🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ôn Gia Bảo - Nhà Quản Lý Tài Ba Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Table of Contents LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chương 1 LẦN THEO QUÁ TRÌNH TRƯỞNG THÀNH CỦA ÔN GIA BẢO Chương 2 ÔN GIA BẢO NỔI LÊN NHƯ THẾ NÀO? Chương 3 LŨ LỚN KHIẾN CHO ÔN GIA BẢO TIẾNG TĂM NỔI NHƯ CỒN Chương 4 ĐIỂM CHUNG GIỮA ÔN GIA BẢO VÀ HỒ CẨM ĐÀO Chương 5 SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA ÔN GIA BẢO VÀ CHU DUNG CƠ Chương 6 ÔN GIA BẢO SAU NÀY SẼ "ỦNG HỘ HỒNG KÔNG" NHƯ THẾ NÀO? Chương 7 ÔN GIA BẢO ĐỐI MẶT VỚI THÁCH THỨC THAM NHŨNG Chương 8 NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ÔN GIA BẢO Chương 9 SỰ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH TRỊ HỒ VÀ KINH TẾ ÔN https://thuviensach.vn ÔN GIA BẢO - NHÀ QUẢN LÝ TÀI BA Tác giả: Mã Linh; Lý Minh Dịch giả: Hồng Phượng Nhà xuất bản: NXB Lao Động Công ty phát hành: PandaBooks Năm xuất bản: 09-2011 Số trang: 360 Làm ebook: Heoconmtv Nguồn: Waka Ngày hoàn thành: 09-06-2017 Nếu có điều kiện hãy mua sách để ủng hộ tác giả; dịch giả và nhà xuất bản nhé! https://thuviensach.vn LỜI NHÀ XUẤT BẢN ừ khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan rã, T nhiều người trên thế giới, trong đó có cán bộ và nhân dân ta rất quan tâm đến tình hình ở các nước này, đặc biệt là ở các nước xã hội chủ nghĩa đang tồn tại và lớn mạnh như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba..., kể cả tình hình kinh tế -xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước và các nhân vật lãnh đạo mới. Thiết nghĩ, đó là nhu cầu chính đáng được nắm bắt thông tin của đông đảo bạn đọc. Đáp ứng nhu cầu đó, các cơ quan báo chí, xuất bản nước ta đã đăng nhiều bài báo, xuất bản nhiều cuốn sách mà hầu hết là dịch từ tiếng nước ngoài về đề tài nói trên. Nhà xuất bản Lao Động cũng đã có những đóng góp đáng kể. Lần này chúng tôi xuất bản cuốn Ôn Gia Bảo -Nhà quản lý tài ba được biên soạn dịch dựa theo cuốn sách mang tên. Ôn Gia Bảo - Sự trỗi dậy và tài quản lý của tác giả Trung Quốc Mã Linh, Lý Minh do Nhà xuất bản Minh Báo ấn hành. Đây là cuốn sách thuộc loại tiểu sử - khảo cứu về các nhân vật lãnh đạo đương đại của Trung Quốc. Cuốn sách viết khá chi tiết và đầy đủ về Ôn Gia Bảo hiện là Thủ tướng Trung Quốc. Tuy nhiên vì đây là cuốn sách do người Trung Quốc viết nên có điểm khác với cách hiểu và cách làm của Việt Nam. Chúng tôi coi đây là một tài liệu tham khảo có ích, đáp ứng nhu cầu về thông tin của đông đảo độc giả hiện nay. Chắc chắn cuốn sách còn những hạn chế khó tránh khỏi, rất mong được độc giả lượng thứ và góp ý chân thành. Hà Nội, tháng 6 năm 2004 https://thuviensach.vn Nhà xuất bản Lao Động https://thuviensach.vn Chương 1 LẦN THEO QUÁ TRÌNH TRƯỞNG THÀNH CỦA ÔN GIA BẢO ột ngày tháng 9 năm 1942. M Ở thị trấn nhỏ có tên là Nghi Hưng Phụ, ngoại ô Thiên Tân, tại một gia đình thư hương lấy nghề dạy học kiếm sống vang lên tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ. Người thiếu phụ xinh đẹp của dòng họ Ôn Gia này vừa mới sinh được một bé trai. Sau khi đứa trẻ ra đời, người lớn tuổi của Ôn Gia theo tập tục của địa phương, đào một cái hố trong sân nhà mình, chôn cuống rốn của đứa trẻ xuống đó. Người dân địa phương tin rằng, làm như vậy có thể khiến cho đứa trẻ khoẻ mạnh sống lâu. Đứa trẻ đó chính là con trưởng của gia đình thư hương, lẽ đương nhiên nó được coi là một báu vật trong nhà. Vì thế, đứa trẻ được đặt tên là Ôn Gia Bảo. Trong sân nhà số 8 ngõ Ôn Gia đến nay vẫn còn chôn cuống nhau của Ôn Gia Bảo lúc mới sinh ra. Điều này đã làm cho những người trong họ Ôn Gia ở nơi ông sinh ra rất đỗi vui mừng. Tâm trạng https://thuviensach.vn mâu thuẫn vừa tự hào lại lo lắng của những người đồng hương ẩn chứa sự kỳ vọng chỉ có thể mong mà khó có thể đạt được. Ngày nay, vật đổi sao dời. Thị trấn nhỏ, ngõ nhỏ, sân nhỏ nơi Ôn Gia Bảo sinh ta nay bộ mặt đã hoàn toàn thay đổi. Cuối năm 1948, quân đội Quốc Dân Đảng đã gây ra một vụ hoả hoạn lớn để chống lại Đảng Cộng sản. Chúng thiêu trụi thị trấn nhỏ, cũng thiêu trụi cả khu nhà thời thơ ấu của Ôn Gia Bảo. Một ngày đông giá rét, người viết sách này từ Bắc Kinh ngồi xe đến Nghi Hưng Phụ, với sự chỉ dẫn của người đi đường, rẽ qua rẽ lại khó khăn lắm mới tìm được "ngõ Ôn Gia" ẩn mình trong một khu phố nhỏ hẹp. Người trong ngõ nói với tôi rằng, nơi ngôi nhà cũ của Ôn Gia Bảo chính là nhà số 8 ngõ Ôn Gia hiện nay. Tôi đánh bạo gõ cửa nhà số 8, chủ nhân của ngôi nhà vô cùng nhiệt tình, không hỏi lý do đến thăm của khách, trước tiên ông ta mời tôi vào nhà ngồi và rót trà mời tôi. Tôi nhìn trái nhìn phải, hỏi một cách thăm dò về mối quan hệ giữa ngôi nhà này với Ôn Gia Bảo. Không ngờ chủ nhà đặc biệt xởi lởi, nói thẳng cho biết: "Ngôi nhà cũ trước đây của gia đình Ôn Gia Bảo nay đã không còn nữa." Nhưng ngôi nhà mới được xây dựng từ bao giờ thì ông ta cũng không rõ. Trong ngõ này cũng không còn họ hàng trực hệ của Ôn Gia Bảo, chỉ còn lại một vài hộ họ Ôn. Chủ nhân của ngôi nhà nhỏ là Mạnh Triệu Tuyền nói, hai năm trước họ bỏ ra 80 ngàn Nhân dân tệ mua lại ngôi nhà này từ tay người khác, người bán đã từng dùng nơi mà ông tổ của Ôn Gia Bảo ở để làm nơi bán hàng. Nữ chủ nhân của ngôi nhà thấy nhắc tới Ôn Gia Bảo, vô cùng hào hứng, vồ vập nói về chuyện chiếc cuống nhau. Bà ta chỉ tay https://thuviensach.vn vào chỗ lát gạch có dựng chiếc xe đạp, tự hào nói: "Cuống rốn của ông ấy chôn ở chỗ đó." "Làm sao mà bà biết là chôn ở đó?" - Tôi hỏi bà ta. "Những người già trong ngõ đều biết." - Bà ta trả lời. Không ít người vẫn còn sống ở đây biết Ôn Gia Bảo, cha mẹ ông, ông nội ông. Những người cùng quê giờ đây vui mừng chính là người trong nhà họ Ôn. Trong tóm tắt tiểu sử của Ôn Gia Bảo mà Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố, chỉ nói một cách mập mờ rằng Ôn Gia Bảo là người Thiên Tân, chứ không chỉ rõ cụ thể là người thị trấn Nghi Hưng Phụ, quận Bắc Thần, thành phố Thiên Tân. Về điểm này, những người già trong thị trấn nhỏ có vẻ như có chút áy náy trong lòng. Tại sao trong tóm tắt tiểu sử lại không nhắc tới "Nghi Hưng Phụ"? Họ không thể lý giải nổi. Họ không để ý những nhà lãnh đạo khác trong tóm tắt tiểu sử có nói rõ chi tiết về nơi sinh của mình tới tận đơn vị xã, thị trấn hay không, nhưng họ muốn Ôn Gia Bảo nói rõ, vì Ôn Gia Bảo là đồng hương đích thực mà họ quen biết. Tuy thị trấn Nghi Hưng Phụ giờ đây đã thuộc thành phố Thiên Tân, nhưng bộ mặt và phong cảnh của nó, đến nay vẫn mang dáng vẻ "làng quê nơi thành phố." Theo khái niệm của những người già này, nếu như Ôn Gia Bảo nói mình là người Nghi Hưng Phụ, thì là điều vinh dự của tất cả những người Nghi Hưng Phụ; còn Ôn Gia Bảo không nói mình là người Nghi Hưng Phụ, tức là coi thường Nghi Hưng Phụ. Khi những người già ở thị trấn Nghi Hưng Phụ nhắc tới chuyện trong tóm tắt tiểu sử của Ôn Gia Bảo không có ba chữ Nghi Hưng https://thuviensach.vn Phụ, họ không khỏi chất vấn: "Ông ấy không nói mình là người Nghi Hưng Phụ, vậy thì nhau thai của ông ấy chôn ở đâu?" Một người già khi vặn hỏi câu hỏi này, ông ta mặt đỏ tía tai, mắt trợn trừng, giống như một chú gà trống dựng đứng chiếc mào lên sẵn sàng đánh nhau vậy, khiến cho mọi người suýt nữa thì không nhịn được cười. Khi người viết chưa đến Nghi Hưng Phụ, hoàn toàn không ngờ rằng, nhau thai mà con người lúc sinh ra lại được người dân địa phương ở đây coi trọng đến như vậy, lại có một kiểu minh chứng sự ra đời khác người đến như vậy. Xem ra chiếc nhau thai khi được chôn xuống, nhất định cũng vô cùng trang trọng. Một người mới chào đời, nhau thai người đó được chôn xuống đất, tựa như là vùi xuống đất một hạt giống vậy. Hạt giống Ôn Gia Bảo này về sau đã lớn lên thành một cây đại thụ chọc trời, toả sáng ở Trung Quốc, điều này tất nhiên lúc đầu những người ở thị trấn không ngờ đến. Nghe nói lãnh đạo của thị trấn này cũng rất nhạy cảm đối với việc trong tóm tắt tiểu sử của Ôn Gia Bảo không có ba chữ "Nghi Hưng Phụ". Đối với người thường mà nói, việc người trong thị trấn coi trọng trong tóm tắt tiểu sử của Ôn Gia Bảo không có ba chữ "Nghi Hưng Phụ" không khỏi có chút thái quá. Nhưng đặt địa vị mình vào hoàn cảnh đó để suy xét, có lẽ bạn có thể hiểu được tâm trạng tự hào và lo lắng của những người nơi quê hương ông, điều này bên trong rõ ràng ẩn chứa sự mong đợi nhưng không thể đạt được của những người ham đổi đời, ham làm giàu. Rốt cuộc, trong nền kinh tế thị trường, ở làng quê có một trình độ phát triển kinh tế thấp dưới trung bình như ở Nghi Hưng Phụ, giấc mơ của các bậc phụ lão mong được chiếu cố đặc biệt do Ôn https://thuviensach.vn Gia Bảo là Thủ tướng nhằm thay đổi nhanh chóng bộ mặt quê hương này hết sức đậm nét. Bậc tổ thượng của Ôn Gia Bảo không được đưa vào tộc phả của họ Ôn, người ở đó giấu kín như bưng chuyện này. Cuộc hôn nhân giữa cha ông là một sự kết hợp giữa họ Ôn và họ Dương khiến người khác ngưỡng mộ, xét bằng cách nhìn lúc đó, chính là một sự kết hợp giữa phú và quý. Ôn tam gia đã 83 tuổi, hiện nay sống trong một ngôi nhà rộng trong một góc của ngõ Ôn Gia. Ôn tam gia có tên là Ôn Hồng Tinh, vốn ở đối diện với nhà Ôn Gia Bảo, là người cùng họ với Ôn Gia Bảo. "Tôi là bậc trên, ông nội của Ôn Gia Bảo còn gọi tôi là chú." Ôn tam gia đôn hậu nói một cách từ tốn. Khi chúng tôi đến nhà hỏi thăm, Ôn tam gia đang ngồi bên bếp lò cùng đứa cháu gái nhỏ ăn bánh bao nhân thịt. Ông nói, Ôn Gia Bảo mà ngày nay chúng ta thấy trên truyền hình trông rất giống ông nội của ông ấy. Ở nhà của Ôn tam gia, chúng tôi được xem một cuốn "Ôn thị thế hệ đồ tự", tức gia phả của họ Ôn. Gia phả này được sửa sang lại vào năm thứ 30 dân quốc, cũng tức là năm 1942. Trong gia phả ghi tường tận sự tiếp nối của 6 chi của gia tộc họ Ôn, nhưng điều lạ là lại không tìm thấy chi của tổ thượng của Ôn Gia Bảo. Khi tôi hỏi Ôn tam gia về điều này, vốn là người hỏi đến đâu trả lời đến đó, ông ta đột nhiên lại ngắc nga ngắc ngứ, không chịu nói rõ. Tại sao vậy? https://thuviensach.vn Gia phả họ Ôn ghi: "Họ Ôn ta quê gốc ở thôn Đại Hoè Thụ, huyện Hồng Động, tỉnh Sơn Tây, năm Minh Quý Vĩnh Lạc do vùng phía bắc Đại Hà nhiều năm đánh nhau liên miên, người chết quá nhiều, vì vậy dân di cư từ các nơi kéo đến Hà Bắc, tổ tiên ta cũng bắt đầu chuyển đến Lưu Khoái Trang của huyện Bảo Để, tiếp đến lại chuyển đến nơi mà ngày nay là Nghi Hưng Phụ." Gia tộc họ Ôn cũng giống như nhiều gia tộc phương bắc khác, đều bắt nguồn từ "thôn Đại Hoè Thụ, huyện Hồng Động, Sơn Tây". Khi gia tộc họ Ôn vừa mới chuyển tới Nghi Hưng Phụ, nơi đó vẫn còn là quê hương lúa gạo tôm cá, hồ ao sông ngòi liền nhau, cả họ lúc đầu không phải là sống bằng nghề trồng lương thực, mà là sống bằng nghề đánh bắt cá. Nhưng đến năm thứ 30 dân quốc, khi gia tộc họ Ôn sửa sang lại gia phả, thì hình tượng quê hương của lúa gạo tôm cá khi xưa của Nghi Hưng Phụ đã không còn tồn tại nữa. Bây giờ nhìn lại, tất nhiên là đất đỏ khắp nơi. Năm giữa triều Thanh, do tình hình trị an địa phương không yên, để bảo vệ quê hương, người dòng họ Ôn bắt đầu luyện tập võ nghệ. Đến năm Đạo Quang, võ công của họ Ôn Gia đã nức tiếng xa gần, trong dòng họ đã từng nhiều lần sản sinh ra võ trạng nguyên. Trong gia phả của họ Ôn có ghi: "Trí Tuyền Công nổi tiếng thiên hạ về võ học, Tương Tuyền Công vì có công dẹp phỉ nên được thưởng quan nhất phẩm có mũ lông chim trên đầu, Hoá Chu Công đỗ tiến sĩ Giáp Thìn, từng giữ chức tổng binh Đăng Châu, Sơn Đông, thành tích võ công chấn động một thời. Đến nay vẫn còn có mũ sắt cung đao để lại lưu giữ muôn đời." Đến năm cuối triều Thanh, hướng cố gắng của người dòng họ Ôn cũng đã có sự thay đổi. Bắt đầu từ Nhuận Tế Công, từ võ chuyển sang nho học, dốc sức vào nguyên cứu lý học, còn Từ phu nhân là phụ nữ cũng thông làu kinh sử. Từ đó về sau, toàn dòng họ Ôn lấy đọc sách làm công việc chính, gia phong vì thế cũng thay https://thuviensach.vn đổi. Đến thời kỳ cuối đời Thanh đầu dân quốc, số người đi học của gia tộc họ Ôn nhiều không kể xiết, có người còn đi du học sang châu Âu. Người địa phương nói, khu vực Nghi Hưng Phụ tính cho đến nay, vừa không có địa chí, vừa không có lịch sử thôn, lịch sử hoàn toàn nhờ vào gia phả và truyền khẩu. Trước kia, vùng này đã từng có ba gia tộc lớn, một là gia tộc họ Ôn, hai là gia tộc họ Dương, ba là gia tộc họ Tô. Ba dòng họ lớn này đều có đặc điểm riêng của mình ở địa phương: dòng họ Ôn có quyền, vì tổ tiên có nhiều người làm quan ở bên ngoài; dòng họ Dương có tiền, vì tổ tiên giỏi về buôn bán từng mở rất nhiều cửa hàng; dòng họ Tô có thế, vì người nhiều nên cậy đông. Họ cha của Ôn Gia Bảo thuộc về gia tộc họ Ôn. Họ mẹ thuộc về gia tộc họ Dương, cuộc hôn nhân của cha mẹ ông là một sự kết hợp giữa họ Ôn và họ Dương khiến người ta ngưỡng mộ, xét theo cách nhìn lúc bấy giờ, đó chính là sự kết hợp giữa phú và quý. Từ đó suy ra, Ôn Gia Bảo cũng trở thành sự kết hợp của phú quý. Thế nhưng, trong gia phả họ Ôn tại sao lại không đưa vào chi của phía Ôn Gia Bảo? Ôn tam gia đầy rẫy lo âu, không chịu nói rõ cho chúng tôi biết sự thực bên trong. Về sau, người viết cuối cùng hiểu ra được đôi điều sơ sơ qua miệng của một vài người già, nhưng có phải là thực hay không thì không xác định được. Vì không có chữ viết làm bằng, nên tạm liều nghe theo đó, ở đây tôi chỉ trình bày để tham khảo với tính chất xã hội học. Thế hệ cụ kị của Ôn Gia Bảo, cũng tức là thế hệ ông nội của ông nội Ôn Gia Bảo, tức bậc tổ bốn đời của Ôn Gia Bảo, không biết từ https://thuviensach.vn nơi nào đến Nghi Hưng Phụ, thấy gia tộc họ Ôn danh gia vọng tộc, nên đến nhà dòng họ Ôn xin nhập họ. Người nhà họ Ôn thấy người đó tuy tinh thần sa sút, nhưng tướng mạo hiền lành, lời lẽ khẩn cầu cũng chân thành, vì thế không khỏi động lòng trắc ẩn, sau khi bàn bạc với nhau người trong họ nhận ông ta vào họ. Thân thế như vậy, tất nhiên là không thể được đưa vào tộc phả. Nghe nói, khi ấy tộc trưởng để cho cụ kị của Ôn Gia Bảo căn cứ vào tình hình của bản thân để lựa chọn thứ bậc, cụ kị của Ôn Gia Bảo tự biết mình nên khiêm tốn xin thứ bậc thấp nhất trong dòng họ. Theo sự phân biệt trưởng thứ truyền thống của Trung Quốc, thứ bậc thấp thì tự nhiên là vị trí thấp. Do đó, mỗi khi trong dòng họ Ôn có tang, cụ kị của Ôn Gia Bảo thường trên đầu phải chít đầy khăn để chịu tang đưa tang cho bề trên (không biết khi người họ Ôn thu nhận cụ kị của ông, có từng nghĩ tới chuyện này hay không). Có câu nói "Có tiền cũng khó mua được hiếu trước quan tài". Cuộc sống như vậy đối với người có chí hướng cao xa mà nói, trong lòng chắc chắn là dồn nén đau khổ. Ôn tam gia chỉ nghe được lời nói của tổ tiên, do bậc trên truyền khẩu lại rằng: Cụ kị của Ôn Gia Bảo trên đầu chít khăn tang lên kiệu thường là nhân lúc trời tối, họ từ sân nhà mình vội vội vàng vàng chui vào kiệu để đi chịu tang. Nếu như truyền thuyết này là có thật, thì chí ít qua đó có thể thấy được, để thay đổi số phận của mình, để con cháu đời sau trong nhà theo đuổi thư hương lợi lộc, tổ tiên của Ôn Gia Bảo từng không tiếc chịu nhục chịu khổ. Điều may mắn là, sau khi chịu đựng hy sinh như vậy, số phận đã nhanh chóng thay đổi. Chỉ qua hai đời cố gắng, chi Ôn Gia của họ đã không còn là ở thứ bậc thấp nhất nữa, đã biến thành gia đình có học, hơn nữa bầu không khí học hành đã dần dần vượt trên cả con cháu của sáu chi lớn của dòng họ Ôn kia. https://thuviensach.vn Tổ phụ của Ôn Gia Bảo đã từng làm khu đốc học huyện vào thời kỳ Quốc Dân Đảng, cũng từng làm hiệu trưởng. Cha mẹ ông đã đột phá khỏi kiểu hôn ước và theo đuổi tình yêu tự do, đã tổ chức một đám cưới kiểu tây ở thị trấn nhỏ quê nhà, gây chấn động lớn. Ôn Gia Bảo thời nhỏ cũng tinh nghịch, nhưng gia đình quản lý rất nghiêm ngặt. Ông nội của Ôn Gia Bảo tên là Ôn Doanh Sĩ, những năm 20 của thế kỷ 20 từng làm hiệu trưởng của một trường tư lập có tên là "Trường tiểu học số 5" của Nghi Hưng Phụ. Anh em của Ôn Doanh Sĩ là Ôn Doanh Giai là hiệu trưởng của một trường khác. Theo ông Tần Bảo Lộc (năm nay 92 tuổi), học sinh mà năm xưa Ôn Doanh Sĩ dạy, nhớ lại, thì Ôn Doanh Sĩ là một người rất có cá tính, tính tình nóng nảy nhưng lại rất hiền từ với học sinh, chưa từng thấy ông đánh học sinh bao giờ. Ôn Doanh Sĩ từng làm khu đốc học đông bắc huyện Thiên Tân, từng bỏ ra nhiều tâm sức cho sự nghiệp giáo dục của Nghi Hưng Phụ và vùng xung quanh đó. Ngôi trường mà ông mở, mức thu học phí đối với học sinh có hoàn cảnh khác nhau cũng khác nhau. Tôn chỉ của trường là cố gắng để những