🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phúc Ông Tự Truyện - Fukuzawa Yukichi Ebooks Nhóm Zalo Mục lục Chương 1 Chương 2 Chương 3 Fukuzawa Yukichi Phúc ông tự truyện Phạm Thu Giang dịch Chương 1 Thời thơ ấu Nền giáo dục Nho gia Cần nói thêm rằng cha tôi vốn là một người theo nghiệp đèn sách. Tất nhiên là ông theo Hán học. Khi ở Ōsaka, công việc của cha tôi là tiếp xúc với những gia đình giàu có ở Ōsaka như Kazimaya (Gia Đảo-Ốc), Kō-no-ike (Công-Trì) [1] để thỏa hiệp về các khoản nợ, nhưng cha tôi không hề thích thú chút nào. Ông muốn trở thành một trí thức chuyên việc đèn sách, hơn là làm việc tiếp xúc với tiền bạc. Vậy mà không ngờ lại phải cầm lấy bàn tính, đếm tiền hay thỏa hiệp xin hoãn các khoản nợ. Trí thức thời xưa khác xa trí thức Tây học thời nay. Thời xưa, một trí thức thuần khiết là người chỉ nhìn tiền bạc đã thấy đó là điều dơ bẩn. Một người như vậy mà phải làm công việc hoàn toàn trần tục, thì chuyện có tỏ ra bất bình cũng không phải là không có lý. Bởi vậy, khi dạy dỗ con cái ông cũng theo những giáo điều Nho học. Tôi xin đơn cử một chuyện thế này. Hồi đó, tôi vẫn còn nhỏ, chưa thể nói đến chuyện học chữ nghĩa gì được, nhưng anh trai mười tuổi và chị gái lên bảy, lên tám của tôi thì đã có thầy chuyên dạy viết chữ đến nhà kèm cặp. Cả trẻ con hàng phố cũng đến học cùng. Thầy dạy chữ I, ro, ha, ni, ho, he, to [2] thì được, nhưng vì là Ōsaka nên thầy dạy luôn cả phép tính nhân như 2 nhân 2 bằng 4, 2 nhân 3 bằng 6. Đó là chuyện đương nhiên, nhưng thấy thế cha tôi bảo: “Thầy dạy những điều không ra sao cả! Lại dạy trẻ cả thói tính toán con buôn thì tôi không thể tưởng tượng được! Tôi xin cho các con thôi học!”. Cha tôi nói rồi lôi anh chị tôi đi ra khỏi lớp. Sau này, tôi được biết chuyện đó qua lời kể của mẹ. Qua đó, có thể hình dung cha tôi là một người nghiêm khắc trong mọi chuyện. Chỉ xem những ghi chép còn lại cũng có thể thấy cha tôi là một người thuần Nho. Sinh thời, ông rất tin tưởng thầy Itō Tōgai (Y-Đằng Đông Nhai) [3] của vùng Horikawa (Quật-Hà) và tâm đắc với câu: “Sống phải thành tâm thành ý, giữ mình ở cả những nơi không ai để mắt tới, không làm gì để phải xấu hổ”. Câu nói đó đã trở thành gia phong của gia đình tôi. Sau khi cha tôi mất, mẹ và năm anh em chúng tôi không hòa nhập với người khác, cũng ít kết giao với người ngoài, từ sớm đến chiều chỉ sống với những câu chuyện kể của mẹ và hình bóng của người cha đã khuất mà như vẫn còn hiện hữu đâu đó. Anh em quần tụ, tách biệt với bên ngoài Ở Nakatsu, anh em tôi khác mọi người xung quanh cả về áo Kimono và lời ăn tiếng nói, nên tự nhiên đoàn kết với nhau, ngầm thấy mình cao quý hơn, coi người xung quanh là trần tục. Ngay cả với anh chị em họ, chúng tôi cũng nhìn dưới tầm mắt và không bao giờ đả động đến những việc họ làm. Số ít chọi với đám đông nên chúng tôi từ bỏ ý định khuyên can họ, vì dù có nói, họ cũng không thấu. Trong thâm tâm, chúng tôi không coi đó là chuyện mình cần quan tâm. Tựu trung lại là coi thường người khác. Bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in là mặc dù ở trong nhà tôi nói cười, đùa nghịch rất hoạt bát, nhưng không biết trèo cây và cũng không biết bơi. Điều đó không phải do một nguyên nhân nào khác, mà chỉ vì không ra ngoài chơi hòa đồng với trẻ con cùng lãnh địa mà thôi. Gia phong đúng mực, nhưng không hà khắc Như đã nói ở trên, anh em tôi từ nhỏ đã khác với những người xung quanh cả về lời ăn tiếng nói lẫn lối sống. Bị tách biệt, nên nhiều khi cảm thấy buồn mà người ngoài không biết. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng vẫn giữ gìn nền nếp, gia phong. Trong nhà chúng tôi không còn người cha nghiêm nghị, nhưng mẹ tôi sống mẫu mực, nên anh em tôi không những không một lần to tiếng với nhau, mà khi trưởng thành lên cũng không biết đến những chuyện xấu bên ngoài. Mặc dù không có ai dạy dỗ, mẹ tôi lại không phải là người nghiêm khắc, hay trách mắng, nhưng tự nhiên gia đình tôi trở nên như thế là nhờ vào nền nếp mà cha tôi để lại cùng với tình mẫu tử sâu sắc của mẹ đã cảm hoá anh em chúng tôi. Tôi xin kể lại một chuyện có thực. Về đàn nhạc thì tôi chưa bao giờ có ý định nghe đàn Shamisen (Tam-vị-tuyến) [4] hay một loại nhạc cụ nào khác. Tôi luôn mang trong mình một ý nghĩ cho rằng, đó là thứ mình không việc gì phải nghe, phải chơi và từ đó trong đầu cũng không nảy ra ý định đi xem các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác. Chẳng hạn, cứ vào mùa hè, ở Nakatsu có diễn ca kịch. Vào dịp này, người ta diễn rộn rã suốt bảy ngày liền. Khi các diễn viên người vùng quê công diễn thì chức dịch lãnh địa sẽ ra một thông báo rất nghiêm quy định rằng: Các võ sĩ không được lại gần, không được quanh quẩn bên ngoài tường đá của đền thờ Sumiyoshi (Trú-Cát). Nhưng dù sao đó cũng chỉ là một tờ lệnh. Các võ sĩ thô tục đeo kiếm, che mặt nạ và phá hàng rào đi vào. Nếu nhắc nhở thì ngược lại sẽ bị họ mắng té tát, nên ai cũng sợ. Người hàng phố trả tiền mới được vào xem, còn võ sĩ đã lén lút vào xem không mà lại còn tỏ vẻ ra oai. Trong số rất nhiều võ sĩ như thế thì chỉ gia đình tôi là không đi xem. Nhất định không đi! Đã có lệnh cấm không được vào phạm vi này thì không bén mảng đến dù chỉ một bước chân! Mặc cho bên ngoài có chuyện gì đi nữa thì mẹ tôi, dù là phụ nữ mà cũng không hề nói một câu về ca kịch, anh trai tôi cũng không rủ các em đi, trong nhà hoàn toàn không ai đả động gì đến. Mùa hè trời nóng, người ta thường ra ngoài hóng mát. Nhưng ngay gần nhà có diễn ca kịch mà chúng tôi dường như không bao giờ có ý định ra xem. Dù có vở hay đến thế nào, chúng tôi cũng không bàn tán và thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Lớn lên thành nhà sư - ước vọng của cha tôi Như trên đã nói, sinh thời cha tôi chắc hẳn không mấy hứng thú với công việc quá ư tầm thường mà ông phải làm. Nếu như vậy thì tìm cách thoát ra khỏi Nakatsu cho xong, nhưng dường như ông không hề có ý định đó. Dù có chuyện gì ông cũng ngậm đắng nuốt cay và yên phận với chút bổng lộc nhận từ lãnh địa. Điều này có lẽ là do thời thế lúc bấy giờ, con người ta không thể tự do tiến thoái. Bây giờ ngẫm lại, tôi thấy thương cha vô cùng. Khi cha tôi còn sống đã có một câu chuyện thế này. Trong thâm tâm, cha tôi tính sẽ trao cả quyền thừa kế tài sản của gia đình Fukuzawa cho anh tôi. Nhưng đứa con thứ năm là tôi lại sinh ra. Khi mới lọt lòng tôi đã là đứa trẻ khá khoẻ mạnh. Nghe bà đỡ bảo: “Đứa trẻ này chỉ cần cho ăn đủ sữa là sẽ lớn nhanh như thổi thôi!”, cha tôi rất mừng. Ông nói đi nói lại với mẹ tôi rằng: “Nó có vẻ là đứa trẻ ngoan đấy. Lớn lên chừng 10 hay 11 tuổi thì cho nó vào chùa làm sư”. Sau này, mẹ kể cho tôi như vậy. Thỉnh thoảng bên lề câu chuyện mẹ tôi còn bảo: “Ngày trước, không hiểu sao cha con hay nói sẽ cho con vào chùa học kinh Phật. Nếu cha con còn sống thế nào con cũng vào chùa làm sư rồi đấy!”. Sau này, khi lớn lên và nghĩ lại lời cha nói, tôi nghĩ có lẽ ông nghĩ như vậy là vì dưới thời phong kiến, ở Nakatsu tồn tại một trật tự xã hội ví như chiếc hộp bị chèn cứng đồ, hàng trăm năm cũng cứ y nguyên như thế, không hề nhúc nhích! Cũng như: “Con vua thì lại làm vua, con vãi ở chùa thì quét lá đa”, ở Nakatsu con Karō (Gia lão) [5] lại làm Karō, con Ashigaru [6] lại trở về với kiếp Ashigaru. Những thứ bị chèn chặt trong đó có qua bao nhiêu năm cũng không hề biến chuyển gì. Thử ở vào địa vị của cha tôi mà nghĩ, dù cố gắng thế nào cũng không thể làm nên danh tiếng. Nhìn ra bên ngoài thấy chỉ có đi tu là giải pháp tốt nhất. Bao nhiêu người vốn chỉ là con người hàng cá cũng có thể trở thành chức sắc trong nhà chùa. Tôi đoán việc cha muốn tôi trở thành nhà sư có thể là vì lý do như vậy. Chế độ đẳng cấp là kẻ thù kìm kẹp cha tôi Nghĩ như vậy thì việc trong suốt 45 năm cuộc đời, cha tôi bị bó buộc bởi lề lối phong kiến, không thực hiện được ý nguyện của mình, đành ngậm đắng nuốt cay từ giã cõi đời mà thấy buồn thương thay cho ông. Mỗi lần nhớ đến nỗi dằn vặt trong thâm tâm cha tôi vì lo cho tương lai của đứa con mới lọt lòng đã phải quyết tâm cho đi tu và tình phụ tử sâu sắc của cha làm tôi càng thêm căm phẫn chế độ đẳng cấp phong kiến. Tôi như được tâm sự với cha và khóc thầm một mình vì thương ông. Với tôi, chế độ đẳng cấp chính là kẻ thù kìm hãm cha tôi. Chương 4: Nếp sống của trường Ogata Sự học của các học trò trường Ogata Như vậy, kể cả ở trong trường hay bên ngoài chúng tôi cũng vẫn khi thì nghịch ngợm, khi lại tranh luận nghiêm túc. Trong câu chuyện của tôi kể từ đầu đến giờ, nếu nhìn qua có thể có người cho rằng, dù thế nào chúng tôi cũng không phải là những học trò chuyên chú chuyện học hành, mà chỉ đua nhau nghịch ngợm mà thôi, nhưng tuyệt nhiên không phải như vậy. Về chuyện học hành, có thể nói thời đó không ai vượt qua được các học trò trường Ogata. Tôi xin kể lại một câu chuyện làm ví dụ. Tháng 3 năm Ansei thứ ba (1856-ND), tôi bị sốt, nhưng cũng may là sau đó hồi phục lại được. Trong thời gian điều trị, tôi đã dùng chiếc gối quấn tròn bằng đệm, nhưng khi hơi đỡ một chút lại muốn chuyển sang gối bình thường. Lúc đó, tôi sống cùng với anh ở Kurayashiki của lãnh địa. Anh tôi có một người hầu và tôi nhờ họ lấy cho. Nhưng lục tìm trong nhà mãi mà không thể nào thấy được một chiếc gối. Lúc đó, tôi mới chợt nhận ra rằng