🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nói Sao Để Khích Lệ Và Giúp Con Trưởng Thành
Ebooks
Nhóm Zalo
Tiến sĩ Haim G. Ginott
NÓI SAO ĐỂ KHÍCH LỆ VÀ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH
Bản quyền tiếng Việt © Công ty Cổ phần Sách Alpha
1
Lời tựa
Khi tôi qua đời xin hãy khóc thương
Có một người đàn ông và giờ không còn nữa
Ông đã chết trước thời đại của mình
Bài ca về cuộc sống giữa chừng bị ngắt
Còn một bài hát khác
Giờ cũng vĩnh viễn mất đi
Ôi buồn…
Khi tôi qua đời – Haim Nachman Bialik
Tiến sĩ Haim Ginott ra đi vào ngày 4 tháng 11 năm 1973 sau một thời gian dài lâm bệnh nặng, ông chỉ hưởng thọ 51 tuổi. Một vài tuần trước khi qua đời, ông nhìn vào cuốn sách đầu tay của mình, cuốn Nói sao để khích lệ và giúp con trưởng thành và nói với tôi: “Này Alice, rồi con sẽ thấy, cuốn sách này sẽ trở thành một tác phẩm kinh điển.” Và lời tiên đoán của ông đã trở thành sự thực.
Haim Ginott là một nhà tâm lý học lâm sàng, bác sĩ trị liệu cho trẻ em và nhà giáo dục về phương pháp làm cha mẹ. Các tác phẩm của ông – Group Psychotherapy with Children (Tạm dịch: Tâm lý trị liệu nhóm cho trẻ em), Between Parent and Child (Nói sao để khích lệ và giúp con trưởng thành), Between Parent and Teenager (Tạm dịch: Giữa cha mẹ và con cái ở tuổi vị thành niên) và cuốn Teacher and Child (Tạm dịch: Giáo viên và Trẻ nhỏ) – đã
làm thay đổi hoàn toàn cách giao tiếp của các bậc cha mẹ cũng như thầy cô giáo đối với trẻ nhỏ. Các tác phẩm này đều đứng trong danh sách các cuốn sách bán chạy nhất trong vòng hơn một năm và được dịch ra 30 thứ tiếng khác nhau. Trong cuốn The Authoritative Guide to Self-Help Books (Tạm dịch: Chỉ dẫn đáng tin cậy về những cuốn sách học làm người) của John W.
2
Santrock, Ann M. Minnett và Barbara D. Campbell, những tác phẩm của Ginott được đánh giá ở mức cao nhất (“rất nên đọc”) và được xếp trong danh sách những cuốn sách hoàn thiện bản thân hay nhất.
Ginott là nhà tâm lý học đầu tiên được mời xuất hiện thường xuyên trên chương trình truyền hình nổi tiếng Today; phụ trách chuyên trang hàng tuần, được hãng thông tấn King Features đăng tải trên toàn thế giới. Ông đều đặn viết bài cho tạp chí McCall’s danh tiếng dành cho phụ nữ tại Mỹ. Ông còn là giáo sư cộng tác giảng dạy bộ môn tâm lý tại Khoa Sau đại học, trường Đại học New York và chương trình đào tạo sau Tiến sĩ tại Đại học Adelphi.
Những kỹ năng giao tiếp mà ông đưa ra trong các cuốn sách của mình đã giúp cho người lớn bước vào thế giới con trẻ một cách độ lượng và đầy yêu thương, đồng thời dạy họ cách nhận ra và đáp lại cảm xúc của chúng.
Ông từng nói: “Tôi là một nhà trị liệu tâm lý cho trẻ em. Tôi thường chữa trị cho những em bé bị rối loạn tâm lý. Trung bình tôi gặp những đứa trẻ này một giờ mỗi tuần trong vòng một năm. Sau đó, những triệu chứng của chúng biến mất, chúng cảm thấy khá hơn nhiều và chịu hòa nhập với những đứa trẻ khác,
thậm chí chúng còn thôi không quậy phá ở trường nữa. Tôi đã làm gì để có được thành quả như vậy? Tôi giao tiếp với chúng một cách yêu thương và trân trọng nhất. Tôi tận dụng mọi cơ hội để nuôi dưỡng lòng tự tin nơi chúng.
Nếu giao tiếp bằng tình yêu thương thực sự có thể giúp cho những đứa trẻ gặp vấn đề về tâm lý khắc phục được vấn đề của chúng thì hiển nhiên, những người tiếp xúc với chúng nhiều nhất – cha mẹ và thầy cô – chính là những người nắm giữ chìa khóa của phương pháp này, đồng thời cũng là những người sẽ thực hành nó nhiều nhất. Mặc dù các nhà tâm lý trị liệu có thể chữa lành những vết thương, nhưng chỉ có những người tiếp xúc trực tiếp với trẻ hàng ngày mới có thể giúp chúng có được sức khỏe tinh thần hoàn hảo.”
Chính vì thế, ông đã bắt tay vào lĩnh vực giáo dục phương pháp làm cha mẹ. Ông thành lập các nhóm hướng dẫn để giúp các bậc cha mẹ học cách giao tiếp với con cái hiệu quả hơn, truyền tải tới chúng nhiều tình yêu thương hơn, giúp họ tự nhận thức được cảm xúc của bản thân cũng như của con cái. Ông muốn họ học cách nghiêm khắc nhưng không xúc phạm trẻ, phê bình nhưng không
3
hạ thấp giá trị của chúng, khen ngợi nhưng không phán xét, thể hiện cơn giận
mà không làm chúng tổn thương, thừa nhận chứ không chống lại những cảm xúc, nhận thức và quan điểm của bản thân. Hơn nữa, ông còn muốn hướng dẫn họ cách đáp lại trẻ sao cho chúng có thể học được cách tin tưởng chính mình và bồi đắp cho chúng lòng tự tin.
Trước khi trở thành một nhà tâm lý học, Tiến sĩ Haim Ginott là một giáo viên tại Israel. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm David Yellin tại Jerusalem. Sau khi giảng dạy được một vài năm, ông nhận ra rằng mình
không được chuẩn bị đầy đủ để giao tiếp với lũ trẻ trong môi trường lớp học. Chính vì thế, ông quyết định theo học chuyên ngành Sư phạm của Đại học Columbia, Mỹ và đã nhận học vị Tiến sĩ tại đây.
Mặc dù Haim Ginott ra đi tương đối sớm, nhưng ông đã sống một cuộc đời tràn đầy trí tuệ và sáng tạo. Những ý tưởng đột phá trong việc giao tiếp với trẻ em mà ông đưa ra trong các tác phẩm, bài giảng và bài báo của mình đã gây tiếng vang lớn không chỉ tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Ông có vai trò lớn trong việc phát triển của các hội thảo làm cha mẹ, nơi các bậc phụ huynh và thầy cô giáo học cách đối xử với trẻ em một cách tinh tế và ân cần.
Mặc dù tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của Haim Ginott, nhưng ông vẫn thực sự yêu thích ngôn ngữ này. Ông yêu nó như thơ ca đồng thời sử dụng nó
một cách đúng mực và chuẩn xác. Giống như các triết gia cổ đại, ông thể hiện sự uyên thâm của mình qua những lời đầy ẩn ý, biểu tượng và trào phúng: “Đừng là cha mẹ, hãy là người thực thi vai trò làm cha mẹ.”
Có một câu chuyện kể về một giáo sĩ ra đi ở tuổi năm mươi. Khi cả gia đình ông trở về nhà sau tang lễ, người con trai lớn nhất nói: “Cha chúng ta đã sống đủ lâu rồi.” Mọi người đều hết sức kinh ngạc và hỏi lại: “Sao con lại nói thế
về một người mất khi còn quá trẻ?” “Bởi vì ông đã sống một cuộc đời đầy đủ ý nghĩa, ông đã viết nhiều cuốn sách để đời và làm đổi thay cuộc sống của nhiều người khác.”
Đó cũng là lời an ủi tôi dành cho bản thân mình.
Tiến sĩ Alice Ginott.
4
Con yêu, hãy để ta nắm tay con, để ta được bước đi trong ánh sáng của niềm tin con đặt vào ta.
– Hannah Kahn
5
Lời mở đầu
Chẳng có ông bố bà mẹ nào mỗi sáng thức dậy lại có ý định khiến cho cuộc đời con cái mình trở nên khốn khổ. Không ai nói rằng: “Hôm nay tôi sẽ quát mắng, chì chiết hay xúc phạm con tôi bất cứ khi nào có thể.” Ngược lại, rất
nhiều người đã tự nhủ với mình mỗi khi thức dậy rằng: “Hôm nay sẽ là một ngày bình yên. Không la mắng, không tranh cãi, không đánh đập.” Thế nhưng, bất chấp ý định tốt đẹp ấy, cuộc chiến không mong muốn vẫn cứ diễn ra.
Làm cha mẹ là một chuỗi dài vô tận những sự kiện nho nhỏ, những mâu thuẫn định kỳ và những cơn khủng hoảng bất ngờ cần được giải quyết. Mỗi giải pháp mà bạn đưa ra sẽ luôn đi kèm với một hệ quả nào đó: Nó khiến nhân cách và lòng tự tôn của con bạn phát triển theo những chiều hướng khác nhau, có thể tốt hơn nhưng cũng có thể xấu đi.
Chúng ta thường tin rằng chỉ có cha mẹ tồi mới cư xử theo cách khiến cho một đứa trẻ trở nên hư hỏng. Nhưng thật không may là ngay cả những bậc cha mẹ rất mực thương yêu con cái cũng làm bẽ mặt, lên án, giễu cợt, dọa dẫm, mua chuộc, chụp mũ, lên lớp hay trừng phạt con mình.
Tại sao vậy? Bởi vì hầu hết các bậc cha mẹ đều không nhận thức được sức mạnh đáng sợ của ngôn từ. Họ thấy mình đang nói ra những điều họ từng nghe cha mẹ mình nói, những điều họ không có ý định nói ra bằng một giọng điệu họ không hề thích thú. Tấn bi kịch đó không phải do sự thiếu quan tâm mà vì không thấu hiểu, không phải từ sự thiếu khôn ngoan mà là vì thiếu hiểu biết.
Cha mẹ cần một phương thức đặc biệt để liên hệ và trò chuyện với con cái. Chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu trước khi được gây mê để làm phẫu thuật, vị bác sĩ đáng kính bước vào phòng mổ và nói rằng: “Thực ra tôi không được đào tạo nhiều về mổ xẻ đâu nhưng tôi yêu mến bệnh nhân của mình và tôi sẽ
6
làm theo những hiểu biết thông thường mà tôi có được.” Chắc hẳn chúng ta sẽ phát hoảng mà chạy cho nhanh để bảo toàn mạng sống. Thế nhưng, những đứa trẻ không dễ dàng bỏ chạy như vậy khi cha mẹ chúng tin rằng chỉ cần tình yêu và những hiểu biết thông thường là đủ. Giống như bác sĩ, cha mẹ cũng cần học những kỹ năng đặc biệt hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của con cái mình. Giống như một bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn phải rất cẩn trọng với dao mổ trên tay, các bậc cha mẹ cũng cần rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn từ. Bởi lời nói cũng giống như lưỡi dao, chúng có thể gây ra những vết thương rất đau đớn, không phải về thể chất mà về tinh thần.
Vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu nếu muốn cải thiện cách giao tiếp với con cái? Chỉ bằng cách đơn giản là xem lại chính cách hành xử của mình. Thực ra là chúng ta đã biết phải làm gì. Chúng ta đã nghe cha mẹ mình giao tiếp với khách khứa hay những người chưa quen biết. Đó là thứ ngôn ngữ không khiến người đối diện cảm thấy khó chịu và không mang tính phê phán.
Chúng ta sẽ nói gì với một vị khách nếu người đó để quên ô lúc ra về? Chúng ta có chạy theo và nói: “Cô bị làm sao thế? Lần nào đến chơi nhà tôi cô cũng phải để quên một cái gì đó. Không phải cái này thì cũng là cái khác. Sao cô
không thể giống như em gái của cô được nhỉ? Khi đến chơi cô ấy luôn biết phải cư xử ra sao. Cô đã 44 tuổi đầu rồi đấy! Cô không bao giờ rút kinh nghiệm được à? Tôi không phải người hầu để lúc nào cũng chạy theo cô đâu
nhé! Tôi cá là cô sẽ để quên luôn cả đầu mình nếu nó không được gắn ngay trên cổ!” Đó không phải là những lời chúng ta sẽ dùng để nói với một vị khách. Chúng ta sẽ chỉ nhẹ nhàng rằng: “Alice, ô của chị này!” và tuyệt đối không chêm vào: “Sao mà đãng trí thế không biết.”
Cha mẹ cần học cách cư xử với con cái mình giống như với khách đến chơi nhà.
Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được an toàn và hạnh phúc. Không ai cố
tình làm cho một đứa trẻ cảm thấy sợ hãi, xấu hổ, khó chịu hay lạc lõng. Thế nhưng trong quá trình trưởng thành, nhiều đứa trẻ dần có những tính cách không mong muốn, không có được cảm giác an toàn và thái độ tôn trọng chính mình hay với những người xung quanh. Cha mẹ muốn con cái là người
7
lịch sự nhưng họ lại tỏ ra thô lỗ, muốn chúng gọn gàng ngăn nắp nhưng bản thân lại rất bừa bãi, muốn chúng tự tin nhưng lại luôn bất an, muốn chúng hạnh phúc nhưng chính họ lại thường không như vậy.
Cha mẹ có thể giúp mỗi đứa trẻ trở thành một người tốt, có lòng trắc ẩn, ý chí và lòng dũng cảm, một con người sống bằng sức mạnh nội tâm và niềm tin
vào sự công bằng. Để đạt đến những cái đích nhân bản đó, cha mẹ cũng cần phải học những phương thức rất nhân bản. Chỉ có tình yêu và sự thấu hiểu
thôi thì chưa đủ, cha mẹ tốt cần phải có kỹ năng. Và phương thức rèn luyện cũng như sử dụng kỹ năng đó là nội dung chính của cuốn sách này. Nó sẽ giúp các bậc cha mẹ biến những ý định tốt đẹp của mình thành hành động hàng ngày.
Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp các bậc cha mẹ xác định được mục tiêu trong việc nuôi dạy con cái và đưa ra phương pháp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Cha mẹ thường phải đối đầu với những vấn đề cụ thể và cần những giải pháp rõ ràng chứ không phải những lời khuyên sáo rỗng kiểu như: “Hãy yêu thương con bạn nhiều hơn,” “Hãy quan tâm đến con cái nhiều hơn nữa,” hay “Hãy dành nhiều thời gian hơn cho con.”
Chúng tôi đã làm việc rất nhiều năm với các bậc cha mẹ, theo cả hình thức gặp gỡ cá nhân, điều trị tâm lý nhóm lẫn các hội thảo về phương pháp làm
cha mẹ. Cuốn sách này là kết quả của những trải nghiệm đó. Đây là một bản hướng dẫn mang tính thực hành, nó đưa ra gợi ý và giải pháp ưu việt cho những tình huống tâm lý thường nhật, đưa ra những lời khuyên cụ thể dựa trên những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp, để các bậc phụ huynh có thể chung sống với con cái trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.
8
Chương 1. Nguyên tắc giao tiếp
Đối thoại giữa cha mẹ và con cái
Ý nghĩa đằng sau những câu hỏi của trẻ
Giao tiếp với con trẻ là một nghệ thuật độc đáo với những nguyên tắc và ý nghĩa riêng. Trẻ em hiếm khi nói với chúng ta những lời vô nghĩa. Trong lời nói của chúng luôn có những thông điệp cần được giải mã.
Cậu bé Andy, 10 tuổi, đã hỏi bố mình: “Có bao nhiêu đứa trẻ bị bỏ rơi ở Harlem hả bố?” Bố cậu bé là một luật sư và ông đã rất vui mừng khi thấy cậu con trai của mình tỏ ra hứng thú với các vấn đề xã hội. Ông đã giảng giải rất nhiều cho cậu bé, tìm kiếm cả con số thống kê chính xác. Nhưng Andy vẫn không thỏa mãn và tiếp tục hỏi những câu tương tự: “Có bao nhiêu đứa trẻ bị bỏ rơi ở New York? Ở Mỹ? Ở Châu Âu? Trên khắp thế giới?”
Cuối cùng, bố của Andy hiểu ra con mình không quan tâm tới vấn đề xã hội
nào mà chỉ là vấn đề cá nhân của cậu bé. Câu hỏi của Andy không phải bắt nguồn từ sự cảm thông với những đứa trẻ bị bỏ rơi mà từ nỗi sợ hãi rằng chính mình sẽ lâm vào hoàn cảnh tương tự. Cậu không tìm kiếm con số nào cả mà đang trông đợi sự khẳng định từ bố rằng cậu sẽ không bị bỏ rơi.
Đáp lại mối quan tâm của Andy, bố cậu trả lời: “Con lo sợ rằng một ngày nào đó bố mẹ sẽ bỏ rơi con giống như nhiều người khác đã làm phải không? Bố đảm bảo với con rằng bố mẹ sẽ không bỏ rơi con đâu. Bất cứ khi nào con lại băn khoăn về điều này thì hãy nói cho bố biết để bố giúp con yên tâm nhé.”
Lần đầu tiên tới lớp mẫu giáo, khi mẹ vẫn còn ở bên cạnh, cô bé Nancy, 5 tuổi, đã nhìn lên những bức tranh treo trên tường và hỏi to: “Ai đã vẽ những bức tranh xấu xí kia vậy?” Mẹ của Nancy đã tỏ ra rất ngượng ngùng. Cô nhìn con gái mình với ánh mắt không bằng lòng và vội vã nói: “Này con, thật là không hay khi gọi đó là những bức tranh xấu xí trong khi chúng rất đẹp.”
Nhưng cô giáo của Nancy đã hiểu ra ý nghĩa sau câu hỏi của cô bé, cô cười và 9
nói: “Ở đây con không cần phải vẽ những bức tranh đẹp. Nếu thích con có thể vẽ những bức tranh xấu cũng được.” Một nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt Nancy, bởi cô bé đã có câu trả lời cho câu hỏi thực sự của mình: “Điều gì xảy ra nếu cô bé vẽ không đẹp?”
Tiếp đó Nancy nhặt một món đồ chơi là một chiếc xe cứu hỏa đã hỏng lên và hỏi: “Ai đã làm hỏng chiếc xe này vậy?” Mẹ cô bé đáp lời: “Ai làm hỏng chiếc xe đó thì có gì quan trọng với con thế, con có biết ai ở đây đâu.”
Thế nhưng thực ra Nancy không tò mò về một cái tên. Cô bé muốn biết ở đây
chuyện gì sẽ xảy ra với những đứa trẻ làm hỏng đồ chơi. Hiểu được ẩn ý đó, cô giáo đã đưa ra một câu trả lời hết sức hợp lý: “Đồ chơi là để chơi mà. Thỉnh thoảng chúng cũng bị hỏng. Đó là chuyện bình thường vẫn xảy ra thôi.”
Nancy có vẻ hài lòng. Kỹ năng phỏng vấn đã giúp cô bé có được những thông tin cần thiết: “Người lớn này” rất tốt, cô ấy không hay nổi giận, ngay cả khi ai đó vẽ một bức tranh không đẹp hay làm hỏng đồ chơi. Mình không cần phải sợ hãi, ở đây sẽ an toàn. Và thế là Nancy chào tạm biệt mẹ, tới nắm tay cô giáo để bắt đầu ngày đầu tiên của mình ở trường mẫu giáo.
Carol, 12 tuổi, là một cô bé rất hay cáu kỉnh và mau nước mắt. Người em họ mà cô bé rất yêu quý chuẩn bị trở về nhà sau khi chơi cùng nhau suốt mùa hè. Nhưng cách phản ứng của mẹ đã khiến nỗi buồn của cô bé không được cảm thông, chia sẻ.
CAROL (nước mắt lưng tròng): Susie sắp đi rồi. Con sẽ lại phải ở một mình. MẸ: Rồi con sẽ tìm thấy một người bạn khác.
CAROL: Sẽ chẳng có ai chơi với con nữa cả.
MẸ: Rồi con sẽ vượt qua được thôi.
CAROL: Ôi mẹ! (khóc nấc lên)
MẸ: Sao con đã 12 tuổi rồi mà vẫn còn khóc nhè như em bé thế. Carol đưa mắt nhìn mẹ một cách thất vọng rồi trốn vào phòng mình, đóng sập
10
cửa lại. Câu chuyện trên đáng ra đã có thể kết thúc tốt đẹp hơn. Cảm xúc của con trẻ cần được xem xét một cách nghiêm túc cho dù tình huống xảy ra cũng không đến nỗi nghiêm trọng. Đối với mẹ của Carol, một cuộc chia tay cuối mùa hè chỉ là một sự xáo trộn quá nhỏ, không đáng phải rơi nước mắt, nhưng cô không nên phản ứng một cách thiếu cảm thông như vậy. Cô có thể tự nhủ
với mình rằng: “Carol đang buồn. Cách tốt nhất để giúp con bé là cho nó biết rằng mình hiểu điều gì đang làm nó tổn thương. Nhưng mình phải làm thế nào?” Bằng cách phản ánh lại cảm xúc của con, cô đã có thể chọn một trong những cách nói sau:
“Không có Susie sẽ thật buồn con nhỉ.”
“Cô bé còn chưa đi mà con đã thấy nhớ rồi phải không.”
“Thật khó mà chia tay khi các con đã quá thân nhau.”
“Không có Susie chắc con cảm thấy nhà mình trống trải lắm.”
Những cách phản ứng như vậy sẽ củng cố sự thân thiết giữa cha mẹ và con
cái. Khi trẻ cảm thấy được thấu hiểu, những cô đơn và tổn thương mà chúng phải chịu đựng sẽ biến mất. Khi trẻ cảm thấy được thấu hiểu, tình yêu của chúng dành cho cha mẹ sẽ trở nên sâu nặng hơn. Sự cảm thông của cha mẹ đối với trẻ luôn đóng vai trò là phương thức sơ cứu tinh thần trước những cảm xúc tiêu cực.
Thừa nhận và nói lên nỗi thất vọng của một đứa trẻ sẽ mang lại sức mạnh cần thiết để chúng đối mặt với thực tế.
Cô bé Alice, 7 tuổi, đã lên kế hoạch dành cả buổi chiều để chơi với cô bạn thân Lea. Nhưng bỗng nhiên cô nhớ ra rằng Hội Brownie cũng họp mặt vào buổi chiều hôm đó. Và cô bé bắt đầu khóc.
MẸ: Ôi, con rất thất vọng phải không. Con đang mong được chơi với Lea buổi chiều nay mà.
ALICE: Vâng. Sao Hội Brownie không thể họp mặt vào một ngày khác được cơ chứ?
Nước mắt ngừng rơi. Alice đi gọi điện cho Lea và hẹn cô bạn đến chơi vào 11
một ngày khác. Sau đó cô bé đi thay quần áo và chuẩn bị sẵn sàng cho buổi họp mặt.
Sự thấu hiểu và thông cảm của mẹ Alice đã giúp cô bé đối mặt với những
mâu thuẫn và thất vọng không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Cô đã xác định đúng cảm xúc cũng như mong muốn của Alice và không hề xem nhẹ tình huống xảy ra. Cô không nói: “Sao con phải rối lên như vậy! Con sẽ chơi với Lea vào một ngày khác mà. Có chuyện gì to tát đâu nào?”
Cô đã thận trọng tránh không nói những điều sáo rỗng như: “Ồ, làm sao con có thể cùng lúc ở cả hai chỗ được.” Cô cũng không lên án hay kết tội con mình: “Sao con có thể hẹn bạn đến chơi khi biết rằng thứ Tư là ngày của Hội Brownie chứ?”
Mẩu hội thoại ngắn sau đây cho thấy người cha đã làm con trai mình bớt giận chỉ bằng cách đơn giản là xác nhận cảm xúc và lời than phiền của cậu bé.
Bố của David thường phải đi làm ca đêm và chăm sóc nhà cửa vào ban ngày trong khi mẹ cậu đi làm. Một hôm, khi vừa đi chợ về, anh thấy cậu con trai 8 tuổi của mình có vẻ rất giận dữ.
BỐ: Ta thấy một cậu bé đang giận dữ, thực ra là rất giận dữ. DAVID: Con đang giận đấy, rất giận là khác.