đứa trẻ muốn đi học đều đến được lớp học. Ông Tần Bảo Lộc nói, do thành tích học tập xuất sắc, nên ông ta từng nhiều lần được hiệu trưởng yêu quý và quan tâm. Trường còn chọn ông ta tham gia vào thi hội ở huyện. Về sau, hiệu trưởng Ôn đột nhiên ra đi mà không nói lời nào, khiến cho tâm hồn non nớt của ông ta cảm thấy một sự đau xót chưa từng thấy. Hôm đó đến trường, ông ta nghe nói hiệu trưởng Ôn đã bỏ đi, dường như là do tức giận. Nhưng rốt cuộc là tức giận cái gì, thì đến nay ông ta cũng không rõ. Ông ta chỉ biết rằng, trường mà hiệu trưởng Ôn mở không có trường sở của riêng mình, thuê thiên hỷ đường của nhà họ Dương để làm lớp học, đôi khi tiền thuê không https://thuviensach.vn nộp được, họ Dương tìm đến trường gây khó dễ. Ngoài ra, những năm 20 do quân phiệt hỗn chiến, thường xảy ra chiến tranh loạn lạc, trường học cũng bị quân đội chiếm đóng, ảnh hưởng đến việc dạy học, hiệu trưởng Ôn cũng rất không vui. Có phải là vì nguyên nhân này khiến cho hiệu trưởng Ôn bỏ đi hay không, ông ta không biết rõ. Thế nhưng mãi cho tới ngày nay, ông ta đã hơn 90 tuổi, vẫn còn nhớ rất rõ một bài thơ mà hiệu trưởng Ôn Doanh Sĩ dán lên bức tường ở trường khi bỏ đi vào gần 80 năm trước: "Xá hữu oan gia, tất dĩ thù báo, thắng đắc chiêu chiêu, trường không hạo hạo". Về sau, oan gia của hiệu trưởng Ôn có tìm được hay không, thù có trả được hay không, ông ta đều không biết rõ. Khi Ôn Doanh Sĩ sống trong ngôi nhà cũ trong ngõ Ôn Gia, Người già trong ngõ nhớ lại kể, ông ta ăn mặc rất chỉnh tề gọn gàng, toàn mặc áo khoác dài, hàng ngày đều có xe lôi thuê theo tháng đến đón ông ta đi dạy học. Gặp người già có tuổi trong ngõ, ông ta thường chủ động xuống xe, mời người già lên xe, ông ta tỏ ra rất hiểu biết. Nhưng đối với chuyện xảy ra ở trường, thì những người già này cũng không biết. Tần Bảo Lộc nói bây giờ nhớ tới Ôn Doanh Sĩ, trong lòng ông ta vẫn tràn đầy sự kính trọng. Con trai của Ôn Doanh Sĩ là Ôn Cương, cũng tức là cha của Ôn Gia Bảo, từng là bạn học cùng trường với ông ta. Ôn Cương tuy tuổi nhỏ hơn ông ta, nhưng lại học lớp cao hơn ông ta, do chịu ảnh hưởng của gia phong, nên Ôn Cương học rất giỏi. Về sau, Ôn Cương cũng kế thừa nghiệp cha, làm nghề dạy học. Đầu tiên là dạy ở Nghi Hưng Phụ, về sau lại chuyển đến dạy ở thành phố Thiên Tân. Tình yêu và đám cưới của Ôn Cương ở địa phương có thể nói là một câu chuyện đầy lãng mạn và được bàn tán, lưu truyền mãi ở Nghi Hưng Phụ. https://thuviensach.vn Ông già Tô Trường Kỳ 82 tuổi kể lại rằng: "Ôn Cương là một người có tư tưởng mới, cô dâu mà ông ta cưới không ngồi kiệu, không mặc áo đỏ, không trùm đầu, khác với những người khác. Cô dâu mặc chiếc váy sa trắng, cứ thế để lộ mặt cho mọi người ngắm nhìn, phía sau còn có một đội nhạc được mời từ Thiên Tân đến, chơi kèn tây, sáo tây trợ hứng. Bản thân Ôn Cương cũng mặc complê, trông rất tân kỳ." Người già nói, Ôn Cương là người mới đầu tiên kết hôn như vậy ở Nghi Hưng Phụ, vì vậy đám cướp gây nên chấn động, người ngoài phố đều ra xem hết, họ bàn tán xôn xao, rất chi là mới lạ! "Cô dâu của Ôn Cương có xinh không?" "Tất nhiên là xinh, nếu không Ôn Cương hẳn sẽ không để cô dâu lộ mặt cho mọi người ngắm nhìn!" Truy ngược dòng, Ôn Gia Bảo sinh vào tháng 9 năm 1942, vậy thì cha mẹ ông phải cưới nhau vào đầu những năm 40 của thế kỷ 20. Khi đó, ở những thành phố lớn thịnh hành phong cách tây như Thượng Hải, Thiên Tân của Trung Quốc, đám cưới kiểu tây đã không còn lạ lẫm gì nữa, nhưng đối với một thị trấn nhỏ vẫn còn tương đối quê mùa này mà nói, đám cưới như vậy quả thật vẫn có chút kinh thiên động địa. Không những đám cưới, mà chuyện yêu đương của Ôn Cương và Dương Tú Lan cũng rất khác người. Khi Ôn Cương dạy học ở Nghi Hưng Phụ, từng được một tài chủ mở hiệu thuốc trên thị trấn là Dương Phụng Tường mời đến nhà bổ túc bài vở cho con gái Dương Tú Lan. Không ngờ, qua lại với nhau, hai người trẻ tuổi nảy sinh tình cảm, và rồi yêu nhau. Nam nữ tự do yêu đương kết hôn, đối với hai gia đình này mà nói, tất nhiên là đều cảm thấy mất mặt. Vào thời đó, ở một nơi vẫn còn giữ lại truyền thống phong kiến như Nghi https://thuviensach.vn Hưng Phụ, các cuộc hôn nhân sắp đều do sự đặt nghe theo mệnh lệnh của cha mẹ, hôn ước thuộc về lẽ đương nhiên, nam nữ tâm đầu ý hợp với nhau thuộc về đại nghịch bất đạo. Tô Trường Kỳ dường như rất hiểu về gia đình bên đằng họ mẹ của Ôn Gia Bảo. Ông ta nói một cách rất tự tin rằng, mẹ của Ôn Gia Bảo theo lý mà nói hiện nay vẫn còn nhớ ông ta. Theo Tô Trường Kỳ, mẹ của Ôn Gia Bảo vốn là trẻ mồ côi, Dương Phụng Tường nhận nuôi từ nhà trẻ. Dương gia rất yêu thương cô con gái nuôi này, vào thời bấy giờ không thịnh hành việc con gái đi học, nhưng ông ta đã để cho Dương Tú Lan học văn hoá. Tự do yêu đương của hai người tuy cuối cùng đã chiến thắng được sự sắp đặt, nhưng nghe nói cha của Ôn Cương là Ôn Doanh Sĩ rất không vui vì con gái của Dương gia là con nuôi chứ không phải là con đẻ. Vì vậy, khi làm đám cưới, Dương gia mời hẳn tộc trưởng làm người chứng hôn, nhằm gây thanh thế của họ Dương lên, coi như là vãn hồi thể diện của hai nhà. Ôn Gia Bảo hồi nhỏ dáng gầy gầy, bộ dạng không mấy thay đổi so với bây giờ - Tô Trường Duy 63 tuổi, lớn hơn Ôn Gia Bảo 3 tuổi, từng cùng học lại cùng chơi với Ôn Gia Bảo nhớ lại nói.Trong ấn tượng của ông ta, Ôn Gia Bảo đi học khá sớm, hồi nhỏ đặc biệt tinh nghịch, nhưng chưa bao giờ chửi bậy người khác giống như họ, gia đình quản lý giáo dục rất nghiêm. Lúc đó, sân nhà Ôn Gia Bảo to nhất trong ngõ, chiếm một nửa ngõ. Nhà của ông là theo kiểu "đội mũ đi giày", bên dưới là gạch, ở giữa là phôi (gạch chưa nung), bên trên là ngói. Sau khi tan học, đám trẻ từ trường về đến ngõ, đôi khi cùng nhau chơi các trò trẻ con, nhưng ông ta không nhớ Ôn Gia Bảo có cùng họ chơi trò "nhặt giày rách" hay không. Trò đó tuy không được sạch sẽ, nhưng bọn trẻ chơi rất vui. Mọi người ai nấy đều bới trong đống rác nhặt một số đôi https://thuviensach.vn giày rách để vào một đống, sau đó oẳn tù tì phân thắng thua, ai thua thì trông coi giày rách, không cho người khác đến cướp. Trong quá trình cướp, ai bị giày đập vào, thì người đó phải thay thế vị trí giữ giày. Tô Trường Duy nói, Ôn Gia Bảo nói chung không chơi được bao nhiêu thời gian thì phải về nhà học bài, người nhà mong ông kế thừa truyền thống thư hương. Những người già nhớ lại, khi đó toàn bộ ngõ Ôn Gia chỉ còn lại gia đình nhà Ôn Gia Bảo là môn đệ thư hương, các nhà khác đều trở thành lao động chân tay. Do thân phận khác nhau nên người trong ngõ đi lại không nhiều với gia đình Ôn Gia Bảo. Những người trong ngõ Ôn Gia không có việc gì thì không đến nhà ông . Những khi có việc, tức là khi những bề trên nghèo của họ Ôn vì không có tiền cưới vợ nên kết hôn muộn, đều đến vay chút tiền, hoặc những người không có văn hoá thường đến nhờ họ viết cho mấy chữ trên giấy. Người nhà họ tu dưỡng tốt, đặc biệt nho nhã, bất kể người khác có nhờ vả gì, bất cứ lúc nào họ cũng rất lịch sự. Qua tình hình của "gia đình thư hương" còn lại duy nhất trong ngõ Ôn Gia, có thể thấy, sự lựa chọn và hy sinh của cụ kị của Ôn Gia Bảo quả thực là rất đáng. Bề dưới của dòng họ Ôn Gia cuối cùng đã vượt bề trên của gia tộc họ Ôn đã từng thu nhận mình. Chắc chắn, sự theo đuổi và học hành của bề dưới họ Ôn này đã vượt hơn hẳn bề trên của họ Ôn khác, vì thế mới khiến cho hương hoả được truyền tiếp, trực tiếp ảnh hưởng đến thế hệ Ôn Gia Bảo. Ông chú của Ôn Gia Bảo là Ôn Bằng Cửu quen thân với Chu Ân Lai, từng làm Phó vụ trưởng Bộ Ngoại giao. Trong "Đại cách mạng văn hoá", khi cha của Ôn Gia Bảo bị đày về nông thôn, Nghi Hưng Phụ từng từ chối cha của Ôn Gia Bảo về quê. Sau việc đó, người ở quê tự https://thuviensach.vn hỏi mình: Liệu Ôn Gia Bảo có giữ mãi trong lòng chuyện năm xưa hay không? Chi phía nhà Ôn Gia Bảo, ngay cả ở nước Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cũng không chỉ có một mình Ôn Gia Bảo nổi trội lên. Ôn Bằng Cửu năm nay đã 98 tuổi là ông chú của Ôn Gia Bảo, từng làm đại sứ của Trung Quốc ở các nước châu Âu, và tham gia xây dựng nên Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Ôn Bằng Cửu sinh năm 1905, khi 14 tuổi học trường Sư phạm I Trực Lệ, đã tham gia phong trào Ngũ Tứ rầm rộ. Về sau, trong cuộc kháng nghị vụ thảm án đẫm máu "29 tháng 1", Ôn Bằng Cửu quen biết với Chu Ân Lai. Ông ta cũng giống như Chu Ân Lai, đầu tiên du học Nhật Bản, sau đó lại chuyển sang du học châu Âu. Nhưng Chu Ân Lai đi Pháp, còn ông ta thì đi Đức. Người già ở ngõ Ôn Gia của Nghi Hưng Phụ nói, Ôn Bằng Cửu những năm 60 của thế kỷ 20 đã từng về thăm quê, khi ấy ông ta về quê là để di chuyển mộ tổ. Khi về, ông ta rất hoà nhã thân thiết, gặp bà con họ hàng ông ta chào hỏi nhiệt tình. Khi ấy, bà con đều cảm thấy tự hào vì ông ta từng làm đại sứ, là quan to ở Bắc Kinh. Chức vụ hành chính cao nhất của Ôn Bằng Cửu là Phó vụ trưởng vụ châu Âu châu Phi của Bộ Ngoại giao. Nghe nói, Ôn Bằng Cửu nổi tiếng ở Bộ Ngoại giao về thích rượu, từng được gọi là "ma men" ngang với cố ngoại trưởng Kiều Quán Hoa. Khi Ôn Bằng Cửu ở Trùng Khánh vào những năm 40, Vu Hữu Nhiệm, Thẩm Quân Nho, Phùng Ngọc Tường đều từng là bạn thân của ông ta. Tháng 7 năm 2000, Ôn Bằng Cửu khi ấy đã nghỉ hưu khá lâu từng tổ chức một lễ quyên tặng ở Bộ Ngoại giao, đem sáu tác phẩm thư họa do Vu Hữu Nhiệm, Thẩm Quân Nho, Phùng Ngọc Tường và Quách Mạt Nhược tặng cho mình, quyên tặng cho nhà lưu niệm Chu Ân Lai, Đặng Dĩnh Siêu. https://thuviensach.vn Cuối năm 1948, quân đội Quốc Dân Đảng và quân đội Đảng Cộng sản đánh nhau, để mở rộng tầm nhìn, không để Đảng Cộng sản có chỗ ẩn náu, phía Quốc Dân Đảng quyết định phóng hoả thiêu trụi thị trấn nhỏ này. Những người già nói, lúc đó một đám binh sĩ phía trước thì thúc giục "Mau! Mau! Mau dọn nhà đi! Đi! Đi! Đi!". Một toán binh sĩ khác ở phía sau bắt đầu dùng đuốc châm đốt nhà. Ôn già Tô Trường Kỳ nói, khi ấy trời vừa mưa tuyết to, con dâu của ông ta khi ấy sắp sinh, ông buồn tới mức không còn nghĩ được cách nào khác, không biết nên đi đâu. Thoạt đầu, trăm họ còn lý luận và tranh cãi với quân đội, nhưng vừa trông thấy lửa cháy, họ lập tức chạy tán loạn. Nhà cửa trên thị trấn, nhà cửa trong ngõ Ôn Gia, phần lớn đều bị thiêu trụi. Sau khi đánh nhau xong, những người có tiền dọn đến thành phố không quay về nữa, người không có tiền thì quay về làm lại nhà. Gia đình Ôn Gia Bảo rời khỏi Nghi Hưng Phụ vào thời điểm đó, từ đó không thấy quay lại nữa. Thời kỳ "Đại cách mạng văn hoá" năm 1966, cha của Ôn Gia Bảo vốn muốn quay về thị trấn lánh nạn, nhưng bị "ủy ban cách mạng" nắm quyền ở thị trấn từ chối. Khi ấy, Ôn Cương dạy địa lý ở trường trung học số 33 của Thiên Tân, vợ ông ta Dương Tú Lan dạy ngữ văn ở trường tiểu học, làm chủ nhiệm lớp. Ôn Cương do chấp hành đường lối giáo dục đen vào trước "Đại cách mạng văn hoá" nên bị phê phán, bị yêu cầu đưa về nông thôn. Có thể là Ôn Cương đã nghĩ rằng: Thay vì về vùng thôn quê xa lạ, chi bằng ông nên về quê hương Nghi Hưng Phụ . Thị trấn nhỏ quê hương không tiếp nhận Ôn Cương, nghe nói có lý do của nó. Khi ấy "văn công võ đấu" ở thị trấn cũng rất ác liệt, trên phố đâu đâu cũng thấy báo chữ to, chỗ nào cũng ầm ĩ, nào là tuần hành, nào là phê đấu, còn từng đánh chết người nữa. Vì vậy, thị trấn không dám thu nhận Ôn Cương cũng là hợp tình hợp lý, họ https://thuviensach.vn cũng có cái khó của họ. Ngoài ra, lý do mà thị trấn không muốn nhận ông có thể còn bao gồm cả không muốn thu nhận "Xú lão cửu" (chỉ phần tử trí thức trong thời kỳ đó), một loại chuột già qua phố. Thế nhưng, gần bốn mươi năm qua đi, sau khi Ôn Gia Bảo nhậm chức Thủ tướng nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, người trong thị trấn không khỏi tự hỏi mình và xem xét: Năm xưa không cho Ôn Cương về, liệu Ôn Gia Bảo có không hài lòng với Nghi Hưng Phụ hay không? Trong thị trấn còn đồn rằng, khi Ôn Gia Bảo làm Chánh Văn phòng Trung ương và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, lãnh đạo thị trấn từng cử người đến Bắc Kinh tìm Ôn Gia Bảo, nhưng Ôn Gia Bảo không tiếp đón, mà là người nhà của ông tiếp. Lời đồn có phải là thật hay không, rất khó xác nhận. Có một số việc, cứ nói đi nói lại như vậy, cho dù là không có, cũng có thể trở thành như là thật, rốt cuộc là trăm họ rất nhiệt tình với những lời đồn đại kiểu như vậy. Thế nhưng, người viết phân tích, Ôn Gia Bảo vốn là người ứng xử thận trọng, cho dù là có không tiếp người ở quê lên, cũng là phù hợp với tính cách của ông. ở những vị trí hết sức nhạy cảm như Chánh Văn phòng Trung ương và Phó Thủ tướng, với việc người ở quê lên thăm, ông tất nhiên biết rằng khó đơn thuần chỉ là để ôn lại chuyện cũ. Hiện thực của Trung Quốc mách bảo chúng ta rằng, "vô sự bất đăng tam bảo điện" (không có việc thì không tới). Ông để người nhà ra tiếp đón, cũng có thể là để tránh phải nói những lời từ chối. Nghe nói, con trai của cô ông cũng không được hưởng lợi lộc gì về việc ông làm quan to. Xét từ điểm này, điểm không muốn vì việc riêng này của Ôn Gia Bảo rất giống với Chu Dung Cơ và Hồ Cẩm https://thuviensach.vn Đào. Họ cũng từng từ chối những đòi hỏi khác thường của những người ở quê. Mặc dù người trong thị trấn nhỏ kia vẫn còn đặt câu hỏi về việc liệu Ôn Gia Bảo có muốn nói mình là người Nghi Hưng Phụ hay không, nhưng trong lòng họ khát khao một ngày nào đó Ôn Gia Bảo có thể về thăm Nghi Hưng Phụ, về thăm quê hương. Suy cho cùng đây là nơi lưu giữ lại cuống nhau của ông. Hơn nữa, đám bạn bè thủa nhỏ của ông còn muốn cùng ông ôn lại những chuyện cũ thời thơ ấu. Tô Trường Duy từng cùng học, cùng chơi với Ôn Gia Bảo, ông ta hy vọng nhắn gửi một lời với Ôn Gia Bảo vừa mới lên nhậm chức Thủ tướng rằng: "Cậu đã quên chuyện hồi nhỏ chúng ta cùng chơi bi hay sao? Bây giờ cậu đã đem lại vinh dự cho Nghi Hưng Phụ chúng ta rồi! Đừng phụ lòng mong mỏi của bạn bè chúng ta, hãy làm nhiều việc thiết thực hơn cho trăm họ." Chu Ân Lai 15 tuổi vào học trường Nam Khai, Ôn Gia Bảo cũng 15 tuổi vào học trường Nam Khai, nếu đem Ôn Gia Bảo so sánh với Chu Ân Lai, thì có thể phát hiện thấy ở họ có rất nhiều điểm giống nhau. Khi trường trung học Nam Khai kỷ niệm 100 năm thành lập, họ định tuyên truyền rầm rộ về Chu Ân Lai và Ôn Gia Bảo. Thời trung học của Ôn Gia Bảo trải qua ở trường trung học Nam Khai, ngôi trường tốt nhất ở Thiên Tân. Lịch sử huy hoàng của trường trung học Nam Khai rất hiếm có ở Trung Quốc. Nó đã lần lượt bồi dưỡng cho đất nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa hai vị Thủ tướng: Một người là Chu Ân Lai, một người là Ôn Gia Bảo. Ngoài ra, nó còn bồi dưỡng một Phó Thủ tướng Trâu Gia Hoa, hai Phó ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc là Ngô Giới https://thuviensach.vn Bình và Lâm Phong, năm Phó Chủ tịch Chính Hiệp toàn quốc là Vương Côn Lôn, Khuất Vũ, Tôn Phù Linh, Vạn Quốc Quyền, Chu Quang á. Ngoài chính giới, tiếng tăm của nó còn lan tới cả giới khoa học kỹ thuật và giới văn hoá, trong đó có gần 50 viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc và Viện công trình Trung Quốc với Chu Quang Chiêu, Chu Quang á làm đại diện, hàng chục nhân sĩ nổi tiếng trong giới văn hoá với Tào Vạn, Lão Xá làm đại diện. Nam Khai được thành lập vào năm 1904. Người sáng lập ra nó có hai người, một người là Nghiêm Phạm Tôn, một người khác là Trương Bá Linh. Nghiêm Phạm Tôn sinh năm 1860, thi đỗ tiến sĩ vào cuối đời Thanh, năm 1886 được ủy nhiệm làm biên tu của Viện Hàn lâm. Ông ta là người có ý thức cách tân, chủ trương giáo dục cứu nước, cho rằng muốn làm Trung Quốc lớn mạnh thì cần phải cải cách giáo dục. Năm 1898, ông ta từ quan trở về Thiên Tân. Sau cuộc chiến tranh nha phiến năm 1840, Thiên Tân mở cửa với thương gia phương Tây. Nó dần dần trở thành một thành phố công nghiệp cổ và một thương cảng lớn. Trong thành phố Thiên Tân có một số tô giới của người nước ngoài, tô giới chỉ thừa nhận luật pháp của nước ngoài, không chịu sự quản lý của Trung Quốc, vì vậy nó nghiễm nhiên trở thành những nước ngoài nhỏ có nền chính trị của mình. Tô giới của các nước như Anh, Pháp, Đức, ý và cả Nhật Bản, sau này đều được xây dựng gần sông, biển, san sát với nhau. Hiến binh Sikhs đầu vấn khăn và hiến binh Corsica mặc đồng phục đi tuần tra trong tô giới đã trở thành một cảnh sắc riêng. Năm 1901, Nghiêm Phạm Tôn mời Trương Bá Linh làm giáo viên tư thục. Năm 1904, Nghiêm Phạm Tôn cùng Trương Bá Linh đi thăm Nhật Bản. Sau khi khảo sát nền giáo dục của Nhật Bản trở về, họ biến