trong suốt một năm ở Kurayashiki của lãnh địa chưa một lần dùng gối để ngủ. Mùa nào cũng thế, hầu như không phân biệt giữa ngày và đêm. Đêm xuống cũng không nghĩ đến chuyện ngủ, vẫn chong đèn đọc sách. Đọc sách cho đến khi buồn ngủ thì hoặc là gục lên bàn, hoặc tỳ lên mép Tokonoma (sàng-gian) [7] mà ngủ. Chưa một lần nào tôi trải đệm, đắp chăn và dùng gối ngủ một cách đàng hoàng. Lúc đó, lần đầu tiên, tôi mới vỡ lẽ ra rằng: “Ừ đúng, nhà mình chắc không có gối thật. Vì cho đến nay mình đã ngủ bằng gối bao giờ đâu”. Chỉ qua câu chuyện này chắc bạn đọc cũng có thể hiểu được sự tình thế nào. Đấy không phải là riêng mình tôi chăm chú học, mà bạn bè cùng trường tất cả đều như vậy. Chúng tôi học say mê đến mức trên thực tế chắc không thể làm gì hơn thế. Chăm chú học không để ý đến chuyện vệ sinh Từ sau khi vào trường Ogata tôi có nhớ một vài điều mà chính mình đã trải qua. Trong bữa tối, nếu có rượu thì uống và đi ngủ ngay từ canh một. Ngủ một giấc, tỉnh mắt dậy là vào khoảng mười giờ đêm hay hơn gì đó theo cách tính hiện nay. Từ lúc đó là thức thâu đêm để đọc sách. Đọc đến rạng sáng, khi nghe thấy tiếng cơm sôi lục bục ở nhà bếp thì theo dấu hiệu ấy mà đi ngủ. Đến khi cơm chín dậy đi tắm sáng. Sau đó trở về trường ăn cơm và ăn xong lại vào đọc sách. Nhịp sống của học trò trường Ogata đại khái là theo chu kỳ như thế. Tất nhiên, chuyện vệ sinh thì không hề chú ý. Vì là trường chuyên về ngành y, nên đáng lẽ sẽ phải nói nghiêm khắc về chuyện vệ sinh, nhưng không có ai để ý cả. Hoặc là do không nhớ ra hay sao đó mà không hề có sự nhắc nhở nào. Thế nhưng, mọi người vẫn sống bình thường. Không hiểu đó là do chúng tôi đều khỏe mạnh hay do những học trò ngành y cho rằng, giữ vệ sinh quá, ngược lại, làm người ta yếu hơn? Sao sách và cách tiến hành giờ đọc hiểu Đến đây tôi xin được kể về cách học trong trường Ogata. Thường những người mới đến học đều chưa biết gì. Với những người đó thì phải dạy như thế nào? Thời Edo, người ta có tiến hành in hai cuốn sách tiếng Hà Lan là cuốn về ngữ pháp và về cú pháp. Với những người mới vào học thì sẽ dạy cho họ cuốn ngữ pháp, dạy đọc đánh vần và giải nghĩa cho họ nghe. Xong phần đó thì chuyển sang cuốn cú pháp cũng theo đúng trình tự như vậy. Đọc được xong hai cuốn này sẽ chuyển sang giờ đọc. Trong giờ học này, nếu học sinh có mười người thì mười, mà mười lăm người thì mười lăm, sẽ lập thành một lớp, trong đó có một người sẽ đóng vai trò như lớp trưởng, nghe xem những thành viên trong lớp có đọc hiểu được hay không, để đánh các dấu chấm tròn trắng hoặc đen. Sau khi đã học đánh vần qua hai cuốn sách kể trên và được nghe giải nghĩa xong thì đến giai đoạn tự học tập, nghiên cứu. Có chỗ nào không hiểu cũng không được hỏi người khác, dù chỉ là một chữ hay nửa câu. Nhưng nói chung học sinh trường Ogata không ai dốt nát và hèn đến mức như vậy. Trong trường chỉ có sách về ngành vật lý và ngành y, nhưng tập trung lại cũng chỉ được vẻn vẹn 10 bộ. Những sách đó vốn là do người ta chở bằng tàu từ Hà Lan về, nên mỗi đầu sách chỉ có một bộ. Những học sinh đã qua giai đoạn học ngữ pháp sơ cấp thì thế nào cũng phải sao lại sách. Mọi người đều phải tự sao. Mỗi tháng có 6 lần đọc bằng sách đó. Nhưng giả sử lớp học có mười người thì không thể mười người cùng chép mà phải chia nhau bằng cách bốc thăm. Về cách sao sách thì thời đó không có giấy kiểu Âu, tất cả đều phải dùng giấy Nhật, trải thẳng giấy ra và chép bằng lối Chân thư [8] , nên rất khó. Vì vậy, thường phải gột hồ lên giấy và dùng bút lông ngỗng để chép. Loại bút này hồi đó ở các hiệu thuốc của Ōsaka thường có bán rất nhiều những sống lông dài chừng 3 Shun (khoảng 9.09cm-ND) của chim nhạn hay chim hạc gì đó, mà tôi không rõ. Tôi còn nghe nói người ta thường dùng nó để câu cá thu. Giá bút đó tính ra rất rẻ. Chúng tôi mua lông chim về và dùng kiếm nhọn gọt như hình bút, dùng rất tiện. Mực cũng không thể có mực kiểu Âu được. Lọ mực của người Nhật thường là thấm mực đã mài vào một mảnh bông hoặc dạ, nhưng mực mà chúng tôi dùng để sao lại sách nguyên bản lại là mực mài và để nguyên như thế trong bình mực. Học trò trường Ogata ai cũng phải sao sách, nên kỹ năng sao chép rất giỏi. Đơn cử một ví dụ: Nếu có ai đó đang sao sách nguyên bản ở bên cạnh, nghe được giọng đọc của họ thì chúng tôi có thể chép nhoay nhoáy mà không hề sai vần. Cứ như thế, hai người phân chia nhau, người đọc người chép, hoặc cũng có thể tự mình nhìn sách chép. Khi nào xong thì chuyển sách nguyên văn cho người khác. Chép xong lại chuyển cho người tiếp theo. Cứ như thế theo tuần tự. Một giờ đọc hiểu được chừng ba hoặc không nhiều hơn bốn, năm trang giấy Hanshi (bán-chỉ) [9] . Tự thân, tự lực học tập, nghiên cứu Giờ đọc hiểu sách chuyên ngành vật lý hay y học thì không có người giải nghĩa cũng chẳng có ai đọc cho nghe. Cả chuyện bí mật nhờ người khác chỉ giúp, cũng không ai vi phạm, vì đó bị coi là một điều đáng hổ nhục. Chỉ còn cách là phải tự mình đọc và hiểu mà thôi. Để đọc hiểu, ngoài việc dựa trên cơ sở kiến thức về ngữ pháp đã học và từ điển thì không còn cách nào khác nữa. Từ điển mà tôi nói ở đây là cuốn Doeff, mà cả trường mới có một bản sao. Cuốn này khá dày, khoảng 3000 trang giấy Nhật. Việc sao chép cuốn này là một việc lớn, không phải chuyện dễ. Cuốn từ điển này do một người Hà Lan tên là Hendrik Doeff, sống ở đảo Dejima, Nagasaki, dịch cuốn từ điển song ngữ Đức-Hà Lan ra tiếng Nhật. Cuốn sách này là niềm mơ ước của mọi người, được coi như bảo bối duy nhất trong giới những người theo Hà Lan học. Từ cuốn đó, người Nhật sao ra và trường Ogata chỉ có duy nhất một bản, nên hầu như lúc nào cũng có ba, bốn người quay quanh cuốn Doeff. Sau này, thêm một bước nữa là có thêm bộ từ điển Hà Lan do Weiland soạn. Bộ này gồm 6 tập, có chú thích bằng tiếng Hà Lan. Nếu đọc Doeff không hiểu thì lại xem Weiland. Nhưng trong thời gian học sơ cấp, có xem Weiland cũng không hiểu được. Bởi vậy, chỉ có thể dựa vào Doeff mà thôi. Giờ học đọc thường quy định vào các ngày một và ngày sáu (tức ngày 1, 11, 21, 31 và 6, 16, 26 -ND) hay các ngày ba và tám (tức là 3, 13, 23, và 8, 18, 28-ND). Nếu ngày mai có giờ đọc thì đêm hôm trước đó kể cả những cậu lười biếng nhất cũng không ngủ. Trong phòng để từ điển Doeff thế nào cũng có năm, mười người túm lại, im lặng ngồi học và tra cứu từ điển. Sáng hôm sau là giờ đọc hiểu. Đọc hiểu thì cũng sẽ bốc thăm xem ai phải đọc từ đâu đến đâu. Lớp trưởng, tất nhiên, được giữ cuốn nguyên bản. Năm người thì năm mà mười người thì mười, cứ lần lượt đọc và giảng nghĩa những chỗ mình đã bốc thăm trúng. Nếu người đó không đọc được, sẽ quay vòng sang người khác. Trong đó, người nào đọc được thì ký hiệu bằng chấm trắng, người không đọc được thì đánh chấm đen và người đọc lưu loát không vấp thì đánh dấu tam giác trắng. Đây là dấu của điểm ưu, gấp ba lần dấu chấm trắng tròn. Trường chia thành bảy, tám cấp học khác nhau. Theo nguyên tắc, người đứng đầu một cấp trong suốt ba tháng sẽ được lên cấp trên. Ngoài giờ đọc hiểu, lớp đàn anh có thể giải nghĩa hay chỉ bảo những chỗ không hiểu cho những người học lớp dưới thân mật như anh em một nhà. Nhưng một khi đã vào giờ đọc hiểu thì hoàn toàn phó mặc cho mỗi người. Không ai giúp cả, nên đối với các học sinh trường Ogata sáu giờ đọc trong tháng không khác gì sáu lần thi. Cứ như thế dần dần lên những lớp trên và đọc hết sách có ở trường, không còn gì để đọc nữa. Khi đó, phải đi tìm những gì khó hơn và chúng tôi đã thu thập những lời giới thiệu hay lời tựa sách, những thứ có tác dụng tham khảo, chỉ để cho những học trò lớp trên đọc. Có khi lại nhờ thầy xuống giảng cho. Tôi cũng chỉ là một học trò ngồi nghe giảng, nhưng trong khi được nghe các diễn giải khác nhau của thầy, lần nào tôi cũng thấy khâm phục sự uyên thâm của thầy, vừa cặn kẽ ngọn nguồn, vừa vĩ đại cao siêu. Thầy là một đại gia trong giới những nhà Hà Lan học, một nhân vật lớn vừa có danh, vừa có thực. Sau giờ học, về lại trường tôi vẫn nhớ là đã nói với các bạn đồng môn: “Hôm nay cậu thấy bài thuyết giảng của thầy thế nào? Tự nhiên tớ thấy bọn mình vẫn còn dốt quá!”