🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Ngõ Phố
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Table of Contents
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
XIII
XIV
XV
XVI
XVII
XVIII
https://thuviensach.vn
NHỮNG NGÕ PHỐ Tác Giả: Tô Hoài Ebook: Cuibap Text: Waka.vn
https://thuviensach.vn
I
hững chiếc xe ba gác nối nhau chở lợn ở lò mổ Phà Đen đến các chợ. Người chạy rầm rập, vác cả từng con lợn trắng nhễ nhại vào lẳn xuống quầy giữa chợ đương còn ồn ào.
Chỉ một lúc những tiếng động hối hả cuối cùng trong năm đã nhạt dần, rồi im. Các chợ Khâm Thiên, chợ Đuổi, chợ Hôm, chợ Cửa Nam, cảnh chen lấn quanh quầy thịt lợn lúc nãy đã tan hết.
Năm mới từ từ đến trên những bước tiếng giày, tiếng guốc đi thong thả khác lúc nãy, người ta bắt đầu chơi đón giao thừa.
Đêm ba mươi năm ấy, vừa sôi nổi, vừa dùng dắng. Đôi khi chần chừ. Tùy ở mỗi người vội vã hay ung dung, ở người thành phố hay người đợi tàu dòng dài ngoài ga Hàng Cỏ về Tết xa.
Từ năm về Hà Nội, Tết nào Trử cũng ở lại ăn Tết không về nhà. Trử cũng không nghĩ mình chưa có vợ. Trữ chỉ nhớ, mình còn có một người chị ruột. Không biết lưu lạc đâu, còn sống không. Khi nhỏ, ở bộ đội, rồi ở cơ quan trên Việt Bắc về.
Trử đã có một chương trình chơi giao thừa. Trử nghĩ thế. Phong phú và linh hoạt đấy. Người ta ăn mặc tinh tế. Đóng cái áo đại cán cài khuy cổ, hay “bị” để ý. Chợ Giời ở bờ hồ Thiền Cuông, ra đấy sắm Tết. Có hai vạn, vừa tậu được cái áo vét tím nhã nhặn. Thêm ba nghìn tiền chữa, đã biến được cái áo vừa phom. Tiện quá.
https://thuviensach.vn
Càng khuya, người các phố càng đổ ra, chen chân trong làn sương và khói hương chảy lùa dưới những hàng cây hai bên hè nhộn nhịp đêm tất niên.
Người đông nghịt đi vòng hồ. Năm gần đây, cả đêm bị thiết quân luật. Tối đến, vùng hồ Hoàn Kiếm chỉ trắng nhởn bóng điện bóng nước. Không có người.
Hà Nội giải phóng, đền Ngọc Sơn trở lại nền nếp người đi giao thừa lễ đền và quanh hồ, nô nức người đi chơi suốt đêm.
Chân cầu Thê Húc, đống đá Tháp Bút, sang đền Bà Kiệu, lồi lõm những cây gạo, cây si, cây đa, dãy đèn le lói như đom đóm bám bờ ao đêm hè. Những ông thầy xem thẻ, đoán số, xem bói, không biết từ xó nào mò ra, xúm xít, nhấp nhem trong hốc tối. Tiếng xuýt xoa khấn khứa, tiếng đồng tiền gieo quẻ rè rè... Bao nhiêu ông thầy còn tiếc rẻ cố ăn mày lộc thánh được lúc nào hay lúc ấy dường như trôi cả về chỗ này. Người ta có cảm tưởng đâu đâu ở chợ Sắt dưới Hải Phòng, ở cây đa Cửa Quyền, ở đền Hàng Trống, ở đền Quan Thánh, các gốc đa, gốc đề, gốc si, gốc đại um tùm không còn ai ngõi đến cửa thầy, các thầy lần mò đến đây.
Người xúm quanh một ông thầy số ngồi trên thềm trước mặt. Thầy khoác tấm áo bông dài kín đến chân. Lù lù như cóc ngồi.
– Cụ cho quẻ tất niên nào.
Tiếng đàn bà, giọng đùa, như cắt nghĩa thêm câu vừa nói:
– Xóc thẻ giao thừa mãi cũng chán, năm nay bói tất niên một cái lấy may.
https://thuviensach.vn
Ông thầy đáp lại một câu chào hàng giời ơi, như với mọi người:
– Đầu năm hay cuối năm cũng thế thôi, chư vị ạ. Rồi hỏi, rồi nói dồn dập:
– Cô bao nhiêu tuổi? Quê ở đâu ta? Năm sinh tháng đẻ thế nào? Kể kỹ thánh mới ứng... Cái việc đường âm cũng không lờ mờ được đâu... Uế tạp này, tâm không thành này, quẻ bất linh.
Tiếng cười lại rinh rích:
– Cháu mà khai hết ra thế thì cụ còn phải bói gì nữa! – Chủng chẳng cái con khỉ!
– Ấy năm mới sắp đến mà cụ lại văng ra thế.
Ông thầy bói chữa ngượng:
– Tôi không dám nhận tiền đặt quẻ của cô. Lạy thánh, phải có tên tuổi cẩn thận...
– Cháu hai mươi ạ.
– Giáp tỉnh, Ất phủ, Bính huyện, Đinh xã, Thìn thôn thế nào?
– Ai nhớ hết được!
– Tín chủ tên gì?
– My Lan.
– Thị kèo, thị cột nói cho rõ, chứ tên tân thời thì không được.
https://thuviensach.vn
– Tên cháu thế mà.
Ông thầy vừa sợ gặp phải khách quấy, lại vừa muốn câu vào:
– Cầu tài, cầu lộc, hay cầu duyên?
– Cháu cầu tất cả.
– Cô đặt quẻ.
– Ba trăm này, cụ!
– Cầu cả ba thì phải năm trăm. Nhưng thôi, xem cho cô cũng là quẻ lấy may. Sắp giao thừa rồi, mà từ chặp tối tới giờ...
Ông thầy nhét mấy tờ bạc vào trong ngực áo. Rồi một tay vuốt cái đĩa đồng tiền, một tay moi điếu thuốc cháy dở lúc nãy, sờ đóm, châm, rít một hơi.
Đốm thuốc bừng đỏ trên mặt ông thầy.
Mấy chú bé từ đám đông phía ngoài loạng quạng đến. – Cháu châm nhờ điếu thuốc...
Vừa hỏi, thằng bé vừa châm quả pháo vào đốm lửa điếu thuốc ở miệng ông thầy. Mấy người đứng đấy, thấy ngòi pháo cháy xòe xòe, bối rối, lùi giạt ra, chưa kịp kêu.
Nhưng ông thầy đã tóm được quả pháo trên mặt, quăng ra, quát: “Tiên sư cha...” Bọn trẻ con kêu ầm trong tiếng pháo nổ.
– Thầy bói giả mù, anh em ơi!
https://thuviensach.vn
Trong khói khét lẹt thuốc pháo, những tiếng cười ré lên. Lũ lau nhau ở đâu bâu đến thêm, sấn vào.
Trử xô ra, dang tay:
– Thôi thôi, không nghịch thế.
Đám trẻ lùi lại.
Cái cô xem bói tên là My Lan quát to:
– Thằng Lâm đấy à!
Bọn trẻ lẩn vào đám người ồn ào qua.
Ông thầy vẫn sờ quanh, một tay giữ lên ngực áo bông, trong có túi tiền. Ông chửi toáng, quên cả đoán số. Cô My Lan kia cũng chẳng thiết bói toán gì nữa. My Lan bước ra đường.
Những chiếc xích lô tất tưởi tải đến vỉa hè hàng ôm cành cúc tần, cành nhãn, cành duối, đủ thứ cành lá bờ rào mà anh xe đã bẻ vội ở các bụi ven sông Tô Lịch phía cống Đõ. Để bán cho khách hái lộc.
Trử hỏi tự nhiên như đã quen biết:
– Cô không vào đền à?
Người con gái cũng nhận ra anh chàng ấy vừa cản lũ trẻ con nghịch pháo. Cô buộc lại nút khăn, theo thói quen, rồi mỉm cười, đáp:
– Thưa, không ạ.
Rồi, cũng tự nhiên, cô nhìn lại Trử và hỏi:
https://thuviensach.vn
– Ông không xuống Hải Phòng à?
Trử cảm thấy cái áo mua ở chợ giời của mình đã hiệu nghiệm. Cô này tưởng mình là người dùng dắng di cư rồi sót lại. Trử toan nói: “Ở đâu chẳng thế”, nhưng Trử ngượng lưỡi.
Trử chỉ hỏi lại:
– Sao cô không đi?
– Chúng nó bảo trong ấy lạ nước lạ cái, khốn khó đấy. Người con gái đi vào bóng tối thấp thoáng.
Thật thì My Lan đã xuống Phòng rồi.
My Lan là một cô gái nhảy. Người như cô mà trở lại Hà Nội cũng lạ. Nhưng việc đời thật lắm nỗi. Thời buổi làm ăn càng đen đủi, giao kèo với các chủ khó được đăng lại. Mấy năm không thể chen chân ở thành phố chỉ toàn đi “biên thùy”, khi lên Thất Khê, khi ra Tiên Yên.
Con người càng trải những cảnh ngộ éo le nhiều khi ý nghĩ mỗi lúc một khác nhau. Năm trước đi “biên thùy”, thấy những trại quân, những đồn ải ở Thất Khê, Đông Khê, ở Tiên Yên, Hà Cối, tưởng Việt Minh ẩn nấp trong rừng không thể làm gì nổi. Thế mà, đùng một cái, Tây chạy như vịt. Từ đấy, My Lan nghĩ khác, My Lan thấy dù cho thằng Tây và cái súng ghê gớm mấy, nhưng nó đi đồng đất nước người, ru rú trên mỏm núi hay trong đống gạch, còn bên Việt Minh thì người ta ở đâu cũng được. Thằng Tây như cơn mưa, không bao giờ mưa mãi.
My Lan đã xuống Hải Phòng nghe ngóng. Khối đứa rủ My Lan. Thế nào đây? “Kháng chiến” không có “đăng xinh”!
https://thuviensach.vn
Nhưng nay Lan không đi. My Lan không trở lại những ngày ê chề nữa.
Bãi rác ngập ngụa lầy lội. Những người khốn khổ ở đấy. My Lan ở đấy. Thế là My Lan cứ ở đấy.
Một hồi còi dài nổi trên nóc Nhà hát thành phố, báo giao thừa đến. Những tràng pháo đón xuân rào rào khắp các nhà. Chuông chùa, chuông nhà thờ chen nhau dóng như từ thinh không dồn dập.
Tiếng Bác Hồ trầm ấm lạ lùng.
My Lan ngước mặt, lẩm bẩm:
– Lạy cụ, giao thừa rồi.
Bỗng nhiên, nhãng hẳn những bâng khuâng ngổn ngang lúc nãy.
Rồi lại chen đi trong đám đông đang tràn ra đường. Có lúc My Lan nhìn lại. Nhưng anh chàng khi nãy đã lạc đi lối nào mất. My Lan để mắt tìm lần nữa. Không thấy.
https://thuviensach.vn
II
y Lan về đến ngõ - đường đã lác đác vắng trong ánh sáng ướt sương. Còn quay lại nhìn, nhìn vu vơ, rồi mới bước vào cái hẻm không có đèn đường, tối mờ. Tiếng gió vù vù trướt qua những cành vông trơ trụi.
Cái gì bâng khuâng, hồi hộp, lo lo. Năm mới, số phận con người rồi sao đây. Xem bói, chứ mình bói lấy cũng biết được đời mình chỉ có buồn. Từ khi còn thơ dại, đã chồng chất biết bao nhiêu khổ ải.
Ô lạ, trong ngõ, ánh điện kẻ sáng dọc những khe cửa, khe giấy dầu che mái. Mới nhớ, cuối năm, nhà đèn về mắc điện vào từng lều. Sáng trưng tất! Cái ngõ này chưa bao giờ biết có điện. Mắt chịu quen tối đến nỗi, My Lan tưởng đi lạc vào chỗ lạ.
Mùi hương vòng nhà ai thơm thoảng ra trên rãnh nước có con chuột cống lép nhép đi qua, lẫn mùi hôi nước cống bốc lên từ lòng rãnh và ở những gò rác quanh đấy. Có hôm cả gió, đến các nhà cuối hồ Ba Mẫu ở Đồng Lầm bên kia cũng phải cắm nén hương lên cho át mùi hôi, đến bữa mới nuốt trôi được miếng cơm.
My Lan bước tới. Trong nhà, Thư vẫn còn thức. Có lẽ đã gà gáy. Trước cái chõng nan, trên mặt chiếc va li gỗ vàng rộm, đôi bánh chưng, đĩa hoa cúng, cốc nước, cuốn khói một nén hương gài khe cặp bánh.
Thư quay ra, hỏi:
– Cô có gặp cháu Lâm không, cô?
https://thuviensach.vn
My Lan không muốn kể lúc nãy gặp nó ném pháo. My Lan chỉ nói:
– Thấy nó đi chơi trên Bờ Hồ.
Tròng nước mắt ánh dưới bọng mắt Thư. My Lan nghĩ hối hận vừa rồi đã không tìm rủ Lâm về.
My Lan cười cười, ngồi xổm xuống trước chõng: – Tết nhất phải vui lên, chị ạ.
Thư cười gượng:
– Tôi lo cho cháu.
My Lan ngồi ngả đầu vào Thu, như con mèo dũi người. My Lan đương muốn vui. Rồi My Lan đến giường, cầm ra chỗ Thư hộp lược, trong có lọ kem. Lại đưa đến chiếc khăn nhung và cái áo dài nhiễu màu gụ.
– Đánh phấn đi... Mặc đẹp chứ...
Thư cúi mặt. My Lan hỏi trêu:
– Chị sẽ chúc em năm mới được những gì nào?
Thư bật cười:
– Chúc cô năm mới vạn sự như ý.
My Lan lặng im, lơ đãng nhìn ra ngoài bóng tối.
Chót nhớ lại cái người lúc nãy ở cửa đền Ngọc Sơn, nói mấy câu chủng chẳng. Tuy nhiên, rồi My Lan kể lại cho Thư nghe cuộc gặp gỡ như một câu chuyện đậm đà khác hẳn. Câu
https://thuviensach.vn
chuyện tưởng tượng đã làm vui năm mới, trước nhất cho người kể.
My Lan nói, như vơ lấy phần mình:
– Thế là đi xuất hành em gặp may.
Ngoài rãnh nước, dế kêu râm ran. Nhà ai cúng sớm, có tiếng chặt thịt gà côm cốp. Đằng xa, tiếng mõ tụng kinh phảng phất lại. Trên phố trên vẫn giội xuống tiếng pháo, có lúc sầm sập như mưa rào ở xa.
Có lẽ câu chuyện gặp gỡ vớ vẩn của My Lan cũng làm Thư lây vui.
Thư nói:
– Xem ra thì cô mê người ta rồi.
My Lan nũng nịu:
– Chim trời cá nước thôi.
Thư nói:
– Cái giống đã phải hơi nhau thì đi đến đâu rồi cũng lại quàng vào nhau. Cô cứ nghiệm mà xem.
Nói thế xong Thư lại im, mặt buồn hẳn. Lát sau, Thư nói khẽ:
– Có điều tôi bảo cô.
My Lan ngồi xuống bên Thư, nghiêng mặt lên, vẻ tinh nghịch:
https://thuviensach.vn
– Bảo gì nào?
Thư nghiêm nghị:
– Cô còn muốn cho mẹ con tôi ở thì đừng đưa ai về đây nhé. Tôi sợ lắm.
My Lan trề môi:
– Tưởng gì, hóa ra cấm cửa!
Thư thở dài:
– Cô biết đấy. Mẹ con tôi có sống được không, hay là... – Rõ lo con bò trắng răng.
Thư thiết tha:
– Là tôi dặn cô. Cô muốn đuổi mẹ con tôi thì cô cứ... My Lan cười:
– Làm như nhà này là cái chuồng gà không bằng. Có mua gà thì mới đem về dễ thế được. Vâng, vâng, em nghe lời chị.
