🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phạm Xuân Ẩn - Điệp Viên Hoàn Hảo X6 Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Tên ebook: Điệp Viên Hoàn Hảo X6 (full prc, pdf, epub) Tác giả: Larry Berman Thể loại: Tình báo, Quân sự, Văn học phương Tây Người dịch: Đỗ Hùng Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức Nhà phát hành: Trí Việt Khối lượng: 814.00 gam Định dạng: Bìa cứng Kích thước: 16 x 24 cm Ngày phát hành: 09/2013 Số trang: 392 Nguồn: tve-4u.org Ebook: http://www.dtv-ebook.com Cuộc đời hai mặt phi thường của PHẠM XUÂN ẨN Phóng viên Reuters, Time, New York Herald Tribune... & Tướng Tình Báo Chiến Lược Việt Nam Phạm Xuân Ẩn, một cái tên chứa biết bao điều bí ẩn, không chỉ với người Việt Nam, mà đối với cả rất nhiều chính khách và báo chí thế giới, đặc biệt là báo chí Mỹ. Người ta đã bình luận, tranh cãi, phỏng đoán và viết rất nhiều về ông, thậm chí còn làm phim https://thuviensach.vn tài liệu nhiều tập về ông, nhưng dường như còn có quá nhiều điều vẫn chưa được làm sáng tỏ. Cho đến khi một người Mỹ bắt tay vào cuộc... Đó chính là Larry Berman, nhà sử học, giáo sư chính trị học thuộc đại học California, một chuyên gia xuất sắc chuyên nghiên cứu về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. Năm 2007, quyển sách Perfect Spy - The Incredible Double Life of PHAM XUAN AN Time Magazine Reporter & Vietnamese Communist Agent (Điệp viên hoàn hảo - Hai cuộc đời khó tin (hay cuộc đời hai mặt theo cách gọi của Phương Tây về Phạm Xuân Ẩn, phóng viên tạp chí Reuters, Time và tướng tình báo Cộng sản Việt Nam)) của Larry Berman được xuất bản lần đầu tiên tại Mỹ đã gây chấn động dư luận Mỹ, kiều bào Việt Nam ở Mỹ và cả ở Việt Nam. Vì trước khi quyển sách này ra đời, rất ít người biết và hiểu về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, mặc dù ông là một nhân vật huyền thoại của chiến tranh Việt Nam. Có lẽ bởi vì cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn, cũng giống như tên của ông, chứa đựng nhiều bí ẩn về con người và sự nghiệp của một nhà tình báo vĩ đại, tài năng và bản lĩnh nhưng lại vô cùng khiêm nhường, bình dị. Phạm Xuân Ẩn (sinh ngày 12/9/1927, mất ngày 20/9/2006) tham gia hoạt động cách mạng từ đầu thập niên 1950, năm 1953 được kết nạp Đảng và được giao nhiệm vụ hoạt động điệp báo. Nhằm tạo vỏ bọc tốt hơn để có thể thâm nhập sâu hơn vào giới chức chính quyền và quân đội Sài Gòn, năm 1957 ông được cấp trên bố trí cho sang Mỹ học ngành báo chí. Năm 1959, Phạm Xuân Ẩn về nước, làm việc cho Hãng tin Reuters và sau đó là tạp chí hàng đầu Time, New York Herald Tribune của Mỹ. Với kiến thức uyên bác, hiểu biết rộng, cương trực và tài năng giao tiếp, ngoại giao khác biệt, độc đáo theo kiểu lãng tử, hào hoa, https://thuviensach.vn ngang tàng, "chửi thề như bắp rang", xuất hiện với phong cách thượng lưu, thừa hưởng văn hóa được đào tạo chính qui từ Mỹ, ông đã thâm nhập và là bạn tri kỷ với các tướng lĩnh, trùm an ninh mật vụ cả Mỹ và Sài Gòn, giới báo chí Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ cũng như các chính khách chóp bu của chính quyền Sài Gòn để khai thác những thông tin tuyệt mật mang tầm chiến lược cho cuộc đối đầu của Bắc Việt Nam với Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuộc đời hoạt động tình báo đầy ly kỳ hấp dẫn nhưng cũng vô cùng hiểm nguy của Phạm Xuân Ẩn với bí danh X6 thuộc cụm tình báo H63 được thể hiện một cách trung thực, sinh động trong cuốn Điệp viên hoàn hảo X6 được bổ sung cập nhật mới. Sau 6 năm, cuốn sách với những thông tin có giá trị lịch sử giờ đây lại được ra mắt bạn đọc qua một bản dịch đầy đủ và cập nhật nhiều thông tin chưa từng được công bố do chính Phạm Xuân Ẩn tiết lộ với tác giả Larry Berman có ghi âm. Với lời hứa chỉ được công bố những thông tin này từng giai đoạn sau khi Phạm Xuân Ẩn mất, Larry Berman đã mất 6 năm để cân nhắc để từng bước công bố thông tin của người đã khuất. Trong ấn bản lần này, ở đầu sách có lời cảm nhận của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, với tựa đề "Nhớ mãi một con người", trong đó có đoạn: "Phạm Xuân Ẩn là nhà tình báo chiến lược cực kỳ quan trọng. Anh đã sống một cuộc đời đầy nhiệt huyết giữa hai chiến tuyến, hai làn đạn. Một nhà báo Reuters và Time được cả chính khách Mỹ nể trọng. Một tình báo, một người yêu nước thật sự đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp giải phóng dân tộc với một nhân cách đặc biệt, một tấm lòng của một người Việt Nam chân chính. Hiếm có một nhà tình https://thuviensach.vn báo nào trên thế giới để lại những bí ẩn và tình cảm tốt đẹp cho mọi người từ cả hai phía như nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn". Trong bài Một phần của hình hài Tổ quốc viết cho ấn bản mới cuốn Điệp viên hoàn hảo, ông Đào Văn Lừng, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: "Thiếu tướng-Anh hùng LLVT - đó là sự vinh danh của Tổ quốc dành cho nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn. Nhưng tên tuổi của Ông còn đi xa hơn thế, đặc biệt với những người bên kia chiến tuyến. Điều lạ lùng là ngay cả khi nhiệm vụ thực sự của Ông được công bố, Phạm Xuân Ẩn vẫn giành được sự kính trọng và ngưỡng mộ tuyệt đối từ những đối thủ của mình! Hàng loạt các chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu... từ Mỹ và trên thế giới khi đến Việt Nam đều mong muốn được diện kiến ông là một minh chứng! Đặc biệt giáo sư, nhà sử học Mỹ Larry Berman đã dành nhiều năm với gần 30 lần bay từ Mỹ đến Việt Nam để gặp và phỏng vấn "đối thủ" lớn của ngành tình báo Mỹ sừng sỏ cho thấy sự hấp dẫn của Phạm Xuân Ẩn - một người do chính nước Mỹ góp phần "đào tạo" nên!" Ấn bản mới này có bổ sung Lời giới thiệu của tác giả cho lần tái bản 2013 "Sáu năm sau: hồi tưởng về Điệp Viên Hoàn Hảo". Larry Berman viết: "... cuộc đời của Ẩn không chỉ là một câu chuyện chiến tranh mà còn là câu chuyện về hàn gắn, về lòng trung thành với đất nước và bạn bè. Trong ấn bản mới, tôi đã thêm vào những câu chuyện và tình tiết mới mà hồi năm 2007 chưa thể kể ra. Tôi cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự và quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách của tôi cũng như https://thuviensach.vn về nhân vật/con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào. Tuy nhiên, điều làm cho ấn bản mới này trở nên rất quan trọng đó là bản dịch mới. Độc giả Việt Nam sẽ lần đầu tiên được đọc câu chuyện về cuộc đời phi thường của Phạm Xuân Ẩn như chính những gì mà ông đã kể với tôi, một người Mỹ viết hồi ký cho ông..." Đặc biệt trong lần in mới này công bố bức thư xúc động của bà Thu Nhàn, vợ thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, gửi tác giả Larry Berman: "Do mắt kém, tôi phải đọc cuốn sách của ông ba lần trong suốt ba ngày, dù tôi muốn đọc xong ngay lập tức: ba ngày đầy cảm xúc, ba ngày đầy nước mắt nhớ thương, đầy tình yêu và sự tiếc nuối... Và giờ đây, mỗi lần đọc lại là tôi không cầm được nước mắt! Một ít người bạn của tôi cũng có cảm xúc như vậy... Nhưng tôi muốn đọc lại nhiều lần để nhớ về chồng tôi. Đôi lúc, tôi cảm thấy như anh Ẩn còn sống, nhưng thật đau đớn, tôi mãi mãi không thể gặp anh ấy ở bất cứ nơi nào trong cuộc đời thực này nữa. Một nửa thân thể tôi đã chết! Càng thêm tuổi, tôi càng thấy cô đơn khi không còn anh ấy. Đó có phải là định mệnh khắc nghiệt mà tất cả chúng ta đều phải chịu đựng trong cuộc đời này?!". Sau khi đọc cuốn Điệp viên hoàn hảo, John le Carre, nhà văn Anh chuyên viết tiểu thuyết tình báo đã thốt lên: "Cú sốc về điệp viên hai mang không sao làm tôi quên được. Và sự nhẹ dạ của kẻ xâm lược ngạo mạn cũng thế". Cuốn Điệp viên hoàn hảo của Larry Berman được người đọc Việt Nam và Mỹ cũng như giới sử học, giới báo chí và các nhà tình báo của cả hai nước đánh giá cao. *** https://thuviensach.vn Thông tin về tác giả: Larry Berman nhà sử học, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học California đồng thời là một người chuyên tâm nghiên cứu lịch sử cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng Không hòa bình, Không danh dự: Nixon, Kissinger và Sự phản bội ở Việt Nam. Đây là cuốn sách rất có giá trị lịch sử về giai đoạn cuối cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra ở Việt Nam. Larry Berman đã phải mất 5 năm và sang Việt Nam 18 lần để thu thập tư liệu cho lần in cuốn sách đầu tiên Điệp Viên Hoàn Hảo và sau đó hàng chục lần cho lần in mới này. Mời bạn đón đọc. Báo chí giới thiệu theo Báo Thể Thao & Văn Hoá Ra mắt sách 'Điệp viên hoàn hảo X6': Xứng danh một anh hùng (Sep 5, 2013 09:35:00) Với những thông tin cập nhật mới nhất của nhà sử học người Mỹ Larry Berman, cuốn sách về nhà tình báo, tướng Phạm Xuân Ẩn, bản tiếng Việt do NXB Hồng Đức và First News ấn hành, ra mắt nhân dịp ngày sinh và ngày mất của ông (12/9/1927 - 12/9/2006). Năm 2007, quyển sách Perfect Spy - The Incredible Double Life Of PHAM XUAN AN Time Magazine Reporter & Vietnamese Communist Agent (Điệp viên hoàn hảo - Hai cuộc đời khó tin) của Larry Berman được xuất bản lần đầu tiên tại https://thuviensach.vn Mỹ đã gây chấn động dư luận Mỹ và cả ở Việt Nam. Để có được cuốn sách này, Larry Berman đã sang Việt Nam 18 lần trong 5 năm để thu thập tài liệu và hàng chục lần tiếp theo để có bản in mới nhất này. Phạm Xuân Ẩn đã tin tưởng chọn Larry Berman viết về mình bằng cái nhìn sắc sảo, mẫn cảm của một điệp viên siêu hạng. Trong làng báo Sài Gòn và miền Nam thời ấy, Phạm Xuân Ẩn là nhà báo của tuần báo Time được học hành bài bản ở Mỹ về. Từ công việc của một nhà báo, Phạm Xuân Ẩn đã tiếp cận với nhiều nguồn tin quan trọng của quân đội Sài Gòn và Mỹ. Ngoài ra, ông còn tạo vẻ hào nhoáng bên ngoài cho mình bằng thú chơi chim, mê chó, lãng tử, sang trọng trên chiếc xe hơi Renault-4... Bức hình chụp Phạm Xuân Ẩn dắt chó bẹc-giê giữa đường phố Sài Gòn và chiếc xe Renault-4 của ông hiện được trưng bày tại Nhà bảo tàng Tình báo quốc phòng ở Hà Nội. Không chỉ tạo vỏ bọc bề ngoài, những cuốn sách, bài báo và nhận xét của đồng đội về Phạm Xuân Ẩn đều cho rằng, ông là một người hài hước, thông minh và giàu lòng trắc ẩn. Đại tá Tư Cang kể: "Trưa ngày 29/4/1975, khi Đại sứ quán Mỹ đã chật kín và vô cùng hỗn loạn, chính anh (Phạm Xuân Ẩn) là người lái xe đưa bác sĩ Trần Kim Tuyến - trùm mật vụ Sài Gòn đến tòa nhà 22 Gia Long khi chiếc trực thăng cuối cùng chật ních người sắp cất cánh... "Chạy mau đi" - anh quát lớn trong nước mắt. Trần Kim Tuyến bật khóc và chỉ kịp thốt lên: "Tôi sẽ không bao giờ quên anh". Theo Larry Berman: "Trần Kim Tuyến đã kể lại rằng trong suốt quá trình làm Chỉ huy hệ thống An ninh Mật vụ Sài Gòn, có hai người mà ông tin tưởng hơn bất kỳ ai: Đó là Phạm Xuân Ẩn và https://thuviensach.vn Phạm Ngọc Thảo (đại tá, anh hùng liệt sĩ, nguyên mẫu của Nguyễn Thành Luân trong loạt phim Ván bài lật ngửa - PV). Khi được biết cả hai đều là điệp viên cộng sản, Trần Kim Tuyến đã vô cùng sửng sốt, kinh ngạc và bảo rằng nếu nhìn lại quá khứ, ông có thể hiểu được Phạm Ngọc Thảo, nhưng không thể tin được rằng Phạm Xuân Ẩn chính là tình báo cộng sản... Và quả đúng như lời lúc chia tay - Trần Kim Tuyến đã không bao giờ quên được Phạm Xuân Ẩn". Ngày chia tay Phạm Xuân Ẩn về cõi vĩnh hằng, đại tá Tư Cang tiễn đồng đội bằng thơ: "Làm trai trong suốt thời ly loạn/ Anh thật xứng danh một anh hùng...". (Báo thethaovanhoa.vn giới thiệu 5/9/2013) Trạc Tuyền Thể thao & Văn hóa theo phunuonline.com.vn Ấn bản mới về điệp viên Phạm Xuân Ẩn (Sep 6, 2013 14:18:37) Cùng chuyển ngữ từ cuốn Điệp viên hoàn hảo, cuộc đời hai mặt khó tin của Phạm Xuân Ẩn, phóng viên tạp chí Time và điệp viên cộng sản Việt Nam của tác giả Larry Berman xuất bản tại Mỹ năm 2007, nhưng khác với bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Đại Phượng ra mắt cùng năm, ấn bản mới này cung cấp thêm nhiều thông tin lần đầu công bố về vị tướng tình báo huyền thoại và bổ sung nhiều phản hồi thú vị. Những chi tiết chưa từng được biết do chính Phạm Xuân Ẩn tiết lộ với tác giả, được ghi âm lại với cam kết chỉ công bố từng giai https://thuviensach.vn đoạn sau khi nhà tình báo qua đời. Tác giả cho biết, ông đã mất sáu năm cân nhắc để công bố từng bước những thông tin liên quan đến người đã khuất: "Cuộc đời của Ẩn không chỉ là một câu chuyện chiến tranh mà còn là câu chuyện về hàn gắn, về lòng trung thành với đất nước và bạn bè. Trong ấn bản mới, tôi đã thêm vào những câu chuyện và tình tiết mới mà năm 2007 chưa thể kể ra...". Cuốn sách còn in kèm bức thư xúc động của bà Thu Nhàn, vợ thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn gửi tác giả; những dòng hồi tưởng của nhiều đồng đội và người quen biết ông. Điệp viên hoàn hảo X6 ra mắt với hai phiên bản bìa cứng và bìa mềm nhân kỷ niệm sinh nhật (12/9/1927) và ngày mất (20/9/2006) của thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn. Bản tiếng Việt phát hành ở Việt Nam trước khi xuất bản bằng tiếng Anh ở Mỹ và nhiều nước khác. (Báo phunuonline.com.vn giới thiệu ngày 4/9/2013) V. Tiến https://thuviensach.vn Lời Nhà xuất bản https://thuviensach.vn T háng 4/2007 Giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt bạn đọc cuốn sách với tựa đề Điệp viên hoàn hảo. Khắc họa chân dung cuộc đời và sự nghiệp của nhà trình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 2007 bản tiếng Việt đã được xuất bản tại NXB Thông Tấn. Sau 6 năm tác phẩm ra đời, trong dòng hồi tưởng mới về câu chuyện với đầy đủ tình tiết và sự thực mà ông vẫn lưu lại đã xuất hiện chưa đầy một năm sau khi ông qua đời. Trong ấn phẩm mới này tác giả đã bổ sung những câu chuyện và tình tiết mới mà hổi năm 2007 chưa thể kể ra và cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự, quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách này cũng như nhân vật và con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào? Trong ấn bản mới còn có bài viết của nguyên phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nhà sử học Dương Trung Quốc với tiêu đề “Hãy viết sự thật” được coi như lời mở đầu cho lần xuất bản này, những bài viết đầy cảm động và chân thực với lòng tin tưởng của những người đông chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn, như các ông Mười Hương, Mười Nho, Tư Cang, Bà Tám Thảo... Trân trọng giới thiệu công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, cảm ơn tác giả cùng những đóng góp quý báu của các bài viết để cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” được ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm ngày sinh của Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (12/9). Nhà Xuất Bản Hông Đức và First News - Trí Việt trân trọng giới thiệu bản ỉn mới “Điệp viên hoàn hảo” cùng quý độc giả. Nhà Xuất Bàn Hồng Đức * Tháng 4/2007 Giáo sư, nhà sử học người Mỹ Larry Berman cho ra mắt bạn đọc cuốn sách với tựa đề Điệp viên hoàn hảo. Khắc họa chân dung cuộc đời và sự nghiệp của nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Năm 2007 bản tiếng Việt đã được xuất bản tại NXB Thông Tấn. https://thuviensach.vn Sau 6 năm tác phẩm ra đời, trong dòng hồi tưởng mới về câu chuyện với đầy đủ tình tiết và sự thực mà ông vẫn lưu lại đã xuất hiện chưa đầy một năm sau khi ông qua đời. Trong ấn phẩm mới này tác giả đã bổ sung những câu chuyện và tình tiết mới mà hổi năm 2007 chưa thể kể ra và cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự, quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách này cũng như nhân vật và con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào? Trong ấn bản mới còn có bài viết của nguyên phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, nhà sử học Dương Trung Quốc với tiêu đề “Hãy viết sự thật” được coi như lời mở đầu cho lần xuất bản này, những bài viết đầy cảm động và chân thực với lòng tin tưởng của những người đông chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn, như các ông Mười Hương, Mười Nho, Tư Cang, Bà Tám Thảo... Trân trọng giới thiệu công trình nghiên cứu của giáo sư Larry Berman, cảm ơn tác giả cùng những đóng góp quý báu của các bài viết để cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” được ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm ngày sinh của Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn (12/9). Nhà Xuất Bản Hông Đức và First News - Trí Việt trân trọng giới thiệu bản ỉn mới “Điệp viên hoàn hảo” cùng quý độc giả. Nhà Xuất Bàn Hồng Đức ______________________________ "PHẠM XUÂN ẨN THỰC SỰ LÀ “ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO” Nhà Chỉ huy Tình báo Chiến lược Trần Quốc Hương Nguyên Bí Thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ huy Mạng lưới Tình báo Chiến lược chống Mỹ, Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Chỉ sau vài lần gặp gỡ, trò chuyện, tôi và Phạm Xuân Ẩn nhanh chóng thân nhau. Bức ảnh Ẩn cầm băng-rôn đi đầu trong đám tang học sinh Trần Văn Ơn đã để lại một ấn tượng sâu sắc về một thanh niên nhiệt thành yêu nước trong phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn - Gia Định. Ẩn từng tham gia tổ chức Thanh niên Tiền Phong và đã học qua lớp công tác tuyên truyên của Việt Minh. Ẩn từng được giao nhiệm vụ điệp báo và được kết nạp Đảng từ năm 1953. Năm 1954, Phạm Xuân Ẩn bị chính quyền miền Nam gọi nhập ngũ và được trưng dụng làm bí thư phòng Chiến tranh tâm lý trong Bộ https://thuviensach.vn Tổng hành dinh quân đội Liên hiệp Pháp. Nơi đây, Ẩn kết thân với đại tá Edward Lansdale, Trưởng phái bộ quân sự đặc biệt của Mỹ (SMM), thực chất là chỉ huy CIA ở Đông Dương dưới vỏ bọc trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US. MAAG) tại Sài Gòn. Tôi chọn Phạm Xuân Ẩn cho mục tiêu lâu dài vì hội đủ các yếu tố và điều kiện lý tưởng cho những hoạt động tình báo chiến lược. Tôi thường tới nhà chơi và cha mẹ Ẩn cũng coi tôi như con cái trong gia đình. Sau ba năm thử thách và cân nhắc mọi khả năng, năm 1957, tôi vạch kế hoạch đưa Ẩn sang Mỹ du học. Trước hết, để Ẩn nắm tình hình nước Mỹ, sau là tạo bình phong thuận lợi cho hoạt động tình báo chiến lược về lâu dài này. Đây được xem là bước chuẩn bị để “đón đầu” một cuộc chiến chắc chắn sẽ xảy ra với Mỹ. Khi kế hoạch được trình lên, cấp trên có phần nghi ngại khả năng Ẩn ra đi sẽ không trở về. Nhưng tôi rất tin tưởng người thanh niên ấy nên đã quyết báo vệ quan điềm của mình. Cuối cùng, cấp trên đồng ý. Hoàn cảnh gia đình Phạm Xuân Ẩn lúc đó rất khó khăn. Cha bị bệnh lao, nhà lại đông anh em. Ẩn băn khoăn: “Tình cảnh gia đình em như vậy, tiền đâu mà đi học bên Mỹ”. Tôi động viên: “Cậu cứ đi đi, chuyện kinh phí để tôi lo”. Ngoài kinh phí, thêm một khó khăn nữa phát sinh khi các trường đại học Mỹ yêu cầu du học sinh phải có bằng tốt nghiệp trung học. Ẩn chưa học xong bậc này. Tôi đề nghị Ẩn thử tìm hiểu xem có ngành học nào không cần đến bằng trung học không. Vài hôm sau, Ẩn gặp tôi, cho biết chỉ có ngành báo chí là không cần bằng trung học.Tôi khuyến khích Ẩn theo học ngành này, vì không nghề nào có bình diện giao tiếp rộng như nghề báo, có thể tiếp xúc với tất cả mọi hạng người, rất thích hợp cho công tác tình báo. Ẩn nghe lời tôi, theo học báo chí. Về sau, vỏ bọc phóng viên hãng thông tấn Reuters, phóng viên tạp chí Time tại Sài Gòn đã giúp Ẩn rất nhiều trong hoạt động tình báo chiến lược. Năm 1958, tôi bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt. Ẩn khi đó đang học ở Mỹ. Cấp trên rất lo lắng về khả năng Ẩn có chịu về Việt Nam hay không một khi thông tin này đến tai Ẩn. Riêng tôi vẫn đặt trọn niềm tin nơi Ẩn. Sau ngày giải phóng, gặp lại nhau, tôi hỏi: “Khi nghe tin tôi bị bắt, sao cậu vẫn về Việt Nam?”