🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
NHỮNG TÊN ÁC QUỶ
CỦA Y KHOA
DƯỚI THỜI ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN
(Các cuộc thí nghiệm y khoa
trên con người sống
trong các trại tập trung)
Nguyên tác
LES MÉDECINS MAUDITS
của
CHRISTIAN BERNADAC
bản Việt ngữ
Người Sông Kiên và Lê Thị Duyên
với sự cộng tác của
Giáo sư Nguyễn Trung Lương
và Giáo sư Lê Ngọc Liên
bìa của Nguyễn Hê
SÔNG KIÊN – in lần thứ nhất – SAIGON – 1974
Nguồn sách scan: sadec1
Tạo cover: 1953snacke
Đánh máy: Derby, tran ngoc anh, langtu, Van.Cuong, 4DHN Sửa lỗi: Derby, langtu, 4DHN
Soát lần cuối: 4DHN
Tạo ebook: QuocSan
Ebook này được thực hiện theo dự án “SỐ HÓA SÁCH CŨ” của diễn đàn TVE-4U.ORG
https://thuviensach.vn
Ver: 1.1
Ngày hoàn thành: 25/02/2016.
KÍNH DÂNG
Cha tôi ROBERT BERNADAC người từng biết rõ địa ngục của lưu đày nhưng không hề biết thù hận.
https://thuviensach.vn
Lời tựa
Tại sao?
Các đóa hoa Mỹ Nhân Thao lại nở rộ trong những cánh đồng đã lại xanh cỏ ở Dachau, Buchenwald hoặc ở Auschwitz. Đối với hằng triệu người trẻ tuổi hiện nay – những người sinh sau năm 1935 – thì cuộc phiêu lưu dai dẳng đầy tội ác của bọn Đức quốc xã dường như bị chôn vùi trong quên lãng. Như thế càng tốt, vì cuộc phiêu lưu nầy không liên quan gì đến họ cả. Từ lâu rồi, những kỷ niệm đau buồn của thế hệ cha anh mẹ họ đã được xếp lại dưới chồng hồ sơ của “các câu chuyện tập thể”.
Thời gian bôi xóa quá nhanh một cách nhanh chóng đến nỗi rất nhiều người tự hỏi: những tội ác kinh hồn kia, những tội ác đã được miêu tả tỉ mỉ từ hơn 20 năm qua, không biết đã có xảy ra thật sự không? Lịch sử thường được trí tưởng tượng tiểu thuyết hóa đi.
Sự phiêu lưu của các “y sĩ đáng bị nguyền rủa” hay “tên ác quỷ của Y khoa dưới thời Đệ nhị Thế chiến” vẫn còn là một chương ít người biết đến trong quyển lịch sử tội ác của chế độ Đức quốc xã. Một tấm màn trinh trắng luôn luôn che đậy khéo léo những phúc trình của các vụ án. Các nhà văn đã viết về những cuộc thí nghiệm y học trên con người sống tại các trại tập trung hầu hết đều là y sĩ.
Cho đến đầu năm 1967, tôi đã gặp hơn 50 sinh viên của Đại học Y khoa Ba lê, và tôi lấy làm ngạc nhiên khi nhận thấy họ không biết tí gì về những cuộc thí nghiệm ở các trại tập trung, và gần phân nửa số sinh viên ấy đã chấp nhận cách thí nghiệm bằng con người sống, trong một vài điều kiện nào đó. Những người khác thì coi chúng như những “cuộc thí nghiệm cần thiết”, nếu chúng có thể đem lại sự trị lành cho hằng ngàn người khác. Sau cuộc chiến, luận thuyết nầy là một bênh vực hùng hồn độc nhất cho “y sĩ đáng bị nguyền rủa” hay “tên ác quỷ của Y khoa dưới thời Đệ nhị Thế chiến”. Lý luận nầy trở thành thông dụng trong một vài lãnh vực y học. Một dẫn chứng nổi bật nữa là một bài báo ở Thụy sĩ có nhan đề: “Y học và
https://thuviensach.vn
Vệ sinh”, đăng trong số báo 639 phát hành tháng 4 năm 1964. Bài báo khẳng định:
- Con vật thí nghiệm lý tưởng là con người. Nếu có thể, mỗi khi thí nghiệm ta nên chọn con người làm con thí nghiệm. Tìm người bệnh chắc hẳn phải nghĩ: muốn biết các bệnh trạng con người, ta phải nghiên cứu chính con người. Những cuộc nghiên cứu thành công nhất, tài tình nhất và hữu ích nhất là những cuộc nghiên cứu được thực hiện trên con người. Vậy, chúng ta phải tiến hành trong việc nghiên cứu con vật phát triển hơn hết của loài vật, đó là con người.
Miễn phê bình.
Năm 1952, trong vụ xử các y sĩ phạm tội ở Struthof, người ta đã xác định rõ ràng giới hạn của các cuộc “thí nghiệm trên sinh vật”. Còn Đức Giáo hoàng thì có thái độ trái ngược lại. Ngài đã lên án gắt gao các cuộc thí nghiệm nầy và cả những người tình nguyện làm chuột bạch để thí nghiệm:
- Trong mọi trường hợp, một người khỏe mạnh không được tự nguyện để cho giải phẫu. Hậu quả của việc giải phẫu chắc chắn sẽ làm tàn phế thân thể con người, hoặc hủy hoại sức khỏe con người một cách trầm trọng và lâu dài. Người bị giải phẫu không thể bỏ mặc cho y sĩ toàn quyền sử dụng thân xác mình, vì chỉ có họ – chủ nhân của thân xác – mới có quyền sử dụng mà thôi.
Viện Hàn lâm Y học luôn luôn buộc tội các hành động thí nghiệm trong các trại tập trung, nên đã công bố các quy luật về những loại thí nghiệm nầy. Viện xác định sự khác biệt giữa các phương pháp thí nghiệm mới áp dụng cho các bệnh nhân và các cuộc thí nghiệm với người khỏe mạnh. Nếu trong trường hợp thứ nhất, các cuộc thí nghiệm coi như cần thiết và còn là bắt buộc nữa, thì trong trường hợp thứ hai:
- Sự thí nghiệm nầy chỉ có thể được áp dụng đối với những người tự nguyện sau khi đã được thông báo rõ ràng và sau đó họ hoàn toàn tự do chấp thuận hay từ chối. Và cuộc thí nghiệm phải do một y sĩ thật tài giỏi
https://thuviensach.vn
thực hiện. Vị nầy phải có khả năng làm giảm thiểu những nguy hiểm có thể xảy ra.
Trên đây là một vài điều tóm tắt về 10 quy luật của tòa án Nuremberg được công bố sau khi vụ án xử các “vai chính chủ động” của nền y học Đức quốc xã vừa kết thúc.
Các kết luận của Viện Hàn lâm Y khoa và các quy luật của tòa án Nuremberg không làm thỏa mãn toàn thể giới y khoa. Thật vậy, làm sao tưởng tượng được có một người tình nguyện hoàn toàn tự nguyện?[1]
- Người ta biết rằng rất hiếm người được tự do ưng thuận, vì người ta có thể dễ dàng tạo ra một bầu không khí gợi cảm và lôi cuốn để gây ảnh hưởng cho nhân vật. Tất nhiên, thân phận các tù nhân càng dễ bị làm áp lực để biến thành những thí vật.
Còn việc hy sinh tự nguyện được cộng đồng chấp nhận?[2] - Một tâm trạng như vậy cho chúng ta thấy sẽ đưa đến một sự thoái hóa và sự trở về với tình trạng tế sống con người của bọn đa thần giáo khi xưa. Chỉ khác chăng là việc dâng hiến con người trong trường hợp nầy lại được thực hiện cho một đối tượng mới: đó là y học.
Thương thay, xã hội nào cũng cần đến những người “tử đạo”! Cũng vào năm 1952 ấy, các y sĩ Do-thái nhóm họp tại Jérusalem. Họ kết luận:
- Không một người nào có quyền hy sinh đồng loại mình vì mục đích phụng sự khoa học.
Nhất là khi các vị y sĩ biết rằng: không bao giờ họ bị trừng phạt… Hitler và Himmler còn bố trí sẵn một bầu không khí thuận lợi cho những sự việc quá đáng diễn ra. Quyển sách nầy trình bày các cuộc thí nghiệm y khoa mà chính ông nầy đã đòi hỏi hoặc dung túng.
Tôi không phải là y sĩ. Tôi làm việc với tư cách một nhà báo. Tôi đã tìm gặp lại các cựu tù nhân đã bị các y sĩ Đức quốc xã bắt làm thí nghiệm, các y sĩ phạm nhân vừa bị kết tội tử hình vì đã phụ tá hoặc chuyên viên cho các “nhà nghiên cứu” của Đức quốc xã. Tôi đã khảo duyệt hằng ngàn chứng từ,
https://thuviensach.vn
các bản ghi tốc ký của các vụ án quan trọng. Tôi đã dùng bản dịch lời khai ở tòa án Nuremberg của François Bayle là một y sĩ thiếu tướng người Pháp, ông làm giám định y sĩ ở tòa án. Ông là người có quyền gặp các nhà khoa học tội phạm trước khi kêu án họ. Ông đã xuất bản một tác phẩm quan trọng về đề tài nầy, nhan đề là “CROIX GAMMÉE CONTRE CADUCÉE”. Nhưng rất tiếc, tác phẩm nầy ngày nay không còn nữa, ngay trong các thư viện cũng rất khó tìm thấy được.
Tác phẩm kết luận một cách kém lạc quan rằng:
- Khi ở nơi nào đó trên thế giới có một nhà độc tài đúng nghĩa, dù lớn hay nhỏ. Rằng một khi ông ta đã thành công trong việc biến đổi lứa thanh niên thành đám người cuồng tín nhờ một chủ nghĩa đầy “lý tưởng”, dẫu sai lầm và vô nhân, như chủ nghĩa diệt trừ tận gốc những ý niệm tôn giáo và đạo đức, lúc bấy giờ sự tồi tệ sẽ bừng sống dậy. Các y sĩ sẽ còn vi phạm vào lương tâm con người, lấy cớ là để phụng sự khoa học và công ích nhân loại. Các cuộc nghiên cứu quái đản sẽ tự tung tổ chức, không phải chỉ thực hiện ở nước Đức, mà còn ở nơi khác nữa. Quốc gia mạnh nhất sẽ nhận lãnh trách nhiệm về việc đó và tất cả sẽ được khởi sự lại.
Tôi đã cố ý bàn về “đạo đức thực nghiệm” trong lời tựa nầy cốt giữ cho tác phẩm các sự kiện đơn thuần, duy nhất và nguyên vẹn. Tôi không “tô điểm cho văn hoa”, cũng không “kêu gào phẫn nộ”. Tôi không cố ý đặt nặng sự khủng khiếp ở đây.
CHRISTIAN BERNADAC
Người ta không có quyền giết chết một con người bởi vì người ta không biết được các hình ảnh đang nằm sâu trong đáy mắt người ấy. SAINT EXUPÉRY
Điều ô nhục ấy, sẽ không có ai xá miễn cho chúng ta cả.
Giáo sư THÉODORE HEUSS
Cựu Tổng thống
Cộng hòa Liên bang Tây Đức.
https://thuviensach.vn
1
LOẠT THÍ NGHIỆM VĨ ĐẠI LẦN ĐẦU
Cảnh tượng nầy, hắn biết lắm chứ, vì là những cảnh luôn đem đến cho hắn toàn là ác mộng. Chiều đó, lại một chiều, rồi nối tiếp nhau cứ chiều nầy qua chiều khác. Buổi lễ sinh nhật thứ 33 của hắn ta nghĩ thật cũng lạ lùng! Hắn mỉm cười.
- Nầy, đúng rồi Walter Neff ạ, anh vừa đúng 33 tuổi. Không còn nghi ngờ gì nữa, năm nay có thể là năm cuối cùng của đời anh. Thật vậy, anh là tên tù nhiều diễm phúc, còn là tên y tá cần thiết của cả khối người mắc bệnh lao ở trại Dachau, làm sao anh có thể thoát khỏi cuộc phiêu lưu mới mẻ nầy?
Sigmund Rascher đã ghi vào cuốn sổ tay, bọc bìa đen, “ngày 22-2-1942”. Một cơn gió len vào trong chiếc hành lang nhỏ hẹp bằng đất nện, phân cách hai gian trại tạm trú, rồi cơn gió lại lan đi tại căn buồng bằng kim khí. Rascher ngước mắt lên khỏi cuốn sổ tay và bảo Neff:
- Anh hãy lấy ván đóng lại dùm lối đi. Làm sao làm việc được với mấy luồng gió nầy.
Neff, tay chân băng giá, cảm nghe có một giọt mồ hôi đọng tròn lại giữa đôi mắt. Hắn suy nghĩ:
- Như thế đó, chúng tôi càng bị cô lập hơn nữa. Rồi sau đó, bọn họ sẽ giết tôi. Vì họ không dung thứ cho ai đã chứng kiến nội vụ, để rồi có thể kể lại…
Rascher thét lên:
- Đã lên đến 47.200 bộ[3] rồi! Bảo hắn hãy lột bao mặt ra. Cái ngày 22-2-1942 nầy là ngày được chọn theo ý muốn của một y sĩ S.S. để làm ngày bắt đầu cho loạt những cuộc thí nghiệm đầu tiên bằng con người sống trong lịch sử Đức quốc xã, tại trại tập trung Dachau. Ông ta chỉ là một bác sĩ hạng bét, dáng người hơi mập, hiện là đại uý trừ bị thuộc binh chủng Không quân, tên là Rascher. Nhưng ông ta lại được việc: chẳng bao
https://thuviensach.vn
lâu nữa, ông ta sẽ được làm giáo sư đại học. Và ông sẽ hết còn nghe tiếng bom đạn chiến tranh gọi chào vào buổi tối nữa. Vã lại, ông ta sẽ phải nói các điều nầy với “người bạn thân” đầy uy quyền của ông là Himmler: trong mọi trường hợp, không nên hy sinh các nhà bác học nơi các chốn trận mạc…
Đến đây thì bác sĩ Romberg đã cắt đứt dòng tư tưởng đang mê giấc của ông ta:
- Xong rồi! Hắn đã lột bỏ chiếc bao mặt.
Gian phòng có áp lực thấp đã được bác sĩ Siegfried Ruff, vị giám đốc trẻ tuổi của Trung tâm Thí nghiệm Hàng không, giao lại cho Rascher. Căn phòng nầy là một cái ngăn lớn thẳng đứng, giống như chiếc thùng kín để làm việc dưới nước, được trang bị bằng các giàn ống, các cần điều khiển và các cửa nhỏ bên hông. Cách mặt đất độ 2 thước, có một cái xà ngang như chiếc đòn ngang thể thao, trên đấy máng các loại trang cụ của lính nhảy dù, thêm có cái chuông bò và tấm bảng nhỏ của học trò. Có tay vặn và tay lái ở ngoài, cho phép người thực hiện cuộc thí nghiệm điều chỉnh áp lực không khí của gian phòng. Với các trang bị nói trên, hai vị bác sĩ Rascher và Romberg sẽ có thể thực hiện những chuyến bay giả tạo ở mức độ cao khoảng 22.000 thước. Bây giờ thì đồng hồ chỉ 15.000 thước (47.200 bộ).
Tên tù được sử dụng làm vật thí nghiệm, giống như tên múa rối trong bộ đồ ngũ sộc, bị buộc vào trong đai da. Hắn ta do dự. Bàn tay còn nắm chiếc bao mặt, dùng để thở dưỡng khí, như chùng lại. Neff nghĩ:
- Nếu hắn ta không lột chiếc bao mặt ra, thì Rascher sẽ cho hắn về chầu diêm chúa, chỉ trong giây khắc thôi.
Rốt lại, tên “vật thí nghiệm” đành quyết định: cái mõm lợn bằng da (chiếc bao mặt) được tháo ra và chầm chậm đánh qua lại ở nơi đầu sợi ống dẩn hơi. Mắt của tên tù méo xệch, như trong một trò chơi tàn bạo. Chiếc đầu ngoẻo ra sau với cái miệng há hóc, lổ mủi phòng to lên. Rascher ghi chú:
https://thuviensach.vn
- Các triệu chứng trầm trọng về sự buồn nôn của các phi công; các chấn động làm co rút.
Neff để ý:
- Đúng là một hình múa rối mà người ta giựt tất cả các sợi dây điều khiển cùng một lúc.
Rascher xoay từng ly, từng ly một, chiếc tay lái điều khiển tổng quát. Kim đồng hồ chỉ 30 giây, còn máy đo cao độ chỉ 14.500 thước. Đến đây, chiếc thân của tên nhảy dù giả tạo bỗng nhiên cong lại một cách dữ dội, chân tay như chập lại vào nhau; giống như chiếc lưỡi liềm để dựng đứng. Cuốn sổ đen được ghi thêm một dòng chữ nguệch ngoạc:
- Opisthotonos.[4]
Bỗng nhiên, Romberg lại khám phá ra có một sự vô ích của cuộc thí nghiệm. Không khi nào, không thể và không bao giờ, viên phi hành rời máy bay bị trúng đạn ở các độ cao như vậy mà lại bung ngay chiếc dù ra; ông ta khởi đầu sẽ cho tự nhiên rơi xuống. Người ta không nhảy một cách “tự động” ở cao độ 15.000 thước mà nhảy theo lối “điều khiển”. Cùng lúc ấy, Romberg lại khám phá thêm một điều vô ích nữa: sự vô ích về các điều lo ngại của ông. Vì tên SS Rascher, được Himmler bảo trợ, có thể tự cho tất cả mọi quyền.
Còn ông Romberg, được Viện Thí nghiệm Hàng không của Chính phủ biệt phái đến đây, chỉ là để chứng kiến công cuộc nghiên cứu của Rascher, trong khi Viện cứ tưởng là Romberg điều khiển…Ông đến bên chiếc cửa hông. Còn Rascher thì ghi:
- 14.300 thước. Tay đưa thẳng tới trước, tìm cách ngồi như kiểu con chó, 2 chân bẹt ra, giữ thẳng đờ. Tứ chi lại giao động; mặt khi nhợt nhạt, khi thì đỏ bừng, chỉ còn có cái miệng thở hổn hển, vì thiếu dưỡng khí. Nhịp thở bất thường, gia tăng và mở rộng, với các dáng điệu thiếu mạch lạc, và thay đổi đột ngột, thêm sự ngộp thở gây nên các chấn động, nhất là đôi mắt, cặp mắt mở rộng, hết sinh khí rồi tắt lịm, làm cho ta nghĩ đến một con cá, bị
https://thuviensach.vn
người thợ câu bỏ mắc cạn trên bãi cỏ, nó vặn mình một cách vô vọng, rồi xoắn lại như khu ốc với đôi mang thở rã rời và chiếc đuôi giãy chết. Xuống còn chừng độ sáu cây số, nạn nhân nói phều phào, miệng chảy nước dải, các bắp thịt dãn ra vài giây đồng hồ, trước khi co rút lại như trước. Dãn ra, thắt lại, rồi dãn ra, tiếng càu nhàu khô khan đã mòn mõi, rồi thưa dần, lại kêu rên, ngực nhấp nhô theo tiếng ngáy đều, để rốt lại trở thành những tiếng kêu tuyệt vọng, hải hùng. Chiếc đầu ngã quặp ra phía trước. Khổ hình đã kéo dài từ 20 phút qua. Tên nhảy dù giả tạo sắp tới mặt đất. Rascher ghi:
- Kêu từng chập, nhăn mặt, rồi lại cắn lưỡi.
Rascher hỏi:
- Anh có nghe tôi không?
- Khá chứ?
- Hãy trả lời đi?
Năm phút qua từ khi đáp xuống mặt đất, phản ứng đầu tiên: - Sao?
Hắn lắc đầu và nheo đôi mắt.
- Hãy cố đứng lên!
Hắn cố ráng thử và lập lại nhiều lần:
- Không, xin để tôi yên.
Chín phút: hắn đứng lên, và mặc cho câu hỏi thế nào hắn chỉ trả lời: - Chỉ một phút thôi.
- Nói cho chúng tôi biết ngày sanh của anh?
- Chỉ một phút thôi.
Hắn hít mạnh; phùng đôi má, lằm bằm các con số, đầu xoay qua bên trái. Hắn không quên thử trả lời câu hỏi thứ nhất về ngày sanh của hắn, kế đến phiên hắn đặt lại các câu hỏi:
- Tôi có thể cắt một miếng được không?
https://thuviensach.vn
- Tôi có thể thở được chứ? Có tốt không nếu tôi thở một hơi dài? Rascher không trả lời. Người tù nạn nhân ưỡn phồng chiếc thân mình. - Tốt lắm. Cám ơn rất nhiều. Tôi có thể cắt một miếng được không? Mười lăm phút đã trôi qua:
- Bây giờ đây anh đi tới thử xem.
- Tốt lắm. Cám ơn rất nhiều.
Và hắn bước tới.
- Ngày sanh của anh?
- 1928 (thật sự thì hắn ta sinh ngày 1-11-1908).
- Ở thành phố nào?
- Có cái gì vào năm 1928.
- Còn nghề nghiệp của anh?
- 28, 1928. Tôi có thể thở một hơi dài được không?
Rascher trả lời được.
- Tôi rất hài lòng về việc ấy.
Hắn ta chạy lại cửa hông mở sẵn của gian phòng.
- Xin ông tha lỗi cho.
Rascher vẫy khẩu súng lục lên, mở chốt an toàn, lên đạn và bắn vào không khí. Người tù nhân không thấy có một phản ứng nào. Tâm trí hắn trở lại bình thường 24 tiếng đồng hồ sau. Và hắn cũng không nhớ lại sự hạ xuống từ từ nhưng bất động trong chiếc phòng có áp suất thấp.[5]
Và Rascher chấm dứt câu chuyện:
- Tốt lắm, chúng ta sẽ khởi sự lại vào ngày mốt.
Có hai con người, muốn với từng viên đá một, rồi từng viên đá, xây nên Chiếc Kim tự tháp Đức quốc xã. Đó là Hitler và Himmler vậy. Hai ông nầy đã chấp nhận và khuyến khích các cuộc thí nghiệm y khoa trên con người sống.
https://thuviensach.vn
Trong quyển “Mein Kampf”, (“Cuộc chiến đấu của tôi”) được xem như là cuốn thánh kinh của chế độ. Hitler, sau khi đã chứng minh sự siêu đẳng của chủng tộc Aryen, viết tiếp:
- Quốc gia là một phương tiện giúp đạt được mục đích. Và mục đích ấy là cốt sao để bảo đảm và tạo thuận lợi cho việc phát triển một cộng đồng gồm các con người, cùng một loại như nhau, cả về thể xác lẫn tinh thần.
Vậy nguyên tắc chung đã được đề ra, và các ông cũng biết rằng tất cả mọi phương tiện đều tốt, ngay cả việc bóp nát các dân tộc yếu hèn nô lệ, để cho “cái căn bản lựa chọn”, tức cái giai cấp thượng đẳng được hưng thịnh thêm lên. Đồng thời với việc bôi xoá các con người hèn mọn trên trái đất nầy, người ta cũng phải sử dụng họ trong việc xây đắp “Đế quốc Ngàn năm” và kiện toàn nòi giống của các bậc “Vương tế ngàn đời”. Đám người hạ tiện rất đông kia nhưng lại ít quý bằng các con vật của phòng thí nghiệm, vì khi các y sĩ muốn có những con khỉ để làm thí nghiệm, họ phải gởi mua chúng từ Calcutta hay Bombay. Bây giờ thì không cần phải như thế nữa: chiếc “nôm khổng lồ bằng kẽm gai” đã chụp lên hằng triệu tù nhân.
Viên Tướng y sĩ Karl Brandt, một chức quyền tối cao trong lĩnh vực y học của Đức quốc xã, bị kết án tử hình tại toà án Nuremberg, đã quả quyết trước các vị quan toà rằng Hitler đã có ý tưởng về các cuộc thí nghiệm nầy từ năm 1935.
