🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Putin – Sự Trỗi Dậy Của Một Con Người
Ebooks
Nhóm Zalo
PUTIN - SỰ TRỖI DẬY CỦA MỘT CON NGƯỜI
Tác giả: Trương Dự
Dịch giả: Hồng Phượng
Nhà xuất bản: NXB Lao Động
Công ty phát hành: PandaBooks
Năm xuất bản: 2013
Số trang: 440
Làm ebook: Heoconmtv
Nguồn: Waka
Ngày hoàn thành: 08-06-2017
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Nếu có điều kiện hãy mua sách để ủng hộ tác giả; dịch giả và nhà xuất bản nhé!
Chương I
VỊ TỔNG THỐNG LỚN LÊN TRONG ĐẠI TẠP VIỆN
Sự mở đầu tốt đẹp
M
ột người sau khi đã thành danh, những người hiếu kỳ thường sẽ lần theo tám đời tổ tiên của anh ta, khảo chứng tính tất yếu dẫn đến sự thành công của anh ta từ xuất thân dòng dõi. Pu-tin cũng từng gặp phải chuyện thú vị như vậy.
Đầu năm 2000, khi Pu-tin đang chuẩn bị cho cuộc bầu
cử Tổng thống, tờ báo của nước Cộng hoà Môn-đô-va là “Môn- đô-va độc lập” đăng một bài viết, tiêu đề là “Pu-tin là người Môn-đô-va chúng tôi”. Môn-đô-va là một nước nhỏ nằm giữa U-crai-na và Ru ma-ni, trong lịch sử từng là một bộ phận của Ru-ma-ni, năm 1940 trở thành một nước Cộng hoà thuộc liên Xô, tháng 8 năm 1991 độc lập, diện tích hơn 30 ngàn km2, dân số hơn 4 triệu người, trong đó có tới 60% là người Môn-đô- va. Báo này nói, nhà sử học Môn-đô-va là Vích-to An-tô-ni đã nghiên cứu tộc phả của gia tộc Pu-tin. Ông ta nói, tổ tiên của Pu-tin là vệ binh phi-la-đơ Pu-ti-nê của đại công tước Môn- đô-va. “Pu-ti-nê” trong tiếng Nga có nghĩa là “cái thùng tròn”. Một lần chủ nhân của Pu-ti-nê đang nói chuyện với pi-tơ đại đế trong lều bạt, thích khách của Thổ nhĩ Kỳ tới hành thích, Pu-ti-nê nghe tin đã đánh nhau kịch liệt với thích khách, cuối cùng bắt được sát thủ, cứu được pi-tơ đại đế và đại công tước Môn-đô-va. pi-tơ đại đế sau khi biết được tên của Pu-ti-nê đã cười, khuyên ông ta đổi tên thành Pu-tin, đồng thời giữ lại bên mình người vệ binh này; còn phong cho ông ta làm thượng úy, thưởng cho một khoảnh đất, mảnh đất này được gọi là pu-ti-nô. Về sau phi-la-đơ Pu-tin đã cưới và sinh con với một cô gái Nga, thế hệ sau của ông ta luôn sống ở Xanh pê-téc-bua, đây chính là gia thế của Pu-tin. Báo “ngày nay” nói: “Tin hay không tin quãng lịch sử này là việc của bản thân Pu-tin, song đây quả thực là một gia thế thú vị, đặc biệt là tên của Pu-tin, vì thế mà có mối liên hệ
với pi-tơ đại đế”. đối với đoạn lịch sử gia đình này, bản thân Pu-tin có tin hay không thì mọi người cũng biết. nhưng, nhớ lại những năm tuổi thơ của mình, Pu-tin hẳn cũng không quên nhấn mạnh mình là một đứa trẻ lớn lên trong Đại Tạp Viện.
Quê hương của Pu-tin - Xanh pê-téc-bua là một toà thành cổ nằm bên bờ sông nê-va. Cuối thế kỷ XVii, trải qua cố gắng và chinh chiến lâu dài của mấy thế hệ, người Nga cuối cùng đã giành được cửa ra biển mà họ đã mơ ước từ lâu tại bờ biển Ban- tích. năm 1703, trên mảnh đất vừa mới chiếm lĩnh được không lâu này, pi-tơ đại đế đích thân lãnh đạo xây dựng một thành phố mới, đây chính là tiền thân của Xanh pê-téc-bua - cửa ngõ quan trọng của pi-tơ pôn. năm 1712 pi tơ đại đế bất chấp sự phản đối của mọi người, chuyển thủ đô Nga tới đây, và đặt tên cho nó là Xanh pê-téc-bua. Từ năm đó đến năm 1918, trong quãng thời gian dài 206 năm, Xanh pê-téc-bua luôn là thủ đô và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đế quốc đại Nga. Sau cách mạng tháng 2 năm 1917, Xanh pê-téc-bua đổi tên thành Pi-trô-grát, sau khi Lê-nin mất vào năm 1924, đổi thành Lê-nin-grát, đến năm 1991 lại đổi thành Xanh pê-téc-bua. Pu-tin sống từ nhỏ và lớn lên ở đây, vì vậy khi kể lại cuộc sống những năm đầu của Pu-tin, chúng tôi vẫn dùng tên Lê-nin-grát.
Ông nội của Pu-tin là một đầu bếp nổi tiếng có kỹ thuật cao siêu, hơn nữa có sự từng trải khác thường. Sau đại chiến Thế giới lần thứ nhất, ông nhận lời mời tới làm việc tại thị trấn ở ngoại ô Mát-xcơ-va, nấu nướng cho Lê-nin và người nhà của ông sống ở đó. Sau khi Lê nin từ trần, ông lại được điều đến một biệt thự của Xta-lin, làm việc ở đó một thời gian dài. Sau khi nghỉ hưu, ông lại làm đầu bếp nhiều năm ở nhà điều dưỡng i-lin-xcốp của Thành ủy Mát-xcơ-va. Trước khi Pu-tin 12 tuổi, tức trước khi ông nội ông mất, ông đã từng nhiều lần tới nhà điều dưỡng này chơi, cùng sống với ông nội, bà nội nhiều năm tháng hạnh phúc.
Ngày 7 tháng 10 năm 1952, Pu-tin chào đời tại một Đại Tạp Viện trong ngõ Bát-xcốp thuộc trung tâm thành phố Lê-nin-grát, những năm tháng tuổi thơ của ông chính là sống trong Đại Tạp Viện này. Khi Pu-tin chào đời, cha ông đã 41 tuổi, đã kết hôn được 24 năm rồi, vì vậy Pu-tin được gọi là “đứa trẻ đến chậm”. là “con độc” trong nhà, nên từ nhỏ Pu-tin đã được tất cả mọi người trong nhà vô cùng yêu thương.
Theo Pu-tin kể lại, sự kết hợp của cha mẹ ông chủ yếu là xuất phát từ tình yêu. ngoài ra, cha ông sắp sửa phải đi lính, để đôi bên có sự đảm bảo, vì vậy đã kết hôn rất nhanh. năm thứ tư sau khi kết hôn,
cha mẹ của Pu-tin đã dời đến ở Lê-nin-grát, sống ở ngoại ô. Mẹ vào nhà máy làm việc, cha thì tiếp tục phục dịch trong bộ đội tàu ngầm. Khi đại chiến Thế giới lần thứ ii bắt đầu, trong thời gian Pu-tin bố bị quân đức vây hãm ở Lê-nin-grát, hưởng ứng lời kêu gọi, lại một lần nữa ra tiền tuyến tham chiến, bị trúng đạn pháo trọng thương. Về sau chân ông còn mang mảnh vụn của lựu đạn, khi thời tiết xấu, ngay cả đi lại cũng khó khăn.
Hai người anh trai của Pu-tin đều bị chết trong vây khốn. Pu-tin tuy chưa từng gặp họ, nhưng từ nhỏ đã in đậm vào trong đầu những cảnh bi tráng của cuộc chiến bảo vệ thành phố Lê-nin-grát mà người lớn kể, mặc dù chiến tranh chỉ là chuyện mười mấy năm trước khi
ông ra đời. Cả việc bố mẹ nhớ thương hai người con trai chết yểu trong thời chiến cũng khiến cho Pu-tin cả đời khó quên. Quan niệm được hình thành bởi cảm nhận về sự hy sinh của các thành viên trong gia đình và vết thương của thành phố, hiệu quả của nó là cái mà giáo dục chính trị trừu tượng, khô khan không thể nào có được. Bối cảnh gia đình như vậy, khiến cho Pu-tin tiếp nhận nền giáo dục xã hội chủ nghĩa của liên Xô một cách rất tự nhiên, lòng yêu nước chính là một trong những tinh thần Nga mà một người làm Tổng thống như ông đề xướng.
Thời kỳ niên thiếu, Pu-tin sống trong một ngôi nhà năm tầng, do nhà máy ôtô nơi cha ông làm phân cho họ. ngôi nhà này rất tồi tàn, không có nước nóng, không có nhà tắm, bếp rất nhỏ, lại là bếp công cộng nữa. Một phía cầu thang có lan can sắt đã gỉ lỗ chỗ. Trên hành lang thường có rất nhiều chuột ra vào. Pu-tin và các bạn nhỏ của ông thường dùng gậy đuổi chuột. Một “trận chiến người chuột” đã diễn ra trên cầu thang này, đến nay còn khắc vào trong đáy sâu ký ức của Pu tin. Một lần, Pu-tin trông thấy một con chuột rất to, bèn đuổi kỳ cùng nó, mãi cho tới khi ép nó vào góc tường. Con chuột này không còn đường chạy nữa, cuống cuồng, quay ngoắt người lại, dốc hết sức xông thẳng về phía Pu-tin. Tất cả những cái đó đều rất đột ngột, Pu-tin vô cùng sợ hãi. Tiếp đến, con chuột đuổi theo sát Pu-tin. Chỉ thấy nó nhảy như bay từng bậc thang một, trong nháy mắt đã đuổi đến hành lang tầng nhà của Pu-tin. rốt cuộc Pu-tin vẫn chạy nhanh hơn con chuột đó, ông mở cửa nhà với tốc độ nhanh nhất, rồi đóng sập cửa vào, ngăn con chuột ở bên ngoài cửa.
Trước khi vào tiểu học, Pu-tin chỉ có thể chơi ở trong sân khu nhà. nếu như ra bên ngoài chơi, mẹ ông sẽ không yên tâm, bà thường nhô người ra từ cửa sổ, hỏi: “Vô-lô-cha (tên cúng cơm và tên gọi thân mật của Pu-tin), con có ở trong sân không?”. Khi ấy, cha mẹ trông coi
Pu-tin rất sát, không được họ cho phép thì cậu không thể tuỳ tiện bước ra khỏi sân. Thế nhưng, sức cám dỗ của thế giới bên ngoài đối với con trẻ quả thực là quá lớn. đôi khi Pu-tin cũng lén ra khỏi sân, không quan tâm tới lệnh cấm của cha mẹ.
Khi 5, 6 tuổi, Pu-tin lần đầu tiên bước ra đường phố ở gần nhà ông. hôm đó chính là lễ “Mồng Một tháng năm”, ông ngó nghiêng bốn phía một cách hiếu kỳ. Trên phố người đông đúc, rất vui vẻ, vô cùng nhộn nhịp. Ông ngơ ngẩn nhìn ngắm cảnh tượng vui nhộn trước mắt, không biết tại sao lại bắt đầu sợ sệt. lớn hơn một chút, gan của ông cũng ngày một lớn hơn. Mùa đông năm đó, ông giấu cha mẹ, cùng vài người bạn ngồi xe điện ra ngoại thành chơi. đến ngoại thành, họ đi khắp nơi rồi bị lạc đường, không biết đâu ra đâu. Trời đất rét mướt, may mà có đem theo diêm, bèn đốt một đống lửa. Không ăn không uống, họ đều bị lạnh cóng, đói mềm. Khi quay về, họ vẫn ngồi xe điện. Sau khi về nhà, chắc chắn là không thể tránh được bị đánh roi da, từ đó Pu-tin không còn dám một mình tuỳ tiện ra khỏi nhà nữa.
Cần phải nói rằng, Pu-tin còn may mắn hơn nhiều người cùng lứa tuổi, vì ông có thể cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương của cha mẹ đối với mình. Pu-tin khi ấy còn nhỏ, thường thấy hết gia đình này đến gia đình nọ tan vỡ, chia lìa, trong đó có nhiều gia đình là do người đàn ông nát rượu một cách không kiềm chế gây ra. Ông tận mắt thấy những bi kịch này, thoạt đầu là trong Đại Tạp Viện nơi có rất nhiều hộ gia đình sinh sống, sau đó là ở trường.
Nhiều năm sau, khi đã nổi trội trên chính trường, Pu-tin nhớ lại những năm tuổi thơ và gia đình, vẫn còn tràn đầy cảm giác tự hào và hạnh phúc: “gia đình tôi chính là một thành luỹ. Có thể nói, đây là ưu thế lớn nhất của tôi, dù rằng tôi còn chưa nhận thức rõ được điểm này. rõ ràng trong con mắt của cha mẹ, cái mà họ trân trọng nhất chính là tôi. Vì vậy, cho dù ngoài miệng tôi không nói gì cả, nhưng chỉ nhìn xung quanh, tôi đã có đủ lý do để cho rằng, hoàn cảnh gia đình của mình là tốt nhất. đối với tôi điều này vô cùng quan trọng, vô cùng quan trọng! nga khi học tiểu học tôi đã nghĩ, sau này lên đại học rồi, có thể tôi sẽ không ra sức khoe khoang rằng cha mẹ mình đều là công nhân, cha mẹ tôi thậm chí còn từng làm công việc vặt. Tôi từng nghĩ,
nếu như năm thứ nhất đại học tôi có thể nói cha tôi là giáo sư thì hay hơn, mẹ tôi lẽ nào lại không phải là phó giáo sư. Tôi không cố tình nhấn mạnh công việc của cha mẹ, nhưng tôi không bao giờ cảm thấy xấu hổ về nghề nghiệp của họ. Tôi luôn kính trọng họ, luôn gần gũi với họ. Tôi biết rõ rằng, tất cả những gì tôi có đều là do cha mẹ tôi cho. Tôi cũng biết rõ rằng, là người bình thường, cha mẹ đã cố gắng hết khả năng. Tất cả những gì họ làm đều là để cho tôi sống tốt hơn. Chính vì có họ, tôi mới có thể có được sự mở đầu cuộc đời tốt đẹp.”
Điều ngẫm ra khi bị đánh
Đối với những đứa trẻ lớn lên trong Đại Tạp Viện mà nói, hồi nhỏ đánh nhau là chuyện thường. Còn về nguyên nhân bị đánh, cũng không ngoài những chuyện nhỏ nhặt của đám trẻ con, Pu-tin tất nhiên cũng không ngoại lệ. Thế nhưng, họ không phải là những tên lưu manh nhỏ thích gây gổ, mà là những đứa trẻ nghịch ngợm trong Đại Tạp Viện. nói là đánh nhau, chẳng qua là xô xô đẩy đẩy, đấm đá giữa những đứa trẻ, chưa bao giờ sử dụng những thủ đoạn bỉ ổi và hung tàn.
Lần đầu tiên đánh nhau, Pu-tin đã ngẫm ra một điều, và điều này còn có ích cả đời, không thể không nói là một thu hoạch quan trọng. Khi nhớ lại, Pu-tin nói: “Khi ấy tôi cảm thấy rất uất ức. Thằng nhóc đánh tôi trông như một con khỉ gầy. Thế nhưng, rất nhanh tôi đã hiểu ra, tuổi thằng nhóc đó lớn hơn tôi, sức cũng mạnh hơn tôi nhiều. đối với tôi mà nói, việc này đúng là trường học lớn ngoài đường phố đã dạy cho tôi một bài học quan trọng, từ đó giúp tôi có được một bài học vô cùng bổ ích”.
“Qua bài học này tôi rút ra được bốn điểm kết luận dưới đây: Trước tiên, là tôi sai. Khi ấy, cậu bé kia chỉ nói với tôi một câu gì đó, còn tôi lại cãi lại cậu ta một cách thô lỗ, câu nói đó rõ ràng đã khiến người ta tức chết đi được. Trên thực tế, tôi khinh khi người ta như vậy là hoàn toàn vô lý. Vì vậy, tôi đã chịu sự trừng phạt đích đáng nga tại chỗ.
Thứ hai, nếu như khi ấy đứng trước mặt tôi là một người đàn ông khoẻ mạnh cao lớn, có lẽ tôi sẽ không thô bạo với người đó như vậy. Vì thằng bé đó trông gầy gò ốm yếu, tôi mới cảm thấy có thể chơi
được cậu ta. nhưng đợi đến khi nếm trái đắng rồi, tôi mới hiểu ra, bất luận là đối với ai cũng đều không thể làm như vậy, đối với bất cứ ai cũng đều nên tôn trọng. đây là bài học tốt, có ý nghĩa mẫu mực!
Thứ ba, tôi hiểu ra rằng trong bất cứ trường hợp nào, bất kể tôi đúng hay sai, chỉ cần có thể đánh trả, thì đều nên là kẻ mạnh. Cậu bé kia hoàn toàn không cho tôi bất cứ hy vọng đánh trả nào. hoàn toàn không có hy vọng!
Thứ tư, tôi nên lúc nào cũng có sự chuẩn bị, một khi bị người khác bắt nạt, trong nháy mắt cần tiến hành đánh trả. Trong nháy mắt!
Nói tóm lại, tôi đánh nhau, nhưng không có hành động lỗ mãng và quá nóng giận nào. Thế nhưng, qua đó tôi ngẫm ra một điều: nếu như bạn muốn trở thành kẻ chiến thắng, vậy thì trong bất cứ lần đánh đôi nào, đều cần phải nghiến răng kiên trì đến cùng”.
Ngoài ra, Pu-tin còn ý thức rõ được rằng, chưa tới mức vạn bất đắc dĩ, thì không thể sơ ý cuốn vào xung đột. nhưng một khi có tình huống nào đó xảy ra, thì nên giả định không còn đường rút, do đó cần phải đấu tranh đến cùng. Về nguyên tắc mà nói, chuẩn mực được mọi người thừa nhận này là do KGB sau này dạy cho ông, nhưng nga từ thời niên thiếu ông đã thuộc lòng điều này qua nhiều lần đánh nhau rồi.
Sau này, trong công tác tại KGB, Pu-tin còn nắm được một chuẩn mực khác nữa: nếu như bạn không chuẩn bị động võ, thì bạn đừng cầm vũ khí lên, không nên doạ nạt người khác một cách tuỳ tiện. Chỉ khi bạn quyết định nổ súng, thì mới cần rút súng ra. hồi nhỏ khi ngoài phố cần dùng nắm tay để xác định quan hệ giữa ông và đám bạn, ông đã làm như vậy. Một khi bạn hạ quyết tâm đánh nhau lần đó, thì cần kiên trì tới cùng. nói một cách khác, không đánh thì thôi, đã đánh thì phải thắng!
Ngay từ thời niên thiếu đã nghiệm ra điều này rồi, và coi nó là chuẩn mực sống và làm việc của mình, chắc chắn là có liên quan tới thiên tư thông minh, cá tính kiên cường của Pu-tin. Có lẽ chính vì tính cách như vậy, Pu-tin mới có thể nổi trội lên trên chính trường nước Nga, trở thành một vị Tổng thống được mọi người yêu mến.
Người học trò không an phận
Pu-tin sinh vào tháng 10, mà học kỳ mới của liên Xô được bắt đầu vào tháng 9 hàng năm, do đó năm 1959 khi ông 8 tuổi mới bắt đầu đi học, chậm một năm so với những đứa trẻ khác.
Thời học sinh, Pu-tin không an phận, tờ báo quyền uy ở Nga là “Báo Chân lý đoàn Thanh niên cộng sản” đưa tin, trong căn gác đầy bụi bặm của một ngôi nhà gỗ ở quê, nơi mà Pu-tin sống kỳ nghỉ hè thời thiếu niên, đã phát hiện thấy một cuốn sổ tay học sinh thời Pu tin đi học năm xưa, trên đó ghi rõ bộ dạng tinh nghịch khi ở trường của Pu-tin vào những năm 1963, 1964, lúc ấy ông mới 11 tuổi rõ ràng là khác một trời một vực so với tác phong của nhân vật lớn giỏi giang của ông sau này. Chẳng hạn như một giáo viên viết trong cuốn sổ của ông rằng: “hôm nay trước lúc vào học Pu-tin đã ném khăn lau bảng về phía bạn học”. lời đánh giá của các giáo viên khác: “Về nhà không làm bài tập số học”, “Khi học nhạc không nghe lời”, “Khi học nói chuyện to”, vân vân.
Những ghi chép trong cuốn sổ này còn cho thấy, trong một buổi học Pu-tin không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, mà ngồi bên dưới làm các động tác nhỏ, truyền mảnh giấy cho một bạn học tên là Bô-gan-táp, bị giáo viên bắt được, bị phê bình một trận. ngoài ra, cuốn sổ này còn ghi chép trong năm đó Pu-tin thường đánh nhau với giáo viên thể dục của trường, mặc dù về sau ông trở thành vô địch giu-đô, nhưng khi ấy chắc chắn ông không phải là đối thủ của giáo viên. Còn có một lần, Pu-tin do quên mặc đồng phục, bị giáo viên đuổi ra khỏi lớp. Một lần khác, Pu-tin đánh nhau với bạn học lớn tuổi hơn ông, nhà trường đành phải gọi cha ông tới, phê bình ông một trận kịch liệt trước mặt cha ông.
Thành tích khi ấy của Pu-tin được ghi trong cuốn sổ này cũng không ưu tú chút nào cả. Trong thành tích học tập thang điểm 5 thời liên Xô, môn toán và môn tự nhiên của ông chỉ được điểm 3, còn hội hoạ thì chỉ nhận được điểm 2. Môn duy nhất mà ông nhận được điểm 5 là lịch sử, ngoài ra, môn thể dục của ông cũng được điểm 5, mặc dù ông thường đánh nhau với giáo viên thể dục. Trong phần tin của tờ “Báo Chân lý đoàn thanh niên cộng sản” còn viết, môn học mà Pu-tin thực sự thích khi ấy là tiếng đức, trong cuốn sổ ghi chép của Pu-tin năm xưa được phát hiện cùng với cuốn sổ tay đầy những ghi chép của
các môn học khác được Pu-tin viết bằng tiếng đức hồi niên thiếu, cho thấy ông thích tiếng đức tới mức si mê. Trong sách hoá học của ông thậm chí còn kẹp cả mảnh giấy học thuộc lòng từ tiếng đức.
Song nói chung, thời học sinh của Pu-tin phải nói là bình thường, không có gì khác lạ, ông không phải là học sinh kiểu thiên tài, cũng không phải là kẻ cứng đầu nghịch ngợm quỷ quái, thành tích học tập trung bình. Ông từng có mối tình đầu thời thiếu niên, nghe nói rất được bạn gái mến mộ, từng bị bạn học mách lẻo do hôn bạn học nữ ở trường.
Thời học tiểu học, Pu-tin thích học môn thể dục, ông từng học quyền Anh, thế nhưng do mũi bị đánh dập, sau khi chữa khỏi thì từ bỏ sở thích này. Trong đám con trai, Pu-tin người không cao, không thể tham gia đội bóng rổ được, thậm chí môn bóng đá mà đám con trai yêu thích, ông cũng không có cơ hội luyện tập. hoạt động thể thao của Pu-tin được bắt đầu từ sân sau của ngõ, ở đó ông học đánh đấu, điều này tạo điều kiện cho ông sau này học môn vật và giu-đô.
Từ 10 tuổi trở đi, Pu-tin đã bắt đầu học giu-đô, huấn luyện viên là Ra-vlin. Thời học trung học, khi đi dạo phố, hẹn hò cùng bạn gái gặp phải sự chọc ghẹo của những tên say rượu, Pu-tin luôn đứng ra trước, bảo vệ bạn gái của mình, chưa bao giờ gây cho bạn gái cảm giác không an toàn. Mùa thu năm 1974, Pu-tin giành được ngôi vô địch giu-đô của thành phố Lê-nin-grát, cho thấy trong giới đàn ông Nga phổ biến là cao to, ông đã kết hợp giữa kỹ xảo với sức mạnh và trở thành người xuất sắc.
Bước ngoặt đầu tiên trong đời
Trình độ văn hoá của cha mẹ Pu-tin không cao, Pu-tin lại là “con độc” mà cha mẹ ông “già mới có”, vì vậy cả nhà gửi gắm vào ông hy vọng lớn. Khi Pu-tin học tiểu học, mọi người trong nhà đã có mục tiêu rõ ràng: sau này cần phải học đại học. Khi ấy có lẽ còn quá sớm, việc này còn chưa được đưa vào “chương trình nghị sự”, vì thế không ai suốt ngày rêu rao ngoài miệng cả, họ cũng không ngồi lại với nhau bàn tính xem Pu-tin nên đăng ký thi vào trường đại học nào, học ngành gì. nhưng có một điểm chắc chắn, đó là Pu-tin cần phải tiếp nhận giáo dục đại học.
Còn về Pu-tin, ông cũng có suy nghĩ của mình. lý tưởng hồi nhỏ của ông là làm thủy thủ, về sau lại muốn làm phi công, đối với một thiếu niên mà nói, điều này đều là vô cùng bình thường. Thế nhưng chàng thiếu niên Pu-tin khi 16 tuổi, quyết định sẽ gia nhập KGB, nguyên nhân là ông đã xem nhiều sách báo và phim ảnh về sĩ quan tình báo và đặc công, như “Thanh kiếm và lá chắn”. Khi học lớp 9, Pu tin chạy tới văn phòng KGB ở Lê-nin-grát yêu cầu gia nhập, nhưng một sĩ quan KGB nói với Pu-tin rằng, họ chỉ thu nhận sinh viên tốt nghiệp đại học và quân nhân phục viên, hơn nữa “Chúng tôi không tiếp nhận những người trực tiếp tìm đến đây”. Thế là Pu-tin hỏi, nhận sinh viên tốt nghiệp đại học như thế nào, vị sĩ quan đó nói với ông, tốt nhất là sinh viên tốt nghiệp khoa luật, thế là Pu-tin quyết định đăng ký vào khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát, nhằm sau này gia nhập KGB.
Vào giữa kỳ năm lớp 10, Pu-tin nói với cha mẹ rằng mình định thi vào khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát, cha mẹ Pu-tin không có ý kiến gì, chỉ theo rất sát chuyện học tập của con. nhưng chính vào lúc Pu-tin chuẩn bị tham gia cuộc thi tuyển đại học, đã xảy ra một biến cố. huấn luyện viên giu-đô của ông là Ra-vlin không coi chí hướng thi đại học của ông vào đâu cả, ngược lại ra sức chủ trương ông thi vào trường kỹ thuật cao đẳng thuộc nhà máy kim loại màu Lê-nin-grát. Khi ấy Pu-tin luyện giu-đô ở câu lạc bộ thể thao của nhà máy này, vì vậy các huấn luyện viên có thể chuyển ông vào trường này một cách dễ dàng, hơn nữa có thể khiến cho ông miễn quân dịch.
Vì chuyện này, Ra-vlin đã đặc biệt hẹn gặp cha mẹ Pu-tin, đồng thời nói với họ rằng, căn cứ vào thành tích của Pu-tin, trên thực tế có thể được bảo đảm gửi tới trường kỹ thuật cao đẳng nói trên, hoàn toàn không cần phải thi cử. hơn nữa trường này cũng không tồi, vứt bỏ cơ hội cực kỳ tốt này chính là làm một chuyện ngốc nghếch lớn nhất trên đời. Thi vào đại học chính quy là một sự mạo hiểm, vạn nhất thi không đỗ, thì Pu-tin phải nhập ngũ nga lập tức.
Sau khi nghe Ra-vlin nói như vậy, cha mẹ của Pu-tin tự nhiên cũng hơi có chút động lòng, suy nghĩ rằng nhất định phải để Pu-tin thi đại học lúc đầu cũng có chút dao động. Thế là, họ cũng bắt đầu làm công tác với Pu-tin, muốn ông làm theo như huấn luyện viên Ra vlin nói.
Do vậy, Pu-tin đã rơi vào tình thế “hai mặt đánh kẹp”: Tại nơi
huấn luyện, Ra-vlin khuyên Pu-tin; về nhà, cha mẹ ép Pu-tin. nói đi nói lại, đều là muốn ông từ bỏ việc đăng ký thi đại học, đợi được bảo lãnh gửi tới trường chuyên nghiệp.
Nhưng vì Pu-tin quá mong muốn gia nhập KGB, nên ông nói, “Con sẽ thi đại học, việc này đã quyết rồi...”
“Vậy vạn nhất thi không đỗ, thì con phải đi lính đấy”, mọi người đồng thanh nói.
“Không có gì đáng sợ cả”, Pu-tin trả lời một cách kiên định, “đi lính thì đi lính”.
Không nói cũng đủ hiểu, đi lính sẽ kéo dài thời gian gia nhập KGB. nhưng nói chung, điều này không ngăn cản việc Pu-tin thực hiện kế hoạch đã định của mình. lỡ mất vài năm tất nhiên không phải là việc hay ho gì. nhưng Pu-tin qua vài lần cân nhắc, cảm thấy không mấy ảnh hưởng tới việc thực hiện lý tưởng của mình.
Đây là cửa ải quan trọng trong cuộc đời của Pu-tin: hoặc là bây giờ tất cả do mình quyết định, từ đó bước tới một giai đoạn mới trong đời như mình mong muốn; hoặc là nhận thua, nghe theo sự sắp đặt của người khác, kế hoạch đã định sụp đổ hoàn toàn.
Về sau, Pu-tin cho rằng đây là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời mình.
Mọi người đều biết, cuối cùng Pu-tin đã thi đỗ vào khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát như nguyện vọng, cuộc đời từ đây bước vào một giai đoạn mới có tính quyết định...