. Ẩn trả lời: “Bên nhà báo sang ‘anh Hai mệt nặng nên https://thuviensach.vn không đến’, em biết là anh đã bị bắt. Nhưng em tin anh sẽ không khai ra em, nên em về”. Giữa những con người cùng chung chí hướng, một khi đã hiểu lòng nhau thì niềm tin có sức mạnh ghê gớm như thế. Sau ngày ra tù, do hoàn cảnh và điều kiện, tôi chuyển sang ngành an ninh. Còn Phạm Xuân Ẩn từ ngày về nước đã có nhiều đóng góp rất to lớn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trở thành một trong những huyền thoại tình báo Việt Nam. Đọc tác phẩm Điệp viên hoàn hảo của nhà báo - nhà sử học người Mỹ Larry Berman, tôi tưởng như được gặp lại người thanh niên thông minh, nhanh nhẹn, sáng dạ, có khiếu hài hước, rất quý mến trẻ con, biết kính trọng người già của thuở nào. Vẩn là một Phạm Xuân Ẩn mà tôi biết và đã dìu dắt trong những năm đầu vào nghề tình báo. Đặc biệt, khả năng khai thác thông tin và diễn đạt bằng ngôn ngữ một cách sinh động, khúc triết, quả là một biệt tài thiên phú. Tôi từng nghe các đồng chí ở Trung ương kể lại rằng sau khi đọc những báo cáo của Ẩn gửi về từ Mỹ, Bác Hồ xúc động thốt lên: “Đọc báo cáo mà cứ như đang ở ngay trung tâm New York!”. Hay sau khi đã về nước, hoạt động trong lòng địch, những báo cáo của Ẩn cũng vô cùng chính xác, sinh động, khiến đại tướng Võ Nguyên Giáp phải hài lòng tấm tắc: “Cứ như ta đang ở trong Bộ tổng tham mưu địch”. Qua cách kể chuyện của tác giả, Phạm Xuân Ẩn hiện lên với tầm vóc của một nhà tình báo quốc tế. Ngay cả một cựu ký giả của chế độ Sài Gòn cũng đã viết như sau về Phạm Xuân Ẩn:.. có thể nói đại đa số các tướng lãnh VNCH đều không có tật nọ cũng mắc bịnh kia, tức không trai gái, bê tha, cũng tham nhũng, ăn hối lộ, buôn lậu v.v... nên đã tỏ ra rất kiêng nể giới báo chí ngoại quốc. Giới quân phiệt này có thề bịt mồm báo chí Việt ngữ dễ dàng bằng nhiều biện pháp dã man, rừng rú, nhưng lại không dám và không thể động được đến một cọng lông chân của báo chí ngoại quốc. Do đó Phạm Xuân Ẩn cũng đã được các tướng nể sợ lây. Từ Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Cao Kỳ, Cao Văn Viên, đến Nguyễn Khắc Bình v.v... đều muốn được lòng Phạm Xuân Ẩn, hơn là Ẩn cần phài lây lòng mấy ông tướng đó để moi tin tức. Vì thế Phạm Xuân Ẩn đã có khả năng cung cấp rất nhiều tin tức quân sự vô cùng giá trị cho Việt Cộng. Đối với các https://thuviensach.vn điệp viên khác, thường phài có 'hộp thư', có 'giao liên bàn đạp’để chuyển tin một cách bí mật, lén lút vào mật khu. Nhưng riêng Phạm Xuân Ẩn, anh ta đã coi thường guồng máy an ninh tình báo của các tướng lãnh VNCH đến mức không thèm xài 'hộp thư', cũng chẳng cần đến 'giao liên bàn đạp'. Một tháng đôi ba lần, khi có tin tức quan trọng, nóng hổi cần cấp báo, Ẩn đi thẳng vào mật khu như ta đi du ngoạn, đế báo cáo trực tiếp cho Mười Hương biết!...” (trích Đặng Vãn Nhâm - Nhà tình báo chiến lược Việt Cộng Mười Hưong bị bắt như thế nào, vì sao được thả?). Điệp viên hoàn hảo là một cuốn sách đáng đọc với khối lượng tư liệu đổ sộ và sự công phu, tâm huyết của tác giả. Dưới góc nhìn của một sử gia người Mỹ, Larry Berman có những nhìn nhận và đánh giá riêng về Phạm Xuân Ẩn - điệp viên huyền thoại của nước ta. Tác giả có cái lý riêng của mình, có những phân tích đúng nhưng cũng có đôi điều cần xem xét. Và tôi hoàn toàn đông tình với sự ngưỡng mộ của nhà báo - nhà sử học Mỹ Larry Berman dành cho Phạm Xuân Ẩn: “Một Điệp viên hoàn hảo!”. TRẦN QUỐC HƯƠNG Nguyên Bí Thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam * MỘT PHẦN CỦA HÌNH HÀI TỔ QUỐC! Độ lùi 38 năm sau cuộc chiến bi hùng của dân tộc giúp chúng ta có tầm nhìn bao quát hơn vẻ một người Việt Nam bình dị đã “bất đắc dĩ” trở thành huyền thoại trong một lĩnh vực vốn rất hiếm những tượng đài - Phạm Xuân Ẩn! Thiếu tướng - Anh hùng Lực lượng vũ trang - đó là sự vinh danh của Tổ quốc dành cho nhà tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn. Nhưng tên tuồi của ông còn đi xa hơn thế, đặc biệt với những người bên kia chiến tuyến. Điều lạ lùng là ngay cả khi nhiệm vụ thực sự của ông được công bố, Phạm Xuân Ẩn vẫn giành được sự kính trọng và ngưỡng mộ tuyệt đối từ những đối thủ của mình! Hàng loạt các chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu... từ Mỹ và trên khắp thế giới khi đến Việt Nam đều mong muốn được diện kiến ông là một minh chứng! Đặc biệt, việc giáo sư, nhà sử học Mỹ Larry Berman đã dành 5 năm với gân 30 lần bay đến Việt Nam để gặp và https://thuviensach.vn phỏng vấn “đối thủ” lớn của ngành tình báo Mỹ sừng sỏ cho thấy sự hấp dẫn của huyền thoại Phạm Xuân Ẩn - một người do chính nước Mỹ góp phần “đào tạo” nên! Cuộc đời Nhà báo - tình báo chiến lược chắc còn nhiều những bí ẩn mà nghề nghiệp của ông bắt buộc phải như vậy, nhưng có một điều rõ ràng ràng: toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và hơn hết là một tấm lòng kiên trung cùng với tinh yêu vô hạn của Phạm Xuân Ẩn đã hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc , nhân dân và những người thân yêu của mình! Chính điều đó đã lý giải một trong những câu hỏi lớn của thời đại: tại sao một dân tộc Việt Nam bé nhỏ đã giành được chiến thắng trong một cuộc chiến không cân sức đến như vậy! Đã 7 năm ông vĩnh biệt chúng ta, xin được viết đôi dòng như một nén nhang thơm của hậu thế để bày tò sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sấc đối với một nhân cách đã trở thành một phần của hình hài Tổ quốc ! ĐÀO VĂN LỪNG Vụ Trưởng - Ban Tuyên Giáo Trung ương https://thuviensach.vn Lá thư của bà Thu Nhàn: gửi Larry Berman https://thuviensach.vn O ng Larry thân mến, Giáng sinh đang đến, gia đình chúng tôi xin chúc ông và gia đình một mùa Giáng sinh và Năm mới hạnh phúc. … Chúng tôi xin cảm ơn ông một lần nữa về cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” và xin được chúc mừng ông, dù hơi muộn. Chúng tôi hiểu rằng, ngoài những gì mà anh Ẩn đã kể cho ông, ông cũng đã thực hiện một cuộc nghiên cứu lâu dài về anh ấy để thẩm định, kiểm chứng, xâu chuỗi các sự kiện của cuộc chiến tranh đáng tiếc giữa Việt Nam và Hợp Chùng Quốc Hoa Kỳ. Và điều quan trọng nhất, anh Ẩn đã yêu cầu ông khi viết về anh ấy là: giữ bí mật những gì cần thiết để bảo đảm an toàn cho những người bạn mà anh ấy luôn cảm kích, biết ơn. Và ông đă giữ lời hứa với anh ấy! Nếu thực sự có một thế giới tâm linh, có lẽ lúc này anh Ẩn đang hạnh phúc về điều đó. Chúng tôi tin rằng ông đã đạt được thành tựu lớn nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của ông! Điều đó có ý nghĩa thật lớn lao! Do mắt kém, tôi phải đọc cuốn sách của ông ba lần liên tục trong suốt ba ngày, dù tôi muốn đọc xong ngay lập tức: Ba ngày đầy cảm xúc dâng trào, ba ngày đầy nước mắt nhớ thương, đầy tình yêu và sự tiếc nuối… Và giờ đây, mỗi lần tôi đọc lại, tôi không cầm được nước mắt rơi! Một số người bạn của tôi cũng có cảm xúc như vậy… Nhưng tôi muốn đọc đi đọc lại nhiều lần nữa để nhớ về chồng tôi. Đôi lúc, tôi cảm thấy như anh Ẩn vẫn còn sống, nhưng, đau đớn thay, tôi đã mâi mãi không bao giờ còn được gặp lại anh ấy ở bất cứ nơi nào trong cuộc đời này nữa. Một nửa con người tôi đã chết! Càng thêm tuổi, tôi càng cảm thấy mình cô đơn khi phải sống mà không còn anh ấy. Chẳng lẽ đó là Định mệnh khắc nghiệt mà tát cá chúng ta đều phải chịu đựng trong cuộc đời này sao?! https://thuviensach.vn Bảy mươi tuổi, trí nhớ của tôi đang cạn kiệt dần - có lẽ là do hậu quả của những năm tháng dài sống trong căng thẳng triền miên bởi nhiệm vụ nguy hiểm và gian khó của chồng tôi! Và dù vốn tiếng Anh của tôi đã cùn mòn, tôi vẫn muốn tự mình viết lá thư này cho ông - dù muộn - để nói lời cám ơn, vì tôi nghĩ 'Thà trễ còn hơn không bao giờ.” Xin thứ lỗi vì đã dài dòng, ông Larry. Mong gặp lại khi ông tới Sài Gòn, Người bạn chân thành của ông, Thu Nhàn ------------- Dear Larry, Christmas is approching, my family and I wish you and your family a Merry Christmas, and a Happy New Year. … We have to thank you once more for your book Perfect Spy with our congratulation too - even late. We understand that, beside what An told you, you had a hard long research to write about him - with verifies mixing orderly historian1 s regrettable war-time between Vietnam and USA. And the most important thing An request you in writing about him is to keep in secret what necessary to secure his many friends to whom he had been much grateful. And you kept your promise with him! If there is another spiritual world, perhaps An is happy for that. We believe that you have had a big result of your such hard labor! That's great! Because of my eyes's problem, I have to read your book in 3 times during 3 days, although I would like to finish it immediately: 3 days full of emotions, 3 days with tears of missing, loving, regretting… And now, each time I read it again, I cannot prevent my tears falling! In such feeling are my few friends too… https://thuviensach.vn But I like to read it again and again to recall my husband. Sometime, it seemed to me that An still alive, but, painfully, in reality, I cannot see him anywhere forever. Half of my body passed away! The more I get older, the more I feel lonely without him. Is that the severe Destiny that all of us have to suffer in life?! Seventy years old, my memory is declining, gradually - perhaps that is the result of long stressing's years causing by my husband's hard and dangerous duty! - and though my English is rusting, I do want to write to you by myself - even late - to thank you, because I think “Better late than never.” Excuse for my long talking, Larry. Hope to see you later when you are in Saigon. Sincerely Yours, https://thuviensach.vn Thu Nhan … 6 NĂM SAU: … X6 … NHỮNG CÂU CHUYỆN TIẾP NỐILARRY BERMAN https://thuviensach.vn K hi cho phép tôi viết hồi ký cho ông, Phạm Xuân Ẩn đã ở chặng cuối của cuộc đời. Tôi đặt tên cuốn sách là ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO vì những lý do mà tôi sẽ nói rõ trong phần này. Những cuộc trao đổi ban đầu của chúng tôi diễn ra tại tiệm Givral, nơi suốt cuộc chiến tranh của người Mỹ là địa điểm mà cánh phóng viên và giới chính trị gia tới để phao tin đồn hoặc tìm kiếm những dòng tin chính trong ngày. Hầu như ai cũng gọi ông Ẩn là Tướng Givral, và ông được dành riêng một chiếc bàn tại đây. Đến khi ông Ẩn yếu đi, chúng tôi chuyển sang gặp nhau tại nhà riêng của ông. Các cuộc trò chuyện hàng ngày thường kéo dài trong nhiều giờ và diễn ra trong rất nhiều tháng, ông chia sẻ với tôi những tấm ảnh, tài liệu, thư từ và những câu chuyện kể. Chúng tôi chỉ kết thúc trò chuyện khi Ẩn cảm thấy không còn sức để tiếp tục. Ồng còn giới thiệu tôi với các thành viên của mạng lưới H.63 và tôi đã có nhiều giờ trò chuyện với họ. Tôi nhớ rất rõ cuộc nói chuyện cuối cùng giữa tôi và Ẩn. Tôi tới nhà ông, và lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi được thông báo rằng ông đang ở trong phòng ngủ. Người con trai cả của Ẩn, Hoàng Ân, dẩn tôi lên gác và tôi đã bắt gặp một Phạm Xuân Ẩn rất tiều tụy. Nhìn ông như vậy tôi rất buồn và không biết nói hay làm gì cả. Ông khẽ vẫy tay, ra hiệu tôi đến gần để có thể nghe ông nói: “Tôi sắp chết rồi. Đây là cuộc gặp cuối cùng của chúng ta. Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ đi gặp Diêm Vương”. Tôi cố động viên ông Ẩn rằng bệnh sẽ nhanh chóng qua thôi, nhưng người bệnh biết rõ hơn ai hết. Ông nhờ tôi chuyển lời chào tới các bạn Mỹ của ông và một lần nữa hỏi tôi có nghe tin tức gì của Beverly Deepe hay chưa, đây là một trong rất ít bạn cũ của Ẩn đã không thể tha thứ về việc ông thực hiện nhiệm vụ tình báo ngày trước. Cho tới hơi thở cuối cùng, Ẩn không thể hiểu tại sao trong khi nước Mỹ và Việt Nam có thể hòa giải, thì Deepe vẫn không thể tha thứ cho ông về bất cứ sự lừa dối nào mà bà cho rằng ông từng thực hiện. Cả gia đình Ẩn cùng có chung nguyện ước này và bản thân tôi cũng không thể hiểu tại sao một số người Mỹ vẫn cứ ôm một nỗi hận đối với Ẩn. Sau rốt, những kẻ thù huynh đệ miền Nam của Ẩn, chẳng hạn người bạn https://thuviensach.vn thân của tôi là Lê Khanh, người đã giới thiệu tôi với Ẩn, cuối cùng rồi cũng bỏ qua quá khứ bởi ông hiểu Ẩn trong tư cách là một người Việt Nam. Khanh đã mất nước. Nếu ông ấy có thể chấp nhận vun đắp một tình bạn với Ẩn, vậy thì tại sao những người Mỹ đã xâm lược đất nước của ông lại không hiểu lịch sử? Những kẻ thù huynh đệ hiểu rõ hơn bất cứ người nào về những dối trá đối với tất cà các phía của cuộc chiến. Khi chiến cuộc kết thúc, Phạm Xuân Ẩn hiểu rõ hơn bất cứ ai về những gì được và mất của ông. Ông đã nói về điều đó cho tới hơi thở cuối cùng. Đấy là một phần của câu chuyện mà ông muốn tôi chuyền tải trong cuốn sách này. Các ghi chép của tôi cho thấy sau đó Ẩn đã nói với những người bạn tại Mỹ rằng nếu kiếp sau ông hóa thành chim nhạn di trú thì ông sẽ tới thăm họ. Lần đó, Ẩn thì thào vào tai tôi điều mà tôi sẽ không bao giờ quên được và cũng chưa bao giờ nói ra trước đây: “Có một vài người bạn mà ông không thể thực sự tin tưởng. Khi viết cuốn sách ông hãy nhớ điều đó”. Tôi điểm tĩnh hỏi Ẩn rằng lời cảnh báo này có ý nghĩa như thế nào và ông đang đề cập đẽn những ai? Ông đưa ra hai cái tên. “Có những người sẽ không cảm thấy vui về những điều mà tôi đã kể cho ông, nhưng đừng vì họ mà thay đổi câu chuyện. Hãy viết sự thật”. Ông Ẩn một lần nữa nhờ tôi chuyền lời chào tới những người bạn Mỹ, đặc biệt là Germaine Lộc Swanson. Ngay trong tình cảnh sức tàn lực kiệt, Ẩn vẫn kể lại cho tôi câu chuyện mà ông từng kể về những ngày can trường của Germaine trong vai trò là một y tá dù, và bằng cách nào mà ông từng có lần cứu Germaine thoát khỏi một tình huống nguy cấp. Kể được vài phút, ông Ẩn ngừng lại đột ngột và chỉ nói: “Tôi yếu quá rối. Chúc trở về bình an, tạm biệt”. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy người bạn Phạm Xuân Ẩn của tôi. Câu chuyện với đầy đủ tinh tiết và sự thực mà Ẩn muốn kể lại đã xuất hiện chưa đầy một năm sau khi ông qua đời, với ấn bản tiếng Anh nhan đê PERFECT SPY X6 - The Incredible Double Life of Phạm Xuân Ẩn, Reuters, Time, New York Herald Tribune Reporter & Vietnamese strategic Intelligence General (ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO: Cuộc đời hai mặt phi https://thuviensach.vn thường của Phạm Xuân Ẩn - Phóng viên Reuters, Time, New York Herald Tribune… & Tướng tình báo Chiến lược Việt Nam). Cuốn sách được chào đón nóng nhiệt ở Mỹ, nhưng không phải không có một số tranh cãi mà tôi sẽ chia sẻ. Tôi hài lòng khi một ấn bản tiếng Việt đã được ra mắt, nhưng tôi thấy chưa thật thỏa đáng khi biết rằng một phần trong bản tiếng Anh chưa được thể hiện đầy đủ trong bản tiếng Việt, đặc biệt là phần chú giải và tài liệu tham khảo. Phần bị bỏ này sau đó đã được điều chỉnh khi tôi nài nỉ in thêm có giới hạn ấn bản kèm theo ghi chú. Tuy nhiên, phần chuyển ngữ thì vẫn chẳng có gì thay đổi. Thế là câu chuyện mà Phạm Xuân Ẩn thực sự đã kể cho tôi không hề xuất hiện bằng tiếng Việt, chỉ có ở bản tiếng Anh. Trong dòng hồi tưởng mới này, tôi đã thêm vào những câu chuyện và tình tiết mới mà hồi năm 2007 chưa thể kể ra. Tôi cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự và quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách của tôi cũng như về nhân vật, con người Phạm Xuân Ẩn như thế nào. Tuy nhiên, điều làm cho ấn bản mới này trở nên rất quan trọng đó là bản dịch mới. Độc giả Việt Nam sẽ lần đầu tiên được đọc câu chuyện về cuộc đời phi thường của Phạm Xuân Ẩn như chính những gì mà ông đã kế với tôi, một người Mỹ viết hồi ký cho ông. Ngoài ra, ấn bản mới này còn được bổ sung những bài phỏng vấn, bài viết cảm động và chân thực từ những người đồng chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn: các ông Mười Hương, Tư Cang, Mười Nho, bà Mỹ Nhung… Điều này làm cho ấn bản của First News - Trí Việt vừa rất đặc biệt, vừa là một cuốn sách mới đối với bạn đọc Việt Nam. Tôi rất cảm kích việc Công tỵ First News - Trí Việt, Nhà xuất bản Hống Đức và ông Nguyên Văn Phước, nhà sáng lập và là Tổng giám đốc First News - Trí Việt, muốn xuất bản cuốn sách bằng một bản dịch mới, theo cách dịch sát nghĩa chính xác theo bản gốc của Perfect Spy với các bổ sung thông tin và hình ảnh chưa được công bố. Trong trái tim và tâm hồn mình, ông Phước ngưỡng mộ và yêu thích câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn. Ông ấy và tôi hy vọng sẽ thực hiện một bộ phim về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn dựa trên ấn bản mới ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO. Ông ấy và tôi tin rằng sẽ rất có ý nghĩa khi người Việt Nam được https://thuviensach.vn lắng nghe những ngôn từ và phong cách của Phạm Xuân Ẩn, đặc biệt là các thế hệ trẻ, bởi cuộc đời của Ẩn không chỉ là một câu chuyện chiến tranh mà còn là câu chuyện về hàn gắn, về lòng trung thành với đất nước và bạn bè. Câu chuyện của ông bao trùm lên hai đất nước trong một giai đoạn gần năm thập kỷ. *** Tôi không chắc là có một người nào đó hiểu được con người thực của Phạm Xuân Ẩn, ngoại trừ mẹ và vợ của ông. Ông đã trải qua phần lớn cuộc đời với chiếc mặt nạ, trong một vỏ bọc giúp ông có thể đánh lừa mọi người - các cơ quan tình báo Việt Nam Cộng hòa, CIA của Mỹ, các nhà báo Mỹ, châu Âu và Việt Nam, quan chức chính quyền miền Nam và thậm chí là cả người thân trong gia đình, ngoại trừ mẹ và vợ của ông. Danh sách những người bị Ẩn đánh lừa có cả những nhà tình báo chuyên nghiệp như Edward Lansdale, William Colby và Lou Coneỉn; các quan chức chính phủ Việt Nam Cộng hòa như Nguyễn Cao Kỳ và Trần Văn Đôn; giám đốc tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm - bác sĩ Trần Kim Tuyến; những nhà báo đồng nghiệp và bạn bè người Việt như Nguyễn Hưng Vượng, người đống thời làm việc cho CIA, và Cao Giao, người mà cùng với Ẩn và Vượng, được coi là “tam ca giọng nam cao” của Đài phát thanh Catinat. Danh sách dài những phóng viên bị qua mặt có David Halberstam, Robert Shaplen, Francis Fitzgerald, Robert Sam Anson, Neil Sheehan và Stanley Karnow. Tất cả những cá nhân này đều hãnh diện về khả năng nhìn thấy sự thật. Thế nhưng, không một ai trong số họ từng nghi ngờ Phạm Xuân Ẩn là điệp viên Cộng sản. Khi chiến tranh kết thúc, mỗi người trong số đó đều ngả mũ trước Ẩn về khả năng hoạt động của ông. Phần lớn những người bị qua mặt đã chọn tình bạn thay vì giận dữ trước sự thật rằng bạn của họ từng là một điệp viên. Phần lớn đều phủ nhận khả năng họ đã bị lợi dụng làm nguồn tin phục vụ cho các báo cáo gửi ra Hà Nội. Ông Ẩn kể với tôi rằng, sau chiến tranh, cựu Giám đốc CIA William Colby tới Việt Nam với mong muốn gặp ông, mang https://thuviensach.vn theo những câu hỏi về nghề nghiệp để trao đổi giữa hai điệp viên chuyên nghiệp. “Gặp ông ấy rất nguy hiểm cho tôi. Lần đầu tiên tôi không được phép, nhưng sau đó tôi được phép tới dự một buổi tiệc trưa và chúng tôi đã chào nhau”. Khi tôi hỏi Ẩn rằng hai người đã nói gì lúc đó, ông lắc đầu theo cách làm cho tôi hiểu rằng có những bí mật và câu đố mà tôi sẽ không bao giờ biết hoặc giải được. Ẩn vẫn sống như tên riêng của ông được diễn dịch trong tiếng Việt - ẩn giấu và bí mật. Tên ông chính là cuộc đời của ông! Phạm Xuân Ẩn là một sĩ quan tình báo của một phe và được thượng cấp chỉ đạo thâm nhập vào cơ sở của đối phương để lấy thông tin giúp cho phe của ông đánh bại “kẻ thù”, ông đã trở thành huyền thoại trong cộng đồng tình báo thế giới vốn rất muốn biết bằng cách nào mà Phạm Xuân Ẩn hoạt động thành công và không bị bắt. Cuộc đời với tư cách là một điệp viên của ông là một ví dụ sáng rõ về sự khó nắm bắt của linh vực tình báo con người trong cả khía cạnh lĩnh vực này ảnh hưởng lên kết cục chiến tranh lẫn nó ảnh hưởng lên quan hệ cá nhân. Kể từ khi ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO được ấn hành, tôi đã có dịp trao đổi với các thành viên trong cộng đồng tình báo về vai trò của một điệp viên đơn tuyến. Có một dịp vào năm 2009, một sĩ quan phản gián làm việc cho chính phủ Mỹ đã tiếp cận tôi với mong muốn được trao đổi về những điều mà Phạm Xuân Ẩn đã kể nhưng không được đưa vào sách. Thời kỳ hậu sự kiện 11 tháng 9, người ta rất chú trọng công tác tình báo sử dụng con người. Mà ông Ẩn lại là một bậc thầy về thu thập tin tức thông qua quan hệ cá nhân. Viên sĩ quan tình báo nọ tin rằng cuốn sách của tôi đã cung cấp một cái nhìn tường tận vào các tác động của một điệp viên được đặt vào vị trí trọng yếu. “Đây là một trong những ví dụ rõ nhất về khái niệm ảo ảnh thường được dùng để mô tả thế giới tình báo”, ông nói. Trong cuộc trò chuyện, tôi nhận thấy rằng viên sĩ quan phản gián đặc biệt quan tâm tới những điều ông Ẩn đã kể cho tôi về các cách thức hoạt động mà có lẽ giúp hiểu rõ hơn bức tranh ghép về việc sử dụng con người để thu thập tin tình báo.Tất cả những gì tôi suy nghĩ vào lúc ấy đó là ông Ẩn hẳn sẽ cảm thấy được đền đáp tới nhường nào nếu biết được rằng ngay cả khi đã chết ông vẫn được quê hương thứ hai sử dụng để tạo ra một https://thuviensach.vn phương cách nhằm bảo vệ đất nước của chúng tôi khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù. Đó là bởi Phạm Xuân Ẩn không bao giờ coi nước Mỹ là kẻ thù. “Ông thấy đấy, lúc tòa Tháp đôi sụp đổ và lúc tôi đọc bản báo cáo của Uỷ ban điều tra vụ 11-9, tôi một lần nữa lại nghĩ rằng đất nước hùng mạnh nhất hành tinh đã bị làm tổn thương bởi họ không hiểu được tính chất dễ bị thương tổn của mình”, ông Ẩn nói. “Tất cả những người chiếm máy bay kia đều từng sống và học ở Mỹ, giống tôi. Có thể họ đã làm bạn với những người Mỹ theo những cách mà tôi đã từng. Sự khác biệt lớn ở đây là, tôi được đưa tới Mỹ không phài để hủy diệt nước Mỹ. Tôi tới đó để học tâm lý của họ và qua đó có thể hiểu rõ hơn về một kẻ thù tiềm tàng. Tôi đã khóc sau khi tòa Tháp đôi sụp đổ và không thể mừng sinh nhật vào ngày 12 tháng 9. Ngày ấy thật buồn”. Cho tới tận hôm nay, tôi vẫn không biết được làm sao một con người có thể sống một cuộc đời dài dàng dặc trong tình trạng bí ẩn và che giấu, như cái tên của ông. Làm sao Ẩn có thể tồn tại được mà không bị bắt hoặc vấp phải một sai lầm, sơ sót nào? Làm thế nào để có thể xây dựng được tình bằng hữu dựa trên sự dối lừa và, khi mà sự dối lừa đó bị phơi bày, vẫn có rất ít người cảm thấy bị phản bội? Đó là lý do tại sao tôi lại chọn tên sách là ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO. Tôi tin Phạm Xuân Ẩn không phản bội ai cả. Tôi sẽ chia sẻ nhiều điều về khía cạnh này. Ông trở thành điệp viên không phải vì tiền hoặc danh tiếng cá nhân, ông lãnh nhận nhiệm vụ bởi vì ông yêu đất nước và có một giấc mơ cho đất nước của ông. Ẩn đã hoàn tất sứ mệnh và nhờ đó ông trở thành Anh hùng tại Việt Nam. Một phần trong bí ẩn của con người Phạm Xuân Ẩn bắt đầu với câu hỏi - “Con người thực của Phạm Xuân Ẩn là ai?”. Đó là con người trước, trong hay sau chiến tranh? Liệu có thể biết được điều đó hay không? Liệu chính bản thân ông Ẩn có biết câu trả lời? Ẩn từng được hướng dẫn rằng nếu ông không thực sự hóa thân vào chiếc mặt nạ của mình, ông sẽ thất bại trong sứ mệnh và sẽ chết giống như con cá nằm trên thớt, ông buộc phải trở thành một người khác, không chỉ trong cách thức hành xử với mọi người, mà còn trong cách sống và suy nghĩ của chính ông. Bằng cách ấy, ông đã https://thuviensach.vn trở thành một người khác, nhưng con người đó là ai khi chiến tranh kết thúc và khi chiếc mặt nạ không còn cần thiết nữa? Tôi tin rằng Ẩn biết mình là ai, cũng như ông biết tất cả những gì mà ông đã từ bỏ và mất mát. Điều này trở nên rõ ràng nhất khi cả người Mỹ lẫn người Việt Nam đều thắc mắc về một số hành động của ông. Ẩn không được phép rời Việt Nam để dự lễ tốt nghiệp của con trai tại trường North Carolina và sau này là Trường Luật thuộc Đại học Duke bởi lẽ, như lời của chính ông, “Họ vẫn chưa biết rõ tôi là ai”. Ẩn đã thổ lộ với tôi rằng “tôi thực sự muốn dự lễ tốt nghiệp của con trai, nhưng cũng hiểu rõ tình hình lúc ấy. Cháu nó được phép ra đi để đổi lợi việc tôi phải ở lại đây, mãi mãi, nhưng giờ thì ổn rồi”, ông Ẩn đã yêu cầu tôi không đưa chi tiết này vào sách. Là người viết hồi ký cho Ẩn, tôi biết rằng ông đã dần yêu cái vỏ bọc, yêu cái mặt nạ của ông, đó là công việc của một phóng viên trong một nền báo chí tự do. Ẩn đã học nghề báo tại Trường Orange Coast từ năm 1957 đến 1959 như một phần nhiệm vụ. Nhiệm vụ ấy là học tất cả những gì có thể về người Mỹ bởi các lãnh đạo ở Hà Nội đã nhìn thấy cái ngày mà người Mỹ sẽ thay thực dân Pháp. Vào năm 1957 thì không ai có thể thấy trước được quy mô cũng như mức độ hủy diệt từ sự can dự ấy của người Mỹ, nhưng người Việt lúc bấy giờ đã tiên liệu được rằng đất nước nhỏ bé của họ sẽ đối đầu với Mỹ. Ẩn ngưỡng mộ cách tư duy của những người Mỹ mà ông gặp, ngưỡng mộ giá trị và tinh thần tự do mà họ có. Nhiều năm về sau, ông đã mong muốn các con của mình được đào tạo tại Mỹ bởi đó là nơi ông đã học được về “nhân tính”, ông ngưỡng mộ nền tự do báo chí, tự do diễn đạt mà ông tìm thấy ở quê hương thứ hai của mình. Một số điệp viên vĩ đại nhất lịch sử đã mọc gót chân Achilles để rồi rốt cuộc làm hỏng sứ mệnh khi vướng vào chuyện ái tình hay trở nên tham lam. Ẩn không bao giờ tham lam, nhưng ông từng phải lòng - với nước Mỹ mà ông đã sống trong giai đoạn 1957-1959 và với những người Mỹ mà ông gặp ở đấy. Ông cũng ngưỡng mộ những người Mỹ mà về sau ông gặp trong thời gian làm việc cho họ tại Việt Nam, một phần trong cái vỏ bọc của ông. Tôi không thể tưởng tượng được Ẩn đã phải như thế nào đế có thể ngưỡng mộ và yêu mến những con người mà ống cần phải đánh bại. Đối với Ẩn, đánh https://thuviensach.vn bại kẻ thù có nghĩa là quân Mỹ sẽ rút về nước và để cho người Việt tự quyết định tình hình chính trị của mình. Tương lai của Việt Nam thuộc về người Việt Nam - chứ không phải người Mỹ, người Pháp. Đến tận ngày nay, vẫn còn rất nhiều người Mỹ không chịu hiểu điều cơ bản này. Trong toàn bộ giai đoạn này của sứ mệnh - vốn kéo dài tới khi Việt Nam thống nhất và không có quân đội nước ngoài nào đóng trên đãt Việt Nam - Ẩn có một giấc mơ rằng, đến khi chiến tranh chấm dứt, hiện thực mới sẽ là việc ông tiếp tục làm phóng viên tại một nước Việt Nam thống nhất. Có lần ông nói với tôi rằng ông thích được tiẽp tục làm cho tờ Time, ông tin rằng ông được học hành và có kỹ năng để đào tạo một thế hệ nhà báo mới của Việt Nam về nghề, cái nghề mà ông từng làm. Giấc mơ này, tất nhiên, chỉ đến trước khi chiến tranh kết thúc. Tôi dần tin rằng đây là cách duy nhất để cuộc sống thực và chiếc mặt nạ của Ẩn có thể gặp nhau trong hạnh phúc. Thế rồi mọi sự trở nên vừa như một giấc mơ ban ngày vừa như một cơn ác mộng. Ẩn mơ rằng những người đồng bào của ông cũng chia sẻ giấc mơ đó một cách tự nhiên. “Trong đời mình, tôi chỉ có hai trách nhiệm. Một dành cho Tổ quốc như là nghĩa vụ bắt buộc, cái còn lại là dành cho những người bạn Mỹ đã dạy tôi từ A tới Z, đặc biệt là nhân dân Mỹ. Ước nguyện của tôi là như thế này: Chiến đấu cho tới lúc đất nước giành lại được độc lập rôi sau đó tái lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ giữa người Việt Nam và Mỹ, lúc bây giờ thì tôi có thể nhắm mắt xuôi tay thật mãn nguyện vào bất cứ lúc nào”. Phạm Xuân Ẩn là một người mơ mộng, nhưng cũng là người cô đơn cho tới cuối đời. Cô đơn ở đây không có nghĩa là ông thiếu tình yêu gia đình, bạn bè hay đất nước, ông luôn ngập tràn những tình yêu ấy. Nỗi cô đơn của ông đến từ việc nhìn thấy được những khả năng có thể của đất nước Việt Nam mà ông yêu vô cùng. Đến lúc nhận ra rằng giấc mơ của một người chẳng có tác động gì, ông muốn rút lui, và nói với tôi rằng ông chi muốn trở thành một chàng Tarzan sống trong rừng thẳm, cùng gia đình và lũ thú cưng. “Câu chuyện của tôi là một câu chuyện về nỗi cô đơn”, Ẩn nói https://thuviensach.vn với tôi. Tôi là một điệp viên đơn độc, một Anh hùng cô đơn, một người Việt Nam cô đơn”. Thoạt đầu, tôi không thực sự hiểu điều Ẩn nói. Ông nổi tiếng, là một sĩ quan tình báo nhiều công trạng và cuộc đời ông là một huyền thoại. Mãi về sau tôi mới hoàn toàn nắm bắt được thực tế là Ẩn đã sống giữa những người Mỹ trong gần hai mươi năm. Thời đó ông biết về người Mỹ nhiều hơn bất cứ người Việt nào trên toàn thế giới. Dù họ là kẻ thù của đất nước ông, Ẩn vẫn không thù ghét họ ở khía cạnh con người, ông tin rằng chính phủ Mỹ đã bị định hướng sai trong sự can thiệp của họ và ngay khi sự can thiệp đó chấm dứt, Ẩn tin rằng sẽ là rất tự nhiên khi nối lại quan hệ thân thiết với những con người vốn đã rất tốt bụng đối với ông trong thời gian ông ở Mỹ và lúc làm phóng viên cho Time. Tha thứ và hòa giải là ý niệm ngây thơ của Ẩn vào năm 1975. Phải mất một thập kỷ nữa thì đất nước của ông mới thấm thía được điều này. Vấn đề căn bản là Ẩn coi trọng tình bạn hơn ý thức hệ. Trong sâu thẳm lòng mình, ông luôn tận lực vì đất nước và bạn bè. Đó là một sự cân bằng mà rất ít người, nếu có, có thể thành công. Làm sao người khác có thể hiểu được những hiểm nguy mà Ẩn tự rước vào cho bản thân và sứ mệnh của ông khi tìm cách cứu anh bạn Robert Sam Anson hoặc gia đình Brandes hay giúp các phóng viên đồng nghiệp tránh khỏi những hiểm nguy không cần thiết? Đối với Phạm Xuân Ẩn, ý nghĩa đích thực của cuộc sống nằm ở hai từ tình bạn và sự tha thứ. Tôi không bao giờ quên được cái ngày mà Ẩn lần đầu tiên thổ lộ với tôi giấc mơ của ông cho đất nước Việt Nam, bằng cách diễn dịch lời của Tống thống Mỹ Abraham Lincoln về hàn gắn và hòa giải trong diễn văn nhậm chức ngày 4 tháng 3 năm 1865. Ngày ấy, Lincoln đã nói về sự tha thứ từ hai phía giữa những người anh em miền Bắc và miền Nam trong cuộc Nội chiến Mỹ. Ẩn trích dẫn không thật chính xác, nhưng gần giống để làm sáng tỏ. “Không ác tâm với bất cứ ai; luôn nhân ái với mọi người; và kiên định trong lẽ phải, khi Chúa cho chúng ta nhận ra lẽ phải, hãy tranh đấu để hoàn thành sứ mạng được giao; hàn gắn vết thương của dân tộc, chăm sóc các chiến sĩ đã dấn thân vào cuộc chiến, và những người vợ góa, những trẻ https://thuviensach.vn mồ côi - hết sức mình tạo lập và gìn giữ một sự nghiệp công chính, và một nền hòa bình vững bền, cho chúng ta, và cho mọi dân tộc”. Hơn một lần Ẩn đã chia sẻ giấc mơ này với tôi, nhưng ông luôn bảo rằng “đừng viết điều này ra; tôi chỉ nói để ông hiểu rõ tình hình của tôi thôi”. Đây có lẽ là lý do tại sao khi tôi xem lại hàng chục bức ảnh quân sự chụp Ẩn và các đồng đội Anh hùng của ông thời hậu 1975, tôi lại có cảm giác như vậy. Tôi nhận ra rằng trong các bức ảnh ấy, ông có vẻ lạc lõng và không thoải mái. Có lẽ điều đó giải thích tại sao tôi chưa bao giờ bắt gặp bất cứ một bức ảnh nào thuộc loại này được treo trong nhà ông ở những nơi mà khách vào thăm có thể thấy được. Thay vào đó, Ẩn trưng bày các loại sách và các ấn bản mới của tờ Time. Và đây là nơi mà sự bí ẩn của Phạm Xuân Ẩn tiếp diễn, ở trên gác, ông vẫn lưu giữ những tấm huân chương và bằng khen. Đây chỉ đơn giản là một sự hiện diện tiếp tục của chiếc mặt nạ mà ông đã đeo quá lâu? Liệu có thể giữ hai con người của ông tách biệt trong suốt cuộc đời óng? Kể từ khi xuất bản cuốn ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO, tôi được biết thực ra ông Ẩn đã nhận mười sáu huân chương, trong đó có mười bốn tấm quân công. Tôi đã biết một ít trong số huân chương này, chẳng hạn để tưởng thưởng cho những đóng góp của ông vào năm 1963 tại Ấp Bắc để giúp Tướng Giáp đối phó với cách thức mới của Mỹ về chống quân nổi dậy. Thời ấy, Ẩn không biết về điều này, nhưng ông thực sự là đã cung cấp cho ông Giáp về phương pháp đối phó với chiến dịch chống quân nổi dậy. Hay như các báo cáo năm 1965 của Ẩn về việc Mỹ cam kết tăng quân; hay các báo cáo chi tiết của ông trước Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968; và bản phân tích năm 1974 của ông về việc Mỹ sẽ không thể nào quay trở lại để giúp đỡ đồng minh đang khốn cùng của họ, Việt Nam Cộng hòa. Các nguồn tin của Ẩn từ trong chính quyền và Quân lực Việt Nam Cộng hòa là hoàn hảo. Những báo cáo được mã hóa của Ẩn đã dẫn tới cuộc tổng tấn công cuối cùng để thống nhất đất nước, ông Mai Chí Thọ nói với tôi rằng các báo cáo của Ẩn tới Trung ương Cục miên Nam là trung tâm của thành công. Phạm Xuân Ẩn đã nói rất nhiều về việc ông đã sớm cảnh báo các kế hoạch của Mỹ về việc tiến vào Campuchia và cuộc tấn công Nam Lào hồi https://thuviensach.vn tháng 2 năm 1971, mang tên Chiến dịch Lam Sơn 719, một thất bại nặng nề của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. “Tôi có tài liệu và tôi là một phóng viên, vì thế tôi biết đặt ra những câu hỏi như thế nào và với ai”, ông Ẩn nói. Lam Sơn 719 được chờ đợi mang đến chiến tháng nhanh chóng cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa, qua đó chứng minh thành công của kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh trong một chiến dịch trên bộ hoàn toàn do Quân lực Việt Nam Cộng hòa thực hiện với phía Mỹ chỉ yểm trợ bằng không quân. Các báo cáo và tài liệu do Ẩn cung cấp đã giúp xây dựng đối pháp chống các chiến dịch trên và dẫn tới kết quả là thất bại của phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, trong đó Mỹ tổn thất nhiều máy bay và phi công. Ẩn dặn tôi rằng trước khi ông qua đời thì không công bố việc ông đã nhờ những mối quan hệ gần gũi trong Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo (CIO) để có thể biết trước kế hoạch tấn công Nam Lào vào đầu năm 1971. Dựa trên những báo cáo ấy, Trung ương Cục miền Nam đã cử một nhóm tới nghiên cứu điều kiện chiến đấu tại khu vực Nam Lào. Ông Ẩn cũng biết việc các chuyên gia quân sự Mỹ ở Việt Nam lên kế hoạch mở chiến dịch vào Lào đế cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh. https://thuviensach.vn “HÃY VIẾT SỰ THẬT!” https://thuviensach.vn K hà sử học Dương Trung Quốc Larry Berman là một giáo sư của đại học Mỹ, ông đã có ba cuốn sách viết về Việt Nam, trong đó có cuốn “Không hòa bình, không danh dự: Nixon và Kissinger, và sự phán bội ở Việt Nam”. Tôi nhắc đến tựa sách này vì cách đây 8 năm (2005), khi bản dịch tiếng Việt được in ở Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt-Mỹ đề nghị tôi viết lời giới thiệu. Sách ra mắt, tôi mới được gặp tác giả. Không biết Larry Berman nghĩ sao mà lần này, cuốn sách các bạn đang cầm trên tay, lúc chuẩn bị ra mắt, qua First News tác giả lại yêu cầu tôi viết mấy lời cho cuốn sách. Đây lại là cuốn sách viết về một nhà tình báo Việt Nam, Tướng Phạm Xuân Ẩn. Viết về vị tướng tình báo huyền thoại này Larry Berman