🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Phải Sống
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
PHẢI SỐNG (Undaunted A Memoir) —★—
Tác giả: Van B. Choat Phương Nam phát hành NXB Phụ Nữ 7/2017
ebook©vctvegroup 10-04-2018
https://thuviensach.vn
Để nhớ về những kỷ niệm đẹp của Ba Mẹ và ông bà ngoại tôi.
* * *
Dành tặng những Người Mồ Côi trên toàn thế giới: Mong bạn tìm thấy sự bình an và sức mạnh bên trong và có đủ nghị lực để thực hiện ước mơ của mình.
Cho những ai đã nắm lấy bàn tay của những Người Mồ Côi, cầu Chúa ban nhiều phước lành cho bạn vì sự tử tế và lòng trắc ẩn của mình.
* * *
Dành tặng cho bạn bè và gia đình tôi, đặc biệt là hai con trai Eric và Jon, những người đã cùng tôi chia sẻ hành trình cuộc đời…
https://thuviensach.vn
Cuộc đời rồi sẽ làm cho tất cả chúng ta mồ côi, chỉ là một số người sẽ bắt đầu sớm hơn những người khác.
https://thuviensach.vn
Vân (còn gọi là Hiền, Sissy), 1965
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Lời tựa
Bản chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt này rất quan trọng đối với tôi, vì Việt Nam là mảnh đất nơi tôi đã sinh ra, là quê nhà yêu dấu của tôi, và cũng là nơi mà tổ tiên của tôi đã lưu dấu, trên mỗi tấc đất, mỗi dòng sông hay mỗi ngọn núi. Tôi luôn muốn bày tỏ tấm lòng biết ơn đối với họ, những người đã dành cả cuộc đời hi sinh cho con cháu, để chúng tôi có được cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay.
Kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho đồng bào nơi quê nhà, đó là một điều mang nhiều ý nghĩa đối với tôi. Như một món quà tôi muốn trao tặng thế giới này.
Qua câu chuyện về một bé gái mồ côi ở Việt Nam, tôi muốn khơi gợi trong lòng mỗi người sự suy ngẫm về cảnh ngộ của tất cả những người mồ côi trên thế giới, và hơn hết là niềm suy tư về những cuộc chiến tàn khốc mỗi ngày, mỗi giờ vẫn đẩy người ta vào hoàn cảnh ấy. Khi chúng ta đã học cách thấu hiểu, chấp nhận và cảm thông cho người khác, đó cũng là khi chúng ta biết yêu thương cả thế giới quanh mình. Vì lẽ đó, Phải sống là một quyển sách đáng đọc, có thể xem như một tài liệu tham khảo trong các lớp học – nơi khởi nguồn cho những thay đổi tốt đẹp mãi về sau này.
Lẽ ra tôi nên bắt đầu câu chuyện khi tôi mới sinh ra, nhưng tôi không biết chính xác đó là khi nào, còn những người có thể cho tôi biết thì đã qua đời cả, và thế giới mà chúng tôi cùng chia
https://thuviensach.vn
sẻ cũng không còn nữa. Mà cũng chẳng quan trọng. Chuyện của chúng tôi là một câu chuyện cũ rích, lặp lại mỗi ngày ở những vùng chiến khắp nơi trên thế giới. Những người mồ côi tạo thành một gia đình lớn, và những thành viên trong gia đình này rất hiếm khi ở cùng nhau. Chúng tôi chỉ biết những người đã nắm lấy tay mình.
Chúng tôi đã nắm tay nhau đi qua hết những tháng ngày đó, những tháng ngày nhọc nhằn, những tháng ngày cay đắng. Nhưng dù có bất cứ chuyện gì xảy ra với tôi, sớm hay muộn, thời gian cũng đến hồi cáo chung, và nỗi đau khổ này, dù sao đi nữa, cuối cùng cũng sẽ bị quên lãng.
Do đó, cuốn hồi ký này ra đời. Nơi rồi đây tôi sẽ gửi lại ký ức của mình, và câu chuyện riêng tư của tôi sẽ trở thành tài sản ký ức chung của nhân loại.
Tôi đến với cuộc đời này, đâu đó trong những năm tháng xô lệch vào thập niên sáu mươi của thế kỷ đã trôi tuột khỏi tay chúng ta, và đối với tôi, một thế giới dù biến mất nhưng dư âm của nó vẫn còn vương vấn mãi, nên tôi bắt mình phải dừng lại, hít một hơi thật sâu, suy ngẫm lại những gì tôi đang trải qua. Bởi tôi biết, để đủ sức bước vào thế giới quá khứ ấy, để trở về vùng đất bị quên lãng ấy, tôi cần có nhiều thứ hơn ngoài sự can đảm.
Nhớ, đối với tôi là một cực hình. Gần sáu mươi năm sống trên cõi đời này, tôi đã tập cách để quên, nhưng rồi tôi nhận ra rằng ký ức không tuân theo sự điều khiển của mình, rằng mọi thứ rồi cũng sẽ như thế, tôi không chịu nhìn vào nó không có nghĩa là nó sẽ biến mất, nó vẫn ở đó, mãi mãi ở đó. Nó đang chờ tôi giải quyết những món nợ quá khứ.
https://thuviensach.vn
Chỉ khi nào tôi giải quyết xong, tôi và ký ức mới giải thoát được cho nhau.
Tôi sợ những dòng riêng tư của tôi sẽ ảnh hưởng đến bạn, những độc giả của tôi. Để đi xuyên suốt được cuốn sách này, bạn cũng cần rất nhiều can đảm, như chính tôi ngày xưa vậy.
Nhưng cũng giống như chính tôi ngày xưa, hành trình của bạn lần này sẽ không cô độc, bởi tôi sẽ nắm tay bạn, như những con người ngày xưa từng nắm lấy bàn tay tôi. Những bàn tay xuyên qua chiến tranh, những bàn tay nối ngắn hận thù, tổn thương.
Thỉnh thoảng những bàn tay ấy cũng chẳng dịu dàng gì, chúng mạnh mẽ như một cú tát, những cú tát dạy tôi bài học: PHẢI SỐNG!
https://thuviensach.vn
Mở đầu
RỜI MIỀN BẮC – NHỮNG GÌ TỪNG THUỘCVỀ CHÚNG TÔI, NGÀY XƯA ẤY
Những người thông thái hơn tôi đã nhìn hướng “bắc” không chỉ đơn thuần là phương hướng. Ở nhiều nơi trên thế giới, đó là biểu tượng của cuộc sống – viễn cảnh cuộc đời, một triết lý thường khác xa với những khu vực khác, thậm chí là trong cùng một đất nước; hướng bắc như một ngôi sao dẫn lối cho những người anh chị em đang ở những phương trời đối lập nhau. Điều này hoàn toàn đúng ở Việt Nam.
Anh em tôi được sinh ra ở miền Nam, nhưng điều này không biến chúng tôi trở thành người miền Nam. Ngược lại, Ba Mẹ chúng tôi được sinh ra ở miền Bắc, được những người miền Bắc nuôi dạy và những người này, qua nhiều thế hệ, là hiện thân cho các đặc tính của quê hương họ, thừa hưởng sức sống và sức mạnh từ gia đình và chòm xóm, từ quá khứ, từ bầu không khí họ hít thở và từ mảnh đất họ nương tựa. Sống trên một vùng đất đai cằn cỗi với khí hậu khắc nghiệt và mối họa xâm lăng thường trực đến từ người Hán (người Trung Quốc), người miền Bắc trở nên khô khan như thế giới xung quanh họ. Họ được coi là những người nghiêm khắc, thậm chí là khắc nghiệt; tuy nhiên, như mọi người Việt Nam khác, họ cũng tận hưởng những niềm vui nhỏ bé của cuộc đời, dù họ không ăn mừng rầm
https://thuviensach.vn
rộ như người sống ở những khu vực dễ thở hơn ở miền Nam. Sâu thẳm trong họ là niềm tin tôn giáo mạnh mẽ như bất cứ nền văn hóa Khổng Tử nào, một mầm hạt bùng cháy mạnh mẽ như lò phản ứng hạt nhân, thúc đẩy họ có được những thành tựu to lớn với sự kiên định mà thế giới ít được biết đến. Nếu miền Nam là trái tim và thân thể của quê hương cũ của tôi thì miền Bắc chắc chắn là khối óc, với đôi mắt hướng về tương lai và hàm răng nghiến chặt thể hiện quyết tâm sắt đá. Chính mảnh đất này đã sinh ra ông ngoại tôi, ông Đỗ Văn Phan, và người phụ nữ sau này ông sẽ lấy làm vợ, bà ngoại tôi, bà Mâu, bạn sẽ sớm biết đến bà trong những trang sách này.
Theo lời bà ngoại tôi kể, ông ngoại được sinh ra ở tỉnh Thái Bình trong một gia đình quan lại cấp cao và có nhiều ảnh hưởng đến triều Nguyễn, triều đại thống trị Việt Nam trong nhiều thế kỷ. Ông cố của tôi qua đời trong một thời kỳ khá thanh bình và để lại cho ông ngoại hầu như toàn bộ gia tài. Ông ngoại dùng của cải thừa kế được để quản lý một đồn điền rộng lớn và thịnh vượng ở miền Bắc. Ở đó, Ông đã xây một “cung điện” cao sang để người vợ mới của mình, bà ngoại tôi, có thể sống trong nhung lụa, quyền quý, xứng tầm với một quý bà miền Bắc, một cung cách bà đã quá quen khi còn là con gái của một gia đình giàu có. Cuộc hôn nhân này như hổ mọc thêm cánh với một viễn cảnh tương lai tươi sáng – ít nhất là ban đầu.
Ba của bà ngoại làm chủ những mỏ muối ở Hải Phòng, và bà được sinh ra ở đây vào khoảng năm 1890. Những ngày đó, dù ở tầng lớp hay giai cấp nào, phụ nữ cũng ít được đi học, nên dù ba mẹ bà khuyến khích việc học nhưng họ vẫn để bà tự quyết định. Bà chọn việc nội trợ dù có thể bà không có ý định như thế, vì
https://thuviensach.vn
vậy, cho đến cuối đời mình, bà ngoại tôi vẫn không biết chữ. Thay vào đó, bà học cách quản lý một gia đình giàu có thật tiết kiệm, cai quản người ăn kẻ ở khôn khéo và cuối cùng, tạo nên một tổ ấm cho người chồng danh giá của mình.
Người chồng danh giá ấy chính là ông ngoại Phan, và mỗi người đều bắt đầu cuộc hôn nhân của mình với quyết tâm không làm người kia thất vọng. Dinh thự của ông bà, với sân vườn được chăm chút kỹ lưỡng và những mẫu ruộng quý giá giúp tạo ra nguồn thu nhập chính cùng với hàng trăm người làm. Qua lời kể của bà – bà kể với niềm hãnh diện – bà ngoại sống cao quý, sang cả như một nàng công chúa, có kẻ hầu người hạ từ chuyện tắm rửa cho riêng bà đến việc chăm sóc cho mười một đứa con (tám con trai và ba con gái, nhưng hơn một thế kỷ sau, chỉ có hai người còn sống sau khi bà qua đời). Nhưng bà không phải là một bạo chúa. Bà đối xử với tất cả mọi người, gồm cả tôi tớ trong nhà, bằng sự tôn trọng và bà đề cao lao động, dù cho người lao động là ai đi chăng nữa – đây cũng là một đặc tính của người miền Bắc.
Trong nửa đầu những năm 1950, Việt Minh nổi dậy và cuối cùng cũng giành chiến thắng trong trận chiến dài đằng đẵng với người Pháp, thoát khỏi ách đô hộ cả trăm năm. Ông bà ngoại kẹt giữa cuộc chiến, theo đúng nghĩa đen. Họ không về phe người Pháp, cũng không theo phe những người cộng sản, và vì vậy hiển nhiên trở thành kẻ thù của hai bên. Nhưng vào những thời khắc hiểm nguy đó, họ vẫn sống tốt một thời gian, để có thể duy trì được đồn điền ở Thái Bình, một thị trấn thuộc tỉnh Hà Nam. Và rồi, theo lời bà ngoại, một người thuộc phe Việt Minh đã gửi cho người Pháp lá thư nặc danh tố cáo ông ngoại Phan tham gia
https://thuviensach.vn
một cuộc họp bí mật với hơn hai mươi người miền Bắc khác để âm mưu chống lại chính quyền. Lời tố cáo này dĩ nhiên là bịa đặt vì cả gia đình biết rõ đứng về phe nào trong cuộc nội chiến cũng sẽ gặp nguy hiểm, và họ công khai thừa nhận sự trung lập của mình. Nỗ lực là thế nhưng con trai yêu quý nhất của ông bà, bác Đan, vừa trở về nhà từ một chuyến đi câu, đã bị một toán lính Pháp bắt đi. Chúng có nhiệm vụ trừng phạt những kẻ âm mưu mà lá thư nặc danh kia đã chỉ ra. Tôi tớ trong nhà chạy tán loạn khi đám lính ập đến, còn bác Đan thì buộc phải trốn trong ao cá sau nhà. Đám lính vẫn tìm ra bác, và sau khi trói bác sau ngựa và kéo lê quanh nhà, chúng thực hiện một cuộc tra hỏi qua quýt, ngắn gọn trong khi bác bị treo trên cây, đầu chúc ngược xuống. Rồi bác bị bắn một phát ở giữa hai mắt. Hồi đó, tuy còn nhỏ nhưng dì Thu nhớ rất rõ chuyện này, dù cho bác Gái, chị của dì đã cố gắng che chắn để dì không phải nhìn thấy cảnh tượng này. Còn bác Gái thì sau này cũng bị sát hại vì không chịu hợp tác với người Pháp – một kết cục mỉa mai cho hai anh em được học ở Paris sau Thế chiến thứ hai.
Cứ như thể cái chết của hai người con còn chưa đủ, thế giới của ông bà tôi bắt đầu đổ vỡ thật sự vào năm 1954 sau khi những người yêu nước Việt Nam đánh bại người Pháp. Hiệp định hòa bình đã chia cắt thuộc địa cũ của người Pháp thành hai phần, miền Bắc và miền Nam, ở hai bờ của vĩ tuyến 17. Theo hiệp định thì đây chỉ là một thỏa thuận tạm thời, sẽ bị bãi bỏ khi cuộc bầu cử toàn dân – vào năm 1956 – thống nhất hai miền Nam – Bắc dưới một chính quyền duy nhất. Cho đến lúc đó, miền Bắc là một quốc gia cộng sản, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người theo chủ nghĩa Marx-Lenin và đã học hỏi nhiều kỹ năng
https://thuviensach.vn
chính trị từ Liên Xô và nước cộng sản Trung Quốc, trong khi miền Nam được giao phó cho Ngô Đình Diệm, vị Thủ tướng được chính vua Bảo Đại tín nhiệm là người bảo hộ trong thời kỳ gián đoạn này. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đã không bao giờ diễn ra.[…]
Vốn đã quá tuyệt vọng trước cái chết của hai người con – bác Đan và bác Gái, tình hình ở miền Bắc mỗi lúc một trở nên căng thẳng vì chiến tranh, ông bà nhận ra rằng gia đình mình không còn an toàn trên mảnh đất của tổ tiên nữa. Cuối cùng, ông bà ngoại đi đến một quyết định khó khăn – trốn chạy về miền Nam. Sau sự chia cách vào năm 1954, người Việt ở bất cứ nơi đâu cũng được cho 300 ngày để quyết định di chuyển đến miền Nam hoặc miền Bắc của vĩ tuyến 17. Đối với một số người, chẳng hạn như ông bà ngoại của tôi, sự áp bức ở quê nhà đã làm cho việc này trở nên cấp bách. Còn đối với những người khác, nó liên quan đến việc quyết định nơi đâu là đất lành để an cư: ở miền Bắc, nơi thù ghét phương Tây, hay ở miền Nam, nơi cởi mở hơn với tôn giáo, tư tưởng và tự do kinh doanh.
Như bất cứ điều gì khác ở thời kỳ loạn lạc này, việc trốn chạy không hề dễ dàng. Con đường đến miền Nam nương náu là một chặng đường dài và lắm chông gai. Ông ngoại tôi dẫn theo những người con trai còn sống sót của mình là bác Thắng, bác Chiêu, và cậu Hải đến thành phố cảng Hải Phòng. Ở đây, Giáo hội Công giáo Việt Nam đã cho họ nơi nương thân dù chính giáo hội cũng là mục tiêu của chính quyền lúc đó. Bà ngoại cùng với hai người con gái của mình là Mẹ Hiên và dì Thu ở lại với bạn bè và người thân ở làng Ô Trinh gần đó, cầu nguyện cho những chuyện ở miền Bắc trở lại với nếp sống trước đây. Tại đây, họ
https://thuviensach.vn
làm việc ở những ruộng lúa như những người khác và thường xuyên nhịn đói vì chính quyền yêu cầu đóng góp thêm lương thực cho những khu vực đói nghèo hơn hoặc để cung cấp cho Quân đội miền Bắc Việt Nam. Có một lần, tình hình trở nên tồi tệ khi bà ngoại lén trở về đồn điền cũ để lấy giạ lúa mà bà đã giấu để phòng cho những trường hợp khẩn cấp như thế này. Tuy nhiên ngôi nhà chính bây giờ đã trở thành tổng hành dinh của một tổ chức địa phương. Bà bị bắt khi đang tìm cách trốn thoát và bị giam vì tội ăn trộm. Bạn bè và những người làm công cũ gom góp đủ lúa để trả cho chính quyền và chuộc bà về. Thật không may, giờ thì nơi ăn chốn ở của các con gái bà đã bại lộ và tất cả họ cũng bị bắt, bị kết án phải làm việc gấp đôi trên những mẫu ruộng công. Mẹ tôi không để yên chuyện này vì giờ Mẹ đã lớn và biết bộc lộ suy nghĩ của mình. Mẹ tuyên bố với mọi người rằng Mẹ “hết chịu nổi” những tội danh mà gia đình mình bị quy kết, vì thế mà Mẹ cũng bị bắt giam nhiều ngày liền. Một lần nữa, những người bạn và họ hàng ở đó phải mua chuộc để cứu Mẹ ra. Mẹ đã được thả ra, nhưng với một lời răn đe nghiêm khắc rằng nếu tái phạm sẽ bị trừng phạt nặng nề hơn.
