🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sẫm Violet
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Table of Contents
Lỡ chuyến
Sẫm Violete
Tấm chăn màu huyết dụ Tiếng Khóc
Tình yêu người thợ giầy Lời hứa của chiến tranh Hương Mĩ Nhân
Lằn ranh kẻ cắp
https://thuviensach.vn
Lỡ chuyến
Kết thúc cuộc chiến, hắn trở về nguyên vẹn.
Mười hai năm cuộc chiến như một giấc mộng dài, biến hắn từ một cậu học trò tơ non, thành một cựu chiến binh, dầy dạn kinh nghiệm chiến tranh, thiện chiến. Hắn chợt nhận ra ngay, ở ngày hòa bình đầu tiên, tất cả những sự tích tụ giúp hắn tồn tại, vượt qua cái chết, vụt hoá thành vô dụng trong tích tắc đầu tiên của ngày hoà bình. Hắn, kể từ phút đó, với thời bình, là một tay ngốc ngếch. Một kẻ chỉ biết tuân lệnh và ra lệnh, phải bắt đầu từ con số không, làm quen với tất cả đời sống bình thường của con người. Đúng là khó khăn!
Hắn tự an ủi, trong những ngày đầu ở Hà Nội, khi trở về không một xu dính túi: "Thôi! Ta còn sống để trở về ngôi nhà nhỏ thân thuộc. Bao bạn ta mãi mãi chẳng trở về!" Nghĩ vậy mà vẫn ứa nứớc mắt! Trở về Ngôi nhà ấy, nay đã vắng bóng người mẹ của hắn, người mà có thể chở che và đùm bọc hắn với tấm lòng bao la, yêu thương nhất. Hắn thất nghiệp, lang thang trong thành phố đi xin việc hàng ngày. Và, buổi tối trèo lên gác thượng, gẩy cây đàn ghi ta rè cũ, hát những bài ca cũ. Đôi khí hắn đọc thơ cho cô cháu gái nghe. Cực hình nhất, là khi cô cháu lại thích bài Đợi anh về của lão Simonop với cái giọng chùng buồn ấm áp của hắn. Sau này, có lần hắn nói với cháu: Này, bài đó đọc trong rừng thấy ấm áp. Đọc khi trở về chẳng có người yêu chán và lạnh. Hắn vẫn giữ tính chân thành và thật như đếm.
Nơi hắn ở, gọi là phố mà như xóm, như làng. Đối diện nhà hắn, cách con phố ngang năm mét, có nếp nhà dựng lên trong khi hắn còn ở rừng. Lưng dãy phố tạm ấy, dựa vào khu tường nghĩa
https://thuviensach.vn
địa Tây. Nghe nói dãy dài nhà đối diện, là cửa hàng mậu dịch bán rau và thịt. Chái bán rau, được chia cho một gia đình cán bộ tập kết dọn tới trước khi chiến tranh kết thúc. Bà má của gia đình ở đó, nói giọng miền trung ấm áp. Bà có nụ cười rất tươi, mắt nhân hậu. Có một lần, bà nói với hắn bùi ngùi: "Mẹ cậu là một người rất tốt bụng. Hồi bà còn, cô vẫn hay sang chơi." Qua cô cháu gái, hắn biết được, ngôi nhà ấy có một cô gái bằng tuổi cháu hắn. "Nó mê tiếng hát của cậu lắm. Những tối cậu hát, nó chạy hẳn sang nhà, rủ cháu lên cầu thang nghe trộm". Hắn cười.
Cuộc sống thời bình thật khốn nạn với một kẻ lương thiện, đã hai ba tháng lang thang vẫn không thể tìm một công việc ở Hà Nội, khi mà đi xin việc, đâu cũng nhan nhản lính trở về.
Một buổi sáng đầu hè oi, nóng, hắn cởi trần, bổ củi trên vỉa hè. Dầu qua bao năm trận mạc gian khổ như vậy mà cơ thể hắn vẫn cường tráng, những bắp thịt săn chắc nhễ nhại mồ môi. Ngẩng lên hắn chợt bắt gặp ánh mắt của cô gái đứng trước cửa nhà bên kia đường nhìn sang.
Cô gái thật đẹp. Cái vẻ đẹp của một thiếu nữ vừa lớn làm hắn sững sờ vài giây. Mơn mởn như đoá hồng vừa hé nụ vào một sớm xuân. Hắn hơi ngượng, quay vào nhà mặc áo may ô. Tối đó hắn buột miệng kể lại với cô cháu gái. Cô cháu bảo: "Cậu ngượng gì, nó là Hương bạn cháu."
Một tuần sau, những buổi tối mát trời, hắn và cô gái tên Hương ấy, cùng cô cháu gái trèo lên sân thượng. Trên gác có giàn nho xanh mướt phủ rộng tầng thượng chống nóng. Chớm hè, nho bắt đầu có những trái non, vùn vụt sinh ra từng chùm lúc lỉu xanh trong như ngọc, rồi thoắt căng nõn trái. Hắn hái nho chấm muối ớt, cùng cô gái trẻ nhăn mặt. Cô gái ngồi bên hắn. Tóc xõa bờ vai, nắng chiều soi lên mái tóc đen như mun, sóng sánh như lụa và xông lên
https://thuviensach.vn
mùi con gái. Đôi mắt đen thăm thẳm. Cái miệng luôn tươi với đôi môi mọng như trái nhót, hồng thắm trong ráng chiều. Lần đầu tiên, ở chiều ấy, khi cô bứt một trái nho đưa lên miệng hắn, hắn chợt thấy cô hàng xóm rất đẹp. Thực ra có sức mạnh nào đó xui bẩy hắn làm điều gì đó, nhưng hắn chần chừ. "Nho còn xanh quá!" Hắn bất giác nói!
Cô gái rất nhanh thân thiết thân với hắn. Nhiều tối hè, mạnh bạo đề nghị hắn đàn, hát những bài ca cũ, mà hôm nào cô nghe lén ở bên kia đường. Mắt cô mở to, nhìn hắn đăm đắm, nghe hắn kể về các câu chuyện của chiến tranh đằng đẵng mà hắn trải qua. Một tối, cô cháu bắt hắn đọc lại bài thơ của gã Simonop. Hắn đọc, tự dưng lâu lắm lại xúc động trào lên. Cảm giác hình như đôi mắt của cô rơm rớm trong đêm tối nhập nhoè. Sao lại khóc? Đâu, em chả khóc, có anh khóc! Cô gái bướng bỉnh!
Chuyện của hắn vẫn tiếp tục vào những đêm rảnh rang. Miên man các trận đánh. Không có một mối tình nào trong suốt cả mười một năm hắn sống còn với chiến tranh. Thế giới của hắn toàn đàn ông và bắn giết, đâm, chém, đồng đội hy sinh, những trận chiến thua, thắng, phục kích, mật tập, đánh mìn và đạn, bom. Hắn thật lắm chuyện. Hắn kể rất sinh động, tỉ mỉ cho cô về cánh rừng khooc, lá giòn, rộng nổ lộp bộp dưới chân. Ở Hà Nội, có giầu tưởng tượng thế nào cũng không thể hình dung được. Hắn nói về con sông ào ào, hun hút chảy giữa lòng núi đá trên đỉnh Trường Sơn và những đêm săn bắn, bẫy tất cả các loại thú, khi cơn đói thắt ruột hành hạ. Những đêm mưa triền miên, nằm trong hang lạnh, nhóm lửa bằng zippo, châm thẳng vào mảnh thuốc bom, rồi nghe lửa phì phì reo, cồn cào bụng rỗng hoang, nhớ về Hà Nội v.v...
Cũng đôi khi, trong câu chuyện liên miên, có một bóng hồng lướt qua, nhưng chỉ là tiếng hát của đám thanh niên xung phong vọng lên, rồi mất hút cuối con đường đi qua; đó là các cô gái Lào,
https://thuviensach.vn
Thượng, Pacô lưng đeo gùi, miệng tươi như hoa, tay cầm dao phăm phăm đi trước đoàn quân. Một cô gái lưng trần, rám nắng đã cho hắn và bạn hắn dăm bắp ngô nếp dẻo, cứu hắn qua cơn đói lả xuýt toi mạng, trong một lần lạc rừng. Những câu chuyện chẳng đầu đuôi lạ hoắc với hai đứa con gái liên miên không dứt tới hai mùa trăng.
Cô gái cũng kể chuyện khi hắn hỏi vọc vạch. Theo hắn, những câu chuyện của cô kể, toàn chuyện trẻ con. Nhưng hắn vẫn lắng nghe và đôi khi tủm tỉm cười.
Hắn bắt đầu thỉnh thoảng sang nhà cô chơi.
Gian nhà hai chục mét vuông cho năm mạng người. Không có cả toa let. Góc nhà quây thành nơi nấu nướng, cạnh đó có một cái lỗ đậy hờ bằng một cái nắp chĩnh cũ. Hôm đầu tiên ngồi đối diện với cô chủ nhà, hắn nhận ra ngay, thoang thoáng mùi khó chịu. Mùi khai nồng, thu thủm, hôi rình như xông lên từ phía có cái lỗ đậy hờ kia. Cô gái cũng thật thà kể, nơi đây xưa kia là chỗ rửa ráy của quầy bán rau. Người ta đục nó thông thẳng vào cống thành phố, nên những ngày nóng, cả nhà em khó ngủ, vì mùi hôi nồng nặc. Nhưng không có nó thì thoát nước thải vào đâu? Hắn định bảo, ừ đêm đêm buồn đái, thì đái vào đấy cũng tiện, nhưng hắn không nói ra câu nói ấy.
Ngôi nhà như thế! Sự mong muốn gặp nhau bắt đầu nhen lên ngày một nhiều hơn và đã xoá đi sự khó chịu khi ngồi trong cái mùi chẳng thơm tho tí nào. Cô gái cũng biết ý, mỗi khi hắn sang, chèn chặt nắp cống lại bằng một miếng giẻ cũ. Có lần cô còn dội một thùng nước ào ào vào cái lỗ quỷ quái ấy.
Hắn có những khi chán mà không thể chia sẻ với cô. Tỉ như, trong chiến tranh ao ước trở về, khi trở về quả là chẳng dễ dàng
https://thuviensach.vn
với một kẻ không tiền, không việc làm. Cũng đôi khi hắn phụ giúp ai đó, không nề hà công việc gì, như dọn gạch vỡ, quét vôi nhà, phá một bức tường sắp đổ, phụ thợ nề v.v... toàn các công việc cơ bắp và nhận được vài đồng tiêu vặt. Nhưng không phải lúc nào cũng có
công việc mà hắn lại nghiện thuốc nặng. Hắn bắt đầu bán đi những kỉ vật chiến tranh và tất cả cái gì gọi là gia tài của một người lính.
Đi bán đồ của chính mình mà như bán đồ ăn cắp. Hắn ngượng. Chỉ sợ, ai quen hắn, bắt gặp. Hắn bán vật đầu tiên là cái tăng mới tinh còn phấn trắng. Rồi bán chiếc áo mưa sĩ quan cũng mới. Vài chục dụng cụ điện tử hắn tháo trên một chiếc xe M113 bị hỏng máy trong căn cứ chiếm được. Cả mấy cái công tắc điện đẹp lắm, hắn định khi nào rảnh thay thế những công tắc sứ cũ mòn, chập chờn ở sân nhà. Ngày bán cái võng là hắn đắn đo mãi. Cái võng cũ, có dăm vết thủng lỗ chỗ. Đó là vệt bom bi xuyên qua, trong trận đánh Boloven năm nào. Trận ấy, người bạn thân nhất của hắn, cùng tiểu đội, đã chết. Hắn may mắn thoát hiểm, nhờ cái ba lô bên cạnh, nhờ thân thể người bạn che cho những viên bi, những mũi tên thép nhỏ xíu, cứng, sắc ghê người, có thể xuyên qua bất kì vật gì. Nhưng vẫn phải bán sạch. Đói và thèm thuốc. Sau vài lần bán đồ, hắn không ngượng nữa khi gặp mấy bà chè chai đồng nát, kể cả lần hắn bán con dao găm Mỹ có rãnh thoát máu sâu hoắm và đen sì, khắc chìm dòng chữ U. S. A - Army. Dao găm này, hơn tám năm vẫn là vật bất li thân trong rừng. Bán! Rồi cũng chẳng còn gì để bán nữa, lại đúng vào tuần Hà Nội mưa. Đói, lại thèm thuốc cồn cào. Nằm khèo trên gác xép, nhìn ra trời miên man mưa trắng xoá. Cay đắng cười!
Buổi sớm sau, hắn dậy thật sớm, ra đầu phố, tới tất cả các nơi ban ngày là quán nước. Len lén nhặt ở đó những đầu mẩu thuốc lá.
https://thuviensach.vn
Sớm đó mưa ngừng và nhạt nắng. Hắn leo lên sân thượng, dưới những đám quả nho xanh như ngọc. Cẩn thận rũ sợi thuốc vụn từ những đầu mẩu cong queo, hôi hám, dính cả cát và đất. Rồi cũng quấn được hơn chục điếu sâu kèn cho bớt cơn nghiền. Sớm hôm sau nữa, đúng vào lúc hắn đang chế tác thuốc lá như vậy, cô cháu gái và cô bạn gái hàng xóm xuất hiện sau lưng khi nào chẳng rõ. Cô cháu hỏi: “Cậu đang làm cái gì đấy?” Hắn ngẩng mặt lên. Bàn tay hôi, khai nồng mùi thuốc cháy dở gặp ẩm. Hắn chạm ngay ánh mắt của cô gái nhìn không chớp. Hắn muốn chui vào lỗ nẻ. Đứng dậy, đá phăng dúm thuốc đi. Mặc hai cô gái sững sờ, không hiểu điều gì làm hắn tức giận? Hắn chạy xuống gác như ma làm.
Ba ngày, hắn tránh mặt cô. Ba ngày, hắn lang thang khắp nơi và đau khổ nhận ra, sự tìm việc ngày càng khó khăn hơn, khi tới đâu cũng thấy áo Tô Châu và dép đúc. Hắn có thể đầy khả năng, sức khỏe để làm rất tốt vai trò gác cổng ở bất kì nhà máy nào! Không có cái chân ấy cho hắn! Một lần hắn thất vọng ê chề khi một lão thương binh nói, nhà tao, năm thằng vào mặt trận. Ba đứa trở về toàn ăn bám mẹ. Nghe nói, số bộ đội giải ngũ ở thành phố hơn ba vạn nữa! Hắn nhớ mẹ ghê gớm, suýt bật khóc trong đêm ấy!
Một tối mệt mỏi trở về, hắn hơi bất ngờ nghe cô cháu bảo, cái Hương nó gửi cho cậu gói gì ở đầu giường ấy! Trên táp-đờ-luy của hắn, gói giấy bọc ba gói thuốc Trường Sơn. Hắn bàng hoàng. Bên trong, có tờ giấy học trò, dòng chữ nắn nót mềm: “Anh bộ đội hút ít thôi. Hại lắm đấy nhé! Rồi lại thi thoảng ho sù sụ như ba em đấy!”
Hắn lên sân thượng. Bóc gói thuốc và rít thật mạnh hơi thuốc vào lồng ngực. Lòng hắn thực khó tả. Vui, buồn, hạnh phúc và cay đắng.
https://thuviensach.vn
Vài hôm sau, cô gái từ bên kia đường chạy sang khi thấy bóng hắn vừa đi về: “Anh rảnh không? Hộ em bài hình không gian khó quá!” Hắn nhận lời ngay. Cô hàng xóm cười, khoe cái răng khểnh ánh lên. Má lúm đồng tiền.
Họ ngồi bên nhau ngay sau cửa sổ sát tường nom ra đường. Cô gái lấy vở có bài tập đưa cho hắn. Một bài tập không khó quá, dù đã bỏ hơn mười năm học tập. Chỉ dăm phút sau hắn đã có lời giải. Cô gái ngồi sát lại. Hắn cảm thấy hơi nóng của da thịt. Mùi tóc. Hơi thở. Hắn quay sang. Đôi mắt cô gái trong. Mi dài đen, thăm thẳm nhìn lên. Trong người hắn bỗng có một sức mạnh ghê gớm thúc dục. Hắn nắm vội lấy bàn tay cô đang cầm bút. Tay trái quàng lấy eo cô. Rất nhẹ! “Kìa anh!” Cô gái nói ấp úng, nhưng bàn tay cầm bút vẫn trong tay hắn. Im lặng quá. Hắn run lên. Cô gái chợt nói lí nhí: “Kìa anh bộ đội!” Thế thôi mà hắn sợ. Hắn buông tay cô ra. Khi đó, hắn mới thấy khuôn mặt cô chợt hồng rực. Không thể ngờ, một thằng đàn ông như hắn, vượt qua bao nhiêu lần trước gian nguy và cái chết lại hèn nhát như thế, tim đập loạn và rất sợ ai nhìn thấy hắn và cô trong trạng thái như vậy.
- Anh về đây. - Hắn bước vội về nhà, không ngoái đầu trở lại.
Tối đó hắn lên dàn nho. Đàn ghi ta cũ, rè rè lại cất lên những nhịp chậm. Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh. Soi sáng đường chiến sĩ dưới ngàn cây…. Giọng hắn ấm, nên càng buồn. Hắn suy nghĩ miên man. Em mới 16 tuổi. Sao hắn làm như vậy. Hắn yêu cô ư? Nhớ cô ư? Hắn đã bao giờ yêu, hoàn toàn không biết tình yêu là cái gì. Hắn không được phép như vậy. Không việc làm, không tiền, không tương lai. Còn cô gái tốt bụng, đẹp, trẻ, trong văn vắt ấy! Tất cả ở phía trước. Tháng tới cô sẽ thi. Nếu có việc gì xảy ra, cô gái trượt. Không, không nên thế! Dù là nhắm mắt lại, hình ảnh khuôn mặt cô đỏ lựng, môi mọng như trái nhót, cứ chói chang hiện lên.
https://thuviensach.vn
Hắn tránh mặt cô gái.
Ba ngày sau, hắn vô cùng vui mừng kiếm được một công việc rất tầm thường ở một công ty buôn bán ngoại thành. Việc ấy do chị hắn cậy cục, nhờ vả năm sáu người mới xong. Phải sống đã! Hắn nhận đi làm ngay, lầm lũi tới cơ quan nọ, chạy giấy, đun nuớc cho công nhân và dọn ba cái hố xí không cửa đầy giấy báo bay tứ tán mỗi khi con gió thốc thổi.
Ngày đầu tiên có lương, hắn mua dăm thứ lặt vặt cho hắn. Một gói ô mai. Bọc ổi thơm nức, tươi roi rói. Một cái cặp nhựa Sài gòn trông như ngọc bích. Gọi là lời cám ơn hôm nào và cũng báo cho cô hàng xóm biết, hắn đã có việc làm. “Em sắp tạm biệt anh!” Cô gái cười cười nói khi hắn sang, ngồi chưa ấm chỗ! “Đi đâu?” Hắn hơi bất ngờ. “Cả nhà em vào Đà Nẵng. Ba em nhận công tác trong đó. Chủ nhật này, em đi“. Hắn muốn nắm lấy tay cô, nhưng má cô gái xuất hiện. Bà tươi cười nói, khi nào cháu vào trong nớ, tới nhà cô nhé! “Dạ.” Bà má quay ra cửa. Em nhìn vào mắt hắn. Hình như em chờ hắn một câu gì đó mà hắn không sao nói được. Hắn và cô im lặng tới cả chục phút. Buồn thế! Hắn về.
Đó là một đêm hắn trằn trọc. Hắn dự tính, tuần này sẽ đi mua cái gì đó có giá trị và thứ Tư tới sẽ nghỉ việc tiễn cô đi.
Thứ Hai đi làm, hắn đột ngột được lệnh phải xuống ngay Hải Phòng, xung vào đội tiếp nhận chuyến tầu biển, nhập hàng hải sản cấp cứu cho thị trường Hà Nội từ phía Nam ra. Mới đi làm, không thể từ chối công việc đột xuất. Hắn về nhà vơ vội ba lô, chạy sang nhà cô gái mà chẳng thấy ai có nhà. Hắn lên tầu xuôi Hải Phòng, lần đầu trong đời hắn thấy buồn thậm tệ, vô cớ.
Cuối tuần hắn trở về. Ngôi nhà bên, hắn thấy cửa được khoá ngoài. Và, chỉ dăm hôm sau đã có chủ mới. Hắn như kẻ ngơ
https://thuviensach.vn
ngẩn mới mất một vật gì rất quý giá. Mỗi khi lên sân thượng, hay khi nhìn sang bên kia đường, hắn vẫn thấy hình ảnh cô bé tên Hương hiện ra chấp chới, như ảo như thật, cười và phô cái răng khểnh duyên dáng làm sao.
***
Suốt cả thời gian dài sau đó, hắn không hề có thông tin cô gái. Sĩ diện, hắn không dám cất lời hỏi cháu hắn. Không cũng có vài lần vu vơ, xa xăm mà đứa cháu gái lại tồ không biết hình tượng văn vẻ mang tính ẩn dụ thăm do về cô bạn cháu mà hắn khêu ra. Hắn thường tự an ủi là cô đang bận học thi. Cũng có khi hắn nghi ngờ, hay chính hắn cũng chẳng có một sức mạnh để tìm cách liên lạc với cô.
Nhưng mãi sau này nghĩ lại, hắn cho rằng, khi người ta bị sự thúc ép bởi đời sống cần tồn tại thì nó sẽ đè bẹp cả nỗi nhớ váng vất trong hắn, làm hắn tự nhiên dần sao nhãng bóng hình cô.
Một năm sau, không chịu nổi cảnh ăn cơm tập thể với những miếng thịt mỏng như tờ giấy và bát canh cá tanh lợm trong các bữa cơm tập thể, dành cho kẻ độc thân, hắn quyết định phải có gia đình. Hắn lấy vợ. Vợ hắn là người thiếu nữ cùng cơ quan. Cứ cặp kè với nhau ngày này sang ngày khác, lại nấu cơm rất ngon, làm hắn như cây bị đốn ngã. Hắn bảo với thiếu nữ, trợn trạo và thẳng tuột: “Này, em lấy anh nhé!“ Cô gái đồng ý. Khốn nạn, họ, chưa một lần nói được câu: Anh yêu em và ngược lại dù trong thăm thẳm ánh mắt.