không phải là người đầu tiên. Ít nhất thì cũng có hai nhóm làm sách và cả nhóm làm phim mà Larry Berman đã từng tiếp xúc. Đó là chưa kể đến cuốn truyện của nhà văn Nguyễn Khải viết cách nay đã hai thập kỷ (1983) lấy Phạm Xuân Ẩn làm nguyên mẫu cho một nhân vật văn học của mình. Nhưng Larry Berman là người nước ngoài, người Mỹ đầu tiên viết về Phạm Xuân Ẩn, lại dưới dạng một tiểu sử với sự cho phép của nhân vật. Chắc chắn, một người Mỹ viết về Phạm Xuân Ẩn sẽ có lợi thế mà các tác giả Việt Nam khó có được. Không phải chỉ là vấn đề tư liệu. Giáo sư Larry Berman có thể khai thác các kho lưu trữ ở Mỹ, tiếp cận các nhân chứng người Mỹ, các cựu tướng lĩnh, chính khách Việt Nam Cộng hòa nay đang định cư ở Mỹ… là những nhân tố tạo nên môi trường sống và hoạt động của Phạm Xuân Ẩn với tư cách là một phóng viên của Tạp chí Time và một nhà tình báo luồn sâu vào nội bộ đối phương để chống lại cuộc chiến tranh mà nước Mỹ tiến hành trên đất nước Việt Nam ở thập kỷ 60, 70 thế kỷ trước. Nhưng, cái lợi thế ấy không mấy quan trọng bằng cách suy nghĩ của một công dân, một nhà sử học Mỹ về một nhà tình báo đứng ở chiến tuyến bên kia của một cuộc chiến khốc liệt. Nói cách khác, chỉ một tác giả người Mỹ như Larry Berman mới lý giải được vì sao Phạm Xuân Ẩn không chỉ được những người đồng bào, đồng chí Việt Nam của mình khâm phục, vinh https://thuviensach.vn danh như một người anh hùng mà nhiều người Mỹ đã từng quen biết vẫn giữ được sự kính trọng và chia sẻ những việc Phạm Xuân Ẩn đã hành xử với tư cách một người Việt Nam yêu nước. Lời mở sách cho bản dịch tiếng Việt lần này của một cựu quan chức cao cấp của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghía Việt Nam và những đồng đội trong ngành tình báo của Phạm Xuân Ẩn ở những hàm cấp khác nhau cũng như những lời bình luận của nhiều tên tuổi là những nhà báo nổi tiếng (David Halberstam, Stanley Karnow…) hay chính khách Việt Nam Cộng hòa có mặt xuyên suốt trong cuộc chiến tranh (Đại sứ Bùi Diễm) và nhiều nhân chứng khác… cho thấy tầm vóc và sức hấp dẫn của Phạm Xuân Ẩn cả trong cuộc đời lẫn trên trang giấy, chung đúc trong cái tên sách “Điệp viên hoàn hảo”. Nhưng dường như với lịch sử thì khó có cái gì có thể “hoàn hảo”, trọn vẹn nếu chưa đủ độ “ngấu” của thời gian. Thời gian tựa như thứ thuốc hiện hình làm quá khứ ngày càng sáng rõ… mà nhân vật của cuốn sách cũng là người anh hùng trong cuộc đời - Phạm Xuân Ẩn - mới qua đời chưa được bao lâu. Mà cứ theo quan niệm “cái quan định luận” của người Phương Đông (tức là đến khi đậy nắp ván thiên rồi mới có thể luận bàn được người nằm trong quan tài) thì câu chuyện về Phạm Xuân Ẩn với tư cách là một nhân vật của lịch sử dường như chỉ mới bắt đầu (?!). Vì thế mà cuốn sách này vẫn có nhiều chuyện còn để lửng cho các thế hệ sau tìm hiểu. Đây chính là sức sống của lịch sử, hay nói cách khác là cái lý do để người viết sử và nghề sử học còn đất sống… Nhưng điều có thể chắc chắn khẳng định ngay từ bây giờ, Larry Berman và cuốn sách lần này được dịch một cách trọn vẹn ra tiếng Việt sẽ là một công trình không chỉ đầy đủ và đáng tin cậy nhất vì tính chân thực của cả nhân vật và người viết về nhân vật ấy. Cũng cần phải nói thêm rằng, lần ra mắt bản tiếng Việt này khồng chỉ khắc phục khiếm khuyết của lần xuất bản trước đã không công bố nguyên vẹn toàn bộ tác phẩm thì lần này đã được bổ sung đầy đủ. Lại còn có thêm 20 trang được Larry Berman lấy đầu để “… 6 năm sau - X6, những câu chuyện tiếp nối”. Đó là những chi https://thuviensach.vn tiết được nhân vật và tác giả thỏa thuận chỉ công bố sau thời điểm Phạm Xuân Ẩn đã qua đời. Do vậy mà trong cuốn sách này vẫn còn nhiều điều chính nhân vật anh hùng của chúng ta vẫn cảm thấy “chưa hoàn hảo”. Đoạn Larry Berman nhắc đến bức thư tố cáo của một đồng nghiệp của Phạm Xuân Ẩn ở Tạp chí Time cho rằng nhà tình báo cộng sản đã phản bội các đồng nghiệp của mình và phải chịu trách nhiệm về cái chết của nhiều người khác đứng ở bên kia chiến tuyến chính trị. Cho dù cách lý giải của tác giả cũng như quan điểm một số đông đồng nghiệp người Mỹ đã chia sẻ với Phạm Xuân Ẩn chấp nhận bổn phận của một người Việt Nam yêu nước phải thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của mình, thì ngay chính Phạm Xuân Ẩn cho đến những ngày cuối đời vẫn còn nghĩ tới một nữ đồng nghiệp (Beverly Deepe) vẫn chưa chẩp nhận sự chính đáng của mọi luận giải bênh vực mình. Hay nội dung cuộc gặp lại William Colby, người từng đứng đầu cơ quan CIA của Mỹ nhiều năm sau khi chiến tranh đã kết thúc vẫn được nhà tình báo Việt Nam mang theo xuống “tuyền đài” không chia sẻ với ngay cả Larry Berman… Điều đó khiến câu nói của nhân vật với tác giả cuốn sách như một lời thắc mắc “Giáo sư thấy đó… hình như người ta vẫn chưa rõ tôi là người như thế nào?” lại trở thành lời thắc mắc của chính người viết tiểu sử vẻ nhân vật của mình cũng như người đọc. Rồi trong những tâm sự mà Phạm Xuân Ẩn biết rằng sẽ là những lờl cuối đời dành cho người viết tiểu sử của mình, ông vẫn ngổn ngang chưa thể lý giải được những gì đã phải chịu đựng ngay khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được phong tặng danh hiệu Anh hùng với vô số huân chương đầy vinh dự ghi nhận từng chiến công cũng như toàn bộ cống hiến của mình cho Cách mạng, ông nói nhiều đến sự “cô đơn” ngay giữa những đồng đội, đồng chí của mình mà ông cho rằng chính họ vẫn chưa thực sự muốn hiểu mình là ai? Phạm Xuân Ẩn còn nhắc đến sự chối từ một nguyện vọng rất tha thiết của ông là được có mặt trong lễ tồt nghiệp đại học của người con trai, mặc dù đã được nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho sang học tại nước Mỹ, nơi ông đã từng sống, hoạt động và lập những chiến công hiển hách. https://thuviensach.vn Ông cũng đã bộc bạch với người viết tiểu sử mình những hoàn cảnh buộc ông phải từ chối những tiếp xúc ngay với những người thân, đồng đội của mình sau ngày chiến thắng, để rồi chỉ còn biết khép kín giao tiếp của mình bằng việc nghe đài nước ngoài như một thói quen nghề nghiệp… Cái nghịch lý khác nghiệt ấy được viết ra để những nhà lãnh đạo phải suy nghĩ về những đỏng chí của mình… Nhưng phài chăng đó cũng là một phần của cái vinh quang tột đỉnh gắn với những chiến công trong chiến tranh của “Điệp viên hoàn hảo” tựa như “mặt trái của tấm huân chương” hiểu theo nghĩa một sự hy sinh cũng không kém phần “hoàn hảo”. Trong lịch sử, ở những mức độ khác nhau, người ta có thể thấy Phạm Xuân Ẩn chì là một trong nhiều chiến sĩ cách mạng đã lựa chọn con đường giống như ông. Phải chăng đó cũng là một phần bi kịch của cuộc chiến tranh mà “Điệp viên hoàn hảo” đã tham gia? Thế nhưng, ở những trang sách khác, ta lại được thấy tấm ảnh Phạm Xuân Ẩn chụp cùng ông Tổng lãnh sự Mỹ khi lên boong chiếc tàu chiến đầu tiên của Mỹ cặp bến cảng Thành phố Hồ Chí Minh trong một chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào tháng 9-2003, để ông có dịp thổ lộ “giờ thì tôi có thể thanh thản ra đi được rồi”. Thêm nữa là tấm ảnh con trai của Phạm Xuân Ẩn với tư cách là phiên dịch của Bộ Ngoại giao Việt Nam đứng cạnh Tổng thống Bush được in trong sách đã nói lên được niềm mong ước lớn nhất vì nó mà “Điệp viên hoàn hảo” của chúng ta đã tận hiến cuộc đời của mình trong sứ mệnh một nhà tình báo chiến lược, đã trở thành hiện thực. Xin nhắc lại điều Phạm Xuân Ẩn đã nói với Larry Berman trong lần gặp cuối cùng: “Ước nguyện của tôi là như thế này: Chiến đấu cho tới lúc đất nước giành được độc lập rồi sau đó tái lập quan hệ ngoại giao và bình thường hóa quan hệ với Mỹ, lúc bấy giờ thì tôi đã có thể nhắm mắt xuôi tay thật mãn nguyện vào bất cứ lúc nào”. Như thế, với ông phần “chưa hoàn hảo” vẫn chỉ là một bi kịch - lạc quan mà thôi. Như trên đã nói, đó chính là một phần của sự nghiệp một nhà tình báo chiến lược, luôn tỷ lệ thuận với những vinh quang đã đạt tới. Rất tiếc, khi Phạm Xuân Ẩn còn sống, tôi đã không có may mắn được gặp “Điệp viên hoàn hảo” lừng danh để kể cho ông nghe hai câu chuyện mà https://thuviensach.vn tôi được tham dự: Năm 1995, ngay sau khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, thì một trong những sứ giả sớm nhất từ Mỹ qua Việt Nam là những cựu tình báo OSS (tiền thân của CIA). Họ đã có mặt tại Hà Nội vào tháng 9 năm 1995 để gặp lại những đồng minh cũ là các chiến sĩ Việt Minh và kỷ niệm nửa thế kỷ thành lập Hội thân hữu Việt-Mỹ ra đời ngay sau khi nước Việt Nam Độc lập. Những cựu tình báo OSS này đâ nhảy dù xuống Việt Bắc (7-1945) để cùng đứng trong Đại đội Việt-Mỹ xuất quân từ gốc đa Tân Trào (14-8-1945) đi đánh phát xít Nhật lúc đó đang chiếm đóng Đông Dương, khởi động cho cuộc Cách mạng tháng Tám… Họ còn được gặp lại Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng là Tư lệnh của Đại đội Việt-Mỹ (Đại đội trưởng là Đàm Quang Trung và Thiếu tá A. Thomas là cố vấn) Đáp lại, vào tháng 7 năm 1997, các cựu chiến sĩ Việt Minh lại có mặt ờ New York để gặp lại các đồng minh Mỹ của mình với sự chứng kiến của các nhà sử học quốc tế. Kết thúc cuộc gặp gỡ Việt-Mỹ, tại “Nhà Châu Á” (Asia House) một cuộc “giao lưu” được tổ chức mà cử tọa tham dự ngoài các nhân chứng lịch sử, quan chức ngoại giao và giới sử học còn có nhiều khán giả là hội viên hoặc những người mua vé đến dự mà chiếm số lượng đông nhất lại là các quan chức và nhân viên CIA đương nhiệm. Họ nói rằng đến đây dự để hiểu vì sao Hồ Chí Minh lại thiết lập được quan hệ đồng minh với Mỹ mà trước tiên là với cơ quan tình báo chiến lược của Mỹ trong Đại chiến II. Và có một sự thật mà chinh các bạn Mỹ cho là hiển nhiên, đó là việc sau này khi lịch sử và thời cuộc lại đặt Mỹ và Việt Nam của Hồ Chí Minh ở hai chiến tuyến đối lập nhau trong một cuộc chiến tranh kéo dài và khốc liệt thì dường như tất cả những thành viên OSS này đều không thù địch với Hồ Chí Minh và có người còn quyết liệt chống lại cuộc Chiến tranh của Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Câu chuyện thứ hai, là lần Thủ tướng Phan Văn Khải dừng chân tại thành phố Boston trước khi kết thúc chuyến thăm Mỹ vào tháng 6 năm 2005. Trong buối dạ tiệc, Cựu Thượng nghị sĩ Mc Govern, người đã thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống với R. Nixon năm 1972 đã tuyên bố trước cử tọa rằng: Sự kiện ngày hôm nay cho thấy các cử tri của Bang https://thuviensach.vn Massachusetts mà hơn 30 năm trước đã thất bại trong cuộc tranh cử với cương lĩnh chống lại chiến tranh Việt Nam thì giờ đây có thể tự hào nhận ra rằng chúng ta đã sáng suốt. Cuộc chiến tranh của Nixon đã thất bại và quan hệ giữa hai quốc gia chúng ta đã được xác lập. Vị cựu thượng nghị sĩ đã ngoài tám mươi tuổi còn cho biết, sở dĩ ông đưa ra quan điểm chống chiến tranh là vì trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới, ông là phi công ném bom của Mỹ tấn công các căn cứ của phát xít Nhật ở Đông Nam Á đã được cấp trên phổ biến rằng nếu máy bay gặp nạn sẽ có Việt Minh của Hồ Chí Minh cứu giúp. Cũng trong buổi đó, người tổ chức dạ tiệc, một doanh nhân lớn của Boston đã đưa cho mọi người xem một bằng chứng lịch sử. Đó là phiên bản một bức tranh liên hoàn do Hồ Chí Minh vẽ để hướng dẫn đồng bào mình cứu phi công Mỹ khi gặp nạn ở Việt Nam. Ngoài những hình vẽ và hai lá cờ của Việt Minh và Mỹ còn có câu thơ: “Bộ đội Mỹ là bạn ta - Cứu phi công Mỹ mới là Việt Minh”. Bản gốc hiện vật này là của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, còn phiên bản là do tôi sưu tập tặng ông doanh nhân trong một chuyến sang Việt Nam mở doanh nghiệp. Dường như trong sâu thảm lịch sử, trước cuộc chiến tranh đã từng có những thế hệ xây đáp nền tảng cho sự thân thiện giữa hai dân tộc và phải chăng Phạm Xuân Ẩn trong khi thực hiện nhiệm vụ của một nhà tình báo chiến lược đã chạm được vào nền tảng ấy? Cuốn sách của Larry Berman cùng nhằm làm sáng tỏ không chỉ con người của Phạm Xuân Ẩn mà cả một chương sử không dễ nhận thức vì sự khốc liệt bi tráng của nó. Và trong một chừng mực nào đó, qua cây bút của một nhà sử học Mỹ, cuốn sách viết về một nhà tình báo Việt Nam sẽ giúp làm bè bạn trên thế giới, nhất là những người Mỹ hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam qua một cuộc chiến tranh kết thúc cách nay đã bốn thập kỷ. Chiến tranh luôn là đau thương và bi kịch. Và thường là vẫn để lại hậu quả nhiều mặt trong những năm tiếp theo đó, thời gian đó ngắn hay dài không phải là do người dân. Vâng, đã bốn thập kỷ sắp trôi qua… Câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn rất đặc biệt và dù gặp nhiều chuyện “bi” và trắc ẩn, dường như lại toát lên một ánh lạc quan thầm lặng từ một https://thuviensach.vn người anh hùng đã mất và một hướng đi cho những người ở lại từ câu chuyện vượt qua thử thách của chiến tranh và cuộc sống khác nghiệt bằng chính bản lĩnh và những phẩm chất nhân văn của mình. Cuốn sách của Larry Berman đã làm được điều đó để câu chuyện về Phạm Xuân Ẩn trở thành “một bi kịch lạc quan” và nhiều suy ngẫm, trước hết đối với người Mỹ và sau đó là sự khác ghi, nhìn nhận lại với những người đồng chí, đồng đội của Phạm Xuân Ẩn, và, sau đó, với nhân dân Việt Nam! Điều cuối cùng tôi muốn nói là bài học quan trọng nhất của lịch sử rút ra từ chiến tranh và lòng hận thù phải là hạt giống cho hòa binh, sự công bằng, phát triển và thân thiện nảy mầm. Quá khứ là điều không thể thay đổi, nhưng tương lai là điều có thể kiến tạo. Vì vậy, hãy dám nhìn lại quá khứ thật trung thực như vốn những gì đã diễn ra, để có sức mạnh tạo nên sự thay đổi cho hiện tại và tương lai Việt Nam. Vì thế, thêm một lần nữa cảm ơn Larry Berman - với tư chất của một nhà sử học, và với tầm của một con người - ông đã làm được nhiều việc ý nghĩa, cho một người bạn đã không còn nữa, và cho nhân dân hai dân tộc đã từng có nhiều xung đột trong chiến tranh, qua cuốn sách khá đầy đủ viết về một con người có nhiều bí ẩn và sức hút mang tên: Phạm Xuân Ẩn. Hà Nội, 2013 Dương Trung Quốc https://thuviensach.vn Chương mở đầu: “TÔI ĐÃ CÓ THỂ THANH THẢN NHẮM MẮT” https://thuviensach.vn T ôi gặp Phạm Xuân Ẩn lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2001 tại nhà hàng hải sản Song Ngư, nằm trên con phố Sương Nguyệt Anh nhộn nhịp của Sài Gòn. Tôi được người bạn là Giáo sư James Reckner, Giám đốc Trung tâm Việt Nam tại Đại học Công nghệ Texas, mời tới dự bữa tối. Khoảng chừng hai mươi thực khách ngồi quanh một chiếc bàn dài và khá hẹp, vì thế tôi chỉ có thể nói chuyện với người bên phải hoặc người bên trái hoặc vị khách đối diện. Tôi không nói được tiếng Việt, còn hai vị học giả ngồi hai bên tôi cũng chẳng biết tiếng Anh. Chiếc ghế trống duy nhất của bàn tiệc nằm ở phía đối diện tôi. Khi bắt đầu cảm thấy bữa tối hôm nay sẽ dài lê thê thì tôi nhận thấy mọi người quanh bàn đều đứng dậy để chào một quý ông gầy gò đang bước vào. Tôi đoán chừng ông ta gần bảy mươi tuổi, trông toát lên vẻ khiêm tốn. Tôi chợt nghe tiếng Jim nói: “Xin chào Tướng Ẩn, rất vui khi ông đến dự với chúng tôi”. Một thoáng sau chúng tôi đã ngồi đối diện nhau. Nghe vị tướng đáp lời Jim bằng tiếng Anh, tôi vội giới thiệu mình là giáo sư Đại học California ở Davis. Đôi mắt Phạm Xuân Ẩn ánh lên. “Ồ, ông đến từ California! Tôi từng sống ở đấy và học tại Costa Mesa. Đấy là quãng thời gian tuyệt nhất của đời tôi”. Trong suốt hai giờ sau đó, ông Ẩn và tôi đã trao đổi rất nhiều chuyện, bắt đầu là khoảng thời gian hai năm của ông ở Trường Orange Coast, học chuyên ngành báo chí; rồi thời gian ông đi xuyên qua lòng nước Mỹ; và tất cả những gì ông đã học được từ người Mỹ cũng như lòng ngưỡng mộ của ông đối với người Mỹ. Ẩn kể với tôi rằng ông từng tới Davis trong thời gian tập sự tại báo Sacramento Bee. Ông kể về lòng tốt của chủ bút Eleanor McClatchy, và còn đề cập tới lần được gặp Thống đốc bang California, ngài Edmund G. “Pat” Brown, khi dự buổi họp báo dành cho biên tập viên các báo của trường đại học ở Sacramento. Trông Ẩn ngời lên vẻ tự hào khi kể rằng người con trai lớn của ông, Phạm Xuân Hoàng Ân, gọi theo tiếng Anh là Ân Phạm, cũng từng học báo chí tại Đại học North Carolina ở Chapel Hill và mới đây đả tốt nghiệp Trường Luật Đại học Duke. https://thuviensach.vn Ẩn hỏi về công việc nghiên cứu hiện tại của tôi trong khi chỉ ăn chiếu lệ và hút thuốc lá liên tục suốt bữa tối. Lúc bấy giờ, tôi đang viết một cuốn sách về Hòa đàm Paris giữa Henry Kissinger và đối thủ Cộng sản Bắc Việt của ông ta, Lê Đức Thọ, dưới thời Tổng thống Nixon. Ông Ẩn liền đưa ra những phân tích chi tiết và sâu sắc về quá trình đàm phán, qua đó cung cấp cho tôi những thông tin và cách nhìn mới mẻ. Giữa lúc ông nói, tôi chợt nhớ mình từng đọc đâu đó câu chuyện về một ký giả khả kính của tờ Time hóa ra lại làm điệp viên cho Bắc Việt và ngờ ngợ rằng người đang ngồi đối diện mình trong bữa tối chính là nhân vật kia(1). Buổi tối hôm ấy, Ẩn không nói một lời nào về công việc tình báo của mình mà chỉ nói rất chi tiết về vai trò là một phóng viên cho hãng Reuters và tạp chí Time, ông hào hứng nói về nghề nghiệp của mình và lòng mến phục dành cho rất nhiều người bạn trong làng báo Mỹ, đề cập đến rất nhiều ký giả tên tuổi thời bấy giờ, trong đó có Robert Shaplen, Stanley Karnow, Frances Fitz Gerald, Robert Sam Anson, Frank McCulloch, David Halberstam, Henry Kamm và Neil Sheehan. Ông bảo rằng bạn bè của ông không chỉ có trong làng báo, mà bao gồm cả những người của CIA như Lou Conein, Đại tá Edward Lansdale và cựu giám đốc CIA William Colby, người từng giữ chức Chỉ huy trưởng chi nhánh CIA ở Sài Gòn. Ống còn đề cập tới nhiều chính trị gia và tướng lĩnh của chính quyền Nam Việt Nam, như Tướng Trần Văn Đôn, Đại sứ Bùi Diễm, Tướng Dương Văn Minh, thường được gọi là “Minh Cồ”, là vị tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, và cựu Thủ tướng đồng thời là Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, người thường xuyên nhờ ông Ẩn tư vấn về gà chọi và huấn luyện chó. Người bạn trong bữa tối của tôi dường như biết bất kỳ ai ở bất cứ cương vị nào trong suốt cuộc chiến. Khi chia tay vào tối hôm đó, ông Ẩn đưa tôi tấm