🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Oẳn Tà Rroằn
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Mục lục
Nhân Tình Tôi
Oẳn Tà Rroằn
Thật Là Phúc
"Lập-Gioòng"
Nỗi Vui Suớng Của Thằng Bé Khốn Nạn
Chuyện Chó Chết
Xin Chữ Cụ Nghè
Kìa! Con...
Ái Tình Tiểu Thuyết
Cái Nạn Ô Tô
Tôi Chủ Báo, Anh Chủ Báo, Nó Chủ Báo
Cái Lò Gạch Bí Mật
Nghĩ Người Ăn Gió Nằm Mưa - Dám Xa Xôi Mặt Mà Thưa Thớt Lòng Đàn Bà Là Giống Yếu
Tinh Thần Thể Dục (I)
Tinh Thần Thể Dục (II)
Thịt Người Chết
Giá Ai Cho Cháu Một Hào
Sáng, Chị Phu Mỏ
Chính Sách Thân Dân
Hai Cái Bụng
Người Vợ Lẽ Bạn Tôi
Một Đám Cưới
Công Dụng Của Cái Miệng
Con Ve
https://thuviensach.vn
OẲN TÀ RROẰN
Nguyễn Công Hoan
www.dtv-ebook.com
Nhân Tình Tôi
Tôi nhớ đích rằng năm ấy tôi mới mười chín tuổi. Cái tuổi mười chín, như hoa xuân đương nhị, như trăng tròn đương gương, các ngài phải hiểu cho rằng là cái tuổi dễ chịu nhất. Trai gái mười chín tuổi, đều dễ thương, nên thương cả.
Tôi đỗ Sơ học Pháp-Việt, tiếng đồn ầm học giỏi, chiều ra phố chơi mát, tưởng hình như ai cũng chỉ trỏ vào mình mà thì thào với nhau:
- Kìa cậu ấm Căn con cụ lớn Tuần mới đỗ.
Khốn nạn tôi tưởng thế là danh giá, chứ vì họ có khen thế thật, tôi cũng nên lấy làm xấu hổ thì phải. Vì con nhà dòng dõi thi thư, mà đầu to bằng cái giành, mới đỗ được cái bằng cỏn con thì vênh váo cái gì.
Tôi thi vào trường Bảo hộ, hỏng kỳ vấn đáp. Cha tôi định cho tôi về ở nhà. Nhưng tính tôi không chịu được cảnh tiêu điều các tỉnh nhỏ, nhân có nhà ở Hà Nội, tôi xin về ngay ở Hà Thành, lấy cớ để học tập với các anh em bạn.
Tôi thích quốc văn. Ngày còn đi học, các bài luận quốc ngữ của tôi làm, thường được cụ giáo khen ngợi, bạn bè cũng tặng cho cái tên "anh văn sĩ". Độ này nhàn rỗi việc, tôi viết bài gửi báo chương được tòa soạn đăng cho, mình cũng tự đắc tưởng có lẽ là "nhà ngôn luận" đến nơi rồi, càng ham viết.
Tôi ở Hà Nội lười học nhưng chăm chơi. Ngày được mục kích những đóa hoa biết nói bầy ở các phố, thì tối về nằm ngủ cũng mơ màng năm
https://thuviensach.vn
canh.
Xin thú thật rằng tôi không thạo và không có can đảm như các bạn về khoa chim gái. Họ bạo lắm. Hễ thấy một cô nào, cứ là con gái thì thôi, là buông lời ướm ý, đằng hắng, ném thư, hoặc mua hàng, để giả vờ bỏ quên quyển sách hay tờ báo trong có bức thư tình. Tôi thì dự tính cũng chả dám. Làm đường đột như thế nhỡ người ta mắng cho thì "bêu". Nhưng xem ra, các tiểu thư cũng hiền lành ngoan ngoãn lắm. Không những không mắng ai, mà còn nhìn trước nhìn sau, nếu không có ai trông thấy, là cầm cái thư bỏ tọt ngay vào túi... Nhanh như điện!... Các cô thực là rộng lượng hải hà, giàu lòng bác ái! Bởi vậy các bạn tôi, anh nào cũng có một cô nhân ngãi, nào cô 51, nào cô 96.
Trước họ còn chim nhau bằng cách "hàm thụ" như thế rồi chẳng bao lâu, có ngay cuộc "biểu tình" bí mật. Nhạy quá, thực là nhạy! Trông người mà ngẫm đến ta, mà mình tự thương thân thế như ao bèo gió thu.
Nhân độ ấy ở báo, có một nữ sĩ bàn về vấn đề nam nữ bình quyền. Rồi dư luận sôi lên sùng sục, tán thành cổ động, công kích. Tôi chối kệ biết nam nữ bình quyền đối với xã hội hay dở thế nào, nhưng đối với riêng tôi, thì thực là có ích, vì tôi định lợi dụng cơ hội để đạt mục đích riêng. Tôi bèn viết bài lai cảo, ký tên là Minh Châu nữ sĩ. Thế là tôi nhờ tờ báo để nói chuyện trai với gái vậy!
Tôi hay đấu dịu giằng co với một cô tên là Kim Chi. Tôi lấy làm đắc ý thầm, vì Kim Chi phải ra công gào thét, cãi nhau với một nữ sĩ đực là tôi! Có gì đâu, những bài của tôi, độc vị giọng nói ngang bướng, chính tôi cũng biết là không tiêu được, thế' nhưng tôi chỉ cố't cho họ bẻ lại để kéo cho dài cuộc cãi nhau. Họ có hiểu ý đâu, rồi ba bốn nữ sĩ khác vào hùa với nhau, nhao nhao lên mà bẻ tôi! Thế là phải lừa cả sốc!
Xem ra nội trong đám ấy, có Kim Chi ăn nói hoạt nhất. Tôi đoán là cô giáo, không thì ít ra cũng là một nhân vật có học thức tư tưởng. Văn
https://thuviensach.vn
chương của Kim Chi không gọt giũa nhưng nhanh mà hoạt. Tôi tin rằng hẳn cũng có lượng hải hà, cái lòng bác ái như phần nhiều các cô gái khác. Thế là tôi xoay tư tưởng.
Phải nói chuyện với gái, mà phải gọi là bà chị xưng là em, thì các ngài tưởng còn thú quái gì? Vả nào có chuyện ôn tồn đâu? Lại cãi nhau với xỏ mát nhau thì còn tình nỡm gì?
Một hôm có người bảo tôi rằng:
- Tài quá, lão cử Học, thánh thế nào mà vớ ngay được con giáo Lãng! - À, tại đăng vào báo nó chứ gì!
- Thằng Bạch Ngọc Đàm lên mặt mô phạm đạo đức, cũng xoay được một thị nữ học sinh vì một bài văn đăng báo! Họ thế cả đấy anh ạ!
Cái câu "họ thế cả" làm cho tôi vẩn vơ mãi. Kết cục bao hy vọng của tôi đổ xô vào cả Kim Chi nữ sĩ. Tôi bèn hỏi dò chỗ ở của nữ sĩ ở trong tòa soạn. Rồi ngay chiều hôm ấy, tôi diện rất sang, cạo mặt, đánh phấn, bơm nước hoa nghênh ngang đến nhà cô để xem mặt.
Chà! Có sai đâu, Kim Chi quả là một vì sao! Khăn nhung, áo mùi, giày cườm, món tóc gáy xòe ra, trông dễ thương quá! Tôi tưởng như một chàng thiếu niên công tử như tôi mà đi đôi với một vị thanh tân nữ sĩ như Kim Chi, thì đâu cũng phải khét, đến phố nào làm tăng giá trị phố ấy lên, và hẳn vô số thằng ghen!
Tôi thấy dung nhan Kim Chi mà sửng sốt cả người, chân tay mềm đi. Không trách cái sắc khuynh thành nó làm cho khuynh gia được cũng phải.
Tôi lượn qua nhà Kim Chi hai ba lượt, toan vờ vào mua hàng, thì vừa gặp cô đi phố, nhảy tót lên xe chạy nhẹ như gió. Tôi được dịp may định bay
https://thuviensach.vn
xe theo hút, nhưng đen quá, phố hết xe. Chả lẽ lại cắm cổ chạy theo! Không coi được. Tôi đành nuốt sầu, thất vọng lủi thủi về nhà.
Thế là tôi đã có phút biết mặt Kim Chi rồi. Chỉ còn việc gắn bó nữa là xong.
Tối hôm ấy, tôi nghĩ một bức thư rõ dài rất văn chương để gửi cho Kim Chi. Tôi thú thật rằng tôi đội tên là Minh Châu để đăng báo trêu nhau, chứ kỳ thực tên tôi là Trần Văn Căn, con quan Tuần, nhà giàu, ở phố ấy phố nọ, từ khi được trộm liếc dung nhan cô, thì tương tư chả ốm cũng sầu. Rõ khéo quá! Cái lý lịch tôi, cái gia phả tôi, ai khảo mà xưng? Thằng con trai đi chim gái mà đê tiện đến thế thì nhục quá! Kết cục tôi bảo từ nay, nếu định cùng nhau đàm đạo, thì xin đừng đăng báo, cứ viết thư riêng có lẽ tiện hơn.
Hôm sau quả nhiên tôi tiếp được thư hồng trả lời của Kim Chi. Các ngài có đoán được cái vui sướng của tôi không? Tôi đọc đi đọc lại đến thuộc lòng, thuộc lòng mà vẫn chưa chán. Thích nhất là tuy trong thư, lời lẽ rất nghiêm trang, nhưng lại thơm sặc mùi nước hoa! Chết chửa! Không phải thư tình sao lại thơm thế?
Đại khái trong thư nói, cô đã biết tiếng tôi từ lâu, vì vẫn được nghe đại danh - trời ơi! đại danh, xin các ngài nhớ cho! - nghe đại danh tôi trên báo chương. Nay tuy tôi ký tên là Minh Châu nữ sĩ, mà cô vẫn ngờ là giọng văn tôi. Không những thế, nữ sĩ lại còn thông thuộc cả nhà cửa tôi nữa. Thế thì nếu Kim Chi không phải là tri kỷ của tôi, sao đối với tôi có cái cảm tình sẵn sàng ấy? Cuối thư nữ sĩ bảo từ nay đừng đăng báo thì xin vâng, nhưng nếu thư đi từ lại thì không tiện, vì sợ người ngoài ngờ vực nọ kia chăng. Vả cổ nhân có câu: Nam nữ thụ thụ bất tương thân, thì xin đừng thư từ gì nữa, nhỡ tôi không nhận được trả lời, lại trách nhau là bất nhã.
Ấy, từ đấy mà đi, hai đội quân đang xung đột nhau kịch liệt trên mặt báo bỗng đình chiến.
https://thuviensach.vn
Nhưng đình chiến thì phải đề huề mới phải chứ! Tôi đọc xong thư mà khen thầm Kim Chi là người đã có sắc, mà lại có tài, có đức. Hiếm có thay! Nhưng bỏ ra thì tiếc. Tôi bèn đánh bạo viết bức thư nữa, bẻ phắt câu nam nữ bất tương thân là hủ, cổ động bọn thanh niên tân tiến không nên quá chấp nê, phải hợp sức nhau mà làm cách mạng phong tục mới được. Trong thư này tôi tuy giở giọng triết lý, nhưng thỉnh thoảng gõ đến chữ tình luôn.
Thế nào mà tôi lại tiếp ngay thư trả lời của Kim Chi! Vậy các ngài bảo còn sao trách được cô là bất nhã. Cái thư này người vú già mang đến. Người vú ấy, tôi coi như một vị ân nhân trong cuộc ái tình của hai chúng tôi. Thường tôi cho tiền luôn, trước sau mất cũng khá. Mỗi bận đưa thư, vú ấy lại kể cho tôi nghe chuyện Kim Chi những là yêu tôi, nhớ tôi, mà sinh vơ vẩn, lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi.
Vú già kể qua là Kim Chi còn hai cha mẹ và một người anh. Người anh thì lêu lổng chơi bời, du côn, ác tợn, cả nhà ghét. Còn Kim Chi thì ngoan ngoãn, cha mẹ nuông chiều, hơi sổ mũi nhức đầu, thì ông bà chạy nháo lên về thuốc. Kim Chi không bao giờ ra cửa đứng ngóng trai. Cả ngày cặm cụi viết văn, xem sách. Có lẽ bởi thế nên từ ngày ấy, tối tối qua cửa nhà Kim Chi, tôi cũng không được gặp bao giờ.
Ngày trước có người bảo tôi rằng:
- Gớm các tiểu thư càng ngày càng tệ, chỉ ngồi duỗi ra mà ăn, rồi viết thư cho trai mà thôi! Anh không nên lấy vợ Hà Nội. Nhất là bọn gái tân thời lại càng khó tin lắm. Bình quyền gì chúng nó? Chúng nó chỉ quảng cáo cái tên để đắt chồng mà thôi!
Bạn tôi phán đoán quá khắc, chứ đã làm gì đến thế? Tôi có thể làm trạng sư bênh các cô, và xin dẫn ngay Kim Chi ra làm chứng. Câu ấy là chuyện của bạn tôi nói riêng với tôi, chứ nhỡ mà đến tai các tiểu thư, thì bạn tôi tất bị một phen kéo tai chết. Nhưng ai ơi, trước khi kéo hãy xin
https://thuviensach.vn
phép lương tâm đã, kẻo a dua để lấy sĩ diện sằng mà kéo, thời bạn tôi đến đi đời mất thôi. Tội nghiệp!
Những thư từ của tôi gửi cho Kim Chi toàn là cái bả để dắt Kim Chi vào cạm. Chắc ngài cũng thừa hiểu cái mục đích của anh con trai chim gái. Một ngày kia mục đích đã đạt, thì thôi, ếp truy phong xin bái ngảnh ái tình! Cho nên không có trai gái nào nhân tình nhân ngãi với nhau đến già bao giờ. Thế nhưng bao giờ bên con trai cũng phải dùng lời đường mật để vờ tính cuộc dài lâu, các cô nhẹ dạ là mắc tuốt.
Tôi hiểu cái tâm lý ấy, cho nên tôi cứ cái chương trình ấy mà tiến hành. Thư từ trước còn đứng đắn, sau lả lơi dần; có khi bịa ra cái chiêm bao đêm qua, cùng Kim Chi đi chơi buổi tối, để tỏ cho Kim Chi biết lúc nào mình cũng nghĩ đến mà thành mộng, và để dò ý Kim Chi ra sao. Cái chiêm bao thứ nhất còn là đi chơi, nói chuyện triết lý văn chương. Cái chiêm bao thứ hai, đã pha mùi tình tự nhảm nhí.
Kim Chi trả lời thương tôi buồn, mà tiếc cái mộng thú vị thế mà chỉ có mình tôi được thấy. Tôi hiểu ý biết là Kim Chi cũng ước ao một ngày kia được gặp tôi để nói chuyện.
Một hôm, tôi viết thư cho Kim Chi rằng tôi sắp phải ly biệt trong vài tháng để về quê. Tôi nói thế là để xem ý Kim Chi. Thì ra cô viết trả lời tôi bốn trang giấy đặc rất cảm tình, bảo tôi nên tìm cớ mà ở lại, kẻo đi muôn dặm một mình xa xôi, mà người ở cũng lệ rơi thấm đá.
Thế thì Kim Chi thực bụng yêu tôi. Tôi bèn hỏi Kim Chi có dịp gặp nhau không? Còn nhớ trong thư này, tôi gửi kèm cho Kim Chi một giọt nước mắt. Hẳn các ngài cho tôi là nhu nhược dở hơi. Thưa các ngài lầm rồi! Cái giọt lệ đó, là tôi vẩy một giọt nước chè tàu vào giấy cho nhòe chữ để tỏ ra bụng nhớ. Chứ nào có biệt ly đâu mà nhớ, mà dù có biệt ly thực đi nữa, thì chửa chắc đã nhớ, huống chi là nước mắt!
https://thuviensach.vn
Kim Chi thì tỏ ý muốn trăm năm cùng tôi. Mà thực bụng, tôi không thèm rước những cái nợ ấy về nhà làm gì. Chim nhau mà lấy nhau, thì chỉ tổ bỏ nhau sớm! Bởi vì hôn nhân là một việc đứng đắn, mong hạnh phúc một đời. Thế mà cái việc đứng đắn ấy lại vì một sự lừa gạt mà gây nên, thì cầu chi hạnh phúc?
Kim Chi trả lời, nghĩ tủi thân là phận gái, phải trong vòng bó buộc chốn gia đình. Từ ngày biết tôi, thực là chưa biết lời ăn tiếng nói tôi ra sao. Trong thư có hẹn, đúng bảy giờ tối hôm sau thì ra vườn hoa Cửa Nam, đứng đợi ở chân tượng Bà Đầm Xòe, thời sẽ được gặp.
Được lời như cởi tấm lòng. Từ khi tôi nhận được thư, vội vàng khấp khởi ra đi. Đen quá! Cứ hết ông bạn nọ, lại đến bố bạn kia đến ám mãi. Họ nói toàn chuyện phiếm, mình còn bụng nào mà nghe. Ruột thì nóng như lửa, mà hình như cái thư nó cứ nhảy tanh tách ở trong túi. Thỉnh thoảng tôi phải vờ gật gù nghe chuyện, đưa tay vào sờ túi, thời các bố ngỡ là đưa thuốc lá ra mời, cứ rình thò tay ra đỡ hoài!
Tuy vậy, tôi cũng được đến chỗ hẹn. Đến nơi, mới có sáu giờ rưỡi. Trong bụng hớn hở như trẻ con vớ được cái bánh, tôi phải nhẩm sẵn những câu hỏi và câu trả lời. Tôi chờ đến bảy giờ, bảy giờ mười, bảy giờ rưỡi, bảy giờ bốn nhăm. Rồi bảy giờ năm mươi, đến mãi tám giờ, cũng chẳng thấy bóng chim tăm cá gì cả. Tôi nóng ruột quá, đang bực dọc trách thầm ai sai hẹn, thì có một người đi lại, làm cho tôi nguôi hẳn cơn sầu. Người ấy không phải là Kim Chi, mà là vú già nhà Kim Chi, đưa cho tôi cái thư xin lỗi, vì ở nhà cô dở có khách, không thể đi được.
Hôm sau tôi lại tiếp thư Kim Chi bảo rằng có dịp gặp nhau, nhưng phải xuống tận ngã tư Trung Hiền, mà chờ vào quãng từ mười giờ đêm đến hai giờ sáng, thì thể nào cũng gặp.
Những dịp hiếm có ấy, không bao giờ tôi dám bỏ qua, vì lòng ước vọng của tôi, những là thướt tha lá liễu mắt được trông, thỏ thẻ giọng oanh
https://thuviensach.vn
tai được nghe, ta sẽ thấy non Vu đỉnh Giáp, động Thiên Thai sắp đón mời chàng Lưu. Cứ nhắm mắt lại là đã thấy đủ từng ấy cảnh bồng lai như thế rồi.