Hôm đón dâu, chiếc xe Hải Âu vòng qua phố, chuẩn bị đỗ trước nhà. Hắn bỗng nóng gáy. Linh cảm mách, có ai đó đang nhìn hắn chăm chú. Hắn ngoảnh lại. Hắn gật thót người, nhận ra cô đứng ngay ở bên đường. Áo em trắng tinh. Tay em cầm túi xách mầu
https://thuviensach.vn
đỏ. Mắt em nhìn không chớp vào mắt hắn. Em không cười như bao lần xưa cười với hắn.
Bao nhiêu năm, hắn không bao giờ quên được cái nhìn ấy. Cái nhìn như đầy ăm ắp lời trách móc, như vấn hỏi con người anh. Đâu rồi mắt ánh nét cười, đôi mắt tinh nghịch, biết nói khi cầm từng quả nho… Ôi tình, kẻ bạc bẽo là hắn. Mắt em nhìn anh và hỏi: “Sao anh không yêu em mà vội vã đi lấy ai?” Không còn là đôi mắt tươi rói xanh chấm muối, nhét thêm mẩu ớt, đưa lên tận miệng hắn. Lần đầu tiên hắn nhận ra, hắn chẳng phải là hắn nữa.
Sau này nghĩ lại hắn mới hiểu ra sự thúc ép của đời sống vật chất tầm thường, cơm, áo, gạo, tiền, đôi khi lại mạnh hơn, làm lu mờ cả những ước mơ tốt đẹp, đáng yêu và có khi rất thiêng liêng. Khốn nạn nhất là khi hắn nhận ra cái nhìn ấy thì đã muộn, bởi vì sau này nhớ lại, chính gây khắc ấy hắn biết hắn yêu ai. Không yêu, thực dụng, đó là một sai lầm khởi đầu của thời bình, không bao giờ hắn tự tha thứ.
Ba ngày sau, qua cô cháu, hắn mới biết, cô hàng xóm ở Hà Nội một ngày rồi trở về Đà Nẵng ngay. “Nó bảo dự định ra đây chơi hai tuần. Định rủ cậu cháu mình đi Đồ Sơn như năm nào mong muốn tắm biển một lần... thế mà nó lại trở vào ngay!” Cô cháu kể. Hắn im lặng. Thì ra cô hàng xóm đã đỗ vào Trường đại học khoa văn. Như vậy, đường cô đã tới đích đầu tiên, đúng như dự kiến mà cô từng nói với hắn. Chỉ có bây giờ, hắn đã xa cô quá rồi!
***
Sáu năm sau, hắn cũng học xong một khoá kinh tế và dần thăng tiến. Duy có đời sống vợ chồng của hắn, chẳng ra gì, rạn vỡ chỉ vì những lí do cũng chả ra gì. Cái đời sống vợ chồng sau chiến cuộc, khi khởi nguồn từ cơm áo, lại bị chính sự vật vã của áo cơm,
https://thuviensach.vn
nhất là với hạng người chỉ quen với chiến cuộc, hoàn toàn thiếu kĩ năng sống bình thường, đã giết mòn con người hắn. Và điều đó làm hắn bế tắc, đau khổ.
Nhiều khi hắn chán ở nhà, muốn đi thật xa, tới một nơi nào đó để chạy trốn sự bất lực, yếu kém, dù hắn tự hiểu, chính hắn chứ không ai khác phải tự chịu trách nhiệm với những đổ vỡ.
Hắn buồn và tập tọng làm thơ, viết truyện, cho quên đi những nỗi niềm mà chỉ mình hắn biết. Thơ và truyện hắn đều tầm tầm. Tuy nhiên, dù còn vụng dại về ngôn từ, nhưng khi những điều hắn viết cất lên từ tấm lòng chân thật, báo chí cũng đón nhận và việc ấy giúp hắn ít nhiều vợi đi phiền muộn.
Tháng hè năm đó, cơ quan hắn có vài chiếc xe tải mới được phân cấp, lại ở tận thương cảng Đã Nẵng. Giám đốc quyết định, hắn sẽ đi vào đó, thay mặt cơ quan đưa lái xe vào tiếp nhận những chiếc xe ấy.
Đứa cháu gái thấy cậu vào Đà Nẵng đã viết thư cho cô gái và gửi chút quà Hà Nội. Hắn mỉm cười và thoáng nhớ lại những ngày đầu trở về “Ừ cậu sẽ tìm tới tận nơi!” Hắn ra phố, mua ít mứt sen, bánh đậu, cân chè Thái Nguyên dậy mùi thơm ngậy. Một vài túi ô mai và bánh cốm. Hắn mỉm cười khi xếp tất cả vào chiếc cặp da đen to.
Không khó lắm khi tìm ra nhà của cô. Cô không có nhà. Má cô mời hắn ở lại “cho có dịp gặp cả nhà vào bữa tối”. Bà kể, em nó đi dạy. Tối mới về. Hắn được má cô dẫn đi xem ngôi nhà rộng rãi. Hắn chợt nhớ lại chái nhà xưa và tự nhiên bao nhiêu hình ảnh cũ rõ mồn một ập về khi nhìn thấy chiếc ảnh, em cười tươi vô cùng, treo bên trên chiếc bàn đầy sách vở. Hắn nhìn thấy dăm tờ báo Văn Nghệ đã đăng truyện của hắn. Cái tên tác giả được gạch bút chì
https://thuviensach.vn
đỏ và một dấu hỏi khá đậm bên cạnh? Có lẽ nào, cô đã nhận ra đó là hắn? Lòng hắn trào lên nhói đau vừa thấy khuôn mặt với bàn tay cầm bút năm nào như trong tay hắn. Hắn mong cô bạn trở về nôn nao. Nhẩm tính sẽ cùng em đi dạo và nắm lấy đôi bàn tay năm xưa! Không mình sẽ hôn em! Nhất định đêm nay phải hôn em! Hắn nghĩ.
Hai tiếng chờ đợi trôi qua. Rồi cô gái trở về. Em lại đẹp rực rỡ hơn cả ngày xưa. Cái vẻ đẹp của tuổi mười sáu giờ đây được thay thế, tràn đầy, bởi sự mãn khai, như một đoá hồng nhung nở đúng vào mùa xuân sắc. Cô cũng bất ngờ, mắt ánh lên niềm vui gặp lại.
Bữa cơm tối thật vui. Bao nhiêu câu chuyện về cái phố của hắn và gia đình ba má cô, được râm ran tái dựng lại trong bữa cơm.
Bẩy giờ tối. Hắn xin phép má cô để hai anh em ra sông Hàn đi dạo.
Cô gái cất lời trước. Hỏi hắn bao chuyện. Cô bầy tỏ ái ngại khi thấy hắn có vẻ hơi gầy. Giọng cô trùng xuống “Em nhớ anh, khi đó vẫn bổ củi bên đường. Nom rắn chắc, không như hôm nay. Anh có ăn được nhiều không? Anh lại hút thuốc? Anh bỏ thuốc đi!”. Lòng hắn càng vui khi được biết rằng, cô nhận ra hắn ngay khi đọc xong truyện ngắn đầu tay hắn viết. “Em không thể quên những câu chuyện anh đã kể cho em trên sân thượng. Chỉ có thể là anh mới viết và suy nghĩ như thế!” Cô khẳng định. “Thế còn giàn nho không hả anh?” Cô gái chợt hỏi. “Giàn nho không còn nữa!” “Tiếc nhỉ. Cái dạo ấy, bao nhiêu là nho”. “Ừ, giàn nho xanh!” Hắn vô tư nói không ẩn ý. Cô gái im lặng. Họ không nói, tận tới khi gửi xe và đi dạo bên bờ sông Hàn. Hắn im lặng nghĩ: “Phải hôn em. Nhất định phải hôn em!”
https://thuviensach.vn
Bờ sông đầy gió. Mênh mang nước rào rào chảy. Sóng đánh oàm oạp vào vách bờ xi măng. Họ dừng lại và hắn nhìn sang cô. Trong ánh đèn phản lên từ mặt nước, mắt cô gái như có trăm ngàn ánh sao. “Anh nói gì đi chứ!” Cô nhìn hắn. Hắn nhắc lại ngôi nhà có mùi cống. Cái lỗ bí mật. Sân thượng. Những đêm trăng và những quả nho, cái bàn học. Cả gói thuốc. Hắn kể, cái bức chân dung của cô gái treo trên phòng tranh năm nào cha hắn họa, vẫn treo trên tường. Hắn vẫn lên đó khi buồn và hỏi tranh: giờ cô sống thế nào. Cô gái im lặng nghe. Mắt cô xa xăm và hắn nôn nao. Có một dòng điện bất thần xung mãn chạy trong hắn, làm bàn tay hắn run lên, khi muốn ôm lấy bờ vai cô và muốn hôn cô như đã định từ chiều.
Không biết ma xui quỷ hờn thế nào tự dưng hắn lại bật ra câu hỏi: “Em có người yêu chưa?” Cô gái cười: “Em có rồi!” Hắn nhìn vào mắt cô: “Anh ấy ở đâu, làm gì?”
Cô gái nói, giọng rất tự nhiên: “Anh ấy cũng bộ đội như anh, nhưng không khoẻ mạnh như anh. Anh ấy bên Campuchia” “Sao mà không khoẻ mạnh?” “Anh ấy hay sốt rét. Cũng đang đau dạ dầy!”
Hắn chợt buông thõng hai tay xuống. Đôi bàn tay ấm rời bỏ bờ vai cô. Trong lòng hắn thoáng thấy cảnh hành quân vội vã của chính hắn. Những trận sốt miên man, người đau như có trăm ngàn kim chích, đã từng kể với cô năm nào. Hành tá tràng quặn lên khi quá đói. Cả tuần toàn húp cháo sắn. Nam Lào năm ấy chớp hiện lên. Tự dưng hắn chẳng có một ham muốn nào nữa và thấy buồn vô cùng. Thôi ta về đi, kẻo má em mong. Muộn rồi! Hắn nói. Thực ra khi đó mới chín giờ đêm. Trăng chênh chếch lên. Ánh trăng đôi khi buồn tênh, y như người đầy tâm sự muốn say rượu làm quên; tỉnh rượu, bỗng gặp trăng lên sáng trưng góc rừng quạnh, khi không một ai bên mình.
https://thuviensach.vn
Họ thong thả đi về nhà. Hắn im lặng nghe cô kể về học đường, về nhiều chuyện khác của thành phố, mà tai cứ ong ong, chẳng thể biết cô đang nói gì với hắn.
Hôm sau hắn trở về Hà Nội. Thành phố xa dần, xa dần. Hắn không tự lí giải được thành phố chẳng quen thuộc gì mà sao hắn chợt thấy lòng tê tái khi con tầu chui vào đường hầm và thành phố mất hẳn!
***
Tình yêu là gì? Nó sinh ra từ đâu? Đã bao lần hắn tự hỏi mà không có câu trả lời, dù hắn cứ cố trồi lên khỏi dòng chảy đời sống mà vẫn bị cuốn trôi đi. Năm bốn mươi tuổi, hắn rơi vào dòng thác của cơn lũ xuất khẩu lao động. Và cơn lũ cuối cùng này, phá vỡ cái gia đình nhỏ bé của hắn, trong xa cách và bởi nhịp sống có những khác biệt không thể hàn vá những vết nứt.
Hắn có gần hai chục năm lang bạt nhiều nơi trên thế giới, trải thêm biết bao biến động thế giới và của cả cá nhân hắn. Khi lên voi, lúc xuống chó, chỉ để có tiền mà tiền quan trọng thế nhưng không làm cho hắn thấy hạnh phúc. Bởi sự khốn nạn nhất là hắn chưa bao giờ thoát khỏi cảm giác ở trọ, ngay cả trong ngôi nhà đầy tiện nghi sang trọng của hắn nơi nước người. Cả khi, hắn tới những nơi tuyệt đẹp, trong lòng hắn lại nhớ về ngôi nhà cũ có giàn nho và những mảnh trần lở lói, về cái lỗ khỉ gió đầy mùi thối của nhà em.
Mùa xuân, khi qua cái tuổi tri thiên mệnh đã nửa thập kỉ, hắn com cóp ít tiền, mua một mảnh đất và xây một ngôi nhà nhỏ. Hắn nghĩ, rồi người ta cũng sẽ phải trở về với những điều quen thuộc của máu thịt; người như hắn thường phải ăn cơm và nhớ rau
https://thuviensach.vn
muống; hắn không thể quen với ngày tết noel, và phải nghỉ năm mới theo Tết âm lịch.
Một buổi sớm Hà Nội, hắn nhận được tin nhắn. Hắn bàng hoàng nhận ra cái tên quen thuộc hiện ra trong dòng tin:
- Em ra Hà Nội một tuần. Sẽ tới thăm anh. Hàng xóm - Hương!
Quá khứ dội về như một đợt sóng. Hắn gọi điện. Nhắn tin và ba ngày sau tới khách sạn gặp lại em.
Nhân viên khách sạn nói với hắn rằng, đoàn khách đi ăn sáng ở đâu đó bên kia đường. Hắn đoán vị trí nơi bên kia đường rồi vòng xe lên quán Bát Đàn. Từ quán ca-fê, hắn nhìn sang.
Gần hai mươi năm. Thế mà hắn vẫn nhận ra cô ngồi bên chiếc bàn giữa những người đồng hành của cô. Thời gian chẳng thể níu lại những nét xuân phơi phới của một ai. Cô đã sấp sỉ tuổi bốn mươi, trở thành người đàn bà. Nhưng, đúng là cô chứ không thể ai khác với khuôn mặt, nụ cười, chiếc răng khểnh, đôi lúm đồng tiền ấy, đôi môi ấy và, cái cử chỉ kia... Hắn châm một điếu thuốc và chờ đợi.
Hắn chờ cho đoàn khách ăn xong và đứng dậy. Khi cô bước ra vỉa hè, hắn chạy vội sang rồi tiến tới. “Hương! Xin lỗi. Có phải là Hương không?” Cô gái quay lại. Mắt cô gái mở to, thoảng thốt giây khắc và bừng lên ánh mắt, nụ cười tinh nghịch tươi rói năm nào.
Họ ngồi bên quán cà-fê ngay xế bên kia quán ăn. Quán cà-fê sớm còn vắng khách. Nghe rõ tiếng nước lóc róc ở quầy bar.
Những người đàn bà, dù trượt qua thời xuân sắc, vẫn giữ được thân hình thon thả, dường như lại có sức quyến rũ đàn ông hơn cả thời thiếu nữ. Trong mắt hắn. Rõ ràng là Hương là típ người đàn
https://thuviensach.vn
bà như vậy, nhất là khi cô yên lặng, đôi mắt đen thăm thẳm cứ tươi mãi nhìn hắn. Hắn nói gấp gáp rằng nếu không nhớ nơi đây là Việt Nam, hắn đã ôm chầm lấy cô giữa phố.
Họ đi về ngôi nhà của hắn. Hắn đưa cô thăm nhà, cho cô xem mảnh vườn nhỏ. Xem bức tranh chân dung cô, chất liệu lụa, của cha hắn để lại cho, treo trong phòng khách.
Họ lên sân thượng nhìn ra bốn phía Hà Nội.
- Ở đây sao anh không trồng một giàn nho nhỉ? Cô nói. Trồng nho bây giờ còn ai lên hái nho nữa! “Em! Bây giờ có nho em sẽ hái” Em quay sang cười. Mắt em sáng lên, tinh nghịch. Hắn nôn nao và đặt tay lên vai em. Em nhìn xuống. Hắn kéo nhẹ em vào sát người hắn. Và bắt đầu thấy râm ran. “Đừng anh. Em không muốn!” Cô vẫn mềm người không chống lại vòng ôm của hắn. Cái ôm xiết nhẹ đủ cho hắn cảm giác ngực em sát vào ngực hắn. Hắn ngửi thấy hương của tóc đàn bà, hương của miệng có đôi môi thắm đỏ xưa giờ tuy đã phai mầu son, nhưng vẫn mọng làm sao. Và, đặc biệt hắn nhận ra hơi thở không bình thường phả lên đê mê. Không, anh không thể. Anh phải hôn em. “Đừng anh!” Em nói rất bé. “Ngày ấy nhẽ ra anh phải nói. Anh chưa khi nào quên em. Anh nhớ em. Luôn nhớ. Đôi khi gặp ở trong giấc mơ. Em có tin không?” Hắn nói gấp gáp. “Em tin!” Giọng cô như chìm trong hơi thở. Hắn cúi xuống, chỉ tích tắc sẽ là môi chạm môi, và ở cái khoảng khắc ấy, không hiểu vì sao hắn lại chợt nghĩ tới bên bờ sống Hàn năm ấy. Mắt hắn hơi nhoè đi, khi gần cận vào đôi mắt có đôi hàng mi rất đen. Có thể hắn ghen và, yêu. Hắn đột ngột hỏi: “Anh ấy vẫn là anh bộ đội năm xưa?”
Em như tỉnh giấc. Ngửa mặt lên, không đẩy hắn ra, mở to mắt: - Anh bộ đội nào?
https://thuviensach.vn
- Anh bộ đội ở Campuchia hay sốt rét và đau dạ dầy em kể với anh bên sông Hàn ấy?
Cô gái hiếng mắt sang bên rất nhanh ngạc nhiên và vài gây sau chợt nhớ ra chuyện xưa, tủm tỉm cười. Em nhìn vào mắt hắn. Mắt dịu dàng:
- Trời ơi! Anh vẫn thật ngốc nghếch. Làm gì có anh bộ đội nào. ***
Hắn choáng váng. Tự buông em ra.
Thì ra, ngày ấy cô chưa hề yêu ai. Thì ra, cái anh bộ đội Campuchia ấy sót rét và đau dạ dầy là hình ảnh của hắn mà hắn ấu trì không nhận ra. Hắn là kẻ nhỡ tầu vì quen một nếp nghĩ của thời chiến tranh trận mạc. Trời ơi! Gần ba mươi năm trôi qua… mang tiếng trải đời tới thế mà hắn không hề biết ngõ ngách của tình yêu. Con người như hắn rõ ràng là ngớ ngẩn, khờ khạo.
Tự đâu, tràn ngập nỗi buồn mà không thể kìm lại, dù cô đang trước mắt hắn. Cô, một con người cụ thể bằng da thịt. Bao nhiêu năm gặp lại, trải qua bao biến động, tới cái tuổi hai bên không còn son trẻ nữa, hắn mới chợt nhận ra, đây chính là người đàn bà đẹp, theo đúng quan niệm của hắn, cái đẹp chính là cái làm hắn xúc động. Nhưng hắn là kẻ chuyên nhỡ chuyến, đã để truột mất những giây khắc mà nếu hắn tinh tế và có vốn sống để nhận ra, hắn có thể định nghĩa đầy đủ rằng, tình yêu là cái gì và nó như thế nào…
Hôm sau, tiễn cô quay về Đà Nẵng. Khi tầu vừa chuyển bánh. Hắn thấy nhạc ngắn reo báo có tin. Bật. Hiện ra ba chữ đậm nét đanh, vẻn vẹn:
https://thuviensach.vn
- Em thương anh!
...............;.
Nước Đức-2008
https://thuviensach.vn
Sẫm Violete
Viết tặng chị Lều Thị Thụy & Thụy Anh
Hoa tím ta yêu góc đường xơ xác
Có còn ai thương rét lộc rét đài?
thơ Thụy Anh
Chỉ còn hai ngày nữa là Tết.
Trời mưa suốt. Mưa không sầm sập, ào ạt, nặng hạt như mưa hạ. Mưa bấc đông li ti, đêm, ngày, dầm dề hết đợt này tới đợt khác, làm toàn bộ trời đất rộng lớn quanh Hà Nội sũng nước. Mưa mùa đông Hà Nội vốn lạnh, năm nay lại càng lạnh hơn.
Vợ chồng Anh Thụy vừa từ Nga trở về. Trong hơn chục năm xa nhà, cô tiến sĩ ngôn ngữ đã bao lần chờ đợi, mong mỏi cái Tết trở về đầu tiên xum họp với mẹ.
Sớm nay nhìn trời, thấy hai con lụt sụt áo mưa ra khỏi nhà. Con gái đã lớn, chồng con rồi mà mẹ vẫn coi Anh Thụy còn bé như ngày nào, gọi con gái quay lại, bắt quàng thêm cái khăn ấm, dặn: Cái thời tiết ở ta ghê lắm đấy. Đừng chủ quan lại ốm! Bà còn nói với theo bóng con rể vừa phóng xe đi trong mưa: “Rõ khổ! Chưa năm nào mưa rét dai dẳng như năm nay. Chặp này, năm ngoái, rét cũng chỉ rét lộc rét đài, có lạnh, có mưa chút ít, chứ không mưa thối đất.”
- Thảo nào, chợ hoa năm nay ít hoa đẹp thế - Anh Thụy nói với mẹ - Mưa thế này mẹ ở nhà thôi. Còn vài thứ lặt vặt, chiều nay chúng con sẽ rẽ qua chợ Hôm mua nốt.
***
https://thuviensach.vn
Sẩm tối Hai Tám Tết. Thụy cùng mẹ lau dọn bàn thờ. Cô nói với mẹ: “Hoa đào cả mấy điểm chợ hoa đa phần xơ xác. Loe xoe nụ. Búp lá nhiều hơn hoa. Hồng thì đầy chợ, song rặt thứ bọc quấn giấy.” Ừ, cắm thứ ấy, chưa tàn ngày đã tàn hoa - Mẹ cô đế vào. “Chỉ có Quất là được mùa. Cây nào cây ấy vàng chóe quả. Bồng to, bồng nhỏ tròn vo nom rất thích mắt”. Cô dừng nói. Chút nữa cô nói ra điều bí mật dành cho mẹ đêm Ba Mươi.
