🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Tâm Tình Cô Đơn Ebooks Nhóm Zalo www.Sachvui.com NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN Tác giả: Nguyên Minh Phát hành theo thỏa thuận giữa Công ty Văn hóa Hương Trang và tác giả. Nghiêm cấm mọi sự sao chép, trích dịch hoặc in lại mà không có sự cho phép bằng văn bản của chúng tôi. KHXB số 659-2006/CXB/35-65/TG In ấn và phát hành tại Nhà sách Quang Minh 416 Nguyễn Thị Minh Khai, P5, Q3, TP HCM Việt Nam Published by arrangement between Huong Trang Cultural Company Ltd. and the author. All rights reserved. No part of this book may be reproduced by any means without prior written permission from the publisher. www.Sachvui.com NGUYÊN MINH TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN NHỮNG TÂM TÌNH CÔ ĐƠN NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO www.Sachvui.com LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự phát triển dân số đã trở thành mối quan tâm chung của tất cả mọi người. Rất nhiều khái niệm mà cách đây chỉ mới vài thập niên thôi vốn chưa được mấy người biết đến, thì nay đã trở thành quen thuộc đến mức trẻ em vị thành niên cũng đã cần phải được giáo dục, chẳng hạn như “kế hoạch hóa gia đình”, “kiểm soát dân số”, “sinh đẻ có kế hoạch”.v.v... Thậm chí nhiều vấn đề mà trước đây các bậc cha mẹ vẫn thường nghiêm cấm con em mình không được biết đến trước tuổi lập gia đình, thì nay đã được các nhà giáo dục yêu cầu đưa vào phần kiến thức phổ thông ngay trên ghế nhà trường, chẳng hạn như những vấn đề về “quan hệ tình dục khác giới”, “tình dục đồng tính”, “tình dục an toàn”.v.v... Sự thật ở đây không phải là các nhà giáo dục hiện đại muốn như thế, mà chính là vì xã hội hiện đại có nhu cầu như thế, cần thiết phải như thế. Bởi những hiểu biết ấy đã thực sự trở thành thiết yếu và quan trọng để bảo vệ các em trước tuổi bước vào đời. 5 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Nhưng cho dù được toàn xã hội quan tâm lo lắng, với rất nhiều các biện pháp tuyên truyền, giáo dục và hỗ trợ cụ thể, có vẻ như vấn đề dân số vẫn là một mũi tên đang nằm sẵn trên dây cung chỉ chực buông ra. Sự bùng nổ dân số gần như là sẵn sàng xảy ra ở bất cứ nơi nào thiếu sự đề cao cảnh giác, và chủ đề “kế hoạch hóa gia đình” vẫn luôn là một trong những chủ đề được giới truyền thông đại chúng quan tâm nhiều nhất. Vào năm 1950, dân số thế giới ước chừng hơn 2,5 tỷ người, nhưng đến năm 1986, con số này đã tăng gần gấp đôi - xấp xỉ 5 tỷ! Những vấn đề mà nhân loại phải đối mặt do sự bùng nổ dân số đã ngày càng bộc lộ rõ hơn, và cách duy nhất để giải quyết chính là phải kiểm soát được mức độ tăng dân số. Kể từ thập niên 1990, tỷ lệ tăng dân số trên toàn thế giới bắt đầu được giảm dần một cách ổn định, và các chuyên gia hy vọng là nhân loại sẽ tiếp tục kiểm soát được mức tăng dân số theo chiều hướng này. Mặc dù vậy, dân số thế giới hiện nay vẫn lên đến hơn 6,5 tỷ người! Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn. Nếu như trước đây những gì xảy đến cho mỗi một con người luôn được rất nhiều người khác quan tâm, thì 6 www.Sachvui.com LỜI NÓI ĐẦU ngày nay con số những người thực sự quan tâm đến mỗi chúng ta đã ngày càng ít đi. Sự thu hẹp của những mối quan hệ trong xã hội hầu như có thể dễ dàng thấy được, chỉ cần bạn thử làm một vài so sánh nhỏ. Còn nhớ cách đây khoảng 30 năm, tôi có dịp ghé qua một xóm nhỏ ở ngoại thành Đà Lạt để tìm một người quen. Khi tôi vừa hỏi tên người quen của mình, dân làng lập tức liệt kê cho tôi biết cả thảy có đến 6 người cùng mang tên ấy đang sống trong khu làng này, cùng với quê quán của mỗi người trước khi họ đến đây định cư. Nhờ đó, tôi nhanh chóng tìm được ngay người quen của mình. Ngày nay, giữa thành phố nhộn nhịp này, bạn có thể lên mạng Internet để truy cập thông tin về một ca sĩ nổi danh nào đó ở tận bên kia bờ đại dương, nhưng lại thường không hỏi thăm ai đó được điều gì về một người hàng xóm sống ngay kế bên nhà anh ta, vì thậm chí ngay cả tên họ người ấy cũng rất ít khi được anh ta biết rõ! Sự thực là ngoài những mối quan hệ cần thiết trong công việc, chúng ta ngày nay có rất ít quan hệ thân thiết với những người chung quanh. Và phần lớn những mối quan hệ của chúng ta lại thường luôn phải có sự dè dặt, hoài nghi xen vào. Điều đó làm cho chúng ta ngày càng có ít cơ hội hơn để sống thật lòng. 7 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Khi tôi nói ra điều này, chắc hẳn phần đông các bạn sẽ nghĩ ngay đến một điều: gia đình! Vâng, ít ra thì bạn nghĩ rằng vẫn còn có những mối quan hệ không gì thay thế được trong gia đình của bạn, và bạn không thể nào tin được nếu có ai cho rằng những mối quan hệ trong gia đình của bạn cũng không là ngoại lệ, nghĩa là vẫn kém phần thân thiết, đầm ấm hơn trước đây. Mặc dù vậy, những gì tôi đang muốn chia sẻ với các bạn hôm nay lại không phải là ý kiến chủ quan của một vài người, mà là một thực tế đang diễn ra trong toàn xã hội. Vì thế, chúng ta hãy nhìn nhận một cách khách quan hơn là tranh cãi theo ý riêng của mỗi người. Khi tôi ra đời, cha mẹ tôi thỉnh thoảng vẫn còn lội bộ băng đồng năm sáu cây số để về quê ăn giỗ. Trong ký ức non nớt của tôi ngày đó vẫn còn lưu lại ít nhiều hình ảnh về những lần hội họp bà con thân tộc ở một từ đường(1) làng quê hẻo lánh. Ngày nay, chúng ta thường gặp những buổi tiệc có đến hàng trăm khách mời, nhưng trong số đó liệu có được bao nhiêu người có mối quan hệ thân thiết thực sự với chúng ta? Trong khi đó, cơ hội họp mặt của những người cùng chung huyết thống có vẻ như đã trở nên ngày càng hiếm hoi hơn. 1Từ đường: Ngôi nhà thờ chung của một tộc họ, là nơi thờ phụng tổ tiên của dòng họ và tổ chức những ngày kỵ giỗ. 8 www.Sachvui.com LỜI NÓI ĐẦU Gia đình ngày nay cũng thực sự thu nhỏ đến mức tối thiểu của nó. Cha mẹ hiếm khi có được điều kiện sống chung cùng con cái ngay sau khi chúng lập gia đình, đừng nói là đợi đến khi có cháu nội, cháu ngoại để được chơi đùa, bồng bế! Những gia đình có hai hoặc ba thế hệ cùng chung sống đã là mô-tip không còn nhìn thấy nữa, nói chi đến những bức tranh “tứ đại đồng đường”(1) như xưa kia! Vì thế, những đứa trẻ ngày nay lớn lên thường là trong sự thiếu thốn tình cảm sâu đậm của ông, bà, chú, bác hoặc cô, cậu, dì... May mắn lắm thì chúng mới được thường xuyên gần gũi với cha mẹ hằng ngày, còn nếu rơi vào tình trạng phổ biến hơn thì nhà trẻ sẽ luôn là nơi chiếm phần lớn thời gian trong ngày của trẻ! Còn quan hệ vợ chồng thì sao? Đã quá xa rồi cái thời “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”. Trong xã hội công nghiệp ngày nay, vợ chồng được làm chung một công việc là điều rất may mắn mà không phải ai cũng có được. Tình trạng phổ biến hơn là cứ sáng ra thì “mỗi người đi mỗi ngã”, cho đến chiều mới có cơ hội gặp lại nhau. Tất nhiên là chúng ta không thể phủ nhận nhu cầu làm việc để nuôi sống gia đình, nhưng vẫn phải thừa nhận là khi mức độ bon chen kiếm sống trong xã hội ngày càng lên 1Tứ đại đồng đường: Bốn thế hệ cùng chung sống trong một gia đình. 9 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn cao thì cho dù chúng ta làm ra được rất nhiều vật chất nhưng những gì chúng ta giữ lại được cho đời sống tình cảm cá nhân có vẻ như đã ngày càng ít đi! Bạn đọc có thể cho rằng tôi thật bi quan khi phác họa một bức tranh khá ảm đạm về những quan hệ tình cảm trong hiện tại. Nhưng thật ra thì việc mô tả một thực trạng không thể hàm ý bi quan hay lạc quan trong đó. Vấn đề nằm ở chỗ là chúng ta chọn cách giải quyết như thế nào đối với thực trạng ấy. Bản thân tôi luôn cho rằng không có gì đáng lạc quan và sung sướng hơn là sự hiện diện của mỗi chúng ta trong cuộc sống này! Và chính vì thế mà chúng ta không nên để cho bất cứ điều kiện ngoại cảnh nào có thể làm mất đi niềm vui sống của mình. Nhưng chúng ta sẽ không thể làm được điều đó nếu không khách quan nhận ra được những trở lực từ ngoại cảnh. Cuộc sống bon chen của thời đại công nghiệp này quả thực là đang vươn xa bàn tay vật chất để khống chế hầu hết mọi ngóc ngách trong cuộc sống chúng ta. Tiền bạc và các tiện nghi vật chất đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong cuộc sống. Bất chấp một thực tế là ngày nay chúng ta làm ra rất nhiều tiền hơn so với trước đây, chúng ta cũng đồng thời phải sống phụ thuộc nhiều hơn vào túi tiền của chính mình cũng như của 10 www.Sachvui.com LỜI NÓI ĐẦU người khác! Áp lực của đời sống vật chất đang ngày càng gia tăng theo hướng làm thay đổi cả tâm tư, tình cảm của mỗi chúng ta. Nếu không tỉnh táo nhận ra điều đó, chúng ta sẽ rất dễ dàng trở thành một thứ con rối của ngoại cảnh, luôn chịu sự chi phối của những hoàn cảnh bên ngoài để yêu, để ghét mà không còn có được những phút giây rung động thật lòng. Hơn bao giờ hết, con người ngày nay đang sống trong những mối quan hệ chi phối lẫn nhau nhiều hơn là sẻ chia, giúp đỡ. Cái gọi là tình cảm chân thành và đơn thuần đã trở nên hiếm hoi ít có. Những toan tính lợi dụng lẫn nhau nhiều khi hiện hữu một cách vô cùng tinh tế đến nỗi chúng ta hầu như không nhận ra được chúng và lầm tưởng rằng mình đang được thương yêu thật sự, cũng bởi vì cái gọi là trực giác trong tình cảm của phần lớn chúng ta đều đã bị chai lỳ đi qua những cọ xát quá nhiều trong đời sống vật chất. Mâu thuẫn phát sinh ở đây là bản chất khát khao tình cảm chân thành của mỗi chúng ta lại vẫn không hề thay đổi! Vì thế, một khi không có được sự thương yêu và sẻ chia thực sự trong cuộc sống, chúng ta sẽ luôn cảm thấy mình cô độc, lẻ loi. Cảm giác cô đơn giữa sự vây quanh của rất nhiều người có lẽ là điểm chung nhất mà hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua. 11 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Những khi chúng ta đau buồn, vấp ngã hoặc cảm thấy hụt hẫng trong quan hệ xã hội, chúng ta rất thường nghĩ đến tình cảm gia đình như một chỗ trú ngụ để tìm về. Những lúc ấy, ta cảm thấy cách biệt và xa lạ với tất cả mọi người chung quanh và chỉ tin cậy, đợi chờ sự chia sẻ, cảm thông từ những người trong gia đình. Nhưng nếu người đã gây đau khổ cho ta hoặc làm ta thất vọng lại là một thành viên trong gia đình, chúng ta sẽ có khuynh hướng tách biệt với những thành viên khác và quay sang gần gũi với một ai đó là người mà ta vẫn thường tin yêu, thân thiết nhất. Tâm lý này xuất hiện ở hầu hết mọi người, và nó giải thích cho thái độ sống thu mình cách biệt của những người vừa trải qua thất bại, đau khổ... Những trường hợp điển hình thường gặp nhất là thi hỏng, thất tình, thất nghiệp, có người thân qua đời hoặc thậm chí sau khi bị mất mát một tài sản lớn... Trạng thái cô đơn bao trùm cuộc sống của những con người tội nghiệp này, và trong một số trường hợp quá nghiêm trọng, thậm chí họ có thể dễ dàng nghĩ đến việc tự kết liễu đời sống của mình! Bởi vì họ luôn cảm thấy cực kỳ cô độc ngay cả khi đang sống giữa rất đông người. Vì thế, trạng thái cô đơn mà mỗi người chúng ta thường trải qua có thể hiểu một cách chính xác không chỉ là vì không có người để giao tiếp quanh ta, mà thực 12 www.Sachvui.com LỜI NÓI ĐẦU sự còn là trạng thái đánh mất khả năng tiếp xúc, hòa hợp với người khác. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự đánh mất khả năng tiếp xúc với người khác, nhưng hầu hết những nguyên nhân này đều có thể vượt qua nếu chúng ta hiểu được bản chất sự chi phối của chúng đối với những chuyển biến về tình cảm của chúng ta, cũng như bản chất thực sự của trạng thái cô đơn mà ta đang nếm trải. Như đã nói, khi bạn cảm thấy cô đơn trong xã hội, bạn thường muốn tìm về gia đình, và khi cảm thấy cô đơn trong môi trường gia đình, bạn thường muốn sẻ chia điều đó với người thân thiết nhất. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như ngay cả người thân thiết nhất của bạn cũng không thể sẻ chia tình cảm với bạn, hoặc chính người ấy lại là người làm cho bạn khổ đau, thương tổn? Đây chính là thử thách khó vượt qua nhất trong cuộc sống, và không ít người đã phải bỏ cuộc khi rơi vào những hoàn cảnh như thế. Tuy nhiên, việc đứng vững và vượt qua những hoàn cảnh này là điều hoàn toàn có thể làm được, và để làm được điều đó bạn chỉ có một cách duy nhất là phải biết dựa vào chính bản thân mình. Nói một cách chính xác hơn, đây phải là kết quả của một quá trình rèn luyện và tu dưỡng để có được nhận thức đúng đắn về cuộc sống và một tâm hồn vững chãi, giàu nghị lực. 13 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Nhưng điều thiết thực hơn không phải là chỉ để đối mặt với những hoàn cảnh cực kỳ bi đát hay đau khổ, mà là để luôn luôn có được một thái độ sống vững vàng tự tin và lạc quan vui sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khác nhau có thể có trong đời sống. Tập sách này được hình thành trong ước muốn chia sẻ với bạn đọc đôi điều về quá trình rèn luyện và tu dưỡng để luôn có thể tìm được niềm vui trong cuộc sống. Người viết thực sự không dám nêu lên những khuôn vàng thước ngọc, mà chỉ là một vài cảm nhận và kinh nghiệm thực sự của người đã từng vấp ngã. Hầu hết những gì có thể gọi là “nguyên tắc” được nêu ra ở đây vốn dĩ đã được người xưa biết đến và truyền dạy từ trước đây nhiều thế kỷ. Chỉ có điều đáng tiếc là phần lớn chúng ta đã có rất ít cơ hội để tiếp xúc và hiểu được một cách thấu đáo những lời dạy sáng suốt của người xưa, và vì thế vẫn thường cho đó là những quan niệm rất khó hiểu và không còn hợp thời. Sự thật là cho dù có trải qua bao nhiêu thế kỷ nữa, bản chất con người vẫn không hề thay đổi, chỉ có hoàn cảnh sống của chúng ta trong từng thời đại có sự thay đổi khác nhau mà thôi. Vì thế, chỉ cần chúng ta có thể nhận hiểu và vận dụng một cách thích hợp thì những khuôn thước của ngàn xưa vẫn chưa phải đã là lỗi thời. Sự thành công hay thất bại về mặt vật chất của chúng ta thường không phải bao giờ cũng do bản thân ta quyết 14 www.Sachvui.com LỜI NÓI ĐẦU định. Khi những nỗ lực của chúng ta rơi vào những hoàn cảnh không thuận lợi - hay nói cách khác là không gặp thời - thì cho dù chúng ta có cố gắng đến đâu cũng không thể đạt được thành công. Người xưa đã biểu đạt một cách sâu sắc ý nghĩa này khi nói: “Luận anh hùng bất phân thành bại.” Chúng ta đều biết đến những con người tài ba lỗi lạc như Trương Công Định, Hoàng Hoa Thám hay Phan Đình Phùng, chỉ vì rơi vào hoàn cảnh quá bất lợi mà họ không thể đạt được sự thành công như mong muốn. Họ đã nỗ lực hết sức mình, và năng lực thực sự của họ cũng không ai có thể phủ nhận, nhưng hoàn cảnh lịch sử đã đặt ra những thử thách vượt quá sức họ, và vì thế mà sự thất bại cũng là điều có thể hiểu được. Tuy họ không đạt được thành công, nhưng ai dám bảo họ không phải là những bậc anh hùng? Nhưng nếu xét về mặt tinh thần hay đời sống tình cảm thì vấn đề lại hoàn toàn khác hẳn. Sự thành công hay thất bại của chúng ta là hoàn toàn dựa vào khả năng và nghị lực của chính mình, bất chấp mọi hoàn cảnh khác nhau. Bạn có thể thất bại trước những khó khăn thử thách của hoàn cảnh và hoàn toàn không thể đạt được một mục tiêu vật chất nào đó, nhưng không thể đổ thừa cho hoàn cảnh khi không kiểm soát được tâm trạng 15 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn của chính mình. Điều đó chỉ có thể là do bạn đã thiếu nhận thức đúng đắn về bản chất sự việc, không có nghị lực vững vàng và thiếu sự rèn luyện, tu dưỡng nội tâm. Nếu bạn thực sự có được những yếu tố ấy, bạn chắc chắn sẽ luôn kiểm soát được trạng thái tinh thần và tình cảm của mình trong mọi hoàn cảnh, bởi vì xét cho cùng thì mọi hoàn cảnh bên ngoài chỉ có thể chi phối được tinh thần của bạn khi bạn không tự mình kiểm soát được nó mà thôi. Như đã nói, chúng ta không phủ nhận việc môi trường sống của thời hiện đại đang ngày càng trở nên phức tạp và chịu sự chi phối nhiều hơn của yếu tố vật chất. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là yếu tố tinh thần của con người đang suy thoái như nhận định bi quan của một số người. Thật ra, hơn bao giờ hết, chúng ta đang đứng trước những cơ hội thử thách để rèn luyện và trưởng thành về mặt nội tâm. Nếu biết tận dụng, cuộc sống sẽ mở ra trước mắt ta bao điều tươi vui và thú vị. Ngược lại, đám mây mù ảm đạm của nỗi cô đơn buồn khổ sẽ luôn vây phủ chúng ta trong suốt cả cuộc đời. Sự lựa chọn là hoàn toàn do nơi chính bản thân mỗi người, và tập sách nhỏ này hy vọng có thể mang lại đôi điều hữu ích cho các bạn khi đứng trước những ngã rẽ quan trọng của tâm tình. 16 www.Sachvui.com LỜI NÓI ĐẦU Thật ra, người viết đã không có nhiều thời gian để dành cho tập sách này như một công trình nghiên cứu nghiêm túc về tâm lý đời sống, mà chỉ đơn giản là một vài ghi nhận bất chợt qua những dòng suy tư thoáng hiện trong cuộc sống, thông qua sự học hỏi và vận dụng của chính bản thân mình. Vì thế, mong rằng bạn đọc có thể xem đây như là những tâm tình chia sẻ hơn là những khuôn ngọc thước vàng. Có như thế thì may ra mới có thể tránh được cho người viết cái tội danh “vung tay quá trán”, không tự lượng sức mình. Kính mong các bậc cao minh khi ghé mắt xem qua sẽ niệm tình lượng thứ, và rất mong rằng quý độc giả gần xa có thể tìm được nơi đây một đôi điều đồng cảm. Trân trọng NGUYÊN MINH 17 www.Sachvui.com 18 www.Sachvui.com Trong dòng người mênh mông Có thể bạn chưa một lần thử định nghĩa về tâm trạng ấy, nhưng tôi dám chắc là bạn đã từng nếm trải nó. Bởi vì đó là tâm trạng hầu như phổ biến ở hết thảy mọi con người. Vào một đêm khuya, tôi chợt thức giấc và cảm thấy một sự hiện hữu đơn độc giữa không gian im ắng và sâu lắng của màn đêm tịch mịch. Ngay đến tiếng côn trùng rỉ rích cũng không còn nghe thấy. Tất cả như chìm vào sự im lặng tuyệt đối, bởi vì quanh tôi không còn có bất cứ một con người nào khác. Giữa khu rừng rẫy mênh mông này, cái chòi tranh gần nhất có người cũng cách tôi đến hơn một cây số! Khi bạn cảm nhận tâm trạng cô đơn trong những hoàn cảnh tương tự như thế, điều đó thật hoàn toàn dễ hiểu. Con người sinh ra vốn dĩ luôn được vây quanh bởi những con người khác, và sự cách biệt với mọi người, cho dù chỉ trong thoáng chốc, luôn mang lại 19 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn cảm giác cô độc, lẻ loi. Đó có thể là một phiên gác đêm nơi hải đảo, ca trực đêm chỉ có một mình trên chòi canh cheo leo, hay thậm chí chỉ là vài tiếng đồng hồ đơn độc trên một đoạn đường rừng vắng vẻ. Tâm trạng cô đơn trong những lúc này là bởi vì chúng ta thực sự biết rằng quanh ta không có bất cứ ai khác để chuyện trò, chia sẻ. Nhưng chúng ta không chỉ cô đơn khi quanh ta không có người. Trong rất nhiều trường hợp, ngay cả những khi sống giữa đông người mà chúng ta vẫn có thể cảm thấy hết sức cô đơn. Đó là khi ta có một tâm sự không thể sẻ chia cùng ai khác. Buồn đau, nhớ nhung, thất vọng... đều là những nguyên nhân rất thường gặp dẫn đến tâm trạng cô đơn giữa chốn đông người. Hãy nghe tâm sự của một chàng sinh viên đến từ tỉnh lẻ khi nhớ nhung người bạn tình xa cách: Buổi chiều trước cổng trường Đại học, Anh trôi đi trong dòng người mênh mông. Thành phố thở nhịp cuối ngày gấp gáp, Lẻ loi anh với nỗi nhớ dạt dào... Trong dòng xe cộ chen chúc vào giờ tan tầm, anh sinh viên si tình trên chiếc xe đạp cọc cạch quả thật là đang “trôi đi” trong cả “dòng người” vây quanh mình. Nhưng trong cả một rừng người nhộn nhịp với “nhịp cuối ngày gấp gáp” như thế, anh chàng vẫn không 20 www.Sachvui.com Trong dòng người mênh mông cảm thấy có ai đó có thể cùng sẻ chia nổi nhớ nhung dào dạt trong lòng, và vì thế mà anh ta vẫn cảm thấy mình thật lẻ loi, cô độc... Tâm trạng cô đơn giữa chốn đông người lại là tâm trạng rất thường gặp trong cuộc sống ngày nay. Không chỉ là những khi chúng ta chìm ngập trong sự nhớ nhung, buồn đau hay thất vọng, mà còn là trong bất cứ hoàn cảnh nào khi ta không tìm được một sự đồng cảm, chia sẻ từ những người quanh ta. Những lúc ấy, chúng ta luôn cảm thấy có một khoảng cách nào đó giữa ta và người khác, khiến ta không thể vượt qua để có sự hòa hợp, chia sẻ tâm tình. Điều rất không may ở đây là, càng tách biệt, lẻ loi, chúng ta càng nuôi lớn thêm những nỗi buồn đau, thất vọng đang chất chứa trong lòng mình. Chỉ khi nào chúng ta cố gắng vượt qua được tâm trạng tách biệt, vượt qua được cái khoảng cách không thật kia để sẻ chia tâm tình cùng người khác thì những buồn đau, thất vọng của ta mới có thể vơi dần và biến mất. Có ai đó đã nói lên ý nghĩa này một cách vô cùng cụ thể: “Nỗi buồn khi chia sẻ thì vơi đi, còn niềm vui khi chia sẻ lại nhân lên gấp bội.” Chỉ cần luôn nhớ đến điều này, có thể chúng ta sẽ biết cách để làm vơi bớt đi những nỗi buồn đau vốn đang hiện hữu quá nhiều trong cuộc sống, thay vì là để bị nhấn chìm vào tâm trạng lẻ loi, cô độc giữa dòng người mênh mông! 21 www.Sachvui.com Khoảng cách giữa con người Hầu hết chúng ta không ai có được một ký ức đủ mạnh để ghi lại tất cả những gì ta đã từng trải qua. Đó là cách làm việc hoàn toàn hợp lý của bộ não, vì nó giúp ta luôn có được những khoảng trống cần thiết trong “bộ nhớ” để có thể tiếp tục đời sống. Cho dù có sống đến trăm tuổi hoặc lâu hơn thế nữa, chúng ta cũng chẳng bao giờ bị báo lỗi “disk full” hay “out of memory” như vẫn thường xảy ra với các máy vi tính! Thật ra, tất cả mọi việc mà ta đã từng trải qua trong đời sống đều được ghi vào ký ức với những cường độ khác nhau, tùy theo ấn tượng của sự việc đó đối với ta như thế nào, để rồi sau đó lại tiếp tục được phân loại theo một cơ chế hoàn toàn tự động. Nhưng các phần ký ức ít được sử dụng đến nhất sẽ dần dần bị đẩy lùi vào khoảng sâu kín nhất, và dần dần mờ nhạt đi theo thời gian cho đến khi gần như mất hẳn. Bằng cách đó, những sự kiện mới lại tiếp tục được ghi vào ký ức mà không bao giờ xảy ra hiện tượng “thiếu bộ nhớ”. 