Tuy hôm ấy trời mưa phùn, nhưng tôi chịu khó lò dò đi ngay từ chín giờ, vì tôi sợ đồng hồ nhà Kim Chi nhanh, hoặc đồng hồ nhà tôi chậm. Tôi thấy xe nào đi qua cũng phải trố mắt lên nhìn. Thực là có công quá! Ai ơi có thấu cho không? Cái hy vọng của tôi trước còn dài, sau ngắn dần. Đến lúc đồng hồ chỉ hai giờ thì thật cụt hết. Nhưng tôi vẫn chưa nản lòng, vì thế thượng vô nan sự, nhân tâm tự bất kiên, vậy cứ mặt dày kiên tâm thì chim được gái, trời nào có phụ? Tôi đành đứng suốt đêm ở ngoài đường, ướt như chuột lột, lấm như chôn như vùi. Đến hơn bốn giờ sáng, tôi phải cuốc bộ về Hà Nội. Thực là một bữa mệt lử, nếu không sẵn sức khỏe, thời có lẽ ốm to rồi.
Tôi giận Kim Chi đánh lừa tôi nhưng không dám trách vì trách thời còn mong "nước non" gì.
Tôi nghĩ kế để gặp mặt Kim Chi. Nhân có một hội kia cần tiền, tôi bèn viết một bản kịch, rồi cổ động các tài tử đem ra diễn. Tôi định đóng một vai, mà mời Kim Chi giúp cho một vai nữ. Tôi tự biết là một việc nhờ phiệu, chứ các tiểu thư khuê các ta, đã ai có can đảm ra diễn kịch? Kịch của tôi viết là một cái hài kịch về ái tình. Kim Chi nhận ngay vai chính! Cái dã tâm của tôi định lợi dụng cuộc diễn kịch về việc nghĩa, để một là được gần gụi Kim Chi, hai là được tiêu tiền. Giời ôi, chứ nghĩa gì mà nghĩa!
Cách độ mười lăm hôm sau, Kim Chi cho tôi biết rằng hôm ấy cha mẹ và anh về quê vắng cả, chỉ có một mình và vú già ở lại mà thôi. Thế thời tự do quá.
Kim Chi hẹn đúng chín giờ tối thời đến. Nhưng tính tôi nóng nẩy, không có thể ngồi suông mà chờ được. Hơn bảy giờ tối, tôi đã ngắm vuốt quần áo ra phố rồi. Tôi vừa ra khỏi cửa, thì người vú già lại đưa cho tôi một
https://thuviensach.vn
bức thư, nói xin tôi đúng hẹn. Trong có một đoạn tôi nhớ đến tận bây giờ, mà có lẽ nhớ đến già nữa kia.
"Những tấn hài kịch về ái tình, em được xem đã nhiều, nhưng có lẽ chưa có tấn nào được hay và buồn cười bằng kịch sẽ diễn tối hôm nay. Tối hôm nay, hai anh em ta xin đóng vai chính để diễn tấn hài kịch về ái tình của anh soạn.
Em xin kiêm cả việc bài trí. Anh thực là một ông "thầy dạy đời" mở mày mở mặt cho nhiều kẻ hiện đương chìm đắm trong bể tình. Anh ạ, cái sóng tình đã tràn đi làm lấp cả trí người ta. Đã say mê nhau, thì không nghĩ, không trông thấy gì cả...".
Chắc các ngài bẻ rằng: Kim Chi ăn nói khôn ngoan như thế, cớ sao chính mình cũng bị ma tình mờ ám, mà không tự tỉnh ngộ? Câu hỏi đó làm cho tôi bối rối, vả tôi được cái thư trên kia, mời đến diễn kịch về ái tình, mà hai đứa chúng tôi lại đóng vai chính, thì bụng nào mà trả lời nữa! Âu là tôi cũng xin hỏi lại các ngài vậy.
Tôi không trả lời nổi câu hỏi đó, thời tôi mới có thì giờ viết nốt truyện này. Nếu các ngài cũng chịu nốt, thời các ngài cố đọc cho hết truyện này sẽ biết. Thưa các ngài, tôi thiết nghĩ các phương thuốc về tinh thần mọi khi dùng để chữa cái hư của người ta, thực không công hiệu tí nào. Chứ nếu ai học luân lý, ai xem diễn kịch, tiểu thuyết, vân vân, mà đều biết sửa mình cả, thì ở xã hội có lẽ không lấy xe đâu để chất cho hết các cậu thánh cô hiền!
Đúng chín giờ, tôi gõ cửa nhà Kim Chi ba tiếng khẽ. Có tiếng đằng hắng trả lời. Tôi vừa trống ngực vừa run!
Cánh cửa khẽ kẹt hé mở... Kim Chi trùm hum cái khăn tua gần kín cả mặt, một tay cầm đèn hoa kỳ vặn bé tí, một tay che lấp ngọn lửa đi. Tôi biết ý Kim Chi cẩn thận giữ gìn, nên vừa bước chân vào trong, tôi thổi phụt tắt
https://thuviensach.vn
ngay đèn đi. Vì tôi cũng định giữ cả cho tôi nữa, chứ thực thời chưa nghĩ ra rằng tắt đèn là có lợi.
Trong nhà tối như hũ nút. Tôi nắm lấy tay Kim Chi để Kim Chi dắt đi. Kim Chi dắt tôi đến ghế. Tôi ngồi xuống hỏi đùa rằng:
- Sao hôm nọ tôi trông mợ bé nhỏ, mà nay mợ lại hóa ra to thế?
Kim Chi cười, trả lời khẽ quá, hẳn vì khăn tua trùm kín vướng quai hàm.
- Cậu trông sai, em vẫn thế đấy.
- A-Di-Đà-Phật. Lượn năm sáu lượt còn sai thế nào. Mợ nói thầm nhỏ, mà tôi nghe rõ, có thính tai không?
- Thính lắm, em thì nghễnh ngãng lắm.
- Tôi đổi tai cho mợ nhé!
- Chả đổi, cậu có cho thời em xin!
- Thành ra mợ muốn tôi "sú-vơ-nia" cho mợ đôi tai à? Tưởng cái gì chứ đôi tai thời vâng! Xin vui lòng tặng quý tiểu thư. Mợ lấy dao mà xẻo xoẹt đi.
Kim Chi bịt mồm rúc rích cười, chắc muốn tỏ ý yêu tôi.
- À này, mợ ạ. Tôi tiếc vì nhà tối quá, giá thắp đèn lên mà nói chuyện, tiện thể được ngắm cái nhan sắc của mợ, cho câu chuyện thêm vui thì hay.
- Cậu lại muốn nhìn mặt Kim Chi nữ sĩ là hạng người thế nào à?
- Kim Chi nữ sĩ là tay đối thủ của Minh Châu nữ sĩ, là ý trung nhân của ấm sinh Trần Văn Căn chứ ai?
https://thuviensach.vn
- Chả dám nhận cái hân hạnh ấy. Mặt em gớm lắm, anh trông thấy thời anh đến phải chạy mất!
- Gớm nhún mình quá!
- Em nói thực đấy!
- Thực hay dối cũng mặc, đứng gần lại cho anh yêu!
- Không đứng gần, nói đủ nghe thời thôi!
Tôi chạy lại gần ôm chầm lấy Kim Chi hôn chụt một cái. Kim Chi cố lấy tay bưng mặt, rúc rích cười. Thế các ngài tính Kim Chi có làm bộ không? Hãy hỏi viết giấy mời trai đến nhà làm gì mà còn khéo vờ? Nhưng cái lối các cô vẫn thế.
- Chết, nhảm quá, em kêu to bây giờ.
- Thách đấy! Tôi yêu mợ lắm. Hai quả dừa ở ngực mợ đâu? - Không biết làm sao nó thui từ thuở bé rồi.
- À mợ không phải là loài có vú, mợ là loài chim, để rồi tôi rắc truyền đơn cho mợ ế chồng cho mà xem!
- Cậu có định kết hôn với em không?
- Nếu tôi có vợ rồi, tôi xin ly dị ngay để lấy mợ.
- Thực chứ?
- Nếu tôi mà bạc tình cùng mợ, xin giời tru đất diệt.
Tôi lại ôm được Kim Chi, nhưng suýt bị đẩy ngã. À, người chị em biết võ!
https://thuviensach.vn
- Phải gió ở đâu ấy! Thế mà đội tên nữ sĩ.
- Phỉ thui! Đừng nói dại. Cửa đóng kín, làm gì có gió! Tôi hỏi mợ nhé, mợ có giữ lời hứa hôm nọ không?
- Hứa gì?
- Hứa sẽ có ngày kia cho tôi sở cầu như ý, mợ nghĩ sao?
- Thế thì tôi chiều cậu quá giới hạn. Cậu có chiều tôi không? - Có.
- Chiều thế nào?
- Mợ muốn gì tôi xin chiều thế.
- Em xin cậu cho em...
- Lại gạ đôi tai anh chứ gì!
Kim Chi vừa cười vừa nói:
- Vâng!
- Khổ lắm! Ai bảo không lấy dao mà xẻo phắt đi. Mợ đưa tôi con dao nào! Vở kịch đâu, chúng ta tập diễn đi!
Tôi vừa nói xong, sờ lên bàn đụng phải bao diêm. Mừng quá. Xòe! - Tôi thắp đèn đây.
Tôi mở thông phong, gạt đầu bấc. Khi đương lúi húi châm, thì Kim Chi mở khăn tua trùm mặt ra, nói to giọng ồ ồ rằng:
https://thuviensach.vn
- Thưa cậu, Kim Chi nữ sĩ cũng là loài Minh Châu nữ sĩ. Hiện đôi ta đương diễn kịch đây!
Tôi ngẩng đầu lên nhìn, giật nẩy mình, mềm nhũn cả người ra! Té ra là một người đàn ông, bộ dạng láu lỉnh, da đen nhẻm, râu mép cứng và rậm, mắt trợn lòng trắng lên, tay cầm dao nhọn sáng quắc lóe cả mắt, ỏn ẻn nhại giọng tiểu thư rằng:
- Dao đây, cậu sú-vơ-nia cho em đôi tai đi...
Hú vía, từ đó ai nhứ tôi bằng mục văn nữ giới, tôi sợ hơn sợ chuột nhắt chết!
6-1929
https://thuviensach.vn
OẲN TÀ RROẰN
Nguyễn Công Hoan
www.dtv-ebook.com
Oẳn Tà Rroằn
- Anh Phong, thế anh định bỏ chết tôi đấy à? Không trách người ta bảo đàn ông bạc tình, có oan tí nào đâu! Tôi vì nghe anh dỗ ngon dỗ ngọt, nào những là lấy nhau, nào những là ăn đời ở kiếp cùng nhau... Từ đó đến nay, tôi dốc một lòng chờ đợi, ai đến dạm hỏi, tôi cũng kiếm cớ thoái thác. Vì tôi đã trót hứa cùng anh. Ấy thế mà anh quyết tình giở mặt. Hẳn anh cũng biết tôi chỉ là quá dại dột mà nghe anh, nên mới mang vạ vào mình. Anh nghĩ sao cho vuông tròn thì nghĩ...
- Cái bụng Nguyệt vài tháng nữa thì tròn bằng cái thúng. Nguyệt còn phải cần gì đến tôi nghĩ nữa!
- Tôi không nói đùa! Nếu anh không làm hại tôi, thì làm gì tôi không lấy được người chồng tử tế.
Lúc bấy giờ, ở bờ hồ Hoàn Kiếm, mảnh trăng, ngọn gió như khơi động tấm tình gió trăng. Nguyệt và Phong lững thững bước vào cầu Thê Húc.
Hai vẻ mặt cùng lo, nhưng hai cái lo khác nhau. Nàng vì quá nhẹ dạ, nên phải nặng lòng, cái khối lo nó đương nằm co ở trong bụng. Chàng lo vì vô tình định thỏa bụng muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái không muốn ra.
- Thế có chắc Nguyệt chửa với tôi không?
- Này, năm nay tôi mới có mười tám tuổi đầu, sao anh đã đổ bậy, đổ bạ cho tôi cái tiếng khỉ gió ấy! Anh hỏi tôi chửa với ai à? Rồi nó giống ai, nó máu mủ ai, thì anh biết. Tôi con nhà trâm anh, anh cũng con nhà thế phiệt,
https://thuviensach.vn
vì một lời giao ước, nên tôi mới quá chiều anh. Tuy tôi chưa là vợ anh, nhưng cũng như là vợ, nên tôi dốc một lòng chung thủy, thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh. Nếu anh ngờ tôi loan chung phượng chạ, thì đây này, tôi sẽ chết như thế này này!
- Đừng thề độc, lỡ chết thật thì oan!
- À anh nhiếc tôi mãi. Thôi, đồ bạc tình! Anh buông tôi ra!... - Này, cầm lấy cái này.
- Cái gì đây?
- Lọ thuốc thôi thai. Nguyệt uống nó vào, cho cái thai ra, thế là mất tích.
- Eo ơi! Anh nói mà tôi ghê cả mình! Nếu anh cố tình giết cả hai mẹ con tôi, thì đây này, tôi liều chết ngay trước mặt anh, cho anh trông thấy. Anh buông tôi ra. Trời ơi! Ngờ đâu hồ Hoàn Kiếm này chỉ là mồ hồng nhan!
Nàng giật tay ra, chạy lại mé đầu cầu. Phong vội chạy theo, níu vạt áo lại:
- Ấy chết! Chớ chớ! Tôi thử Nguyệt đấy mà!
- Này em ơi!
Nguyệt gục đầu, ôm mặt, hu hu khóc...
- Nguyệt ơi! Em chớ lo, anh vẫn biết Nguyệt là người chung tình với anh. Nguyệt không phải phiền lòng. Cái thai trong bụng Nguyệt là con anh, là con Nguyệt, Nguyệt cứ yên tâm. Anh thề rằng sẽ chu toàn danh tiết cho Nguyệt. Đến ngày khai hoa, anh sẽ đưa Nguyệt sang nhà hộ sinh tỉnh Bắc Ninh. Sau khi mẹ tròn con vuông, anh sẽ tính cuộc trăm năm với Nguyệt.
https://thuviensach.vn
- Này! Đừng nỏ mồm!
- Em đừng mắng anh mà oan! Thôi, em cứ đi về...
- Tôi không về đâu cả. Sống gửi thác về, mả tôi đây rồi!
- Anh van Nguyệt, nếu anh không giữ được lời hứa, xin nguyện trời tru đất diệt! Em cứ về, cứ yên lòng...
Nàng lau mắt, khẽ gượng đứng dậy, gọi xe về nhà.
Phong vừa đi vừa nghĩ:
"Ừ, suýt nữa mình gieo cái vạ tày đình, giết cả hai nhân mạng. Giá một mình con Nguyệt nó tự tử, thì mặc quách nó, nhưng lại đèo cả đứa con ta ở trong bụng nó!... Ừ, tính tháng, tính ngày, quả nó có mang với ta... Vậy đợi lúc nó đẻ, ta lấy con về nuôi, còn việc trăm năm với nó thế nào, ta không nên nghĩ trước".
- Chết chưa! Thế mợ định uống thuốc thôi thai thật đấy à?
- Cậu tính tôi mới có mười tám tuổi đầu, chồng con chưa có, mà chửa hoang, thì còn xấu gì bằng!
- Chà, việc gì mà xấu, sự xấu tốt đối với phong trào dư luận xã hội như làn khói trước ngọn gió to, chỉ đánh loáng là không ai trông thấy nữa. Thế thì dư luận có gì là đáng sợ? Vả lại tôi hiếm hoi, lấy nhà tôi ngót hai mươi năm trời, con cái chưa có, thì mợ cứ yên lòng, sau khi ở nhà hộ sinh ra, tôi sẽ thu xếp để mợ với tôi ăn đời ở kiếp.
- Tôi cám ơn cậu! Cậu hơn tôi bốn chục tuổi đầu, tôi mà lấy cậu thì người ta cho là bố lấy con. Vả vợ cả cậu như con sư tử cái, có lẽ nào lại để yên cho cậu thương tôi. Cậu cứ mặc tôi, để tôi tự xử, cậu không cần nghĩ đến. Bao nhiêu việc, tôi đã định sẵn, tôi đành uống thuốc để giữ cho vuông
https://thuviensach.vn
tròn tiếng tăm. Vả tôi là con nhà thi lễ, mơn mởn đào tơ, làm gì không lấy được chồng ông nọ ông kia, can chi vội vàng mà vơ quàng vơ xiên vội.
- Mợ nói thế, tôi đau lòng quá. Mợ phải hiểu cho rằng cái thai trong bụng mợ là đứa con sau này của đôi ta.
- Nếu cậu có thương con cậu, thì mai tôi xin gửi lại trao trả cậu. - Chết nỗi! Tôi xin mợ.
Luồng nước cuồn cuộn dưới sông, hàng cột ù ù trước gió, dây sắt cầu như giăng mắc mối tơ tình. Trên cầu sông Cái, Nguyệt đứng thừ ra, tựa tay vào lan can, mắt nhìn làn sóng lềnh bềnh trước mặt. Bắc vểnh bộ râu ghi đông, nét mặt ra dáng van lơn lo lắng:
- Nào tôi có phải ăn ở bạc tình với mợ đâu mà mợ nỡ dứt lìa thế?
- Tôi cũng biết vì tôi đối với cậu chung tình, nên cậu đối với tôi trung hậu, nhưng tôi không thể nào đeo mo mà sống ở đời được.
- Sao mợ lại bảo là đeo mo? Vẫn biết rằng đàn bà quý giá ở chữ trinh, nhưng mợ có phải là gái thất trinh đâu? Vì mợ quá yêu tôi, quá chiều tôi, nên đến nay đeo đẳng khối tình
cùng tôi. Vậy rồi sau, tôi nuôi con, lại cưới mợ về làm vợ. Làm người vợ, cần giữ chữ trinh với chồng. Mợ chung tình với tôi từ trước đến nay, thì đối riêng với tôi, mợ vẫn chu toàn được chữ trinh. Vậy cớ làm sao mà phải nghĩ? Nếu tôi bạc tình cùng mợ, toan bỏ lửng mợ, thì mợ mới đáng hờn duyên tủi phận chứ!
- Thôi tôi xin cậu, tôi nào dám tin cái mồm mép đàn ông!
- Nếu tôi ăn ở như kẻ khác, xin thề rằng ngọn đèn điện này tắt, tôi cũng chết.
https://thuviensach.vn
- Thề! Thề cá trê chui ống! Cậu buông tôi ra, tôi xin gửi thân tôi cho ông Hà Bá dưới sông này!
- Mợ định tự tử? Nếu mợ chết, tôi xin chết theo ngay.
- Khổ lắm, cậu kệ xác tôi! Tôi không tin ai ở đời này nữa! Những cái mặt nhẵn nhụi trơn tru, nhưng toàn là bụng ba que xỏ lá cả. Tôi vì dại dột mới nên nông nỗi này.
Một cái ô tô xình xịch qua, chiếu hẳn ánh sáng vào mặt Bắc, trông rõ cái nét nhăn nhó, cặp mắt gấp gay.
- Mợ ơi, mợ yên lòng. Mợ nên hiểu tôi, đừng phụ bụng tôi, bởi tôi biết bụng mợ lắm. Vả dĩ, bấy lâu tôi khao khát chút con để sau này nó chống gậy cho tôi, nối dõi tông đường cho nhà tôi. Nếu nay mợ quyết tình giết cả mợ lẫn con, tôi sẽ phải âu sầu ân hận suốt đời.
