🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phương Pháp Trị Bệnh Ung Thư
Ebooks
Nhóm Zalo
Phương pháp trị bệnh ung thư
Mục lục
Lời mở đầu: Của người tái bản
Lời mở đầu: Của dịch giả
Lời tựa của tác giả
Lời bàn của dịch giả
Nghiên cứu và trị liệu bệnh ung thư
Chẩn đoán bệnh ung thư
Ung thư là một căn bệnh rất đáng sợ
Hình thức của các loại ung thư
Trung y làm gì trị được ung thư?
Nguyên nhân thất bại trong việc nghiên cứu thuốc trị ung thư của các nước Bệnh ung thư cần phải biết kiêng cữ nhưng không nên quá sợ hãi Một số vị thuốc đối chứng trị liệu với bệnh ung thư
Thuật qua đại khái sự học hỏi trị liệu về bệnh ung thư của tác giả Chú thích
Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách :
Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach
Lời mở đầuCỦA NGƯỜI TÁI BẢN
Khi xưa, tính từ 1972 trở về trước, lâu lắm người ta mới nghe nói có người chết bởi bệnh UNG THƯ. Vậy mà lúc đó cả TÁC GIẢ và DỊCH GIẢ đã lớn tiếng kêu gọi, cảnh tỉnh xã hội loài người hãy tìm hiểu, cảnh giác về bệnh UNG THƯ.
Còn ngày nay, chúng ta đều chứng kiến hầu như cả xã hội không có một người nào mà không từng chính bản thân hoặc có người trong gia đình, hoặc quyến thuộc, hoặc người thân quen… mắc phải và chết vì bệnh UNG THƯ. Thậm chí có nhiều gia đình, cả 3 thế hệ đều có người chết vì UNG THƯ… Căn bệnh này làm cho cả xã hội đều âm thầm sợ hãi, nó như một bóng ma vô hình mà người ta không thấy rõ, không đủ biện pháp đề phòng và khống chế được. Nó không từ người quyền cao chức trọng, thừa tiền dư của, cũng như người nghèo hèn đói thiếu, đến cả các bậc tu hành cao trọng! Thậm chí đến các bác sĩ, thầy thuốc cũng chết bởi bệnh UNG THƯ rất nhiều…
Khắp thế giới hiện nay, các quốc gia có rất nhiều người thuyết giảng về nó, hoặc trước tác nhiều sách vở. Vị này thì đặt nặng nguyên nhân của bệnh UNG THƯ, vị kia thì nói cách chế phục bệnh UNG THƯ; còn vị khác thì miệt mài thí nghiệm, tìm tòi bào chế các thuốc chữa trị bệnh UNG THƯ. Tất cả đều vì mục đích cống hiến cao quí. Nhưng hầu như cũng chưa thấy hiện hình một mặt thật cũng như sự chiến thắng đối với bệnh UNG THƯ, để toàn thể cộng đồng cùng hiểu biết, an tâm hơn về nó.
Quyển sách này được Sư phụ quá cố của tôi biên dịch, xuất bản từ năm 1972 vời lời bình giảng bổ cứu cũng đầy sự đồng cảm và hiểu biết tương đương với TÁC GIẢ như một bản hòa tấu trình diễn trước cộng đồng.
Nhưng đất nước gặp hồi chiến tranh ly loạn. Lòng người lo miếng ăn và sự sống chết còn không đủ; vừa mới góp mặt được mấy năm thì đất nước giải phóng hoàn toàn, buổi giao thời càng thiếu đói hơn… Vì thế quyển sách này đã chịu sự thăng trầm lưu lạc cùng với chúng tôi mãi cho đến ngày nay, đủ duyên chúng tôi mới có dịp xin phép tái bản. Nếu tính theo thời gian thì đã quá lỗi thời. Nhưng xét trên thực tế thì tôi thấy vô cùng hữu dụng. Vì bản thân tôi là một Lương y kế thừa, được sự khai thị của Sư phụ từ lúc mới hành nghề (1978) về nguyên nhân và cách chữa trị bệnh UNG THƯ. Tôi đã âmthầm cùng rất nhiều bệnh nhân UNG THƯ chiến đấu suốt từ đấy đến nay. Thành công cũng có, nhưng thất bại cũng nhiều. Kể như một con đường trải nghiệm. Vì thế theo chủ quan của tôi, những điều chứa đựng trong quyển sách này sẽ cống hiến cho các Lương Y, Thầy Thuốc những hiểu biết đầy đủ, cùng với những phương thuốc, bệnh án, kinh nghiệm quý báu chữa trị lâm sàng; trang bị cho những người đã có thân nhân mắc bệnh, đang bệnh, và chưa bệnh lượng kiến thức tương đối đầy đủ, nếu họ có sự chân thành muốn tìm biết…
Tuy nhiên, tôi vốn ít học, vì vậy hiểu biết có hạn, dưới sự kết tập của tôi, có thể xảy ra nhiều sai sót. Tôi xin chân thành tiếp nhận sự đóng góp với ý tốt của các vị cao minh, để quyển sách xuất bản lần sau sẽ càng tốt hơn. Mong được sự cảm thông và đón nhận của Cộng đồng! Con cũng kính mong Giác Linh Sư phụ bỏ quá, chứng minh, hộ trì cho con và các học viên môn sinh vô cùng thân thương đã giúp đỡ con hoàn thành lại quyển sách lần thứ hai, cung kính dâng lên báo ân Thầy!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2014
MÔN SINH, thứ nữ VÕ THỊ HUYỀN SƠN – Cẩn chí
Lời mở đầuCỦA DỊCH GIẢ
Trước đây trên 2.500 năm, Năng Nhân có huyền ký: “Cuối cùng của xã hội thế giới loài người trên quả địa cầu này sẽ mắc phải bệnh Ung Thư tổng thể (Trường Sang)…”
Nếu loài người chưa ra khỏi sự chi phối của thiên nhiên thì có thể nói: “Thân con người là một bầu vũ trụ nhỏ” cũng được, hoặc nói: “Cơ thể con người là cả thế giới xã hội loài người thâu hẹp lại” cũng nên, và sự tổ chức của xã hội thế giới loài người với sự tổ chức của xã hội thế giới tế bào thân người phải chăng khác nhau chỉ ở trên hình thức!
Nếu bởi thọ lãnh sự kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp, âm thầm trường lưu làm cho thần kinh hệ suy yếu, mất sức khống chế, tế bào suy nhược, màng bao tế bào bị bệnh, hạch tâm của tế bào nảy sanh phân tách, làm cho tế bào sản sanh dị thường, tách rời sự khống chế của thần kinh để gây thành bệnh Ung Thư, thì hiện tượng xã hội của thế giới loài người ngày nay mới chính là hiện tượng của bệnh Ung Thư tổng thể mà mỗi đơn vị cá nhân chẳng qua cũng chỉ là một tế bào.
Đứng trong một quá trình diễn tiến của cả một biển tổng thể Ung Thư của thế giới xã hội loài người ngày nay, mà linh tinh bày chuyện phân bua, chữa trị bệnh Ung Thư từng đơn vị đã là việc đáng phì cười. Thế mà có kẻ tài sức không đủ để chắn rào sự kích thích, đức độ không đủ để bảo cho cả loài người đừng thọ lãnh sự kích thích, cũng bép xép phụ họa phiên dịch bình luận lại đáng phì cười hơn.
Ngủ chán muốn thức, thức chán muốn ngủ, đói chán muốn no, no chán muốn đói, nằm chán muốn ngồi, ngồi chán muốn đứng, đứng chán muốn đi, đi chán muốn nằm, đó cũng là bệnh lười của loài người mà cũng là đặc tánh của trời.
Việc làm xỏ trôn kim này chẳng qua cũng là một việc làm lười rỗi. Làm, làm để chơi và để giúp cho tế bào bạn nào chưa nhiễm độc bệnh Ung Thư được ý thức, cũng là việc làm để chơi vậy thôi. Đó là ý chánh của kẻ dịch.
Về danh từ bệnh thì hoặc gọi là CANCER, hoặc gọi là NHAM【癌】, hoặc gọi là NGAM, hoặc gọi là UNG THƯ chẳng qua cũng là thứ bày đặt của thằng người. Chỉ vì đứng trên đất nước chữ S này, các vị lang Tây và đa số đều thừa nhận cái tên UNG THƯ, nên dịch giả cũng tùy thuận theo đó mà thừa nhận phiên dịch. Nhưng sự thật trong lòng của Dịch giả cũng không có cái gì gọi là CANCER, hoặc NHAM, hoặc gọi là NGAM hoặc UNG THƯ cả; cho đến Đông hay Tây, chữa khỏi hay không chữa khỏi cũng không có nốt.
DỊCH GIẢ cẩn chí
Sài Gòn, ngày 25 tháng 7 năm 1966
SIÊU THIỀN
LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ
Hầu hết mọi người đều cho là bệnh Ung Thư 【癌】(Cancer) chưa có thuốc trị vì thế giới hiện nay khoa học rất phát triển, văn minh vật chất như các nước Anh, Mỹ đối với các bệnh Ung Thư vẫn còn thúc thủ[1]. Làm sao dám nói Trung y có phương pháp trị cho tự tiêu? Quan niệm như thế rất sai lầm. Phải biết rằng Tây y từ khi phát minh được kính hiển vi rồi vi trùng học mới được xương minh[2]; đó là đường lối tiến lên của Tây y. Đến năm 1492, Kha Luân Bố[3] mới tìm được Tân Đại Lục (Châu Mỹ) với thời gian chẳng qua hơn 460 năm; vậy rõ ràng là họ chưa có thuốc công hiệu.
Lịch sử Trung y Dược đã có tự bao giờ, đến đời Hán, Đường đã có những cơ sở tương đương, chỉ vì địa dư quá rộng rãi, nhân khẩu quá đông. Về dược vật có nào là: động vật, thực vật, khoáng chất, còn điều tễ thì có: nào cao, nào đơn, nào hoàn, nào tán, nào đính, nào tẩm, nào thang,… rất là phong phú, hoàn toàn do loài người thực nghiệm chất chứa kinh nghiệm nhiều đời kết thành, đời đời phát minh lưu truyền đến nay, nào như Thần Nông bản thảo kinh dùng “Qua Đế” để thúc giục cho mửa, “Ma Hoàng” để phát hạn, “Bã Đậu” để xổ ấm,… mỗi thứ đều có công hiệu. Trung y trị bệnh chỉ cần nhân chứng chắc chắn, dùng thuốc thích hợp thì sự công hiệu kết quả rõ ràng.
Chỉ vì Trung với Tây danh từ chẳng đồng cho nên tên bệnh cũng khác. Khoảng độ 50 năm gần đây, Trung y chưa được Chánh Phủ tích cực đề xướng. Những trường đào tạo Trung y Dược chưa được chính thức đưa vào hệ thống giáo dục nên chưa thể tạo được nhân tài từ trung bình trở lên, cho nên trên sự trị liệu chưa có thống nhất tên bệnh. Trên phương diện dược vật chưa có thành phần tiêu chuẩn, nên mới tự chịu lấy tự sanh tự diệt. Đối với cực lượng của dược vật cùng với sự phối hợp, áp dụng, thời gian càng lâu càng thất truyền dần. Lại còn một mớ thầy thuốc hành nghề trình độ rất không như nhau cho nên khó bề kéo dài đức tin. Chúng tôi rất mong những người có lòng nhân trong giới Trung y nên đoàn kết lại, áp dụng phương pháp khoa học để đỡ đầu cho việc hướng thượng, vận dụng kinh nghiệmquý báu để phát huy những dược phẩm công hiệu của nước nhà hầu làm tròn sứ mạng thần thánh. Và chúng tôi cũng rất mong các bực nhân sĩ trong xã hội chớ nên mê tín cái gì ở ngoài, phải chấn chỉnh lại tâm lý tự ti và bi quan đối với bệnh Ung Thư và phương pháp nội tiêu mới có thể nhận xét biết được một cách rõ ràng, và chừng đó mới biết bệnh Ung Thư không phải là bệnh tuyệt vọng, còn có một lộ tuyến sanh cơ có thể giúp cho việc trị liệu vậy.
Bệnh Ung Thư không phải là bệnh bất trị, chỗ quan hệ nhất là phải sớm biết để kịp thời chữa trị. Phát giác càng sớm thì việc trị liệu càng dễ, thời gian thâu công càng mau. Xưa có lời dạy: “Công đầu là trị bệnh chưa phát”. Chỉ bao nhiêu ấy cũng đủ để làm cho chúng ta giựt mình. Nếu đợi đến “Bệnh nhập Cao Hoang[4]” thì dù có Hoa Đà sống lại cũng khó vãn hồi. Chỗ tai hại nguy hiểm ghê gớm nhất của bệnh này là khi mới phát người bệnh không hề đau đớn làm người đời rất dễ xem thường.
Hiện tại chúng ta còn chưa tổ chức được kiểm tra sức khỏe định kỳ, một mai biết được là Ung Thư thì đã trở thành nghiêm trọng rồi. Cố nhiên là phải chịu sự thao túng của kinh tế, đó là điểm phần đông ít ai để ý. Hiện nay khoa học phát minh nhiều dụng cụ giúp cho việc khám bệnh càng ngày càng mới mẻ. Ngày nay, phàm giới Trung y nhân thuật của chúng ta khi khám bệnh Ung Thư phải nên để ý đến phương tiện kiểm nghiệm của khoa học thì mới có thể đạt đến sự phát giác mau chóng và sự chẩn đoán mới có tính cách chuẩn xác. Phàm bất cứ phương pháp mới nào có thể giúp cho sự khám bệnh, đều
phải được chúng ta học tập và thâu dụng. Nếu không như thế thì không thể biết rõ Ung Thư là gì và cũng không thể phát huy được giá trị trị liệu của Trung y Dược. Thậm chí thuốc Trung y có trị khỏi bệnh Ung Thư rồi cũng đến tình trạng không thể minh bạch. Chúng ta đối với phương pháp khám bệnh của khoa học phải nên tích lũy đi đến tinh vi rộng rãi để phục vụ cho nhân loại sau này.
Trước kia người Âu, Mỹ thường nói: Bệnh Ung Thư là bệnh văn minh. Kỳ thật đâu phải thế! Căn cứ trên những gì điều tra được, phàm những dân tộc lạc hậu chưa khai hóa cũng vẫn mắc bệnh Ung Thư rất nhiều. Ví như Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hà Lan,… ở Âu châu chết vì bệnh Ung Thư lại càng nhiều hơn, chỉ có nước Nga ở miền Âu là rất ít. Trên thực tế, phải chăng thể chất của người Nga có cái gì đặc biệt để chống chọi với bệnh Ung Thư? Xin thưa rằng: không phải thế, chỉ vì người nước Nga chưa có tổ chức thống kê rõ, và cũng chưa lập được những nhà thương hoàn thiện phổ biến. Vì lẽ không có thống kê chính xác cho nên hiểu rằng ít người chết về Ung Thư. Sau này có nhiều người trong hội thầy thuốc đi truyền bá rằng: “Bệnh Ung Thư vừa đông vừa lạ không đâu hơn Trung Quốc. Muốn thấy nhiều bệnh Ung Thư không gì bằng đến Trung Quốc.”
Lại nữa, căn cứ theo điều tra nhân khẩu nước Mỹ thì có rất nhiều dân cư thành thị vì phải bệnh Ung Thư mà chết rất đông. Cứ 10 vạn người thì có 130 người đến 150 người bị bệnh Ung Thư. Không phải bởi không khí thành thị, món ăn hoặc sanh hoạt không tốt mà là do nhờ thiết lập nhiều Y Viện hoàn bị tiện bề kiểm nghiệm phát giác. Số người nước Mỹ bị bệnh Ung Thư mà chết vọt lên đến vị trí thứ hai. Còn thứ nhất là bệnh Tim. Trước kia thì bệnh lao Phổi chiếm địa vị thứ hai. Đến năm 1900 có lẽ, cứ mỗi 10 muôn[5] người thì có 202 người chết vì bệnh lao Phổi; đến năm 1932 đã xuống còn 63 người. Vậy là nhờ tận lực vận động ngừa lao, nước Mỹ đã phòng ngừa lao Phổi tương đối thành công.
Ung Thư là một chứng bệnh không chừa một dân tộc nào, cho nên dân tộc Trung Hoa đương nhiên là không thể ngoại lệ. Trung y Dược ở đời Hán, Đường đã từng phát minh những thứ thuốc trị Ung Thư, chẳng qua chỉ vì tên bệnh chẳng đồng, lý luận đều khác, lại thêm chưa có người chuyên công luyện tập khoa này vì bệnh Ung Thư trong cơ thể con người bất cứ nơi nào cũng có thể phát sanh. Vì sự chú trọng bị phân tán nên nội khoa, ngoại khoa đều chưa tập trung ý chí để nghiên cứu, đồng thời Trung y có khi nhân tượng hình hoặc chứng trạng mà đặt tên, có khi dựa vào bộ phận cơ thể mà đặt tên cho nên tên bệnh do đó mà không thống nhất. Không những bệnh Ung Thư như thế mà hết thảy bệnh tật cũng như thế. Những gì sách y học Trung Hoa cho là Huyền Tịch, Anh Lưu, Tích Tụ, Trưng Hà, Bĩ Khối,… đều thuộc về phạm vi Ung Thư. Cho nên những thuốc Trung y trị Ung Thư nhân lịch sử quá lâu chồng chất nhiều đời, tiếc thay chưa có sự báo cáo rõ ràng trên lâm sàng thực nghiệm mặc dầu đã từng trị khỏi những bệnh ngoan cố. Đến đây Tây y đặt ra tên bệnh đều là căn cứ nơi tạng khí, bệnh biến và sự giải phẫu bệnh lý, cùng với phân tích vi trùng mà định danh. Đại khái như sưng Bọng Đái, sưng Phổi, sưng màng Óc, chai lá Gan, lở Bao Tử, kiết vi trùng (kiết nhiệt), kiết amip (kiết hàn)… xã hội Trung Quốc bị quan niệm phong kiến trói buộc, đối với sự mổ xẻ xác chết đều bị trở ngại. Đối với kính hiển vi và dụng cụ khoa học gần đây lại chưa để ý thu thập hết. Đó là lý do học thuyết Trung y vẫn chưa ra khỏi cái hố huyền học cho nên chưa thể phát dương rộng rãi. Mười mấy năm gần đây thường có những người bệnh tuy được Trung y chẩn trị, cho uống thuốc Ung Thư Nội Tiêu được khỏi cũng chẳng qua luống công mà thôi. Như thế đủ thấy thuốc ta cho uống để tiêu Ung Thư không những công hiệu xác thực, lại còn tuyệt không có chút đau đớn. Ví như người bị Ung Thư Tử Cung sau khi khỏi vẫn trở lại sinh dục như thường. Đối với bệnh Ung Thư là kẻ thù của nhân loại, chúng tôi xét thấy đây là một ưu điểm đặc biệt. Cho nên Phong Tiều này nguyện đem hết bình sanh của kiếp này, tập trung tư tưởng tinh
lực, quên nằm quên ăn, dãi nắng dầm sương, nghiên cứu khoa Ung Thư đã qua, mong giải quyết cho tương lai nhân loại, sưu tầm cả mấy mươi loại sách vở Trung-Tây, đem chứng trạng của bệnh Ung Thư rõ ràng tỉ mỉ, quy nạp thống nhất tên bệnh Đông-Tây và đem những phương kinh nghiệm trong khi lâmchứng, phân thuật trong thiên, mong cung cấp cho những nhà chuyên khoa về Ung Thư toàn thế giới tham khảo, mong người người đều biết rõ tánh chất bệnh này, từ chứng trạng đến trị liệu làm cho độc giả đối với Trung y Dược có được nhận thức đầy đủ để có thể nương nơi đây mà diệt kẻ thù chung của nhân loại. Đó là chủ ý của tác giả trong tập sách nhỏ này.
Tiều này trôi nổi đến Thương Châu, trong tay không có phương tiện tham khảo đầy đủ, được một thiếu muôn không sao tránh khỏi. Mong tất cả hiền đạt thập phương chỉnh cho những điều thiếu sót, thì rất may mắn.
Dương lịch mùng 10 tháng 10 năm 1952
Viết tại Hội Cải Tiến Y Dược Trung Quốc
Viện Trưởng Viện Nghiên cứu bệnh Ung Thư
TRIỆU PHONG TIỀU đề tựa
LỜI BÀN CỦA DỊCH GIẢ
Một bác sĩ người Nhật có con gái bị bệnh kiết amip đã được chữa trị chu tất theo Tây y thế mà cuối cùng phải thúc thủ chịu chết, đến nỗi bác sĩ phải bỏ nghề sang nghiên cứu Trung y, cuối cùng hoàn toàn trở thành một thầy thuốc Trung y.
Con của một bác sĩ Thú Y bị cấm khẩu độc lợi (kiết amip nặng) cuối cùng ở dưỡng đường về nằm nhà để chờ chết, may gặp một Ni Sư dùng lá Xoài, lá Ổi, lá Mít, bông Trang đỏ, bông Trang trắng, Trà, Gừng nướng chữa cho được vẹn toàn (trên đây là những chuyện thật xin miễn nêu tên và địa chỉ).
Ai dám bảo rằng Tây y đã từng nói bệnh kiết amip không chữa được? Ai dám bảo rằng các bà lang ta tuyên bố chắc như bắp rằng: nhất định kiết amip là các bà trị khỏi hẳn?
Thế mới biết kẻ nào bảo rằng thứ bệnh này đã có thuốc chữa, nhất định chữa được, thứ bệnh kia chưa có thuốc chữa, nhất định chữa không được, đều là những kẻ đang mò mẫm trong rừng sương mù dày đặc. Quả thật là kẻ chưa thông lý sự vậy. Ôi! Sự có tuyệt đối ư?
Nói rằng bệnh Ung Thư là kẻ thù của nhân loại, như thế có đúng không? Hay nó là người ơn của nhân loại? Vì sao thế? Vì nếu không có bệnh Ung Thư ghê gớm này, biết đâu tâm lý phóng dật của loài người sẽ không còn có cơ hội tóm thâu và biết đâu chính cái tâm mê của nhân loại mới là kẻ thù của nhân loại. Vì sao thế? Vì nếu loài người mà thật sáng suốt thì bệnh Ung Thư cũng bặt đường. Cổ ngữ có nói: “Ngồi trong buồng kín như ngồi ngã tư đường cái. Chế ngự tất lòng nào có khác chi như điều khiển xe sáu ngựa”. Đúng thay lời nói ấy.
Tác giả kêu gọi bắt tay nhau để nghiên cứu tiêu diệt bệnh Ung Thư, lòng của tác giả thật rất có tình…! Nhưng cái thấy Đông-Tây xưa nay, tâm vật dị đồng[6] của nhân loại ngày nay cơ hồ như đang tích cực trong cao trào diễn tiến vậy.
Kẻ muội này nghĩ rằng: nếu cái tâm hầm hố của loài người mà dứt, thì cái tướng lở miệng, lổ hang của bệnh Ung Thư cũng dứt. Hiền xưa nói: “Trị bệnh không bằng trị thầy thuốc”.
Xưa kia như thế, ngày nay phải thế nào?
Tác giả đang nói chuyện đối với bệnh Ung Thư phải nên chú ý phát giác sớm để kịp thời chữa trị, mà lại đột ngột nêu lên câu “Công đầu là trị bệnh chưa phát”, bệnh chưa phát mà nói là trị là một điều mâu thuẫn. Ý tác giả muốn nói gì? Vậy muốn hiểu ý tác giả ta phải tìm hiểu nghĩa câu nói trên kia trước đã. Đành rằng câu này xuất phát từ Nội Kinh Hoàng Đế, nhưng cũng còn phải tùy trường hợp áp dụng mà định nghĩa, huống chi câu này trong ý người đời dầu nhắm vào nghĩa: “Ngừa bệnh hơn chữa bệnh”, nhưng ngừa bệnh hơn chữa bệnh của y học ngày nay với nghĩa ngừa bệnh hơn chữa bệnh trong Nội Kinh lại cũng khác nhau một trời một vực. Nay ta hãy nêu lên bệnh lao Phổi để làm tỉ dụ nhận xét:
Theo y học ngày nay thì nguyên nhân phát sanh bệnh Lao Phổi phải là vi trùng Lao tàn phá. Cho nên nếu muốn áp dụng tinh thần trị bệnh khi chưa phát, hay ngừa bệnh là phải ăn uống đầy đủ, làm việc phải có giờ nghỉ ngơi, thỉnh thoảng phải rọi Phổi, thử đàm và trước nhất phải chích giống ngừa[7]…Nghĩa là phải lấy vi trùng Lao làm nền tảng.
Về phần Trung y thì tạng Phổi là tạng mềm, xốp, ở trên cao nhất. Muốn có được bệnh lao Phổi, trước nhất phải có mất sức ở tạng Thận và tạng Tỳ. Nguyên nhân mất sức hoặc từ ăn uống, thiếu thốn, hoặc không khí dơ bẩn, hoặc phóng túng truy hoan, hoặc do một bệnh gì khác mà coi thường để lây lất, hoặc bị phản tác dụng của khủng hoảng tinh thần,… Khi tạng Tỳ bị mất sức thì sự tiếp tế cho tạng Phổi phải bị giảm đi. Khi tạng Thận thâu hút kiệt quệ, tạng Phổi ở trên cao, chất bọng, xốp; dưới tạng Phổi là tạng Tim, Phổi bị yếu không lấy sức đâu để quân bình chế ngự lại tạng Tim, tự nhiên phải bị sức nóng của tạng Tim nung đốt cho nên Phổi dù không bị vi trùng Lao xâm nhập cũng vẫn phải tự hoại. Bởi vậy, khi thấy tạng Thận và tạng Tỳ bị mất sức là phải nghĩ ngay đến bệnh lao Phổi mặc dù Phổi chưa thấy bệnh. Đó là thuật đại lược về một cách hiểu câu “Công đầu là trị bệnh khi chưa phát” thông qua tinh thần người thầy thuốc chữa bệnh theoTrung y.
Nhưng tới một bước nữa theo tinh thần Y Đạo của Nội Kinh với nghĩa rốt ráo của câu này thì lại như sau đây: sinh lực trong con người bất cứ bộ phận nào cũng đều phải nhờ ở năng lực và điện lực nuôi dưỡng. Nếu nơi nào thiếu năng lực và điện lực đi tới là nơi ấy phải tự hoại trước. Bốn yếu tố phát sanh năng lực và điện lực là ăn uống, khí trời, hoạt động và tinh thần. Nếu bốn yếu tố này được bình thường thì tuổi thọ được đầy đủ. Nhưng trong bốn yếu tố này thì tinh thần được bình thường là yếu tố quan trọng nhất. Cho nên dù đủ cả ba yếu tố kia mà thiếu yếu tố tinh thần thì sức khỏe cũng như tuổi thọ khó mà đầy đủ. Vì sao thế?
Vì nếu tinh thần đau khổ thì dẫu ăn vàng cũng không thấy ngon. Ngược lại nếu tinh thần trụy lạc thì vật chất càng nhiều càng chóng hủy hoại. Do đó, tinh thần được bình thường thì dù điều kiện vật chất có thiếu thốn cũng tương đối được yên vui. Cho nên người xưa nói: “Tâm an nhà tranh cũng ổn, tánh định rau cỏ cũng ngon” là nghĩa thế. Lại nữa, cũng theo tinh thần này, mỗi một bộ phận trong con người đều có một hệ thống tác dụng tâm linh (kể cả hệ thống thuận và hệ thống nghịch). Đối với hệ thống nghịch, ví dụ trực tiếp làm bế tắc năng lực và điện lực của tạng Phổi là lo sợ; trực tiếp làm bế tắc năng lực và điện lực của tạng Thận là buồn rầu; trực tiếp làm bế tắc năng lực và điện lực của tạng Tỳ là thắc mắc. Bởi vậy nên lo sợ, buồn rầu, thắc mắc là yếu tố quan trọng hơn hết trong những yếu tố làm nền tảng cho bệnh Phổi. Vì sao thế? Vì khi ta lo sợ, buồn rầu, thắc mắc làm cho hệ thống năng lực và điện lực trong sinh lực con người phải bị đảo lộn nghịch chiều mà phát sinh mâu thuẫn bên trong, bên ngoài nẩy sanh xung chướng. Mâu thuẫn bên trong làm đổ vỡ sinh lực, xung chướng bên ngoài là thứ trái chướng với thể thiên nhiên, ngăn rào sự tiếp tế với trời đất. Cho nên tinh thần điềm tĩnh, đạm bạc, khoan thai, rời rảnh lại là tinh thần dưỡng sinh cao độ. Vì sao thế? Vì nếu được vậy là khi đó sinh lực trong ta cùng với sinh lực của vũ trụ cùng chung một trình độ, một kho tàng. Do đó mà tiên gia, đạo gia mới có cơ hạ thủ và Nội Kinh có câu: “Điềm đạm hư vô bệnh nào phát khởi” là vậy.
Thế thì tác giả nêu lên câu nói trên kia phải chăng trong chỗ không lời ý chừng tác giả muốn nói: “Người xưa đã từng thấy tới động cơ sanh bệnh, và dạy cho biết thấu suốt được động cơ phát bệnh quan trọng hơn là đợi đến khi có bệnh rồi trị nhiều lắm!”. Nỗ lực đổi quả chỉ là việc bất đắc dĩ, là còn bị chạy theo sau đuôi bệnh tật. Chỉ vì người đời mê tối không rõ nên cực chẳng đã phải làm thế thôi, thế mà còn thờ ơ chểnh mảng thì thật là đáng trách!!!
Tác giả nhắc nhở giới Trung y phải nên để ý đến phương tiện kiểm nghiệm của khoa học để đạt đến sự phát giác mau chóng và sự chẩn đoán mới được chuẩn xác v.v…
Nếu ai có một tinh thần khoa học đích thực thì mới biết được tâm với vật, không với có không phải là
hai, rộng với hẹp không thể phân cách mới thấy cắt xén một phần sự kiện mà nghiên cứu, kiểm nghiệmvà mưu toan đổi quả mà không chú trọng đến nhân đều là bệnh lý của người đời.
Đành rằng dụng cụ, vật chất, phương pháp máy móc nó đâu có cắn mổ gì mình? Nhưng mình cũng đừng mang nó để tự bịt mắt rắc tiêu mình mới phải chứ! Làm sao mà dám tin chắc rằng dụng cụ vật chất, phương pháp máy móc được dồi dào là cái màn bí mật của sự kiện được vén sớm chứ? Tinh thần tác giả không khéo sẽ xảy ra vong bổn hoặc cùng mằn tại đây không biết chừng!
Tác giả nêu lên việc vận động ngừa Lao của nước Mỹ và cho rằng đã thành công trên tương đối (có một cách chắc như bắp). Đến đây, thật tình kẻ dịch này chưa biết rõ cái nghĩa ngừa Lao và cái nghĩa thành công trên tương đối của tác giả là thế nào? Thôi thì cứ để nhường độc giả nhận xét.
Tác giả nói dân tộc Trung Quốc bị tinh thần phong kiến ám ảnh mà thiếu cái gọi là khoa học vật chất, cho nên y học Trung Quốc không ra khỏi cái hố huyền học. Nói như thế tôi e người ta sẽ hiểu rằng dân tộc Trung Hoa (tự thuở nào) vẫn sống trong nếp sống ngầy ngật mơ hồ không biết đâu là thật đâu là trái nên mới đẻ ra giới Trung y bị kẹt trong cái hố huyền học. Như vậy sao bằng nói giới Trung y thiếu tinh thần thực tế là vong bổn nên Trung y mới bị tiêu trầm, đào thải. Phương chi[8], nếu là một nguyên lý mà kiến lập dù có trải qua bao nhiêu thời gian thay biến đi nữa, cũng không vì thế mà nguyên lý bị đổ vỡ tiêu trầm, chỉ trừ khi người sau dốt nát không biết tận dụng khai thác mà thôi. Cho nên tôi nói y học mà có Đông với Tây là cái vô phước cho xã hội loài người là nghĩa như thế.
NGHIÊN CỨU VÀ TRỊ LIỆU BỆNH UNG THƯ
1. Đối chiếu tên bệnh Trung-Tây
Bệnh Ung Thư cũng có gọi là Độc Lưu (Bướu độc) tức là một thứ Bướu sưng có tánh cách ác liệt. Trải qua bao đời danh y Trung Quốc, sự đặt tên của bệnh Ung Thư chia làm hai loại:
A. Căn cứ vào chỗ bộ phận bị bệnh mà đạt tên như: Ung Thư ở Óc thì xưa gọi là Não Thơ, ở Nướu Răng gọi là Cốt Tảo, ở Vú gọi là Nhũ Nham, ở Phổi gọi là Phế Thư, ở Lưỡi gọi là Thiệt Nham, ở Mũi gọi là Tỷ Tức Nhục, ở Môi gọi là Kiển Thần, ở Xương gọi là Phụ Cốt Thơ, v.v…
B. Căn cứ vào hình thái chứng trạng mà đặt tên như: Ung Thư ở Cổ Họng gọi là Ế Cách, ở Hàm gọi là Thạch Thư, ở Bướu Cổ gọi là Khí Lưu, ở Mạch Máu gọi là Cân Anh, ở hệ thống Máu Trắng vùng Cần Cổ gọi là Đàm Hạch hoặc Ác Hạch, ở dưới cạnh Tai gọi là Thất Dinh (chứng Hạch Lao đối với Ung Thư tánh cách khác nhau, nên để bàn riêng một mục), Ung Thư ở Dạ Dày gọi là Ẩm Tịch, ở Gan gọi là Bánh Trướng, ở Tỳ Âm (Pancreas) gọi là Trướng Mãn, ở Ruột gọi là Phục Lương, ở mặt da gọi là Phiên Hoa Sang (hoa Sung), trẻ con thủy Ung Thư gọi là Tẩu Mã Nha Cam, ở Màng Bụng gọi là Phúc Bỉ, ở Ruột cùng gọi là Trường Đàm, ở Âm Hành gọi là Âm Khuẩn, ở trước huyệt Hội Âm (vùng dưới đáy thân) gọi là Huyền Ung, ở Tử Cung gọi là Trừng Hà, ở hệ thống Máu Trắng vùng Đùi gọi là Huyền Tịch. Phàm cơ thể con người nào Lồng Ngực, Chẻn Vừng, Bụng, Phổi, Gan, Dạ Dày, Lá Mía, Mật, Ruột Già, Ruột Non, Tỳ Dương (Rate) v.v… Bộ phận nào bị Ung Thư người xưa cũng đều gọi là Tích Tụ, hoặc cho một tên khái quát là Vô Danh Thũng Độc.
2. Hình thức đặc biệt của chứng Ung Thư và chứng lưu (Bướu)
Ung Thư cũng là một thứ Bướu nhưng có tánh cách ác liệt. Gọi là “tánh ác” nghĩa là vì có nguy hại đến tánh mạng vậy. Thế là Bướu hiền với Bướu độc (Ung Thư) không những khởi nguyên chẳng đồng mà lai lịch của bệnh cũng có khác. Sự sanh trưởng của Bướu hiền, lớn nhỏ đều có nhứt định.Thường vì chỗ bệnh Bướu thịt làm lồi ra làm hại cho vẻ đẹp tự nhiên, nên thường làm cho tinh thần bệnh nhân bị uy hiếp, nhưng không có trực tiếp nguy hại đến tánh mạng. Vì Bướu hiền thường xảy ra ở xương sụn, thịt mỡ, màng mỡ, hoặc chứa nước, hoặc chứa bột, hoặc sắp xếp bằng sớ. Khi được giải phẫu rồi cũng không có lan tràn đi nơi khác như bệnh Ung Thư (Bướu độc). Đặc điểm của Ung Thư là hay chuyển dời. Mỗi khi trải qua giải phẫu cắt bỏ rồi, trong một thời gian ngắn lại phát sanh ở một nơi khác. Mỗi khi trải qua để kim Radium hoặc chạy điện rồi, thời gian sau sẽ lan tràn ra khắp toàn thân, tế bào bị Ung Thư hóa sẽ ngao du khắp các bộ phận. Còn Bướu hiền thì giống loại rất nhiều sẽ có mục chuyên luận riêng để khỏi lập lại nhiều lần.