BỐ: Sao thế con?
DAVID: (lặng người nói) Con nhớ bố. Bố chẳng bao giờ ở nhà khi con đi học về cả.
BỐ: Bố rất mừng vì con đã kể cho bố. Giờ thì bố biết rồi. Con muốn bố ở nhà mỗi khi con đi học về phải không?
David ôm cổ bố rồi chạy ra ngoài chơi. Bố cậu bé đã biết cách làm thay đổi tâm trạng của con trai. Anh không lấp liếm bằng cách giải thích tại sao mình không thể ở nhà: “Bố còn phải đi chợ. Con sẽ ăn gì nếu bố không đi mua thức ăn?” Anh không hỏi: “Tại sao con lại giận dữ thế?” mà thay vào đó, anh thừa nhận cảm xúc và sự trách móc của con trai mình.
12
Phần lớn các bậc cha mẹ không nhận ra sự vô nghĩa của việc cố thuyết phục con cái rằng sự cằn nhằn của chúng là không đúng hay suy nghĩ nào đó của chúng là sai lầm. Nó sẽ chỉ dẫn đến những tranh cãi và cảm xúc tức giận.
Một ngày, cô bé Helen 12 tuổi đi học về trong tâm trạng rất buồn bã.
HELEN: Con biết mẹ sẽ thất vọng lắm. Bài kiểm tra của con chỉ đạt điểm B thôi. Con biết việc con đạt điểm A là rất quan trọng với mẹ.
MẸ: Nhưng mẹ thực sự không quan tâm đâu con. Sao con có thể nói thế được. Mẹ không hề thất vọng về điểm của con chút nào. Mẹ nghĩ điểm B cũng tốt mà.
HELEN: Thế tại sao mẹ lại luôn mắng con khi con không đạt điểm A? MẸ: Mẹ mắng con khi nào? Con đang buồn nên con đổ lỗi cho mẹ đấy thôi.
Helen bắt đầu khóc và chạy ra khỏi phòng. Mặc dù mẹ Helen biết rằng cô bé
đã đổ lỗi cho mình thay vì thừa nhận sự thất vọng của bản thân, nhưng việc chỉ ra điều đó và tranh luận với con đã không làm cô bé cảm thấy khá hơn. Đáng lẽ mẹ của Helen đã giúp ích cho con gái được nhiều hơn nếu thừa nhận suy nghĩ của cô bé và nói: “Con muốn điểm số của con không quan trọng đến thế với mẹ. Con muốn chính con mới là người quyết định điểm số thế nào là tốt phải không. Mẹ hiểu rồi.”
Không chỉ con cái, ngay cả những người xa lạ cũng đánh giá cao sự cảm thông và chia sẻ của chúng ta trước những khó khăn của họ. Bà Grafton kể rằng bà không thích đến ngân hàng nơi mình mở tài khoản. “Ở đó thường rất đông đúc còn diện mạo và hành động của người quản lý thì cứ như thể anh ta ở đó đã là một ân huệ cho tôi rồi. Cứ khi nào phải tiếp xúc với anh ta là tôi lại rất căng thẳng.” Một ngày thứ Sáu nọ, bà phải lấy chữ ký của người quản lý
cho tấm séc của mình. Bà đang cảm thấy khó chịu và mất dần kiên nhẫn khi chứng kiến thái độ của anh ta với những người khác. Thế nhưng sau đó bà quyết định sẽ cố gắng đặt mình vào địa vị của người quản lý và thể hiện sự cảm thông của mình bằng cách phản ánh và thừa nhận cảm xúc của anh ta. “Lại một ngày thứ Sáu mệt mỏi nữa phải không! Ai cũng muốn anh phải chú ý đến họ. Bây giờ còn chưa đến giữa buổi. Tôi không biết anh sẽ phải xoay xở
13
thế nào để vượt qua cả ngày hôm nay đây.” Gương mặt của người đàn ông rạng rỡ lên. Lần đầu tiên bà Grafton nhìn thấy anh ta cười. “Ồ vâng, ở đây lúc nào cũng bận rộn. Ai cũng muốn được ưu tiên. Vậy tôi có thể làm gì cho bà đây?” Cuối cùng, anh ta không chỉ ký tấm séc mà còn đi cùng bà tới chỗ giao dịch viên để tấm séc được xử lý nhanh chóng hơn.
Hội thoại không hiệu quả: Chỉ trích và lên lớp trẻ sẽ tạo khoảng cách và sự oán giận
Các cuộc đối thoại giữa cha mẹ với con cái thường thất bại và chẳng dẫn tới đâu. Ví dụ điển hình mà ta vẫn thấy là: “Con đi đâu đấy?” “Ra ngoài ạ.” “Con
làm gì đấy?” “Không làm gì ạ.” Những bậc cha mẹ cố gắng nói lý lẽ với con cái thường sẽ sớm phát hiện ra rằng việc đó thật mệt mỏi. Một bà mẹ từng nói: “Tôi thường cố gắng hết sức tìm ra lý lẽ để nói chuyện với con trai. Nhưng nó chẳng bao giờ nghe tôi cả. Nó chỉ nghe lời khi tôi hét lên với nó thôi.”
Trẻ em thường không muốn nói chuyện với cha mẹ. Chúng cảm thấy ấm ức khi bị lên lớp, chỉ bảo và phê phán. Chúng cảm thấy cha mẹ mình nói quá nhiều. David, 8 tuổi, đã phải thốt lên với mẹ: “Con chỉ hỏi mẹ một câu hỏi nhỏ thôi mà, tại sao mẹ phải dài dòng như vậy?” Cậu bé tâm sự thật với bạn bè: “Tớ chẳng nói chuyện gì với mẹ hết, nếu không tớ sẽ chẳng còn thời gian mà chơi nữa đâu.”
Một quan sát viên tận tâm, khi lắng nghe kỹ càng một cuộc đối thoại điển hình giữa cha mẹ và con cái, sẽ phải ngạc nhiên vì nhận thấy hai bên ít lắng nghe nhau tới mức nào. Cuộc đối thoại dường như là hai cuộc độc thoại, một
thì toàn chỉ trích và dạy bảo, một thì toàn phủ nhận và biện hộ. Bi kịch của những cuộc trò chuyện như thế không nằm ở sự thiếu yêu thương mà ở sự thiếu tôn trọng, không phải do thiếu khôn ngoan mà vì thiếu kỹ năng.
Thứ ngôn ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày không đủ để giao tiếp hiệu quả với con trẻ. Để chạm được tới chúng và không làm bản thân thất vọng, cha mẹ cần phải học cách trò chuyện cùng con cái.
Trò chuyện để kết nối: Đáp lại cảm xúc của trẻ chứ không phải thái độ của 14
chúng
Giao tiếp với con cái nên dựa trên sự tôn trọng và cần phải có kỹ năng. Nó đòi
hỏi (1) thông điệp mà nó truyền tải phải bảo toàn được lòng tự tôn của con cái cũng như cha mẹ và (2) lời bày tỏ sự cảm thông phải đến trước những lời khuyên nhủ hay dạy bảo.
Eric, 9 tuổi, trở về nhà trong tâm trạng đầy tức giận. Cả lớp cậu đã dự định sẽ đi picnic, nhưng trời lại đổ mưa. Bố cậu bé quyết định sẽ dùng một cách mới.
Khác với những lần trước, anh cố không dùng những lời sáo rỗng như: “Khóc thì có ích gì đâu con khi mà trời đã mưa rồi. Các con sẽ đi chơi vào những ngày khác. Con biết là bố không làm cho trời mưa, vậy tại sao con lại tức giận với bố chứ?”
Thay vào đó, bố Eric tự nhủ, con trai mình đang rất xúc động vì lỡ mất buổi picnic. Nó thất vọng và đang chia sẻ nỗi thất vọng đó với mình bằng cách tỏ ra tức giận. Nó được quyền thể hiện cảm xúc của bản thân. Cách tốt nhất để giúp con lúc này là thể hiện sự thông cảm và tôn trọng cảm xúc của nó.
BỐ: Trông con có vẻ chán nản.
ERIC: Vâng!
BỐ: Con rất muốn đi picnic phải không?
ERIC: Vâng, chắc chắn rồi.
BỐ: Con đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ thế mà trời lại mưa nhỉ. ERIC: Vâng, đúng thế đấy ạ.
Một giây im lặng rồi Eric nói: “Rồi sẽ có những chuyến picnic khác bố ạ.” Sự giận dữ dường như biến mất và cậu bé tỏ ra khá hợp tác trong suốt buổi chiều hôm đó. Thường thì khi Eric trở về nhà trong tâm trạng giận dữ, cả nhà sẽ rối tung lên. Sớm muộn gì cậu bé cũng chọc tức tất cả các thành viên trong gia đình. Bình yên chỉ trở lại khi cậu bé chịu đi ngủ lúc đã rất khuya. Vậy phương pháp mới này có gì đặc biệt và nó hữu dụng ở những điểm nào?
Khi trẻ đang trải qua những cảm xúc mạnh mẽ, chúng thường không thể lắng 15
nghe ai cả. Chúng không thể chấp nhận lời khuyên, an ủi hay góp ý mang tính xây dựng. Chúng muốn chúng ta hiểu điều gì đang diễn ra bên trong con người chúng và chúng đang cảm thấy thế nào vào giây phút đó. Hơn nữa,
chúng muốn được cảm thông mà không cần phải trình bày đầy đủ sự việc vừa trải qua. Đó là một câu đố trong đó bọn trẻ chỉ tiết lộ một chút những gì chúng cảm thấy. Ta phải đoán ra phần còn lại.
Khi trẻ nói với chúng ta: “Cô giáo mắng con,” ta không cần phải hỏi chi tiết thêm làm gì, cũng không cần nói: “Con đã làm gì mà lại bị thế? Nếu cô giáo mắng con thì chắc chắn là con đã làm gì sai rồi. Vậy con đã làm gì?” Thậm chí chúng ta cũng không cần nói: “Ôi mẹ xin lỗi.” Ta chỉ cần cho trẻ biết rằng ta hiểu cảm xúc đau đớn, xấu hổ và tức giận của chúng.
Ngày nọ, cô bé Anita, 8 tuổi, trở về nhà trong tâm trạng vô cùng tức giận:
ANITA: Con sẽ không trở lại trường nữa đâu.
MẸ: Trông con có vẻ bực bội. Con có muốn nói cho mẹ biết chuyện gì không?
ANITA: Cô giáo xé bài làm của con. Con đã làm bài rất chăm chỉ, thế mà cô giáo chỉ nhìn rồi xé luôn đi.
MẸ: Mà không được con đồng ý à? Chẳng trách con lại tức giận đến vậy.
Mẹ Anita cố nén không đưa ra lời bình luận hay câu hỏi nào nữa. Cô biết rằng nếu muốn con gái mình nguôi cơn giận thì cô cần trò chuyện với cô bé bằng sự thấu hiểu và chia sẻ.
Một ví dụ khác: cậu bé Jeffrey, 9 tuổi, trông rất buồn bã khi đi học về. JEFFREY (phàn nàn): Cô giáo khiến cả ngày hôm nay của con thật tồi tệ. MẸ: Trông con mệt quá.
JEFFREY: Có hai đứa đang làm ồn trong thư viện mà cô giáo lại không biết là ai, thế là cô phạt tất cả bọn con phải ở trong hội trường gần hết cả ngày.
MẸ: Cả lớp phải đứng im trong hội trường cả ngày mà không học hành gì ư! Thảo nào trông con mệt thế.
16
JEFFREY: Nhưng con đã nói với cô: “Cô Jones ơi, con tin cô có thể tìm ra ai đã làm ồn nên cô không cần phải phạt cả lớp đâu ạ.”
MẸ: Ôi trời ơi, chàng trai 9 tuổi của mẹ đã giúp cô giáo nhận ra rằng phạt cả lớp chỉ vì một vài người cư xử không đúng là không công bằng!
JEFFREY: Vậy mà nó chẳng có tác dụng gì mẹ ạ. Nhưng ít nhất thì sau đó cô giáo cũng mỉm cười, lần đầu tiên trong ngày đấy.
MẸ: Ồ, con không làm cô thay đổi quyết định, nhưng chắc chắn đã làm tâm trạng cô khá hơn đấy.
Bằng cách lắng nghe, tôn trọng cảm xúc của con trai, thừa nhận quan điểm của cậu bé và đáp lại bằng cách động viên nỗ lực tìm ra cách giải quyết vấn đề của con, mẹ của Jeffrey đã giúp tâm trạng cậu bé khá hơn và làm cậu nguôi giận.
Vậy làm thế nào để biết được cảm xúc của con cái? Chúng ta có thể quan sát và lắng nghe chúng, hoặc cũng có thể dựa vào trải nghiệm của bản thân. Chúng ta biết trẻ sẽ cảm thấy thế nào khi bị làm bẽ mặt trước đông người và có mặt những đứa cùng trang lứa. Chúng ta cần nói sao cho trẻ biết được ta hiểu chúng đã phải trải qua những gì. Một trong những câu nói sau sẽ rất có hiệu quả:
“Chắc con phải cảm thấy xấu hổ lắm.”
“Chắc là điều đó phải khiến con giận lắm.”
“Chắc lúc đó con phải thấy ghét cô giáo lắm.”
“Chắc là điều đó làm con buồn lắm.”
“Thật là một ngày tồi tệ.”
Thật không may, khi đối mặt với hành vi không đúng mực của con cái, cha mẹ không nhận thức được rằng chính cảm xúc tiêu cực là nguồn cơn của những hành vi đó. Cần phải xử lý cảm xúc trước thì hành vi của trẻ mới có thể được cải thiện.
Như mẹ của cậu bé Ben 12 tuổi kể lại: “Hôm qua khi tôi vừa đi làm về, còn 17
chưa kịp cởi áo khoác thì con trai tôi đã chạy ra khỏi phòng của nó và bắt đầu phàn nàn về cô giáo: ‘Cô bắt con làm nhiều bài tập quá, chắc cả năm con cũng không thể làm hết được. Làm sao đến sáng mai con viết được một bài thơ đây? Mà con còn nợ một truyện ngắn từ tuần trước nữa chứ. Hôm nay cô giáo đã hét lên với con. Chắc cô ấy phải ghét con lắm!’
Tôi đã mất bình tĩnh và hét lên với con: ‘Sếp của mẹ cũng khó chịu như cô giáo của con đấy nhưng con có nghe mẹ phàn nàn bao giờ đâu. Chẳng trách cô ấy lại mắng con. Con chẳng bao giờ hoàn thành bài tập về nhà cả. Con chỉ lười biếng thôi. Hãy thôi cằn nhằn và bắt đầu làm bài tập ngay đi nếu không con sẽ chả làm được gì đâu.’
“Chuyện gì xảy ra sau khi cô tỏ thái độ giận dữ với con?” Tôi hỏi. “Ồ, nó đùng đùng trở về phòng, khóa trái cửa và không chịu xuống ăn tối.” “Điều đó làm cô cảm thấy thế nào?” Tôi hỏi.
“Kinh khủng. Nó làm hỏng cả buổi tối. Mọi người đều bực bội. Tâm trạng cả nhà đều rất chán ngán. Tôi cảm thấy có lỗi nhưng không biết phải làm thế nào.”
“Thế cô nghĩ con trai cô cảm thấy thế nào?” Tôi hỏi.
“Có thể là nó tức giận với tôi, sợ cô giáo, thất vọng và quá bực bội đến nỗi không thể tập trung vào làm bài tiếp được. Tôi đã không giúp được gì cho con nhưng tôi không thể chịu được khi nó cứ phàn nàn mãi mà không cố gắng làm bài của mình.”
Nếu như Ben có thể thể hiện cảm xúc của mình thay vì phàn nàn thì có lẽ toàn bộ sự việc đã không diễn ra như vậy. Nếu như cậu bé nói: “Mẹ, con sợ phải đến trường ngày mai lắm, con phải viết một bài thơ và một truyện ngắn trong khi con lại quá bực bội nên không thể tập trung được,” thì có lẽ mẹ cậu đã có thể thông cảm với con bằng cách thừa nhận tình huống khó khăn của cậu bé: “Ừ, con sợ con sẽ không thể viết được một bài thơ và một truyện ngắn trước sáng mai phải không. Thảo nào con cảm thấy căng thẳng như vậy.”
Đáng tiếc, cả cha mẹ lẫn con cái đều không quen với việc chia sẻ cảm xúc của 18
mình. Thậm chí, đôi khi chúng ta còn chẳng biết bản thân mình cảm thấy ra sao.
Khi trẻ cảm thấy khó khăn vì phải đối mặt với chuyện gì đó, chúng trở nên giận dữ và đổ lỗi cho người khác, điều này khiến cha mẹ tức giận. Đến lượt mình, họ lại lên án trẻ và nói những điều sau đó khiến họ thấy hối hận trong khi chẳng giải quyết được vấn đề.
Trẻ thường cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc của mình, do vậy, sẽ thật hữu ích nếu cha mẹ có thể học cách lắng nghe những nỗi sợ hãi, thất
vọng hay bất lực đang giấu kín đằng sau những cơn giận dữ bột phát của trẻ. Khi đó, thay vì phản ứng trước hành vi không đúng đắn, cha mẹ sẽ đáp lại
cảm xúc buồn bực của con và giúp chúng đối mặt với hoàn cảnh. Chỉ khi cảm thấy thoải mái trẻ mới có thể suy nghĩ một cách rành mạch và hành động đúng đắn – tức là có thể tập trung, chú ý và lắng nghe người lớn. Những cảm xúc mạnh mẽ của trẻ không thể biến mất nếu chúng phải nghe những lời như: “Con như vậy thật không hay chút nào”, hay khi cha mẹ cố
thuyết phục chúng rằng: “Chẳng có lý do gì để con phải như vậy cả.” Những cảm xúc mạnh mẽ sẽ không biến mất khi chúng bị xua đuổi hay phủ nhận; nhưng sẽ giảm đi đáng kể khi chúng được chấp nhận với lòng cảm thông và chia sẻ từ phía người nghe.
Tuyên ngôn này không chỉ đúng với trẻ con mà còn cả với người lớn. Hãy cùng theo dõi đoạn trích từ một cuộc thảo luận nhóm mà thành viên là các bậc cha mẹ để thấy rõ điều này.
TRƯỞNG NHÓM: Hãy hình dung một buổi sáng nọ, mọi thứ quanh bạn dường như rối tung lên. Điện thoại réo, con khóc và món bánh mì nướng bị
bạn bỏ quên đã cháy khét trong lò. Chồng bạn nhìn vào cái lò nướng và thốt lên: “Ôi giời! Đến bao giờ thì em mới biết cách nướng bánh mì hả?” Phản ứng của bạn lúc đó sẽ thế nào?
A: Tôi sẽ ném chỗ bánh cháy khét đó vào mặt anh ta!
B: Tôi sẽ nói: “Anh đi mà làm lấy!”
19
C: Tôi sẽ cảm thấy bị tổn thương đến phát khóc lên mất.
TRƯỞNG NHÓM: Những lời chồng bạn nói ra khiến bạn cảm thấy thế nào? CÁC THÀNH VIÊN: Tức tối, căm ghét, oán giận.
TRƯỞNG NHÓM: Liệu bạn có dễ dàng làm lại một mẻ bánh khác không? A: Chỉ khi tôi có thể cho thuốc độc vào đó!
TRƯỞNG NHÓM: Và bạn sẽ cảm thấy thế nào suốt cả ngày hôm đó?
A: Sẽ là một ngày tồi tệ!
TRƯỞNG NHÓM: Giả sử cũng trong hoàn cảnh tương tự: Bánh cũng bị cháy. Nhưng nhìn thấy tình cảnh của vợ, chồng bạn lại nói: “Ôi em yêu, thật là một buổi sáng mệt nhọc cho em – con khóc, rồi điện thoại réo và giờ là mẻ bánh nướng nữa.”
B: Tôi sẽ cảm thấy thật tuyệt!
C: Tôi sẽ cảm thấy tuyệt vời đến nỗi có thể nhảy lên ôm hôn anh ấy.
TRƯỞNG NHÓM: Tại sao vậy? Con bạn vẫn đang khóc và bánh nướng thì vẫn cháy khét mà?
CÁC THÀNH VIÊN: Những thứ đó chẳng đáng kể gì.
TRƯỞNG NHÓM: Điều gì tạo ra sự khác biệt vậy?
A: Bạn cảm thấy dễ chịu khi không bị chỉ trích.
TRƯỞNG NHÓM: Vậy ngày hôm đó của các bạn sẽ ra sao? C: Một ngày vui vẻ và hạnh phúc.
TRƯỞNG NHÓM: Để tôi đưa ra cho các bạn một kịch bản nữa nhé. Chồng bạn nhìn mẻ bánh cháy khét và nói với bạn một cách điềm tĩnh: “Em yêu, để anh chỉ cho em cách làm một cái bánh nướng nhé.”
B: Ôi, không. Thế thì còn tệ hơn là tình huống ban đầu. Tôi sẽ cảm thấy mình thật ngu ngốc.
TRƯỞNG NHÓM: Hãy xem ba cách tiếp cận khác nhau với cùng một sự cố 20
bánh mì cháy này có gì tương đồng với cách các bạn cư xử với con cái không nhé.
A: Tôi hiểu điều anh định nói rồi. Tôi thường xuyên nói với con mình: “Con đã đủ lớn để biết phải làm cái này, con đã đủ lớn để biết phải làm cái kia rồi.” Việc này đã khiến con tôi tức giận. Nó vẫn luôn như vậy mà. B: Tôi luôn nói với con gái: “Để mẹ chỉ cho con cách làm cái này hay cái kia.”
C: Tôi đã quá quen với việc bị chỉ trích đến nỗi nó trở thành bản tính. Tôi dùng chính xác những lời mà mẹ tôi vẫn thường dùng để lên án tôi khi còn nhỏ. Tôi đã rất ghét bà vì điều đó. Hồi bé tôi chẳng làm cái gì ra hồn, mẹ tôi lại còn làm cho mọi thứ tồi tệ hơn.
TRƯỞNG NHÓM: Và bạn thấy chính mình cũng đang dùng những từ ngữ tương tự với con gái?
C: Vâng. Tôi không thích thế chút nào. Tôi cũng ghét chính mình mỗi khi tôi làm thế với con.
TRƯỞNG NHÓM: Cùng xem chúng ta học được điều gì từ câu chuyện bánh mì cháy nhé! Điều gì có thể làm thay đổi những cảm xúc tồi tệ của chúng ta thành tình cảm yêu thương trìu mến?
B: Nếu có ai đó hiểu và thông cảm với bạn.
C: mà không lên án hay đổ lỗi cho bạn.
A: và không chỉ dạy bạn phải làm thế nào.
Đoạn trích này (trong cuốn Group Psychotherapy with Children) chỉ ra sức mạnh của ngôn từ trong việc tạo ra sự thù địch hay cảm giác hạnh phúc. Bài học rút ra từ câu chuyện này là phản ứng của chúng ta (lời nói và cảm xúc) có thể tạo ra không khí gia đình hoàn toàn khác biệt.
Nguyên tắc đối thoại: Thấu hiểu và cảm thông
Khi một đứa trẻ kể lại hay hỏi chúng ta về một sự việc, cách tốt nhất là không phản ứng với sự việc đó mà với mối quan hệ tình cảm ẩn đằng sau nó.
21
Cô bé Flora, 6 tuổi, kêu ca rằng “dạo này” mình nhận được ít quà hơn cậu anh
trai. Mẹ cô bé không phủ nhận lời than phiền đó, không giải thích với Flora tại sao lại thế và cũng không hứa sẽ thay đổi điều đó. Cô biết rằng trẻ con quan tâm đến tình cảm của bố mẹ dành cho chúng hơn là số lượng hay kích cỡ của những món quà. Cô nói: “Con đang băn khoăn không biết mẹ có yêu con nhiều như anh con không chứ gì?” Không cần nói thêm câu nào, cô ôm
con gái vào lòng còn cô bé thì đáp lại bằng một nụ cười đầy ngạc nhiên và vui sướng. Đó là kết cục của một cuộc đối thoại mà lẽ thường có thể trở thành một cuộc tranh luận không bao giờ dứt.