Nguyệt bưng mặt khóc. Bắc lấy vạt áo chùi nước mắt hộ và dỗ:
- Mợ ơi! Tôi đã theo lời mợ là đến ngày mợ đẻ, thì sang nhà hộ sinh tỉnh Bắc Ninh mà nằm cho êm tiếng. Bây giờ chỉ cần mợ giữ cái bụng cho kín đáo. Mợ đẻ xong, tôi nuôi lấy con.
- Thế rồi cậu bỏ tôi bơ vơ?
Bắc nhăn mặt, giậm chân:
- Khốn nạn, cho tôi nói hết câu đã. Tôi lạy mợ! Tôi tính việc xin cưới mợ sau.
Nguyệt thở dài.
- Mợ đã bằng lòng như thế chưa?
https://thuviensach.vn
Nguyệt đưa tay lên miệng, cắn móng tay út, không trả lời, ra dáng nghĩ ngợi.
- Mợ ừ đi, mợ đừng uống thuốc thôi thai nữa, phải tội đấy! - Mợ cứ yên bụng cho tôi được yên lòng. Mợ ừ đi!
- Ừ !
Hai người lững thững đi, gặp hai cái xe, liền thuê về nhà. Lúc sắp ly biệt, Bắc còn dặn với một câu:
- Mợ yên dạ, cho tôi yên lòng nhé!
- Ừ !
*
- Bà đẻ con so hay con rạ?
- Thưa bà, con so.
- Bà nên nói thực, thì tôi mới liệu được. Tôi xem bụng bà, hình như đẻ con rạ thì phải hơn.
- Thưa bà, thực tôi đẻ con so.
Đó là lời bà đỡ nhà hộ sinh cùng nói chuyện với Nguyệt. Bà đỡ ngợ quá, hỏi vặn:
- Mọi khi những người đẻ con so thì da bụng cứng và có ngấn vằn đỏ. Người đẻ con rạ thì da bụng mềm, mà có ngấn vằn trắng. Nay tôi xem bụng bà, quả là bà đẻ con rạ. Phép nhà thương không nên nói dối, lỡ ra nguy đến tính mệnh, chứ chả chơi đâu.
- Thưa bà, xin bà kín cho, tôi đẻ con dạ!
https://thuviensach.vn
- Vâng, bà nên nói thực thế là phải. À, ông nhà ta tên là gì? Ở đâu?
- Thưa, cậu cháu tên là Nguyễn Văn Tình, đã mất năm ngoái, sau khi tôi có mang được vài tháng.
- Tội nghiệp! Thế ông mất, bà có mang được mấy tháng? Nguyệt luống cuống nói chữa:
- À, thưa bà, cậu cháu mất năm nay ạ. Mới mất tháng Tư, mà tôi đã có mang từ tháng Giêng.
- Bà cũng chỉ độ tối hôm nay thì trở dạ thôi. Bà cứ nằm nghỉ yên. Lần trước bà ở cữ, trai hay gái?
- Thưa bà, cháu gái.
- Nay cháu biết làm gì rồi?
- Thưa bà, tôi sinh cháu được vài hôm thì bỏ cháu.
- Thế bà đẻ dễ hay khó?
- Thưa bà, dễ ạ!
- Được, vậy bà cứ nghỉ yên để lấy sức.
.. Ngày chủ nhật, sau khi Nguyệt đẻ, có mấy bọn người ở Hà Nội sang, vào nhà thương thăm.
Bọn trước, hai công tử ăn mặc tây, đúng mốt quần thụng đỏ, áo cộc xanh, ở trong gian Nguyệt nằm bước ra, bưng miệng, rúc rích nhìn nhau cười, thì thào:
- Hú vía! Tao tưởng con Nguyệt nó chửa với tao, tao sợ quá!
https://thuviensach.vn
- Tao chả ngờ nó chửa với mày, nhưng tao thấy cái mồm thằng bé giống mồm tao, tao đã giật mình. Nó ăn vạ tao, thì tao bỏ mẹ! May được cái nước da thằng bé nó minh oan cho tao.
Hai người vừa đi khỏi thì Phong đến. Phong ẩy cửa, lại gần Nguyệt, hỏi:
- Trai hay gái?
Nguyệt trả lời khẽ:
- Trai!
- Thế à? Mợ có mạnh không? Có ăn được không?
Nguyệt thừ mặt ra, không đáp.
- Mợ làm sao thế?
- Cho tôi bế con một tí.
- Không bế!
- Ái chà! Mẹ cu làm bộ.
- Con ngủ à! Mặt giống cậu hay giống mợ?
- Công tử rúc mãi vào nách mợ! Ra đây cậu yêu tí.
- Yên!
Phong mở cái lót trùm đầu thằng bé ra. Nguyệt nhắm nghiền mắt lại. Khi nàng mở mắt, đã thấy Phong len lén cút từ bao giờ rồi.
https://thuviensach.vn
Lúc bấy giờ, Bắc ôm một bọc to tướng đến nhà thương. Nhưng khi ở ngoài cửa kính, Bắc thấy có người đến thăm Nguyệt, thì ngờ là họ hàng, không dám vào vội. Chàng vừa đi bách bộ, vừa liếc mắt vào trong. Chàng đã hút hết điếu thuốc lá rồi, nhìn hết các nhà cửa, cây cối rồi, mà người họ hàng vẫn chưa ra. Một lúc thấy kẹt cửa, bụng chàng mừng lắm. Chàng nhìn theo hút người ấy đến khi thấy rẽ hết phố, mới dám vào.
- Chào mợ! Trai hay gái?
- Trai.
Bắc lộ ra nét mừng rỡ, vui vẻ hỏi:
- À! Ai vừa vào đó?
- Mợ mệt à?
- Không!
- Mợ có ăn được cơm không? Có mạnh khỏe không? Nguyệt thở dài. Bắc mở bọc, lấy ra nào rượu bổ, nào sữa bò, nào vú cao su.
- Con có cứng cáp không? Mợ có nhiều sữa không?
- Yên cho tôi nằm nghỉ.
- Cho tôi bế con một tí, nó giống tôi hay giống mợ?
- Im cho nó nằm.
- Ơ hay! Mợ giận tôi đấy à?
- Không!
- Bao giờ mợ định về?
https://thuviensach.vn
- Không biết.
Nguyệt thở dài mãi, thằng bé con ở trong bọc, cựa quậy, tiếng nhoe nhoe.
- Dậy với cậu, con!
- Yên cho nó ngủ!
Thằng bé vẫn khóc. Cái lót trùm đầu nó xê ra ngoài. Bắc lật ra xem mặt con:
- Cậu đây, nín đi!
Nguyệt nhắm nghiền đôi mắt lại, vắt tay lên trán để che mặt. Bắc nhìn kỹ cái tóc, cái mặt, cái mũi con... rồi giở bọc ra ngắm cả người thằng bé... Ngắm xong, bọc cẩn thận trả lại, chàng từ từ lui ra, thở dài một cái rõ dài, nét mặt thất vọng.
Té ra thằng bé con chàng mà nước da lại đen như cái cột nhà cháy! Vậy nó không phải con Rồng cháu Tiên. Nó là giống "Oẳn tà rroằn" không biết chống gậy.
27-2-1930
https://thuviensach.vn
OẲN TÀ RROẰN
Nguyễn Công Hoan
www.dtv-ebook.com
Thật Là Phúc
Chú lính cơ Ván-cách (1), cứ buổi chiều, ngồi trên phản trong trại, trông ra ngoài mành mành, thì cũng cho đôi mắt được một bữa tiệc no nê bằng cuộc ngắm những chị đi gánh nước ở giếng trong huyện.
-----
(1) Số hiệu lính 24, nguyên từ tiếng Pháp vingt-quatre.
Trong các chị gánh nước đó, chú chú ý nhất một chị, là "ma phăm" anh hàng bánh giò ở cổng huyện, tên là Tam.
Cứ kể ra, chị Tam trông cũng tình thực! Cái quần sồi đen nhánh, cái áo cánh hồ lơ, cái thắt lưng đỏ phấp phới bay theo gió, cái bộ xà tích lủng lẳng đập vào đùi, đã làm cho Ván-cách ta say lử cò bợ! Không những thế, chị Tam lại còn có cái bộ mặt "gioong"! Mỗi khi chị gánh hai thùng nước nặng mà đi qua trại, thì mắt cố nhìn thẳng, mũi cố cầm hơi, tay nguẩy đằng sau, đầu nghiêng bên cạnh, cố kéo cái hò áo cho kín ngực, thì tuy mất vẻ tự nhiên, nhưng mũm mĩm như quả đào Vân Nam mới trẩy, khiến cho Ván cách ta chết cũng vớ vội lấy cái đàn bầu, mà tẳng tẳng vài tiếng. Nhiều khi thấy chị Tam hớn hở, chú chỉ phàn nàn có một câu rằng:
- Hoài của! Giá mình "sú-ca-nia"'cho nó ít giấy ráp để đánh đôi thùng rõ sáng, thì thực là bảnh chọe.
Nói nôm ra, chú Ván-cách cũng muốn chim chị Tam đáo để. Có bận chú định ngồi trong mành mành, ví cho chị Tam một câu rõ hay. Giá chú biết làm thơ, làm văn thì hẳn đã nghĩ được một bài trường thiên rõ dài để
https://thuviensach.vn
tặng! Khốn nhưng chú chỉ quen thói tộp ngực lần lưng dân, cho nên chỉ học được mốt chim gái của bạn đồng nghiệp, thẳng như nòng súng, là giữ nón, chắn đường, hoặc nắm cổ tay mà bắt nói một câu.
- Van nhà, nhà buông em ra!
Nhưng mà người anh em chỉ dám "tiểu di" thế thôi, chứ mà thầy quản đồn này nghiêm khắc lắm, lỡ chú bị "lập gioòng", hoặc bị tai thì phải biết! Cho nên, lắm lúc gặp cơ hội tốt, mà chú nghĩ đến hình phạt nhà binh, chú đành phải "đờ-mi-tua" ngay!
Còn một kế sau cùng, chú nghĩ đã chín lắm, là nhân ngày lĩnh lương, hoặc gặp buổi bóp nặn được thằng dân nào, chú quyết bỏ hẳn ra ba hào chỉ, ra hàng chị Tam đánh một bữa bánh giò rõ no, thế là "a-lê", tha hồ tán chuyện!
Buổi tối hôm ấy, trong túi chú Ván-cách xủng xoảng có tiền. Chú bèn búi tóc yên ngựa cho thực nền, gài cái lược xương trắng cho thật khéo, chít cái khăn lượt cho thật vố, vuốt tí nước hoa cho thật thơm, rồi soi gương đằng trước, đằng sau, ngắm nghía mãi, mới thay quần, gài khố, bóc gói thuốc lá mới, phì phèo, huýt còi đi "la mát".
Lúc bấy giờ đã vào chín giờ khuya. Nhà hàng phố đã đóng cửa kín mít. Chú Ván-cách lượn qua nhà chị Tam mấy lượt, thổi bài kèn "la vầy" rõ lẳng để đánh tiếng, rồi dòm qua lỗ liếp. Chị ngồi một mình, đương chẻ lạt. Chú ngắm nghía thế một lúc lâu, đắn đo, không biết thằng chồng đi đâu, nhưng cứ liều gõ cửa. Chị Tam đương lúi húi, bèn ngẩng đầu lên, hỏi:
- Ai?
- Tôi đây! Cho tôi mua ít bánh giò!
Chị Tam đứng dậy, vừa nâng hé cái liếp ra, Ván-cách đã lách được vào rồi.
https://thuviensach.vn
- Chào chị, "măm-den" (2) còn bánh giò không?
- Thưa thầy, hôm nay phiên chợ, nên nhà còn ít, thầy mua giùm cho cháu.
- Được! Còn bao nhiêu mang cả ra đây. Anh ấy nhà chị đâu? - Thưa thầy, chạy đâu ấy ạ.
Ván-cách được dịp tốt, "a la-văng” ngay đến trước mặt
chị Tam, vừa cười vừa lả lơi nói:
- "Cẩm-ma-lách" (3) với nhau cả, thầy với cháu gì! Đừng nói thế, phải tội!
-----
(2) Nguyên tiếng Pháp: mademoiselle, nghĩa là cô.
(3) Camarade: bạn bè.
Nói xong, chú sấn ngay vào, nắm cổ tay người yêu một cách âu yếm: - Nhà ơi!
Thế rồi mắt chú lim dim như lúc ngắm súng. Chị Tam nhanh thoăn thắt, giật ngay ra, lùi lại mấy bước:
- Ô hay! Thầy quyền làm cái trò gì thế này? Tôi kêu to bây giờ! - Mình ơi! Tôi yêu mình lắm!
Vừa nói, chú vừa sấn vào, ôm lấy chị Tam, đẩy ngã xuống đất, rồi cũng ngã theo...
https://thuviensach.vn
- Ối giời đất ôi! Thầy quyền làm gì tôi thế này?
Tiếng kêu rầm hàng phố. Thình lình, anh Tam ở đâu chạy về đến nơi.
Hẳn các ngài đã đoán trước ngay rằng máu ghen của anh Tam mà đùng đùng nổi lên, thì chú quyền Ván-cách sẽ bị trói gô vào chân giường, và phải trận đòn nát da tan thịt.
Thế nhưng anh Tam tuy hơi tức đầy lên cổ, mà cũng cố nén ngay. Anh sợ Ván-cách là người Nhà nước, lại có sức, có quyền hơn anh, mà anh thì hèn hạ. Chi bằng thôi, thu xếp cho êm là hơn cả. Cho nên anh ta chỉ lấy lời ngọt ngào mà nói với Ván-cách, chứ không dám lôi thôi.
Vậy mà Ván-cách nào phải người biết điều. Thấy Tam chịu nước lép, chú lại làm già, sấn đến, tát cho Tam mấy cái.
Ngờ đâu Tam giữ được cái chày giã giò, giơ lên đỡ. Ván-cách tưởng Tam đánh, quờ tay, giật phắt ngay được chày, rồi giơ thẳng cánh: "a, đê, toa, hấp!". Sống mũi Tam máu chảy đầm đìa! Tam ngã quay ra, miệng kêu rầm làng xóm.
Nghe tiếng kêu cứu, người phố kéo lại rất đông, mới gỡ được đám đánh nhau. Nhưng Ván-cách vẫn còn hung hăng lắm, trỏ vào mặt Tam mà mắng:
- Mày láo! "Tăng-xông (4)"! Mày không biết ông là ai à?
-----
(4) Liệu hồn, tiếng Pháp.
Hàng phố thấy chuyện bất bình, ai cũng thương hại vợ chồng Tam bị bắt nạt một cách vô lý. Lúc ấy, Ván-cách đã về rồi, nên nhiều người xui
https://thuviensach.vn
Tam đi trình ngay quan huyện, để ngài trừng phạt kẻ hay... lấy thịt đè người.
- Ừ, cậy là lính huyện mà vào hiếp vợ người ta, lại còn đánh người ta, thì pháp luật nào dung?
- Phải đi kiện mới được, bắt nạt thế, ai chịu nổi!
- Cứ kiện đi, đã có tôi làm chứng. Nếu cứ để nó quen thói, thì nay nó hiếp vợ anh, mai nó tha gì vợ tôi?
Sau một lúc bàn ra bàn vào, mãi anh Tam mới dám đội khăn, mặc áo, đi vào huyện.
Quan ở trong nhà tư. Ngài đương đánh tài bàn. Thấy đương đêm có ầm ầm tiếng kêu, ngài cũng đoán là có chuyện gì to xảy ra đó. Nhưng vì chưa có ai báo, thì chưa chắc đã to bằng ván bài phải báo của thầy thừa, ù sửu bàn thiếu lưng!
Quan cười ha hả. Các cậu lệ thấy quan vui, cũng tủm tỉm liếc nhau. Bỗng có tiếng rì rào ngoài cửa, và người kéo lố nhố đầy sân. Cậu lệ đang hầu nước bài, phải ngấc mắt lên nhìn mãi, đến nỗi phải chửi, vì quan bàn quân ăn quân đánh mà không biết.
Lúc ấy, tiếng xôn xao càng to, nên quan biết tất là đám kêu to ngoài phố khi nãy.
Thật may cho anh Tam vì trình quan ngay vào lúc ngài đương vui. Đáng lẽ phải chờ đến buổi hầu sáng hôm sau mới được vào.
Quan cho cậu lệ ra hỏi chuyện, thì thấy cậu dắt anh Tam vào. Giá lúc ấy quan không mải nhìn quân bài dưới chiếu, hẳn ngài đã thấy anh Tam mặt mũi bê bết máu mê.
https://thuviensach.vn
Tam vái chào, khúm núm gãi đầu, chắp tay, bẩm hết cả nỗi vợ bị hiếp là thế, mình bị đánh là thế. Câu chuyện rất dài, nên anh phải kể làm ba bốn nấc mới hết, vì thỉnh thoảng quan cắt ngang mà hỏi vặn:
- Khoan! Cửu văn đấy có phải không? Chíu... Gượm! Gì? Sao không xướng to lên?
Khi câu chuyện bẩm xong, thì vừa hết ván bài. Quan ngẩng đầu lên nhìn anh Tam, rồi cho gọi chị Tam vào. Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc như hai ngọn đèn trời, khiến cho hai vợ chồng nhà hàng bánh giò phải thất đảm. Rồi ngài nghiêm nét mặt lại, như có ý muốn nghĩ để phân xử cho công minh.
Lúc đó, ngoài sân tối mù mù. Người đứng xem đằng xa cố ngậm miệng, nín hơi, để nghe.
Một lúc, ngài sang sảng tiếng truyền xuống, như ông Long thần ban hạnh phúc cho chúng sinh mà dạy rằng:
- Đáng lẽ đương đêm chúng bay đánh nhau, thì không biết nếp tẻ ra làm sao, ông hãy bỏ tù hăm bốn giờ cái đã. Nhưng ông tha cho về mà làm ăn lương thiện, không được lôi thôi nữa. Vả lại vợ mày mặt mũi thế kia, chắc hẳn cũng có thế nào với nó, thì nó mới thế chứ? Thôi ông cho về. Ông đang bận.
Một tiếng "dạ" dài, anh Tam thụp xuống đất lạy tạ quan hai lạy. Đoạn anh lom khom lui ra, nét mặt vui vẻ như người biết an phận, rỉ tai nói với vợ:
- May quá! Suýt nữa thì phải ngồi tù. Thật là phúc! Lạy quan lớn ngàn năm!
9-10-1930
https://thuviensach.vn
OẲN TÀ RROẰN
Nguyễn Công Hoan
www.dtv-ebook.com
"Lập-Gioòng"
Anh em trong trại cơ đứng xúm xít xung quanh chú quyền Ván-cách và hỏi:
- Thế nào? Toa phải phạt nặng thế à?
- Nặng lắm. Nhưng mình có lỗi, thì kêu ca làm gì? Có gì đâu, đêm hôm qua, đằng này đi tuần với thầy quản, vào mé rừng làng Cổ Tích. Lúc tang tảng sáng, có một người đàn bà thu thu cái gì trong bọc, ở đằng kia đi lại. Người ấy thấy thầy quản và tôi, thì vùng té chạy. Thầy quản nghi tình, mới hô đuổi theo, và bắt đứng lại để khám. Thì ra con mẹ ấy...