Tình thế ngặt nghèo của ông bà ngoại cuối cùng cũng được giải quyết khi con trai của ông bà – bác Thắng, người đã tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp – vào ngày 20 tháng 10 năm 1954 được cho phép tái định cư ở miền Nam cùng với toàn bộ trung đoàn của mình bởi Quân đội miền Bắc Việt Nam cho rằng họ không đáng tin. Hầu hết những người lính này – một phần tham gia vào cuộc di cư lớn theo Hiệp định Paris – đã dời đi cùng toàn bộ gia quyến của mình. Nhờ Chúa phù hộ và nhờ sự kiên cường của bác Thắng, ông bà tôi và những người con
https://thuviensach.vn
còn sống sót của mình đã thoát khỏi cái chết cận kề và tiến về miền Nam, bắt đầu một cuộc hành trình kéo dài trong hai năm.
* * *
Vì cả gia đình rời đi chỉ với manh áo trên người và một ít lương thực, nên cuộc hành trình bị ngắt quãng với những lần dừng chân tại nhiều làng mạc và thị thành khác nhau. Ở những nơi đó, họ làm việc như những người lao động bình thường – trong vài tuần hoặc có khi vài tháng – để kiếm đủ tiền và lương thực cho chuyến đi.
Như lúc ở Đà Lạt chẳng hạn, ông ngoại tôi làm thợ mộc, còn cậu Hải theo việc học. Bà ngoại, Mẹ tôi và dì Thu tham gia hái trà bên những sườn đồi và còn kiếm thêm việc này việc nọ để trang trải trên đường. Những người miền Bắc thực thụ, từ ngàn xưa đã không nề hà bất cứ công việc chân chính nào có thể giúp họ kiếm tiền để có cái ăn và một mái nhà che đầu cho người thân.
Cùng với nhau, cả gia đình đã kiếm đủ tiền để trang trải cho cuộc hành trình. Họ đi mãi cho đến khi tới được Rạch Giá ở cực Nam của chế độ cộng hòa Ngô Đình Diệm. Ông ngoại kết bạn với một linh mục Công giáo – người đã cho phép Ông cư ngụ tại một khu đất thuộc nhà thờ. Cảm kích trước hành động này cũng như trước lòng tốt Ông nhận được từ những người Công giáo khác ở miền Bắc, ông ngoại và cả gia đình (gồm cả bác Thắng và bác Chiêu, dù trên đường đi, hai bác thất lạc và phải ít lâu sau mới đến miền Nam) cải đạo sang đạo Thiên Chúa giáo. Không
https://thuviensach.vn
lâu sau đó, ông ngoại mua thêm đất đai, bắt đầu trồng lúa và rau màu, rồi sống rất sung túc.
Ông bà ngoại kính yêu của tôi
Tôi được sinh ra ở Rạch Giá và những anh em khác của tôi cũng vậy, vì thế đây là nơi phù hợp để gợi nhớ lại cuộc sống của Ba Mẹ tôi ở miền Bắc, chuyện tình và cuộc hôn nhân của Ba Mẹ, cũng như những nhọc nhằn mà cả hai đã phải chịu trên đường đến miền Nam.
Ba tôi tên Tỉnh. Ông gặp Mẹ, cô dâu tương lai của mình thông qua anh trai của Mẹ – bác Thắng – khi hai người phục vụ trong quân đội quốc gia ở miền Bắc. Họ đều là những người nhập ngũ, tuy Ba tôi là một hạ sĩ quan cao cấp và chức vụ cao hơn bác tôi một chút. Ba sinh ra trong một gia đình Công giáo và bị đẩy đến
https://thuviensach.vn
miền Nam trong cuộc đại di cư. Ông bà nội của tôi đều bị giết khi Thế chiến lần thứ hai đang đến hồi kết và cả Đông Dương đều bị quân Nhật chiếm đóng. Chị của Ba – bác Thơi – đã nuôi lớn Ba cùng với em trai của Ba – chú Thành. Là người đứng đầu gia đình, bác Thơi sắp đặt hôn nhân của Ba với Hiên – cô con gái của ông ngoại Phan, khi họ đã yên bề ở miền Nam.
Để hai gia đình kết giao, bà ngoại tôi – dựa vào quyền hành của mẹ vợ, một vị thế quan trọng trong những gia đình truyền thống Việt – đã đưa ra một điều khoản. Điều khoản trong hợp đồng hôn nhân này là Ba Tỉnh phải tham gia vào mọi chuyện trong gia đình ông ngoại và “thử” làm một anh con rể. Việc của Ba là phải gây ấn tượng với ba mẹ vợ tương lai bằng sự chăm chỉ và vâng lời, và phải cố gắng tiếp thu càng nhiều kiến thức điều hành công việc của ông ngoại càng tốt, đầu tiên với vai trò là một người nông dân, sau đó với tư cách là một người quản lý đồn điền. Như tôi đã nói, người miền Bắc là những người rất chịu khó, kỹ lưỡng và chu toàn trong bất cứ việc gì họ làm. Hôn nhân theo sắp đặt cũng không ngoại lệ.
Sau một năm thử thách, Ba Tỉnh “đậu” và được đính hôn với Mẹ Hiên. Ba Mẹ kết hôn vào năm 1957, nhưng đêm trăng mật của hai người thì chẳng thể gọi là lãng mạn được. Mẹ tôi bắt đầu đêm tân hôn bằng cách cầm chổi đánh đuổi Ba tôi chạy khắp phòng, dọa đập bể sọ Ba nếu Ba không chịu để Mẹ yên. Sau khi Ba thoát ra, Mẹ khóa cửa phòng và hét toáng lên rằng Mẹ còn quá nhỏ để kết hôn, dù rằng lúc ấy Mẹ đã 22 tuổi. Ông ngoại không hài lòng trước phản ứng của con gái mình với chàng rể được ông bà tự tay chọn lựa, vì thế, Ông mở cửa, mắng “cô con gái nhỏ” của mình một trận ra trò và nhắc nhở Mẹ rằng bổn
https://thuviensach.vn
phận bây giờ của Mẹ là trở thành một người vợ hiền. Sau vài ngày chiêm nghiệm (Mẹ tôi rất ngoan cố – một đặc điểm nữa của người Bắc), Mẹ cho phép đức phu quân được lên giường mình, đây thật là điều tốt lành cho anh Quang, tôi, Thủy và Em Bé (và cả người anh trai thứ hai của tôi sau anh Quang, người anh này đã mất khi mới sinh) – tất cả chúng tôi đều chờ đợi Ba Mẹ thai nghén ra mình trên đám mây thiên thần nào đó.
Dù đa số những cuộc hôn nhân sắp đặt đơn thuần là những vụ làm ăn, hôn nhân của Ba Mẹ tôi đã nảy nở thành tình cảm thương mến, để cuối cùng trở thành một tình yêu bền chặt và lan tỏa ra mọi mặt trong đời sống của cả hai, bao gồm cả tình yêu của Ba Mẹ dành cho những đứa con. Có lẽ đây là lý do khiến dì Thu sinh lòng đố kỵ với chị gái mình. Mẹ Hiên có một người chồng hết mực yêu thương mình và một gia đình hạnh phúc – những điều mà dường như số phận đã khước từ trao cho dì, nhưng đó chỉ là sự phỏng đoán của riêng tôi mà thôi. Trong những năm ngắn ngủi này, chúng tôi sống như một gia đình bình dị – một món quà quý giá cho bất cứ ai ở bất cứ nơi đâu, đặc biệt là ở những thế giới đảo lộn như thế giới của chúng tôi.
https://thuviensach.vn
Mẹ và anh Quang hồi bé
Ông ngoại Phan qua đời một năm sau khi tôi sinh ra, nên tôi không có nhiều ký ức về Ông, ngoài sự phấn khởi khi được cưỡi trên vai Ông và được dẫn theo khắp làng trên xóm dưới ở Rạch Giá. Giờ thì cả bác Thắng và bác Chiêu đã kết hôn và cũng đã ra riêng. Cậu Hải thì gia nhập Hải quân miền Nam Việt Nam.
https://thuviensach.vn
Những cuộc bạo động của người miền Bắc đã tạo nên sóng gió ở miền Nam và Ba phải nhập ngũ. Vì không còn đàn ông để đảm đương các công việc đồng áng ở Rạch Giá, Mẹ tôi (giờ quản lý toàn bộ công việc gia đình) bán hết đất đai và đưa mọi người – Mẹ, anh Quang, tôi, Thủy, bà ngoại và dì Thu – đến Sài Gòn để ở gần Ba hơn và sống ở quận Phú Nhuận. Tuy nhiên, trước khi chúng tôi rời đi, Mẹ đã dùng gần hết số tiền bán đất để lo cho đám cưới của em trai Ba (chú Thành), và chúng tôi chẳng còn nhiều nhặn gì khi ra đi.
Chuyến xe từ Rạch Giá lên Sài Gòn là một trong những ký ức đầu đời của tôi. Chiếc xe đò chúng tôi đi đã cũ, chật như nêm và hôi kinh khủng. Mùi xăng dầu, mùi khí thải khiến tôi nôn ói suốt. Chuyến xe đi mất khoảng năm, sáu tiếng gì đó, và khi đến nơi, chúng tôi đều đã mệt lả nhưng vẫn phải đi săn nhà ngay lập tức, bằng không chúng tôi sẽ không có nơi nào để ngủ. Mẹ tôi là một người mua hàng sành sỏi. Mẹ từ chối nhiều nơi không phải vì chúng tôi không thích mà bởi chủ nhà không chịu hạ giá. Ở Việt Nam, thậm chí cho đến nay, hầu như mua bán cái gì cũng có thể mặc cả. Cuối cùng, Mẹ gặp một người chủ nhà cũng đang cần tiền như chúng tôi cần nhà vậy, nên sau một lúc kì kèo qua lại như lẽ thường, bên thuận mua, bên vừa bán.
https://thuviensach.vn
Dì Thu (bên trái) và Mẹ (bên phải) thời còn trẻ
Căn nhà mới của chúng tôi chỉ tầm 30 mét vuông, nối vách với nhà chủ như một cái nhà kho với một khoảng trống toang hoác giữa mái tôn và bức vách lợp bằng lá để chừa chỗ cho không khí, côn trùng, và chuột. Vật dụng duy nhất trên nền xi măng cũ kỹ và sứt mẻ là chiếc giường gỗ ọp ẹp và một cái tủ cũ đủ lớn để treo quần áo và chứa đồ đạc. Hiển nhiên, đây là một chỗ ở xuống cấp trầm trọng đối với bà ngoại và các con gái bà, và chẳng thể bì được căn nhà ở Rạch Giá dù cho nó cũng khá là nghèo nàn, nhưng Mẹ đã nói với mọi người: “Tất cả những gì chúng ta cần là một cái giường khô ráo để ngủ nghỉ và một mái
https://thuviensach.vn
nhà để che mưa che nắng cho đến khi chồng con gửi thêm tiền. Cả nhà mình sẽ xoay xở được.”
Thì đúng là vậy.
https://thuviensach.vn
Chương 1
CON ÐƯỜNG – 1964
Vào một buổi sáng ẩm thấp ở Hồng Ngự, miền Nam Việt Nam, hai đứa trẻ bơ vơ, một em gái và một anh trai, bốn tuổi và sáu tuổi, lên chuyến xe đò về Sài Gòn với hy vọng tìm đường về nhà và, bằng cách nào đó, sống sót…
Anh Quang và tôi không chợp mắt được một chút nào. Thức còn dễ hơn ngủ bởi chiếc xe đò cũ kỹ và tồi tàn cứ liên tục vấp vào ổ gà, ổ voi và máy móc rệu rạo kêu còn to hơn cả tiếng của cái động cơ đầy khói. Và xe chật ních. Khi những người lớn mỏi mệt, nhớp nhúa mồ hôi đang mang theo hơn nửa số hàng hóa, của nả của mình nhường ghế cho một con nhóc bốn tuổi ốm nhách và thằng anh đang sụt sịt của nó, họ sẽ chẳng thèm quan tâm đến chuyện hông, khuỷu tay hay túi xách của họ có va vào cạnh sườn của bạn, đập vào đầu bạn hay tiếng ngáy của họ làm ai cũng tỉnh trừ ông tài xế. Ít nhất thì ông ta cũng hiểu rõ tuyến đường từ Hồng Ngự về Sài Gòn đến nỗi có thể lái xe với đôi mắt gật gà gật gù, tôi dám chắc như vậy.
Chúng tôi đến bến xe ở Phú Nhuận vào chiều muộn. Đây cũng là chặng cuối nên những gia đình có trẻ con và người già cũng như những người đi một mình với vẻ mặt hối hả quanh chúng tôi lóc cóc xuống xe. Ông tài xế ngồi chờ như thuyền trưởng của một con tàu đang chìm. Khi mọi người xuống hết, ông đốt một điếu thuốc nữa, rồi ngó xuống dãy ghế, nhìn anh Quang và tôi,
https://thuviensach.vn
vẻ mặt thể hiện rõ ông ta đã hết nhiệm vụ rồi.
Một chiếc xe đò liên tỉnh vào những năm 1960, rất giống với chiếc xe chúng tôi đi từ Hồng Ngự lên Sài Gòn
Anh Quang cao và vững vàng hơn tôi, bất chấp những chuyện chúng tôi đã trải qua trước đó, nên tôi lẽo đẽo theo anh ra đến cửa xe. Anh lấy ra một tờ giấy có chữ viết tay từ túi áo mình. Ông tài xế đọc tờ giấy, phà khói từ mũi như một con rồng, rồi đưa lại tờ giấy cho anh Quang.
“Không biết,” ông ta nói, chỉ tay về phía cửa xuống. “Tao không có thì giờ cho mấy chuyện này. Tụi bây mau xuống xe đi.”
Chúng tôi lủi thủi xuống xe. Tấm biển “Hết Giờ” được bật lên, và chiếc xe đi khỏi, hòa vào dòng xe cộ trong giờ tan tầm, bỏ lại chúng tôi đang đứng như hai cái vòi chữa cháy trên vệ đường. Anh Quang bắt đầu khóc. Và tôi cũng thế.
https://thuviensach.vn
Sau màn khóc lóc ỉ ôi, vì chẳng có chuyện gì xảy ra nên anh Quang nhất quyết không khóc nữa, chùi nước mắt xong, anh nhìn xung quanh. Từ biểu hiện của anh, tôi có thể đoán chắc rằng tên đường, những cửa hiệu, hay những ngôi nhà quanh đó, chẳng có gì quen thuộc cả. Anh mở tờ giấy ra và giơ nó lên cho những người đi qua như tấm biển của một người ăn mày.
“Làm ơn đi” – anh van xin. “Đây là thư của ông cảnh sát! Xin ông. Chúng cháu cần phải tìm bà ngoại! Xin bà, chúng…” Tất cả những người qua đường đều có nhiều thứ khác phải làm, và những vệt máu khô vẫn còn lốm đốm trên áo quần của chúng tôi cũng chẳng thể giúp gì được. Tôi nắm chặt lấy tay anh Quang cho đến khi tay anh trắng bệch. Việc này tuy cũng không giúp ích được gì nhưng nhờ vậy tôi cảm thấy đỡ lạc lõng hơn một chút.
Anh Quang nghĩ chúng tôi sẽ may mắn hơn ở bên kia đường nên anh lôi tôi đi vào dòng xe cộ. Đến nửa đường thì một chiếc xe thắng két lại và bóp còi inh ỏi.
“Trời đất, tụi ngu này!” – người tài xế taxi la lên, ít nhất thì ông cũng sợ như chúng tôi vậy. “Tụi bây tính tự tử hả? Ba mẹ tụi bây đâu rồi?”
Hỏi hay lắm. Không biết vì lẽ gì mà tôi trả lời trước: “Mẹ đang bị thương, còn Ba thì đi đâu mất rồi. Chúng cháu phải đi tìm bà ngoại.”
Trong lúc đó, anh Quang đưa tờ giấy cho người tài xế, chú cầm lấy và đọc, mặc kệ dòng xe đang bóp còi inh ỏi phía sau. Không chút do dự, chú nhoài người qua ghế và mở cửa hành khách phía sau.
https://thuviensach.vn
Người tài xế taxi đã cứu tôi và anh Quang khỏi trở thành những đứa trẻ không nhà cửa
“Vào đi,” chú nói, và chúng tôi vào xe.
Cả buổi tối hôm đó, chúng tôi ngồi trên băng ghế ấm áp của chiếc taxi, đi khắp quận Phú Nhuận. Tôi phải quỳ trên ghế để
https://thuviensach.vn
nhìn ra cửa sổ. Vì tôi không biết phải nhìn cái gì, nên khi mặt trời lặn tôi cũng ngồi sụp xuống và chập chờn lúc ngủ lúc thức. Cái đầu bé nhỏ mệt mỏi của tôi chờn vờn những ký ức dai dẳng về những chuyện chúng tôi trải qua mấy ngày nay khiến chúng tôi phải đi tìm bà như thế này.
Mẹ tôi chưa bao giờ vui đến thế. “Mẹ con mình sẽ đi thăm Ba tại đồn của Ba ở Hồng Ngự!” Mẹ nói. “Không, không, em Thủy không đi được. Em còn nhỏ quá. Em sẽ ở lại với bà. Nhưng con và anh Quang sẽ đi, và Em Bé nữa – em phải được bú – và dì Thu nữa nếu dì chịu đi cùng chúng ta. Sao cơ? Không, không xa chút nào đâu con. Chưa tới một ngày đường bằng xe đò. Mẹ con mình sẽ được ở với Ba trong căn nhà bên bờ sông của Ba. Sẽ vui lắm, đúng không nào?”
