹ cố gắng giành lấy bằng MBA để kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng rốt cuộc họ lại cưới một ông chồng trong số những người thông minh và sáng láng nhất, một người cũng có thu nhập cao - điều này cho phép họ được sống một cuộc sống sung túc mà không phải làm việc quá nhiều. Vậy nỗ lực của phụ nữ khi đầu tư thời gian và tiền bạc để theo đuổi tấm bằng MBA có phải là một sự lãng phí? Có lẽ không. Bởi vì họ sẽ không bao giờ có thể gặp gỡ được những người bạn đời như thế nếu không học tập tại trường quản trị kinh doanh. Còn một góc nhìn nữa để cân nhắc khi xem xét khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ. Thay vì đánh giá mức thu nhập thấp hơn của phụ nữ so với đàn ông là một thất bại, có thể hãy coi nó như một tín hiệu cho thấy mức lương cao hơn đơn giản là không phản ánh đúng ý nghĩa của động cơ làm việc của phụ nữ so với đàn ông. Liệu có thể nào nghĩ rằng điểm yếu của đàn ông là làm ra nhiều tiền bạc hơn, cũng như điểm yếu của phụ nữ là thiên chức làm mẹ? Hãy xem xét một cuộc thử nghiệm, trong đó những người đàn ông và phụ nữ trẻ được tuyển vào để thực hiện một bài kiểm tra toán với 20 câu hỏi. Phiên bản đầu tiên, mỗi người tham dự sẽ được trả tiền công như nhau, có mặt dự thi được trả 5 đô-la, hoàn thành bài thi được trả 15 đô-la. Ở phiên bản thử nghiệm thứ hai, những người có mặt dự thi được trả 5 đô-la, mỗi câu trả lời đúng được trả thêm 2 đô-la. Kết quả thế nào? Ở phiên bản thử nghiệm trả phí đồng đều, đàn ông chỉ thể hiện nhỉnh hơn phụ nữ một chút, chỉ hơn 1 câu trả lời đúng trên tổng số 20 câu hỏi so với phụ nữ. Nhưng trong phiên bản kiểm tra có thưởng theo số câu trả lời đúng, đàn ông bỏ xa phụ nữ. Số phụ nữ trả lời đúng trong hai phiên bản kiểm tra gần như giống nhau, trong khi trung bình một người đàn ông trả lời nhiều hơn 2 câu đúng trên tổng số 20 câu hỏi. Các nhà kinh tế học đã tìm mọi biện pháp để thu thập dữ liệu và sử dụng những kỹ thuật phân tích phức tạp để tìm ra lý do tại sao phụ nữ lại kiếm được ít tiền hơn đàn ông. Điểm khó khăn cơ bản, là ở chỗ đàn ông và đàn bà quá khác nhau về mọi mặt. Điều mà các nhà kinh tế học thực sự muốn làm là tiến hành một thí nghiệm, đại loại như: lấy một nhóm phụ nữ và nhân bản vô tính phiên bản nam giới của nhóm người này; sau đó thực hiện tương tự với một nhóm đàn ông; sau đó ngồi lại và quan sát. Bằng việc xem xét thu nhập của mỗi nhóm người so với nhóm phiên bản của họ, có thể sẽ thu được một số dữ liệu chân thật. Hoặc, nếu nhân bản vô tính không phải là phương án bạn lựa chọn, vậy thì hãy lấy một nhóm phụ nữ, tách họ ra làm hai nhóm ngẫu nhiên, dùng phép màu chuyển đổi giới tính cho họ, giữ nguyên tất cả những điều kiện khác, và làm điều tương tự với một nhóm đàn ông. Đáng tiếc là các nhà kinh tế học không được phép thực hiện những thí nghiệm như vậy. (Chưa thì đúng hơn!). Nhưng các cá nhân đều có thể tự thực hiện thí nghiệm này nếu họ muốn. Chúng ta sẽ gọi đó là thí nghiệm chuyển đổi giới tính. Vậy điều gì xảy ra khi một người đàn ông quyết định phẫu thuật và tiêm hormone để trở thành một phụ nữ (mà ta gọi là đàn ông-hóa thành-đàn bà) hoặc một người phụ nữ quyết định sống cuộc đời như một người đàn ông (một người đàn bà-hóa thành-đàn ông)? Ben Barres, một nhà sinh học thần kinh thuộc Đại học Stanford, sinh ra là nữ với tên khai sinh là Barbara Barres, chuyển đổi giới tính thành đàn ông vào năm 1997, ở tuổi 42. Ngành sinh học thần kinh, cũng như toán học và các môn khoa học khác, đều thu hút rất nhiều đàn ông theo đuổi. Quyết định đó là “một điều ngạc nhiên với bạn đồng nghiệp và sinh viên”, ông viết, nhưng họ “kinh sợ điều này”. Thực vậy, trí tuệ của ông dường như toả sáng hơn. Một lần, sau khi Barres kết thúc buổi diễn thuyết, một nghiên cứu sinh trẻ tuổi quay lại phía một người bạn của Barres, cũng là thính giả của buổi thuyết trình hôm đó, đưa ra một lời khen ngợi vụng về: “Bài giảng của Ben Barres hôm nay tốt hơn nhiều so với bài giảng của chị ông ấy.” Nhưng Barres không hề có chị em gái; lời khen ngợi thực ra muốn nhắc đến “Barres cũ”, Barres phiên bản nữ giới. “Việc chuyển giới từ đàn ông thành đàn bà khó khăn hơn so với việc chuyển đổi đàn bà thành đàn ông,” Barres thừa nhận. Vấn đề là, ông nói, đàn ông thường bị mặc định phải xuất sắc ở một số lĩnh vực – đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và tài chính – trong khi phụ nữ thì không. Mặt khác, hãy xem xét trường hợp của Deirdre McCloskey, một nhà kinh tế học tiềm năng ở Đại học Illinois, Chicago. Sinh ra vốn là một quý ông, Donald, và quyết định trở thành phụ nữ vào năm 1995, khi đã 53 tuổi. Kinh tế học, cũng như khoa học thần kinh, là lãnh địa riêng của đàn ông. “Tôi chuyển đến Spokane để làm việc trong một hãng sản xuất nông sản lớn.” Cô kể lại. Điều này là một chứng minh không cần thiết. Nhưng McCloskey đã “phát hiện ra một hình phạt lạ lùng dành cho tôi nếu nhìn từ góc độ kinh tế. Tôi có thể kiếm được nhiều tiền hơn nếu tôi vẫn là ông Donald.” McCloskey và Barres chỉ là hai trường hợp điển hình trong dữ liệu thu thập được. Hai nhà nghiên cứu tên là Kristen Schilt và Matthew Wiswall muốn khảo sát một cách có hệ thống sự thay đổi mức lương của những người trưởng thành chuyển đổi giới tính. Đây không hẳn là thử nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện – nhưng trên hết, những người chuyển đổi giới tính ấy không phải là những người được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, cũng không phải là những người phụ nữ hay đàn ông điển hình trước hay sau khi chuyển đổi giới tính – nhưng dù sao thì các kết luận cũng rất đáng để tâm. Schilt và Wiswall nhận thấy rằng phụ nữ trở thành đàn ông thì kiếm được nhiều tiền hơn một chút sau khi chuyển đổi giới tính, trong khi trung bình, những người đàn ông biến thành phụ nữ lại có mức thu nhập chưa bằng 1/3 so với mức lương cũ mà họ kiếm được. Kết luận được đưa ra của họ đi kèm với một số khó khăn/cảnh báo. Lúc đầu, số lượng mẫu thử rất nhỏ: chỉ có 14 người đàn ông-hóa thành-đàn bà và 24 người đàn bà-biến thành-đàn ông. Hơn thế nữa, những người tham gia nghiên cứu chủ yếu được tuyển từ những cuộc hội thảo về chuyển giới. Chi tiết này khiến họ được xếp vào danh mục mà Deirdre McCloskey gọi là “những người chuyển đổi giới tính chuyên nghiệp”, những người không thực sự mang tính đại diện. “Có thể thấy một điều hiển nhiên là,” bà nói, “người ta không chỉ đơn giản biến thành phụ nữ và sau đó tiếp tục sống cuộc đời mới, mà họ còn luôn ngoái nhìn quá khứ, những người ấy không thể trở thành những người thành công nhất trong công việc được. (Cô ấy có thể thay đổi giới tính, nhưng một khi đã là nhà kinh tế học, thì cô ấy sẽ mãi là một nhà kinh tế học.) Trở lại Chicago, trong một khu phố sang trọng chỉ cách nơi gái mại dâm hành nghề vài dặm, có một người sinh ra đã là phụ nữ, luôn là phụ nữ và kiếm được nhiều tiền hơn mức mà cô ấy có thể tưởng tượng ra. Cô gái ấy lớn lên trong một gia đình lớn khá lập dị ở Texas, sau đó bỏ nhà và gia nhập quân đội. Cô được đào tạo ngành điện tử, làm việc trong phòng nghiên cứu và phát triển các hệ thống hàng hải quốc gia. Phục viên sau 7 năm trong quân đội, cô làm nghề lập trình viên cho một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới. Mức lương cứng của cô có tới 5 chữ số 0 ở cuối, cô cưới một người đàn ông có mức thu nhập có tới 6 chữ số 0 ở cuối, làm nghề môi giới cho vay thế chấp. Cô có một cuộc sống thành đạt nhưng, ừm, nhàm chán. Rồi cô ly hôn (cặp vợ chồng này chưa có con cái) và trở lại Texas, một phần để săn sóc cho một người họ hàng yếu bệnh. Lại tiếp tục làm nghề lập trình, cô tái hôn và cuộc hôn nhân ấy cũng thất bại. Sự nghiệp của cô không phát triển thêm nữa. Cô thông minh, có năng lực, có đầu óc biện luận và cô cũng sở hữu vẻ bề ngoài hấp dẫn, tròn trịa, tóc vàng, những yếu tố luôn gây cảm tình với người đối diện. Nhưng cô không muốn làm việc vất vả như trước nữa. Cô trở thành chủ doanh nghiệp, điều hành duy nhất một nhân viên nữ, cho phép cô có thể chỉ phải làm việc 10 đến 15 giờ mỗi tuần và kiếm được gấp 5 lần so với mức lương cũ. Tên của cô là Allie và cô là một gái mại dâm. Cô vào nghề một cách tình cờ, hoặc ít nhất là vì thiếu hiểu biết. Gia đình cô mộ đạo, và Allie lớn lên trong môi trường “rất khắt khe”, cô nói. Khi trưởng thành, cô cũng vẫn sống khổ hạnh như vậy. “Bạn biết đấy, chỉ sống quanh quẩn ở vùng ngoại ô, không được uống quá 2 cốc bia trong một buổi tối và không bao giờ được đi chơi quá 7 giờ tối.” Nhưng là một phụ nữ trẻ đã ly hôn, cô bắt đầu truy cập vào các trang web hẹn hò – cô quan tâm đến đàn ông, và tình dục, dĩ nhiên – và rất đơn giản thêm một dòng “tuyển bạn tình” vào hồ sơ cá nhân. “Tôi thấy, gần như nó có tác dụng ngay lập tức,” cô nhớ lại. “Lúc ấy tôi chỉ nghĩ cứ thử thêm chi tiết này vào xem sao.” Ngay lập tức, cô nhận được vô số hồi âm. “Tôi chỉ có ngồi click chuột máy tính vào nút thu nhỏ các cửa sổ giao tiếp, chỉ như vậy tôi mới có thể đứng vững được!” Cô đồng ý gặp người đàn ông đầu tiên vào lúc 2 giờ chiều, trong giờ hành chính tại một khách sạn nằm góc phía tây nam của khu để xe. Anh ta đi một chiếc Mercedes màu đen. Allie thậm chí còn không biết tính phí thế nào. Cô nghĩ chắc khoảng 50 đô-la. Anh ta là một nha sĩ – bề ngoài khá bạo dạn, đã kết hôn, và cực kỳ dễ chịu. Vào phòng, Allie rất căng thẳng khi cởi đồ. Cô không còn nhớ nổi điều gì diễn ra hôm ấy (“tất cả mọi thứ đều trở nên lơ mơ”, cô nói) nhưng cô vẫn nhớ rằng “không có gì thật sự khác biệt hay bất cứ điều gì khác.” Khi xong việc, người đàn ông đặt một ít tiền lên váy áo của cô. “Cô làm việc này lần đầu phải không?” anh ta hỏi. Allie cố gắng nói dối nhưng vô ích. “Thôi được rồi,” anh ta nói, “đây là những gì cô cần phải làm.” Sau đó anh ta bắt đầu giảng giải cho cô. Cô