🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố - Tập 2
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
“Anh thách đố đô thị để đấu tranh.
Và đô thị thu hút anh mà không cần
biết anh là ai. Một ngày kia, anh bị lôi
cuốn và chấp nhận đô thị, không còn
tranh đấu nữa. Đô thị quá rộng lớn
để có thể chú ý tới anh. Và đột nhiên
sự kiện đô thị không chú ý tới anh đã
trở thành một điều thích thú nhất thế gian”
(John Steinbeck)
Tặng Đông Vy và hai con Đăng Thuyên, Đăng Chương
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
LỜI NGỎ
…Sau khi cuốn Sài Gòn, chuyện đời của phố phần 1 ra đời, thỉnh thoảng tôi lại nhận được email hoặc tin nhắn của độc giả. Có người hỏi về một khu dân cư, một nghệ sĩ, một ngôi chợ, một món ăn đã có từ lâu hoặc có khi là nơi bán áo thun Montagut mà đàn ông Sài Gòn trước kia thích mặc...
Có vài điều tôi biết và trả lời được. Nhưng quả thật có quá nhiều điều tôi không biết về thành phố này. Chẳng ai thực sự biết hết mọi điều về thành phố mình đang sống cho dù đã ở đó cả đời. Điều đó thật dễ hiểu.
Sài Gòn cách nay bốn mươi, năm mươi năm trước là một thành phố luôn sống phập phồng giữa không khí chiến tranh. Nhưng người dân bình thường vẫn họp chợ mỗi sáng, diện áo dài đi chúc nhau mỗi dịp Tết, đổ xô đi học Anh ngữ mỗi đêm, lên giảng đường đại học mỗi ngày nghe các giáo sư giảng bài. Người Sài Gòn gắng gỏi sống, sáng tác nhạc, viết sách giáo khoa dạy lũ học trò, làm báo thiếu nhi chống văn hóa suy đồi và đi làm từ thiện giúp đồng bào bão lụt hay chạy nạn... Điều này khiến tôi liên tưởng đến đoạn văn của hai vợ chồng nhà văn Will & Ariel Durant: “Lịch sử nhân loại như một dòng sông đôi khi đầy máu và xác của những người chém giết nhau, cướp bóc lẫn nhau, mà các sử gia chỉ thường chép những hành động đó thôi. Nhưng trên bờ còn có những người khác cất nhà, làm vườn, nuôi con, làm thơ”. Người dân Sài Gòn đã sống hết mình, trung thực và tận tụy, dạy dỗ con cái và xây dựng tương lai. Có như vậy, khi đã rời xa nơi từng sống, những cư dân Sài Gòn cũ mới giữ được những ký ức êm đềm về một thành phố không thực sự êm đềm trong thời buổi chiến tranh, bắt lính, nhiều lựu đạn cay và pháo kích từ xa...
Sài Gòn đang thay đổi nhanh chóng. Đôi khi cần đánh đổi, phải chịu mất đi những hàng cây cổ thụ, công trình kiến trúc xưa... để phục vụ cuộc sống con người hiện đại được tiện nghi hơn (Không phải cứ ôm ấp quá khứ là tốt, nhưng nếu đối xử với quá khứ một cách trân trọng, thì sự đánh đổi sẽ dễ được chấp nhận hơn). Dù sao, chúng ta đang mất dần những di sản vật chất, không chỉ thế, những ký ức nhiều tầng thời gian về cuộc sống đã qua, với đầy ắp sự kiện sắc màu đang dần trôi tuột đi. Chúng không mấy khi được nhắc tới nữa, dù đó chỉ là một kiểu cách ẩm thực, một khu buôn bán sầm uất, một Hội quán lành
https://thuviensach.vn
mạnh dành riêng cho một giới nào đó. Và các thế hệ sinh sau, không biết những gì đã xảy ra trên mảnh đất mình đang sống, nơi cha mẹ ông bà họ đã nếm trải cả cuộc đời.
Ký ức đáng quý, vì đó là điều còn lại sau bao nhiêu thay đổi không còn nhìn ra. Chúng ta cần vội vàng lên để ghi nhận lại những điều đáng quý như vậy, từ hoài niệm của những nhân vật lừng lẫy hay từ những người bình thường. Chúng ta cần và “hãy giữ gìn ký ức của mình, hãy bảo vệ chúng, vì chúng ta sẽ không bao giờ kể lại được điều mình đã quên đi” như lời của Louisa May Alcott, một tiểu thuyết gia người Mỹ.
Thực hiện cuốn sách này, tôi tiếp tục gặp được những nhân chứng của cuộc sống Sài Gòn cũ. Có người đã hơn bảy mươi, tám mươi, lứa tuổi mà cách nay nửa thế kỷ đã xông xáo trong lĩnh vực của mình, quen với nhiều giới và lui tới nhiều nơi. Tôi trân trọng những nhân chứng sống như vậy và kính chúc các cô bác được trường thọ an vui. Không có mấy ký ức về Sài Gòn xưa, nên tôi muốn góp sức nhỏ để tiếp tục lục lọi, ghi chép, lưu giữ phần nào ký ức của các bậc trưởng niên, và từ kho báo cũ chồng chất bụi thời gian.
Đó là điều tôi muốn chia sẻ với độc giả khi viết cuốn Sài Gòn - chuyện đời của phố phần 2 này.
Phạm Công Luận
(Phú Nhuận 11/2014)
Xin trân trọng cảm ơn:
- Đạo diễn Kha Thùy Châu (Quận 3, TP.HCM)
- Nhà nhiếp ảnh Đinh Tiến Mậu (Quận 3, TP.HCM)
- Nhà nghiên cứu Lý Lược Tam (Huyện Chợ Mới, An Giang) - Họa sĩ Lê Mộng Lâm (Quận 1, TP.HCM)
- Danh ca Mai Hương (California, Hoa Kỳ)
- Ông Nguyễn Đăng Kha (Texas, Hoa Kỳ)
- Linh mục Nguyễn Hữu Triết (Tân Bình, TP.HCM)
- Linh mục Nguyễn Phú Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai)
https://thuviensach.vn
- Đạo diễn Nguyễn Hồng Dung (Phú Nhuận, TP.HCM)
- Nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Trọng Cơ (Tân Bình, TP.HCM) - Bà Tô Ngọc Thúy (Tân Bình, TP.HCM)
- Bà Bùi Thị Quy (Quebec, Canada)
- Ông Nguyễn Minh Anh (Biên Hòa, Đồng Nai)
- Gia đình Bà Nguyễn Thị Nam (Bình Thạnh, TP.HCM)
- Gia đình ông Đặng Ngọc Lịnh (California, Hoa Kỳ)
đã tiếp chuyện, cung cấp tài liệu, hình ảnh giúp tác giả thực hiện cuốn sách. Đồng thời xin cảm ơn:
- Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt (TP.HCM)
- Nhà báo Phúc Tiến (TP.HCM)
đã góp những ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện.
- Công ty Sách Phương Nam, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM đã giúp đỡ để cuốn sách ra đời.
Đặc biệt, xin cảm ơn vợ tôi, Đông Vy, đã luôn đồng hành với tôi trong việc xây dựng ý tưởng, hiệu đính, biên tập, góp ý và trình bày, góp phần quan trọng và quyết định cho việc hình thành cũng như thành công (nếu có) của cả hai tập sách Sài Gòn - Chuyện đời của phố 1 & 2.
Tác giả
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
BAN TUỔI XANH, KÝ ỨC TRONG VEO
Những điều dễ gợi lại tuổi thơ nhiều nhất với bạn là gì? Với tôi, đó là hình ảnh cũ xưa trong album gia đình và những ca khúc tôi thường hát từ thuở thiếu thời. Những người sinh vào thập niên 1960 ở Sài Gòn được nuôi dưỡng tinh thần hướng tới chân thiện mỹ bằng nhiều ca khúc trong sáng được lưu truyền cho đến giờ. Như bài Rước đèn tháng tám trẻ con vẫn hát: “Tết Trung thu rước đèn đi chơi...”, “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ..” hay “Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một màu, có đàn, có đàn gà con nương náu”. Công đầu ấy là nhờ ban nhạc Tuổi Xanh trên đài Truyền hình Sài Gòn trước 1975. Thế hệ 6x trở về trước, có lẽ khó mà quên ban Tuổi Xanh và những giọng ca thiếu nhi hồn nhiên, trong trẻo và có chất lượng nghệ thuật cao như vậy.
Đầu thập niên 1950, danh ca Minh Trang lập ra ban Nhi Đồng của đài Phát thanh Quốc Gia, sau này là đài Phát thanh Sài Gòn. Ban đầu, ban Nhi Đồng chỉ có ba ca sĩ nhỏ là Mai Hương, Bửu Minh và Đào Nguyệt Ánh.
Năm 1954, ban nhạc được chuyển cho bà Kiều Hạnh phụ trách. Bà Kiều Hạnh từ miền Bắc vào năm 1953, là một kịch sĩ, diễn viên nổi tiếng trong đoàn kịch Sao Vàng của Thế Lữ và chồng bà, ông Phạm Đình Sỹ.
https://thuviensach.vn
Từ trái qua:
Hàng trên: Bạch Tuyết - bà Kiều Hạnh - Mai Hương
Hàng giữa: Mai Lan - Ngọc Linh - Phương Nga - Oanh Oanh Hàng dưới: Phương Dung - Minh Ngọc - Phương Mai - Quỳnh Mai - Quốc Dũng.
Ảnh: Đinh Tiến MậuTừ trái qua:
Xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ rất nổi tiếng, ông Phạm Đình Sỹ chính là anh trai của các ca sĩ Phạm Đình Viêm (Hoài Trung) nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc), ca sĩ Thái Hằng (vợ nhạc sĩ Phạm Duy), danh ca Thái Thanh. Cô bé Mai Hương là con của hai ông bà.
Bà Kiều Hạnh đổi tên ban Nhi Đồng thành ban Tuổi Xanh. Ban có thêm các ca sĩ nhi đồng Lê Phi, Lê Út, Bạch Tuyết (em của Mai Hương), Tuấn Ngọc, Bích Chiêu (chị của Tuấn Ngọc), Kim Chi, Quốc Thắng, Ðoan Trang (tức ca sĩ Quỳnh Giao, con gái bà Minh Trang), Mai Hân, Phương Tâm (ca sĩ Phương Hoài Tâm). Trong quá trình phát triển, ban Tuổi Xanh dần mở rộng chương trình, không chỉ biểu diễn ca nhạc mà còn có các tiết mục múa, kịch, ngâm thơ... Nhạc sĩ duy nhất trong ban là pianist Hoàng Linh chừng 18 tuổi. Những
https://thuviensach.vn
năm sau này có thêm tay đàn mandolin của em Quốc Dũng, người sẽ là nhạc sĩ Quốc Dũng nổi tiếng sau này.
Nữ kịch sĩ Kiều Hạnh, phụ trách ban nhạc thiếu nhi Tuổi Xanh trên đài phát thanh và Truyền hình Sài Gòn. Với chất lượng biểu diễn nghệ thuật cao, ban nhạc này đã gây dấu ấn rất đậm nét trong trí nhớ tuổi nhỏ Sài Gòn của những năm 1960 cho đến giữa thập niên 1970
Từ khi thành lập, ban Tuổi Xanh phát triển ổn định suốt 22 năm cho đến năm 1975 thì ngưng hoạt động. Đó là một chặng đường nghệ thuật dài và chuyên nghiệp, các thế hệ ca sĩ nhi đồng không chỉ học nhạc lý, tập luyện lời ca tiếng hát mà còn được dạy múa, diễn kịch. Ban Tuổi Xanh, từ người đứng đầu đến các ca sĩ thiếu nhi, cùng ý thức rằng biểu diễn nghệ thuật là việc nghiêm túc. Những người thể hiện ca khúc tuy chỉ là những em bé trên dưới mười tuổi nhưng vững nhạc lý, biết cách thể hiện giọng ca và cảm xúc của mình.
Một buổi sáng cuối tháng ba, tôi được tiếp chuyện với danh ca một thời Mai Hương, con của ông bà Kiều Hạnh - Phạm Đình Sỹ, qua điện thoại và nghe cô kể về ban Tuổi Xanh. Tuy đã hơn bảy mươi tuổi, ca sĩ Mai Hương vẫn giữ được chất giọng trong trẻo như hồi còn trẻ. Năm 1953, sau khi tham dự cuộc tuyển lựa tài tử của đài Phát thanh Pháp Á tại rạp Norodom ca sĩ Mai Hương lúc đó mới 12 tuổi đã được mời cộng tác với chương trình Nhi đồng của nữ danh ca Minh Trang. Cho đến 1975, cô Mai Hương đã là giọng ca nổi tiếng dù ít xuất hiện trước khán giả mà chỉ hát trên các chương trình phát thanh và truyền hình.
https://thuviensach.vn
Danh ca Mai Hương
Ảnh: Đinh Tiến Mậu
Do là con gái lớn của bà Kiều Hạnh, lại có nhạc lý vững vàng sau khi học trường Quốc gia Âm nhạc, cô Mai Hương đã giúp mẹ đào tạo các lứa ca sĩ nhỏ hằng ngày. Khi ấy, gia đình cô sinh sống ở số 92A đường Bùi Thị Xuân, quận 1, trong căn nhà bề ngang 5 mét, dài 20 mét có lầu và có garage ô tô. Đây cũng là trụ sở của ban Tuổi Xanh và nơi cô Mai Hương tập nhạc lý cho các em. Phần dạy múa do Phương Mai, một học sinh trường trung học Nguyễn Bá Tòng đảm trách. Phương Mai là một giọng ca nổi bật ở giai đoạn sau với giọng hát hay, múa giỏi và diễn kịch tốt (nhiều người còn nhớ vai nàng Bạch Tuyết trong vở diễn Bạch Tuyết bảy chú lùn của Phương Mai).
Ca sĩ Phuong Hoài Tâm
Ảnh: Đinh Tiến Mậu
Lúc đó, ca sĩ Tuấn Ngọc còn là một chú bé xinh trai, giọng chưa vỡ và lém lỉnh, thích trêu đùa. Sau này, chú bé nhỏ nhắn và hiền lành Quốc Dũng đến
https://thuviensach.vn
tham gia cùng với chị là Tuyết Vân. Quốc Dũng hát hay, đánh đàn Mandolin giỏi với nền nhạc lý rất khá. Chỉ sau một thời gian, Quốc Dũng đã thể hiện năng khiếu âm nhạc của mình khi sáng tác ca khúc “Anh đã thấy mùa xuân chưa?” khi mới 17 tuổi. Sau khi lập gia đình năm 1961, cô Mai Hương mua một căn nhà gần đó trên đường Bùi Thị Xuân, vừa đi hát vừa giúp mẹ luyện tập cho ban Tuổi Xanh.
Ca sĩ Bích Chiêu
Tôi hỏi về ca sĩ Tí Hon, một cô bé có khuôn mặt rất xinh xắn, giọng ca trong vắt mà hồi còn nhỏ, tôi và các anh chị trong nhà rất thích nghe cô hát bàiCô bé bán sữa của Y Vân theo ngụ ngôn La Fontaine:
Cô Ba Bé sữa mang trên đầu
Gọn gàng xiêm áo lên đường
Lòng hân hoan sướng vui
Chân đi nhịp nhàng
Miệng luôn suy tính
...