Chiếc xe vấp phải ổ gà, tôi giật mình tỉnh giấc. Tôi nhìn ra ngoài từ ô cửa xe, trong khi anh Quang chằm chằm ngó ra từ ô cửa còn lại. Trời đã tối, đường phố đã lên đèn, những ngôi nhà xung quanh cũng vậy. Tôi ngồi lún trong ghế và chìm vào giấc ngủ.
“Đồn Kế Sách.” Mẹ đọc tấm bảng trên cổng khi chúng tôi bước xuống thuyền và một người lính có vũ trang vẫy chúng tôi vào. Ba đang ở đó, chào đón chúng tôi – Ba thật đẹp trai với áo sơ mi và quần tây, không phải bộ đồ quân đội màu xanh lá cây với những kẻ sọc nơi ống tay áo như tôi vẫn nhớ. “Ba con là chỉ huy đấy,” Mẹ thì thầm, “Vì thế chúng ta là khách đặc biệt!.” Những đứa trẻ và những người mẹ khác đang nhốn nháo xung quanh tiền đồn, trẻ em thì chạy chơi còn người lớn nấu bữa tối. Trông như một
https://thuviensach.vn
gia đình khổng lồ vậy. Đôi tay rộng của Ba vòng quanh tôi và anh Quang, và Ba nhấc bổng chúng tôi lên. Người Ba có mùi mồ hôi, mùi cà phê và… mùi Ba…
“Dạ không… không phải…,” anh Quang lễ phép nói mỗi khi người tài xế hỏi liệu căn nhà này hay nhà kia có quen không. Xe cộ trên đường thưa dần, và chẳng còn gì để xem nữa, vì thế tôi lại ngồi xuống, tiếp tục chìm vào giấc ngủ.
Đây là căn nhà Quân đội của Ba à? Nó giống một mái nhà tranh của một người rất nghèo. Khung tre. Vách lá. Nền đất. Nồi đất nấu cơm và chum đất đựng nước. Một chiếc giường đơn trải chiếu cói. Chúng tôi sẽ ngủ ở đâu đây? “Thật như một cung điện!” – Mẹ nói với Ba rồi ôm hôn Ba lần nữa. Rõ ràng là Ba Mẹ nhớ nhau rất nhiều. Bộ quân phục được treo trong một góc nhà như một vị khách không mời, còn tôi thì tự hỏi vì sao Ba không mặc nó – nhưng, những người lính khác trong đồn, họ cũng không mặc. Họ sợ cái gì chứ? Ngay khi trời vừa tối, lúc tôi đang chuẩn bị đi ngủ, tôi nghe Ba nói với Mẹ và dì Thu. “Hai người phải về nhà ngay. Hồng Ngự không còn an toàn nữa rồi.” Tôi nhìn vào màn đêm bên ngoài cửa và cảm thấy những cặp mắt đáng sợ đang nhìn lại. “Ngày mai em sẽ đón xe về,” dì Thu quả quyết với giọng run run. Mẹ trả lời cũng với cái giọng quả quyết như vậy, “Mẹ con em đến ở với anh một tuần, và mẹ con em sẽ ở lại.”
Khoảng nửa đêm, anh Quang thúc tay tôi. Chiếc taxi đang đi ngang qua một ngôi chợ, anh Quang nhớ có lần bà ngoại đã mua trái cây ở đây nên chúng tôi dừng lại. Thay vì ném chúng tôi
https://thuviensach.vn
xuống xe ngay manh mối đầu tiên về một cảnh vật quen thuộc, người tài xế dừng xe, tắt đèn, và đi ra cùng chúng tôi. Chắc là chú thấy chúng tôi vẫn còn sợ nên nắm tay chúng tôi. Chú quay người lại, mặt lộ vẻ lo lắng khi nhìn chiếc xe của mình.
“Chiếc xe không sao chứ ạ?” tôi hỏi.
Chú nhún vai. “Đừng lo… mà cũng có thể khi chú quay lại thì nó cũng không còn.” Rồi chúng tôi lẽo đẽo theo sau chú đến quầy hàng gần nhất, người chủ hàng đang chuẩn bị đóng cửa.
“Xin cho hỏi,” chú nói, “Chị có quen hai đứa nhỏ này không?”
“Ai mà nhớ tụi con nít chớ?” bà bán hàng chẳng thèm nhìn chúng tôi.
“Còn bà của tụi nó? Thằng nhóc này nói bả hay mua hàng ở đây. Bả đội khăn đống, hút thuốc bằng tẩu. Hoặc có thể chị nhớ mẹ của tụi nó. Nó nói mẹ nó đẹp lắm.”
“Không.”
Những người bán hàng khác cũng chẳng giúp được gì, rồi tất cả những quầy hàng và xe hàng đều đóng cửa. Chú tài xế dẫn chúng tôi quay lại đường chính. Những người đi bộ đang hối hả qua lại, vội vã về nhà, chẳng mấy ai dừng lại để nghe chú hỏi. Ở tuổi đó, tôi chẳng biết gì nhiều, nhưng tôi biết rõ ở ngoài đường lúc trời tối là không khôn ngoan.
Ba ngó qua hàng rào thép gai, nhìn về phía những bụi cỏ cao. Không khí rất tĩnh lặng, nhưng đó đây, đám cỏ dại nhấp nhô lao xao. Trông Ba rất lo lắng, nên tôi cũng lo. Anh Quang đang dọn dẹp bữa tối, còn Mẹ thì cho Em Bé bú. Cả tuần nay, chúng tôi rất vui – Ba dạy anh Quang bơi, Ba
https://thuviensach.vn
cũng dạy tôi nữa nhưng tôi chỉ biết chìm chứ không bơi được. Giờ Ba quyết định chắc nịch: “Ngày mai, mấy mẹ con phải bắt xe về Sài Gòn,” Ba ra lệnh. “Không bàn cãi nữa.” Mẹ nói với đám chúng tôi, “Các con đừng lo, cả nhà sẽ sớm đoàn tụ thôi…”
Người tài xế gõ cửa mọi ngôi nhà chúng tôi đến, chúng tôi lê bước theo chú với đôi chân mềm như bún. Việc tìm bà ngoại đã trở thành một cuộc săn lùng còn vị hiệp sĩ của chúng tôi vẫn chưa chịu đầu hàng.
Cả tiếng đồng hồ sau, một bà lão mở cửa với cây đèn dầu trên tay. Lạ thay, bà không chỉ nghe người tài xế nói mà còn đọc mảnh giấy nhàu nát của anh Quang, rồi hạ cây đèn dầu xuống để nhìn mặt chúng tôi.
Bà nói: “Có, bác có biết hai đứa này. Tụi nó là cháu của bà Mâu. Bả sống cách đây vài căn. Đi, đi theo bác, bác chỉ đường cho.”
Đêm trở nên ảm đạm và lạnh hơn nên bà quay vào nhà, khoác thêm một chiếc áo choàng sờn rách, rồi dẫn chúng tôi đi với ngọn đèn của mình. Đến một cánh cửa nữa, gõ thêm một lần nữa, rồi bà ngoại xuất hiện. Thấy vẻ mặt đang sửng sốt của bà, chúng tôi lại có thêm chút sức lực.
“Lạy Chúa tôi, hai đứa đang làm gì ở đây? Các cháu phải ở Hồng Ngự chứ!”
Bà kéo chúng tôi vào lòng. Mùi thuốc lá quen thuộc tỏa ra từ quần áo của bà làm tôi chếnh choáng. Bà hỏi người tài xế: “Mẹ tụi nó đâu? Còn anh là ai?”
Người tài xế đưa tờ giấy của anh Quang ra.
https://thuviensach.vn
“Anh đọc giúp tôi với.” Bà ngoại, một thời là tiểu thư cành vàng lá ngọc ở miền Bắc, chưa bao giờ nghĩ việc biết đọc biết viết là cần thiết.
Người tài xế đọc to, và đây là lần đầu tiên tôi biết lá thư có nội dung gì. Thư của một cảnh sát, người giúp chúng tôi ở Hồng Ngự viết. Tôi bắt đầu cảm thấy bồn chồn. Tôi không hiểu phần lớn nội dung thư – ông ấy viết cho người lớn đọc chứ không phải cho đám trẻ con – nhưng tôi có thể biết được từ vẻ mặt của bà ngoại, lá thư chứa những điều khủng khiếp, giống như cơn hãi hùng của tôi khi nghĩ về con quái vật đang chờ bắt mình bất cứ khi nào tôi nhắm mắt. Trông bà như sắp khóc nhưng sự kiên cường của người miền Bắc đã ngăn những giọt nước mắt lại. Con gái khác của bà – dì Thu, một người phụ nữ mạnh mẽ, xinh đẹp và nhìn rất giống Mẹ, người đã nghe theo lời cảnh báo của Ba mà rời Hồng Ngự về Sài Gòn ngay sau đêm đầu tiên – giờ đang từ sau nhà đi ra chỗ chúng tôi. Vẻ mặt của bà như đang cố kiềm lại cơn bão tố, còn mặt dì Thu thì cứng đờ như khuôn mặt của một thây ma – cũng giống như một bà thầy bói nhìn thấy được số phận khủng khiếp qua quả cầu tiên tri. Người tài xế đọc xong và đưa bức thư cho dì Thu. Bà ngoại run rẩy lục tìm mảnh khăn bà dùng để cất tiền và cảm ơn người tài xế không ngớt lời. Bà đang lo tiền taxi sẽ nhiều lắm.
“Không cần đâu bác,” chú tài xế đặt tay lên đôi vai nhỏ xíu của chúng tôi và bóp nhẹ. Chú cúi xuống, ngang tầm mắt của chúng tôi: “Tụi con phải mạnh mẽ để giúp bà và dì nhé.” Rồi chú rời đi, cánh cửa đóng lại sau lưng. Tuy chỉ quen chú trong một buổi tối thôi nhưng tôi cảm thấy như thể mình đã để vuột mất một người chú thân thiết.
https://thuviensach.vn
Bà ngoại cho chúng tôi ăn đồ còn lại của bữa tối, tắm rửa cho chúng tôi, rồi cho chúng tôi đi ngủ, bà cố gắng nhẹ nhàng để không đánh thức em Thủy, từ nãy giờ em vẫn ngủ ngon lành trên chiếu. Tôi lắng nghe hai người lớn vừa bàn chuyện về bức thư vừa sụt sùi khóc. Tôi chẳng hiểu bất cứ điều gì họ nói trừ chuyện tất cả chúng tôi phải trở lại Hồng Ngự vào sáng hôm sau, chắc là trên chiếc xe đò ọp ẹp đó. Một chuyến xe mà tôi chẳng muốn đi lại một lần nữa.
Chúng tôi hôn tạm biệt Ba và lên thuyền vào thị trấn để bắt xe về Sài Gòn, nhưng Mẹ đau bụng và nói tài xế rằng Mẹ không chịu được năm tiếng ngồi xe, Mẹ có thể sẽ ói hoặc tệ hơn thế nữa, vì thế ông ta cho chúng tôi xuống và chúng tôi quay lại trại của Ba. Tôi biết Ba chẳng hài lòng một chút nào, nhưng mặt Ba chỉ thể hiện sự lo lắng. Mẹ và Em Bé nằm nghỉ trên giường, còn tôi và anh Quang chạy chơi bên ngoài. “Không được đi xa,” Ba ra lệnh như thể chúng tôi là lính của Ba vậy. Rồi Ba lại chĩa ống nhòm về phía bụi cỏ. “Lẽ ra mẹ con họ nên lên chuyến xe đó,” Ba nói, không với bất cứ ai.
Sau một đêm ngon giấc, chúng tôi thức dậy còn sớm hơn tiếng gà gáy. Chúng tôi ăn vội chén cháo, rồi gửi em Thủy ở nhà chú Thành, lên đường đi đón xe. Em trai của Ba tôi là người lặng lẽ và chu đáo, chú cũng mới nhập ngũ nhưng không như Ba tôi vì Ba đầu quân hai lần rồi. Lần đầu tiên Ba giải ngũ khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc. Giờ lại nảy sinh rắc rối giữa hai miền Nam – Bắc, nên Ba cảm thấy mình có nghĩa vụ đứng lên để phục vụ một lần nữa. Chuyện này có vẻ lạ vì ông bà của
https://thuviensach.vn
tôi đều là người miền Bắc, gia đình của bà ngoại đã sống rất vương giả với kẻ hầu người hạ xung quanh. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, họ không theo phe nào nhưng cuối cùng lại bị cả hai bên trừng phạt. Có lẽ vì thế mà ánh nhìn của chú Thành làm tôi liên tưởng tới một con cú già khôn ngoan. Nó biết lúc nào nên im lặng và lúc nào nên hú rúc. Dù vậy, điều duy nhất mà mọi người trong cả hai gia đình đều biết, đó là tránh xa rắc rối.
Lần này, chuyến xe từ Sài Gòn đi Hồng Ngự có vẻ nhanh hơn, nhưng bất ổn hơn. Chúng tôi xuống xe trong khung cảnh quen thuộc, dù đây là làng chài nghèo gần khu vực trung tâm Tây Nam Bộ, nhưng nó giống một khu ổ chuột hơn là thành phố. Ít nhất, Sài Gòn có công viên đẹp, đường xá rộng rãi và những tòa nhà lớn, có người châu Âu mắt to đi qua đi lại với những bộ trang phục thời thượng. Rõ ràng bà ngoại và dì Thu cũng chẳng thích nơi này, vì từ lúc chúng tôi đến, họ cứ khóc suốt, kể cả khi đi hết đường này đến đường kia để tìm căn nhà được nhắc đến trong lá thư của viên cảnh sát. Cuối cùng, dì Thu dừng lại trước một mái nhà tranh, chỉ lớn hơn nhà của Ba một chút.
“Đây rồi,” dì nói, như thể xóa đi một lời nguyền.
Một người đàn ông gầy mặc quần áo thường dân như Ba ra mở cửa. Trông chú quen quen và có vẻ hiền hậu. Chú gật đầu với tôi và anh Quang nhưng chỉ chú ý đến bà và dì. Một em bé đang la khóc sau lưng chú. Tôi nhận ra đó là tiếng khóc đói sữa của đứa em gái ba tháng tuổi của tôi. Vì tôi quen thấy em bám chặt lấy bầu vú mẹ hoặc nằm trong vòng tay mẹ, nên tiếng khóc xa vắng của em nghe thật lạ lùng và đáng sợ. Em Bé không có Mẹ cũng giống như mặt trăng không có trái đất vậy.
https://thuviensach.vn
“Tôi là mẹ của Đỗ Thị Hiên,” bà ngoại nói một cách trang trọng, không phải kiểu chào hỏi thân thiện lắm. Bà chỉ dì Thu, rồi tới anh Quang và tôi, “Đây là em gái và các con của nó. Tôi nghe tiếng đứa con nhỏ của nó trong nhà…”
“Con có nhớ hai đứa nhỏ,” viên cảnh sát buồn bã nhìn chúng tôi, “Con rất mừng là tụi nhỏ về tới nhà. Đứa bé vẫn khỏe. Mẹ con đang chăm sóc nó.”
“Cảm ơn anh. Giờ thì tôi muốn gặp con gái tôi,” bà ngoại nói tiếp, “Ngay bây giờ, nếu không phiền gì.”
Dù có thấy phiền hà hay không thì người đàn ông tốt bụng này cũng vào một căn phòng khác, nói nhanh vài lời với mẹ của ông rồi dẫn chúng tôi đi xuống đường về phía bờ sông. Chú hạ giọng nói chuyện với bà ngoại và dì Thu. Tôi nghe tiếng được tiếng mất và hầu như không hiểu gì cả. Chú vẫn nói cho đến khi chúng tôi đi vào một căn nhà mái tôn, vách lá có hai phòng, cửa trước sơn hình chữ thập lớn màu đỏ.
https://thuviensach.vn
Mẹ và tôi ở trạm y tế Chữ thập đỏ, Hồng Ngự
Bên trong còn khó chịu hơn chiếc xe đi Hồng Ngự. Tôi biết chỗ này, cũng như biết chiếc xe và người cảnh sát. Tôi cảm thấy buồn nôn. Trong mỗi căn phòng có kê nhiều giường khung sắt, những gia đình – gồm có trẻ con, ba mẹ, ông bà như chúng tôi – đi qua đi lại giữa mấy cái giường như đưa đám. Ở đó rất đông nên lúc bước vào, bà ngoại đẩy tôi ngồi xuống băng ghế gỗ trong một phòng chờ nhỏ. Tôi nhìn mấy cái giường. Trên giường, có người quấn băng trắng quanh đầu, có người tay, chân chỉ còn lại một mẩu cụt ngủn. Những tấm khăn trải giường từng trắng tinh giờ lốm đốm màu nâu, màu đỏ. Đi chen giữa mấy cái giường và người viếng thăm là những y tá mặc đồ trắng, tay bê những khay thuốc và dụng cụ. Nơi này có mùi rất tởm, mùi thuốc, mùi máu và mùi chua lét của thứ rượu rẻ tiền mà ông ngoại Phan thường uống bằng cốc rượu cũ.
Cuối cùng, họ tụ lại quanh một cái giường và gọi tôi vào. Vì thấp nhất nên tôi phải cố chen lấn để lên phía trước. Bà ngoại đang cúi xuống bên một người bệnh và khi bà đứng lên, tôi nhận ra người nằm ở đó là Mẹ.
Ba và lính của Ba vội vội vàng vàng dựng một căn hầm nhỏ trước căn nhà lá của Ba. Ban đầu chỉ là cái rãnh vừa đủ cho ba người đứng, rồi bùn đất được chất lên xung quanh như một mái vòm. Họ đặt vỏ dừa xung quanh – không phải để trang trí, mà theo lệnh Ba: “Vỏ dừa giúp chắn đạn,” tôi nghe Ba nói thế. Sau bữa tối căng thẳng và im lặng, mặt trời bắt đầu lặn và pháo sáng lóe lên. Khi đèn pha bên kia hàng rào tắt, ba hối hả giục chúng tôi xuống hầm – Mẹ
https://thuviensach.vn
xuống trước, rồi đến Em Bé, anh Quang và tôi. Ba nhìn chúng tôi với vẻ mặt đau khổ tột cùng, rồi gương mặt đó biến mất khi Ba phủ tấm mền màu xanh hình con rồng lên miệng hầm.