3. Nguyên nhân của bệnh Ung Thư
Nguyên nhân và quá trình sanh trưởng của bệnh Ung Thư mãi đến ngày nay căn cứ theo ý kiến của các nhà chuyên môn về khoa Ung Thư toàn thế giới, đại khái có năm điều sau đây:
1. Vì tác dụng của chất phóng xạ
2. Vì tác dụng của vi trùng
3. Vì tác dụng của ký sinh trùng
4. Vì quan hệ đến tánh di truyền
5. Vì thiếu chất Lòng Trắng Trứng
Mỗi người nói một cách không giống nhau làm cho học giả không biết đâu là phải, mãi đến bây giờ vẫn chưa được giải đáp xác thực.
Chúng tôi tỉ mỉ suy tư, tổng hợp học thuyết chuyên gia của các nước và trên báo cáo thực nghiệm; thêmnữa, căn cứ theo y học Trung Hoa về nguyên lý thất tình (mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, e, sợ hãi) thái hóa bất cập gây bệnh, kết quả cuộc nghiên cứu nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của bệnh Ung Thư có thể chia làm 2 loại:
1. Sự kích thích liên tục âm thầm: trong sự kích thích này chia làm 2 loại là: tinh thần kích thích và vật chất kích thích (nghĩa là lý học kích thích và hóa học kích thích).
2. Sức hoạt động của tế bào bị suy yếu và tinh thần mất sức khống chế.
Vì sự kích thích liên tục âm thầm mới dẫn khởi cơ năng suy nhược. Đó là chỗ gọi: mạn tánh kích thích và lấy sự kích thích trên tinh thần làm đầu vì rất có ảnh hưởng quan trọng đến Nội Phân Bí Tuyến (tuyến chất ứa bên trong) về sự tạo ra chất Noãn Sào Tố (Hà Nhĩ Mông = Ventriculine). Cái gọi là Nội Phân Bí Tuyến ấy là vô quản tuyến. Nó là một thứ nhìn không thấy, rờ không được. Ví như tuyến Niêm Lịch (nước nhờn) dưới đáy Óc, tuyến Giáp Trạng (Bướu Cổ), và Phụ Cận Vô Quản Tuyến ở trước cổ, tuyến Nước Lá Mía (pancreas) ở Bụng, tuyến Thận Dương (mũ Thận) ở Thận. Các cơ quan ấy chế tạo ra chất Ventriculine trọng yếu vận chuyển vào trong máu chẳng phải đi qua bằng đường ống mạch mà đến các cơ quan quan trọng. Phân lượng nó tuy rất nhỏ nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe con người vô cùng rộng lớn. Thứ tuyến không theo ống mạch này có đến mấy mươi loại khác nhau. Nhắmvào loại quan hệ nhất mà nói thì nó có tánh chất duy trì cho sự trưởng thành và phát dục cơ thể con người được quân bình, làm quân bình sự thay cũ đổi mới, điều chỉnh cho sự phấn khởi thần kinh được chánh thường, giữ gìn sức co giãn của ống máu cho đừng thái quá bất cập, làm cho sự phát dục và cốt cách sanh sôi được bình thường v.v…
Ví như tuyến Giáp Trạng đối với sự biến hóa của tình cảm rất là phi thường, mẫn nhuệ[9]. Nước Mỹ có một nhà buôn đột nhiên cảm thấy năng lực uể oải không thể tiếp tục đối phó mọi việc. Trước kia tinh lực dồi dào, phán đoán nhanh chóng bao nhiêu đến bây giờ lại thành vô dụng bấy nhiêu, mà lại còn chìm đắm vào trong lo nghĩ, e ngại, do dự. Bệnh nhân ở trong tinh thần bất an mà khai với thầy thuốc rằng cá tánh của ông ta hoàn toàn thay biến hẳn. Chính tác giả đã từng khám chữa cho một người bị lớn tuyến Giáp Trạng (bệnh Bướu Cổ). Từ khi hạch này nổi to rồi, bà ấy luôn luôn gắt gỏng gây gổ với đàn ông khác. Khi gặp có gì không vừa lòng là náo loạn ầm lên, giận dỗi, tung tóe, khác hẳn tánh tình xưa. Ngoài việc dùng phép trị liệu trên tinh thần ra, tôi lại còn dùng thuốc nước hòa với những vị có nhiều chất Iode, chưa đầy nửa tháng là đã lần lần hồi phục bình thường. Theo đây mà xem thì tuyến Giáp Trạng rất quan hệ đến tánh tình. Cũng như các thứ tuyến dưới Óc, tuyến hạch nam nữ (tức là Ngoại Thận và Chùm Trứng), tuyến Thận Dương (mũ Thận), tuyến nước Lá Mía (pancreas) đều là những chủ tể[10]trong mỗi Nội Phân Bí Tuyến. Một khi chúng mất bình thường liền bị ảnh hưởng đến các cơ quan
chế tạo ra chất Ventriculine. Bất cứ một bộ phận nào khi thiếu chất bồi bổ này, ít thì làm ra bệnh, nhiều thì khó thể sinh tồn. Cho nên thiên Dưỡng Sinh có nói: “Đừng để động tinh, đừng để lao mình, trở về với lặng lẽ thì có thể sống lâu. Vả chăng, tịnh thì sanh thủy, động thì sanh hỏa. Thủy có thể sanh vạn vật, hỏa có thể khắc vạn vật”. Chữ “thủy” của Trung y gọi đây tức là chỉ cho chất nước Nội Phân Bí mà nói. Chúng ta không may gặp phải toàn là hoàn cảnh đau buồn, trong những trường hợp giận dữ có người gọi đó là: lửa Gan bộc phát, theo đây mà xem, cái gọi là “lửa”, tuyệt không phải là thứ lửa bình thường chúng ta nấu nước, mà là một chất Nội Phân Bí quá nhiều, làm cho số đường trong máu bị tăng lên. Đó là hiện tượng thần kinh trung khu bị kích động vậy. Thử xem mạn tánh kích thích mà liệt kê như sau đây:
2. Tinh thần kích thích
Cổ nhân cho rằng bảy tình: mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, e, sợ hãi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Theo chỗ nhận thức của Phong Tiều này thì đó là một sự phát minh cực kỳ vĩ đại của cổ Trung y, thật là chỗ thấy độc đáo, nay để giới thiệu cùng giới Y học thế giới, chúng tôi xin lần lượt đem nguyên lý bảy tình gây bệnh mà trình bày như sau:
Mừng: Nội Kinh nói: “Vui mừng thì khí hòa chí đạt, dinh vệ được lưu thông nên khí hòa hưỡn vậy”. Đây là nói mừng quá độ mất sự tiết chế, đều có thể sanh ra bệnh hoạn. Cho nên cũng có nói: “Vui mừng hại Tim”. Căn cứ theo sự nghiên cứu của Y học cận đại thì vui mừng quá độ, tạng Tim bị kích thích thái quá đến nỗi giãn tung ra, sự tuần hoàn theo đây mà đình trệ.
Nước tôi có chuyện dân gian truyền miệng với nhau rất lâu đời mà ai ai cũng biết là truyện Trình Giảo Kim đời Đường vì vui cười quá độ mà lìa trần! Đó là cớ vui mừng cuồng loạn chẳng những gây nên bệnh tật, mà còn có thể dẫn đến mất mạng! Ngày quốc khánh của nước Mỹ vì vui đùa cuồng loạn mà có kẻ say rượu, ca hát quá độ đến chết, có kẻ bơi thuyền, đi xe mà chết, có kẻ bị kẹt máy móc mà tàn phế.
Thường mỗi năm có nghe một số rất đông người bị nạn như thế, ai mà chẳng kinh ngạc! Chỉ một chuyện vui mà quên mình, thần kinh không thể khống chế nổi. Thế thì có phải là vô cùng nguy hiểmkhông? Căn cứ theo thống kê của Hiệp Chúng Xã năm 1952 ở nước Mỹ thì trong hai ngày lễ Giáng Sinh số người chết vì rủi ro có đến 418 người. Lại căn cứ theo kinh điển của Bát Nhựt Lộ Thấu Xã của Đông Kinh[11] có một người đàn bà Nhật bảy ngày ở trong rạp hát lớn vì cười quá mà chết. Theo lời bình luận của Tổng cục Cảnh Sát thì người đàn bà này vì xem hài kịch cười quá độ làm cho máu tràn lên Óc mà chết.
Giận: Nội Kinh nói: “Giận quá khí nghịch làm cho ói máu và ỉa chảy”. Chữ “giận” là nói một hiện tượng giận dữ. Nội Kinh nói: “Giận hại Gan”. Người trải qua một phen lên cơn giận dữ thời chất nước
phân bí tế bào trong Gan kích thích làm cho lượng đường trong máu tăng gia, để phát sanh toan hóa (hóa acid) và kích thích bộ thần kinh vận động ở vùng trung khu của Óc, thậm chí phát sanh cơn giật. Cho nên ngày xưa có chuyện Lạng Tương Như giận quá tóc chỉa ra ngoài mũ, đó là nguyên nhân hệ thần kinh trung khu bị chấn động kịch liệt, phát sanh co giật. Người xưa nói: “Khí thế tung hoành không thể nén xuống được gọi là giận”. Ta hãy xem binh bị thường có những chuyện một phen giận dữ quắc mắt hô to muôn ngựa đều kinh hoàng. Thế nên trong khi thạnh nộ có thể giết người. Thầy thuốc và bệnh nhân đều phải răn dè vậy.
Lo: Người xưa nói: “Lo làm hại người”. Lời nói này rất có diệu lý. Lo lắng không những làm cho thần kinh khổ muộn, cũng rất dễ phát sanh tắt huyết (huyết uất). Trong trận Thế chiến thứ hai, nước Đức tập trung đàn bà giam vào một nơi, những ai đã bị giam cầm, trải qua hàng nửa năm trường không có kinh nguyệt. Sau khi được thả về nhà, đến bốn năm tháng sau mới trở lại trạng thái bình thường. Ở Trung Quốc dân gian thường có câu tục ngữ: “Chớ lo lắng, lo lắng quá độ sẽ bị mất sữa không đủ cho con bú”, đó là từ chuyện những bà mẹ vì con nhỏ mà nói, đủ chứng minh lo lắng quá độ có trở ngại cho sự bài tiết của mạch sữa ở lồng ngực. Cho nên Nội Kinh có lời rằng: “Lo hại Phổi”.
Nghĩ: Nội Kinh nói: “Nghĩ thì tâm có chỗ giữ, thần có chỗ về, chánh khí giữ lại không tan, cho nên khí kết lại”. Cho nên Nội Kinh nói: “Nghĩ hại Tỳ” phải biết rằng quá nghĩ tưởng là rất khổ. Ví như giữa nam nữ vì tương tư mà phát sanh ra bao việc không may, nào tự tử, tự sát chẳng hạn. Đời có những hạng si nam mê nữ từng cặp, từng cặp hy sinh một cách vô lý không biết bao nhiêu mà kể. Cho nên ngày có chỗ nghĩ, thì đêm có nằm mơ thoạt tốt thoạt xấu, thần hồn phiêu phưởng, đến nỗi ảnh hưởng thần kinh thác loạn, như chúng ta thường nghe, như thế đều bởi hậu quả của sự nghĩ quá mà phát sanh.
Buồn: Nội Kinh nói: “Buồn thì cuống Tim bóp thắt, buồng Phổi co rút lại, dinh vệ không thông, nóng uất ở trong mà khí hao mòn vậy”. Trong thời gian kháng chiến, Tương Tác Quân tiên sanh ngay khi đang ăn cơm trưa, thoạt nghe người nhà bắn tin em ông bị tử thương, ông nghe xong buồn đau khôn xiết, liền đi lo liệu tang ma, đói no không thường. Ba tháng sau phát sanh bệnh Ung Thư Dạ Dày, rồi đến chết mất. Ở trong tình trạng đại cuộc biến động, bất an phát sanh những việc bi thảm, so với thời bình tăng lên gấp bội. Nội kẻ đất khách tha hương buồn nhớ quê nhà cũng rất lắm người.
E: Nội Kinh nói: “E ngại là tinh mất, tinh mất thì thượng tiêu bế tắc. Thượng tiêu bế tắc thì khí trở xuống, khí hãm thì hạ tiêu trướng. Hạ tiêu trướng nên khí càng không thông vậy”. Khổng Tử nói: “Tâmcó e sợ thì không còn chánh nữa”. Lý luận như thế rất đúng. Căn cứ theo lời của đa số bệnh nhân: “Trong khi quân Phiệt Nhật Bản chiếm Hồng Kông, kỷ luật bừa bãi làm cho nhân dân một phen sinh hoạt khốn khổ dị thường, suốt ngày tinh thần nơm nớp dưới gươm súng, gót sắt của bạo tàn, cho nên tất cả phụ nữ đều bị bệnh vàng da, mất máu, kinh bế cả. Có một viên Không Quân Lục Chiến mỗi khi qua một trận nhảy dù trở về mất hết vài kilo vì thần kinh khẩn trương quá độ, bị kích thích tế bào trong thân teo nhỏ lại, chất phân bí của hệ thống Thận Dương (mũ Thận) mất tác dụng kích thích đưa máu đi lên. Căn cứ theo sự trắc nghiệm của chuyên gia thì nhân viên hàng không sau khi trải qua một phen phi hành nguy hiểm thì hạt Máu Trắng bị mất 40%; đó chỉ là một người bị bệnh thần kinh mà hoàn cảnh có hiện tượng Máu Trắng hao hụt như thế. Trên kia là tuyến mũ Thận tác dụng chánh thường, đây là tuyến Mũ Thận phát sanh một thứ phản ứng sai lầm vậy. Nên Nội Kinh nói: “Khủng thương Thận”. Như thế phải chăng rất là chánh xác. Nội Kinh là học thuyết trải qua mấy ngàn năm, đến nay vẫn là mới mẻ. Như thế cũng đủ làm gương cho các nhà khoa học vậy .
Hãi: Nội Kinh nói: “Sợ hãi thì tâm không chỗ nương, thì thần không chỗ cậy, lo không chỗ định nên khí loạn vậy!” Một đêm mấy lượt kinh hoàng rất dễ làm cho con người trở nên tiều tụy, cải biến hình hài. Xưa Ngũ Tử Tư đi quá Chí Quan, chỉ trong một đêm mà tóc mày đều trắng xóa. Quá độ kinh hoàng thì tĩnh mạch giãn to, huyết dịch tuần hoàn phát sanh chướng ngại, thần kinh nhân đó mà chịu lấy sự kích thích kịch liệt, nhiễu động nặng nề, tuyến Niêm Dịch dưới đáy Óc và tuyến Não hạ phát sanh chướng ngại, đều không thể ứa ra chất Ventriculine trọng yếu làm cho râu tóc mất sự nuôi dưỡng, chỉ trải qua mười mấy giờ cũng đủ làm cho bạc trắng. Chuyện xưa chép thế, nhưng đời nay cũng có sự thật để chứng minh. Tôi xin dẫn câu chuyện “một đêm bạc tóc” đăng ở Tự Nhiên nhật báo: “Chuyện xưa chép: Ngũ Tử Tư một đêm bạc tóc thường bị phê bình là hoang đường không mấy ai tin. Nhưng căn cứ theo sự chứng thực của y học thì kích thích quá độ có thể làm cho tóc bạc gia tăng. Tôi còn nhớ trước khi kháng chiến, bí thơ của Nam Kinh thị phủ là một người trai trẻ mạnh dạn, bị trải qua một trận không kích trong 24 tiếng đồng hồ làm cho tóc đều bạc trắng như ông già. Việc này ở Thượng Hải rất nhiều người biết. Năm Dân Quốc thứ 26, đêm 26 tháng 8 mở màn Trung Nhật chiến tranh, Nam Kinh bị một phen không tập của Nhật, viên bí thơ nói trên núp gần Trung Đại Thơ Quán, thấy rõ sự không tập. Sợ quá bò lần đến ở trọ với chị Thị trưởng Lăng Viên Mã, vì nơi đó là một hầm núp rất kiên cố. Đêm ấy, chỉ có một mình bí thơ ở đó. Trung Đại Thơ quán bị rất nhiều tạc đạn, tiếng dội làm đổ nát những cửa kính vùng xung quanh. Vì quá sợ hãi bí thơ bò loạn dưới đất, trải qua một đêm run sợ, toát mồ hôi. Đến ngày hôm sau, người chủ nhà nhìn không ra vì tóc bạc trắng xóa cả”.
Theo đây mà xem; mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, e, sợ hãi thật là căn cội kích thích tinh thần. Bảy tình gây bệnh là một sự phát minh đặc biệt của Trung y giới vậy, thầy thuốc và bệnh nhân không thể xemthường. Chúng ta phải nắm cho được phương pháp khoa học hữu hiệu để xiển dương y đạo Trung Hoa cho được phóng đại quang minh.
3. Vật chất kích thích
Bác sĩ Cook là một nhà hóa học của viện Ung Thư ở Luân Đôn, phát giác một chất lấy trong than đá ra gọi là Benzpyrene. Nếu đem chất này bôi vào da, cơ thể động vật sẽ sanh ra một số lớn tế bào Ung Thư, vì chất này gây thành sự kích thích hóa học thường trực; điều này đã được minh chứng.
Căn cứ nhà theo các nhà khoa học, cứ hút luôn 25 điếu thuốc thơm thì tạng Phổi dễ sanh độc bệnh Bướu (một loại với Ung Thư), vì thuốc thơm gồm có chất Nicotin, hút vào quá nhiều cũng đủ để phát sanh sự kích thích hóa học thường trực.
Phàm những người đặt rượu, hoặc những người bán rượu, vì thường có dịp uống nhiều hơn mọi người nên bị bệnh Ung Thư cũng nhiều hơn người thường. Vì cơ thể luôn chịu sự kích thích của rượu vậy.
Ở nước Mỹ, từ năm 1910 trở về trước, những người làm công việc quét cửa sổ cho hãng thuốc lá thường bị bệnh Ung Thư rất nhiều, bởi sự kích thích của bụi thuốc gây nên. Đến năm 1912, người ta chú ý vệ sinh cho những người quét cửa sổ hơn trước thì sự chết về bệnh Ung Thư lần giảm, cùng với các lao công khác bị bệnh Ung Thư phổ thông như nhau.
Ánh sáng điện quá mạnh, những tiếng nổ kinh hồn đương nhiên cũng là một sự kích thích thường xuyên vì làm cho con người sợ hãi bất thường, thần kinh không được an tĩnh. Rõ ràng nhất là những kiều bào ở Hồng Kông như tôi đã biết, họ trác táng suốt ngày đêm, họ dùng thuốc kích thích đến nỗi gân oải, sức kiệt, thần kinh suy nhược quá độ, mỏi mệt vô cùng. Thế mà còn có kẻ uống thêm cà phê để kích
thích.
Như sự phát minh gần đây của giới y học, phàm ai tiêm nhiều chất thuốc Buồng Trứng (tức là một thứ ventriculine) vì sự thâu hút không hết, trái lại dễ gây nên bệnh Bướu ở Tử Cung. Đó là sự kích thích do thuốc, cũng là một nguyên nhân để gây thành bệnh. Sự kích thích thường xuyên làm cho sức sống của tế bào suy giảm, cùng với mất sự khống chế của thần kinh, đó là nguyên nhân trọng yếu gây nên bệnh Ung Thư. Nếu chỉ đơn thuần kích thích cũng đủ lấy làm lo, lại thêm sức sanh hoạt của tế bào suy nhược cùng làm nhân quả lẫn nhau để làm ngưng trệ thành bệnh. Cho nên Nội Kinh nói: “Người nay chưa đến 50 tuổi mà đã già suy là tại sao? Tại vì lấy rượu làm nước, lấy loạn làm thường, no say rồi dâm dục, vì dục nên tinh tuyệt để hao mất chơn thể”. Do đó mà rất dễ làm cho cơ năng của tế bào suy nhược. Lại thêm sự tổn hại của vật chất hóa học kích thích lâu ngày, hạt nhân tế bào phân tách, rất dễ dẫn khởi Ung Thư hóa tế bào. Cũng như những người nhân công ở xưởng than đá, da họ suốt ngày phải chịu sự kích thích thường xuyên nhưng không phải mỗi người đều bị bệnh như nhau. Phàm người tuổi tác hơi cao, thân thể suy nhược lại thêm có một nguyên nhân nào khác dẫn đường mới phát sinh ra bệnh Ung Thư. Lại như dùng chất Benzpyrene bôi lên da con Bọ, thì phát sanh ra tế bào Ung Thư, nhưng bôi vào loài chuột Hà Lan thì không phải thế. Nhân đây đủ rõ đơn thuần kích thích chưa đủ để làm hại. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh Ung Thư ngoài sự kích thích thường xuyên ra, phải thêm cơ thể suy nhược, cho nên những người từ 30 tuổi trở xuống rất ít bị Ung Thư, từ 40 tuổi trở lên rất nhiều; đó là chứng cứ rõ rệt. Nội Kinh nói: “Kẻ mạnh khí được lưu thông thì khỏi, còn những người tánh nhát, cơ thể suy nhược thì ngưng trệ làm bệnh”.
Tóm lại, nguyên nhân thứ nhất của Ung Thư là sự kích thích thường xuyên, thứ hai là cơ thể suy, thêmvào các điều kiện trợ duyên, làm cho ở nơi bị bệnh, hạt nhân của tế bào phát sanh phân tách biến hóa thành Ung Thư và gây nên tác dụng chồng chất để thành ra khối Ung Thư vậy.
Cơ năng sanh hoạt của tế bào bị suy nhược và thần kinh mất quyền khống chế, cơ thể không ngớt bị sự kích thích thường xuyên, chất phân bí vô ích càng ngày càng tăng thêm, chất Nội Phân Bí có ích càng ngày càng giảm sút. Thần kinh suy nhược lâu ngày, ăn uống giảm ít, thiếu máu, gầy còm, lần đến ảnh hưởng vào sự sanh hoạt của tế bào, trở nên yếu đuối thần kinh, bị mất năng lực khống chế, tế bào nơi chỗ bệnh thoát ly tổ chức chánh thường, gây nên một sự phát triển mất quy củ. Rồi đoàn tế bào ấy tự ngao du, phát tác dụng quần tụ sai lầm làm đình trệ một nơi, trở thành một thứ Bướu có tánh ác, đó chính là Ung Thư thành hình. Ban đầu chỉ có mệt mỏi hoặc cơ quan chướng ngại, hoặc có cảm giác suy nhược nhưng không đau, không ngứa, không đỏ, không sưng, dễ làm cho bệnh nhân xem thường. Đến khi tế bào bị Ung Thư hóa bài tiết ra chất độc, xâm phạm đến toàn thân. Trước tiên mặt da chỗ ấy mét, kế đó mới phát sanh đau nhức khổ sở làm cho người bệnh chịu không kham, đồng thời đưa đến đại tiện không thông, mất ngủ, trở thành có hại cho các bộ phận xung quanh và dẫn khởi các sự biến hóa, bệnh lý chẳng đồng (sẽ nói rõ ở mục trạng chứng). Có khi bởi khối Ung Thư ảnh hưởng vào, làm ra cứng và bể mạch máu để rồi chảy máu không ngừng mà chết. Có khi tại khối Ung Thư phá miệng hình hoa Sung, nhiệt độ lên cao, tiêu hao thể lực, hại đến tạng Tim rồi chết, có khi bị chất độc thấm vào hệ thần kinh làm cho sanh ra chứng hôn mê. Cũng có khi bị bệnh Ung Thư trong tạng phủ, chất độc thỉnh thoảng ảnh hưởng vào Mắt làm cho sưng màng Mắt, hoặc nổi lên những điểm nâu trong tròng Mắt, trở thành giai đoạn nguy hiểm bất trị rồi vậy.
Sự kích thích thường xuyên đã là nguyên nhân chủ yếu của bệnh Ung Thư nhưng nếu đơn thuần kích thích không đủ để làm hại như trên. Đại phàm từ 30 tuổi trở xuống ít bệnh Ung Thư, 40 trở lên dễ mắc
phải. Nếu từ 60 tuổi trở lên lại càng đông hơn nữa, đó là một chứng cứ rõ rệt. Cho nên Nội Kinh nói: “Người mạnh khí được lưu thông thì khỏi”. Chữ “khí” của Trung y tức là để chỉ cho cơ năng thần kinh vậy. Thần kinh bị mất sự khống chế không thể điều khiển các tổ chức trong các bộ phận một cách chỉnh tề, làm cho có một bộ phận nào đó phát sanh chướng ngại tức là chỗ Nội Kinh nói: “Phát sanh khí độc, Bướu thịt nổi lên”. Người xưa dùng chữ “Tức Nhục”-“Bướu Thịt” đặt lên trên hai chữ khí độc, thật là có hàm ý nghĩa phi thường để bảo rõ cho chúng ta biết thứ Bướu lở tánh ác cùng với thứ mà người đời nay gọi là Bướu tánh ác đều là một. Theo đây để chứng minh y học Trung Quốc mở mang rộng lớn rất lâu, hiểu ra Ung Thư là Bướu Thịt lở tánh ác. Trung Quốc phát hiện được bệnh này sớm hơn tất cả các nước. Tôi là người vốn tin có bệnh như thế tất có thuốc trị như thế nên mới ra công nghiên cứu không ngừng, trải qua trên 20 năm nay, có chút ánh sáng xin đem cống hiến cùng người đời.
Lời bàn của dịch giả
Đối với công trình sưu tầm, nghiên cứu về sự đối chiếu tên bệnh của tác giả, nếu ai là người mới bước chân vào lãnh vực nghiên cứu bệnh Ung Thư, đều cũng rất nên cảm ơn tác giả.
Nhận định về hình thức đặc biệt của bệnh Ung Thư như tác giả đã phân tích trong một ngày kể cũng rõ lắm nhưng chưa có thể gọi xác thực lợi ích trên việc trị liệu. Vì sao thế? Vì tác giả có một chủ ý: muốn phát giác sớm chừng nào tốt chừng nấy, cho nên chẳng qua chỉ là bàn tổng quát vậy thôi.
Nguyên nhân của bệnh Ung Thư nếu đứng hẳn trên tương đối thời gian, không gian của từng sự việc mà tìm nguyên nhân, tất không phải theo nhân duyên nhận định của mỗi người mà nguyên nhân sự việc sẽ rất đa đoan. Như 5 điều kiện đã kể trên kia, tuy không thống nhất, nhưng chưa hẳn là hoàn toàn sai lầm: vì mỗi điều kiện đều là một khía cạnh của sự thật. Lệ như chính mắt tôi trông thấy vô số Vịt Tàu bị Ung Thư bởi tác dụng của ký sinh trùng chẳng hạn.
Nếu là học giả mà chỉ mắc kẹt trên từng sự việc thì thà không có sách còn hơn, lỗi đó không thể đổ cho ai.
Nếu vả là duyên khởi bằng sự kích thích, để đi đến tinh thần mất sức khống chế, tế bào bị suy yếu… thì dù nói: “Tác dụng của chất phóng xạ, tác dụng vi trùng, tác dụng của ký sinh trùng, vì quan hệ đến khả năng tánh di truyền, vì thiếu chất Lòng Trắng Trứng” đi nữa, cũng không ngoài thần kinh bị kích thích và tế bào suy yếu mà sanh bệnh thôi.
Câu chuyện tinh thần có quan hệ đến chất Hà Nhĩ Mông có lợi ích như tác giả đã nêu ra, điều này quả có sự thật, rất có nhiều bằng cớ để chứng minh. Những chuyện thực tế hàng ngày không mấy ai để ý như khi thọ thai mà sầu lo quá đỗi, sanh con ra tất dễ bị suy nhược, ỉa chảy. Khi mang thai giận dỗi thái quá sẽ xảy ra sanh sản khó khăn và đứa trẻ sanh ra thường rất dễ bị kinh phong. Nếu là đàn bà còn nhỏ mà có cho con bú, người ấy nếu là tín đồ nhà Phật, mỗi ngày đêm hai buổi niệm Phật chí thành, đứa trẻ thọ lãnh sữa ấy, rồi cũng mỗi ngày đêm hai buổi có một trạng thái yên ổn lạ thường. Thế mới biết quả là sự thật.
Nói rằng: Bệnh Bướu Cổ làm cho tinh thần bị thay biến, đó là một điều “đảo quả làm nhân”. Sao không nói tinh thần thay biến một chiều hướng nào đó mà phát sanh ra bệnh Bướu Cổ? Nơi đây chúng ta chớ nên bắt chước lập luận theo kiểu dựa vào vật chất để mất chỗ đứng vững vàng vốn có.
Dưới đây có một minh chứng: có một cô con gái tánh tình thô bạo mà sức lực và trí hiểu biết lại không
theo kịp tánh tình. Vì bản chất của phụ nữ là liễm[12]trở vô trong, nhân tánh tình thô bạo không giải được rồi đi từ sức khỏe bình thường lần đến Tim đập trái thường, rồi Tim nở to, rồi Bướu Cổ hiện, rồi tròng Mắt lộ. Thế mới biết bệnh Bướu cố phát từ tâm là đúng sự thật, và hầu hết bệnh Bướu Cổ cách diễn tiến cũng đều như thế cả.
Nếu muốn cai ra cho hết những sự việc làm động lực kích thích cho bệnh Ung Thư, thì tôi e rằng không sao có thể nói hết. Như tác giả đã nêu ở mục vật chất kích thích nào là: ánh sáng, thuốc lá, chất than đá, rượu mạnh… nhưng về lạnh và nóng hình như không quan trọng mấy, đó là một điều thiếu sót. Cứ ngay trên đất nước Việt Nam này cũng đủ thấy nhan nhản rất nhiều người vì nước đá và kỹ nghệ lạnh mà bị Ung Thư Mỡ, Ung Thư Tử Cung, Ung Thư Bao Tử, Ung Thư Máu Trắng, Ung Thư Lá Lách… và cũng có rất nhiều người vì thích ăn Ớt với nước đá theo bữa ăn mà trở thành bệnh Ung Thư Bọc Tim, Ung Thư Dạ Dày; đấy là sự thật trước mắt. Phương chi còn có những trường hợp vượt hẳn ra ngoài tất cả các điều kiện mà chúng ta đã kể trong đây. Nhưng có một bác sĩ đương vị viện trưởng một bệnh viện quan hệ của chánh phủ có một người bạn, vợ ông ấy bị chứng Nhiệt Nhập Huyết Thất, lâu ngày trở thành Ung Thư Tử Cung, bác sĩ tận tâm cứu chữa nhưng rốt rồi cũng quy thiên. Một em bé bị tập quán[13] bú nắm tay lúc ngủ, đến nỗi tế bào chỗ ấy phát sanh Ung Thư hóa, nhờ biết sớm, thay đổi tập quán và đến Lương y chữa trị nên khỏi. Thế mới biết câu “khí không lưu thông ngưng trệ làm ra bệnh”. Tuy có nôm na vô căn thật nhưng cũng là một câu tổng quát ổn nhất. Còn về điều kiện tuổi tác, thể chất, đó là một trợ duyên thù thắng.
Nguyên nhân gây thành bệnh tật tuy có trăm ngàn mối mang đi nữa, cũng không ngoài 3 loại: 1. Nguyên nhân từ trong (thuộc về tâm lý)
2. Nguyên nhân từ ngoài (thuộc về hoàn cảnh sanh hoạt)
3. Nguyên nhân không trong không ngoài (thuộc về ăn uống và thuốc men).
Đành rằng theo tác giả phân tích ra có hai loại: tâm lý kích thích và vật chất kích thích, nhưng một khi con người được giác ngộ, đầy đủ tinh thần tự chủ, thì hai loại kích thích ấy sẽ không thành vấn đề. Thế mới biết tất cả đều bởi thọ lãnh sự kích thích mà ra, khi biết rõ được như thế thì mới biết chủ nhân ông tạo ra bệnh Ung Thư không ai đâu khác hơn, đích thực là loài người tự tạo vậy.
Nếu cái biến tế bào, nhân loại biết được như thế thì việc người trị bệnh Ung Thư sẽ không thành vấn đề và những người đã bị bệnh Ung Thư tức là những những tế bào đã bị nhiễm độc trước, còn những người chưa bị bệnh Ung Thư chắc chi không phải là những tế bào sẽ thọ lãnh bệnh Ung Thư? Vì sao? Vì con người ngày nay từ tinh thần, sinh hoạt, vật chất, uống ăn, thở hút đều theo kiểu tín đồ của bệnh Ung Thư cả, và giữa người này với người khác còn ảnh hưởng tài bồi lẫn nhau một cách đắc lực nữa.
Đành rằng sự đời rất không như nhau. Có những bệnh biết được nguyên nhân là có cách trị khỏi hẳn và cũng có những bệnh biết được nguyên nhân mà vẫn chưa có ánh sáng trị khỏi. Như thế hình như đúng lắm, nhưng bình tâm mà suy xét thì việc biết hay không biết, trị được hay không trị được nơi đây là câu chuyện thuộc về lãnh vực Tây y, mà Tây y thì lại xây dựng hoàn toàn trên nền tảng vật chất, vi trùng. Thế nên ai là người đứng trên nền tảng ấy, mà bảo rằng bệnh Ung Thư quyết không chữa được, cũng là việc tất nhiên.
Sự đời hễ có tay trái là phải có tay phải, có cái tối là có cái sáng, liệng quả bóng vào tường mạnh sức
dội ra cũng mạnh, sức phá hại càng to, sức kiến thiết càng lớn. Vũ trụ này không thiếu vật chi, thì dẫu cho một hạt nguyên tử cũng không thiếu chi cả… Vì trị được hay không trị được, ngừa được hay không ngừa được đến đây hết thảy đều ở nơi ta. Khoa học nhận thấy rằng rung động lơi hay rung động nhặt rất có quan hệ đến tánh chắc hay bở của vật chất. Trình độ rung động thấp là âm thanh, hơn một chút nữa là màu sắc, hơn một chút nữa là ánh sáng, mùi, vị, cao hơn nữa là điện, hơn nữa là nguyên tử.
Cưa nguyên tử không phải cưa mà chạm đến vật chất là đứt, đó là biểu hiện của tác dụng rung động.
Con người là một khối rung động (cả vật chất lẫn tinh thần). Hệ thần kinh của con người vừa là sản phẩm của hiểu biết mà cũng là chủ tể cho toàn thân. Một khi bị mất thăng bằng là muôn bệnh phát sanh, ngược lại nếu có cách làm trở lại điều tiết quân bình thì tất cả bệnh tật đều tự khỏi.
Một sư vãi tuổi gần lục tuần mắc phải chứng Bướu Cổ rất nặng. Bác sĩ Tây y thúc thủ không dám mổ. Bà cũng tự am hiểu trong lòng. Một hôm, bà buồn khổ vì bệnh mà phát thệ nguyện rằng: “Bà quyết định vào thất niệm Phật. Nếu Phật pháp hiển linh thì một là bà phải khỏi, hai là bà phải chết để được vãng sanh”. Thế rồi bà vào thất chuyên tâm niệm Phật, nhờ người chung quanh giúp đỡ những công việc cần thiết như ăn uống, quần áo… cứ như thế suốt gần một năm, một hôm bất thần Bướu từ từ teo hẳn đến hoàn toàn thật khỏi. Hiện nay bà vẫn còn sống; chuyện này rất nhiều người biết.
Thích thú thay lực rung động và nguy thay lực tâm thức! Nhiệm mầu thay phép niệm Phật.
Với đốm lửa đập đá trên đây, nếu Lương y nhân loại biết để ý cùng nhau khai thác thì xã hội loài người biết đâu không có một ánh sáng huy hoàng ngày mai của Y-Đạo.
CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ
Khám phá bệnh Ung Thư ở thời kỳ thứ nhất, nếu không lợi dụng phương pháp khoa học để giúp đỡ thì Trung hay Tây y cũng đều cảm thấy khó khăn vì nơi người bệnh tuyệt nhiên không có chút đau đớn, cũng không có hiện tượng gì. Dẫu cho phát sanh một nơi nào dạng có Bướu cũng chỉ là một trạng chứng sơ sài, làm cho người bệnh không mảy may chướng ngại. Ví như Ung Thư ở Tử Cung đầu tiên chỉ có Huyết Trắng và hơi đau bụng dưới rốn, hoặc mỗi khi ngồi cảm thấy Xương Chậu nặng nề, hoặc hơi đau trong khi co giãn, người bệnh không để ý, lầm với một chứng khác, thường thấy rất nhiều. Hơn nữa, nếu người tuổi hơi lớn, đến thời kỳ hết kinh mà lại có kinh trở lại, như thế phải nên chú ý. Nếu người bệnh gặp phải những triệu chứng như trên thì phải mau mau đi tìm thầy thuốc chuyên về Ung Thư, hầu khỏi lầm lạc đáng tiếc về sau.