Gà đem bán sẽ mua heo
Rồi đem heo bán mua bò
Bò ngày mai sẽ sinh bê
Một bầy đông như ý
https://thuviensach.vn
Ca sĩ Hoàng Lan, khi còn trong ban Tuổi Xanh có tên gọi là Tí Hon. Ảnh: Internet
Bìa băng nhạc Tuổi Xanh
• Tư liệu: Hồ Đình Vũ
Cô Mai Hương cho biết, Tí Hon sau này trở thành ca sĩ Hoàng Lan và hiện đang định cư ở San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Theo thông tin trên mạng, ca sĩ Hoàng Lan là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác bài Hoa vàng mấy độ.
https://thuviensach.vn
Tính đến năm 1975, ban Tuổi Xanh đã đào tạo bước đầu cho rất nhiều ca sĩ nổi tiếng sau này, từ Tuấn Ngọc, Mai Hương, Hoàng Oanh, Quỳnh Giao, Bích Chiêu, Quốc Dũng, Phương Hoài Tâm, Mỹ Lan, Hoàng Lan, Phương Mai, Bạch La (ái nữ nhạc sĩ Hoàng Trọng),... Có những ca sĩ nhỏ lúc bé nổi tiếng như cồn như “thần đồng” Quốc Thắng hay Kim Chi nhưng sau này không theo con đường ca hát... Dù vậy, tất cả đã được đào tạo nghiêm túc về tính chuyên cần và phẩm hạnh nên đều đi xa theo con đường của mình.
Năm 1975, ca sĩ Mai Hương và em gái rời quê hương. Ông bà Kiều Hạnh - Phạm Đình Sỹ ở lại quê nhà. Sau này bà Kiều Hạnh có tham gia một số vở diễn tại Sài Gòn. Bà mất ngày 28 tháng 3 năm 1985. Ông Phạm Đình Sỹ cũng từ trần vào cuối năm 1993. Khi trở về thắp nhang trên bàn thờ cha mẹ mình, cô Mai Hương không khỏi bồi hồi khi nhớ lại chặng đường nghệ thuật mà cha mẹ mình đặt hết tâm huyết, mong muốn đào tạo một thế hệ trẻ biết sống yêu thương, trong sáng và biết rung cảm trước vẻ đẹp của lời ca tiếng nhạc lành mạnh.
Gia đình cô Mai Hương năm 1954
Từ trái qua: Mai Hương, Bạch Tuyết, Bà Kiều Hạnh, Lang Sơn, ông Phạm Đình Sỹ
• Ảnh tư liệu của nhạc sĩ Xuân Lôi
https://thuviensach.vn
MỘT THỜI TINH HOA MIỀN NAM
Ở Sài Gòn xưa kia có những địa chỉ luôn đọng lại trong tâm trí và thỉnh thoảng ta nhớ về nó. Đó có thể là một gallery đối với người mơ học trường mỹ thuật, một tòa báo với chú bé mê làm văn sĩ, hoặc chỉ là một ngôi nhà bình thường của cô bạn học.
Hồi nhỏ, tôi rất thích hát hò, nên biết đến một nơi gọi là Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam. Từ địa chỉ đó, những tờ nhạc rời khổ to với bao ca khúc hay xuất hiện trong nhà tôi, gắn bó với đời sống tinh thần của anh chị em trong nhà, đi theo tôi suốt thời tuổi nhỏ cho đến bây giờ. Đối với nhiều người ở các đô thị miền Nam xưa kia, Tinh Hoa Miền Nam là một cái tên quen thuộc. Bao nhiêu lớp bụi thời gian đã phủ lên từ năm 1975, khi Nhà xuất bản này ngừng hoạt động.
Trên trang web Quán Đo Đo của Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, có ghi lại lời kể của họa sĩ Hoàng Ngọc Biên: “Giữa những năm 50, áo sơ mi trắng bỏ trong quần short, tôi thường xuống xe buýt ở quãng đầu đường Trần Hưng Đạo SG, nếu như ông già là tôi ngày nay nhớ không sai, rụt rè bước đến gần cửa kính hiệu Tinh Hoa là Nhà xuất bản nhạc của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, thập thò, chân tay bủn rủn, mặt mày đỏ rần vì mắc cỡ, trên tay lúc nào cũng sẵn một tờ giấy gấp tư có kẻ nhạc... Nhiều lần nhạc sĩ Giám đốc Nhà xuất bản đi ra hỏi cần gì, lần nào cậu học sinh ngớ ngẩn cũng lúng búng: Dạ không…”.
Đầu năm 2014, gần bốn mươi năm sau khi Nhà xuất bản đóng cửa, tôi được xem những bức ảnh cũ được chụp từ những ngày hoạt động sôi nổi của Tinh Hoa Miền Nam. Một căn nhà phố bình thường, cây mai lớn trước nhà nở hoa lác đác trong một dịp Tết. Bên trong nhà bày nhiều kệ sách, tủ đựng văn phòng phẩm như bất cứ hiệu sách nào. Vậy mà từ đó “huyền thoại” đã được tạo dựng.
https://thuviensach.vn
Ông Lê Mộng Bảo với chiếc xe máy đầu tiên, Mobylette, ở Sài Gòn 1953 Thập niên 1940, từ Nam ra Bắc, những người thích nghệ thuật không thể không biết loại ca khúc in rời của Nhà xuất bản Tinh Hoa ở Huế. Ông Tăng Duyệt, một người Việt gốc Quảng Đông đã thiết lập một nhà xuất bản rất có uy tín với giới sáng tác ca khúc. Nhờ nhà xuất bản này, những ca khúc mới có thể lan truyền từ Bắc vào Nam. Ông Tăng Duyệt, như những người kinh doanh khôn ngoan luôn cần một người phụ tá biết nghề, và đó là cơ duyên để xuất hiện Tinh Hoa Miền Nam sau này khi ông mời nhạc sĩ Lê Mộng Bảo về làm việc.
Chi nhánh NXB Tinh Hoa năm 1956.
Số 180, đường Ký Con, Quận 2
Ông Lê Mộng Bảo sinh năm 1923 tại Huế, gia đình nho học gốc Minh Hương (cha gốc Phúc Kiến, mẹ người Việt). Năm 17 tuổi, ông bắt đầu làm việc tại báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng vào năm 1940 và học chữ Hán ở cụ Phan Bội Châu. Năm 1941, ông ra Hà Nội, được vợ chồng nhà văn Phạm Cao Củng cho ở trọ và giúp đỡ giới thiệu vào học trường dạy nghề (L’ École
https://thuviensach.vn
pratique) tại Hà Nội. Vừa học nghề, do thích âm nhạc nên ông theo học nhạc lý và vĩ cầm ở nhạc sĩ Đặng Thế Phong đồng thời học kỹ thuật sáng tác ca khúc từ nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương.
Năm 1944, ông Bảo về cố đô làm nhân viên sở Bưu điện Huế. Năm 1945, ông sang lại một tiệm sách nhỏ ở đường Trần Hưng Đạo gần dốc cầu Tràng Tiền. Tại đây, giữa năm 1946, ông lập Nhà xuất bản, bắt đầu in những tờ nhạc rời để bán, cạnh tranh với nhà xuất bản Tinh Hoa, “ông lớn” trong ngành xuất bản nhạc tờ ở Huế.
Sau đó hai năm, ông Tăng Duyệt đã không để ông Lê Mộng Bảo đứng riêng lẻ mà mời về Tinh Hoa giúp quản lý việc in ấn và phụ trách tuyển chọn các ca khúc mới để xuất bản. Đây là là sở trường mà ông Bảo có được từ mối quan hệ với giới nhạc sĩ trong mấy năm sống tại Hà Nội.
Các nghệ sĩ đoạt Huy Chương Vàng (1973): Từ trái sang: Lê Mộng Bảo; Nhạc sĩ Ngọc Chánh (ban SHOTGUNS), Ca sĩ Elvis Phương, Nghệ sĩ Kim Cương, nghệ sĩ Thanh Sang, danh hề Thanh Việt, danh hề Văn Chung, nghệ sĩ tuồng cổ Thanh Tòng
Cần nhắc lại rằng Nhà xuất bản Tinh Hoa là một trong hai nhà xuất bản lớn nhất, có uy tín trên toàn cõi Việt Nam. Được in và phát hành ca khúc ở đây đối với giới nhạc sĩ là niềm vinh dự vì sản phẩm được phát tới đủ ba kỳ Nam Trung Bắc. Với sự góp sức của Lê Mộng Bảo, nhà xuất bản Tinh Hoa đã cho in ấn các tác phẩm của những nhạc sĩ tài danh như Văn Cao, Phạm Duy, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Xuân Khoát, Phan Huỳnh Điểu, Bùi Công Kỳ, Đoàn Chuẩn, Nguyễn Văn Thương, Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Hùng Lân...
https://thuviensach.vn
Năm 1952, ông Tăng Duyệt mở thêm chi nhánh tại Sài Gòn, nơi tập trung giới sáng tác và hoạt động biểu diễn sôi nổi. Ông Lê Mộng Bảo vào Nam làm đại diện để khuếch trương việc in ấn phát hành ca khúc của Tinh Hoa. Đến năm 1956, chiến sự căng thẳng tại Huế, ông Tăng Duyệt đóng cửa nhà xuất bản Tinh Hoa, và tất nhiên chi nhánh ở Sài Gòn cũng ngưng hoạt động. Tuy vậy, ông Lê Mộng Bảo đã không về Huế mà ở lại Sài Gòn gây dựng nên Nhà xuất bản của riêng mình, lấy tên là “Tinh Hoa Miền Nam”. Đầu năm 1952, ông còn cho ra đời Tạp chí Sóng nhạc, tờ Tạp chí Âm nhạc và kịch nghệ đầu tiên của Việt Nam.
Trên: Nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng
(Anh Bằng - Minh Kỳ - Lê Dinh)
và Lê Mộng Bảo chụp trước NXB Tinh Hoa Miền Nam năm 1972) Theo họa sĩ Lê Mộng Lâm, con trai ông Lê Mộng Bảo, trụ sở Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam cũng chính là ngôi nhà mà gia đình sinh sống ở số 51 Trần Hưng Đạo, quận 2 (nay thuộc quận 1). Đó chỉ là một căn nhà phố bề ngang 4 mét, dài 20 mét. Phía sau là một căn nhà khác ở đường Bùi Quang Chiêu cũ (nay là Đặng Thị Nhu) ngang 4 mét dài 18 mét là nơi ở của mẫu thân nhạc sĩ Lê Mộng Bảo và cũng là nhà kho chứa nhạc tờ. Tiếng là một Nhà xuất bản lừng lẫy ở Sài Gòn nhưng Tinh Hoa Miền Nam chỉ có... hai người lo việc xuất bản và phát hành. Tại nhà số 51, ông Lê Mộng Bảo mở hiệu sách vừa bán sách, văn phòng phẩm vừa bán nhạc phẩm xuất bản. Bà Lê Mộng Bảo quản lý hiệu sách này, còn tất cả các việc thuộc xuất bản do một tay ông lo hết: từ liên
https://thuviensach.vn
hệ tác giả, thuê một người ở Đà Lạt kẻ nhạc, nhờ các họa sĩ như Duy Liêm, Kha Thùy Châu vẽ bìa, đưa đi in ấn, chở ra bến xe gửi đi các tỉnh, thu tiền, giao dịch...
Mỗi ngày, trên chiếc Dauphine, và sau 1970 là chiếc Mazda, ông đi từ sáng đến tối, gặp gỡ các nhạc sĩ ở nhà hàng Thanh Thế, dự các buổi chiêu đãi... Trong không khí bận rộn đó, suốt 19 năm từ khi thành lập Nhà xuất bản riêng, việc xuất bản nhạc của ông không ngừng phát triển.
Hội ký giả Sài Gòn năm 1973: Trái qua: Lê Mộng Bảo, Vũ Đức Sao Biển, Thái Dương, một ký giả trẻ, Nguyễn Hoàng Đoan (Ký giả kiêm nhà thơ, chồng ca sĩ Khánh Ly)
Thời đó, một nhà văn miền Nam tặng cho Nhạc sĩ Giám đốc Lê Mộng Bảo biệt danh “Ông anh chi tiền” vì các nghệ sĩ mỗi khi cần tiền, đến xin ứng trước tiền bản quyền khi sách hay nhạc phẩm chưa viết xong thì ông cũng sẵn lòng. Điều đó không chỉ xuất phát từ tính cách rộng rãi, mà còn là do bản thân ông cũng là nhạc sĩ nên có mối tương giao và hiểu được giới nghệ sĩ của thời đó không dư giả gì. Ông thân thiết với nhóm Lê Minh Bằng bao gồm ba nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Các nhạc sĩ khác như Châu, Kỳ, Song Ngọc, Bảo Thu cũng hay lui tới nhất là dịp Tết.
Họa sĩ Kha Thùy Châu cộng tác với Tinh Hoa Miền Nam từ 1958. Trong một quán cà phê ở cư xá Bắc Hải, ông Kha Thùy Châu nay đã 82 tuổi (2014) nhớ lại: “Ông Bảo đến tìm tôi tại trung tâm Quốc gia điện ảnh và mời cộng tác vẽ bìa tờ nhạc cùng với vài họa sĩ khác. Từ đó, tôi vẽ cho Tinh Hoa Miền Nam suốt 17 năm không nghỉ cho đến năm 1975”. Lúc đó, mỗi bức tranh vẽ cho Tinh Hoa Miền Nam, họa sĩ Kha Thùy Châu nhận được số tiền là 500 đồng, có
https://thuviensach.vn
thể mua được tới 500 kg gạo, chứng tỏ tài nghệ của giới họa sĩ được trả công hậu hĩnh và việc kinh doanh các tờ nhạc khá tốt đẹp. Nhờ có tranh đẹp được in thường xuyên, ông Châu còn vẽ tiếp cho các nhà xuất bản khác và đến thập niên 1970, tranh của ông được Tinh Hoa Miền Nam trả mỗi bức lên tới 15.000 đồng, trong khi giá một lượng vàng là 20.000 đồng. Từ năm 1970 mỗi ca khúc được Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam trả bản quyền lên tới 20.000 đến 50.000 đồng.
Trong trí nhớ của ông Châu, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo là một Phật tử thuần thành, có nhân dáng gầy gò, tính tình vui tươi, xuề xòa và cư xử với mọi người rất rộng rãi, thoải mái.
Năm 1963. Trái qua: Lê Mộng Bảo, Ca sĩ Trần Văn Trạch, danh ca Bạch Yến, danh ca Thanh Thúy
https://thuviensach.vn
Tại đám cưới của Minh tinh điện ảnh Thẩm Thúy Hằng và ông Nguyễn Xuân Oánh ngày 11/11/1970.
Từ trái qua: Lê Mộng Bảo, ca sĩ Thanh Thúy, Thẩm Thúy Hằng, Nguyễn Xuân Oánh; vợ chồng Tony Hiếu. Đứng phía sau ông Lê Mộng Bảo là nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết...
Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam là nhà xuất bản nhạc đầu tiên của Việt Nam có tên trong danh mục các nhà xuất bản quốc tế “Worldwide Music Trade Directory” (Catalogue Mondial Professionel) gồm 5 ngôn ngữ do Sven G. Winquist xuất bản tại Thụy Điển.
Ngoài công việc tái bản những nhạc phẩm được nhiều thính giả ưa chuộng, Tinh Hoa Miền Nam xuất bản trên 200 nhạc phẩm mới của nhiều nhạc sĩ được đông đảo quần chúng hâm mộ. Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo đã có sức mạnh chi phối rất lớn trong lĩnh vực ca nhạc miền Nam trước 1975, đúng như giáo sư Nguyễn Văn Châu có nhận xét trong điếu văn đọc tại buổi an táng ông Lê Mộng Bảo ở Mỹ.