Thôi, chiều mai rủ anh ấy ra chợ hoa lần nữa. Hàng Lược không có thì tới chợ hoa Nhật Tân. Thế nào chả tìm thấy vài nhánh hoa Violet! Cô cầm tấm ảnh thờ của cha lên, thoa nhẹ giấy ướt trên lên tấm kính, rồi cẩn trọng đặt khung ảnh nhẹ nhàng sau bát hương của bố. Người ở tấm ảnh có khuôn mặt còn trẻ, đội mù Kê-Pi, mặc bộ quần sĩ quan, ngực đeo dăm chiếc huân chương như hơi mỉm cười với cô. Thụy thắp ba nén hương. Thứ hương Hà Nội thơm đặc biệt, nhẹ nhàng, không gắt, ấm và đằm, ngan ngát. Cô nhìn đăm đăm vào mắt bố. Năm bố mất, mẹ cô trẻ hơn cô bây giờ, thế mà mẹ vẫn ở vậy. Người Nga đa số đâu xử sự như mẹ cô. Chỉ phụ nữ Việt, lớp người như cha mẹ cô đã hết lòng vì con, hy sinh tất cả.
- Bố ơi, năm nay chúng con về ăn Tết với mẹ đây. Bố về ăn Tết với mẹ nhé. Con chưa bao giờ quên cái Tết cuối cùng của bố với mẹ năm nào - Thụy nghĩ tới đấy, thì nước mắt cứ muốn túa ra. Cô quay mặt đi, sợ mẹ nhìn thấy. Phải rồi, bao nhiêu năm ở nước Nga ăn học, Thụy chưa bao giờ nguôi nhớ bố, thương mẹ. Nhất là khi Tết về. Cô nhớ cái thời bao cấp khổ cực. Nhớ cái nết ăn Tết của cha mẹ cô, nhất là mẹ, dù ở Hà Nội hay ở tận đâu, hoa là điều chưa khi nào thiếu trong dịp Tết của bà giáo dạy ngoại ngữ…Cô đã mơ bao lần về cái Tết này rồi. Cô sẽ cùng mẹ gói bánh. Cô sẽ trang trí thật đẹp ngôi nhà. Cả cái phòng theo phong cách Nga của vợ chồng cô và bé Xim. Bánh thì hôm nọ cả nhà cô tập trung với nhà bác ruột gói rồi, luộc rồi. Nhà cũng sửa mới sau hai tháng xong
https://thuviensach.vn
rồi. Đào mẹ cũng mua cả rồi. Chỉ còn cái phòng khách là không có bình hoa tím ngăn ngắt mà khi bố còn sống, bao giờ cũng có một bình thực lớn bố mua tặng mẹ. Cô muốn sự bất ngờ ở Tết đầu tiên trở về này. Bao nhiêu năm nay, từ ngày bố mất, mẹ ăn Tết vò võ một mình. Mẹ đẹp. Những tấm ảnh bố mẹ chụp bên nhau còn kia. Cô gái Hà Nội có mái tóc bồng, thả xuống bờ vai là những búp to hơi sóng. Và, tấm khăn San-le choàng ngang vai áo dài với nụ cười tươi làm mẹ mới đẹp làm sao. Vậy mà mẹ chẳng chịu đi thêm bước nữa, mẹ đã hy sinh cả đời người đàn bà đang độ chín nhất, đẹp nhất để tập trung nuôi, dạy dỗ cô khôn lớn. Như lời chồng bà hằng tâm niệm: Chẳng ai trong anh và em muốn xa cách. Chúng ta phải chiến đấu triền miên, hy sinh bao nhiêu cũng là cho con cái được sống hòa bình, được ăn học nên người.
Mỗi khi Tết về, Thụy thấy mẹ vẫn theo nếp cũ của gia đình nhà Ngoại, một dòng họ sống lâu đời ở Hà Nội, chuẩn bị Tết lễ thực công phu. Mẹ nấu chè đãi đỗ trên mâm cúng Tết, không thể thứ chè
nào thơm ngon bằng. Cả trà mẹ dành cho bố cũng được mẹ chế biến kì khu. Mẹ mua hoa sen từ tháng hè, tẻ từng hạt gạo sen, cẩn thận rắc chúng ướp từng lượt trà đã sao ấm, ủ kĩ trong cái thẩu sành nhỏ rồi gửi cho bố… Từ ngày Anh Thụy sang Nga biền biệt, bà ăn Tết đạm bạc hơn, song vẫn giữ thói quen, có thể thiếu thịt cá, song không thể thiếu hoa cho ngày Tết, như thư nào mẹ viết: “Năm nay ngoài cành đào cho phòng khách, huệ cho ông bà tỏ tiên, mẹ chỉ mua một bình hoa cúc đại đóa vàng rực suốt cả gần chục ngày sau Tết. Mẹ không tự mua hoa violet. Đi qua chợ, nhìn nhành hoa nào màu tím cũng nhớ bố con…” Phải rồi, Violet thường là hoa bố mua dành tặng mẹ. Tuổi thơ của cô chỉ có sáu năm có bố. Dù như vậy, kí ức chưa bao giờ tàn phai trong Anh Thụy về cái Tết cuối cùng ấy, về loài hoa bố cứ Tết về bố tặng mẹ. Mỗi lần nhớ tới bố là Anh Thụy chỉ muốn khóc.
https://thuviensach.vn
Chiếc U-oat đỗ trước cửa nhà, bố bước xuống, áo khoác mưa bộ đội ướt đẫm mưa. Bó hoa trên tay bố cũng đầy những hạt nước trong suốt như pha lê trên những nụ hoa Violet tím sẫm. Thế mà hơn gần ba mươi năm rồi. Ai có ngờ được sau ngày Một Tết năm ấy, bố phải đi gấp lên biên giới và vĩnh viễn không bao giờ trở về. Bình Violet năm ấy lâu tàn. Những cành hoa cứ tím sẫm đứng mãi trong phòng. Mẹ cũng không thay đổi vị trí đồ đạc bầy biện trước Tết trong phòng khách như thể muốn bố còn đó, cho tận khi khi những cánh hoa cuối cùng rụng xuống trải một vùng tím sàn nhà …
Sao cô quên được?
***
Đêm. Đã gần 12h.
Vẫn mưa suốt. Gió mang theo hơi nước, độ ẩm tăng lên nên càng lạnh hơn. Một cái lạnh thấu xương chứ không như cái lạnh khô bên Nga. Trong căn phòng nhỏ của hai vợ chồng Anh Thụy đèn đã tắt. Không thấy người, chỉ nghe thấy tiếng đối thoại.
- Chiều mai lại ghé qua chợ một lần nữa?
- Chịu khó chút đi! Hay thôi, để em đi Nhật Tân, anh nhớ qua Hàng Lược. Còn bao nhiêu việc cho Tết, chia nhau ra mà đi.
- Mà sao cứ phải là Violet nhỉ? Anh thấy hồng Đà Lạt cũng đẹp lắm. Bông to và đều chằn chặn như hoa bên châu Âu.
- Anh chả hiểu gì cả. Đây là cái Tết sau bao nhiêu năm xa nhà. Muốn làm cho mẹ vui. Em muốn mẹ có được bó hoa violet như năm nào….
https://thuviensach.vn
Căn phòng im tới tuyệt đối. Nghe rõ tiếng rí rách của nước chảy từ mái tôn nhựa gõ xuống sân nhỏ mới nới.
Lát sau căn phòng lại sáng lên chút ít. Đấy là Anh Thụy bật máy tính. Cô viết lên tường Blog:
- Ai có biết hoa violet mua ở đâu không?
Chỉ chưa đầy hai giây sau có một loạt dòng chữ:
- Trời ạ, Em cũng thích hoa này cho Tết mà hôm kia ra Hàng Lược chỉ có hơn chục cành họ tranh mua hết. Dững 27 ngàn một cành. Không còn để mua.
- Thử lên chợ hoa Nghi Tàm xem.
Tiếng bàn phím nhè nhẹ: Mình lên cả rồi. Mai định qua lần nữa
- Năm nay mưa các cánh đồng hoa quanh Hà Nội hỏng hết.
- Ờ. Thoi, cha mua hoa ay nua AT a, mua hoa thap cam ve cam vay. Ben nay tuyet trang xoa. Anh Thuy ve VN cha con ai kheo tay mà cat giay lam hoa dao, hoa hong cho ca hoi o Mat nua. Hu hu…
Sớm mai dậy sẽ lại bao nhiêu tin nhắn khác quanh cái vụ hoa này đây. Cô mỉm cười. Người ta có quyền hy vọng chứ! Vừa định tắt máy thì có người gọi ở cửa sổ chat. Cái nickname nhà văn, bạn vong niên của cô.
- Ciao AT! Đã dạo khắp phố phường rồi hả? A đọc những dòng ở tường nhà em.
- Vâng. Em đi mấy lần rồi. Người ta nói hoa violet đắt mà ko có bán!
https://thuviensach.vn
- Năm nay úng mà. Ngày xưa còn cậu anh ông cũng thích hoa ấy. Nên Tết nào về anh cũng mua dăm cành trên bàn thờ cho ông.
- Ngày mai anh sẽ đi tìm nó. Nếu có, anh sẽ mua về chia cho em!
- Ôi, thế thì tốt quá. Em cám ơn anh trước…
Anh Thụy tắt máy
Chiếc Latop trong căn phòng của người bạn vong niên tại một căn nhà bên sông Hồng cũng tắt. Nhà văn lớn tuổi bước ra cửa sổ. Mưa bụi vẫn không ngừng rơi. Từ đây nhìn xuống sông Hồng vẫn cuồn cuộn chảy. Ông là con người của xê dịch. Hơn 10 năm ở chiến trường, lại gần hai chục năm ở Đức, ông hoàn hoàn thấu hiểu tâm lí của cô gái, một bạn đọc mà ông quý mến. Những người đi xa tổ quốc, có bao nhiêu điều nhớ, song cái Tết Việt thường cũng nhớ nhất và mong chờ nhất. Như cô gái trẻ này, chắc chắn sẽ mường tượng ra cái cảnh sẽ ăn Tết với mẹ cô thế nào ở cái Tết đầu sau bao năm xa cách. Thực ra, việc có hoa Violet hay không với ông cũng không quan trọng lắm. Nhưng ông rất mến cô tiến sĩ có nụ cười đôn hậu. Tình bạn của họ cũng chỉ là thời gian qua mạng khi hai người còn ở nước ngoài. Cô tỏ ra rất thích những truyện ngắn của ông viết về chiến tranh. Có lần từ Nga, cô commen trên báo mạng Nguoibanduong: Cám ơn nhà văn đã giúp chúng em hiểu thêm về chiến tranh! “Đấy là một thời của thế hệ tụi anh!” Ông nhắn vào hộp thứ cô và bất ngờ biết thêm một điều về cô bạn vong niên ở Email trả lời: “Bố em cũng là một người lính và ông hy sinh khi em còn rất nhỏ!” À ra như vậy. Thảo nào cô đã đọc tất cả những tác phẩm của ông một cách hệ thống.
https://thuviensach.vn
Mai sẽ đi xa hơn kiếm hoa cho cả mình và Anh Thụy ấy. Có gì khó khăn nhỉ, nếu làm vui một người bạn mình yêu mến. Chả nhẽ khắp các vùng hoa ngoại thành không có nổi môt đám hoa Violet sống được ư?
***
Ba mươi Tết.
Con đường đi vào bốn cửa ô Hà Nội người xe như mắc cửi. Tất cả đều chuyển động với tốc độ hối hả đến chóng mặt để hoàn tất các công việc cuối cùng trong năm, cho cuộc xum họp đón giao thừa thiêng liêng.
Mưa vẫn không ngừng rơi. Suốt hai tiếng đồng hồ, trong mưa, ông quần nát cả hai trung tâm bán hoa tại Hà Nội vẫn không nhìn thấy một cành Violet. Ông đi lại nhiều tới mức mấy cô bán hoa nhẵn mặt. Một cô bán hoa trẻ trung nói: Bố già ơi! Thôi mua cành đào mà cắm đi con bán rẻ cho. Mưa như thế, thì sao có Violet cho bố chứ.
Mọi vùng đất quanh Hà Nội đều trũng, hay là ta đi ra miền trồng hoa ở Đông Anh, Sóc Sơn xem sao? Ông nghĩ vậy và quyết định rời thành phố. Tới gần Thanh Tước, ông mừng rỡ thấy một chợ hoa khổng lồ kéo dài tới ba bốn cây số, dọc con đường mà hai bên là những thửa hoa mênh mông. Len lỏi giữa chợ, không mệt mỏi, dắt xe đi hết đám này tới đám khác, ông thất vọng bởi không có một nhành hoa Violet nào.
Mưa vẫn rơi, càng vè chiều càng dầy hạt.
Nhà văn, người lính già vẫn kiên nhẫn đi thêm đoạn nữa ven cánh đồng hoa. Bất chợt trước ngã ba, ông sáng mắt lên khi thấy một cô gái đèo sau xe honda một bó hoa tím với những nụ hoa cực lớn. Cô
https://thuviensach.vn
gái đang hì hụi dắt xe qua con đường lầy có lên đường lát đá. - Để chú giúp. Nhà văn hạ chân chống xe bên lề đường, bước tới kéo, đẩy chiếc xe của cô gái từ con đường lầy ngang bánh xe lên tới đường lát đá sỏi. - Cháu bán hoa à? Chú muốn mua. - Gạt cái chân chống cho cô gái, ông nói.
- Không. Hoa của nhà cậu cháu trồng. Cháu từ Hà Nội về lấy. - Cậu cháu còn ít nào không? Ông thở dài.
- Còn hơn chục cành nữa, nhưng chắc cậu cháu không bán đâu.
Nhà văn lại thở dài. Chiếc xe máy của cô gái cứ ì ra sau cú đề dài liên tiếp. Để chú - Nhà văn nói và nhanh nhẹn giúp cô gái nổ máy. Xe cháu đề nhiều sặc xăng. Phải đạp cho xăng thừa hết đi cháu ạ. Sau câu nói của ông, chiếc xe Honda nổ ròn dã. Cô gái cám ơn ông ái ngại nhìn người lạ: “Chắc chú không ở quanh đây!” Vâng, chú ở Hà Nội. Chú chỉ muốn vài cành violet cho bạn. “Chú tốt thật, Ba mươi rồi. Thôi thế này nhá. Chú đi vòng lên cây số nữa. Rẽ trái rồi chạy thẳng, khi nào thấy con đường ven cái mương xi măng nổi cấp nước, chú rẽ phải cứ men theo mương là tới nhà cậu cháu. Đi đường này đi nhanh hơn nhưng lầy lắm, xe chú lại chết máy thôi. Chú thử vào hỏi cậu cháu xem sao. Cháu tên là Thương. Chú hỏi nhà ông Kì, có gì chú cứ nói là quen cháu. Giá cháu không vội….”
Mười lăm phút sau, nhà văn của chúng ta cũng tìm đúng ngôi nhà của cô gái chỉ. Hàng dậu thưa bên ngoài trồng đỗ, ba bốn cây cau trước nhà. Dãy dưa chuột có giàn trúc đỡ, xanh mướt lúc lỉu quả. Đường vào nhà khô ráo, có lẽ gia chủ tốn khá nhiều công sức lấy đất từ cái ao tay trái mà tôn vườn lên.
Cổng không đóng. Ông tắt mắt, dắt xe vào nhà. Đây rồi! Trước mắt ông, bên trái hiện ra hơn chục cây hoa violet mập mạp. Những ngọn hoa rất mập như muốn ngoi mãi lên trời, khoe những
https://thuviensach.vn
búp hoa mỡ màng sẫm tím, làm ông khấp khởi mừng thầm. Chủ nhân đã chọn nơi cao thoáng và che chắn cẩn thận, nên có thể đây là số hoa Violet duy nhất trong khu trồng hoa rộng mênh mông này.
Ông nhìn thấy một người rõ già, râu và tóc đều rất dài, trắng xóa, đang ngồi trên trước ghế trước dưới hiên cửa nhà.
- Anh hỏi ai đấy? – Chủ nhà cất tiếng.
- Thưa ông, tôi quen cháu tên Thương ở đường cái. Cháu chỉ vào đây bởi tôi đang tìm ít hoa Violet.
“Hoa của đứa con tôi. Nó trồng một luống cho bè bạn không bán đâu! Còn ít cây này, tối có người đến cắt rồi” ông chủ nhà lụ khụ ho. Tiếc quá, ông nói với cậu nhà dùm cho tôi cần vài cành thôi. “Hoa năm nay đều kém. Violet thì cả cánh đồng chết hết. Nghe nói trên chợ, hôm nay bán 30 ngàn 1 cành.” Vâng! 30 ngàn tôi cũng xin mua! “Ấy là nói vậy chứ con tôi nó không bán đâu. Mà ông cần thế kia à. Làm gì? Không mua Violet thì mua quất, mua đào, thược dược sau nhà còn khối.” Thưa ông, chả dấu gì ông cả. Tôi và cô bạn nhỏ xa nhà đã lâu, chúng tôi muốn đón cái Tết như ngày nào còn ở trong nước. Bạn trẻ của tôi muốn một bình cho bố cô ấy đã hy sinh trên biên giới! Nhà văn nói chậm trãi.
Người chủ nhà già quay lại. Bấy giờ ông mới nhìn kĩ khuôn mặt của chủ nhà thực ra cũng tuổi trạc như ông thôi, song bộ râu tóc trắng làm ông già đi nhiều. Bác ơi! - Giọng nhà văn thực sự xúc động - Tôi không có hoa ấy cũng được. Song cô bạn tôi thì cần. Tôi đã hứa, tìm hoa cho cô ấy, con một người lính như tôi.
Chủ nhà nhổm lên: “Bác cũng đi bộ đội hả. Bao năm. Chiến trường nào?” Mười một năm! Tôi chiến đấu cả ba mặt trận A.B.C tới năm 75 vào Sài Gòn… “Có đánh ở Quảng Trị không?” Có chứ! Khi ấy tôi ở đơn vị 12.7 bảo vệ bên kia Thạch Hãn. “Ối trời ơi, đồng bọn cả
https://thuviensach.vn
rồi.” Chủ nhà như muốn nhao lên khỏi ghế. Cái chăn chiên cũ đắp nửa người ông ta tụt xuống. Nhà văn nhìn rõ đôi chân cụt đến tận bẹn của chủ nhà. Ông đi tới, nắm bàn tay âm ấm của gia chủ …
***
Mãi tới 6 h chiều nhà văn mới về tới nhà. Ông chia 17 cành violet làm hai bó. Bó có 8 cành ông mang tới bàn thờ cha mình. Xong việc, ông lại chả kịp ăn cơm mang chín nhành hoa tới nhà Anh Thụy.
Đêm Ba Mươi đất trời đen như mực. Cầu Long Biên nhịp lành, nhịp bị thương vẫn còn đó trong cuộc chiến mà ông từng là người lính 12,7 trên ô vuông thép ở đỉnh cầu, vẫn hằn rõ chớp ẩn chớp hiện loa lóa qua ánh của đèn chiếu lade khu vực nào chiếu lên nền trời. Mưa dưới ánh đèn thành phố hắt lên vẫn lây dây bay trắng xóa và đọng trên những nụ hoa mật mạp của bó hoa violet, tựa như những viên kim cương li ti. Chắc Anh Thụy sẽ vui lắm. Chưa đầy 15 phút sau, ông đã tới ngôi nhà tập thể của người bạn.
- Vào đây, vào đây. Sao anh chịu khó thế lại chả gọi điện gì cho em cả. Người chồng Anh Thụy cũng mau mắn dắt chiếc xe và mời ông vào nhà.
Phòng khách trước đêm giao thừa tươm tất. Cây đào nhỏ thắm hoa ở ngay đầu bàn. Nhà văn trao cho Anh Thụy bó hoa Violet. Anh Thụy sững người khi người bạn vong niên bỏ những tấm báo quấn quanh bó hoa để lộ ra những nhành hoa tươi mập mạp, chi chít hoa, nụ Violet rực tím trong ánh điện.
Mãi vài giây sau cô mới cất lên lời:
- Ôi! Cám ơn anh. Cám ơn anh! Sao có thể tìm được những nhành violet đẹp như thế kia vào ngày Ba Mươi này! - Anh Thụy thốt lên. Cô quỳ xuống sàn đá hoa, như muốn ngắm thật gần những đọt
https://thuviensach.vn
hoa đang đụng cựa muốn vươn mãi lên. Cô đứng dậy, quay lại, rồi vụt ôm chầm lấy nhà văn già, mặc kệ chiếc áo mưa của ông còn sũng nước.
- Chồng ơi, xuống bếp lấy cho em cái bình pha lê hôm nọ anh mua đi. Mời mẹ lên nhà! Em sẽ cắm những bó hoa này như ngày nào bố cắm hoa cho nhà mình. Anh Thụy nói khi giúp người bạn vong niên của cô cởi áo mưa còn đẫm những giọt mưa lạnh Hà Nội.
***
Giao thừa.
Mười hai giờ không sai một tích tắc, khi trời đất gặp nhau, âm dương giao hòa, để mùa xuân sinh thêm vạn vật, sau biết bao thay đổi, lụi tàn của một năm cũ; trong khoảng khắc thiêng liêng giao thừa ấy, bao gia đình Việt Nam đều tràn ngập niềm vui, sở cầu, hy vọng và cả những mong ước thầm kín.
Mẹ Anh Thụy trước khi giao thừa hai giờ, vẫn như hàng năm, bà mặc chiếc áo dài gấm Hàng Châu rủ con gái tới lễ chùa Quán sứ. Trở về nhà, mẹ vẫn không thay áo dài. Bà pha thêm tuần trà mới bảo con gái bưng lên bàn thờ. Tự tay bà trước giao thừa dăm phút, thắp thêm những nén nhang thơm tinh khiết. Mùi trầm dâng lên tràn ngập quanh bàn thờ của những người đã khuất. Không gian bỗng thanh bạch và ấm cúng lạ thường. Người đàn bà, mái tóc nhuốm bạc, im lặng đứng trước bàn thờ, trước di ảnh của chồng. Bà hơi cúi đầu xuống, hai bàn tay chắp lại. Bà muốn nói rất nhiều với chồng trong thời khắc thiêng liêng này, mà không sao cất lên lời.
- Anh có linh thiêng, về đây ăn Tết cùng mẹ con em. Con đã nhờ bạn tìm cho được những đóa hoa violet như cho chúng mình. - Con đã lớn khôn rồi. Bà thầm nghĩ vậy, nghĩ vậy trong tâm khảm sâu thẳm
https://thuviensach.vn
như muốn bay ra khỏi thân xác bay lên trời cao để gửi tới tổ tiên và người chồng thương yêu của bà.
