🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Ngôi Sao Eghe T2
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
VH-Project xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chế bản ebook Tập 2: Những ngôi sao Eghe – Egri Csiliagok, của nhà văn Gárdonyi Géza.
--oOo--
Đây là một trong những dự án chế bản ebook mà VH-Project (VH-P) gửi tặng đến tất cả những bạn yêu thích sách, đặc biệt là những người không có điều kiện đọc những ấn phẩm sách thông thường. Tuy nhiên trong khả năng có thể, hãy mua và thưởng thức sách như sự tôn trọng đối với tác giả và các nhà xuất bản.
Là nhóm chế bản của VH-P – VH-ebook Project (VH-eP) - hoạt động với mục đích hoàn toàn phi lợi nhuận, trên tinh thần chia sẻ niềm đam mê sách đến tất cả những người cùng chung sở thích. VH-eP hoạt động theo nguyên tắc mở rộng và tương tác cao, khi bạn là thành viên của VH-P bạn có thể tự mình làm quản lý dự án sách riêng với sự hỗ trợ góp sức của tất cả các thành viên trong nhóm. Chỉ cần bạn có nguồn sách hãy tham gia với chúng tôi.
Ebook được thực hiện bởi thành viên VH-P, với mong muốn đem đến những tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật, nhân văn và giải trí cho tất cả những người yêu sách. Ebook sau khi hoàn thành sẽ được VH-P đăng tải trên các diễn đàn văn học mạng. Bất kỳ hình thức sao lưu, sử dụng làm bài viết, tư liệu hay đăng trên các diễn đàn, yêu cầu giữ nguyên nội dung cũng như ghi rõ nguồn cung cấp và nhóm chế bản ebook như sự tôn trọng đối với những người thực hiện.
https://thuviensach.vn
Rất mong sự phản hồi và đóng góp ý kiến của các bạn, giúp chúng tôi hoàn thiện hơn trong các Dự án tiếp theo. VH-P luôn chào đón các bạn gia nhập thành viên, để cùng nhau mang đến những chế bản ebook sách hay đến mọi người.
VH-Project
https://thuviensach.vn
EBOOK 25: TẬP 2 - NHỮNG NGÔI SAO EGHE
Ebook được thực hiện bởi các thành viên VH-Project và TVE Chụp ảnh: smilehd
Hình bìa: yewkla
Type: huyendieu_2705, trungnguyen08, mercury169, Mqyt còi, cleverrat_9c, Xu, Chut, Iris, Thuytrang89, thành hoàng, aivy007, assam, mr.Việt, nghoanglan89, titoe12345, Xồ chan.
Kiểm tra chính tả: to_you, apple-socola, Iris.
Edit & ebook: haian.
Ngày hoàn thành: 25/08/2011
http://facebook.com/vhproject
http://vhproject.hnsv.com
--oOo--
Thông tin sách
TẬP 2: NHỮNG NGÔI SAO EGHE
Tác giả: Gárdonyi Géza
Nguyên tác: Egri Csillagok
Dịch giả: Lê Xuân Giang
Thể loại: Tiểu thuyết – Văn học Hungari
Nhà xuất bản: Văn học – Hà Nội
https://thuviensach.vn
Năm xuất bản: 1987
Số trang: Tập 1: 367 trang - Tập 2: 351 trang Số khổ: 13 x
Giá: 330 đ
--oOo--
MỤC LỤC
PHẦN BỐN
HIỂM HỌA CỦA EGHE
PHẦN THỨ NĂM
NGUYỆT THỰC
PHẦN KẾT
https://thuviensach.vn
LỜI GIỚI THIỆU
Trong hơn ba trăm năm (từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 17) chống lại những đạo quân viễn chinh và ách đô hộ của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, nhân dân Hung đã bền bỉ chiến đấu và lập nên nhiều chiến công oanh liệt, trong đó có cuộc kháng chiến của quân dân thành Eghe năm 1552.
Eghe là cửa ngõ của vùng Thượng địa Đông bắc, đứng trấn giữ cho cả một vùng đất nước khá rộng lớn. Khi vòng vây của hai đạo quân Thổ khổng lồ, đầy nhuệ khí đã khép lại, trong thành chỉ có độ hai ngàn người già, trẻ, trai, gái. Quân Thổ không tính đến một sức kháng cự đáng kể. Viên pasa Ali, thống soái một đạo quân Thổ, cho thành này chỉ là một “cái chuồng cừu xộc xệch” và quân trong thành chỉ là một “bầy gia súc”. Nhưng cuộc chiến đấu chẳng bao lâu đã chỉ cho hắn thấy rõ ràng những người bảo vệ thành Eghe đại diện cho một sức mạnh mà đạo quân Thổ không tài nào đè bẹp nổi. Những chiến sĩ phần lớn là con em vùng Thượng địa Đông bắc đang bị chiếm đóng đe dọa và những nông dân các làng lân cận chạy vào thành tị nạn, đã nghiến chặt răng đánh lui tất cả mọi đợt công kích của quân Thổ. Sau năm tuần rưỡi sống mái với quân thù, thành Eghe đã tự giải phóng mình khỏi cuộc vây hãm khốc liệt và cứu miền đất nước phía sau khỏi cảnh nước sôi lửa bỏng. Quân Thổ bị thiệt hại nặng nề dưới chân thành Eghe và phải bỏ dở kế hoạch hành quân xâm lược của chúng.
Cuộc chiến đấu của Eghe từ đó đã trở thành đề tài của nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật. Ngay sau khi quân Thổ tháo chạy, Tinôđi Sebétchên, thi sĩ kiêm ca công nổi tiếng nhất của Hung trong thế kỷ 16, đã đến tận nơi sưu tầm tài liệu và sáng tác Truyện thơ về cuộc chiến đấu của thành Eghe. Nhưng tác phẩm thành công nhất về đề tài này là Những ngôi sao Eghe của Garđônhi Ghêzo.
https://thuviensach.vn
Garđônhi Ghêzo (1863-1922) xuất thân từ một gia đình thợ rèn, là một nhà văn có tên tuổi ở Hung. Trước khi bước vào nghề viết văn, ông đã dạy học nhiều năm ở nông thôn. Thời kỳ này, ông có tinh thần chống lại nền thống trị của triều đình Hápxbua (Áo) và đã viết tác phẩm Ngọn đèn (1894) là một tác phẩm tốt. Trong cuốn tiểu thuyết này, ông đã vẽ nên một bức tranh đáng kinh ngạc về cuộc sống nghèo nàn và bị ngược đãi của lớp giáo học ở nông thôn, đã tấn công trào lưu tôn giáo hóa xã hội và tấn công vào ách thống trị của nền đế chế Áo – Hung phản dân tộc, phản tiến bộ; gợi lại những kỷ niệm vẻ vang về cuộc chiến đấu giành tự do của nhân dân Hung thời kỳ 1848. Nhưng dần dần về sau, con đường văn học của ông khuất khúc và đầy mâu thuẫn. Trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, Những ngôi sao Eghe là tác phẩm tươi sáng và giàu sức sống nhất. Ở Hung không có một tiểu thuyết lịch sử nào khác lại được cả bạn đọc, người lớn lẫn trẻ em, yêu thích đến thế. Cuốn truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1901, và từ đó đến năm 1963 đã được tái bản hơn 21 lần, chỉ riêng từ 1945 đến 1963 đã được các nhà xuất bản khác nhau tái bản hơn 16 lần với số lượng hơn nửa triệu cuốn (trong một nước 11 triệu dân). Đó là chưa kể đến những bản dịch ở nước ngoài.
Trong quá trình sáng tác, Garđônhi đã sưu tầm nghiên cứu rất nhiều nguồn tài liệu, kể cả gia phả của các nhân vật chính trong truyện. Mùa xuân năm 1899, trước khi bắt tay vào viết, ông đã lên đường đi Côngxtăngtinốp để nghiên cứu tận nơi những phong tục, tập quán ở nước Th đã vào tận ngục Bảy Tháp, tham dự những ngày hội tôn giáo, bơi thuyền trên vịnh Bốtxpôrat, tham quan các viện bảo tàng v.v… Nhờ tác phong làm việc cẩn thận đó, tác giả đã để lại cho chúng ta nhiều trang sách chính xác và sinh động về những cuộc hành quân đầy nghi vệ của đội quân Thổ, về cuộc vây hãm thành Eghe, về nhiều cảnh sinh hoạt của xã hội thời xưa.
Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là chú bé Bônemixo Gergey, đại biểu của tầng lớp nông dân nghèo, giàu lòng yêu nước và đa mưu túc trí, đã từ một chú bé chân đất làm lên đến chức đại úy, chủ tướng một thành trì. Qua bước trưởng thành của nhân vật chính, tác giả còn vẽ nên trước mắt
https://thuviensach.vn
người đọc cả một bức tranh xã hội rộng lớn từ thôn xóm đến cung đình. Ngay từ những trang đầu tiên, tác giả đã cho ta thấy tình hình chính trị rối như mớ bòng bong của nước Hung thời đó: “… và chúa công của bạn đang là Xopôlo Gianốt, hoặc quân Thổ, hoặc Pheđinan đệ nhất.”
Hồi đó giai cấp phong kiến ở Hung phân hóa nặng nề. Bọn quý tộc lãnh chúa và quý tộc giáo hội có những lãnh địa rộng lớn, có quân đội riêng, có thành quách trong tay, thực tế là đã trở thành những ông chúa cát cứ. Nhà vua ở Buđa không đủ sức để thâu tóm quyền bính, tổ chức đất nước thành một quốc gia vững mạnh. Nhân dân bị đè nén nặng nề dưới hai tầng tròng phong kiến và giáo hội, đời sống rất khổ cực. Họ oán ghét bọn quý tộc chẳng kém gì bọn ngoại xâm. Tất cả những nhân tố đó đã dẫn tới cuộc chiến tranh nông dân do Đôjo Giơrgiơ lãnh đạo năm 1514 và chiến bại thảm hại ở Môhát năm 1526. Sau Môhát không còn ai tổ chức được cuộc kháng chiến chống quân Thổ trong phạm vi toàn quốc. Giai cấp thống trị vốn đã không thống nhất, giờ đây lại phân hóa thành hai phe đối địch. Một phe, gồm chủ yếu tầng lớp quý tộc trung và tiểu, bầu Xopôio Gianốt, công vương vùng Êrơđêi, lên làm vua; một phe khác, gồm phần lớn bọn đại quý tộc, lại tôn Pheđinan đệ nhất của triều đình Hápxbua (Áo) làm vua. Hai tên vua đó đem quân đánh lẫn nhau để tranh giành ngôi báu, mặc kệ quân Thổ ngấp nghé ở biên giới. Thậm chí Xopôio Gianốt, sau khi bị thua Pheđinan I và phải chạy sang Ba-lan, còn cầu cứu hoàng đế Thổ giúp hắn chiếm lại ngai vàng, và để đền ơn, hắn bỏ mặc vùng đất nước phía nam cho quân thổ tha hồ cướp bóc. Trước tình hình hai vua khuynh loát lẫn nhau như thế, bọn lãnh chúa hết theo phe vua này lại theo phe vua khác, tùy theo chỗ ở với vua nào có thể kiếm chác được nhiều hơn. Chúng ta sẽ thấy tình hình này được phản ánh một phần qua hai nhân vật Xexey và giáo sĩ Balin hoặc qua nhân vật Tơrơc Balin. Nhưng mặc dù tất cả những điều kiện bi thảm đó, nước Hung vẫn không dễ dàng lọt vào tay bọn ngoại xâm. Trước sự bất lực và phản bội của triều đình và giáo hội, nhân dân nhiều nơi đã vùng lên kháng chiến mạnh mẽ khi quân Thổ kéo đến. Những “kẻ nổi loạn” đó – như các sử gia của triều đình Thổ cũng phải thừa nhận – “trong tình thế tuyệt
https://thuviensach.vn
vọng cũngchiến đấu với súng hỏa mai và cung tên, với gậy gộc và đá”. Bên cạnh họ, tuy ít ỏi nhưng trong hàng ngũ tướng lĩnh vẫn có những người yêu nước chân thành, đặc biệt là những võ quan xuất thân từ những tầng lớp dưới. Những viên tướng này cùng những đội quân vốn là nông dân nghèo chạy nạn khỏi các vùng bị giặc Thổ tàn phá, chiếm đóng hoặc trốn khỏi cuộc sống khổ nhục ở các điền trang, đã lập nên cả một hệ thống biên thành dọc theo vùng giáp ranh với quân Thổ để báo tin và ứng cứu lẫn nhau. Họ đã đánh tan hết bao nhiêu đội quân Thổ kéo đi ăn cướp. Hơn nữa, những viên tướng này nhiều khi cùng với một đội quân nhỏ nhưng đồng lòng, trong một tòa thành đơn độc không có sự cứu viện của triều đình, đã có thể chặn đứng cả một đạo đại quân Thổ trong nhiều ngày, đôi khi còn giữ vững được đến cùng, bẻ gãy cả cuộc viễn chinh của địch. Những kỳ công đó nổi bật trên nền trời đen tối của xã hội Hung thời bấy giờ như những ngôi sao, trong đó Eghe là ngôi sao sáng nhất. Chúng ta thấy dường như tác giả đã dành doàn bộ tâm hồn mình cho việc mô tả lại toàn bộ cuộc chuẩn bị chiến đấu và hơn năm tuần quyết chiến ở Eghe. Có thể nói ít có cuốn tiểu thuyết lịch sử mô tả được tỉ mỉ, chính xác và sinh động như vậy. Gấp cuốn sách lại chúng ta vẫn như nghe vang trong tai lời thề quyết tử và tiếng đại bác vang rền, tiếng gương giáo chạm nhau, tiếng hô “Giết! Giết!”, và tự nhiên chúng ta liên tưởng đến khí phách anh hùng và lời thề “sát Thát” của quân dân đời Trần.
Chiến công của quân dân Eghe hồi đó đã vang lừng trong nước và cả ở nước ngoài. Sau ngày chiến thắng, biết bao chính khách ở châu Âu đã kéo đến Viên để chúc mừng Pheđinan I – kẻ không hề có chút công lao nào, thậm chí còn có tội với miền đất đai Hung mà hắn cai trị - và để ngắm nghía những lá quân kỳ cướp được của giặc Thổ mà quân dân Eghe đã gửi về triều. Nhưng chỉ với cuốn tiểu thuyết của Garđônhi, chiến tích Eghe mới thực sự trở thành một điển hình bất hủ, trước công luận, trước lịch sử, về tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm của nhân dân Hung hồi thế kỷ 16.
Chúng tôi đã dịch cuốn sách này với tất cả tấm lòng mến phục gan dạ và mưu trí của quân dân Eghe, với tất cả những tình cảm thắm thiết với đất
https://thuviensach.vn
nước và con người Hung-ga-ri. Chúng tôi hi vọng, sau những tập thơ của Jôjep Otilo và Petơphi, cuốn sách này sẽ giúp bạn đọc Việt Nam đi sâu thêm một quãng lên cội nguồn của lòng yêu tự do của nhân dân Hung anh em. Và như vậy chúng ta sẽ hiểu được đầy đủ hơn sự ủng hộ đầy nhiệt tình của nhân dân Hung-ga-ri đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Chúng tôi tự thấy khả năng của mình rất có hạn, do đó bản dịch chắc chắn còn mang nhiều thiếu sót. Chúng tôi thành thật mong được sự góp ý của tất cả bạn đọc gần x
Hà Nội 9-11-1968
Lê Xuân Giang
https://thuviensach.vn
PHẦN BỐN
HIỂM HỌA CỦA EGHE
Nếu trên trời có một cuốn thiên thư ghi chép lịch sử của người Hung, về tám năm dưới đây người ta sẽ ghi như sau:
1545: Buđo, Êxtegôm, Pheiêva, Xegel, Nôgơrat, Hotvon Vexpơrêm, Pêts – hầu như tất cả giang sơn đã thuộc về quân Thổ.
1546: Quân Thổ chia nước Hung thành mười lăm đạo. Người Hung chỉ còn lại vùng Thượng địa[1] và một vài tỉnh sát nách nước Áo.
1547: Không phải chỉ có quân Thổ mà cả quân Áo cũng lột da róc thịt người Hung.
1548: Hai dòng đạo của Luthe và Canvin được truyền bá trong cả nước. Không chỉ quân Thổ và quân Áo mới là cừu địch, mà người Hung với người Hung cũng cừu địch lẫn nhau.
1549: Dưới chiêu bài thuế, quân Thổ vơ vét tất cả mọi thứ, kể cả trẻ con.
1550: Hai đạo quân Ôla và Thổ lên đường chinh phạt công quốc Erơđêi. Chỉ trong vòng mấy ngày, nhiếp chính Giơrgiơ động viên được năm chục nghìn chiến sĩ. Họ đánh tan tác đạo quân Ôla. Quân Thổ cúp đuôi tháo chạy.
1551: Hoàng hậu Idabenla rời khỏi Erơiđê. Nhiếp chính Giơrgiơ bị bọn thích khách ám sát.
Và năm 1552 tiếp đến.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
1
Mận vùng Sôpơrôn[2] đã xanh sẫm và hướng dương đã nở, khi một buổi chiều hoe nắng và thoảng gió, phu nhân Êvo ra đứng ngoài hiên một ngôi nhà trong thành phố. Nàng chọn trang phục trong số quần áo của chồng nàng cho một chàng thanh niên nào đó sửa soạn đi ra nước ngoài.
Từ khi chúng ta chia tay với nàng đến nay, nàng đã đẫy ra, đã trở thành người thiếu phụ. Làn da trắng mịn trên khuôn mặt nàng vẫn còn lưu vẻ con gái, nhưng cái ánh mắt tinh nghịch xưa kia đã không còn cười trong đôi mắt bồ câu dịu dàng. Gương mặt nàng giờ đây đầy vẻ đôn hậu và thông minh một cách điềm tĩnh.
Đây, có hai cái áo đây, - nàng bảo người học sinh và trải ra bàn một cái áo đã hơi cũ bằng lụa Đamát [3] màu anh đào cùng một cái áo bằng vải lanh để mặc thường ngày.
- Cái áo lụa Đamát này đối với cậu còn hơi rộng đấy. Nhưng có thể vài tháng nữa cậu sẽ lớn ra là vừa.
- Xin cảm ơn, rất cảm ơn phu nhân tôn kính. – Người học sinh nói với một vẻ hơi thẹn thò và đỏ mặt lên vì vui thích.
- Tôi còn sửa cho cậu một vài chỗ. Nhưng dù sao từ giờ đến tối cậu vẫn còn nghỉ cơ mà. – Phu nhân nói và cầm cái áo lanh lên – Cái này vừa vặn đây. Chồng tôi đã mặc cái áo này lúc anh ấy đến Buđo. Hồi quân Thổ cướp thành Buđo và chúng tôi dọn theo hoàng hậu Lipa ấy mà.