nhà mình thành Kính nghiệp trung học đường, tức tiền thân https://thuviensach.vn của trường Nam Khai. Khi học đường mới xây dựng, đầu tiên Nghiêm Phạm Tôn mời Trương Bá Linh làm giám sát, sau trở thành hiệu trưởng. Trương Bá Linh hồi thanh niên đã học ở trường lính thủy Bắc Dương ở Thiên Tân, sau khi tốt nghiệp làm sĩ quan hạ cấp ở sư đoàn lính thủy Bắc Dương. Năm 1895, hạm đội Bắc Dương bị thất bại bởi hải quân Nhật Bản vốn thực lực không bằng sư đoàn lính thủy của Trung Quốc trong trận hải chiến Giáp Ngọ. Năm 1898, quân chiếm lĩnh Nhật Bản do áp lực đã giao trả lại Uy Hải Vệ và Lưu Công Đảo cho Trung Quốc. Nhưng chính quyền triều Thanh bị áp lực của Anh, buộc phải hai tay dâng hai nơi này cho Anh thuê trong nháy mắt. Khi ấy, Trương Bá Linh vừa mới tốt nghiệp trường lính thủy Bắc Dương, nhận lệnh theo tàu đến Lưu Công Đảo, thế nên ông đã tận mắt nhìn thấy cảnh đau lòng: Đầu tiên là hạ cờ của Nhật Bản xuống, sau đó treo cờ của Trung Quốc lên, tiếp đến hạ cờ của Trung Quốc xuống, lại treo cờ của Anh lên. Sự nhục nhã như vậy khiến cho Trương Bá Linh cảm nhận sâu sắc, rằng con đường cứu nước không phải là ở chỗ mua tàu chế tạo pháo, mà là ở chỗ mở trường học kiểu mới để cải tạo tính dân tộc của người Trung Quốc. Trương Bá Linh là tín đồ cơ đốc, vì bối cảnh này của Trương Bá Linh, nên mấy năm đầu Nam Khai từng nhận được chi viện vốn từ giáo hội Mỹ. Vì vậy từ lâu đã có cách nói như thế này: Nam Khai học đường là do Mỹ mở. Nam Khai dưới sự lãnh đạo của Trương Bá Linh quả thật đã tiếp thu rất nhiều quan niệm giáo dục mới của phương Tây. Ông ta mời giáo viên tiếng Anh và giáo viên dạy toán từ Anh sang. Chương trình học ngoài văn học Trung Quốc và văn học Anh ra, còn có các môn toán học, sinh vật, hoá học, địa lý. Mỗi một học sinh cần phải được giáo dục cả đức, trí, thể. Tất nhiên, chi phí của trường điểm này cũng rất đắt đỏ. https://thuviensach.vn Khi Chu Ân Lai mới vào Nam Khai, với những biểu hiện xuất sắc tốt cả về phẩm chất lẫn học tập đã giành được sự yêu quý của Nghiêm Phạm Tôn, và sự khen ngợi của Trương Bá Linh. Do hoàn cảnh kinh tế khó khăn của Chu Ân Lai, hai người Nghiêm, Trương quyết định không thu học phí của ông ta, kết quả là Chu Ân Lai bắt đầu từ năm thứ hai nhập học, đã trở thành học sinh duy nhất được miễn nộp học phí. Nghiêm Phạm Tôn thông qua một người bạn đề nghị với Chu Ân Lai rằng, muốn để ông ta làm con rể của mình, nhưng Chu Ân Lai lịch sự từ chối. Ông ta nói với người bạn kia rằng: "Tôi là một học sinh nghèo, nếu tôi chấp nhận cuộc hôn nhân với nhà họ Nghiêm có danh vọng, thì việc gì tôi cũng phải nghe theo họ." Về sau, Trương Bá Linh từng khuyên Chu Ân Lai đi Mỹ học, nhưng sau đó Chu Ân Lai do không đủ tiền nên đi Nhật Bản. Khi Ôn Gia Bảo vào Nam Khai vào những năm 50 của thế kỷ trước, Nghiêm Phạm Tôn đã bệnh mất từ lâu, để kỷ niệm người sáng lập này, trường trung học Nam Khai đặt tên cho toà nhà phía nam của trường là "Phạm Tôn lầu". Ôn Gia Bảo đã hoàn thành khoá học trung học của mình ở toà nhà "Phạm Tôn lầu" này. Bây giờ toà nhà này đã biến thành thư viện. Bạn học trung học của Ôn Gia Bảo là Chu Cương và Chu Cảnh Thần nhớ lại, thành tích học tập của Ôn Gia Bảo xuất sắc, vì vậy được cử làm cán bộ phụ trách học tập của lớp 3 D của họ. Cán bộ phụ trách không chỉ có giúp giáo viên thu bài tập, còn cần phụ đạo các bạn ôn tập bài vở. Khi Ôn Gia Bảo làm cán bộ phụ trách đã thể hiện năng lực lãnh đạo rồi. Ông một mặt không quản vất vả vui vẻ giúp đỡ các bạn, một mặt khác yêu cầu nghiêm khắc đối với mình, làm việc thận trọng. Nhìn tướng mạo của Ôn Gia Bảo tuy gầy yếu, nhưng thể chất của ông không tồi, ông thích chơi bóng chuyền, cũng thích môn thể thao chạy đường dài. Trường trung học Nam Khai nổi tiếng nghiêm https://thuviensach.vn túc trong dạy học, thông thường mỗi năm đào thải một lớp. Nói chung, thi cuối kỳ có hai môn không đạt thì bị đào thải, còn đạo đức hoặc thể dục chỉ cần một môn không đạt là bị đào thải. Ôn Gia Bảo có thể coi là một học sinh "ba tốt": học tập tốt, đạo đức tốt, thể dục tốt. Về sau khi ông đăng ký thi đại học, ông chọn học ngành địa chất, có lẽ cũng liên quan tới việc ông rất tự tin về tố chất thể lực của mình. Bạn học cũ của ông nói, mỗi khi tới mùa hè nhà trường đều tổ chức mọi người đi về nông thôn lao động, bất kể là cuốc cỏ, hay là nhổ lúa mạch, đôi khi là đuổi chim sẻ, Ôn Gia Bảo đều làm rất tích cực, chịu khó chịu khổ. Chu Ân Lai 15 tuổi vào Nam Khai, Ôn Gia Bảo cũng 15 tuổi vào Nam Khai. Có điều khác là, khi Ôn Gia Bảo bước theo chân của Chu Ân Lai vào học ở Nam Khai, thì Chu Ân Lai đã làm Thủ tướng của Trung Quốc rồi. Khi Ôn Gia Bảo vào Nam Khai, Chu Ân Lai đã là niềm kiêu hãnh vô song của trường trung học Nam Khai. Không biết Ôn Gia Bảo trưởng thành lên trong môi trường Nam Khai như vậy, khi ấy ông có coi Chu Ân Lai là tấm gương để mình noi theo hay không, khi ấy ông có hoài bão lớn như vậy hay không, không ai có thể biết được, nhưng số phận cuối cùng lại để ông cùng với Chu Ân Lai sánh ngang vai với nhau. Năm 1917, Chu Ân Lai tốt nghiệp Nam Khai với thành tích điểm số trung bình môn là 89,72 điểm, hiệu trưởng Trương Bá Linh ghi lời nhận xét về ông ta là: "Tính tình ôn hoà, thành thực, giàu tình cảm, hễ là giúp đỡ bạn bè và việc công thì đều dốc hết sức mình." Năm 1960, Ôn Gia Bảo tốt nghiệp Nam Khai với thành tích điểm số trung bình môn là bao nhiêu thì nhà trường không chịu công bố. https://thuviensach.vn Lời nhận xét của nhà trường cũng lấy lý do giữ bí mật nên không thể công bố ra ngoài. Tóm lại, thành tích và biểu hiện của Ôn Gia Bảo ở Nam Khai đều thuộc loại xuất sắc, dường như là không thua kém gì Chu Ân Lai. Chu Ân Lai năm xưa học ở lớp học tại lầu "Bá Linh", Ôn Gia Bảo năm xưa học ở lớp học tại lầu "Phạm Tôn". Hai người tuy lớp học khác nhau, nhưng đều là những lầu cũ lấy tên của những người sáng lập ra Nam Khai. Trong ngôi trường cổ truyền thống này duy trì một cách nhất quán nhiều nội quy. Bài hát của trường Nam Khai viết: "Bờ biển Bột Hải, bờ sông Bạch Hà, nguy nga tinh thần Nam Khai chúng ta..." Nội dung của tinh thần Nam Khai là: ái quốc, kính nghiệp, lạc quần, tiến thủ. Còn giáo huấn của trường Nam Khai là: "Doãn công doãn năng, nhật tân nguyệt dị". "Công" là công đức yêu nước yêu nhân dân; "năng" là chỉ năng lực phục vụ xã hội; "nhật tân nguyệt dị" là chỉ cần phát triển tiến thủ không ngừng (ý của cả câu là "có cả đạo đức chung và năng lực, ngày một tiến bộ"). Câu cách ngôn về tướng mạo của Nam Khai là: Mặt phải sạch, tóc phải gọn, quần áo chỉnh tề, cúc áo ngay ngắn; đầu nhìn thẳng, hai vai cân, ngực mở rộng, lưng phải thẳng; tính khí không được kiêu ngạo, không được thô bạo, không được nóng vội, sắc mặt hài hoà, yên tĩnh, trang nghiêm. Thời kỳ thanh niên là thời kỳ thể lực và tâm lý phát triển mạnh mẽ nhất của một con người, nếu như thường xuyên được giáo dục một cách có ý thức bằng tinh thần, lời giáo huấn, câu cách ngôn của trường này, sớm muộn sẽ có tác dụng. Nhìn chung về tố chất và tu dưỡng được biểu hiện qua con người Chu Ân Lai và Ôn Gia Bảo, họ https://thuviensach.vn tuy là những người không cùng thời đại, nhưng trước sau đã thể hiện giống nhau một thứ phẩm chất đặc biệt. Nếu đem Ôn Gia Bảo so sánh với Chu Ân Lai, thì có thể phát hiện thấy họ có không ít điểm giống nhau: Lời nhận xét của bạn bè cũ ở Nam Khai của Chu Ân Lai đánh giá về ông ta là: Không tỏ thái độ một cách tuỳ tiện, thích quan sát đối phương, sau khi quan sát hành động lắng nghe lời nói của đối phương rồi, mới nói ra quan điểm của mình. Bạn học cũ của Ôn Gia Bảo ở Nam Khai nhận xét về ông là: Làm việc thận trọng. Sau khi Chu Ân Lai vào Nam Khai, do thành tích học tập xuất sắc, năm thứ hai ông đã trở thành học sinh duy nhất trong trường được miễn nộp học phí. Ôn Gia Bảo do thành tích học tập xuất sắc mà trở thành cán bộ phụ trách học tập của lớp. Chu Ân Lai thích thể dục, vào mỗi buổi sáng ông đều dậy sớm chạy bộ, từng giành giải nhất môn nhảy cao tại đại hội thể thao của trường. Chu Ân Lai làm việc hết sức tích cực. Ôn Gia Bảo cũng làm việc rất tích cực. Chu Ân Lai từng để lại Nam Khai dòng chữ: "Tôi yêu Nam Khai." Ôn Gia Bảo để lại bút tích ở Nam Khai: "Nam Khai trẻ mãi." Nam Khai đến nay vẫn là trường trung học tốt nhất ở Thiên Tân. Trong số học sinh mà trường bồi dưỡng trong những năm https://thuviensach.vn gần đây từng có 7 học sinh đoạt huy chương vàng và huy chương bạc trong các cuộc thi Ô-lim-píc quốc tế môn toán học, vật lý, hoá học, tin học. Nam Khai tự đánh giá về mình: Từ xưa tới nay trường luôn coi trọng giáo dục tố chất chỉnh thể, coi trọng bồi dưỡng huấn luyện tư duy, năng lực thực tế và ứng dụng của học sinh, bồi dưỡng học sinh trở thành xuất sắc cả về đạo đức lẫn học tập, ý chí mạnh thể lực tốt, thành nhân tài có ý thức sáng tạo. Năm 2004, Nam Khai sẽ kỷ niệm 100 năm thành lập trường. Một nhà lãnh đạo của nhà trường tiết lộ, đến khi kỷ niệm 100 năm, nhà trường có kế hoạch kết hợp hình ảnh của Chu Ân Lai và Ôn Gia Bảo để tuyên truyền rầm rộ cho nhà trường. Hiện nay nhà trường đang thu thập ảnh chụp thuở thanh thiếu niên của Ôn Gia Bảo từ những người bạn học của ông. Phía nhà trường nói, Ôn Gia Bảo luôn rất kín tiếng, ông không để tuyên truyền cá nhân mình. Năm 1999, nhân dịp kỷ niệm 95 năm thành lập trường, nhà trường muốn làm nổi bật Ôn Gia Bảo lên, nhưng xét tới bối cảnh đặc biệt của ông, nên không khuyếch trương. Thế nhưng, Ôn Gia Bảo hết sức quan tâm tới trường trung học Nam Khai, khi Nam Khai chuẩn bị xây dựng lầu Tường Vũ, Ôn Gia Bảo từng cùng với nữ hiệu trưởng của trường là bà Khang Tụ Nham thảo luận về bản thiết kế của toà nhà Tường Vũ. "Tường Vũ" là chữ của Chu Ân Lai viết. Toà nhà lớn uy nghi hiện đại nhất, có dòng chữ đặt tên của Chu Ân Lai, Ôn Gia Bảo tham gia vào đó, tất nhiên là càng thể hiện ý nghĩa lớn lao. Vào trước ngày kỷ niệm 95 năm thành lập trường, Giang Trạch Dân đã đề chữ toà nhà "Tường Vũ" cho trường trung học Nam Khai. Lưu Thiếu Kỳ nói với sinh viên tốt nghiệp Học viện địa chất Bắc Kinh rằng, đội viên thăm dò địa chất ngày nay chính là đội https://thuviensach.vn viên du kích của thời kỳ xây dựng, "bây giờ đến lượt các bạn đánh du kích rồi." Năm 1960, Ôn Gia Bảo thi đỗ vào khoa địa chất khoáng sản 1 của Học viện Địa chất Bắc Kinh, chuyên ngành là đo lường địa chất và tìm quặng. Với việc học hành ở trung học và thành tích thi trung học của Ôn Gia Bảo, ông có thể thi đỗ vào Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa. Thế nhưng ông lại chọn học ngành địa chất và tìm quặng. Sự lựa chọn mục tiêu lớn này hẳn có liên quan tới bầu không khí xã hội mà ông ở vào lúc bấy giờ, cống hiến sức mình cho xây dựng nền công nghiệp nước nhà hòng thể hiện sự theo đuổi lớn của thanh niên. Học viện địa chất Bắc Kinh trên thực tế có mối quan hệ khăng khít với Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa. Tháng 10 năm 1952, để đáp ứng nhu cầu triển khai xây dựng kinh tế trên quy mô lớn của nước Trung Quốc mới, các khoa địa chất của trường Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Thiên Tân, Học viện đường sắt Đường Sơn, Đại học Tây Bắc đã hợp nhất thành lập Học viện địa chất Bắc Kinh. Vào thời kỳ đầu thành lập nước Trung Quốc mới, đứng trước sức mạnh địa chất cực kỳ yếu kém, Mao Trạch Đông từng lo lắng chỉ ra: "Công tác địa chất làm không tốt, một con ngựa yếu kém, hàng vạn con ngựa khác không thể tiến lên được." Vì vậy, câu "phát triển ngành khoáng sản" mà Mao Trạch Đông viết cho một lưu học sinh Trung Quốc du học Liên Xô chuyên ngành tìm quặng đã trở thành một lá cờ hiệu của ngành khoáng sản Trung Quốc. Phát triển ngành khoáng sản đã trở thành lĩnh vực ưu tiên phát triển có tính chính trị, tính chiến lược và triển vọng trong xây dựng nền kinh tế Trung Quốc lúc bấy giờ. https://thuviensach.vn Năm 1960, Học viện Địa chất Bắc Kinh được bầu là "Học viện cờ đỏ trên mặt trận Văn hoá Giáo dục thành phố Bắc Kinh", cùng năm học viên được đứng vào hàng ngũ 64 trường đại học cao đẳng trọng điểm của cả nước. Ôn Gia Bảo đúng vào năm đó thi đỗ vào Học viện Địa chất Bắc Kinh. Là trùng hợp? Hay là sự lựa chọn kỹ càng? Không thể biết được. Vào những năm đó, vai trò của các nhà địa chất học vô cùng nổi bật ở Trung Quốc. Năm 1959, mỏ dầu Đại Khánh, cơ sở dầu mỏ đầu tiên của Trung Quốc vừa mới phát hiện ra mạch dầu công nghiệp ở bồn địa Tùng Nộn, từ đó Trung Quốc đã trút bỏ được cái tên "quốc gia nghèo dầu mỏ". Phát hiện ra mỏ dầu, trở thành cống hiến lớn xuyên thế kỷ. Song song với việc Đảng Cộng sản ca ngợi rầm rộ cống hiến to lớn đó, Ôn Gia Bảo 17 tuổi trên mình mang hoài bão, máu trong người ông lẽ nào lại không nóng lên? Lý Tứ Quang, người đã từng đảm nhiệm chức Chủ nhiệm Hội đồng trù bị Học viện Địa chất Bắc Kinh, tên của ông ta được lan truyền rộng rãi như một anh hùng vậy. Việc phát hiện ra mỏ dầu Đại Khánh, căn cứ vào lý luận lực học địa chất của Lý Tứ Quang, Giáo sư của Học viện Địa chất là Phan Chung Tường lần đầu tiên đưa ra "thuyết lục địa sản sinh dầu mỏ", trực tiếp trả lời vấn đề Trung Quốc thiếu dầu mỏ mà các nhà địa chất học nước ngoài đưa ra căn cứ vào "thuyết hải dương sản sinh dầu mỏ", chỉ ra phương hướng thăm dò dầu mỏ của Trung Quốc, đó là cống hiến to lớn. Thanh thiếu niên ở bất kỳ thời đại nào cũng vậy, thích theo đuổi thần tượng. Thời đại của Ôn Gia Bảo, nhà khoa học là thần tượng mà mọi người ngưỡng mộ nhất. Từ đó có thể thấy, thần tượng của Ôn Gia Bảo phải là Lý Tứ Quang, ông có lẽ từng có giấc mơ trở thành một nhà khoa học lớn giống như Lý Tứ Quang vậy. https://thuviensach.vn Lý Tứ Quang năm 16 tuổi sang Nhật Bản học đóng tàu, trong thời gian đó trở thành hội viên đồng minh trẻ tuổi nhất thời cách mạng Tân Hợi. Năm 21 tuổi, Lý Tứ Quang về nước, được ủy nhiệm làm trưởng công ty thực nghiệp tỉnh Hồ Bắc. Sau khi cách mạng Tân Hợi thất bại, với sự chi viện của Tôn Trung Sơn, Lý Tứ Quang sang Anh học khai thác quặng, một năm sau lại đổi sang học địa chất, từ đó bước vào cung điện địa chất. Năm 1918, Lý Tứ Quang viết luận văn "Nền địa chất Trung Quốc", năm 1920 được Thái Nguyên Bồi mời dạy ở trường Đại học Bắc Kinh. Lý luận lực học địa chất của ông ta đã phát huy vai trò không thể đánh giá thấp trong việc Trung Quốc tìm ra một loạt mỏ dầu và khí đốt. Ngoài những cái đó ra, Lý Tứ Quang cũng có cống hiến xuyên thời đại đối với ngành dự báo động đất của Trung Quốc. Năm 1966, sau trận động đất ở Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, Chu Ân Lai và Lý Tứ Quang cùng đến hiện trường, thấy tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản sau trận động đất, Chu Ân Lai tìm đến vài chuyên gia trong đó có Lý Tứ Quang để bàn bạc, mong giải quyết vấn đề dự báo động đất. Nhiều người cho rằng các nước phát triển từ nhiều năm nay đã không giải quyết được vấn đề này, Trung Quốc lại càng khó có thể giải quyết được. Về điểm này, duy chỉ có Lý Tứ Quang là phản bác lại người khác, cho rằng có thể giải quyết được. Ông ta lấy lý luận lực học địa chất làm căn cứ, tìm hiểu mối quan hệ giữa động đất và ứng lực cấu tạo, dùng biến đổi giá trị ứng lực đất trong không gian thời gian để theo dõi và dự báo động đất, hiện nay trình độ nghiên cứu này nghe nói đã vào hàng ngũ tiên tiến trên thế giới. Khi Ôn Gia Bảo vào trường, đã có vinh hạnh được gặp Viện trưởng Cao Nguyên Quý, về sau khi ông nhắc tới Viện trưởng Cao Nguyên Quý, giọng vẫn hết sức bồi hồi. Năm 1960, phong trào phê phán giới học thuật Trung Quốc nổi lên mạnh mẽ, giới địa chất cũng dấy https://thuviensach.vn lên phong trào phê phán giới lãnh đạo, các chuyên gia. Một số sinh viên của Học viện địa chất chịu ảnh hưởng của bên ngoài, cũng muốn tiến hành phê phán một số chương trình học. Nhưng Cao Nguyên Quý sau khi trưng cầu ý kiến của các chuyên gia ở Học viện địa chất đã chủ trương án binh bất động, không theo trào lưu này. Vì vậy cũng đã tạo môi trường học tập tốt cho những sinh viên mới vào trường như Ôn Gia Bảo. Để làm cho sinh viên thích ứng với môi trường công tác gian khổ sau này, Cao Nguyên Quý đã đưa ra yêu cầu cao về các mặt thể lực, ý chí, tư tưởng, phẩm chất đối với sinh viên của trường, yêu cầu họ hàng năm phải đi dã ngoại và thực tập ở nông thôn, coi leo núi và bơi lội là những môn học bắt buộc. Sinh viên của Học viện địa chất gần như ai cũng là kiện tướng thể thao cấp quốc gia, trong số các vận động viên leo núi nổi tiếng có không ít người xuất phát từ Học viện địa chất. Lâu nay, Học viện địa chất thịnh hành một câu nói như thế này: "Đội viên du kích của thời kỳ xây dựng". Câu nói này là của Lưu Thiếu Kỳ tặng cho các học trò địa chất. Tháng 5 năm 1957, hơn 50 đại biểu sinh viên tốt nghiệp của Học viện Địa chất Bắc Kinh được mời đến Trung Nam Hải, toạ đàm trực tiếp với Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ. Lưu Thiếu Kỳ để các sinh viên nói trước, nói hết những suy nghĩ của mình. Các sinh viên đua nhau nói, có người hỏi: "Sau này chúng tôi bước vào cuộc sống, làm thế nào để giữ được khí thế thanh niên trong môi trường phức tạp hơn nhiều so với trường học?" Có người hỏi: "Bây giờ chúng ta vừa không đánh trận lại không tiến hành cải cách ruộng đất, làm thế nào để làm cho mình không lạc hậu về chính trị?" Có người hỏi: "Sau khi đi công tác dã ngoại, điều kiện các mặt sẽ rất kém, làm thế nào mới có thể không trở thành một 'thợ địa chất' tầm thường?"