phải cẩn trọng hơn; cô không nên dễ dàng chấp nhận gặp người lạ mặt trong một khu để xe; cô cần phải biết nhiều hơn về khách hàng của mình.” “Anh ấy là cuộc hẹn hò hoàn hảo đầu tiên”, Allie nói. “Đến hôm nay tôi vẫn còn cảm thấy mang ơn anh ta”. Sau khi người đàn ông rời khỏi phòng, Allie đếm số tiền đặt trên váy của mình: 200 đô-la. “Tôi đã tiêu hết số tiền đó từ lâu, nhưng thực tế cho thấy đã có người thậm chí chỉ để lại cho tôi có vài xu – vâng, thật sự rất sốc.” Ngay lập tức, cô quyết định làm gái mại dâm toàn thời gian, nhưng cũng lo sợ bị gia đình và bạn bè phát hiện ra. Vì vậy cô bắt đầu “đánh bóng” hồ sơ của mình, cắt hết những chi tiết khiến người thân có thể nhận ra. Cô rút ngắn thời khóa biểu làm việc nhưng đồng thời tự thấy bản thân mình rất mâu thuẫn khi chấp nhận việc này. Đó là lúc cô quyết định chuyển đến sống ở Chicago. Phải, đó là một thành phố rộng lớn có thể làm Allie choáng ngợp, nhưng không giống như New York hay Los Angeles, nó đủ ấm áp để một cô gái phương nam như cô cảm thấy gần gũi. Cô xây dựng một trang web (việc này nằm trong tầm tay), qua các lần thử và sai, cô xác định được danh mục những trang khiêu dâm nào có thể giúp cô thu hút được đúng loại khách hàng sẵn sàng trả tiền để được qua đêm với cô. Điều hành “doanh nghiệp một nhân viên nữ” mang lại cho cô khá nhiều lợi thế, chủ yếu là cô không phải chia sẻ lợi nhuận với bất cứ ai. Nếu trước đây, có thể Allie đã phải làm việc cho một ai đó kiểu như chị em nhà Everleigh, những người này có thể trả công cho cô rất hậu hĩ nhưng cũng lấy đủ phần của họ để trở nên giàu có. Giờ đây Internet đã biến Allie trở thành “tú bà” của chính mình và giúp cô tích luỹ làm giàu. Người ta đã nói quá nhiều về khả năng phi trung gian hóa tuyệt diệu của Internet – loại bỏ được các đại lý trung gian và những tay môi giới hút máu – trong những ngành công nghiệp như du lịch, bất động sản, bảo hiểm, và trên các sàn chứng khoán, trái phiếu. Nhưng thật khó mà tưởng tượng ra một thị trường phù hợp với sự phi trung gian hóa một cách tự nhiên hơn thị trường mại dâm. Mặt trái duy nhất là Allie không trông chờ được vào ai, ngoài chính bản thân mình để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và đảm bảo rằng họ sẽ không đánh đập hoặc ăn quịt. Cô đã định ra một giải pháp vừa đơn giản, vừa thông minh. Khi có một khách hàng mới liên hệ trực tuyến, không bao giờ cô đồng ý gặp cho đến khi biết được tên thật và số điện thoại nơi làm việc của anh ta. Buổi sáng của ngày hẹn, cô sẽ giả đò gọi cho khách hàng của mình vào số điện thoại văn phòng chỉ để nói cô đang rất háo hức chờ. Nhưng cuộc gọi đó thực chất chỉ là một cách để cô ngầm nói với khách hàng rằng cô có thể tìm được anh ta bất cứ khi nào cô muốn và, nếu có điều gì không ổn, cô sẵn sàng “thổi bay” cả văn phòng của anh ta. “Chẳng ai muốn thấy cảnh loạn đả hết”, cô nói kèm theo một nụ cười. Từ trước đến giờ, cô mới viện đến phương cách này đúng một lần, sau khi một khách hàng trả tiền giả. Khi Allie đến văn phòng, lập tức anh ta phải thanh toán sòng phẳng. Cô tiếp khách tại căn hộ của mình, nhất là ban ngày. Hầu hết khách hàng của cô là những người đàn ông da trắng, trung tuổi, 80% trong số đó đều đã kết hôn và ban ngày thì họ dễ tìm được cách để trốn việc đi “chơi hoa” hơn buổi tối. Allie thích các buổi tối rảnh rỗi để được thư thái đọc sách, xem phim hoặc đơn giản là nghỉ ngơi. Cô thu phí 300 đô-la một giờ - đó là mức giá chung mà các cô gái có “đẳng cấp” giống như cô đưa ra – kèm theo đó là một vài khoản giảm giá nho nhỏ như: 500 đô-la cho 2 giờ hoặc 2.400 đô-la cho nguyên ngày. Khoảng 60% các cuộc hẹn là theo giờ. “Văn phòng của tôi”, cô gọi chiếc giường ngủ của mình kèm theo một nụ cười – là một chiếc giường Victoria bốn cọc đồ sộ, chân giường màu gụ có chạm khắc, phủ trên đó là một chiếc khăn phủ bằng lụa màu mỡ gà. Để leo lên được chiếc giường này không dễ. Khi được hỏi có khách hàng nào gặp trở ngại khi lên giường không, cô thừa nhận rằng chiếc giường này từng bị một quý ông béo đẫy làm gẫy cách đây không lâu. Allie đã làm gì trong trường hợp đó? “Tôi bảo ông ta rằng cái giường chết tiệt này bị gãy từ trước và xin lỗi vì không kịp sửa.” Cô là kiểu người luôn nhìn thấy ở người khác những điểm tốt – và bởi vậy, cô tin rằng nó đã góp phần vào thành công trong sự nghiệp “kinh doanh” của mình. Cô thành thực yêu thích những người đàn ông đến với cô, và vì thế họ cũng thích Allie, không phải chỉ vì tình dục. Thường họ sẽ tặng quà cho cô: một phiếu mua hàng trên Amazon.com trị giá 100 đô-la; một chai rượu đẹp mắt (cô đã kiểm tra trên Google để biết được giá trị của nó); và, một lần, một chiếc MacBook mới. Những người đàn ông rất ngọt ngào khi nói chuyện với cô, khen cô đẹp hoặc khen đồ trang sức. Họ đối xử với cô, theo cách mà cánh đàn ông muốn đối xử với vợ mình, nhưng thường không có cơ hội. Hầu hết các gái bán hoa cùng “đẳng cấp” với Allie đều tự gọi mình là “lả lơi”. Khi Allie trò chuyện với các bạn “đồng nghiệp” của mình, cô chỉ gọi họ là “gái”. Nhưng cô không né tránh. “Tôi thích các cô gái làm tiền, tôi thích các cô gái điếm, tôi thích tất cả bọn họ,” cô nói. “Thôi nào, tôi biết mình đang làm gì, vì vậy, tôi không có ý định tự vuốt ve, nịnh bợ.” Allie có nhắc đến một cô bạn làm nghề gái gọi với giá 500 đô-la một giờ. “Cô ta nghĩ mình danh giá hơn các cô gái sẵn sàng quan hệ tình dục bằng miệng để lấy 100 đô-la, tôi những muốn nói thẳng vào mặt cô ta rằng “Phải, cưng ạ, cưng cũng chỉ là một ả khốn kiếp mà thôi.” Về điểm này, có vẻ như Allie đã sai lầm. Mặc dù cô tự nhận mình không khác các cô gái bán dâm trên phố khác, nhưng dường như cô giống một kiểu vợ biết “làm sang” cho chồng hơn. Chỉ có điều cô là người vợ tốt được thuê theo giờ. Thực sự cô không bán tình dục, hoặc ít nhất là không chỉ bán tình dục. Cô bán cho những người đàn ông cơ hội được giao tiếp với vợ mình, nhưng trong một phiên bản trẻ trung hơn, gợi cảm hơn – mà không gặp phải rắc rối và không phải chịu những khoản chi phí dài hạn họ thực sự phải bỏ ra để có được một cô vợ như thế. Trong vòng một đến hai giờ đồng hồ, cô là hiện thân của một người vợ lý tưởng: xinh đẹp, hấp dẫn, thông minh, biết cười khi nghe kể chuyện cười và biết cách giúp bạn thỏa mãn. Âm nhạc yêu thích đã được bật lên, món đồ uống khoái khẩu đã được để lạnh chờ bạn thưởng thức. Cô ấy còn không bao giờ sai bạn đi đổ rác. Allie nói cô “rộng lượng hơn một chút” so với một vài cô khác khi phải thỏa mãn những yêu cầu hơi khác thường của khách hàng. Ví dụ, có những khách hàng ở Texas vẫn thường xuyên bay đến tìm cô và yêu cầu cô kết hợp với một vài món đồ chơi tình dục mà anh ta cất trong một chiếc valy, trong những tư thế mà hầu như không ai có thể hình dung rằng đó là quan hệ tình dục. Nhưng cô thẳng thừng yêu cầu khách hàng sử dụng bao cao su. Vậy nếu khách hàng đề nghị trả cho cô 1 triệu đô-la để quan hệ tình dục mà không dùng bao cao su thì sao? Allie dừng lại trước câu hỏi này. Sau đó, cô thể hiện rằng cô hiểu biết về cái mà các nhà kinh tế học gọi là sự lựa chọn đối nghịch, cô tuyên bố rằng cô cũng sẽ không chấp nhận lời đề nghị ấy – bởi vì bất cứ khách hàng nào đủ điên rồ để đề nghị chi một triệu đô-la cho một lần quan hệ tình dục không bảo vệ thì chắc chắn anh ta sẽ phải tỉnh táo đến độ biết né tránh mọi loại phí tổn. Khi cô bắt đầu hành nghề ở Chicago, với giá 300 đô-la/giờ, nhu cầu về gái mại dâm lúc đó rất cao. Cô muốn tiếp bao nhiêu khách cũng có, tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của cơ thể, làm việc gần 50 giờ mỗi tuần. Cô giữ nhịp độ làm việc đó trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng sau khi đã trả xong tiền mua xe, và có một khoản tích lũy nho nhỏ, cô trở lại nhịp độ làm việc 15 giờ/tuần. Ngay cả khi đã như vậy, cô bắt đầu băn khoăn liệu một giờ công lao động của mình có đáng giá hơn 300 đô-la hay không. Tính ra, nếu một tuần làm việc 15 giờ, trung bình cô cũng đã thu được hơn 200.000 đô-la mỗi năm. Sau đó, thực tế cô đã nâng giá lên 350 đô-la/giờ. Cô tiên lượng là số lượng khách hàng sẽ phải giảm xuống, nhưng không. Vì vậy, sau vài tháng, cô tiếp tục tăng giá lên 400 đô-la/giờ. Một lần nữa, nhu cầu của khách hàng vẫn không có dấu hiệu giảm xuống. Allie phát bực lên với chính mình. Rõ ràng là cô đã tính phí quá rẻ trong suốt thời gian qua. Nhưng ít nhất thì cô cũng đã tăng giá một cách có chiến lược, chỉ tạo ra sự khác biệt nhỏ trong các bước giá. Đối với những khách hàng thân thiết, cô vẫn duy trì mức giá cũ nhưng với những khách hàng khác cô thông báo giá mới là 400 đô-la – và nếu họ chê đắt, cô dễ dàng xua tay để bỏ qua. Dù sao họ cũng còn nhiều sự lựa chọn khác. Không lâu sau đó, cô lại tiếp tục tăng giá, đến 450 đô-la/giờ, và vài tháng sau, là 500 đô-la/giờ. Trong vòng khoảng 2 năm, Allie đã tăng giá lên 67% mà nhu cầu của khách hàng vẫn chưa thấy giảm xuống. Hành trình tăng giá của Allie còn làm bộc lộ một điểm đáng ngạc nhiên khác: cô càng tăng giá, thì cô lại càng ít phải quan hệ tình dục với khách. Với giá 300 đô-la, cô phải căng thẳng làm việc với những khách muốn quan hệ tình dục bao nhiêu lần cũng được, miễn là anh ta đủ sức. Nhưng phải trả 500 đô-la một giờ, cô thường chỉ phải uống rượu và ăn tối cùng khách – “một buổi hẹn hò ăn tối 4 tiếng kết thúc bằng 20 phút mây mưa cuối buổi”, cô kể, “mặc dù tôi vẫn là cô gái ấy, ăn mặc như cũ, và nói những câu chuyện cũ như khi tôi chỉ tính giá 300 đô-la/giờ.” Cô cho rằng mình có thể đã hưởng lợi từ một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Đó là vào quãng năm 2006, 2007, những năm mà các giám đốc ngân hàng, luật sư và nhân viên buôn bán bất động sản phất lên. Nhưng Allie đã nhận thấy rằng hầu hết những người mua dịch vụ của cô đều, nói theo ngôn ngữ kinh tế học, là những người