Chương II
CUỘC ĐỜI TÌNH BÁO HY VỌNG, ĐẦU TƯ, NẢN LÒNG
Giu-đô và ân sư
N
ăm 1970, Pu-tin thi đỗ vào khoa luật Trường đại học Lê-nin grát, bắt đầu cuộc sống học tập mới. Trong con mắt của ông, đây chắc chắn là lại tiến gần KGB thêm một bước. Tên gọi đầy đủ của Trường đại học
Lê-nin-grát là đại học Lê-nin-grát Chư-đa-nốp (nay đổi
tên thành đại học Xanh pê-téc-bua), nằm ở phố thứ hai của đảo Va xi-li-ép-xki, được xây dựng vào năm 1819, muộn hơn một chút so với Trường đại học Mát-xcơ-va (thành lập năm 1755), là trường nổi tiếng ở châu Âu, có các khoa như vật lý, hoá học, lực học, toán học, toán học ứng dụng, sinh vật thổ nhưỡng, địa chất địa lý, quan hệ quốc tế, triết học quản lý, lịch sử, kinh tế, đông phương học, y học, tâm lý học, báo chí, xã hội học và luật. đây là một trường đại học có tính tổng hợp, lấy các môn học tự nhiên và khoa học xã hội, triết học làm chính, không bao gồm kỹ thuật, đây cũng là đặc điểm của các trường đại học của liên Xô.
Pu-tin đã học tập chăm chỉ tại khoa luật Trường đại học Lê-nin grát 5 năm trời. Theo tin của phóng viên Nga, ở trường đại học ông không sôi nổi, ông gần như không tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, vì vậy các bạn cùng lớp không có ấn tượng sâu sắc về ông.
5 năm học ở Trường đại học Lê-nin-grát, Pu-tin đã hoàn thành khoá học đại cương giảng dạy pháp luật theo như giáo dục cao đẳng của liên Xô. nội dung môn học chuyên ngành bao gồm nguyên lý luật học chủ nghĩa Mác, công pháp quốc tế, luật quan hệ quốc tế, tư tưởng pháp luật của Lê-nin, pháp luật Xô-viết, lịch sử pháp luật, luật hình sự, luật dân sự, luật kinh tế..., ngoài ra còn học thêm các môn học
tương quan khác như ngoại ngữ, chính trị học. Kiểu giáo dục này từ hình thức cho tới nội dung đều theo cách riêng của liên Xô, hoàn toàn khác với giáo dục pháp luật của phương Tây, cũng không giống với giáo dục pháp luật mà Lê-nin tiếp nhận tại khoa luật Trường đại học Xanh pê-téc-bua năm xưa.
Ở trường đại học, Pu-tin học rất chăm chỉ, nhưng về cơ bản ông không tham gia hoạt động ngoại khoá, cũng không tham gia vào tổ chức đoàn thanh niên. Ông đặt việc rèn luyện thể thao vào vị trí thứ hai, chủ yếu là luyện tập Giu-đô. Khi nhập học, Pu-tin đã lên tới tuyển thủ đai đen Giu-đô, hai năm sau lại lên tới đại sư Giu-đô. Khi ấy, muốn lên được một bậc, thì cần phải nhiều lần tham gia thi đấu, không ngừng chiến thắng đối thủ. Thi đấu Giu-đô thời học đại học đã rèn luyện ý chí và sức vóc của Pu-tin, đặt nền tảng cho cuộc sống sau này của ông, mãi cho tới nhiều năm sau Pu-tin vẫn còn nhớ như in những trận đấu hồi học đại học.
Một lần thi đấu, Pu-tin gặp phải một đối thủ mạnh, ông dùng hết sức lực của mình, mệt tới mức không thể nào thở ra hơi, cuối cùng ông đã thắng, nhưng ưu thế không lớn. Còn một lần nữa, đối thủ của Pu-tin là vô địch thế giới môn Giu-đô Vô-lô- đi-a Ca-Lê-nin, hai người họ tranh ngôi vô địch của thành phố Lê-nin-grát. Vừa mới giao tranh, Pu-tin đã làm cho Ca-Lê-nin ngã qua lưng, không những động tác đẹp mắt, lại không mất một chút sức lực nào. Cuộc đấu vốn kết thúc vào lúc đó, nhưng Ca-Lê-nin là vô địch thế giới, trọng tài muốn hai người tiếp tục thi đấu. Ca-Lê-nin tất nhiên là có sức vóc hơn so với Pu-tin nhỏ người, về sau nghe nói trọng tài nghe thấy Pu-tin kêu đau, căn cứ vào quy định trọng tài tuyên bố Ca-Lê-nin thắng, nhưng thua một nhà vô địch thế giới, Pu-tin cũng không cảm thấy mất mặt. đối với những người yêu thích Giu-đô mà nói, thi đấu thường bị thương này nọ, hơn nữa tập luyện cũng hết sức gian khổ. Pu-tin thường phải tới nhà thể thao ở bên bờ hồ gi-bi-a-vi ở ngoại ô Lê-nin grát để tham gia huấn luyện. hồ đó rộng khoảng 17 ki-lô-mét vuông, hàng ngày sau khi thức dậy Pu-tin chạy dài xung quanh hồ, sau khi chạy dài lại tập luyện, cứ như thế lặp đi lặp lại, mãi cho tới khi mệt nhoài. hồi học đại học, có một người bạn được Pu-tin khuyên đã tới nhà thể thao để học Giu-đô, rồi nhanh chóng trở thành một tuyển thủ xuất sắc. nhưng điều đáng tiếc là, trong một lần thi đấu, anh ta làm một cú lộn ngược, kết cục là đầu đập xuống đệm, thoát vị đốt sống cổ, toàn thân tê liệt, mười ngày sau thì chết tại bệnh viện. Với việc này, Pu-tin cứ hối hận mãi không thôi, cảm thấy mình không nên khuyên
anh ta học Giu-đô. Có lẽ chịu ảnh hưởng của việc này, tính cách của Pu-tin luôn có chút trầm uất.
Tất nhiên, công sức không phụ lòng người, sự cố gắng của Pu-tin trong giới Giu-đô không những đặt nền tảng khí phách và ý chí cho sự nghiệp sau này của ông, còn khiến cho ông nổi danh trong giới thể thao. năm 1976, Pu-tin giành được ngôi vô địch Giu-đô thành phố Lê nin-grát.
Trong thời gian 5 năm học đại học, chính là thời kỳ bắt đầu hình thành thế giới quan của Pu-tin, và lúc này ông gặp được một người có ảnh hưởng lớn nhất đối với vận mệnh của mình - giáo sư Xô-bu-chác khi ấy dạy kinh tế học ở khoa luật, là thầy dạy luật kinh tế của Pu-tin, từ năm thứ 3 Pu-tin bắt đầu nghe ông giảng bài. luận văn tốt nghiệp của Pu-tin “Bàn về nguyên tắc tối huệ quốc trong luật quốc tế” cũng là do Xô-bu-chác chủ trì thẩm định, bài luận văn này được loại “ưu”.
Mối quan hệ giữa Pu-tin và Xô-bu-chác về sau có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với việc Pu-tin làm chính trị. Xô-bu- chác sinh năm 1937 tại thành phố Xi-ta của Xi-bê-ri-a, nơi đó cách Mãn Châu lý của Trung Quốc chỉ có hơn 200 ki-lô-mét. Xô-bu-chác và Pu tin có một số điểm giống nhau: Cùng xuất thân từ gia đình công nhân. Cha của Xô-bu-chác là lái xe lửa, gia cảnh không mấy dư dật, Xô-bu chác học tập nhờ vào nỗ lực của mình, thi đỗ vào trường đại học nổi tiếng - khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát. Sau khi Xô-bu-chác tốt nghiệp khoa luật Trường đại học Lê-nin-grát được phân công tới công tác ở vùng biên giới Sta-vrô-pôn, đó là quê hương của An-đrô pốp và goóc-ba-chốp, khi Xô-bu-chác làm việc ở đó, goóc-ba- chốp đang giữ chức Bí thư đoàn thanh niên cộng sản biên khu. ngoài thời gian công tác, Xô-bu-chác đã học xong nghiên cứu sinh luật của trường đại học Lê-nin-grát bằng hình thức hàm thụ, sau đó đã quay về trường cũ, đảm nhiệm chức giáo sư luật. giáo sư Xô-bu-chác là một nhà trí thức có tư tưởng độc lập, có thái độ phê phán đối với phương thức thống trị của đảng Cộng sản liên Xô lúc đó, nhưng trên bục giảng ông không công khai thách thức với nhà đương cục, vì làm như thế sẽ bị bắt và bị đày ra nước ngoài. Vì vậy, Xô-bu-chác và Pu tin chỉ có mối quan hệ thầy trò bình thường, kiểu quan hệ đó phải đến sau khi môi trường lớn thay đổi, trong điều kiện đặc biệt, mới hình thành lợi ích chung về mặt chính trị. Về sau, khi Pu-tin rời khỏi KGB, tiền đồ còn chưa biết ra sao, Xô-bu-chác đã đưa ông vào chính giới, đặt nền tảng cho đời sống chính trị của Pu-tin. đáng tiếc là số phận
không thương vị giáo sư luật và nhân vật quan trọng của phe cải cách của thời kỳ sau liên Xô này, ông đã từ giã cõi đời trước khi Pu-tin sắp sửa trở thành Tổng thống Nga, không trở thành “quốc sư” được. ngày
19 tháng 1 năm 2000, Xô-bu-chác trong khi bôn tẩu cho tranh cử Tổng thống của Pu-tin tại Ca-li-nin-grát, không may ông đã mất vì bệnh tim đột phát, khi ấy mới 63 tuổi.
Gia nhập KGB
Thời kỳ đại học, đối với lý tưởng gia nhập KGB, Pu-tin không bao giờ từ bỏ. Ông thậm chí còn mơ tưởng người mà ông gặp tại văn phòng KGB năm xưa đột nhiên xuất hiện, thu nhận mình vào làm việc tại KGB. Thế nhưng bốn năm qua đi, người của KGB mãi vẫn không xuất hiện, Pu-tin chỉ chờ đợi thầm lặng. Khi học năm thứ 5 đại học, Pu-tin gần như sắp từ bỏ hy vọng này ông định sau khi tốt nghiệp sẽ làm luật sư, hoặc làm một kiểm sát viên, vì lý tưởng thời niên thiếu này xem ra đã không còn hy vọng gì nữa.
Nhưng Pu-tin xuất thân từ giai cấp công nhân, học đại học lại tốt cả về phẩm chất lẫn học hành, quả thực là một nhân tài có thể đào tạo được. Vì vậy trên thực tế KGB đã chú ý đến ông tuy nhiên họ không biết rằng chàng trai trẻ tuổi này ngay từ khi học trung học đã muốn gia nhập KGB. Tất nhiên, họ không chỉ chú ý đến một mình ông. KGB là cơ quan chính quyền khổng lồ nhất và cũng thần bí nhất của liên Xô, công khai chiêu mộ sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học, đặc biệt là các trường đại học nổi tiếng ở Mát-xcơ-va và Lê-nin-grát, không phải là chuyện tuyệt mật, mặc dù cũng không phải là đến khắp nơi rêu rao.
Việc KGB tuyển người trong số các sinh viên tốt nghiệp đại học được sự ủng hộ và phối hợp của lãnh đạo nhà trường. họ có thể đọc hồ sơ của sinh viên trước, sau đó mới nói chuyện riêng với những ứng cử viên có khả năng, khảo sát trực tiếp, rồi lại báo cáo lên trên, quyết định có tuyển dụng hay không. Tiêu chuẩn tuyển mộ sĩ quan tình báo của KGB là: Có lòng yêu nước và tinh thần hiến thân mãnh liệt, cơ trí dũng cảm, sức khoẻ tốt, tuổi không quá 25. Chủ yếu là tuyển chọn từ các công dân được giáo dục tốt và sinh viên tốt nghiệp đại học. người được tuyển dụng còn cần phải thông qua huấn luyện và bồi dưỡng chuyên môn từ nửa năm tới 5 năm. phương thức tuyển
dụng và huấn luyện này khiến cho KGB có thể duy trì được trong một thời gian dài đội ngũ nhân viên tình báo chuyên nghiệp có tố chất tương đối cao.
Khi học năm thứ tư đại học, nhà trường đột nhiên thông báo cho Pu-tin biết, có người sẽ gặp ông trong một phòng học. phòng học đó khi ấy không có giờ dạy, chỉ có hai người là người đến gặp và Pu-tin. Theo như tờ tuần san “Tin tức Mát-xcơ-va” ngày 5 tháng 1 năm 2000 đưa tin, vị khách kia là i-van Va-xi-li-ép-vích, nhưng cũng có thể là Xéc-gây i-va-nô-vích, rằng là những cái tên của người Nga thường thấy nhất, hơn nữa rất có thể không phải là tên thật. người kia không nói ông ta là ai, nhưng Pu-tin lập tức đoán được ngay, ông ta nói với Pu-tin: “Tôi muốn bàn với cậu chuyện phân công công tác, nhưng bây giờ tôi còn chưa muốn nói rốt cuộc là công việc gì”. họ hẹn gặp nhau tại phòng nghỉ của giáo viên, nhưng người đó lại đến muộn. Pu-tin chờ hơn 20 phút, tức giận chửi thầm trong bụng: “đồ con lợn! phải chăng là muốn đùa mình?”.
Đúng vào lúc Pu-tin chuẩn bị rời đi, thì người kia đột nhiên chạy tới, thở không ra hơi nói: “Xin lỗi”. Pu-tin cảm thấy nhẹ cả người, ông thích câu nói đó.
“Đây đều là bố trí cả”, đối phương nói, “cậu Pu-tin, nếu như mời cậu tới làm việc ở cơ quan tình báo, cậu nghĩ sao?”
Về sau Pu-tin nhớ lại, đã nói: “Tôi lập tức đồng ý”. Ông đưa ra quyết định một cách không hề do dự, vì đây vốn chính là lý tưởng của ông. Xuất thân từ gia đình và sự giáo dục nhận được từ nhỏ của Pu tin, những tác phẩm văn học và điện ảnh ca ngợi những anh hùng vô danh trên mặt trận thầm lặng của liên Xô, khiến cho ông rất có cảm tình với KGB. Khi học đại học ông cũng từng nghe nói KGB chiêu mộ những sinh viên lớp trên. Tờ “Tin tức Mát-xcơ-va” gọi “đây là chuyện rất phổ biến vào thời đó”.
Tất nhiên, con đường Pu-tin gia nhập KGB cũng không phải là thuận buồm xuôi gió. Sau lần nói chuyện đó, người của KGB dường như đột nhiên biến mất, Pu-tin cũng không nhận được tin tức gì khác. Mãi cho tới nhiều ngày sau, lại có người gọi điện thoại, mời ông tới nói chuyện ở phòng nhân sự của nhà trường, tảng đá trong lòng của Pu-tin mới coi như rơi xuống. Khi phân công tốt nghiệp, lại suýt nữa có những sai lệch. Khi hội đồng việc làm của nhà trường bố trí
hướng đi của sinh viên, một giáo viên của khoa luật chỉ vào tên của Pu-tin nói: “Chúng tôi muốn cậu ấy làm luật sư”. Chính vào lúc đó, từ góc tường có tiếng vọng ra: “Không, vấn đề này đã quyết định rồi, chúng tôi muốn Pu-tin làm việc cho KGB”. hoá ra là nhân viên KGB giám sát việc phân công sinh viên đã kêu lên, ông ta vừa mới ngủ gật trong góc tường. Vài ngày sau, Pu-tin bắt đầu viết các loại đơn xin gia nhập KGB.
Số sinh viên tốt nghiệp cùng khoá của Trường đại học Lê-nin-grát được tiếp nhận vào KGB một đợt tổng cộng có ba người, trong đó có một người mà sau khi Pu-tin làm Thủ tướng, ông này đã thay ông giữ chức Cục trưởng Cục an ninh liên bang Nga.
Pu-tin gia nhập vào KGB khi còn chưa tốt nghiệp, một là có thể xác định trước được hướng đi sau này, hai là lập tức đã có lợi ích về mặt vật chất. Không lâu, Pu-tin đã lái chiếc xe con ra vào trường, một số bạn học nhìn ông ngưỡng mộ. Khi ấy xe con ở liên Xô tuy không phải là hiếm hoi gì, nhưng cũng không phải là hết sức phổ cập, sinh viên đại học có xe riêng lại càng hiếm. Pu-tin giải thích với các bạn học, nói rằng xe con là do mẹ ông rút thưởng có được, thế nhưng các bạn học đều không mấy tin. Tất nhiên, cũng không có ai truy xét.
Rất có thể Pu-tin nói với cha một cách trung thực rằng sắp gia nhập KGB, bố Pu-tin hẳn là sẽ ủng hộ quyết định này của con trai. đối với con trai của một công nhân mà nói, trở thành sĩ quan KGB quyết không phải là chuyện mất mặt gì. như thế, Vla-đi-mia Vla-đi-mi-nô vích Pu-tin đã chính thức gia nhập KGB vào năm cuối cùng đời sinh viên của mình. Theo đưa tin, Pu-tin làm “công việc tương đối quan trọng, chứ không chỉ là cáo mật đơn giản”. nhưng hiện nay không thể nào biết được, là một sinh viên đại học, Pu-tin có thể làm công tác quan trọng như thế nào ở trường. Pu-tin cũng gia nhập đảng Cộng sản liên Xô vào thời kỳ này, trở thành điều kiện cần thiết của KGB.
Cưới một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp
Trong trường đại học, Pu-tin đã có người yêu đầu tiên của mình - một nữ sinh viên đại học học y xinh đẹp. Quá trình yêu đương và mức độ giữa hai người như thế nào thì bây giờ không thể nào khảo chứng
được. Theo các bạn của Pu-tin nhớ lại, cô gái là một người rất có cá tính, cô ấy rất quan tâm tới sức khoẻ của Pu-tin. Trong trường đại học, họ đã bàn chuyện hôn nhân cưới xin, thậm chí ngay cả giấy chứng nhận kết hôn cũng đã xin rồi (các trường đại học của liên Xô cũ cho phép sinh viên kết hôn trong thời gian đi học). Cha mẹ hai bên cũng đồng ý với cuộc hôn nhân này, mua nhẫn, mạng che mặt, com plê cho họ. Thế nhưng, không biết vì nguyên nhân gì, vào giờ phút cuối cùng, Pu-tin đã huỷ bỏ cuộc hôn ước này. Về sau, Pu-tin nhớ lại nói: “huỷ bỏ hôn ước là quyết định khó khăn nhất trong đời tôi. Vô cùng khó khăn! Khi ấy tôi thật muốn trốn đi. nhưng thay vì sau này đau khổ, chi bằng lúc ấy đau khổ”. Mối tình đầu tiên của Pu-tin đã chết yểu như vậy.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Pu-tin mới quen biết lút-mi- la sau này là vợ của ông. Sau khi tốt nghiệp, Pu-tin trở thành sĩ quan tình báo chuyên nghiệp của KGB. Sau khi được huấn luyện ở Mát-xcơ-va, lại được phái về Lê-nin-grát công tác, ông vẫn sống cùng với bố mẹ.
Lút-mi-la A-lếch-xan-đrốp-na là người Ca-li-nin-grát, nhỏ hơn Pu-tin 7 tuổi. Lút-mi-la xuất thân từ gia đình bình thường, cha là A lếch-xan-đra công tác tại xưởng sửa chữa máy móc, mẹ yê-ca-chê-li na là nhân viên thu ngân của đội xe. Lút-mi-la là người đẹp, sau khi tốt nghiệp trung học, từng làm nhân viên đưa thư, công nhân trong nhà máy, về sau học tập hai năm tại học viện công trình Lê-nin-grát. nhưng bà quả thực không có hứng thú đối với các bài học về công trình, nên đã bỏ học. Sau đó bà thi vào công ty hàng không, trở thành một tiếp viên hàng không.
Năm 1981, Lút-mi-la vừa mới 22 tuổi, một lần, bà cùng một người bạn thân trong đội tiếp viên hàng không đến Lê-nin-grát chơi. Trong chuyến đi chơi ba ngày, bạn thân của cô bạn gái kia, một sinh viên tốt nghiệp học viện âm nhạc Lê-nin-grát tên là Xéc-gây đã nhiệt
tình mời bà tới nghe nhạc tại nhà hát kịch Xô- viết Lê-nin-grát, thế là, cô tiếp viên hàng không kia cũng theo đó khẩn thiết đề nghị Lút-mi-la cùng đi. nào ngờ, Xéc-gây biết được Lút-mi-la sẽ đi, nên cũng gọi thêm một người bạn thân của mình là Pu-tin. như thế, khi Lút-mi-la cùng với bạn gái và bạn trong khoa âm nhạc của bạn gái tới nhà hát kịch, Pu-tin đã ngồi trên ghế cạnh quầy bán vé. Khi ấy, Pu-tin còn chưa để lại cho Lút-mi-la ấn tượng gì. nói theo cách nói của Lút-mi la: “Khi đó anh ấy ăn mặc giản dị, mặt mũi bình thường, nếu như ở ngoài phố, tôi tuyệt đối sẽ không để ý tới anh ấy”.
Có lẽ là tiếng sét ái tình chăng, ngày hôm sau Pu-tin làm chủ nhà, mời Lút-mi-la và bạn gái đến nhà hát kịch xem biểu diễn, tiếp đến là lần thứ ba. Chính trong lần gặp mặt này, khi Pu-tin và Lút-mi-la chia tay nhau ở cửa ga tàu điện ngầm, Pu-tin bỗng nhiên đưa số điện thoại của mình cho Lút-mi-la, cần biết rằng, trong những trường hợp khác, Pu-tin quyết không dễ dàng đưa số điện thoại của mình cho người khác. Pu-tin nói với Lút-mi-la một cách thân tình: “Anh làm việc ở cục cảnh sát, vì nhu cầu công việc, anh tạm thời không thể nói cho em biết tình hình thật”. Lút-mi-la về sau mới biết Pu-tin công tác tại KGB.
Về sau Lút-mi-la nhớ lại, nói: “Vừa mới đến tôi đã thấy thích thành phố Lê-nin-grát rồi, chính vì vậy, tôi sống rất vui vẻ. Thành phố khiến người ta thích, gặp được một số bạn bè, khiến cho người ta vui...”
Sau khi trở về Ca-li-nin-grát, Lút-mi-la chỉ cần rảnh rỗi là gọi điện thoại cho Pu-tin, cùng với tình cảm gia tăng, Lút-mi-la còn tận dụng cả công việc, ngồi máy bay tới cuộc hẹn. lút- mi-la xúc động nhớ lại: “người bình thường ngồi xe buýt, tàu điện hoặc tắc-xi đến nơi hẹn, còn tôi thì ngồi máy bay đến nói chuyện yêu đương”. Trải qua ba, bốn tháng thổ lộ qua điện thoại và nhiều lần gặp gỡ, Lút-mi-la đã cảm nhận sâu sắc trong lòng rằng Pu-tin là người đàn ông mà cô mong mỏi. Tuy tướng mạo ông không khác người, nhưng sức cuốn hút bên trong của ông thì lại hút lấy Lút-mi-la như nam châm hút sắt vậy.
Thời gian thấm thoắt, ngoảnh đi ngoảnh lại đã ba năm trôi qua. Một hôm, Pu-tin đột nhiên nói với Lút-mi-la: “Qua ba năm rưỡi tiếp xúc và đi lại, bây giờ hẳn em đã hiểu anh là người như thế nào rồi. Anh không hay nói, tính khí cũng không tốt, có khi còn khiến người khác chịu khổ. làm bạn đời của anh là có mối nguy hiểm nhất định. Bây giờ em nên quyết định mối quan hệ với anh đi”. lúc đầu, Lút-mi la tưởng đây là lời nói đùn đẩy của Pu-tin, thế nhưng nghĩ lại, không phải, câu nói này rõ ràng là có ý chia tay, thế là, bà nói một cách không hề do dự: “Em đã quyết định rồi”.
“Đã quyết định thật rồi?”, Pu-tin tỏ ra rất ngạc nhiên, lập tức nhìn chằm chằm vào Lút-mi-la với ánh mắt thăm dò, dường như muốn phát hiện được điều gì đó. Lút-mi-la gật gật đầu, cho rằng quan hệ của họ sắp sửa tan biến. Không ngờ, Pu-tin lại nói ra những lời ruột gan khiến cho bà xúc động muôn phần: “Anh yêu em, muốn chọn một
ngày để cưới em”.
Lút-mi-la ngay sau đó đến Lê-nin-grát, vào trường cũ của Pu-tin. Các trường đại học của liên Xô mở rộng cánh cửa đối với những thanh niên đã tham gia công tác, Lút-mi-la lại từng học hai năm ở trường đại học, vì vậy đã được Trường đại học Lê-nin-grát tuyển vào một cách thuận lợi, học chuyên ngành ngôn ngữ. Bà muốn học tiếng đức, nhưng không có chỉ tiêu, thế nên được phân sang học tiếng Tây Ban nha, lại học cả tiếng pháp.
Một buổi tối mùa hè năm 1983, chính là mùa đẹp nhất ở Lê-nin grát, trên nhà hàng “Thuyền nổi” của một chiếc tàu du lịch trên sông nê-va, cặp tình nhân này đã tiến hành hôn lễ giản đơn, họ hàng hai bên tới tham dự, mọi người chúc mừng họ trở thành vợ chồng theo cách thức truyền thống của Nga.
Sau khi cưới, Lút-mi-la đổi sang họ Pu-tin, một mặt tiếp tục học, một mặt làm công việc kiêm nhiệm, bổ sung thêm chi phí gia đình. Vợ chồng Pu-tin vẫn sống trong nhà của cha mẹ Pu-tin, hai cô con gái của họ là Ma-sa và Ca-cha cũng lần lượt ra đời vào năm 1985 và 1986. Cha mẹ của Lút-mi-la nhiều lần từ Ca-li-nin-grát tới Lê-nin-grát thăm con gái con rể và cháu ngoại, phát hiện thấy cuộc sống của hai người rất chật vật. hai bên thông gia mỗi lần gặp nhau, do hoàn cảnh gia đình giống nhau, thường nói chuyện rất hợp.
Về sau, Lút-mi-la theo Pu-tin sang đức, sau khi về nước năm 1990, Lút-mi-la lại trở về sống ở Xanh pê-téc-bua, dạy học ở trường đại học, lúc bình thường lái chiếc xe “Vôn-ga” đem từ đức về đi làm.
hàng xóm của bà kể, Lút-mi-la không trang điểm, đối xử với người khác rất hiền hoà.
Năm 2000, sau khi Lút-mi-la được biết En-xin từ chức Tổng thống và đề cử Pu-tin làm quyền Tổng thống, bà ý thức được mình sẽ có thể trở thành một nhân vật của công chúng không có đời sống riêng nào đáng nói cả, vì vậy đã khóc rất lâu. Trong thời gian Pu-tin tham gia bầu cử Tổng thống, Lút-mi-la đã thẳng thắn thừa nhận khi được phỏng vấn, rằng bà “chưa bao giờ có bất kỳ một hứng thú nào” đối với chính trị. Trên thực tế, cho dù xét theo tiêu chuẩn bảo thủ của Nga, là vợ của nhân vật trong chính giới, tác phong của Lút-mi-la cũng được cho là cực kỳ kín tiếng.
hai ngày sau khi Pu-tin được bầu làm Tổng thống, điện Crem-li vẫn không có một dòng chữ nào giới thiệu vị “đệ nhất phu nhân” này. đây có thể là vì “gương người đi trước”, phu nhân của goóc-ba-chốp tác phong phóng khoáng, hết sức chăm chút tới ăn mặc và lối sống, vì thế người Nga đa phần không thích bà ta. Lút-mi-la và đệ nhất phu nhân tiền nhiệm li-na (vợ của En-xin) dường như đều hiểu được điều này. Thế nhưng sau khi Pu-tin được bầu làm Tổng thống, báo chí đưa tin về vợ chồng họ cũng ngày càng nhiều hơn.
Tình báo chuyên nghiệp
Sau khi Pu-tin tốt nghiệp đại học, chính thức gia nhập KGB. Mặc dù danh tiếng không lớn, nhưng giới tình báo thế giới công nhận rằng những tình báo vĩ đại nhất của thế kỷ XX đều xuất thân từ KGB. Khi Pu-tin vào KGB, KGB đã bắt đầu suy thoái. Khi ấy liên Xô ở vào thời kỳ sau của nền thống trị Brê-dơ- nhép, một mặt kinh tế xã hội phát triển trì trệ, mức sống của người dân nâng lên rất chậm, khoảng cách về mặt kinh tế và mức sống so với các nước phương Tây mở rộng hơn; một mặt khác, thể chế chính trị dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản liên Xô ngày một cứng nhắc, chức năng công cụ chuyên chính đối nội của KGB càng nổi bật hơn.
Sau khi Pu-tin vào KGB, mới phát hiện thấy KGB trong hiện thực rất khác so với tưởng tượng. Về sau ông nhớ lại, khi mới ra trường, các đồng nghiệp của ông đa phần là các đồng chí cũ, trong đó có một số người đã gần tới tuổi nghỉ hưu.
Một lần, Pu-tin nhận lời mời tham gia thảo luận về một kế hoạch, một vị đặc nhiệm già nói kế hoạch nên viết thế nào, Pu-tin mới ra đời hơi có chút khó hiểu, nói chen vào: “Không được, như thế không được”.
“Cậu nói vậy là ý gì?” - Vị đặc nhiệm già kinh ngạc. “điều này bất hợp pháp” - Pu-tin trả lời.
Đối phương giật nảy mình: “Bất hợp pháp như thế nào?”
Pu-tin đành phải dẫn từng điều khoản pháp luật cho ông ta, chỉ ra những chỗ không ổn trong đó.
“Nhưng chúng ta có chỉ thị của cấp trên”. đối phương không tiếp nhận ý kiến của Pu-tin.
Pu-tin đành phải một lần nữa dẫn chứng pháp luật, nhưng các đồng nghiệp dường như đang nghe “sách trời”. Cuối cùng, vị đặc nhiệm già kia lộ ra vẻ mỉa mai: “đối với chúng ta mà nói, chỉ thị của cấp trên chính là pháp luật, đồng chí Pu-tin ạ”.
Về sau, Pu-tin mới hiểu ra rằng, những bậc tiền bối này đã trưởng thành như vậy, cũng làm việc như vậy. Thế nhưng, được tiếp nhận giáo dục pháp luật, Pu-tin lại luôn không thể nào chấp nhận được những suy nghĩ và phương pháp hành sự đó được.
Trong vài tháng sau đó, Pu-tin đã qua được hàng loạt trình tự, cũng viết mấy bản báo cáo, sau đó lại được cử đi huấn luyện đặc nhiệm 6 tháng. Khi cấp trên cuối cùng đã tin rằng ông đã nắm bắt được những yếu lĩnh cơ bản rồi, mới cử ông về Lê-nin-grát, làm việc ở phòng chống tình báo. ở đó, Pu-tin đã công tác bốn năm rưỡi.
