🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nói Sao Cho Trẻ Nghe Lời Ebooks Nhóm Zalo Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Không có đứa trẻ nào không thể dạy dỗ, chỉ có cha mẹ không biết dạy con. Cuốn sách này được viết dựa vào nguyên tắc trên, trong đó nhấn mạnh công hiệu của “ám thị”, khuyến khích các bậc cha mẹ nói khác đi, dùng cách “ám thị” để đạt được mục đích giáo dục con. Cuốn sách sử dụng 54 câu nói hằng ngày cha mẹ thường dùng với con cái để làm ví dụ điển hình, phân tích cụ thể một số trích đoạn cha mẹ dạy con trong thực tế kết hợp với lí luận để minh họa cho ý nghĩa giáo dục của việc “thay đổi cách nói với con”. Nếu bạn thấy con mình: không hài lòng, không vâng lời, không hiểu chuyện… vậy thì bạn nên đọc cuốn sách này. LỜI NÓI ĐẦU Giáo sư Martin, nhà tâm lí giáo dục của trường đại học Edinburgh từng làm cuộc trắc nghiệm như sau: Ông chia một nhóm trẻ em thành hai tổ (chú ý: phân loại ngẫu nhiên), sau đó nói với giáo viên: tổ A là các cháu học giỏi, thông minh, có phẩm chất tương đối tốt, tổ b gồm các cháu chỉ có học lực trung bình, biểu hiện về mọi mặt đều kém hơn các cháu ở tổ A. Giáo viên sau khi tìm hiểu được tình hình, liền tiến hành giáo dục các cháu theo chương trình mà giáo sư Martin yêu cầu. Sau một học kì, thành tích học tập của các cháu ở tổ A xuất sắc hơn hẳn các cháu ở tổ B. Về sau ông lại tiến hành thử nghiệmnhiều lần nữa, nhưng kết quả vẫn như vậy, điều đó chứng tỏ đây chính là sức mạnh của sự ám thị. Ám thị là sự ảnh hưởng đến hành vi hoặc tâm lí của con người bằng hình thức gián tiếp, hàm ý trong điều kiện không đối kháng, từ đó khiến cho con người hành động hoặc chấp nhận một ý kiến nhất định theo phương pháp của người khác đặt ra, khiến cho hành vi, tư tưởng của đối tượng được ám thị phù hợp với tiêu chí của người đưa ra ám thị. Ám thị có liên hệ mật thiết với giáo dục, bởi vì ámthị ảnh hưởng đến sự thay đổi tâm lí và hành vi của con người, mà giáo dục lại chính là hoạt động rèn đúc tâm lí con người một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong các gia đình hiện nay, con cái đều trở thành các “công chúa”, các “công tử”, là trung tâm vũ trụ, rất ngang ngược và hống hách, thích làm theo ý của mình, khiến cho nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu. Nhưng chỉ dựa vào những bài thuyết giáo suông, khô cứng thì khó mà đạt được kết quả mong muốn. Nếu có thể sử dụng phương pháp ám thị một cách thích hợp để giáo dục trẻ thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Nói cách khác, khi cha mẹ yêu cầu con cái làm gì, chúng thường nảy sinh tâm lí chống đối; ngược lại khi trẻ con ý thức được nó cần phải làm gì, chúng sẽ cố gắng để làm điều ấy. Trong cả quá trình này, phương pháp giáo dục bằng cách ám thị có vai trò rất quan trọng. Đương nhiên phương pháp ám thị cũng có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Mặt tích cực hay còn gọi là ám thị tích cực, có thể tạo cho trẻ cơ hội tự kiểmđiểm bản thân, là động lực khiến trẻ nỗ lực hơn nữa. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên sử dụng nhiều câu nói mang tính ám thị tích cực để thay thế cho sự yêu cầu, chỉ trích, tránh để cho trẻ cảmthấy mất thể diện, mất tự trọng, đảm bảo mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái. Bên cạnh ám thị tích cực, ám thị tiêu cực cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Điều đáng tiếc là, rất nhiều bậc cha mẹ thường xuyên tạo ra những ám thị tiêu cực cho con cái trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó khiến cho trẻ sống trường kì trong sự bi quan, buồn chán, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ, làm mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xấu đi. Vasyl Olexandrovych Sukhomlynsky, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã từng nói: “Trong bất cứ hiện tượng giáo dục nào, trẻ càng không biết đó là ý đồ giáo dục thì hiệu quả của phương pháp ấy càng cao”. Giáo dục theo phương pháp ám thị là một dạng như vậy, nó không có tính ép buộc hay ra lệnh, mà là thông qua ám thị tâm lí hình tượng trực quan sinh động, tránh được sự mâu thuẫn giữa lí tính và cảm tính, sự mất cân bằng của ý thức và không có ý thức của người giáo dục, khiến cho hai bên trở nên hài hòa và thống nhất. Còn người được giáo dục sẽ từ từ chấp nhận hình thức giáo dục này theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Biên tập viên CHƯƠNG 1 CHẮP THÊMĐÔI CÁNH TỰTIN CHO TRẺ Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Nếu cha mẹ hi vọng con cái thành người, giành được thành công thì phương pháp tốt nhất là luôn luôn tán thưởng con cái, bồi dưỡng sự tự tin cho trẻ, tán dương tài năng của trẻ. Và phương pháp ám thị mà cha mẹ sử dụng sẽ trở thành báu vật trong quá trình trưởng thành của trẻ. Đổi cách nói 1 Con Chúng ta thật là giỏi! Cha mẹ thường nói: lại bị cô giáo phê bình rồi, con thật là kém cỏi! Nếu bạn hỏi tôi: Trẻ con ngày nay khao khát điều gì nhất? Tôi sẽ trả lời: Khao khát sự cổ vũ của cha mẹ. Nếu bạn lại hỏi tôi: Trẻ con ngày nay thiếu thốn thứ gì nhất?. Tôi sẽ trả lời: Thiếu thốn sự cổ vũ của cha mẹ. Nội tâm của trẻ vô cùng yếu đuối, nhiều lúc, chỉ cần một cú sốc nho nhỏ cũng khiến cho chúng thu mình lại, tự ti vô cùng. Khi đối mặt với những đứa con bị sốc về tinh thần, những người làm cha làm mẹ cần cổ vũ và động viên tích cực, để cho chúng luôn tràn đầy tự tin. Ví dụ thực tế Thông là một đứa trẻ có tính cách hướng ngoại, thích nói gì là nói nấy, muốn làm gì là làm bằng được, không bao giờ chịu sự ràng buộc của bất cứ ai, bất cứ quy định gì. Ở trường học, Thông khiến cho thầy cô phải đau đầu. Bất đắc dĩ, cô giáo đành phải gửi giấy để mời phụ huynh của Thông đến trường, rồi nói rõ từng biểu hiện thường ngày của Thông cho cha nghe. Cô giáo bất lực nói: “Nếu ở trong lớp tôi không cho cháu Thông ‘thể hiện’, cháu thường nhanh chóng chuyển hướng chú ý sang những thứ khác, ví dụ như: nói chuyện riêng, làm việc riêng, nói leo, lúc phát biểu thường không giơ tay…” Cha nghe cô giáo nói vậy, liền bày tỏ sự xin lỗi trước những phiền phức mà Thông gây ra cho cô giáo, sau đó hứa nhất định sẽ phối hợp với cô để thay đổi thói quen xấu của cậu bé. Cha Thông từ trường về nhà, vừa vào đến phòng đã nhìn thấy Thông lẻn ngay về phòng mình làm bài tập. Tuy nhiên, ông không hề đếm xỉa đến cậu bé. Lúc này, mẹ Thông nôn nóng muốn biết cô giáo nói những gì, liền hỏi: “Cô giáo nói thế nào, mau kể cho em nghe đi!”