Cách khám bệnh Ung Thư của Trung y áp dụng do kinh nghiệm sở đắc[14] có mấy pháp như: Vọng (xemthần sắc), Văn (nghe âm thanh), Vấn (hỏi), Thiết (chẩn mạch), Xúc (sờ tìm)… Xem thần sắc người bệnh, nghe tiếng nói người bệnh, hỏi tất cả triệu chứng ở người bệnh và chẩn mạch cùng với dùng tay để sờ tìm, xem khối Ung Thư lớn nhỏ, hoặc mềm hay cứng để biết rõ đã bể miệng hay chưa. Về nhìn xem thì đời nay có quang tuyến X thấu suốt và kính hiển vi cùng các pháp kiểm tra khác. Về phần nghe khám thì có ống nghe mạch, gõ khám thì có dùi để gõ. Đối với sự khám xét thật là đầy đủ sự giúp đỡ. Nhưng đối với pháp chẩn mạch của Trung y, sự thật vẫn còn là một pháp độc đáo. Như thế chớ nên bỏ một bên mà theo một bên nào. Ở nước Mỹ có bác sĩ A. Effeca là một người rất có danh trong việc nghiên cứu mạch lý Trung y. Ở Gia Châu có bác sĩ Nạc Tư cũng là danh y nghiên cứu về mạch lý Á Đông. Nghiên cứu mạch học để phân tích khoa học hóa việc khám bệnh rất là có lợi ích. Ngoài ra như Âu châu, Thụy Sĩ ở Đại học Tập Lý Khí có giáo sư Tư Đào Khắc cũng đã từng dùng phương pháp chẩn mạch Trung y biết được những trường hợp bệnh trúng thực, v.v... Phép chẩn mạch của Trung y nếu được sắp xếp theo hệ thống khoa học thì chúng ta có thể tin rằng biết đâu trên lãnh vực y học sử nhân loại lại được thêm một màu sắc hoa thơm cỏ lạ? Tự nhiên Nhật báo có đăng một bài, tựa đề “Kỹ thuật chẩn đoán của Trung y truyền sang Âu Châu, khoa học hóa về chẩn mạch” như sau:
“Căn cứ theo tình hình mạch nhịp, có thể biết được sao là bệnh Suyễn, sao là có chứng nhức đầu, sao là nguyên nhân sanh ra bệnh Ruột, Tây y ngày nay phần đông đương nhiên không biết. Họ áp dụng bao nhiêu dụng cụ khoa học để góp công vào. Đây có thể nói là sự nghiên cứu mới nhất của y học. Có thể chứng minh cho hậu thiên tánh miễn dịch, bệnh suyễn, bệnh táo nóng trường kỳ, chứng nhức Đầu, chứng sưng Ruột, sưng Cổ Họng, bón kinh niên,… Hết thảy đều có thể từ trong mạch, tức là khám phá bệnh tình. Hầu hết người Mỹ không biết được chẩn mạch là một kỹ thuật trọng yếu trong việc khám phá sức khỏe con người như ngày nay, chỉ dùng một ngón tay cái để lên cổ tay người bệnh nhẹ nhàng cũng biết được mạnh nhảy thế nào là đúng trong vẻ bình thường.
Động cơ quan trọng là Tim, đó là trung tâm mạch động, bao nhiêu động mạch đều từ đó phân bố ra. Theo đấy những gì hiện nơi mạch cổ tay đều có thể thuyết minh. Cách tổ chức động mạch và tạng Timlà vì để đưa máu ra khắp toàn thân cho nên tình hình thay đổi trong máu như thế nào, tình trạng sức khỏe toàn thân như thế nào, đều có thể căn cứ vào mạch động mà nghiệm biết được cả. Khi thầy thuốc chẩn mạch theo Trung y có ba điểm họ cần phải chú ý:
1. Trong mỗi phút mạch nhảy bao nhiêu nhịp?
2. Mạch phải động như thế nào mới là bình thường?
3. Mỗi cái mạch nhịp hình thức ra sao?
Tinh vi nhất của Trung y là mạch học, là những phù hiệu thống kê được do trải qua kinh nghiệm sâu dầy của trên 4.000 năm chồng chất. Không những có thể khám biết được biểu, lý, hư, thiệt, hàn,nhiệt lại còn có thể quyết định được sống chết nữa. Cho nên Thiên Ngũ Duyệt, Ngũ Sử trong Linh Khu có nói: “Khí khẩu thành mạch để quyết tử sanh”. Câu nói ấy rất đúng, không có gì là ngoa. Người nào có chút kinh nghiệm năm chứng đều có năng lực phán đoán. Đó là một dấu hiệu tin cậy đặc biệt trong sự chẩn đoán của Trung y, mảy may không chút nghi ngờ.
Trước hết, ta hãy bàn đến tác dụng sinh lý của mạch. Vì trái Tim có những bắp thịt ngăn Tim ra làm hai phần riêng hẳn không thông nhau, hai bên phòng trái phải như máy bơm nước. Nửa Tim bên phải bóp lại để đưa máu đen lên Phổi, đến mao tế quản ở Phổi, rồi lại theo tĩnh mạch máu đỏ trở về Tim bên trái. Nửa trái Tim bên trái bóp vào thì máu đỏ theo động mạch đẩy ra châu thân, ra đến tận cùng mao tế quản lại theo đường tĩnh mạch máu đen mà về Tim bên phải. Rồi từ bên phải lại đưa đi như trước, cứ như thế tuần hoàn không thôi. Ống máu từ trong Tim ra gọi là động mạch, ống động mạch lại phân ra nhánh nhóc, đến động mạch nhỏ lại chia thành vô số động mạch nhỏ nữa gọi là mao tế quản, cứ vòng quanh rồi trở lại như thế. Nội Kinh nói: “Phần dinh khí cứ thúc đẩy đi mãi không ngừng, đó là mạch”.
Mạch tức là hiện tượng động mạch rõ ràng, ống mạch là để máu chảy thông qua tuần hoàn châu thân. Căn cứ trên kết quả của giải phẫu học thì động mạch ở cổ tay to bằng ống lông ngỗng, theo chiều cánh tay lần lên lần to, hợp cùng với đại động mạch thẳng vào quả Tim. Tim một lần bóp, tức là đẩy máu theo ống mạch ra. Ống động mạch co giãn theo nhịp đập của trái Tim gọi là mạch nhảy.
Hình thức mạch động trên nam nữ, già trẻ, động tĩnh có tánh cách khác nhau. Trẻ con mới sanh mỗi phút mạch nhảy độ trên 120 nhịp. Từ 5 tuổi về sau xuống còn hơn 90 nhịp. Con trai đến tuổi thành nhân trung bình mạch nhảy 70 nhịp, con gái mạch nhảy có phần mau hơn con trai. Người già mau hơn người trẻ. Sau khi vận động hoặc ăn uống, hoặc khi tình cảm xung động, hoặc trong phòng kín thiếu dưỡng khí thì thường mạch nhảy gia tăng. Thầy thuốc căn cứ nơi đây xét mạch để phân biệt biết được sức đẩy máu của Tim là mạnh hay yếu và ống mạch teo hay nở, yếu hay mạnh, mềm hay cứng để phân biệt bệnh tật biến hóa trên sinh lý cũng như bệnh lý ra sao. Nội Kinh nói: “Mỗi thở ra mạch nhảy 2 nhịp, mỗi hít vào mạch nhảy 2 nhịp gọi đó là mạch của người bình thường”. Người sức khỏe bình thường mỗi phút có 18 hơi thở ra vào, mỗi hơi thở mạch nhảy 4 nhịp, cộng lại đúng là 72 nhịp, học thuyết của Nội Kinh đã trải qua trên 4.000 năm đem so với Tây y ngày nay mỗi phút mạch nhảy 72 nhịp, trong chỗ không hẹn mà đồng nhau. Theo đây mà xem, thì mạch học của Trung y đối với sinh lý bình thường, bệnh lý biến thái, trong lâm chứng có một kinh nghiệm chất chứa vô cùng phong phú mới có thể chẩn đoán xác thực như trên. Nay chúng tôi đem kho tàng mạch học quý báu ấy với những phù hiệu mạch tượng quan trọng mà phân thuật như sau đây: Phù, Trầm, Trì, Sác, Hưỡn, Khâu, Huyền, Cách, Lao, Nhụ, Nhược, Tán, Tế, Hượt, Sắc, Hư, Thiệt, Trường, Hồng, Vi, Khẩn, Phục, Động, Xúc, Kiết, Đợi.
1. PHÙ (nổi):
Kệ rằng:
Phù như mộc thủy trung phù,
Phù đại trung không nải thị khâu,
Bách bách nhi phù thị hồng mạch,
Lai thời tuy thạnh khứ nhu nhu.
Phù mạch khinh bình tợ nẫm thông,
Hư lai trì đại hoát nhiên không.
Phù nhi nhu tế vi nhụ mạch,
Tán tợ dương hoa vô định tông.
Tạm dịch:
Phù là nổi sát mặt da,
Nổi to bọng ruột ấy là mạch Khâu,
Mạch Hồng bồng bột nổi cao,
Nhốm tay thấy mạnh đè vào kém thua.
Phù là nổi chuẩn mặt da,
Khâu là bộng rỗng, rõ ràng mạch Hư,
Nổi mềm nhỏ nhụ không sai,
Tán là tản mát trong ngoài không phân.
Mạch Kinh có nói: “Nhớm tay thì dư, đè xuống hơi thiếu. Mạch phù là chỉ tỏ thuộc ở ngoài, đó là chỗ gọi bệnh ở biểu là hiện tượng cơ năng tự nhiên trong cơ thể chất chứa ra phần ngoài, để chống với độc bệnh. Phù là mạch nổi lên trên da vậy”.
2. TRẦM (chìm):
Trầm bang cân cốt tự điều quân,
Phục tắc tô cân, trước cốt tầm.
Trầm tế như miên, chơn nhược mạch,
Huyền trường thiệt đại thị lao hình.
Tạm dịch:
Chìm là đè nặng thấy rõ ràng,
Phục phải lách Gân tìm đến Xương,
Chìm nhỏ rất mềm gọi là Nhược,
Thẳng dài to chắc ấy Lao hình (mạch Lao).
Vương Thúc Hòa có nói: “Nhớm tay lên thấy thiếu, nặng tay xuống thấp có dư”. Hoặc nói: “Đặt nhẹ tay vào thì không thấy, đè nặng xuống mới thấy”. Mạch Trầm nghĩa là mạch nhảy ở dưới bắp thịt, đều là hiện tượng ở trong, là chịu sức gom nhóm tự nhiên của cơ năng bên trong cơ thể để bài tiết sự trệ ngại bên trong, cho nên nhịp mạch thường hiện ra Trầm. Phàm những người đau lâu ngày nếu thấy mạch Trầm là phần có quan hệ đến sự suy nhược của thần kinh.
3. TRÌ (chậm):
Trì lai nhứt tức, chí duy tam,
Dương bất thắng âm khí huyết hàn.
Đản bả Phù Trầm phân biểu lý
Tiêu âm in ích hỏa chi nguyên.
Mạch lai tam chí hiệu vi trì,
Tiểu sử ư trì tác Hưỡn trì.
Trì tề nhi nan tri thị sắc.
Phù nhi trì đại dĩ khuy suy.
Tạm dịch:
Hô hấp ba nhịp gọi là trì,
Khí huyết hàn, hiện triệu dương suy,
Cứ lấy Phù Trầm phân biểu lý (ngoài,trong)
Tăng dương thêm lửa phải đúng thì.
Mạch nhảy ba nhịp gọi là Trì,
Thêm nhỏ mà lơi là Hưỡn Trì,
Chậm nhỏ rít khó là mạch Sắc,
Nổi thêm to chậm phải (để ý) là suy.
Hượt Bá Nhân nói: “Trong một hơi thở mạch chỉ nhảy ba nhịp, tức là mạch Trì. Phàm người bệnh nhiệt độ xuống thấp máu chảy chậm nên hiện mạch Trì”.
4. SÁC (mau):
Sác mạch tức gian thường lục chí,
Âm vi dương thạnh tất cuồng phiền.
Phù trầm biểu hạ đa như thiệt,
Duy hữu nhi đồng tác kiết khan.
Sác tỉ bình nhân đa nhứt chí,
Khẩn lai như sát thị đàn thằng.
Sác nhi thời chỉ danh vi xúc,
Sác kiến quan rung động mạch hình.
Sác mạch vi dương nhiệt khả tri,
Chỉ tướng quân tướng đại lai y,
Thiệt nghi lương tả, hư nghi bổ,
Phế bệnh thu thâm khước úy chi.
Tạm dịch:
Hô hấp sáu chí là mạch Sác,
Âm Thiếu Dương thừa phải nóng cuồng.
Nổi chìm hạn hạ tùy Hư Thiệt,
Chỉ có nhi đồng mới bình thường.
Sác là hơn thường thêm một chí,
Nếu săn mà Sát là Khẩn thôi.
Sác có khi ngừng là mạch Xúc,
Sác hiện ở Quan, mạch động rồi.
Mạch Sác biết rõ là dương nhiệt,
Phải dùng thuốc mạnh để trị cho.
Nếu Thiệt lương tả, Hư phải bổ,
Bệnh Phổi mùa thu thấy đáng lo.
Mạch Kinh nói: “Đến đi rút gấp, 1 hơi thở 6, 7 chí. Mạch Sác chủ về nhiệt. Phần nhiều là hiện tượng của chứng phát sốt hoặc nóng sưng ở chỗ nào, hoặc bởi hiện tượng thần kinh bị kích động.
5. HƯỢT (trơn):
Hượt mạch như châu tán tán nhiên,
Vãng lai lưu lợi khước hoàn tiền.
Mạc tương hượt sác vi đồng loại,
Sác mạch duy khan chí số gian.
Tạm dịch:
Mạch hượt như chuỗi tiếp trôi qua,
Xuống lên trôi chảy rất rõ mà.
Đừng nên lầm lẫn Hượt với Sác,
Sác là đếm nhịp chớ sai ngoa.
Mạch Kinh nói: “Trôi chảy lưu thông rất trơn rõ, cùng với mạch Sác gần giống, ở phần phù như hữu lực”. Thiên Kinh nói: “Trôi qua chơn hượt hình như hạt ngọc chạy trên mâm, ứng dưới ngón tay thấy tròn Hượt”. Đàn bà nếu tắt kinh thấy mạch Hượt, tức là hiện tượng thọ thai.
6. SẮC (rít):
Tế trì đoản sát vãng lai nan,
Tán chỉ y hi ứng chỉ gian.
Như vỏ chim sa dung dị tán,
Bệnh tằm thực diệp mạng nhi gian.
Tam ngũ bất điều danh viết Sác,
Khinh đao quát trúc đoản nhi nan,
Trưng tợ diễu mang vi nhuyến thậm
Phù trầm bất biệt hữu vô gian.
Tạm dịch:
Nhỏ chậm ngắn rít khó lại qua,
Tan, ngừng phưởng phất phải nhận ra,
Như mưa thấm cát thoạt tan mất,
Bệnh tằm ăn lá dễ đâu mà!
Ba, năm không chỉnh gọi là Sắc,
Dao nhẹ cắt trúc rít khó khăn.
Phưởng phất khôn phân nhỏ mềm quá,
Nổi chìm không nhận giữa có không.
Phàm người bệnh lâu mạch Nhược, mạch Sắc là hiện tượng thiếu máu, thiếu tân dịch, thần kinh suy nhược.
7. HƯ (thiếu trống):
Cử chi trì đại, án chi tùng,
Mạch trạng vô nhai loại cốc không.
Mạc bả khâu hư vi nhất lệ.
Khâu lai phù đại thị từ thông.
Tạm dịch:
Nhớm lên thì có đè xuống thì không,
Hư tượng rõ ràng phải phát minh,
Đừng lẫn Khâu, Hư làm một loại,
Khâu thì to nổi bộng như hành.
Mạch Hư là huyết khí đều kém, thường thấy ở người bệnh lâu, ốm yếu nhiều hơn. 8. THIỆT (thừa, đầy, đặc):
Phù Trầm giai đắc đại nhi trường,
Ứng chỉ vô hư bức bức cường,
Nhiệt uẩn tam tiêu thành tráng hỏa,
Thông trường phát hạn thỉ an khương.
Tạm dịch:
Xuống lên đều thấy rõ mà dài,
Chạm ngón rõ ràng mạnh lắm thay.
Nóng chứa Tam Tiêu thành lửa dữ,
Thông Ruột phát hạn mới an bài.
Nội Kinh nói: “Tà khí thạnh thì thiệt”. Đại phàm những bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn bệnh thế đương tăng, rất dễ phát hiện mạch thiệt vì lúc đó là vi trùng bệnh cùng với máu tranh nhau.
9. TRƯỜNG (dài):
Quá ư bổn vị mạch danh trường,
Huyền tắc phi nhiên đản mãn trưng.
Huyền mạch dữ trường tranh giảo viễn,
Lương công xích đô tự năng lương.
Tạm dịch:
Ba bộ nối tiếp gọi là trường,
Huyền thì thẳng bén thấy rõ ràng.
Huyền Trường hai thế không sao lẫn,
Lâm chứng kinh nghiệm tự nhiên quen.
Nội Kinh nói: “Mạch Trường thì phải trị ở phần khí”. Phàm những người động mạch biến cứng, hoặc phải chứng Não sung huyết, hoặc thần kinh khẩn trương, mạch Trường nếu kèm theo Hồng là hiện tượng động mạch giãn to, nếu Trường mà Hòa Hưỡn là hiện tượng mạnh khỏe. Nếu Trường mà Cứng Khẩn là có bệnh.
10. ĐOẢN (ngắn):
Lưỡng đầu túc túc danh vi đoản,
Sắc đoản trì trì tế thả nan.
Đoản sắc nhi đắc thu hỉ kiến,
Tam xuân vi tặc hữu tà can.
Tạm dịch:
Án thấy ba đoạn gọi là Đoản,
Sắc đoản chậm nhỏ thiệt khó phân,
Đoản gặp thu là triệu tốt,
Trong xuân thấy thế khắc tà can
Hà Mông Giao nói: “Chiều dài không đầy đủ dưới ba ngón tay gọi là Đoản”. Nội Kinh nói: “Đoản tức là bệnh thuộc về khí, bởi tuần hoàn phát sanh chướng ngại, gây nên sự lấn áp mạch máu, làm thành hiện tượng mạch nhảy không lưu thông cho nên gọi là mạch Đoản.
11. HỒNG (tràn, vun):
Mạch lai hồng thạnh khứ hoàn suy,
Mãn chỉ thao thao ứng hạ thì.
Nhược tại xuân thu, đông ngoạt phận,
Thăng dương tán hỏa mạc hồ nghi
Tạm dịch:
Nhớm lên tràn ngập đè xuống suy,
Cuồn cuộn rõ ràng ứng Hạ (mùa Hạ) thời.
Xuân Thu và Đông mà hiện thấy,
Thăng dương tán hỏa chớ hồ nghi.
Ngô Sơn Phủ nói: “Mạch to mà đẩy mạnh ngón tay đó là hiện tượng hùng dũng ba đào, như thế mới gọi là mạch Hồng. Hồng là mạch máu nổi to, mạch này thường hiện ra khi nhiệt độ lên cao”.
12. VI (nhỏ, mềm):
Vi mạch khinh vi miết miết hồ,
Án chi dục tuyệt hữu như vô.
Vi vi dương nhược, tế âm nhược,
Tế tỉ ư vi lược giảo thô.
Tạm dịch:
Mơ hồ mềm nhỏ là vi,
Để vào muốn mất, phải nghi cho tường.
Mạch vi suy kém phần dương,
Nhỏ hơn mạch tế, hai đường khác nhau.
Mạch vi là hiện tượng thiếu máu, phàm bệnh kinh niên mới hiện mạch này.
13. KHẨN (săn):
Khẩn như chuyển sách thiết như thằng,
Mạch tượng nhân chi đắc khẩn danh,
Khẩn thị hàn tà lai tắc khẩu,
Nội vi phúc thống, ngoại vi đông.
Tạm dịch:
Khẩn như dây đánh thật là săn,
Mạch tượng theo đây đặt lấy tên.
Tóm lại hàn tà cùng chánh chiến,
Trong là đau bụng, ngoài đau xương.
Khẩn là hiện tượng mạch máu co rút lại. Mạch Lý Cầu Chơn có nói: “Mạch nhiệt săn gấp giống như dây đánh, khẩn tức là hiện tượng bị khí lạnh bên ngoài làm cho rút mạch máu lại”.
14. HƯỠN (lơi):
Hưỡn mạch a a tứ xứ thông,
Liễu tiêu niễu niễu chiếm khinh phong.
Dục tùng mạch lý cầu thần khí,
Chỉ tại thung dung hòa hưỡn trung.
Tạm dịch:
Mạch hưỡn ung dung mà lưu thông,
Lơ thơ cành liễu gió nhẹ rung.
Muốn theo mạch lý cầu thần khí,
Bốn chí thung dung hòa hưỡn không?
Trong một hơi thở ra vô, mạch nhịp bốn chí gọi là Hưỡn. Hưỡn là mạch của người sức khỏe bình thường. Nếu Hưỡn mềm mà vô lực là hiện tượng thiếu máu, còn Hưỡn mềm mà hữu lực là hiện tượng lành mạnh.
15. KHÂU (bộng):
Trung không bàng thiệt nãi vi khâu,
Phù đại nhi trì hư mạch hô.
Khâu cánh đới huyền danh viết cách,
Huyết vong khâu cách huyết hu hư.
Tạm dịch:
Giữa không bên có bộng rõ ràng,
Nổi to mà chậm tựa lá hành,
Khâu lại lơi Huyền tên là Cách,
Khâu là mất máu, Cách hư tinh (tinh thiếu).
Phàm sau khi bị mất máu nhiều, lượng huyết không đủ mạch máu thường nở to và sức co giãn của mạch máu xuống thấp, cho nên mạch hiện đột ngột bộng, nên gọi là mạch Khâu.
16. HUYỀN (thẳng):
Huyền lại đoan trực tợ tư huyền,
Khẩn tắc như thằng tả hữu đàn.
Khẩn ngôn kỳ lực, huyền ngôn tượng,
Lao mạch huyền trường trầm phục gian.
Tạm dịch:
Nhớm đè căng thẳng tợ giây đờn,
Không phải như Khẩn có xoắn lăn.
Khẩn là nói lực, Huyền là tượng,
Đừng lộn mạch Lao: Trầm, Huyền, Trường.
Bịnh Nguyên nói: “Căng thẳng như đè vào giây đàn cầm, đàn sắc gọi là mạch Huyền. Mạch Huyền phần nhiều bị tháo cấp, giận dỗi, thần kinh bị xung động, khí lá Gan bị hoành nghịch gây nên”.
17. CÁCH (ngăn):
Cách mạch hình như án cổ bì,
Khâu huyền tương hợp mạch hàn hư.
Nữ nhân hưu sản tịnh băng lậu,
Nam tử thế hư hoặc mộng di.
Tạm dịch:
Như da trống đè căng là cách,
Thêm Khâu Huyền cùng hợp, hàn hư.
Hết sanh băng lậu đàn bà,
Thoát tinh hư nhược ấy là đàn ông.
Mạch Cách là hiện tượng thiếu máu hao tổn, nếu ở người đàn ông con trai thì thường bởi sắc dục quá độ, hoặc bị bệnh thoát tinh, hoặc cưới gả sớm quá hao tổn làm ra mạch ấy.
18. LAO (căng mà chìm):
Lao trường khoan đại mạch lao kiên,
Lao vị thường cư trầm phục gian.
Cách mạch khâu huyền tự phù khởi,
Cách hư lao thiệt yếu tường nghiên.
Tạm dịch:
Mạch lao là mạch đi chìm.
Dài to cứng rắn rõ ràng phân minh.
Cách, Khâu, Huyền, nổi ở trên.
Cách, Hư, Lao, Thiệt phải nên tỏ tường.
Mạch Lao là muốn nói cái ý kiên cố, là ý ẩn sâu. Phàm chứng Ung Thư ở vào thời kỳ thứ nhất chưa
phá miệng rất dễ phát sanh hiện tượng mạch này.
19. NHỤ (mềm):
Phù vi nhụ tế tri vi nhụ,
Trầm tế nhi nhu tác nhược trì.
Vi tắc phù vi như dục tuyệt,
Tế lai trầm tế cận ư vi.
Tạm dịch:
Mạch Nhụ nhỏ nổi mà mềm,
Nhược thì chìm lỉm, nhỏ mềm khác xa.
Vi thì muốn mất kia mà,
Tế thì chìm nhỏ, nhận ra không lầm.
Nếu bệnh Ung Thư mà hiện mạch này, tức là bệnh có hơn một năm rồi. Những người thiếu máu thể nhược thường thấy mạch này.
20. NHƯỢC (yếu):
Nhược lai vô nhược án chi nhu.
Nhứt tế nhi trầm bất kiến phù.
Dương hảm nhập âm tinh huyết nhược,
Bạch đầu du khả thiếu niên sầu.
Tạm dịch:
Thể mạch vô lực thấy quá mềm,
Vừa nhỏ vừa mềm lại vừa chìm,
Dương hảm vào âm tinh huyết yếu,
Thiếu niên mà thấy đáo huỳnh tuyền.
Mạch Lý Cầu Chơn có nói: “Chìm, nhỏ, mềm, yếu nhớm tay lên như không, đè xuống kỹ mới thấy”. Mạch này thường hiện ở trường hợp nhiệt độ xuống thấp, tạng Tim suy nhược hư thoát vậy.
21. TÁN (tan):
Tán tợ dương hoa tán mạn phi,
Khứ lai vô định chi nam tề.
Sản vi sanh triệu, thai vi trụy,
Cửu bệnh phùng chi bất tất y.
Tạm dịch:
Tán giống như bông tua tủa bay,
Đến đi không định chí không đều.
Đau lâu mạch ấy là nguy mất,
Nhâm thần đúng tháng sắp sanh ngay.
Nhớ ra ngày tháng còn chưa đủ,
Thì đấy là điềm sắp trụy thai.
Mạch Tán là cơ năng tạng Tim bị chướng ngại, máu đi cùng với hô hấp phát sanh biến chứng nghiêmtrọng. Phàm bệnh tạng Tim, bệnh Ung Thư Phổi, bệnh Phổi Lao mà hiện mạch này đều là triệu chứng không hay.
22. TẾ (nhuyễn):
Tế lai lụy lụy tế như tư,
Ứng chỉ trầm trầm vô tuyệt kỳ.
Xuân hạ thiếu niên câu bất diệu,
Thu đông lão nhược khước tương nghi.
Tạm dịch:
Mạch Tế tuy hiện nhỏ như tơ,
Động tay rành rạnh có mất đâu.
Trẻ trai xuân, hạ đều không hợp,
Già cả Thu, Đông khỏi lo âu.
Mạch Tế nghĩa là ở dưới ngón tay thấy rõ ràng, nhỏ như tơ tóc, nghĩa là thiếu máu, mất máu, bệnh kinh niên, trường hợp ốm o gầy mòn cho nên Nội Kinh nói: “Hình thạnh mà mạch Tế, hơi thở kém, thở không đủ là triệu chứng chết”.
23. PHỤC (núp):
Phục mạch thôi cân trước cốt tầm,
Chỉ gian tài động ẩn nhiên thâm,
Thương hàn dục hạn dương tương giải,
Khuyết nghịch tề đông chứng thuộc âm.
Tạm dịch:
Lách gân chen thịt đến xương tầm,
Mới động nương đây phục đặt tên.
Thương hàn muốn hạn dương sắc giải,
Khuyết nghịch bệnh đau chứng thuộc âm.
Mạch Phục là mạch phải mò sát xuống xương mới thấy. Phàm những trường hợp đau nhức dữ dội thường hiện mạch này.
24. ĐỘNG (dội):
Động mạch dao dao sát tại Quan,
Vô đầu vô vĩ đậu hình đoàn.
Kỳ nguyên bổn thị âm dương bát,
Hư giả dao hề thắng giả an.
Tạm dịch:
Mạch động dội dội sát ở Quan,
Khum khum lưng đậu thấy rõ ràng.
Âm dương kình chống mạch này hiện,
Máu lên kinh động chớ xem thường.
Mạch Động là mạch nhảy gấp rút, là hiện tượng máu lên chủ về động kinh.
25. XÚC (gấp, khựng):
Xúc mạch sát nhi thời nhất chỉ,
Thử vi dương cực dục vong âm.
Tam tiêu uất hỏa diêm diêm thạnh,
Tấn tất vô sanh, thối khả sanh.
Tạm dịch:
Xúc là gấp gấp, thỉnh thoảng ngừng,
Đó là dương cực muốn vong âm.
Tam Tiêu uất hỏa hừng hừng thạnh,
Càng thêm càng chết, bớt thì sanh.
Mạch Xúc là hiện tượng mạch ngắn, gấp, là máu đi quá gấp có thể phát sanh biến trạng ở Tim. 26. KIẾT (kết lại):
Kiết mạch hưỡn nhi thời nhất chỉ,
Độc âm thiên thắng dục vong dương.
Phù vi khí trệ, trầm vi tích,
Hạn hạ phân minh tại chủ trương.
Tạm dịch:
Mạch lơi thỉnh thoảng có một ngừng,
Khí âm tràn ngập muốn vong dương.
Nổi là khí trệ, chìm là tích,
Hạn hạ phân minh phải suy lường.
Mạch Kiết phần nhiều bởi hom Tim chướng ngại, máu chảy dội trở lại nên mạch hiện ngừng, chỉ trong chớp nhoáng rồi trả lại bình thường, dễ thấy nhứt là ở trường hợp sợ hãi.
27. ĐỢI (ngừng lâu thay đổi):
Động nhi trung chỉ bất năng hoàn,
Phục động nhânnhi tác đợi khan.
Bệnh giả đắc chi du khả liệu,
Bình nhân khước dữ thọ tương quan.
Tạm dịch:
Đang động thoạt ngừng hơi lâu lâu,
Đó là mạch đợi có gì đâu.
Bệnh nhân mạch ấy còn thể trị,
Người thường mạch ấy phải lo âu.
Mạch Đợi là hiện tượng suy nhược, bởi tạng Tim suy nhược nên mạch nhảy thường có trạng thái ngừng lâu.
* * *
I. VỌNG CHẨN
Vọng chẩn nghĩa là khám bệnh bằng phép nhìn bằng mắt. Y học ngày nay thường dùng quang tuyến X hoặc kính hiển vi v.v… Ở trường hợp nhìn xem, thật có sự giúp ích tương đương, nhưng theoTrung y
về phương diện vọng chẩn cũng có để lại môn quan sát sắc diện rất tinh mật, nào là quan sát về thần sắc, nào phân biệt bợn Lưỡi v.v… Xin lần lượt thuật như sau đây:
A. Quan sát về sắc:
Các giống người có màu sắc đặc biệt trên thế giới như: vàng, xanh, trắng, đen, đỏ. Nay chúng ta bàn về sự quan sát màu sắc đây chỉ là nhắm vào giống da vàng mà nói. Trong thiên Ngũ Tạng Sanh Thành của Nội Kinh có nói: “Xanh như cỏ xuống màu là chết, vàng như da trái Chỉ Thiệt là chết, đen như khói mây là chết, đỏ như màu máu cam là chết, trắng như xương khô là chết”. Đó là nói 5 sắc chết hiện. “Xanh như lông cánh non là sống, đỏ như mồng Gà là sống, vàng như da bụng Cua là sống, trắng như mỡ Heo là sống, đen như lông Cánh Cua là sống”. Đó là 5 sắc sống. Lại nữa, trong thiên Ngũ Sắc Tuyên Minh có nói: “Đỏ phải giống như lụa bọc son, đừng như màu đá đỏ; trắng phải giống như bông Cánh Ngỗng, đừng trắng như màu Muối rang; xanh phải giống như gành đá xanh láng, đừng xanh như màu chàm; vàng như lụa bộc Hùng Hoàng, đừng vàng như đất sét; đen phải như sơn mài, đừng đen như đất đen”. Những điều kể trên đều ý muốn nói hễ sắc tươi nhuận là tốt, không tươi nhuận là xấu. Người xưa nói: “Ở trong có gì tất hiện ra ngoài”. Chúng ta thường thấy nhan sắc những người mạnh mẽ, đó là hiện tượng đúng mức bình thường, nếu kém đi, tức là hiện tượng bệnh; trái thường tứ là hiện tượng của bệnh lý, nặng hơn nữa như hiện tượng chết đã kể trên.
B. Quan sát về tinh thần:
Nếu thần khí được tươi nhuận là tốt, trái lại là xấu. Người xưa nói: Tinh, khí và thần là 3 vật quí trong con người, phàm tinh bị bổn thì khí bị hao, khí hao thì thần không chỗ chủ. Người tinh thần đầy đủ, vẻ mặt tươi sáng, thể cách mạnh khỏe, hô hấp hòa bình. Người tinh thần bị mất mát, buồn, quên, nói lẫn, ánh sáng mắt dị thường, hoặc lần áo sờ giường, hình dung tiều tụy, thiếu máu ốm o. Cũng có người hư thoát, thần mắt không còn, mở nhắm chẳng định, v.v…
C. Bợn lưỡi:
Nghĩa là nói màu bợn lưỡi biến thường, điều này rất quan hệ mật thiết với cơ năng tiêu hóa của ruột và bao tử. Người thường ngày ăn ba bữa, bợn lưỡi cũng theo đó mà ba lần khác nhau. Màu bợn lưỡi bình thường nhất là phải đỏ dợt hơi tro mà nhuận là tốt, cũng có khi vì thức ăn uống đóng vào làm ra hoặc màu tro đen, đỏ, vàng, v.v.. Khi khám bệnh thầy thuốc phải cẩn thận. Những tướng bợn lưỡi có quan hệ đến sống chết, sắp theo thứ tự như dưới đây:
1. Nếu bợn lưỡi như màu trái cật heo đã lột mất màng bao, đó là triệu chứng nguy. 2. Nếu bợn lưỡi đóng lang như kiếng cũng nguy.
3. Nếu bợn lưỡi đóng chong như cát, khô ráo nứt nẻ là nguy.
4. Nếu da mặt lưỡi như vỏ trái vải, tuyệt không có chút nước ướt là nguy.
5. Nếu màu lưỡi như màu hồng chín đỏ là nguy.
6. Nếu màu lưỡi như bột rang cũng nguy.
7. Nếu lưỡi láng không đóng bợt, đó là triệu chứng nguy của bộ tiêu hóa.
8. Nếu lưỡi cuốn rút lại và giái teo là không trị được.
9. Lưỡi cứng không lay động, không nói được là nguy.
10. Lưỡi nổi bợn trắng từng mảng như bông tuyết, đó là tạng tỳ lạnh và bế tắc, khó trị. 11. Nếu uống Huỳnh Cầm, Huỳnh Liên mà hiện tượng lưỡi hình chữ nhân, là không trị được.
Những điều đã nêu trên chẳng qua là yếu điểm, đều là người xưa trong lâm chứng kinh nghiệm mà tìmđược. Và cũng là phản ứng trong cơ thể con người khi tạng phủ có bệnh. Cho nên pháp “Quan hình sát sắc”, xem tinh thần và bợn lưỡi hợp nhau để bù đắp lẫn nhau thật có quan hệ trên việc chẩn đoán.
II. VĂN CHẨN
Văn chẩn tức là phép nghe. Tây y ngày nay thường dùng ống nghe để khám. Nghe tiếng đập của tim để quyết định bệnh nặng nhẹ vậy. Nội Kinh có nói: “Cung, thương, giốc, chủy, vũ là 5 âm. Nạt, cười, ca, khóc, rên là 5 thinh”, Nội Kinh dùng 5 thinh, 5 âm để quan sát sự biến động của 5 tạng. Theo đây xin tuần tự nêu ra:
1. ÂM CUNG: Lớn mà hòa, lưỡi ở quãng giữa, thinh của nó là ca. Nếu Âm Cung loạn là bệnh ở Tỳ.