Tất nhiên, công tác tình báo cần phải bảo mật. Cuộc sống KGB của Pu-tin chủ yếu là theo dõi và giám sát những người nước ngoài mà KGB cho là khả nghi, như quan chức ngoại giao, du khách, thương nhân, hoặc những người bất đồng chính kiến là công dân liên Xô. Pu tin được cho là trung thành với chức trách, trong mấy năm đầu tiên công tác, là một lính mới, hẳn là thể hiện không tồi trong công tác, nếu không thì sẽ không được cử đi nước ngoài. Về sau Pu-tin từng hình dung công tác của mình thế này: “Tất nhiên cần phải làm nhiều việc khó chấp nhận được, đây là sự thực, rất đáng tiếc”.
Năm 1984, Pu-tin lại một lần nữa được huấn luyện, lần này là tại học viện hồng kỳ An-đrô-pốp ở Mát-xcơ-va, học viện này là nơi chuyên đào tạo sĩ quan tình báo đối ngoại của KGB, các học viên có thể sinh hoạt và học tập trong môi trường mô phỏng của nước mà họ sẽ tới. Chuyên môn của Pu-tin được dạy bằng tiếng đức, môi trường sinh hoạt cũng mô phỏng nước đức. Tất nhiên Pu-tin hiểu, sau khi tốt nghiệp, ông sẽ được phái sang đức.
“Chủ nhiệm nhà hữu nghị Xô-đức”.
Năm 1985, sau khi Pu-tin được huấn luyện tại học viện hồng kỳ An-đrô-pốp, lập tức được phòng 4 Cục quản lý chung số 1 của KGB
phái đi công tác tại nước Cộng hoà dân chủ đức. Ông lấy nơi đây làm căn cứ, lấy khu vực tiếng đức ở cả châu Âu (nước đức dân chủ, nước đức liên bang, áo và Thụy Sĩ) làm vũ đài, sống sáu năm hiệu quả nhất trong cuộc đời KGB của ông.
Vốn dĩ Pu-tin có thể lựa chọn nước đức liên bang (Tây đức) để công tác, Tây đức khi ấy đã là một trong những nước phương Tây phát triển nhất, điều kiện sống và làm việc đều tương đối tốt. Thế nhưng, nếu như muốn đi Tây đức, thì cần phải công tác ở phòng 4 Cục quản lý chung số 1 ở Mát-xcơ-va một thời gian (1 đến 3 năm), còn đi đông đức thì không có yêu cầu này. rõ ràng là Pu-tin nôn nóng lập công lập nghiệp, đã lựa chọn phương án không cần phải ngồi làm việc ở cơ quan, lập tức có thể ra tuyến đầu công tác - đông đức.
Sáu năm Pu-tin ở nước đức dân chủ, chủ yếu sống ở đrét- xđen, nhưng Lép-dích cũng là thành phố mà ông thường xuyên tới, vì ông là chủ nhiệm của “nhà hữu nghị Xô-đức”, đây là chức phận công khai của ông, trên thực tế sự hợp tác giữa ông và cơ quan tình báo của đức chủ yếu là ở Lép-dích. Cũng có bài báo nói, giám sát quân liên Xô đóng ở đức cũng là một phần công tác của Pu-tin ở đức. Văn phòng của nhóm Pu-tin là một toà biệt thự hai tầng được xây dựng năm 1909, xung quanh có tường bao rất cao, cổng có cảnh vệ vũ trang. Cách đó hơn 50 mét là trụ sở đặc nhiệm của đông đức.
Pu-tin rốt cuộc đã triển khai hoạt động tình báo ở đông đức như thế nào? Và thể hiện trong cuộc đời tình báo của ông ra sao? đây là câu đố mà mọi người hy vọng tìm hiểu. Tờ “Times Chủ nhật” đăng một bài viết của một đặc nhiệm “M” nghe nói từng bị Pu-tin khống chế, trực tiếp cung cấp tin tức cho ông, lần đầu tiên tiết lộ một số bức màn bên trong ít được người ta biết tới khi ông mới đến đức làm công tác tình báo.
Theo tờ báo, chức phận công khai của đặc nhiệm M là cựu giám sát viên cảnh sát hình sự của đông đức, còn trên thực tế ông ta là đặc nhiệm ngầm có kinh nghiệm 10 năm KGB, chủ yếu làm công tác trong mặt trận thầm lặng. năm 1985, ông ta lần đầu tiên gặp Pu-tin tại một căn hộ ở đret-xđen của đông đức. ấn tượng đầu tiên đối với Pu-tin còn lâu mới có thể nói là hài lòng.
“Tiền nhiệm của Pu-tin, cũng chính là cựu sĩ quan phòng tình báo KGB cấp trên của tôi giới thiệu chúng tôi làm quen nhau”, đặc nhiệm
M nói, “Do Pu-tin là một lính mới, thế nên tôi giới thiệu chi tiết với ông ta những việc cần chú ý khi hoạt động tình báo ở đức. rõ ràng, ông ta không có lấy một chút kinh nghiệm. đây là lần đầu tiên ông ta ra nước ngoài làm công tác tình báo. Tuy ông ta thuộc như lòng bàn tay lý luận tình báo, nhưng lại không biết quy tắc khi thao tác cụ thể”.
Sau khi gặp nhau không lâu, Pu-tin không đến nơi nọ đúng giờ để tham gia một lần hoạt động gặp cơ sở, phải biết rằng lần gặp mặt đó khó khăn lắm mới bố trí được, điều này khiến cho đặc nhiệm M rất bực mình. “Cần biết rằng quên việc chắp mối đặc nhiệm mà mình phụ trách có nghĩa là đã phạm phải một sai lầm lớn có thể nguy hiểm đến an toàn tính mạng của đối phương”. Ông ta nói: “Tôi cảnh cáo, Pu-tin, trừ phi ông khắc phục được hành vi xấu, nếu không thì tôi sẽ lập tức không làm”. nhưng Pu-tin bẩm sinh chính là một tài năng có thể rèn giũa của KGB. Không lâu, sự cố gắng của ông đã khiến cho đặc nhiệm M trở nên ôn hoà hơn. nhưng một lần khác, ông lại xảy ra sai sót. hôm đó Pu-tin đi gặp cơ sở, trao một thiết bị vô tuyến điện do KGB thiết kế lắp đặt, trong thiết bị này có gắn thiết bị ghi âm bí mật và một bộ định giờ tinh xảo. nghe nói, thiết bị vô tuyến điện này được sử dụng khi thiết kế công tác bí mật, nhưng Pu-tin không thể không thừa nhận, ông không biết thao tác thiết bị đó như thế nào.
Đặc nhiệm M nói, Pu-tin có 5 năm thời gian làm cấp trên của ông ta. Pu-tin lúc đầu gần như rất ít nói, thường luôn tìm kiếm kiến nghị. “Ông ấy cũng là một người Nga điển hình, không mấy khi đúng giờ”, đặc nhiệm M nói, “Thế nhưng hiện tượng này không lâu sau đã thay đổi. Ông ấy đặc biệt tôn sùng quan niệm làm việc của người đức. Ông ấy trở thành một người vừa học là biết ngay, hơn nữa, tác phong trở nên nhanh nhẹn”.
Thế là, hai người đã xây dựng một hệ thống cơ sở nghiêm ngặt, bảo vệ thân phận đặc nhiệm của M, có 10 căn phòng “an toàn” dùng để làm nơi gặp mặt. Một khi tình hình có biến, họ thường thông qua hòm thư chết để tiến hành tiếp xúc liên hệ. Trên con đường nhỏ dọc bờ sông En-be có một điểm cơ sở, đặc nhiệm M mỗi tối đều chạy bộ ở đó. Ông ta thường đem một vỏ hộp bia đã đập bẹt hoặc một vỏ bao thuốc lá ném vào chỗ đã hẹn trước, những thứ này đều dùng để giấu hoặc chuyển những bức điện đã gia công bí mật hoặc có thể lấy tin rồi. nếu như điện thoại trong phòng làm việc của Pu-tin đổ ba hồi chuông, đó chính là tín hiệu đặc nhiệm M cần gặp ông gấp, Pu-tin sẽ đến nơi tiếp xúc trong vòng 60 phút một cách chính xác.
Biểu hiện của Pu-tin khi mới tham gia vào lĩnh vực tình báo không khiến người ta hài lòng. nhưng đặc nhiệm M nói, ông dần dần trở thành một người tự kiềm chế vô cùng hữu hiệu: “Cùng với việc Pu-tin ngày càng xuất sắc”, ông ta nói, “Ông ấy trở nên càng lợi hại hơn, luôn cố gắng hết sức kiềm chế bản thân. Tôi dần dần ngày càng hiểu ông ấy. gần như không có việc gì có thể đè bẹp ông ấy, cũng gần như không có việc gì có thể quy tội ông ấy”.
“Ông ấy không uống rượu, cũng không hút thuốc, ông ấy không tham lam, cũng không háo sắc. Ông ấy luôn kiềm chế tình cảm của mình, luôn giữ bí mật trong đầu. Ông ấy hẳn cũng có nhược điểm, nhưng tôi không biết nhược điểm ấy là gì”.
Một lần buông thả mình duy nhất của Pu-tin là vào khi ông trở về Nga vào đầu năm 1990, trong một cuộc chia tay cảm động, ông đã đưa ra một chỉ thị nghiêm khắc cho M, tiêu huỷ tất cả những chứng cứ ông ta làm việc cho KGB.
“Ông ấy không muốn về Nga”, M nhớ lại, “Ông ấy lo tình hình chính trị thay đổi sau khi về nước, ông ấy đã quen với chính sách ở đức. Ông ấy mắt ngấn lệ nói tạm biệt, và bày tỏ tình cảm thật hiếm có với tôi, đối với ông ấy tôi giống như một người thân vậy. Thế nhưng từ đó về sau tôi không còn gặp ông ấy nữa”.
Về sau Pu-tin tự tiết lộ, hoạt động tình báo của ông ở đức lấy nATo làm mục tiêu chủ yếu, tin tức thu được đều được gửi trực tiếp về bộ tổng chỉ huy KGB ở Mát-xcơ-va. Vì thế phải chiêu mộ người địa phương. Pu-tin cũng phát triển một số quan chức địa phương và nhân sĩ chuyên nghiệp cung cấp tin tức cho KGB ở đrét-xđen và các thành phố khác. Pu-tin cũng sử dụng “chim én” (nữ đặc nhiệm dung mạo xinh đẹp được KGB bồi dưỡng) để thăm dò tin tức. KGB rất giỏi lợi dụng những nữ đặc nhiệm này để tiếp cận mục tiêu, trước tiên dùng sắc đẹp để mồi chài đối phương, khiến cho đối phương chịu trận, cung cấp tin tức cho phía mình. Tại đrét-xđen, Pu-tin có nhiều “chim én” từng được huấn luyện hoạt động trong khách sạn Bê-liu. Khách sạn này nằm ở bờ sông En-bê, cách phố An-ki-li-ka không xa, là một trong những khách sạn cao cấp ở đrét-xđen, một toà kiến trúc kiểu đức truyền thống cao ba tầng. nơi đăng ký của khách sạn này nằm dưới sự kiểm soát của KGB, một khi có những du khách phương Tây cao cấp tới ở, rất mau chóng, sẽ có một cô gái trẻ tinh thông ngôn ngữ, văn hóa bản địa của vị khách kia đến tìm. đối với KGB mà nói,
săn tìm thông tin là việc không từ bất cứ thủ đoạn nào. Tất nhiên, các đồng nghiệp phương Tây của họ về mặt này cũng không thua kém gì.
Cơ quan tình báo đức những năm gần đây điều tra một kế hoạch hành động có tên là “Mặt trời mọc”, đồng thời cho rằng kế hoạch này không chết đi cùng với sự thống nhất của hai nước đức và liên Xô giải thể, nói một cách khác, mạng lưới tình báo mà Pu-tin năm xưa xây dựng nên có thể bây giờ vẫn còn vận hành. điều này khiến cho bên phía đức tương đối khốn đốn. Quan chức tình báo cấp cao và quan chức chính phủ của dân chủ đức cũ bị cơ quan tình báo đức điều tra đều không biết kế hoạch “Mặt trời mọc”, tất nhiên những bậc thầy tình báo từng được đào tạo cho dù có biết cũng không tiết lộ. Vì vậy cơ quan tình báo đức cho rằng kế hoạch “Mặt trời mọc” trên thực tế còn ở trong bóng tối, rất có thể vĩnh viễn sẽ không được phơi bày ra ánh sáng.
Tóm lại, Pu-tin và nhóm của ông (trong đó có một số chiến hữu hiện nay đã trở thành cấp dưới của ông) khi ấy chịu sự chỉ huy của tướng Vla-đi-mia Xê-lu-cốp của Cục quản lý chung số 1 KGB, đã tiến hành công tác một cách hiệu quả.
Công tác và sinh sống 5 năm ở đức khiến cho Pu-tin quan sát được sự vận hành của xã hội và nền kinh tế của liên bang đức. Tuy ông thường trú ở Cộng hòa dân chủ đức, nhưng cũng thường tới các nước tư bản phát triển như liên bang đức, áo và Thụy Sĩ, có sự thể nghiệm thiết thân đối với hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là có sự hiểu biết trực quan đối với kinh tế thị trường và quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. Thực tế chứng minh, có kinh nghiệm như vậy vô cùng quan trọng. Sự từng trải ở bên ngoài khiến cho tầm mắt của một nhân viên KGB như Pu-tin tương đối rộng, tư tưởng tương đối mở, do đó cũng tương đối thực dụng. Sau khi Pu-tin làm Thủ tướng và quyền Tổng thống Nga, từng nhiều lần bày tỏ cảm tình đối với thể chế xã hội - kinh tế thị trường kiểu đức, đặc biệt là ông rất khâm phục đối với cách làm thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định xã hội của Thủ tướng đức Ge-hát.
Tận mắt chứng kiến thay đổi lịch sử to lớn
Năm 1984, khi Pu-tin lần đầu tiên rời khỏi liên Xô, thời đại Brê giơ-nhép đã kết thúc, bề ngoài xã hội trong nước liên Xô ổn định, trên thực tế là một nước lớn siêu cường Ngang bằng với Mỹ, KGB cũng ở vào thời kỳ đỉnh cao phát triển. Thế nhưng, vấn đề thể chế tích tụ nhiều năm đã gây vết thương bên trong nghiêm trọng cho liên Xô, thậm chí có thể nói, dấu hiệu của phát tác đã xuất hiện. hiện tượng này thể hiện trong quan hệ quốc tế chính là trận địa của liên Xô hết sức nguy ngập. là một thành viên trong trận địa của liên Xô, nước đức mặc dù trình độ kinh tế và xã hội đứng đầu đông Âu, nhưng so với liên bang đức, vẫn có một khoảng cách rất lớn. giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tổng giá trị sản phẩm trong nước của Cộng hòa dân chủ đức chỉ bằng 1/4 của liên bang đức, năng suất sản xuất xã hội chỉ bằng 30% của liên bang đức, thu nhập của công nhân viên chức chỉ bằng 1/3 của liên bang đức, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ bằng 1/10 của liên bang đức, trình độ khoa học kỹ thuật tụt hậu từ 10 đến 15 năm so với liên bang đức.
Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phương hướng chủ yếu mà phương Tây diễn biến mặt trận liên Xô đông Âu là dân chủ đức, Tiệp Khắc và Ba lan. Môi trường chiến tranh lạnh, ảnh hưởng và sự kiềm chế của liên Xô lâu dài, sự thâm nhập và áp lực của phương Tây, phát triển kinh tế và xã hội mất cân bằng lâu dài và sai lầm của bản thân đảng cầm quyền của dân chủ đức, tất cả những cái đó đều khiến cho tình hình trong nước của dân chủ đức dần dần căng lên. Mặc dù chính phủ dân chủ đức đã xây dựng lên “bức tường Béc-lin” kiên cố, hy vọng dùng kiến trúc bê tông cốt thép và quân đội vũ trang để ngăn cản người dân chủ đức di cư sang liên bang đức, nhưng vẫn có rất nhiều công dân chạy trốn sang phương Tây bằng nhiều cách. đồng thời, đời sống xã hội của nước đức dân chủ rơi vào cảnh hỗn loạn, biểu tình diễu hành liên tục ở các nơi, trật tự xã hội hỗn loạn, sản xuất đã bị ảnh hưởng. Tổ chức phát-xít mới cũng xuất hiện, mũi nhọn tiến công của chúng nhằm vào người Do Thái và quân liên Xô. Đrét xđen là một trong những thành phố mà phát-xít mới hoạt động sôi nổi nhất. những thay đổi to lớn tựa giông bão này là điều mà Pu-tin chưa bao giờ trải qua. Trong cơn sóng to gió lớn như vậy, cá nhân không thể làm gì nổi. Tình hình phức tạp này chắc chắn là sẽ ảnh hưởng đến công tác thu thập tin tức bình thường, hơn nữa tình hình trong nước của liên Xô cũng ngày càng hỗn loạn. Báo chí công khai chưa từng đề cập đến cảm nhận của Pu-tin đối với thay đổi to lớn này, nhưng có thể tưởng tượng, cảm nhận của ông quyết sẽ không phải là vui mừng hồ hởi, mà chắc chắn là mơ hồ, bối rối và đau khổ.
Rốt cuộc, KGB mà ông phục vụ là cơ quan tình báo của đảng Cộng sản liên Xô, lại có quan hệ hợp tác tốt với phía chính quyền của dân chủ đức. Trong bối cảnh hiện thời, cả liên Xô và Cộng hòa Dân chủ đức đều có những thay đổi lớn. Tại đức, những thế lực mới trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít cực đoan đã có những hành động tấn công mới đối với quân đội Xô viết. Trên phố của đrét-xđen đã xuất hiện biểu ngữ lớn “quân chiếm giữ hãy cút đi”. Từ nhỏ Pu-tin đã được giáo dục chủ nghĩa yêu nước, hai người anh trai đã chết trong thời kỳ Lê-nin grát bị quân đức bao vây, nay phát-xít lại trỗi dậy, trong lòng Pu-tin hẳn là không yên.
Tác động trực tiếp đến nhóm của Pu-tin cuối cùng đã xảy ra. Sau khi bức tường Béc-lin sụp đổ, ở đrét-xđen có người đã tấn công vào nhà làm việc của cơ quan tình báo dân chủ đức, tiếp đến có người đến nơi trú ngụ của nhóm Pu-tin. lúc này cảnh vệ từng canh giữ trước đây đã rút đi. Pu-tin đơn thương độc mã trước tiên ngăn cản đám người này ở ngoài cổng, sau đó yêu cầu căn cứ quân liên Xô ở gần đó phái người tới chi viện, vì trong văn phòng có tài liệu cơ mật của KGB. Quân liên Xô thoạt đầu không đáp ứng. Pu-tin một mình đối phó với đám người, ông rất bình tĩnh nói chuyện với đám người biểu tình, yêu cầu họ không được tấn công nơi này. Sau nhiều giờ đồng hồ, quân liên Xô tới giải tán đám người. Cảm giác khi ấy của Pu-tin là: liên Xô đã không còn tồn tại, đã biến mất rồi. rõ ràng, liên Xô đang lâm bệnh, hơn nữa là chứng bất trị - tê liệt quyền lực.
Là người đứng ngoài và chứng kiến, Pu-tin đã sống những năm tháng cuối cùng của nước Đức dân chủ, nhưng đây cũng không phải là lần cuối cùng ông chứng kiến một nước xã hội chủ nghĩa và một đảng Cộng sản cáo chung. Ở Đông đức, tuy quân Liên Xô còn phải qua vài năm nữa mới hoàn toàn rút đi, nhưng là cơ quan biệt phái của KGB, Pu-tin và các nhân viên tình báo khác ở nước đức dân chủ đều đã mất đi cơ sở và đất công tác ở đây, điều càng tồi tệ hơn là, tình thế của liên Xô còn xa mới như nước đức dân chủ, không ai biết số phận sau này của liên Xô, đảng Cộng sản liên Xô và KGB là gì.
Chương III
BƯỚC TỚI TRUNG TÂM QUYỀN LỰC
Dấn thân vào Chính giới, tương trợ Ân sư
T
háng 1 năm 1990, Pu-tin trở về tổ quốc. Có người giới thiệu ông tới công tác tại trụ sở KGB ở Mát-xcơ-va, nhưng ông đã từ chối. Ông cảm thấy, hệ thống KGB đã không còn tiền đồ nữa, công tác của ông đã không còn ý nghĩa nữa. Thay vì ở trong hệ thống này, tận mắt chứng kiến tất cả sụp đổ xung quanh mình, chi bằng làm chút việc gì khác. Khi ấy, ông tuy không xác định
rõ ràng rút khỏi KGB, nhưng đã bắt đầu tìm kiếm đường rút.
Thế là, Pu-tin trở về quê hương Lê-nin-grát, tìm được một chức vụ ở trường cũ: Trợ lý ngoại vụ của phó hiệu trưởng, rõ ràng phía nhà trường cho rằng sự từng trải của ông ở nước ngoài có ích cho liên lạc đối ngoại của trường đại học, tất nhiên nhà trường cũng hiểu bối cảnh của Pu-tin. Tuy cái tên KGB dẫn đến sự liên tưởng không vui của nhiều người, hơn nữa năm 1990 bản thân KGB cũng chịu tác động và cũng đang cải cách, nhưng ở Lê-nin-grát, KGB vẫn còn đang hoạt động, những đồng liêu năm xưa của Pu-tin cũng đều đang làm việc cho KGB tại các cơ quan của thành phố này. Trong các trường hợp nói chung, sĩ quan tình báo KGB từ nước ngoài trở về liên Xô vẫn lấy thân phận hợp pháp làm yểm hộ, tiếp tục nghề tình báo của mình.
Tình hình của Pu-tin lẽ ra cũng như vậy.
Vào thời điểm chuyển giao xuân hạ năm 1990, Lê-nin-grát tổ chức một cuộc bầu cử chủ tịch Xô-viết thành phố. Ân sư hồi học đại học của Pu-tin là Xô-bu-chác lúc này đã trở thành một nhà chính trị
xuất sắc, trong cuộc bầu cử ông đã trúng cử thuận lợi, từ một đại biểu nhân dân tham gia nghị chính trở thành một quan chức hành chính của một thành phố lớn. Xô-bu-chác có đặc điểm của một nhà chính
trị kiểu trí thức, tư duy của ông ta nhanh nhạy, giỏi diễn thuyết và cổ động, có thể đối thoại trực tiếp với nhân dân và lắng nghe tiếng nói của họ; ông ta cũng giỏi đánh giá tình hình, hợp tung liên hoành trong môi trường Đu-ma thành phố này.
Cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Xô- bu chác là một ngọn cờ của phe phản đối liên Xô. Xô-bu-chác tuy đã tích luỹ được kinh nghiệm đấu tranh chính trị tương đối, thế nhưng, làm thị trưởng khác với làm nghị sĩ. nghị sĩ là “hữu danh vô thực”, đặc biệt là đại biểu nhân dân của liên Xô khi ấy, chủ yếu là đưa ra nghị quyết về một số vấn đề quan trọng, với kiến thức pháp luật và năng lực cổ xuý chính trị nói năng trôi chảy của mình, Xô-bu-chác như cá gặp nước trong đại hội đại biểu nhân dân. nhưng sau khi trở thành chủ tịch Xô-viết Lê-nin-grát, trước mặt ông lại là một cục diện khác, đây là một chức vụ cần thực tế, cần phải có thành tích cụ thể, khiến cho người dân được lợi. Vì vậy Xô-bu-chác không thể liên hợp tác chiến với các bậc tinh anh khác giống như ở đại hội đại biểu nhân dân được, mà cần phải có ban bệ của mình, có những trợ thủ đáng tin cậy và có tài. Chính vào thời điểm này, Pu-tin từ nước đức trở về Lê-nin grát đã xuất hiện trước mặt Xô-bu-chác.
Đó là một ngày đầu năm 1990, Xô-bu-chác từ Xô-viết thành phố trở về Trường đại học Lê-nin-grát làm việc, gặp được Pu-tin ở hành lang toà nhà văn phòng. Pu-tin hỏi thăm thầy giáo, đôi bên trước tiên là hàn huyên rất tự nhiên, sau đó nói tới hiện trạng. Xô-bu-chác đang bận rộn với các loại công việc mà ông ta không mấy quen thuộc, thấy vị học trò này, ông ta lập tức manh nha một ý nghĩ: đây chẳng phải là một ứng cử viên trợ thủ có sẵn sao! Chỉ mới 38 tuổi, năm xưa ở trường là sinh viên loại giỏi, tuy là KGB, nhưng không có vết ố, ở nước ngoài nhiều năm, tỏ ra hết sức năng nổ, không hung hăng Ngang ngược. Xô- bu-chác đi thẳng vào vấn đề, hỏi Pu-tin có muốn tới công tác tại Xô-viết thành phố hay không. Pu-tin đã khẳng khái nhận lời. Cuộc nói chuyện vài phút này đã quyết định nửa đời còn lại của Pu-tin.
Pu-tin lập tức từ bỏ công tác ở Trường đại học Lê-nin-grát, theo thầy giáo về Xô-viết thành phố, bắt đầu cuộc sống quan chức hành chính 6 năm của ông. Pu-tin nhanh nhạy nắm bắt được cơ hội này. nếu như khi ấy ông không nhận lời mời của Xô-bu-chác, rất khó có thể tưởng tượng được là ông sẽ có cơ hội trở thành lãnh tụ của nước Nga ngày nay. Pu-tin đã đảm nhiệm chức cố vấn ngoại vụ của chủ tịch
Xô-viết thành phố Lê-nin-grát Xô-bu-chác. hoạt động ngoại vụ địa phương trước kia đều do Bộ ngoại giao hoặc cơ quan hữu quan ở Mát-xcơ-va bố trí, giao làm, nay thực hiện tự trị địa phương, Lê-nin grát có thể tự chủ triển khai hoạt động ngoại giao. Khách từ các nước trên thế giới, đặc biệt là từ Trung Âu và Bắc Âu nườm nượp kéo tới, Pu-tin tháp tùng Xô-bu-chác tiếp đón khách nước ngoài hoặc thaymặt đón một số khách thứ yếu, đồng thời cũng bắt đầu quen thuộc với một số sự vận hành chính trị của thành phố lớn. Tháng 6 năm 1991 Lê-nin-grát xoá bỏ Xô-viết, tiến hành bầu cử thị trưởng, Xô-bu-chác được bầu làm thị trưởng nhiệm kỳ đầu tiên, ngay sau đó bổ nhiệm Pu-tin làm chủ tịch ủy ban quan hệ đối ngoại của chính quyền thành phố.
Trải qua Sự kiện 19 tháng 8
Liên Xô của năm 1991 đã rơi vào khủng hoảng toàn diện. En-xin có trực giác chính trị đáng sợ, đoán chắc xu thế giải thể của liên Xô là tất yếu. Từ mùa xuân năm 1990 ông ta đã bắt đầu dốc hết sức mình quản lý nước cộng hoà Nga, rõ ràng, cho dù liên Xô sụp đổ, đảng cộng sản liên Xô giải tán, mảnh đất Nga và nhân dân Nga vẫn sẽ tồn tại. Chỉ cần giành được chính quyền của nước cộng hoà Nga bằng 70% lãnh thổ của liên Xô, En-xin đã có thể nắm được tương lai. Về mặt này, Goóc-ba-chốp mềm yếu quả không phải là đối thủ của En-xin. Tháng 5 năm 1991 En-xin được bầu làm chủ tịch Xô-viết tối cao Nga, thực hiện bước thứ nhất thành công; tiếp đến ông ta tuyên bố Nga chủ quyền độc lập, rút củi đáy nồi đối với Goóc-ba-chốp, liên Xô trên thực tế đã trở thành một bộ khung trống rỗng.
Lúc này, một số người trong ban lãnh đạo của đảng Cộng sản liên Xô đang ấp ủ cuộc chính biến đánh đổ Goóc-ba-chốp, trong đó có phó Tổng thống ya-na-ép, Bộ trưởng Quốc phòng, nguyên soái ya-dốp, Chủ tịch KGB Cru-che-cốp, Bộ trưởng nội vụ Bu-ga và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Va-li- an-ni-cốp và Chủ tịch Xô-viết tối cao Lu-ki-ya-nốp. họ cho rằng, liên Xô đã ở vào trạng thái nguy hiểm, quyết định thành lập ủy ban tình trạng khẩn cấp quốc gia, thay Goóc ba-chốp nắm quyền. Cuộc chính biến 19 tháng 8 gây chấn động thế giới đã xảy ra.
Khi ấy Tổng thống liên Xô Goóc-ba-chốp và cả nhà đang bị giam
giữ ở biệt thự Cri-mi-a. Quân đội theo lệnh tiến vào đóng ở Mát-xcơ va. ngày 19 tháng 8 năm 1991, ủy ban tình trạng khẩn cấp đã phát đi “Thư nói với nhân dân liên Xô”, tuyên bố Goóc-ba-chốp xét tình trạng sức khoẻ không thể thực hiện chức trách Tổng thống, do phó Tổng thống thực hiện chức vụ Tổng thống, quyền lực nhà nước do ủy ban tình trạng khẩn cấp điều hành, một bộ phận khu vực của liên Xô thực hiện tình trạng khẩn cấp 6 tháng. En-xin đã rời khỏi biệt thự nơi ông ta ở đến nhà Trắng, nơi đóng trụ sở của Xô-viết tối cao Nga 20 phút trước khi bộ đội đặc biệt KGB tới, nhà Trắng trở thành trụ sở đối kháng với ủy ban tình trạng khẩn cấp.
Khi chính biến xảy ra, là thành phố lớn thứ hai, Lê-nin-grát không bị cuốn vào cuộc chính biến, hơn nữa đã ngăn không cho quân đội vào đóng, trong việc này Pu-tin có ảnh hưởng mang tính quyết định. Khi ấy quân khu Lê-nin-grát nhận được mệnh lệnh của ủy ban tình trạng khẩn cấp ở Mát-xcơ-va, chuẩn bị phái quân đến vào đóng trong thành phố, kiểm soát Lê-nin-grát. Pu-tin đang trong kỳ nghỉ, nghe tin vội trở về Lê-nin-grát. Ông lập tức đích thân dẫn cảnh vệ vũ trang đến sân bay đón Xô-bu- chác và bảo vệ ông ta trở về nhà an toàn, nhằm tránh cho Xô- bu-chác bị bắt. Sau đó, ông cả đêm bôn tẩu giữa KGB và quân khu ở Lê-nin-grát, triển khai bàn bạc và điều hoà khẩn cấp với các bên hữu quan. Pu-tin bày tỏ với phía quân đội: Lê nin-grát không có vấn đề gì, và không cần phải quân đội vào đóng, nếu như quân khu nhất định phái quân đến, thì có thể dẫn tới hậu quả bất lợi. Dưới sự xoay vần cật lực của Pu-tin, trên đường phố Lê nin-grát cuối cùng không xuất hiện xe tăng của quân đội liên Xô, cũng không xảy ra sự kiện đổ máu không may nào, điều này khiến cho người dân thành phố và du khách nước ngoài, thương nhân cảm thấy rất yên tâm.