- Hitler đã đưa ra ý kiến nầy, nhân một cuộc giải phẫu nơi cổ họng của ông vào năm 1935. Lúc đó ông đã tuyên bố rằng không có gì gọi là mâu thuẫn trong việc sử dụng các tội nhân vào các cuộc thí nghiệm để cải tiến các vấn đề y học.[6]
Cũng trước các vị quan tòa nầy, giáo sư Gebhart, bạn thời niên thiếu của Himmler, là y sĩ thiếu tướng và lãnh tụ về phương diện các huyền bí học của y sĩ SS, xác nhận lời tuyên bố của Brandt. Ông còn đi xa hơn thế nữa:
- Các cuộc thí nghiệm của Rascher do Himmler ra lệnh đã được trình bày với Fuhrer và Hitler đã khẳng định rằng theo nguyên tắc, các cuộc thí
https://thuviensach.vn
nghiệm trên con người được cho phép khi quyền lợi quốc gia đòi hỏi và lúc bấy giờ, các cuộc thí nghiệm được luật pháp bảo vệ; chớ không phải bị chế tài và ngược lại, ai không chấp nhận thi hành mệnh lệnh quân sự ấy sẽ bị trừng phạt. Theo Himmler, vị Quốc trưởng nghĩ rằng người ta không thể nào để yên một số người trong đám các tù nhân tại các trại tập trung trong khi các người lính phải chiến đấu, những đàn bà con trẻ chịu đau khổ chết chóc vì các cuộc oanh kích.
Hitler ít khi bận tâm đến các việc xảy ra hằng ngày về sự sống hay chết trong các trại tận diệt.
- Về các chi tiết hãy thỉnh ý Reichsfuhrer SS Himmler (Reichsfuhere S.S: Tổng tư lệnh lực lượng S.S ngang hàng với Thống chế) Người cựu sinh viên khoa Nông học, còn là tín đồ vừa của đạo giáo bí truyền-học và vừa chủ nghĩa thực dụng. Ông đã thú nhận với Heydrich.[7] - Tôi cũng thích chơi vĩ cầm như anh, nhưng thích nhất là được trị lành bệnh cho con người, bằng cách ban phép lành, hoặc điều trị như là các y sĩ. Và Gebhart còn cho chúng ta biết tại Nuremberg rằng quyển sách gối đầu giường của Himmler là một tác phẩm về tư tưởng và về các công trình của Hippocrate. (Nhà Đại danh y Cổ Hy lạp, lối 190-125 trước Thiên Chúa được coi như Thủy tổ ngành y khoa)
- Không có quyển sách nào mà Himmler đã thường hay tham khảo bằng quyển của Hippocrate. Từ năm 1940, sách nầy luôn được đặt trên bàn việc của ông ta.
Tác phẩm nói trên là món quà tặng của vợ ông. Bà đã sưu tầm các tác phẩm xưa nói về “các phép săn sóc dành cho bệnh nhân”. Nếu nói đó là do tính tổ truyền thì cũng không có gì mâu thuẫn: Bà Himmler, cũng như mẹ và bà của bà đều là nữ y tá.
Ở gia đình Himmler, nhu cầu làm thí nghiệm thật đúng là một chứng bệnh:
- Cứ thử làm thí nghiệm luôn, tất nhiên rồi sẽ có thể tìm ra một cái gì.
https://thuviensach.vn
Nhất là các ông lang băm thường nhận được ân huệ của ông. Ví dụ như khi nhà lãnh tụ Ý đại lợi Mussolini bị bắt, và các cơ quan gián điệp Đức không biết ông bị giam giữ ở đâu. Himmler, trong một buổi tiệc thật sự – có cả thuốc xì gà, rượu Champagne – cho hội lại 40 tù nhân ở Oranienburg Sachsenhausen, gồm các thầy bói, thầy bùa và thầy tướng, để truy tìm tung tích vị Quốc trưởng Ý bị biệt tích.
Chúng ta không nên lầm lẫn điều đó. Và giờ đây có thể nói dễ dàng là: “Các nhà Lãnh đạo Đức quốc xã đều là những người điên… Hãy xem vị y sĩ riêng tài ba của Hitler là bác sĩ Morell, đã nhồi nhét thuốc cho ông toàn chất độc kích thích mã tiền, Himmler lại điều khiển các tổ chức thần bí như nhóm Thulé (Thulé, tên do người La mã đặt cho xứ Island, một đảo ở phía Bắc Âu châu) hoặc nhóm Ahnenerbe (nhóm đi tìm di sản tổ tiên). Và các chiêm tinh sư của các tổ chức nầy muốn tìm lại kho tàng của dân Cathares (thuộc một giáo phái ở miền trung nước Pháp) tại lâu đài Montségur (một trong các pháo đài chống giữ tại thành phố Albi của dân Cathares, ngày nay đã đổ nát) và chiếc thánh bôi Saint Graal (bình rượu lễ đãi chúa Jésus Christ trong bữa cơm cuối cùng với các giáo sĩ của Ngài) giữa vùng Tarasconsur-Ariège và Vicdessos.[8]
Tất cả đều sự là thật, nhưng Himmler đi từ nguyên tắc là tất cả phải được dò thử trong mọi lãnh vực. Chúng ta trở lại điều đó qua câu nói trứ danh của ông ta:
- Cứ thử làm thí nghiệm luôn, tất nhiên rồi sẽ có thể tìm ra được một cái gì.
Ahnenerbe có nghĩa là “di sản của tổ tiên”. Tổ chức nầy vào năm 1933, có quy điều là: “Tìm lại Xuất xứ, Truyền Thống, Công Trình và Sản Nghiệp của dân Bắc Âu thuộc dòng Ấn-Nhật-nhĩ-man, và truyền bá cho dân chúng biết các kết quả của công cuộc tìm kiếm nầy dưới một hình thức thật hay ho và thú vị.”
Chắc chắn là “các người đi tìm” đã tản mác khắp nơi: nào việc tìm kiếm mới về điểm kim thạch (loại đá làm kim loại hóa vàng khi đụng đến) và hòn đảo tưởng tượng Atlantide ở trên Đại tây dương cùng các nghi lễ đầu
https://thuviensach.vn
tiên với các ma thuật thuộc loại thần bí học, nào việc nghiên cứu các đạo giáo lớn, các phong trào thần bí, nào việc giải thích các bậc thánh hiền của xứ Tây tạng hay các nước Âu châu… nhưng, đặc biệt nhất là nhóm Ahnenerbe, qua sự kiểm soát của Himmler, đã tận tụy với công cuộc thí nghiệm trên con người. Kể từ năm 1942, nó chỉ còn quan tâm một cách thiết thực đến vấn đề ấy mà thôi. Và viện Nghiên cứu được xáp nhập vào Bộ tham mưu riêng của nhân vật thứ nhì của chế độ Đức quốc xã.[9]
Và Rascher cũng như rất nhiều nhà thí nghiệm khác đều là nhân viên của “Nhóm tìm lại di sản tổ tiên” hay là nhóm Ahnenerbe.
Sigmund Rascher là con trai của một vị y sĩ. Khi gặp Nini Diehls thì ông vừa 30 tuổi, trong khi nàng lại đến 46 tuổi. Nhưng Nini Diehls có thể đáp ứng cho cao vọng và phá bỏ mọi tầm thường của cuộc sống của người tình là Rascher. Về bạn bè, bà chỉ có mỗi một người duy nhất và rất vĩ đại là H. Himmler. Cặp nhân tình không hề chịu lùi bước trước bất cứ một sự thấp hèn nào. Và Rascher đã dám tố cáo ngay chính cả cha mình với bọn Gestapo.
- Đấy là kẻ thù của chế độ…
Và ông thân sinh của ông ta đã bị bắt đi đày.
Nếu các nhà lãnh đạo Đức quốc xã hoan nghinh sự tự do kết hôn, thì trái lại họ lại thích được tiếp nơi gia đình họ, các cặp vợ chồng hợp pháp; có dẫn theo các đứa trẻ tóc vàng. Cặp vợ chồng Rascher đợi sanh đứa con thứ hai mới lập tờ hôn thú. Cặp “bắt chợt” nầy được Heinrich Himmler cưng chiều, tặng cho các ngân phiếu còn để trắng. Họ có mặt trong tất cả các cuộc tiếp tân. Và Nini Diehls rụt rè nhìn xuống khi có một bà lớn tuổi mập béo, ngốn ngấu các món ăn bằng thịt và rượu bia, hỏi câu:
- Hẳn bà phải có bí quyết gì! Với tuổi của bà mà có con xinh đẹp thế kia, thật là chuyện gần như khó có thể tưởng tượng được!
Bí mật của vợ chồng Rascher chỉ có một người thứ ba biết được mà thôi: một cô tớ gái nhẹ dạ đã chịu bán “cái kết quả thầm lén” của cô ta. Và Nini Diehls bằng lòng mua món hàng nầy, trả đúng không sai chạy một ten; và
https://thuviensach.vn
còn tiếp tục đặt sát “đứa con tội lỗi” khác vào năm tới nữa. Một màn độn gối có bề dầy cao thấp khác nhau, đã biến cái hình dáng của người đàn bà lớn tuổi, nhưng trông hãy còn rất trẻ đúng như ý nguyện.
Rascher thường năng lui tới với giới y sĩ Hàng không. Bác sĩ Siegfried Ruff, giám đốc Trung tâm Thí nghiệm Không quân Đức, đã quả quyết tại tòa án Nuremberg rằng các phi công không biết làm cách nào khi họ phải rời phi cơ trên một cao độ thật cao. Họ cũng không được trang bị cả máy dưỡng khí để nhảy.
Các phi hành đoàn đều khiếp sợ sau khi mở dù, nào hạ xuống rồi đáp trên đất liền hoặc dưới biển, nào sự khó chịu trên cao độ hoặc chết đuối dưới nước. Chúng tôi không thể giúp họ được gì, vì chúng tôi không có những căn cứ thực tập. Thế mà, các chiến đấu cơ lại bay cao đến 10.000 hay 11.000 thước. Và phi cơ địch lại còn bay cao hơn nữa. Chúng tôi có một loại phóng pháo cơ, chiếc Messerschmitt 163, hãy còn đang trong vòng thí nghiệm. Loại nầy có thể vọt lên cho đến tư 10.000 đến 12.000 thước trong vòng 2 phút. Có những chiếc máy to lớn hơn và chiếc phi cơ vĩ đại hơn đang được chế tạo. Loại nầy có thể lên cao 16.000 thước. Các phát triển cơ giới đã vượt quá nhanh so với các kết quả thu lượm được ở phương diện y khoa hàng không. Tôi đã giải quyết được vấn đề cứu nạn ở khoảng cao độ 12.000 thước, nhưng việc cứu nguy trên cao độ 20.000 thước hãy còn đang nghiên cứu.
Rascher biết rằng Ruff và các cộng sự viên của ông nầy đã tự thực hiện được hơn 10 000 cuộc thí nghiệm:
- Phải nói cho đúng là chúng tôi đã tạo mọi điều kiện cho đến lúc nào mà chúng tôi không thể đối phó được nữa, tức là đến điểm nguy hiểm… Chúng tôi phải trả giá cho sự sống… Và chúng tôi chỉ có hai người bị chết thôi.
Nhưng các cuộc thí nghiệm của Ruff phải bị ngưng lại, sau khi ông tiếp cuộc viếng thăm của Rascher. Rascher nói với ông:
- Tôi được phép làm thí nghiệm trên các tù nhân của trại Dachau, các “tên tội phạm chuyên nghiệp”. Giấy phép nầy cho Himmler ký.
https://thuviensach.vn
Thật vậy, Rascher đã bàn luận thật lâu về các vấn đề nầy với Reichsfuhere (Himmler) và một bức thơ đề ngày 15-5-1941 đã chính thức hóa lời yêu cầu của ông ta:
“Việc nghiên cứu các chuyến bay có độ cao đã chiếm một tư thế rất quan trọng, vì các phi cơ chiến đấu của Anh đã đạt mức cao độ cao hơn máy bay của ta. Người ta cho là đáng tiếc nếu không thể thực hiện các cuộc thí nghiệm trên các “nhân liệu” (vật liệu bằng người) vì các cuộc thí nghiệm nầy rất nguy hiểm, không ai dám tình nguyện cả. Vì lẽ đó nên tôi đặt ra câu hỏi chính yếu nầy: Ngày có thể cho chúng tôi sử dụng 2 hoặc 3 tên tội phạm chuyên nghiệp, để dùng vào các mục đích thí nghiệm tối hậu nầy chăng?”
Và Himmler, qua ngòi bút của viên bí thư đã trả lời:
“Dĩ nhiên, các tù nhân sẽ sẵn sang được đặt dưới quyền sử dụng của anh…”
Các viện nghiên cứu chính thức, không tin tưởng mấy vào Rascher nhưng không ai dám nói năng gì cả. Người ta sẽ phải tìm các y sĩ đại úy đứng đắn hơn… Rascher sẽ là phụ tá của họ. Nhưng các bác sĩ Lutz và Wendt đều từ chối. Sự kiện nầy thật cũng khá hiếm và đáng được lưu ý. Bác sĩ Lutz đã bày tỏ lý do từ chối kia trước tòa án Nuremberg:
- Tôi tự cho mình không đủ sắt đá đối với loại thí nghiệm đó…chỉ làm thí nghiệm trên con chó thôi, khi nó nhìn mình và dường như nó có một tâm tư gì, cũng đã là một việc khá khó khăn lắm rồi…
Riêng bác sĩ Romberg, chắc chắn là ông có nhiều thận trọng hơn Rascher, nhưng lại không thể từ chối được. Và đến khi ông muốn rút lui khỏi công cuộc thí nghiệm, thì mọi việc đã quá trễ rồi.
Chúng ta không nên quên rằng, đối với Rascher, các cuộc thí nghiệm là phương tiện nhanh nhất và chắc chắn nhất để ông ta chiếm được một chân giáo sư trong một trường đại học. Nhưng để cho các công trình của ông ta nặng ký hơn các công cuộc khảo cứu của những nhà nghiên cứu khác như Romberg chẳng hạn, thì chúng phải đưa đến những kết luận thật độc đáo.
https://thuviensach.vn
Viên y sĩ đại úy nhỏ người đầy tham vọng nầy lo xếp đặt một hồ sơ dày cộm về vấn đề ông nghiên cứu. Hằng ngàn cuộc thí nghiệm đã được thực hiện trên các loài vật. Nhìn sơ qua ta thấy các kết quả đạt được lên đến nhiều cao độ cả trăm cây số. Và bây giờ thì sao? Nếu các thí nghiệm trên con người chỉ dùng để xác định lại các dữ kiện của vấn đề và để sửa đổi riêng về phần chi tiết, thì đó chỉ là một cuộc nghiên cứu thường! Nhưng, nếu như người ta muốn đi xa hơn nữa, như là người ta để chết một người trên cao độ 15 cây số, như là thực hiện cuộc phẫu nghiệm tử thi ở trên cao độ nầy, hoặc ở dưới nước, để chứng nghiệm lại bệnh tắt huyết vì ngộp hơi; và một cách tỉ mỉ, người ta tả sự hấp hối của nan nhân…! Viện trưởng các viện nghiên cứu hàng không, không biểu lộ một điều gì cả, họ run sợ trước bọn S.S.
Thế nên, ở trại Dachau sắp phát sinh ra hai loại thí nghiệm khác nhau. Loại thứ nhất, với các thí vật tình nguyện, được đối xử tử tế. Đây là loại chính thức được dành cho các quan sát viên cao cấp. Tất cả các thí vật nầy đều là tù nhân người Đức. Và loại thứ hai là loại thí nghiệm bí mật, không có mặt bác sĩ Romberg và cũng không có chứng nhân, được thực hiện với các tù nhân mà ngày hôm sau họ sẽ bị hành hình trong các phòng giảm khí áp.
Chúng ta hãy nghe một tù nhân người Đức tại trại tập trung, ông August Heinrich Vieweg nói:
- Ngay lúc mà các động cơ của phòng thí nghiệm nầy bắt đầu nổ máy thì có một không khí âm ma của tử thần chế ngự trong cả khu bệnh xá; chuyện thường xảy ra cho bệnh nhân hoặc cho ngay cả các y tá đang đứng trong các dãy hành lang là họ bị đưa ngay đến nơi thí nghiệm.
Chuyện là như vậy, mặc dù viên đội trưởng trại tập trung đã tuyển sẵn cho mười tội nhân.
Mười tội nhân nầy phải là 10 thí vật chính thức của cuộc thí nghiệm. Bọn người nầy được cho ăn uống đầy đủ, được hút thuốc và như tôi được biết người ta gọi họ là các thí vật chứng nghiệm. Ngoài họ ra còn có một số lớn các tù nhân khác nữa, được chọn may rủi trong trại để đem đến phòng giảm
https://thuviensach.vn
khí áp. Hơn nữa, tôi còn nhớ có một ông trưởng “khối”[10] được gởi đến bệnh viện để trị bệnh sưng phổi, lại bị dẫn đến nơi thí nghiệm nầy và vài ngày sau thì được đem vào nhà xác.
Nhân chứng số một của bên nguyên trong vụ án nầy ở Nuremberg phải là Walter Neff.
Các cuộc thí nghiệm đã được khởi đầu vào ngày sinh nhật của tôi tức là ngày 22-2-1942. Chiếc phòng được đem đến do một chiếc xe chở than. Bác sĩ Romberg đồng thời cũng đến cho lệnh ráp máy và các chỉ thị liên quan đến sự vận chuyển của luồng hơi.
- Có một số tù nhân tình nguyện làm thí vật vì Rascher hứa là họ sẽ được trả tự do nếu họ chịu để cho thí nghiệm. Có khoảng 10 người tình nguyện. Chỉ có một người được thả tên là Sobolla. Hắn phải chịu một cuộc thí nghiệm trước sự chứng kiến của Himmler. Ông nầy có hỏi hắn đã bị hạ ngục từ bao lâu. Về sau, hắn bị đưa vào toán Dirlewanger, thật là một điều tai họa nữa lại đến với hắn. Đấy là một đơn vị SS đã được luyện tập ở Oranienburg, phụ trách các công tác đặc biệt ở những nơi nguy hiểm nhất. Chớ còn tôi chưa hề thấy một trường hợp nào về một tù nhân bị án tử hình được hoán giảm hình phạt bằng bị tù chung thân, sau khi chịu các cuộc thí nghiệm ở trên cao độ.
Neff quả quyết rằng Rascher làm việc một mình và vào buổi tối. Theo nhân chứng nầy thì ngoài 10 thí vật chính thức, còn có từ 180 đến 200 thuộc mọi quốc tịch đã phải chịu các cuộc nghiên cứu đặc biệt của vị bác sĩ nhỏ người nầy. Có hơn 70 người bị chết trong số có 16 tù nhân chiến tranh người Nga.
- Các người phải chịu trải qua các cuộc thí nghiệm khắc nghiệt kết liễu bằng sự chết đã được bọn SS cung cấp sau sự đòi hỏi của Rascher ở ban quản đốc trại tập trung. Theo ý kiến thô thiển của tôi thì mỗi trường hợp chết người trong phòng giảm khí áp đã bị gây nên một cách cố ý. Quyền hành của Rascher tại trại tập trung thật là vô giới hạn. Hắn ta càng ngày càng trở nên mạnh thế và cuối cùng không ai có thể dám chống lại hắn ta cả. Tôi không thể chối cãi là tôi có cảm giác rằng Romberg có ý muốn rút
https://thuviensach.vn
lui ra ngoài các cuộc thí nghiệm. Tôi không thể quả quyết có phải là do ông thiếu sự can đảm, hay bởi lý do nào khác mà ông ta không dám rút lui. Sáng kiến của tất cả mọi vấn đề tùy thuộc vào Rascher. Tôi dám tin chắc rằng nếu Romberg, được lệnh hướng dẫn một mình các cuộc thí nghiệm có Rascher, thì sẽ không có người bị chết.
Các quan tòa bị Neff thuyết phục và họ đã xử trắng án vị “bác sĩ yếu hèn” Romberg nhưng không phải vì thế mà ông ta không bị điều tra điêu đứng.
Câu hỏi: Tại sao ông không thử cản ngăn Rascher ngừng các thí nghiệm khi mà ông hiểu được rằng các thí nghiệm đã đến lúc đi tới chỗ khốc hại. Romberg: Một nhà khoa học không thể dễ dàng dùng võ lực tấn công vào thân thể của người khác, vì nền giáo dục và các điều mà y đã hấp thụ và học hỏi được. Cá nhân tôi, tôi không phải là một tay vũ phu cũng như võ sĩ quyền Anh…
Câu hỏi: Khi xảy ra cái chết đầu tiên, vào ngày 1 tháng 4, thì sự việc đã diễn tiến như thế nào?
Romberg: Đấy là cuộc thí nghiệm trên một cao độ từ 13.000 đến 14.000 thước, Rascher đã giữ rất lâu ở một mức cao độ, nên xảy ra một sự tắc huyết do việc giảm khí áp đã tạo nên cái chết.
Câu hỏi: Ông chỉ đứng bên cửa sổ hông? Hay là ông có bận coi về một bộ máy cho Rascher?
Romberg: Tôi nhìn máy điện tâm động đồ, khi cuộc thí nghiệm đi đến chỗ nguy kịch đáng lý chính tôi phải ngưng cuộc thí nghiệm thì tôi lại phải báo cáo với Rascher.
Câu hỏi: Ông có thể làm gì để cứu nạn nhân lúc mà ông thấy rằng cuộc thí nghiệm đã trở nên nguy hiểm?
Romberg: Rascher đã nắm trong tay các bộ phận điều khiển về cao độ. Ông ta có thể xoay tay bánh để tăng áp suất, như vậy là cao độ sẽ bớt đi trong phòng thí nghiệm.
https://thuviensach.vn
Câu hỏi: Tại sao ông không thể xoay bánh xe đó để cứu mạng sống cho nạn nhân?
Romberg: Trong trường hợp ấy, tôi sẽ phải đánh ông ta. Nhưng ông bác sĩ lại không phải là võ sĩ quyền Anh…
https://thuviensach.vn
2
CHẾT VÌ LẠNH
Nini Diehls bây giờ đã là bà Rascher rồi. Cả hai rất ý hợp tâm đồng và đều rất có công với tổ quốc họ. Và đây mới là bước đầu: người tớ gái trung thành Stakhanovisle vừa báo động cho họ biết là sẽ có một “hàng giao mới chắc chắn” trong thời hạn từ 7 đến 8 tháng tới đây. Bà Rascher có thể mua sắm kim đan mới. Bà sẽ là mẹ của đứa bé thứ ba ở vào cái tuổi khoảng gần nửa thế kỷ. Còn ông chồng bác sĩ, ông ta đang trù tính cho những “cuộc khám phá phi thường”. Với chiếc thân hơi khòm, tóc chải bóng, các chồng hồ sơ cấp trong tay, ông là “nhà bác học không thể có người thay thế được” ở dưới cái chế độ Đức quốc xã nầy. Tuy nhiên lòng tự phụ của ông ta càng làm ông ta bị xa cách với mọi người. Ông ta đã không từng tuyên bố với giáo sư Sinh lý học Rein như thế nầy sao:
- Ông tưởng ông là một nhà sinh lý học chính cống đấy ư? Không đâu: vì các thí nghiệm của ông chỉ được giới hạn trên các con bọ và các con chuột thôi. Tuyệt đối chỉ có tôi mới là người duy nhất biết thật về ngành sinh lý học của loài người, bởi vì, chính tôi, tôi đã làm thí nghiệm trên các con người, chớ không phải trên các con bọ hay con chuột đâu.
Rascher có gì để e sợ? Không có gì cả! Vì hơn lúc nào hết, ông ta là người được sự bảo trợ của Heinrich Himmler!