Đằng sau rất nhiều câu hỏi của trẻ thơ là mong muốn tình yêu thương được tái khẳng định. Câu trả lời đúng đắn nhất cho những câu hỏi đó chính là sự khẳng định tình cảm gắn bó mà chúng ta – những người cha, người mẹ dành cho con cái.
Khi trẻ kể cho chúng ta nghe chuyện gì đó, tốt nhất là ta không nên đáp lại chính sự việc này mà là những cảm xúc nó mang lại. Gloria, 7 tuổi, trở về nhà
trong tâm trạng rất chán nản. Cô bé kể cho bố mình nghe chuyện cô bạn thân Dori bị đẩy ngã vào một vũng nước mưa. Thay vì hỏi thêm chi tiết sự việc hay dọa sẽ trừng phạt những kẻ đã trêu Dori, người bố đã đáp lại cảm xúc của cô con gái. Anh nói: “Hẳn là chuyện đó đã làm con buồn. Con đã rất giận mấy đứa con trai đó phải không. Đến giờ con vẫn còn điên tiết với chúng cơ mà.”
Gloria đáp lại tất cả những lời đó bằng một cái gật đầu dứt khoát “Vâng!” Khi bố cô bé hỏi: “Con sợ rằng lũ con trai có thể sẽ làm thế với con phải không?” Gloria đã trả lời bố một cách đầy cương nghị: “Chúng cứ thử xem, con sẽ kéo chúng ngã theo. Như thế thì bùn đất sẽ bắn tung tóe hết cả lên người chúng
nữa!” Cô bé cười lớn với những hình dung trong đầu mình. Đó là kết thúc có hậu cho một câu chuyện mà có khi đã thành ra một bài thuyết giáo với đầy những lời khuyên vô ích về các phương pháp tự vệ.
Khi trẻ đi học về với một núi những lời ca thán về bạn bè, thầy cô hoặc những chuyện diễn ra với nó trong ngày, cách tốt nhất là cha mẹ hãy đáp lại cảm xúc của con thay vì cố gắng tìm hiểu sự việc hay xác minh những sự cố đã xảy ra.
22
Cậu bé Harold, 10 tuổi, trở về nhà trong tâm trạng cáu kỉnh và không ngừng than vãn.
HAROLD: Con thật là khốn khổ! Cô giáo đã gọi con là kẻ dối trá chỉ vì con nói với cô rằng con quên làm bài tập về nhà. Cô đã mắng con, mắng thật ấy! Cô nói sẽ viết thư thông báo cho mẹ.
MẸ: Con đã có một ngày sóng gió nhỉ.
HAROLD: Mẹ nói thế cũng được.
MẸ: Bị gọi là kẻ dối trá trước mặt cả lớp thì hẳn là xấu hổ lắm. HAROLD: Chắc chắn rồi.
MẸ: Mẹ cá là con đã nhủ thầm vài điều về cô giáo phải không! HAROLD: Ồ vâng! Nhưng sao mẹ biết?
MẸ: Chúng ta vẫn thường làm thế khi ai đó làm chúng ta tổn thương mà. HAROLD: Thật là nhẹ người quá.
Trẻ sẽ cảm thấy được an ủi rất nhiều khi phát hiện ra rằng cảm xúc của chúng là một phần rất bình thường của con người. Và để truyền đạt thông điệp đó đến trẻ, không có cách nào tốt hơn là bày tỏ sự cảm thông với chúng.
Khi một đứa trẻ đưa ra kết luận nào đó về bản thân, chúng ta không nên đáp lại bằng sự đồng tình hay phản đối mà nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể nhằm truyền đạt đến trẻ sự cảm thông của mình.
Khi một đứa trẻ than phiền: “Con không giỏi môn số học,” sẽ chẳng ích gì khi
nói: “Ồ đúng là con hơi tệ khi phải xử lý mấy con số.” Tranh luận với trẻ hay đưa ra những lời khuyên vô bổ như: “Nếu con chăm học hơn thì chắc chắn con sẽ khá lên” cũng sẽ cho kết quả tương tự. Sự giúp đỡ thiếu suy nghĩ như trên sẽ chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và khiến sự tự tin của chúng bị giảm sút.
Câu nói “Con không giỏi môn số học” cần phải được đáp lại bằng thái độ nghiêm túc và sự cảm thông sâu sắc. Một trong những cách phản ứng sau đây sẽ thể hiện điều đó:
23
“Số học đâu phải là môn dễ.”
“Một vài bài toán rất khó giải con ạ.”
“Thầy giáo đâu có làm môn đó dễ dàng hơn bằng lời phê đó dành cho con.” “Số học làm con cảm thấy mình thật ngu ngốc phải không.” “Mẹ cá là con không thể đợi được cho đến hết giờ học.”
“Khi giờ học kết thúc con mới cảm thấy nhẹ nhõm phải không.” “Giờ kiểm tra môn đó chắc là căng thẳng lắm.”
“Chắc con rất lo là mình sẽ trượt môn đó phải không.”
“Chắc con đang lo không biết bố mẹ sẽ nghĩ gì à.”
“Chắc con sợ rằng bố mẹ sẽ thất vọng về con chứ gì.”
“Chúng ta đều biết là không phải môn học nào cũng dễ dàng mà.” “Mẹ tin là con sẽ cố gắng hết sức.”
Một cô bé 12 tuổi kể rằng cô bé đã gần như ngất lịm đi khi bố cô thể hiện sự cảm thông trước bài kiểm tra không đạt của cô. Cô bé đã tự nhủ với mình rằng phải làm sao cho xứng đáng với sự tin tưởng của bố.
Hầu như cha mẹ nào cũng sẽ có lần nghe con mình tuyên bố rằng: “Con thật ngu ngốc.” Biết con mình không thể là kẻ ngu ngốc, họ cố tìm cách thuyết phục con rằng con là đứa trẻ thông minh, như người cha này đã làm.
CHARLES: Con thật ngu ngốc.
BỐ: Con đâu có ngốc.
CHARLES: Có mà.
BỐ: Con không ngốc. Hãy nhớ xem con đã tỏ ra thông minh thế nào trong buổi cắm trại lần trước? Thầy hướng dẫn đã nghĩ con là một trong những đứa trẻ sáng dạ nhất đấy.
CHARLES: Sao bố biết được thầy ấy nghĩ gì?
BỐ: Thầy ấy đã nói với bố mà.
24
CHARLES: Ồ, thế ạ, thế sao thầy lại gọi con là đồ ngốc suốt như vậy? BỐ: Thầy chỉ đùa con thôi.
CHARLES: Con thật ngu ngốc và con biết thế. Hãy nhìn điểm số của con ở trường mà xem.
BỐ: Con chỉ cần chăm chỉ hơn một chút thôi.
CHARLES: Con đã chăm chỉ lắm rồi mà chẳng có tác dụng gì cả. Con đúng là một đứa ngu dốt.
BỐ: Con rất thông minh, bố biết điều đó.
CHARLES: Con thật ngu ngốc, con biết thế mà.
BỐ (hét to): Con không ngu ngốc!
CHARLES: Có đấy bố ạ!
BỐ: Con không ngu ngốc đâu, đồ ngốc ạ!
Khi một đứa trẻ nói rằng mình ngu ngốc, xấu xí, hay tồi tệ, thì dù chúng ta nói hoặc làm gì cũng không thể thay đổi ngay lập tức đánh giá đó của trẻ về bản thân. Suy nghĩ về bản thân của con người, một khi đã ăn sâu vào đầu óc sẽ luôn cưỡng lại mọi nỗ lực xoay chuyển. Khi một đứa trẻ nói với bố: “Bố, con biết bố có ý tốt, nhưng con không ngốc đến mức tin lời bố nói rằng con thông minh đâu.”
Khi một đứa trẻ thể hiện quan điểm tiêu cực về bản thân, sự phủ nhận hay
phản đối của cha mẹ sẽ không giúp được gì nhiều mà ngược lại, chỉ làm trẻ tin chắc hơn vào suy nghĩ của mình. Cách tốt nhất chúng ta có thể giúp đỡ đứa trẻ là chỉ ra rằng ta không chỉ hiểu điều đó làm nó cảm thấy thế nào mà còn cả những hàm ý cụ thể đằng sau. Ví dụ:
IVAN: Con thật ngu ngốc.
BỐ (thái độ nghiêm túc): Con thật sự thấy thế à? Con không nghĩ mình thông minh ư?
IVAN: Không hề.
25
BỐ: Vậy thì hẳn là con bị tổn thương nhiều lắm?
IVAN: Vâng!
BỐ: Chắc phần lớn thời gian ở trường con cảm thấy lo sợ phải không, sợ bị trượt, sợ bị điểm kém. Khi thầy giáo gọi tên, con thấy rất bối rối chứ gì. Ngay
cả khi con biết câu trả lời, con cũng không thể phát biểu một cách trôi chảy. Con sợ rằng những gì mình nói ra nghe sẽ thật ngớ ngẩn… rồi thầy giáo sẽ phê bình con… rồi các bạn cùng lớp sẽ cười nhạo con. Vậy là rất nhiều lần con chọn cách không nói gì cả. Bố đoán con vẫn nhớ những lần con nói điều gì đó và bị cười nhạo. Điều đó khiến con cảm thấy mình thật ngu ngốc. Đau khổ và tức giận nữa. (Đến đây đứa trẻ có thể sẽ kể một vài chuyện mà nó đã trải qua.)
BỐ: Nghe này, con trai! Trong mắt bố con là một chàng trai rất ổn. Nhưng con lại có suy nghĩ khác về bản thân mình đấy.
Cuộc nói chuyện này có thể không làm thay đổi ngay lập tức suy nghĩ về bản thân của đứa trẻ, nhưng nó sẽ gieo vào đứa trẻ một chút nghi ngờ về đánh giá của mình. Có thể trẻ sẽ nghĩ lại, nếu bố hiểu mình như vậy mà vẫn xem mình là một đứa không tồi thì có thể mình cũng thực sự không đến nỗi tệ. Tình cảm gắn bó mà cuộc trò chuyện tạo ra có thể cũng sẽ khiến cậu con trai cố gắng không phụ niềm tin mà bố đã dành cho mình. Sau đó, cậu sẽ có những suy nghĩ lạc quan hơn về bản thân.
Khi một đứa trẻ nói: “Con chẳng bao giờ gặp may cả,” không có sự tranh luận hay giải thích nào có thể làm nó thay đổi niềm tin đó. Bởi với mỗi ví dụ về sự
may mắn mà chúng ta nói ra, nó sẽ đáp lại bằng hai ví dụ khác về sự đen đủi của mình. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là chỉ cho trẻ thấy ta hiểu những cảm xúc đã khiến cho nó tin chắc vào điều đó:
ANNABELLE: Con chẳng bao giờ gặp may cả.
MẸ: Con thấy thế thật à?
ANNABELLE: Vâng.
MẸ: Vậy là khi chơi một trò chơi, con luôn tự nhủ rằng, mình sẽ không thắng 26
nổi, mình không phải người may mắn.
ANNABELLE: Vâng, đó chính là điều con nghĩ.
MẸ: Ở trường, nếu con biết câu trả lời thì con nghĩ, hôm nay cô giáo sẽ không gọi mình.
ANNABELLE: Vâng.
MẸ: Nhưng nếu con không làm bài tập về nhà thì con lại nghĩ, cô giáo sẽ gọi mình.
ANNABELLE: Vâng.
MẸ: Mẹ đoán con còn gặp rất nhiều chuyện tương tự như thế nữa. ANNABELLE: Chắc chắn rồi… ví như (kể chuyện)
MẸ: Mẹ rất thích những gì con nghĩ về vận may. Nếu có chuyện gì đó xảy ra mà con nghĩ là một vận rủi, hay là cả vận may nữa thì hãy kể cho mẹ nghe nhé.
Cuộc nói chuyện này có thể không làm thay đổi niềm tin của đứa trẻ vào sự không may mắn của mình. Thế nhưng, nó sẽ khiến đứa trẻ nhận ra mình may mắn thế nào khi có một người mẹ biết đồng cảm đến vậy.
Con người sống và cảm nhận: Cảm xúc hòa trộn và thông điệp đa chiều
Con cái yêu thương nhưng cùng lúc, cũng oán hờn cha mẹ. Chúng có những
cảm xúc trái chiều về cha mẹ, thầy cô và tất cả những người có quyền lực với chúng. Các bậc cha mẹ thường cảm thấy khó chấp nhận sự mâu thuẫn tình cảm ở con cái và ở chính bản thân mình. Họ cho rằng có những tình cảm trái nhiều về người khác, đặc biệt là các thành viên trong gia đình là một sai lầm hiển nhiên.
Chúng ta có thể học cách chấp nhận cảm xúc trái chiều của cả bản thân và con cái. Để tránh những mâu thuẫn không cần thiết, trẻ cần hiểu rằng những cảm xúc như vậy là bình thường và tự nhiên. Chúng ta sẽ giải thoát trẻ khỏi cảm giác tội lỗi và lo âu bằng cách thừa nhận và gọi tên những cảm xúc yêu – ghét đó:
27
“Hình như con có những suy nghĩ rất trái ngược về cô giáo: Con vừa thích lại vừa không thích cô ấy.”
“Hình như con có hai cảm xúc khác nhau về anh con: Con ngưỡng mộ anh nhưng cũng rất ghét anh.”
“Con muốn những mong muốn trái ngược nhau phải không: vừa muốn đi cắm trại lại vừa muốn ở nhà.”
Những lời nói điềm tĩnh, không mang tính chỉ trích về những cảm xúc trái chiều của trẻ sẽ rất hữu ích bởi nó truyền tới trẻ thông điệp rằng những cảm xúc “lẫn lộn” không phải là điều khó hiểu. Một đứa trẻ đã nói: “Nếu bố mẹ hiểu được những cảm xúc lộn xộn của con thì chắc là chúng cũng không đến nỗi lộn xộn lắm.” Mặt khác, những câu nói như thế này chắc chắn sẽ không giúp ích được gì: “Con trai, con thật là lộn xộn! Phút trước con vừa nói yêu quý bạn xong, phút sau đã trách móc cậu ta. Con phải có chính kiến chứ.”
Nếu có cái nhìn tinh tế về bản chất con người, chúng ta sẽ thấy ở đâu có tình yêu, ở đó có sự oán giận; có sự ngưỡng mộ thì sẽ có chút ghen tỵ; có sự tận tụy thì sẽ có chút hận thù; và thành công bao giờ cũng đi cùng với một chút sợ hãi. Sẽ là khôn ngoan khi nhận thức rằng tất cả cảm xúc của con người đều chính đáng, cả tích cực, tiêu cực và cả những thứ mâu thuẫn nhau đều cùng tồn tại.
Thế nhưng trong thâm tâm, chúng ta thường không dễ dàng chấp nhận những điều như thế. Những trải nghiệm tuổi thơ và sự giáo dục khi trưởng thành đều hướng chúng ta tới suy nghĩ: những cảm xúc tiêu cực là “xấu”, chúng ta nên chối bỏ và cảm thấy xấu hổ về chúng. Phương pháp tiếp cận mới cho rằng chỉ có hành động thực mới đáng bị đánh giá hay phán xét, còn những hành động trong tưởng tượng hoặc cảm xúc thì không. Sự phán xét đối với cảm xúc và lên án với những thứ trong tưởng tượng xâm hại tới cả tự do cá nhân và sức khỏe tinh thần của con người.
Cảm xúc là một phần của di sản mà chúng ta nhận được từ gen di truyền. Có lúc chúng ta hạnh phúc, có lúc lại không; nhưng chắc chắn đôi khi trong cuộc sống chúng ta sẽ cảm thấy giận dữ xen lẫn sợ hãi, nỗi buồn xen lẫn niềm vui,
28
tham lam xen lẫn tội lỗi, thèm thuồng xen lẫn sự khinh miệt, say mê xen lẫn ghê sợ. Trong khi không thể lựa chọn cảm xúc của bản thân, chúng ta có thể
lựa chọn thời điểm và cách thức thể hiện chúng, miễn là chúng ta biết chính xác mình đang cảm thấy gì. Đây chính là mấu chốt của vấn đề. Rất nhiều
người trong chúng ta đã được dạy dỗ để không còn biết cảm xúc thực sự của mình. Khi cảm thấy thù ghét, chúng ta được dạy rằng đó chỉ là cảm giác không yêu thích. Khi sợ hãi, chúng ta được dạy rằng chẳng có gì phải sợ. Khi đau đớn, chúng ta được khuyên nên dũng cảm và mỉm cười. Đa số chúng ta được dạy phải giả vờ hạnh phúc trong khi thực ra không phải vậy.
Vậy chúng ta cần làm gì trong những cảm xúc giả tạo này? Giáo dục cảm xúc có thể giúp con cái chúng ta nhận thức được những điều chúng cảm thấy. Đối
với một đứa trẻ biết mình cảm thấy gì còn quan trọng hơn là vì sao nó lại cảm thấy như vậy. Càng biết rõ cảm xúc của mình, trẻ sẽ càng ít cảm thấy “bối rối” hơn.
Soi sáng cảm xúc: Phản ánh cảm xúc của trẻ giúp chúng hiểu mình cảm thấy ra sao
Trẻ học về hình dáng bên ngoài của mình bằng cách soi gương. Chúng học về cảm xúc bên trong bằng cách lắng nghe những cảm xúc đó phản chiếu trong chính con người chúng. Chức năng của một chiếc gương là phản chiếu hình ảnh chân thực, không tâng bốc cũng không chỉ trích hay phê phán. Chúng ta không muốn một chiếc gương nói với chúng ta rằng: “Trông con thật là kinh khủng, mắt đỏ ngàu còn mặt thì sưng húp, trông thật nhếch nhác. Tốt hơn hết
là con hãy chỉnh trang lại bản thân đi.” Sau khi soi mình vài lần trong chiếc gương phép thuật đó, có lẽ chúng ta sẽ trốn tránh nó như một bệnh dịch. Chúng ta muốn thấy trong gương một hình ảnh chứ không phải một bài thuyết giáo. Chúng ta có thể không thích hình ảnh mà mình nhìn thấy, nhưng chúng ta muốn chính mình sẽ quyết định phải chỉnh trang lại như thế nào.
Tương tự như vậy, chức năng của chiếc gương cảm xúc là phản ánh cảm xúc một cách chân thực, không bóp méo:
“Trông con giống như là đang rất giận.”
29
“Nghe như là con ghét cậu ta lắm”
“Dường như con đã rất chán ngán với tình cảnh này rồi.”
Những phát ngôn như trên sẽ giúp ích nhiều nhất cho một đứa trẻ đang có những cảm xúc như thế. Chúng chỉ ra một cách rõ ràng cảm xúc của đứa trẻ là gì. Mà một hình ảnh rõ ràng, cả trong chiếc gương treo tường lẫn trong chiếc gương cảm xúc, chắc chắn sẽ cho người soi cơ hội tự chỉnh trang và thay đổi.
Là người lớn, tất cả chúng ta đều đã từng cảm thấy đau đớn, tức giận, sợ hãi, bối rối hay buồn nản. Khi cảm xúc trở nên mạnh mẽ, không gì hữu ích và an ủi chúng ta nhiều hơn là có một người lắng nghe và chia sẻ.
Những gì đúng với người lớn thì cũng đúng với trẻ con. Chúng cũng cần được trò chuyện một cách quan tâm và cảm thông thay vì chỉ trích, lên lớp. Khi một đứa trẻ cảm thấy chán nản, sợ hãi, bối rối hay buồn bã, chúng ta thường vội vã đưa ra những lời phán xét hay khuyên nhủ. Khi đó, dù không
hề cố ý, chúng ta đã gửi đến trẻ một thông điệp rõ ràng: “Con ngu ngốc đến mức không biết phải làm gì sao!” Vậy là trước sự tổn thương mà trẻ đang phải chịu đựng, chúng ta thêm vào đó một sự lăng mạ nữa.
Thực ra còn có cách khác tốt hơn. Khi dành thời gian và tình yêu thương để tìm hiểu trẻ, chúng ta sẽ gửi đến trẻ một thông điệp hoàn toàn khác: “Con rất quan trọng với bố mẹ. Bố mẹ muốn hiểu con đang cảm thấy thế nào.” Đằng sau nó là sự tái khẳng định: “Khi cảm thấy bình yên và thoải mái, con sẽ tìm ta giải pháp tốt nhất.”
30
Chương 2. Sức mạnh của ngôn từ
Những cách động viên và hướng dẫn hiệu quả
Trong tâm lý trị liệu, không bao giờ được nói với một đứa trẻ rằng: “Con là
một đứa trẻ ngoan.” “Con thật tuyệt.” Những lời khen ngợi mang tính đánh giá và phán xét như vậy không nên được sử dụng. Tại sao vậy? Bởi chúng
không hề hữu ích. Chúng chỉ gây ra sự lo âu, khiến trẻ mất đi tính độc lập và đặt trẻ vào thế luôn luôn phòng vệ. Nó không khuyến khích tính tự lập, tự định hướng và tự kiểm soát – những phẩm chất chỉ có thể hình thành khi trẻ không bị tác động bởi sự phán xét của những người xung quanh và tin tưởng
vào cảm xúc cũng như sự đánh giá của bản thân mình. Trẻ cần được giải thoát khỏi áp lực của những lời khen mang tính đánh giá để không cần phải phụ thuộc vào người khác trong việc tự đánh giá bản thân.
Khen ngợi có còn tốt cho trẻ nữa không?
Đôi khi trẻ hành động sai trái vào những thời điểm cha mẹ chúng không mong đợi nhất.
Đó là buổi sáng thứ Hai sau kỳ nghỉ lễ Tạ ơn. Cả nhà đang lái xe từ Pittsburgh về New York. Phía sau xe, cậu bé Ivan, 6 tuổi, tỏ ra ngoan ngoãn như một thiên thần, yên lặng và trầm ngâm suy nghĩ điều gì đó. Người mẹ tự nhủ, thằng bé xứng đáng được khen ngợi. Khi xe đang rẽ vào đường hầm Lincoln, mẹ cậu bé quay về phía cậu và nói: “Ivan, con thật là một cậu bé ngoan. Con đã cư xử rất đúng mực. Mẹ rất tự hào về con.”
Chỉ một phút sau, Ivan đạp đổ cả khay gạt tàn thuốc lá và làm vương vãi tất cả những thứ bẩn thỉu bên trong lên người bố mẹ. Tàn thuốc và những đầu mẩu thuốc lá còn lại cứ tiếp tục túa ra như một trận mưa bụi phóng xạ khủng
khiếp. Cả gia đình đang ở trong đường hầm, trong không khí ngột ngạt của đám xe cộ đang ùn lại, họ ho sặc sụa. Mẹ Ivan chỉ muốn đánh cho con trai một trận. Nhưng điều làm cô thất vọng nhất là sự việc diễn ra ngay sau khi cô khen ngợi con. Cô bỗng tự hỏi: “Chẳng lẽ khen ngợi trẻ không phải là điều tốt
31
nữa hay sao?”
Nhiều tuần sau, Ivan đã tự hé lộ lý do khiến cậu bùng nổ vào thời điểm đó.
Suốt dọc đường về nhà hôm ấy, cậu đang suy nghĩ xem làm thế nào để loại bỏ đứa em trai đang rúc vào giữa bố mẹ ở phía trước xe. Cuối cùng, một suy nghĩ xuất hiện trong đầu cậu: nếu xe của họ bị đâm vào giữa thì có thể cậu và bố mẹ vẫn được an toàn còn đứa em trai sẽ bị cắt làm đôi. Ngay sau đó, mẹ
cậu lại khen ngợi cậu. Lời khen đó khiến cậu bé cảm thấy tội lỗi và chỉ muốn làm gì để mẹ thấy rằng cậu không xứng đáng với nó. Cậu nhìn quanh, phát hiện ra cái gạt tàn và sự việc cứ thế diễn ra.