danh thiếp, ở một góc có hình chú chó bẹc giê Đức và góc kia có hình con gà chọi, rồi bảo tôi gọi điện lại vào ngày hôm sau để tiếp tục nói chuyện về Hòa đàm Paris. Sau bữa tối, tôi được một người bạn là Lê Khanh, đang làm việc cho Trung tâm Việt Nam tại Đại học Công nghệ Texas và đã cùng gia đình trốn chạy khi Cộng sản chiếm Sài Gòn vào tháng 4 năm 1975, chỉ vài ngày sau khi vợ con ông Ẩn rời Sài Gòn để di tản tới https://thuviensach.vn Mỹ, cho biết rằng tôi vừa trải qua ba tiếng đồng hồ nói chuyện với Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chủ nhân của bốn Huân chương Quân công và sáu Huân chương Chiến sĩ vẻ vang cùng với danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tôi tò mò muốn biết liệu Lê Khanh có còn cảm giác thù hận đối với con người không chỉ là kẻ thù của ông ta, mà bằng cách sống một cuộc đời giá dối đã dường như phản bội lại rất nhiều người Việt ở miền Nam. Khanh bảo rằng ông không biết ông Ẩn hồi chiến tranh, ông Khanh cũng từng không biết điều gì sẽ đến khi một vài năm về trước, có người bạn của hai người mời đi uống cà phê với ông Ẩn. Thế rồi Khanh đã nhận ra rằng ông Ẩn là con người khiêm nhường và thâm trầm, một người không bao giờ bộc lộ cái mà ông ta gọi là “sự kiêu ngạo của kẻ thắng trận”. Khanh đã sử dụng những từ “thân thiện và cởi mở” và muốn tôi biết rằng ông Ẩn sống “một cuộc đời giản dị”. Cả hai người đàn ông này đều chịu đựng mất mát trong cuộc chiến. Khanh mất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975; Ẩn mất người em trai của mình, Phạm Xuân Hòa, trong vụ rơi trực thăng vào năm 1964. Hòa là kỹ sư máy trong không lực miền Nam. Ẩn cũng đã đánh mất giấc mơ về một đất nước Việt Nam thống nhất theo cái cách mà ông mong muốn. Trớ trêu thay, chính Khanh lại là người có thể tự do đi lại khá thường xuyên giữa nhà mình ở Lubbock, Texas, và Thành phố Hồ Chí Minh trong các cuộc viếng thăm bà con họ hàng. Tướng Phạm Xuân Ẩn, Anh hùng của cuộc Cách mạng, lại chưa bao giờ được phép rời khỏi Việt Nam để thăm rất nhiều bạn bè và người thân tại Mỹ. Cả hai người đều hiểu rõ những mất mát của nhau; và tình bạn giữa họ là minh chứng cho sự hòa giải giữa những người Việt ở hai bờ chiến tuyến. Khi tôi gọi Ẩn vào buổi sáng hôm sau, ông lập tức đề nghị gặp nhau tại Givral. Thời chiến, tiệm cà phê Givral, nằm đối diện với khách sạn Continental và cách không xa tòa nhà Quốc hội, là nơi tụ họp của giới ký giả, thông tín viên, cảnh sát, và quan chức chính phủ - đây là nơi tin đồn phát khởi, được kiểm nghiệm để rồi lan truyền, và là nơi mọi người đến để săn tìm câu chuyện nóng nhất trong ngày. Cỗ máy tin đồn này được gọi là https://thuviensach.vn “Đài phát thanh Catinat” theo tên Phố Catinat, nhưng từ sau năm 1954 đã được đổi tên thành đường Tự Do. Sau chiến tranh, đường phố lại được đổi tên thành Đồng Khởi. Xuyên suốt những thay đổi về tên gọi này, Phạm Xuân Ẩn vẫn luôn được mệnh danh là Vị tướng Givral, bởi vì chính nơi đây ông đã có mặt hằng ngày, phân phát thông tin, và hầu như thường xuyên đi cùng King, chú chó bẹc giê Đức to và trung thành của ông, cùng với chiếc xe hơi Renault 4CV màu xanh lá cây đỗ trước cửa tiệm. Trong hai năm tiếp theo, cho đến ngày ông Ẩn lâm bệnh, tôi và ông thường gặp nhau tại Givral. Một thông lệ hình thành trong các cuộc gặp. Tôi thường đến trước, chọn một chiếc bàn ngay cửa sổ rồi ngồi xem lại các ghi chú và câu hỏi của mình. Ông Ẩn tới bằng chiếc xe gắn máy cũ màu xanh lá cây và đi thẳng đến bàn, trong khi các nhân viên Givral chào đón ông rất nồng ấm. Những giờ tiếp theo, tôi đặt câu hỏi và ghi chép trong khi ông Ẩn giải thích các sắc thái chính trị và lịch sử Việt Nam. Thỉnh thoảng ông đặt thuốc lá xuống, đón lấy sổ tay của tôi và ghi một cái tên hoặc cụm từ giúp tôi nắm được ý của ông rõ hơn. Khi tôi hỏi ông đã mệt chưa, Ẩn thường đề nghị gọi món ăn trưa và tiếp tục trao đổi. Chỉ sau một thời gian ngắn, tôi đã nhận ra rằng David Greenway, một người bạn và cựu đồng nghiệp của ông Ẩn, có lý khi đánh giá “ông Ẩn đã làm cho tôi thấy rằng dù gặp Việt Nam nhiều nhưng tôi hiểu biết về đất nước này rất ít”.(2) Vào năm 2003, sau năm thập kỷ hút thuốc, ông Ẩn mắc bệnh phổi nghiêm trọng. Ông Ẩn cực kỳ mê tín và ông đã hút thuốc Lucky Strikes từ năm 1955, khi những cố vấn Mỹ dạy ông cách rít thuốc và nói rằng cái thương hiệu thuốc lá này sẽ mang đến vận may. “Tôi đã hút thuốc suốt năm mươi hai năm. Giờ đã đến lúc tôi phải trả giá. Nhưng vẫn còn lời chán - tôi chỉ mới bị bệnh phổi trong ba năm rưỡi sau chừng ấy thời gian hút thuốc và chưa bao giờ phải ngồi tù”, ông Ẩn thường giải thích như vậy. Như nhiều người Việt Nam, chuyện tướng số và chiêm tinh đóng vai trò lớn trong cuộc đời của ông Ẩn. Sinh ngày 12 tháng 9 năm 1927, thuộc cung xử nữ, cung https://thuviensach.vn thứ sáu trong Hoàng đạo và là cung nữ duy nhất, Ẩn tin rằng trong suốt cuộc đời của mình, ông luôn được bảo vệ bởi nữ thần và vì thế ông cảm thấy mình có bổn phận phải bảo vệ phụ nữ. Tôi tới Sài Gòn vào ngày ông Ẩn nhập viện. Tin tức trên báo chí địa phương gợi ý rằng ông chỉ còn sống không bao lâu nữa(3). Tôi gọi Phạm Xuân Hoàng Ân và được biết tiên lượng rất xấu. Trước khi rời Sài Gòn, tôi viết cho ông Ẩn một mẩu thư tay, khẳng định rằng tôi vô cùng mong muốn được gặp lại ông tại tiệm Givral. Tôi đùa rằng thời còn làm điệp viên, ông đã thường xuyên đánh lừa thần chết, cho nên giờ cũng chưa phải là lúc đi gặp Diêm Vương như ông từng bảo đâu. Tôi không chắc liệu ông Ẩn có thể đọc được lá thư này hay không. Vài tháng sau, tôi nhận được tin ông Ẩn đã xuất viện và đang hồi phục. Ông cảm ơn về lá thư của tôi, bảo rằng ông đang chờ cuộc gặp lần tới, và dặn tôi mang giùm ba cuốn sách mà ông thích đọc. Tôi nhanh chóng trở lại Sài Gòn, nhưng do vẫn còn yếu, ông Ẩn đề nghị chúng tôi gặp nhau tại nhà riêng của ông tại số 214 Lý Chính Thắng, nơi trước đây là dinh cơ của một nhà ngoại giao Anh. Giữa những dãy sách báo quý giá, xung quanh là hàng chục chú chim không ngừng líu lo, hai hay ba con gà trống gáy liên hồi và những chú gà chọi vẫn thường xuyên được huấn luyện, một con chim ó, cá cảnh, hai chú chó nhỏ thay thế cho con chó bẹc giê Đức to lớn, chúng tôi ngồi uống loại trà Trung Quốc đặc biệt của ông Ẩn và trò chuyện hàng giờ liền. Cuốn sách về Hòa đàm Paris của tôi đã xuất bản. Giờ đây tỏi muốn sử dụng câu chuyện của Ẩn như cánh cửa sổ mở vào không gian phức tạp của cuộc chiến. Tôi hỏi Ẩn sao ông chưa bao giờ viết hồi ký. Nhiều năm trước đó, Stanley Karnow đã khuyến khích Ẩn làm vậy, nhưng ông bảo rằng do ông nắm giữ quá nhiều bí mật mà nếu được viết ra có thể làm hại những người còn sống và thân nhân những người đã chết, hoặc ông tin là như vậy. Ông không bao giờ viết về sự nghiệp tình báo của mình, mà luôn khăng khăng nhận rằng mình chỉ là một mắt xích nhỏ trong mạng lưới tình báo khổng lồ của Cộng sản. Có vẻ ông Ẩn coi mình giống như một nhà phân tích CIA ngồi trong văn phòng ở Langley, đọc tài liệu và viết báo cáo. Khi https://thuviensach.vn tôi hỏi liệu tôi có thể viết về cuộc đời của ông hay không, Ẩn đã bảo không. Tuy nhiên, các cuộc trò chuyện của chúng tôi vẫn tiếp tục, và tôi càng đặt nhiều câu hỏi về những việc làm của ông trong ngành tình báo, thì ông càng nói với tôi nhiều thứ hơn. Tôi luôn ghi chú cẩn thận và sau đó bắt đầu ghi ấm các cuộc nói chuyện. Ông Ẩn vẫn tiếp tục kể. Sau đó tôi đã rất may mắn. Nhân dịp kỷ niệm ba mươi năm chiến thắng của Việt Nam trong “kháng chiến chống Mỹ”, Phạm Xuân Ẩn nổi lên như là một anh hùng tại Việt Nam. Hai cuốn sách chính thức về cuộc đời ông được xuất bản. Cuốn Phạm Xuân Ẩn: Tên người như cuộc đời được trao giải nhất thể loại phi hư cấu tại Việt Nam trong năm ấy.(4) Nhan đề cuốn sách là một kiểu chơi chữ, bởi trong tiếng Việt, Ẩn có nghĩa là “ẩn náu”, “che giấu” hay “bí mật”, vì thế tên của ông vận đúng vào cuộc đời của ỏng! Ông Ẩn đưa cho tôi cuốn sách kèm lời đề tặng hài hước “Cuốn sách nhỏ này cho ông biết về một người cách mạng đầy may mắn của Việt Nam bởi vận may luôn quan trọng hơn kỹ năng”. Cuốn sách kể về chiến công tình báo của Ẩn và cung cấp cái nhìn sâu vào tính cách của ông. Rồi tôi trở thành bạn của tác giả cuốn sách, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, người đã tạo điều kiện bằng cách sắp xếp để tôi phỏng vấn các thành viên trong mạng lưới tình báo của ông Ẩn. Tuy nhiên, cuốn sách của bà Hải vẫn dựng lên chân dung của một Phạm Xuân Ẩn không làm điều gì sai trái. Giống như George Washington, ông không bao giờ nói dối; và tương tự Abraham Lincoln, ông từ chốn bình dân vươn lên thành vĩ nhân. Một cuốn sách khác do hai nhà báo viết, có nhan đề Phạm Xuân Ẩn: Tướng tình báo chiến lược (5) được dịch ra tiếng Anh và Tây Ban Nha, được nhiều du khách săn tìm tại các quầy sách ở Hà Nội và Sài Gòn. Tôi bắt đầu sử dụng một số chi tiết mới từ hai cuốn sách này để làm cơ sở cho các câu hỏi dành cho ông Ẩn. Thế rồi ông Ẩn lại nhập viện, lần này ông phải thở máy suốt năm ngày. Theo truyền thống người Việt Nam, vợ ông, bà Thu Nhàn, đã đem nhiều tài liệu, ghi chép, hình ảnh của ông Ẩn và vài thứ khác cho vào một chiếc rương để một khi qua đời, Ẩn sẽ được an táng cùng những bí mật của ông. Lúc ông còn nằm viện, phiên bản tiếng Anh cuốn Phạm Xuân Ẩn: Tướng https://thuviensach.vn tình báo chiến lược đã được đăng nhiều kỳ trên một tờ báo Việt Nam và được tải lên mạng internet. Kỳ cuối cùng của loạt bài, có nhan đề “Sự vĩ đại”, đã đưa ra đánh giá chính thức của Đảng về vị thế anh hùng của ông Ẩn: “Nếu có thể rút ra bài học về cuộc đòi của Phạm Xuân Ẩn thì bài học đó chính là lòng yêu nước. Lòng yêu nước của người Việt Nam chưa bao giờ là một bí mật, nhưng tất cả những kẻ xâm lược xưa nay đều không tính đến, không đặt thành yếu tố để so sánh lực lượng. Họ không bao giờ rút ra được bài học, cho nên tất cả bọn họ đều thua. Nếu rút ra được bài học thì họ không còn là kẻ đi xâm lược nữa. Phạm Xuân Ẩn là một nhà tình báo vĩ đại”. Một lần nữa ông Ẩn lại tránh được cuộc gặp với Diêm Vương. Trở về nhà khi phổi chỉ còn lại 35% công suất, ông trông rất ốm yếu. Tuy nhiên, đầu óc, trí nhớ và khiếu hài hước của Ẩn vẫn sắc lẹm như thường, ông đùa với tôi về mái đầu mới húi kiểu lục quân, nói rằng cần phải cắt như vậy bởi ông không thể đưa tay lên cao để chải đầu được, ông cũng thường phàn nàn về việc bà Thu Nhàn đã làm rối tung tài liệu lên mà bây giờ ông đã quá yếu để sắp xếp lại. Tôi hỏi ông cảm thấy thế nào về sự nổi tiếng mới đây của ông. “Giờ thì họ đã biết rằng tôi chưa hề làm gì sai trái và tôi cũng chẳng sống được bao lâu nữa. Tôi đã không phản bội họ. Trong thời gian một năm, họ đã cố gắng thay đổi cách nói chuyện của tôi và, trong thời gian dài hơn thế, cách nghĩ của tôi. Họ có thể làm được gì? Họ không thể đưa tôi ra pháp trường. Họ bảo rằng họ không thích cách nói chuyện của tôi và rằng tôi rất khác biệt. Thậm chí tới ngày hôm nay, họ vẫn chưa biết tôi nắm được bao nhiêu thông tin và tôi biết tới đâu. Tuy nhiên, tôi đã chứng tỏ lòng trung thành đối với họ, nên bây giờ người ta đã có thể hiểu về tôi. Tôi đã dám rời Mỹ để hồi hương, và đây là bài học cho lớp trẻ. Tôi được coi là tấm gương cho nhiều người trẻ về tình yêu nước”. Bình ôxy luôn ở kế bên, và sau hai giờ trò chuyện, Ẩn bảo ông muốn nằm để thở ôxy. Ông mời tôi xem thư phòng của ông. Tôi bắt gặp bản gốc năm 1943 của cuốn Sổ tay Địa lý Đông Dương, do Cơ quan tình báo Hải quân Anh thực hiện, mà ông Ẩn đã sử dụng để giúp đỡ nhiều gia đình https://thuviensach.vn (những kẻ thù huynh đệ của ông) chạy trốn vào tháng 4 năm 1975 bằng cách chỉ cho họ các luồng nước êm và các tuyến hải hành.(6) Có một bản tạp chí New York Times số ra ngày 1 tháng 12 năm 1963, sau thời điểm Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát, tập trung vào chuyên đề những thách thức đặt ra cho tân Tổng thống Mỹ, ông Lyndon Baines Johnson. Một tấm hình ở góc phải bên dưới chụp cảnh ba người mặc quân phục và một nhà báo Việt Nam tháp tùng vừa hút thuốc vừa ghi chép. Dòng chú thích ghi, “Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Johnson là tái cam kết chính sách của Mỹ về giúp đỡ cuộc chiến của Nam Việt Nam chống lại du kích Cộng sản. Trong ảnh, một cố vấn quân sự Mỹ và một sĩ quan Nam Việt Nam đang xem xét khẩu súng của (du kích) Việt Cộng vừa thu giữ được”. Phóng viên chiến trường trẻ tuổi David Halberstam đã gửi cho ông Ẩn bài báo này, với dòng ghi chú bên dưới, “Liệu Phạm Xuân Ẩn có phải là mối rắc rối lớn?” Tôi lần đọc những dòng đề tặng trong các cuốn sách của ông Ẩn. “ Gửi Phạm Xuân Ẩn - Người bạn của tôi, người đã cống hiến một cách đầy phẩm hạnh và xuất sắc cho nghề báo và cho sự nghiệp của đất nước ông - lời chào trân trọng nhất”, Neil Sheehan viết. “Dành tặng bạn Ẩn vô cùng thân mến, người đã hiểu rõ rằng các chính phủ đến rồi đi còn tình bạn thì trường tồn. Bạn là một người thầy lớn, một người bạn vĩ đại luôn ở trong trái tim tôi. Với tình yêu và tất cả niềm vui đã lại tìm thấy bạn sau tất cả những năm tháng này”, Laura Palmer. “Tặng Phạm Xuân Ẩn - Một người bạn thực sự của những ngày đầy bất trắc thời chiến tranh mà chúng ta cùng trải qua. Xin gửi lời chào thân thiết nhất”, Gerald Hickey. “Gửi Phạm Xuân Ẩn, một nhà yêu nước quả cảm và một người bạn, người thầy vĩ đại, lòng tri ân chân thành”, Nayan Chanda viết. “Với Phạm Xuân Ẩn, hiện tại sau rốt đã bắt kịp quá khứ! Rất nhiều ký ức để sẻ chia và gìn giữ - nhưng trên tất cả là một tình bạn lâu bền”, Robert Shaplen. “Gửi tới Phạm Xuân Ẩn, người anh em thân thiết của tôi, người trong rất nhiều năm đã giúp tôi hiểu về Việt Nam, lòi chào ấm áp”, Stanley https://thuviensach.vn Karnow. Những lời đề tặng trên hai cuốn niên giám trường học năm 1958 và 1959 tại Trường Orange Coast của Ẩn cũng thú vị không kém. “Ẩn - tôi rất vui được quen bạn. Tôi biết rằng bạn sẽ trở nên rất quan trọng khi trở về nước - bạn rất am hiểu nghề báo và triết học. Bạn sẽ luôn ở trong tâm trí của tôi”, Lee Meyer. “Tạm biệt Ẩn - thật tuyệt khi được làm quen và cùng học chung với bạn trong năm qua. Chúc bạn đạt được sớ nguyện trong thế giới này - có lẽ chúng ta sẽ còn ngày tái ngộ - khi đã trở thành những phóng viên nổi tiếng”, Rosann Rhodes. Và tôi quyết định thử thêm một lần cuối cùng nữa. Tôi khẩn khoản thuyết phục rằng ông cần để cho một nhà sử học như tôi viết câu chuyện về cuộc đời ông, chứ không chỉ được viết bởi những nhà báo tại Việt Nam. Tôi đã đi nước cờ quyết định bằng cách nói rằng sẽ là thích hợp nếu để cho một giáo sư sống ở California, tiểu bang mà ông Ẩn từng có những kỷ niệm đẹp đẽ, viết về cuộc đời ông với tư cách là một điệp viên chiến lược trong suốt cuộc chiến, về sự nghiệp báo chí của ông, về những năm tháng ông sống ở Mỹ, về tình bạn của ông - câu chuyện về chiến tranh, hàn gắn và về hòa bình. Vốn biết rõ rằng ông sẽ không bao giờ đồng ý tiết lộ những bí mật tình báo mà ông hằng giấu kín, tôi đã không nhấn mạnh khía cạnh này của câu chuyện. Phạm Xuân Ẩn nhìn thẳng vào mắt tôi rồi nói, “OK”, và ông bảo rằng ông rất tôn trọng những cuốn sách trước đây của tôi cũng như hy vọng rằng, thông qua câu chuyện của ông, lớp trẻ người Mỹ có thể hiểu về cuộc chiến, về lòng ái quốc, và sự ngưỡng mộ của ông đối với nhân dân Mỹ. Ông đồng ý hợp tác với chỉ một điều kiện, đó là bảo lưu quyền được nói: “Điều này không phải để viết vào sách bởi nó có thể làm tổn thương con cháu của người đó, nhưng tôi vẫn kể để ông thấy được toàn bộ bức tranh, vậy xin đừng bao giờ kể câu chuyện đó với ai hoặc nhấc đến tên người ấy”. Cho tới ngày cuối cùng chúng tôi ở cạnh nhau, Ẩn vẫn rất lo lắng rằng một vài điều ông nói có thể gây ra hậu quả tồi tệ không phải đối với ông, mà đối với người khác. Trong mọi trường hợp, tôi luôn tôn trọng yêu cầu của ông. https://thuviensach.vn Ông cũng bảo rằng ông không muốn đọc bản thảo trước khi sách xuất bản, và dẫn câu thành ngữ Việt Nam “Văn mình, vợ người” để minh họa. Có nghĩa là người ta hay tự coi văn của mình luôn là hay nhất, còn vợ người khác thì luôn tốt đẹp hơn vợ mình. Người ta luôn mưu cầu những thứ mà họ đang thiếu. Ẩn cho biết nếu đọc bản thảo của tôi, ông sẽ bắt gặp nhiều chỗ không thích, nhưng khi đã quyết định không tự viết hồi ký, thì ông cũng sẽ không thể ngồi rồi phán xét những điều mà người chấp bút tiểu sử cho mình đúc kết. Ngay tức thì, tôi thấy mình cần phải chạy đua với thời gian. Ông Ẩn đã rất yếu và hay nói về cái chết. “Tôi sống thế này là quá dài rồi” là câu cửa miệng của ông, thường đi kèm một nét cười trên gương mặt. Bây giờ, sau khi đã có sự ủy thác chính thức, tôi quyết định tới thăm thường xuyên hơn, bởi biết rằng ông có thể ra đi bất cứ lúc nào. Tôi cho rằng do biết được ngày sau cuối đang tới gần mà Ẩn càng trở nên cởi mở hơn, ông cung cấp cho tôi các tài liệu thời chiến, hàng chục tấm ảnh và thư tín cá nhàn, cho tôi tiếp cận các thành viên trong mạng lưới của ông, rồi bạn bè của ông, và, quan trọng nhất, ông đã cho tôi xem tận đáy chiếc tủ tài liệu của gia đình - một chiếc tủ sắt cũ và rỉ sét lưu giữ hàng chục tài liệu ẩm mốc. Cuối năm 2005, Phạm Xuân Ẩn có hai quyết định nhằm chứng tỏ tư cách của tôi là người viết hồi ký chính thức cho ông. Lúc ấy, Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu sản xuất bộ phim tài liệu mười tập về cuộc đời ông. Viết kịch bản cho bộ phim là nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, tác giả cuốn hồi ký đoạt giải. Tôi được phỏng vấn cho chương trình đó, và ông Ẩn đã yêu cầu đoàn làm phim ghi hình kéo dài một giờ buổi làm việc giữa tôi với một người Việt Nam viết hồi ký cho ông, Hoàng Hải Vân, nhà báo đã viết Phạm Xuân Ẩn: Tướng tình báo chiến lược. Để dàn cảnh, nhà làm phim sắp xếp để tôi đi xe hơi từ khách sạn tới nhà ông Ẩn, và việc ghi hình bắt đầu khi ông Ẩn đón tôi ở cổng trước. Tối hôm đó, tôi đi ăn với đoàn làm phim. Hải Vân và tôi trao đổi các câu chuyện về ông Ẩn, dù thế tôi e rằng cả hai đều không để lộ hết các lá bài. Tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện với bà Lê Phong