. Nuôi dưỡng thực lực Chúng tôi chỉ xuống phố uống rượu, đùa nghịch vào những buổi tối ngay sau giờ đọc hiểu hoặc ngày hôm sau, vì còn rảnh những bốn, năm ngày nữa mới đến giờ học tiếp theo. Sau mỗi giờ học, chúng tôi chơi thoải mái như vậy và gần đến ngày đọc hiểu lại lao vào học. Một tháng có 6 kỳ thi, nên phải học rất nhiều. Việc đọc được sách hay không là tùy thuộc vào sự có tài hay bất tài của từng người, nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không có chuyện trí trá hình thức, chỉ cần lấy danh là đã học bao nhiêu năm, lên bao nhiêu bậc và tốt nghiệp, mà thực sự đã nuôi dưỡng được thực lực của bản thân mình. Vì vậy, hầu hết các học sinh đều đọc sách nguyên văn bằng tiếng Hà Lan rất giỏi. Hoạt động sao chép sách Nhân nói về cuốn từ điển của Hendrik Doeff, tôi xin được kể một câu chuyện có liên quan. Thời đó, thỉnh thoảng lại có ông lãnh chúa đến đặt trường sao giúp cuốn từ điển này. Vì vậy, việc sao chép sách vở, từ điển trở thành một nguồn thu nhập của các học sinh trường Ogata. Thời đó, giá sao sách tính là một trang Hanshi chừng 10 dòng, mỗi dòng 20 chữ thì một trang được vài Mon tiền. Nhưng một trang từ điển Doeff viết theo chiều ngang, gồm 30 dòng, nên sao hết trang đó thì được những 16 Mon. Sau đó, nếu sao cả phần chú thích bằng tiếng Nhật, còn được cộng thêm 8 Mon nữa. Đem so với việc sao chép những cuốn sách thường khác thì quả thực tiền công sao cuốn này rất hậu. Một trang được 16 Mon thì 10 trang đã được những 164 Mon [10] . Nếu thêm phần chú thích bằng tiếng Nhật nữa còn được thêm một nửa số tiền ấy, tức là 80 Mon. Có người chuyên chép chú thích, cũng có người chỉ chép phần chữ ngang. Cuốn từ điển Doeff dày 3000 trang, nên nhân tiền công lên sẽ thành một khoản khá lớn, có thể giúp ích cho cuộc sống của các học trò. Bây giờ nghĩ lại khoản tiền này không đáng là bao, chứ hồi đó, tuyệt nhiên không phải như thế. Thời ấy, một Koku (Thạch) [11] thóc giá 1 Bu 2 Shu, 1 Shō [12] rượu giá từ 160 Mon đến 200 Mon. Chi phí ăn học tại trường một tháng chỉ cần khoảng từ 1 Bu 2 Shu đến 1 Bu 3 Shu là đủ. 1 Bu 2 Shu tiền vàng theo tỷ giá lúc ấy khoảng 2 Kan 400 Mon tiền bạc, nên một ngày chỉ mất chưa đến 100 Mon. Một ngày mà chép mười trang cuốn từ điển Doeff là đã được những 164 Mon, có thể để dư ra. Tất nhiên, không phải ai cũng sao chép sách là đủ tiền đi học, mà đây có thể nói là một cách kiếm tiền của riêng những người theo Hà Lan học. Tôi xin đơn cử một chuyện thế này. Edo quả đúng là nơi tập trung các lãnh chúa, nên không chỉ từ điển Doeff mà những đơn đặt hàng chép sách cho các học sinh theo ngành Hà Lan học cũng rất nhiều. Tự điều đó làm cho giá sao sách cao lên. So với Ōsaka thì cao hơn nhiều. Cậu Suzuki Giroku vốn người vùng Kanazawa, lãnh địa Kaga, là cậu học trò đã từ Edo xuống Ōsaka học. Lúc đầu, cậu ta không có một Mon nào trong túi, ở Edo và đã chịu khổ sở, nhưng sau đó nhờ công việc sao sách mà lập được thân và còn tích lũy tiền nữa. Chỉ một, hai năm mà cậu ta góp được những 20 Ryō tiền vàng, sau đó dùng tiền này vào trường Ogata học và trở về quê Kanazawa. Sở dĩ cậu ta có thể làm được như vậy là nhờ vào Hà Lan học. Trong suy nghĩ của Suzuki, Edo là mảnh đất thuận lợi cho việc sao sách để kiếm tiền, nhưng riêng việc học nếu không phải là Ōsaka sẽ không thể học tập đến nơi đến chốn. Cậu ta bảo quyết định theo mục tiêu đó và mang tiền kiếm được ở Edo để về Ōsaka học. Say mê với kỹ thuật, công nghệ Hồi đó, sự phát triển của khoa học, công nghệ còn chưa như bây giờ. Những thứ như máy hơi nước có muốn xem cũng không thể có được. Ngay cả những dụng cụ thí nghiệm hóa học cũng không ở đâu có một bộ hoàn chỉnh. Bộ hoàn chỉnh thì không thể có được, mà những thứ chắp vá cũng không. Trong hoàn cảnh đó, cả về máy móc hay hóa học, chúng tôi đều biết nguyên lý hoạt động, nên dù thế nào cũng muốn tự mình thí nghiệm xem sao. Vì vậy, chúng tôi phải khổ công xem sách nguyên văn, sao lại sơ đồ để làm giống hệt như trong sách. Phạm Thu Giang dịch Chú thích: [1]Tên tuổi của các thương gia lớn hồi bấy giờ. Họ thực hiện việc lưu thông tiền tệ giữa các lãnh chúa. [2]Trước đây, để cho dễ nhớ người ta ghép các chữ cái Hiragana làm thành một bài hát gần như đồng dao (gồm 47 chữ cái). I, ro, ha, ni, ho, he, to là phần đầu của bài hát đó. Nhưng hiện nay người Nhật học chữ theo bảng chữ cái gồm 54 chữ, bắt đầu bằng a, i, u, e, o. [3]Itō Tōgai (1670-1736), nhà Nho sống ở Horikawa, Kyōto. Cha ông là Itō Jinsai, người đã mở ra một học phái mới trong Nho học. Itō Tōgai là người thừa kế và phát triển học phái đó, gọi là Phái cổ học. [4]Kiểu đàn ba dây, gần giống đàn tranh ở Việt Nam. Đây được coi là nhạc cụ quan trọng trong âm nhạc truyền thống của Nhật Bản. [5]Ở đây, từ này được dùng với nghĩa chỉ người chuyên cố vấn công việc của lãnh địa cho lãnh chúa, có chức vị cao nhất trong số những gia thần của lãnh chúa. [6]Ashigaru là những người thuộc đẳng cấp dưới võ sĩ. Thời bình họ có nhiệm vụ canh giữ thành, còn thời chiến thì làm việc hậu cần, tạp vụ. [7]Là một khoảnh nhỏ trong nhà, thường được làm cao hơn nền nhà, rộng chừng một tấm chiếu truyền thống của Nhật. Ở mỗi vùng khác nhau thì tấm chiếu này được làm theo kích cỡ khác nhau, nhưng thường chiều dài khoảng từ 170cm đến 191cm và chiều rộng khoảng từ 75cm đến 95 cm. Trong Tokonoma có đặt những đồ trang trí như tranh vẽ, bình hoa, bức thư pháp... Đây có thể coi là nơi trang trọng nhất trong căn nhà của người Nhật. [8]Lối viết bằng bút lông nhỏ với nét thanh mảnh. [9]Trước đây, từ Hanshi là để chỉ loại giấy có kích thước bằng nửa kích thước của loại giấy có chiều dài 8 Shun (khoảng 24.24cm) và chiều rộng 1 Shaku 1 Shun (khoảng 33.03cm), nhưng sau này, Hanshi là để chỉ luôn loại giấy này. [10]Cuối thời Mạc phủ, người ta tính 1 Kan bằng 960 Mon, chứ không phải 1000 Mon như trước. Vì vậy, cứ 96 Mon thì được tính là 100 Mon, tức là sẽ dôi ra 4 Mon. [11]1 Koku bằng khoảng 180kg thóc. [12]1 Shō bằng 1,8 lít. Fukuzawa Yukichi Phúc ông tự truyện Phạm Thu Giang dịch Chương 2 Vương chính duy tân Bắt đầu thu học phí Tôi chuyển trường từ Teppōzu đến Shinsenza vào năm Minh Trị thứ nhất, hay còn gọi là năm Keiō thứ tư (1868-ND). Vì trường có từ trước cuộc Minh Trị duy tân, nên tôi lấy niên hiệu đó để đặt tên cho trường thành Keiō-gijuku (Khánh Ứng nghĩa thục). Các học trò tản đi, nay quay trở về và trường lại trở nên đông vui, tấp nập. Số lượng học sinh nhiều lên, cần thiết phải tăng cường việc quản lý nơi ăn, chốn ở chặt chẽ hơn, nên tôi đã viết một cuốn sách nhỏ về nội quy trường học. Nếu ngồi chép lại sẽ mất nhiều thời gian, công sức nên tôi cho in và phát cho mỗi học sinh một cuốn. Trong đó có ghi nhiều điều, nhưng có một điểm là hàng tháng sẽ thu học phí từ học sinh. Đó là ý tưởng mới, được thực hiện đầu tiên ở trường Keiō-gijuku. Trước đó, trong các trường tư thục của Nhật đều theo cách của người Trung Hoa, tức là các thầy sẽ thu tiền hoặc lễ vật khi nhập môn để nhận thầy. Trong suốt quá trình học, mỗi năm sẽ phải mang lễ đến hai lần vào dịp Obon [1] và dịp cuối năm. Tùy từng học sinh mà có thể chuẩn bị tiền hoặc đồ vật gì đó, gói ghém cẩn thận mang đến dâng thầy. Nhưng theo tôi thì những đồ vật đó sẽ không có tác dụng thiết thực. Giảng dạy cũng là một công việc, mà đã là công việc thì phải được trả lương. Không có chuyện gì xấu ở đó, nếu như quy định mức lương rõ ràng và công khai. Tôi gọi là “Tiền học phí” và hàng tháng tiến hành thu của mỗi học sinh 2 Bu tiền vàng để các học sinh lớp trên dạy lại các học sinh lớp dưới. Thời đó, một tháng cứ có khoảng 4 Ryō tiền vàng là đủ để chi phí cho việc ăn ở trong trường. Vì vậy, hàng tháng sẽ trích tiền học phí mà học sinh nộp để chi cho giáo viên, mỗi người 4 Ryō là coi như tạm sống được, còn thừa sẽ đem bổ sung vào quỹ của trường. Ngày nay, việc thu học phí là chuyện đương nhiên, nhưng khi mới bắt đầu thực thi, thiên hạ xung quanh phải trố mắt vì ngạc nhiên. Tôi bảo mỗi tháng học sinh chỉ cần mang đến 2 Bu tiền vàng, không cần gói vào giấy hay thắt dây gì hết. Có cả thông báo rằng, nếu mang 1 Ryō sẽ được trả lại tiền thừa. Thế nhưng cũng vẫn có những học sinh gói tiền cẩn thận vào giấy, buộc lại và đem đến. Mà như thế thì tôi bảo: gói vào giấy buộc lại sẽ khó cho việc kiểm tiền và cố tình tháo ra trả lại học trò. Chúng tôi thực hiện quy định này khá nghiêm chỉnh, nên việc mọi người xung quanh lấy làm ngạc nhiên cũng là điều dễ hiểu. Thú vị là hiện nay, việc này đã đương nhiên trở thành cách làm chung trên toàn nước Nhật mà không ai có ý kiến gì. Không cần nói đến ý nghĩa của việc làm đó là lớn hay nhỏ, mà chỉ riêng sự cố công thực hiện những quy định mới như vậy đã phải rất cần một sự táo bạo, quyết đoán. Nhưng cũng may là việc làm đó được tiến hành trôi chảy từ đầu đến cuối và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nơi khác. Đối với tôi, đó coi như một sở nguyện đã thành hiện thực nên không còn gì vui hơn nữa. Keiō-gijuku, trường học hoạt động duy nhất trong cả nước Nhật Mặc dù tôi không động tĩnh gì, nhưng diễn biến trong thiên hạn thì thật khó hiểu. Ngay trong cơn binh mã tao loạn mà ở đâu đó tự nhiên lại rộ lên phong trào tìm hiểu về phương Tây. Sau trận khói lửa ở Ueno lại đến chiến sự ở Ōshū (Áo-Châu) [2] . Khi đó, vẫn có nhiều học sinh đến nhập học và trường của tôi càng nhộn nhịp hơn. Nhìn ra bên ngoài thấy các trường học của Mạc phủ tất nhiên đã bị xóa bỏ, thậm chí các thầy đồ không biết đã đi đâu về đâu. Còn chính quyền mới thì chưa bình tĩnh ngồi lại để nghĩ đến việc mở trường học. Trên cả nước Nhật chỉ có trường Keiō-gijuku là nơi duy nhất duy trì việc nghiên cứu, học tập. Khi đó, có lần tôi nói chuyện với học trò rằng: “Ngày xưa trong cuộc chiến của Napoleon, vận mệnh nước Hà Lan đã đi đến tuyệt vong. Không chỉ ngay tại bản quốc, mà những vùng đất người Hà Lan chiếm được trước đây cũng bị tước đoạt đến tận Ấn Độ, đến mức người Hà Lan không còn chỗ để cắm cờ. Nhưng may thay, thế giới này còn một chỗ duy nhất, đó là đảo Dejima (Xuất-đảo) ở Nagasaki của Nhật Bản. Dejima vốn là nơi người Hà Lan đến cư trú. Chiến tranh ở châu Âu không ảnh hưởng đến Nhật Bản, nên quốc kỳ của Hà Lan vẫn được cắm hiên ngang ở Dejima, có nghĩa là vương quốc đó chưa hẳn đã tuyệt vong. Đó là điều mà cho đến nay người Hà Lan vẫn tự hào. Nói như thế để thấy rằng, trong ngành Tây phương học, trường Keiō-gijuku của chúng ta cũng có thể ví như đảo Dejima, dù bên ngoài có đổi thay, có biến động thế nào thì