nhạy cảm với giá cả. Nhu cầu tình dục dường như không liên quan gì đến sự phát triển của kinh tế. Chúng tôi ước chừng khá chính xác là có khoảng gần 1.000 gái gọi cao cấp như Allie ở Chicago, hoặc hành nghề tự do hoặc làm việc cho một đường dây cung cấp mại dâm. Những cô gái đứng đường như LaSheena có thể đang làm công việc tồi tệ nhất nước Mỹ. Nhưng với gái gọi “cao cấp” như Allie, hoàn cảnh có vẻ hoàn toàn khác biệt: lương cao, giờ làm việc tự do và rất ít nguy cơ bị đánh đập hay bị cảnh sát tóm. Vậy vấn đề nan giải thực sự là tại sao một người như Allie lại trở thành gái gọi, trong khi số phụ nữ không chọn nghề này lại nhiều hơn. Chắc chắn là nghề mại dâm không phải dành cho tất cả mọi phụ nữ. Bạn phải thích quan hệ tình dục ở mức vừa đủ, và sẵn sàng hi sinh một số thứ, ví dụ như không có chồng (trừ khi anh ta rất thấu hiểu, hoặc quá tham lam). Nhưng tất cả những bất lợi này dường như chẳng quan trọng khi mức giá đưa ra là 500 đô-la một giờ. Thực vậy, khi Allie tin tưởng thổ lộ về cuộc sống của mình cho một cô bạn lâu năm, rằng mình là một gái gọi cao cấp và miêu tả cuộc sống mới của mình, vài tuần sau, cô bạn này cũng nhảy vào làm ăn cùng Allie. Allie chưa từng có bất cứ rắc rối nào với cảnh sát, và tất nhiên hi vọng sẽ không bao giờ vướng phải. Sự thực là có khi cô sẽ phát rồ lên nếu hoạt động mại dâm được luật pháp cho phép, bởi vì chiến lược tăng giá của cô xuất phát từ thực tế là dịch vụ cô cung cấp không thể được pháp luật thông qua. Allie đã trở thành “trùm sò” trong lĩnh vực của mình. Cô được coi là một trong những bà chủ có máu mặt, biết tiết chế tổng chi phí, kiểm soát được chất lượng, biết cách phân loại giá cả và hiểu rõ về cả nguồn cung và cầu trên thị trường. Cô cũng yêu thích công việc của mình nữa. Nhưng sau tất cả những gì đã nói, Allie bắt đầu tìm kiếm chiến lược để rút lui. Cô đã gần 30 tuổi, và trong khi vẫn còn hấp dẫn, cô hiểu rằng nhan sắc rồi sẽ lụi tàn. Cô cảm thấy tiếc cho những bậc đàn chị trong nghề, họ như những vận động viên già cỗi, thậm chí còn không biết khi nào nên rút ra khỏi nghề này. (Một vận động viên như thế, một cầu thủ bóng chày nổi tiếng đã đề nghị Allie qua đêm với ông ta khi cô đang đi nghỉ ở Nam Mỹ mà không biết cô là gái mại dâm chuyên nghiệp. Allie đã từ chối, cô không thích làm việc trong kỳ nghỉ.) Còn một lý do nữa, đó là cô bắt đầu mệt mỏi khi phải sống cuộc đời bí mật. Gia đình và bạn bè không biết cô là một gái mại dâm, và không hoài nghi gì về vỏ bọc mà cô thể hiện ra với họ. Những người duy nhất cô có thể không phải che dấu chính là những gái bán hoa khác, nhưng họ lại không phải là những người thân. Cô đã tiết kiệm được một khoản tiền, nhưng cũng chưa đủ để về hưu. Vì vậy cô bắt đầu lên kế hoạch cho sự nghiệp kế tiếp của mình. Cô đã có bằng tư vấn nhà đất. Cơn sốt nhà ở đã lên đỉnh điểm, và dường như thật dễ để chuyển nghề vào thời điểm ấy, khi cả hai công việc đều là những nghề tự do về mặt thời gian. Nhưng có quá nhiều người cùng ý tưởng. Rào cản để bước chân vào ngành môi giới bất động sản mỏng manh đến nỗi cứ hễ có cơn sốt đất nhẹ là xuất hiện cả loạt những trung tâm môi giới bất động sản mới – và trong 10 năm qua, số thành viên của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Mỹ đã tăng lên 75% - con số này chắc chắn gây áp lực đến thu nhập trung bình của họ. Và Allie kinh hoàng khi phát hiện ra chỉ nhận được một nửa số tiền hoa hồng từ trung tâm môi giới thuê cô làm việc. Đó là một sự cắt xén tệ hại. Cuối cùng Allie cũng nhận ra điều mà cô thực sự muốn làm: trở lại trường đại học. Cô có thể xây dựng mọi thứ từ những kinh nghiệm thu lượm được khi điều hành công việc kinh doanh của mình và nếu mọi việc suôn sẻ, đăng ký học ngành này có thể cho cô những hiểu biết để tạo ra mức thu nhập hấp dẫn mà không phải dùng đến vốn tự có. Cô chọn theo học ngành gì vậy? Kinh tế, tất nhiên rồi. CHƯƠNG 2. VÌ SAO NHỮNG KẺ ĐÁNH BOM LIỀU CHẾT NÊN MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ ? N ếu bạn biết ai đó ở Đông Nam Uganda sắp có con trong năm tới, bạn hãy cầu nguyên với cả trái tim mình rằng đứa trẻ sẽ không sinh vào tháng 5. Bởi nếu như vậy, khoảng hơn 20% nguy cơ đứa bé mới sinh sẽ mất khả năng nhìn, nghe hay học tập khi trưởng thành. Sau 3 năm nữa, sinh em bé vào tháng 5 là bình thường. Nhưng mối hiểm họa chỉ dịch chuyển, chứ không biến mất; Tháng 4 lúc này sẽ là tháng đáng lo ngại nhất. Điều gì có thể tạo nên hiện tượng kì lạ này? Trước khi bạn trả lời, hãy cân nhắc điều này: hiện tượng tương tự đã từng được phát hiện cách nửa vòng trái đất, ở Michigan. Thực tế là, ở Michigan đứa trẻ sinh ra vào tháng 5 có thể còn mang rủi ro cao hơn so với ở Uganda. Nhà kinh tế học Douglas Almond và Bhashkar Mazumder đã có câu trả lời đơn giản cho hiện tượng lạ lùng và phiền não này: tháng Ramadan. Một số khu vực ở bang Michigan có rất nhiều người Hồi giáo sinh sống, cũng giống như ở Đông Nam Uganda. Giới luật của đạo Hồi là không ăn uống vào ban ngày trong suốt tháng Ramadan. Phần lớn phụ nữ Hồi giáo tham gia kể cả khi đang mang thai; việc ăn kiêng này diễn ra trong ngày kể từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn. Bằng phân tích những dữ liệu sinh nở của khu vực này trong nhiều năm, hai nhà khoa học Almond và Mazumder đưa ra kết luận: hầu hết những thai nhi sinh trong tháng Ramadan đều phải chịu hậu quả của việc nhịn ăn này trong suốt quá trình phát triển. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào việc đứa trẻ đang ở giai đoạn nào của thai kỳ khi tháng Ramadan diễn ra. Những hậu quả nghiêm trọng nhất xảy ra khi người mẹ nhịn ăn vào tháng đầu tiên của thai kỳ, tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra nếu người mẹ nhịn ăn vào bất kỳ thời điểm nào cho tới tận tháng thứ 8. Đạo Hồi sử dụng Âm lịch, vì thế tháng Ramadan bắt đầu sớm hơn 11 ngày mỗi năm. Năm 2009, nó diễn ra từ 21 tháng 8 tới 19 tháng 9, khiến cho tháng 5 năm 2010 trở thành tháng xui xẻo nhất để chào đời. Ba năm sau, tháng Ramadan diễn ra từ 20 tháng 7, vì thế tháng 4 của năm tiếp theo sẽ trở thành tháng chào đời rủi ro nhất. Rủi ro này còn lớn hơn nữa khi Ramadan diễn ra vào mùa hè bởi số giờ ban ngày sẽ nhiều hơn, bởi vậy thời gian không ăn uống sẽ dài hơn. Đó là lý do tại sao ở Michigan, - nơi ban ngày dài tới 15 giờ vào mùa hè so với Uganda, nước ở gần đường xích đạo và vì thế có số giờ ban ngày gần như bằng nhau ở mọi thời điểm trong năm, - những hiệu ứng này lớn hơn. Không hề quá khi nói cả cuộc đời của một người có thể chịu tác động rất lớn bởi sự may mắn trong quá trình chào đời của anh ta hay cô ta, sự may mắn đó có thể là thời gian, địa điểm hay hoàn cảnh. Thậm chí cả động vật cũng có thể ảnh hưởng bởi sự may rủi khi được sinh ra. Kentucky, trung tâm gây giống ngựa thuần chủng, đã bị tấn công bởi một bệnh khó hiểu vào năm 2001 khiến 500 chú ngựa con chết non và hơn 3.000 bào thai chết lưu. Đến năm 2004, hệ quả của dịch bệnh đó đã làm giảm số lượng ngựa non 3 tuổi đời, 2 trong 3 cuộc đua Triple Crown có chiến thắng thuộc về Smarty Jones, một chú ngựa non với con mẹ được thụ tinh ở Kentucky nhưng đã trở về nhà ở Pennsylvania trước khi xảy ra dịch bệnh. Những hiệu ứng này không phải hiếm gặp như bạn nghĩ. Douglas Almond nghiên cứu rất kỹ dữ liệu dân số Mỹ từ năm 1960 tới 1980 và đã tìm ra một nhóm người kém may mắn ghê gớm trong suốt cuộc đời họ. Họ mắc nhiều bệnh tật và có thu nhập trung bình thấp hơn những người sinh trước hoặc sau họ chỉ vài tháng. Họ đứng trong bộ hồ sơ dân số giống như một lớp bụi núi lửa nổi bật trên một tài liệu khảo cổ học, một đường kẻ mỏng của những điều đáng ngại nằm giữa hai mảng dày bình thường. Thực sự điều gì đã xảy ra với họ? Nhóm những người này được thai nghén trong đợt dịch “cúm Tây Ban Nha” năm 1918. Đó là một loại bệnh dịch ghê gớm, giết chết hơn nửa triệu người Mỹ chỉ trong vài tháng – tổng số người thiệt mạng, như Almond ghi nhận, nhiều hơn tổng số lính Mỹ chết trong tất cả các cuộc chiến tranh của thế kỷ XX cộng lại. Thời điểm ấy, có hơn 25 triệu người Mỹ cũng bị nhiễm bệnh cúm nhưng vẫn sống sót. Con số này bao gồm 1/3 số phụ nữ đang ở độ tuổi sinh nở. Những sản phụ nhiễm bệnh trong thời gian xảy ra dịch bệnh có nguy cơ sinh ra những đứa trẻ giống những đứa trẻ hoài thai trong tháng Ramadan, nghĩa là chúng có thể phải gánh chịu những đau khổ trong suốt cuộc đời chỉ vì mẹ của chúng mang bầu không đúng thời điểm. Sự chào đời còn gây ra những hiệu ứng khác, tuy không đến mức gọi là thảm khốc, nhưng nó có thể ảnh hưởng đáng kể tới tương lai của một con người. Đây là một câu chuyện mang tính thực tiễn, đặc biệt là giữa các nhà kinh tế học, khi viết chung một nghiên cứu khoa học, và họ của các đồng tác giả thì phải viết theo thứ tự alphabet. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu một tác giả sinh ra với tên Albert Zyzmor thay vì Alber Aab, ví dụ thế? Hai nhà kinh tế học (thực sự) nêu ra câu hỏi này và cùng phát hiện ra rằng, dù tất cả mọi điều kiện của 2 tác giả là giống nhau, thì Tiến sĩ Aab có nhiều cơ hội làm việc trong các trường đại học hàng đầu, trở thành thành viên của Hội các nhà Toán Kinh tế (hoan hô!), và thậm chí là đoạt giải Nobel hơn. “Thực sự thì,” hai nhà kinh tế học kết luận, “một trong hai chúng tôi còn tính đến chuyện bỏ bớt một chữ cái trong họ của cô ấy.” Một cái tên gây cản trở cho sự nghiệp: Yariv. Hoặc hãy cân nhắc trường hợp này: nếu bạn đến thăm phòng thay đồ của một đội tuyển bóng chày tầm cỡ thế giới vào khoảng đầu năm, nhiều khả năng bạn sẽ chen ngang một buổi tiệc mừng sinh nhật so với việc đến thăm họ vào khoảng cuối năm. Số liệu thống kê ngày tháng năm sinh của các cầu thủ bóng chày trẻ tuổi người Anh đã cho thấy hơn một nửa cầu thủ sinh ra từ tháng Một đến tháng Ba, số còn lại sinh trải đều trong 9 tháng còn lại của năm. Ở đội tuyển tương tự của nước Đức, 52 cầu thủ chơi giỏi nhất đội được sinh ra từ tháng Một đến tháng Ba, chỉ có 4 cầu thủ sinh ra trong khoảng thời gian từ tháng Mười đến tháng Mười hai. Tại sao lại có sự phân biệt ưu thế ngày sinh như vậy? Những vận động viên giỏi nhất bắt đầu chơi môn thể thao của mình từ khi họ còn tương đối trẻ. Vì các vận động viên trẻ đều phải được tuyển lựa theo độ tuổi, do đó các đội tuyển đương nhiên phải định ra một ngày “ngắt ngọn” ngày sinh của cầu thủ. Các đội tuyển bóng chày trẻ tuổi ở châu Âu, cũng như các cầu thủ trong các đội tuyển khác, lấy ngày 31/12 là ngày “ngắt ngọn”. Giờ hãy tưởng tượng bạn là huấn luyện viên của một đội tuyển bóng chày đang phải cân nhắc chọn một trong hai cầu thủ cùng bảy tuổi. Cầu thủ thứ nhất (tên là Jan) sinh ngày mùng 1 tháng Một, trong khi cầu thủ thứ hai (tên là Tomas) sinh ra sau 364 ngày, vào ngày 31 tháng Mười hai. Như thế tuy cả hai cùng là 7 tuổi, Jan lớn hơn Tomas một tuổi – mà ở độ tuổi ấy, sự chênh lệch này đem lại những lợi thế quan trọng. Jan sẽ lớn hơn, nhanh hơn và trưởng thành hơn Tomas. Có thể bạn đang tìm kiếm độ trưởng thành hơn là những kỹ năng bẩm sinh, sẽ không quan trọng lắm nếu mục tiêu của bạn là chọn cầu thủ hay nhất cho đội của mình. Gần như chắc chắn một huấn luyện viên sẽ không hứng thú với những đứa trẻ bé, những đứa trẻ nếu có thêm một năm phát triển, có thể trở thành một ngôi sao. Và cứ thế vòng quay này bắt đầu. Năm này qua năm khác, những cậu bé lớn hơn như Jan được lựa chọn, được động viên góp ý cùng những ưu ái về thời gian và điều kiện luyện tập, trong khi những cậu bé như Tomas cuối cùng bị rớt lại. Hiệu ứng tuổi tác này, như đã biết, rất mạnh mẽ trong nhiều môn thể thao với những lợi thế trong suốt con đường tiến tới đẳng cấp chuyên nghiệp. Và tất nhiên, như bà nội của bạn vẫn nói, “khổ luyện thành tài”, nhưng không chỉ là sự rèn luyện thụ động. Những người thành công luôn trải qua thứ Ericsson gọi là “rèn luyện có chủ đích”. Yêu cầu này không chỉ đơn giản như chơi một bản nhạc ở cung C thứ hàng trăm lần hay tập đi tập lại cú giao bóng cho tới khi vai của bạn như muốn rụng khỏi khớp. Rèn luyện có chủ đích gồm 3 yếu tố then chốt: đặt ra một mục tiêu cụ thể; thu thập phản hồi ngay lập tức; và tập trung vào kỹ thuật nhiều như tập trung vào kết quả. Những người trở nên xuất chúng ở một lĩnh vực nào đó không nhất thiết phải là người được cho là có tiềm năng khi còn trẻ. Điều này chỉ ra rằng khi phải chọn lựa sự nghiệp, người ta nên làm những gì mà mình yêu thích – phải, cha ông bạn cũng khuyên bạn điều này, nếu bạn không yêu công việc của mình, bạn chắc chắn sẽ không đủ cố gắng để đạt được những giá trị cao nhất của nó. Khi bắt đầu quan sát, bạn sẽ thấy lợi thế từ ngày sinh có ở khắp nơi. Hãy xem xét trường hợp các cầu thủ của Major League Baseball. Phần lớn các giải trẻ ở Mỹ có ngày ngắt ngọn là 31 tháng Bảy. Nó dẫn tới việc một cậu bé sẽ có nhiều hơn 50% khả năng thành công nếu cậu ta sinh vào tháng Tám thay vì tháng Bảy. Trừ khi bạn là người tin vào các cung hoàng đạo, rất khó để chứng tỏ một người có nhiều hơn 50% cơ hội phát bóng ở một giải đấu lớn đơn giản vì cậu ta thuộc cung Sư tử thay vì cung Cự Giải. Tuy các hiệu ứng ngày sinh đang phổ biến, sẽ là sai lầm nếu cường điệu hóa nó. Ngày sinh có thể đẩy những đứa trẻ ở vùng biên sang bên kia ranh giới, nhưng còn những ảnh hưởng khác mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nếu bạn muốn con của mình chơi ở Major League Baseball, điều quan trọng nhất bạn có thể làm – quan trọng hơn nhiều so với thời gian sinh vào tháng Tám – đó là đảm bảo đứa bé không sinh ra với 2 nhễm sắc thể X. Khi bạn đã có một bé trai chứ không phải bé gái, bạn nên biết về một yếu tố giúp đứa trẻ có khả năng chơi ở giải Major League nhiều gấp 800 lần so với một cậu bé bất kỳ. Điều gì có thể mang lại ảnh hưởng mạnh mẽ như thế? Có một người cha chơi ở giải Major League. Có điều kiện như thế mà nếu con trai bạn không được chơi trong giải thì bạn không thể trách móc ai ngoài chính mình: bạn nên rèn luyện nhiều nữa hơn khi còn là một đứa trẻ. Có những gia đình sản sinh ra các tuyển thủ bóng chày. Vài gia đình khác thì sản sinh ra những tên khủng bố. Theo lẽ thường, những tên khủng bố tới từ các gia đình nghèo khó và không được học hành đầy đủ. Điều đó có vẻ dễ nhận thấy. Những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình thu nhập thấp, ít học có tỉ lệ trở thành tội phạm cao hơn trung bình rất nhiều, nhưng liệu có đúng như vậy đối với trường hợp những tên khủng bố? Để tìm hiểu điều này, nhà kinh tế học Alan Krueger đã lần theo một bức thư của Hezbollah được gọi là Al-Ahd (Lời thề) và biên dịch tiểu sử chi tiết của 129 kẻ đánh bom liều chết. Ông đã so sánh chúng với những người đàn ông cùng độ tuổi ở Lebanon. Ông tìm ra rằng, những tên khủng bố đến từ các gia đình nghèo khó chiếm tỉ lệ thấp hơn (28% so với 33%) và tỉ lệ được học hết phổ thông cao hơn (47% so với 38%). Một phân tích tương tự về những kẻ đánh bom liều chết ở Palestine của Claude Berrebi đưa ra kết quả chỉ có 16% đến từ những gia đình bần cùng, so với hơn 30% tỉ lệ đàn ông trên toàn Palestine. Trong khi hơn 60% có trình độ sau đại học, so với tỉ lệ tương tự trong dân số là 15%. Nhìn chung, Krueger nhận ra “những tên khủng bố có xu hướng được sinh ra trong những gia đình có giáo dục tốt, ở mức trung lưu hoặc thu nhập cao”. Bất chấp một số ngoại lệ - quân đội của Cộng Hòa Ai-len và có thể là lực lượng những con hổ giải phóng Tamil của Sri Lanka (không có đủ thông tin) – xu hướng này đúng trên khắp thế giới, từ các nhóm khủng bố ở Mỹ Latinh tới các thành viên Al Qaeda thực hiện vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín tại Mỹ. Giải thích thế nào về điều này? Có thể khi nghèo đói, bạn có nhiều thứ để lo lắng hơn việc thổi bay cơ thể của mình. Có thể những thủ lĩnh khủng bố coi trọng giá trị của năng lực, khi mà mỗi cuộc tấn công khủng bố đòi hỏi nhiều yếu tố hơn một tội ác thông thường. Hơn thế nữa, như Krueger đã chỉ ra, tội phạm thông thường chỉ do một số cá nhân gây ra, trong khi khủng bố về cơ bản lại là một hành động chính trị. Trong phân tích của ông, những kiểu người có xu hướng trở thành một tên khủng bố nhất có những nét tương đồng với những kiểu người say mê với việc đi… bầu cử nhất. Họ đánh đồng khủng bố với tình yêu tổ quốc từ máu thịt. Bất cứ ai hiểu biết về lịch sử cũng sẽ nhận ra rằng hồ sơ khủng bố của Krueger có nét giống với những nhân vật cách mạng điển hình. Fidel Castro và Che Guevara, Mohandas Gandhi, Leon Trotsky và Vladimir Lenin, Simon Bolivar và Maximilien Robespierre – bạn sẽ thấy trong số họ, chẳng có ai sinh ra ở tầng lớp thấp, và không được học hành chu đáo hết. Nhưng những nhà cách mạng và những kẻ khủng bố có những mục tiêu khác nhau. Những nhà cách mạng muốn lật đổ và thay thế chính quyền. Những kẻ khủng bố muốn, ừm, mục tiêu của chúng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Như một nhà xã hội học đã chỉ ra, có thể chúng mong muốn xây dựng lại một thế giới mới, theo cách nhìn lệch lạc của mình; những tên khủng bố tôn giáo có thể muốn làm tê liệt tổ chức thế tục mà chúng khinh miệt. Krueger chỉ ra hơn 100 định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa khủng bố. “Ở một cuộc hội thảo năm 2002”, ông viết, “các bộ trưởng ngoại giao đến từ hơn 50 quốc gia Hồi giáo đã cùng nhau lên án chủ nghĩa khủng bố, nhưng họ không tài nào thống nhất được một định nghĩa về cái điều mà họ lên án.” Điều khiến chủ nghĩa khủng bố đặc biệt khó chịu đó là sự giết chóc đôi khi không phải là điểm chính yếu. Hơn thế, đó là sự tiêu diệt lòng ham muốn được sống và phá vỡ cuộc sống bình yên của con người. Chủ nghĩa khủng bố vì thế trở nên rất hiệu quả, có tác động hơn rất nhiều so với những tội ác tương tự nhưng không phải là khủng bố. Tháng Mười năm 2002, khu trung tâm của thành phố Washinton D.C đã từng chứng kiến 50 vụ giết người, một con số nghiêm trọng. Nhưng 10 vụ trong số đó diễn ra một cách khác thường. Không phải là những vụ giết người do mâu thuẫn gia đình hay các băng nhóm tội phạm thanh toán lẫn nhau, mà là những vụ giết người ngẫu nhiên và không thể giải thích nổi. Những người dân bình thường đang lo toan công việc riêng của mình bỗng dưng bị bắn chết khi mua xăng, khi bước ra khỏi một cửa hàng hay làm cỏ ở vườn trước cửa nhà. Sau vài phát súng, sự hoảng loạn hình thành. Khi những tên tội phạm tiếp tục hành động, cả khu vực chính thức tê liệt. Trường học đóng cửa, các sự kiện diễn ra ngoài trời bị hủy bỏ, và rất nhiều người tuyệt đối không bước chân ra khỏi nhà. Nhận diện những tổ chức đứng sau hậu thuẫn và tài trợ cho khủng bố? Mọi việc được sáng tỏ nhờ hai người: một gã đàn ông 41 tuổi và một thanh niên là tòng phạm đã khai hỏa từ khẩu súng trường Bushmaster.223- caliber trên chiếc sedan hiệu Chevy, thùng xe rộng rãi được biến thành nơi trú ẩn cho những tay súng bắn tỉa. Quá đơn giản, quá rẻ và quá hiệu quả: đó chính là ảnh hưởng của khủng bố. Hãy hình dung mỗi tên trong số 19 tên khủng bố vụ 11 tháng Chín, thay vì trở thành một không tặc, lái máy bay đâm vào những tòa nhà, lại đi vòng quanh đất nước. Mười chín gã đàn ông, với 19 khẩu súng trường, trong 19 chiếc xe hơi, mỗi ngày, mỗi tên trong số đó lái xe tới một địa điểm mới và ngẫu nhiên bắn vào những người dân đang bơm xăng, đang ở trong trường học hay trong các nhà hàng. Cả 19 tên khủng bố này động bộ hóa các hành động của chúng với nhau mỗi ngày sẽ tạo ra hiệu ứng như một quả bom hẹn giờ trên toàn quốc. Chúng rất khó bị bắt, và ngay cả khi một tên nào đó bị bắt, thì 18 tên còn lại vẫn tiếp tục hành động. Cả đất nước lâm nguy! Người ta sợ chủ nghĩa khủng bố vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống của bất cứ ai, chứ không chỉ nhắm vào một đối tượng cụ thể. Ảnh hưởng đáng kể nhất gián tiếp sinh ra từ những kiểu khủng bố này là nỗi sợ hãi những cuộc tấn công trong tương lai, ngay cả khi những nỗi lo sợ ấy hiển nhiên là nhầm chỗ. Vì khả năng một người Mỹ bình thường bị chết trong năm 2002 do bị khủng bố tấn công là 1 trên 5 triệu người; tỷ lệ tử vong do khủng bố thấp hơn 575 lần so với tự sát. Hãy tính đến một loại chi phí ít rõ ràng hơn, đó là thời gian và sự tự do. Hãy nhớ lại lần gần đây nhất khi bạn đi qua phòng kiểm tra an ninh trước khi lên máy bay, người ta yêu cầu bạn phải bỏ giày để kiểm tra xem có kim loại trong tất chân của bạn không, sau đó, trên đôi chân trần, bạn cà nhắc đi lại bộ phận an ninh để lấy đồ đạc của mình. Chúng ta buộc phải biểu diễn những màn chân trần trên sân bay sau vụ việc của một gã ngớ ngẩn quốc tịch Anh tên là Richard Reid. Mặc dù gã này không kịp kích nổ quả bom trong giầy của mình, nhưng chính vì thế mà chính phủ Mỹ đưa ra quy định mới, buộc mọi người cởi giày để kiểm tra an ninh. Giả sử tính trung bình mỗi người cởi ra và đi lại giày ở khu vực an ninh sân bay mất 1 phút. Chỉ tính riêng nước Mỹ, quá trình này diễn ra khoảng 560 triệu lần/năm. Như vậy mất 560 triệu phút, tức là hơn 1.065 năm – sau đó chia cho 77,8 năm (tuổi thọ trung bình của người Mỹ), tính ra là gần bằng 14 cuộc đời – 14 người. Vậy là mặc dù tên khủng bố Richard Reid thất bại trong việc giết hại một người, nhưng hắn ta lại thu được phần lời đó là thời gian tương ứng với 14 cuộc đời mỗi năm. Những tổn thất trực tiếp từ vụ tấn công ngày 11 tháng Chín là rất lớn – gần 3.000 mạng sống và nền kinh tế suy giảm mất khoảng 300 tỷ đô-la – tương ứng với những mất mát trong hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq mà nước Mỹ chịu trách nhiệm chính. Những cần cân nhắc những chi phí phụ thêm khác nữa. Chỉ 3 tháng sau vụ tấn công, số vụ tai nạn giao thông chết người ở nước Mỹ tăng đột biến, thêm 1.000 vụ so với số tai nạn diễn ra thông thường. Một yếu tố đóng góp làm số vụ tai nạn giao thông tăng lên đó là người ta không đi máy bay mà thay vào đó tự lái xe. Tính theo tỷ lệ trung bình trên mỗi dặm đường thì lái xe ô-tô nguy hiểm hơn đi máy bay. Tuy vậy, điều thú vị là, dữ liệu cho thấy hầu hết những vụ tai nạn giao thông đột biến ấy không xảy ra ở các con đường liên thành phố, mà ở các đường địa phương, và tập trung ở phía Tây Nam, gần nơi xảy ra vụ tấn công khủng bố. Hơn thế nữa, các vụ tại nạn chết người có xu hướng do người điều khiển phương tiện giao thông bị say rượu hoặc thiếu cẩn trọng. Những yếu tố này, đi kèm với vô số nghiên cứu về ảnh hưởng tâm lý do chủ nghĩa khủng bố gây ra sau đó đã đưa đến kết luận là vụ tấn công 11 tháng Chín đã khiến cho người ta lạm dụng rượu bia nhiều hơn và xuất hiện những dấu hiệu căng thẳng tiền sang chấn tâm lý, tất cả những thứ này trở thành một phần nguyên nhân khiến số lượng tai nạn giao thông gây chết người tăng hơn mức bình thường. Dư âm vẫn không dừng ở đó. Hàng nghìn sinh viên và giáo sư đại học không được nhập cảnh vào nước Mỹ vì việc cấp visa bị xiết chặt kiểm soát sau vụ tấn công. Có ít nhất 40 công ty khai thác thị trường chứng khoán bị suy giảm vì các nhà đầu tư hủy khớp lệnh mua bán. Ở thành phố New York, nguồn lực cảnh sát được điều chuyển sang khu vực phòng chống tội phạm khủng bố – đội đặc nhiệm chống tội phạm đặc biệt, hay những đơn vị chống tội phạm băng nhóm – bị sao lãng. Tình trạng tương tự như vậy được lặp lại ở cấp độ quốc gia. Tiền bạc và nguồn nhân lực thay vì đổ vào thị trường để cứu nền tài chính đang xuống dốc lại chuyển sang săn đuổi những tên khủng bố – điều này đóng góp một phần, hoặc ít nhất làm trầm trọng thêm, cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra gần đây. Không phải mọi ảnh hưởng sau vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín đều tai hại. Giao thông đường không sụt giảm, nhưng nhờ đó, dịch cúm – vốn rất dễ lây nhiễm trên các chuyến bay – chậm phát tán và bớt nguy hiểm hơn. Ở Washington D.C, tình trạng tội phạm được hạn chế mỗi khi cấp độ cảnh báo khủng bố tăng lên (cảm ơn đội ngũ cảnh sát được điều động bổ sung ngập tràn thành phố). Và một hàng rào an ninh ở khu vực biên giới được hình thành có lợi cho một số nông dân ở California – những người nông dân này, khi Mexico và Canada giảm lượng nhập khẩu đã trồng và bán được rất nhiều cần sa, sau này trở thành một trong những vụ mùa mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho liên bang. Khi một trong bốn chiếc máy bay đâm vào Lầu năm góc ngày 11 tháng Chín, tất cả những nạn nhân bị thương nặng, nhất là nhóm bị bỏng, được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Washington, bệnh viện số 1 về cấp cứu hồi sức và đương nhiên là bệnh viện lớn nhất trong thành phố. Lúc đó bệnh nhân chỉ có một nhúm – nhưng các nạn nhân thì la liệt – ngay cả thế thì các trung tâm điều trị cũng gần quá tải. Giống hầu hết các bệnh viện khác, Bệnh viện Đa khoa Washington cũng đã sử dụng đến 95% công suất hoạt động, vì vậy chỉ cần một nhóm người cần được cấp cứu là đủ gây rối loạn hệ thống. Chưa hết, điều tồi tệ nữa là đường dây điện thoại cũng như dịch vụ cuộc gọi nội mạng trong bệnh viện bị hỏng, do đó bất cứ ai muốn gọi điện thoại đều phải nhảy lên một chiếc xe đi ra khỏi khu vực vài dặm mới có thể liên hệ với bên ngoài. Tất cả những điều này đều đã được trù liệu, Bệnh viện Đa khoa Washington đã hoạt động khá tốt. Nhưng đối với Crag Feied, một bác sĩ chuyên gia cấp cứu lâu năm của bệnh viện, những gì diễn ra đã khẳng định nỗi sợ hãi lớn nhất của ông. Nếu chỉ một nhúm nạn nhân cần cấp cứu cùng một lúc như vậy mà đã làm cho bệnh viện rối beng cả lên, thì sẽ thế nào nếu xảy ra thảm họa - khi cấp cứu trở thành hoạt động quan trọng nhất? Ngay cả trước khi xảy ra vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín, Feied đã trăn trở hàng nghìn giờ về viễn cảnh khủng khiếp ấy. Ông là kiến trúc sư trưởng của một chương trình khảo sát do chính quyền liên bang tài trợ, có tên gọi Phòng cấp cứu số Một (ER One), nhằm biến phòng cấp cứu trở thành một phòng cấp cứu hiện đại của kỷ nguyên mới. Những năm 1960, các bệnh viện đơn giản là không được thiết kế để tiếp nhận các trường hợp cấp cứu. “Nếu bạn đưa một người thân tới một bệnh viện vào buổi tối,” Feied kể, “cánh cửa bệnh viện có thể đang đóng chặt. Bạn bấm chuông, một cô y tá xuất hiện hỏi xem bạn muốn gì. Cô ấy có thể cho bạn vào bệnh viện, sau đó cô ta sẽ gọi điện thoại cho bác sĩ lúc ấy đang ở nhà, và bác sĩ có thể đến hoặc không.” Công tác cấp cứu thường do nhà xác địa phương đảm nhiệm. Thật khó mà có thể nghĩ ra ví dụ nào minh họa cho hai động cơ ngược đời nhau đến vậy: một ông giám đốc nhà xác lại có trách nhiệm giúp đỡ để bệnh nhân không được chết! Ngày nay, y học xếp cấp cứu ở vị trí thứ bảy, tức là chuyên khoa lớn thứ bảy trong số các chuyên khoa (tổng số có 38 chuyên khoa), với số lượng bác sĩ chuyên ngành cấp cứu đã tăng 5 lần kể từ năm 1980. Nó đòi hỏi người bác sĩ phải là bậc thầy kiểu một trong tất cả, thao tác nhanh, và phòng cấp cứu đã trở thành điểm mấu chốt trong hệ thống sức khỏe cộng đồng. Trong một năm, ở nước Mỹ có gần 115 triệu ca cấp cứu. Bao gồm cả các ca đẻ cấp cứu, 56% các bệnh nhân được các phòng cấp cứu chuyển lên điều trị ở các bệnh viện, tăng lên 46% so với năm 1993. Chưa hết, Feied nói “bạn còn có thể lái cả chiếc xe tải vào thẳng quầy lễ tân của một phòng cấp cứu nữa.” Ngày 11 tháng Chín khiến tất cả chúng ta nhận ra một điều là các phòng cấp cứu đã hoạt động hết công suất trong khả năng giới hạn của nó. Nếu có hàng nghìn nạn nhân cần cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Washington, thì liệu người ta có phương án dự phòng nào chưa? Viễn cảnh như vậy khiến Feied đau đầu suy tư. Hầu hết các phòng cấp cứu đều có khoảng không gian đủ chứa vài chiếc xe hơi cùng một lúc. Các phòng này thường xây dựng quá cao – “vì những người thiết kế chúng nhằm mục đích vận chuyển nạn nhân dễ dàng,” Feied nói. Bãi đáp trực thăng trên tầng thượng cũng vấp phải tình trạng tương tự vì thời gian và không gian của phòng cấp cứu bị phụ thuộc vào chiếc thang máy duy nhất trong tòa nhà. Nhằm loại bỏ các tắc nghẽn như vậy, ý tưởng của Feied là thiết kế một phòng cấp cứu giống sân bay, với diện tích lớn có thể chứa vô số xe cứu thương, xe buýt, hoặc thậm chí là trực thăng. Nhưng các vấn đề liên quan đến giao thông không phải là điều khiến Feied lo lắng nhất. Một bệnh viện khi phải đối đầu với những thứ nghiêm trọng hơn và có tính lan truyền mạnh – như SARS hoặc bệnh truyền nhiễm Thrax hay Ebola hoặc một chủng mới của bệnh cúm gây chết người – thì bản thân bệnh viện đó cũng sớm bị tê liệt. Giống như hầu hết các tòa nhà, không khí trong các bệnh viện phải lưu thông, nghĩa là nếu có một bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm, thì có thể sẽ có hàng trăm bệnh nhân khác bị lây. “Hẳn là bạn không muốn đến bệnh viện chữa cái chân đau, để rồi cuối cùng bị nhiễm bệnh SARS”, Feied nói. Câu trả lời cho trường hợp này là xây dựng những bệnh viện, đặc biệt là các phòng cấp cứu có những căn phòng được thiết kế cách ly và không bị lưu thông không khí sang các khu vực khác. Nhưng hầu hết các bệnh viện, Feied nói thêm, đều không muốn chi tiền để xây những thứ không hấp dẫn, không mang lại lợi nhuận như thế. “Có một số phòng cấp cứu được xây dựng năm 2001 khá đẹp, rất nghệ thuật, nhưng chúng chẳng phù hợp chút nào trong thời buổi này. Chúng có những hành lang được xây rộng rãi, ngăn cách các phòng bằng những bức màn cửa, nhưng nếu bạn có một bệnh nhân nhiễm SARS nằm ở giường 4, thì sẽ chẳng có bệnh nhân hay bác sĩ nào trên thế giới này muốn lại gần bệnh nhân nằm ở giường số 5 hết. Đấy là Feied