. Cha Thông cố ý nói thật to: “Con của chúng ta thật là giỏi!”. Mẹ Thông vừa nghe xong liền cười xòa: “Giỏi thế nào, mau nói với em đi!”. Lúc này, Thông đang làm bài tập ở trong phòng cũng cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, liền đặt bài tập xuống, dỏng tai lên lắng nghe. Cha nói: “Con chúng ta trên lớp phát biểu rất to. Nhưng nếu có thể nghĩ kĩ trước khi phát biểu thì càng tốt hơn! Hơn nữa vào lớp nó cũng rất tích cực phát biểu ý kiến, nhưng nếu biết giơ tay trước khi phát biểu thì tốt quá!”. Mẹ Thông nghe xong liền nói: “Đúng đấy! Theo như anh nói thì con chúng ta đúng là giỏi thật! Chỉ cần khắc phục được một vài nhược điểm là thành học sinh ưu tú rồi!”. Cha Thông vội hùa vào: “Đúng thế, emnói chẳng sai chút nào. Anh tin con trai chúng ta nhất định sẽ có biểu hiện tốt hơn!”. Nghe cha mẹ nói chuyện xong, Thông liền rụt cổ lại. Lúc này cậu mới ý thức được rằng những hành vi bừa bãi của mình trong giờ là không đúng, những hành vi ấy là sai. Kể từ đó về sau, Thông tiến bộ rất nhanh, về sau còn được bầu làm lớp trưởng nữa. Từ khi trở thành lớp trưởng, sáng nào Thông cũng chủ động dậy sớm đến trường làm vệ sinh, như: quét lớp, vẩy nước, lau bảng... cậu bé quản lí kỉ luật trong lớp cũng rất bài bản và có trách nhiệm. LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA Hiện nay, trẻ con giống như cậu bé Thông không ít. Các bậc cha mẹ nên căn cứ vào tình hình cụ thể của con mình để tiến hành phân tích, bắt “đúng người đúng bệnh” và có phương pháp giải quyết vấn đề thích hợp. Ngoài ra, nếu cha mẹ muốn con mình tiến bộ thì nên nghĩ cách để con nhìn ra sự tiến bộ của mình, giúp trẻ xây dựng cảm giác tự hào và tự tin. Thứ nhất: Dừng ngay việc mắng mỏ và phê bình Điều này không thể thay đổi được hiện thực. Cha mẹ thường xuyên mắng mỏ, phê bình trẻ chỉ có thể khiến trẻ bị tổn thương, thậm chí còn làm rạn nứt hoặc hủy hoại mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Vì vậy, cha mẹ nên tỏ ra thấu hiểu, thông cảm với con. Ngoài ra, cũng cần giao lưu, nói chuyện với con cái về những vấn đề ngoài chuyện học hành. Đây chính là tiền đề để trẻ chấp nhận sự giáo dục của bạn. Thứ hai: Xây dựng phương pháp so sánh đúng đắn Đừng mang con mình ra so sánh với con cái của người khác mà phải để trẻ tự so sánh bản thân mình. Phải để trẻ nhìn thấy sự tiến bộ của bản thân, đồng thời tích cực động viên trẻ. Thứ ba: Kì vọng và tin tưởng là động lực phấn đấu không thể thiếu Là cha mẹ, bạn có thể nói chuyện nhiều hơn với con, thể hiện sự tin tưởng và kì vọng đối với chúng; đồng thời có những lời động viên tích cực với mỗi bước tiến của trẻ, giúp con phân tích, đối mặt với khó khăn, thất bại, có như vậy trẻ mới cảm thấy vui vẻ mà có động lực phấn đấu. Đổi cách nói 2 Con nhất định sẽ trở thành đứa trẻ mà mọi người đều thích! Cha mẹ thường nói: Bộ dạng con thế này thì làm gì có ai thích chứ! Một nhà triết học Hi Lạp cổ đại từng nói: “Con người là động vật xã hội, do vậy con người không thể tồn tại độc lập với xã hội. Mỗi người bắt buộc phải có sự giao lưu với những người xung quanh, mới có thể hoàn thành quá trình xã hội hóa, khiến cho bản thân mình dần trưởng thành”. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều trẻ có tính cách cô lập, thường ngày không chịu chơi với mọi người, thường thích ngồi một mình, chơi một mình. Đặc biệt là những đứa trẻ con một, do cha mẹ quá nuông chiều sinh hư nên rất tùy tiện, bướng bỉnh, chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ đến người khác. Một đứa trẻ như thế sau khi trưởng thành khó mà hợp tác, hòa đồng và thích nghi với xã hội. Đối mặt với tình trạng này của con cái, cha mẹ cần dang rộng cánh tay, nói với trẻ rằng, con nhất định sẽ trở thành người mà mọi người yêu quý, giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống tập thể. Ví dụ thực tế Vì bận công việc nên lúc Trang 3 tuổi, cha mẹ đã gửi cô bé về nhà ông bà nội ở ngoại ô. Mãi đến lúc Trang đi học tiểu học, cha mẹ mới đón cô bé về. Nhưng sau khi về ở với cha mẹ, Trang thường không vui vẻ như cha mẹ chờ đợi, cô bé thường nhốt mình trong phòng suốt cả ngày, không chịu ra ngoài chơi với bạn bè, không bao giờ chủ động nói chuyện với cha mẹ, cũng không hay cười như lũ trẻ cùng trang lứa. Ban đầu, cha mẹ tưởng rằng cô bé mới về nhà nên còn lạ lẫm với mọi thứ xung quanh. Nhưng đã một năm qua đi mà Trang vẫn không trở nên cởi mở hơn, ngược lại tính tình còn ngày càng cô lập. Ngày nào cũng thui thủi một mình, giống hệt một con chimnhạn lạc đàn, cô độc và đáng thương. Cha mẹ Trang muốn giúp con gái nhanh chóng thoát ra khỏi sự cô lập nên đã vắt óc suy nghĩ nhưng mọi chuyện vẫn không khá hơn. Bỗng nhiên có một chuyện bất ngờ khiến Trang tự động mở cánh cửa trái tim đã đóng kín từ lâu, trở thành một cô bé cởi mở, vui vẻ và nhiệt tình. Một lần, mẹ dẫn Trang đi tham gia sinh nhật của một bạn đồng nghiệp. Đến bữa tiệc, cô Vân - đồng nghiệp của mẹ em tiến đến chào hỏi: “Đây là con gái chị à? Xinh gái thật, nhìn cũng biết là con bé rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện!”