🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phố Những Cửa Hiệu U Tối Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn PHỐ NHỮNG CỬA HIỆU U TỐI Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/ Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi https://thuviensach.vn Cét ouvrage, publié dans le cadre du programme de participation à la publication Nguyen Van Vinh, bénéficie du soutien du Centre Culturel et de Coopérasion de l’Ambassade en France en République Socialiste du Vietnam”. “Cuốn sách này xuất bản trong khuôn khổ chương trình hợp tác xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh, được sự giúp đỡ của Trung tâm văn hóa và Hợp tác Đại sứ quán Pháp tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. https://thuviensach.vn LỜI GIỚI THIỆU Sự xuất hiện của Patrick Modiano vào cuối thập kỷ 60 được coi như một hiện tượng của văn học Pháp đương đại. Ra đời năm 1945 ở Boulogne Billancourt, Paria, vào lúc kết thúc Thế Chiến II, Modiano thuộc một thế hệ chỉ biết về chiến tranh qua những vang vọng xa nhòa, song cách nào đó, dấu vết của những cơn “binh lửa can qua” trên qui mô hành tinh lại hằn sâu trong tâm thức ông như một ám ảnh thường trực. Năm 1968, Modiano trình làng cuốn tiểu thuyết đầu tay Quảng trường ngôi sao (La place de l’Etoile) và cũng một lúc giật hai giải thưởng văn học Roger Nimier và Fenméon. Sau cuốn Tuần tra đêm (La ronde de nuit - 1969) và một quãng lặng sáu năm, tác phẩm thứ ba của ông Những đại lộ ngoại vi (Les boulevards de ceinture - 1975) được Viện Hàn Lâm Pháp tặng giải thưởng lớn về tiểu thuyết. Và ba năm sau, giải Goncourt, giải văn học quan trọng nhất của Pháp, được trao cho ông về cuốn Phố những cửa hiệu u tối (Rue des boutiques obscures). Đều đặn, mỗi năm ông cho ra một tác phẩm, trong đó có thể kể: Biệt thự buồn (Villa briste), Biên niên ký gia đình (Livret de famille), Một thời thanh xuân (Une jeunesse), Những chàng trai tốt biết mấy (De si braves garcons), Khu phồ hẻo lánh https://thuviensach.vn (Quartier perdu), Phòng để quần áo thời thơ ấu (Vestiaire de l’enfance), Chuyến du hành tân hôn (Voyage de noces),… và mới đây, trong mùa sách 1992, Một gánh xiếc đi qua (Un cirque passe). Patrick Modiano một mình chiếm một vị trí riêng biệt trên văn đàn. Tuần báo Nouvelles Littéraires (Tin văn học) đánh giá ông “là người tuyệt vời nhất, kỳ diệu nhất và chắc chắn là có tài nhất trong số các nhà văn trẻ của nước Pháp” (số 2774 năm 1981). Giới phê bình Pháp coi ông trước hết như là người lật nhào các qui tắc của tiểu thuyết tiên phong mới. Điều làm cho Modiano trở thành một gương mặt độc đáo, duy nhất trong loại của mình, là nỗi băn khoăn day dứt về bản thể và hiện hữu của mình. Modiano coi bản thân mình cũng như cả thế hệ ông là những người không có thời gian. Suy nghĩ định vị cho mình trong Lịch sử, tìm hiểu quá khứ của mình trong quá khứ lịch sử và dưới ánh sáng ấy, hình dung rõ hơn những đường nét của tương lai, đó là quan niệm chủ yếu của ông thể hiện qua các tác phẩm. Sự sụp đổ của những ảo tưởng tháng 5/1968 lại càng khiến cho sự tự vấn rất “Hamlet” ấy thêm nhức nhối trong Modiano. Ông cho rằng một khi qua được cuộc sát hạch ngược trở về mê cung quá khứ thì sẽ có thể trả lời câu hỏi mình là gì hiện nay. Dường như ông muốn thử thách bản thân bằng cách tự đặt mình trong hoàn cảnh gay go của những năm chiến tranh, tự kiểm nghiệm xem mình có thể ứng xử như thế nào và làm gì trong những điều kiện ấy. Quan tâm đến độ quằn quại của Modiano đối với quá khứ, đặc biệt là thời kỳ chiếm đóng, là một phẩm chất cực kỳ hiện đại của văn học Pháp hiện nay. Một số lớn tác phẩm của ông được đặt trong khung cảnh của thời kỳ nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng (1940 - 1944) nghĩa là trước khi có ông. Ý đồ xác định vị trí của mình trong lịch sử, ở các tiểu thuyết của Modiano, vượt lên thành những vấn đề có tầm rộng lớn hơn: con người và thời gian. Con người có quan hệ như thế nào với sự vận- https://thuviensach.vn động-tàn-phá-tất-thảy của thời gian? Câu trả lời cho vấn đề có vẻ siêu hình ấy là cần phải xác định minh bạch vị trí của mình trong sự vận động ấy - không những anh là anh như hiện nay, mà còn còn thể như là những gì có trước anh nữa. “Con người bao giờ cũng tò mò muốn biết cội nguồn của mình”, Modiano thổ lộ. Việc đi tìm những “cội nguồn” ấy trở thành nét chủ đạo của các nhân vật trong mọi tác phẩm của ông. Ở Những đại lộ ngoại vi [1], đó là những tìm kiếm đau khổ của nhân vật chính dò theo dấu vết của cha mình - không chỉ nghĩa đen, mà còn (và thậm chí là chủ yếu) theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ: tìm sự gần gũi bên trong với con người ấy, đúng hơn, với quá khứ ấy. Suy nghĩ về con người như một hạt cát xoáy lộn trong dòng thác thời gian, cố gắng tập trung vào số phận con người, Modiano dường như nhằm chủ yếu vun đắp một ý thức về hiện hữu, hơn là dựng lên một bức tranh hình tượng cụ thể về thế giới. Điều đó cũng khá rõ ở Một gánh xiếc đi qua, cuốn tiểu thuyết mới nhất của ông vừa ra mắt vào mùa sách này ở Pháp. Một chàng trai không biết từ đâu tới, một cô gái không biết còn trong trắng hay đã mang nặng một quá khứ xáo động, một cuộc gặp gỡ khó tin và nàng kéo chàng vào một Paris kỳ ảo rồi biến mất. Gánh xiếc đã đi qua, nhưng dấu hằn để lại là mãi mãi. Phố những cửa hiệu u tối, giải thưởng Goncourt, một trong những tác phẩm chủ yếu của Modiano, là nỗi khắc khoải triền miên về nguy cơ đánh mất danh tính và bản cách. Điều gì đã thúc đẩy anh chàng Guy Roland, nhân viên của một hãng thám tử tư, lao theo dấu vết của một người không quen biết đã mất tích từ lâu? Đó là nhu cầu da diết tìm lại được mình sau bao đời của con người vốn xưa kia có thể là anh ta, kiên nhẫn lần mò về những nơi có thể đã từng chứng kiến https://thuviensach.vn cuộc tình của anh ta với một người đàn bà giờ đây đã biệt tăm, cố bấu vào những bóng mờ của những nhân chứng duy nhất từng tham dự vào thời thanh xuân của gã môi giới hàng mang hộ chiếu đáng ngờ dưới cái tên Patro Mc Evoy, mà, cuối cùng, anh ta tin rằng chính là mình. Như trong một vòng đu quay, những mẩu ký ức loang loáng, chập chờn, rời rạc không ngừng xoáy trộn với những câu hỏi đau đớn: “Tôi là ai?... Có đúng đó là đời tôi không? Hay là đời một người khác mà tôi đã lẻn vào?” Hình như đây không chỉ là một bi kịch cá nhân, mà còn là bi kịch của cả nhiều cộng đồng. Chúng ta đã chẳng chứng kiến những quá trình đau đớn tìm lại danh tích và bản cách bị thất lạc của nhiều dân tộc trong những năm hỗn mang của đoạn cuối thế kỷ này sao? Modiano có cái tài “phù phép” với thời gian, xóa nhòa được ranh giới giữa các lớp thời gian khác nhau, khiến cho những sự vật hiện ra như không thể tin được dưới một ánh sáng lung linh kỳ ảo. Với Phố những cửa hiệu u tối, ông đã khẳng định vị trí đặc biệt của mình trong văn học Pháp nửa sau thế kỷ 20. Tất cả các tiểu thuyết của ông đều được xếp vào danh sách các tác phẩm hay nhất hàng năm ở Pháp. Và có lẽ giá trị lớn nhất của Modiano là ở chỗ nỗ lực không mệt mỏi khôi phục một ý thức nhân bản - quan tâm tìm về và bám chắc không rời xa cội nguồn nếu muốn khỏi bị tha hóa. Dương Tường https://thuviensach.vn Tặng Rudy Tặng cha tôi https://thuviensach.vn I Tôi chẳng là cái gì cả. Chỉ là một cái bóng sáng, chiều hôm ấy, ở ngoại hiên một tiệm cà-phê. Tôi đợi cho tạnh mưa, một cơn mưa rào bắt đầu đổ xuống từ lúc Hutte chia tay với tôi. Mấy giờ trước đó, chúng tôi gặp lại nhau lần cuối tại trụ sở của “Hãng”. Hutte ngồi đằng sau một bàn giấy đồ sộ, như mọi khi, những vẫn mặc nguyên áo măng tô, tạo ra cái cảm giác thật sự là sắp có một cuộc ra đi. Tôi ngồi trước mặt ông, trong chiếc ghế bành da dành cho khách hàng. Ngọn đèn pha-lê trắng đục tỏa một ánh sáng gắt làm tôi chói mắt. - Vậy đó, Guy… Thế là hết. Hutte thở dài nói. Một tập hồ sơ nằm chỏng chơ trên bàn. Có lẽ là hồ sơ của một người đàn ông thấp bé, da nâu, mặt húp híp với cái nhìn nhớn nhác, đã thuê chúng thôi theo dõi vợ y. Chiều hôm ấy, cô ta sắp đến với một gã đàn ông khác, cũng da nâu, mặt húp híp, ở một khách sạn phố Vital, gần đại lộ Paul-Doumer. Hutte tư lự vuốt râu, một bộ râu muốn tiêu ngắn nhưng phủ kín cả hai má. Đôi mắt to trong sáng của ông nhìn đắm trong khoảng không. Bên cạnh bàn giấy là chiếc ghế mây tôi vẫn ngồi trong giờ làm việc. Đằng sau Hutte, những ngăn đựng sổ sách giấy tờ bằng gỗ sẫm màu che kín nửa bức tường, trên đó xếp đấy những cuốn Bottin[2] và niên giám đủ loại của năm mươi năm vừa qua. Hutte thường nói với tôi https://thuviensach.vn rằng đó là những công cụ làm việc không gì thay thế được mà ông không bao giờ rời xa. Rằng những cuốn Bottin ấy và những bộ niên giám ấy hợp thành tủ sách quí nhất, li kì nhất mà người ta có thể sở hữu, vì trên những trang của chúng, có liệt kê cơ man nào là người, sự vật, những thế giới đã mất đi mà duy chỉ có chúng làm chứng. - Rồi ông sẽ làm gì với tất cả đống những cuốn Bottin này? Tôi hỏi Hutte, tay khoát một vòng chỉ những ngăn sách. - Tôi để chúng lại đây, Guy ạ. Tôi vẫn giữ khế ước thuê căn hộ này. Ông đảo mắt nhanh nhìn quanh. Hai cánh cửa thông vào gian phòng nhỏ bên cạnh để mở và có thể thấy chiếc tràng kỉ bọc nhung đã sờn, cái lò sưởi và tấm gương phản chiếu những dãy niên giám và Bottin cùng bộ mặt của Hutte. Khách hàng của chúng tôi thường đợi ở gian này. Những tấm thảm Ba Tư phủ lên sàn gỗ. Trên tường, cạnh cửa sổ, treo một thánh tượng. - Cậu nghĩ gì vậy Guy? - Chẳng nghĩ gì cả. Vậy ông vẫn giữ khế ước thuê nhà? - Phải. Thỉnh thoảng, tôi sẽ trở lại Paris và trụ sở Hãng sẽ là nơi ghé chân của tôi. Ông chìa hộp thuốc lá mời tôi. Tối thấy cữ giữ trụ sở Hãng nguyên như cũ thì đỡ rầu lòng hơn. Vậy là chúng tôi đã làm việc với nhau hơn tám năm. Chính ông đã lập cái hãng thám tử tư này vào năm 1947 và cộng tác với nhiều người khác trước tôi. Nhiệm vụ chúng tôi là cung cấp cho khách