- Khoan, con mẹ ấy mặt mũi có khá không?
- À chà, sộp phải biết! Hai con mắt nó mới lẳng làm sao!
- Thôi được. Con mẹ ấy tại làm sao mà chạy?
- Lúc nó bị bắt, thì tay nó cầm một chai thuốc phiện lậu! Nó van lạy thầy quản xin tha và hứa sẽ biện chè lá.
- Nó khấn bao nhiêu?
- Nó khấn thầy quản một chục và đằng này năm đồng.
- Hoài của! Thế mà thầy quản không nhận! Giá phải tay tớ, thì tội gì, tớ nắm lấy xu tiêu, rồi thả băng.
https://thuviensach.vn
- Các anh phải biết thầy quản thẳng lắm. Tôi còn trông thấy trong túi nó có mấy cái giấy năm đồng nữa, gói vào một cuộn, mà chính lúc nó giở ra, thầy quản cũng biết, nhưng thầy vẫn nghiêm nét mặt như không.
- Phải! Làm việc quan thế mới được, chứ như anh em mình, chưa thấy tiền đã híp mắt lại, thì còn pháp luật gì! Thế rồi làm sao?
- Nó khấn thế nào thầy quản cũng không nghe, cứ khăng khăng một mực hét trói để giải về trình quan.
- Thế thì làm sao nó lại trốn thoát?
- Đã trói nó đâu. Con mẹ ấy quấn tóc trần, thành ra không có gì để trói. Thày quản nhìn trước nhìn sau rồi bảo nhỏ tôi: "Này chú Ván-cách, con mẹ này khôn ngoan lắm, ranh mãnh lắm, thầy trò ta phải coi chừng! Chú mình phải chịu khó vào rừng, tìm cho được cái dây hay cái cây leo nào rõ chắc chắn, để trói nó. Vì xem ra nó khỏe lắm. Giải không, lỡ nó chạy trốn mất".
Tôi chạy vào rừng. Còn một mình thầy quản giữ nó. Ác quá, cái rừng ấy lại chỉ có cỏ tranh. Tôi quanh quẩn mãi, chẳng kiếm được một sợi dây nhỏ nào. Quay lại nhìn, tôi vẫn thấy thầy quản trông theo, nét mặt ra ý tức giận. Rồi thầy hỏi:
- Thế nào? Đã có dây chưa, sao lâu thế?
Tôi đáp:
- Thưa thầy rừng tranh, khó kiếm dây quá.
Thầy quản bảo:
- Thế thì sang rừng bên kia mà tìm vậy chứ? Sao chú ngốc thế? Đi mau lên!
https://thuviensach.vn
Thực ra, từ thuở cha mẹ đẻ ra, lần này tôi mới phải bữa vất vả là một. Tôi chui chỗ nọ, tôi luồn chỗ kia, lúc thì rúc, lúc thì bò, mãi mãi mới kiếm được dây về. Song, tôi chỉ còn thấy thầy quản đứng trơ khấc một mình ở đó. Thoạt thấy tôi, thầy hầm hầm nét mặt, vừa giơ đồng hồ, vừa gắt:
- Chú không được việc gì cả! Chim gái thì thạo lắm! Chú ngủ ở trong rừng hay sao? Hơn một tiếng đồng hồ mới kiếm được dây. Thôi, con mẹ nó trốn mất rồi!... Chú không nhớ rằng tôi đã bảo con mẹ ấy tai quái, khỏe mạnh à? Chú để một mình tôi canh nó, nên nó trốn thoát! Được rồi, tôi "lập-bô" cho chú, chú sẽ phải "lập-gioòng"!
- Làm sao đằng ấy không xin thầy quản ngay?
- Sao lại không xin? Nhưng tính thầy quản nghiêm khắc, còn ai lạ? Đến ngay như lúc ấy, tôi mệt quá, xin vào ngồi nghỉ ở túp hàng nước cạnh đấy, mà cũng không được. Thầy bảo: "Thôi, đã có ai dọn hàng đâu mà vào nghỉ. Chú phải về ngay, nếu chú tìm được con mẹ ấy, thì tôi tha cho chú."
Cha mẹ ơi! Biết nó trốn đằng nào mà tìm bây giờ! Thôi đành chịu "lập-gioòng" cho xong chuyện vậy...
Ván-cách nói đến đấy thì vừa đến giờ chịu phạt. Chú phải mặc quần áo chỉnh tề, quấn xà cạp, đeo bao đạn, bồng súng cắm lưỡi lê, đi xung quanh bờ giếng. Cách hình phạt ấy, làng "ắng-đê" ta gọi là "lập-gioòng"...
Nghe câu chuyện chú quyền Ván-cách nói, ta cũng đã hiểu tại sao chú phải phạt rồi. Vì lỗi chú đi lâu quá, đến nỗi thầy quản đồn một mình không giữ nổi cái con mẹ khôn ngoan mạnh khỏe kia, để nó xổng mất. Nhưng tưởng thầy quản đồn cũng lực lưỡng nhanh trí lắm đấy chứ, tại sao lại để cho con đàn bà nó đánh tháo được cả người lẫn tang vật?
Nhà tiểu thuyết chẳng muốn để chỗ thủng ấy vừa chỗ cho độc giả đánh dấu hỏi. Vậy xin kể cái miếng võ nó rình đánh vào chỗ yếu của thầy quản, và mưu mẹo nó lừa ra sao.
https://thuviensach.vn
Nguyên thầy quản trông thấy rừng tranh, có lẽ biết là hiếm dây, nhưng cũng cứ sai Ván-cách tìm. Thầy nhìn theo Ván-cách, cứ thấy anh chàng vơ vẩn kiếm quanh ở đó, nên thầy mới bắt phải sang tận rừng bên kia mà kiếm cho được cái dây chắc chắn để trói.
Lúc Ván-cách đi khuất, thầy quản mới quay lại người đàn bà, cau mặt mà gắt:
- Mày mang thuốc phiện lậu, phen này ông cho thì ngồi tù.
Con mẹ thấy lòng thầy quản thẳng như lòng súng, rắn như hòn đạn, khấn tiền cũng không thèm, thì không biết làm thế nào được. Nhưng nó cũng cứ lạy van hoài:
- Lạy quan lớn, ngài tha cho con.
- Tha! "Tăng-xông"! Coi thì mày chết, con ạ. À, tao biết, mày vẫn còn nhiều đồ quốc cấm giắt ở trong mình...
- Lạy quan lớn, con là đàn bà, làm gì dám mang những thức ấy.
- Mày không đánh lừa nổi ông. Đàn bà mang những vật ấy mới dễ. Giơ hai tay lên, ông khám.
Con mụ sợ hãi, chắp hai tay lạy rối rít. Thầy quản quắc hai con mắt, dọa báng súng vào ngực nó:
- Mày có giơ tay hay không thì mày bảo?
Khốn nạn, con mụ tái mặt. Nó vội giơ phắt hai cánh tay lên trời. Thầy quản khoác súng vào vai, dần dần lần các túi áo.
Túi bên phải: một gói thuốc lào. Thầy chẳng nói gì, quẳng toạch xuống đất.
https://thuviensach.vn
Túi bên trái: bốn đồng trinh.
- À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?
Chẳng biết cho là câu nói ý nhị hay nói hớ, thầy quản liếc mắt cười tủm, rồi lại nắn.
Túi trên: hai hào.
- Hào giả hay thực đây? Tao phải mang về trình quan mới được. Con mẹ ấy toét mồm ra cười.
Túi trong: cuộn bạc giấy.
- Mày làm gì có nhiều tiền thế này? Hẳn là tiền buôn thuốc phiện lậu. Tang vật này, tao phải mang lấy. Còn đồ quốc cấm, mày giắt ở đâu? À, con này ranh quái quá! Tao phải khám cẩn thận mới được. Còn túi nào nữa không?
Thầy quản lại bắt con mẹ phải giơ thẳng tay lên, không được cựa. Thầy khám, khám mãi, mãi... Trước thì con mẹ rúc rích cười. Dần dần, thầy quản quăng cả súng ra bên đường để khám cho khỏi vướng, và cũng rúc rích cười. Rồi con mẹ cười ngặt cười nghẹo.
Ấy thế rồi thầy quản, miệng thì ha hả, đầu thì gật gật, tay thì lôi kéo, bắt con mẹ vào trong túp hàng nước, có lẽ để khám cho kỹ hơn.
Đó, nguyên do vì thế nên con mẹ mới trốn thoát. Nhưng xin các ngài giữ kín hộ, đừng nói chuyện với ai!
11-12-1930
https://thuviensach.vn
OẲN TÀ RROẰN
Nguyễn Công Hoan
www.dtv-ebook.com
Nỗi Vui Suớng Của Thằng Bé Khốn Nạn
Từ ngày đã lâu, thằng Dần không biết tại làm sao, cậu nó ngủ một giấc mãi đến tận bây giờ chưa dậy. Trong lúc cậu nó ngủ, nó thấy người ta gói cậu nó lại, cất vào cái hòm dài, rồi túm tụm, khênh đi, bỏ xuống cái hố sâu. Mợ nó thì ăn mặc như con cào cào trắng, và không biết phải đòn hay sao, mà bù lu bù loa khóc rầm lên, rồi nhảy cả xuống hố, nằm ôm lấy cái hòm. Mấy người lôi mãi mới lên. Rồi người ta lấp đất. Ấy thế là cậu nó không về nhà với nó nữa.
Ngày ấy nó mới lên ba, chả biết gì là thương cậu nó cả. Chỉ biết thương mợ mà thôi. Vì mợ nó cứ đến tối đứng đâu, ngồi đâu, nằm đâu cũng ti tỉ. Mỗi khi mợ nó khóc như thế, thì y như nó cũng khóc theo. Nó nghĩ chắc rằng hễ nó ăn no chóng lớn thì mợ nó nín luôn, vì nó thấy dần dần, mợ nó không hay khóc nữa. Nhưng tức quá, nó cứ lên ba mãi, nóng cả ruột.
Thế nhưng hôm Tết, mợ nó bảo:
- Bây giờ Dần lên bốn rồi.
Nó mừng quá chạy lại bá cổ mợ nó, gí cái môi bé tí vào má mợ nó, rồi nũng nịu.
- Không, chả, Dần lên năm cơ!
Nói trộm bóng, từ ngày nó lên bốn, nó như con chó ấy, hóm đáo để! Ai bảo cậu nó đâu thì nó bảo chết rồi, chứ nó không bảo cậu nó đi Tây nữa. Ai hỏi ảnh cậu nó đâu, thì nó trỏ cái ảnh dựng trên giường thờ, chứ không
https://thuviensach.vn
trỏ bậy trỏ bạ cả vào ảnh ông Quan Công treo trên tường nữa. Một hôm nó hỏi mợ nó:
- Cậu là ai hở mợ?
- Cậu với mợ đẻ ra Dần chứ ai? Cũng như thầy u con Tý đẻ ra con Tý ấy mà.
Nó nghĩ đến thầy con Tý yêu con Tý, mà nó chưa được cậu nó yêu, thì nó xị mặt xuống.
- Thế cậu chết ở đâu? Bao giờ cậu về hở mợ?
- Cậu chết ở dưới đất, không bao giờ về nữa.
- Ứ, chả thế đâu!
Thế rồi nó thấy mợ nó rầu rầu, nhìn lên ảnh cậu nó ở giường thờ, mà nước mắt chạy quanh. Nó hiểu rằng không có cậu nó thì mợ nó không vui, nó thỏ thẻ dỗ mợ nó:
- Mợ đừng thế nữa. Không cần, cậu không về đã có bác Phán. - Từ rầy Dần đừng nói thế, Dần nhé.
- Dần vẫn thấy bác Phán như thầy con Tý đấy, mợ à.
- Mợ bảo thì Dần nghe, chóng ngoan.
Nó biết rằng hễ nó hư thì mợ nó không bằng lòng nên nó không nói nữa.
Đến tối, nó thấy mợ nó thắp hương ở giường thờ, rồi đứng ở trước, nói thầm như mọi khi. Nó cũng chắp tay đứng cạnh, vì mợ nó bảo:
- Mợ nói thầm thế là khấn cậu về phù hộ cho mợ và Dần đấy.
https://thuviensach.vn
- Thế khấn thì cậu về, a mợ?
- Ừ, cậu về cho mợ và Dần vui vẻ.
Nó chưa được thấy cậu nó về nhà bao giờ, nên nó mong quá. Nhất là để cho mợ nó được vui thì nó càng mong. Vì nó chỉ mong cho mợ nó được vui. Mợ nó vui vẻ, thì nó cũng được vui sướng trong lòng.
- Thế thì bao giờ cậu về hở mợ?
- Chốc nữa.
Mợ nói xong thì nét mặt lại buồn rầu. Nó giương hai mắt lên nhìn, rồi nắm lấy tay mợ nó, gí chặt vào mồm. Nó cũng thấy trong bụng nó thế nào ấy, như muốn khóc.
Hai mẹ con đứng như vậy một lúc lâu. Rồi mợ nó vái mấy cái, quay ra, thì bỗng giật mình kêu thét lên:
- Ối trời ơi!
Thằng Dần chẳng biết gì, cũng thét lên, hoa cả mắt, ôm chặt lấy chân mợ. Nhưng nó lại thấy ngay mợ nó vừa thở vừa cười mà nói:
- Phải gió! Thằng ông mãnh, làm người ta hết hồn!
À té ra bác Phán nó chứ ai, sừng sững ở đằng sau mợ nó và nó từ bao giờ không biết. Tuy nó không sợ nữa, nhưng vẫn chưa buông mợ nó ra. Mợ nó bèn đánh vào vai bác Phán:
- Có bế nó đi không, làm thằng bé tái cả mặt lại đây này!
Bác Phán ôm nó vào lòng. Nó thích lắm. Rồi bác ấy lại móc túi lấy ra quyển sách tây, giở các tranh ảnh ra cho nó xem. Đến cái tranh "Hai cha mẹ dắt con đi chơi", bác Phán trỏ vào đứa bé con, hỏi:
https://thuviensach.vn
- Ai đây?
- Dần đấy.
- Phải rồi, ai dắt Dần đây?
- Mợ đấy!
- Phải rồi, thế ai đi bên cạnh mợ đây?
- Bác Phán đấy!
Bác Phán phá ra cười, khen hay. Nhưng mợ nó cau đôi lông mày lại mắng nó:
- Nhảm nào!
Nó chả hiểu vì sao phải mắng, vì có một lần nó đã trông thấy thế. Nó liền hỏi:
- Làm sao hở mợ?
- Hễ nói thế thì con chuột chí cắn cống tè đấy!
Cắn cống tè! Cắn thì mất cống tè, mất cái để làm giống, rồi thành ra con Tý thì xấu! Nó không muốn xấu, cho nên nó đứng im, mắt gấp ga gấp gay, nghe mợ nó nói chuyện với bác Phán. Nó thấy mợ nó và bác Phán cười luôn luôn, nó thích lắm. Nhưng nó chẳng hiểu gì cả. Rồi bác Phán móc túi, lấy ra đồng hào ván, đưa nó và bảo:
- Bác Phán cho Dần tiền, ra hiệu chú Sìn mà mua quả bóng nhé.
Được mua bóng, nó sướng mê. Cầm lấy tiền, nó chạy tọt ra cửa, nhưng còn ngoái cổ lại:
https://thuviensach.vn
- Thế đến mai bác Phán mua cho Dần cái ô tô nhé. Chốc nữa cậu Dần về, rồi mai Dần vặn máy cho cậu mợ Dần với bác Phán đi chơi cho mà xem.
- Ừ, khép chặt cửa lại.
Vừa mới một lát, nó đã đẩy cửa vào, nét mặt tiu nghỉu. Nhưng nó vội chạy ngay lại đứng cạnh bác Phán mà làm nũng:
- Bác Phán hôn cả Dần nữa kia!
Rồi nó kiễng chân lên, chìa má cho bác Phán hôn.
- Bóng đâu, con?
- Thưa mợ, chú ấy bảo chốc nữa mợ sang mà mua, chú ấy không lấy tiền.
- Chỉ láo, lại đây mợ bảo.
Nó thong thả đến gần mợ nó, nó lại làm nũng:
- Mợ ơi, mợ khấn cậu về nữa đi.
Mợ nó thở dài một cái, cầm hai tay nó, nhìn nó, rồi đưa mắt lên giường thờ cậu nó, rồi lại liếc sang bên bác Phán. Mợ nó ôm nó vào lòng ra cách âu yếm, cúi đầu, kề cái miệng lên
làn tóc lơ thơ của nó. Rồi hình như trông thấy hai cái dải khăn ngang rũ đằng trước ngực, thì không biết mợ nó nghĩ những gì, nó thấy mợ nó lại thở dài, mà xung quanh mắt thì ươn ướt. Nó liền giơ hai tay bé tí tẹo lên vuốt má mợ nó, rồi bá cổ xuống hít một cái thật dài:
- Mợ ơi, mợ làm sao thế?
https://thuviensach.vn
Bác Phán cũng hỏi:
- Mợ làm sao thế?
Thằng Dần giật phắt đầu ra, quay ngay lại bác Phán mà bẻ: - Mợ của Dần đấy chứ, mợ của bác Phán đâu?
- Ừ phải, bác quên!
Rồi nó thấy bác Phán liếc mắt nhìn mợ nó, tủm tỉm cười. Mợ nó thì ngồi thẳng lại, tỳ khuỷu tay lên bàn, thở dài, cũng tủm tỉm cười:
- Không, tôi có làm sao đâu.
- Dần lại đây bác Phán cho cái này.
Thằng Dần lon ton chạy lại chìa tay ra, bác Phán ôm nó, hôn nó một cái, và bảo:
- Bác Phán gửi cái này cho mợ Dần nhé.
Nó chạy lại hôn mợ nó, rồi mợ nó cũng hôn nó và dặn:
- Đưa trả bác Phán nhé.
Đến lượt bác Phán lại hôn nó và nói:
- Bảo mợ Dần rằng bác Phán cho đấy.
Thằng Dần cứ chạy đi chạy lại như thế đến mười lượt. Thì nó tưởng là mợ nó và bác Phán đùa với nó. Nó cười như nắc nẻ! Một lúc, nó chạy mệt, nó kêu khát. Nó xin mợ nó chén nước, nhưng mợ nó chỉ ừ thôi. Rồi mợ nó mải nói chuyện với bác Phán, mợ nó quên không rót. Nó phải đành trèo lên ghế rót nước lấy. Cái ấm ngay bàn bên cạnh giường nằm. Nhưng nó chẳng được hụm nào, vì nó không biết rót. Nước đổ lênh láng cả ra bàn, cái nắp
https://thuviensach.vn
ấm rơi xuống, đổ tứ tung. Giá mọi khi như thế thì mợ nó đã mắng và đánh nó rồi đấy, nhưng lần này vì mợ nó vui, cho nên chỉ nhìn qua, và bảo:
- Thôi, đi ngủ đi Dần.
- Dần chưa buồn ngủ, Dần còn chờ cậu về.
- Khuya rồi, đỉ ngủ đi, lúc nào cậu về, thì mợ đánh thức Dần. - Thế thì mợ khấn cậu đi nhé.