Sau ngày có trận chiến tranh với Anh quốc, các Cơ sở Nghiên cứu của Không quân Đức chú tâm về phần kê suất các cuộc cứu nguy trên mặt biển. Bởi vì người Anh đã hạ không ngớt các phi cơ Đức, nên biển Manche giá buốt là nơi giết chết các phi công của Thống chế Tư Lệnh Không quân Goering, còn hiệu quả hơn là các viên đạn liên thanh:
- Vấn đề cóng lạnh trở nên rất quan trọng cho chúng tôi (theo lời cung khai của y sĩ Thiếu tướng Hippke tại tòa án Nuremberg). Các phi công bị rơi xuống biển, đã bị chết vì lạnh, dù họ có quần áo ấm, các phi công được vớt từ biển lên hãy còn sống, cũng đã chết sau đó, dù có thuốc men, có chăn ấm và nhiều loại chăm sóc khác nữa. Cả Hải quân nữa, họ có kinh
https://thuviensach.vn
nghiệm về các người bị đắm tàu đã được vớt về tới đất liền còn sống, nhưng rồi lại cũng bị chết đi. Đấy thật là một việc khó hiểu. Tại sao các người nầy không khôi phục được? Tại sao tình trạng của họ càng ngày càng nặng thêm cho đến chết? Tất cả bọn họ đều bất tỉnh nhân sự và cứng đơ người nhưng hãy còn sống. Rồi họ dần dần lịm đi luôn sau đó. Và chúng tôi không còn hiểu được gì nữa cả.
Rascher vào lúc bấy giờ đã từng giết hại các người “nhảy dù giả tạo” bị làm vật thí nghiệm trong phòng giảm áp suất ở Dachau. Giờ đây ông ta đang lo thu thập tất cả các bài nghiên cứu về vấn đề chết cóng được xuất bản hoặc đăng tải trên báo chí nhưng lại bất kham vì bởi còn đa mang quá nhiều “công việc bí mật và vô giá” của ông ta nữa, nên ông không thể xếp đặt cùng một lúc hai cuộc thí nghiệm khác nhau. Để định lại ngày, ông ta đề cập vấn đề nầy với Himmler. Ông nầy mỉm cười và nheo mắt bảo:
- Các dân chài đã tìm được chỉ mỗi một giải pháp, nhưng rất hay, khi họ lên bờ bị buốt lạnh, họ yêu cầu bà vợ nằm áp sát lên người họ. Câu nói tới đây bị át mất trong tiếng cười rộ và tiếng đánh chát vào đùi. Giáo sư Weltz, trong các tuần lễ tiếp theo đó, đã đăng tải một bài báo làm lôi cuốn sự chú ý của các cơ sở Nghiên cứu của Không quân và bác sĩ Rascher nhà ta:
“Theo cuộc nghiên cứu sơ khởi trên các con chuột bạch, do một sự tình cờ, Weltz và các vị phụ tá của ông đã khám phá ra được một sự kiện rất quan trọng là có rất nhiều con chuột bạch bị tê lạnh, thường ở vào một nhiệt độ thật nguy hại, lại được hồi sinh hết sức mau chóng, bằng cách cho ngâm nóng chúng trong nước ở độ ấm khoảng 40 độ. Theo các lý thuyết được tận dụng cho đến lúc bấy giờ, thì người ta hy vọng ở cái mà văn từ y học goi là bệnh “ngất xỉu trầm trọng” sẽ được cứu chữa bằng phép ngâm nóng.[11] Sau cuộc khám phá lạ lùng nầy, họ thử liệng nhanh các con vật bị tê lạnh 3 hay 4 lần trong nước có nhiệt độ ở 45 độ và ngay cả đến khoảng 60 độ, số bách phân các con vật được cứu sống còn tăng cao hơn nữa.”
https://thuviensach.vn
Tiếp theo đó, Weltz lên đường đi Dachau, ông vượt qua khỏi trại tập trung và đặt cơ sở làm việc tại một trại nuôi heo khổng lồ, cách các “phòng hắc ám” của Rascher khoảng chừng 10 cây số.
- Tôi dời phòng nghiên cứu của tôi đến Freysing, tại một nông trại mà nơi đây, người ta nuôi nhiều heo, điều nầy cho phép chúng tôi thực hiện việc thí nghiệm trong các điều kiện gần với con người hơn. Thật vậy, con heo có một biến thái rất gần với biến thái con người, vóc dáng nó cũng tương xứng và nó cũng còn là giống không thuộc loài vật có da rậm lông.
Qua các thí nghiệm tiếp theo đó, Weltz nắm được các kết quả tương tự như với các con chuột. Không quân nghĩ đến việc áp dụng sự tái khám phá nầy (vì đã được khám phá trước từ thế kỷ thứ 19 ở Nga) cho con người. Các thủy thủ, phụ trách việc cứu vớt ở biển, sẽ được huấn luyện để vừa khi vớt lên, họ cho ngâm các phi công trong nước ấm 40 độ.
Rascher xen vào và tuyên bố với Thiếu tướng y sĩ Hippek: Reichsfuhrer S.S. Himmler đã hạ lệnh cho tôi thực hiện các cuộc thí nghiệm trong lãnh vực nầy:
Điều mà ngày nay có vẻ như vô lý đã xảy ra: vị Thiếu tướng phải thoái nhượng trước một Đại úy… như Gebhardt sau nầy đã có nói về việc đó: - Vì có hình ảnh của Himmler chập chờn ám ảnh.
Nhưng cái “hình bóng” nầy không hoàn toàn làm mờ ám cả trí thông minh của các nhà chuyên môn quân sự. Họ quyết tình giao công tác cho một chuyên viên. Một mình người nầy thôi, lo điều khiển công cuộc thí nghiệm… làm cái chân trên bàn đạp thắng, để kềm hãm các cuồng nộ háo sát của Rascher. Người được chọn là bác sĩ Holzlohner, ông là giáo sư sinh lý học tại Y khoa Đại học đường Kiel; các phi công đã từng nhờ đến ông trong việc chế biến các bộ áo phi hành của thời đại… Như loại hàng vải, giày ống, găng tay thông hơi, sẽ bốc hơi nóng khi chạm với nước. Giáo sư Holzlohner còn lo nghiên cứu và săn sóc các phi công được cứu vớt lên từ mặt biển, trong suốt thời gian có cuộc chiến với Anh quốc.
https://thuviensach.vn
Ông là người làm việc rất tận tâm và gương mẫu. Chúng tôi chưa bao giờ thấy có một y sĩ nhân đạo như ông, chỉ có một việc đáng kể: trị lành bệnh cho chúng tôi.
Đấy là những lời diễn đạt của Đại úy Ichlutzer nói về giáo sư Hozlohner. Thế thì làm sao ta có thể tưởng được rằng ông đã nhúng tay vào các cuộc thí nghiệm trên con người? “Cái hình ảnh” của Himmler dường như không phải là một giải pháp thỏa đáng. Và người ta có thể tự hỏi, có phải vì một sự tin chắc là được khỏi bị trừng phạt, đã làm lay chuyển được cái căn bản đạo lý, cả nền y-đạo-học chức nghiệp và luôn các giá trị tinh thần của một số người rồi chăng? Để tránh thoát được cái ma lực quỷ quái, tiềm tàng trong người họ. Và ngay ở giờ phút đầu tiên báo hiệu sự sụp đổ của chế độ, giáo sư Holzlohner cảm thấy mình bơ vơ, không một sự che chở nào, nên ông đã tự tử.
Walter Neff biết rằng “ông đại úy nhỏ người” kia sắp gọi đến anh ta. Tất cả các cụ bị trong “khối” số 5, chỉ có thể che dấu thêm một sự “ngông cuồng” mới nữa. Có hình ảnh gắn bó nào sẽ thay được cái hình ảnh mà anh ta đang khắc sâu trong tận đáy mắt. Rascher giải thích:
- Phải đấy… thật là giản dị, anh đã có kinh nghiệm khá vững vàng qua các cuộc thí nghiệm về cao độ…
Từ thợ máy – y tá – đạo tì – thợ điện – bây giờ Neff lại trở thành viên phụ tá y khoa.
Hendrik Bernard Knol, một người Hòa lan trẻ tuổi, đang ngủ chập chờn trên tấm vạt giường của bệnh xá. Bệnh kết-mô-viêm của hắn ta được chữa khỏi từ từ.
- Đứng lên mau cái thằng chết thối! Theo ông! Mau lên!
Knol lãnh trọn một bá súng vào người khi hắn xỏ chân vào chiếc dép da. Trước bệnh xá, có một chiếc xe vận tải màu xanh đang đậu chờ. - Mầy sẽ đi vác nước đá.
https://thuviensach.vn
Và “không hiểu chút gì mục đích của công tác nầy”, Knol cứ lo vác khoảng 20 cây nước đá đem bỏ vào một cái hồ nước bằng gỗ thật kỳ lạ nằm ngay giữa gian phòng vừa được sơn lại mới mẻ mà người gác dan SS gọi là phòng lái máy bay nhảy dù.
Chúng tôi đang ở trong “phòng lái máy bay nhảy dù” của “khối” số năm. Chung quanh chiếc hồ tắm bằng gỗ, có các thứ như sau: một cái bàn thấp bằng cây sơn trắng, hai hộc tủ, một bàn viết nhỏ; dọc theo tường có một cái bàn thợ và một chiếc nệm rơm, chậu rửa bát đĩa, các ống nghiệm, bình cổ cong, ba chiếc ghế đẩu, và một chiếc ghế dựa; trên mặt đất, có các sợi dây điện; trên trần nhà, có cây đà bằng thép…
- Chiếc hồ bằng cây, bề dài độ 2 thước, sâu cũng chừng 2 thước. Cao hơn sàn nhà khoảng 50 phân. Nơi gian phòng thí nghiệm và trong chiếc hồ có một số dụng cụ đo lường (theo lời chứng của Walter Neff tại Nuremberg)
Cha Michialowsky không có thì giờ để đặt các câu hỏi nữa, cha chỉ kịp thấy các khối nước đá nổi lêu bêu trên mặt nước và nghe Rascher hét lớn: - Cởi bỏ quần áo ra.
Ông linh mục là người Ba lan. Ông bị tên trưởng trại tập trung chọn làm thí vật và đi theo người y sĩ tại bệnh viện Dachau đến gần bên chiếc hồ tắm. Ông kể lại:
“Họ đặt dưới ót tôi chiếc ruột bánh xe thổi phồng, các sợi dây được nối liền với các máy và tôi bị quăng vào hồ nước. Liền ngay lúc ấy tôi bị quíu lạnh và bắt đầu run. Tôi kêu gào với các người ở quanh đấy rằng tôi không thể chịu đựng được lâu với cái lạnh nầy, nhưng họ lại cười và bảo với tôi rằng hãy ráng chịu trong giây lát nữa thôi. Tôi phải ngồi trong nước và còn giữ được sự tỉnh táo trong gần một tiếng rưỡi đồng hồ nữa. Trong thời gian nầy nhiệt độ trong người tôi lúc đầu hạ xuống từ từ, nhưng sau đó lại xuống rất nhanh, đầu tiên là 37 độ, kế xuống 33 độ rồi tiếp theo nữa là 30 độ, và bây giờ thì gần như không còn hay biết gì nữa cả. Cùng trong thời gian nầy, cứ mỗi mười lăm phút, người ta trích lấy máu từ lỗ tai tôi một lần. Họ đưa cho tôi một điếu thuốc và lẽ dĩ nhiên tôi đâu còn biết thèm muốn hút gì
https://thuviensach.vn
nữa. Nhưng, một người trong bọn họ, lấy đưa cho tôi điếu thuốc đó, và người y tá đứng gần bên hồ, tiếp đặt điếu thuốc vào môi tôi, rồi lại rút ra… Tôi hút được nửa điếu. Đoạn họ cho tôi một chút rượu mạnh, rồi một tách rhum ấm ấm. Chân tôi bây giờ trở nên cứng như sắt, tay tôi cũng thế, và hơi thở bây giờ lại thật ngắn. Tôi bị run trở lại. Một giọt mồ hôi lạnh lóe chảy trên trán tôi. Tôi có cảm giác như là sắp chết đến nơi và tôi van nài họ lần nữa là cho tôi ra khỏi nơi ấy.
“Bác sĩ liền cho tôi vài giọt nước không rõ là nước gì, có mùi lờ lợ, kế đó, tôi không còn hay biết gì nữa. Đến khi tôi tỉnh lại thì đã gần 8 giờ tối. Tôi được đặt nằm dài trên chiếc băng ca phủ nhiều chăn mà bên trên có các ngọn đèn hơ ấm. Tôi kêu đói. Vị y sĩ của trại ra lệnh để người ta đem đến cho tôi những món ăn ngon.
“Tôi phải mất khá lâu mới hồi phục lại sức khỏe. Tôi đã mang một vài suy yếu về tim cũng như các bệnh nhức đầu và rất thường bị vọp bẻ ở chân. Khi đến trại tập trung tôi nặng tới 100 kí lô, đến lúc thí nghiệm tôi chỉ còn nặng có 57 kí lô thôi.”
Thật rõ ràng là cha Michialowsky đâu có phải là kẻ tình nguyện và cũng như các bạn của cha, tất cả đều phải chờ người Mỹ đến để được giải thoát. Các thí nghiệm của giáo sư Holzlohner và bác sĩ Rascher phải chấm dứt vào đầu tháng 10-1942. Có 80 tù nhân lần lượt được thí nghiệm trong hồ lạnh, dường như tất cả đều bị làm cho tê mê khi sự đau đớn trở nên không còn chịu đựng nổi được nữa. Tất cả đều còn sống lúc được đem ra khỏi hồ lạnh. “15 hoặc đến 18 người” đã bị chết trong khi các y sĩ thử nghiệm đang tìm cách hơ ấm họ lại, Neff khai.
Nếu phần đầu của cuộc thí nghiệm nầy đáng bị lên án, người ta cũng phải công nhận là không có thí vật nào bị giết chết một cách cố ý. Lòng “nhân đạo” tương đối của Holzlohner đã làm cho tên y sĩ hèn mọn kia nộ khí xung thiên. Sau rốt, ông được thở khì thoát nợ khi tên chủ nhân ông tuyên bố:
https://thuviensach.vn
“Mục đích chúng ta đã đạt được. Không cần phải thực hiện các thí nghiệm khác nữa.” Holzlohner và Rascher cùng thảo phúc trình. Nhưng sẽ đúng hơn để nói rằng: giáo sư Holzlohner đã thảo một mình bản kết quả thí nghiệm khoa học dài 50 trang giấy đánh máy. Các kết luận thật là mới mẻ đối với thời đại và người Mỹ là những người đầu tiên đã công nhận việc nầy. Một người chết chìm được vớt lên, tiếp tục bị tê cóng khi được cứu ra khỏi mặt nước, điều nầy giải thích được một số lớn trường hợp các người chết được ghi nhận sau khi được vớt lên. Người ta phải đem ngâm tức khắc nạn nhân trong nước ấm, đấy là cách duy nhất để cứu sống được họ, nhất là không được cho họ uống rượu mạnh hay các loại thuốc men. Lúc khởi đầu trận thế chiến thứ hai, các đai cứu cấp giữ người bị đắm nằm dài trên mặt nước, chỉ giúp cho họ được chết mau hơn, vì cái ót và chẩm bộ rất dễ bị xâm hại hơn các bộ phận khác của thân mình. Từ rày về sau các đai cứu cấp sẽ phải giữ nạn nhân trong thế đứng, chiếc đầu tựa trên một cái vành bằng cao su.
Ông y sĩ đại úy tiễn giáo sư Holzlohner ra đến cửa trại rồi quay nhanh trở về phòng thí nghiệm riêng của ông ta. Giờ đây ông ta lại là vị chủ nhân ông duy nhứt của các nơi nầy, nơi các công cuộc nghiên cứu khoa học thực sư có thể bắt đầu lại.
Hendrik Bernard Knol luông lo việc cung cấp nước đá cho hồ tắm. Buổi tối hôm ấy, vào khoảng 9 giờ, tôi vừa thả cây nước đá sau cùng vào hồ thì có một sĩ quan cùng đi vào với con chó của ông ta. Tôi nhận ra đó là Himmler. Bác sĩ Rascher trích lấy máu của tôi, đoạn cho lệnh tôi cởi quần áo ra. Họ tra vào người tôi cái đai cứu cấp. Thình lình tôi bị một đá và lọt xuống hồ nước giá lạnh. Himmler hỏi tôi thuộc loại “tù đỏ” hay “tù xanh”. [12]
Tôi trả lời là tôi thuộc loại “đỏ”. “Nếu anh thuộc loại “xanh”, thì anh còn có hy vọng sẽ được trả tự do.” Tôi không biết tôi đã phải ở trong nước giá lạnh bao nhiêu lâu cũng không biết cả những gì đã xảy ra cho tôi, vì tôi đã bất tỉnh nhân sự. Khi tỉnh lại, tôi thấy mình nằm dài trên giường giữa hai
https://thuviensach.vn
người đàn bà hoàn toàn như nhộng, họ đang cố thử khích động một cuộc giao hoan, nhưng không hiệu quả.
Như vậy thì lối đùa thô lỗ của Himmler về người chài lưới bị tê lạnh, thu rút người trong lòng bà vợ để tìm hơi ấm và sinh lực, vừa là một câu chuyện đùa thô tục, lại vừa là một sự vũ đoán khoa học. Himmler quyết làm một chuyến du lich ở Dachau để nhìn tận mắt cuộc khám phá quan trọng của ông ta. Chúng tôi có một lô, các bức thư rất khích động do Himmler và Rascher ký, về đề tài hoàn toàn có tính cách khoa học. Trong suốt thời kỳ có Holzlohner, Reichsfuhrer SS e dè hỏi: “Về thân nhiệt thì sao?” Đến khi Rascher làm thí nghiệm một mình, thì sự ám ảnh về bạo dâm và tình dục ở nhân vật thứ hai của chế độ (Himmler) có cơ bùng dậy:
- Tôi ra lệnh phải mang đến cho bác sĩ Rascher bốn người đàn bà ở trại nữ tù nhân Ravensbruck.
- Tôi rất muốn biết các thí nghiệm được thực hiện bằng thân nhiệt. Tôi nghĩ rằng các cuộc nghiên cứu nầy sẽ đem lại cho chúng ta các thành quả to lớn và lâu dài hơn. Tất nhiên là tôi cũng có thể lầm lẫn.
Rascher tiếp nhận bốn cô gái điếm ở trại giam đàn bà Ravensbruck. Mắt ông ta không rời một cô cao lớn hơn hết tên Ursula Krauss. Cô ta ước khoảng 20 tuổi, đẹp, dong dỏng cao, vẻ quí phái, tóc nâu, có thể làm ganh tị một số đông người thuần chủng Aryen; giữa gương mặt tuyệt hảo kia, người ta thấy nổi bật đôi mắt xanh to lớn, tươi vui và đầy mơn trớn. Rascher nói lớn:
- Vì sao? Cô, một phụ nữ Đức, giống người Bắc Âu, lại chịu dâng cơ thể mình cho bọn Do-thái, cho giống hạ cấp ấy, cái thứ thú vật ấy. Cô nàng sẵng giọng đáp:
- Thà là vào ở 6 tháng trong nhà chứa, còn hơn là 6 tháng bị đày ở trại tập trung.
Rascher báo cáo việc nầy với Himmler:
- Cô ta đã rõ ràng biểu lộ các đặc tính của giống dân Bắc Âu. Mối tình cảm giống nòi ở tôi bị va chạm mạnh do việc bỏ rơi cô gái nầy cho các
https://thuviensach.vn
phần tử thuộc giống hạ cấp ở trại tập trung… Nhờ có một nghề chọn lựa thích hợp, cô ta ắt sẽ có thể hoàn lương được. Thế nên, tôi có ý không sử dụng cô ta cho các cuộc thí nghiệm của tôi.
Trái đất có thể ngừng xoay, Himmler và Rascher phải cứu cô gái thuộc giống dân Aryen nầy ra khỏi sự sa đọa. Tình cảm duy nhất mà họ có được, “mối tình cảm giống nòi” đã làm họ động tâm. Himmler đọc cho viên bí thư một bản văn gởi cho các trưởng trại tập trung như sau:
- Ursula Krauss được đặt dưới sự bảo trợ của quốc gia, thuộc về loại các cô gái mà chúng ta phải cố gắng cứu vớt cho dân tộc Đức và cho cả chính cuộc đời của họ sau nầy nữa. Tôi vừa khám phá ra rằng có những tên điên đã nói với các nữ tù nhân ở Ravensbruck là các cô nào trong bọn họ chịu tình nguyện vào nhà chứa của trại, sẽ được thả trong 6 tháng sau.
Tôi ra lệnh:
1) Chỉ nên đưa vào nhà chứa của trại, các người đàn bà nào cho thấy rằng họ sẽ không thể nào tìm lại được một cuộc sống bình thường. Chúng ta không được biến chúng ta thành thủ phạm vì đã làm bại hoại một người đàn bà còn có thể cứu vớt được cho dân tộc Đức…
2) Tất cả các cô gái trẻ nào còn có thể cứu vớt được, phải được tách rời với đám người lớn tuổi… phân biệt giữa các người có thể cải tạo được và các người sẽ được cứu vớt vĩnh viễn…
Lịch sử không hề biết được Ursula Krauss có hoàn lương được không. Nhưng có một điều chắc chắn là: cô ta không phải bị nằm dài trên chiếc giường khổ ải của người thợ trẻ ở Haarem là Bernard Knol. Đến ngày 12-2- 1943, các công việc tồi tục của bác sĩ Rascher chấm dứt bằng sự chuyển gởi về cho vị chúa trùm (Himmler) của ông ta, một bản phúc trình ngắn xứng đáng được đăng vào mọi tuyển tập thuộc loại bậy bạ:
- Các thí vật trần truồng hoặc có mặc đồ, theo lệ thường bị ngâm lạnh trong nước có nhiệt độ giữa 4 và 9°. Họ được đem ra khỏi hồ lạnh khi nhiệt độ ở hậu môn xuống tới 30°. Trong suốt 8 cuộc thí nghiệm khác nhau, họ được đặt giữa hai người đàn bà trần truồng trên một chiếc giường khá rộng
https://thuviensach.vn
rãi. Các người đàn bà phải ôm chặt người “thí vật” bị ngâm lạnh và càng siết chặt được chừng nào tốt chừng nấy. Cả ba người được phủ mền bên trên.
Kết quả:
1 – Khi nhiệt độ các thí vật được ghi nhận, người ta ngạc nhiên thấy rằng thân nhiệt tiếp tục giảm xuống đến 3° khi ra khỏi hồ lạnh, sự kiện nầy đã tạo nên một độ hạ phụ trội lớn hơn độ hạ thấy được ở các phương pháp thí nghiệm khác. Tuy nhiên, sự hồi tỉnh lại xảy ra sớm hơn. Các thí vật nhận biết lại thực trạng sớm nhanh và cuốn rút vào người các người đàn bà trần truồng để tìm hơi ấm. Thân nhiệt tăng lên gần như cùng tốc độ với trường hợp các người được sưởi ấm bằng cách trùm đấp chăn mền. Có 4 thí vật ở vào trường hợp ngoại lệ: với nhiệt độ từ 30 đến 32°, họ thực hiện được một cuộc giao hoan. Ở các người nầy, nhiệt độ tăng lên rất nhanh sau cuộc giao hoan và có thể sánh với sự gia tăng nhiệt độ xảy ra trong trường hợp ngâm vào nước ấm 40°.