... https://thuviensach.vn Khi Lưu Thiếu Kỳ trả lời các câu hỏi của sinh viên, đã ví von như thế này: Các đồng chí của Đảng chúng ta đã đánh du kích hơn 20 năm, chưa bao giờ rời khỏi tay súng. Đánh du kích rất gian khổ, sống cuộc sống dã ngoại, ăn mặc đều vô cùng khó khăn. Những người làm công tác địa chất ngày nay cũng không khác gì mấy so với thời xưa chúng tôi đánh du kích, nếu nói chúng tôi thời đó là đội viên du kích của thời kỳ chiến tranh, vậy thì các đội viên thăm dò địa chất ngày nay chính là đội viên du kích của thời kỳ xây dựng. "Bây giờ đã đến lượt các bạn đánh du kích rồi". Lưu Thiếu Kỳ tặng cho các sinh viên một khẩu súng săn, đồng thời dặn dò họ, "Các bạn chịu gian khổ một chút, là vì hạnh phúc của 600 triệu người đấy!" Nguyên Thứ trưởng Bộ Địa chất Khoáng sản Hà Trường Công từng diễn thuyết với Ôn Gia Bảo và các bạn: "Có người coi thường công tác địa chất, đó là tư tưởng chết tiệt! Có người sợ làm đội viên địa chất sẽ không tìm được người yêu, đó là không có triển vọng gì...Chỉ cần các bạn cống hiến cho đất nước, thì ai không tìm được người yêu tôi sẽ lo hết." Qua bức ảnh chụp từ thời Ôn Gia Bảo học đại học, bạn có thể thấy được nét lạnh lùng hiếm có trên khuôn mặt của ông, trên khuôn mặt gầy gò đó hiện lên nét tang thương không phù hợp với tuổi của ông. Nét tang thương này chưa bao giờ còn thấy lại kể từ khi ông trở thành nhân vật của công chúng ở Bắc Kinh hàng chục năm sau đó. Có thể, con người ông trong bức ảnh vừa mới đi dã ngoại trở về, những khó khăn gian khổ đều hằn lên khuôn mặt. Từ đó có thể thấy được sự tàn khốc của môi trường bên ngoài. Có sinh viên sau khi vào trường rồi, đối mặt với sự rèn luyện khó có thể chịu đựng nổi, đã đánh bài lùi. Nhưng Ôn Gia Bảo đã cắn răng chịu đựng vượt qua được. Khi đăng ký thi vào Học viện địa chất, mặc dù suy nghĩ https://thuviensach.vn của họ cao thượng, nhưng người trong xã hội không phải là ai cũng nhìn họ bằng ánh mắt cao thượng. Qua bài báo cáo giáo dục tư tưởng chuyên môn đối với sinh viên mới lúc đó của Thứ trưởng Bộ Địa chất Khoáng sản Hà Trường Công, có thể thấy được một nỗi chua xót khác của "đội viên du kích thời kỳ xây dựng". "Có người coi thường công tác địa chất, đó là tư tưởng chết tiệt. Có người sợ làm đội viên địa chất không tìm được người yêu, đó là không có triển vọng, cũng là bạn không có bản lĩnh...Xây dựng tổ quốc cần những sinh viên đại học lập chí làm địa chất, cần các bạn tìm cho đất nước nhiều kho báu hơn, kho báu dưới lòng đất đang vẫy gọi các bạn! Chỉ cần các bạn cống hiến cho đất nước, ai không tìm được người yêu thì tôi lo hết." Ôn Gia Bảo cũng từng mắt thấy tai nghe những lời khích lệ như vậy của Hà Trường Công, không biết khi ấy ông có từng lo lắng tới vấn đề không lấy được vợ hay không, nhưng câu "nói tục" của Hà Trường Công chắc chắn khiến cho trong lòng họ cảm thấy ấm áp. 40 năm sau, khi quay lại trường thăm thầy trò Học viện Địa chất, ông còn nhắc tới nhà lãnh đạo cũ Hà Trường Công này với lòng tràn đầy kính trọng và tình cảm nhớ nhung. Nghe bài hát của trường Học viện địa chất, có thể cảm nhận được vài phần lai lịch những nét tang thương trên khuôn mặt của Ôn Gia Bảo: "Là gió trong khe núi, thổi tung ngọn cờ đỏ của chúng ta; là cơn mưa dữ dội, rửa sạch lều bạt của chúng ta; là sao trên trời, thắp sáng ngọn đèn cho chúng ta; là chim trong rừng, báo sáng cho chúng ta; là bao nhiêu son sông, hội tụ thành biển lớn; đem trí tuệ vô tận của chúng ta dâng hiến cho tổ quốc và nhân dân. Chúng ta có lòng nhiệt tình rực cháy, chiến thắng mọi mệt nhọc và giá lạnh; khoác lên mình hành trang của chúng ta, trèo lên từng đỉnh núi; chúng ta lòng tràn đầy hy vọng vô hạn, tìm ra những kho quặng phong phú cho tổ quốc." https://thuviensach.vn Những sinh viên đang học địa chất dường như đã xử lý bằng cách lãng mạn hoá sự gian khổ đó. Một sinh viên viết trên "Đặc san nhà trường Đại học Địa chất Trung Quốc": "Thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, không những có thể hun đúc tình cảm của con người, tưới nhuần tâm hồn của con người, cũng có thể làm dịu đi thần kinh của con người, đặc biệt là trong xã hội hiện đại hoá mà áp lực cuộc sống ngày càng lớn, có thể thực hiện được sự tự cứu rỗi tư tưởng văn hoá và tinh thần." Sinh viên này còn dùng câu nói của Đác-uyn để nhắc nhở bạn bè của mình: "Đừng nên vì lâu ngày vùi đầu vào khoa học mà đánh mất đi năng lực cảm nhận đối với cuộc sống, đối với cái đẹp, đối với ý thơ." Thời đại của Ôn Gia Bảo có từng đem theo tình cảm hưởng thụ và lãng mạn này để đi dã ngoại "đánh du kích" hay không? Mặc dù trong bài hát của trường có vang lên ý thơ lãng mạn, nhưng hiện thực thật sự có lẽ là không. Cái mà Ôn Gia Bảo cảm nhận được có lẽ là sự bần cùng và khốn khổ nhất của nông dân. Ngày 6 tháng 10 năm 2002, Ôn Gia Bảo lặng lẽ quay về trường một chuyến. Ông tận dụng 7 ngày nghỉ nhân dịp Quốc khánh ăn mặc bình thường về thăm trường. Nhà trường đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập trường, ông cần phải về thăm, nhưng ông không muốn gây cho mọi người cảm giác "áo gấm về trường", vì vậy ông cố ý tránh ngày lễ lớn kỷ niệm 50 năm thành lập trường mà nhà trường long trọng tổ chức vào ngày 20 tháng 10. Ông dành cơ hội nổi trội đó cho Lý Lam Thanh, Phó Thủ tướng phụ trách giáo dục. Hôm Ôn Gia Bảo về trường, ông đã tiến hành toạ đàm với một số sinh viên ở trường. Ông nói: "Lẽ ra tôi nên tham dự lễ kỷ niệm ngày thành lập trường, vì trường đã dạy dỗ tôi. Trước khi về trường tôi nghĩ, trường rốt cuộc đã cho tôi những gì? Một là kiến thức chuyên môn phong phú, hai là nghị lực khắc phục khó khăn, ba là tăng thêm tình cảm với quần chúng nhân dân." https://thuviensach.vn Về mặt tăng thêm tình cảm với quần chúng nhân dân, ông đã nói rất nhiều. Ông nói với sinh viên: "Khi tôi thực tập leo núi, tận mắt thấy nhiều nơi nghèo khó. Nhiều kỳ nghỉ của tôi đều là sống ở nông thôn." Ông nói với sinh viên, năm xưa khi đi dã ngoại, sống ở nhà nông dân, ăn chung một nồi với nông dân, ngủ chung một bếp lò với nông dân, hiểu được tường tận nỗi khổ cực của nông dân. Ông khuyên sinh viên bây giờ cần học cách chịu đựng gian khổ một chút, thật sự làm bạn với những người nông dân ở quê. Ôn Gia Bảo rất tự hào về những người bạn nông dân mà ông có được qua các giai đoạn: "Tôi có rất nhiều bạn bè nông dân, tôi hiểu được nhân dân, yêu nhân dân, coi mình là con em của nhân dân, cống hiến tất cả những gì của mình cho nhân dân, đây là điều quan trọng nhất." Ôn Gia Bảo sống 8 năm trong trường đại học, trong đó có 5 năm đại học, 3 năm là nghiên cứu sinh. Trong quãng thời gian 8 năm này, tổng cộng có 16 kỳ nghỉ đông nghỉ hè, ông thường đi dã ngoại, đúng như ông từng nói "nhiều kỳ nghỉ là sống ở nông thôn". Ngoài ra, năm 1968 sau khi tốt nghiệp ông được phân về Cam Túc. Hơn 10 năm đo đạc tìm quặng ở bên ngoài, ông có rất nhiều dịp để tiếp xúc với nông thôn Trung Quốc trong thời gian đó. Sự từng trải như vậy chắc chắn là cũng có giúp ích tương đối cho việc ông phụ trách công tác nông thôn ở Trung ương sau này. Nói đến hiểu biết về nông thôn của Trung Quốc, chắc chắn không còn nghi ngờ gì nữa, trong Quốc vụ viện không có ngoài ai khác ngoài Ôn Gia Bảo. Hiệu trưởng Trường Đại học Địa chất Trung Quốc Triệu Bằng Đại rất lấy làm vinh dự về Ôn Gia Bảo, thường lấy Ôn Gia Bảo ra làm tấm gương để khích lệ sinh viên lớp sau. Giáo viên của Đại học Địa chất nói: "Đại học Bắc Kinh còn muốn sáp nhập Đại học Địa https://thuviensach.vn chất vào một học viện bên dưới của mình, thế nhưng đâu có dễ như vậy, Đại học địa chất bây giờ cứng lắm rồi!" Ôn Gia Bảo là người hay nhớ tới tình xưa, tình cảm tôn trọng thầy và hành động tôn trọng thầy của ông đã trở thành giai thoại ở trường Đại học Địa chất. Ngày 6 tháng 10, hôm ông quay về trường, tình cờ gặp thầy Hoắc, thầy giáo thời sinh viên của ông ở trước cửa thư viện. Thầy Hoắc còn chưa nhận ra ông, ông đã buột miệng gọi tên thầy, thầy Hoắc không phải là giáo viên chủ nhiệm của lớp ông, nhưng đến nay ông vẫn nhớ môn học mà thầy Hoắc dạy, khiến cho thầy Hoắc vô cùng cảm động. Sau khi Ôn Gia Bảo từ Cam Túc về Bộ Địa chất Khoáng sản ở Bắc Kinh, ông thường nhân ngày lễ ngày tết đạp xe đạp từ trong thành ra trường ở ngoại thành để thăm giáo viên chủ nhiệm lớp của ông khi xưa. Ngay cả về sau vào Trung Nam Hải làm Chánh Văn phòng Trung ương, sự thăm viếng định kỳ của ông đối với thầy giáo vẫn như trước. Việc làm này của ông đã trở thành giai thoại ở trong trường. Khi Ôn Gia Bảo toạ đàm với các sinh viên, ông đặc biệt nhắc tới chủ nhiệm khoa của mình là Trì Tế Thượng và giáo viên hướng dẫn Mã Hạnh Viên. Ông nhận xét về thầy Trì, kiến thức và cách sống của thầy thật đáng là một tấm gương. Còn tình cảm của ông đối với giáo viên hướng dẫn Mã Hạnh Viên thật sâu đậm, khi thầy giáo bị bệnh mê man bất tỉnh, ông đi đường xa tới trước giường cúi lạy, coi như là lời cảm ơn cuối cùng của học trò đối với thầy giáo. Khi Cao Nguyên Quý qua đời năm 1993, khi ấy Ôn Gia Bảo làm Chánh Văn phòng Trung ương. Ông mặc bộ đồ đen đến viếng ông, hết lòng an ủi phu nhân của Viện trưởng Cao Nguyên Quý. Lời nhận xét chân thành nhất của ông đối với Viện trưởng Cao Nguyên Quý là: " Viện trưởng Cao là nhà lãnh đạo tốt hiểu được trí thức." https://thuviensach.vn Khi chống "hữu", Viện trưởng Cao tích cực bảo vệ giáo viên cốt cán, tránh một số giáo viên bị đánh thành phái hữu. Thời kỳ "Đại cách mạng văn hoá", tuy bản thân ông trở thành "phái đương quyền đầu sỏ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa", nhưng đứng trước áp lực to lớn từ bên trên và bên dưới, ông vẫn đứng ra bảo vệ những cán bộ và giáo viên khác. Ông nói với Hồng vệ binh rằng, cán bộ của trường không phải là "kẻ phản bội", không phải là "bè lũ đen tối", họ là những nhà lãnh đạo bảo vệ Đảng Cộng sản Trung Quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, không phải là "nhà lãnh đạo học thuật phản động", nhà trường có vấn đề gì, thì đều do một mình ông "đứng đầu" chịu trách nhiệm. Nhân phẩm và phong cách của Viện trưởng Cao khiến cho Ôn Gia Bảo khâm phục. Trong "Đại cách mạng văn hoá", quan sát sóng gió từ góc độ nhìn nhận của mình, Ôn Gia Bảo không muốn gia nhập vào cuộc "đấu tranh nóng bỏng", càng không muốn đi phê đấu những người thầy mà mình kính yêu, thế nên ông trở thành "phái tiêu diêu". Sau khi Ôn Gia Bảo rời khỏi nhà trường đi Cam Túc năm 1968 không lâu, năm 1970 Học viện địa chất Bắc Kinh cũng bị chuyển đến Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và biến thành Học viện Địa chất Vũ Hán. Mãi đến sau khi "Đại cách mạng văn hoá" kết thúc, Ban nghiên cứu sinh Học viện Địa chất mới lại một lần nữa chuyển về Bắc Kinh. Về sau Học viện Địa chất Bắc Kinh đổi tên thành Đại học Địa chất Trung Quốc. Hiệu trưởng hiện nay của Đại học Địa chất Trung Quốc là Triệu Bằng Đại rất lấy làm vinh dự về Ôn Gia Bảo và thường đem ông ra để làm tấm gương khích lệ những sinh viên lớp sau. Hiệu trưởng Triệu sở dĩ rất đề cao Ôn Gia Bảo, không phải là vì chức vụ cao của Ôn Gia Bảo, mà là vì mùa hè năm 1998 khi Ôn Gia Bảo chỉ huy chống lũ ở Trường Giang, với kiến thức chuyên môn và khả năng https://thuviensach.vn hơn người đã tránh được mối nguy hại to lớn của việc phân lũ sông Kinh Giang. Đại học Địa chất cho rằng, Ôn Gia Bảo có thể đã không mở van tháo nước vào khi mực nước vượt quá mức báo động vào thời điểm khẩn cấp, rốt cuộc là nhờ vào sự hiểu biết sâu của ông đối với cấu tạo địa chất, điều này là nhờ kiến thức vững chắc do ông học 8 năm trời ở Học viện Địa chất. Nếu như khi ấy thay bằng một nhà lãnh đạo khác thì không ai có thể có được lòng tin và quyết đoán được. Các giáo viên của Đại học Địa chất nói, từ sau khi Ôn Gia Bảo chống lũ thành công, không những danh tiếng của Ôn Gia Bảo vang dội, tiếng tăm của Đại học Địa chất cũng vang dội theo. "Giờ đây, Đại học Bắc Kinh còn muốn sáp nhập Đại học Địa chất vào một học viên do nó quản lý, nhưng đâu có dễ dàng như vậy được, Đại học địa chất bây giờ cứng lắm rồi!" Đại học Bắc Kinh muốn nhập Đại học Địa chất về, Đại học địa chất cho rằng mình bị coi thường. Đại học Địa chất bây giờ đã từ một trường chuyên khoa phát triển thành một trường đại học có tính tổng hợp lấy địa chất, tài nguyên, môi trường, kỹ thuật công trình làm môn học chính, nhiều môn khoa học phối hợp như tự nhiên, công trình, văn học, luật, kinh tế, quản lý. Đại học Địa chất tự khuếch trương mình nói, sinh viên tốt nghiệp của họ đặc biệt có lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm, nhất là có "bốn cái quý" là cơ sở vững chắc, làm việc thực chất, tác phong giản dị, tinh thần sung mãn, được xã hội quan tâm rộng rãi. Nếu như lấy Ôn Gia Bảo làm ví dụ, thì những lời tự khoe khoang về mình của Đại học Địa chất cũng quả thực là danh bất hư https://thuviensach.vn truyền. Thế nhưng, nguy cơ mà tài nguyên địa chất khoáng sản của Trung Quốc trước mắt phải đối mặt cũng là điều không thể né tránh nổi: Tốc độ tăng trưởng của trữ lượng dự trữ của tài nguyên khoáng sản không theo kịp tốc độ tiêu hao, trình độ bảo đảm tài nguyên khoáng sản đang tụt xuống, đã có tới hai phần ba xí nghiệp mỏ quốc hữu đã bước vào thời kỳ trung niên và già cỗi, hơn 400 mỏ quặng do tài nguyên cạn kiệt mà đứng trước nguy cơ đóng cửa, trữ lượng hiện còn lại của 45 loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Trung Quốc đến năm 2000 chỉ còn có 24 loại có thể bảo đảm nhu cầu, đến năm 2020 chỉ còn có 6 loại là có thể bảo đảm nhu cầu. Báo cáo phát triển mới nhất của Viện Khoa học địa chất chỉ ra, ngoài than ra, gần như tất cả các loại tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc đều ở vào tình trạng căng thẳng. Trong vòng hai ba mươi năm nữa sẽ đứng trước tình trạng thiếu thốn tài nguyên trong đó bao gồm dầu mỏ, khí đốt, tăng thêm mức độ ỷ lại vào nhập khẩu, điều này hết sức nguy hiểm đối với an ninh quốc gia. Đến năm 2020, Trung Quốc cần phải nhập khẩu 500 triệu tấn dầu thô và 100 tỷ mét khối khí đốt, lần lượt chiếm 70% và 50% lượng tiêu dùng của Trung Quốc. Theo các chuyên gia tiết lộ, cuộc điều tra lớn về tài nguyên đất đai mới với thời hạn 12 năm kể từ năm 1999, trong thời gian đó điều tra địa chất mỗi năm chỉ đầu tư có 850 triệu Nhân dân tệ, quả thực là quá ít. Đầu tư hữu hiệu cho công tác địa chất của Trung Quốc thấp hơn hẳn so với các nước đang phát triển như ấn Độ, Bra-xin. Kể từ cải cách cơ cấu năm 1998 đến nay, chi phí chủ yếu nhà nước đầu tư cho địa chất vẫn chỉ là chi phí thăm dò địa chất, nhưng một phần chi phí này cùng với việc đội ngũ địa chất thuộc địa phương quản lý, đã được đưa vào ngân sách của tỉnh quản lý. Điều đó không có lợi cho bố trí tổng thể của Trung ương. https://thuviensach.vn Tài nguyên là mạch máu mà một quốc gia dựa vào để tồn tại và phát triển. Những tình hình nguy cấp về địa chất và tài nguyên nói trên, trong lòng Ôn Gia Bảo chắc chắn là hiểu rất rõ. Sau khi ông lên giữ chức vụ, không những cần phải xử lý tốt một loạt vấn đề kinh tế trước mắt, còn cần xử lý tốt những vấn đề chiến lược có liên quan tới tương lai của đất nước này. Vấn đề chiến lược đau đầu là tài nguyên này e rằng cũng đòi hỏi vị "lão thành địa chất" Ôn Gia Bảo thể hiện sự phi thường giống như năm xưa xử lý vấn đề phân lũ Kinh Giang vậy. https://thuviensach.vn Chương 2 ÔN GIA BẢO NỔI LÊN NHƯ THẾ NÀO? n Gia Bảo bước ra từ sa mạc Gô-bi của Cam Túc cuối cùng trở Ô thành Thủ tướng của Trung Quốc, cũng coi như là một việc thần kỳ, khó tránh khỏi khiến những người ưa tò mò bắt đầu tưởng tượng tới những lực lượng tác động