2. ÂM THƯƠNG: Nhẹ mà cứng, miệng phải mở to, thinh nó là khóc. Âm Thương mà loạn là bệnh ở Phổi.
3. ÂM GIỐC: Điều hòa mà thẳng, lưỡi phải rút về đằng sau, thinh của nó là nạt. Âm Giốc loạn là bệnh ở Gan.
4. ÂM CHỦY: Hòa mà dài, chót lưỡi đụng răng, thinh của nó là cười. Âm Chủy mà loạn là bệnh ở Tim.
5. ÂM VŨ: Chìm mà sâu, môi hướng về bên trên, thinh của nó là rên. Âm Vũ mà loạn là bệnh ở Thận.
Kế theo đây là những điều phải chú ý: tiếng hô hấp cùng với tiếng kêu đau, quát tháo, nói năng, ho hen, ói mửa, nấc cụt, những thinh âm ấy đều chẳng như nhau. Ví như ho hen phân nửa đều quan hệ ở bộ hô hấp, ói mửa phần nhiều quan hệ ở bộ tiêu hóa, nói năng đớ, khó phần nhiều do dây thần kinh lưỡi và cuống họng bị tê dại, còn như nói xàm phần nhiều bởi hệ thống thần kinh. Bao nhiêu điều đã kể trên đều là nhân phép chẩn đoán có hệ thống phạm vi học thuyết. Đó là lý do mà người xưa đối với văn chẩn rất là chú trọng. Nếu đem so sánh với phương pháp thuần dùng ống nghe thì đàng này càng tinh mật hơn. Đó là sự kinh nghiệm chất chứa nhiều đời trong việc khám bệnh của Trung y. Nếu chúng ta vận dụng cả dụng cụ khoa học hợp với sở đắc kinh nghiệm của ta cho được dung thông, thì chúng ta sẽ được một màu sắc kiện toàn trên pháp chẩn đoán vậy.
III. VẤN CHẨN
Vấn chẩn là phép hỏi bệnh để khám phá. Tôn Sư Mạo nói: “Khi chưa khám phá phải hỏi trước”. Tất cả những gì mà bệnh nhân biết được, đều phải hỏi phăng ra cả. Thí dụ như: Phụ nữ phải hỏi kinh kỳ, và chứng đã qua, hiện tại, dòng họ, chức nghiệp, thể chất, hoàn cảnh gia đình cùng bao nhiêu cái khác nữa.
VI. XÚC CHẨN
Xúc chẩn là phép khám để dò tìm nơi có bệnh. Giờ đây chúng ta bàn đến xúc chẩn. Ở Nội Kinh có phép khám bụng và lưng, đó là hai phép mở đầu cho xúc chẩn. Chứng Ung Thư đối với xúc chẩn càng quan hệ mật thiết hơn, như Ung Thư ở cần cổ, ở vú, ban đầu không chút mảy may đau đớn. Thử lấy tay sờ vào cảm thấy có hạch cứng, hoặc bướu thịt cứng. Lại tới một bước nữa dùng phép kiểm nghiệm tất phải phối hợp với sự kiểm tra bằng quang tuyến. Cũng có khi ở dưỡng đường, người ta dùng phương pháp cắt lấy một chút da thịt chỗ bệnh dùng kính hiển vi mà quan sát.
Gần đây nước Mỹ có một nhà khoa học và là một giáo sư của viện Đại học Y khoa Gia Nhĩ mới phát minh một phương pháp dùng huyết thanh (Sérum) để nghiệm chứng Ung Thư. Trong thực nghiệm phẩmhuyết thanh của người bình thường với chất Proteus Antigen, khi cho hỗn hợp vào trong ống thí nghiệmliền hiện phản ứng, đó là phản ứng kết khối (Clumping), tên khoa học gọi là phản ứng ngưng kết (Agglutination). Nếu là huyết thanh của người có bệnh Ung Thư, cũng như trẻ con từ 5 tuổi trở xuống, khi hòa với chất Proteus Antigen thì thấy hiện tượng không có năng lực kết khối. Ngoài ra, 95% người trưởng thành bình thường và 73% đàn bà chửa đều có năng lực kết khối. Người bệnh lao Phổi, bệnh tinh thần, người chưa mắc phải bệnh Ung Thư và đã mắc phải bệnh Ung Thư được trị xong bằng giải phẫu thì huyết thanh của họ cũng đều có năng lực kết khối cả. Như thế nghĩa là huyết thanh cộng với Proteus Antigen nếu mất hẳn sức kết khối, tức là hiện tượng rõ chứng Ung Thư của thời kỳ thứ nhất vậy. Nhân đây ta thấy cách thử huyết thanh này có một giá trị đặc biệt với bệnh Ung Thư trong thời kỳ đầu, là thời kỳ rất khó khám vậy. Như có thể vận dụng phép này thì có thể đạt được sự phát giác rất sớm, có thể kịp thời chữa trị thì bệnh Ung Thư không khó gì tiêu diệt. Phép thử này chỉ cần tốn ít phút, bất cứ sở thí nghiệm nào cũng có thể làm được, chỉ cần tốn ít giọt máu và chút ít dụng cụ thì có thể nghiệm biết. Cách khám phá bệnh Ung Thư như đã kể trên đều có giá trị lợi ích rộng rãi, phải được gia tăng sự phổ biến, làm cho mỗi người luyện thành tập quán kiểm tra có kỳ hạn thì sự uy hiếp của bệnh Ung Thư không chỗ trốn núp vậy. Trị bệnh Ung Thư trong thời kỳ đầu tiên không những mau công hiệu lại dễ trị khỏi. Tôi rất mong người bệnh muôn lần chớ nên thối thác để khỏi đưa từ bệnh nhẹ sang bệnh nặng, và nặng lần đến nguy vậy.
Đối với Đông y trên sự chẩn đoán tuy có những phương pháp vọng, văn, vấn, thiết v.v... nhưng đó chỉ là thuộc về hạng người trí huệ tương đối khá cao, kinh nghiệm phong phú, thì sự phán đoán bình tĩnh thật có chỗ độc đáo. Nhưng phổ thông không dùng phép thử máu để nghiệm bệnh truyền nhiễm. Tôi còn nhớ khi tôi ở Trùng Khánh, có lần thầy Tiêu Dị Đường bị sốt rét, nhân thể chất suy nhược, ban đầu chỉ có sợ lạnh, phát nóng nằm vùi vài hôm. Vì thầy là Viện trưởng Viện Trung y Trung ương, nên giới bạn bè Trung y quan hệ rất đông như Trương Giảng Trai, Trần Tôn Trai, Khâu Tú Thiên, Đường Xuân Dương, v.v... đều có chẩn trị qua. Ông thì nói lạnh, ông lại nói nóng, người này nói khí hư, người kia nói huyết kém. Mỗi người đều cho uống đến mấy chén cũng không thấy ai có công hiệu. Anh của Viện Trưởng với tôi rất để ý đến sự phát triển bệnh tình này. Tôi bèn đưa kiến nghị trước nhất nên thử máu, kế đó mới thực hành quyết định phương pháp trị liệu vì mỗi ngày xế chiều bệnh tình trở nên trầm trọng, nhiệt độ cao hơn buổi mai, tinh thần ngày càng kém sút. Anh của Viện Trưởng bèn cấp tốc gọi điện thoại cho Hữu Nhiệm tiên sinh và tỉ mỉ báo cáo hết tình hình, đồng thời nhờ tiên sinh gọi điện thoại cho Lương y Thoại Hằng là Viện trưởng Y viện Trung ương để nhờ y viện cấp cứu. Sau khi thử máu mới hay là sốt rét rừng. Từ đó nằm luôn trong y viện được nửa tháng là khỏi. Khi ra khỏi y viện lại uống thuốc chén để điều lý mới hoàn toàn hồi phục. Tôi thường thấy những thầy thuốc Trung y ngày nay khám bệnh kẻ bàn thấp người bàn cao và phán đoán bệnh tình rất là vi diệu, làm cho chúng ta càng thêm kinh ngạc! Tại Hương Cảng có đến 9 chỗ khám bệnh có quang tuyến X và phòng thí nghiệm, đó
cũng là hiện tượng tốt đối với Trung y, nhưng phải cần nhận chơn và vận dụng nó cho đúng chỗ. Lời bàn của dịch giả
Bảo rằng: “Khi thấy có triệu chứng lạ, người bệnh nên sớm đến Lương y chuyên môn để khám”. Nơi đây tâm của tác giả thật rất thiết tha, nhưng… nếu là thầy thuốc trĩ, thì hầu hết bệnh nhân đều có thể trở thành bệnh trĩ, cũng như ở phòng chiếu điện hầu hết bệnh nhân đều có thể trở thành bệnh phổi v.v…Biết đâu Lương y chuyên môn bệnh Ung Thư cũng rất khó tránh khỏi biến tất cả bệnh nhân đều trở thành bệnh Ung Thư?!
Người ta nói: “Thầy thuốc là con đẻ của bệnh nhân”, nhưng biết đâu bệnh nhân lại cũng không phải là miếng thịt mỡ để cho thầy thuốc thắng?!
Tâm với cảnh tuy hai mà một, cảnh cùng tâm tuy một mà hai. Điều mà tác giả khuyên bệnh nhân thiệt là đáng kính, nhưng lợi hay hại còn tùy thuộc ở nơi người. Ôi! Sự đời biết trách lỗi ở ai!
Trên kia vừa mở đầu bàn về cách khám là tác giả đã than: ở thời kỳ thứ nhất của bệnh Ung Thư nếu không áp dụng phương pháp khoa học thì dù Trung y hay Tây y cũng đều cảm thấy khó khăn. Bốn chữ“phương pháp khoa học” của tác giả nói đây không ngoài mục đích là phát giác sớm và được chính xác như tác giả hằng mong muốn, hầu mong áp dụng phương pháp trị liệu mà tác giả đã tin tưởng, đó là lý tưởng tác giả. Nhưng trên sự thực có vài câu chuyện bắt buộc kẻ dịch này phải nêu ra để giúp thêmtài liệu thẩm xét cho độc giả như sau:
Một bà lão trên 70 tuổi mắc phải chứng Ung Thư ở cổ, trải qua thời gian lâu, lại bị y tá dùng Péniciline tiêm vào chỗ đau làm cho mụt Ung Thư to đến nhìn thấy bề tròn của cổ gần bằng đầu. Nếu nhắm mắt mà rờ cũng biết là bệnh Ung Thư. Thế mà khi vào bệnh viện Bình Dân, các bác sĩ chuyên môn về bệnh Ung Thư lại phải cho cắt thịt để thử thì mới chắc. Sau khi cắt thịt lại bảo 15 ngày trở lại sẽ mổ. Về nhà được tuần lễ là bà qui tiên. Ôi! Phương pháp khoa học!
Vợ một ông bác sĩ Viện trưởng Viện Ung Thư bị bệnh Ung Thư ở cổ chân. Viện trưởng cũng là người mắc bệnh Ung Thư gan mà qua đời. Bệnh của bà xảy ra từ khi còn trẻ. Bác sĩ Viện trưởng đã biết rõ là bệnh Ung Thư và cũng đã từng cầu viện với tất cả bạn bè nhưng vẫn vô hiệu. Sau khi bác sĩ qua đời, bệnh tình của bà cũng càng trầm trọng và bà cũng đã 70 tuổi.
Đến đây có một vị Trung y khám phá ra bệnh của bà bởi tập quán nhai trầu và ngồi sòng bạc làm mất nhiều nước bọt, bí hơi, bí đại tiện và thức đêm mà phát sanh. Chỉ vì bà không ngừng tập quán nên không được nhận chữa trị. Cuối cùng bà vào bệnh viện Bình Dân cưa chân rồi chết. Ôi! Phát giác sớm.
(Trên đây toàn là sự thật mười mươi chỉ vì không muốn dẫn giải vài dòng làm lạc hướng độc giả. Mong độc giả để ý).
Hai vị Lương y, một chuyên về giác quan và trực giác, một lại dựa hẳn vào tất cả dụng cụ máy móc, cả hai đều đến chỗ siêu việt, nhưng rủi một khi lâm vào cảnh tay không thì vị Lương y máy móc dù muốn dù không cũng phải cảm thấy cùng đường. Thế mới biết cái gì ráp từ ngoài vào tuy có giá trị hấp dẫn đặc biệt của nó thật, nhưng đến chỗ sở đoản thật không ngờ. Lời tục nói: “Hễ máy thì móc”, thật rất có phần có lý.
Tác giả luôn luôn cổ xúy đề cao quốc túy nhưng tác giả cũng rất thích thú phương tiện dụng cụ vật
chất. Điều này nếu đứng trên lập trường tăng cường sở trường của mình, thâu thập sở trường của người, bồi bổ sở trường cho người, ngăn chắn cho sự thâu thập sở đoản của mình thì thật rất được tán dương. Nhưng trong sảng sốt mê ly mấy ai đứng vững trên lập trường!
Dụng cụ cứ cất đi mãi không dùng lâu ngày cũng phát sanh rỉ sét. Giác quan ta cũng như thế, càng ỷ lại vào dụng cụ vật chất bao nhiêu thì giác quan cũng theo đó mà chậm lụt bấy nhiêu. Điều này cần phải biết.
Dùng huyết thanh để thử phản ứng Ung Thư, dùng kính hiển vi để kiểm tra tế bào, dùng quang tuyến X để khám nội tạng, trên kỹ thuật vật chất, hình thức, thông dụng thật rất đáng kính.
Nhưng đã là chủ trương tổng thể trị liệu tất nhiên phải có con mắt tổng thể khám phá, tổng thể nghiên cứu, tổng thể điều tra, vì đó là sở trường đặc biệt của Á Đông vậy.
Đã có con mắt tổng thể như thế mới có thể soi thấu bệnh căn của một chứng bệnh có quan hệ đến tổng thể như bệnh Ung Thư, và khi thấu suốt được bệnh căn thì lẽ đâu việc thử huyết thanh, kiểm nghiệm tế bào, áp dụng quang tuyến X không trở thành phương tiện trang bị đầy đủ thứ hai?
Tiêu Dị Đường tiên sinh bị sốt rét rừng. Điều này lẽ đâu các vị Lương y trong hội đồng viện không lấy làm xấu hổ?
Nếu theo dõi bệnh tật như Bá Lý Hề nuôi trâu thì chắc chi việc thử máu với không thử máu sẽ không hơn kém.
Một cõi Trung Hoa mênh mông bát ngát, trong vốn sẵn của phụ ấm: Khổng, Mạnh, Lão, Trang, Kỳ Bá, Huỳnh Kỳ, Hoa Đà, Biển Thước. Ngoài ra, lần lượt thâu thập Phật giáo, Gia Tô giáo, thêm bao gồmThái Tây văn vật, đứng trên quan điểm anh cả của khởi thủy văn minh, nhân lực, vật lực và tài lực vô cùng phong phú như thế kia, giá nếu chịu khó vượt lên cái gọi là “đông-tây, cổ-kim, tâm-vật” để mà ung dung điều chỉnh áp dụng tất cả những cái tương đối ấy trong nền tảng tuyệt đối, thì biết đâu sẽ đỡ khổ phần nào? Và biết đâu sẽ trở thành ân nhân của thế hệ thái bình thạnh trị trong toàn cõi nhân loại mai sau!
UNG THƯ LÀ MỘT CĂN BỆNH RẤT ĐÁNGSỢ
Căn cứ theo bảng thống kê của nước Mỹ: mỗi năm những người chết vì Ung Thư, cứ 100.000 người có đến 130 người. Chúng ta căn cứ theo năm 1952, ngày 14 tháng 5. Theo báo cáo của Hiệp Chúng Xã Hoa Thịnh Đốn thì: số nhân khẩu của nước Mỹ đã lên trên một ức năm ngàn sáu trăm bốn chục vạn người, mà số người Mỹ chết vì Ung Thư mỗi năm lại có đến trên hai chục vạn người. Ở một nước khoa học phát triển như nước Mỹ, về sự chết vì bệnh Ung Thư đông đến dường ấy thì những nước lạc hậu khác nghĩ đến cũng kinh hồn. Giới y học của thế giới ngày nay đối với sự nghiên cứu của bệnh Ung Thư tuy đem hết tinh lực phục vụ, mà mãi đến nay vẫn chưa có phương pháp trị liệu an toàn.
Phu nhân tổng thống Argentina đã từng tuyên bố sự phát minh có cả lò nguyên tử, thế mà bị bệnh Ung Thư rồi chết. Bệnh Ung Thư quả là một bệnh đại khốn nạn cho y khoa thế giới ngày nay. Tôi rất hi vọng tất cả thiện hữu trong giới y khoa thế giới phải nên gạt bỏ sự thành kiến phiến diện phân chia, để cùng với Trung y nắm tay nhau mà hợp tác, cùng khai thác để khắc phục cho được chứng bệnh đáng sợ kia, thì Tiều tôi nay nguyện đem hết kinh nghiệm suốt đời, vì sức khỏe loài người mà cống hiến vậy. Chắc chúng ta còn nhớ Tôn Trung Sơn tiên sinh bị Ung Thư ở gan, không may mà qua đời ở bệnh viện Hiệp Hòa tại Bắc Bình. Đó là một sự tổn thất không thể bổ cứu của giới cách mạng Trung Hoa, đến nay đã 27 năm rồi! Ta thường nghe nhiều người danh vọng hoặc các doanh nhân ở nước ngoài bị Ung Thư, trị liệu theo khoa học ngày nay, không may đến chết không biết bao nhiêu mà kể như Tổng Kinh lý[15] ngân hàng Trung Quốc Triệu Lệ Hoa ở Nữu Ước[16] hai lần giải phẫu, từ đó về sau vì mất máu nhiều quá mà chết. Ở Quảng Đông, Sảnh Trưởng khu phường tài chánh bị Ung Thư ở xương sống, sang nước Mỹ để chạy chữa, vì không có cách trị mà qua đời. Như thế bệnh Ung Thư thật là kẻ thù sống thác của nhân loại. Một lần nữa chúng tôi hi vọng tất cả nhân sĩ trong xã hội nên cùng nhau đóng góp để tổ chức mở rộng nền tảng qui mô hướng về thế giới mà nghiên cứu phát triển Trung y, thì tôi nguyện đem hết kho tàng kinh nghiệm quí báu công bố cho tất cả nhân loại. Vì nhân loại mà tạo phước, đây là việc làm có ích lợi chung, mong chớ bỏ qua vậy.
Lời bàn của dịch giả
Mở đề tác giả than rằng: “Một nước khoa học phát triển như nước Mỹ mà sự chết mất vì bệnh Ung Thư đông dường ấy v.v...” Thoáng nghe qua chừng như tác giả muốn nói bệnh Ung Thư nó sợ khoa học vật chất phát đạt lắm vậy. Nhưng nghiệm kỹ tinh thần trong câu nói ta sẽ thấy ý chừng tác giả đang trong tình trạng nghi ngờ. Ngờ rằng hình như khoa học phát đạt là khoa học vật chất phát đạt, bệnh Ung Thư vẫn là bệnh Ung Thư, chẳng có ăn thua gì. Không những thế thôi mà hình thức như là lúc nào cái khôn nó cũng đèo theo cái dại đàng lưng hết cả là phải!
Sự diễn tiến của thế giới loài người không cần hỏi Năng Nhân, nhắm bớt một con mắt cũng biết được xã hội loài người khởi thủy từ rất thú lần đến rất người, từ rất đơn giản thô sơn đến rất phiền toái phức tạp, từ rất vạm vỡ to tát đến rất yếu kém mảnh mai, từ rất chất phác thật thà đến rất khôn lanh quỷ quyệt, từ chỗ rất thọ đến chỗ rất yểu, từ rất tay không đến rất máy móc, từ rất thưa thớt đến rất chen chân, từ chỉ có đánh đấm, đánh cú một sức một, đến có thể biến một nhúm cát ra thành lợi khí giết hàng triệu triệu đối phương, từ thô kịch mà yên vui đến rất vén khéo mà đau khổ. Năng Nhân có huyền
ký hay không huyền ký cũng vẫn như thế. Đó là đại khái những nét đậm của sự diễn tiến xã hội loài người, nếu muốn biết rộng thêm thì cứ theo đây mà suy diễn.
Trên bình tâm mà nhận định thì mạnh mẽ tiến hóa là bề ngoài còn lạc hậu thối hóa, thú tính, bệnh hoạn là sự thật bên trong.
Sự biết của khoa học ngày nay, trong thân rõ suốt tế bào, vật ngoài thấu suốt thời gian, không gian; về giải phẫu có thể mổ bộ óc, thay tròng mắt, sửa trái tim; về tâm lý có thể dùng máy móc để chứng minh cho quá trình của con người không phải chỉ ở một kiếp này và tâm lý cũng là một thứ tổ hợp như bao nhiêu vật chất khác; về nguyên tử thì đi đến chỗ siêu tâm vật mà thoáng nhìn thấy ánh sáng cái “không thể vào”.
Đã biết nguồn gốc bệnh Ung Thư là từ sự thọ lãnh những kích thích trực tiếp hay gián tiếp bên ngoài như tác giả đã rõ, thì việc đem hết tâm lực để phục vụ cho sự nghiên cứu về chữa trị bệnh Ung Thư của y học thế giới ngày nay, tôi e rằng sẽ trở thành xa xỉ phẩm không thực tế, vì cái rất đáng sợ của bệnh Ung Thư kia lại là cái đáng sợ của văn minh vật chất khoa học tiến bộ vậy. Điều này có ngoa hay không, mỗi người cứ ăn trầu gẫm mà tự thấy, và nó có phải là kẻ thù sống thác của nhân loại hay không, khỏi trả lời mỗi người cũng tự khắc biết.
Bổn hoài của tác giả, kẻ dịch này vẫn nghiêng mình thành kính nhưng mong rằng chúng ta nếu không thúc đẩy cho Y đạo tiến lên một mức hiển toàn thì cũng chớ nên vô tình hạ thấp giá trị vốn có của thánh hiền để lại.
Nếu so tỉ lệ mười người bệnh trong một triệu người, số chữa khỏi chỉ có hai người, với tỉ lệ một trămngười bệnh trong một triệu người, số chữa được đến tám mươi người mà chúng ta vội nhảy nhót vui mừng là đắc sách, thì chúng ta cũng nên phải đề phòng kẻo làm đuôi cho hạng “bốn ba, ba bốn” trong câu chuyện sau đây vậy.
Có một ông lão nuôi một con khỉ, mỗi ngày phát cho nó bảy trái đào (sớm mai 3, chiều 4). Được ít lâu, con khỉ không bằng lòng chê ít. Ông ấy bảo: “Thôi được, ta cho mi thêm 1 trái nghĩa là sớm mai 4 trái, chiều 3 trái, mi có bằng lòng không?” Con khỉ reo mừng. Người ta cũng là một thứ khỉ vậy.
Đã tạo ra bệnh tật rất đông, rồi cũng tạo ra cái tướng nghiên cứu tận tụy, khắc khổ không được gì, để mà kể công với đa số, cái đó cổ ngữ có câu “Đạo linh yểm nhĩ”, nghĩa là: “Trộm lục lạc mà tự bịt lấy lỗ tai”, thật là phải lắm.
Bao nhiêu nhược điểm của sự tiến hóa của nhân loại như đã kể trên cũng đủ để Năng Nhân mạnh miệng bảo rằng: “Ba cõi chúng sanh vì phàm ngu vô trí nên chịu lấy sự đau khổ bức bách dày vò”, thật là một cái cú đau điếng để cho toàn thể nhân loại chúng ta ngày nay thức tỉnh vậy.
Bệnh ung thư ở tử cung và ở vú là đại nạn của phụ nữ
Sự uy hiếp ghê gớm đối với phụ nữ phải chăng là bệnh Ung Thư ở tử cung và ở vú? Ở nước Mỹ mỗi năm phụ nữ chết vì Ung Thư tử cung có trên mười sáu ngàn người, còn chết vì Ung Thư vú ước trên hai mươi ngàn người. Ung thư ở tử cung có hai loại:
1. Ung thư cổ tử cung.
2. Ung thư ở lòng tử cung.
Người bị Ung Thư ở cổ tử cung phần nhiều thuộc hạng đàn bàn sanh dục thái quá, còn người bị Ung Thư ở lòng tử cung không luận là sanh dục hay không, đều có xảy ra được cả. Chúng tôi căn cứ theo ý kiến của những chuyên gia thì trong năm người phụ nữ có thể có một người bị Ung Thư. Phàm những người tánh tình nhiều ưu uất, hoặc tháo cấp thường dễ sanh bệnh này. Cũng có những trường hợp do hành kinh cùng sự hoạt động ở buồng trứng một cách quá độ và sanh dục quá nhiều gây nên. Lại cũng có trường hợp những người lớn tuổi không chồng, các nữ tu sĩ và đàn bà góa, v.v… đều cũng dễ mắc phải. Thuộc về hạng ưu uất, tháo cấp, sanh dục quá nhiều, đó là thuộc phần thái quá, ngoài ra đều thuộc về hạng bất cập. Thái quá hay bất cập đều có thể phát sanh Ung Thư. Ung thư ở tử cung thông thường đóng ở lớp thịt vách trong cửa tử cung, do tế bào sớ kết cứng mà thành. Nó ẩn núp dưới lớp thịt lần lần nhô lên, hoặc lớn hoặc nhỏ không nhất định, lần lần nguy hại cho cơ thể. Ban đầu nó không có chút cảm giác, rồi sau mới lần hiện lên bao nhiêu triệu chứng.
Ở Trung Quốc đã có biết bao nhiêu phụ nữ chết vì Ung Thư bởi thiếu phương tiện và bệnh viện, lại nhân quan điểm căn bản khác nhau giữa Trung-Tây y, cho đến tên bệnh cũng đều khác. Có rất nhiều người cho là hồi trước không có bệnh này, trên thực tế không phải thế. Những tài liệu về Trung y đối với bệnh Ung Thư có ghi chép rất nhiều, chẳng qua vì danh từ xa xưa làm cho nhiều người không hiểu được. Bệnh mà Trung y gọi là Trừng Hà sự thật quả là bệnh Ung Thư tử cung, đại khái như: Bụng dưới đau gấp từng cơn, huyết băng không dứt, huyết trắng không ngừng, thường hay đi tiểu, trong âm đạo có huyết kết thành hà, nước dơ dầm dề, màu da xanh mét, thậm chí đến gầy mòn, trở thành nguy hiểm. Những triệu chứng kể trên đều hoàn toàn căn cứ trên kinh nghiệm thực tế, chúng tôi xin giới thiệu một đoạn lý luận rất phù hợp với quan điểm khoa học đại khái như sau: “Bệnh thạch hà là do khí lạnh phạm ở âm đạo cùng vệ khí chống nhau vì không được khí nuôi dưỡng, nhân đó mới có chỗ kết thành chứng hà ở trong, hơi độc tụ lại phát lên bướu thịt mới nổi, ban đầu như trứng gà, lần lần lớn lên giống như những người thọ thai, đè vào thấy cứng, thử lay động thấy có xê dịch, kinh kỳ không nhất định. Tóm lại, thạch hà sanh ở trong tử cung là bởi khí lạnh phạm ở âm đạo vậy”. Trung y, Tây y danh từ tuy chẳng đồng, nhưng triệu chứng của bệnh Ung Thư rất đồng. Đại phàm phụ nữ nếu thường nghe bụng dưới đau thắt, khi đi đứng, co duỗi, thường cảm giác nơi xương chậu có sự nặng nề, trong khi giao hoan cảm giác đau đớn, kinh kỳ không chỉnh, mới vừa hết kinh lại tước lại, hoặc làm băng, có huyết trắng, v.v… Như thế đều là những triệu chứng mở đầu dọn đường cho Ung Thư phải gấp gấp đến thầy thuốc đừng để mất cơ hội tốt trị chóng lành. Đợi đến lúc bệnh tràn lan qua bộ phận khác, phát sanh đau nhức, thì bệnh đã tiến triển nhiều rồi, thậm chí chuyển lần vào giai đoạn bất trị.
Nói tóm lại, triệu chứng của bệnh Ung Thư đại khái là: Chảy máu, huyết trắng, đau nhức khi lây qua các bộ phận khác cũng như sưng chân đau nhức thêm nhiều, tinh thần mỏi mệt, suy nhược, thiếu máu, ốm o, mất ngủ nặng nề, ăn uống lần kém, ống dẫn nước tiểu và thận sưng, đến sưng thận dương, làm mủ phát sanh đau lưng kịch liệt, có khi vì chất độc trong nước tiểu ngấm vào trong máu mà chết. Có người vì chất độc thấm vào máu làm cho màu da xanh mét. Có người hai chân sưng thủng yếu ớt đi đứng khó khăn, về chiều thường bài tiết chất độc hôi thối như trứng hư, lâu ngày phát sanh mê muội thì đã nguy mất rồi.
Phụ nữ bị Ung Thư phần nhiều gấp 10 lần hơn nam giới và Ung Thư tử cung chiếm hết 2/3, trong đó, Ung Thư cổ tử cung lại chiếm hết 8/10. Người bệnh mỗi khi trải qua một cuộc giải phẫu hoặc chạy điện, để kim radium, về sau thường lại phát sanh một nơi khác. Đó là hiện tượng đặc biệt của bệnh
Ung Thư, vì nó vốn có tánh cách chuyển dời như vậy.
Lại nhắc đến bệnh Ung Thư vú. Phụ nữ ở nơi nền vú có khối, 2/3 số ấy chưa chắc quyết định phải bệnh Ung Thư, chớ nên vội vàng sợ hãi. Chúng tôi hi vọng giới chị em phụ nữ nên thường để ý tự khám lấy mình, trước nhất nên mời một vị Lương y chuyên khoa về Ung Thư khám qua một lần và xin chỉ vẽ cho kỹ thuật tự khám. Dễ khám nhất là khi có kinh, lúc đó dễ ghi nhớ vì trong khi hành kinh và thời gian hành kinh, ở nơi nhũ phòng về khả năng có nhiều sự biến hóa nhỏ nhặt. Phàm những người phụ nữ kinh bế thì phải chọn lấy một ngày nào trong mỗi tháng để khám. Phải biết rằng trên nhũ phòng nếu phát sanh một khối Ung Thư chỉ to bằng hạt đậu cũng đủ để phá hoại cái thiên nhiên của cơ thể và sanh mạng quý báu. Nếu trong giai đoạn ấy mà phát giác thì 90% đều có thể trị khỏi. Nay tôi đemphương pháp khám nghiệm mà thuật như sau để giúp độc giả tham khảo.
Nên cởi áo đứng trước một tấm gương lớn, đưa thẳng hai tay lên đầu và tỉ mỉ quan sát xem nhũ phòng có hiện tượng trái thường chút nào không? Hoặc hai bên có cao thấp không đồng, hoặc nhũ có chảy không đều phải nên chú ý (cũng có người vốn như thế). Phải chú ý đến ánh sáng, có khi vì bóng tối làm cho ta nhận lầm.
Nằm ngửa thẳng trên giường, dưới lưng vai kê một cái gối dẹp làm cho lồng ngực ưỡn cao, hai tay đưa thẳng lên đầu. Theo cách thế này nhũ phòng rất dễ căng ra và quân bình cho ta dễ khám nghiệm. Trong trí phải để ý ranh giới của nhũ phòng và thịt ngoài, đoạn dùng ngón tay trỏ mằn từ phía xương ức lần ra phía dưới nhũ phòng, đến đó thì ngừng, nhè nhẹ mằn kỹ để tự tìm kiếm. Khi khám bên phải thì dùng tay trái, khi khám bên trái thì dùng tay phải. Phía bên dưới của nhũ phòng có một cái xương vú, điểm này đừng lấy làm lạ. Chỗ dễ phát sanh Ung Thư vú lại là ở phía trên phần ngoài của nhũ phòng, phải nên tỉ mỉ mằn kỹ. Nếu thấy có hiện tượng dị thường lập tức nên hỏi các Lương y chuyên khoa về Ung Thư để chữa trị, thì sẽ khỏi lầm lạc trể nải.
Phụ nữ Á châu bị quan niệm thẹn thùng bó buộc cho nên không thể lập thành khám nghiệm phân hạng, do đó rất khó dự phòng. Tốt nhất là phải theo như Nội Kinh đã nói: “Ăn uống phải chừng mực, sanh hoạt phải bình thường, chớ lạm dụng quá sức, tinh thần bên trong cho vững chãi thì bệnh lấy đâu mà sanh”. Được như thế tự nhiên sẽ hưởng thọ hết tuổi trời. Con người thời thượng cổ sáng ra thì cày, tối về thì nghỉ, thế mà sống đến trăm tuổi thật có nhiều người. Hiện nay khoa học phát đạt, cơ khí văn minh, loài người đã tiến đến thời đại khinh khí và nguyên tử năng, địa cầu và thời gian, không gian trở thành bóp nhỏ, thu ngắn. Ngày xưa là trùng dương hiểm trở, ngày nay là ngưỡng cửa trước nhà. Ngày xưa nói ngày nói tháng, ngày nay nói phút nói giây. Từ đơn giản lần đến phức tạp. Ngày nay thần kinh của mỗi người suốt ngày đều ở trong tình trạng căng thẳng. Phải biết câu: “Chớ lạm dụng quá sức” rất khó thực hiện. Chúng ta ở trong một trường giao dịch hút thuốc điếu quá nhiều, uống rượu mạnh quá lượng; ngoài bị tiếng động ồn ào, ánh sáng căng thẳng, hơi điện máy móc, sắc tình rũ ren, trong thì mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, e nó nhiễu loạn. Nặng nề nhất là sau Thế chiến thứ hai, kinh tế phá sản bủa khắp một màu không khí bất an, giới phụ nữ bệnh Ung Thư càng thêm gia bội. Tôi hi vọng có việc phân thời kỳ kiểm tra cơ thể để khỏi xảy ra những việc trễ nải đáng tiếc. Chúng tôi cả tiếng gọi to yêu cầu bệnh nhân phải bỏ quan niệm e thẹn, để cầu sự an toàn.
Gần đây trên báo chí thường đăng tin về những người chết vì Ung Thư, như tin mới nhất là đệ nhất phu nhân của Argentina chết vì Ung Thư. Như thế đều không phải hồi xưa không có bệnh này mà ngày nay quá nhiều, đó là do sự phát triển của dụng cụ nghiên cứu chẩn đoán được tiến bộ nên dễ phát giác rõ
ràng. Nhân đây cho thấy rằng quốc gia nào khoa học càng phát đạt, xã hội loài người hưởng thọ vật chất càng cao thì số người chết vì Ung Thư càng lắm. Còn như ở một vùng nông thôn hẻo lánh, người bị Ung Thư vì giao thông bất tiện, thầy thuốc không có, sự tổ chức y tế thiếu thốn, không được tổ chức kiểm tra Ung Thư do đó mà từ khi bệnh mới phát triển cho đến khi chết đều ở trong mù mờ, đó là cái cớ mà dân tộc nước Mỹ chết vì chứng bệnh Ung Thư nhiều hơn các nước khác. Như thế đâu phải là sức chống cự trong cơ thể của người nước Mỹ yếu kém mà mắc phải Ung Thư nhiều hơn các nước khác! Trên thực tế, chẳng qua là do kiểm tra nghiêm mật nên được biết rõ ràng. Vì biết như thế, nên chúng tôi hi vọng tất cả chị em phụ nữ phải nên chú trọng đến sự định kỳ kiểm tra sức khỏe khi thấy Ung Thư vừa phát, liền đến thầy thuốc, thì Ung Thư đâu là chứng khó trị.
Lời bàn của dịch giả
Tất cả diễn trình vạn hữu đều nằm trong hệ thống nhân quả, đó là lý của vạn vật. Sợ quả muốn đổi quả, không sợ nhân không để ý đến nhân, đó là tính của hầu hết con người.
Nhân đổi được, quả không đổi được là sự thật. Muốn đổi quả không nghĩ đổi nhân là tưởng tượng. Lấy đổi nhân làm chánh yếu lấy xê dịch quả làm thứ yếu, đó là bổn phận của những hạng biết yêu đời, biết thương người.