22 www.Sachvui.com Khoảng cách giữa con người Ưu điểm tự nhiên của cơ chế “ghi và xóa” theo cách này là chúng ta không cần quan tâm đến hoạt động của ký ức. Chúng được diễn ra một cách hoàn toàn tự động. Những gì quan trọng hơn thường tạo ra ấn tượng mạnh hơn và vì thế sẽ được ghi nhớ kỹ hơn, lâu hơn. Nhưng nếu quá lâu không được “truy cập” đến thì chúng cũng sẽ dần dần phai nhạt, được “xóa” đi. Cứ như vậy, dòng ký ức của ta tự nhiên trôi chảy mà chẳng bao giờ bị đầy ắp bởi vô vàn những chuyện “trăm năm trong cõi người ta”! Nhược điểm của cơ chế làm việc này là đôi khi có những chuyện chúng ta không muốn nhớ mà vẫn cứ nhớ dai, nhớ kỹ. Và lại có lắm chuyện “muốn quên đi sao lòng vẫn nhớ”! Bởi vì chúng được “ghi và xóa” một cách tự động, nên có đôi khi chúng ta hoàn toàn không làm chủ được quá trình “ghi xóa” đó, thậm chí có khi ta chẳng hiểu được vì sao lại có lắm chuyện ối ăm ngoài ý muốn! Vừa mới phỏng vấn xin việc ngày hôm qua chưa có kết quả, hôm nay tình cờ gặp ngay vị trưởng phòng đã phỏng vấn mình mà lại quên khuấy mất cái tên ông ta! Quên hẳn đi thì cũng còn tạm chấp nhận được, đằng này lại... nhớ lộn mới dễ chết! Thật không dễ chịu chút nào khi có ai đó chào hỏi mình mà lại gọi tên một... người khác! 23 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Hiểu được điều này, đôi khi chúng ta cũng cần phải quan tâm đôi chút đến những việc “nhớ gì” và “quên gì”, để tránh không phải rơi vào tình trạng ối ăm như vừa nói. Bởi vì thật ra thì cơ chế “tự động” của ký ức là một kiểu hoạt động tự nhiên, nhưng chúng ta vẫn hoàn toàn có thể làm chủ được nó nếu có sự chú tâm và rèn luyện để kiểm soát được phần nào những gì “cần phải nhớ” và những gì “cần phải quên”! Quá trình học tập xét cho cùng cũng chính là một quá trình liên tục chọn lọc những điều cần phải nhớ! Điều mà hầu hết chúng ta đều quên đi một cách tự nhiên là những tâm trạng mà ta đã từng trải qua trong những giai đoạn khác nhau của đời sống. Một chút bâng khuâng mơ mộng của tuổi mới lớn nếu không được các văn nhân thi sĩ tốn ít nhiều giấy mực ghi lại thì thường là chẳng mấy ai nhớ đến. Vì thế mà cô bé tuổi mười lăm phải chịu một roi đau điếng khi đang ngồi học bài bên cửa sổ lại gửi hồn lên tận đám mây trắng đang trôi trên trời xa, đến nỗi ông bố đã đứng sát bên mà vẫn không hề hay biết! Ông bố nghiêm khắc kia chắc chắn là đã quên khuấy mất cái “bâng khuâng mơ mộng” của chính mình vào thuở mười lăm tuổi, nên không thể nào hiểu được vì sao con bé lại có thể “mơ mơ màng màng” như thế trong lúc đang học bài! 24 www.Sachvui.com Khoảng cách giữa con người Phần lớn những trường hợp thường được gọi là “khoảng cách thế hệ” thật ra lại chính là sự “không hiểu nhau” do những người đi trước đã “quên khuấy đi” tâm trạng ngày trước của chính mình. Bà mẹ chồng nếu vẫn chưa quên tâm trạng của ngày mới về làm dâu, chắc chắn sẽ rất dễ dàng cảm thông được với những khó khăn, bất ổn của người con dâu mới. Tiếc rằng điều đó rất ít khi xảy ra. Vì thế, thay vì một tâm trạng cảm thông để giáo huấn, chúng ta lại thường gặp hơn là những xét nét và nghiêm khắc đến lạnh lùng! Cha mẹ nếu vẫn chưa quên những tâm trạng bồng bột, nhiệt thành của chính mình khi còn trẻ, chắc chắn sẽ rất dễ dàng hiểu được những cách ứng xử “lạ lùng” của con cái. Và tương tự như thế, những thế hệ đàn anh, đàn chị chắc chắn sẽ dễ dàng cảm thông và dẫn dắt được các em nếu như có thể chấp nhận sự đối thoại chân thành để tìm hiểu thay vì là luôn lên lớp giáo huấn! Hơn thế nữa, chính vì những tâm trạng khác nhau mà chúng ta đã từng trải qua thường không được nhớ lại một cách thích hợp, nên chúng ta rất dễ dàng đánh mất đi những cơ hội cảm thông cùng người khác. Chúng ta ai cũng đã từng có lúc sai lầm, vấp váp, cũng đã từng thất bại chua cay hoặc buồn đau thảm thiết... nhưng không mấy ai có thể hiểu được một cách sâu 25 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn sắc tâm trạng của người khác khi rơi vào những hoàn cảnh tương tự như thế. Đến đây, bạn đọc chắc hẳn có thể nêu ra một câu hỏi: “Đúng là tôi đã quên đi rất nhiều tâm trạng mà mình đã từng trải qua. Nhưng sự quên đi đó, như đã nói là hoàn toàn tự nhiên, vậy thì liệu tôi có thể làm gì khác hơn được chứ?” Vâng, đúng vậy. Điều đó là hoàn toàn tự nhiên, và cho dù chúng ta có muốn nhớ lại cũng không thể nào nhớ hết! Nhưng vấn đề quan trọng không nằm ở điểm này, mà chính là ở chỗ chúng ta cần phải nhận biết rằng có một sự khác biệt giữa bản thân ta và người mà ta đang giao tiếp. Nếu chúng ta không nhận biết là có sự khác biệt này, ngay lập tức sẽ có một khoảng cách được tạo ra giữa ta và người ấy. Bởi vì khi ấy ta sẽ luôn có khuynh hướng áp đặt những suy tư, tình cảm, quan điểm của chính mình vào cho người khác, và do đó mà trong hầu hết trường hợp ta đều sẽ vấp phải một sức phản kháng nhất định từ đối tượng. Con cái phản đối cha mẹ, vợ phản đối chồng, các em phản đối anh chị... hầu hết đều là do khi người ta cảm nhận được một sự áp đặt về tư tưởng, tình cảm... Ngược lại, nếu cha mẹ nhận biết được và chấp nhận rằng có những khác biệt nhất định giữa con cái với 26 www.Sachvui.com Khoảng cách giữa con người mình, họ sẽ biết lắng nghe nhiều hơn để tìm hiểu và dẫn dắt thay vì là áp đặt quan điểm của mình một cách cứng nhắc lên con cái. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường giao tiếp cởi mở hơn, bởi vì đôi bên đều cảm thấy thoải mái hơn khi ý kiến của mình được phía bên kia lắng nghe và tôn trọng. Mặt khác, mỗi con người luôn là một cá thể riêng biệt và hoàn toàn độc đáo, không ai có thể giống hệt như một người khác! Chính vì thế, chúng ta không thể chỉ dựa vào cảm nhận của riêng mình để suy diễn về tâm tư, tình cảm hay suy nghĩ của người khác, ngay cả khi tưởng chừng như đó là những trường hợp hoàn toàn tương tự. Ngoài những điểm giống nhau về đại thể, mỗi trường hợp riêng của mỗi con người đều có những khác biệt nhất định. Vì thế, cách tốt nhất để hiểu được người khác bao giờ cũng là sự chân thành lắng nghe và sẵn sàng cảm thông, chia sẻ. Khi chúng ta tự cho rằng những suy nghĩ, tình cảm hay quan điểm của mình là hoàn toàn đúng đắn và dựa vào đó làm khuôn mẫu để bắt buộc người khác phải tuân theo, chúng ta sẽ tạo ra những khoảng cách trong giao tiếp. Và vì đây là khuynh hướng tự nhiên xuất hiện ở hầu hết mọi người, nên chúng ta có thể dễ dàng hiểu được vì sao luôn có sự hiện hữu của những 27 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn khoảng cách như thế này giữa những con người. Tuy nhiên, chỉ cần chúng ta chấp nhận việc có sự khác biệt giữa đôi bên trong giao tiếp, chúng ta sẽ ngay lập tức mở ra khả năng vượt qua khoảng cách ấy để đạt đến sự cảm thông và hòa hợp. Khoảng cách giữa những con người là một khuynh hướng tự nhiên không lấy gì làm tốt đẹp, vì nó cản trở sự hòa hợp giữa tất cả chúng ta. Nhưng sự vượt qua những khoảng cách ấy là điều hoàn toàn có thể làm được, chỉ cần chúng ta nhận biết và chấp nhận ứng xử theo một cách hợp lý hơn, biết tôn trọng người khác hơn. Đây chính là chiếc chìa khóa đầu tiên để mở ra cánh cửa đi vào tâm hồn người khác, xóa bỏ đi cảm giác cô đơn khi đang sống chung giữa những con người. 28 www.Sachvui.com Lên non cho biết non cao... Không ai yêu thương chúng ta bằng cha mẹ. Điều này hẳn là sẽ không có ai trong chúng ta phải phản đối, vì nó hầu như đúng với mọi trường hợp. Từ anh nông dân một nắng hai sương cho đến cô thợ dệt tăng ca tận 2 giờ sáng, từ người công nhân xưởng máy lấm lem dầu nhớt cho đến bác hàng rong chân thấp chân cao đi khắp các nẻo đường, từ người phu quét đường lặng lẽ nhặt sạch từng tờ giấy rác cho đến anh xích-lô cọc cạch sáng sớm đến chiều tối... Mỗi giọt mồ hôi mà họ nhỏ xuống đều là cho con, vì con, lo cho con trong hiện tại và cho cả tương lai. Những anh nông dân, những cô thợ dệt, những người công nhân, những bác hàng rong... tất cả đều bất chấp những gian lao khó nhọc đang đè nặng trên đôi vai mình, vẫn luôn vui tươi hớn hở khi kỳ vọng về một tương lai huy hoàng xán lạn cho con cái. Những mảnh bằng cử nhân, bác sĩ hay thạc sĩ trong tương lai không thể không lóng lánh trên đó những giọt mồ hôi mà họ đã ngày đêm âm thầm nhỏ xuống. Tất cả đều là vì con, hy sinh cho con! Nhưng điều nghịch lý ở đây là, cũng chính các bậc cha mẹ lại là những người thường gây khổ tâm cho 29 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn con cái nhiều nhất do những bất đồng trong suy nghĩ, quan điểm hoặc cảm nhận. Người khác có thể không hiểu ta, điều đó cũng thường thôi và chưa có gì đáng nói, nhưng nếu cha mẹ không hiểu ta thì e rằng tai họa sẽ ập xuống không biết lúc nào! Đã qua rồi cái thời “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” với những cuộc hôn nhân éo le làm cho con cái đôi khi phải khổ sở suốt đời, nhưng thật ra thì kịch bản đó ngày nay vẫn còn đang được diễn lại với những hình thức mới! Khi trao phần thưởng xuất sắc cho một học sinh, cô giáo hỏi: “Lớn lên em dự định sẽ làm gì?” Cô bé đáp: “Thưa cô, em sẽ làm bác sĩ, làm cô giáo và làm họa sĩ.” Cô giáo bật cười: “Sao em chọn nhiều thế?” Cô bé đáp: “Thưa cô, không phải chỉ mỗi mình em chọn đâu ạ. Em sẽ làm bác sĩ theo ý ba, làm cô giáo theo ý mẹ, và làm họa sĩ theo ý em.” Phía sau tính hài hước trong câu chuyện này là một thực trạng mà chúng ta không thể phủ nhận. Rất nhiều bậc cha mẹ ngày nay không hề biết rằng họ đang làm khổ con cái khi vô tình hay cố ý áp đặt những cách suy nghĩ, sở thích, nguyện vọng của mình lên con cái. Một người bạn thân của tôi đã theo học Đại học Bách khoa “theo ý ba” để trở thành kỹ sư cơ khí trong khi 30 www.Sachvui.com Lên non cho biết non cao anh thực sự yêu thích văn chương và đã từng có một truyện ngắn được đăng báo từ thời trung học! Bây giờ, anh chàng mở một garage sửa chữa xe hơi, mỗi ngày đều phải chui ra chui vào dưới gầm xe tối om đầy dầu nhớt, đành thả trôi giấc mộng văn chương của một thời xa vắng... Áp lực của các bậc cha mẹ ngày nay không biểu hiện một cách thô bạo qua những mệnh lệnh cứng nhắc như xưa kia, nhưng lại thường được tạo ra từ những tỉ tê tâm sự, những ước ao mong đợi mà không một người con hiếu thảo nào có thể không lưu tâm. Và vì thế, trước ngưỡng cửa vào đời không ít các em đã chọn sai phương hướng. Trong những năm tôi còn dạy học, hầu hết những học trò cuối cấp 3 của tôi đều luôn chờ dịp để tranh thủ một lời khuyên về việc chọn hướng đi cho tương lai. Vì thế, thỉnh thoảng tôi thường có những buổi nói chuyện cởi mở với các em vào dịp cuối tuần về đề tài này. Hầu như tất cả các em đều bày tỏ sự băn khoăn, ray rứt khi sự chọn lựa của mình không hoàn toàn phù hợp với ý muốn của ba hoặc của mẹ! Trong những trường hợp đó, tôi thường khuyên các em hãy cố gắng vượt qua khoảng cách với ba mẹ để đạt đến một sự cảm thông hài hòa, thay vì là đối đầu bằng những lý lẽ đúng, sai, phải, trái. 31 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Khoảng cách giữa các bậc cha mẹ và con cái là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Về mặt thời đại, sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã làm cho thế hệ đi trước dễ dàng trở nên tụt hậu. Cách đây vài ba mươi năm, rất nhiều ngành học hiện nay chưa có mặt tại nước ta. Để cho các bậc cha mẹ hiểu hết được những điều ấy cũng đã là một khó khăn, huống hồ là thuyết phục các vị về việc chọn ngành nào là thích hợp! Hơn thế nữa, rất nhiều quan điểm sống trong xã hội cũng đang thay đổi một cách nhanh chóng, từ việc giao tiếp bạn bè cho đến cung cách học tập, làm việc, đều có nhiều điều không giống với trước kia. Trong khi đó, tâm lý chung của các bậc cha mẹ đều là lo lắng cho sự “an toàn” của con cái, luôn sợ rằng con cái mình sẽ dễ dàng hư hỏng khi tiếp xúc với những “cái mới”, “cái lạ” đầy “nguy hiểm”. Ngược lại, các bạn trẻ ngày nay lại rất cần đến những cơ hội tiếp xúc rộng rãi để học hỏi, rèn luyện và trưởng thành, bởi những kiến thức cần đến trong xã hội ngày nay đã hoàn toàn không thể được cung cấp đủ trong phạm vi nhà trường. Sự khác biệt về nhu cầu và quan điểm giữa hai thế hệ đang được đẩy ra đến một khoảng cách xa nhất vì tốc độ phát triển quá nhanh của mọi thứ trong 32 www.Sachvui.com Lên non cho biết non cao thời hiện đại. Và điều đó khiến cho nhiều bậc cha mẹ không thể cảm thông được với những suy nghĩ, tình cảm cũng như nhu cầu của con cái. Mặt khác, các bậc cha mẹ luôn phải chịu nhiều áp lực nặng nề từ công việc mưu sinh hằng ngày cũng như sự lo lắng cho tương lai con cái. Điều này tạo ra tâm lý căng thẳng thường xuyên khi họ quay về với môi trường gia đình. Điều mà họ luôn cần đến là một bầu không khí vui tươi thư giãn, chia sẻ và xoa dịu từ con cái. Thế nhưng rất ít bạn trẻ hiểu được điều này. Các bạn thường đòi hỏi ở cha mẹ nhiều hơn là quan tâm những gì cha mẹ cần đến ở mình. Và chính vì thế mà khoảng cách giữa đôi bên càng có nhiều nguy cơ gia tăng hơn nữa. Thật đáng buồn khi chính những người thương yêu nhau nhất lại không thể hiểu và cảm thông được nhau. Đây chính là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất đang đe dọa cuộc sống hạnh phúc của nhiều gia đình. Con cái nhiều khi trở thành những chiếc bóng đi về lặng lẽ, không dám bày tỏ bất cứ điều gì với cha mẹ, trong khi cha mẹ thì luôn