Rồi My Lan cười rúc rích vào bóng đêm, đầm ấm gian nhà nhỏ, kéo dài qua câu chuyện chẳng đáng cười.
Tiếng loa văng vẳng:
– A lo... A lo... mời bà con ra trụ sở vui xuân mừng năm mới... A lo... A lo...
Đã tang tảng sáng, mỗi lúc một nhìn rõ những chiếc cờ bé xinh cắm trên nóc các mái nhà thấp nghiêng, lất phất bay. Rồi
https://thuviensach.vn
tiếng guốc mới khua lóc cóc - guốc trẻ con đi qua ngõ. Mùng một Tết, trẻ con hay dậy sớm xem năm mới có gì lạ không.
*
* *
Vào đầu thế kỷ này, từ phía nam thành phố đi lên, mới thấy ở dốc cây Thị, chỗ ngã năm đường Bà Triệu bây giờ lèo tèo vài mái cỏ quán nước của người nhỡ độ đường. Phải qua đường thập đạo, đi hết con đường đất từ dốc Hàng Gà, ra hồ Thiền Cuông, về đến các làng Thể Giao, làng Vân Hồ, mới lại gặp xóm lơ thơ nhà.
Ít năm sau, tòa đốc lý có lệnh bắt lấp hồ ao. Ngày ngày, những cái xe bò người kéo chở rác lũ lượt đến chổng đuôi lên, trút các thứ rác rưởi thành phố xuống hồ. Dần dần, rác ngấu thành đất, cây cỏ mọc trước rồi người đến phát quang, làm lều làm nhà. Ở đất phường phố, bất cứ chỗ nào moi ra được miếng ăn chỗ ấy có người đến - trên mặt nước hay ở bãi rác, bãi tha ma cũng thế.
Không ai nhớ từ năm nào, phố xá đã mở ra tận ngã tư Vọng, thế mà lại bỏ sót ở đằng sau một khoảnh bãi rác này.
Cho đến năm một nghìn chín trăm năm mươi nhăm, ai đi phía những dãy nhà “viện trợ Mỹ” ở Vân Hồ ra, hay từ đằng Kim Liên lên, bên hồ Thiền Cuông sang, lối nào qua đấy cũng chỉ được vài bước chân đã đâm vào ngổn ngang những gò rác. Nhưng nhìn kỹ, thấy trong những đống rác nhô ra những mái nhà ở trên một lối đi quanh co. Cái ngõ thật quái lạ.
Hà Nội trong thời kỳ vừa rồi, đâu đâu cũng bày ra quan cảnh trái ngược như thế, nhưng không chỗ nào nhiều bề bộn thương tâm như ở cái ngõ bãi rác khốn cùng này.
https://thuviensach.vn
Từ bao giờ, thành phố thời trước hầu như đã có sự sắp xếp quen thuộc. Cái gì tinh tươm thì ở ngoài phố chính. Các thứ nhà cửa rách rưới, lúc nhúc thì chui vào trong ngõ hẻm ngõ cụt. Nhưng, người ở Hà Nội lâu nói: chưa bao giờ có cái đống người ở ngập ngụa trong rác đến như thế, chỉ từ những năm Tây trở lại, cả đến Tây cũng không chắc đã ăn đời ở kiếp trên đất này, mọi việc lúc nào cũng quáng quàng, thấp thỏm, mới sinh ra những nơi những cách sống tạm bợ như thế.
Ở Hà Nội có thể trông kiểu nhà, đoán được tuổi nhà. Nhưng những hang ổ các ngõ bãi rác này không ai rõ đã mọc từ bao giờ. Chỉ biết rác đổ đến đâu, có chân người đi gí phẳng xuống, thì mái nhà nhô lên. Còn người đến ở, mỗi năm mỗi mùa mỗi lúc mỗi tình thế, con người như rác cũng trôi dạt theo.
Thôi thì đủ thứ người. Có lúc từng bọn vợ con lính trú tạm đợi đổi đi đồn lẻ. Những cô nhân tình nhân bánh người ta đem giấm giúi đến. Những tay tề ngụy ở khu trắng, sợ Tây càn, sợ cả du kích, chẳng ai mách ai mà khéo nghĩ ra, chạy chụm lên nương náu trong bãi rác. Lâu lâu, tòa thị chính lại đến đếm người, lập sổ căn cước. Lần nào cũng không làm xong. Người ở đâu cứ đùn đến lại bỏ dở. Những tay đạp xích lô, ba gác, gái giang hồ, người nghiện, du côn, thất nghiệp... Có khi mật thám vào trói giật cánh khuỷu, đẩy hàng xốc đi một lúc. Chẳng biết bị bắt về tội gì. Lại càng bối rối. Cái ngõ cứ bộn rộn, mỗi hôm, nước rác thành phố lại tuôn đến, chất núi, cao hơn, tưởng như sắp ập xuống, vùi cả người cả nhà vào trong. Thế nhưng, chỉ ít ngày, rác lại xẹp dần, đến lúc phẳng thì người ở lấn lên trên và thành lối đi qua.
Cái ngõ rác nhấp nhô dài thêm, ngang dọc rồng rắn. Không biển phố, không số nhà. Chưa khi nào thành một vệt kẻ
https://thuviensach.vn
trên bản đồ thành phố.
Trong ngõ ấy cũng đã có thời kỳ cơ sở cách mạng đặt được mối đường dây bí mật của quận nội. Tuy không chắc chắn, nhưng ở đấy tạp, mật thám khó lần được đích xác. Bây giờ người ta vẫn kể lại chuyện đã có cán bộ đến trú trong bãi rác, đợi liên lạc ra vùng tự do. Có lần bà con đã quyên thuốc Tây ra “hậu phương”. Nhưng bây giờ không biết đích ai, nhà nào. Người ở đây mỗi lúc mỗi khác, nhà ở hay nhà đi cũng chỉ phải nhổ, phải đóng vài cái cọc rồi mở ra, cuốn vào mảnh ni lông, giấy dầu, mảnh bạt, đã xong.
Cũng như, có những đám trẻ con ở đấy, không biết con cái nhà ai. Đứa bán ngô rang, bánh khúc. Đứa đi kéo tôm. Đứa cắt cỏ. Như những con chim sẻ ngủ trong ống kèo, ngày ngày bay ra. Những bụi đời, bay đi đâu thì bay.
Từ mấy lâu nay, các ngõ ở bãi rác đổi một vẻ khác - và lại thay nhiều người mới.
Những người trong làng năm trước tránh ra ở tạm, bây giờ về quê hẳn. Vợ lính, gái giang hồ, du côn, cò mồi gá bạc, tan tác đi nơi nào không biết. Chánh lý, tề ngụy vùng đai chạy vào, cũng lủi đâu hết.
Và thêm những nghề mới. Có người cứ đi đâu lại thu thu về từng cuộn dây thép cũ xám xịt. Người ta đi mua lại hay ra đầu ô chui vào cỏ mọc lút mắt gỡ dây thép các lô cốt, các boong ke. Chỗ thì chặt ra, tán đầu, làm các thứ đinh. Cuộn thì kéo dài nữa, làm dây thép nhỏ hơn. Đinh dây thép gai, chỉ một nhát búa đã oặt.
Đêm đến, tiếng gió rào rào quanh mái lều. Những tiếng rao hàng quen thuộc vọng vào. Khắc khoải từ chặp tối đến khuya,
https://thuviensach.vn
chốc lại nghe, chốc lại nghe: khúc nóng đây... khúc nóng... Làm gì ra lá khúc quanh năm. Bánh khúc làm rặt rau muống, rau diếp trộn gạo rớn. Người từ ô Cầu Rền vào, người ngụ quanh hồ và trong bãi rác, cứ đội thúng bánh khúc đi như đội cái đọi đèn. Có tiếng rè rè: Chế mà phù... cái xe vuông vuông trong có nồi chè vừng đen. Chẳng biết vừng hay bột pha gì đen nhánh như bánh gai vữa. Cái xe đẩy lọc cọc chẳng ma nào gọi, vào đến chỗ khấp khểnh quá, lại quay ra. Rồi tiếng rao: tẩm quất tẩm quất... cùng với tiếng cái đầu gậy rơi xuống mặt đường, con đường hun hút trong ánh điện nhấp nhoáng. Lão tẩm quất ấy sờ soạng đi mãi đâu, ai tẩm quất?
Con người cứ như con chim ăn đêm ăn ngày, đậu cây này đậu cây khác, thoắt đấy lại đi, không ai biết, cũng không ai hơi sức đâu mà để ý được. Những người vì tình thế mà đến đây, chẳng ai đứng lâu. Chỉ những người tay trắng khó bay nhảy đành chịu đọng lại. Chuyện xuống Phòng, vào Nam sôi sục các phố ngoài, đến đây lạnh ngắt.
Tổ trưởng dân phố là Bốn xế lô. Anh được cái trường giọng gọi loa. A lo... A lo... bên kia hồ còn nghe. Những tối tổ trưởng đọc báo hay bản tin mà chõ loa ghếch lên, đến các nhà tận bến xe Kim Liên cũng rõ mồn một.
Ông Ba Gác - có cái xe ba gác chở thuê, làm tổ phó.
Nhà bác cả Chù đến đây mới được ít lâu. Bác ở Phát Diệm lên, định đi Nam. Nhưng bố con dắt díu nhau xuống đến Hải Phòng, thấy cảnh xô đẩy vào tàu há mồm, ông cố cầm ba toong vụt vào đầu những người chen nhau, bác chán ngán quay về.
Nhưng không dám về Phát Diệm. Thế nào mà lăn lóc đến ngõ bãi rác. Bố con nặn các con giống đem bán lấy cái độ nhật, sống bằng hòn đất vậy. Ngày ở dưới quê, những lúc rỗi việc
https://thuviensach.vn
đồng, vẫn đắp tượng thánh đem bán buôn cho các hàng xén ở phố Trì Chính. Bây giờ cả Chù nặn mâm ngũ quả. Hai cô con gái chưa khéo tay thì làm con tu huýt còi, con lợn bỏ ống, con rùa.
Mới ở đâu dồn về bao nhiêu người, khó mà thuộc mặt. Bởi ai cũng biền biệt suốt ngày, tối mới tha thủi về. Người ta đi vơ váo làm ăn kiếm miếng. Bới rác. Bẫy chim sẻ. Những hôm động trời, đi kéo tôm hồ Ba Mẫu, hồ Bảy Mẫu quanh đấy. Đầm hồ từ phía nam lên, kể từ Đuôi Cá xuống Sét, xuống Linh Đường, bao nhiêu năm nay đã nuôi được người kẻ chợ bằng của trời nước. Đánh dặm, mò ốc nhồi, ốc bươu, ốc mút, câu ếch, đặt hom lươn. Quanh năm thế. Lại có ông áo dài trắng, đeo kính đen, chống gậy đi xem bói. Có bác quẩy hòn đá mài dao, đèo thêm cái thuốn sắt móc cống.
Cái bà bán thuốc - bà lang thuốc ê, trẻ con đặt tên thế. Bà lang đội một thúng các thứ lá khô và rễ cây. Tay còn xách chai mật ong vàng nhợt. Miếng cao hổ, cao gấu, cao khỉ đen nhánh bọc giấy bản, ai hỏi mới lấy ra. Cái hầu bao to, chẳng biết bìu tiền hay bìu thuốc quí, lúc nào cũng kè kè. Bà lang ngồi ở cửa chợ Đức Viên.
Kể đến những người ở đấy phải nói đến anh làm nghề đóng đinh tranh quảng cáo cửa rạp chiếu bóng. Anh này gói cái búa cái kìm cầm tay, đi về lúc nào, tận khuya.
*
* *
A lo... A lo... Mời bà con...
Từ phía cống Vọng, đoàn tàu hỏa rít từng hồi còi lanh lảnh giữa tiếng chuyển bánh rầm rập như báo tin một ngày năm
https://thuviensach.vn
mới.
Anh Bốn xế lô đĩnh đạc trong bộ “com lê” tím thùng thình rộng, vai cúp tròn xuống, đứng chắp tay, như chủ nhà đón khách. Răng anh khểnh. Lúc nào nhớ thế anh lại mím môi lại, miệng múm mím gồ ghề, lúng túng.
Thư vẫn nhăn nhó, hỏi My Lan:
– Thật cô thấy cháu Lâm ở Bờ Hồ à? Sao bây giờ cháu chưa về?
My Lan sấn sổ nói:
– Làm gì mà cứ cuống cuồng lên! Chúi xó nhà thì đâm ra lẩn thẩn đấy. Phải đi đây đó xem ra sao mà còn liệu chứ.
Thư mếu máo:
– Biết liệu sao được nữa!
My Lan vùng vằng bước ra, đến trụ sở.
Nghĩ thế nào, Thư cũng đứng dậy, chải lại đầu, chít cái khăn nhung, mặc áo đi theo. Thư rón rén, người gầy mỏng mảnh xo ro, mặt cúi gầm.
Đường cái đã hẩng hẳn. Trên những cành vông lẳng khẳng màu trời đùng đục. Trụ sở phố là mấy miếng mái “phi brô” xi măng, áp vào vách nhà anh Bốn xế lô. Người ta ra bờ hồ chặt lau rồi đến đằng sau dãy nhà “viện trợ Mỹ” khiêng về mấy mảnh “phi brô”, dựng lên.
Ông Ba Gác chùm cái “ba đờ suy” lòe xòe lên đầu. Ông mua chợ Giời được cái áo còn mới nguyên. Bà con né hai bên, đẩy ông ra ghế đầu. Ông Ba Gác cao tuổi nhất xóm. Nhưng ông
https://thuviensach.vn
chùn lại, ngồi thụp xuống phía trong. Bởi vì mắt ông bị lông quặm. Ngồi vào một xó ấy, nhưng đã lại nghe ông đương cất cái giọng đường trong quen thuộc... Ơ ơ ai xui mà con sáo cái nó qua sông, cái nó qua sông, ơ cho nên cái mà con sáo ơ ơ sổ lồng cái kìa bay xa cái kìa bay xa... Ông nghêu ngao, cả những khi hát câu hát buồn, cũng là lúc ông đương vui.
Ngày Tết, ai có bộ nào lịch sự nhất diện vào. Nhưng không mấy cái hợp với vẻ mặt, dáng dấp người. Vừa nhác trông cũng đã biết mới tậu ở chợ Giời của những người bán tháo đi.
Bà lang ê xúng xính tấm áo đoạn cẩm châu hoa đại đóa chìm màu cánh chả. Cái áo sặc sỡ, diễm huyền chỉ thấy trên sân khấu rạp Chuông Vàng. Bà lại quấn khăn tua kín xuống quanh cổ. Khăn vuông tua đen nền với những người ở tuổi bà. Tấm khăn bà vẫn mơ ước, giờ mới mua được.
Bốn xế lô vui nhất, quen tay, cứ kéo cái cà vạt trễ xuống. Anh nói:
– Bây giờ ta đình huỳnh có tổ dân phố. Thằng Tây ở đây cộc trán cũng không lập nổi thằng trưởng phố đến coi dân bãi này được. Tôi xin báo cáo lại chiều mồng bốn hóa vàng tiễn các cụ, cả xóm ăn cơm đoàn kết. Đồng ý chứ ạ?
Tiếng vỗ tay độp độp.
Bỗng trong góc nhà có tiếng hét váng lên. Bà lang ê nhảy vọt ra. Cái khăn tua của bà tung lên như tấm vải làm cánh xe quan thái sư ra trò ở rạp tuồng.
Bà lang run rẩy, hổn hển:
– Tôi giẫm phải...
https://thuviensach.vn
– Cái gì? Cái gì?
Anh Bốn xế lô bước vào nhìn xuống gầm ghế trong. Một cái bóng lẻo khoẻo ngồi dậy.
Mọi người cười ầm.
– Thằng Lâm!
– Thằng Lâm nhà cái chị Thư!