Đoạn trên đây tác giả biện bạch nhân quả của bệnh Ung Thư của phụ nữ, đại khái kể cũng đã rõ. Nhưng tiếc thay, tác giả đã quan trọng quá điểm thứ yếu rất nhiều và cuối cùng khuyến khích tỉ mỉ về sự phát giác sớm để kịp thời chữa trị, mà về phần chánh yếu tức là phần gây nhân của bệnh Ung Thư thì trái lại tác giả chỉ nói phớt qua hình như không quan trọng mấy! Đây cũng là một khuyết điểm trên cái nghĩa của Y đạo. Nếu bởi phụ nữ dễ thọ lãnh sự kích thích trên tinh thần để sinh bệnh Ung Thư thì tất cả cũng có cách giáo dục để cho phụ nữ tự điều chỉnh tinh thần cho khỏi thọ lãnh sự kích thích.
Nếu bởi khí lạnh hay sự cọ sát thái quá để gây thành bệnh Ung Thư tử cung cho phụ nữ thì những hành động như lắp nước đá vào cửa tử cung của kỹ nữ, lắp vật chất để thường trực vào cổ tử cung mà mê tín theo lịch an toàn của những kẻ không lìa được xác thịt mà sợ có con, hoặc bơm rửa sau khi giao dục, hoặc bơm rửa sau khi sinh sản sót nhau, hoặc giao dục theo cách dị thường, hoặc dâm dục theo kiểu máy móc, v.v... lẽ ra đều phải được huấn luyện, nói đến rất nhiều. Phương chi giới phụ nữ còn là một nút động cơ có thể dễ trở thành một xã hội sụp đổ, hay xây dựng một kỷ nguyên mới lành mạnh không bệnh Ung Thư của xã hội mai sau! Ví như những phụ nữ phật tử chí thành tin theo pháp môn niệm Phật không những bản thân họ được thoát khổ và khó mắc phải bệnh Ung Thư, mà còn dẫn đến sanh con ra ngoài kết quả khó mắc phải bệnh Ung Thư, lại còn trở nên một tế bào lành mạnh trong biển xã hội tổng thể Ung Thư nữa.
Theo đây là một thực chứng: Một thiếu phụ tuổi chưa được 30 tánh tình lười biếng, đài các, tham sân, bình thường hay xảy ra chứng bệnh lặt vặt, quan hệ nhất là đã sanh hai lần rồi đều phải mổ đem thai ra. Đến lần thứ ba vừa thọ thai được non tháng, đến một bác sĩ trong thân tộc để khám. Bác sĩ cũng nói: “Lần này phải 7 tháng đến để mà đem thai ra và cột chùm trứng”. Sợ quá bèn đem chuyện ấy hỏi ý kiến một vị Thiền sư vừa là Lương y, Thiền sư chỉ bảo phương pháp niệm Phật.
Nhờ đức tin và sợ sệt nên chí thành thực hành. Đến 7 tháng lại đến vị bác sĩ trên kia khám lại. Bác sĩ bảo: “Có lẽ khỏi mổ”. Đến đúng ngày giờ sanh sản không những khỏi mổ mà sanh rất mau, mặc dù thai to hơn hai lần trước nửa kilo. Và từ đó về sau vẫn tiếp tục sanh dục như thường, không có điều gì trở
ngại nữa.
Thế mới biết hệ thần kinh là sản phẩm của tâm lý và khi chúng mất thăng bằng thì muôn bệnh theo đó mà đua sanh, là chí lý.
Bảo rằng dân tộc Mỹ chết nhiều vì bệnh Ung Thư không phải là do sự phát triển của bệnh Ung Thư ở đó mạnh, mà là do điều tra kiểm nghiệm được chu tất, nên lòi ra con số đông. Điều này tác giả trình bày được phần chánh diện nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng dân tộc Mỹ cơ hồ như biến hẳn trở thành con người của cơ giới. Chúng ta có chắc chi trong những thứ vật dụng như áo ni lông, thuốc xì gà, đường hóa học, thuốc điếu thường, đường nhuộm màu đá, đồ hộp, phân hóa học, thuốc khai hoang, thuốc sát trùng, trừ sâu, thuốc chích để tránh sự có thai v.v… đi đôi với tâm tư ngoắt ngéo, khí giới chiến tranh, mưu mẹo kinh tế lại không phải là động cơ của thế giới Ung Thư diễn tiến đó sao? Và biết đâu thứ độc tố này không phải là đã và đang tràn lan, hoành hành, dầy bừa sanh linh toàn thế giới trong thế kỷ thứ 20 này ư!?
Tính chất của bệnh ung thư và sự phòng ngừa
Không đợi phải nói nhiều, ngày nay ai ai cũng có thể biết cơ thể của con người do vô số tế bào cấu tạo nên.
Hình trạng của tế bào không phải một kiểu như nhau và sự cấu tạo cũng rất là nhiệm nhặt, nếu không dùng kính Hiển Vi thì không thể thấy. Các bộ phận trong con người như Óc, Tim, Phổi, Gan, Tỳ,… đều do các tế bào khác nhau tổ chức tạo thành. Các loại tế bào ấy trong cơ thể người lành mạnh suốt đời vẫn trụ ở một nơi, không có sự dời đổi. Chỉ có hạt máu ở trong ống máu tùy theo huyết dịch mà mang dưỡng khí cùng chất bổ đi khắp châu thân và đem những chất thừa thãi để bài tiết ra ngoài, rủi khi gặp vi trùng liền khởi chiến tranh hoặc bao vây, hoặc tiêu diệt. Còn bao nhiêu tế bào khác thì nghiêm giữ tế bào của mình mà chấp hành công tác dự định. Các loại tế bào này đâu vẫn ở đó làm việc không ngừng, như thế là giữ gìn được thân thể kiện khương. Một mai bị ly khai chỗ ở khi bám vào một nơi khác, sinh sôi trái với hiện tượng sinh lý bình thường, đó gọi là bệnh. Vậy vì cớ gì mà tế bào phát sanh tác dụng rời bỏ bổn vị? Theo sự thực nghiệm động vật, và kết quả nghiên cứu chứng Bướu trong cơ thể con người, mới biết tế bào tách ra khỏi sự ước thúc của tổ chức bình thường là vì bị sự kích thích ngấm ngầm hóa học biến hóa, rồi hạt nhân tế bào mới phát sanh phân tách. Chỉ vì sự tập trung tăng trưởng không ngừng mới phát sanh một thứ tác dụng chồng chất sai lầm, lâu ngày trở thành ra khối Ung Thư. Tế bào bệnh Ung Thư phát sanh biến hóa theo tánh Ung Thư, lẽ cố nhiên phải trải qua một thời gian tương đương mà tế bào tánh Ung Thư không chút mảy may biến động nên các tổ chức trong cơ thể đều không nhận ra tế bào Ung Thư là thứ bệnh hoạn mà lại còn hoan nghênh nuôi dưỡng. Cho nên tế bào Ung Thư rất dễ phát triển, làm cho ngày càng to lên. Chúng ta thử nêu lên một lệ mà bàn, bệnh Ung Thư ở Bướu Cổ sau khi được cắt rồi, những tế bào xung quanh vùng bị bệnh vẫn có thể là tổ chất chứa chất phân bí đặc biệt để giúp cho chất hạch Bướu Cổ.
Một người bị Ung Thư ở lá Gan có một mụt Ung Thư lở, bài tiết chất độc thấm vào bộ Óc, thì hồi đó ở vùng lá Gan nói trên liền ứa ra chất phân bí cùng chất men (enzymes), gấp rút chấp hành nhiệm vụ ở tạng Gan. Theo đây ta có thể biết rõ tánh chất của bệnh Ung Thư. Tôi thường ví dụ về vi trùng xâmnhập vào cơ thể con người cũng như bọn xâm lược từ ngoài, khả năng trong cơ thể con người liền động viên toàn bộ lực lượng để tiêu diệt chúng. Còn tế bào Ung Thư cũng như phần tử cách mạng trong nội bộ, đã chẳng dễ phát giác lại dễ sanh sôi.
Phương pháp phòng ngừa bệnh Ung Thư, trước nhất phải trọng dưỡng sinh. Cho nên thiên “Thượng Cổ Thiên Chơn Luận”trong Nội Kinh có nói: “Điềm đạm hư vô, chơn khí thuận hòa, tinh thần giữ vững ở trong thì bệnh làm sao phát sanh”. Chỉ đơn giản bao nhiêu chữ cũng đủ làm bằng cớ cho văn hóa xưa của người Đông phương, tức là nguồn cội của tinh thần vệ sinh. Người Âu Mỹ đối với sự vệ sinh bên ngoài xem chừng ăn đứt Đông phương, nhưng vệ sinh tinh thần vẫn chưa được khai thác, thế nên đây cũng là một dịp để chúng tôi giới thiệu thẳng với người Âu Mỹ chữ “Điềm” nghĩa là ở trong không có sự lo lắng, chữ “Đạm” là ngoài không có sự trói buộc, chữ “hư vô” tức là mô tả một cảnh giới điềmđạm tột bực. Con người mỗi ngày sau khi ăn rồi có thể để tinh thần được thảnh thơi độ năm, ba phút, cắt đứt tất cả những sự kích thích bên ngoài để nhập cảnh giới điềm đạm hư vô, đạt đến tinh không bị vọng thương, thần không bị vọng động, như thế tuyến phân bí bên trong mới có thể sản xuất được đầy đủ chất Ventriculine trọng yếu vận hành toàn thân, nuôi dưỡng bủa khắp. Đó là chỗ gọi: “Chơn khí điều hòa bệnh làm sao sanh!”. Con người nếu cố gắng làm được thế, khi chưa bệnh có thể sống lâu, đã bệnh có thể chóng khỏi, đó là một cách ngừa bệnh căn bản vậy. Bệnh Ung Thư cũng dùng phương pháp này mà dự phòng là hữu hiệu nhất.
Lời bàn của dịch giả
Tác giả nói phương pháp phòng ngừa bệnh Ung Thư trước nhất phải trọng dưỡng sinh, cho nên thiên “Thượng Cổ Thiên Chơn Luận” của Nội Kinh có nói: “Điềm đạm hư vô, chơn khí thuận hòa, tinh thần giữ vững bên trong thì bệnh làm sao phát”. Chỉ đơn giản bao nhiêu chữ cũng đủ làm bằng cớ cho văn hóa xưa của người Đông phương tức là nguồn cội của tinh thần dưỡng sinh và cuối cùng tác giả kết: “Bệnh Ung Thư cũng dùng phương pháp này mà dự phòng là hữu hiệu nhất”.
Đoạn này chứng tỏ tinh thần của tác giả muốn phựt lên một hào quang chiếu diệu huy hoàng, nhưng tại sao rồi lại tắt phụt, và không biết có ai để ý thấy không? Tác giả nói: “Văn hóa xưa của người Đông phương tức là nguồn cội của tinh thần dưỡng sinh”, hai danh từ “văn hóa” và “dưỡng sinh” của tác giả, ai không phải là cái đãy đựng sách lại há dám xem thường được sao? Nếu thấu triệt tinh thần tác giả nói trên thì ta sẽ thấy thế giới ngày nay không có tinh thần dưỡng sinh, cũng không có tinh thần văn hóa đích thực nữa. Bởi vậy cuộc sống ngày nay là cuộc chết, thế giới sống ngày nay là một Đại Dưỡng Trí Viện[17] chớ không còn là cuộc sống nữa và tất cả những văn minh tiến bộ, hô hào cách mạng rầm rầmrộ rộ ngày nay đều là láo khoét, bịp bợm hết cả.
Tác giả nói: “Dùng tinh thần dưỡng sinh ấy mà áp dụng ngừa bệnh Ung Thư là hữu hiệu nhất”. Quả đúng như thế! Mà có riêng gì bệnh Ung Thư đâu, cả đến tất cả bệnh nội thương, bệnh gia đình, bệnh tâm linh, bệnh xã hội, bệnh thế giới, bệnh đánh giết, v.v… nếu lìa tinh thần dưỡng sinh này quyết định không có cách thứ hai nào được vẹn toàn tốt đẹp hơn vậy. Thế thì có phải tinh thần dưỡng sinh này quả là tinh thần cuộc sống cho toàn thế giới nhân loại từ đây về sau? Vậy tất cả loài người chúng ta hãy nên một phen trầm tư thử xem!
Cái ta làm cho con người đau khổ, nhưng cái quan trọng hóa cái ta lại làm cho con người đau khổ hơn và chính nó mới là nguồn cội của tất cả cái đau khổ. Thế mới biết câu: “Họa phúc, tốt xấu đều bởi động” là có hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc chí lý.
Người ta nói: “Khi nào chúa bạo tôi loạn, chánh sự bừa bãi tham nhũng, nhân dân phức tạp đau khổ thì trong những loài trâu bò, heo dê thường xảy ra sạn mật” nhưng đâu phải chỉ ở trong trâu bò, heo dê và đâu phải chỉ bệnh sạn mật mới là như thế! Bệnh Ung Thư, bệnh Bướu Cổ, bệnh máu lên, bệnh dịch
hạch,… há lại ra ngoài công lệ này sao?
Đành rằng nói chuyện bệnh Ung Thư phải lấy tinh thần làm chánh, nhưng cái gián tiếp của tinh thần cũng không phải là không quan trọng. Con người ngày nay, ta thử dạo khắp từ thành thị đến thôn dã, từ những tu viện đến núi non, v.v… không đâu là không bàn bạc đến 2 chữ “cách mạng”, cơ hồ như có thể mang vũ trụ mà thay đổi một cách rất dễ dàng. Nhưng than ôi! Nhìn vào thực tế lại không phải thế! Ta có thể thấy cái dụng cụ gạt tàn thuốc bằng thủy tinh to bằng cái chậu, nhan nhản ở trong những nhà phụ mẫu chi dân hoặc bác sĩ chẳng hạn. Ta có thể thấy những bữa ăn trong các tu viện nhan nhản những ly nước đá soda hoặc nước cam rất hấp dẫn, có nhiều vị tu sĩ có thể hút một ngày một đêm chừng hai gói thuốc 20 điếu và ta cũng có thể thấy những người bệnh trĩ biết rằng bởi cà phê gây nên mà vẫn có thể uống cà phê trừ cơm. Hơn nữa, ta có thể thấy những vị bác sĩ lãnh đạo cơ quan vệ sinh, trong những bữa ăn đầy dẫy thịt thà, cộng thêm bao nhiêu nước đá lạnh với rượu mạnh, v.v… (chỗ này vì nói nhiều không đẹp mấy, nên chỉ bàn sơ). Hoặc bởi vô thức cũng còn cần phải mở mang ý thức hóa, phương chi biết thì vẫn biết mà làm vẫn cứ làm, hóa ra 2 chữ “cách mạng” thật là rỗng tuếch.
Thế mới biết: Tinh thần là rễ đuôi chuột chánh của bệnh Ung Thư mà xã hội loạn ly phức tạp là những rễ cái vậy.
Người ta nói chuyện ngừa bệnh có thể rất hào hứng, nhưng phạm vi không dùng bệnh để đổi lấy bệnh nên mới có những trường hợp bệnh cũ biết được, đặt tên được, vẫn chưa trị được lại mang đi đổi lấy một bệnh chưa đặt tên được, cũng chưa biết được thì thật đáng phì cười. Bệnh Ung Thư cũng không thể ngừa được bằng cách đó.
Nay tác giả đề cập đến vấn đề ngừa bệnh Ung Thư bằng cách giải lý đơn sơ trên tâm lý thì dẫu có thiết tha đến đâu đi nữa tôi cũng e rằng sẽ hoài công một cách miễn cưỡng. Một người vì khí giận xung thiên gây thành bệnh Gan thì dẫu cho có thôi ngừng hẳn tánh giận cũng chưa chắc đã giải tán được bệnh Gan trong kiếp này. Chính chỗ này mà nhân thuật của tác giả mới được tồn tại và những phương pháp xê dịch cái quả, thay đổi cái nhân của các nhà tâm lý học, triết học, tôn giáo, v.v… mới không bị xem thường. Cho nên dịch giả dám mạnh miệng nói: chừng nào các nhà đại phụ mẫu chi dân, đại trí thức, đại khoa học, đại cách mạng, đại diện đại tôn giáo mà thật sự giác ngộ thì may ra chúng ta mới có thể nói chuyện phát huy, cổ võ về ngừa bệnh Ung Thư của cái biển thế giới tổng thể Ung Thư ngày nay. Đó là chuyện chung, còn trên từng cá nhân nếu không có một sự tin tưởng biết sợ, một năng lực hiểu biết, một chí khí thực hành, một phương pháp đơn giản trường lưu thì cũng khó bề thâu hiệu. Chỗ này lại là điều kiện phương pháp cùng với tinh thần của Trời Phật tồn tại nhưng Trời Phật ngày nay lại trở thành công cụ của động cơ ly loạn mất rồi. Ôi! Thật rất không dễ dàng!
Sự quan hệ về chủng tộc với bệnh ung thư
Ung Thư là một thứ bệnh không chừa một dân tộc nào, chẳng qua vì tập quán sanh hoạt của mỗi dân tộc chẳng đồng mà chỗ phát sanh Ung Thư có nhiều điều sai khác. Thí dụ như: Ung Thư ở da thì dân da trắng nhiều hơn da vàng, và rất ít thấy ở dân da đen và da xanh. Đại khái như đàn bà con gái ở miền đông Ấn Độ thường ưa nhai trầu, thậm chí đi ngủ cũng vẫn còn ngậm miếng trầu trong miệng, vì chịu sự kích thích lâu ngày nên bệnh Ung Thư ở miệng rất nhiều.
Dân tộc bộ lạc trong núi Khách Thập Mễ Nhĩ vì tập quán mà mỗi người đều thường đội một cái giỏ nhỏ, trong chứa một cái bình sành, bên trong có để lửa than, vì bị sự kích thích âm thầm đó gây thành
Ung Thư cũng nhiều. Như ở Ai Cập rất nhiều các loại Muỗi Mòng, côn trùng hút máu kích thích nên thường bị Ung Thư. Phụ nữ Hà Lan phần nhiều bị Ung Thư ở Tử Cung. Phụ nữ nước Anh thường bị Ung Thư ở Vú. Dân tộc Mã Lai thường bị Ung Thư ở Gan. Đàn ông Trung Quốc thường bị Ung Thư Bao Tử và Cần Cổ, còn phụ nữ thì bị Ung Thư ở Cổ Tử Cung và Vú.
Lời bàn của dịch giả
Nếu trên nghĩa dời củi để tránh lửa cháy mà nói chuyện ngừa bệnh Ung Thư đối với từng sanh hoạt phức tạp của từng cá nhân trong tất cả chủng tộc trên thế giới thì thật là cả một vấn đề đại nạn. Trừ phi những nguyên tắc mà dịch giả đã bàn ở đoạn trên.
Nơi đây không có gì đáng bàn thêm.
Sự quan hệ khác biệt của ung thư giữa nam nữ
Nội Kinh nói: “Chẩn mạch hỏi bệnh phải phân nam nữ”. Sinh lý nam nữ đã có sai biệt, thì bệnh lý cũng phải khác nhau nên sự sai biệt ấy cũng rất có quan hệ. Đại khái như phụ nữ dễ bị Ung Thư gấp bội so với nam giới và bệnh Ung Thư Tử Cung chiếm hết hai phần ba, Ung Thư ở Cổ Tử Cung hết támphần mười, còn Ung Thư ở Vú lại càng nhiều hơn, mà ở nam giới thì tuyệt không. Bên nam thì Ung Thư ở Âm Hành, ở Ngoại Thận, còn Ung Thư ở Phổi, Gan, ở Dạ Dày thì đàn ông nhiều hơn phụ nữ, Ung Thư ở Túi Mật thì phụ nữ nhiều hơn nam gấp 4 lần. BỆNH UNG THƯ RẤT CÓ QUAN HỆ ĐẾN TUỔI TÁC
Nội Kinh nói: “Người nay chưa đến 50 mà đã suy, là vì thường lấy rượu làm nước, lấy vọng làmthường, no say rồi giao dục, vì dục làm kiệt tinh nên hao tán chơn khí”. Bệnh Ung Thư nhân sự suy yếu phát khởi nên tuổi tác càng lớn thì bệnh Ung Thư càng nhiều. Bệnh Ung Thư ít thấy ở trẻ con, chỉ có bởi cơ thể người mẹ di truyền quan hệ mà phát sanh, đó là số rất ít. Trẻ con từ 5 tuổi đến 15 tuổi mỗi năm thống kê chết về Ung Thư chỉ có 314 người. Tổng số chết về Ung Thư mỗi năm có đến 122.739 người, thường ở khoảng từ 40-50 tuổi chết về Ung Thư mỗi 100.000 người có 50 người, từ 60-70 tuổi, trong 100.000 người có 300 người. Tuổi tác càng cao thì càng dễ bị Ung Thư. Còn bệnh Bạch Hầu, Ban Chẩn trái trời thì trẻ con rất nhiều, đau Ruột dư, đau Phổi thì thuộc về tầm tuổi trên dưới 30. Những người tuổi càng cao càng dễ bị chứng Bán Thân Bất Toại (đứt gân máu), hoặc bệnh Tim mà chết, bởi tuổi tác sai biệt nên bệnh chứng cũng khác nhau vậy.
Lời bàn của dịch giả
Phổ thông kiếp sống của con người là một quá trình trường kỳ phá hoại, thế nên khi tuổi chưa phải đáng già suy mà đã già suy, khi đã già suy muốn chỉnh lại cái trớn phá hoại cũng chẳng dễ nào. Cho nên mới nói:
“Trong mê muội đến già vẫn sống,
Mấy ai người sớm tỉnh mộng Nam Kha”.
Thế mà khi chưa đau khổ, bệnh tật thì giá có ai đem đạo lý ngừa bệnh tật mà nói cho nghe cũng chưa chắc đã dám dừng bước trên vực thẳm để tránh khỏi sự sụp đổ của ngày mai! “Tuổi trẻ là cái để đón lãnh lấy già suy”. Ôi! Sự đời thật là ngoắt ngoéo!
Sự quan hệ đến di truyền của bệnh ung thư
Bệnh Ung Thư có khi bởi tiên thiên thiếu kém nghĩa là khi đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ, hoặc lúc phát dục, xác tế bào chết còn sót lại, hoặc khối tế bào khi kết cấu thành cơ thể, các sự tổ chức chưa chỉnh vào vị trí bình thường, nhân đó mà tản mác ở các nơi, đã không thể chấp hành nhiệm vụ nhất định nên mới gây thành biến chứng Ung Thư.
Bệnh Ung Thư bởi sự di truyền về phương diện nhân loại, phải chăng vẫn chưa có bằng cớ xác thực. Căn cứ trên kinh nghiệm động vật hình như có khả năng di truyền, đã từng có trường hợp song thai đồng thời bị Ung Thư nhưng không thể nhận là quyết định tuyệt đối để làm bằng cớ cho lý luận di truyền. Ở nước Mỹ bao nhiêu công ty bảo hiểm rất tỉ mỉ, luôn nghiên cứu bệnh Ung Thư với vấn đề di truyền. Biết được nơi cha mẹ có một người bị bệnh Ung Thư, tuyệt không vì thế mà con cái phát sanh Ung Thư. Thế mà ngay khi còn ở trong nôi vẫn có một số người lo bảo hiểm. Thế nên bệnh Ung Thư cùng với di truyền quan hệ, chỉ có thể nói là khả năng tánh, chớ không thể nói tuyệt đối tánh.
Lời bàn của dịch giả
Một người đàn bà nhà quê tin theo pháp môn niệm Phật, ngày đêm cứ hai buổi, mỗi buổi một tiếng đồng hồ thực hành niệm Phật. Khi thọ thai đẻ ra đứa con cũng mỗi ngày hai buổi đúng ngày giờ nói trên, mẹ nó niệm Phật, nó nằm lóng tai nghe không khóc.
Bà mẹ có nhánh thịt chạnh ở cửa tai, đẻ con ra mỗi đứa cũng đều có nhánh thịt chạnh ở cửa tai. Bà mẹ có ngón tay chạnh và cũng có những người có ngón tay chạnh lại đẻ con ra không có ngón tay chạnh.
Một nữ y tá lão thành ở một đại dưỡng đường mỗi khi bị cảm gió thì lại cạo gió, tập quán này có từ khi chưa có gia đình đến khi có gia đình đẻ ra một loạt con, khi đau không cạo gió thì không khỏi.
Một y tá trực của một dưỡng đường, mỗi khi bị cảm thì uống một liều thuốc xổ rồi mới trị, do đó sau trở thành chứng nghẹt mũi kinh niên nên đi đâu cũng dự phòng một chai thuốc nhỏ mũi, khi có gia đình đẻ ra một loạt con đều tịt mũi, đều phải thường trực nhỏ mũi.
Một ông lão bình sanh tánh nóng nảy tháo vát, lúc tuổi gần 60 thì chân trái nhỏ hơn chân phải và co rút đau nhức. Ông sinh ra đơn độc có một người con trai, người ấy đến tuổi nói trên cũng chân trái teo nhỏ và co rút.
Một ông lão có bệnh huyết áp cao (máu lên), đám con trai của ông lớn lên cũng đều bị cao huyết áp. Nhưng cũng có trường hợp ngược lại, có người bị bệnh lao Phổi khi sanh ra con liền đem nuôi riêng, lớn lên không thấy đau.
Có người bị bệnh cùi rất nặng, khi sanh con ra liền đem nuôi riêng, lớn lên không mắc bệnh cùi.
Ngược lại, người bị bệnh giang mai, hoa liễu, con ngay trong bụng mẹ cũng đã mắc bệnh giang mai, hoa liễu.
Về phương diện vi trùng, người ta rất dễ thấy vi trùng các loại bệnh phong tình trong những đứa trẻ sơ sanh, con của những kẻ đã từng bị mắc phải bệnh phong tình, ngoài ra, người ta rất khó thấy được trường hợp trực tiếp có vi trùng. Nơi đây cũng có người bảo là bởi vi trùng tế vi nên không thấy được, tuy không thấy được nhưng vẫn có độc tố. Chỗ này giá có kính hiển vi vạn bội để thấy rõ, nhưng rồi
trên hai cái vi tế ấy không biết sẽ dứt khoát hay còn thứ gì và ai là người chịu trách nhiệm giải đáp.
Nơi đây vi trùng không trở thành vấn đề vì nguồn cội của bệnh Ung Thư không phải bởi vi trùng như sự nghiên cứu của tác giả đã nói. Thế thì vấn đề di truyền hay không di truyền cũng tự nhiên trở thành phiếm luận mà cái nghĩa khả năng tánh di truyền không những nơi đây tác giả chú trọng mà hình như là một vấn đề quan hệ nhất cho tất cả bệnh tật và thầy thuốc phải biết, vì sao thế? Vì là vấn đề tiên thiên.
Mà tiên thiên là cái quái gì? Tức là phần thọ bẩm của cha mẹ có khỏe mạnh đến đâu, chắc chi trong sinh hoạt, ăn uống, tâm tư,… không có những hồi lên lên xuống xuống? Nếu là lúc nào cũng bình thường, trường hợp nào cũng bình thường phải chăng chỉ có người thông đạt? Mà đã chưa thông đạt tức là mê, dù là ông Vua hay ông Tổng thống, nhà cách mạng cũng chẳng ăn thua gì? Vậy thì ở trong mê, những hậu quả của giận dỗi, buồn lo, nghĩ ngợi, đắc thất, thèm khát, truy hoan, mong cầu, no say, chơi giỡn, cho đến cô đơn, lạnh lẽo… nhất nhất đều là sự nghiệp phải để lại cho con cái. Và sự nghiệp để lại ấy, mỗi mỗi đều có khả năng làm chênh lệch cái bình thường cho một bộ phận nào đó trong cơ thể của đứa con, để rồi tùy theo loại mà dễ dàng đón rước lấy một thứ bệnh tật nào đó. Đó là chỗ gọi là khả năng tánh di truyền, mà cũng là chỗ vô cùng quan hệ cho tất cả bệnh tật của thế nhân vậy. Ta hãy xem chuyện Tổng thống Kennedy nước Mỹ lên làm Tổng thống chưa được một năm mà bà vợ đã sẩy thai, đủ biết cuộc sống quan hệ là đường nào? Thế mà chỉ trừ một số tối thiểu trong tối thiểu, còn kỳ dư tất cả đám lao nhao trên thế giới này hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây đều đua nhau lao mình vào cõi chết mà không hay biết, thì thật cũng là lạ lắm? Thế thì nơi đây cũng là một chân trời hoang vắng, ai dám một phen tò mò khám phá xin hãy mời vào.
Bệnh ung thư đối với khả năng truyền nhiễm
Từ trước tới giờ người ta nghĩ rằng Ung Thư là một bệnh truyền nhiễm, ngày nay biết rõ hoàn toàn không phải thuộc loại bệnh có vi trùng. Trên thực tế, bệnh Ung Thư không có truyền nhiễm và cũng chưa từng nghe bác sĩ giải phẫu bệnh Ung Thư bị truyền nhiễm, cũng chưa từng nghe các cô khán hộ[18] vì săn sóc bệnh Ung Thư mà bị truyền nhiễm bao giờ. Thỉnh thoảng trong bệnh Ung Thư tuy có phát hiện vi trùng, đó chẳng qua bởi da thịt bại hoại mà vi trùng xuất hiện vậy thôi, tuyệt không thể nói là do vi trùng làm ra. Bệnh Ung Thư chẳng bởi vi trùng, đương nhiên là không có truyền nhiễm. Từ trước người ta có gọi là xóm Ung Thư thật ra rất không đáng tin. Đại khái vì những nơi làng mạc hẻo lánh, những người trai tráng trẻ tuổi phần nhiều phải mưu sinh nơi khác chỉ còn thuần là ông già bà cả ở nhà, thì người lớn tuổi thường bị Ung Thư, do đấy có thể tưởng tượng
Ung Thư ra bệnh truyền nhiễm, thật không nên tin. Phải biết một khi vi trùng xâm nhập cơ thể con người thì hạt máu khởi tác dụng bao vây, thần kinh tạo nhiệt lực liền thực hành nhiệm vụ triển khai, nhiệt độ phải tức thì lên cao để mà chống cự. Bệnh Ung Thư không những ban đầu tuyệt không có cảmgiác phát nóng, cho đến bệnh tình đến giai đoạn nghiêm trọng cũng rất ít thấy triệu chứng tăng nhiệt độ, đến khi phá miệng chỉ thường thấy nhiệt độ xuống thấp mà thôi, đó là đặc điểm của bệnh Ung Thư. Trước kia có lúc người ta tuyên truyền rằng, chỉ vi trùng không cũng có thể làm cho cây cối mắc bệnh Ung Thư. Trên căn bản thật không có chút xác thực. Cũng có người bảo bệnh Ung Thư của loài người là tại ăn những thức ăn thực vật có bệnh. Cũng có người qui tội cho thức ăn để tủ lạnh, cũng có người đổ cho nấu thức ăn bằng nồi chì, nồi kẽm, nồi đồng bị nhiễm chất độc, các sự kiện ấy không đủ bằng cứ xác thực, cũng không có lý cứ khoa học, nên không đủ để tin.
Lời bàn của dịch giả
Chấp nhận những chuyện vu vơ là ngăn lấp trí thông minh của mình. Vậy phủ nhận bướng bỉnh lại không phải là ngăn lấp trí thông minh của mình sao?
Bảo rằng ăn thức ăn để tủ lạnh nên mắc phải bệnh Ung Thư, nói như thế quả là một thứ định vẹo, phóng chứng. Nhưng ai có ngờ đâu lại có những minh án xác thực như sau đây:
Một bà chủ hiệu cao lầu có tập quán ghiền nước đá cục suốt ngày, đến bữa ăn phải ăn rất nhiều thịt mỡ mới chịu được. Từ đó về sau người càng ngày càng mập đẫy ra, nhưng kinh kỳ mỗi tháng không chuẩn, có khi 3, 4 tháng mới có và khi có kinh thì băng huyết. Bà ấy chữa nhiều bác sĩ không khỏi, sau nhờ một vị Lương y (Trung y) khám xong bảo rằng: “Nếu không chừa nước đá và thịt mỡ thì ba năm sau sẽ mổ Tử Cung bởi chứng Ung Thư mỡ”. Sau quả nhiên đúng như thế.
Một sư vãi có tập quán mỗi bữa ăn uống nước soda và ăn rất nhiều dầu, về sau bắt đầu mập, thường chảy mồ hôi và sợ gió, đến một vị Lương y (Trung y) nhờ khám. Lương y bảo: “Nếu không dứt ăn nhiều chất dầu và uống nước đá Soda theo bữa ăn thì mấy năm sau sẽ mổ Tử Cung bởi bệnh Ung Thư”. Vì tự ái, vì thích mập, cô vãi giữ nguyên trạng thái và không uống thuốc. Sau 3 năm quả nhiên mổ Tử Cung để chữa bệnh Ung Thư, hiện giờ vẫn sống ngắc ngoải.
Cũng như tôi đã từng kể ai có ngờ đâu chỉ vì thói quen ngồi sòng bạc và nhai trầu mà mắc phải bệnh Ung Thư Cổ Chân!
Thực lệ như trên đây còn rất nhiều, không thể kể xiết. Thế nên chúng ta phải vô cùng thận trọng đối với nhân phát khởi của bệnh này.
Bệnh ung thư đối với cảnh ngộ
Nội Kinh nói: “Trước sang sau hèn”, tuy chẳng trúng tà bệnh cũng phát sanh từ trong, gọi là thoát dinh. Trước giàu sau nghèo gọi là thất tinh, năm khí vướng bận làm cho bệnh có chỗ nương. Thầy thuốc khám chẩn chẳng ở tạng phủ, chẳng biến ở hình thái. Chẩn mà vẫn nghi, chẳng biết tên bệnh, cơ thể ngày suy, khí hao tinh mất, bệnh nặng khí tiêu, trong người gai gai, có lúc sợ hãi, đó là “bệnh rất nặng ngoài hao phần vệ, trong mất phần dinh”. Chỗ người xưa gọi “dinh” là để ám chỉ cho huyết cầu, “vệ” là để chỉ cho cơ năng hệ thần kinh. Con người khi ở trong hoàn cảnh sinh hoạt vật chất quá ư dồi dào, đột ngột gặp cảnh nghịch đưa đến, hoặc nhân tai nạn phiêu lưu, hoặc nhân kinh thương thất bại, hoặc vì tai trời họa người, hoặc bởi chiến tranh đói khó, hoặc ở hoàn cảnh khủng bố dầy bừa, tâm linh đã bị thất tình kích thích, vật chất lại không đủ để tài bồi, lâu ngày thần kinh suy nhược, không thể khống chế châu thân một cách hữu hiệu thì cơ năng của tế bào thoát ly tổ chức chánh qui cũng như gành đá chồng chất bèn phát sanh chất độc, chỗ bệnh càng to, đó là khối Ung Thư. Căn cứ trên một tin về bệnh tật của tin tức hàng ngày thì hiện nay ở Thượng Hải có rất nhiều người bị bệnh Ung Thư. Trong các nhà thương để kim chạy điện, ghi chép con số có đến mấy mươi ngàn người, vượt hẳn tất cả các thời kỳ. Vì ở Thượng Hải từ trước chưa từng có hiện tượng ấy bao giờ cho nên người xưa nói: “Sau một thời loạn lạc to tát, phải có 5 tai ương”. Như thế phải chăng sự nhận định ấy có rất nhiều kinh nghiệm. Đại phàmđã qua là hoàn cảnh sanh hoạt thích hợp bình thường hoặc chẳng bị lao động, khi gặp cảnh nghịch đột biến “tuy chẳng trúng tà, bệnh ở trong cũng phát sanh”. Y học Trung Quốc trên 4.000 năm về trước đã nói lên lý học giá trị như trên, đủ thấy Trung y tinh chuyên sâu rộng, đối với nhân loại là một sự cống hiến rất to tát vậy.