Dặn mợ nó xong, nó hớn hở trèo lên giường, nằm xuống, đắp chăn, quay mặt ra phía mợ nó và bác Phán, thao láo đôi con mắt để nhìn. Nó cũng thấy mợ nó cười đùa luôn, nó thích, nó cũng không muốn ngủ nữa.
Một chốc thằng Dần trông thấy đầu mợ nó ngả vào vai bác Phán, nó cười khanh khách. Nhưng mợ nó giật đầu ra và mắng:
- Ngủ đi ranh!
Nó phụng phịu cái mặt, nhắm mắt lại. Nhưng đàn muỗi cứ vo vo bên tai, làm cho nó phải mở mắt. Nó trông thấy một con bay là là trước mặt, nó giơ tay ra vồ, rồi ngồi nhổm dậy đuổi theo.
- Cái gì thế, Dần?
- Dần bắt muỗi, mợ đốt nó đi.
- Để mợ quạt màn cho chóng mà ngủ.
Mợ nó tìm quạt, nhưng không thấy đâu cả. Bác Phán nói: - Lấy cái gì quạt chẳng được.
- Tìm hộ tôi một cái để quạt.
https://thuviensach.vn
Bác Phán trông xung quanh, chả có cái gì quạt được. Thằng Dần vẫn giương mắt lên nhìn theo, thì thấy bác Phán lại đằng giường thờ, với tay cầm lấy cái ảnh cậu nó dựng ở giữa:
- Lấy cái này quạt được không?
- Đừng! Phải tội chết!
- Tội lội xuống sông, không thì lấy đếch gì mà quạt!
Thằng Dần nghĩ ngay đến cậu nó, nó liền bảo bác Phán:
- Bác Phán đưa cho Dần cái ảnh cậu Dần đây, để cậu Dần ngủ với Dần nào!
Mợ nó cầm lấy cái ảnh để quạt màn, rồi đưa cho nó, khép chặt cửa màn lại.
Nó chơi ảnh chán rồi, đã hơi buồn ngủ. Nhưng cố gượng mở to mắt để nhìn ra phía ngoài, thì chỉ thấy lờ mờ mợ nó và bác Phán ngồi kề gần với nhau, nói những chuyện gì khẽ quá. Nó không nghe rõ, nó buồn. Rồi nó lim dim đôi mắt, nó ngủ...
Nhưng trong khi nó ngủ, bỗng nó thấy rét. Nó cựa dậy thì không biết chăn ai co đi đâu mất cả. Nó sờ chăn, xê lại gần, nhưng nó thấy cái gì kềnh kệnh làm đau má nó. Nó mở mắt ra, ngẩng cổ dậy, thì ra cái ảnh. Nó cầm đưa mợ nó:
- Mợ ơi, mợ cất ảnh cậu đi.
Mợ nó cầm lấy ảnh. Nó hôn lưng mợ nó và nói:
- Mợ ơi, mợ quay mặt lại đây với Dần đi!
- Mợ gì, ngoáo kia kìa!
https://thuviensach.vn
Nó sợ, không dám đòi nữa.
Một lúc đương thiu thiu, nó thấy tiếng kẹt cửa. Nó mở choàng mắt ra, thì thấy bác Phán đương mặc quần áo. Nó nói giọng ngái ngủ:
- Không, bác Phán đừng về.
- Bác Phán về rồi mai bác Phán lấy ô tô cho Dần chơi.
Thấy nói đến ô tô, nó lại sực nhớ đến cậu nó. Nó hỏi:
- Thế cậu đã về chưa, hở mợ?
- Cứ ngủ yên thì cậu về.
Bác Phán ra về. Mợ nó đóng cửa rồi lên giường, nằm quay mặt lại với nó. Nó thích quá, ôm chặt lấy sườn mợ nó, rúc vào nách mợ nó. Rồi nó trùm chăn lên đầu, lại ngủ.
Nhưng một lúc lâu, mồ hôi nó ra như tắm. Nó nực quá. Không tài nào ngủ được. Nó tỉnh dậy, đạp chăn ra. Rồi nó sờ xung quanh, không thấy mợ nó. Nó gọi, không thấy mợ nó thưa. Nó nhìn, không thấy mợ nó đâu cả. Nó ngồi nhỏm dậy, trông trước trông sau, cũng chả thấy đâu.
Mợ nó đâu? Nó đứng dậy, nó tìm... Quái, không biết mợ nó đi gọi cậu nó hay đi mua quả bóng. Nó đang nghĩ, thì thấy ở bàn nước cạnh giường có cái bìa vuông. Nó vớ lấy để đến mai làm cái vợt đánh ten-nít. Nhưng nhìn mặt sau, thì là cái ảnh cậu nó. Cái ảnh cậu nó, úp mặt xuống bàn, đẫm những nước, thành ra phồng lên. Nó ngắm một lúc, vui sướng quá đến nỗi rơm rớm nước mắt, vì nó tưởng cậu nó về thực, mà đã lên đến đấy rồi... Nó nghĩ thế nào, nó muốn cho cậu nó chóng đến nơi hơn, nó liền uốn cong thêm lên tí nữa...
https://thuviensach.vn
Thằng Dần lúc này như được vui sướng quá chừng. Cậu nó sắp đến nơi, mợ nó được vui vẻ. Ô tô, quả bóng, như đã bí bo, bình bịch bên tai nó. Trống ngực đánh thình, nó cuộn tròn nó với ảnh cậu nó vào trong chăn như con sâu kèn. Rồi nó ngủ khì một mạch đến sáng...
25-3-1931
https://thuviensach.vn
OẲN TÀ RROẰN
Nguyễn Công Hoan
www.dtv-ebook.com
Chuyện Chó Chết
Chị sắp xuất giá, tôi chắc chị chả thiếu chi đồ mừng quý hóa về vật chất; vậy muốn tặng chị một thứ lạ mắt, lạ tai về tinh thần, nên theo tính riêng của chị xưa nay, tôi xin chép câu chuyện chó chết này cho hợp thời, gọi là cây nhà lá vườn, chắc chị cũng chẳng từ chối tấm lòng thành thực của tôi vậy.
Tuy việc xảy ra đã mười năm nay, nhưng bây giờ tôi nghĩ lại, vẫn còn thấy bật buồn cười và rợn tóc gáy! Chỉ e lời chẳng thấu ý, tôi viết ra không được rõ ràng khéo léo, vậy xin chị đọc xong, hãy thử gập cái thư này mà để địa vị vào tôi lúc bấy giờ, sẽ biết tôi vẫn còn là mạnh bạo, và thử ngẫm nghĩ kỹ, rồi ra chị có nên để cho anh khiếp oai không?
Ngày ấy vì nhà có súng, nên tôi cũng đã hiểu luật săn bắn, là mình không có giấy phép mang khí giới, thì dù có vác súng hầu người khác, cũng chỉ được đi cách người ấy năm thước thôi. Nhưng nếu người nào cũng biết trọng pháp luật cả, thì tòa án còn lập ra để bắt tội ai? Chỉ vì nỗi dù có biết tội mười mươi, nhưng tặc lưỡi một cái, là cứ làm văng mạng! Mà nhất là tôi đây, nếu chẳng cậy mình một chút, thì chị đã phải một phen lo mất mật vì câu chuyện chó chết của anh chàng sợ vợ này!
Khẩu súng ấy của cha tôi mua để bắn chim, nhưng vì cha tôi bận việc luôn, ít có khi rảnh để đi săn, mà tôi thì thèm quá.
Khẩu súng ấy vẫn treo ở tường, nhưng đạn thì cha tôi cất cẩn thận trong tủ kính đứng có khóa ngay cạnh bàn giấy.
https://thuviensach.vn
Xung quanh nhà, mà nhất là trong các đồi bên cạnh huyện, lúc nào thấy gầm ghì, chim gáy lạch đạch bay hàng đàn ở các bụi cây, mà anh lính cơ Cá-rán-tiêng còn mách tôi rằng ở các đồi ấy, thường đêm đêm anh vẫn nghe thấy tiếng nai kêu hươu gọi. Anh lại giục tôi nên vác súng đi mà săn:
- Cần gì, súng của quan mà cậu mang đi bắn ở huyện nhà, thì bố đứa nào dám hỏi!
Anh Cá-rán-tiêng quê ở một làng gần rừng có nhiều cọp, cho nên thỉnh thoảng kể cho tôi nghe về cách săn cọp ở vùng ấy. Tôi thích nghe lắm, mà phục nhất là cái lối chòng lọng cổ cọp rất giản tiện mà thần tình; chỉ cần một cái dây chẳng to lắm, nhưng biết cách giật thì con cọp dù khỏe đến đâu cũng mất cựa! Anh chòng lọng thử cho tôi xem vào cổ con mèo rồi dạy tôi cái lối xếp dây và buộc nút.
Từ khi học được cách làm chòng lọng cọp, tuy tôi cũng chẳng hy vọng một ngày kia bắt được ông Ba mươi, nhân những lúc buồn, tôi hay lấy dây ra giật chơi mấy củ khoai lang lăn lóc dưới gầm phản, rồi khi đã thạo, tôi nghĩ ngay đến sự ăn cắp đạn.
Hôm ấy cha tôi có việc phải đi vắng hai ngày. Tôi mừng lắm. Cơm sáng xong, tôi lấy dây, tết cái chòng lọng cọp, trèo lên mặt tủ, nhấc một tấm ván long đanh ra, dòng xuống, giật cổ được sáu viên đạn.
Khi sắp sẵn các đồ đi bắn xong, tôi xuống trại cơ, gọi anh Cá-rán tiêng, rủ cùng đi cho vui, vì anh ấy bắn thạo lắm. Anh ấy thích đi, nhưng ngần ngừ đáp:
- Để đến bận khác. Quan đi vắng, tôi phải ở nhà coi huyện.
- Anh đi độ hai giờ đồng hồ thôi mà, thầy quản đồn cũng chẳng biết đâu, vả anh đi bắn với tôi chứ với ai mà sợ?
Nghĩ phân vân một lúc, anh đáp:
https://thuviensach.vn
- Vâng, cậu cứ đi một mình trước, chờ tôi ở đầu phố, tôi sẽ đến sau
Tôi qua trại cơ. Thầy quản đồn thấy tôi ăn mặc gọn gàng và dáng đi hùng dũng, bèn ngắm và khen mãi, rồi thầy chúc:
- Cậu đi săn cho may mắn nhé!
Câu này rất kiêng kỵ. Trong làng săn, ai gặp người chúc thế, y như hôm ấy vác súng về không, có khi lại bị rủi ro nữa.
Tôi cũng bị cái mê tín ấy nó bám vào óc, từ ngày được ngửi mùi thuốc đạn, cho nên tôi thất vọng ngay từ đầu.
Chúng tôi chui, rúc, trèo, leo, vào rừng, hết sức để kiếm chim muông, nhưng chẳng gặp con nào. Rồi loanh quanh chúng tôi qua cái làng cách huyện lỵ ước ba cây số.
Hôm ấy là ngày phiên chợ, nên người lớn, trẻ con kéo xem chúng tôi đông lắm, mà mình thì ngượng về một nỗi không được con nào. Chợ ấy hẹp, nhưng có một điều làm cho tôi chú ý nhất, là ở dọc đường đi, tôi nhận thấy bốn năm hàng bán thịt chó, mà hàng nào cũng đông người đến mua, có người ngả ngay nón ra đấy đánh chén.
Tôi đi đến đầu làng, thì gặp một người chòng chọc con mắt nhìn tôi, lại tủm tỉm cười ra ý chế nhạo. Hai tay thọc vào túi áo cánh, anh ta ưỡn ngực, vểnh râu, ngắm mãi vào cái chùm dây xách chim rỗng tuếch, và nói bâng quơ rằng:
- Nhục chửa!
Đang vào cái tuổi hung hăng, tôi nào chịu nổi những câu xỏ xiên của những quân ngứa miệng, tôi liền quắc mắt lên nhìn, rồi đứng dừng lại, định chất vấn anh chàng láo xược, thì anh Cá-rán-tiêng, biết ý, lôi áo tôi đi và nói nhỏ:
https://thuviensach.vn
- Thôi xin cậu, nó không biết.
- Nó là đứa nào thế?
- Lý trưởng cựu làng này đấy.
Thấy nói lý trưởng cựu, tôi càng tức, vì lẽ gì nó chẳng biết tôi là con quan mà dám nói láo? Ấy phần nhiều các cậu con quan thường có thói hách hơn bố, xin chị tha lỗi cho tôi.
Tôi cáu tiết, quay cổ lại nhìn, thì thấy nó vẫn nhìn theo tôi, mà lại bĩu môi ra cách khinh bỉ. Tôi liền quay gót trở lại, định cho nó một bài học hay về cách xử thế, thì anh Cá-rán-tiêng lại kéo áo tôi mà rằng:
- Thôi, khẽ chứ cậu, con gì kia kìa...
Anh trỏ cho tôi ở cái đồi bên cạnh, một con vật gì lông vàng và có vằn đốm đen, đương lẩn trong bụi cây. Tôi ngắm kỹ một lúc, rồi giật mình nói:
- Hổ! Hổ! Anh ạ!
Anh Cá-rán-tiêng tái mét mặt lại, cũng trố mắt lên, rồi nói: - Không phải, con gì đấy.
- Đích là hổ, con hổ con, trông lông nó thì biết.
Lúc ấy con vật nhích đi một tí, thì tôi quả quyết rằng:
- Không còn sai nữa. Anh để tôi bắn.
Anh chàng láo xược ban nãy cũng rảo bước sau tôi, thấy tôi nói hổ, thì anh cũng "chõ mõm" vào rằng:
- Phải đấy, ở đấy vẫn có mấy con hổ con. Bắn đi! Con gì cũng bắn phăng đi!
https://thuviensach.vn
Tôi se sẽ lui lủi nấp sau gốc cây, quay lại thấy anh Cá-rán-tiêng có ý sợ mà lánh xa, còn anh lý cựu kia, lại dáng vui vẻ mà nhìn chòng chọc vào con hổ.
Tôi lắp đạn, giương súng, ngắm. Tôi hồi hộp, vì không biết phát này có rửa nhục cho tôi trước mặt cái anh vô lễ kia không, hay nó lại làm thêm cho tôi một phen rát mặt nữa? Tôi ngắm rất kỹ, trúng lắm. Tôi bóp cò: Đoành!
Tiếng vang inh trời, một vùng khói tỏa tròn lan ra trước mắt, che lấp cả con vật. Bỗng anh Cá-rán-tiêng kêu ầm lên rằng:
- A! Chết rồi!
Anh lý cựu cũng vừa vỗ tay, vừa nhảy như thằng cuồng:
- A ha! Híp! Híp lơ! Con ma quay lơ! Hổ chết rồi!
Chúng tôi mừng rú, thi nhau chạy lại bắt, thì trời ơi, chị có cho tôi mượn mau cái rổ để che mặt không, cái con vật nằm sóng soài ra giữa vũng máu còn đang trợn ngược đôi mắt và hầm hè nhe bộ răng nhọn hoắt ra ấy, lại chẳng phải là hổ, mà chỉ là con chó vện! Khổ quá, thì ra trông gà hóa cuốc, tôi bắn phải con chó vện nhà người ta! Lúc chúng tôi đến nơi mới được vài giây đồng hồ, đương nhìn cái thảm trạng ấy, thì con vật khốn nạn kia đã lìm lịm dần mà hồn về chín suối.
Tôi hối hận vô cùng. Cái cuộc đi săn hôm nay thực là dại dột quá. Tôi mang súng đã không có giấy, đạn lại đi ăn cắp, thế mà lại bắn chết con chó vô tội! Rồi đối với chủ con chó ấy, hẳn tôi còn lôi thôi to. Chẳng biết tôi giơ cái con quan của tôi ra thì sự lôi thôi ấy có giảm đi phần nào chăng, vậy mà chẳng may cho tôi nữa, người có con chó chết, lại chính là cái nhà anh lý cựu đáng ghét ấy!
https://thuviensach.vn
Chúng tôi đang tỏ ý lo riêng với nhau thì người ấy cũng chạy tới nơi nói:
- A, ông bắn chết chó nhà tôi!
Biết mình có lỗi, tôi vứt ngay bộ mặt thù địch ban nãy mà dịu ngay cái nét hòa bình lại, mà tự giữ chủ nghĩa "bất đề kháng":
- Phải, tôi bắn lầm.
- Ông bắn lầm! Phải! Rồi một ngày kia ông tương cả đạn vào bụng người ta nữa!
- Nhưng hình như tôi còn nhớ chính ông cũng bảo rằng
hổ, và xui tôi bắn?
- Tôi nói đùa, mặc kệ ông chứ, ai bảo ông nghe? Chó hay hổ ông không biết à?
- Thôi thì nếu có phải chó của ông thật, thì ông bằng lòng, tôi đền tiền ông vậy.
- Ông là ai?
- Tôi là con quan huyện, ông này là ông quyền Cá-rán-tiêng trong huyện!
Tôi tưởng tôi lòe nó bằng chức tước to như thế, mà tôi gọi anh lính cơ là ông, lại lên giọng tây có uốn lưỡi, thì nó đủ sợ, ai ngờ mặt nó cứ điềm nhiên. Tôi nói:
- Tôi đền tiền ông.
- Tôi không lấy đền.
https://thuviensach.vn
Tôi hung hăng, trợn mắt, cầm ngang khẩu súng, hất hàm hỏi: - Vậy anh muốn gì hơn nữa?
Lối bắt nạt ấy rất công hiệu. Trên cái mặt điềm nhiên kia, quả lờ mờ có vẽ ra hai nét nhăn cười:
- Tôi chẳng muốn gì hơn, mời hai ông về nhà xơi nước.
Xơi nước? Tôi cần gì đến nước của nó? Tôi nói:
- Tôi không vào, tôi không khát.
- Thì mời hai ông vào chơi nói chuyện vậy!
Nói chuyện? Chỉ có báng súng của tôi muốn nói chuyện với ngực nó thôi! Nó tưởng tôi ngu ngốc như nó đấy, ai chẳng biết nó dử tôi vào nhà để sửa một mẻ cho tôi đỡ tính ngông ngược. Tôi nói:
- Câu chuyện chỉ có thế, ông có muốn nói thêm gì, thì nói ở đây. - Thì hãy mời hai ông vào chơi thư thả đã.
Đến câu này thì thằng cha có ý nằn nì. Tôi hiểu cái thâm ý của nó, nhưng hai chúng tôi lực lưỡng dường này, lẽ nào lại bó tay cho nó thịt? Lòng tự ái làm tôi hăng tiết, tôi liền đi trước và bảo:
- Nào ta đi!
Ấy, hùng dũng thế, mà vừa đi, tôi vừa phân vân trong bụng đấy.
Tay lễ mễ xách con chó mềm như sợi bún, anh ta sấn lên đi trước. Đến nhà, anh ta mời chúng tôi lên buồng khách, rồi treo ngược con chó lủng lẳng ở đầu bếp và không biết đi đâu mất.
https://thuviensach.vn
Ở vào cái địa vị tù giam lỏng, mấy lần chúng tôi bàn nhau đánh tháo, nhưng đã trót xưng danh thật ra rồi, thì có trốn đằng trời cho thoát! Tôi nóng cả ruột, buồn cả người. Cái kim ngắn đồng hồ trên tường đã trỏ chệch sang chữ một.