phía sau Ôn Gia Bảo. Nguyên nhân nào khiến ông từ một nhân viên kỹ thuật địa chất bước lên diễn đàn chính trị? Rốt cuộc là những người nào xếp sẵn những nấc thang thăng tiến cho từng bước đi của ông? Suy cho cùng ông làm thế nào mà lên được chức Chánh Văn phòng Trung ương? Ông đã dốc sức phục vụ ba vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào? Ông giành được chức Thủ tướng từ chức vụ Phó Thủ tướng đứng hàng cuối cùng như thế nào? Câu đố Hồ Cẩm Đào từ cao nguyên đất đỏ Cam Túc bước ra cuối cùng làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc còn chưa được người ta tìm ra câu trả lời, thì câu đố Ôn Gia Bảo cũng lại lan toả ra khắp nơi cùng với việc ông chính thức nhậm chức Thủ tướng Quốc vụ viện. Do đặc điểm phức tạp của cơ cấu chính trị và sự thiếu công khai trên con đường thăng tiến làm quan của các quan chức Trung Quốc, vì vậy trước và sau khi một nhân vật chính trị quan trọng lên, các luồng thông tin vỉa hè trong khi báo chí chính thức khuyết thiếu, thường luôn nhân cơ hội đó thêm giấm thêm ớt đồn đại này https://thuviensach.vn nọ. Trên thực tế, kiểu thông tin vỉa hè trong nội địa này ảnh hưởng đến báo chí hải ngoại, báo chí hải ngoại đưa tin không thực lại thông qua các con đường quay lại nội địa, cứ đưa tin sai lẫn nhau, khiến cho người ta khó phân biệt được thật giả. Khi người viết đi Cam Túc tìm hiểu về Ôn Gia Bảo, đã tiếp xúc với vài người năm xưa từng là đồng nghiệp và cấp trên đã từng làm việc với Ôn Gia Bảo. Những người ở tít tận miền Tây Bắc này cũng nghe được trong xã hội không ít lời đồn đại liên quan đến phát tích của Ôn Gia Bảo. Hai người trong số họ khi nói chuyện với người viết lần lượt bày tỏ rằng: "Ôn Gia Bảo lên được là vì ông nội của ông ta quen biết với Đặng Tiểu Bình." "Vì khi Đại cách mạng văn hoá ông ấy từng cõng Đặng Phác Phương nhảy lầu đi bệnh viện", điều đó thật là hồ đồ. Vì Ôn Gia Bảo lên như thế nào, chúng tôi biết rõ nhất. Điều khiến cho các đồng nghiệp cũ của Ôn Gia Bảo dở mếu dở cười hơn là, những lời đồn thổi ngoài xã hội không chỉ liên quan đến chính trị của Ôn Gia Bảo, còn liên quan đến cuộc sống của Ôn Gia Bảo. Trương Tử Tĩnh, đồng nghiệp cũ của Ôn Gia Bảo ngày xưa bây giờ nghỉ hưu ở Tửu Tuyền nói: "Có người nói Ôn Gia Bảo đã ly hôn, lấy Lý Tu Bình của Đài Truyền hình (một nữ phát thanh viên thời sự nổi tiếng từ Đài Truyền hình Cam Túc điều về Bắc Kinh), hoàn toàn là nói bậy. Năm ngoái khi tôi đi Bắc Kinh, còn liên lạc với phu nhân của Ôn Gia Bảo là Trương Bồi Lợi nữa cơ." Vậy thì, Ôn Gia Bảo rốt cuộc là bước ra khỏi Cam Túc như thế nào? Về sau lại làm thế nào từng bước từng bước tiến vào vị trí Thủ tướng? Xin hãy tạm để người viết trình bày chi tiết những điều tìm hiểu được. Trên sa mạc Gô-bi trời thì cao hoàng đế thì xa, Ôn Gia Bảo bị cuốn vào cuộc đấu tranh chính trị tàn khốc, bị đày đến nông https://thuviensach.vn trường xa xôi hẻo lánh lao động cực nhọc. Tay dắt lạc đà hoặc trâu lùn đi làm việc ở bên ngoài, mỗi lần đi là cả nửa năm trời. Năm 1968, Ôn Gia Bảo từ Học viện Địa chất Bắc Kinh được phân về đội lực học địa chất, Cục Địa chất tỉnh Cam Túc. Đội lực học địa chất đóng ở Tửu Tuyền, Cam Túc, ông chui đầu vào nơi được gọi là "ốc đảo Gô-bi" này, ông ở đó 11 năm trời. Tửu Tuyền nổi tiếng với cái tên "Dưới thành có suối, nước suối như rượu". Rượu của Tửu Tuyền từng làm say đổ nhiều thi nhân lớn đời Đường. Lý Bạch khi say ở đây đã để lại thơ viết: "Thiên nhược bất ái tửu, tửu tinh bất tại thiên; địa nhược bất ái tửu, địa ứng vô tửu tuyền" (ý là nói: Nếu trời không thích rượu, thì sao có Tửu Tinh ở trên trời; Nếu đất không thích rượu, thì sao đất có Tửu Tuyền). Sầm Tham giữ ghế thái thú Tửu Tuyền sau khi say rượu hát: "Hồ già nhất khúc đoạn nhân trường, toạ thượng tương khán lệ như vũ" (ý là nói: Đàn hồ một khúc cắt ruột gan, ngồi đó nhìn nhau lệ như tuôn). Vương Hàn không chỉ say rượu, còn đắm say bởi dạ quang bôi, đặc sản của Tửu Tuyền: "Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi; tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" (ý là nói: chén dạ quang bôi rượu nho ngon, muốn uống mà đàn tỳ bà giục lên ngựa; đừng cười say nằm trên sa trường, xưa nay chinh chiến mấy ai trở về). Ôn Gia Bảo trẻ tuổi từ Bắc Kinh đến Tửu Tuyền, nhưng không phải là để uống rượu đến say, khi đó phong trào Đại cách mạng văn hoá vẫn còn nước sôi lửa bỏng, đấu tranh giai cấp còn gay gắt dữ dội, chàng thanh niên chất phác vừa mới rời khỏi ghế nhà trường Ôn Gia Bảo này lòng đầy nhiệt tình, mang trong mình kỹ thuật thăm dò tìm quặng tới đây, ông hoàn toàn không ý thức được tính phức tạp chính trị "tuý ngoạ sa trường chinh chiến bất hồi". Tuy phe tạo phản "phe địa phương" ở nơi Học viện Địa chất Bắc Kinh của ông đóng đã một thời nổi tiếng ở Bắc Kinh, nhưng ông là phái tiêu diêu, https://thuviensach.vn không dính dáng vào đó. Không ngờ, trên sa mạc Gô-bi trời thì cao mà hoàng đế thì xa này, ông lại bị cuốn vào cuộc đấu tranh chính trị tàn khốc. Mới đến đội lực học địa chất không lâu, Ôn Gia Bảo do viết chữ Tống rất đẹp nên lập tức được lãnh đạo khen ngợi, được chỉ định đi ghi chép nội dung phê đấu đối với phe đi theo chủ nghĩa tư bản, đặc vụ, giới quyền uy học thuật phản động tại đại hội phê đấu. Một lần, tại hiện trường phê đấu, "phe cách mạng" từ "đấu văn" phát triển sang "đấu võ", đánh đập mạnh tay đối với những người bị phê đấu. Ôn Gia Bảo quả thực không nhịn được nữa, không khỏi quẳng sổ ghi chép xuống chạy lại ngăn cản kẻ đánh người. Kết quả là mũi nhọn đấu tranh chuyển sang ông, do ông đồng tình với "phản cách mạng", nên "phe cách mạng" ngừng quyền ghi chép của ông lại, trừng phạt đưa đi đày ở nông trường hẻo lánh lao động cực nhọc. Chuyến đi này kéo dài một năm. Điều may mắn là Ôn Gia Bảo đã chịu đựng được gian khổ. Khi học đại học trong thời gian đi thực tập, ông từng chịu không ít gian khổ. Khi tốt nghiệp vừa mới được điều động đến Tửu Tuyền, ông cũng từng xuống nông thôn lao động nhiều tháng, vì vậy Ôn Gia Bảo không sợ khổ cực. Lần này bị trừng phạt đi chịu tội ở nông trường, dù khổ cực, nhưng không ai nghe thấy một lời phàn nàn hối hận nào của ông cả. Sau một năm vật lộn, ông quay lại với nghề. Từ nông trường ông quay về đội, được phân về phân đội 5 đội lực học, làm công việc của nhân viên kỹ thuật. Từ đó ông hết năm này tháng khác thăm dò tìm quặng ở bên ngoài, ăn gió nằm sương là chuyện bình thường đối với ông. Các đồng nghiệp của ông năm xưa nhớ lại, có khi nơi mà họ tới không những hoang vu không một bóng người,mà trên trời còn không có chim bay, dưới đất không có hoa cỏ. https://thuviensach.vn Phân đội 5 của Ôn Gia Bảo làm nhiệm vụ điều tra địa chất khu vực, cần điền vào bản đồ địa chất với các tỷ lệ kích thước khác nhau để dùng khi tìm quặng. Đây là công tác địa chất cơ bản nhất, cũng là một trong những công việc vất vả nhất trong ngành. Ôn Gia Bảo làm từ nhân viên kỹ thuật địa chất làm đi, trong 11 năm. Đồng nghiệp cũ của ông năm xưa nhớ lại, ông từng điền hai bức bản đồ ở Kỳ Liên Sơn, đó là vùng núi hoang sơ nhất, những nỗi khổ mà người địa chất phải gánh chịu để hoàn thành công việc này người bây giờ hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi. Môi trường làm việc của đội địa chất khổ cực tới mức nào, Hề Thanh của phòng sáng tác văn học của Bộ Địa chất từng kể lại một câu chuyện nhỏ như thế này. Những năm 50, 60, Đoàn văn công của Bộ Địa chất sánh ngang với tiếng tăm của Đoàn văn công mỏ than, là đoàn văn công ngành nổi tiếng toàn quốc. Thời kỳ đỉnh cao, Đoàn văn công Bộ Địa chất có bốn bộ phận là ban nhạc, đoàn ca múa, đoàn bình kịch, đoàn xiếc, tổng cộng 238 người. Đoàn văn công địa chất khi ấy không chỉ ra ngoài biểu diễn, mà còn chiếu phim, nữ diễn viên thường giặt quần áo cho đội viên địa chất. Một lần, các diễn viên đi tới một phân đội địa chất trong núi cao ở Phúc Kiến. Ô tô đưa họ tới chân núi, quãng đường còn lại chỉ có thể đi bộ lên núi. Leo núi được vài tiếng đồng hồ họ mới đi được một nửa đường, các diễn viên mệt tới mức thở không ra hơi, họ vừa mới định ngồi xuống nghỉ, bỗng nhiên phát hiện thấy gần đó có một tấm bảng gỗ bên cạnh hang núi, bên trên tấm bảng viết mười chữ "Chỗ này có hổ xuất hiện, xin đừng dừng lại". Các thành viên trong đoàn giật mình, họ quên hết mệt nhọc, tranh nhau đi, chẳng mấy chốc họ đã tới được đỉnh núi. Thấy các diễn viên mệt tới mức ngả nghiêng xiêu vẹo, các đội viên địa chất rất xúc động. Buổi tối lại xem biểu diễn, cảnh và người càng khiến họ trào dâng tình cảm, https://thuviensach.vn nước mắt lưng tròng, tới mức trong khi đang biểu diễn đã có đội viên địa chất chạy lên sân khấu ôm chầm lấy diễn viên, khóc thành tiếng. Trên sa mạc Gô-bi ở vùng Tây Bắc thường có những trận cuồng phong, cát vàng bay mù mịt che lấp cả bầu trời. Một nhân viên của đội thăm dò kể với người viết rằng, phân đội nhỏ của họ từng có một lái xe trong khi đang có gió thì anh ta xuống xe nhặt đồ, kết quả là bị gió cát thổi tới mức không nhận ra phương hướng, cũng không còn tìm được vị trí của xe ô tô nữa, cuối cùng bị gió cát vùi tới nghẹt thở mà chết. Phân đội nhỏ của Ôn Gia Bảo có lần khi vào núi tiến hành điều tra khu vực, thì có một đội viên không may gặp nạn. Khi Ôn Gia Bảo và các đồng nghiệp làm việc ở bên ngoài, ngoài đấu tranh với gió cát ra, họ còn phải đấu tranh với sự cô đơn, đấu tranh với dã thú. Màn đêm buông xuống, họ dựng lên lều bạt mỏng, đốt đèn dầu hoả, sau khi vội vàng hoàn thành ghi chép chỉnh lý lại mẫu tiêu bản của một ngày, sự cô đơn lạnh lẽo lại ập tới: gió núi kèm theo tuyết đập vào lều bạt của họ, tiếng sói gào từ xa vẳmg tới. Thông thường, họ cứ đi khoảng nửa năm trời, nỗi khổ sở không dám ngoảnh lại nhìn. Nếu là đội ngũ có đông người, thì còn có ô tô cung cấp lương thực; nếu là ít người thì đành phải tay dắt lạc đà hoặc trâu lùn gùi đồ ăn thức uống và máy móc đi vào núi. Đội viên địa chất già đều có kinh nghiệm như thế này: Bất kể là gió cát thổi tạt, tay giữ lạc đà hoặc trâu lùn cũng không được buông lỏng, nếu không nó chạy mất, chưa nói tới đồ ăn uống không có, ngay cả máy móc thiết bị cũng mất trắng. Trương Tử Tĩnh nhớ lại, một lần ông ta và Ôn Gia Bảo cùng đi dã ngoại, phân đội nhỏ có hơn hai mươi người. Họ dùng trâu lùn thồ vật tư, trèo lên núi Kỳ Liên Sơn cao 4.700 mét so với mặt nước biển. Đêm đến họ ngủ trong lều bạt đơn, mặc tất cả quần áo rồi mà vẫn lạnh tới khác thường. Gặp phải gió to, lều bạt bị thổi căng phồng lên https://thuviensach.vn như cánh buồm, gần như có thể bị gió cuốn đi bất cứ lúc nào. Các đội viên lại phải cố định lều bạt, lại vừa phải bảo vệ vật tư, thật là hãi hết hồn. Thức ăn hàng ngày toàn là lương thực thô và rau cải ép hết nước, hoàn toàn đừng có mơ tới rau tươi. Số phận của Ôn Gia Bảo xoay chuyển ông thoát khỏi công tác thăm dò địa chất, quy về di hoạ của "Đại cách mạng văn hoá" - đấu tranh bè phái. Do vấn đề thành phần, thoạt đầu ông bước vào con đường làm quan không được đắc chí, ngồi một xó lạnh lẽo mất một thời gian tương đối dài. Số phận của Ôn Gia Bảo xoay chuyển, ông thoát khỏi công tác thăm dò địa chất quy về di hoạ của "Đại cách mạng văn hoá" - đấu tranh bè phái. Chuyện dở của "Đại cách mạng văn hoá" lại trở thành điểm bắt đầu tốt đẹp của Ôn Gia Bảo. Sau khi bước vào thập kỷ 70, võ đấu của "Đại cách mạng văn hoá" tuy không còn gay gắt nữa, nhưng đấu tranh bè phái vẫn còn vô cùng nghiêm trọng, đội lực học Tửu Tuyền cũng không ngoại lệ. Khi ấy do trong đội lôi ra được nhiều "đặc vụ Quốc dân Đảng", vì vậy cán bộ cấp phòng bị miễn chức không ít. Công việc đã tới mức không thể vận hành bình thường được nữa, ban lãnh đạo cũng không thể không điều chỉnh. Bí thư mới đến là Vương Tử Thanh bị khốn đốn bởi đấu tranh bè phái nghiêm trọng tồn tại trong đội lực học, thế cô lực mỏng nên không làm gì nổi. Để thay đổi hiện trạng, Vương Tử Thanh quyết định chọn dùng người mới bổ khuyết khu vực cán bộ trung cấp, thế nhưng những ứng cử viên được chọn trong đội, do vấn đề bè phái trong tầng lớp lãnh đạo nên không thể nào thông qua được. Theo như Bạch Chí Vinh, khi ấy làm Chủ nhiệm phòng chính trị của đội lực học, nhớ lại, ông ta trước đây khi xuống phân đội, từng https://thuviensach.vn tiếp xúc với Ôn Gia Bảo, cảm thấy con người này có chính kiến, nghiệp vụ tốt, công tác tốt, cũng không có bè phái gì. Thế là Bạch Chí Vinh giới thiệu với Vương Tử Thanh về Ôn Gia Bảo, đề nghị ông ta xuống khảo sát Ôn Gia Bảo. Vương Tử Thanh xuống phân đội 5 ở đó vài ngày về nói: "Ôn Gia Bảo, được!" Đề bạt cán bộ hành chính từ nhân viên kỹ thuật, tất nhiên là cần phải hỏi ý kiến tổng công trình sư của đội, vì vậy Vương Tử Thanh giao cho Bạch Chí Vinh đi trưng cầu ý kiến của tổng công trình sư Ngụy Thuần Hải. Không ngờ Ngụy Thuần Hải kiên quyết phản đối, lấy lý do trong đội cần cán bộ cốt cán có nghiệp vụ tốt không đồng ý để Ôn Gia Bảo chuyển sang làm hành chính. Bạch Chí Vinh giải thích với Ngụy Thuần Hải, lãnh đạo hành chính trong đội đều là ngoài ngành, không có ai từng học qua địa chất, khi gặp những vấn đề liên quan tới nghiệp vụ, chỉ biết giương mắt lên nghe những nhân viên nghiệp vụ của mình thảo luận và tranh luận, không có khả năng phát biểu và quyết định, lãnh đạo đội hy vọng thay đổi tình trạng này. Nhưng bất luận Bạch Chí Vinh nói khó đến mấy, tổng công trình sư vẫn không đồng ý để Ôn Gia Bảo đổi nghề. Không có cách nào khác, Vương Tử Thanh đành phải đích thân ra tay làm công tác tư tưởng với tổng công trình sư, nhưng vẫn bị từ chối. Không còn biết làm sao, ông đành phải nhờ vào biện pháp hành chính ra lệnh: Điều! Thế nhưng, thông tri xuống tới phân đội 5 của Ôn Gia Bảo, do chủ nghĩa bản vị nhỏ nhen trong đội, ở đó cũng không chịu nhả Ôn Gia Bảo ra. Vương Tử Thanh đành phải một lần nữa truyền đạt mệnh lệnh hành chính ra hạn thời gian điều Ôn Gia Bảo về. https://thuviensach.vn Khi Ôn Gia Bảo nhận mệnh lệnh từ phân đội đến đại đội báo tên, còn đem theo hai chồng lớn báo cáo địa chất và hai bản đồ phác thảo thăm dò địa chất. Sau khi làm cán sự chính trị rồi, mọi người vẫn thường thấy Ôn Gia Bảo tiếp tục chỉnh lý báo cáo tư liệu địa chất mà ông đem về vào thời gian ngoài giờ. Rốt cuộc bản thân Ôn Gia Bảo có muốn đổi nghề hay không, người viết đã hỏi rất nhiều đồng nghiệp cũ của Ôn Gia Bảo, nhưng không ai có thể trả lời được, vì bản thân Ôn Gia Bảo chưa bao giờ nói ý kiến của mình về điểm này. "Tôi là một viên gạch của Đảng, ở đâu cần thì chuyển tới đó." Khi đó, người có thể làm được điểm này là đồng chí tốt được Đảng và nhân dân công nhận. Nếu dùng tiêu chuẩn đó để đánh giá, thì Ôn Gia Bảo chắc chắn là một đồng chí tốt. Sau khi Ôn Gia Bảo về trụ sở đội, ông lập tức bị tổn thương do bè phái. Bí thư muốn đề bạt ông, thế nhưng phó bí thư và đội trưởng kiên quyết phản đối. Hai phe đấu tranh với nhau, người trực tiếp bị oan ức tất nhiên là Ôn Gia Bảo. Phe bên phía không muốn đề bạt Ôn Gia Bảo tìm ra lý do là Ôn Gia Bảo xuất thân không tốt, ông nội của ông từng làm nghị sĩ hạ viện của Quốc dân đảng. Chương I của cuốn sách này đã từng giới thiệu qua, ông nội của Ôn Gia Bảo chỉ từng làm đốc học của khu đông bắc huyện Thiên Tân. Nhưng vào thời người ta chỉ có quan tâm tới thành phần đó, thì chỉ riêng khoản xuất thân đã có thể đưa người ta đến chỗ chết rồi. Về điều này, Vương Tử Thanh cho dù có muốn giúp cũng không thể nào giúp được gì. Do vấn đề thành phần, thoạt đầu Ôn Gia Bảo cũng không được đắc chí, chức cán sự chính trị của phòng chính trị này của ông bị nằm phơi ở đó, ngay cả bàn làm việc ông cũng không có. Trương Tử Tĩnh từ bộ đội chuyển qua làm trưởng phòng bảo vệ là người đôn https://thuviensach.vn hậu và trọng nghĩa khí, ông ta mời Ôn Gia Bảo vào văn phòng của mình, đặt một cái bàn, hai người ngồi đối diện nhau ba năm. Ôn Gia Bảo tuy ngồi ở văn phòng của trụ sở đội, nhưng ông không vứt bỏ đi nghiệp vụ địa chất, có việc gì thuộc lĩnh vực hành chính thì ông làm, không có việc gì thì ông tiếp tục nghiên cứu nghiệp vụ. Về sau, báo cáo và bản đồ mà ông đem từ phân đội về trụ sở đội sau khi chỉnh lý xong được đưa đến nhà xuất bản in. Khi ấy, Trương Tử Tĩnh và những người xung quanh đã phát hiện thấy mỗi khi không có việc gì thì Ôn Gia Bảo lại ôm sách học tiếng Anh học. Ôn Gia Bảo chủ động nhường suất được nâng lương, được mọi người đồng thanh khen ngợi; chủ động yêu cầu đọc báo cáo nghiệp vụ, được lãnh đạo cấp trên đánh giá tốt; biểu hiện tích cực của ông tại hội nghị kế hoạch ở Lan Châu lúc mới tới đã khiến mọi