bực dọc, cáu gắt vì không thấy được những điều mình mong muốn ở nơi con cái. Tâm trạng cô độc và cách biệt bao trùm cả bầu không khí gia đình, ngay cả khi mọi người vẫn cùng nhau chung sống dưới một mái nhà và gặp gỡ nhau mỗi ngày! 33 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi chúng ta nhận biết và cố gắng vượt qua những khoảng cách tạo ra do sự khác biệt giữa hai thế hệ. Một khi các bậc cha mẹ nhận biết được rằng con cái không thể có những suy nghĩ, tình cảm và quan điểm sinh hoạt hoàn toàn giống như mình, họ sẽ biết lắng nghe với một thái độ cởi mở hơn, và do đó mà có thể hiểu được tâm tư, tình cảm của con cái. Ngược lại, khi con cái cũng nhận biết được những gì đang đè nặng trong tâm tư, tình cảm của cha mẹ, chúng sẽ biết được những gì nên làm để giảm bớt gánh nặng tinh thần cũng như vật chất cho cha mẹ. Bầu không khí gia đình nhờ đó sẽ trở nên cởi mở hơn, dễ cảm thông hơn, và khoảng cách giữa hai thế hệ sẽ có thể được rút ngắn dần đến mức tối thiểu. Thật ra, việc đòi hỏi con cái có thể hoàn toàn hiểu và cảm thông được gánh nặng của các bậc cha mẹ cũng là điều hơi quá sức. Ca dao xưa có câu: Lên non mới biết non cao, Nuôi con mới biết công lao mẫu từ. Dù vậy, kẻ chưa lên non cũng không thể nói là hoàn toàn không biết đến những khó khăn khổ nhọc của người leo núi. Dẫu chưa nuôi con cũng không thể không biết đến công lao khó nhọc đêm ngày của cha mẹ. Dù chưa thể cảm nhận được một cách hoàn toàn 34 www.Sachvui.com Lên non cho biết non cao sâu sắc và đầy đủ như khi tự mình nuôi con, nhưng các bạn trẻ cũng cần phải biết một điều là: Trên thế gian này, không có ai thương yêu và lo lắng cho chúng ta bằng cha mẹ. Hiểu được điều đó rồi thì mọi khoảng cách đều sẽ có thể dễ dàng vượt qua, mọi sự bất đồng đều có thể được giải quyết một cách hài hòa, êm đẹp. 35 www.Sachvui.com Râu tôm nấu với ruột bầu... Kinh Thánh kể lại rằng khi đức Chúa sáng tạo ra loài người, ngài đã lấy xương sườn của người đàn ông để tạo ra người đàn bà và cho người đàn bà ấy làm vợ anh ta.(1) Chuyện đã quá lâu nên chúng ta cũng khó lòng biết được là sự thật xưa kia đã diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, điều làm tôi quan tâm nhiều nhất trong mẩu chuyện này lại chính là cách hiểu về mối quan hệ vợ chồng. Bất kể rằng người đàn bà có thật được làm từ xương sườn của người đàn ông hay không, thực tế là chúng ta chỉ có được một cuộc hôn nhân lý tưởng khi hai người thực sự trở thành một phần thân thể và tâm hồn của nhau. Nói cách khác, mỗi người đều phải cảm nhận được những buồn vui của người kia như của chính mình, cùng nhau chia sẻ tất cả những lo toan, bực dọc cho đến những hạnh phúc ngọt ngào trong cuộc sống. Chỉ có như vậy thì hôn nhân giữa hai 1Sáng thế 2:15-24 - Đức Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người...lấy cái xương sườn đã rút từ người ra, làm thành một người đàn bà... 36 www.Sachvui.com Râu tôm nấu với ruột bầu người mới thực sự là nền tảng vững chắc cho tòa lâu đài hạnh phúc mà trong đó những đứa con sẽ ra đời và khôn lớn. Vì thế, mỗi khi chứng kiến một cuộc hôn nhân đổ vỡ hay phải tồn tại trong đau khổ, tôi thường nói đùa rằng đó là một trường hợp nhận... lầm xương sườn người khác! Đó là nói theo cách hoàn toàn biểu trưng, để chỉ rõ rằng hạnh phúc thực sự trong hôn nhân chỉ có thể đạt được với sự hòa hợp giữa hai người, hay nói theo cách khác là hai người “tuy hai mà một”! Nhưng xét cho cùng lý, nếu mỗi người chỉ có một cái “xương sườn” để đi tìm, thì rõ ràng việc “nhận lầm” của người khác cũng là điều thường xuyên phải xảy ra thôi. Hơn thế nữa, nếu không may cái “xương sườn” của tôi lại nằm đâu đó cách tôi vài trăm cây số hoặc ở tận bên kia bờ đại dương, thì biết làm sao mà “ráp lại”! Trên đất nước hình cong chữ S này, ông bà ta xưa kia đã từng nói một cách hình tượng và hợp lý hơn về một cuộc hôn nhân lý tưởng. Hãy nghe câu ca dao này: Râu tôm nấu với ruột bầu, Chồng hòa vợ thuận gật đầu khen ngon. 37 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Thế là đã quá rõ vấn đề. Chỉ cần được “chồng hòa vợ thuận” thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua, mọi buồn vui đều có thể san sẻ, và mọi bất đồng cũng không còn là trở lực. Triết lý sống ở đây đơn giản và mộc mạc nhưng lại hết sức thiết thực và chí tình, chí lý, như được diễn đạt một lần nữa mạnh mẽ hơn qua câu tục ngữ: “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn.” Hiểu theo cách này thì chúng ta có thể yên tâm không còn sợ chuyện... nhận lầm “xương sườn” người khác. Và vấn đề hạnh phúc lứa đôi trong hôn nhân cũng không còn là chuyện “duyên phận trời cho”, “phải sao chịu vậy”! Chìa khóa của vấn đề chính là nằm trong yếu tố “chồng hòa vợ thuận”, mà điều đó thì không ai có thể mang đến cho chúng ta, chỉ có tự ta phải nỗ lực và khéo léo trong ứng xử mới có thể đạt đến mà thôi. Ở đây không có chỗ cho những biện bạch đúng sai, phải trái hay tốt xấu, hơn kém. Chỉ cần vợ chồng đồng thuận một lòng, “phu xướng phụ tùy” là đã có thể đủ để đảm bảo cho một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Người vợ hoặc chồng của bạn chắc chắn là người bạn đem lòng yêu thương nhiều nhất, nhưng không nhất thiết - và thường không thể là người có nhiều ưu điểm nhất, giỏi giang nhất hoặc xinh đẹp, đáng 38 www.Sachvui.com Râu tôm nấu với ruột bầu yêu nhất như ảo tưởng của không ít bạn trẻ khi vừa mới lập gia đình. Tâm lý tự nhiên khi đang yêu là bạn thường chỉ nhìn thấy toàn những... ưu điểm của người yêu. Nhưng một khi đã kết hôn, bạn không thể mong rằng ảo tưởng đó sẽ tiếp tục tồn tại. Người vợ hoặc chồng của bạn chắc chắn là có một số ưu điểm nhất định nào đó mà bạn đã chọn lựa, nhưng cũng chắc chắn là còn có rất nhiều người khác giỏi giang hơn, tuyệt vời hơn nữa... Chỉ có điều họ không phải là người bạn đã chọn! Và bạn không thể thất vọng khi nhận ra điều đó. Tương tự, mỗi con người đều có những khuyết điểm, ý trung nhân của bạn cũng không phải là ngoại lệ, vì thế anh ấy hoặc cô ấy cũng phải có những khuyết điểm, những tật xấu, ngay cả những khuyết điểm hay tật xấu mà trước đây bạn chưa từng nhận thấy. Bạn phải biết chấp nhận những điều đó thay vì là thở than, thất vọng. Vả lại, suy cho cùng thì bản thân bạn cũng không thể là người hoàn hảo, và cũng có không ít những khuyết điểm hay tật xấu mà trước đây anh ấy hoặc cô ấy chưa từng nhận biết. Chẳng thế mà ông bà xưa vẫn thường nói “Nồi nào vung nấy” đó sao? Râu tôm là thứ mà các bà nội trợ vặt bỏ đi vì chẳng có mùi vị gì. Ruột bầu nói ở đây hẳn là thứ bầu già, hạt đã hơi cứng, nên khi nấu phải cắt bỏ ruột đi để tô canh không bị chua. Vì thế, râu tôm mà nấu với ruột 39 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn bầu thì chắc chắn là đôi vợ chồng này đã chẳng có gì để ăn, phải nhặt lấy những thứ người ta bỏ đi để mang về dùng qua bữa. Nghèo khó đến thế nhưng họ vẫn giữ được sự hòa thuận với nhau, nên cho dù phải ăn bát canh nấu bằng những thứ bỏ đi mà vẫn cùng nhau vui vẻ “gật đầu khen ngon”. Hạnh phúc không đến từ bát canh “râu tôm, ruột bầu”, mà đến từ sự hòa thuận của đôi vợ chồng ngay trong những hoàn cảnh khó khăn, cơ cực nhất. Nếu như họ đã có thể giữ được sự hòa thuận ngay cả trong những hoàn cảnh ấy, thì liệu còn nghịch cảnh nào có thể chia lìa được họ? Để thấy rõ hơn giá trị của sự hòa thuận giữa vợ chồng với nhau, chúng ta hãy thử nhìn qua một vài số liệu thống kê thực tế về tình hình chung sống của những đôi uyên ương bên trời Tây, nơi mà nền văn minh khoa học và những thành tựu vật chất đang dẫn đầu toàn thế giới. Tạp chí New York Times số ra ngày 19 tháng 4 năm 2005 công bố kết quả một cuộc nghiên cứu được các nhà khoa học Hoa Kỳ tiến hành kéo dài qua nhiều thập kỷ. Theo kết quả phân tích trong cuộc nghiên cứu này, tỷ lệ ly hôn tại Hoa Kỳ vào khoảng năm 1980 chiếm đến 41% trong tổng số các cặp vợ chồng đã chính thức kết hôn! Tỷ lệ này sau đó có giảm dần, 40 www.Sachvui.com Râu tôm nấu với ruột bầu và đến năm 2002 thì dừng ở mức khoảng 31%, nghĩa là cứ 3 cặp kết hôn thì gần như là có một cặp sẽ ly hôn! Những người thực hiện cuộc nghiên cứu cũng lưu ý một kết quả phân tích cho thấy là nếu tính riêng những cặp vợ chồng đều đã tốt nghiệp đại học thì tỷ lệ ly hôn vào khoảng năm 2002 là 20%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung. Cuộc nghiên cứu này cũng cho biết là có 60% những vụ ly hôn đã xảy ra trong khoảng 10 năm đầu sau khi kết hôn, và tỷ lệ này lên đến hơn 80% nếu thời gian quan sát là 20 năm. Điều này cũng có nghĩa là trong tất cả các vụ ly hôn, chỉ có chưa đến 20% đủ may mắn để cùng nhau chung sống được hơn 20 năm! Những cô dâu còn quá trẻ có khuynh hướng sẽ ly hôn nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số những cô gái kết hôn ngay khi vừa đủ tuổi, có đến 59% sẽ ly hôn trong vòng 15 năm sau đó. Với những người kết hôn ở độ tuổi chín chắn hơn, khoảng 25 trở lên, tỷ lệ ly hôn giảm thấp hơn rõ rệt. Cũng may là tỷ lệ ly hôn ở nước ta nói riêng và ở châu Á nói chung chưa đến mức... khủng khiếp như thế! Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với số liệu phân tích các vụ ly hôn tại Hoa Kỳ khi cho thấy những người da trắng có khuynh hướng ly hôn nhiều hơn, chiếm 27%, người Mỹ gốc Phi là 22%, và những người gốc châu Á chỉ chiếm 8%. 41 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Tại Anh quốc, Grant Thornton đã tiến hành một cuộc nghiên cứu phân tích các nguyên nhân dẫn đến ly hôn trong 2 năm 2003 và 2004 với kết quả như sau: ly hôn do vợ hoặc chồng có quan hệ ngoại tình chiếm 29% trong năm 2003, giảm còn 27% trong năm 2004; ly hôn do những căng thẳng trong gia đình chiếm 11% trong năm 2003 nhưng tăng đến 18% trong năm 2004; ly hôn do những xúc phạm về thể chất hoặc tinh thần chiếm 10% trong năm 2003 nhưng tăng đến 17% trong năm 2004; và ly hôn do nghiện ngập, cờ bạc chiếm từ 5% đến 6%, tương đương với số vụ ly hôn do một trong hai người quá say mê công việc. Về nguyên nhân ly hôn do có quan hệ tình dục với người thứ ba, cuộc nghiên cứu này cho thấy số vụ ngoại tình của nam giới chiếm từ 55% đến 75%; còn phụ nữ chỉ chiếm từ 25% đến 45%. Tuy nhiên, những nguyên nhân gây căng thẳng trong gia đình lại đến từ phụ nữ là 78%, so với nam giới chỉ chiếm 22%. Cho đến gần đây, các nhà nghiên cứu vẫn tin rằng ảnh hưởng xấu của những vụ ly hôn đối với con cái chỉ là trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, với những quy mô nghiên cứu sâu rộng và lâu dài hơn, nhận xét này đến nay đã hoàn toàn thay đổi. Ảnh hưởng của những vụ ly hôn giữa cha mẹ có thể bộc lộ rất lâu sau 42 www.Sachvui.com Râu tôm nấu với ruột bầu đó, nhất là khi những đứa con của họ đến tuổi kết hôn. Các chuyên gia vẫn còn tranh cãi nhau khá nhiều về mức độ ảnh hưởng xấu của những vụ ly hôn đối với con cái khi chúng tự mình xây dựng một gia đình. Giáo sư Mavis Hetherington của trường Đại học Virginia ghi nhận một kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2000 cho thấy có 70% con cái của những gia đình ly hôn có khuynh hướng cho rằng ly hôn là giải pháp thỏa đáng cho những rắc rối trong hôn nhân, ngay cả khi đã có con cái. Đối với những cặp vợ chồng mà cha mẹ trước đây không ly hôn thì chỉ có 40% chấp nhận giải pháp này. Không cần phải nói, chúng ta ai cũng có thể thấy rằng mỗi một cuộc ly hôn để lại những hậu quả xấu như thế nào, về kinh tế gia đình, về sự nuôi dưỡng và giáo dục con cái, nhưng trên hết là hạnh phúc thực sự của những người trong cuộc. Có thể nói là một cuộc hôn nhân không trọn vẹn sẽ để lại những vết thương âm ỉ trong lòng mỗi người cho đến tận cuối đời, không dễ gì có thể hàn gắn được. Chúng ta không phủ nhận là vẫn có những trường hợp mà ly hôn là giải pháp duy nhất để chọn lựa, khi hai vợ chồng hoàn toàn không hòa hợp nhau và liên tục xảy ra những xung đột, mâu thuẫn. Tuy nhiên, 43 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn trong phần lớn các trường hợp thì vấn đề rất hiếm khi phát triển nghiêm trọng đến thế, nếu mỗi người đều sớm nhận ra và có những cách ứng xử thích hợp để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Một người vợ mẫu mực khi được hỏi về bí quyết giữ vững hạnh phúc gia đình trong hơn 50 năm qua đã trả lời một cách dí dỏm nhưng vô cùng sâu sắc: “Có gì đâu. Đó là nhờ tôi và ông nhà tôi đều có học khiêu vũ, nên chúng tôi biết cách khiêu vũ cùng nhau. Khi một người bước tới thì người kia phải lùi, nhờ đó mà luôn có thể lui tới nhịp nhàng. Nếu cả hai cùng bước tới thì tất nhiên phải dẫm vào chân nhau, không thể cùng nhau khiêu vũ cho đến hết bản nhạc.” Tục ngữ Việt Nam ghi lại kinh nghiệm sống này một cách cụ thể như sau: Chồng giận thì vợ bớt lời, Cơm sôi bớt lửa một đời không khê! Để ăn được bát canh “râu tôm nấu với ruột bầu” một cách ngon lành, thật cũng không dễ dàng gì. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta nhận được trong cuộc sống gia đình hòa thuận chắc chắn là sẽ hết sức xứng đáng với công sức đã bỏ ra để đạt được điều đó! 44 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Con người sinh ra vốn dĩ đã phụ thuộc vào nhau. Không ai có thể tự mình tìm được một cuộc sống vui tươi hạnh phúc thực sự mà lại không nhờ đến những người chung quanh. Những mối quan hệ phức tạp giữa người và người không phải có thể dễ dàng hiểu hết được. Từ quan hệ thân thiết cùng huyết thống như anh chị em trong gia đình, cho đến bà con thân tộc, mở rộng ra bên ngoài xã hội là bạn bè trong nhiều quan hệ khác nhau. Tuy nhiên, cũng không thể lấy yếu tố huyết thống mà hoàn toàn phân biệt chỗ thân sơ. Có những người bạn chí cốt, bạn tri âm mà sự thân thiết cũng không kém gì anh em ruột thịt. Mỗi một mối quan hệ như thế đều có những yêu cầu giao tiếp, ứng xử khác nhau để đạt được sự hòa hợp và gìn giữ cho được lâu bền, thân mật. Nếu không được như vậy, nghĩa là không có được những mối quan hệ thân mật và bền vững quanh ta, chúng ta chắc chắn sẽ rơi vào tâm trạng lẻ loi, cô độc, cho dù quanh 45 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn ta vẫn luôn có nhiều người vây quanh. Bởi vì tất cả những con người ấy lại chẳng có ai để ta có thể cùng sẻ chia những buồn vui, được mất trong đời. Ý nghĩa thực sự của một cuộc sống hạnh phúc luôn nằm ở chính những gì mà bạn đang cảm nhận trong từng giây phút hiện tại, và hoàn toàn không nằm ở những mục tiêu tinh thần hay vật chất mà bạn đang theo đuổi. Cho dù những mục tiêu ấy có lớn lao, cao cả đến đâu đi chăng nữa, chúng vẫn luôn là một cái bóng ở phía trước mà không phải là những gì bạn thật có. Và nếu xét đến tâm trạng trong hiện tại của chúng ta, thì điều rõ ràng là những mối quan hệ hòa hợp quanh ta luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Bạn không thể có được một tâm trạng vui tươi thanh thản nếu bạn đang có những vướng mắc trong quan hệ với những người quanh mình. Cho dù đó chỉ là xích mích, bất hòa nho nhỏ hay mâu thuẫn, căng thẳng gay gắt vì có những bất đồng không thể vượt qua, tất cả đều sẽ góp phần ngăn cản bạn đạt được những niềm vui trọn vẹn trong đời sống. Và hơn thế nữa, mọi sự vướng mắc trong quan hệ tình cảm nếu không được giải quyết thỏa đáng đều sẽ có nguy cơ dẫn đến sự đổ vỡ, chấm dứt. Và mỗi một quan hệ chấm dứt đều là dấu hiệu cho thấy bạn đang đến gần bờ vực của sự cô đơn. 46 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Mặc dù sống cô độc là điều không ai mong muốn, nhưng để tạo ra và duy trì những mối quan hệ tình cảm quanh mình lại không phải là việc bao giờ cũng dễ dàng. Rất nhiều người trong chúng ta đã vô tình hay cố ý đánh mất đi những cơ hội quý giá để bảo vệ quan hệ tình cảm trong cuộc sống, và rồi phải đến một thời điểm muộn màng về sau mới nhận ra được rằng đó là điều sai lầm rất lớn. Cũng chính vì thế mà hầu hết trong chúng ta không ai là chưa từng nếm trải cảm giác cô đơn ở từng mức độ khác nhau. Có những nỗi cô đơn chỉ thỉnh thoảng tìm đến, lại có những nỗi cô đơn đeo đuổi ta trong một thời gian dài, thậm chí có thể là suốt đời. Nhưng thật ra thì những điều đó không mang ý nghĩa số phận như nhiều người vẫn tưởng. Đó chỉ là những kết quả rất cụ thể phản ánh cung cách giao tiếp và ứng xử của chúng ta trong cuộc sống mà thôi. Thật ra, tâm trạng cô đơn chính là hệ quả của trạng thái không đạt được sự hòa hợp với người khác. Khi chúng ta không hòa hợp được với những người mà ta giao tiếp, ta cảm thấy cô đơn giữa xã hội; khi ta không đạt được sự hòa hợp với hết thảy bạn bè, ta cảm thấy cô đơn trong tình bạn; khi ta không đạt được sự hòa hợp với những người trong gia đình, ta cảm thấy cô đơn ngay chính trong môi trường gia đình; và khi 47 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn ta không đạt được sự hòa hợp với người yêu hoặc với người bạn đời của mình, ta cảm thấy cô đơn trong tình yêu... Mọi thứ có thể không có gì thay đổi, nhưng chỉ cần ta thay đổi được khả năng tiếp xúc, hòa hợp của mình với người khác, chúng ta sẽ có thể cảm nhận được ngay rằng tâm trạng cô đơn không còn nữa. Để có thể hòa hợp với người khác, chúng ta không thể không lưu ý đến yếu tố tâm lý của từng con người khác nhau. Và bởi vì bản chất tâm lý của con người luôn hết sức phức tạp, nên chúng ta không thể đánh giá mọi sự việc qua dáng vẻ bên ngoài hoặc qua các yếu tố vật chất. Cho dù tình đời vẫn rất thường có khuynh hướng “Bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu khách lai”,(1) nhưng đó chỉ là nói đến những quan hệ hời hợt mang tính trục lợi, không phải là những mối quan hệ tình cảm chân thật. Trong quan hệ tình cảm chân thật, nếu bạn quá đặt nặng yếu tố vật chất sẽ rất dễ có nguy cơ xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác. Nhưng ngược lại, nếu không thông qua những biểu hiện cụ thể bằng vật chất, bạn cũng khó nói lên được tình ý sâu xa của mình. Mặc dù không phải yếu tố chính, nhưng vật chất bao giờ cũng là cầu nối cụ thể 1Bần cư náo thị ... ... hữu khách lai: Người nghèo khó ở giữa chợ đông cũng không ai thăm hỏi, còn người giàu có thì dù ở trong núi sâu cũng có người tìm đến. 48 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn để những suy nghĩ, tình cảm của bạn được thể hiện ra bên ngoài. Hơn thế nữa, chính điều kiện vật chất mới có thể giúp đỡ một cách cụ thể trong những trường hợp người thân của chúng ta đang gặp khó khăn. Vì thế, chọn lựa một cách biểu hiện như thế nào luôn là yếu tố rất quan trọng để tạo ra hình ảnh của bạn trong lòng người khác. Trong thực tế, sự chân thành và khéo léo trong ứng xử thường giữ vai trò quan trọng hơn so với những giá trị vật chất. Chính sự chân thành trong giao tiếp sẽ luôn giúp ta nhận biết được phương thức ứng xử thích hợp trong từng trường hợp, và sự khéo léo trong giao tiếp chính là cách thể hiện những phương thức ấy sao cho đạt được hiệu quả giao tiếp tốt, nghĩa là có thể giúp chúng ta biết cách sử dụng yếu tố vật chất một cách thích hợp nhất và qua đó có thể đạt đến sự hòa hợp. Mặt khác, bất chấp sự đa dạng và phức tạp của những mối quan hệ tình cảm khác nhau, việc duy trì và phát triển các mối quan hệ tình cảm trong cuộc sống luôn có một điểm khởi đầu rất chung, đó là yếu tố tâm lý chung hay bản chất của mọi con người. Từ thuở xa xưa, Khổng Tử đã mô tả điều này qua một câu nói nổi tiếng đến tận ngày nay: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác.”(1) Bởi vì có những điều 1Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. (己所不欲勿施於人。) 49 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn “không muốn” rất chung giữa tất cả mọi con người, nên chúng ta có thể suy diễn từ cảm nhận của mình để biết được cảm nhận của người khác, như tục ngữ ta có câu: “Suy bụng ta ra bụng người.” Tất nhiên là điều này chỉ đúng trong trường hợp ta đang xét đến những “cái chung” giữa tất cả mọi người, mà không phải là những cảm nhận mang tính cá biệt. Kệ số 129 trong kinh Pháp Cú nói lên những ý nghĩa minh họa cho điều này: 一切懼刀杖, 一切皆畏死, 以自度他情, 莫殺教他殺。 Nhất thiết cụ đao trượng, Nhất thiết giai úy tử, Dĩ tự đạc tha tình, Mạc sát giáo tha sát. Mọi người sợ dao gậy, Mọi người đều sợ chết, Do mình hiểu được người, Không giết, không bảo giết. Đây chỉ nói đến những “cái chung” trong việc tham sống sợ chết, “không muốn” phải chịu đựng sự đánh đập, hành hạ... Tương tự như vậy, chúng ta cũng có 50 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn thể suy luận để biết thêm nhiều “cái chung” khác giữa bản thân ta và người khác, những điều mà bất cứ ai cũng đều “không muốn”! Chỉ cần không có ai làm bất cứ điều gì gây tổn hại đến người khác thì chắc chắn cuộc sống này đã tốt đẹp hơn rất nhiều rồi, huống hồ mỗi người chúng ta còn có thể lưu tâm giúp đỡ người khác, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống thì hạnh phúc tất nhiên sẽ không còn là một mục tiêu xa vời nữa. Tr một môi trường như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ dễ dàng tìm được sự hòa hợp với mọi người quanh ta, và do đó sẽ mãi mãi thoát khỏi tâm trạng lẻ loi, cô độc trong cuộc sống. Trong những phần tiếp theo của tập sách này, chúng ta sẽ thử tìm hiểu qua về một số những khuôn vàng thước ngọc trong giao tiếp ứng xử. Điều cần lưu ý ở đây là, những điều này hoàn toàn không dựa trên những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại - cho dù là rất phù hợp với những hiểu biết khoa học hiện nay - mà là dựa trên những lời dạy của đức Phật từ cách đây hơn 25 thế kỷ, được ghi chép lại trong rất nhiều kinh điển với những tên gọi quen thuộc được nhiều người biết đến là Lục hòa kính và Tứ nhiếp pháp. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét qua việc vận dụng những nguyên tắc này trong cuộc sống. 51 www.Sachvui.com Lục hòa kính là gì? Sau khi đức Phật thành đạo, ngài bắt đầu công cuộc giáo hóa khắp nơi, đem những hiểu biết thiết thực về một đời sống giải thoát - an vui và hạnh phúc - để truyền dạy cho tất cả mọi người. Rất nhiều người sau khi nhận hiểu được những điều ngài truyền dạy đã quyết định rời bỏ đời sống thế tục để có thể chuyên tâm thực hành một cuộc sống an lạc, gọi là xuất gia. Những người xuất gia cùng nhau chung sống để hỗ trợ cho nhau trong việc tu tập và tạo thành Tăng đoàn đầu tiên trên trái đất này. Nhưng các vị tăng sĩ xuất gia xét cho cùng cũng chỉ là những người vừa buông bỏ cuộc sống thế tục. Cho dù có quyết tâm sống một cuộc đời đạo hạnh, nhưng họ cũng không thể chỉ trong một sớm một chiều dứt trừ được hết những thói hư tật xấu vốn có đã lâu đời. Vì thế, điều chắc chắn là họ cũng mang theo vào Tăng đoàn ít nhiều những tập quán cũ. Trong thời gian tu tập, khi chưa hoàn toàn đạt được sự giải thoát, những thói hư tật xấu của mỗi người chắc chắn sẽ tạo ra những va chạm, mâu thuẫn không thể tránh khỏi trong tập thể Tăng đoàn. 52 www.Sachvui.com Lục hòa kính là gì? Đức Phật hoàn toàn thấu hiểu được thực tế đó, và ngài cũng chưa bao giờ đòi hỏi các vị xuất gia phải ngay lập tức chứng đắc thánh quả hay đạt được sự giải thoát rốt ráo. Vì thế, ngài đã chỉ dạy những phương pháp để duy trì đời sống hòa hợp trong Tăng đoàn, tạo điều kiện trước hết cho nếp sống giải thoát. Chính các phương pháp này là khuôn vàng thước ngọc cho tất cả những người xuất gia vào thời đức Phật cũng như sau này, giúp tạo ra sự thương yêu hòa hợp trong tập thể tăng chúng, cho dù là ở bất cứ nơi đâu. Những