- Xin cảm ơn phu nhân – người học sinh mừng rỡ nói – Tôi sẽ mặc nó để đi đường. Nó sẽ chẳng bắt bụi đâu.
https://thuviensach.vn
Người thiếu phụ thò tay lục tất cả các túi. Cái nào cũng rỗng tuếch. Tuy vậy trong làn lót áo nàng vẫn cảm thấy có cái gì cồm cộm. Cái túi bị thủng. Êvo đưa ngón tay vào và tìm thấy trong làn áo lót một tờ giấy mỏng gập lại thành nhiều lớp.
Nàng nhìn rồi mở ra. Thì ra là bản vẽ của một hình năm cạnh, trên đó chằng chịt những đường nét và những dấu chấm.
- Cậu Mikơlôt ơi, cái gì thế này nhỉ? Một con rùa gì đây phải không?
Người học sinh cầm lấy hình vẽ. Lập tức cậu quay ngược lại, chăm chú nhìn rất lâu.
- Không phải rùa đâu. – cậu nói – mặc dù nó có hình thì giống thế.
Ngay lúc đó một chú bé mắt đen, sáu tuổi từ trong phòng chạy vụt ra. Bên sườn chú đeo lủng lẳng một thanh kiếm nhỏ rất đẹp, cán mạ vàng. Lớp nhung bọc ngoài bao kiếm đã sờn.
- Mẹ ơi, - chú nói – mẹ đã hứa mua cả kèn cơ mà, kèn mạ vàng ấy.
- Iontsike của mẹ, bây giờ đừng quấy mẹ. Chạy ra vườn mà chơi đi con, ra chỗ Luxo ấy.
- Rồi mẹ mua kèn vàng chứ mẹ?
- Nhất định rồi.
Chú bé kẹp thanh gươm vào giữa hai chân, chạy nhong nhong xuống sân ra vườn.
- Rõ ràng đây là bản đồ của một tòa thành, mà lại là của thành Eghe – người học sinh nói, mắt vẫn không ngừng chăm chú nhìn tờ giấy.
- Của thành Eghe à?
- Đúng thế. Phu nhân xem đây: con rùa này có một nét đôi bao xung quanh. Nét đôi này là tường thành. Đầu rùa và bốn chân của nó là năm pháo
https://thuviensach.vn
đài nhô ra. Những hình tứ giác vẽ bằng nét mảnh bên trong nó là những ngôi nhà.
- Thế còn cái hình lưỡi liềm ở cạnh con rùa ấy đây là cái gì?
- Thành ngoài đấy. Trong thành ngoài không có nhà cửa cũng như ở các thành ngoài khác, chỉ có hai pháo đài và trên đó là hai vọng lầu.
- Còn cái ngoặc màu đen nối từ giữa cái liềm tới con rùa này? - Đây là cổng tối.
- Tại sao lại tối?
- Vì nó ở ngầm dưới đất.
- Và cái này, bên cạnh cổng đây?
- Chuồng ngựa đấy ạ.
- Chuồng ngựa mà to như thế à?
- Ở đây cần phải có chuồng to, phu nhân tôn kính ạ. Vả lại chỗ đó chắc hẳn còn có cả nhà xe và nhà ở của mã phu nữa. Người giữ chìa khóa cổng thành cũng ở đây.
- Thế còn cái chấm chấm bên cạnh cổng này?
- Cái này trước kia vốn là nhà thờ. Đó là cái nhà thờ mà Thánh vương Isotơvan[4] đã xây dựng. Một nửa nhà thờ đã bị phá cách đây chưa lâu lắm: vừa chẵn mười năm nay.
- Tiếc quá nhỉ.
- Quả thực là đáng tiếc. Nhưng hỏi vì sao người ta đào cái hào mới đi qua giữa nhà thờ và xây nên cái thành ngoài này. Cần thiết phải làm như vậy vì đó là mặt yếu của tòa thành.
- Làm sao cậu biết được điều đó hở cậu Mikơlôt?
https://thuviensach.vn
- Sao tôi lại chả biết. Tôi đã từng ăn học ở đó hai năm. Hồi đó tất cả mọi người đều nói về chuyện này. Hồi đó cũng là lúc người ta đang xây cổng tối.
- Nhưng ở mặt tây, bên cạnh con suối cũng có một cái cổng nữa đây này.
- Cả mặt nam đây cũng có một cổng nữa. Thành này có ba cổng cả thảy. - Thế còn những đường gạch đỏ này?
Người học sinh đọc những dòng ghi chú rồi lắc đầu:
- Đó là những con đường ngầm.
- Nhiều đường ngầm đến thế cơ à?
- Vâng, nhiều, nhưng không phải tất cả đều còn có thể đi lại được đâu. - Và những hình tứ giác giống như những căn phòng này?
- Đó là những phòng xây ngầm dưới mặt đất. Cái này là bể nước. Còn cái này là nghĩa địa.
- Nghĩa địa à? Giữa những đường ngầm à?
- Phải thế mới đúng, vì đây, chữ ghi trên con đường ngầm này đây: đường xác.
Người thiếu phụ rùng mình, nàng bảo :
- Đem chôn người chết vào đây thì thật là quái gở.
- Chỉ cái hồi bị nạn dịch tả thôi, - Người học sinh trả lời – Bây giờ tôi đã nhớ ra tôi có được nghe nói về việc đó.
- Ồ, thế mà cậu chả đến sớm hơn ít nhất là hai tuần, cậu Mikơlôt ạ. - Sao vậy, thưa phu nhân.
https://thuviensach.vn
- Nếu cậu đến sớm hơn, tôi đã tìm áo cho cậu sớm hơn. Nếu tôi tìm áo sớm hơn, tôi đã tìm thấy bản đổ này sớm hơn. Chồng tôi vừa đi đến chính chỗ đó : thành Eghe.
- Tôi nghe nói quân Thổ đang nhằm vào chỗ ấy.
- Thì chính vì vậy mà chồng tôi đến Eghe. Giá mà cha tôi đừng có đi theo anh ấy thì tốt hơn. Cậu thử nghĩ mà xem : Một ông lão bảy mươi tuổi, tay, chân chắp bằng gỗ. Thế mà nhất định đi theo chồng tôi đấy !
- Để chiến đấu à ?
- Cả vì như thế nữa đấy. Nhưng cũng còn vì một ông bạn cố tri : giáo sĩ Balin. Một năm trước đây hai người bất hòa vì một câu chuyện gì đó. Lúc đó mẹ tôi hãy cùng sống cơ. Thế rồi giáo sĩ dọn đến Eghe ở Đôbô. Vì thế nên lần này cha tôi đi để giảng hòa ở giáo sĩ. Hai người vốn rất yêu thương nhau.
Trong khi kể câu chuyện đó, người thiếu phụ mở một cái hòm sơn xanh vẽ hoa và lấy ra một quyển sách nhỏ, quyển kinh thánh của nàng, cặp bản đồ của tòa thành vào đó. Rồi nàng nhìn ra vườn, nhìn đứa con trai đang chạy nhảy lăng xăng bên cạnh người đầy tớ tưới hoa.
- Thế nào rồi cũng có người ở Eghe đến đây. – nàng nói một cách đăm chiêu – Petơ Galpa có ông anh ở đây. Ông ta là người của nhà vua. Ông ta đã gửi vào thành một xe thuốc súng với cả đạn, chả là vì em ông ta ở đó. Nếu có sứ giả mang tin đến chỗ ông ta, tôi sẽ gửi cái bản đồ này cho chồng tôi.
Nàng cầm lấy kim chỉ và đặt cái áo lụa Đamát vào lòng.
Họ đang tiếp tục câu chuyện thì ngoài cổng có một người mặc áo choàng màu xanh sẫm bước vào, và khi khép cánh cổng lại, người ấy cất tiếng chào một người nào đó.
https://thuviensach.vn
- Thôi chả dám làm phiền bác nữa. – người ấy nói – từ đây tôi đã có thể tìm được đến nơi.
Êvo đứng lên. Nàng nghe giọng nói rất lạ và cả con người ấy nữa cũng vậy.
Muốn lên hiên phải bước lên ba bậc tam cấp. Đến chỗ đó người khách lạ ngửng đầu lên. Đó là một người lực lưỡng, nước da ngăm đen, chột mắt. Bộ ria để theo kiểu kỵ binh. Tay người ấy cầm một cây gậy giống như gậy của các ông xã trưởng thường dùng.
- Chào bà! – Người ấy chào chủ nhân – Người ta bảo ngài trung úy Đônemixo Gergey tôn kính ở đây có phải không ạ ?
- Đúng đấy. – người thiếu phụ trả lời – nhưng anh ấy không có ở nhà. - Thế ra ngài ấy đã đi rồi ư ?
- Đi rồi, đi Eghe.
- Ôi dào ơi, rõ tiếc quá đi mất ! – Người lạ lắc đầu – Đáng lẽ tôi có chuyện phải nói với ngài… Nhưng có lẽ bà vợ của ngài cũng…
- Tôi là vợ anh ấy đây. Mời ông vào nhà đã.
Người ấy bước lên tam cấp, ngả mũ ra và nghiêng mình thi lễ rất cung kính.
- Tên tôi là Bôlôc Tomat, quý tộc ở Rêpholusi.
Bằng vào cách nghiêng mình của người ấy cũng có thể thấy được rằng ông ta không phải kẻ quê mùa.
Với vẻ mặt hiền lành, người thiếu phụ kéo từ dưới bàn ra một cái ghế và giữa chừng, nàng giới thiệu người học sinh:
- Đây là học sinh Rêdơ Mikơlôt. Cậu ấy sửa soạn đi học ở nước ngoài đấy. Anh cậu ấy phục vụ trong quân đội nhà vua và quen biết chồng tôi, vì
https://thuviensach.vn
thế cậu ấy đi qua đây bằng xe trạm và rẽ vào đây nghỉ lại.
- Cậu Trời phù hộ cho câu, cậu em ạ. – Người chột nói mà không hề chìa tay cho người học sinh.
Người ấy ngồi xuống và lại "ôi dào ơi" rồi vừa vỗ tay lên đầu gối vừa nói:
- Tôi đi đến đây đi phiên chợ ngựa, và lẽ ra tôi có nhiều việc với ngài trung úy lắm. Trong số những việc đó, đáng lẽ tôi mang cả tiền đến cho ông nhà nữa.
- Tiền ư? – Êvo ngạc nhiên hỏi.
- Người ta bảo ông nhà đang cần tiền, chả là ngài đi Eghe nên có bán một ít đồ vàng, đồ bạc.
- Chúng tôi chả có bao nhiêu.
- Tôi rất thích các loại nhẫn. – Người ấy nói và đưa tay lên. Trên tay trái của y lấp lánh mười cái nhẫn rất đẹp. Có thể cả bàn tay phải cũng đeo nhẫn nhưng nó bị cái găng tay màu tro che kín mất.
Người ấy nói tiếp:
- Và tôi nghe nói ông nhà có một cái nhẫn tuyệt đẹp thì phải. - Có đây. – Người thiếu phụ mỉm cười đáp.
- Một cái nhẫn có nạm hình mặt trăng.
- Và có sao.
- Mặt trăng bằng hoàng ngọc.
- Mấy ngôi sao bằng kim cương. Nhưng làm sao mà ông anh biết được điều đó?
- Tôi có thể xem cái nhẫn ấy được không nhỉ? – Người ấy hỏi. Và giọng của người ấy run lên.
https://thuviensach.vn
- Không thể được. – Người thiếu phụ đáp – Chồng tôi lúc nào cũng bỏ trong túi. Nó là một cái nhẫn khước thế nào ấy. Trước kia nó vốn là của người Thổ.
Chú bé Iontsi đã lại lạch cạch ở ngoài sân. Phốc một cái chú nhảy lên bậc tam cấp và khi trông thấy người khách lạ, chú giương mắt nhìn với cái vẻ ngạc nhiên thường quen của con trẻ.
- Chào bác đi con. – Người thiếu phụ nói.
- Con trai ngài trung úy đấy ư? – Người khách lạ hỏi – Nhưng tôi hỏi cái gì thế kia nhỉ, thật cứ giống như đúc?
Người ấy kéo chú bé về phía mình và hôn chú.
Một đợt sóng cảm giác khó chịu tràn qua lòng bà mẹ. Ôi trái tim người mẹ cảm biết được ai là người thế nào khi người đó giơ tay chạm vào con cái họ!
Nhưng đó chỉ là cảm giác thoáng qua, nàng đã quên ngay trong nháy mắt.
- Mẹ chưa mua kèn ư? – Chú bé hỏi.
- Tôi đảo qua chợ một cái đây. – Người học sinh nói – Tôi dẫn cháu Iontsi đến chỗ người đánh xe của tôi và cho chú ta xem con ngựa non.
- Vâng. – người thiếu phụ đáp – có một đồng đena đây. Nhờ cậu mua kèn cho cháu. Nhưng cậu nhớ chú ý đến nó nhé, Mikơlôt. Con nữa, Iontsi bé bỏng của mẹ ạ… Con biết bố đã dặn gì chứ!
Rồi nàng quay sang ông Tomat, buồn rầu mỉm cười:
- Anh ấy đã dặn đi dặn lại chúng tôi phải chú ý cẩn thận đến thằng bé. Chú bé vui thích nhảy như choi choi và đi theo người học sinh. Bà mẹ còn gọi với theo họ:
https://thuviensach.vn
- Cậu nhớ đi gần nhà thờ ấy nhé, Mikơlôt. Chúng tôi cũng ra ngay bây giờ đấy.
- Trước đó nàng quả đã sửa soạn để đi ra chợ. Nàng muốn mua một vài thứ lặt vặt ở hàng của mấy thương nhân thành Viên.
Ông Bơlôc Tomat lơ đễnh xoay xoay cái mũ rồi ngồi thừ người.
- Bác có biết tin gì về Xônnốc[5] không? – Người thiếu phụ đưa đôi mắt lo âu hỏi – Quân Thổ không hạ nổi cái thành ấy đâu nhỉ?
- Tôi cũng nghĩ vậy. - Bơlôc Tomat lơ đễnh trả lời.
- Khi từ biệt tôi, chồng tôi cũng bảo rằng trong năm nay quân Thổ khó hề mà đến được thành Eghe. Năm ngoái người ta đã củng cố thành Xônnốc rất nhiều. Nó còn kiên cố hơn cả Eghe.
- Kiên cố hơn nhiều.
- Và nếu nó có thất thủ đi chăng nữa, toàn thể vùng Thượng địa sẽ bảo vệ Eghe.
Bơlôc Tomat nhếch mép cười, và ngước lên hỏi:
- Ở nhà đây có bức chân dung nào của ngài trung úy không ạ? - Có đấy. Một họa sĩ Đức vừa vẽ cho năm ngoái.
- Phu nhân tôn kính có thể cho tôi xem một chút được không ạ? Tôi đã được nghe đồn nhiều chuyện tốt đẹp về ông nhà, tôi ao ước được biết ngài.
- Thế bác chưa quen biết nhà tôi à? – Êvo ngạc nhiên hỏi. - Đã có một lần, nhưng lâu lắm rồi tôi chưa gặp lại ông nhà.
Người thiếu phụ đưa khách vào phòng. Căn phòng tối và đầy mùi oải hương, nhưng sau khi người thiếu phụ mở các của sổ thì có thể thấy đó là căn phòng khách. Sàn nhà trải những tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ, một cái đi
https://thuviensach.vn
văng lót da gấu đặt cạnh tường. Trước cửa sổ là cái bàn viết và một tủ sách với rất nhiều, có lẽ đến hàng trăm quyển sách bìa da. Trên tường treo nhiều bức chân dung. Chân dung của ông lão Xexey vẽ từ hồi ông còn đội mũ sắt, da rám màu nắng gió. Bà Xexey nhìn hơi nghiêng, đầu thắt đầy nơ thêu kim tuyến. Rồi đến một bức tranh vẽ Jêxu đã ngả vàng, lồng trong khung gỗ hồ đào: gương mặt tinh nghịch của một thiếu nữ giống phu nhân Bônemixo bây giờ và bên cạnh là chân dung chồng nàng, một người trai trẻ, khuôn mặt gầy và đen, gần đen như dân Xigan. Vẻ thông minh, vui tươi toát ra từ đôi mắt nhìn thẳng. Ria mép vẽ xoăn tít, bộ râu mới để viền quanh cằm, tóc xõa ngang vai.
Ông Tomat chăm chú nhìn bức chân dung và gật gù:
- Con người khôi ngô thật. Không hay ngài độ bao nhiêu tuổi? - Hai mươi sáu tuổi rồi.
- Thế mà ông ấy đã có con trai lớn ngần ấy.
- Chúng tôi lấy nhau đã tám năm rồi. – Người vợ trẻ mỉm cười trả lời – Khi cưới nhau chúng tôi vẫn còn trẻ con lắm.
Ông Tomat lại nhìn vào bức tranh.
- Ngài dũng sĩ cũng đã có lần đến Côngxtăngtinôp có phải không ạ? - Đúng đấy. Tôi cũng đi cùng anh ấy.
- Tôi có một bạn quen người Thổ, ông ta nói chuyện về ông nhà. Bêi Monđô, một người hộ Pháp, ngài dũng sĩ nhà ta, đã có lần đối xử rất ân cần với ông ấy.
- Bêi Monđo? Tôi không bao giờ nghe anh ấy nói đến cái tên này. - Tất nhiên. – ông Tomat gật gù nói – trước kia ông ấy tên là Hoivan. Êvo mỉm cười:
https://thuviensach.vn
- Hoivan? Thế thì tất nhiên là chúng tôi có biết. Tôi cũng đã từng thấy ông ta.
Tomat lại ngước nhìn bức tranh một lần nữa và im lặng nhìn rất lâu, với đôi lông mày nhíu lại, dường như không bao giờ còn muốn quên khuôn mặt đó nữa. Ông ta gật gật đầu với bức tranh như muốn gửi lời chào rồi cúi đầu chào nữ chủ nhân và đi giật lùi ra cửa.
Người thiếu phụ lại thấy cái cảm giác khó chịu ban nãy truyền khắp cơ thể, y như khi ông Tomat chạm vào người con trai nàng. Tuy vậy nàng vẫn tiễn người khách ra đến tận tam cấp.
Người ấy lúc nào cũng đi bên phía tay phải nàng, đó là lề thói kẻ quê. Người ấy nghiêng mình chào, đó là bộ điệu quý tộc. Lại đi giật lùi qua cửa, cái đó là tập quán Thổ Nhĩ Kỳ.
Người thiếu phụ thấy bồn chồn không yên, nhưng lập tức nàng lại tự trách mình:
- Ta không nên nghĩ xấu về một người bất hạnh. – Nàng nói và ngồi xuống để tiếp tục chữa cái áo – Ông ấy chột mắt cho nên ta nhìn thấy khó chịu mà thôi.
Để xua đuổi tâm trạng bồn chồn ra khỏi ý nghĩ, nàng cất tiếng hát. Nàng hát theo bài hát của người đầy tớ ngoài vườn và những ngón tay nhanh nhẹn của nàng thoăn thoắt đơm lại mấy cái cúc đã lỏng trên chiếc áo lụa Đamat màu anh đào. Cái áo có một chỗ đã sờn thủng. Nàng bèn tìm chỉ lụa đỏ để mạng lại.