người nhìn bằng con mắt khác. Một vị lãnh đạo già nói: "Đây là một người có tấm lòng." Năm 1979, Sa Luân làm Trưởng phòng địa chất Cục địa chất tỉnh Cam Túc từ Lan Châu đến đội lực học Tửu Tuyền nghiệm thu công việc. Trước khi bắt đầu cuộc họp, Ôn Gia Bảo vừa mới từ chủ nhiệm ban chính trị được đề bạt làm đội phó đội lực học tìm đến Sa Luân, hỏi xem mình có thể giới thiệu tại hội nghị một chút về quan điểm học thuật liên quan đến hướng tìm quặng sắt ở núi Kỳ Liên hay không. Sa Luân nói: "Cậu rời khỏi nghiệp vụ bao nhiêu năm nay, mà vẫn chưa từ bỏ nghiệp vụ tìm quặng hay sao?" Ôn Gia Bảo trả lời: "Tôi vĩnh viễn không bao giờ từ bỏ nghiệp vụ." https://thuviensach.vn Sa Luân trong lòng không khỏi rung động: "Đây là một con người có tấm lòng!" Về sau Sa Luân tiết lộ với người viết tại nhà mình ở Lan Châu rằng, báo cáo học thuật của Ôn Gia Bảo rất đặc sắc, có thể thấy được là ông không xa rời nghiệp vụ, khi ấy Ôn Gia Bảo gây cho ông ta ấn tượng không tồi. Không lâu sau, Sa Luân từ phòng địa chất khoáng sản mà ông ta đã làm trưởng phòng hai mươi năm được đề bạt làm Cục phó Cục địa chất khoáng sản. Lãnh đạo để ông ta tiến cử người kế nhiệm. Ai thích hợp để kế nhiệm đây? Khi ấy có hai loại ý kiến, một loại là trên Cục trực tiếp đề bạt, một loại là điều động ngang từ cán bộ cơ sở. Nếu là đề bạt thăng cấp, danh sách cán bộ cần báo cáo Bộ Địa chất khoáng sản phê chuẩn, còn nếu điều ngang từ bên dưới, thì không cần phải báo cáo lên trên. Sa Luân nghĩ ngay tới Ôn Gia Bảo là người có trình độ nghiệp vụ: Ôn Gia Bảo học lực cao, là nghiên cứu sinh tốt nghiệp ở Bắc Kinh; Ôn Gia Bảo có phẩm chất tốt, trong "Đại cách mạng văn hoá" không bao giờ chỉnh người; Ôn Gia Bảo có năng lực, nghiệp vụ hành chính đều xuất sắc; Ôn Gia Bảo có kinh nghiệm, từng làm việc ở cơ sở. Ôn Gia Bảo khi đó đã là đội phó đội lực học Tửu Tuyền, thuộc cấp phó phòng. Về điểm này, trên Cục phái Phó Cục trưởng là Phàn Nghị đến Tửu Tuyền khảo sát lại, đồng thời cũng khảo sát mấy đội cùng cấp khác. Sau khi khảo sát tổng hợp một lượt, Ôn Gia Bảo được liệt vào ứng cử viên hàng đầu. Có một việc làm mọi người ấn tượng rất sâu, hơn nữa tự đáy lòng họ khâm phục cách sống của Ôn Gia Bảo. Đó là thời kỳ đầu cải cách mở cửa, mọi người khó khăn lắm mới có được một cơ hội nâng lương, ai nấy đều tranh giành cạnh tranh với nhau. Thế nhưng tỷ lệ nâng lương chỉ có 70%, chắc chắn là sẽ có 30% số người không https://thuviensach.vn được nâng lương đợt này. Trung Quốc đại lục kể từ "Đại cách mạng văn hoá" đến nay, tiền lương của công nhân viên chức mấy chục năm không thay đổi, cơ hội nâng lương lần này không ai muốn bỏ lỡ cả. Cuối những năm 70, tiền lương của mọi người đều rất thấp, lương tháng tổng cộng mới vài chục Nhân dân tệ. Trong phút chốc được tăng hơn mười Nhân dân tệ, ai mà không trông ngóng hồi hộp. Trình độ học vấn cao và chức vụ cao của Ôn Gia Bảo trong đội khiến cho ông nghiễm nhiên lọt vào danh sách nâng lương mà không phải bàn cãi gì, thế nhưng khi ông thấy không ít người tranh giành nhau tới mức thái quá vì chỉ tiêu có hạn, thì ông liền chủ động không nhận lấy chỉ tiêu nâng lương. Sự nhường nhịn này của ông, có nghĩa là mỗi tháng ông sẽ lĩnh ít đi hơn mười Nhân dân tệ. Lúc đầu trong đội có không ít người không tin, ngấm ngầm bàn tán sôi nổi, nói ông chẳng qua là giả vờ làm ra vẻ ta đây mà thôi. Nhưng về sau thấy ông nói là làm, nhường thật, thì mọi người không thể không tâm phục khẩu phục. Thế là, Ôn Gia Bảo gần như trở thành "thánh nhân" được mọi người khen ngợi. Trong Cục địa chất khoáng sản cũng có bè phái, nghe nói Sa Luân và Phàn Nghị mỗi người thuộc về một phe khác nhau, nhưng trong vấn đề bổ nhiệm Ôn Gia Bảo, hai người dường như vứt bỏ đi mối hiềm khích bè phái, ý kiến tương đối thống nhất. Về sau, dưới sự chủ trì của Cục trưởng Mã Vạn Lý, Ôn Gia Bảo 37 tuổi được điều về tỉnh thành Lan Châu một cách thuận lợi, giữ chức Phó trưởng phòng địa chất khoáng sản, vị trí trưởng phòng tạm thời để trống. Ôn Gia Bảo mới tới Cục địa chất khoáng sản tỉnh Cam Túc, vừa vặn gặp hội nghị bàn kế hoạch công tác hàng năm của Cục địa chất khoáng sản. Tại hội nghị, Ôn Gia Bảo nhân cơ hội đó đã trình bày báo cáo mà mình chuẩn bị kỹ lưỡng. Bản báo cáo này không những thể hiện trình độ nghiệp vụ của Ôn Gia Bảo, mà còn thể hiện năng lực https://thuviensach.vn tổng hợp của ông. Các vị lãnh đạo chủ chốt của Cục, tổng công trình sư, cán bộ trung cấp đều tham gia hội nghị. Sự thể hiện có chủ ý của Ôn Gia Bảo đã giành được sự nhiệt liệt hoan nghênh bất ngờ của cả hội trường. Tôn Đại Quang khi tuyển chọn đề bạt cán bộ đã đề nghị nhân viên của cơ quan bộ và cơ quan trực thuộc bộ tiến cử ứng cử viên chức thứ trưởng. Cả 5 nhóm không hẹn mà gặp đều tiến cử Ôn Gia Bảo Phó Cục trưởng cục địa chất khoáng sản tỉnh Cam Túc. Ôn Gia Bảo lên Bắc Kinh, phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài đồn ầm lên rằng ông được Bí thư tỉnh ủy Cam Túc lúc đó là Tống Bình cất nhắc, thực chất là không phải như vậy. Kỳ thực, ông được Bộ trưởng Bộ địa chất khoáng sản Tôn Đại Quang cất nhắc. Năm 1979, khi Ôn Gia Bảo làm đội phó đội lực học Tửu Tuyền, Bộ trưởng Tôn Đại Quang từng đưa đội đến khảo sát. Ôn Gia Bảo đã báo cáo công tác trong chưa đầy năm phút với Tôn Đại Quang, về báo cáo của Ôn Gia Bảo, Tôn Đại Quang không nói hay, cũng không nói không hay. Sau khi nghe báo cáo, hai vị trưởng phòng của Bộ địa chất khoáng sản từ Bắc Kinh tháp tùng Tôn Đại Quang tới bắt đầu ngấm ngầm nói chuyện với cán bộ, tiến hành thăm dò kỹ hơn về cán bộ. Ôn Gia Bảo được bố trí tháp tùng Tôn Đại Quang xuất hành vòng vo gần một tháng trời ở hành lang bờ phía tây của sông. Gần một tháng trời sớm tối tiếp xúc với nhau, quan sát của Tôn Đại Quang đối với Ôn Gia Bảo có thể nói là chi tiết đến từng ly từng tí. Nghe nói Ôn Gia Bảo có ấn tượng rất tốt về Tôn Đại Quang, chỉ có điều ông có chút chưa vừa ý đối với việc Tôn Đại Quang trước khi về còn đem theo một ô tô đặc sản dưa Bạch Lan của Cam Túc. Bạn cũ của Ôn Gia Bảo từng tiết lộ, ông là người chính trực, bản thân mình https://thuviensach.vn không chiếm bất cứ lợi lộc nhỏ nào, vì vậy cũng không thuận mắt khi thấy người khác làm như vậy. Ôn Gia Bảo mới điều đến Lan Châu không lâu, với phong trào ra sức tuyển chọn cán bộ trẻ tuổi của Đặng Tiểu Bình, Cục địa chất khoáng sản Cam Túc nhận được chỉ thị từ trên Bộ truyền xuống, phải gấp rút bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dự bị thành thế hệ thứ ba đưa vào các cương vị lãnh đạo. Thế là Cục địa chất khoáng sản lần lượt chọn ra ba lượt người báo lên Bộ, tên của Ôn Gia Bảo được đưa vào danh sách loạt đầu tiên. Khi ấy loạt thứ nhất chọn ra ba người, hiện nay ba người này ngoài Ôn Gia Bảo lên làm Thủ tướng Quốc vụ viện ra, một người hiện là Thứ trưởng Bộ Tài nguyên đất đai, còn một người là Viện sĩ Viện công trình quốc gia, ba người đều có thể coi là xuất sắc. Tôn Đại Quang có một phương thức của riêng mình để lựa chọn cán bộ, chủ yếu là thực hiện qua khảo sát thực tiễn. Ông ta để bộ phận tổ chức sàng lọc ra một số cán bộ cấp cục trẻ tuổi, tố chất tốt, hiểu chuyên môn địa chất, do ông ta dẫn đầu đi đến các cục địa chất các tỉnh cùng điều tra, cùng nghe báo cáo, cùng nghiên cứu công tác, qua đó xem trình độ chính trị, năng lực làm việc và sở trường nghiệp vụ của họ, sau đó lại đưa đối tượng chuẩn bị lựa chọn đề bạt vào trong quần chúng để nghe ngóng phản ánh. Ông ta nói: “Qua phương thức này, sử dụng cán bộ như thế nào thì bản thân ông đã có những tính toán sẵn rồi.” Mùa hè thu năm 1980, Tôn Đại Quang lại một lần nữa dẫn đoàn tới vùng Tây Bắc. Khi tới Cam Túc, trong loạt thứ nhất do Cục địa chất khoáng sản giới thiệu ông đã chọn ra tổng công trình sư Thang Trung Lập (hiện là Viện sĩ Viện công trình quốc gia) cùng đi khảo sát. Khi ấy Ôn Gia Bảo chỉ là một phó trưởng phòng, mà những người tháp tùng khảo sát do Tôn Đại Quang chọn ra từ các nơi đều là cấp phó cục trưởng hoặc tổng công trình sư, do đó lần ấy ông https://thuviensach.vn không được chọn. Tôn Đại Quang đem theo Thang Trung Lập đi Tân Cương một chuyến trở về. Qua khảo sát thực tiễn ông phát hiện người này là có nghiệp vụ chuyên môn cứng, nhưng không thích hợp làm lãnh đạo hành chính, kết quả là ông không trọng dụng. Trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1981, Tôn Đại Quang lại một lần nữa dẫn đoàn đi công tác. Lần này, trong đoàn đã có Phó cục trưởng cục địa chất khoáng sản Cam Túc Ôn Gia Bảo. Ngoài Ôn Gia Bảo ra, đội viên tháp tùng còn có Phó cục trưởng cục địa chất khoáng sản Bắc Kinh Trương Hồng Nhân, Phó cục trưởng cục địa chất khoáng sản Cát Lâm Trương Văn Câu, Phó Cục trưởng cục địa chất khoáng sản Hà Nam Phương Chương Thuận, Phó cục trưởng cục địa chất khoáng sản Hồ Nam Tống Thụy Tường, Phó Cục trưởng cục địa chất khoáng sản Quý Châu Hàn Chí Quân. Ngoài ra còn có trưởng ban tổ chức Bộ địa chất khoáng sản Mậu Xuân Vinh, trưởng phòng Ban tổ chức Bộ địa chất khoáng sản Vương Thục Cầm và hai thư ký của Tôn Đại Quang. Ôn Gia Bảo theo Tôn Đại Quang đi điều tra nghiên cứu hơn một tháng ở các tỉnh đông bắc như Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, hàng ngày lịch trình đều xếp kín, nếu không ngồi ô tô đến khu mỏ, đến khu máy móc, thì lại ngồi nghe báo cáo, toạ đàm. Nội dung điều tra nghiên cứu của họ rất rộng bao gồm vấn đề về địa chất tìm quặng, ban lãnh đạo, công tác tư tưởng, cơ cấu lãnh đạo, đãi ngộ tri thức, giao thông thiết bị, đoàn kết dân tộc. Hầu như bao quát tất cả mọi mặt. Cách làm độc đáo của Tôn Đại Quang là để cho các nhân viên cùng đi thảo luận đầy đủ, cởi mở tấm lòng, phát biểu ý kiến và kiến nghị, thậm chí khuyến khích mọi người tranh luận. Còn mỗi khi thảo luận nội bộ, Tôn Đại Quang chủ yếu dùng mắt để quan sát, tai lắng nghe, rất ít nói. Ông đặc biệt coi trọng quan sát năng lực phân https://thuviensach.vn tích tổng hợp và tầm cao nhận thức chiến lược của những nhân tài ưu tú nổi lên sau. Ngoài họp thảo luận, Tôn Đại Quang còn gần gũi với các đội viên tiến hành trao đổi riêng, ngấm ngầm tìm hiểu đặc điểm tính cách và trình độ tư tưởng của những người này. Cuối cùng, Tôn Đại Quang để từng phó cục trưởng tham gia điều tra nghiên cứu, tiến hành tổng kết, lấy đó làm bài thi tốt nghiệp. Trong đội ngũ điều tra nghiên cứu lần thứ nhất, Phó cục trưởng cục Địa chất khoáng sản Giang Tây là Chu Huấn biểu hiện nổi bật nhất, Tôn Đại Quang nhắm trúng ông ta, kết quả hai năm sau Chu Huấn được đề bạt làm Thứ trưởng Bộ Địa chất khoáng sản, về sau lại kế nhiệm Tôn Đại Quang làm Bộ trưởng. Trong đội ngũ điều tra nghiên cứu đợt hai, Tôn Đại Quang lại hết sức khen ngợi Ôn Gia Bảo. Tôn Đại Quang có ấn tượng sâu sắc đối với “tư duy chặt chẽ, tác phong chắc chắn, tài năng xuất chúng của Ôn Gia Bảo”. Năm 1982, trước khi chính thức sử dụng Ôn Gia Bảo, đã thử một lần hình thức tiến cử dân chủ trong Bộ. Tôn Đại Quang để các nhân viên trong Bộ và cơ quan trực thuộc Bộ trực tiếp giới thiệu ứng cử viên chức Thứ trưởng, sau đó do các cục vụ trong bộ và các học viện khoa học địa chất chia thành 5 nhóm tiến hành đánh giá công khai, kết quả thảo luận cuối cùng đã khiến cho Tôn Đại Quang vốn đã có dự liệu từ trước cũng cảm thấy bất ngờ: Cả 5 nhóm không hẹn mà gặp đều tiến cử Phó cục trưởng cục địa chất khoáng sản tỉnh Cam Túc là Ôn Gia Bảo. Phòng nghiên cứu chính sách cho rằng: Văn chương và tổng kết của Ôn Gia Bảo đều viết rất hay, có độ sâu, có sức thuyết phục, thật là hiếm có; Ban Chính trị từng khảo sát cán bộ của Cam Túc cho rằng: Ôn Gia Bảo có cả đức lẫn tài, xuất sắc hơn người. Vụ trưởng Vụ kế hoạch Vương Bỉnh Khôn sau khi tìm hiểu từ nhiều phía thì cho rằng: Ôn Gia Bảo khiêm tốn, chịu khó, đoàn kết đồng chí, rất có tài, và có uy tín... https://thuviensach.vn Bộ Địa chất khoáng sản có rất nhiều cục vụ và mấy chục cục địa chất khoáng sản tỉnh, cán bộ cấp phó cục vụ, tổng cộng tới hơn 100 người. Một phó cục trưởng trẻ tuổi của một tỉnh hẻo lánh được các cơ quan trong Bộ đồng loạt ca ngợi, nhiều bên tiến cử, quả thật là hiếm có. ít lâu sau, Ôn Gia Bảo được điều về Bộ. Ông còn được điều về Bộ sớm hơn cả Chu Huấn. Thế nhưng, sau khi Ôn Gia Bảo lên Bắc Kinh thì lại không được làm Thứ trưởng ngay, mà được Tôn Đại Quang bố trí giữ chức chủ nhiệm phòng nghiên cứu pháp quy chính sách của Bộ Địa chất khoáng sản, nhằm quá độ sang chức Thứ trưởng, đồng thời báo cáo Ban Tổ chức Trung ương phê chuẩn. Trong thời gian đó, khi Tôn Đại Quang tiến hành điều tra nghiên cứu lần thứ tư thì ông lại đem theo Ôn Gia Bảo để khảo sát thêm. Những lời chỉ bảo của Tôn Đại Quang đã giúp ích rất nhiều đối với Ôn Gia Bảo. Ôn Gia Bảo từng nói: “Bộ trưởng Tôn chủ trì hội nghị, xử lý mọi vấn đề đều thấu đáo rõ ràng, gọn gàng, không bao giờ việc tới đâu lo tới đó, cũng không câu nệ tiểu tiết hoặc lề mề. Đây là một thứ phong độ của một nhà chính trị.” Thế nhưng “tật xấu” của Tôn Đại Quang là tương đối cứng nhắc, phong cách làm việc thường biểu hiện là: nghiêm khắc có thừa mà thân thiện thì thiếu. Ôn Gia Bảo không học những “tật xấu” của Tôn Đại Quang, biểu hiện của ông hoàn toàn ngược lại với Tôn Đại Quang: Thân thiện có thừa nhưng nghiêm khắc thì thiếu. Năm 1983, Ôn Gia Bảo chính thức nhậm chức Thứ trưởng Bộ Địa chất khoáng sản, phụ trách công tác kế hoạch tài chính. Từ một cán bộ lãnh đạo trẻ tuổi ít kinh nghiệm của cục địa chất khoáng sản của một tỉnh hẻo lánh vào làm lãnh đạo trong Bộ, tâm trạng lo lắng của ông cũng có thể nhận thấy được qua những lời ông nói với Vụ trưởng https://thuviensach.vn vụ Kế hoạch Vương Bỉnh Khôn: “Vụ trưởng Vương, tình hình của tôi như thế nào anh đều biết cả rồi, tôi xuất thân từ đội địa chất ở xa xôi, hoàn toàn không biết gì về công tác kế hoạch tài chính, sau này mong anh tận tình chỉ bảo...” Vương Bỉnh Khôn vốn nổi tiếng ở trong Bộ vì sự thông minh, tài cán và cao ngạo. Nghe nói, số người mà ông ta ưng ý không nhiều. Lúc đầu, khi Tôn Đại Quang đề nghị mọi người dân chủ bình xét ứng cử viên chức Thứ trưởng, ông ta đã từng tiến cử Ôn Gia Bảo, bây giờ Ôn Gia Bảo mới lên giữ chức đã tôn trọng, lịch sự với mình như vậy, có thể tưởng tượng ra được sự cảm động và hài lòng của Vương Bỉnh Khôn. Về sau ông ta hết sức ủng hộ và phối hợp với công tác với Ôn Gia Bảo. Ôn Gia Bảo được đánh giá rất tốt ở Bộ Địa chất Khoáng sản. Mấy năm ở Bộ Địa chất Khoáng sản, tài lãnh đạo, năng lực điều hoà tổ chức, trình độ lý luận chính sách của Ôn Gia Bảo đã được phát huy đầy đủ. Trong đánh giá thăm dò dân ý trong cơ quan Bộ liên tục ba năm 1982, 1983, 1984, Ôn Gia Bảo được cán bộ Bộ Địa chất Khoáng sản đánh giá rất tốt. Đánh giá của mọi người đối với ông là: Tư tưởng giải phóng, tác phong dân chủ, công tác thiết thực, sức khoẻ tốt, làm việc có hiệu quả cao, trong sạch liêm khiết. Ôn Gia Bảo – Tôi cho rằng mình cũng có thể coi là một nhân tài, thế nhưng giống như tôi đây, trong cả nước có hàng ngàn hàng vạn người. Nếu như Bộ trưởng Tôn Đại Quang không điều tôi về Bộ và tiến cử với bên trên, thì tôi không thể vào được Trung ương, rất có thể bây giờ vẫn còn ở trong khe núi. Sau khi Ôn Gia Bảo lên làm Thứ trưởng Bộ Địa chất Khoáng sản, với sự mở đầu hết sức lý tưởng, ông đã mau chóng đứng vững. Thế nhưng chỉ hai năm sau ông đã xa rời sự nghiệp địa chất khoáng sản mà mình đã phấn đấu vì nó suốt 20 năm (nếu tính cả những https://thuviensach.vn năm tháng học tập trong trường đại học), ông chuyển về làm việc ở Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách thụ động. Năm 1985, Trung ương chuẩn bị họp Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc, cần những lực lượng mới tham gia công tác trù bị. Hồ Diệu Bang lúc đó giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chấm ba vị Thứ trưởng trẻ tuổi mới lên ở các bộ khác nhau tham gia vào công việc chuẩn bị Đại hội. Ôn Gia Bảo lọt vào danh sách đó. Hồ Diệu Bang đã chọn trúng Ôn Gia Bảo như thế nào? Ngoài xã hội lưu truyền những lời đồn đại: Có người nói, Hồ Diệu Bang tình cờ phát hiện ra Ôn Gia Bảo có tài ăn nói và kiến giải hơn người tại một cuộc toạ đàm. Cũng có người nói, Vương Triệu Quốc vốn quen biết với Ôn Gia Bảo đã tiến cử Ôn Gia Bảo vào những lúc thích hợp, còn có người nói Tôn Đại Quang quen thân với Hồ Diệu Bang đã tiến cử tướng yêu của mình là Ôn Gia Bảo. Theo người viết được biết thì giả thiết sau mới là đáng tin cậy. Trong bầu không khí lớn “Bá Nhạc chọn thiên lý mã” lúc bấy giờ, Đặng Tiểu Bình, Hồ Diệu Bang đều có thể nói là