Cuộc sống bao năm chiến tranh trôi qua, đã bao nhiêu hy sinh, mất mát, khó khăn và đau đớn sau những cuộc chiến. Con người ta, nhiều người đã và còn phải trải qua nhiều điều như vậy hay tương tự như vậy trên cõi đời nay. Song đêm nay, cái Tết, lâu lắm rồi, bà có một niềm vui khôn tả. Nghĩ tới đấy, trên cặp mắt tường như đã khô hạn của bà ứa ra những hạt lệ già. Nước mắt đàn bà mặn mòi.
Hà Nội vẫn hoàn toàn im lặng tới vô cùng.
Rồi bất chợt, ba bốn phía bầu trời Hà Nội, đúng không giờ, bỗng chớp sáng, bùng ra từng chùm pháo hoa rực rỡ, muôn ngàn sắc. Năm mới bắt đầu!
Mưa vẫn im lặng như cái lạnh vẫn im lặng luồn lách chạy dọc trên các đường phố. Và, trong phòng khách nhà Anh Thụy đêm nay có bó hoa Violet im lặng đứng. Bó hoa còn vẹn nguyên cả mùi hương của đất đồng, vẹn nguyên những hạt mưa đọng trên những đọt hoa tím sẫm cắm trong bình ấm áp giữa ngôi nhà người đàn bà Hà Nội, cựa mình cũng đồng loạt nở tung ra, tạo thành một vùng sẫm tím không gian phòng.
Màu Violet. Sẫm tím màu Violet, đối với riêng mẹ Anh Thụy, chẳng thể loài hoa nào tím hơn nó đêm nay!
Hà Nội - Mùa đông 2011.
https://thuviensach.vn
Tấm chăn màu huyết dụ
Đầu tóc bạc mọc lởm chởm, lộ ra vài vết sẹo, dáng vóc gầy, đi lại hơi khấp khiễng song vẫn rất nhanh nhẹn, phong độ. Đôi mắt sáng. Khuôn mặt khắc khổ, nhưng khi cười rất tươi, nom ông bớt già. Ông, nhân vật của câu chuyện này tên Nhàn. Chúng tôi gặp nhau trong ngôi chùa Bồ Đề, sát bờ sông Hồng, nơi tôi tới để lấy tài liệu. Ông tới ủng hộ chùa, góp cho các cháu sơ sinh vô thừa nhận tại đây vài triệu và ít quần áo cũ. Làm quen, sau dăm ba câu, thấy ông sởi lởi, khi chờ gặp vị sư chủ trì đi vắng chưa về, tôi rủ ông ra bờ sông nói chuyện.
Sông Hồng vào mùa Hạ mưa về ngầu đỏ, cuồn cuộn sùng sục chảy, cuốn theo cơ man rác, gỗ, bọt và cả những bông lục bình màu tím, giờ đây trong tiết thu thanh nhàn trôi, như không nhìn thấy dòng chảy. Không còn màu phù sa ngầu đỏ mùa lụt, song ai tinh mắt vẫn thấy sắc hồng, khác màu sông nước những con sông đã đi qua. Và, ông kể…
***
Năm ấy, đại đội tôi từ Nam ra an dưỡng ở rừng Quảng Bình. Tôi vừa 20 tuổi. Tiểu đội có bốn người Hà Nội cùng nhập ngũ: Hoan Hàng Đũa, Kết Bãi giữa và Vạn Nhà thờ. An dưỡng thì sướng lắm! Được nghỉ ngơi, dù mặt trận vẫn trên đầu, đây đó vẫn ì oàng vọng về khu rừng tiếng bom đạn, tiếng âm i tầu bay, cả ánh sáng pháo dù, song cảm giác của thằng lính là bom đạn ở đâu đó thôi, vẫn an toàn chán, vì chúng tôi đang ở Hậu phương. Lại cảm giác gần nhà, dù Hà Nội xa hơn 600 cây. Không heo hút xa tít tắp như trong chiến trường, đêm ngày chui lủi, chiến đấu trong các cánh rừng đại ngàn mưa 6 tháng rầm rề. Từ nơi đói, rách, thèm 1 miếng mỡ
https://thuviensach.vn
nhỏ, trở về chốn được ăn uống thịt cá ê hề hàng ngày, lương khô 703 cũng không thèm ăn, bỏ xó. Thật sướng như lên tiên. Chỉ tội để bí mật, vẫn ở xa dân, heo hút giữa rừng.
Nghe tin, gần nơi chúng tôi ở có đám con gái làm nhiệm vụ bảo dưỡng cung đường, thằng Hoan thì thào mấy câu, thế là hẹn nhau thứ Bẩy, bốn đứa Hà Nội kéo nhau đi đánh lẻ tìm các em.
Tháng Chín. Mưa ở đâu bắt đầu dồn về. Mưa làm các con suối mọi khi trong vắt, giờ như con trăn lồng lộn chảy. Đã thế, đường tới chỗ mấy em tuy không xa, nhưng phải qua 4 đoạn suối, mà đoạn nào cũng xăm xắp nước xiết. Sức chảy có bận cuốn trôi cả con nai lớn từ thượng nguồn trôi về. Lính đã nói là làm. Hơn nữa ở rừng mãi, thì chỉ cần nghe vọng trong rừng xa, một tiếng cười của đàn bà, con gái, cũng đủ thành sức mạnh ghê gớm kéo nhau về hướng có tiếng cười ấy.
Thứ Bẩy đó thật tệ. Lại mưa từ sớm, lây dây tới tận trưa làm cả tụi ướt nhoét. Thằng Kết, người bãi sông Hồng giỏi bơi nhất, lại là đứa rách toạc quần đầu tiên khi cố xoạc bước chân vượt lên bờ lở. Những bộ quần loại vải Tô Châu xanh cỏ úa có tiếng là bền, song qua trận mạc hai năm với những mùa mưa thối đất, với bùn đất chiến hào, lăn lê bò toài, gai góc đủ kiểu giờ lại gặp mưa sũng, đã ải nên bục rách ngay khi vận động mạnh. Quần áo đứa nào cũng toạc toàng toang, lại toàn chỗ hiểm. Quần thằng Hoan thì rách ra bốn dải, bay phất phới khi bước nhanh như quần loe, nom chết cười. Có dám đi tiếp không? Đi! Hoan nói, chả nhẽ các em thanh niên xung phong lại chê các anh đẹp giai thế này vì quần rách à?
***
Lán của các em kia rồi! - Kết chỉ về phía trước.
https://thuviensach.vn
Trước mắt cả bọn, dưới một tán cây, bên sườn núi hiện ra cái mái lán lợp cỏ gianh. Kế đó không xa, là vạt sắn xanh mươn mướt chạy dọc con suốt nhỏ quanh co.
Trong lán không có đồ đạc, bàn ghế. Chắc đó chỉ là nơi phơi phóng và để dụng cụ lao động. Góc nhà nhìn thấy hai lưỡi cuốc han rỉ. Dây phơi giăng một chiếc chăn chiên xám, bợt hết màu, thủng lỗ
chỗ. Sau lán bên trái, cái hang thiên nhiên khá rộng được chọn làm nơi trú ẩn. Không có ai. Trống tênh hai cái sạp nứa rộng. Đầu sạp có bốn năm cái hòm. Cái bằng tôn, cái gỗ. Ba cái chăn chiên cũ gấp gọn trên đầu sạp nứa. Vài cái xoong nồi đen nhẻm, méo mó đặt trên dàn tre, cạnh cái bếp lửa giữa hang. Đống tro còn âm ấm. Mùi con gái! Mùi con gái! Thằng Vạn tít mắt cười, nhẩy lò cò giữa hang hét lên!
- Phải chờ các em về thôi. Hoan bảo. Tôi đoán, nghĩ: Lính an dưỡng mới có thứ Bẩy, Chủ Nhật. Còn đám thanh niên xung phong này họ làm gì có ngày nghỉ. Chắc họ lại đi sửa đường.
Chúng tôi đi nhặt củi, nhóm lửa. Khoản này thì lính nhanh lắm. Thoát cái, ngọn lửa đã bùng lên, hừng hực cháy, xua tan cái lạnh lẽo vốn dĩ trong hang đá. Tranh thủ hơ quần áo đi! Kết cởi thoắt cái quần rách ra bốn mảnh của nó.
Phải tới ba giờ chiều. Ang áng thế chứ chẳng đứa nào có đồng hồ. Bụng bắt đầu đói. Chúng tôi không biết cả tụi đã bị tiểu đội nữ kia bao vây.
- Giơ tay lên, hàng thì sống chống thì chết! Sau tiếng hô từ cửa hầm, chúng tôi thấy hiện ra năm cô gái. Cô nào cũng bịt mặt, hai khẩu CKC lăm lăm, lê sáng quắc. Còn ba cô thì giơ cao cuốc, xẻng. Tôi chưa kịp phản ứng gì thấy Thằng Hoan lăn bò ra đất cười sằng sặc, rũ rượu. Về sau hỏi, lại sao mày như thằng dở hơi
https://thuviensach.vn
khi ấy. Nó bảo, mấy em vào bắt chúng ta, nếu chỉ sớm vài giây, còn thấy tao vẫn khỏa thân. Thấy thế tự nhiên cười. Cái trò ấy của Hoan cũng làm hai mũi súng chúi xuống, các lưỡi cuốc hạ xuống đất. Nó vẫn tếu như vậy kể cả trước cái chết ở trận mạc. Lần đánh nhau ở Khuongedon, vượt sông bị L19 đuổi, giữa sông nó còn đùa, giơ cao khẩu AK 47: Ông mà lên được bờ thì chết với ông!
Rồi bên chủ nhận ra bên khách. Cô phụ trách bắt tay tôi. Em tên là Huệ. Mấy em kia là Lan, Hồng, Quế. Còn em nữa tên Mai. Cô Mai đâu? “Mai bữa nay nó đi bổ túc học phá bom bi trên Tổng liên đội rồi.” À, hóa ra có một cụm đủ loài hoa đang sống giữa rừng thế này. - Tôi nghĩ thầm.
- Tụi anh, lính an dưỡng gần đây - Hoan nói - chứ không phải biệt kích hay lính đảo ngũ đâu. Tôi cũng đế vào: Các anh ở đoàn 332 đang an dưỡng….
Thế là trước tưởng là địch, nay bỗng chốc là ta. Trai gái gặp nhau, chuyện chả khách khứa gì, xôm xôm vỡ òa ra. Thời bấy giờ nó thế. Các em đoán tụi tôi chắc đói rồi, xăm xăm đi lấy gạo, thổi cơm. Hóa ra các cô dấu rất khéo thực phẩm trong một cái ngách mà cánh lính tinh thế cũng không nhận ra. Tôi xung phong cùng em tên Hồng đi hái lá sắn. Thằng Kết cao lênh khênh theo em Lan, người hơi beo béo đi nhổ sắn. Vạn Nhà Thờ ít nói ngồi lại với Huệ nổi lửa đun nước. Hoan thì theo Quế, ra suối đãi gạo, rửa nồi, và lấy nước…
Hóa ra, đây không phải là cánh Thanh niên xung phong. Họ đều là sinh viên trường Trung cấp Vật tư, lấy biệt danh là VT3, tạm ngừng học tập, tham gia Tổng đội thanh niên xung phong, canh giữ con đường huyết mạch vào Chooc, đầu khẩu đường 20. “Tụi em vừa đi san đoạn cây số 7 bị lũ làm sạt. Năm ngoái địch đánh nhiều, có khi cả đêm đi làm đường, phá bom. Cô gái cùng tôi đi hái lá sắn kể.
https://thuviensach.vn
Tên đầy đủ của em là Phương Hồng. Hồng vừa tròn 19 lá xuân xanh, ngôn ngữ lính tráng bấy giờ sên sến như vậy.”
Người đàn ông rút một điếu thuốc ra châm. Nhìn rõ ánh lửa trong đôi mắt ông. – Anh có công nhận với tôi không? Ông nói - Trẻ là đẹp. Đàn ông và đàn bà ai cũng vậy.
Phương Hồng được cả hai. Cô ấy mới 19, tràn đầy sinh lực. Làm đường có khác chi tụi tôi đào chiến hào, công sự mà sao búp tay cô nhìn vẫn đẹp làm sao, nhất là khi các búp tay ấy hái những đọt lá sắn. Nếu không có chiến tranh thì thơ mộng quá. Giữa vùng sơn cước, mưa nhè nhẹ như sương khói, màn màn trong lũng núi. Một chàng trai Hà Nội đi hái lá sắn với cô gái sơn cước có đôi môi rất mọng, đỏ thắm như son, tóc như mun, dầy dài chấm mông và mắt cô đen thăm thẳm với hàng mi dài thẫm. Nói chung là Phương Hồng làm tôi thích.
Bữa ăn tối đêm ấy diễn ra rất vui. Chúng tôi ăn như thuồng luồng, không khách khí. Chuẩn bị sẵn từ nhà, tụi tôi có mang theo hai hộp thịt, một lạng mì chính cánh, thứ mì chính chỉ cung cấp cho cánh lính B dài, đựng trong túi nilon. Lá sắn tươi sào với thịt, củ sắn thái ra sào với thịt đẫm mì chính. Đấy là bữa tiệc của các cô gái.
Cơm xong tụi tôi quanh đống lửa. Trong hang không sợ máy bay địch. Ánh lửa soi rõ từng khuôn mặt làm các em kì ảo, hấp dẫn hơn. Tôi ngồi cạnh Hồng. Tất cả bốn đứa đều bị các cô gái bắt phải cởi dần trang phục, để họ vá lại những miếng rách như đã kể. Tôi rất ngượng. Bởi các cô không biết rằng riêng tôi không hề mặc quần lót, bởi chúng tôi hai năm sống trong rừng, quần đùi và quần lót xa xỉ và vướng víu ấy, trong một lần lạc rừng đói quá, cả đôi quần đùi mới tôi đã mang đổi lấy gạo và thịt cho đồng bào trên Trường Sơn, từ hơn năm trước.
https://thuviensach.vn
Anh không thể! - Tôi ấp úng nói. Hồng không hiểu được tình thế, chắc cô chỉ nghĩ, lính Hà Nội hay ngượng. Thôi cởi ra, để em Hỗng nó vá cho, ai lại rách tan hết cả đũng quần thế kia! - Cô Huệ tổ trưởng cười nói. Hồng đưa cho tôi cái chăn chiên và các em quay mặt đi.
Chúng tôi ngồi quang đống lửa tới tận qua nửa đêm. Lính Hà Nội lắm chuyện lắm! Những câu chuyện của Hoan nói về đường phố Hà Nội, sấu, me, xe điện, nhẩy tầu. Thằng Kết nói về bãi giữa và kể khoai nhà nó có củ đến hai cân. Chắc nó bịa. Nó bảo kể về đám cá mòi mùa nước về nhiều như vớt trong chậu, làm các em lắng nghe tới kì lạ. Thằng Vạn thì im lặng, nó ngồi bên cái Lan cũng rất ít lời. Tôi thì thào nói cho Hồng nghe về con phố nhà tôi luôn ồn ào vì có chợ trời. Tôi kể cho Hồng nghe về ngôi nhà của tôi và những chuyện về mẹ tôi. Cũng chả hiểu sao đêm ấy tự nhiên tôi nhớ mẹ tôi thế. Nhà tôi nghèo. Tôi nói: Có bận anh đau mắt, bố anh cũng không có 1 hào mua thuốc. Sớm ra, mắt anh đày rỉ, không sao mở ra được và hôm ấy mẹ anh đi vay ai 1 hào mua một ống thuốc đau mắt…Nhiều câu chuyện khác nữa quanh dẫy phố của tôi, về nghĩa địa Tây và những hạt cườm thủy tinh, kết làm hoa trên bia mộ, bao năm rụng xuống lẫn vào đất, chỉ lộ ra trên mặt đất sau những cơn mưa mùa hạ chắc làm Hồng thú vị. Cô giương đôi mắt to đẹp nhìn tôi đăm đăm. Chắc cô cũng chả ngờ được ở Hà Nội lại có lúc nghèo khó tới vậy
Nhưng thật dở, khi đôi chân của tôi đắp trong cái chăn, lại ngồi bên bếp lửa, nên ngứa lạ thường. Tôi cứ lấy cái chân này gãi cho chân kia, lúng túng thế nào, toạc một cái chiếc chăn chiên xoạc rách một đoạn dài. Tôi vừa ái ngại vừa xấu hổ. “Không sao đâu. Chăn bọn em dùng hơn hai năm rồi. Nó mục chứ không phải lỗi tại anh.” Cô gái tên Quế từ bên kia đống lửa nói sang.
https://thuviensach.vn
Đêm ấy tụi tôi thức gần đến sáng. Tôi lấy sổ tay ra để Hồng ghi: Em Phương Hồng Thanh Hóa - Rừng Thông. Hộp thư: VT3-471.
Một tuần sau đấy, tụi tôi chờ nước suối rút, còn tới thăm các em một lần nữa. Chuyến thăm ấy rất ngắn, chỉ hơn tiếng rồi phải quay về đơn vị. Chúng tôi cũng góp lại hai cân đường an dưỡng biếu các em. Khi về các em lại bắt mang theo hơn chục cân sắn. Chắc vừa nhổ ngoài nương.
Sau đó, chẳng còn cơ hội thăm các em nữa, vì đại đội bắt đầu nhận thêm tân binh và huấn luyện, chuẩn bị quay trở lại chiến trường. Trước khi lên đường một tuần, chúng tôi nhận quân trang mới. Mỗi người đều được nhận toàn bộ quân trang mới, gồm hai bộ quần áo, võng đôi, tăng và đặc biệt có chiếc chăn sợi màu huyết dụ, tuyết rất mềm, sờ vào mát tay như gấm như nhung. Khi cầm chiếc chăn lên, tôi chợt nhớ tới Phương Hồng. Tôi nhớ tới tấm chăn cũ đã qua bao lần vá, cả cái mùi con gái âm ẩm và những sợi tơ tướp quanh chăn sau bao lần giặt rũ. Mùa khô trong hang sẽ rất lạnh. Các cô ấy sẽ co quắp trong cái hang đấy. Nghĩ vậy, tối đó tôi nói với cả tụi: Chúng mình gửi bốn cái chăn cho các em đi. Có mang theo rồi cũng đổi hết lấy thức ăn cho đồng bào thôi. Điều này thì cánh lính chiến có kinh nghiệm lắm. Hành quân liên miên, mọi trang bị đều nhẹ dần sau thời gian. Ý kiến tôi được mấy đứa ủng hộ ngay. Thế là chúng tôi gói 4 chiêc chăn thành bốn bọc. Tôi viết cho Phương Hồng lá thư nhỏ. Đấy là lá thư đầu tiên của đời tôi viết cho một cô gái xinh đẹp. Thư vẻn vẹn mấy dòng: Anh nhớ các em lắm. Thể nào tụi anh cũng quay lại với em. Viết xong, tôi đề địa chỉ hộp thư đơn vị và địa chỉ gia đình tôi ở Hà Nội.
Ngay đêm sau chúng tôi được lệnh lên đường. Đó là một ngày khô không mưa. Nắng chiều hắt từ mặt trời chìm ở xa, rực đỏ màu huyết dụ, như tấm chăn chúng tôi tặng các em vắt ngang đầu núi Trường Sơn
https://thuviensach.vn
May mà thằng Hoan ở lại ba ngày giúp bộ phận hậu cần đi sau nên Hoan nhận trách nhiệm gửi cho các em món quà của 4 người lính Hà Nội.
***
Chiến tranh chả như lời hẹn. Cuộc chiến cứ triền miên hết mùa này tới mùa khác. Đại đội tôi đi sâu vào chiến trường, hết đánh chiếm Boloven lại vây Khungsedon. Hai năm liền chúng tôi quay lại Tây Nguyên, quần nhau với địch, chống lấn chiếm và thời gian cứ xóa dần, xóa dần các kỉ niệm, ở những ngày an dưỡng ấy. Tôi cũng viết cho Hồng một lá thư mà không thấy thư trả lời. Thư từ hồi ấy như vậy, ngay cả các thư của cha mẹ tôi ở Hà Nội gửi vào cũng không bao giờ nhận được.
Năm sáu năm trôi đi, bao nhiêu biến động, hiểm nguy trong cuộc chiến, tôi chả còn tâm trí nào nhớ khuôn mặt tất cả các em đơn vị VT3.471 ấy nữa. Cũng có thời gian đâu mà nhớ. Chúng tôi đánh Chư Nghé, và sau Tết năm ấy đánh luôn Ban Mê Thuột, rồi cứ theo đà đánh dọc xuống miền Trung để cuối cùng tiến vào Sài Gòn. Trận cuối cùng ấy, tôi không may bị thương ở chân. Vết thương điều trị tới gần nửa năm, rồi tôi phục viên trở về Hà Nội.
Về tới nhà mới biết, cha mẹ tôi đều mất cả. Mười một năm chiến tranh mà! Buổi chiều đầu tiên họp mặt, chị cả tôi mừng mừng, tủi tủi, khóc suốt khi chị cứ kéo chân ống quần tôi lên xoa mãi cái chân giả như tôi còn bé lắm. Cả nhà đang ngồi uống nước trà thì con cháu gái tôi, nó mới 12 tuổi, hồn nhiên nói: Ôi cậu ơi, cậu đẹp trai thế, sao mà yêu mấy cô xấu thế? Yêu ai? –Tôi ngạc nhiên hỏi. Cô cháu gái hồn nhiên vô tư kể: “Năm kia, sau khi bà mất, cả nhà đi vắng. Có hai cô đến nhà mình tìm bà. Một cô lùn, chân lại tập tễnh. Cô kia cao cao thanh thanh, nhưng nước da thì xám nghoét, đầu tóc lởm chởm như con điên… Lại bảo cậu gửi về cho bà cái bọc
https://thuviensach.vn
to tướng.” Sao, cậu gửi cái gì? Nó đâu rồi? Tôi thảng thốt hỏi. Cháu tôi vẫn vô tư nói: Cháu cũng chả nhớ tên hai cô ấy làm gì nữa. Hình như các cô ấy an dưỡng bên Gia Lâm hay Đông Anh, sang Hà Nội tìm bà. Suốt từ ngày ấy, cả nhà vẫn để cái bọc trên gác. Chị tôi bảo, ai cũng nghĩ cậu chả tin tức gì, chắc hy sinh rồi nên vẫn để trên gác cùng với các di vật của ông bà…
Tôi theo đứa cháu gái lên gác. Nó bắc ghế, trèo lên nóc tủ, lôi xuống cái bọc.