Lâm ngủ thiếp ở gậm ghế từ bao giờ. Bà lang ê giẫm phải nó. Chị Thư ngồi chúi một góc, không ai thấy. Đến khi mọi người réo lên, chị mới ngật người tất tả vào xốc Lâm dậy. Rồi Thư cứ nguyên cả áo dài, cõng nó chạy, không ngoái cổ lại.
Anh Bốn xế lô nhòm các gầm ghế khác.
– Xem còn nhãi nào nằm đây nữa không. Ôn con mà cẩm như Tây say, chết thật.
Một người nói:
– Cái nhà chị Thư, người đâu mà nuông con đến thế! – Cho nó một trận “xăng tan”.
– Chị ta cũng dữ đòn lắm đấy.
– Phải yêu cho vọt.
Được Bốn xế lô nói như khơi ra, người ta tranh nhau kể tội thằng Lâm. Nứt mắt đã thành “cô bồi”. Bây giờ, những việc hư hỏng như thế cứ trơ ra như cái lưng ghẻ, không ai chịu được.
Ông Ba Gác cười:
https://thuviensach.vn
– Trước đèn xem truyện Tây Minh.
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le.
Cho treo niêu là nhăn răng hết.
Đằng kia, ông Ba Tê lại đương chuyện. Ông Ba Tê lúc nào cũng có một kho chuyện. Ông thì thào hôm nao nghe nói công an bắt cả trẻ con bỏ vào nhà Hỏa Lò. Ông Ba Gác trực tính, hay chặn cái lão có tật rì rầm đưa chuyện. Ông quát: toàn bắc chõ nghe hơi. Làm nghề tôi ấy, chân dạo khắp phố phường, mắt mới thật thấy, tai mới thật nghe, chứ ngồi một chỗ góc đường cả ngày, thế mà bảo cái gì cũng biết. Xì! Bắc chõ nghe hơi thì là thằng gây hoang mang.
Ông Ba Tê im.
Nhiều người như không để ý, cứ chuyện rôm rả. Có người cười hê hê. Cái trụ sở nhao nhao. Mãi anh Bốn xế lô mới nói thêm được:
– Thôi thế, nhân ngày xuân vui giải phóng, có cái sáng điện, tôi báo tin để bà con biết trên khu Hàng Cỏ đã cho xóm ta mở lớp học bình dân. Sang giêng khai giảng, ai chưa biết chữ nhớ đi học lấy cái chữ năm mới.
Nghe đến việc học, ông Ba Tê lủi về trước.
Ở ngoài, đã sáng hẳn. Con vạc đi ăn về muộn cất mình lên từ đầm nước sau ga bay qua. Từng tiếng vạc rơi vào làn sương mỏng đương chợt tan.
https://thuviensach.vn
III
ốn xế lô vốn cả lo, và cái lo cứ đến nhộn nhịp. Từ khi Chính phủ về, anh như người sắp chết ngạt dưới đống rác được lôi lên.
Người như Bốn xế lô ra ở thành phố bấy giờ nhiều. Không là tề ngụy sợ Việt Minh bắt cũng là du kích vành đai bỏ nhiệm vụ chạy dài. Nhưng không ai muốn hỏi. Còn vợ Bốn thì úp mở: “Nhà tôi ấy à, nhà tôi...”.
Người ta đoán Bốn không phải dân hội tề. Tính Bốn vui và xởi lởi. Bốn hiểu biết thời sự, hay kể chuyện ngày ở hậu phương... Khi giải phóng, cán bộ đến tổ chức sinh hoạt cho ngõ bãi rác, ai cũng nói chỉ có anh Bốn biết việc kháng chiến.
Thật là Bốn biết việc. Bốn hô hào làm trụ sở, lập văn công “nhảy sạp” - hai cô con gái bác cả Chù cũng nhảy sạp. Có mít tinh toàn thành, bao giờ cũng đi “triệt để” cả xóm. Với mọi người, những công việc mới đã nhanh chóng quen.
Ở cửa hàng sách báo, các hiệu bách hóa, các hàng ăn thấy đặt trên mặt kính tủ hàng một quyển sổ buộc sẵn mẩu bút chì, trên bìa ghi dòng chữ nắn nót như kẻ:
Tích cực xóa nạn mù chữ. Nếu bạn biết ai chưa biết chữ, xin bạn vui lòng ghi tên, tuổi và địa chỉ người ấy vào quyển sổ này.
Bốn xế lô đã đi báo tối nay có họp xóm. Nhưng chưa yên tâm. Từ tờ mờ sáng, ai ra qua ngõ, Bốn cũng dặn với:
https://thuviensach.vn
– Tối nay mở lớp học đấy.
Trong ngõ ra, đi hàng sớm nhất bà bán bún bánh đúc riêu. Còn tối đất, đã nghe tiếng chân rậm rịch, tất tả. Không ai cha truyền con nối nghề riêu cua riêu thịt mà sao bà bún bánh đúc riêu này cứ nền nếp như đã hàng đời gồng gánh. Một bên bún bánh, một bên bếp nồi niêu. Đôi quang mây tám giẻ đen bóng. Chiếc đòn cong. Cái thúng đại có cửa đặt hỏa lò lửa đỏ ngọn. Trong sương mờ, như bó đuốc chạy.
Vừa rảo chân, bà bún riêu vừa quay lại trả lời tổ trưởng: “Chốc nữa về thôi mà”.
Lát sau, lão Ba Tê “ô lê bánh tây” đủng đỉnh ra. Lão quảy đôi hòm gỗ vuông cao ngang ngực. Lão thường khoe kín đáo rằng trước lão là tề “hai mang”, bị Tây dọa giết, phải chạy lên đây. Nhưng, chẳng biết kiếm tin ở đâu, bà con biết lão là tề chính cống. Ta diệt tề ác, lão trốn. Trông cái mặt lão lầm lì như hòn cuội, cũng đoán được tung tích.
Lão Ba Tê quay lại. Lão không hỏi anh Bốn xế lô, nhưng lão trừng mắt rồi gật gật, tỏ vẻ biết rồi. Lão còn có tên là ông “cái gì cũng biết”. Chuyện hóc hách, chuyện dấm dớ nhặt được ở hàng nước, ở người ăn đêm hàng lão.
Lão nhếch mép, cười nhạt: “Được rồi”. Chẳng biết được cái gì.
Hai cô con gái bác cả Chù quang gánh lên hồ Tây lấy đất thó mỡ gà. Áp Tết, chỉ nặn toàn lợn bỏ ống mà mỗi hôm hết một gánh đất. Quanh nhà, phơi la liệt tượng mộc, tượng quét màu sặc sỡ, như hoa mào gà nở đỏ trên đống rác xám. Nghe anh Bốn bảo tối họp, hai cô “vâng ạ” rồi có lẽ nghĩ đến tối nay
https://thuviensach.vn
phải đi học mà bối rối, chị em đẩy lưng nhau, ngượng nghịu giơ đòn gánh chạy.
Lếch thếch ra chậm, thường chỉ còn có bác bán thớt. Cứ cuối năm lại thấy bác ta ở đâu mò đến. Nhưng hôm nay, lại đi sớm. Bác đi chợ Bưởi, chợ xa. Bác này đủ ngón xoay. Chẳng biết học đâu được cách làm giả thớt gỗ nghiến. Đấy là khúc gỗ nhội khuân về, đem cưa ra, rồi giã nâu nhuộm, rồi ngâm bùn, rồi vớt lên mài nến bóng lộn cả hai mặt. Trong Tết, quảy thớt đi chợ Hôm, chợ Đuổi. Chẳng biết bán được mấy cái. Ngoài giêng vẫn còn lõng thõng sáng sáng quẩy đi.
My Lan đi qua.
Bốn xế lô hỏi:
– Đã nhắn hộ trong ấy cả chưa?
My Lan vùng vằng:
– Cứ dặn như trẻ con không bằng! Anh đi mà bảo. Tôi còn đương vội đây.
Bốn cười:
– Cái cô này mới đồng bóng!
Anh xích lô với cô gái làng chơi xưa nay thường cứ vừa nhủng nhẳng, vừa xót nhau người cùng cảnh ngộ.
Đã muộn, Bốn phải đi làm cho được buổi. Bốn lấy tấm ván bắc qua rãnh, đẩy cái xích lô ra ngoài.
Nhưng vẫn chưa hẳn yên tâm. Bốn để xe đấy, lại đi nhanh vào ngõ trong.
https://thuviensach.vn
Những cánh cửa, cánh liếp - cũng có nhà đi vắng cứ để trống hốc, chỉ chặn hòn gạch làm phép. Nghe tiếng đùa rúc rích, những đứa trẻ, không biết bị nhốt hay chúi nấp nghịch ngợm ở xó nào.
Bốn xế lô vào tận trong cùng ngõ. Có nhà còn người. Hai vợ chồng anh này trước kia chỉ đi bán máu cho nhà thương lính Võ Tánh để sống. Họ đương ngồi nhổ tóc sâu ngoài sân. Cái mặt nhợt to bằng cái lệnh, như muốn chảy nước ra.
Bốn xế lô nói với qua bờ rào:
– Tối đi họp nhé.
– Cô My Lan bảo lúc nãy rồi.
Bác cả Chù hí hoáy xếp lên tường dãy rùa mộc để phơi nắng trên bờ đất. Con nào khô rồi thì tay nặn lại đổi sang tay vẽ, quệt vôi xanh vôi đỏ lên. Mỗi con rùa được làm đỏm, cho ngậm chiếc lông gà nhuộm phẩm, giả cành hoa hồng.
– Tối nay ra trụ sở, bác ạ.
Bác cả ngước mắt kính:
– Cô My Lan bảo tối hôm qua rồi.
Bốn làu bàu:
– Khỉ cái nhà cô này, tưởng chưa bảo ai!
Bốn châm điếu thuốc lá cuốn rồi ra phóc lên xe. Chỉ một bàn chân đạp, cái xe đi kênh hẳn lên. Đã qua mấy gốc cây vông ra tận đường cái lớn, còn vương lại mùi thuốc lá sợi Cẩm Thủy - tưởng như một sợi thơm giữa làn nắng ủ hơi rác ẩm nặng nề.
https://thuviensach.vn
*
* *
Mấy năm ấy, Hà Nội như cái nhọt bọc vừa vỡ mủ, mới lên da. Bao nhiêu công việc phải làm để rửa ráy cho sạch sẽ cái nhà, mặt đường, con người. Trường Chu Văn An, nhà máy gạch, nhà máy diêm, nhà Tiền, nhà thờ Liễu Giai, những nơi Tây lấy làm chuồng ngựa, trại lính, nhà chứa xe, giam người và tra tấn người.
Những lối đi quanh Bờ Hồ lại được đánh luống trồng hoa.
My Lan đi tìm việc. Việc thành nghề chưa có, nhưng những việc cho sống được hàng ngày. Trên khu đương tuyển hàng mấy trăm người xuống ganh cát dưới bờ sông.
My Lan đi quảy cát. Có lúc chép miệng, ngần ngại. Nhưng rồi lại quả quyết. Đã ghê rợn quá cái đời dựa dẫm, ngửa tay. Dù ngày mai ra sao, cũng không sống thế được nữa.
Chiếc đòn gánh thít xuống vai, đau mấy hôm. Nhưng rồi quen. Đầu tiên, My Lan sợ vất vả, sĩ diện, lo nhà thầu hiếp đáp. Nhưng đấy là lo sẵn thế thôi. Khi ra đến bãi, chỉ thấy nghìn nghịt người làm, tấp nập người làm. Thế là, tự nhiên, My Lan trở lại chịu khó lam làm như thuở bé còn chăn trâu cắt cỏ trong làng.
Nhưng bộ mồi của My Lan còn lạ lờ với thúng gánh. Áo ni lông xanh cánh chả trong áo sợi Hồng Kông giả len. Cái đầu chon chỏn kiểu Ep–phi–en, đã chít quặt chiếc khăn vuông tím thế mà sóng tóc vẫn lòi tròn từng “búc” ra như mèo quào. Đám trai trẻ gánh đuổi theo, réo: “Chủ tịch nông trường! Chủ tịch nông trường ơi!1 Khoan khoan cho tôi theo với!”
https://thuviensach.vn
Đôi dép lốp My Lan mới mua. My Lan biết chọn đôi dép lốp bánh máy bay, vừa phải, quai nhỏ mặt ngoài, vừa bóng mà đi không bị thôi ra chân. My Lan có một đôi dép lốp, như mọi người, như bộ đội. Mấy đôi giày dép gót đinh, gót bè, góc cục kiểu cách đã quẳng lổm ngổm trong gậm chõng - như những con cóc ngồi. Dép lốp đi quảy cát, thãnh mãnh cái chân, ăn với công việc, rảo bước như chạy được.
Trên sông Hồng, những ngày hanh hao, gió cuốn đỏ ngầu lên tận hai bên đê, không trông rõ đâu những khoanh tre xanh Bãi Giữa, đâu bãi cát, dòng nước và cầu Long Biên chỉ còn mờ mờ những chỏm nhịp nhấp nhô trên gió cát.
Chiều tầm đã kẻng từ nãy. Người lên lĩnh công dần dần về hết, bỏ lại đằng sau cái lạnh xám ngắt trong hơi cát đỏ đục lẫn bóng tối từ lòng nước dâng lên, tràn vào các phố trên bờ sông.
My Lan trở về, vào ngồi ghé đầu ghế án bát cơm úp ngoài hàng trông ra hồ Thiên Cuông, rồi đi lùi lũi vào bóng tối những rãnh rác.
Ở bãi rác, trên cao, một giàn sao đuổi nhau xuống tận chân trời phía ngã tư Vọng. Những cành vông phờ phạc nghe vướng đầu khăn. My Lan thoáng thấy trong xa có tiếng nói cười, tiếng gọi nhau lao xao.
Một vừng trăng non vểnh cái tai trâu vàng chóe ngay trên đầu.
My Lan nghĩ bụng: “Có lẽ người ta học thật”. Từ nãy, có lúc ước đừng học vội. Lúc hăng hái, lúc ngại.
Ở trụ sở, người đông ra tận lối đi, ngồi kín đến bên kia gốc vông. Tin mở lớp học, cả người ngoài phố cũng mò vào xem sao.
https://thuviensach.vn
Các cán bộ đến, ăn mặc từa tựa nhau. Áo quần ka ki đại cán. Có anh áo bông khâu múi trám, kiểu áo bông Liên Xô. Có chị mặc áo vét nữ cứu thương màu xám cổ chun - áo chiến lợi phẩm nhặt ở mặt trận. Dường như không ai để ý ai quần áo thế nào.
My Lan thoáng thấy cái anh gặp đêm giao thừa ở cửa đền Ngọc Sơn. Ơ hay, đúng người ấy. Thế mà hôm ấy cứ tưởng anh ta là “người trong này”. Cứ kể, hơi ngờ ngợ, một chút. Thế mà thật. Anh ấy cũng nghiêm nghị như các cán bộ khác. Áo đại cán ka ki xám, khuy đóng kín cổ. Không khác được, đúng anh ả. My Lan chợt ngượng. Chị Thư nói thiêng nhỉ? Nhưng My Lan lại cười mình khéo vẩn vơ.
Rồi My Lan lại muốn về. Chẳng học thì đừng. Cả ngày gồng gánh mỏi nhừ, bây giờ chỉ muốn ngủ. Nhưng, ngồi lẫn với đám đông ở phía ngoài, nán lại xem sao. My Lan ngồi, buộc lại cái khăn vuông.
Người im phắc, chăm chú. Lúc ấy đã xong những mục gì, không rõ. Đến lượt một chị, tóc tết hai bím thõng xuống, bước ra. My Lan nghĩ: “Giá mình được học riêng chị này. Đàn bà bảo nhau thì đỡ ngượng”. Nghĩ thế, ý muốn đi học trở lại trong My Lan.
Một anh bênh chiếc đàn ghi ta lên, doãng bàn tay vuốt dây, vỗ vào tang đàn. Thế là tất cả cùng cất tiếng hát theo hiệu tay chị cán bộ. Lúc ấy, trông ai cũng nét mặt vui, khác vẻ nghiêm nghị vừa nãy. Qua miền Tây Bắc, rồi Chiến thắng Điện Biên, rồi Vì nhân dân quên mình, rồi Nhị Lạng Sơn...