Mẹ là người đẹp nhất trên đời. Kỳ lạ là Mẹ vẫn đẹp, dù Mẹ đang phải đeo tấm gạc ướt sũng máu trên vai trái. Trông mẹ như thiên thần bị đóng vào thập giá.
Đột nhiên, tôi nhớ ra lần cuối tôi thấy Mẹ là ở đâu và lúc nào. Đây chính là nơi anh Quang và tôi bỏ Mẹ lại hai ngày trước. Cơn buồn nôn bắt đầu trào lên cổ họng tôi. Tôi không muốn ở đây! Tôi không muốn Mẹ ở đây! Chỉ khi trông thấy gương mặt nhỏ của anh Quang, mạnh mẽ và cương quyết, tôi mới có thể kiềm nén, không để mình nôn ói hay bật khóc.
Như thể cảm động trước những ý nghĩ chưa thốt thành lời này của tôi, một y tá nắm lấy cánh tay tôi, nhấc tôi lên giường, đặt tôi ngồi cạnh chiếc cánh thiên thần lành lặn của Mẹ. Cặp mắt ngấn nước của tôi mở to như để thâu lấy tất cả hình ảnh của Mẹ, nhưng cái cổ họng khô khốc không bật ra được tiếng nào. Mẹ mỉm cười với tôi qua cơn đau, và dùng bàn tay không bị thương vuốt mấy sợi tóc lòa xòa trước trán tôi ra sau.
“Bé Hiền,” Mẹ nói, “Mẹ sẽ sớm khỏe lại và sẽ đi chợ. Con muốn Mẹ mua gì cho con nào?”
Tâm trí tôi như đang gào thét. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ tới là xôi và tôi thì thào từ này.
“Được rồi, Mẹ sẽ mua xôi. Còn gì nữa không con?” Tôi biết chắc chắn mình muốn gì, nhưng không thốt ra được từ nào khác. Mắt Mẹ ngấn nước, rồi Mẹ nhìn cô y tá.
https://thuviensach.vn
“Xin hãy mang con tôi đi,” Mẹ nói, “Tôi không muốn con bé nhìn thấy tôi như thế này.”
Cô y tá bế tôi lên và áp tôi lên vai. “Chị có cần gì không?” cô hỏi Mẹ tôi.
“Tôi… tôi không nhìn thấy,” Mẹ tôi nói.
Người y tá đặt tôi xuống và cúi xuống gần Mẹ tôi. Cô kéo mí mắt Mẹ lên, bóp chặt cổ tay Mẹ, đặt hai ngón tay lên cổ Mẹ và tôi không biết còn gì nữa không. Lúc đó, bà ngoại đã nắm tay tôi, và giường của Mẹ khuất sau những tấm lưng của người lớn.
“Tôi không thấy gì hết,” giọng Mẹ trở nên yếu hơn, “Tôi nghĩ đã đến lúc rồi.”
Một y tá khác chen tới, tay cầm nửa quả chanh rồi vắt nước chanh vào mắt Mẹ, nhưng Mẹ không chớp mắt. Cảnh tượng lại biến mất sau bức tường người.
“Nó sắp đi rồi,” ai đó nói. Tôi nghĩ đó là bà ngoại. “Nếu được truyền máu, cô ấy có thể vẫn còn cứu được,” người y tá nói, “nhưng máu này chỉ dành cho quân nhân mà thôi.”
Ngay lúc này, người cảnh sát nhấc bổng tôi lên và vác tôi như vác một bao cát ra khỏi nơi khủng khiếp đó. Tôi cứ chờ Mẹ và người nhà của tôi đi theo, bởi vì rõ ràng có cái gì đó không đúng – nhưng không ai theo tôi cả. Nhìn qua vai chú, tôi thấy người ta đến gần giường Mẹ, bước chân của các y tá hối hả hơn. Khi đã ra ngoài với bầu không khí của miền sông nước, người cảnh sát đặt tôi xuống. Thật kỳ lạ là chú không nói lời nào mà chỉ nắm lấy bàn tay ướt nhẹp mồ hôi của tôi. Chú nhìn ngang qua căn phòng chờ u tối và cứ quay ra quay vào khi có người đi vào hay ra.
https://thuviensach.vn
Ít phút sau, bà ngoại, dì Thu và anh Quang đi ra với gương mặt trắng bệch, theo sau là hai người hộ lý đang vác một cuộn chiếu. Chiếu được cuộn lại thì không có gì là lạ cả, chúng tôi vẫn thường cuộn chiếu lại để quét dọn bên dưới hoặc để có chỗ làm việc khác. Nhưng lần này, cuộn chiếu nặng nề được treo dưới một đòn gánh tre, lắc lư qua lại. Khi họ đi ngang qua, người cảnh sát thả tay tôi ra, và tôi lén nhìn qua cửa một lần cuối để xem thử Mẹ có còn nằm trên giường không. Mẹ không còn trên giường nữa. Ngay tức khắc, tôi tự bảo mình chắc Mẹ đã đi chợ để mua xôi cho tôi, như Mẹ đã hứa.
Rồi người cảnh sát đẩy nhẹ vai tôi, và chúng tôi hòa vào đoàn người tiễn đưa buồn bã.
Đoạn đường đi bộ đến sông Cửu Long khá ngắn – chỉ một vài bước qua con đường đất đến mé sông bùn lầy lội, nơi có mấy con đò cột bên cọc tre. Chẳng nói năng gì nhiều, hai người lái đò bước xuống dòng nước sâu tới gối, đẩy hai chiếc đò vào bờ, rồi kéo mũi đò lên. Như một đàn kiến, đoàn người chúng tôi lũ lượt lên một chiếc, còn viên cảnh sát cùng hai người hộ lý với thanh tre dài và cuộn chiếu nặng trĩu của họ lên chiếc đò còn lại. Không ai nói lời nào, người lái đò lặng lẽ chèo đi, khua mái chèo qua bên này, bên kia cho tới khi chúng tôi đến một cù lao thấp và dài ở giữa sông. Đó là một nơi xinh xắn với cánh đồng cây thân cỏ mọc ở giữa – ít nhất thì chỗ đó trông có vẻ như vậy cho đến khi chúng tôi đến đủ gần để nhìn thấy bia mộ quấn đầy dây leo và thập giá bằng đá cắm trên mặt đất màu mỡ. Chúng tôi xuống thuyền, và kỳ lạ thay, gió sông ngừng thổi để lại không khí quanh đảo tĩnh mịch và có mùi cá.
https://thuviensach.vn
Người lái đò chở chúng tôi qua sông Cửu Long để đến Cù lao Mả
Hai người hộ lý bắt đầu đào một rãnh đất nông trên mặt đất ướt gần bờ. Khi xong việc, họ đặt cuộn chiếu vào trong, rút đòn gánh tre ra, lấp đất vào lại chỗ vừa đào, và quay trở lại đò. Lúc họ làm việc, bà ngoại chỉ nhìn chăm chăm vào đám cây cối, tay vòng qua người dì Thu, một, hai lần gọi anh Quang khi anh đi quá xa. Tôi đứng ở rìa nghĩa địa và nhìn hai người đàn ông làm việc, âm thầm tự hỏi không biết khi nào Mẹ sẽ đi chợ về.
Khi rãnh đất được lấp xong và dẫm phẳng, bà ngoại và dì Thu quỳ bên cạnh, nước mắt rơi lã chã xuống má. Đột nhiên, bà ngoại nhìn quanh như đang bối rối, rồi bảo anh Quang và tôi đi nhặt mấy nhánh cây khô ở nghĩa địa. Chúng tôi rất vui khi làm chuyện này. Chúng tôi chỉ tìm được hai cành non hơi có vẻ vừa ý bà (“Chắc hai đứa chỉ kiếm được bấy nhiêu,” bà lẩm bẩm). Như một ngư phủ đang sửa lưới chài, bà nhổ sậy bên bờ sông và
https://thuviensach.vn
buộc hai cành cây lại thành hình thập giá và nhẹ nhàng cắm xuống đất, ở đầu mương đất. Mặc ai nấy ủ ê buồn khổ, tôi khá hãnh diện với sự đóng góp của mình.
“Con phải khoe với Mẹ,” tôi nói, vẫn mong chờ Mẹ trở về trên một con đò, hai tay Mẹ ôm đầy rau củ và quà bánh. Lời của tôi làm mọi người khóc nhiều hơn nên tôi cũng bắt đầu khóc, dù tôi không hiểu vì sao. Tôi biết bà ngoại và dì Thu buồn vì Mẹ không tham gia nghi lễ này, nhưng tôi cũng buồn nữa vì tôi phải chờ lâu hơn nữa để được ăn xôi.
Chúng tôi đón đò qua lại sông để trở về nhà người cảnh sát, ai nấy sụt sùi như trẻ con. Chúng tôi không hẳn là khách trong nhà nên người cảnh sát bảo chúng tôi đứng trước cửa chờ người mẹ có bộ mặt khó chịu của chú trả Em Bé lại. Bà ta đưa em cho bà ngoại cứ như thể đang đưa một củ khoai thối. Bà ngoại ngửi ngửi em để xem có cần thay tã cho em không, rồi quấn em lại trong tấm khăn cũ kỹ.
“Có vẻ con bé vẫn khỏe,” bà ngoại thông báo, lịch sự gật đầu với bà già hách dịch, bà ta có vẻ vui mừng khi thấy chúng tôi bỏ đi. Tất cả chúng tôi đều quay đi, trừ anh Quang. Anh chìa bàn tay ra trước mặt bà già.
“Nhẫn của Mẹ đâu?” anh nói bằng giọng rắn rỏi. Lời anh nói như sét đánh ngang tai tôi.
Mẹ đang hoảng sợ. Tôi chưa bao giờ thấy Mẹ như vậy! Anh Quang và tôi đắp tấm mền dơ dáy lên Mẹ, chừa chỗ cho Em Bé thở, em đang gào khóc như một con thú bị thương. Mẹ có vẻ dịu lại. Dưới tấm mền, Mẹ xé vạt áo đẫm máu của mình rồi tháo hai chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay đang sưng
https://thuviensach.vn
vù. Một chiếc là nhẫn cưới của Mẹ, còn chiếc kia của Ba. Mẹ xỏ mảnh vải qua hai chiếc nhẫn, thắt gút hai đầu rồi cột vào nách tay anh Quang. Mẹ siết chặt đến nỗi anh phải la lên “Ối a!” rồi mẹ mới nới lỏng ra một chút. “Con phải giấu kỹ nó dưới áo. Hãy bán nó đi nếu con cần tiền để lo cho hai đứa hay Em Bé.” “Vâng, thưa Mẹ,” anh Quang nói. “Con sẽ lo cho các em.”
Rồi tôi nhớ lại. Sau khi chúng tôi đến nhà của người cảnh sát, mẹ của ông đã tịch thu mảnh vải có hai chiếc nhẫn của anh Quang lúc bà cởi áo anh ra để rửa ráy cho anh – dù vậy, lý do tại sao chúng tôi lại ở với người cảnh sát và vì sao chúng tôi không dùng nhẫn để mua vé xe thì tôi vẫn chưa hiểu được. Có lẽ bà ta giữ lại cặp nhẫn làm vật thế chấp, để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ quay lại đón Em Bé. Giờ thì anh Quang muốn lấy lại vật thừa kế của mình.
Sau một lúc lặng thinh, bà lão đi vào sau nhà rồi quay lại với mảnh vải thắt gút và thả vào tay anh Quang. Anh coi kỹ chiếc nhẫn như lúc bà ngoại kiểm tra Em Bé, rồi anh nhăn mặt.
“Một chiếc không giống,” anh nói một cách tức tối. “Mày đang nói gì vậy hả?” bà lão la lên.
“Nhìn nè – Chiếc nhẫn này nhỏ hơn chiếc kia. Đây là nhẫn của Mẹ. Nhẫn của Ba to hơn. Cả hai chiếc đều đeo vừa tay Mẹ. Chiếc này quá nhỏ. Nhẫn của Ba đâu rồi?”
“Đừng có mà than vãn nữa, nhãi ranh!” bà già quạt lại. “Hãy mừng là tao trả lại đồ cho mày.”
Anh giơ cái vòng vải lên, chuẩn bị đánh bà ta, nhưng bà ngoại đã kéo anh lại.
https://thuviensach.vn
“Quang! Đừng có hỗn!” bà nói. “Được rồi. Người phụ nữ tốt bụng này đã chăm sóc Em Bé, còn cho cháu và em Hiền ăn. Con trai bà đã cho các cháu tiền xe, còn bỏ thì giờ ra để viết thư nữa. Chú ấy còn dẫn chúng ta vào nhà thương gặp Mẹ cháu. Mau xin lỗi bà rồi bà cháu mình về.”
Anh Quang không hề xin lỗi nhưng chúng tôi vẫn ra về sau khi bà ngoại và dì Thu cúi đầu chào lần nữa và rối rít cảm ơn người cảnh sát.
Chuyến xe về Sài Gòn gập ghềnh, dằn xóc và đầy cay đắng, còn tồi tệ hơn bởi không ai nói với ai lời nào. Trừ tôi ra thì ai cũng đang bận rộn với những mối suy tư thầm lặng. Chúng tôi về tới nhà lúc trời tối. Dù cho ai nấy đều mệt nhoài, nhưng ngoài tôi ra, không ai có vẻ vui mừng khi về tới nhà. Ngay khi chúng tôi rẽ vào khu nhà của mình, tôi chạy vượt lên trước và gọi to: “Mẹ ơi, Mẹ! Tụi con về rồi! Mẹ đi chợ có mua gì về cho con không?”
Không ai trả lời. Khi tôi đẩy cửa mở, trong nhà tối đen. Tôi đành phải chờ Mẹ thêm một chút nữa vậy.
https://thuviensach.vn
Chương 2
NHỮNG NGÃ RẼ - 1964
Đêm đầu tiên sau khi trở về Sài Gòn, tôi ngủ với bà ngoại thay vì với anh Quang hay dì Thu. Tôi nghĩ rằng bà ngoại cần người ngủ chung còn dì Thu thì phải lo cho Em Bé. Ban đêm, tiếng khóc của bà làm tôi thức giấc nhiều lần. Tôi vẫn chưa biết điều gì đã khiến bà buồn đến vậy, tôi bèn lăn qua, khẽ chạm vào lưng bà, để bà biết tôi đang ở kế bên bà, để an ủi bà. Sáng hôm sau, anh Quang vẫn còn tức tối chuyện chiếc nhẫn, và dù anh không giận dai, nhưng lúc ăn sáng, anh lặng thinh. Vì thế tôi không còn việc gì khác để làm ngoài chuyện lắng nghe dì Thu và bà ngoại nói chuyện với nhau.
“Mình nên đưa tụi nhỏ đến nhà chú Thành,” bà ngoại nói. “Chú ấy là em trai duy nhất của Ba tụi nó, bây giờ lại là người đứng đầu gia đình bên nội nên sẽ biết phải làm gì với con cái của anh trai mình.”
“Mẹ nói đúng,” dì Thu ôm Em Bé trong tay, nhìn tôi và anh tôi từ trên xuống dưới như chọn cá trong chợ. “Anh ta sẽ biết phải làm gì.”
Những lời này khá lạnh lùng nhưng tôi không nghĩ ngợi gì nhiều. Dù sao thì em Thủy cũng đang ở đó, chúng tôi phải đi đón em về. Mẹ sẽ không đi lâu, khi Mẹ đi chợ về, Mẹ sẽ muốn nhìn thấy tất cả con cái của Mẹ ở nhà. Và Ba cũng vậy, khi Ba hoàn thành nhiệm vụ và trở về.
https://thuviensach.vn
Chúng tôi đón taxi đến một doanh trại lớn nằm trên đường đến sân bay Tân Sơn Nhất. Gia đình chú Thành đang sống ở đó, trong những khu nhà dành cho gia đình của các quân nhân. Chú đã cưới vợ – thím Lan, nhưng tôi không gặp thím thường xuyên cho lắm, vì thế tôi không biết rõ tính tình thím như dì Thu, em gái của Mẹ tôi. Thím Lan rất đẹp và có tiếng là tiểu thư lá ngọc cành vàng. Bà ngoại từng phàn nàn chuyện Mẹ dùng hết tiền bán đất của ông ngoại ở Rạch Giá để sắm sính lễ đắt tiền khi chú Thành hỏi cưới thím Lan. Nếu đây là điều không hay, tại sao Ba không phản đối, nhưng lúc đó, Ba đang tại ngũ. Mẹ lo liệu chuyện tiền nong trong nhà, dù bà ngoại và dì Thu đang ở cùng chúng tôi. Nếu Mẹ nghĩ gia đình chúng tôi cần tổ chức một đám cưới linh đình cho em trai của Ba thì chuyện không cần bàn cãi nữa.
Chiếc taxi dừng ở lối vào chính của doanh trại – chỉ có xe quân đội mới được phép vào sâu hơn. Lính gác cổng gọi điện đến đồn của chú Thành và ít phút sau, chú xuất hiện đằng sau tay lái của một chiếc xe jeep của Mỹ. Tôi không biết những người lính, gồm cả Ba tôi, làm gì ngoại trừ những việc có liên quan đến súng (và thường mặc đồ giống nhau) và động tác đưa tay lên trán khi đi ngang qua người lính khác. Rõ ràng là chú Thành cảm thấy vui với công việc trong quân ngũ. Chú có nhiệm vụ lái xe jeep cho một người nào đó được gọi là “Top Brass” (“Sĩ quan cao cấp”) – mà người này thường mặc quân phục cứng nhắc, choàng khăn vàng và đi ủng bóng lộn – nên tôi nghĩ rằng ông ấy là một người quan trọng. Khi chú ra đến cổng, mọi người hành động đâu ra đó rất chỉn chu và trao đổi với nhau nhiều loại giấy tờ. Sau khi người lính canh hài lòng, ông ta mở cổng và chúng tôi lũ
https://thuviensach.vn
lượt kéo vào như mấy con chuột nhắt. Chú Thành lái xe đưa chúng tôi đến khu nhà lính, và vì quanh đó rất ồn nên tôi không nghe rõ chú nói gì với bà ngoại và dì Thu, nhưng tất cả trông rất buồn bã.