Lời bàn của dịch giả
Bệnh Ung Thư không phải dễ dàng chữa theo cách phổ thông mà khỏi được, vì là còn quan hệ mật thiết đến kinh tế xã hội nữa, vậy nên vấn đề ngừa bệnh mới trở thành quan trọng. Nhưng nguồn bệnh lại không quan hệ trực tiếp đến khí hậu vi trùng nên những phương pháp phòng ngừa bằng cách lấy bệnh đổi bệnh trở thành vô dụng, cho nên cái nghĩa ngừa bệnh của bệnh Ung Thư lại là nghĩa dưỡng sanh và điều tâm, nhưng thoát ra khỏi vấn đề thân tâm cảnh ngộ lại không phải là ai cũng làm được. Trong chỗ bất đắc dĩ này, chân lý “nghiệp chung, nghiệp riêng” của Thích Ca trở nên tỏ sáng và pháp môn niệmPhật của nhà Phật cũng theo cái bất đắc dĩ, mà nơi đây sự ngừa bệnh trên tương đối trở thành có quan hệ mật thiết v.v…
Bệnh ung thư với chức nghiệp
Bởi chức nghiệp mà phát sanh bệnh tật như: thợ đá dễ bị bệnh mắt hột, giáo viên Trung, Tiểu học dễ bị lao Phổi, kép hát dễ bị bệnh Cổ Họng, thợ sắp chữ dễ bị trúng độc chì, đại lý rượu dễ sanh bệnh Bao Tử, đại lý thuốc điếu dễ sanh Ung Thư Phổi, công nhân quét cửa sổ cho hãng thuốc lá, xưởng than đá dễ bị bệnh Ung Thư, những người lựa lông thú dễ bị bệnh Tỳ thoát thơ, những người bơi thuyền độc mộc và những người bưu dịch dễ bị bệnh phong thấp v.v… hơn phân nửa đều bởi chức nghiệp mà sanh bệnh. Cũng có người vì tập quán sanh hoạt mà sanh bệnh rất là đa đoan, thầy thuốc phải tận tâm nghiên cứu mới biết được.
Lời bàn của dịch giả
Người xưa nói: “Lương y thị từ mẫu”, nghĩa là thầy thuốc như mẹ hiền. Sự kêu gọi thầy thuốc phải tận tâm nghiên cứu của tác giả rất xứng đáng với câu nói trên, nhưng tình trạng ngày nay, những người như tác giả cũng không có mấy.
Ở cái xã hội vừa là tranh đoạt loạn ly, vừa là bừa bãi máy móc, vừa là cấp bách thúc giục, vừa là vật chất lạ kỳ này nó ung đúc cho con người, nếu là người bệnh khi đến thầy thuốc thì làm sao gấp gấp cho được toa thuốc, rồi trả tiền về là họ thỏa mãn, không có thì giờ rỗi đâu để ngồi mà nghe sự giải thích vòng quanh thế giới của thầy thuốc. Về phần thầy thuốc thì lại đua nhau để gấp gấp thông qua được nhiều người bệnh, cho sự thâu hoạch lợi tức được gấp gấp hơn người chớ không rảnh đâu để cà kê dạy bảo người bệnh. Còn các nhà nghiên cứu làm sao cho đừng mất sự phá hoại để trở thành bệnh tật, miễn là sự nghiên cứu tìm tòi xây dựng chữa trị cùng với sức phá hoại vừa cân nhau hoặc kém hơn chút ít là được. Vì sao thế? Vì nếu không như thế thì làm sao mà làm chủ tình hình kinh tế vật chất và bảo tồn kỹ nghệ hóa cho được. Cho nên tôi nghi rằng tiếng nói của tác giả chỉ là một tiếng còi trong đêm sương, giữa bãi tha ma, mồ hoang vắng lạnh vậy thôi.
HÌNH THỨC CỦA CÁC LOẠI UNG THƯ Bệnh Ung Thư chia làm 4 loại:
1. Loại hình thức cứng
2. Loại hình thức mềm (keo dẻo)
3. Loại hình thức tủy
4. Loại hình thức sớ.
Nhưng trên thực nghiệm thường thấy đại khái có 7 thứ:
1. Có tánh cách hạn cuộc
2. Có tánh cách tràn lan
3. Có tánh cách phá miệng
4. Có tánh cách kết khối
5. Có tánh cách ăn sâu
6. Có tánh cách co giãn
7. Có tánh cách có vảy.
LƯỢC THUẬT VỀ CHỨNG TRẠNG CỦA BỆNH UNG THƯ
Bàn đến lý luận Trung y đối với bệnh Ung Thư, tên tuy không thống nhất, nhưng đối với triệu chứng của bệnh thì thật là minh bạch và biện chứng cũng rất là tinh vi. Lưu Trọng Lão nói: “Những người khí huyết suy tổn, thần khí hao, người ốm o, khí độc ngưng trệ làm bệnh như mừng giận thái quá, lo uất thành bệnh, hoặc buồn uất thất thường, hoặc cảnh ngộ biến động v.v… Đại phàm những chứng do thất tình gây nên đều đủ để phát sanh âm độc phạm vào Tạng Phủ, cùng với vệ khí chống nhau, vì khí chẳng đến được để nuôi dưỡng, nhân có chỗ ngưng kết ở một nơi nào đó bên trong thì khí độc bèn khởi, Bướu Thịt bèn sanh. Khi mới phát to bằng hạt Bắp hoặc như quả Táo, ban đầu tuyệt không có chút đau ngứa, lần lần lớn lên, đè vào thấy cứng; cũng có khi tự nó chuyển dời, lâu ngày chất nước độc ứa ra và màu da toàn thân thay đổi hoặc mét xanh, hoặc vàng lợt,về chiều phát lên đau nhức, chịu không kham, có khi phá miệng như hình như hoa Sung. Đàn ông phần nhiều sanh ở Cần Cổ, Gan và Dạ Dày, còn phụ nữ thường sanh ở Tử Cung, nền Vú, Cánh Tay v.v… Thanh Vương Duy Đức có nói: “Chứng âm độc có khi sưng, có khi không sưng, có khi không đau, có khi cứng ở một chỗ, có khi mềm nhũn như bông, phải nên phân biệt cho rõ. Vả chăng sưng lên mà không cứng, đau nhức khó chịu, đó là Lưu Chú. Chẳng sưng mà đau, bám vào xương làm cho tê dại, đó là Phong Thấp. Thật cứng như một thứ hạt gì, ban đầu chẳng đau, đó là Nhũ Nham Loa Lịch. Chẳng đau mà cứng to như nắm tay, đó là Ác Hạch Thất Dinh. Chẳng đau chẳng cứng mềm nhũn lần lớn là Anh Lưu. Chẳng đau mà cứng, cứng như khối đá, hoặc to như cái bát là Thạch Thơ. Hết thảy các chứng trở lên đều thuộc âm thư. Không luận là đầu nhọn hay bằng, lớn hay nhỏ, độc phát từ Ngũ Tạng đều gọi là âm thư cả. Nếu ban đầu khởi lên đau
nhức thì trị dễ tiêu, còn đè mạnh chẳng đau mà cứng, gốc độc sâu bền, làm cho tiêu không phải là dễ và mau vậy. Chứng Ung Thư sơ khởi thật không có chút đau ngứa, làm cho người bệnh xem thường, lần lần đến màu da biến đổi, gương mặt mét xanh hoặc vàng dợt thì chất độc đã thấm vào trong máu, đã thành bệnh nặng rồi. Cũng có trường hợp mụt Ung Thư làm hại đến các bộ phận chung quanh mà chết. Chất độc của bệnh Ung Thư có khi thấm lần lần vào hệ thần kinh làm cho tinh thần lần mê muội. Cũng có khi chất độc thấm vào trong máu làm cho toàn thân bị nhiễm độc đến nỗi tạng Tim tê liệt rồi chết. Cũng có khi dây dưa lâu ngày, cơ thể giảm mất chất Lòng Trắng Trứng, lần hồi suy nhược mà chết. Cũng có trường hợp Ung Thư làm vỡ mạch máu, máu chảy ra rồi chết. Triệu chứng rất không giống nhau, theo đây xin nêu những trạng chứng trọng yếu và lược thuật như sau:
I. Bệnh ung thư ở óc
1. Nguyên nhân
Vì bị kích thích bằng vật chất hay tinh thần, lại thêm cơ thể suy nhược, hoặc thần kinh Óc mệt mỏi quá độ, tế bào phát sanh phân tách, lần đến gây nên chất độc, Bướu Thịt bèn sanh ra Ung Thư.
2. Trạng chứng
Bệnh Ung Thư Óc khi mới phát, Óc liền bị đè, bèn phát khởi xây xẩm hoặc nhức đầu, tầm thấy của mắt đảo loạn, thấy hoa đốm, Tai ù, hoặc khứu giác không phản ứng, hoặc trên mặt có vùng tê, thậm chí mất ngủ. Cũng có khi thần kinh vận động hoặc Óc bị đè phát sanh ra chứng nạn hoán (một triệu chứng bại giựt từng phần). Như cái Đầu có chút lay động thì Mũi chảy máu gây thành trạng thái hôn mê (coma). Hoặc mắt xếch, miệng méo, hoặc chết bất ngờ. Cũng có trường hợp làm cho tinh thần bị thất thường cuồng loạn nói xàm, ban ngày thấy quỷ như bệnh điên cuồng.
3. Cách trị
Khi mới phát nên uống hoàn Nội Tiêu hoặc dùng phương pháp cứu bằng thuốc, đối chứng trị liệu, v.v…
Bệnh Óc có Bướu thường thấy Quỷ.
Người nay bộ Óc lớn hơn người xưa và sau này chắc còn lớn hơn nữa.
Bộ Óc con người là một khối vật màu hồng xám nặng độ 1,350 kg. Thử lấy Tay sờ vào thấy cảm giác thun giãn, trông mường tượng quả Dưa hay quả Lê. Ngay trong lúc chúng ta đọc mấy câu này, trong Óc chúng ta muôn ngàn tế bào tinh thần kinh luôn luôn hoạt động trong cảm giác một thứ điện kích thích. Do đó, chúng ta mới phát sanh tư tưởng, tình cảm, hành động và hết thảy nhân cách chúng ta đều do một mớ tế bào thần kinh này quyết định. Bộ Óc của tổ tiên chúng ta hoàn toàn không có phức tạp như chúng ta ngày nay, trải qua ngàn muôn năm cải tiến mới có kết quả như bây giờ.
Phần ngoài cùng của bộ Óc là một lớp chất màng trắng bạc, y học ngày nay gọi là Qui Na Bì. Nếu lớp này bị tổn hại liền phạm đến tế bào thần kinh. Khi tế bào thần kinh bị phạm làm cho con người có tư tưởng thác loạn. Chỗ của Óc xuất phát thần kinh là lần theo dưới Óc xuống xương cổ, chỗ đó thuộc về bộ Óc nhỏ, đó là tổng chỉ huy cho tứ chi, ngũ quan của chúng ta. Chúng ta nhắm mắt, le lưỡi, động tay, múa chân đều phải trải qua mạng lệnh từ chỗ đó xuất phát.
Bác sĩ Ca La Sĩ ở đại học Mễ Chi Căn nghiên cứu bộ Óc của con người trải qua 30 năm giải phẫu rất nhiều Óc của động vật, từ bộ Óc của loài sứa, loài khỉ, vượn, đến bộ Óc con người đều tất tâm phân tích. Ông thấy được tất cả dây thần kinh châu thân của động vật đều chầu về bộ Óc, đều chịu sự cai quản của bộ Óc. Cái gọi là ý thức xuất phát hành động ấy, bổn lai đã trải qua sự huấn luyện của bộ Óc nhỏ, chẳng qua vì là thói quen nên chẳng cần trải qua bộ Óc lớn. Một khi cần dùng đến, chỉ do bộ Óc nhỏ phát lệnh bèn thực hành. Đó là cái cớ bất cứ một động tác nhỏ nào của tất cả động vật cũng đều phải qua bàn lược của bộ Óc nhỏ.
Bộ Óc lớn của chúng ta là một kho tàng tư tưởng hiểu biết, có thể đem sánh với 900 muôn bộ bách khoa toàn thơ cũng chưa xứng. Tế bào trên nếp Óc chẳng qua số ngàn muôn, đó là dấu vết ghi lại của tư tưởng hiểu biết tưởng chừng như băng của máy ghi âm, mỗi khi cần dùng, nếp răng tự nhiên hoạt động, thì chúng đã thực hiện một thứ tư tưởng rồi. Nếu trong Óc bị một khối Bướu, thì gặp ảnh hưởng huyễn giác (hiện tượng nhận lầm) như thấy ở nơi bằng phẳng hoặc giữa hư không xuất hiện các hình tượng kỳ lạ, đó là cái cớ làm cho ban ngày thấy quỷ. Nếu cái Bướu trong Óc phát triển đến tột độ thì người bệnh sẽ thấy thứ lệ quỷ đầu bỏ tóc xõa đứng một bên mà người thường không bao giờ thấy. Đó là sự tác quái của khối Bướu trong Óc vậy.
Quãng dưới bộ Óc nhỏ một chút tức là trung khu của hệ thần kinh, cơ quan này làm cho quân bình huyết áp và chất đường trong máu của cơ thể chúng ta, lượng đường trong máu của chúng ta nếu có chút thay biến thì một phần tri giác liền bị thay đổi. Huyết áp quá cao hay quá thấp đều có thể chết được. Gần đây một giáo sư Đại học miền Tây Bắc là bác sĩ Mã Cao Cam đã từng thí nghiệm về hiệu năng của trung khu thần kinh. Cuộc thí nghiệm là giải phẫu một con chó, chọc cho hoại hệ thần kinh trung khu thì thấy nó cứ chạy loạn, đâm đầu vào tường vách đến kiệt lực mới thôi. Động tác này vượt ra ngoài phạm vi bình thường, có thể lấy đây làm đại biểu, tượng trưng cho một số người bị bệnh điên cuồng. Do đó mà ngày nay rất nhiều thứ bệnh thuộc phạm vi này đều có phương pháp chữa trị. Nhưng nếu thần kinh trung khu của Óc lớn và Óc nhỏ đều bị hư hoại, trên thực tại không có phương pháp phục hồi. Bác sĩ lại nói: “Bộ Óc của chúng ta bây giờ sánh với tổ tiên của chúng ta thì to lớn hơn nhiều”.
Lời bàn của dịch giả
Hệ thần kinh là sản phẩm của tâm thức, Óc là căn cội của hệ thần kinh. Tất cả sự hoạt động của tâm lý đều tùy theo loại mà có quan hệ trực tiếp đến các cơ cấu tạng phủ, các cơ cấu tạng phủ đều có quan hệ mật thiết đến hệ thần kinh. Thế thì bộ Óc là một bộ máy trong lãnh vực tinh thần của toàn thân, vậy bộ máy tinh thần khi trục trặc có thể chỉ dùng những công thức vật chất mà điều chỉnh được hết sao? Chỗ này sao không thấy tác giả đả động đến? Coi chừng trong vô tình bị rơi vào cái hố duy vật cũng như những kẻ đã rơi vào cái hố duy tâm chẳng có khác nào.
II. Bệnh ung thư ở da
1. Nguyên nhân
Bệnh này thường phát sanh ở dân cày vì thường phơi mình dưới nắng chang chang, ngoài da mồ hôi nhể nhại rồi lại khô đi, do đó phát sanh sự kích thích âm thầm, nhưng thường thấy ở người da trắng hơn là các giống dân khác.
2. Trạng chứng
Thường phát sanh ở mặt và cánh tay, ban đầu không đau không ngứa, lần hồi sưng cứng, càng ngày càng to, chất độc bài tiết ra mới hay đau nhức. Có thứ lở chồng chất hình như hoa Sung.
3. Cách trị
Ngoài dùng thuốc bôi Ung Thư Tiêu Thũng, trong uống hoàn Ung Thư Nội Tiêu, đồng thời áp dụng các pháp đối chứng kháng độc, v.v…
III. Chứng ung thư ở hạch cổ họng
(thuộc thực quản)
1. Nguyên nhân
Bệnh này vì khó nhọc quá sức, nói năng quá nhiều, ca hát quá độ, hoặc không khí dơ bẩn, hoặc bị kích thích bởi rượu, thuốc điếu, chất Nicotine.
2. Trạng chứng
Ban đầu Cổ Họng phát lên sưng cũng không có hiện tượng gì lạ, lần chuyển đến đau nhức, nuốt xuống khó khăn, có khi lở mủ hoặc có tánh chất từng khối nối liền nhau, lâu ngày phát sanh đau nhức dữ dội, ăn nuốt không thông, trở ngại cho sự ăn uống, lần đến suy nhược hoặc chảy máu v.v…
3. Cách trị
Dùng phương Ung Thư Trân Châu Tán để súc miệng, dùng thuốc bôi Tiêu Thũng Cao bôi ở ngoài, trong uống hoàn Ung Thư Nội Tiêu.
IV. Bệnh ung thư ở mũi
1. Nguyên nhân
Bệnh này thường bởi uống rượu quá nhiều, hút thuốc quá độ, hoặc bởi không khí khô ráo quá, hoặc làm việc quá sức, hoặc cơ thể suy nhược, lại chịu sự kích thích vật chất, không khí dơ bẩn và tánh tình thô bạo, hoặc do sự kích thích máy móc.
2. Trạng chứng
Ban đầu chỉ cảm giác mũi nghẹt, mũi chảy nước độc hoặc xen lẫn máu mủ, lần hồi mụt Ung Thư to lên thì lần lên hố mắt làm to tròng trắng lòi ra, hoặc xem một vật thành hai, hoặc sức thấy lần giảm, lâu ngày bài tiết một chất nước có mùi hôi thối, hơi thở lần hồi cảm thấy khó khăn, đến nỗi phải thở bằng miệng, thậm chí lan rộng ra các bộ phận xung quanh, ảnh hưởng đến sự thấy hoặc làm cho tai điếc, hoặc lần vào hệ thống hạch máu trắng ở cổ, hoặc đến Bướu Cổ, v.v… cuối cùng phát sanh đau nhức dữ dội, mất ngủ, mất ăn đến nghẹt thở.
3. Cách trị
Khi mới phát trong, cho uống hoàn Ung Thư Nội Tiêu hoặc Ung Thư Mã Bửu Tá. Nếu nặng hơn nữa, có chất nước độc thì dùng Ung Thư Chí Bửu Đơn, ở ngoài bôi Cao Ung Thư Tiêu Thũng.
V. Ung thư ở lưỡi
1. Nguyên nhân
Bệnh này thường bởi thiếu sức quá độ và bị kích thích bởi vật chất hóa học, hoặc cơ giới. Phàm những người ưa uống rượu, hút thuốc lá, những diễn viên nói quá nhiều đều có thể phát sanh bệnh này.
2. Trạng chứng
Chứng này có hai tánh cách khác nhau, một là sưng ngứa, hai là lở, thường phát sanh ở hai bên cạnh Lưỡi, phía đụng với Nướu Răng, kế đó thường thấy ở chót Lưỡi và dưới dạ Lưỡi. Đầu tiên Lưỡi phát sanh cứng sưng, lần lần ảnh hưởng đến chướng ngại cho sự ăn uống, hoặc chảy máu, hoặc làm cho nhức đầu dữ dội, ăn ngủ không yên, nuốt xuống khó khăn cũng có khi tràn lan đến xung quanh bên trong Miệng, hoặc tràn lan lên Đầu, Cần Cổ, v.v…
3. Cách trị
Lúc mới phát nên cho uống hoàn Ung Thư Nội Tiêu, lúc sắp lở cho uống Ung Thư Mã Bửu Tá. Khi đã lở nên cho uống Ung Thư Chí Bửu Đơn và phối hợp cùng các pháp đối chứng, ngoại dụng, pháp cứu v.v…
VI. Chứng ung thư ở miệng và nướu răng
1. Nguyên nhân
Chứng này thường phát sanh do lúc đánh Răng bị kích thích bằng thuốc, hoặc sự đụng chạm làm cho da mỏng thường bị kích thích gây nên rộp lở, hoặc bởi hút thuốc, uống rượu nhiều quá.
2. Trạng chứng
Trường hợp này thường thấy sau khi đánh Răng, súc miệng không sạch, chất thuốc hoặc chất dơ còn đóng trong những chỗ kẹt phát sanh những Bướu thịt ở Nướu Răng, gây chảy máu, tương đối không có gì trở ngại lắm. Lại cũng có khi Nướu Răng mọc lên mụt Ung Thư theo hệ thống máu trắng của Nướu Răng phát sanh khối cứng, lâu ngày lở rát, cũng như Ung Thư ở Lưỡi, nói năng chướng ngại, ăn uống khó khăn. Ảnh hưởng lên Đầu làm nhức đầu, chảy nước độc như mùi trứng thối, hoặc chảy máu.
3. Cách trị
Khi mới phát cho uống hoàn Ung Thư Nội Tiêu, ngoài dùng thuốc Cao Tiêu Thũng mà bôi. VII. Bệnh ung thư ở cuống thở
1. Nguyên nhân
Chứng này phát sanh bởi sử dụng âm thanh quá độ làm cho cuống thở tổn thương, hoặc bởi hút thuốc điếu, rượu và chất clorine, chất iode, hơi than, bụi bậm kích thích mà phát sanh.
2. Trạng chứng
Chứng này phần nhiều phát từ dây thần kinh quanh họng, nối theo mạch máu trắng mà đổi dời, họng nói cảm thấy đau nhói, tắt tiếng, ho, thỉnh thoảng khạc ra một thứ nước bài tiết đen đen như cà phê, ăn uống khó khăn. Khối Ung Thư lần lây đến các bộ phận xung quanh, lâu ngày Cổ Họng đau nhức hơi thở lần bế tắc.
3. Cách trị
Khi mới phát trong uống hoàn Ung Thư Nội Tiêu, khi sắp phá miệng cho uống thuốc Mã Bửu Tán, khi đã phá miệng cho uống Chí Bửu Đơn phối hợp với các pháp trị liệu, đối chứng, kháng độc, v.v…
VIII. Bệnh ung thư lá gan
1. Nguyên nhân
Phàm những người ghiền rượu hoặc hút thuốc thơm nhiều quá, hoặc bởi lo uất, tức giận kích thích quá sâu, lại nhân cơ thể suy nhược hợp với bao nhiêu sự trợ duyên khác mà phát sang Ung Thư Gan.
2. Trạng chứng
Khi mới phát, người bệnh suy nhược yếu đuối, thiếu máu, bải oải, v.v… nhưng về sự thèm ăn trước sau vẫn tốt, trái hẳn với Ung Thư Bao Tử. Ung Thư ở Gan khi sưng to thì vùng bụng bên phải chỗ lá Gan nằm đội lên to ra, sau lần lần cảm thấy đau bụng, ngày gầy mòn đến chất độc tràn lan làm cho nước da vàng ẻo. Có khi làm phát nóng cách nhật, nếu khi tạng Gan bị dồn ép thái quá thường phát lên chứng uất huyết và có nước màng bụng. Nếu Mật bị dồn ép thì xảy ra chứng Huỳnh Đản, lâu ngày lây sang các bộ phận xung quanh, gây nên chảy máu đau nhức thì đã đến giai đoạn nghiệm trọng khác thường rồi.
3. Cách trị
Khi mới phát thì dùng phương pháp đối chứng trị liệu hỗn hợp với thuốc tán Mã Bửu, cùng các pháp ngoại khoa pháp cứu để thi trị.
IX. Bệnh ung thư ở bao tử
1. Nguyên nhân
Bởi ăn uống không tiết độ, mừng giận không thường, hoặc ưa uống rượu mạnh và tất cả những sự kích thích trợ duyên khác, thêm vào gặp lúc cơ thể suy yếu với bao nhiêu điều kiện phụ thuộc mà phát sanh. Chứng này thường phát sanh ở phần dưới đuôi Bao Tử và khúc quanh nối với Thập Nhị Chỉ Trường, thứ nữa có khi phát ở cuống Bao Tử và lòng Bao Tử.
2. Trạng chứng
Khi mới phát bệnh không có triệu chứng gì rõ rệt lắm, chỉ cảm giác không thèm ăn, nghe trong Bao Tử có sự nặng nề, ợ hơi, ụa mửa, vùng Bao Tử căng to, về chiều thêm nặng. Lâu ngày chất nước độc thấmvào trong máu làm cho màu da xanh mét, hoặc hiện tượng chứng ráo khô có vảy, không muốn ăn uống, càng ngày ốm o, có khi nổi lên cơn đau dữ dội làm cho mất ngủ, bợn Lưỡi màu xám trắng hoặc xámvàng, về sau triệu chứng ói mửa càng thêm, mửa ra thức ăn lẫn máu chết như cà phê, đại tiện ra màu phân cũng thế. Nếu dùng tay khám thấy trên vùng Dạ Dày nổi to, cảm thấy trong ấy có một vật gì, đó là khối Ung Thư trong Bao Tử. Chất nước trong Bao Tử ngày càng thiếu, nhân đó mà chất chua dậy men tăng theo nhiều nên có mùi khác lạ. Người bệnh ngày càng suy yếu bởi thiếu sự nuôi dưỡng, máu càng ngày càng thiếu nhiều đến nỗi hư thoát, có khi tràn lan ra các nơi khác.
3. Cách trị
Khi mới phát dùng phép đối chứng trị liệu và trong cho uống hoàn Nội Tiêu. Nếu thấy có chất độc bài tiết nhiều nên cho uống thuốc tán Mã Bửu, bên ngoài áp dụng phương pháp cứu.
X. Bệnh ung thư ở phổi
1. Nguyên nhân
Phàm những người ưa uống rượu mạnh quá độ, hút thuốc quá nhiều, hủy hoại sức khỏe, hoặc những người lo uất, kèm theo thể chất suy nhược, chịu sự kích thích âm thầm mà gây nên.
2. Bệnh trạng
Bệnh này khi mới phát thường có những cơn ho quái gở không ngừng, lồng ngực xương sườn cảm thấy ngăn đầy khó chịu, rất đau đớn khi nổi cơn ho, hơi thở khó khăn. Bệnh này thường xảy ra chứng thủy thũng do Phổi lâu ngày có chất nước độc, da mặt mét xanh; khối Nham (Ung Thư) khi gần đến tạng Timlàm cho tạng Tim dời đổi điểm nhịp động, thậm chí tràn lan ra cổ, ra gáy phát sanh một luồng khối Nham. Trong đàm có lẫn máu như màu cà phê, nhưng lại không có vi trùng lao Phổi.
3. Cách trị
Đối chứng trị liệu, dùng thuốc tán Mã Bửu và hoàn Hầu táo hóa đàm, hợp với phương pháp cứu. XI. Bệnh ung thư ở hàm
1. Nguyên nhân
Vì lo uất quá độ, tức giận bất thường, thuốc điếu, rượu mạnh kích thích, thể chất suy nhược kèm theo những trợ duyên phụ thuộc mà phát sanh.
2. Trạng chứng
Bệnh này thường phát sanh ở dưới cạnh Tai hoặc ở Đầu trên xương Quai Hàm. Khi mới phát không đau không ngứa, người bệnh không chút cảm giác, lâu lâu lần lớn có khi nổi một bên, có khi cả hai bên Tai, Mũi một bên nghẹt, Tai một bên ù, nước Mũi chảy ra có chất độc, có màu hơi vàng mủ, thỉnh thoảng có lẫn máu, đôi khi lên cơn đau nhức ở vùng 2 bên xương Màng Tang, mất ngủ, có khi làm cho tròng Mắt lệch đi, hoặc Mắt mờ, hoặc sự thấy lẫn lộn một vật thành hai, Cần Cổ không còn tự do dao động, có khi gây thành một thôi mục Nham từ Hàm xuống Cổ Gáy tục gọi là “cảnh thơ” và kết thành những khối cứng rắn.
3. Cách trị
Khi mới phát dùng hoàn Nội Tiêu làm chủ, phụ thêm các pháp đối chứng, cứu trị, bồi bổ v.v… Khi sắp lở miệng thì dùng thuốc tán Mã Bửu, khi đã lở miệng thì dùng Chí Bửu Đơn làm chủ.
XII. Chứng ung thư ở ống thực quản
1. Nguyên nhân
Chứng này phần nhiều ở người ghiền rượu. Ngoài ra, tùy theo trường hợp mà xét nguyên nhân. 2. Bệnh trạng
Ban đầu ăn uống thấy khó khăn, Thực Quản lần lần cảm thấy ngăn cứng, vùng Lồng Ngực đau nhói, ăn vào ói ra thức ăn có khi hòa lẫn máu chết như màu cà phê, lâu ngày người bệnh mất nuôi dưỡng, lần hồi đến chỗ suy nhược.
3. Cách trị
Khi mới phát thì dùng hoàn Nội Tiêu làm chủ, phối hợp với các pháp đối chứng, pháp cứu v.v… Nếu có chảy máu thì dùng thuốc tán Mã Bửu rất tốt.
XIII. Ung thư vú
1. Nguyên nhân
Bệnh này thường phát sanh ở những người phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, thường xảy ra một bên. Phàmnhững người thiếu huyết, ốm o, thể chất suy nhược, lo uất khổ muộn, tức giận nghĩ ngợi dễ bị ngưng kết làm ra chứng Ung Thư này.
2. Trạng chứng
Ban đầu không đau không ngứa, nên không hay biết, ở trong nền vú Ung Thư bắt đầu nổi lên to bằng hạt đậu, lần hồi lớn lên, lâu ngày đầu vú lún xuống, những mạch máu trắng xung quanh sưng to lên, phát sanh đau nhức, hoặc có khi không đau nhức, người bệnh cơ thể lần gầy mòn đến khi mụt Ung Thư phá miệng thì phát nóng. Chỗ đau thịt lồi lên lởm chởm từng cục cứng như đá, bài tiết ra chất nước vàng độc có mùi hôi thối lạ thường, có khi phá miệng lòi ra hình như hoa Sung, càng ngày càng ăn sâu và tựa như hang đá.
3. Cách trị
Bệnh này nếu phát giác sớm như chúng tôi đã chỉ rõ ở trên chỉ cho uống hoàn Ung Thư nội tiêu là khỏi. XIV. Chứng ung thư ở ruột
1. Nguyên nhân
Chứng này thường phát sanh ở người tuổi cao kém sức, tùy theo trường hợp mà định nguyên nhân. 2. Trạng chứng
Vùng Bụng căng đầy phát lên cơn đau, nếu đàn ông thì có những cơn đau nặng gò có cục (chứng này rất có giá trị lớn lao trong việc chẩn đoán) thường xảy ra chứng bón uất ngoan cố, mửa ra có màu như tương hoặc màu cà phê. Khi lên cơn đau dữ dội, nếu có trung tiện thì thấy đỡ bớt. Có khi đi đại tiện ra như hình cây Bút Chì, có khi đi ra như Tương, có khi vì khối Ung Thư bể miệng làm cho đại tiện chảy hoài đến hao mòn, cũng có khi chất độc ảnh hưởng toàn thân làm cho da vàng, tinh thần mê muội.
3. Cách trị
Khi mới phát trong, cho uống hoàn Ung Thư Nội tiêu hợp với chứng trị liệu. Khi sắp phá miệng cho uống thuốc tán Mã Bửu hợp với các pháp dinh dưỡng, pháp cứu, v.v…
XV. Chứng ung thư ở thần kinh
1. Nguyên nhân
Bởi sự kích thích âm thầm làm cho thần kinh mất năng lực khống chế, cơ năng thần kinh ngày lần suy nhược, hoặc kèm theo các trợ duyên khác.
2. Trạng chứng
Cơ thể người bị Ung Thư thần kinh bất cứ nơi nào cũng có khả năng phát sanh Ung Thư. Gọi là chứng Ung Thư thần kinh, nghĩa là thành phần thần kinh chịu nặng hơn hết. Về hình thức bộ phận, có nhiều hình thức khác nhau như: làm Bướu ở thần kinh tiêm duy, hoặc làm Bướu chứa nước nhờn, hoặc kết Bướu ở một vùng thần kinh nào đó. Nếu phát ra ở Óc thì ảnh hưởng đến Tai điếc, Mắt mờ, Mũi không biết mùi, thậm chí ảnh hưởng đến gương mặt làm cho Mắt xếch, Miệng méo, xuội nửa thân người, tê dại run giật, v.v…
3. Cách trị
Khi mới phát, trong cho uống hoàn Nội Tiêu kèm theo thuốc an thần, lại thêm thuốc chống độc và pháp cứu để thúc đẩy cho được chóng khỏi.
XVI. Chứng ung thư ở cần cổ
1. Nguyên nhân
Bệnh này phần nhiều thấy ở những người ghiền rượu và hút thuốc lá quá nhiều làm cho cơ thể suy nhược, lại thêm lo uất, khí ngăn nên tế bào thoát ly tổ chức chánh quy, gây thành tác dụng chồng chất của khối Ung Thư.
2. Trạng chứng
Thường thường phát sanh ở hai bên Cần Cổ, hoặc một bên trái hay bên phải, trên hệ thống Mạch Máu Trắng ở Cần Cổ nổi lên một khối Ung Thư, lần hồi sưng to lan ra, Trung y thường gọi là Hạch Đàm, lâu ngày chuyển sang tánh ác độc nên gọi là Ác Hạch, đến khi kết cứng như đá thì gọi là Thạch Thơ. Ban đầu không đau không ngứa, màu da như thường, nếu người bệnh để kim radium, hoặc sau khi đi chạy điện thì nơi chỗ đau dẫu có tan cũng lại phát sanh ở một nơi khác (trường hợp này thấy rất nhiều) lâu ngày lây sang các bộ phận xung quanh đến Tai điếc, Mắt hoa, Mũi nghẹt, ăn uống khó khăn, hơi thở không thông, Cần Cổ cứng đơ, chất độc thấm vào trong máu, chừng đó màu da trắng bệch hoặc phát lên nhức đầu dữ dội, mỗi ngày phải tiêm mấy lần morphine (rất có hại) vẫn khó làm cho bệnh lui, lại chảy máu không dứt.
3. Cách trị
Khi mới phát trong cho uống hoàn Nội Tiêu, ngoài kèm theo phương pháp cứu, dinh dưỡng, đối chứng trị liệu. Khi sắp phá miệng thì uống Mã Bửu Tán, khi đã phá miệng thì cho uống Chí Bửu Đơn làmchủ.
XVII. Bệnh ung thư ở thận
1. Nguyên nhân
Người xưa nói: “Sự sợ có hại cho thận”. Phàm những người nghiện rượu thể chất suy nhược rất dễ
vương lấy bệnh này.
2. Trạng chứng
Chứng Ung Thư ở Thận rất may là ít khi thấy. Vùng thắt lưng phát lên sưng to, trong nước tiểu có máu, chỉ vì ít đau đớn nên cũng khó biết. Nếu dùng quang tuyến X để khám thì có thể phân biệt được với chứng sạn Thận.
3. Cách trị
Khi mới phát cho uống Hoàn Nội Tiêu đi đôi với đối chứng, trị liệu và pháp cứu. XVIII. Chứng ung thư ở bọng đái
1. Nguyên nhân
Chứng này thường phát sanh ở những người già cả, ở tuổi cao, ở cơ thể suy nhược. 2. Trạng chứng
Vì thường thuộc trường hợp người lớn tuổi, trở ngại cho việc tiểu tiện, thường tiểu tiện ra máu, tiểu tiện cảm thấy rất đau đớn, rõ nhất là khi lấy tay đè lên Bụng dưới (vùng Bọng Đái) lại càng cảm giác đau đớn hơn, liền giây lát sau tiểu tiện ra máu.
3. Cách trị
Khi mới phát cho uống hoàn Nội Tiêu, phối hợp với các pháp đối chứng, dinh dưỡng, chống độc. XIX. Chứng ung thư ở âm hành
1. Nguyên nhân
Chứng này thường bởi sự kích thích thường trực âm thầm; cũng có khi bởi tế bào ở nơi ấy suy yếu phát sanh rời bỏ sự khống chế của thần kinh sở tại mới gây thành.
2. Trạng chứng
Làm cho Âm Hành biến ra cứng hoặc sưng to lở lói, hơi ngứa, hoặc đau hoặc không đau. Cũng có trường hợp Âm Hành thịt lồi ra như hình Tai Nấm nên người xưa gọi là Âm Khuẩn. Đó là bởi thấy hình giống mà đặt tên vậy thôi.
3. Cách trị
Dùng phương pháp đối chứng trị liệu và pháp Nội Tiêu, cùng các pháp chống độc. XX. Chứng ung thư ở ruột cùng
1. Nguyên nhân
Chứng này thường phát sanh ở người già cả và nghiện rượu.
2. Trạng chứng
Khi mới phát thường bài tiết ra chất nước nhờn, ở nơi Ruột Cùng, Hậu Môn cảm thấy đau nhức, đi tiêu ra máu. Có khi chất độc thấm ra làm màu da vàng mét, đau nhức dữ dội, đi đứng khó khăn, đại tiện bón uất không thông, mất ngủ, gầy mòn, càng ngày càng suy nhược.