2 – Một loạt thí nghiệm khác được thực hiện bằng sự hơ ấm với chỉ bằng một người đàn bà thôi. Trong trường hợp nầy, thì việc sưởi ấm lại nhanh hơn trường hợp phải sưởi ấm với hai người đàn bà. Người ta có thể cho rằng với sự ấp ủ mật thiết của người đàn bà thì nạn nhân lạnh cóng kia sẽ chóng hết lạnh hơn và trong trường hợp nầy, sư hồi tỉnh trở lại cũng khá mau. Chỉ có một thí vật bị mê luôn, và sự sưởi ấm cũng rất kém hiệu quả, nên người nầy bị chết đi với các triệu chứng xuất huyết ở não bộ, được xác nhận qua cuộc phẫu nghiệm tử thi.
Rascher kết luận rằng phương pháp sưởi ấm bằng thân nhiệt nầy rất kém hiệu quả và nên chọn cách ngâm nước ấm hơn.
Đầu hơi cúi xuống, Rascher lại lao mình vào các cuộc nghiên cứu mới nữa, và nếu như người ta xếp theo một thứ tự về sự khủng khiếp thì tất nhiên là sẽ thấy tàn bạo hơn nhiều.
Vị chỉ huy trại tù chọn các sĩ quan Nga làm vật thí nghiệm. Là các tù nhân chiến tranh, họ mới bị đưa về trại tù chỉ có mấy ngày. Rascher đòi:
https://thuviensach.vn
- Tôi muốn có hai người thật lực lưỡng của trại… như các con bò mộng càng hay.
Họ được dẫn ra khỏi khám và đến đây. Các người tù giúp việc và các người phụ tá ở phòng thí nghiệm bị cấm không được nói với họ một lời gì, nếu không sẽ bị án tử hình. Rascher muốn biết một người bình thường, có thể chất khỏe mạnh, có thể chịu đựng đến bao lâu trong nước ngâm lạnh. Hai sĩ quan tù binh nầy lặng lẽ cởi đồ và nhảy xuống hồ nước. Trong 2 giờ, họ cắn răng chịu đựng không hề kêu la. Walter Neff hỏi Rascher:
- Có lẽ nên tiêm cho họ một mũi thuốc mê.
Rascher chỉ rùng vai. Một trong hai người sĩ quan tù binh nói với bạn của hắn:
- Hãy bảo với thằng sĩ quan kia nên kết liễu bọn mình bằng một viên đạn.
- Đừng mong gì ở thằng chó đó.
- Họ nói chuyện gì vậy? – Rascher hỏi.
Một y tá Ba lan lược dịch lại gần đúng với ý trên. Rascher bèn bước ra: - Đừng ai động đậy gì cả, cứ để yên đó. Rồi sẽ thấy! Nếu họ phá được kỷ lục về thời gian.
Khi ông ta đi rồi, tên Ba lan trẻ lúc nãy nghiêng mình qua hồ để thử chụp thuốc mê cho các người bất hạnh nầy. Đôi môi của họ giống như hai nắm tay có nhiều đốt. Rascher thình lình mở cánh cửa. Ông ta cầm trong tay một khẩu súng lục.
- Thật rõ ràng quá rồi. Mầy muốn phá hoại cuộc thí nghiệm của tao mà! Tao phải giết mầy như giết một con chó. Tất cả tụi bây đều biết rõ là sẽ bị chết trong nước như bọn họ, nếu tui bây lại gần hồ mà không có lệnh.
Đã suốt 5 giờ rồi, hai sĩ quan Nga phải chống chỏi với tử thần một cách tuyệt vọng. Kỷ lục của hồ tắm đã lập nên, và sẽ không bao giờ bị phá được. Để mở rộng phạm vi khảo sát của ông ta, tên bác sĩ cuồng ngông đã bước qua chương hai của vấn đề lạnh cóng. Chiến trường Nga đã chứng tỏ rằng
https://thuviensach.vn
“cái lạnh khô khan” của các cánh đồng tuyết băng, ngập gió, cách xa đây, đã từng là đồng minh tốt nhất của các đoàn quân Nga. Ngày 4-4-1943 Rascher có viết:
- Nhờ trời, ở Dachau lại cũng có một thời ký băng giá giống như vậy. Thật là cái may bất ngờ! Như là trời đã giúp cho ông ta. Lạnh 8 độ dưới 0 độ! Tuy không dám mong nhưng Walter Neff lại được thăng nhiệm một lần nữa. Hắn ta trở thành như loại phụ tá Giám đốc của các cuộc thí nghiệm… Nhưng dù được như thế nào mặc lòng… tất cả đối với hắn ta rồi cũng vậy thôi. Hãy nghe hắn nói:
- Người tù thứ nhất trần trụi bị để nằm dài trên chiếc cáng đặt bên ngoài gian phòng thí nghiệm. Hắn được che một lớp vải phủ. Và cứ từng giờ qua, người ta lại đổ lên người hắn một thùng nước lạnh buốt. Hắn phải chịu như vậy cho đến sáng…
Thật khó tưởng tượng được nỗi đau đớn của người tù nhân nầy phải nhận chịu sự buốt giá từng phút nầy qua phút khác, qua các tiếng kêu gào đau đớn và qua tiếng van xin thê thảm của hắn. Vậy mà Rascher cũng chưa vừa lòng, ông ta còn bảo:
- Thật là điều sai lầm khi cho phủ lên người hắn một tấm chăn. Như thế đó thì làm sao khí trời tiếp xúc được với cơ thể của hắn. Vào đêm tối, tôi muốn thí nghiệm như vậy với 10 tội nhân khác và nhất là không được có tấm chăn phủ.
Từ 18 ngày qua, Rascher chỉ ngủ có vài giờ vào lúc sáng sớm. Nhờ có sự đam mê thí nghiệm đã hỗ trợ cho ông ta, nhưng đến sáng hôm thứ 19 thì ông ta tiến đến bên Neff và giao phó cho hắn:
- Tôi không còn chịu đựng hơn nữa được, và sẽ cần ngủ trong các đêm tới nầy. Vậy tôi tin cậy ở anh mọi việc được giao cho.
Được giao nhiệm vụ trên, Neff lại có ý định phá các cuộc thí nghiệm bất nhân nầy.
- Buổi chiều đó, chúng tôi chụp thuốc mê cho cả 10 tội nhân và chỉ để một người ở ngoài cho đến 10 giờ sáng. Chúng tôi sẽ được báo động bằng
https://thuviensach.vn
một ngọn đèn đỏ làm hiệu khi có Rascher trở lại đây. Đến 6 giờ sáng, chúng tôi lo viết các báo cáo. Tất nhiên là chúng tôi ghi cả 10 người đều để ở ngoài. Thế nên, trên các tờ báo cáo, người ta thấy 10 tù nhân kia bị lột quần áo bỏ trần trụi suốt đêm ở ngoài trời với một độ lạnh xuống tới 10 độ dưới 0 độ mà không có ai bị ra sao cả. Và nếu là người chuyên môn tất sẽ phải thấy ngay rằng đấy là một chuyện hết sức vô lý. Theo lý thuyết, chúng tôi phải thử chừng 100 cuộc thí nghiệm, nhưng trong thực tế thì chúng tôi chỉ thực hiện khoảng 20 thôi. Trong các cuộc thí nghiệm do Rascher giám sát và điều khiển đã có 3 người chết. Các thí vật bị bỏ lạnh ở ngoài trời suốt 15 tiếng đồng hồ. Thân nhiệt thấp nhất xuống 25°. Phần nhiều các cuộc thí nghiệm đã được thực hiện mà không có sự chụp thuốc mê. Ban đầu Rascher không muốn nhưng các tù nhân gào thét đến nỗi ông ta bắt buộc phải chấp nhận.
Rascher cho rằng nếu cuộc thí nghiệm có thêm sự đánh thuốc mê thì kết quả đạt được sẽ “rất ít giá trị khoa học”. Nhưng làm sao hơn, nơi một trại giam? Khi mà sự bí mật không thể giữ được, nếu các người nầy rên siết và kêu la trong nhiều giờ. Có một giải pháp đây rồi: Auschwitz. Tại nơi nầy, ông ta có thể đặt các phòng thí nghiệm trong vùng vắng vẻ bao quanh ngoài căn trại. Như chúng ta đã biết về Rascher nên chúng ta có thể chắc chắn rằng ông ta sẽ thành công, nhưng sự khám phá ra một nhà hóa học tù nhân ở Dachau là Robert Feix đã ngăn trở một cách quái ác các cuộc thí nghiệm về cơn rét lạnh ở ngoài trời của ông ta. Kể từ ngày giáo sư Holzlohner rời khỏi nơi nầy cho đến nay, Rascher đã giết hại hơn 80 tù nhân, chưa kể đến các tội phạm mà ông ta bắt họ phải chịu làm thí nghiệm, với một mình ông ta, trong vòng đai kín của lò hỏa táng, về việc các viên kẹo thuốc và các ống thuốc độc cyanure. Ông ta tất phải giết ở đó, có thể 10 người, có thể 100 người như là vật hy sinh cho các cuộc thí nghiệm riêng. Người ta thật khó biết được điều nầy. Walter Neff còn quả quyết thêm:
- Ông ta chế, độ từ 60 đến 80 viên mỗi ngày. Chúng tôi nói giữa bọn với nhau; “Bọn họ đang chế thuốc độc để họ tự liệu cho nhanh chóng khi có chuyện không hay sẽ xảy đến cho họ”.
https://thuviensach.vn
3
NINI ƠI, CHÚNG TA SẼ TRỞ THÀNH TRIỆU PHÚ Rascher giận vì chuyện gì thế? Ở Dachau, đợt thí nghiệm thứ ba quan hệ đến Không quân đã được bắt đầu thế mà ông ta, một đại chuyên gia về Hàng không, không được ai nói năng hay hỏi ý kiến gì cả. Nhưng thái độ ông ta thật lạ, thay vì tỏ ra ganh tị, tức đến hộc máu thì ông ta lại có vẻ hào hứng, khe khẽ huýt sáo. Ông ta cắm cúi sau chiếc bàn bọc da đỏ thẫm viết thư cho vợ:
- Nini, anh không thể nói rõ gì hơn với em, nhưng em có thể tin nơi anh rằng chúng ta sắp trở thành triệu phú một cách nhanh chóng. Từ lâu rồi, lúc nào ông ta cũng mơ tưởng đến con số bạc triệu. Bây giờ ông cũng có một số khá đủ, nhờ đã chịu khó làm việc vất vả, nhờ sự giúp đỡ của bà vợ và của Himmler. Ông đang sống trong một ngôi nhà mới sang trọng, có màn che trướng rủ, có tôi tớ phục dịch. Đã chấm dứt rồi thời kỳ làm ăn lặt vặt: “Tôi sẽ tố cáo với anh một người, anh cho tôi một ngân phiếu; tôi thực hiện một cuộc thí nghiệm anh cho tôi một ngân phiếu nghe”. Bây giờ Rascher làm ăn đại qui mô hơn: trước tiên, ông sẽ thành lập những cơ xưởng ở Thụy sĩ, rồi ông sẽ vượt biên giới ra ngoại quốc. Ông sẽ lập nghiệp ở Gia nã đại, hoặc có thể ở cả Mỹ. Người Mỹ cũng như người Đức, đều rất cần đến sự phát minh của Robert Feix, xin lỗi, phải nói là của Sigmund Rascher mới được!
Robert Feix là một nhà hóa học Đức nổi tiếng: ông là chuyên viên về thực phẩm cơ động và sự đông đặc của máu. Nhưng Feix lại là người Do thái, mà những đảng viên Quốc xã lại không bao giờ tha thứ cho cái tội lỗi tổ tông ấy. Cũng may là Feix rất giàu nên ông đã dựng được những giấy tờ chứng nhận ông là “người lai Do-thái”. Ông tiếp tục vung tiền ra nữa để trở thành dân “Aryen” bậc nhì, rồi… Bỗng có người tố giác ông, nên việc leo thang về nguồn gốc thuần túy của ông bị chận đứng lại. Nhưng ông không bị kết tội là người Do-thái mà bị kết tội hủ hóa một số công chức. Ra tòa, ông được xử tha bổng, nhưng đến cuối phiên tòa ông lại bị tống giam theo
https://thuviensach.vn
lệnh của Bormann. Trong thời gian ông chờ đợi được cứu xét lại, thì bọn thủ hạ của Bormann chắc chắn là rồi đây thế nào ông cũng bị kết án, nên đã dọn hết sạch ngôi nhà giàu sang của nhà hóa học. Ở Dachau, ông tiếp tục các công trình nghiên cứu và phát minh được thuốc Polygal 10. Một viên thuốc nầy có thể cầm máu được 6 tiếng đồng hồ. Nó có công hiệu gấp ba lần những thuốc cầm máu hiện có và giá cũng rẻ hơn gấp ba. Trước một cái “gia tài” đồ sộ như thế nầy, Rascher không thể nào bỏ lỡ cơ hội khai thác được. Ông ta tính toán kỹ lưỡng một chương trình sử dụng triệt để loại thuốc Polygal 10 nầy. Ông sẽ cho tất cả quân nhân Đức, trên khắp các mặt trận, trong suốt thời gian chiến đấu của họ, cứ cách 6 giờ thì uống một viên Polygal 10. Như vậy thì các thương binh sẽ đỡ bị mất máu và mạng sống được kéo dài hơn… Rascher sẽ cho điều chế liên tiếp hằng tấn và hằng tấn Polygal 10, hằng triệu và hằng triệu viên Polygal 10 đủ màu và đủ cỡ.
Cuộc thí nghiệm sự công hiệu của thuốc nầy rất giản dị, chỉ cần cho các bệnh nhân sắp mổ uống một liều thuốc nầy… Đối với Rascher thật là quá dễ! Con ác quỉ đang gậm nhấm linh hồn Rascher, nó ngạo nghễ cười và thúc dục ông ta hãy giết, hãy giết nữa đi.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết được gì về các cuộc thí nghiệm của Rascher nếu không có các lời khai của ông chú của Rascher, bác sĩ Frifz Rascher, trước tòa án Nuremberg. Chúng ta có lẽ phải khâm phục: sao lại có một gia đình đoàn kết đến như thế! Con thì tố cáo cha với sở mật vụ Đức, chú thì tố cáo cháu với người Mỹ.
Bác sĩ Fritz Rascher kể rằng: thỉnh thoảng ông có đến Dachau thăm Sigmund Rascher. Có lần ông vào văn phòng cháu ông và trên bàn bày la liệt những tài liệu.
- Các giấy tờ nầy liên quan đến việc xử bắn bốn tội nhân để thí nghiệm thuốc Polygal 10. Tôi chỉ còn nhớ có hai người, một người là ủy viên Nga, còn người kia là dân ở đảo Crète. Hai người kia, tôi không nhớ rõ là ai. Một tên lính SS đứng trên chiếc ghế và từ trên cao bắn xuống phía vai phải của người Nga. Viên đạn trổ ra gần chỗ gan. Bản báo cáo mô tả dài dòng cảnh
https://thuviensach.vn
người Nga đau đớn oằn oại, rồi té ngồi trên chiếc ghế, đoạn tắt thở trong vòng hai mươi phút.
Đọc xong, tôi xúc động choáng váng cả người nên không thể coi tiếp ba trường hợp sau.
Bây giờ chúng ta có thể hình dung lại dễ dàng những cảnh tượng ấy. Để thủ lợi cho riêng mình, lúc bấy giờ Rascher lén lút thương lượng với các viện bào chế… Ông ta thông đồng với một viện ở Lustenau sát ngay biên giới Thụy Sĩ. Có lẽ trong khi ông ta đang mơ màng nghĩ đến những chuyến buôn lậu thì ba tên SS ập vào bắt ông ta đi. Rascher đã muốn làm giàu nhanh quá nên mới bị tán mạng. Trong các trại ở Dachau, nếu muốn thì ông ta tha hồ giết bất cứ người nào. Himmler đã cho quyền và còn khuyến khích ông ta nữa, nhưng… ông ta không bao giờ được phép ăn cắp một đồng mark của chánh phủ. “Nhà ông ta đang cháy”, các “bạn” ông ta lại đổ dầu vô thêm nữa. Vợ ông ta là Nini vừa hạ sinh đứa con thứ ba nữa. Có người tố cáo với Himmler là vợ chồng ông đã ăn cắp đứa bé. Thế là, bắt đầu cuộc điều tra, rồi người tớ gái bị bắt và Nini bị tống giam. Nini đã hết rồi hay gần như vậy. Bà Rascher sẽ bị treo cổ ở Ravensbruck ngay đêm trước khi trại nầy được quân Đồng minh giải thoát.
Về phần bác sĩ Sigmund Rascher, ông ta đã đền xong tội ác vào khoảng thượng tuần tháng 6 năm 1945. Ông ta bị giam trong một xà lim ở dưới hầm trại Dachau; chiếc ghế bố ọp ẹp trong cái phòng bé tí ấy đã từng là nơi ăn nằm của các tù nhân mà ông ta đã từng sát hại trong các buồng áp khí thấp hay trong “hồ tắm” lạnh. Cũng như thường lệ, tên chúa ngục SS đập vào cái ghi sê trên cánh cửa thô sơ bằng cây thông, trong một buổi chiều, để gọi Rascher ra lãnh phần xúp nấu bằng củ cải vạt. Rascher đứng lên. Tên SS đã sẵn sàng chờ đợi với khẩu súng lục trên tay đang chĩa thẳng về phía Rascher. Ông nầy chầm chậm tiến tới. Tay trái mở ghi sê ra, tay phải từ từ đưa thẳng tới, rồi hạ thấp xuống một chút, tên SS nhắm ngay và bấm cò. Xong, hắn mở cửa phòng ra và bước vào tặng vị bác sĩ một viên đạn ân huệ, viên đạn mà vị nầy lúc trước bao giờ cũng từ chối đối với các nạn nhân của ông.
https://thuviensach.vn
4
KẾ HOẠCH NEW YORK
Các nhân vật cao cấp của Đức, người nào cũng đã hơn một lần nghe Himmler tuyên bố.
Các ông sẽ thấy, trước khi thực hiện xong loại vũ khí đặc biệt,[13] chúng ta sẽ cho phi cơ bay qua tận nước Mỹ. Chúng ta sẽ rượt họ tới tận ổ để họ không còn ngây thơ tin tưởng là luôn luôn an toàn nơi hòn đảo của họ. Chúng ta sẽ biến nước Mỹ thành một Anh quốc thứ hai.
Nếu có ai thắc mắc hỏi:
- Nhưng còn các phi công thì sao?
- Phi hành đoàn sẽ không thể bay được trở về Đức. Nhưng chúng ta sẽ có cách cứu họ tất cả. Tôi không muốn cho ai kết tội chúng ta là đã đưa người của mình tới cửa tử.
Từ năm 1935, các sở Nghiên cứu của Hải quân và Không quân đã thực hiện việc khảo sát nước biển trong các phòng thí nghiệm. Họ chỉ có một vấn đề duy nhất phải giải quyết:
- Làm sao biến chế cả tỉ lít nước biển ấy thành nước ngọt uống được? Người ta phải chết khát giữa muôn trùng sóng nước như vậy thật là vô lý. Himmler và các cơ sở thí nghiệm của lực lượng SS lại đặt vấn đề trên một cách khác.
- Nếu chỉ uống nước biển không, thì sức con người chịu đựng được trong bao lâu?
Chúng ta sẽ không bao giờ biết được Hitler và Himmler có thật sự muốn cho oanh tạc cơ bay qua tận New York và mang về một chiến thắng vẻ vang về phương diện tâm lý không? Điều nầy chưa biết rõ. Nhưng có một việc chắc chắn đã xảy ra là Himmler đã đóng góp một sự lợi ích đặc biệt trong việc thí nghiệm nước biển. Đây chỉ là bằng cớ đầu tiên chứng tỏ hai nhà lãnh đạo bắt đầu thực hiện giấc mộng vượt đại dương.
https://thuviensach.vn
Vào thời đó, ở Đức có hai phương pháp điều chế nước biển thành nước ngọt. Phương pháp thứ nhất của Schaefer, là một nhà hóa học y khoa, nhưng trong quân đội ông lại chỉ là một hạ sĩ quan. Phương pháp thứ hai của Berka, là một kỹ sư nổi danh, đồng thời là một vị sĩ quan. Lúc đầu thì cách thức điều chế của Berka được chú trọng hơn.
Các cơ quan kỹ thuật của Không quân khuyên Himmler nên thí nghiệm theo phương pháp của Berka. Họ viện lý do: muốn thực hiện theo phương pháp của Schaefer thì phải xây cất một nhà máy vĩ đại tốn kém mỗi tháng ba tấn bạc. Trái lại, cách thức điều chế của Berka rất giản dị, lại gần như không phải tốn kém gì cả và mùi vị nước cũng khá ngon.
Schaefer phản đối:
- Xin lỗi, Berka chỉ là một ông lang băm. Phương pháp của ông ta chỉ làm thay đổi mùi vị của nước biển mà thôi. Chỉ trong nửa giờ thôi tôi sẽ phân chất cho các ông thấy cái nước xi rô của ông ta sự thực chỉ là nước biển. Còn tôi, trái lại…
Nhưng mà Schaefer chỉ là một hạ sĩ quan…
Không quân phụ trách công việc thí nghiệm. Lực lượng SS thì cung cấp thí vật. Giáo sư Beiglbock của Y khoa Bệnh-nghiệm học ở Đại học Vienne, đã điều khiển các nhà nghiên cứu trong trại Dachau là trại “làm thử loại công việc nầy”. Beiglbock là phụ tá của bác sĩ Hans Eppinger, là người được coi như một trong những vị bác sĩ giỏi nhất lúc bấy giờ ở Áo.[14]
Beiglbock tin tưởng nơi Schaefer nên ông quyết định thí nghiệm luôn cả phương pháp của ông nầy.
Karl Holleinreiner và Joseph Laubinger đều bị giam ở Buchenwald. Từ lâu rồi, người ta cứ thường lập đi lập lại bên tai họ:
- Chúng bay là người Tzigane,[15] chúng bay cũng không có giá trị gì hơn người Do-thái… Ngày nào họ cũng chờ đợi người ta đưa họ đến lò thiêu xác. Chỉ có việc khổ dịch đặc biệt mới rứt họ ra khỏi cái địa ngục hiện tại, nơi mà người chết có lẽ còn sung sướng hơn người sống. Buổi sáng
https://thuviensach.vn
hôm ấy, máy phóng thanh kêu tên và số trước tịch của họ trong một danh sách dài toàn người Tzigane. Karl là người lúc nào cũng muốn nhảy bổ vào hàng rào kẽm gai để được bị bắn chết, được chấm dứt những đau khổ đọa đày, nên khi nghe kêu tên mình, hắn thấy nhẹ nhõm. Hắn khỏi cần phải tự tử, sự “chọn lựa” nầy đã báo trước thần chết sắp đến và một dân tộc cũng sắp bị tiêu diệt, bôi xóa.
Tên Kapo[16] nói oang oang:
- Chúng bay là cái giống người vô tích sự. Chúng bay sẽ đi dọn dẹp đường xá sau những cuộc oanh tạc…
- Thành phố nào?
- Chúng bây sẽ thấy ngay!
Ở Dachau, họ được một người có đôi mắt ti hí và hai gò má đầy vết sẹo sâu đón tiếp. Giáo sư Beiglbock ra lệnh những người phụ tá phải khám và rọi kiếng cẩn thận tất cả các tù nhân. Ông chỉ giữ lại bốn mươi bốn người trong số sáu mươi ba người được đưa đến.
Joseph Laubinger vẫn còn tưởng người ta sẽ thành lập một biệt đội để dọn dẹp đường xá, nhưng “người thẹo mặt” làm anh ta sáng mắt ra ngay. Cảnh nầy được diễn ra trong căn trại ¼.
- Các anh được đưa đến đây để tham dự vào những cuộc thí nghiệm y học không nguy hiểm. Tôi lập lại là: không nguy hiểm. Các anh sẽ được nuôi nấng tử tế, sẽ được hút thuốc, duy có điều là phải uống nhiều số lượng nhỏ nước biển, dưới sự kiểm soát của chúng tôi.