Khi chúng tôi đến, em Thủy đang chơi với con gái của chú Thành ở trước nhà. Ba cô con gái của chú cùng độ tuổi và có tính cách khá giống ba anh em tôi. Người con đầu vui vẻ và biết bênh vực em, cũng như anh Quang. Người con giữa thì ít nói và tò mò như tôi. Còn người con út thì rụt rè và nhút nhát, giống cái cách em Thủy hay bám vào chân bà ngoại khi có người lạ đến nhà. Tôi rất thích đến thăm nhà chú và cũng rất tiếc là không được đến chơi thường xuyên hơn.
“Chiến tranh,” bà ngoại trả lời khi tôi hỏi vì sao chúng tôi không được gặp họ thường xuyên. “Ba cháu và chú là lính. Không ai biết được những gì sẽ xảy ra. Cả Ba và chú đều là nạn nhân của số phận.”
Thím Lan đi ra gặp chúng tôi. Gương mặt tươi cười thường ngày của thím trở nên ủ rũ như ngày mưa. Bọn trẻ ngừng chơi ngay khi thấy những người lớn buồn bã.
“Em hãy kể cho Lan biết chuyện,” chú Thành nói với dì Thu. Dì kể bằng những từ mà tôi không hiểu chút nào, nhưng khi dì nói, bàn tay nhỏ của em Thủy nắm lấy tay tôi.
Và ngay sau đó chúng tôi đi vào nhà, lũ trẻ chúng tôi tự chơi trên sàn nhà trong im lặng.
Người lớn tiếp tục cuộc nói chuyện nghiêm túc của mình. Chuyện gì đã xảy ra với anh Tỉnh? Còn lũ trẻ thì sao? Chúng ta sẽ phải thay đổi. Làm sao chúng ta lãnh được trợ cấp khi cả hai anh chị
https://thuviensach.vn
đều không còn sống?
Câu cuối cùng làm tôi không hiểu được. Tôi không biết “trợ cấp” là gì, nhưng chắc là Mẹ sẽ biết. Tôi mong Mẹ mau đi chợ về, và Ba sẽ trở về từ chiến trường trong vài tháng nữa. Câu nói đó chẳng có nghĩa gì hết. Ngay lúc đó, một chiếc xe quân đội lớn rầm rầm đi qua, ồn ào hơn cả chiếc xe đò ở Hồng Ngự, và tôi suýt chút là nhảy dựng lên.
Tiếng pháo rền vang bên tai tôi, ngay trong đầu tôi. Đoàng đoàng đoàng. Ầmmmm. Tiếng người kêu gào trong đêm tối. Người ta đang la hét. Vì sao Ba không đến với chúng tôi? Tấm mền Ba phủ lên cửa hầm quét vào mặt tôi và tôi cảm thấy những luồng gió nóng. Mẹ đang rên rỉ và ôm chặt Em Bé vào lòng. Có lẽ cả hai người đang kêu khóc, nhưng ai nghe được chứ? Đất đá và bùn thi nhau rơi tung tóe từ mái vòm căn hầm mỗi khi màn đêm nổ tung. Khói tràn vào mũi tôi. Tôi muốn đi ra, nhưng tay anh Quang ghì chặt tôi xuống.
Tôi ôm một món đồ chơi bóng bẩy của cô em họ vào ngực và ngước nhìn anh Quang. Anh hơi nhăn mặt nhưng nhìn tôi với cái nhìn “Không sao cả” của một người anh lớn. Những người lớn ngồi ngoài phòng khách vẫn còn đang nói chuyện.
“Con khát nước!” tôi đột nhiên nói với bà ngoại.
Bà nhìn tôi với đôi mắt buồn bã.
Thím Lan nói, “Được rồi, để thím đi pha trà.”
Sau một tuần trà im lặng và căng thẳng, bà ngoại tôi với đôi mắt ráo hoảnh dắt anh Quang, em Thủy và tôi ra ngoài, rồi bà
https://thuviensach.vn
bảo chúng tôi ngồi dưới bóng một cây me.
“Được rồi,” bà nói. “Chú Thành của các cháu là người đứng đầu trong gia đình. Chú đã quyết định.”
“Quyết định gì vậy bà?” tôi hỏi.
“Quyết định xem ai sẽ đi đâu,” bà trả lời. “Quang và Em Bé sẽ ở lại đây với chú thím. Cháu và Thủy sẽ ở với bà. Nhưng chúng ta không có tiền để tiếp tục thuê căn nhà hiện tại. Bà cháu mình sẽ đi khỏi Sài Gòn. Chắc là vợ chồng bác Chiêu, anh của Mẹ cháu sẽ cho chúng ta ở nhờ. Hai bác đang sống ở một đồn điền lớn dưới Bình Dương.”
“Bác Chiêu có đồn điền ạ?” anh Quang há hốc miệng, không muốn để lỡ một điều trọng đại như thế.
Bà khẽ cốc vào trán anh. “Không phải, cậu ngốc ạ. Hai bác là người ở. Bác Chiêu là quản gia còn bác gái là hầu gái. Cả hai đang sống trong khu nhà dành cho người làm. Khu nhà này rất lớn, chắc sẽ có phòng trống cho bà cháu mình.”
Cuối cùng thì chúng tôi cũng hiểu bà cháu mình không bao gồm anh Quang và Em Bé. Tôi vẫn không biết vì sao Ba Mẹ lại đi lâu đến nỗi gia đình phải chia năm sẻ bảy như vậy, nhưng nỗi buồn đau khi phải xa anh Quang cũng nguôi ngoai phần nào bởi bà ngoại và em Thủy vẫn ở cạnh tôi. Dù gì thì chúng tôi cũng kinh qua việc dọn nhà, mà nhà nào thì cũng như nhà nào thôi – đầu tiên là lúc chúng tôi chuyển từ Rạch Giá lên Sài Gòn, Mẹ và dì Thu đã kì kèo trả giá để thuê căn phòng vách thủng lỗ chỗ, với đám chuột gặm ngón chân của chúng tôi, rồi đến Gò Vấp nơi Em Bé ra đời, còn tôi tận hưởng sự xa xỉ của nền gạch bông và nước máy ngay trong nhà. Ba Mẹ tôi sẽ sớm trở về thôi, và mọi
https://thuviensach.vn
chuyện sẽ ổn cả. Ít nhất thì tôi cũng biết chắc điều này. Và nhớ lại câu chuyện bà hay kể về miền Bắc, về cuộc sống trong một ngôi nhà lớn như ngôi nhà mà ông ngoại Phan từng làm chủ, nghe có vẻ thú vị; vì thế, tôi không khóc khi tạm biệt anh Quang và Em Bé. Dù gì thì họ cũng ở lại với chú, người rất giống Ba, và họ sẽ được chăm bẵm như ông hoàng bà chúa, mà tôi cũng chẳng màng lắm chuyện này, bởi sớm muộn gì tôi cũng được sống như một nàng công chúa vậy.
* * *
Gia đình bác Chiêu và bác Quế là phiên bản ngược lại của nhà chú Thành. Thay vì ba cô con gái, họ có ba cậu con trai, và người con lớn – anh Ngọc – chỉ hơn tôi có một tuổi. Hai bác cũng có một cô con gái, nhỏ hơn tôi một tuổi, nhưng vì em Thủy rất nhát và lúc nào cũng đòi có tôi cạnh bên nên tôi không có nhiều thời gian dành cho người chị họ này – dù tôi cho rằng chắc chị cũng vui hơn khi có thêm mấy đứa con gái trong nhà để cân bằng với đám đực rựa.
Bác Chiêu và bác Quế làm thuê cho một cặp vợ chồng người Pháp giàu có trông như bước ra từ bìa một tờ tạp chí bóng loáng. Họ nói tiếng Pháp – đây không phải là điều lạ lẫm gì ở miền Nam, nên bác Chiêu và bác Quế cũng nói thứ tiếng này. Tuy nhiên, những người mới đến như chúng tôi không biết tiếng Pháp, và rào cản ngôn ngữ là một khó khăn nữa phải vượt qua. Bác Chiêu là quản gia chính trong nhà, còn bác gái là “chủ nhân” của các tủ chén, chổi, đệm và khăn trải giường. Ban đầu,
https://thuviensach.vn
những kẻ ăn nhờ ở đậu chúng tôi được giao một vài nhiệm vụ quanh nhà như quét dọn khu nhà của người ở, nấu nướng cho hai gia đình để bác Quế không phải nấu. Sau này, bà ngoại bắt đầu làm ăn buôn bán rất phát đạt với người Mường khi họ xuống núi để đổi bắp tươi, khoai lang, khoai mì lấy những thứ họ không mua được ở nhà như báo chí (họ dùng để nhét mấy cái lỗ trong căn nhà thô sơ của mình), nồi niêu xoong chảo bằng kim loại vì chúng không dễ vỡ như đồ bằng đất mà họ tự làm. Đàn ông và đàn bà Mường đều rất rắn chắc, có nước da ngăm đen và nghiêm nghị. Nói thật là em gái tôi và tôi không thể phân biệt được đâu là đàn ông, đâu là đàn bà. Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy rằng có một thế giới rộng lớn xung quanh chúng tôi với nhiều điều chúng tôi không thể hình dung nổi. Chỉ có giọng nói của Mẹ, cất lên dịu dàng trong đêm tối khi có lần tôi gặp phải ác mộng, mới có thể làm tôi yên tâm rằng một thế giới như thế không chỉ chất chứa những điều bí ẩn mà còn tràn đầy yêu thương.
https://thuviensach.vn
Cả gia đình ở Sở Thú Sài Gòn – Bà ngoại (hàng sau, đứng giữa) với bác Quế và họ hàng của bác. Thủy và Vân (hàng trước, thứ hai và thứ ba từ trái qua) với các con của bác Quế (Ngọc, Liên, Đức, Thắng)
Một ngày nọ, lúc bà chủ đi khỏi, bác Quế dẫn tôi vào dinh thự để nhìn một chút. Tôi chưa từng thấy cái gì đẹp đẽ như vậy, cứ như trong chuyện cổ tích. Bên trong nhà còn rộng lớn hơn cả phần mặt tiền nhiều cột trụ, sàn gỗ bóng loáng dưới những chùm đèn pha lê và trần mái vòm. Chỉ rèm cửa không thôi cũng đủ để lợp mái cho cả dãy nhà nơi tôi sống lúc trước. Bác Quế lo rằng tôi sẽ làm dơ ly tách hay làm xước đồ gỗ nên trong khi bác cầm chổi lông gà phủi bụi, thì tôi lù đù theo sau. Tất cả như có phép màu. Và rồi, cô chủ thình lình trở về, chót vót trên đôi giày cao gót, và nhướng mắt qua cặp kính mát hàng hiệu nhìn chúng tôi – hai con nai đang sợ cứng người dưới tia nhìn của cô.
“Et qui est cette jeune femme?” cô hỏi, nhã nhặn hất mái tóc vàng chải chuốt cầu kỳ.
Tim tôi đập mạnh. Tôi không biết cô nói gì nhưng giọng cô nghe có vẻ ngờ vực.
“C’est ma nièce. Elle reste avec nous dans la petite maison. Son nom est Hien Nguyen.” Bác Quế kính cẩn cúi mặt xuống, và tôi cũng thế. Rồi tôi lén nhìn lên.
“Ah!.” Mặt cô chủ sáng bừng lên. Cô bước tới và đưa tay ra để bắt tay tôi. Giờ thì mắt tôi mở to, tôi bắt tay cô. Móng tay sơn đỏ, bàn tay mềm như nhung và đeo nhiều nhẫn, vòng tay đến nỗi có thể chất đầy một cửa hàng trang sức. “Bonjour, Hien Nguyen. Vous êtes serez toujours le bienvenue ici!”
https://thuviensach.vn
Cô mỉm cười và nháy mắt với tôi, rồi quẩy túi xách qua vai và đi lên lầu.
“Cô chủ nói gì vậy bác?” tôi hỏi bác Quế. “Chúng ta có gặp rắc rối gì không?”
“Không. Mày nên cảm ơn thiên thần hộ mệnh của mày! Cô chủ chỉ hỏi mày là ai, và tao bảo mày là cháu tao. Cô bảo mày có thể ở đây. May mà mày mặc đồ sạch sẽ! Giờ thì mau về với bà mày đi, đừng có gây chuyện đấy.”
Hẳn là bộ đồ sạch sẽ của tôi không chỉ tạo nên ấn tượng tốt như thế. Tối hôm đó, khi chúng tôi đang dọn chén dĩa, cô chủ đến trước cửa của khu nhà người ở và nhờ bác Quế đi gọi tôi. Khi tôi tới, cô đưa cho tôi một cái hộp chứa nhiều chiếc váy trẻ con rất đẹp, tất cả đều may kiểu châu Âu. Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Những chiếc váy này cho tôi ư? Cô xoa xoa đầu tôi, nhéo má tôi và nói điều gì đó bằng cái giọng du dương mê hoặc của mình rồi trở lại căn nhà chính. Khi cô đi khỏi, tôi bày toàn bộ váy áo ra cho mọi người chiêm ngưỡng, không thể tin được những chiếc váy này là của mình.
“Bà ấy nói gì vậy bác?” tôi hỏi bác Quế.
Bác Quế nhướng mày rồi sờ soạn chất vải như thể kiểm tra dấu mối cắn. “Ồ, không có gì. Bà ấy chỉ nói mấy cái váy này trước đây của con gái bà ấy, bà cho rằng mày sẽ thích.”
Tôi cảm thấy thật kinh ngạc và vinh dự, bởi một quý bà như vậy lại nghĩ rằng những chiếc váy đẹp đẽ này có thể dành cho đứa trẻ tầm thường như tôi. Sau đó, bà ngoại kéo tôi ra một bên, bà nói bác Quế không vui vẻ gì chuyện này vì bác cũng có con gái nhỏ nhưng chưa bao giờ được cho những món quà như vậy,
https://thuviensach.vn
dù đã phục vụ trong nhà này bao năm nay. Đây là một bài học nhớ đời – như cái tát vào mặt, bà ngoại nói như vậy – mà một số người phụ nữ sẽ không bao giờ bỏ qua.
* * *
Ba, bốn tháng sống ở đồn điền là khoảng thời gian khá yên ổn và vui vẻ. Tôi vẫn không hiểu gì về cái chết, và bà ngoại thường khóc khi tôi hỏi khi nào Mẹ đi chợ về. Mỗi lần như vậy bà lại nói “tội nghiệp cháu tôi,” nhưng bà vẫn không giải thích chuyện đã xảy ra. Gần đó không có trường học và cũng không có chiến tranh – thật ra là chưa có – thường khi xong việc, tôi chơi với em gái và mấy người anh chị họ vòng quanh khu nhà người ở, hoặc cũng có lúc liều đi vào rừng cao su, chỗ có con đường đất ngoằn ngoèo chia thành hai ngả. Một ngả đường sẽ vòng trở lại đồn điền, con đường vòng này làm tôi man mác nhớ tới những lần ông ngoại cõng tôi trên vai đi vòng quanh khu vườn của chúng tôi ở Rạch Giá.
Ngả đường còn lại dẫn đến một tháp nước cũ hoen rỉ, chênh vênh nghiêng về phía con đường mòn. Các anh chị họ của tôi đã quen với cái tháp nước nghiêng này nên thường chạy nhanh qua và đi tiếp. Nhưng tôi không thể làm vậy. Tôi bắt đầu gọi nó là Con Quái Vật vì dù nhìn từ xa, trông nó vẫn rất ghê rợn – một cỗ máy đồ sộ có thể đổ sụp xuống bất cứ lúc nào và đè bẹp tôi, bỏ tôi lại đó không toàn thây trên đường, và ngay cả giọng nói của Mẹ cũng không thể cứu được tôi. Tôi thường quay đầu lại chạy biến đi, nhưng hình ảnh kinh khủng này – và những thứ khác –
https://thuviensach.vn
quay trở lại trong những giấc mơ.
Có tiếng gà gáy bên ngoài căn hầm của chúng tôi. Trời đã sáng và không còn ai la hét nữa. Không còn những vụ nổ. Không còn “Đoàng đoàng đoàng.” “Đi ra tìm Ba các con đi,” Mẹ bảo tôi và anh Quang. “Nói với Ba là Mẹ cần Ba.” Tôi ngồi gần tấm mền quân đội đang trùm miệng hầm nên anh Quang đẩy tôi. “Em lên đi,” anh nói, “Em ngồi gần nhất mà!.” Tôi cố gắng hết sức nhưng có cái gì đó đang chắn tấm mền làm nó không động đậy được. Anh Quang phụ tôi đẩy, và toàn bộ đổ sụp xuống. Tấm mền, tôi và anh Quang ở trên. Anh lăn qua và dùng chân mình đẩy tôi ra. “Đi đi! Mau tìm Ba!.” Trời chưa sáng hẳn và trong không khí mờ mờ, khung cảnh trông lổn nhổn. Tôi bước một bước, rồi một bước nữa. Thật khó giữ thăng bằng – cứ như tôi đang đi trên nệm ấy. Tôi cảm thấy mấy ngón chân mình trơn ướt và nhớp nháp. Tôi nhìn xuống. Tôi đang đứng trên ngực của ai đó, không phải là Ba. Tôi cúi xuống gần hơn để nhìn mặt. Không có mặt. Không có đầu! Đó chỉ là cái cổ áo quấn quanh một cái cổ như giấy gói thịt. Tôi nhìn ra chỗ khác cách đó vài bước chân, và cái đầu đang trừng trừng nhìn tôi bằng cặp mắt mờ đục, tóc và má phủ đầy cát. “Anh Quang! ANH QUANG!!!!.”