còn chưa tính tới số những bệnh nhân trong tất cả các bệnh viện chết bởi một nguyên nhân khác với nguyên nhân khiến họ đến bệnh viện: chẩn đoán sai (hậu quả của việc thiếu quan tâm, kiêu căng hoặc do nhận thức sai lệch; nhầm thuốc (do chữ bác sĩ kê đơn cẩu thả là nguyên nhân cơ bản thường thấy); vận dụng sai kỹ thuật (đọc ngược phim chụp tia X, ví dụ thế); và lây nhiễm vi khuẩn (vấn đề chết người và phổ biến nhất). “Tình trạng hành nghề y hiện nay quá tồi tệ, làm theo những cách cũ chẳng mang lại nhiều giá trị,” Feied nói. “Không một ai trong ngành y muốn thừa nhận điều này, nhưng đó là sự thật.” Feied lớn lên ở Berkeley, California, trong suốt thời kỳ hỗn loạn của những năm 1960, và rất phù hợp với cuộc sống thời đó. Ông di chuyển bằng ván trượt khắp nơi; có lần còn bị kẹt trong vai trò là tay trống cho một ban nhạc địa phương có tên là Cái chết Duyên dáng. Ông có thiên hướng về máy móc, hay tháo rời từng phần rồi lại lắp đặt lại tất cả những gì trông có vẻ thú vị, và là một người có chí tiến thủ: 18 tuổi đã thành lập một công ty công nghệ nhỏ. Trước đó ông học về ngành lý sinh và toán học trước khi bước chân vào ngành y. Ông trở thành bác sĩ vì “sức quyến rũ của những hiểu biết bí ẩn”, ham muốn được hiểu tường tận về cơ thể người như hiểu về máy móc. Dù vậy, bạn sẽ cảm thấy các loại máy móc vẫn là niềm đam mê trên hết của ông. Từ khi còn trẻ, ông đã hào hứng trước những phát minh công nghệ mới – ông cho đặt một chiếc máy fax trong phòng cứu thương và là một trong số những người có xe ô-tô Segway để đi, trong khi cả hai phát minh này vẫn còn rất mới lạ – và ông hào hứng nhớ lại bài giảng của một nhà khoa học máy tính, tên là Alan Kay về lập trình phương hướng cho đối tượng (OOP). Ý tưởng của Kay – đóng gói từng đoạn mã một cách lô-gic cho phép khả năng tương tác với những thành phần khác – đó là sự kỳ diệu của hiện đại hóa, giúp các nhà lập trình có cuộc sống dễ dàng hơn và ngược trở lại giúp máy tính trở thành một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt. Feied đến Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Washington vào năm 1995, ông được Smith – người bạn đồng nghiệp lâu năm tuyển vào để lắp đặt thiết bị cho khoa cấp cứu. (Smith cũng là một người tin tưởng vào sự kỳ diệu của công nghệ. Ông này có bằng thạc sĩ về khoa học máy tính ở Đại học Stanford, đề tài nghiên cứu của ông cũng có mục đích không khác lắm so với Alan Kay). Mặc dù một vài phòng bệnh đặc biệt trong khoa đã được đầu tư thích đáng, nhưng nhìn chung khoa cấp cứu vẫn xếp hạng cuối trong thứ tự ưu tiên các khoa của bệnh viện Washington. Phòng cấp cứu lúc ấy đông đúc, chậm chạp và lộn xộn; mỗi năm nó lại có một phương hướng hoạt động mới hoặc đại loại thế, và chính ban giám đốc y khoa của bệnh viện cũng gọi phòng cấp cứu là “một chốn chả thích thú gì mấy.” Vào thời điểm ấy, Feied và Smith đã thử đặt mình vào vị trí của hơn một trăm nghìn kiểu bệnh nhân ở trong các phòng cấp cứu. Họ phát hiện ra có một loại “hàng hóa” luôn ở trong tình trạng khan hiếm: thông tin. Một bệnh nhân có thể đến – ý thức hay không ý thức, hợp tác hay không hợp tác, điềm đạm hay nóng tính, kèm theo không giới hạn những vấn đề rắc rối có thể nảy sinh – và bác sĩ phải quyết định rất nhanh xem nên đối xử với anh ta như thế nào. Nhưng luôn có nhiều câu hỏi hơn là các câu trả lời: Bệnh nhân có đang điều trị gì không? Tiền sử bệnh án của anh ta là gì? Lượng máu thấp là do hiện tượng chảy máu trong cấp tính hay là chứng thiếu máu kinh niên? Và bản chụp CT đáng ra phải có kết quả cách đây 2 tiếng đang ở đâu rồi? “Trong nhiều năm, tôi khám bệnh mà không biết thêm thông tin nào khác ngoài những gì mà bệnh nhân nói cho tôi,” Feied nói. “Để biết thêm những thông tin khác thì mất quá nhiều thời gian, vì vậy bạn không thể tính cả những nhân tố ấy được. Chúng tôi cũng thường biết mình cần những thông tin gì, thậm chí còn biết là nó ở chỗ nào, chỉ là không thể có được thông tin ấy tại thời điểm ấy. Những dữ liệu thông tin quan trọng có thể ở đâu đấy cách thời điểm người ta cần 2 giờ đồng hồ, hoặc 2 tuần lễ. Trong một phòng cấp cứu bận rộn, thậm chí chỉ hai phút cũng là quá nhiều. Bạn không thể làm gì khi có tới 40 bệnh nhân và một nửa trong số đó đang hấp hối.” Đau đáu với vấn đề này, quyết định chuyên tâm cho công việc của một phòng cấp cứu-tin học hóa đầu tiên trên thế giới (Ông tự sáng chế ra cụm từ này dựa trên thuật ngữ của châu Âu về khoa học máy tính). Ông tin rằng cách tốt nhất để nâng cao chất lượng phục vụ y tế trong các phòng cấp cứu là cải thiện dòng chảy thông tin. Ngay cả trước khi đảm nhận công việc ở bệnh viện đa khoa trung tâm Washington, Feied và Smith cũng đã thuê một nhóm sinh viên y khoa theo sát các bác sĩ và y tá làm việc trong các phòng cấp cứu, bám riết lấy họ để thu thập thông tin. Rất giống với việc Sudhir Venkatesh đã thuê người bám theo và phỏng vấn các cô gái bán dâm ở Chicago, họ cần thu thập những thông tin đáng tin cậy hơn, những dữ liệu thực không dễ gì có được. Dưới đây là một số câu hỏi mà những sinh viên đã hỏi: Kể từ lần cuối cùng tôi nói chuyện với bạn, thì bạn cần những thông tin gì? Mất bao lâu để có được thông tin ấy? Nguồn tin ở đâu: Gọi điện thoại? Sử dụng sách tham khảo? Nói chuyện với một thủ thư chuyên ngành y học? Bạn có hài lòng với câu trả lời nhận được không? Thông tin đó có tác động thế nào trong quyết định điều trị? Thông tin đó có tác động gì đến quyết định mức viện phí của bệnh viện? Chẩn đoán đã rõ ràng: phòng cấp cứu của bệnh viện đa khoa trung tâm Washington điều trị rất nhiều bệnh nhân trong trường hợp thiếu dữ liệu một cách nghiêm trọng (“datapenia”), hoặc ít dữ liệu. (Feied cũng phát minh ra từ mới này, bắt chước hậu tố của từ “leucopenia” nghĩa là sự giảm bạch cầu). Các bác sĩ dùng 60% thời gian của mình để “quản lý thông tin” và chỉ 15% để trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Đó là một tỷ lệ quá thấp. “Nhiệm vụ của trung tâm cấp cứu không phải là điều trị bệnh nhân theo căn bệnh hay theo lứa tuổi, mà là chạy đua với thời gian,” Mark Smith phát biểu. “Cấp cứu là tất cả những gì bạn phải làm trong vòng 60 phút đầu tiên.” Smith và Feied khám phá ra hơn 300 nguồn dữ liệu trong bệnh viện và không ai được biết, bao gồm cả hệ thống thông tin chính thống, viết tay, ảnh scan, kết quả thí nghiệm, các phim chụp mạch tim, và hệ thống kiểm soát nhiễm trùng trong tệp tin Exel nằm trong máy tính của một ai đó. “Và nếu cô ấy đi nghỉ, thì bạn chỉ có nước nhờ Chúa giúp nếu bạn muốn tìm một tấm phim X chụp phổi của một bệnh nhân mắc bệnh lao.” Feied nói. Để cung cấp cho các bác sĩ và y tá làm việc trong các phòng cấp cứu những gì mà họ thực sự cần, phải xây dựng một hệ thống thông tin từ gốc. Nó phải là một hệ thống bách khoa toàn thư (bất cứ một mảnh ghép dữ liệu bị thiếu nào cũng có thể làm tiêu tan hi vọng cứu sống một bệnh nhân nào đó); một hệ thống dữ liệu đủ mạnh (chỉ một bản chụp quét não chẳng hạn, cũng có thể ngốn rất nhiều bộ nhớ dữ liệu); và nó cần phải linh hoạt (một hệ thống nếu không thể nạp dữ liệu từ bất cứ khoa nào ở bất cứ bệnh viện nào trong quá khứ, hiện tại, và tương lai thì đều vô dụng cả.) Và, nó cũng phải xử lý thông tin rất rất nhanh. Không phải chỉ vì thao tác không thể chậm trễ trong phòng cấp cứu, mà bởi vì, như Feied đã học được từ khoa học nhân văn, kinh nghiệm là một người sử dụng máy tính sẽ rơi vào trạng thái “xao lãng nhận thức” nếu có hơn một giây trống giữa hai lần nhấp chuột và nhìn thấy dữ liệu mới trên màn hình. Nếu 10 giây trôi qua, thì trí não con người sẽ hoàn toàn phiêu bạt ở tận đâu đâu. Và đó chính là lúc các sai sót trong y học xuất hiện. Để xây dựng một hệ thống thông tin nhanh, linh hoạt, đủ mạnh và có tính bách khoa toàn thư, Feied và Smith phải trở lại với con đường cũ: lập trình phương hướng cho đối tượng. Họ kiến thiết cho công việc một kiến trúc mới mà họ gọi là “dữ liệu trung tâm” và “dữ liệu lan tỏa”. Hệ thống của họ sẽ tái thiết lại mỗi mẩu dữ liệu từ khắp các khoa và lưu trữ trên cơ sở cho phép nó tương tác với bất cứ một dữ liệu nào trong cơ sở dữ liệu, hoặc với cả tỷ mẩu dữ liệu khác. Chán một điều là không phải ai ở bệnh viện đa khoa trung tâm Washington cũng hào hứng với kế hoạch này. Thể chế này vốn đã quá cồng kềnh và nó giống một con quái vật khó mà lay chuyển nổi với những “vùng cấm” được bảo vệ và những quy tắc không thể phá vỡ. Một vài khoa coi cơ sở dữ liệu như tài sản của riêng họ và không muốn chia sẻ. Nguyên tắc chi tiêu eo hẹp của bệnh viện không cho phép Feied và Smith mua trang thiết bị máy tính mà họ cần. Một lãnh đạo cấp cao “ghét chúng tôi”, Feied nhớ lại, “và không bỏ lỡ cơ hội nào để “ném đá” và ngăn cản mọi người không làm việc với chúng tôi. Ông ta thường truy cập vào hệ thống dịch vụ yêu cầu vào ban đêm và xóa những yêu cầu dịch vụ của chúng tôi.” Những hành động như vậy cũng không khiến Feied nản lòng bởi vì ông không phải là kiểu người dễ chấp nhận thất bại – mà ngược lại, cân bằng và đối lập như chính những bức họa Miro treo trên tường phòng làm việc của ông – hoặc là, đối diện với thách thức, ông sẽ làm việc không ngơi nghỉ cho đến khi tìm thấy một cách để tận hưởng hoặc, có khi còn đe dọa đến con đường giành chiến thắng của ông. Ngay cả tên gọi ông đặt cho hệ thống máy tính mới cũng có vẻ hoành tráng: Azyxxi (ừm, đọc là Zick-see), trong đó ông mô tả những người đến từ xứ Phoenice, những người có khả năng “nhìn xa trông rộng” – nhưng trên thực tế, ông vừa cười vừa thừa nhận là “chúng tôi mới nghĩ ra đấy thôi”. Cuối cùng, Feied cũng chiến thắng – hoặc, nói cho đúng là cơ sở dữ liệu đã chiến thắng. Azyxxi cuối cùng đã được cài đặt trên màn hình máy tính của mỗi phòng cấp cứu. Feied viết lên trên sản phẩm dòng chữ: “Bản thử nghiệm Beta: Đừng sử