🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Putin - Logic Của Quyền Lực - Hubert Seipel Ebooks Nhóm Zalo MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU LỜI NÓI ĐẦU ĐẾ CHẾ TỘI ÁC VÀ NHỮNG NGƯỜI THIỆN Ý 1 LUÔN BỊ NGHI NGỜ 2 QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI 3 LUẬT MỚI HAY KHÔNG LUẬT? 4 GHI NỢ VÀ TÍN DỤNG- TÍNH TOÁN SƠ BỘ 5 MONG MUỐN VÀ THỰC TẾ 6 CÁI GIÁ CỦA QUYỀN LỰC, HAY NHA THỜ VÀ NHÀ NƯỚC 7 THIÊN ĐƯỜNG TRÊN TRÁI ĐẤT THEO KIỂU NGA HAY CUỘC TÌM KIẾM LỊCH SỬ RIÊNG 8 ĐIỆP VIÊN HAY ĐẠI DIỆN CỦA Xà HỘI DÂN SỰ? 9 ĐẠO ĐỨC NHƯ VŨ KHÍ CHÍNH TRỊ 10 HAI BỨC THƯ CỦA BEREZOVSKY HAY LỜI CHÀO TỪ QUÁ KHỨ 11 KREMLIN, HAY TRÒ ROULETTE NGA 12 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ SỰ ĐẠI BẠI NHƯ TIỀN ĐỀ CỦA NHỮNG CƠ HỘI MỚI 13 ĐẾN ĐIỆN KREMLIN 14 MỞ RỘNG VÙNG HOẠT ĐỘNG CHIẾN SỰ 15 CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 16 NHỮNG BÓNG ĐEN QUÁ KHỨ 17 MỘT CUỘC DIỄN TẬP 18 SOCHI VÀ QUYỀN LỰC MỀM 19 THẤT VỌNG VÀ TỰ DO 20 THỎA THUẬN VÀ LÒNG TIN 21 CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH PHẦN KẾT HÒA BÌNH LẠNH LỜI GIỚI THIỆU P utin - một “Sa hoàng” mới. Putin - kẻ độc tài. Một trong 10 người giàu nhất thế giới (tài sản dao động từ 40 tỉ đến 200 tỉ đô la theo các ước tính khác nhau đăng trên tờ Time)? Sở hữu 20 dinh thự, 4 du thuyền, 58 máy bay và bộ sưu tập đồng hồ trị giá 400.000 bảng Anh (theo Telegraph)? Putin đứng sau cái chết của 10 người phê bình điện Kremlin (theo Uk.BusmessInsider)? Vì sao John McCain gọi Putin là kẻ giết người?... Dường như đến nay vẫn chưa hết những biệt danh và câu hỏi mà thế giới đặt ra cho Tổng thống Nga Vladimir Putin. Mà đâu chỉ thế giới. Trong nước Nga, Vladimir Putin cũng phải đối diện với những câu hỏi khó. Gần đây nhất là tại cuộc giao lưu trực tuyến thường niên với dân Nga, diễn ra vào ngày 15-6-2017. Trên màn hình chạy những tin nhắn dân Nga gởi SMS tới mà không ít người cảm thấy “bất tiện” thay cho Tổng thống: “Chắc ông mệt rồi, ông có cần nghỉ không?”, “Chừng nào ngài mới cho [Thủ tướng] Medvedev, [Phó Thủ tướng thứ nhất] Chubais, [Bộ trưởng Tài chính] Kudrin, [Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại] Gref và những người khác nghỉ hưu? Ngài không mệt với họ sao?”, “[Phó Thủ tướng] Rogozin kiếm việc làm cho con trai ông ta. Có thể ông ta cũng tìm được việc làm cho con trai tôi?”, “Putin, ông thật sự nghĩ là nhân dân tin cái gánh xiếc với những câu hỏi bịa đặt này à?”, “Khi nào thì ông mới thôi vi phạm quy định của Hiến pháp về việc làm tổng thống tối đa hai nhiệm kỳ?”... Khi chúng tôi chuẩn bị biên dịch cuốn sách Putin - Logic của quyền lực, kênh truyền hình cáp Showtime (Hoa Kỳ) đã trình chiếu bộ phim tài liệu của đạo diễn Oliver Stone Phỏng vấn Putin (The Putin Interviews*) từ ngày 12 đến 15-6-2017. Được hỏi về mục đích thực hiện bộ phim, Oliver Stone nói ông muốn ngăn chặn việc tiếp tục xấu đi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga, và rằng “đối với Hoa Kỳ, việc quan trọng sống còn là cần phải học để hiểu quan điểm khác”. Lập luận của đạo diễn sở hữu ba giải Oscar đơn giản: “Putin là một trong những lãnh đạo uy tín nhất thế giới, và bởi vì Hoa Kỳ tuyên bố ông ta là kẻ thù, kẻ thù lớn, nên tôi nghĩ việc lắng nghe xem ông ta nói gì là điều rất quan trọng!*”. Bộ phim của Stone ra đời sau bộ phim tài liệu của truyền hình Đức Tôi, Putin. Chân dung 5 năm và sau cuốn sách của nhà báo Đức Hubert Seipel Putin - trong hành lang quyền lực (tên tiếng Đức của cuốn sách này) 2 năm, nhưng mục đích của đạo diễn người Mỹ Oliver Stone và nhà báo người Đức Hubert Seipel vô hình trung không khác nhau là mấy. Điều đó cho thấy, những cảnh báo của Hubert Seipel không phải là không có căn cứ, và nỗi lo của Oliver Stone không phải là thiếu cơ sở. Những con người uy tín trong lĩnh vực của mình đã làm điều họ cần làm: Góp một tiếng nói, một góc nhìn về nước Nga không phải từ góc nhìn “chính thống”, nhưng không kém lý lẽ và thuyết phục. Góc nhìn đó là gì? Ngay đầu cuốn sách, thay cho lời tựa, Hubert Seipel đã dẫn lời bậc thầy tâm lý, nhà văn Nga nổi tiếng F. Dostoyevsky về sự tương phản trong góc nhìn thế giới giữa phương Tây và Nga: “...Đã đến lúc phải tỉnh táo lại. Và tất cả những điều này, tất cả những trò ngoại quốc này, tất cả châu Âu này của các ông chỉ tuyệt là ảo tưởng; và cả chúng ta nữa, khi ở ngoại quốc này, tất cả chúng ta cũng chỉ là ảo tưởng...”. Không dễ để tiếp nhận nhau nếu không vượt qua những rào cản của dị biệt văn hóa và tâm lý. Mà muốn thế cần thiện chí. Dostoyevsky viết về sự sụp đổ ảo tưởng của người Nga về châu Âu trong Chàng ngốc từ năm 1868, đến nay đã hơn thế kỷ nhưng dường như vẫn còn tính thời sự. Tờ Komsomolskaya Pravda - trong một cuộc tranh cãi liên quan đến thái độ của người Nga đối với Trung tâm kỷ niệm cố Tổng thống Boris Yeltsin ở Moskva, đã mở một chuyên mục đặc biệt. Họ mời người Nga kể lại đã sống thế nào vào thập niên 1990 - khi nước Nga bước vào con đường, mà Hubert Seipel gọi là “chủ nghĩa tư bản ăn thịt”. Theo dõi những tâm tình bạn đọc gởi tới hưởng ứng, người đọc có thể “cười ra nước mắt” trước sự sụp đổ ảo tưởng của dân Nga thời kỳ này. Dưới đây là ba trong số rất nhiều câu chuyện được những người Nga “sống sót qua thập niên 1990” gởi tới Komsomolskaya Pravda: “Tôi nhớ mình đến chỗ bạn gái. Bạn gái tôi là phó tiến sĩ sử học, lúc đó đang bán tất ở cây số 7 đường Ovidiopolskaya*. Bên phải cô là một trung tá về hưu bán dây giày và tấm lót chân. Còn bên trái là giáo viên vật lý của một trường đại học kỹ thuật bán đồ lót. Đang là mùa đông. Cả nhóm đang tranh cãi về lý thuyết siêu dây, rót từ một cái ấm ra thứ rượu Cô-nhắc đáng ngờ mà một triết gia nào đó ở đấy đã mua sỉ rồi về chiết ra chai đem bán. Giữa các gian hàng là những đống lửa được đốt lên để sưởi. Ở đó đã đập những nhịp trí thức lụi tàn của thành phố chúng tôi.” (Tachiana Travka) “Thập niên 1990, chúng tôi tìm thấy mứt mơ được bà chúng tôi nấu từ thuở xa xưa. Đến năm 1991, bà tôi đã mất được năm năm. Bà đã trải qua những năm 1930 sóng gió ở sông Đông, nơi như bà kể, có những thi thể trương phình nằm đầy trên đường. Bà chúng tôi luôn làm thức ăn dự trữ để không lâm vào cảnh đói túng. Và đấy, những hũ mứt mơ nâu đen không hề bị hỏng của bà đã được chúng tôi ăn với bánh mì năm 1991. Cũng như trước, bà vẫn luôn giúp chúng tôi.” (Mứt Mơ) “... Người Mỹ xuất hiện với những bài giảng về yoga. Không, chúng không làm chúng tôi no, nhưng giúp giảm stress và nhờ những kiến thức Ẩn Độ, chúng tôi thành công khi biết có mặt ở cửa hàng đúng vào giờ họ vất bỏ thứ gì đó để chộp lấy. Đương nhiên, việc ăn chay rất có lợi, bởi khoai tây, cà rốt và củ cải thì rẻ và luôn có bán. Một phụ nữ khôn ngoan còn dạy tôi nấu súp ‘tả pí lù’ và khi đó tôi nghĩ, mình sẽ ăn mỗi bữa sáng, trưa, chiều một muỗng. Sẽ không chết đâu! Người Mỹ đến để kiếm lợi từ nguồn bông rẻ. Vải tự nhiên ở phương Tây thì đắt. Ngược lại, mua một tấm khăn trải bàn bằng lanh và sáu bộ khăn ăn giả 24 rúp ở Nga, có thể bán ở Mỹ với giá 500 đô la!” (Baba Yoga) Nếu bạn đọc đến chương về tư hữu hóa ăn cướp trong cuốn sách của Seipel, thì những câu chuyện “người thật việc thật” trên đây sẽ minh họa sinh động cho thời kỳ đó. Đồng thời, nó cũng là minh họa cho lời của Dostoyevsky về sự tỉnh thức khỏi ảo tưởng của người Nga và sự tìm về với những giá trị truyền thống, mà với người Nga, đó là tôn giáo và tinh thần dân tộc. Chẳng phải vô tình mà một độc giả nói trong giờ phút đói khổ của cô, mứt mơ của người bà quá cố đã giúp nhà cô chống chọi! Có lẽ cũng sẽ có những bạn đọc, như lời Nhà xuất bản Thụy Sĩ, thất vọng vì không tìm thấy trong cuốn sách Putin - Logic của quyền lực những chi tiết về con người Tổng thống Nga ở góc độ riêng tư. Một lẽ dễ hiểu, như tác giả nói từ đầu, ông không chọn phản ảnh chi tiết này vì “tổng thống cũng có quyền có cuộc đời riêng”. Nhưng “cuộc đời riêng” đó gần đây đã được phần nào bóc tách. Trả lời Oliver Stone trong bộ phim nêu trên, Putin từng thú nhận điều ông lo ngại nhất khi nhận lời đề nghị của Boris Yeltsin làm Thủ tướng, và sau đó, tranh cử chức Tổng thống Nga, là “giấu các con gái của mình đi đâu”, “bảo vệ người thân của mình thế nào”. Nhưng ông đã làm được điều đó. Hai con gái của ông đã được học hành trong những trường đại học Nga như những thanh niên Nga bình thường, và ngày nay, đã thành đạt như bất cứ người cùng tuổi nào có cùng điều kiện như thế. Ông cũng cho đạo diễn Oliver Stone biết các con gái ông “không gắn với hoạt động chính trị, không dính líu với những doanh nghiệp lớn”, họ “làm việc trong lĩnh vực khoa học, giáo dục”, và đã lập gia đình. Ông cũng đã trở thành ông ngoại của hai đứa cháu, và thỉnh thoảng có “tranh luận với các con rể” vì cũng có những vấn đề ông và con rể lẫn con gái không đồng quan điểm, và rằng ông tiếc vì không có nhiều thời gian chơi với cháu. Nhưng nói chung, các con gái ông đã có được cuộc sống bình thường như bao nhiêu người bình thường khác. Gần đây hơn, trong buổi giao lưu trực tuyến với người Nga ngày 15-6-2017, cũng trả lời câu hỏi về các cháu ngoại của mình, ông nói rõ hơn quan điểm của mình, rằng ông “không muốn chúng lớn lên có máu hoàng tử”. “Tôi muốn chúng lớn lên thành những người bình thường. Muốn thế, chúng phải được giao tiếp bình thường trong những tập thể trẻ thơ. Giờ đây, chỉ cần tôi nói ra tên tuổi, chúng sẽ được nhận diện và sẽ không được yên. Nó sẽ gây hại cho sự phát triển của đứa trẻ. Xin hãy hiểu cho tôi”. Đó là tuổi thơ của các cháu ông. Còn về tuổi thơ của Tổng thống Nga Vladimir Putin? Ông đã trải qua thời tuổi thơ khó khăn ít nhiều để lại dấu ấn trong con người ông. Trả lời câu hỏi một người Nga trong buổi giao lưu trực tuyến ấy, Putin thú nhận khi còn nhỏ, ông thấy cha mình “luôn nhìn... đồng hồ điện, tính toán từng cô-pêch để trả tiền điện đủ và đúng hạn”. Sau này, ông có thói quen là không bao giờ để đèn sáng khi rời đi đâu đó. Luôn luôn ông tắt đèn. Trong cuốn sách này, bạn đọc sẽ được Hubert Seipel kể về tình cảm của Putin đối với người thầy - huấn luyện viên judo thuở thiếu niên của mình, những giờ tập “trên những chiếc chiếu ướt đẫm mồ hôi của phòng tập gió lùa”. Cuộc phỏng vấn Oliver Stone gần đây cho biết thêm chi tiết: thể thao đã giúp thay đổi cuộc đời cậu thiếu niên Putin. Thuở nhỏ cha mẹ ông - như bao nhiêu người lao động khác - tất bật kiếm sống, chẳng có mấy thời gian cho con trai, và phần lớn thời gian, “tôi chơi ngoài đường, ngoài sân”. Nhưng rồi những lớp học judo đã giúp ông rèn luyện bản thân, sống có kỷ luật hơn. Khi được hỏi vẻ ấn tượng sau các cuộc phỏng vấn Putin, Oliver Stone bày tỏ sự khâm phục sức làm việc dẻo dai, bền bỉ của Tổng thống Nga, 16 tiếng một ngày, điều mà theo nhà đạo diễn Mỹ, “không một Tổng thống Hoa Kỳ nào làm việc ngần ấy tiếng”. Tổng thống Nga có mơ mộng không? Một công dân Nga trong buổi giao lưu trực tuyến đã hỏi Putin nếu có cỗ máy thời gian, ông muốn quay lại thời kỳ nào? Putin đáp: “Chúng ta biết nhiều tác phẩm gắn với những cỗ máy thời gian. Cần phải tự mình quyết định, cỗ máy đó cho phép đi ngược hay đi tới và nó có cho phép can thiệp vào những sự kiện đang diễn ra và sửa đổi tương lai, tức hiện tại của chúng ta hay không”. Theo ông, “tốt nhất không nên động gì vào quá khứ vì những gì phải diễn ra thì sẽ vẫn thế thôi, chỉ với những hậu quả không lường trước được”. Và ông nói thêm: “Dĩ nhiên tôi rất thích xem đất nước chúng ta đã được phát triển, xây dựng thế nào, Petersburg được xây dựng thế nào, và cha ông chúng ta đã chiến thắng ra sao trong Chiến tranh Vệ quốc”. Putin có tài khoản ở nước ngoài hay không, mà theo các đồn đại, là ở Cyprus? Câu trả lời của Tổng thống Nga cho Oliver Stone là “không”. Bác bỏ tin đồn rằng ông “là người giàu có nhất thế giới”, Vladimir Putin không tin rằng giàu có là hạnh phúc vì “thời khủng hoảng phải nghĩ tới việc phải làm gì với các cổ phiếu, giữ nó thế nào, đầu tư vào đâu... cũng đủ nhức đầu”; và nói đạo diễn Oliver Stone thực tế “còn giàu có hơn những ai có nhiều tiền trong tài khoản vì Oliver Stone có “chính kiến của mình”, “có tài” và “có thể để lại phía sau mình dấu ấn đáng kể”. Ông Putin dẫn câu ngạn ngữ cổ: “Trong quan tài không có túi” để kết thúc câu chuyện về tiền tài và hạnh phúc. Còn những gì đáng quan tâm tới đời riêng một tổng thống? Trả lời Oliver Stone, người đã bảo nếu ông là Putin hẳn phải có nhiều đêm mất ngủ, Tổng thống Nga cho hay ông “vẫn ngủ ngon” và “không mơ thấy ác mộng”. Putin có sợ bị ám sát không? Đặc biệt từ chính cận vệ của mình? Tổng thống Nga đáp: “Ông biết dân gian nói thế nào không? ‘Số ai phải chết treo cổ, người đó sẽ không thể chết đuối’. Tôi làm việc của tôi, họ [cận vệ] làm việc của họ. Và đến nay họ làm không tệ”. Khi Oliver Stone nói với Putin rằng ông được biết từng có 5 mưu toan ám sát Putin và 50 âm mưu giết Fidel Castro, Putin kể: ông đã nói chuyện này với Fidel Castro lúc sinh thời, và Fidel cho biết: “Anh có biết vì sao tôi vẫn sống?”, “Vì sao?”, “Bởi vì tôi luôn tự quan tâm tới vấn đề an ninh của mình”. Cũng trong trả lời phỏng vấn Oliver Stone, bình luận về ý kiến cho ràng mình “muốn trở thành Sa hoàng”, Vladimir Putin nói: “Vấn đề là sử dụng quyền lực mà tôi có. Và sử dụng đúng”. Putin nói báo chí phương Tây thích gọi ông là Sa hoàng vì họ thích hình ảnh đó: “Họ không thể thoát khỏi những định kiến cũ này”. Trở lại với câu nói của Dostoyevsky được nhà báo Hubert Seipel trích dẫn đầu cuốn sách, nhà báo Seipel nói Vladimir Putin không biết việc ông trích dẫn câu nói này, nhưng ông tin Putin chia sẻ cái nhìn của ông. Seipel không sai. Trong tập một của bộ phim Phỏng vấn Putin phát trên kênh truyền hình Showtime, Vladimir Putin đã đề nghị Hoa Kỳ xây dựng quan hệ bình đẳng với Nga, thay vì bỏ hàng tỉ đô la tiêu tốn cho quốc phòng. “Cái chính mà nước Nga có - đó là người Nga với bản sắc của mình, với tình trạng nội tâm của họ. Dân tộc này không thể tồn tại bên ngoài chủ quyền của họ, bên ngoài nhà nước của họ, và hiểu biết đó sẽ hướng các đối tác phương Tây vào việc xây dựng quan hệ bình đẳng lâu dài với nước Nga, chứ không phải đe dọa đáp trả hạt nhân. Khi đó sẽ không phải mất bấy nhiêu tiền cho việc quốc phòng”. Liệu những “tiếng nói kẻ thù” - được nhà báo Đức Hubert Seipel và đạo diễn Hoa Kỳ Oliver Stone truyền đi - có được lắng nghe? Sách của Hubert từng bị đồng nghiệp xé bỏ. Còn Oliver Stone, sau khi bộ phim được phát đi, đã bị một số tờ báo ở đất nước ông chỉ trích là có thiện cảm với Vladimir Putin... Khi cuốn sách này tới tay bạn, những độc giả Việt Nam, lịch sử đã đi trọn một thế kỷ kể từ cuộc Cách mạng tháng Mười 1917. Nước Nga từ “mười ngày rung chuyển thế giới” đó - nói theo nhà báo Mỹ John Reed - hiện nay đang như thế nào? Vấp váp tan rã thiếu một thỏa thuận Đông - Tây, vội vã “tư hữu hóa ăn cướp”, phải tìm cách thoát khỏi những bóng đen quá khứ và lấy lại tự cường dân tộc ra sao? Trong bối cảnh chiến tranh thông tin, khi dòng thông tin quốc tế “chính thống” ngày càng lấn át, thì một cái nhìn khác (alternative) cũng của một nhà báo phương Tây, sẽ mang tới cho độc giả một chiều kích khác. Còn với người dân Nga, mức ủng hộ ông Putin hiện hơn 61%. Đối với những câu hỏi “bất tiện” nêu trên, ông Putin không trả lời. Có lẽ người Nga cần chờ đợi ít nhất đến cuối nhiệm kỳ này, 2018... Lịch sử sẽ phán xử! - First News LỜI NÓI ĐẦU ĐẾ CHẾ TỘI ÁC VÀ NHỮNG NGƯỜI THIỆN Ý Đ ầu tháng 3-2015, các phương tiện truyền thông đại chúng thế giới cuống cuồng đi tìm lời đáp cho câu hỏi ngắn: “Putin đâu rồi?”