. Bé Trang chưa bao giờ được nhận những lời khen ngợi như thế, nghe cô Vân nói xong, khuôn mặt bầu bĩnh của cô bé bỗng nở nụ cười tươi tắn. Sau đó cô Vân lại hỏi Trang: “Cháu tên là gì?”. Trang đáp: “Cháu tên là Thu Trang ạ!”. Cô Vân liền chỉ tay vào đám trẻ con đang chơi đùa ở đằng kia, nói: “Cháu nhìn đi, bên đó các bạn đang chơi rất vui đấy! Cô biết cháu rất ý tưởng! Cô có chuyện này cần nói với mẹ cháu, cháu qua bên kia chơi đùa với các bạn có được không? Chắc chắn cháu sẽ trở thành người được mọi người yêu quý đấy!”. Bé Trang nghe xong liền đồng ý luôn. Mới đầu chơi với các bạn, Trang còn tỏ vẻ e ngại, nhưng dưới sự lôi kéo của đám trẻ con, chẳng bao lâu sau, cô bé đã bắt đầu cười nói vui vẻ. LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA Trẻ con vốn ngây thơ, vô lo vô nghĩ, tại sao lại cảm thấy cô độc chứ? Thực ra, cho dù là người lớn hay trẻ con cũng đều cần có người thân, bạn bè, để nói chuyện và giao lưu với họ; khi gặp khó khăn cần sự quan tâm, an ủi và động viên từ những người xung quanh. Trẻ cảm thấy cô lập thường là do gặp khó khăn trong chuyện giao lưu với người khác. Bé Trang trong câu chuyện trên là một ví dụ điển hình. Bởi vì lúc còn bé không được ở với cha mẹ, thế nên cô bé nảy sinh cảm giác xa lạ, có khoảng cách với cha mẹ. Trong thời gian ở với ông bà nội, có thể Trang đã cảm thấy cô độc, trở nên xa cách với đám đông rồi. hơn nữa, cô bé phát hiện ra mình không có cha mẹ ở bên cạnh như các bạn nhỏ khác, bản thân mình thật đáng thương. Nhưng khi quay về bên cha mẹ, mọi thứ trở nên quá xa lạ, không có ai thân quen, không có bạn bè thân thiết chơi với cô bé, tất cả những thứ này khiến cho emcảm thấy sợ hãi và cô độc. Cha mẹ muốn giúp con sửa tính cô độc này có thể lựa chọn các phương pháp sau: Thứ nhất: Tạo không khí gia đình đầmấm Các thành viên trong gia đình phải hòa thuận với nhau, cùng tôn trọng và yêu thương lẫn nhau. Trẻ được sống trong môi trường ấm cúng, hòa thuận của gia đình mới có thể phát triển lành mạnh. Cha mẹ cần tích cực cải thiện mối quan hệ với trẻ, quan tâm đến cuộc sống, sức khỏe và chuyện học tập của trẻ. Hàng ngày có thể chơi điện tử, đi bộ, nói chuyện với trẻ để trẻ dần bước ra khỏi thế giới cô độc của mình thông qua việc giao lưu với cha mẹ hàng ngày. Thứ hai: Mở rộng không gian sống của trẻ Hiện nay, do một số nguyên nhân về điều kiện ăn ở, kết cấu gia đình, cha mẹ thường nhốt con cái ở trong nhà, lâu dần, trẻ sẽ trở nên cô lập. Cha mẹ nên để trẻ đi ra khỏi thế giới “cái tôi” của mình, để trẻ nô đùa với bạn bè ở xung quanh. Cha mẹ cũng cần phải tận dụng những kì nghỉ lễ, thời gian rảnh rỗi để dắt trẻ đi công viên, vườn thú… những nơi công cộng, đi thăm họ hàng… để giảm bớt cảm giác xa lạ của trẻ với mọi người và môi trường xung quanh, tăng cường hứng thú giao lưu, hình thành tính cách hoạt bát, cởi mở, vui vẻ cho trẻ. Thứ ba: Tăng cường thể chất Tính cách cô lập của trẻ có liên quan mật thiết đến thể chất yếu ớt của trẻ. Trẻ có thể chất yếu ớt thường thiếu tính kiên nhẫn và sức bền bỉ trong các hoạt động, như thế dễ bị các bạn cùng chơi khinh thường, cô lập. Những đứa trẻ ở trong tình trạng này thường tìm cách né tránh xã hội, né tránh giao tiếp với người lạ, tự tách mình ra để bảo vệ bản thân. Vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên dẫn con ra ngoài xã hội, tham gia các hoạt động thể thao như chèo thuyền, đá bóng, leo núi, bơi lội, du ngoạn…một là để bồi dưỡng lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan và sức bền cho trẻ; hai là để tăng cường thể chất, giúp trẻ có đủ sức chiến thắng trong các hoạt động tập thể. Thứ tư: Xây dựng tấm gương cho trẻ Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Nếu cha mẹ là người khép kín, không giao lưu với thế giới bên ngoài thì con cái đương nhiên sẽ bị ảnh hưởng theo. Do vậy, hãy là những người thầy dạy vỡ lòng cho trẻ. Cha mẹ hãy làm gương cho con trong cách ăn nói, hành động, giao tiếp hàng ngày... Đổi cách nói 3 Mẹ tin rằng con sẽ là một đứa trẻ dũng cảm! Cha mẹ thường nói: Đồ nhát gan, sau này sẽ trở thành kẻ vô dụng thôi! Khi trẻ con cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, cha mẹ tuyệt đối không nên nói những câu đại loại như “đồ nhát gan”…trước mặt trẻ. Làm như thế, mỗi khi gặp chuyện, trẻ sẽ tự nhiên cảm thấy căng thẳng, sợ hãi. Cha mẹ cũng không thể giả bộ như không nhìn thấy hoặc kiên quyết để trẻ ở một mình trong môi trường căng thẳng (ví dụ như ở trong phòng kín), để cho trẻ một mình đối mặt với nỗi sợ hãi thì thật là vô lí, hơn nữa làm vậy cũng không thể bồi dưỡng lòng dũng cảm ở trẻ. Đặc biệt là đối với những đứa trẻ từ 1~3 tuổi, đang trong giai đoạn dựa dẫmvào cha mẹ. Trong quá trình này, mỗi khi trẻ sợ hãi, điều cha mẹ nên làm là bảo vệ trẻ. Nếu cha mẹ không bảo vệ, chúng sẽ càng sợ hãi, sau này rất dễ trở thành những “kẻ nhát gan”, ảnh hưởng đến sự tự tin của các bé. Ví dụ thực tế: Bé Na năm nay ba tuổi, cô bé đặc biệt nhút nhát. Một lần, cha dẫn bé Na ra sân khu tập thể chơi. Đột nhiên, cậu bé hơn hai tuổi ở nhà hàng xóm từ đâu chạy ra, thằng bé dán chặt mắt vào quả bóng trên tay bé Na, tỏ vẻ vô cùng hiếu kì. Bé Na cảnh giác giấu quả bóng ra đằng sau lưng, sau đó lớn tiếng la lên: “Không được cướp quả bóng của tớ!”