Sự bình tĩnh chín chắn và năng lực gặp biến không hoảng của Pu tin đã được nâng cao trong lần khủng hoảng này, Xô-bu- chác cũng vì thế càng nể trọng đối với ông. Về sau Xô-bu-chác nhớ lại, nói: “Sau khi việc này qua rồi tôi mới tìm hiểu được qua những người khác về vai trò của Pu-tin trong sự kiện này. Ông ấy không bao giờ rêu rao thành tích của mình, toàn thân toát lên tinh thần đáng tin cậy, trung thực và tự tin”. Thế nhưng, sau đó Pu-tin nhớ lại sự từng trải này thì tình cảm lại vô cùng phức tạp, ông nói: “Tôi nhậm chức nơi Xô-bu chác, chức vụ này tuy không có tính mấu chốt, nhưng lại có quyền giải quyết tương đối nhiều vấn đề liên quan tới lợi ích của các loại cơ quan thương mại. Mà tôi chưa bao giờ cho phép mình làm theo cách
có lợi cho một số tập đoàn hoặc công ty nào đó, tôi cảm thấy, tôi đang cố gắng hết sức làm việc cho lợi ích của Xanh pê-téc-bua và quốc gia. để không làm tổn hại tới thanh danh của Xô-bu- chác, tôi không thể không che giấu đi thân phận thật của mình hồi đầu công tác. Thời gian này sở dĩ có thể trôi qua một cách thuận lợi, là vì tôi đến với Xô viết Lê-nin-grát dưới “mái nhà” đại học Lê-nin-grát. Bản thân Xô-bu chác cũng xuất phát từ trường đại học này. hơn nữa tất cả mọi người đều biết rõ, người mà ông ấy lựa chọn cho mình đều là người của trường đại học này. Thế nhưng, lúc đó dã có người nghĩ chuyện doạ dẫm đối với tôi, vì trong xã hội đã xuất hiện một số tin đồn liên quan đến thân phận thật của tôi. những người tiết lộ tin tức là những nhân viên KGB khi ấy đã bị cách chức rồi.
Một số người nói với tôi: nếu như anh không đồng ý với yêu cầu của chúng tôi, thì sẽ còn nhiều tin tức nữa lên mặt báo. Anh hãy lựa mà làm.
Khi ấy, tôi gần như bị ép phải quyết định: hoặc là rời khỏi Xô-viết Lê-nin-grát, không chịu bị doạ dẫm; hoặc ở lại đó, nhưng cần phải bắt đầu chính sách mới một cách triệt để, điều này có nghĩa là phải giã từ KGB. Cũng tức là nói, tôi đối mặt với hai sự lựa chọn trái ngược nhau. Xét tới trạng thái bản thân cơ quan an ninh lúc bấy giờ còn lơ lửng chưa ra đâu vào đâu, nhiều việc còn chưa rõ ràng hoàn toàn (là một tổ chức, nó có tồn tại tiếp nữa hay không, nếu như tiếp tục tồn tại, thì sẽ là hình thức như thế nào), vì thế tôi bắt đầu nghiêng về rời bỏ KGB. Và chính lúc đó thì cuộc chính biến xảy ra.
Nếu như tôi không chấp hành mệnh lệnh, thì sẽ phản bội lại lời thề. nếu như tôi chấp hành mệnh lệnh, thì sẽ đi ngược lại trách nhiệm đạo đức, mà những trách nhiệm này là cái mà tôi phải gánh chịu khi đến Xô-viết Lê-nin-grát công tác, tất nhiên là tự nguyện. Vào lúc này, xuất phát điểm của tôi chỉ là: Trách nhiệm đạo đức cao hơn trách nhiệm hình thức. Cuối cùng, điểm này cộng với một số nhân tố khác đã khiến tôi đưa ra quyết định rời khỏi cơ quan an ninh.
Cần biết rằng báo cáo từ chức của tôi được viết vào ngày 20 tháng 8 năm 1991, ngay hôm xảy ra chính biến, tại sao lại làm như vậy? Vì tôi đứng trước nguy hiểm. Trong tình trạng này, tôi có thể bị lợi dụng để giải quyết một số vấn đề chính trị nào đó trong nước. Tôi đến là để phục vụ tổ quốc và nhân dân, tôi có sứ mệnh thiêng liêng của mình, chứ không phải là để người khác lợi dụng để tiến hành đấu tranh
chính trị trong nước.
Khi ấy, tôi suy xét đến tất cả mọi tình hình một cách hết sức thực tế. Chẳng hạn, lãnh đạo của Cục KGB ở Lê-nin-grát có thể thay đổi. Trong trường hợp đó, việc gì cũng đều có thể xảy ra, tôi cũng có thể bị yêu cầu tham gia vào hành động đặc biệt của họ. Khi tôi bị đặt vào giữa trách nhiệm và đạo đức, tôi đã bước một bước trước có tính dự phòng, tôi cũng không rút ra khỏi đảng Cộng sản. đảng Cộng sản liên Xô đã ngừng hoạt động, tôi trở thành nhân sĩ không đảng phái. Trên thực tế, tất cả đều đã sụp đổ rồi.
Khi chính biến bắt đầu, tình cảm của tôi rất phức tạp, trước tiên, tôi không thể đồng ý với sự phát triển của sự việc. Tôi cho rằng, tất cả những gì mà những người về sau trở thành nhân vật chủ chốt nhất của khu vực Xanh pê-téc-bua và nhà nước đã nói đều là sai lầm. Cương lĩnh của họ là sai lầm.
Vì tôi đã từng nghiên cứu vấn đề ngoại giao, rốt cuộc là đã từng làm việc trong cơ quan tình báo, đối với tôi mà nói, điều hết sức rõ ràng khi ấy là, việc cắt giảm quân đơn phương trong các hướng của chúng tôi quyết sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp nào cho chúng tôi. Quan hệ giữa chúng tôi và những đối thủ chính trị trước đây không lâu cần phải duy trì vừa phải. Mà những người xử lý mối quan hệ này khi ấy lại không biết đến thước đo thích hợp.
Còn một tình trạng nữa cũng rất rõ ràng, đó chính là chế độ trước đây đã chết. nó đã không còn tồn tại nữa! nếu như chúng tôi muốn làm chút việc gì đó cho đất nước mình, vậy thì cần đặt mình vào trong thể chế mới, làm những việc thiết thực trong phạm vi mình có thể, nhằm loại bỏ trạng thái hoang đường hiện nay và đưa tiến trình này vào trong quỹ đạo tích cực.
Tôi nhớ mình đã rời khỏi KGB vào lúc còn một năm nữa thì sẽ nghỉ hưu. Vì vậy, tôi đã không phục vụ cho tới khi nghỉ hưu, nhà ở cũng không có. Trong những ngày đó, không ai biết được đối kháng sẽ kết thúc như thế nào. Mà tôi có vợ và con. Chính vì vậy, đưa ra quyết định mới hết sức khó khăn. nói thẳng, khi ấy tôi thậm chí từng nghĩ: nếu như chính biến kết thúc với thắng lợi của những phần tử chính biến, và tôi cũng không bị tống vào nhà lao thì sau này sẽ nuôi sống cả nhà thế nào? nói thực lòng, tôi thậm chí từng nghĩ tới việc đi lái tắc-xi, may mà tôi đã lái một chiếc xe “Vôn-ga” từ đức về. Vì tôi
biết rằng, nếu như phần tử chính biến thắng lợi, thì tôi không còn chỗ nào để làm việc nữa. Tôi hiểu rất rõ về điểm này. điều duy nhất mà tôi lo lắng là - các con sẽ như thế nào, làm thế nào để bảo đảm cho tương lai của chúng...”
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Viện nước cộng hoà Xô-viết tối cao l đã tiến hành hội nghị cuối cùng, thông qua một tuyên ngôn, về mặt pháp luật tuyên bố ngừng sự tồn tại của liên Xô, tuyên bố nói: “đây là một hỷ kịch chứ không phải là bi kịch, trên thực tế là sự kết thúc của một quốc gia vĩ đại”. Từ đó, liên Xô đã trở thành lịch sử.
Theo báo chí Nga tiết lộ, trước khi liên Xô giải thể Pu-tin đã rút ra khỏi đảng Cộng sản liên Xô, nhưng không tiết lộ thời gian cụ thể. Có chuyên gia dự đoán, đó có lẽ là trước tháng 7 và tháng 12 năm 1991, tức trước khi En-xin và Xô-bu-chác rút ra khỏi đảng Cộng sản liên Xô và liên Xô chính thức giải thể. đầu năm 1992, chưa đầy 40 tuổi, Pu-tin đã được bổ nhiệm làm phó thị trưởng thành phố Xanh pê-téc-bua. năm tiếp theo ông lại kiêm chức Chủ tịch ủy ban công tác hàng ngày của chính quyền thành phố. năm 1994, Pu-tin ra giữ chức phó thị trưởng thứ nhất thành phố Xanh pê-téc-bua vẫn kiêm nhiệm chức Chủ tịch ủy ban liên lạc đối ngoại và ủy ban công tác hàng ngày, ở Xanh pê-téc-bua có thể nói là quyền lực của Pu-tin chỉ dưới có Xô-bu chác. hiện tượng này đã gây sự hứng thú của giới báo chí Nga. Khi ấy có phóng viên hỏi Xô-bu-chác: “Tại sao ngài lại trọng dụng một KGB?”. Câu trả lời của Xô-bu-chác là: “Ông ấy không phải là KGB, ông ấy là học trò của tôi”.
Xô-bu-chác là Thị trưởng, nhưng ông ta lại không hứng thú đối với những công việc cụ thể này, ông ta thường đi thăm nước ngoài, chu du các nước, hoặc tới Mát-xcơ-va và những nơi khác của Nga để tham dự hội nghị. Vì vậy Pu-tin không những chủ quản công tác kinh tế đối ngoại, dần dần cũng phụ trách công việc hàng ngày của chính quyền thành phố. Ông dũng cảm gánh vác công việc, hiệu quả cao, tư thế khiêm tốn và không kể công, vì vậy rất được Xô-bu-chác tín nhiệm và yêu thích. Bản thân Xô-bu-chác tính đa nghi, sau khi từ một giáo sư luật học trở thành thị trưởng, sự chuyển biến mạnh về vai trò đã khiến cho ông ta gặp đủ các loại người và việc trong chốn quan trường, những người vây quanh ông ta không ngoài muốn có chức quan, muốn kiếm lợi, khiến cho ông ta càng đề phòng. nhưng ông ta duy chỉ có hết sức tín nhiệm đối với Pu-tin, những việc mà Pu-tin quyết định, thì Xô-bu-chác phê chuẩn ngay. Thế nhưng Pu-tin không
bao giờ vượt quyền, tất cả những việc có thể quyết định trong phạm vi chức trách quyền hạn của mình, sau khi ông đưa ra quyết định rồi, đều báo cáo với Xô-bu-chác, hơn nữa nói với người có đơn xin kia: “Việc này cần phải bàn bạc với Thị trưởng Xô-bu-chác”. Do vậy trong thời gian Xô-bu-chác đi công tác bên ngoài, chức thị trưởng nói chung là do Pu-tin làm thay.
Trong thời gian Pu-tin đảm nhiệm chức phó thị trưởng và phó thị trưởng thứ nhất của Xanh pê-téc-bua, ông đã hết sức mình thúc đẩy thành phố này thu hút đầu tư, thu hút các công ty nước ngoài và xây dựng khu kinh tế tự do Xanh pê-téc-bua. Ông lãnh đạo các cơ quan hữu quan xây dựng nên Sở giao dịch ngoại hối, nhằm tạo thuận tiện cho các công ty nước ngoài, du khách và nhân dân thành phố trao đổi ngoại tệ. Pu-tin đã phê chuẩn công ty tư vấn nổi tiếng KpMg thiết lập công ty ở Xanh pê-téc-bua, khiến cho nhà đầu tư nước ngoài có thể thông qua công ty tư vấn này tìm hiểu về các vấn đề cụ thể trong việc đầu tư ở Xanh pê-téc-bua. Về mặt thu hút đầu tư, trọng điểm công tác của Pu-tin là các công ty của đức và Bắc Âu. Trên thực tế, các công ty của đức và Bắc Âu trong lịch sử chính là nguồn đầu tư nước ngoài chủ yếu của Xanh pê-téc-bua. Tập đoàn tài chính ngân hàng đrét-xđen, do sự thuyết phục của Pu-tin, đã quyết định đầu tư tại Xanh pê-téc-bua.
Vì vậy, công tác tại Xanh pê-téc-bua, Pu-tin không những xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Xô-bu-chác, mà điều càng quan trọng hơn, là đã tích luỹ được kinh nghiệm quản lý kinh tế và chính quyền, xử lý các công tác ngoại giao, vì vậy về sau ông có thể nhanh chóng mở ra cục diện ở Mát-xcơ-va. Cũng do đảm nhiệm chức vụ này, Pu-tin đã xây dựng được mối liên hệ với một trong những bậc tinh anh chính trị thời thanh niên đang nổi lên ở nước Nga, là Chu bai (khi ấy đảm nhiệm chức cố vấn kinh tế của Xô-bu-chác).
Sáu năm làm việc tại Xanh pê-téc-bua của Pu-tin hết sức quan trọng. Trước đây ông luôn phục vụ cho KGB, chưa bao giờ làm công việc về mặt hành chính, không có kinh nghiệm quản lý kinh tế. Ông quen với mặt trận thầm lặng, quan hệ với người khác với thân phận song trùng, đặc biệt và chủ yếu quan hệ với người nước ngoài ở đức, không mấy quen thuộc với các công việc ở trong nước. Sau khi từ đức về nước, tại Xanh pê- téc-bua, Pu-tin đã trải qua những thay đổi ghê gớm như liên Xô giải thể, đảng Cộng sản liên Xô giải tán, đã trải qua và tham gia vào sự chuyển biến từ thể chế cực quyền và kinh tế kế hoạch của liên Xô sang chính trị dân chủ và kinh tế thị trường, lại
lãnh đạo chính quyền thành phố Xanh pê-téc-bua, từ đó tích luỹ được những kinh nghiệm chính trị, hành chính và quản lý quý báu, bao gồm cả kinh nghiệm quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng. điều này đều có ích cho việc Pu-tin sau này tới Mát-xcơ-va công tác. Bất kỳ thứ chính trị nào trước tiên đều là chính trị của địa phương, có kinh nghiệm làm người đứng đầu hành chính một thành phố hay địa phương hay không, là khác nhau rất lớn.
Trở lại “KGB”
Cuộc bầu cử thị trưởng Xanh pê-téc-bua năm 1996, Xô-bu- chác nghênh Ngang đắc ý, dốc hết sức mình, chuẩn bị cho nhiệm kỳ tiếp theo. đối thủ của ông là cấp phó trước của mình ya-cốp- lép. Xô-bu chác nắm quyền ở Xanh pê-téc-bua 6 năm, kẻ thù rất nhiều, thành tích lại không rõ rệt. Cái mà người dân thành phố Xanh pê-téc-bua cần là những thứ thực tế hơn. Tuy Pu-tin đã đảm nhiệm vị trí người phụ trách ban tranh cử của Xô-bu- chác, nhưng cục diện mà Xô-bu chác tạo thành, Pu-tin cũng không biết làm gì hơn, huống hồ ông không phải là chuyên gia về mặt tranh cử.
Lúc này, Pu-tin đã rời khỏi KGB. Việc từ chức của ông đầy sắc thái truyền kỳ. Khi ông vừa mới tới làm việc chỗ Xô-bu- chác, cũng từng do dự có nên rời bỏ KGB nơi mà ông đã phấn đấu vì nó 15 năm, hơn nữa lại rất có thành tích. đây là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời ông. Ông đã suy nghĩ rất lâu, cuối cùng vẫn cầm bút viết đơn xin từ chức. để tránh bị doạ dẫm, ông quyết định công khai tuyên bố mình đã từng làm việc ở KGB. Ông tìm tới một người bạn là đạo diễn điện ảnh, bí mật làm một đoạn phim tư liệu riêng, giới thiệu tỉ mỉ mình đã làm việc tại KGB như thế nào, thời gian nào đã từng làm gì, vân vân. đồng thời phát đi đoạn băng tư liệu này trên đài truyền hình Lê-nin-grát. Về sau, khi có người ngầm ám chỉ Pu-tin trước đây như thế nào như thế nào, thì Pu-tin lập tức trả lời ngay một câu: “đủ rồi. điều đó có nghĩa gì. đây là cái mà mọi người đều biết cả rồi”. nhưng, đơn xin từ chức của ông lại như đá chìm đáy biển, không có hồi âm. để tách rời quan hệ hẳn với KGB, ngày 20 tháng 8 năm 1991, tức sau khi cuộc chính biến 19 tháng 8 xảy ra, Pu-tin lại công bố một tuyên bố từ chức nữa.
Tháng 5 năm 1996, kết quả của cuộc bầu cử Xanh pê-téc-bua đã
kết thúc với sự thất bại của Xô-bu-chác. Mặc dù thị trưởng mới ya cốp-lép mời Pu-tin tiếp tục giữ chức vụ, nhưng Pu-tin cho rằng như thế là phản bội lại ân sư, vì vậy đã từ chối lời đề nghị của ông ta, đây cũng là một sự phê phán khéo léo đối với thị trưởng mới, vì ya-cốp
lép cũng từng là cấp phó của Xô-bu- chác. Xô-bu-chác thất bại nếm đủ mùi thê lương của sự đời, trú tại pa-ri dưỡng bệnh, bạn bè trước kia, nay đa số đã xa rời ông ta, chỉ có Pu-tin vẫn giữ mối liên hệ với ông. địa vị của bản thân Pu-tin về sau, từng bước đi lên, trong trường hợp có thể, luôn giúp đỡ với khả năng có thể đối với Xô-bu-chác đang lánh mình ở pa-ri. Về điểm này, Xô-bu-chác luôn đầy lòng cảm kích, ông ta nói: “Chúng tôi tổng cộng đã làm việc 6 năm với nhau, Pu-tin không bao giờ chìa tay ra đòi tôi vinh dự, địa vị và tiền thưởng”.
Sau khi Xô-bu-chác tranh cử thất bại, Pu-tin từ chối làm việc trong chính quyền thành phố mới, công tác ở KGB cũng đã từ bỏ rồi. Trong vài tháng sau đó, Pu-tin thất nghiệp. Thoạt đầu ở Mát-xcơ-va có tin truyền tới, muốn mời ông tới đó công tác,
Nhưng không biết tại sao sau đó lại thay đổi ý định. lại qua một thời gian nữa, dưới sự quan tâm của một nhà lãnh đạo xuất thân từ Xanh pê-téc-bua, phó Thủ tướng thứ nhất Bôn-sa-cốp, Pu-tin được bổ nhiệm làm phó Cục trưởng Cục tổng vụ của Tổng thống, phụ trách
phòng pháp luật và tài sản ở nước ngoài của Nga. Công việc chủ yếu của Pu-tin ở Cục Tổng vụ thực ra còn có liên quan tới bối cảnh KGB của ông, đặc biệt còn có liên quan tới công tác trong thời kỳ ở đrét xđen. Với kiến thức pháp luật và thực tiễn của công tác ở KGB của mình, ông phụ trách thanh lý tài sản của liên Xô ở nước ngoài. Vì Nga đã thừa kế khoản nợ nước ngoài của liên Xô, nhưng cũng thừa kế tài sản của liên Xô và đảng Cộng sản liên Xô ở nước ngoài, món tài sản nà số lượng không nhỏ, tổng cộng có tới hàng tỷ đô-la Mỹ.
Tháng 3 năm 1997, Pu-tin lại được điều vào Văn phòng Tổng thống, giữ chức phó Chánh Văn phòng kiêm Cục trưởng Tổng Cục giám sát. Văn phòng và Cục Tổng vụ tất nhiên là hoàn toàn khác nhau. Cục Tổng vụ quản lý là “tài sản”, là những việc về nhà cửa hoặc có liên quan đến nhà cửa, Văn phòng thì lại là phục vụ cho Tổng thống. đến đây, Pu-tin bắt đầu bước vào tầm nhìn của En-xin. ở đây, Pu-tin bắt đầu xây dựng mối quan hệ với gia tộc của En-xin, đặc biệt là với Chánh Văn phòng Va-len- tin i-u-ma-sép. En-xin và Va-len-tin i-u-ma-sép tình như cha con, vì En-xin không có con trai, còn hình tượng nhà trí thức trẻ bình dân Va-len-tin i-u-ma-sép lại rất được
ông quý trọng. Va-len-tin i-u-ma-sép khi ấy là Chánh Văn phòng của En-xin, hơn nữa quan hệ với “Con gái cả” quyền thế ngày một đi lên Ta- chy-an-na đy-a-chen-kô cũng rất tốt. nghe nói, sự khen ngợi của Va-len-tin i-u-ma-sép là mấu chốt để Pu-tin có thể tiến đến bên cạnh
En-xin.
Pu-tin chủ yếu phụ trách công tác của Tổng cục giám sát tại Văn phòng Tổng thống. Cục này chuyên thay mặt Tổng thống quan hệ với các chủ thể liên bang của Nga ?21 nước Cộng hoà, 6 khu biên giới, 49 bang, 2 thành phố trực thuộc (Mát-xcơ-va và Xanh pê-téc-bua)?. Các chủ thể của liên bang Nga do nguyên nhân khác nhau của mình, có mâu thuẫn này nọ với chính quyền Trung ương, công việc của Pu-tin chính là kiểm tra tình hình quán triệt chấp hành của các chủ thể liên bang đối với mệnh lệnh của Tổng thống, xử lý việc khiếu nại và yêu cầu của các chủ thể và điều hoà mối quan hệ giữa các bên.
Pu-tin phụ trách công việc này, đầu tiên phải tìm hiểu tình hình của 81 chủ thể liên bang của Nga dưới góc độ Trung ương, tiếp đến và song song với việc quan hệ với các chủ thể liên bang, cũng tích luỹ được kinh nghiệm. Khi Pu-tin giao thiệp với các địa phương, thái độ cứng rắn, biện pháp thì cả cứng lẫn mềm. Sau khi liên Xô giải thể, trào lưu tư tưởng độc lập và tách rời các kiểu ở các nơi của Nga rộ lên, quan hệ giữa địa phương và Trung ương cũng hết sức phức tạp, không ít chủ thể địa phương trong khi quan hệ với Mát-xcơ-va, nếu như yêu cầu không được đáp ứng, thì động một tí là lấy độc lập để uy hiếp, còn Pu-tin thì luôn có cách khiến cho họ phải nghe theo, vì vậy các quan chức địa phương cũng ngấm ngầm đặt cho ông một biệt hiệu “kẻ theo chủ nghĩa đế quốc”. Song điều này từ một mặt khác cũng phản ánh năng lực hành chính và quản lý của Pu-tin rất mạnh. rõ ràng, sau khi đến Mát-xcơ-va công tác, trong một thời gian rất ngắn Pu-tin đã nhập được vai. Cũng giống như khi ở Xanh pê-téc bua, ông năng nổ thiết thực trong công việc, đồng thời biết xử lý tốt mối quan hệ với cấp trên và xung quanh. Chức Cục trưởng Tổng cục giám sát này rất có lợi cho việc Pu-tin từng bước tấn thăng sau này.
En-xin đã nhanh chóng chú ý tới sự thể hiện của Pu-tin ở Tổng cục giám sát, nhưng đồng thời ông ta cũng không quên xuất thân KGB của Pu-tin. En-xin biết rằng, tuy KGB thời kỳ liên Xô đã đứng trên tất cả các cơ quan khác, thậm chí đứng trên cả pháp luật, nhưng nói tóm lại, KGB chỉ là công cụ, người khác có thể dùng, ông ta cũng có thể dùng, hơn nữa cần phải dùng. đồng thời, là một cơ quan tình
báo có lịch sử lâu đời và tổ chức bộ máy đồ sộ, KGB không thể biến mất trong một sớm một chiều, nó chịu tác động lớn, song không sụp đổ, mà là cải cách và tổ chức lại. Tháng 1 năm 1992, En-xin ký sắc lệnh thành lập Bộ An ninh quốc gia Nga thay thế Cục tình báo Trung ương. nhưng do rất nhiều người của Bộ An ninh quốc gia Nga dính líu tới cuộc đấu tranh của quốc hội phản đối En-xin, khiến cho En-xin hết sức bực mình, sau sự kiện “nã pháo vào nhà Trắng”, ông ta đã xoá bỏ Bộ An ninh quốc gia Nga, thay vào đó là Cục phản gián, Cục này về sau lại tổ chức lại thành Cục An ninh liên bang Nga. hệ thống tình báo Nga hiện nay là do Cục An ninh liên bang và Cục tình báo đối ngoại hợp thành. Xét từ một ý nghĩa nào đó, hai cơ quan này đều là người thừa kế của KGB, song đã thoát thai hoán cốt.
Đối với một cơ quan quan trọng như vậy, En-xin tất nhiên cần một người có tài và lại đáng tin cậy để phụ trách. Ông ta nhìn trước ngó sau, đã chọn được Pu-tin. ngày 25 tháng 7 năm 1998, En-xin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Trung tá quân dự bị Pu-tin làm Cục trưởng Cục An ninh liên bang Nga. Vốn dĩ, En-xin định đề bạt Pu-tin làm tướng, cho dù là thiếu tướng, cũng không thích hợp. Pu-tin cũng biết, với cấp trung tá quân dự bị và chủ quản cục an ninh liên bang, sẽ khiến cho nhiều người không phục, nhưng ông không quan tâm, mấu chốt là xem thành tích và hiệu quả công tác thực tế sau khi làm Cục trưởng. nghe nói, ngay hôm lên nhậm chức, Pu-tin đã đến toà nhà trụ sở Cục An ninh liên bang Nga, cũng chính là toà nhà trụ sở KGB trước kia, câu nói đầu tiên của ông là: “Tôi đã về nhà rồi”.
KGB là cơ quan tình báo mà Pu-tin thời niên thiếu đã mơ ước về nó, về sau lại cống hiến những năm tháng thanh niên và trung niên của mình cho nó, nay Pu-tin đã trở thành chủ nhân của cơ quan này. Sau khi Pu-tin chủ trì công việc của Cục an ninh, trước tiên là xây dựng đội ngũ của mình. động tác lớn thứ hai của ông là tinh binh giản chính. Trụ sở Cục an ninh có 6000 nhân viên công tác, Pu-tin mạnh tay tinh giản thành 4000 người, cắt bỏ đi một phần ba. những nhân viên bị tinh giản đi này, hoặc là được điều tới các nơi vào các cơ quan an ninh địa phương, hoặc đổi nghề.
Pu-tin đánh giá KGB thế này: đây là một cơ quan phục vụ cho cực quyền, nhưng có nhân viên và tổ chức hết sức chuyên nghiệp. Nói một cách khác, đây chỉ là một thứ công cụ, mấu chốt là phục vụ cho ai. Có thể phục vụ cho cực quyền, nhưng cũng có thể phục vụ cho chính trị dân chủ.
“Chú hắc mã Chính trị” Của Cremli
Tháng 3 năm 1999, Pu-tin chỉ làm việc 10 tháng trên cương vị Cục trưởng cục An ninh liên bang, thì được En-xin đề bạt làm Thư ký hội đồng An ninh liên bang Nga. hội đồng An ninh liên bang Nga là cơ quan trực thuộc Tổng thống, thành lập năm 1992 căn cứ vào hiến pháp Nga, luật an ninh và sắc lệnh của Tổng thống, chức năng của nó là: Thẩm định việc xây dựng an ninh quốc gia và xã hội quan trọng, đề ra chính sách an ninh quốc gia thống nhất. hội đồng an ninh liên bang bên dưới có một số hội đồng siêu bộ, bao gồm các hội đồng như chính sách đối ngoại, xuyên khu vực, an ninh quốc tế, an ninh biên phòng và an ninh kinh tế. đây là một cơ quan siêu quyền lực, chức năng quyền hạn còn lớn hơn nhiều so với nội các, vì nó bao gồm cả chủ tịch thượng, hạ nghị viện, chính sách mà nó đề ra đều là những việc lớn liên quan đến an ninh quốc gia.
Thư ký hội đồng An ninh liên bang là do Tổng thống bổ nhiệm và trực thuộc Tổng thống, có quyền lực rộng lớn trong hội đồng An ninh quốc gia và các hoạt động tương quan. Chức vụ này, trong một chừng mực nào đó, tương đương với Thủ tướng. Thủ tướng chỉ quản lý
chính phủ, phạm vi quyết sách của hội đồng an ninh lại vượt qua cả chính phủ. Chức năng quyền hạn của nó lớn nhất trong số các cơ quan cùng loại của các nước lớn chủ yếu. Pu-tin đảm nhiệm chức vụ này, cho thấy ông đã bước vào hạt nhân quyền lực, trở thành nhân vật lớn tham gia vào quyết sách, mà trước đó, ông chỉ là người phụ trách của một ngành.
Pu-tin giữ chức Thư ký hội đồng An ninh liên bang là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời chính trị của ông. nhiệm kỳ của En xin lúc này chỉ còn hơn một năm nữa, En-xin lâu nay sức khoẻ kém, các cơ quan thông tin đại chúng lại thường đưa tin ông ta nát rượu mất phong cách. Vai trò của những người xung quanh En-xin, như con gái ông ta là đy-a-chen-kô và i-u- ma-sép trong quyết sách cũng thường bị phê phán. đồng thời, vấn đề kinh tế và xã hội của nước Nga nảy sinh, đấu tranh trên chính trường kịch liệt. ở nước ngoài, nATo qua mặt liên hợp quốc, phát động cuộc tấn công trên không ở cự ly xa kéo dài 78 ngày đối với nam Tư và Kô-xô-vô, nam Tư bị buộc phải rút quân khỏi Kô-xô-vô.