dụng.” (Chưa từng có ai nói ông ấy không thông minh). Cũng như Adam và Eva, các bác sĩ và y tá bắt đầu tò mò về “trái cấm” và phát hiện ra sản phẩm ấy thực sự là một điều kỳ diệu. Chỉ trong vài giây, họ có thể định vị và lấy được bất cứ thông tin nào họ cần. Chỉ trong vòng 1 tuần, đã có một hàng dài những người đăng ký sử dụng máy tính Azyxxi. Và không chỉ các bác sĩ ở phòng cấp cứu: họ đến từ tất cả các bệnh viện có nhu cầu sử dụng dữ liệu. Ở cái nhìn đầu tiên, dường như nó giống một sản phẩm sáng tạo. Nhưng không, Feied nói. Nó là “thành quả chiến thắng của sự gan lỳ”. Trong vài năm, khoa cấp cứu của bệnh viện đa khoa trung tâm Washington, từ một phòng cấp cứu hạng bét đã vươn lên trở thành phòng cấp cứu số 1 tại khu vực Washington. Khi Azyxxi tăng lượng thông tin trữ liệu lên gấp 4 lần, các bác sĩ và y tá chỉ phải sử dụng ít hơn 25% thời gian để “quản trị thông tin” và thời gian dành để tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân tăng lên 2 lần. Thời gian chờ đợi trong phòng cấp cứu trước đây là 8 giờ; thì giờ đây, 60% bệnh nhân đến và đi trong vòng ít hơn 2 giờ. Bệnh nhân khi ra khỏi phòng cấp cứu khỏe hơn, còn các bác sĩ thì vui hơn (và thao tác sai phạm giảm bớt). Số lượng bệnh nhân trong năm tăng lên gấp hai, từ 40.000 lên đến 80.000, trong khi số lượng nhân viên chỉ tăng 30%. Hiệu quả đã được chứng minh và đây là tin tốt cho tất cả những bệnh viện nào đang còn xếp hàng cuối. Lợi ích do Azyxxi mang lại quá rõ ràng, nên rất nhiều bệnh viện đã gọi điện đặt hàng. Vì vậy, ngay lập tức, Microsoft đã mua bản quyền, cả Craig Feied và mọi thứ. Microsoft đặt lại tên cho sản phẩm là Amalga, và ngay trong năm đầu tiên, lắp đặt hệ thống này cho 14 bệnh viện lớn, trong đó có bệnh viện John Hopskin, New York-Presbyterian và Mayo Clinic. Mặc dù nó đã được hình thành từ một phòng cấp cứu, nhưng hơn 90% cơ sở sử dụng sản phẩm này lại là những khoa khác trong các bệnh viện. Như đã nói, Amalga cập nhật thông tin của gần 10 triệu bệnh nhân, với 350 trang chăm sóc; đối với những người làm việc tại nhà, họ có hơn 150 terabytes dữ liệu. Sẽ là không đủ nếu không nhắc tới việc Amalga đã cải thiện tình hình viện phí của bệnh nhân, giúp công việc của các bác sĩ trở nên hiệu quả hơn. Nhưng với chừng ấy dữ liệu đã tạo ra những cơ hội khác. Nó cho phép các bác sĩ tìm kiếm những thông tin về các bệnh chưa được chữa trị. Nó giúp tình trạng của bệnh nhân tốt hơn. Nó biến giấc mơ xây dựng một cơ sở dữ liệu số minh bạch trở thành hiện thực. Và bởi vì thu thập thông tin trong thời gian thực từ tất cả các quốc gia, nên hệ thống này có thể phục vụ như một máy Cảnh báo Sớm Từ xa về sự bùng nổ các căn bệnh, kể cả khủng bố bằng vũ khí sinh học. Nó cũng cho phép những người khác, những người không làm việc trong ngành y tế như chúng ta, ví dụ thế, tiếp cận với một dữ liệu có thể trả lời mọi kiểu câu hỏi như: ai là bác sĩ giỏi nhất, tồi nhất trong phòng cấp cứu? Có nhiều lý do khiến việc đánh giá trình độ bác sĩ là một công việc đòi hỏi nhiều mưu mẹo. Đầu tiên là sự thiên lệch trong việc chọn lựa bác sĩ: bệnh nhân không thể bị chỉ định bác sĩ điều trị một cách bừa bãi. Hai vị bác sĩ tim mạch sẽ có hai tập hợp bệnh nhân không giống nhau ở rất nhiều khía cạnh. Vị bác sĩ tốt hơn có khi lại là người có tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao hơn. Tại sao? Bởi những bệnh nhân mang trọng bệnh sẽ phải tìm đến bác sĩ điều trị giỏi nhất, vì vậy, ngay cả vị bác sĩ làm việc rất tốt, thì số lượng bệnh nhân có nguy cơ tử vong của ông ta vẫn cao hơn những bác sĩ khác. Sẽ là nhầm lẫn nếu đánh giá trình độ bác sĩ dựa trên cơ sở duy nhất là tình trạng của bệnh nhân. Thông thường, các bác sĩ phải làm “thẻ báo cáo” và thông qua sáng kiến tưởng như không thể chối cãi này, lại nảy sinh những hậu quả không mấy thích thú. Một bác sĩ biết anh ta đang được xếp hạng dựa trên trên tình trạng của bệnh nhân có thể sẽ điều trị kiểu “hớt váng”, bỏ qua những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, - những người cần sự điều trị tốt nhất, - để tránh làm xấu hình ảnh của mình. Thực vậy, các nghiên cứu đã chứng minh các thẻ báo cáo bệnh viện trên thực tế lại gây hại cho bệnh nhân hơn, bởi vì những động cơ sai lầm của một số bác sĩ. Đánh giá bác sĩ cũng cần thủ thuật vì một quyết định của bác sĩ có tác động không thể tính toán được tại thời điểm hiện tại, mà phải theo dõi rất lâu sau khi bệnh nhân được điều trị xong xuôi. Khi một bác sĩ đọc bản chụp phim khối u ở ngực của một bệnh nhân, ví dụ thế, thì không thể chắc chắn khẳng định có phải là ung thư vú hay không. Bác có thể kết luận sau vài tuần, nếu các kết quả sinh thiết được đáp ứng đầy đủ - hoặc, có thể bỏ qua một khối u khác, mà sau này chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong, hoặc có thể không bao giờ phát hiện ra được. Ngay cả khi một bác sĩ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị chính xác thì vẫn tồn tại một vấn đề nghiêm trọng, đó là không có gì đảm bảo bệnh nhân sẽ thực hiện đúng phác đồ điều trị đó. Cơ sở dữ liệu do nhóm của Craig Feied chọn lọc từ phòng cấp cứu bệnh viện đa khoa trung tâm Washington có thể làm sáng tỏ một số câu hỏi về trình độ của bác sĩ. Bắt đầu, bộ dữ liệu rất lớn, gồm 620.000 bệnh nhân thăm khám, trong đó có khoảng 240.000 bệnh nhân mới trong vòng 8 năm, và hơn 300 bác sĩ điều trị. Hệ thống dữ liệu chứa trong nó tất cả mọi thứ mà bạn muốn biết về một bệnh nhân bất kỳ – nặc danh, tất nhiên rồi, để phục vụ cho việc phân tích – từ thời điểm cô ta bước chân vào phòng cấp cứu, ngồi trên xe lăn hay được cáng vào; cho đến khi cô ta rời khỏi bệnh viện, còn sống hay đã chết. Dữ liệu sẽ bao gồm cả thông tin nhân khẩu học; những phàn nàn của bệnh nhân cũng được ghi lại đầy đủ; bệnh nhân gặp bác sĩ bao lâu; bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị như thế nào; liệu bệnh nhân có được nhập viện và thời gian điều trị nội trú là bao lâu; bệnh nhân được xuất viện khi nào; tổng viện phí là bao nhiêu; và cả thông tin bệnh nhân có chết hay không. (Ngay cả khi bệnh nhân chết 2 năm sau khi ra viện, cái chết vẫn có thể bị kết luận trong nghiên cứu, dựa trên việc xem xét cơ sở dữ liệu của bệnh viện so với chỉ số tử vong an toàn). Cơ sở dữ liệu cũng cho biết phác đồ điều trị cụ thể của bác sĩ cho một bệnh nhân cụ thể, chúng tôi cũng biết thêm chút ít thông tin về bác sĩ, bao gồm tuổi tác, giới tính, trường tốt nghiệp, làm tại bệnh viện nào và số năm kinh nghiệm. Khi hầu hết mọi người nghĩ đến các phòng cấp cứu, họ thường hình dung ra hình ảnh những vết thương với máu me be bét và nạn nhân của các vụ tai nạn. Trên thực tế, các tai nạn thương tâm như vậy chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số những ca cấp cứu mà phòng cấp cứu tiếp nhận mỗi ngày, và bởi vì bệnh viện đa khoa trung tâm Washington đã có một trung tâm gây mê cấp độ I riêng biệt, nên những trường hợp như vậy là đặc biệt hiếm gặp trong dữ liệu của phòng cấp cứu. Có thể nói rằng, phòng cấp cứu chính nhận được vô số những lời than phiền trực tiếp của bệnh nhân, từ những ca bệnh đe doạ tính mạng cho đến những bệnh hoàn toàn tưởng tượng. Trung bình, có khoảng 160 bệnh nhân mỗi ngày. Bận rộn nhất là ngày thứ Hai, và ngày cuối tuần thường ít bệnh nhân nhất. (Đây là manh mối cho thấy có rất nhiều loại bệnh không quá nghiêm trọng đến nỗi bệnh nhân phải từ bỏ các hoạt động cuối tuần để đến bệnh viện.) Giờ cao điểm là 11 giờ sáng, đông hơn 5 lần so với giờ thấp điểm, vào khoảng 5 giờ chiều. Cứ 10 bệnh nhân thì có 6 phụ nữ, tuổi trung bình là 47. Việc đầu tiên bệnh nhân làm khi vừa đến phòng cấp cứu là nói cho y tá chịu trách nhiệm phân loại xem chuyện gì không ổn đang xảy ra. Một vài lời mô tả chung nhất là “khó thở”, “đau ngực”, “mất nước”, “như bị cảm cúm”. Một số khác thì ít hơn như “bị hóc xương cá”, “bị quyển sách dầy rơi bổ vào đầu” và rất nhiều các loại “bị cắn”, rất nhiều trường hợp bị chó cắn (khoảng 300), bị côn trùng hay nhện cắn (200). Thú vị hơn nữa, ngày càng có nhiều ca cấp cứu vì bị người cắn (65), nhiều hơn cả các ca bị chuột cắn và mèo cắn cộng lại (30), trong đó, có một trường hợp cá biệt là “bị khách hàng cắn tại nơi làm việc.” (Hú hồn, may mà dữ liệu đầu vào không ghi rõ công việc của bệnh nhân này là gì). Phần lớn bệnh nhân đến phòng cấp cứu đều sống sót ra về. Chỉ có 1 trên 250 bệnh nhân tử vong trong một tuần lễ; 1% chết trong vòng một tháng, và khoảng 5% chết trong vòng một năm. Nhưng để biết được ai đang ở tình trạng nguy cấp đến tính mạng thật không dễ dàng (đặc biệt là đối với chính bản thân bệnh nhân). Hãy tưởng tượng bạn là một bác sĩ phòng cấp cứu với 8 bệnh nhân đang ngồi trong phòng chờ, mỗi người trong số họ lại có 8 lời phàn nàn chung chung. Bốn người trong số các ca bệnh trên có tỷ lệ tử vong cao trong khi tỷ lệ ở 4 người còn lại thấp hơn. Bạn có biết ca nào là ca nguy kịch hơn không? Và đây là câu trả lời dựa trên số liệu bệnh nhân tử vong trong vòng 12 tháng. Nói chung, mọi người nghĩ thở gấp là triệu chứng không quá nguy hiểm đến tính mạng. (Nó thường được viết tắt là SOB – Shortness of breath, vì vậy nếu một ngày nào đó bạn thấy chữ viết tắt này bên cạnh tên bạn, đừng nghĩ là bác sĩ ghét mình nhé). Đối với rất nhiều bệnh nhân, thở gấp rõ ràng là ít nguy hiểm hơn những triệu chứng khác như đau ngực. Nhưng dữ liệu lại cho kết luận như sau: Vậy là tỷ lệ một bệnh nhân bị đau ngực tử vong trong vòng 1 năm không cao hơn tỷ lệ trung bình bệnh nhân tử vong ở các phòng cấp cứu, mặc dù triệu chứng thở gấp có nguy cơ tử vong cao hơn gấp đôi. Tương tự như vậy, cứ 10 bệnh nhân thì có 1 người bị đau họng, sốt hay mắc bệnh lây nhiễm trong vòng 1 năm; nhưng nếu bệnh nhân đó bị chóng mặt, ngất hay trong trạng thái có vấn đề về tâm thần thì tỷ lệ tử vong sẽ chỉ là 1/3. Với