hàng https://thuviensach.vn cái mà Hutte gọi là “tình báo thời lưu”. Mọi sự diễn ra - như ông sẵn sàng nhắc đi nhắc lại - trong nội bộ “giới xã giao”. - Ông tin rằng ông có thể sống được ở Nice? - Được chứ. - Ông sẽ không buồn chán? Ông thở mạnh khói thuốc lá. - Đến một ngày nào, người ta phải về hưu thôi, Guy ạ. Ông nặng nề đứng dậy. Hutte hẳn phải nặng trên một tạ và cao tới một mét chín mươi lăm. - Tôi đi chuyến tàu 22 giờ 55. Chúng ta còn thì giờ làm một li. Ông đi trước tôi trong hành lang dẫn ra tiền sảnh. Phòng này có hình bầu dục đến lạ, tường màu xanh đã lợt. Một chiếc cặp đen, đầy đến mức không đóng nắp được, đặt ở dưới đất. Hutte cầm lên, vừa xách vừa lấy tay đỡ bên dưới. - Ông không mang theo hành lý? - Tôi đã gửi đi trước cả rồi. Hutte mở cửa ra vào và tôi tắt đèn tiền sảnh. Trên sàn đầu cầu thang, Hutte ngần ngừ một lát trước khi đóng cửa và cái tiếng “cách” kim khí ấy nhói vào tim tôi. Nó đánh dấu chấm hết một giai đoạn dài của đời tôi. https://thuviensach.vn - Cái đó làm ta rầu lòng, phải không, Guy? Hutte nói với tôi và rút trong túi áo măng tô ra một chiếc mùi-soa lớn lau mồ hôi trán. Trên cánh cửa vẫn gắn tấm biển đá hoa cương đen hình chữ nhật có ghi những chữ dát vàng và óng ánh vảy nhỏ. C.M. HUTTE Điều tra chuyện riêng. - Tôi để nó lại, Hutte bảo tôi. Rồi xoay một vòng chìa khóa. Chúng tôi đi theo đại lộ Niel đến tận quảng trường Pereire. Đêm xuống và mặc dầu đã vào đông, không khí vẫn còn ấm. Quảng trường Pereire, chúng tôi ngồi ở ngoại hiên quán Hortensias. Hutte thích quán cà-phê này vì ghế ở đây có mặt bện mây “như ngày xưa”. - Còn cậu, Guy, rồi cậu sẽ ra sao? Ông hỏi tôi sau khi uống một ngụm. - Tôi ấy à? Tôi đang dò theo một manh mối. - Một manh mối? - Vâng. Một manh mối dẫn về quá khứ của tôi. Tôi nói câu đó bằng một giọng khoa trương khiến ông tủm tỉm cười. https://thuviensach.vn - Trước nay, tôi vẫn tin rằng một ngày kia cậu sẽ tìm lại được quá khứ của mình. Lần này ông nói nghiêm trang và điều đó làm tôi cảm động. - Nhưng cậu thấy không, Guy, tôi cứ băn khoăn chẳng biết việc ấy có bõ công sức bỏ ra hay không. Ông lại im lặng. Ông mơ tưởng đến cái gì? Đến quá khứ của bản thân? - Tôi đưa cậu một chìa khóa trụ sở Hãng để thỉnh thoảng cậu có thể ghé qua. Cho tôi vui lòng. Ông chìa cho tôi một chiếc chìa khóa và tôi bỏ vào túi quần. - Và nhớ gọi dây nói cho tôi ở Nice nhé. Cho tôi biết tình hình… về quá khứ của cậu. Ông đứng dậy và bắt tay tôi. - Ông có muốn tôi tiễn ông ra tàu không? - Ồ, không… không… Như thế thì buồn lắm… Ông bước một bước ra khỏi tiệm cà-phê, tránh không ngoảnh lại, và tôi bỗng cảm thấy một cảm giác trống rỗng. Con người này đã đóng vai trò rất quan trọng đối với tôi. Không có ông, không có sự giúp đỡ của ông, tôi không hiểu mình đã ra sao hồi mười năm trước đây, khi mà đùng một cái tôi bị bệnh mất trí nhớ, đâm ra mò mẫm trong sương mù. Trường hợp của tôi đã làm ông động lòng thương, và nhờ có https://thuviensach.vn nhiều mối quan hệ giao dịch, thậm chí ông đã xoay được cả hộ tịch cho tôi nữa. - Này, - bữa ấy ông vừa bảo tôi vừa mở một chiếc phong bì đựng một thẻ căn cước và một tấm hộ chiếu. - Bây giờ cậu tên là Guy Roland. Rồi người thám tử mà tôi đến nhờ đem tài khéo léo ra tìm kiếm giúp những nhân chứng hoặc dấu vết của quá khứ tôi, đã nói thêm: - Anh bạn “Guy Roland” thân mến của tôi, từ nay trở đi, đừng ngoảnh nhìn lại đằng sau nữa, mà hãy nghĩ đến hiện tại và tương lai. Tôi đề nghị cậu hãy làm việc với tôi. Sở dĩ ông có thiện cảm với tôi, đó là vì cả ông nữa - sau này tôi được biết vậy - cũng đã mất dấu tích lai lịch bản thân và cả một phần cuộc đời ông, đùng một cái, đã chìm lịm không sót lại lấy một đầu mối dây liên hệ nào khả dĩ có thể nối lại được với quá khứ. Bởi vì, thử hỏi có cái gì tương đồng giữa ông già mệt mỏi mà tôi thấy đang đi xa dần vào trong đêm, mình khoác chiếc măng tô đã sờn, tay xách chiếc cặp đen to tướng, với tay chơi quần vợt ngày xưa, vị nam tước vùng Balte tóc vàng, đẹp trai Vonstatin von Hutte? https://thuviensach.vn II - Alô? Ông Paul Sonachizé? - Đích thị. - Guy Roland ở đầu dây đây. Ông biết đấy, tôi… - Phải, tôi biết! Chúng ta có thể gặp nhau chứ? - Tùy ý ông. - Chẳng hạn… tối này, khoảng chín giờ, tại phố Anatole-Lò Rèn?... Ông thấy có được không? - Đồng ý. - Tôi đợi ông. Lát nữa nhé. Hắn buông máy đột ngột và mồ hôi chảy dọc hai thái dương tôi. Trước đó, tôi đã uống một ly cô-nhắc để lấy can đảm. Tại sao một điều vặt vãnh như quay một số điện thoại lại gây cho tôi bao cực nhọc và lo sợ đến thế? Ở tiệm “bar” phố Anatole-Lò Rèn, không có người khách nào và hắn đứng sau quầy, vận thường phục. - Ông gặp tôi đúng lúc, hắn nói. Tôi nghỉ tất cả các tối thứ tư. https://thuviensach.vn Hắn tiến đến, nắm lấy vai tôi. - Tôi đã nghĩ nhiều đến ông. - Cảm ơn. - Điều đó thật sự làm tôi bận tâm, ông biết đấy… Tôi những muốn bảo hắn khỏi lo lắng về tôi, nhưng không thốt lên lời. - Cuối cùng, tôi cho rằng chắc ông đã từng lui tới một người nào đó mà tôi thường hay gặp vào một thời kỳ nào đó. Nhưng ai nhỉ? Hắn lắc đầu. - Ông không thể gợi cho tôi chút đầu mối sao? - Không. - Tại sao? - Thưa ông, tôi mất hết trí nhớ. Hắn tưởng tôi nói đùa, và làm như đây là một trò chơi hoặc một cậu đố, hắn nói: - Được. Tôi sẽ tự xoay sở lấy một mình. Ông để cho tôi toàn quyền hành động chứ. - Nếu ông muốn. - Vậy thì tối nay, tôi sẽ đưa ông tới dùng bữa tại nhà một người bạn. https://thuviensach.vn Trước khi ra khỏi nhà, hắn đóng mạnh cầu dao điện và xoay mấy vòng chìa khóa khóa chặt cánh cửa gỗ đồ sộ. Xe hắn đậu ở hè đường đối diện. Xe màu đen và mới. Hắn lịch sự mở cửa xe cho tôi. - Người bạn này trông coi một cửa hàng ăn rất dễ thương ở địa giới giữa Ville-d’Avray và Saint-Cloud. - Và chúng ta đi đến tận đó? - Vâng. Từ phố Anatole-Lò Rèn, chúng tôi đâm ra đại lộ Đại Quân và tôi bỗng muốn rời khỏi xe. Đi đến tận Ville-d’Avray, đối với tôi, dường như là một thử thách không thể vượt nổi. Nhưng cần phải can đảm. Suốt dọc đường, cho tới lúc chúng tôi đến cửa ngõ Saint-Cloud, tôi đã phải đấu tranh với cơn sợ hãi thất đảm bóp thắt tim. Tôi chỉ mới quen biết sơ sơ tay Sonachitzé này. Liệu hắn có đưa tôi vào bẫy không nhỉ? Nhưng dần dà, trong khi nghe hắn nói, tôi thấy yên tâm. Hắn kể với tôi những chặng khác nhau trong cuộc đời nghề nghiệp của hắn. Thoạt đầu, hắn làm ở những hộp đêm Nga, rồi Kanger, một cửa hàng ăn nằm trong những khu vườn Champs-Élysées, rồi chuyển sang khách sạn Castille, phố Cambon, và qua nhiều cơ sở khác trước khi về trông coi cái “bar” này ở phố Anatole-Lò Rèn. Lần nào, hắn cũng gặp Jean Heurteur, người bạn mà chúng tôi đang tới nhà, thành thử họ cặp kè với nhau suốt trong khoảng hai mươi năm nay. Heurteur cũng có trí nhớ. Hai gã hợp lực lại nhất định sẽ giải được “câu đố hóc hiểm” do tôi đặt ra. https://thuviensach.vn Sonachitzé lái rất thận trọng và chúng tôi phải mất gần bốn mươi lăm phút mới tới nơi. Một thứ “băngolâu” [3], phần bên trái khuất sau một cây liễu. Mé tay phải, tôi thấy một đám bụi rậm. Phòng ăn của cửa hàng rộng rãi. Từ cuối phòng sáng rực, một người đàn ông tiến về phía chúng tôi. Gã chìa tay cho tôi bắt. - Rất hân hạnh được gặp ông. Tôi là Jean Heurteur. Rồi, với Sonachitzé: - Chào Paul. Gã kéo chúng tôi về phía cuối phòng. Một bàn bày ba suất ăn trưa kê sẵn, với một bó hoa ở chính giữa. Gã chỉ một trong những cửa sổ lớn sát mặt đất. - Tôi đang có khách ở “băngolâu” bên kia. Một đám cưới. - Ông chưa bao giờ đến đây phải không? Sonachitzé hỏi tôi. - Vâng. - Vậy thì, Jean, hãy đưa ông ấy đi xem quang cảnh quanh đây. Heurteur đi trước dẫn tôi ra một hàng hiên trông ra một con hồ. Bên trái, một cây cầu cong kiểu Tàu dẫn đến một “băngolâu” khác bên kia hồ. Các cửa sổ lớn sáng choang và tối thấy nhiều cặp đằng sau đó. Họ đang khiêu vũ. Từ phía đó, từng khúc nhạc đứt quãng vẳng tới chúng tôi. https://thuviensach.vn - Họ không đông lắm, gã nói với tôi, và tôi có cảm giác là đám cưới này sẽ kết thúc bằng một cuộc truy hoan. Gã nhún vai. - Ông phải đến vào dịp hè cơ. Mùa ấy, ăn tối ngoài hiên thật dễ chịu. Chúng tôi trở vào phòng ăn và Heurteur đóng cửa sổ lớn. - Tôi đã chuẩn bị một bữa tối giản dị không bày vẽ, mời các ông. Gã ra hiệu mời chúng tôi ngồi. Họ ngồi cạnh nhau, đối diện tôi. - Ông thích dùng loại rượu vang gì? Heurteur hỏi tôi. - Tùy ông. - Cháteau-petrus? - Ý kiến hay đấy, Jean ạ, Sonachitzé nói. Một thanh niên mặc vét trắng hầu bàn chúng tôi. Ánh sáng ngọn đèn gắn trên tường rọi thẳng vào tôi và làm tôi chói mắt. Hai người kia ở trong bóng tối, nhưng hẳn là họ xếp tôi ngồi đấy để dễ nhận dạng tôi hơn. - Thế nào, Jean? Heurteur đã bắt đầu ăn món thịt băm nhồi gà của mình và thỉnh thoảng lại phóng về phía chúng tôi một tia nhìn sắc nhọn. Da gã cũng nâu nâu như Sonachitzé và cũng nhuộm tóc như hắn. Một lớp da sần sùi, đôi má nhẽo và cặp môi mỏng của kẻ sành ăn. https://thuviensach.vn - Phải, phải… gã lầm rầm. Tôi chớp chớp mắt vì chói sáng. Gã rót rượu vang cho chúng tôi. - Phải… phải… tôi tin rằng tôi đã gặp tôn ông đây… - Quả là một bài toán nát óc, Sonachitzé nói. Tôn ông đây lại không chịu vẽ đường chỉ lối cho chúng ta. Hắn bỗng như lóe ra một ý: - Nhưng có lẽ ông không muốn chúng ta nói đến chuyện đó nữa? Ông ưng giữ kín “danh tính”? - Không hẳn thế, tôi mỉm cười. Gã bồi dọn ra món tuyền ức bê. - Nghề nghiệp của ông là gì? Heurteur hỏi. - Tôi đã làm việc tám năm trong một hãng thám tử tư, hãng của G.M. Hutte. Họ trố mắt nhìn tôi, sửng sốt. - Nhưng điều đó không liên quan gì đến quãng đời trước của tôi. Cho nên các ông khỏi phải chú ý đến chuyện ấy. - Thật kỳ lạ, Heurteur tuyên bố, mắt đăm đăm nhìn tôi, người ta khó mà đoán trúng tuổi ông. - Chắc là vì bộ ria của tôi. https://thuviensach.vn - Nếu không có bộ ria ấy, có lẽ chúng tôi đã nhận ra ông ngay tức thì, Sonachitzé nói. Và hắn giơ cánh tay ra, đặt úp bàn tay ngay bên dưới mũi tôi để che bộ ria