trường vẫn vững vàng duy trì ngành Tây phương học. Trong tình hình căng thẳng như vậy, nhưng chúng ta quyết sẽ không nghỉ một ngày nào. Chừng nào trường này còn thì Nhật Bản vẫn còn là một nước văn minh trên thế giới. Các trò phải làm sao để không bị chi phối bởi tình hình bên ngoài”. Tôi đã nói như vậy để động viên đông đảo các học trò chú tâm vào việc học. Khó khăn trong việc quản lý trường - Nạn viết bậy gia tăng Mặc dù vậy, việc quản lý trường cũng rất khó khăn. Sau chiến loạn, số lượng học trò tăng lên ngoài dự đoán, nhưng thành phần khá phức tạp. Nhiều người là lính tham gia chiến sự ở Ōshū hồi năm ngoái, sau đó bị loại trừ khỏi đoàn quân binh, không trở về quê mà gác súng ống vào trường tôi xin học. Trong đó còn có cả những tướng lĩnh trẻ của vùng Tosa, đeo hai thanh gươm lớn nhỏ. Họ không mang súng, nhưng mặt thì hằm hằm như sẵn sàng tuốt gươm bất cứ lúc nào. Có người còn mặc áo kimono màu đỏ của phụ nữ. Hỏi ra thì họ hãnh diện trả lời rằng, đó là kimono đã lấy được trong chiến trận ở Aizu (Hợp-Tân) [3] . Thực ra, đó là những người hung hăng và đáng sợ, chỉ nhìn qua đã thấy không nên động đến là hơn. Như đã nói, khi còn ở Shinsenza, tôi có thảo một bản nội quy đơn giản, quy định về việc cấm học sinh cho nhau vay tiền. Phải đi ngủ và thức dậy đúng giờ quy định. Đến bữa phải xuống nhà ăn đúng giờ. Ngoài ra, tuyệt đối không được vẽ bậy. Vẽ lên tường, lên tấm liếp ngăn tất nhiên là cấm, mà vẽ lên giấy bao quanh đèn lồng, bàn ghế hay bất cứ một đồ vật gì của riêng mình cũng không được. Đã quy định như vậy có nghĩa là học sinh phải nghiêm chỉnh thực hiện. Tấm liếp nào bị viết bậy, đích thân tôi mang con dao nhỏ đến khoét đi và buộc học sinh ở phòng đó phải dán giấy mới vào. Trong trường hợp giấy bao quanh đèn lồng bị vẽ bậy, bất kể đó là đèn lồng của ai cũng phạt chủ nhân của chiếc đèn đó. Nếu các học trò có biện luận: “Thưa thầy, không phải con mà người khác vẽ!” tôi cũng không tha. Đổ lỗi cho người khác, không dám nhận coi như là bao biện. Đèn của mình mà ngồi nhìn để người khác vẽ bậy là không được. Đấy cũng là một tội. Đèn có hình vẽ bậy không được để trong trường mà phải xé giấy ra dán lại. Tôi phạt rất nghiêm, không tha cho một trường hợp nào. Kể cả những cậu hung hăng, có nói thế nào tôi cũng không chùn bước và thực hiện rất triệt để. Có một cậu học trò mà tôi không còn nhớ tên đã viết bậy cả lên gối đầu bằng gỗ. Tôi bắt được và bảo: “Gì thế này? Thầy đã quy định không được vẽ bậy lên bất cứ vật gì, kể cả đồ riêng mà tại sao trò lại cố tình trái ý? Thầy muốn xóa đi, nhưng gối bằng gỗ không xóa được. Thầy sẽ đập vỡ. Con phải đem gối khác đến!”. Nói rồi tôi lấy chân giẫm cho vỡ chiếc gối đó. Để xem các học trò phản ứng như thế nào? Nếu họ tiến lại gần, mặc dù không nói ra rằng, sẽ sẵn sàng làm đối thủ của họ, mà chỉ tỏ thái độ đã làm họ không dám. Tạng người tôi vốn cao lớn, nhưng thực ra đến Nhu đạo tôi cũng không biết. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ, tôi chưa đánh ai bao giờ, nhưng vẻ giận dữ thì như sắp lao vào người khác, không chỉ to miệng mà cả thân hình cũng làm đối phương co rúm lại và nghe theo. Những kẻ hung hăng từ chiến trận trở về cũng phải im lặng và trật tự trong trường tạm thời được thiết lập trở lại. Trong số đó cũng đã có nhiều học trò ngoan, chịu khó học tập và giữ nghiêm kỷ luật. Điều đó làm cho không khí trong trường lành mạnh lên rất nhiều. Tôi đã ở khu Shinsenza cho đến năm Minh Trị thứ tư (1871-ND). Bộ Giáo dục đầu tiên Những biến động bởi cuộc cải cách dần cũng tạm lắng, thiên hạ yên bình trở lại. Chính phủ mới lao vào giải quyết những tàn dư cũ. Đó không phải là việc dễ dàng, nên cho đến mãi năm Minh Trị thứ năm (1872-ND), thứ sáu vẫn chưa thể quay ra quan tâm đến giáo dục được. Lúc đó, trên toàn quốc chỉ có một cơ sở duy nhất dạy Tây phương học là trường Keiō-gijuku của tôi. Cho đến trước khi chính phủ thực thi chính sách Haihanchiken (Phế-phiên-trí-huyện) [4] thì vẫn chỉ có trường Keiō-gijuku là hoạt động. Sau đó, Bộ Giáo dục mới được thành lập. Từ đó trở đi, chính phủ bắt đầu thực sự dồn sức vào phát triển giáo dục. Trường tôi vẫn dạy như trước đây và ngày càng có nhiều học sinh đến nhập học. Số lượng học sinh luôn ở mức từ 200 đến 300 người. Chúng tôi quyết định chỉ dạy cách đọc và giải nghĩa sách viết bằng Anh ngữ, chứ không dạy Hán học như đã từng được tiến hành ở Nhật từ trước đến nay. Vì vậy, trong số học sinh có rất nhiều người không đọc được chữ Hán. Dần dần, càng xuất hiện nhiều học sinh có thể đọc được bất kỳ văn bản bằng tiếng Anh nào, mà sách vở, thư từ chữ Hán thì lại không hiểu gì. Hơi ngược đời, vì người ta học chữ Hán trước, sau mới chuyển sang tiếng Anh, còn ở trường tôi thì có người học Tây phương học xong mới chuyển sang Hán học. Những người như cậu Hatano Shōgorō (Ba-Đa-Dã Thừa-Ngũ-Lang) [5] từ nhỏ học toàn sách vở tiếng Anh và không đọc được sách vở của Nhật Bản. Nhưng nhờ có văn tài bẩm sinh và trí lực dồi dào, nên sau khi học Tây phương học, cậu đã chuyển sang Hán học và tiến bộ nhanh chóng. Cho đến nay, cậu Hatano đã trở thành một học giả xuất sắc và không hề gặp trở ngại gì về mặt ngôn ngữ. Phương châm giáo dục: dạy chủ yếu về khoa học tự nhiên và giáo dục tinh thần độc lập Nhờ có nhiệt tâm muốn quảng bá Tây phương học trên toàn nước Nhật và muốn xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh như các nước phương Tây, nên trường Keiō-gijuku của tôi đã trở thành tiên phong, hướng đạo cho ngành Tây phương học ở Nhật Bản. Trường đã đóng vai trò như một “đại lý” trong ngành nghiên cứu Tây phương học, một việc không phải do người phương Tây nhờ vả. Vì vậy, chúng tôi bị những người ngoan cố, cổ hủ ghét là chuyện dễ hiểu. Tư tưởng giáo dục của tôi là coi trọng những quy luật tự nhiên, dạy học sinh chủ yếu là hai bộ môn toán học và vật lý. Tôi muốn họ suy nghĩ về mọi sự vận động của những vật hữu thể như con người, vạn vật theo lối tư duy đó. Còn về mặt đạo đức, chúng tôi công nhận con người là chí tôn, chí linh của vạn vật nên phải trân trọng, không được coi thường hay khinh miệt và cũng không được làm điều gì trái với nhân luân con người. Bất nhân, bất nghĩa, bất trung, bất hiếu, những điều xấu xa đó, dù có ai nhờ hay thúc bách đến đâu, cũng không được làm. Mỗi người đều phải hướng đến những hành động cao thượng và phải có tinh thần tự lập cao. Trước hết, phải có một cơ sở giữ cho tâm không được động loạn và chuyên chú vào điều mình định hướng đến. Thử nhìn tương quan giữa phương Đông và phương Tây, về sự tiến bộ trước-sau, nhanh-chậm sẽ thấy một sự khác biệt lớn. Cả hai nền học thuật đều thuyết giáo các vấn đề về đạo đức, đều có những lý luận về kinh tế. Cả văn lẫn võ, cả hai đều có những sở trường, sở đoản khác nhau. Nhưng nếu xét về sức mạnh của một quốc gia, về phú quốc cường binh và vấn đề hạnh phúc của người dân thì các quốc gia ở phương Đông phải chịu lùi bước trước các quốc gia phương Tây. Sức mạnh của bất kỳ một quốc gia nào cũng sẽ bắt nguồn từ giáo dục, nhưng phương pháp giáo dục của phương Đông và phương Tây lại khác nhau. Phương Đông nặng về tư tưởng Nho giáo, còn phương Tây thiên về chủ nghĩa văn minh. Nếu so sánh như vậy thì phương Đông thiếu hai điểm. Về mặt hữu hình, thiếu các khoa học tự nhiên, và về mặt vô hình thiếu tinh thần độc lập. Chính trị gia thì trị nước, doanh nhân thì tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, người dân phải có tinh thần yêu nước, gia đình phải đoàn tụ, chan hòa hạnh phúc. Nếu tìm về cội nguồn sẽ hiểu nguyên do tại đâu. Ví dụ một cách gần gũi, dễ hiểu là phạm vi một quốc gia, mà xa xôi hơn là phạm vi toàn nhân loại. Toàn thể loài người và vạn vật ở đâu cũng không thể thiếu được các tri thức về khoa học tự nhiên, ở đâu cũng không thể thiếu tinh thần độc lập. Nhưng điều quan trọng đó lại quá bị coi thường ở Nhật Bản. Vì thế, không thể mở cửa để sánh vai với các cường quốc phương Tây được. Tôi tin tưởng một cách sâu sắc, đó là do lỗi của nền giáo dục Hán học. Trong hoàn cảnh hiện nay, không đủ kinh phí, không thể xây dựng những khoa học chuyên ngành, nhưng trong điều kiện có thể, chúng tôi quyết định theo phương châm giáo dục dạy chủ yếu về các khoa học tự nhiên. Bên cạnh đó, về mặt đạo đức thì đề cao tư tưởng độc lập. Từ sớm đến chiều, trong bất cứ câu chuyện nào, chúng tôi cũng đều nói về sự cần thiết hoặc tiến hành các bài giảng, viết sách chỉ dẫn về phương châm đó. Chúng tôi đã cố công mày mò và nỗ lực thực hiện chủ trương đề ra, nên niềm tin của các học sinh đối với Hán học nhạt dần đi. Khi được nghe kể, hiện nay các học sinh cũ của trường đang tích cực hoạt động bên ngoài xã hội, mặc dù ở cương vị công tác nào họ vẫn không rời xa các tri thức về khoa học tự nhiên, giữ gìn phẩm cách cao thượng và tinh thần độc lập. Đối với tôi, đó là niềm vui lớn lao nhất trong những năm về già. Một mình đối địch với cả nền Hán học trong nước Tôi không tôn thờ Hán học và không đặt Hán học ở vị trí quan trọng. Hơn thế, từ lúc còn trẻ, tôi đã có tâm huyết muốn loại bỏ hết những học thuyết thủ cựu hủ nho. Việc các thông dịch viên hay những nhà Tây phương học phê phán các nhà Hán học là chuyện bình thường, không hại gì cả. Nhưng tôi lại là người đọc khá nhiều sách Hán học. Tôi đọc, nhưng luôn tỏ ra không biết để