Một lúc tôi thấy con bé con ở dưới bếp mang nước sôi lên rồi bưng bộ ấm chén chè tầu ra nói:
- Thầy cháu mời các ông xơi nước.
Tôi chẳng dại gì mà uống nước của kẻ thù, biết rằng chè thực hay bùa mê, thuốc độc? Tôi đang xem xét ấm chén, ngửi chè, thì thấy một người lạ mặt đến, khăn áo chỉnh tề. Anh Cá-rán-tiêng nhận biết ngay là lý trưởng đương thứ. Người lý trưởng này lễ phép hơn người lý trưởng cựu, mà có ý thạo khoa giao thiệp lắm.
Anh ta cứ gợi chuyện ra hỏi, nhưng trong bụng tôi lo lắm, không biết ý tứ họ định làm những gì, nên tôi chỉ đóng vai trả lời bằng những tiếng đắn đo, đủ diễn ý tưởng, chứ không rậm lời như lúc thường. Rồi độ nửa giờ sau, người chánh hội, phó hội, thư ký, thủ quỹ, lục tục đến dần.
Ơ hay, cả hội đồng hương hội họ kéo nhau đến làm gì đông làm vậy? Làm biên bản án mạng con chó chăng? Tôi càng sợ, mà không thể đoán được ra sao, vì xem ra bọn họ, anh nào bề ngoài cũng ôn tồn nhã nhặn như anh lý trưởng đương thứ cả. Lạ một nỗi anh chủ nhà không ra mặt, để mặc một lũ trên này ngồi nói chuyện với nhau. Họ hỏi thì tôi đáp, mà lúc thấy nguy, tôi lại khôn khéo hơn, thỉnh thoảng tôi trả lời: Không biết! Tôi không thể dò được ý họ. Giá họ cùng hàng tuổi, cùng tư tưởng, cùng kiến thức, cùng nghề nghiệp, thì tôi xét tính tình dễ hơn. Cho nên trong bụng tôi bực dọc lo sợ, nhất là chưa thấy họ đả động đến chuyện chó chết. Mặt anh Cá rán-tiêng cũng chẳng kém vẻ rầu rầu, nên hai ba lần, tôi nháy anh đứng dậy và ngỏ ý đòi về, thì họ cố mời cho được. Lắm lúc tôi nằng nặc đòi đi ra, thì họ phải gọi lão lý cựu lên giữ lại, rồi máy người ra đóng cổng.
https://thuviensach.vn
Đến hai giờ chiều, tôi thấy tiếng đàn bà nói léo nhéo ở ngoài sân, về việc con chó. Tôi biết rằng vợ anh chàng láo xược đã về, mà mình sắp bí beng to đến nơi. Tôi đang sửa soạn một cuộc xung đột kịch liệt để đối phó trong lúc khó khăn, thì tôi thấy người chồng ở bếp chạy ra, lúc trợn mắt, lúc chỉ trỏ lên buồng khách, rồi người đàn bà có ý láo xược hơn chồng ấy, hầm hầm chẳng khác gì con sư tử cái, chạy lên chào mọi người rồi hỏi tôi:
- Thưa cậu, tôi xin hỏi thực cậu, ai bắn chết con chó nhà tôi? Tôi đứng dậy, trả lời một cách cứng cỏi:
- Tôi, chính tôi bắn vì tôi ngỡ là con hổ, tôi đã xin đền, nhưng ông ấy không nghe.
- Được rồi!
Hai tiếng cụt thun lủn ấy chẳng phải để trả lời tôi, mà chính là để phê vào câu chuyện chó chết, lại ngụ ý đe dọa! Tôi tức quá, toan bảo cho con mẹ hung hãn ấy mấy câu, nhưng nó đã nhanh chân ra sân, rồi mở cổng, cắp rổ đi đâu, tôi không biết. Lúc đó hai người trai trẻ lực lưỡng ở ngoài đi vào, mà bọn hội đồng hương hội lại nói với nhau rằng:
- À, hai anh tuần này được việc đấy!
Rồi con bé con lên nói:
- Thầy cháu mời các ông xuống dưới nhà nói chuyện.
Bọn họ đứng cả dậy, tôi và anh Cá-rán-tiêng cũng theo ra, nhưng người chánh hội xua tay nói:
- Mời các ông cứ ngồi chơi.
Nói rồi ra cả, đóng chặt cửa lại, làm cho tôi chẳng còn trông thấy gì ở ngoài.
https://thuviensach.vn
Tôi lắng tai nghe, nhưng họ thì thào với nhau khẽ quá, nên chỉ rõ có mấy tiếng sau, làm cho tôi rợn tóc gáy mà thương hại cho tôi mới hai mươi cái xuân xanh.
- Cho chết!... Chẳng phải trói!.. Mất cựa!... Con dao này chửa được sắc!...
Lo quá, thân cô, thế cô, tôi biết tính làm sao? Súng để cạnh mình, tôi nằm, một tay vắt lên trán để nghĩ kế, một tay thọc vào túi chỉ rình móc đạn ra. Tôi bàn mưu với anh Cá- rán-tiêng, xem nên chống cự bằng cách gì, thì anh ta lại cuống quýt quá tôi, thêm một mối lo nữa, là anh ta đã bỏ trại không xin phép.
Rồi nghĩ luẩn quẩn rối beng trong óc, tôi ngủ bẵng lúc nào không biết. Trong khi ngủ, tôi chiêm bao thấy bao nhiêu phen kinh hồn, và giữa lúc đương nằm mê thấy họ đem mình ra bỏ rọ, thì có người lay vai tôi đánh thức.
Tôi choàng mắt dậy: lũ người ban nãy đứng cả trước mặt. Tôi giật mình, nghĩ:
"Có lẽ giờ này là giờ quyết định cái số phận mình hăng?" Tôi bèn ngồi nhổm dậy, tay vớ vội lấy khẩu súng. Họ đồng thanh nói: - Nào, mời cậu, chả mấy khi, ta hãy đánh chén đã!
Trời ơi, câu nào họ nói cũng ý nhị sâu xa. Hay, nghĩa là họ còn để cho tôi vài phút mà ăn uống no nê chăng? Tôi thấy lù lù trên bàn một mâm rượu đầy tú ụ, la liệt những đĩa, ngùn ngụt khói bốc lên thơm phưng phức, nào rựa mận, nào thịt luộc, nào muối gừng, nào chả nướng. Tôi nhìn đồng hồ đã hơn năm giờ chiều rồi, nóng ruột toan không ăn, thì họ mời và dắt ngồi vào ghế. Tôi cứ phải để ý dò từng tí xem họ đưa mình đến cái hố nào. Họ mời tôi nâng cốc, cầm đũa, uống, ăn. Tôi ăn dè, uống ít, và chẳng nói câu nào,
https://thuviensach.vn
vì luôn luôn nghĩ đến tính mệnh, nên phải nghe ngóng, nhai mãi mới dám nuốt. Hễ họ gắp tiếp là không bao giờ tôi dám bỏ mồm, lại gắp trả vào đĩa. Một việc họ trả thù tôi, mà cần gom nhiều trí khôn lịch duyệt hơn tôi để bàn soạn và lại xếp đặt bằng một cái chương trình lâu thì giờ, bí hiểm thế, thì tài nào tôi chẳng phải giữ mình cẩn thận.
Họ ăn uống cũng ung dung, ì ộp như đám đánh chén trong đình, khen lẫn nhau nấu khéo. Mà họ nấu khéo thực, - tiếc rằng tôi không dám bạo ăn - khéo đến nỗi từ ngày ấy đến bây giờ, tôi chưa được thấy bữa thịt chó nào ngon như thế nữa. Trong đám đánh chén, tôi để ý nhất vào anh chàng láo xược. Tôi thấy anh ấy ăn tục uống nhiều nhất, mà động anh ta nói câu gì ra, tôi cũng thấy ngang tai muốn bẻ. Không hiểu vì ác cảm mà tự nhiên tôi cảm tưởng thế hay sao, chứ mà tôi thấy anh ta làm gì, nói gì, tôi cũng chỉ muốn tặng anh một phát đạn vào ngực cho đỡ ngứa tai, ngứa mắt!
Tôi ăn xong trước nhất, rồi đến anh Cá-rán-tiêng. Vậy mà họ mới uống cạn có một chai rượu. Bao giờ cho hết hai chai nữa đương đứng chực ở giữa bàn?
Rửa mặt xong, tôi có tính đi đi lại lại để xỉa răng. Lão lý cựu thấy tôi như vậy, bèn nói:
- Mới chửa sáu rưỡi, đã tối đâu, mời cậu hãy ngồi chơi. Thong thả chán!
Ờ! Quái, đến sáu rưỡi họ định làm gì tôi? Lo quá, sợ quá.
Hẳn chả còn nghi ngờ gì nữa, gần bảy giờ, lão chánh hội nhìn ra ngoài sân, thấy tối, nói:
- Thôi tối rồi, ông cựu gọi hai chú tuần dưới bếp mang hai thanh giáo lên đây.
https://thuviensach.vn
Nghe câu nói ghê cả người, tôi vớ lấy cái súng, và liếc mắt gọi anh Cá-rán-tiêng, đứng lại gần tôi, trước bức tường để thủ thế cho dễ, vì tôi mới học được miếng võ ấy. Có lẽ sống chết phen này đây!
Đứng trước cái phút tôi đoán hẳn là phút cuối cùng, lòng tôi nao nao không sao tả cho xiết nổi được. Bao nhiêu phiến ảnh trong hai mươi năm trời của đời tôi đều phưn phứt diễn nhanh như chớp ở trước mắt. Việc hay làm cho tôi tiếc đời, việc dở làm cho tôi hối hận, mà bao nhiêu người thân thích với tôi, cũng lần lượt hiện ra trong trí nhớ, khiến tôi nghĩ tới tình cảnh ấy, nông nỗi này mà thổn thức, suýt chảy nước mắt! Chị ơi! Đọc đến đây, chị có thấy động lòng không? Nhưng đố chị đoán được cái thâm ý của anh chàng lý cựu ấy thế nào, mà gọi tuần mang giáo mác đến làm tình làm tội gì tôi, và cái kết cục câu chuyện chó chết này thế nào đấy?
Thưa, kết cục chỉ có thế thôi. Ăn xong, chúng tôi đi về, tuy trời tối, rừng rậm, nhưng trong bụng vững như thành, vì đã có hai người tuần giáo mác dẫn lối cẩn thận! Vậy anh lý láo kia làm thế là nghĩa làm sao?
Thế nghĩa là, người tuần đưa đường giảng cho tôi nghe thế, thế nghĩa là anh lý này có tính sợ vợ mà lại thích ăn thịt chó, lâu nay vẫn khao khát thèm thuồng nhưng không dám xin tiền mua. Nay nhân thấy tôi vác súng qua, lại trông gà hóa cuốc, cho nên anh lý "áp triện" nhận thực chằng ngay con chó vện của anh ấy là con hổ, để tôi đưa phát đạn vào giữa đầu! Anh rất thỏa lòng, nhưng còn sợ vợ bắt đem ra chợ bán mất, thì hụt bữa chén ngon, anh bèn cố mời cho được những tay tai mắt trong làng đến sẵn cho vợ mất nói, mà anh cố níu rịt lấy tôi, vừa để làm chứng, vừa để đền ơn, vừa để lấy thêm thế lực lòe mẹ đĩ!
Vậy mà, than ôi! Sao anh chả cho tôi sớm hiểu thâm ý, để tôi nói dăm ba câu cảm tình!
10-4-1932
https://thuviensach.vn
OẲN TÀ RROẰN
Nguyễn Công Hoan
www.dtv-ebook.com
Xin Chữ Cụ Nghè
Gần chỗ tôi ở, có một cụ Nghè, đỗ khoa nào tôi không rõ. Cụ Nghè nổi tiếng là hay chữ. Những thơ phú, câu đối, cụ làm ra, toàn là chữ Nho cả, tôi ù cạc như vịt nghe sấm, nhưng thấy người vùng này thuộc nhiều và đều phục là hay lắm.
Làng cụ ở cách nhà tôi độ ba cây số. Những ngày rỗi việc, tôi thường đi lại để được hầu chuyện cụ. Vì tính cụ vui vẻ, dễ dãi, nhất là tiếp đãi tôi, thì bao giờ cũng một cách đặc biệt. Thường cụ vẫn bảo tôi rằng nếu có cần việc gì về chữ Nho, thì cụ sẵn lòng giúp.
Tôi vâng dạ, nhưng chửa có dịp nào được phiền đến cụ, vì chửa có dịp nào phải cần giao thiệp bằng chữ Nho. Nhiều người cứ xui tôi xin cụ đôi câu đối, nhưng tôi không muốn. Vì vẫn biết cụ sẵn lòng cho, nhưng chính mắt tôi thường trông thấy phàm ai muốn nhờ vả cụ về chữ nghĩa, đều phải có đem hoặc cành cau, hoặc gói chè, hoặc có khi cả đồng bạc nữa, để biếu cụ. Chứ không ai chơi cái lối "nước dãi" bao giờ. Như thế thực là phải. Cho nên, chẳng lẽ bây giờ mình nhờ cụ, mà cũng xử như người ta, đem gì đến, thì sợ cụ cười rằng trẻ con không biết gì. Nhưng nếu ngộ không tạ ơn cụ bằng thức gì, thì cụ lại chẳng bằng lòng vì cách "tây" quá ấy chăng. Bất nhược chẳng phiền cho xong quách.
Một hôm nhận được giấy cáo phó của một người bạn thân báo tin ông cụ thân sinh mới tạ thế, tôi cùng vài người anh em định rủ nhau sửa đồ phúng chung.
https://thuviensach.vn
Ngày thường, chúng tôi vẫn nghe lỏm nhiều người nói chuyện rằng phúng đám ma các cụ già, người ta hay dùng bốn chữ: Hạc giá tiên du. Chúng tôi định thửa ở hiệu bốn chữ ấy, nhưng mặt chữ không thuộc, nên không biết viết thế nào. Mà đành phận chữ chi là cò cũng không biết, thì thà chịu dốt còn hơn. Vả lại bốn chữ sẵn này, tuy hợp nghĩa, nhưng nó cũ rích, lại chẳng hay ho gì, không đủ tỏ được cái tình thân mật của chúng tôi đối với hiếu chủ. Chúng tôi bèn quyết không dùng mấy chữ sáo Hạc giá tiên du ấy nữa. Nhân có cụ Nghè ở gần, chi bằng chúng tôi lại xin ngay chữ cụ, tất được hay lắm.
Chúng tôi biết tính cụ Nghè thích đánh chén, mà xưa nay chúng tôi lại chưa được dịp nào hầu rượu cụ, nên nhân việc này, chúng tôi mời cụ đến xơi cơm, rồi nói chuyện xin chữ cho tiện.
Dặn dò người nhà làm cơm và mua rượu xong, chúng tôi cùng thân hành đến nhà cụ Nghè để đón cụ. Hôm ấy, được ngày cụ thong thả và mát trời, nên cụ đi ngay.
Cơm xong, tôi nói:
- Thưa cụ, tiện đây, chúng con có một việc muốn phiền cụ. - Hừ! Các ông lại muốn nhờ làm câu đối chứ gì?
- Dạ.
- Thế thì việc quái gì phải bày vẽ ra như thế này cho thêm tốn?
- Bẩm có gì là bày vẽ. Chúng con chủ ý mời cụ quá bộ đến xơi cơm để chúng con được hân hạnh hầu rượu cụ mà thôi.
- Câu đối gì?
- Bẩm câu đối phúng.
https://thuviensach.vn
- Phúng ai?
- Bẩm phúng ông thân sinh một người bạn thân.
- Được! Đem giấy, bút, mực ra đây.
Chúng tôi đưa lọ mực tây và bút sắt. Cụ không nghe, cười: - Tôi có quen dùng những thứ này đâu?
Chúng tôi bèn chia nhau đi mượn cho đủ đồ. Khi mang về, cụ bảo:
- Mài mực đi. Ông đổ ít nước lã vào đây, rồi mài thoi mực này mươi vòng vào chỗ này, khi nào đen thì thôi.
Chúng tôi vâng lời cụ. Khi mực mài xong, cụ để các đồ dùng trước mặt, lên ngọn kính, rồi hỏi:
- Viếng ông cụ thân sinh ra bạn thân phải không?
- Dạ.
- Ông cụ ấy bao nhiêu tuổi?
- Bẩm ngót bảy mươi.
- À thọ nhỉ? Con cháu khá cả đấy chứ?
- Bẩm vâng.
- Ông cụ ấy còn cha mẹ già không?
- Không ạ.
- Bà cụ còn chứ?
https://thuviensach.vn
- Dạ.
- Được. Ấy, phải biết đủ như thế mới có thể giãi tỏ hết cả tấm lòng mình được.
Cụ rung đùi rồi nằm phục vị trước tờ giấy, chống tay vào cằm, nghiêm nét mặt lại, cơ chừng để nghĩ. Chúng tôi ngồi chắp tay, yên lặng cả, để khỏi làm rối mất mối văn chương của cụ Nghè.
Một lúc, cụ ngồi nhỏm dậy, nói:
- Mà cần gì phải câu đối? Bây giờ những đám ma văn minh người ta có hay dùng câu đối nữa đâu? Để tôi nghĩ cho bốn chữ rõ hay, các ông có bằng lòng không?
- Dạ!
- Được.
Cụ lại phục vị, cầm bút chấm vào nghiên, xoe ngòi cho tròn rồi viết. Chúng tôi châu đầu cả vào để nhìn tay cụ.
Đầu tiên, cụ nắn nót, viết một dòng chữ về mé tay phải ở tờ giấy, chỗ đề niên hiệu:
Bảo Đại Nhâm Thân niên trọng hạ nhật.
Rồi cụ đưa phắt tay sang mé trái tờ giấy, viết luôn một dòng chữ nữa đề lạc khoản:
Tử chấp: Trần Văn X. Trịnh Hữu Y. Nguyễn Mạnh Z. đồng trang vãn. Cụ hỏi:
https://thuviensach.vn
- Có phải tên các ông viết thế không? Dòng bên kia là đề ngày, tháng, năm đấy.
- Dạ.
- Tử chấp nghĩa là hàng con, các ông cũng vào hàng con cụ ấy. - Dạ.
Chỗ giữa vẫn còn để trống. Cụ lại hỏi:
- Ông cụ có phải không nhỉ?
- Dạ.
Lúc ấy cụ lại ra dáng nghĩ ngợi hơn, gục hẳn mặt vào bàn tay và rung chân mạnh hơn trước. Rồi ngẩng dậy, cụ đặt bút, chấm vào mực, lăn mãi ngòi vào nghiên. Chúng tôi lại phải im phăng phắc, không dám thở mạnh để cụ loạn trí, mất chữ hay, chăm chăm con mắt nhìn theo tay cụ.
Độ năm phút sau, cụ lại đặt bút xuống chiếu, gãi chân rồi kêu nực, chúng tôi quạt hầu. Cụ cầm bút rồi rung đùi. Một chốc, cụ lại xoay bút, không rung đùi nữa, đặt hẳn ngòi trên mặt tờ giấy, đưa đi đưa lại cái quản, ngoáy ngoáy trên không để lấy gân, rồi gí hẳn xuống, nắn nót, viết bốn chữ nét rậm rì to tướng.