. Suốt nhiều ngày, Vladimir Vladimirovich Putin không thấy xuất hiện trước công chúng. Chuyến đi ngắn đã được lên kế hoạch tới Kazakhstan bị hủy bỏ, và càng bất thường hơn khi ông thậm chí còn không có mặt tại ngày hội hàng năm của FSB*, diễn ra ở Moskva trong tuần lễ đó. Công chúng chí tìm thấy một giải thích hợp lý duy nhất. Nếu một tổng thống, nhiều thập niên trước đã bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhân viên tình báo đối ngoại, mà lại không có mặt tại “ngày hội gia đình” - thì rõ ràng phải có gì đó bất thường. Câu hỏi chỉ còn là: “Đó là lý do gì?”. Đầu tiên, những giả thiết vô hại đã được đưa ra. Có người bảo ông bị cảm lạnh hay bị cúm vốn đang lây lan ở Moskva thời điểm đó. Tuy nhiên, khi thư ký báo chí của ông, Dmitry Peskov liên tục mấy ngày khẳng định trong các cuộc phỏng vấn là Tổng thống bận rộn vì cuộc khủng hoảng Ukraine đến độ không thể thường xuyên lên truyền hình phát biểu, cỗ máy tin đồn đã làm việc hết công suất. Tại sao ông Vladimir Putin không phát biểu trên truyền hình? Bởi điện Kremlin thường không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để quảng bá cho nhân vật thứ nhất của đất nước dưới một góc nhìn thích hợp. Và khi Peskov bổ sung rằng cái bắt tay của Putin vẫn còn mạnh như trước, mạnh đến nỗi có thể bẻ gãy ai đó, mọi người bắt đầu bàn tán những phương án khác nhau. Phổ biến từ thời Yeltsin, những lời bàn tán và công thức này được sử dụng mọi lúc, khi Tổng thống đương nhiệm ốm đau hay khi mức cồn trong máu tăng cao đến nỗi không cho phép ông ta xuất hiện công khai. Công thức quá khứ này thường chẳng tiên đoán điều gì tốt đẹp. Chuyện gì đã xảy ra? Đột quỵ? Âm mưu? Đảo chính cung đình? Hoặc có thể, Putin đang bị nhốt trong hầm mật của Kremlin? Hay tất cả chỉ là một thủ thuật truyền thông tinh vi để lôi kéo công chúng khỏi những khó khăn kinh tế và chính trị? Một cựu Cố vấn Tổng thống viết trên blog mình rằng Tổng thống đã bị những người ủng hộ đường lối chính trị cứng rắn lật đổ và đang bị quản thúc tại gia, còn chủ mưu là Nhà thờ Chính thống giáo. Chẳng bao lâu nữa, theo lời ông ta, sẽ có tuyên bố trên đài truyền hình, theo truyền thống tốt đẹp của điện Kremlin, rằng ông Putin muốn có một sự nghỉ ngơi xứng đáng khỏi lịch làm việc điên cuồng những năm qua. Nhiều người nhận định, đây là một dấu hiệu chắc chắn rằng cuộc đua tranh vào ngôi vị kế thừa rõ ràng đã kết thúc bằng thắng lợi của một trong các ứng viên. Các nhà báo thậm chí còn hỏi cả đại diện Nhà Trắng, liệu Washington có biết Putin đang ở đâu không, và liệu Barack Obama có được báo tin về việc Putin đã biến mất không, để tránh khỏi những phản ứng khó lường. Nhưng vị đại diện cáu kỉnh của Nhà Trắng không đưa ra câu trả lời thỏa đáng. Ông ta bảo, việc luôn phải biết Tổng thống Mỹ đang ở đâu đã là quá đủ với ông ta, còn về Tổng thống Nga thì nên hỏi những cơ quan Nga có liên quan ấy. Facebook, Twitter và các mạng xã hội khác mỗi giờ lại đưa ra những giả thuyết âm mưu mới. Một số giả định khá đơn giản. “Bạn gái mới hay vợ của Tổng thống sinh con tại Thụy Sĩ”, tờ Neue Zilrcher Zeitungviết, “vì thế ông phải rút khỏi công việc vài ngày”. Sự âu lo bao trùm chúng ta mùa xuân 2015 là điển hình, khi nói về Vladimir Putin. Không có ngày nào mà báo chí không viết về ông, và như một quy luật, không viết gì tốt đẹp. Còn nếu có, như một ngoại lệ, họ không viết gì đặc biệt xấu xa, thì Tổng thống, theo ý kiến của họ, ít ra là đã đánh giá quá cao điều gì đó hoặc cư xử không đúng. Rõ ràng, ông đã không hiểu những yêu cầu hiện đại, nhưng dẫu sao, ông quá quan trọng nên không thể bỏ qua, đành phải viết về, còn các chính khách của chúng tôi, phải nghiến răng mà giao tiếp với ông. Không một chính khách nước ngoài nào được báo chí quan tâm đặc biệt như Vladimir Putin. Cùng lúc, mọi thứ trông có vẻ như dưới thời Liên Xô: quá nhiều đồn đoán trên cặn cà phê*. Ngày này sang ngày khác, các chuyên gia về điện Kremlin đã đưa ra những giả thuyết mới mà không tiếp cận được nguồn tin ngoại giao nào (phải công nhận là không dễ có được sự tiếp cận này). Sự biến mất đột ngột của Putin vào tháng 3-2015 được chính Tổng thống giải thích rất đơn giản vài tuần sau đó: “Tôi bị cảm nặng và sốt cao, vì vậy phải nghỉ dưỡng mất mấy ngày”. “Và chắc là, tôi đã đánh giá không đúng mức mối quan tâm của các bạn tới cá nhân tôi”. Ông giễu cợt nói thêm: “Trong tất cả các lời đồn đoán, tôi thích nhất ý tưởng về Thụy Sĩ và người nối dõi mới, không tệ chút nào đối với một người đàn ông ở tuổi tôi”. Ông biết, mình ảnh hưởng thế nào tới công chúng và biết cách sử dụng điều đó. Việc hình ảnh ở nước ngoài sẽ thay đổi đáng kể trong suốt cuộc đời mình là điều ông đã biết từ lâu. Ở Đức, và không chỉ ở Đức, Putin thuộc nhóm chính khách nước ngoài được các nhà báo quan tâm gần như nhiều hơn giới tinh hoa chính trị nước mình. Ở phương Tây, người ta ngờ rằng Putin luôn nghĩ những điều không tốt đẹp. Trong nhiều năm, các phương tiện truyền thông hàng đầu của Đức đã tốn hàng khối sức lực cho ông. Thỉnh thoảng, họ lại nhận định rằng người kế thừa hoặc những người kế thừa ông có thể còn tệ hơn. Nói ngắn gọn, ở phần này của thế giới, khó mà mong đợi điều gì tốt đẹp. Trong khi đó, theo quy luật, họ quên rằng đa số người Nga đã vài lần bỏ phiếu cho con người đó. Và nếu họ không quên điều đó, thì khi nhắc lại việc này, họ thường bổ sung rằng các cuộc bầu cử tại Nga luôn bị làm cho sai lệch. Các cuộc thăm dò ở Nga lại đưa ra một bức tranh khác: sự nổi tiếng của Putin ở trong nước đạt tới mức kỷ lục - hơn 80%. Nói cách khác, Vladimir Putin - đó là đề tài không chỉ cho những cuộc trò chuyện giải trí mà còn cho một cuộc bàn luận nghiêm túc. Trong nhiều thập niên thảo luận về đề tài này, ông là một giá trị không đổi, mâu thuẫn và không thể thay thế trong lĩnh vực chính trị. Ông như một người quen cũ không thể quên, thậm chí cả khi người ta liên tục đòi ông từ chức. Ở một mức độ lớn hơn, cuộc khủng hoảng Ukraine còn khiến Putin trở thành hiện thân của cái ác. Cuộc xung đột quanh Ukraine ngay từ đầu là câu chuyện cách điệu về cái thiện và cái ác, về cuộc đấu tranh anh dũng của một cộng đồng thế giới dân chủ chống lại những mưu đồ u ám của bạo chúa Nga. Đó là sự tiếp nối của một vở kịch mà Ronald Reagan* có thể đòi bản quyền - năm 1983, tại cuộc họp của những người theo trào lưu chính thống Kitô giáo, ông ta đã gây ấn tượng mạnh khi gọi nước Nga là “đế chế của cái ác”. Sau khi chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bị bắn rơi trên bầu trời đông Ukraine, đối với các phương tiện truyền thông trong nhiều tháng, Vladimir Putin đã trở thành hiện thân duy nhất cho một thế lực đen tối cần phải được đấu tranh. Kinh tởm, nhưng khéo léo và thông minh, ông tiếp tục sự tàn bạo của mình, mặc cho những nỗ lực của Thủ tướng Liên bang Đức Angela Merkel, người thường xuyên trò chuyện với ông (và quả thật, bà Merkel giao tiếp nhiều với Putin), tuồng như xung đột có thể giải quyết ở mức độ “trị liệu” bằng lời, chứ không phải ở mức độ hiểu biết tường tận những lợi ích chính trị. Đối với báo giới phương Tây, Putin là người không muốn gì khác ngoài việc phục hồi Liên bang Xô viết đã bị tan rã, bằng việc lấy lại Baltic và Ba Lan. Nhưng kịch bản đó không chút khả thi bởi những nước này từ lâu đã gia nhập NATO, và một nỗ lực như thế, theo hiệp ước của NATO, sẽ lập tức dẫn tới một thế chiến mới. Giờ đây, cơn kích động đã phần nào nguôi bớt. Ukraine khó nhọc thành lập nhà nước sao cho tối thiểu phải giống một nhà nước dân chủ. Mà chính mục tiêu này đã được đa số phương tiện truyền thông tuyên bố, và cũng vì nó mà nhiều người đã thiệt mạng bên các chướng ngại vật. Các nhà chính trị học vẫn còn tranh cãi, liệu đúng được bao nhiêu luận điểm thống thiết của phương Tây, vốn ca ngợi Liên minh châu Âu (EU) như một đối trọng tự do và tuyệt vời so với nước Nga thực dân, đế chế này, mặc dù tan rã, nhưng vẫn không muốn buông Ukraine khỏi tay mình. Quyền lực và cuộc chiến quan điểm Vai trò của Vladimir Putin trơng các sự kiện Ukraine đã dẫn tới cuộc tranh luận về tính xác thực của các phương tiện truyền thông đại chúng. Không phải tất cả mọi người đều chia sẻ ý kiến của các tờ báo uy tín, các nhà báo, những người dẫn chương trình truyền hình, vốn khẳng định chỉ mình nước Nga có lỗi trong cuộc khủng hoảng này. Việc các Đài truyền hình ZDF và ARD, ngay từ đầu cuộc khủng hoảng nhận được vô số khiếu nại do đưa tin một chiều về chính sách của Putin và các sự kiện Ukraine, không phải là không có nguyên nhân. Hội đồng biên tập ARD, chẳng hạn, đã phê bình khá gay gắt kênh truyền hình của mình vì đưa tin như thế. Sau khi nhận được các khiếu nại, các chủ biên đã tự mình phân tích chi tiết một loạt các chương trình và đi tới kết luận tương tự. Theo lời họ, ARD đưa tin “một chiều” và “có thiên kiến”. Tháng 6-2014, họ đã biên soạn và giới thiệu một danh sách dài các lỗi rõ ràng này. Cụ thể như: họ đã không đưa “những kế hoạch có tính chiến lược của NATO trong quá trình mở rộng liên minh về phía đông”; trong thời gian đảo chính, Kiev đã “không phân tích chi tiết vai trò của Hội đồng Maidan*, cũng như của những lực lượng dân tộc cực đoan, chẳng hạn như đảng ‘Tự Do’”. Tóm tắt chính thức của Hội đồng ARD ghi rõ: “Trên cơ sở những xem xét của mình, Hội đồng biên tập ARD đã đi đến kết luận: việc đưa thông tin về cuộc khủng hoảng Ukraine trên Kênh Một của Đài truyền hình Đức phần nào tạo ấn tượng sai lệch và thiên vị, chống lại Nga và vị thế của Nga”(1). Ở các tờ nhật báo lớn, tình hình cũng tương tự. Frankfurter Allgemeine Zeitung, Die Zeit và Sủdảeutsche Zeitung đã nhận được hàng nghìn khiếu nại với những bình luận chỉ trích. Độc giả tuyên bố họ nhận thấy quan điểm của những tờ báo này là thiên vị, và dọa không tiếp tục đặt báo. Tuy nhiên, nhiều nhà báo thà nghi ngờ năng lực của độc giả qua việc đánh giá thông tin được cung cấp hơn là hoài nghi chất lượng những phóng sự của riêng mình. Trong sự hạn chế do độc quyền thông tin của mình, họ chỉ thấy thêm một bằng chứng của công tác tuyên truyền về Nga ở Đức hiệu quả tới đâu. Thế nhưng, các phương tiện truyền thông uy tín lại hiểu ra rất chậm rằng trong các cuộc bàn cãi này không chỉ có những hành động “troll”* ủng hộ Putin. Độc quyền diễn giải thông tin của các nhà báo đã bị phá vỡ từ lâu. Và “công việc hàng ngày với những chính khách ngu ngốc và bất tài”, như lời Frank-Walter Steinmeier* phát biểu vào tháng 11-2014 mô tả một cách độ lượng mối quan hệ giữa các chính khách với báo giới, đã thay đổi rất ít ở đây. Cần phải giữ khoảng cách, mà điều đó chỉ có thể xảy ra khi “các nhà báo tránh tự bóp méo sự kiện như các chính khách”. Chính khách - không phải nhà báo, và nhà báo - không phải chính khách. Vị Ngoại trưởng, được cho là khá khôn ngoan, đã để lại cho giới truyền thông vài câu nói làm kỷ niệm: “Có trường hợp, khi mỗi sáng đọc qua bảng tổng kết thông tin báo chí của bộ chúng tôi, trong tôi nảy sinh cảm giác là thuở xưa, phạm vi ý kiến từng rộng lớn hơn”. “Tôi có cảm tưởng khao khát đối đầu trong tâm trí các nhà báo là khá mạnh” (2). Cuộc thảo luận ồn ào vẻ Vladimir Putin dựa không ít vào những luận điểm của sự mực thước chính trị. Sự mực thước chính trị quan trọng trong nhiều lĩnh vực, nhưng vai trò của nó trong việc phân tích chính sách đối ngoại lại không cao. Có mưu toan nhằm làm cho niềm tin cá nhân của ai đó trở thành bắt buộc cho rất cả, không màng đến những hiệu ứng phụ khó chịu cũng như các ưu tiên khác. Và phải làm không chậm trễ, ngay bây giờ. Nó được thực hiện theo công thức lối sống riêng tương ứng với chương trình nghị sự riêng. Hôm nay ăn tối ở đâu, nhà hàng chay nào ngon nhất? Mặc gì? Và tại sao cuối cùng, Vladimir Putin không đạt được việc cho phép hôn nhân đồng tính ở Nga? Thái độ của báo giới chúng ta với nước Nga mới - đó là một ly cocktail cảm xúc pha từ thiện cảm và niềm tin vào giá trị của riêng mình. Ngay sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các nhà báo Đức, dựa trên cảm xúc mới về tính cộng đồng, đã sản xuất hàng nghìn bài báo với những lời khuyên thiện chí và những cảnh giác trước các sai lầm. Chúng ta chưa bao giờ ngưng việc đánh giá hành vi và cho rằng, chúng ta luôn biết, như “một quốc gia chưa thành hình”, Nga lẽ ra đã có thể tiến lên phía trước, trên con đường hướng về phương Tây. Thế nhưng, có vẻ như nền chính trị Nga không quá bị tác động bởi ngành sư phạm tiên tiến Đức. Hướng dịch chuyển không được đồng tình. Như thế, mối quan hệ đã chấm dứt, cũng như một niềm đam mê không được đáp lại luôn chấm dứt bằng sự vỡ mộng về nhau. Bản ghi chép những mong đợi ở Đức gắn liền với nước Nga Putin là kết quả của nhiều năm ảo tưởng. “Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, người ta cho rằng nước Nga và châu Âu đang chia sẻ cùng những giá trị” - tờ Die Zeit thất vọng viết trong một bài xã luận (3). Và không chỉ tờ báo này. Thế nhưng, giả định chiếm ưu thế lúc ấy (và dường như cho đến tận ngày nay) và về sau hóa ra là đáng ngờ, lại có rất ít cái chung với thực tiễn xã hội khi đó. Sự kết thúc của Liên bang Xô viết không thu xếp được một thỏa thuận Đông và Tây, ngay lập tức trên cơ sở nhân quyền được thông qua ở phương Tây, đã bắt đầu hình thành người Nga mới. Sự sụp đổ Liên bang Xô viết là kết quả của thất bại khổng lồ về kinh tế và việc thiếu năng lực của giới tinh hoa quyền lực quan liêu chính trị trong việc dự báo phát triển kinh tế để thay đổi đường lối. Mikhail Gorbachev đã khởi đầu cho sự sụp đổ Liên Xô, chứ không phải những bài xả luận trên báo chí Đức. Ngay từ năm 2008, trong một thư ngỏ, Gorbachev đã cáo buộc các nhà báo Đức tấn công Nga: “Khi xem xét dòng ấn bản trên báo chí Đức, khó mà thoát khỏi một ấn tượng rằng đang hiện hữu một cuộc vận động khổng lồ nào đó. Như thể tất cả đều chỉ sử dụng một nguồn độc quyền, trong đó chứa chừng một chục luận điểm (nước Nga thiếu dân chủ; đàn áp tự do ngôn luận; tiến hành một chính sách năng lượng nham hiểm; chính quyền đang trượt về phía độc tài, v.v.) (4). Người Nga không chấp nhận những đánh giá chỉ trích như thế của chúng ta. Trong khi chúng ta lại hy vọng là nhân dân Nga ở mức độ này hay khác đang học hỏi. Theo đánh giá của nhiều nhà báo, người dân Nga, đáng thương thay, đơn giản là không biết phải thoát khỏi Tổng thống Vladimir Putin của mình bằng cách nào. Vì thế họ lại bầu ông ta lần nữa, rồi lần nữa. Vậy Vladimir Putin là người thế nào? Điều gì thôi thúc những hành động của ông, cái gì đã tác động lên sự đặc thù của ông? Cuốn sách này cho phép độc giả làm quen với thế giới của Vladimir Putin. Đây không phải là một luận án tiến sĩ, không mưu cầu sự đầy đủ của thông tin. Lần đầu tiên tôi gặp Tổng thống Nga là vào tháng 1-2010 ở Moskva, khi phỏng vấn ông về vấn đề năng lượng. Đó là nữa sau của thời kỳ ông làm thủ tướng, giữa hai nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba của chức tổng thống, bởi Hiến pháp Nga không cho phép một người giữ chức vụ tổng thống quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Chúng tôi nói về việc làm một bộ phim tài liệu truyền hình. Ông chấp nhận điều kiện là chúng tôi không cần phải xin phép bằng cách cho ông xem lại cả bộ phim lẫn phần phỏng vấn mà chúng tôi quay trước khi chiếu nó trên truyền hình Đức năm 2012. Việc làm bộ phim Tôi, Putin. Chân dung cho hãng ARD (5) đòi hỏi tôi phải tiến hành một loạt các cuộc gặp và trò chuyện mới được diễn ra thường xuyên ở Moskva, Sochi, Saints Petersburg, Vladivostok cũng như trong thời gian các chuyến thăm nước ngoài của Vladimir Putin. Bộ phim đánh dấu cho việc làm quen của tôi với Tổng thống Nga. Quan hệ giữa chính khách và nhà báo thường dựa trên thông tin và niềm tin, và chỉ có thể xảy ra trong trường hợp cả hai phía nhìn nhận nhau nghiêm túc. Các nhà báo thường cư xử công kích đối với các chính khách nên không thể nhận được nhiều thông tin. Nhưng phương pháp của các chính khách và các phương tiện truyền thông đại chúng rất giống nhau. Chính khách cố sử dụng nhà báo, còn nhà báo thì sử dụng chính khách. Tất cả như nhau ở Berlin, Washington và Moskva, và không quan trọng chính khách đó là ai, Merkel, Obama hay Putin. Ở đây nói về tính chất xã hội của loại hoạt động đặc trưng cho cả hai nghề nghiệp. Sự gần gũi là một tiền đề cần thiết để nhận thông tin vượt khỏi khuôn khổ những vở kịch quy chuẩn. Phần còn lại là công việc kỹ thuật. Ngoài Putin, tôi đã nói chuyện với nhiều đồng sự của ông ở Moskva, với các chính khách ở Berlin, Brussels và Washington. Một số không ý kiến gì về việc tôi trích dẫn lời họ, những người khác đề nghị không nêu tên họ. Đó cũng là một phần của nghề nghiệp. Vladimir Putin như một chính khách, cũng giống như các đồng nghiệp của ông ở phương Tây, sẵn sàng đóng thử bất cứ vai trò nào nếu nó đem lại lợi ích. Tuy nhiên, ông yêu cầu đặt ra một ranh giới rõ ràng giữa công việc và đời tư, để bảo vệ bản thân và gia đình. Không một câu chuyện nào về gia đình hay những quan hệ riêng tư theo tinh thần của Gala và Bunte*. “Tôi thú vị với các phương tiện truyền thông bởi vì tôi là chính khách và là Tổng thống Nga”, ông nói, “còn các con gái tôi không giữ chức vụ chính trị, những quan hệ cá nhân của tôi không thuộc về các vấn đề chính trị - đó là việc riêng của tôi”. Tác giả cũng tôn trọng các khuôn khổ này. Một phần bởi vì tôi cũng đồng ý cách tiếp cận ấy. Ở đây nói về chính trị. Chính trị được xác định bởi lịch sử, bởi những mối quan tâm cụ thể và kinh nghiệm tập thể của đất nước, và dĩ nhiên, còn bởi những sự kiện đang diễn ra. Nó, nói riêng, thể hiện qua thảm họa chuyến bay MH17 của hãng Malaysia Airlines bị bắn ở đông Ukraine, làm nguội lạnh hoàn toàn quan hệ giữa Tây và Đông. Vladimir Putin, trong ý nghĩa nay, không khác gì với Barack Obama và Angela Merkel. Và bất kỳ đất nước nào cũng có cái nhìn riêng về lịch sử của mình, Tổng thống Nga sẽ không trụ lại được ở các cương vị chính trị cao nhất trong 15 năm nếu như ông đưa ra những quyết định xuất phát từ sở thích cá nhân và không tính tới lịch sử Nga, những xung đột nội bộ và cuộc chiến quyền lực trong lĩnh vực địa chính trị. Những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời Putin trùng khớp với những thời khắc bước ngoặt của lịch sử Nga. Tuổi thơ ông là thời ổn định Xô viết, ở Saint Petersburg. Cùng với sự tan rã đất nước, sau 5 năm làm nhân viên tình báo đối ngoại Liên Xô ở Dresden, ông tìm được chỗ đứng trong đời sống dân sự với tư cách cố vấn luật cho chính quyền thành phố quê hương. Sau vài năm làm việc cho chính quyền điện Kremlin, ông chứng kiến sự tan rã của nhà nước và nhanh chóng học hỏi cách thức hoạt động của các cơ chế quyền lực trong kỷ nguyên hỗn loạn của Yeltsin. Giờ đây, trên cương vị Tổng thống Nga, ông cố gắng khôi phục lòng tự trọng đã bị suy sụp của nhân dân mình, tìm khởi nguồn cho nó trong kinh nghiệm lịch sử của ông - từ đế chế Nga đến thời Xô viết, đồng thời trong Chính thống giáo - cho du phương Tây có thích hay không. Với Putin, việc mở rộng liên tục của NATO về hướng biên giới Nga từ năm 1999 cùng với những khuyến nghị cấp bách của Washington và Berlin, áp đặt các quan điểm chính trị của họ - là sự mở rộng có ý thức các khu vực hoạt động chiến sự của chiến tranh lạnh. Mà những đánh giá thường là sai lầm này, đã đặt gánh nặng lên mối quan hệ giữa Vladimir Putin với Thủ tướng Angela Merkel, người mà bản thân cũng có nguồn gốc từ Đông Đức. Cuốn sách này nói về mối quan hệ giữa những lợi ích cạnh tranh và quan điểm thật sự của Vladimir Putin được ông chia sẻ ở các cuộc gặp của chúng tôi. Đây là biên niên sử của một cuộc đối đầu được công bố, đạt đỉnh điểm vào năm 2014. Đó là vào tháng 2- 2014, nước Nga tổ chức Thế vận hội ở Sochi như một ngày hội của đất nước, thì những người biểu tình trên Quảng trường Độc Lập của Kiev đã lật đổ chính quyền Ukraine, sau một năm đọ sức giữa phương Tây và Nga ở đây. Câu trả lời của Putin là sáp nhập Crimea. “Bôi xấu Vladimir Putin, đó không phải là chiến lược, đó là bằng chứng ngoại phạm để che đậy sự thiếu chiến lược”, suy đoán của Henry Kissinger*, người từng là đại diện nổi tiếng của trường phái cứng rắn (6). Thế nhưng, bằng chứng ngoại phạm đó cũng chính là vũ khí, điều sẽ được thảo luận trong cuốn sách này. 1 LUÔN BỊ NGHI NGỜ VẤN ĐỀ TỘI LỖI CỦA THẢM HỌA MÁY BAY HÀNH KHÁCH BỊ BẮN RƠI MH17 Tiếng ồn đơn điệu của các động cơ máy bay tổng thống IL 96- 300 đã ru ngủ hầu hết hành khách. Chuyến bay từ Rio de Jainero đến Moskva dài hơn 12 tiếng. Những ngày vừa qua là một cuộc chạy marathon căng thẳng, tự nhiên thôi, nếu tính chuyến thăm chính thức bốn quốc gia trong sáu ngày. Nhưng giờ đây, ngày 17-7- 2014, Vladimir Vladimirovich Putin nói chung hài lòng với chuyến thăm Nam Mỹ này. Cuộc đón tiếp ở Cuba, Nicaragua, Argentina và Brazil đã vô cùng thân thiện, các thỏa thuận hợp tác tương lai trong lĩnh vực năng lượng và vũ trang đã được ký kết. Cuộc gặp các nước BRICS - một liên minh kinh tế bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đã diễn ra ở Brazil năm nay liên quan đến World Cup, cũng xứng đáng với những mong đợi. Trong hai năm qua, Tổng thống Nga đã dồn tất cả nỗ lực để cùng với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Thủ tướng Án Độ Narendra Modi và Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma thực hiện kế hoạch thành lập hai ngân hàng. Hiện giờ, tất cả đã ký một thỏa thuận tương ứng và cung cấp số vốn ban đầu là 100 tỉ đô la. Mục đích của nó trong tương lai là tạo ra một đối trọng với Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), bởi vũ hội trong những cơ cấu này được điều khiển trước tiên bởi Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU). Mô hình tài chính Anh - Mỹ là cái gai trong mắt đại diện các nước với dân số ba tỉ người, chiếm 40% cư dân hành tinh. Việc thành lập ngân hàng sẽ phục vụ việc mở rộng không gian cho những vận hành chính trị. Nói ngắn gọn, mọi việc diễn ra không tệ, nếu không tính cuộc gặp tay đôi với Thủ tướng Liên bang Đức ở Rio de Janeiro. Cuộc trò chuyện với bà Angela Merkel ngày 13-7-2014 trên khán đài dành cho các vị khách danh dự của sân vận động Maracana trước trận đấu cuối cùng của World Cup, hầu như không mang lại kết quả. Cuộc gặp ngắn ngủi không cải thiện quan hệ Nga - Đức vốn đã trở nên phức tạp bởi cuộc khủng hoảng Ukraine. Thủ tướng Liên bang Đức Merkel và Putin trước đó đã thỏa thuận rằng quân ly khai thân Nga và Chính phủ Ukraine phải bắt đầu đàm phán. Angela Merkel sẽ bàn bạc điều này với Tổng thống Ukraine. Trong cuộc thảo luận với Putin, bà Merkel cam đoan với ông ràng bà đã liên tục nói về điều này với Poroshenko*, nhưng hiện không có gì thay đổi, xung đột vẫn tiếp diễn. Đến nay, bất cứ thỏa thuận nào đạt được giữa bốn ngoại trưởng Đức, Pháp, Ukraine và Nga nhằm giải tỏa căng thẳng, đều đã bị phá vỡ trong vòng hai ngày sau khi ký kết. Tuy nhiên, trận chung kết bóng đá lại là một thành công. Người Đức đã đánh bại Argentina, nhưng phải đợi đến hiệp phụ. Tới Moskva còn phải bay thêm 40 phút nữa. Thu ký báo chí của Putin, ông Dmitry Peskov mang đến tài liệu cho các cuộc gặp sắp tới. Không có gì đặc biệt, những công việc thường ngày, ngoại trừ cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ sau khi máy bay hạ cánh. Cuộc điện đàm đã được thỏa thuận từ trước đó khá lâu. Không hẳn là Vladimir Putin chú trọng đến việc đối thoại với Barack Obama, bởi sự ghẻ lạnh lẫn nhau đã tăng lên trong vài năm qua. Vẻ ưu việt về đạo đức mà Tổng thống Mỹ thể hiện trong các tuyên bố công khai về Nga đã làm Putin khó chịu, cũng như tuyên bố mới nhất của Obama khi gọi Nga là “cường quốc khu vực” và so sánh Tổng thống Nga với một học sinh không có khả năng tập trung ngồi ở bàn cuối (7). Cho đến nay, Vladimir Putin không để ý đến những công kích mang tính cá nhân nhưng ông thường xuyên phát biểu chống lại yêu sách của Hoa Kỳ đòi thống trị thế giới. Những phát biểu công khai ở Washington trước cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2012 cho thấy Obama ủng hộ Tổng thống mãn nhiệm Medvedev hơn tân Tổng thống Putin, cũng như không tạo điều kiện tháo dỡ những căng thẳng và hiện thực hóa việc tái khởi động quan hệ Nga - Mỹ đã được tuyên bố. Sau cuộc đảo chính diễn ra ở Maidan của Kiev, giai đoạn đóng băng dài đã ngự trị trong chính trị, với triển vọng mở ra một kỷ băng hà mới trong quan hệ giữa Tây và Đông. Có thể dễ dàng hình dung nội dung của cuộc điện đàm sắp diễn ra. Cố vấn về chính sách đối ngoại của Putin, ông Yuri Ushakov, đã thông báo cho Tổng thống về những cấm vận mới của Washington. Hoa Kỳ dự kiến cô lập có chủ đích các định chế tín dụng lớn của Nga như Gazprombank hay Vnesheconombank ra khỏi thị trường tài chính quốc tế. Nhưng chuyên cơ của Tổng thống Nga không phải là chiếc máy bay duy nhất bay trên Đông Âu ở độ cao gần 11.000 mét khi đó. Không phận không bị đóng, mặc cho những giao tranh dữ dội ở đông Ukraine. Nhiều hãng hàng không sử dụng tuyến đường truyền thống này cho các chuyến bay ở Viễn Đông để không kéo dài lộ trình và không tăng chi phí. Vài phút sau, các điều phối viên không lưu Ukraine ở Dnepropetrovsk đã gọi các đồng nghiệp Nga ở Rostov. Trên rađa của mình, “kiểm soát không lưu Dnipro” không tìm thấy chuyến bay MH17. Chuyến bay đều đặn của hãng hàng không Malaysia Airlines chở theo 298 người đang bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur đã không còn chuyển tín hiệu. Lần liên lạc cuối là hai phút trước. Đoạn hội thoại ngắn gọn giữa các nhân viên không lưu Nga và Ukraine diễn ra vào lúc 16 giờ 22 phút giờ địa phương là một văn bản tài liệu khô khan mà từ đó, cuộc khủng hoảng nặng nề nhất giữa Đông và Tây từ sau kết thúc chiến tranh lạnh đã bắt đầu (8). Nhân viên không lưu Dnipro: Rostov, các anh có thấy máy bay Malaysia trên rađa không? Nhân viên không lưu Rostov: Không, dường như nó gặp sự cố trên không rồi. Nhân viên không lưu Dnipro: Họ không trả lời chúng tôi. Họ nhận được chỉ thị đổi hướng hay, đã xác nhận và... Nhân viên không lưu Rostov: Và hết, hả? Nhân viên không lưu Dnipro: Vâng, và máy bay biến mất. Các anh có thấy gì không? Nhân viên không lưu Rostov: Không gì cả. Thảm họa chuyến bay MH17 là tin đầu tiên mà lãnh đạo bộ phận kiểm soát không lưu Nga báo cho Tổng thống Vladimir Putin sau khi chuyên cơ tổng thống hạ cánh ở Vnukovo, sân bay lâu đời nhất của Moskva. Khu vực riêng biệt Vnukovo-3 chuyên dành cho các máy bay của chính phủ. Sau đó, Tổng thống mới cầm điện thoại. Cuộc trò chuyện với Barack Obama đã diễn ra như chờ đợi. Theo lời Tổng thống Hoa Kỳ, những biện pháp cấm vận mới là cái giá nước Nga phải trả cho việc ủng hộ và cung cấp vũ khí cho những kẻ nổi loạn ở đông Ukraine. Bốn ngân hàng lớn của Nga sẽ không còn được tiếp cận với việc cho vay dài hạn trên thị trường tài chính thế giới nữa. Các công ty khác thì bị cấm hợp đồng ở phương Tây. Câu trả lời của Vladimir Putin cũng dễ đoán trước. Những kiểu cấm vận thế này, như ông nói, có hại cho chính Hoa Kỳ và về lâu dài, sẽ tác động đến lợi ích của người Mỹ. Sau đó, ông Putin kể cho ông Obama về thảm họa máy bay hành khách Malaysia ở Ukraine, điều mà Tổng thống Hoa Kỳ rõ ràng chưa biết. Sự cố không được thảo luận thêm. Vài ngày sau, khi nói chuyện với chúng tôi về những biến cố bi thảm ngày hôm đó, Tổng thống Putin cho biết cuộc trò chuyện lại một lần nữa tiếp tục về chủ đề cấm vận. Chỉ một chốc sau, trong chuyến bay tới căn cứ không quân Andrews, cố vấn của Obama, ông Dan Pfeiffer thông báo cho Tổng thống Mỹ những dữ liệu mới nhất mà Tổng thống Petro Poroshenko của Ukraine yêu cầu phổ biến trên tất cả các kênh, như là bằng chứng cho tội ác của Nga. Theo lời ông ta, chiếc máy bay đã bị bắn bởi tên lửa Nga. Trong vài phút, các thông báo lần lượt nối tiếp nhau. Washington chuyển sang chế độ hoàn toàn sẵn sàng. Ở Nhà Trắng, các chuyên gia soạn thảo văn bản cho trận chiến thông tin sắp tới. George Ernest, Thư ký báo chí của Obama điều phối chiến dịch và bảo đảm Tổng thống luôn nắm được thông tin. Phó Tổng thống Joe Biden đề nghị Tổng thống Ukraine Poroshenko thường xuyên cập nhật cho ông ta diễn tiến sự kiện cũng như tất cả thông tin mà Kiev nắm được vào lúc đó. Các cơ quan của điện Kremlin cũng làm việc hết công suất. Dmitry Peskov một lần nữa xem lại văn bản tuyên bố chính thức mà các đồng nghiệp của ông ở Văn phòng của Phủ Tổng thống trên Quảng trường Cổ soạn thảo, trước khi Tổng thống Nga phát biểu trước ống kính truyền hình ở nhà nghỉ chính phủ tại Novo-Ogaryovo gần Moskva không lâu trước nữa đêm (9). Sau vài lời chia buồn và một phút im lặng, Vladimir Putin hứa sẽ làm tất cả để điều tra thảm kịch. Tuy nhiên, ông cũng nói rõ đâu là nguyên nhân thảm họa, theo ý kiến của ông. “Sẽ chẳng có gì xảy ra”, ông nói, “nếu như không có xung đột ở đông Ukraine. Và không nghi ngờ gì, sự việc xảy ra trên lãnh thổ nước nào thì nước đó phải chịu trách nhiệm cho bi kịch khủng khiếp này”. Washington không bắt người ta phải đợi lâu cho câu trả lời của mình. Vài giờ sau, ở Nhà Trắng, Barack Obama tuyên bố: “Có bằng chứng cho thấy máy bay bị bắn bởi tên lửa đất đối không, được phóng đi từ lãnh thổ do những kẻ ly khai được sự hậu thuẫn từ nước Nga, kiểm soát”. Do hậu quả vụ nổ, các mảnh vỡ của chiếc Boeing 777-200 ER bị bắn tung ra một diện tích 35 km2, nằm không xa thành phố Torez ở đông Ukraine. Trong những bức ảnh đầu tiên chụp từ hiện trường thảm họa còn thấy rõ những mảnh vỡ máy bay bốc khói, những thân thể biến dạng và những chiến binh để râu vũ trang. Một tấm ảnh truyền đi khắp thế giới cho thấy một dân quân thân Nga dường như đang hân hoan gio cao món đồ chơi của một đứa trẻ đã chết, cử chỉ gây chấn động này được xem như lời khẳng định cho sự tàn ác của những kẻ ly khai. Trên thực tế, nó không là gì ngoài một phân cảnh trong một diễn biến kéo dài, chứng minh điều ngược lại: sau khi chỉ món đồ chơi cho các nhà báo xem, người đàn ông đã cẩn thận đặt nó lại chỗ cũ và làm dấu thánh (10). Chỉ ra chỉ một phần của sự kiện thay vì toàn bộ sự thật đã mang tính tượng trưng cho toàn bộ cuộc xung đột ở Ukraine. Ngay từ đầu của cuộc đối đầu, chúng ta đã nói về việc làm sao để trình bày quan điểm của mình một cách đúng đắn, không tính đến lịch sử, những sụ kiện và lợi ích khác. Cả quân đội Ukraine, cả những người ly khai thân Nga ở gần nơi xảy ra tai nạn đều sở hữu các phương tiện tên lửa phòng không do Nga sản xuất, kiểu như “Buk-Ml” có khả năng bắn trúng những máy bay như chiếc MH17 ở trên cao. Việc một tên lửa giống như tên lửa đất đối không trớ thành nguyên nhân cái chết của 298 con người vô tội trên một tuyến đường thường xuyên được sử dụng giữa phương Đông và phương Tây, Fred Westerbeke cũng đưa ra nhận định được đánh giá là giả thuyết nhiều khả năng nhất. Công tố viên người Hà Lan này lãnh đạo nhóm quốc tế điều tra thảm họa đã kiểm tra các thông tin từ phía Nga mà theo đó, có thể máy bay hành khách đã bị bắn bởi một máy bay quân sự Ukraine. Westerbeke biết cuộc điều tra của mình có tiềm năng bùng nổ thế nào (11). Ông và nhóm của ông cần nhiều tháng để làm việc với hàng nghìn tấm ảnh, các đoạn video và lời khai của các nhân chứng. Một năm sau thảm họa, Hoa Kỳ vẫn không cung cấp các tấm ảnh vệ tinh vũ trụ của họ chụp được, lẽ ra có thể giúp xác định chính xác hơn vị trí phóng tên lửa. Chịu trách nhiệm cho thảm họa lần nữa được gán cho người đã nhiều năm qua là đối thể của các kiểu tưởng tượng -Vladimir Vladimirovich Putin, sinh năm 1952, người lần thứ ba trở thành Tổng thống của nước Nga. “Ngăn Putin ngay!” là nhan đề mà tạp chí Der Spiegel phát hành ngay sau thảm họa. Tờ báo cố thuyết phục độc giả là gần như chính ông chủ điện Kremlin đã bắn tên lửa. “Ở đây, trong vùng Ukraine xa xôi, Putin đã để lộ bộ mặt thật của mình. Tổng thống Nga không xuất hiện như một nhà hoạt động nhà nước mà là một kẻ bị ruồng bỏ của cộng đồng quốc tế” (12). Tiêu đề không thành công - như Tổng biên tập của Der Spiegel, Klaus Brinkboymer thừa nhận như một cách tự phê vài tháng sau đó. “Nước Nga có lỗi”, tờ Süddeutsche Zeitung bình luận, và đến tận ngày hôm nay, họ vẫn không chút nghi ngờ gì điều đó (13). “Biểu dương sức mạnh”, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung đề nghị và yêu cầu tăng cường sức mạnh quân sự. “Phương Tây phải cũng cố tiềm năng kinh tế, chính trị, quân sự và thể hiện khả năng sẵn sàng tự bảo vệ của mình” (14). “Những cụm từ như thế”, Gabor Steingart, Tổng biên tập của tờ Handeỉsbỉatt nhận định vào ngày hôm sau, đọc lên nghe như lời kêu gọi cho một cuộc huy động đạo đức” (15). 