Tiếng đàn, tiếng hát cao thấp. Bài Nhị Lang Sơn kể chuyện Hồng quân Trung Hoa vào Tây Tạng, bài hát Qua miền Tây Bắc các chiến sĩ bộ đội đi giải phóng miền Tây. Chập chùng đỉnh
https://thuviensach.vn
núi Tây Bắc, Việt Bắc... Qua miền Tây Bắc, Núi cách ngàn trùng xa... Suối sâu, đèo cao... Những bài hát trầm hùng, tưởng mình đương với đoàn người vừa đi vừa hát từ những rừng núi, ở nơi cát bụi xa xôi đến.
Mọi người vỗ tay.
Một người nói:
– Giới thiệu đồng chí Trử có ý kiến về lớp học.
Anh ấy đứng ra trước mọi người.
– Theo kinh nghiệm các phố khác, phố ta sẽ chia làm nhiều lớp. Một lớp chưa biết chữ. Một lớp đã đọc viết được. Có phải thế không ạ?
– Phải đấy.
Một người kề quyển sổ ra dưới ánh đèn.
– Bây giờ đến mục ghi tên, chia lớp. Lớp chưa biết chữ ghi trước. Ai chưa biết chữ thì lên đây nào.
Ông Ba Gác lên. Rồi đến Gái. Rồi nhà bác cả Chù. Bác cả Chù và hai cô con gái. Cứ thấy nhà ấy rì rầm kinh kệ ngày đêm như có bồ sách trong bụng mà hóa cũng không biết được một chữ cắn đôi. Rồi bà lang, ông cụ móc cống. Hơn hai mươi đứa trẻ con nữa. Cả chú bé da đen mà bà lang vẫn chỉ nhận là con nuôi.
Đến lượt những người đã đọc viết được một tý, giờ đi học thêm. Anh Bốn xế lô đứng đầu sổ. Anh đọc báo đọc thư được mà chưa qua lớp học nào. Chỉ học mót mà ăn mày được chữ.
Lão Ba Tê ngồi như bụt mọc, rồi nhăn nhó, phân trần:
https://thuviensach.vn
– Tôi sắp đi Văn Điển rồi, học hành làm gì.
Ông Ba Gác trỏ vào ông Ba Tê, nói thẳng:
– Lừng khừng thế kia, mang tiếng cả xóm.
Ông Ba Tê lu loa lên:
– Tôi có đi ăn cắp đâu mà đứa nào mang tiếng. Ai đội mũ lệch người ấy xấu, cứ vỗ ngực, ông cho cứ vỗ ngực đi...
– Liệu hồn, đừng có to mồm. Rồi người ta bới cái đống cứt...
– Bới thế nào nào...
– Câm cái họng. Chưa ai sờ đến miếng ba tê nhà ông xem nó có phải thịt chuột không đấy. Bây giờ không xằng bậy được như thời trước đâu nhé.
Lão Ba Tê sấn lên, người ngồi quanh, xúm lại, kéo cả hai người xuống.
Cuộc ghi tên lại tiếp tục. Rồi, lão Ba Tê ra ngồi tít ngoài gốc vông. Không về, cũng không vào ghi tên.
Một anh, hỏi nhỏ My Lan:
– Tôi ghi tên có được không?
My Lan đáp thông thạo:
– Được.
– Nhưng nhà tôi ở ngoài phố.
– Được mà.
https://thuviensach.vn
Người ấy lại hỏi lại, cho cẩn thận: “Cứ vào ghi sẵn, được chứ nhỉ”. Không biết chính My Lan cũng đương băn khoăn chưa dám vào.
Đã gần mười giờ. Bên kia hồ, chuyến tàu Nam lên, kéo hồi còi sầm sập. Bóng tối, phút chốc rộn ràng rồi lại lắng đi.
Cuộc họp ghi tên học vừa xong. Khuya thế mà một đám còn lại vỗ tay nhảy sạp. Rồi có người kêu rét quá. Thế là cả bọn vội ghếch những đôi sào nứa sơn vằn xanh lên xà trụ sở, cung cúc chạy về.
Ánh đèn măng sông lúc nãy bị hấp hơi đông người, bây giờ sáng trắng ra. Anh Bốn, ông Ba Gác và mấy cán bộ đương châu đầu lại, bàn việc ngày đầu tiên mở lớp.
Một người bước vào.
– Cô My Lan bây giờ mới về à?
Trử quay ra, ngạc nhiên nhận ra.
– Ô, cô... My Lan!
My Lan đến trước bàn:
– Cho em học với.
Trử mừng rỡ:
– Cô học lớp nào?
My Lan ấp úng:
– Em học...
https://thuviensach.vn
My Lan không nói được hết câu, My Lan không biết nói thế nào cho hết câu. My Lan khóc nức lên.
Bốn xế lô ngơ ngác, buột miệng:
– Cảnh sát nó tôm cô à?
Biết lỡ lời, vội chữa:
– À... gì... gì... không khóc thế, cô My Lan!
Chị cán bộ bắt nhịp hát lúc nãy cầm tay My Lan: – Chị ơi, chị học lớp nào?
– Em... em... chưa biết chữ...
Mọi người ngỡ ngàng. Thì ra cô khóc vì tủi chưa biết chữ. Biết thế, nhưng ai cũng làm vẻ bình thản. Có người quay mặt đi. Cô gái bóng bẩy thế mà mù chữ.
Trử khe khẽ:
– Cô yên tâm.
https://thuviensach.vn
IV
hư muốn quên tất cả, nhưng ngày đêm cứ nung nấu, day dứt. Đến giờ thì trở thành hốt hoảng. Có lúc khóc, có lúc bồn chồn, ngồi đâu ngồi một xó. Không muốn bước chân ra thấy ban ngày nữa. Năm ấy, người các
mạn ngoại ô tản cư cả vào vùng trong. Chị em Thư mỗi người mỗi nơi. Thư chạy với những người ở trong ngõ chợ. Trử thì theo bộ đội. Trử vừa mười lăm tuổi, đương háo hức đi.
Chị em Thư cũng không phải gốc người thành phố, dẫu cho thành phố nào cũng người tứ xứ đến làm ăn sinh sống. Hàng Bạc, Hàng Đào, Hàng Bài, Hàng Bông Lờ, Hàng Thiếc - những phố có đình thờ tổ từng làng, từng chi họ các nơi đã đem nghề về Kẻ Chợ, những thợ khảm, thợ thêu, thợ nhuộm, thợ ngõa và cả những nghề mới, thợ giày da, thợ mũ, thợ ảnh. Từ Hà Đông, Thanh Hóa ra, Sơn Tây xuống, Hà Nam lên.
Bố mẹ chị em Thư chết sớm. Cũng không rõ, chỉ mang máng trước kia nhà ở đồng chiêm Chợ Cháy ra, ở vơ vất đầu ô ngoài trại hàng Hoa. Bố thì đi kéo xe, mẹ quảy nước thuê. Còn bé, Trử đã biết mò ốc các ao đầm quanh đấy đem bán ở chợ Ngọc Hà. Lấm láp quá, vẫn nhớ những buổi trưa nắng hoa cả mắt, giữa chiếc lá trang lá súng tròn xanh, có những con ốc nhồi lên ăn nổi.
Lúc ấy, đương nạn đói. Bố mẹ ốm chết đói cả. Rồi Hà Nội khởi nghĩa. Một đơn vị Vệ quốc đoàn ở đầu ô đem Trử về nuôi. Trử được cứu sống.
Rồi kháng chiến.
https://thuviensach.vn
Cuộc kháng chiến mới bắt đầu, người tản cư làm ăn bám vào mấy cái chợ loanh quanh. Các chuyến đò dọc chằng chịt đồng chiêm xuôi ngược những chợ hôm, chợ mai, chợ mới bề bộn ngổn ngang, nơi nào cũng thế.
Thư cũng gồng gánh theo chân người ta. Thúng gạo, thùng mật, bó mía, gánh rau. Nay chợ gần, mai chợ xa.
Hôm Tây nhảy dù Vân Đình, giữa buổi phiên chợ Bồ Nâu. Tây tỏa ra càn lùa người về Quán Quạ, về Cự Đà, Khúc Thủy. Thư trong đám người hỗn loạn, bị dồn về.
Tây mới chiếm lại được Hà Nội, mới ở vòng quanh mấy phố chính. Một cái chợ lom đom ở bên góc Bờ Hồ, giữa đường Hàng Bài. Người hồi cư về trước đi hôi của các nhà vắng chủ.
Ít lâu sau, người về đã đông hơn. Thư đi buôn chè tươi. Chè tươi phải ra các vùng ngoại ô mới mua được, đường sá có phần nguy hiểm. Nhưng ít người đi buôn thứ ấy, nên được giá. Có khi Thư vào Hà Đông, mua đổi vai ở chỗ hẹn, có khi đi mua nhặt, vào tận chợ Trúc. Chè mang về, không đủ mà bán chợ. Chỉ việc đi đưa tháng cho những nhà uống quen, trả tiền trước. Còn thừa mới đến chợ Đức Viên.
Một hôm, Thư ra chợ Trúc. Lính lê dương ở bốt Đại Ơn đương đi càn. Du kích đánh chặn, bắn chết thằng quan ba. Tây cuồng lên, trông ai cũng ngỡ du kích, nó xông ra cướp tan chợ Trúc.
Bọn lính đương dồn đám các chị ra giữa đồng. Thư lúng túng trong đám.
Một người lính khác đột nhiên giằng Thư lại.
Những mũi súng chĩa vào người ấy.
https://thuviensach.vn
– Vợ tôi, đấy là vợ tôi. Vợ tôi đi chợ.
Người lính nọ dắt Thư về làng.
Từ đấy, tháng ngày lại đổi khác.
Tới hôm nay.
*
* *
Và tối hôm ngõ phố ghi tên học, Thư đã có ra đứng trong đám đông. Đến khi Thư nhìn vào, trông thấy có người hao hao giống Trử, em mình. Thế là Thư hốt hoảng về ngay. Hôm sau, Thư lên phố cả ngày.
Mấy hôm sau, đến khuya, Thư mới về. Thư đứng lại phía ngoài. Trên khe cửa lều My Lan còn ánh đèn. Thư bàng hoàng. Thư cứ lúc phân vân, lúc ngơ ngác, tự mình cũng không biết rồi nên thế nào. Sau cùng, Thư vào.
Đi qua bờ rào ngoài, Thư hỏi bà lang thuốc ê một câu không có chủ định:
– Cô My Lan có nhà không, bà lang ơi!
Rồi Thư len lén vào. Cô ả thức, đương nằm khoèo trong góc nhà. Và đương mở xem một quyển sách.
– A chị Thư đi đâu hôm nay mới về? Không ở nhà mà ghi tên đi học. Em ghi tên rồi.
My Lan chồm dậy, kéo Thư ngồi xuống.
– Em bảo chị chuyện này nhé.
https://thuviensach.vn
– Chuyện gì?
My Lan thì thào:
– Bói quẻ năm mới.
Thư thở nhẹ, trong lòng nguôi một nỗi bồn chồn. Thư gượng nói pha:
– Chả thiết nữa!
Tuy vậy, Thư cũng cầm quyển sách lên. Thư không biết chữ, mà cũng chẳng lạ quyển sách ấy. Đó là quyển sách có mấy tờ, tên là “Đời người một năm một tháng một tuần một giờ”.
Vợ lính, me Tây, gái giang hồ đều có quyển sách bói Tây này gối đầu, cả những người không biết chữ cũng thuộc. Cuộc sống nhốn nháo, thay đổi từng lúc, đẩy mọi người đi tìm số mệnh. Các cửa đền, cửa miếu, các nhà thầy bói, thầy tướng tay tướng mặt, đoán tử vi, đông người ra vào.
Nhưng bây giờ thì sao. Thư ngồi thừ người. My Lan cũng đăm đăm, nghĩ ngợi. Quyển sách chẳng qua cũng chỉ để làm trò, như đầu năm đi bói cải lương. Vui thì cười, buồn thì vơ vẩn nghĩ một chút, đời vẫn là đời. Chứng mình đã trải lắm nỗi, cũng chỉ phân vân thoáng qua. Rồi My Lan cũng không đưa quyển sách cho Thư mở bói như lúc nãy định thế.
My Lan mỉm cười, chăm chú nhìn Thư.
Thư đập vào vai My Lan, hơi bực:
– Tao làm sao mà mày nhìn lỗ đáo mắt ra thế?
https://thuviensach.vn
Nói vậy, nhưng Thư cũng lo lo khi thấy My Lan vẫn chưa trả lời. Lúc nào Thư cũng sắp giật mình.
My Lan hỏi Thư:
– Thằng Lâm đâu?
– Ở đằng kia.
– Đằng nào?
– Chị lại xích nó ở đâu rồi. Đừng nhé.
– Không. Nó ở chơi đằng Chùa Vua ấy mà.
– Này em bảo thật, đừng có xích trẻ con nữa. Nó hư thì bảo nó thôi. Bây giờ không cho làm thế đâu.
Thư cứ ơ mặt nghe My Lan giảng giải, không cãi, cũng không trả lời. Rồi My Lan lại chăm chú nhìn Thư. Thư có vẻ thảng thốt, áy náy.
Nhưng My Lan đã hấp tấp, như chợt nhớ điều gì.
– Chị Thư à, anh Trử, anh cán bộ ấy mà, anh vào ngõ, đi thăm từng nhà...
Thư nghẹn ngào nhìn My Lan.
– Anh ấy trông thấy cái ảnh của chị.
Thư kêu lên:
– Sao cô lại đưa ảnh tôi ra?
My Lan cười:
https://thuviensach.vn
– Chị vẫn để kia thôi.
Thư buông tay, hoảng hốt đến độ hai con mắt chớp chớp và hai bàn tay mở to, vuốt lên vuốt xuống mặt chiếu mà không biết.
My Lan nói tiếp:
– Sao giống chị anh ấy thế. Anh ấy bảo thế.
Thư nói trong tiếng thở dài:
– Đời thiếu gì người giống nhau.
– Nhưng anh ấy lại bảo chị anh ấy chết rồi, chết đã bảy tám năm nay.
Thư bâng khuâng, oải đi, như người ốm, lơ đãng nghe. My Lan vẫn thản nhiên nói:
– Anh ấy buồn mãi. Bảo nhà có hai chị em, bây giờ chỉ còn một mình.
My Lan nói anh Trử kể rằng năm ấy anh Trử được tin Pháp nhảy dù Vân Đình. Từ đấy, không được tin tức nữa. Có người lên nói lần nhảy dù ấy Tây giết nhiều người lắm. Chắc chị chết ở đấy rồi.
My Lan lại mỉm cười nói:
– Đời cũng lắm cái oái oăm, chị ạ. Không ngờ mà cái anh gặp ở cửa đền Ngọc Sơn đêm ba mươi em về đã kể chuyện với chị lại là cái anh Trử này. Buồn cười nhỉ?
Thư không buồn cười được, Thư cố bình tĩnh, như nói tiếp câu lúc nãy đương nghĩ:
https://thuviensach.vn
– My Lan ạ, tôi vẫn định nói với cô, bấy lâu cô cho mẹ con tôi ở nhờ.
– Chị dọn đi à?
– Ừ, chị đi.
– Chị đi đâu?
– Chẳng nói My Lan cũng biết cảnh tôi chỉ sống được quanh cái chợ Giời. Tôi lên đằng ấy để tiện chạy chợ. Tôi đã định nói với cô từ trong năm.
– Nhưng mà vội đâu thế. Năm sớm mà.
– Ừ, là nói để cô biết, hôm nào tôi không về thì cô yên tâm.
Lát sau, Thư lại đi. Thư nói ra tìm thằng Lâm. Sợ nó lại theo bọn du côn đi chơi. Thư đi khỏi, My Lan còn bó gối ngồi một lúc, nghĩ về Thư và mình.