Lần đầu tiên, Karl Holleinreiner dám cất tiếng nói, hắn ta cũng ngạc nhiên về sự can đảm của mình:
- Chúng tôi không đến đây để chịu thí nghiệm.
Một tù nhân khác tên Rudi Taubmann nói theo:
- Tôi không nhận.
Người mặt thẹo tiến lại gần hắn ta:
- Nếu mầy không đứng yên, mầy sẽ biết!
https://thuviensach.vn
Rồi quay về những người kia, ông ta nói:
- Việc thí nghiệm không có gì nguy hiểm. Sẽ không có ai chết cả, vả lại, sau đó các anh sẽ được phóng thích. Ai có thân nhân ở trong quân đội, hãy cho tôi biết tên họ.
Khối 1/4 ở riêng biệt một nơi. Những y sĩ chỉ dùng gian phòng lớn phía bên trái mà thôi. Các người lính SS thì canh giữ ở cửa thông ra hành lang và ở cửa nhà vệ sinh. Beiglbock chọn 44 người vì ông đã chuẩn bị sẵn 44 lít nước trong phòng. Những người Tzigane đều rất trẻ, phần đông dưới 20 tuổi, người trẻ nhất chỉ có 16 tuổi. Rất khó biết những chi tiết trong việc thí nghiệm nầy vì mỗi người đều theo một phép ăn uống riêng biệt. Nhiều người bị bỏ đói ròng năm hay bảy ngày, một số người khác lại được ăn theo khẩu phần quân đội. Một số người bị bắt uống 500 phân khối nước biển hoặc nước của Berka, hay nước của Schaefer, có người uống đến một ngàn phân khối.
Laubinger kể lại:
- Ngay ngày đầu tiên, một bạn tù đã nói: nếu chúng ta uống nước biển chắc chắn chúng ta sẽ chết. Chúng ta phải đồng ý với nhau không chịu uống.
Beiglbock nghe nói như vậy thì ông ta thét lên là: phá hoại. Ông ta nói thêm:
- Mầy biết số phận những kẻ phá hoại ra sao không? Người ta treo cổ chúng lên!
Beiglbock bắt một người phải uống nước biển vô, nhưng người ấy lại ói ra ngay tức khắc. Ông ta liền lấy một ống cao su thọc vào miệng nạn nhân, rồi đổ thật nhiều nước biển vào ống ấy.
Trong lúc bị thí nghiệm, các tù nhân phải liếm nước ở các vòi nước đã bị khóa lại trong cầu tiêu. Một người đã khám phá ra một chỗ rỉ nước sau cái bồn.
- Người nầy liền bị Beiglbock cột chặt vào giường và dán miệng lại bằng miếng băng keo. Tôi có trông thấy người ấy, miệng bị bịt kín lại. Hắn nằm
https://thuviensach.vn
cách tôi hai cái giường… Nhiều người đã bị công phạt, lăn lộn trên giường và kêu la như trẻ con, miệng sùi bọt.
Người Tzigane tên Holleinreiner, mang số 23 kể:
Tôi phải uống loại nước ghê gớm nhứt đó là nước màu vàng (của Berka). Tôi còn nhớ, từ cửa bước vô thì ở ngay hàng đầu, trên chiếc giường thứ hai có một người đang cất tiếng sủa y hệt như một con chó. Miệng anh ta sùi bọt. Anh là người đầu tiên bị chích lấy nước trong gan ra. Chúng tôi điên lên vì đói vì khát, nhưng người y sĩ ở đây không động lòng thương xót. Ông ta lạnh như băng và không để ý gì đến chúng tôi cả. Ông ta nổi cơn thịnh nộ khi thấy một người Tzigane ăn một chút xíu bánh và uống nước ngọt. Ông liền cột anh nầy vô giường và dán miệng lại. Một người khác ở phía bên phải tôi là một người thanh niên to lớn, vạm vỡ, anh ta không chịu uống nước biển. Người y sĩ bắt anh phải nuốt một cái ống dò, anh bèn sụp lạy van xin, nhưng ông ta vẫn tiếp tục đổ nước vào trong chiếc ống dò đó.
Một người y tá tên Joseph Worlizeck đã vô ý làm đổ nước mặn xuống đất, anh ta kể lại:
- Tôi đi ra ngoài tìm một miếng giẻ để lau. Tôi lấy miếng giẻ thấm nước. Xong rồi tôi lại bỏ miếng giẻ lại đó và quên đi. Những người Tzigane đã chụp lấy miếng giẻ đó và nút nước. Miếng giẻ nầy đã được xả nước ngọt trước khi dùng để lau nước mặn.
Người y tá kể tiếp:
- Beiglbock cho gọi tôi đến và hăm dọa tôi. Nếu tôi còn tái phạm tôi sẽ bị dùng làm thí vật. Chính mắt tôi thì tôi chưa thấy một người nào chết, nhưng một người Tzigane đã nói với tôi rằng: Sau khi bị thí nghiệm, một người bạn của anh đã chết khi rời khỏi “khối” được ba ngày.
Bác sĩ nhãn khoa người Pháp là Roche và các đoàn viên trong ủy ban bí mật kháng chiến của trại muốn biết đích xác việc gì xảy ra bên trong cái “khối” huyền bí kia. Để sau nầy, nếu có người nào còn sống sót khi rời khỏi Dachau thì người ấy sẽ có thể làm nhân chứng… Bác sĩ Roche đã nài nỉ xin Beiglbock hãy dùng ông trong toán phụ tá.
https://thuviensach.vn
- Ông thiếu một người chuyên môn về mắt… Các nhận xét mà tôi có thể làm được trong tròng con mắt sẽ rất là quý báu cho các công cuộc nghiên cứu của ông.
Beiglbock nhận lời, và do đó bác sĩ Roche mới khám phá ra: - Thật là khủng khiếp: Họ nổi điên cả. Họ thét lên như những con heo con. Những người điên! Họ đang lên cơn, nếu không thì cũng cảm thấy mình sắp lên cơn. Họ đều nghĩ rằng mình sắp chết. Khi đã kiệt sức rồi thì họ nằm mê man thiêm thiếp, miệng gầm gừ. Cảnh tượng thật là rùng rợn: da họ sưng phồng lên và tróc ra từng mảnh, còn mạch máu ở màng tang thì thoi thóp…Trong một vài ngày mà trông họ già đi đến 40 tuổi. Những bộ phận chính trong cơ thể họ đều trở nên sần sùi như da voi. Tôi đã thuyết phục được Beiglbock ngưng cuộc thí nghiệm cho 3 người Tzigane, bằng cách nói với ông ta là chắc chắn họ sẽ chết. Ông ta đã nghe lời tôi. Ba người nầy được để nằm trên ba cái cáng để đưa xuống bệnh xá. Khi họ bắt đầu thực hiện đợt thí nghiệm đầu tiên thì cả trại đều bị nóng bức khác thường. Bỗng vào buổi xế trưa thứ bảy, lúc Beiglbock vừa đi nghỉ xả hơi thì trời tối sầm lại và mưa trút xuống làm đất ở Dachau trở nên lầy lội. Bác sĩ Roche một mình với đám tù nhân được chọn làm nhân viên phụ giúp quyết định tìm cách để cho các người được chọn làm vật thí nghiệm “sắp đến” khỏi bị cơn khát hành hạ.
Những cây xà ngang ngay dưới trần nhà của căn phòng thí nghiệm là chỗ dấu tốt nhất. Chúng tôi liền lùng kiếm những bình để chứa nước và chúng tôi đã dấu được trên xà nhà 40 lít nước. Tôi lại còn có thể quấn xung quanh đầu nhiều người Tzigane những miếng giẻ thấm nước ngọt ngay trong khi họ đang bị thí nghiệm. Cuộc thí nghiệm hoàn toàn giả tạo và kết quả hoàn toàn khác hẳn với tuần trước nên Beiglbock kết luận:
- Tuần nầy trời có mưa. Những điều kiện thời tiết có một tầm quan trọng chủ yếu.
Sau ngày Giải phóng bác sĩ Roche[17] không bị lùng kiếm để ra làm chứng trước tòa án Nuremberg. Do đó, các vị thẩm phán và các chuyên
https://thuviensach.vn
viên đã phải bàn cãi dằng dai vô ích trong rất nhiều ngày để ức đoán xem những điều bí ẩn nào đã nằm phía sau các kết quả quá khác biệt như vậy giữa các đợt thí nghiệm… Họ không khi nào nghĩ đến việc phía trên những giường bệnh, ngay trên xà ngang, người ta đã giấu những gà mèn nước ngọt được uống sạch khi Beiglbock vừa khuất dạng và thường được châm đầy ngay ở các vòi nước trong cầu vệ sinh.
- Cho nhân chứng Karl Holleinreiner vào.
Người Tzigane nầy, đã được sống sót ở trại Dachau và đang trình diện trước tòa án Nuremberg. Khi ông chánh thẩm hỏi anh ta có nhớ ra được bị cáo Beiglbock không thì anh ta từ từ tiến đến vành móng ngựa. Thật là dễ tưởng tượng nỗi hận thù của con người ấy và điều gì đã xảy ra. Anh ta nhảy xổ vào vành móng ngựa và đấm đá túi bụi lên mình can phạm. Lính Mỹ phải chế ngự anh ta lại.
Ông chánh thẩm:
- Tòa truyền dẫn nhân chứng ra trước tòa. Nhân chứng bị phạt 90 ngày tù giam. Nhân chứng có muốn nói điều gì để giải thích hành động của mình không?
Holleinreiner:
- Tôi quá bị khích động. Người ấy là một tên sát nhân. Hắn đã hủy diệt cả sức khỏe của tôi, hắn đã làm cho tôi thân tàn ma dại.
Ở tòa án Nuremberg, người ta không làm sao có đủ bằng cớ để kết tội Beiglbock là một kẻ sát nhân. Các tù nhân ở trại Dachau không bao giờ được thấy một cái xác chết nào cả mà họ chỉ thấy những hình dáng giống như con người được đặt nằm dài trên băng ca. Thân mình và mặt bị phủ tấm ra kín mít. Tên y sĩ mặt thẹo giải thích:
- Khi tôi đưa họ ra để khám nghiệm thì tôi lấy tấm ra phủ kín họ lại để họ đừng trông thấy nước…
Tấm ra hay là tấm khăn liệm? Có lẽ không ai có thể trả lời được. Beiglbock giải thích một cách dài dòng lúng túng. Ông ta nhìn nhận có
https://thuviensach.vn
ngụy tạo vài phiếu quan sát sau khi bị bắt để mong được giảm tội tình. Các vị thẩm phán và các chuyên viên đã quay ông ta với sự yếu ớt. Beiglbock đã không phát minh ra được điều gì mới mẻ cả. Ông ta tổng kết: nước điều chế theo phương pháp Berka không dùng được, còn phương pháp Schaefer thì hữu hiệu và ông ta khuyên những kẻ đắm tàu hãy uống những lượng thật nhỏ nước biển. Phải chờ đợi đến chuyến hành trình điên khùng của một người làm người đắm tàu tình nguyện điên khùng trên một chiếc ca nô điên khùng để mang lại chút ánh sáng cho việc cứu nguy những người bị đắm tàu. Vào năm 1952, Alain Bombard đã vượt Đại tây dương trên chiếc Hérétique… Ông ta là y sĩ… Ông ta thí nghiệm… Nhưng thí nghiệm trên chính bản thân mình. Vào thời gian ấy, Wilhelm Beiglbock đang đền tội trong ngục thất ở Munich với bản án mười lăm năm cấm cố.
https://thuviensach.vn
5
L.S.D. HAY LÀ HUYẾT THANH NÓI THẬT
Trung tá bá tước Von Stauffenberg, tham mưu trưởng của lực lượng trừ bị, hắt hơi mấy cái. Ông móc khăn tay ra hỉ mũi, rồi ông đặt chiếc cặp da đen bóng láng, tuy đã cũ, xuống đất, dựa vào chân bàn bằng cây sồi, chiếc cặp của ông lúc nào cũng căng phồng những hồ sơ, những tài liệu. Thân bàn bằng gỗ dày và có nhiều mắt. Bỗng nhiên, ông nhận thấy, lần đầu tiên, cái chân bàn nầy thật dầy và thật to. Ông nghĩ rằng: cũng như tất cả những cái bàn khác, cái bàn mà Hitler đang tựa vào ở “Hang sói” (đại bản doanh của ông ta) tại Rastenburg hẳn cũng có bốn chân. Ồ, không cần! Hai chân đủ rồi, chỉ hai chân thôi cũng đủ sức chịu đựng nổi khối cây nặng nề nầy. Ông lấy mũi giầy đẩy lui chiếc cặp da và lại hắt hơi một lần nữa. Bấy giờ là 12 giờ 35 phút ngày 20-7-1944…[18] Từ bảy phút trước, chất acide của kíp nổ đã bắt đầu ăn mòn sợi dây nối liền với đầu kim hỏa. Chỉ còn 5 phút nữa thì ông sẽ thoát nợ và quả bom oxygène sẽ bùng nổ. Hitler sẽ chết vì chất nổ của người Anh! Thật là tuyệt!
Hitler đang bị kích động. Ông ngồi không yên, cứ cựa quậy luôn, mũi thì cứ hít hít trong khi theo dõi đại tá Brandt. Đại tá đứng trước mặt Fuhrer và các thành viên của Bộ Tổng tham mưu đang phác họa một bảng tình hình về vùng Galicie. Một diễn đài với đồ biểu và bản đồ.
Von Stauffenberg hơi nghiêng về phía Thống chế Keitel:
- Lâu quá! Tôi phải đi gọi điện thoại một chút. Tôi sẽ trở lại ngay. Hitler vẫn ngồi yên không quay đầu lại. Có lẽ ông đang nghĩ đến Mussolini[19] hai giờ nữa sẽ có mặt ở Tổng hành dinh của ông. Brandt đã chạm phải chiếc cặp da đen hai lần; mắt cá bên chân mặt ông lại đụng nó một lần nữa. Khi cúi xuống để trải một tấm bản đồ ra, ông nhanh nhẩu cầm lấy và tấn nó vào chân bàn. Cái chân bàn thô kệch gồ ghề nầy là một cái khiên, một tấm bình phong, một bức màn sắt ngăn cách giữa quả bom và Hitler. Sau khi vị bá tước rời khỏi phòng được bốn phút thì cái cặp da nhảy tung lên như một con quỷ, sức nóng cháy xém gỗ sên. Chiếc bàn, rồi nóc
https://thuviensach.vn
nhà nổ tung lên, vách tường đều nứt nẻ cả… Một số người bị chết nhiều người bị thương, nhưng Hitler thì chỉ bị rung động mà thôi… Số ông thật là cao. Sau đó thì ai cũng biết việc gì đã xảy ra: bắt bớ, thẩm vấn, tra tấn, xử tử, thanh trừng. Năm ngàn người gục ngã.
Có một điều ít ai biết là sau cuộc mưu sát, Himmler và nhóm Ahnenerbe đã phát động một cuộc thí nghiệm kỳ lạ. Cuộc thí nghiệm nầy không hề được ghi trong văn khố của bất cứ một vụ án y học nào. Theo sự hiểu biết của tôi thì cho tới bây giờ, chưa có một tác giả nào đề cập đến nó. Himmler ra lệnh cho “Viện Di sản Tổ tiên” bắt đầu một cuộc nghiên cứu vô tiền khoáng hậu về các dược liệu có tính cách tạo ảo giác và các chất ma túy khác. Đối những nhà nghiên cứu bí truyền trước tiên và kế đó là các nhà thí nghiệm, đó là việc phát minh loại huyết “thanh về sự thật”. Đó là một loại dược phẩm kỳ diệu sẽ cho phép những người SS điều tra các quân nhân Đức vì loại thuốc dò tìm ý tưởng nói dối nầy được ưu tiên dành cho những sĩ quan đang có ý định âm mưu. Nhưng để tìm ra được tung tích những kẻ phản loạn trong tương lai, thì hóa chất nầy phải thật công hiệu và không có mùi vị gì cả.
Trong tuần lễ giáng sinh, nhóm Ahnenerbe dâng bản phúc trình lên Himmler. Có một loại cây xương rồng nhỏ xíu không gai mọc ở Mễ tây Cơ tên là Peyotl, hội đủ tính chất mà họ mong ước. Cũng ở Mễ tây Cơ, có một loại cây còn mạnh hơn nữa tên Sinicuichi, loại cây nầy sẽ làm cho những người uống vào một định lượng mạnh bị mất trí nhớ. Sau nầy vì chiến tranh đã chấm dứt nên người ta không thể kiểm chứng được sự công hiệu của loại “kiện vong thảo” đó. Còn đối với cây Peyotl, thì đám tù nhân ở Dachau đã được chọn để làm trắc nghiệm về chất Peyotl-Mescaline, dưới sự điều khiển lạ lùng của y sĩ thiếu tá Plottner.
Phía Bắc Mễ tây Cơ, ở miền đông Cora, hằng năm các thổ dân Huichols đều một lần bỏ việc thờ cúng thần Thái dương, bỏ nhà cửa, vợ con, để đi chiêm ngưỡng và hái cây Peyotl mọc dọc theo biên thùy Mễ tây Cơ và Mỹ quốc. Bao giờ họ cũng khởi hành vào đúng một ngày và vừa đi vừa ca hát
https://thuviensach.vn
thích thú. Đêm đến, họ ngủ trong những cánh rừng thưa đầy thiêng liêng huyền bí. Trong những ngày di chuyển ở vùng biên tái đó, cứ mỗi chiều, khi mặt trời lặn thì họ lại cùng nhau nhảy múa tưng bừng. Biên giới thật là xa, có người phải mất đến 900 cây số, vừa đi vừa về, mới đến được cánh đồng “thần thánh” đó. Khi mới mọc lên thì cây Peyotl có cái ngọn màu xanh lá cây. Cây lớn nhứt chỉ cao độ bốn tấc mà thôi. Trước khi nhổ nó, thổ dân phải vái lạy ba lần xong mới cắt nó ra từng khoanh như khoanh xúc xích. Thân cây chảy nhựa, rồi héo đi, màu xanh trở nên xám. Họ đem phơi nắng thì nó lại ửng thành màu đỏ. Những người thổ dân văn minh thì gọi nó là “Whisky dry” (whisky khô). Đến năm 1911, Joseph Rave là người sáng lập ra một nhà thờ Ma vương, đã dùng những khoanh tròn Peyotl làm bánh thánh. Những tín đồ của ông rất tin tưởng và họ còn tin rằng chính chất Peyotl đã đưa họ đến một thiên đàng vĩnh cửu. Anh của văn sĩ Adous Huxley là Thomas Huxley đã lấy chất Mescaline từ cây Peyotl ra. Do đó văn sĩ không làm sao chống nổi sự cám dỗ nên đã đắm chìm trong “giấc mơ đầy màu sắc đó”.
- Có những bộ mặt ửng hồng rạng rỡ, họ phiêu diêu trong một thế giới cực kỳ sảng khoái, ở đó có những hình ảnh biến chuyển không ngừng.
Chuyện xảy ra vào lúc đầu năm 1945. Trong một căn phòng thuộc trung tâm nghiên cứu của SS ở Dachau, một tù nhân người Bỉ tên Arthur Haulot đang ngồi đối diện với y sĩ Plottner. Buổi sáng chủ nhật nầy trời thật lạnh buốt. Trên bàn có một chai rượu cô nhắc Pháp và hai cái ly. Plottner rót rượu ra ly và nói:
- Nếm thử đi.
Ông tiếp:
- Chỉ là rượu cô nhắc thôi, không có gì đâu. Uống đi. Hãy cố nhớ cho kỹ cái mùi vị của nó nhé.
Arthur Haulot uống một hớp. Anh chép chép miệng. Vị giác anh căng phồng ra, hồi tưởng lại cái hương vị mà anh đã quên mất. - Ngon chứ?
https://thuviensach.vn
- Thật ngon.
- Bây giờ anh hãy nghe kỹ đây. Tôi hòa chất Mescaline vào rượu. Anh cho tôi biết coi vị rượu có khác gì không.
- Tôi không thấy gì khác hết. Cũng y như rượu cô nhắc thường vậy. Mùi vị cũng y như vậy.
Trong hai giờ đồng hồ không có chuyện gì xảy ra.
- Kế đó[20] tôi cảm thấy những triệu chứng đầu tiên của chất độc dưới hình thức của một cảnh tượng đầy màu sắc kỳ dị.
Rồi những cảnh tượng kỳ quái nầy sinh sôi nẩy nở nhiều hơn nữa, mỗi lúc một nhanh hơn. Cho đến một lúc tôi có cảm giác như đầu óc tôi đã đầy ắp những hình ảnh. Chúng toàn là những hình hình-học; từ hình thoi biến thành hình tròn xoáy ốc. Lúc đầu, chúng đều có một điểm giữa tím sẫm, rồi giữa một âm thanh dìu dặt nhạc điệu, tôi mơ thấy những màu sắc thật là lung linh và sống động.
Arthur Haulot vẫn còn biết mình đang dự vào một cuộc thí nghiệm trong một giờ đồng hồ nữa. Anh ta cũng thích thú theo dõi hành động của các y sĩ tội nhân. Họ đo áp huyết anh, họ lấy máu anh, xem xét hai mắt anh. Bác sĩ Roche nhận thấy mạch anh tăng gấp đôi.
- Chất Mescaline làm trương mạch khá mạnh. Haulot đỏ cả người lên. Hắn giống như một người say rượu.
“Thí vật” cảm thấy mình mất hẳn ý thức, nhưng còn khá sáng suốt và còn nhớ sự việc xảy ra. Plottner tiến đến gần anh:
- Hãy nghe kỹ. Anh có tin là có thể làm cho một người đang ở trong tình trạng như anh nói ra tất cả các điều mà lẽ ra anh ta phải dấu kín không? - Tôi phải cố hết sức mới hiểu được câu hỏi và trả lời quả quyết là không.
Khoảng một giờ sau, họ cũng hỏi lại tôi câu đó. Lúc bấy giờ, những hình ảnh mỗi lúc một dồn dập và đầy màu sắc chế ngự cả tâm trí tôi. Phải khó khăn hết sức tôi mới nhận ra mọi sự vật, nhất là khi muốn mở mắt ra và suy
https://thuviensach.vn
luận một điều gì. Đối với tôi, từ trước đến giờ, ngay cả thời gian ba năm đầy ải trong trại giam, chưa lúc nào tôi phải chịu đựng một cực hình khủng khiếp đến thế.
Lúc đầu tôi cũng trả lời “vâng” tuốt cả, tôi còn nói thêm: “Nếu hỏi có phải tôi đã giết cha mẹ tôi không thì tôi cũng sẽ trả lời vâng nốt để được yên thân”. Rồi, phải vận dụng tất cả sự cố gắng một cách cực kỳ khổ sở, tôi gào lên dữ dội:
“Nhưng các chuyện về tôi thì các ông sẽ không biết được gì đâu!” Viên Đại tá bật cười, ông trấn an tôi và rời khỏi phòng.
Lúc bấy giờ, có người bảo tôi ngồi dậy và viết lại những gì đã xảy ra trong trí não tôi. Một lần nữa, tôi phải cố hết sức mới rời khỏi giường, mở mắt ra và cố hiểu những câu hỏi mà người ta đặt ra. Tôi phải trải qua cuộc thí nghiệm một cách đau đớn khủng khiếp.
Trong một vài phút, tôi giãy giụa, không chịu viết bất cứ điều gì. Lúc bấy giờ tôi không còn biết tôi đang là một thí vật tình nguyện có bạn bè xung quanh, trái lại tôi có cảm tưởng như mình đang bị mắc trong một cái bẫy.
Sau khi xác định được đây chỉ là một cuộc thí nghiệm, tôi cố viết cho xong một vài chữ chắc chắn là không mạch lạc gì cả. Người ta chỉ có một mục đích duy nhất là so sánh tuồng chữ thông thường của tôi với tuồng chữ lúc tôi đang ở tình trạng say thuốc.