3. Cách trị
Ngoài thoa thuốc Cao Tiêu Thũng, trong uống hoàn Nội Tiêu cùng với các pháp đối chứng dinh dưỡng, v.v...
XXI. Chứng ung thư ở xương
1. Nguyên nhân
Chứng này thường bởi bị té, bị đánh lâu ngày chịu sự kích thích âm thầm, tế bào chỗ bị thương phát sanh phân tách và lìa khỏi sự khống chế của thần kinh tại chỗ để gây thành khối Ung Thư.
2. Trạng chứng
Khi mới phát người bệnh thường không hay vì Ung Thư đóng sát trong Xương. Khi mới dạng sưng lấy tay đè trúng dây thần kinh thì có cảm giác đau nhức. Sự sanh trưởng của nó rất chậm chạp, cho nên người bệnh thường lầm với Phong Thấp, nhức Khớp Xương. Độc bệnh ăn lần màng bao Xương mà vào trong Xương. Nếu dùng quang tuyến X để khám nghiệm thì có thể thấy chỗ Xương bị bệnh. Ung Thư ở Xương đại khái chia làm 3 loại:
a. Tế bào xương sưng thành Bướu trong Xương biến làm nhiều khối Bướu, trong ấy có nhiều tế bào lớn, nhiều hạch, trường hợp này thuộc về trường hợp khó trị vì trong Xương thiếu chất Calcium và sức tiết chế.
b. Khối Bướu ở trong Xương cũng có tế bào cách thức như loại a. Vì là thuộc về tánh ác sanh Bướu bên trong nên gọi là Cự Hình Tế Bào. Chứng này lan tràn ảnh hưởng đến chứng Ung Thư ngoài da.
c. Chứng này thường làm Bướu ở trong chất xương là thứ độc nhất, thường xảy ra ở xương cánh Tay, xương Đùi, có khi lan tràn đến toàn thân, hiện ra một mớ triệu chứng nào là: thiếu máu, ốm gầy, thần kinh suy nhược, toàn thân cảm thấy đau nhức lạ thường, khả năng cơ quan chướng ngại, không biết thèm ăn, đến khi chất độc thấm ra làm cho nước da vàng mét đi đến tinh thần mê muội.
3. Cách trị
Khi mới phát ngoài dùng thuốc Cao Tiêu Thũng và đặc biệt là phải áp dụng những pháp cứu cho nhiệt lực thấm vào tới xương, ở trong cho uống hoàn Nội Tiêu hoặc Mã Bửu Tán, thêm vào phương pháp sống đối chứng thi trị.
XXII. Bệnh ung thư ở lá mía
(Tỳ Âm: Pancreás)
1. Nguyên nhân
Phàm những người nghiện rượu hoặc những người trong lòng có ưu uất, tánh nóng nảy kèm theo thể chất suy nhược, hoặc bởi nối tiếp theo chứng Ung Thư Bao Tử, Gan và Thập Nhị Chỉ Tràng, ống Mật
mà phát sanh.
2. Trạng chứng
Chứng này căn cứ theo giải phẫu bệnh lý thì ít thấy theo thể thức tủy mà thường thấy theo thể thức cứng rắn. Vùng bụng căng to ra, đau nhói, ói mửa, thường hay đi tiểu, hoặc nước tiểu có đường, nước da vàng ẻo, gầy mòn, rất là nguy hiểm.
3. Cách trị
Cho uống phương Mã Bửu Tán và dùng thuốc đối chứng trị liệu.
XXIII. Chứng ung thư phía trước hội âm
(Ở lằn giữa dưới bộ sanh dục nối tiếp hậu môn)
1. Nguyên nhân
Phàm những người nghiện rượu và tánh tình thô bạo hoặc bởi chất chứa lo lắng quá nhiều hoặc thể chất suy nhược quá độ mà sanh ra.
2. Trạng chứng
Chứng này khi mới phát cùng với chứng Ung Thư Bọng Đái, triệu chứng gần giống nhau. Đến thời kỳ thứ hai mụt Ung Thư lần to lấn vào Ruột Cùng, đại tiện bón uất, đau nhức, cũng có khi lở miệng. Nếu phụ nữ có khi đi đại tiện phân thường chảy ra theo ngã Âm Đạo. Chứng này về sau trở nên rất rùng rợn.
3. Cách trị
Khi mới phát cho uống hoàn Nội Tiêu cùng các pháp đối chứng, ngoại dụng v.v… XXIV. Bệnh ung thư ở tử cung
1. Nguyên nhân
Chứng này thường phát sanh ở những phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, cơ thể suy nhược.
Có hai trạng thái là: người phụ nữ thiếu sự sanh dục hoặc sanh dục quá nhiều đi đôi với u uất, nóng giận, kèm theo sự lao khổ quá nhiều, thường dễ sanh chứng này.
2. Trạng chứng
Bệnh này trong thời kỳ tiềm phục thường có những triệu chứng như sau đây:
a. Ngay trên lằn rún ở bụng dưới nếu lấy tay đè vào dây thần kinh lớn thì phát sanh đau nhức. b. Khi Xương Chậu co rút lại có cảm giác bị đè nặng.
c. Rất khổ sở khi giao dục hoặc khi giao dục bị chảy máu.
d. Kinh kỳ không chuẩn.
e. Sau khi hết kinh đột ngột tước lại.
f. Thường làm băng rỉ rả không ngừng, huyết trắng không dứt.
Tất cả những triệu chứng kể trên đều là dọn đường cho bệnh Ung Thư Tử Cung. Chứng Ung Thư Tử Cung thường xảy ra ở cổ Tử Cung, còn trong lòng Tử Cung thì chỉ thấy độ 10% (bệnh này khi sơ khởi có người lầm với chứng Đái Hạ (huyết trắng)). Vùng bụng căng đau, lần hồi lây sang những vùng phụ cận, ngày càng đau nhức lần đến chảy máu không ngừng. Khi bệnh biến tiến hành thì chất độc nhầy nhụa như mùi trứng thúi, màu da bắt đầu xanh mét, tinh thần bải oải, thần kinh suy nhược hoặc ý thức lộn xộn. Cũng có khi hai chân sưng thũng yếu ớt, đi đứng khó khăn rất là khổ sở,ăn uống càng ngày càng kém, vì đau quá mà mất ngủ, lâu ngày có thể phát sanh sưng Thận đau lưng, đến bị nhiễm độc nước tiểu mà chết.
3. Cách trị
Khi mới phát cho uống hoàn Nội Tiêu, phối hợp với pháp bồi bổ, đối chứng Ngải Cứu, v.v… Khi sắp phá miệng thì cho uống Mã Bửu Tán làm chủ. Khi đã phá miệng thì dùng Chí Bửu Đơn làm chủ.
Lời bàn của dịch giả
Từng hình thức của bệnh Ung Thư, nguyên nhân tuy có khác nhau về sự tướng chút ít nhưng cũng không ngoài phạm vi bị kích thích bằng hóa học hay lý học cho nên vấn đề nguyên nhân trong mỗi hình thức tuy cũng cần phải biết, nhưng không quan trọng lắm.
Về cách khám trong trường hợp Ung Thư ở Bọng Đái, thầy thuốc cũng nên đề phòng có thể lầm với bệnh Sạn Bọng Đái.
Nói chung nơi thiên này ta nhận thấy đứng trên lập trường thận trọng nghiên cứu. Có hai điểm như sau đây:
1. Về khám bệnh
2. Về trị liệu
Về khám bệnh có hai điểm:
1. Khám để biết bệnh
2. Khám để chữa bệnh
Khám để biết bệnh nghĩa là để biết rõ là bệnh gì để đề phòng sự lầm lẫn.
Khám để trị liệu. Sao gọi là khám để trị liệu? Vì đứng trên phương pháp sống của y đạo, thì việc cho thuốc ngoài đối chứng, đối bệnh cũng còn phải để ý đến đối mạch, đối âm dương, đối hư thiệt nữa. Vì thế nên điểm khám bệnh rất có quan hệ đến điểm cho thuốc, do đó mà nơi đây hình như không phải phạm vi trình bày một cách tỉ mỉ nên tác giả chỉ nói phớt qua.
Về điểm cho thuốc: lý luận trên tổng thể trị liệu thấy tác giả rất chú trọng về tổng thể nhưng ít bàn về sự biến hóa của thuốc cho phù hợp với âm dương, hàn nhiệt, hư thiệt, vì thế nên độc giả rất có thể bị sa vào hai điểm:
Sẽ có thành kiến theo cách xử phương đối chứng như Tây y.
Có thể xem khinh vấn đề theo dõi mạch lý, để rồi có thể trở thành việc chạy theo sau đuôi lý thuyết Tây y vậy.
TRUNG Y LÀM GÌ TRỊ ĐƯỢC UNG THƯ? Trung y dược là kết quả do sự kinh nghiệm muôn đời của con người kết thành, từ Thần Nông nếmthuốc, Huỳnh Đế làm Nội kinh, Y Doãn chế thuốc thang, thuốc nước truyền mãi đến nay đã có trên 4.700 năm, đời đời thêm phát minh, đời đời thêm trước thuật, nhưng tiếc vì chưa có ai gia công chỉnh đốn cho thành hệ thống hóa. Đời thường phê bình Trung y thiếu khoa học, chẳng biết vi trùng nên không thể trị được bệnh truyền nhiễm, cỏ cây gốc rễ làm sao trị được bệnh, lại chẳng biết danh từ Ung Thư là gì thì làm sao trị được bệnh Ung Thư? Thậm chí có trị được khỏi Ung Thư, người ta cũng vẫn cho rằng không khỏi. Chúng ta hãy xét xem thái độ ấy có phải là khoa học không? Phải biết rằng thái độ của một nhà khoa học là phải tìm cho được sự thật, phải có tinh thần nghiên cứu vô tư, không mê tín mới mong tìm đến thực tại của chân lý. Nếu không có một sự nuôi dưỡng khoa học cao độ thì khó bề hiểu rõ nguyên lý Trung y trị khỏi bệnh tật. Trung y không phải là không khoa học, đó là một số người khoa học chưa chịu đem trách nhiệm của mình để cải tiến nó. Phải biết rằng y dược thế giới đối với mức cứu cánh hoàn mãn hãy còn rất là xa xôi. Vẫn còn biết bao nhiêu bệnh tật chẳng biết rõ nguyên nhân, vẫn còn biết bao nhiêu bệnh không có thuốc chữa, vẫn còn biết bao nhiêu thứ sinh tố chưa được phát giác, vẫn còn biết bao nhiêu phương pháp trị liệu chưa được chu toàn. Nếu không tập hợp tất cả những phần tử rời rạc trên thế giới lại thì cái thông minh tài trí của mỗi người cũng không làm sao tiêu diệt được kẻ thù bệnh tật của nhân loại.
Y dược Trung Quốc đối với khoa học có một giá trị vĩ đại. Trung y từ khi chưa có kính hiển vi trở về trước, tuy chưa hoàn toàn chỉ rõ bệnh truyền nhiễm bởi vi trùng mà chỉ biết nói là giải độc, mà bệnh truyền nhiễm là bởi chất độc của vi trùng gây nên. Nguyên tắc trị bệnh truyền nhiễm của Trung y thì lại dùng sức thuốc ở phương pháp tổng thể trị liệu để giải tán chất độc, cho theo các đường bài tiết mà đưa ra bên ngoài thật rất là hợp lý, thật rất giàu giá trị khoa học. Đại khái như độc bệnh ở Bao Tử thì cho mửa, ở Ruột thì cho xổ, tiềm phục ở châu thân thì cho bài tiết bằng đường da; lập ra 3 cách là Hạn, Thổ, Hạ. Mục đích là để bài trừ chất độc đưa ra ngoài. Đó là cái cớ bất cứ bệnh truyền nhiễmnào cũng đều căn cứ theo nguyên tắc này, lại phối hợp thêm các pháp trị liệu khác như: lạnh thì làmcho ấm, nóng thì làm cho mát, hư thì bổ, thiệt thì tả. Quả thật có thể thâu ngắn thời gian trị liệu, xúc tiến cơ chuyển bệnh chóng khỏi, lại phải xem chừng người bệnh phải cần dùng thứ chất bổ khôi phục sức khỏe nào để xúc tiến thời gian lành bệnh. Trung y là một thế giới y dược trị liệu rất phong phú, đại khái nào là: vật lý trị liệu (bao quát cả châm cứu, xoa bóp), nào là hóa học trị liệu (bao quát cả dược phẩm động vật, thực vật và khoáng chất), nào là sinh lý trị liệu (bao quát cả đi đứng, ngồi, nằm, cũng như vận khí, tĩnh tọa, nội công v.v…), nào là tổ chức trị liệu lợi dụng sanh nguyên tánh kích thích tố của động vật, thực vật hợp thành như Diệp Thiên Sĩ lợi dụng lá Ngô Đồng ở tiết lập thu để làm thuốc thôi sinh (thúc mau sinh). Vì Lá Ngô Đồng khi rụng rồi gặp đất ẩm ướt âm u, trong sự chuyển mình sống gượng nên phát sinh rất giàu chất (sinh nguyên tánh kích động tố) lại trải qua sự nấu sắc thành thuốc chén mới đạt đến công hiệu thôi sinh. Do đấy ta thấy cùng với tổ chức trị liệu của Tây y có công không mưu mà hợp nào là kháng sinh tánh trị liệu (antibiotica). Khi vi trùng cùng sống một chỗ, phát sanh tác dụng chống đối lẫn nhau bài tiết ra một chất có tánh cách chống lại sự hoạt động của vi trùng, hoặc có tánh cách tiêu diệt vi trùng; chất này gọi là chất “Kháng Sinh Tánh”. Do vật chất chế thành ra thuốc gọi là Kháng Sinh Tánh, Chế Tễ (trụ sinh), phương pháp này trên sự trị liệu Trung y đã áp dụng rất lâu đời, ví như dùng nước Dưa Cải nổi mốc lâu năm để trị bệnh Phế Ung hoặc sưng Phổi làm mủ, những chuyện như thế đã trải qua thực nghiệm ghi chép. Lại còn có trường hợp dùng meo nước hồ cũ
để trị vết đứt còn mới vì có tánh cách ngừa sự làm mủ và còn chữa được phỏng lửa nước sôi nữa. Trung y còn có rất nhiều thứ thuốc trị loại bệnh nhiệt như Chí Bửu Đơn, Thanh Tâm Hoàn, v.v… đều dùng Vàng Lá mà bọc. Ngoại khoa của Trung y ưa dùng những đất ổ Mối, ổ Kiến, ổ Tò Vò để nấu nước làm thuốc rửa ghẻ rất hay. Cùng với các Thanh Vi Tố (chất vi trùng xanh), Lục Vi Tố (chất vi trùng lục), Kiêm Vi Tố (chất vi trùng vàng) và chất Thổ Nha Bào Khuẩn Tố của đời nay hoàn toàn không mưu mà hợp, nào là tinh thần trị liệu (bao quát cả pháp Chú Thư), tổng cộng có 13 khoa, khoa chú thuật nào có khác chi cách trị bệnh của nhà tâm lý học hoặc nhà thôi miên của châu Âu gần đây. Tóm lại, Trung y là một thứ phát minh rất sớm, nhưng tiến bộ rất chậm, phải nên tích cực sửa sang hệ thống hóa lại, nếu không thì sẽ bị thoái hóa, thậm chí đến hoàn toàn thất truyền. Thế là y học trên thế giới sẽ bị tổn thất vô cùng lớn lao, sự tổn thất này có thể nói là quá sức tưởng tượng vậy. Trước kia ở nước Pháp,đối với khoa học châm cứu, đầu tiên họ xem là một thứ lạc hậu, rồi lần hồi họ thấy được những chứng bệnh mà Tây y không trị được bèn sanh bán tín bán nghi. Đợi đến sau khi nhà sinh lý, nhà khoa học phát hiện được kinh huyệt đều là những nơi rất quan hệ đối với căn bản của hệ thần kinh, chừng đó họ mới đua nhau nghiên cứu một cách vô cùng hứng thú. Một khi người nước ngoài đề xướng thì dân tộc ta lại đua nhau coi là một thứ thần thánh ghê gớm. Chừng đó những viện châm cứu khoa học lần lượt xây dựng trên khắp Âu châu. Chúng tôi hy vọng dân ta hãy góp sức để xây dựng mở rộng phạmvinghiên cứu thuốc nước nhà về đề luyện, tiêu chuẩn thành phần cải tiến để phát huy khả năng công hiệu thuốc bổn xứ hầu bổ cứu cho sự trị liệu thiếu sót của thế giới. Chúng tôi cả tiếng gọi to giới y học toàn thế giới mau mau liên hợp để cùng dập tắt bệnh Ung Thư độc thù của nhân loại.
Trung y trị bệnh tuy lấy thuốc thuộc loại thực vật làm đầu, nhưng đó chỉ là nêu lên đa số mà nói vậy thôi. Kỳ thực đối với khoáng chất, động vật thu thập không chừa, như dùng chất sắt để bổ máu, dùng đồng tự nhiên để bổ xương, dùng tạng phủ của động vật để trị tạng phủ con người.Như Kê Nội Kim là da trong của mề gà ngậm chứa rất nhiều chất kích thích ở Dạ Dày, cho nên cũng có tên gọi là vị Hà Nhĩ Mông (ventriculine) và sinh tố khác, có thể tiêu được thực tích, mạnh Bao Tử và có thể làm điều hòa chất nước trong Ruột, còn có công hiệu trị chứng ỉa chảy. Trung y dùng bộ sanh dục của loài Hải Cẩu để trị chứng Nội Phân Bí của Thận không đủ và thần kinh sanh dục bị suy nhược, như thế đều là một thứ tạng khí trị liệu. Phàm những người đau Mắt, quáng gà, Trung y chủ trương nên dùng Gan Dê, vì trong Gan Dê có nhiều chất sinh tố A. Bị phong thấp khước khí, Trung y áp dụng chất cám vì trong chất cám có rất nhiều sinh tố B. Ai ai cũng biết trong con người khi thiếu chất Iode thì hạch Giáp Trạng tuyến (Bướu Cổ) chẳng hoạt động, tác dụng thay cũ đổi mới xuống thấp, mạch máu trắng và yết hầu rất dễ nổi to. Người Trung Quốc khi gặp chứng trạng trên, trong tập quán thường ưa dùng Côn Bố để nấu nước uống vì lẽ trong Côn Bố có nhiều chất Iode đến 3 phần rưỡi ngàn và chất alginsaure, chất Dương Lai Giao, chất Mannit, chất Calcium v.v… có thể lọc huyết độc, trị Ung Thư Bướu, chữa chứng đau Cổ Họng. Trung y trị khỏi bệnh tật hoàn toàn dựa vào tác dụng hóa học, mảy may không còn nghi ngờ.
Chúng tôi căn cứ vào báo cáo của 2 vị bác sĩ chủ nhiệm đại học thực nghiệm Nam Phương ở nước Mỹ là sách Khoa La Phu và Hiệp Lý Ái Tha lấy ra được trong vỏ trái Chanh ở Kim Sơn và vỏ trái Nho một thứ sinh tố P có thể chế ra dụng cụ để ngừa chất phóng xạ của bom nguyên tử. Áp dụng kết quả nghiên cứu trên những con Bọ đã bị độc phóng xạ thì thấy phàm con nào được tiêm sinh tố này vào chết chậm hơn nhiều so với những con không có tiêm sinh tố. Ông nói: “Chất phóng xạ làm cho vi ti huyết quản chịu sự tàn hại rất nghiêm trọng”. Bác sĩ còn nói thêm: “trừ phi có một thứ kiến thiết đặc biệt mới có thể ngừa chất phóng xạ nguyên tử thấm vào mình, không thế thì dẫu bất cứ một thứ hầmnúp, hang hóc nào cũng đều vô ích cả”. Trung y ứng dụng vỏ Chanh đã lâu đời rồi, trong giới phụ nữ,
trẻ con đều có tập quán thưởng thức này, thậm chí khi nấu nướng cũng dùng vỏ Chanh làm món ăn quan hệ. Căn cứ theo ý kiến của nhà khoa học, khi cơ thể con người thiếu chất sinh tố P thì rất dễ phát sanh bệnh ban sốt xuất huyết. Trung y không những biết được không chỉ vỏ Chanh có nhiều sinh tố mà thôi, lại còn biết có Hồng Hoa Tiêu, Ninh Mông Trấp, Hòe Hoa, Trái Cam, Tang Ký Sanh, trái Dương Mai, trái Cà Dê, trái Đậu Ván, Giá Đậu Xanh, Cà Tây, Cải, Táo, Nho Trắng, v.v… Những thức ăn trên đều rất giàu sinh tố P, là loại sinh tố có công hiệu ngăn sự thấm ứa của huyết quản. Trong các dược vật thuộc về thảo mộc, có nhiều sinh tố rất đông. Từ khi y học thế giới chưa phát hiện được sinh tố P thì Trung y đã dùng qua rất lâu rồi. Như thế chúng ta càng tin rằng có rất nhiều thứ sinh tố mà y học thế giới ngày nay vẫn chưa tìm thấy được, còn Trung y đã áp dụng trên sự trị liệu mãi tự bao giờ. Như người Trung Quốc đối với sự uống trà đều nhận là quan hệ sanh hoạt hàng ngày. Trong dân gian có một câu tục ngữ: “Mỗi ngày mở cửa phải có bảy điều kiện: dầu, muối, củi, gạo, tương, dấm, trà”. Lá Trà là vật có ích cho sức khỏe, có lợi cho thân tâm. Trung Quốc dùng lá trà làm thuốc uống đã trải qua có hơn 4.000 năm. Gần đây thế giới đều bắt chước, lại trải qua sự phân tích của nhà hóa học thấy rằng lá Trà đối với sức khỏe con người có sự lợi ích rất lớn, không những thơm tho thích miệng mà còn kiện Vị đề Thần, thêm tác dụng thông tiểu và chất lóng trong rất tốt. Thông thường ở trong nước chúng ta dùng hàng ngày có rất nhiều chất không sạch, nếu nấu nước sôi pha trà thì tất cả đều bị lắng xuống và trong Trà lại còn có chất đơn ninh mông toan có công hiệu thâu liễm và ngừa sự hư hoại, quả là thức uống để ngừa sự truyền nhiễm rất tốt. Trong Trà còn có chất Caffeine, Anthine (huỳnh hoa tinh) là một thứ Ankalin De Cacao nên mới có công hiệu làm phấn khởi thần kinh, thông tiểu và có khả năng giúp hệ tiêu hóa. Chất Trà còn có thể giúp cho sự thâu hoạt Lòng Trắng Trứng trong thức ăn được từ từ tiêu hóa, đã chẳng làm giảm mất giá trị bồi bổ của chất Lòng Trắng Trứng lại còn có thể xúc tiến sự thâu hút chất dầu mỡ. Phàm những người ăn nhiều thịt, ăn xong uống vài chung trà đậm thì thấy trường vị nhẹ nhàng, hoặc từ từ tiểu tiện vài lần, kết quả như thế phần đông đều nghiệm thấy. Giới y học ngày nay đã thực nghiệm thấy trong lá Trà gồm có sinh tố A, C và D. Sinh tố A có khả năng giúp cho sức thấy của mắt, nên người xưa nói: “Trà có công hiệu sáng mắt, thanh tâm, đề thần, tỉnh trí”. Còn sinh tố C là một chất bổ ngừa bệnh bại huyết rất tốt nên ở Trung Quốc theo tập quán phần đông phàm tiễn khách đường xa đều dùng Trà làm lễ phẩm. Sự dụng ý không ngoài sợ e dọc đàng thiếu chất rau xanh, vì trong Trà có chất xanh lá để bồi bổ. Còn sinh tố D không những có công hiệu tăng cường sự sanh trưởng cho xương, lại còn có công hiệu để ngừa bệnh lao Phổi nữa là khác. Theo đây mà xem thì những dược liệu thực vật của Trung Quốc khi muốn biết rõ cũng phải có cách để nghiệm, như là thể nghiệm trà, và chúng ta có thể tin rằng sinh tố được phát hiện nhiều nhất là ở Trung Quốc. Chúng ta chỉ cần đem phương pháp khoa học mà sửa sang lại trở thành y dược tối tân, thì y dược thế giới mới mong đi đến chỗ hoàn mỹ vậy.
Tóm lại, lợi khí duy nhất để trị khỏi bệnh tật là vị thuốc. Thế thì bất luận là lý luận gì, dẫu cho đến nổi hoa trời rải khắp, đất nổi sen vàng cũng chẳng qua là chuyện bàn luống mà thôi. Phải cần áp dụng đến vị thuốc mới có thể phát sanh hiệu quả tốt đẹp, mới gọi là tác dụng trị bệnh, thế thì không luận là thuốc Tây hay thuốc Tàu cũng không ngoài động vật, thực vật và khoáng chất hoặc hữu cơ hoặc vô cơ. Bất cứ thuốc Âu hay thuốc Á cũng đều có ngậm chứa thành phần chủ yếu của nó, khi vào Bao Tử cũng đều phải phát sanh một thứ hóa học biến hóa để điều chỉnh tác dụng sinh lý cho trở lại bình thường. Theo đây lại cũng có thể chứng minh cho sự trị khỏi bệnh tật của Trung y là rất đúng, tuyệt không có mảy may nào là tác dụng thần bí cả, hoàn toàn hợp với nguyên lý khoa học. Nếu có thể sắp xếp cho thành hệ thống hóa, lại học thêm phương pháp mới ngày nay để thâu thập tinh hoa tác dụng rộng lớn thì quyết
định có thể dụng công ít mà kết quả to lớn vậy. Chúng tôi hy vọng hết thảy hiện hữu trong giới y học, bất cứ là trong nước hay ngoài nước chớ nên cố chấp mà giữ theo lề lối cũ xưa, đừng gói ghém mà tự che mình, phải đả phá cái thấy biết phiến diện, nắm tay nhau hợp tác, cùng nhau trao đổi tâm đắc của lâm chứng, đem cái kết quả kinh nghiệm chữa khỏi Ung Thư của Trung y để cống hiến trước y lâm thế giới. Phải hết sức cố gắng thu thập cái sở trường của y khoa các nước, thúc đẩy cho y dược thế giới đi đến mức cứu cánh hoàn thiện để mà tạo phước chung cho nhân loại.
Lời bàn của dịch giả
Y học mà có chung với Tây là một lỗi lớn của Y học mà cũng là một nhược điểm không may cho nhân loại. Vì sao thế? Vì đây là minh chứng rằng đa số loài người đối với nguyên lý cứu cánh duy nhất hãy còn quá ư xa xôi ấu trĩ. Việc trị được bệnh Ung Thư hay không trị được bệnh Ung Thư, khoa học hay không khoa học cũng tùy theo đây mà biểu hiện và có thể xảy ra những trường hợp miệng nói khoa học, ý nghĩ khoa học mà việc làm có thể vẫn dày đặc ở trong mê tín, hoặc có thể không đả động gì đến danh từ khoa học hay không khoa học mà việc làm, trái lại, rất là khoa học cũng không biết chừng.
Dịch giả đã không phải Trung cũng không phải Tây, mà cũng không muốn có chút tư tình gì với Trung và Tây. Vậy nên dưới đây xin nêu lên những trường hợp trong thực tại, tai nghe mắt thấy, để mong rằng cùng với tác giả và độc giả tìm lấy một ánh sáng hoàn mãn cứu cánh mai sau cho nhân loại.
Trong cuộc đàm thoại giữa một vị học giả với mấy vị bác sĩ, vị học giả hỏi: “Chẳng hay vi trùng từ đâu mà có?” Các vị bác sĩ gắt giọng: “Khoa học không bao giờ có mê tín và không khi nào không có con cha, con mẹ mà có con, con vi trùng cũng như thế”. Vậy tinh thần của các vị bác sĩ này là mê tín hay là khoa học?
Một người bị gãy xương đùi (gãy kín). Mấy vị bác sĩ muốn thử thách một ông lang ta về gãy lọi mời ông đến hỏi: “Ông có chữa được không, bao lâu khỏi?”. Ông đáp: “Chữa được, một tháng khỏi”. Các vị bác sĩ cười và bảo với ông: “Theo chúng tôi biết thì phải 3 tháng mới lành, vậy làm sao được chứng minh?” Hai đàng bèn đánh cá với nhau, các vị bác sĩ băng bột ở chân gãy, ông lang ta bó thuốc ở chân lành và giao kết với nhau rằng: “Hễ một tháng cắt ra mà lành là công của ông lang ta, nếu 3 tháng mới lành là công của bác sĩ”. Đến khi đúng tháng cắt ra quả nhiên bệnh lành, mấy vị bác sĩ cộng với ông lang ta ấy với một số y tá cũng có chứng kiến cùng nhau cười xòa. Vậy cái nào là khoa học, cái nào là không khoa học?
Một người bị bệnh Dịch Tả rất nặng, một vị bác sĩ hối phải làm như thế nào. Một bà lão hối thúc đi rước một ông thầy vỗ. Bạn của bác sĩ lui cui đi rước, còn vị bác sĩ cười nói: “Chừng nào anh đi nhà thương Biên Hòa?”. Ông bạn đó chẳng cần trả lời, đi rước gấp ông thầy vỗ đưa về. Đơn độc chỉ có cởi trần người bệnh vén quần lên khỏi đùi rồi ông ta vỗ trong ý rất có chủ định, vỗ một lúc lâu người bệnh bừng nóng lên, hết vọp vẻ, hết ỉa mửa rồi khỏi. Vậy đâu là khoa học, đâu là mê tín?
Một trường hợp Dịch Tả khác, người đàn bà bị Dịch Tả rất nặng, tay chân lạnh mướp, miệng cứng, bụng tóp vạt, đã đi tả nhiều rồi, mạch gần mất hẳn. Một ông lang ta đến mở thắt lưng quần ra, đổ muối bọt khỏa rún, xắt tỏi để lên, dùng mồi thuốc cứu đốt đến mấy mươi mồi, người bệnh nóng lên hết lạnh, hết vọp bẻ, nói được rồi khỏi. Vậy là khoa học hay không là khoa học?
Một đứa bé bị kinh phong đưa vào bệnh viện rất là khoa học ở Sài Gòn. Bác sĩ cho cởi trần cả quần áo ra để vào buồng, muối nước đá 2 tiếng đồng hồ… vậy đây là khoa học hay không là khoa học?
Một người bị bệnh áp huyết cao (máu lên) đến xin chữa với một vị bác sĩ. Vị bác sĩ bảo là dư máu, đâm ống lấy bớt máu đi. Đây là khoa học hay không là khoa học.
Một nhà bào chế Âu Dược ở Sài Gòn thấy có người áp huyết cao uống rễ nhàu thấy kết quả tốt, bèn lấy rễ nhàu chế ra thuốc rượu để bán đề là: “Chuyên trị bệnh huyết áp cao”. Vậy đây là khoa học hay không là khoa học?
Một gia đình nọ có con cho học khoa học, khi về nhà chơi một hôm, nhân cơm thiu, ông con cắt nghĩa rằng vi trùng nó phá nên thiu. Bà cụ già cãi: “Khéo thì thôi, tại chúng bây ăn rồi không xới hẳn ra ngoài, để đậy kín hầm hơi nó thiu, chớ vi trùng gì, chúng bây để ngày mai tao làm xem có thiu không?” Chiều hôm sau đến giờ ăn cơm cụ xới bong ra cho vào một cái rá, ăn xong còn lại cho lên cái treo đậy bằng cái lồng bàn, đến sáng hôm sau quả nhiên không thiu. Bà cụ nói: “Đó vi trùng gì?” Vậy đâu là khoa học, đâu là mê tín?
Một Phật tử bị đau Tim rất nặng, chữa đủ thuốc không khỏi rất buồn khổ, các nhà sư dạy bảo cố gắng niệm Phật để được vãng sanh. Bà này đem hết toàn lực để niệm Phật trong mấy hôm, đến một trình độ bỗng dưng ngất xỉu chết đi rồi sống lại, bệnh Tim cũng nhân đó mà lành luôn. Vậy đây là khoa học hay không là khoa học?
Một người đàn bà bị bệnh Ung Thư ở Ruột Cùng và Âm Đạo vào một bệnh viện ở Sài Gòn. Sau khi kiểm nghiệm xong biết là Ung Thư, các bác sĩ bảo phải mổ và để Hậu Môn ở bên hông. Mặc dù đã bơm Ruột mua máu rồi, bà sợ quá trốn ra, nhờ một nhà sư dạy phép niệm Phật và cho uống thuốc chén được hơn một tháng thì bệnh lành, hiện nay vẫn còn mạnh. Vậy đâu là khoa học hay không là khoa học? Có rất nhiều người bị Sạn Mật đến xin chữa với một vị Trung y (Việt Nam) đều kết quả mỹ mãn với bằng cớ cụ thể. Vậy đây là khoa học hay không là khoa học?
Có một người ở quê chuyên chữa giúp về bệnh Giời Ăn (zona), bất cứ người nào bị giời đến ông ta chữa bằng cách khoán ngoài da đều chóng khỏi một cách lạ thường. Đến cả các vị bác sĩ trong nhà thương gặp bệnh ấy cũng đều chỉ cho đến tìm ông ta, vì ông ta chữa không mất tiền mà lại chóng lành hơn trong nhà thương. Vậy đâu là khoa học, đâu không là khoa học?
Một ông lang ta dùng phân và nước tiểu của người có bệnh trái trời để từ khi sanh giòi đến lăng quăng, đều lắng trong, qua 3 năm thử bắt lăng quăng cho vào cũng không sống được. Bấy giờ ông dùng nước ấy để chữa những người bị bệnh trái trời chạy nọc làm vảy cá mà cả hai mắt rất chóng lành (dùng để nhỏ). Đây là khoa học hay không khoa học?
Một người có việc cần đi xa, vì không tiện ăn uống nên nhịn đói. Vì đói quá lại mắc mưa nên bị ngoại cảm nặng, khi đưa về đến nhà không một thức ăn thức uống nào có thể cho vào miệng được, hễ uống vào là ói ra, mồ hôi lả, cả người lạnh, mạch rất yếu. Nhờ thầy thuốc cho chất bổ và nước biển vào mạch máu lần lần tỉnh táo, uống thuốc và ăn uống trở lại được rồi lành mạnh. Vậy đây là khoa học hay không khoa học?
Giống Bọ Cạp trong thân có hai tác dụng: một là nọc độc ở chót đuôi để chích cho đối phương bị giật và nhức, hai là tác dụng ngược lại, tác dụng này ở khắp châu thân mà cái đuôi là nhiều nhất. Có lần dịch giả đi vào rừng bị giống bọ cạp núi chích làm cho giật đến từng sợi tóc, nhờ có thổ dân biết lập tức bắt ngay con bọ cạp ấy hớt bỏ nọc độc, cắt lấy cái đuôi cho vào giữa hai lưỡi dao bằng sắt, nghiền nát, áp vào vết thương, 15 phút khỏi hẳn. Vậy là khoa học hay không khoa học?
Một người đàn bà bế kinh 3, 4 tháng dùng thuốc đã nhiều không khỏi, đến một vị Trung y (Việt Nam) xin chữa. Khám xong, vị Trung y bảo cho với tinh thần phải thay đổi như thế nào để phù hợp với sự chữa bệnh, đồng thời áp dụng pháp châm cứu mấy huyệt. Làm xong về đến nhà đêm ấy có kinh trở lại. Vậy là khoa học hay không khoa học?
Một đứa bé mới lọt lòng đã bị bệnh vàng da từ trong bụng mẹ đến chữa trị với bác sĩ Tây y không khỏi bèn hỏi bệnh nơi một vị Trung y (Việt Nam), người chỉ chế một thứ thuốc nước nhỏ vào mũi rồi khỏi. Lại cũng một đứa bé vừa mới lọt lòng được mươi ngày bị bệnh vàng da, rồi cũng đến hỏi vị Trung y kể trên. Người cho một thứ thuốc độc vị (đơn độc một vị) cho uống vào mấy hôm là khỏi. Vậy là khoa học hay không khoa học?