Năm ấy, chỉ độ mười ba mười bốn tuổi, cô bé đi ở cho nhà người ta. Đêm Hà Nội nổ súng, lạc giữa đám người bị vướng lại. Rồi lại đi ở, rồi mấy năm sau, thành gái nhảy. Điều ấy hầu như số phận của những người bơ vơ giữa cái thành phố loạn những cạm bẫy ăn chơi, những lính tráng vừa thoát chết về. Ai đặt cho cô cái tên Lan mỹ miều. Một người nào khác thêm lên đầu một chữ ngộ nghĩnh và hợp mốt, Mít (miss) Lan. Dần dần, chữ Mít Lan, thành My Lan, cô My Lan dịu dàng.
Rồi thế nào nữa đây.
Nhưng, thoáng nghĩ lại, My Lan không thấy chua xót, chán chường như mọi khi.
https://thuviensach.vn
My Lan cúi xuống. Thấy cái quyển “số mạng...” còn trên gối. My Lan ném toạch quyển sách xuống đất, mỉm cười một mình.
*
* *
Tứ đến chơi.
Người bạn chải chuốt ấy của My Lan, cả cái ngõ không lạ. Chỉ lạ sao người như ông ấy mà còn ở đây.
Thỉnh thoảng, Tứ vẫn đến. Thời ấy, ăn mặc sang hết cỡ vào cái bãi rác này, tuy trái ngược màu sắc, nhưng cũng không có gì là mới. Bởi vì, nhiều người các loại ra đường cũng chải chuốt chẳng kém Tứ. Quần áo thì mua ở chợ Giời, hay đi trộm cướp được, không biết thế nào. Có người chui ở cái lều che ni lông ra, đứng lên, đã ra công tử đầu bóng, sơ mi kẻ, giày Hồng Kông bít tất đỏ. Ở đất màu mỡ riêu cua, rách rưới nhăn nhó chỉ chuốc được đống nước bọt vào mặt. Phải quần lành áo tốt mới đi vay, đi lừa được. Người diện công phu như Tứ, không biết người có của hay người đi vay.
My Lan còn co ro trên cái giường lộn xộn những bít tất, khăn quàng màu. Mái tóc mới uốn lại ở hiệu Mỹ Lệ hôm cuối năm, cong sóng gọn trong cái khăn vuông mấp mé thò ra từ một đống đụp hai ba cái chăn lính màu cứt ngựa đã rách lướp tướp.
Tứ không để ý những vặt vãnh đó, bệu dệch lung tung của người ta bỏ lại, nơi nào chả có. Mùi nước hoa đắt tiền lẫn với mùi thum thủm nước cống, hai lỗ mũi ngửi thấy mùi khác nhau ở chỗ này cũng là sự thường. Mọi khi, đến thấy trẻ con, Tứ hay cho tiền.
https://thuviensach.vn
Tuy vậy, hôm nay khác mọi khi: không đứa nào chạy xúm quanh Tứ.
Tứ bật ngón tay, gọi:
– Ê, ê, mở hàng, mở hàng này...
Những đứa đứng đằng xa, cười ầm:
– Chúng mày ơi! Ra xem Tây tung tiền.
Bọn trẻ xúm lại. Cũng chỉ đứng yên xem, không chìa tay. Tứ chưng hửng.
Rồi Tứ dửng dưng vào nhà My Lan.
Tứ hỏi:
– Ngủ hay ốm đấy?
My Lan mở mắt, uể oải:
– Không.
– Năm mới xuất hành chưa?
– Chưa.
– Đi Hồ Tây nhé?
My Lan lắc đầu.
Năm tháng qua đi, ngày ngày gặp những cảnh quanh mình, toàn những người ác mà nói ngọt, người rủ rê, người bỏ rơi, người bị rơi, rồi lại người tán tỉnh, đời cứ rồng rắn đầu bắt đuôi như thế. Đến lợm giọng rồi. Đêm qua, ném quyển “số
https://thuviensach.vn
mạng...” xuống đất, rồi lại nhặt lên và My Lan đã khóc - nước mắt với nụ cười lẫn lộn.
Tứ đến, My Lan trông ra thấy cái mặt bóng nhờn, My Lan rợn người, My Lan rùng mình, nghĩ gợi lại màu xám nhợt như mặt Tứ trông ban ngày.
Hồi ấy, My Lan gặp Tứ ngoài Tiên Yên. Tiên Yên - nơi đồn trú quan trọng đầy các thứ lính, từ lê dương đến “ta–bo”, ở Phòng ra, dưới bể lên, đợi đi trận vùng Đông Bác. Những người gái nhảy “biên thùy” được xếp lên xe tải, theo lính và súng đạn, đồ hộp, rượu, chăn áo nhà binh cuốn ra đấy. Hợp đồng đi “biên thùy” các cô đã ký với nhà thầu từ Hà Nội.
My Lan gặp Tứ một tối nhảy ở “xéc” trên đồi trại chính. Vừa gặp, cũng là mang ơn nữa. Chị em được chủ “ba” thầu đi “biên thùy”, ra đây, bọn nhà binh lại định đưa các cô vào lẫn với B.M.C.[1], có cả điếm da đen. Chúng nó lại sắp đem một số chị em về Kiến An rồi lên tàu bay đi vùng núi ở Sìn Hồ trên Lai Châu. Các cô khiếp quá.
Nhưng Tứ can thiệp, chủ “ba” không dám ăn tiền thêm để gạ, để dọa các cô - mà bọn Pháp cũng thôi. Chị em thì thầm: “nó” là Phòng Nhì mặc “xi vin” ra Tiên Yên mới có thế lực vậy.
Cho đến năm trước, Tây đã rút xuống Phòng còn ở một trăm ngày, My Lan chạy khắp Hà Nội rối rít trong đám người định đi hay ở lại. Giữa đường, gặp Tứ.
My Lan hỏi Tứ:
– Anh chưa đi à?
Tứ chép miệng:
https://thuviensach.vn
– Mình trốn ra vùng tự do mới về. Tây không biết đâu mà bắt đi Nam được. Bây giờ mình cẩm như KC[2] rồi. KC thì ở đây chứ đi đâu!
Tứ làm gì, My Lan không rõ. Cũng không muốn hỏi. Anh ta vẫn ăn mặc ra trò. Giày đen, mũ phớt không thắt cà vạt nhưng sơ mi cổ cứng, quần đứng nếp thẳng.
My Lan biết bọn Phòng Nhì nói dối như cuội, nhưng cũng cứ hỏi:
– Đi hay ở? Xuống Hải Phòng còn được đấy.
– Đã bảo anh ở lại với My Lan mà.
– Đừng có màu!
Từ hôm ấy, thỉnh thoảng lại gặp. Trong đời giang hồ, khi vui nhất cũng đượm buồn. Mà đã ngán thì ngán đến kinh, vứt hết, chẳng thiết.
Tứ đến. My Lan có cảm tưởng ghê ghê, như khi nhớ lại cái vòi nước nhà xăm, đứa nào rửa ráy xong chẳng buồn khóa, nghe qua tường rõ tiếng nước rỏ tanh tách, khó chịu đến buồn nôn.
Tứ lại nói:
– Đi Hồ Tây mà.
My Lan nguỷu mặt, giọng tất tưởi:
– Không!
Vẻ không bằng lòng, Tứ hỏi:
Ố
https://thuviensach.vn
– Ốm à?
My Lan không đáp. My Lan đã ngồi dậy, bó gối ngồi lơ đãng nhìn ra. Chưa bao giờ Tứ tưởng có lúc My Lan không làm theo ý mình. Nhưng My Lan cũng như đám trẻ không chìa tay xin tiền lúc nãy, mà Tứ không để ý. My Lan nghĩ: “Tưởng có tiền thì gọi êu êu người ta cũng phải đến à? Không đâu, tôi đã bảo cho anh biết thế từ cái phong bao tôi ném lại đêm giao thừa ở nhà con Kim Kim mà. Không, không không...”.
Quả là Tứ chỉ quan tâm việc mình định làm. Không được thì phát bực. Toan bước ra, nhưng lại ngồi xuống, nhoẻn miệng cười:
– Để hôm khác vậy nhé!
Rồi Tứ sang chuyện khác.
– Này cái thằng mà My Lan kể gặp phất phơ tối hôm giao thừa ấy. Mê nó rồi à?
My Lan nhanh nhảu vui vẻ nói:
– Hóa ra “cái thằng ấy” là cán bộ.
– Gặp lại à?
My Lan lúng túng:
– Về dạy học tận ngõ này.
Tứ im lặng, nhìn My Lan, nửa nghiêm:
– Được đấy, quen nhau đi.
Rồi Tứ rút trong ví ra một đệp giấy bạc, đưa cho My Lan:
https://thuviensach.vn
– Cầm lấy mà tiêu. Cứ làm quen tự nhiên. Không ghen đâu. Còn khi phải dùng đến.
My Lan cười gượng, khó chịu. Tứ chợt nhận ra cái cười hơi lạ. Có thể không phải vì mình. Cũng không vì những tờ giấy bạc. Nụ cười của My Lan cho Tứ cắt nghĩa được những băn khoăn của Tứ từ hôm nọ. My Lan bây giờ có vẻ khác.
Tứ là người xưa nay chắp tay vái một câu của Béc-na Phôn[3], chỉ phục một câu thôi: “Dù cho một trăm năm nay, những người thực dân Pháp có làm gì cho Đông Dương hay không thì người lính Pháp cũng chẳng cần biết, họ chỉ biết họ đến đây vì đồng tiền”. Tứ ngạc nhiên đấy, nhưng cũng vẫn ngờ ngợ. Bởi vì đồng tiền, sức mạnh đồng tiền kia mà. Được, hãy để đấy.
Tứ đứng dậy:
– Về nhé.
Tứ bước ra. Còn nghiêng mắt nhìn lại đệp bạc trên đầu chõng, cạnh cái chăn rách. Ý nghĩ cho là My Lan có gì khác lại át đi trong tiếng cười thầm: “Đói rồi, con ạ. Nhưng cá còn lượn, cá làm bộ nhìn mồi”.
– Anh Tứ!
– Thế nào?
– Anh cầm lấy.
– Sao thế?
– Không sao cả.
https://thuviensach.vn
Tứ bình thản quay lại, cầm nắm giấy bạc, bỏ vào túi quần, rồi cười: “Mê KC rồi a?”, rồi lẳng lặng đi ra.
Trong ngõ, chốc lại có người đi qua. Ở bãi rác, người ta đi làm ngay từ hôm Tết. Bà bún riêu nói Tết ra ai cũng háo, thích ăn bún, bán được hàng.
Tiếng ông Ba Gác ê a.
Trèo lên cây trắc, ngắt ngọn đinh lăng
Anh thương em thương trắc không phải thương lường Chẳng tin em hỏi lại phố phường mà coi
My Lan chợt mỉm cười một mình.
Giờ này, mọi khi, ông Ba Gác có nhà đâu. Hôm nay còn hơi hướng Tết, ông Ba Gác đi làm muộn. My Lan tưởng như lão ấy ở tít đằng kia, nhưng trông thấy Tứ đi vào rồi đi ra. Lão ấy hay tò mò lắm. Chẳng thế lại làm ban trật tự ngoài phố. Có lẽ lão ấy muốn hát xỏ, mỉa mai mình.
*
* *
Trử vào ngõ ấy.
Phía sau mảng tường loang lổ, từng mảnh trời vuông. Vào bãi rác, thấy chỗ nào che miếng ni–lông, cái khố tải hay giấy dầu, biết đấy nhà người ở. Những gò rác bao quanh, cao hơn nóc lều. Chỗ này là mụn nhọt để lại.
Gió ào qua những cành vông, những mái lều lật bật, lởm nhởm, xởn lên. Một vùng xám ngắt, như đuổi bạt buổi chiều ở
https://thuviensach.vn
đâu đến sớm hơn mọi khi.
Đến chỗ vách tối trống huếch, nhớp nháp, Trử phải bật một que diêm nước ngoài dài và sáng vừa một que đóm hút đủ mồi thuốc lào.
Rồi hỏi to:
– Cô My Lan có nhà không?
– Ai đấy?
– Tôi.
– Mời anh vào chơi.
Trử ngồi xuống. Bóng Trử im lặng. Ở Tiên Yên, ở Thất Khê, ở Lạng Sơn, My Lan đã thấy chúng nó khiêng về nhà thương những lính chết. Có thằng, hôm trước còn ngoe nguẩy, hò hét, uống rượu như tắm, hôm sau đã ra tha ma. Hỏi bảo nó đi “ba tui” bị Việt Minh giết. My Lan không trông thấy Việt Minh bao giờ. Nhưng nghe hai tiếng Việt Minh đã sợ.
Không ngờ Việt Minh lại là những người hiền lành. Bây giờ, Việt Minh là người thanh niên chân chỉ, đúng mực. My Lan chưa bao giờ quen một người chững chạc như thế. Ý nghĩ ấy làm cho My Lan mỗi lần gặp Trử, tự nhiên được yên lòng.
Trử nhìn quanh, hỏi:
– Cái ảnh hôm nọ đâu, hả cô?
– Chị ấy lấy đi rồi.
– Tôi định đến xem lại. Sao ảnh giống chị tôi thế.
https://thuviensach.vn
– Chị anh chết rồi cơ mà.
Trử ngồi im.
Lát sau, Trử nói:
– Anh Bốn có cho tôi biết qua về My Lan. Không sợ, xã hội bây giờ khác. My Lan cố học, có văn hóa rồi đi công tác, dễ thôi.
[1] B.M.C (Bordel mobile de campagne): Gái điếm lưu động ở mặt trận.
[2] KC (kháng chiến) tiếng lóng, một số người thành phố hay dùng gọi cán bộ, lúc Hà Nội mới giải phóng.
[3] Bernard Fall, tác giả phóng sự "Đông Dương 1946 - 1962".
https://thuviensach.vn
V
hủ nhật, trong bãi rác cũng như thường ngày. Từ tơ mơ đất, Bốn xế lô đã khuân miếng ván gỗ ra bắc cầu rồi đẩy cái xe qua rãnh nước trước cửa. Cả ngõ nghe tiếng bánh xe nhảy qua chiếc ván khấp khểnh kêu lục lục. Bốn xế lô đi làm sớm.
Nhưng ở ngõ này, một việc mới, tuy mới với đây nhưng các nơi đã thành nếp. Ấy là khoảng tám giờ sáng, ông Ba Gác vác cái loa đi dong ra dong vào. Bây giờ các phố lên Hàng Thiếc sắm cái loa dài thuỗn, có quai, như chiếc phễu to. Ông vệ sinh viên bước thong thả, chốc lại đứng, dóng loa lên: A lo... A lo... Mời bà con ra tổng vệ sinh... A lo... Mời bà con ra tổng vệ sinh cho mỹ quan thành phố... A lo...
Năm trước, rau sam, dền dại, cây ké mọc xô lên ngang vách. Có người đi đêm đã bị rắn mai gầm ở ven hồ bò vào cắn chết. Tệ nhất đường cái, cứ tối đến, hầu như biến thành chuồng xí. Sáng ra, la liệt những gói giẻ, những túm giấy báo. Tiếng chửi rủa om lên. Sáng mùa hè, hàng đàn nhặng bay đứng cánh tròn như cái mâm tụ lại trên đầu mọi người, tiếng vù vù như tiếng cối xay. Nhà đã ẩm, thế mà đành phải đến tối mới dám mò mẫm ăn cơm để tránh ruồi nhặng, - nếu không thì phải buông mành kín mít.
Vệ sinh đường xóm xong, Trử ra hồ cọ rửa tay chân. Rồi Trử vào nhà anh Bốn xế lô. Trử đã hẹn Mỹ Lan lên khu Hàng Cỏ hỏi công việc.
https://thuviensach.vn
Sau cái mành cửa, Gái - vợ Bốn xế lô, ngồi thỉu mặt, chống xuống đất cả con dao cùn vừa nhặt cỏ. Trử toan hỏi: “Chị Gái chưa đi làm à?”, nhưng rồi thôi. Câu xã giao có thể vào lúc không hợp. Nét mặt Gái đang đăm đăm. Trử đến nhà Bốn xế lô nhiều lần, đã biết vợ chồng nhà này hay giận nhau vặt. Vợ chồng nhà ấy chưa có con, nên vẫn nhấm nhẳn lối trẻ con. Có hôm Bốn cáu sườn, ngủ ngồi luôn trong cái xe bít kín cánh gà để ngoài bụi lau.