Nhưng hình ảnh người khách cứ lởn vởn không chịu ra khỏi đầu nàng. - Người này là ai nhỉ? – Nàng buông cái áo lên đùi và tự hỏi.
Cái nhẫn, việc xem chân dung, việc nhắc đến Hoivan, cái cách đi giật lùi kiểu Thổ.
- Người này là ai?
https://thuviensach.vn
Nàng ngẩng khuôn mặt đã biến sắc nhìn chăm chăm vào cánh cổng đã cài then và căng thẳng tất cả mọi sợi dây thần kinh nào để mong nhận được câu trả lời. Nàng đã bắt đầu cảm thấy cái mặt, cả giọng nói đều có vẻ quen quen, nhưng không biết là quen ở đâu. Cái nhẫn quay cuồng trong óc nàng. Gergey có nói là mang đi, nhưng anh ấy cất trong cái áo gilê mặc thường ngày. Anh ấy có đem cái gilê ấy đi không nhỉ?
Nàng vội chạy đến tủ áo và lục tung tất cả quần áo ra. Cái gilê vẫn còn ở đây. Nàng sờ ngay vào túi: có cái gì cưng cứng ở bên trong. Cái nhẫn! Cái nhẫn! Anh ấy cũng chẳng gói vào giấy nữa.
Và lúc đó, như một tia chớp vụt qua đám mây, một cái tên lóe lên trong óc nàng. Nàng đập tay lên trán:
- Yumusac!
Người đầy tớ lúc đó từ ngoài vườn đi vào. Cô ta thấy bà chủ ngã ngửa người giữa đống quần áo vất lộn xộn trước tủ áo, mặt tái nhợt, mắt quần lên.
- Bà ơi!
Bà chủ không trả lời.
Người đầy tớ nhìn quanh, rồi chạy cả sang phòng bên cạnh, cô ta cảm thấy có chuyện ăn cướp vừa xảy ra.
Cuối cùng cô đầy tớ mới nghĩ đến chuyện vớ lấy chai dấm đưa cho chủ ngửi và xoa bóp cho chủ.
- Chồng ta đang gặp tai biến. – Đó là lời nói đầu tiên của Êvo – Thằng bé đâu rồi ? Đúng rồi, ta đã cho phép nó đi chơi. Mau đưa cái áo khoác đây cho ta. Luxo! Ta đi tìm Iontsi đi!
- Nhưng bà đang ốm như thế này, thưa bà…
- Ta không ốm. – Êvô đáp, mặc dù người nàng tái nhợt như xác chết.
https://thuviensach.vn
Rồi cứ mặc nguyên như thế, nàng đứng dậy và vội vã ra cổng. Cảm giác bị tai biến đe dọa đã khiến gân cốt nàng cứng cáp. Nàng vừa đi vừa chạy, thẳng đến nhà thờ.
Phố xá nhộn nhịp người kẻ chợ đi lại. Xe cộ, bơ sữa, những con lợn ủn ỉn ở đâu đây và giữa đám súc vật là người các vùng quê chở nặng những chậu, những thùng. Cái ồn ào của chợ phiên, bụi, mùi hành…
Người đầy tớ đuổi kịp nàng ở trước nhà thờ và khoác áo lên vai chủ.
Bỗng ngươi học sinh cũng hiện ra từ trong đám đông. Anh ta vừa chạy vừa chen lấn mọi người đến chỗ nàng và kêu lên:
- Xônnôc đã bị quân dị giáo chiếm mất rồi! Người ta đã thông báo trước nhà thờ. Làm sao tôi còn có thể ra đi trong lúc này được nữa…
- Con tôi? – Êvo quát hỏi – Cậu bỏ nó ở đâu?
- Ông Tomat dẫn nó vào trong nhà thờ. Ông ấy bảo tôi về báo cho phu nhân biết trong khi ông ấy cầu nguyện. Ôi, Chúa tôi, Chúa tôi! Đất nước thế là mất hết! Nếu Xônnôc cũng đã về tay quân Thổ thì Eghe không thể nào đứng vững được.
- Thằng bé… thằng bé! – Êvo hổn hển kêu lên và lao lên bậc thềm nhà thờ, chạy xộc vào cửa chính qua giữa đám người đông đúc.
- Con tôi! Con tôi! – Nàng gào lên dù đã đứt cả hơi.
Trong nhà thờ mọi người đang đọc vang bài kinh cầu tế độ, những nông dân gốc người Đức ở các làng lân cận lanh lảnh hát lên bài kinh bài tiếng Đức:
Christus, hóre uns! Christus, hóre uns! Herr erbarme Dich unser ![6]
Người thiếu phụ vừa kêu khóc vừa băng qua giữa bọn họ như một người điên :
https://thuviensach.vn
- Iontsi ! Iontsi con ơi !
Nhưng chú bé Iontsi không đáp lại từ dãy ghế nào hết.
https://thuviensach.vn
2
Ngày mồng năm tháng Chín, Gergey chào vừng dương mới mọc trước thành Sirôki. Mặt trời chiếu thẳng vào mắt chàng và mắt hai trăm rưỡi lính bộ của chàng. Và thực ra cũng không phải chàng chào mặt trời mà vì thấy một lữ đoàn khác đang tiến ngược lại nên chàng đưa tay lên vành mũ che mắt để nhìn cho rõ.
Chỉ một mình chàng cưỡi ngựa trước đoàn quân, vì vậy chàng trông thấy trước nhất cái đội quân mang gươm, đao, hàng ngũ lộn xộn kia.
Cái quái gì thế này nhỉ ? – Chàng lầm bầm một mình – Thổ không phải Thổ; còn Hung nếu là Hung thì không thể lại từ phía Eghe đi đến đây được.
Một ý nghĩ run rẩy xuyên qua tim chàng : hay là Đôbô đã bỏ Eghe.
Bởi vì than ôi, cái ông vua Phenđinan[7] ấy lúc nào cũng chỉ tiếp viện bằng mồm. Vì thế mà năm nay Lipa, Temétva đã mất. Còn Xônnôc nữa, ai biết được nó có thể đứng vững nổi hay không ? Đôbô là một người thông minh, giỏi tính toán như thế, chắc chắn sẽ mau lẹ nhân hai với hai ra bốn mà biết được rằng một người Hung không thể nào đương nổi một trăm tên Thổ.
Dọc đường đến đây chàng chẳng thấy gì khác ngoài những dòng, thầy tu, giáo sĩ ngất ngểu trên xe. Tất cả đều từ phía Eghe đến! Và người nào cũng chất đầy quanh mình nào bao tải, nào những hòm xiểng to. Lúc đầu chàng còn chào hỏi họ, nhưng về sau chàng đã chán ngấy họ và chẳng thèm tránh đường cho họ nữa.
Vì thế, chàng giật thót mình trong một thoáng, sợ Đôbô đã bỏ thành Eghe. Nhưng chỉ trong một thoáng thôi. Trong nháy mắt chàng đã vội xua đuổi ý nghĩ đó. Chú ấy không phải hạng người như thế! Trong đám người
https://thuviensach.vn
đang tiến lại kia có thể có bất cứ ai, nhưng quyết không có Đôbô. Nếu đó là quân sĩ của Đôbô chẳng nữa thì cũng không có Đôbô đi cùng. Chú ấy sẽ một mình ở lại đó và thà chết một mình, nhưng có một điều lịch sử sẽ không thể viết về chú ấy, là chú ấy đã rời bỏ thành trì được giao phó.
Đoàn quân cuốc bộ ngược chiều với chàng không có cờ, hoặc nếu có thì cũng đã cuốn lại để trên một cái xe nào đó. Bọn họ có khoảng hai trăm người và vội vàng rảo bước thành từng tốp nhỏ.
Gergey, vẫy gọi Xexey, ông lão cưỡi ngựa đi cuối đoàn quân đang và đang trò chuyện với một người lính già. Ông lão lúc nào cũng nói chuyện. Thấy con rể vẫy; lão thúc ngựa chạy lên, Gerget bảo bố :
- Con đi lên trước một tí.
Chàng thúc cựa giầy vào hông ngựa và tiến đến trước đoàn quân lạ. Chàng đưa mắt tìm viên chỉ huy, nhưng giữa bọn họ không có ai đội mũ cắm lông cả. Chàng bèn dừng lại trước mặt họ và giơ gươm lên ra hiệu cho họ dừng lại.
- Các người là lính ở Koso đấy à ?
Không một ai trả lời. Họ bối rối nhìn chàng. Một vài người còn đỏ mặt lên.
- Các người ở đâu đến ?
Cũng chẳng ai đáp lại.
- Thế nào ! – Gergey cáu tiết quát lên – Chẳng lẽ chúng mày là quân lính của bọn giáo sĩ cả hay sao đây ?
Cuối cùng một người vạm vỡ, cằm rộng ngửng đầu lên và cất tiếng nói :
- Thưa ngài trung úy, vâng, chúng tôi là dân Koso và chúng tôi đến đây từ chỗ mà ngài trung úy tôn kính đang định đến đấy ạ.
- Từ Eghe ?
https://thuviensach.vn
- Vâng ạ. Nhưng giá ngài trung úy đừng nhọc xác đến đó nữa thì hơn. Không đáng đâu ạ. Rồi ngài cũng đến phải quay trở lại thôi.
- Tại sao thế ? Có chuyện gì thế ?
- Chuyện gì ấy ạ ? Thì chỉ có chuyện là con dê nào điên mới nhảy xổ vào mũi dao nhọn.
- Dao gì ?
- Ngài đã biết thành Temêtva kết cục thế nào chưa ạ ?
- Ta biết rồi.
- Ngài đã biết quân Thổ đóng đến hai mươi vạn tên chưa ạ ? - Cái đó ta cũng biết rồi.
- Thế ngài có biết là ngài Đôbô chưa có được đến một nghìn lính không ạ ?
- Còn có thể thêm được ngần ấy nữa.
- Thế ngài đã biết thành Xônnôc từ hôm kia đã thuộc về quân Thổ chưa ạ ?
Gergey tái mặt.
- Bây giờ thì chuyện đó ta cũng đã biết. Ta còn biết thêm rằng giá các người mà ở đó thì nó còn thất thủ sớm hơn nữa cơ. Vậy các ngươi cứ cút về nhà đi. Và để các ngươi khỏi ra về tay không thì cho các ngươi đây, cái này phần tất cả các ngươi, đồ chuột chũi !
Chàng giáng cho người lính cằm rộng một cái tát mạnh đến nỗi hắn ngã dúi vào một đứa khác. Trong nháy mắt chàng đã tuốt kiếm ra và chắc chắn chàng sẽ chém xả vào giữa bọn họ nếu họ không nhảy tránh xuống vệ đường.
https://thuviensach.vn
- Ta gửi lời chào Serêđi Giơrgiơ! – Chàng quát theo họ - Ta chúc cho ông ta có được những tên lính khá hơn các ngươi. Đồ chuột chũi !
Và chàng khạc nhổ về phía họ.
Bọn lính Koso càu nhàu tản ra cánh đồng. Gergey chẳng thèm nhìn về phía họ nữa. Chàng lại lên đường, và con ngựa của chàng, qua sức ép của đôi cựa giày, nó cảm biết chủ nó đang run rẩy trong cơn giận dữ.
Còn may mà chàng gặp một đoàn xigan ở dọc đường. Chẳng hiểu có phải bọn lính Koso đã nhào một cái xe của họ xuống cái rãnh bên đường hay tự nó lộn tùng phèo xuống đó, chỉ biết đám xigan đang hì hà hì hục khiêng nó lên.
Gergey ngoái nhìn phía sau xem đoàn quân của mình tụt lại có xa không, rồi để chờ họ, chàng dừng ngựa trước đoàn người xigan. Chàng nhìn họ để cho quên nỗi tức giận trong lòng.
- Ơ này. – Chàng đột nhiên kêu lên – Anh bạn Sakơđi !
Nghe tiếng gọi hiền từ, một gã xigan tóc rối bù nhoẻn cười hớn hở và bỏ mũ ra. Gã hơi cúi xuống mà tiến lại gần, giữa chừng cặp mắt láu lỉnh của gã không ngừng dò xét mặt Gergey.
- Thế anh không nhận ra ta ư ?
- Sao lại không ạ, thưa đại nhân, con xin hôn tay, hôn chân ngài. Lập tức con nhận ra ngài ngay ạ. Chỉ có cái là con không nhớ được tên ngài là gì ?
- A, rồi anh sẽ nhớ ra. Anh làm gì ở đây thế? Ta thấy anh tả tơi như một con bù nhìn giữ dưa ấy.
Gã xigan quả rách rưới quá. Trên người gã chỉ còn có cái áo trong với một cái quần da đã vá chằng chịt những mụn da hay có lẽ là một cái quần da và đầy những mảnh da thì đúng hơn. Ống chân gã hở cả ra ngoài. Dưới chân gã chẳng có giầy dép gì hết.
https://thuviensach.vn
- Thế anh đã có ngựa chưa?
- Dạ, làm thế nào mà có được ạ, con xin hôn ống giầy của ngài, làm sao mà có được ạ. Sẽ không bao giờ có nữa ạ!
- Hãy theo ta đến Eghe, anh bạn ạ. Anh sẽ được phát cả ngựa nữa, nếu anh chịu phục vụ ở đây một tháng. Và ngoài ra ta sẽ cho anh một cái quần đỏ, đẹp đến nỗi tất cả mọi gã xigan đều sẽ phát ốm lên vì ghen tị.
Gã xigan hớn ha hớn hở, toét miệng cười. Gã nhìn vào bộ quần áo rách mướp của mình rồi lại ngước nhìn lên khuôn mặt con người vũ dũng và đưa tay gãi đầu.
- Đến Eghe à? Ở đấy sẽ nóng[8] lắm, thưa ngài.
- Anh đừng có sợ điều đó. Anh sẽ được làm việc dưới một pháo đài mát mẻ nhất. Ta sẽ bảo người ta trả công cho anh. Anh sẽ là người sửa chữa quân khí của ta.
Và chàng nói tiếp bằng tiếng Thổ.
- Allab isni raset geliaziin! (Cầu Thượng đế phù hộ cho công việc của anh)
Gã xigan nhảy cẫng lên.
- Bônemmixo Gergey, ngài trung úy vũ dũng của con! Trời ơi, con xin hôn cả chân ngựa của ngài nữa! Ôi, chả trách hồi đêm con mơ thấy chim sáo vàng.
- Nào, anh đã nhận ra ta rồi chứ.
- Rồi ạ! Rồi ạ! Thế nào con chả nhận ra cơ chứ, con xin hôn bàn chân mềm của ngài, con đã phải nhận ra ngay tức khắc, chỉ có điều con không biết là ai.
- Vậy anh đi với ta chứ?
https://thuviensach.vn
- Đáng lẽ thì con đi đấy, trời ạ, chắc chắn là con đi đấy… - Vậy ta đi !
- Chỉ giá mà cái bọn Thổ quỷ quái ấy nó đừng ở đó !
Và gã gãi đầu bằng cả hai tay.
- Nó đã có ở đấy đâu.
- Nhưng cái bọn cẩu trệ ấy sẽ đến đấy! Nơi nào mà lính tráng đi đi về về thế này thì thời tiết chẳng lành đâu ạ.
- Ta cũng sẽ ở đây, Sakơđi ạ. Chừng nào còn trông thấy ta thì anh đừng sợ. Vả lại, nếu ta có lâm vào thế bí, trong thành vẫn còn có đường ngầm dẫn đến tận Misơkônxơ[9]
Điều này Gergey chỉ nói bừa thế thôi, vì kể ra đường ngầm thì thành nào chả có. Nhưng về thành Eghe thì chàng chả biết gì ngoài một điều là có Đôbô làm đại úy trấn thủ ở đó và Mectsei là đại úy phó trấn, hai con người mà vì họ chàng sẵn sàng đến tận đầu non cuối biển.
Chàng hiểu việc nhắc đến con đường địa đạo tác động đến gã xigan, hay con ngựa, hay cái quần đỏ, hay vì lòng yêu mến Gergey – chỉ biết gã còn gãi đầu một tí tẹo nữa rồi đồng ý :
- Nếu quả thực con sẽ được trả công, lại được cấp cả quân phục, cả giầy ống da vàng có cựa, với lại một con ngựa tốt, thì dù có bị mù một mắt đi nữa cũng chẳng sao, thì con xin ưng thuận.
Lữ đoàn của Gergey lúc đó đã đến nơi, họ vừa cười vừa lắng nghe câu chuyện. Niềm vui càng rôm rả hơn khi Gergey chìa tay ra cho gã xigan và gã đập tay vào đó.
- Được rồi. – Gergey nói và thò tay vào túi. – Đây, đồng đêma này là để đặt cọc. Từ đầu đến Eghe anh có thể cưỡi con ngựa dự bị của ta. Đến đó rồi
https://thuviensach.vn
khi nào có ngựa bị chột, con đầu tiên sẽ là của anh.
Gã xigan vui vẻ nhảy lên mình ngựa và thúc gót chân trần vào sườn nó.
Đoàn xigan reo lên chúc đã gặp may. Gã cũng gọi to trở lại một câu gì đó bằng tiesng xigan rồi đẩy lệch mũ sang một bên và kiêu hãnh phóng ngựa bên cạnh Gergey với bộ ngực phanh trần.
- Ôi, Thượng đế đã phù trì cho công việc của con thịnh đạt quá!
*
* *
Vài giờ sau, trên đường Bocto, giữa những dãy đồi và lùm cây, những ngọn tháp lợp ngói men xanh của thành Eghe đã lấp lánh trước mắt họ, và trên những đỉnh tháp phấp phới những lá quốc kỳ và những lá cờ hai màu xanh đỏ của thành phố.
Một toàn thành nguy nga! Xung quanh là những đồi nho rực đỏ, rực vàng và những dải rừng. Xa xa phía sau sừng sững một ngọn núi xanh, cao gấp độ sáu lần chiền núi Thành Genlê[10]. Gergey nhấc mũ lên và quay về phía lữ đoàn:
- Hãy trông kia kìa các cậu ơi! Bởi vì giờ đây Thượng đế nhân từ cũng đang tự trời cao trông xuống đó!
Rồi chàng thúc ngựa phi lên phía trước.
Gã xigan ngẫm nghĩ một lúc, không biết có nên ở lại vị trí đó, chỗ đầu đoàn quân, hay nên đi theo ngài trung úy của gã. Gã chợt thấy mình sẽ trở nên một thằng hề nếu lại dẫn đầu hàng quân, vì vậy gã lấy tay phát đen đét vào mông ngựa, hai gót chân thúc lấy thúc để vào bụng ngựa. Con ngựa nhảy lồng lên và tung gã xigan lên cao. Nhưng gã xigan đã lo tậu ngựa
https://thuviensach.vn
trong suốt cả cuộc đời không phải là vô ích, luôn luôn gã khéo léo rơi xuống đúng lưng ngựa.