những lúc cần thiết lại cho ra những phê phán thâm sâu. Điều này đã làm cho các nhà Nho thời đó không thể không hận tôi được. Với những người khác thì tôi luôn thật lòng, nhưng với các nhà Nho thì khác. Tôi có biết các điển tích, điển cố mà các nhà Nho thường dùng vì như tôi đã nói, từ thuở nhỏ tôi đã theo học các sách vở kinh điển khó từ những người thầy nghiêm khắc. Những cuốn như Xuân thu tả thị truyện, Quốc ngữ, Sử ký, Hán thư thì tất nhiên là tôi đã đọc. Ngoài ra, còn học tứ thư ngũ kinh như Kinh Thi, Kinh Thư... Cả những cuốn rất thú vị của Lão Tử, Trang Tử tôi cũng đều đã được nghe thầy giảng hoặc tự mình nghiên cứu. Đó là nhờ công dạy dỗ của thầy Shira ishi, một danh Nho của Nakatsu. Mặc dù thông hiểu những sách kinh sử như vậy, nhưng tôi luôn tỏ ra không biết và khi có dịp thì nắm ngay những điểm yếu của Hán học để tấn công không thương tiếc, cả bằng lời nói và trên sách vở. Chuyện đó người ta gọi là “nuôi ong tay áo”, mà đối với các nhà Nho thì tôi là kẻ ngoại đạo xấu xa. Việc tôi lấy Nho giáo làm kẻ đối địch của mình đến mức như vậy, vì theo tôi, trong thời đại mở cửa mà để tư tưởng thủ cựu của Nho giáo đọng vào trong trí não lớp hậu thế, thì tư tưởng văn minh của phương Tây sẽ rất khó vào được Nhật Bản. Tôi nỗ lực hết sức để cứu lớp trẻ, để đưa họ đến với nền học thuật mà tôi đặt niềm tin tuyệt đối vào đó. Thực tâm tôi đã chuẩn bị tinh thần tập hợp tất cả các nhà Nho đến để một mình đối đầu với họ. Nhìn vào tình hình chính phủ và xã hội bên ngoài, nói chung, việc giáo dục văn minh đã được truyền bá khá rộng rãi, nhưng những người từ trung niên trở lên lại không thể bước vào địa hạt của Tây phương học được. Khi làm chuyện gì đó, họ đều phải dựa vào Hán học, mọi sự đều suy tư từ Hán học. Vì thế, việc tôi dám coi thường và thách thức với cả nền Hán học mà họ cho là thần bí, thâm hậu là việc rất nguy hiểm cho bản thân tôi. Một mình viết và dịch sách Hơn nữa, trước và sau cải cách Minh Trị là thời kỳ mà tôi dồn sức vào viết, dịch sách. Về bối cảnh ra đời của các tác phẩm này, tôi có cho in trong Tuyển tập Fukuzawa Yukichi, nên xin được lược bớt, không trình bày lại ở đây. Việc dịch và viết sách vốn là ý tưởng của riêng tôi. Tôi không nhận lời yêu cầu, chỉ thị của ai cũng như không bàn bạc cùng ai, mà tự mình viết theo ý của mình. Không kể với các nhà Nho thời đó, tất nhiên, mà với cả bạn bè cùng chí hướng theo Tây phương học, tôi cũng không đưa cho xem và cũng không nhờ viết giúp cả lời giới thiệu. Như thế có lẽ không được hay. Đáng ra tôi nên nhờ một ông thầy cao niên nào đó viết giúp lời tựa thì tốt hơn. Nhưng tôi không thích như vậy. Dài dòng quá, mà không cần biết bản dịch của tôi thực tế thế nào, tất cả những người theo trường phái Hán học cổ xưa có lẽ đều không ưa gì. Mặc dầu vậy, những cuốn sách đó vẫn được phổ biến rộng rãi, là vì đang có cao trào tư tưởng mở cửa, khai hóa văn minh. Chương 13 Lấy danh nghĩa sách nguyên bản để kiếm tiền Có lần tôi đã mang sách nguyên bản đến chỗ Karō tên là Okudaira Iki và nhờ mua giúp. Karō vốn là một chuyên gia, nên khi nhìn thấy cuốn sách liền bảo ngay: “Cuốn này hay đấy. Chắc là đắt!”. Ông ta hết lời khen ngợi, nhưng tôi vốn biết rõ bụng dạ ông ta thế nào. Nếu tôi vênh vang bảo cuốn đó rất hữu ích và giá mà tôi bán là giá rẻ không ngờ, ông ta sẽ nói: “Nếu đúng như thế, cậu đem đi chỗ khác mà bán!”. Tôi biết rõ tim đen của ông ta, nên đã đón đầu: “Đúng là như thế, đây là cuốn sách mà tôi rất cần và việc tôi đến nhờ ông mua giúp là vì tôi có thể nhận tiền đó để chi tiêu, nhưng lại có thể mượn về lúc nào cần. Thực ra, đó là cách để tôi nhận không tiền của lãnh địa. Vì vậy, tôi mạo muội bày tỏ thật suy nghĩ của mình và mong ông cấp cho tôi tiền, trên danh nghĩa là tiền mua sách. Nói tóm lại, tôi chỉ là một kẻ ăn mày khéo xin mà thôi!”. Thấy tôi nói thẳng căng ra, ông ta cũng đành chịu. Chuyện tôi dám làm như vậy là vì, có nghe kể rằng, chính ông ta đã đem bán một cuốn sách nguyên bản cho lãnh địa với giá 20 Ryō gì đó, nên có một đối sách ngầm là nếu ông ta từ chối, tôi sẽ làm tung mọi chuyện ra. Đây quả thực là một phương tiện uy hiếp hữu ích, nên ông Karō không còn cách nào khác, đành thuận theo. Tôi lấy danh nghĩa là bán sách theo đúng như tiền lệ đã có từ trước để lấy hơn 20 Ryō. Trong đó, tôi gửi về quê cho mẹ 15 Ryō, tạm thời giúp cụ qua cảnh nghèo túng. Con người là sâu mọt của xã hội Như vậy, tôi đã làm một việc hết sức đáng bị khinh bỉ và không còn gì để biện minh. Tôi làm việc đó mà không hề biết xấu hổ, không hề cho rằng, đây là việc xấu, mà chỉ nghĩ, nếu không lấy thì thiệt mà thôi. Như người đi săn sẽ chọn việc bắn một con chim nhạn hơn là đem về một con sẻ nhỏ, tôi đã chỉ nghĩ là làm thế nào để có thể lấy được một khoản tiền lớn và thầm hãnh diện về việc mình làm. Đó thực ra là một điều đáng khinh rẻ, nhưng bản chất của tôi không hẳn là tồi tệ đến mức đó. Tôi sinh ra trong một gia đình mà gia phong không phải là tồi, từ nhỏ đã được giáo dục bởi một người mẹ có tâm hồn trong sáng và ngay thẳng. Tôi tự đặt ra cho mình một nguyên tắc: Khi giao du với người khác, không bao giờ được màng đến tiền bạc của họ. Nhưng chỉ với những cơ quan chức trách của Mạc phủ là tôi luôn có dã ý làm những việc trái với nguyên tắc sống của mình mà không hề cảm thấy xấu hổ. Thế mới thấy con người chính là sâu mọt của xã hội. Tình hình xã hội mà luôn ở một trạng thái ổn định thì sâu mẹ sẽ đẻ sâu con và cứ như thế đến vô tận. Để thay đổi bộ mặt của những con sâu, tức những nô lệ của thói tục cũ đó, xã hội cần có một cuộc cải cách lớn. Bởi vậy, sự kiện Mạc phủ, tức bộ máy chính quyền đã từng tồn tại trong suốt 300 năm bị lật đổ, là một cuộc cải cách lớn của xã hội Nhật Bản. Theo đó, tôi cũng như người tỉnh dậy sau cơn mộng mị và cũng phải thay đổi cách ứng xử của mình với Mạc phủ. Cho đến nay, tôi đã làm những điều đáng xấu hổ, vì đã quá tôn sùng người của Mạc phủ, coi họ là người cao quí và tài sản của họ là của công, của thiên nhiên. Vì thế, chính tôi bất giác đã trở thành kẻ vô liêm sỉ. Nhưng từ nay, các lãnh chúa cũng là những người bình thường, bình đẳng như bao người khác. Từ cách nhìn nhận này tôi đi đến ý nghĩ cho rằng, việc tham lam vơ vét đồ của người khác là không xứng đáng với một người đàn ông. Khi đó, tôi không nghĩ sâu sắc và cũng không nói ra bằng lời, nhưng hiểu trong mình đã có một sự chuyển biến lớn. Một người trước đây đã từng làm những việc đáng khinh rẻ với Mạc phủ như vậy, mà sau này có lúc người của Mạc phủ mang đến cho tôi cũng từ chối thẳng thừng. Tôi không từ chối thì bên ngoài cũng không ai cười chê mà tự nhiên lại biến đổi ra như vậy. Kẻ mà cho đến gần đây vẫn tham lam như người Triều Tiên, bây giờ lại thẳng thắn bỏ trả những thứ người ta đem đến cho mình và trở thành một kẻ sĩ cao thượng, liêm khiết không khác gì anh em nhà Bá Di, Thúc Tề [6] . Đó há chẳng phải là một sự chuyển biến phi thường hay sao? Đây không phải là chuyện của người khác, mà chính là chuyện của bản thân tôi, là điều tự tôi nhìn lại và phê phán mình. Cũng phải nói thêm rằng, cùng với việc chính quyền phong kiến trung ương bị lật đổ thì tâm lý bị coi là nô lệ trong từng cá nhân cũng theo đó mà mất đi. Không nên đặt hy vọng vào văn minh Trung Hoa Nói rộng ra một chút phải nhắc đến Trung Hoa. Nhìn vào thực trạng hiện nay, khi mà nhà Mãn Thanh vẫn tồn tại thì việc đưa người dân Trung Hoa tiến lên khai hóa văn minh là điều không tưởng và vô ích. Nói gì thì nói, nếu đào đến tận gốc rễ chính quyền cũ và thiết lập một cơ cấu mới, lòng người cũng sẽ thay đổi theo. Chính phủ mới, dù có những nhân vật kiệt xuất đến thế nào, kể là có một trăm ông Lý Hồng Chương [7] cũng không thể làm được gì. Người Trung Hoa muốn tiến hành khai hóa văn minh, thay đổi nếp nghĩ của người dân, không còn diệu kế nào khác hơn là phải lật đổ chính quyền trung ương hiện nay. Lật đổ được chính quyền đó, nhưng tiếp theo đó có tiến hành được cuộc Vương chính duy tân như ở Nhật hay không còn là điều khó mà bảo đảm được. Muốn giành độc lập cho đất nước, không còn cách nào khác là phải lật đổ chính phủ hiện nay. Chính phủ là của quốc gia hay quốc gia thuộc về chính phủ, những điều như vậy tôi chắc người Trung Hoa cũng hiểu. Sự yên ắng trong lãnh địa là nhờ chính mình Từ chuyện về tiền bạc tôi viết lan man thành ra dài dòng, nhưng tiện đây, tôi cũng xin kể một chút về lãnh địa Nakatsu. Như đã nói ở phần trên, tôi không tham dự gì vào những cuộc tranh luận về chính trị ngoài thiên hạ như Cần vương, Tá Mạc. Về đường hướng chính trị của lãnh địa Nakatsu, tôi cũng rất lạnh nhạt, nên tự do, không phải vướng bận gì. Khi cuộc Vương chính duy tân được tiến hành, quan sát sự tình của các lãnh địa, tôi thấy những tranh luận về Cần vương, Tá Mạc ngày càng lan rộng. Hơi xảy ra chuyện gì là người ta liền bắt các cựu đại thần mổ bụng tự sát. Hoặc để cải cách thể chế hành chính của Mạc phủ với một quyết định anh minh nhất, lại nổ ra những cuộc tranh luận và chia bè phái dẫn đến mâu thuẫn, đổ máu. Trong mười lãnh địa, phải có đến tám, chín lãnh địa xảy ra tình trạng như vậy. Khi đó, nếu tôi có tham vọng chính trị và về lãnh địa phát biểu quan điểm của mình là Cần vương hay Tá Mạc thì nhất định sẽ xảy ra bạo loạn chứ không sai. Thế nhưng, tôi im lặng, không hề