Vợ chồng Bốn xế lô có một nỗi buồn âm thầm, thành những dằn vặt không đâu. Vợ chồng lấy nhau có đến mười năm rồi, vẫn hai người hai bóng. Mới đến lần đầu, Trử để ý cái nhà tuy tiều tụy, nhưng có bàn tay người trật tự, khéo, gọn, đâu ra đấy. Cái phản, chén nước sạch bóng. Nhưng khi biết vợ chồng nhà ấy hiếm muộn thì dần dần lại thấy cái gọn sạch kia lạnh lẽo, cô đơn quá, lại muốn giá nhà này được có tay chân trẻ con nghịch ngợm, xô lệch một chút thì vui hơn.
Thế rồi, bực bội, khó chịu, vợ chán ở phố phường, muốn về quê. Lần nào chị ở quê ra cũng kể bao nhiêu chuyện mới lạ trong làng. Ai bây giờ cũng có ruộng. Ở quê bây giờ chắc chắn nhất. Mình không vướng phú nông địa chủ, sao không về quê. Nhưng Bốn cứ lừng khừng, ậm ừ.
– Khốn khổ, kiếm cơm trên bãi bùn này thì chỉ có bùn chứ đâu ra cơm.
Những người ngày ngày cầm cái xiên cái móc ra kiếm ăn bãi rác, đã bỏ đi đâu cả. Người khác lại từ những ngóc ngách nào các nơi lần ra đây, không ai biết. Có người bới ở đầu hồ, chỗ rác mới vừa đổ. Có người chỉ moi lại những chỗ rác đã lì để lấy mảnh chai. Cái mảnh chai, cái giẻ rách, chiếc giày vải tã, một mẩu gỗ con con, tất cả những thứ vứt đi, mà những xe rác đã chọn lấy một lần rồi bỏ vào cái giỏ treo lủng lẳng đầu càng
https://thuviensach.vn
xe, những người này lại bới, tìm lại cái gì còn lấy được. Cứ cách ấy mà sinh sống qua ngày, bao năm nay. Những bàn tay xám như đống rác. Cả ngày mày mò bới mót trong cái bãi bốc hơi nóng hâm hấp, nằng nặc. Đứng yên, khó lòng nhận ra trong bãi chỗ ấy có người.
Gái vẫn ngồi đấy. Gái kể chuyện ở trong làng đương gặt thế nào cho Trử nghe. Gái kể thích thú, cứ nói liên liến, không biết người nghe có nghe hay không. Trử ngồi phản trong, chịu chuyện. Thỉnh thoảng, điểm một tiếng “thế à”. Gái lại nói. Vui, khác hẳn cái mặt ỉu xìu lúc nãy.
Ngày mùa đông nắng to. Gió hây hây, trở nồm, vừa ấm vừa nhẹ, bớt cóng giá. Đã nghe tiếng đàn chim vành khuyên ríu rít bay qua trên bãi xám xịt ngổn ngang.
Trử nghe tiếng My Lan hỏi phía ngoài:
– Có anh Trử trong nhà không, hả chị?
Gái đáp ra, trống không:
– Không biết.
Trử lạ. Mình ngồi đây mà chị ta lại bảo không biết. Có thể Gái ghét cán bộ, mà mấy lâu nay Trử không để ý. Nhưng My Lan đã bước vào. Vì My Lan đã trông thấy Trử.
Vừa lúc ấy, Trử nhìn Gái, gặp một phía lòng trắng con mắt đảo theo My Lan và khi thấy Trử để ý thì quay đi.
Trử đứng dậy, hỏi My Lan:
– Ta đi chứ?
– Vâng ạ.
https://thuviensach.vn
Gái vào góc nhà lấy cán chổi ra quét lia lịa. Trử hiểu cái lối tai ác của những người hàng rong, đã không ưa mà thấy mặt, thì quét nhà, chửi cạnh, đốt vía, ném muối. Hình như My Lan không để ý thế. Cũng may.
Hai người đã đi được một quãng, qua hồ, ra tới phố. Những việc vừa rồi khiến Trử không vui. Trử cứ đi, im lặng.
My Lan nói:
– Nó lấy chổi quét em đấy, anh ạ.
Ra My Lan cũng biết. Trử càng thấy thương My Lan.
Hai người vừa đi khỏi, Gái quăng cái chổi, lại ngồi thừ mặt. Cũng chẳng thù hằn gì cái con giang há ấy. Đương chuyện với anh ấy cho khuây khỏa cái bực mình, nó dẫn xác đến. Chỉ làm tấy thêm cái bực sẵn. Gái đương bực bội tất cả. Cả bãi rác rưởi kia đã nuôi chị, đã cho vợ chồng chị nương thân, bây giờ đâm ra ghét kinh! Không muốn ở một mảy nào nữa. Mỗi lần về quê ra, cứ như từ nơi thanh thoáng về chỗ tù tội. Quang cảnh quê tạnh tiếng bom tiếng súng, bây giờ đâu đâu cũng làm ăn đông vui, nhà nào cũng con đàn con đống - những người bằng chà bằng lứa mình ít nhất cũng có tý nhau, đứa lững thững, đứa ẵm nách. Nghĩ mà tủi. Rồi lại cáu gắt, buồn thêm. Thế là đâm bẳn, to tiếng với chồng.
Có người dắt xe đạp vào ngõ. Tiếng xích xe đạp lách tách dừng ngoài bờ rào rồi có tiếng người hỏi vào:
– Tôi hỏi thăm...
Gái nhìn ra, thấy một người đã đứng tuổi, mũ và quần áo ka ki mới vàng tươi. Bác ấy dắt chiếc xe đạp đen nhoáng, cao gồ. Người to lớn, khuôn mặt bè bè, đỏ gắt như người đi nắng
https://thuviensach.vn
nhiều. Cái khung xe lênh khênh thế mà tựa vào người, cũng chỉ thấy vừa phải.
Thấy người vẻ cán bộ. Gái nhanh nhảu hỏi:
– Bác hỏi gì ạ?
– Tôi hỏi thăm nhà anh Bốn...
– Bốn nào kia, đây thì nhiều Bốn.
– Nhà anh Bốn làm xích lô.
Gái cười:
– Thế thì Bốn nhà cháu rồi.
Bác ấy đứng sững, nhìn quanh rồi nói to:
– Ồ, thế này mà tôi không nhận ra. Đúng, ở chỗ mấy cây vông vào. Trí nhớ mình bây giờ kém quá.
Gái hơi ngạc nhiên vì câu nói có vẻ như người quen biết cũ. Nhưng Gái không đoán ra ai. Cả ở nhà quê, Gái nhớ, không có ai người đi cán bộ như thế này.
Gái hỏi:
– Bác hỏi đồng chí Trử ạ?
– Không, tôi hỏi anh Bốn. Anh ấy không có nhà à? – Vâng, nhà em đi làm.
– Độ bao giờ về, hả chị?
– Hôm nay chủ nhật thì tối mới về.
https://thuviensach.vn
– Thế tối tôi đến. Nhân thể, tôi về Hà Nội họp. Còn thì giờ. Tối tôi đến, tối tôi đến.
– Thế... thế bác ở đâu?
Bác ấy đã quay xe ra và nói với lại:
– Tối thế nào tôi cũng đến chơi mà...
Những nghĩ ngợi và đoán phỏng về người cán bộ vừa hỏi thăm đã khiến Gái nhãng những bực mình không đâu.
Gái vào xó nhà, lôi lên ba bốn cái xiên sắt. Rồi lấy đầu xiên móc ở gầm giường ra đôi giày vải. Cái giày người ta vứt đi, đã nằm chết ở bãi rác, được đem về, lại vá, lại cạp, lại đi được, nhưng cũng chỉ để đi mót rác, bởi mỗi khi lồng giày vào chân, thì cả mép, cả đế lại phải quấn tròn thu lu thêm những mẩu giẻ rách, thừng chão, bù xù lên như giày tướng tuồng chèo rạp Lạc Việt.
Gái đụp thêm cái áo bông, không biết cốt khố tải hay cốt bông, cốt dạ. Nhưng vỏ ngoài thì lợp cà sa loang lổ những miếng vải, miếng ni lông, cái xanh, cái bóng trắng, cái đỏ. Những miếng nhặt từng chỗ ở bãi rác rồi phơi lên, - Như ai đi qua bãi thường thấy phơi từng đám giẻ và ni lông rách như thế. Mỗi mụn của mỗi người bỏ đi, thế mà lại dùng được. Như cái áo bông trăm miếng của Gái.
Ra bãi móc rác, mặc thế, đứng lẫn với rác. Nếu không nhúc nhích, đàn chim sẻ không biết, có thể sắp đậu xuống cả lưng, cả đầu.
Lúc này chỉ còn chăm chăm ra bãi. Gái thế, vui buồn như mưa nắng, như đồng bóng. Người ta bảo người muộn con hay có tính chập chờn ấy.
https://thuviensach.vn
Lại có một người vào ngõ. Cái ngõ vắng, ai thoáng vào cũng biết. Gái nhận ra: “A con mẹ Thư. Sao nó gầy xọp đi thế. Chắc hồi này đét dõm”. Rồi Gái lại cúi xuống, quấn giẻ thêm vào giày cho ấm và không chú ý.
Thư lừ rừ đi vào. Cái ngõ đã tổng vệ sinh, quang quẻ hẳn. Nhưng sự lạ ấy cũng chỉ thoáng qua, Thư đi rón rén, hai vai cụp lại, nem nép. Thư không muốn trở lại đây, mà phải trở lại. Thư sợ gặp ai. Thư sợ tất cả. Trời ơi, Thư sợ gặp cả em. Nhưng mà lúc nào Thư cũng nghĩ đến em. Trên đời bây giờ chỉ còn có hai chị em.
Thư đến trước nhà Bốn xế lô. Thư rụt rè nhìn vào. Thư hỏi:
– À... chị... tôi hỏi...
Gái bực: “Hỏi... hỏi cái con khỉ... sắp đi, lại gặp gái”. Tuy vậy, Gái chỉ bốp chốp hỏi lại:
– Gì thế?
– Chị Gái ạ, cái nhà anh cán bộ...
– Đồng chí Trử à?
– Vâng... vâng...
Gái nghếch mặt, nói một cách chán chường:
– Ấy cái nhà cô giang há, con My Lan ấy mà, nó vừa quắp đồng chí ấy đi rồi.
Thư đứng lặng.
https://thuviensach.vn
Gái điềm nhiên, đi ra bãi.
Ngoài bãi rác nắng to. Từng đàn chim sẻ, bay lượn nhấp nhô quanh những mỏm rác cao, những thùng xe ô tô đứng chổng vộc lên đổ rác xuống, đương gầm gừ lùi ra. Cái xe vừa ra khỏi đám bụi mù mịt, người đã rùng rùng chạy tới chui vào, hoa xiên lên bới.
Gái không chạy lại, vẫn cắm cúi làm ở đằng xa. Gái hì hụi móc nốt cái hố hôm qua. Những chỗ rác đã mịn, bết, sắp thành đất không còn cái ăn nổi trên mặt như rác mới đổ, người ta đào kiếm mảnh sắt, mảnh chai.
Miếng sắt gỉ, miếng thủy tinh nào cũng bán được. Mảnh chai, miếng giẻ, miếng đồng, miếng sắt tây đem về chất đống trong gầm giường. Gái không ngại một cực nhọc nào. Có lẽ, cũng như số kiếp phải cúi đầu của những người ở ngõ này, cả đến bà lang thuốc ê hay vợ chồng nhà anh bán máu lấy miếng ăn cũng không ai nghĩ khác cái việc tận tụy tối ngày thế. Nhưng cứ sống vạ vật trên đống rác thế này à? Không biết thế nào, nhưng không thể thế này được. Về làng thấy công việc đồng áng, làm tới tấp như diều, càng đâm nghĩ. Mình vốn người đồng áng. Ngày trước, một tấc đất chẳng có, bây giờ về lúc nào, được ruộng lúc ấy. Sao không về? Ở rúc ráy đây đến chết già? Nghĩ đến thế, lại giận chồng, giận chồng ương bướng...
Nhưng nghĩ thế thôi, việc làm cứ phải làm. Gái ngồi thụp vào hố, gõ kịch kịch, kéo một cái chai ra. Rồi, quăng lên đống vỏ chai lởm chởm phía trong. Cái chai ném mạnh, như cái tức mình, vỡ choác một tiếng.
Một đàn chim sẻ sà xuống, hốt hoảng bay hắt lên.
https://thuviensach.vn
Có tiếng thét:
– Đứa giời đánh nào ném thế!
Gái trông ra, chẳng thấy ai.
Giữa bãi, nắng quáng mắt, người lẫn rác không trông rõ. Đến lúc nghe một câu quát nữa: “À con mẹ chết mất giống!”, bị câu quát đích danh ấy Gái mới nhận ra lão bẫy chim sẻ - không biết từ lúc nào, đã đến ngồi thu lu ở chân đống rác. Tay lão nhăm nhăm cầm dải lưới. Nếu không phải cái chai ném lên, chắc đàn chim sẻ ấy đã sà vào, được giựt rồi. Nhưng cái này mới điên tiết! Gái đã chôn chân cúi cổ ở đây từ lúc nảo lúc nào, Gái đến trước. Nó đến sau thì mặc xác nó, ai biết đâu!
Bây giờ mới trông rõ, đấy là lão Ba Tê.
Hồi này, gánh “Ba tê ô lê bánh tây” của lão điểm thêm đĩa chim sẻ rán. Người đi quăng lưới bẫy chim sẻ khắp nơi. Ở chợ, có bán từng xâu chim đã vặt lông sẵn. Hàng quán có chim sẻ rán - món ăn mới quen. Chim trời cá nước mà thành tiền. Thỉnh thoảng, lão Ba Tê lại đi bẫy lưới chim sẻ.
Lão Ba Tê cũng biết vậy, nhưng ức quá, lão phải chửi. Mấy hôm mất nắng, chim gi chim sẻ không đi ăn. Bây giờ mới được một ngày hẩng. Vừa thả lưới, mãi mới có một đàn sẻ mon men. Được thì lấy may, hụt thì đến xúi quẩy cả ngày. Thế có ức người ta không.
Lão Ba Tê lại nghiến răng:
– Con mẹ chết mất giống nhé!
Lão Ba Tê vừa làu bàu rủa vừa cuốn cái lưới lại, nhét vào chiếc cặp da, định đi chỗ khác. (Nếu chỉ thấy lão cắp cặp, có thể
https://thuviensach.vn
tưởng là ông công chức mất việc đã luống tuổi). Nhưng lão chưa đi vội. Lão còn đứng lại, vênh bộ ria trê... Con mất giống... con mất giống... lão như nghe câu rủa thâm thiểm của mình bằng mũi. Rồi lão cười khảy.
Gái điên tiết, té tát chửi réo lên cái thằng “râu lông chó”. Lão đủng đỉnh nói:
– Ai chả biết bà là vợ ông trưởng phố, bà bây giờ chửi ai chả được.
Lão Ba Tê trả lời mát mẻ và Gái đối đáp thế cũng là có tích cả. Râu tóc để bù xù vì trước kia lão trốn đi lính “động viên”. Đã già rồi cũng phải làm thế, Tây bắt đi lính tuốt. Người ta gọi đùa đấy là bộ râu “chống càn”. Nhưng thực cái lão phải gió ấy, nếu cắt tóc cắt râu đi, hai con mắt thao láo đảo điên như mắt trộm ngày.
Gái sấn sổ:
– Ừ, trưởng phố đây. Trưởng phố sắp vào khám ba tê thịt chuột nhà mày, sắp cho mày tù mọt gông, biết chưa.
Chích đúng nọc, lão Ba Tê im bặt.