Làm một việc tốt không biến chúng ta thành người tốt
Hầu hết mọi người đều tin rằng khen ngợi giúp tạo dựng lòng tự tin cho trẻ và khiến chúng cảm thấy an tâm. Thực tế, khen ngợi lại có thể dẫn đến tâm trạng căng thẳng và những cách cư xử sai trái. Tại sao vậy? Rất nhiều đứa trẻ, thỉnh
thoảng, có những mong muốn không tốt đẹp về các thành viên trong gia đình chúng. Khi cha mẹ nói với trẻ: “Con thật là một đứa bé ngoan,” nó có thể không chấp nhận được điều này vì hình ảnh của nó về bản thân khác xa lời cha mẹ vừa nói. Trong mắt đứa trẻ, nó không thể “ngoan” khi vừa mới ước gì mẹ biến mất hay cuối tuần tới cậu em phải vào bệnh viện. Thực tế, càng được
khen, trẻ sẽ càng cư xử vô lối để thể hiện “bản chất thực của mình.” Nhiều bậc cha mẹ kể lại rằng ngay sau khi họ khen con vì thái độ ngoan ngoãn, chúng bắt đầu hành động rất điên rồ, như thể để phản kháng lại lời khen đó vậy. Có thể cư xử sai trái chính là cách trẻ bảo toàn hình ảnh riêng của mình trước một hình ảnh bên ngoài không tương thích.
Trong nhiều trường hợp, sau khi được khen ngợi là thông minh, trẻ trở nên kém hứng thú hơn với những thách thức khó khăn trong bài học bởi chúng
không muốn mạo hiểm đánh mất vị trí của mình. Ngược lại, khi được khen ngợi vì những nỗ lực đã bỏ ra, trẻ thường tỏ ra kiên trì hơn trước những nhiệm vụ khó khăn được giao.
Khen ngợi trẻ thế nào cho đúng?
Lời khen cũng giống như thuốc kháng sinh, không thể sử dụng chúng một 32
cách bừa bãi. Để chữa bệnh bằng thuốc một cách hiệu quả, chúng ta cần đến rất nhiều quy tắc về thời gian và liều lượng cũng như cả một danh sách dài
cảnh báo về các phản ứng phụ có thể xảy ra. Những liều thuốc tinh thần cũng hoàn toàn tương tự như vậy. Nguyên tắc quan trọng nhất: chỉ khen ngợi nỗ lực và thành quả, không khen ngợi phẩm chất và tính cách.
Khi trẻ quét sạch sân nhà, cách phản ứng hợp lý nhất là khen ngợi con đã chăm chỉ như thế nào và cái sân trông sạch sẽ ra sao. Nói cho con biết nó là
một người tốt đẹp thật chẳng hợp lý và đúng hoàn cảnh chút nào. Lời khen nên là sự phản ánh chân thực những thành quả mà trẻ đạt được chứ không phải là hình ảnh méo mó về nhân cách của chúng.
Ví dụ sau đây là một cách khen ngợi đúng đắn: Cô bé Julie, 8 tuổi, đã làm việc rất chăm chỉ để dọn sạch sân nhà.
Cô bé đã gom lá rụng, đổ rác và sắp xếp lại dụng cụ làm vườn. Mẹ Julie đã rất ấn tượng và thể hiện sự khen ngợi cho những cố gắng cũng như thành quả của con:
MẸ: Cái sân rất là bẩn. Mẹ đã không tin là sẽ dọn sạch được nó chỉ trong vòng một ngày.
JULIE: Vậy mà con đã làm được đấy!
MẸ: Nó chất đầy lá, rác rưởi và các thứ lỉnh kỉnh khác.
JULIE: Con đã dọn sạch tất cả.
MẸ: Chắc con đã làm việc rất chăm chỉ!
JULIE: Vâng, chắc chắn rồi.
MẸ: Nhìn cái sân giờ sạch sẽ quá, thật là mát mắt!
JULIE: Trông dễ chịu thật mẹ ạ.
MẸ: Nhìn con hớn hở là mẹ biết con hãnh diện thế nào. Cảm ơn con gái yêu. JULIE (với nụ cười rạng rỡ trên môi): Không có gì đâu mẹ. Những lời nói của mẹ đã khiến Julie cảm thấy vui sướng vì nỗ lực bỏ ra và tự
33
hào về thành quả đạt được. Buổi tối hôm đó, cô bé đã rất nóng lòng chờ bố về để chỉ cho bố thấy cái sân mình đã dọn sạch và để được cảm nhận thêm một lần nữa niềm tự hào về bản thân khi hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ngược lại, những lời khen hướng tới phẩm chất của đứa trẻ như sau sẽ không mang lại hiệu quả:
“Con thật là một cô gái tuyệt vời.”
“Con đúng là trợ thủ đắc lực của mẹ.”
“Ôi mẹ biết làm gì nếu không có con đây.”
Những lời bình luận như vậy lại có thể là sự đe dọa đối với trẻ và khiến chúng cảm thấy bất an. Trẻ có thể cảm thấy rằng mình không tốt đẹp đến vậy và rằng mình không xứng với cái mác vừa bị gán cho. Thế là thay vì chờ đợi trong sợ hãi đến khi điều đó bị phát giác, trẻ quyết định trút bỏ ngay tức thì
cái gánh nặng mà lời khen của cha mẹ vừa vô tình đặt lên vai mình bằng lời thú tội rõ ràng nhất và bằng một hành động xấu. Những lời khen ngợi trực tiếp về phẩm chất của con người, cũng giống như ánh sáng mặt trời chiếu rọi,
rất chói chang và khó chịu. Những phẩm chất như tuyệt vời, thánh thiện, rộng lượng hay khiêm tốn, khi được nói ra một cách trực tiếp với ai đó, sẽ khiến người đó cảm thấy hổ thẹn và thấy cần phải phủ nhận bớt đi ít nhất một phần của lời khen. Không ai có thể đứng lên trước đông người và nói: “Cảm ơn, tôi tiếp nhận lời khen ngợi của anh rằng tôi là một người tuyệt vời.” Trước chính
mình cũng vậy, con người chắc chắn sẽ cảm thấy mình cần phải chối bỏ lời khen ngợi đó. Không ai thừa nhận với bản thân một cách thành thực rằng mình là người tuyệt vời. Mình thật giỏi, thật mạnh mẽ, thật hào phóng, thật khiêm tốn. Có thể chúng ta sẽ không chỉ chối bỏ lời khen ngợi mà còn có suy nghĩ khác về người đã khen ngợi mình: Nếu họ thấy mình tuyệt vời đến vậy thì có lẽ họ không phải là người thông minh cho lắm.
Học cách khen ngợi đúng đắn
Một lời khen bao giờ cũng gồm hai phần: những gì chúng ta nói với trẻ và những gì sau đó trẻ tự nói với bản thân.
34
Phần lời nói của chúng ta cần phải chỉ ra rằng chúng ta thích thú và đánh giá cao những nỗ lực, sự giúp đỡ, việc làm, sự suy nghĩ, sáng tạo hay thành quả của trẻ thế nào. Ngôn từ của chúng ta cần phải được dàn dựng sao cho trẻ sẽ chắc chắn rút ra từ đó một kết luận thực tế về phẩm chất của chúng. Ngôn từ của chúng ta phải giống như một tấm phông nền kỳ diệu sao cho trẻ sẽ chỉ có thể vẽ lên đó một hình ảnh tích cực về bản thân.
Kenny, 8 tuổi, đã giúp bố mình thu xếp lại tầng hầm của ngôi nhà. Trong lúc giúp bố, cậu bé đã phải di chuyển rất nhiều thứ đồ nặng.
BỐ: Cái bàn thợ nặng thật. Chuyển nó đi thật là khó.
KENNY (giọng đầy tự hào): Thế nhưng con đã làm được đấy. BỐ: Phải dùng nhiều sức lắm đấy.
KENNY (khoe những cơ bắp trên tay mình): Con rất khỏe mà.
Trong ví dụ này, bố của Kenny đã nói về sự khó khăn của nhiệm vụ mà cậu con trai đã thực hiện. Tự Kenny đã rút ra kết luận về sức mạnh của bản thân. Nếu bố cậu bé nói: “Con trai, con thật là khỏe,” thì Kenny có thể đã đáp lại: “Không đâu bố. Ở lớp con còn có những đứa khỏe hơn nhiều.” Tiếp theo đó có thể sẽ là những tranh cãi quyết liệt mà vô ích.
Chúng ta thường khen ngợi trẻ khi muốn chúng cảm thấy những điều tốt đẹp
về bản thân. Vậy tại sao khi ta nói với con gái mình: “Con thật xinh đẹp”, nó lại phủ nhận điều đó. Tại sao khi ta nói với con trai mình: “Con thật thông minh”, nó lại tỏ ra xấu hổ và chạy đi chỗ khác? Liệu có phải làm con cái vui
vẻ là việc quá khó đến nỗi khen ngợi chúng cũng chẳng ích gì? Tất nhiên là không. Thực ra, trẻ con, cũng giống như hầu hết người lớn chúng ta, không hưởng ứng những lời khen ngợi về phẩm chất hay những đặc điểm về thể chất và tinh thần của bản thân. Trẻ con không thích bị đánh giá.
Người lớn chúng ta sẽ cảm thấy thế nào nếu người mà ta yêu thương cứ cuối tháng lại đưa cho ta một bản đánh giá? “Khi hôn em đạt điểm A nhưng ôm ấp thì em chỉ đạt điểm B, còn trong tình yêu, em luôn đạt điểm A+.” Chúng ta hẳn sẽ thất vọng, cảm thấy như bị xem thường và không cảm thấy được yêu
35
thương nữa.
Một cách khác để đưa ra lời khen ngợi: thể hiện sự vui mừng và ngưỡng mộ bằng những từ ngữ công nhận nỗ lực đã được bỏ ra và những lời nói truyền tải sự tôn trọng và chia sẻ.
Một buổi tối nọ, cô bé June, 13 tuổi, phải ở nhà một mình đúng lúc có một tên trộm đang rình mò định đột nhập vào nhà. Cô bé cố gọi cho hàng xóm nhưng không ai nhấc máy. Sau đó, cô bé đã gọi cho cảnh sát.
Khi bố mẹ June trở về nhà, họ thấy một viên cảnh sát đang lấy lời khai của con gái. Cả hai đều rất ấn tượng trước thái độ chín chắn mà con gái họ thể hiện trước sự cố đáng sợ vừa diễn ra.
Nhưng họ đã không khen ngợi con bằng cách cho cô bé biết con giỏi giang và chín chắn như thế nào. Thay vào đó, họ nói chuyện về tình huống vừa xảy ra, hình dung lại chi tiết cách xử lý cho cô bé và tự hào về điều đó.
Bố June nói: “Cách hành động của con thật đúng như định nghĩa của Hemingway về lòng dũng cảm: nó là ‘sự thanh nhã trước mọi hiểm nguy.’ Thật là ấn tượng khi thấy một cô bé 13 tuổi giữ được bình tĩnh trong một hoàn cảnh gay go, làm những việc cần thiết để bảo vệ chính mình, gọi cho hàng xóm rồi gọi cho cảnh sát và cung cấp những thông tin chi tiết. Bố và mẹ rất quý trọng con vì điều đó.”
June lắng nghe và bắt đầu cảm thấy thoải mái trở lại. Một nụ cười rạng rỡ nở trên môi cô bé, cô nói: “Con nghĩ bố mẹ có thể xem như con đang học cách đương đầu với cuộc sống.”
Nhờ phản ứng của bố mẹ, June đã không than phiền vì phải ở nhà một mình. Ngược lại, cô bé đã vượt qua một tình huống đáng sợ và cảm thấy mình trưởng thành hơn.
Đây là một ví dụ khác: mẹ của Lester đã dành cả buổi chiều để xem cậu đá
bóng. Sau trận đấu, vì muốn cho con thấy sự trân trọng với những kỹ năng và thành tích mà cậu bé đạt được, mẹ cậu đã miêu tả chi tiết những gì gây ấn tượng với cô: “Xem con chơi bóng chiều nay thật thích thú, nhất là mười giây
36
cuối khi con nhìn thấy cơ hội ghi bàn. Từ vị trí hậu vệ, con chạy hẳn sang phía bên kia sân và đưa bóng vào lưới. Chắc con phải thấy hãnh diện lắm.” Mẹ của Lester đã thêm vào: “Chắc con phải thấy hãnh diện lắm” bởi vì cô muốn nuôi dưỡng lòng tự hào về bản thân của cậu bé.
Bố của Jennifer đã nhờ cô con gái, 6 tuổi, của mình đốt những đống lá trên sân sau khi anh gom chúng lại. Khi xong việc, anh chỉ vào những đống tro và nói: “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu! Sáu đống tro chỉ trong vòng 30 phút! Sao
con làm được nhanh thế?” Tối hôm đó khi Jennifer đến chúc bố ngủ ngon, cô đã hỏi: “Bố ơi, bố có thể nói về những đống lá mà con đã đốt một lần nữa được không?”
Để đưa ra những lời khen cụ thể và mang tính chất mô tả, chúng ta cần phải luyện tập và cố gắng rất nhiều. Trẻ sẽ được lợi từ những thông tin và sự trân trọng nhiều hơn là từ những đánh giá của chúng ta về nhân cách của chúng.
Mẹ của George đã để lại lời nhắn trên chiếc đàn ghi-ta của con trai: “Tiếng đàn của con khiến mẹ cảm thấy rất dễ chịu.” Con trai cô đã rất vui mừng: “Cảm ơn mẹ vì đã cho con biết con chơi đàn giỏi thế nào.” Cậu bé đã chuyển sự cảm kích của mẹ thành một lời khen dành cho mình.
Những lời khen cũng có thể khiến trẻ nản lòng. Điều đó phụ thuộc vào những gì mà đứa trẻ tự rút ra cho mình sau khi được khen ngợi.
Khi Linda, 12 tuổi, đạt đến cấp độ thứ ba trong trò chơi điện tử mà cô bé đang chơi rất say sưa, bố cô bé đã thốt lên: “Con thật giỏi! Con đạt được cấp độ hoàn hảo rồi! Con thật là một tay chơi chuyên nghiệp.” Linda bỗng cảm thấy mất hứng thú và bỏ đi chỗ khác. Lời khen của bố khó mà khiến cô bé tiếp tục trò chơi, bởi cô đã tự nhủ thầm: “Bố nghĩ mình là người chơi giỏi, nhưng đâu phải vậy. Mình đạt đến cấp độ ba chẳng qua là nhờ may mắn thôi. Nếu thử lại, có khi mình còn chẳng đạt được cấp độ hai nữa kìa. Tốt hơn hết là nên dừng
lại trong khi mình đang có thành tích tốt.” Sẽ hữu ích hơn nhiều nếu bố cô bé chỉ đơn giản đưa ra lời mô tả: “Đạt được một cấp độ mới thật là tuyệt phải không con.”
Những ví dụ sau đây sẽ minh họa điều này một cách sâu sắc hơn nữa: 37
Lời khen hữu ích: Cảm ơn con đã rửa xe; trông nó lại như mới rồi. Suy luận của trẻ: Mình đã làm rất tốt. Việc mình làm được bố/mẹ trân trọng. (Lời khen không hữu ích: Con đúng là một thiên thần.)
Lời khen hữu ích: Bố mẹ rất thích tấm thiệp con làm. Trông nó thật dễ thương và vui nhộn.
Suy luận của trẻ: Mình có năng lực thẩm mỹ tốt. Mình có thể tin tưởng vào lựa chọn của bản thân.
(Lời khen không hữu ích: Lúc nào con cũng thật là chu đáo.) Lời khen hữu ích: Bài thơ của con khiến bố/mẹ rất xúc động.
Suy luận của trẻ: Mình mừng vì có thể làm thơ.
(Lời khen không hữu ích: Với tuổi của con thì con quả là một nhà thơ giỏi đấy.)
Lời khen hữu ích: Cái giá sách con vừa đóng trông đẹp quá! Suy luận của trẻ: Mình thật giỏi.
(Lời khen không hữu ích: Con đúng là một thợ mộc tài ba.) Lời khen hữu ích: Thư của con khiến ta rất vui.
Suy luận của trẻ: Mình có thể mang niềm vui đến cho người khác. (Lời khen không hữu ích: Con thật là một “cây bút” xuất sắc!) Lời khen hữu ích: Mẹ rất cảm kích vì hôm nay con đã rửa bát. Suy luận của trẻ: Mình là người có trách nhiệm.
(Lời khen không hữu ích: Con làm việc này tốt hơn bất kỳ ai.) Lời khen hữu ích: Cảm ơn vì đã cho mẹ biết mẹ vừa trả thừa tiền cho con. Suy luận của trẻ: Mình là người trung thực.
(Lời khen không hữu ích: Con thật là một đứa trẻ trung thực!) Lời khen hữu ích: Tác phẩm của con đã gợi cho ta một vài ý tưởng mới.
38
Suy luận của trẻ: Mình thật sáng tạo.
(Lời khen không hữu ích: Với trình độ như của con thì con đã viết rất khá đấy. Đương nhiên là con còn phải học hỏi rất nhiều nữa.)
Mỗi lời khen mang tính mô tả và mỗi kết luận tích cực mà trẻ rút ra từ đó chính là một viên gạch hồng tạo nên sức khỏe tinh thần lành mạnh. Những gì trẻ suy luận về bản thân từ lời nói của cha mẹ sẽ được chúng âm thầm nhắc đi nhắc lại với chính mình. Theo đó, những lời nói tích cực và chân thành được trẻ tự lặp lại sẽ quyết định phần lớn quan điểm tích cực của chúng về bản thân và về thế giới xung quanh.
Hãy hướng dẫn, đừng chỉ trích con
Chỉ trích và khen ngợi chính là hai mặt của cùng một đồng xu. Cả hai đều đầy tính phán xét. Để tránh rơi vào vị thế người phán xét, các nhà tâm lý học không sử dụng những lời phê bình để tác động đến trẻ. Họ dùng đến những lời hướng dẫn. Trong khi chỉ trích, cha mẹ tấn công vào đặc điểm tính cách và phẩm chất của con cái. Còn khi hướng dẫn, chúng ta nêu ra vấn đề và những giải pháp có thể được sử dụng. Chúng ta không nói gì liên quan đến bản thân đứa trẻ.
Khi Mary, 8 tuổi, vô tình làm đổ nước quả, mẹ cô bé đã nói một cách rất bình tĩnh: “Mẹ thấy nước quả bị đổ rồi. Phải lấy một cốc khác thôi, và một cái giẻ lau nữa.” Cô đứng dậy và đưa cốc nước quả khác cùng với cái giẻ lau cho con gái. Mary nhìn mẹ đầy ngạc nhiên, câu nói của mẹ khiến cô bé cảm thấy như vừa trút được một gánh nặng. Cô bé nói khẽ: “Ôi, cảm ơn mẹ.” Mary lau sạch bàn với sự giúp đỡ của mẹ. Mẹ cô bé đã không hề thêm vào một lời phê bình gay gắt hay nhắc nhở vô dụng nào nữa. Cô kể lại: “Tôi đã định nói: ‘Lần sau con hãy cẩn thận hơn,’ nhưng khi nhìn thấy vẻ biết ơn của con bé trước sự im lặng đầy độ lượng của mình, tôi đã không nói gì cả.”
Thời điểm những sự cố hay sai lầm xảy ra không phải là lúc thích hợp để dạy cho người phạm lỗi về nhân cách của anh ta. Tốt nhất là chỉ nên đối mặt với sự việc chứ không phải với con người.
Hãy tưởng tượng bạn đang lái xe cùng người yêu và anh ta rẽ nhầm đường. 39
Khi ấy, liệu những câu nói như: “Sao anh lại rẽ sai đường được nhỉ? Anh không nhìn thấy biển chỉ dẫn à? Có một tấm biển lớn ở đằng kia, ai mà chả nhìn thấy,” có giúp ích được gì cho bạn không? Khi đó, nếu bạn là anh ta, bạn có tự nhủ rằng mình sẽ luyện tập cả kỹ năng lái xe và kỹ năng đọc vì muốn làm vừa lòng người yêu không? Hay bạn sẽ cố gắng đáp lại một cách vui vẻ?
Phản ứng nào của người yêu sẽ là hữu ích nhất đối với bạn? Một cái thở dài đầy cảm thông: “Ôi anh yêu, thật là bực mình nhỉ!” hay một thông tin đơn giản: “Đi vài trăm mét nữa sẽ có một lối ra đó anh.”
Hãy phản ứng trước sự việc, đừng tấn công người gây ra nó Trong rất nhiều gia đình, những trận chiến giữa cha mẹ và con cái thường diễn ra theo một kịch bản giống nhau và kết thúc theo những cách hoàn toàn có thể đoán trước được. Khi đứa trẻ làm hoặc nói điều gì sai. Cha mẹ đáp lại bằng hành động hay lời mắng mỏ làm đứa trẻ cảm thấy bị xúc phạm. Đứa trẻ phản ứng lại bằng hành động tồi tệ hơn, cha mẹ tiếp tục bằng cách đe dọa hay trừng phạt. Và rồi, cuộc loạn đả cứ thế diễn ra.
Suốt bữa sáng của một ngày nọ, cậu bé Nathaniel, 7 tuổi, cứ say sưa nghịch một chiếc cốc không trong khi bố cậu đang đọc báo.
BỐ: Con sẽ làm vỡ nó đấy. Con là chúa hay làm vỡ đồ.
NATHANIEL: Không, con sẽ không làm vỡ đâu. Chỉ một giây sau đó, chiếc cốc rơi xuống sàn và vỡ tan.
BỐ: Cái gì mà ầm ĩ thế, con đúng là một đứa ngu ngốc. Con làm vỡ tất cả mọi thứ trong cái nhà này rồi đấy.
NATHANIEL: Bố cũng thật ngu ngốc. Bố đã làm vỡ cái đĩa đẹp nhất của mẹ. BỐ: Con gọi bố là thằng ngu hả! Đồ hỗn láo!
NATHANIEL: Là bố đấy chứ. Bố gọi con là đồ ngu trước mà. BỐ: Đừng có nói thêm một lời nào nữa. Lên phòng con ngay lập tức! NATHANIEL: Bố muốn đánh con chứ gì, bố đánh đi xem nào! Sau khi nghe lời thách thức trực tiếp tới quyền lực của mình, bố của Nathaniel
40
đã nổi khùng. Anh tóm lấy Nathaniel và phát vào mông cậu bé một cách đầy
giận dữ. Trong khi cố gắng trốn chạy, Nathaniel đẩy bố ngã vào một cái cửa kính. Kính vỡ và cứa vào tay bố cậu. Máu túa ra khiến Nathaniel vô cùng hoảng sợ. Cậu chạy ra khỏi nhà và không để ai tìm thấy cho đến tận tối khuya. Đêm đó, cả nhà đều chán nản, mệt mỏi và không ai ngủ ngon được.
Vậy là cuối cùng, bài học “không nên chơi với những chiếc cốc” mà
Nathaniel chưa chắc nhận ra được đã không còn quan trọng so với bài học mà cậu bé rút ra về bản thân và về bố của mình. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Liệu cuộc chiến đó có cần thiết hay không? Những tranh cãi đó có thực sự là không thể tránh khỏi không? Hoặc liệu có cách nào thông minh hơn để xử lý những sự cố đã diễn ra hay không?
Khi nhìn thấy con trai nghịch chiếc cốc, người bố đáng ra đã có thể cất nó đi và đưa cho con một thứ đồ khác thay thế, như một quả bóng chẳng hạn. Hoặc khi chiếc cốc bị vỡ, anh có thể giúp con trai thu dọn những mảnh vụn với một vài nhận xét phù hợp như: “Cốc dễ vỡ lắm con ạ. Ai mà nghĩ là một chiếc cốc nhỏ lại có thể tạo thành một đống bừa bãi thế này?”
Sự ngạc nhiên trước giọng nói điềm tĩnh của bố có thể sẽ khiến Nathaniel cảm thấy ăn năn và xin lỗi về chuyện không may vừa xảy ra. Không có la mắng hay đánh đập, cậu bé có thể sẽ đủ tỉnh táo để rút ra kết luận rằng cốc chén không phải để chơi.
Những sự cố nhỏ mang tới những giá trị lớn. Từ những sự cố nhỏ, trẻ có thể học được những bài học lớn về giá trị. Trẻ cần học từ cha mẹ cách phân biệt giữa những sự kiện không mấy vui vẻ, khiến ta cảm thấy bực bội với những sự cố nghiêm trọng hay tai nạn khủng khiếp. Rất nhiều bậc cha mẹ phản ứng trước một quả trứng vỡ như thể đó là một trái tim tan vỡ, trước một cái cửa sổ hỏng như thể đó là một cái chân bị gãy. Những sự cố nhỏ cần được giải thích với trẻ như thế này: “Vậy là con lại đánh mất găng tay rồi. Thật là bực mình nhỉ. Tiếc thật đấy, nhưng đó đâu phải là thảm họa. Chỉ là một sự không may thôi mà.”