và chớp chớp mắt như một họa sĩ vẽ chân dung trước người mẫu của mình. - Càng nhìn tôn ông, tôi càng có cảm giác là tôn ông đã từng ở trong một nhóm những khách lãng du ban đêm… Heurteur nói. - Hồi nào? Sonachitzé hỏi. - À… lâu rồi… Có dễ đến một thiên thu chúng mình đã thôi không làm việc ở những hộp đêm nữa, Paul… - Cậu cho rằng đó là vào thời thời kỳ ở Tanagra? Heurteur dán vào một cái nhìn càng lúc càng da diết. - Xin lỗi, gã bảo tôi, ông có thể đứng dậy một giây được không? Tôi làm theo. Gã ngắm tôi từ đầu đến chân rồi lại từ chân lên đầu. - Phải, nhìn ông tôi nhớ đến một khách hàng. Tầm vóc ông… Khoan đã… Gã giơ tay và sững người như muốn níu giữ một cái gì có nguy cơ tan biến mất lúc nào. - Khoan… khoan… Đúng rồi, Paul… Y nở một nụ cười đắc thắng. - Ông có thể ngồi xuống… https://thuviensach.vn Y mừng rỡ. Y chắc mẩm điều mình sắp nói ra sẽ gây tác động. Y rót rượu vang cho tôi và Sonachitzé một cách trịnh trọng. - Này nhé… Ông luôn luôn cặp kè với một gã cao bằng ông… Có lẽ còn cao hơn nữa cơ… Cậu không nhớ ra sao Paul? - Nhưng cậu nói về thời kỳ nào mới được chứ? Sonachitzé hỏi. - Tất nhiên về thời ki ở Tanagra… - Một gã cao bằng ông đây? Sonachitzé lẩm bẩm một mình. Ở Tanagra? - Cậu không thấy ư? Heurteur nhún vai. Bây giờ đến lượt Sonachitzé nở một nụ cười đắc thắng. Hắn gật đầu. - Mình thấy… - Ai vậy nào? - Stioppa. - Phải, Stioppa. Sonachitzé quay về phía tôi. - Ông biết Stioppa chứ? https://thuviensach.vn - Có thể, tôi thận trọng đáp. Có chứ lị… Heurteur nói. Ông thường hay đi vùng Stioppa. Tôi dám chắc thế… - Stioppa. Căn cứ vào cách Sonachitzé phát âm chữ đó, chắc chắn đó là một cái tên Nga. - Chính anh ta bao giờ cũng đề nghị dàn nhạc chơi bài Alaverdi… Heurteur nói. Một ca khúc vùng Caucase. - Ông nhớ chứ? Sonachitzé vừa nói vừa bóp cổ tay tôi rất mạnh: Alaverdi… Hắn huýt sáo giai điệu đó, mắt long lanh. Đột nhiên tôi cũng xúc động. Hình như tôi có biết giai điệu này. Giữa lúc ấy, gã bồi phòng phục vụ bữa ăn lại gần Heurteur và chỉ cho y một cái gì ở cuối phòng. Một người đàn bà đơn độc ở một bàn trong vùng tranh sáng tối. Nàng mặc áo dài xanh nhạt và tì cằm lên lòng bàn tay. Nàng đang mơ mộng điều chi? - Cô dâu. - Cô ta đang làm gì ở đó? Heurteur hỏi? - Tôi không biết, gã bồi đáp. - Anh đã hỏi cô ta muốn gì chưa? https://thuviensach.vn - Không. Không. Cô ta không muốn gì cả. - Còn những người khác? - Họ đã gọi thêm một chục chai Krug. Heurteur nhún vai. - Cái đó không liên quan gì đến tôi. Còn Sonachitzé, vốn chẳng chú ý gì đến “cô dâu” cũng như những điều bạn hắn nói, thì cứ nhắc đi nhắc lại với tôi: - Ấy vậy… Stioppa… Ông còn nhớ Stioppa chứ? Hắn bị kích động đến nỗi cuối cùng tối phải trả lời với một nụ cười mà tôi muốn cho có vẻ bí ẩn. - Vâng, vâng. Có hơi hơi nhớ... Hắn quay lại Heurteur và nói với gã này, giọng long trọng: - Ông ấy có nhớ Stioppa. - Chính mình cũng vẫn nghĩ thế. Gã bồi mặc vét trắng vẫn đứng im sững trước mặt Heurteur, vẻ bối rối. - Thưa ông, tôi cho rằng họ sắp sửa dùng các phòng… Phải làm gì ạ? https://thuviensach.vn - Tôi đã ngờ ngợ cuộc hôn lễ này sẽ kết thúc tệ hại… Này, anh bạn, cứ thôi kệ. Điều đó không liên quan gì đến chúng ta… Đằng kia, cô dâu vẫn ngồi nguyên không nhúc nhích ở bàn mình và hai tay đã khoanh lại. - Tôi không hiểu tại sao cô ta cứ ngồi đó một mình. Heurteur nói. Rút cuộc, cái đó không liên quan gì đến chúng ta. Và y gạt trái bàn tay như để xua một con ruồi. - Ta hãy quay trở lại vấn đề của ta, y nói. Vậy ông thừa nhận là có quen Stioppa? - Vâng, tôi thở dài. - Do đó, các ông đã từng thuộc về cùng một băng… Một băng cực kỳ vui vẻ, phải không Paul? - Ồ…! Họ đã biến mất tăm tất cả, Sonachitzé nói, giọng sầu thảm. Trừ ông… Tôi rất sung sướng đã có thể… “định vị” được ông… Ông đã từng thuộc về băng của Stioppa… Tôi chúc mừng ông. Đó là một thời kỳ đẹp đẽ hơn thời kỳ này của chúng ta và nhất là mọi người dạo ấy tốt hơn bây giờ… - Và nhất là, chúng ta hồi ấy còn trẻ, Heurteur cười nói. - Đó là vào năm nào? tôi hỏi, tim đập thình thình. - Chúng tôi đã đoạn tuyệt với những niên đại, Sonachitzé nói. Dù sao mặc lòng, đó cũng thuộc thời hồng thủy. https://thuviensach.vn Đột nhiên hắn rũ xuống: - Đôi khi có những sự trùng hợp, Heurteur nói. Và y đứng dậy, đi về phía quầy rượu nhỏ trong góc phòng và trở về chỗ chúng tôi mang theo một tờ báo, lần giở các trang. Sau cùng, y đưa ra tờ báo cho tôi, chỉ cho tôi đoạn thông báo dưới đây: “Chúng tôi xin báo tin bà Marie de Résen đã qua đời ngày 25 tháng 10, thọ 82 tuổi. “Theo yêu cầu của con gái, con trai, các cháu nội ngoại của bà, các cháu gọi là bằng bác, cô, dì cùng con cái của họ. “Và của các bạn bà là Georges Saches và Stioppa de Diagoriew. Lễ tang theo nghi thức tôn giáo sẽ cử hành hồi 16 giờ ngày 4 tháng 11 tại nhà thờ của nghĩa trang Genevière-des-Bois. “Lễ cầu hồn ngày thứ chinh sẽ cử hành vào ngày 5 tháng 11 tại nhà thờ chính giáo Nga, số 19 phố Claude-Lorrain, Paris XVI. “Thông báo này thay cho cáo phó”. - Vậy là Stioppa hãy còn sống? Sonachitzé hỏi. Ông vẫn còn gặp ông ta chứ? - Không, tôi nói. - Ông làm thế là đúng. Phải sống thời hiện tại. Jean, rót cho tụi mình một chầu chứ? - Có ngay. https://thuviensach.vn Từ lúc đó trở đi, họ hoàn toàn thôi không quan tâm đến Stioppa và quá khứ của tôi. Nhưng điều đó chẳng quan trọng gì hết, bởi vì cuối cùng, tôi đã nắm được đầu mối. - Ông có thể để cho tôi tờ báo này chứ? Tôi hỏi, giả bộ dửng dưng. - Tất nhiên, Heurteur nói. Chúng tôi chạm cốc. Như vậy, từ cái gì đó xưa kia đã từng là tôi, nay chỉ còn sót lại một cái bóng trong trí nhớ hai chủ tiệm “bar”, mà lại bị bóng của một gã Stioppa de Diagoriew nào đấy che khuất mất một nửa nữa. Và về cái gã Stioppa này, họ cũng chẳng được tin tức gì, “kẻ từ thời hồng thủy”, như Sonachitzé nói. - Vậy ra ông là thám tử tư? Heurteur hỏi tôi. - Bây giờ thì thôi rồi. Ông chủ tôi vừa về hưu. Tôi nhún vai, không đáp. - Dù sao đi nữa, tôi cũng sẽ rất sung sướng nếu được gặp lại ông. Lúc nào muốn, xin ông cứ trở lại đây. Y đứng dậy và chìa tay cho chúng tôi. - Xin lỗi… Tôi đưa các ông ra cửa, nhưng tôi còn phải làm sổ sách kế toán… Và còn bọn kia nữa, với cuộc truy hoan của họ… Y thoát tay về phía hồ. - Tạm biệt Jean. https://thuviensach.vn - Tạm biệt Paul. Heurteur tư lự nhìn tôi. Giọng rất chậm rãi: - Bây giờ ông đứng dậy khiến tôi nhớ ra một điều khác… - Cậu nhớ ra cái gì? Sonachitzé hỏi. - Một khách hàng đêm nào cũng về rất muộn, hồi chúng mình còn làm ở khách sạn Castille… Đến lượt Sonachitzé ngắm tôi từ đầu đến chân. - Rút lại, hắn nói với tôi, có thể ông là một khách trọ cũ của khách sạn Castille. Tôi mỉm cười, bối rối. Sonachitzé khoác tay tôi và chúng tôi đi ngang qua phòng ăn còn tối hơn lúc chúng tôi đến. Cô dâu mặc áo dài màu lơ nhạt không còn ngồi ở bàn nữa. Ra đến ngoài, chúng tôi nghe thấy những thoáng nhạc và những thoáng cười từ phía bên kia hồ vẳng tới. Tôi hỏi Sonachitzé: - Thưa ông, ông có thể nhắc lại cái bài hát ấy như thế nào, cái bài mà bao giờ ông… gì… gì… đó bao giờ cũng yêu cầu ấy? - Stioppa. - Vâng. Hắn bắt đầu huýt sáo những phách đầu. Rồi dừng lại. - Ông cần gặp Stioppa? https://thuviensach.vn - Có thể. Hắn riết cánh tay tôi rất mạnh. - Ông hãy nói với hắn rằng Sonachitzé vẫn thường nghĩ đến hắn luôn. Hắn lại nhìn tôi hồi lâu: - Nói cho cùng, có lẽ Jean có lí. Ông đã từng là khách trọ của khách sạn Castille… Ông hãy cố nhớ… khách sạn Castille, phố Cambon.. Tôi ngoảnh đi và mở cửa xe. Một người nào đó ngồi thu lu trên ghế đằng trước, tì tráng vào tấm kính. Tôi cúi xuống và nhận ra đó là cô dâu. Nàng đang ngủ, chiếc áo dài màu lơ nhạt tốc lên đến ngang đùi. - Phải đưa cô ta ra khỏi đây thôi, Sonachitzé nói với tôi. - Tôi khẽ lay nàng những nàng vẫn ngủ tiếp. Tôi bèn ôm ngang thân nàng và lôi được nàng ra khỏi xe. - Dù sao cũng không thể đặt cô ta xuống đất được, tôi nói. - Tôi bế nàng lên tận lữ quán. Đầu nàng gật trên vai tôi và mớ tóc vàng rơm của nàng mơn man cổ tôi. Nàng phả ra mùi nước hoa hăng hắc làm tôi nhớ đến một cái gì. Nhưng là cái gì nhỉ? https://thuviensach.vn III Sáu giờ kém mười lăm. Tôi đề nghị người lát xe tắc-xi đợi tôi trong phố nhỏ Charles-Widor và tôi đi bộ theo đường này đến tận phố Claude-Lorrain, nơi có nhà thờ Nga. Một tòa lầu hai tầng, cửa số có rèm bằng the. Mé bên phải, một lối đi rất rộng. Tôi đứng rình ở hè đường đối diện. Thoạt đầu, tôi thấy hai phụ nữ dừng lại trước cửa trông ra phố. Một người tóc nâu, ngắn và choàng khăn san len màu đen; người kia, tóc vàng rơm, đánh phấn tô son rất đậm, đội một chiếc mũ màu xám giống hình mũ của lính ngự lâm. Tôi nghe thấy họ nói tiếng Pháp. Từ một chiếc tắc-xi, chui ra một ông già to béo, đầu hói trụi, với những túi hùm hụp dưới cặp mắt xếch kiểu Mông Cổ. Ông ta rẽ vào lối đi cạnh nhà. Mé tay trái, từ phố Boileau, một nhóm năm người tiến về phía tôi. Đi đầu, hai phụ nữ đứng tuổi xốc nách một ông già, một lão trượng tóc trắng phơ và mảnh khảnh đến nỗi người ta có cảm giác như người cụ bằng vữa khô. Theo sau là hai người đàn ông giống như nhau, chắc là hai cha con, mỗi người mặc một bộ đồ xám có sọc may rất nhã, người cha có dáng công tử bột, người con tóc vàng rơm lượn sóng. Cùng lúc ấy, một chiếc xe hãm lại ngang tầm nhóm người và từ đó bước xuống một ông già khác cứng cỏi và nhanh nhẹn, choàng một https://thuviensach.vn chiếc áo choàng len không tay, tóc ngả bạc bắt ngắn kiểu bàn chải. Ông có dáng đi quân sự. Phải chăng đó là Stioppa? Tất cả bọn họ vào nhà thờ bằng một cửa nách ở cuối lối đi. Tôi những muốn theo họ, song sự hiện diện của tôi giữa họ ắt sẽ khiến họ chú ý. Tôi cảm thấy một nỗi lo âu mỗi lúc một lớn khi nghĩ rằng mình có nguy cơ không nhận diện được Stioppa. Một chiếc xe hơi vừa đậu ở cách xa hơn một chút, mé bên phải. Hai người đàn ông ra khỏi xe, rồi một phụ nữ. Một trong hai người nam rất cao, mặc một chiếc pa-đờ-xuy màu xanh nước biển. Tôi đi