Trong những năm đen tối, ba tê của lão pha thịt chuột, chẳng ai lạ. Thành phố, chuột nhung nhúc đông như người, phải bắt nó nuôi sống người. Ba tê chuột, nhân bánh cuốn chuột, bánh giò chuột, mằn thắn chuột, thịt chuột luộc bán ở các chợ đầu ô...
Bây giờ, lão Ba Tê sợ. Có người bảo rồi người ta truy đến những đứa bán thịt chuột hồi ấy. Lão bị chạm nọc, im thít, cung cúc đi ngay.
https://thuviensach.vn
Mấy hôm sau, lão Ba Tê dọn nhà. Vợ lão đi trước. Bố con còn lại, quảy vác có một gánh. Khoảng đất ấm hơi người, chỉ trống vào ngày đã tuềnh toàng không ai biết đấy vừa có người ở. Lão bảo ở đây cái gì cũng bực. “Cứ trói buộc người ta, ai mà sống được”.
Gái cũng bỏ cái hố đào thủy tinh. Ngẩng lên, thấy đằng phía Kim Liên chạy vào mấy cái xe rác mới, lù lù như cây rơm. Người đương bới quanh đấy chạy à đến những cái xe đương gầm gừ chậm lại - người bối rối loanh quanh như những đám rác rơi xuống trước.
Gái nhổm lên, bước sang. Tay xách thuốn sắt, Gái men những đống rác cũ, nhìn đón. Đám người tỏa theo từng xe.
– Ối!
Gái thụt xuống một cái hố. Vừa sái chân, vừa bị mảnh chai đâm chảy máu. Gái tập tễnh ngồi ôm chân.
Chiều hôm ấy, Bốn xế lô đi làm về, nghe tiếng rên rỉ từ ngoài bờ rào. Vẫn để chiếc giày đen kịt máu như thế, Gái kể lể: “Ối giời cao đất dày, tôi què gãy ở đất này thế này cho có người mát ruột...”.
Bốn xế lô tức, nhưng không biết làm thế nào. Anh bê cái hỏa lò trong gầm giường ra, nhấc bó củi sậy treo dưới mái tranh, lúi húi thổi cơm. Làn khói mỏng mảnh bò ngang lên mái giấy dầu như mọi buổi chiều. Gái vẫn khóc ti tỉ.
Người đi làm hay đi đâu về, mải miết qua. Chẳng ai để ý tại sao Gái khóc. Người ta biết Gái hay đập mình đập mẩy và ai cũng đã biết nỗi buồn của chị ấy.
https://thuviensach.vn
Bà lang thuốc ê ngất ngưởng đội thúng đựng những lọ, những vò... Tay còn cầm cành gai xam xọng. Chắc đem về gác bếp, lại sắp để làm thuốc. Người ta bảo trong thúng còn có nhiều thứ. Có cả guốc, quần áo, bát đĩa, nồi, khăn nhung, giẻ lau, củi... Mọi đồ đạc trong nhà, bà đều đội cả lên đầu. Đi đâu bà cũng đội đi thế. Ai cũng bảo bà là người Nam Định nên mới có được cái cổ đội cứng đến vậy.
Ông mài dao, bà bún riêu về trong ngõ, đi tha thủi, lặng lẽ như con chim chích bé bỏng buổi chiều tìm tổ, cánh bay không động tới lá.
Chỉ ông Ba Gác ồn nhất. Ông ghếch xe chổng bò lên tận ngoài hè phố, rồi từ từ về. Ông vừa uống một chén ở ngoài hàng. Trời lạnh, vẫn cởi áo ngoài, vắt vai. “Ở Sài Gòn, cứ nóng một tý thì không ai chịu mặc áo đâu.” - ông bảo thế. Không ai biết ông Ba Gác ngày trước ở miền Nam thế nào, lưu lạc ra đây từ bao giờ. Nhưng trong câu chuyện, ông muốn hàng phố biết xưa kia ông đã ở miền Nam nhiều nhiều. Mỗi câu, thường chêm vài tiếng lơ lớ. Khi thì kể Lục Vân Tiên... Khoang khoang ngồi đó chớ ra... khi thì cất giọng ru... ầu ơ, dí dầu...
Thật ra ông Ba Gác là người ngoài này đã đi phu cao su hai “công ta” rồi về làm xe kéo ở Sài Gòn. Sài Gòn ngày ấy, người đi kéo xe toàn người các tỉnh Nam, Ngãi, Bình, Phú vào - cũng như người Thái Bình, Nam Định đi phu cao su nhiều nhất. Ông ở cái xóm lầy bùn bên Thị Nghè, đi vào phải bắc ván, bây giờ ông ở Hà Nội vẫn nơi lầy lội. Ông chép miệng, cả đời ông ở thế, không biết làm thế nào.
Ông vừa đi vừa nghêu ngao. Về đến nhà thì im. Như thế, biết là Lợi chưa về. Lợi đương học khâu giày trên phố. Nếu Lợi đã về, thế nào ông Ba Gác cũng bảo Lợi kể xem hôm nay Lợi
https://thuviensach.vn
làm những gì. Từ khi đằng ta về, ông thích nghe biết chuyện, mọi nơi. Lợi kể xong, ông mới ngủ.
Buổi chiều xam xám. Sương nhòa với khói cơm chiều bò dài từng làn trên mặt nước. Ngoài kia, bốn phía trời sạm đỏ sáng điện.
Lúc ấy, người khách hỏi anh Bốn xế lô ban trưa lại dắt cái xe đạp cao cao vào ngõ. Chiếc xe dựa vào bờ rào rồi người ấy bước vào trong nhà vẫn tối om chưa lên đèn.
– Tối như hũ nút thế này!
Một que diêm kêu xoạt vừa lóe. Bốn xế lô lùi khỏi cái hỏa lò khói mù mịt, chớp chớp mắt, nhăn nhó nhìn ra.
Người khách nọ kêu to:
– Ô kìa anh Bốn, tôi đây mà...
Bốn xế lô cũng kêu lên, đứng sững, rồi nói: “Đồng chí cứ đứng đấy. Đồng chí cứ đứng đấy.” Rồi bỏ khách với bóng tối, Bốn xế lô chạy thoắt sang trụ sở, bấm cái công tắc.
Cả xóm lóng lánh như hoa điện trên vách, trên cây.
Bốn xế lô về nhà, sáng điện và nét mặt tưng bừng. Bốn xế lô sướng quá, tay cứ vuốt lên vuốt xuống tay áo ka ki của người cán bộ. Nỗi sung sướng tràn ngập hơn cả niềm vui khách tới. Cái đương tăm tối, chợt tưng bừng, như chiếc công tắc mở điện cho cả xóm sáng chan hòa vừa rồi.
Hai người đã ngồi xuống phản.
– Tôi mong anh quá, mãi không thấy anh, tôi cứ nghĩ dại, không khéo anh hy sinh rồi.
https://thuviensach.vn
– Tôi có liên lạc với anh hai lần, lúc còn Tây ấy mà. – Có. Anh em về kể lại, tôi lo anh làm sao.
– Cũng là thường thôi. Lúc ấy cái sống cái chết biết thế nào. Như hôm tôi chạy vào đây, nếu không gặp anh, tôi còn đâu đến bây giờ. Tôi vẫn định về chơi mà chưa có dịp. Có lúc nghĩ lại chưa chắc anh đã còn đây. Ở chui rúc thế này, giải phóng thì về quê chứ. Anh quê ở đâu?
Bốn xế lô lúng túng vì cảm động.
– Ấy tôi cứ nghĩ rồi thế nào cũng gặp lại anh, tôi ở đây đợi anh thôi.
Người khách cười xòa:
– Về quê đi, còn đợi gì nữa.
Bốn xế lô cười:
– Anh đã dạy, em vâng. Hôm nào em đưa anh về quê em chơi.
Rồi như nhớ ra, Bốn xế lô luống cuống nói:
– Anh ngồi chơi... Mình ạ, anh ấy xơi cơm... tôi đi đằng này...
Người khách chỉ kịp: “Ấy... ấy...”, Bốn xế lô đã vụt chạy ra, phóc lên cái xe không người, nhô lên đạp nhoay nhoáy.
Người khách nghe đằng sau có tiếng nói khẽ: “Chào bác”.
Gái bước ra. Gái đặt ấm đun nước lên hỏa lò rực than. Rồi, vào chỗ tủ gỗ một ngăn, lấy ra cái khay, bốn chén hạt mít,
https://thuviensach.vn
chiếc ấm chuyên da lươn.
– Thế mà bác kín tiếng quá, chẳng bảo em từ ban sáng. – Dở thế, tôi vẫn quen cái bí mật ở nội thành.
– Thế bây giờ bác công tác ở đâu?
– Bây giờ ai cũng về xuôi thì tôi lại lên rừng. Tôi làm lâm thổ sản, chuyên tải gỗ các ngọn nguồn đưa về xuôi, thành lái bè rồi.
– Thế bác gái nhà ta...
– Nhà tôi và các cháu ở Hà Đông, nông dân là quân chủ lực mà. Kìa, chân chị sao thế?
– Em giẫm phải cái gai. Nhưng đỡ nhiều rồi.
Thật thì từ lúc khách bảo “thôi thôi, nên về quê đi”. Gái mới ngồi dậy. Chân đau như đỡ hẳn.
Vừa pha chè, Gái vừa nói:
– Nhà cháu cứ nấn ná chưa chịu về. Nhờ bác nói cho một câu.
Một lát, cái xích lô đạp không đã lộc xộc vào. Gói thịt vịt, cả kiệu và tương tàu. Bốn mua tận trên Hàng Buồm. Vừa về, thấy khách chuyện rôm rả, mà Gái thì đương chuyên nước, cười khanh khách. Chà chà, hết giận rồi.
Từ phía cuối ngõ, vẳng lại một câu hát. Câu hát cứ từ từ lại gần:
Đèo nào cao bằng đèo Châu Đốc
https://thuviensach.vn
Đất nào dốc bằng đất Nam Vang.
Câu hát đã đi tới. Ông Ba Gác đến chơi.
Chẳng mấy lúc, mấy nhà trong cũng kéo ra.
Cả ngõ xúm đến nhà tổ trưởng có khách. Còn Bốn xế lô thì khoái quá. Ông khách mong đợi. Ông khách là cái bằng sống chứng thực cho anh Bốn có công hoạt động từ bóng tối, mà công to.
Bốn xế lô kể lại câu chuyện bí mật.
Hôm ấy, Gái đã ra bãi rác từ tinh mơ. Bốn đương sửa soạn xích lô, sắp lên phố. Bấy giờ còn sớm. Sương đêm đọng mờ mịt, người đi giáp nhau mới thấy - giữa thành phố mà chỗ bờ nước như cánh đồng sương.
Một người chạy xốc vào nhà.
Người ấy, một bên áo rách sã, máu bê bết hai tay, cả vai, cả tóc. Người ấy là đồng chí này đây.
Người ấy nói:
– Tôi là Việt Minh. Tôi vừa thủ tiêu một thằng Tây mật thám ngay đầu đường kia. Anh giúp tôi.
Ở làng quê hoạt động du kích, Bốn cũng tầng khi trải khó khăn tương tự. Nhưng biết thế nào mà tin. Địch nó bẫy thì sao. Bốn lắc đầu.
– Tôi không biết đâu. Ra đi.
– Anh không tin tôi ư?
https://thuviensach.vn
Người ấy mắm môi, lật đật lùi nhanh ra. Phía đầu đường Kim Liên, đã nghe tiếng còi cảnh sát thổi réo, truyền tiếp, lan sang bên này. Chúng nó đã vây đường.
Bốn gọi giật người ấy lại.
– Cái... cái...
– Cho tôi mượn bộ quần áo
Trong nháy mắt, người lạ đã tươm tất trong cái áo dạ màu cứt ngựa của Bốn. Rồi đàng hoàng lên xe, ngồi ngật ngưỡng như người chơi đêm về còn mới ngủ. Bốn đạp xe ra đường.
Cả phía đường Vọng, cảnh sát đã vây kín. Bốn mải miết đạp qua rồi ngược lên bờ sông.
Từ ngày ấy.
Câu chuyện xảy ra chớp nhoáng. Bốn xế lô cũng không biết tên người. Cũng không nghĩ có ngày gặp, nhưng Bốn vẫn mang máng giá có khi được gặp lại người ấy thì sung sướng biết bao. Tuy vậy, Bốn giữ kín không nói với ai. Đến Gái cũng chỉ mang máng mà thôi.
Mọi người hôm nay được thấy thật sự anh Bốn xế lô đã theo cách mạng từ bóng tối. Bà con đến chơi mỗi lúc một đông.
https://thuviensach.vn
VI
y Lan ở lớp học ngoài phố về.
My Lan ngạc nhiên, trông chỗ khe cửa nhà lờ mờ ánh đèn. My Lan giật mình. Hay là Tứ? Không còn nhà nào trong lối đi còn đèn. Ở cái nơi quen đi ngủ từ tối đất, vào giờ này đèn điện chung một dây cả ngõ không còn. Ai biết chỗ thắp đèn dầu lên trong nhà mình?
My Lan nhìn ghé lên trên phên vách. Thoạt bóng người, biết đấy là Thư.
My Lan đỡ lo. Khi biết là Thư, My Lan lại vui.
My Lan mở cửa, kêu:
– Chị Thư! Mới về đấy à? Cháu Lâm đâu?
– Cháu ở đằng kia.
– Sao không cho nó về? Dạo này, chị có hay đánh nó không?
Câu hỏi vô tình khiến Thư đâm bực. Nó làm như mình lúc nào cũng đánh con. Những lúc phải cầm đến cái roi, chị đau từng khúc ruột. Chị thương con. Chị chỉ có một mình nó. Nhưng mà nó hư, không biết làm thế nào, mẹ cứ vừa đánh con vừa khóc.
Trong ánh đèn tù mù, mặt Thư cau lại, ngẩng lên. Cặp môi rũ nét, nước mắt ứa ra. Gì thế? Chợ Giời hồi này hết thời, không còn ăn thua nữa. Cái chợ Giời, chỉ kiếm được khi nhốn
https://thuviensach.vn
nháo. Bây giờ, chợ Giời dọn về Chùa Vua, như cái chợ bình thường, từng gian, từng khu, có mậu dịch, có trật tự đeo băng đỏ huýt còi, có giờ có buổi. Chạy hàng xách, buôn nước bọt, hàng lậu, kẻ cắp hết đất. Thư vốn hiền, chẳng qua phải lăn lộn, để giựt lấy cái sống, thật cũng không biết làm gì khác.
My Lan hăng hái nói:
– Thư ơi! Vui lên, chị ạ. Cũng khó thật, nhưng lúc này chỉ khó với cái đứa không đặt nổi chiếc đòn gánh lên vai thôi.
Thư thoáng nghĩ: “Nó nói như cán bộ”. Nghĩ thế, tự dưng Thư hỏi, lo lắng, giật giọng:
– Đi đâu về khuya thế?
My Lan không chú ý tiếng Thư gay gắt. My Lan lại hớn hở và không trả lời thẳng câu hỏi của Thư, My Lan nói:
– Anh Trử hẹn sẽ đưa em đến khu đoàn thanh niên. Anh Trử dạy bình dân ở ngõ này ấy.
Thư sửng sốt hỏi:
– Đi công tác à?
My Lan buộc lại nút khăn vuông, mỉm cười, không trả lời.
Câu Thư hỏi lại đẩy Thư đến một thế khó. Muốn nói thật một câu mà không biết nói thế nào. Và vẻ hớn hở của My Lan khác nỗi bồn chồn, khi Thư nghe My Lan cứ ríu rít chuyện về khu thanh niên, về công tác, về việc làm... về cán bộ... Những cái mới lạ chưa nghe My Lan nói bao giờ.
Thư ngắt lời, đột ngột:
https://thuviensach.vn
– Này này... Trử là em tôi...