Viết xong, cụ nhổm phắt dậy, trỏ vào từng chữ mà giảng cho chúng tôi được thấu hiểu cái hay. Cụ Nghè giảng:
- Hạc là con hạc, giá là xe, tiên là cõi tiên, du là chơi, các ông hiểu chưa?
Hiểu rồi, chúng tôi lườm nhau, chỉ sợ có anh nào cười thì chết!... 6-6-1932
https://thuviensach.vn
OẲN TÀ RROẰN
Nguyễn Công Hoan
www.dtv-ebook.com
Kìa! Con...
Bây giờ lắm lúc ngồi buồn mà nghĩ đến chuyện ấy, tôi lại vừa buồn cười, vừa xấu hổ...
Ngày tôi còn đi học ở Hà Nội, tôi vẫn nghe anh em bạn kháo nhau rằng hiệu thợ may Đại Ích, mới dọn đến phố Hàng Bông, có một cô con gái đẹp lắm, mà ai đã trông thấy một lần cũng phải chịu là một vị tiểu thư tân thời, một giai nhân tuyệt thế, và công nhận cái tên tặng cho cô là "Ngôi sao Hà thành" là không sai!
Ừ, không biết các cô gái non, đến tuổi mà chưa được bổ làm vợ, thường ngày được các công tử nhắc nhỏm luôn, thì các cô có hay hắt hơi không? Có khi các cậu lại gọi chằng cả là "mợ nó" mới đáng phục chứ! Ấy, cô này cũng bị chúng tôi, đứa nào đứa ấy, khép án vắng mặt một cách vô lý thế. Duy có tôi, tuy chẳng đạo đức gì, nhưng không nhận vơ, vì tôi mới chỉ được nghe tiếng chứ chưa được biết người, cho nên mấy bận đi gần, tôi cố ý liếc mắt nhìn trộm qua tủ hàng, nhưng tức quá, không bận nào rõ, chỉ thỉnh thoảng mới thấy cô ấy ngồi thon lỏn bên quầy, mặt méo xệch sau hai lần kính tủ!
Cụ Đại Ích - tôi xin phép các ngài gọi thế - mà nói câu này, các ngài cũng bỏ ngoài tai, vị nào có con gái đẹp, thì tự nhiên trông ra phúc hậu, oai vệ ngay, mà đường đường một đấng bố vợ, dù râu ria chưa có, dù vẫn trẻ măng, nhưng tôn lên chức cụ cũng đáng, mà cô em càng nõn nà, thì ông cụ càng có giá trị! Cụ Đại Ích nhà tôi cũng có giá trị lắm, tuy mặt cụ cũng non non chỉ độ băm nhăm, bốn mươi tuổi là cùng!
https://thuviensach.vn
Cứ xét mặt cụ, thì cũng là tay đáo để, thâm trầm lắm, nhưng đáo để thâm trầm ở đâu, chứ đối với khách mua hàng, cụ rất dịu dàng, ngọt ngào, vui vẻ, nhất là rất lễ phép.
Cái lễ phép ăn người của nhà buôn, vì thỉnh thoảng nể lời ăn nói, cách cử chỉ của cụ, nhiều người phải vui lòng, miễn cưỡng mua một thứ hàng không vừa lòng.
Tôi lập tâm xem mặt cô con gái cụ mãi mà chẳng ăn thua. Một lần xin được tiền nhà may bộ quần áo tây mới, tôi quyết vào hàng cụ, dù đắt rẻ thế nào cũng được một dịp làm quen, để bận này còn bận khác. Tôi yên trí tài nào cũng gặp mặt cô con gái cụ, nhưng ngờ đâu số tôi đen, đã cố chọn vải, đo người, dằng dai cho đến hàng giờ đồng hồ, mà không gặp, tôi đành ngậm bồ hòn ra không. Giá luật cho phép khách mua hàng được nằm ăn vạ lỳ tù tì ở nhà chủ, cho đến khi thấy mặt cô con gái thì tôi cũng chẳng về!
Cụ Đại Ích tiếp tôi rất lễ phép. Cứ những lời cụ rót vào tai tôi, thì tôi tưởng dẫu cụ đã tính bộ quần áo ấy đắt hơn hiệu khác ba đồng bạc, nhưng tôi cũng không dám ân hận chút nào. Mà giá cụ làm ơn thả ngay tiểu thư nhà cụ ra cửa hàng cho tôi được ngắm, thì dù cụ cưa nặng mấy, tôi cũng phải cố nhắm mắt, nhắm mũi mà thọc tiết ví!
Đây những câu sau này, tôi nhắc lại các ngài nghe xem có ngọt ngào không:
- Bẩm ông, từ đầu mùa rét năm nay, chúng tôi được nhiều ngài chiếu cố may cái hàng này lắm.
- Nào, bác cai đâu ra đo hầu ông.
- Xin phép ông để cái này bên này!
Cách tiếp khách của cụ Đại Ích làm cho tôi ngượng nghịu quá chừng, bởi vì tôi mới ba tuổi toẹt, chỉ bằng con rể cụ là cùng, mà cụ lại gọi là ông!
https://thuviensach.vn
Bởi vậy, tôi phải gọi cụ là cụ.
Vài hôm sau, tôi đến thử quần áo. Lần này cũng như lần trước, bóng hồng chẳng thấy ở trước mặt, mà tiếng lễ phép suông cứ làm ngượng hai tai. Rồi đến hôm lấy quần áo về, tôi chẳng thấy được tia sáng của ngôi sao Hà thành! Chán quá, thà vứt mấy chục đồng bạc xuống sông, xuống biển còn được xem tăm!
Tôi định cố tìm chỗ nào may hỏng để bẻ họe bắt chữa đi chữa lại cho có cớ mà ra vào cửa hàng vài lần nữa, nhưng số đen đủi, họ lại may khéo quá mất rồi. Nhưng từ đó, tôi lấy lại được cái lãi cỏn con, là được đứng vào hạng người quen của cụ Đại Ích. Vì một lần gặp cụ ở phố, tôi chào cụ, cụ còn nhớ mà khen bộ quần áo may sát người.
Một lần nữa, tôi cần sắm cái mũ, tôi cũng lại đâm đầu vào đó. Thôi thì đắt rẻ thế nào cũng bấm bụng mà mua, tuy cũng lại không gặp cô con, nhưng được nghe cụ mắng người nhà câu sau này, tôi cũng hả dạ:
- Xà! Láo nào! Bán cho người ta thì mới được tính giá ấy, chứ bán hầu ông đây kia mà! Xin bớt ông năm hào.
Như thế thì tôi đối với cụ Đại Ích chẳng phải là người xa nữa, nghĩa là người quen, người thân, người nhà, con rể rồi vậy! Cho nên chẳng lần nào tôi gặp cụ ngoài phố, tôi không cố làm cho cụ trông thấy, để chào trước, cùng bắt tay chuyện trò.
Nhưng tôi vẫn tấm tức một điều, là cô con gái yêu quý của cụ, tôi vẫn thấy anh em ca tụng, mà chính tôi thì chẳng rõ mặt ngang mũi dọc ra sao. Vì bận nào liếc mắt vào mà có gặp cô ngồi bên quầy, thì tôi cũng chỉ thấy mặt cô méo xệch sau hai lần kính tủ!
Một hôm, vào ngày hội chợ. Cũng như thói nhiều hạng công tử bột, tôi thắng bộ để đi diện gái. Tôi lượn hết dãy hàng nọ sang dãy hàng kia trong hội chợ, mà chẳng thấy một ma nào lọt vào mắt xanh!
https://thuviensach.vn
Đi đã bại hai cẳng, thì may sao, khi ngoắt ra cổng thấy đằng trước tôi, thướt tha một cái bóng hồng đi một mình cũng ra phía cổng.
Cái bóng ấy là một cái ô khum khum màu sữa, dưới cái khung ô, là một cái áo sa-tanh hồng sáu khuy đang bay phấp phới, dưói cái vạt áo là hai cái ống quần trắng nhỏ bé như ống sậy; dưới hai gấu quần, là gót cao mun mút của đôi giày mang cá da trăn.
Thấy cái mồi ngon, tôi quyết săn cho được. Tôi rảo cẳng đuổi theo. Lúc đến gần độ mươi thước, thì một luồng hơi thơm thoang thoảng đã làm nở nang mũi tôi. Tôi cố trông suốt qua tầng vải ô, thấy vẽ rõ bóng một cái đầu xinh xắn, cái áo sa-tanh trơn nhẵn bóng như căng khít lấy cái lưng ong hum húp tròn tròn, thỉnh thoảng làn gió tạt tung cái tà áo ngoài, thì lại lộ cái áo cộc lụa mỡ gà viền đăng-ten, ôm chặt lấy cái đũng quần cẩm châu phình ra, mà hai ống nếp là phẳng tắp!
Khi đang chòng chọc ngắm từ đầu đến chân con bò lạc ấy, thì thình lình tôi đi sát ngay trước mặt cụ Đại Ích mà tôi không biết. Cụ Đại Ích trông thấy tôi, tay cất mũ, tay giơ ra và nói:
- Kìa, thưa ông, ông cũng đi chơi hội chợ, có vui không?
Tôi thi lễ và trả lời:
- Vâng, thưa cụ, hội chợ năm nay cũng như mọi năm.
Tôi định vào sắm cái hộp bằng tre chạm, nhưng không được cái nào vừa ý.
- Vâng, tôi cũng chẳng mua được cái gì.
Tôi không muốn nói chuyện lâu, nên chỉ cười lạt không trả lời, thì cụ Đại Ích khéo mồm miệng mà nói tiếp:
https://thuviensach.vn
- Xin phép ngài để tôi giới thiệu ngài một chỗ bán hộp tre chạm của người anh em. Tôi xin đi hầu ngài tới đó, ngài thử chọn xem rồi chiếu cố cho...
- Cảm ơn cụ, xin để bận khác, vì tôi có người nhà chờ.
Người nhà tôi tức là cô gì đây kia ấy mà, các ngài có hiểu không? Nếu cụ Đại Ích cùng đi với tiểu thư nhà cụ, thì tôi xin cam lòng thả cô kia ra mà bám chặt lấy cụ. Vậy ai bảo cụ găm con gái ở nhà, để cụ chẳng được đi "hầu" tôi đến cái hàng của người anh em để tôi "chiếu cố"!
Thoát được nạn cụ Đại Ích, tôi lại phải đi rảo cẳng, đuổi theo mồi. Lúc đến sau lưng, tôi càng ngắm cái dáng đi của cô ta, càng thấy yểu điệu, cái tay vung vẩy sao mà khéo và mềm thế! Mà không biết nước hoa cô ấy mua bao nhiêu tiền một lọ mà thơm được làm vậy!
Tôi tiến lên trước, để quay lại nhìn mặt! Ôi mẹ ơi! Ông bà nào ăn gì mà đẻ được con đẹp đến thế! Cái mái tóc tơ rẽ đường ngôi lệch, chải kỹ càng quá, nhưng nó kỹ càng ở chỗ cố ý làm cho người ta tưởng lầm là chải dối dá, nó lòa xòa xuống trán, xuống má, nó tỏa ra che gần lấp gáy, lấp tai. Cái dây chuyền quàng qua cổ, giấu trong lần áo trước ngực, tuy kín mà kín hở, vì nó vẫn lóng lánh, nhấp nháy qua khe sợi tơ. Hai cái má bánh đúc, phinh phính dưới làn da mịn, đã xoa qua ít phấn lạt, lại được cái ánh phơn phớt của màu ô hắt xuống, màu áo hắt lên, thành ra hây hây như cánh hoa phù dung. Đôi môi đo đỏ cũng khéo tăng thêm vẻ tươi của cái miệng bầu bậu, lúc nào cũng sắp sẵn một nụ đổ nhà đổ cửa.
Đến hai con mắt thì đẹp không có chữ tả nữa. Có lẽ tạo hóa cũng mất lắm công, kén chọn mãi mới được cái mặt này xứng đáng để giao cho hai con mắt ấy.
Nói tóm lại, trông cô tiểu thư này, nhu nhú như bông hồng mới nở, bầu bĩnh như cái gối mới nhồi bông vậy.
https://thuviensach.vn
Tôi ngắm cô ấy, ngắm chòng chọc mãi khiến cô ấy ngượng, và phải che ô lấp mặt đi. Tôi đành giở thói trắng trợn, âu là bên phải cô đã che ô lấp, thì tôi xoay sang bên trái vậy.
Trong bụng tôi bối rối. Tôi nhìn trước nhìn sau không thấy có ai, bèn thảo vội ngay một bức chiến thư. Tôi tủm tỉm, nói bâng quơ rằng:
- May quá, hôm nay đi hội chợ tưởng là phí công!
Nói đoạn, liếc vào cô ấy mà xòa cười. Cô tiểu thư biết tôi có ý trêu ghẹo, bèn xoay cái ô sang bên trái. Lập tức tôi lại đi sang bên phải.
- Gớm làm bộ quá! Cô đi hội chợ có mua được gì không? Cái ô lại ngả sang bên phải, mà tôi thì lại đổi sang bên trái. - Thưa cô, cô làm ơn cho tôi biết bây giờ là mấy giờ rồi?
- Cô ở phố nào? Sao tôi trông cô quen quá!
Cái ô lại nghiêng về bên trái, mà tôi lại luồn sang bên phải.
- Trời còn nắng đâu mà che ô! Cái đồng hồ đeo tay của cô xinh lắm nhỉ! Nó bé thế' sao nó cũng chạy được! Chà! Ước gì tôi được làm cái đồng hồ kia!..
Cứ mỗi câu tôi nói ra, thì cái ô và tôi lại chuyển nhau đổi chỗ. Mà sao cô bé gan lì, nói thế nào cũng không hề nhếch mép!
Tôi thấy bao nhiêu mồi thả ra, mà cá chẳng cắn câu, tôi bèn trâng tráo, miệng cười, mắt liếc, tay dúi cái ô, và nói:
- Hoài của, người đẹp thế mà câm, người ta hỏi từng ấy câu mà không trả lời!
https://thuviensach.vn
Bỗng tiếng giày lộp cộp đằng sau đập vào màng tai tôi, làm cho tôi quay lại. Thì ra cụ Đại Ích đi tới, Cụ Đại Ích không nhìn tôi, nhưng khi đến ngang mặt cô tiểu thư, cụ đập vào ô cô, ngọt ngào như nhắc cô rằng:
- Kìa! Con, ông hỏi, sao con không trả lời ông đi!
25-11-1932
https://thuviensach.vn
OẲN TÀ RROẰN
Nguyễn Công Hoan
www.dtv-ebook.com
Ái Tình Tiểu Thuyết
Sợ các ngài tẩy chay tôi, hôm nay tôi xin hiến các ngài một thiên ái tình tiểu thuyết. Nhưng ái tình tiểu thuyết tôi vốn không quen viết, nên tôi chỉ dám coi nó như câu chuyện chó chết mà thôi.
Ông hàng xóm tôi mới đem ở Hà Nội về một con chó trắng. Ông đặt tên cho nó là Tớp. Con Tớp, tôi chẳng biết có cái gì đáng quý, nhưng mà, trời ơi, gớm, ông ấy làm bộ như một bà mẹ có con gái đến thì! Ông ấy khoe, khoe những đức tính nó thế nọ thế kia, nghĩa là con chó ấy chẳng may chó đến nỗi phải làm kiếp chó, chứ giá được làm người, thì tất cũng phải làm đến gì gì chứ chẳng vừa!
Thế nhưng tôi tưởng làm cái giống chó An Nam mình, thì dù có tài xuất chúng đến đâu cũng vậy, sự nghiệp bất quá cũng chỉ đến giữ nhà cho chủ là hết; mà có hơn chó thiên hạ về cái thỉnh thoảng được phát tài vì có bổng ngoại, nhưng dăm ba bãi tiệc ấy, bất quá cũng chỉ là cái bã giả của người ta mà thôi, ngon gì!
Ấy là nói những giống chó khôn, biết thân phận làm kiếp chó, chứ nếu lại có tính ngông nghênh mà cắn trộm, bặng nhặng mà ẳng sằng, hoặc dại dột mà vục đầu vào chĩnh tương hay niêu cá chẳng hạn, thì đeo riềng vào cổ lúc nào không biết đấy.
Vậy mà chó nhà quê thì mới thế, chứ nếu chẳng may ở các thành phố lớn, luật pháp nghiêm ngặt, mà quá giờ, tiên sinh cứ tự do ngôn luận oang oang lên, hoặc ban ngày, tơ lơ mơ đi ra đường chơi phiếm, thì có mà tù sớm!
https://thuviensach.vn
Chính con chó Tớp của ông hàng xóm tôi, sở dĩ bị trục xuất cảnh ngoại, cũng chỉ vì tội nhiều khi đang đêm, không biết cao hứng cái gì, cứ diễn thuyết rầm lên, hô hào dữ đến nỗi cả nhà mất ngủ; lại mới đây, giữa ban ngày ban mặt, nó dám công nhiên, - nói vô phép các ngài, - nó dám công nhiên hiếp dâm ngay con chó mới mua buổi sáng! Vô đạo thật! Chẳng biết rằng nó đoán là chủ nó định tống cổ nó, nên nó mới giở thói cẩu trệ định làm hại cho mà làm ăn xúi quẩy, hay nó cố tình làm mất trinh chị đồng nghiệp sắp hớt cẳng nó. Nhưng cứ xem cái đời tư của nó như thế, thì dù ông hàng xóm tôi có làm trạng sư bênh vực nó kỳ cùng, tôi cũng kết luận rằng ở nhà quê này mà con Tớp cứ giở cái thủ đoạn ấy ra, thì có ngày chết mất mạng!
Con chó Tớp được về nơi rộng cẳng, lấy làm khoái lắm. Ngay lúc mới được thả xích ra, nó loăng quăng chạy hết đằng sau ra đằng trước, nhà dưới lên nhà trên, hễ động có ai qua ngõ, là anh chàng chạy ngay ra chất vấn. Chẳng bù với khi còn ở ngoài tỉnh, cả ngày phải khóa miệng, có cất lên một vài tiếng để làm chầu chay cho đỡ buồn, thì đã bị mắng chửi rầm rĩ.
Ở nhà quê, được hít không khí trong sạch, được vận động luôn chân, lại được ông chủ cho ăn uống tử tế, nên Tớp ta mập mạp, trắng nõn, trông ra phết anh chị!
Ngày mới ở tỉnh về, nó hay hống hách, thấy ai lạ cũng định gây sự. Nhưng từ hôm bị cái gậy đầu tiên của thằng Mõ giáng vào lưng thì nó cũng lịch duyệt hơn một chút, không chơi dại nữa, bớt sự bắng nhắng. Thấy ai qua ngõ, nó chỉ gâu một tiếng xoàng gọi là tác oai, rồi cúp đuôi nhanh nhẩu chui tọt vào hàng rào, giữ thế thủ cẩn thận, mới dám thò đầu ra, trợn mắt, giơ nanh, gầm gừ cho đến khi người ta đi khuất.