Nhưng kể từ khi Pu-tin lên giữ chức, đã thể hiện bản sắc của một
nhà chính trị có bàn tay thép. Trong vấn đề Kô-xô-vô, khi quân đội nATo vui mừng phấn khởi chuẩn bị tiến vào đóng ở thủ phủ Kô-xô-vô là Prít-ti-na, một phân đội lính dù của Nga lại như lính nhà trời nhảy xuống sân bay Prít-ti-na, chiếm lấy sân bay trước quân Anh. Tin tức lan ra, nATo chấn động. Tổng tư lệnh liên quân nATo, Thượng tướng Mỹ Clác lệnh cho quân Anh chiếm lại sân bay, nhưng tư lệnh quân Anh giôn-sơn đã từ chối, ông ta nói: “Tướng quân, tôi không thể phát động cuộc đại chiến Thế giới lần thứ ba vì ngài được”. Có lý do để tin rằng, khi điều hành hành động này, là Thư ký hội đồng An ninh liên bang, Pu-tin cũng phát huy vai trò của mình.
Pu-tin đảm nhiệm chức Thư ký hội đồng An ninh liên bang, đã có biểu hiện xuất sắc trong điều hoà và xử lý các vấn đề an ninh quan trọng trong và ngoài nước. Trong thời gian này, En- xin có lần mập mờ nói với giới báo chí rằng, ông ta đã có người kế nhiệm, nhưng hiện nay không thể công bố được. Các phương tiện thông tin đại chúng không mấy để ý tới câu nói này, mãi cho tới khi Pu-tin được bổ nhiệm làm Thủ tướng, mọi người còn chưa nghĩ theo hướng này, vì trong vòng một năm En-xin đã thay ba Thủ tướng, ai biết được nhiệm kỳ của Pu-tin có thể kéo dài được bao lâu? điều này cũng có liên quan tới cách ứng xử khiêm tốn ẩn mình chờ thời của Pu-tin, ông luôn luôn ẩn mình đằng sau, không mong thu hút sự chú ý của người khác. Tháng 8 năm 1999, Tổng thống En-xin đề cử Pu-tin làm Thủ tướng chính phủ Nga, đồng thời tuyên bố ông là người kế nhiệm của mình.
Vận may trong đời sống chính trị của Pu-tin, thay vì nói là thăng tiến nhanh, có thể nói là cơ hội đúng lúc. En-xin tại chức 8 năm, mưu sĩ thân tín và quan chức cao cấp xung quanh mình thay hết loạt này đến loạt khác. Trong vòng 8 năm, En-xin đã thay 7 Thủ tướng, 7 Cục trưởng Cục an ninh, 10 Bộ trưởng Tài chính, 6 Bộ trưởng nội chính, 7 Chánh Văn phòng Tổng thống, 6 Thư ký hội đồng an ninh, chỉ có Bộ trưởng ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng là thay ít hơn, mỗi bên thay 3 người. lấy đó để suy đoán, Pu-tin bất kể là Cục trưởng an ninh, Thư ký hội đồng an ninh hay là Thủ tướng, nếu như cứ làm lâu dài, e rằng cũng sẽ có tiền đồ khó đoán trước. nhưng ngọn đèn kéo quân thay đổi quan chức đến chỗ Pu-tin thì dừng lại, vì En-xin đã không còn thời gian để thay đổi tiếp nữa. Pu-tin đã trở thành Thủ tướng chính phủ duy nhất không bị cách chức.
En-xin từng lựa chọn rất kỹ càng người kế nhiệm của mình, Chéc nô-mư-đin, nem-xốp, Ki-ri-en-kô, Xtê-pa-xin đều trước Pu-tin,
nhưng đều không kéo dài được đến cùng. Pu-tin gần như là được đẩy ra trước vào giờ phút cuối cùng, và người đến sau này lại trở thành người thành công duy nhất. Pu-tin vừa mới lên đã gặp phải cuộc chiến tranh Che-sni-a bùng nổ, đây là cơ hội tốt trời cho để ông thể hiện tài năng. Kết quả, thông qua cuộc chiến tranh này Pu-tin không những đã tiêu diệt được phiến quân Che-sni-a, mà còn đánh gục tất cả các đối thủ cạnh tranh, tiến thẳng vào cánh cửa điện Crem-li rộng mở với mình.
Tranh cử tổng thống
Ngày 10 tháng 8 năm 1999, vừa mới trở thành Thủ tướng Nga, Pu-tin bày tỏ với phóng viên tại điện Crem-li, rằng ông dự định tranh cử tại cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức vào năm 2000, “Tôi chắc chắn sẽ tham gia tranh cử”.
Cùng ngày hôm đó, để bày tỏ thái độ ủng hộ Pu-tin, En-xin đã phát biểu trên truyền hình, tuyên bố ông ta đã “ký sắc lệnh về bầu cử Đu-ma quốc gia. Cuộc bầu cử Đu-ma quốc gia sẽ được tiến hành vào ngày 19 tháng 12”. Pu-tin hy vọng năm 2000 có thể được bầu làm Tổng thống liên bang Nga. nguyên nhân En- xin làm như vậy, là vì bầu cử Đu-ma Nga đã trở thành màn diễn trước của bầu cử Tổng thống.
Sau khi liên Xô giải thể và Nga độc lập, các tổ chức chính trị và xã hội phát triển mạnh mẽ như nấm sau mưa trên đất Nga. năm 1999, Nga có 150 chính đảng có tính toàn liên bang chính thức đăng ký, 50 phong trào chính trị, ngoài ra còn có nhiều nhóm xã hội (tổ chức liên hợp). Qua hoạt động của các tổ chức chính trị và xã hội các loại cho thấy, “chính đảng”, “phong trào”, “nhóm” không có sự khác biệt thực chất nào. ngoài các đảng phái cải cách dân chủ đủ các màu sắc này ra, còn có các loại phe tự do, phong trào khôi phục chế độ nước mẹ, tổ chức phát xít mới, tổ chức chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đảng viên đảng dân chủ xã hội, phe cực tả, và đảng xanh, đảng bia...
Khi ấy, có thực lực cạnh tranh nhất và sức ảnh hưởng tương đối lớn trong Đu-ma là:
1. Liên minh “Tổ quốc - Toàn Nga” được thành lập ngày 4 tháng 8
năm 1999. Liên minh này do phong trào “Tổ quốc”, phong trào “Toàn Nga” và một bộ phận thành viên đảng nông nghiệp hợp thành. Nhà lãnh đạo có cựu Thủ tướng Pri-ma-cốp, Thị trưởng Mát-xcơ-va Lu chcốp. Liên minh này có đặt cơ quan chi nhánh tại nhiều nơi ở Nga, có gần 300 ngàn thành viên.
2. Đảng cộng sản Nga. Đảng cộng sản có khoảng 550 ngàn đảng viên, xây dựng hơn 20 ngàn tổ chức cơ sở ở 88 chủ thể liên bang.
3. Nhóm “I-a-pô-lu” với nhóm chính trị I-a-fu-rin-xki làm hạt nhân thành lập năm 1990. Lãnh đạo của nhóm này là Gri- go-ri i-a-fu rin-xki, cựu Thủ tướng chính phủ Stê-pa-xin và cựu đại sứ tại Mỹ Vla đi-mia lu-kin.
Ba tổ chức có thế lực này về cơ bản đều chống En-xin. Tuy nhiên, trong Đu-ma, phong trào “ngôi nhà của chúng ta - nước Nga” được En-xin ủng hộ thành lập ngày 12 tháng 5 năm 1995 là tổ chức của En xin, nhưng do liên minh “lực lượng” mà En- xin đề xướng thất bại, từ đó dẫn đến phong trào “ngôi nhà của chúng ta - nước Nga” thân cô thế cô, theo thống kê điều tra của quỹ dư luận xã hội trước bầu cử, chỉ có 2% cử tri ủng hộ nó, rất khó đột phá được cửa ải số phiếu cần thiết 5% để bước vào Đu-ma. phát triển tiếp theo đà này Pu-tin sẽ ở vào vị thế hết sức bị động trong bầu cử Tổng thống. nhưng điều có lợi đối với En-xin, tuy một phần hai số nghị sĩ Đu-ma là do hệ thống chính đảng bầu ra, nhưng một phần hai còn lại là do các khu vực bầu cử địa phương bầu ra, mà trong các quan chức địa phương có rất nhiều người thân với điện Crem-li.
Xét tình hình đó, En-xin lập tức yêu cầu phó chủ nhiệm thứ nhất phủ Tổng thống tranh thủ thời gian tổ chức thế lực địa phương thân Tổng thống lại, tổ chức một liên minh chính trị mới, làm suy yếu các thế lực chính trị khác trong bầu cử Đu-ma và bầu cử Tổng thống, đảm
bảo chắc chắn thực hiện ý đồ chính trị phò trợ Pu-tin lên.
Sau khi vị phó chủ nhiệm kia nhận lệnh, ngay lập tức tiến hành bàn bạc với hàng chục quan chức đứng đầu địa phương, cuối cùng đã tổ chức được gần 40 quan chức đứng đầu địa phương, thành lập liên minh “đoàn kết” lấy Bộ trưởng Bộ tình trạng khẩn cấp làm người lãnh đạo, tham gia bầu cử Đu-ma. Vị Bộ trưởng này là một ngôi sao chính trị mới, nổi tiếng về hiệu quả cao và liêm khiết, uy tín trong dân rất cao.
Ngày 27 tháng 9 năm 1999, ông ta phát biểu, tuyên bố thành lập liên minh “đoàn kết”, và hoan nghênh “ngôi nhà của chúng ta - nước Nga”, liên thủ với nó tham gia bầu cử Đu-ma. Ông ta nói: “liên minh là do tôi thành lập. đây là một phong trào hoàn toàn mới, một liên
minh hoàn toàn mới. hôm nay liên minh đã họp hội nghị ủy ban tổ chức, quyết định ngày 2 tháng 10 sẽ tổ chức đại hội đại biểu liên minh, ngày 3 tháng 10 tổ chức đại hội đại biểu thành lập liên minh, trong thời gian họp sẽ xác định danh sách ứng cử viên trong phạm vi liên bang liên minh, và danh sách ứng cử viên khu bầu cử độc lập” ngay sau đó có 31 quan chức đứng đầu địa phương ký vào tuyên bố bày tỏ ủng hộ liên minh “đoàn kết”. Còn lúc này, chỉ cách thời gian đăng ký đảng đoàn tham gia bầu cử Đu-ma do luật định (ngày 25 tháng 10) có 28 ngày.
Ngày 19 tháng 12 năm 1999, cuộc bầu cử Đu-ma khoá 3 liên bang Nga chính thức bắt đầu. ngày hôm đó cũng đã trở thành một ngày cả nước Nga chú ý.
Trải qua ba ngày tranh giành kịch liệt, ngày 23 tháng 12, ủy ban bầu cử công bố kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Đu-ma, tuyên bố: Cuộc bầu cử Đu-ma tiến hành ngày 19 là hợp pháp có hiệu lực, 62% cử tri đã tham gia bỏ phiếu, bầu ra 440 ghế trong số 450 ghế của Đu ma quốc gia, 6 đảng phái giành được trên 5% phiếu bầu, được vào Đu-ma. Trong đó, tỷ lệ phiếu bầu đảng cộng sản Nga là 24,29%; liên minh “đoàn kết” 23,24%; liên minh “ngôi nhà của chúng ta - nước Nga” 13,12%; “liên minh lực lượng cánh hữu” 8,6%; “liên minh Zhri nốp-xki” 6,4%; nhóm “I-a-pô-lu” 5,98%; Các khu vực bầu cử địa phương có 122 ứng cử viên độc lập trúng cử.
Kết quả này khiến cho điện Crem-li tràn ngập không khí vui mừng: phong trào “đoàn kết” thân En-xin và Pu-tin, và “liên minh lực lượng cánh hữu” tổng cộng giành được trên 31,84 số phiếu bầu, chiếm tới hơn 100 số ghế trong hạ viện Nga Đu-ma quốc gia. Sau khi bầu cử kết thúc, Tổng thống En-xin gọi kết quả này là “thể hiện chân thực ý nguyện của nhân dân”. Pu-tin cũng nói một cách vui mừng, nước Nga cuối cùng đã “bước vào con đường ổn định”.
Người thắng lớn nhất trong cuộc bầu cử Đu-ma lần này chắc chắn là En-xin và Pu-tin. “Tổ quốc - toàn Nga” không vực được dậy trong cuộc bầu cử lần này, khiến cho kẻ kình địch của cuộc bầu cử Tổng thống của Pu-tin bị tổn thương, dọn đường cho Pu-tin giành được
thắng lợi trong bầu cử Tổng thống. En-xin luôn cho rằng, mối ẩn hoạ lớn trong bầu cử Tổng thống không phải là giu-ga-nốp của đảng cộng sản Nga, mà là pri-ma-cốp lãnh đạo “Tổ quốc - toàn Nga”.
Tám ngày sau cuộc bầu cử Đu-ma Nga, để cho việc Pu-tin đắc cử càng thuận lợi hơn, En-xin đã đưa ra một quyết định khiến người khác giật nảy mình. ngày 31 tháng 12 năm 1999, đúng vào lúc tiếng chuông năm 2000 sắp sửa vang lên, En-xin đột nhiên tuyên bố từ chức, và ra lệnh cho Pu-tin làm quyền Tổng thống liên bang Nga.
Mục đích của cử chỉ này của En-xin là khiến cho những ứng cử viên Tổng thống khác trở tay không kịp. Vì theo kế hoạch cũ cuộc bầu cử Tổng thống của Nga cần tiến hành vào tháng 6 năm 2000, mà theo hiến pháp Nga, sau khi Tổng thống từ chức, cần tiến hành bầu cử Tổng thống mới trong vòng ba tháng, vì vậy họ rất khó có thể có sự chuẩn bị đầy đủ cho bầu cử. hiến pháp Nga còn quy định, người ứng cử cần có được chữ ký ủng hộ của một triệu cử tri, mới có thể chính thức đăng ký làm ứng cử viên. Do lần này bầu cử sớm hơn, nên số lượng xin chữ ký giảm đi một nửa, là 500 ngàn, kỳ hạn cuối cùng là ngày 18 tháng 2. nhưng cho dù như vậy, trong một kỳ hạn ngắn như thế thu thập được chữ ký của 500 ngàn người cũng tương đối khó. Vì vậy điều này chắc chắn là giúp ích rất nhiều đối với Pu-tin.
Khi ấy, ngoài Pu-tin ra còn có 11 người chuẩn bị tham gia ứng cử, họ gồm:
1. Gu-en-na-di giu-ga-nốp: nhà chính trị có thâm niên của nga và lãnh tụ đảng cộng sản Nga, Chủ tịch ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Nga, nhà lãnh đạo của liên minh yêu nước nhân dân Nga. Giu-ga nốp tự xưng là người phát ngôn cho nỗi cực khổ của nhân dân, ông ta phản đối thực hiện chính thể nước cộng hoà chế độ Tổng thống, phản đối cải cách kinh tế cấp tiến, phản đối chính sách ngoại giao “thân phương Tây”. Giu-ga-nốp sinh ngày 22 tháng 6 năm 1944 tại bang O ren, tốt nghiệp khoa Toán học viện Sư phạm O-ren quốc lập và Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, giành được học vị phó tiến sĩ triết học. Gia nhập đảng cộng sản Liên Xô năm 1966. Bắt đầu từ năm 1967 giữ chức Bí thư thứ nhất đoàn thanh niên Cộng sản khu, thành phố và bang O-ren. Bắt đầu từ năm 1974 giữ chức Bí thư, Bí thư thứ hai đảng ủy thành phố O-ren, Trưởng Ban Tuyên truyền bang O-ren đảng Cộng sản liên Xô. Bắt đầu từ năm 1983 giữ chức giám sát viên, trưởng phòng Ban Tuyên truyền Trung
ương Đảng cộng sản liên Xô, năm 1989 giữ chức phó Trưởng ban hình thái ý thức Trung ương Đảng cộng sản liên Xô. Tháng 6 năm 1990, được bầu làm ủy viên Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Nga, Bí thư đảng cộng sản Nga. Tháng 2 năm 1993 được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Nga. Tháng 1 năm 1995 được bầu làm Chủ tịch ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Nga, tháng 8 cùng năm được bầu làm Chủ tịch ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân nga. Tháng 6 năm 1996 Giu-ga-nốp tham gia tranh cử Tổng thống khoá trước, với sự ủng hộ của phe tả trên toàn quốc, đè bẹp quần hùng với ưu thế tuyệt đối, cùng một trận quyết chiến với En-xin. Do Tướng Lê-bét khi ấy số phiếu đứng thứ ba được điện Crem-li chiêu an, cuối cùng Giu-ga-nốp không được như ý muốn, nhưng vẫn giành được hơn 40% số phiếu bầu. Từ đó có thể thấy, Giu-ga-nốp sẽ là một đối thủ nặng ký mà pu tin sẽ gặp trên chặng đường bầu cử Tổng thống. Thế nhưng, En-xin đột ngột từ chức khiến cho sức cạnh tranh của Giu-ga-nốp giảm đi. là phe đối lập lớn nhất trong cả nước, Giu-ga-nốp luôn lấy En-xin làm đối tượng đấu tranh, ủng hộ ông ta đa số là những người phản đối En-xin. En-xin đột ngột từ chức khiến cho Giu-ga-nốp mất đi tấm bia công kích, ưu thế phe đối lập lớn nhất của đảng cộng sản Nga cũng nhanh chóng suy yếu.
2. Gri-gô-ri i-a-fu-rin-xki: Sinh ngày 10 tháng 4 năm 1952, Chủ tịch nhóm “I-a-pô-lu” phe đối lập cánh hữu Nga, tinh thông tiếng Anh, nhà kinh tế học, luôn là nhân vật được các cơ quan tài chính tiền tệ và chính phủ các nước phương Tây rất thích. I-a-fu-rin-xki tốt nghiệp học viện Kinh tế quốc dân Mát-xcơ-va, được ca ngợi là “thần đồng” kinh tế học. Từng công tác tại ủy ban các vấn đề lao động xã hội quốc gia Liên Xô, và từng phụ trách một bộ phận của Viện nghiên cứu khoa học lao động. năm 1989 ra giữ chức Vụ trưởng một vụ nọ của ủy ban cải cách kinh tế quốc gia Liên Xô, năm 1990 làm phó Thủ tướng Nga. Trong thời gian Goóc-ba-chốp nắm quyền, là cố vấn kinh tế, ông ta hợp tác với Sa-ta-rin đề ra “kế hoạch 500 ngày” thực hiện nền kinh tế thị trường. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1991 giữ chức phó Chủ tịch ủy ban quản lý ứng phó khẩn cấp kinh tế quốc dân. Từ năm 1993 giữ chức Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu kinh tế chính trị Nga. Trong năm cùng với Pôn-đê-lép và Lu-kin thành lập nhóm “I-a-pô-lu”, giữ chức Chủ tịch. Ông ta là lãnh tụ phe cải cách Đu-ma quốc gia nga, tương đối được hoan nghênh trong giới trí thức và phe khai sáng. Tháng 6 năm 1996 tham gia bầu cử Tổng thống khoá trước, tỷ lệ phiếu giành được là 7,3%, đứng thứ tư. Tháng 3 năm 1998 lại một lần
nữa được bầu làm Chủ tịch nhóm “I-a-pô-lu”.
3. A-man Tu-lê-ép: Khi ấy làm Thống đốc bang Kê-mê-rô-vô của Nga, Chủ tịch đoàn chủ tịch Ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân Nga. Tu-lê-ép sinh ngày 13 tháng 5 năm 1944 tại thành phố Krát-nô-ya-xcơ của Tu-ku-man-xtan. Năm 1973 tốt nghiệp học viện Công trình vận tải đường sắt Xi-bê-ri- a mới. Từng giữ chức Cục trưởng Cục đường sắt Kê-mê-rô-vô, từ năm 1990 đến năm 1994 giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Xô-viết đại biểu nhân dân bang Kê-mê rô-vô, sau giữ chức Chủ tịch Xô-viết đại biểu nhân dân bang này. Từ năm 1994 giữ chức Chủ tịch hội nghị lập pháp bang Kê-mê-rô-vô. Từng tham gia tranh cử Tổng thống tháng 6 năm 1996, thành tích không tốt. Tháng 8 năm 1998 được bầu làm Chủ tịch đoàn chủ tịch ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân nga. Từ tháng 8 năm 1996 đến tháng 7 năm 1997 giữ chức Bộ trưởng Bộ hợp tác quốc gia của chính phủ nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập. Tháng 7 năm 1997 giữ chức Thống đốc bang Kê-mê-rô-vô.
4. I-u-ri Xku-ra-tốp: Tổng Kiểm sát trưởng liên bang nga. Thời kỳ đại học ông ta đã thích nghiên cứu vấn đề luật học nhà nước và chế độ nhà nước. Giữa thập kỷ 70, sau khi tốt nghiệp đại học, ông ta bị gọi đi lính, phục vụ hơn một năm trong đại đội cảnh sát đặc chủng. Sau khi phục viên lại một lần nữa vào học viện luật nga, giành được học vị phó tiến sĩ. Về sau làm công tác giảng dạy và được thăng làm phó giáo sư, trở thành Chủ nhiệm Khoa Kiểm sát pháp luật của học viện luật. Năm 1987 thông qua bảo vệ luận văn tiến sĩ về vấn đề tự trị địa phương, được thăng lên làm giáo sư. Về sau được điều về công tác tại Trung ương Đảng cộng sản liên Xô. đầu thập kỷ 90 đảm nhiệm công tác của nhân viên tư vấn tại Cục an ninh nước cộng hoà và Bộ an ninh liên bang Nga, khởi thảo cho chính phủ những văn kiện về mặt an ninh. năm 1993 giữ chức lãnh đạo Viện nghiên cứu các vấn đề pháp chế và trình tự pháp luật, và giữ chức ủy viên công tác của Tổng viện kiểm sát. Viện kiểm sát mà ông ta lãnh đạo đã chế định thành công dự thảo pháp điển hình sự, pháp điển tố tụng hình sự và pháp điển chấp hành hình sự. Tháng 2 năm 1996, hội đồng liên bang Nga (Thượng viện) phê chuẩn ông ta làm Tổng kiểm sát trưởng liên bang Nga. Vừa mới lên nhậm chức, ông ta đã bắt tay vào tiến hành cải cách lớn đối với chế độ công tác kiểm sát, sửa lại chức năng của công tác kiểm sát, và đụng chạm đến các vấn đề giám sát chung, vấn đề tố tụng hình sự và vấn đề trình tự trinh sát, từ đó ông ta bị một số người bị ông ta điều tra công kích, năm 1999 một băng hình liên quan đến việc
ông ta chơi gái được công bố, bản thân ông ta dứt khoát phủ nhận việc này. ngày 2 tháng 2 năm 1999 ông ta đưa ra đề nghị xin từ chức “vì lý do sức khoẻ”, chưa được phê chuẩn, tháng 4 cùng năm bị tạm đình chỉ chức vụ. Cuối tháng 1 năm 2000, Tổng viện kiểm sát Nga tố cáo ông ta lạm dụng chức quyền, Xku-ra-tốp bị cấm ra nước ngoài.
5. Con-stan-tin Ti-tốp: Thống đốc bang Sa-ma-ra của Nga. Ông ta chủ trương thực hiện chính sách kinh tế thị trường tự do, là nhân vật cánh hữu trên chính trường Nga.
6. A-lếch-xây Bô-đờ-bê-rê-xkin: Lãnh đạo phong trào “Di sản tinh thần”, Chủ tịch đoàn chủ tịch ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân Nga, phe đối lập cánh tả, là chiến hữu thân thiết của Giu ga-nốp.
7. Xta-nít-xláp Gô-vô-ru-khin: nhân vật cánh hữu, Chủ tịch đoàn chủ tịch ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân Nga. Nhà sản xuất phim nổi tiếng của Nga, cốt cán của đảng Dân chủ Nga. Từ tháng 2 năm 1995 giữ chức Chủ tịch ủy ban lắng nghe chứng kiến tình hình xung đột Che-sni-a của Đu-ma quốc gia, sau từ chức. Tháng 8 năm 1996 được bầu làm Chủ tịch đoàn chủ tịch ủy ban điều hành liên minh yêu nước nhân dân Nga. Con trai ông ta phục vụ trong quân ngũ, chết trận trong cuộc chiến tranh Che-sni-a.
8. Ê-la pam-phi-lô-va: Sinh năm 1953. Nghị sĩ Đu-ma quốc gia khoá hai của nga, là phụ nữ đầu tiên tham gia tranh cử Tổng thống ở Nga, tốt nghiệp học viện động lực Mát-xcơ-va. Từng giữ chức tại ủy ban bản quyền và ưu đãi Xô-viết tối cao liên Xô. Năm 1991 giữ chức Bộ trưởng Bảo đảm xã hội. Tháng 12 năm 1992 tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bảo đảm xã hội nhiệm kỳ tiếp theo. Tháng 12 năm 1993 gia nhập liên minh “Sự lựa chọn” của Nga. Tháng 2 năm 1994 từ chức Bộ trưởng bảo đảm xã hội.
9. U-ma đờ-da-brai-lốp: Giữ chức Trợ lý Tổng giám đốc của một Công ty liên doanh du lịch quốc tế và trung tâm thương mại của Nga, không nổi tiếng cho lắm.
10. Vla-đi-mia Ji-ri-nốp-xki; Chủ tịch đảng Dân chủ tự do Nga, phó Chủ tịch ủy ban hiệp thương chính trị của Tổng thống, phó Chủ tịch Đu-ma quốc gia. Thông hiểu 5 thứ tiếng Nga, Anh, pháp, Đức và Thổ nhĩ Kỳ, là nhà luật học, chuyên gia về vấn đề Trung Á và Cáp-ca-
dơ. Sinh tháng 4 năm 1946 tại thành phố A-la-mu-tu của Ca-dắc xtan. Năm 1970 ông ta tốt nghiệp Học viện Á Phi thuộc đại học Mát xcơ-va với thành tích xuất sắc, về sau lại học xong toàn bộ chương trình luật tại Khoa luật đại học Mát-xcơ-va. Phục vụ hai năm trong quân ngũ, từng là sĩ quan của quân khu ngoại Cáp-ca-dơ của quân Liên Xô, sau đó công tác nhiều năm trong hệ thống công đoàn, Bộ Tư pháp của Nga. Bắt đầu từ năm 1988 tích cực tham gia chính trị, cùng năm khởi thảo Dự thảo cương lĩnh Đảng Dân chủ xã hội. Tháng 12 năm 1989 trù bị thành lập đảng Dân chủ tự do. Tháng 3 năm 1990 giữ chức Chủ tịch đảng Dân chủ tự do. Tháng 4 năm 1992 được tiến cử là ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ tự do tại đại hội đại biểu lần thứ 2 của đảng này, đồng thời tham gia vào cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ nhất, đứng thứ ba, chỉ sau En-xin và Lu-chcốp. Tháng 12 năm 1993 tham gia tranh cử Đu-ma nga, ông ta lãnh đạo Đảng Dân chủ tự do giành được 24,32% phiếu bầu, đứng thứ nhất, trở thành Chủ tịch đoàn nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do trong Đu-ma quốc gia. Tháng 7 năm 1996 được bầu làm phó Chủ tịch ủy ban hiệp thương chính trị của Tổng thống Nga. Từ tháng 1 năm 2000 giữ chức phó Chủ tịch Đu-ma khoá 3.
11. Ép-ghê-ni Sa-vốt-sti-a-nốp (cuối cùng rút khỏi tranh cử): phó Cục trưởng Cục An ninh liên bang Nga, cựu phó Chánh Văn phòng Tổng thống, quân hàm thiếu tướng. Sinh năm 1952, kỹ sư khoáng, nhà vật lý học. Từ năm 1991 đến năm 1994 từng giữ các chức vụ lãnh đạo trong các bộ phận khác nhau của liên bang Nga. Từ tháng 1 năm 1994 giữ chức phó Cục trưởng Cục An ninh liên bang. Từ tháng 8 năm 1996 đến tháng 12 năm 1998 giữ chức phó Chánh Văn phòng Tổng thống Nga.
Là quyền Tổng thống, Pu-tin có ưu thế tuyệt đối so với những người này. Trước tiên, sau khi En-xin rời khỏi chức vụ trước thời hạn, Pu-tin một mình gánh vác hai chức vụ quan trọng là Tổng thống và Thủ tướng, tập trung tất cả quyền lực chấp hành cao nhất của nhà nước vào mình, trở thành nhân vật có thực quyền hàng đầu ở Nga. Ông không những tiếp tục lãnh đạo chính phủ, hơn nữa trực tiếp kiểm soát các cơ quan mạnh vốn do En-xin nắm. Tiếp đến, lập trường cứng rắn trong cuộc chiến tranh giải phóng Che-sni-a của Pu-tin đã được sự ủng hộ mạnh mẽ của quân đội. Thứ ba, về thế lực chính trị, phong trào “đoàn kết” giành được toàn thắng trong bầu cử Đu-ma, coi như là hậu thuẫn chính trị kiên cường cho việc Pu-tin tranh cử Tổng thống. ngoài phong trào “đoàn kết” ra, trong cuộc đọ sức với các
phe đối lập, Pu-tin còn có thể nhận được sự ủng hộ của lực lượng cánh hữu và một phần lực lượng trung gian. Một số lãnh đạo địa phương trước đó còn ngập ngừng do dự cũng có thể nghiêng về phía Pu-tin, thông qua sự ủng hộ chính trị đối với Pu-tin, đổi lấy lợi ích về mặt kinh tế địa phương. Thứ tư, trong thời gian trước bầu cử chưa đầy ba tháng, Pu-tin còn có nhiều cơ hội để lôi kéo cử tri. Chẳng hạn, ông có thể nâng lương và tiền dưỡng lão cho nhân dân Nga một cách hợp lý hợp pháp với danh nghĩa nhà lãnh đạo đất nước đương nhiệm, phương pháp này hết sức hữu hiệu ở Nga, người dân cảm ơn đều sẽ chuyển sang bỏ phiếu cho ông. Thứ năm, Pu-tin không có gánh nặng lịch sử. Pu-tin không có dây dưa gì lớn với chính quyền liên Xô, làm chính trị cũng tương đối thanh liêm, bất cứ vấn đề gì trước đây cũng đều không gắn vào con người ông. phe đối lập gần như khó có thể tìm được điểm để ra tay với ông. Thứ sáu, là ngôi sao mới nổi trên chính trường Nga, Pu-tin còn chưa kịp phạm sai lầm, điều này có thể khiến cho ông có được sự ủng hộ của các cử tri có khuynh hướng chính trị các loại. Thứ bảy, sau khi En-xin xuống, một số “ông trùm” trước kia ủng hộ điện Crem-li cũng sẽ chuyển sang đầu quân cho Pu tin, lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng và tập đoàn tài chính mà họ kiểm soát để ủng hộ Pu-tin, ngăn chặn việc phe đối lập sau khi lên sẽ tiến hành thanh toán đối với những ông trùm; mà một bộ phận người trong các đảng phái khác trước kia từng phản đối En xin cũng có khả năng do mất đi tấm bia mà chuyển sang ủng hộ Pu tin. Cuối cùng, so với giu-ga-nốp cũng có uy tín rất cao mà nói, Pu-tin còn có ưu thế tuổi tác và sức khoẻ. đây quả thực là cái mà một nhà lãnh đạo thế hệ mới cần có.