• Hình ảnh trong bài là tư liệu của gia đình ông Lê Mộng Bảo.
https://thuviensach.vn
Từ phải qua: Bà Như Hảo (vợ nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương), ca sĩ Khánh Ly, Lê Mộng Bảo
TRỊNH CÔNG SƠN TUỔI 23 Ở SÀI GÒN
Năm 1962, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ Bảo Lộc về Sài Gòn và ở trọ trong một căn gác nhỏ tại số 33 Bùi Chu (nay là Tôn Thất Tùng), Quận 1. Trịnh Công Sơn lúc đó chưa nổi tiếng mấy dù đã có bài Ướt Mi được in do Nhà xuất bản An Phú. Đạo diễn Kha Thùy Châu làm quen với chàng nhạc sĩ trẻ sau một dịp được ca sĩ Duy Khánh, chủ Nhà xuất bản Một Ngàn Lẻ Một Bài Ca Hay nhờ vẽ bìa ca khúc của Trịnh Công Sơn. Ca sĩ Duy Khánh giới thiệu: “Anh Trịnh Công Sơn là một thầy giáo, sáng tác nhạc hay lắm!”. Sau đó, Kha Thùy Châu đã giao cho Duy Khánh bức tranh vẽ một người đàn ông lầm lũi đi trong mưa, vai khoác áo, đội mũ và cầm điếu thuốc hút.
Một ngày rảnh rỗi, ông Kha Thùy Châu đến thăm người nhạc sĩ trẻ mới quen. Đến nhà, bà chủ chỉ lên căn gác đơn sơ trống trải, chỉ có giường gối, cây đàn và vài bộ quần áo. Trịnh Công Sơn khi đó mới 23 tuổi, trông ra dáng thầy giáo, gầy, trán cao và nghiêm trang. Nhưng khi anh cầm cây đàn guitar lên, đó là dáng dấp một nghệ sĩ thực sự. Sau cuộc trò chuyện, Kha Thùy Châu nhớ đến cái máy ảnh Yashica mới mua dùng phim Negative khổ 6x6 hiệu Eastman.
https://thuviensach.vn
Ông đề nghị chàng nhạc sĩ trẻ cho chụp một số tấm ảnh, vừa để lưu niệm vừa để thử máy ảnh. Lúc đó không có đèn flash, Kha Thùy Châu bấm vài tấm trong phòng với ánh sáng từ cửa sổ. Rồi ông đề nghị Trịnh Công Sơn ngồi hẳn ra ngoài và chơi đàn guitar. Để chụp được cảnh đó, ông Châu phải leo qua mái nhà bên cạnh và chụp ảnh trong thế đứng cheo leo.
Về nhà, Kha Thùy Châu tráng phim, rọi ảnh. Để rồi suốt 52 năm sau, những tấm ảnh cũ này vẫn nằm yên trong ngăn kéo của ông. Trịnh Công Sơn sau đó bỏ nghề giáo, trở thành một tên tuổi lớn của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
https://thuviensach.vn
Những tấm ảnh này được đạo diễn Kha Thùy Châu, năm nay 82 tuổi, tìm lại được trong một dịp tình cờ. Ảnh đã xuống màu, trổ vàng. Trong đó, chúng ta có thể thấy Trịnh Công Sơn với các cung bậc cảm xúc, già dặn và ưu phiền hơn rất nhiều tuổi hai mươi ba. Nhìn lại khung cảnh mái ngói cũ, căn gác nghèo, vách ván, đạo diễn Kha Thùy Châu nhớ lại cuộc trò chuyện trên căn gác nhỏ, nhớ tuổi trẻ của mình và của chàng nhạc sĩ, những lần uống bia với nhau sau 1975 cùng với những người bạn.
Nửa thế kỷ đã trôi qua từ đó.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
NHẠC SĨ NGUYỄN TRUNG CANG VÀ NGƯỜI VỢ MONG MANH
Năm 1965, Ngọc T. đang là nữ sinh trường Hưng Đạo, quận 1. Gia đình cô làm ăn trong ngành in ấn ở đường Phạm Ngũ Lão, khu phố dày đặc các tòa soạn báo chí và nhà in. Gần Noel, cô cùng nhóm bạn hầu hết là con nhà khá giả ở Sài Gòn tổ chức một buổi party và cô nhận việc đi mời một nhóm nhạc đến để đánh đàn cho mọi người khiêu vũ.
Một nhóm nhạc đã đến buổi tiệc đó. Họ gồm những chàng trai trẻ vừa mới qua tuổi hai mươi một chút. Họ chơi nhiều bài nhạc trẻ thời thượng. Trong đó, có một nhạc công chơi guitar bass có nụ cười rất tươi và hiền hậu. Anh là Nguyễn Trung Cang.
Sau buổi party đó, thỉnh thoảng ban nhạc được nhóm bạn của Ngọc T. mời đến chơi nhạc. Các thành viên ban nhạc trở nên thân thiết với nhóm học sinh thích văn nghệ.
https://thuviensach.vn
Bẵng đi vài năm, Ngọc T. không gặp ban nhạc đó nữa. Nhưng buổi gặp đầu tiên đã là một định mệnh với cô. Sau mấy năm đi diễn ở các club Mỹ tại Quy Nhơn, anh Cang trở về Sài Gòn và họ gặp lại nhau. Cả hai yêu nhau và đến năm 1970, Ngọc T. cùng Nguyễn Trung Cang tổ chức đám cưới, lúc đó cô vừa tròn mười chín tuổi và Nguyễn Trung Cang cũng chỉ mới hai mươi ba tuổi. Cả hai còn rất trẻ.
Những ngày hạnh phúc của NS Nguyễn Trung Cang đầu thập niên 1970
Đến giờ, hồi tưởng lại thời gian sống chung với nhau, chị Ngọc T. có cảm giác là mọi chuyện đã xảy ra quá nhanh với bao điều liên tiếp đến với gia đình của mình. Năm 1970, phong trào nhạc trẻ đang lên, anh Cang đi diễn hằng đêm, tham gia ban nhạc trong Không quân cùng với các ca sĩ, nhạc sĩ như Sĩ Phú, Duy Quang, Anh Khoa, Minh Phúc và Lê Hựu Hà, trong khi chị đang mang bầu con gái đầu và sống cùng với mẹ chồng trong một ngôi nhà ở đường Bà Huyện Thanh Quan, gần trường Gia Long. Cứ mỗi tháng anh Cang mang về một số tiền lớn và chia đều ra hai phần, cho mẹ và cho vợ. Anh nhanh chóng sắm cho vợ và mình mỗi người một chiếc xe máy, trong khi nhiều người
https://thuviensach.vn
phải dành dụm nhiều tháng mới có được. Anh thương vợ, mong con ra đời và không để ý đến cô gái nào khác ngoài vợ mình, dù đang còn trẻ, thường xuyên đắm mình trong thế giới đầy quyến rũ của ánh đèn sân khấu ca nhạc, các buổi party, dancing trong các nhà hàng khách sạn. Năm 1971, anh cùng nhạc sĩ Lê Hựu Hà lập ban nhạc Phượng Hoàng, một ban nhạc sẽ được ghi vào lịch sử âm nhạc miền Nam với phong cách Việt hóa pop rock và được đánh giá đã làm thay đổi lối chơi của âm nhạc Sài Gòn.
Đến năm 1972, Nguyễn Trung Cang sáng tác ca khúc Thương nhau ngày mưa, một bài tình ca được yêu thích và đứng rất vững trong lòng người nghe nhạc với ca từ chân thành: “Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu/Cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh/ Xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau/...” cùng giai điệu da diết, có chút nổi loạn vì day dứt, tuyệt vọng. Ca khúc này, trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra, nói lên được tiếng lòng của giới trẻ đang khao khát yêu đương trong lo lắng vì sự xa cách, chia tay. Ngoài ra, anh còn viết nhiều ca khúc được yêu thích như Bước tình hồng, Mặt trời đen, Nắng hạ, Tình ca hồng, Anh vẫn biết, Dạ khúc, Tình như sương khói...
Nhưng trong cái năm 1972 đầy thành công của anh Nguyễn Trung Cang, sau khi sinh đứa thứ hai, chị T. đau xót biết rằng người chồng nghệ sĩ của mình đã bị vướng vào một căn bệnh hầu như rất khó chữa trị. Anh vẫn đi hát, vẫn sáng tác và sáng tác thật mạnh. Anh chỉ mới bước qua tuổi hai mươi lăm, tiền bạc và vinh quang không thiếu nhưng sự thật quá nghiệt ngã. Thương vợ con và người mẹ sớm chia tay chồng, anh đã bỏ ra rất nhiều tiền để chữa trị ở một dưỡng đường tư nhân.
Đến sau 1975, cuộc sống thay đổi và ban nhạc Phượng Hoàng ngưng hoạt động. Gia đình chị Ngọc T. trong suốt những năm đó đầy khó khăn, trong khi anh Nguyễn Trung Cang vẫn không dứt căn bệnh cũ và thường xuyên phải chữa chạy. Giữa những cơn bệnh, anh vẫn sáng tác và trong suốt mười năm sau 1975, vẫn có những ca khúc của anh tỏa sáng. Dù thân xác hao mòn, tài hoa của anh vẫn lấp lánh, xuất thần. Đó là bài Bâng khuâng chiều nội trú mà anh phổ nhạc từ hai bài thơ của một người bạn là Hoài Mỹ. Câu chuyện thú vị này đã được viết rõ trên báo Tuổi Trẻ.
https://thuviensach.vn
Những tháng cuối cùng, sức khỏe suy kiệt, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang vẫn sáng tác không nghỉ ngơi. Ca khúc cuối anh viết là bài Còn yêu em mãi. Đó là một ca khúc với ca từ đẹp, đầy xúc động, là những lời chân thành dành cho người vợ yêu anh từ những ngày còn rất trẻ. Trong đó, anh bộc bạch: “Yêu em như thưở nào, tình yêu còn đong đầy trang sách. Dù biết trái tim đã già, mà những thiết tha chẳng nhòa, tình cũ vẫn nghe ấm nồng, gọi tên nhau lúc cô đơn. Để nghe sưởi ấm tâm hồn...” Có lúc, anh lạc quan: “Dù có cách xa mỏi mòn, mà những dấu yêu mãi còn/ Sưởi ấm xác thân héo gầy, Tình yêu như gió đem mây/ gọi mưa giăng kín khung trời. Này em hỡi, ta mơ ngày sẽ tới, khi tương phùng, em khóc cho niềm vui vì hạnh phúc...” nhưng cuối cùng, anh buông xuôi: “Dù biết cách xa với đời, dù biết thủy chung chẳng rời, mà vẫn xót xa tháng ngày, chờ ta chi nữa em ơi, còn đâu giây phút tuyệt vời.”
Quyển sổ ghi chép nhạc, thơ còn lại của Nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang
Ca khúc này anh viết tặng riêng cho chị Ngọc T., người chia sẻ với anh hạnh phúc không nhiều, đau khổ không ít. Ca khúc này trôi dạt ra nước ngoài và được hát nhiều trên băng đĩa trước khi phổ biến ở Việt Nam.
https://thuviensach.vn
Mùa hè năm 2014, tôi được xem cuốn sổ nhỏ mà nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang để lại. Trong đó là những ca khúc anh viết trong vòng mười năm trước khi mất. Ngoài hai bài nổi tiếng vừa được nhắc ở trên, có những ca khúc chưa được biết tới như Đêm buồn như tiếng thở, Như gió mây trời... Cuốn sổ tay có những dòng tha thiết với hai cô con gái và người mẹ già. Và anh dành nhiều dòng cho chị Ngọc T.:
Sao em khóc khi ta về bên giường bệnh
Có phải chăng còn trách móc chuyện đời qua...
Có phải chăng lòng lệ tủi xót xa
Trót chôn kín bao năm dài ân ái
Ôi ngơ ngác mắt trẻ thơ khờ dại
Lặng nhìn cha về thăm mẹ chiều nay
Cơn sốt nào đốt nóng cả bàn tay
Em yêu dấu, mong manh, ta thầm gọi...
Luôn gọi tên vợ với cái tên “T. mong manh”, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang hẳn đã chứng kiến những đổ vỡ của chị khi chứng kiến anh không vượt qua được bàn tay của số phận.
Cuốn sổ đã cũ, nhàu nát, có những đốm mồ hôi của những năm xưa vật vã giữa bệnh tật và những ngày nghèo khó. Khi mất vì chứng hen suyễn và suy kiệt năm 1985, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang có lẽ vẫn còn những ray rứt khôn nguôi khi rời cuộc đời lúc chưa tới tuổi bốn mươi. Tuy vậy, cho dù đã không gượng được để đứng dậy, anh còn có một mối tình đẹp, chung thủy và nhẫn nhục từ người vợ mong manh của mình.
https://thuviensach.vn
Vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang chụp ảnh lưu niệm cùng một khán giả người Nhật rất hâm mộ ban nhạc Phượng Hoàng
• Hình ảnh trong bài là tư liệu của gia đình N.S Nguyễn Trung Cang
https://thuviensach.vn
VỀ BÀ CHIỂU, RẢO HÀNG BÀNG
Cô Tám nhắn tin trên Facebook hỏi tôi có biết cái hẻm nhà cô hồi đó gọi là hẻm “Ba cây Sao” không? Đó là cái hẻm trên đường Nơ Trang Long, xưa là đường Nguyễn Văn Học. Hẻm gần Ngã tư Bình Hòa, không xa cái nhà gỗ trên đường Rừng Sác nay là đường Nguyễn Thiện Thuật của ông Vương Hồng Sển. Cũng không xa cái nhà xưa trên cầu Băng Ky, mà mùa hè năm trước tôi viếng thăm và đưa vào cuốn “Sài Gòn, chuyện đời của phố” phần 1. Đằng trước hẻm nhà cô Tám có trồng ba cây sao cao vút. Bây giờ nó chỉ còn cái tên cũ không mấy ai biết, chỉ biết đó là cái hẻm 104 mà thôi.
Một tin nhắn nhỏ khiến tôi nghĩ ngợi về vùng Bà Chiểu và thấy rằng mình luôn có cảm giác dễ chịu khi đến nơi đó. Đất Bà Chiểu, giống như Lái Thiêu hay Trảng Bàng, đều là những vùng dân cư luôn khiến người mang tình hoài cổ có cảm xúc khi lai vãng. Ở nơi đó, xen giữa những nhà phố, thỉnh thoảng lại ló ra một căn nhà ngói rêu phong, một cây cổ thụ um tùm lá, một góc miếu thờ nhỏ hay mái đình to và ở đó dân cư thường hiền hòa, bình dị.
Đi về Bà Chiểu như đi về một quá khứ không xa lắm. Trường Vẽ Gia Định nay đã không còn mặt tiền xưa với những cái cột Toscan và vòm cửa arcade rất đẹp, điều này khiến tôi luôn tự hỏi tại sao những người quản lý ngôi trường hay ở cấp cao hơn không tìm cách giữ lại một vẻ đẹp kiến trúc cổ điển và mang giá trị văn hóa, lịch sử và mỹ thuật rõ nét như vậy? Đi ngang nhà ông Vương Hồng Sển, nhìn vào sân sau thấy cây xoài thanh ca cuối sân đã chết nhưng vẫn cố đứng vững chịu đựng lũ dây leo quấn quanh chằng chịt. Kệ thờ ở dưới cái mái nhỏ trong sân giữa có di ảnh của ông và bà Năm Sa Đéc nhìn ra cái hòn non bộ buồn thiu, vài cây chậu nhỏ tiêu sơ và cái nhà lớn cửa đóng im ỉm. Ngôi nhà gỗ mấy trăm năm tuổi này ngày càng xuống cấp, chờ đợi một phương án giải quyết không biết bao giờ thành hiện thực để có thể thực sự biến thành bảo tàng như ước nguyện cuối đời của ông. Bên ngoài đường, một đám múa lân rầm rộ mừng một ngân hàng vừa khánh thành, bóng loáng trên nhôm, trên kính và trên gương mặt vài vị quan chức.