Xong rồi tôi được cho nghỉ ngơi hoàn toàn.
Khoảng bảy giờ rưỡi tối (tôi uống mescaline vào lúc giữa trưa) tôi có thể trở lại phòng tôi ở bệnh xá, thuộc khối số ba.
Tôi đi lảo đảo y như một võ sĩ quyền Anh sau khi bị một cú đấm mạnh. Tôi dựa vào vách tường rồi lần từng bước mà đi tới.
Tôi liền nói ngay những điều tôi cảm thấy với một vài người bạn. Trí óc tôi lúc bấy giờ cũng vẫn ngổn ngang những hình ảnh đầy màu sắc, nhưng nhịp độ bắt đầu giảm dần.
https://thuviensach.vn
Tôi đã nằm yên trên chiếc giường của tôi, nhưng ngay lúc tôi cảm thấy thực sự an toàn nhất, vì thoát khỏi căn phòng thí nghiệm và chung quanh chỉ còn có bạn bè, thì thình lình tôi lại lên cơn một cách dữ dội. Tôi rú lên và vùng vẫy lung tung, thần kinh tôi đã hoàn toàn thác loạn, tôi không thể nào làm chủ được mình.
Một anh bạn thân của tôi đã trông chừng tôi suốt đêm, sáng hôm sau anh cho tôi biết cơn điên đã bớt hoành hành lúc một giờ khuya. Trong khoảng năm tiếng đồng hồ liền tôi đã không chợp mắt được chút nào.
Khi tôi thức dậy, tôi cảm thấy tinh thần trở lại bình thường, nhưng thân thể thì mỏi mệt rã rời. Hai mươi bốn giờ sau sự mỏi mệt ấy mới hết. Rồi bụng tôi lại thấy đói và trí óc tôi trở lại sáng suốt bình thường.
Tôi chỉ kể thêm một chi tiết nầy nữa thôi, có lẽ nó không quan trọng gì, nhưng riêng đối với tôi thì rất thú vị: trước khi bị thí nghiệm, giấc mộng của tôi thường màu xám như phần đông nhiều người. Tôi cũng không hề biết có một số người mộng toàn màu sắc. Còn tôi, sau cuộc thí nghiệm rất lâu tôi vẫn nằm mộng thấy toàn màu sắc. Mãi đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cũng còn thấy những giấc mơ màu sắc như vậy nữa.
Tôi nghĩ rằng những cuộc thí nghiệm ở Dachau chứng minh được điều nầy:
1. Khi nạn nhân uống chất nầy vào, nhất là nếu họ vô tình không biết, thì sẽ trở nên điên cuồng. Khi cơn điên hoành hành dữ thì họ mất hết sức kháng cự về lý trí.
2. Trong tình trạng đó, người ta có thể nhận được, bất cứ một lời khai nào của nạn nhân. Xin lưu ý là tôi không nói là bất cứ lời thú nhận nào mà là lời khai.
Dĩ nhiên, đôi khi tình cờ nạn nhân cũng tiết lộ một điều gì bí mật mà y ta muốn giấu. Nhưng thường thường, nạn nhân ký nhận bất cứ một lời buộc tội nào, dù cho lời buộc tội ấy có vô lý đến thế nào đi nữa. Lý do rất giản dị, vì lúc ấy y ta chỉ mong mỏi một điều duy nhất: không phải là thố lộ một
https://thuviensach.vn
điều bí mật đâu, mà là thoát khỏi cơn đau đớn cùng cực trong tình trạng mộng mị do chất ma túy gây ra.
Các kết luận của tôi cũng giống như những điều kết luận của các bạn tôi, những người cũng bị thí nghiệm như tôi ở Dachau. Chỉ có một điều khác nhau là sự thay đổi hình dạng của các ảo ảnh, mặc dầu cường độ màu sắc vẫn y nhau. Điều nầy có lẽ tùy thuộc yếu tố tiềm thức của mỗi người.
Thật vậy, vài người đã cho tôi biết thường thường họ chỉ thấy toàn là những hình ảnh dâm ô.
Tám người tù bị cho uống rượu cô nhắc có pha chất mescaline. Sau đó, viên y sĩ đại tá biến đâu mất dạng cùng với những tập hồ sơ, những điều đúc kết và có thể cả những chai V.S.O.P. của ông ta nữa. Các quân nhân Đức đã không còn cần dùng đến loại huyết thanh nói L.S.D. để kêu gào cái chết của Hitler nữa.
https://thuviensach.vn
6
NHỮNG CON THỎ NHỎ Ở RAVENSBRUCK Tên tài xế mới đang đứng thẳng người chờ đợi. Được Gespapo chọn, nội điều đó cũng đủ bảo đảm hắn là người đáng tin cậy.
Obergruppenfuhrer[21] SS Reinhardt Heydrich,[22] phụ tá của Himmler, chỉ huy trưởng cơ quan An ninh Đức quốc xã, Thống đốc bảo hộ xứ Tiệp khắc, không đòi hỏi gì hơn nữa. Thoáng nhìn tên tài xế, nhưng không buồn đáp lại cái chào của hắn, ông ta ngồi ngay vào băng trước của chiếc Mercédès. Bầu trời hôm ngày 27 tháng năm ấy thật cao và trong xanh có vẻ như đã vào tháng bảy.
Danh vọng của Heydrich lên như diều gặp gió. Đến Himmler và Bormann cũng phải e dè với ông ta. Thật vậy, Heydrich đã trở nên nguy hiểm từ khi Fuhrer hứa hẹn chiếc ghế Tổng trưởng Nội vụ nhân ngày sinh nhật thứ 38 của ông ta.
Himmler là người đã dẫn lối, đưa đường cho ông ta.
- Tôi đã đưa anh ra, trao chuốt cho anh, gầy dựng cho anh và đẩy anh tới…
Trước đó, Heydrich đã bị đuổi ra khỏi Hải quân vì một vấn đề hạnh kiểm. Bạn hãy tưởng tượng một Hải quân trung úy mà lại không bằng lòng suông ở việc tán tỉnh ái nữ của một vị sĩ quan thượng cấp đã cưỡng bức và “mượn đỡ” tiền của cô nàng… Tứ cố vô thân, ông ta chọn con đường cứu rỗi bằng cách gia nhập vào “Đảng”.
Chính ở nơi đây ông ta đã leo lên những nấc thang danh vọng một cách nhanh chóng. Thông minh, tuấn tú – với dáng người hùng dũng và mái tóc vàng óng – yêu chuộng âm nhạc và các buổi tiếp tân sang trọng. Quyến rũ đối với phụ nữ, tận tụy với các bậc đàn anh, mỗi ngày ông ta đều phát minh ra được một phương pháp hành động mới để chinh phục mọi người. Có một điều làm cho ông ta khổ tâm vô cùng, đó là cái giọng nói của ông ta. Nó eo éo như giọng đàn bà và đôi khi còn trở nên the thé. Đó là âm thanh của một
https://thuviensach.vn
giọng kim quá cao. Vậy mà chính những trò hề cùng sự khéo léo trong các đình đám đã bảo đảm cho ông ta một tương lai đầy hứa hẹn. Chiếc xe Mercédès vĩ đại mang hiệu kỳ của lực lượng SS và của quan nhiếp chính Đại Đức Quốc lướt êm tới. Khi đến gần khúc quẹo cuối cùng trước ngoại ô Tiệp khắc, xe giảm tốc độ. Hai người thợ với bộ y phục xanh đang chờ đợi sau khúc quanh. Khẽ mỉm cười, họ ném chiếc túi dết ra sau. Một cơ hội bằng vàng không ngờ: chiếc xe hạ mui! Lộ trình của Heydrich cũng vẫn y như cũ. Ông ta rành từng cái ổ gà trên đường. “Dinh thự nghỉ ngơi ở tỉnh lẻ” của ông chỉ cách ngôi lâu đài của Hoàng gia Tiệp khắc nơi lưu trú chính thức của ông ở Prague với tư cách là Thống đốc bảo hộ không đầy mười cây số.
Tay cầm khẩu súng lục, người thợ Tiệp khắc tên là Josef Gabeik bỏ nhanh chiếc xe đạp, nhào lại phía chiếc xe hơi. Ngay phát súng đầu tiên, tên tài xế đã thả lỏng ga xăng. Heydrich la lên một tiếng và đứng ngay dậy.
Một người thợ nữa tên là Jan Kubis núp trong một cái hố khá xa, tay thủ một quả bom mà ngòi nổ đã được điểu chỉnh ở tầm 7 giây. Kubis không liệng nó vào xe mà cho nó lăn như một trái “boule”. Heydrich nổ súng. Gabeik bị thương nhẹ. Quả bom lăn nhanh về phía chiếc xe. Kubis và Gabeik nằm rạp xuống đất. Họ đã lập đi lập lại hằng trăm lần hành động mưu sát nầy trong một trường huấn luyện đặc biệt của các đội cảm tử ở Anh quốc. Sau đó, họ được thả dù xuống Tiệp Khắc… Tất cả đều diễn ra một cách hoàn hảo. Quả bom lăn đi, nó sắp vượt qua chiếc xe… Không! Nó nổ ngay dưới lườn xe. Hai người nhảy lên xe đạp biến mất trong đám khói mù. Ngay giây phút quả bom nổ Kubis cũng đã mở nắp hai trái khói.
Vị Obergruppenfuhrer kiêu hãnh là một người bị thương dễ ghét. Ông ta không ngớt khóc lóc, chửi bới, nguyền rủa, than van:
- Đừng để tôi chết!
Trong phòng bệnh của ông ta ở nhà thương thị xã Bullouka không thiếu mặt một danh y nào của Đức cả. Trước khi giải phẫu cắt lá lách và gắp viên đạn ra, giáo sư Hohlbaum đã gắp trong thân thể ông ta hằng hai mươi
https://thuviensach.vn
miếng đạn nhỏ. Thiếu tướng SS Karl Gebhart, giáo sư chuyên về giải phẫu bệnh nghiệm ở Đai học Y khoa Bá linh, đã được Himmler chỉ thị: bằng mọi cách phải cứu cho được Heydrich.
Trước tòa án Nuremberg, với mái tóc rễ tre, kính dày cộm, mũi gãy cúp, môi mỏng dính, giáo sư Gebhart kể lại những điều mà người ta đã làm để cứu vị chỉ huy trưởng cơ quan An ninh:
“Sau cuộc mưu sát, tôi đã đáp phi cơ đến ngay, nhưng cũng đã quá trễ. Ông ta đã được hai vị bác sĩ nổi danh ở Tiệp khắc giải phẫu rồi, tôi chỉ có việc kiểm soát lại cách điều trị mà thôi. Mỗi ngày Hitler và Himmler đều có điện thoại đến hỏi thăm bệnh trạng của Heydrich. Cả hai đều đề nghị – đúng hơn là ra lệnh – cho gọi thầy tôi là bác sĩ Sauerbruch và bác sĩ riêng của Fuhrer là Morell đến. Nếu Morell đến thì chắc chắn ông sẽ dùng phương pháp riêng của ông để trị liệu.
Tôi không ngần ngại để nhận lãnh trách nhiệm của mình. Viên đạn đã phá lủng cả bụng và ngực của nạn nhân. Cuộc giải phẫu đã được thực hiện rất chu đáo và nhiều thuốc sulfamide đã được dùng đến. Tôi nghĩ rằng không nên nóng nảy quá và nhiều thầy càng dễ thối ma, nên từ chối không mời nhị vị bác sĩ Sauerbruch và Morell. Thế rồi Heydrich chết.
Hitler chỉ định giờ gặp tôi, sau đó ông lại từ chối không tiếp tôi. Ông bảo tôi đến trình diện Himmler. Buổi tiếp kiến thật ngắn ngủi, ông ta nói thẳng với tôi:
“Cái chết của Heydrich tương đương với một sự thất trận lớn mà cho đến bây giờ chúng ta vẫn chưa từng được biết qua…”
Himmler chỉ lập lại nguyên văn câu nói của Hitler. Về phần Morell ông ta kết luận:
“Nếu loại thuốc Sulfamide mới của tôi được dùng thì sự việc đã khác hẳn…”
Trước tòa án Nuremberg, giáo sư Gebhart vẫn tiếp tục trình bày mà không để ý đến tầm quan trọng đặc biệt của câu nói giản dị nầy:
https://thuviensach.vn
“Riêng tôi, tôi được phục quyền hay không tùy theo những bằng cớ bệnh nghiệm của việc trị liệu ở Tiệp khắc và tùy ở những kết quả các cuộc thí nghiệm về sulfamide.”
Đây là lời tự thú: Để bảo vệ sinh mạng mình, Gebhart phải chứng mình rằng thuốc Sulfamide vô công hiệu. Trước đây, sau trận thảm bại ở chiến trường Liên sô, người ta cũng đã có thử nghiệm thuốc sulfamide rồi, vì các binh sĩ bị thương nặng trong trận nầy đều không thể nào bình phục được. Bây giờ lại bắt đầu thí nghiệm sulfamide nữa. Cái chết của Heydrich chính là bản án tử hình đối với tù nhân, bởi vì không có vấn đề Gebhart sẽ thí nghiệm trên các thương binh được đưa từ mặt trận Liên sô về trong bịnh viện riêng của ông, trong khi bệnh viện ở Hohenlychen của ông chỉ ở cách “trại thí nghiệm” mà ông ta đã chọn có 12 cây số: trại nữ tù nhân Ravensbruck.
Gebhart muốn dùng những “con thỏ nhỏ” trẻ măng. Chúng phải cùng tuổi tác với các binh sĩ Đức và nhất là phải cùng một quốc tịch với nhau. - Để dễ thực hiện các đồ biểu hơn.
Tên trưởng trại ở Ravensbruck thông báo với Gebhart:
- Tháng chín vừa rồi trại đã tiếp nhận được nhiều trăm thiếu nữ Ba lan. - Các thiếu nữ phải khỏe mạnh, rắn chắc như đàn ông vậy mới được. Ngày 25 tháng 7[23] năm 1942, nữ tù nhân Vladislawa Karolewska bị gọi
đến bệnh viện Ravensbruck. Ở đó có cả thảy 65 thiếu nữ đang chờ đợi sự quyết định của bốn vị bác sĩ mà Fischer là người chỉ huy. Ông ta là phụ tá của Gebhart.
Mười người bị giữ lại. Một tuần sau, Karolewska nghe một nữ tù nhân khác thuật lại là tất cả nhóm thiếu nữ Ba lan bị giữ lại đó đều đang nằm liệt trên giường bệnh, chân người nào cũng bị băng bột cả.
Karolewska kể:
- Ngày 14 tháng 8, tôi và tám chị bạn nữa bị điệu tới bệnh viện. Họ bắt chúng tôi nằm lên giường, chích mỗi người một mũi thuốc, xong họ đóng cửa nhốt chúng tôi lại. Sau đó, họ đưa tôi qua phòng mổ. Ở đó viên y sĩ của
https://thuviensach.vn
trại chích cho tôi một mũi thuốc nữa, lần nầy thì chích gân. Tôi còn để ý thấy hai tay của bác sĩ Fischer đều mang găng và rồi tôi bất tỉnh nhân sự. Khi tỉnh lại: một chân tôi bị băng bột tới đầu gối và đau đớn kinh khủng. Tôi bị sốt dữ dội, có một thứ nước gì chảy ri rỉ ở chân tôi. Tên trưởng trại đến thăm những người bị giải phẫu, y đưa mỗi người một tờ giấy:
- Không sao đâu, mấy người hãy ký nhận rằng các vết thương nầy do tai nạn khi làm việc.
Tất cả đều từ chối không chịu ký.
Ngày hôm sau, Vladislawa lại bị đưa qua phòng mổ lần nữa: - Họ bịt mắt tôi lại. Tôi có cảm tưởng họ đang cắt cái gì đó ở chân tôi. Vladislawa phải sống trong hai tuần lễ vừa đợi chờ vừa sợ hãi vì không
biết số phận mình sẽ ra sao. Rồi giáo sư Gebhart đến. Lúc nào cũng canh cánh bên lòng nỗi lo sợ cho cái chân, nên Vladislawa nhìn xuống vết thương:
- Tôi nhìn xuống chân. Đường rạch sâu thấy cả xương.
Ngày 8 tháng 9, Vladislawa được trả về “khối”. Nàng phải lết chứ không bước đi được vì vết thương tươm đầy mủ. Họ lại phải giải phẫu nàng thêm một lần nữa ở bệnh viện.
- Vì tôi đã lưu ý các bạn tôi về sự săn sóc cẩu thả của các y sĩ nên bác sĩ Oberheuser lại bắt tôi phải đến phòng giải phẫu một lần nữa. Lần nầy tôi phải đi cà nhắc một mình.
Các thiếu nữ Ba lan có viết một bức thư phản kháng nhưng họ không nhận được một sự trả lời nào cả. Kế đó:
- Một người đàn bà đến tìm tôi. Họ đòi tôi đến bệnh viện. Tôi từ chối và đi thẳng về khối 9 của tôi. Người nữ giám thị liền hỏi:
- Tại sao chị lại có thái độ như vậy? Làm như là sắp sửa bị đem đi hành hình tới nơi?
https://thuviensach.vn
Nói xong, bà bỏ đi. Lát sau bà trở lại với mấy tên lính SS. Họ lôi bốn người con gái Ba lan xuống hầm. Đây là những xà lim nhỏ hẹp, bẩn thỉu và tối tăm.
- Họ cho tôi uống cà phê đen, ăn một mẩu bánh mì nguội, rồi dẫn tôi đến văn phòng bác sĩ SS là Trommel. Ông ta hỏi tôi:
- Cô có bằng lòng chấp nhận một cuộc giải phẫu nhỏ không? Tôi đáp:
- Các ông không được thực hiện các cuộc giải phẫu với các tù nhân chính trị, nếu không có sự ưng thuận của họ.
Trommel bỏ đi. Rồi ông ta trở vào với hai tên lính SS. Hai tên nầy xô mạnh tôi lên giường. Tôi la lên, họ liền lấy giẻ nhét đầy miệng tôi, đoạn giữ chặt tay chân tôi lại. Lúc họ đang chích thuốc cho tôi, tôi còn loáng thoáng nghe Trommel nói:
- Tất cả đã sẵn sàng.
Khi tỉnh dậy, Vladislawa thấy cái chân đau của mình bị cột chặt vào một thanh kim loại. Lại một tháng đợi chờ và một lần giải phẫu nữa. - Khi tỉnh lại, tôi nhận thấy chân tôi còn dính đầy cả bùn. Họ không buồn rửa sạch trước khi mổ.
Da mặt mịn màng, tóc đen óng ả, bàn tay thon xinh xắn, Maria Broel Plater bị giam ở trại Ravensbruck gần một năm rồi. Cô đã giữ chức vụ trưởng ban truyền tin trong lực lượng kháng chiến Ba lan nên bị Gestapo bắt và tra tấn.
- Bây giờ tai tôi hơi điếc vì họ đã đập vào đầu tôi những cú như trời giáng. Ngày 18 tháng 11 năm 1942, bác sĩ Oberheuser bắt chúng tôi cởi cả quần áo, khám chúng tôi và gởi đi chiếu điện. Đoạn họ bắt tôi nằm lên giường.
Maria thiếp đi và chỉ tỉnh lại khi cuộc giải phẫu đã hoàn tất: - Oberheuser kêu tôi tỉnh dậy bằng mấy cái tát tai: cái chân bên phải của tôi hoàn toàn vô cảm giác. Tôi sốt mê man suốt đêm đó. Chân tôi sưng
https://thuviensach.vn
phồng lên từ ngón chân cho đến háng. Họ lại đem tôi xuống phòng giải phẫu nữa. Khi tôi tỉnh dậy thì chân tôi đã bị băng bột từ ngón chân đến đầu gối. Nó nhức nhối vô cùng và máu cứ ứa ra. Ban đêm họ bỏ chúng tôi nằm một mình, không có ai cho chúng tôi uống nước hay đưa giúp cái bô.
Đến tháng giêng năm 1943, mặc dù vết thương chưa lành, Maria cũng phải tiếp tục công việc cũ. Cô gặp lại những người bạn cũng bị mổ như cô: - Tôi thấy trong vết thương của họ còn sót lại mấy miếng cây vụn, miểng chai và cả những đoạn kim khâu nữa.
Maria Kusmierczuck nhớ lại lúc đang bị mổ. Vì chỉ được chích thuốc tê chỗ mổ chứ không được chụp thuốc mê, nên cô thấy, lòng khiếp đảm, giáo sư Gebhart vung cái búa lên và mải miết đập vào cái ống xương chân đã được tách thịt ra của cô.
Chỉ căn cứ trên những câu chuyện vừa rồi, các vị quan tòa ở Nuremberg cũng đủ yếu tố để kết án tử hình Gebhart và các cộng sự viên của ông ta. Nhưng họ vẫn tiếp tục nghe lời khai của một nhân chứng khác nữa. Đó là Sofia Magzka, người mà các “thí nghiệm gia” – đang chen chúc trong ngăn bị cáo – có lẽ đang nhìn với lòng hối tiếc là đã không ra tay thủ tiêu trước cho rồi.
Cũng như tất cả những “con thỏ nhỏ” làm vật thí nghiệm ở Ravensbruck, Sofia là một thiếu nữ Ba lan. Chỉ khác một điều, cô là một bác sĩ y khoa nên được bệnh viện trưng dụng. Cô đóng vai trò vừa là y tá vừa là thông ngôn. Với một giọng nói bình thường, không hận thù, cô khai rằng:
- Có tất cả 64 cô gái Ba lan bị giải phẫu. Ấy là không kể một nữ tín đồ Jéhovah (Do-thái), một cô người Đức và một cô nữa người Nga. Trong số đó có năm người bị chết: Veronica Kraska chết vì phong đòn gánh. Họ không dùng loại huyết thanh ngừa phong đòn gánh mà chỉ dùng Sulfamide. Đó chính là việc họ thí nghiệm.
Bốn cô kia là Sofia Kiecol, Aniela Lefanowicz, Alfreda Pruss và Kazimiera Kurawsky. Theo sự hiểu biết của tôi thì cô Kazimiera đã bị nhiễm độc vì chứng hoại thư. Cô ta là người rất khỏe mạnh mới có 23 tuổi.
https://thuviensach.vn
Căn bệnh của cô phát khởi từ từ. Cái chân bị mổ mỗi ngày một thâm đen hơn và sưng to thêm. Trong mấy ngày đầu họ không hề săn sóc gì đến cô ta cả. Sau đó, họ đem bỏ cô ta trong căn phòng số 4. Ở đó, cô ta chịu đựng những cơn đau khủng khiếp cho đến chết, không ai chạy chữa thuốc men gì cho cô ta cả. Tôi lén lút quan sát bệnh trạng của cô. Nếu họ cưa chân cô đi thì có thể cứu mạng cô được vì sự nhiễm độc có thể bị chận đứng. Nhưng họ không chịu làm thế, vì họ không muốn cứu sống cô (để chứng minh thuốc Sulfamide vô hiệu nghiệm).
Có lẽ Sofia Magzka hy vọng rằng sẽ có một ngày nào đó cô đứng ra làm nhân chứng nên cô đã dùng một quyển vở hẳn hoi để ghi lại tất cả những sự việc cô nghe thấy.
- Căn cứ vào mấy tấm kiếng chiếu điện, tôi thấy có 13 cô bị mổ xương: người thì bị gãy xương, người thì bị ghép xương sau khi bị cắt bỏ một khúc. Một số người bị mổ đi mổ lại nhiều lần. Họ làm việc bất cẩn và không dùng phép phòng khuẩn nên có hai nạn nhân bị chứng cốt tủy viêm sưng ở tủy xương.