phương pháp này được nhiều kinh điển ghi chép lại thành một hệ thống cụ thể gọi là Lục hòa kính (六和敬), nghĩa là sáu phương pháp hòa thuận và tôn kính lẫn nhau. Tất cả những người xuất gia đều phải ghi nhớ và thực hiện đúng theo sáu phương pháp mang tính nguyên tắc này, và điều đó sẽ đảm bảo cho cuộc sống chung trong tập thể Tăng đoàn luôn duy trì được sự hòa thuận và tôn kính lẫn nhau. Theo sách Tổ đình sự uyển (祖庭事苑), quyển 5, Lục hòa kính được liệt kê tên gọi và ý nghĩa căn bản như sau: Thứ nhất là thân hòa, cộng trú (身和,共 住), nghĩa là thân hòa hợp, cùng nhau chung sống. 53 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Nguyên tắc này nhấn mạnh sự tương đồng giữa mọi người trong cùng một tập thể, và chỉ có thể đạt được sự hòa hợp cho đời sống thông qua việc cùng nhau chung sống. Nói cách khác, nếu chúng ta tránh né những người khác như một biện pháp để giải quyết những bất đồng thì thực ra là bất đồng ấy vẫn chưa được giải quyết. Chỉ khi nào chúng ta mạnh dạn đối mặt với những bất đồng và cùng nhau tìm cách vượt qua được nó thì sự hòa hợp mới thực sự được đạt đến. Khi tuân theo nguyên tắc này, mọi người trong cùng một tập thể sẽ cùng nhau chung sống, luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau,(1) cùng nhau khắc phục mọi nhược điểm, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Mỗi người đều biết tôn trọng tập thể, trong đó có cả bản thân mình và người khác, vì thế mà mọi mục tiêu nhắm đến đều là vì tập thể chứ không còn là của riêng ai. Thứ hai là khẩu hòa, vô tranh (口和,無諍。), nghĩa là lời nói hòa hợp, không tranh cãi. Nguyên tắc này nêu bật sức mạnh của lời nói trong việc giữ gìn sự hòa hợp giữa mọi người. Như tục ngữ có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 1Sinh hoạt thượng hỗ tương chiếu cố (生活上互相照顧): Trong cuộc sống luôn quan tâm hỗ trợ lẫn nhau. 54 www.Sachvui.com Lục hòa kính là gì? Lựa lời mà nói hoàn toàn không có nghĩa là nói sai lệch sự thật hay thiếu sự trung thực, thẳng thắn, mà có nghĩa là phải cố gắng chọn lựa một cách diễn đạt vấn đề sao cho không gây tổn thương đến người khác một cách không cần thiết. Lựa lời mà nói cũng có nghĩa là biết im lặng đúng lúc để không nói ra những lời vô bổ nhưng có thể gây tổn thương hoặc khó chịu cho người khác. Ngoài ra, lựa lời mà nói còn có nghĩa là luôn cố gắng nói ra những lời khuyến khích điều lành, ngăn giữ điều ác.(1) Việc thực hiện theo nguyên tắc này có nghĩa là phải biết thận trọng trong sử dụng lời nói, trong chừng mực có thể được phải luôn chọn lựa những cách diễn đạt hòa nhã, êm dịu thay vì là căng thẳng, xúc phạm. Và trên hết là phải tránh hẳn sự tranh cãi. Ở đây cần phân biệt rõ là sự tranh luận để làm rõ vấn đề hoàn toàn khác biệt với sự tranh cãi vốn chỉ nhằm chứng minh cho sự đúng đắn của bản thân mình. Thứ ba là ý hòa, đồng sự (意和,同事), nghĩa là tâm ý hòa hợp, cùng nhau làm việc, cùng nhau phục vụ. Nguyên tắc này nhấn mạnh tính chất quyết định của tâm ý như là yếu tố tiên quyết của mọi việc làm, như trong kệ số 1 của kinh Pháp Cú dạy rằng: 1Ngôn ngữ thượng hỗ tương khuyến thiện chỉ ác (言語上互相勸 善止過): Trong lời nói luôn giúp nhau khuyến khích điều lành, chấm dứt điều ác. 55 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo. Nếu với ý ô nhiễm, Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau, Như xe, chân vật kéo. Vì thế, trước hết phải có sự hòa hợp tâm ý thì sau đó mới có thể cùng nhau làm việc, cùng nhau phục vụ trong sự hòa hợp. Khi thực hiện theo nguyên tắc này, mọi người trong một tập thể phải có được sự “đồng lòng nhất trí”, luôn hướng đến những chuẩn mực chung cũng như một lý tưởng chung, và trên cơ sở đó mà cùng nhau thực hiện mọi công việc, phụng sự lẫn nhau. Thứ tư là giới hòa, đồng tu (戒和,同修), nghĩa là hòa hợp trong sự giữ giới, cùng nhau tu tập. Nguyên tắc này nhấn mạnh sự tương đồng giữa mọi người trong việc giữ theo giới luật, nghĩa là những khuôn thước chung của những người đã sống cuộc sống xuất gia. Dựa trên nền tảng của giới luật, mọi người có thể cùng nhau tu tập, cùng hướng đến một đời sống tốt đẹp hơn, an lạc hơn nhờ vào những nỗ lực tu tập của chính mình. Mỗi người có thể vẫn còn những bất đồng với người khác, nhưng một khi đã quyết định bước vào Tăng đoàn thì điểm chung là giới luật, không ai có thể khác biệt về điểm này. Vì thế, mọi người đều phải 56 www.Sachvui.com Lục hòa kính là gì? cùng nhau thực hiện theo đúng với giới luật trong suốt quá trình tu tập.(1) Thứ năm là kiến hòa, đồng giải (見和,同解), nghĩa là chỗ thấy biết hòa hợp nhau, cùng nhau hiểu rõ để cùng tu học.(2) Nguyên tắc này nhấn mạnh sự chia sẻ kiến thức, hỗ trợ lẫn nhau để cùng tiến bộ trong sự tu tập, không phân biệt hay nhắm đến sự hơn kém lẫn nhau. Thứ sáu là lợi hòa, đồng quân (利和 , 同均), nghĩa là hòa hợp trong chỗ lợi lạc, cùng chia đều cho nhau, cùng xem nhau bình đẳng không phân biệt hơn kém. (3) Nguyên tắc này nhấn mạnh sự chia sẻ đồng đều những giá trị vật chất trong cuộc sống tập thể, không phân biệt là của người này hoặc của người khác. Đây chính là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo tính hòa hợp của một tập thể, bởi vì khi thực hiện theo nguyên tắc này thì mọi người đều không còn phân biệt giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể, đều xem rằng mọi giá trị vật chất có được đều là của tập thể mọi 1Tuân thủ cộng đồng đích giới luật (遵守共同的戒律): Cùng vâng giữ theo đúng như giới luật. 2Kiến giải nhất trí địa cộng đồng tu học (見解一致地共同修學): Chỗ thấy biết đều cùng nhau tu học. 3Bình đẳng thọ dụng hợp pháp đích tài vật (平等受用合法的財物): Nhận lãnh những món tiền bạc, vật chất được cúng dường đúng pháp một cách bình đẳng như nhau. 57 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn người và phải được chia đều cho tất cả một cách bình đẳng không phân biệt. Theo đúng như tên gọi, sáu nguyên tắc của Lục hòa kính lấy sự hòa hợp và kính trọng lẫn nhau làm căn bản. Điều này có nghĩa là hoàn toàn không có sự phân biệt vai vế thấp cao, không phân biệt sự khôn ngoan lanh lợi hay ngu si chậm lụt. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất so với cung cách ứng xử mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống, vốn luôn tùy thuộc vào sự khác biệt giữa các đối tượng để đưa ra những cách ứng xử khác nhau. Một vị quan đến hiệu may nổi tiếng kia để đặt may một chiếc áo dài. Chủ hiệu hỏi: “Ngài làm quan bao lâu rồi?” Khi vị quan ra về, một người học việc trong hiệu may liền hỏi ông chủ hiệu: “Thưa ông, chỉ là may một chiếc áo dài, vì sao phải hỏi đến việc làm quan đã bao lâu?” Chủ hiệu cười đáp: “Vì cách may phải khác nhau. Người mới làm quan thì phải may vạt trước hơi dài, vạt sau ngắn; còn người làm quan đã lâu thì ngược lại.” Câu chuyện mang ý nghĩa hài hước, châm biếm tính kiêu căng, khinh mạn của người mới làm quan cũng như tính lòn cúi, bợ đỡ của những kẻ sống lâu trong quan trường. Mặc dù vậy, nó cũng nói lên được cả tính 58 www.Sachvui.com Lục hòa kính là gì? chất xu phụ, phân biệt đối xử của hầu hết người đời. Tùy theo lúc “lên voi” hay “xuống chó” mà có những cung cách đối xử khác nhau với người khác, cũng như tùy thuộc vào đối tượng của mình thuộc tầng lớp nào, vai vế ra sao để có những cách ứng xử khác nhau. Sự khác biệt trong cách ứng xử theo nguyên tắc Lục hòa kính lại không phải như vậy, không phải tùy thuộc vào vai vế khác nhau trong xã hội, cũng không tùy thuộc vào vai vế của bản thân mình cao hay thấp, mà chỉ hoàn toàn là tùy thuộc vào tính cách riêng của mỗi người mà thôi. Chẳng hạn, đối với người thích nói ngắn gọn thì nên nói ngắn gọn, đối với người thích bộc lộ tình cảm thì bộc lộ tình cảm, cũng như đối với người thâm trầm kín đáo thì tránh không khoa trương ầm ĩ... Vì tất cả mọi người đều hướng đến sự hòa hợp và tôn kính lẫn nhau, nên sự tiếp xúc luôn được cởi mở, thân thiện mà không buông tuồng thái quá. Từ hơn 25 thế kỷ qua, Lục hòa kính vẫn luôn là khuôn thước của người xuất gia, giúp cho đời sống trong Tăng đoàn luôn duy trì được sự hòa hợp, an vui. Nhưng không chỉ là như thế, nếu chúng ta biết vận dụng Lục hòa kính một cách thích hợp vào đời sống thường ngày, chắc chắn cũng sẽ đạt được sự hòa hợp với tất cả mọi người quanh ta. 59 www.Sachvui.com Quanh ta là những con người... Thử tưởng tượng có một ngày nào đó bạn trôi dạt đến một đảo hoang hoàn toàn không có bóng người. Điều gì sẽ là khủng khiếp nhất đối với bạn vào lúc ấy? Không tiện nghi đời sống? Thiếu ăn? Thiếu mặc? Không phương tiện giao thông liên lạc?... Thật ra, tất cả mọi thứ trong cuộc sống thường ngày của chúng ta khi thiếu vắng đi đều sẽ làm cho ta cảm thấy khó khăn, bất ổn. Nhưng mọi khó khăn, bất ổn đều sẽ qua đi sau một thời gian, khi ta thích nghi được với hoàn cảnh mới. Chỉ có một điều duy nhất mà chúng ta sẽ không bao giờ thích nghi được, đó là sự thiếu vắng của những con người quanh ta. Vì thế, điều khủng khiếp nhất trong hoàn cảnh giả định của chúng ta chính là sự cô độc, không còn có bất cứ ai quanh mình! Chúng ta sinh ra đời vốn dĩ đã luôn tồn tại theo cách phụ thuộc lẫn nhau. Không chỉ là vì những nhu cầu vật chất của mỗi người luôn được đáp ứng nhờ 60 www.Sachvui.com Quanh ta là những con người có những người khác, mà còn có một điều quan trọng hơn nữa là sự nuôi dưỡng và phát triển đời sống tinh thần. Mọi nhu cầu vật chất của chúng ta, nếu trong hoàn cảnh khó khăn bắt buộc vẫn có thể sẽ tự mình giải quyết được. Câu chuyện Robinson lạc trên hoang đảo tuy chỉ là hư cấu nhưng có thể nói lên ý nghĩa này: khả năng con người khi rơi vào hoàn cảnh cô độc vẫn có thể tự mình tồn tại. Nhưng với sự phát triển tinh thần thì không như thế. Khi không có điều kiện tiếp xúc cùng người khác, chúng ta sẽ hoàn toàn không thể rèn luyện để phát triển nội tâm của chính mình. Ngay cả các bậc ẩn cư xưa kia cũng chỉ là chọn một giai đoạn thích hợp nhất định nào đó để sống cô độc, nhưng họ vẫn phải có phần lớn thời gian trong cuộc đời sống chung cùng người khác! Mỗi người chúng ta đều mang trong lòng rất nhiều thói hư, tật xấu, những tâm niệm chẳng lành như tham lam, sân hận... Điều kiện để chúng ta dứt trừ những thói hư, tật xấu, những tâm niệm chẳng lành... lại chính là sự tiếp xúc cùng người khác. Khi bạn tránh né mọi người để sống một cách cô độc, bạn có thể tưởng chừng như mọi thói xấu đều biến mất. Không còn tham lam, sân hận, ghen ghét, đố kỵ... Nhưng 61 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn thật ra thì tất cả chỉ là đang ngủ yên, chờ ngày thức giấc: chúng hoàn toàn không bị diệt mất. Chỉ khi nào bạn có thể ngay trong điều kiện giao tiếp với mọi người chung quanh mà nhận ra và trừ bỏ dần được những thói hư tật xấu, những tâm niệm chẳng lành... thì đó mới thực sự là sự trưởng thành, phát triển nội tâm theo chiều hướng thiện. Khả năng lớn nhất của con người xét cho cùng chính là khả năng giao tiếp cùng người khác, bởi vì chính qua khả năng này mà chúng ta có thể học hỏi được những điều chưa biết cũng như rèn luyện bản thân để đạt đến sự trưởng thành và hoàn thiện. Nếu không phát triển được khả năng giao tiếp hoặc không có điều kiện giao tiếp, cho dù bạn có sống đến trăm tuổi hay lâu hơn thế nữa cũng chẳng có sự trưởng thành! Cùng chung sống với con người chúng ta trên hành tinh này có đến hơn 2 triệu loài động vật khác nhau đã được biết đến, nhưng theo những phân tích khoa học hiện nay thì khả năng giao tiếp với đồng loại của con người vẫn là cao nhất, thông qua bản năng tự nhiên cũng như thông qua những ngôn ngữ do chính con người sáng tạo. Chúng ta không chỉ có thể giao tiếp với những con người đồng thời, mà còn có khả năng tìm hiểu những thế hệ đã