Lan, đạo diễn của loạt phim, người rất tò mò về quãng thời gian ông Ẩn sống ở Mỹ. về sau tôi https://thuviensach.vn đã hỏi Ẩn tại sao ông lại yêu cầu để tôi xuất hiện trong bộ phim. Ông khẽ đưa mắt nhìn tôi đầy chế giễu với ngụ ý là làm sao mà tôi không hiểu được chứ! Ông biết rằng tôi đã tới các kho lưu trữ để tìm những tài liệu mới về cuộc đời của ông; ông cũng biết chuyện tôi đã phỏng vấn hàng chục cựu đồng nghiệp và bạn bè của ông. Tôi đã tạo dựng được một sự hiểu biết độc lập về ông vượt ra ngoài khuôn khổ những sự cho phép ở đất nước của ông. Đấy là tất cả những điều mà ông muốn ở giai đoạn sau cuối của cuộc đời. Quyết định thứ hai có tính riêng tư hơn, góp phần quan trọng vào cuốn sách của tôi. Ông Ẩn hỏi mượn chiếc máy ghi âm nhỏ của tôi để thu lời từ biệt của ông gửi tới một số người bạn cũ tại Mỹ. Ông đã quá yếu, không thể cầm bút hoặc gõ bàn phím được, nên muốn dùng cách này để nói lời cảm ơn và từ biệt, ông cũng nhờ tôi chép lại ba thông điệp dài này (mà về sau đã trở thành những sử liệu bằng lời có thể kiểm chứng được) và bảo rằng tôi có thể sử dụng bất cứ điều gì ông nói để làm nền tảng cho cuốn sách, ngoại trừ điều mà ông đã dặn trong một buổi làm việc, đó là có những đoạn chỉ để tham khảo. Nhưng nếu người trong cuộc cho phép, thì tôi có thể sử dụng những tư liệu đó. Ông Ẩn cũng nhờ tôi chuyển trả các thư tín cá nhân do gia đình người Mỹ đầu tiên gửi cho ông thuở thập niên 1950, trong đó cho thấy sự hào phóng và thiện chí của người dân Mỹ. Ẩn và gia đình Brandes đã cho phép tôi sử dụng các lá thư này vào trong cuốn sách. TƯƠNG TỰ NHIỀU NGƯỜI TRẺ TUỔI tham gia phong trào cách mạng Việt Minh đánh đuổi thực dân Pháp, Phạm Xuân Ẩn có tầm nhìn hướng tới độc lập dân tộc và công bằng xã hội. Ông chiến đấu vì tự do và chống lại đói nghèo; ông làm gián điệp không phải để kiếm tiền hay danh vọng cho cá nhân, mà tất cả đều vì người dân xứ sở của mình. Ông không hề muốn trở thành điệp viên. Đó là bổn phận quốc gia của ông, và mặc dù ông nhận lãnh sứ mệnh này một cách nghiêm túc, thì công việc này ít mang lại cho ông niềm vui thú. Những giấc mơ cách mạng của ông rốt cuộc có vẻ ngây thơ và đầy lý tưởng, nhưng tôi tin rằng động lực cho cuộc sống của ông chính là những mục tiêu cao cả nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng sản chiêu mộ Ẩn và biến ông thành điệp viên mang bí số X6, một mắt xích đơn tuyến trong lưới tình báo H.63 tại Củ Chi, được biết https://thuviensach.vn tới là “Tổ điệp báo anh hùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam”. Đảng hướng Ẩn vào nghề báo để tạo vỏ bọc, quyên tiền để ông đi Mỹ, và khéo léo tạo ra một lý lịch giả để bảo vệ vỏ bọc của ông. Hồ sơ đảng ghi tên ông là Trần Văn Trung để bảo vệ bí mật. Ẩn bảo với tôi rằng đây là định mệnh của ông và con người ta không thể chống lại định mệnh ấy. Thời trẻ, ông đã đọc Voltaire. “Chớ để tâm tới đớn đau và khoái lạc”, ông nói. “Lúc bấy giờ tôi mới mười bảy, mười tám tuổi. Tôi làm theo tất cả những gì mà họ hướng dẫn”. Phạm Xuân Ẩn trở thành điệp viên trong bối cảnh các lãnh đạo Đảng Cộng sản nhận thấy rằng người Mỹ đang trong quá trình thay thế thực dân Pháp ở Việt Nam. Một lần nữa người Việt Nam không được phép tự định đoạt tương lai của mình. Không để Việt Nam rơi vào tay “Cộng sản” được coi là vấn đề then chốt đối với lợi ích an ninh nước Mỹ. Đấy là chiến tranh lạnh, sự cấm vận, học thuyết domino, chứ chẳng liên quan gì tới lợi ích người Việt Nam cả. Điều đó sẽ dẫn đến chết chóc và hủy diệt. Sứ mệnh của ông Ẩn trong vai trò một điệp viên là cung cấp các báo cáo tình báo chiến lược về kế hoạch chiến tranh của Mỹ và sau đó gửi vào “rừng” cho ban chỉ huy. Là một nhà phân tích tình báo, ông lấy hình mẫu cho mình là điệp viên CIA Sherman Kent, tác giả cuốn Tình báo chiến lược phục vụ chính sách toàn cầu của Mỹ, tài liệu được coi là kinh điển của tình báo chiến lược.(7) Ông Ẩn nghiên cứu về Kent và học được những bài học tình báo đầu tiên từ đại tá huyền thoại Edward Lansdale cùng các cộng sự bí mật của ông này, những người đến Việt Nam vào năm 1954. Trên cơ sở những đầu mối sơ khởi ấy, ông Ẩn đã lập nên một danh sách nguồn tin có thể nói là tốt nhất và phong phú nhất tại Sài Gòn, và nhờ đó đã cung cấp cho Hà Nội thứ mà họ cần nhất - những đánh giá toàn diện về chiến thuật và các kế hoạch chiến sự của Mỹ. Vào giai đoạn người Mỹ mới xây dựng lực lượng ở Việt Nam, ông Ẩn được coi là điệp viên giá trị nhất trong tất cả những người được cài vào miền Nam bởi ông đã tạo được một vỏ bọc gần như không thể xuyên thủng. Các báo cáo của ông chính xác đến mức Tướng Giáp đã nói đùa, “Giờ thì chúng ta đã có mặt trong phòng tác chiến của Mỹ”.(8) https://thuviensach.vn Phạm Xuân Ẩn là người đã giúp cho các nhà báo Mỹ tại Việt Nam hiểu được sự phức tạp của chính trị Việt Nam, và ông cũng được các chính trị gia, tư lệnh quân đội và quan chức tình báo người Việt - ở hai phía chiến tuyến - đánh giá cao bởi ông có thể phân tích về Mỹ cho người Việt Nam. Trong giai đoạn 1965 - 1975, tên của ông luôn được Bộ chỉ huy Viện trợ quân sự của Mỹ tại Việt Nam (MACV) cho vào danh sách phóng viên đưa tin trực tiếp, ông không bao giờ phải ăn cắp tài liệu tối mật bởi ông luôn được các nguồn tin của mình cung cấp tài liệu mật để phân tích cho họ bối cảnh toàn diện của các vấn đề chính trị và quân sự. Có lẽ nguồn tin mang tính tổ chức tốt nhất đối với ông trong những tháng năm làm tình báo là đến từ Phủ Đặc ủy Trung ương tình báo (CIO) của chính quyền Nam Việt Nam, hoạt động theo hình mẫu CIA của Mỹ. Ông Ẩn là cố vấn thành lập CIO và luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với những người bạn của mình ưong tổ chức này. “Họ coi tôi là đồng nghiệp và là một người bạn, khi cần thứ gì thì tôi đề nghị họ cung cấp”, Ẩn kể. Có vẻ như không tình báo viên chống Cộng người Việt nào có thể nhìn xuyên được vỏ bọc của Ẩn. Ông đã qua mặt tất cả, cả người Mỹ lẫn Việt Nam. “Chúng tôi thường cùng ăn trưa ở Brodard. Tôi chẳng bao giờ nghi ngờ điều gì cả”, Bùi Diễm, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, nhớ lại. Thật trớ trêu, sau khi chiến tranh kết thúc và Việt Nam không còn chia cắt nữa, có một vài người trong cơ quan công an Việt Nam lại cho rằng quan hệ giữa Ẩn với người Mỹ và tình báo Nam Việt Nam vẫn còn quá gần gũi. Có lẽ cho rằng người anh hùng của họ đã tồn tại được lâu như vậy là nhờ ông làm việc cho tất cả các bên, tức là ông hoàn toàn có thể là một điệp viên ba mang, ông Ẩn cũng làm cho tình hình thêm rắc rối khi luôn nói tốt về rất nhiều người bạn trong CIA và CIO. Giá trị của Ẩn không chỉ là những thông tin mà ông có được, mà còn là những đánh giá về các thông tin ấy. Trong lĩnh vực tình báo, có một thuật ngữ gọi là xử lý thông tin - đó là quá trình xử lý, đánh giá toàn diện các thông tin nhằm giúp “khách hàng” hay “người dùng” có thể dựa vào đó mà đưa ra các quyết sách.(9) Ẩn là một nhà phân tích sắc sảo và ngay từ đầu đã thể hiện khả năng diễn dịch những kế hoạch quân sự rối rắm thành những https://thuviensach.vn báo cáo dễ hiểu để chuyển cho thượng cấp. Trong hoạt động, Ẩn hiểu rằng chỉ cần một tích tắc sai lầm của bản thân cũng dẫn tới hậu quả là ông sẽ bị bắt hoặc bị giết. “Biết nói thế nào về tình trạng sống mà suốt ngày phải luôn chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết”, là cách mà Ẩn mô tả về những năm tháng hoạt động điệp báo của mình(10). Điệp vụ của ông Ẩn bắt đầu vào một ngày cụ thể nào đó, nhưng sứ mệnh ấy chỉ kết thúc khi đất nước thống nhất hoặc lúc ông bị bắt. Một điệp viên xuất sắc của CIA và là bạn Ẩn, Lou Conein, phải ngả mũ trước ông vì “đã kiên trì trong chừng ấy năm, luôn duy trì sự tự chủ và không bao giờ mắc sai lầm”. Thái độ của Conein là “sự ngưỡng mộ của một sĩ quan tình báo chuyên nghiệp đối với một người khác có nhiệm vụ tương tự. Bạn không thể không khâm phục một người rất giỏi trong công việc của anh ta.”(11) Điều làm cho cuộc đời của Phạm Xuân Ẩn trở nên khó tin đó là rõ ràng ông thích sống với vỏ bọc của mình; làm phóng viên vì nền báo chí tự do là một giấc mơ đã thành hiện thực trong tầm nhìn về cách mạng của ông. Trong vòng hai mươi năm, Ẩn sống một cuộc sống giả tạo mà ông muốn nó trở thành hiện thực - làm phóng viên trong một đất nước Việt Nam thống nhất. Ông khâm phục và tôn trọng những người Mỹ ông gặp ở Việt Nam cũng như trong thời gian ông ở Mỹ. Ông chỉ đơn giản nghĩ rằng họ không được phép can dự vào đất nước của ông. “Bạn bè là tài sản quý báu trong lòng ông ấy”, Laura Palmer viết.(12) Thoạt tiên, điều khó nhất đối với tôi khi viết về cuộc đời Ẩn chính là việc hiểu được những tình bạn này. Để sống còn, Ẩn buộc phải dối lừa hoặc đơn giản là không tiết lộ sứ mệnh của ông với những người bạn thân nhất, nhưng khi biết được Ẩn là một điệp viên Cộng sản, hầu như chẳng ai thù ghét ông. Một con người như thế nào mà có thể duy trì được những tình bạn bền lâu dựa trên nền tảng giả dối, và khi sự giả dối bị bóc trần, vẫn hiếm có người nào cảm thấy mình bị phản bội? Chỉ có rất ít bạn bè từng có cảm giác rằng mình đã bị ông Ẩn lợi dụng như một nguồn tin để phục vụ cho các báo cáo tình báo chính trị gửi ra Hà Nội. Ẩn tin rằng ông không bao giờ, về mặt cá nhân, có hành động phản bội nào đối với người Mỹ. Cho đến cuối đời, Ẩn vẫn khẳng định rằng những https://thuviensach.vn việc làm của ông không hề gây ra tổn thất về cá nhân cũng như nghề nghiệp đối với bất kỳ người bạn Mỹ nào. Ngược lại, phần lớn họ đều được hưởng lợi từ sự giúp đỡ của ông, và đến năm 1970 (nếu không muốn nói là sớm hơn), hầu như tất cả các bạn Mỹ của Ẩn đều bắt đầu nhìn về cuộc chiến giống như cách nhìn của ông Ẩn. Cứ cho rằng Phạm Xuân Ẩn trên thực tế đã không phản bội bạn bè; và cứ cho rằng những người bạn Mỹ này đã thông cảm với những hiểu biết mang tính nền tảng của ông về cuộc chiến, thì hầu hết bạn ông đều không có lý do gì để thất vọng khi nhiều năm sau đó họ biết rằng Ẩn là một điệp viên. Tôi luôn quan tâm tới việc một sứ mệnh tối mật như của ông Ẩn đã tạo ra những xung khắc về mặt đạo đức như thế nào trong con người của điệp viên này. Ẩn luôn sống với nỗi sợ hãi thường trực và mối tự vấn lương tâm. về việc lợi dụng bạn bè vào mục đích tình báo. Ẩn đã giải quyết những thế kẹt này như thế nào là một phần trong bức màn bí ẩn thực sự của cuộc đời ông. Tuy nhiên, khi tìm hiểu cuộc đời của nhà tình báo bậc thầy này, cần phải xem xét dưới góc độ của thực tế là có nhiều người khác - cả Mỹ lẫn Việt - đã phải lãnh chịu hậu quả từ các hoạt động tình báo của Cộng sản. Các thành viên của lưới tình báo H.63 đã “tiêu diệt nhiều lính Mỹ và ngụy, phả hủy nhiều xe tăng, thiết giáp và máy bay chiến đấu của kẻ thù”.(13) Việc đánh giá các tác động của những hoạt động tình báo cụ thể là rất khó khăn, nhưng nếu quả thực Ẩn là điệp viên vĩ đại nhất của Cộng sản trong cuộc chiến tranh đó và nếu các lời khen ngợi về chiến công “anh hùng” của mạng lưới tình báo này là đúng, thì những hành động của ông đã mang đến tổn thất và chết chóc cho nhiều người, chủ yếu là gián tiếp. Chiến tranh kết thúc đã mang đến cho ông Ẩn một nỗi cô đơn tột cùng. Liên lạc với bạn bè ở Mỹ bị cắt đứt và không thể tiếp tục làm báo, thỉnh thoảng ông Ẩn khoác lên mình bộ quân phục cấp tướng và tham dự các cuộc họp chi bộ hằng tháng. “Chi bộ càng ngày càng ít người vì một số bạn bè của tôi qua đời, nhưng hằng tháng tôi vẫn dự họp đều đặn và thú nhận những chuyện đại khái như 'tuần này tôi có tiếp Giáo sư Larry Berman, và chúng tôi đã nói chuyện về cuộc đua vào Nhà Đỏ hoặc những thứ tương tự'“, ông Ẩn cười. Khi tôi hỏi liệu người ta có thực sự quan tâm việc ông kể https://thuviensach.vn về các cuộc gặp gỡ của chúng tôi hay không, ông Ẩn đáp, “ông thấy đấy, những điều tôi kể thì họ đã biết rõ rồi vì bên an ninh nắm mọi thứ. Họ có cách của họ. Việc tự kiểm chẳng qua là cách để họ thứ xem tôi có trung thành và thành thật hay không, thế nên tốt nhất là kể lại những gì họ đã biết. Bên cạnh đó, ai cũng biết tôi thẳng tính, và họ hiểu tôi có cảm giác như thế nào về tất cả những chuyện này. Tôi già rồi, chẳng thể thay đổi được nữa còn họ thì không đổi thay do sợ hãi, nhưng sau mỗi năm thì tình hĩnh cũng đỡ hơn. Có thể sau năm mươi năm nữa thì tình hình sẽ ổn”. Suốt đời mình, Ẩn vẫn luôn là người có thiện cảm với Mỹ, và thật may mắn là ông sống đủ lâu để chứng kiến một chương mới trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam. Theo lời mời của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond Burghardt và Tổng lãnh sự Emi Lynn Yamauchi, Phạm Xuân Ẩn cùng nhiều quan chức đã lên thăm tàu USS Vandegrift vào tháng 11 năm 2003 trong lần đầu tiên một chiến hạm hải quân Mỹ cập cảng tại Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Một trong những món quà đáng giá của Ẩn là tấm hình do Lãnh sự quán Mỹ gửi tặng, trong đó chụp cảnh ông cùng Tổng lãnh sự Yamauchi, Hạm trưởng Richard Rogers và Hoàng Ẩn đứng trên chiến hạm Vandegrift. Ẩn kể với tôi hôm ấy ông rất tự hào - rằng ông đã sống đủ lâu để chứng kiến một sự kiện mang tính biểu tượng cho tiến trình hòa giải và hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam. “Tôi đã có thể thanh thản nhắm mất. Tôi đã phụng sự cho đất nước, cho nhân dân, cho sự thống nhất”, ông nói. Sau này Hoàng Ẩn kể lại với tôi, “Cháu rất vui khi ba cháu đã có được trải nghiệm ấy. Điều đó cho thấy tiến trình bình thường hóa đang diễn ra tốt đẹp, và điều đó rất có ý nghĩa đối với ba cháu”. Vào ngày hôm đó, Ẩn khoác thường phục, và người duy nhất trong đoàn đại biểu Việt Nam nhận ra ông là một vị đại tá, ông này tiến lại gần và hỏi bằng tiếng Việt, “Xin lỗi, ông là Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn phải không?” ông Ẩn ngước nhìn và đáp, “Đúng rồi”. Viên đại tá nói, “Rất vui được gặp ông”, rồi trong lúc ông Ẩn đang đứng giữa rất nhiều quan chức cấp cao của Mỹ, ông này đã đùa, “Ông là tướng phe nào?”. Không chút do dự, ông Ẩn đáp, “Của cả hai phe!”. Viên đại tá có vẻ khó chịu. “Chỉ là đùa thôi”, Ẩn nói. Kể với tôi chuyện này, ông Ẩn kết luận, https://thuviensach.vn “Ồng thấy đấy, đó là lý do khiến họ không bao giờ để tôi xuất ngoại; họ vẫn chưa hiểu con người của tôi”. CHÚ THÍCH (1) Ví dụ về các bài báo này gồm có Stanley Karnow, “Vietnamese Journalist's Divided Allegiance: After Nine Long Years a Double Agent Explains the Mystery of His Actions”, báo San Francisco Chronicle, 30.5.1990; Morley Safer, “Spying for Hanoi”, New York Times Magazine, 11.3.1990; Robert D. McFaddden, “The Reporter Was a Spy from Hanoi: Life and Legacy of a Paradox”, báo New York Times, 28.4.1997; Douglas Pike, “Mỹ Friend An”, trong sách The Vietnam Experience, War in the Shadows (Newton, MA: Boston Publishing, 1988); Laurence Zuckerman, “The Secret Life of Phạm Xuân Ẩn”, tạp chí Columbia Journalism Review, tháng 5 và 6.1982, trang 7-8. (2) H. D. S. Greenway, “Shadow of a Distant War”, báo Boston Globe, 30.4.2000. Xem thèm H. D. s. Greenway, “A Glimpse of the Boxes Within Boxes of Vietnam”, Báo Boston Globe, 5.1.1990. (3) http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2003/06/3B9C8E01/Thieu tuong tinh Phạm Xuân Ẩn lam trong benh. (4) Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn: Tên người như cuộc đời (Hà Nội: NXB Công An Nhân Dân, 2002). (5) Hoàng Hải Vân và Tấn Tú, Phạm Xuân Ẩn: A General of the Secret Service (Hà Nội: NXB Thế Giới, 2003). Ấn phấm bằng tiếng Anh, được dịch từ loạt bài Phạm Xuân Ẩn: Tướng tình báo chiến lược đăng trên Báo Thanh Niên từ ngày 7-10 đến 28-11-2002. Ở phần ghi nguồn, chúng tôi (ND) ghi chú theo tên tiếng Anh. (6) Sau này Ẩn đã kể với tôi: “Tôi có nhiều người bạn mà nếu họ ở lại thì sẽ gặp rắc rối thực sự. Tôi không thể ngăn họ ra đi bởi điều đó chẳng có ý nghĩa gì, nên tôi hướng dẫn cho họ đi theo hải trình an toàn nhất để ra ngoài biển khơi và được các tàu lớn đón. Nhiều người không bao giờ thực https://thuviensach.vn hiện được chuyến đi, nhưng chiến tranh đã kết thúc và tôi cũng không có hướng dẫn nào mới”. (7) Sherman Kent, Strategic Intelligence for American World Policy, tái bản (Princeton, NJ: NXB Princeton University Press, 1966). (8) A General of the Secret Service, trang 80. (9) Ernest Volkman, Warriors of the Night: Spies, Soldiers, and American Intelligence (New York: NXB Morrow, 1985), trang 15. (10) Phạm Vũ, “Phạm Xuân Ẩn - Những huyền thoại để lại” báo Tuổi Trẻ, 2-10-2006, trang 3. Nhiều lần ông Ẩn cũng nói với tôi như thế. (11) Bài phỏng vấn chưa được xuất bản do Sheehan thực hiện với Conein, Tài liệu của Sheehan, 22.9.1976, Hộc 62, Tập 9. (12) Laura Palmer, “Mystery Is the Precinct where I Found Peace” trong sách War Tom: Stories of War from the Women Reporters Who Covered Vietnam (New York: NXB Random House, 2002), ưang 269. (13) A General of the Secret Service, trang 131. https://thuviensach.vn Chương 1: HÒA BÌNH: ĐIỆP VIÊN VÀ NGƯỜI BẠN https://thuviensach.vn D ành tặng Phạm Xuân Ẩn - người đã dạy tôi về Việt Nam và ý nghĩa đích thực của tình bằng hữu. với bạn, người dũng cảm nhất mà tôi từng gặp, tôi vẫn còn một món nợ không bao giờ trả được. Hòa Bình. Robert Sam Anson , lời đề tặng trong cuõn sách của ông Tin chiến sự: Một phóng viên tré ở Đông Dương THÁNG 8 NĂM 1970 Chuyến bay chín mươi phút từ Singapore tới Sài Gòn đối với cô Diane Anson dài như vô tận. Ngày hôm trước, Diane nhận được tin chồng cô, phóng viên Robert Sam Anson của tờ Time , đã mất tích ở đâu đó tại Campuchia. “Ngày mất tích” chính thức được xác định là 3 tháng 8 năm 1970(1). Ngoài ra thì không có thông tin nào khác. Bob có thể đã chết mất xác như trường hợp phóng viên ảnh tự do Sean Flynn của Time và Dana Stone, làm việc cho hãng CBS, khi cả hai biến mất vào đầu tháng 4 ở ngoại vi Phnom Penh(2). Campuchia được biết đến như là tử địa của cánh nhà báo. Chỉ trong tháng 9, hai mươi lăm nhà báo mất mạng ở quốc gia kế cận Việt Nam này, trong số đó có nhiều nhà báo, thành viên tổ làm phim người Mỹ và quốc tế đã thiệt mạng tại làng Takeo, cách Phnom Penh chừng một giờ chạy xe. Nhìn con gái bé bỏng và con trai sơ sinh ở ghế bên cạnh, Diane không muốn tưởng tượng tới cảnh tên cha của chúng bị liệt vào danh sách tử vong nói trên. Diane Anson căm ghét cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Cô đã gặp người chồng tương lai của mình tại một cuộc biểu tình phản chiến trong khuôn viên Đại học Notre Dame. “Việt Nam là nguyên nhân chúng tôi gặp nhau” , Anson viết. “Tôi thấy nàng đứng trong đội ngũ những người biểu tình trong khuôn viên đại học phản đối buổi diễn thuyết thường niên của Cha Hesburgh nhằm kêu gọi ủng hộ Quân đoàn huấn luyện sĩ quan dự bị”(*). Diane là một trong số rất ít nữ sinh có mặt và là thành viên hăng nhất trong số vài chục người tới đó vào hôm ấy. Tôi thấy những nét biểu cảm trên gương mặt làm cho nàng trở nên rất quyến rũ” . (3) Lúc ấy Anson đang giương một biểu ngữ, https://thuviensach.vn CHIẾN TRANH LÀ NGÀNH KINH DOANH BÉO BỞ, HÃY NÉM CON CÁI QUÝ VỊ VÀO ĐẤY. ______________________ (*) ROTC (viết tắt của Reserve Officers' Training Corps) là chương trình huấn luyện sĩ quan dự bị được triển khai trong các trường đại học nhằm cung cấp lực lượng sĩ quan cho tất cả các quân chúng của quân đội Mỹ. (Các chú thích chân trang trong cuốn sách này đều của người dịch). Một tuần sau, họ phải lòng nhau rồi tổ chức đám cưới ở Las Vegas. Kỷ niệm về ngày đầu gặp gỡ như đã trôi vào quá khứ xa lắc khi máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhứt ở Sài Gòn. Diane tới thẳng văn phòng chính của hãng Time-Life đặt tại khách sạn Continental. Một tay bế cậu con trai mười lăm tháng tuổi, Sam, tay kia dắt cô con gái hai tuổi rưỡi, Christian, cô chạy đến từng bàn để hỏi các phóng viên những tin tức mới, nhưng họ cũng chẳng cung cấp được gì thêm. Đồng nghiệp của Bob tại văn phòng đều cố nói lời an ủi, nhưng tất cả họ cũng cảm thấy bất lực, với linh cảm rằng Bob đã ra đi vĩnh viễn. Trong cô càng lúc càng dấy lên nỗi sợ về điều tồi tệ nhất đã đến với người chồng hai mươi lăm tuổi của mình, là phóng viên trẻ nhất trong đội ngũ của Time. Diane khóc nức nở khi tới văn phòng người bạn thân của chồng cô, là một phóng viên Việt Nam tên Phạm Xuân Ẩn, lúc bấy giờ cứ nhìn chăm chú hai đứa trẻ. Ý nghĩ của Ẩn lướt nhanh tới một ngày cách đấy vài tuần, khi Bob Anson hẹn gặp tại tiệm Givral để nhờ đọc lại lá thư từ chức mà anh muốn đệ lên Marsh Clark, trưởng văn phòng của Time, người nổi tiếng ở Sài Gòn vè sự nhiệt tình ủng hộ cuộc chiến. Cha của Clark từng là Thượng nghị sĩ Mỹ, trong khi ông nội Champ Clark từng là Chủ tịch Hạ viện. Anson coi Clark “có lẽ là người đậm chất Mỹ nhất mà tôi từng gặp”.