Bụi nóng cuốn lên thành những đám mây mù mịt trên đường. Một đoàn người chạy loạn đã tung đám bụi đó lên. Phụ nữ, ông già bà cả và cả trẻ con, họ ngồi lên xe hoặc rảo bước bên cạnh những cỗ xe chất đầy đồ đạc và gà, vịt, ngan, ngỗng. Trên một vài con xe còn có cả những chú bê con rống “bê, bê”, trên vài xe khác lại có những con lợn kêu ụt ịt.
Quân Thổ không ăn thịt lợn, nhưng ai biết được bao giờ họ mới trở lại làng quê! Một vài người dắt theo những con bò cái. Một cô bé đi ủng đỏ mang theo cả lồng chim sơn tước bên cạnh xe; một phụ nữ lại cồng cái nồi đất trồng hoa hồng trên lưng; cây hoa hồng đang nở đầy bông. Bao nhiêu là xe, thực là một cuộc tản cư lớn. Chắc chắn một phần trong bọn họ sẽ không bao giờ còn trở lại. Đặc biệt là những người ở trong thung lũng và giờ đây đang vượt qua cổng Xiphơro đi về vùng Phennemét: những bần cố nông và những người vợ góa – họ sẽ ở lại vùng Thượng đại, nơi vó ngựa Thổ chưa từng in dấu. Nhưng đặc biệt, Koso mới là hướng chính của những người dân chạy loạn.
Song Gergey đã không để ý đến họ nữa. Chưa đầy mười lăm phút sau chàng đã cho ngựa tế vào cổng Bốclo, tức là cổng phía tây của thành phố, rồi, thỉnh thoảng mới ngước mắt nhìn lên, chàng phi qua chợ và rẽ lên cổng thành.
Bức tường chỗ đó trắng toát, mới đến mức hầu như còn hăng mùi vôi nữa.
Cái cầu treo đã buông sẵn xuống. Gergey vút vào thành như một cánh chim và phi ngược lên giữa những cây cổ thụ, chàng đưa mắt tìm ngài đại úy.
Đôbô đứng trên quảng trường trong thành, trong bộ quần áo nhung màu tím, lưng đeo gươm, chân dận ủng đỏ, cái mũ nhung cắm lông đại bàng cầm trong tay. Cạnh ông có một võ đồng tóc vàng hoe đang ôm trong cánh tay
https://thuviensach.vn
hai lá cờ: một lá quốc kỳ và một lá màu xanh – đỏ. Ông giáo sĩ già Balin đứng phía bên kia Đôbô, trong bộ áo lễ trắng tinh, cổ quàng khăn lễ, mặc quần đen. Tay ông cầm một cái tượng chịu nạn[11] bằng bạc. Với bộ râu dài đã bạc trắng, trông ông như một nhân vật tiên tri trong kinh Cựu Ước.
Họ vừa làm xong lễ tuyên thệ cho quân sĩ. Đôbô nói với quân sĩ mấy câu gì đó rồi đội mũ lên và quay về phía con tuấn mã đang rồn rập phi đến.
Gergey nhảy xuống ngựa và với cặp mắt long lanh, chàng tuốt kiếm giơ lên chào.
- Báo cáo, thưa ngài đại úy vũ dũng, tôi đã đến nơi.
Đôbô đứng ngẩn ra nhìn. Ông đưa tay xuống vuốt bộ râu xám viền quanh cằm, bộ ria mép dài rung rinh, rồi lại ngẩn ra nhìn.
- Thưa đại úy, ngài không nhận ra có phải không ạ? Đã tám năm nay chúng ta không gặp nhau. Tôi là lính trung thành nhất của ngài: Bônemixo Gergey.
- Gergey hiền tử! – Đôbô kêu lên và dang rộng hai tay – Hãy ngả đầu vào lòng ta, con ơi! Ta đã biết là anh không bỏ ta!
Và ông ôm chầm lấy chàng tráng sĩ mà hôn.
- Thế nhưng anh chỉ đến một mình thôi ư?
Đúng lúc đó con ngựa của Sakơdi nhảy cỡn vào, vừa nhảy vừa tung gã xigan chân đất, rách rưới lên cao đến hàng nửa cánh tay.
Quân sĩ cười vang.
Đôbô cũng mỉm cười:
- Chẳng có lẽ đây lại là đội quân của anh?
- Đâu có. – Gergey vừa cười vừa đáp – Đây chỉ là gã xigan chữa súng của tôi. Tôi đưa anh ta đến đây có lẽ cũng tốt chứ ạ?
https://thuviensach.vn
- Ở đây mỗi người đều quý như vàng. – Đôbô đáp và rút tay ra khỏi gã xigan để gã khỏi hôn.
Nhưng không thể tránh thoát được gã xigan, gã sụp xuống hôn lên ống giầy của đại úy.
- Các anh đến đây bao nhiêu người tất cả? – Đôbô sốt ruột hỏi.
- Không nhiều đâu ạ. – Gergey xấu hô trả lời – Người ta chỉ giao cho tôi có hai trăm rưỡi bộ binh tất cả.
Mắt Đôbô sáng ngời lên.
- Hai trăm rưỡi ư? Con ơi, giá như tất cả mỗi nơi đều giúp ta được ngần ấy chiến sĩ thì ta sẽ tiếp đón bọn Thổ ngay trên cánh đồng Mokola kia đấy.
- Thế viện binh không đến ư?
Thay câu trả lời, Đôbô khoát tay vào không khí, rồi ông quay sang phía các sĩ quan đứng vây xung quanh giới thiệu Gergey với họ. Từ phía quân đội hoàng gia đã có Zôntoi đến đó, người mà Gergey đã làm quen ở Buđo mười một năm về trước. Bây giờ tóc anh ta cũng vẫn vàng hoe và anh vẫn dong dỏng cao, vẫn vui nhộn như trước, và anh vẫn chưa để râu, nghĩa là vẫn chưa vợ.
Ở đó còn có Petơ Gatpa, một người tầm vóc nhỏ nhắn có đôi tay rất nhanh nhẹn, cũng từ chỗ quân đội hoàng gia đến đây với tước hiệu đại nhân. Đứng cạnh Petơ là một chàng trai trẻ có khuôn mặt dài và đôi mắt xanh, chàng ta cũng xiết tay Gergey một cách nồng nhiệt:
- Tôi là Phuygheđi Gianốt, trung úy của giáo khu.
Gergey nhìn anh ta:
- Trông cậu quen quá, cậu em thân mến ạ!
Anh ta nhún vai, mỉm cười:
https://thuviensach.vn
- Tôi không nhớ.
- Không phải cậu đã cho tôi một miếng tai bò ở Giolu hay sao ?
- Chứ còn gì nữa. Cái lúc mà đáng lẽ đã là đám cưới Phuyriét ấy, ở đằng sau chỗ sân nhà bếp.
- Có thể, bởi vì quả thực ở đó tôi đã phân phát cho các võ đồng đủ mọi thứ.
- Tôi hy vọng rằng ngày nay tôi sẽ có dịp đền đáp lại.
- Thế là thế nào ?
- Để trả nợ miếng tai bò ngày ấy, cậu sẽ được tặng một cái tai basa. Rồi Gergey quay sang hỏi Petơ :
- Còn cậu cớ sao mà tiu nghỉu thế ?
- Làm sao tôi không buồn cho được khi hai chục kỵ binh của tôi đã lỉnh mất ở dọc đường. Chà, chúng nó cứ thử gặp phải tôi một lần nữa!...
- Cậu đừng ân hận làm gì. – Đôbô nói và khoát tay – Cửa mở đấy, kẻ nào lo cho cái mạng của hắn thì cứ việc mà đi đi. Ta quả thực không cần đến những loại thằn lằn lên mặt lũy!
Chỉ đến lúc đó Gergey mới trông thấy giáo sĩ Đalin. Đã một năm nay rồi chàng chưa gặp. Chàng ôm hôn ông lão.
- Thế cha đáng kính của con không đi cùng các giáo sĩ khác ư ?
- Thì cũng phải có một người nào đó ở đây chứ. – Ông lão ồm ồm nói – Xexey làm gì ?
- Thầy con cũng đến đấy ! – Gergey đáp, gần như kêu lên – Bọn trẻ thì bỏ trốn đi, còn các ông lão lại mang gươm đến. Rồi các bạn sẽ thấy ông bố già tay gỗ của tôi múa gươm như thế nào !
https://thuviensach.vn
Từ trong bóng râm của nhà thờ, một người thấp bé, cổ ngắn tịt bước ra. Thanh gươm bản rộng bằng cả bàn tay đập lách cách vào ống giầy đi ủng. Người ấy cùng đến với một ông lão có dáng đi nhanh nhẹn; từ xa đã vẫy và cười với Gergey.
Đó là Mectsei.
Từ khi chia tay với Gergey đến giờ, anh đã để râu và lại càng giống một chú bò tót hơn. Mặt đất dường như rung chuyển dưới bước chân anh.
- Ra anh đã cưới vợ rồi ư ? – Gergey hỏi sau khi đã ôm choàng lấy nhau đến lượt thứ ba.
- Chứ gì nữa ! – Mectsei đáp – Tớ đã có cả một cô bé Sariko nữa. - Anh lấy ai đấy ?
- Nàng tiên có đôi mắt xanh nhất trời.
- Ai thế ?
- Xunhôgơ Exte.
- Muôn năm! Thế còn thanh gươm đầu rắn tuyệt đẹp của anh đâu rồi ? - Vẫn còn, nhưng ngày thường tớ chả làm mòn nó làm gì. - Bây giờ chị ấy và cháu gái ở đâu.
- Tớ đã gửi họ tới thành Buđetin cho đến khi nào ta chưa đánh chết bọn Thổ.
Anh nhìn sang Đôbô rồi lại tiếp :
- Tớ đã có bảo với ông già là ta đừng gửi vợ con ta đi, nhưng ông ấy lo lắng cho bà Sara của ông ấy như là lo cho một đứa trẻ, thế là chúng tớ gửi họ đi. Chỉ với bọn Thổ chúng ta cũng đã đủ bận rộn rồi.
Tiếng báo cáo của người quản lý cắt đứt câu chuyện của họ. Ông lão mở ra một tờ trình trước mặt Đôbô và đưa ra xa cặp kính rồi đọc :
https://thuviensach.vn
- Vậy có: cừu 8050; bò đực, bò cái, bò con, tóm lại là bò thịt: 468; lúa mì, lõa mạch và bột tổng cộng 11671 hộc[12], đại mạch và kiều mạch 1540 bó.
Đôbô lắc đầu :
- Sẽ ít đấy, bác Sukan ạ.
- Thưa đại úy, riêng tôi cũng đã nghĩ như vậy.
- Nếu bọn Thổ hãm ta ở đây vào mùa đông, ta sẽ lấy gì cho ngựa ăn? Ông lão nhún vai :
- Thưa đại úy, thế thì đến phải cho ngựa ăn bánh xipô, cũng như cho quân sĩ vậy thôi ạ.
- Rượu vang có bao nhiêu ?
- 2215 thùng.
- Khoản ấy rồi cũng thiếu đấy.
- Nhưng ít nhất còn được rượu cũ. Năm nay chó ăn mất mùa nho rồi. Bia cũng còn một vài thùng bộng.
- Lợn?
- 139 lợn sống. Thịt ướp 215 sườn.
Đáng lẽ Bônemixo còn quan tâm nghe tiếp bản báo cáo đó, nhưng chàng sực nhớ đến lữ đoàn của mình. Chàng lại lên ngựa và chạy ra cổng để dẫn họ vào.
Chàng dẫn đoàn quân vào giới thiệu với chủ tướng. Đôbô bắt tay người lính cầm cờ rồi giao cho Mectsei làm lễ tuyên thệ cho họ và chỉ chỗ cho họ ở, cũng như sai dọn bữa sáng cho họ. Ông bảo Gergey:
https://thuviensach.vn
- Anh cũng vào nhà ta đi. Cái nhà gác màu vàng đằng kia kìa. Nhớ ăn lấy một chút gì nhé.
Gergey đi, nhưng dù sao tòa thành vẫn khiến chàng quan tâm hơn, chàng bèn cho ngựa tế quanh một vòng.
- Tòa thành đẹp tuyệt! – Chàng kêu lên khi trở lại chỗ Đôbô – Nếu mai sau có bao giờ tôi trở thành quan trấn thủ, xin Thượng đế hãy cho tôi được lập nghiệp ở đây.
- Anh còn chưa trông thấy gì hết! – Đôbô nói – theo ta, ta sẽ chỉ cho anh.
Thấy Bônemixo xuống ngựa, ông vẫy người võ đồng tóc vàng hoe: - Kơrixtốp, hãy dắt ngựa theo chúng ta.
Ông khoác tay Gergey và dẫn đến cổng thành phía nam.
- Anh thấy đấy, - ông dừng lại nói – để anh có thể mau chóng định được phương hướng, anh hãy hình dung lấy hình một con rùa lớn nằm ngoảnh đầu về nam. Đây, chỗ ta đang đứng đây là đầu của nó. Bốn chân và cái đuôi của nó là những pháo đài. Hai bên sườn nó là hai cổng đường bộ.
Giữa chừng ông hỏi vọng lên tháp canh trên cổng:
- Các ngươi có chú ý trên ấy không đấy?
- Người lính gác thò người ra ngoài cửa sổ tháp canh và đẩy cái tù và lủng lẳng bên sườn ra sau lưng:
- Thưa đại úy, chúng con cả hai người cùng canh đây ạ.
- Ta đi lên đây. – Đôbô nói – Nay hoặc mai quân Thổ sẽ đến từ hướng này đây, vậy anh cũng quan sát kỹ chỗ này đi.
Ông đưa tay ra muốn nhường Gergey đi trước nhưng chàng lùi lại. - Thưa đại úy, tôi đã phải thệ nhập thành rồi.
https://thuviensach.vn
Điều đó có nghĩa: tôi không phải là khách nữa.
Đôbô đành đi lên trước.
Có bốn người lính gác ngồi trong tháp canh, họ đứng dậy chào.
- Các ngươi hãy làm quen với ngài thượng úy[13] Bônemixo Gergey. – Đôbô bảo họ. Nghe vậy mấy người gác lại chào một lần nữa. Gergey cũng lại đưa tay lên vành mũ.
Từ bao lơn của tháp canh có thể thấy hai làng nhỏ với một cái cối xay gió ở hướng nam, gần trước thành, xa hơn là cánh đồng xanh màu lá mạ nằm giữa hai dải đồi chân rết.
- Vùng Hạ châu bắt đầu từ đó. – Đôbô giảng giải thế đất.
- Còn hai cái làng nhỏ này?
- Cái ở phía bên này là Onmodo, cái bên kia là Tihomé.
- Con suối này là suối gì ạ?
- Suối Eghe.
- Những bức tường quanh cổng đây chắc là mới xây cả?
- Mới. Ta vừa cho xây đấy.
- Cao lắm. Chỉ họa hoằn quân Thổ mới thử sức ở đây.
- Thì bởi thế ta mới cho xây. Vì phía bên trái, như anh thấy đấy, đại bác sẽ bảo vệ cái cổng này bằng những lỗ châu mai từ trên chĩa xuống.
- Ở thành nào người ta cũng trợ chiến từ phía bên trái : trong tay phải của kẻ xông tới không có lá chắn.
- Ở đây dù có muốn yểm hộ từ phía tay phải cũng chẳng được. Như anh thấy đấy, ở đây dòng suối chảy ven phía Tây. Ta đã cho đóng các cống ở chỗ cối xay đằng kia để chúng ta có đủ nước dùng.
https://thuviensach.vn
Và họ đi sang mạn thành phía tây, phía nhìn xuống thành phố. - Tường cao đến chóng cả mặt. Cái này có đến mười sải chứ không ít.
- Có lẽ còn hơn ấy chứ. Bên phía này quả thực quân Thổ sẽ không thử thách được gì hết. Bên ngoài là đá, bên trong là đất. Nhưng bây giờ ta lên ngựa đi. Bên phía này họa hoằn ta mới bị nguy với quân Thổ.
Họ lên ngựa và lại tiếp tục đi.
Dưới kia thành phố yên ắng và vắng tanh. Nhà thờ xứ và toàn giám mục cao vượt hẳn lên giữa những nhà cửa khác. Ở sườn núi phía bên kia thành phố, về hướng mặt trời lặn, là nhà thờ Thánh Mikơlôt của những giáo sĩ dòng Aguxtin. Một dãy núi vững chãi, đỉnh cao đều đặn, bao lấy thành phố về phía tây, cao vượt lên ngoài xa nữa là những đỉnh nhọn của dãy Matơro màu xanh thẫm.
Ở phía tây cũng có hai pháo đài và giữa là một cổng nhỏ kiên cố. Những người lính đang dắt ngựa ra suối. Bên kia suối, trên bãi chợ của thành phố, một vài người đang đứng thơ thẩn quanh một đàn lợn.
- Họ vẫn còn ở đây ư ? – Gergey ngạc nhiên hỏi.
- Vẫn còn. – Đôbô đáp – Mặc dù ngày nào ta cũng nhắn xuống bảo họ cuốn gói ngay đi. Tất cả bọn họ đều muốn bán lợn, bán bò xong đã.
Bên trong cổng thành, một trung úy người gầy, khuôn mặt rộng, đang luyện tập cho khoảng năm chục chiến sĩ. Bọn họ dùng gươm, đầu đội mũ sắt đã han gỉ có lưới che mặt, vai mang giáp sắt. Hai người đứng ở giữa vòng. Người trung úy quát tháo :
- Thu về! Thu về! Con lừa, ta đã bảo khi chém xong phải thu ngay gươm về!
Người học có vẻ chưa bao giờ ra lính. Đó là một chàng nông dân bé nhỏ nhưng có đôi tay rất lực lưỡng và sở dĩ Đôbô phân vào toán lính Koso là chỉ
https://thuviensach.vn
vì nếu để cái sức trẻ ấy bên súng đại bác thì phí đi mất.
- Người trung úy này là ai vậy ? – Gergey hỏi.
- Heghetđuy, trung úy chỉ huy toán lính Koso. Một con người rắn rỏi. – Đôbô trả lời và nói chõ xuống chỗ toán lính :
- Nếu các ngươi có gì chưa hiểu thì cứ mạnh dạn mà hỏi ngài trung úy. Chàng trai nghe vậy bèn hạ gươm xuống và nhìn lên Đôbô:
- Thưa ngài đại úy, còn không hiểu được tại sao con lại phải vội thu gươm về?
- Ngài trung úy sẽ bảo cho ngươi biết.
- Đồ con tướu – Người trung úy cáu tiết nói – Như vậy là để lấy gươm mà che mình, đồng thời lại sẵn sàng để chém nhát sau.
- Nhưng thưa ngài trung úy, - gã trai trẻ nhổ một bãi nước bọt sang bên và nói – đứa nào mà đã bị con chém thì không chém lại con nữa đâu ạ!
Đôbô búng vào con ngựa một cái và mỉm cười.
- Dân Eghe có khác. Ăn nói được đấy.