Nhưng ở nơi thôn dã này, thì sự canh gác của nó chỉ cần có trong khi đêm tối, nên rồi nó cũng bắt chước ngay các đồng nghiệp nó, cả ngày nằm cuộn tròn ở cổng, gọi là chiếu lệ, rồi đánh một giấc ngủ dài cho tiêu thì giờ.
https://thuviensach.vn
Nghề thế, nhàn cư vi bất thiện, nếu cứ ngày đánh hai bữa no phình bụng rồi "la siết” suốt cả buổi trưa, thì cuộc đời tẻ ngắt, mà cái thanh niên cũng đến mòn mỏi đi mà thôi. Cho nên được độ nửa tháng, người ta đã thấy con Tớp đứng tụ họp ở ngã ba, với dăm bảy con chó quanh đấy.
Cái tính chơi bời của nó nẩy nòi ra từ khi nó còn ở chốn ngàn năm văn vật, nay nó thấy một nơi mà bất cứ đực hay cái tụ bạ để làm chỗ hẹn hò, như bờ hồ Hoàn Kiếm, như trong cuộc chợ phiên của chúng ta, thì muốn chừng nó cũng chạnh nông nỗi riêng nên cứ đúng giờ giấc là nó lững thững ra đó, để gạ gẫm giở trò trai gái!
Mà trong cánh ấy, trông nó bột nhất! Ngày nào cũng vậy, bộ lông trắng nuột như quần áo mới giặt là! Rành là nó ăn đứt tụi con cộc, con sồm, con vằn, con vện, trông nhà quê quá. Khoa tán gái chẳng hay nó học ai, mà nghe chừng mả lắm, chẳng thế những tiểu thư mực khoác bộ áo nhung, tiểu thư đốm mặc hàng bom-bay, nó đều nước non được cả. Thì ra có bộ mã tốt bao giờ cũng vẫn dễ làm ái tình, cho nên cái số đào hoa của anh công tử Tớp đã làm cho trong làng êu, nhiều tay phải phát tức!
Rồi chẳng bao lâu, con Tớp một tay chôn biết bao cành phù dung. Nhà nào có những chị mới nứt mắt ra, là nó cũng đâm vào cho kỳ được. Dù lần đầu có cự tuyệt, nhưng đến lần thứ hai, hay lần thứ ba là cùng, chị ả phải cảm ngay chàng có duyên ấy. Thế rồi nó rủ rê ngay ý trung nhân ra lũy tre để chỉ non thề biển! Nhiều người bắt gặp nó giở cái mặt chó ở ngoài đường lấy làm chướng mắt, đã giọt cho nó bao nhiêu phen, nhưng chó đen giữ mực, nào nó có chừa. Đến nỗi chỉ một mình nó, mà trong ngót một tháng trời, bao nhiêu bạn gái trong xã hội mõm nhọn, nhất là bọn cấp tiến, đều bị hư, hoặc chửa hoang với nó cả! Bợm thế đấy!
Cậu phong lưu công tử nổi tiếng trong áng nguyệt hoa hồi ấy, trác táng lắm mà không có sâm nhung quế phụ để tẩm bổ, cho nên đâm ra yếu ớt gầy gò.
https://thuviensach.vn
Đã nhiều bận, vì sự ghen tuông, nó bị những tình địch trong êu giới đồng minh nhau cắn nó kịch liệt, có khi toạc đầu xẻ tai suýt thành án mạng to. Nhưng giá như độ trước, hẳn nó lăn lưng vào một phen sống mái để giữ thể diện với gái. Nhưng độ này thì người anh em đành chịu tho, dằn lòng tạm ly biệt mấy cô nhân ngãi mà cúp đuôi cắm cổ chạy một mạch về nhà, chui tọt vào gầm phản!
Nhưng mà đã có thói đa tình, thì dù có mắc bệnh gần chết cũng vẫn ngứa, cái đó chó cũng như người. Kìa, vết thương hồ lành, người ta đã bắt gặp nó đi mò gái; mà lần này quái làm sao, nó đánh hơi biết ngay là trong nhà kia, mới có cô chó tây rất sộp!
Con Tớp vừa thoạt trộm liếc dung nhan của cô bạn mẫu quốc đã đâm ra mê đặc, chờn vờn ngay đến gần. Muốn chừng nó cũng như ta, thấy món lạ thì thích nếm cho rộng kiến văn, nên ngày nào nó cũng đến tán tỉnh hai ba dạo! Chẳng biết mắt xanh nàng có lọt chàng anh-đi-dền hay không, nhưng dù có chim được mà cứ phải phó-mát hão huyền như thế thì thá gì, cho nên xin chàng trước hết nghĩ đến vấn đề phụ nữ giải phóng.
Cô ả chó tây đây thật đáng gọi là một trang thiếu nữ tân thời, đủ làm cho chim sa cá lặn. Này, hươu cốt cách, vượn tinh thần, mà gấu ghen thua mõm, cọp hờn kém nanh, mỗi khi hoa gầu ngọc ẳng, tiếng oanh như rung động, dây đàn tim của Tớp như oán như than! Không những thế, chiếc vòng da đeo quanh cổ, bộ lông nhẫy chét vào mình trông đặc Lemur, lại như tăng cái nét yêu kiều của tấm thân mơn mởn. Nói tóm lại, con chó tây đáng gọi là một đóa hoa khôi, một ngôi sao sáng, khiến cho mỗi khi chàng Tớp loanh quanh ngửi ngửi bên chốn khuê cũi, cũng không muốn về nhà nữa! Rồi thế quái nào, chẳng biết ngôn ngữ của hai giống chó ấy có đồng hay không, nhưng chắc Tớp ta sinh trưởng ở đất Hà Nội, thì cũng nói được dăm ba tiếng bồi, nên đông tây gặp nhau ngay.
Có một hôm con Tớp cũng diện bộ cánh mọi khi, đương bắt chước hệt như cái mốt ngoáy ba-toong công tử bột mà ngoe nguẩy cái đuôi, lượn
https://thuviensach.vn
xung quanh cũi nàng, thì có một đứa bé con ra phang cho một que củi vào lưng. Sợ xấu hổ với nhân ngãi, vả tức vì bị ngăn trở trong cuộc vui vẻ trẻ trung, Tớp ta ngoạm ngay cho một miếng vào đùi thằng bé, rồi đi bài tẩu mã.
Đứa bé kêu rầm, cả nhà xô ra đuổi Tớp, nhưng không kịp. Thế là con Tớp có một bọn thù nhân. Họ bàn với nhau, rồi sẽ đánh Tớp chết, mà người anh em thì kệch, ba bốn hôm không dám thò mõm ra ngoài.
Nhưng ngọn lửa dục bao giờ cũng cướp hết ánh sáng của sự suy xét; người cũng vậy mà chó cũng vậy. Rồi chắc rằng Tớp ta nhớ người yêu ở nơi cao tường kín cổng, suốt ngày bị cấm cung trong cửa buồng khuê. Ừ, tội gì, không lẽ cá đã cắn câu lại chịu vứt cần đó để phí hoài mất cái bò lạc, rồi đứa khác nó rước trước bẻ hoa thì dại hơn cầy, cho nên anh ta lại mon men đến đứng ở bờ giậu nhìn vào để thăm tin tức. Khi tịt mù nào thấy bóng hồng vào ra, anh ta mới lách qua hàng rào, có lẽ định bàn với cô em cái chước xổ lồng tháo cũi.
Nhưng mà khốn nạn cho con Tớp. Người ta biết tính quan viên mê gái hay liều, nên đã quyết với nhau rằng thể nào rồi Tớp ta cũng còn đến nữa! Vì vậy họ không thả con chó cái ra vội, để dùng kế mỹ nhân, thì mới dử được con Tớp vào tròng để đánh chết.
Cái số con Tớp đến ngày hôm nay là hết, hẳn các ngài cũng đoán như vậy chứ gì! Phải, nhưng nó chết một cách thảm thiết, một cách đau đớn, khiến cho ai được mắt trông thấy cái phút sau cùng của đời nó, cũng phải rùng mình ghê sợ cái bả tình, cũng phải thương xót những con người đương đắm trong bể ái.
Con Tớp nhìn trước nhìn sau, lững thững đến bên cạnh cũi. Khi nó tưởng rằng được bình yên như mọi ngày, nó bèn ngoe nguẩy đuôi như phất cờ thắng trận, chạy xung quanh cũi như điên như cuồng, rít ầm lên, rồi thò mõm vào hít lấy hít để. Nó hôn chán như thế rồi nó thè lưỡi ra liếm, liếm
https://thuviensach.vn
mặt, liếm lưng, liếm cả chỗ không đáng liếm. Con chó cái thấy tình lang ân ái, hình như sóng tình cũng xiêu xiêu nên nằm yên. Con Tớp thừa cơ, tiến đến gần, cố chui lách cái đầu vào khe cũi. Giữa lúc ấy, người ta thò dây thừng thòng lọng vào cổ nó và dòng buộc vào cột.
Nó không biết rằng đã mắc vào tròng, nó cứ tuân theo mệnh lệnh của nữ thần Vénus. Lách đầu vào khe không ăn thua, nó mới nhảy hai chân trước lên mặt cũi, như lối mọi khi của nó. Nhưng cũng không thấy công hiệu gì, nó lại đành nằm ẹp xuống đất, liếm lấy liếm để, rồi lại cố lấy đầu, muốn hẩy cho đổ cái cũi. Rành là nó muốn đạp tiêu phòng để vớt người trầm luân. Nhưng sức nó không sao làm chuyển được cả cái cũi nặng trong nhốt một con chó phốp pháp, nó đành chịu phép. Lúc này người ta thò dây vào hai chân trước nó, thiết chặt lại, và trói ghì ra đằng lưng. Lạ cho con Tớp chẳng thấy cái tình thế nghiêm trọng, hình như nó chỉ nghĩ làm sao cho đạt tới mục đích là được cọ xát vào người yêu, còn ngoài ra, nó chẳng trông thấy, chẳng để ý cái gì cả.
Con chó cái ở trong cũi, thấy sự nguy hiểm, cắn rống lên mấy tiếng để ra hiệu cho bạn biết vụ bắt bớ quan trọng, nhưng con Tớp thì như bị mù mắt, cứ rít, cứ liếm, cứ cố nhấc đầu lên cho vừa tầm. Thỉnh thoảng nó thấy vướng víu khó chịu, thì cũng hục hặc cựa cạy, nhưng hễ cái lưỡi nó còn được gần bên mông con chó cái thì nó lại yên ngay. Ấy thế rồi người ta cột nốt hai chân sau nó lại.
Bây giờ thì nó chỉ còn cựa cạy được cái đuôi và cái lưỡi mà thôi, mà thật là nó mê gái đến nỗi chết đến đít mà không biết! Chẳng thế, bị trói mất cựa mà đầu nó còn hục vào bẹn con kia, đuôi còn ve vẩy ra dáng khoái chí lắm!
Con chó cái thấy tấn bi kịch bên cạnh, lồng lên và cắn rầm rầm, rồi cựa mình sang chỗ khác. Con Tớp cũng lăn lộn theo đến gần, nhưng chân bị trói không đi được, vậy mà nó mặc kệ, nó cố lê bằng bụng để được đến gần chỗ la liếm cho thỏa dục tình, rồi nó rít lên mấy tiếng đắc thắng!
https://thuviensach.vn
Nếu ai chú ý nhìn cái chết của con Tớp mới thấy động tâm! Trói xong, người ta dốc ngược nó lên xà nhà, nhưng ác quá, họ tinh nghịch để cho cái mõm nó vừa đúng với bạn gái nó.
Bị đau đớn, nó cũng cựa cạy, cũng giãy giụa. Nhưng khi mắt nó trông thấy con chó cái, thì như nó lại quên hết mọi sự để cố chịu đựng nỗi thống khổ về vật chất, mà ngoe nguẩy đuôi và thè dài lưỡi ra, làm cái việc sung sướng về tinh thần.
Lúc ấy, người ta bắt đầu xử tội nó. Người ta chằng hai đầu dây buộc cổ nó, thiết thật chặt lại cho nó mất cựa, rồi thò dao nhọn vào họng nó, cứa mấy nhát. Con Tớp ặc ặc kêu rú lên vài tiếng, tia máu vọt ra. Không hiểu nó có biết là sắp chết hay không, nhưng sau khi không còn hơi sức mà giãy nữa, mà mắt nó vẫn chăm chắm vào con chó tây, lưỡi nó vẫn thè lè ra để liếm la liếm liệt, đuôi nó vẫn vẫy nhanh nhẩu như thường.
Nhưng chỉ được vài phút như thế, rồi mắt nó đờ đi, đuôi nó yếu đi, lưỡi nó cố thò dài ra mà liếm cả vào thanh cũi. Rồi dần dần, như chiếc đồng hồ hết giây, đuôi nó không vẫy được nữa, oặt lả xuống, mắt nó hết tinh thần, nhưng chỉ còn có cái lưỡi là vẫn còn ít tinh lực sau cùng, thấy đưa đi đưa lại được đến năm sáu cái nữa mới im hẳn...
Thế là con Tớp hy sinh tính mệnh để thờ phụng ái tình, vậy mà đã chắc gì nó biết là nó đã chết!
Nhưng chó chết hết truyện...
17-8-1933
https://thuviensach.vn
OẲN TÀ RROẰN
Nguyễn Công Hoan
www.dtv-ebook.com
Cái Nạn Ô Tô
Về việc mở số cái xe ô tô của quan huyện mà bác phó lý sở tại được trúng, thì ai cũng phải buồn cười mà nói:
- Thật là xẩm vớ miếng gan!
Ồ! Quái thật! Hai mươi người đánh số, nào ông thừa, nào cụ lục, nào quan nghị viên, nào các thầy chánh phó tổng, lý trưởng, biết bao người ước mong, thấp thỏm, mà rút cục, cái xe ấy lại vào tay bác phó lý là người không đáng có! Vả lại phó lý chỉ là sợ quan mà bỏ ra mười lăm đồng để mua một số, chứ nào bác có thiết gì ô tô mà đánh đâu?
Cái xe ấy hãy còn tốt lắm, quan bảo thế. Đáng lẽ ngài đem lên Hà Nội bán, thì rẻ ra cũng được bốn trăm. Nhưng ngài muốn bày ra cuộc đánh số ở trong huyện hạt cho vui, để mọi người cùng được hy vọng có ô tô bằng một món tiền đặc biệt.
Cho nên, mười lăm đồng được cái xe, giá vào địa vị chúng mình, thì hẳn mừng quýnh lên mà mua phăng dầu xăng, vặn máy đi diện phố. Nhưng bác phó lý tôi thì cứ băn khoăn từ hôm trúng số đến nay.
Bác đâm lo, mà lo nhất là món tiền khao xe, bởi vì những người thua, ai cũng cho bác là may, ép bác sửa một bữa chén mừng. Bác nể người ta, nên phải méo mặt mà mừng vậy!
Tiệc xong, họ quây quanh bàn đèn. Ông thừa đang nạo xái, gọi bác và bảo nhỏ:
https://thuviensach.vn
- À, này, bác phó, bác cũng nên mua cái gì vào tạ quan, mới nghe được. Nhờ ơn ngài, nên bác mới mất ít tiền mà được cái sang trọng như thế này. Nay bác đã thết chúng tôi linh đình, mà bác lờ ngài đi, coi không tiện.
Rồi người xui mua cái nọ, kẻ bàn nên lễ thứ kia. Kết cục bác phó lý lại phải tạ quan, vì ngài đã cho bác cái ơn trời biển ấy.
Nhưng mỗi bận bác ra vào huyện, mà trông thấy cái xe của bác để ở sân trại lệ, thì bác lại phát phiền! Nhất là cái mũi xe, trông đằng trước, sao mà nó giống cái mặt người thế! Thôi thì chắc nó còn ngoạm của bác không biết bao nhiêu tiền đây. Nào tiền sốp-phơ, nào tiền dầu xăng, nào tiền chữa lại máy, mới đi được. Vì quan bảo:
- Xe này vẫn tốt. Nếu cứ thay cái bộ máy, thì lại như mới ngay.
Nhưng bác rước nó về làm gì? Ai lại phó lý mà dám chơi ngông thế bao giờ?
Dùng nó thì bác chẳng đáng, cái đó đã hẳn đi rồi. Song, bán thì biết bán cho ai được?
Thành ra bác cứ vớ vẩn mãi, thế mà chưa chi người nọ đã gạ mượn, người kia đã tán xin cho đi nhờ. Gớm, khó chịu quá!
Bây giờ bác đã có đồng tiền nào đâu? Vụ gặt vừa rồi, được bao nhiêu thóc, đem bán rẻ để nộp quan, tạ quan, và chi tiêu về bữa khao xe hết cả rồi còn gì?
Thôi cũng đành. Bác cứ để xe trong huyện, chứ đem về làm gì? Mà đem về bằng cách nào? Không có tiền mua xăng, không thuê ai vặn máy, chẳng lẽ lại sai lũ tuần nó trói lại mà gánh đi hay sao?
Phiền quá thực! Vợ bác thấy bác tốn kém, cứ giày vò bác mãi. Rõ đàn bà hay lôi thôi. Nó có biết đâu rằng vì cái xổ số chẳng may - thôi cũng là
https://thuviensach.vn
thất tài - nên bác mới trúng được cái ô tô như thế, thì thà cứ chịu đi, để được lòng quan, được lòng các ngài tai mắt trong hàng huyện, chứ nay nó nhiếc móc, mai nó đay nghiến, mà việc đã lỡ ra như thế mất rồi, thì làm thế nào.
Chán thật! Ô tô ô tiếc làm gì cho rầy rà! Bác có vào địa vị dùng được nó đâu, mà sao ông trời khéo oái oăm quá thế!
Ai thấy bác bỏ lăn bỏ lóc cái xe, cũng bảo bác dại, bác phí của. Nhưng có biết đâu là bác đâm ra khốn quẫn vì nó mất rồi?
Thỉnh thoảng, bác gặp ở đường cái chiếc ô tô đương chạy, bác nhác trông lên, thấy anh tài xế, mà bác tự xấu hổ. Anh ấy thì mặc quần tây, áo tây, đội mũ tây, trông oai vệ cứ như ông Tây. Trái lại, bác thì đi đất, quần áo lượt thượt.
Chẳng phải bác không có giày và áo xống đẹp đẽ để mặc đâu. Nhưng ăn mặc làm quái gì? Công việc của bác có cho bác được sắm những thứ sang trọng đâu? Đến ngay như lý trưởng, lên quan, còn phải tụt giày bỏ bố đi nữa là phó lý! Thì chẳng lẽ ông chủ thế này, mà người làm công lại thế kia hay sao?
Thôi thì đành liều. Cứ để cái xe ở trong huyện. Dù quan có giục, có quở, cũng cứ khất lần. Chẳng lẽ ngài chôn chân, bỏ tù hoặc dọa cách cổ để bắt mang xe về hay sao? Làm gì ngài chẳng hiểu?
Thật ra bác đã bị quan huyện đòi lên hai ba lượt để ngài hỏi về việc xe ô tô. Nhưng lần nào bác cũng bẩm:
- Bẩm quan lớn, cho phép con thư thư vài ngày nữa, con xin mang về.
Ấy là nói đỡ đòn, chứ bác đã định ngày nào mang về đâu. Không biết quan huyện có ái ngại cho tình cảnh nhà bác hay không, mà vẫn thấy ngài bảo:
https://thuviensach.vn