Chúng ta không cần phải mất bình tĩnh chỉ vì một chiếc găng tay bị đánh mất, 41
một chiếc áo rách cũng hoàn toàn không phải là một sự cố nghiêm trọng.
Ngược lại, một sự cố nhỏ có thể là thời điểm tốt để cha mẹ dạy cho con cái về
giá trị. Khi cô bé Diana, 8 tuổi, đánh mất viên đá quý tượng trưng cho tháng sinh của mình được gắn trên chiếc nhẫn mà cô bé vẫn đeo, bố cô đã nhìn thẳng vào con gái và bằng ngôn ngữ rõ ràng, đầy sức mạnh, anh nói: “Trong nhà chúng ta, một viên đá không quan trọng đến thế. Con người mới là quan
trọng. Cảm giác của con người mới là quan trọng. Bất cứ ai cũng có thể đánh mất một viên đá nhưng nó có thể được thay thế bằng những viên đá khác. Cảm giác của con mới là điều quan trọng với bố. Nếu con thực sự thích chiếc nhẫn thì bố hy vọng con sẽ tìm ra viên đá đó.”
Những lời chỉ trích của cha mẹ là những điều vô dụng. Nó nuôi dưỡng sự giận dữ và oán hờn. Tệ hơn, những đứa trẻ thường xuyên bị phê bình sẽ học cách
chê bai bản thân chúng và những người khác. Chúng sẽ đâm ra nghi ngờ giá trị của bản thân và coi nhẹ giá trị của người khác. Chúng sẽ luôn nghi ngờ mọi người và chỉ chờ đợi những điều không hay đến với mình.
Cậu bé Justin, 11 tuổi, đã hứa sẽ rửa xe giúp bố nhưng lại quên mất việc đó. Cậu đã cố gắng hoàn thành công việc vào những phút cuối nhưng không thành công.
BỐ: Cái xe cần phải được rửa sạch thêm con trai ạ, nhất là ở phần trên nóc và phía bên trái. Khi nào thì con có thể làm việc đó?
JUSTIN: Con sẽ làm ngay tối nay bố ạ.
BỐ: Cảm ơn con.
Thay vì chỉ trích con trai, bố của Justin đã cho con những thông tin cần thiết mà không hề xúc phạm tới lòng tự ái của cậu bé, tạo cơ hội để cậu hoàn thành việc được giao mà không cần phải giận dữ với bố. Hãy tượng tưởng Justin sẽ cảm thấy thế nào nếu bố cậu dùng những lời dạy bảo với ý định lên lớp cho con trai:
BỐ: Con đã rửa xe chưa?
JUSTIN: Rồi bố ạ
42
BỐ: Con chắc chứ?
JUSTIN: Chắc ạ.
BỐ: Con gọi thế này là rửa à? Con chỉ nghịch ngợm như mọi khi thôi. Hay thật, đó là tất cả những gì con muốn à. Con nghĩ có thể sống như thế sao? Với cái kiểu làm việc cẩu thả như thế này thì con sẽ không kiếm được công việc nào cho tử tế đâu. Con thật là một đứa vô trách nhiệm!
Mẹ của cô bé Barbara, 9 tuổi, cũng không biết phải cư xử với con gái mình ra sao ngoài lên án và chỉ trích.
Ngày nọ, khi Barbara đi học về trong tâm trạng rất kích động và phàn nàn với mẹ: “Hôm nay con gặp toàn những chuyện tồi tệ, sách vở của con bị rơi hết vào vũng nước, bọn con trai thì cứ kiếm chuyện với con, con lại còn bị ai đó lấy mất đôi giày thể thao nữa chứ.” Mẹ cô bé, thay vì cảm thông với con gái, lại la rầy và chỉ trích con: “Sao mọi chuyện tồi tệ lại cứ xảy ra với con thế? Sao con không thể giống với những đứa trẻ khác được nhỉ? Con bị sao vậy?” Barbara bắt đầu khóc toáng lên. Điều gì đáng ra đã có thể giúp cô bé cảm thấy khá hơn? Đơn giản là sự chia sẻ và đồng cảm của mẹ sau một ngày đen đủi: “Ôi, con yêu, hẳn là con đã có một ngày rất mệt nhọc!”
Những lời lăng mạ làm hại con trẻ
Những lời lăng mạ, giống như những mũi tên tẩm độc, không thể dùng với
con trẻ. Khi một người nói: “Đây là một chiếc ghế xấu xí,” không có chuyện gì xảy ra với chiếc ghế cả. Câu nói đó không thể khiến cho chiếc ghế cảm thấy bị xúc phạm hay xấu hổ. Nó vẫn là nó dù con người có nói gì đi nữa. Thế
nhưng, khi con cái chúng ta bị gọi là xấu xí, ngu ngốc hay vụng về, chắc chắn sẽ có điều gì đó xảy ra với chúng, những phản ứng trong cơ thể và những chấn động trong tâm hồn. Oán hờn, giận dữ và căm ghét trỗi dậy. Những tưởng tượng hoang đường về sự trả thù được nhen nhóm. Những cách cư xử hay hành động mà người lớn không mong muốn có thể xuất hiện. Những cú đòn bằng ngôn từ đó sẽ tạo ra một chuỗi những phản ứng khiến cho cả con cái và cha mẹ đều cảm thấy khổ sở.
Khi một đứa trẻ bị gọi là vụng về, nó có thể ngay lập tức cãi lại: “Không, con 43
không như thế.” Nhưng thường thì nó lại tin vào điều cha mẹ nói và bắt đầu
nghĩ mình đúng là một người vụng về. Khi vô tình trượt chân hay bị ngã, nó sẽ lại tự nhủ: “Mình thật vụng về quá!” Từ đó, đứa trẻ sẽ chủ động tránh những tình huống hay thử thách cần đến sự nhanh nhẹn, khéo léo bởi nó đã thực sự tin rằng mình quá vụng về và sẽ không thể thành công.
Khi một đứa trẻ liên tục bị cha mẹ hay thầy cô nói là ngu ngốc, nó sẽ dần tin vào điều đó và có suy nghĩ tương tự về bản thân. Đứa trẻ sẽ dần dần không còn hứng thú với những hoạt động cần đến năng lực trí óc bởi nó cảm thấy
chỉ có lảng tránh thử thách thì nó mới khỏi bị chế nhạo. Nó cảm thấy được an toàn khi không phải cố gắng. Phương châm sống của đứa trẻ sẽ trở thành: “Nếu không thử, mình sẽ không thất bại.”
Có lẽ, bản thân các bậc cha mẹ cũng sẽ cảm thấy ngạc nhiên nếu tự mình đếm lại những lời chỉ trích đầy sự xem thường và phủ nhận mà họ đã nói về con cái trước mặt chúng mà không hề nhận ra những tổn thương mà những lời đó gây ra. Ví dụ:
“Từ khi có mặt trên đời đến giờ, nó chỉ toàn gây rắc rối, không biết nó sẽ còn tiếp tục như thế đến bao giờ.”
“Nó giống y như mẹ nó vậy. Bướng bỉnh. Nó làm bất cứ cái gì nó muốn. Chúng tôi không thể nào kiểm soát được con bé.”
“Lúc nào con bé cũng chỉ biết đòi hỏi, đòi hỏi. Nó không bao giờ cảm thấy thỏa mãn dù chúng tôi có cho nó bao nhiêu đi nữa.”
“Thằng nhỏ đó khiến tôi không được nghỉ ngơi một giây phút nào. Nó thật quá vô trách nhiệm. Tôi cứ phải chạy theo nó như gà mẹ vậy.”
Thật không may, trẻ con coi những nhận xét như trên của người lớn là hoàn toàn nghiêm túc. Trẻ nhỏ bị phụ thuộc vào việc cha mẹ nói chúng là ai và có khả năng làm những việc gì. Để trẻ biết trân trọng giá trị của bản thân, chúng cần được nghe đi nghe lại những nhận xét tích cực về chính mình.
Thật nực cười khi nhiều bậc cha mẹ cảm thấy việc chỉ ra những nhược điểm của con cái mình dễ dàng hơn rất nhiều so với việc chỉ ra những ưu điểm của
44
chúng. Thế nhưng, nếu muốn con cái lớn lên với lòng tự tin và trân trọng bản thân, chúng ta cần tận dụng mọi cơ hội để nói với chúng những nhận xét tích cực và tránh xa những chỉ trích làm hạ thấp giá trị của chúng.
Giao tiếp đúng cách: Hãy nói những lời thể hiện đúng cảm xúc của bạn
Con cái có thể làm chúng ta nổi cáu, nhưng chúng ta lại cố tỏ ra bình tĩnh và cảm thông. Đến một lúc nào đó, chúng ta không còn đủ kiên nhẫn và cơn giận
bùng lên, ví như khi nhìn thấy phòng ngủ lộn xộn của con chẳng hạn: “Con còn không xứng được ở trong một cái chuồng lợn!” Nhưng rồi cảm thấy ăn năn, chúng ta lại xin lỗi: “Mẹ không có ý đó đâu. Con xứng đáng được ở trong một cái chuồng lợn.”
Chúng ta tin rằng kiên nhẫn là một phẩm hạnh. Nhưng liệu có phải như vậy không? Nếu điều đó đòi hỏi chúng ta phải giả vờ bình tĩnh trong khi đang tức điên lên hoặc phải hành động hay tỏ thái độ không đúng với cảm xúc thực của mình thì câu trả lời là Không.
Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy bảo để không biểu lộ cảm xúc thực của mình. Chúng ta cảm thấy hãnh diện vì thể hiện được thái độ thờ ơ nhất trong những hoàn cảnh rối ren nhất và gọi đó là sự kiên nhẫn.
Tuy nhiên, những gì con cái cần ở cha mẹ chúng lại là phản ứng phù hợp với hoàn cảnh. Chúng muốn nghe những từ ngữ nói lên đúng cảm xúc thực của cha mẹ.
Không ít lần chúng ta đã thấy một đứa trẻ, dù tuổi còn rất nhỏ, đã biết phản công lại bố mẹ bằng sự tố cáo đầy thuyết phục: “Bố mẹ không yêu con chứ gì.” Và chúng ta, những bậc cha mẹ lúc ấy lại hét lên: “Đương nhiên là bố mẹ yêu con rồi.” Đáng tiếc, câu nói ấy lại phát ra một cách đầy giận dữ khiến cho nó mang ý nghĩa hoàn toàn trái ngược và cũng chẳng khiến đứa trẻ yên tâm hơn chút nào. Trong cơn giận dữ, ngay cả cha mẹ cũng không thể cảm thấy
tình yêu đối với con cái. Bằng cách khơi gợi điều này, đứa trẻ đã đặt bố mẹ vào thế phải tự vệ thay vì tấn công mình, chuyển trung tâm của sự việc từ mình sang bố mẹ.
Chỉ có những ông bố bà mẹ tự cho phép bản thân mình không yêu thương con 45
khi đang giận dữ mới có thể phản biện lời tố cáo của đứa trẻ mà không bị đưa vào thế bí: “Đây không phải lúc để nói về tình cảm mà là lúc để nói xem điều gì đang khiến bố mẹ giận dữ.”
Cha mẹ càng giận dữ thì con cái càng cần được cảm thấy chắc chắn rằng chúng vẫn được yêu thương. Thế nhưng, thể hiện tình yêu bằng giọng điệu đầy giận dữ không hề khiến trẻ cảm thấy được an ủi. Trẻ sẽ chỉ cảm thấy bối rối bởi những gì nó nghe thấy không phải là từ ngữ của tình yêu mà là của sự giận dữ. Sẽ hữu ích hơn khi trẻ học được rằng cha mẹ giận dữ không có nghĩa là chúng sẽ bị bỏ rơi. Cảm xúc yêu thương chỉ vắng mặt tạm thời và sẽ trở lại ngay khi cơn giận biến mất.
Kiểm soát cơn giận của bản thân
Khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy cách xử lý cơn giận của bản thân. Chúng ta được dạy phải cảm thấy tội lỗi khi nó xuất hiện và không được phép thể hiện nó ra ngoài. Chúng ta đã được dạy bảo để tin rằng giận dữ là điều xấu xa.
Giận dữ không chỉ là một cách phản ứng sai lầm mà còn là tội ác. Vì thế, với những đứa con của chính mình, chúng ta luôn cố tỏ ra kiên nhẫn, thực tế là quá kiên nhẫn, cho nên sớm hay muộn chúng ta cũng sẽ bùng nổ. Chúng ta sợ rằng sự giận dữ của mình có thể sẽ làm hại trẻ; vì thế, chúng ta giữ chặt nó trong lòng như người thợ lặn nhịn thở. Thế nhưng, cũng giống như với người thợ lặn kia, khả năng nhẫn nhịn của chúng ta chỉ có hạn.
Giận dữ, giống như bệnh cảm cúm, nó sẽ tái diễn. Chúng ta có thể không thích nhưng không thể lờ nó đi được. Chúng ta biết rõ cảm giác đó khó chịu
ra sao nhưng lại không thể nào ngăn nó trỗi dậy. Sự tức giận xuất hiện trong những hoàn cảnh và với tần suất mà chúng ta hoàn toàn có thể đoán trước nhưng nó luôn có vẻ bất ngờ và không được mong đợi. Và dù có thể không kéo dài lâu nhưng vào giây phút nó chế ngự ta, cảm giác giận dữ dường như vô tận.
Khi mất bình tĩnh, chúng ta thường hành động như thể hóa điên. Chúng ta nói và làm với con những điều mà thậm chí ta còn do dự khi nhắm tới kẻ thù. Chúng ta quát mắng, lăng mạ và công kích. Khi sự việc qua đi, chúng ta cảm
46
thấy tội lỗi và nhủ thầm sẽ không bao giờ để điều tương tự xảy ra nữa. Bất
chấp những ý định tốt đẹp, chắc chắn những cơn giận sau sẽ lại trỗi dậy vào một lúc nào đó. Một lần nữa, chúng ta lại ném những lời không hay vào những đứa con mà ta đã hy sinh cả cuộc đời và của cải của mình để đổi lấy hạnh phúc cho chúng.
Quyết tâm không thể hiện sự giận dữ rất nguy hiểm. Nó chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Cơn giận, giống như những cơn bão nhiệt đới, là một phần của cuộc sống mà chúng ta phải thừa nhận và luôn chuẩn bị sẵn sàng cho nó. Một gia
đình yên ấm, giống như một thế giới hòa bình mà con người luôn mong đợi, không thể phụ thuộc vào một thay đổi tích cực bất ngờ trong bản chất con người. Nó phụ thuộc vào những bước đi thận trọng nhằm giải tỏa dần căng thẳng một cách có phương pháp trước khi căng thẳng đó dẫn đến sự bùng nổ.
Mọi ông bố bà mẹ với tình trạng tâm thần bình thường đều không phải là Thánh. Tuy vậy, họ nhận thức được cơn giận của mình và tôn trọng nó. Họ sử
dụng cơn giận như một nguồn thông tin, một biểu hiện của sự quan tâm thực lòng tới con cái. Ngôn ngữ của họ phản ánh chân thực những điều họ cảm nhận được. Họ không che giấu cảm xúc của bản thân. Câu chuyện sau đây cho thấy người mẹ đã chủ động khơi gợi tinh thần hợp tác từ phía cô con gái bằng cách xì hơi quả bóng giận dữ của bản thân mà không cần phải mắng mỏ hay xúc phạm con mình.
Jane, 11 tuổi, vừa trở về nhà đã bắt đầu la ó: “Con không thể chơi bóng được. Con không có áo!” Mẹ cô bé đáng lẽ đã có thể đề nghị một giải pháp tạm chấp nhận được: “Con mặc chiếc áo cánh bình thường cũng được mà.” hoặc là giúp Jane tìm chiếc áo, thay vào đó, mẹ Jane quyết định thể hiện cảm xúc thật của mình: “Mẹ rất giận. Mẹ đang điên lên đây. Mẹ đã mua cho con sáu cái áo chơi bóng rổ vậy mà chúng đều bị đánh mất hoặc để lung tung. Quần áo của con thì phải ở trong tủ của con để khi cần con có thể nhanh chóng tìm chúng chứ.”
Mẹ của Jane đã thể hiện sự giận dữ của mình mà không hề xúc phạm tới con
gái, như sau này cô kể lại: “Không một lần nào tôi phàn nàn về những chuyện cũ hay gợi lại những tổn thương trước đây. Tôi cũng không gọi tên con bé.
47
Tôi không nói rằng con bé là một đứa đãng trí và vô trách nhiệm. Tôi chỉ miêu tả lại những gì tôi cảm thấy và những gì cần phải làm để tránh những sự khó chịu sau này.”
Lời của mẹ khiến Jane tự mình đưa ra cách giải quyết vấn đề. Cô bé nhanh chóng đi tìm những chiếc áo bị thất lạc ở nhà cô bạn gái và trong tủ đồ tại phòng tập thể thao của trường.
Trong khi giáo dục trẻ, vẫn có những lúc cha mẹ được phép tức giận. Thực tế, việc chúng ta không thể nổi giận trong một số tình huống nhất định sẽ khiến
trẻ trở nên thờ ơ, lãnh đạm chứ không dạy cho trẻ đức tính tốt nào cả. Nếu thực sự quan tâm tới trẻ, ta không thể tránh khỏi những giây phút giận dữ. Điều đó không có nghĩa là con cái chúng ta có thể chịu đựng được những cơn thịnh nộ hay bạo lực, nó chỉ có nghĩa là chúng có khả năng chịu đựng sự giận dữ của cha mẹ và hiểu rằng: “Sức chịu đựng của bố mẹ cũng chỉ có giới hạn mà thôi.”
Đối với cha mẹ, tức giận là một cảm xúc luôn khiến họ phải trả giá. Vì vậy, để
tương xứng với cái giá phải bỏ ra, hãy khai thác để nó mang lại lợi ích. Chúng ta không nên để ngọn lửa giận dữ bùng cháy thêm sau khi thể hiện nó ra ngoài. Phương thuốc không nên để lại hậu quả tồi tệ hơn cả chính căn bệnh mà nó chữa lành. Sự giận dữ nên được thể hiện sao cho nó mang đến sự nhẹ nhõm cho cha mẹ, một chút khai sáng cho trẻ và không một tác dụng phụ nào
cho cả hai phía. Vì thế, không nên to tiếng với trẻ trước mặt bạn bè chúng, điều đó chỉ khiến chúng chống đối thêm và cha mẹ lại càng tức giận hơn. Chúng ta không hề thích thú với việc tạo ra hay nuôi dưỡng sự giận dữ, chống đối, và ý định trả thù; chúng ta chỉ có một mong muốn là đi qua mắt bão và kéo sự bình yên trở lại.
Ba bước để vượt qua cơn giận
Để trong lúc bình yên chúng ta có thể tự chuẩn bị cho những giây phút căng thẳng, cần phải thừa nhận những thực tế sau:
Đôi khi chúng ta sẽ nổi giận với trẻ.
Chúng ta có quyền được nổi giận mà không cần phải cảm thấy tội lỗi hay xấu 48
hổ.
Chúng ta có quyền bộc lộ cảm xúc của mình. Chúng ta có thể thể hiện cảm xúc giận dữ miễn là không công kích nhân cách của trẻ.
Những giả thuyết trên nên được áp dụng vào các quy trình cụ thể để đối mặt với sự giận dữ. Bước đầu tiên: Cần xử lý những cảm xúc hỗn loạn khác nhau mà chúng ta cảm thấy bằng cách gọi tên chúng thật rõ ràng. Hành động này
truyền một lời cảnh báo để trẻ cảnh giác và kịp thời sửa chữa lỗi lầm. Hãy bắt đầu bằng đại từ Bố/mẹ: “Bố/mẹ cảm thấy rất khó chịu” hoặc “Bố/mẹ đang phát cáu lên rồi đấy.”
Nếu những lời tuyên bố ngắn gọn và vẻ mặt nghiêm khắc không làm bạn nguôi ngoai, chúng ta sẽ tiến tới bước thứ hai: Thể hiện sự tức giận với cường độ mạnh hơn:
“Bố/mẹ giận lắm.”
“Bố/mẹ rất giận con.”
“Bố/mẹ rất rất giận con.”
“Bố/mẹ đang phát điên lên vì con đây.”
Nhiều khi, những lời nói đơn giản thể hiện đúng tâm trạng của chúng ta (mà
không cần giải thích) lại ngăn được đứa trẻ khỏi hành vi xấu. Nhưng đôi khi nó chỉ là bước đệm để chúng ta tiến hành bước thứ ba: nói ra lý do khiến chúng ta tức giận, mô tả phản ứng trong nội tâm và những hành động mà chúng ta muốn làm:
“Nhìn thấy cả giầy, tất, áo sơ mi rồi áo len bày bừa ra khắp sàn nhà thế này mẹ rất giận, mẹ đang tức điên lên đây. Mẹ chỉ muốn mở cửa sổ và vứt tất cả đống lộn xộn này ra đường thôi.”
“Nhìn thấy con đánh em mẹ giận lắm. Trong lòng mẹ đang giận điên lên đây. Mẹ bắt đầu sôi máu rồi đấy. Mẹ sẽ không bao giờ để con đánh em nữa đâu.”
“Nhìn thấy các con chạy hết khỏi bàn để đi xem tivi, để lại mẹ với đống bát đĩa xoong chảo bẩn, mẹ cảm thấy tức tối vô cùng! Mẹ phát điên lên mất! Mẹ
49
chỉ muốn đập vỡ hết chúng thôi!”
“Mẹ gọi con xuống ăn cơm mà con không xuống, mẹ giận lắm. Mẹ đang rất giận đây này. Mẹ đã nấu nhiều đồ ăn ngon thế này, mẹ muốn nhận những lời khen ngợi chứ không phải sự khó chịu thế này.”
Phương pháp này cho phép cha mẹ xoa dịu cơn giận mà không gây hậu quả đáng tiếc nào. Ngược lại, nó dạy cho trẻ bài học quan trọng để thể hiện sự giận dữ một cách an toàn. Trẻ sẽ hiểu ra rằng sự giận dữ không phải là điều gì
ghê gớm và có thể được xoa dịu mà không cần phải làm hỏng thứ gì. Để trẻ tiếp thu được bài học này, cha mẹ cần thể hiện cơn giận đúng cách và cần hướng dẫn trẻ những cách thể hiện cảm xúc chín chắn hơn.
Cha mẹ cũng cần biết cách thể hiện những cảm xúc tiêu cực mà không xúc phạm nhau. Một ông chồng đã kể lại như sau: “Buổi sáng nọ khi tôi sắp đi làm, vợ tôi nói rằng cậu con trai 9 tuổi của chúng tôi, Harold, trong khi chơi bóng ở phòng khách, đã làm vỡ kính của chiếc đồng hồ cổ và đây là lần thứ hai chuyện đó xảy ra. Tôi trở nên rất giận dữ, quên biến mất những gì đã học, tôi nổi đóa lên: ‘Rõ ràng là con chẳng để ý đến thứ gì cả! Đợi đến tối nay về, bố sẽ phạt con thật nặng để con không bao giờ dám chơi bóng trong phòng khách nữa!’ Vợ tôi đi cùng tôi ra cửa, cô ấy nói với tôi mà không hề nhận ra rằng lời quy kết không chỉ khiến những đứa con mà cả những ông chồng nổi đóa: ‘Trời ơi, anh vừa nói điều ngu ngốc gì với Harold thế!’ Vì yêu vợ nên tôi cố nén giận và trả lời: ‘Anh đoán là em đúng.’ Đầu tiên tôi chỉ giận thằng con, nhưng sau khi bị vợ gọi là ngu ngốc, tôi giận luôn cả cô ấy. Tôi đã cảm thấy tội lỗi khi lại nói chuyện với con theo cách cũ. Tôi không cần cô ấy phải nặng lời với tôi về chuyện đó. Sẽ thật là tốt biết bao nếu cô ấy nói với tôi: ‘Thật là điên tiết khi kính bị vỡ đến hai lần. Em đang băn khoăn không biết phải làm thế nào để Harold không lặp lại chuyện này nữa.’”