. Cậu bé nhận ra sự sợ hãi của bé Na liền xông đến cướp. Bé Na sợ quá khóc òa. Cha bé Na vội vàng nói: “Bé Dương, sao cháu lại cướp đồ của chị như thế?”, sau đó lại nói với bé Na: “Em ấy còn nhỏ, tại sao con phải sợ em ấy? Nào, bắt tay với em bé đi, hai đứa hãy làm bạn tốt của nhau nhé!”. Bé Dương làm mặt xấu rồi chạy mất. Kể từ đó về sau, cứ nhìn thấy bé Na đi ngang qua là thằng bé lại chạy ra đánh bé Na một cái hoặc cướp đồ trên tay bé. Còn bé Na cứ nhìn thấy bé Dương là chủ động trốn đi thật xa. Lại có một lần khác, bé Na đang chơi ở nhà để xe ở bên dưới lầu thì nhìn thấy bé Dương đi về phía mình, bé Na liền nói với mẹ: “Mẹ ơi, mau đóng cửa nhà xe lại, anh kia định đánh con đấy!”, cô bé đã “thăng cấp” cho một đứa nhỏ tuổi hơn mình lên làm “anh”. Đây cũng là chuyện khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh phải đau đầu, bởi vì sự hiền lành, rụt rè của con gái thường dễ bị những đứa trẻ nghịch ngợm khác bắt nạt, còn mình thì không tiện nhúng tay vào chuyện của bọn trẻ con, nhưng lại không thể làm gì để bảo vệ con gái mình. Về vấn đề này, mẹ Na đã làm gương cho chúng ta: Buổi tối, mẹ bé Na nói chuyện nghiêmtúc với con gái: “Cậu bé đó nhỏ tuổi hơn con, sao con lại gọi nó là ‘anh’? Con có thể giải thích cho mẹ biết vì sao con sợ nó đến thế không?”. “Bởi vì anh ấy cướp đồ của con, còn đánh con nữa!”, Na nói vẻ ấm ức. “Mẹ tin con là một đứa trẻ dũng cảm, hơn nữa nếu con làm theo lời mẹ nói, thằng bé ấy sau này chắc chắn không dámbắt nạt con nữa! Lần sau nó mà còn cướp đồ của con, con hãy hét lên thật to: ‘Không được bắt nạt tao!’ rồi cướp lại đồ của mình”. Ngày hôm sau, bé Na theo mẹ ra cửa, từ xa đã thấy bé Dương đang lại gần mình, mẹ liền đánh mắt ra hiệu cho bé Na rồi tránh sang một bên. Bé Dương đến gần cướp đồ chơi trên tay bé Na. Bé Na lấy hết dũng khí hét lớn: “Không được cướp đồ của tao!”, rồi giật lại đồ của mình. Bé Dương vì không đứng vững nên ngã ra đất. Thằng bé không ngờ bé Na lại trở nên ‘dũng cảm’ như vậy, thế là lần này liền ngồi bệt trên đất mà khóc nhè. LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA Khi cha mẹ phát hiện ra con mình nhát gan, tuyệt đối không được nhường nhịn bé, cũng không được cho rằng bé vô dụng, phương pháp đúng đắn là giúp bé tìm lại lòng dũng cảm đã bị mất. Để trẻ thoát khỏi sự nhát gan và hướng đến sự dũng cảm, cha mẹ hãy làm theo phương pháp sau: 1. Bình thường cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với trẻ, để bé tham gia nhiều hoạt động có ích và được mở rộng tầmmắt, kể cho trẻ nghe nhiều câu chuyện về các anh hùng rồi cho trẻ biết nhát gan là biểu hiện của sự yếu đuối. 2. Trẻ con hiện nay đa phần bị “nhốt” trong nhà, cha mẹ nên để trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng trang lứa, thường xuyên chơi đùa với các bạn để xóa bỏ cảm giác xa lạ với thế giới bên ngoài. 3. Có ý thức để trẻ tự mua đồ hoặc làmnhững việc nhỏ mà bản thân có thể làm. Trẻ có tiến bộ, cha mẹ cũng cần cổ vũ, động viên để trẻ cảm thấy vui mừng. 4. Cha mẹ cần phối hợp với các thầy cô giáo ở trường, để thầy cô quan tâm, chú ý đến những đứa trẻ nhút nhát này, tạo nhiều cơ hội cho trẻ rèn luyện bản thân. Trong quá trình trưởng thành của trẻ, cha mẹ không thể chỉ biết phê bình sự nhút nhát của trẻ mà nên cổ vũ, động viên nhiều hơn để bồi dưỡng nên lòng cũng cảm cho chúng. Đổi cách nói 4 Sau này Con sẽ rất tài ba! Cha mẹ thường nói: Trông cái bộ dạng ủ rũ của con kìa, đúng là vô dụng! Trẻ con sẽ không ngừng xây dựng sự tự tin của mình trong sự cổ vũ và động viên của cha mẹ. Sự tán thưởng và ủng hộ của cha mẹ chính là động lực giúp trẻ nỗ lực phấn đấu, cũng là sức mạnh vô hình để khơi gợi tiềm năng của chúng. Ví dụ thực tế: Thành tích học tập của Ronal rất kém, mỗi lần kiểm tra, cậu luôn là một trong những người đội sổ. Cô giáo nói rằng: cô bất lực trước cậu, ngay cả bản thân cậu cũng cảm thấy cả đời này mình chẳng thể nào thành công. Vì vậy, Ronal lúc nào cũng buồn rầu, ủ rũ. Một hôm, cô giáo hào hứng tuyên bố trước lớp, học giả Lawson nổi tiếng sẽ đến làm cho Ronal làm một cuộc trắc nghiệm. Lawson là một chuyên gia nghiên cứu nhân tài học, nghe nói ông có một loại máy móc rất thần kì, có thể dự đoán được ai sẽ thành công trong tương lai. Lawson chỉ đảo quanh lớp học vài vòng rồi biến mất. Mấy trợ lí của Lawson tiến hành một cuộc kiểm tra sức khỏe với học sinh trong lớp. Ngoài kiểm tra trọng lượng cơ thể, đo huyết áp… thì không có thứ gì thần bí hết, cuộc kiểm tra chẳng có gì khác biệt so với các cuộc kiểm tra sức khỏe bình thường ở trường. Chỉ có điều các trợ lí của ông có hỏi bọn trẻ vài câu hỏi phiếm, ví dụ như: ở đâu, cha mẹ làmgì, hi vọng tương lai sẽ làm gì… Một hôm, cô giáo tỏ vẻ bí ẩn gọi ra nămcái tên, mời năm người đó lên văn phòng. Ronal vô cùng căng thẳng, tưởng rằng mình không thi tốt, có khi lại bị phạt cũng nên? Các học sinh khác cũng cảmthấy rất ngạc nhiên, bởi vì thành tích học tập của họ cũng đều bình thường. Trong văn phòng có rất đông các thầy cô, còn cả chuyên gia Lawson và các trợ lí của ông: “Các con!”, Lawson hiền hòa nói: “Chú đã nghiên cứu kĩ hồ sơ, gia đình và tình hình học tập hiện nay của các con, chú cho rằng năm người các con sau này nhất định sẽ trở thành người tài ba, cố gắng lên nhé!”. Ronal tưởng là mình nghe nhầm, nhưng nhìn vẻ mặt của tất cả những người có mặt ở đó, Ronal biết đó là sự thật. Ra khỏi văn phòng, Ronal cảm thấy bước chân của mình nhẹ nhàng hơn nhiều, cậu nghĩ: “Hóa ra mình vẫn còn hi vọng, chú Lawson đã nói như vậy, mà dự đoán của chú ấy luôn chính xác, mình phải nỗ lực mới được!”