Tôi nhận ra cái bọc ngay. Vỏ giấy xi măng nguyên xi ngày nào tôi gửi tặng bọc cẩn thận chiếc chăn gửi cho Phương Hồng. Sao cô ấy lại không dùng và mang ra đây thế này? Trời ơi, trên giấy xi măng còn nguyên vẹn dòng chữ tôi viết, mực có phai mờ vẫn rõ từng nét chữ nắn nót của tôi:
- Gửi em Phương Hồng.
Tôi ôm bọc chăn. Rút phắt con giao găm vẫn đeo bên sườn, cắt phựt cái giây dù.
Bọc chăn tôi cuốn rất chặt, bao nhiêu năm dồn ép giờ bung ra. Đổ xòa trên sàn nhà, trước mắt tôi và đứa cháu gái, là nguyên tấm chăn màu huyết dụ đỏ ối.
- Phương Hồng! - Tôi nghẹn ngào thốt lên!
***
- Ông có đi tìm cô ấy không?
- Có chứ. Ngay sau đó 1 tuần tôi rủ Hoan vào Thanh Hóa. Hoan cũng nhận được một bọc chăn của nó gửi cho Quế ngày nào. Chắc chắn cái cô khấp khiễng đi với Phương Hồng là Quế. Chúng tôi đoán Quế bị thương, còn Phương Hồng sốt ác tính nên tóc rụng
https://thuviensach.vn
hết, chứ hồi ở Quảng Bình tóc cô ấy dầy và đen như mun cơ mà. Tiểu đội chúng tôi chỉ còn Hoan và Tôi sống sót. Kết hy sinh ở Nam Lào, Vạn đánh trận vây Khungsedon, khi ấy là tiểu đội trưởng, anh cõng 12.7, một mình diệt gọn chiếc C123 thả dù, thì bị lĩnh nguyên quả pháo cối từ bên kia sông bắn sang.
Hai chúng tôi cứ ngỡ Rừng thông là tên một địa danh nhỏ, ai ngờ lang thang hai ngày mới hết cái vùng đất trên xứ Thanh rộng lớn ấy. Không tìm ra Phương Hồng.
- Vậy là chẳng khi nào anh tìm họ nữa ư?
- Hoan cũng nhờ ai đó lục tìm trên danh sach Tổng đội thanh niên xung phong mà không thấy. Năm ngoái cậu em tôi quen chị đạo diễn chương trình Như chưa bao giờ có cuộc chia li có nói, tôi viết thư kể lại câu chuyện, để các anh chị trên tivi tìm cho.
- Anh có viết không?
Người lính già Hà Nội không trả lời vào câu hỏi, lại châm một điếu thuốc nữa và chậm trãi nói:
- Sau chiến cuộc, Hoan và tôi còn cả cuộc sống với biết bao điều phải vật lộn để sống bình thường. Hoan tiếp tục đi học. Lấy vợ và có 1 cháu. Tôi cũng có gia đình. Vợ tôi hiền, hai cháu nay đều qua đại học và tôi đã có cháu ngoại. Cuộc sống như vậy. Không, tôi suy nghĩ rồi. Tôi không nhắn tìm nữa. Tôi thường khóc suốt khi xem chương trình Như chưa hề có cuộc chia li này. Tôi rất sợ cái cảnh trên ống kính tôi và Phương Hồng gặp lại nhau. Chiến tranh đã đi qua rất lâu rồi, tôi không muốn khóc và cũng không muốn Phương Hồng đổ nước mắt. Dù là, trong lòng tôi hôm nay chưa khi nào cái màu chăn huyết dụ năm ấy phai tàn. Chiếc chăn ấy từng đắp ủ tôi suốt mấy năm khó khăn sau bao cấp, lại đắp cho con gái tôi nhiều mùa đông ở Hà Nội. Màu
https://thuviensach.vn
huyết dụ rất ấm. Bây giờ nó vẫn chưa phai, nguyên một màu như thế dù tấm chăn ấy đã có tuổi hơn ba chục năm.
Chúng tôi yên lặng trong giây lát và đều nhìn xuống sông Hồng chầm chậm trôi. Như dòng sông kia cuộc sống cứ trôi mãi chả khi nào dừng - Tôi nghĩ. Người thương binh già vén cái quần lên, lộ ra cái chân giả màu gỗ đã chuyển sắc nâu. Ông kể tiếp: Tôi mà có nhiều tiền sẽ gom góp cho trại nuôi trẻ con ở đây. Năm ngoái tôi theo con gái út dẫn sinh viên của lớp nó tới đây phụ giúp nhà chùa về sinh môi trường rất thương một cháu bé ba bốn tuổi bị bỏ rơi, tay chân rất dị dạng, chắc di chứng màu da cam, vì nhà chùa nói cô gái nói tiếng miền trong. Từ bấy tôi hay gom góp các quần áo trẻ em cũ và tiền của bè bạn, ai có tấm lòng, để thi thoảng mang sang đây biếu các cháu. Có lẽ như vậy ý nghĩa hơn anh ạ.
***
Tôi viết nguyên văn lại câu chuyện này, không hư cấu gì. Người kể tên là Nguyễn. Gia đình hai cô gái VT3-471 tới tìm xưa ở 15 phố Trần cao Vân Hà Nội. Vậy nếu chị Phương Hồng Rừng Thông ở đâu, xin đọc câu chuyện này và, xin chị tin rằng, Tấm chăn màu huyết dụ còn nguyên sắc màu thắm tươi như hôm nào và câu chuyện về các chị chưa khi nào phai mờ trong tâm trí của một chàng trai Hà Nội năm xưa tên Nguyễn.
Mùa đông 2011.
https://thuviensach.vn
Tiếng Khóc
Đêm không thể buồn đen được nữa
Những bánh xe nặng nhọc chìm dần
Vào đất tối. Không thể nào khác được…
Thơ Nguyễn Việt Chiến
Căn hầm ven bờ sông. Hầm trong vườn chuối nhà Thắm, đầy những lá khô từ năm cũ. Nắp hầm kín đáo. Làm từ thời Pháp, khi còn chở che cho du kích, bộ đội - Đơn vị mật tập sân bay Gia Lâm cũng từng nằm ở đó. Cái nắp tốt. Khung gỗ lim. Nghe nói, gia chủ
tháo cả xà ngang nhà thờ họ để tạo nên nắp hầm này. Chẳng thế mà hơn chục năm, sau 1954, hầm hoang phế, nóc hầm cỏ dại ken nhau mọc xanh um, nắp hầm vẫn khít ôm chặt khung, bất chấp thời gian, mưa gió.
Trong hầm, rễ cỏ xuyên xuống rủ trắng, như những chùm râu bạc. Đêm hầm chập choạng dầu đèn, y như có vài bô lão đứng quanh. Vách hầm toàn tre đực, chắc đã ngâm bùn, gia cố dày như nêm. Hầm có cái lỗ thông hơi đâm ngang ra hướng bờ sông, tuy bị vạt cỏ che đi, nhưng người bên trong vẫn quan sát được mặt sông Hồng. Góc nhìn đủ rộng, thấy cả mặt nước phù sa như pha máu lênh loang mùa hạ, trong lợ lại khi thu về. Cũng ở cái cửa sổ duy nhất ấy, nhìn rõ máy bay sát mặt nước. Nước cuộn lên trắng xoá. Có dăm lần, trong hai tháng, anh nom rõ chiếc máy bay F. 4.H, đầu nhọn hoắt, cánh đầy gai, loang lổ, vằn vện màu cứt ngựa, to hơn cánh buồm, trườn chệnh choạng giữa sông, phun khói đen sì. Một lần, anh còn nhìn rõ chiếc đò ngang, xoay như chong chóng và, hút chìm ngỉm khi chiếc máy bay trắng toát, rõ dòng chữ NAVY-U.S.ARMY(1) đen sì trên thân bất ngờ sạt qua, rít chói tai.
https://thuviensach.vn
Anh quan sát cảnh trí ấy bàng quan.
Sông thì quen thuộc từ thơ ấu. Máy bay thì lạ một lúc. Và, cái chính là khi anh tự tách khỏi cộng đồng, rơi thỏm vào trạng thái bàng quan.
Hai tháng trốn hầm, anh ngày ngủ, đêm thức.
Nhưng ngày ngủ mãi được à? Thế là, khi tự tách biệt với làng, với xóm quen thuộc, trốn bỏ nó, lúc quá yên tĩnh, anh lại quay ra day dứt, nôn nao nhớ làng, nhớ tiếng chó, gà, nhớ mùi phân trâu và cả bụi tre sau nhà, cũng như nhớ bố mẹ và cô em gái út bé bỏng. Nhưng cồn cào nhất, vẫn là nhớ Thắm. Dù ngày nào cô cũng rời làng, tới căn hầm, khi đêm đêm, chập choạng.
Anh trốn nghĩa vụ, chỉ vì anh đang say đắm Thắm. Không muốn xa nhau mà liều thân trốn phứa. Đúng ra, anh cũng không muốn như vậy. Anh chưa hề là kẻ hèn nhát, sợ khổ hay sợ chết. Bằng chứng là ở lò vật cụ Nguyện, anh được đánh giá là môn sinh lì đòn nhất. Còn việc đồng áng giúp cha mẹ, từ xưa chẳng một ai chê anh. Đơn giản, anh không muốn xa người yêu. Ở Làng, chỉ có hai người biết anh trốn ở đây, Thắm và mẹ anh. Bố anh mà biết, chắc chắn ông tìm tới, lật hầm, lôi anh về, như lôi một con chó chạy rông, lấy bắp cày nện cho chí tử! “Đánh chết thì chôn!”
Mỹ đánh phá khắp nơi. Ngày nào Hà Nội cũng sôi lên, vọng về tiếng đạn, bom, khỏi lửa ngun ngún, cuồn cuộn. Bầu trời đầy chớp nhằng vạch tên lửa. Có ngày đánh rơi tới bẩy chiếc máy bay. Cả nước đánh Mỹ mà con ông lại trốn đánh Mỹ. Có cái nhục nào bằng nỗi nhục con ông.
Khổ, đã ba tháng, ông ru rú trong nhà, không dám đi đâu, gặp ai. Việc đồng áng phải làm thin thít. Câm họng mà đi. Có làm ruộng Hợp tác xã cũng chọn chỗ khuẩt hẻo, một mình. Mẹ anh không nói gì,
https://thuviensach.vn
dù anh biết, từ ngày anh của anh biệt mất ở chiến trường, mẹ thực lòng chẳng muốn con trai út đi…
Chín giờ tối ruột đã cồn cào lắm. Bật nắp hầm lên. Tiếng côn trùng cứ râm ran buồn, đâm nhói vào lòng. Tai hóng như tai chó vểnh lên, đón tiếng lá khô lay động quen thuộc. Bước chân của Thắm? Mười giờ đêm. Sương xuống ướt, những tàu chuối lấp lánh. Đợi mãi, mới nghe tiếng lá lay rổn rảng. Thắm hiện ra giữa hai bụi chuối.
“Em đấy à?” Lần nào cũng vậy, sau câu chào ấy, anh nhao tới, ôm ghì lấy người yêu. “Gượm nào! Mẹ lo lắm đấy !” “Nói gì? Mẹ lo gì? ” Anh gặng. “Trốn mãi được thế à? Mấy hôm nay có nghe thấy tiếng bom không? Long Biên sập ba nhịp rồi. Trạm tên lửa bên làng Hữu Giang, chiều qua phụt lên bốn quả, bọn em ở khu Đồng Nóc cứ bắn bừa lên. Súng làng mình nhỏ quá, như gãi ghẻ con trâu mộng.” Thắm nhỏ nhẹ kể . “Sao em ra muộn thế? - Anh ngồi bệt xuống nóc hầm, cầm miếng cơm nắm Thắm đưa, nhai trệu trạo. “Muối vừng này! Ruốc mẹ làm sớm nay đấy. Mẹ anh không dám giã, sợ làng xóm biết, chỉ xước nhỏ thịt, rang khô… Sao ăn cơm không thế?” Cô nhúm cho anh một ít ruốc thịt, đưa vào miệng anh. “Mẹ em cũng biết rồi đấy. Cứ thì thụt thế này!” Anh nuốt vội miếng cơm. Xoa tay vào quần. Kéo thắm ngồi xuống. Quay mặt sát mặt Thắm.
- Anh nhớ em lắm!
- Nhớ thế nào?
- Nằm đây nhiều ngày. Nhớ đủ thứ. Cả khi còn bé. Nhớ khi em dỗi. Nhớ cả thời tụi mình tắm trên sông Con. Và anh đỡ em tập bơi thế nào…
- Thế á?
https://thuviensach.vn
- Đêm qua anh còn mơ, thấy anh gội đầu cho em và tắm với em trên sông con như thủa còn bé.
- Thế cơ á! Mơ nhiều thế, lâu không?
- Lâu. Anh cứ tiếc mãi , đang mơ tắm cho em thì tỉnh dậy!
- Ừ, giá không có đánh nhau. Vài năm nữa, mình sẽ cưới. Là vợ chồng rồi, anh còn gội đầu, còn muốn tắm cho em không?
- Có
- Thật không?
- Thật chứ! Anh có bao giờ nói dối em đâu!
- Ừ, em biết mà- Thắm ngước lên nhìn anh. Đôi mắt cô ánh lên niềm hạnh phúc ngắn ngủi của một ngày biết bao nhiêu bận rộn và mệt mỏi.
Giọng cô nhỏ, đủ cho anh nghe: “Em rất yêu anh! Chỉ yêu anh”
Trăng chênh chếch mé trời. Trăng mặt sông loang loáng chấp chới. Khuôn mặt Thắm ngời lên, đầy trăng. Đôi mắt yêu quá! “Ừ, có khi phải về làng. Nhưng có lẽ anh không chịu được. Anh xa em là chết!” Anh ngả Thắm vào lòng. Cúi xuống hôn rối rít, như chim gõ kiến mổ kiến, y như là họ phải sắp biệt li. Bao nhiêu đêm như vậy rồi! Cô gái nhắm mắt, đê mê trong anh. Anh giật cúc áo Thắm. Lộ ra đôi vú thanh tân, cương lên mây mẩy, trắng ngần trong trăng. Úp mặt vào đấy, hít cuống quýt, tựa con chó con khát sữa sục ti mẹ. Anh lần nào cũng hừng hực lửa đốt. Lát sau, luồn tay xuống dưới. “Đừng anh! Khi nào đi em cho.” Anh van vỉ: “Anh không chịu được. Anh yêu em lắm!” “Em đã bảo, nói mãi. Bao giờ trước khi anh đi, em cho. Nhịn mấy năm rồi còn được. Anh!” Anh đẩy Thắm ra, mắt anh tha thiết. Nhìn vào mắt ấy, Thắm cảm
https://thuviensach.vn
giác vừa lửa, vừa nước: “Anh ở đây thêm tuần nữa với em, rồi anh đi!” Cô gái ôm đầu anh áp vào ngực: “Khổ, em thương anh. Thôi!..Em…” Anh ngửng mặt lên, trong ánh đêm, khuôn mặt bệch bạc: “Em nói gì? Thôi, là thế nào?” “Mai em cho, hôm nay em mệt. Chiều ở trận địa 37 ly. Khuân đạn. Đắp cỏ công sự, tới giờ em vẫn đau rã cả vai và tay. Anh ở hầm hết tuần này thôi, rồi lên đường nhé. Trốn mãi được sao?” Thắm nhỏm dậy, ngồi vào lòng anh. “Tay nào đau?” “Cả hai!” “Đưa tay đây!” Anh níu tay Thắm vào lòng, bóp cánh tay, bả vai cho người yêu.
Tay Thắm rất nhỏ. Cổ tay không đeo được đồng hồ Liên Xô hôm nào anh tặng. Cỡ giây nhỏ nhất vẫn cứ lỏng hoét, trôi ra. Anh bóp tay cho cô mà nước mắt cũng trôi ra. Tay mềm thế và bao vết sẹo đồng áng còn đây. Người khoẻ, trai làng đi hết. Làng màu, lúa và nhãn, giờ đây con gái đi cầy , bừa, gặt… đến vụ thu hoạch nhãn, cũng leo trèo như khỉ. Anh nghĩ.
Bàn tay anh lần sờ tới đâu, không cần nhìn, hình dung ra từng chỗ. Anh thuộc từng vết sẹo nhỏ trên tay Thắm. Cha Thắm, du kích trong chống Pháp đào hầm này, hy sinh trước hoà bình 1954 có dăm ngày. Nhà Thắm có ba chị em. Hai chị đi lấy chồng cả. Anh biết mọi điều đó, cả căn hầm do Thắm chỉ cho, khi cùng chơi trò trốn bắt, từ ngày hai đứa còn học từ trường làng, tồng ngồng tắm với nhau ở bãi sông con. Có lẽ không thể để cô lo lắng mãi. Mà cứ trốn lủi, bố anh buồn chết mất thôi. Nhưng anh yêu, yêu lắm. Anh nói: “Em!” “Gì cơ?” “Mai cho anh nhé. Anh mà về là bố giải ngay lên huyện đấy. Chẳng có thể yêu em, hoặc lại biền biệt như ông anh.”
Thắm ngửa mắt nhìn lên đôi mắt thiết tha, chân thành của người yêu và cô bất thần ghì đầu anh, hôn nhẹ vào môi anh. Rồi cũng không kìm được, cô mút chặt môi anh như sợ anh biến đi. Anh
https://thuviensach.vn
vừa hạnh phúc vừa buồn. Cứ nấn ná yêu nhau như vậy bao đêm rồi.
Phải đến hai giờ sáng Thắm mới về làng.
Sợ giờ phút chia tay, nhưng không thể để Thắm ở lại nữa. Đàn ông đàn ang trong làng đi hết, nhìn đâu cũng toàn người già và đám choai choai. Thanh nữ như Thắm, trăm công ngàn việc, cầy bừa thay lũ đàn ông, sao nỡ để em không được ngủ ba bốn tiếng một ngày?
***
Sáng từ lúc nào không rõ. Anh giật mình, bừng mắt. Bật dậy, lao tới cửa sổ thông hơi. Tiếng máy bay ầm ầm xé tai ngay ở đâu. Rất gần. Hình như trên đầu, lại cả dưới mạn sông vọng lên. Những chiếc siêu thanh Mỹ bay với tốc độ tiếng động, như muốn phá vỡ không gian một vùng đất toàn lúa là lúa, chẳng một nhà máy ống khói nhô lên. Chói và gắt, tiếng rú gào lướt cả gió, ào ào như muốn xô ngã vạn vật.
Anh đẩy nắp hầm trồi lên. Ngay sau đó, nghe rõ tiếng bom, tiếng vỡ đanh, tiếng súng liên thanh rất gần. Ngẳng mặt, trời đầy bông trắng, lục bục nổ. Đạn cao xạ! Nền trời xanh, khói trắng tên lửa run rảy, như những con rồng lượn, nhằng nhịt. Phía Hà Nội, đạn bay lên dầy đặc. Chằng chịt các vệt lửa. Nom xa, hệt cảnh tàn lửa bay lên trong hỏa lò, khi dụi một thanh củi dầu đang hừng hực cháy. Dăm cột khói đen, trắng lơ lửng như hình nấm.
Không gian cứ rộn lên một chặp như vậy rồi lại yên ắng, rồi lại sôi ào ào trở lại, với tiếng động xé gió. Cuộc đọ sức giữa mặt đất và bầu trời quyết liệt hơn.
Đánh nhau to rồi! Anh tụt xuống hầm.
https://thuviensach.vn
Lát sau yên tĩnh như chưa xảy ra điều gì. Phải ngủ một lát cho quên thời gian đi. Anh tự nhủ. Không ngủ được! Anh lo âu và nóng lòng chờ thời gian trôi nhanh để đêm nay gặp Thắm. Từ sớm tới trưa, bẩy tám lần anh bật dậy lao ra cái lỗ thông hơi. Tới quá trưa, yên ắng trở lại. Dưới sông nước đẫm phù sa như máu vẫn lênh loang.
Mệt mỏi. Nửa giờ sau, anh chìm vào giấc ngủ vì căng thẳng. Suy tính và lo nghĩ.
***
Anh bật dậy. Có tiếng ầm ầm, mơ hay tỉnh? Giấc mơ với Thắm đang đẹp quá bị phá vỡ. Mồ hôi vẫn còn đầm đìa trên thân xác. Nếu mặt đất không rung lên tiếp nữa và anh không nhìn thấy bụi bay lả tả từ những chùm rễ cỏ rủ trắng tựa râu bô lão, có lẽ anh tưởng đang mơ.
Bom đánh đâu gần? Lại im ngay. Không nghe thấy tiếng máy bay. Rõ ràng, bom đánh quá gần. Thúc nắp hầm, anh nhoi lên.
Trời đang sập chiều. Sông miên man hồng, vẫn cứ trôi, lặng chẩy. Mặt trời to bằng cái nong lớn, đỏ bầm như chậu tiết khổng lồ chìm dần ở chân trời. Quay phắt lại phía làng. Trước mắt anh, bùng lên góc sáng, ánh lửa chập chờn qua rặng cây trước mắt. Quầng bụi đỏ ôi ối bốc cao dần, loang ra, trong chùm nắng sập soạng. Anh thoẳng thốt. Làng bị ném bom! Chạy. Chạy như điên, về phía làng, nơi bắt đầu rộ lên tiếng thanh la, mõ và tiếng trống ngũ liên, tù và; những ứng hiệu mỗi khi vùng quê có biến. Cổ tục từ ngàn năm giặc giã, dồn dập vang lên từ làng này lan ra làng khác.