Bà ngoại tôi, tiểu thư của một gia đình hết thời vùng Khánh Hội đầu thế kỷ 20 kể với má tôi rằng khi còn trẻ, bà thường có việc đi qua khu Bà Chiểu từ Gò
https://thuviensach.vn
Vấp trên xe thổ mộ theo đường làng số 15, bây giờ là đường Lê Quang Định. Xe đi qua xóm Gà, thường thấy hàng cây sao dài um tùm trong những buổi sáng sương sớm hay buổi chiều tối. Lúc đó là những năm 1925, 1926 khi bà vừa sinh má tôi... Xe thổ mộ lóc cóc đi ngang Tòa Bố Gia Định (nay là Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh, góc Phan Đăng Lưu - Đinh Tiên Hoàng) vào ban ngày, khách đi đường thưa thớt và ban đêm tối âm u vì đèn đường cách nhau rất xa, đầy tiếng ếch nhái ểnh ương kêu inh ỏi.
Tòa Bố Gia Định xưa kia, nay là Trụ sở Ủy ban nhân dân quận Bình Thạnh
Tới Tòa Bố, xe quẹo cua vào đường Hàng Bàng ngay góc Lăng Ông. Đường Hàng Bàng là đoạn đường mang tên Đinh Tiên Hoàng từ đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh ngày nay cho tới Cầu Bông. Thời đó, hai bên đường là bưng bàng, dùng để đan đệm, không phải loại bàng lá to thân cứng, nên con đường này được gọi tên như vậy. Khu Bà Chiểu khi đó còn có đường Hàng Gòn, Hàng Dừa, Hàng Sanh... đặt tên tùy theo cây trồng hai bên. Đường Hàng Gòn nay là Hồ Xuân Hương. Đường Hàng Sanh bây giờ là đường Bạch Đằng, xưa rất vắng vẻ có trồng nhiều cây sanh có rể phụ giống như cây đa, cây si... Vài người già ở Bà Chiểu luôn cảm thấy bực mình khi chữ Hàng Sanh bị viết sai thành Hàng Xanh như lâu nay.
Khi gả con gái út vào một gia đình ở ngã Năm Bình Hòa, hiểu biết của bà ngoại tôi về vùng Bà Chiểu càng đầy lên qua những câu chuyện với ông bà sui
https://thuviensach.vn
là dân cố cựu ở đây. Lúc đó, khoảng đầu thập niên 1950 đã có đông người lao động nghèo về ở nơi đây nhưng khoảng thập niên 1920 thì còn thưa vắng. Từ Cầu Bông về xóm Đình gần đó người ta còn làm ruộng, thậm chí còn thấy hai bên đường Hàng Bàng ruộng lúa tươi tốt chín vàng khi đến mùa gặt. Thú vui của dân xóm Đình gần đó là đi câu ếch và bắt cá lia thia, bắt còng. Cá lia thia ở đây là cá xiêm lai, đá rất giỏi nên cá các xóm Cầu Lầu, Thanh Đa hay Hàng Sanh, Thị Nghè trong vùng đều chạy mặt.
Đường Hàng Bàng ngày nay, là đoạn đường Đinh Tiên Hoàng từ cầu Bông đến đường Phan Đăng Lưu.
Ảnh: Nguyễn Đình
Tuy nhiên, đám trẻ đi bắt cá lia thia ở quanh quẩn đường Hàng Bàng trong ngày nghỉ học thường không dám nán lại lâu vì sợ đến giờ Ngọ là giờ... ma đi. Giờ khắc đó, mấy người thả trâu cũng đã về ăn cơm chứ không còn ai ngoài ruộng. Ai cũng sợ cô Ba Trâm... nhát ma. Nếu đi ngang con đường vào ban đêm thì thật là mừng nếu thấy có ánh đèn dầu của mấy anh soi ếch, bắc cóc. Đi từ cầu Bông, khách bộ hành luôn mong cho nhanh tới Lăng Ông, vì phía trước Lăng có một dãy nhà phố và một cái lò đóng móng bò. Cái lò này chính là nơi trú lý tưởng khi gặp trời mưa, rồi từ đó đi tiếp về miệt Phú Nhuận, Bình Hòa hay Gò Vấp vì không có nhà cửa nào gần đó. Đứng tại lò đóng móng bò,
https://thuviensach.vn
không bị nhà cửa nào che khuất nên có thể nhìn thấu tới xóm Đình, thấy cả một cây khô rất cao là chỗ cô Ba Trâm treo mình tự tử. Cây này không ai dám đốn hạ kể từ khi chuyện đó xảy ra vì ai cũng tin oan hồn cô còn vương vấn. Từ lò đóng móng bò ngó qua bên kia đường có một miếng đất trống và một cái nhà lợp thiếc, sườn bằng sắt. Đó là nơi phú-de (fourrière, nơi chứa đồ vật của công an) nhốt chó, nhốt bò vô chủ đi lang thang. Sau một thời gian, phú-de ấy dời đi. Trước kia ở đây là trại lính, nơi tập dượt của lính mã tà. Dân quanh vùng thường thấy từng tốp lính bốn năm người bồng súng có gắn lưỡi lê đứng tập theo khẩu lệnh của của mấy chú cai, thầy đội. Người dân còn nhớ câu khẩu hiệu dù không hiểu nghĩa nhưng nghe riết thành thuộc lòng:
Chục ba la quăng băn tê!
Chục ba la de quách quả rề
Quách quả rê! Rề bản lề! Chục ba la về!
Về cô Ba Trâm, ông bà sui của ngoại tôi kể rằng: cô còn trẻ, con nhà khá giả. Cô treo cổ tự tử sau khi bị bà mẹ ghẻ tàn độc hành hạ và ép gả chồng không theo ý mình. Nơi cô Ba Trâm tự tử là gốc cây trâm gần trường Vẽ Gia Định (Đại học Mỹ thuật TP.HCM ngày nay). Nơi đó cây cối sầm uất, nhà cửa thưa thớt nên thân xác cô khi được phát giác đã không còn nguyên vẹn do bị thú ăn. Vì chết oan, lại chết thảm nên người dân tin là hồn cô không đầu thai được mà còn vất vưởng trên dương gian. Họ đồn về đêm cô thường hiện về trong dáng vẻ một cô gái bận áo trắng đứng đón xe song mã ở Hàng Xanh đòi đi dạo một vòng rồi về Gia Định. Xe nào đưa cô đi thì gặp may, từ chối thì gặp xui rủi và giở trò ong bướm sẽ bị vật chết. Bây giờ người ta cho rằng xóm Đình chính là đoạn đường Nguyễn Duy hiện nay, một con đường nhỏ còn tồn tại một số nhà kiểu xưa.
Câu chuyện này rộ lên từ cuối thập niên 1910 và mai một dần, hầu như dân cư ở đó không mấy ai biết. Đến đầu thập niên 1950, không thấy ai còn nhắc đến chuyện cô Ba Trâm nữa. Lúc đó, đường Hàng Bàng đã trở thành đường Đinh Tiên Hoàng và nhà cửa đã đông đúc hơn. Phía bên trái, từ Lăng Ông đi Cầu Bông xây thêm nhiều căn nhà. Đến thập niên 1960 ở hẻm số 100 có tiệm bán khăn đóng “Khăn đen Suối Đờn” nổi tiếng từ Bình Nhâm, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một xuống làm ăn. Gần Cầu Bông có bãi đất trống (sau khi chặt bỏ những
https://thuviensach.vn
đám bàng) chạy dài đến cái cổng gạch đắp nổi hai chữ Gia Định gần Lăng Ông. Buổi chiều người dân tụ lại ở đây buôn bán thành khu chợ trời, gọi là chợ chiều Cầu Bông, bán đủ thứ phục vụ cho bữa ăn như nồi đất, bí bầu, gạo... có một ông thợ may được gọi là anh Năm đặt bàn máy may ở đó may quần áo cho khách. Có cả mấy cái quán cà phê.
Ảnh: Nguyễn Đình
Văn bản xưa trong đình Bình Hòa
Năm 1952, nghệ sĩ lão thành Năm Châu đến mua một trại cưa trong con đường dốc là nhánh của đường Hàng Bàng đổ xuống khu Miếu Nổi, làm thành chỗ ăn ở cho đoàn Việt kịch Năm Châu. Gia đình ông ở trên cái nhà sàn de ra sông, khoảng giữa dành làm sân khấu để tập tuồng và trong trại chia ra từng gia đình nghệ sĩ ở với cái bếp chung, ăn “cơm hội”. Gia đình nghệ sĩ Trần Hữu
https://thuviensach.vn
Trang cũng ở trong cái nhà sàn gần đó. Sau năm 1975, đến lượt nhà văn Sơn Nam cũng về ngụ trên con đường này, rất tiện cho ông khi cần đi đến Lăng Ông để tham gia việc Lăng, hoặc đi giao dịch các tòa báo ở quận 1, quận 3. Lần gặp năm 1999, ông nhắc lại một chuyện xưa: Khi con trai là Nguyễn An Ninh còn măng trẻ muốn sang Pháp du học, cụ Nguyễn An Khương, một nhà nho yêu nước hưởng ứng phong trào Duy Tân và Đông Du đã đưa con đến Lăng Ông Bà Chiểu để tuyên thệ giữ vững khí tiết, không bị bả vinh hoa xứ người mê hoặc mà phản bội quê hương. Con trai ông không chỉ vượt qua mọi cám dỗ vinh hoa mà còn trở nên một nhà cách mạng lừng lẫy chống chế độ thực dân. Câu chuyện khiến tôi nghĩ nhiều về vai trò của Lăng Ông trong đời sống người Sài Gòn - Gia Định. Họ đến Lăng không chỉ để cầu xin buôn may bán đắt, thề thốt đúng sai với nhau mà còn là đến để có nơi chứng giám lòng kiên trinh với đất nước. Một nơi như vậy sẽ không bao giờ có cảnh hương tàn khói lạnh cho dù cuộc sống có biến đổi thế nào đi nữa.
Cơn mưa đầu hè khiến tôi trú lại khu chợ Bà Chiểu, ăn tô mì hoành thánh bên cái xe có tranh kiếng màu đầy tích tuồng xưa cũ. Những mảng màu đã lợt lạt trên tranh. Tô hoành thánh không còn ngon như hồi được bà ngoại cho tôi đi ăn mỗi khi thăm bà bác, sui gia của bà ở đầu hẻm Ba cây Sao. Mưa đi qua vùng Bà Chiểu, như đã qua trăm năm trước, nhưng cảnh vật đã khác rất nhiều, trên một vùng đất văn hóa tiêu biểu của đất Gia Định.
Giấy tờ giao dịch ở Gia Định đầu thế kỷ 20
TRAN VAN NHON số 529 BIJOUTIER A GIA DINH Le 24 juillet 1929 Tên Nguyễn Thị Hai ở làng Bình Hòa xã Tổng Bình Trị Thượng hạt Gia định Gởi tại tiệm tôi 1 chỉ 3 phân vàng tây Thêm 7 phân v.t làm lại 1 chiếc cẩn hổ nổi là 2 chỉ Tiền công và tiền vàng là 6, 50đ
Biên nhận gia công nữ trang năm 1929
https://thuviensach.vn
Giấy mướn ruộng
Giadinh le 18 avril 1920.
Tổng An Bình làng đông Phú
Hương sư Phong đẵng
Nay hai vợ chồng tôi đứng làm giấy mướn ruộn của hai vợ chồng thầy hai Chỏi ở làng Bình Hòa, ruộn tọ lạt (tọa lạc) tại làng đông Phú tôi làm giấy mướn ba năm ruộn hai giây lúa mướn sáu chụt giạ. Mỗi 1 năm giao qua tháng viên đông lúa đủ 60 thùng quan bằng. Tôi thiếu thì chủ ruộn lấy ruộn lại cho người khác mướng (nay tôi)
Hương sư (ký tên Phong) vợ thị Đĩnh (ký tên)
Góc trái có đóng dấu 5 cents
Văn bản đề cử vị trí Thủ chỉ làng Bình Hòa của Hương chức Hội tề trong làng Bình Hòa.
https://thuviensach.vn
Thủ chỉ: Chức do làng đặt ra. Khi trong làng có giấy gì toàn dân phải ký thì thủ chỉ ký đầu giấy.
Thủ: đầu. chỉ: giấy. (Theo cuốn “Khúc tiêu đồng - Hồi ký một vị quan nhà Nguyễn”. Tác giả Hà Ngại. NXB Trẻ 2014)
Giađịnh, le 1 Janvier 1910
Tổng Bình Trị Thượng, làng Bình hòa xả,
Vì trí cử thủ chỉ tờ sự, nguyên mấy năm nay không có người làm chức ấy, nên năm nay hương chức hội tề có nhóm lại mà chọn cử, nên chọn đặng một người đội cựu là: Nguyễn văn Bang người này gia tư giàu có và tánh hạnh tốt, nên nay hương chức đồng ứng đứng cử người này làm chức thủ chỉ, đặng coi xét sổ sách trong đình và nhứt thiết chư vụ sự trong làng việc có đem đến trình bổn Tổng nhận thiệt đặng cho Nguyễn văn Bang lảnh chức thủ chỉ mà làm cho vỉ chánh danh phận từ năm 1910.
Nay trí cử tờ.
Hương cổ Nguyẽn-v- Nguyên
Hương cả Lê-Văn-Ý
Hương chủ Nguyẽn-v-Thoại
Hương sư Huỳnh-v-Tàu
Hương trưởng Nguyẽn-v-Nái
Hương giáo Lê-v-Nhiều
Hương bộ Trần-ngọc-Oến
Hương chánh Nguyẽn-v-Chung
Hương thần Phan-v-Quyên
Hương quản Huỳnh-v-Viết
(các chữ ký bên phải, bằng chữ Việt hoặc chữ Hán)
Le maicre Nguyẽn văn Bình
Cai tổng nhận thiệp (chữ ký và con dấu)
Bùi-hữu-Nghĩa
https://thuviensach.vn
Phó Tổng nhận(chữ ký và con dấu)
Cảnh Lăng Ông - Bà Chiểu trên bìa báo xuân xưa
MỘT CHUYỆN KIẾM SỐNG Ở SÀI GÒN TRƯỚC 1945
Năm 1941, một thanh niên gần tuổi đôi mươi ở làng Hướng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình vừa thi đậu Sơ học yếu lược xong. Lúc đó, trong làng của anh, một số người nhắc đến Sài Gòn, thành phố phương Nam xa xôi, là nơi dễ làm ăn, dễ kiếm tiền và hấp dẫn với nhiều thú vui. Anh quyết định lên đường khám phá Sài Gòn. Trong suốt hai năm ở lại thành phố này dưới thời Pháp thuộc, anh va chạm với đủ người tốt kẻ xấu, học được những bài học về giá trị của công sức lao động, giá trị của sự trung thực...