cầu hiền như khát nước. Một người xuất sắc không thể chê vào đâu được như Ôn Gia Bảo được giới thiệu, tất nhiên là hiếm có. Hơn nữa, cách làm trong lựa chọn đề bạt và bồi dưỡng cán bộ dự bị của Tôn Đại Quang đã từng được Ban Tổ chức Trung ương khen ngợi. Trong cuốn “Thông tin công tác tổ chức” của Ban Tổ chức Trung ương có bài giới thiệu về kinh nghiệm và thành tích trong lựa chọn đề bạt cán bộ của Tôn Đại Quang, đã nói cần phải tặng cho ông ta “giải thưởng Bá Nhạc”. Tôn Đại Quang đã từng khảo sát 33 cán bộ địa phương và cơ sở, về sau có 8 người trở thành bộ trưởng, thứ trưởng, một người trở https://thuviensach.vn thành phó tỉnh trưởng, một số người làm công tác lãnh đạo địa chất khoáng sản đều là do ông ta cất nhắc năm xưa. Thế nhưng, trong những phần tử ưu tú mà Tôn Đại Quang đề bạt, duy chỉ có Ôn Gia Bảo là sớm vào Trung Nam Hải, có thể thấy trong bụng của Tôn Đại Quang, Ôn Gia Bảo là người xuất sắc nhất. Trước khi leo lên đến đỉnh cao chính trị, Ôn Gia Bảo đã từng nói một cách chân thành rằng: “Tôi cho rằng mình có thể coi là một nhân tài, nhưng người giống như tôi trong cả nước có hàng ngàn hàng vạn người. Nếu không phải là Cục trưởng Mã Vạn Lý điều tôi lên Cục, nếu không phải là Bộ trưởng Tôn Đại Quang điều tôi vào Bộ và tiến cử với bên trên, thì tôi không thể vào Trung ương được, rất có thể bây giờ vẫn còn ở trong khe núi.” Ở đây cần phải giới thiệu một chút về Tôn Đại Quang. Giống như nhiều cán bộ lão thành khác, Tôn Đại Quang cũng không thoát khỏi cuộc đại cách mạng văn hoá. Thời kỳ đầu đại cách mạng văn hoá, cuộc sống của Tôn Đại Quang được coi như là dễ chịu, tuy không bị phê riêng, nhưng lại bị đấu cùng với người khác. Mỗi khi phê đấu Bạc Nhất Ba “phe đi theo chủ nghĩa tư bản lớn nhất”, các Bộ trưởng các bộ trực thuộc của Phó Thủ tướng Bạc Nhất Ba đều phải đứng bên cạnh, buông tay chịu đấu. Hồi đầu phê đấu chỉ là hò hét khẩu hiệu mà thôi. Có lần, ông ta đùa với một vị bộ trưởng khác rằng: “Anh thật chẳng ra sao cả, khi hô đả đảo anh thì tôi không giơ tay, nhưng khi hô đả đảo tôi thì anh lại giơ tay.” Vị bộ trưởng kia cười đau khổ nói: “Tôi không nhớ rõ nữa, hễ cứ hô đả đảo là tôi lại giơ tay, khi hô đả đảo bản thân tôi, tôi cũng giơ tay.” Thời kỳ đại cách mạng văn hoá, con gái của Tôn Đại Quang là một trong những người phụ trách tổ chức quần chúng “tung đội Bát Nhất” của Học viện hàng không Bắc Kinh, do không hiểu nổi tại sao nhiều cán bộ lão thành lại bị đánh đổ, nên đã viết báo chữ to “Hỏi cách mạng văn hoá Trung ương 1” và “Hỏi 2”, “Hỏi 3”, “Hỏi 4” rồi https://thuviensach.vn dán lên tường, đồng thời in thành truyền đơn phát đi, do đó bị đánh thành “phản cách mạng hiện hành”. Khi đại cách mạng văn hoá mới bắt đầu, Tôn Đại Quang còn có thể cùng với Mao Trạch Đông lên Thiên An Môn kiểm duyệt đội diễu hành của Hồng vệ binh. Con gái của Tôn Đại Quang bị đánh thành phản cách mạng rồi, phe tạo phản nhắm vào Tôn Đại Quang, nói ông ta xúi giục con gái “công kích cách mạng văn hoá trung ương”, bắt đầu đấu Tôn Đại Quang và ông ta phải chịu sự dày vò của đấm đá chân tay. Tháng 1 năm 1968, phe tạo phản tống ông ta vào tù nhốt suốt sáu năm. ở trong tù, hàng ngày ông tập bốn lần Thái cực quyền trong căn phòng nhỏ rộng 8 mét vuông, lại đi bộ mười ngàn bước, kiên trì hoạt động bốn tiếng đồng hồ. Sau khi Lâm Bưu bị rơi chết ở Nội Mông, Tôn Đại Quang được ra tù. Hai năm sau đó, tổ chức đã bố trí cho ông ta kiểm tra sức khoẻ và tham gia học tập. Tận dụng quãng thời gian nhàn rỗi này, Tôn Đại Quang đã đọc một số sách như “Tư trị thông giám”, “Trung Quốc thông sử”, và “Khởi nguồn vật chủng - Đác-uyn”. Tháng 5 năm 1975, ông ta nhậm chức Cục trưởng Cục địa chất của ủy ban kế hoạch, Tôn Đại Quang lúc này đã 58 tuổi. So với trong Đại cách mạng văn hoá, Lâm Bưu đã điểm tên của Bí thư Đảng đoàn, Thứ trưởng Bộ Địa chất Khoáng sản Hà Trường Công, nói ông ta là phần tử phản cách mạng già, vì vậy Bộ Địa chất bị tác động rất lớn, năm 1970 bị xoá sổ, trở thành Cục địa chất trực thuộc ủy ban Kế hoạch nhà nước. Sau khi bè lũ bốn tên sụp đổ, để tăng cường công tác địa chất, tháng 8 năm 1979, Trung ương quyết định khôi phục lại Bộ Địa chất, do Tôn Đại Quang giữ chức Bộ trưởng. Tháng 5 năm 1982, Hội nghị lần thứ 23 ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khoá V thông qua nghị quyết, đổi tên Bộ Địa chất thành Bộ Địa chất khoáng sản, quản lý tổng hợp https://thuviensach.vn công tác địa chất và tài nguyên khoáng sản của cả nước, chủ quản ngành thăm dò địa chất của cả nước. Khi Tôn Đại Quang vừa mới tiếp nhận công tác địa chất, công tác địa chất đã không còn vinh quang như thời kỳ mới thành lập nữa. Bộ Địa chất là khu vực chịu tổn thất nặng nề trong thời kỳ Đại cách mạng văn hoá, trăm thứ ngổn ngang cần xây dựng lại. Sau khi Tôn Đại Quang nhậm chức, ông ta đã mời các chuyên gia giảng giải về kiến thức địa chất cho mình, ông còn chọn hẳn nguyên thư ký của Lý Tứ Quang hiểu biết về địa chất làm thư ký cho mình, nhằm hỏi han và thỉnh giáo bất cứ lúc nào. Hai tháng sau đó, khi ông ta trình bày về hiện trạng công tác địa chất và tư duy phát triển sau này với Phó Thủ tướng Lý Tiên Niệm và Cốc Mục, họ đã kinh ngạc: “Không ngờ một người ngoài ngành như anh lại thông thạo công tác địa chất nhanh đến như vậy, thật không đơn giản.” Khoa học địa chất là một môn khoa học cơ bản, lại là một môn khoa học ứng dụng, công tác địa chất là công tác điều tra, nghiên cứu mang nặng tính thăm dò, nếu lãnh đạo không hiểu hoặc không nắm bắt về kiến thức chuyên môn kỹ thuật thì rất khó hoàn thành tốt công việc. Xuất phát từ nhận thức như vậy, Tôn Đại Quang không những tự mình cố gắng từ ngoài ngành chuyển thành trong ngành, lại sử dụng nhiều cán bộ kỹ thuật, tăng cường ban lãnh đạo các cấp, thay đổi hoàn toàn trạng thái ngoài ngành lãnh đạo trong ngành. Hệ thống địa chất từng lưu truyền một bài vè: “Lý Tứ Quang nắm khoa học, kỹ thuật, Hà Trường Công nắm phúc lợi, Tôn Đại Quang nắm cơ sở...” Chủ yếu nói các đời Bộ trưởng Bộ Địa chất khoáng sản chú trọng nắm cái gì. Một lần Tôn Đại Quang nghe được bài vè này, đã tự đánh giá: “Kỳ thực, cống hiến chính của tôi đối với Bộ Địa chất không phải là nắm cơ sở, mà là nắm việc cải https://thuviensach.vn tổ đội ngũ lãnh đạo, thay đổi cán bộ hiểu biết kỹ thuật chuyên môn từ trên xuống dưới.” Tôn Đại Quang từng có một bài viết trên Nhân dân nhật báo, bài viết nói: “Việc tuyển chọn đề bạt, sử dụng đối với cán bộ muốn làm được mạnh dạn thích đáng, thì cần phải có một sự hiểu biết toàn diện và chuẩn xác đối với đối tượng được tuyển chọn đề bạt. Muốn làm được điều này thì không chỉ dựa vào nghe báo cáo, xem tài liệu, điều quan trọng là cần dùng công tác và cuộc sống thực tế để dẫn chứng tính chuẩn xác của những tài liệu này. Để tuyển chọn đề bạt những cán bộ trung niên, thanh niên xuất sắc, cơ quan tổ chức cần tiến hành khảo sát toàn diện, sâu sắc, các đồng chí lãnh đạo cũng cần có cơ hội dùng những hình thức để tự mình khảo sát, đích thân tiếp xúc và làm quen với họ, tìm hiểu họ từ cả những điểm lớn cho tới những chi tiết nhỏ. Ôn Gia Bảo từng nói: “Về mặt bồi dưỡng và đào tạo lớp người kế cận, Tôn Đại Quang đã bỏ ra nhiều tâm huyết, đã đi đầu trong nhận thức và hành động. Ông ta dẫn các cán bộ trẻ tuổi hết lần này đến lần khác xuống cơ sở điều tra, nghiên cứu, thông qua lấy mình làm gương, giao lưu cọ xát, quan sát thực tế, qua đó phát hiện được nhiều cán bộ u tú. Những nhân vật nhỏ chưa từng nghe thấy tên như chúng tôi đây cũng được phát hiện từ trong khe núi như vậy.” Tôn Đại Quang thích thư pháp, khi có người xin chữ của ông ta, ông ta thích viết tặng cho đối phương những lời răn dạy như “Xử lý việc lớn quý ở chỗ sáng suốt và quyết đoán”, “Hành động không thẹn với trời đất, tốt xấu ắt có thiên thu”. Khi ấy Tôn Đại Quang đặc biệt thích tặng những sự yêu thương trên giấy kiểu này cho các bậc hiền tài. Ôn Gia Bảo cũng yêu thích thư pháp như vậy, tất nhiên cũng từng tiếp nhận những sự giáo huấn như vậy. Trên thực tế, những phẩm chất mà Ôn Gia Bảo thể hiện sau này có thể nói là không hẹn mà gặp với những lời khích lệ này. https://thuviensach.vn Tôn Đại Quang dám nói lời thật, điểm này khiến Ôn Gia Bảo rất khâm phục. Tại Đại hội IX Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lưu Thiếu Kỳ bị định là “phản bội, gian tế bên trong, kẻ thù chung”, “phe đi theo tư bản chủ nghĩa lớn nhất trong Đảng đến chết cũng không hối cải” đồng thời khai trừ vĩnh viễn ra khỏi Đảng. Còn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tôn Đại Quang là người đầu tiên đưa ra bình phản cho Lưu Thiếu Kỳ. “Tân Hoa văn trích” số 11 năm 1998 đã đăng một bài viết có tựa đề “May mà lịch sử là do nhân dân viết”, Vương Quang Mỹ ghi lại những lời bình phản cho Lưu Thiếu Kỳ: “Ra tù không được mấy ngày, tức là tết âm lịch, đó là mùa xuân đầu tiên của tôi kể từ 12 năm trước! Ngày 27 tháng 1 năm 1979, ngày 30 Tết, hôm đó Ban Tổ chức Trung ương phái người tới đón tôi đi Đại Lễ đường, tham gia liên hoan tết...Sau khi dạ hội bắt đầu, tướng quân Tần Cơ Vĩ mặt nở nụ cười tới mời tôi nhảy. Khi nhảy, ông ta nhỏ nhẹ nói với tôi: ‘Đồng chí Thiếu Kỳ sắp bình phản rồi!’ Đây quả là một lời chúc tết tốt nhất. Hoá ra, trong thời gian họp Hội nghị Trung ương 3 khoá XI, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã nghiên cứu vấn đề này. Nguyên Bộ trưởng Bộ Địa chất Khoáng sản Tôn Đại Quang là người đầu tiên công khai đưa ra điều tra lại vụ án oan Lưu Thiếu Kỳ...” Giữa những năm 80, từng có một lần chỉnh đốn Đảng trên quy mô toàn quốc. Trong khi chỉnh đốn Đảng, trong số các ý kiến góp ý với Tôn Đại Quang có một ý kiến tương đối tập trung: “Khi Bộ trưởng tới các cục địa chất khoáng sản tỉnh, đa phần thường ngồi trong nhà khách nghe báo cáo, mời ông ấy đến cục địa chất khoáng sản thăm, ông ấy thường từ chối, một số đội địa chất mời ông ấy tới thăm, ông ấy cũng không đi.” Tôn Đại Quang nói thật lòng về điều này, là Bộ trưởng, tôi chỉ nắm các cục trưởng, phó cục trưởng là đủ rồi, hơn nữa, chỉ cần quản lý phương châm chính sách lớn, tôi đến các khuôn viên lớn của https://thuviensach.vn cục địa chất khoáng sản tỉnh xem nhà to, xem phòng làm việc làm gì? Muốn xem thì trực tiếp xuống đội địa chất và tổ máy là được rồi. Ông ta từng nói với thư ký rằng, chúng ta tới một đơn vị địa chất thăm thoải mái, lãnh đạo ở đó chắc chắn là sẽ trịnh trọng báo cáo, hoặc ăn ở đó một bữa cơm, từ trên xuống dưới đều không được yên, mọi người phiền phức, chúng ta cũng mệt. Kỳ thực, Tôn Đại Quang làm Bộ trưởng mười năm, ngoài Tây Tạng ra, đơn vị địa chất các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong cả nước ông ta cũng đã từng đến. Tổng cộng ông ta đã tới hơn 100 đội địa chất và đơn vị cơ sở. Mỗi lần xuống cơ sở, Tôn Đại Quang đều có mục đích và đề tài rõ ràng, nắm vững và giải quyết những vấn đề lớn. Nếu không có những kế hoạch điều tra nghiên cứu, ông không thích chạy theo hình thức, đi thăm qua loa hình thức. Nghe nói, khi Ôn Gia Bảo giữ chức Phó cục trưởng cục địa chất Lan Châu, thường xuyên phải xuống đội địa chất khảo sát công tác, ông thường nói với đồng nghiệp, cán bộ lãnh đạo không nên gây phiền phức cho cơ sở, chỉ cần ăn no ngủ tốt là đủ, mọi thứ nên đơn giản. Sau khi giữ chức Phó Thủ tướng Quốc vụ viện, mỗi lần xuống cơ sở ông thường đi qua tỉnh, thành phố mà không dừng lại, ông trực tiếp xuống thẳng huyện hoặc xã. Không biết cách làm này của ông có phải là chịu ảnh hưởng của Tôn Đại Quang hay không. Ôn Gia Bảo được điều về Văn phòng Trung ương công tác, có người tố cáo Ôn Gia Bảo với “bốn tội danh lớn”, Ban Tổ chức Trung ương bốn lần phái người đi Tửu Tuyền điều tra thu thập chứng cứ. Ôn Gia Bảo về Văn phòng Trung ương công tác không phải là thuận buồm xuôi gió. Cùng với việc con đường làm quan của Ôn Gia Bảo mỗi lần một tốt đẹp lên, không biết là xuất phát từ lòng ghen ghét hay là xuất phát từ động cơ gì khác, ở Tửu Tuyền có người https://thuviensach.vn không ngừng gửi thư nặc danh tới Bắc Kinh. Trương Tử Tĩnh nguyên là trưởng phòng bảo vệ của đội lực học Tửu Tuyền nói, những năm 80 ông ta từng tiếp đón bốn lần các đồng chí của Ban Tổ chức Trung ương phái về điều tra về Ôn Gia Bảo. Trương Tử Tĩnh nói, những “tài liệu đen” đó chủ yếu liệt kê ra bốn điểm vấn đề của Ôn Gia Bảo, nói ông là “tiên phong cấp tiến phê Lâm Bưu phê Khổng Lão Nhị”, “tiên phong cấp tiến phê Đặng Tiểu Bình”, “đánh những đồng chí không có cùng quan điểm”, “bức hại cán bộ lão thành”. Những người từ bên trên về điều tra rất tỉ mỉ, hết người nọ đến người kia tìm kiếm những người như chúng tôi để nói chuyện tìm hiểu sự thực. Trương Tử Tĩnh nói với nhân viên điều tra, phê Lâm Bưu, phê Khổng Lão Nhị, phê Đặng Tiểu Bình, khi đó ai dám không làm? Các anh ở Bắc Kinh không phê chắc? Mọi người chẳng qua đều là làm cho qua chuyện, nội dung phê phán cũng đều là chép từ “Nhân dân nhật báo”. Ôn Gia Bảo ở cương vị đó tất nhiên cũng không thể né tránh được, cũng chỉ có thể chép một số bài báo để đọc. Nói ông “đánh những người không cùng quan điểm” thì lại càng nực cười, khi ấy hệ thống địa chất tồn tại hai loại qua điểm học thuật, một loại là thuyết lực học của Lý Tứ Quang, một loại là thuyết địa tầng, hai phe tranh cãi nhau rất căng, nhưng có liên quan gì đến Ôn Gia Bảo? Ông ấy tuy học là học thuyết lực học của Lý Tứ Quang, nhưng ông ấy không bao giờ tranh luận với người khác, càng không muốn áp đặt người khác. Nói ông ấy “bức hại cán bộ lão thành” thì lại càng bậy bạ, chủ nhiệm phòng chính trị trong đội bị xe đạp tông ở ngoài phố, về sau xảy ra hiểu nhầm bị cảnh sát đưa về đồn đòi giữ lại, chúng tôi nghe nói thế vội đi xử lý, đã nhanh chóng loại bỏ được hiểu nhầm. Ngay cả việc này cũng kiện tới tận Bắc Kinh, thật lạ! Ôn Gia Bảo lúc đó hoàn toàn không biết gì về việc này, nếu như đúng là bức hại vị chủ nhiệm già kia, thì còn phải qua cái cửa ải trưởng phòng https://thuviensach.vn bảo vệ là tôi đây! Về sau ông già kia cảm thấy khó hiểu: “Ai nói Gia Bảo bức hại tôi?” Điều khiến cho nhân viên điều tra của Ban Tổ chức Trung ương không ngờ tới là các đồng nghiệp cũ của Ôn Gia Bảo ra sức bảo vệ ông, những nội dung trong thư nặc danh đều không đứng vững được, thế nên không quật đổ được ông. Ôn Gia Bảo rất may mắn. Điều này một mặt có liên quan mật thiết tới cách đối nhân xử thế của ông, mặt khác cũng không thể tách rời khỏi cách làm việc tỉ mỉ của nhân viên điều tra. Bố của một người bạn của người viết cũng từng có quá trình từng trải tương tự như Ôn Gia Bảo. Bố của người này sau khi từ Cam Túc điều về Bắc Kinh chuẩn bị được đề bạt làm thứ trưởng một bộ nọ, nhưng cuối cùng khi thảo luận thông qua, thì từ Cam Túc liên tiếp bay tới những lá thư nặc danh, khiến cho tổ chức điều tra đi điều tra lại rất lâu, cuối cùng đã loại bố của anh ta ra khỏi danh sách ứng cử viên chức thứ trưởng, khiến cho việc tấn thăng tự nhiên tắt rụi. Trong chốn quan trường Trung Quốc từng thịnh hành một hiện tượng kiện cáo này, vì thế mà trong xã hội có một câu vè khái quát rất hay, nói là “8 hào tiền (tiền tem thư từ nơi khác gửi về Bắc Kinh), điều tra nửa năm, có hay không có chuyện cũng đi tong”. Nghe các cơ quan hữu quan nói, từng có thời các vùng nghèo khó như Thiểm Tây, Cam Túc ở Trung Quốc là những nơi viết đơn kiện cáo nhiều nhất, Ôn Gia Bảo may mắn không bị “tám hào” kia đánh gục một cách khó hiểu, nếu không Trung Quốc sẽ mất đi một vị Thủ tướng như ngày nay. Ôn Gia Bảo không đổ được, không phải là vì quyền thuật và tâm kế của ông cao siêu gì, mà quả thực là vì ông yêu nghề, làm việc hết bổn phận tới mức không ai có thể chê được gì. https://thuviensach.vn Thoạt đầu, ba vị thứ trưởng mà Hồ Diệu Bang chọn về Văn phòng Trung ương hỗ trợ công tác, sau khi trải qua một đợt lựa chọn khắt khe, chỉ còn lại có Ôn Gia Bảo. Ôn Gia Bảo từ Thứ trưởng Bộ Địa chất Khoáng sản được điều ngay về làm Phó Chánh Văn phòng Trung ương, tuy cấp bậc giống nhau, nhưng quyền lực tăng mạnh, địa vị lại càng không phải là các bộ trưởng bình thường khác có thể sánh kịp. Khi ấy Vương Triệu Quốc giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương, Ôn Gia Bảo làm trợ thủ cho ông ta.Một năm sau, Vương Triệu Quốc vốn được Đặng Tiểu Bình hết sức khen ngợi, sau khi thất sủng âm thầm rời khỏi vị trí Chánh Văn phòng Trung ương, bị chuyển đi tỉnh Phúc Kiến làm Phó Tỉnh trưởng hàm bộ trưởng, Ôn Gia Bảo từ đó đảm nhiệm trọng trách của Chánh Văn phòng Trung ương. Ở cương vị này, Ôn Gia Bảo