Nhẩy đại qua con mương, qua cây cối ngổn ngang đổ. Mùi lá hăng hắc dập nát lẫn mùi phân trâu, lợn, gà quen thuộc. Xác chó gà, vịt khắp nơi. Và, dăm ngôi nhà sát xóm Chùa bốc lên đầy khói. Thi thoảng lửa đỏ phừng phực bùng lên như tưới dầu. Đến cả dãy
https://thuviensach.vn
tre xanh trái đường tươi thế, cháy hừng hực như có ai đang quạt lửa, thốc tro rát cả mặt mà anh vẫn lao qua, vọt tới vườn chè nhà. Vệ ao,ven lối cỏ đầy xác xúc vật chết. Có con trâu mộng bị thương, máu đỏ lòm ròng ròng chảy đầy thân, cứ dúi mãi đầu xuống khoảnh muống nước sâm sấp, thở phì phì, rãy rụa.
Khựng lại. Trời ơi. Nhà anh đâu rồi? Anh không tin ở mắt mình. Con đường lát gách nghiêng, cong lên như miếng bánh đa, đứt gãy, cụt ngắt ở đoạn chẽ vào nhà anh. Bốn hố bom lớn, sâu hoắm, mùi khét lẹt và những sợi khói từ đáy hố vẫn đang ngun ngún bốc lên. Xen nhau, các vòng bom vạch dài, khoét đất từ nhà anh tới ba ngôi nhà kế nữa. Anh nhận ra vị trí cũ bởi cây nhãn cổ thụ của nhà anh bị bom phạt gãy gục.
Đứng bên hố bom. Giờ này là giờ mọi nhà đều đã từ đồng trở về làng. Anh gọi em gái, gọi bố và mẹ lạc giọng. Anh cào cấu mặt đất, đấm ngực. Anh như thằng điên quanh quẩn chạy bên miệng hố bom. Chân trần trên đất gạch lổn nhổn, mà không hề thấy
đau. Tịnh không có ai thưa và, giá mà anh khóc được. Bỗng nhiên, anh sực nhớ ra điều gì và đứng dậy.
Làng bắt đầu rộn lên. Người các làng bên kéo sang. Nhớn nhác, tiếng chân thình thịch. Vài chiếc cáng tre, cáng người bị thương thoáng qua rặng râm bụt. Nhãn rụng nâu cả đường làng. Có ai đó, hình như đứa bạn xóm Thượng gọi: “An, mày trốn ở đâu về đấy?” Không trả lời, anh không còn tâm trí trả lời. Đau thắt lòng, vọt qua mấy nơi cây đổ. Chi chít các hố bom bi. Sặc mùi thuốc nổ bom. Anh chỉ còn ý nghĩ: “Thắm, em có sao không?” Ngược chiều anh chạy, năm sáu người tất tưởi đi. Họ kêu lên, nói gì, anh không nghe rõ. Hình như có ai đó nhổ thẳng nước miếng vào mặt anh. Nước miếng thối và hôi. Mặc, anh quyệt tay chùi vào áo và chạy.
https://thuviensach.vn
Anh bàng hoàng. Trên nền ngôi nhà Thắm, một hố bom sâu hoắm. Bom liếm mất nửa nhà, nửa còn lại đổ nát, toang hoang, đang cháy nham nhở. Những mảnh lá gồi bén lửa bị khí nóng hút, tung tàn lên cao.
Thắm! Thắm! Anh gào lên lạc giọng. Lại chạy quanh hố bom. Bên góc vườn, nơi trồng đám rau đay, mùng tơi, có mảnh áo màu hoa lí quen thuộc phật phờ bay. Anh chạy lại, nhặt mảnh vải tơ tướp. Áo Thắm! Anh tìm quanh. Những gốc cau đầy rêu xanh mát. Bể nước, nơi bao nhiêu lần, Thắm múc nước mưa cho anh, mỗi khi họ giữa trưa hè đi học về, có quầy tắm tan hoang. Giữa quầy tắm dựng bằng bốn cây tre, đã tung đâu mái che, Thắm trần truồng nằm.
Anh quỳ xuống.
Thân hình thanh xuân lõa lồ, trắng xanh nằm nghiêng trên đất lạnh. Mớ tóc đen như mun đổ xoãi trên mặt đất. Đôi mắt em trân trân nhìn vào vô định. Trái bom dội xuống, phát nổ và thổi bay hết áo quần trên dây phơi. Tay em còn cầm chặt chiếc chặt gáo dừa. Máu đỏ tươi bắn đầy trên thành chum nước tắm. Từ đỉnh đầu, máu chảy đỏ lòm qua chỗ hõm bầu vú. Đôi vú xuân thì, xưa luôn căng mẩy. Núm vú hồng giờ thâm lại. Vệt máu chảy xuống bụng, nhuộm đỏ đôi chân. Anh nhìn rõ, dóng tre cột nhà tắm, vệt tay máu còn kia. Thắm ơi! Em ơi! Anh gọi thầm, Sau này nhớ lại, trong đầu hiện ra cảnh Thắm của anh chới với và đổ gục xuống đất làng, để lại dưới chân em máu đọng thành vũng trên nền si măng chám trắng.
Em ơi! Trời ơi! Thắm! Anh cúi xuống, xốc em lên. Ngẳng mặt nhìn trời, thét lên. Tiếng anh vỡ vào hư không!
https://thuviensach.vn
Người ta, có ai kể lại, thấy trong chập choạng đêm, khi trăng mười Tư mọc ngang ngọn tre phật phờ, chiếu ánh sáng lạnh trên sông, ruộng và làng, một người trai trẻ không khóc, gương mặt như thép nguội, bế xác người con gái lõa lồ, nhuộm đỏ toàn thân chính bằng máu của em. Anh ta đi dọc con đường làng nhỏ, lát gạch nghiêng, giữa ngổn ngang cây đổ, giữa tan hoang làng đất bãi. Làng trù phú, vùng lúa nhãn Vân Giang, nơi nửa tiếng trước, vừa bị tám chiếc máy bay siêu thanh, hiện đại nhất thế giới thập kỉ bẩy mươi. Máy bay có dòng chữ U.S.A, kẻ đen sẫm, nét đanh, ngang sườn, dội xuống tám đợt bom và rốc két. Mười sáu quả bom 500 Bảng, mười sáu quả bom bi mẹ với bốn ngàn tám trăm quả bi con, giết trong tích tắc, hơn một trăm sinh mạng nông dân, trẻ con, người già và, thiếu nữ.
***
Anh bế Thắm từng bước nặng về phía bờ sông. Tai anh văng vẳng lời Thắm đêm qua: “Là vợ chồng rồi, anh còn gội đầu, còn muốn tắm cho em không?” Anh bước đi như mê sảng. Thắm ơi. Bây giờ anh tắm cho em lần đầu và lần cuối đây!
Đồng bãi ngô có trăm ngàn hàng lính xanh, vạn gươm xanh múa ánh trăng đêm.
Rẽ ngô, anh bế Thắm bước trên cát mịn, lội dần ra vùng nước ngập tới nửa thân người. Đây nguyên xưa, sông mẹ chảy qua, sâu lắm. Rồi đổi dòng, bồi lên bãi, đã bao năm thành bãi và còn nhánh sông con. Bãi thoai thoải. Nơi đây bao năm là nơi tắm, vui chơi của đám trẻ. Anh thả em xuống nước. Nước duềnh lên đón Thắm. Và, trong ánh trăng vằng vặc lạnh, nhìn rõ vệt sậm của máu Thắm loang trong nước, tan hoà với sa bồi. Nước vốn đã sắc hồng, thêm sậm, trôi đi.
https://thuviensach.vn
Anh không khóc. Bàn tay lướt trên thân thể trắng, mịn, mát như thạch của em giữa nước. Sông bao nhiêu năm bồi đắp nên bãi mầu tươi tốt làng anh. Tóc Thắm đen tuyền, dài như dải lụa, trôi chập chờn theo dòng nước. Tóc này, bao lần anh dội nước, gội đầu cho em. Anh đau. Sự đau đớn của một đàn ông, của một con người, sinh ra ở đất bãi, yêu một thiếu nữ đất bãi, chung bao nhiêu kỉ niệm, từ khi họ còn tắm truồng ở bãi này. Người đất bãi vốn hiền lành và mịn màng như đất bãi phù xa, giờ đây mặt nguội đanh, sắt lại.
Sống ý nghĩa gì nữa?
Anh còn ai để mà yêu và thương anh?
An đưa trở lại gian hầm nơi anh đã trốn. “Nơi anh hai tháng qua yêu em và, chờ đêm nay, em sẽ cho anh tất cả, trước khi lên đường. Không còn gì nữa. Cả nhà anh, nhà em và, Thắm ơi! Anh sẽ chết nơi đây với em!” Anh suy nghĩ miên man.
Đặt em lên cái chõng tre đã nằm bao đêm chờ em. Anh lấy chiếc chăn chiên cũ phủ lên nàng Ngồi bên như tượng đá trong đêm tối. Hai chiếc đèn dầu, tự tạo bằng cóng sữa bò, thắp hai bên. Gió sông qua cửa hầm, lỗ thông khí, làm lửa đèn đong đưa.
Những chùm rễ cỏ trắng, bao năm rủ xuống âm thầm lòng đất, kết trên nóc hầm. Đêm đêm trước, nom như râu bạc bô lão. Trong ánh đèn chập chờn đêm nay, nom tựa những khăn xô, bóng rung rinh qua lại trên vách hầm, quanh xác cô.
Đêm khuya. Anh cứ ngồi yên lặng. An bỗng nghe từ đâu vọng về âm i tiếng khóc. Lắng tai nữa. Tiếng khóc suốt đêm dài vọng tới anh. Ai oán, não nùng giữa hầm lắng, im, nơi chỉ có anh và xác người yêu.
https://thuviensach.vn
Đêm sau nữa, anh gục xuống. Tỉnh dậy, lại nghe tiếng khóc quái đản từ đâu vọng về. Anh nhớ khuôn mặt mẹ anh, cha anh và em gái anh, rồi mẹ Thắm.
Đêm thứ ba tiếp tục hoá đá, mệt lả gục xuống thiếp đi bao lần và, tỉnh dậy, vẫn có tiếng khóc như từ lòng đất dội lên.
Anh lảo đảo đứng dậy leo ra khỏi hầm.
Trên cao, trong gió lắng nghe. Anh nghe rõ ràng tiếng khóc, tiếng gào khê, khàn, tiếng kêu cha, gọi mẹ, tiếng gọi tên người thân của rất nhiều người từ phía làng anh nương gió tới. Như có một ma lực xui khiến, anh đóng cửa hầm, ấn mạnh nắp và chệnh choạng về làng. Tới đầu làng trước mắt anh: Một rừng hương nghi ngún cháy đỏ khắp làng đất bãi và, tiếng khóc…
Suốt đêm An âm thầm hất đất, đắp cỏ lên nóc căn hầm, biến nơi anh đã từng lẩn trốn thành mộ phần Thắm. Anh cố gắng xoá hết mọi dấu vết cửa hầm với một tâm niệm đầy đau khổ và cay đắng.
Trời chợt sáng, cũng là khi mọi công việc hoàn tất. Những chùm sáng tươi vàng đầu tiên của một ngày chiếu lên mái đầu còn rất xanh của An. Anh đốt hương, quỳ xuống, trầm lặng. Không khóc! Môi anh run run, mím lại. Gió vẫn đưa về ai oán của cả làng hơn trăm sinh linh giỗ cùng giờ và ngày. Tiếng khóc…
***
Mùa hè năm ấy, Đại đội bộ binh X, sư đoàn 320, tiếp nhận một chiến sĩ tình nguyện trẻ. Đó là anh.
Ai trong đại đội cũng công nhận An ít nói, hiền, có tật hay mím môi, nhưng rất chăm chỉ rèn luyện, không bao giờ kêu ca trong cả
https://thuviensach.vn
quá trình ba tháng huấn luyện đầy gian khổ. Đại đội trưởng sau hai tháng theo dõi luyện quân, lấy An làm liên lạc.
Ba tháng sau, cuối mùa mưa, An nhận súng, nhận đạn và cùng đoàn lên đường.
Đường Trường Sơn cuối mùa mưa, còn có những trận mưa dai dẳng. Không thể tưởng tượng là anh lại có thể theo kịp bước chân những người lính cựu. Không có kinh nghiệm, mưa, đất nhoét và dính, anh để dép dâu tụt hết quai trong đêm. Chân trần theo đơn vị trên đường núi lẫn đá tai mèo. Máu đầy chân, An vẫn nghiến răng. Ba lô nặng, đung đưa, cọ vào lưng cứ mỗi khi lên lên, xuống xuống. Hai tuần, có vết toét bằng bàn tay, đỏ hỏn ngang lưng. Ngủ phải nằm con tôm sấp trên võng. Đại đội trưởng thương thằng nhóc gan, không kêu ca, tụt tạt, lấy lá đắp, đỡ cho bao gạo. Vết toét mãi ba tuần sau thành sẹo.
Đại đội trưởng cũng lạ, vì thấy anh luôn tò mò hỏi bao chuyện, khi biết ông đã đánh nhau qua vài chiến dịch, mà vẫn nguyên lành. Xem ra, anh có vẻ rất có chí tiến thủ? Ông ta nghĩ, thằng bé này chưa bò duới đạn nên chưa biết sợ. Không biết cu cậu có đái ra quần không? Cái vẻ mặt đôi khi trầm tư của An, một thanh niên tóc rất xanh, làm ông nhớ thời trai của mình và thương An thêm. Chính vì điều đó, An được ông dạy dỗ và kể nhiều kinh nghiệm cho cu cậu, hình dung là ra trận, phải tường tận những ngõ ngách của trận mạc và muốn giữ được cái mạng mình phải như thế nào. Ông chỉ cho anh cách tìm củi nào tươi, săng lẻ, có thể tước ra, nấu cơm được ngay dưới trời mưa, ẩm vẫn cháy. Cách đặt câu đêm, ở những con suối cạn nào? Suối đất hay cát, hoặc đá? Những con suối chỉ gang nước, ban ngày không hề trông thấy cá, nhưng đêm tối, phải hiểu chúng từ hốc đất và dưới đám lá mục chòi lên đi kiếm ăn. Ông dạy cho anh, kinh nghiệm tìm hướng ở rừng bằng. Những mẹo vặt để tồn tại khi lạc rừng; tỉ như việc lấy lửa bằng cách gõ nhẹ cát-tút cho đầu
https://thuviensach.vn
đạn long ra. Bít giấy viên đạn không đầu, chỉ còn ít thuốc cháy, bắn vào những sơ cây đã sước, dập nhỏ như sợi bông, khi rắc lên số thuốc trong viên đạn v.v…Tất nhiên, cả những kinh nghiệm như cách đón gió, đánh hơi mùi lạ; nghe tiếng chim liếu điếu, quạ,
ngói bay lên, bổng thấp thế nào, mà có thể đoán, cảm thấy nguy hiểm, có phục kích. Đại loại, những kĩ năng mà người lính cần hiểu sâu sắc, để tồn tại, để đánh nhau với một kẻ thù mạnh hơn nhiều lần. Có một lần ông nói đại ý, người lính đứng trước đối phương, chỉ run sợ tích tắc là mạng sống có thể đi tiêu luôn.. An thấy có lí
cũng nhớ lại, thầy dậy vật anh từng nói, trước kình địch mà cảm thấy run sợ, tức là đã nắm chín chục phần thua, còn khi dù nó to hơn, mà ta quyết đấu, làm nó run sợ thì ta đã nắm tới chín phần thắng, chỉ mưu trí là thắng trọn nó rồi.
Anh lắng nghe ông, không chỉ là tò mò và khâm phục. Mãi về sau này, anh cảm thấy đó là may mắn. Anh cũng lơ mơ cho là, anh có linh hồn Thắm đưa đường chỉ lối.
Nhưng một điều quan trọng là, nhiều đêm, thiếp đi trên võng, đôi khi anh vẫn mơ. Giấc mơ dẫn anh về căn hầm và làng với tiếng khóc văng vẳng! Những khi vậy, anh không sao ngủ tiếp. Anh nhỏm dậy trong đêm, nghiến răng, nắm tay chặt như muốn vỡ ra.
Cứ như vậy tám năm chiến tranh trôi qua.
1975, tháng tư. Đại đội do An chỉ huy đánh Đồng Dù, Củ Chi. Cứ điểm gồm một sư đoàn trấn cửa ngõ Sài Gòn. Ngày ba mươi chiến cuộc chấm dứt.
Hơn tháng trời liên miên hành quân. Những người lính, sau ngày cuối cùng của chiến tranh, mê mệt ngủ bù trong cách rừng cao su, gần nơi đêm trước trận cận chiến. Không hiểu sao, An lại buồn. Chiến tranh thực sự chấm dứt rồi. Anh uống say và bây giờ lại là
https://thuviensach.vn
lúc An ngồi nhớ đất bãi làng anh. Anh nhớ Thắm. Mười giờ đêm, anh gục xuống chìm vào giấc ngủ.
Quá nửa đêm, trăng mười chín khuyết, long lanh lên sáng góc rừng. Anh choàng tỉnh. Có tiếng khóc nức nở, ai oán văng vẳng của làng đất bãi năm xưa. Tiếng khóc, suốt tám năm qua, anh vẫn chỉ nghe thấy trong các giấc mơ, trước những trận chiến khốc liệt một mất một còn! Anh dụi mắt, bứt tai. Không, anh đã tỉnh.
Vô lí! Chưa bao giờ tiếng khóc vọng về khi anh tỉnh. Hay mình đang mơ? Anh lại bứt tai. Rõ ràng là anh tỉnh. Không tỉnh, sao anh nhìn rõ người lính gác đi lại bên kia rặng cây. Dậy! Anh lay tay lính liên lạc trẻ. “Em, có nghe thấy gì không?” Người lính liên lạc ngơ ngác ngồi dậy. Anh nhắc lại câu hỏi: “Em có nghe thấy gì không?” “Không! Em không nghe thấy gì!” Chiến sĩ liên lạc lại đổ vật xuống lớp lá trải võng trên nền đất. Lập tức ngáy.
Quái nhỉ, hay là anh mơ. Nhưng rõ ràng, vẫn có tiếng ai oán âm i tới tai anh. Anh tự véo đùi lần nữa và cầm lấy khẩu súng ngắn đứng dậy.
Theo gió, hướng tiếng khóc. Anh qua khoảnh rừng non. Qua mảnh trống, đầy vết xích, bãi tập xe tăng. Tiếng khóc rõ ràng hơn và rất gần. Anh vượt qua hơn trăm mét đường tuần tra quanh căn cứ và dừng lại.
An nhận ra, khu rừng đã diễn ra trận huyết chiến đêm trước, đêm cuối cùng căn cứ Đồng Dù. Đêm ấy, tại nơi đây, đại đội lính rằn ri biệt động đã đánh tập hậu đơn vị cối của sư đoàn. Và đại đội An chỉ huy được lệnh xuất kích, giải cứu cho đơn vị cối. Họ cận chiến giữa rừng cao su với lê, dao găm và bắn gần. Trong vòng hơn hai chục phút, tiêu diệt hoàn toàn đơn vị địch.
https://thuviensach.vn
Trăng mười chín đủ sáng để anh nhìn thấy hàng trăm chiếc xe Honda Sài Gòn đậu khắp nơi, ở mép rừng và bên đường. Một rừng hương như đêm nào ở làng anh và, tiếng khóc của những người miền Nam dâm dứt khắp mảnh rừng cách đây không lâu, nơi có bao người lính đối phương, đã trở thành kẻ xấu số cuối cùng của chiến tranh.
Anh lặng người. Buồn vô hạn! Tiếng khóc rõ ràng hơn.
Trời ơi! Chiến tranh thì bên thua bên thắng. An đi dọc suốt bao năm rửa hờn cho Thắm, cho tiếng khóc làng anh. Điều đó anh chẳng bao giờ ân hận.
Nhưng Tiếng khóc của con người đêm nay anh nhận ra, thì ở đâu cũng thương đau, giống nhau tới thế. An suy nghĩ miên man.
An quay về. Mắt đập vào tấm biển cũ chềnh ềnh cắm bên mé con đường tuần quanh căn cứ.
Trăng lạnh và bềnh bệch soi tấm biển. Tấm biển báo hiệu khu quân sự cấm thường dân của lực lượng Anh cả đỏ, Sư đoàn cũ của quân lực Hoa Kỳ đã nhường cứ điểm này lại cho những người lính đối phương cuối cùng của chiến cuộc, hoang phí tuổi xanh nằm kia.
U.S. Army.
Dòng chữ trên tấm biển rất đen và nét đanh, y như dòng chữ ngang thân máy bay năm xưa anh đã nhìn rất rõ, khi anh nằm ở gian hầm bí mật đã quàn Thắm, bên con sông quê hương đẫm đỏ lênh loang phù sa mùa hạ…An nắm chặt bàn tay. Môi anh mím lại. Còn bao nhiêu việc nữa cho ngày mai. Ngày mai của anh?
https://thuviensach.vn
Thế mà đã tám năm! Tám năm, bao nhiêu là bao nhiêu cơn ác mộng của một đời người là anh!
Nước Đức, 4-2008-Tháng bao thương nhớ và yêu thương N.V.T
https://thuviensach.vn
Tình yêu người thợ giầy
Ông già chữa giầy ấy sắp chết rồi!
Tôi nghe tin ấy của bạn hàng bán quần áo kế bên quầy sửa giầy của ông.
Ngày nào, tiếng lành đồn xa, một người bạn viết bài báo nói về bàn tay lành nghề của ông, về người cha ông từng đóng giày cho vua Bảo Đại.
Đó là một ông già đúng tuổi bẩy chục, mà xem ra còn khỏe. Đôi vai ngang, nhìn thấy xương đòn vai, nhưng khi ông kéo sợi dây khâu giầy, bắp tay cuộn lại! Chỉ tôi, cái giọng ông cực khó nghe, vừa nhỏ vừa khàn. Ông chỉ vết sẹo to chạy chéo ở cổ lên tận tới cầm. Vết thương cũ đấy! - ông nói - Mổ đi mổ lại trong rừng, nó tiêu cha cái thần kinh chỉ huy thanh đới, nên tớ chả nói bình thường được! Thì có sao! Tôi bảo, em muốn nghe bác nên vẫn có thể nghe từng lời, rõ từng câu chuyện gắn bó với đôi giầy. Ông cười. Mắt thẳng. Ghé vào tai tôi, thì thào với tôi, mỗi khi có chiếc xe máy rú ga chạy qua.