2 QUÁ KHỨ VÀ HIỆN TẠI QUÁ KHỨ Đà XÁC ĐỊNH THẾ NÀO MỐI QUAN HỆ CỦA PUTIN VÀ MERKEL? Khí sắc trên Quảng trường Đỏ trước các bức tường điện Kremlin khá trầm tĩnh, mặc dù hôm nay, ngày 9-5-2015, cuộc duyệt binh lớn nhất trong lịch sử nước Nga hậu chiến sẽ được tiến hành. Bầu trời trong xanh, lăng Lenin bằng đá hoa cương đỏ - đen được che bởi những tấm chắn màu xanh. Cuộc diễu hành của ký ức lịch sử và sức mạnh quân sự bắt đầu bằng tiếng gõ cuối của chiếc đồng hồ trên tháp chuông Spassky đúng vào lúc 10 giờ. Cuộc duyệt binh được lên kế hoạch rõ ràng. 16.000 binh sĩ, xe tăng, tên lửa đi thành từng hàng ngang, các cựu binh mang huân chương và các vị khách mời danh dự. Sau đó, theo truyền thống, những máy bay tân tiến nhất của Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga sẽ tô điểm bầu trời bằng màu quốc kỳ Nga. Những gương mặt khách mời danh dự trên khán đài không phải là những người mà chúng tôi từng thấy các năm trước. Phương Tây từ chối tham gia kỷ niệm 70 năm chiến thắng nước Đức Hitler vì cuộc xung đột Ukraine. Vì vậy, Vladimir Putin đã mời những người bạn mới và bây giờ, họ đang theo dõi những gì diễn ra. Lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, Tổng thống các nước cựu cộng hòa liên bang cũ, Ai Cập và Nam Phi. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon cũng ở đây. Giọng điệu diễn văn của Tổng thống Nga tại buổi khai mạc cuộc diễu binh khá mềm mỏng. Ông nói về chiến thắng vĩ đại của Hồng quân năm 1945 và nhắc rằng Liên bang Xô viết đã phải trả giá bằng 27 triệu sinh mạng, và như thế, họ đã phải chịu đụng nhiều hơn tất cả trong Thế chiến thứ hai. Putin cũng không quên những đồng minh vắng mặt, đã cảm ơn họ: “Chúng tôi cảm ơn nhân dân các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ vì những đóng góp của họ cho chiến thắng. Cám ơn lưc lượng chống phát xít ở các nước khác nhau, những người dã chiến đấu quên mình trong các hàng ngũ du kích hay hoạt động ngầm. Trong số đó có ở chính nước Đức” (16). Ông không nhắc đến cái tên Lenin hay Iosif Stalin dù Stalin từng là Tổng chỉ huy tối cao trong thời chiến. Việc phê phán giai đoạn lịch sử này được phóng viên truyền hình Nga nhận lãnh, người mà trong phần tường thuật trực tiếp đã nói không được quên rằng cái tên Iosif Stalin không tách rời khói GULAG*. Còn lại thì, theo ông ta, chủ nghĩa yêu nước - đó không phải là tình yêu chính quyền, mà là tình yêu Tổ quốc. Sau đó, Vladimir Putin cùng vài trăm nghìn người đã đi qua một phần trong tuyến đường Moskva. Nhiều ngươi mang chân dung cha mẹ hay ông bà, những người mà số phận đã bị cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chạm đến. Ông cũng mang chân dung cha mình. Với ông, đó là một phần của bản sắc và lịch sử - có hay không có phương Tây. Tâm trạng lễ hội. Nước Nga đã sáp nhập Crimea, nhưng giờ thì ít ai nghĩ tới điều đó. Việc thắng lợi địa chính trị trong tình huống xung đột nên không được phép ăn mừng cùng chiến thắng phát xít, chỉ gợi lên chút hoang mang nhỏ. Scandal nổ ra vào hôm sau. Bà Angela Merkel cùng Tổng thống Nga đặt vòng hoa tại tượng đài Chiến sĩ vô danh ở bức tường điện Kremlin. Nghi thức tiếc thương mà Thủ tướng Merkel tham gia được xem như một sự đền bù chính trị, bởi việc sáp nhập Crimea đã khiến bà từ chối tham gia cuộc diễu hành Chiến thắng. Đầu tiên, mọi việc diễn ra theo kế hoạch: quân nhạc, những đứa bé muốn chụp ảnh chung với Thủ tướng và Tổng thống. Chuyến thăm này, vốn được lên kế hoạch như một phần của kịch bản trước công chúng và như một dấu hiệu thiện chí của nước Đức trong thời buổi phức tạp cũng như sự sẵn sàng đối thoại của họ, đã thoát khỏi khuôn khổ trong cuộc họp báo chung được phát sóng truyền hình trực tiếp vài tiếng đồng hồ sau đó. Cử chỉ của Thủ tướng Liên bang Đức cho thấy việc tạo khoảng cách tối đa của bà với Tổng thống Nga. Angela Merkel nhìn vào ống kính với vẻ mặt lo âu và sau khi đặt vòng hoa, bà đã bày tỏ sự hoàn toàn không chấp nhận những hành động của phía chủ nhà. “Sự thôn tính phạm tội ở Crimea vi phạm luật quốc tế, và cuộc xung đột vũ trang ở đông Ukraine đã làm suy yếu nghiêm trọng mối quan hệ của chúng ta”. Từ “phạm tội” trong phát biểu của bà đã được sử dụng chỉ một lần, khi nói về Holocaust*. Sự tương đồng này được đưa ra ngay trong ngày lễ của đất nước, Vladimir Putin đã nhận ra. Ông đã không bình luận tràng bắn phá trên không phi ngoại giao từ tất cả các loại vũ khí như thế này. Bởi tình hình phức tạp. Nhưng một so sánh như thế, vào một ngày như thế, ông không quên (17). Sự so sánh đã làm ông tổn thương, mặc dù với phong cách đặc trưng của mình, ông diễn giải vụ việc này như một trò chơi chính trị thường tình. “Bà ấy là đại diện duy nhất của chính phủ một trong các nước lớn G7 ở đây, thế thôi. Những gì gắn với chiến tranh, lẽ đương nhiên, thường gợi lên những cơn kích động cảm tính và chính trị”, ông đã nói về quan điểm của mình một cách kiềm chế như thế một tháng sau đó, trong cuộc trò chuyện với chúng tôi về khía cạnh tình cảm của quan hệ Nga - Đức. Cử chỉ gửi cho phía Ukraine của bà Merkel trong tình huống ấy được ông cho là một tín hiệu có tính toán và chuyên nghiệp, có thể vang lên trong bất cứ thời điểm nào. Lẽ đương nhiên, ông không đồng tình với nhận định của bà, mà theo lời ông, lúc đó lẽ ra cần phải nhắc về cuộc đảo chính tội ác ở Kiev và những người thiệt mạng ở đó, về sự thay đổi trật tự hậu chiến ở Nam Tư hay Iraq. Ông bình tĩnh liệt kê những vi phạm tương tự từ phía phương Tây. Danh sách nhận được khá dài và kết thúc bằng một xác nhận sắc nét và cứng rắn: “Thủ tướng Liên bang đại diện cho nước Đức chứ không đơn giản là một trong những quốc gia châu Âu, vì thế, từ phía bà ấy, điều đó là thái quá. Nhưng bà ấy là khách nên tôi chọn sự im lặng. Sẽ không đúng nếu sa vào tranh cãi”. Theo lời của một trong những người tin cậy của bà Merkel, đánh đồng sự thôn tính Crimea và Holocaust là một nhầm lẫn. Ngay trong chuyến bay đến Moskva, họ đã thảo luận nội dung phát biểu cho chuyến thăm không đơn giản này. Trong cuộc họp báo, khi liếc qua văn bản, Thủ tướng đã không nhìn vào đúng cột chữ mà nhìn vào đoạn văn nói về Holocaust. Không thể loại trừ giả thiết này. Vấn đề của bà Angela Merkel là ở chỗ, Vladimir Putin xem sơ suất giả định đó như một sự sỉ nhục có mục đích. Với Tổng thống Nga, trong ngày lễ quốc gia kỷ niệm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại này, giữ im lặng còn phức tạp hơn bao giờ hết, hơn thế nữa, sự bất nhã của Merkel không phải là trường hợp duy nhất. Sự so sánh không thích hợp này hoàn toàn tương ứng với những cuộc tấn công của Ngoại trưởng Ba Lan Grzegorz Schetyna, người mà trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz đã khẳng định, Auschwitz được các binh sĩ Ukraine chứ không phải Xô viết, giải phóng. Trong ngày lễ ấy, Ba Lan đã không mời Tổng thống Nga, đại diện cho người giải phóng, mà lại mời Tổng thống Liên bang Đức Joachim Gauck, trong khi Đức chính là nước chịu trách nhiệm cho những tội ác xảy ra ở đó. Nhà sử học nổi tiếng Gotz Aly đã bình luận sự cố này trên báo Berliner Zeitung như sau: “Không phải Ba Lan, không phải ‘phương Tây’, không phải ‘xã hội công dân’, cũng không phải NATO giải phóng Auschwitz, mà chính là quân đội Liên Xô. Vì thế, việc kỷ niệm 70 năm giải phóng Auschwitz mà không có các đại diện Nga là dấu hiệu của việc thiếu lương tâm, thiếu suy nghĩ và tắc trách về chính trị. Về bề ngoài, Chính phủ Ba Lan phải chịu trách nhiệm cho lỗi lầm này, Thủ tướng Đức dường như chẳng liên can gì”. Gotz Aly thậm chí còn nêu đích danh đơn vị quân giải phóng trại tập trung này: “Đó là các chiến sĩ Hồng quân Binh đoàn 60 của mặt trận Ukraine thứ nhất. 213 đồng chí đã hy sinh trong các trận chiến giải phóng Auschwitz” (18). Mực thước chính trị thay cho phân tích “Đó không phải là hình ảnh mà nhân dân tôi muốn nhìn thấy ở tôi”, đó là câu trả lời ngắn gọn của Putin ở một trong các phỏng vấn đầu tiên khi tôi hỏi ông rằng, chẳng lẽ những giá trị phương Tây chẳng có vai trò gì đối với ông. Những mong muốn của đa số người dân đều được Vladimir Putin cũng như các nguyên thủ quốc gia và chính phủ khác, trong số đó có cả Thủ tướng Liên bang Đức xác định dựa vào các kết quả thăm dò. Việc bà Angela Merkel cảm nhận được một cách tuyệt vời tâm trạng của dân Đức, không hề gắn với tài tiên tri mà chỉ nhờ vào xã hội học ứng dụng. Trong giai đoạn bầu cử từ năm 2009 đến năm 2013, Văn phòng Báo chí Liên bang đã đặt hàng gần 600 cuộc điều tra bí mật về mức độ nổi tiếng của một số bộ trưởng, kể cả nhận thức của người dân về các kế hoạch có thể của chính phủ. Putin cũng làm như vậy. Nếu tin vào các cuộc thăm dò thường xuyên được các tổ chức khác nhau tiến hành theo đơn đặt hàng của Chính phủ, đồng thời theo Trung tâm Khảo sát và Nghiên cứu Levada tại Moskva, thân cận phe đối lập, thì với đa số người Nga, thế giới được hợp thành từ nhiều kẻ thù và chỉ một ít đồng minh. Quyền của thiểu số và nhân quyền với họ không quá quan trọng, và chỉ một tỉ lệ nhỏ giới trẻ mơ gia nhập EU. Nhiều người, sau sự tan rã của Liên Xô một thời từng là cường quốc thế giới, đã cảm thấy mình là công dân hạng hai. Vẫn như trước, một bộ phận đáng kể dân chúng mơ về một nhà nước Nga dân chủ không cần sự giúp đỡ của kẻ khác và những lời khuyên tốt đẹp từ bên ngoài, và không quan trọng việc nền dân chủ đó chính xác phải trông như thế nào. Mong muốn an ninh là rất lớn, và sự toàn vẹn lãnh thổ là ưu tiên tuyệt đối. Đồng thời, nỗi sợ trước các yếu tố ngoại lai và Hồi giáo không ngừng gia tăng. Những dữ liệu này đã xây dựng nên một công thức mà dựa vào đó, Vladimir Putin và giới tinh hoa chính trị Nga kiên tạo nên các chính sách của mình (19). Kết quả của các nghiên cứu có thể làm ai đó thích hay không thích, nhưng nhất thiết phải quan tâm tới chúng. Những ai (không hiếm khi là bà Angela Merkel) rao giảng về sự mực thước chính trị thay cho việc phân tích ai có những lợi ích nào, đã mất đi cơ hội theo đuổi một chính sách thực tiễn để đạt được sự thỏa hiệp, và trong trường hợp tốt nhất là đưa ra được danh sách những điều mong muốn để tự thực hiện. Trong một số trường hợp, cách tiếp cận này có thể rất thành công, nhưng như một quan điểm chính trị cho một triển vọng dài hạn, nó tỏ ra kém tác dụng. Và như một nguyên tắc của nghề báo cũng thế. Bởi không một đất nước nào và không một nguyên thủ quốc gia nào mà không được báo chí đánh giá liên quan tới mức độ tự thể hiện của họ. Việc một viên chức cũ của Liên đoàn Thanh niên Tự do Đức (FDJ) từ Đông Đức và một cựu điệp viên mật Nga, người từng 5 năm ở Dresden, giờ ngồi đàm phán về hòa bình ở châu Âu - đơn giản là một sự trớ trêu của lịch sử. Việc mỗi người trong số họ đều nói được ngôn ngữ của người đối thoại - là một sự trùng hợp nữa. Tuy nhiên, điều đó không làm mọi việc dễ dàng hơn. Những chuyện kể của bà Angela Merkel về kinh nghiệm sống ở Đông Đức và việc tiếp xúc với các lực lượng chiếm đóng Nga bị bó hẹp ở giai đoạn đầu sự nghiệp chính trị của bà bởi câu chuyện các nhân viên quân sự Nga đã từng đánh cắp chiếc xe đạp của bà. Còn việc bà bí mật ngưỡng mộ công đoàn “Đoàn kết” Ba Lan, vốn mang tự do đến cho Ba Lan, rõ ràng đã tác động đến sự phát triển tính cách cá nhân mà sự nghiệp chính trị của bà đã chứng minh điều đó (20). Như thế, bà Merkel, khi còn là người đứng đầu phái đối lập CDU/CSU* trong Nghị viện Đức, tất nhiên đã ủng hộ sự tham gia của Đức vào cuộc chiến Iraq đứng về phía Mỹ, chỉ trích Thủ tướng Đức khi đó là Gerhard Schroeder đã không đủ hiểu biết về dân chủ khi cùng với Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Vladimir Putin bác bỏ đề nghị tham gia vào chiến dịch. Bằng chứng về việc Saddam Hussein sở hữu vũ khí giết người hàng loạt mà Hoa Kỳ trình cho cộng đồng thế giới trong cuộc họp báo chấn động như một nguyên nhân gây chiến, hóa ra chỉ là tuyên truyền chiến tranh - chúng đã bị làm giả. Dẫu vậy, từ quan điểm của cô con gái thực dụng của vị mục sư, Mỹ là người bảo đảm cho hòa bình và tự do trên toàn thế giới. Chiến tranh ở Iraq hay những cuộc chiến tranh đáng ngờ khác đang được tiến hành ở nhiều khu vực khắp hành tinh, chỉ đóng vai trò thứ yếu. Các vụ bê bối với Cơ quan An ninh Quốc gia cho thấy Mỹ đang xây dựng hệ thống giám sát và theo dõi khắp thế giới, trong đó có cả bạn bè và đồng minh của họ, thí dụ như nghe lén cả điện thoại di động của bà Merkel hay ăn cắp có hệ thống thông tin của các công ty Đức - tất cả những thứ đó đối với bà không phải là nguyên nhân làm ghẻ lạnh quan hệ đôi bên. Việc Cơ quan tình báo Liên bang Đức từ thời sáng lập theo sáng kiến của Hoa Kỳ, trở thành một chi nhánh của tình báo Mỹ, và tình hình đó vẫn không thay đổi ngay cả khi nước Đức có chủ quyền - cũng chỉ là một phía khác của quyền lực mà không có nó, theo logic của bà Merkel, đơn giản là không thể. Trong cuộc sống có những mặt tối, và ta phải “bảo hoàng hơn vua”* nếu muốn ở về phía đúng. Mà hơn ai hết, bà Angela Merkel luôn ở về phía