sang đường và đợi họ. Họ lại gần, lại gần. Tôi thấy hình như người đàn ông cao lớn nhìn dõi vào mặt tôi trước khi rẽ vào lối đi cùng với hai người kia. Đằng sau những cửa sổ kính màu nhìn ra lối đi, những cây bạch lạp đang cháy. Người kia cúi xuống để qua cửa quá thấp đối với y và tôi chắc chắn đó là Stioppa. Chiếc tắc-xi vẫn nổ máy, những không có ai ở chỗ tay lái. Một cửa sổ mở hé, lối như người tài xế sắp trở lại bất cứ lúc nào. Anh ta ở đâu nhỉ? Tôi nhìn quanh và tôi quyết định đi quanh khối nhà tìm anh ta. Tôi tìm thấy gã trong một quán cà-phê ngay gần đấy, Phố Chardon lagache. Gã ngồi ở một bàn, trước một vại bia. - Ông còn lâu không? gã hỏi tôi. - À… độ hai mươi phút. Một gã tóc vàng rơm, da trắng, hai má to đẫy và mắt xanh, lồi. Tôi chắc mình chưa bao giờ thấy một người đàn ông nào có những dái tai https://thuviensach.vn nung núc thịt như thế. - Tôi cứ để công-tơ chạy, không sao chứ? - Không sao cả. Gã mỉm cười nhã nhặn. - Anh không sợ người ta đánh cắp mất chiếc tắc-xi của mình à? Gã nhún vai: - Ông biết đấy… Gã gọi một ổ xăng-đuých và vừa ăn thật lực, vừa nhìn tôi bằng con mắt rầu rầu. - Đúng ra, ông chờ cái gì? - Một người sẽ ra khỏi nhà thờ Nga cách đây một quãng. - Ông là người Nga? - Không. - Thật ngớ ngẩn… Đáng lẽ ông phải hỏi y ra vào giờ nào… Như vậy sẽ đỡ tốn cho ông hơn… - Kệ. Gã gọi một vại bia nữa. - Ông có thể mua giúp tôi tờ báo không? Gã bảo tôi. https://thuviensach.vn Gã phác một cử chỉ như để tìm tiền lẻ trong túi, nhưng tôi ngăn lại. - Thôi để tôi… - Cảm ơn ông. Ông mang về cho tôi tờ Con Nhím nhé. Một lần nữa, xin cảm ơn, hỉ… Tôi quanh quẩn mãi mới tìm ra được một người bán báo ở đại lộ Versailes. Con Nhím là một tờ báo in giấy màu xanh kem. Gã vừa đọc vừa cau mày, mỗi lần giở qua trang lại lấy lưỡi thấm nước bọt vào ngón tay trỏ. Còn tôi thì nhìn gã to con tóc vàng rơm, mắt xanh, da trắng mịn ấy đọc tờ báo màu lục. Tôi không dám ngắt quãng trong khi hắn đọc. Cuối cùng, gã xem chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ xíu. - Phải về thôi. Phố Charles-Marie-Widor, gã ngồi vào tay lái chiếc tắc-xi của mình và tôi đề nghị gã chờ tôi. Một lần nữa tôi lại chiếm lĩnh vị trí trước cửa nhà thờ Nga, nhưng trên vỉa hè đối diện. Chẳng có ai. Có lẽ họ về cả rồi chăng? Nếu vậy thì tôi cũng chẳng còn cơ may nào tìm lại được dấu tích Stioppa de Diagoriew, vì cái tên đó không có trong cuốn Bottin của Paris. Những cây bạch lạp vẫn cháy đằng sau những cửa sổ kính màu bên mé lối đi. Trước đây, tôi có quen cái bà cụ rất cao niên mà họ vừa làm lễ cầu hồn cho, không nhỉ? Nếu tôi thường đi lại với Stioppa thì có lẽ y đã giới thiệu bạn bè y và hẳn là cả cái bà Marie de Resen này với tôi. Vào thời kỳ ấy, bà ta ắt đã lớn tuổi hơn chúng tôi nhiều. https://thuviensach.vn Cái cửa họ đã đi qua để vào miếu đường làm lễ, cái cửa mà tôi không ngừng giám sát, đột ngột mở ra và người đàn bà tóc vàng đội mũ lính ngự lâm hiện ra trong khung cửa. Theo sau là nàng tóc nâu quàng khăn san đen. Rồi đến hai cha con vận com-lê xám có sọc, đỡ ông già bằng vữa khô đang nói chuyện với ông béo đầu hói, diện mạo Mông Cổ. Và ông này thì cúi xuống, gần như dán tai vào miệng người nói chuyện với mình: giọng ông già bằng vữa khô chắc chỉ còn thều thào như một hơi thở. Những người khác theo sau. Tôi rình ngóng Stioppa, tim đập rộn. Cuối cùng, y ra trong số những người sau chót. Tầm vóc cao lênh khênh và chiếc măng-tô màu xanh nước biển của y giúp tôi khỏi mất hút y vì đám này rất đông, ít nhất cũng trên dưới bốn chục. Phần đông đã lớn tuổi, chúng tôi nhận thấy mấy thiếu phụ và cả hai đứa trẻ con. Tất cả nán lại trong lối đi và trò chuyện với nhau. Thật cứ như một cái sân chơi của một tỉnh lẻ. Người ta đặt ông già có nước da màu vữa ngồi trên một băng ghế, và bọn họ lần lượt đến chào cụ. Ông lão là ai nhỉ? “Georges Saches”, người được nhắc đến trong lời cáo phó trên báo? Hay một học sinh trường Kiếm Đồng? Có lẽ ông và bà Marie de Resen này đã từng sống một cuộc huê tình ngắn ngủi ở Pétersbourg hay trên bờ Biển Đen trước khi mọi sự sụp đổ? Ông béo hói đầu, mắt Mông Cổ cũng rất được chăm sóc. Hai cha con mặc đồ xám có sọc đi từ tốp này sang tốp khác như một cặp khiêu vũ giúp vui ở tửu điếm đi từ bàn này đến bàn khác. Họ có vẻ tự mãn và người cha thỉnh thoảng cười ngặt đầu ra đằng sau, điều mà tôi thấy thật chướng. Còn Stioppa thì nghiêm trang nói chuyện với người đàn bà đội mũ lính ngự lâm. Y nắm tay và khoác vai bà với một cử chỉ kính mến. https://thuviensach.vn Dạo xưa hẳn y là một người rất đẹp trai. Tôi đoán y độ bảy mươi tuổi. Mặt y hơi bệu, trán hói nhưng mũi còn khá mạnh mẽ và dáng đầu có vẻ rất quí phái. Chí ít, đó cũng là cảm giác của tôi, từ xa. Thời gian trôi. Gần nửa giờ đã qua mà họ vẫn trò chuyện. Tôi sợ, rút cục, một người nào trong bọn họ sẽ để ý thấy tôi đứng đó, trên vỉa hè. Và còn gã lái tắc-xi thì sao? Tôi sải bước quay về phố Charles Marie-Widor. Máy nổ vẫn chạy và gã ngồi ở tay lái, cắm cúi đọc tờ báo màu xanh kem của mình. - Thế nào? Gã hỏi tôi. - Tôi không biết, tôi đáp. Có lẽ còn phải đợi một giờ nữa. - Ông bạn ông chưa ra khỏi nhà thờ? - Ra rồi, nhưng còn đang nói chuyện với những người khác. - Và ông không thể bảo ông ta lại với ông. - Không. Đôi mắt xanh to của gã dán vào tôi với một vẻ lo lắng. - Đừng lo, tôi bảo gã. - Lo cho ông thôi… tôi bắt buộc phải để công-tơ chạy. Tôi trở lại vị trí trước nhà thờ Nga. Stioppa đã tiến mấy mét. Thực vậy, y không còn ở cuối lối đi, mà là ở trên vỉa hè, giữ một tốp người gồm đàn bà đội mũ lính ngự lâm, https://thuviensach.vn người đàn bà tóc nâu choàng khăn san đen, ông hói mắt xếch kiểu Mông Cổ và hai người đàn ông khác. Lần này, tôi đi sang đường và đứng ngay gần họ, quay lưng lại. Những giọng Nga vuốt ve bao bọc lấy tôi và cái âm sắc trầm hơn các giọng khác có phải là tiếng Stioppa không nhỉ? Tôi quay lại. Y ôm ghì người đàn bà tóc vàng đội mũ lính ngự lâm hồi lâu, gần như lắc bà ta và những nét trên mặt y rúm lại thành một cái cười đau đớn. Rồi y ghì ông to béo hói đầu mắt xếch cũng theo cách ấy và lần lượt cả những người khác. Đến lúc chia tay, tôi nghĩ thầm. Tôi chạy về tới chiếc tắc-xi, gieo mình lên trên ghế xe. - Nhanh lên… thẳng tắp… trước nhà thờ Nga… Stioppa vẫn nói với những người kia. - Tôi làm gì bây giờ? - Anh có trông thấy cái tay cao kều mặc đồ màu xanh nước biển kia không? - Có. - Phải bám theo y, nếu y đi xe hơi. Gã tài xế quay lại nhìn thẳng vào mặt tôi, cặp mắt xanh trố ra. - Thưa ông, tôi hy vọng rằng việc này không nguy hiểm chứ? - Đừng có lo, tôi bảo gã. https://thuviensach.vn Stioppa tách ra khỏi nhóm người, đi vài bước rồi vẫy tay mà không ngoảnh lại. Những người kia đứng sững nhìn y đi xa dần. Người đàn bà đội mũ lính ngự lâm màu xám đứng hơi nhích lên phía trước cả nhóm, khom khom, giống như một hình chạm trước mũi tàu, chiếc lông lớn trên mũ đung đưa nhè nhẹ trước gió mơn man. Y phải mất một lúc mới mở được cửa xe. Tôi chắc y nhầm chìa khóa. Khi y ngồi vào tay lái, tôi cúi về phía gã tài xế tắc-xi. - Anh đi theo chiếc xe gã vận đồ màu xanh nước biển vừa vào. Và tôi cầu sao mình đừng lao theo một dấu vết sai trật vì chẳng có gì chứng tỏ người này đúng là Stioppa de Digoriew. https://thuviensach.vn IV Bám theo y chẳng có gì là khó: y lái thong thả. Đến cửa Maillot, y vượt đèn đỏ và gã tài xế tắc-xi không dám bắt chước y. Nhưng chúng tôi bắt kịp y ở phố Maurice-Barrès. Hai cửa xe chúng tôi đứng sát nhau trước một hàng đinh ngang đường. Y lơ đãng đưa mắt nhìn tôi như những tay lái xe hơi vẫn làm thế khi kề sườn nhau trong một quãng tắc nghẽn giao thông. Y đậu xe ở đại lộ Richard-Wallace trước những khu nhà vô tính cách được xây dựng trong khoảng giữa hai cuộc thế chiến, mỗi bên được vạch thành một mặt tiền duy nhất kéo dài suốt từ đầu nọ đến đầu kia đại lộ Julien-Potin. Y rẽ tay phải, phố Esnest-Deloison, và vào một hiệu thực phẩm. Đã đến lúc phải tiếp cận y. Điều đó cực kỳ khó khăn đối với tôi vì tôi vốn nhút nhát và tôi sợ y cho tôi là một thằng điên: chắc vì tôi sẽ ấp úng, tôi sẽ nói những chuyện đầu Ngô mình Sở? Trừ phi y nhận ra tôi ngay lập tức, trường hợp ấy, tôi sẽ để cho y nói. Y ra khỏi hiệu thực phẩm, tay cầm một cái túi bằng giấy. - Ông Stioppa de Digoriew phải ạ? Y có vẻ ngạc nhiên thực sự. Đầu chúng tôi cao ngang nhau, điều đó càng khiến tôi thêm rụt rè. - Chính thế. Nhưng ông là ai? https://thuviensach.vn Không, Y không nhận ra tôi. Ý nói tiếng Pháp không chút trọ trẹ. Phải can đảm lên. - Tôi… tôi muốn gặp ông từ… lâu rồi. - Tại sao, thưa ông. - Tôi viết… tôi đang viết một cuốn sách về cuộc Di Trú [4]… Tôi… - Ông là người Nga? Đây là lần thứ hai người ta hỏi tôi câu đó. Gã lái tắc-xi cũng đã hỏi tôi vậy. Vậy cho cùng, có lẽ tôi là người Nga cũng nên. - Không. - Và ông quan tâm đến cuộc Di Trú? - Tôi… tôi… tôi đang viết một cuốn sách về cuộc Di Trú. Ấy là… Ấy bởi… có một người khuyên tôi nên tìm gặp ông… Paul Sonachitzé… - Sonachitzé? Y phát âm cái tên đó theo cách Nga. Nghe rất êm: tiếng gió xào xạc trong những vòm lá. - Một cái tên Gruzia… Tôi không quen… Y nhíu mày. - Sonachitzé… không… https://thuviensach.vn - Tôi không muốn quấy rầy ông, thưa ông. Chỉ xin hỏi ông vài câu thôi. - Nhưng tôi rất vui lòng mà… Y mỉm cười, một nụ cười rầu rầu. - Một đề tài bị thảm, cuộc Di Trú ấy… Nhưng làm sao ông lại gọi tôi là Stioppa?... - Tôi… tôi… - Phần lớn những người gọi tôi là Stioppa[5] đều đã chết. Những người khác hẳn đếm trên đầu ngón tay. - Đó là ông Sonachitzé… - Tôi không quen. - Tôi có thể… hỏi ông… một vài câu… được không ạ? - Được. Ông vui lòng vào nhà tôi? Chúng ta sẽ nói chuyện. Đại lộ Julien-Potin, sau khi qua cổng lớn, chúng tôi đi ngang một công viên, xung quanh là những khối nhà. Chúng tôi lên một thang máy bằng gỗ có cửa hai cánh với hàng rào sắt. Và vì tầm vóc chúng tôi quá khổ, thang máy lại hẹp, nên chúng tôi phải nghiêng nghiêng đầu, quay