Đôi lần, tôi kể cho các anh chị họ nghe về giấc mơ này của tôi, nhưng họ đều nghĩ tôi bị điên. Tuy vậy, bà ngoại lại lắng nghe một cách chăm chú và nói với tôi rằng một số người có thể thấy những thứ mà người khác không thấy được. Bà nói chính vì vậy mà những người ngoan đạo, dù là đạo Phật hay đạo Thiên Chúa,
https://thuviensach.vn
đều cầu nguyện. Tôi nhớ có lần, cách đây khoảng một năm, khi Mẹ đang ở trong bếp, em Thủy gọi tôi “Đến nhanh lên!” và tôi chạy ra ngoài, vừa kịp lúc thấy Đức Mẹ Maria trong bộ váy dài màu xanh dương và trắng bay qua nhà của chúng tôi, theo sau là hai thiên thần mặc đồ màu trắng kem với dây thắt lưng bằng vàng. Họ tạo ra một tiếng ồn lớn như tiếng kèn trumpet rồi biến mất. Chuyện đó cũng không mang nhiều ý nghĩa lắm, nhưng, như giấc mơ của tôi, mọi thứ trông rất thật – và tôi không thể làm ngơ được. Hẳn là thế giới đang nói với tôi một điều gì đó quan trọng hoặc cũng không phải vậy. Có thể là tôi điên rồi.
Dù vậy, ký ức về giấc mơ luôn phai mờ nhưng Con Quái Vật vẫn còn ở đó. Nó trở thành khắc tinh của tôi. Sau vài lần không được những đứa trẻ khác rủ tôi đi chơi cùng, vả lại tôi chán việc bị cho ra rìa nên quyết định phải làm gì đó.
Tháp nước nghiêng của đồn điền, “Con Quái Vật”
https://thuviensach.vn
Một ngày nọ, sau khi ngủ trưa dậy với cơn ác mộng đẫm mồ hôi về người lính không đầu, tôi lấy một ổ bánh mì nhỏ trong giỏ bánh của bác Quế rồi đến ngả đường đó, dù hoảng sợ nhưng quyết tâm sống mái một phen với Con Quái Vật. Tôi cũng chẳng đói lắm, và bà ngoại thường luôn dạy tôi phải xin phép bác Quế trước khi lấy đồ ăn, nhưng tôi cần được giúp sức. Bằng cách nào đó, lấy ổ bánh mì là một việc làm đúng đắn – cứ như thể ổ bánh nhỏ bé chứa toàn bộ sức mạnh của gia đình tôi. Tôi cắn một miếng và bắt đầu nói với Con Quái Vật. “Xin đừng đè tao.” Tôi nhìn nó một lúc, nhưng nó vẫn thờ ơ với sự hiện diện của tôi. Có thể là nó đang ngủ. Tôi rón rén nhích lại gần hơn, rồi nhìn ra sau lưng, hy vọng thấy em gái hay các anh chị họ đến giải cứu mình, nhưng tôi đang ở một mình. Tôi cố gắng tìm nghe giọng nói của Mẹ, nhưng tất cả những gì tôi nghe thấy là tiếng gió lào xào trên cây.
Rồi tôi nảy ra một ý tưởng. Nếu nhắm mắt, tôi sẽ không thấy Con Quái Vật nữa, và vì thế nó cũng chẳng thấy tôi. Dù gì đi nữa, tôi cũng giỏi nhắm mắt trước nhiều thứ: lỗ thủng trên áo quần, bọ trong cơm, chuột trong góc nhà, và những tiếng động ngoài cửa sổ vào ban đêm. Trong khi suy nghĩ, tôi nhìn chằm chằm vào cái cây nằm bên kia đường ngoài bóng của Con Quái Vật và nhẩm tính số bước chân để đến được đó. Cắn thêm một miếng bánh để lấy thêm dũng khí, tôi nhắm nghiền mắt và bắt đầu chạy. Khi đang vội vã chạy, tôi lại đếm sai số bước, nhưng chuyện này không còn quan trọng nữa. Tôi chạy miết vì lo sợ Con Quái Vật sẽ ngã ập xuống bất cứ lúc nào. Tôi chạy cho đến khi cảm thấy cỏ cao quẹt ngang đầu gối thì dừng lại, xém đụng cái cây bên đường. Tôi mở mắt ra và nhìn lại. Con Quái Vật, to
https://thuviensach.vn
lớn và thờ ơ, giờ thì trông có vẻ bình thản – một người bạn đồng hành mà tôi sẽ không cần phải cố gắng vượt qua nữa. Tôi nhảy cẫng lên và hò reo vì chiến thắng của mình, dù không có ai chứng kiến hành động can đảm của tôi. Tôi không còn là tù binh đứng bên kia đường. Bằng việc băng qua tháp nước nghiêng, tôi đã học được cách chiến đấu một mình, cân đo rủi ro, lấy can đảm và bắt đầu chạy.
Tôi cắn thêm một miếng bánh mì và bước đi… bước đi… về phía đồn điền, lần này thì đi con đường vòng. Tôi không còn phải vội nữa. Thật tuyệt khi lủi thủi một mình, và tôi có nhiều câu chuyện mới để kể cho Mẹ nghe.
https://thuviensach.vn
Chương 3
NHÀ LÁ – 1965
Vài tháng sau, chúng tôi rời khỏi đồn điền khi chiến tranh đuổi theo sát gót. Khu vực Tây Nguyên đang nóng bỏng. Những tiếng nổ đằng xa xé toạc màn đêm và những sườn núi sáng rực lên. Bà ngoại nói Bình Dương không còn an toàn nữa ngay cả cho người bản xứ, vì “kẻ thù” – cách người lớn gọi những người Việt Cộng – là người địa phương về phe với miền Bắc để gây hấn với miền Nam. Tôi nghĩ về Ba tôi và nghĩ rằng tin này sẽ ảnh hưởng đến việc Ba về thăm nhà, và em của Ba, chú Thành, hẳn sẽ mất công việc lái xe jeep nhàn hạ, buộc phải cầm súng đi vào rừng, nơi nhiều Con Quái Vật nữa cần phải được thuần hóa – và không phải bằng cách nhắm mắt.
Tôi nhớ một lần, hồi ở Gò Vấp, chú Thành mang thư của Ba tới nhà, trong thư Ba nói Ba sẽ sớm về phép. Mẹ rất đỗi vui mừng nên cho tôi cắt một kiểu tóc ngắn xinh xắn rất giống Liên, chị họ tôi – tôi đã nài nỉ việc này nhiều tuần liền – và mua váy mới cho tôi. Mẹ dẫn tôi đi chợ, mua đồ nấu món khoái khẩu của ba – món gà kho gừng – để chào đón Ba. Ba về với một túi vải thô nhỏ cùng một phong bì giấy màu nâu và nói trong này chứa nhiều tài liệu Ba phải đi giao liền, đây là lý do ba được về nhà. Ba chỉ ở lại một đêm, và khi Ba sửa soạn để đi giao phong bì, tôi xin đi theo Ba. Ba do dự một lúc rồi nói, “Được rồi, nhưng con phải hứa giữ im lặng!.” Tôi phải khóa môi lại. Người tài xế quân đội
https://thuviensach.vn
đến đón Ba và ngạc nhiên khi thấy tôi, nhưng cấp vị của Ba cao hơn nên tôi được đi theo. Chúng tôi dừng ở một miền quê – đẹp như vùng đất xung quanh ngôi nhà đồn điền – rồi Ba đưa phong bì bí ẩn cho một người lính khác, hầu như không nói gì nhiều. Trên đường chở tôi về nhà, tôi xin Ba ghé một quán gần xa lộ mua nước dừa, nhưng người tài xế nói, “Không được, dừng lại rất nguy hiểm!.” Một lần nữa, Ba phải dùng đến quyền hành của mình và tôi được uống nước dừa, nhưng chúng tôi không nấn ná ở lại lâu. Người tài xế nhấn ga ngay khi chúng tôi quay lại và tiến về thành phố. Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra có cái gì đó thật sự tồi tệ, như những cơn ác mộng của tôi, sắp sửa diễn ra ở đất nước này.
* * *
Bác Chiêu và bác Quế phải bỏ việc ở đồn điền và dùng tiền tiết kiệm để mua một căn nhà ở quận Phú Nhuận, vùng ven Sài Gòn. Đó quả là một bước đi xuống. So với những cột nhà cẩm thạch và đèn chùm pha lê của căn biệt thự và khu nhà tươm tất dành cho người ở, thì căn nhà một phòng của chúng tôi trông như túp lều của người tị nạn. Nền đất dơ bẩn, nước lấy từ bên ngoài, một cái giường gỗ tồi tàn đồng thời là bàn ăn, và cột tre chống đỡ những bức tường mỏng tanh kết từ lá dừa, một cơn gió nhỏ nhất cũng đủ khiến nơi này run rẩy. Bà ngoại tự hỏi không biết căn nhà chống chọi ra sao trong mùa mưa tới. Ngay cả mấy cái cửa sổ bằng khung tre cũng cần gác vào thanh gỗ để mở, nhưng tôi và Thủy vờ như đang chơi nhà chòi. Chúng tôi cười đùa còn
https://thuviensach.vn
bà ngoại thì phát bực, và tôi gọi nơi này là Nhà Lá bởi vì tôi cảm thấy chúng tôi như đang sống trên cây.
Bác Chiêu gia nhập Cảnh lực Quốc gia, còn bác Quế thì tìm được việc ở một căn cứ Mỹ – giờ thì những cái này mọc khắp nơi. Hai bác không ở nhà thường xuyên nên bà ngoại phải lo toan mọi việc trong nhà và chăm sóc lũ chúng tôi. Bà đặt một cái bàn cưa sau phòng để đặt lò than và xếp hết số chén dĩa, muỗng nĩa, xoong nồi khiêm tốn của chúng tôi lên cái kệ nhỏ mà người chủ cũ bỏ lại. Mỗi đứa trong chúng tôi được bà phân công cho từng nhiệm vụ khác nhau. Việc của tôi là giúp bà xách nước từ cái giếng dùng chung trong xóm. Bà đặt hai thùng nước lên hai đầu của một đòn tre và gánh lên vai. Tôi mang theo cái thùng nhỏ của mình, đổ đầy nước rồi xách về nhà, mặc dù tôi thường vấp váp và làm đổ rất nhiều. Những đứa khác thì quét nhà và rửa chén, nên sau khi xong việc và trong cái nóng (tiết trời gần thành phố nóng hơn không gian rộng lớn ở đồn điền) chúng tôi túm tụm trên chiếc giường chung mỗi đêm, ai nấy đều kiệt sức. Đầu óc vốn đã mệt nhoài của chúng tôi còn chịu phiền muộn hơn nữa khi phải tìm hiểu hành động khác thường vào ban đêm của bà ngoại. Dù bà làm việc nhiều hơn bất cứ ai, nhưng hầu như bà chẳng bao giờ ngủ. Sau khi cho chúng tôi lên giường ngủ, bà ngồi cạnh chân giường, bên dưới mùng, thì thầm cầu nguyện, nghe như giọng của Mẹ vậy. Lát sau, bà ngồi dậy lúc nửa đêm và lầm bầm nói bằng cái giọng rất giống giọng ông ngoại. “Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi.” Bà không nói với ai hết. Thỉnh thoảng, bà còn đập tay vào lồng ngực, trông rất đáng sợ. Nhiều tiếng đồng hồ liền, em Thủy và tôi nằm im, mắt mở to trong bóng tối, chỉ để nhìn và chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo,
https://thuviensach.vn
nhưng rồi chúng tôi lại ngủ lúc nào không hay.
Một lần, khi những cú đập vào ngực của bà trở thành những cú đấm mạnh, tôi ngồi dậy cạnh bà, chạm vào tay bà và nói “Bà ơi, dậy đi, dậy đi!.” Không hề nhìn tôi lấy một cái, bà nằm xuống như một bộ xương và nhìn chằm chằm lên trần nhà. Khi tôi trở lại chỗ của mình, em Thủy cuộn người lại như con mèo nhỏ, khóc nức nở và ôm ghì lấy cái mền của em. Không có bà để bám víu – bà như cái gối ôm của em – tôi trở thành người thay thế nên em cuộn người cạnh tôi, tôi ôm lấy em và cuối cùng chúng tôi ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, mọi việc còn trở nên kỳ quặc hơn. Khi bà đang chuẩn bị bữa sáng, tôi thấy trên người bà có vết bầm tím, bên dưới áo. Tôi hỏi bà bị làm sao vậy, nghĩ rằng bà sẽ kể cho mình nghe chuyện đêm qua, nhưng bà chỉ xào thức ăn và nói “Ông ngoại Phan đang trừng phạt bà.”
“Vì sao vậy bà?”
“Vì không đi lễ cầu nguyện cho các con của bà. Có lẽ chúng không được lên thiên đàng.”
Có lẽ các anh chị họ của tôi cũng nghe thấy và kể lại với ba mẹ họ. Rồi bác Chiêu và bác Quế hẳn đã nói gì đó với bà, bởi vì, ít tuần sau, bà bắt đầu đọc kinh và dẫn chúng tôi đi lễ tại một nhà thờ Công giáo cách đó mấy khu nhà. Bà ngoại cũng không còn tự đánh mình nữa và cũng thôi cầu nguyện bằng cái giọng rì rầm. Tôi cảm thấy hơi nhớ chuyện cầu nguyện một chút, vì thật lạ lùng là khi được nghe lại giọng của Mẹ qua miệng bà ngoại, tôi cảm thấy được an ủi rất nhiều. Ít nhất, qua vài phút ngắn ngủi đó, tôi có thể ngừng lo lắng tại sao giờ này Mẹ vẫn chưa đi chợ
https://thuviensach.vn
về.
* * *
Không khí phòng bị cho chiến tranh làm bà ngoại và lũ trẻ chúng tôi căng thẳng, nhưng còn gây nhiều khó khăn hơn cho bác Chiêu và bác Quế. Họ có giờ giấc trái ngược nhau, và dù về nhà cùng ăn tối thì hai bác cũng rời đi ngay theo hai hướng khác nhau. Không người nào quan tâm đến đám con của họ, chuyện này thật là lạ, nhất là đối với bác Quế, bởi Mẹ tôi thường nói chăm lo cho con cái – yêu thương và chăm sóc chúng – là nghĩa vụ cao cả nhất của người phụ nữ Việt. Có thể đó là lý do bác ấy và bác Chiêu bắt đầu cãi vã, mặc kệ ai nghe thấy thì nghe. Việc này không được hay ho cho lắm vì ở đây hàng xóm sống sát vách nhau.
Tôi không biết là tôi nghe được điều này từ bà ngoại, từ hàng xóm, hay từ con của hàng xóm, bác Chiêu buộc tội bác Quế ngoại tình với một người Mỹ nên đuổi bác ra khỏi nhà. Thế là bác gái rời đi, đến sống trong căn nhà đẹp đẽ của người Mỹ, để lại bà ngoại với sáu đứa nhỏ để lo, không đứa nào đủ lớn để có thể đỡ đần cho bà. Tiền gạo, áo quần, thuốc men và những thứ khác đa phần đều do bác Chiêu lo liệu, nhưng vì bác mới vào làm, lương của một cảnh sát không được bao nhiêu, và nhiều đêm bác ở lại doanh trại gần đồn của bác hoặc ở căn hộ bác mướn khi bác Quế bỏ đi. Vào những đêm bác về nhà, trông bác như một ông già và bác thường ngủ thiếp, người vẫn mặc nguyên bộ đồng phục, chân còn đi giày và bao súng vẫn giắt
https://thuviensach.vn
ngang lưng.
Thỉnh thoảng, bác Quế có tạt qua nhà khi bác biết bác Chiêu không có ở đó và để lại ít tiền để bà mua thức ăn. Với sự vắng mặt của mình, bác Quế đã tỏ rõ cho bà thấy rằng lũ trẻ chúng tôi, trong đó có bốn đứa con của bác, bây giờ là trách nhiệm của bà – đền đáp lại việc hai bác cho chúng tôi ăn nhờ ở đậu khi còn ở đồn điền. Điều họ không bao giờ nhận ra – hoặc cố tình làm ngơ – là lúc nào chúng tôi cũng đói cả.
Tôi thấy thương cho anh Ngọc – con trai lớn của họ. Ba Mẹ của tôi và Thủy vắng nhà vì có chuyện quan trọng phải làm nên không thể lo cho chúng tôi. Nhưng ba mẹ anh Ngọc không ở nhà để lo liệu cho con họ, đơn giản chỉ vì họ không muốn. Tôi biết điều này làm anh tổn thương. Anh làm tôi nhớ tới anh Quang. Tôi chỉ gặp anh đôi ba lần kể từ khi gia đình ly tán. Lần đầu tiên anh Quang thình lình xuất hiện trước cửa nhà chúng tôi là sau khi chúng tôi dọn đến ở Nhà Lá được vài tháng. Chuyện này vô cùng kỳ lạ vì anh đến một mình và trông như thể anh đã chạy suốt quãng đường từ trại quân đội của chú Thành. Anh rất đau khổ và tức giận.
“Chuyện gì vậy cháu?” bà ngoại vừa hỏi vừa dùng vạt áo lau gương mặt lấm lem mồ hôi và nước mắt của anh. “Có chuyện xảy ra với Em Bé rồi,” anh Quang nức nở. “Hôm qua cháu đi học về, cháu không thấy em đâu cả. Cháu đi tìm em nhưng không thấy. Có chuyện gì đó đã xảy ra với em rồi!.” Anh vừa thở hổn hển vừa khóc tức tưởi.
Nghe vậy, bà đuổi tôi và mấy đứa khác xa ra. Bà dẫn anh Quang đến ngồi trên ghế, cho anh uống nước, rồi ngồi bên cạnh
https://thuviensach.vn
ôm lấy anh một lúc. “Bà chắc là sẽ có lời giải thích cho chuyện này thôi,” bà bình tĩnh nói, tay vuốt vuốt chòm tóc đang bết vào mặt anh.