Trong những ưu thế trên, ưu thế lớn nhất của Pu-tin vẫn là chiến tranh Che-sni-a. lập trường cứng rắn mà Pu-tin đã thể hiện ra trong hành động tấn công chủ nghĩa khủng bố Che-sni- a phù hợp với ý dân, rất được lòng dân. điều khác với nhiều người là tài cán và khí phách của ông, càng đem lại cho Nga hy vọng vươn lên trở lại.
Tất nhiên, ưu thế không có nghĩa là thế thắng, để đề ra sách lược tranh cử thích hợp, hoàn thiện hình tượng chính trị của mình, Pu-tin đã tổ chức xây dựng ban cố vấn. đại đa số người trong ban cố vấn này là do Pu-tin đích thân chọn ra, họ cũng đến từ nhiều lĩnh vực giống như đời sống chuyên nghiệp của Pu-tin vậy.
Nhân vật hàng đầu trong ban cố vấn là Mi-kha-in Ca-si-a- nốp, ông ta là phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Tài chính do Pu-tin
đề bạt sau khi giữ chức quyền Tổng thống. Ca-si-a-nốp nói tiếng Anh lưu loát, đối với những nhân vật trong giới tài chính tiền tệ phương Tây mà nói, ông ta là người quen thuộc, có thể tin tưởng. Công tác chủ yếu của ông ta là xử lý tốt quan hệ căng thẳng giữa Nga với tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế. Ông ta từng công khai bày tỏ phản đối một số kiến nghị yêu cầu các nhà xuất khẩu của Nga đem 100% ngoại tệ mà họ kiếm được về nước. Kiến nghị này là do ngân hàng Trung ương Nga đưa ra, mà tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế lại tỏ ra bất mãn đối với điều này. Pu-tin ám chỉ nói, nếu như ông giành thắng lợi trong bầu cử, có thể ông sẽ bổ nhiệm Ca-si-a-nốp làm Thủ tướng.
Nhân vật số hai của ban cố vấn là đồng nghiệp KGB của Pu-tin Xéc-gây I-va-nốp. Pu-tin rời khỏi KGB năm 1990, còn I-va-nốp thì tiếp tục công tác tại cơ quan tình báo, chức vụ dần dần đi lên. Tháng 11 năm 1999, Pu-tin bổ nhiệm I-va-nốp khi ấy giữ chức phó Cục trưởng Cục An ninh liên bang làm Thư ký hội đồng An ninh quốc gia Nga. Dưới sự lãnh đạo của i-va- nốp, hội đồng An ninh quốc gia đã đề ra ý tưởng an ninh quốc gia mới gây tranh cãi. ý tưởng này đã hạ thấp ngưỡng có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga, và chỉ rõ phương Tây là mối đe doạ tiềm tàng của an ninh Nga. I-va-nốp phát biểu tại một cuộc họp báo vào ngày 12 tháng 1 năm 2000: “Tôi là người ủng hộ cho lý luận thế giới đa cực. Tuyệt đại đa số nước trên thế giới phản đối bất kỳ quốc gia nào thực hiện chủ nghĩa bá quyền”. Ông ta lại nói, tất cả các quốc gia đều ủng hộ việc “sẽ mãi mãi không bao giờ xuất hiện” tình trạng tinh thần Ăng-lô-Sắc-xông của phương Tây” nữa.
Cây bút của ban cố vấn là luật sư pê-téc-bua gi-man Gu-ráp, bài “nước Nga thời điểm chuyển giao thế kỷ” nổi tiếng chính là do ông ta giúp khởi thảo. Đầu những năm 1990, Gu-ráp cùng với Pu-tin làm việc ở bộ phận kế hoạch tư hữu hoá. Gu-ráp mang huyết thống đức, sinh ra tại Ca-dắc-xtan, khi ấy nơi đó còn là một bộ phận của liên Xô. Gu-ráp cũng giống như Pu-tin, cũng nói được tiếng đức lưu loát. Ông ta dường như phản ánh tư tưởng của Pu-tin từ một góc độ khác - coi chủ nghĩa tư bản kiểu gia trưởng mà nước đức áp dụng để phát triển kinh tế sau chiến tranh là một con đường mà Nga có thể lựa chọn để phát triển. Gu-ráp nói, không xây dựng cơ cấu xã hội bảo vệ công chúng mà chỉ “bàn luận về một cuộc cải cách kinh tế mới là hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả”.
“Mưu sĩ chính trị” và “Tổng chỉ huy tranh cử Tổng thống” trong ban cố vấn của Pu-tin là Chu-bai, những phương châm chính sách lớn
trong các mặt chính trị và kinh tế của Pu-tin đều dựa vào sự giúp đỡ của ông ta. Mặc dù Chu-bai bị một số người nguyền rủa ở Nga, nhưng ông ta là một nhân tài quản lý chính trị thông minh. năm 1996, chính là ông ta đã thúc đẩy khiến En-xin giành được chiến thắng trong bầu cử và liên nhiệm. Mối quan hệ giữa Chu-bai với Pu-tin và Gu-ráp đã có một thời gian rất dài, Pu-tin có thể nhanh chóng vươn lên được ở Mát- xcơ-va hoàn toàn là nhờ vào sự ra sức tiến cử của Chu-bai. Chu bai cũng dường như đều có quan hệ với mỗi một nhân vật quan trọng trong mặt trận của Pu-tin. Một cố vấn của điện Crem-li là A-lếch-xây Chê-sa-na-cốp nói, Pu-tin “hết sức chịu khó” lắng nghe ý kiến của Chu-bai.
Để khiến cho tiếng tăm của Pu-tin đạt tới đỉnh điểm vào khi bầu cử tháng 3, bảo đảm cho Pu-tin đắc cử thuận lợi với trở ngại nhỏ nhất, các bậc tinh anh của ban cố vấn này đã áp dụng một loạt hành động. như nghiên cứu tỉ mỷ sở thích của công chúng, bảo đảm Pu-tin có thể đưa ra phản ứng nhanh chóng và tích cực đối với những ý kiến chủ đạo của xã hội Nga; vận dụng tinh thần yêu nước, đốc thúc Pu-tin ban bố học thuyết quân sự mới, cũng chặt chẽ hơn cho quân Nga trong tháng hai, thể hiện với mọi người quyết tâm bảo vệ tổ quốc của Pu-tin; khởi động bộ máy tuyên truyền, khiến cho các phương tiện thông tin đại chúng của Nga về tổng thể đều bày tỏ ủng hộ và tán thành đối với công tác của Pu-tin, cho dù có một số phê phán, cũng là trong một không gian hết sức hạn chế.
Ngày 14 tháng 2 năm 2000, Pu-tin trình ủy ban bầu cử Trung ương giấy tờ có 500 ngàn chữ ký ủng hộ của cử tri hợp pháp và tình hình thu nhập tài sản của bản thân mình và người nhà ông theo quy định của “luật bầu cử liên bang Nga”. Thư ký ủy ban bầu cử Trung ương tuyên bố, qua điều tra, tình hình thu nhập tài sản của bản thân và người nhà mà Pu-tin khai báo là đúng sự thật. Thu nhập tài sản mà Pu-tin kê khai bao gồm: Thu nhập 265.699 rúp trong hai năm 1998 và 1999; thu nhập của vợ Pu-tin Lút-mi-la 43.167 rúp; tài khoản tiết kiệm của Pu-tin tại ngân hàng có 386.999 rúp, tài khoản tiết kiệm của vợ Pu-tin Lút-mi-la tại ngân hàng có 10.323 rúp. Bất động sản Pu-tin có bao gồm: 6.796 m2 đất tư hữu ở bang Lê-nin-grát, 1.500 mét vuông đất tư hữu ở bang Mát-xcơ-va, nhà ở quốc hữu rộng 157,3 m2 ở Mát-xcơ-va, một biệt thự tư nhân diện tích 152,9 m2 ở bang Lê nin-grát và hai ga-ra ôtô, lần lượt là 38 m2 và 18 m2. ngoài ra, Pu-tin và Lút-mi-la còn có một miếng đất quốc hữu 600 m2 có thể sử dụng ở bang pô-xcốp. đến đây, Pu-tin đã chính thức trở thành ứng cử viên
của cuộc bầu cử Tổng thống khoá 3 của Nga.
Còn lúc này, qua sự cố gắng của ban cố vấn, tình hình tranh cử của Pu-tin đã có sự thay đổi có tính căn bản. nhiều khu vực bao gồm I-ốt-ska-ô-la, Đa-gét-xtan và An-tai đều bày tỏ trung thành với Pu tin. lực lượng chính trị ủng hộ của Pu-tin bao gồm liên minh “đoàn kết”, “Tổ quốc - Toàn Nga”, phản đối Pu-tin chỉ có đảng cộng sản Nga và nhóm “I-a-pô-lu”.
Chính vào khi hoạt động tranh cử của Pu-tin đang thuận buồm xuôi gió, bỗng xảy ra một bất ngờ. đêm ngày 19 tháng 2, Ân sư của Pu-tin, thị trưởng đầu tiên của thành phố Xanh pê-téc-bua, trợ thủ của công tác tranh cử Tổng thống lần này là Xô-bu-chác đã ngừng thở tại Ca-li-nin-grát. ngày 21, di thể của Xô-bu-chác được chuyển về thành phố Xanh pê-téc-bua. Chính quyền thành phố chuẩn bị tổ chức lễ an táng long trọng theo quy cách của thị trưởng đầu tiên cho Xô bu-chác tại nghĩa trang A-lếch-xan-đrơ - nê-va nổi tiếng. nghĩa trang này đã yên nghỉ những anh hùng Nga đã hy sinh tại Che-sni-a, nghị sĩ Đu-ma quốc gia bị ám sát năm 1999, những nhân vật nổi tiếng chính giới, giới quân sự, giới văn học thời kỳ Nga hoàng... Pu-tin quyết định tham gia lễ tang này. Thế nhưng, trưa ngày 23, đài truyền hình quốc gia rTr Nga phát đi tin tức “phần tử khủng bố Che-sni-a định ám sát quyền Tổng thống Pu-tin tại tang lễ!”. hoá ra trùm phiến quân Che sni-a Ba-sa-ép biết tin Pu-tin sẽ tham dự lễ tang Xô-bu-chác, bèn thông qua mạng internet tung tin phần tử khủng bố Che-sni-a tại các nơi ở Nga đưa ra “lệnh truy sát” đối với Pu-tin, tuyên bố: “Tội phạm Pu-tin bị xử tử hình. nợ máu của người Che-sni-a phải dùng máu của Pu-tin để hoàn trả”. “lệnh truy sát” còn ghi rõ hòm thư điện tử và số fax dùng để liên lạc sau khi ám sát thành công, còn tuyên bố người ám sát có thể dùng tiếng ả-rập, tiếng Anh và tiếng Nga để liên hệ, nhằm lĩnh nhận tiền thưởng 2,5 triệu đô-la Mỹ sau khi thành công.
Do thời gian cấp bách tại thành phố Xanh pê-téc-bua, cảnh sát, Cục an ninh, Bộ nội vụ Mát-xcơ-va đồng thời hành động, căn cứ vào những manh mối đã nắm được lần ra, một lúc tóm gọn tuyệt đại đa số những kẻ tham gia vào âm mưu. đồng thời các nơi trên cả nước Nga bước vào trạng thái đề phòng cao độ. để ngăn ngừa các sát thủ Che-sni-a thâm nhập vào Mát-xcơ-va và Xanh pê-téc-bua, Nga hạ lệnh đóng cửa khẩn cấp biên giới với Che-sni-a.
Vào ngày Pu-tin đến Xanh pê-téc-bua hôm 24, cảnh vệ an ninh
của sân bay, ga tàu hoả, bến xe buýt ở Xanh pê-téc-bua được tăng cường rất kỳ mạnh, tất cả những công dân không có chứng minh thư đều tạm thời bị gom lại, bố trí thời gian và tuyến đường Pu-tin tham dự tang lễ lại càng trở thành chuyện cơ mật tối cao của Nga. nơi sắp sửa diễn ra tang lễ rải đầy những cảnh sát Bộ nội vụ và bộ đội đặc chủng vũ trang và bán vũ trang, trên nóc, phía sau cửa sổ những toà nhà cao tầng ở những phố xung quanh đó đều có mai phục những tay súng được huấn luyện kỹ càng, ngay cả đường dẫn nước ở chỗ cử hành tang lễ cũng có cảnh sát ngồi. Trong bầu không khí khác thường này, Pu-tin đã tham dự lễ tang của Xô-bu-chác, và trở về Mát-xcơ-va một cách bình yên vô sự.
Quay về đến Mát-xcơ-va, ngày 25 tháng 2 Pu-tin dùng hình thức thư công khai đăng cương lĩnh tranh cử Tổng thống của mình trên các báo lớn của Nga, nhằm đáp lại giu-ga-nốp trước đó khí thế lấn lướt. Pu-tin viết trong bức thư công khai:
“Kính thưa các bạn, xin chào các bạn!
Tôi không trình bày cương lĩnh toàn diện gì, xin cho phép tôi nói đôi chút về một số vấn đề liên quan tới bầu cử. Mục tiêu thống nhất đã liên kết cả dân tộc lại với nhau về tiêu chuẩn đạo đức đặc biệt và thực tế luôn là đặc điểm của người Nga. điều này đã từng khiến cho nhân dân nước ta trụ vững và giành được thắng lợi trong những năm tháng khó khăn nhất - bất luận là trước chiến tranh, sau chiến tranh, hay là trong thời kỳ chiến tranh cũng đều như vậy. Vấn đề không phải là ở chỗ cần tìm kiếm lại tư tưởng dân tộc hiển hách. Tôi cho rằng, tư tưởng này đã tồn tại. nó đã thể hiện tương đối rõ rệt trong xã hội.
Chúng ta cần hiểu rằng, khi các nước cạnh tranh trên vũ đài quốc tế, đối thủ của chúng ta hết sức mạnh. Chúng ta cần đề ra rõ ràng cho mình một đường lối hữu hiệu để phát triển đất nước. Cơ quan quyền lực cần có đóng góp, cần có trách nhiệm, hơn nữa cần đạt tới mục
đích một cách ngoan cường. Cơ quan nhà nước nên là bộ máy quan chức giỏi giang, linh hoạt, tuân thủ kỷ luật, không nên cồng kềnh, lười nhác, không hề quan tâm tới nhân dân.
Còn có một vấn đề quan trọng nữa mà chúng ta cần giải quyết, đó chính là luật chơi phức tạp, nhưng lại được công nhận mà mọi người chúng ta - toàn thể công dân và cơ quan nhà nước đều cần tuân theo: Tuân thủ pháp luật và hiến pháp, tức trật tự pháp luật của nhà nước.
Tôi cho rằng, bất luận là về chính trị, hay là về kinh tế, đây đều là một trong những vấn đề lớn nhất, nghiêm trọng nhất mà nước Nga ngày nay gặp phải. Chỉnh đốn cơ cấu pháp luật và tấn công tham nhũng thoái hoá cũng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, điều này không đơn giản là việc trong lĩnh vực pháp luật.
Nước Nga giàu có không thể cho phép bất cứ người nào lăng nhục nó vì nó nghèo. Tôi cần nhắc lại một lần nữa quan điểm mà tôi đã trình bày trong bức thư công khai gửi cử tri - cần nói thẳng thắn rằng: đất nước chúng ta giàu có, nhưng người dân thì nghèo.
Vì vậy trọng điểm của chúng ta là cần làm cho mọi người được sống cuộc sống tốt đẹp. điều mà những công dân phổ thông quan tâm nhất là gì, mỗi lần tiến hành điều tra xã hội về vấn đề này đều cho thấy, mọi người có quyền, cũng hy vọng được sống cuộc sống tốt đẹp. Tôi cho rằng, để thực hiện mục tiêu này, mỗi một chính quyền đều cần gánh vác trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm chính trị, bất luận nó dựa trên cái gì. Tạo phúc cho nhân dân, mưu cầu lợi ích cho công dân phổ thông, đây mới là mục tiêu cuối cùng của một chính quyền.
Để tất cả các chủ thể của thị trường đều có thể giữ được cự ly như nhau với chính quyền là sự bảo đảm quyền sở hữu, cũng là hòn đá tảng của lĩnh vực kinh tế chính trị. rõ ràng, nếu như nhà nước không thực hiện được những chức năng mà tôi nêu, thì không thể đưa ra luật chơi có sự bảo đảm, lĩnh vực này sẽ bị nền kinh tế ảo chiếm lĩnh. đây là biểu hiện suy yếu của quốc lực.
Một mặt khác của vấn đề là không tiến hành công tác lành nghề và cẩn thận tỉ mỉ đối với thị trường cũng sẽ không thể có được sự lớn mạnh của đất nước. nhưng điều tiết không phải là chiếc thòng lọng trên cổ của thị trường, mà là sự ủng hộ đối với thị trường, là tạo điều kiện bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh.
Đối với một quốc gia lớn mạnh mà nói, công dân không thể không có sự tôn nghiêm, cả quốc gia không thể không có lòng tự hào dân tộc. những nguyên tắc cơ sở này là nền tảng của chính sách đối
nội đối ngoại của chúng ta. Tôi cảm thấy, chúng ta có năng lực huy động tất cả mọi tài nguyên của đất nước, có năng lực huy động tất cả mọi lực lượng của xã hội và lòng nhiệt tình lao động của toàn thể công dân Nga. Tôi cho rằng, suy cho cùng, đây vừa là mục đích căn bản, cũng là mục đích căn bản của tất cả những người có mặt tại đây
hôm nay”.
Cùng với việc công bố “Thư công khai gửi công dân Nga”, Pu-tin bắt đầu phát động thế tiến công của mình. Trong bức thư này ông đã trình bày những mặt ưu tiên chủ yếu của chính sách mà ông sẽ thực hiện. những mặt ưu tiên này có thể khái quát thành: “đánh thắng chiến tranh Che-sni-a”, “Tăng cường vị thế đất nước”, “Tấn công tội phạm”, “Xoá bỏ nghèo nàn”. những mặt ưu tiên này đã được các cử tri đi bỏ phiếu hưởng ứng nhiệt liệt.
Ngày 26 tháng 3 năm 2000, cuộc bầu cử Tổng thống liên bang Nga diễn ra đúng kế hoạch, kết quả bầu cử đúng như mọi người dự đoán: Pu-tin chính thức được bầu làm Tổng thống liên bang Nga, nước Nga từ đây bước vào “Thời đại Pu-tin”.
Chương IV
CHIẾN TRANH CHE-SNI-A Ân oán trăm năm
N
ước cộng hoà Che-sni-a nằm ở phía tây nam liên bang Nga, mặt bắc dãy núi Cáp-ca-dơ, phía nam gần kề với Gru-di-a, phía bắc tiếp liền với vùng biên giới Sta-vrô-pôn của Nga, phía tây bắc là nước cộng hoà tự trị Bắc Ô-sê-ti-a, diện tích gần 20 ngàn km2. Thủ phủ grô-dnưi được phát triển lên từ nền tảng thành grô-dnưi mà quân Nga xây dựng năm 1818.
Cư dân Che-sni-a chủ yếu là Mu-slim, theo đạo I-xlam, điều này so với nước Nga theo đông Chính giáo có khác biệt rất lớn về chủng tộc và văn hoá.
Dân số nước cộng hoà Che-sni-a năm 1994 là 1,235 triệu người. Trong đó người Che-sni-a chiếm 53%, người in-gút chiếm 12%, còn lại là các dân tộc Đa-gét-xtan, Nga. Do chiến loạn liên miên, tội phạm hoành hành và điều kiện sống xấu đi, đến cuối năm 1996 đã tụt xuống còn hơn 600 ngàn người; hiện nay, ở đây nhiều nhất chỉ còn lại hơn 300 ngàn người. Trong đó cư dân chủ yếu là người Che-sni-a, ngoài ra còn có không ít người Nga, người U-crai-na, người Bắc Ô-sê-ti-a và người Đa- gét-xtan, thành phần dân tộc hết sức phức tạp.
Xét về vị trí địa lý, Che-sni-a có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, nó không chỉ nối liền đường ống dẫn dầu và đường sắt giữa Nga và ba nước cộng hoà phía nam Cáp-ca-dơ, mà còn có mối liên hệ trăm tơ ngàn mối với mấy nước cộng hoà có tỷ lệ dân số theo Mu slim rất lớn xung quanh.
Đồng thời nước Cộng hoà Che-sni-a sản xuất nhiều dầu mỏ và khí đốt. Công nghiệp có các ngành như khai thác dầu mỏ, chế biến dầu mỏ, hoá học, chế tạo máy móc, vật liệu xây dựng, thực phẩm, chế biến gỗ... nông nghiệp lấy trồng các loại cây như tiểu mạch, lúa nước, ngô làm chính. Dầu mỏ mà khu vực này khai thác về cơ bản đều được gia
công thành thành phẩm tại grô-dnưi, và chảy qua đường ống dẫn dầu quan trọng được lắp đặt dưới lòng đất: grô-dnưi - Tu-áp-xê dẫn tới Nga và các nước thuộc cộng đồng các quốc gia độc lập. ngoài ra, tuyến đường sắt duy nhất từ Nga tới ngoại Cáp-ca-dơ cũng nằm trong lãnh thổ Che-sni-a.
Lịch sử của dân tộc Che-sni-a tương đối lâu đời. ghi chép sớm nhất liên quan đến người Che-sni-a là trước thế kỷ thứ 7. Tên gọi “người Che-sni-a” này bắt nguồn sớm nhất từ tên gọi của một ngôi làng “Che-sni-a lớn” ở ven sông A-gon của khu vực Cáp-ca-dơ, về sau dần dần trở thành tên gọi của dân tộc Che-sni-a. người Che-sni-a tự xưng là “người trăm họ bình dân”. ngôn ngữ của người Che-sni-a tự đứng riêng, thuộc về tiếng nác - Đa-gét-xtan của Bắc Cáp-ca-dơ, không phải là hệ Xla-vơ như tiếng Nga, cũng không phải là hệ tiếng Tớc-ki mà một số dân tộc Mu-slim nói xung quanh, nhưng chữ viết của nó thì lại lấy tiếng Nga làm cơ sở. Từ cổ người Che-sni-a đã to lớn mạnh mẽ, kiêu dũng thiện chiến.
Người Che-sni-a tuy cổ xưa và độc lập, nhưng lại chưa bao giờ hình thành một thực thể chính trị tương đối lớn. Bi kịch của Che-sni a trong một chừng mực rất lớn liên quan đến việc đoàn thể chính trị của họ chỉ dừng lại ở tính nguyên thủy chính trị của gia tộc và bộ lạc. điều này khiến cho các nước khác không thể đối đãi như các dân tộc khác, dựa vào sự quy thuận của thượng tầng dân tộc để mà thực thi sự quản lý gián tiếp, mà chỉ có thể đưa người Che-sni-a vào phạm vi nghiêm cấm quân sự trực tiếp, do đó ngay từ đầu đã ở vào sự đối lập gay gắt với người dân thường Che-sni-a.
Trong lịch sử, Che-sni-a luôn là một dân tộc gặp nhiều kiếp nạn, đế quốc A-su, đế quốc Ba Tư, vua Ma-ki-đôn A-lếch-xan- đra, đế quốc la Mã, đế quốc ả-rập đều từng nhòm ngó Che-sni- a, hòng đưa nó vào trong bản đồ của đế quốc, nhưng đều gặp sự chống cự mạnh mẽ. người Che-sni-a thế kỷ Xiii bị người Mông Cổ xâm lược. Cuối thế kỷ XiV lại bị quân đội đế quốc Trung á Thiết Mộc nhi giày xéo. Mãi đến thế kỷ XV ~ XVi nước Khâm Sát hãn tan rã, người Che-sni-a mới từ miền núi di dời xuống đồng bằng. Thế kỷ XVi, đạo I-xlam bắt đầu truyền vào Che-sni-a. giữa thế kỷ XVii và XVIII, Che-sni-a bắt đầu trở thành đối tượng tranh giành của hai đế quốc lớn Ba Tư và ốt-xman. Chính vì qua xung đột và đấu tranh đẫm máu kéo dài nhiều năm, dân tộc Che-sni-a đã hình thành đặc trưng dân tộc rất giàu tinh thần phản kháng và nghệ thuật đấu tranh.
Đầu thế kỷ XVIII, nước Nga sau biến pháp của pi-tơ đại đế trở nên ngày một cường thịnh, cũng ngày càng tự cho mình là người kế thừa của đế quốc la Mã phía đông, tự cho mình là trụ cột để bảo vệ tín đồ cơ đốc, chống lại sự xâm lấn về phía tây của Mu-slim. “nghĩa vụ quốc tế này” có hai mặt trận: Một là ở Ban-căng giúp đỡ các dân tộc Xla-vơ như Xéc-bi-a, Bun-ga-ri thoát khỏi sự thống trị của đế quốc ốt-xman; hai là bảo vệ các tín đồ cơ đốc ở Gru-di-a và A-mê-ni-a ở vùng ngoại Cáp-ca-dơ, chống lại sự xâm lược của Ba Tư. năm 1795, người Ba Tư tấn công thủ phủ của Gru-di-a là Tbi-li-si. Khi ấy nước Nga còn chưa có hải quân lớn mạnh, khó có thể viện trợ Gru-di-a từ hắc hải, quân cứu viện phải vượt dãy núi Cáp-ca-dơ, men theo cái gọi là “yếu đạo quân sự” tiến vào Gru-di-a ở phía nam dãy núi. Con đường quan trọng này phải đi qua khu cư ngụ của người Che-sni-a. nước Nga đã nuốt chửng Gru-di-a năm 1801, từ đó bắt đầu mối ân oán hàng trăm năm với người Che-sni-a.
Thời kỳ đầu, để đối phó với người Che-sni-a, Tổng đốc Cáp- ca dơ En-mô-rốp (nhiệm kỳ 1816-1827) đã áp dụng chính sách “ba trắng” tàn khốc, khi ấy ngay cả Sa hoàng A-lếch-xan-đra đệ nhất (giữ ngôi từ 1801 đến 1825) cũng chỉ trích thủ đoạn của ông ta là quá ư tàn nhẫn. Trong tiểu thuyết “Anh hùng thời đại”, vị lính già đã kể câu chuyện về nhân vật chính cướp cô gái Mu-slim, đã từng phục dịch dưới quyền của En-mô-rốp. Tác giả ray-môn-tốp mượn người lính già đã từng ở Che-sni-a hơn mười năm này, thán phục sự dũng mãnh của người Che-sni-a: “Chà, ông em này, lũ phỉ đó quả thực khiến chúng ta thảm hại. Bây giờ, lạy trời lạy đất, họ đã thuần phục nhiều rồi. nhưng vào năm đó, chỉ cần cậu bước ra khỏi bức tường bao xung quanh một trăm bước, thì sẽ có một ác quỷ dữ tợn núp ở một nơi nào đó chờ cậu: Chỉ cần cậu hơi lơ đễnh, thì sẽ gặp tai hoạ ngay - không bị dây thừng xiết chặt cổ, thì bị đạn bắn trúng vào gáy. đây đều là những chuyện thường xảy ra. đó quả là một đám người võ nghệ cao cường!”
Sự phản kháng của người Che-sni-a đã “thuần phục nhiều rồi” lại một lần nữa bùng nổ vào giữa thế kỷ XiX. lãnh tụ tôn giáo Che-sni-a khi ấy là I-mam Xa-min (I-mam là người dẫn đầu cầu khấn trong tiếng ả-rập, có nghĩa là lãnh tụ tôn giáo) lãnh đạo nhân dân Che-sni-a và các dân tộc khác tiến hành một cuộc chiến tranh du kích kéo dài một phần tư thế kỷ với người Nga từ năm 1834 đến 1859. Xa-min là phần tử tôn giáo cuồng nhiệt, vì lợi ích tôn giáo mà cướp đoạt không thương tiếc quyền lực của các trưởng lão bộ lạc, vì vậy tuy dũng mãnh, nhưng lại không thể nào hình thành được mặt trận thống nhất
chống Nga rộng khắp. họ quấy nhiễu ở phía sau, góp sức cho thắng lợi của đế quốc ốt-xman khi ấy đang đánh nhau với Nga trong cuộc chiến tranh Cri-mi-a (1853-1856). nhưng Mu-slim Thổ nhĩ Kỳ thắng lợi rồi lại không phái quân đến đền đáp Xa-min, khi ấy bộ lạc mất đi niềm tin đối với ông ta. Quân Nga nhân cơ hội tấn công, bắt sống Xa min. những người theo ông ta đều chạy sang Thổ nhĩ Kỳ, một bộ phận trốn sang tận Trung đông, định cư tại gioóc-đa-ni. người Che sni-a ẩn mình ở Cáp-ca-dơ hàng ngàn năm, lúc này bắt đầu xông xáo khắp thế giới.
Sau đó, những năm 70 của thế kỷ XiX, Nga và đế quốc ốt- xman lại một lần nữa mở cuộc chiến tranh tranh giành Ban- căng. người Che-sni-a lại một lần nữa khởi nghĩa phối hợp với người anh em Mu slim, cũng một lần nữa bị trấn áp.
Đến thế kỷ XX, nước Nga đại loạn. Sau Cách mạng Tháng Mười, đầu tiên là quân đội Bê-la-rút của đen-ni-kin đánh nhau với hồng quân ở lưu vực sông Vôn-ga và khu vực Cáp-ca-dơ, người Che-sni-a làm cho quân Bê-la-rút phải thảm bại khi xông vào quê hương họ, được Mát-xcơ-va phong làm nước cộng hoà tự trị miền núi Xô-viết. Xta-lin đích thân tham gia vào đại hội thành lập nước năm 1921 của nó. Không lâu, Che-sni-a bị sáp nhập vào nước cộng hoà tự trị gô xbắc. Tháng 11 năm 1922 lại tách ra thành lập bang tự trị Che-sni-a.