cả đống những thứ như vậy trong đầu, hãy cùng trở lại câu hỏi lúc trước: với tất cả những dữ liệu này, chúng ta đánh giá hiệu quả của từng bác sĩ như thế nào? Tiêu chí rõ nhất, mà có thể dễ nhìn thấy nhất trong cơ sở dữ liệu đó là tình trạng khác nhau khi ra viện của các bệnh nhân. Thực vậy, phương pháp này đã phản ánh sự khác biệt cơ bản giữa các bác sĩ. Nếu kết quả này có thể tin cậy được, thì cuộc đời bạn chỉ có một số ít yếu tố quan trọng như danh tính của vị bác sĩ điều trị cho bạn, khi bạn có mặt ở phòng cấp cứu. Nhưng với cùng những lý do khiến bạn không nên đánh giá các bác sĩ thông qua thẻ báo cáo, thì một phép so sánh như trên cũng rất nặng cảm tính. Hai bác sĩ ở cùng một phòng cấp cứu lại điều trị cho hai tập hợp bệnh nhân rất khác nhau. Ví dụ độ tuổi trung bình của bệnh nhân đến phòng cấp cứu vào buổi chiều cao hơn độ tuổi trung bình của những người đến vào nửa đêm 10 tuổi. Thậm chí hai bác sĩ trực vào cùng một khung giờ cũng gặp những bệnh nhân rất khác nhau, dựa trên năng lực và hứng thú của cá nhân họ. Đó là công việc của người y tá làm nhiệm vụ phân loại, cô ta phải chỉ định cặp bệnh nhân – bác sĩ phù hợp nhất có thể. Khi ấy, một bác sĩ có thể đảm nhận tất cả các ca tâm thần, hoặc tất cả các bệnh nhân cao tuổi. Bởi vì một người già với hơi thở gấp thì có khả năng tử vong cao hơn một người trẻ tầm 30 tuổi có cùng triệu chứng, chúng ta phải hết sức cẩn trọng khi xét đoán vị bác sĩ điều trị cho những người già so với vị bác sĩ còn lại. Những gì bạn thực sự muốn làm đó là điều hành phòng cấp cứu một cách ngẫu nhiên, có kiểm soát, vì vậy, khi bệnh nhân đến, họ sẽ được chỉ định một cách ngẫu nhiên vào khám với một bác sĩ, ngay cả khi vị bác sĩ đó đang quá tải với những bệnh nhân khác hoặc bác sĩ đó không được trang bị kiến thức để điều trị căn bệnh cụ thể ấy. Nhưng chúng ta đang bàn đến chuyện một tập thể người cụ thể đang cố gắng cứu sống một tập thể cụ thể những người khác, vì vậy những kiểu thí nghiệm như thế không thể được xảy ra vì những lý do chính đáng. Chúng ta không thể thực hiện một sự ngẫu nhiên hóa thực sự, và nếu đơn giản chỉ nhìn vào tình trạng khi xuất viện của bệnh nhân trong sổ hồ sơ thì chúng ta sẽ bị lạc lối, vậy đâu là cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một vị bác sĩ? Cảm ơn bản chất tự nhiên của khoa cấp cứu, không có loại khoa nào như kiểu khoa này khi mà sự tai nạn ngẫu nhiên lại có thể dẫn dắt chúng ta đến với sự thật. Chìa khóa của sự việc là khi bệnh nhân hoàn toàn không có ý niệm nào về việc họ nên được bác sĩ nào điều trị, vậy là họ đến phòng cấp cứu đa khoa. Vì vậy, tập hợp khách hàng đến phòng cấp cứu từ 2 giờ đến 3 giờ chiều vào một thứ Năm nào đó tháng Mười, thì thường cũng sẽ trở lại phòng khám đó vào thứ Năm tuần tiếp theo, và thứ Năm tuần tiếp theo nữa. Nhưng những vị bác sĩ làm việc vào 3 ngày thứ Năm ấy rất có thể khác nhau. Vậy nếu những bệnh nhân đến vào thứ Năm đầu tiên có tình trạng tệ hơn những bệnh nhân đến vào thứ Năm thứ 2, và thứ 3, một khả năng giải thích là sự thay đổi bác sĩ như vậy không tốt. (Trong các phòng khám đa khoa, thường có 2 đến 3 bác sĩ làm cùng một ca trực). Cũng có thể có sự lý giải khác, tất nhiên rồi, giống như sự không may mắn hay thời tiết không đẹp hay vi khuẩn E.coli bị phát tán. Nếu bạn chỉ nhìn vào hồ sơ dữ liệu làm việc của một vị bác sĩ nào đó, qua hàng trăm lần thay đổi ca làm việc, và thấy rằng bệnh nhân trong những ca này có tình trạng khi xuất viện tệ hơn bình thường, thì bạn có cơ sở khá vững chắc để kết luận rằng vị bác sĩ đó có vấn đề trong việc điều trị. Một ghi chú cuối cùng về phương pháp làm việc: trong khi chúng ta nhập các thông tin về việc bác sĩ nào đang làm việc ở lĩnh vực nào, thì ta không tập trung vào yếu tố bác sĩ đó trên thực tế điều trị bệnh nhân cụ thể nào. Tại sao? Vì chúng ta biết rằng công việc của y tá phân loại sẽ chỉ định bệnh nhân nào khám với bác sĩ phù hợp, điều này khiến cho sự lựa chọn trở nên kém ngẫu nhiên. Có vẻ như hơi trực giác – thậm chí là lãng phí – khi bỏ qua yếu tố kết hợp đặc biệt bác sĩ-bệnh nhân trong phân tích này. Nhưng trong một hoàn cảnh mà sự lựa chọn chính là nguồn cơn của mọi vấn đề, thì chỉ có cách duy nhất để có được câu trả lời đúng, thật ngược đời, đó là vứt bỏ trước tiên tất cả những thông tin có vẻ như là có giá trị nhất. Vì vậy, ứng dụng cách tiếp cận vào hệ thống thông tin dữ liệu bề thế của Craig Feied, chúng ta biết được gì về trình độ của bác sĩ? Hoặc, hãy thử đặt câu hỏi theo cách này: nếu bạn được đưa đến một phòng cấp cứu đa khoa trong tình trạng nghiêm trọng, khả năng bạn có thể sống sót phụ thuộc bao nhiêu vào vị bác sĩ cụ thể điều trị cho bạn? Câu trả lời ngắn gọn là… chẳng phụ thuộc chút nào. Gần như tất cả những gì được liệt vào trình độ của bác sĩ trong hệ thống thông tin trên thực tế lại mang tính may rủi, nghĩa là sẽ có một vài bác sĩ được điều trị cho nhiều bệnh nhân mang những bệnh ít nguy hiểm hơn. Điều này không đồng nghĩa với việc không có sự khác biệt giữa bác sĩ giỏi nhất và tồi nhất ở phòng cấp cứu đa khoa. (Ôi không, chúng tôi không muốn gọi tên họ ra đâu). Trong vòng mười hai tháng, tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân do một bác sĩ giỏi điều trị sẽ thấp hơn gần 10 % so với tỷ lệ trung bình. Điều này nghe thì có vẻ không nhiều, nhưng ở một phòng khám cấp cứu có 10.000 bệnh nhân thì một bác sĩ giỏi có thể cứu sống được nhiều hơn từ 6 đến 7 mạng người so với một bác sĩ dở. Thú vị hơn nữa, là tình trạng sức khoẻ khi xuất viện của bệnh nhân không tương quan với viện phí. Điều này có nghĩa là được những bác sĩ giỏi nhất điều trị không hẳn là tốn nhiều tiền hơn – chi phí cho các xét nghiệm, nhập viện và những chi phí khác – so với khi điều trị với các bác sĩ kém nhất. Đây là một điều đáng cân nhắc trong một kỷ nguyên mà người ta nghĩ rằng chi phí chăm sóc sức khoẻ tăng đồng nghĩa với việc sức khoẻ cộng đồng tốt hơn. Ở Mỹ, chi phí chăm sóc sức khoẻ chiếm hơn 16% GDP, tăng lên 5% so với năm 1960 và đang có kế hoạch tăng lên 20% vào năm 2015. Vậy thì những điểm nào sẽ quyết định một bác sĩ giỏi? Trong hầu hết các phần trước, các phát hiện của chúng tôi chẳng có gì gây ngạc nhiên cả. Một bác sĩ giỏi giang trên tỷ lệ phần trăm mà nói, thì thường tốt nghiệp từ một trường đại học y khoa thuộc hàng top và được làm việc tại một bệnh viện cao cấp. Yếu tố kinh nghiệm cũng rất đáng giá: cứ 10 năm kinh nghiệm trong một lĩnh vực nghề nghiệp được tính là có giá trị ngang với việc được làm việc trong một bệnh viện chất lượng cao. Và vâng: nếu bạn cũng muốn bác sĩ ở phòng khám đa khoa cấp cứu của bạn là một phụ nữ. Có thể là thiệt thòi cho trẻ em Mỹ khi có quá nhiều phụ nữ thông minh chuyển nghề từ dạy học sang theo đuổi các trường y khoa, nhưng lại thật tốt khi biết rằng, ít nhất thì trong nghiên cứu của chúng tôi, những phụ nữ như vậy giỏi giang hơn một chút so với những bạn đồng nghiệp là nam giới trong sự nghiệp cứu người. Một yếu tố có vẻ như không liên quan là liệu bác sĩ ấy có được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao hay không. Chúng tôi nhờ Feied và những bác sĩ hàng đầu khác ở bệnh viện đa khoa trung tâm Washington nói tên các bác sĩ giỏi nhất ở khoa cấp cứu. Những người mà họ lựa chọn hóa ra cũng có tỷ lệ bệnh nhân tử vong không khá hơn so với tỷ lệ bệnh nhân tử vong trung bình. Tuy nhiên, một điểm tốt là bệnh nhân được những bác sĩ này điều trị tiêu tốn ít tiền viện phí hơn. Vậy là việc bác sĩ cụ thể nào điều trị cho bạn cũng quan trọng – nhưng, trong một hệ thống gồm rất nhiều yếu tố như vậy, thì có lẽ có những yếu tố khác quan trọng hơn: bệnh của bạn là gì, giới tính của bạn (bệnh nhân nữ có xu hướng tử vong nhiều hơn bệnh nhân nam trong vòng 1 năm sau khi ra khỏi vòng khám cấp cứu), hoặc mức thu nhập của bạn (sau 1 năm bước chân ra khỏi phòng cấp cứu, bệnh nhân nghèo có xu hướng chết nhiều hơn bệnh nhân giàu). Tin tức tuyệt vời nhất đó là hầu hết những người lao đến phòng cấp cứu và nghĩ rằng “thôi, thế là xong, mình sắp tàn đời” thì lại chẳng mấy khi mắc bệnh chết người, ít nhất là trong tương lai gần. Thực tế họ có thể khá lên nhiều bằng cách thức đơn giản ngồi im tĩnh dưỡng trong nhà. Hãy cân nhắc một thực tế khi nạn biểu tình của các bác sĩ ở Los Angeles, Israel, và Colombia lan rộng. Tỉ lệ bệnh nhân tử vong hạ thấp đáng kể ở tất cả những khu vực này, từ 18 đến 50%, khi các bác sĩ đình công! Hiện tượng này có thể được giải thích một phần là vì các ca phẫu thuật giảm xuống trong suốt thời gian các bác sĩ biểu tình. Đó chính là ý nghĩ đầu tiên của Craig Feied khi ông đọc tài liệu. Nhưng ông đã có cơ hội kiểm chứng thêm một lần nữa hiện tượng tương tự khi rất nhiều bác sĩ ở Washington rời thành phố trong cùng một thời điểm vì tham dự một hội thảo y học. Kết quả là: tỷ lệ tử vong tụt xuống toàn diện. “Quá nhiều bệnh nhân đến khám bệnh vào cùng một thời điểm gây áp lực lên tất cả mọi thứ”, ông nói. “Rất nhiều người chẳng mắc bệnh thập tử nhất sinh lại đi uống vào người những thứ thuốc và tham gia vào các quá trình trị liệu, rất nhiều trong số đó không thực hữu ích và một phần trong đó thậm chí có hại, trong khi những người thực sự ốm sắp chết lại hiếm khi được để mắt tới và hẳn nhiên là tử vong.” Vậy là việc đến bệnh viện rất có thể làm tăng tỷ lệ sống sót nếu bệnh nhân gặp phải căn bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu không, cũng có thể làm tăng khả năng tử vong của bệnh nhân. Bạn có thể nhận được giải Nobel, ví dụ thế. Một phân tích khảo sát những người nhận giải Nobel hóa học và y học trong suốt 50 năm lịch sử của giải này cho thấy những người giành chiến thắng sống lâu hơn những người chỉ nhận được đề cử. (Vậy mà có quá nhiều người Hollywood ảo tưởng về cái gọi là “Chỉ được đề cử thôi cũng đủ hạnh