Tôi tới chụp ảnh người thợ giầy già. Lân la hỏi chuyện, biết gia đình ông làm nghề đóng giầy từ mấy đời. Chiến tranh, ông ra trận, tiêu hết tuổi xanh trong trận mạc, rồi chuyển ngành, về hưu. Ngồi chơi cũng buồn, ông quay lại với nghề thợ giầy học từ bé. Hơn chục năm làm người thợ, cái nghề hiếm hoi, còn lại rất ít trên vài hẻm phố Hà Nội, ông trở nên thợ giầy siêu nghề. Thợ mộc, chỉ nhìn vài nhát đục mộng, biết tay nghề tới đâu. Thợ giày, nhìn ông cắt dán miếng da thừa, ngắm vết khâu trên mũi giầy, theo dõi bàn tay xương xẩu xử cây kim, vuốt, kéo sợi dây chỉ dai bền rút từ ruột lốp ô tô, hay khi ông lướt con dao mỏng tang cắt da ngọt xớt,
https://thuviensach.vn
khiển dao lướt trên đế da cứng, dày tới bốn phân; nhát cắt ngọt như ông đang cắt miếng bánh đúc…thì biết ông thuộc loại nào trong vài tay cao thủ ở cái nghề chữa giầy trên phố phường Hà Nội.
Chuyện vui, tôi hỏi:
- Lương hưu vợ chồng đủ tiêu. Con cái vui vẻ hiếu thuận, thời gian ở đây chắc để vui?
- Để gặp bè bạn, những đồng đội, đồng nghiệp cũ và khách lâu năm quen cũ, tâm đầu ý hợp. Mới lại, cũng chả ham hố giầu có, nắng thì làm, mưa gió quá thì nghỉ. Mình kiếm tiền sạch. Đồng tiền sạch tiêu an tâm lắm.
Hỏi, thu nhập mỗi ngày một hai trăm ngàn, kể ra kha khá, bác để làm gì?
- Có thêm dăm đồng cho con cháu. Ngoài ra tích lại, dành dụm đưa bà ấy đi chơi. Khi chiến tranh xa nhau biền biệt, lúc đi làm đầu tắt mặt tối, chả mấy khi vợ chồng được thảnh thơi bên nhau. Năm kia đi Huế, năm ngoái đi Sài Gòn, bà nhà tôi vui lắm.
- Còn năm nay?
- Năm nay dự kiến đi Cửa Lò.
***
Bẵng đi vài tháng không qua phố ấy, tới tháng Sáu, qua cửa hàng lại không thấy ông. Hỏi người bán quán nước chè chén bên đường, bảo ông đi chơi rồi. Nghĩ, chắc ông già theo lịch đưa bà vợ đi Cửa Lò dăm bữa, nửa tháng lại về. Tháng Bẩy, trước khi đi xa, có người bạn nhờ tới lấy đôi giầy. Ba bốn bận, lướt qua phố tìm ông,
https://thuviensach.vn
cái cửa gỗ nhỏ bầy khi mở hàng có cái giá đựng giầy cũ, giờ đóng im ỉm. Sao ông ấy đi nghỉ đâu mà lâu thế?
Tháng Chín đi xa về, qua phố ấy, nhớ ông già ghé vào. Cửa gỗ vẫn đóng. Trên vỉa hè trước cửa hàng ông sạch tinh, không còn những sợi chỉ khâu, mấy miếng da nhỏ, đôi khi một vài cái đầu đinh cắt ra sót vương ở kẽ gạch như mọi lần qua tán chuyện. Gặp chị bán hàng bên cạnh, hỏi đôi giầy của người bạn, như khách tới người thợ tìm đôi giầy chưa lấy.
Hoá ra ông đổ bệnh! “Ông ta đóng cửa hàng lâu rồi. Cái vết mổ vòm họng dở chứng, kêu bệnh suốt. Hình như ung thư hay di căn gì đấy. Thằng con rể bảo, bố nó chả sống được lâu nữa. Tháng đầu chưa rõ bệnh, ông ấy còn nhúc nhắc vài buổi” Người bạn hàng láng giềng của ông vừa kể, vừa lôi ra một thùng giấy đựng dăm sau đôi giầy đã chữa. “Gần bốn tháng ông ấy không đi làm nữa, có gửi tôi trả giầy cho khách. Cũng tám chín người như chú tới lấy giầy rồi. Chả biết ai đã trả tiền ai chưa! Không thấy ông ấy nhắn cụ thể thế nào. Đây, đôi nào của Chú? Chú tên là gì để tôi đọ với tên ghim ở đây”. Tôi tìm đôi giầy của bạn. Những đôi giầy cũ, cái khâu hậu, cái thay đế, đôi giầy của bạn tôi bị chó nhay phần gót đã được viền vá lại rất kín đáo bằng miếng da mềm trùng tông màu. Thật là bàn tay tài tình, giầy cũ vá khéo, lại đánh lại xi thật rõ là cẩn thận. Văng vẳng tiếng ông hôm nào: “Làm nghề nào cũng vậy, trọng nhất ở chứ tín, mình có làm dối, che mắt được họ lúc ấy, chỉ dăm bữa, sau ai quay lại chữa giầy chỗ mình. Nghề mình bình thường lắm. Nhưng yêu nó, quý nó thì cuộc sống cũng ý nghĩa chứ”.
Dắt xe qua cái cửa hàng chữa giầy. Nắng chiều tháng Chín vẫn soi sói chiếu vàng những viên đá lát sạch tinh. Cái bậc hè cao kia, nơi ông ta vẫn ngồi, đầu bạc cúi xuống, chăm chỉ đưa bàn tay, cần mẫn xiết từng mũi khâu ngọt lịm cắt da cắt đế, sửa bao đôi giầy cho khách. Có cảm giác, thấy như ông ấy quanh quẩn đâu đây. Ừ,
https://thuviensach.vn
ông già bị thương vùng cổ, rồi về già lại phát bệnh đúng chỗ đã mổ một lần trong rừng. Vết mổ lần thứ hai làm tổn thương thần kinh, giọng nói mất hẳn, nói chuyện với tôi ông phải ghé vào tai. Tiếng ông lào khào, đầy hơi gió, người nghe lẫn người nói đều thấy thật khó nhọc. Hoá ra cái thứ ung thư cứ nhè chỗ yếu nhất của người ta…Phải tìm nhà, thăm ông thợ già!
***
Tại bệnh viện K, người ta xác nhận ông bị ung thư giai đoạn cuối. Vết mổ vòm họng dở chứng, không hiểu sao mà di căn xuống tận gan. Bác sĩ là nơi quen biết với bà. Ông đưa giấy xét nghiệm, phiếu sinh thiết, phiếu kết quả chụp chiếu cho bà, nhẹ nhàng an ủi. Ông ta dừng lại một tẹo rồi nhìn thẳng vào mắt bà buồn buồn nói: “Chị ạ, em nói thật, cùng lắm anh nhà chỉ sống thêm được hai ba tháng! Thôi thì chị biết liệu lo trước cho anh ấy!” Bác sĩ nói rất nhỏ. Hai người đứng xa ông ba bốn mét, tưởng ông không thể nghe thấy.
Ra tới cửa viện ông chau mày: “Thế là anh sắp ra đi hả em?”
Bà không trả lời, tảng vờ như không nghe thấy, mà nước mắt tí nữa túa ra. Bà vẫy tác -xi. Lên xe, ông lại ghé vào tai bà, lào khào: “Em này, bác sĩ nói sao, ung thư rồi hả? Ung thư thì ung thư, anh đi nhanh như thế nào được!”
- Ông đừng nói quở. Đi đâu? - Bà quay lại nhìn ông, ánh mắt vô cùng âu yếm, nhưng thực ra bà muốn oà khóc - Chả sao cả! Bác sĩ nói ông bị kém gan. Uống thuốc dăm bữa qua thôi! Tôi nói với con về quê, bốc thuốc của cụ Thư, bao nhiêu người yếu gan đều khỏi…
- Bà đừng dối tôi! - Ông lại chau mày. Chừng như cảm thấy giọng ông không bình thường như ngày ngày với bà, ông chợt cười:
https://thuviensach.vn
“Anh nghe thấy hết rồi. Trời chả lấy đi tất cả của ai một lúc đâu. Đấy xem, từ ngày anh không nói bình thường được, thì tai thính thế! Bác sĩ nói gì anh đã nghe thấy hết. Sao ông trời bắt đi nhanh thế được. Mà anh chẳng muốn đi nhanh như vậy.”
Bà lại giả tảng không nghe rõ lời ông nói, quay mặt đi!
Trưa hôm ấy, bà đi ra khỏi nhà một lát. Chả là bà muốn báo tin dữ cho hai con gái.
Trong góc buồng còn lại mình ông.
Ông sờ góc tủ tìm sổ tiết kiệm. Ông đếm những con số ghi từng tháng, bấm tay lẩm nhẩm cộng số lãi ngân hàng chưa tính. Lương tháng, tiền chữa giầy từ năm ngoái chưa tiêu hết, cho cả vào sổ còn hơn chục triệu. Ông để cuốn sổ lên bàn, tìm mở cái hộp sắt, lấy tiền ra đếm. Cái hộp ông dùng để đựng tiền thu nhập chữa giầy đủ các mệnh giá. Tiền từ sau Tết âm lịch, những bốn triệu có dư.
Bốn triệu là đủ tiền đi lại. Ngày mai rút tiết kiệm thêm thêm bốn triệu nữa. Ông lẩm nhẩm tính điều chỉ mình ông biết.
Sớm sau ông chống ba-toong ra khỏi nhà. Bà hỏi, ông đi đâu. Cháo tôi nấu chín rồi mà! Anh đi một tẹo. Em chờ anh về hãy múc cháo, cả hai cùng ăn.
Bà nhìn theo bóng ông ái ngại. Hơn tháng mà ông gầy đi thảm hại, tong teo. Cái bóng cao to, hai vai vạm vỡ luôn trong trí nhớ của bà, từ thời ông ấy ra trận, bao nhiêu năm, lúc no lúc đói vẫn giữ phong độ, vượt qua tất cả để ăn ở như bát nước đầy với mẹ con bà. Bây giờ xọp hẳn, nom thương thế, hai xương vai chồi lên, như cái mắc áo lắc lư xa dần trong ngõ vắng.
https://thuviensach.vn
Lúc nãy bà nói với theo ông, đi nhanh kẻo lại đói lả ra đường ấy. Chả là nhà bán còn mấy thứ lặt vặt cho người quanh ngõ, bà không thể theo ông. Vả lại, cả tháng nay, từ ngày ông đổ bệnh, bà không dám cản ông điều gì, để làm ông buồn; với lại ăn ở từng ấy năm, bà còn lạ gì, đàn ông như ông đã quyết gì là đố ai ngăn được. Mà ông ấy chưa khi nào tự quyết điều gì ngang ngang cành bứa cả.
Nửa tiếng sau ông về. Ông đặt cái túi nhỏ xuống nền nhà hoa, thở phì phò, nhưng mắt vui .
Bà lật đật đỡ ông xuống ghế Sô-Pha. Bà bưng bát cháo nóng hôi hổi đã đập trứng và rắc mấy nhát hành:
- Có gì mà anh vui thế!
- Em chuẩn bị đi, ngày mốt chúng ta đi Cửa Lò. Đi một tuần!
- Đi đâu? Anh đang bệnh tật thế kia! Tí nữa bà nói phật ra, bác sĩ bảo chỉ hai tháng... Bà đưa tay bưng mồm.
- Đi nghỉ mát ở Cửa Lò một tuần. Bãi biển ấy còn hoang sơ, nước xanh và trong lắm. Hồi 72, vào đánh Quảng trị, qua Thạnh Hãn, anh từng ở đó vài ngày; Dòng sông ấy, anh tắm ở đó… Anh đã hứa với em rồi! Bác sĩ nói hai ba tháng, là họ có căn cứ đấy. Bây giờ anh còn nhúc nhắc được, còn nhúc nhắc là anh còn giữ lời hứa với em, để tháng nữa, anh gục hẳn....giọng ông chùng hẳn xuống, tựa như con gió sắp tắt, chả ai hiểu, nhưng bà thì nghe rất rõ từng lời.
Bà bưng bát cháo lại gần chồng, vớ cái quạt nan phe phẩy nhè nhẹ cho ông, vì từ ngày ốm, ông sợ gió quạt trần. Nước mắt bà âm thầm túa ra. Bà xích lại gần chồng. Ăn đi, gạo mới đấy, lắm nhựa lắm! Em chờ anh về cứ để lửa lom dom. Mà cái giống gạo mới lắm nhựa đã đảo rồi cứ phải đảo mãi, không là khê. Ăn đi, xem
https://thuviensach.vn
em nấu có vừa không? Bà nói, khi nước mắt cứ lã chã rơi xuống từng giọt tong tong rơi xuống nền đá hoa.
- Ấy, đi chơi sao lại khóc, em phải vui lên chứ! - Ông cười và cầm thìa, em xem anh ăn đây, anh sẽ ăn rất nhanh bát cháo này, cho em biết, anh đủ sức khoẻ để còn đi chơi với em. Cháo ngon thế. Em nấu vừa lắm. Ông khen.
Ông lại cười và chợt bỏ thìa, với tay níu vai bà, kéo bà xích bên ông.
Ngõ vắng, nhà vắng. Tiếng đồng hồ tích tắc, tích tắc. Gian nhà như yên tĩnh tuyệt đối.
Bà chợt nghiêng đầu vào cái khung xương của ông như ngày nào yêu nhau, biết bao lần bà tin cậy tựa vào, níu vào đôi vai vạm vỡ của ông. Nước mắt càng chảy ra chan chứa...Kìa sao lại khóc! Nín đi nào! Ông nói rồi tìm bàn tay bà. Đồng hồ vẫn tích tắc, tích tắc.Thời gian đang trôi im lặng từng giây. Ông biết! Sống tới hơn bẩy mươi năm, đã trải qua bao nhiêu điều trong cuộc sống này , ông đã hiểu nhiều nhẽ. Ông nắm xiết bàn tay bà trong im lặng.
***
Ông và đứa con rể nhận ngay ra tôi khi tôi ghé xe vào đầu cửa. Bố ơi, chú nhà văn dạo nọ tới viết bài. Ông nói gì đấy, chỉ thấy đôi môi mấp máy. Nhưng rõ ràng ông cười. Mắt và môi cười.
- Nhà văn! Nhà văn...giỏi thế! Tìm được nhà cơ à? Ông cười, thì thào vào tai tôi!
Cả nhà ngạc nhiên khi một khách hàng đột ngột chẳng hẹn tới thăm người thợ giầy già.
https://thuviensach.vn
Mâm cơm dọn đi. Nước pha ngay ra. Thẽ thọt, ông ghé tai tôi kể… Tiếng ông bạn già lào sào như gió lúc reo lúc đứt bên tai.
Bà cũng ngồi bên hầu chuyện bạn vong niên của ông, tay phe phẩy quạt nan. Bà bảo, bác sĩ nói chỉ qua hai tháng, tôi cố chăm ông ấy bẩy tháng qua rồi.
Người bạn già đôi vai mọp xuống. Đôi bàn tay rắn chắc hôm nào thoăn thoát lia dao xén da, giờ chỉ như nắm xương tàn đầy gân xanh. Tôi nắm bàn tay ông. Bàn tay lành lạnh.
- Bà lấy cho anh ấy xem bộ ảnh chúng mình mới chụp. - Ông nói.
Trước mắt tôi những chiếc ảnh lướt đi. Còn một chiếc ảnh cuối cùng ông nâng lên tay đưa cho tôi.
Ảnh chụp ở biển Cửa Lò, ông và bà ngồi trên chiếc phao lớn. Ta phải bà quàng lấy vai ông, tay trái ông quàng ngang ôm eo bà. Bà mặc áo tắm, nụ cười rạng rỡ. Ông cũng cười, cởi trần. Tấm ảnh rất nét, rất rõ hình hài con người ông. Rõ lớp da nhăn nheo và những mấu xương nhô ra - Ông già hơn bẩy mươi tuổi, cuộc sống qua bao bão tố, từ hàng chục năm trận mạc tới bao năm thời bao cấp vật vã với lương còm. Cái con người luôn cường tráng trong mắt bà hôm nào, giờ chỉ còn hơn bốn mươi cân, một bộ xương nổi lên trên nền phông, chỉ có hai nụ cười là vẫn phơi phới và tươi tắn…Tôi nhìn rõ, sau lưng họ là biển xanh bao la ngờm ngợp sóng là sóng, là cả một trời xanh cao thăm thẳm...
Tôi rùng mình, cố bấm ngón cái vào huyệt giữa bàn tay. Không được khóc!
Đầu thu Hà Nội
https://thuviensach.vn
Lời hứa của chiến tranh
Trên màn hình xanh có đốm đèn sáng.
Bính boong
Binh boong
***
- Lên mạng sớm thế?
- Sớm gì đâu, bốn giờ sáng rồi?
- Sao không ngủ được
- Vẫn dậy như vậy mà đêm qua mơ. Tỉnh dậy buồn thế. - Sao lại buồn. Mơ gì?
- Chuyện cũ ấy mà.
- Chuyện cũ thì có gì phải buồn.
Cho nó qua phắt đi. - ???!!! - Quên đi cho vui vẻ. Cuộc đời mấy tí. Mà chuyện gì ghê vậy. Kể đi.
- Ừ kể nhé. Nghe không?
- Nghe!
- Năm ấy, đói lắm. Bọn tớ ở trong rừng Lào. Mùa khô, quanh toàn là rừng khooc. Nước cũng khan hiếm, chứ chả nói gì tới rau môn, rau thục. Thú cũng trốn hết. Vả lại bom đạn suốt ngày chúng chạy đâu sạch.
https://thuviensach.vn
- Hồi đánh Mỹ hả?
- Ừ.
Một ngày chỉ có ba lạng gạo, sức trai thèm ăn lắm. Khi ấy mình hai hai tuổi. Tiểu đội có sáu thằng, cắm chốt ở một điểm ven tuyến, thay nhau trực. Ba thằng lên trực 12.7, ba thằng ở nhà nghỉ.
- Rồi sao?
- Hôm ấy đói quá, mình và thằng bạn. Nó tên là Long. Nhà ở Hàng Chai, rủ nhau cầm súng đi quanh nơi trú quân xem có cái gì bắn không, mà nhét vào bụng. Đi mãi, trời sắp tối, rừng khooc lá to rụng đầy, nom như cái bánh đa lại nhớ nhà, nhớ bà bán bánh đa quạt thơm phưng phức ở đầu ngõ. Thằng Long bảo, giá bây giờ tất cả lá khooc biến thành bánh đa nhỉ?
- Buồn cười thế. Bây giờ chả ai đói như vậy mà mơ một cái bánh đa!
- Ừ, khi người ta đói chỉ mơ ăn mơ uống.
- Rồi sao?
- Bỗng nghe tiếng đập, tiếng ai đó thở. Nhìn ra, ven con tuyến vừa mở qua rừng, thấy một chiếc xe Jin 130 nằm dưới bụi le to tướng. Xấn xổ đi tới. Thấy một gã, chắc là lái xe, lưng trần, đang hì hụi lăn cái bánh xe về phía sau xe. Chạy lại. Hoá ra một tay lái xe, chắc đêm qua vượt ngầm bị bom. Hắn giật mình quay lại. Mồ hôi đầm đìa trên mặt, trong hốc mắt, trên ngực. Hắn già hơn tụi mình tới năm sau tuổi. Bảo, đừng sợ. Quân ta! Xe hỏng hả? Ừ, đang mệt bỏ mẹ đây! - Hắn nói.
- Hắn lại nói - Đêm qua nó sơi mất ba lốp. Vừa vá xong.
https://thuviensach.vn
- Rồi sao? Chuyện thế mà buồn!
- Nghe, kể tiếp đi.
- Ừ, kể tiếp đi vậy!
- Hai đứa mình lại bên tay lái xe. Để tụi em giúp một tay. Bọn mình giúp hắn lắp cái bánh xe to vật. Hoá ra bom bi sơi tái ba cái lốp làm hắn phải đứt đội hình , dừng lại khu rừng này, hì hụi vá. Lại két nước thủng. Thấy hắn chám chít lại mấy chỗ nước rỉ ra bằng xà phòng. Tóm lại là nửa tiếng sau, cái xe run run nổ máy và hắn nhẩy xuống cười bảo, tối nay đi được rồi. Hắn, tay lái xe bấy giờ móc trong túi một gói Sông Cầu nhầu nát: các chú hút không? Có chứ! mắt tôi và Long sáng lên. Lâu lắm mới thấy thuốc lá. Trong rừng, đã gần hai năm, bọn tôi toàn hút thuốc lào. Hết thuốc lào thì lấy dao cạo tre ra, ngâm vào nước điếu cho có vị , mùi thuốc lào hút đỡ thèm. Bây giờ trước mắt là thuốc lá thơm nức, đầm đậm. Tôi đưa điếu thuốc thơm phưng phức quệt đi quệt lại ngang lỗ mũi.
Chúng tôi nằm dài trên đất, ngửa mặt nhìn trời chiều còn xanh leo lẻo, rít thật sâu vào lồng ngực thứ khói thuốc đê mê khi thở ra màu khói cũng trong.
Hắn bảo: - Thèm thuốc nhỉ?