(4) Khi mới nhận lời sang Việt Nam, hình dung của Bob Anson về công việc ở đấy rất khác. Anh được đặt biệt danh là “nhân vật triển vọng của Time Inc”, và cũng giống như hầu hết các phóng viên trẻ vừa đến Việt Nam, đây là cơ hội để anh tạo dựng tên tuổi, tương tự như David https://thuviensach.vn Halberstam, Malcolm Browne và Neil Sheehan đã làm vào đầu thập niên 1960, khi quy mô cuộc chiến còn nhỏ. Nhưng chỉ vài tháng sau khi tới đất nước này, Anson nhận thấy rằng các bài viết của mình không có cơ hội xuất hiện trên mặt báo, trong khi hai phóng viên có thâm niên ở Sài Gòn, là Clark và Burt Pines, có vẻ như không khó thuyết phục biên tập viên Henry Grunwald của Time ở New York chấp nhận các bài viết của họ. CUỘC TỔNG TẤN CÔNG TẾT MẬU THÂN CỦA CỘNG SẢN vào tháng 1 năm 1968 cho thấy dù có đến 525.000 quân, hàng tỉ đôla, và một chiến dịch ném bom rộng khắp mang tên Sấm Rền, thì cường độ chiến tranh cũng như năng lực kiểm soát chiến cuộc không nằm trong tay người Mỹ với sự vượt trội về công nghệ, mà lại nằm trong tay kẻ thù của họ. Hệ quả của nó là nước Mỹ rơi vào thế bế tắc tại Việt Nam và hầu như không tiến thêm được bước nào tới gần hơn mục tiêu chính trị so với khi khởi sự tiến trình Mỹ hóa cuộc chiến vào năm 1965. Tất cả những điều này có tác động mạnh mẽ về mặt tâm lý đối với Tổng thống Lyndon Johnson. Trong một cuộc họp báo với các phóng viên ngoại quốc, Lyndon Johnson đã được hỏi về việc liệu ông có cảm nhận được hòa bình đến gần hoặc nhận được tín hiệu nào từ Hà Nội hay chưa. “Tín hiệu ư?” Tổng thống nổi đóa. “Tôi sẽ cho quý vị biết về tín hiệu. Tôi có hệ thống nhận tín hiệu ở Washington. Tôi có chúng ở London. Tôi có chúng ở Paris. Tôi còn có ở Tokyo. Tôi thậm chí còn có chúng ở Rangoon! Quỹ vị có biết chúng tôi đã nhận được tín hiệu gi từ Hà Nội không?” Cánh nhà báo lặng thinh. “Tôi sẽ nói cho quý vị biết những tín hiệu từ Hà Mội nói gì, đó là: 'Mẹ kiếp mày, thằng Lyndon Johnson “(5) Sau cuộc tấn công Mậu Thân, Johnson đối mặt với yêu cầu phải tăng thêm 206.000 quân. Trước khi đưa ra cam kết, Johnson đã lập một ban chuyên trách đặt dưới sự chỉ đạo của tân Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford. “Chọn giải pháp nào ít thiệt hại hơn” , Johnson chỉ đạo Clifford. Khi Johnson triệu tập một cuộc họp với các cố vấn của ông về chính sách đối ngoại để thảo luận về báo cáo, Clifford đi đầu trong việc cố gắng thuyết phục Tổng thống rằng chính sách hiện nay của ông không thể giúp đạt mục đích duy trì hòa bình ở miền Nam Việt Nam. “Chúng ta đang có một cái https://thuviensach.vn thùng không đáy. Chúng ta đổ thêm vào - họ đều địch được. Tôi thấy chiến sự diễn ra càng nhiều thì thương vong cho phía Mỹ càng tăng trong khi viễn cảnh kết thúc chiến tranh thì chẳng thấy đâu” . (6) Phát biểu trước quốc dân vào ngày 31 tháng 3 năm 1968, Johnson đã nói về khả năng đạt được hòa bình thông qua đàm phán và tuyên bố ngưng một phần hoạt động ném bom. Ông đề nghị Hồ Chí Minh cùng tham gia hành động hướng tới đàm phán để đạt được hòa bình. Nước Mỹ đang “sẵn sàng gửi đại diện tới bất cứ diễn đàn nào, vào bất cứ thời gian nào, để thảo luận về giải pháp chấm dứt cuộc chiến phiền toái này” . Rồi trong một cử chỉ hướng tới sự đoàn kết toàn quốc, tổng thống đã phủ nhận khả năng tái tranh cử: “Tôi sẽ không tìm kiếm tư cách ứng viên và sẽ từ chối sự đề cử của đảng trong việc ra tranh cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa”. Vào thời điểm Richard Nixon nhậm chức vào tháng 1 năm 1969, lực lượng Mỹ đã vượt quá 540.000 quân, chủ yếu là lực lượng chiến đấu trên bộ. Hơn 30.000 người Mỹ đã thiệt mạng, và cuộc chiến đã làm tiêu tốn 30 tỉ đôla trong năm tài chính 1969. Riêng năm 1968 có hơn 14.500 lính Mỹ bị giết. Nixon quyết tâm rằng vấn đề Việt Nam sẽ không hủy hoại sự nghiệp tổng thống của ông ta. Tháng 3 năm 1969, ông đã đề ra chương trình hành động. Nước Mỹ sẽ bắt đầu giảm bớt vai trò của mình, tìm kiếm các điều kiện để đạt được giải pháp thông qua thương lượng, với việc cả hai bên cùng rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Kế hoạch “triệt thoái người Mỹ” của Nixon sau đó được biết đến với tên gọi “Việt Nam hóa chiến tranh”, bao gồm việc tăng cường lực lượng vũ trang cho chính quyền Nam Việt Nam để họ có năng lực chiến đấu lớn hơn, song song đó là triệt thoái dần lực lượng chiến đấu của Mỹ. Người Mỹ sẽ chuyển từ nhiệm vụ chiến đấu sang vai trò cố vấn cho quân Nam Việt Nam, đồng thời Mỹ sẽ ồ ạt viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự. Có lẽ điều quan trọng nhất đó là Nixon chuyển mục tiêu chính trị đối với sự can thiệp của người Mỹ, từ nỗ lực bảo đảm cho một miền Nam Việt Nam được tự do và độc lập sang kế hoạch tạo cơ hội cho chính miền Nam Việt Nam tự định đoạt tương lai chính trị của mình. Việt Nam hóa chiến tranh và đàm phán là hai trụ cột để đạt được cái mà Nixon gọi là “hòa bình trong danh dự”.(7) https://thuviensach.vn QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ANSON coi cuộc chiến là “sát nhân và phi đạo đức”. Hầu như khắp nơi đều có chung cảm nhận về diễn tiến tồi tệ của cuộc chiến, ngoại trừ bên trong văn phòng Time ở Sài Gòn và trụ sở chính ở New York, nơi đưa ra quyết định về nội dung các tờ tuần san. Khi Anson đặt vấn đề tự quyết cho người Việt Nam với các biên tập viên, anh bị coi là một người chống chiến tranh ngây thơ, nóng nảy. Khi anh nộp một bài báo với từ Viet Nam được viết rời như cách viết của chính người dân tại miền Nam Việt Nam, Marsh Clark đã nói rằng Time là một tạp chí của Mỹ và Anson cần phải viết từ Vietnam theo cách viết của người Mỹ. Sự bất mãn đã bùng lên trong bữa tiệc tối do văn phòng Time tổ chức để chiêu đãi John Scott, một ủy viên biên tập lưu động. Câu chuyện trong bữa tiệc xoay quanh những tiến triển to lớn của chiến cuộc. Anson cho rằng cuộc nói chuyện chẳng khác nào buổi thông báo tin tức của MACV được biết đến với biệt danh “hài kịch lúc năm giờ”, trong đó người ta lảng tránh thực tế bằng cách đưa ra những số liệu thống kê lấp lánh về tiến triển của cuộc chiến. Những người điều hành chiến tranh luôn nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm; chỉ cần qua một khúc quanh nữa là chúng ta có thể tiến tới cái gọi là điểm bước ngoặt của cuộc chiến mệt mỏi này. Anson không chịu đựng nổi nữa. “Nhưng quý vị đang bỏ qua một điểm mấu chốt” , Anson phản biện. “Đó là, trước hết chúng ta đang làm cái quái quỷ gì ở đây? Hãy nhìn xem, người Việt Nam đã ở đây lâu rồi; trở lại năm 1940 - họ chống người Nhật, nhớ chứ? Họ đánh bại người Nhật, rồi họ thắng người Pháp, và họ sẽ tiếp tục đánh bại chúng ta, bất kể chúng ta có ném cái quái gì về phía họ. Dân ở đây rất kiên trì, rất quyết tâm, và lịch sứ đứng về phía họ. Có thể quý vị quên điều này, nhưng tôi xin nhắc lại là chủ nghĩa thực dân gần đây chẳng làm được trò trống gì”. Khi Burt Pines phản bác rằng, “có lẽ cậu nhầm lẫn. Cậu không thể nói rằng những gì chúng ta đang làm ở đây có bất cứ sự dính đáng nào đến chủ nghĩa thực dân” , Anson ngay lập tức vồ lấy: “Anh nói hoàn toàn đúng. Ý tôi là 'thực dân kiểu mới'. Cuộc chiến tranh đầy tội ác của chủ nghĩa thực dân mới, tạm bỏ qua vấn đề phi đạo đức, điều mà tôi không thể bỏ qua, là https://thuviensach.vn tất cả những gì có thể nói về chính sách ngoại giao của Mỹ” . Khi vị khách quý John Scott hỏi, “Theo cậu thì Cộng sản đúng à?” , Anson đã đáp, “Tôi muốn nói răng chúng ta không có quyền ra phán quyết. Chính người Việt Nam sẽ làm điều đó. Tất cả những gì chúng ta làm là đi loanh quanh để giết rất nhiều người, cả người của họ và chúng ta”. Anson không hối tiếc về điều mình nói, nhưng lúc bấy giờ anh đã chuẩn bị đối mặt với tình huống xấu nhất, bởi anh hiểu rõ rằng Marsh Clark sẽ không bỏ qua chuyện này. Ngày hôm sau bắt đầu khá yên bình khi Clark yêu cầu Anson chuẩn bị bài viết về những ý định của Bác Việt trong vài tháng tới. Câu chuyện của tối hôm trước có vẻ như đã lan truyền nhanh chóng, bằng chứng là chánh văn phòng Time ở Sài Gòn Nguyễn Thụy Đăng đã châm chọc, “Lẽ ra anh không nên chuốc rắc rối vào mình. Anh có vẻ rất mến kẻ thù”(8) Chẳng bao lâu Clark bí mật gửi một lá thư tới các sếp ở New York, và sau đó một bức thư từ tổng hành dinh được gửi tới “Tất cả phóng viên và biên tập viên toàn cầu” đang làm việc cho Time. “Tôi không muốn chê bai những ý kiến của Bob Anson về Việt Nam, bởi anh ta mới chỉ đến đấy một thời gian ngắn. Trước khi đi, Bob cảm thấy rằng cuộc chiến ở Việt Nam là phi đạo đức, rằng Việt Nam hóa chiến tranh chỉ đơn giản là phương cách kéo dài một cuộc chiến phi đạo đức, rằng ý niệm chống Cộng ở Nam Việt Nam là chẳng đáng để bàn luận, và rằng Việt Nam, Đông Nam Á, thậm chí cả châu Á là chắc chắn sẽ rơi vào tay các lực lượng 'Giải phóng Dân tộc' đầy quyết tâm. Không có điều gì mà Bob chứng kiến ở đấy khiến anh ta thay đổi cách nhìn cũ của mình”. (9) Ai có thể trách Bob Anson về ý định thôi việc sau khi anh biết lời đề nghị ra đi của Clark. Đó là lý do tại sao anh đã đến gặp Phạm Xuân Ẩn, một trong những người bạn thân nhất của anh tại Việt Nam. Giống như hầu hết phóng viên tại Sài Gòn, Anson ngưỡng mộ Ẩn vì các mối quan hệ của ông ở bên trong Phủ Tổng thống và Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. Ẩn dường như biết mọi người và mọi chuyện xảy ra tại Sài Gòn và luôn sẵn sàng giúp các phóng viên người Mỹ hiểu về đất nước của ông. Đôi lúc chỉ sau vài giờ là Ẩn đã thu được những tin nóng về an ninh. “Trong các văn https://thuviensach.vn phòng, người ta đồn rằng ông là cựu cảnh sát chìm thời ông Diệm, là người của Sở mật vụ Pháp Sureté, là nhân viên CIA, là điệp viên của tình báo Nam Việt Nam, hoặc cùng lúc làm việc cho tất cả các phe trên”. (10) Nhưng cũng có những thứ khác khiến Anson dành nhiều thời gian bên ông Ẩn. Ông là người có thể giảng giải hùng hồn về một xứ sơ mà Anson, tương tự như hầu hết phóng viên ngoại quốc, biết rất ít. Việt Nam là một đất nước, chứ không chỉ là một cuộc chiến, với bề dày lịch sử, với những bài học mà ít người chịu bỏ thời gian để học. “Có nhiều người cảm thấy khó trao đổi với Ẩn, chủ yếu do ông hay trả lời các câu hỏi theo một cách thức rất Việt Nam, thường thì ông nhắc những chuyện thời thế kỷ mười lăm rồi dẫn dắt về hiện tại để trả lời”, Anson nhớ lại (11) Ẩn khâm phục Anson ở chính cái phẩm chất khiến Anson gặp rắc rối với Marsh Clark. Anh có lập trường độc lập một cách quyết liệt mà Ẩn từng gặp ở rất nhiều người Mỹ trong thời gian hai năm sống tại California. Anh rất say sưa với niềm tin của mình và không ngại nói ngược lại số đông. Ẩn khâm phục tinh thần ấy, ông nhớ lại cái ngày mà Anson tranh luận với các đồng nghiệp của Time về lá cờ Mỹ to tướng treo trước cửa văn phòng ở đường Hàn Thuyên. Time là một tổ chức tin tức độc lập, đây không phải là văn phòng của một cơ quan chính quyền, Anson lập luận. Vì thế, nên có hai lá cờ song song, một của Mỹ và một của Việt Nam Cộng hòa. Các đồng nghiệp miễn cưỡng nhượng bộ, nhưng khi Anson thấy rằng lá cờ Mỹ lớn hơn rất nhiều so với lá cờ Việt Nam, anh đã tới gặp chánh văn phòng của Time, ông Đăng, và nói rằng nên kiếm một lá cờ lớn hơn của đất nước ông ta, để hai lá cờ bằng nhau về kích thước. Đăng làm theo, ông Ẩn chăm chú theo dõi toàn bộ câu chuyện, và thầm cảm phục cuộc đấu tranh mang tính biểu tượng của người đồng nghiệp trẻ tuổi. “Điều đó cho tôi thấy cậu ấy hiểu rằng rất nhiều người Mỹ và một số người Việt đã quên mục đích của cuộc chiến tranh” , Ẩn nói với tôi. “Nhiều người Mỹ cho rằng lịch sử đất nước chúng tôi chẳng đáng để quan tâm bởi họ đã có một kế hoạch tốt hơn cho tương lai chúng tôi”.(12) Ông Ẩn giải thích rằng “đương nhiên” là việc Anson có ý kiến bên trong tòa soạn sẽ tốt hơn bởi vì theo góc nhìn của Ẩn, Anson đã hiểu con https://thuviensach.vn người, văn hóa, và lịch sử Việt Nam sâu hơn nhiều phóng viên khác của Time, đặc biệt là Marsh Clark và Burt Pines. Time cần thêm nhiều người như Anson, và “để mất cậu ấy là một điều tồi tệ. Đáng tiếc là Frank McCulloch không còn ở đây, bởi khi mới đến Việt Nam, ông ta cũng nghĩ như Marsh Clark, nhưng rốt cuộc đã có suy nghĩ tương tự Anson”. Với cái đầu trọc đặc trưng rất dễ nhận diện, Frank McCulloch được dân bán dạo và lũ trẻ đánh giày Sài Gòn đặt biệt danh là “Sư cụ”. McCulloch đến Việt Nam vào tháng 1 năm 1964 và trong thời gian ở lại đây, ông đã chứng kiến tới bảy lần thay đổi người đứng đầu chính phủ. Vào lúc đỉnh điểm trong thời gian bốn năm làm việc của McCulloch, văn phòng Đông Nam Á của Time-Life mỗi tháng gửi qua hệ thống điện báo hơn 50.000 từ. Ông đã giành được sự tin tưởng từ các nguồn tin, sự kính trọng của đồng nghiệp và sự trung thành của các nhân viên. Ông được mệnh danh là nhà báo của các nhà báo. McCulloch nhận thấy mỗi phóng viên làm việc tại Việt Nam đều trải qua nhiều giai đoạn: “Giai đoạn đầu tiên: rất hào hứng với niềm tin người Mỹ có thể cứu giúp người Việt Nam và rằng người dân ở đây cần được giúp đỡ và sẽ biết on về sự giúp đỡ ấy. Giai đoạn hai (thường khoảng sau ba tháng): chúng ta có thể lầm điều đó nhưng khó khăn hơn nhiều so với những gì tôi hằng nghĩ và ngay lúc này đang diễn ra một sự dao động. Giai đoạn ba (có thể là sáu đến chín tháng sau): những người Việt Nam kia (ỉuôn luôn là người Việt Nam, chứ không bao giờ là người Mỹ) đang khiến tôi dao động. Giai đoạn bốn (mười hai hoặc mười lãm tháng sau): chúng ta đang thất bại và tình hình tệ hại hơn nhiều so với những gì tôi từng nghĩ. Giai đoạn năm: mọi sự hỏng hết rồi, lẽ ra chúng ta không nên đến đây, và chúng ta làm nhiều việc tồi tệ hơn là việc tốt”. (13) Khi đạt tới cảnh giới thứ năm nói trên trong vòng chuyển biến tư duy của một phóng viên, McCulloch nộp một bài báo viết về hành động tăng quân ồ ạt của Mỹ tại Việt Nam vào năm 1965, thông tin mà ông có được bốn tháng trước khi nó công khai nhờ đầu mối ở ngay trong Thủy quân lục chiến, (ông Ẩn sau này cũng được tặng thưởng Huân chương Chiến công nhờ đã có thông tin tương tự gửi đến Hà Nội). Các sếp của McCulloch ở https://thuviensach.vn New York từ chối đăng bài viết sau khi nhận được chỉ thị ngầm từ chính Tổng thống. Tổng biên tập Hedley Donovan sau này đã kể với McCulloch rằng ông đã nhận được điện thoại trực tiếp từ Johnson. “Donovan, tôi là Tổng thống nước Mỹ… Anh đã cho một gã đầu trọc thấp bé tới dạo chơi dưới nắng miền nhiệt đới mà không thèm đội mũ. Hắn điên rồi. Anh nên lôi hắn ra khỏi nơi đó”. (14) Khi rời Việt Nam vào năm 1967, suy nghĩ của McCulloch không khác mấy Anson, điều này thể hiện rõ trong phát biểu tại lễ bế giảng ở Đại học Nevada ngày 3 tháng 6 năm 1967. “Tôi quen một sĩ quan người Việt đã xung trận trong suốt một phần tư thế kỷ, một sát thủ chuyên nghiệp đầy năng nực, đáng ngạc nhiên là ông ấy vẫn chưa hề hấn gì bởi chiến tranh, ông ấy là một quý ông lịch lãm và sâu sắc, rồi một ngày nọ tôi hỏi ông ấy thấy gì ở tương lai”. Ông nhún vai và cười. 'Có lẽ’, ông ấy nói, 'chúng tôi sẽ đánh nhau với người Mỹ’. Khi thấy tôi có vẻ sốc, ông ấy đã tiếp tục lý giải. 