- Krystyan Dabska được gởi đến tôi để chiếu điện. Cô bị giải phẫu cả hai chân. Họ đã cắt đi những mẫu xương ống quyển phụ dài bốn, năm phân. Một chân, thì xương còn cốt mô (màng sơ bọc quanh xương), bên chân kia không còn xương cốt mô. Tôi hỏi bác sĩ Oberheuser:
- Làm thế nào xương có thể tái phục được khi nó không còn cốt mô? Bà ta trả lời:
- Đó là điều chúng ta đang tìm kiếm.
Cuộc thí nghiệm thật là vô ích, vì bất cứ một sinh viên nào cũng đã học xong trong bài học đầu tiên là xương không thể tái phục được nếu không có cốt mô.
Trong trại Ravensbruck còn có một loại giải phẫu đặc biệt nữa. Viên phụ tá của Gebhart đã cưa chân hoặc tay của mười người bị bệnh tâm trí. Trước phiên tòa xử vụ án các y sĩ, Sofia Magzka xác nhận:
https://thuviensach.vn
- Chính mắt tôi đã thấy hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là một vụ cưa chân. Các nữ y tá đưa một cô gái vào phòng mổ. Sau đó, họ chở cô ta vào trong căn phòng đặc biệt dùng làm nhà xác. Tôi và một chị bạn cùng làm ở bệnh viện liền lén vào phòng ấy.
- Chúng tôi thấy có một cái xác được phủ kín bằng tấm ra và… xác đó mất một chân. Một lúc sau, các nữ y tá trở vào phòng đó nữa. Họ không sai tù nhân làm như thường khi, lần nầy chính tay họ liệm xác chết vô hòm[24] để bảo vệ bí mật.
- Trong trường hợp thứ hai, nạn nhân là một cô gái khùng khùng. Ngày đó, bác sĩ Fischer đến phòng giải phẫu. Một lát ông trở ra, bước lên xe. Theo sau ông là một cô y tá tay cầm một cái gói gì có quấn vải bố chung quanh to cỡ một cánh tay. Chính tay Fischer cầm lấy cái gói ấy và xe rồ chạy. Một nữ tù nhân tên Quernheim đến tìm tôi nói:
- Cô biết hôm nay có chuyện gì xảy ra không? Họ cắt cụt một cánh tay của một nữ tội nhân, cắt luôn cả xương bả vai!”
Tại sao lại có sự cắt chân tay như vậy? Thực tế không có gì dễ bằng việc cứ trích ra những bộ phận rời ấy, từ kho dự trữ khổng lồ là một trại tận diệt tù nhân. Nếu sự bí mật về chiếc chân bị cắt và mang đi một cách kín đáo hãy còn được hoàn toàn giữ kín thì tòa án đã thiết dựng lại được “vụ chiếc xương bả vai”.
Vào mùa đông năm 1942, nhân dịp Giáng sinh, Himmler đến viếng bệnh viện của bạn thân ông ta là Gebhart. Ông đến một cách lặng lẽ, không kèn không trống. Dĩ nhiên phải im lìm như vậy như Gebhart đã nói: - Ông ta không thỏa mãn về kết quả của Sulfamide.
Himmler thấy cánh tay cô y tá Luisa cứ đơ thẳng ra vì mất cái xương khuỷu tay. Một y sĩ tháp tùng ông là Stumpfegger bèn thì thào với ông: - Chúng ta phải ghép cho cô ta một cái khớp xương khác mới được. Chúng ta hãy nghe Gebhart khai về vụ nầy:
- Tôi đã hoàn toàn bó tay không thể nào thay thế cái khớp xương ấy được. Nhưng Himmler và Stumpfegger cứ muốn tôi hãy cứ thử cuộc giải
https://thuviensach.vn
phẫu. Ở Hohenlychen tôi có một bệnh nhân dân chính tên là Ladisch đang bị ung thư ở bả vai.
Thế là Gebhart bắt đầu mặc cả. Ông thuyết phục viên y sĩ Stumpfegger. Ông nầy cứ muốn bằng mọi giá thử thực hiện một cuộc ghép xương, đừng nên lưu ý đến cô Luisa nữa mặc dù được sự bảo trợ của Himmler cô ta vẫn không có một hy vọng nào để lại co được cánh tay của mình, mà nên tấn công vào chiếc xương vai của người thân chủ riêng của ông là cậu sinh viên Ladisch hơn.
Bác sĩ Fischer được trao phó nhiệm vụ đi tìm “khớp xương vai”… Ông ta kể:
- Tôi lấy xe chạy đến trại Ravensbruck. Các y sĩ của trại đã chuẩn bị sẵn sàng để giải phẫu. Tôi dùng dụng cụ riêng để lấy cái xương vai ra. Tôi lo việc cầm máu lại còn những việc khác thì để mặc cho các y sĩ ở trại tiếp tục. Xong tôi đặt nó vào một cái ống nghiệm đã được khử trùng đang ở nhiệt độ 38° và quay ngay về bệnh viện.
Trước tòa án Nuremberg, Gebhart nhìn nhận:
- Cánh tay của cậu sinh viên Ladisch đã được cứu khỏi, chỗ xương bả vai được ghép đã lành và cho đến năm 1945 bệnh ung thư cũng chưa thấy tái phát.
Ông ta tiếp lời có vẻ như để bào chữa cho mình:
- Xương bả vai không phải như là một khớp xương tối cần thiết. Vì thế tôi đã chọn cuộc giải phẫu ấy còn hơn là nếu để cho Stumpfegger thì ông ta sẽ lấy một khớp xương khác quan trọng hơn.
Ông chánh thẩm hỏi:
- Ông còn biết những cuộc giải phẫu nào khác nữa không? Gebhart trả lời:
- Kính thưa ngài chánh án, xin ngài hãy tin tôi, tôi không hề quan tâm đến số phận của những người ở trong các trại tập trung. Cả Fischer cũng không.
https://thuviensach.vn
Ông chánh án:
- Tôi hiểu!
Trong một phút bất chợt, Gebhart đã nói thật, ông ta cũng như Fischer, có cần gì phải băn khoăn nghĩ đến những việc gì xảy ra sau đó, sau cuộc giải phẫu họ.
Vào năm 1945, có thể Gebhart và Stumpfegger sẽ thực hiện một lần ghép xương nữa nếu người ta cho mời họ đến giường bệnh của người bạn chí thiết của họ là bác sĩ Fischer. Fischer bị thương ở Normandie và lần nầy thì đến phiên ông ta bị cưa cụt hết một cánh tay bên mặt.
Nhìn Fischer với cánh tay cụt đứng trước vành móng ngựa, một phụ nữ trong số các nhân chứng không ngăn được tiếng thì thầm: - Một sự khởi đầu của công lý. Chỉ mới là một sự khởi đầu thôi.
Theo Gebhart, chỉ có một người có tội, người đó là Himmler. - Tôi đâu phải là người kề cận bên Himmler như một quân sư quạt mo! Tôi không phải là người đã bày cho ông ta cách giết hằng ngàn người trong những cuộc thí nghiệm vô bổ ích. Himmler có một phương pháp làm việc rất giản dị. Không kể gì đến tính chất thiện ác. Bất cứ ở lãnh vực nào cũng vậy, ông tin rằng cứ nghiên cứu đi, thế nào rồi cũng phát minh ra được một cái gì đó. Thế là ông ra lệnh tức khắc cho một hay hai người thực hiện việc thí nghiệm đó.
Dĩ nhiên, không phải ông ấy chỉ chú trọng đến lãnh vực y học thôi đâu. Ông chú trọng đến các đồ sứ và kim hoàn nữa. Ông còn xen vô cả việc ẩm thực của quân sĩ nữa, nên chỉ có lính SS là đơn vị duy nhất được ăn món bột kiều mạch nấu sữa trong các buổi điểm tâm.
Có một vài cuộc thí nghiệm thật là rùng rợn. Đùng một cái, tất cả các sư đoàn đang ở tiền tuyến đều được lệnh phải uống nước lã cả, chỉ có nước lã thôi, không có thức ăn gì nữa cả.
Chúng tôi đành phải chịu đựng, nhưng thực ra ông ta cũng đã thực hiện được một vài điều hay: chẳng hạn như thực phẩm nén lại đầy sinh tố, y
https://thuviensach.vn
phục ngụy trang, y phục bằng da lông cho những chiến trường mùa đông, [25] chiến xa lội nước. Chúng tôi có cảm tưởng rằng nếu ông ấy không lao mình vào tất cả các cuộc thí nghiệm hỗn tạp như thế, mà chỉ chú tâm giới hạn trong việc nghiên cứu cách chế tạo xe lội nước thì chắc chắn chúng tôi đã đổ bộ lên được Anh quốc rồi. Ông bắt mọi người chung quanh ông phải nỗ lực đến kiệt quệ mới thôi. Ngay trong thời bình ông đã bắt dùng đạn thật cho những toán thao diễn, vì vậy có biết bao nhiêu lính SS đã chết khi huấn luyện. Tính ông ấy độc đáo như vậy thì những lời phản đối suông làm sao thay đổi được. Ông thường nói với chúng tôi: “Tôi biết các ông là y sĩ, các ông phản đối cái phương pháp cũ kỹ, lỗi thời nầy (dùng con người để thí nghiệm) nhưng bây giờ tôi muốn các ông phải thi hành, mặc dầu các ông không bằng lòng”. Đứng về phương diện cá nhân mà nói, thì người ta không thể cho rằng tất cả những điều ông đã làm đều vô nghĩa. Lại nữa, dĩ nhiên là khi liên quan đến con người, mọi sự sai lầm đều gây nên thảm họa, và chính sự sai lầm đó đã đưa đẩy chúng tôi đến hoàn cảnh hiện tại.
Nếu Gebhart bị kết án tử hình và đã bị hành quyết (ông ta xin được rửa tội trước khi chết) và Fischer bị kết án chung thân khổ sai thì bà bác sĩ “hiền lành” Herta Oberheuser vẫn tiếp tục chẩn bệnh trong một bệnh viện tư từ năm 1956, bị kêu án hai mươi năm khổ sai, bà ta đã hưởng được một sự ân giảm hình phạt. Căn cứ vào sự can thiệp của các Hiệp hội cựu tù binh, bà đã bị xóa tên trong y sĩ đoàn.
Bây giờ bà ta là công nhân… trong một viện bào chế.
https://thuviensach.vn
7
CÁC TRẺ SINH ĐÔI CỦA MENGELLE
Vào một ngày mưa, có thể là vào buổi chiều mưa hôm ấy, ông ta cảm thấy trong lòng thắt thỏm nỗi hoài nghi và lo sợ. Ông ta xuất hiện trong vòng đai các lò sát sinh, bước lê nặng trĩu, với vẽ mặt xanh tái, đôi mắt đăm đăm, vành môi mím chặt. Việc gì đã xảy ra cho ông ta, một hung thần nắm trong tay số phận của hằng triệu con người. Việc gì đã xảy ra cho ông ta, ở cái ông y sĩ tài ba lỗi lạc nầy?
Joseph Mengele, Obersturmfuhrer là y sĩ trưởng của trại tận diệt Auschwitz phải chăng cũng chỉ là một con người tầm thường như con số A.8450, số hiệu của một pháp y sĩ[26] tầm thường, người Hung gia lợi, mà ông ta đến đây để lấy một bản phúc trình về cuộc khám nghiệm tử thi.
- Herr Obersturmfuhrer, xin ngài trao cho tôi mang chiếc áo choàng và chiếc mũ képi của ngài vào gian phòng lò thiêu, chỉ trong vòng năm phút thôi, đồ nầy sẽ khô cả.
- Hãy để đó, nước bao giờ lại thấm được tới da tôi.
Miklos Nyiszli trình bản báo cáo cho Mengele, ông ta xem qua các hàng chữ đầu…
- Tôi mệt lắm. Anh hãy đọc cho tôi nghe.
Người tù cộng sự viên, đọc lai đoạn từ đầu bản báo cáo.
- Thôi bỏ đi, không cần thiết lắm.
Bây giờ đến phiên Nyiszli, hắn ta lấy làm kinh ngạc về sự can đảm của mình, đã dám hỏi:
- Thưa trung úy, các cuộc tận diệt nầy sẽ kéo dài cho đến bao lâu? Mengele đáp:
- Ông bạn của tôi ơi! Sẽ mãi mãi như thế nầy, và mãi mãi như vậy. Rồi ông ta chụp lấy chiếc cặp da thoát ra khỏi phòng thí nghiệm, còn buông lại sau lưng câu:
- Trong những ngày tới, anh sẽ có công tác quan trọng.
https://thuviensach.vn
Đoạn trên đây, được trích từ quyển nhật ký của Miklos Nyiszli (bác sĩ tù nhân ở Auschwitz) và chấm dứt qua ý nghĩ như sau:
- Công tác quan trọng kia chỉ là cái chết của toán người mới nữa, là cái chết của các trẻ song sinh vậy.
Mengele quyết và phải khám phá cho được cái bí mật về các đặc tính song sinh. Để giải tỏa bớt những nỗi thắc mắc, ông ta thu nhặt các quan sát về bọn người khổng lồ, bọn người lùn, về các người gù lưng và các hình tượng mẫu “thoái hóa” khác nữa, của giống dân Do-thái. Nước Đức toàn thắng, phải loại bỏ các chủng loại hạ đẳng, và nước Đức sắp sửa đưa các người tiên phuông của nó, vào các vườn cây trái hoang sơ ở Trung-Âu. Chính phủ Đức đã không ngừng lập đi lập lại với các bà mẹ yêu nước: “Hãy trao cho chúng tôi những đứa con, những hiệp sĩ con giòng có tóc vàng. Vả lại, nào có quan hệ gì nếu chúng không có cha, Hitler và Himmler sẽ thừa nhận và nuôi dưỡng chúng. Hãy sinh sản và gia tăng sinh sản nhiều lên…” Thế nên, trong bộ óc đầy giao động của người y sĩ vô danh kia tại Viện Nghiên cứu Dahlem[27] lại nẩy sinh ra một suy tính khá điên rồ: các bà mẹ “aryenne” phải sinh ra toàn các trẻ song sinh. Còn chiến thắng nào hơn cho nòi giống! Về sự kiện nầy thì Mengele hiểu lắm! Ai là người nắm giữ được bí mật ấy, sẽ là vị cứu tinh của cái “Đế quốc Ngàn năm” nầy, và lại còn lợi được biết bao nhiêu là thì giờ. Việc gặm nhắm dần dà và việc chiếm đóng các vùng đất mới sẽ được nhanh hơn gấp hai lần bởi vì trong cùng thời gian, có hai lần số trẻ được chào đời. Và bây giờ thì trên giấy trắng mực đen, điều ước mơ đang trở thành thực tế: một nhà thống kê của nhóm Ahnenerbe viết cho một trong các người bạn của ông ta:
- Việc thai nghén trung bình được thu lại khoảng 135 ngày… Và như vậy, đã hẳn nhiên rồi! Chín tháng chia cho hai! Chính Trời còn chưa nghĩ ra được điều nầy.
Mengele đã xả thân vào “công trình vĩ đại” của ông ta. Ông cũng không cần phải tự đặt câu hỏi:
- Làm sao tìm được các đứa trẻ song sinh kia?
https://thuviensach.vn
Một dòng sông người bất tận cuồn cuộn chảy ngang đài chọn lựa do chính ông đích thân điều khiển.
- Bên phải.
Một tiếng gậy khỏ vào mũi giày ống.
- Bên trái.
Một tiếng gậy khỏ vào mũi giày ống.
- Hai đứa kia, hai đứa song sinh kia lại đây, đứng bên ta.
Một tiếng gậy khỏ vào mũi giày.
Rồi bên phải, rồi bên trái…
Bên phải là toán người bệu thịt sẽ vào lò hỏa thiêu, và bên trái là các người lực lưỡng sẽ là toán tù phục dịch. Người ta còn thấy ông ta đứng thẳng người, tươi cười, nhã nhặn, thong dong, tay phải trong chiếc áo nẹp đồng phục sĩ quan có dáng điệu “uy nghi của Hoàng đế Nã phá Luân”. Hơn nữa, ông còn tự xưng là dòng dõi của ông hoàng Rodolphe Áo quốc.
“Ông còn huýt sáo bản Tosca và mỗi lần thổi bản nầy lên, còn đồng nghĩa với cái chết của hằng trăm, hoặc hằng ngàn tù nhân. Mengele luôn luông huýt sáo bản Tosca khi ông vui, khi ông ta phải làm các cuộc tuyển chọn quan trọng.”
Tiếng gậy khỏ cuối cùng vang lên trên mũi chiếc giày ống. Quanh ông ta, các “con vật kỳ dị” có vẻ như khù khờ, sợ hãi, khác thường hoặc dị tướng trong “gánh xiếc Mengele”, danh từ mà bọn SS đã dùng để gọi các nhóm người tù nhân ấy.
Ngay từ khi đến trại, các trẻ song sinh đã hiểu được mối quan tâm đặc biệt mà người “y sĩ quan tòa” đã dành cho chúng. Từ khi chúng sinh ra, đã có hằng chục vị y sĩ thính chẩn chúng và còn khảo sát nữa. Chúng sẽ lại được chăm sóc ân cần nữa. Các đứa nhỏ bị các bà mẹ bỏ rơi: các bà cũng hiểu rằng khoa học rất ưa thích những hiện tượng bất thường.
Nhóm mập thịt và nhóm vạm vỡ theo về với số phận của họ, còn các người song sinh thì về hướng đỉnh danh vọng của Mengele. Giai đoạn đầu
https://thuviensach.vn
tiên thật là nhiệt thành và niềm nở. Gần như là một thiên đàng giữa lòng Địa ngục. Khu trại 14 nằm trong căn trại F. Nào cháo, nào thịt, nào khoai tây, còn có những bó bông, các bộ thường phục mới; có thợ hớt tóc mặc áo choàng trắng, chiếc lược đồi mồi bỏ túi. Và các nụ cười. Tôi quên nói là nhà cầu còn có giấy vệ sinh. Chúng chờ đợi, từ cặp nầy sau cặp kia, từ ngày nầy qua ngày khác, chúng biến mất trong khu trại người Tzigane. Và rồi những nỗi nhục nhã và đau đớn với đội quân nghiên cứu khoa học: từ thước đo tầm vóc đến các chiếc ảnh thuộc nhân trắc pháp (phép đo thể cách của con người), rồi qua sự tiêm chích, trích lấy máu thử, trao đổi đứa anh qua đứa em và ngược lại, rồi phân lượng, khảo sát, đến những lúc ngồi làm mẫu trước những giá vẽ và các bút chì than của của Dina, một nữ tù nhân mà ngày trước đã từng triển lãm họa phẩm ở Prague. Nhưng những việc thiết lập hồ sơ dài dòng ấy không thể mang lại một khám phá quan trọng nào. Hằng ngàn y sĩ cũng đã thiết lập các hồ sơ tương tự trước chiến tranh. Chiến tranh đã là một cơ hội may mắn cho việc sưu tầm. Các chức quyền cao cấp của quốc gia đã “dành cho” các nhà thí nghiệm dồi dào phương tiện. Thế nên họ phải tiến đến vùng đất hãy còn chưa ai biết đến. Chưa bao giờ, dưới chiếc dao mổ nhà nghề, một nhà sưu tầm có được hai cơ thể hoàn toàn giống nhau. Họa may chỉ có xác chết và chiếc bóng của nó. Hiển nhiên là các trẻ song sinh đã từng được cho giải phẫu để quan sát, nhưng đứa nầy chết sau đứa kia, và cái chết thứ hai đôi khi cách cái chết của đứa trước hằng năm trời.
- Nhưng ở đây, lại xảy ra một việc độc nhất trên thế gian, trong lịch sử của ngành Y khoa: hai anh em trẻ song sinh chết chung và cùng lúc với nhau, và người ta được cơ hội phẫu nghiệm tử thi của chúng cùng một lúc. Chúng bị chết đi cùng lúc, chỉ vì Mengele đã giết chúng.
- Nạn nhân được đặt trong chiếc ghế bành loại ghế của nha sĩ, hai tù nhân giữ hai tay nạn nhân, trong khi người thứ ba bịt mắt lại và giữ bất động chiếc đầu. Bây giờ, y sĩ nhà ta tiến lại và cắm sâu cây kim vào ngực nạn nhân. Kẻ vô phúc không bị chết liền, mà trước mặt hắn ta tất cả đều tối sầm lại. Các tù nhân khác chứng kiến việc đâm kim nầy, dìu nạn nhân,
https://thuviensach.vn
trong cơn nửa mê nửa tỉnh, sang qua phòng bên cạnh và bỏ nạn nhân nằm dưới đất. Rồi thí vật bị chết trong vòng khoảng nửa phút sau.[28] Mengele đã khám phá ra được “chiếc dao mổ” của ông ta tại đài tuyển lựa ở Auschwitz.
- Các y sĩ hãy ra khỏi hàng.
Và có khoảng 50 y sĩ tiến ra.
- Tôi muốn tìm một y sĩ nào đã từng theo học tại một trường Đại học Đức, và rành về khoa bệnh thể giải phẫu học và pháp-y học… Cả một sự yên lặng, sự do dự ngập ngừng, rồi tiếp theo đó: - Hãy để ý kỹ nhé, bởi vì các ông phải đủ tư cách làm tròn phận sự, nếu không thì….
Miklos Nyiszli hiểu rõ các chữ “nếu không thì…” của Mengele. Và ông ta bước ra khỏi hàng.
Tôi tưởng tượng được dễ dàng ý nghĩa ánh mắt nhìn nhau giữa hai người. Đó là một sự giao ước về một nơi xa lạ được ký kết bởi một bước chân về phía trước một cái chớp động đôi mi suy tính, một quyết định cho phép kéo dài thêm sự sống của người y sĩ Do-thái vậy.
- Anh cũng biết chứ, Mengele nói vừa biểu ông bước lên xe của ông ta, tôi không đưa anh tới một nơi dưỡng sức nhưng anh sẽ được sống trong những điều kiện không đến nỗi tệ lắm.
Chiếc cửa sắt nặng nề dùng để khép kín khuông vi lò hỏa thiêu, được hé mở. Người ta thường chỉ đưa tới đây, các tội nhân bị án tử. Và ai cũng đều biết như vậy. Những người của đội “Sonder Kommando”, những “người chết còn sống” nầy chỉ còn được tồn tại trung bình khoảng 100 ngày. Bọn họ chỉ là chiếc rìu và giàn củi để thiêu tội nhân. Họ chuẩn bị sẵn các vòi nước ria; khi các hạt tinh thể li ti màu xanh lơ của chất “Cyclon B” bốc hơi trong các đường ống dẫn và khi chất hơi đã ngấm mòn đến hơi thở sau cùng, thì họ xịt nước rửa ráy cái núi xác người ấy; các người thiêu xác chỉ cần chất đầy lên các miệng rộng của lò thiêu, ống khói chỉ cần phun ra khói dầu cuộn cuộn, và căn trại chỉ cần quên đi một vừng khói mới bay loãng ra
https://thuviensach.vn
giữa khoảng trời. Lúc bấy giờ và chỉ có lúc bấy giờ thôi, đội Sonder Kommando (đám người hành sự bất đắc dĩ) mới có thể buông mình vào trong cuộc sống phù phiếm và rượu mạnh. Cả bọn có dáng vẻ như đang sống trong các lâu đài Trianons. Mặc tình với vải vóc và đồ sứ, tha hồ với thức ăn lựa chọn và tự do xem những sách cấm… Để quên đi sự chết của bao nhiêu kẻ khác, và cũng để quên đi ngày tàn đời của chính họ được ghi bằng một chữ thập đen trên quyển lịch của tên trưởng trại. Người ta thanh toán các phu đào huyệt để họ không tiết lộ được gì, ngay cả đến các tên gác dan SS cũng không thoát khỏi âm mưu giữ hoàn toàn bí mật nầy. Cần gì nếu bọn quỷ quái ấy tỏ ra vênh váo hoặc thừa cơ hội hôi của các nạn nhân, họ có bao giờ hiện hữu đâu. Và hôm nay thì trong phòng thí nghiệm về khoa giải phẫu sinh thể, Miklos Nyiszli là người anh em của bọn họ trước khi trở thành bàn tay của Mengele.