đúng, mặc dù bà phải thường xuyên tự điều chỉnh. “Đối với bà, Hoa Kỳ là hiện thân của tự do, bởi cuối cùng thì bà chịu ơn sự kiên cường của đất nước này vì tự do của chính mình”, Stefan Kornelius, người viết tiểu sử cho bà, lãnh đạo bộ phận đối ngoại của tờ Süddeutsche Zeitung (cũng nổi tiếng là người ủng hộ các quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ) viết trong cuốn sách Angela Merkel - Thủ tướng và thế giới của bà. Thực tế, các bình luận của Komelius trùng hợp với quan điểm của chính Thủ tướng, ông dẫn ra phát biểu của bà Merkel: “Chúng ta, người châu Âu, được liên kết bởi một cơ sở những giá trị chung. Đó là sự hiểu biết chung về tự do và trách nhiệm”. Nước Đức không có quyền tiến hành một chính sách mâu thuẫn với lợi ích Hoa Kỳ. Komelius đã giải thích như thế về nguyên tắc quan trọng nhất của Thủ tướng (21). Đó là di sản chung của Đức, tìm thấy biểu hiện đặc thù trong cá nhân bà Angela Merkel. Thí dụ, ưu tiên của Thủ tướng là Đông Âu, và bà đang nỗ lực để góp phần chữa lành những vết thương do Thế chiến thứ hai gây ra, khiến tạo nên một số vấn đề nhất định. Mong ước của bà Merkel là đại diện cho Ba Lan và các nước Baltic trong việc giải quyết xung đột lịch sử của họ với Nga, có thể không có hiệu quả trong lĩnh vục chính trị. Những vết thương chỉ có thể chữa lành trong khuôn khổ ý thức riêng của từng dân tộc thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với các nạn nhân chứ không thể qua trung gian đại diện quyền lợi cho những người bị nạn. Bên cạnh đó, những nỗ lực này còn tác động tiêu cực lên quan hệ lâu dài của Đức với Nga. Cả ông Putin lẫn bà Merkel đều yêu thích quyền lực và chiến thuật. Điều đó cũng gây khó khăn cho việc giao tiếp của họ. Cả hai đều lo âu vì bên cạnh các tuyên bố công khai, mỗi người đều có thể nhìn vào các quân bài của người khác và bất ngờ nhận ra mình không có một chiến lược nào. Không một chính khách phương Tây nào tiếp xúc với lãnh đạo Kremlin qua điện thoại thường xuyên hơn bà Angela Merkel. Thế nhưng, khi bà nhấc máy, điều đó tuyệt nhiên không có nghĩa bà biết được lợi ích của người đối thoại, đừng nói về việc thừa nhận chúng. Với Thủ tướng Đức, “Putin đang sống trong một thế giới khác”, như lời bà đã nói với Barack Obama trong một cuộc trao đổi mật nào đó. Bà lưu ý là mình không tin lắm việc Putin vẫn giữ liên hệ với hiện thực. Và ngay sáng hôm sau, bà Thủ tướng đã có thể tìm thấy phát biểu này của mình trên tờ New York Times (22). Ý thức được việc “thế giới khác” ấy còn liên can cả tới chúng ta, chỉ có thể có được nhờ kết quả của việc học hỏi khó khăn. Và việc học hỏi này không chỉ cần cho Văn phòng Phủ Thủ tướng Liên bang. Bên cạnh một niềm tin không lay chuyển đối với Hoa Kỳ, bà Merkel còn thể hiện việc thiếu tinh tế khi không biết mình nên và không nên hành động như thế nào trong một thời điểm cụ thể, cũng như không quan tâm đến lịch sử của người khác. Tất cả những điều đó không ít lần dẫn đến những tình huống phức tạp mà sau đó rất khó thoát ra. Cultural Intelligence* là một quan điểm đối ngoại mới của Cộng hòa Liên bang Đức, ý nói đến kinh nghiệm của đất nước mà Đức xây dựng quan hệ. Nhưng trong giao tiếp với Moskva, ít khi cảm nhận được điều đó. Có lần đã xảy ra chuyện, chẳng hạn, vào tháng 6-2013 ở Saint Petersburg. Một cuộc gặp thường nhật. Đoàn đại biểu các doanh nhân hàng đầu của Đức và bà Angela Merkel muốn nói chuyện với Nga về các kế hoạch cụ thể trong khuôn khổ “Đối tác cho việc hiện đại hóa” - tên gọi dự án họp tác kinh tế giữa hai nước. Buổi tối, Vladimir Putin và Thủ tướng Đức, như để đưa ra một tín hiệu chung của thiện ý, sẽ đồng khai mạc triển lãm ở Hermitage. Chủ đề triển lãm đòi hỏi sự tinh tế lớn, nói về “nghệ thuật của các chiến lợi phẩm”. Hermitage, với sụ hỗ trợ của các chuyên gia Đức và Nga, đã chuẩn bị cho việc trưng bày công khai kho báu ở Eberswalde mà vào cuối cuộc chiến tranh ở Đức, những người lính Xô viết đã mang về Liên Xô. Bà Angela Merkel muốn phát biểu nhân dịp này, Văn phòng Thủ tướng Liên bang cho biết. Ý tưởng chính của bài phát biểu: kho báu phải được trả về nơi trước đây nó từng thuộc về, tức nước Đức. Cuộc tranh cãi về việc này đã diễn ra từ lâu. Quan điểm của Nga là số vàng này đã được trả giá bằng hàng triệu sinh mạng người Nga, Berlin biết nhưng không công nhận. Những khác biệt như thế là nguyên liệu dồi dào cho trò chơi hai chiều giữa các chính trị gia và nhà báo, những người đang muốn làm nóng lên đề tài này. Ở Berlin, buổi sáng trước chuyến bay, Thư ký báo chí thông tin cho báo giới về sự bất đồng đáng kể giữa điện Kremlin và Văn phòng Thủ tướng. Người Nga không muốn bà Merkel phát biểu, nhưng Thủ tướng Đức không cho phép ai cản trở mình. Vụ bê bối bùng nổ. “Nghệ thuật chiến lợi phẩm ở Saint Petersburg: Merkel phá hỏng buổi đồng khai mạc triển lãm với Putin”, vài giờ sau, tờ Spiegel online viết (23). Báo Die Weltchạy dòng tít: “Merkel phá vỡ cuộc gặp với Putin” (24). Các phương tiện truyền thông khác cũng phản ứng theo tinh thần đó. Kết quả, cuộc xung đột giả tạo giữa tự do phát biểu và hành vi độc tài theo tinh thần Putin đã tạo ra cơn chấn động trong ngay. Tuy nhiên, cuộc gặp không bị hủy. Trong chiều ngày 21-6-2013, ở Saint Petersburg, Vladimir Putin đã bàn thảo mật với Angela Merkel. Ông nhắc bà về việc, cuộc triển lãm sẽ phải mở cửa vào hôm sau cho khách tham quan. Đối với nước Nga, đó là ngày rất đặc biệt. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, Đức tấn công Liên Xô. Khi đó, Đại sứ Đức ở Moskva, Bá tước Von Schulenburg đã gọi cho Ngoại trưởng Liên Xô vào sáng sớm, dựng ông ta dậy, thông báo cuộc tấn công có mật mã “Kế hoạch Barbarossa” đã nổ ra. Có thể Cố vấn Phủ Thủ tướng Liên bang Đức không nhớ về sự kiện này, nhưng đối với một chuyên gia đối ngoại như Christoph Heusgen, quên lãng là điều ít có khả năng xảy ra. Đối với Tổng thống Nga, những lời về việc kho báu phải được trả lại Đức vang lên đúng vào ngày này là một đòn tấn công chính trị. Báo chí Đức còn chẳng viết gì về ý nghĩa lịch sử của ngày này. Đối với Vladimir Putin, vài năm trở lại đây là câu chuyên của sự ghẻ lạnh, và điều đó liên quan không chỉ tới Mỹ mà còn cả châu Âu và Đức. Đối với ông, những mối liên hệ với châu Âu và Đức còn mang tính chất cá nhân. Cả hai con gái của ông đều nói tiếng Đức và có thời gian đã học trong trường học Đức. Không có một Tổng thống Nga nào chịu ảnh hưởng mạnh bởi nước Đức như Putin. Đầu những năm 1990, ông là Phó Chủ tịch thứ nhất của chính quyền Thành phố Saint Petersburg và phụ trách quan hệ đối tác với Hamburg. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của Putin, luật sư Henning Voscherau, từng là Thị trưởng đầu tiên của Hamburg, đã nhiều lần đến Nga cùng một nhóm cộng sự để tham mưu cho phía Nga khi làm việc về các tiêu chí luật Hiến pháp. Còn Gerhard Schroeder, cựu Thủ tướng Liên bang của SPD*, đã trở thành bạn thân của Putin. Họ thậm chí còn gọi nhau theo cách thân mật. Và điều đó xảy ra sau khi Cố vấn Thủ tướng Đức về các vấn đề đối ngoại trước cuộc gặp đầu tiên với Vladimir Putin đã khăng khăng yêu cầu ông không đưa tay cho Tổng thống bắt. Mối quan hệ đặc biệt Đức - Nga ở cấp độ chính trị đó giờ đây đã là lịch sử. Và ở Phủ Thủ tướng từ lâu đã lan truyền khái niệm “change regime” (thay đổi chế độ). 3 LUẬT MỚI HAY KHÔNG LUẬT? PUTIN VÀ NHỮNG YÊU SÁCH CỦA HOA KỲ THỐNG TRỊ THẾ GIỚI Đề tài chính của Câu lạc bộ Valdai* được hình thành rõ ràng. Nhóm các thành viên không đông. Đa số là các chuyên gia về Nga, các cựu nhân viên ngoại giao, chính khách, nhà báo và các sử gia từ Hoa Kỳ, châu Âu, Nga và Trung Quốc, những người ngồi vào các xe buýt mini ở sân bay Sochi để ba ngày sau tiến hành thảo luận tại một khách sạn xa xôi nào đó, và họ đều biết nhau. Nhóm này gặp nhau mỗi năm từ năm 2004, kể từ sau khi được Kremlin cho phép thành lập . “New rules or no rules” (Luật mới hay không luật) là chủ đề cuộc gặp tháng 10-2014. Chương trình nghị sự bàn về những đề tài quan trọng nhất của năm đó: xung đột ở đông Ukraine, việc sáp nhập Crimea, cấm vận của phương Tây và những hậu quả đối với nước Nga. Và câu hỏi trung tâm: ai, khi nào và ở đâu xác định luật chơi trong chính trị quốc tế? Vì thế, mà những “vận động viên chính trị” hạng nặng từ Moskva đã đến Krasnaya Polyana, khu nghỉ mát trượt tuyết vùng Kavkaz trên Sochi của Olympic. Ngoại trưởng Sergey Lavrov và Sergey Ivanov, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và là Chánh văn phòng điện Kremlin, hay những nhà kỹ trị ảnh hưởng như Igor Shuvalov, người phụ trách ngân sách và chính sách kinh tế trong Chính phủ. Trong hội trường của cung điện bằng kính lộng lẫy nhìn ra sân vận động mới cho môn biathlon*, nơi mà hồi tháng 2-2014, các vận động viên trượt tuyết bắn bia để giành huy chuơng vàng Olympic, các chính khách hàng đầu cố thảo ra một quan điểm thích hợp trong tình hình khủng hoảng hiện nay. Không khí rất thư giãn, các lãnh đạo Nga tập trung ở đó thể hiện sự thống nhất và lạc quan. Nhìn chung, họ đồng ý rằng cấm vận do phương Tây tiến hành khá đau đớn, nhưng cùng lúc lại mang đến cho nước Nga khả năng cuối cùng là phải nỗ lực để làm điều lẽ ra đã làm từ lâu, tức tiến hành cải cách kinh tế. Phương châm được thỏa thuận của đội chính phủ là “Thay thế như một chuơng trình”. Khủng hoảng có thể trở thành cơ hội bất ngờ và tiềm năng lớn lao cho tăng trưởng. Và trước hết, những tập đoàn nhà nước như người khổng lồ Gazprom vẫn chưa khai thác hết tiềm năng họ có. Nói cách khác, tình hình đang trong tầm kiểm soát và không quá phức tạp như năm 1998. Năm đó đã đi vào ký ức nhân dân Nga như một thảm họa kinh tế, như một trong những năm tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Ngân sách hiện nay, dĩ nhiên cần đưa vào bãi phế liệu: nó phải cắt giảm đáng kể, nhưng còn lại thì Nga vẫn là một đất nước mạnh mẽ và Vladimir Putin vẫn là Tổng thống của nó. Phát biểu của các nhà hoạt động chính trị - đó chỉ là khúc dạo đầu cho một thông điệp trung tâm mà Vladimir Putin gởi đến phương Tây khi kết thúc sự kiện này. Tám tháng sau biến cố ở Maidan - Kiev, Tổng thống Nga đã sử dụng hội nghị như một diễn đàn cho bài phát biểu có tính cương lĩnh của mình. Có lẽ đây là một trong những phát biểu cứng rắn nhất trong số những phát biểu mà ông từng đưa ra trước các thành viên của câu lạc bộ này, và là một sự pha trộn các thách thức chính trị và nỗi thất vọng cá nhân. Lời cảnh báo đó gởi cho ai, không có gì phải nghi ngờ: “Hoa Kỳ luôn nói với các đồng minh của mình: chúng ta có kẻ thù chung, nó đáng sợ, nó là trung tâm cái ác; chúng tôi bảo vệ các người - đồng minh của chúng tôi - khỏi nó, và có nghĩa, chúng tôi có quyền ra lệnh cho các người, buộc các người hy sinh những lợi ích kinh tế và chính trị của mình, chịu chi phí cho việc phòng thủ tập thể, nhưng lãnh đạo việc phòng thủ đó, dĩ nhiên, phải là chúng tôi” (25). Chiến tranh lạnh, theo lời Tổng thống Nga, chính thức kết thúc từ vài thập niên trước, nhưng nó không chấm dứt bằng việc ký kết hòa bình và đặt ra những luật lệ rõ ràng vốn cần thiết từ lâu. Hậu quả cho thế giới còn lại còn hơn cả báo động và đặt ra những hiểm họa cho ưật tự thế giới: Hoa Kỳ, tuyên bố mình là kẻ chiến thắng, đã hành động tuyệt đối vì lợi ích của mình, như những tay nhà giàu mới phất bỗng nhiên có được một tài sản khổng lồ; họ cố chiếm hữu thế giới, bất chấp những tổn hại. “Có thể, sự độc quyền của Hoa Kỳ, cách mà họ thể hiện sự thống lĩnh của mình - thật sự là lợi ích cho tất cả, và sự can thiệp trên diện rộng của họ vào tất cả mọi vấn đề trên thế giới sẽ đem tới hòa bình, phồn vinh, tiến bộ, thịnh vượng, dân chủ - và đơn giản là hãy thư giãn và hài lòng?”, Putin mỉa mai nhận xét. Và ông trả lời câu hỏi này như sau: “Tuyệt đối không phải thế. Đơn phương bức chế, áp đặt những khuôn mẫu của riêng mình sẽ mang lại hậu quả trái ngược”. Hiện nay, đối với nước Nga - điều đó rất rạch ròi - sự tinh tế của luật pháp quốc tế không còn quan trọng. Cấm vận của phương Tây không được chính giới Moskva xem như một biện pháp chính trị để kêu gọi đất nước tuân theo trật tự. Với họ, cấm vận là một phần của cuộc chiến không chính thức tuyên bố. Mục đích của nó là để mở rộng EU và NATO tới tận các biên giới Nga. Điều mà về mặt chính thức được tuyên bố như một cuộc thập tự chinh đạo đức của phương Tây nhằm bảo vệ bản sắc và mở rộng dân chủ, còn trên thực tế được Putin xem như một mưu toan nữa nhằm tước mất ảnh hưởng của Nga. Đó là sự khẳng định tiêu chuẩn kép, đặc biệt khi họ đồng thời cáo buộc Tổng thống Nga mưu toan phục hồi Liên bang Xô viết. Tống thống Putin tiếp tục phát triển đề tài: “Có một câu ngạn ngữ cổ: ‘Những gì Jupiter được phép, con bò không được’*. Và chúng tôi không chia sẻ quan điểm này. Có thể đối với con bò, nó có tác dụng, nhưng con gấu sẽ không xin phép bất cứ ai. Chúng tôi gọi nó là ông chủ rừng taiga, và nó không chuẩn bị dịch chuyển đến những vùng khí hậu khác. Nó không thích như thế. Nhưng nó sẽ không giao cho ai rừng taiga của mình”. Mọi thứ được đề cập rất rõ ràng. Nhóm các chuyên gia tập trung ở đó hầu như không đặt câu hỏi. Chỉ có những nhà vận động hành lang của một công ty luật lớn của Washington, trước đây làm việc trong lĩnh vực an ninh Hoa Kỳ, đã cố phát biểu nhanh gọn rằng họ hiểu luật quốc tế và dân chủ theo quan điểm Mỹ. Cách nói này không chỉ nhằm để chống đối mà còn nhằm để ghi vào biên bản sự hiện diện của họ. Sau đó, trong bữa ăn tối với một số chuyên gia phương Tây và đại diện các giới học giả, Vladimir Putin lại một lần nữa tuyên bố những điểm chính trong danh sách tội lỗi của phương Tây vốn đã ăn sâu trong tâm trí ông: “Họ đệ đơn lên Liên Hợp Quốc để đánh bom Libya nhằm ngăn ông Gaddafi làm chính điều đó với một bộ phận nhân dân mình. Chúng tôi đồng ý. Nhưng cuối cùng phương Tây lại sử dụng sự can thiệp của mình để lật đổ Gaddafi. Các người đã được gì? Không gì cả. Hỗn loạn. Và ở Iraq cũng thế. Các người vào Iraq. Các người đạt được gì? Cũng chẳng có gì tốt đẹp. Giờ đây, IS cùng với hàng nghìn cựu binh chế độ Saddam Hussein cố xây dựng quốc gia Hồi giáo”. Và sau ly vodka tạm biệt là phần nói thêm ngắn về đề tài trong ngày - xung đột Ukraine. Câu hỏi chính của cuộc gặp: “Luật mới hay không có luật”. “Không phải chúng tôi bắt đầu. Đã từ lâu, chúng tôi nói với châu Âu rằng cách tiếp cận vấn đề Ukraine của EU: ‘hoặc cùng với chúng tôi, hoặc cùng với nước Nga: hoặc vì chúng tôi, hoặc chống lại chúng tôi’” là khá nguy hiểm. Bước đi đó động chạm trực tiếp tới lợi ích của chúng tôi”. Putin đã mô tả cái nhìn của mình về việc phát triển các sự kiện như thế. “Thế nhưng ở Brussels, họ đơn giản chỉ trả lời chúng tôi là chuyện đó không liên quan tới chúng tôi. Chấm, hết thảo luận. Và thực tế là một cuộc đảo chính đã được tiến hành. Sự sụp đổ kinh tế, chính trị của đất nước và nội chiến với hàng ngàn người chết”. Còn về Crimea, vào buổi tối muộn tháng 10 đó, trên đỉnh Kavkaz, Vladimir Vladimirovich đã không nói gì thêm. Từ ngày 18-3-2014, Crimea đã lại là lãnh thổ Nga. Và nó sẽ vẫn là của Nga khi nào Putin còn giữ cương vị này. Chẳng có gì phải nghi ngờ. 4 GHI NỢ VÀ TÍN DỤNG- TÍNH TOÁN SƠ BỘ NGA VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ PHƯƠNG TÂY Putin xuất hiện trong văn phòng Moskva