mặt vào vách để khỏi đụng trán nhau. Y có một căn hộ hai phòng ở tầng năm. Y tiếp tôi trong phòng ngủ và nằm dài lên giường. https://thuviensach.vn - Ông thứ lỗi, y bảo tôi. Nhưng trần thấp quá. Đứng thì ngộp thở. Thực vậy, giữa cái trần nhà này và đỉnh đầu tôi, chỉ có vài xăngtimét và tôi buộc phải cúi xuống. Vả lại, muốn qua khung cửa thông hai phòng, cả y lẫn tôi đều thừa một cái đầu và tôi hình dung là y thường rập trán vào đó luôn. - Cả ông nữa, ông hãy nằm xuống… nếu ông muốn… Y chỉ cho tôi một cái đivăng nhỏ bọc nhung màu ve sáng, gần cửa sổ. - Ông đừng có ngại… ông nằm sẽ thoải mái hơn nhiều… Ngay cả ngồi, cùng với tướng như mình trong một cái lồng quá chật… Phải, phải… ông nằm đi. Tôi nằm xuống. Y bật một cái đèn có chao màu hồng cá trên bàn đầu giường y và nó tạo một tiêu điểm sáng dịu với những vệt bóng trên trần. - Vậy là ông quan tâm đến cuộc Di Trú? - Rất quan tâm. - Nhưng ông còn trẻ mà… Trẻ? Tôi không bao giờ nghĩ mình có thể còn trẻ. Một tấm gương lớn trong khung thếp vàng treo ở tường, ngay kề tôi. Tôi nhìn mặt mình. Trẻ? - Ồ… tôi đâu có trẻ đến thế… https://thuviensach.vn Một lúc im lặng. Cả hai nằm dài mỗi người một bên gian phòng, chúng tôi giống như những tay hút thuốc phiện. - Tôi vừa từ một buổi lễ cầu hồn về, ý nói với tôi. Đáng tiếc là ông không được gặp bà già rất cao niên vừa chết ấy… Nếu không, bà ấy đã có thể kể cho ông nghe hàng xốc chuyện. Đó là một trong những nhân vật đặc sắc nhất của cuộc Di Trú… - Thế à? - Một người đàn bà rất cam đảm. Mới đầu bà mở một phòng trà nhỏ ở phố Mont-Thabor và bà giúp đỡ tất cả mọi người… Thời ấy rất khó khăn… Y ngồi lên mép giường, lưng còng xuống, hai tay khoanh lại. - Dạo ấy, tôi mới mười tuổi… Nếu điểm lại thì chả còn lại bao người… - Hãy còn Georges Sacher…, tôi nói hú họa. - Chẳng được bao lâu nữa đâu. Ông biết ông ấy? Có phải ông già bằng vữa? Hay ông béo đầu hói, diện mạo Mông Cổ? - Ông ạ, Y bảo tôi, tôi không thể nói về tất cả những cái đó… Nói ra lại buồn… Tôi chỉ có thể cho ông xem ảnh thôi… Sau mỗi tấm ảnh, đều có tên mọi người và ngày tháng… ông sẽ tự xoay sở lấy… - Ông bỏ công vất vả thế, quả thật là đầy nhã tâm. https://thuviensach.vn Y mỉm cười nhìn tôi. - Tôi có hàng đống ảnh… Tôi đã ghi các tên và ngày tháng vì trí óc người ta thường quên tiệt… Y đứng dậy và cúi khom khom đi sang gian bên. Tôi nghe thấy y mở một ngăn kéo. Y trở lại, tay cầm một hộp lớn màu đỏ, ngồi xuống đất và dựa lưng vào mép giường. - Ông lại ngồi cạnh tôi đây. Như vậy, xem ảnh tiện hơn. Tôi làm theo. Tên một chủ cửa hàng bánh mứt kẹo được khắc bằng chữ Gôtích trên nắp hộp. Y mở ra. Hộp đầy những ảnh. - Ông thấy trong này những gương mặt chính của cuộc Di Trú. Y lần lượt chuyển cho tôi từng tấm ảnh một, đồng thời xướng tên và ngày tháng y đọc thấy ở mặt sau và đó là một chuỗi kể lể được những cái tên Nga đem lại một vang âm đặc biệt, khi thì giòn giã như tiếng chũm chọe, khi lại não nề hoặc gần như nghẹt lại: Troubetskoi, Orbeliani, Cheremeteff, Galitzin, Eristoff, Obolensky, Bagration, Tchavtchavadzé… Đôi khi, y lấy lại từ tay tôi một tấm, xem lại tên và ngày tháng. Những tấm ảnh hội hè đình đám. Bàn tiệc của đại công tước Boris ở một cuộc hội lớn ở lâu đài Basque, một thời gian dài sau Cách Mạng. Và những khuôn mặt nở hoa kia trên tấm ảnh một buổi tiệc “đen, trắng” năm 1914… Những tấm hình chụp một lớp của trường trung học Alexandre ở Pétersbourg. - Anh cả tôi… https://thuviensach.vn Y chuyển ảnh cho tôi mỗi lúc một nhanh và thậm chí không nhìn nữa. Có vẻ như y muốn cho chóng xong đi. Đột nhiên, tôi dừng lại ở một tấm, giấy dày hơn các tấm khác và mặt sau không có chỉ dẫn gì hết. - Thế nào? Y hỏi tôi, có cái gì làm ông thắc mắc chăng? Ở đằng trước, một ông già, cứng đơ và tươi cười, ngồi trên một chiếc ghế bành. Đằng sau ông, một phụ nữ tóc vàng rơm, mắt rất trong sáng. Khắp xung quanh, những tốp nhỏ trong đó có nhiều người xây lưng lại. Về bề bên trái, cánh tay phải mất một phần vì sát mép ảnh, bàn tay đặt lên vai người phụ nữ tóc vàng, một người đàn ông rất cao vận bộ com-lê hàng tuyt-xuy len kẻ chéo, trạc ba mươi tuổi, tóc đen, với một bộ ria thanh lịch. Tôi thật tình tin rằng chính là tôi. Tôi sáp lại gần y thêm. Lưng chúng tôi dựa vào mép giường, chân duỗi dài trên sàn, vai chạm vai. - Ông nói cho tôi biết những người này là ai vậy? tôi hỏi y. Y cầm lấy tấm hình và nhìn với một vẻ mệt mỏi. - Ông cụ trước ở lãnh sự quán Gruzia tại Paris mãi cho đến khi… Y không nói hết câu, lối như tôi ắt phải tức khắc hiểu đoạn tiếp theo là thế nào. - Người phụ nữ này là cháu gọi cụ bằng ông… Tên là Gay… Gay Orlow… Cô ta đi trú cùng với cha mẹ sang Mĩ… - Ông có biết cô ấy? https://thuviensach.vn - Không biết kĩ lắm. Không. Cô ấy ở lại lâu bên Mĩ. - Còn người này? Tôi hỏi, giọng nhợt nhạt, chỉ vào tôi trên tấm hình. - Người này? Y nhíu mày. - Anh ta… Tôi không quen anh ta. - Thật ư? - Thật. Tôi thở mạnh một cái. - Ông không thấy anh ta giống tôi ư? Y nhìn tôi. - Anh ta giống ư? Không. Tại sao? - Chẳng tại sao cả. Y đưa tôi một tấm ảnh khác. - Này… sự ngẫu nhiên sinh ra lắm chuyện… Đó là tấm hình một cô bé vận áo dài trắng, tóc dài màu vàng rơm chụp ở một nơi nghỉ mát ven biển, vì thấy có những lều thay quần áo, một khoảng bãi tắm và biển. Ở mặt sau, viết bằng mực tím: “Galina Orlow – Yalta”. https://thuviensach.vn - Ông thấy đấy… vẫn cô ấy… Gay Orlow… Hồi đó, tên cô là Galina… Cô chưa mang cái tên Mĩ kia. Và y chỉ người đàn bà tóc vàng trong tấm ảnh kia mà tôi vẫn cầm trong tay. - Mẹ tôi giữ tất cả những thứ này… Y đột ngột đứng dậy. - Ta dừng lại ở đây có được không? Tôi thấy chóng mặt… Y đưa tay lên trán. - Tôi đi thay quần áo… Nếu ông muốn, ta có thể ăn tối với nhau… Tôi ngồi lại một mình dưới đất, những tấm ảnh rãi ra xung quanh. Tôi xếp chúng vào chiếc hộp to màu đỏ và chỉ giữ lại hai tấm mà tôi để lên giường: tấm có tôi đứng cạnh Gay Orlow và ông già Giorgiadzé, và tấm chụp Gay Orlow hồi nhỏ ở Yalta. Tôi đứng dậy và ra chỗ cửa sổ. Trời về đêm. Một công viên khác, xung quanh là những khối nhà. Tận phía cuối, sông Seine và bên trái, cầu Puteaux. Và hòn đảo[6] kéo dài. Hàng dãy xe qua cầu. Tôi nhìn tất cả những mặt nhà nọ, tất cả những cửa sổ nọ, giống như cửa sổ, tôi đang đứng cạnh. Và tôi đã phát hiện ra, trong cái mê cung nhằng nhịt những cầu thang và buồng thang máy, giữa hàng trăm lỗ ong ấy, một người đàn ông có lẽ là… Tôi tì trán vào ô kính. Phía dưới, mỗi cổng vào nhà đều có một ngọn đèn vàng thắp sáng suốt đêm. https://thuviensach.vn - Hiệu ăn ở bên cạnh, y bảo tôi. Tôi cầm hai tấm ảnh tôi để trên giường. - Thưa ông de Djigorew, tôi nói với y, ông có thể làm ơn cho tôi mượn hai tấm hình này được không? - Tôi cho ông luôn đấy. Y chỉ chiếc hộp đỏ. - Tôi cho ông tất cả đống ảnh. - Nhưng … tôi… - Ông lấy đi. Giọng y đầy vẻ ra lệnh đến nỗi tôi chỉ còn biết chấp hành. Khi chúng tôi rời khỏi căn hộ, tôi đã cắp chiếc hộp ở nách. Xuống dưới nhà, chúng tôi đi theo bến tàu Tướng Koenig. Chúng tôi xuống một cầu thang đá và ở đó, sát bờ sông Seine, có một ngôi nhà gạch. Phía trên cửa, một tấm biển đề “Cửa hàng ăn uống của Đảo”. Chúng tôi bước vào. Một căn phòng trần thấp với những bàn trải khăn bằng giấy trắng và những chiếc ghế bành mây. Qua các cửa sổ, có thể thấy sông Seine và những ngọn đèn trên cầu Puteaux. Chúng tôi ngồi ở trong cùng. Chúng tôi là những khách hàng duy nhất. Stioppa lục túi và đặt lên giữa bàn cái gói mà tôi đã thấy y mua ở hiệu thực phẩm. https://thuviensach.vn - Như thường lệ. - Còn ông đây, gã bồi chỉ tôi, hỏi. - Ông đây cũng ăn cùng món như tôi. Gã bối bưng ra rất nhanh cho chúng tôi hai đĩa cá trích Baltique và rót nước khoáng vào những cái li nhỏ như đê khâu. Stioppa lấy trong gói đặt giữa bàn ra những trái dưa chuột, chia cho tôi. - Ông ăn thế này hợp khẩu vị chứ? Y hỏi tôi. - Vâng. Tôi đã đặt cái hộp đỏ lên một cái ghế bên cạnh. - Ông thật tình không muốn giữ những vật lưu niệm này? Tôi hỏi y. - Không. Bây giờ chúng là của ông. Tôi truyền ngọn đuốc cho ông. Chúng tôi lặng lẽ ăn. Một con tàu lướt qua gần đến nỗi tôi kịp trông thấy, qua khung cửa sổ những người đi tàu cũng đang ăn tối quanh một cái bàn. - Còn cái bà… Gay Orlow? Tôi nói. Ông có biết bây giờ bà ta ra sao? - Gay Orlow ư? Tôi chắc cô ấy chết rồi. - Chết rồi? https://thuviensach.vn - Hình như thế. Tôi có gặp bà ta hai, ba lần… Tôi chỉ quen cô ta gọi là… Chính mẹ tôi mới là bạn thân của ông già Giorgiadzé. Ông dùng chút dưa chuột. - Cảm ơn. - Tôi đồ rằng cô ta sống một cuộc đời rất sôi động ở bên Mỹ… - Ông biết có ai có thể cho tôi biết về bà… Gay Orlow ấy? Y ném về tôi một cái nhìn thương cảm. - Ông bạn tội nghiệp của tôi… chẳng có ai đâu… Có thể một người nào đó bên Mỹ… Một con tàu khác đi qua, đen xì, chậm chạp như bị bỏ rơi. - Tôi thì bao giờ cũng tráng miệng bằng một quả chuối, y nói. - Còn ông? - Tôi cũng vậy. Chúng tôi ăn chuối. - Còn cha mẹ bà… Gay Orlow ấy? tôi hỏi. - Hẳn là họ đã chết ở bên Mỹ. Người ta chết ở khắp mọi nơi, ông biết đấy… - Giorgiadzé không có bà con nào khác ở Pháp? Y nhún vai. https://thuviensach.vn - Nhưng tại sao ông quan tâm đến Gay Orlow nhiều thế? Đó là chị gái ông ư? Y mỉm cười hòa nhã với tôi. - Một tách cà phê nhé? Y hỏi tôi. - Không, cảm ơn. - Tôi cũng không. Y định trả tiền, nhưng tôi đã nhanh hơn. Chúng tôi ra khỏi tiệm ăn “của Đảo” và y khoác tay tôi lên cầu thang bến tàu. Sương mù dâng lên, một màn sương vừa dịu êm vừa giá lạnh khiến phổi ta tràn ngập một hơi mát đến nỗi ta có cảm giác như đang bồng bềnh trong không trung. Trên vỉa hè bến tàu, tôi chỉ thấy lờ mờ những khối nhà cách mấy mét. Tôi dẫn y như thể y là một người mù đến tận công viên; quanh đó những cửa vào cầu thang gác tạo thành những vệt vàng và là những chuẩn mốc duy nhất. Y xiết chặt tay tôi. - Dù sao ông cũng cố tìm lại Gay Orlow, y bảo tôi. Bởi chưng ông tha thiết đến thế kia mà… Tôi thấy y bước vào tiền sảnh sáng đèn của khu nhà. Y dừng lại và giơ tay vẫy tôi. Tôi đứng ngay đuỗn, chiếc hộp lớp cắp nách, như một đứa bé đi dự một buổi tiệc sinh nhật về và tôi chắc chắn lúc bấy giờ y còn nói thêm với tôi một điều gì nữa, song sương mù đã bóp nghẹt tiếng y. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn V Trên tấm bưu thiếp là Đường Người Anh[7] vào mùa hè. “Guy thân mến, tôi đã nhận được thư cậu. Ở đây, ngày nào cũng giống ngày nào, nhưng Nice là một thành phố rất đẹp. Cậu phải đến thăm tôi đi. Kì lạ thay, có những lần tôi gặp ở khúc quành của một đường phố một người nào đó mà từ ba mươi năm nay, tôi không hề thấy mặt hoặc một người khác mà tôi tưởng đã chết. Chúng tôi gây sợ hãi lẫn cho nhau. Nice là một thành phố của những hồn hiện về và những bóng ma. Nhưng tôi hy vọng mình chưa thuộc về nó ngay lập tức. Về người phụ nữ mà cậu tìm kiếm, tốt hơn hết là gọi dây nói cho Bernady, Mac Mahon 00-09. Anh ta giữ liên hệ chặt chẽ với những người ở nhiều công sở khác nhau. Anh ta sẽ vui lòng cung cấp thông tin cho cậu. Trong khi chờ đợi gặp cậu ở Nice, Guy thân mến, tôi vẫn là người rất tận tụy và lưu tâm đến cậu. Hutte T.B. Cậu biết đấy, trụ sở hãng hoàn toàn thuộc quyền sử dụng của cậu.” https://thuviensach.vn VI Ngày 23 tháng 10 năm 1965 Đối tượng: ORLOW, Galina, tức ‘Gay’ ORLOW. Sinh tại: Moscou (Nga), năm 1914, con ông Kyril ORLOW và bà Irène GIOGIADZÉ. Quốc tịch: Vô tổ chức (Cha mẹ cô Orlow và bản thân cô, với tư cách là người tị nạn Nga, không được chính phủ Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết công nhận là kiều dân của họ). Cô Orlow có một thẻ cư trú thường. Cô Orlow từ Mỹ sang Pháp năm 1936. Ở Hoa kì, cô đã cưới ông Waldo Blunt, rồi li dị. Cô Orlow đã lần lượt ở: - Khách sạn Chateaubriand, 18 phố Xiếc, Paris 8. - 56 đại lộ Montaigne, Paris 8. - 25 đại lộ Thống chế Lyawte, Paris 16. Trước khi đến Pháp, cô Orlow đã là vũ nữ ở Hoa Kì. https://thuviensach.vn Ở Paris, người ta không biết cô có nguồn thu nhập nào, mặc dầu cô sống rất xa hoa. Cô Orlow chết năm 1950 tại nhà, số 25 đại lộ Thống chế Lyawtey, Paris 16 do uống thuốc ngủ với liều quá mạnh. Ông Waldo Blunt, chồng cũ của cô, cư ngụ ở Paris từ năm 1952 và đã hành nghề nghệ sĩ dương cầm ở nhiều quán hàng mở cửa ban đêm. Ông là công dân Mỹ. Sinh ngày 30 tháng 9 năm 1910 ở Chicago. Thẻ lưu trú số 534HC878. Kèm theo tấm phích đánh máy này là một danh thiếp in tên Jean Pierre Bernady với những chữ dưới đây: “Đây là tất cả những thông tin có thể lượm được. Với những kỉ niệm tốt đẹp nhất của tôi. Chuyển giúp lời thân ái tới Hutte”. https://thuviensach.vn VII Trên cánh cửa kính, một tờ quảng cáo cho biết “nghệ sĩ piano Waldo Blunt hằng ngày biểu diễn từ 18 giờ đến 21 giờ ở bar của khách sạn Hilton”. Bar đông nghịt người, không còn chỗ nào trừ một chiếc ghế bành trốngở bàn một người Nhật Bản đeo kính cạp vàng. Y không hiểu khi tôi cúi xuống xin phép ngồi đó và khi tôi ngồi vào, y chẳng buồn để ý mảy may. Các khách hàng, Mỹ hoặc Nhật Bản, vào bar, í ới gọi nhau và nói mỗi lúc một to. Họ đứng sừng sững giữa các bàn. Một số cầm cốc trong ty và tì vào thành ghế tựa hoặc tay ghế bành. Một thiếu phụ thậm chí còn chễm chệ trên lòng một ông tóc đã ngả bạc. Waldo Blunt đến chậm mười lăm phút và ngồi vào piano. Một con người thấp béo, trán hói, ria con kiến. Y mặc một bộ đồ xám. Thoạt đầu, y quay đầu và đảo mắt nhìn các bàn chen chúc người xung quanh. Bàn tay phải của y vuốt ve hàng phím và ấn lăng quăng một vài hợp âm. Tôi có cái may mắn ở ngay một trong những bàn gần y nhất. Y bắt đầu chơi một điệu mà tôi nghĩ là “Trên những bến tàu của Paris cổ”, nhưng tiếng cười nói ồn ào làm cho nhạc hồ như không nghe thấy và chính tôi ngồi ngay cạnh piano cũng không bắt được tất cả các nốt… Y vẫn tiếp tục chơi, phớt tỉnh, thân thẳng, đầu hơi cúi. https://thuviensach.vn Tôi thấy thương y: ở một thời kỳ nào đó, người ta đã lắng nghe khi y ngồi vào piano. Từ đó, y đã phải làm quen với cái tiếng lào xào hằng xuyên bóp nghẹt tiếng nhạc của y. Y sẽ nói gì khi tôi thốt ra cái tên Gay Orlow đây? Liệu cái tên ấy có kéo được y một lúc ra khỏi sự dửng dưng trong cách y đang chơi nhạc? Hay nó sẽ chẳng gợi gì cho y, khác nào những nốt dương cầm kia chìm nghỉm dưới tiếng trò chuyện râm ran? Bar vắng dần. Chỉ còn có tay Nhật Bản đeo kính cạp vàng, tôi và mãi tận cuối phòng, người phụ nữ mà tôi đã thấy ngồi trên lòng người đàn ông tóc nhuốm bạc, giờ đây cô ta ngồi cạnh một tay béo mặt đỏ vận đồ xanh nhạt. Họ nói tiếng Đức. Và nói rất to. Waldo Blunt chơi một điệu chậm quen thuộc với tôi. Y quay về phía chúng tôi. - Quý bà quí ông có muốn tôi chơi một cái gì đặc biệt không? Y hỏi bằng một giọng lạnh lùng hơi lơ lớ âm sắc Mỹ. Gã Nhật Bản bên cạnh tôi không phản ứng gì. Gã ngồi bất động, mặt nhẵn lì và tôi sợ thấy gã té nhào từ ghế bành đang ngồi, dù chỉ bởi một cơn gió nhỏ, vì đây chắc chắn là một cái xác. - Xin cho nghe bài Sag warun, người phụ nữ ở cuối phòng kêu, giọng khàn khàn. Blunt khẽ gật đầu và bắt đầu chơi bài sag warun. Ánh sáng trong bar giảm xuống như trong một số tiệm nhảy khi nổi lên những nhịp đầu của một điệu “xi-lô”. Họ lợi dụng lúc đó để ôm hôn nhau và bàn tay của người đàn bà luồn vào khe áo sơ mi của tay béo, mặt đỏ, rồi thọc sâu xuống nữa… Cặp kính cạp vàng của gã Nhật Bản lóe lên những ánh ngắn ngủi. Trước cây piano, Blun có vẻ như một người https://thuviensach.vn máy đang giãy đành đạch: điệu Sag warum đòi hỏi phải không ngừng rập những hợp âm trên phím. Ý nghĩ gì trong khi sau lưng y, một tay béo, mặt đỏ đang vuốt ve đùi một người đàn bà tóc vàng và một cái xác ướp Nhật Bản ngồi trong một chiếc ghế bành của cái bar Hilton này từ mấy ngày rồi? Y chẳng nghĩ gì hết, tôi dám chắc vậy. Y bồng bềnh trong một trạng thái đờ đẫn mỗi lúc một thêm mờ đục. Tôi có quyền đột ngột kéo y ra khỏi trạng thái đó và đánh thức nơi y một điều gì đau đớn, không nhỉ? Tay béo ị mặt đỏ và người phụ nữ tóc vàng rời bar để đi lấy một buồng, chắc chắn thế. Hắn cầm cánh tay cô ta kéo đi và cô ta suýt vấp rúi. Chỉ còn tôi và gã Nhật Bản. Blunt lại quay về phía chúng tôi và nói bằng cái giọng lạnh lùng của y. - Các vị còn muốn tôi chơi một điệu gì khác không? Gã Nhật Bản không đụng đậy một sợi lông mày. - Xin ông cho nghe bài còn chi nữa những chuyện tình của chúng ta, tôi nói với y. Y chơi bài này chậm kì lạ và giai điệu dường như chùng ra, mắc kẹt trong một đầm lầy từ đó các nốt khó mà thoát ra nổi. Thi thoảng, y ngừng chơi, như một người bộ hành kiệt lực chệnh choạng. Y nhìn đồng hồ tay, đột ngột đứng dậy và nghiêng đầu về phía chúng tôi. - Thưa quí ông, hai mươi mốt giờ rồi. Xin chào. Y đi ra. Tôi bám gót y, để lại cái xác ướp Nhật Bản trong hầm mộ tiệm bar. https://thuviensach.vn Y theo hành lang và đi qua tiền sảnh vắng tanh. Tôi bắt kịp y. - Ông Waldo Blunt?... Tôi muốn nói với ông. - Về chuyện gì? Y nhìn tôi, cái nhìn của một kẻ bị săn đuổi. - Về một người mà ông đã từng biết… Một người đàn bà tên là Gay Orlow… Y sững lại giữa tiền sảnh. - Gay… Y trợn tròn mắt như thể có một cái đèn chiếu rọi vào mặt. - Ông… Ông có biết… Gay? - Không. Chúng tôi ra khỏi khách sạn. Một dãy đàn ông, đàn bà vận y phục buổi tối màu sắc lòe loẹt – áo dài xa-tanh ve hoặc xanh da trời, xmôkinh màu lựu – đang chờ tắc xi. - Lẽ ra tôi không muốn quấy rầy ông.. - Ông không quấy rầy gì cả, y nói với tôi bằng một giọng đăm chiêu. Đã lâu lắm tôi không nghe nhắc đến Gay… Nhưng ông là ai? - Một người anh họ. Tôi… tôi muốn biết những chi tiết về cô ấy. https://thuviensach.vn - Những chi tiết? Y lấy ngón tay trỏ xoa xoa thái dương. - Ông muốn tôi nói với ông những gì? Chúng tôi đã đi vào một con phố hẹp dọc theo khách sạn, dẫn đến tận sông Seine. - Tôi phải về nhà, y bảo tôi. - Tôi đưa ông về. - Vậy ông đúng là anh họ của Gay? - Vâng. Gia đình chúng tôi muốn tìm hiểu về cô ấy. - Cô ấy chết từ lâu rồi. - Tôi biết. Y đi rảo bước và tôi phải vất vả mới theo kịp. Tôi cố đi ngang y. Chúng tôi đã tới bến tàu Branly. - Tôi ở trước mặt, y nói với tôi, tay chỉ về bờ bên kia sông Seine. Chúng tôi đi lên cầu Bir-Hakeim. - Tôi không thể kể cho ông gì nhiều, y nói. Tôi biết Gay từ rất lâu rồi. https://thuviensach.vn Y hãm chậm bước lại, như thể cảm thấy mình đã được an toàn. Có lẽ từ này đến giờ, y đi nhanh vì tưởng mình bị theo dõi. Hoặc là để bứt khỏi tôi. - Thế mà trước đây tôi đâu có biết là Gay có họ hàng bà con, y nói với tôi. - Có… có chứ… về đằng Giorgiadzé mà… - Ông nói sao tôi nghe chưa rõ. - Gia đình Giorgiadzé… ông ngoại cô ấy tên là Giorgiadzé… - À thế đấy… Y dừng lại và đến dựa vào cái thành đá của cầu. Tôi không thể bắt chước y vì sợ bị chóng mặt. Cho nên tôi vẫn cứ đứng trước mặt y. Y ngập ngừng mãi mới nói: - Ông biết tôi đã thành hôn với cô ấy? - Tôi biết. - Làm sao ông biết được? - Điều đó được ghi trong nhiều giấy tờ cũ. - Chúng tôi cùng ghé một đêm ở New York… Tôi chơi piano… Cô ấy đã đề nghị tôi lấy cô ấy, chỉ vì cô ấy muốn ở lại Mỹ mà không gặp khó khăn với các sở nhập cư. Y lắc đầu khi gợi lại kỉ niệm ấy. https://thuviensach.vn - Thật là một cô gái đến là lạ. Về sau, cô ấy hay đi lại với Lucky Lucciano… Cô ấy quen hắn khi cô ấy chuyển sang làm ở sòng bạc của Đảo Cọ. - Luciano? - Phải phải: Luciano. Cô ấy cùng đi với hắn khi hắn bị bắt ở Arkansa… sau đó, cô ấy gặp một người Pháp và tôi biết cô ấy sang Pháp với hắn ta. Cái nhìn của y sáng lên. Y mỉm cười với tôi. - Tôi lấy làm vui thích được dịp nói về Gay, thưa ông. Một chuyến métro đi qua bên trên chúng tôi về phía hữu ngạn sông Seine. Rồi một chuyến thứ hai theo chiều ngược lại. Tiếng ầm ầm của chúng át mất tiếng Blunt. Y nói với tôi, tôi thấy thế qua đôi môi y mấp máy. … Cô gái đẹp nhất tôi từng thấy…. Cái mẩu câu ấy mà tôi nghe được khiến tôi rất nản. Tôi đang đứng giữa một cây cầu trong đêm với một người tôi không quen, cố gắng moi ở y những chi tiết có thể cho tôi hay biết về bản