. Ronal ngoảnh sang nhìn bốn bạn bên cạnh, cũng thấy vẻ mặt họ rất rạng rỡ. “Lawson nói mình nhất định sẽ trở thành người tài ba!”, Ronal thường tự động viên mình như vậy. Chẳng mấy chốc, thành tích của Ronal tiến bộ vượt bậc, lọt vào danh sách các học sinh đứng đầu lớp, đương nhiên mấy bạn cùng được gọi lên với Ronal cũng nằm trong danh sách những người đứng đầu. Mười lăm năm sau, Ronal bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa Toán trường đại học Harvard. Trong lễ tốt nghiệp, cậu nhìn thấy giáo sư Lawson. Lawson bây giờ tóc đã bạc trắng, nhưng Ronal vẫn có thể nhận ra, bởi ông chính là người cực kì quan trọng trong cuộc đời cậu. Không ngờ Lawson vẫn còn nhớ Ronal, ông vui vẻ đến chúc mừng cậu. “Nhưng….”, cuối cùng Ronal không nhịn được liền cất tiếng hỏi: “Chú dựa vào điểm nào để tin tưởng rằng cháu nhất định sẽ thành công? Lúc ấy ngay chính bản thân cháu cũng thấy tuyệt vọng về mình!”. “Con à, ta cho con xem một thứ này!”, Lawson dẫn Ronal đến phòng máy tính của mình. Ở đó, Lawson đưa ra tất cả những tài liệu có liên quan đến Ronal, bao gồm cả thành tích học tập của cậu kể từ sau lần trắc nghiệm ấy. Không chỉ có mình cậu mà còn có cả tài liệu về bốn bạn kia. Ronal không thể hiểu nổi rốt cuộc là chuyện gì? “Cuộc trắc nghiệm ấy giờ mới kết thúc. Đề tài trắc nghiệm là ‘Tác dụng của những lời khen ngợi đối với con người”, chúng ta luôn theo sát các con, và cuối cùng cuộc trắc nghiệm đã thành công mỹ mãn. Trên thực tế, ta không hề biết các con có thành công hay không, nhưng cho đến bây giờ, trừ Linda bị tai nạn giao thông và đã qua đời, thì cả bốn người các con đều đã thành công. Ta chỉ chọn đại năm cái tên trong bảng danh sách lớp của các con mà thôi, trước đó ta chẳng biết gì về con hết. Nhưng kết quả trắc nghiệm đã cho thấy: giúp trẻ bồi dưỡng sự tự tin vào khả năng của bản thân có thể phát huy tiềm lực của trẻ, bởi vì con người thường bị dẫn dắt bởi niềm tin trong tim mình, trẻ con cũng không phải là ngoại lệ!”. LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA Cuộc trắc nghiệm này của Lawson là dạng trắc nghiệm tâm lí phổ biến, lợi dụng công hiệu của ám thị bằng ngôn ngữ để bồi dưỡng sự tự tin cho con người. Lawson thực chất là đang khơi dậy sự tự tin của con người thông qua hành vi khích lệ. Hiện nay, rất nhiều cha mẹ quá nghiêm khắc với trẻ, không bỏ qua bất cứ sai lầm, khuyết điểm nào của chúng, khi phát hiện ra là lập tức mắng mỏ, phê bình. Sự không khoan nhượng, không bao che này là đúng, cũng thể hiện được tình yêu thương của cha mẹ với con cái. Nhưng nó lại không đem đến hiệu quả giáo dục lí tưởng. Bởi vì, việc chỉ biết phê bình không phù hợp với đặc điểm tâm lí của con trẻ. Niềm tin của con cái bắt nguồn từ sự khen ngợi của cha mẹ. Con cái cần được khen ngợi, được động viên. “Khen” không chỉ thể hiện niềm tin của cha mẹ mà còn xây dựng được niềm tin ở con trẻ. Chỉ khi trẻ tràn đầy niềm tin vào bản thân, cha mẹ mới có thể đào tạo ra những nhân tài. Vậy, cha mẹ phải khen ngợi và cổ vũ con cái ra sao đây? Thứ nhất: Đừng nên tạo cho trẻ những kì vọng tiêu cực Khi một phụ huynh muốn yêu cầu con mình sáng hôm sau tự soạn sách vở đi học, nên nói rằng: “Mẹ tin rằng con có thể làm được chuyện này!”, chứ không phải nói: “Con có thể làm được không?”. Cách nói sau khiến cho trẻ hoài nghi chính bản thân mình liệu có thể hoàn thành được việc này hay không. Trong một số trường hợp, trẻ có thể không nỗ lực hoàn thành công việc mà đầu hàng, thỏa hiệp, bỏ cuộc giữa chừng. Thứ hai: Đừng đưa ra những tiêu chuẩn quá cao cho trẻ Cha mẹ và thầy cô đều hi vọng trẻ chuyên tâm nghe giảng trên lớp, ngày nào cũng làm bài tập đầy đủ, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, tuy nhiên điều này khó mà thực hiện được đối với những trẻ đang đi học mẫu giáo hoặc tiểu học. Vì vậy, cha mẹ không nên đặt kì vọng quá cao ở con mình, đừng để cho trẻ không bao giờ đạt được mục tiêu đặt ra, như vậy sẽ khiến cho tuổi thơ của trẻ qua đi không vui vẻ, làm trẻ mất đi sự tin vào bản thân. Thứ ba: Coi trọng sự cống hiến, giá trị và ưu điểm của bản thân trẻ Nếu muốn làm cho con cảm thấy thoải mái thì phải để chúng cảm thấy mình là người hữu dụng, những đóng góp của mình thực sự có ích, mình được coi trọng. Rất nhiều cha mẹ thường nói con cái là đồ vô dụng, ở nhà chẳng cho trẻ làm việc gì, bởi vì trẻ làm gì cũng đều không đáp ứng được tiêu chuẩn quá cao của cha mẹ. Cha mẹ phải để trẻ cảm thấy bản thân mình có ích, nên khách quan đánh giá con cái mình, khẳng định ưu điểm, sở trường của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội đóng góp cho gia đình. Ví dụ: Trẻ lau cửa kính không sạch, nhưng lại lau các thứ khác rất sạch sẽ; quét nhà không sạch nhưng lại nhanh nhẹn trong việc mua bán… Cha mẹ hãy phát hiện ra sở trường của trẻ, thường xuyên khen ngợi và cổ vũ trẻ làm tốt hơn nữa, vì như vậy trẻ sẽ cảm thấy tự hào và tự tin, thấy được vị trí quan trọng của mình trong gia đình. Thứ tư: Cổ vũ từng bước tiến bộ của trẻ chứ không phải quá coi trọng kết quả cuối cùng Cha mẹ thường chỉ chú ý đến thành tích học tập của trẻ hoặc chú trọng đến thành tích thi đấu mà coi nhẹ những bước tiến bộ của trẻ hàng ngày. Làm như vậy sẽ khiến trẻ không muốn cố gắng từng chút một, bởi chúng không nhìn thấy được kết quả cuối cùng, lại thiếu đi sự kiên nhẫn và ý chí. Do vậy, cha mẹ cần động viên và cổ vũ trước từng bước tiến nhỏ của trẻ, khiến trẻ có thêm niềm tin và tự tin vào từng hành động của mình. Đổi cách nói 5 Chắc chắn sau này con sẽ càng giỏi hơn! Cha mẹ thường nói: Sao con kém thế? thật vô dụng! Lạc quan là một thái độ sống tích cực, cũng là một dạng tính cách. Khi trẻ học được thái độ lạc quan và tích cực trong cuộc sống, tương