Họ tế ngựa dọc chân thành lên phía bắc. Ở đó có hai lâu đài. Cái nhỏ trang trí đẹp hơn, có cửa sổ lồng kính. Cái lớn là một loại nhà trông như kho giống của các lãnh chúa lớn, gọi là tu viện. Ở thời Đôbô nó đã từng là nhà của hội đồng linh mục trong thành, về sau là chỗ ở của các sĩ quan, chỉ có cửa sổ bằng bong bóng bò. Đằng sau cái lâu đài nhỏ có vườn hoa với dây hàng rào sơn xanh. Trong vườn có ghế ngồi và một giàn nho. Một con bướm cuối mùa chập chờn lượn trên những đóa hoa hồng mùa thu.
Thấy Gergey mê mải ngắm những bông hồng. Đôbô cũng nhìn vào đó : - Vợ ta trồng bao nhiêu là hoa như thế này kể đã uổng công. - Phu nhân hiện nay ở đâu ạ ?
https://thuviensach.vn
- Ta đã gửi về nhà, chỗ anh em của ta. Vắt đàn bà làm yếu người ta.
Họ đi qua vườn đến góc thành phía tây. Ở đây tường cũng cao đến phát ngợp. Dưới chân tường là phần đồi nhô ra. Nó đã bị bạt đi thành một cái vách dựng đứng xuống tận nền đất của thành phố.
- Đấy, nhìn xem – Đôbô bảo – Đây là pháo đài đất. Cái này chỉ cốt để cho cho góc này khỏi bị bắn và để yểm hộ cho cái pháo đài đằng kia kìa. Cái đó là pháo đài nhà ngục.
Và ông chỉ sang cái pháo đài mọc cao trên lưng tòa thành, chỗ đuôi rùa.
Từ đó một phong cảnh mỹ lệ lại mở ra về phía thành phố và về phía thung lũng bạch dương chạy dài theo bờ suối về phương bắc. Cuối thung lũng có một làng cây cối um tùm rất đẹp : Phennemét, một làng lớn. Bên kia làng, cái thung lũng rộng đã bị những quả núi có rừng chặn nghẽn tất cả mọi lối.
Nhưng Gergey chẳng ngắm phong cảnh lâu lắm. Cái sống lưng của tòa thành đã khêu gợi sự chú ý của chàng. Ở đó có những quả đổi cao nhô lên phía sau thành và chỉ mỗi một cái hào sâu ngăn cách những quả đồi đó với chân thành.
- Ta có thể chờ đợi cuộc tấn công từ phía này đấy – Chàng vừa quan sát những quả đồi vừa nói.
- Đúng thế. – Đôbô đáp – Nhưng tường thành ở đây cũng kiên cố nhất, và bốn trong số những khẩu đại bác lớn nhất sẽ phục vụ ở hướng này.
Ông xuống ngựa chỗ pháo đài nhà ngục và trao cương cho võ đồng Kơrixtốp :
- Con có thể dắt nó vào tàu.
Họ đi lên pháo đài nhà ngục, chỗ một khẩu đại pháo, bốn súng cối và chừng hai chục tu pháo[14] đang ngáp dài về phía những quả đồi.
https://thuviensach.vn
Bên cạnh những cỗ pháo, một pháo thủ người Đức có mái tóc xoăn vàng hoe đang huấn luyện cho những nông dân. Đám nông dân rất chăm chú lắng nghe người pháo thủ nhưng gã ta cứ nói ngọng lẫn lộn giữa rượu vang và thuốc súng[15]. Cuối cùng phải giải thích cho đám nông dân biết khi nào pháo thủ Jôjep yêu cầu “rượu vang” thì phải mở bao thuốc súng cho ông ta, còn khi nào ông ta yêu cầu “thuốc súng” thì đưa rượu vang đến.
Trong thành có năm pháo thủ Đức như vậy, Đôbô đã chiêu mộ họ từ Viên về. Ngoài họ ra không còn người ngoại quốc nào trong thành nữa.
- Anh hãy xem khẩu đại bác tuyệt trần này – Đôbô vừa nói vừa vuốt tay lên khẩu pháo – Tên nó là Cóc Tía. Hễ nó gầm lên là quân Thổ sẽ được thấy mưa!
Khẩu pháo đúc bằng đồng đen, được đánh bóng nhoáng. Cùng với cái giá bằng gỗ sồi vững chãi, dành đai thép, quả thực nó chẳng khác gì một con cóc đang ngồi chồm chổm.
Họ tiếp tục đi dạo về phía đông, chỗ một pháo đài kiên cố đứng nhô ra ở góc thành. Đó là cái chân sau bên trái của con rùa.
- Cái này là pháo đài Sanđô – Đôbô bảo.
Gergey đứng ngẩn ra nhìn.
Bắt đầu từ chỗ pháo đài này, ở đoạn thành phía đông có một cái tường quai vạc cao và kiên cố, giống hình một cái liềm gẫy gập làm ba khúc, cũng lại giống một nửa hình lục lăng bao lấy phía đông thành. Trong ngoài đều có hào sâu đến mươi – mười hai sải. Chỉ ở khúc giữa mới có một con đường hẹp chạy qua để quân lính có thể đi lên mặt thành.
- Đây là thành ngoài. – Đôbô nói – Anh có thể thấy ngay ở cạnh nó về phía đông có một quả đồi mọc cao như núi. Đó là đồi Ghế Vua. Sở dĩ người ta đặt tên cho nó như vậy là vì ngày trước Thánh vương Isơlơvan đã ngồi ở
https://thuviensach.vn
đó, trước cửa trướng, để xem việc xây dựng nhà thờ. Cái đồi này đã phải xẻ làm đôi ở ngay dưới chỗ ta đứng đây.
- Tôi hiểu rồi. – Gergey đáp – Người nào đã làm việc đó rất thông minh.
- Perénhi đã làm việc đó mười năm về trước. Ở đầu đằng kia cũng có một pháo đài nữa, đó là pháo đài Bebec. Còn cái tháp ở chỗ góc kia là để có thể nhìn thấu địch tình và bắn vào quân địch suốt đến chỗ cổng và đến tận đây.
Bức tường ở đó, cũng như ở khắp xung quanh, được nối cao thêm bởi những công sự che ngực đắp bằng bối và đất bùn cao hàng sải. Đôi nơi bùn vẫn còn ướt. Tầng công sự che ngực đó cần thiết để quân địch từ ngoài không thể nhòm ngó vào thành được và không thể thấy những người giữ thành đi lại trên mặt lũy.
- Bây giờ ta đi đến chỗ pháo đài nhà thờ. – Đôbô nói và lại khoác lấy tay Gergey.
Từ pháo đài Sanđô họ chỉ cần đi có vài bước và một tòa nhà đặc biệt đã đứng sững trước mặt Gergey. Đó là phần nửa của một cái nhà thờ đồ sộ. Hai cái tháp phía sau của nó vẫn còn (trước kia có bốn tháp). Trên cánh cửa đầy những hình khắc gỗ, phía trên cửa là những bông hoa đá khổng lồ, những thiên thần tạc bằng đá mặt mũi sứt sẹo. Nhưng đây là loại nhà thờ gì mà đất lại chất đầy bên trong thay cho các tín đồ; những khẩu pháo chễm chệ trên tháp chuông, và thay cho tiếng đại phong cầm là tiếng gầm của đại bác sẽ vọng ra: tiếng đại phong cầm của chết chóc.
Dọc tường bên phải và bên trái của nhà thờ đều đắp đất cao như sườn đồi. Trên đồi có dê gặm cỏ. Bên sườn có lối vào hình cửa tò vò. Những phiến đá ở khung cửa đen thủi đen thui.
- Có lẽ ta cất thuốc súng ở đây chăng? – Gergey hỏi.
- Đúng đấy. Anh hãy lại mà nhìn xem bao nhiêu sức lực đã tích tụ ở đây!
https://thuviensach.vn
- Cái này trước là phòng cất đồ thánh đây.
- Phải. Một chỗ khô ráo rất tốt đối với thuốc súng.
- Nhưng phá hoại cái nhà thờ này như thế thật là một tội lớn.
- Ta cũng tiếc lắm, nhưng chẳng thà làm như thế này còn hơn để quân địch kéo vào làm lễ suy tôn Ala ở trong đó.
Họ bước vào. Cái phòng trông giống một cái hầm rượu hơn là một cái phòng để đồ thánh: đầy ắp những cái thùng đen.
- Có bao nhiêu tất cả? – Gergey ngẩn ngơ hỏi.
- Nhiều đấy – Đôbô đáp – Hơn hai trăm thùng. Ta chứa ở đây tất cả thuốc súng của ta.
- Vào một chỗ ư? Nhỡ nó nổ thì sao?
- Chuyện đó không thể xảy ra được. Trước cửa có lính gác. Ngoài ta ra không ai có khóa cửa nữa. Không ai được phép vào đây ngoài Mectsei và ông lão Sukan. Từ đầu hôm đến sáng ta không giao chìa khóa cho bất cứ một ai.
Gergey ngước lên nhìn cửa sổ. Cửa sổ lồng kính, thứ kính hình tròn nho nhỏ thường dùng ở thời đó, bên ngoài có ba lớp lưới sắt bảo vệ cho cửa sổ.
Đối diện với cửa ra vào, nơi ánh sáng rọi đến theo một đường chênh chếch, có một cái chậu trộn to tướng đựng đầy ắp thuốc súng. Gergey vục tay vào vốc rồi lấy ngón tay cái gẩy gẩy trở lại.
- Cái này dùng để nạp đại bác đây. Khô lắm. – Chàng bảo thế.
- Thứ thuốc dùng cho súng nhỏ ta đứng trong những thùng bé hơn. – Đôbô đáp.
- Thuốc này chế ở đây hay ở Viên ạ?
- Cả ở đây, cả ở Viên.
https://thuviensach.vn
- Thứ chế ở đây thành phần như thế nào ạ?
- Ba phần tư diêm tiêu, phần tư còn lại gồm lưu huỳnh và than. - Than mềm hay cứng ạ?
- Mềm.
- Thứ đó là tốt nhất. Có điều ở địa vị tôi thì tôi trộn thêm một hai môi than nhiều hơn những người khác thường làm.
Phía trên cái chậu, trên bức tường đen kịt có một bức tranh lớn đã cáu bẩn và đã rách. Trên bức tranh chỉ còn có thể thấy hai cái đầu, một cái là của một người đàn ông có một bộ mặt buồn bã, râu mọc dài, cái kia của một thiếu niên áp đầu vào ngực người đàn ông. Cả hai nhân vật đều có vòng hào quang trên đầu. Từ cổ họ trở xuống, tấm vải bị rách toạc để lộ bức tường còn trắng ở đằng sau.
- Cái này hình như trước kia là bức tranh đặt trước bệ thờ của giáo đường. – Đôbô nói – Có lẽ còn do Thánh vương Isơlơvan đặt về cơ đấy.
Trước phòng đồ thánh, hai cái cối xay đang quay liên tục. Cả hai đều do ngựa kéo. Bên trái nhà thờ, dưới một vòm cuốn, quân lính đang chế tạo thủ pháo. Hai pháo thủ trông coi công việc của họ.
Gergey dừng lại. Chàng xem thuốc súng và dây ngòi rồi lắc đầu. - Có lẽ không được tốt chăng? – Đôbô hỏi.
- Tốt thì có tốt đấy, - Gergey trả lời – nhưng tôi xin phép được tự mình cho chế tạo lấy thủ pháo ở chỗ pháo đài mà tôi sẽ chỉ huy.
- Anh cứ nói thật tình đi nếu anh biết cách làm tốt hơn. Anh là người học rộng, và ở đây việc bảo vệ thành là chính chứ không phải những quan điểm khác là chính.
https://thuviensach.vn
- Vậy thì tôi có biết một cách làm tốt hơn. – Gergey nói – Những quả thủ pháo kiểu cổ này cháy xèo xèo, nhảy lóc cóc và nổ pụp một cái là hết. Tôi thì tôi bỏ thêm lõi vào trong ruột chúng.
- Lõi như thế nào?
- Một quả bom nhỏ, dây bấc tẩm dầu trộn lẫn bột đồng, mạt sắt và một thỏi lưu huỳnh. Thủ pháo của tôi chỉ sau khi nổ mới bắt đầu làm việc.
Đôbô quay lại gọi bảo đám lính chế thủ pháo:
- Các ngươi hãy ngừng việc lại đã! Ngài thượng úy Bônemixo sẽ quay lại đây và các ngươi sẽ làm theo cách sai bảo của ngài.
Họ đi lên nóc cái nhà thờ đã cải biến thành pháo đài.
Trên đó mái nhà thờ được bao quanh bởi những công sự đan bằng nhánh cây và đổ đầy đất. Khoảng giữa những công sự là những khẩu pháo đặt trong những buồng chài nhỏ có cửa tò vò bằng đá. Chính giữa mái là một đống đạn tròn và một hố thuốc súng.
Đứng trên mái có thể trông thấy toàn bộ thành ngoài với dạng một cái mông khổng lồ bao lấy sườn thành phía mặt trời mọc. Trên đó có hai pháo đài và trên hai pháo đài là hai cái tháp tròn.
Nhưng cũng có thể trông thấy cả triền đất rộng nhô cao đối diện với tường thành, dải đồi đó cao bằng một nửa tòa thành.
- Ở mặt đông này cuộc tấn công sẽ dữ dội lắm đây, - Gergey nói – Mỗi buổi sáng mặt trời lại còn chiếu vào mắt nữa. Ở đây phải có người ra người mới được.
- Ta nghĩ đến anh đấy. – Đôbô đáp.
- Xin cám ơn đại úy. Tôi sẽ đứng vững ở vị trí của mình.
Hai người xiết chặt tay nhau.
https://thuviensach.vn
Giữa những khẩu pháo có một khẩu đồ sộ bằng đồng đen. Cái nòng to tướng của nó có thể bỏ vừa những viên đạn cỡ đầu người. Hàng chữ và những hình trang trí trên thân pháo lấp lánh như vàng.
- Đây là khẩu Búpbê. – Đôbô nói – Anh hãy đọc cái câu ghi trên đó mà xem.
Giữa hình hai ngọn là thiên tuế tượng trưng chiến thắng kết chéo nhau ở ngang thân pháo, lấp lánh hàng chữ sau đây: “Thành trì kiên cố của chúng ta là Thượng đế”!
https://thuviensach.vn
3
Ngày mồng chín tháng chín trời không nắng. Mây xám phủ kín bầu trời, cưỡi lên cả những đỉnh cao của dãy Matơro. Suốt ngày thời tiết cứ như nét mặt một đứa trẻ làm nũng đang muốn khóc mà chưa tìm ra cớ.
Trong thành cảnh tượng rất nhộn nhịp. Trên bãi chợ Hạ, một đám thợ mộc đang đẽo vát đầu những cột gỗ lớn nửa tay ôm. Cạnh họ mấy người lính khoan lỗ qua đầu cột đã vát dẹt và lắp thành những cây thập tự. Toán thứ ba buộc giẻ tẩm dầu và nhựa đường lên những cây thập tự đó. Họ gọi chúng là những cây dầu đây. Đã được cả một đống to rồi.
Bên cạnh phòng đồ thánh, ông già Sukan đong thuốc súng với một cái hộc. Đám nông dân nhồi chặt vào những bì da nhỏ rồi mang đến chỗ các pháo thủ.
Cũng bên cạnh phòng đồ thánh, pháo thủ Gianốt đang nạp thuốc súng vào những quả tạc đạn bằng đất nung. Dây ngòi cuộn thuốc súng thòi ra ngoài chừng một gang tay. Khi muốn phát hỏa, người ta đặt chúng vào đầu vợt đan bằng dây thép của những cây gậy giống như gậy đánh gônfơ[16] của người Anh ngày nay. Nhưng người ta có thể ném bằng tay cũng được, và những quả tạc đạn có quai thì còn có thể dùng mũi thương để lẳng đi. Độ một ngàn quả tạc đạn như thế cũng đã sẵn sàng.
Về phía cổng Cũ, nơi trại lính bị chợ Hạ ngăn thành hai dãy nhà dài, đám thợ mài và thợ nguội đang làm việc. Họ phải sửa chữa vũ khí cho tất cả những ai mang đến.
Bên cạnh cổng Tối, đàn bò đứng trong những ngăn chuồng xây rất khéo ở dưới đất. Đám đồ tể mổ súc vật ngự bên tường thành. Tiết chảy qua một cái lỗ ra ngoài hào. Ngày nào họ cũng mổ bốn năm con bò cho quân dân trong thành.
https://thuviensach.vn
Gergey đang đứng trên pháo đài Sanđô. Ở đó người ta đang dùng những thanh dầm và ván gỗ dựng một cái giàn cho quân lính có thể từ phía trong đi từng đoàn lên mặt lũy.
Tại các pháo đài khác đều đã có giàn như thế, riêng ở pháo đài Sanđo này phải làm lại vì một cái cột chôn không kỹ đã bị lung lay.
Đôbô cùng các sĩ quan đi lên giàn, ông lắc lắc cái cột và nói:
- Cái này phải đứng thật vững để dù cho tất cả các cột khác bị trúng đạn, nó cũng vẫn trụ được hàng trăm người. Các ngươi hãy đóng thêm cứ chống vào tất cả các cột, và phải trát vữa thật dày vào.
Người lính kèn trên tháp chuông nhà thờ bỗng rúc một hồi dài. - Ấy, cái gì thế? – Mectsei la lên – Có chúng ta đây!
- Họ đã về!
Qua ba tiếng đó, các sĩ quan đã hiểu rất nhiều.
- Đội tiền tiêu đã về!
Đã một tuần nay, cả một chuỗi dây chuyền dài những người lính gác nối nhau đến tận Mocula. Họ là một cái viễn vọng kính sống vươn dài ra tận cánh đồng Obônhi, ngày đêm quan sát bước tiến của quân Thổ.
Ba tiếng “họ đã về” có nghĩa là những người đó.
Mectsei nhảy lên mặt lũy, vội vã đi về phía cửa nam. Cả Đôbô cũng vậy. Các sĩ quan đi theo ông. Họ đưa mắt lại trên pháo đài cửa nam và lấy tay che mắt nhìn xuống con đường chạy từ cánh đồng xa tít, qua ngôi làng bé nhỏ rồi kéo thẳng tới cửa thành.
Trên quãng đường Onmodo có thể thấy một kỵ sĩ đang phi nước đại. Dẫu anh ta không đội mũ, cái áo đôn-man[17] màu đỏ dắt ở thắt lưng bay phấp phới đằng sau.
https://thuviensach.vn
- Quân của tôi! – Gergey nhận xét – Bokôtsoi!
Anh chàng Bokôtsoi ấy vốn là một kỵ sĩ cừ khôi nhưng số phận lại nhét anh ta vào lính bộ, bởi thế anh ta luôn luôn cầu khẩn để được lên ngựa. Nhờ vậy ngày hôm đó anh ta cũng được cử đi thám thính.
Khi anh ta đã đến gần, có thể thấy mặt anh bê bết máu và bên sườn con ngựa của anh lủng lẳng một cái gì tròn tròn như hình quả dưa hấu.
- Quân của tôi! – Gergey mừng rỡ nhắc lại, nhưng lần này đã gần như la lớn – Bokôtsoi!
- Anh ta đã đánh nhau đấy! – Đôbô nói.