thân mình và tiếng động của những chuyến métro ngăn không cho tôi nghe thấy lời y. - Ông có muốn chúng ta tiến thêm một chút không? Nhưng y đang quá chìm đắm nên không trả lời tôi. Chắc hẳn đã quá lâu y không nghĩ đến nàng Gay Orlow ấy nên giờ đây tất cả những kỉ https://thuviensach.vn niệm có liên quan đến nàng ùa trở lại, làm y ngợp như một cơn gió biển. Y cứ đứng đấy, tựa vào thành cầu. - Ông thực sự không muốn chúng ta đi tiếp? - Ông đã biết Gay? Ông đã gặp cô ấy ư? - Không, chính vì thế mà tôi muốn biết những chi tiết. - Đó là một phụ nữ tóc vàng… mắt xanh… Một loại tóc vàng… tro… Một phụ nữ tóc vàng tro. Và có thể nàng đã đóng một vai trò quan trọng trong đời tôi. Tôi phải xem lại ảnh nàng thật kỹ mới được. Và dần dà, mọi điều sẽ trở lại thôi. Trừ phi, cuối cùng, nó dẫn tôi đến một đầu mối cụ thể hơn. Tìm được tay Waldo Blunt này cũng đã là một điều may mắn rồi. Tôi khoác tay y kéo đi, vì chúng tôi không thể đứng mãi trên cầu. Chúng tôi men theo bến tàu Passy. - Ông đã gặp lại cô ấy ở Pháp chứ? - Không. Khi tôi tới Pháp, nàng đã mất rồi. Nàng tự vẫn… - Tại sao? - Nàng vẫn thường nói với tôi rằng nàng sợ già… - Ông gặp cô ấy lần cuối cùng hồi nào? - Sau cái chuyện với Luciano, nàng gặp cái gã người Pháp nọ. Kì ấy, chúng tôi có gặp nhau đôi ba lần… https://thuviensach.vn - Ông có biết cái gã người Pháp ấy chứ? - Dĩ nhiên… Cuộc hôn nhân này của chúng tôi đâu được sáu tháng. Vừa đủ để xoa dịu những sở Nhập cư chỉ muốn trục xuất nàng khỏi Hoa Kì.. Tôi gấp tập trung để khỏi bỏ đứt mạch câu chuyện của y. Giọng y rất nghẹt. - Rồi nàng đi Pháp… Và tôi không gặp lại nàng nữa… Cho đến khi tôi được tin… nàng tự tử… - Ông biết tin bằng cách nào? - Qua một người bạn Mỹ có quen biết Gay và lúc đó đang ở Paris. Anh ta gửi cho tôi một mảnh cắt ở báo. - Ông vẫn giữ mảnh báo đó? - Vâng. Chắc chắn nó còn ở nhà tôi, trong một ngăn kéo. Chúng tôi đến ngang khu thảo viên Trocadéro. Những vòi phun nước sáng rực và xe cộ đi lại tấp nập. Khách du lịch tụ tập trước vòi phun nước và trên cầu Léna. Một tối thứ bảy tháng Mười, nhưng vì tiết trời còn ấm, vì có nhiều người đi chơi và cây cối chưa rụng lá, người ta có thể tưởng như một tối thứ bảy mùa xuân. - Tôi ở cách đây một quãng ngắn… Chúng tôi đã đi quá khu thảo viên và rẽ vào đại lộ New York. Ở đó, dưới hàng cây bến tàu, tôi có cảm giác khó chịu là mình đang mơ. Tôi https://thuviensach.vn đã sống dứt cuộc đời mình và tôi chỉ còn là một hồn ma trở lại chập chờn trong không khí ấm áp một tối thứ bảy. Tại sao còn muốn nối lại những sợi dây đã đứt và tìm những lối qua đã bít kín từ lâu? Và cái con người thấp béo tròn để ria đi bên cạnh tôi đây, tôi khó mà tin là y hiện hữu thật. - Thật ngộ, bỗng nhiên tôi nhớ ra tên cái gã người Pháp mà Gay bắt quen được bên Mỹ… - Tên gã là gì? Tôi hỏi, giọng run run. - Howard… đấy là tên gã… không phải họ… khoan… Howard de gì đấy… - Howard de gì? - De… de… de… Luz. L-U-Z… Howard de Luz… Howard de Luz… cái tên đó đã làm tôi ngạc nhiên… nửa Anh.. nửa Pháp… hay Tây Ban Nha… - Thế còn họ? - Cái ấy… Y làm một cử chỉ bất lực. - Ông không biết hình thể gã ra sao? - Không. Tôi sẽ đưa cho y xem tấm hình Gay chụp chung với ông già Giorgiadzé và anh chàng mà tôi chắc là tôi. https://thuviensach.vn - Thế gã làm nghề gì, cái anh chàng Howard de Luz ấy? - Gay bảo tôi là gã thuộc một gia đình quí tộc… Gã chẳng làm gì hết. Y cười khẽ. - Có… có… khoan đã… Tôi nhớ ra rồi… gã có lưu trú một thời gian dài ở Holywood… Và từ đó, theo Gay nói với tôi, gã là người tâm sự của tài tử John Gilbert… - Người tâm sự của John Gilbert? - Phải… về cuối đời của Gilbert… Xe hơi bon nhanh trên đại lộ New-York mà không nghe thấy tiếng máy nổ, và điều đó càng làm tăng trong tôi cái cảm giác là mình đang mê. Chúng phóng trong một tiếng nghẹt bặt, truội đi như thể lướt trên mặt nước. Chúng tôi tới chỗ cây cầu hẹp cho bộ hành trước cầu lớn Alma. Howard de Luz. Có cơ đó là tên tôi cũng nên. Howard de Luz, phải, những âm tiết đó đánh thức dậy cái gì đó trong tôi, một cái gì thoảng qua như một ánh trăng trên một đồ vật. Nếu tôi là gã Howard de Luz ấy, thì hẳn là tôi đã rỏ ra khá độc đáo trong đời mình, vì trong bao nghề danh giá và hấp dẫn gấp bội, tôi đã chọn cái nghề làm “người tâm sự của John Gilber”. Đúng đến trước cửa Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại, chúng tôi rẽ vào một phố nhỏ. - Tôi ở đây, y nói với tôi. https://thuviensach.vn Đèn thang máy không bật được và rote thời gian tắt vào đúng lúc chúng tôi bắt đầu lên, trong bóng tối, chúng tôi nghe thấy những tiếng cười và tiếng nhạc. Thang máy dừng lại và tôi cảm thấy Blunt cạnh tôi đang cố tìm quả đấm cửa ở sàn đầu cầu thang. Y mở cửa và tôi phải chờ y khi bước ra khỏi buồng thang máy vì tối mịt. Những tiếng cười và tiếng nhạc là ở trên tầng gác chúng tôi đang đứng. Blunt xoay một chiếc chìa trong ổ khóa. Y để hé cửa đằng sau chúng tôi và chúng tôi đứng giữa một phòng ngoài le lói một chiếc đèn trần trụi rũ xuống từ trần nhà. Blunt cứ đứng ngây ra đó. Tôi tự hỏi không biết có nên cáo từ ra về không. Tiếng nhạc đinh tai. Từ trong phòng, hiện ra một thiếu phụ tóc hung mặc một chiếc áo tắm màu trắng. Cô ta giương cặp mắt ngỡ ngàng nhìn chúng tôi. Chiếc áo trắng lùng thùng để lộ cặp vú. - Vợ tôi, Blunt nói. Cô khẽ gật đầu với tôi vừa đưa hai tay kéo cổ áo tắm vào sát cổ. - Em không biết là mình về sớm thế, cô nói. Cả ba chúng tôi cứ đứng im sững dưới cái ánh đèn nhuộm lên các gương mặt một sắc bệnh bệch và tôi quay về phía Blunt. - Lẽ ra cô cũng nên báo trước cho tôi, y bảo cô ta. - Em không biết. Một đứa trẻ bị bắt quả tang nói dối. Cô ta cúi đầu xuống. Tiếng nhạc inh tai đã im và kế theo là một điệu thể hiện bằng kèn xắc xô, https://thuviensach.vn trong ngần đến độ tan loãng ra trong không khí. - Các người có đông không? - Không, không… vài người bạn thân… Một cái đầu ngó qua khe cửa mở hé, một nàng tóc vàng rất ngắn, môi tô son nhạt gần như hồng, rồi một cái đầu khác của một gã tóc nâu da xỉn. Ánh đèn làm cho những bộ mặt ấy giống như mặt nạ và gã tóc nâu mỉm cười. - Em phải trở vào với các bạn em… Hai, ba tiếng nữa anh hãy về… - Được, Blunt nói. Cô ta rời phòng ngoài, theo sau hai người kia và đóng cửa lại. Chúng tôi nghe thấy những nhịp cười phá và tiếng đuổi nhau. Rồi, nhạc lại nổi lên đinh tai. - Đi! Blunt bảo tôi. Chúng tôi lại ra cầu thang. Blunt bật rote thời gian và ngồi xuống một bậc. Y ra hiệu cho tôi ngồi xuống bên cạnh. - Vợ tôi trẻ hơn tôi quá nhiều. Chênh nhau ba mươi tuổi… Không bao giờ nên lấy vợ trẻ hơn mình quá… không bao giờ Y đặt tay lên vai tôi. - Như thế không bao giờ ổn… Không có lấy một ví dụ nào ổn trong những cuộc kết hôn như vậy. Hãy nhớ lấy điều đó, ông bạn ạ… https://thuviensach.vn Rote lại tắt. Vẻ như Blunt chẳng muốn bật lại tí nào, vả chăng, tôi cũng vậy. - Nếu Gay mà thấy tôi…. Ý nghĩ ấy làm y cười phá. Tiếng cười trong đêm tối nghe thật lạ. - Hẳn nàng sẽ không nhận ra tôi… từ bấy đến nay, tôi đã nặng thêm ít ra là ba mươi kí… Một nhịp cười phá nhưng khác với lần trước, bứt rứt hơn, gượng gạo hơn. - Hẳn nàng sẽ thất vọng… Ông rõ không? Đánh đàn thuê ở một bar khách sạn… - Nhưng tại sao lại thất vọng? - Vì trong vòng một tháng nữa, tôi sẽ thất nghiệp…. Y riết cánh tay tôi, ở ngang bắp thịt trên. - Gay dạo ấy tưởng tôi sắp trở thành một Cole Porter mới… Đột nhiên, những tiếng đàn bà la, từ căn hộ của Blunt. - Chuyện gì đang diễn ra vậy? tôi hỏi y. - Chẳng có gì hết, họ vui chơi đấy thôi. Tiếng một người đàn ông gào lên: “Có mở không? Em có mở cửa cho anh không nào, Dany?” Những tiếng cười. Một cánh cửa sập đánh thình. https://thuviensach.vn - Dany là vợ tôi đấy, Blunt thì thầm với tôi. Y đứng dậy và bật máy. - Ta ra ngoài cho thoáng đi. Chúng tôi đi qua bãi trước Bảo Tàng Nghệ Thuật Hiện Đại và ngồi trên bậc thềm. Tôi trông thấy xe cộ đi qua bên dưới, dọc theo đại lộ New York, dấu hiệu duy nhất chứng tỏ còn sự sống. Tất cả đều vắng tanh và ngưng sững quanh chúng tôi. Ngay cả tháp Effel mà tôi trông thấy đằng xa, bên kia sông Seine, cái tháp Effel mọi khi làm ta yên dạ là thế, cũng giống như một đống sắt vụn cháy thành than. - Ở đây dễ thở, Blunt nói. Quả vậy, một ngọn gió ấm thổi trên bãi, trên những pho tượng, tạo thành những vật bóng tối và trên những cột lớn phía cuối. - Tôi muốn đưa cho ông xem mấy tấm ảnh, tôi nói với Blunt. Tôi lấy trong túi ra một chiếc phong bì, mở nắp và rút ra hai tấm ảnh: tấm có Gary Orlow với ông già Giorgiadzé và người đàn ông mà tôi chắc là tôi, và tấm chụp nàng hồi nhỏ. Tôi chìa tấm thứ nhất cho y. - Ở đây chả nhìn thấy gì hết, Blunt thì thầm. Y đánh bật lửa, nhưng phải đánh nhiều lần vì gió thổi tắt lửa. Y lấy bàn tay che và đưa bật lửa lại gần tấm ảnh. - Ông có thấy một người đàn ông trong ảnh không? Tôi hỏi y. Ở bên trái… Ở tận sát mép bên trái ấy… https://thuviensach.vn - Có. - Ông có biết anh ta không? - Không. Y cúi xuống tấm ảnh, tay làm vành áp vào trán để che ngọn lửa. - Ông không thấy anh ta giống tôi sao? - Tôi không biết nữa. Y nhìn dõi vào tấm ảnh mấy giây nữa rồi đưa trả lại tôi. - Gay đúng hệt như thế này khi tôi quen nàng, y nói, giọng rầu rầu. - Này, đây là một tấm hình cô ấy dạo bé. Tôi chìa cho y tấm ảnh kia và y nhìn thật kỹ dưới ánh sáng bật lửa, tay vẫn làm vành áp vào trán, trong tư thế một người thợ đồng hồ đang làm một công việc đòi hỏi cực kỳ chính xác. - Đó là một cô bé xinh đẹp, y nói. Ông còn tấm ảnh nào nữa của nàng không? - Đáng tiếc là không… Còn ông? - Tôi có một tấm hôm chúng tôi cưới, nhưng tôi đánh mất ở bên Mỹ rồi… Thậm chí tôi không chắc có còn giữ được mảnh báo hồi nàng tự vẫn… Cái âm sắc Mỹ lơ lớ của y, thoạt đầu rất nhẹ, giờ mỗi lúc một rõ. Do mệt chăng? https://thuviensach.vn - Ông thường hay phải đợi thế này trước khi về nhà ư? - Càng ngày càng thường xuyên hơn. Vậy mà, hồi đầu mọi sự đều tốt đẹp… Trước, vợ tôi rất dễ thương. Y châm một điếu