qua, truyền lại tri thức của 62 www.Sachvui.com Quanh ta là những con người mình cho những thế hệ sắp đến, bằng vào phương tiện ghi chép cũng như rất nhiều phương tiện khác như hội họa, âm nhạc, phim ảnh, băng ghi âm, ghi hình... Chính khả năng giao tiếp với những con người quanh ta là điều kiện quan trọng nhất giúp con người có thể đứng đầu trong muôn loài, kiểm soát và chi phối được đời sống của hết thảy mọi sinh vật khác trên hành tinh này. Vì thế, chúng ta nên biết rằng được sống giữa những con người quanh ta là điều hết sức may mắn. Hơn thế nữa, mỗi một con người mà ta có cơ hội để làm quen đều là món quà vô cùng quý giá mà cuộc sống đã trao tặng cho ta, cần phải hết sức trân trọng. Trên hành tinh này hiện có hơn 6 tỷ rưỡi con người, những người quen biết của bạn liệu chiếm được bao nhiêu phần trong đó? Hơn thế nữa, mỗi một tập thể mà chúng ta được tham gia cũng đều là nhờ vào những duyên may ít có, vì thông qua đó mà chúng ta mới có thể học hỏi để thực sự trưởng thành. Nếu chúng ta hiểu được điều này, môi trường sống và làm việc chung với những người khác sẽ trở nên dễ dàng và có nhiều thú vị hơn, thay vì khô khan và đầy những thử thách hoặc bất đồng. Sở dĩ như vậy là vì mọi việc sẽ luôn được chúng ta nhìn từ 63 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn một góc độ tích cực xây dựng, loại trừ được tâm trạng bực dọc, bất mãn vốn luôn làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Những người quanh ta bao giờ cũng là những tấm gương phản chiếu giúp ta soi rọi được nội tâm của chính mình theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, vì bản thân ta cũng là một con người, nên qua việc nhận biết những biểu hiện của người khác chúng ta cũng nhận biết được chính bản thân mình. Chẳng hạn, thật khó khăn để chúng ta có thể quan sát được biểu hiện giận dữ của chính bản thân mình, vì mỗi khi nổi giận thì hầu như ta không thể có đủ bình tĩnh và sáng suốt để làm được điều đó. Tuy nhiên, ta hoàn toàn có thể quan sát cơn giận của một người khác biểu lộ ra như thế nào và qua đó hiểu được cơn giận của chính bản thân mình. Tương tự như vậy, chúng ta có thể hiểu được những tình cảm yêu, ghét, giận, hờn, buồn, vui... được biểu lộ ra bên ngoài như thế nào, nhờ vào sự tiếp xúc, quan sát người khác. Ngoài ra, việc giao tiếp với người khác giúp chúng ta có thể hiểu được chính bản thân mình thông qua những phản ứng của người khác. Vì phản ứng của người khác đối với ta như thế nào đều là do cung cách 64 www.Sachvui.com Quanh ta là những con người ứng xử của ta đối với họ, nên chúng ta có thể thông qua những phản ứng của người khác mà hiểu được bản thân mình như thế nào. Chỉ cần ta có thể sáng suốt và khách quan nhận định, thì mỗi một biểu hiện của người khác trong giao tiếp với ta đều có thể xem là sự phản ánh, là thước đo để đánh giá cung cách ứng xử của ta. Mặt khác, có thể nói là hết thảy mọi tình cảm buồn, vui, mừng, giận... của chúng ta đều gắn bó với những người quanh ta. Họ không chỉ là đối tượng của những tình cảm đó, mà còn là điều kiện để phát sinh và nuôi dưỡng chúng. Hiểu được điều này thì có thể biết là hết thảy mọi quá trình tu dưỡng đều không thể thực hiện được nếu không có những con người quanh ta. Không có người khác là đối tượng thì chúng ta không thể nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, không thể trừ bỏ những cảm xúc tiêu cực, cũng như hoàn toàn không thể đạt đến một đời sống an vui, hạnh phúc. Chính trong ý nghĩa này mà Phật giáo Đại thừa luôn nêu cao ý nghĩa “hòa quang đồng trần”, không chấp nhận sự trốn tránh những phiền não, khổ đau trong đời sống, mà phải đối mặt để vượt qua ngay chính trong cuộc sống trần tục với những con người quanh ta. Vì thế mà hình tượng các vị Bồ Tát trong 65 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Phật giáo Đại thừa bao giờ cũng gần gũi với con người phàm tục, thậm chí có vị còn phát nguyện xả thân vào nơi địa ngục để cứu vớt hết thảy mọi chúng sinh trong đó. Kinh Duy-ma-cật nói: “Phiền não thị đạo trường” ( 煩惱是道場) cũng không ngoài ý nghĩa này. Cuộc sống trần tục với tất cả những con người và vô số thói hư tật xấu quanh ta chính là môi trường tôi luyện, là điều kiện tất yếu để chúng ta đạt đến một đời sống an vui hạnh phúc chân thật. Lìa khỏi những con người quanh ta, sẽ không có bất cứ đức tính nào có thể trau dồi, không có bất cứ hạnh phúc nào có thể đạt đến. Vì thế, đời sống an vui hạnh phúc chỉ có thể đạt đến khi chúng ta biết sống vui hòa hợp với những con người quanh ta, mà không phải là sự tránh né những gì xấu xa để chạy theo những gì được gọi là thánh thiện, cao quý. Bởi vì ngay trong mỗi con người chúng ta đều đã sẵn có hết thảy mọi hạt giống tốt cũng như xấu, mà điều kiện để nuôi dưỡng hay trừ bỏ những hạt giống ấy lại chính là môi trường giao tiếp với những con người quanh ta. Xuất phát từ những ý nghĩa này mà đời sống hạnh phúc chính là phải bắt đầu từ việc sống hòa hợp với mọi người quanh ta. Đây không phải là việc dễ dàng, 66 www.Sachvui.com Quanh ta là những con người nhưng lại là việc hoàn toàn có thể làm được. Hầu hết chúng ta sở dĩ không làm được điều này chẳng qua chỉ là vì chúng ta không thực sự hiểu hết được ý nghĩa của nó mà thôi. Một khi đã nhận hiểu được tầm quan trọng của việc “sống chung” cùng người khác, chắc chắn chúng ta sẽ có thể học được cách sống hòa hợp. Khi Tôn giả Phú-lâu-na (Pūrṇa), một trong 10 vị đại đệ tử của Phật, xin đến xứ Du-na để giáo hóa, đức Phật hỏi: “Dân chúng nơi đó tánh tình hung bạo, chưa từng nghe biết đến đạo pháp. Ông không sợ nguy hiểm hay sao?” Tôn giả đáp: “Bạch Thế Tôn! Ánh sáng Phật pháp cần được soi rọi khắp nơi, như vậy mới có thể chuyển hóa được sự mê muội, tà ác. Dù nguy hiểm đến đâu con cũng xin được đến đó truyền bá Phật pháp.” Đức Phật hỏi: “Khi ông đến đó, nếu người dân ở đó mắng chửi ông thì sao?” Tôn giả Phú-lâu-na đáp: “Con cho rằng như thế là tâm địa của họ vẫn còn tốt, vì họ chỉ mắng chửi mà không đánh đập con.” Đức Phật lại hỏi: “Nếu như họ lại đánh đập ông thì sao?” 67 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Tôn giả đáp: “Con cho rằng như thế là tâm địa của họ vẫn còn tốt, vì họ chỉ đánh đập mà không đâm chém con.” Đức Phật hỏi: “Nếu như họ lại đâm chém ông thì sao?” Tôn giả đáp: “Con cho rằng như thế là tâm địa của họ vẫn còn tốt, vì họ chỉ đâm chém mà không giết chết con.” Đức Phật lại hỏi: “Nếu như họ lại giết chết ông thì sao?” Tôn giả thưa: “Bạch Thế Tôn! Con sẽ rất biết ơn vì họ đã giải thoát cho con khỏi xác thân ô trược này.” Qua những câu trả lời của Tôn giả Phú-lâu-na, đức Phật rất hài lòng và đồng ý cho Tôn giả đến giáo hóa tại xứ Du-na. Quả nhiên, mặc dù gặp phải không ít khó khăn trong bước đầu truyền bá Phật pháp, nhưng với tâm hạnh từ bi, nhẫn nhục và vị tha, Tôn giả đã thành tựu công việc hoằng pháp một cách nhanh chóng. Trong khoảng thời gian chưa được một năm, xứ này đã có đến 50 ngôi chùa và khoảng 500 người xuất gia theo Phật, gia nhập Tăng đoàn. Quan điểm ứng xử của Tôn giả Phú-lâu-na là một khuôn mẫu quý giá đáng để chúng ta suy ngẫm và học hỏi. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngài vẫn không 68 www.Sachvui.com Quanh ta là những con người nghĩ xấu về đối tượng, cho dù bản thân mình bị tổn hại. Chính thái độ bao dung này đã có hiệu quả rất cao trong việc thuyết phục người khác đặt sự tin tưởng vào những lời thuyết dạy của mình. Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta thường có thái độ ngược lại khi ứng xử với người khác. Khi bị người khác mắng chửi, ta lập tức nghĩ rằng người ấy sắp đánh đập mình. Khi bị người khác đánh đập, ta lập tức cho rằng người ấy sắp đâm chém mình. Và khi bị người khác đâm chém, ta lập tức tin chắc rằng người ấy rồi sẽ giết chết mình... Chính quan điểm ngược lại đó của chúng ta luôn có khuynh hướng làm cho vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn thay vì là lắng dịu đi. Bởi vì bất cứ hành vi nào xuất phát từ sự nóng giận cũng đều có khuynh hướng tự nhiên là dần dần lắng dịu đi khi không gặp phải sức phản kháng. Nếu chúng ta chấp nhận những thái độ thù nghịch, giận dữ bằng sự nhẫn nhục, bao dung, điều chắc chắn là những thái độ ấy sẽ không thể gia tăng mà chỉ có thể dần dần lắng dịu. Như lưỡi dao chém xuống mặt nước, lực chém chỉ có thể giảm dần đi chứ không thể tăng thêm, và cũng không gây ra được bất cứ sự tổn hại nào. Ngược lại, nếu gặp phải bất cứ vật cản nào, chắc chắn nó sẽ phát huy tác dụng hủy hoại của nó. 69 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn “Chồng giận thì vợ bớt lời.” Đó là một lời khuyên có giá trị rất sâu sắc xuất phát từ ý nghĩa trên. Bất cứ sự phản kháng nào, cho dù là rất hợp lý, trong một cơn nóng giận cũng đều là những vật cản, và do đó chắc chắn sẽ chỉ có thể làm cho cơn giận bùng lên một cách dữ dội hơn thay vì lắng dịu đi. Ngược lại, nếu chúng ta có thể cảm thông được tâm trạng giận dữ hay thù nghịch của đối tượng và đáp lại bằng sự nhẫn nhục, bao dung, thì sự giận dữ hay thù nghịch kia sẽ chỉ có thể dừng lại ở mức hiện có mà không có điều kiện để phát triển thêm, và sau đó chắc chắn sẽ phải lắng dịu đi theo khuynh hướng tự nhiên. Sống chung hòa thuận giữa những người khác vừa là phương tiện vừa là mục đích của chúng ta trên con đường vươn đến một đời sống hạnh phúc. Bởi vì chúng ta không chỉ sống hòa thuận để có hạnh phúc, mà chính bản thân cuộc sống chung hòa thuận đó đã là hạnh phúc mà ta hướng đến. Vì thế, đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đang gìn giữ sự hòa thuận trong gia đình hay trong cộng đồng là vì người khác. Điều đó cũng đúng, nhưng lại là một ý nghĩa thứ yếu. Ý nghĩa quan trọng hơn là bạn đang làm điều đó vì hạnh phúc của chính bản thân mình. Tuy nhiên, xét cho cùng thì khi mỗi người đều được 70 www.Sachvui.com Quanh ta là những con người hạnh phúc, chắc chắn gia đình cũng phải có hạnh phúc, và toàn thể cộng đồng cũng sẽ được an vui, hạnh phúc. Khi bạn hiểu được điều này, bạn mới thấy là những con người quanh ta có vai trò quan trọng như thế nào trong việc tìm kiếm một đời sống hạnh phúc cho chính bản thân mình. Và chính nhờ đó mà bạn bắt đầu có một cách nhìn khác hơn đối với người khác. Bạn biết rằng sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác chính là yếu tố cần thiết để giúp bản thân mình có được một đời sống hạnh phúc. Trong sáu phương pháp hòa kính, “thân hòa cộng trú” không chỉ là một nguyên tắc sống hay một lời khuyên, mà còn phải xem là một điều kiện tất yếu để đạt được cuộc sống an vui và hạnh phúc giữa những con người quanh ta. Khi mọi hành vi ứng xử của bạn đều hướng đến việc giữ gìn cuộc sống chung hòa thuận với mọi người chung quanh, thì chính bản thân bạn sẽ trở thành một khuôn mẫu lý tưởng cho cuộc sống hạnh phúc của chính mình và người khác. 71 www.Sachvui.com Lời lời châu ngọc,hàng hàng gấm thêu Chim khôn kêu tiếng rỗng rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ca dao Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã sớm biết được rằng “dịu dàng dễ nghe” là biểu hiện của người khôn ngoan trong lời ăn tiếng nói. Quả thật, nếu bạn nói ra toàn những lời hợp tình đúng lý, sâu xa hàm súc, nhưng lại bằng một cách nói “khó nghe” thì chắc chắn là sẽ không mấy ai lắng nghe bạn, và vì thế mà hiệu quả của những lời nói ấy sẽ chẳng đạt được bao nhiêu. Nói thế không có nghĩa là chúng ta phủ nhận sự cần thiết của nội dung lời nói, là muốn nói sao thì nói, bất kể chuyện đúng sai, phải quấy. Ở đây chỉ là nhấn mạnh việc bạn nói năng như thế nào cũng có vai trò quan trọng không kém, thậm chí còn có thể là quan trọng hơn, so với nội