nói năng hành động thận trọng, ông vùi đầu làm việc, chịu đựng khổ cực đã trở thành bổn phận lớn nhất của ông. Ôn Gia Bảo là một người rất chân thành, ở cương vị Chánh Văn phòng Trung ương, ông đã lần lượt phục vụ ba vị lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Giang Trạch Dân, bất luận là đỉnh cao chính trị thay đổi “cờ đại vương” thế nào, nhưng Ôn Gia Bảo vẫn yên ổn không chao đảo. Công phu siêu thường này của ông từng khiến nhiều người bỏ công sức ra dò đoán, kết quả mỗi người có một cách lý giải khác nhau hoặc họ không hiểu được gì. Trên thực tế, Ôn Gia Bảo không đổ được, không phải là vì quyền thuật và tâm kế của ông cao siêu gì, mà quả thực là vì ông yêu nghề kính nghiệp đến mức không ai chê vào đâu được, dẫn đến cuối cùng không ai muốn rời xa ông, hơn nữa ông cũng không muốn loại người này ra đi mà làm tổn thương đến mình. Trong môi trường quan trường đầy rẫy những phức tạp ngày nay, e rằng không có ai tin rằng ở một cương vị nhạy cảm như vậy, chỉ cần nỗ lực làm việc, https://thuviensach.vn sống thật lòng là có thể nhiều lần vượt qua được cửa ải hiểm yếu, nhưng Ôn Gia Bảo đã làm được. Ôn Gia Bảo mỗi ngày làm việc hơn mười tiếng đồng hồ, gần như không có ngày lễ ngày nghỉ, bất kể là đối với cấp trên hay là đối với cấp dưới, ông đều giữ thái độ kính trọng khiêm tốn, đối với bất kỳ ai cũng vậy, vừa không thái quá cũng không khiếm khuyết, mức độ vừa phải đúng độ. Đối với vị Tổng Bí thư nào, ông cũng đều không cố tình lấy lòng và cầu thân. Còn đối với thư ký của Tổng Bí thư nào kiêm chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương, ông cũng đều không kiêu ngạo cũng không tự ti, hơn nữa tuyệt đối không tranh giành với họ. Ông trước sau như một: chỉ làm việc công chứ không giao thiệp riêng. Vì vậy mỗi khi sóng gió chính trị nổi lên, ông thường đối mặt với mọi điều thị phi một cách không nghiêng lệch bên nào, vốn dĩ là việc nào đi việc nấy, trước đó "không gió chiều nào xoay chiều ấy", sau đó cũng không "ngư ông đắc lợi", "lấy bất biến ứng vạn biến." Người như vậy, bạn không thể dùng những từ như "trung thành" hay "khôn khéo" thịnh hành trong xã hội trần tục để đánh giá được, ông rất độc đáo, thuộc loại người lý tưởng "ở vị trí nào làm việc ấy", rất có tinh thần chuyên môn vì việc chứ không vì người. Ôn Gia Bảo nói không nhiều, nhưng lại giỏi quan sát, chịu khó suy nghĩ, cũng có rất nhiều kiến giải độc đáo đối với sự phát triển của thời đại và xã hội. Khi cần ông phát biểu quan điểm và cách nhìn của mình, ông nói năng gãy gọn, nói những điểm cốt yếu. Khi không cần ông phát biểu ý kiến và cách nhìn của mình, thì ông sẽ không chủ động thể hiện. Ông còn có năng lực đúc rút và quy nạp rất tốt, giỏi lần ra đầu mối từ những sự việc rối rắm phức tạp, tìm thẳng ra mấu chốt vấn đề, đồng thời giúp bạn xử lý hoàn thiện tới mức tối đa. Người như vậy vị lãnh đạo nào dùng cũng cảm thấy được như ý, bỏ đi không những khó mà còn đem lại bị động cho mình. https://thuviensach.vn Vì vậy, Ôn Gia Bảo đầy chính khí, lại vô chiêu thắng hữu chiêu như những cao thủ võ lâm vậy, khiến cho đối thủ hoàn toàn không tìm ra được chiêu số phá giải, cuối cùng trụ vững được và hoàn thành bá nghiệp. Giống như Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo cũng rất giỏi về nhớ các số liệu kinh tế, hai người đều có công phu thực thụ gần như nhìn qua là nhớ. Liêm khiết và vị công là cái mà Chu Dung Cơ tập trung nhấn mạnh, cũng chính là câu cách ngôn để bàn mà Ôn Gia Bảo tự cho là cần giữ khi làm chính trị. Khi Ôn Gia Bảo làm công tác Đảng, ông nỗ lực nghiên cứu công tác Đảng, hiểu và nắm bắt các việc lớn nhỏ trong công tác Đảng tới mức chi tiết. Sau khi Ôn Gia Bảo từ công tác Đảng chuyển sang kinh tế, ông lại nỗ lực đào sâu nghiên cứu kinh tế, từ ngoài ngành chuyển thành trong ngành, khiến cho Chu Dung Cơ vốn rất kỹ tính cũng rất khen ngợi sự xốc vác và tính giác ngộ của ông. Năm 1993, trước khi Ôn Gia Bảo còn chưa làm Phó Thủ tướng, ông đã bắt đầu phò tá Chu Dung Cơ nắm nông nghiệp. Cùng với việc qua lại ngày càng nhiều giữa Chu Dung Cơ và Ôn Gia Bảo sự tháo vát và năng lực của Ôn Gia Bảo cũng ngày càng được Chu Dung Cơ khen ngợi. Chuyên ngành mà Chu Dung Cơ và Ôn Gia Bảo học khi ở trường đại học đều không phải là kinh tế, nhưng sau khi hai người làm về kinh tế rồi, họ đều có một sự cố gắng lớn để trở thành một chuyên gia trong ngành. Ôn Gia Bảo cũng giống như Chu Dung Cơ vậy, ông rất giỏi nhớ các loại số liệu kinh tế, bất kể là số liệu vĩ mô hay là số liệu vi mô, hai người đều gần như là có khả năng nhìn qua là nhớ. Dần dần, Chu Dung Cơ không những để cho Ôn Gia Bảo đứng ở vị trí cuối cùng nắm các khâu thứ yếu như công tác nông nghiệp, bảo vệ môi trường, mà còn để cho ông nắm cả những khâu như tài chính tiền tệ. Sự tin tưởng của Chu Dung Cơ đối với Ôn Gia Bảo đã thể hiện tới mức lớn nhất. https://thuviensach.vn Năm 1994, Ngô Bang Quốc từ chức vụ Bí thư Thành ủy Thượng Hải được điều lên Trung ơng, sau khi ông ta làm Bí thư Ban Bí thư Trung ương một năm, năm thứ hai đã trở thành Phó Thủ tướng trẻ tuổi nhất trong Quốc vụ viện. Theo một nhân vật trước kia làm việc trong Trung Nam Hải tiết lộ, bên phía Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chọn Hồ Cẩm Đào làm người kế cận tương lai để bồi dưỡng, bên phía Quốc vụ viện đề bạt Ngô Bang Quốc trẻ tuổi làm người kế cận tương lai để bồi dưỡng, để cho hai bên tương ứng với nhau. Sau khi Ngô Bang Quốc lên giữ chức Phó Thủ tướng, chỉ thấy ông ta bôn ba khắp nơi, dốc sức vào trợ giúp Chu Dung Cơ chỉnh đốn doanh nghiệp quốc hữu, thế nhưng công việc này quả thực là không dễ làm, cho dù bản thân ông ta đã vắt kiệt suy nghĩ, nhưng công sức bỏ ra cũng chỉ là muối bỏ bể. Sau đó, hy vọng kế cận của Ngô Bang Quốc ngày càng mờ nhạt dần. Nay Ngô Bang Quốc kế nhiệm chức vụ của Lý Bằng làm ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc cũng là không tồi rồi. Trong số các Phó Thủ tướng trẻ tuổi trong Quốc vụ viện và những nhân vật tiềm năng trong các lĩnh vực khác trong chính giới, Chu Dung Cơ tinh mắt nhìn ra Ôn Gia Bảo, cũng là có hàm ý sâu sắc: Ôn Gia Bảo kế nhiệm, Chu Dung Cơ yên tâm nhất. Trong con mắt của Chu Dung Cơ, e rằng duy chỉ có Ôn Gia Bảo mới có thể chèo lái được chiếc hàng không mẫu hạm kinh tế Trung Quốc này. Trong 5 năm Ôn Gia Bảo làm Phó Thủ tướng, ông đã thể hiện có tư duy chặt chẽ, gặp việc bình tĩnh, làm việc chắc chắn, gặp biến không sợ hãi, có phẩm chất đặc biệt việc gì cần quyết là quyết ngay. Hơn nữa Ôn Gia Bảo giỏi hoá giải các loại mâu thuẫn, mạnh về tập hợp lực lượng các bên, quen dùng thủ pháp điều tiết lấy nhu khắc cương, có tiềm lực thống nhất toàn cục. https://thuviensach.vn Bản thân Chu Dung Cơ tuy tính nóng nảy, nhưng khi chọn người ông ta lại rất bình tĩnh, Ôn Gia Bảo được phát hiện, bồi dưỡng, ra sức tiến cử trong khi ông ta bình tĩnh khảo sát và sát hạch. Ngoài ra, Ôn Gia Bảo cũng giống như Chu Dung Cơ vậy, ông là một vị quan thanh liêm. Chu Dung Cơ từng giới thiệu với các quan chức về câu "châm ngôn làm quan" được khắc ghi trong rừng bia ở Tây An: "Quan không sợ cái nghiêm của ta, mà sợ cái thanh liêm của ta; dân không phục tài năng của ta, mà phục sự công tâm của ta; công tâm thì dân sẽ không dám chậm trễ, liêm khiết thì quan lại sẽ không dám khinh nhờn. Công sinh ra sáng suốt, liêm khiết sinh ra uy nghiêm." Liêm khiết và công tâm mà Chu Dung Cơ chú trọng nhấn mạnh, cũng chính là câu cách ngôn để bàn mà Ôn Gia Bảo cố gắng gìn giữ khi làm chính trị. Chính vì có được những điểm trên, nên lời đánh giá "người tốt" về Ôn Gia Bảo tự nhiên không cần phải đợi nói ra miệng. Trên đời không có người nào là không có tật xấu, hễ là một con người, thì ai cũng có những khiếm khuyết. Nhưng người viết nhờ những người quen biết với Ôn Gia Bảo chỉ ra những khiếm khuyết của ông, nhất thời cũng khiến cho họ cảm thấy khó khăn. Họ không nói ra được Ôn Gia Bảo có tật xấu gì, họ chỉ có thể nói rằng, sự cẩn thận của Ôn Gia Bảo hiện nay là có thể hiểu được, nhưng trong tương lai khi điều kiện chín muồi thì sự quả cảm của ông lớn tới đâu, còn cần phải quan sát thêm. Có học giả nghiên cứu về chính trị Trung Quốc và học giả kinh tế nổi tiếng bày tỏ với người viết rằng, Ôn Gia Bảo nay kế nhiệm Chu Dung Cơ, có thể nói là gặp được thời, đối với Trung Quốc mà nói cũng là việc tốt. Cống hiến của Chu Dung Cơ tuy to lớn, nhưng sứ mệnh lịch sử của ông ta đã đến lúc đặt dấu chấm hết, Trung Quốc sau này càng cần một nhân vật chín chắn như Ôn Gia Bảo để dẫn dắt nền kinh tế phát triển, vì kinh tế Trung Quốc bước tới https://thuviensach.vn tình trạng như hiện nay, bước tiếp theo đòi hỏi thể chế hoá, dân chủ hoá và pháp luật hoá, chỉ có như vậy mới có thể hình thành một viễn cảnh kinh tế phát triển lành mạnh, không chỉ dựa vào nhân tố cá nhân chủ đạo nữa. Nhà kinh tế học Hồ An Cương nhớ lại, mùa thu năm 2002 ông ta tham gia hội nghị báo cáo của các chuyên gia ở giai đoạn đề án "Nghiên cứu chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững của Trung Quốc" do Ôn Gia Bảo chủ trì, sau khi nghe các chuyên gia và các cơ quan hữu quan đánh giá về đề án này rồi, Ôn Gia Bảo tổng kết nói: "Sau này Trung ơng và Quốc vụ viện trước khi đưa ra quyết sách quan trọng, nhất định cần phải lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về các mặt, cần tôn trọng khoa học, tôn trọng tri thức, tôn trọng chuyên gia." Bản thân Chu Dung Cơ có lẽ cũng nhận thức được, người chèo lái con thuyền kinh tế Trung Quốc sau ông ta, cần vững vàng hơn là nóng vội. Bí quyết thành công nổi trội của Ôn Gia Bảo là ở chỗ giỏi nắm bắt thời cơ, cũng rất biết dùng mưu giành chiến thắng. Khi Ôn Gia Bảo làm "chức quan quèn" ở Tửu Tuyền của Cam Túc, từng có người tinh mắt dự đoán sau này ông có thể sẽ làm quan to. Thế nhưng, người đó hiện nay đã chết, nếu không ông ta nhất định sẽ cảm thấy vô cùng tự hào về tầm nhìn xa của mình. Vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, sau khi Đặng Tiểu Bình lên nắm công việc của Trung Quốc, ông bắt đầu bình phản rửa oan cho một loạt các cán bộ lão thành bị oan ức trong "Đại cách mạng văn hoá". Khi ấy, là chủ nhiệm phòng chính trị của đội lực học, Ôn Gia Bảo đã trở thành trưởng tiểu ban thực hiện chính sách của đội, ông lần lượt tìm đến các cán bộ lão thành nói chuyện. Một cán bộ lão https://thuviensach.vn thành tên là Mã Tử Lương sau khi nói chuyện với Ôn Gia Bảo xong, khâm phục sát đất đối với năng lực thao tác và trình độ chính sách của Ôn Gia Bảo, gặp người là nói: "Người này sau này chắc chắn sẽ làm quan to!" Cuối cùng, quả đúng như lời ông ta nói. Tổng kết bí quyết thành công nổi trội lên của Ôn Gia Bảo, có thể phát hiện thấy cái giỏi của ông là ở chỗ: giỏi nắm bắt thời cơ, cũng rất biết dùng mưu để giành chiến thắng. Thời kỳ "Đại cách mạng văn hoá", lãnh đạo điều ông từ tuyến đầu sản xuất về cơ quan đội làm công tác chính trị, khi ấy ông chưa chắc đã muốn đổi nghề, nhưng lại im lặng nghe theo sự sắp đặt. Cuối cùng sau khi bước vào trụ sở đội, cơ hội tự phát triển và điều kiện cuộc sống gia đình của ông đều tốt hơn nhiều so với ở dưới. Cuối thập kỷ 70, khi trưởng phòng địa chất khoáng sản cục Địa chất khoáng sản là Sa Luân xuống đội nghiệm thu, ông mặc dù đã chuyển sang làm công tác đảng, nhưng vẫn chủ động đề nghị muốn báo cáo học thuật, khiến cho lãnh đạo cấp trên nhìn ông bằng một con mắt khác. Từ thị trấn nhỏ hẻo lánh điều về tỉnh thành, ông chủ trì một cuộc hội nghị bàn kế hoạch công tác hàng năm với trình độ cao và sự khiêm tốn của một kẻ mới đến, khiến cho các đồng nghiệp từ trên xuống dưới không thể không thừa nhận năng lực chuyên môn về địa chất của ông; khi Bộ trưởng Tôn Đại Quang dẫn đội xuống cơ sở để khảo sát tuyển chọn đề bạt cán bộ trẻ, cuối cùng ông đã trở thành người mạnh nhất trong hàng ngũ những cán bộ "bốn hoá", ngoài năng lực ra, chắc chắn là ông còn có mưu trí nữa. Người xưa nói: "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Nấc thang thăng tiến của Ôn Gia Bảo không phải hoàn toàn là ở ý trời, công lao mưu sự của ông ẩn trong sự như có như không, có thể nói là đạt tới trình độ xuất thần nhập hoá. Nhìn kỹ lại những năm tháng trước https://thuviensach.vn đây của Ôn Gia Bảo, bạn có thể phát hiện thấy, , mỗi bước đi của ông, quả thực là đều đứng cao, nhìn xa hơn so với người thường. Cuối cùng, cơ hội đã rơi vào sự "có chuẩn bị" này. https://thuviensach.vn Chương 3 LŨ LỚN KHIẾN CHO ÔN GIA BẢO TIẾNG TĂM NỔI NHƯ CỒN ùa hè năm 1998, khi đỉnh lũ sông Trường Giang lần thứ M năm dâng lên ào tới Kinh Châu của Hồ Bắc, sáng ngày 13 tháng 8, Giang Trạch Dân bay tới Sa Thị đốc chiến. Ngồi trên máy bay, Giang Trạch Dân trải tấm bản đồ ra, vừa tra tìm những vị trí hiểm yếu trọng điểm trong tuyến đê sông Trường Giang, vừa hỏi thăm bố trí binh lực của bộ đội cứu hộ chống lũ. "Hiện nay dọc sông có tất cả bao nhiêu bộ đội?" Giang Trạch Dân hỏi Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Vạn Niên ngồi đối diện. "Quân giải phóng và cảnh sát vũ trang tổng cộng 130 ngàn người, còn có hơn hai triệu dân binh nữa." Trương Vạn Niên trả lời. "Tốt, tổng chỉ huy của bộ tổng chỉ huy chống lũ quốc gia là đồng chí Ôn Gia Bảo, đồng chí ấy là do Trung ương uỷ thác chỉ huy ở tuyến một." Giang Trạch Dân đặc biệt nhắc tới Ôn Gia Bảo. Lúc này, Ôn Gia Bảo đang đứng trên đê con sông Trường Giang sóng to vỗ bờ, ông dùng sức vóc của nho tướng chỉ huy hàng triệu https://thuviensach.vn quân dân chống chọi lại từng đợt từng đợt tấn công của đỉnh lũ đối với đê sông Trường Giang. Ngày 16 tháng 8, đợt đỉnh lũ thứ sáu ào tới, mực nước đoạn sông Kinh Giang không ngừng dâng lên. Chín giờ tối hôm đó, nước lớn vượt trên mức thấp phân lũ với thế đáng sợ - 25 mét. Hồ Bắc yêu cầu phân lũ. Sau khi Ôn Gia Bảo bay đến Kinh Châu, ông phải khẩn cấp quyết định tại hiện trường. Rốt cuộc có cần phải phân lũ hay không? Ôn Gia Bảo thời khắc này phải đưa ra quyết định cuối cùng. Mười ngày trước Chu Dung Cơ tuyên bố ở Hồ Bắc, Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương đã quyết định, trao "nút bấm hạt nhân" phân lũ cho tổng chỉ huy Ôn Gia Bảo. Cần biết rằng, lần phân lũ Kinh Châu năm 1954 từng khiến cho hàng triệu nông dân phải xa rời quê hương, đồng ruộng bị nước ngập mất nhiều năm vẫn không khôi phục lại được. Phân lũ là lựa chọn cuối cùng khi không còn lựa chọn nào khác. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, Ôn Gia Bảo quyết định đưa ra lựa chọn: Đề phòng nghiêm ngặt, tử thủ, gắng sức vượt qua cửa ải nguy hiểm. Tất cả mọi người có mặt ở đó đều toát mồ hôi thay cho Ôn Gia Bảo: Không phân lũ, một khi vỡ đê, thì làm thế nào? Không ngờ, Ôn Gia Bảo lúc bình thường thì ôn hoà nho nhã là thế vậy mà lúc này lại oai phong lẫm liệt, kiên quyết không thay đổi, mang dáng dấp của một đại tướng chỉ huy như thần. https://thuviensach.vn Trải qua sự phấn đấu vô cùng gian khổ của lực lượng giữ đê, nước lũ cuối cùng đã rút xuống. Khi mọi người hoan hô thắng lợi, thì Ôn Gia Bảo lại cảm thấy sợ. Sau đó, ông nói với lão Bộ trưởng, người đã tuyển chọn đề bạt ông lên Bắc Kinh là Tôn Đại Quang rằng, lúc lâm nguy được giao nhiệm vụ, làm hết sức mình, một khi đê không chịu nổi nước lũ mà vỡ, thì đó là "quyết sách sai lầm", ông đã chuẩn bị nhảy xuống dòng nước lũ cuồn cuộn, chết vì nhiệm vụ. Đối với "hành động lớn" chống lũ của Ôn Gia Bảo, phía chính quyền chưa từng công khai đăng báo, vì vậy không được xã hội biết tới. Nhưng trong giới quan chức, thì tiếng tăm của ông lại vì thế mà nổi như cồn. Những người biết sự việc thì nói, Ôn Gia Bảo lên làm Thủ tướng được, trận lũ lớn năm 1998 đã phát huy vai trò thúc đẩy rất lớn đối với ông. Mùa hè năm 1998, vùng phía đông khu vực Hoa Nam, Tây Nam và vùng tây bắc của Đông Bắc mưa bão và mưa bão đặc biệt lớn liên tục một thời gian dài, khiến cho lưu vực sông Trường Giang, lưu vực sông Nậm Giang và Tùng Hoa ở Đông Bắc lần lượt xảy ra thuỷ tai đặc biệt lớn chưa từng có trong vòng một trăm năm và phá mức kỷ lục trong lịch sử. Mưa bão lớn đã gây ra lũ lớn cuồn cuộn, với thế hợp công nam bắc, cùng tấn công mạnh vào mảnh đất Trung Hoa. Hồ Bắc gọi cấp cứu! Giang Tây gọi cấp cứu! Khi đó, trên trang đầu các báo ra hàng ngày ở Trung Quốc gần như đều đăng tin tức liên quan đến nước lũ, cứu trợ thiên tai, các mặt chi viện. Cả nước Trung Quốc trong phút chốc cuốn vào cuộc đấu tranh vật lộn với "nước". Giang Trạch Dân, Chu Dung Cơ lần lượt tới tuyến đầu chống lũ. https://thuviensach.vn