Dưới đây là một đoạn hồi ký của người thanh niên năm xưa. Đọc lại phần hồi ký này, ta có thể hình dung phần nào cuộc sống, sinh hoạt, không khí làm
https://thuviensach.vn
ăn cần mẫn của vùng đất Sài Gòn bảy mươi năm trước. Trong đó, luôn có phần cho người nhập cư nào có ý chí vươn lên, thay đổi cuộc sống.
“…Xin cha mẹ đi Sài Gòn. Trước là làm ăn kiếm tiền giúp cha mẹ, sau là để biết Sài Gòn, nghe các người đi về nói là đẹp lắm. Tôi đi Sài Gòn bằng hỏa xa lên ở ga Minh Lễ, đi với anh Nghị là em Dì Bài. Lúc này, anh đã có vợ là người làng Đơn Sa ở tại Sài Gòn.
Vào Sài Gòn, tôi chẳng quan tâm đến cái đẹp, cái lạ và cũng chẳng quan tâm đến mọi sự lôi cuốn ở đô thị phồn vinh. Chỉ chắm kiếm việc làm để tiền gửi về giúp cha mẹ. Bà con vào đây trước gặp tôi, như bác Đại, anh chị Đạo và Lẹ, chú Đính, anh Cu Trinh (Anh Cu: Khẩu ngữ của người Quảng Bình dùng kèm sau một số danh từ chỉ người để gọi thân mật người nông dân có con trai đầu lòng còn bé. T.G) và nhiều người khác biểu tôi chơi cho đã đạ sẽ đi làm sau, nhưng tôi hằng ngày đi lang thang hết đường phố này đến đường phố khác xem ngoài cổng nhà ai có treo giấy mướn người như tôi là vào xin. Đi qua dòng tu kín phía sau nhà Bưu điện Sài Gòn có treo giấy cần một đứa vào làm cỡ tuổi tôi, vào đây xin và được việc. Lại biết trong này có Cu Cư người làng mình nữa.
Công việc của tôi như sau: Sáng 4 giờ ra giúp xà ích cho xe ra, cặp ngựa vào và lên xe ngồi với một bà phước người Pháp, mập, nói sọi tiếng Việt, ra chợ Bến Thành xách giỏ cho bà phước ấy đi các hàng trong chợ mua thực phẩm. Đầy giỏ, tôi đưa ra xe và lúc đó đã mua xong lại lên xe trở về nhà như cũ. Ngoài việc đi chợ buổi mai, cả ngày nhổ cỏ ở các bồn hoa và ngoèo xoài trong vườn tu viện. Lương tháng 10 đồng Đông Dương.
Tôi làm được độ nửa năm vẫn lương 10 đồng. Một buổi sáng tôi ngủ quên ra trễ không kịp giúp thắng xe ngựa, bị bà phước ấy cự, tôi cự lại… và thấy việc xách giỏ cho bà phước đi chợ chẳng thú gì cho tuổi bước vào thanh niên đầy hứa hẹn này. Tôi xin thôi việc.
Lại đi lang thang kiếm việc. Đến một nhà máy cà-rem, có dán giấy cần người. Tôi vào xin và được việc. Làm phụ người thợ chính làm cà-rem cây. Tại đây đã có ba thanh niên làng mình làm trước: anh em anh Nghi con bà Châu ở gần nhà dì Bài, anh Cương (Hường). Làm được ít lâu, hình như lương tháng 15 đồng Đ.D. Sau đó không lâu, ông chủ ở Đa Kao đưa giấy lại, biểu các thanh
https://thuviensach.vn
niên trong hãng thi một bài chánh tả ngắn chữ Việt. Bốn năm thanh niên chỉ có tôi và anh Cương biết viết. Tôi, anh Cương viết bài dự thi.Qua ngày sau có xe đến và cho biết là tôi đậu, lên xe về Đa Kao làm việc khác. Ông chủ này là chủ tiệm cà-rem và chỗ tôi đến là nhà hàng ăn, tức là gia đình ông chủ ở nhà sau. Ông người Việt nhưng nói tiếng Pháp như tiếng mẹ đẻ, có hai vợ là chị em ruột, bà nào cũng có con bồng cả. Tuy là chị em ruột nhưng ghen nhau quá cỡ. Tôi được ông chủ và hai bà chủ mến lắm vì thấy tôi khôi ngô và chất phác. Giao cho tôi hai việc rõ ràng:
Góc đường bên hông Nhà thờ Đức Bà trước 1945 ở Sài Gòn Sáng độ hai giờ ra phía trước đợi hai xích lô mối, khi hai xe này đến thì vào báo tin cho ông chủ. Ông chủ lên xích lô trước, tôi lên xích lô sau, qua nhà máy nước đá Khánh Hội. Đến đây, ông chủ đứng đợi còn tôi đến nhà người gác máy lấy chìa khóa mở cửa vào. Ông chủ ngồi bàn xem sổ sách và xem báo. Tôi ngồi một bàn nhỏ ghi chép vào sổ các xe ngựa đến nhận nước đá của hãng.
Xong việc, trời vừa sáng, tôi và ông chủ lại lên xích lô về nhà hàng ăn. Về đây ăn sáng xong là tôi phụ người bồi chính mở cửa hàng và dọn các bàn ăn. Cả ngày khách Việt, Pháp vào ăn rất đông. Nhà hàng này ở đối diện rạp ciné Đakao. Tôi phụ với anh bồi chính sẹc-via cho khách suốt ngày. Lúc khách để lại tiền lẻ cho bồi gọi là Puốc-boa (bourboi), tôi phải giao cho bồi chính hưởng, tôi không được gì. Có một bữa vắng bồi chính, tôi tự sẹc-via, khách cho tôi
https://thuviensach.vn
được một ít đồng, nó hỏi lấy hết. Tôi đưa nhưng vẫn bất mãn cự lại. Tuy tôi là bồi phụ nhưng công tôi làm!
Có một buổi sáng, trong lúc tôi ngồi biên chép tại hãng nước đá Khánh Hội, thì anh bếp hàng ăn nơi tôi ở đến nói gì với ông chủ và biểu tôi về theo. Khi về đến nhà, nó biểu tôi mở rương ra để khám, có sự chứng kiến của hai bà chủ và các người trong nhà. Tôi mở rương cho khám, chẳng có gì khác ngoài áo quần và ít tiền lẻ của tôi. Tôi hỏi tại sao khám rương tôi, tên đầu bếp nói là đêm ấy nó mất áo quần và tiền bạc, nghi cho tôi lấy. Sự thể đã rành rành là đêm ấy tôi nghỉ tại nhà hàng với mọi người trong nhà, lúc ra khỏi nhà thì hai tay không đi với ông chủ nên mọi người trong nhà không nghi cho tôi nữa. Ông và hai bà chủ an ủi tôi ở lại nhưng thấy anh bồi chính và anh bếp đa nghi không đúng chỗ thì có ngày tính nóng trực của tôi sẽ có chuyện nên xin thôi về nhà của anh chị Đạo đang ở làm bồi bếp cho ông Cò Duboi tại bót lính kín trước nhà thờ Đức Bà.
Tôi nghỉ được một ngày, lại đi lang thang trong thành phố. Gặp nhà một ông lai Tây xin làm và ông đưa tôi lên làm bồi phụ tại nhà hàng ăn ở Thủ Dầu Một. Tôi ăn ở nhà hàng, ngủ tại nhà sau của ông chủ gần đó với anh bếp cũng thanh niên lớn tuổi hơn tôi. Ngoài việc giúp bồi chính, chiều chiều sau khi đóng cửa nhà hàng tôi về nhà ông chủ phải ủi áo quần cho bà chủ. Bà chủ chưa có con nhưng quần lót có những cái vàng vàng nghe khét lẹt lúc bàn ủi đẩy qua. Được ít lâu, tôi chán mùi áo quần lót của bà chủ quá nên xin thôi việc. Ông chủ thấy tôi thanh niên sáng sủa và tận tụy, không đành lòng để tôi đi nên đưa tôi lên Tòa thánh Tây Ninh làm bồi cho nhà hàng ăn của trại lính đóng tại Tòa thánh bỏ thầu. Pháp có, Khố đỏ có, đến ăn ở đó. Tôi làm được ít lâu, chán ở chung với lính nên xin thôi về Sài Gòn về ở nhà anh chị Đạo như trước.
https://thuviensach.vn
Chợ Bến Thành năm 1940.
Tôi lại đi lang thang kiếm việc. Đến nhà hàng ăn Khánh Hội, gặp hai anh em người Pháp chưa vợ là chủ nhà hàng (nó nói giỏi tiếng Việt), nhà hàng thiếu hai chỗ bồi. Tôi về rủ chú Đính về cùng làm. Cả ngày ở lại nhà hàng, đêm về nhà anh chị Đạo ngủ.
Có một đêm đi qua rạp hát lớn tại đường Tự Do, chú Đính rủ tôi vào xem. Hết giờ bán vé nên hai chú cháu chui đại vào xem cho được vì gánh hát mới nghe nói hay lắm. Không biết đường nên chui vào lô riêng trên gác của viên Toàn quyền Đông Dương đang xem hát. Họ nghi là hai tên thích khách nên bọn lính kín và cảnh sát gác bảo vệ cho Toàn quyền bắt hai chú cháu tống vào Khám lớn mấy ngày. Sau khi xét hỏi lăn tay chụp hình, truy mãi chỉ thấy là hai thanh niên vô sự xem hát vào coi cóp lạc chỗ mới tha. Chú Đính không biết có bị không, còn bị tôi bị mấy loi đau nhớ đời đến nay vẫn còn nhớ cảm giác đau. Lúc được bảo lãnh ra hai chú cháu làm nhà hàng Khánh Hội ít lâu nữa. Thấy đêm phải đi về khuya thấy bất tiện quá nên xin thôi.
Về nghỉ nhà anh chị Đạo vài ngày, tôi lại đi lang thang tìm việc, thấy giấy dán tìm người và xin vào làm được. Tôi làm bồi cho vợ chồng anh Tây trên đường Tự Do, khu nhà bảy tầng. Anh Tây này nói sọi tiếng Việt, còn vợ chưa biết. Đôi này chưa có con. Ngày làm đêm lại về ngủ nhà anh chị Đạo gần đó. Lương tháng 40 đồng Đ.D. Lúc đó 40 đồng đối với số người đi làm thuê là hạng cao đấy. Nơi làm ban đầu là 10 đồng, thôi chỗ cũ đi làm chỗ mới, cứ mỗi nơi lên một cấp cho đến 40 đồng. Chủ có hứa hẹn là tăng nữa nhưng vừa lúc
https://thuviensach.vn
đó nhận được điện tín của nhà, báo là em Duệ đau nặng, phải về gấp. Tôi xin thôi việc để về nhà. Vợ chồng ông Tây tiếc lắm. Cho là tôi khôi ngô thật thà chất phác nên họ nói đi nói lại: về rồi vào làm, nói sẽ đợi tôi không kiếm người mới. Họ thích tôi là người không gian manh, qua thử thách của họ: những ngày đầu tiên tôi vào làm, họ như vô ý để bạc chỗ này chỗ khác hoặc rơi giữa nhà. Tôi không biết việc họ làm, vẫn để bạc chỗ cũ và bạc dưới nhà tôi xếp lên đủ hẳn hòi. Sau đó ít lâu, nghe chị bếp nói là ông chủ khen sự thật thà của tôi lắm và giao chìa khóa phòng cho tôi những lúc vợ chồng làm việc. Ở nhà tôi mặc sức tắm giặt cho đến lúc gần giờ thì mở cửa cho ông vào, còn mình làm bổn phận bồi.
Tôi đi xe lửa về nhà. Đêm hôm không có ai về làng để về theo. Tôi phải đi đò dọc, họ chở tôi về cửa sông Gianh…
Tôi ở Sài Gòn độ hai năm, khoảng 1941 – 1943. Làm ăn tiêu rồi còn dư gửi về nhà độ 200 đồng đến 300 đồng. Lúc tôi đi Sài Gòn, cha làm cái nhà ngói, còn hai mái ngói Tây ấy là do tiền tôi gửi về, lúc ấy 100 đồng Đông Dương là quý lắm.”
Chân dung hồi trai trẻ của ông Đặng Ngọc Lịnh và trang hồi ký cũ kỹ về những ngày kiếm sống ở Sài Gòn của chàng thanh niên Quảng Bình từ trước 1945
• (Theo Hồi ký của ông Đặng Ngọc Lịnh viết riêng cho gia đình trước khi mất năm 2004 tại California, Hoa Kỳ.
Trước khi sang Mỹ năm 1994, ông sống tại hẻm 231 đường Lê Văn Sĩ, phường 14, Phú Nhuận)
https://thuviensach.vn
TRANH BÌA BÁO XUÂN THẬP NIÊN 1950
Một ngày giáp Tết cuối thập niên 1950, có hai người đàn ông chạy xe gắn máy tông vào nhau trên đường Lê Lợi, đoạn gần chợ Bến Thành. Sau khi dựng xe, lấy lại tư thế, hai ông ngỡ ngàng nhận ra nhau. Người lớn tuổi hơn đi Vespa là họa sĩ Duy Liêm, nổi tiếng vẽ bìa nhạc tờ, mẫu tranh sơn mài và bìa báo. Người đi Lambretta là họa sĩ Lê Minh. Hai ông hỏi nhau đi đâu mà gấp gáp vậy, và cả hai có cùng câu trả lời giống nhau: “Tôi đi giao tranh bìa báo Xuân, gấp quá nên đi nhanh!”.
Câu chuyện cũ đơn giản vậy nhưng còn đọng lại trong tâm trí họa sĩ Lê Minh, họa sĩ nổi tiếng một thời chuyên vẽ bìa sách truyện chưởng Kim Dung và tranh các loại cho các ấn bản. Năm nay 77 tuổi, còn tráng kiện và đang sống cùng vợ con ở đường Lê Quang Định, ông hồi tưởng: “Thập niên 1950 là thời hoàng kim của giới họa sĩ vẽ tranh bìa báo xuân. Lúc đó xu hướng dùng ảnh làm bìa báo xuân chưa rộ lên, giới họa sĩ chúng tôi như Lê Trung, Thái Văn Ngôn, Duy Liêm tha hồ tung hoành. Những năm đó, tôi còn trẻ, ngoài việc vẽ bìa sách còn nhận thêm vẽ bìa báo xuân. Mỗi năm nhận khoảng 5, 6 bìa là có tiền ăn cái Tết huy hoàng rồi”.