lai của trẻ sẽ tràn đầy ánh mặt trời. Mỗi bậc làm cha, làm mẹ đều hi vọng con mình có tính cách lạc quan. Nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều trẻ cứ gặp chuyện gì là lại suy nghĩ theo hướng bi quan. Sự thực đã chứng minh, điều này có liên quan trực tiếp đến môi trường tiếp xúc và sự giáo dục của gia đình đối với trẻ. Ví dụ thực tế Nguyệt là một cô bé có lòng tự trọng rất lớn, nhưng trước mặt cha mẹ, cô bé thường không dám ngẩng đầu. Cha mẹ Nguyệt rất kì vọng vào tương lai của con gái, nhưng thành tích học tập của Nguyệt chỉ ở mức bình thường. Vì vậy, Nguyệt thường thấy bi quan và luôn cảm giác rằng cho dù bản thân có cố gắng ra sao cũng không đạt được yêu cầu của cha mẹ, chứ đừng nói đến sự kì vọng mà cha mẹ đặt ra sau này. Chủ nhật, cả nhà Nguyệt đến thăm chú Lí, đồng nghiệp của cha. Chú Lí có cô con gái tên Vân, lớn hơn Nguyệt một tuổi. Vân là thành viên đội cổ động của trường, là lớp phó học tập môn Văn của lớp, thành tích học tập vô cùng xuất sắc. Vừa đến nhà chú Lí, cha Nguyệt đã không ngớt lời khen ngợi Vân, còn nói với cha Vân: “Anh có cô con gái tuyệt quá! Nhìn xem, bé Nguyệt nhà chúng tôi bây giờ cũng đang học hỏi chị Vân đấy! Tôi dám khẳng định con gái tôi sau này cũng giỏi như bé Vân nhà anh! Con bé đang chăm chỉ phấn đấu lắm!”. Chú Lí nói: “Đương nhiên rồi, bé Nguyệt nhà anh chịu khó thế sau này chắc chắn sẽ giỏi lắm đấy!”. Bé Nguyệt từ xưa đến nay luôn rất bi quan, cứ nghĩ lần này cha mẹ sẽ mắng mỏ mình trước mặt người ngoài, nào ngờ cha không những không làm vậy mà còn khẳng định sau này mình rất giỏi, hơn nữa lại có vẻ rất tin tưởng mình. Từ đó về sau, Nguyệt luôn tràn đầy tự tin vào bản thân, hơn nữa cũng ngày càng trở nên lạc quan hơn. LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA Tính cách lạc quan có thể khơi gợi tiềm năng của trẻ, giữ chúng luôn duy trì được thể lực và tinh thần tốt, hơn nữa có thể thúc đẩy con người tiến bộ. Có thể nói, bé Nguyệt không phải là một đứa trẻ giỏi giang, hơn nữa lại rất tự ti, nhưng cha mẹ không vì vậy mà trách móc hay nản chí với cô bé. Ngược lại họ còn cổ vũ, khích lệ con gái mình bằng thái độ lạc quan và tin tưởng, khiến cho Nguyệt tìm lại được sự tự tin và lạc quan cần có. Cứ như vậy, cô bé nhất định sẽ trở nên giỏi giang như lời cha mẹ nói. Các bậc cha mẹ đều biết, lạc quan có vai trò quan trọng trong thời kì trưởng thành của trẻ, nhưng có nhiều trẻ trước khi học được tinh thần lạc quan này thường có thái độ bi quan, cô lập, yếu đuối hoặc nông nổi. Vậy, cha mẹ cần phải làm gì? Thứ nhất: Xây dựng không khí gia đình ấm cúng Cha mẹ yêu thương nhau, con cái được sống trong không khí ấm cúng của gia đình, được quan tâm chăm sóc và bảo vệ, được trải nghiệm tình yêu thương và tôn trọng, từ đó tâm trạng sẽ tốt hơn, phát triển lành mạnh hơn. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến hành vi, ngôn từ của mình hàng ngày, cho dù có gặp phải chuyện gì không vui cũng cố gắng không thể hiện trước mặt trẻ. Sống trong một gia đình như vậy, trẻ sẽ có được sự tự tin và lạc quan từ nhỏ. Thứ hai: Giao lưu với trẻ Cha mẹ cần thường xuyên để tâm đến những thay đổi tâm trạng của trẻ. Khi trẻ ủ rũ, không vui, cho dù mình có bận thế nào cũng cần bớt chút thời gian nói chuyện với trẻ, cổ vũ trẻ bộc lộ tâm trạng của mình. Hãy để trẻ cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ đối với mình, biết rằng cha mẹ sẵn sàng giúp đỡ mình, tự nguyện nói ra tâm sự của mình, từ đó tăng cường sự hiểu biết của đôi bên, thỏa mãn nhu cầu tình cảm và thúc đẩy sự phát triển tâm sinh lí lành mạnh ở trẻ. Thứ ba: học cách tán thưởng trẻ Trẻ con đều hi vọng được cha mẹ công nhận và tán thưởng. Rất nhiều bậc phụ huynh có nhìn nhận sai lầm về việc giáo dục trẻ. Thay vì khen ngợi những ưu điểm của con cái, họ lại tìm cách bới móc, phóng đại những nhược điểm của chúng, đáng sợ hơn nữa là họ thường xuyên mang nhược điểm của con mình ra so sánh với ưu điểm của con người khác. Làm như vậy chỉ khiến cho trẻ càng thêmtự ti. Cách làm đúng đắn của cha mẹ là: Khi trẻ có sự tiến bộ, hãy cổ vũ và khẳng định để trẻ trải nghiệm cảm giác được cha mẹ khen ngợi, từ đó nảy sinh thái độ lạc quan với cuộc sống. Thứ tư: Dạy trẻ hai câu nói Nếu muốn con mình vui vẻ hơn, cha mẹ nên dạy chúng hai câu nói: Câu thứ nhất: “Tốt quá rồi!”; câu thứ hai: “Mình có thể!”. “Tốt quá rồi!” thực ra là câu nói bồi dưỡng thái độ mỉm cười với cuộc sống, khiến trẻ có thái độ tích cực khi đối mặt với mọi thứ. Để vun đắp được trạng thái tâm lí này cho trẻ, không phải cứ đơn thuần ép trẻ nói câu “Tốt quá rồi!” là được, mà còn cần có sự ảnh hưởng và hun đúc của cha mẹ. “Mình có thể!” là câu nói để cổ vũ sự tự tin của trẻ. Tự tin cũng không phải cứ hô hào là có, mà nó cần được phát ra từ trong nội tâm, muốn vậy, cha mẹ cần phải liên tục giúp trẻ giành được thành công và có những trải nghiệm mới mẻ. CHƯƠNG 2 ĐỂTRẺ CÓ TRÁCHNHIỆM HƠN Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ là nhiệm vụ không thể chối từ của cha mẹ. Mọi người đều biết, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô tư, cha mẹ chấp nhận hết mọi khổ cực về mình để tạo ra môi trường, cuộc sống hoàn hảo nhất cho con cái. Nhưng bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần coi trọng nhiệm vụ bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ. Đổi cách nói 6 Phải Chịu tráCh nhiệmvới những gì mình đã nói, đã làm! Cha mẹ thường nói: Thôi bỏ đi, mẹ biết con chỉ nói đùa thôi mà! Một chuyên gia giáo dục từng nói: “Nên dạy cho trẻ biết, từng hành vi của chúng có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Cứ như vậy, dần dần trẻ sẽ học được thái độ có trách nhiệm với những gì mình đã nói, đã làm”. Bên cạnh việc giáo dục trẻ, cha mẹ nhất định phải để trẻ hiểu rằng: Mỗi người đều phải có trách nhiệm với hành vi của mình, cho dù là tốt hay xấu đều phải gánh vác hậu quả của nó. Đây là một thói quen tốt mà cha mẹ cần đào tạo cho trẻ. Cho dù trẻ có lỗi lầm gì, chỉ cần trẻ có năng lực nhất định thì nên để chúng gánh vác trách nhiệm. Ví dụ thực tế Một bà mẹ người Pháp dẫn theo con trai đến nhà một người bạn Việt Nam chơi. Nữ chủ nhân người Việt Nam rất coi trọng khách đến thăm nhà, còn học cách làm món Tây để mời khách. Bà nói với hai mẹ con người Pháp: “Hôm nay tôi làm món ăn Tây mời các bạn, các bạn thử nếm xem món Tây do người Việt Nam làm có ngon không nhé!”