- Anh có một món hàng ở trước cổng lò thiêu xác kìa.
Đây là công việc “thú vị” mà Mengele đã hứa hẹn với ông ta hôm trước! Tên SS theo coi toán tù tạp dịch, lo việc chuyên chở nầy, trao cho ông ta các hồ sơ y bạ. Nyiszli giở tấm chăn phủ trên chiếc cáng. Hai xác chết nhỏ xíu nằm co rút, da dẻ thật mịn màng. Chúng khoảng 2 tuổi. Và lát nữa đây, trong phòng thí nghiệm, người y sĩ sẽ khám phá ra, với sự khiếp đảm, nguyên nhân của cái chết.
- Hai đứa trẻ nầy bị bơm chất thuốc mê (chloroforme) bằng một mũi kim đâm thấu vào tim, để cho máu, khi kết đặc lại, sẽ đóng lấp trên các mạch “van” và đưa ngay đến cái chết vì tim ngưng đập.
- Anh có một món hàng ở trước cổng lò thiêu xác kìa.
Lại các đứa trẻ, bốn cặp tất cả. Cặp lớn nhất chưa quá 10 tuổi. Cưa cắt, mổ banh ra, cân, phân tích và sau hết là bỏ vào trong các bình rượu, các bộ phận “hữu ích cho việc khám phá các bí mật”. Các hồ sơ bằng chai ngâm rượu nầy và tất cả những khảo sát được bao lại kỹ lưỡng để gởi về Viện Nghiên cứu Dahlem. Giữa các sợi dây cột tréo và các tấm nhãn
https://thuviensach.vn
đôi, có ấn dấu mực to lớn được in đậm các chữ “khẩn cấp – tài liệu chiến tranh”.
- Anh có một món hàng ở trước cổng lò thiêu xác kìa.
Những đứa trẻ song sinh, những đứa lùn, những đứa khổng lồ. Mengele chỉ tham dự vào giai đoạn sau cùng của các công tác nghiên cứu nầy. - Chúng tôi lật xem các tài liệu đã được thiếp lập về các trẻ song sinh, khi ông nhận thấy trên tấm bìa xanh của một tập tài liệu có dính một dấu mỡ đã phai mờ. Số là, đang, khi giải phẫu, tôi thường hay sử dụng các tài liệu, thế nên tôi dã làm lấm lên đó. Bác sĩ Mengele liền phóng nhìn tôi bằng đôi mắt bất bình và nói với tôi bằng cái giọng nghiêm trang trọng đại: “Anh lại có thề hành động một cách vô tâm như vậy được sao đối với các tài liệu mà tôi đã sưu tập với tất cả ngập tràn niềm thương mến!” Chính cái chữ: “thương mến” vừa thoát ra khỏi miệng của bác sĩ Mengele đã làm cho tôi tôi kinh dị, đến nỗi không còn có thể nói gì được nữa.
Thật vậy, Mengele có một sự say mê về các cuộc khảo cứu điên rồ ấy, nhưng chẳng bao giờ đi đến đâu cả. Rất nhiều nhà thí nghiệm đồng nghiệp của ông ta, bày đặt ra lắm đề án, và khai triển các công trình vô nghĩa, mà mục đích tối hậu của họ là để được khỏi phải ra trận mạc và tránh được sự chết chóc. Nhưng Mengele không cần phải tỏ ra mình là một người rất cần thiết đến như vậy: thực sự ông ta là người rất cần thiết. Không có ai điều khiển công việc tuyển chọn bằng ông. Khi ông ta vắng mặt… thì việc tuyển chọn gần như đã trở thành hỗn loạn. Và cũng với lòng thương mến nói trên, ông biết chọn lựa những ai có thể làm chói rạng được các thuyết tôn chủng của dân tộc Đức, Bọn Do-thái là những kẻ thấp hèn và thoái hóa, bôi xóa bọn họ trên quả địa cầu nầy là giúp ích cho những người còn sống sót. Một ngày nọ, trại tập trung thanh toán những người cuối cùng đến từ Ghetto[29] Litzmannstadt. Mengele trong khi đang bị khích động cực điểm, đã khám phá thấy trong các dãy hàng tù nhân hai cha con một người: Người cha, gù lưng, con đứa con thì thọt chân. Mengele viết nguệch ngoạc trên một mẩu giấy con chỉ thị cho Miklos Nyiszli.
https://thuviensach.vn
- Khảo sát hai người nầy về phương diện bệnh nghiệm bọc. Làm trắc lượng rõ ràng về người cha và đứa con. Thành lập hồ sơ bệnh nghiệm gồm tất cả các dữ kiện quan trọng và đặc biệt hơn nữa là các dữ kiện liên hệ đến các nguyên nhân đã gây nên các khuyết điểm về cơ thể.
Cả hai người đều có ở đây, họ đang ở từ trong cái tận cùng của sự đau khổ, họ vẫn còn tin tưởng ở lòng nhân ái của kẻ đồng loại đối với họ. Nyiszli đang ở trên bờ tuyệt vọng. Có thể nào chịu đựng được công cuộc thí nghiệm tội lỗi không khoa học chút nào nầy chăng? Ông ta lự nguyện tìm mọi cách để thoát khỏi lò hỏa thiêu để sau nầy có thề làm nhân chứng về những tội ác ghê rợn ấy, và sự hy sinh của ông ta đã không cứu vớt được ai.
Về người cha, ông nầy mắc một bệnh nan y về giác mô, nên cả hai cha con đã từng khám bệnh với các y sĩ nổi danh người Áo và cả người Đức nữa.
Bọn “Sonder Komrnando” đem cho hai cha con món thịt bò chiên xúc lên mì ống. Họ được nghỉ ngơi thoải mái. Đoạn, toán phục dịch của Mengele với tên đầu xỏ của bọn đồ tể là Trung sĩ nhứt Mussfeld, tiến qua chiếc phòng hội của các phòng thí nghiệm, cả hai cha con đều bị giết trong phòng thiêu xác.
Chiều đến, Mengele đòi bản phúc trình hồ sơ…
- Thân xác họ không nên đem hỏa thiêu, mà phải được sửa soạn và các bộ xương của họ sẽ được gởi về Viện Bảo tàng Nhân chủng ở Bá linh. Anh biết những phương pháp nào về việc rửa thật sạch sẽ các bộ xương?
Miklos Nyiszli đưa ra hai phương pháp chính yếu: cách ngâm chất “clorua vôi” (trong vòng 2 tuần, thịt sẽ tan rã hết) và cách nung chín. Mengele cắt ngang:
- Mau nhất là cách nung chín!
Sau năm giờ đốt lửa phừng phực dưới hai thùng “fut” sắt to lớn, lò bị nghẹt hơi. Sát bên đó một nhóm thợ tù nhân Balan đang sửa chữa một ống khói của lò thiêu xác, họ bị lôi cuốn bởi các chiếc thùng vĩ đại kia. Cơn đói
https://thuviensach.vn
của họ lại hoành hành rất dữ dội… Đúng rồi, đúng là thịt nấu chín đây rồi…
Một viên phụ tá phòng thí nghiệm nắm tay Miklos Nyiszli: - Bác sĩ, bác sĩ, các người thợ Ba lan đang ăn thịt nấu trong thùng! Bác sĩ Hirsch[30] biết rằng ông sắp chết. Bệnh đậu lào chỉ còn để cho ông
kéo thêm cuộc sống được vài ngày nữa thôi. Các tù nhân khác đã đem ông lên chiếc xe vận tải… và thình lình ông ngất đi liền sau đó. Khi tỉnh dậy, ông thấy mình nằm tại một bệnh xá. Do sự nhiệm mầu nào đấy.
- Các y sĩ tù nhân đã lượm tôi lại. Mengele tìm một y sĩ chuyên môn và quang tuyến, biết nói tiếng Đức. Không thuốc thang gì cả bởi một sự nhiệm mầu khác, tôi đã có thể bình phục nhanh chóng.
Hirsch phải chú giải cho Mengele về những phim rọi các trẻ song sinh nhận từ trại đàn bà. Ngày nọ, có hai cặp trẻ con được đem đến “trạm thí nghiệm”. Cặp trẻ nhất 5 tuổi và cặp kia thì độ 7 tuổi. Tất cả bốn đứa đều có vết đỏ quanh các khớp xương. Các y sĩ tù nhân lắng nghe Mengele giảng giải:
- Người ta thấy rõ ràng là chúng mắc bệnh lao.
Tiếp theo đó các y sĩ chẩn bệnh: chứng Erythème[31] noueux”, Slengele sùng lên, dậm chân:
- Đúng là phá hoại! Đấy là triệu chứng của bệnh lao.
Nếu như tình thế không quá căng thẳng như vậy. Bác sĩ Hirsch có lẽ đã phá lên cười trước bằng chứng về sự “quá kém” nầy của “ông chủ” ông ta. - Còn anh, y sĩ chuyên môn về quang tuyến? Anh không tìm thấy gì à? - Thưa không,
- “Hình chụp” đâu?
- Thưa không có gì cả! Nhưng nếu ngài muốn tôi ghi chú lên phiếu là “bệnh lao”, tôi sẽ ghi ngay.
Mengele quay lại các đứa trẻ.
https://thuviensach.vn
- Hãy theo ta.
Bác sĩ Hirsch thấy các đứa trẻ leo lên xe của Mengele. Chiếc xe thay vì theo hướng mặt để về trại, lại quẹo qua hướng trái, theo con đường dẫn đến lò thiêu xác.
Miklos Nyiszli mổ banh các cơ thể kia dưới mắt của Mengele. Bốn con người bị sát hại để chứng tỏ rằng ông ta, bác sĩ Mengele, không thể lầm lẫn được.
Khi ông ta trở lại bên các y sĩ tù nhân đang chờ đợi, ông nói với họ một cách giản dị:
- Đúng rồi, khá khen cho lần nầy. Nhưng nếu tôi khám phá được có một sự phá hoại, chỉ một chút phá hoại thôi, thì chính các người sẽ lên đường đến lò thiêu xác.
…Tháng 5 năm 1965, xứ Saint Domingue[32] đang có cuộc nổi loạn. Tôi bị kẹt trong căn hầm của Đại tá Caamano. Khoảng gần non một tiếng đồng hồ, quân Mỹ khóa chặt hai con lộ song song với mặt trận phía biển, rồi pháo đài Fort Chabrol của phe Lập hiến sẽ trải qua thêm một đêm yên lặng của cuộc vây hãm đương nhiên. Các lực lượng ở cánh phải tuân hành cuộc hưu chiến trong đêm. Chém giết nhau đồng ý… nhưng không khi nào ngoài giờ làm việc. Thình lình cả một khối tòa nhà rực cháy, tiếng nổ liên hồi ở Saint-Jean át cả tiếng lệnh chiến đấu của viên chỉ huy quân cách mạng. Tôi chạy về phía hắn ta.
- Đó là do doanh trại bắn qua.
Tôi có biết hắn ta. Hắn ta là người Haiti, thành viên của đội cảm tử Rivière, tôi đã gặp hắn nhiều lần trong cấm thành ở Saint Domingue. - Hãy nằm trú tại đây, chúng đang “quét” khu nầy. Ở đây chúng ta không phải sợ gì cả.
Rồi chúng tôi chuyện trò. Hắn hy vọng sự toàn thắng của cuộc cách mạng, vì hắn còn giữ được vũ khí và cùng với các đồng chí Haiti khác có thể lật đổ được Hoàng đế Duvalier. Hắn ta đã bị lưu đày từ một năm qua:
https://thuviensach.vn
- Tôi làm đủ cả mọi nghề, ngay đến cả nghề ký giả nữa.
Tôi mỉm cười.
- Phải rồi. Về một người Ba tây. Ông ta theo dõi vết chân của một y sĩ Đức tên là Mengele.
Tôi phải thú nhận rằng, tôi không chú ý mấy đến câu chuyện của người Haiti đã kể. Tiếng vang động của bom đạn và trái phá đã bóp chết ở tôi mọi tính tò mò. Ngày nay, tôi đã phải ân hận biết bao nhiêu về điều ấy. Trong suốt câu chuyện kể dài dòng của hắn ta, tôi chỉ còn nhớ mang máng như sau:
- Có người nhà báo Ba tây đã tìm cách theo dõi một người tuổi khoảng từ 55 đến 60, và cao độ 1 thước 75, thường được gọi tên là José Mengele. Ở Saint Domingue ông ta có liên hệ và được bảo trợ bởi một viên chức của Viện “Instituos de Formacion Integral” (Viện Phục Hồi).
- Người Haiti nói trên phải tìm lại cho được vết tích của ông ta trong các khu đoàn người bị phát lưu.
- Qua ba ngày, ông nhà báo Ba Tây ngưng công việc điều tra của ông ta. Vì Mengele đã lại đi sang xứ Paraguay.
Với tư cách một nhà báo tôi không bao giờ phát động một cuộc truy lùng các tên phù thủy quốc xã da trắng kia. Đã có nhiều tay “khoác lác” chuyên gây chuyên chấn động như là đã thêu dệt các huyền thoại quanh cái chết của Hitler hay của Bormann. Mengele hãy còn sống, hay đúng hơn ông ta vẫn còn sống vào ngày 30-10-1959, khi sở cảnh sát tại thủ đô Asuncion xứ Paraguay, lập thẻ căn cước cho ông ta, mang số 28.240 với một chứng chỉ hạnh kiềm tốt. Và ít nhất cũng có mười nhà báo Nam Mỹ đã có trong tay họ các chứng từ nói trên.
Cuộc điều tra tỉ mỉ nhất được thực hiện do Victor Ribeiro, đặc phái viên của tờ Jornal Do Brasil. Nhà phóng viên nầy đã tìm kiếm trong các sổ dân di trú và ông đã tìm được trang đăng ký như dưới đây (sổ tổng kê của sở Du lịch. Phần chữ M, số đăng bạ 3098) dưới con mắt đầy ngạc nhiên của ông Giám đốc Nha Cải cách Điền địa.[33]
https://thuviensach.vn
- José Mengele, giấy thông hành Đức, số 3.415.574.
- Đến từ Buenos Aires (thủ đô xứ Ba Tây)
- Ngày nhập cảnh: 02-10-1958
- Cư trú: khách sạn Colonial.
Nhưng chưa hết. Ribeiro còn tìm đến các học phiếu của sở Cảnh sát đô thành, ông tìm được nhiều biên bản cung thẩm. Mengele đã thay họ Joseph của ông ta thành José cho có vẻ tên người Paraguay hơn. Ông ta sinh ngày 16-3-1911 tại Gunzburg (vùng núi Bavière Đức), có vợ là bà Martha Maria Weil. Cựu đại úy y sĩ, bây giờ là thương gia, có đạo thiên chúa. Thẻ hình mạo ghi các chi tiết như sau: cao 1 thước 74, tóc hung xám, mắt sáng màu nâu, lông mầy cong, miệng trung bình không rộng không hẹp, dấu lăn lay V.1344 V 4444. Dấu vết đặc biệt: không có.
Nếu các tài liệu nầy vẫn còn nằm yên trong các cơ quan công quyền của xứ Paraguay, nơi mà ngày nay người ta có thể đến để tham khảo, thì dấu vết của Mengele lại đã mất hút tại thủ đô Asuncion (Paraguay). Việc khám phá của tôi ở xứ Domingue không đủ vững để đáng được lưu ý. Vị bác sĩ tài ba kia đang trốn ở đâu? Ông ta đã chết rồi chăng? Ông ta đã đền xong tội ác rồi chăng?
Bao nhiêu là câu hỏi được đặt ra mà không có giải đáp. Nhưng ở Nam Mỹ, có những người của toán cảm tử giống như toán đã bắt Eichmann,[34] họ đã không nản chí theo dõi đấu vết của nhà “ẩn sĩ hiền hòa” ấy, người mà ngày xưa đã huýt sáo thật hay bài hát La Tosca quỷ quái; một trong những tên “tội phạm lớn” cuối cùng của Đệ nhị Thế chiến, đứng vào hàng thứ 5 trên danh sách tại Trung tâm sưu tập tài liệu của Simon Wiesenthal. Số 1 là Eichmann, Trung tâm đã tìm được hắn và đã bắt hắn về xử tội. Số 2 là Bormann; số 3 là Muller, một trong các tên đầu sỏ của sở mật thám Gestapo. Số 4 là Franz Stangl, cựu trưởng trại tận diệt Treblinka, lưu trốn ở xứ Ba tây dưới tên Stengler, là công nhân gương mẫu của sở bảo trì tại cơ xưởng xe hơi Wolkswagen ở Sao Bernado do Campo, mỗi buổi chiều, sau giờ làm việc ông ta lại sống đời an nhàn trong cảnh gia đình sum họp với
https://thuviensach.vn
vợ và ba đứa con gái trong một ngôi nhà mà sân thượng trồng đầy những kỳ hoa dị thảo. Các cơ quan của Wiesenthal đã dò được dấu vết ông ta vào năm 1964. Trong suốt hai năm trời họ bỏ công thu thập mọi bằng chứng và cuối cùng vào tháng 3-1967, họ đệ trình tài liệu nầy lên bàn việc của viên Toàn quyền xứ Ba tây. Tiếp theo đó mọi việc đã được giải quyết hết sức nhanh chóng: Cảnh sát đón bắt ông ta, khi vừa mới ra khỏi cơ xưởng và ngay chiều hôm đó, chính phủ Áo đã lên tiếng đòi được dẫn độ ông ta. Stangl bây giờ đã 60. Cựu giới chức cảnh sát SS nầy tất nhiên sẽ đem lại nhiều xác chứng về các tội phạm y học của bọn quốc xã Đức. Trước khi điều khiển bộ máy giết người ở trại Trebinlka, ông trông coi về công tác Etuhanasile, công tác đem cái chết nhẹ nhàng bằng tiêm thuốc mê, nhằm giúp ích cho bọn SS giết người bằng một cái chết êm mơ tại nhiều dưỡng trí viện. Rồi nhà cầm quyền cho thu lại các chiếc giường của các người bị bệnh nan y ấy để lại dành cho binh lính của chế độ.
Simon Wiesetnhal đã thay tấm hình Stangl bằng tấm hình của Mengele trên bàn làm việc của ông. Và ông thường bảo:
- Tôi chưa có gì phải gấp rút.[35]
https://thuviensach.vn
8
CÁC NHÀ SƯU TẬP SỌ, DA… NGƯỜI
Tướng Leclerc đến gần bên các sĩ quan thuộc Bộ tham mưu của ông: - Chúng ta sẽ tái phát khởi kế hoạch “Giải phóng Ba Lê”. Một cánh quân trên mỗi đường phố. Tất cả đều như vậy, càng nhanh cành tốt. Các tù binh sẽ bị tước khí giới và cho gởi về phía Tây. Không có cuộc chạm trán nào quan trọng. Chúng ta sẽ bao vây các điểm kháng cự… Tất cả mọi người sẽ lại tái họp ở cầu Kehl.
Cuộc tiến quân vào thành phố Strasbourg, khởi đầu lúc 7 giờ 3 phút ngày 23-11 nầy. Hai giờ sau, cánh quân Rouvillois tiến xuyên qua thành phố mà không gặp sự kháng cự nào. Mọi người đều lấy làm kinh ngạc. Quân đồn trú Đức đã không được đặt ngay cả trong tình trạng báo động. Các sĩ quan lột bỏ khí giới của họ trên các thiết giáp xa của Sư đoàn 2 thiết giáp. Các người khác chỉ nghĩ đến sự đào tẩu và tráo đổi quân phục của họ với quần áo dân sự mà họ đã hết sức trịnh trọng giấu cất từ nhiều tuần qua. Và có điều chắc chắn là vị giáo sư đại học August Hirt là một trong những người lo bôn tẩu trước tiên. Ông ta đã chẳng từng lập đi lập lại nhiều lần với các vị phụ tá:
- Chúng sẽ không bao giờ bắt sống tôi được.
Hirt là dân kỳ cựu của thành phố Strasbourg. Ông đã bước chân vào Viện Giải phẫu học với vũ khí và các chiếc dao mổ, trong những ngày đầu của năm 1941. Ông là một đoàn viên SS và là phần tử rất uy thế của nhóm Ahnenerbe. Do đó mọi cánh cửa đều rộng mở trước mọi ước muốn của ông ta. Bên cạnh các cuộc nghiên cứu lưu truyền về hệ thống thần kinh giao cảm và các tế bào sống, liền ngay khi đến nơi Hirt muốn biến Strasbourg, một trường Đại học Đức (Rciehsuniversitat) nhưng nhứt là trường Đại học SS, thành một trung tâm sưu khảo tài liệu vĩ đại của thế giới về các giống dân hạ đẳng… Một bảo tàng của giống người hạ đẳng, để chính nơi đó, người ta sẽ thu nhặt các bằng chứng về sự thoái hóa, và tính thú vật của giống người Do-thái. Một viện bảo tàng mà người ta phải đương nhiên
https://thuviensach.vn
trang bị, vì tất cả giống người Do-thái sẽ biến mất trong một ngày gần đây trên quả đất nầy. Các bộ xương của họ sẽ rất hiếm và quí hơn xương của một con “diplodocus” chẳng hạn.[36]
Hirt đệ trình sáng kiến của ông ta lên cho Himmler:
- Đã có nhiều sưu tập quan trọng về sọ của hầu hết các chủng loại của mọi dân tộc. Tuy nhiên, các mẫu sọ của giống dân Do-thái cho phép thực hiện một cuộc nghiên cứu sâu rộng và đi đến các kết luận chính xác thì hiện có rất ít. Cuộc chiến tranh ở phương Đông sẽ cho ta một dịp để cứu vãn chỗ khiếm khuyết kia. Chúng ta có thể có được những bằng chứng khoa học xác thực khi tìm được các chiếc sọ của các Ủy viên Cộng sản Bôn sơ vích gốc Do-thái, tượng trưng cho một loại người hạ đẳng ghê tởm nhưng có nhiều đặc trưng.
Và như vậy là thế nào! Có nghĩa là người Do-thái không phải kém, nhưng Do-thái Bôn sơ vích… lại là chất kem của các thứ kem. Hirt dường như để tự bào chữa về sự quá quan tâm của mình đến các con người đáng ghê tởm kia, nói tiếp:
- Cách hay nhất để có được bộ sưu tập nầy thật nhanh, và không mất nhiều khó khăn là ban chỉ thị cho quân đội, từ rày về sau, phải giao sống tất cả các Ủy viên Bôn sơ vích gốc Do-thái, cho quân cảnh bị ở tiền đồn. Quân cảnh sẽ giữ họ cho đến khi nào có một đặc phái viên được gởi tới (có thể là một y sĩ trẻ hoặc là một sinh viên y khoa). Người nầy, có nhiệm vụ tom góp món vật liệu, người kia phải chụp một loạt hình với các ghi chú về nhân chủng học; hắn ta còn phải điều tra cho thật chính xác về nguyên gốc, về ngày sinh tháng đẻ… của các tù nhân. Sau cái chết của các tên Do-thái đó, mà người ta phải gìn giữ kỹ lưỡng phần chiếc đầu, hắn ta sẽ đoạn lìa chiếc đầu lâu rời khỏi cổ và cho ngâm vào một dung dịch bảo toàn, đoạn gởi về cho chúng ta.
Bộ máy hành chánh nặng nề của SS đã chịu chuyển động vì Himmler lưu tâm một cách “kỳ lạ” đến đề nghị rất hữu ích của người “bạn thiết” của ông ta. Sievers, vị quân sư ẩn diện của tổ chức “tìm lại kho tàng Tổ tiên” đến viếng Hirt. Cả hai đều cho rằng giản tiện hơn là nên cho chở sống các ủy
https://thuviensach.vn