- Ừ, bọn em ở trong này chẳng được tiếp viện. Tôi hút hết điếu thuốc không bị say, nhưng thằng Long thì mắt trợn ngược nằm hai tay giang ra, thở hồng hộc như chó. Nó đói nên say thuốc. Mắt nom thật sợ. Sao thế? Không sao đâu. Đói quá nên nó say thuốc. Nó vẫn vậy. Thế hả? Tay lái xe lên ca bin, lấy xuống một cái xoong. Ăn đi, tớ vừa ăn xong. Chúng tôi như hai con thú đói nhìn ngoáy vào xoong, chỉ còn khoảng hai bát mì xào lẫn thịt hộp thì phải. Miếng mỡ trong như nhìn xuyên được qua. Nom thật tngon làm sao và,
https://thuviensach.vn
những sợi mì óng mỡ hộp, lẫn trong đó mấy sợi thịt màu nâu. Chả khách khí gì, không bát đũa, cũng chả thèm bẻ que làm đũa, hai đứa lấy tay bốc lấy bốc để. Nhoáng cái, trơ cả xoong. Tay lái xe có vẻ ái ngại. Đói nhỉ! Tiếc quá, cái thùng lương khô và thức ăn rơi mẹ tối qua lúc chạy bom rồi. Đường vừa bị bom rải, bọn công binh vội thông xe, toàn ổ voi ổ trâu, xóc như xóc ốc. À mà còn cái này. Nói rồi, hắn lại lên ca-bin và lấy xuống một hộp. Ăn đi, hắn quẳng toạch xuống nền rừng. Chúng tôi hồi hộp nhìn tay lái xe bật nắp hộp. Hắn lấy mũi dao găm khoáy lớp nhôm đậy bên trong. Miếng nhôm rời khỏi hộp cong lên, hiện ra thứ bột trắng vàng. Trời ơi, sữa! Nuốt nước bọt ừng ực. Lâu quá rồi! Loại sữa một kí này, chỉ có cánh lái xe hay sĩ quan tiểu đoàn mới có. Hồi chuẩn bị đi B, chúng tôi cũng được mỗi thằng một hộp. Song lâu quá rồi , hai năm trôi qua thì tới mùi vị cũng quên cha nó mất. Chả ngần ngại, hai đứa lấy cái lá nháp ngay bên cạnh làm thìa và xúc lấy xúc để. Mép thằng Long trắng. Chắc mép tôi cũng như vậy.
- Rồi sau ra sao?
- Từ từ nào. Chuyện còn dài.
- Ừ, kể nhanh lên!
- Đây! Nhìn hai thằng ăn, tay lái xe thủng thẳng nói. Hôm nay xe toàn đạn cối, bận sau chở gạo, tớ quẳng cho một bao. Các cậu ở gần dây không? Tôi chỉ sang bên bìa rừng. Chỗ con suối cạn. Ừ, nghe tiếng xe tớ thì ra nhé. Tới đây, vượt qua hai cái ngầm, và đỉnh dốc 332 chắc có sớm phải 1 giờ đêm. Ngủ quên thì tớ tới, quẳng gạo cho các cậu xuống gốc cây này. Hắn chỉ vào gốc săng lẻ trơ đứng quanh nó là toàn tụi khoop.
- Hay quá, cảm ơn anh. Tôi nói. Tay lái xe lại hỏi có nước gần đây không? Có ngay bên kia. Có vũng nước rỉ ra còn một vũng. Tay lái xe
https://thuviensach.vn
đi. Hai đứa bọn tôi nhồm nhoàng ăn. Ngọt và ngậy thế tới từng chân răng. Thằng Long chợt bảo, còn thằng Đại ở nhà, rủ nó mà nó không đi, về kể lại, chắc thèm tới chết. Ừ, lấy chút đi, bỏ ít vào đâu cho nó.
Không có gì đựng, tôi bèn vộc hai ba nhúm cho ngay vào túi quần. Thằng Long cũng làm như tôi. Thoắt cái, tay lái xe quay lại. Nước tanh quá. Toàn nòng nọc cóc. Tớ tí nữa vốc uống phải mấy chú nòng nọc. Ừ, nước toàn cặn sót lại từ mùa mưa, mà toàn lá mục thôi. Các cậu ở đâu? Nước uống lấy chỗ nào? Long nhnah nhảu bảo: Xa lắm, phải gùi tận rừng xanh, cách đây ba cây. Thế hả!
Trời sập tối. Tiếng máy bay C130 lại ì ì vọng về. Thôi, tớ đi đây kẻo tối, bật đèn gầm nó xăm thấy. Ừ, anh đi đi. Xe nổ máy, chầm chậm bò đi. Tay lái xe cởi trần, mặt hướng về phía trước, nửa thân chợt nhô khỏi qua ca-bin không kính. Ở lại nhé! Anh đi nhé - Hai đứa gào lên trong khu rừng trống toang - Nhớ nhé cho tụi em ít gạo. Ừ nhớ chứ! Anh hứa!
Chúng tôi ra về. Long bảo, lão ta có quay lại không? Quay lại chứ, người lính mà! Lính đã hứa rồi. Tôi nói như đanh đóng cột.
Về tới gần nhà, Long đã gọi to, Đại ơi, ra.. ra.. ăn sữa. Đâu? Thằng Đại là nông dân làng Đông Trù, mới 19 tuổi, thân với Long lắm. Nó chắc đang ngủ, nghe gọi, nhao phắt từ hầm lên, mắt sáng rực. Đâu, Sữa hả? Béo bở thế? Kiếm ở đâu thế? Ăn đi, không hỏi.
Chúng tôi rũ bột sữa từ túi quần ra. Túi quần lính sao mà sạch. Sữa lẫn bụi, cát, cả những sợi vải, sợi thuốc rê đã khô dắt trong thớ vải đã mốc meo lẫn vào đám sữa trắng ngà. Tội, thằng Đại cứ thế bốc. Nó ngửa cổ thả vào lưỡi. Ngồi bên cảm thấy họng mình cũng ngọt. Một loáng, nó thè lười liếm tất cả, cả mấy sợi vải có dính sữa
https://thuviensach.vn
trên miếng ni-lon chúng tôi dốc sữa trong túi quần ra. Nó liếm đi liếm lại làm miếng ni-lon bóng lên. Hết! Đại thở phào, nghe rõ cả tiếng gió từ họng nó phát ra, có vẻ sung sướng lắm.
Các cụ nói chả sai. Đúng là trong rủi có may trong may có rủi. Đêm ấy cả ba thằng lăn ra sốt rên hừ hừ. Suốt đêm cả ba thằng đau quằn quại trong hầm. Đấy là lần đầu tiên ở Trường Sơn biết sốt rét. Thì ra chúng tôi bị bọn muỗi tiêm vi trùng sốt rét đã lâu. Sức trai làm bọn vi trùng nằm yên trong gan chờ thời. Bây giờ, lâu lắm mới có tí đạm, lại hốc vào cho lắm vào, gan phải hoạt động, thế là đám vi trùng được dịp nhao lên. Tôi đau như dần, khắp người như có hàng ngàn mũi kim chính. Đầu cũng đau như búa bổ và khi thì nóng, lúc thì rét. Hôm sau, đám trực thiếu người không có ai bổ xung, súng thiếu xạ thủ không được, phải gọi y tá tới. Ba bốn ngày sau mới thấy thằng y tá đại đội đến, cười nhoẻn như chả có việc gi xảy ra và chích cho mỗi thằng một phát vào mông đít. Nó bảo, ăn thua mẹ gì. Ở Trường Sơn, chả có thằng nào thoát sốt rừng cả, sốt sớm thì còn sống, cứ dằng dai mãi không sốt mà sốt một nhát là đi "tàu bay" ngay. Thế đấy, cái mạng thằng lính hồi ấy như vậy. Chỉ bằng 1 ống Quenin hay sáu viên Phòng Ba. Mà nó nói thật. Gần bảy tám năm, đại đội tôi, hơn chục mạng "đi Ma Cao" vì thứ bệnh quái quỷ, bọn giặc cỏ bé tí xíu nhưng nhung nhúc ở rừng sâu năm ấy.
Rồi cũng qua đi. Mùa khô vẫn chầm chậm trôi như cái đói hành hạ đêm ngày. Bọn tôi khoẻ dần và lại trực, lại bắn và bám tuyến cũng như thay nhau nghỉ trong khu rừng khooc mùa khô ấy với cái bụng lép kẹp và giấc mơ bánh đa nướng.
Nhưng từ sau hôm khỏi ốm ngày nào cũng mong tiếng xe ì ì. Tối mệt ngủ quên thì sớm sau chạy ra nơi hẹn. Ban ngày nghe tiếng xe ì ì là tất tưởi chạy ra. Hơn hai tuần, ngày nào cũng như vậy. Song không hề thấy cái xe Jin 130 nào và bao gạo như lời hứa của người
https://thuviensach.vn
lính. Chờ mãi mà không tuyệt vọng, mỗi khi bò ra khoảnh rừng ven tuyến ấy và về không, thằng Long luôn mồm chửi, đíu mẹ hứa với chả hẹn. Tịt mạ mày, chắc hứa láo rồi! Tôi thì im lặng. Chả nhẽ
cái lão ấy khốn mạt thế, hứa hão! Không! Lão ta nhất định không hứa hão. Tôi hy vọng! Nhưng có thấy lão ta đâu, mà theo như lão ấy nói thì cứ ba ngày, lão ta qua đây một lần, như thế lão đã qua đây ba bốn bận rồi. Hay là lão quên?
Cái khoảng rừng ấy bắt đầu bị bom cày nham nhở. Con đường tuyến bắt đầu lộ ra trong bom đánh vu vơ và đất bị bánh xe, bom đạn cày xéo nhào lên lọn xuống thành một lớp bụi mát dày lút bắp chân. Tôi hy vọng làm chi.
Một sớm bỗng nghe tiếng xe ì ì và tiếng người nói xôn xao. Xe, hình như có xe đến! Cả ba chúng tôi nhao ra khoảng rừng ấy. Xe thật. Hai chiếc Jin 130 chềnh ềnh nơi rừng cũ. Ba tay lái xe đang nguỵ trang. Chúng tôi chạy lại, xấn xổ giúp họ. Có ai bị thương không? Tôi nhìn chiếc Jin 130 bị vỡ tung cả sườn xe và nắp ca bin rúm ró. Không, bọn mình bị lũ C130 chặn ở đỉnh dốc, dừng lại ở đó huýt chết. Vượt được thì sáng rồi, không đi tiếp nữa. Ừ, trời sáng mà qua đỉnh A, tụi OV10 nó tóm sống. Bọn tôi chỉ cho mấy tay chỗ nước cạn chỉ còn xâm xấp nước, đủ chao mặt và tay cho hết bụi. Cánh xe chạy đêm, trên con đường bụi dày tới bụng chân ấy, tóc anh nào cũng trắng phớ, như nhuộm màu đất trắng. Đại trở về chỗ bọn tôi ở, xăm xái mang đến một ống bương nước. Bọn tôi nấu cơm. Cơm lái xe có bột trứng, có rau cải khô và Ca-la-thầu ròn tan. Thịt hộp loại 1 kí khui ra mỡ vàng óng. Được bữa no cật dạ. Ăn xong nằm xoài nghe cánh tôi kể chuyện bọn tôi giữ chốt ở đây ra sao. Tôi chợt nhìn cái đầu xe, hai tai xe đã rụng, có dòng chữ BT14. Các anh cùng đoàn anh An. An hả? Đúng BT.14 mà. Đồng hương hả? Không! Anh em à? Không! Thế sao quen? Anh ấy cũng vào đây ba tuần trước hứa quẳng cho tụi em ít gạo. Thế hả? Tay lái xe ngồi dậy. An
https://thuviensach.vn
hy sinh rồi. Sao, tôi bật dậy. Ừ, đêm Hai Ba, hắn quay lại binh trạm, bị ăn trọn quả cối 130. Thảo nào, lúc hắn quay xe đã gom hết gạo dư của của cánh tớ, bảo cho mấy thằng em. Hoá ra là dành gạo gom cho các cậu! An mất rồi.
Tôi nhẩm bấm ngón tay, đúng sau cái đêm, anh lái xe ấy hẹn quay lại. Trời ơi, hoá ra anh ấy đã hy sinh chứ không phải nuốt lời hứa....
Thế! Chuyện có vậy.
- Ôi chuyện buồn nhỉ?
- Ừ, chiến tranh mà. Chiến tranh có gì mà hứa? Không bao giờ có lời gì bảo đảm, chắc chắn. Nó vẫn vậy và mãi mãi vậy…
***
Im lặng tới vài phút.
Im lặng. Có hình cười cười hiện ra trên màn hình.
https://thuviensach.vn
Hương Mĩ Nhân
Chúng tôi lại bị dồn xuống đuôi toa tàu S.bahn. Chỉ hai ba tích tắc nữa, nếu không hành động, chiếc gậy bóng chầy của tụi Nazit(1) sẽ đập cú nữa, chơi nốt cẳng chân kẻ đi cùng chuyến đêm nay. Không có đường lui! Trù trừ gì, phải thanh toán trước! Tôi đang nắm vào cây vịn thép trắng, bất chợt xoay người, tung cú đá. Cườm chân xoáy chéo trúng phắt cổ tay tên đang cầm gậy, chiếc gậy rơi xuống sàn toa S.Bahn nghe khô khốc. Rất may, khi ấy tầu dừng lại, cửa bật ra. Tôi kéo thốc tay thanh niên đã bị đòn đang quỵ xuống, như cơn lốc lao qua cái khe hẹp hai cửa tầu sắp đóng lại. Thoát rồi! Hai đứa ôm nhau lăn trên sàn xi măng lạnh, khi cánh cửa tầu vừa sập nhanh lại và con tầu tức khắc rời khỏi sân ga như viên đạn xé gió.
***
Hoá ra, hắn không phải là người người Việt, hắn là Lee, từ Hongkong tới, đầu bếp chính của nhà hàng khá nổi tiếng: Kaisetiger. Cung điện đỏ chói Kaisetiger ấy thì tôi biết! Nghe đồn, những người Honkong đã đầu tư vào đó dăm triệu D. Mark, khi Honkong được trao lại cho Trung Hoa đại lục. Sự xuất hiện của Kaisetiger cũng như sự xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp khác từ Honkong tới, ngày một lấn át người Việt trong cả lĩnh vực buôn bán quần áo vốn đã hình thành lực lượng to lớn trước họ. Kaisetiger xây cất xong lập tức thu hút khách nườm nượp vì những món ăn lạ. Đặc biệt các món gà! Gà ở châu Âu vốn nhũn và nhạt, nhưng tại Kaisetiger, những món gà rán, quay, sào và hầm thuốc... món nào cũng thơm nức và đặc biệt đậm đà.
https://thuviensach.vn
Lee nhăn nhó, khập khiễng bước. Hắn hỏi, tôi có thể đưa hắn về? Được, tôi đi với hắn! Chỗ tôi ở, giờ này phải hơn tiếng nữa mới có Bus. Chúng tôi dìu nhau rời khỏi đường hầm và bắt được taxi sau nửa tiếng. Hỏi ra, hai thằng đều cùng tuổi, sinh năm 72. Hắn cao hơn tôi tới nửa đầu. Trăng xanh sáng như nhát kiếm chém loang loáng qua kính trước của ô tô. Taxi đỗ, tôi dìu hắn vòng vèo trên con đường rải sỏi nhỏ, hai bên toàn hoa hồng. Đêm lạnh, tẩm ướp mùi hoa, thanh vắng quá. Chợt thấy đơn độc.
Tới một căn hộ trên tầng hai. Lee lấy chìa khóa mở cửa. Chưa vặn khoá thì cửa đã bật mở. Tôi hơi bất ngờ. Trước chúng tôi là một cô gái trẻ. Da trắng hồng, môi dưới mọng tươi, tóc cắt ngắn đen nhanh nhánh, mũi cao, đôi mắt xếch có đuôi và, hai bên má như có hai vệt kẻ phấn sậm. Đẹp quá! Tôi nghĩ.
- Em gái tôi! - Lee giới thiệu. Tôi giả vờ mặt lạnh như bom, song thực ra mắt tôi đã chụp nguyên cái vẻ đẹp em gái Lee vào trí não. Cô tên là Yến Chi.
***
Hai tuần sau, buổi tối, tôi vô cùng mừng rỡ, suýt reo lên khi có điện thoại: “Lee đã khoẻ, Yến Chi và tôi mời anh tới nhà”. OK! Chắc hắn muốn trả ơn. Trả ơn thì tôi không cần, nhưng tôi muốn gặp Yến Chi. Tôi mua một chai vang Pháp. Khoản rượu vang, cứ đắt là ngon! Qua hàng hoa, tôi chọn dăm đoá hồng vàng. Lee mời tôi vào phòng khách. Tại đó đã có một xe rượu(2) chờ sẵn. Trên bàn đá màu cẩm thạch có một bình men xanh cắm mấy nhành hoa bách hợp, thoang thoảng hương. Đèn phòng tắt. Ba ngọn nến đỏ chói thắp sẵn von vót cháy. Gian phòng chập chờn, lung linh. Tay phải cầm chai rượu, tay trái vẫn giấu bó hoa ra sau, mắt tôi nhìn quanh. Tiểu muội đâu? Tiểu muội đây! Có mùi thức ăn thơm nức. Quay lại, đúng là Yến Chi. Má ửng hồng, tạp dề trắng nổi bật hình con rồng
https://thuviensach.vn
Trung Hoa thêu rất sinh động và, chao ơi, cô thở phập phồng, trái đào xuân căng trào trong làn áo mỏng. Yến Chi hơi hé cười, tóc như sóng sánh theo nụ cười ấy và ở đâu đó, tôi nhận ra quanh tôi chợt có mùi hương thơm kì lạ. Thứ hương cả đời chưa bao giờ được gặp...
- Chào em! Tôi chào và đưa bó hoa ra trước. Yến Chi nhận hoa, nhún chân rồi lại hơi kiễng chân lên. Má áp nhẹ vào má tôi. Tôi cảm nhận thứ hương ban nãy trào ra đậm đặc. Không phải nước hoa! Nó tương tự như khi mùa thu đã chín, ta đi giữa thiên nhiên bao la, giữa thảo nguyên và rừng, thấy chợt nương trong gió một mùi hương làm tâm hồn ngây ngất mà ta không sao nhận ra hương của loài hoa nào, loài thảo mộc nào. Thật choáng váng, ngây ngất! Nếu như không có Lee, tôi sẽ liều mình, ôm ngang thấm thân rất eo của cô ấy mà kéo vào, để môi chạm môi. Cô thoáng cười. Hình như cô nhận ra sự thèm khát cháy thầm trong ánh mắt đam mê của tôi.
***
Bữa dạ tiệc ngon và lạ. Dăm tiếng đồng hồ, hơn hai mươi món ăn! Dường như Lee muốn mang cả cái nền văn hoá ẩm thực đã vài ngàn năm của hắn đặt lên bàn đêm nay. Tôi vui, chợt quên đi cảm thức lạc loài, tạm bợ ở xứ sở xa lắc này. Lee cứ thoăn thoắt từ bếp vào bàn rồi lại chạy ra bếp, để Yến Chi ngồi tiếp. Món nào cũng thế, Lee giới thiệu xuất xứ, lịch sử. Thi thoảng Yến Chi cũng giúp tôi lấy món ăn hoặc thêm vào câu chuyện của Lee, những chi tiết sinh động hơn. Tôi cũng được nhìn ngắm Yến Chi tự nhiên. Rượu mềm môi, cũng tới nửa đêm. Yến Chi rõ và mờ, ẩn rồi hiện, chập chờn và thăm thẳm. Chắc cũng vui vì khách uống hết lòng, Lee chợt quay sang cô em tủm tỉm nói, hôm nay có khách quý tới, sao em không mang Dương Xuân ra đây đãi khách? Yến Chi tủm tỉm, rồi đi, lát sau quay lại với khạp gỗ trên tay. Yến Chi mở hộp, hai tay nâng lên đưa cho Lee cái hũ gốm men xanh, có hai chữ Hán màu son. Mấy cọng cỏ vàng ươm còn bám vào bên hũ. Lee lấy tay xoa
https://thuviensach.vn
vào cái bờ cong hũ rượu, nhặt sợi cỏ vàng, anh nói: “Đây là tửu phẩm đặc biệt của quê tôi, làm từ hạt loài cỏ tên là Kim Hoàng mọc hoang dại tràn trạt trên các triền núi đầu nguồn Dương Tử. Tươi tốt vào mùa xuân, dưỡng trong lạnh, mưa, gió, khí trời, đến tiết thu thì chín vàng cả sườn núi. Bông Kim Hoàng dài, hạt nhỏ, rất mẩy và chắc. Nhà nông gặt về sàng sảy, nấu chín, ủ men, cất rượu. Rượu cất xong, ngâm sâu trong lòng sông Dương Tử ba mùa đông mới đưa lên đóng vào thùng gỗ nhỏ rồi bỏ trong cái chum lớn gắn kín, lại chôn đủ bách nhật trong đất là đủ hỏa, thủy, thổ, mộc sẽ lên thứ hương không rượu nào có! Ai uống, có đi xa tới ngàn dặm vẫn thấy Dương Xuân quẩn quanh! Dương Xuân uống trong mùa Đông, chống được hàn khí, trong mùa Xuân đuổi được tà khí, giữa mùa Hạ làm tâm can mát mẻ, dùng vào tiết Thu làm khí huyết lưu thông, gan thận ấm áp.” Nói rồi rót ra ba chén tống và bảo Yến Chi mở hết cửa cho gió tuyết tuôn vào. Yến Chi mở toang cửa, tuyết lạnh ùa khắp phòng. Lee cười ha hả, chỉ tuyết nói, chúng ta đang ngồi thưởng rượu trên lưng chừng núi!
Rượu rót ra, lập tức tỏa hương thơm phưng phức. Hương gì vậy?
Tôi và Lee uống tới tuần rượu thứ ba, sắc mặt Lee dần tái đi, còn khuôn mặt Yến Chi cứ hồng rạng trong ánh nến. Nom cô bấy giờ càng hấp dẫn hơn. Quái lạ, mỗi khi Yến Chi rót thêm một chén, bàn tay đẹp đưa cốc Dương Xuân lên, tôi cũng không thể phân biệt được mùi hương ở chén Dương Xuân hay là mùi thơm của bàn tay nàng tỏa ra. Mê mẩn. Tôi đắm say nhìn người đẹp mà xác thân bắt đầu có cảm giác lênh đênh.
- Hưởng Dương Xuân rồi mà lại có đàn nữa thì hay quá! Lee nhìn Yến chi nói. “Dương Xuân uống cùng khách quý phải có ái nhân hầu đàn!” Yến chi cười. Thì em trổ tài đi! Lee bảo. Lại quay sang tôi: “Yến chi sẽ hầu anh khúc hát quen thuộc, nổi tiếng của Hoa Hạ.” Yến Chi dạ một tiếng rất nhẹ rồi vào phòng trong lấy ra cây
https://thuviensach.vn