. Cậu bé bảy tuổi nghĩ rằng: Người Việt Nam làm món Tây chắc chắn không ngon. Thế là khi nữ chủ nhân hỏi cậu có ăn không, nó kiên quyết đáp: “Cháu không ăn đâu!”. Lúc nữ chủ nhân bê các món ăn đặt lên bàn, cậu bé bị món bánh Hamberger thu hút. Món bánh rất hấp dẫn, lại thơmphưng phức. Cậu bé nôn nóng nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn ăn hamberger!”. Nữ chủ nhân vui lắm vì cậu bé thích món ăn của mình làm. Bà vui vẻ đẩy đĩa Hamberger đến trước mặt cậu bé và nói: “Ăn đi cháu!”. Ai ngờ đúng lúc ấy, mẹ cậu bé nghiêm túc nói với chủ nhà: “Không được, con trai tôi đã nói sẽ không ăn, nó phải chịu trách nhiệm về những điều nó nói, hômnay nó không được ăn Hamberger!”. Cậu bé cuống đến phát khóc: “Mẹ ơi, con muốn ăn Hamberger!”, nhưng người mẹ hoàn toàn không có động tĩnh gì, chỉ lạnh lùng nói với con trai: “Con phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã nói!”. Chủ nhà thấy vậy nghĩ rằng mẹ cậu bé quá nghiêm khắc, liền bảo: “Cho nó ăn đi, trẻ con đứa nào chẳng thế!”. Bà mẹ người Pháp nghiêm nghị nhìn bạn, nói: “Bạn thân mến à, chúng ta cần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ con!”. Cuối cùng, mặc cho cậu bé khóc gào, người mẹ vẫn không đồng ý cho nó ăn Hamberger. Sự thực là như vậy, chỉ cần trẻ con hiểu rằng nó phải gánh chịu hậu quả như thế nào trước hành vi của mình, thì mới học được tinh thần có trách nhiệm. LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA Trong cuộc sống hiện tại, cha mẹ nên để trẻ thử gánh vác trách nhiệm của mình. Ví dụ, khi trẻ gặp phải phiền toái, bạn nên nói: “Đây là sự lựa chọn của con, con thử nghĩ xem tại sao lại như vậy?”, chứ không phải nói với trẻ rằng: “Con đã cố gắng rồi, là bởi vì cha mẹ không có khả năng giúp đỡ con!”, mặc dù chỉ là một câu nói nhưng lại phản ánh những quan niệm khác biệt. Nếu như bạn vô tình giúp con cái thoái thác trách nhiệm, trẻ sẽ tưởng rằng mình không cần thiết phải gánh vác nó, điều này rất không có lợi cho cuộc sống sau này của chúng. Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ không quan tâm đến việc bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho con cái. Khi trẻ gặp phải chuyện gì đó, cha mẹ thường thay trẻ gánh vác, hi vọng trẻ có thêm nhiều thời gian để học hành. Kì thực, tinh thần trách nhiệm là nền tảng để trẻ học làm người, để trưởng thành. Tinh thần trách nhiệm cũng là một trong những tiêu chuẩn làmviệc, không có tinh thần trách nhiệm thì không thể làm việc nghiêm túc. Muốn bồi dưỡng tinh thần trách nhiệmcho trẻ, cha mẹ cần làm những việc sau: Thứ nhất: nghe ý kiến của trẻ về cuộc sống gia đình Cha mẹ có thể nói chuyện với con cái về một vài chuyện vặt trong nhà, đồng thời hỏi xem trẻ có suy nghĩ hay ý kiến gì, hoặc đề nghị trẻ đưa ra phương án giải quyết vấn đề. Khi cha mẹ thường xuyên lắng nghe ý kiến của trẻ, áp dụng những ý kiến có giá trị của chúng, trẻ sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm với gia đình. Thứ hai: Không ủng hộ trẻ mách lẻo Nếu trẻ thường xuyên nói người khác như thế này, thế kia trước mặt mình mà cha mẹ lại nghe lời của trẻ thì chẳng khác gì bạn đang nói với chúng rằng: “Mẹ sẽ giúp con xử lí chuyện này. Mẹ biết con còn quá nhỏ, không thể giải quyết được! Vì vậy chỉ cần có chuyện gì, cứ để mẹ biết là được rồi!”, thái độ này không hề có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Thông thường, khi trẻ mách lẻo, cha mẹ nên thể hiện thái độ của mình: “Mẹ không thích con mách lẻo tội của người khác!”, đương nhiên cha mẹ cũng cần phải cân nhắc đến vấn đề an toàn. Nếu trẻ nhìn thấy ai đó có hành vi nguy hiểm, chạy về nói với mình, thì cha mẹ cần chú ý. Thứ ba: Dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương người khác Cha mẹ cần bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của trẻ với xã hội, phải yêu cầu trẻ chủ động quan tâm người già, người bệnh tật và những bạn nhỏ hơn mình. Lúc cha mẹ bị ốm, dạy trẻ học cách chăm sóc cha mẹ. Để trẻ biết ngày sinh nhật của cha mẹ và cổ vũ trẻ tặng quà. Thứ tư: Để trẻ tập làm những việc lặt vặt trong gia đình, bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm với gia đình Trước khi yêu cầu trẻ làm việc gì, cha mẹ cần nói rõ ràng để trẻ có thể hiểu được. Kiên nhẫn hướng dẫn bé làm việc nhà, cổ vũ, khen ngợi và khích lệ bé tích cực giúp đỡ cha mẹ. Đổi cách nói 7 Hai mẹ con mình cùng thỏa thuận một chuyện nhé! Cha mẹ thường nói: Chẳng lẽ con không có đầu óc à? Đa phần trẻ con đều có một vài tật xấu. Nhiều lúc cha mẹ chỉ không để ý một chút là trẻ sẽ hình thành thói quen xấu. Vậy, phải làm sao để trẻ hình thành thói quen tốt đây? Qua ví dụ nhỏ dưới đây, bạn sẽ biết được phương pháp có hiệu quả nhất. Ví dụ thực tế Yến Nhi tính tình cẩu thả, bừa bãi, mẹ thường mắng cô là “đoảng”. Học kì mới sắp bắt đầu rồi, mẹ Yến Nhi đã đưa ra một quyết định để sửa tật xấu của con gái. Một hôm, mẹ gọi cô bé lại: “Mẹ và con cùng thỏa thuận một chuyện nhé!”, Yến Nhi nghe xong cảm thấy rất tò mò, vội nói: “Dạ được ạ, mẹ nói đi, chúng ta thỏa thuận gì ạ?”