Bố của Melissa thì may mắn hơn. Vợ anh biết phải làm thế nào để tác động đến chồng mà không chọc giận anh. Cả nhà Melissa đang lái xe thì cuộc nói chuyện như sau diễn ra:
MELISSA: Pizza nghĩa là gì ạ?
50
BỐ: Pizza? Đó là một từ tiếng Ý để chỉ bánh.
MELISSA: Hiệu thuốc nghĩa là gì ạ?
BỐ: Đó là một từ khác để chỉ nơi bán thuốc.
MELISSA: Ngân hàng nghĩa là gì ạ?
BỐ (bắt đầu tức giận): Con biết từ đó mà. Đó là nơi người ta cất giữ tiền của mình.
MELISSA: Ngày chuyển thành đêm như thế nào ạ?
BỐ (rất giận): Ồ thôi nào, con hỏi nhiều quá đấy. Khi mặt trời lặn thì không còn ánh sáng nữa.
MELISSA: Tại sao mặt trăng lại chạy cùng với xe của nhà mình?
MẸ: A, thật là một câu hỏi thú vị! Con có biết câu hỏi này đã thách thức các nhà khoa học trong hàng trăm năm và chính vì thế mà họ quyết định nghiên cứu sự di chuyển của mặt trăng không?
MELISSA: Ôi! Thế thì con sẽ trở thành một nhà khoa học. Con sẽ tới thư viện và tìm cuốn sách nào nói về mặt trăng.
Những câu hỏi chấm dứt. Người mẹ đã hiểu ra rằng nếu cứ tiếp tục trả lời con gái thì sẽ chỉ khích lệ cô bé hỏi nhiều thêm. Nhưng cô đã kìm nén cảm xúc để
không chỉ ra điều đó cho chồng. Cô đã thể hiện bằng cách không đưa ra câu trả lời trực tiếp mà giúp con tìm ra cách riêng để thỏa mãn tính tò mò của mình.
Mẹ của Chris luôn cố gắng khuyên nhủ chồng không chỉ đạo các con. Cô đã
chia sẻ câu chuyện sau: Một buổi tối trong khi cô và chồng đang thưởng thức một ly rượu trong bếp tại ngôi nhà của họ bên bờ biển, chồng cô để ý thấy một cái túi đựng đồ đi biển, một bộ đồ tắm ướt nhẹp và một quả bóng ở trên bàn. Phản ứng thường thấy của anh là nổi giận và mắng mỏ lũ trẻ giống như một viên sĩ quan trong quân đội: “Bố phải nói với các con bao nhiêu lần nữa là phải cất đồ đạc của mình đi! Các con thật cẩu thả! Các con nghĩ bố mẹ là gì thế, người hầu để đi theo nhặt đồ cho các con à?”
51
Nhưng lần này anh bình tĩnh miêu tả những gì mình nhìn thấy: “Bố thấy một cái túi đựng đồ đi biển, một bộ đồ tắm ướt nhẹp và một quả bóng ở trên bàn bếp.” Cậu bé Chris, 8 tuổi, nhanh chóng nhảy khỏi ghế trong phòng khách và kêu to: “Ôi, chắc là đồ của con đấy,” rồi chạy ngay vào bếp để thu đồ.
Sau khi Chris đi khỏi, bố cậu bé đã nói với mẹ cậu một cách đầy hân hoan: “Anh đã nhớ ra và cách này thực sự hiệu quả!”
Thay vì nói: “Bố đã bảo con rồi cơ mà,” anh chuyển sang những lời lẽ khơi gợi sự hợp tác của bọn trẻ.
Phản ứng trước cơn giận của trẻ: Thông điệp chính là phương pháp
Khi trẻ đang bức xúc vì điều gì đó, chúng không thể hiểu được lý lẽ. Khi tức giận, chúng chỉ có thể được xoa dịu nhờ liều thuốc tinh thần từ phía cha mẹ.
Hai anh em Billy và Betsy đang chơi đùa trong tầng hầm. Bỗng nhiên, một tiếng động lớn báo hiệu sự đổ vỡ cùng những tiếng la hét vang lên. Cơn giận
ngùn ngụt bốc cao, cậu bé Billy, 6 tuổi, chạy vút lên cầu thang: “Betsy phá đổ pháo đài của con.” Mẹ cậu đáp lại đầy thông cảm: “Ôi, hẳn là con rất bực mình.” “Vâng đúng thế đấy ạ.” Cậu bé quay xuống nhà và tiếp tục chơi đùa.
Đây là lần đầu tiên mẹ của Billy cố gắng không can dự vào những cuộc cãi vã
thường nhật của lũ trẻ. Không đặt những câu hỏi kiểu như “Ai gây sự trước?”, cô đã ngăn ngừa được những lời cằn nhằn và đòi hỏi trả đũa của con trai. Bằng cách nói ra tâm trạng của cậu bé, cô đã tránh không vào vai quan tòa, công tố viên và cả người thi hành án đối với bọn trẻ.
Trong mẩu chuyện sau đây, lời nói đầy cảm thông của người mẹ đã tạo ra sự
khác biệt giữa chiến tranh và hòa bình. Cậu bé David, 9 tuổi, không muốn đi khám răng. Cậu bé càng tức tối vì cô chị gái Tina lại còn nói với cậu: “Ôi, David, đừng có trẻ con như thế nữa!”
Mẹ của bọn trẻ quay sang cô chị gái và nói: “Hôm nay David đang khó chịu. Em lo lắng về việc đi khám bác sĩ. Bây giờ em cần sự quan tâm của tất cả chúng ta.” Như một phép màu, David bình tĩnh trở lại. Cậu bé ngoan ngoãn đi đến phòng khám răng mà không phàn nàn thêm một lời nào. Bằng cách đáp
52
lại cảm xúc khó chịu của David chứ không phải là thái độ của cậu bé, người mẹ đã khiến cậu cảm thấy thoải mái hơn.
Câu chuyện sau minh họa hai cách trái ngược để đối phó với cơn giận của trẻ. Một cách khiến trẻ càng giận dữ hơn, còn một cách làm cơn giận hoàn toàn biến mất.
Tom có bạn là Jim, cả hai cùng 3 tuổi, đang chơi với những chiếc đàn gỗ. Khi dùi gõ của Jim bị kẹt, cậu bé trở nên tức tối và bắt đầu kêu khóc. Mẹ Jim quay sang la rầy con: “Không được chơi nữa. Mẹ sẽ không sửa nó cho đến khi con ngừng kêu khóc.” Jim vẫn tiếp tục nức nở và mẹ cậu bé lấy món đồ chơi khỏi tay cậu. Kết quả là cậu bé giận dữ và khóc toáng lên.
Ngược lại, khi chiếc dùi của Tom bị kẹt và cậu bé bắt đầu khóc, mẹ cậu chỉ quay sang nói: “Con khóc vì dùi bị kẹt phải không? Chúng ta phải sửa nó thôi.” Tiếng nức nở ngừng bặt. Sau đó, bất cứ khi nào chiếc dùi bị kẹt, Tom không còn khóc nữa mà mang đến chỗ mẹ để sửa.
Mẹ của Jim mắng mỏ, dọa dẫm, trách móc và trừng phạt con trong khi mẹ của Tom tìm ra vấn đề và đề xuất cách giải quyết.
Miriam, 12 tuổi, đi xem kịch về trong tâm trạng bực bội và cáu kỉnh: MẸ: Trông con không được vui.
MIRIAM: Con bực mình lắm! Con phải ngồi xa sân khấu quá nên chẳng xem được gì cả.
MẸ: Chẳng trách trông con buồn bực như vậy. Ngồi mãi ở phía sau thật chẳng thú vị chút nào.
MIRIAM: Chắc chắn rồi. Ngồi đằng trước con lại là một người rất cao to nữa chứ.
MẸ: Thế thì còn tệ hơn nhiều. Đã ngồi xa mà đằng trước lại còn bị chắn! Thật quá tệ!
MIRIAM: Vâng, tệ thật đấy mẹ ạ!
Điều ý nghĩa nhất trong phản ứng của người mẹ là việc cô chấp nhận tâm 53
trạng của con gái mà không chỉ trích hay khuyên nhủ. Cô không đặt ra những câu hỏi không cần thiết như:
“Sao con không đi sớm để chọn chỗ tốt hơn?” “Con không đề nghị người ngồi đằng trước đổi chỗ cho con được à?
Thay vào đó cô tập trung giúp con gái mình nguôi giận. Phản ánh lại cảm xúc thất vọng của trẻ đồng thời thể hiện sự đồng cảm và sẻ chia của cha mẹ là cách thức hiệu quả giúp thay đổi tâm trạng giận dữ của trẻ.
Ngôn ngữ viết cũng là một công cụ hiệu quả nhằm giải phóng những cảm xúc
tiêu cực nảy sinh từ những cơn giận dữ bột phát. Cả cha mẹ và con cái đều được khuyến khích viết ra những cảm xúc của mình, dưới bất kỳ hình thức nào.
Một buổi tối, cô bé Trudy, 13 tuổi, đã lớn tiếng với mẹ vì cho rằng mẹ đã vào phòng lục lọi và đọc trộm nhật ký của mình. Khi nhận ra sự nghi ngờ đó là không có cơ sở, Trudy quyết định xin lỗi mẹ bằng cách viết thư:
Mẹ yêu quý, con vừa phạm phải tội lỗi xấu xa nhất mà một người có lương
tâm có thể mắc phải. Con đã khiến mẹ buồn và thất vọng vì những lời trách móc của con. Con vô cùng xấu hổ. Con từng cảm thấy mình là người tốt nhưng giờ thì con chán ghét chính mình. Con yêu mẹ, Trudy.
Mẹ của Trudy cảm thấy rất buồn khi nhận ra rằng sự cố vừa rồi đã làm hỏng hình ảnh tốt đẹp về bản thân của con gái. Cô đã dành thời gian viết một bức thư trả lời để giúp Trudy khôi phục lại niềm tin ở bản thân.
Trudy yêu quý, cảm ơn con vì đã chia sẻ những cảm xúc không vui với mẹ. Chuyện xảy ra tối nọ thật không dễ chịu chút nào với cả hai mẹ con mình nhưng cũng không phải là thảm kịch con ạ. Mẹ muốn con biết suy nghĩ của
mẹ về con và tình cảm mẹ dành cho con không hề thay đổi. Mẹ thấy con vẫn thế, một cô bé đáng yêu và đôi khi cũng hay buồn giận. Mẹ hy vọng trong lòng con cũng cảm thấy như vậy để con có thể tha thứ cho bản thân và lấy lại những cảm giác tốt đẹp về chính mình. Yêu con rất nhiều, Mẹ của con.
Mẹ của Trudy đã giúp con gái bằng cách khẳng định với cô bé rằng giận dữ 54
không làm thay đổi tình cảm yêu thương của một người dành cho bản thân hay những người khác.
Thường thường, sau khi nổi giận với cha mẹ vì đã không lắng nghe lý lẽ của mình, trẻ sẽ viết lại những gì đã xảy ra.
Một phụ huynh đã kể lại câu chuyện như sau: Ở nhà anh ta, lũ trẻ được tặng các tấm phiếu mà chúng có thể dùng để đổi lấy thời gian được chơi đùa thêm trước khi đi ngủ. Tối nọ, cậu con trai Peter 10 tuổi của anh muốn đổi lấy thời gian chơi bằng một tấm phiếu của mình, nhưng không may, cậu bé đã làm mất
nó. Anh đã từ chối đổi một tờ phiếu không tồn tại. Peter vừa chạy tuột ra khỏi phòng vừa giận dữ gào lên: “Nhưng chính bố đã đưa nó cho con mà!” Khi vào phòng ngủ của con đêm hôm đó, anh đã thấy bức thư sau:
Bố yêu quý, nếu bố không cho con thời gian thì bố thật quá đáng bởi vì (1) cả hai ta đều biết là bố đã đưa cho con tấm phiếu đó, (2) bố biết bàn của con lộn xộn thế nào rồi và đôi khi con cũng làm mất đồ, (3) bố biết là con trông đợi được đổi tấm phiếu như thế nào. Con không muốn trở thành kẻ khó chịu khi viết ra điều này. Con chỉ thể hiện đúng những suy nghĩ của mình thôi. XXX Peter.
Đọc xong bức thư, anh nhận ra rằng Peter đang chỉ cho anh một cách để thay
đổi những cảm xúc không tốt đẹp giữa hai bố con. Nó cũng cho anh cơ hội được thử nghiệm một nguyên tắc quan trọng trong nuôi dạy trẻ. Bất cứ khi nào có thể, hãy đề cao lòng tự tôn của trẻ. Anh quyết định viết một vài dòng như sau:
Con trai yêu quý, tư duy của con thật rành mạch! Lý lẽ của con thật thuyết phục! Khi đọc bức thư, bố đã phải tự nhắc nhở bản thân rằng người viết nó phải là một chàng trai già dặn hơn tuổi lên 10 rất nhiều. Bố gửi kèm theo đây cho con tấm phiếu thay thế. Yêu con, Bố.
Tóm tắt
Lời nói có sức mạnh khích lệ và truyền cảm hứng nhưng cũng có thể trở thành sự đe dọa và hủy hoại. Khi ghi nhận và đề cao nỗ lực của trẻ, chúng ta giúp chúng lớn lên cùng với sự tự tin và niềm hy vọng. Ngược lại, khi phán
55
xét trẻ, chúng ta khơi dậy sự bất an và chống đối. Rõ ràng, những từ ngữ tiêu cực (“lười biếng,” “ngu ngốc,” “ty tiện”) gây hại cho trẻ; nhưng đáng ngạc nhiên là kể cả những từ ngữ tích cực (“tốt,” “hoàn hảo,” “nhất”) cũng có thể để lại những hậu quả không mong muốn.
Điều quan trọng là chúng ta luôn có thái độ tích cực, thừa nhận nỗ lực và khích lệ trẻ (“Con đã làm việc rất chăm chỉ.” “Cảm ơn con vì đã giúp đỡ bố mẹ.”), nhưng không quy chụp và phán xét trẻ.
Khi có vấn đề xảy ra, hãy tìm cách giải quyết chứ đừng lên án hay chỉ trích. Ngay cả khi giận dữ, ta cũng có thể thể hiện ra mà không cần quy chụp người khác. Ẩn sau tất cả những kỹ năng giao tiếp này là sự tôn trọng sâu sắc mà chúng ta dành cho những đứa con của mình.
56
Chương 3. Những nguyên lý sai lầm về bản chất:
Không có phương thức đúng đắn để làm việc sai lầm
Có một vài phương thức hành xử với con cái luôn luôn sai lầm: chúng không
chỉ khiến cha mẹ thất bại trong việc thực thi những mục tiêu dài hạn mà còn tạo ra những mâu thuẫn khó giải quyết trong gia đình. Chúng thường bao gồm: dọa nạt, hối lộ, hứa hẹn, mỉa mai, nói nặng lời, quở mắng vì nói dối và ăn trộm, hay dùng cách thô lỗ để dạy trẻ về phép lịch sự.
Dọa nạt: Lời khuyến khích trẻ làm điều sai trái
Đối với trẻ con, dọa nạt đồng nghĩa với sự khuyến khích lặp lại hành động bị cấm đoán. Khi một đứa trẻ phải nghe câu “Nếu con làm thế một lần nữa,” nó sẽ không nghe cụm từ “nếu con” mà chỉ nghe thấy “làm thế một lần nữa.” Đôi khi, thông điệp được hiểu thành: Mẹ mong muốn mình làm thế một lần nữa,
nếu không mẹ sẽ thất vọng. Những lời răn theo kiểu như vậy được cho là rất đúng đắn và dễ hiểu đối với người lớn nhưng không hiệu quả và còn rất tai hại với trẻ. Chúng chắc chắn sẽ khiến hành động sai trái được lặp lại. Mỗi lời cảnh báo giống như một thách thức đối với ý chí của trẻ. Nếu có lòng tự tôn, đứa trẻ sẽ vượt qua giới hạn một lần nữa nhằm chứng tỏ với chính mình và với những người xung quanh rằng nó không ngại đáp lại một sự thách thức.
Cậu bé Oliver, 5 tuổi, vẫn tiếp tục ném bóng vào cửa sổ phòng ngủ bất chấp rất nhiều lời cảnh báo. Cuối cùng bố cậu nói: “Nếu quả bóng đó còn va vào cửa sổ một lần nữa, bố sẽ đánh con một trận nhừ tử. Bố hứa đấy.” Chỉ một phút sau, tiếng kính vỡ báo hiệu cho bố Oliver biết lời cảnh báo của mình đã có tác dụng: quả bóng đã đập vào kính cửa sổ. Cảnh tượng diễn ra sau chuỗi lời đe dọa, hứa hẹn cùng hành vi đáp trả có thể được hình dung ra một cách dễ dàng. Ngược lại, câu chuyện sau đây lại cho thấy cách ứng phó hiệu quả với hành động sai trái mà không cần đến lời đe dọa.
57
Cậu bé Peter, 7 tuổi, cứ bắn súng hơi vào cậu em trai nhỏ của mình. Mẹ cậu quay sang nói: “Đừng nhắm vào em bé. Hãy bắn vào bia ấy.” Peter lại bắn vào cậu em một lần nữa. Lần này, mẹ cậu bé lấy khẩu súng khỏi tay cậu và nói: “Con người không phải là mục tiêu để bắn.”
Mẹ Peter đã làm những gì mà cô cảm thấy cần thiết để bảo vệ đứa con nhỏ
hơn đồng thời xác nhận với đứa con lớn tiêu chuẩn của cô về những hành vi được chấp nhận. Peter có được bài học về hậu quả mà những hành vi của
mình gây ra trong khi không hề cảm thấy bị tổn thương. Các lựa chọn mà cậu có rất rõ ràng: bắn đúng vào bia hoặc là không được phép chơi súng nữa. Trong trường hợp này, mẹ của Peter đã chủ động tránh cái bẫy mà các bậc cha mẹ hay vấp phải. Cô không kể lể về những điều chắc chắn sẽ xảy ra: “Dừng lại ngay, Peter! Con không biết làm gì hay hơn là bắn vào em sao? Con không tìm ra mục tiêu nào tốt hơn à? Nếu con còn làm thế một lần nữa, con nghe rõ đấy, một lần nữa thôi, con sẽ không bao giờ được sờ vào khẩu súng đó nữa!”
Trừ trường hợp bạn có một đứa con dễ bảo và cực kỳ ngoan ngoãn, phản ứng của đứa trẻ trước lời cảnh báo như thế sẽ là lặp lại điều vừa bị cấm đoán. Chẳng cần mô tả gì thêm về những gì diễn ra sau đó – cha mẹ nào cũng có thể dễ dàng tái diễn sai lầm này.
Hối lộ: Sự ngụy biện của phương án “Nếu-Thì”
Một sai lầm tương tự là nói trực tiếp với trẻ rằng nếu trẻ làm (hoặc không làm) điều gì đó thì sẽ được thưởng:
“Nếu con chơi ngoan với em thì mẹ sẽ đưa con đi xem phim.”
“Nếu con thôi tè dầm ra giường thì mẹ sẽ mua cho con một chiếc xe đạp nhân dịp Giáng sinh.”
“Nếu con học thuộc bài thơ thì mẹ sẽ cho con đi bơi thuyền.”
Phương pháp “nếu-thì” này đôi khi sẽ thôi thúc trẻ hoàn thành một mục tiêu tức thì nào đó. Nhưng nó hiếm khi, nếu không nói là không bao giờ, khuyến khích sự nỗ lực một cách bền bỉ. Những điều kiện mà chúng ta đặt ra truyền đạt tới trẻ thông điệp rằng chúng ta nghi ngờ khả năng thay đổi và hoàn thiện bản thân của trẻ. “Nếu con học thuộc bài thơ này” cũng có nghĩa là “Bố mẹ
58
không chắc con có thể làm được.” “Nếu con thôi tè dầm” nghĩa là “Bố mẹ nghĩ con có thể kiểm soát được bản thân nhưng con sẽ không làm như vậy.”
Dùng phần thưởng để hối lộ trẻ cũng sẽ vô tình dạy cho chúng những bài học đạo đức lệch lạc. Một vài đứa trẻ cố tình hành động sai trái khiến bố mẹ buộc phải hối lộ để chúng cư xử cho đúng mực. Điều này sẽ nhanh chóng dẫn đến những mặc cả, kỳ kèo hay đòi hỏi kiểu tống tiền. Trẻ cũng sẽ ngày càng đòi hỏi những phần thưởng hay lợi ích lớn hơn để đổi lấy sự “ngoan ngoãn” của chúng. Nhiều bậc cha mẹ bị con cái đặt điều kiện quá nhiều đến mức chẳng
dám về nhà sau khi đi mua sắm mà chưa mua được món quà gì đó cho con. Khi về đến nhà, họ không được chào đón bằng câu “Con chào bố mẹ.” mà thay vào đó là “Bố mẹ mang gì về cho con đấy?”
Phần thưởng sẽ hữu ích và mang lại nhiều niềm vui nhất khi chúng thể hiện sự ghi nhận, trân trọng và được trao tặng một cách bất ngờ.
Lời hứa: Lý do tại sao những mong muốn không thực tế lại làm tất cả chúng ta phiền não
Chúng ta không nên dùng lời hứa với trẻ hay bắt trẻ hứa hẹn điều gì với mình. Tại sao lời hứa lại là điều cấm kỵ như vậy? Mối quan hệ giữa cha mẹ và con
cái nên được xây dựng dựa trên lòng tin. Khi cha mẹ phải hứa để khẳng định chắc chắn lời mình nói, có nghĩa là họ đang thừa nhận rằng những lời nói “không đi kèm lời hứa” của mình không đáng tin cậy. Lời hứa tạo cho trẻ những mong muốn không thực tế. Khi đứa trẻ được hứa hẹn một chuyến đi
chơi vườn thú, nó coi đó là cam kết từ phía cha mẹ rằng trời sẽ không mưa, xe cộ sẽ luôn sẵn sàng và bản thân nó sẽ không bị ốm. Dù cuộc sống đầy rẫy những điều không may nhưng khi lời hứa không thể được thực hiện, trẻ sẽ cảm thấy bị phản bội và cho rằng cha mẹ không đáng tin cậy. Câu nói “Nhưng bố mẹ hứa rồi mà!” thường rất quen thuộc với các bậc cha mẹ, những người cũng đau lòng không kém và chỉ ước gì mình đã không hứa với con.
Chúng ta không nên yêu cầu hay cưỡng ép trẻ hứa sẽ cư xử đúng mực hoặc thôi không có những hành động sai trái nữa. Khi lời hứa không phải là tự nguyện, nó giống như việc trẻ đang rút khống tiền mặt từ ngân hàng vậy. Cha
59
mẹ không nên khuyến khích sự gian lận đó.
Mỉa mai châm biếm: Rào cản của sự học hỏi
Những ông bố bà mẹ có tài mỉa mai châm biếm là mối nguy hại nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần của con cái họ. Giống như những mụ phù thủy với ma thuật ngôn từ, họ dựng lên một hàng rào âm thanh vững chãi, ngăn cách với sự giao tiếp hiệu quả:
“Mẹ phải nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần nữa? Con bị điếc à? Sao con không nghe thế?”
“Con thật là thô lỗ. Con chui từ rừng ra đấy à? Con đúng là ngợm rừng đấy biết không.”
“Con bị làm sao vậy? Con bị điên hay chỉ ngu ngốc thôi hả? Con sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp đâu!”
Những ông bố bà mẹ này không ý thức được rằng nhận xét của họ là những đòn tấn công và khiêu khích sự đáp trả, chúng hủy hoại kênh giao tiếp hòa bình giữa cha mẹ và con cái bằng những ảo tưởng về sự trả thù của trẻ. Những lời mỉa mai và lên lớp cay độc không có chỗ trong quá trình nuôi dạy con cái. Tốt nhất, chúng ta nên tránh những lời như “Sao con lại nghĩ mình biết tuốt thế? Con có bao giờ chịu suy nghĩ gì đâu. Con cho rằng mình thông minh đến thế cơ à!” Dù cố tình hay vô ý, chúng ta cũng không nên làm xấu đi hình ảnh của con cái trong mắt bản thân chúng cũng như bạn bè của chúng.