phát ngôn gì. Hơn nữa, còn thờ ơ đến mức có ai đến nói gì, tôi cũng gạt đi bảo không cần nói nhiều những chuyện như thế, nên thôi đi thì hơn. Nhờ vậy, lãnh địa Nakatsu rất yên ắng, không có chuyện giết chóc lẫn nhau. Tôi nghĩ đó là do tôi không bình luận, nên trong lãnh địa không có chuyện giết chóc, cũng không xảy ra việc người này thăng quan, người kia thoái chức hỗn loạn. Nói chuyện một cách nửa vời với những vị chức trách của lãnh địa Năm Minh Trị thứ ba (1870-ND) tôi về Nakatsu đón mẹ. Khi đó, thể chế hành chính của lãnh địa đang ở vào tình thế biến đổi mạnh mẽ. Nghe phong thanh Fukuzawa từ Tōkyō về, người ta cho gọi đến tư dinh của lãnh chúa. Ở đó đã tập trung đông đủ những vị chức sắc quan trọng của lãnh địa. Có lẽ họ đều chờ tôi đến và phát ngôn điều gì ghê gớm. Khi thấy tôi xuất hiện họ hỏi xem lãnh địa cần phải làm thế nào, rằng, họ như đang đứng trong sương mù, phân vân không biết nên đi theo đường hướng nào. Họ nói với vẻ mặt rất lo lắng, nên tôi trả lời rằng: “Không cần phải làm gì cả. Các lãnh địa đang ầm ĩ về việc phải chia lại bổng lộc cho đều, còn theo tôi thì cứ để nguyên như hiện nay, không nên làm gì cả. Người nào trước kia nhận 1000 Koku thì nay vẫn giữ nguyên 1000 Koku, người nhận 100 Koku cũng cứ cho họ nhận 100 Koku. Giữ nguyên sự yên bình như hiện nay là thượng sách”. Tôi nói cụ thể và rành rọt ý nghĩ đó, nên tất cả những vị chức sắc có mặt đều ngạc nhiên, đồng thời vui mừng ra mặt, khi thấy tôi trò chuyện một cách ôn hòa như vậy. Khuyên bán vũ khí Câu chuyện tiến sâu thêm thì tôi đưa ra một đề nghị: “Như tôi vừa nói, vấn đề bổng lộc hay đẳng cấp nên để nguyên như vậy. Nhưng tôi muốn khuyến cáo một điều rằng trong lãnh địa hiện nay có cả súng lớn và súng nhỏ. Có vũ khí thì lập được nước. Đó là điều dễ thấy. Thế nhưng, với những vũ khí mà các võ sĩ và lãnh địa có trong tay, liệu trên thực tế chúng ta có thể tiến hành chiến tranh được không? Tôi cho là không thể! Chẳng hạn như hôm nay mà người Chōshū đến làm bạo loạn, chúng ta cũng đành phải theo họ. Mà nhỡ quân Sasshū có kéo đến tấn công, chúng ta cũng không chống trả lại được, đành khuất phục theo. Đây mới là điều tôi thực sự lo lắng. Theo tôi, lãnh địa yếu thế không có lỗi, mà việc có vũ khí chỉ gây họa thêm. Thế nên, tôi chỉ muốn lãnh địa bán hết vũ khí đi. Nhìn lại, thấy đại bác của chúng ta toàn là đại bác Krupp [8] . Thời giá bây giờ mỗi khẩu có thể bán được 3000, 5000 hay 10.000 yên. Chúng ta nên đem bán hết đi như đảo Ryūkyū (Lưu-Cầu) [9] ngày xưa. Khi người Chōshū đến, ta cũng “Dạ, dạ”, mà người Sasshū đến, ta cũng “Vâng, vâng”. Nếu người Sasshū bảo thế này, thế kia, ta bảo họ đi mà nói trực tiếp với Chōshū. Còn khi người Chōshū yêu cầu gì, ta nên bảo họ trực tiếp đến nhờ người Sasshū. Nghĩa là ta nên chuyển những phiền toái cho người khác, còn lãnh địa chúng ta thế nào cũng chấp thuận được. Theo tôi xử sự như thế là hơn. Làm như vậy sẽ không có chuyện giết người, mà không giết người thì họ sẽ không có cớ gì để bắt ta. Hơn nữa, dù thế nào đất nước này cũng theo đường khai hóa văn minh. Vì vậy, chúng ta nên xây dựng trường học, giáo dục cho lớp trẻ trong lãnh địa theo chiều hướng đó là tốt nhất. Nếu chúng ta quyết định thực hiện theo phương châm này và bán hết sạch vũ khí đi thì quả là tuyệt vời. Ở đây có một chuyện thế này. Qua khảo sát tình hình Tōkyō, tôi thấy chính phủ mới đang định tiến hành cải cách toàn bộ hải quân và đang bí về chuyện tiền bạc. Thế nên, ta thử viết giấy vừa như là đơn xin vừa như là giấy đăng ký xin bán là được. Lãnh địa Nakatsu của chúng ta bỏ vũ khí như vậy, mỗi năm sẽ để ra được mấy vạn yên. Chúng ta mà bảo sẽ nộp tiền đó cho chính phủ để họ tùy ý chi tiêu thì Bộ hải lục quân sẽ rất vui mừng. Về phần chính phủ, nếu ba trăm lãnh chúa, mỗi người chế tác một loại vũ khí khác nhau, mỗi người tổ chức một quân đội khác nhau, cuối cùng làm sao thâu tóm được? Chuyện làm thế nào để thống nhất thiên hạ chẳng phải là đã nằm trong sách lược của chính phủ hay sao? Thế nhưng, nếu ở nơi này dùng súng Krupp, lãnh địa bên cạnh lại dùng đại bác của Armstrong [10] , nơi kia lại dùng các loại súng nhỏ của Pháp, ngay ở đây lại có cả súng Geweer [11] nhập từ Hà Lan về từ ngày xửa ngày xưa. Tình trạng trong toàn nước Nhật có hàng trăm, hàng nghìn loại vũ khí như thế, mà bây giờ có sự biến gì cũng không thể tiến hành chiến tranh được. Chúng ta nên nộp tiền cho chính phủ. Như thế không chỉ bên phía chính phủ mừng rỡ mà cả lãnh địa Nakatsu cũng được an lạc. Đó chính là hành động nhất cử lưỡng tiện, nên tôi khuyên lãnh địa hãy làm theo như thế”. Võ sĩ lưng trần Thế nhưng, phía lãnh địa lại gay gắt phản đối ý kiến của tôi. Trong số ba, bốn người phụ trách về mặt quân sự của lãnh địa, những người như ông Suganuma Shingoemon (Gian-Chiểu Tân-Ngũ-Tả Vệ-Môn) [12] là phản đối kịch liệt nhất. Tất cả cử tọa hôm ấy đều thống nhất một ý kiến. Tôi chẳng thể làm gì được hơn, mới quay ra các võ sĩ bảo họ nên buông gươm kiếm, để thắt lưng trần, nhưng họ bảo, chỉ có điều đó là dù thế nào cũng không thể bỏ được. Vì vậy, tôi cũng không bàn sâu thêm nữa. Không được thì thôi, đừng làm, với tôi thế nào cũng được. Họ cứ việc làm theo ý họ, còn việc tôi nói là vì, tôi cho rằng, nên như thế. Và câu chuyện kết thúc ở đó, nhưng cũng nhờ tôi không có nhiệt tâm bàn luận các vấn đề chính trị mà các võ sĩ của Nakatsu cũng không bị thương tích gì. Đó là một sự thực và ngẫu nhiên tôi đã làm được một việc tốt cho lãnh địa. Hơn nữa, ở Nakatsu người ta không tiến hành giảm bổng lộc mà chia đều theo đầu người, nên có người tự nhiên lại được nhận nhiều thêm. Phần chia rất có lợi. Ví dụ như cô Ri (Lý), vợ tôi, trước đây có thu nhập 250 Koku thì nay nhận được phiếu công trái trị giá 3000 yên. Nhà anh Imazumi Yutarō (Kim-Tuyền Tú-Thái-Lang), tức là anh rể của vợ tôi trước đây, thu nhập 350 Koku, nay được nhận 4000 yên. Nhưng bổng lộc nhận được thì cũng như một thứ tiền chẳng trong sáng gì, thoáng chốc đã hết veo. Chỉ có một điều tôi muốn nhấn mạnh là trong khi bên ngoài biến động ầm ầm thì lãnh địa Nakatsu lại rất yên ả. Chú thích [1]Obon hay còn gọi là Urabon vốn bắt nguồn từ “Ullambana” của tiếng Phạn, dùng để chỉ nghi lễ Phật giáo được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là Lễ Vu Lan. Vào ngày này, người ta thường tụng kinh, đi thăm mộ và dâng đồ thờ cúng lên những vị đã quy tiên trong họ tộc mình. [2]Địa danh xưa, trải rộng trên các tỉnh Fukushima, Miyagi, Iwate và Aomori của vùng Đông Bắc Nhật Bản. [3]Tên một lãnh địa xưa, nằm ở phía tây tỉnh Fukushima ngày nay. [4]Haihanchiken (Phế-phiên-trí-huyện) là chính sách được thực thi bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm Minh Trị thứ tư (1871) nhằm xóa bỏ lãnh địa và các đơn vị hành chính cũ, đưa các lãnh chúa lên tập trung ở Tōkyō. Thay vào đó là các tỉnh trưởng được chính quyền trung ương trực tiếp bổ nhiệm và phái xuống các địa phương. Tháng 11 năm 1871, thể chế hành chính quốc gia với 3 phủ và 72 tỉnh được thiết lập. [5]Hatano Shōgorō (1854-1929), người vùng Totominokuni Kakekawa (thuộc tỉnh Shizuoka ngày nay). Ông đã kinh qua nhiều trọng trách như đại biểu nghị viện thành phố Tōkyō, Tổng Biên tập báo Nihon shimbun, Giám đốc điều hành Ngân hàng Mitsui,… [6]Bá Di, Thúc Tề là hai nhân vật sống vào thời cổ đại của Trung Quốc. Tương truyền rằng, khi Vũ vương nhà Chu tiến hành cuộc chinh phạt Trụ vương nhà Ân, hai anh em Bá Di, Thúc Tề đã vỗ vào ngựa của Vũ vương và khuyên ngăn, nhưng Vũ vương không nghe theo, nên họ tự thấy xấu hổ khi nhận bổng lộc của nhà Chu bèn ẩn vào Thủ Dương Sơn ăn cây độc mà chết. Họ được coi là tấm gương của tâm hồn cao thượng và thanh khiết. [7]Nhà hoạt động chính trị hàng đầu của chính phủ Mãn Thanh. [8]Tên của công ty chuyên sản xuất vũ khí của Đức. [9]Tên cũ của đảo Okinawa ngày nay. [10]Tên của một nhà chuyên sản xuất chế tạo đại bác và các loại máy móc thủy lực người Anh. [11]Geweer tiếng Hà Lan là chỉ súng tiểu lục, nhưng năm 1831 có một đợt nhập súng nhỏ này từ Hà Lan một cách ồ ạt và từ đó, người Nhật quen gọi tiểu lục của Hà Lan là Geweer. [12]Là võ sĩ cấp cao và am hiểu về cả binh pháp của phương Đông và phương Tây. Fukuzawa Yukichi Phúc ông tự truyện Phạm Thu Giang dịch Chương 3 Những năm tháng về già Nguyên do của việc ghét làm quan chức Cuộc đời tôi không có gì thay đổi khác người, tức là thuở nhỏ thì chịu nhiều khổ nhọc, còn những năm về già lại được hưởng cuộc sống an nhàn. Đó không phải là điều hiếm có trên đời. Tôi đã nếm trải mọi khổ cực cũng như sung sướng của một con người bình thường, cho đến nay chưa có điều gì phải quá xấu hổ cũng như chưa có điều gì quá hối hận và được sống những năm tháng thanh thản. Trước hết phải nói tôi là một người hạnh phúc. Thế nhưng, thiên hạ thì vô vàn. Từ xa mà nhìn những sự sướng khổ của tôi, có lẽ mỗi người sẽ đánh giá khác nhau và cũng có người không khỏi hoài nghi. Đặc biệt, họ cho rằng, việc tôi không phải là một kẻ ngu dốt cho lắm, ngược lại có nhiều hiểu biết về chính trị, mà kết cục lại không ra làm quan chức cho chính phủ là một điều lạ đời. Trong xã hội Nhật Bản, mười người thì cả mười, trăm người thì cả trăm, tất cả đều mưu cầu việc tiến thân, thăng quan tiến chức và trở thành công chức. Vậy mà chỉ có một mình ông Fukuzawa là