thuốc lá khó khăn vì gió. - Gay hẳn sẽ rất ngạc nhiên nếu thấy tôi như thế này… Y sáp lại gần tôi hơn và tì một tay lên vai tôi. - Ông có thấy nàng ra đi trước khi quá muộn là có lý không ông bạn? Tôi nhìn y. Ở y, cái gì cũng tròn. Khuôn mặt, đôi mắt xanh và thậm chí cả bộ ria xén tỉa theo hình cung. Và cái miệng nữa, và đôi bàn tay bầu bĩnh. Y làm tôi nhớ đến những quả bóng mà bọn trẻ con buộc bằng một sợi dây và đôi khi thả ra để xem chúng bay cao đến tận đâu trong bầu trời. Và cái tên Waldo Blunt cũng căng phồng như một trong những quả bóng đó. - Tôi lấy làm tiếc, ông bạn… Tôi đã không thể cung cấp được cho ông nhiều chi tiết về Gay. Tôi cảm thấy y trĩu nặng buồn phiền và mệt nhọc, nhưng tôi vẫn giám sát y rất chặt vì tôi sợ chỉ một cơn gió nhỏ thổi qua cũng đủ bốc y bay lên, để tôi lại một mình với những câu hỏi của tôi. https://thuviensach.vn VIII Đại lộ chạy dọc theo trường đua ngựa Auteuit. Một bên là lối đi cho kị sĩ, bên kia là những khu nhà, tất cả xây theo cùng một mẫu và ngăn cách bởi những công viên nhỏ. Tôi đi qua trước những trại lính sang trọng ấy và chiếm lĩnh vị trí đối diện với ngôi nhà ở đó Gay Orlow đã tự tử. 25 đại lộ Thống Chế Lyautey. Ở tầng mấy? Từ bấy đến nay, chắc chắn đã thay bà gác cổng. Liệu có còn người nào ở khu nhà này đã từng gặp Gay Orlow trên cầu thang gác hoặc đã từng đi cùng thang máy với nàng? Hoặc giả có thể nhận ra tôi do đã thấy tôi đến đây luôn? Hẳn đã có những tối nào đó, tôi đã leo lên cầu thang số nhà 25 đại lộ Thống chế Lyautey, tim đập rộn. Nàng đợi tôi. Cửa sổ nàng trông ra trường đua. Chắc chuyện lạ khi xem từ trên cao này các cuộc đua ngựa, thấy lũ ngựa và các jô-kê nhỏ xíu đi tới như những con giống diễu từ đầu này đến đầu kia các quầy bắn và nếu anh bắn đổ tất cả các mục, anh sẽ được giải độc đắc. Hồi ấy, chúng tôi nói với nhau bằng tiếng gì nhỉ? Tiếng Anh chăng? Tấm ảnh với ông già Giorgiadzé có phải được chụp trong căn hộ này không? Một gã tên gọi Howard de Luz – tôi? – thuộc “một gia đình quí tộc” và là “người tâm sự với John Gillbert” và một cựu nữ sinh ở Maxkva, đã từng quen với Lucky Luciano thì có thể - nói những chuyện gì với nhau nhỉ? https://thuviensach.vn Những con người kỳ lạ. Thuộc loại những kẻ chỉ để lại trên đường đi của mình một màng hơi nước mau chóng tan biến. Hutte và tôi thường trò chuyện về những con người mất dấu tích như thế. Một hôm nào đó, đột nhiên hiện lên từ hư vô để rồi trở lại sau đó khi bừng lên mấy đốm lấp lánh. Những hoa hậu. Đám đĩ đực. Những con hồ điệp. Phần lớn trong bọn họ, ngay khi sinh thời, cũng không nắm chắc gì hơn một làn hơi không bao giờ đọng lại. Như vậy, Huttle dẫn chứng với tôi một tay mà ông gọi là “người của những bãi tắm”. Người này đã qua bốn mươi năm của đời mình trên các bãi tắm hoặc bên những bể bơi trò chuyện một cách khả ái với những người nghỉ hè và đám nhà giàu nhà cư. Trong những góc và bối cảnh hàng nghìn tấm ảnh chụp trong vụ nghỉ, hắn mặc đồ tắm giữa những nhóm vui vẻ nhưng không ai có thể nói tên hắn là gì và tại sao hắn lại có mặt ở đó. Và không ai nhận thấy một hôm hắn bỗng biến đi khỏi các tấm ảnh. Tôi không dám nói với Hutte, nhưng tôi đã nghĩ “người của những bãi tắm” chính là tôi. Vả chăng, nếu tôi có thú thực vậy, hẳn ông cũng chẳng ngạc nhiên. Huttle thường nhắc đi nhắc lại rằng nói cho cùng tất cả chúng ta đều là những “người của bãi tắm” và “cát – tôi dẫn lời của chính ông – chỉ giữ lại vết chân ta có vài giây”. Một mặt của khu giáp với một công viên có vẻ như bị bỏ mặc. Một lùm cây lớn, những bụi rậm, một bãi cỏ từ lâu không được tỉa xén. Một đứa nhỏ thui thủi chơi một mình, lặng lẽ trước đống cát, trong giờ cuối chiều rực nắng này. Tôi ngồi bên bãi cỏ và tôi ngẩng đầu nhìn khu nhà, tự hỏi không biết cửa sổ phòng Gay Orlow có mở về phía này. https://thuviensach.vn IX Đêm và ngọn đèn màu trắng sữa của trụ sở Hãng rọi một vệt sáng rực trên lớp da thuộc phủ mặt bàn giấy của Hutte. Tôi ngồi sau cái bàn giấy đó. Tôi tra cứu những cuốn Bóttin cũ, một số cuốn khác gần đây hơn và tôi lần lượt ghi những điều tìm được. HOWARD DE LUZ (Jean Simely) và phu nhân, tên khai sinh là MABEL DONAHUE sinh ở Valbreuse. Orne. T.21 và phố Raynouard T.AVT 15-28. - CGP – MA Cuốn Bóttin thời lưu trong đó có tư liệu này là của khoảng ba mươi năm trước. Phải chăng đó là cha tôi? Vẫn nguyên lời ghi này trong những cuốn Bóttin nhiều năm tiếp theo. Tôi tra danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt. = có nghĩa là huân chương chiến công CGP = Câu lạc bộ Grand Pavois [8] MA – Motor Yacht (Du thuyền máy) Câu lạc bộ Bờ Biển Xanh và: người sở hữu thuyền buồm. Nhưng mười mấy năm sau, biến mất những chỉ dẫn này: 23 phố Raynouard T.AVT 15-18. Cả MA cũng biến mất. https://thuviensach.vn Năm sau nữa chỉ còn: HOWARD DE LUZ và phu nhân, tên khai sinh là MABEL DONAHUE sinh ở Valbreuse, Orne. T.21 Rồi chẳng còn gì nữa. Tiếp đó, tôi tra những cuốn niêm giám của Paris mười năm gần đây. Ở cuốn nào, cái tên Howard de Luz cũng được nêu như sau: HOWARD DE LUZ C.3 công viên Henri-Paté, 16c MOL 50-52. Một người anh (hoặc em) ruột? Một người anh (hoặc em) họ? Không có mục ghi tương đương nào ở những cuốn Bóttin thời lưu cùng năm. https://thuviensach.vn X - Ông Howard đang đợi ông. Đây chắc là bà chủ của cái hiệu ăn phố Bassano này: một phụ nữ tóc nâu, mắt sáng. Bà ta ra hiệu cho tôi đi theo, chúng tôi xuống một cầu thang và bà dẫn tôi về phía cuối phòng. Bà dừng lại ở một bàn có người đang ngồi một mình. Gã đứng dậy. - Glaude Howard, gã tự giới thiệu. Gã chỉ cho tôi chiếc ghế đối diện với gã. Chúng tôi ngồi xuống. - Tôi đến trễ. Xin ông thứ lỗi. - Chẳng quan trọng gì. Gã nhìn chòng chọc vào mặt tôi, vẻ tò mò. Gã nhận ra tôi chăng? - Cú điện thoại của ông làm tôi rất thắc mắc, gã nói. Tôi mỉm cười với gã. - Và nhất là sự quan tâm của ông đối với gia đình Howard de Luz… mà tôi là đại diện cuối cùng, thưa quí ông… Gã nói câu này với một giọng châm biếm như tự giễu mình. https://thuviensach.vn - Vả lại, tôi xưng danh vắn tắt với Howard thôi. Như thế đỡ rắc rối. Gã chìa bảng thực đơn cho tôi. - Ông không bắt buộc phải dùng những món giống tôi. Tôi là người viết thời luận về các món ăn… Tôi phải nếm những món đặc sản của cửa hàng… Tuyến ức bê và xốt cá… Gã thở dài. Quả thật gã có vẻ chán nản. - Tôi hết hơi rồi…Dù có chuyện gì xảy ra trong đời tôi, bao giờ tôi cũng bắt buộc phải ăn… Người ta đã bưng ra cho gã một món patê bao. Tôi gọi một đĩa xá lát và quả. - Ông thật may mắn… Tôi thì phải ăn… Tối nay tôi phải viết bài… Tôi vừa ở chỗ cuộc thi Bộ Lòng Vàng… Tôi có chân trong ban giám khảo. Phải nhồi nhét một trăm bảy mươi cỗ lòng trong một ngày rưỡi… Tôi không sao định được tuổi gã. Mái tóc rất nâu của gã được chải lật về đàng sau, mắt gã màu hạt dẻ và bộ mặt có một nét gì của dân da đen mặc dầu nước da gã trắng cực kỳ. Chỉ có hai chúng tôi ngồi trong cùng góc này của tiệm ăn được bố trí dưới tầng hầm với những ván gỗ lát màu xanh nhạt, vải xa-tanh và những đồ pha lê gợi đến một thế kỷ 18 dỏm. - Tôi đã suy nghĩ về những điều ông nói với tôi qua điện thoại…. Cái tay Howard de Luz mà ông quan tâm chỉ có thể là ông anh họ Freddie của tôi. https://thuviensach.vn - Ông cho là vậy thật ư? - Tôi dám chắc thế. Nhưng tôi không biết anh ta mấy. - Freddie Howard de Luz ấy à? - Phải. Hồi nhỏ, chúng tôi có cùng chơi với nhau mấy lần. - Ông có cái ảnh nào của ông ấy không? - Chẳng có cái nào. Gã nuốt một miếng patê bao và nén một cơn buồn nôn. - Thậm chí cũng không phải là anh em thúc bá nữa kia… mà là cách bức hai, ba chi cơ… có rất ít Howard de Luz… Tôi nghĩ rằng chỉ có mấy chúng tôi mà thôi: cha tôi và tôi, với Freddie và ông nội anh ta… Đó là một gia đình Pháp ở đảo Maurice, ông biết đấy… Gã đẩy dĩa thức ăn của mình bằng một cử chỉ mệt mỏi. - Ông nội của Freddie lấy một phụ nữ Mỹ rất giàu… - Mabel Donahue? - Đúng thế… Hai ông bà có một cơ ngơi tuyệt vời tại Orne. - Ở Valbreuse? - Nhưng ông quả là một cuốn Bóttin sống, ông bạn thân mến. Gã nhìn tôi, ngạc nhiên. https://thuviensach.vn - Thế rồi sau đó, tôi nghĩ là họ đã mất sạch… Freddie sang Mỹ… Tôi không thể cung cấp cho ông những chi tiết cụ thể hơn… Mọi điều này, tôi chỉ được nghe nói lại mà biết… Thậm chí tôi cứ tự hỏi không biết Freddie còn sống hay không… - Làm thế nào biết được điều đó? - Nếu cha tôi ở đó… Chính nhờ ông mà tôi được tin tức của gia đình… Khốn thay… Tôi rút trong túi ra tấm ảnh Gay Orlow chụp với ông già Giorgiadzé và chỉ cho gã người đàn ông giống tôi. - Ông có biết tay này không? - Không. - Ông không thấy là anh ta giống tôi ư? Gã cúi xuống tấm ảnh. - Có thể, gã nói, không quả quyết. - Còn người đàn bà tóc vàng, ông có biết không? - Không. - Vậy bà ta xưa là bạn thân của ông anh họ Freddie của ông đấy. Đột nhiên, gã có vẻ nhớ ra điều gì. - Khoan… tôi nhớ ra rồi… Freddie sang Mỹ… Và ở đó hình như anh ta trở thành người tâm sự của John Gilbert… https://thuviensach.vn Người tâm sự của John Gilbert. Đây là lần thứ hai người ta cung cấp cho tôi chi tiết này, nhưng nó không giúp tôi tiến thêm được bao nhiêu. - Tôi biết việc này vì hồi đó anh ta có gửi cho tôi một tấm bưu thiếp ở Mỹ… - Ông có còn giữ tấm bưu thiếp đó không? - Không, nhưng tôi còn thuộc lòng nội dung. “Mọi sự đều ổn. Mỹ là một đất nước đẹp. Tôi đã tìm được việc làm: tôi là người tâm sự của John Gilbert. Gửi chú và ba chú những lời thân ái. Freddie”. Điều đó làm tôi ngạc nhiên… - Ông không gặp lại ông ấy khi ông ấy trở về Pháp? - Không. Thậm chí tôi không biết là anh ta đã trở về Pháp. - Và bây giờ, nếu ông ta đứng trước mặt ông liệu ông có nhận ra không? - Có lẽ không. Tôi không dám gợi ý gã rằng Freddie Howard de Luz chính là tôi. Tôi chưa có một bằng chứng rõ ràng nào về điều đó, nhưng tôi vẫn hy vọng bền bỉ. - Freddie mà tôi biết là cậu bé Freddie hồi mười tuổi… Cha tôi đưa tôi đến Valbreuse để chơi với cậu ta… https://thuviensach.vn