Quyền lực đòi hỏi sự ngắn gọn, súc tích: Cha mẹ nói ít trẻ sẽ hiểu nhiều
“Con nói chuyện như một ông bố bà mẹ thực thụ vậy.” Câu nói này đối với trẻ không phải là một lời khen, bởi các ông bố bà mẹ thường có tính xấu là nói quá nhiều, lặp lại quá nhiều những điều không cần thiết. Khi cha mẹ làm như vậy, trẻ không lắng nghe nữa, chúng sẽ nhủ thầm: “Đủ rồi đấy!”
Mỗi ông bố bà mẹ đều nên học những phương thức kinh tế nhất để đáp lời
con trẻ, để những sự cố nhỏ không biến thành thảm họa. Câu chuyện sau đây cho thấy sức mạnh của một nhận xét ngắn gọn so với những giải thích dài dòng.
60
Khi mẹ đang chào tạm biệt khách ở cổng thì cậu bé Al, 8 tuổi, chạy tới mách mẹ trong nước mắt giàn giụa: “Cứ khi nào con có bạn tới chơi là Ted lại kiếm cớ trêu chọc chúng con. Anh ấy không bao giờ để chúng con yên cả. Mẹ đừng để anh ấy làm như vậy nữa.”
Mọi khi, mẹ của Al hẳn đã quát lên với Ted: “Mẹ phải nói bao nhiêu lần là con không được trêu em hả? Con phải nghe lời chứ, nếu không mẹ sẽ nhốt con vào hầm cả tháng đấy.”
Lần này, cô nhìn Ted và nói: “Ted, con chọn đi. Một là con sẽ phải nghe mẹ rầy la như mọi khi, hai là con hãy tự giải quyết lấy.” Ted cười và trả lời: “Được rồi mẹ, con sẽ không làm vậy nữa.”
Mẩu hội thoại sau giữa cô bé Ruth, 12 tuổi và mẹ, sẽ cho chúng ta thấy một câu trả lời ngắn gọn và đầy cảm thông có thể ngăn chặn những tranh cãi vô ích như thế nào.
RUTH: Mẹ, mẹ có biết trường cấp ba cũng là chỗ hẹn hò yêu đương không? MẸ: Ồ, vậy sao con?
RUTH: Vâng, ở đó bọn con trai và con gái cứ tiệc tùng với nhau suốt. MẸ: Vậy là con đang mong được sang cấp ba chứ gì?
RUTH: Ồ, vâng!
Mẹ của Ruth kể lại, trước kia hẳn là cô đã giảng giải cho con gái một hồi rằng không được lãng phí thời gian vào yêu đương, rằng trường là để học chứ không phải chỗ để hẹn hò và rằng con còn quá nhỏ để nghĩ đến những thứ đó. Hậu quả bao giờ cũng là những tranh cãi dài dòng và tâm trạng nặng nề của hai mẹ con. Lần đó, cô chỉ thừa nhận niềm mong đợi của con gái.
Một lời nói dí dỏm bao giờ cũng có giá trị hơn nhiều so với cả tá những lời lẽ thông thường. Cậu bé Ron, 12 tuổi, nhìn thấy mẹ đang chuyển hoa quả từ chiếc xe đẩy dùng để đi chợ sang bàn bếp. Cậu bé cười nhăn nhở nói: “Mẹ ơi, mẹ hãy làm điều đúng đắn dù chỉ một lần thôi được không, hãy cho luôn hoa quả vào tủ lạnh ấy.”
61
Mẹ cậu đáp lời: “Mẹ đã một lần làm điều đúng đắn rồi. Mẹ đã sinh ra con. Giờ thì giúp mẹ cho hoa quả vào tủ lạnh đi nào.” Ron cười khúc khích và chạy lại giúp mẹ.
Hoàn cảnh đó có thể đã dễ dàng khiến mẹ của Ron khơi mào một cuộc đấu khẩu: “Con nói thế là có ý gì. Hãy làm điều gì đúng đắn đi! Con nghĩ mình là ai mà lại nói chuyện với mẹ như thế?” Thay vào đó, cô thể hiện quyền lực của mình bằng sự hài hước và lời lẽ ngắn gọn.
Một người cha kể lại chuyện anh đã vui mừng thế nào khi nghe con gái mình dùng sự hài hước của mình để làm tan đi sự giận dữ và phẫn nộ. Một ngày trước Giáng sinh, anh và cô con gái 8 tuổi Megan đang cố lắp một cây thông giả. Thật không dễ gì ghép được các cành cây vào đúng chỗ của chúng và anh càng lúc càng trở nên mất kiên nhẫn. Cuối cùng, cái cây cũng được lắp xong để chờ trang trí. Nhưng ngay khi anh treo ngôi sao lên một cành cây thì cái cây đổ sập xuống. Anh giận dữ hét lên: “Thế là quá đủ rồi đấy!” Megan chạy lại ôm bố và nói: “Bố, con cá bây giờ bố đang ước mình là người Do Thái.”
Quyền lực đòi hỏi sự ngắn gọn và im lặng đúng lúc
Câu chuyện sau đây chỉ ra sức mạnh của sự im lặng. Cậu bé Scott, 7 tuổi, bị đau chân, nhưng điều đó đã không ngăn cậu đi dự tiệc vào buổi tối. Sáng hôm
sau cậu bé nói với mẹ: “Con không thể đi học được. Chân con đau quá.” Mẹ cậu đã định trả lời rằng: “Nếu con có thể đi dự tiệc thì cũng có thể đi đến
trường.” Nhưng bà không nói gì cả. Sự im lặng trở nên nặng nề. Vài phút sau, Scott hỏi: “Mẹ có nghĩ con nên đi học không?” Mẹ cậu bé đáp: “Con đang băn khoăn à?” Scott nói: “Vâng” và nhanh chóng đi thay quần áo.
Sự im lặng của mẹ đã giúp Scott tự đưa ra quyết định của mình rằng cái chân đau không ngăn được cậu đi tiệc tùng thì cũng không ngăn được cậu đến trường. Nếu mẹ giành phần chỉ ra điều đó cho cậu thấy, hẳn cậu đã cãi lại và kéo cả hai mẹ con vào bầu không khí u ám.
Đối với trẻ, hãy luôn nhớ nguyên tắc ít mà nhiều; trong tình huống sau đây, người mẹ đã tránh được tình huống cô con gái Diane làm cả nhà phải chịu lây tâm trạng không vui của mình.
62
Diane, 12 tuổi, là người ăn chay. Ngay khi ngồi vào bàn ăn tối ngày hôm đó, cô bé đã than vãn: “Con đang đói mèm rồi đây. Bữa tối đâu rồi ạ?”
MẸ: Ồ, chắc con phải đói lắm rồi.
DIANE: Ôi cà tím hả mẹ. Con không thích món này lắm.
MẸ: Con hơi thất vọng à.
DIANE: Ít phô mai quá mẹ ạ!
MẸ: Con muốn cho thêm phô mai vào món cà tím của con.
DIANE: Ôi, chắc là không sao đâu mẹ ạ. Nhưng thường thì mẹ làm món này ngon hơn.
Thay vì phản ứng lại với con gái: “Con biết là mẹ phải làm đồ ăn riêng cho con. Ít nhất thì con cũng phải biết trân trọng điều đó chứ,” mẹ của Diane đã tránh được một cuộc cãi vã chỉ bằng cách phản ánh lại cảm xúc của con gái.
Nguyên tắc với lời nói dối: Học cách không khuyến khích trẻ nói dối nữa
Cha mẹ thường rất tức giận khi con cái nói dối, đặc biệt là khi lời nói dối quá hiển nhiên còn thủ phạm thì lại quá vụng về. Thật là điên tiết khi nghe một đứa trẻ khăng khăng rằng mình không động vào bức tranh còn ướt màu hay ăn sô cô la trong lọ khi bằng chứng đang phơi đầy ra trên mặt và trên áo của thủ phạm.
Lời nói dối bị thôi thúc. Cha mẹ không nên hỏi những câu khiến trẻ có xu hướng phải nói dối để phòng vệ. Trẻ con rất ghét bị cha mẹ chất vấn, đặc biệt là khi chúng nghi ngờ rằng họ đã biết trước câu trả lời. Chúng ghét những cái bẫy mà cha mẹ đặt ra từ những câu hỏi, thứ luôn buộc chúng phải nói dối một cách vụng về hoặc thừa nhận lỗi lầm trong sự xấu hổ.
Cậu bé Quentin, 7 tuổi, đã làm vỡ chiếc xe tải đồ chơi ngay khi vừa được bố
tặng. Cậu bé rất sợ hãi và đem giấu những mảnh vỡ xuống tầng hầm. Khi tìm thấy những gì còn lại của món đồ chơi, bố cậu bé đã đặt ra những câu hỏi khiến cho chiến tranh bùng nổ.
BỐ: Chiếc xe tải mới của con đâu?
63
QUENTIN: Chắc là nó ở đâu đó.
BỐ: Bố không thấy con chơi với nó.
QUENTIN: Con không biết nó ở đâu nữa.
BỐ: Con tìm nó đi. Bố muốn nhìn thấy nó.
QUENTIN: Có lẽ ai đó đã lấy trộm nó rồi.
BỐ: Con đúng là kẻ nói dối đáng nguyền rủa! Con đã làm vỡ chiếc xe! Đừng có nghĩ là con sẽ được bỏ qua chuyện này. Bố ghét nhất là những kẻ dối trá đấy!
Đây rõ ràng là cuộc chiến không cần thiết. Thay vì âm thầm chơi trò cảnh sát điều tra và công tố viên, kết án con trai là kẻ dối trá, bố của Quentin có thể sẽ giúp ích nhiều hơn cho cậu bé bằng cách nói: “Bố thấy là chiếc xe tải mới của con bị vỡ rồi. Con có nó chưa được bao lâu. Thật tiếc quá. Con đã rất thích nó.”
Khi đó đứa trẻ có thể sẽ có được những bài học quý: Bố hiểu mình. Mình có thể kể với bố những rắc rối của mình. Mình cần cẩn thận hơn với những món quà mà bố tặng. Mình cần phải khéo léo hơn.
Chúng ta không nên đặt ra những câu hỏi khi đã biết trước câu trả lời. Ví dụ, không nên hỏi: “Con đã dọn phòng như mẹ nói chưa?” trong khi đang nhìn vào căn phòng bừa bộn của con. Hay “Hôm nay con có đi học không?” sau khi vừa được nhà trường thông báo là con nghỉ học. Một lời khẳng định sẽ là giải pháp ưu việt hơn nhiều: “Mẹ thấy là phòng của con chưa được lau dọn.” Hoặc “Bố mẹ vừa được thông báo là hôm nay con không đến lớp.”
Vì sao trẻ lại nói dối? Đôi khi, trẻ nói dối bởi chúng không được phép nói sự thật.
Cậu bé Willie, 4 tuổi, lao vào phòng khách đầy vẻ tức tối và kêu ca với mẹ: “Con ghét bà!” Mẹ cậu hoảng hồn đáp: “Ôi không, con không ghét bà đâu. Con yêu bà mà! Trong gia đình chúng mình không ghét nhau. Hơn nữa bà đã cho con rất nhiều quà và đưa con đi chơi nhiều nơi nữa. Sao con lại có thể nói một điều tệ hại như vậy?”
64
Nhưng Willie khăng khăng: “Không, con ghét bà, con ghét bà, con không muốn gặp bà nữa.” Mẹ cậu bé giờ đã thực sự nổi cáu, cô quyết định dùng biện pháp giáo dục mạnh mẽ hơn. Cô phát vào mông Willie.
Willie, vì không muốn bị phạt thêm, đã thay đổi giọng điệu: “Mẹ ơi, thực ra là con yêu bà.” Lúc đó mẹ Willie đã phản ứng thế nào? Cô ôm hôn con và khen cậu là một đứa bé ngoan.
Willie bé bỏng đã học được gì từ sự thay đổi thái độ này? Thật nguy hiểm khi
nói thật hay chia sẻ cảm xúc thật với mẹ. Khi mình trung thực, mình bị phạt, còn khi nói dối thì lại được yêu thương. Sự thật khiến mình bị tổn thương. Hãy tránh xa nó ra. Mẹ yêu những đứa trẻ dối trá. Mẹ thích nghe những điều dễ chịu. Hãy chỉ nói với mẹ những điều mẹ muốn nghe chứ không phải những gì mình thực sự cảm nhận.
Vậy, nếu mẹ của Willie muốn dạy cho con trai phải trung thực, cô sẽ trả lời cậu bé ra sao?
Cô sẽ thừa nhận sự bực bội trong lòng cậu bé: “Ôi con không còn yêu bà nữa
ư. Con có muốn kể cho mẹ nghe xem bà đã làm gì khiến con giận dỗi như vậy không?” Cậu bé có thể sẽ trả lời: “Bà chỉ mang quà cho em bé mà không mang quà cho con.”
Nếu muốn dạy trẻ đức tính trung thực, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần để lắng nghe cả những sự thực dễ chịu và những sự thực đau lòng. Nếu muốn trẻ lớn lên trở thành những người trung thực, chúng ta không nên khuyến khích chúng nói dối về những cảm xúc của mình, cho dù những cảm xúc đó là tích
cực, tiêu cực hay đan xen lẫn lộn. Chính từ phản ứng của cha mẹ trước những cảm xúc trẻ thể hiện mà chúng rút ra bài học rằng sự trung thực có phải là cách tốt nhất hay không.
Lời nói dối nói lên sự thật. Khi bị trừng phạt vì nói thật, trẻ sẽ nói dối để tự phòng vệ. Trẻ cũng thường nói dối để có được chút ảo tưởng về những thứ mà chúng không có trong thực tế. Những lời nói dối nói lên sự thật về những nỗi sợ hãi và hy vọng. Chúng cho ta biết điều mà một người muốn làm hay muốn trở thành. Nếu thờ ơ ta sẽ chỉ thấy lời nói dối thể hiện những điều mà người
65
nói có ý định che giấu. Phản ứng đúng đắn trước một lời nói dối là thể hiện sự thấu hiểu ý nghĩa thực sự của nó, chứ không phải là chối bỏ nội dung hay lên án thủ phạm. Thông tin rút ra từ lời nói dối có thể được dùng để giúp đứa trẻ phân biệt giữa thực tế và ước muốn.
Khi cô bé Jasmine, 3 tuổi, nói với bà mình rằng bé nhận được món quà Giáng
sinh là một con voi thực sự, bà của Jasmine đã phản ánh ước muốn của cô bé thay vì cố gắng chứng minh rằng cô bé là kẻ nói dối. Bà trả lời: “Con ước được như vậy phải không. Con ước con có một chú voi! Con ước mình sở hữu một vườn thú! Con ước con có cả một khu rừng đầy các loài động vật!”
Cậu bé Robert, 3 tuổi, kể với bố rằng mình đã nhìn thấy một người đàn ông cao bằng tòa nhà Empire State. Thay vì trả lời rằng: “Thật là một ý tưởng điên rồ. Không ai cao tới mức đó cả. Con đừng nói dối,” bố cậu đã tận dụng cơ hội này để dạy cho con trai một vài từ mới trong khi công nhận chứ không phủ nhận suy nghĩ của cậu bé: “Ôi, chắc con đã nhìn thấy một người đàn ông rất cao lớn, một người khổng lồ, một anh chàng to bự!”
Trong khi đang chơi trong hố cát, cậu bé Craig, 4 tuổi, bỗng nhìn về phía mẹ và hét lên: “Con đường của con bị một cơn bão làm hỏng mất rồi. Con phải làm gì đây?”
“Cơn bão nào!” mẹ cậu bé hỏi với giọng khó chịu. “Mẹ có thấy cơn bão nào đâu. Con đừng có nói vớ vẩn nữa.”
Và thế là cơn bão trong trí tưởng tượng mà mẹ cậu bé lờ đi đã trở thành sự thực. Craig nổi giận đùng đùng và kêu khóc ầm ĩ. Cơn dông tố này đáng lẽ đã không xảy ra nếu mẹ của Craig nhận ra và hưởng ứng cậu bé bằng cách cùng tham gia vào thế giới tưởng tượng của con: “Cơn bão đã xóa sạch dấu vết con đường mà con đã vất vả lắm mới xây được à? Ôi…” Rồi sau đó, nhìn lên bầu trời, cô có thể thêm vào: “Xin ông trời hãy đừng làm mưa bão ở đây nữa. Ông đang xóa mất con đường mà con trai tôi vừa mới tạo ra rồi.”
Đối phó với sự thiếu trung thực: Ngăn chặn chứ đừng tra khảo Nguyên tắc của chúng ta đối với những lời nói dối rất rõ ràng: Một mặt, chúng ta không nên đóng vai ủy viên công tố hay điều tra viên để tra khảo thủ
66
phạm, cũng không làm trầm trọng hóa vấn đề. Mặt khác, chúng ta cũng không ngần ngại nói ra sự thật. Khi thấy cuốn sách mà con mượn của thư viện đã quá hạn phải trả, ta không nên hỏi: “Con đã trả sách cho thư viện chưa? Con
chắc chứ? Thế tại sao nó lại vẫn ở trên bàn con thế?” Thay vào đó, hãy nói thẳng: “Mẹ nhìn thấy cuốn sách mà con mượn của thư viện đã quá hạn rồi đấy.”
Khi nhà trường thông báo rằng bài kiểm tra môn Toán của con không đạt, chúng ta không nên hỏi: “Bài kiểm tra Toán của con có đạt không?… Con chắc chứ?… Lần này con có nói dối cũng không ăn thua đâu! Bố mẹ đã nói chuyện với cô giáo và biết con đã trượt một cách thảm hại.”
Thay vì thế, hãy nói thẳng với trẻ: “Giáo viên môn Toán nói với bố mẹ là bài kiểm tra của con không đạt. Bố mẹ rất lo lắng và đang băn khoăn không biết phải giúp con thế nào.”
Tóm lại, chúng ta không đẩy trẻ vào thế phải nói dối để tự vệ, cũng không cố
tình tạo ra cơ hội cho những lời nói dối. Khi trẻ nói dối, chúng ta không nên phản ứng một cách kích động và vội vàng quy về các vấn đề đạo đức, hãy thực tế và trả lời trẻ dựa trên sự thật. Chúng ta muốn trẻ học được rằng không việc gì phải nói dối bố mẹ cả.
Một cách khác mà cha mẹ có thể dùng để ngăn trẻ nói dối là tránh câu hỏi “Tại sao?” Trước đây, “tại sao” từng là một cụm từ để hỏi nhưng từ lâu nó đã không còn mang ý nghĩa đó nữa. Nó đã bị lạm dụng với mục đích chỉ trích người được hỏi. Đối với trẻ, “tại sao” đồng nghĩa với sự không đồng tình và không vui vẻ của cha mẹ. Nó gợi lại những lỗi lầm đã qua. Ngay cả câu hỏi đơn giản “Tại sao con lại làm thế?” cũng có thể được hiểu thành “Tại sao con lại có thể làm điều ngu ngốc đến thế?”
Các bậc cha mẹ thông thái sẽ tránh những câu hỏi tai hại như: “Tại sao con lại ích kỉ thế?”
“Tại sao con cứ quên hết những lời mẹ nói thế?”
“Tại sao con không bao giờ đúng giờ thế?”
67
“Tại sao con không thể để mẹ yên được thế?”
Thay vì đặt những câu hỏi tu từ không thể tìm ra lời đáp, chúng ta có thể đưa ra những lời khẳng định đầy tình cảm:
“John rất vui nếu con chia sẻ đồ chơi với bạn ấy.”
“Có một số thứ thật là khó nhớ.”
“Mẹ rất lo lắng mỗi lần con muộn giờ.”
“Con có thể làm gì để sắp xếp công việc của mình?”
“Con có rất nhiều ý tưởng đấy.”
Ăn trộm: Bài học về quyền sở hữu đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn Trẻ mang về nhà những thứ không thuộc về chúng là chuyện chúng ta vẫn
thường thấy. Khi “kẻ trộm” bị phát hiện, điều quan trọng là tránh không quở mắng nặng lời và làm tổn thương trẻ. Trẻ cần được dẫn dắt vào con đường đúng đắn cùng với phẩm giá và lòng tự trọng. Cha mẹ có thể nói một cách
bình tĩnh và cương quyết: “Món đồ chơi đó không phải của con. Nó cần phải được trả lại.” Hoặc, “Bố mẹ biết con muốn giữ khẩu súng, nhưng Jimmy muốn nó được trả lại cho cậu ấy.”
Khi trẻ “ăn trộm” kẹo và bỏ vào túi, tốt nhất ta nên đối diện với trẻ và không thể hiện cảm xúc của mình: “Con muốn giữ thanh kẹo mà con đã bỏ vào túi bên trái, nhưng nó phải được để lại lên giá.” Nếu đứa trẻ chối cãi, chúng ta hướng thẳng vào trẻ và nhắc lại: “Mẹ muốn con trả thanh sôcôla lại vào giá.” Nếu trẻ từ chối không thực hiện, chúng ta lấy kẹo ra khỏi túi trẻ và nói: “Nó là của cửa hàng. Nó phải ở lại đây con ạ.”
Câu hỏi sai lầm và lời khẳng định đúng đắn. Khi chắc chắn là trẻ đã lấy trộm tiền trong ví của mình, chúng ta không nên hỏi mà nên nói thẳng với trẻ:
“Con đã lấy tiền trong ví của bố mẹ. Bố mẹ muốn tiền đó được trả lại.” Khi tiền được trả lại, hãy nói với trẻ: “Khi nào con cần tiền, hãy hỏi bố mẹ và
chúng ta sẽ bàn về việc đó.” Nếu trẻ chối cãi, chúng ta không nên tranh luận hay cầu xin trẻ thú nhận, chỉ nên nói: “Con biết là bố mẹ biết. Tiền đó cần phải được trả lại.” Nếu trẻ đã tiêu hết số tiền, chúng ta nên tập trung chỉ ra
68
những cách mà trẻ có thể làm để hoàn lại nó, có thể là làm việc nhà hoặc trừ dần vào tiền tiêu vặt.
Cần tránh gọi trẻ là kẻ ăn cắp, dối trá hay vẽ ra những kết cục không tốt đẹp về việc trẻ đã làm. Sẽ chẳng ích gì khi hỏi trẻ: “Tại sao con lại làm thế?” Trẻ
có thể không biết động cơ của mình là gì, đồng thời áp lực từ câu hỏi “tại sao” có thể sẽ lại dẫn đến một sự dối trá khác. Chúng ta nên chỉ ra cho trẻ rằng chúng ta mong muốn trẻ thảo luận với mình về nhu cầu tiền bạc: “Bố mẹ rất thất vọng vì con không nói cho bố mẹ biết là con cần tiền.” Hoặc “Khi cần tiền, con hãy hỏi bố mẹ. Chúng ta sẽ cùng bàn cách giúp con.”
Nếu trẻ ăn bánh kẹo mà không được phép trong khi mồm miệng vẫn còn dính đầy đường, đừng hỏi những câu như “Có ai lấy bánh trong lọ không?” Hoặc “Con có tình cờ nhìn thấy ai đó lấy bánh không? Con có ăn cái nào không? Con chắc chứ?” Những câu hỏi như vậy thường đẩy trẻ vào tình thế phải nói dối, và như vậy càng làm chúng ta tức giận hơn. Nguyên tắc ở đây là khi đã biết câu trả lời, chúng ta không đặt câu hỏi nữa. Hãy tuyên bố một cách cởi mở, ví dụ: “Con đã ăn bánh khi mẹ nói con không được phép.”
Lời khẳng định cuối cùng đó chính là hình phạt đầy đủ và thích đáng cho trẻ. Nó khiến trẻ buồn phiền và cảm thấy có trách nhiệm phải làm gì đó vì hành vi sai trái của mình.
Dạy phép lịch sự một cách không thô lỗ: Phương thức nuôi dưỡng phong thái lịch thiệp ở trẻ.
Lịch sự là một phần của tính cách cá nhân và là một kỹ năng xã hội. Trẻ sẽ có được nó nhờ học hỏi và bắt chước cha mẹ. Bởi vậy, trước tiên bản thân cha
mẹ cần phải là những người lịch sự thì mới mong dạy cho con cái mình phẩm chất đáng quý này. Trong mọi hoàn cảnh, cần dạy trẻ về phép lịch sự một cách lịch sự. Thế nhưng, cha mẹ lại thường tỏ ra thô lỗ khi làm điều này. Khi trẻ quên nói “cảm ơn,” cha mẹ chỉ ngay ra điều đó trước mặt mọi người – đó là một hành động bất lịch sự. Các bậc cha mẹ thường nhanh nhảu nhắc con cái chào tạm biệt ngay cả khi họ chưa thực sự chia tay với khách.