dung những điều muốn nói. Khi bạn đưa ra một ý kiến, điều tất nhiên mà bạn chờ đợi ở sự thẩm định của người khác là ý kiến ấy có 72 www.Sachvui.com Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu thể đúng hoặc sai, chứ không thể tin chắc là bao giờ cũng hoàn toàn chính xác. Nếu là một ý kiến đúng, bạn sẽ được tán thành. Nếu là một ý kiến sai, bạn sẽ nhận được sự giải thích về những điểm không đúng trong đó, và ý kiến ấy bị bác bỏ. Sự bác bỏ ý kiến của bạn hoàn toàn không có nghĩa là người nghe đã mất đi thiện cảm với bạn, mà chỉ có nghĩa là nội dung của ý kiến ấy không phù hợp, không chính xác... Tuy nhiên, cách trình bày ý kiến của bạn lại thực sự có giá trị mang lại hoặc đánh mất đi thiện cảm của người nghe dành cho bạn. Khi bạn biết “nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, thì cho dù bạn nói sai, bạn vẫn nhận được cảm tình của người nghe. Ngược lại, nếu bạn nói năng theo cách “khó nghe”, thì cho dù những điều bạn nói ra là chính xác và được chấp nhận, nhưng cảm tình của người nghe dành cho bạn có thể là sẽ không còn nữa. Vì thế, người khôn ngoan chưa hẳn đã có thể luôn nói ra những điều hoàn toàn chính xác, không sai lầm, nhưng chắc chắn là bao giờ họ cũng biết trình bày ý kiến của mình theo cách rất “dịu dàng dễ nghe”. Sức mạnh của lời nói dịu dàng, êm ái là có thể hàn gắn được những tổn thương tinh thần và tạo ra được thiện cảm nơi người nghe. Ngược lại, lời nói thô lỗ, cứng rắn và xúc phạm bao giờ cũng có khả năng gây 73 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn tổn thương cho người khác và tạo ra những định kiến, ác cảm nơi người nghe. Vì thế, chúng ta cần phải biết phân biệt giữa nội dung điều muốn nói và cách nói ra những điều ấy. Trong khi chúng ta hoàn toàn không nên chủ quan về tính chính xác của những gì mình nói ra, cần phải biết cởi mở lắng nghe và chấp nhận ý kiến sửa sai của người khác, thì chúng ta lại hoàn toàn có thể tin chắc được rằng việc trình bày ý kiến của mình theo cách êm dịu, hòa nhã và không xúc phạm đến người khác bao giờ cũng là một quyết định chính xác và sáng suốt. Sự va chạm bằng lời nói là điều xảy ra thường xuyên nhất trong cuộc sống. Hầu hết những ai có chút tri thức đều không tán thành việc giải quyết vấn đề bằng cách “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”, và vì thế mà cách giải quyết bất đồng tất nhiên là phải thông qua việc “đấu khẩu”. Nhưng ngay cả đối với những người ít học thì không phải ai cũng thích chọn giải pháp “đấm đá”, bởi vì họ biết chắc rằng khi đã đánh nhau thì chuyện thông thường là “bên lỗ đầu, bên sứt trán”, chẳng dễ gì giữ được vẹn toàn. Vì thế, chỉ trừ những trường hợp hết sức căng thẳng, quá đáng, bằng không thì đa số vẫn chuộng phương thức “đấu khẩu” hơn là “đấu võ”. Và do đó mà chúng ta luôn có thể thấy 74 www.Sachvui.com Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu sự va chạm bằng lời nói hầu như xảy ra ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong cuộc sống. Vì là một thứ “vũ khí” cực kỳ đơn giản và rất dễ “khai hỏa”, nên những trận “đấu võ mồm” có thể diễn ra ở rất nhiều mức độ khác nhau. Từ một sự chỉ trích nhỏ nhặt cho đến những phê phán gay gắt, từ những lời qua tiếng lại trong sự gặp gỡ thoáng qua mỗi ngày cho đến những luận điệu công kích nhau một cách có hệ thống, được ghi chép cẩn thận để có thể phổ biến cho thật nhiều người biết đến... Tất cả đều là những biểu hiện khác nhau của việc sử dụng lời nói trong giao tiếp. Chúng có thể mang lại sự hòa hợp, tiến bộ, nhưng cũng có thể dễ dàng gây ra những tổn thương, đổ vỡ... Hầu hết mọi trường hợp lời nói gây ra thương tổn đều là do người nói muốn tranh lấy phần ưu thế, phần đúng, phần phải về mình. Những trao đổi mang tính cách giải thích hoặc chia sẻ thường không bao giờ gây ra thương tổn cho người nghe. Vì thế mà nguyên tắc thứ hai trong sáu pháp hòa kính nhấn mạnh là “lời nói hòa hợp, không tranh cãi”. Nói năng hòa nhã, êm dịu đã là biểu hiện của sự khôn ngoan, nhưng nếu biết tránh đi sự tranh cãi mới 75 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn là người thực sự khôn ngoan nhất. Bởi vì những gì mà sự tranh cãi mang đến cho chúng ta thật ra hoàn toàn không bù đắp được cho những gì chúng ta phải mất đi vì nó. Cảm giác thích thú của người “chiến thắng” - nếu có - chỉ thoáng qua trong chốc lát, trong khi những bất hòa và sự tổn thương tình cảm do sự tranh cãi tạo ra lại có thể còn mãi, thậm chí có khi còn được nuôi lớn thêm mãi nếu không sớm chấm dứt. Cũng cần phân biệt rõ giữa sự tranh cãi với tranh luận. Mọi cuộc tranh cãi đều nhắm đến việc giành lấy phần thắng, chứng minh rằng những gì mình đưa ra là đúng đắn, hợp lý, còn những gì đối phương đưa ra đều là sai trái, nhầm lẫn. Ngược lại, một cuộc tranh luận luôn để ngỏ khả năng đúng sai của mỗi người, và luôn chấp nhận lắng nghe những người khác để nhận lấy những điều nào là hợp lý, đúng đắn. Tranh luận chỉ nhằm làm rõ vấn đề, tìm ra chân lý, lẽ phải, bất kể là chân lý hay lẽ phải đó thuộc về ai, và cũng có thể là thuộc về tất cả mọi người, trong trường hợp mỗi người chỉ nói đúng một phần nào hoặc một khía cạnh nào đó của vấn đề mà thôi. Vì thế, cuộc tranh cãi chỉ được kết thúc khi có sự phân định thắng thua rõ rệt, còn một cuộc tranh luận 76 www.Sachvui.com Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu thì kết thúc khi tất cả mọi người tham gia đều đạt được mục đích của mình, đều hài lòng với kết luận cuối cùng. Chính do sự khác biệt như trên mà một cuộc tranh cãi thường bao giờ cũng chia thành hai “phe”. Tất cả những ai tham gia tranh cãi đều phải thuộc về một trong hai phe đó, và càng có nhiều người tham gia thì sẽ càng căng thẳng, gay gắt hơn, đôi bên dễ dàng trở nên hằn học, đối địch nhau. Và phe chiến thắng - nếu có - bao giờ cũng trở thành thù nghịch với phe thất bại. Tranh luận thì khác hẳn, có thể chấp nhận sự tham gia của bất cứ ai quan tâm đến vấn đề, và người tham gia không phải thuộc về phe nào cả. Mỗi người chỉ cần khách quan trình bày quan điểm, ý kiến của riêng mình, đồng thời biết lắng nghe quan điểm, ý kiến của những người khác. Vì thế, một cuộc tranh luận càng có nhiều người tham gia thì ý kiến càng thêm phong phú, đa dạng, và vấn đề được tranh luận càng dễ được làm sáng tỏ hơn, kết luận cuối cùng càng được chính xác hơn. Bất cứ ai đưa ra ý kiến được nhiều người chấp nhận nhất sẽ nhận được sự hoan nghênh của mọi người khác chứ không phải là sự thù nghịch. 77 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Vì tiền đề của một cuộc tranh cãi bao giờ cũng là những định kiến bảo vệ lập luận của “phe ta”, nên nó thực sự không mang lại được gì cho những người tranh cãi. Như một tách trà đầy không thể rót thêm vào được nữa, những người thích tranh cãi cũng không thể học hỏi thêm được điều gì từ người khác vì họ luôn cho rằng những quan điểm, ý kiến của mình đã là hoàn toàn đúng đắn. Vì thế, xét cho cùng thì những cuộc tranh cãi là hoàn toàn vô ích nếu không muốn nói là có hại. Ngược lại, tiền đề của một cuộc tranh luận chính là sự khát khao kiến thức, truy tìm chân lý, nên những người tham gia tranh luận luôn có thể học hỏi được nhiều điều từ những người khác cùng tham gia tranh luận. Và sự chia sẻ kiến thức càng giúp họ gần gũi nhau hơn, không hề có sự đối đầu, thù nghịch. Vì thế, tuy không cần thiết phải thường xuyên tranh luận, nhưng nếu có cơ hội tham gia những cuộc tranh luận đúng đắn thì chúng ta sẽ có khả năng học hỏi được rất nhiều. Mặt khác, tránh xa sự tranh cãi bao giờ cũng là cách tốt nhất để hạn chế những bất hòa trong cuộc sống. Bởi vì như đã nói, những va chạm trong lời nói là thuộc loại va chạm thường xuyên xảy ra nhất trong cuộc sống hằng ngày. Không ai trong chúng ta lại thích 78 www.Sachvui.com Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu nói chuyện với một người hay tranh cãi, luôn chỉ trích và bắt bẻ sai lầm của người khác. Vì thế, chỉ cần bạn có thể loại bỏ được thói quen hay tranh cãi - nếu có - bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng mọi người chung quanh đều thích nói chuyện với bạn nhiều hơn, gần gũi và chia sẻ với bạn nhiều hơn. Và đó chính là biểu hiện của một cuộc sống hòa hợp với mọi người. Ngoài việc tránh xa sự tranh cãi, lời nói hòa hợp còn có nghĩa là phải biết quan tâm đến những gì mình nói ra để không gây thương tổn cho người khác. Ngay cả khi cần phải nói lên những sự thật cứng rắn và đụng chạm đến ai đó, cũng cần phải chọn cách diễn đạt sao cho sự căng thẳng của vấn đề có thể được giảm nhẹ đến mức thấp nhất. Một ý nghĩa quan trọng khác của việc thực hành hòa hợp qua lời nói là phải cố gắng nói ra những lời tốt đẹp, tạo ra sự hòa hợp, đoàn kết giữa những người khác, cũng như khuyến khích mọi người khác thực hiện những điều tốt lành và tránh xa những điều xấu ác. Được như vậy thì mỗi một lời nói ra của bạn đều sẽ xứng đáng để được gọi là: “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu.” Mặc dù “lời nói chẳng mất tiền mua”, nhưng nó lại thực sự là một sức mạnh quan trọng trong giao tiếp. 79 www.Sachvui.com Những tâm tình cô đơn Lời nói có khả năng xây dựng, làm cho mọi quan hệ ngày càng trở nên gắn bó, tốt đẹp hơn, nhưng đồng thời lời nói cũng có thể có tác dụng phá hoại, làm cho các mối quan hệ giữa người và người trở nên căng thẳng và thù nghịch. Những công năng tốt hay xấu đó đều là phụ thuộc vào cách “lựa lời mà nói” của chúng ta. Mặt khác, lời nói là biểu hiện của tâm ý. Trong lòng nghĩ sao thì ngoài miệng biểu lộ ra như vậy. Tâm ý ngay thẳng, hiền thiện thì lời nói cũng thật thà, hòa nhã; tâm ý gian trá, hiểm độc thì lời nói cũng quanh co, hung dữ. Trong lòng không có sự tu dưỡng thì không thể nói ra được những lời thực sự ôn hòa, êm dịu; trong lòng không nuôi dưỡng tình cảm chân thành tốt đẹp thì không thể nói ra được những lời cảm thông chia sẻ; và nếu trong lòng đầy sự thù hận ganh ghét thì chỉ có thể nói ra toàn những lời hung hãn, cay độc... Cho nên, có thể nói là tâm ý tạo ra lời nói. Nếu không tu dưỡng tâm ý mà chỉ gắng gượng nói ra những lời dịu dàng êm ái để lấy lòng người khác thì cũng chỉ là sự giả dối, ngụy tạo, người nghe sớm muộn gì cũng sẽ cảm nhận được điều đó. Tuy nhiên, nếu thật lòng muốn tu dưỡng tâm ý thì lại có thể bắt đầu từ việc chú ý tu dưỡng lời nói. Nếu có thể tránh nói ra những lời 80 www.Sachvui.com Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu xấu ác thì tâm ý sẽ nhờ đó mà có thể quay về gần với sự hiền thiện, thương yêu. Lời nói xấu ác tuy rất đa dạng, nhưng cũng không đi ngoài những ý nghĩa sau đây. Thứ nhất là nói dối, không đúng sự thật. Nguyên nhân và động lực của việc nói dối có thể bao gồm hết thảy những ham muốn, toan tính của con người, nhưng nói chung thì một khi đã dùng cách nói dối để đạt được mục đích của mình đều không phải là điều tốt. Vì thế, bản thân việc nói dối chẳng những đã là một điều xấu, mà nó còn có thể là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều điều xấu ác khác nữa. Thứ hai là nói lời trau chuốt, không thành thật, chỉ nhằm lấy lòng người khác vì mục đích có lợi cho mình. Lời nói trau chuốt không xuất phát từ những suy nghĩ chân thật trong lòng, mà là dựa theo ý muốn của người nghe, nhằm làm cho người ấy phải tin theo điều gì đó. Tuy lời nói trau chuốt không có vẻ là xấu ác, nhưng nó thường có những động lực không chính đáng nên sẽ nuôi dưỡng và tạo điều kiện phát triển cho những tâm niệm xấu ác. Hơn thế nữa, việc nói trau chuốt rất thường có khuynh hướng trở thành nói dối. Thứ ba là những lời nói thô tục, hung hăng, thường gây thương tổn cho người khác một cách không cần 81