Họa sĩ Lê Minh kể rằng khoảng một tháng trước Tết, các báo như Sân khấu mới, Tia sáng, Phụ nữ điễn đàn, Phụ Nữ Ngày Mai đã bắt đầu đặt ông vẽ bìa. Các chủ báo không có yêu cầu gì cụ thể, chỉ giao họa sĩ vẽ một bìa báo cho đẹp với tông màu rực rỡ. Thế là các họa sĩ tha hồ sáng tạo. Tuy nhiên bìa báo xuân nhất nhất phải có hình một cô gái xinh đẹp, có cành hoa mai, có cảnh đi lễ chùa, đi chợ hoa, cho bồ câu ăn, lư nhang trầm... cứ thế mà thay đổi, thêm bớt, miễn các tranh bìa đừng giống nhau. Thập niên 1950, kỹ thuật làm bản kẽm chỉ dùng để in ảnh trên bìa nên họa sĩ vẽ tranh làm sao cho phù hợp với kỹ thuật in mộc bản, dễ chạm khắc trên gỗ để in. Một bức tranh thường vẽ chỉ mất một buổi nhưng vì nhiều tranh dồn lại phải giao gấp, nên mới có chuyện tông xe vào nhau trên đường Lê Lợi với ông Duy Liêm.
https://thuviensach.vn
Họa sĩ vẽ tranh bìa báo Xuân nổi bật lúc đó là họa sĩ Lê Trung, người mà họa sĩ Lê Minh ngưỡng mộ từ khi còn trẻ. Họa sĩ Lê Trung tên thật là Lê Toàn Trung, người gốc Châu Đốc. Ông tốt nghiệp trường Trung học trang trí Gia Định và là cựu sinh viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1938, có thụ huấn giáo sư Besson, Claude Lemaire, La Jonchères. Tranh của Lê Trung được chú ý nhiều nhất là vẽ thiếu nữ với nét đẹp diễm lệ, sóng mắt ướt rượt, ngực nở, eo thon hừng hực sức sống như cây trái miền Nam. Giới bình dân ở Sài Gòn, người dân miền tây Nam bộ đặc biệt mê tranh bìa báo xuân do Lê Trung vẽ. Tranh của ông đứng hẳn riêng một góc, khác hẳn dáng thiếu nữ thướt tha, mảnh mai yểu điệu kiểu “mỹ thuật Đông Dương” rất thịnh hành. Dạng tranh này có sức sống thật sự đến nỗi cho đến nay nhiều người còn nhắc đến để nhớ về một dĩ vãng êm đềm của thập niên 1950 lúc vừa thoát khỏi chế độ thực dân và chiến tranh chưa lan rộng. Sau một cái Tết, bìa báo xuân, phụ bản màu sẽ được cắt ra dán trên vách nhà, cột cái để ngắm nghía suốt năm.
Họa sĩ Lê Trung đang vẽ chân dung thiếu nữ cùng bức tranh tự họa của ông (phải).
Tư liệu: Nguyễn Quốc Tuấn
https://thuviensach.vn
Đến đầu thập niên 1960, xu hướng tranh bìa báo Xuân đã dần dần yếu thế. Lúc đó, sân khấu cải lương và tân nhạc đang hồi mạnh mẽ với nhiều gương mặt đào, kép, ca sĩ đẹp, có tài. Đã vậy, kỹ thuật nhiếp ảnh cùng các thiết bị máy móc nhập cảng đã thúc đẩy bộ môn nhiếp ảnh phát triển. Kỹ thuật in ấn cũng tiến bộ hơn. Công chúng đòi hỏi được tiếp cận hình ảnh nghệ sĩ mà họ từng xem biểu diễn trên sân khấu. Ảnh bìa các báo lần lượt đưa lên bìa hình ảnh nghệ sĩ được chụp công phu trong các studio Bình Minh, Viễn Kính. Tranh của các họa sĩ vẽ cho báo xuân vẫn còn được ưa chuộng nhưng đã lùi dần vào bìa sau các tờ báo Xuân. Cách thể hiện này còn lai rai cho đến năm 1975. Các họa sĩ chuyên vẽ bìa báo xuân dù sao còn nhiều việc khác như vẽ bìa nhạc, bìa sách, sáng tác tranh. Riêng họa sĩ Lê Minh, ông trở nên nổi tiếng với tranh bìa truyện kiếm hiệp Kim Dung. Ngoài ra, ông tập trung sáng tác vẽ tranh “tứ bình”. Đó là những bộ truyện tranh vẽ các truyện tích Việt Nam như Lâm Sanh - Xuân Nương, Phạm Công - Cúc Hoa, Mục Liên - Thanh Đề... đề cao trung hiếu tiết nghĩa. Loại tranh này in màu, có bốn tờ khổ lớn và dài được tặng thêm làm phụ bản cho báo xuân. Người đọc mua báo về cất lại tờ tranh để... dán lên vách như cách họ đã dán bìa báo xuân trước kia vậy.
Tranh liên hoàn vẽ các tích truyện xưa bán rất chạy cách nay nửa thế kỷ do họa sĩ Lê Minh vẽ
https://thuviensach.vn
Khi xem các tờ báo xuân cách nay gần 60 năm trước, tôi thật sự thấy đó là những bức tranh đẹp, gợi cảm. Đó là dạng mỹ thuật dành cho đại chúng, dễ thưởng thức và đã tạo nên một thị hiếu thẩm mỹ tích cực dành cho những người bình thường không có mấy khi tiếp cận những gallery sang trọng hay các phòng khách xa hoa. Trong ký ức của người Sài Gòn, lục tỉnh hay ở các tỉnh xa ở tuổi trên 50, đó là những hình ảnh khó phai, đầy cảm xúc khi nhìn lại.
https://thuviensach.vn
Tranh họa sĩ Thái Văn Ngôn trên bìa báo Văn Nghệ - Xuân 1953. Ông nằm trong nhóm họa sĩ vẽ nhiều tranh cho bìa báo Xuân thời kỳ này
https://thuviensach.vn
Vẻ đẹp thiếu nữ rất diễm lệ và quen thuộc trong tranh của họa sĩ Lê Trung. Bìa báo Tiếng Chuông - Xuân Tân Sửu 1961
Tranh không rõ tác giả trên bìa báo Việt Thanh - Xuân Tân Mão 1951
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
• Bìa báo Xuân trong bài là tư liệu của LM. Nguyễn Hữu Triết và T.G SIÊU THỊ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
Năm 1971, anh Hai của tôi đang làm Hiệu trưởng một trường Tiểu học ở Tây Ninh được chuyển về Sài Gòn. Là công chức nhà nước, anh được cấp một thẻ Hội viên của Siêu thị Nguyễn Du. Anh nói: “Có tiền vào đây mà tha hồ sắm Tết, giá rẻ hơn ngoài chợ!”. Má tôi mừng vì được mua hàng giảm giá Siêu thị là mơ ước từ lâu, vì có thêm nguồn hàng giá rẻ để bán trong sạp của má ở chợ Ga, Phú Nhuận. Lần đầu tiên, nghe từ “siêu thị”, thằng bé lên mười là tôi cảm thấy tò mò và thích thú chẳng khác nào lần đầu đọc truyện... siêu nhân.
Siêu thị Nguyễn Du, khu siêu thị lần đầu tiên có ở Sài Gòn, và có thể nói là toàn cõi Việt Nam, mang đến cho nhiều gia đình công tư chức và cả quân nhân ở Sài Gòn những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có. Với nhà tôi, đó là những hộp sữa đặc rẻ hơn nhiều so với ngoài chợ, là chai rượu
https://thuviensach.vn
Martel cho ba nhâm nhi, là chai rượu chát hiệu Capri của Bồ Đào Nha bằng chai thủy tinh 5 lít bọc vỏ tre đan chung quanh, thơm nồng và ngọt ngào trong ngày Tết cho cả nhà. Một dịp sát Tết, tôi được đến siêu thị với anh, thấy nó giống một cửa hàng cực lớn, máy lạnh mát rượi và đầy những thứ món lạ lẫm. Qua cái cửa quay, tôi thấy khách mua hàng toàn những người lớn ăn bận lịch sự, nam với áo chemise bỏ vào quần, những người lính và nhiều phụ nữ bận áo dài. Đầu tháng Chạp, không khí mua bán ở đó rất sôi động. Do xe đẩy không có nhiều như bây giờ, khách mua hàng toát mồ hôi sắp hàng tính tiền dù trong không gian mát mẻ, tay lủ khủ hàng hóa trong những cái túi lưới.
Siêu thị Nguyễn Du được thiết lập ở góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, Sài Gòn do Tổng cuộc Tiếp tế thành lập. Không có nhiều tài liệu có thể tìm được nói về siêu thị này. Theo báo T.G.T.D, năm 1966, ông Trần Đỗ Cung, đứng đầu cơ quan trên được giao nhiệm vụ quân bình thị trường. Ngoài việc cấp bách như giải quyết những việc cần thiết cho đời sống người dân như nhập xe gắn máy, điều hòa việc phân phối thịt heo, gạo, ông dự tính thiết lập tại Việt Nam các trung tâm bán lẻ để phục vụ đại chúng, nhất là những người có đồng lương ổn định như công tư chức và quân nhân thời đó.
https://thuviensach.vn
Bố trí các quầy hàng không khác chi siêu thị ngày nay
Đầu tháng 2 năm 1967, một phái đoàn do ông Cung cử ra đã đến thăm chợ Mỹ (Commissary) ở đường Hùng Vương, Chợ Lớn để quan sát hoạt động cùng cách tổ chức của cơ sở này. Sau đó một tuần, ông Trần Đỗ Cung cùng một chuyên viên tài chính đã lên đường đi Philippines theo lời mời của Tập đoàn Siêu thị Makati ở thủ đô Manila để nghiên cứu về quản lý, kiểm soát, tổ chức và sản xuất thực phẩm. Họ còn tiếp tục đến Hongkong, Singapore để tham quan các siêu thị ở đó. Sau đó là tổ chức đào tạo về cách vận hành siêu thị cho nhân viên.
Song song đó, ông Cung tổ chức một khu chợ Tết vào tháng 1 năm 1967 vừa để phục vụ việc mua sắm Tết vừa tổ chức buôn bán theo hình thức mới để huấn luyện nhân viên của mình. Chợ Tết được thiết lập tại số 33 Nguyễn Du, cùng lúc đó khu nhà tôn số 12 Chu Mạnh Trinh được phá ra để xây cất siêu thị.
https://thuviensach.vn
Hàng hóa được dồn về bán tại khu nhà số 33 Nguyễn Du và ở đó, để khách hàng quen dần với cách mua bán sẽ áp dụng ở siêu thị đầu tiên của Việt Nam này, đó là cách “tự dụng”, hiện nay gọi là tự chọn. Khách đến mua hàng tại khu chợ sẽ tự do chọn hàng không cần phải nhờ đến tay người bán lấy giúp. Tuy nhiên vẫn có các cô bán hàng đứng sẵn ở các quầy để hướng dẫn mua hàng theo phương cách mới.
Theo Hồi ký của ông Trần Đỗ Cung xuất bản tại Mỹ năm 2011, một Kiến trúc sư người Đức tên là Meier đã được thuê vẽ họa đồ xây cất siêu thị, phối hợp với công ty NCR về trang bị thiết bị bên trong. Ngày 16 tháng 10 năm 1967, siêu thị đầu tiên ở Việt Nam đã chính thức ra đời, mở đầu một kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Từ cửa vào, khách đi tay không vô siêu thị bằng một cửa quay, tự lấy một giỏ xách hay xe đẩy và đi lựa chọn hàng đã ghi sẵn giá trên kệ. Chọn xong, họ đi tính tiền ở các quầy thu ngân có máy tính tự động. Siêu thị này có 6 quầy thu ngân ở cửa ra, trong đó có một “quầy hỏa tốc” dành cho những người mua ít hàng. Còn có một lối ra cho người không mua hàng. Cách thức không khác gì siêu thị ngày nay, nhưng khi nó được áp dụng cách nay gần 50 năm thì là một sự ngạc nhiên và kỳ thú lớn đối với khách mua hàng Sài Gòn. Trong Hồi ký, tác giả tả không khí lúc đó: “Siêu thị đã hoàn tất trên đường Nguyễn Du, có bãi đậu xe rộng rãi. Ngày khai trương cả đoàn xe Honda, Mobylette và Vespa rầm rập kéo đến chở vợ con hí hửng bước vào ngôi chợ tối tân mới mở cửa, phục dịch khách mua hàng một cách niềm nở và lịch sự”.
Thẻ Hội viên Siêu thị Nguyễn Du của bà Nguyễn Thị Nam, cựu Giáo chức tỉnh Gia Định.
• Tư liệu T.G
https://thuviensach.vn
Sau khi khai trương hơn một tháng, siêu thị Nguyễn Du tổ chức một sự kiện đánh dấu sự thành công của mình. Khi người khách thứ 100 ngàn đến đây và đặt tay vào cửa quay, loa phóng thanh đã phát to: “Hoan nghênh công dân siêu thị thứ 100 ngàn, là anh Lê Văn Sâm...”. Anh được choàng băng kỷ niệm và được ông quản đốc trao tặng giải thưởng trị giá 10 ngàn đồng. Chỉ hơn một tháng tính từ ngày khai trương, siêu thị Nguyễn Du lần đầu tiên có ở Việt Nam đã thu hút khách hàng rất mạnh mẽ.
Siêu thị Nguyễn Du nằm trên diện tích 30 ngàn mét vuông, ở một khu phố còn vắng vẻ không phù hợp cho việc buôn bán lắm nhưng khi siêu thị được lập ra, số khách hàng lui tới được đánh giá là “ngoài mức tưởng tượng”. Trung bình mỗi ngày có khoảng 2.500 người đến mua sắm và doanh thu mỗi ngày tối đa là 1,5 triệu đồng thời đó. Trong số 30 ngàn mét vuông, có 800 mét vuông là khu vực bán hàng, 1.000 mét vuông cho khu đậu xe. Về các kho châm hàng có: kho thường 500 mét khối, kho đông lạnh 200 mét khối nhiệt độ -20 độ C, kho lạnh 200 mét khối với 0 độ C. Về các kho dự trữ có: kho thường 10.000 mét khối, kho dự trữ đông lạnh 4.000 mét khối. Thiết kế quầy bên trong bao gồm: các quầy thường dài 150 mét, diện tích 300 mét vuông. Có 6 máy thu ngân NCR có bàn lăn tự động. Các quầy khác là: quầy thịt tươi, quầy thực phẩm đông lạnh, quầy rau trái cây, tủ lạnh đựng các sản phẩm từ sữa. Toàn siêu thị gắn máy điều hòa không khí và có hệ thống truyền hình hữu tuyến để kiểm soát. Ngoài ra còn trang bị máy phát điện 105 Kw.
Trước khi siêu thị được thành lập, trong giới doanh thương Sài Gòn, tuy rất nhanh nhạy với cái mới đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm “không tưởng”. Tuy nhiên, Tổng cuộc Tiếp tế với ý định sẽ thiết lập các chuỗi dây chuyền siêu thị tư nhân đã không chùn bước. Sau khi siêu thị này hình thành ít lâu, họ nhận được nhiều thư tán thưởng và nhiều tư nhân tấp nập gửi đơn đến đề nghị cộng tác thiết lập siêu thị tư nhân dưới hình thức này hay hình thức khác. Đến tháng 12, đã có hai siêu thị tư nhân cỡ nhỏ là An Đông và Đoàn Thị Điểm đã mở ra. Cái thứ 3 ở Biên Hòa được trang bị để mở vào Tết Mậu Thân năm 1968.
Sau khi siêu thị Nguyễn Du được thành lập không lâu, ông Cung được SMI (Viện Siêu thị - Super marketing Institute) mời qua Bangkok gặp các nhà buôn
https://thuviensach.vn
Thái để trình bày những kinh nghiệm khi hình thành Siêu thị đầu tiên này với những khó khăn, những nhược điểm và phản ứng của khách hàng...Ông kể: “Lúc đó, thương gia Thái vẫn buôn bán theo lối cổ truyền với những địa điểm nhỏ theo lối gia đình của người Tàu. Tôi thấy hãnh diện có dịp chia sẻ kinh nghiệm với người Thái và những khó khăn mà tôi đã khắc phục...” (Hồi ký). Như vậy, dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh, Sài Gòn đã đi trước Bangkok, một thành phố lớn sống trong hòa bình về việc buôn bán lẻ qua hệ thống siêu thị.