Từ thập kỷ 20 đến thập kỷ 30 của thế kỷ XX, liên Xô bắt đầu thực hiện phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. người nông dân nghèo khổ Nga không nuôi nổi ngựa, thế là đội công tác do các công nhân Nga cấu thành bèn coi những người Che-sni-a có ngựa nhất loạt là “phú nông”, không những ngựa bị tịch thu, mà chính sách của đảng cộng sản Nga đối với phú nông là tiêu diệt. đối với dân du mục của bộ lạc Che-sni-a mà nói, ngựa và súng là một bộ phận không thể tách rời của đời sống người đàn ông, muốn cướp ngựa của anh ta, anh ta sẵn sàng cầm súng tử chiến. Thế là khu vực Che-sni-a bắc Cáp-ca-dơ bắt đầu xuất hiện hoạt động phản đối chính quyền Xô-viết.
Năm 1922, lãnh tụ tôn giáo Che-sni-a và Đa-gét-xtan nát- mu-tơ kin gơ-xin-xki dẫn đầu người Che-sni-a và người in-gút đứng lên phản kháng. Từ năm 1922~1924, hành động vây ráp mà quân khu Bắc Cáp-ca-dơ và bộ đội tổng cục bảo an ninh chính trị quốc gia liên Xô áp dụng đã không thành công. Tháng 8, 9 năm 1925, dưới sự chỉ huy của Tư lệnh quân khu Bắc Cáp- ca-dơ, quân liên Xô đã phát động
hành động trấn áp với quy mô lớn hơn. Sau đó vào tháng 12 năm 1929, tháng 3~4 năm 1930 và tháng 3~4 năm 1932, quân liên Xô lại không chỉ một lần áp dụng hành động vây ráp ở Che-sni-a. năm 1936 tình hình Che-sni-a mới lắng xuống, nhưng Che-sni-a - In-gút luôn có một nhóm phỉ nhỏ cá biệt đang hoạt động, mãi tới khi nước đức xâm lược.
Trong thời gian đại chiến Thế giới thứ hai, một phần khu vực Che-sni-a bị quân đức chiếm đóng. Trong thời gian chiếm đóng quân đức đã lợi dụng đầy đủ tâm trạng dân tộc của Che-sni-a, hứa hẹn cho nó quyền lợi tự trị đầy đủ, từ đó giành được sự ủng hộ của một số bộ
lạc Che-sni-a, khu vực này còn thành lập một “đảng đặc biệt anh em Cáp-ca-dơ”. hành động này đã dẫn đến sự bất mãn nghiêm trọng của lãnh đạo liên Xô trong đó có Xta-lin. Tháng 2 năm 1944 Bộ trưởng nội vụ liên Xô Bê- li-a lấy lý do “bảo vệ an ninh quốc gia”, dùng 100 ngàn quân bao vây các thôn trang của khu vực Che-sni-a, trong vòng hai ngày 23, 24 tháng 2, đã dồn 387 ngàn người Che-sni-a và hơn 91 ngàn người in-gút lên tàu hoả ngột ngạt, áp giải đến Ca-dắc- xtan. Binh lính áp giải nhận được mệnh lệnh: người Che-sni-a chạy ra ngoài đường sắt 5 mét thì có thể giết chết. Trong quá trình di chuyển, có khoảng một phần ba số người bị chết, dân số Che-sni-a vì thế giảm mạnh. Việc thực hiện chính sách dân tộc kiểu kỳ thị đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn và tâm trạng chống đối giữa Nga với các dân tộc Cáp-ca-dơ.
Xôn-ren-ni-kin đã miêu tả cuộc sống của người Che-sni-a bị lưu đày những năm 50 của thế kỷ XX trong tờ “Quần đảo gu-rắc”: “người Che-sni-a quả thực không được những người xung quanh chào đón, họ thô lỗ, hung mãnh, công khai bày tỏ sự chán ghét người Nga”. “Từ ngày mọi người đuổi họ khỏi quê hương một cách bội tín bội nghĩa, thì họ không còn tin điều gì nữa cả. họ xây lên một số ngôi nhà mái bằng gọi là Sắc-li-a, thấp lè tè, tối tăm, dột nát, tưởng chừng chỉ cần đá một cái là có thể đổ sập xuống. đồ đạc trong nhà của họ cũng vậy, chỉ nghĩ tới ngày hôm đó, tháng đó, năm đó, không tích luỹ gì cả, không dự trữ, không có bất kỳ tính toán lâu dài nào. họ chỉ biết có ăn uống. những người trẻ tuổi chú ý hơn một chút tới ăn mặc. Từng năm trôi qua, họ vẫn không có gì cả giống như khi vừa mới dời đến”. “họ khinh bỉ pháp luật giáo dục phổ cập và kiến thức được dạy trong các ngôi trường của nhà nước, càng không cho con cái đi học, sợ chúng sẽ bị hư hỏng ở đó. Con trai cũng không phải là tất cả đều đi học. họ không cho phụ nữ đến nông trang tập thể làm việc, bản thân
mình cũng không muốn bán sức trên đồng ruộng nông trang. đại đa số người tìm cách trở thành lái xe ôtô, bảo dưỡng máy móc để không bị mất mặt, vả lại tính cách và sở thích kiểu kỵ sĩ cao cấp đó của họ cũng có thể được thoả mãn một phần nào đó trong khi lái xe chạy như bay. làm tài xế còn có thể thoả mãn được ước vọng ăn cắp của họ. Thế nhưng, họ cũng có hành động trực tiếp để thoả mãn nguyện vọng cuối cùng này của mình. người Che-sni-a đã đem những khái niệm bị ăn trộm, bị ăn trộm sạch tới cho Ca-dắc-xtan hoà bình, thật thà, ngủ vùi. họ biết xua gia súc hàng bầy, ăn trộm sạch sành sanh đồ đạc trong nhà, đôi khi còn cướp”.
Tiếp đến Xô-ren-ni-kin còn kể một câu chuyện huyết thống trả thù. Khi Xô-ren-ni-kin dạy ở trường trung học, có một cậu con trai người Che-sni-a tên là Hu-đa-ép học lớp 9, anh trai của cậu ta sau khi uống rượu say đã giết chết một bà già. lúc đó đầu óc của anh ta đang say mụ mẫm bỗng nhiên nghĩ: Theo quy định của người Che-sni-a anh ta sẽ như thế nào. Thế là anh ta lập tức chạy tới chỗ cơ quan cảnh sát nhân dân tự thú, trốn vào trong nhà giam. nhưng anh ta còn có mẹ, em trai và một người bề trên cùng họ (những người khác trong họ đều đã chết trên đường đi đày), xét về thứ bậc là chú ruột của Hu đa-ép. Việc giết người rất nhanh đã lan ra khắp khu cư dân người Che-sni-a. lúc đó ba người còn lại của dòng họ của Hu-đa-ép lập tức tụ họp lại trong nhà Hu-đa-ép, chuẩn bị một số thức ăn và nước, đóng chặt đinh cửa sổ lại, núp vào bên trong giống như là núp trong lô cốt vậy. Theo tập tục, những người Che-sni-a của dòng họ người phụ nữ bị hại kia phải giết một người trong dòng họ Hu-đa-ép để trả thù: người trong dòng họ của Hu-đa-ép không đổ máu, thì họ hàng của người bị hại sẽ không có đủ tư cách làm người trên đời này. Ba người họ bị vây chặt xung quanh, những kẻ làm quan chức không có ai dám bước tới gần nhà họ. “đảng ủy khu, Ban chấp hành Xô-viết khu, cùng với Bộ tư lệnh cảnh bị và cơ quan cảnh sát nhân dân cùng trốn vào trong bức tường đất, còn có cơ quan biệt phái của Bộ nội vụ nữa, cũng đều lùi bước trước lửa giận của những kẻ báo thù”. người Che-sni-a có thể đi lại nghênh Ngang trên đất của Ca-dắc-xtan, họ coi thường tất cả, bất luận là “người chủ của đất nước” hay không phải là người chủ, đều phải nhường đường cho họ một cách cung kính. ánh sáng phát ra từ cuộc trả thù bằng máu đã hình thành một “nơi” khủng bố”, họ đã dùng thứ sức mạnh này để bảo vệ và tăng cường cho dân tộc miền núi nhỏ bé này.
Năm 1953 Xta-lin chết, chính sách sai lầm của ông ta rất nhanh đã
được uốn nắn. ngày 25 tháng 2 năm 1956, Khơ-rút- xốp đã nói trong bản báo cáo bí mật tại đại hội lần thứ XX đảng Cộng sản liên Xô, bất cứ người có lý trí nào cũng đều không thể hiểu nổi, làm sao có thể để cho cả một dân tộc - bao gồm người già, phụ nữ, trẻ con, đảng viên
cộng sản và đoàn viên đoàn thanh niên - chịu trách nhiệm vì hành vi của một số người hoặc một nhóm cá biệt nào đó, để cho cả dân tộc chịu khổ và gặp nạn vì họ.
Ngày 9 tháng 1 năm 1957, Xô-viết tối cao liên Xô đã “bình phản” cho dân tộc Che-sni-a, khôi phục lại chế độ xây dựng nước Cộng hoà tự trị Che-sni-a - in-gút (thuộc sự quản lý của liên bang Nga), và cho phép người Che-sni-a quay về quê hương, những người Che-sni-a và người in-gút rời xa quê hương đã bắt đầu quay trở về. lúc này, nhà cửa của họ trước đây đã có không ít người Nga, người U-crai-na, người Bắc Ô-sê-ti-a và người Đa-gét-xtan sống. lâu nay, do quan hệ dân tộc không được xử lý tốt, sự nghi kỵ và tâm trạng đối lập giữa các dân tộc của quân đội Nga ngày càng căng lên. điều này đã châm ngòi cho việc Che-sni-a tuyên bố độc lập sau khi liên Xô giải thể và hai lần chiến tranh Che-sni-a.
Sai lầm của En-xin
Người Che-sni-a chịu đựng đến năm 1991, nước Nga lại một lần nữa đại loạn, liên Xô giải thể, hạt giống thù hận chôn sâu trong lòng họ cuối cùng đã nảy mầm.
Tháng 6 năm 1991, tại đại hội đại biểu lần thứ hai đại hội toàn quốc người Che-sni-a, nguyên Thiếu tướng không quân Nga Đu-đa ép được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành. đầu tháng 9, phần tử vũ trang Che-sni-a đã chiếm lĩnh một bộ phận toà nhà làm việc của chính phủ. được nhà lãnh đạo nghị viện Nga đồng ý, ủy ban tối cao lâm thời do một số đại biểu Xô-viết tối cao Che-sni-a - in-gút và đại hội toàn quốc người Che-sni-a cấu thành đã được thành lập. Xô-viết tối cao Nga thừa nhận ủy ban này là cơ quan quyền lực tối cao hợp pháp của Che-sni-a.
Ba tuần sau, Ban chấp hành đại hội toàn quốc người Che-sni-a tự động thông qua quyết định về giải tán ủy ban tối cao lâm thời, đồng thời thu quyền lực của nó về cho mình. ngày 27 tháng 10, đã tiến
hành bầu cử Tổng thống nước Cộng hoà Che-sni-a và nghị viện dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các phần tử vũ trang, nhưng tổng cộng chỉ có 10%~12% số cử tri tham gia bỏ phiếu. Đu-đa-ép được bầu làm Tổng thống Che-sni-a.
Ngày 1 tháng 11 năm 1991, Đu-đa-ép được bầu làm Tổng thống bất chấp quy định của hiến pháp Nga, thành lập nước Cộng hoà Che sni-a, quốc gia có chủ quyền. Đu-đa-ép tuyên bố: nếu như Nga muốn xây dựng mối quan hệ đặc biệt với Che-sni-a, thì cần phải thừa nhận nền độc lập của Che-sni-a trước, bồi thường đối với những tội ác bức hại dân tộc Che-sni-a, và xét xử những người phạm những tội ác đó. đồng thời, lực lượng vũ trang Che-sni-a còn dùng vũ lực cướp một số toà nhà làm việc của Xô-viết tối cao nước cộng hoà và cơ quan bảo vệ pháp luật, khiến cho một số quan chức bị giết. họ còn tấn công chiếm kho đạn dược, giành lấy nhiều trang bị vũ khí. Đu-đa-ép đã tổ chức xây dựng được đội quốc dân vệ có trang bị tốt trong một thời gian ngắn nhất.
Tổng thống được bầu Đu-đa-ép sinh năm 1944, khi đó chính là vào lúc người Che-sni-a bị đưa đi đày. Sau khi ông ta sinh ra được vài tuần, thì cả thôn bị đày đến Ca-dắc-xtan, vì vậy từ nhỏ ông ta đã tận mắt chứng kiến cuộc sống bi thảm của người Che-sni-a. Sau khi trở về Che-sni-a, Đu-đa-ép đi học rồi gia nhập quân đội, mãi cho tới khi lên được chức sư đoàn trưởng sư đoàn máy bay ném bom. Khi đóng tại Ét-stô-ni-a năm 1989, sự đồng cảm của ông ta đối với phong trào độc lập của địa phương đã khiến ông giảm bớt một số hành động quân sự, vì thế ông ta luôn được người Ét-stô-ni-a kính trọng. Đu-đa ép tuy lên làm Tổng thống, nhưng do ông ta xuất thân từ quân nhân, không phải là nhà chính trị, hơn nữa dân tộc Che-sni-a cũng không có truyền thống chính trị hiện đại, kết cấu xã hội của họ rất khó dung nạp sự quản lý vượt trên lợi ích gia tộc. Do đó Che-sni-a rất nhanh chóng rơi vào trong hỗn loạn mất trật tự, trở thành nơi ẩn náu của những phần tử khủng bố Nga. Bản thân người Che-sni-a cũng tích cực tham gia vào các hoạt động buôn bán vũ khí quốc tế, buôn lậu ma tuý và các hoạt động tài chính phi pháp.
Mối nguy hại của việc Che-sni-a độc lập khi đó đối với Nga chủ yếu ở chỗ: nếu như nó trở thành một nước Mu-slim có ý thù địch với nước Nga, thì sẽ có ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với các dân tộc ở Cáp ca-dơ và các nước vùng Trung á. Thả nổi, thậm chí từ bỏ Che-sni-a, ngay lập tức sẽ kéo theo Đa-gét-xtan ở sát nách.
Ngày 2 tháng 11, Xô-viết tối cao liên bang Nga tuyên bố cuộc bầu cử Che-sni-a - in-gút là bất hợp pháp. nhưng lúc này chính quyền En xin đang bận rộn với đấu tranh chính trị, không còn đủ rảnh rỗi, do vậy chỉ ngoài miệng không thừa nhận sự độc lập của Che-sni-a, từ chối tiến hành bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan tới Che-sni-a độc lập nào với Đu-đa-ép, trên thực tế lại mặc nhiên thừa nhận sự thống trị của ông ta đối với Che-sni-a, điều này trong một chừng mực rất lớn đã thổi bùng thêm ngọn lửa của thế lực ly khai Che-sni-a.
Cùng với khuynh hướng ly khai của Che-sni-a gia tăng, nhà đương cục Nga bắt đầu áp dụng một loạt các sách lược trừng phạt phi quân sự đối với Che-sni-a: Về tài chính đã đóng băng sự trợ cấp ngân sách đối với Che-sni-a. nhưng Đu-đa-ép không hề lùi bước, đối đầu gay gắt với nhà đương cục Nga trong một loạt vấn đề. Ông ta từ chối không thừa nhận hiến pháp liên bang Nga, không ký điều ước liên bang, không tổ chức bầu cử liên bang, cũng không tham gia nghị viện liên bang, điều này khiến cho nhà đương cục Nga hết sức đau đầu về Đu-đa-ép.
Thấy chiêu “mềm” không thành, nhà đương cục Nga quyết định huy động lực lượng vũ trang gây sức ép đối với Che-sni-a vào tháng 10 năm 1992, đồng thời tuyên bố toàn bộ lãnh thổ Che-sni-a thực hiện tình trạng khẩn cấp, nhưng Đu-đa-ép bất chấp tất cả, không coi vào đâu, vẫn một mực làm theo ý mình. Về sau, Tổng thống Nga En xin bắt đầu áp dụng biện pháp “tương kế tựu kế” đối với Che-sni-a, bề ngoài cao giọng, chỉ là kêu gọi Che-sni-a ký kết điều ước gia nhập liên bang; ngấm ngầm tài trợ cho phe chống đối Đu-đa-ép, cung cấp tiền bạc và vũ khí cho họ.
Năm 1994, sau khi nã pháo vào nhà Trắng tiêu diệt được phe chống đối rồi, cuối cùng En-xin nắm được đại quyền trong tay, để thuận theo tiếng kêu gọi trong nước “gây dựng lại hùng phong nước lớn của Nga”, và tích luỹ vốn cho cuộc bầu cử Tổng thống năm 1996, En-xin bắt đầu đưa việc giải quyết vấn đề Che-sni-a vào chương trình nghị sự. ngày 26 tháng 11 năm 1994, phe chống đối Che-sni-a đột kích thủ phủ Che-sni-a Grô-dnưi. Quân Nga ngấm ngầm tham gia vào hành động lần này, hy vọng bằng một đòn này giết chết Đu-đa-ép. nhưng nhà đương cục Nga rõ ràng đã đánh giá thấp sức hiệu triệu của Đu-đa-ép. đội bảo vệ Tổng thống của Đu-đa-ép đã giữ được trung tâm thành phố, những người ủng hộ từ các nơi kéo tới đã xua đuổi được phe chống đối, còn bắt sống hơn 70 binh sĩ Nga. Việc này cuối
cùng thúc đẩy nhà đương cục Nga quyết định trực tiếp sử dụng vũ lực ép buộc chính quyền Đu-đa-ép phải khuất phục. ngày 11 tháng 12, En xin ký lệnh “giải giáp vũ trang bất hợp pháp và khôi phục lại chế độ pháp luật hiến pháp tại lãnh thổ Che-sni-a”. đến 7 giờ sáng cùng ngày, khoảng hơn 30 ngàn quân thuộc lực lượng vũ trang liên bang Nga và bộ đội Bộ nội vụ tiến vào Grô-dnưi từ ba hướng tây, tây bắc và đông. ngày 16 tháng 12, quân Nga tiến vào Che-sni-a. ngày 31 tháng 12 năm 1994, cuộc chiến đấu bắt đầu.
Thế nhưng lúc này vây cánh của thế lực ly khai Che-sni-a đã phát triển đầy đủ, đã có sự chuẩn bị đầy đủ đối với chiến tranh, và tiến hành chống chọi ngoan cường đối với sự tấn công của quân Nga bằng chiến tranh miền núi, chiến tranh du kích và chiến tranh ngõ hẻm thành phố sở trưởng của mình. Còn quân Nga lúc đó vẫn còn đắm chìm trong ảo tưởng của một nước lớn siêu cường, tràn đầy tự tin mù quáng đối với tốc chiến tốc thắng. Bộ trưởng quốc phòng thậm chí còn khoác lác với đám đông: quân Nga rằng có thể lấy được thủ phủ Che-sni-a grô- dnưi trong vài ngày. nhưng sự thực lại trái ngược hẳn....
Ngày 1 tháng 1 năm 1995, quân Nga chia làm ba ngả tiến vào Grô dnưi, cuộc chiến đấu diễn ra tương đối ác liệt. ngày 27 tháng 1, quân Nga đã hình thành được hai vòng vây ở bên ngoài Grô-dnưi. nhưng do phiến quân Che-sni-a chiến đấu tương đối ngoan cường, hơn nữa chiến thuật hiểm ác, vì thế gây thương vong cực lớn cho quân Nga. ngày 28 tháng 1 Bộ trưởng quốc phòng Nga không thể không tuyên bố số quân tiến đánh grô- dnưi của quân Nga tăng lên tới 38 ngàn người, xe tăng 230 chiếc, xe chiến đấu bộ binh 454 chiếc, hoả pháo và pháo bắn gần 388 khẩu.
Đầu tháng 3 năm 1995, cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn thứ hai: quân Nga chính thức đánh thành Grô-dnưi. Trải qua sáu ngày khổ chiến, ngày 6 tháng 3 năm 1995, bộ đội Bộ nội vụ Nga đã đánh chiếm được cứ điểm cuối cùng của lực lượng vũ trang Che-sni-a tại Grô-dnưi; trung tuần tháng 3, quân Nga rút khỏi Grô-dnưi, do bộ đội Bộ nội vụ kiểm soát tình hình trong thành; ngày 16 tháng 3, sư đoàn số 100 quân đội Bộ nội vụ tiến đánh khu vực Sa-ma-si-kin, Ba-mút, A-xi-nô-xkai-a (biên giới Che-sni-a và in-gút) bị tập đoàn phía tây phần tử vũ trang Che-sni-a chiếm giữ; ngày 20, quân Nga tiến về hướng A-gon, Gô-che-xmai, Xa-li; ngày 24 quân Nga chiếm lĩnh A gon; ngày 30 tháng 3, quân Nga công chiếm Gô-che-xmai; ngày hôm
sau, quân Nga công chiếm Xa-li; từ ngày 7 ~ 9 quân Nga công chiếm Sa-ma-si-kin; ngày 24, Che-sni-a thành lập liên minh phản đối Đu đa-ép, Gan-đa-mi-rốp được bầu làm Chủ tịch; ngày 2, En- xin ký sắc lệnh “Về biện pháp bổ sung làm bình thường hoá tình hình Che-sni a”, tuyên bố từ 0 giờ ngày 28 tháng 4 đến 0 giờ ngày 12 tháng 5 tạm dừng hành động tác chiến tại Che-sni-a, khi xuất hiện khiêu chiến vũ trang, quân Nga đóng tại Che-sni-a sẽ tuỳ tình hình để có hành động.
Trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1995, đối với phiến quân Che-sni-a tiến vào rừng núi, quân Nga tiến hành hành động truy quét vùng núi, nhưng trong hành động, quân Nga lại bị phiến quân đánh cho xoay như chong chóng, mặc dù cuối cùng giành được thắng lợi, nhưng lại phải trả một cái giá cực kỳ nặng nề.
Trong thời gian chiến tranh, quân Nga chưa bao giờ từ bỏ việc lùng giết Tổng thống Che-sni-a Đu-đa-ép, lần lượt 5 lần tiến hành bắn tên lửa đạn đạo đối với Đu-đa-ép. những vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo này được tiến hành khi Đu-đa-ép sử dụng điện thoại vệ tinh liên lạc với các sĩ quan chỉ huy quân đội dưới quyền ông ta. Kiểu tên lửa đạn đạo tự dẫn đường “không đối đất” này có thể căn cứ vào sóng vô tuyến điện tìm kiếm mục tiêu, sau khi nhân viên trinh sát báo cáo Đu-đa-ép bắt đầu gọi điện thoại, phân đội không quân liền cất cánh từ căn cứ không quân ở gần đó, bắn tên lửa đạn đạo xuống nơi phát ra sóng vô tuyến điện, bốn lần trước, trước khi tên lửa đạn đạo tới được mục tiêu, cuộc nói chuyện đã kết thúc, tên lửa rơi xuống nơi khác.
Nhưng ngày 21 tháng 4 năm 1996, vệ tinh quân sự của quân Nga đã bắt được một số điện tín vô tuyến, hơn nữa tín hiệu này được phát đi liên tục, vì vậy, vệ tinh quân sự có đủ thời gian để định vị nó, sau đó truyền thông tin về trung tâm điều khiển mặt đất. Trung tâm mặt đất lập tức chuyển thông tin liên quan đến mục tiêu cho một máy bay chiến đấu đang chờ lệnh trên không, máy bay chiến đấu căn cứ vào thông tin lập tức bắn một quả tên lửa không đối đất. Một quả tên lửa đạn đạo phá huỷ mục tiêu. Sau đó xác nhận, mục tiêu chính là Đu-đa ép. Từ phát hiện đến lùng giết, trước sau không quá vài phút! Quân Nga đã đánh một trận đánh thông tin tuyệt đẹp.
Ngày 27 tháng 5 năm 1996, nhà đương cục Nga và thủ lĩnh lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a i-a-đan-pi-ép đạt được thoả thuận tại điện Crem-li ở Mát-xcơ-va ngừng tất cả mọi hành động
quân sự. ngày hôm sau, Tổng thống En-xin lại lặn lội đường xa đến Che-sni-a, tuyên bố chiến tranh kết thúc, quân Nga giành được thắng lợi.
Nhưng chiến sự Che-sni-a không tắt rụi vì thoả thuận đình chiến được ký kết. Vì trong thoả thuận không đề cập đến vấn đề địa vị của Che-sni-a trong liên bang Nga, mà vấn đề này vừa là tiêu điểm của sự bất đồng ý kiến giữa chính phủ liên bang Nga với lực lượng vũ trang chống đối Che-sni-a, là mấu chốt của vấn đề Che-sni-a. phe chống đối Che-sni-a luôn yêu cầu Che-sni-a hoàn toàn độc lập, còn Nga tuyệt đối không nhượng bộ trong vấn đề nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ này, tiền đề cho Che-sni-a tự trị cao độ là Che-sni-a phải nằm trên bản đồ của liên bang Nga. Vì vậy, trước khi phe chống đối Che-sni-a chưa từ bỏ lập trường độc lập, khủng hoảng Che-sni-a không thể coi là đã được giải quyết. Đồng thời, việc ký thoả thuận còn dẫn đến sự phân hoá trong nội bộ lực lượng vũ trang Che-sni-a, thủ lĩnh phần tử vũ trang Che-sni-a Ba-sa-ép tuyên bố: “Không ai có quyền cho i-a-đan pi-ép đàm phán với Nga”, chính quyền Che-sni-a bày tỏ bất mãn mạnh mẽ đối với việc phía Nga gạt chính quyền hợp pháp nước cộng hoà ra và đàm phán với lực lượng vũ trang bất hợp pháp. người đứng đầu nước cộng hoà Za-ga-ép cho rằng, hiệp nghị nên được ký giữa Nga và chính quyền hợp pháp Che-sni-a, bọn thổ phỉ cần phải bị đưa ra toà, tất nhiên không có quyền ký kết thoả thuận.
Ngày 14 tháng 6 năm 1995, Ba-sa-ép dẫn khoảng hơn 100 thổ phỉ xông vào Bu-che-nô-xcơ ở vùng biên giới Xta-vrô-pôn bắt giữ khoảng hơn 1000 con tin, và ép đòi quân Nga lập tức ngừng mọi hành động quân sự và rút ra khỏi Che-sni-a, nếu không sẽ giết chết toàn bộ con tin. Qua đàm phán một thời gian dài, chính phủ Nga đưa ra nhượng bộ lớn, về cơ bản đã thoả mãn yêu cầu của Ba-sa-ép. ngày 19 tháng 6 Ba-sa-ép dẫn thổ phỉ rút ra khỏi Che-sni-a, hơn 800 con tin được phóng thích.
Sau đó quân Nga cũng tuyên bố kế hoạch rút quân: Cuối tháng 8 hoàn thành việc rút quân, nhưng để lại hai lữ đoàn thường trú tại Che-sni-a.
6 giờ ngày 6 tháng 8, khoảng hai, ba trăm phần tử vũ trang bất hợp pháp được trang bị hiện đại theo mệnh lệnh của thủ lĩnh của họ là i-a-đan-pi-ép, tấn công kho vận chuyển hàng của nhà ga Grô-dnưi và 6 toà nhà làm việc của chính quyền quận. Sau đó, đã nổ súng với
quân đội liên bang tại chợ trung tâm và toà nhà làm việc của chính quyền nước cộng hoà, xung quanh Bộ nội vụ và Cục an ninh, mục tiêu pháo kích của họ là toà nhà chính quyền Che-sni-a nằm ở trung tâm thành phố, toà nhà này gần như hoàn toàn bị thiêu huỷ. Cùng ngày, phần tử ly khai Che-sni-a còn tấn công A-gon và Gô-che-xmai ở phía đông Grô-dnưi, đồng thời chiếm được Gô-che-xmai. ngày mồng 7, ngoài toà nhà chính quyền, Cục an ninh và Bộ nội vụ còn nằm trong tay quân Nga ra, trung tâm thành phố Grô-dnưi đã bị lực lượng vũ trang chống chính quyền kiểm soát. ngày 12, kịch chiến ở Grô-dnưi vẫn đang tiếp diễn, quân đội liên bang đã có hơn 200 người chết trận, hơn 800 người bị thương, việc này khiến cho tình hình Che-sni-a lại một lần nữa xấu đi.
Sau khi xảy ra cuộc tập kích, Thủ tướng Nga Chéc-nô-mư- din lập tức nói chuyện điện thoại với trưởng đoàn đại biểu liên bang Mi-khai nốp đang chuẩn bị tiến hành đàm phán với phía Grô-dnưi, đồng thời trao đổi ý kiến với En-xin về tình hình Che-sni-a, còn tiến hành bàn bạc với Thư ký ủy ban an ninh phụ trách vấn đề an ninh lê-bét. ngày 9, En-xin phát biểu tuyên bố về việc tình hình Che-sni-a xấu đi, chỉ trích hành động của lực lượng vũ trang bất bợp pháp Che-sni-a ở Grô-dnưi, và bày tỏ sau này vẫn sẽ áp dụng biện pháp đàm phán hoà bình để giải quyết vấn đề Che-sni-a. ngày hôm sau, En-xin bổ nhiệm Thư ký ủy ban an ninh liên bang Nga, trợ lý an ninh quốc gia của Tổng thống lê-bét làm đại diện của Tổng thống đóng tại Che-sni-a. Từ ngày 11 đến ngày 12, lê-bét đến Grô-dnưi tiến hành hoạt động chớp nhoáng và dự thảo một bản kế hoạch, bao gồm 3 nội dung: ủy ban an ninh đánh giá đối với tình hình Che-snia- a, các cơ quan chủ quản của liên bang cung cấp bảo đảm vật chất kỹ thuật, Bộ Tổng tham mưu quân Nga chịu trách nhiệm kiểm soát quân đội liên bang. ngày 11, Thủ tướng Nga chéc- nô-mư-din đưa ra chuẩn bị thực hiện tình trạng khẩn cấp trong vòng hai, ba ngày.