Anh Quang lầm bầm, “Chú Thành bảo rằng Em Bé đã được một nhà giàu nhận làm con nuôi…”
Bà ngoại nói bằng giọng dịu dàng, “Tội nghiệp, đừng lo lắng. Bà cháu mình sẽ đi hỏi chú Thành về Em Bé. Giờ thì cháu kể cho bà nghe những gì đã xảy ra xem nào.”
Anh Quang bắt đầu kể chuyện buồn của mình…
“Hôm qua, cháu đi học về, không thấy Em Bé ở nhà, nên cháu hỏi chú Thành. Chú nói rằng một gia đình giàu có đã xin nhận nuôi em và em đang được chăm sóc chu đáo. Cháu biết thím Lan không thích cháu và em. Thím mới sinh em bé, một bé gái, chắc chắn là thím không muốn chăm sóc cả hai em bé. Cháu cứ hỏi mãi vì cháu không tin họ. Chú Thành và thím Lan không thèm nói chuyện với cháu nữa. Cháu đi hỏi mấy người hàng xóm xem thử họ có biết gì về Em Bé không. Một người kể rằng có tiếng la hét và tiếng khóc, rằng cả hai em bé đều khóc rất nhiều nhưng đó là lúc trước rồi. Một người khác nói thím bán em lấy tiền nhưng cháu không nghĩ vậy… bé gái khó bán hơn con trai, và giờ thì trẻ mồ côi đang đầy ra đó, nên chẳng có lý do gì người ta đi mua một em bé gái. Rồi vài người bạn của cháu kể tụi nó nghe tiếng thím Lan la hét với một em bé và bắt em “Đừng khóc nữa, đồ khốn kiếp!.” Rồi có tiếng đổ vỡ vọng ra từ ngôi nhà, và rồi im lặng. Không còn tiếng khóc. Cháu hỏi mẹ của tụi nó xem thử cô ấy có biết gì không nhưng cô không chịu trả lời, chỉ nhìn xuống đất, và lắc đầu. Vì vậy hôm nay cháu không biết phải làm gì, cháu rất sợ và buồn bởi vì Em Bé không còn nữa. Cháu thay đồ
https://thuviensach.vn
đi học như mọi ngày, nhưng thay vì đến trường, cháu chạy thẳng đến đây. Cháu không biết phải làm gì khác nữa.” Ngay tức khắc bà ngoại quyết định đi gặp chú Thành và thím Lan để hỏi cho ra lẽ. Bà nhắn lời đến chỗ làm của dì Thu và bảo dì về nhà. Ngay sáng hôm sau, tất cả chúng tôi – bà ngoại, dì Thu, anh Quang, em Thủy và tôi – đi tìm hiểu xem thử chúng tôi biết được gì về số phận của Em Bé.
Khi chúng tôi đến, chú Thành đuổi hết trẻ con ra ngoài chơi, gồm cả bốn đứa con của chú, bảo rằng đây là chuyện người lớn. Nhưng Thủy không chịu nhúc nhích mà vẫn bám dính lấy chân bà ngoại như thường ngày. Em được ở lại. Anh Quang và tôi cũng không muốn đi chỗ khác nên chúng tôi cứ quanh quẩn ở cửa chính. Tôi cảm nhận được một bầu không khí buồn bã, căng thẳng, nặng nề và cả sự căm ghét không thể hiện ra, đặc biệt là xung quanh thím Lan.
Cuộc thảo luận về Em Bé Bắt đầu. Bà ngoại lớn tiếng dù bà ít khi nào làm vậy, yêu cầu được biết vì sao không ai hỏi ý kiến bà trước khi mọi việc xảy ra. Chú Thành không trả lời trực tiếp mà chỉ nói rằng Em Bé đang ở trong một gia đình khá giả và danh giá. Bà đòi xem giấy tờ nhận con nuôi, nhưng chú bảo không được, vụ này đã xong rồi, không thể làm gì được nữa. Em Thủy đang ngồi trên đùi bà nên tôi từ từ nhích tới bên cạnh bà, thấy rằng cuộc nói chuyện sắp kết thúc rồi. Và đúng là vậy. Chú Thành không còn gì để nói, còn thím Lan thì chẳng nói lời nào cả.
Không nói lời nào, bà ngoại đứng dậy, bế em Thủy trên tay. Dì Thu, anh Quang và tôi đi tới đứng bên cạnh bà. Chúng tôi lặng lẽ rời ngôi nhà, đi bộ ra cổng. Ở Việt Nam, theo phép lịch
https://thuviensach.vn
sự thì người chủ nhà sẽ tiễn khách ra cổng, dù đó là với người trong nhà cũng vậy, nhưng cả chú Thành lẫn thím Lan đều không ra tiễn chúng tôi. Bà ngoại nói nhỏ với dì Thu rằng bà không tin chuyện “nhận nuôi” và rằng họ nên bí mật đi hỏi người hàng xóm mà anh Quang rất quý và biết rõ để hỏi về Em Bé.
Cô hàng xóm cũng lặp lại y như những lời anh Quang đã kể và nói thêm rằng cô có nghe tiếng la hét của Em Bé, rồi đột nhiên im lặng – cũng y như câu chuyện anh Quang nghe bạn anh kể hôm trước. Bà ngoại và dì Thu nhìn nhau, rồi bắt đầu đi bộ về nhà. Anh Quang ở lại đó, nhưng không phải anh chọn như vậy. Chú Thành bắt anh ở lại, còn bà ngoại thì không còn sức chống lại “chủ gia đình” nên phải miễn cưỡng chấp nhận. Anh Quang bị buộc phải ở lại ngôi nhà thống khổ và đáng sợ đó.
Sau ngày hôm đó, tôi không nhận thấy có bất cứ nỗ lực nào đáng kể từ phía những người lớn – bà ngoại, bác Chiêu, chú Hải hay dì Thu – để đào sâu vào điều bí ẩn này. Tất cả đều bỏ cuộc và không ai còn nhắc đến Em Bé nữa.
Lần thứ hai chúng tôi gặp anh Quang là khi chú Thành dẫn anh đến thăm. Tôi thấy một miếng băng gạc trên trán anh nhưng cũng không nghĩ ngợi gì nhiều. Lúc nào thì đám con trai chẳng bị thương chỗ này chỗ kia cơ chứ, vả lại, sống trong một khu doanh trại, chú Thành (người giám hộ của anh ấy) chắc chắn là đã bảo y tá hay bác sĩ chữa vết thương cho anh ấy. Dù vậy, bà ngoại biết có điều gì đó không ổn, nhưng bà không thể đoán ra được. Anh Quang ở lại vài ngày rồi trở lại đó mà không kể cho chúng tôi biết chuyện gì đã xảy ra.
Sau khi anh Quang về lại nhà của anh, tôi nhận ra tôi nhớ anh
https://thuviensach.vn
đến chừng nào. Và tôi có cớ để nói chuyện với anh Ngọc – người anh lớn mới của tôi. Tôi bảo anh kể lại những câu chuyện xưa về gia đình, về những vị anh hùng trong truyền thuyết của đất nước chúng tôi. Nói thật là tôi rất thích giọng của anh. Nó làm tôi nhớ đến Ba và khiến tôi tự hỏi Ba đang làm gì, đóng quân ở đâu. Hồi trước, Ba thường gửi thư về, Mẹ sẽ đọc to cho chúng tôi nghe, nhưng chúng tôi không nhận được lá thư nào kể từ chuyện ở Hồng Ngự. Giờ thì Mẹ cũng đi rồi nên tôi cho rằng chúng tôi phải đợi chiến tranh, đợi tất cả mọi thứ ổn định để mọi chuyện lại trở về như trước kia.
Gần một năm trôi qua mà nỗi mong nhớ gia đình cũ của tôi vẫn khôn nguôi, ít nhất là phần nào đó. Hồi tôi khoảng năm tuổi, dì Thu xuất hiện trước cửa Nhà Lá. Trong khi tất cả chúng tôi đều gầy nhẵng gầy nhăng vì ăn uống theo thực đơn kham khổ của bà ngoại, dì Thu lại tăng cân. “Dì đang mang bầu,” bà ngoại nói, tôi không hiểu vì sao bà lại thì thầm. Tôi không nhớ rõ lắm cái lần Mẹ mang bầu Em Bé, nhưng đó là khoảng thời gian có nhiều tiếng cười, nhiều dự định lớn lao. Bà cho dì Thu uống một loại trà loãng, và chúng tôi ngồi trên chiếc giường gỗ, chìm đắm trong những câu chuyện phiếm của gia đình. Tôi ngạc nhiên vì không ai đề cập đến đám cưới của dì – bình thường đây là chuyện trọng đại trong một gia đình Việt – nhưng sau đó, tôi biết được rằng điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
Tất nhiên, mấy lần trước dì có ghé qua, dẫn theo những người bạn trai. Một năm trước, dì ra mắt một chú sĩ quan quân đội Việt Nam điển trai. Chú này đã mời Mẹ và tôi cùng đi xem phim Bollywood với họ. Vì người soát vé rất mê Mẹ nên thường cho chúng tôi vào xem miễn phí, chuyện này không phải là
https://thuviensach.vn
chuyện to tát gì cho đến khi bà ngoại cho tôi biết chuyện này lạ chỗ nào. Bồ bịch thường muốn ở một mình, và vì Mẹ ít khi đưa chúng tôi đi chơi đâu nên bà cho rằng tôi đã làm điều gì đó đặc biệt để được ưu tiên như thế. Lý do gì thì cũng chẳng quan trọng với tôi, nhưng đó là lần đầu tiên tôi nhận ra đàn ông và đàn bà gặp rắc rối như thế nào khi tìm hiểu nhau, gây ấn tượng cho nhau trước khi kết hôn. Có lẽ dì Thu và ba của đứa bé không có thời gian để làm những điều đó. Dì giúp việc tại gia cho một gia đình giàu có trong thành phố, nhưng giờ, đứa bé sắp ra đời, bà ngoại nói tất cả đã kết thúc.
Dì Thu nhìn xuống tôi và hỏi, “Cháu nghĩ chúng ta nên đặt tên thằng bé là gì? Dì chắc chắn nó sẽ là con trai!.” Chưa bao giờ có ai hỏi ý kiến tôi về bất cứ điều gì, nói chi đến việc quan trọng như thế. Tôi há hốc sửng sốt và bắt đầu kể ra một lô một lốc những tên con trai mà tôi nghĩ ra, cho đến khi dì ngừng tôi lại và nói: “Hoàng, dì nghĩ chúng ta sẽ gọi nó là Hoàng.”
“Đó có nghĩa là hoàng tử!” tôi nói, cảm thấy tự hào vì vừa nhớ được một điều anh Ngọc đã chỉ.
“Ừ, đúng thế.” Dì Thu mỉm cười. “Nó sẽ là hoàng tử bé của dì! Và dì sẽ cho cháu phụ dì chăm sóc em bé. Cháu có thích không?” Tôi nói rằng tôi rất thích, và do đó Hoàng bước vào cuộc đời tôi. Dì Thu cho phép tôi sờ qua lớp áo để cảm nhận cái đầu nhỏ, cái chân hay cái mông của em, và tôi cảm thấy như được ôm cả thế giới.
* * *
https://thuviensach.vn
Chẳng bao lâu sau chuyến viếng thăm, dì Thu dọn về ở với một đứa bé – giờ phải nuôi thêm một miệng ăn nữa, một cái miệng ồn ào. Nhưng tôi không quan tâm. Thỉnh thoảng, dì cho phép tôi bế Hoàng hay ru em ngủ khi những người lớn quá mệt hoặc quá bận. Thỉnh thoảng chính tôi cảm thấy mình như một người mẹ, dù tôi chỉ mới 6 tuổi. Tôi bắt đầu yêu quý Hoàng như em ruột. Vì có con nhỏ để chăm lo và cho bú mớm, nên dì Thu không thể đi làm bên ngoài. Dì dùng tiền dành dụm được mua một chiếc xe đẩy nhỏ để bán đồ ăn nước uống. Đồ dì bán – si-rô đá bào – là món ưa thích trong thời tiết oi bức quanh đây. Đặt xe hàng chỉ cách nhà vài bước, dì cố gắng bán tới giọt si-rô cuối cùng.
Cách dì làm dạy tôi rất nhiều về chuyện buôn bán. Dì dậy trước khi trời sáng đê hầm đậu xanh, đậu đỏ – việc cần thiết để giữ nguyên được hương vị thơm ngon – rồi nghiền mịn. Đến lúc bán, dì cho thêm hạt é, bánh lọt đủ màu, sương sáo, nước cốt dừa, và si-rô. Một băng đá lớn bọc bằng bao bố và vỏ trấu được giao tới vào sáng sớm, và đến khi tôi đánh răng rửa mặt xong, thì dì đã bào đá cho khách, bỏ những đồng xu vào hộp thiếc cũ.
Tuy dì có thể làm tất cả những chuyện này trong khi điệu em Hoàng trước ngực, nhưng nếu tôi ẵm em Hoàng thì sẽ dễ dàng hơn, nên chúng tôi thường làm việc như một đội, vỗ tay nhau như đội cổ vũ khi dì Thu đắt hàng. Chẳng bao lâu sau, dì Thu biết được tất cả sở thích của từng khách hàng và bổ sung thêm những loại đậu khác nhau, thêm bột báng, ít hay nhiều nước cốt dừa, và cho thêm nhiều nước đường, nhờ vậy, càng ngày càng có nhiều người muốn mua kem đá bào của dì. Vì chúng tôi không có tủ lạnh, nên đám chúng tôi được “hưởng xái” đồ thừa
https://thuviensach.vn
sau khi dì bán xong vào cuối mỗi ngày, dù lúc đó chỉ còn lại nước đường. Chúng tôi cũng không màng cho lắm. Đó vẫn là một món ngon, nên chúng tôi luôn thầm cầu nguyện một cách ích kỷ cho trời mưa để dì bán không hết.
Dù vậy, dì Thu không nghĩ rằng chuyện buôn bán của dì đã thành công. Nguyên liệu không miễn phí, giá cả phải phù hợp với giá thị trường nên tiền lời cũng không nhiều nhặn gì. Thời tiết xấu thì buôn bán ế, và tuy rằng lũ chúng tôi rất thích ăn đồ thừa nhưng chúng tôi biết mình đang nuốt chửng những đồng tiền lời của dì. Khi mùa mưa đến, trời mưa suốt nhiều ngày không dứt, mọi người hối hả đến nơi cần đến, người mua trở nên thưa thớt dần. Dì quyết định bán xe hàng và kiếm một công việc lâu dài hơn vì Hoàng (lúc này đã được 3 tháng) đã có thể uống sữa bột. Dì chỉ biết giúp việc nhà và hầu như người giúp việc nào cũng phải ở trong nhà chủ, nên dì phải dọn ra. Điều này cũng có nghĩa là “trại trẻ mồ côi” không chính thống của bà ngoại giờ có được bảy đứa, không đứa nào quá bảy tuổi.
Những tháng mưa gió u tối, buồn bã, ngay cả bà ngoại cũng trở nên lầm lì, ít nói khi sống trong tù túng với lũ nhóc chúng tôi. Bác Chiêu và bác Quế ít ghé lại hơn, công việc mới của dì Thu làm dì bận rộn suốt ngày đêm, nên chúng tôi có rất ít tiền. Bà ngoại thường phải vun vén làm sao để lương thực của một ngày có thể nấu được cả tuần. Chiêu quen thuộc của bà là nấu một nắm gạo với rất nhiều nước, thành một kiểu cháo loãng với vài ba hạt cháo trong mỗi chén. Bà nêm muối vào, và khi tôi đề xuất bưng chén lên uống (để tôi không phải rửa thêm muỗng), bà bảo “Không được, ăn bằng muỗng sẽ làm cháu ăn chậm hơn và giúp no lâu hơn. Thêm nữa, cháu sẽ không bỏ sót một hạt
https://thuviensach.vn
cháo nào!.” Thỉnh thoảng, chúng tôi được ăn cơm với nước mắm, lúc lại chan nước trà loãng để dễ nuốt và mau no hơn. Em Thủy đặc biệt thích món cơm chan trà, nên tôi hay nhường cho em phần của tôi khi chúng tôi được ăn món này. Khi tôi làm vậy, bà ngoại khẽ tay tôi, nhưng vì bà thường ăn sau cùng và ăn ít nhất, nên tôi nghĩ tôi phải noi gương bà. Một người hàng xóm của chúng tôi – cô Hân (chồng cô có công việc ổn định) – thỉnh thoảng ghé qua cho chúng tôi chút đồ thừa, và bà thường vờ bảo rằng chúng tôi không cần đến – đúng kiểu cách của một tiểu thư lớn lên ở miền Bắc. Tôi trở thành bạn bè thân thiết với cô con gái tên Trúc của cô Hân, cô bạn này cũng trạc tuổi tôi. Việc đến chơi nhà Trúc trở thành những dịp xả hơi vui vẻ, thoát khỏi căn nhà đầy nhóc anh em họ hàng, vì thế tôi thường nán lại khá lâu.
Trúc là một cô bạn thông minh, già dặn và không quan tâm lắm đến những trò trẻ con, nên những khi tôi qua chơi, chúng tôi toàn nói chuyện như người lớn. Gia đình Trúc theo đạo Phật nhưng bạn rất thích mọi thứ về đạo Công giáo, từ chuỗi hạt cườm của bà ngoại tôi cho đến cây thánh giá nhỏ xíu gắn trên vách lá nhà tôi. Bạn muốn biết ý nghĩa của những thứ đó nên tôi kể cho bạn nghe mọi điều tôi biết và cũng bịa thêm một số chuyện, vì khi đi lễ ở nhà thờ, chỉ có cha xứ mới được nói còn đối với lũ trẻ chúng tôi, nhiệm vụ tôn giáo cao cả nhất chúng tôi được phép làm là im lặng và ngồi yên. Đổi lại, Trúc kể cho tôi nghe mọi chuyện về đức Phật, về cuộc đời và chuyện thuyết pháp. Nghe bạn kể, tôi cảm thấy ông ấy giống như một ông bác vui vẻ hơn so với Thiên Chúa nghiêm trang và khắc khổ của chúng tôi. Cuối cùng, chúng tôi quyết định rằng cả Chúa và đức Phật đều tốt và thần thánh, chẳng có ai mắc sai lầm khi sống
https://thuviensach.vn
một cuộc đời như họ đã sống.