- Dân Eghe. – Mectxi tiếp tới.
- Nhưng mà là quân của tôi. – Gergey nói lại – Do tôi huấn luyện đấy!
Theo sau người kỵ sĩ đưa tin đó còn ba người nữa tung bụi trên đường. Những người khác có lẽ đã bị quân địch chém chết cả.
Vậy là quân Thổ đã đến đây.
Đôbô có thể cảm thấy những gì khi nghe tin đó? Cái đạo quân Thổ ấy đã đến, đạo quân mà trong mùa hè vừa rồi đã triệt hạ hai thành trì kiên cố nhất nước: Temétva và Xônnốc, và đã lần lượt đánh chiếm Đơrêghei – Hônlôkơ, Sangô, Bulac, Sagơ, Bolosodoromot: nghĩa là tất cả những nơi nào nó muốn. Bởi vì đạo quân Thổ này đã xuất phát với mục đích tròng nốt ách thống trị của Xuntan lên cổ những phần đất còn sót lại của nước Hung.
Bây giờ bọn chúng đã tới đây, một trăm năm mươi ngàn con thú dữ mặt người. Phần lớn bọn chúng từ thời thơ ấu đã được luyện nghề cung kiếm, bắn súng, leo tường và đã quen đời quân ngũ. Gươm của chúng rèn ở Đamát, giáp của chúng bằng thép Deruben[18] giáo mác của chúng là sản phẩm của những thợ rèn lành nghề xứ Hinđôxtan[19] cũ, đại bác của chúng
https://thuviensach.vn
do những người thợ đúc giỏi nhất châu Âu chế tạo: đạn dược và binh khí của chúng thì không sao kể xiết.
Và đối địch với chúng là cái thành nhỏ này đây với chưa đầy hai ngàn người. Độ sáu khẩu pháo cổ lỗ sĩ và những ống sắt chẳng ra gì: những khẩu súng có râu được mệnh danh là tu pháo.
Ta còn hỏi Đôbô đã có thể cảm thấy những gì ư?
Người lính đưa tin Bokôtsoi Isơtơvan phi lên thành rồi nhảy xuống ngựa, người lấm đầy bụi và mồ hôi nhễ nhại, đứng nghiêm trước mặt Đôbô. Bên yên ngựa của anh lủng lẳng một cái thủ cấp Thổ đen sạm, râu mép còn xoăn vênh. Còn bản thân anh, máu đã đông lại đen cả nửa mặt bên trái:
- Thưa ngài đại úy vũ dũng, con xin báo cáo: quân Thổ đã tới, cái bọn trời đánh!
- Toàn bộ đại quân hay chỉ mới tiền đội?
- Thưa đại úy, đội tiên phong của toàn bộ đại quân. Chúng con không trông thấy toàn bộ vì bị rừng Obônhi che khuất; nhưng chúng tiến rất gấp, cái quân trời đánh! Vừa đánh hơi thấy chúng con, chúng đã lập tức thộp được hai người của ta, cả con cũng bị chúng đuổi một thôi dài cuối cùng là cái thằng mặt ám khói này đây, cái quân trời đánh!
- Các đồng đội của ngươi đâu cả?
Người dũng sĩ nhìn ra phía cửa.
- Thưa, họ đang rửa ráy ở ngoài suối, cái quân trời đánh!
- Được rồi, từ hôm nay trở đi ngươi là thập trưởng[20]. Đôbô nói – Hãy nghỉ đi và làm một ít rượu vang – Và ông mỉm cười nói thêm – Cái quân trời đánh!
Tất cả mọi người chen nhau đến sân thành để xem cái thủ cấp chém được đầu tiên của giặc. Giữa đỉnh cái đầu cạo trọc còn một chỏm tóc dài.
https://thuviensach.vn
Bokôtsoi túm lấy chỗ đó và kiêu hãnh giơ lên cho mọi người xem. Tin quân Thổ kéo đến làm cả thành nhao lên như một tổ ong.
Tất cả mọi người đều xúm quanh Bokôtsoi nghe anh ta kể chuyện. Ngay cả đám phụ nữ trong các lò bánh và các nhà bếp cũng chạy ra, nhón chân sau lưng vòng người mà nghe chàng dũng sĩ.
Tất nhiên cảnh tượng đó chỉ diễn ra khi Đôbô đã rời khỏi bãi chợ, cùng với các sĩ quan đi lên lâu đài để bàn bạc, bố trí.
Chàng dũng sĩ treo cái thủ cấp lên một cây đề rồi ngồi xuống ghế để phó thác đầu mình cho đám thợ cạo.
Trong thành có mười ba thợ cạo: bốn thợ cả và chín thợ trẻ. Họ ở đó không phải để cạo râu và húi tóc đâu. Họ sẽ rửa vết thương, rắc phèn chua rồi khâu vết thương lại. Bác sĩ ư? Thuở ấy cả nước cũng chưa có được một số bác sĩ bằng một tỉnh lỵ nhỏ ngày nay. Khắp đâu đâu người thợ cạo cũng kiếm nghề bác sĩ, vả lại còn có cả Thượng đế từ bi nữa chứ.
Cả mười ba tay thợ cạo đều nhảy xổ vào Bokôtsoi chỉ cốt để nghe cho rõ câu chuyện của anh hơn. Trước nhất họ lột ngay áo đôn-man và áo trong của anh. Thợ cả Pete là người già nhất trong bọn, vì vậy bác rửa cho anh trước tiên. Họ đặt một cái chăn sành xuống trước mặt anh và bưng một nồi nước lên qua đầu anh.
Việc rửa vết thương chàng dũng sĩ còn chịu đựng được, và cả việc rắc phèn chua nữa, nhưng khi người ta bắt đầu khâu cái vết thương dài trên đầu anh, anh đá tung cả ghế, cả chậu, cả thợ cả lẫn thợ trẻ rồi vừa chửi trời rủa đất một cách kinh khủng vừa đi về trại.
- Tao có phải là cái quần đâu, cái quân trời đánh! – Anh cáu tiết nói.
Anh vơ lấy một mạng nhện lớn trên khung cửa sổ dịt lên đầu rồi tự mình lấy để buộc lại. Xong đâu đấy anh ngồi xuống đánh chén một trận no say rồi ngả mình lên bi rơm và chỉ dăm phút sau là đã ngủ.
https://thuviensach.vn
*
* *
Một gã nông dân đi ngựa vào thành gần như cùng một lúc với chàng dũng sĩ. Gã khoác áo lông cừu cộc tay và đội mũ đen có vành bẻ cong lên, tay cầm một cây gậy còn tươi, đầu gậy có cục u to chẳng kém gì người gã.
Khi thấy Đôbô đã xong việc với chàng dũng sĩ, gã ngồi trên ngựa hỏi một người phụ nữ:
- Người nào là ngài đại úy?
- Ngài kia kìa. – người phụ nữ nói – cái ông to cao đang đi ở giữa ấy.
Gã xuống ngựa, buộc nó vào một thân cây rồi thò tay vào đấy lấy ra một phong thư có gắn dấu niêm to. Gã chạy theo Đôbô và nói:
- Thưa ngài đại úy, con mang thư đến cho ngài đây ạ.
- Thư ở đâu đến?
- Từ chỗ quân Thổ ạ.
Mặt Đôbô tối sầm lại, ông quát gã kia:
- Làm sao ngươi dám mang tới đây! Hay ngươi là dân Thổ?
- Không ạ. – Gã kia hoảng sợ trả lời – Dạ bẩm ngài con là dân ở Kan đấy ạ.
- Ngươi có biết rằng người Hung không được phép mang thư của giặc hay không?
Và ông quay sang bảo quân sĩ:
- Hãy giữ lấy nó!
https://thuviensach.vn
Hai người lính cầm giáo bước đến kèm hai bên gã nông dân. - Bẩm ngài, chúng nó bắt buộc con! – Gã thất kinh kêu lên.
- Chúng nó chỉ có thể bắt buộc ngươi cầm lấy chứ không thể bắt buộc ngươi đem đến đây.
Và ông lại quay sang bảo quân sĩ:
- Các ngươi hãy đứng đây.
Ông sai thổi kèn triệu tập quân dân trong thành lại và không bóc phong thư, ông khoanh tay đứng bên cây đề mà trên đó cái thủ cấp Thổ vẫn còn lủng lẳng. Chưa đầy năm phút, tất cả quân dân trong thành đã tề tựu đủ. Các sĩ quan đứng quanh Đôbô, quân lính đứng thành hàng ngũ, sau cùng là nông dân và các phụ nữ.
Lúc đó Đôbô mới lên tiếng nói:
- Sở dĩ ta triệu tập quân dân trong thành lại là vì quân Thổ có gửi thư đến. Ta thì ta không có thư từ với kẻ thù. Nếu quân giặc viết thư đến, ta sẽ vứt trả lại. Hoặc ta sẽ đánh vỡ họng kẻ nào dám cả gan mang thư tới trước mặt ta. Ta chỉ cho phép đọc cái thư đầu tiên này mà thôi, rồi ta sẽ gửi ngay cho nhà vua. Để nhà vua được chính mắt trông thấy rằng quân Thổ đã đến đây; cần phải có viện binh. Ta không cần đọc cũng biết trong thư nói gì: dọa dẫm và mặc cả. Dọa dẫm không làm chúng ta giật mình và chúng ta cũng không mặc cả. Tổ quốc không phải để bán, dù với bất cứ giá nào đi nữa. Nhưng để các ngươi được tự tai nghe quân thù vẫn quen nói năng như thế nào, bây giờ ta sẽ cho đọc.
Ông chìa bức thư cho Gergey, người thoạt nhìn ngay cũng có thể đọc được tất cả các loại văn tự và là người thông thái nhất trong thành.
- Anh hãy đọc to lên.
https://thuviensach.vn
Gergey đứng lên một tảng đá, bẻ gãy dấu niêm và rũ sạch bột thấm mực ra khỏi tờ giấy. Chàng liếc mắt nhìn xuống cuối bức thư rồi đọc to:
Pasa Amét gửi từ Kan.
Chào đại úy Eghe Đôbô Isơtơvan,
Ta là Pasa Anatôli Amét, tham nghị đại thần của Hoàng đế hùng cường và vô địch, chủ tướng của đạo quân muôn vạn và bất khả đề kháng, ta viết thư này để báo cho các ngươi biết mùa xuân năm nay Hoàng đế hùng cường đã phái hai đạo quân đến nước Hung. Một đạo đánh chiếm Lippa, Temétra, Tssonát và Xônnốc và tất cả các thành trì quanh vùng lưu vực các sông Kơrơsơ, Morôsơ, Tixo và Đuno. Đạo thứ hai đã đánh chiếm Vexpơrêm, Đơrêghet, Xêtsên và toàn bộ lưu vực sông Ipốt, ngoài ra lại còn đánh tan hai đạo quân Hung. Không một sức mạnh nào có thể kháng cự lại chúng ta được. Và giờ đây hai đạo quân thừa thắng đó hợp nhất trước thành Eghe.
Phụng mệnh Hoàng đế hùng cường và vô địch, ta khuyên các ngươi đừng cả gan chống lại Hoàng thượng mà hãy cúi đầu tuân lệnh, và hãy đón vị basa do ta cử đến vào thành và hãy nộp thành Eghe cùng thành phố cho ông ta.
- Còn gì hơn nữa không chứ! – Tiếng thét vang lên khắp nơi. – Đừng đọc nữa! Chó nó nghe!
Nhưng Đôbô vẫy tay ra hiệu cho mọi người im lặng.
- Các ngươi hãy cứ lặng mà nghe điệu nhạc Thổ rất hay, khi nó trịch thượng như vậy. Anh cứ đọc tiếp đi.
Nếu các ngươi vâng lời, ta thề cùng tín ngưỡng của ta rằng: bản thân các ngươi cũng như tài sản của các ngươi đều sẽ không bị xâm phạm. Các ngươi sẽ được ban phát đủ mọi ân từ tốt lành của Hoàng đế và cả ta sẽ cho các ngươi được sống tự do như dưới những triều vua xưa kia của các ngươi.
https://thuviensach.vn
- Không cần đến thứ tự do Thổ! Đối với chúng ta cứ tự do Hung cũng đủ tốt rồi! – Lão Xexey tay gỗ kêu toáng lên khiến mọi người đều cười.
Gergey đọc tiếp:
Và ta sẽ bảo hộ các ngươi khỏi mọi tai ương…
- Ra chúng nó đến đây là để bảo hộ ta! – Petơ Gátpa la lên.
Mọi người lại cười, cả người đọc thư cũng vậy. Chỉ một mình Đôbô đứng nghiêm nghị. Gergey lại đọc:
- Ta đóng dấu hổ phù của ta để bảo đảm cho lời nói đó. Còn nếu các ngươi không tuân lệnh ta tức là tự chuốc lấy thịnh nộ của Hoàng đế hùng cường lên đầu các ngươi, và lúc đó cả các ngươi lẫn con cái các ngươi đều không tránh khỏi tội chết. Bởi vậy các ngươi phải tức khắc trả lời cho ta biết!
Câu trả lời là tiếng thét ầm ầm giận dữ.
- Mẹ kiếp Hoàng đế hùng cường của nó chứ! Nó cứ việc mà đến đây!
Mọi khuôn mặt đều ửng đỏ. Cặp mắt của người hiền lành nhất cũng nẩy lửa. Gergey trao lại bức thư cho đại úy. Tiếng ồn ào lắng xuống.
Đôbô không cần đứng lên tảng đá mọi người mới có thể nom thấy. Người ông cao to, ông nhìn qua đầu tất cả mọi người.
- Đấy. – Ông nói giọng đanh thép nhưng đầy cay đắng – Đây là bức thư đầu tiên và cũng là bức thư cuối cùng từ chỗ quân Thổ gửi đến thành này, và đã được đọc. Nghe thư các ngươi cũng đã có thể hiểu được vì sao chúng đến đây. Chúng đem tự do đến bằng gươm và đại bác. Tên hoàng đế vô đạo tắm máu cơ đốc đem cái tự do đó cho chúng ta. Không cần ư? Nếu chúng ta không cần tự do, nó sẽ chặt đầu chúng ta! Vậy chúng ta hãy trả lời nó! Đây sẽ là trả lời của ta!
Ông vò nát bức thư, ném vào mặt gã nông dân.
https://thuviensach.vn
- Làm sao ngươi dám mang đến đây, hở đồ khốn nạn! Và ông quay sang bảo quân lính:
- Cùm sắt vào chân nó! Tống cái đồ hèn hạ ấy vào ngục tối!
https://thuviensach.vn
4
Sau khi đọc bức thư Thổ đã khích động tất cả mọi người, Đôbô gọi các sĩ quan vào lâu đài.
- Nửa giờ nữa tất cả đều phải có mặt ở đó.
Căn phòng đã chật ních sớm hơn hạn định. Ai còn chậm thì cũng chỉ vì để mặc lễ phục. Tất cả mọi người đều cảm thấy rằng bức thư đó là tiếng điểm đầu tiên của hồi chuông cấp báo.
Đôbô vẫn còn chờ nhóm tuần tiễu về muộn.
Ông khoanh tay đứng bên cửa sổ nhìn xuống thành phố trải rộng dưới kia. Những dinh thự nguy nga làm sao, những ngôi nhà trắng tráng lệ làm sao! Thế mà thành phố trống không. Chỉ phía dưới lâu đài, bên bờ suối là nhộn nhịp dân thành, người lính đưa ngựa đi uống nước, những người chở nước vào thành. Phía dưới nữa, trong khu vực thành phố, một người đàn bà quàng khăn vàng đang bước ra khỏi cổng, trên lưng mang một đẫy to. Mụ kéo theo hai đứa trẻ nhỏ vội vã đi về phía thành.
- Mụ này cũng vào thành đây. – Đôbô lẩm bẩm không vui.
Người võ đồng đứng ngay cạnh Đôbô. Cậu mặc áo đông-man bằng nhung màu hoa lanh. Với mớ tóc dài, với khuôn mặt con gái, cậu giống như một thiếu nữ cải nam trang. Nhưng nếu ai nhìn xuống bàn tay cậu thì sẽ thấy sức mạnh ẩn trong đó. Ngày nào cậu ta cũng tập phóng thương.
Đôbô quay sang cậu, vuốt mái tóc chấm ngang vai của cậu: - Con mơ gì thế Kơrixtốp? Con không mơ thấy mình về nhà ư?
- Không ạ. – Cậu thiếu niên mỉm cười đáp – Nếu con mơ thấy thế con sẽ xấu hổ, thưa đại úy.
https://thuviensach.vn
Cậu là người võ đồng duy nhất ở lại trong thành và cũng chỉ vì bố cậu đã viết thư cho đại úy xin đừng gửi cậu về nhà. Ở nhà cậu có dì ghẻ, bà ta đối xử với cậu chẳng tình cảm gì cho lắm. Đôbô coi cậu như con trai.
Những võ đồng kia Đôbô đã gửi về nhà tất. Họ là những thiếu niên từ mười bốn đến mười sáu tuổi. Trường quân của Đôbô là trường học võ nghệ đối với họ. Đôbô chưa cho phép họ thử thách.
Trong số đó ông còn một võ đồng yêu mến nữa: Bolôc Bolajơ, con trai một trung úy của nhiếp chính Giorgiơ bị ám sát năm trước. Cậu ta còn nhỏ hơn Kơrixtôp một tuổi và là một kỵ sĩ xuất sắc. Hồi tháng tám cậu ta đã khóc mà đi. Câu ta đau lòng vì thấy Kơrixtôp được ở lại thành còn cậu ta thì không.
- Cứ chờ đấy, nếu tớ trở lại tớ sẽ đọ thương với cậu. – Cậu ta nói. - Chả nhẽ cậu lại nghĩ rằng tớ bảo gửi cậu đi?
Và bản thân Kơrixtôp cũng khẩn khoản xin Đôbô:
- Thưa đại úy, xin đại úy cho cả Bolajơ cũng được ở lại đây.
- Nó không ở lại được. – Đôbô đáp – Nó là con trai của một bà góa, mà lại là con một. Trèo cây dễ tày còn chả được phép nữa là. Thôi xéo!
Nogiơ Lukat đem cậu ta đi theo mình để dọc đường sẽ giao trả cho bà mẹ.
- Này, cái cậu Lukat ở đằng ấy lâu quá. – Đôbô bảo Mectsei rồi lắc đầu – Ta e cậu ta lại rơi vào một tai nạn gì rồi.
- Tôi không tin như vậy. – Mectsei đáp – Tôi không lo cho những người nhỏ bé. Tôi có một điều mê tín đặc biệt là những người nhỏ bé thường may mắn trong trận mạc.
- Chính là ngược lại thì có. – Gergey, một người cao chứ không nhỏ, nói – Người nhỏ không bao giờ cưỡi ngựa vững vàng được như người cao.
https://thuviensach.vn
Trong chiến trận, người nhỏ bị ngựa tha đi, còn người cao thì tha ngựa đi. Người lính gác cửa báo cáo là những thám tử đã đến.
- Cho họ vào. – Đôbô nghiêm nghị trả lời.