Cậu bé Robert, 6 tuổi, vừa được tặng một món quà rất đẹp. Trong khi cậu bé 69
đang tò mò và háo hức xé toạc chiếc hộp để xem bên trong có gì, mẹ cậu nhìn con trai đầy bối rối và lo lắng.
MẸ: Robert, thôi đi con! Con đang làm hỏng món quà đấy! Con phải nói gì khi được nhận quà nhỉ?
ROBERT (nói trong giận dữ): Cảm ơn!
MẸ: Thế mới là cậu bé ngoan chứ.
Đáng ra mẹ của Robert đã có thể dạy bài học về phép lịch sự này cho con trai
một cách ít thô lỗ hơn và hiệu quả hơn. Cô có thể nói: “Cảm ơn bác Patricia về món quà xinh xắn này.” Sau khi nghe mẹ nói, Robert có thể sẽ tiếp lời bằng câu nói cảm ơn của chính mình. Nếu cậu bé không làm vậy thì mẹ cậu vẫn có thể dạy bảo con trai về phép lịch sự sau khi chỉ còn hai mẹ con với
nhau. Khi đó, cô có thể nói: “Bác Patricia thật là chu đáo khi nghĩ đến con và tặng con quà. Chúng mình hãy cùng viết cho bác ấy một tấm thiệp cảm ơn con nhé. Bác ấy sẽ rất mừng vì chúng ta nghĩ đến bác.” Mặc dù phức tạp hơn
một chút so với một lời quở mắng trực tiếp, cách giải quyết này có hiệu quả hơn nhiều. Những điều tinh tế nhất trong nghệ thuật sống không nên được truyền đạt giống như cách ta dùng một chiếc búa tạ.
Khi bị trẻ ngắt lời, người lớn thường phản ứng một cách giận dữ: “Con đừng thô lỗ thế. Ngắt lời người khác là bất lịch sự đấy.” Tuy nhiên, ngắt lời chính người đang ngắt lời mình cũng là bất lịch sự. Cha mẹ không nên tỏ ra thô lỗ khi ép trẻ thực hiện phép lịch sự. Tốt hơn, chúng ta nói: “Bố mẹ muốn nói nốt câu chuyện đã.”
Nói với trẻ rằng chúng thật thô lỗ là một điều không nên. Ngược với mong
muốn của người lớn, việc đó sẽ không khiến trẻ tỏ ra lịch sự hơn. Điều nguy hiểm ở đây là trẻ sẽ tiếp nhận đánh giá của chúng ta và biến nó thành một phần hình ảnh về bản thân. Một khi nghĩ rằng mình là người thô lỗ, chúng sẽ tiếp tục sống với cái bóng đó. Một cách tự nhiên, những đứa trẻ thô lỗ sẽ cư xử một cách thô lỗ.
Lên án gay gắt hay vẽ ra những viễn cảnh u ám về hậu quả của những việc trẻ làm cũng sẽ không giúp ích gì cho trẻ. Sử dụng những từ ngữ, lời nói đơn
70
giản và văn minh là cách hữu hiệu nhất. Những chuyến viếng thăm nhà bạn bè hay người thân là dịp tốt để thể hiện tính lịch thiệp cho trẻ thấy. Cha mẹ nên giữ cho không khí của những chuyến viếng thăm này thật vui vẻ.
Con cái biết rằng cha mẹ không muốn quở trách hay mắng mỏ chúng ở nhà của người khác. Bởi vậy, chúng thường chọn những nơi này để phá phách và cư xử không đúng mực. Cha mẹ chỉ có thể đối phó với chiến lược này của trẻ
bằng cách tốt nhất là để cho chính chủ nhà đặt ra và thực thi luật lệ trong nhà họ. Nếu trẻ nhảy lên ghế sofa ở nhà của dì Mary, hãy để dì Mary là người
quyết định xem ghế sofa có phải là chỗ để nhảy hay không, đồng thời đặt ra giới hạn cho những hành động tương tự. Trẻ thường có xu hướng tuân thủ những giới hạn khi chúng được đặt ra bởi những người ngoài. Khi tạm thời được trút bỏ gánh nặng phải rèn giũa con, cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách thể hiện sự chia sẻ với những mong muốn và cảm xúc của chúng: “Chắc là con rất muốn dì Mary để con nhảy trên ghế sofa của dì phải không. Con thực sự thích thú mà, nhưng đây là nhà của dì và chúng ta phải tôn trọng những mong muốn của dì con ạ.” Nếu trẻ phản đối: “Nhưng mẹ cho con nhảy trên sofa ở nhà mình mà,” chúng ta có thể đáp lại trẻ: “Nhưng đây là luật của dì Mary, mỗi nhà đều có những luật lệ khác nhau con ạ.”
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể được thực hiện khi có sự đồng thuận giữa chủ và khách về trách nhiệm của mỗi bên. Ngay khi tới nhà dì Mary, bố mẹ của Lucy có thể nói với chủ nhà: “Đây là nhà của dì. Chỉ có dì mới biết bọn trẻ được phép và không được phép làm gì. Bởi vậy, hãy đừng ngại quở trách chúng khi dì không thích những việc chúng làm.” Yêu cầu khách tuân thủ luật lệ trong nhà mình chính là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của chủ nhà. Trong trường hợp này, cha mẹ nên có trách nhiệm tạm thời không đóng vai trò là người đặt ra và thực thi kỷ luật. Bằng cách không can dự ở mức độ thích hợp, chính cha mẹ sẽ giúp trẻ hiểu biết thêm những thực tế khác nhau của đời sống.
Tóm tắt
Cha mẹ nào cũng từng có lúc lúng túng không biết phải đối phó như thế nào với những lời nói dối, hành động ăn trộm và rất nhiều những hành động xấu
71
khác của con cái trong quá trình chúng lớn lên. Đe dọa, hối lộ, hứa hẹn, mỉa mai và thô lỗ không phải là phương thức đúng để giải quyết vấn đề. Tốt nhất là đưa ra những lời tuyên bố thể hiện giá trị của chúng ta. Chúng ta không đặt
ra những câu hỏi mình đã biết trước câu trả lời, và quan trọng nhất là, đối xử với trẻ bằng sự tôn trọng mà chúng ta mong muốn chúng dành cho mình. Phương pháp đầy quyền lực nhưng cũng đầy yêu thương này không những giúp cha mẹ đối phó với những cư xử sai trái của con mà còn làm sâu đậm thêm tình cảm yêu thương giữa cha mẹ và con cái.
72
Chương 4.Trách nhiệm:
Truyền đạt giá trị, đừng đòi hỏi sự phục tùng
Hầu hết các bậc cha mẹ đều đang tìm cách dạy cho con cái mình về tinh thần trách nhiệm mọi lúc mọi nơi. Trong nhiều gia đình, để trẻ làm việc nhà được cho là một giải pháp. Để trẻ đổ rác, dọn cơm, cắt cỏ, rửa bát là phương thức mà nhiều phụ huynh tin sẽ dạy cho những đứa con đang khôn lớn của mình về trách nhiệm. Tuy nhiên, dù thực tế là những công việc đó rất quan trọng đối với công tác quản lý gia đình nhưng chúng không mang lại tác động tích cực
trong quá trình xây dựng tinh thần trách nhiệm của trẻ. Ngược lại, chúng còn gây ra những cuộc cãi vã thường nhật trong một số gia đình, đồng thời trở thành nguyên nhân của những bực bội cho cả cha mẹ và con cái. Kiên quyết
ép buộc trẻ làm việc nhà có thể khiến trẻ phục tùng và bếp ăn hay sân vườn trông sạch sẽ hơn, nhưng điều đó cũng có thể tạo ra những tác động không mong muốn trong quá trình hình thành tính cách của trẻ.
Một thực tế rất rõ ràng là tinh thần trách nhiệm là điều không thể áp đặt được. Nó chỉ có thể được hình thành từ bản thân mỗi người, được nuôi dưỡng và định hướng bởi những giá trị được tiếp thu từ gia đình và xã hội. Trách nhiệm không gắn với những giá trị tích cực có thể trở thành điều nguy hiểm và đi
ngược với các chuẩn mực xã hội. Thành viên trong các băng đảng tội phạm thường thể hiện sự trung thành tuyệt đối và trách nhiệm cao độ trong mối quan hệ với các thành viên khác và với băng đảng của chúng. Những kẻ khủng bố sẵn sàng liều chết để thực hiện nhiệm vụ được giao, chúng phục tùng mệnh lệnh, ngay cả khi mệnh lệnh ấy buộc chúng hy sinh cả mạng sống của chính mình.
Cội nguồn của tinh thần trách nhiệm
Trong khi mong muốn con cái mình trở thành những con người có trách nhiệm, chúng ta muốn ý thức trách nhiệm của chúng bắt nguồn từ những giá trị cơ bản, trong đó có sự trân trọng cuộc sống và quan tâm tới hạnh phúc của
73
con người, hay diễn đạt bằng những từ ngữ quen thuộc đó là: tình yêu thương,
sự tận tâm và lòng trắc ẩn. Tuy nhiên, chúng ta thường không xem xét ý thức trách nhiệm theo ý nghĩa và phạm vi rộng lớn của từ đó. Chúng ta chỉ nhìn tinh thần trách nhiệm của con cái trong những phạm vi cụ thể: không dọn dẹp phòng, đi học muộn, làm bài tập cẩu thả, lười tập piano, không vâng lời hay cư xử không đúng mực.
Thế nhưng, thực tế là trẻ có thể lễ phép, giữ cho bản thân và phòng của chúng
sạch sẽ, làm bài tập về nhà đầy đủ trong khi vẫn đưa ra những quyết định vô trách nhiệm. Điều này đặc biệt đúng với những đứa trẻ luôn được cha mẹ nhắc nhở những việc cần làm, chúng có rất ít cơ hội để tự mình ra quyết định, lựa chọn và xây dựng những giá trị tiêu chuẩn cho bản thân.
Mặt khác, những đứa trẻ được cho cơ hội tự quyết định, khi trưởng thành có thể trở thành những con người theo cách gọi của các nhà tâm lý học là có tâm lý vững vàng, tức là có thể hành động như người trưởng thành khi lựa chọn bạn đời và công việc khiến người đó cảm thấy thỏa mãn.
Phản ứng xuất phát từ cảm xúc bên trong của trẻ đối với sự chỉ dẫn của cha mẹ là yếu tố quyết định, cho thấy chúng tiếp thu được gì từ những điều cha mẹ muốn chúng biết. Các giá trị không thể được truyền đạt hay dạy bảo trực tiếp. Chúng chỉ được hấp thu và trở thành một phần của trẻ thông qua việc trẻ noi gương những người chúng yêu thương và tôn trọng.
Như vậy, vấn đề ý thức trách nhiệm của trẻ bắt nguồn từ chính cha mẹ, hay chính xác hơn là những giá trị mà cha mẹ thể hiện trong quá trình nuôi dạy trẻ, có tác dụng làm sâu sắc thêm tình cảm yêu thương giữa cha mẹ và con
cái. Câu hỏi đặt ra ở đây là: những hành động và thái độ cụ thể nào có thể tạo nên ý thức trách nhiệm mà chúng ta mong muốn ở trẻ? Phần còn lại của chương này, tác giả sẽ dốc sức trả lời câu hỏi đó, đương nhiên là từ quan điểm của một nhà tâm lý học.
Mục tiêu mong muốn và luyện tập hàng ngày
Tinh thần trách nhiệm ở trẻ bắt nguồn từ quan điểm và kỹ năng của các bậc cha mẹ. Quan điểm bao gồm việc sẵn sàng cho phép trẻ cảm nhận tất cả cảm
74
xúc của chúng; kỹ năng bao gồm khả năng diễn tả cho trẻ những cách có thể chấp nhận được để đối phó với những cảm xúc đó.
Đáp ứng hai yêu cầu nói trên chính là khó khăn lớn nhất đối với các bậc cha
mẹ. Ngay cả cha mẹ và thầy cô của chúng ta cũng không giúp chúng ta chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với cảm xúc của bản thân. Chính họ cũng không hề
biết cách đối mặt với những cảm xúc mạnh mẽ của mình. Khi phải đối mặt với những cảm xúc rối loạn của trẻ, họ cố gắng chối bỏ, phủ nhận, đè nén hoặc bóp méo chúng. Họ sử dụng thứ ngôn ngữ không có lợi cho trẻ:
Chối bỏ: Con không thực sự có ý đó đâu; con biết là con yêu em trai con mà.
Phủ nhận: Như thế chẳng giống con chút nào; chắc con đang khó chịu vì một ngày tồi tệ thôi.
Đè nén: Nếu con còn nhắc đến từ “ghét” một lần nữa thôi; con sẽ được một trận đòn nhớ đời đấy. Một đứa trẻ ngoan không bao giờ cảm thấy như thế đâu.
Bóp méo: Không hẳn là con ghét chị con đâu – có thể chỉ là con không thích chị ấy thôi. Trong nhà mình, mọi người không ghét nhau, chúng ta chỉ yêu quý nhau thôi.
Những câu nói như trên đã bỏ qua một thực tế là cảm xúc, cũng giống như những dòng sông, không thể bị chặn lại mà chỉ có thể được đổi hướng mà thôi. Những cảm xúc mạnh mẽ cũng giống như dòng chảy cuồn cuộn của một
con sông lớn, sự tồn tại của chúng là không thể bị chối bỏ, bàn cãi hay ngăn cản. Cố gắng lờ chúng đi chắc chắn sẽ gây ra tai họa. Sức mạnh của chúng cần phải được ghi nhận, bản thân chúng cần được trân trọng và đổi hướng một cách khéo léo. Khi đó, chúng có thể tiếp thêm năng lượng, mang tới ánh sáng và niềm vui cho cuộc sống của chúng ta.
Đây có vẻ là những mục tiêu khá xa vời. Câu hỏi lớn vẫn còn đó: Chúng ta cần làm những gì để bắc nhịp cầu giữa những mục tiêu mong muốn và việc luyện tập hàng ngày? Chúng ta cần bắt đầu từ đâu?
Những lộ trình dài hạn và ngắn hạn
Câu trả lời có vẻ như nằm ở việc xây dựng một lộ trình trong đó có sự gắn kết 75
giữa những nỗ lực ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta cần thừa nhận ngay rằng việc giáo dục tính cách phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, và rằng đặc điểm tính cách không thể được truyền tải bằng lời nói mà phải thông qua hành động.
Bước đầu tiên trong lộ trình dài hạn là quyết tâm luôn để tâm đến những gì trẻ suy nghĩ và cảm nhận, đồng thời đáp lại không phải hành vi, sự phục tùng hay chống đối bề ngoài của trẻ mà là những cảm xúc bên trong đã châm ngòi cho những hành vi đó.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được suy nghĩ và cảm xúc của trẻ? Chính trẻ sẽ gợi ý cho chúng ta. Cảm xúc của chúng được thể hiện qua ngôn từ và giọng nói, cử chỉ và điệu bộ. Tất cả những gì chúng ta cần là đôi tai để
lắng nghe, đôi mắt để quan sát và trái tim để cảm nhận. Khẩu hiệu mà chúng ta luôn tâm niệm là: Hãy để bố mẹ hiểu con. Hãy để bố mẹ thể hiện rằng chúng ta hiểu con. Hãy để bố mẹ thể hiện điều đó bằng những lời nói không chỉ trích hay lên án.
Khi trẻ đi học về trong im lặng với những bước đi chậm chạp, chúng ta có thể nhờ đó mà đoán ra rằng điều gì đó không vui vẻ đã xảy ra. Theo đúng khẩu hiệu ở trên, chúng ta sẽ không bắt đầu cuộc nói chuyện với trẻ bằng một nhận xét mang tính chỉ trích như:
“Sao mặt mũi con lại thế kia?”
“Con làm chuyện gì vậy, gây sự với bạn thân à?”
“Lần này con lại gây ra chuyện gì nữa thế?”
“Hôm nay con lại có rắc rối gì nào?”
Nếu thực sự quan tâm đến cảm xúc của trẻ, ta sẽ tránh những lời nhận xét
khiến chúng ước không bao giờ phải về nhà nữa. Thay vì sự mỉa mai hay chế nhạo, trẻ xứng đáng được nhận sự cảm thông từ cha mẹ, những người luôn yêu thương chúng:
“Có chuyện gì đó không vui à.”
“Có vẻ như hôm nay không phải là một ngày dễ chịu với con rồi.” 76
“Hình như hôm nay con có một ngày mệt nhọc.”
“Ai đó đã làm con khó chịu thì phải.”
Những câu nói này nên được sử dụng thay cho những câu hỏi kiểu như “Có chuyện gì thế?” “Có chuyện gì với con vậy?” Câu hỏi thể hiện sự tò mò còn câu kể thể hiện sự cảm thông. Cho dù những lời chia sẻ đầy cảm thông không thể ngay lập tức thay đổi tâm trạng tồi tệ của trẻ nhưng ít nhất, trẻ cũng cảm nhận được tình yêu thương ấm áp từ phía cha mẹ.
Chữa lành vết thương tình cảm của trẻ
Khi cậu bé Daniel nói với mẹ rằng cậu bị bác lái xe buýt của trường mắng chửi và xô đẩy, nhiệm vụ của mẹ cậu bé không phải là tìm kiếm động cơ hay lý do để biện hộ cho hành động của người lái xe. Nhiệm vụ của cô là đáp lại con trai bằng sự cảm thông và mang đến cho cậu bé sự nâng đỡ về tình cảm bằng những lời nhận xét như:
“Hẳn là điều đó khiến con xấu hổ lắm.”
“Hẳn là con đã bị xúc phạm.”
“Điều đó chắc là khiến con giận lắm.”
“Lúc ấy chắc con phải thấy oán giận bác ấy lắm.”
Những lời nói như vậy sẽ cho Daniel thấy mẹ cậu hiểu được sự giận dữ, tổn thương và xấu hổ của cậu, và mẹ sẽ luôn ở bên khi cậu cần. Cũng giống như việc cha mẹ sẽ nhanh chóng chăm sóc trẻ về mặt thể chất khi chúng ngã hay bị thương, họ cũng cần học cách nâng đỡ tình cảm cho trẻ khi chúng phải trải qua những chấn thương về mặt tinh thần.
Một thực tế không thể trốn tránh là trẻ học hỏi từ những điều mà chúng trải nghiệm trong cuộc sống. Nếu phải sống cùng với sự chỉ trích hay lên án, chúng sẽ không có được tinh thần trách nhiệm. Chúng sẽ học cách lên án bản thân và tìm kiếm lỗi lầm của người khác. Chúng sẽ học cách nghi ngờ những
đánh giá của mình, chê bai khả năng của mình và nghi ngờ ý định của mọi người. Và trên hết, chúng sẽ học cách sống với ám ảnh không ngừng về những điều không hay sẽ xảy ra.
77
Chỉ trích là cách dễ dàng nhất để khiến trẻ cảm thấy có điều gì đó không ổn với chúng. Nó làm xấu đi hình ảnh của trẻ về bản thân. Thay vì chỉ trích, trẻ cần những thông tin không đi kèm với sự xúc phạm.
Người mẹ nhìn cậu con trai 9 tuổi Steven của mình đang đổ gần như toàn bộ số bánh pudding vào một cái bát quá lớn. Cô đã định mắng mỏ thằng bé: “Con thật ích kỷ! Con chỉ nghĩ đến mình thôi! Con đâu phải là người duy nhất trong ngôi nhà này!”
Nhưng cô đã học được rằng chụp mũ sẽ làm con thui chột, rằng chỉ ra những tính cách tiêu cực sẽ không giúp con phát triển thành một con người biết quan tâm hơn. Bởi vậy, thay vì mắng mỏ, cô đưa ra thông tin mà không xúc phạm đến thằng bé: “Con trai, bánh pudding phải được chia ra cho bốn người.” “Ồ, con xin lỗi,” Steven trả lời. “Con không biết điều đó. Con sẽ để lại một ít.”
Xây dựng mối quan hệ với con cái
Những bậc cha mẹ đang chìm đắm trong cuộc chiến công khai hay âm thầm với con cái về chuyện làm việc nhà và tinh thần trách nhiệm nên thừa nhận một thực tế là họ sẽ không thể chiến thắng. Thời gian và sức lực mà lũ trẻ có
để chống đối lại chúng ta nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng ta có để ép buộc chúng. Ngay cả khi chúng ta giành chiến thắng và khiến trẻ phục tùng ý chí của ta, trẻ cũng có thể đáp trả bằng cách trở nên lạnh lùng, thất thường, lơ là hay thậm chí nổi loạn.
Nhiệm vụ của chúng ta, những người làm cha mẹ là xây dựng mối quan hệ
với con cái. Nhưng bằng cách nào chúng ta hoàn thành được nhiệm vụ khó khăn này? Bằng cách lôi kéo chúng. Điều này nghe có vẻ không thể, thế
nhưng, chúng ta sẽ thực hiện được một khi bắt đầu tìm hiểu quan điểm của trẻ và lắng nghe những cảm xúc thường trở thành nguyên nhân gây ra những hành vi sai trái của chúng.
Cha mẹ có thể khơi dậy những thay đổi theo chiều hướng tích cực ở con cái bằng cách lắng nghe bằng đôi tai nhạy cảm.
Trẻ sẽ cảm thấy tức tối và oán giận khi cha mẹ dường như không quan tâm tới cảm xúc và quan điểm của chúng.
78
Ví dụ: Khi cha của Shana cương quyết buộc cô bé phải cùng cả nhà đi xem trận bóng của cậu em trai mặc dù cô không hề thích bóng đá, cô bé đã từ chối. Cha cô giận dữ và đe dọa sẽ không cho cô bé tiền tiêu vặt nữa. Shana lao ra khỏi nhà trong sự tức giận, tổn thương và cảm giác không được yêu thương. Khi bình tĩnh lại, cha của Shana đã nhìn nhận sự từ chối của con gái từ quan điểm riêng của cô bé và nhận ra rằng điều anh muốn là tạo ra một buổi đi chơi vui vẻ cho cả nhà nhưng anh đã không tôn trọng cảm xúc của con gái. Khi cô bé trở về, anh đã xin lỗi và thừa nhận rằng thật chẳng có ý nghĩa gì với Shana khi phải tham gia một sự kiện với gia đình mà cô bé cảm thấy không vui vẻ. Anh cũng nhận ra nếu bị buộc phải tham dự thì cô bé sẽ khiến không một ai có thể vui vẻ thưởng thức trận đấu được nữa.
Nhiều bậc cha mẹ hay tưởng tượng ra những hình ảnh đã được lý tưởng hóa về các sự kiện và lễ kỷ niệm của gia đình mà vô tình lờ đi những cảm xúc tiêu cực ngấm ngầm thường phá hỏng những dịp vui vẻ đã được lên kế hoạch này. Cha mẹ cần lựa chọn cẩn thận những sự kiện gia đình mà họ bắt buộc con cái
phải cùng tham dự. Sẽ chẳng hay ho gì khi trẻ cảm thấy bất lực, tức tối và do đó họ phải chịu đựng sự hiện diện của một đứa trẻ lầm lì, cáu bẳn và khó chịu. Tại sao lại như vậy? Bởi vì trẻ có nhiều cách để trả đũa cha mẹ cho dù chính chúng sẽ phải trả giá cho điều đó.
Hãy xem xét câu chuyện sau của ông Garet, một người đàn ông hách dịch đã quyết định thay đổi cách cư xử với đầu bếp của mình. Ông gọi anh ta vào và nói:
“Kể từ bây giờ tôi sẽ đối xử tốt với anh.”
“Nếu tôi có làm trễ bữa trưa một chút, ông sẽ không hét vào mặt tôi chứ?” “Không” ông ta nói.
“Nếu cà phê không đủ nóng, ông sẽ không hắt nó vào mặt tôi chứ?” “Không bao giờ như thế nữa!” là câu trả lời đầy cảm thông của ông ta. “Nếu bít tết quá chín, ông sẽ không trừ nó vào tiền lương của tôi chứ?” “Không, tuyệt đối không,” ông Garret nhắc lại.
79