Một bà lão tuổi độ 60 bị dừa rụng trúng bên góc trán ngã bất tỉnh, bên ngoài con mắt bị thương qua loa, ở góc trán cũng trầy. Người nhà chở vào bệnh viện một tỉnh lỵ, bác sĩ tiêm thuốc khỏe và thuốc trụ sinh, nơi con mắt cũng nhỏ thuốc trụ sinh cho khỏi sưng, nơi vết thương thì dùng băng băng lại rồi cho về, mỗi hai hôm đến để thay băng. Ít hôm sau vết thương lành, người bệnh cứ mỗi ngày lên cơn nhức đầu, khi trời nóng gắt càng nhức đầu nhiều hơn. Bác sĩ trị mãi không khỏi cho về (lúc trị, thường cho uống Kalmine). Về sau rước một vị Trung y (Việt Nam) đến khám, ông bảo: “Vì máu ứ mắc kẹt ở tại vùng bị thương, nên làm ra nhức đầu”. Rồi ông cắt cho chén thuốc và dặn nếu trong thời gian uống thuốc có đại tiện ra máu chút ít thì chứng nhức đầu khỏi hẳn chớ nên sợ hãi. Tuần lễ sau quả có như thế, rồi bệnh nhức đầu hết dứt. Vậy đâu là khoa học, đâu là không khoa học?
Đàn bà mới sanh trong tuần lễ, đúng theo luật thiên nhiên huyết sanh phải bài tiết đều đều, nếu rủi hômnào bị bặt liền xảy ra nóng lạnh, làm cữ. Nếu Tây y thường cho là bị sốt rét liền dùng chất Quinine để trị, kết quả, nhẹ thì huyết ra rất ít hoặc bặt luôn sau thành bệnh Tử Cung, nặng hơn nữa thì chết luôn. Còn về phần Trung y nếu là người có học sản khoa khi thấy thế thì cho huyết tiếp tục bài tiết là chánh mà giải quyết cơn nóng lạnh là phụ, nên kết quả không bị nguy hiểm mà được an toàn. Tới một chút nữa về sản khoa của Tây y, khi mới sổ lòng thì cho uống loại Sulfamide để khỏi cương mủ, còn Trung y lành nghề thì chú trọng đến sức khỏe và sự bài tiết về huyết sanh cho được điều hòa rồi mọi việc đều ổn. Vậy đâu là khoa học, hay không khoa học?
Cũng đồng là mới sanh bị sót nhau lấy không hết mà Tây y thì dùng dụng cụ mở cửa Tử Cung rồi nạo, còn về phần Trung y nếu lành nghề khi khám là biết ngay và cho uống thuốc, tự nhiên tróc ra và bài tiết hết. Vậy đâu là khoa học, đâu là không khoa học?
Cũng đồng là bệnh màng Phổi, màng Tim, màng Bụng, đầu gối bị bệnh có nước, về phần Tây y thì dùng kim to đâm vào chỗ có nước rút ra để rồi bị một thứ bệnh khác, hoặc mang tật, hoặc chết. Còn về phần Trung y nếu lành nghề thì lại phải tìm xem bởi nguyên nhân ngoại cảm hay nội thương rồi cho thuốc, nước rút đi là khỏi, trừ trường hợp quá nặng. Vậy đâu là khoa học, đâu là không khoa học?
Đồng là bệnh Mũi và Cổ Họng mọc thịt thừa, về phần Tây y thì nghĩ ra cách chế những dụng cụ máy móc và thủ thuật cắt bỏ đi, để rồi mọc lại như cũ hoặc biến ra một hình thức bệnh khác. Về phần Trung y nếu lành nghề, tìm biết được chỗ khởi nhân của nó và phương pháp giải tán, rồi cho uống thuốc theo sự hiểu biết là khỏi. Vậy đâu là khoa học, đâu là không khoa học?
Một người bị gãy Xương Đùi, theo Tây y có trường hợp phải dùng một cây sắt to bằng chiếc đũa đục thủng ngang gần sát đầu dưới xương đùi, hai bên cột dây, để chân dưới thòng xuống, đặt một cái khung,
dây căng qua cái khung chuyền xuống phía dưới gần mặt đất, lại đèo thêm một vật rất nặng, mục đích là để kéo cho hai khúc xương đùi thật thẳng, đặng được ăn khớp lẫn nhau, để đặt máng hoặc bó bột. Làm như thế may có thể 3 tháng lành, có người lành mang tật, có người không may chết luôn bởi những cơn biến động thần kinh. Nếu là Trung y lành nghề thì chỉ sắp xương lại, đăng nẹp từ khoảng đùi trên xuống đến gần đầu gối, còn chân dưới vẫn tự do. Tại chỗ vết thương chỉ giữ cho đừng sưng, có khi lại bó thuốc bên lành, rồi độ trong tháng bình phục. Vậy đâu là khoa học, đâu là không khoa học?
Một người Hoa bị xe cán nát xương bàn chân đem vào bệnh viện Nam Việt khi Viện trưởng còn là người Pháp. Bác sĩ cho biết không thể làm lành, phải chịu tật để cưa. Người Tàu bảo: xin bác sĩ cố gắng trị, chớ quyết định không cưa. Bác sĩ không làm sao hơn đành phải cho về. Chờ về nhà rước một vị ngoại khoa người Tàu đến bó. Hai tháng sau, ông ta nghiễm nhiên là một người lành mạnh, chân vẫn đi giầy đến thăm các bác sĩ. Vậy đâu là khoa học, đâu là không khoa học?
Bệnh nước chua Bao Tử có trường hợp lên cao quá. Về phần Tây y thì áp dụng dụng cụ rửa Bao Tử, dụng cụ ấy là một ống cao su dài, đầu dưới có gắn một cục tròn có lỗ, thoa chất nhờn để người bệnh dễ nuốt vào Bao Tử, đầu trên gắn một cái quặng. Khi người bệnh nuốt đầu dưới vào Bao Tử rồi, người phụ tá cứ cho nước theo ý mình muốn nơi cái quặng và nhóng lên cho nước chảy xuống Bao Tử. Khi cho nước vào đầy rồi thì úp cái quặng xuống và hạ thấp xuống một chút thì nước Bao Tử bị pha loãng cũng tùy theo đó mà chảy trở ra, đến bao giờ độ nước chua xuống thấp thì thôi, kết quả tạm bợ trong nhất thời mà người bệnh phải chịu mệt lả. Theo Trung y lành nghề khi xét chứng, khám mạch thấy đáng cho mửa thì lại có cách thúc dục cho mửa, nếu không cần cho mửa thì lại biến hóa nước ấy không còn tánh độc và bài tiết lưu thông, v.v… như thế đâu là khoa học, đâu là không khoa học?
Đồng là một hiện tượng xảy ra (thí dụ như thịt dư ở mũi) một đàng thì áp dụng phương pháp thủ tiêu, kỹ thuật máy móc hoặc dùng sức mạnh để thủ tiêu hiện tượng ấy, một đàng tìm sâu vào chỗ khởi nhân và cách tụ duyên rồi nếu đã xảy ra thì có cách giải tán, khi chưa xảy ra thì có cách để ngừa cho đừng xảy ra. Vậy tinh thần nào là tinh thần khoa học, tinh thần nào là tinh thần không khoa học?
Bệnh Cận Thị một đàng nhìn thấy Con Ngươi nở to, rồi bảo đó là nguyên nhân bệnh Cận Thị, quá hơn nữa còn cho bệnh Cận Thị là tật chớ không phải bệnh, còn một đàng thì biết rõ tận động cơ đầu tiên để điều chỉnh cả sinh hoạt, ăn uống và tinh thần. Vậy đâu là khoa học, đâu là không khoa học?
Cũng đồng là một người bị bệnh Ung Thư, mà một đàng chỉ cần tìm biết có phải chắc là bệnh Ung Thư hay không, biết thật sớm, nhưng không cần biết động cơ nào phát khởi để đến nỗi mấy mươi năm tốn hao, còn một đàng tìm biết đến do ngồi sòng bạc và nhai trầu làm động cơ đầu tiên… Vậy đâu là khoa học, đâu là không khoa học?
Những sự thực Tai nghe, Mắt thấy như thế này không sao kể xiết, chỉ lược sơ ít điều để làm mẫu vậy thôi. Những sự kiện chứng thực dịch giả đã kể như trên đúng lý là phải giải thích tỉ mỉ cho độc giả đỡ phần nghiệm xét, nhưng như trên dịch giả đã nói: “Vì không muốn tư tình gì với Trung hay Tây” nên nơi đây cũng không muốn độc giả hiểu lầm tinh thần không muốn theo ý riêng của tác giả. Vậy nên xin nhường sự nghiệm xét về độc giả để khỏi sai lạc chủ ý của dịch giả.
Trên kia tôi có nói: “Thầy thuốc là con đẻ của bệnh nhân, do bệnh nhân tạo ra, nhưng cũng có thể bệnh nhân là con đẻ của thầy thuốc”. Cho nên, nên hư, tốt xấu không phải là chuyện của một người nào và cũng vì thế mà có những lúc chính mình khinh thường cái ấy, rồi cũng có những lúc chính mình trở lại
tôn sùng.
Luận về sự khám phá tánh chất, công dụng của thuốc, nếu ta chỉ mắc kẹt trên một phương diện, hoặc là chất, như phân chất thấy có chất gì, chất gì, hoặc tánh gì, tánh gì… thì không thể nào biết rõ hết được. Cho nên cả tánh chất, mùi vị, hình thể, màu sắc đều không bỏ sót thì mới có thể khai thác hết khả năng của thuốc vậy.
Trên vật chất tương đối, không có vật nào có sở trường mà không có sở đoản nên không có một sự tán dương cùng cực một thứ thuốc nào mà tránh khỏi đi đến lạm dụng và nếu dùng con mắt ấy mà xét thuốc thì vị tất là người biết thuốc.
Xưa Dược Vương bồ tát bảo Thiện Tài đồng tử: “Ông đi tìm cho tôi cái gì là thuốc, mỗi thứ một ít đem về tôi có việc cần”. Thiện Tài đi mãn buổi trở về thưa: “Nhìn ra hầu hết đều là thuốc, nên không thể lấy hết được”. Dược Vương bồ tát lại bảo: “Vậy thì mai ông đi tìm cái gì không phải là thuốc lấy mỗi cái một ít đem về cho tôi”. Thiện tài đi suốt buổi trở về bạch rằng: “Khi chưa đến việc cần dùng thì món nào cũng đều không phải là thuốc, đến việc cần dùng, thì món nào cũng đều là thuốc cả nên không thể lấy được”. Nói đến đây Thiện Tài tự giác ngộ. Câu chuyện này có một ý nghĩa sâu sắc, khi nhận định về thuốc ta cũng có thể lấy đây để nhận xét tinh thần câu chuyện luận về Trà của tác giả.
Trước đây gần 2.000 năm, trong thang Quế Chi Trọng Cảnh có dạy: “Nếu người bị bệnh dư nước chua Dạ Dày thì không được uống, nếu uống vào sẽ mửa ra máu” phải chăng đây cũng là một thứ biểu hiện của tinh thần hóa học?
Thích phấn son sơn phết là một thứ bệnh trời cho của thằng người, xính xái, phôi pha là đặc tính của Trung Quốc. Một khi đã vướng vào con đường phấn son sơn phết, thì cái vô tư vốn có cũng tùy theo đó mà mờ đi, không tài nào nhất thời cứu vãn, huống chi lại có những nhược điểm để làm bia cho sự khẩu thiệt lẫn nhau!
Dịch giả đã có lần đọc một quyển dạy về châm cứu, có một tác giả Trung Quốc bảo: “Khi sắp hạ thủ về châm phải đề phòng khí lạnh ở kim, nên phải ngậm đầu kim trong miệng cho ấm rồi sẽ chích”. Lại một phương thuốc thôi sinh nọ viết rằng: “Thuốc rất thần hiệu, uống vào một viên đứa trẻ cầm viên thuốc chui ra lập tức…”
Ngay ở bộ Nạn Kinh là một bộ sách chủ ý muốn làm tỏ sáng y lý Nội Kinh, mà có những đoạn ngang nhiên chú thích rằng: “Lá Gan nằm bên trái, tạng Tỳ nằm bên phải”. Không biết bao nhiêu việc như thế trách sao cái học châm cứu nó không bị luân hồi một vòng qua châu Âu, rồi khi trở về mới được trọng dụng. Cái lỗi này không thể đổ cho thánh hiền xưa được.
Bất cứ một cái học nào không ăn khớp với trình độ của đa số nhân loại (chánh phủ hoặc các nhà lãnh đạo không muốn có thiện chí hướng thượng, không có một tổ chức cụ thể đủ điều kiện để khai thác) hiện ra trong một thế hệ bừa bãi lạm dụng như giai đoạn này thì dù cho có hay ho đến đâu cũng vẫn là trở thành vô dụng.
Cuối cùng, đoạn trên tác giả nhắc nhở giới Trung y nên phải cố gắng hết sức để thâu thập sở trường của y học các nước. Chỗ này làm cho kẻ dịch nhớ lại mẩu chuyện:
“Có ông Lang Tàu, một hôm có bệnh nhân đến khám, ông nửa nghi ngoại cảm nên cho uống thuốc chén,
nửa nghi Ban Cua nên cho uống Tifomycine, rốt rồi bệnh càng thêm nặng”.
Trên sự thực, nguyên lý duy nhất vốn không thể có hai, phương tiện cách thức vốn không thể có một. Bởi vậy nếu trên một nguyên lý mà áp dụng nhiều phương tiện thì phương tiện càng nhiều chừng nào càng tốt chả sao? Bằng không phải thế thì ta phải nên ghi nhớ câu chuyện trên đây.
Chỗ nào là sở trường đặc biệt của Trung y
Sự trị liệu của Trung y hoàn toàn vận dụng kinh nghiệm của mấy ngàn năm phong phú như nguyên nhân trị liệu, đối chứng trị liệu, sinh lý trị liệu (nội công, tĩnh tọa, luyện khí), thanh vi trị liệu, kim vi trị liệu, thổ nha bào trị liệu, vật lý trị liệu (pháp châm), đản bạch trị liệu (pháp cứu), tinh thần trị liệu, tổ chức trị liệu, có thể nói vận dụng hết khả năng vốn có. Thậm chí còn có biết bao nhiêu dược liệu rất giàu sinh tố mà nhà hóa học vẫn chưa phát minh được. Lâm sàng vận dụng của Trung y thật rất khoa học, đại khái như cách lập phương, nào quân, nào thần, nào tá, nào sứ phối hợp vận dụng, đó là chỗ độc đáo của Trung y vậy. Dược vật của Trung y chỉ cần ở y gia kinh nghiệm trên lâm chứng vận dụng thì sẽ được phát ở tinh thần mà ứng ở kết quả vậy.
Dược vật sau khi bị Trường Vị thâu hút, nhờ phối hợp thích nghi nên không có những phản ứng không đẹp, cho nên có thể trị khỏi những chứng phức tạp đồng thời. Chúng ta thường thấy một món thuốc mới phát minh của một nước nào, bất cứ tuyên truyền công hiệu đặc biệt ra sao chẳng qua sau 2, 3 năm đều biến thành một thứ danh từ của quá khứ. Như thế nếu không phải có một sự phản tác dụng, tức là trên thực tế trị liệu với lý tưởng không hợp nhau nên không thể đạt đến thỏa mãn nhu cầu. Như thế phải chăng vì ở thành phần đơn thuần không thể trị liệu bệnh thể phức tạp ví như vị Ma Hoàng của Trung y, thành phần của nó có một thứ Diêm cơ thực vật (ankalin) gọi là éphédrine, các nước trên thế giới đổ xô nhau bào chế có đến mấy trăm thứ khác nhau cũng chẳng qua chỉ là món thuốc làm đỡ cơn suyễn. Nhưng ở Trung y trên lâm chứng vận dụng lại không phải thế! Lúc xử phương điều khiển vô cùng linh hoạt, Ma Hoàng được áp dụng không những là vị thuốc tốt để điều hòa cơn suyễn mà còn là một vị thuốc quan trọng trong bệnh ngoại cảm. Nếu đem phối hợp vào thuốc bổ thì lại hoàn toàn biến hẳn tác dụng của nó. Thế nghĩa là nếu dùng nó làm vị Quân thì có tác dụng làm dịu cơn suyễn, đổ mồ hôi, nếu dùng nó làm Phụ Tá thì có tác dụng điều chỉnh tuần hoàn, cải thiện tổ chức. Cũng như Ma Hoàng đặt dưới Thạch Cao lại có tác dụng tiêu sưng sốt cho nội tạng, nếu đi chung với Hạnh Nhân thì có tác dụng trị ho. Ma Hoàng phối hợp Phụ Tử, Tế Tân thì trị được chứng Thiếu Âm sợ lạnh không mồ hôi và chứng thể chất suy nhược. Ma Hoàng tuy có công dụng phát hạn nhưng gốc của nó lại có tác dụng ngừng mồ hôi. Đồng là một món thuốc mà gốc, cành tánh chất khác nhau, như thế cũng đủ chứng minh cho giá trị thực nghiệm của Trung y vậy. Theo chỗ thấy của chúng tôi thì các thứ thuốc Âu Tây ngày nay đều vận dụng trên chiến thuật, còn thuốc của Trung y lại thành tựu trên chiến lược, cả hai đều có chỗ độc đáo của nó, nhưng cứu cánh thì chiến lược lại thắng hơn chiến thuật. Vì sao? Vì chiến thuật là nhắm vào từng vùng một của chiến trường chung, còn chiến lược lại nhắm vào toàn diện của chiến trường. Nhân đây sự lập phương của Trung y có thể trị được những chứng bệnh phức tạp rối ren cũng như đã từng có một bệnh nhân bị chứng Ung Thư Phổi, lỗ Tai điếc đã nửa năm, khi bệnh Ung Thư sắp khỏi, trong việc vận dụng hợp phương chúng tôi trọng dụng Xương Bồ, Viễn Chí, Thố Ty Tử… hợp thành thuốc hoàn cho uống, không những Ung Thư Phổi khỏi hẳn mà còn khỏi được chứng Tai điếc. Sau chính mình đến phòng khám bệnh của tôi vui mừng khôn xiết đem hết tự sự mà kể lại, còn mang lễ vật đến tạ nữa.
Trong thời kỳ kháng chiến, tỉnh Tứ Xuyên là đài tư lệnh, thanh niên tỉnh Tứ Xuyên đều phải đi đánh giặc xa xôi đến tỉnh khác. Khí hậu Tứ Xuyên ôn hòa, đến nơi khác khí hậu lạnh lẽo, lại thêm vật chất thiếu thốn, nuôi dưỡng không đủ làm cho số bệnh chết càng nhiều hơn tử thương. Đến khi bộ quân dịch thành lập, Trung Lập Lân làm bộ trưởng rất chú ý đến vấn đề này bèn mời hết danh y Trung-Tây hội họp đến nghiên cứu cách đối phó làm sao cho bệnh cảm truyền nhiễm được chóng lành. Lúc ấy tôi cũng được mời tham gia thảo luận, nghe nói quân y viện Quân Chánh có phát một số thuốc Aspirine rất nhiều cho bộ đội, nhưng vẫn không chút kết quả, lại còn gây thêm suy nhược cho Tim hoặc đổ mồ hôi không ngừng, trong thời gian gắn bó có thể phục hồi. Tôi căn cứ theo tình hình thực tế nghĩ ra một phương và thuật rõ dược lý phải do bộ quân dịch thâu dụng, đồng thời bộ quân dịch phải truyền lệnh cho tất cả cơ quan thâu dụng. Phương ấy như sau đây: Phòng Phong, Hành Hương, Đại Táo, Sanh Cương, Đường Cát Mởn hợp lại sắc uống. Phương này có những ưu điểm như sau đây:
1. Vùng nội địa của Trung Quốc đâu đâu cũng có
2. Giá rất rẻ, công hiệu rất lớn
3. Quyết định không phản tác dụng như Aspirine
4. Thích hợp với thể chất ngừa trong nước, lại thêm rất hợp cho trường hợp vật chất thiếu thốn.
Phương này dùng Phòng Phong, Hành Hương để làm cho giải biểu, còn Sanh Cương đi chung với Hành Hương để giúp cho tác dụng phát hạn, lại dùng Đại Táo với Đường Cát để thế cho trường hợp thiếu chất Đường Nho. Uống phương này vào không những khỏi bệnh ngoại cảm lại còn tăng thêm sức chống bệnh, khôi phục lại hao tổn cho cơ thể nhưng chỉ là ở trong trường hợp trường kỳ kháng chiến, y phục mền nóp thiếu thốn, nuôi dưỡng không đủ dễ nhiễm bệnh cảm. Nếu đơn độc dùng Aspirine mà phát hạn đều bị phát sanh hiện tượng tổn Tim, đổ mồ hôi không ngừng nên tôi dùng Đại Táo, Đường Cát Mởn để ngừa sự suy nhược cho Tim. Thế là Trung y phối hợp phương hoàn toàn có một tinh thần hoạt bát thích dương, có thể nói là một sự trị liệu rất thông thường của dân gian. Quả thật Trung y trị bệnh không những không bị hạn cuộc từng thành phần, từng địa phương cơ thể mà lại còn rất chú trọng đến thực tại toàn diện, thế là có tác dụng tổng thể. Đó là lý do trị được nhiều bệnh tật phức tạp. Chúng ta cần phải nhắm vào sự trị liệu đặc biệt sở trường của Trung y mà phát huy, phải vận dụng tinh thần tổng thể trị liệu truyền thống cao đẹp của Trung y và khéo thâu thập phương pháp mới của khoa học để trở nên kiện toàn thành một thứ văn hóa y học tối tân để mà tiêu diệt bệnh Ung Thư nguy hiểm cho nhân loại.
Lời bàn của dịch giả
Mũi lõ, con mắt thụt, vì mình, chuộng vật chất, thích máy móc, tiến theo đà lý trí, chú trọng từng phần, chỗ lý trí cùng đường thì tin có một đấng chủ tể chủ trương thắng kẻ khác, trọng cái học phân tích, đó là đại khái đặc tánh tương đối của loài người ở nửa quả đất bên kia.
Mũi xẹp, con mắt xụp, vì người, chuộng tinh thần, thích tiện nghi, tiến theo đà trực giác tình cảm, chú trọng tổng thể, cùng đường thoái lui để lại trực nhận bản thể, chủ trương thắng mình, trọng cái học tổng thể quy nạp đó là đại khái đặc tánh tương đối của loài người thuộc về nửa quả đất bên này.
Cho nên chánh trị của bên kia là ngón chạnh của lý trí, chiến tranh của bên kia là để mở rộng chiến tranh, tín ngưỡng tôn giáo đạo lý của bên kia là công cụ của chính trị giả tá lợi dụng, sự ngừa bệnh của
bên kia là dùng bệnh để đổi bệnh, y học của bên kia là ngón chạnh của kinh tế kỹ nghệ.
Còn chánh trị của bên này là tác dụng của uyển chuyển, tình cảm, đạo đức, chiến tranh của bên này là để tìm lấy lộ tuyến hòa bình thực sự, tín ngưỡng tôn giáo đạo lý của bên này là công dụng của sự an ủi lòng dân cho đỡ nỗi niềm đau khổ, sự ngừa bệnh của bên này là sự dưỡng sinh chi túc cho bệnh đừng phát sanh, y học của bên này là hình nhi hạ của tác dụng đạo đức đi vào dân gian.
Như trên đã kể là đặc tánh tương đối của thời năm Châu chưa họp chợ. Đến thế kỷ năm Châu họp chợ này tuy có xáo trộn nhiễm lây, nhưng tất cả phương diện đều không ngoài na ná như thế cả, thì lẽ tất nhiên trong việc sử dụng thuốc, việc trị bệnh Ung Thư cũng không ngoài nguyên tắc như thế.
Theo đà lý trí, phân tích đến cái học nguyên tử mút đường bỡ ngỡ trên tâm và vật.
Theo đà trực giác, tình cảm, đánh thối lui đến chỗ hết đường thối lui, dứt bặt mình và người, chỗ này phải chăng là điểm có thể đụng đầu lẫn nhau của hai hệ thống tiến hóa!
Dịch giả đã từng nói: “Y học mà có chung với Tây là cái sở đoản của nhân loại”. Cũng chính tại chỗ này. Vì sao thế? Vì vật chất trong nháy mắt có thể năm Châu họp chợ, mà tinh thần sao lại vời vợi ứ trệ mù tịt sự dung thông?
Nơi đây tác giả nêu lên vấn đề chiến lược, chiến thuật thật rất đúng thời. Có thể nói là một tia sáng lóe lên trong đêm tối và cũng có thể là một điểm nhu cầu cần yếu cho nhân loại ở thế hệ ngày mai. Vì sao thế? Vì nơi một con người còn có Lưng với Bụng thay, thì lẽ đâu hai đặc tánh trái ngược trên kia lại không thể vận dụng cho cùng bù đắp lẫn nhau để trở thành diệu dụng? Chỉ trừ những hạn tinh thần bị thực tích thì thôi khỏi phải bàn.
Sự khác nhau của bệnh ung thư và tràng nhạc (Lao Hạch)
Ung Thư là một thứ Bướu nguy hiểm bởi sự kích thích âm thầm mà phát sanh thể chất suy nhược, làmcho tế bào ở vùng có bệnh bị phân tách, phát sanh tác dụng rời bỏ chỗ ở, thần kinh hệ mất năng lực khống chế nên quần tụ thành khối Ung Thư nguy hiểm, lâu ngày chất độc thấm lan ra trong thân làm cho nguy đến tánh mạng cho nên gọi là Bướu độc.
Còn một thứ Bướu nữa không nguy hiểm mấy (Sarcoma) nguyên do từ lớp thịt mỡ, chất sớ, xương sụn… hợp thành. Sự sanh trưởng thường có chỗ nhất định mỗi khi giải phẫu, rồi thường không sanh ở nơi khác như tế bào Ung Thư, đó là chỗ phân biệt.
Bệnh Tràng Nhạc (tuberculose lymphadenitis) vì kết hạch sanh ở hai bên trước cổ, hễ mụt lớn người ta thường gọi là Lịch, nhỏ gọi Loa (gọi chung là Loa Lịch) có khi ăn vòng theo Cổ, lây xuống đến Lồng Ngực hoặc dưới Hố Nách, người xưa gọi là “Mã Đao”. Tục thường có 10 thứ tùy theo hình tượng mà đặt tên khác nhau, nhưng bổn chất vẫn là một. Phàm liên tục từng thoi như xâu chuỗi, thì người ta gọi chung nó là “Loa Lịch”. Bệnh Lao Hạch phát sanh bởi vi trùng bệnh Lao theo Yết Hầu hoặc tuyến của hai hạch ở trong đầu Cổ Họng, hoặc các bộ phận khác mà xâm nhập vào hệ thống máu trắng ở cổ gây nên, cho nên bệnh Ung Thư với Lao Hạch không những khởi nguyên khác nhau mà lịch trình biến chuyển cũng khác. Những điểm bất đồng được trình bày như sau đây:
1. Bệnh Lao Hạch phần nhiều có tánh di truyền cho nên trẻ con mắc phải rất đông. Còn bệnh Ung Thư đối với tánh di truyền rất ít thấy quan hệ, nên trẻ con ít bị Ung Thư hơn người lớn.
2. Bệnh Lao Hạch bởi thuộc bệnh truyền nhiễm ngấm ngầm nên xung quanh mụt Lao Hạch thường có triệu chứng phát sưng, thường thấy đỏ, còn mụt Ung Thư không phải thế. Mụt Ung Thư ở giai đoạn đầu tiên không những màu da như thường lại còn không đau, không ngứa, không đỏ, không sưng, nếu lấy tay sờ khám mới thấy có hạch nhỏ nên người xưa gọi là hạch đàm. Nếu dây dưa lâu ngày không tiêu biến thành chất độc gọi là ác hạch, vì cứng như đá nên người xưa gọi là thạch thơ. Ví như Ung Thư ở tử cung người xưa gọi là thạch hà, vì cứng như đá nên đặt tên như thế. Chứng này lúc đầu người bệnh thường không có cảm giác gì, đến khi bể miệng thì mới phát sanh đau nhức. Đó là đã tiến vào thời kỳ nguy hiểm rồi, khi phát lên chảy máu càng nguy hiểm hơn. Bệnh Lao Hạch thì không có triệu chứng như thế.
3. Mụt Ung Thư sắp phá miệng thường ứa ra một chất nước độc màu vàng lợt, mùi như trứng thúi, còn Lao Hạch thì chảy ra một thứ mủ đậm, lâu ngày biến thành mạch lươn. Bệnh Ung Thư không có chứng mạch lươn. Mụt Ung Thư còn có một triệu chứng đặc biệt là đến khi phá miệng thì thịt lồi lên hình như loại nấm, tục thường gọi hoa sung.
4. Cắt lấy một chút thịt ở mụt Ung Thư để vào kính hiển vi mà xem, sẽ thấy bởi một thứ tế bào biến thái kết thành. Ví như một người bệnh, ở mạch máu trắng nơi đùi nổi lên một mụt Ung Thư (chứng này người xưa gọi là huyền tịch), căn cứ theo lời báo cáo kết quả khám nghiệm của y viện hiện tại thì thấy có hình thức tế bào Ung Thư. Thế thì tế bào này đã mất sự bình thường nên nhuộm màu cao độ mới thấy được sự phân tách. Mớ tế bào phân tách này từ bộ sanh dục mà đến. Theo sự phán đoán về sự tổ chức sinh lý tức là độc Ung Thư của mạch máu trắng. Bệnh Lao Hạch thì không phải thế, trong mủ Lao Hạch rất dễ tìm thấy vi trùng lao. Bệnh Ung Thư nguyên do thuộc thất tình nội nhân gây ra, còn Lao Hạch thuộc truyền nhiễm ngấm ngầm.
5. Đây ta hãy bàn đến huyết thanh. Huyết thanh của một người bình thường nếu đem hòa với Proteus Antigen trong ống thí nghiệm thì liền có hiện tượng kết khối (clumping). Trên danh từ khoa học gọi là giao trước (Agglutination). Huyết thanh của người bị bệnh Ung Thư khi hòa với Proteus Antigen mới không thấy năng lực kết khối. Trừ trẻ con 5 tuổi trở xuống mới có hiện tượng này vì chưa đủ năng lực giao trước, ngoài ra bất cứ người thành nhân nào, cả đàn bà chửa cho đến những người bị bệnh Lao Hạch và Bướu thịt không phải Ung Thư cũng đều có năng lực kết khối. Thế thì chứng Ung Thư với Lao Hạch trên thí nghiệm hóa học phân biệt rất rõ ràng.
6. Điểm đặc biệt nhất của bệnh Ung Thư là ở chỗ dễ dời đi nơi khác, mỗi khi áp dụng giải phẫu xong thì lại phát lên ở một nơi khác, sau khi để kim radium hoặc chạy điện thì lại dễ làm cho tế bào bệnh Ung Thư tràn lan ra toàn thân. Còn chứng Lao Hạch chỉ hạn cuộc ở Cổ, Lồng Ngực, Nách mà thôi. Mụt Ung Thư có cái hại tràn lan ra toàn thân như thế, như bệnh Ung Thư đầu trên Xương Quai Hàm khi to lên làm ảnh hưởng trở ngại cho dây thần kinh lỗ Tai nên trở ngại cho sự nghe và ảnh hưởng lây lên sự ngửi, thậm chí ứa ra chất độc hoặc máu đen như màu cà phê và có khi lây sang thần kinh làm thác loạn. Khi bể miệng bệnh nhân đau đớn khôn cùng, mất ngủ, bón uất, ống Phổi đàm nhiều, ăn uống mất ngon. Còn Lao Hạch ít có những triệu chứng trên.
Phàm những người từ 30 tuổi trở lên, hoặc bởi mừng giận bất thường, thuốc lá, rượu mạnh quá lượng, hoặc vì uất ức không thôi, hoặc bởi sự nghiệp thất bại, hoặc bởi cảnh ngộ đột biến, hoặc vì sau khi bệnh nặng thiếu sự điều bổ, hoặc thể chất suy nhược, hoặc làm việc quá sức, bao nhiêu sự kích thích âm thầm, chất độc thừa ứa ra cơ thể càng tăng, chất Hà Nhĩ Mông có lợi càng ngày càng giảm bớt. Ví
dụ như chứng Ung Thư Mạch Máu Trắng ở Cổ, người xưa gọi là Thất Dinh, vì thể chất suy nhược phát sanh Ung Thư hóa tế bào mà thành mụt Ung Thư (sẽ nói rõ ở mục tổng thể trị liệu). Vì chất Hà Nhĩ Mông quan trọng mất sự dinh dưỡng, nhân đây mà đặt tên là chứng Thất Dinh. Đại phàm người có thể chất mệt mỏi hoặc thể chất suy nhược di truyền, vi trùng bệnh Lao thừa hư xâm nhập vào Mạch Máu Trắng trên Cần Cổ mà thành Lao Hạch, hình dạng như Trứng, độ cứng không nhất định. Trẻ con mắc phải rất đông, thường xảy ra từ bên trái tràn lan qua bên phải, hoặc từ bên phải lấn qua bên trái đến ảnh hưởng cả hệ thống Máu Trắng vùng này. Có khi hình như một xâu lạc ngựa, nếu lây lất không trị thì sanh chảy mủ và biến chứng mạch lươn. Bệnh này ban đầu tuy không đau đớn, lâu ngày lần to lên chướng ngại bộ phận Cần Cổ, phát lên đau nhức. Bệnh Lao Hạch khi mới phát tuy không có triệu chứng phát nóng, nhưng đến khi phá miệng thì thường phát triều nhiệt, hoặc mồ hôi trộm, thiếu máu, gầy mòn, nếu là phụ nữ còn nhỏ tuổi thì làm tắt kinh, nếu không sớm chạy chữa thì sẽ phát sanh lao Phổi nguy hiểm.
Nếu gặp thứ Lao Hạch ác tánh (Ung Thư hạch) thường dẫn khởi nội tạng phát sanh một thứ chất độc và bao nhiêu biến chứng khác càng nguy hiểm hơn.
Chứng Ung Thư hạch quyết định không phải là chứng bất trị nhưng chỗ trọng yếu nhất là phải tranh thủ thời gian, phát giác được sớm, chữa trị kịp thời thì không những dễ khỏi lại còn chóng khỏi. Nếu không như thế, đợi đến bệnh nhập cao hoang dù có thuốc tiên cũng khó vãn hồi vậy.
Lời bàn của dịch giả
Có một ông lão mù từ thuở bé, đến khi tuổi gần 60 mà vẫn phải đi làm thuê để nuôi miệng. Đến mùa Cau dầy, những chủ vườn thường mướn nhân công lên bẻ để bán. Mỗi khi leo lên phải chẻ thử mỗi quầy 3 trái (bên trái, bên phải và ngoài chót). Nếu dầy cả thì mới bẻ được. Chỉ riêng ông lão ấy không cần thử, dùng sóng dao gõ dưới gốc cây Cau mấy cái thế là biết được ngay trên ấy thế nào để leo lên bẻ, trăm phát không sai một. Đó là luật thừa trừ trên giác quan.
Dùng chủ để định khách, dùng khách để định chủ, dùng khách để định khách, rỗng rang chí thành, tập trung rồi thần diệu; đó là kỹ thuật chẩn đoán cổ điển. Tuy có cổ điển thật, nhưng một khi biết sử dụng thì dẫu một mảy may biến động cũng khó lướt qua.
Từ không đi đến có, từ khí đi đến chất, từ hiện tượng đi đến tướng, từ tâm lý đi đến sự thật, khoảng trống này hạng phàm phu thô lỗ khó bề để ý đến, dụng cụ máy móc khó thể chất lượng cho cùng.
Không vì khó để ý đến, không chất lượng được rồi trở thành không có.
Điềm đạm hư vô, tinh thần giữ vững ở trong, sinh hoạt thênh thang mực thước ở ngoài, đó là kỹ thuật dưỡng sinh ngừa bệnh Lao cao độ.
Quan sát tinh tế đến chỗ từ khi chưa thành sự tướng đã biết được sẽ thành sự tướng như thế nào để mà chuyển dời thay biến, đó là kỹ thuật cao độ của việc trị bệnh chưa thành hình. Thế là cái nghĩa phát giác sớm để tranh thủ thời gian mà tác giả nói trên còn phải xuống mấy từng dưới nữa.
Để giác quan hoen rỉ, ỷ lại vào dụng cụ máy móc, tôn sùng vật chất, phụng thờ sơn phết phù hoa, khinh rẻ sự biến động của khoảng trống chưa thành hình đó là bệnh chung của con bệnh và thầy thuốc hiện đại.