'Khi tôi mới 19 tuổi’, ông nói, 'thì người Nhật tới và bảo chúng tôi rằng họ là người anh em, có thể giải phóng chúng tôi khỏi đám người da trắng - nhưng té ra họ không phải là người đi giải phóng và chúng tôi phải đánh nhau với họ. Khi cuộc chiến ấy kết thúc, và người Pháp trở lại, họ bảo rằng lần này họ đến không phải để làm người thầy khai sáng, mà là làm bạn. Và trong vòng chín năm, tính tới 1954, chúng tôi đã chiến đấu chống lậi họ. Rồi thì người Pháp ra đi. Nhưng Cộng sản không phải vừa mới tới - họ đã cắm rễ ở đây. Và họ, cũng tương tự, luôn bảo rằng là bạn của chúng tôi, nhưng rồi kể từ năm 1955, chúng tôi đã đánh nhau với họ. Điều lạ lùng là, tôi chẳng muốn đánh nhau với họ chút nào, tôi nghĩ họ cũng không muốn cầm súng nhằm vào chúng tôi. Giờ thì quý vị đến đây và nói rằng quý vị là bạn, là người giải phóng. Điều mà tôi băn khoăn là, liệu có ai trong chúng ta đã học được bài học từ những kẻ đã đến rồi đi trước kia?' Tôi đã chẳng thể nào trà lời ông ấy được ”.(15) Chiến lược tấn công đa diện của Hà Nội là luôn tìm cách tranh thủ dư luận tại Mỹ. Ông Ẩn hiểu rằng việc Anson tiếp tục làm cho Time sẽ rất hữu ích bởi anh luôn phác họa cuộc chiến theo đúng nhãn quan của Ẩn, đó là không tạo ra ảo giác rằng cuộc chiến đang tiến triển theo hướng có lợi, mà https://thuviensach.vn nó giống như một cái thùng không đáy. Ẩn khăng khăng rằng ông chưa từng tìm cách tác động vào suy nghĩ của Anson. “ Ông biết đấy ”, Ẩn nói với tôi, “Anson dành nhiều thời gian đi ra ngoại vi Sài Gòn, vào các làng xóm, nói chuyện với người dân địa phương. Cậu ấy học được ở đấy nhiều hơn là học từ tôi” . Sau này, Anson đã chia sẻ với tôi, “Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình bị ông Ẩn lôi kéo. Ông thường chỉ trích cả hai phía một cách khéo léo. Còn tôi thì đã có sãn tâm lý phản chiến trước khi đến đấy ”. Ẩn lắng nghe lời cầu xin của Diane về việc tìm kiếm chồng của cô, trong đầu ông nhớ lại cái ngày ở tiệm Givral khi ông bảo Anson xé thư nghỉ việc đi. Nếu ông không làm vậy, gia đình Anson bây giờ đã có thể sum vầy tại Singapore hoặc đi nghi mát ở Bali rồi. Vài tuần sau khi hai người nói chuyện ở Givral, Marsh Clark gọi Anson vào văn phòng của ông ta, nơi có một tấm bản đồ Đông Dương to tướng che phủ gần hết một bức vách. Chỉ vào lãnh thổ Việt Nam, Clark nói với Anson, “Tôi sẽ đảm trách khu vực này”. Chỉ vào lãnh thổ Campuchia và Lào, ông ta bảo, “Cậu sẽ phụ trách hai nơi này”. Kết thúc cuộc gặp, ông ta bảo Anson chuẩn bị đồ đạc để ra sân bay. “Tôi không muốn gặp lại cậu ở đây nữa”. Ông Ẩn cố gắng làm Diane an lòng bằng việc hứa sẽ làm hết sức mình, nhưng trong thâm tâm ông lại nghĩ răng người bạn của ông đã chết và ông chịu một phần trách nhiệm về chuyện ấy. Nếu nộp đơn xin thôi việc thì Anson đã không phải đến Campuchia. Ẩn hứa với Diane là sẽ tiếp tục kiểm tra các đầu mối và ông cũng không ngăn cô dán những tấm hình của Bob cùng các dòng chữ tìm kiếm người mất tích bằng ba thứ tiếng lên thân cây dọc con phố mà chồng cô thường qua lại trước khi mất tích. Sau khi Diane cùng hai con rời khỏi văn phòng, ông Ẩn đã suy nghĩ rất nhiều về người bạn Bob Anson, ông biết rằng những gì cần phải làm có thể phá hỏng sứ mệnh của ông. Điệp viên hàng đầu của Hà Nội tại Sài Gòn đang sắp sửa chấp nhận nguy cơ bị lộ để cứu một phóng viên người Mỹ. Ông Ẩn biết rằng nếu Bob Anson đã chết thì nhân dân Việt Nam mất đi một người bạn thực thụ. Với ý thức về gánh nặng trách nhiệm trong vụ người bạn mất tích, Ẩn quyết chí đi tìm hiểu xem Anson đã chết hay còn sống. https://thuviensach.vn Việt Nam và Campuchia từ lâu đã là những gã hàng xóm khó chịu của nhau, và tình hình càng trở nên tồi tệ hơn khi vào tháng 3 năm 1970, lực lượng thân phương Tây do Tướng Lon Nol cầm đầu lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk. Sihanouk vốn là người trung dung, đã nhượng bộ cho cả Cộng sản lẫn các phe nhóm phi Cộng sản bằng cách bí mật cho phép Mỹ ném bom các căn cứ của Việt Cộng và Bắc Việt nằm trên lãnh thổ Campuchia, nhưng đồng thời cũng cho phép Cộng sản Việt Nam sử dụng cảng Sihanoukville để chi viện cho các căn cứ nói trên.(16) Trong vòng một tháng sau ngày đảo chính, Lon Nol triển khai một cuộc thanh trừng nhằm vào cộng đồng thiểu số người Việt tại Campuchia. Phóng viên Sydney Schanberg của tờ New York Times chứng kiến quân của Lon Nol giết hai người bị tình nghi là Việt Cộng và treo ngược cơ thể đã bị thiêu cháy của họ giữa quảng trường thành phố - nhằm trấn áp tinh thần tất cả những người ủng hộ Cộng sản. Khi đồng nghiệp của anh ta ở tờ Time tìm cách nói với viên chỉ huy rằng làm như vậy là vi phạm Công ước Geneva, viên chỉ huy đã cười lớn. Sosthene Fernandez, một viên tướng gốc Philippines trong chính quyền Campuchia về sau trở thành Tổng tham mưu trưởng quân đội, bắt đầu sử dụng thường dân người Việt làm bia đỡ đạn, bắt họ đi hàng đầu trong các cuộc tấn công vào căn cứ Việt Cộng. “Đây là hình thức tâm lý chiến mới”, ông ta nói.(17) Chính quyền Nixon luôn sợ rằng nếu Campuchia trở thành căn cứ của Cộng sản Việt Nam, kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh có thể thất bại. Ngày 30 tháng 4 năm 1970, Richard Nixon thông báo huy động sáu ngàn lính Việt Nam Cộng hòa, với sự yểm trợ của pháo binh, máy bay cường kích và cố vấn Mỹ, tấn công vào Mỏ Vẹt(*), một vùng rừng già ở đông nam Campuchia ăn sâu vào lãnh thổ Nam Việt Nam và được cho là căn cứ của Trung ương cục miền Nam, nhằm vô hiệu hóa hoạt động của Bắc Việt trên đất Campuchia. (*) Tiếng Anh là Parrot's Beak, một khu vực rừng rậm ờ tỉnh Svay Rieng. Đây là nơi mà Việt Nam Cộng hòa đã mở chiến dịch Toàn Thắng 42 https://thuviensach.vn vào ngày 30 tháng 4 năm 1970, huy động 12 tiểu đoàn với tổng cộng 8.700 quân tấn công các căn cứ của quân miền Bắc và Mật trận Dân tộc Giài phóng Miền Nam Việt Nam. ______________________ Trong thông điệp trước quốc dân, Nixon thông báo, “Đêm nay, các đơn vị người Mỹ và Nam Việt Nam sẽ tấn công vào trung tâm đầu não phụ trách toàn bộ hoạt động quân sự của Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Việc vùng đất chiến lược trung tâm này bị Bắc Việt và Việt Cộng chiếm cứ trong suốt năm năm qua là hành vi xâm phạm trãng trợn tư cách trung lập của Campuchia”. Vì tổng thống, mà mới năm ngoái thôi đã hứa hẹn sẽ chấm dứt sự can dự của người Mỹ tại Việt Nam, giờ lại đang mở rộng cuộc chiến vào đất nước Campuchia kế cận. Hôm sau ngày Nixon đọc thông điệp toàn quốc, ông Ẩn đã gửi cho Anson một bọc đồ, là bản dịch tiếng Anh một tài liệu thu được của Việt Cộng. Loại tài liệu này khá dễ kiếm đối với cánh phóng viên, tuy nhiên ở đây Ẩn đã có các ghi chú thêm cho đồng nghiệp của ông, người vừa trở về Sài Gòn nghỉ cuối tuần. Tài liệu này là một “kế hoạch chiến đấu” vào tháng 7 năm 1969, thu được hồi tháng 10 năm 1969, trong đó Bắc Việt dự báo rằng với việc kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh thất bại, Nixon sẽ hướng sự quan tâm vào Campuchia. Ông Ẩn khoanh tròn một đoạn và gạch chân câu cuối cùng, rồi viết ngang trang giấy, “Bọn Mỹ khốn kiếp. Tụi mày đọc mà chẳng chịu động não”. Đây là đoạn văn mà ông Ẩn đã khoanh tròn cho Anson: “Nếu các cuộc tấn công của ta trên các mặt không đủ mạnh và nếu tạm thời Mỹ có thể khắc phục được một phần khó khăn, chúng sẽ tìm cách kéo dài cuộc chiến ở miền Nam thêm một thời gian nữa, và trong thời gian đó chúng sẽ tìm cách xuống thang ở một vài mặt, đồng thời sẽ tiến hành phi Mỹ hóa trong một cuộc chiến ưanh kéo dài trước khi có thể thừa nhận thất bại hoặc chấp nhận một giải pháp chính trị. Với cả hai trường hợp ấy, Mỹ có thể, trong https://thuviensach.vn những tình huống nào đó, tạo áp lực lên chúng ta bằng cách đe dọa mở rộng chiến tranh thông qua việc tấn công vào Campuchia” .(18) https://thuviensach.vn Chương 1 (tt) https://thuviensach.vn C uộc tấn công vào Campuchia gây ra hoảng sợ đối với cộng đồng người Việt thiểu số. Chính phủ Lon Nol bắt đầu khơi lên cơn sốt bài Việt. Một trong những cuộc tàn sát của Lon Nol diễn ra tại thị xã Takeo, vốn được cho là căn cứ địa của Cộng sản bởi nơi đây từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình chống chế độ Lon Nol. Hơn hai trăm người, bao gồm nhiều trẻ em, bị người Campuchia nhận diện là Việt Cộng, đã bị quây lại và nhốt trong một trại giam ở Takeo. Ba tiểu đoàn dân quân phụ trách canh giữ số người Việt đó. Lúc bấy giờ Anson đang ở Campuchia để tường thuật sự kiện này, và vào mỗi buổi sáng, anh cùng cộng tác viên Tim Allman lái xe từ Phnom Penh lên Takeo để kiểm tra tình hình vụ bắt giữ người Việt. Kế hoạch có vẻ ốn trong một thời gian, nhưng rồi vào một buổi tối, lính Campuchia đã xả súng vào toàn bộ số người Việt nói trên. Đó là một cuộc thảm sát. Buổi sáng hôm sau, Anson và Allman lái chiếc Ford Cortina màu trắng tới. “Các thi thể được xếp chồng lên nhau giữa một vũng máu lớn đã đông lại. Thoạt đầu tôi tưởng họ chết hết rồi. Nhưng khi vữa bước lên bậc thềm của trại giam, suýt chút nữa trượt chân vào vũng máu, tôi thấy nhiều người cử động và nghe tiếng rên rỉ. Trấn tĩnh lại một chút, tôi bất đầu đếm; hơn hai chục người đàn ông và bé trai còn sống, nằm giữa đống khoảng sáu mươi xác chết”, Anson hồi tưởng. Ngoài tiếng rên của người bị thương và âm thanh của ruồi nhặng, còn lại mọi thứ đều im lìm. Một ông già với một chân đã bị nát gắng gượng kể lại chuyện đã xảy ra: “Chúng bảo tất cả tụi tôi là Việt Cộng, nhưng tụi tôi chỉ là dân bản quán. Anh phải đưa tụi tôi khỏi nơi đây nếu không tối nay chúng lại giết hết. Xin hãy đưa chúng tôi đi”. Anson quỳ xuống cạnh một đứa bé trai chừng tám tuổi. “Mặt nó trắng bệch. Tôi đặt tay lên ngực nó; chỉ thấy nó thoi thóp nhẹ. Khẽ kéo chiếc xà rông quấn quanh cơ thể cậu bé, tôi thấy lỗ chỗ cả chục vết đạn, kéo dài từ hông xuống tới mắt cá”. Anh và Allman quyết định chở cậu bé tới bệnh viện ở Phnom Penh và kêu gọi các phóng viên khác tới đây cứu người bị https://thuviensach.vn thương. Anson cho rằng chẳng bao lâu nữa đám lính kia sẽ trở lại để kết thúc cuộc tàn sát. Anson và Allman cố gắng chất thật nhiều người bị thương lên xe rồi phóng về Phnom Penh. Bệnh viện Pháp ở đấy tiếp nhận các nạn nhân trẻ em. Allman ở lại với lũ trẻ và hứa rằng sẽ trở lại Takeo ngay khi các bệnh nhi có dấu hiệu hồi phục. Anson thì trở về khách sạn để kiếm các nhà báo khác. “Ở dưới Takeo, người ta đang bắn người Việt. Hãy kêu mấy người khác cùng đi” , anh hét lên giữa đám đông các nhà báo. Henry Kamm của báo New York Times và Kevin Buckley của tờ Newsweek chở Anson quay lại Takeo; khi họ tới nơi thì đám lính Campuchia cũng đã trở lại. “Chúng tao chẳng có gì phải che giấu cá”, một người có vẻ như là cầm đầu đám lính nói. “Chúng tao phải làm thế. Tất cả bọn chúng đều là Việt Cộng”.(19) Khi Anson hỏi ở quanh đấy có bệnh viện nào không, anh đã nhận được câu trả lời, “Có đấy, nhưng không dành cho lũ rác rưởi này”. Anson yêu cầu chấm dứt tàn sát trẻ em vô tội. Những người Campuchia cười lớn, bảo rằng họ chỉ giết Việt Cộng thôi.(20) Trời tối dần. Lúc này Allman đã lái chiếc Cortina trở lại và bắt đầu chất người bị thương lên xe, nhiều phóng viên khác cũng trở lại để đưa tin. Anson năn nỉ từng người giúp đưa các trẻ em tới Phnom Penh. “Cậu không được can thiệp vào nội dung câu chuyện”, Keyes Beech, một phóng viên khả kính của tờ Chicago Daily News và là người từng nhận giải Pulitzer về phóng sự quốc tế vào năm 1951, đáp. “Nếu đưa những người này đi là cậu đã can dự vào vụ việc rồi. Đấy không phải là công việc của cậu”. Anson chẳng thể kiếm ra người trợ giúp, cho tới khi Kevin Buckley tiến lên và nói, “Để tôi giúp”. Anh này là người duy nhất ra tay. “Những phóng viên khác nhìn chúng tôi một chốc, rồi từng người rời đi”, Anson nhớ lại. Buckley, Anson và Allman nhét năm đứa trẻ và ba người lớn vào chiếc Cortina. Allman chở họ về bệnh viện và hứa sẽ trở lại trước lúc tảng sáng. Vẫn còn người sống sót ở đây và Anson biết rằng để họ lại một mình là không an toàn. Họ cần nhân chứng và sự bảo vệ. Kevin Buckley quyết định ở lại với Anson bởi “đã thương thì thương cho chót”.(21) https://thuviensach.vn Trời về đêm và toán lính Campuchia chuẩn bị cho cuộc tàn sát cuối cùng. Anson phát hoảng khi nghĩ rằng sự có mặt của hai phóng viên Mỹ không thể ngăn cản nổi những người Campuchia kia. Ngay lúc ấy thì có tiếng xe chạy tới. Bernard Kalb của hãng CBS cùng đồng nghiệp lái xe từ Phnom Penh lên để đón những người bạn của họ rời khỏi Takeo. “Cậu thực sự tin rằng chỉ với hai người đứng đây mà có thể ngăn chặn được tụi nó à? Nếu chúng đã muốn xử mấy người này thi chắc chắn chúng sẽ xử thôi, khi đó thì ngay cả các cậu cũng khó sống nổi”. (22) Anson từ chối rời đi, nói rằng anh khống thể bỏ lủ trẻ Việt ở đây được. Kalb đặt tay lên vai Anson như muốn an ủi và thuyết phục, nhưng bất ngờ người đàn ông bự con này dùng tay khóa đầu Anson rồi cùng nhóm làm phim khiêng anh vào xe. Henry Kamm, người vào năm 1978 sẽ nhận giải Pulitzer về đề tài thuyền nhân Việt Nam và dân tị nạn từ Lào và Campuchia, đã viết một bài báo về cuộc thảm sát này đăng trên trang nhất tờ New York Times , trong đó kể chuyện Anson đã đưa một trong những người bị thương nặng nhất tới bệnh viện ở Phnom Penh. Tin tức về vụ thảm sát đã làm dấy nên làn sóng giận dữ tại Sài Gòn, đặc biệt là trong giới phi công không lực Việt Nam Cộng hòa. Những phi công này, vốn thường làm nhiệm vụ tấn công các căn cứ của Bắc Việt tại Campuchia, “giờ lại rất muốn xả súng và ném bom vào làng mạc Campuchia để trả thù”. (23) BOB ANSON CÒN SỐNG nhưng trải qua một phen suýt chết. Anh kể mình đã bị một toán quân Bắc Việt bắt sống bên một dòng sông cách thị trấn Skoun vài cây số. Trên đường đi, anh không dừng lại tại hai hoặc ba trạm kiểm soát. “Cậu ấy quá bất cẩn”, sau này Ẩn nói với tôi. “Cậu ấy thường phóng xe rất nhanh, một người đàn ông đã có gia đình trẻ mà lại cứ lao vào quá nhiều rủi ro”. Tường thuật chiến sự ở Việt Nam và Campuchia rất khác nhau. Ở Việt Nam, phóng viên di chuyển bằng phương tiện của quân đội Mỹ hoặc Việt Nam Cộng hòa và họ luôn được các binh sĩ che chở, hỗ trợ. Tại Campuchia, phóng viên tự thuê các loại xe hơi như Ford Cortina hoặc xe Mercedes chạy dầu. Họ không được quân đội hỗ trợ. Nếu xe hỏng giữa đường thì phóng https://thuviensach.vn viên coi như chết dí. Sẽ không có ai tới đón. “Mục tiêu trước tiên tại Campuchia là phóng xe tới điểm chiến sự lấy tin rồi về mà không dính đạn hoặc bị bắt. Để thực hiện điều này, anh phải lái xe từ Phnom Penh, vượt qua những con đường dài không có sự bảo vệ an ninh để tới nơi mà anh tin là chiến sự sẽ xảy ra. Anh sẽ không biết được khi đến nơi thì mình sẽ gặp điều gì, nếu như anh thực sự đến được nơi đó. “(24) Anson bị bắt rồi bị đẩy xuống một cái hố đã đào sẵn, bị ấn vào tay một cái xẻng và bảo đào cho hố sâu hơn. Anh cảm thấy như đang đào huyệt để chôn mình. Anh mong sẽ chỉ bị bắn vào ngực chứ không phải đầu, rồi cầu nguyện là người ta sẽ tìm thấy thi thể của anh. Rồi anh nghĩ về Diane: “Nàng còn trẻ và phải sống xa nhà, không có chút kỹ năng bươn chải nào, lại phải nuôi hai con nhỏ… Lạy Chúa, con rất hối tiếc về điều mà con đã gây ra cho gia đình nhỏ của con”. Anh nghĩ về hai đồng nghiệp mất tích là Sean Flynn và Dana Stone; anh nguyện cầu Đức Mẹ đồng trinh. Rồi người ta lệnh cho anh đứng sang bên miệng hố. Một họng súng AK chĩa vào trán anh, tiếng mở khóa cò nghe lách cách, anh sợ đến mức đái ra cả quần. Anson hét lên những từ cuối cùng bằng tiếng Việt - “Hòa Bình, Hòa Bình”. Sự im lặng đột nhiên bao trùm, rồi có tiếng đáp lại “Hòa Bình”. Hôm đó Anson không chết.(25) Không khí kinh sợ bao trùm ngày kế tiếp. Những người bắt giữ không tin anh là nhà báo, mà cho rằng anh là một phi công Mỹ có máy bay bị bắn cháy. Lúc ấy Anson đang mang theo bên mình cuốn sổ có ghi lại cuộc phỏng vấn gần đấy với một lính đặc nhiệm Lục quân Mỹ. Trong đó, anh viết hoa USAF(*) để đánh dấu các chi tiết nói về chiến dịch ném bom của Mỹ tại Campuchia. Nhóm người bắt giữ dễ dàng nhận ra những chữ viết ấy. Những ngày đêm kế tiếp, người ta trói tay và dẫn Anson đi qua các vùng rừng rậm dọc Đường mòn Hồ Chí Minh, lúc thì chạy, lúc đi bộ. Anh nghĩ quân Bắc Việt có thể đang đưa anh ra Hà Nội để nhốt vào “Khách sạn Hanoi Hilton”(*) cùng các phi công, nếu anh còn sống sót để đi đến nơi đó. Cuộc hành quân cưỡng bách đưa Anson đến một khu làng nhỏ, để một sĩ quan biết tiếng Anh thẩm vấn. Anson được yêu cầu cung cấp mọi chi tiết liên quan tới đời tư cũng như nghề nghiệp của mình. Anh chẳng giấu giếm https://thuviensach.vn điều gì. Tất cả các chi tiết về cuộc đời, gia phả, học vấn của anh được phơi bày. Có lúc người thẩm vấn hỏi có phải con gái của Anson, cô bé Christian Kennedy Anson, được đặt theo tên của John Kennedy, vị tổng thống đầu tiên điều quân tới Việt Nam. Không phải, Anson nhanh trí đáp, con gái tôi được đặt theo tên của Robert Kennedy(***), người phản đối cuộc chiến. Anson khai anh là phóng viên tờ Time , không phải là lính chiến, và cung cấp đầu mối liên hệ để kiểm chứng. “A”, người thẩm vấn nói. “Đấy là một ấn phẩm rất quan trọng của Mỹ. Có lẽ không quan trọng bằng New York Times , nhưng hơn hẳn Newsweek. Tôi nói vậy có đúng không?” “Đúng rồi”. Anson cười, và hình dung ra cảnh Arnaud de Borchgrave(****) sẽ phản ứng như thế nào nếu anh còn có cơ hội sống để kể lại với ông ta câu chuyện này.(26) ______________________ (*) Viết tắt của United States Air Force, nghĩa là Không lực Mỹ. (**) Là cách gọi mà quân Mỹ thường dùng để chỉ nhà tù Hòa Lò, nơi thường giam giữ các phi công Mỹ bị bắt trong chiến tranh. (***) Robert Kennedy, sinh 1925, là em trai của Tổng thống John F. Kennedy, ông từng là Bộ trưởng Tư pháp Mỹ (1961-1964); năm 1965, ông trở thành Thượng nghị sĩ liên bang, đại diện cho tiểu bang New York cho đến khi bị Sirhan Sirhan, một người Công giáo Palestine, bán chết vào tháng 6 năm 1968 do ủng hộ Israel, ông từng chống các chính sách của Tổng thống Lyndon B. Johnson liên quan tới Chiến tranh Việt Nam. (****) Ông là nhà báo nổi tiếng người Mỹ lúc bây giờ làm cho tờ Newsweek. Năm 1972, ông đã tới Hà Nội thực hiện bài phỏng vấn Thủ tướng Phạm Văn Đồng. ______________________ Ở Sài Gòn, Phạm Xuân Ẩn trở về sau cuộc gặp đầy cảm xúc với Diane Anson. Đêm hôm đó, sau khi các con đã ngủ, Ẩn lấy ít cơm bỏ vào thìa nước rồi đun cho đến khi gạo nhão ra thành một thứ hồ sền sệt. Trong khi https://thuviensach.vn