của mình sau nửa đêm một chút. Vào buổi tối tháng 12 năm 2011 ấy, chúng tôi thỏa thuận tiến hành một trong những cuộc phóng vấn dài đầu tiên. Vladimir Putin, như mọi khi, đã tới muộn, và lần này thì đặc biệt trễ. Suốt mấy giờ qua, cô gái trong văn phòng cứ vài phút lại gọi tìm hiểu xem khi nào ông tới, trước tiên là để trấn an chính mình. Còn một nhân viên thỉnh thoảng lại hỏi chúng tôi liệu có muốn dùng thêm cà phê, trà hay một cốc rượu vang không. “Cuộc họp kéo dài hơn bình thường”, Putin nói xã giao. Câu hỏi “có phải là do hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) mà NATO lập ở biên giới, không chỉ chống Iran” đã khiến ông bật cười. Sau đó, ông đưa một câu trả lời cụ thể: “Hệ thống tên lửa này bao phủ lãnh thổ chúng tôi tới tận Ural. Chúng trung lập một phần kho vũ khí hạt nhân trên mặt đất - cơ sở cho khả năng phòng thủ của chúng tôi. Điều đó các chuyên gia hiểu rõ. Rồi sau đó, họ đến chỗ chúng tôi và bảo: ‘Này các cậu, đừng sợ. Chúng tôi lập hệ thống này nhưng sẽ không sử dụng chúng để chống lại các cậu. Chúng tôi tốt mà, hãy nhìn vào đôi mắt trung thực của chúng tôi đi’”. Với Vladimir Putin, NMD chỉ là một phần trong các thí dụ về việc phương Tây không đánh giá nghiêm túc thành tựu của nước Nga, vốn đã giải thể Liên Xô thành công bằng những biện pháp tuyệt đối hòa bình. Từ lâu, nó đã hòa hoãn với việc lịch sử tuyên án cho chủ nghĩa xã hội hiện thực. Nhưng không phải với cách mà ban lãnh đạo khi đó tiến hành thủ tục phá sản thiếu chuyên nghiệp đến thế. Tháng 12-1991, Liên Xô chấm dứt sự tồn tại của mình sau khi các Tổng thống Nga, Ukraine và Belarus tập hợp tại dinh thự chính phủ ở rừng Belaveshskaya và tuyên bố giải thể Liên Xô. Vài ngày sau, lá cờ búa liềm ở điện Kremlin bị cuốn lại và thay vào đó là lá cờ đại bàng hai đầu của nước Nga sa hoàng. Như thế, nước Nga với 145 triệu dân, đa số là dân Nga, trong thoáng chốc đã trở thành người kế thừa một đế chế rộng lớn. Phần còn lại của Liên xô cùng với khoảng chừng ấy dân số, gồm những nước cựu cộng hòa, sau nhiều thập niên lệ thuộc đã cố tự đứng trên đôi chân mình. Và chỉ trong một sớm một chiều, hơn 20 triệu người Nga bất ngờ thấy mình sống trong quốc gia khác, phải tập thích nghi và bắt đầu cuộc sống mới như những người ngoại quốc. Xung đột này đến nay vẫn chưa được giải quyết. Theo Putin, những hoàn cảnh nêu trên đã trở thành cơ sở cho những lời của ông về “một trong những thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20” (26). Phụ trách kinh tế trong Tòa thị chính Saint Petersburg, ông nhanh chóng hiểu ra vốn liếng đầu tư trong thời toàn cầu hóa sẽ dịch chuyển, trước hết là về những vùng mà các nhà đầu tư cảm thấy thoải mái. Điều kiện tốt nhất đối với họ là ở những nơi thuế suất và tiền lương thấp, nơi người dân, mặc cho khó khăn, vẫn giữ được sự bình tĩnh. Chính lúc đó, khi nước Nga chuyển sang chủ nghĩa tư bản bằng đôi hia bảy dặm, ông nắm rõ việc các tỉ phú đóng thuế cho đất nước của mình và tôn trọng quốc gia mình quan trọng thế nào. Không chỉ cảm giác bị qua mặt khiến Putin lo âu. Việc thiếu tôn trọng lợi ích quốc gia Nga, đặc biệt trong thời kỳ nó suy yếu, ít nhất cũng làm ông tổn thương không kém. Thời gian gần đây, ông luôn tìm hiểu một cách chi tiết, không một phút ngưng nghỉ, giữa những bữa ăn qua quít*, việc cảnh quan quân sự ở châu Âu đã thay đổi thế nào không đếm xỉa tới quan hệ với Nga. Nếu với Hiệp ước Warsawa, liên minh quân sự xô viết chấm dứt sự tồn tại của mình cùng với sự tan rã của Liên bang Xô viết thì NATO ngược lại, đã nhanh chóng mở rộng. Năm 1999, đầu tiên là Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Sau đó, năm 2004, kết hợp với họ là các nước Baltic, rồi Rumania và Slovakia. Cuối cùng, năm 2008, là Croatia và Albania. “Bất chấp việc khi thống nhất nước Đức, họ đã hứa với chúng tôi là sẽ không mở rộng NATO”. Các cuộc tranh cãi dữ dội về những lới hứa này đã diễn ra vài năm qua. Đây là vấn đề then chốt cho cuộc xung đột mới giữa Đông và Tây. Đúng là việc này không có một thỏa thuận bằng văn bản nào, cũng như chính xác là tất cả những điều này đã được bàn bạc chi tiết. Trong ghi chép của Bộ Ngoại giao Đức về cuộc thảo luận của Ngoại trưởng Đức Hans - Dietrich Genscher với đồng cấp Nga Eduard Shervardnadze ngày 10-2-1990 có ghi như sau: [Ngoại trưởng Liên bang Đức]: “Chúng tôi nhận thức được rằng việc một nước Đức thống nhất thuộc về khối NATO sẽ đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Tuy vậy, đối với chúng tôi, rõ ràng là NATO sẽ không mở rộng về phía đông” (27). Cũng như không có tranh cãi gì về việc người Mỹ, ít nhất vào lúc đó cũng chia sẻ quan điểm này. “NATO sẽ không mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình về hướng đông thêm một inch nào”, Ngoại trưởng Mỹ James Baker đã tuyên bố ở gian Catherine trong điện Kremlin vào ngày 9-2-1990 (28). “Và tất cả họ còn bảo chúng tôi là điều đó không được ghi lại trong bất cứ thỏa thuận quốc tế nào - lỗi của ban lãnh đạo Xô viết khi đó”, Vladimir Putin nói, quy trách nhiệm vì lỗi lầm để lại những hậu quả to lớn này cho các chính khách Nga. ”Đơn giản là họ ngủ quên. Mà như người ta nói, lời nói gió bay*”. Với Putin, như chúng tôi được thuyết phục vào đêm đó, thì ngay khi không có những văn bản được ký kết thì tất cả những gì đã diễn ra là bằng chứng đầy đủ cho việc phương Tây ngay từ đầu đã không coi trọng quan hệ đối tác như họ đã hứa. “Mọi việc diễn tiến tiếp theo thế nào, tất cả chúng đều có thể đọc được”, Tổng thống Nga giới thiệu với chúng tôi vào sáng sớm lúc chia tay, “hãy đọc Zbigniew Brzezinski”. Sự tình cờ hay chiến lược Zbigniew Brzezinski, người từng là Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, sinh năm 1928 tại Warsawa. Ông làm việc dưới thời các Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson và Jimmy Carter, sau đó là cho Bill Clinton và Barack Obama. Ông chiếm một vị trí giống như Henry Kissinger giữa những người Cộng hòa - một nhà địa chính trị uy tín của Đảng Dân chủ. Cha ông là một nhà ngoại giao Ba Lan mà bão tố Thế chiến thứ hai đã ném vào Hoa Kỳ qua Canada. Việc mở rộng NATO về phía đông đã được ông mô tả chính xác từ năm 1997 trong cuốn sách: Bàn cờ vĩ đại: sự thống trị của Hoa Kỳ và những mệnh lệnh địa chiến lược của nó, mặc dù chính ông lúc đó cũng không nghĩ rằng kịch bản này sẽ lần lượt được thực hiện. Brzezinski viết: “Thực tế, khó thể hình dung một châu Âu thống nhất mà không có một hiệp ước chung về an ninh với Hoa Kỳ. Từ đó có thể thấy các nước, bắt đầu những cuộc đàm phán gia nhập EU và nhận được lời mời tương ứng, trong tương lai sẽ tự động được đưa vào dưới sự bảo trợ của NATO” (29). Tiến độ mà ông dự đoán cho chiến lược tương lai, khá trùng hợp với những sự kiện thực tế. Những gì mà Chính phủ Mỹ khởi đầu dưới sự lãnh đạo của nhà dân chủ Bill Clinton vào những năm 1990 đã được tiếp tục bởi người kế nhiệm phe Cộng hòa George Bush - con và sau đó là Barack Obama. Brzezinski viết: “Trong tương lai gần, EU sẽ bắt đầu các cuộc thương lượng về việc gia nhập của các nước Baltic. NATO cũng sẽ tiến lên phía trước với cuộc thảo luận tư cách thành viên của liên minh quân sự với các nước này, đồng thời với Rumania, việc gia nhập của nó có thể chờ đợi vào năm 2005. Vào lúc nào đó, ở giai đoạn này, các nước Balkan cũng sẽ đáp ứng các điều kiện và yêu cầu đặt ra cho ứng viên xin gia nhập. (...). Trong thời kỳ từ năm 2005 đến 2010, có thể, cả Ukraine cũng sẽ sẵn sàng tiến hành những cuộc đàm phán nghiêm túc với EU và NATO, đặc biệt nếu nước này đạt được tiến bộ đáng kể trong các cải cách chính trị đối nội và ở một mức độ rộng, thể hiện mình như một quốc gia Trung Âu” (30). Theo kinh nghiệm riêng của mình, Frank-Walter Steinmeier biết tại sao xung đột trong quan hệ Đông - Tây lại nổ ra lần nữa. Cuối cùng thì, Steinmeier - Chủ tịch Đảng Dân chủ Xã hội - bắt đầu lãnh đạo văn phòng của Thủ tướng Liên bang từ đầu thế kỷ này, và sau đó trở thành Ngoại trưởng của liên minh lớn từ năm 2005 đến 2009, khi căng thẳng bắt đầu leo thang. Ông đã cảm nhận rõ sự khó xử liên quan đến tiến trình các sự kiện trong xung đột Ukraine, mặc dù với tư cách một nhà ngoại giao, ông thích trình bày cả việc phê lẫn tự phê dưới hình thức câu hỏi trong các phát biểu công khai. Chẳng hạn như phát biểu nhậm chức ở Bộ Ngoại giao lúc ông trở lại làm Bộ trưởng cuối năm 2013 sau vài năm lãnh đạo liên minh vàng - đen. Trong bài nói chuyện này, ông đặt những câu hỏi: “Chúng ta phải tự hỏi mình, chúng ta đánh giá có đúng không, và đất nước này [Ukraine] yếu ớt và manh mún đến đâu. Chẳng lẽ chúng ta không thấy đã đặt ra cho nó những yêu cầu quá cao khi bắt nó phải chọn giữa châu Âu và Nga? Có thể, chúng ta đã đánh giá thấp quyết tâm của Nga, vốn gắn bó với Ukraine không chỉ về kinh tế, mà còn về lịch sử và cảm xúc?” (31). Kỷ nguyên của Guido Westerwelle, người tiền nhiệm của Steinmeier, là thời kỳ mà trong lịch sử hiện đại của Đức, một Bộ trưởng Ngoại giao thực sự không đóng vai trò gì. Khi Westerwelle nhậm chức, Philip Murphy - Đại sứ Hoa Kỳ tại Đức - đã viết cho các đồng nghiệp của mình ở Bộ Ngoại giao tại Washington rằng tân Ngoại trưởng là “một đại nhân không tiếng tăm” và ông ta “có thái độ mâu thuẫn với Hoa Kỳ”. Trong những sự vụ nghiêm trọng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vì thế thích làm việc với Văn phòng Thủ tướng Liên bang hơn. Cố vấn của bà Angela Merkel về chính sách đối ngoại, Christoph Heusgen, vì thế đã trở thành “ngoại trưởng thứ hai”, như spiegel viết (32). Và đích thân Phủ Thủ tướng Liên bang, như việc phát triển tiếp theo của các sự kiện chỉ ra, đã im lặng đồng ý với việc chính Hoa Kỳ ra quyết định chuyện gì nên và không nên xảy ra ở Ukraine. Quan chức Brussels, khi đó là Chủ tịch ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cũng đã gây áp lực lớn lên Ukraine, yêu cầu phải chọn lựa giữa Tây và Đông. Vào năm 2014, cựu Thủ tướng Liên bang Đức Helmut Schmidt đã chỉ trích ủy ban châu Âu khi nói về việc vị cao ủy châu Âu “can thiệp quá tích cực vào chính trị thế giới, mặc dù đa số họ chẳng hiểu gì về nó”, như đã thấy trong “nỗ lực kết nạp Ukraine”. Mâu thuẫn này, theo lời Schmidt, nhắc ông nhớ tới tình hình năm 1914 trước Thế chiến thứ nhất, mà lại “ngày càng nhiều và nhiều hơn”. Ông không muốn nói đến Thế chiến thứ ba, “thế nhưng nguy cơ căng thẳng tình hình theo kiểu tháng 8-1914 tăng từng ngày” (33). Giấy xác nhận “ly hôn” giữa Ukraine với Nga được chính thức công bố trong Công báo chính thức của EU cuối tháng 5-2014, là một văn kiện dài hơn 1.000 trang gồm lời mở đầu, 7 chương, 486 điều khoản, 43 phụ lục và các biên bản khác nhau, trong đó, với sự thông thái lố bịch đã mô tả tất cả các quan hệ của Kiev với đối tác mới Eli (34). Để lập ra văn kiện này, trong vài năm, hàng đoàn các viên chức và chính khách đã từ Kiev đi Brussels và từ Brussels đi Kiev, đưa ra những tuyên bố chính thức, trình ra các yêu cầu, đe dọa và hứa hẹn. Mỗi chi tiết đều được mô tả rõ ràng. Ở đây nói về tài chính, về các tiêu chuẩn công nghiệp nhất định, về việc những năm tới thuế quan sẽ như thế nào và hiệu lực bao lâu. Hàng trăm trang ấn định chi tiết, cụ thể “việc buôn bán động vật sổng và hàng hóa có nguồn gốc động vật”. Chẳng hạn như “lợn nái có trọng lượng từ 160 kg đẻ ít nhất một lần” khi xuất khẩu sang châu Âu sẽ bị đánh thuế ở mức 8%. “Gà sống” nhập vào châu Âu được miễn thuế. “Gà đã vặt lông, mổ ruột, chặt đầu, nhưng còn cổ, tim và gan” sẽ chịu mức thuế quan mắc hơn - ở đây là 15%. “Thỏa thuận về Hội nhập giữa Liên minh châu Âu và các nước thành viên EU, từ một phía, và Ukraine, từ phía khác” (tên chính thức của văn kiện) quy định rõ những loại cá nào khi xuất sang phương Tây sẽ phải chịu thuế còn những loại nào thì không, điều gì sẽ phải diễn ra với trai và các loại cá ngừ khác nhau. Văn kiện cũng viết rõ là lúa mì của Ukraine sẽ phải chịu thuế quan 168 euro/tấn, và rằng nông dân EU sẽ phải được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của Ukraine. Những đoạn liên quan đến con người thì được trình bày ít rõ ràng hơn. Đến lúc nào đó, người Ukraine có thể được vào thế giới tuyệt vời dưới tên gọi EU mà không cần thị thực. Điều kiện cho việc này là phải hoàn thành những điều kiện pháp lý, thể chế và chính trị nhất định. Thời hạn không được quy định. Hy vọng của nhiều người biểu tình được trình bày trong một đoạn của văn kiện: “Tính tới tầm quan trọng của việc tiến hành nhập cảnh miễn thị thực đối với công dân Ukraine, khi nào những điều kiện nêu trên được thực hiện và sự lưu thông được bảo đảm an toàn”, dự kiến trong những năm sắp tới sẽ tiến hành đàm phán chi tiết về vấn đề này “trong khuôn khổ những cuộc gặp thường xuyên ở cấp quan chức cấp cao và chuyên gia của các bên” (35). Vào tháng 12-2015, những hậu quả của việc tách rời Ukraine khỏi Nga, vốn từng là đối tác chính của nó, trở thành thảm họa. Hơn 6.000 người chết*, đất nước bị phá sản, chia rẽ và sẽ tiếp tục tình trạng này trong nhiều năm sau. Còn ở châu Âu, từ sau cuộc đảo chính ở Kiev tháng 2-2014, một lần nữa, kỷ băng hà ngự trị. Rõ ràng, chiến tranh lạnh chỉ gián đoạn một thời gian ngắn. Đối với Liên minh châu Âu, hình thức đối tác Đông Âu như thế là quá đắt đỏ. Các chuyên gia nhận định chi phí và hậu quả của chiến dịch quân sự này có thể lên tới vài trăm tỉ euro. Đó là chưa tính những hủy hoại ở miền đông đất nước. Vladimir Putin cũng phải trả giá cao: ở nước Nga, chủ nghĩa dân tộc bắt đầu rục rịch, còn kinh tế Nga thì lâm vào khủng hoảng sâu sắc từ năm 2014, không chỉ vì cấm vận mà còn vì giá dầu sụt giảm. Thế nhưng Tổng thống Nga sau khi sáp nhập Crimea lại được trong nước ủng hộ chưa từng thấy. “Ở Crimea, tất cả mọi thứ đều thấm nhuần lịch sử và niềm tự hào chung với chúng ta”, Putin đã lập luận về những động cơ quốc gia đối với việc sáp nhập bán đảo Crimea và Thành phố Sevastopol vào nước Nga như thế tại buổi lễ ăn mừng. Rõ ràng là ông xúc động. Không chỉ giới lãnh đạo chính trị nhận thức bài phát biểu của Putin ngày 18-3-2014 ở gian St. George của điện Kremlin là khoảnh khắc lịch sử và đã đứng dậy hoan nghênh nhiệt liệt. Tổng thống còn chạm được vào trái tim của tất cả người Nga, đúng lúc họ muốn trải qua kỳ nghỉ ở Biển Đen. “Crimea - đó là Sevastopol, thành phố - huyền thoại, thành phố của số phận vĩ đại, thành phố - đồn lũy và là tổ quốc của hạm đội Biển Đen Nga”. Cùng với đó, Putin hy vọng rằng “Ukraine sẽ là người láng giềng tốt của chúng ta”. “Thế nhưng, tình hình đã phát triển theo cách khác”, và “người Nga, cũng như các công dân Ukraine khác, cũng khốn khổ vì cuộc khủng hoảng nhà nước và chính trị liên miên làm chấn động Ukraine hơn 20 năm qua” (36). Các chính phủ châu Âu bối rối. Họ không tính được phản ứng như thế và dĩ nhiên, cố tìm hiểu tại sao mọi việc lại đi xa đến vậy. Đó không phải là lỗi của họ - giọng điệu cơ bản những phát biểu của họ là như thế. Họ muốn tốt hơn cơ... “Không ai có thể lường trước vì sao chúng ta lại trượt một cách nhanh chóng đến thế vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất sau chiến tranh lạnh”, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier phát biểu vào tháng 4-2014 khi xin lỗi vì sự thất bại của ngoại giao Đức (37). Những cụm từ kinh điển của