Tín ngưỡng và thế giới tâm linh là chuyện rất thật đối với hầu hết người Việt Nam, dù theo đạo Công giáo La Mã hay đạo Phật. Phải xoa dịu những linh hồn giận dữ, bằng không sẽ gặp họa. Ở xóm chúng tôi có một người, ông ta sống trong mộ của mình, và vì lý do nào đó, ngôi mộ nằm kế bên nhà Trúc thay vì ở nghĩa trang. Khi tôi hỏi Trúc về điều này, mắt bạn mở to và bạn thì thầm với tôi rằng linh hồn này vừa nói chuyện với ba mẹ bạn. Ông ta không vui vẻ gì khi đám trẻ hàng xóm tè lên ngôi mộ. Chuyện này có thật, mấy đứa con trai nghĩ tè trên mộ là vui lắm. Nhưng linh hồn thì không nghĩ vậy. Ông ta nói rằng nếu mộ của mình không được dời tới nơi an toàn và khô ráo hơn, ông sẽ “phá hoại” công chuyện làm ăn của gia đình Trúc. Lời đe dọa phát huy tác dụng. Vài ngày sau, ba Trúc dời bia mộ về sân sau nhà họ, dựng bàn thờ để thờ cúng và, để chắc chắn rằng linh hồn sẽ hài lòng, bắt đầu thắp nhang và cúng thức ăn như cúng Phật trong nhà. Chú ấy còn để một băng ghế đá lên chỗ cũ của ngôi mộ để người khác không chiếm dụng chỗ đó. Từ đó về sau, linh hồn giữ im lặng, và tất cả chúng tôi đều thấy nhẹ nhõm và vui vẻ hơn. Vì những chuyện này, công việc làm ăn của nhà Trúc không còn lao xuống dốc nữa và bắt đầu tiến triển tốt đẹp. Bạn muốn hiểu sao thì hiểu.
Việc tốt đẹp nhất khi đến chơi nhà Trúc là nếu chúng tôi nói chuyện và chơi với nhau lâu, mẹ bạn sẽ gọi chúng tôi ăn trưa, nên thỉnh thoảng tôi có ít nhất một bữa ăn đàng hoàng trong khi những người còn lại trong nhà tôi chỉ có nửa khẩu phần. Ban đầu thì tôi từ chối và nói với cô rằng thật không công bằng lắm khi tôi được ăn, trong khi em gái và anh chị họ đang nhịn
https://thuviensach.vn
đói, nhưng cô Hân cố nài. Thật ra, tôi càng từ chối thì cô càng tò mò về gia đình chúng tôi. Trong một bữa cơm trưa, cô hỏi về ba mẹ của đám trẻ trong nhà. Tôi kể cho cô nghe những gì tôi biết, rằng bác Chiêu là cảnh sát, bác Quế làm việc cho người Mỹ, còn dì Thu giúp việc trong phố. Tôi kể Ba tôi là lính phải đi làm nhiệm vụ ở xa, còn Mẹ tôi thì đang đi chợ ở một thành phố khác và sẽ sớm về với chúng tôi.
Nghe vậy, cả bàn đều im lặng. Khi chúng tôi ăn xong, cô Hân rửa chén, Trúc chỉ vào mảnh vải đen bên trên túi áo của tôi. Lâu nay tôi vẫn đeo nó nên thường quên rằng nó có ở đó. “Cái này là gì vậy?” Trúc hỏi.
Tôi nhìn xuống và sờ lên mảnh vải đen bà ngoại đã khâu vào áo ngay khi chúng tôi từ Hồng Ngự trở về. “Ờ… ờ thì bà ngoại bảo mình phải đeo nó để cho mọi người thấy mình yêu thương và kính trọng Ba Mẹ như thế nào.”
Trúc im lặng một lát rồi nói: “Mình nghĩ rằng bạn phải đeo nó thêm hai năm nữa.”
Việc này khá bất ngờ. “Vì sao vậy?”
“Vì mình đã thấy những đứa khác và cả người lớn cũng đeo nó. Mẹ mình nói đó là dấu hiệu để tang.”
“Để tang?”
“Bạn biết đấy, khi bạn rất buồn vì ai đó chết đi… Bạn hiểu chết là gì mà, đúng không?”
Thật ra thì tôi không biết, và vì giờ đây trong nhà Trúc trở nên tối sầm lại, mọi chuyện trở nên tù mù trong đầu tôi, tim tôi bắt đầu đập nhanh hơn nên tôi không thể nghe bạn nói, tôi chỉ có thể khẽ nhún vai.
https://thuviensach.vn
“Chết là khi một người ngưng thở và được chôn dưới đất,” Trúc nói. Không một chút ác ý, bạn nói thêm: “Mẹ bạn đi chợ lâu rồi, phải không?”
“Anh Quang! Em không đi được! Em đang đứng trên một xác chết!.” Từ trong bóng tối của căn hầm hẹp, anh Quang nói: “Được rồi. Hãy vờ như chúng ta đang chơi trốn tìm. Em hãy nhắm mắt lại và đếm tới ba, rồi nhảy xuống và đi tìm Ba.” Tôi làm theo và nhảy xuống đất. Trời đã sáng hơn, và tôi thấy ngoài thân thể này và cái đầu kia còn nhiều thân thể khác. Khắp nơi vương vãi những cánh tay, những cẳng chân, những mảnh áo quần, đồ đạc, những chiếc hộp rỗng và những mái nhà rách nát. Trời mát mẻ nhưng không khí có mùi như trong một cái lò. Anh Quang theo sau tôi, leo ra khỏi căn hầm và Mẹ đưa Em Bé cho anh, người em giờ bê bết máu. Đến lượt Mẹ leo ra, người Mẹ cũng đầy máu từ vai trái xuống tới hông. Trong khi tôi đứng nhìn Mẹ, anh Quang trả em lại cho Mẹ, rồi lôi chiếc chiếu trong nhà ra, kéo nó sát bên căn hầm. Mẹ nằm lên đó, ôm Em Bé dưới cánh tay lành lặn của mình. Ngay lúc đó, một đám người – những hồn ma xám xịt với gương mặt vô hồn – tiến lại gần chúng tôi, bị ba người cầm súng dí sau lưng. Khi họ tới gần hơn, tôi thấy nửa số người có gương mặt vô hồn, không cầm khí giới trong tay, là những người lính như Ba, còn những người khác đang kinh hãi trông như những người vợ, những người ông, người bà mà chúng tôi đã thấy đóng trại quanh chúng tôi trong một tuần qua. Những người cầm súng trông như phiên bản lớn hơn anh Quang, họ không phải là đàn ông mà là những thằng nhóc. Những
https://thuviensach.vn
người lính-hồn-ma không có vũ khí bị bắt quỳ xuống, quay mặt vào hàng rào. Thân nhân của họ ngồi xổm sát bên vách nhà của Ba. ẦMMMM!!! Một tiếng nổ lớn xé toạc không gian. Tôi không thở nổi, tai ù đi. Mọi người hoặc hụp xuống hoặc ngã xuống, nhưng không ai đứng dậy. Một người cầm súng vẫn nằm đó, cùng với thân nhân gồm anh Quang và tôi. Anh Quang ôm lấy cổ và nhìn xuống bàn tay dính máu của mình. Đàn chim xao xác bay khỏi bờ sông. Hai người còn sống tay cầm súng nhìn xung quanh, mắt mở to rồi chạy mất. Những người sống sót còn lại trong khu trại cũng nhìn quanh, rồi họ lóc cóc chạy theo hướng ngược lại, về phía bờ sông. Anh Quang, Mẹ, Em Bé và tôi là những người duy nhất ở lại. Em Bé bắt đầu gào khóc nên Mẹ phải cho em bú. Mặt trời đã lên quá ngọn cây, và tôi thấy một vết thương lớn đỏ au trên vai Mẹ, gần cổ Mẹ. Máu rỉ rả tuôn ra như nước được dẫn vào ruộng lúa. Giọng Mẹ làm tôi bừng tỉnh. “Đi tìm Ba con, nhanh lên!.”
https://thuviensach.vn
Sau trận đánh – Cuộc thảm sát tại đồn lính của Ba ở Hồng Ngự (1964)
“Bé Hiền, cháu không sao chứ?” Cô Hân chạm vào vai tôi và cúi xuống, nhìn vào mặt tôi.
Tôi nhìn lên, trán tôi lấm tấm mồ hôi. Tôi không thể nói, không thể chớp mắt.
“Đến lúc về nhà rồi.” Cô Hân giúp tôi đứng dậy, rồi giúi một giỏ nhỏ chứa đầy trái cây và bánh gạo vào tay tôi. “Tụi con có thể chơi tiếp vào ngày mai. Nói với bà ngoại chuối và đu đủ là cho mấy đứa. Đây là đồ cúng nên không còn tươi nữa. Để lâu quá hư uổng. Ngày mai, cô đi chợ mua thứ khác.”
Đi chợ… Tôi đứng dậy và bỏ đi, loạng choạng như đứa trẻ đang tập đi. Lần đầu tiên trong đời, tôi tự hỏi có thật là Mẹ đang đi chợ không… Bạn biết đấy, như khi bạn buồn và nhớ ai đó đã chết và được chôn dưới đất…
https://thuviensach.vn
Tôi đưa giỏ đồ cúng cho bà ngoại, bà liếc nhìn. Tôi lo bà sẽ bắt tôi quay lại bên kia đường, trở lại căn nhà đã làm mắt tôi cay xè, tai ù lại và bắt tôi trả lại nó. Nhưng thay vào đó, bà ngửi ngửi mớ trái cây để xem thử còn tươi không và nói: “Chúng ta có thể ăn đồ cúng Phật, miễn là mình không thờ Phật. Chúng ta biết ơn cô Hân vì cô có lòng tốt của người Công giáo, dù cô ta không theo đạo Công giáo. Cháu đi nói các anh chị tối nay chúng ta sẽ có một bữa thịnh soạn.”
Tôi leo lên giường với cái bụng no gấp đôi bình thường, nhưng không ngủ nghê gì được. Bà ngoại trở lại với nghi thức hằng đêm và đập nhẹ vào người mình cho đến khi bà khóc nức nở, trông như một tử thần bên dưới cái mùng rách rưới của bà, rồi bà nằm trở lại, nhắm đôi mắt buồn bã của mình. Tôi cũng nhắm mắt, cố hết sức để xua đuổi Con Quái Vật đã trở lại và ngồi nhìn tôi như một con rồng to khủng khiếp, chực chờ bẻ đầu tôi và đẩy tôi xuống đất. Cuối cùng, tôi nghe tiếng Mẹ xa xăm gọi tôi từ chợ, rồi chập chờn đi vào giấc ngủ.
Kỳ lạ là chính ngôi chợ trong xóm cuối cùng đã cứu sống tất cả chúng tôi.
* * *
Tôi không biết ba Trúc làm nghề gì nhưng chắc chú vừa mất việc. Cô Hân không còn mời tôi ở lại ăn trưa nữa, và những chiếc giỏ đựng đồ cúng mà chúng tôi đang sống nhờ vào đó trở nên thưa thớt dần rồi ngừng hẳn. Ngay cả Trúc cũng ít nói hơn
https://thuviensach.vn
và thường chơi ở xóm khác với những đứa khác, tôi đoán chắc bạn cũng trở thành một vị khách quen ở mấy khu xóm đó rồi. Chí ít giờ đây cả nhà tôi ai cũng đói, và mấy giỏ đồ cúng mà gia đình cô Hân đã hào phóng trao cho chúng tôi khiến bà gạt sĩ diện sang một bên, và bước ra thế giới bên ngoài để kiếm đồ cho vào bụng. Bà không biết chữ, gầy như một khúc cây, với bảy đứa nhỏ phải chăm lo nên không thể làm gì dù có kiếm ra việc. Thay vào đó, bà phân công tôi phụ việc cho bà; thế là trong khi những đứa trẻ khác trong nhà đi ngủ trưa, chúng tôi đến khu chợ gần đó, và khám phá ra một chiêu mới lạ để mua đồ.
Đầu tiên, bà bắt đầu cuộc trò chuyện thân mật với chủ quầy trong khi bà giả vờ như đang lựa hàng của họ, thỉnh thoảng bà mua vài thứ bằng những đồng tiền hiếm hoi của bác Chiêu. Sau một lúc, bà canh giờ để chúng tôi ghé lại vào lúc chiều muộn, khi những quầy hàng đang chuẩn bị đóng cửa. Chủ quầy đang muốn nhanh về nhà nên họ không phiền hà gì khi một bà già và đứa cháu gái nhỏ xíu của bà giúp họ dọn đáy thùng, đáy giỏ, nhặt nhạnh lá rau sót lại, cả mấy cọng trà mà bà xem như phần thưởng. Nếu có trái cây hay rau củ sót lại mà vẫn còn nguyên vẹn, đã bị dập hoặc sắp hư – bà ngoại sẽ chỉ ra mấy thức này, và than thở rằng giờ bà không có tiền, một tuần nữa bà sẽ quay lại mua. Hầu như người bán nào cũng biết đồ hư thì không để lâu được, vả lại dù có để được lâu thì cũng không ai mua, nên đa số sẽ bảo bà cứ lấy đi trong khi họ đang kéo dù hay bạt che nắng xuống. Tôi luôn tự hỏi vì sao bà cần tôi trong việc này cho đến khi một bà bán hàng vỗ vỗ đầu tôi và gọi tôi là “đứa trẻ dễ thương nhất” bà từng gặp, rồi cho tôi một mẩu đường vàng miễn phí. Chuyện này xảy ra lần nữa ở quầy khác, ở đó, một
https://thuviensach.vn
người đàn ông tốt bụng cho chúng tôi thêm một quả cam, và lần thứ ba thì người chủ cho bà ngoại lấy một nhúm thuốc lào để hút. Dù việc học chính thức của tôi chỉ khiêm tốn với vài tháng mẫu giáo, tôi có thể hiểu một cộng một bằng hai. Một bà già trò chuyện cùng đứa cháu dễ thương cũng có thể kiếm sống được chỉ bằng cách tỏ ra vui vẻ. Dù bà ngoại đã chịu cúi mình, nhưng việc này cũng có những giới hạn.
Một ngày Chủ nhật sau khi lễ xong, cha xứ thông báo rằng Hội Chữ thập đỏ Mỹ sẽ phát gạo cho những gia đình nghèo khó thông qua nhà thờ. Đối với tôi, chuyện này nghe thật tuyệt vời, nhưng bà ngoại lại nghĩ đứng trong hàng để chờ đồ phát chẩn của nhà thờ thì khác và, vì lẽ nào đó, tồi tệ hơn chuyện xin xỏ trái cây thừa từ những quầy bán thân thiện. Tôi chỉ ra rằng chúng tôi đã may mắn khi có ít thực phẩm để sống qua ngày, nhưng không người bán hàng nào cho gạo miễn phí, đây là lương thực quan trọng của người châu Á. Để chuyện dễ dàng hơn, tôi nói tôi sẽ đi với bà, cùng đứng xếp hàng với cái nồi nhỏ của mình để lấy được nhiều gạo hơn. Bà miễn cưỡng đồng ý.
Khi chúng tôi đến thì người ta đã xếp một hàng rất dài, nên có rất nhiều thời gian để nghe những người xung quanh bàn tán về quy định: mỗi nhà một phần – một phần hai lon, không thêm hạt nào. Tôi cảm thấy rất có lỗi vì đã ăn đồ cúng Phật của gia đình cô Hân. Tôi không cho rằng tôi khôn ngoan khi xúc phạm Chúa vì lấy hai phần đồ từ thiện của nhà thờ. Mặt khác, chúng tôi đã có hơn một gia đình sống dưới mái nhà mình, với gia đình bác Chiêu, em Hoàng con trai dì Thu, chưa kể đến em Thủy và tôi, nên nếu việc cộng thêm cái nồi nhỏ của tôi với phần của bà là một cái tội thì chắc cũng không phải là tội lỗi lớn lao gì.
https://thuviensach.vn
Hàng người từ từ tiến về phía trước. Bà ngoại nhận phần của mình với cặp mắt cúi xuống đất đầy tôn trọng, và người phụ nữ tiếp theo cũng vậy, rồi đến lượt tôi. Tôi chìa cái nồi nhỏ của mình ra – chỉ bằng một nửa so với nồi của những người xung quanh – và ngước nhìn mặt một sơ xinh đẹp.
“Ồ, bé Hiền.” Sơ mỉm cười. “Ta vừa cho bà ngoại con khẩu phần của gia đình con rồi. Con không gặp bà à? Chắc là bà đang đợi con đấy.”
Tôi cảm thấy hai má nóng bừng, nhưng đây là lúc được ăn cả, ngã về không. Chúa sẽ hiểu thôi. “Con biết,” tôi nói, rồi lèo lái sự thật một chút. “Cái nồi này là của bác Chiêu, bác đang đi làm và hôm nay không đến đây được.”
Sơ liếc tôi nhưng rồi cũng đổ gạo vào nồi – chưa đầy một lon – rồi bảo tôi “chuồn mau đi,” và tôi vui vẻ làm ngay. Bà chỉ khịt mũi và nhìn chỗ khác khi tôi kể bà nghe chuyện (xưng tội rất tốt cho linh hồn mình). Tôi chuẩn bị để nhận một lời khen, hoặc là bị la một trận khi về đến nhà, nhưng không có điều nào xảy ra cả. Nhờ vậy chúng tôi được ăn cháo trong suốt hai tháng, kèm thêm những thực phẩm quý giá kiếm được ở chợ. Nếu Chúa hay Phật có trách tội chúng tôi thì họ cũng không thể hiện điều đó ra đâu.
https://thuviensach.vn