Tổ nhân viên cân trái cây và bỏ vào bao theo trọng lượng
Tổ nhân viên cưa thịt heo và bỏ vào bao ny lon
https://thuviensach.vn
Anh Lê Văn Sâm là khách hàng thứ 100.000 nhận quà tặng của Đại diện siêu thị Nguyễn Du
Bận áo the đẩy xe đi chọn đồ trong siêu thị
• Ảnh trang 76, 77, 78, 84: báo T.G.T.D, tập XVI số 11
Để tiếp tục phát triển phương cách buôn bán này, ông Trần Đỗ Cung đã thành lập Trung tâm phát triển siêu thị tại Việt Nam, có tính chất tư nhân ở Việt Nam và đồng thời ông được giao làm Chủ tịch Trung tâm phát triển siêu thị Việt Nam. Trung tâm có nhiệm vụ khuyến khích, phát triển hệ thống siêu thị và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc khai thác của siêu thị, ủng hộ các hoạt động liên quan đến việc phát triển hệ thống siêu thị trong miền Nam.
Sau khi mô hình siêu thị xuất hiện năm 1967, Sài Gòn đã xuất hiện các cửa hàng lớn nhỏ bán hàng bằng hình thức tự chọn tiện lợi. • Tư liệu T.G Báo Thời Nay ghi nhận sự phát triển của siêu thị và cũng nêu cả dư luận trái chiều từ thói quen đi chợ “ngàn năm cũ” của người dân: “Siêu thị mọc lên quá cỡ. Bắt đầu khoảng năm 1967. Nhiều căn nhà hẹp như cái lỗ mũi, vừa bằng
https://thuviensach.vn
cái chuồng chim, cũng mở siêu thị. Cũng vẽ vời “lối ra”, “lối vào”, xe đẩy tự dụng, máy tính tự động... Miếng giấy nhỏ, từ máy tính ra, là dấu hiệu của người tự trọng, không cầm nhầm, không ăn cắp vặt, có quyền ra về thơ thới hân hoan. Siêu thị bán đủ thứ. Đặc biệt là thịt đông lạnh nhập cảng từ Italy. Nhưng có lẽ người Việt không quen lối mua bán này, vì nó không vui. Người mua không được trả giá vài ba tiếng! Người bán mất cái thú nói thách, và đánh tráo...”
Siêu thị này và những siêu thị nhỏ khác ở Sài Gòn và các vùng lân cận hoạt động đến 1975 thì chấm dứt. Sau đó, là khoảng thời gian vắng bóng siêu thị cho đến gần 20 năm sau mới xuất hiện trở lại (khoảng 1993). Đến nay nhiều người vẫn cho rằng, siêu thị ở Việt Nam bắt đầu quá muộn, mà không biết nó đã hình thành từ gần nửa thế kỷ nay và đã được tổ chức hoạt động rất tốt không khác gì các siêu thị bây giờ.
Nghệ sĩ Kiều Chinh đến mua hàng tại Siêu thị
CÓ BỨC TƯỢNG HAI BÀ
Cho dù được đặt ngay trung tâm Sài Gòn, không nhiều người Sài Gòn - Gia Định để tâm đến bức tượng này khi nó còn nằm trên bệ, nhất là người sống ven đô ở Gia Định mấy khi có việc khi ra khu trung tâm thành phố. Một phần là vì bức tượng tồn tại chỉ khoảng hai năm cho đến khi bị giật sập. Bức tượng Hai
https://thuviensach.vn
Bà Trưng như một vết lờ mờ trong ký ức của những người nay đã tuổi bảy mươi, nếu ai còn nhớ đến nó.
Đầu đường Paul Blanchy xưa kia, nay là Hai Bà Trưng, đâm thẳng ra sông Sài Gòn có một khoảng đất trống. Người sống từ thập niên 1920 tại thành phố này còn nhớ cái tượng “một hình”, đó là tượng một ông Tướng người Pháp nhìn rất oai vệ đặt ở đó (Gọi là tượng “một hình” để phân biệt tượng “hai hình” với Pigneau de Béhaine dẫn hoàng tử Cảnh đặt trước Nhà thờ Đức Bà, và bức tượng “ba hình” ở giữa vòng xoay Hồ con rùa, với ba người lính tượng trưng cho binh sĩ Pháp chết trong Thế chiến thứ hai). Tượng “một hình” là tượng của Đô đốc Hải quân Pháp Rigault de Genouilly. Năm 1945, cả ba tượng này đều bị phá bỏ.
Tượng Đô đốc Hải quân Pháp Rigault de Genouilly trước 1945 đặt vị trí nay thuộc công viên Mê Linh
Đến năm 1961, bức tượng Hai Bà Trưng được đặt lên khoảng trống ngay chỗ tượng “một hình”, nay là công viên Mê Linh. Bức tượng có số phận ngắn ngủi này, cho đến nay vẫn bị nhìn nhận khác nhau về sự hiện diện, cũng như hành động khiến nó bị phá bỏ.
Bức tượng cao 5,2 mét được Kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế sáng tác. Ông Nguyễn Văn Thế sinh năm 1920 ở Campuchia, là cựu sinh viên Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ban Điêu khắc, sau đó có đi nghiên cứu mỹ thuật ở Pháp. Ngoài chuyên môn về điêu khắc, ông còn vẽ tranh sơn dầu. Sau khi được sáng tác bằng thạch cao, nguyên bản bức tượng Hai Bà Trưng được chuyển sang đúc đồng. Theo cuốn Gốm Biên Hòa (NXB Đồng Nai - 2004), ông Thành Lễ trúng thầu pho tượng này vào năm 1962 và giao cho ông
https://thuviensach.vn
Nguyễn Văn Tâm (Năm Tâm) ở Biên Hòa thực hiện. Ông Tâm tốt nghiệp Trường Mỹ nghệ Biên Hòa vốn có thế mạnh về đúc đồng từ xưa, có lò đúc riêng tại nhà. Khi đúc xong, tượng nặng khoảng 3 tấn. Sau đó, tượng được đặt trên bệ có ba chân cao 10,6 mét bằng xi măng cốt sắt, phủ bên ngoài là lớp gạch men màu xám đen như màu thép. Bức tượng đặt trên tâm điểm của một cái hồ bán nguyệt có đường kính 14 mét.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tâm, người được giao đúc tượng Hai Bà
Theo ông Đoàn Thêm, trong cuốn Việc từng ngày , chi phí cho bức tượng này là 6 triệu đồng thời đó, một số tiền lớn.
Khi bức tượng đã được đặt trên bệ, báo chí thời ấy mô tả như sau: “Tượng bà Trưng Nhị quay mặt ra cửa biển trong một dáng điệu quả quyết nghiêm phòng; tượng bà Trưng Trắc quay mặt ra hướng Bắc, một chân bước tới kiếm tuốt ra nửa vỏ, sẵn sàng tiến bước và nghinh chiến. Tay hai bà nắm lấy nhau, chặt chẽ và thân mến, trong một tinh thần liên kết bất di dịch. Hai bà quay lưng với nhau, đôi cặp mắt bao quát cả vùng chân trời” (báo T.G.T.D số 3 tập XI năm 1961). Nhà nghiên cứu Huỳnh Hữu Ủy, một nhà nghiên cứu mỹ thuật miền Nam trước 1975 cũng nhận xét “Đây là một công trình điêu khắc đẹp, hình thể nhân vật được kiểu thức hóa, pha trộn giữa khuynh hướng lập thể và trừu tượng biểu hiện” (Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại - 2008)
https://thuviensach.vn
Tượng Hai bà Trưng trong quá trình lắp đặt và hoàn thiện.
• Tư liệu: Nguyễn Quốc Tuấn
Tuy nhiên, thời điểm đầu thập niên 1960 là lúc người dân chán ngán chế độ gia đình trị và đàn áp Phật giáo mạnh mẽ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Người dân nhanh chóng liên tưởng đến hình tượng hai nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị trên bức tượng được tạc theo nguyên mẫu của bà Trần Lệ Xuân, phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu và ái nữ là Ngô Đình Lệ Thủy. Thực hư chuyện này ra sao không rõ nhưng cũng có dư luận cho tác giả bức tượng là “họa sĩ cung đình” (theo H.H.U). Dư âm cái nhìn này thể hiện trong bài thơ của Đông Hồ đăng trên một tờ báo năm 1964:
https://thuviensach.vn
Báo Phổ Thông ngày 15.11.1963. Bức tượng bị lật đổ trở thành vật tượng trưng cho cuộc chính biến
Bức tượng bị giật đổ ngày 2 tháng 11 năm 1963
Đây Một hình xưa nhục nước non,
Thay Hai hình mới đứng thon von.
Mình ni-lông xát lưng eo thắt,
Ngực xú-chiên nâng ngực nở tròn.
Tưởng đúc hiên ngang em với chị,
Hóa ra dìu dắt mẹ cùng con…
Và việc gì đến đã đến. Một ngày sau chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ (1 tháng 11 năm 1963), nhiều người dân Sài Gòn đã kéo đổ bức tượng lớn này. Đó là hành động trút căm phẫn chất chứa bấy lâu nay mà ông Đoàn Thêm mô tả “Tượng Hai Bà Trưng, vì giống bà Nhu và con gái, bị kéo đổ và chặt đầu lôi qua nhiều đường”. Ấn tượng càng mạnh thêm khi báo LIFE của Mỹ chụp rất nhiều hình ảnh đưa lên báo lúc đó. Tờ báo này bám rất sát tình hình thời sự Sài Gòn, nên trước đó họ cũng đã có tấm ảnh bà Nhu đứng bên bức tượng và Thanh nữ Cộng hòa diễu hành dưới chân tượng.
Tuy đa số dân chúng hả hê, vẫn có những người tiếc một tác phẩm nghệ thuật bị tàn phá mà lý do có vẻ không chắc chắn. Điều này là tự nhiên, trong mọi việc đều luôn có những góc nhìn khác nhau.
https://thuviensach.vn
Bốn năm sau, chính phủ Sài Gòn giao cho điêu khắc gia Phạm Thông sáng tác bức tượng Đức Trần Hưng Đạo và dựng lên ngay nơi đặt tượng Hai Bà Trưng. Bức tượng này vẫn còn đến bây giờ, sau 47 năm chỉ tay ra sông Sài Gòn.
https://thuviensach.vn
DU LỊCH MIỀN NAM TRƯỚC 1975
Hồi hơn mười tuổi, tôi thường đến chơi bóng bàn với đứa bạn con một bác hàng xóm mà cả xóm gọi là ông Thầu vì bác làm nghề thầu khoán. Ở đó, tôi xem được bức ảnh ông chụp bên cạnh tháp Eiffel bên Pháp. Đó là lần đầu tôi biết một người có thật có hình chụp bên một thắng cảnh nổi tiếng chỉ thấy trong báo và trên phim. Bác kể: “Tôi chụp khi đi du lịch bên Paris”.
Ngày nay, du lịch là một chuyện bình thường. Nhưng cách nay hơn bốn mươi năm, chuyện đó nghe thật lạ tai với một thằng nhóc. Về kể cho má tôi nghe, bà bảo: “Thời buổi này ai mà đi du lịch cho nổi trừ nhà giàu có như ông Thầu. Ba của con có đi du lịch ở Đà Nẵng, nhưng từ chục năm trước rồi, bây giờ đi đâu cũng sợ súng bom!”. Rồi bà chỉ một cái bình nhựa có dây đeo, cho biết cái bình đó dùng đựng nước uống mang theo để ba tôi đeo trên vai khi lên đường. Má tôi kể một bà bác là nhà giáo về hưu có đi được vài nơi, du lịch hẳn hoi với hướng dẫn viên, ra tới Huế và sang Hồng Kông, Nhật Bổn và đó là niềm tự hào cả dòng họ. Nhưng đó là chuyện đầu những năm 1960.
Chuyện đi du lịch của người Sài Gòn hầu như tôi chỉ biết có vậy. Bạn bè tụ họp trong các chuyến đi chơi, bảo nhau hồi trước 1975 nhà nào ham đi chơi cũng quanh quẩn ra Vũng Tàu, sáng đi chiều về. Sang lắm thì lên Đà Lạt, ra Nha Trang là hết. Sài Gòn thời chiến tranh, dân chúng sống càng lúc càng khó khăn, vùng nào cũng có đánh nhau nên ít ai dám đi đâu. Do đó, ngành du lịch ở Sài Gòn tuy không mạnh nhưng thoi thóp tồn tại. Đã có những cố gắng của những người muốn phát triển ngành này, từ nhà nước đến tư nhân. Có những người học chuyên ngành du lịch từ nước ngoài về tham gia vạch kế hoạch phát triển trong thời chiến và cả hậu chiến.
Có lẽ một nền du lịch thực sự ở miền Nam trước 1975 vẫn còn phôi thai, non trẻ cho dù đã có những cuộc tổ chức đi chơi xa cho dân chúng, có chương trình hẳn hoi. Đọc cuốn Hơn nửa đời hư, đầu thập niên 1960 ông Vương Hồng Sển đón cha từ Sốc Trăng lên Sài Gòn đi thăm đền Angkor và người tổ chức chỉ là một người quen, thuê xe, đưa đón, thuê nhà trọ và ăn một chút tiền dôi ra từ các cá nhân đóng góp. Rải rác có các công ty du lịch hình thành đưa khách đi chơi nhưng danh sách điểm đến thật nghèo nàn: du lịch trong nước chỉ tổ
https://thuviensach.vn
chức đi Đà Lạt, Bảo Lộc, Vũng Tàu, Nha Trang… Ra nước ngoài có Angkor, Nhật Bổn, Hongkong…
Trước thời gian đó một chút, năm 1959, có một công ty du lịch hình thành và có thể coi là công ty đầu tiên chuyên làm du lịch của người Việt. Ông chủ đầu tư là ông Nguyễn Văn Liêm, chủ hãng phim Hoàn Kiếm chuyên nhập phim Nhật và cũng là chủ nhân hai điểm lui tới nổi tiếng của giới văn nghệ sĩ là quán La Pagode, thường gọi là quán Cái Chùa và nhà hàng Tự Do ở trung tâm Sài Gòn. Sau khi hình thành, ông mời ông Nguyễn Danh Xương làm Giám đốc, đạo diễn Kha Thùy Châu làm phụ tá và diễn viên điện ảnh Đoàn Châu Mậu phụ trách về giao tế. Công ty lấy tên là Saigon Service Center (S.S.C) chuyên về du lịch đặt trụ sở tại đường Ngô Đức Kế, quận 1. Lúc đó đô thành Sài Gòn sau khi ký Hiệp định Geneva vài năm đang còn ổn định, chiến tranh chưa lan rộng, ông Nguyễn Văn Liêm có tầm nhìn xa, nghĩ là tình hình sẽ thay đổi, người Mỹ và người nước ngoài sẽ vào miền Nam nhiều hơn để làm ăn nên muốn đi đầu trong việc cung ứng các dịch vụ du lịch cho người nước ngoài và cả người Việt Nam khá giả. Còn thực tại thì khách đi du lịch không nhiều, đa số người có máu mặt, người Việt gốc Hoa, và phụ nữ là những đối tượng dễ xin phép ra nước ngoài lúc đó.