chính khách Đức thường vang lên như thế, mà về sau chúng sẽ đi vào sách giáo khoa lịch sử. Những phát biểu thế này khẳng định sự bất lực của họ trước sự phát triển không thương xót của tình hình chính trị. Thủ tướng Đức cũng thích dùng những lời tầm thường tương tự, khi nói về logic tàn nhẫn của sự tất yếu chính trị, thật không may, mặc cho tất cả các nỗ lực, đã không tránh khỏi. “Không có lựa chọn khác cho việc này”, cụm từ giống như thế của Thủ tướng Angela Merkel. Bà luôn nói vậy khi đưa ra quyết định cứng rắn để thúc ép lập trường của mình. Cứ như bỗng dưng một ngày xung đột xuất hiện, tưởng như sau hai Thế chiến, nhiệm vụ chính và có tính nguyên tắc của các chính khách không phải là cố tránh sớm hơn cuộc đối đầu quy mô như thế. Một trăm năm sau khi bùng nổ Thế chiến thứ nhất, cái cớ “không còn làm gì được nữa” củng chẳng trở nên tốt hơn chút nào. Cái cớ đó vẫn luôn sai trái. Các chính khách, theo loại hoạt động của họ, luôn tự động tham gia tích cực vào việc tạo ra xung đột. “Nếu xảy ra xung đột lớn”, Thủ tướng Quốc xã Moritz August von Bethmann Hollweg gởi điện tín cho Đại sứ Đức ở Vienna trước lúc bắt đầu cuộc Chiến tranh vĩ đại, “khi đó cần làm sao cho nước Nga bị nhìn nhận là kẻ xâm lược” (38). Đế chế Đức buộc Habsburg phải chống lại Serbia vì biết rõ rằng Nga sẽ can thiệp vào cuộc chiến. Năm 1961, nhà sử học Hamburg Fritz Fischer trong cuốn sách Đường dẫn đến sự thống trị thế giới đã bóc trần huyền thoại từng lan truyền rằng nước Đức chẳng hề có ý định xấu xa nào khi phải tham gia vào Thế chiến thứ nhất ngược lại ý muốn của mình. Bằng cách đó, ông đã gây ra những cuộc tranh luận sôi nổi nhất trong suốt thời gian tồn tại Cộng hòa Liên bang Đức. Từ dạo đó, cách thoái thác theo công thức này của các chính khách đã không còn hiệu nghiệm. Mưu đồ đổ vấy tối đa cho người khác tội gây leo thang căng thẳng đã cũ rích, giống như nghề chính khách. Dĩ nhiên, cuộc khủng hoảng hiện nay khác so với 100 năm trước. Thế nhưng, nước Đức những năm gần đây không bao giờ là một nhà trung gian vô tư giữa Tây và Đông, nó luôn ở về một phía trong xung đột giữa Moskva và Ukraine. Nỗ lực dịch chuyển biên giới NATO và EU tới Crimea mặc cho có nhiều phản đối của Moskva là một sai lầm, nhưng Angela Merkel đã xúc tiến quyết định này và cuối cùng chuẩn thuận. Trong khi đó, ở đây không chỉ nói về việc đánh giá đạo đức chính sách của bà mà còn là câu hỏi cơ bản: các chính khách sẽ trả cái giá nào cho việc hiện thực hóa những ý tướng của mình, bất chấp xung đột Ukraine có phải là cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống xã hội, là sự đối đầu chính trị, hay là cái này lẫn cái kia. Vladimir Putin đã nhiều lần cảnh báo. Trong phát biểu ở Nghị viện Đức năm 2001, giữa cuộc họp báo về an ninh ở Munich năm 2007 - và tư tưởng chủ đạo trong các phàn nàn của ông chỉ có một: thiếu niềm tin. Nước Nga cần được xem như một đấu thủ bình đẳng sau khi Liên xô sụp đố, cần cùng nhau thảo ra luật chơi và tuân thủ chúng. Trong phát biểu đầu tiên và đến nay là cuối cùng trước các nghị sĩ trong tòa nhà Quốc hội Berlin, tân Tổng thống Nga, người đến lúc đó mới tại chức được một năm, đã mô tả không quá theo kiểu ngoại giao vấn đề nảy sinh trong quan hệ của mình với các đối tác phương Tây, với quan hệ đối tác được đề nghị cùng NATO: “Hiện giờ, các quyết định được thông qua nói chung là không có chúng tôi, rồi sau đó người ta đề nghị chúng tôi xác nhận. Họ nói không có nước Nga chúng tôi không thể thực hiện được. Chúng tôi buộc phải đặt câu hỏi, điều đó có bình thường không, quan hệ đối tác đó có thật sự không?”; “Chúng ta tiếp tục sống trong hệ thống những giá trị cũ. Chúng ta nói về quan hệ đối tác, nhưng trên thực tế, chúng ta vẫn còn chưa học xong việc tin cậy lẫn nhau” (39). Hơn một thập niên sau, không có gì thay đổi trong những đánh giá này. 5 MONG MUỐN VÀ THỰC TẾ “TÂN TỔNG THỐNG” VÀ NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH NĂM 2012 Tháng 6 năm 2012, một ngày hè ấm áp ở Sochi - Thành phố tọa lạc dưới bóng của các dãy núi Kavkaz, trên cùng vĩ độ với Nice. Từ đây bờ Biển Đen kéo dài 150 km theo hướng đông nam đến tận biên giới Gruzia, còn ở tây bắc - dài 300 km tới Crimea. Dinh thự chính phủ mùa hè Bocharov Ruchei nằm ở cuối con đường uốn lượn ngay trong thành phố, ở vùng Sochi Mới. Trong dinh thự kiểu Riviera này của Nga, các chủ nhân điện Kremlin thường đến nghỉ ngơi: Iosif Stalin, Nikita Khushev, Leonid Brezhnev, Boris Yeltsin. Tổng thống Mỹ George Bush - cha, Gerhard Schroeder, Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron đã ở đây trong những chuyến thăm cấp nhà nước. Bên ngoài, tròng trành trên mặt nước phẳng lì trong cái nắng giữa trưa là hai tàu chiến Nga. Không lâu trước bữa trưa, từ sân thượng rộng lớn, chủ nhân dinh thự chỉ ra Biển Đen và kể bài học lịch sử cho quan khách của mình: “Đấy, ở đó là Crimea”. Tổng thống Nga thích những bài nói thêm dài dòng ngoài đề. Đó, theo ông, là cái nôi của Nga và Ukraine. Ngoài ra, trong nhiều thập niên, bán đảo còn là nơi đồn trú của Hạm đội Biển Đen. Đó là bàn đạp của Nga ở Địa Trung Hải. Truyền thống này bắt nguồn từ thời Nữ hoàng Ekaterina đệ Nhị, người đã một lần nữa sáng lập thành phố cảng Sevastopol vào năm 1783. “Các bạn hãy nhớ”, Vladimir Putin nói thêm, “Ekaterina Vĩ đại là một phụ nữ Đức và trước khi bà lấy chồng là Sa hoàng Nga, bà được gọi là Công chúa “Sophia Augusta Frederika”. Cuộc hôn nhân ấy, nói một cách nhẹ nhàng, là hạnh phúc. Thế nhưng, nó đã tạo một điểm xuất phát cho sự nghiệp chính trị rất khác thường của bà ở nước Nga. Năm 1762, chồng bà là Piotr đệ Tam đã ký quyết định thoái vị và vài ngày sau thì mất trong hoàn cảnh chưa được làm sáng tỏ, còn người phụ nữ Đức ấy đã trị vì trên ngai vàng Nga những 34 năm”. Nikita Khrushchev, người từng là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Ukraine, năm 1954 - chỉ một năm sau khi trở thành Bí thư thứ nhất uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ở Moskva - đã hào phóng trao bán đảo này cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine khi đó để kỷ niệm 300 năm tình hữu nghị Nga - Ukraine. Đó là bước đi bị Putin cũng như nhiều người Nga khác chỉ trích. Nhưng khi đó, thậm chí trong mơ cũng chẳng ai có thể nghĩ rằng vài thập niên sau đó, Liên bang Xô viết tan rã và Crimea rời khỏi vùng ảnh hưởng của Moskva. Trong nhận thức của người Nga, Crimea là một phần của đất nước từ xa xưa. Nói gì thì nói, Vladimir Putin nhắc, 60% cư dân Crimea là người Nga. Crimea tuyên bố độc lặp năm 1991, kể cả Ukraine, sau nhiều cuộc tranh cãi kéo dài, cũng phải thừa nhận thực tế này. Và như một sự nhượng bộ cho đa số người dân, bán đảo này đã chính thức được gọi là Cộng hòa tự trị Crimea. Nó có nghị viện riêng. Thủ phủ: Simferopol. Thế nhưng, các mệnh lệnh thì đến từ Kiev, chứ không phải Moskva. Vào năm 2010, sau cuộc đàm phán kéo dài, giống như một ván poker dai dẳng, Dmitry Medvedev và Tổng thống Ukraine khi đó là Viktor Yanukovich đã gia hạn thỏa thuận về việc đặt Hạm đội Biển Đen ở Crimea đến năm 2042. Về quan hệ với đồng cấp Yanukovich của mình, người đã sống lưu vong ở Nga sau khi từ chức, chủ nhân dinh thự không nói gì, mặc dù đã rõ là mối quan hệ này phức tạp. Ông kiềm chế, nhưng rõ ràng, Putin và Yanukovich biết nhau từ lâu, không phải là quá thân thiện và khó có khả năng trở thành bạn bè trong cuộc đời này. Sochi - thành phố nhiệt đới với dân số 340.000 người - đã đệ đơn đăng cai Thế vận hội mùa đông và nhận được Olympiad - 2014. Đối với Tổng thống Nga, vậy là có thêm một nguyên nhân nữa để ông thường xuyên tới Sochi. Dinh thự mùa hè của Chính phủ là một trong những địa điểm yêu thích của ông. Vào những ngày tháng 6- 2012 này, Putin đang hưởng kỳ nghỉ trên bờ Biển Đen. Ông mới vừa trở lại cương vị tổng thống từ chức vụ thủ tướng, lễ nhậm chức nhiệm kỳ ba mới diễn ra bốn tuần trước. Triều đại trung gian của đồng minh chính trị của ông - Dmitry Medvedev - đã kết thúc. Vì Hiến pháp Nga chỉ cho phép tổng thống giữ chức vụ liên tục hai nhiệm kỳ, nên Putin và Medvedev bốn năm trước đã đi tới thỏa thuận vốn gây khó chịu không chỉ cho phe đối lập mà còn cho cả phương Tây. Medvedev năm 2008 phải ra tranh cử tổng thống với sự ủng hộ của Putin, còn Putin trở thành thủ tướng. Ai sẽ là ứng viên tổng thống bốn năm sau, các nhà xã hội học sẽ xác định. Ai đạt được mức ủng hộ cao hơn, người đó, theo thỏa thuận không chính thức này, tự động sẽ trở thành ứng viên cho nhiệm kỳ sau. Nhưng mặc cho các thỏa thuận, Dmitry Medvedev không sẵn sàng tự nguyện giải phóng ghế tổng thống. Cuộc đấu tranh hậu trường kéo dài hơn một năm. Từ cuối năm 2010, các nhân viên của Medvedev đã lan truyền thông tin về việc ông dự kiến ra tranh cử. “BBC nhận được những tín hiệu rõ ràng rằng Medvedev đang cân nhắc khả năng giới thiệu tư cách ứng viên của mình cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai”, thông tín viên Steve Rosenberg thông báo từ Moskva hồi tháng 12 (40). Nửa năm sau, chính Medvedev nói trong trả lời phỏng vấn của tờ Financial Times: “Nếu có ưu thế, thật khó mà từ bỏ nó. Cạnh tranh chính trị quan trọng cho sự phát triển kinh tế” (41). “Còn Putin có thể tìm công việc thích hợp”, những người ủng hộ Medvedev nói, “có thể ông ta sẽ trở thành Chủ tịch ủy ban Olympic hay Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, tại sao lại không chứ”. Để tăng cơ hội của mình, Medvedev lập ra một liên minh với Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdiukov. “Mặc dù Hội đồng Bộ trưởng dưới thời Thủ tướng Putin đã ra quyết định tăng ngân sách quân sự lên 340 tỉ Euro trong 10 năm tới, Medvedev đã hứa với Bộ trưởng sẽ thêm một đợt tăng nữa, lên gấp đôi”, cựu Bộ trưởng Tài chính Aleksey Kudrin đã mô tả cuộc đấu khẩu của hai đấu thủ trước sự hiện diện của tất cả các thành viên chính phủ như thế. Kudrin là một trong những đồng minh lâu năm nhất của Putin và là đối thủ rõ ràng của Medvedev. “Tôi đã chống lại, vì khi đó chúng ta phải giảm phúc lợi xã hội. Putin đề xuất một thỏa hiệp: tăng ngân sách cho Bộ Quốc phòng, nhưng không hơn 500 tỉ”. Tháng 1-2011, mối bất hòa một lần nữa lại nảy sinh. “Giờ thì vấn đề là Medvedev tăng trợ cấp cho quân đội, cảnh sát, các cơ quan an ninh và FSO*”, Kudrin mô tả bước đi của người thay thế ngang ngạnh và những cố gắng của ông ta để có được sự ủng hộ của các cơ quan sức mạnh. “Tôi đã chống lại và muốn từ chức. Putin đề nghị tôi ở lại và thảo chương trình. Tranh cãi với Medvedev vì chuyện đó, ông ta không muốn” (42). Nhưng tính toán của Medvedev không thành. Trong các cơ cấu quyền lực đối nội, cựu tổng thống đã giành được nhiều điểm hơn đương kim tổng thống. Putin không những được xếp hạng cao hơn, mà các đồng minh của ông còn mạnh hơn. Thủ tướng Dmitry Medvedev ngả người dựa vào chiếc sô pha đỏ trong thư viện của nhà nghỉ chính phủ ở Moskva. Ông khẳng định không có mâu thuẫn nào khi xác định ứng viên cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. “Ngay từ đầu, khi tôi còn đương nhiệm chức vụ này, chúng tôi đã thỏa thuận là nhiệm kỳ sau ứng viên sẽ lại là Vladimir Putin. Chúng tôi muốn bảo đảm cho nước Nga sự ổn định dài hạn”, ông đã mô tả như thế khi tôi hỏi ông về những sự kiện khi đó. Còn mối quan hệ phức tạp với Aleksey Kudrin, ông không che giấu. Vào thời của mình, ông đã cách chức Bộ trưởng Tài chính của Aleksey Kudrin vì ông ta công khai tuyên bố sau khi luân chuyển sẽ không làm việc dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng tương lai Medvedev. “Mỗi hệ thống đều đòi hỏi sự phục tùng”, không chút bóng bẩy, ông giải thích quan điểm của mình. Điều này có thể được hiểu: “Thủ trưởng luôn luôn đúng”. Còn lại, ông tiếp tục kiên trì với phương án của mình. Ông với Putin đôi khi có thể bất đồng ý kiến, nhưng không thể gọi là đối thủ. Buổi chiều hôm đó, Medvedev nói nhiều, nhưng nói nhiều hơn về công việc chung mà ông phải hoàn tất, còn lại ông đơn giản là cố bảo vệ quan điểm của mình (43). Viễn cảnh một lần nữa phải đối phó với Vladimir Putin chứ không phải với người tiền nhiệm dễ nói chuyên hơn của ông, đã khiến Washington lẫn Berlin chẳng lấy gì làm hân hoan. Nhà Trắng bày tỏ sự luyến tiếc với sự ra đi của ông Medvedev, điều mà Vladimir Putin xem như sự xúc phạm cá nhân, cũng như những phê phán về việc ông sẽ giữ chức tổng thống lần thứ ba. Đối với ông, những phát biểu này là hành động gây hấn, là sự can thiệp có tính khiêu khích vào công việc nội bộ đất nước. Những ai ở nước ngoài công khai đặt cược vào một trong những chính khách Nga, người đó vô vọng về chính trị. “Có gì sai luật ở đây?”, luật gia Vladimir Putin hỏi. “Tất cả những gì tôi đã làm, hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp. Chúng tôi có 2/3 phiếu trong Quốc hội, và chúng tôi đã hoàn toàn có thể bãi bỏ những hạn chế không cho phép giữ chức tổng thống ba nhiệm kỳ liên tục. Nhưng chúng tối đã không làm điều đó. Ở nước Đức các bạn, Adenauer hay Helmut Kohl đã ở chức vụ mình bao lâu?”, ông kích động bổ sung. Đó là phát biểu gay gắt duy nhất vang lên vào ngày hè đó. Cuối cùng, ông đã đạt được mục đích của mình - ông đã chiến thắng và đã làm thủ tục nhậm chức ở điện Kremlin vào bốn tuần trước. Cuộc biểu tình và những hậu quả của nó Ngày 7-5-2012, người tài xế phải đón cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder từ khách sạn Balchug Kempinski để đưa ông đến lễ nhậm chức, đã đến sớm hơn giờ ấn định mặc dù ngày thứ hai đó không phải lo chuyện tắc đường ở Moskva. Schroeder chỉ cần vài phút để tới được trung tâm quyền lực của nước Nga. Điện Kremlin nằm ở khoảng cách có thể thấy được, chỉ vài trăm mét ở bờ kia con sông. Những chiếc limousine đen xếp thành hàng dài sáng hôm ấy trước lối vào điện Kremlin. Ngày hội quốc gia chính thức nhân dịp thay đổi tổng thống sẽ bắt đầu sau vài giờ nữa. Hai nghìn khách mời danh dự đang hướng về phía gian Alexander để chúc mừng tổng thống cũ mà mới của nước Nga Vladimir Putin với lần thứ ba vào chức vụ này. Những người đàn ông lực lưỡng tóc ngắn thực hiện việc kiểm soát nghiêm ngặt. Không có giấy mời và hộ chiếu, họ không cho qua, kể cả đó là VIP. Cảnh sát đã phong tỏa toàn bộ những con đường dẫn tới trung tâm Moskva. Người biểu tình không có cơ hội nào để chặn đoàn ô tô đưa tổng thống tới buổi lễ. Những biện pháp này phần nào là phản ứng đối với cuộc biểu tình của quần chúng vào ngày hôm trước của buổi lễ. Cuộc biểu tình diễn ra cách nơi cử hành lễ nhậm chức chừng một hòn đá ném, và kết thúc bằng cuộc đụng độ đẫm máu giữa cảnh sát và người biểu tình. Nỗi thất vọng và sự giận dữ của phe đối lập rất lớn, nhưng những yêu cầu chính trị của họ thì cực đoan và đầy ảo tưởng. Đám đông đòi “hủy lễ nhậm chức” và tổ chức “những cuộc bầu cử tổng thống và Quốc hội mới”. Sau các cuộc đàm phán kéo dài, nhà chức trách Moskva đã đồng ý với các nhà tổ chức tiến hành cuộc “Diễu hành một triệu người” đi ngang qua trung tâm Moskva, tiếp đó là cuộc biểu tình trên Quảng trường Bolotnaya, mặc dù ở Moskva không có một quảng trường nào có thể chứa được một triệu người. Cuộc biểu tình tiếp tục được hâm nóng bằng những cáo buộc gian lận lớn và thao túng trong cuộc bầu cử tháng 12 năm ngoái. Phe đối lập đã treo trước trụ sở Đảng Nước Nga thống nhất khẩu hiệu “Đảng của những kẻ lừa đảo và trộm cắp”, ủy ban bầu cử nhận được hàng ngàn khiếu nại. Vladimir Putin đã đáp lại, và theo lệnh ông, trên hơn 90.000 khu vực bầu cử của cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống ngày 4-3-2012 đã lắp đặt webcam. Lần đầu tiên, người dân có thể theo dõi tiến trình bầu cử qua Internet. Cùng với đó, các nhà quan sát của phe đối lập đồng thời cũng thấy một vài vi phạm (44). Nhưng chiến thắng rõ rệt của Vladimir Putin khó mà thay đổi. Sự thất vọng của các đối thủ của ông tiếp tục tăng lên. Về những gì xảy ra trên quảng trường Bolotnaya một ngày trước lễ nhậm chức, có nhiều ý kiến khác nhau nhưng tất cả phụ thuộc vào việc họ thuộc về phe phái chính trị nào. Khi những người diễu hành đi chệch khỏi lộ trình thỏa thuận và tiến về phía điện Kremlin, cảnh sát đã can thiệp. Những nhà bảo vệ nhản quyền cáo buộc tình trạng bạo lực không kiểm soát của nhiều nhân viên OMON*. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng những người biểu tình cực đoan cũng có lỗi khi làm leo thang tình hình. Hàng trăm nhà hoạt động bị bắt. Nhiều người bị thương, trong đó có cả cảnh sát. Ước tính số người biểu tình cũng dao động tùy theo phe phái chính trị. Các cơ quan chính thức tính được 8.000 người, các nhà tổ chức nói đến 40.000 người. Lần này, vị tổng thống vốn nổi tiếng với việc luôn đi trễ đã đến đúng giờ. Vào giữa trưa theo giờ Moskva, chiếc Mercedes của ông với sự tháp tùng của đội mô tô hộ tống đã đi qua những con phố trống của trung tâm Moskva, dừng lại trước cổng chính dẫn vào điện Kremlin. Việc trình diễn quyền lực được chuẩn bị tốt đẹp. Putin đi trên thảm đỏ, ngang qua những hàng khách ở gian George rồi chuyển sang gian Aleksander để sau đó nhận biểu tượng quyền lực ở gian Andreyev. Truyền hình quốc gia cùng năm kênh truyền hình khác tường thuật trực tiếp buổi lễ. Nước Nga xem tổng thống mới tuyên thệ trước Hiến pháp “bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, phục vụ trung thành các công dân”. Lúc đó, bên trong điện Kremlin, các nhân viên bắt đầu dọn bàn cho bữa tiệc trưa nhỏ tôn vinh ngày lễ. Trong số hàng chục vị khách được Putin mời, không có các tướng lĩnh quân đội, không có lãnh đạo các cơ quan an ninh. Đó là những người mà ông quen biết đã lâu. Tôi được mời vào giờ chót. Người tiền nhiệm chức tổng thống của ông - Dmitry Medvedev cùng với phu nhân Svetlana Vladimirovna cũng có mặt. Ba vị khách người Đức, một người Ý, một người Thụy Sĩ, một người Pháp và thêm một người bạn từ Budapest. Chỉ có thế. Phu nhân Putin - Lyudmila Aleksandrovna - ngồi cạnh chồng. Đôi vợ chồng đã ly thân từ lâu và chẳng bao lâu nữa sẽ ly dị. Tổng thống điềm tĩnh giới thiệu khách và kể chuyện gì đã kết nối ông với mỗi người trong số họ. Trong vòng hai giờ tiếp theo đó, hầu như mọi người không nói về chính trị. Cũng giống như nhiều chính khách, Vladimir Putin có khả năng xuất hiện ở những vẻ ngoài khác nhau tùy theo tình hình và hiệu ứng cần thiết. Hình ảnh một nhà hoạt động quốc gia mà ông giữ trong lễ khánh thành và khi tham gia cuộc duyệt binh nhỏ trong sân điện Kremlin đang thay đổi: bằng giọng nhẹ nhàng, thoải mái, ông đưa ra các nhận xét đầy tự trào khi nói về việc tuổi trẻ đã trôi qua, hay tóc, màu tóc của những người ngồi bàn bên cạnh có phải tự nhiên không. Trên bàn là bánh kếp với trứng cá đen, xúp bắp cải Nga, cá từ hồ Ladoga và sườn lợn. Riêng tâm trạng của Dmitry Medvedev và phu nhân có thể thấy còn lâu mới là hoan hỉ. Đã một tiếng đồng hồ trôi qua kể từ khi cặp đôi này không còn là đôi vợ chồng số một ở nước Nga. Ngày hôm sau, nghị viện sẽ một lần nữa phê duyệt Dmitry Medvedev vào chức thủ tướng, và ông sẽ trở thành Chủ tịch Đảng cầm quyền. Tối muộn hôm đó, Vladimir Putin thực hiện ước mơ thời thơ ấu của mình. Để làm điều này, trong những tháng qua, ông đã tập luyện mỗi khi được rảnh. Ông cùng các vị khách của mình ra đấu trường Megasport trên đại lộ Khodynski để cùng với một đội được tuyển chọn sẵn, đấu với các ngôi sao khúc côn cầu huyền thoại Xô viết. Đội ông đã thắng và ghi được hai bàn. Các vận động viên chuyên nghiệp thời Xô viết và Tổng thống gần như trạc tuổi. Trò chơi khúc côn cầu, không nghi ngờ gì, là hoạt động vui hơn chiến dịch tranh cử tổng thống. Sự thật và bầu cử Trong những tháng qua, lần đầu tiên trong sự nghiệp lâu dài của mình, Vladimir Putin vấp phải sự phản kháng xã hội mạnh mẽ. Trước tiên là những cuộc biểu tình quần chúng chống lại các cuộc bầu cử quốc hội tháng 12-2011. Hàng chục nghìn người biểu tình đã xuống đường ở các thành phố Nga chống lại việc gian lận bầu cử, và việc đó xảy ra bất chấp kết quả bầu cử đã hạn chế quyền lực của Đảng Nước Nga thống nhất. Nó chính thức nhận được hơn 49% phiếu. Thế nhưng, đảng phải thỏa hiệp với việc mất 77 ghế trong Quốc hội. Thay cho con số 2/3 chiếm được trước đó có thể cho phép tiến hành bất kỳ thay đổi Hiến pháp nào, giờ “Nước Nga thống nhất” chỉ có một con số tương đối. “Chính Putin đã giáo dục những người hiện giờ xuống đường biểu tình chống lại ông”, nhà văn Viktor Yerofeyev nói trong một trả lời phỏng vấn. Ông là người đại diện cho tầng lớp trung lưu cao cấp và là một người chống đối Putin năm 2011. “10 năm qua, chúng ta đã đi qua một con đường rất quan trọng. Putin sẽ không bao giờ có thể thương lượng với những người này. Tôi nói thế này: Những giá trị đạo đức của ông ấy đã lỗi thời. Ông ấy đã củng cố quốc gia được một chút, bảo đảm tự do. Chúng ta biết ơn ông ấy vì điều đó, nhưng chúng ta phải tiến lên” (45). Việc huy động qua mạng xã hội, như Facebook hay Twitter đã gây lo ngại cho các nhà chiến lược điện Kremlin, những người chính xác là 10 tuần trước đó đã bắt đầu mùa bầu cử nóng bỏng. Đầu tiên, chỉ có Thư ký báo chí của Putin trực tiếp bày tỏ quan điểm về những cuộc biểu tình, qua cách thể hiện mềm mỏng: “Mỗi người có quyền nói lên ý kiến của mình”, Dmitry Peskov tuyên bố một cách kiềm chế, “chúng tôi tôn trọng quan điểm của những người biếu tình, chúng tôi đã nghe những gì họ nói và chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe họ” (46). Phản ứng của Aleksey Kudrin đi chệch khá rõ khỏi hàng ngũ chung. Bộ trưởng Tài chính kỳ cựu và là gương mặt tin cậy của Putin đã phát biểu công khai, lên án những mánh khóe của các cuộc biểu tình và đòi phải bỏ phiếu lại. “Tôi chia sẻ những cảm xúc tiêu cực của các vị liên quan đến kết quả bầu cử quốc hội ở Nga”, ông viết trong một thư ngỏ gởi người biểu tình (47). Vladimir Putin im lặng và chỉ phản ứng với những phát biểu công khai của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, người sau ngày bầu cử đã phê phán cách thức nó được tiến hành. “Những báo cáo đầu tiên là đáng báo động”, Hillary Clinton nói khi đang công du Đức. Bà tuyên bố “quan ngại sâu sắc” với các cuộc bầu cử vừa được tiến hành và tại cuộc họp báo ngẫu hứng đòi hỏi “phải phân tích sâu sắc tất cả các báo cáo tin cậy về việc gian lận và các thủ đoạn tại cuộc bầu cử ở Nga” (48) . Trong vài năm qua, Hoa Kỳ đã tài trợ cho các đại diện xã hội dân sự qua tổ chức phi chính phủ “Tiếng nói” của Nga, tổ chức đã gởi hàng trăm quan sát viên tới các khu vực bầu cử. “Tiếng nói” được tổ chức tốt và là một phần không thể tách rời của phe đối lập (49). Putin đáp lại ngay lập tức, như với chất gây dị ứng: “Tôi đã xem phản ứng đầu tiên của các đối tác Hoa Kỳ chúng ta”, ông nói vội trong buổi truyền hình trực tiếp một cuộc họp nào đó. “Trước tiên, điều mà bà Ngoại trưởng làm - là trao cho cuộc bầu cử những đặc điểm và đánh giá. Bà nói, các cuộc bầu cử diễn ra không trung thực và không công bằng, cho dù các tài liệu từ Văn phòng các Định chế Dân chủ và Nhân quyền của OSCE còn chưa gởi tới”. Ông nói tiếp: “Clinton đã đưa ra giọng điệu cho các nhà hoạt động nhất định của đất nước chúng tôi. Họ nghe thấy những tín hiệu này và tích cực bắt đầu công việc được sự ủng hộ của Ngoại trưởng Hoa Kỳ” (50). Ông nhấn mạnh, Chính phủ Nga, khác với Hoa Kỳ, tìm cách để bảo đảm “các nhà quan sát ngoại quốc theo dõi chính sách của chúng tôi và thủ tục của chúng tôi. Chúng tôi rất ủng hộ nó và không chống đối”. Đối với Putin, nhận xét của Hillary Clinton là một thủ đoạn chiến thuật, một bằng chứng nữa cho thấy Hoa Kỳ muốn loại bỏ ông khỏi chức vụ, sử dụng chính những phương tiện mà Hoa Kỳ từng khởi xướng “Cách mạng Cam”* ở Ukraine năm 2004. Ông vẫn nhớ rõ các cuộc biểu tình ở Kiev những ngày đó và nhận định, theo hình mẫu này, người ta đang muốn gây mất ổn định cả nước Nga. “Các bạn nghĩ rằng mọi thứ là tình cờ à?”, ông đặt câu hỏi tu từ với chúng tôi khi tiếp tục quay bộ phim của mình, “tôi không tin”. Từ lâu, Kremlin đã bàn thảo về việc có thể làm gì để ngăn chặn ảnh hưởng của nước ngoài thông qua việc tài trợ cho phe đối lập. Những sự kiện tháng 12 càng củng cố ý kiến của Putin và đội ngũ của ông rằng cần phải đưa ra những bước đi quyết liệt trong một tương lai gần. Thư ký báo chí của Hillary Clinton ở Bộ Ngoại giao không che giấu việc Hoa Kỳ ủng hộ phe đối lập. “Trước bầu cử, Hoa Kỳ đã chi hơn 9 triệu đô la để hỗ trợ tài chính và đào tạo kỹ thuật cho các nhóm xã hội dân sự và sẽ tiếp tục làm điều này trong tương lai để bảo đảm các cuộc bầu cử tự do và minh bạch” (51). Vào những ngày sau đó, Putin đã nghiên cứu cẩn thận hơn dữ liệu các cuộc thăm dò trong các hồ sơ nằm trên bàn làm việc của ông vào mỗi buổi sáng. Khảo sát dư luận xã hội không thể báo trước những hiểm họa đối với các cuộc bầu cử tổng thống. Những ứng viên khác, mặc cho sự bất mãn, cũng không nhận được thêm điểm. Việc chuyển giao cho Medvedev chức Chủ tịch Đảng cầm quyền mà Putin chưa bao giờ là thành viên chính thức, đã mang lại hiệu quả. Không ai, ngoại trừ phe đối lập, gán Putin với Đảng Nước Nga thống nhất vốn đang liên tục bị tấn công. Không một định chế nào làm việc theo đơn đặt hàng nhà nước, không Trung tâm Levada - thân cận với phe đối lập - thấy một đối thủ nghiêm trọng nào cho Putin. Ở đây nói về việc chiến thắng sẽ trông như thế nào. Các nhà xã hội học chỉ ra những kết quả giống nhau trong phạm vi từ 55% đến 63% tùy thời điểm khảo sát. Theo kết quả của các nghiên cứu xã hội học, thậm chí trong cuộc mít-tinh đối lập lớn nhất của ‘những người Bolotik” - những người biểu tình đã tự gọi mình theo tên của Quảng trường Bolotnaya - chỉ 18% đồng tình với khẩu hiệu “Nước Nga không có Putin”. Đa số người dân đã dứt khoát bác bỏ đòi hỏi này (52). Dẫu sao, Vladimir Putin cũng bị tổn thương. Vài ngày sau, trước sự bất bình của các cố vấn của mình, ông đã đưa ra những phát biểu không có tính ngoại giao lắm trong cuộc họp báo truyền hình thường niên trước năm mới. Các công dân hỏi, Vladimir Putin đáp trong cuộc marathon truyền hình được phát sóng trực tiếp trong hơn ba giờ đồng hồ. Lúc đầu, ứng viên tổng thống còn hài hước nhưng sau đó chuyển sang châm biếm cay độc. Nếu nhiều thanh niên, mà ông thấy trong các cuộc biểu tình - là “sản phẩm của chế độ Putin” thì “điều đó thật tuyệt”, - ông nói. Và ông nói thêm: ban đầu, ông tưởng những dải băng trắng mà những người biểu tình mang để bày tỏ phản kháng, là “để tránh thai”. Từ ngụ ý này thường được sử dụng ở Nga để nói về những kẻ thất bại. Họ “không có một chương trình thống nhất, một con đường xác định để đạt được những mục đích của mình” (53). Sau chương trình, cuộc thảo luận buổi tối với bộ tham mưu nhỏ bao gồm các cố vấn đã căng thẳng không kém phát biểu của Putin trong buổi họp báo trên truyền hình. Việc phê phán của các cố vấn là hiển nhiên. Họ nói ông đã không đánh giá đúng tâm trạng và chọn giọng điệu quá sắc nhọn, ứng viên tổng thống cũng tổn thương không kém. Ông cảm thấy mình bị tấn công, và bỏ đi nghỉ vài ngày ở Siberia trong chuyến nghỉ phép ngắn ngày đã lên kế hoạch trước. Ở đó, ông sẽ săn bắn và thảo luận tình hình với người bạn, đồng minh chính trị Sergey Shoigu, người đã nhiều năm lãnh đạo Bộ các Tình trạng khẩn cấp. Putin đã làm quen với những dữ liệu được phân tích và các nghiên cứu về tầng lớp trung lưu đang tăng ở các thành phố lớn. Ông nghe người bạn Kudrin của mình, người đề nghị ông nói chuyện với phe đối lập, và hứa sẽ suy nghĩ. Nhưng vài ngày sau, ông đã trả lời bằng sự từ chối. “Tôi nói với ai ở đó, và nói cụ thể chuyện gì?”, ông đặt cho Kudrin câu hỏi tu từ, bảo ông ấy hãy suy nghĩ lại (54). Tại các cuộc bầu cử này, ông cho rằng phe đối lập ở những thành phố lớn không đáng kể. Ông nói cuộc bầu cử sẽ thắng ở các khu vực đó. Và hóa ra ông đúng. Nhà văn Viktor Yerofeyev đã xây dựng tính hai mặt của tầng lớp trung lưu ở các thành phố lớn của Nga như sau: “Mặc cho tham nhũng, sát hại nhà báo, sự thiếu tôn trọng của Putin với các đối thủ và một loạt lỗi lầm khác, nước Nga chưa bao giờ tự do như bây giờ. Không bao giờ người ta được tự do dịch chuyển như thế. Đã đến lúc bỏ lại cảm tưởng rằng người dân muốn đưa Putin và những thành tựu của ông ta vào kho phế liệu. Nếu những người theo chủ nghĩa dân tộc đến, sẽ thật đáng sợ” (55). Ngày 4-3-2012, Putin chính thức thắng cử, nhận được gần 64% phiếu. Ông bỏ xa đáng kể Gennady Zyuganov - Chủ tịch Đảng Cộng sản, về nhì với 17% phiếu. Tỉ phú Mikhail Prokhorov - một trong những người giàu nhất nước và là ứng viên của tầng lớp trung lưu, nhận 8%. Thế nhưng, chiến dịch tranh cử này, lần đầu tiên đã đòi Putin tập trung toàn bộ sức lực. Vào tối Chủ nhật sau khi đóng cửa các khu vực bầu cử, khi xuất hiện trong đám đông cuồng nhiệt những người ủng hộ mình trên Quảng trường Manezhnaya ở trung tâm Moskva, ông đã chìm trong xúc động. “Tôi đã hứa với các bạn: chúng ta sẽ thắng, và chúng ta đã thắng! Ông hét lên với đám đông, lệ tràn trên mắt (56). Putin không muốn cho mọi người thấy, lần này, việc trở lại với chức tổng thống là một nhiệm vụ khó khăn đối với ông. Dĩ nhiên, ông biết phương Tây đã tích cực tham gia chiến dịch tranh cử thế nào, và đã đưa ra các kết luận. Rất khó tìm thấy các thông tin về tương quan lực lượng thật trên báo chí Đức trong chiến dịch tranh cử ở Nga. Các bình luận viên cố gắng gieo cho công chúng rằng đang diễn ra “cuộc nổi dậy của tầng lớp trung lưu”. Các tin tức khen ngợi công thức thành công của “cuộc diễu hành một triệu người” như một tín hiệu của việc thay đổi chế độ. Nếu không phải ngay lập tức, thì ít ra, cũng là trong tương lai gần. Kết thúc kỷ nguyên Putin, dường như chỉ là vấn đề thời gian, mà có thể là chỉ trong vài tháng nữa. Thật khó chịu trước tình trạng mơ hồ một khi đã đi vào hoạt động tích cực. Cái yếu tố xi măng gán kết những người biểu tình và nhà báo trong những tuần lễ này - chỉ là cảm giác dễ chịu của một cuộc đấu tranh chung vì chính nghĩa. Giờ đây, chống tham nhũng vì sự thượng tôn pháp luật và dân chủ cũng đang diễn ra trong nước Nga. Nhà báo bị mê hoặc tham gia vào cuộc đấu tranh vì chính nghĩa thay cho việc thông tin điều gì đang xảy ra và đã xảy ra như thế nào, lại còn quan tâm tới các bằng chứng. Mong muốn tìm tới cái gì đó tương tự như “Mùa xuân Ả Rập”* hay cuộc “Cách mạng Cam” tiếp theo, đã lớn lên gần như từng phút trong chiến dịch bầu cử và suýt tràn bờ. Sự hưng phấn trong các bài phóng sự đã che đậy việc đa số cảm xúc và hình ảnh chứng minh thực tế của sự phát triển các sự kiện mong muốn - một cuộc nổi dậy có thể -được truyền đi chỉ từ hai thủ đô Moskva và Saint Petersburg*.