Bảy người lính dận ủng màu vàng cò cưa đứng ở giữa phòng. Hai người tóc còn ướt. Quả là họ vừa rửa ráy.
Một người tóc ướt bước lên.
- Thưa đại úy, con xin báo cáo, quân giặc đã đến đây, dưới Obônhơ.
- Ta biết rồi – Đôbô đáp – Tên Thổ đầu tiên cũng đã ở đây rồi. Bokôtsoi đã đem nó về.
Ông nói điều đó với giọng trách cứ. Người lính mang phù hiệu xanh đỏ của thành phố thở phì phò một cái và nuốt khan:
- Thưa đại úy, đáng lẽ con có thể đem về ba tên cũng được. - Thế tại sao ngươi không đem về?
- Thưa chỉ là vì con đã chém vỡ toác đầu cả ba thằng rồi ạ.
Trong phòng ai nghe cũng phải bật cười. Trong số bảy người lính đã bốn người phải buộc băng. Bản thân Đôbô cũng mỉm cười:
- Kômlôsi con ơi, lỗi đây không phải ở đầu giặc Thổ mà ở đầu các ngươi. Nhiệm vụ của các ngươi không phải là đánh nhau mà là đưa tin về. Lính của ngài thượng úy Bokôtsoi đã đưa tin về. Còn đối với các ngươi thì điều trước hết là lo rửa ráy với chải chuốt, thay áo mới và xoắn ria mép cho vểnh. Lính tráng gì mà lại thế, hở Kômlôsi Oaton?
Kômlôsi luống cuống nhìn xuống phía trước. Anh cảm thấy Đôbô nói đúng nhưng anh vẫn ngửng đầu lên đáp:
- Rồi ngài sẽ thấy, thưa đại úy, con là người lính như thế nào.
https://thuviensach.vn
Theo báo cáo của các thám tử, hẳn hoi là quân Thổ đang kéo về Eghe. Đôbô phái đi một đội thám tử mới và ra lệnh cho họ không được xung đột với bọn lính thám báo Thổ, chỉ việc báo về từng giờ cuộc hành quân của chúng. Cho họ đi rồi, ông ngồi xuống bàn.
Lúc đó các viên chỉ huy các đội quân đến tiếp viện và các sĩ quan trong thành đã tề tựu đủ trong phòng, kể cả năm pháo thủ người Đức, Giáo sĩ Balin và ông già Xexey cũng đều có mặt.
- Các chiến hữu. – Đôbô bắt đầu giữa im lặng trang nghiêm – các bạn đã nghe đấy, điều chúng ta chờ đợi từ lâu nay đã đến.
Giọng của ông như tiếng của một cái chuông lớn. Ông im lặng một phút. Có lẽ ông vừa nín lại một ý nghĩ của mình. Rồi như thể muốn rút ngắn điều định nói, ông tiếp tục với giọng thường ngày:
- Đại úy phó trấn Mectsei vừa trao cho ta bản kê toàn bộ lực lượng trong thành. Tuy các ngươi đại khái đều đã biết cả, nhưng ta vẫn thấy cần thiết phải đọc lên để các ngươi nghe. Gergey, ta yêu cầu anh.
Ông trao tờ giấy cho Gergey, người làm những việc đó dễ dàng hơn và nhanh hơn bác Sukan. Gergey sẵn sàng đọc luôn:
- Lực lượng thành Eghe ngày mồng chín tháng chín năm một nghìn năm trăm năm mươi hai…
- Tức là hôm nay. – Đôbô nói.
- Hôm nay trong thành có hai trăm kỵ binh bản bộ, bộ binh bản bộ cũng ngần ấy, tám trăm bảy mươi tay súng cũng được gọi vào từ thành phố Eghe và các vùng lân cận. Đại nhân Perênhi Pheren gửi đến hai mươi lăm người; ngài Serêđi Giơrgiơ đã gửi đến khoảng hai trăm.
- Số đó chỉ còn khoảng năm chục nữa mà thôi. – Mectsei nói và liếc nhìn một trung úy có nét mặt xương xương, má gò hẳn ra và cặp mắt nhấp nháy liên hồi.
https://thuviensach.vn
- Tôi không làm thế nào được. – Người đó đáp lại – Bản thân tôi thì vẫn ở đây – Và anh ta lắc gươm kêu lách cách.
Đôbô nói với người trung úy đó, giọng hòa giải:
- Bạn Heghétđuy, ở đây có ai nói gì đến bạn đâu nào? Hunhođi[21] cũng vẫn từng có những tên lính đào ngũ.
Gergey đọc tiếp:
- Lại thêm hai trăm mười nghĩa binh từ Koso đến. – Đấy, - chàng liếc nhìn Heghétđuy nói - ở Koso cũng có những người hào kiệt.
Và chàng tiếp:
- Các giáo sĩ câm gửi đến bốn vệ sĩ. Giáo đoàn Eghe gửi đến chín người.
- Chín người à? – Bôiky Tomat, chỉ huy những tay súng ở Bôrơsốt hỏi to – Thế mà họ có những hơn một trăm lính tráng.
- Thuê tiền họ cũng chẳng cho, - Đôbô trả lời ngắn gọn.
Phuyghétđi, người trung úy của giáo đoàn đứng dậy, nhưng Đôbô vẫy bảo anh ta ngồi xuống:
- Ta yêu cầu cậu hãy để khi khác, cậu em ạ. Quỷ nó cũng chẳng xúc phạm đến giáo đoàn nữa là. Đọc tiếp đi Gergey, ngắn gọn thôi và nhanh lên.
Gergey nhẹ nhàng, nhanh chóng đọc tiếp. Bản danh sách các hào kiệt rất dài. Sarôt, Gơmơ, Xêpts, Ung, mỗi một thành phố tự do đều gửi đến một đội viện binh nhỏ. Chánh xứ Laxo một mình gửi đến bốn chục lính. Mọi người đều tung hô ông ta.
Cuối cùng Gergey lại nâng cao giọng:
- Như vậy là chúng ta có tất cả một nghìn chín trăm người.
https://thuviensach.vn
Đôbô nhìn suốt lượt những người ngồi bên bàn và cái nhìn của ông dừng lại ở chỗ Heghêtđuy. Ông vừa nhìn người trung úy ở Koso vừa nói:
- Chúng ta còn có thể tính thêm vào đây những người mà ta đã triệu vào phục vụ trong thành: Mười ba thợ cạo, tám đồ tể, ba thợ nguội, bốn thợ rèn, năm thợ mộc, chín thợ xây và ba mươi tư nông phu, những người sẽ giúp việc bên cạnh súng đại bác. Những lúc thành bị công kích, tất cả những người đó đều có thể cầm vũ khí. Sau đó chúng ta còn tính thêm Nogiơ Lukat mà hôm lễ trảm quyết Thánh Gianốt ta đã phái đi Xônnôc cùng hai mươi bốn kỵ binh. Họ có thể về vào bất cứ giờ nào. – Ông nói và ngước lên nhìn Mectsei rồi lại tiếp:
- Kể thế này chúng ta cũng đã có kha khá người rồi đấy, nhưng ta vẫn chờ ở Hoàng thượng[22] sự tiếp viện chủ yếu nhất.
Ông già Xexey chém tay vào không khí và hừm hừm.
- Thôi nào, bác Xexay, - Đôbô nói – Bây giờ không phải như trước nữa đâu. Nhà vua rất biết rằng nếu Eghe thất thủ thì ngài có thể cất cái vương miện rất thánh của ngài vào quốc khố.
- Và lúc đó nước Hung sẽ không còn nữa. – Mectsei đứng cạnh Đôbô nói thêm.
- Thì còn nước Áo[23]. – Ông già nói.
Quân đội của nhà vua sẽ kéo đến đây bằng hai đạo lớn, - Đôbô nói tiếp – năm sáu chục nghìn, có lẽ đến hàng trăm nghìn binh mã no đủ và lương bổng hậu. Một đạo do công vương Xắcxông[24] Môrich thống lĩnh, đạo thứ hai do công vương Michsa. Chắc chắn nhà vua đã nhắn họ không được chậm trễ mà phải vội vã cất quân ngay. Và hôm nay khẩu lệnh của hai đạo quân đó đã là: Eghe.
- Có anh thợ làm bánh ở Mitsơkôn nó tin! – Xexey làu bàu.
https://thuviensach.vn
- Cả tôi cũng tin, - Đôbô đáp lại – đồng thời tôi yêu cầu bác đừng có xen vào lời tôi. Tin sứ của ta, Vosơ Mikơlôt ngay hôm nay lại sẽ lên đường đi Viên và nếu dọc đường không gặp quân đội của nhà vua anh ta sẽ bảo cho nhà vua biết việc quân Thổ đến.
Ông quay sang bảo Gergey:
- Sau cuộc họp anh hãy viết ngay lời thỉnh cầu cho Hoàng thượng và nhớ kèm theo cả bức thư của bọn Thổ. Anh hãy viết làm sao cho những quả núi đá cũng phải lăn đến trước Eghe.
- Tôi sẽ viết. – Gergey trả lời.
- Chúng ta không có lý do gì để chờ đợi quân Thổ với một tâm trạng nặng nề. Tường lũy thì kiên cố, thuốc súng, lương thảo dư dật: chúng ta có thể cố thủ hàng năm cũng được. Nhà vua dù chỉ phái đến đây một nửa số quân của công quốc Erơđêi thôi cũng đủ cho tất cả bọn Thổ phải cuốn gói khỏi Eghe về chầu Môhamét. Nhưng bây giờ anh hãy đọc cả bản danh sách thứ hai nữa đi. – Ông bảo Gergey.
Gergey đọc:
- Đại bác phóng bom cỡ lớn một khẩu, đại bác phóng bom cỡ lớn nữa tên là Cóc Tía và Búp Bê, hai khẩu; nhà vua gửi đến ba khẩu. Perênhi Gabô gửi đến bốn khẩu. Serêđi Benedec gửi đến một khẩu.
- Thuốc súng chúng ta không cần, vì cũng không thể cân hết được. – Đôbô nói xen vào – Năm ngoái vẫn còn lại một số, nhà vua cũng lại gửi đến một số. Trong phòng đồ thánh, thuốc súng đầy ắp tận mái nhà. Ngoài ra, chúng ta còn có cả diêm tiêu và cối xay để nếu cần, chúng ta sẽ thêm thuốc súng. Đọc tiếp đi.
Gergey lại đọc:
- Đại bác bắn tác đạn bằng đồng kiểu cổ, dùng để phá tường, năm khẩu; đại bác bằng thép cũng loại ấy năm khẩu; nhà vua gửi đến bốn khẩu
https://thuviensach.vn
bức kích pháo bằng đồng; khuôn đúc đạn chì cho bức kích pháo và cho các tu pháo, hai mươi lăm; tu pháo hai nòng kiểu Praha, hai khẩu; tu pháo để phá đội hình, năm khẩu.
- Chúng ta có thể đối đáp được với bọn Thổ được lắm. Nhưng chưa hết đâu. Đọc tiếp đi.
- Tu pháo bằng đồng và bằng thép kiểu Praha và Tsetnec[25] ba trăm; súng tay, chín mươi ba; súng tay kiểu Đức, một trăm chín tư.
- Không ăn thua gì hết. – Xexey la lên – Một cây cung tốt còn đáng giá hơn tất cả các loại súng[26].
Ý kiến đó đã gây ra mấy phút lời qua tiếng lại. Cánh già tán thành ý kiến của Xexey, đám trẻ ủng hộ phe chuộng súng. Cuối cùng Đôbô phải cắt đứt trận cãi cọ bằng ý kiến cho rằng súng cũng tốt, cung cũng tốt nhưng tốt nhất là đại bác.
Võ đồng Kơrixtôp đặt lên bàn một cái mũ chiến khảm vàng rất tinh xảo và một cái tượng chịu nạn nhỏ bằng bạc. Trên tay cậu còn vắt một cái áo choàng như loại áo lễ của giáo sĩ. Cậu đứng sau lưng Đôbô yên lặng giữ cái áo choàng trên cánh tay.
Gergey còn đọc một đoạn dài nữa, trong bản kê có tất cả các loại binh khí: thương, lao, lá chắn, các loại đạn, câu liêm, cuốc chim, chùy, dáo mác, dây ngòi và tất cả các thứ quân khí không phải do các đội viện binh đem theo.
Lúc đó Đôbô đứng dậy.
Ông đội cái mũ khảm vàng lên đầu, khoác lễ phục đại úy bằng nhung đỏ lên vai, tay trái đặt lên đốc gươm và nói:
- Các bạn thân mến và các chiến hữu cùng bảo vệ thành thân mến! Các bạn đã thấy thành lũy, lực lượng bên trong các thành lũy đó giờ đây các bạn
https://thuviensach.vn
cũng đã biết cả. Số phận của miền đất nước còn lại giờ đây đang nằm trong cái thành này.
Căn phòng im phăng phắc, tất cả mọi cặp mắt đều dán vào Đôbô.
- Nếu Eghe thất thủ thì cả Mitsơkôn, cả Koso đều không thể đứng vững nổi. Quân Thổ sẽ lay các thành nhỏ rụng như sung. Sức đề kháng sẽ không còn nữa và khi đó lịch sử sẽ có thể ghi tên nước Hung vào cuốn sổ của Nam Tào[27]
Ông đưa mắt nghiêm nghị nhìn quanh rồi tiếp:
- Thành Eghe kiên cố thật, nhưng tấm gương Xônnôc sờ sờ ra đó đã chứng tỏ rằng sức mạnh của những bức tường thành không nằm trong đá mà nằm trong tinh thần những người bảo vệ. Trong thành kia toàn những lính mộ ở nước ngoài. Họ đi không để giữ thành mà đi để lĩnh lương. Còn ở đây, ngoài năm pháo thủ ra, tất cả đều là người Hung. Ở đây tất cả mọi người đều bảo vệ Tổ quốc của mình. Nếu cần máu chúng ta sẽ đổ máu, nếu cần tính mệnh chúng ta sẽ hy sinh tính mệnh, nhưng đừng để cho những thế hệ mai sau có thể nói được về chúng ta rằng những người Hung đã sống ở đây năm 1552 không xứng đáng mang cái tên Hung.
Mặt trời chiếu qua cửa sổ, rọi vào những binh khí treo trên tường và những bộ áo giáp mắc trên những cái giá cạnh tường. Cái mũ chiến khảm vàng của đại úy cũng ngời lên rực rỡ. Gergey đứng bên cạnh ông, chàng liếc mắt nhìn ra cửa sổ rồi đưa tay lên che mắt để có thể nhìn lên người chủ súy.
- Sở dĩ ta mời tất cả các bạn tề tựu lại đây – Đôbô tiếp – là để mỗi người hãy tự suy tính kỹ, kẻ nào quý trọng bộ da của mình hơn tương lai dân tộc, cửa thành vẫn đang còn mở. Ta cần những đấng nam nhi. Chẳng thà ít sư tử còn hơn nhiều thỏ đế. Kẻ nào thấy gân cốt run rẩy trước cơn giông tố đến gần, hãy rời khỏi phòng họp trước khi ta nói tiếp, bởi vì chúng ta cần phải
https://thuviensach.vn
thề giữ vững thành trì với lời thề mà nếu ai phản bội, kẻ đó sau khi chết sẽ không thể còn đứng trước mặt Thượng đế vĩnh hằng.
Ông nhìn sang một bên, chờ xem có ai nhúc nhích không. Căn phòng im phăng phắc.
Không một ai nhúc nhích.
Người võ đồng châm hai cây bạch lạp đặt hai bên tượng chịu nạn. Đôbô nói tiếp:
- Nhân danh Thượng đế vĩnh hằng, chí thánh, chúng ta phải tuyên thệ với nhau về những điểm sau đây.
Ông cầm một tờ giấy đặt ở trên bàn lên và đọc:
- Thứ nhất, từ nay trở đi quân Thổ dù gửi bất cứ một thứ thư từ gì đến, chúng ta đều không nhận, không đọc mà phải đem đốt trước mặt thị chúng.
- Đúng như vậy! – Căn phòng vang lên – Chúng tôi xin chấp nhận.
- Thứ hai: sau khi quân Thổ đã vây thành, không ai được nói ra câu gì với chúng cả; bất kỳ chúng gọi vào một điều gì, không ai đáp lại, bất kể tốt hay xấu.
- Chúng tôi xin chấp nhận!
- Thứ ba: sau khi đã bị vây, trong thành không được túm năm tụm ba thì thào bàn tán.
- Chúng tôi xin chấp nhận!
- Thứ tư: các hạ sĩ quan nếu không được phép các sĩ quan chỉ huy, các sĩ quan chỉ huy nếu không được lệnh của hai đại úy trấn thủ thì không được điều động các đội quân.
- Chúng tôi xin chấp nhận!
https://thuviensach.vn
Một giọng lanh lảnh bỗng vang lên bên cạnh Phuyghétđi: - Tôi muốn xin thêm vào đó một ý nữa!
Người nói lên đó là Heghétđuy, chỉ huy toán quân của Serêđi. Mặt anh ta ửng đỏ.
- Nói đi. – Mọi người giục anh ta.
- Tôi đề nghị là ngược lại, hai đại úy phải luôn luôn xử trí một cách thống nhất với các trung úy, mỗi khi dù chỉ có một trong các trung úy yêu cầu phải thảo luận, bất kể là về việc phòng thủ hay bất kỳ một biện pháp quan trọng nào khác.
- Ta chấp nhận điều đó trong thời gian những cuộc công kích tạm hoãn. – Đôbô nói.
- Chúng tôi xin chấp nhận! – Tất cả lại hô vang.
Đôbô tiếp:
- Điểm cuối cùng: kẻ nào nói chuyện, hỏi han, trả lời về việc nộp thành cho giặc, hoặc muốn nộp thành bằng bất cứ cách nào: kẻ đó sẽ bị xử tử!
- Cho nó chết đi! – Mọi người hăng hái la lên – Chúng ta không nộp thành! Chúng ta không phải là lính đánh thuê! Chúng ta không phải như quân Xônnốc! – Tiếng hô vang lên từ khắp mọi phía.
Đôbô bỏ mũ khảm vàng xuống, đưa tay vuốt mớ tóc dài màu xám nhạt rồi ra hiệu cho giáo sĩ.
Giáo sĩ Balin đứng lên. Ông cũng bỏ mũ xuống và nâng cái tượng chịu nạn nhỏ bằng bạc ở trên bàn lên.
- Các bạn hãy cùng ta tuyên thệ. – Đôbô nói.
Tất cả mọi người trong phòng đều giơ tay về phía cái tượng chịu nạn. - Tôi xin thề với Thượng đế độc tôn vĩnh cửu.
https://thuviensach.vn
- Tôi xin thề với Thượng đế độc tôn vĩnh cửu. – Tiếng lầm rầm trang trọng vang lên.