. Mẹ nói: “Kể từ ngày hôm nay trở đi, mỗi ngày mẹ sẽ cho con mười điểm. Con làm chuyện gì không đúng sẽ bị trừ một điểm, giúp mẹ một việc được cộng một điểm. Bị trừ quá năm điểm sẽ không được xem phim hoạt hình. Nếu được điểm tuyệt đối có thể xem hai bộ phim hoạt hình!”, Yến Nhi vội đáp: “Dạ được ạ! Chúng ta bắt đầu từ ngay mai, mẹ nhé!”. Buối tối, mẹ chỉ ra mấy lỗi sai của Yến Nhi: 1. Đánh răng xong lại không đặt kem đánh răng và cốc về đúng chỗ cũ. 2. Uống nước xong không đậy nắp cốc lại. 3. Đi vệ sinh xong không xả nước. 4. Cởi quần áo ra không chịu treo lên mắc. 5. Bài tập… mẹ còn chưa nói xong, Yến Nhi đã kêu rầm rồi: “Ối, sao mà nhiều thế, cũng may là chưa bắt đầu, ngày mai con sẽ phải cẩn thận hơn!”. Sáng ngày hôm sau, Yến Nhi cẩn thận làm từng việc, không để phạm lỗi như ngày hôm qua, lòng thầm nghĩ: thế này thì có gì khó đâu! Cô bé đang đắc chí thì mẹ nhắc: “Ngủ dậy mà không uống nước, rửa mặt xong mà không bôi kem dưỡng, bị trừ hai điểm. Nhưng con đã giúp mẹ gấp chăn màn, mẹ tặng cho con một điểm!”, trước khi ra khỏi nhà, Yến Nhi lại bị trừ thêm một điểm vì thay dép lê ra mà không cất vào giá để giày gọn gàng. Cứ như vậy, Yến Nhi buồn bã suốt cả ngày vì cô không đạt điểm tuyệt đối. Vì vậy, chỉ được xem một bộ phim hoạt hình. Nhưng cô bé đã hạ quyết tâm, ngày mai nhất định phải giành điểm tuyệt đối. Đọc xong ví dụ này, bạn có cảm nhận gì không? Phương pháp của mẹ Yến Nhi rõ ràng có hiệu quả hơn nhiều so với việc dùng gậy đánh, đe dọa, nhiếc móc hay chỉ trích. Những người thông minh cần động não suy nghĩ phương pháp hiệu quả để thay đổi thói quen xấu của trẻ mà không khiến cho trẻ cảm thấy phản cảm hay muốn chống đối. LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA Không thể coi thường vai trò của sự tán thưởng và cổ vũ trong quá trình rèn luyện tính tự giác, kỉ luật của trẻ. Cha mẹ không nên ép trẻ phải làm thế này thế kia, vì dưới sự ép buộc, áp đặt của cha mẹ, trẻ không những không nhớ mà còn nảy sinh tâm lí chống đối. Cha mẹ nên thông qua việc cổ vũ để trẻ tự nguyện làm, nếu trẻ tự nguyện làm thì hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều. Ví dụ, khi bạn muốn trẻ làm một chuyện gì đó, có thể bé sẽ nói: “Để lát nữa con làm!”, nhưng rất lâu sau, trẻ vẫn không có ý động tay vào. Lúc này cha mẹ thường vì thương con nên sẽ làm thay trẻ luôn. Sự dung túng này sẽ khiến trẻ hình thành thói quen lười biếng và không có khái niệm về thời gian. Cách chính xác là khi trẻ nói như vậy, hãy hỏi trẻ xem “một lát nữa” là bao nhiêu lâu, để trẻ nói chính xác thời gian, sau đó bảo với chúng: “Con nói được thì phải làm được đấy!”. Một đứa trẻ hình thành được tính kỉ luật và tự giác từ nhỏ có thể khắc phục được rất nhiều thói quen xấu, ví dụ: xem ti vi hoặc chơi điện tử suốt ngày… Khi chúng học được cách kiểm soát bản thân, chúng sẽ biết chừng mực hơn. Do vậy, trong quá trình khen ngợi trẻ cha mẹ cần chú ý bồi dưỡng khả năng tự kiềm chế của chúng. Để trẻ có thể quản lí công việc của mình tốt hơn, cha mẹ có thể dạy trẻ một vài phương pháp, tôn trọng ý kiến của trẻ, khen ngợi thành tích trẻ đạt được. Dần dần trẻ sẽ hiểu được phải có trách nhiệm thế nào với mọi chuyện của mình, tự nhiên chúng sẽ hình thành nên thói quen tốt. Bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ không phải chuyện một sớm một chiều, vì vậy phải thực hiện từng chút một. Các phương pháp cụ thể được trình bày dưới đây: Thứ nhất: nói về tác dụng của quy tắc Nói cho trẻ hiểu nơi đâu cũng có quy tắc, những quy tắc có thể khiến cuộc sống tốt đẹp hơn. Ví dụ: con người phải tuân thủ luật lệ giao thông, quy tắc trò chơi, quy tắc thi đấu… cha mẹ có thể hỏi vặn lại trẻ, nếu không tuân thủ quy tắc thì sao, để trẻ biết được hậu quả của việc vi phạm quy tắc, từ đó sẽ có thái độ coi trọng quy tắc hơn. Thứ hai: bồi dưỡng kĩ năng quy tắc Một số trẻ có ý thức nhất định về quy tắc, nhưng vẫn thường xuyên vi phạm. Nhiều khi, rõ ràng là dậy sớm nhưng cuối cùng vẫn đến lớp muộn. Nguyên nhân của tình trạng này không phải là do trẻ cố ý mà có thể là vì trẻ chậm chạp trong chuyện đánh răng, rửa mặt hay mặc quần áo… Trong trường hợp này, cha mẹ cần bồi dưỡng cho trẻ khả năng tự giải quyết vấn đề cá nhân, tìm ra quy tắc và cách làm tốt mà nhanh nhất, nâng cao kĩ năng sống cho trẻ. Thứ ba: bồi dưỡng tinh thần kỉ luật Cha mẹ đừng ngại bàn bạc và đưa ra những quy tắc trong gia đình để cả gia đình cùng tuân thủ. Ví dụ: vào phòng người khác phải gõ cửa; chơi đồ chơi xong phải dọn dẹp gọn gàng, nói sai phải xin lỗi, lúc xem ti vi không được làmphiền người khác… Cho dù là cha mẹ, nếu vi phạm cũng phải chịu phạt, như vậy sẽ khiến trẻ nhận thức được tính nghiêmtúc của quy tắc. Thứ tư: bồi dưỡng thói quen tuân thủ quy tắc “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy”, đồ vật dùng xong phải đặt về đúng vị trí cũ, ra khỏi nhà phải chào hỏi người lớn, ăn ngủ phải theo đúng thời gian qui định… Đổi cách nói 8 Con à, đừng dễ dàng nói từ bỏ! Cha mẹ thường nói: con tôi số không may, toàn gặp phải những chuyện rắc rối như thế này! Cuộc sống của mỗi người không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Trẻ con trong quá trình trưởng thành thường gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn. Phần lớn những vấn đề đó là lần đầu tiên trẻ được trải nghiệm, vì vậy khó mà tránh khỏi thái độ chán nản và muốn thỏa hiệp. Lúc này trẻ rất cần có cha mẹ ở bên cổ vũ để