không thích. Thật là khó hiểu! Họ không chỉ xì xào bình luận mà có người còn trực tiếp hỏi tôi. Họ cho rằng, tôi không phải là một người Nhật bình thường. Ngay cả một người nước ngoài mà tôi quen cũng thắc mắc về việc tiến thoái này. Một người Mỹ còn nhiều lần đến bảo tôi sao không ra chính phủ mà làm việc. Chiếm một vị trí tốt trong chính phủ và làm những việc mình cho là đúng, vừa có danh, vừa có lợi. Như thế chẳng hay sao? Tôi chỉ cười chứ không đối đáp gì. Ngay sau cuộc duy tân, nhóm những người lập nên chính phủ mới bàn luận và cho tôi là một người theo Phái Tá Mạc, giữ tấm lòng trung tiết với Mạc phủ trước đây, nên không ra làm quan phục vụ chính quyền mới, chỉ vui với chính trị của Mạc phủ mà ghét chính phủ của Thiên hoàng. Trong lịch sử cách mạng từ xưa đến nay, có những người được gọi là “Di thần” của triều đình cũ và Fukuzawa có vẻ như bắt chước những “Di thần” đó, siêu phàm phiêu du ở ngoài cõi đời thực, nhưng thực ra trong tâm thì ôm mối bất bình vô hạn, nên không thể nghĩ ra điều gì tốt đẹp cho chính phủ mới được. Chính phủ mới không thể chủ quan với những kẻ như thế. Tôi có biết người ta tưởng tượng thế này, thế kia về mình, nhưng “ngài di thần” được mang ra bàn luận ấy từ xưa đã cạn lòng yêu mến với với chế độ đẳng cấp và chủ trương bế quan tỏa cảng của thể chế cũ. Trong cuộc duy tân, khi các trung thần nghĩa sĩ của Mạc phủ xôn xao bàn luận về lòng trung nghĩa, bày tỏ nhiệt huyết đối với phong trào Tá Mạc đến mức bỏ trốn đi theo, thì “ngài di thần” đã không bàn luận gì, thậm chí, nếu biết có người bỏ trốn còn khuyên họ không nên làm những việc vô bổ, bảo họ rằng, chắc chắn sẽ thất bại, nên thôi đi thì hơn. Vì vậy, kết luận cho tôi là di thần của thể chế cũ là không ăn khớp. Nói là di thần của chính phủ cũ thì trong cuộc duy tân các trung thần nghĩa sĩ của Mạc phủ đúng với chức danh này nhất. Tuy nhiên, chỉ trong chính phủ cũ họ mới là người trung nghĩa thứ nhất mà thôi. Không biết từ lúc nào, họ đã thoắt biến đổi, nhanh chóng chuyển thành người trung nghĩa thứ hai, nên không thể gọi họ là di thần được. Mà thôi, chuyện trung thần thì tạm gác, ta sẽ cùng trở lại vấn đề tiến thoái của tôi. Như đã nói từ trước, vì ghét chế độ đẳng cấp và chủ trương bế quan tỏa cảng từ đáy lòng, nên trong cuộc duy tân tôi không hề có ý theo Phái Tá Mạc. Thế nhưng, nếu quan sát hành động của những người theo Phái Cần vương thì so với Mạc phủ họ còn chủ trương tỏa quốc và Nhưỡng di hơn nhiều. Còn tôi không có ý trợ sức cho những phe phái như vậy. Tôi quyết định sẽ đứng trung lập, độc lập một mình thì chính phủ mới lại đưa ra một mệnh lệnh đáng được đánh giá cao là mở cửa đất nước. Nhưng chỉ mang tiếng là chủ trương mở nước, chứ thực ra đâu đâu cũng đóng kín. Tôi không thể tin tưởng được điều gì. Nhìn xung quanh Đông Tây Nam Bắc không có lấy một người để hàn huyên, nên đành âm thầm làm những việc mình có thể. Trong khi tôi chủ trương mở cửa đất nước và tiếp thu văn minh phương Tây, thì tư tưởng mở cửa đất nước của chính phủ dần trở thành hiện thực, chứ không phải là không có cải biến gì. Chính sự tiến bộ nhanh chóng của xã hội làm tôi vui mừng và phấn khởi. Đó thực là điều kỳ diệu. Ước vọng lớn lao của tôi cũng đã được thực hiện, nên tôi không còn ta thán về những điều bất bình nữa. Coi những kẻ không có phẩm hạnh thuộc loại người khác Điều thứ nhất, tôi đã nói ở trên. Điều thứ hai tuy khó nói, nhưng nhìn vào lối sống của toàn thể những công chức, tôi thấy phẩm cách vốn có của họ không phải là cao quý gì. Sinh thời, họ ăn sang, mặc đẹp, ở trong những dinh thự lớn, tiêu xài xa hoa, mọi việc đều suy nghĩ thấu đáo, đối nhân xử thế hay, làm chính trị đều không phải là tồi, nhưng chuyện gì họ cũng bắt chước tính vô tư của người Trung Quốc, không giữ gìn bản thân mình. Chỉ cần một chút là đã uống rượu, bỡn cợt với phụ nữ và có vẻ như coi nhục dục là thú vui tối thượng của con người. Cả ở trong và ngoài nhà đều có nuôi vợ bé, phạm tội đa thê mà không biết xấu hổ. Không những không có ý định giấu giếm những việc xấu như vậy, mà còn làm ra vẻ mặt vênh vang. Phải nói rằng, một mặt, họ vừa tiến hành công cuộc cải cách theo văn minh phương Tây, mặt khác, lại học theo những thói quen xấu của Nhật Bản ngày xưa. Bởi vậy, gác lại chuyện khác, chỉ cần nhìn về việc này thôi đã có thể thấy họ rơi xuống hạng người thấp hèn. Thế nhưng, tôi cũng chỉ coi đó là một thói đời, từ xa nhìn lại cũng không có gì là thù ghét hay có ý định cấm đoán. Đôi khi, tôi có qua lại chỗ họ, nói chuyện về những việc cần hay cười đùa vui vẻ, nhưng nếu bảo gia nhập vào hàng ngũ của họ, ăn chung với họ một nồi cơm hay lại gần họ thì tôi cảm giác như có gì bẩn thỉu, ô uế và thấy khó chịu. Đó cũng là do tôi có thói quen quá sạch sẽ và thích sự thanh khiết, nói chung là không độ lượng, nhưng vì là tính cách bẩm sinh, nên không làm thế nào khác được. Ghét thói bội bạc của những người được gọi là trung thần, nghĩa sĩ Điều thứ ba là cuối thời Mạc phủ, khi hai phái Tá Mạc, Cần vương chia rõ ở hai vùng Đông và Tây, tôi, vì ghét chế độ đẳng cấp phong kiến từ thời xưa, nên ghét cả chủ trương tỏa quốc Nhưỡng di. Tôi vốn không tâm phục khẩu phục Mạc phủ và quả quyết cho rằng, chính phủ đó thà lật nhào còn hơn. Nói như thế, nhưng khi nhìn vào tình hình của Phái Cần vương, thấy lý luận về tỏa quốc Nhưỡng di của họ còn mạnh mẽ hơn cả Mạc phủ. Vì vậy, ngay từ đầu, tôi đã không thể dành tâm trí cho những bè đảng như thế. Trong khi tôi chỉ im lặng và đứng ngoài quan sát thì xảy ra cuộc bạo động theo hướng duy tân và Tướng quân Tokugawa trốn đi nay lại trở về. Tức thì những người của Mạc phủ, tất nhiên là bè đảng Tá Mạc từ các miền lại trở nên huyên náo, đưa ra hàng trăm thứ lý luận để tranh cãi. Họ không chỉ cho rằng, di nghiệp ba trăm năm của Tōshōshinkun (Đông-Chiếu-Thần-Quân) [1] không thể bị ném đi một sớm một chiều. Với tư cách là một thần tử thì không được quên ơn nghĩa đối với chủ tướng trong suốt ba trăm năm. Lực lượng của Satsuma và Chōshū chỉ là những võ sĩ hàng phục trong trận Sekigahara, còn tám vạn bộ hạ kỵ binh hùng dũng của Mikawa (Tam-Hà) [2] có danh dự, chứ sao lại phải gập gối trước những võ sĩ đã từng hàng phục đó? Với khí thế hừng hực, có người còn định đón đánh quân phản tặc Satsuma và Chōshū ở Hokkaidō, lại cũng có người đào tẩu bằng quân hạm. Còn những sách sĩ, luận khách thì vào yết kiến Tướng quân và thúc giục tuyên chiến. Can gián xong, họ lại gào rống lên làm tình hình càng rối tung. Đó là Hội cùng tiến của những trung thần, nghĩa sĩ, nhưng họ cũng không thực hiện được lý tưởng trung nghĩa đó, mà cuối cùng Mạc phủ bị giải tán, có những người lên quân hạm đến ở vùng Hakodate, có người lại chỉ huy bộ binh chiến đấu ở vùng Đông Bắc. Ngoài ra, còn có những người giận đùng đùng mà đi về vùng Shizuoka. Trong số đó, những người mang lòng trung nghĩa sâu sắc, gọi Tōkyō là “tặc địa", những thứ được làm ở Tōkyō như bánh kẹo cũng không ăn, đêm nằm ngủ không hướng đầu về phía Tōkyō, nói đến chuyện Tōkyō thì ô uế miệng, mà nghe chuyện Tōkyō thì ô uế tai. Họ là những Bá Di, Thúc Tề hiện đại, còn Shizuoka là Thủ Dương Sơn, quả là ghê gớm! Nhưng chỉ một hai năm sau đó, không hiểu có phải các ngài Bá Di, Thúc Tề đó cảm thấy được hết sự thiếu thốn warabi [3] ở Thủ Dương Sơn hay không mà họ lục tục kéo xuống chân núi, không chỉ thò đầu xuống vùng “tặc địa” mà còn lộ nguyên hình ra đầu quân cho chính phủ mới. Cả những kẻ đã đào tẩu trong hải quân, cả những Bá Di, Thúc Tề, tất thảy đều tụ tập lại quanh chính phủ, xin yết kiến những vị quan chức, mà trước đây họ cho là những kẻ phản nghịch. Họ không nói là lần đầu tiên được diện kiến mà bảo mình cũng là những thần dân của Nhật Bản, đã từng biết nhau từ trước kia. Là quân tử không nhắc lại những điều đã qua, tiền ngôn, tiền hành chỉ là chuyện đùa, hai bên sẽ cùng sẻ chia làm sao để chính trị yên ổn, không còn phong ba bão táp mới là điều thực lấy làm mừng. Điều đó không cần phê phán nữa, nhưng tôi cũng có một chút lý luận riêng. Đại thể cuộc chiến loạn theo phương châm Vương chính duy tân là bắt nguồn từ những sự đồng dị về chủ trương chính trị. Chẳng hạn, những nhà Cần vương thì chủ trương tỏa quốc, Nhưỡng di, còn những nhà Tá Mạc thì lại đề xướng chính sách cải tiến, mở nước. Cuối cùng, Mạc phủ bại trận, nhưng sau đó những nhà Cần vương phản tỉnh lại và chuyển sang chủ trương mở cửa đất nước, đúng như túc luận của những nhà Tá Mạc, nên những phương châm sau này nghe có vẻ lọt tai, nhưng trong cuộc chiến loạn lúc đó, không có chút biểu hiện của sự khai tỏa nào hết. Sự tiến thoái của các nhà Tá Mạc nhất cử nhất động, đều xuất phát từ ý thức danh phận, quân thần. Họ nói là chiến đấu vì thiên hạ của Tướng quân Tokugawa trong suốt ba trăm năm, nhưng khi thiên hạ đó không còn nữa thì tiêu điểm tranh đấu cũng mất mà họ vẫn thản nhiên như thường được thì cũng lạ. Nếu là những tiểu nhân không hiểu gì về lý luận còn được, nhưng đây họ lại là những người đã khởi phát các tranh luận, đề xướng tinh thần trung nghĩa, học theo Bá Di, Thúc Tề mà chính họ lại là những kẻ bỏ trốn và làm náo loạn thiên hạ, thì tôi không hiểu họ ra sao. Thắng thua là vận của thời cuộc. Có thua cũng không phải là điều xấu hổ. Lý luận không đúng cũng không sao. Nếu thất bại, đành bỏ cuộc, vì