Ngay sau khi thành lập, Ban điều hành vạch ra một kế hoạch phát triển khá hấp dẫn. Trước hết, công ty tổ chức các cuộc du ngoạn mỗi ngày đi vòng quanh thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, thăm các thắng cảnh, di tích, Viện bảo tàng dành cho khách đến Sài Gòn du lịch. Phương tiện là đội xe mười chiếc sơn trắng của Ý hiệu TRI-LAMBRETTA do hãng Lambretta tại Sài Gòn nhập cảng về. Đây là loại xe chạy máy hai thì, ba bánh, mái vải, có lối đi lên ở giữa, thông thoáng để có thể quan sát cảnh vật. Hình dáng xe này khá giống loại xe điện dùng để chạy trong các công viên, nhưng chỉ có ba bánh. Bên hông xe có kẻ dòng chữ “SAI GON SIGHT SEEING”. Giá xe mỗi chiếc lúc đó chỉ khoảng 35 đến 45 ngàn đồng, dễ đầu tư vì vốn nhẹ.
https://thuviensach.vn
Hai người trong ban điều hành Công ty du lịch Saigon Service Center (S.S.C), ông Kha Thùy Châu (trái) và ông Đoàn Châu Mậu
• Tư liệu: Kha Thùy Châu
Xưa kia, người Sài Gòn gọi Vũng Tàu là Cấp, dựa vào cái tên Cap Saint Jacques thời thuộc Pháp. Ngoài thú vui tắm biển, khách đến Vũng Tàu thích mua mắm ruốc, ăn trứng con vích. Trứng vích có lòng đỏ rất bùi, lòng trắng
không đông cho dù luộc chín. Hiện nay, trứng vích bị cấm mua bán để bảo vệ động vật quý hiếm
Đã có dịch vụ đưa khách đi chơi quanh thành phố rồi, ban Giám đốc tính chuyện xa hơn với các kế hoạch lớn hơn. Trước hết, công ty liên kết với dịch vụ Club Nautique tại khu Thanh Đa. Đây là loại hình giải trí Câu lạc bộ dưới nước có từ thời Pháp thuộc, thường xuyên tổ chức chơi trượt nước, dạo chơi trên sông bằng Canoe. Câu lạc bộ này còn có ba nhà hàng phục vụ khách.
https://thuviensach.vn
Công ty đưa khách đến, thuê canoe đi trên sông Sài Gòn ngắm cảnh, lướt sóng ra tới Nhà Bè ăn cá, đến Lái Thiêu ăn trái cây, xem làm đồ gốm...
Một đoàn giáo viên Sài Gòn đi viếng chùa Thiên Mụ, Huế
Ảnh: Gia đình bà Nguyễn Thị Nam, Bà Chiểu
Do mới mở nên khách mua dịch vụ lai rai, không ồ ạt. Lúc đó, công ty còn nghĩ đến một kế hoạch táo bạo hơn. Số là sau khi suy tính, cố vấn phụ trách giao tế là ông Đoàn Châu Mậu gửi một lá thư bằng tiếng Anh cho ông Hugh Hefner, chủ tạp chí Playboy chuyên dành cho đàn ông nổi tiếng của Mỹ. Thư đề nghị công ty ông Hefner liên doanh với S.S.C vào dự án xây dựng một Sandy club, khu du lịch có bãi tắm riêng dành cho người nước ngoài tại đảo Thổ Chu, Tây Nam nước Việt. Khu du lịch trên hòn đảo hẻo lánh này, ắt sẽ thỏa mãn những điều kiện du lịch phóng khoáng nhất mà người nước ngoài, đặc biệt là người Mỹ ưa thích, như bãi tắm “tiên”, theo cách gọi bây giờ.
Bức thư gửi đi Mỹ, không biết mất mấy tuần và cũng không chắc được phản hồi. Ai ngờ, một thời gian sau, có một người Mỹ tên là Clinton, đại diện ông Hugh Hefner bay qua Sài Gòn và tìm đến Văn phòng chánh phủ VNCH tìm hiểu điều kiện đầu tư việc mở Khu du lịch liên doanh với Công ty S.S.C tại đảo Thổ Chu. Tin đến tai Tổng thống Ngô Đình Diệm, vốn là một người công giáo gốc phong kiến. Ông nổi trận lôi đình, đòi bắt bỏ tù ai dám thảo thư mời chủ
https://thuviensach.vn
báo Playboy mở loại công ty du lịch như vậy. Ông Kha Thùy Châu nhớ lại: May là bức thư chỉ đứng tên công ty, không có chữ ký cụ thể của ai, nên thoát nạn!
Đến năm 1963, trước khi ông Diệm bị lật đổ, tình hình làm ăn càng lúc càng khó khăn đối với ngành phim ảnh. Ông Nguyễn Văn Liêm, lâu nay chuyên nhập cảng phim Nhật, gặp sự cạnh tranh của các hãng nhập về phim Mỹ đang được ưa chuộng. Đã vậy, khi ông nhập cuốn phim Đức Phật Thích Ca về, chính quyền họ Ngô không cho chiếu. Chi phí bỏ ra cao lại không thu hồi vốn được, ông Liêm đóng cửa công ty Hoàn Kiếm và dẹp tiệm luôn công ty S.S.C.
Đến giữa thập niên 1960, chiến tranh lan rộng, việc đi du lịch đối với dân miền Nam càng trở nên khó khăn, chỉ từ Sài Gòn đi Vũng Tàu cũng bị dừng xe xét giấy tờ thường xuyên hoặc có khi phải quay về vì đường bị “đắp mô” tức bị đặt mìn. Đến năm 1968 sau tết Mậu Thân, số khách du lịch giải trí nghỉ hè sụt giảm hẳn, kể cả với giới có tiền. Về du lịch quốc tế, khách đến từ nước ngoài khá đông nhưng chủ yếu là làm ăn, ngoại giao, việc quân sự, thăm gia đình. Số người Việt ra nước ngoài sau thời điểm đó tăng hơn nhưng chủ yếu là xuất ngoại mua bán hàng hóa khan hiếm và quý kim (do lúc đó có sự hạn chế, cấm chỉ hay đánh thuế nặng của Bộ Kinh tế với hàng xa xỉ).
https://thuviensach.vn
Cửa hàng mỹ nghệ công ty Thành Lễ ở đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) rất thu hút khách du lịch nước ngoài đến Sài Gòn trước 1975
Sản phẩm công ty Thành Lễ trưng bày tại cửa hàng đường Tự Do
Đến năm 1970, tuy vẫn khó khăn vì chiến tranh, ngành du lịch vẫn được nhìn nhận là có mãi lực phát triển dần. Theo ông Lê Thái Khương trong cuốn Du lịch, kỹ nghệ đệ tam đẳng tại Việt Nam, năm 1966 số chi tiêu của người nước ngoài ở Việt Nam là 29 tỉ đồng thời đó. Đến 1967 là 47 tỉ và ước tính năm 1968 là 50 tỉ. Đến 1970, đường bay đã có các máy bay phản lực Boeing 727 nối Sài Gòn với Nam Vang (Phnom Penh), Vọng Các (Bangkok), Đài Bắc, Tân Gia Ba (Singapore), Ma Ní (Manilla) Osaka và Tokyo. Hệ thống khách sạn lúc đó nổi bật là President với 700 phòng, Caravelle với 78 phòng, Victoria với 200 phòng, Majestic với 125 phòng… Nha Trang có khách sạn Giảng, Nha Trang, Hoàng Yến… Vũng Tàu có khách sạn Tam Thắng, Thanh Cảnh, Hoàng
https://thuviensach.vn
Yến, Viễn Đông… Ăn uống thì có các nhà hàng ngon là Đồng Quê, Trung Thành, Calypso, bò bảy món Au Pagolac, Duyên Mai, Ánh Hồng. Cơm Việt tại Nam Đô. Món ăn Ý ở La Dolce Vita, Pizzeria. Món Tây Ban Nha ở Paprika. Món Pháp ở Arc-en-ciel, d’ Admiral, de Bodega, Caruso, Le Cave. Món Hàn có Arirang House, New Seoul. Món Nhật có Fuji Nikko. Món Tàu có Đồng Khánh, Văn Cảnh, Bát Đạt, Quốc Tế, Bồng Lai. Đặc biệt đến nhà hàng Maxim’s với các món Tây, Tàu có ca vũ nhạc đặc sắc. Còn quán cà phê thì có nhiều quán rải rác ở các đường Tự Do, Nguyễn Huệ, Lê Lợi như La Pagode, Givral, Brodard, Pôle Nord… Ngoài ra, còn có các tiện nghi khác đối với du khách như sau khi đi tham quan các nơi có thể may lấy ngay các bộ âu phục với đường may thanh nhã không kém ở châu Âu và lúc đó thợ may người Việt đã có tiếng may khéo. Trước khi người Mỹ đến 1965, công may lại rất rẻ. Các tiệm may nổi tiếng là Đô Hội, Văn Quân, Tân Tiến… Đi mua sắm thì có sản phẩm da, giày và thắt lưng, đặc biệt là giày bằng da voi rất được ưa chuộng. Các sản phẩm bằng đồi mồi, búp bê Việt Nam bận áo dài, guốc Đa Kao, sơn mài của hãng Thành Lễ, Trần Hà hay Mê Linh. Buổi tối đi chơi thì đến xem phim các rạp Rex, Đại Nam, Eden, Palace, Oscar… Muốn nhảy đầm có Tự Do, Văn Cảnh, Queen Bee, Baccara. Muốn say sưa thì đến các snack bar ở trung tâm Sài Gòn. Xem sân khấu cải lương, thoại kịch về đêm thì đến Quốc Thanh, Nguyễn Văn Hảo, Olympic…
Tuy có một số lợi thế nhất định, ngành du lịch miền Nam đầy dẫy khó khăn. Cuộc chiến tranh đã tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng, đường xá và một số lăng tẩm. Ngân sách nhà nước lúc đó cho du lịch rất ít, kinh phí hằng năm được cấp phát quá ít, vào khoảng 400.000 đồng tiền VNCH, chỉ đủ mua được 1/3 chiếc xe hơi du lịch Toyota. Ngành du lịch lúc đó mơ tới một ngân sách khoảng 80 ngàn USD (ngang với Đài Loan), thay vì chỉ 7 ngàn USD như lúc đó, để đủ tiền làm một cuốn phim màu về du lịch mỗi năm, in 500 ngàn cuốn sách chỉ dẫn, 5 tấm bích chương mới về thắng cảnh và bản tin tức hằng tháng. Giới du lịch ganh tỵ với câu chuyện là ở Campuchia, ông hoàng Sihanouk cùng nhân viên trong hoàng cung đi đóng phim màu, ngoại cảnh là các cảnh đẹp trên đất nước họ, nhất là ở khu đền Angkor. Sau đó, người bên đó tổ chức Đại hội điện ảnh các nước trong vùng, tự chấm phim mình giải Nhất để lấy uy tín hầu đem phim đi chiếu ở các nước, nhất là Mỹ và Tây Âu để mở rộng thị trường du lịch của họ.
https://thuviensach.vn
Dù đi du lịch bằng xe đò ra tới Huế, các cô giáo tại Gia Định vẫn mang áo dài nghiêm chỉnh. Cảnh dừng lại mua sắm đợi xe qua phà
Đã vậy, khi người Mỹ đến Việt Nam họ chi tiêu quá nhiều dẫn đến lạm phát càng khổ cho dân nghèo. Do đó, chính quyền Sài Gòn bàn với người Mỹ giải tỏa áp lực này bằng cách hạn chế lính Mỹ ra khỏi trại, trong ba ngày mới có một ngày ra phố, nếu gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng Mỹ được lãi suất cao 10% mỗi năm và khuyến khích họ đi nghỉ ở nước ngoài như sang Nhật, Hongkong, Singapore, Phi hay Úc. Sự hạn chế chi tiêu này là hợp lý cho xã hội nhưng bất lợi cho ngành du lịch Việt Nam và giúp du lịch các nước kia cơ hội phát triển. Do đó, có chuyện Nha du lịch Sài Gòn định lập một trung tâm giải trí Đà Lạt rất quy mô không thua khu giải trí Đồi Walker ở Seoul, Hàn Quốc nhưng cuối cùng bị xếp lại. Còn về nơi trú ngụ cho du khách, cho đến 1970 đa phần khách sạn ở miền Nam vẫn là do người Pháp xây dựng trước kia với kích thước nhỏ bé, thiếu tiện nghi. Cho đến tháng 10 năm 1969, cả miền Nam chỉ có 432 khách sạn với hơn 9000 phòng, riêng Sài Gòn đã là 125 khách sạn với hơn 4000 phòng, chiếm 47% cả nước. Giá phòng ở khách sạn các nước là: phòng đơn 7 USD, phòng đôi 12 USD. Ở Sài Gòn, ví dụ như khách sạn Caravelle, phòng đơn 17 USD, phòng đôi 21 USD. Giá tính ra gấp đôi ở nước ngoài dù tiện nghi không bằng. Còn các loại hình cư ngụ khác như Motel là loại khách sạn có chỗ đậu xe hơi, có nhiều nhà khép kín với các phòng ăn, ngủ, bếp, nhà tắm… thì chưa có. Dạng Lữ quán thanh niên giúp giới trẻ đi du lịch giá rẻ, có thể kết thân với nhau thì chỉ Đà Lạt có một Lữ quán với sức chứa 220 người.
https://thuviensach.vn
Sân cắm trại dành riêng cho du khách sạch sẽ, an ninh và tiện nghi như ở nước ngoài thì hoàn toàn không có.
Các trang quảng cáo du lịch Vũng Tàu và Tây nguyên (trang bên) trong cuốn Vietnam Export Directory-1973 bằng tiếng Anh do The Vietnam Export Development Center xuất bản
• Tư liệu: Nguyễn Đức Huyên.
https://thuviensach.vn
Poster quảng bá du lịch miền Nam với hình ảnh Cổng Lăng Đức Tổng trấn Lê Văn Duyệt tại Gia Định
Ngoài cuốn sách của ông Lê Thái Khương mong muốn nhìn sâu vào những khó khăn hiện tại, triển vọng phát triển của một ngành kỹ nghệ mới mẻ cần được xây dựng, một số báo và tạp chí miền Nam đã viết về du lịch với không ít bài vở nhưng hầu như là kế hoạch hậu chiến đầy triển vọng. Cũng có những trí thức tâm huyết với ngành du lịch, như ông Phan Lương Hoan, phó Giám đốc
https://thuviensach.vn
Air Việt Nam (hãng hàng không của chính quyền Sài Gòn) rời chức vụ chuyển sang làm Giám đốc Nha du lịch quốc gia. Vốn có bằng Master bên Úc, ông hoạch định nhiều kế hoạch du lịch cho tương lai. Trước hết, ông mở một quán cà phê trong nhà hàng thuộc khách sạn Majestic ở đường Tự Do (Đồng Khởi ngày nay), lấy tên là Cyclo House. Khách đến đó uống cà phê hay nước giải khát thay vì ngồi trên ghế sẽ được chễm chệ uống nước trên ghế xe xích lô. Đây là quán cà phê nổi tiếng, gây ấn tượng mạnh với khách đến Sài Gòn. Ông còn có những kế hoạch khác để phát triển du lịch khá quy mô. Tuy nhiên, các kế hoạch đề ra sát năm 1975 nên đã không thành hiện thực.
Ca sĩ Kim Vui bên chiếc đèn ngà chạm
Năm 1959, một tờ Lịch màu năm Canh Tý năm 1960 mang tên “Công nghệ Việt Nam” được thực hiện để quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ của miền Nam, hỗ trợ cho việc thu hút khách du lịch đến Sài Gòn. Bộ lịch có 12 tấm, mỗi tấm in hình một sản phẩm bên cạnh các nghệ sĩ, thiếu nữ đẹp. Bộ lịch được in tại nước ngoài. Ảnh: báo T.G.T.D, tập IX, số 3
https://thuviensach.vn