Ngày 30 tháng 8, lê-bét và Mát-xkha-đốp ký kết “Thoả thuận Kha sa-vi-ớt” tại nước Cộng hoà Đa-gét-xtan, hai bên đồng ý ngừng vô điều kiện việc sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực; đồng thời kế hoạch sẽ giải quyết vấn đề địa vị của Che-sni-a trước năm 2001. ngày 19 tháng 10 năm 1996, rê-bu- kin thay lê-bét giải quyết vấn đề Che sni-a. ngày 29 tháng 12, rê-bu-kin tuyên bố rút toàn bộ lữ đoàn 101 và 205 vốn thường trú tại Che-sni-a khỏi Che-sni-a. Cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ nhất kết thúc.
Theo thống kê của Bộ quốc phòng Nga, tính đến ngày 30 tháng 8 năm 1996, quân Nga có 2.837 người bị thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Che-sni-a, bị thương 13.270 người, mất tích 337 người, bị bắt làm tù binh 432 người; tổn thất 5 chiếc máy bay, 8 chiếc trực thăng tác chiến, hơn 500 chiếc xe tăng, xe bọc thép, xe chiến đấu bộ binh và xe trinh sát bọc thép; tổn thất kinh tế trực tiếp khoảng 5 tỷ đô-la Mỹ; phần tử vũ trang Che-sni-a có 15 ngàn người bị tiêu diệt. Thông qua lần tác chiến đối với Che-sni-a này, đã bộc lộ ra nhiều vấn đề của quân Nga:
1. Xuất quân sơ suất, ứng chiến vội vã. Quân Nga lần lượt đã huy động 40~60 ngàn quân, bộ đội tham chiến liên quan đến 4 binh chủng lớn, 5 quân khu và 3 hạm đội, có thể nói là “giết gà dùng dao mổ trâu”. Nhưng huy động binh lực quy mô lớn như vậy, trước đó lại không có dự án tác chiến và kế hoạch hành động đầy đủ, sự hiệp đồng và liên lạc giữa các cánh quân cũng có vấn đề lớn. Bộ đội tham chiến chuẩn bị trước chưa đầy ba ngày, 60% bộ đội tham chiến được biên chế tạm thời trên đường tiến quân, không ít tân binh thậm chí ngay cả súng cũng không biết sử dụng. Sau khi chiến tranh nổ ra, quân đội không xông vào chiến đấu như chống kẻ thù chung, mà là mỗi người một ý kiến trong các vấn đề quan trọng như có xuất quân tới Che-sni a hay không, và sử dụng loại vũ khí nào để đối phó với lực lượng vũ trang bất hợp pháp. Ba Thứ trưởng Bộ Quốc phòng từ chức vì phản đối chiến tranh; 11 tướng liên danh gửi thư cho Đu-ma quốc gia, yêu cầu thảo luận về tính hợp pháp của cuộc xuất quân tới Che-sni-a; 5 viên sĩ quan chỉ huy cao cấp ở tiền tuyến bị cách chức do bỏ lỡ mất thời cơ chiến tranh. ý kiến của tầng lớp quyết sách không thống nhất, gây sự hỗn loạn cực lớn cho bộ đội tham chiến làm lòng quân dao động, với tâm trạng chán ghét chiến tranh nghiêm trọng. Các phe phái chính trị trong nội bộ chính phủ mọc lên như nấm, tranh giành nhau hết sức quyết liệt, tổn thất bên trong nghiêm trọng. Xuất phát từ các nhu cầu chính trị khác nhau, thế lực các bên của Nga tự bới móc lẫn nhau, dẫn đến lập trường trong giải quyết vấn đề Che-sni-a của nhà đương cục Nga chao đảo không yên, sáng ba chiều bảy, thậm chí xuất hiện hiện tượng kỳ quái, nhà đương cục Nga lại “nhún mình cầu hoà” về vấn đề Che-sni-a khi quân Nga “ép vào chân tường” các phần tử ly khai Che-sni-a bằng một cái giá thương vong cực lớn. Vấn đề Che-sni-a đã bị gác lại, trong lòng đôi bên đều hiểu rõ, chỉ cần sống bình yên vô sự thì tốt. Chiến tranh Che-sni-a không những bộc lộ sự đánh giá thiếu đầy đủ về tính khó khăn của việc nhà đương cục Nga giải quyết vấn đề Che-sni-a, đồng thời cũng cho thấy hoàn cảnh thực
lực giảm sút mạnh sau khi liên Xô giải thể.
2. Nuôi ong tay áo, hậu hoạ vô cùng. Năm 1991, khi lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che-sni-a vừa mới xuất hiện, nhà đương cục cần lập tức quét sạch ngay, không để lại hậu hoạ, nhưng lại bỏ mặc, khiến cho nó ngày càng lớn mạnh. Lâu ngày, Che-sni-a trên thực tế đã xây dựng lên một vương quốc độc lập ngay trước mặt liên bang Nga, đồng thời công nhiên tiến hành đối kháng chia tách với nhà đương cục liên bang Nga, đến lúc này có hành động thì cũng đã muộn. Tại Che-sni-a, đến đâu cũng có quân phiệt cát cứ, các loại thế lực thường dùng dao súng để tranh giành địa bàn, sản xuất ma tuý buôn bán ma tuý đã thành phong trào, tiền đô-la giả tràn ngập thành phố, trang bị vũ khí buôn lậu từ nước ngoài công nhiên bày bán trên thị trường, phần tử phạm tội và băng nhóm phạm tội của nước khác thường lẻn tới Che-sni-a lánh nạn, Che-sni-a một lần nữa trở thành “thiên đường của những kẻ phạm tội”. nhà đương cục Nga nhắm mắt làm ngơ, chính sách mềm yếu, nuôi ong tay áo, khiến cho phần tử ly khai vũ trang Che-sni-a càng Ngang ngược vô độ.
3. Việc quân Nga tấn công sở dĩ khó khăn như vậy, chủ yếu là từ sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, trải qua một thời gian dài nhàn rỗi, sức chiến đấu của quân Nga đã giảm sút mạnh. Quân đội của Liên Xô ở Áp-gha-ni-xtan đã thảm bại quay về, còn lần này, mấy ngày đầu bùng nổ chiến tranh quân Nga mỗi ngày chết trận trên 100 người, đến ngày 9 tháng 2 tổng cộng lên tới 1100 người chết trận, ngoài ra còn có hàng trăm người mất tích. Trang bị hạng nặng của quân Nga hoàn toàn không phát huy được tác dụng ở các thôn làng nhỏ bé của Che- sni-a, sau xe tăng, quân đội nối nhau tiến vào làng, xe đi đầu và xe đi cuối lập tức bị phá huỷ, đoàn xe bị kẹt ở giữa tiến lui không được, trở thành chú cừu chờ bị giết, đại bộ phận binh sĩ trở thành vong hồn dưới họng súng.
4. Không nên cho nước Cộng hoà Che-sni-a đặc quyền ngoại giao và quyền xây dựng hiến pháp vượt quá tự trị dân tộc, đây là cơ sở pháp luật quan trọng của việc dẫn đến độc lập về cơ bản, cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến quốc tế hoá vấn đề Che-sni-a. ngày 8 tháng 12 năm 1995, nhà đương cục liên bang Nga cùng Che-sni-a ký kết hiệp định địa vị đặc biệt, quy định nước Cộng hoà Che-sni-a có quyền tham gia vào giao lưu quốc tế và quan hệ kinh tế đối ngoại, đồng thời có thể lập ra hiến pháp và pháp luật của mình, khiến cho Che-sni-a tách ra khỏi sự quản lý của Chính phủ liên bang nga, trở
thành “nước trong nước” của Nga, và được hưởng đặc quyền đặc biệt.
5. Cuộc đấu tranh đối với phần tử khủng bố quyết không nên mềm tay, hoặc là không đánh, đã đánh thì phải thắng. Kết quả ra sao? Một cường quốc quân sự thế giới trước kia, có các loại vũ khí tiên tiến trong đó bao gồm cả vũ khí hạt nhân và quân đội hơn hai triệu người,
trong cuộc đấu tranh truy quét lực lượng vũ trang bất hợp pháp Che sni-a bé nhỏ lại kéo dài giằng co với nhau hai năm trời, cuối cùng vẫn không giành được thắng lợi. Cuộc chiến tranh như vậy không những không đánh đòn phủ đầu đối với phần tử độc lập, ngược lại khiến cho
lực lượng vũ trang bất hợp pháp càng ngang ngược vô độ, cho rằng lực lượng của mình đủ để đối kháng với quân đội của liên bang Nga, vì vậy dám công khai dứt khoát với liên bang Nga, tuyên bố độc lập. Trong toàn bộ thời gian chiến tranh, quân Nga chỉ có một lần, cũng là một trận thắng đẹp duy nhất, là truy sát Đu-đa-ép.
Việc ký kết “Thoả thuận Kha-sa-vi-ớt” khiến cho Che-sni-a trở thành một chính quyền độc lập trên thực tế. ngày 27 tháng 1 năm 1997, Che-sni-a bầu ra Mát-xkha-đốp kế nhiệm Đu-đa- ép làm Tổng thống. Mát-xkha-đốp cũng giống như Đu-đa-ép vậy, sinh ra vào những năm bị lưu đày. Sự thô bạo của nhà đương cục đã để lại dấu ấn sâu sắc cả đời khó quên đối với Mát- xkha-đốp. Tuổi nhỏ, ông đã nếm đủ cảnh tan đàn xẻ nghé và sự đời thê lương. Sau khi lớn lên, Mát xkha-đốp trở thành một sĩ quan pháo binh, từng phục dịch quân đội ở các nơi như Viễn đông, hung-ga-ri và vùng biển Ban-tích, từ tiểu đội trưởng lên tới trung đoàn trưởng, và nhận được quân hàm thượng tá. Sau khi liên Xô giải thể Mát-xkha-đốp xuất ngũ về quê. Tháng 10 năm 1991, Đu-đa-ép tuyên bố Che-sni-a độc lập. Mát-xkha đốp không cam tâm cởi áo về quê, đã tham gia lực lượng vũ trang chống chính phủ của Che-sni-a do Mát-xkha-đốp lãnh đạo, được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng quân đội. Do ông ta giỏi bày binh bố trận, lập được công lớn trong việc đánh bại quân Nga, rất mau chóng được Đu-đa-ép quý mến.
Nhưng thái độ của Mát-xkha-đốp đối với Nga lại tương đối ôn hoà. Vì vậy, nhà đương cục Nga cảm thấy rất dễ chịu đối với việc Mát xkha-đốp được bầu làm Tổng thống Che-sni-a, ngay hôm đó En-xin đã gửi thư chúc mừng Mát-xkha-đốp trúng cử, tiếp đến lại phái Thư ký ủy ban An ninh quốc gia Nga rê-bu- kin làm đại diện cá nhân của Tổng thống tham dự lễ nhậm chức của ông ta.
Sau khi Mát-xkha-đốp lên, ông ta vẫn kIên trì
Che-sni-a là một quốc gia độc lập, quan hệ với Nga cần được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực quốc tế. Còn phía Nga thì cho rằng, hai bên đã “gác lại” vấn đề địa vị của Che-sni-a trong bản Thoả thuận hoà bình, thì trước hết cần giải quyết tốt vấn đề kinh tế xã hội của Che sni-a dưới tiền đề thống nhất. Vì vậy hai bên Nga và Che-sni-a đã ký một loạt thoả thuận hợp tác kinh tế, trong đó bao gồm cả việc khôi phục cơ sở hạ tầng bảo đảm sinh hoạt ở các khu vực dân cư Che-sni a, phát tiền lương hưu và tiền lương, khôi phục các dự án kinh tế quốc dân... Chính phủ Nga còn cho Che-sni-a địa vị đặc khu khai thác phát triển kinh tế, thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt; mở lại đường bay, đường sắt và đường bộ, đồng thời để việc cung ứng dầu mỏ của khu vực Che-sni-a lại do nhà đương cục Che-sni-a quản lý, nhất là về mặt xuất tiền ra cứu vãn vấn đề kinh tế Che-sni-a bị tổn thương nặng nề, Nga trước sau đã bỏ ra 142 triệu đô-la Mỹ.
Nhưng đối với “ý tốt” của Nga, Che-sni-a lại không hiểu. năm 1997, En-xin và Mát-xkha-đốp từng hai lần gặp gỡ, nhưng đàm phán giữa Nga và Che-sni-a về vấn đề thống nhất không hề tiến triển một chút nào. En-xin định một lần nữa thăm Che-sni- a, nhưng Mát-xkha đốp lại tuyên bố, chuyến thăm của En-xin “cần tuân thủ nghiêm thông lệ trong quan hệ giữa các nước” và chuẩn mực ngoại giao được công nhận, chứ không phải là chuyến thăm “có tính thị sát”. Cùng năm, Mát-xkha-đốp còn tuyên bố, tiếng Che-sni-a dần dần thay thế vị trí của tiếng Nga; lấy người Nga làm đối tượng, tiến hành cuộc “thanh lý” lớn đối với các cơ quan hữu quan, “tiến hành cải cách căn bản đối với chính phủ”; vừa mới bước vào năm mới 1998, Che-sni-a áp dụng chứng minh thư mới, thực hiện tiền tệ mới và thay đổi bằng lái xe mới.
Năm 1998, Che-sni-a bầu ra nghị viện mới phục vụ cho tập đoàn thống trị tối cao, ngoài ra còn căn cứ vào mệnh lệnh của Mát-xkha đốp thành lập toà án pháp điển đạo I-xlam tối cao. Toà án này ngay từ ngày đầu ra đời đã có được quyền lực lập pháp tối cao Che-sni-a, điều này cũng khiến cho nó không ngừng xung đột với nghị viện. ngày 3 tháng 2, Mát-xkha-đốp phát biểu trên truyền hình, tuyên bố Che-sni a thực hiện toàn diện chế độ pháp điển đạo I-xlam.
Đồng thời, Che-sni-a còn nỗ lực tăng cường mối quan hệ kinh tế với các nước vùng ngoại Cáp-ca-dơ. Mục đích của nó có hai: Một là cố gắng ký kết những thoả thuận kinh tế hiện thực khả thi với các nước vùng ngoại Cáp-ca-dơ, nhằm giảm bớt sự ỷ lại đối với Nga; hai là tiến hành đàm phán về những dự án mà Che-sni-a không thể nào thực hiện được, cố gắng gây áp lực với Nga về mặt tâm lý. Cuối năm 1997, phó Thủ tướng Che-sni-a Za-ga-ép thăm Gru-di-a, hai bên đã thảo luận vấn đề phát huy vai trò của đường bộ từ Tbi-li-si đến Grô-dnưi. Con đường này có thể khiến cho xe cộ đi vòng qua Nga liên hệ với bên ngoài, từ đó phá vỡ sự phong toả của Nga, có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Che-sni-a còn ra sức mở rộng mối liên hệ với A-déc-bai- dan, hai bên từng thảo luận tới vấn đề chế biến dầu mỏ. Che-sni-a còn cố gắng nhờ phương Tây và các nước I-xlam giúp đỡ. Khi bầu cử Tổng thống Che-sni-a, Mát-xkha-đốp đã nhận được khoản viện trợ vốn trị giá 350 ngàn đô-la Mỹ của ủy ban An ninh châu Âu. năm 1997, Mát xkha-đốp đã lần lượt thăm các nước như Thổ nhĩ Kỳ, Gru-di-a, Ba lan, Mỹ, một mặt ông ta tích cực thuyết phục thương gia các nước đến Che-sni-a đầu tư, một mặt tìm kiếm sự ủng hộ chính trị của những nước này đối với Che-sni-a, tuyên bố: “nếu Nga không đi đầu thừa nhận Che-sni-a, thì những nước khác có thể sẽ thừa nhận trước”.
Về mặt quân sự, Mát-xkha-đốp giải tán đội cận vệ Tổng thống trước đây do Đu-đa-ép xây dựng, tổ chức thành đội cận vệ quốc dân Che-sni-a, đội cận vệ Tổng thống và đội cận vệ I- xlam và quân chính quy. Theo thống kê của các chuyên gia, đội quân chính quy này ước chừng khoảng 20 ngàn người. Trong đó bao gồm cả tiểu đoàn cường kích dù “A-bu-hát” do Ba-sa-ép chỉ huy; tiểu đoàn Mu-slim của Ba-ra ép; binh đoàn đặc chủng của Gờ-la-ép; trung đoàn xe tăng, binh đoàn pháo cao xạ, trung đoàn chống tăng, binh đoàn bộ binh môtô hoá số 1 và số 2, binh đoàn bộ binh số 3 của i-sa-ép; binh đoàn bộ binh vùng rừng núi, hai tiểu đoàn công binh và hai tiểu đoàn thông tin của An sa-nu-ca-ép. Tất cả những cái đó đều dự báo cuộc chiến tranh Che sni-a một lần nữa nổ ra sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai
Năm 1999, Ba-sa-ép, người có biệt hiệu “Sói Cáp-ca-dơ” trong cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ nhất, không thoả mãn với hiện
trạng độc lập trên thực tế của Che-sni-a, yêu cầu thực hiện tự do lớn hơn tại khu vực Bắc Cáp-ca-dơ. Vì vậy ông ta công khai hô hào xây dựng đội cảm tử, đòi “giải phóng đa-gét- xtan”, “giải phóng toàn bộ Cáp-ca-dơ”, và ngày 4 tháng 7 cùng năm, ông ta soái lĩnh hơn 200 phần tử vũ trang “Che-sni-a độc lập” xâm nhập vào Đa-gét-xtan tiến hành hoạt động khủng bố, đánh lén trạm gác của bộ đội Bộ nội vụ Nga, từ đó châm ngòi cho cuộc chiến tranh Che-sni-a lần thứ hai. ngày 7 tháng 8, ông ta lại chỉ huy hơn 5000 phần tử vũ trang tập hợp tại biên giới Đa-gét-xtan và Che-sni-a, chia thành hai ngả tấn công vào Đa-gét-xtan, tiến công mạnh quân Nga, hòng sau khi Che-sni-a đuổi được quân Nga rồi lại đánh bại quân Nga ở Đa-gét-xtan, nhằm thực hiện mục đích Che-sni-a và Đa-gét-xtan tách ra khỏi Nga và thành lập nước theo chủ nghĩa I-xlam độc lập.
Ba-sa-ép 34 tuổi chỉ huy lần hành động này là cựu Thủ tướng của Che-sni-a, là người lãnh đạo của phần tử phiến loạn Che-sni-a. Ông ta dũng mãnh thiện chiến, nổi danh nhờ bắt giữ con tin năm 1995 trong thời gian chiến tranh Che-sni-a ở Bu-che- nô-xcơ, sau khi giữ chức Thủ tướng vài tháng thì gia nhập vào hàng ngũ phe chống đối của Tổng thống.
Đứng trước sự tiến công của Ba-sa-ép, ngày 10 tháng 8, Pu-tin vừa mới trở thành Thủ tướng đã cùng với Tổng thống En-xin và lãnh đạo các cơ quan hữu quan thảo luận về tình hình Che-sni-a. Pu-tin bày tỏ: “Che-sni-a là một vùng bị bọn phỉ và phần tử tôn giáo cực đoan chiếm giữ, là mặt trận tiền tiêu để tấn công từ bên ngoài và lật đổ từ bên trong (Nga)”, đối với bọn phỉ Che-sni-a “nếu như hôm nay không ra tay, ngày mai tổn thất sẽ lớn hơn”. “Bất kể là bọn phỉ Che sni-a ẩn nấp ở đâu, quân Nga đều sẽ tiêu diệt chúng”. Pu-tin xin En xin cho ông toàn quyền chỉ huy hành động và điều hành các cơ quan có sức mạnh. Sau khi được chấp thuận, Pu-tin liền bắt tay ngay vào xoay chuyển cục diện công tác của các cơ quan quyền lực. hàng ngày ông đều triệu tập các nhà lãnh đạo của các cơ quan này đến văn phòng của mình, nhiều lần yêu cầu họ tập trung tất cả các nguồn tài nguyên lại thành một nguồn sức mạnh. Ông còn triệu tập hội nghị mở rộng ủy ban an ninh, ông phát biểu tại hội nghị rằng, việc chà đạp lên luật pháp và hành động khủng bố diễn ra ở vùng Cáp-ca-dơ là không thể chấp nhận được, cần phải có biện pháp chỉnh đốn lại trật tự và kỷ cương ở đó. Ông nói, nhà lãnh đạo Nga đã truyền đạt nhiệm vụ tới các cơ quan quyền lực ở liên bang và địa phương, trừ tận gốc mầm hoạ quấy nhiễu ở đó. Pu-tin tuyên bố với giới báo chí, trong phần tử
vũ trang hoạt động ở Đa-gét-xtan có phần tử vũ trang Che-sni-a, chính phủ Nga đã đề ra cả một phương án để chỉnh đốn lại trật tự ở Đa-gét-xtan, và đã được Tổng thống En-xin phê chuẩn, đồng thời tuyên bố thành lập Bộ tư lệnh Quân sự khôi phục trật tự bình thường của Đa-gét-xtan.
Sau đó, máy bay trực thăng vũ trang của không quân Nga đã triển khai tấn công mạnh các phần tử vũ trang bất hợp pháp đóng tại vài làng ở nước cộng hoà Đa-gét-xtan. Không quân Nga áp dụng kiểu nATo đánh liên bang nam Tư, tức sử dụng ưu thế không quân và vũ khí kỹ thuật cao để tiến hành tấn công quân sự từ xa, độ chính xác cao, không tiếp xúc với người dưới mặt đất, cố gắng tối đa tránh thương vong về người đối với các mục tiêu tấn công. Tiến hành ném bom ngày đêm đối với các căn cứ hoạt động và cơ sở thông tin, giao thông, kinh tế của “các phần tử Che-sni-a độc lập”, làm cho nó tê liệt, lại điều rất nhiều quân đến triển khai tấn công mạnh đối với lực lượng vũ trang “Che-sni-a độc lập” ở vùng biên giới Che-sni-a và Đa gét-xtan.
Trong lần hành động này của quân Nga, tổng cộng có 6 người chết, nhiều người bị thương. ngoài ra, hai chiếc máy bay trực thăng vũ trang của quân Nga bị phần tử vũ trang bắn rơi, trong các nhân viên của tổ lái gặp nạn có trung đoàn phó trung đoàn trực thăng 487, Anh hùng Nga nau-mốp. Không lâu, quân Nga lại một lần nữa triển khai hành động quân sự quy mô lớn đối với phần tử vũ trang. Thứ trưởng Bộ nội vụ Nga Cờ-lê-ni-kốp nói: “hai lần tấn công, quân Nga tổng cộng có 10 người chết trận, 27 người bị thương. hàng chục phần tử vũ trang bị bắn chết, vài trăm người bị thương. Quân Nga đã giành lại được một phần các thôn làng bị phần tử vũ trang chiếm giữ”. đến ngày 14 tháng 9, không quân Nga huy động tới 1700 lượt chiếc máy bay chiến đấu, tiêu diệt hơn 2000 tên phỉ, hơn 250 điểm hoạt động và 150 cơ sở huấn luyện.
Sau khi bị tấn công nặng nề lần đó, Ba-sa-ép lại phái hàng loạt phần tử khủng bố thâm nhập vào trong đất Nga, giấu vài trăm tấn thuốc nổ vào trong đường trắng vận chuyển tới Mát- xcơ-va, tiến hành đưa cuộc chiến tranh theo hướng “chiến tranh moi ruột” khủng bố trong nội bộ của Nga. ngày 31 tháng 8 và các ngày 4, 9, 13, 16 tháng 9 năm 1999, các phần tử khủng bố Che-sni-a liên tục gây ra các vụ nổ khủng bố nghiêm trọng tại các thành phố như Mát-xcơ-va, Bu-i-nác xcơ và Vôn-gô-đôn- xcơ. Trong đó vụ nổ ngày 4 tháng 9 tại một
doanh trại quân đội ở Bu-i-nác-xcơ làm vài chục người chết, đa số là phụ nữ và trẻ em. Tại Mát-xcơ-va liên tục xảy ra ba vụ nổ, vụ lớn nhất trong số đó là vào lúc 5 giờ sáng ngày 13 tháng 9, một toà nhà chung cư 8 tầng nằm ở số 6 đại lộ Ca-sin trung tâm Mát-xcơ-va đã bị san thành bình địa, hàng trăm người đang ngủ say trong toà nhà bị chết và bị thương nặng. ngày 16 tháng 9, một toà nhà chung cư 9 tầng ở thành phố Vôn-gô-đôn-xcơ, thành phố phía nam của Nga nổ tung, hơn 100 người bị tử thương. những vụ nổ khủng bố này tổng cộng làm cho hơn 300 người chết, rất nhiều người bị thương, khiến cho cả nước Nga rơi vào khủng hoảng. Do lan truyền rộng rãi tin có vài tấn thuốc nổ đang được giấu ở toà nhà nào đó trong thành phố Mát-xcơ va có thể phát nổ bất cứ lúc nào, càng khiến cho người dân Mát-xcơ va lo sợ. Chỉ riêng ngày 16 tháng 9 đã có hơn 1000 cú điện thoại báo cảnh sát phát hiện thấy vật khả nghi là chất nổ. Còn các phần tử “Che sni-a độc lập” lại ra sức gọi những cú điện thoại doạ dẫm ở Mát-xcơ va mấy ngày liền, khiến cho mọi người càng lo sợ.
Hành động khủng bố của Ba-sa-ép cuối cùng đã khiến cho dân chúng Mát-xcơ-va nổi giận. Pu-tin nhân cơ hội đó bắt đầu tìm kiếm sự ủng hộ của nghị viện, đưa ra kế hoạch đối phó với các phần tử khủng bố Che-sni-a bị tố cáo là đã sắp đặt các vụ tấn công bằng thuốc nổ.
Tại hội nghị Đu-ma họp ngày 14 tháng 9 năm 1999, Pu-tin lần đầu tiên đưa ra kế hoạch điều chỉnh cục diện của Che-sni-a:
Thứ nhất, áp dụng biện pháp cách ly tạm thời nghiêm ngặt tại tất cả các khu vực có chung đường biên giới với Che-sni-a. nhưng Che sni-a vẫn là bộ phận cấu thành của liên bang Nga, bất cứ hành vi gây tổn hại nào tới toàn vẹn lãnh thổ của Nga đều bị cho là hành vi bất hợp pháp; Thứ hai, cần phải tiến hành phân tích lại một cách công bằng đối với tình hình thực hiện “Thoả thuận Kha-sa-vi-ớt”. Các phần tử ly khai đơn phương lợi dụng bản thoả thuận đạt được vào năm 1996 này hòng giải quyết vấn đề địa vị của Che-sni-a, thực hiện chia cắt đất nước; Thứ ba, tiêu diệt hoàn toàn bọn phỉ có vũ trang trong lãnh thổ Đa-gét-xtan, nhà lãnh đạo Che-sni-a cần giao nộp cho phía Nga bọn phỉ trong lãnh thổ Che-sni-a, nếu không, Nga sẽ buộc phải vượt sang biên giới Che-sni-a tiêu diệt những lực lượng vũ trang này; Thứ tư, kiến nghị những người Che-sni-a có uy tín bị buộc phải sống bên ngoài Che-sni-a thành lập một cơ quan đại diện hợp pháp tại Nga của nước cộng hoà Che-sni-a. Cuối cùng, Pu-tin bày tỏ chỉ có sau khi
thực hiện một loạt biện pháp này, mới có thể bàn tới vấn đề địa vị chính trị kinh tế của Che-sni-a. Thông qua lần hội nghị này, Pu-tin thể hiện với thế giới lập trường cứng rắn của ông trong vấn đề Che-sni-a.
Vì Pu-tin hiểu rất rõ rằng, nếu như hoảng hốt bó tay, yếu đuối co rụt trước cuộc chiến khủng bố “Che-sni-a độc lập” hòng gây nhiễu và chia tách khỏi Nga này, thiếu sự phản kích, thậm chí lại một lần nữa khuất phục thoả hiện, hậu quả chắc chắn sẽ là:
1. Che-sni-a-in-gút-đa-gét-xtan chắc chắn sẽ chính thức tách ra khỏi nước Nga, thành lập một nước riêng. Từ đó cũng sẽ dẫn đến làn sóng toàn bộ khu vực Bắc Cáp-ca-dơ, các dân tộc khác và các tỉnh biên giới của nga sẽ ào ào bắt chước “Ch-sni-a độc lập”, tách ra khỏi Nga đứng độc lập và gần như độc lập, chính quyền Trung ương Nga rất có thể sẽ không kiểm soát được cục diện và làm cho liên bang Nga tan rã. Còn những nước tách ra này rất có thể sẽ đối đầu với Nga dưới sự kích động ủng hộ của Mỹ - phương Tây và chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa đạo I-xlam. Trào lưu tư tưởng đầu hàng bán nước trong nước Nga sẽ càng lan tràn, kinh tế quân sự sẽ càng suy thoái nhanh chóng, hoạt động khủng bố và phạm tội sẽ càng hoành hành, trật tự xã hội cũng sẽ càng hỗn loạn. Đồng thời mâu thuẫn giai cấp càng gay gắt nổi cộm, thực lực tổng hợp quốc gia của nga cũng chắc chắn sẽ giảm mạnh.
2. Ba nước vùng biển Ban-tích vốn từ lâu mong muốn hướng tới phương Tây, gia nhập NATO, và ba nước vùng Cáp-ca-dơ là U-crai na, Gru-di-a thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập cùng với 5 nước Trung á trong đó có Ca-dắc-xtan, thậm chí Bê-la-rút, có quan hệ gần gũi nhất với nga thấy nga mềm yếu bất tài, yếu ớt như vậy, ngay cả lãnh thổ quốc gia của mình cũng không bảo vệ nổi, với sự xúi giục cả cứng lẫn mềm và cám dỗ lợi ích của Mỹ và phương Tây, cũng sẽ đối đầu với Nga.
3. Khu vực Cáp-ca-dơ và khu vực Trung Á vòng quanh biển Ca xpiên, nhất là 4 nước A-déc-bai-dan, Ca-dắc-xtan, Tuốc- mê-ni-xtan và U-dơ-bê-xtan, qua thăm dò phát hiện trữ lượng dầu mỏ, có từ 50 tỷ cho tới 200 tỷ thùng, trữ lượng khí đốt thiên nhiên chí ít có tới 9000 tỷ mét khối, tính theo giá cả năm 1998, trị giá ước chừng khoảng 3000 tỷ đô-la Mỹ, hơn nữa có rất nhiều đường ống dẫn dầu cần xây dựng. Tài nguyên năng lượng khổng lồ và công trình xây dựng khổng lồ như vậy đều nằm trong phạm vi thế lực của Nga, là