tin rằng vận mình không còn, trở thành ông sư trong chùa, ẩn mình nơi rừng núi qua ngày thì còn được. Nhưng đây, họ không trở thành nhà sư đã đành, mà còn nhao nhao tranh nhau quyền cao chức trọng và mừng rỡ với điều đó thì không hợp ý tôi chút nào. Không thể kỳ vọng gì ở các trung thần, nghĩa sĩ được. Lý luận về danh phận của quân thần, chủ phụ cũng là thứ bị phản bội. Tôi quyết định đứng một mình còn dễ chịu hơn là vào hàng ngũ của những kẻ bạc bẽo như vậy. Ngay từ đầu tôi đã giữ điều tâm niệm đó, về chính trị tất cả đều mặc cho người khác làm và giữ mình ở mức chỉ nỗ lực vì bản thân mình mà thôi. Bản thân tôi thực ra không có liên quan gì, chỉ là những sự quan tâm không cần thiết, nhưng tôi biết rất rõ tình hình, nên nhìn đường đi nước bước của các trung thần, nghĩa sĩ thì thấy thương hại. Nhìn họ thành những kẻ hết dũng khí, nhút nhát mà không thể không nghĩ cho được. Đó có lẽ là do tính dễ bất bình với sự đời và cũng chính là nguyên nhân tự nhiên làm cho tham vọng công danh của tôi nguội lạnh. Định làm mẫu về tinh thần độc lập Điều thứ tư, xin được tạm gác lại những lý luận lằng nhằng như Cần vương hay Tá Mạc. Khi nền tảng cơ bản của chính phủ duy tân được định hình, không chỉ võ sĩ trên khắp nước Nhật, mà cả con của Hyakushō (Bách-tính) [4] và em của Chōnin, đại thể tất cả những người biết chút chữ nghĩa, đều muốn trở thành viên chức chính phủ. Chẳng hạn không làm viên chức được thì họ vẫn có nhiệt ý được gần chính phủ và nhận tiền gì đó. Tình cảnh này không khác gì đàn ruồi bâu vào một vật đang bốc mùi. Nhân dân trên cả nước đều nghĩ, nếu không dựa vào chính phủ thì không lập được thân, mà không hề có ý nghĩ tự thân độc lập. Thỉnh thoảng có những học sinh tu nghiệp ở nước ngoài về và nhiều người rất nghiêm chỉnh đến chỗ tôi, lòng đầy nhiệt huyết bảo rằng, không bao giờ có ý nghĩ sẽ làm quan chức suốt đời cho chính phủ. Vì từ đầu, tôi đã không kỳ vọng gì điều đó, nên cũng chỉ nghe cho qua chuyện. Nhưng lâu lâu không thấy “tiên sinh giương tinh thần độc lập“ ấy đâu, hỏi ra mới biết đã chễm chệ thành một thư ký cho bộ nào đó. Theo kiểu kẻ nào gặp vận may thì thành quan to ở địa phương, nên tôi không ngăn gì chuyện đó. Sự tiến thoái của mỗi người là tự do, tự tại của họ, nhưng việc tất cả mọi người trên đất nước này đều hướng đến mục đích duy nhất là chính phủ và nghĩ chắc chắn rằng, không còn cách lập thân nào khác chính là hủ phong còn rớt lại của nền giáo dục Nho giáo. Như thế có nghĩa là, chí “túc tích thanh vân" [5] đã trở thành một thứ mê muội truyền từ tổ tiên. Bây giờ, để thức tỉnh khỏi sự mê muội này và nói về ý nghĩa căn bản của sự độc lập, văn minh thì dù trong thiên hạ chỉ có một mình tôi cũng muốn chỉ ra hình mẫu thực đó. Hơn nữa, có lẽ cũng có những người mà tự bản thân họ cũng đang theo phương châm đó. Sự độc lập của một quốc gia là bắt nguồn từ chính tinh thần độc lập của mỗi người dân. Cả nước đều giữ căn tính lệ thuộc vào cổ phong thì không thể giữ được nước. Tôi không chần chừ xem có làm được hay không mà quyết tâm chính mình sẽ thử làm mẫu. Tôi chuẩn bị tinh thần không để ý đến mọi sự xung quanh, chỉ tâm niệm một điều là tự thân độc lập, nên không có ý ỷ lại vào chính phủ hay nhờ vả các viên chức. Nếu nghèo, không tiêu tiền nữa. Nếu có tiền thì tự chi tiêu theo ý mình. Khi giao thiệp với người khác sẽ cố gắng chân thành ở mức có thể. Đến thế mà họ vẫn bảo không thích thì thôi đừng kết giao với tôi nữa cũng được. Nếu mời khách, tôi sẽ chuẩn bị và đón tiếp theo gia phong của gia đình mình. Nhưng họ không thích gia phong đó và không đến, cũng không sao. Tôi cố gắng hết sức làm tròn điều mình có thể, còn thế nào là việc của phía bên kia. Khen ngợi hay chê trách, vui mừng hay nổi giận, họ cứ tự mà làm. Tôi có được khen cũng không mừng nhiều, mà bị chê cũng không giận lắm. Nếu thấy không hợp, thì tránh xa không kết giao nữa. Tôi quyết định một nguyên tắc là không để ý đến cả con người và sự vật, xả thân để đi qua cuộc đời, nên dù thế nào cũng không thể làm quan chức cho chính phủ được. Cách sống đó mà làm gương cho thiên hạ liệu có phải là điều xấu không, tôi cũng không quan tâm. Nếu là tốt thì quý, mà xấu thì đó chỉ là chuyện của lúc ấy. Tôi không hề định gánh trách nhiệm từ đó trở về sau. Coi thường và không nhiệt tâm với chính trị Vì đặt các đề mục từ một đến bốn như đã sắp xếp ở trên để kể, thì có vẻ như việc tôi không ra làm cho chính phủ là do khởi đầu tôi đã định rõ một lý luận và bó hẹp mình trong đó, nhưng thực ra không phải tẻ nhạt đến như vậy và cũng không phải là cao siêu đến như vậy. Chỉ có điều bây giờ tôi viết ra để mọi người hiểu, nên phải sắp xếp câu chuyện theo tuần tự. Vì vậy, tôi mới nhớ lại những người đã bàn luận, những việc đã làm, những vật đã chạm đến từ thuở xưa đến nay và thử tập trung những điều quẩn quanh trong ký ức như khi đó đã có chuyện kia, khi này lại có chuyện này thì thành được câu chuyện như tôi đã viết. Tựu trung lại sự coi thường và không có nhiệt tâm với chính trị là nguyên nhân khiến tôi không thể lại gần chính giới. Chẳng hạn, trong tính cách và thể chất của con người, có người gọi là Geko (Hạ-hộ) và cũng có người gọi là Jōgo (Thượng-hộ) [6] . Geko thì không vào hàng rượu, còn Jōgo thì không lại gần hàng bánh nếp. Cũng như thế, nếu chính phủ là hàng rượu thì có lẽ tôi là Geko của chính phủ. Là người bắt bệnh chứ không chữa bệnh cho chính trị Mặc dù nói như vậy, nhưng không phải là tôi không biết gì về chính trị. Tôi có đàm luận bằng lời nói và cũng viết cả trên giấy. Tuy nhiên, tôi chỉ đàm luận và viết lách, chứ không bao giờ nghĩ mình sẽ đứng ra làm chuyện đó. Điều này cũng giống như tôi là bác sĩ khám, chỉ bắt bệnh mà không nghĩ đến việc chữa bệnh. Hơn nữa, sự thực là tôi cũng không có tay nghề để trị bệnh. Thế nhưng, dù không biết gì về cách trị bệnh, việc bắt bệnh đôi khi cũng có ích. Bởi vậy, người đời cũng xem những cuốn sách bắt bệnh cho chính trị của tôi. Qua đó mà đoán tôi là bác sĩ có thể trị bệnh hay cầu cho mình thêm nhiều bệnh nhân là hoàn toàn sai lầm. Làm cho nước Nhật trở nên giàu mạnh là bản nguyện của tôi Thử nghĩ lại, thấy trong cuộc tao động năm Minh Trị thứ 14, Fukuzawa đã bị cho là có liên quan đến chính trị. Mặc dù sau đó cũng bị nhiều người để mắt tới, nghi ngờ điều này điều nọ và tôi vẫn cam đoan mình nhớ là không có sự liên quan trực tiếp nào. Nhưng gián tiếp thì những nguyên nhân đó không phải không từ bản thân tôi mà ra. Việc thiết lập quốc hội, tiến hành cải cách theo hướng tiến bộ sẽ có lợi cho đất nước thì được, nhưng nếu trên thực tế điều đó không có lợi và dù kiếp này tôi có được tha tội, thì có lẽ sau khi chết đi sẽ gặp điều chẳng lành dưới phủ của Diêm Vương. Không chỉ một việc trên báo Hōchi shimbun, mà về chính trị thì mọi hành động, lời nói của tôi đều theo cách như thế, không có gì lợi hại đến bản thân tôi, nghĩa là tôi chỉ làm với suy nghĩ của một bác sĩ chuyên khám bệnh, chứ không có ý định chiếm một vị trí trong chính phủ, nắm chính quyền và trị thiên hạ. Tuy nhiên, dù thế nào tôi cũng muốn đưa toàn thể quốc dân vào cổng của tòa nhà khai hóa văn minh, biến nước Nhật trở thành một cường quốc có binh lực mạnh mẽ và kinh tế phồn vinh. Đó chính là bản nguyện lớn nhất của tôi và chỉ một mình âm thầm thực hiện. Nói là tôi giao thiệp với những người trong chính giới, nhưng gặp gỡ ai đối với tôi cũng không quan trọng gì. Tôi không hề nhờ vả ai việc riêng và cũng không bàn bạc. Giàu hay nghèo, sướng hay khổ, một mình suy nghĩ và sống bình thản, nên những quan chức của chính phủ, những người có ý nghĩ khác, khi nhìn hay nghe kể về nếp sống của tôi, sẽ cho là kỳ quặc. Âu đó cũng không phải là điều vô lý. Thế nhưng, sự thực thì đối với chính phủ tôi không có thù hận gì. Tôi cũng không nghĩ ai trong các vị quan chức là người xấu. Nếu vẫn còn ở trong chế độ đẳng cấp thời phong kiến, không biết còn u tối thế nào. Hôm nay được sống bình an những ngày dài của tuổi thọ chính là thứ được rất lớn trong luật pháp của chính phủ Minh Trị, mà tôi rất lấy làm mừng. Phạm Thu Giang dịch Chú thích [1]Ở đây là để chỉ Tướng quân Tokugawa Ieyasu. [2]Tên một tiểu quốc xưa ở miền Trung Nhật Bản, nay thuộc tỉnh Aichi. Mikawa chính là nơi xuất thân của Tướng quân Tokugawa Ieyasu, người lập nên Mạc phủ Edo, nên ở đây "Mikawa" là để chỉ Tướng quân Tokugawa Ieyasu cũng như dòng họ đó. [3]Một loại thực vật thuộc họ dương xỉ, thường mọc trên núi và có thể ăn được. [4]Vốn có nghĩa là chỉ trăm họ, tức nhiều người thuộc những họ tộc khác nhau, nhưng từ thời trung thế, từ này được dung để chỉ thường dân nói chung và sang thời Edo người ta vẫn sử dụng luôn với nghĩa này, đặc biệt là để chỉ nông dân. [5]"Túc tích thanh vân" là để nói đến ý chí muốn ra làm quan vinh hiển. Đây là một ý trong bài thơ Chiếu kính kiến bạch phát của Trương Cửu Linh rằng: "Túc tích thanh vân chí. Tha đà bạch phát niên. Thùy tri minh kính lý. Hình ảnh tự tương lân". Bài thơ đại ý: Chí túc tích thanh vân, hoài bão công danh đeo đẳng từ thuở xưa chưa thành mà tóc đã nhuốm màu bạc. Sau tấm gương soi, nơi không ai biết một mình nhìn hình ảnh của mình mà tiếc thay. [6]Geko là chỉ người không uống được rượu hoặc không thích rượu, còn Jōgo thì ngược lại, chỉ người có thể uống được nhiều rượu hoặc ham uống rượu.