- Rằng tôi xin hiến dâng giòng máu và tính mệnh của tôi cho việc bảo vệ thành Eghe, vì Tổ quốc và Hoàng thượng. Uy quyền và mưu ma chước quỷ đều không khiến tôi sợ hãi. Tiền tài, danh lợi đều không làm tôi nao núng. Về việc nộp thành tôi sẽ không thốt ra một lời nào, không nghe một lời nào. Bản thân tôi, nếu còn sống, tôi sẽ không đầu hàng, dù ở trong thành hay ngoài thành. Từ đầu đến cuối thời gian phòng thủ tôi sẽ đặt ý muốn của mình xuống dưới thượng lệnh. Xin Thượng đế vĩnh hằng hãy chứng giám cho tôi!
- Hãy chứng giám cho tôi! – Mọi người đồng thanh hô vang.
- Và bây giờ đến lượt tôi thề. – Đôbô nói và giơ hai ngón tay về phía cái tượng chịu nạn – Tôi xin thề dốc hết tâm trí, sức lực và máu của tôi để bảo vệ thành trì và đất nước. Tôi xin thề sẽ có mặt cùng các bạn trong mọi hiểm nghèo! Tôi xin thề sẽ không cho phép dâng thành trì vào tay bầy vô đạo! Xin đất mẹ hãy đón nhận thể xác và linh hồn con như thế! Xin Thượng đế vĩnh hằng hãy từ bỏ con nếu con không giữ trọn lời thề!
Không ai hồ nghi về điều đó cả. Nét mặt tất cả mọi người bừng bừng dũng khí vì lửa đang bốc cháy trong trái tim họ. Nghe lời thề của Đôbô, tất cả mọi thanh gươm đều vung lên loang loáng, mọi người đồng tâm nhất trí hô vang:
- Xin thề! Xin thề!
Đôbô lại đội mũ lên và ngồi xuống.
- Vậy thì anh em ạ, - ông cầm một mảnh giấy lên và nói – bây giờ ta hãy bàn bạc xem nên bố trí lực lượng phòng vệ các tường lũy ra sao. Việc phòng vệ các tường lũy không đòi hỏi sự dàn đều lực lượng vì về phía thành phố và về phía pháo đài mới, địa thế bằng phẳng lại có thung lũng sâu. Còn phía các pháo đài ở mặt đông và mặt bắc thì có đồi có núi. Chắc
https://thuviensach.vn
chắn chúng nó sẽ đặt đại bác ở đó để công phá tường lũy và tìm cách xông vào.
- Chúng nó sẽ không bao giờ phá vỡ nổi. – Xexey nói.
- Đã đành! – Đôbô đáp và lại tiếp – Sở dĩ ta đã cho triệu một số đông thợ mộc và thợ nề vào thành là để đêm đêm họ vá chữa lại những chỗ bị quân Thổ bắn vỡ. Nơi đó sẽ nhiều việc nhất. Và nếu bây giờ chúng ta có phân chia lực lượng phòng vệ thì cái đó rồi cũng sẽ thay đổi tùy theo mức độ công phá.
- Xin ngài cứ cắt đặt, thưa đại úy, chúng tôi sẽ tán thành. – Nhiều người nói to.
- Ta nghĩ là chúng ta hãy chia lực lượng phòng vệ ra làm bốn đội. Một đội ở cổng chính; đội thứ hai từ chỗ cổng chính đến địch lâu đằng góc; đội thứ ba ở thành ngoài, đội thứ tư ở mặt bắc, xung quanh pháo đài nhà ngục. Phù hợp với bốn đội đó, quân dự bị bên trong cũng chia làm bốn. Đại úy Mectsei đồng nhiệm của ta sẽ chỉ huy số quân dự bị. Trong thời gian bị công kích, ông ta sẽ phải lo việc thay phiên của quân sĩ, đồng thời chủ trì việc bảo vệ thành trong.
- Thế còn ở mặt thành phố? – Heghétđuy hỏi.
- Ở đó chúng ta chỉ đặt một số lính canh thôi. Ở bên cổng chỉ hai chục người cũng đủ. Đó là một cái cổng bộ hành hẹp và quân Thổ cũng không thể thử sức từ phía ấy được.
Ông lại cầm tờ giấy khác lên:
- Quân số cho các đội ta chia như sau. Ở cổng Cũ, nghĩa là từ cổng chính đến pháo đài mới, lúc nào cũng phải có một trăm bộ binh. Ở pháo đài nhà ngục một trăm bốn mươi, với sĩ quan nữa là một trăm bốn mốt. Dọc pháo đài Sanđô một trăm hai mươi, không phải giữ cổng. Từ đó trở lại chỗ cổng một trăm linh năm.
https://thuviensach.vn
- Thế là bốn trăm sáu mươi sáu. – Gergey nói.
- Trên hai tháp nhà thờ, mỗi cái mười bộ binh. Đây là lực lượng bảo vệ thành trong.
- Bốn trăm tám sáu. – Gergey tính to lên.
Đôbô tiếp:
- Bây giờ đến lượt thành ngoài. Trên pháo đài Tsobi phải có chín chục người, giữ đến pháo đài Bebee. Từng đó cho đến địch lâu đằng góc, một trăm ba mươi. Từ cổng Cũ đến góc, năm mươi tám. Ở đó còn một tường đá hẹp nối thành trong với thành ngoài. Ở đó cần canh phòng bằng mắt hơn là bằng vũ khí. Vậy ở đó ba mươi tám lính bộ cũng đủ.
Ông liếc nhìn Mectsei, và tiếp:
- Có thể phân ra chỗ đó những người yếu, và trong thời gian bị công kích thì các thương binh nhẹ cũng được.
- Thiếu một đầy tám trăm. – Gergey nói.
- Còn bây giờ chúng ta sẽ phân phối các sĩ quan ra sao đây? Xin bắt đầu từ ta, ta muốn có mặt ở khắp mọi nơi.
- Tiếng hoan hô phấn khởi vang lên.
- Việc của ông bạn Mectsei đồng nhiệm với ta các ông đã biết. Trong số bốn ông thượng úy, một ông sẽ ở chỗ cổng Cũ. Ở đó phải có sức khỏe và một ý chí không bao giờ nhụt. Bởi vì có thể thấy trước là quân Thổ sẽ tìm cách đột phá qua cổng đó. Ở đó phải trừng mắt mà nhìn thẳng vào Thần chét.
Petơ Gatpa đứng phắt dậy, vỗ ngực:
- Tôi xin lĩnh vị trí đó.
https://thuviensach.vn
Trong tiếng hoan hô vang dội chỉ có thể trông thấy cái gật đầu ưng thuận của Đôbô. Ông lão Gergey chìa tay trái cho Petơ.
- Ngoài ra, - Đôbô tiếp – thành ngoài là mặt nguy hiểm nhất. Ở đó quân Thổ sẽ cố sức lấp hào. Ở đó cũng cần gan dạ, lòng yêu nước và sự khinh thường cái chết của các ông thượng úy.
Ngoài Petơ còn có ba thượng úy, cả ba đều nhảy phắt dậy. - Có tôi đây. – Bônemixo nói.
- Có tôi đây. – Phuyghétđi nói.
- Có tôi đây. – Dôntoi nói.
- Để các ông khỏi cãi nhau, cả ba ông đều sẽ đến đấy? – Đôbô nói.
Các pháo thủ đã được phân chia đại bác từ trước, vì họ chẳng biết một chữ Hung nào cả, tuy nhiên Đôbô còn muốn cử một pháo thủ chính. Ai bây giờ? Chẳng còn ai thành thạo về đại bác nữa, chỉ có Đôbô. Thế là Đôbô nhận luôn.
Thấy căn phòng lại vang dội tiếng hoan hô và thấy mọi người đều nhìn mình, các pháo thủ thấp thỏm hỏi:
- Was ist das? Was sagt er[28]?
Bônemixo quay sang phía họ và giải thích cho năm người Đức biết:
- Meine Herrn, Kapitany Dobo Wiril sein der haups bum bum! Verstanden[29]?
Sau cuộc họp, Đôbô cho thổi kèn tập trung toàn thể quân sĩ. Trên quảng trường trong thành, ông nói lại cho họ biết năm lời thề mà các sĩ quan đã nhất trí tuyên thệ trong phòng. Ông bảo họ rằng người nào cảm thấy sợ thì bây giờ hãy hạ gươm xuống còn hơn về sau làm nhụt chí những người khác. Bởi vì – như ông nói – nỗi sợ hãi là một thứ ôn dịch truyền nhiễm chẳng
https://thuviensach.vn
khác gì bệnh đậu mùa. Thậm chí còn dễ lây hơn. Vì chỉ trong nháy mắt đã lan sang người khác. Tóm lại ở đây, trong những ngày gian khổ sắp tới cần phải có những người vững chí.
Rồi ông giương lá cờ xanh đỏ của thành ra và cầm chập làm một với lá quốc kỳ.
- Các người hãy thề đi!
Đáp lại lời ông, cái chuông của nhà thờ xứ trong thành phố ngân lên. Nó chỉ ngân lên một tiếng thôi, không nhiều hơn nữa.
Tất cả mọi người đều ngoảnh trông về phía thành phố. Tiếng chuông ngân như một lời kêu cứu. Chỉ một tiếng. Và tiếp theo là sự yên lặng chăm chú trùm lên toàn cảnh vật.
https://thuviensach.vn
5
Tối hôm đó Đôbô mở tiệc khoản đãi tất cả những người ban sáng đã cùng ông tuyên thệ tại sảnh đường.
Đôbô ngồi ở một đầu bàn, Mectsei ngồi đầu đằng kia. Bên cạnh Đôbô về phía tay phải là giáo sĩ Italin, bên trái là Xexey. Ngồi cạnh giáo sĩ là Petơ. Petơ đang được trọng đãi ở vị trí đó vì anh của chàng là một bậc công khanh ở chốn cung đình: quan chánh ngự tửu của nhà vua. Nhờ ông ta mà họ được nhận thuốc súng và năm pháo thủ từ Viên gửi đến. Chỉ sau đó, mới tiếp đến sự sắp xếp theo tuổi tác hoặc tước vị, một bên thì tính từ Mectsei trở đi, một bên tính từ Đôbô: Zôn toi, Bônemixo, Phuyghétdi. Sau nữa là Kôrôn Phorơkót, trung úy toàn bộ binh tỉnh Oboui; Kenđi Balin và Heghétđay Isơtơvan, các trung úy của Serèđi Giơrgio, những người đã mang theo năm mươi bộ binh; Phekte Lơrinxơ, người từ Reghétxơ đến với mười lăm lính; Lơkơsơ Mihai, người đo các thành phố tự do gửi đến cùng một trăm bộ binh; Nogiơ Pan, một người khỏe như bò tót và rất gan dạ, chỉ huy ba mươi vệ binh của Batôri Giơrgio; Iaxoi Marơtôn, chỉ huy bốn mươi vệ sĩ của cha chánh xứ Iaxoi; Xenxi Marơtôn, trung úy ở Xepét, người đã dẫn đến hơn chục bộ binh; Bêrơ Mihai, tay súng cự phách, do tỉnh Sarốt gửi đến cùng bảy mươi sáu bộ binh; từ Ugôtsa đến có Xolôikoi Giơrgio và Nogiơ Imre. Người sau do phu nhân Hômônoi Gabô gửi đến với mười tám bộ binh; từ Eperiét đến thì có Bơatkô Onton.
Tất cả những người kể trên đều là trung úy. Ngồi hàng dưới họ là Pócsi Yốp, viên sĩ quan có vóc người cao nhất trong quân đội nhà vua, và Bôiky Tomát, chỉ huy của năm chục tay súng tỉnh Bôrơsốt. Những người này đến muộn, vì vậy người ta đặt họ ngồi vào giữa những hạ sĩ quan trong thành: Sukao Gianốt, người quản lý già; thư lại Imre thủ khóa, người phụ trách làm rượu vang: thư lại Mihai, viên sĩ quan quân nhu, hoặc như thời đó
https://thuviensach.vn
người ta vẫn gọi: người phát xi pô[30]; thư lại Giơndơtsi Machát, thư ký của ngài giám mục (thành này vốn thuộc vào lãnh địa của giám mục); văn thư Bônđijo và một vài người nữa. Đôbô không chỉ mời các sĩ quan, mà để cho toàn thành đều có đại biểu trong bữa tiệc, ông còn mời một thập trưởng, một binh nhất, một quý tộc Eghe và một nông dân Eghe nữa.
Việc bưng thức ăn lên đáng lẽ là việc của bốn – năm lính hầu của Đôbô, nhưng để giảm nhẹ công việc cho họ, các thượng úy cũng phái lính hầu của mình vào giúp.
Người võ đồng Tprianni Kơrixốp đứng đằng sau Đôbô cậu phục vụ cho Đôbô. Cậu đưa thức ăn cho ông, cậu luôn rót cho ông đầy cốc mỗi khi thấy nó vơi đi.
Hôm đó là ngày thứ sáu, vì thế bữa dạ yến bắt đầu, bằng món xốt cá măng và tiếp tục với cá vược rán giòn, cá leo và cá tầm rồi kết thúc bằng bánh kem phô mát và mứt khô sắc với quế. Ngoài ra trên bàn còn có ê hề nho, táo, lê và dưa bở.
Vì sao Đôbô, con người tiết kiệm, lại mở bữa tiệc này? Để bế mạc lễ tuyên thệ ư? Hay là để cho các sĩ quan còn lạ lẫm nhau có dịp làm quen và trở nên thân thiết? Hoặc giả để khảo sát sức mạnh tâm hồn qua ánh rọi của rượu vang? Không khí ban đầu trang nghiêm gần như không khí trong giáo đường. Những tấm khăn bàn trắng tinh, những thực cụ bằng bạc chạm huy hiệu Đôbô, cái thùng rượu chạm trổ treo vào đầu xích sắt phía trên bàn, những bó hoa mùa thu – tất cả mọi thứ đó có cái vẻ lộng lẫy của một đám cưới hơn là một bữa tiệc tiếp khách bình thường.
Ngay khi rượu vang màu đỏ như thạch lựu đã từ một thùng rượu đẹp rót tràn các cốc sau món cá măng, cũng chưa có một ai thấy nóng tai cả. Lời nói cao thượng của Đôbô còn ngự trị trong tâm hồn họ, cũng như sáu tiếng chuông ngân chúng ta còn bâng khuâng lắng nghe cái dư âm trầm trầm vọng dài, dìu dặt.
https://thuviensach.vn
Sau các món cá rán, lính hầu thay đĩa. Ai nấy đều chờ đợi một người nào đó sẽ phát biểu.
Đôbô đăm chiêu ngồi trong chiếc ghế bành bọc da nâu. Mọi người nhìn vào ông.
Trong sự yên lặng đó, tiếng ca vui vẻ của những người phụ nữ nướng bánh bỗng vang lên:
Thích sao em ở cuối làng
Ngang đường ngựa vẫn đưa chàng ra sông,
Ngựa ra sông nước trong ngựa uống
Chàng qua nhà khoe tấm thân trai
Má chàng hồng ửng hây hây,
Bởi em hôn để hồng lây má chàng.
Những đám mây bỗng vụt biến hết. Bầu trời lại quang đãng. Chẳng lẽ những khách mày râu lại trầm mặc khi phái nữ chờ đón hiểm nguy sắp tới bằng lời ca tiếng hát hay sao?
Mectsei cầm lấy cái cốc bằng bạc trước mặt mình và đứng dậy.
- Các bạn kính mến! – Anh nói – Chúng ta đang đứng trước những ngày vĩ đại. Bản thân thượng đế nhân từ cũng đến ngồi bên cửa sổ cung đình thượng giới mà nhìn xem hai nghìn người ở đây sẽ chiến đấu ra sao với hai chục vạn quân thù. Vậy mà tôi vẫn chẳng thấy ngã lòng. Giữa chúng ta không có một kẻ nào hèn nhát: bởi vì ngay cả các phụ nữ, như chúng ta nghe đấy, cũng vui vẻ ca hát ở ngoài kia. Nhưng giả sử không đúng như vậy chăng nữa, giữa chúng ta đây vẫn có hai người mà ở cạnh họ thì người ta không thể còn có tâm trạng sợ hãi được nữa. Tôi biết rõ cả hai từ hồi tôi còn trẻ. Một người sở dĩ Thượng đế đã tạo ra là cốt để nêu tấm gương về gan dạ người Hung. Trong ông có sức mạnh của sắt thép, chẳng khác nào thanh
https://thuviensach.vn
bảo kiếm đã trăm rèn. Con người ông đầy nghị lực và sự cao quý. Còn người thứ hai mà tôi cũng biết từ hồi còn trẻ, là một bậc thầy về mưu trí và tính tháo vát. Ở nơi nào có mặt hai người này, tôi cảm thấy vững lòng, hoặc vì tin chắc vào sức mạnh hoặc vì tin chắc vào mưu trí. Họ ở đâu thì ở đó có mặt lòng dũng cảm Hung, trí tuệ Hung, niềm vinh quang của người Hung! Không thể còn ngại hiểm nguy được. Tôi mong các bạn cũng hãy hiểu biết về họ như tôi. Đó là Đôbô Isơtơvan vị đại úy của chúng ta, và Bônemixo Gergey ông thượng úy của chúng ta.
Đôbô đứng lên tiếp nhận những cái chạm cốc rồi cứ đứng như vậy mà trả lời, ông nói:
- Anh em thân mến! Giả sử tôi có nhút nhát như con nai, đến nỗi tiếng sủa của bất cứ đàn chó nào cũng làm tôi run rẩy, thì khi có kẻ đụng đến số phận của dân tộc tôi, tôi vẫn dừng lại và kháng cự. Tấm gương của Yurisits[31] đã chứng minh rằng một tòa thành ọp ẹp nhất vẫn là một sức mạnh kỳ diệu biết bao nếu có những trang nam nhi trong đó. Thành trì của chúng ta kiên cố hơn Kơxec và chúng ta cũng cần phải dũng mãnh hơn. Tôi đã biết quân đội Thổ. Tôi đã đứng trên cánh đồng Môhát và đã trông thấy đạo quân của Xuleiman[32]. Thế mà ria mép tôi vẫn chẳng hề bị động chạm. Anh em hãy tin tôi, đáng lẽ hai mươi tám nghìn quân Hung đã nghiến nát trăm nghìn quân ô hợp ấy rồi, nếu như có một người biết chỉ huy trận đánh[33]. Hồi đó chẳng có ai chỉ huy, chẳng có ai bày binh bố trận cả. Các đội quân ta không triển khai chống thế trận của địch mà chỉ tiến một cách ngẫu nhiên thôi. Tômôri[34], đáng thương thay, là một trang anh hùng có những kỷ niệm vinh quang thật đấy, nhưng không phải là bậc tướng lĩnh. Ông ta tưởng rằng khóa học làm tướng chỉ gồm một tiếng độc nhất : Theo ta! Thế là ông ta cầu nguyện một bài, chửi đổng một tiếng rồi thét lớn: Theo ta! Thế là đạo quân ta tiến lên như đàn chim én mùa thu, xông thẳng vào giữa đội hình quân Thổ. Quân Thổ tản ra trước mặt quân ta như bầy vịt, còn chúng tôi cứ mù quáng xông lên trước hàng đại bác. Tất nhiên những khẩu
https://thuviensach.vn