My Lan, bỗng tròn ơ miệng. Cái điều phảng phất đã thấy, mà lại, dường như chưa hề nghĩ ra. Thảo nào. Anh Trử cứ thắc mắc về cái ảnh. Trời ơi, chị Thư là chị anh Trử... My Lan nghĩ đến Trử, thiết tha. My Lan bước lại trước mặt Thư, giơ hai tay, sắp ôm chầm cả hai vai Thư.
– Chị ơi!
Nhưng, một thoáng lạnh ngắt, toát từ đôi mắt Thư, làm châng hẫng hai bàn tay My Lan. Con mắt quắc lên hằn học, tức tối.
My Lan chợt hiểu. My Lan nhớ lại từ lúc nãy. Trong đời con người thường gặp những hắt hủi, My Lan thính với kẻ khinh mình. Con mắt thờ ơ đương nhìn My Lan, My Lan là hạng người không ra gì. Con mắt kia đang nghĩ: “Trử là cán bộ kháng chiến, Trử là em tao. Mày không thể chó liếm mặt người. Tao đến để báo cho mày biết thế đấy”.
Sự ganh ghét lại hay xảy ra ở chính người cùng cảnh ngộ. Nhưng mà nào đã nên thế nào đâu! Làm gì mà ả này phải điên lên, thật dơ. Chị Thư mà thế ư? Chị Thư với My Lan mà... Chị Thư cũng độc ác thế ư? Chị Thư cũng như bà lang thuốc ê, như nhà anh Bốn, như bà bún riêu, như mọi người ở đây. À thì ra... cái nhà chị Thư kia vẫn giữ con người nanh ác. Nó là vợ thằng lính ngụy, sống lẩn như trạch mà vẫn thế...
My Lan muốn văng một câu. Nhưng không nói được. Hai vẻ lạnh lùng sâu thẳm của hai người bỗng đối mặt nhau.
Cái lặng im không phải chỉ đau My Lan, mà đương cũng bàng hoàng cả trong Thư. Sự tức bực và lo nghĩ đến độ nói bật
https://thuviensach.vn
được ra, nhưng Thư lại nhớ lại, lại hối hận, lại ngậm ngùi. Thư càng bồn chồn.
Thư vụt bước ra, chạy lao đi.
My Lan gieo mình xuống giường. Bỗng nhiên, mờ mịt chẳng hiểu từ nãy đầu đuôi ra thế nào cả. My Lan gục vào mấy cái áo rách xếp làm gối, My Lan khóc.
*
* *
Hôm ấy, Trử và cả chi đoàn thanh niên cơ quan xuống khu phố đi với những tổ tìm hài cốt chiến sĩ. Mỗi công tác lớn thành phố đều được tổ chức thành chiến dịch, các cơ quan tham gia.
Mười năm trước, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu, những trận đánh của Trung đoàn Thủ Đô, của những đội tự vệ thành ác liệt ròng rã khắp trung tâm thành phố, chợ Đồng Xuân; phố Hàng Bạc, Hàng Bồ, ra các cửa ô, Khâm Thiên, hồ Tây, Đông Dương Học xá, ô Cầu Rền...
Bây giờ vẫn còn nhiều dấu tích, mà người đi đường chăm chú nhận xét có thể thấy. Khoảng tường chi chít lỗ chỗ đen hở gạch. Một đầu móng đắp miếng vôi vá tròn tròn. Đấy là những vết đạn. Đấy là những lỗ tường được đục làm chiến lũy đường thông luôn các nhà.
Cả trong lòng đất cũng có những kỷ vật thiêng liêng. Ấy là nấm mồ vô danh, có đến hàng nghìn người bị giặc Pháp giết rồi đem chôn một hố. Chỗ sau Tòa án bây giờ, một dải đất và một áng cỏ. Và ở nhiều nơi, có khi không ai biết, có khi đồng đội đã chôn vội xác xuống đấy.
https://thuviensach.vn
Thành phố tổ chức tìm hài cốt chiến sĩ.
Người đi đường thấy cạnh gốc cây nhội bên vỉa hè trước cửa một tổ cắt tóc, một hiệu phở, một cửa hàng bách hóa, gần cửa chợ Hôm, tấp nập, có người đến cắm lên một lá cờ đỏ sao vàng. Các chị mặc áo dài trang trọng, đem hương hoa đến. Khói hương tỏa ngát. Một chiếc mũ sắt và một cái tiểu sành để bên. Mấy người đương nậy gạch vỉa hè rồi bắt đầu đào. Ở chỗ đông vui bây giờ, mười năm trước, có chiến sĩ đã nằm xuống.
Thanh niên cơ quan Trử tham gia các đội tìm hài cốt ở khu Hàng Cỏ.
Ông Ba Gác cũng vừa đi về. Cái xe ba gác được việc lắm. Trên lòng xe còn giắt những vỏ bao hương đỏ và những chân hương cầm đầy hai bên thành.
Ông Ba Gác buông càng xe, nói to với Trử, như kể với cả xóm:
– Chỉ dọc nửa đường Bà Triệu đã đào được mười sáu bộ xương còn tốt nguyên. Xe tôi cứ đưa tiễn ra cả bờ hồ Hoàn Kiếm, tập trung rồi có ô tô đem về nghĩa trang Mai Dịch.
Trử tạt vào nhà Bốn xế lô, đợi giờ đi dạy, học xong rồi mới về cơ quan nhân thể. Mấy hôm không đến đây, Trử không biết Gái bị sa hố mảnh chai ngoài bãi. Trử cũng không biết Gái đã rên rẩm cả chiều hôm ấy. Nhưng Trử cũng không biết niềm vui đã khiến hôm sau Gái đi khám cẩn thận. Vết đau đã thôi tấy, đương khỏi. Niềm vui, niềm tin ảnh hưởng tới bệnh tật lắm. Gái đương như thế.
Vừa thấy Trử, Gái đã cười nói:
– Anh Trử cho nhà tôi nghỉ học hôm nay nhé.
https://thuviensach.vn
Vẻ tươi cười của Gái làm Trử quên đi cái khó chịu hôm trước Gái nguýt và quét nhà đuổi My Lan.
Trử hỏi:
– Đi họp à?
Gái, vẻ bí mật:
– Không.
– Thế đi đâu?
Gái cười:
– Nhà tôi bằng lòng về quê rồi.
Trử tròn mắt:
– Về quê à?
Bấy lâu, Trử đã hiểu nỗi riêng nhà Bốn xế lô.
Gái kể:
– Có đồng chí cán bộ rất thân với nhà tôi, mới về chơi. Đồng chí còn giữ cái áo bành tô nhà tôi mặc cho lúc trá hình trốn đi, đây này. Bác ấy đưa lại cái áo. Nhà tôi như trẻ con, nước mắt cứ ròng ròng. Bác ấy bảo nhà tôi nên về quê. Anh chị là nông dân mà lại không về làng? Chỉ hỏi có một câu mà chuyển đấy. Tài thật.
Gái còn nói dài dài, nói nhiều tiếng mới, Trử chưa nghe Gái nói thế bao giờ. Những danh từ mà anh cán bộ nói, Gái đã nhớ và nói như thế. Năm trước, người đàn bà khốn khổ này chỉ biết có cái bãi rác và nỗi buồn muộn màng. Bây giờ chị nói:
https://thuviensach.vn
nông thôn ta đổi mới... Chúng ta thi đua sản xuất... hạt thóc củ khoai là mặt trận.
Trử hỏi:
– Thế anh cán bộ ấy bây giờ ở đâu, hả chị?
– Bác ấy công tác trên rừng, về tre gỗ nứa lá. Vợ con vẫn ở nhà quê. Hy sinh thế đấy. Không màng đến công tác thành phố. Này buồn cười, tre gỗ nứa lá cũng là công tác à?
Trử nói:
– Tre gỗ nứa lá để xây dựng mà.
Gái luôn miệng: “Tài nhỉ. Ồ, tài”. Gái đương vui. Trử cũng muốn nhân đương chuyện, nói mấy câu về thái độ Gái đối với My Lan.
Trử lựa nói. Trử hỏi:
– Thế là anh Bốn về quê.
– Bảo về xem tình hình đã. Cần quỉ gì phải xem tình hình. Chủ tịch xã là ông chú họ, thế chứ còn thế nào. Về làng bằng về nhà rồi. Ngày trước bỏ ra đây cũng vì cái lúc trong bóng tối phải đi mà cầu cái sống. Nói thật thì cũng là lúc ấy sợ, có tham sống sợ chết. Nhà em tự ái cứ bảo: cái lúc cải cách ruộng đất có đứa tố mình sợ chết bỏ làng. Đã thế không thèm về nữa. Ương mãi, bây giờ được đồng chí ấy nói cho một câu, mới thủng tai ra. Ấy nhà em vẫn thế, không thích thì vứt, đã thích thì làm chết thôi. Thế là đùng đùng về luôn.
Rồi Gái nói thêm, hả hê:
Ấ
https://thuviensach.vn
– Ấy rồi vài hôm nữa, ra rồi lại bắt về ngay cho mà xem. Hấp tấp chẳng kịp cho thu xếp gì đâu. Cứ như ma đuổi. Người đâu mà như lửa.
Đã xẩm tới. Ánh điện ngoài phố hắt lên những đầu nhà, những mô rác, những lùm cây. Đôi chỗ, trong bóng đen bật lên một khe sáng như những con mắt mở thao láo trong đêm. Người đi phía đường xuống ngã tư Vọng trông sang thấy bóng bãi rác in xuống mặt hồ tối đen lốm đốm, lấp lánh như ma trơi ngoài tha ma.
Trử trông ra sau bụi lau, thấy có bóng người đi qua. Cái kẻng vành bánh ô tô lắc lư tung lên tiếng rè rè tới tấp, giục giã. Kẻng gọi học. Trử ngờ ngợ đoán My Lan. Lát sau, lại cái bóng ấy quay lại, Trử đã trông rõ My Lan. My Lan ngại vào. Muốn gặp Trử, My Lan đi loanh quanh ở ngoài.
Nghĩ vậy, Trử nói:
– Thế là vợ chồng chị sắp không ở đây nữa rồi.
Gái thở dài thượt một cái:
– Ngấy đến tận cổ đất này. Toàn quân chốn chúa lộn chồng, cờ gian bạc lận cả thôi.
Được dịp, Trử nói:
– Bây giờ khác rồi.
Gái cãi:
– Thế những như cái con My Lan thì thế nào?
Trử luống cuống vì câu nói phũ của Gái.
https://thuviensach.vn
– Cô My Lan... My Lan...
Gái tiếp luôn:
– Con ấy chỉ đáng tống đi Ba Sao[1].
Trử lặng người, không nói được. Trử ngồi im.
Lát sau, Trử mới nói:
– Không đến nỗi thế đâu. Cô ấy tiến bộ rồi.
Lại thấy có bóng người qua ngoài rào, Trử đoán vẫn là My Lan.
Cũng đã tới giờ học. Trử đứng dậy.
Gái ngó ra, trông thấy My Lan. Gái lẩm bẩm: “Có lẽ mắc nhau rồi”. Gái bĩu môi, quay vào.
Dưới gốc cây vông, những cành xương xảu giơ lên nền trời nhờ nhờ.
My Lan hỏi:
– Anh Trử có nhớ cái ảnh hôm nọ ở nhà em không? – Nhớ.
– Chị anh đấy, anh Trử ạ.
– Chị Thư à?
– Vâng.
Rồi My Lan sụt sịt khóc. Nỗi đau đớn hơn tất cả những cơn đau từ ruột gan thấm thía ra. Trử không hiểu ra sao.
https://thuviensach.vn
*
* *
Trử tìm đến nơi chị Thư ở.
My Lan đã nói cho Trử nghe biết nông nỗi đời chị Thư.
Nhưng My Lan không kể lại việc tối hôm trước Thư giận dữ đến bảo “Trử là em tôi”. Trử hỏi sao My Lan biết. My Lan chỉ nói My Lan biết, thế thôi.
Chồng Thư, không hiểu phải Tây bắt theo đi Nam hay bỏ vợ con đi, hay chết rồi, không ai rõ. My Lan cũng không biết mặt. Khi Thư giạt đến cái ngõ này, chỉ thấy có hai mẹ con chơ vơ. Nhưng rồi ai cũng biết đấy là vợ một lính ngụy. Nỗi lo ấy ám ảnh nặng nề. Lo quẩn, rồi sợ quá, không dám gặp ai. Không đi đâu. Cả đến người ngờ ngợ là em mình mà cũng không dám hỏi cho ra, không dám gặp.
Trử đến tìm chị Thư, vừa mong, vừa thương - trong kỷ niệm tuổi thơ vẫn nguyên hình ảnh chuyến đò đêm ra Đồng Quan, hai chị em cùng đi hôm gặp chị lần sau cùng. Trử vào đến một ngõ hẻm phía Chùa Vua.
Phố vắng. Buổi chiều lạnh. Một người đàn bà đứng trong cửa hắt chậu nước ra cống rồi quay vào. Người đi làm về, dắt xe đạp, bước vội vội. Phía ngoài, có tiếng ồn ào. Trử quay lại. Một đám trẻ lăng xăng chạy, reo a a, như xem cái gì chưa tới, mà vướng hai đầu đường, Trử chưa trông thấy.
Những ngõ phố, nhà ở chen chúc, lèn nhau, ngoắt ngoéo. Ngoài phố lớn, lúc nào người xe cũng cuồn cuộn. Nhưng tất cả đọng lại ngoài bờ tường. Trong này, lững lờ như không. Cái ngõ chơ vơ trên bãi rác hay cái ngõ hẻm ở kẹt vào giữa phố
https://thuviensach.vn
đông cũng thế. Lên ba bậc gác, trông quanh chỉ thấy những sân sau, những nhà vệ sinh đen mốc chon chỏn một mái chéo nối đuôi, tưởng không bao giờ hết.
Ông hàng có chiếc xe bán cà phê, bánh mì ba tê, thuốc lá. Tảng sáng, xế chiều, chặp tối, mải miết, lộc cộc, lạch cạch, hấp tấp.
Có người hỏi ác:
– Phải ba tê chuột không đấy?
Ông cười hề hề:
– Muốn làm cũng không làm nổi. Ở cái buồng hoẻn này, trông vào tận gầm phản ấy mà. Không, nói thật, tôi chỉ cắt mỏng lấy đồng lãi thôi. Giỏi cắt mỏng không phải mang tội.
Rồi ông cười hề hề. Có khi hết ba tê, lại xoay ra bán “tào sa”. Nửa đêm, đẩy xe đến ngã năm, cạnh gánh lão cháo gà, xôi gà. Vừa bán buông bát, lại vào ngồi thưỡn hai tay trên đầu gối, thở dài: “Xoay nắp năm lần mà vẫn chưa được mở bát”. Tay sành xóc đĩa nói ý ngồi mãi chưa được bán. Có lúc vặc nhau với người ăn “tào sa” đậu trắng hay đậu xanh. “Khốn khổ, tôi có dối cái gì to tát chứ nói dối một tờ giấy trăm bạc thì làm gì. Có cái đậu xanh đắt phải cho thêm bột, chứ đậu trắng thì nuốt làm sao”. Lúc người ăn vừa đi khỏi, ông tặc lưỡi: “Nói thế chứ, bạc triệu đâu mà chuốc đậu xanh cho các ngài”. Ông cháo gà chỉ chịu chuyện, chốc chốc thở dài, bảo thằng con: “Rửa bát đi. Mai vào hợp tác rồi còn bát đâu mà rửa”.
Cạnh nhà cô nọ - nhìn bộ mặt bự phấn cũng đoán được việc cô làm. Cô không cần ai hết. “Tao buôn lậu đấy. Biết thì bắt. Chẳng biết thì làm gì tao”. Ai gọi đi họp, cô bĩu môi: “Họp không ra gạo, học cũng không ra gạo, thế thì thế nào...”.
https://thuviensach.vn
Các ả mà nói chuyện với nhau thì không chê được. Không ai biết các cô nói thế nào. Những tiếng lóng từ đời tám hoánh truyền lại, các cô thạo vanh vách.
– Chớ kẹo[2]
– Không được, phải kẹo kẹo[3]
– Tháng trước chỉ trách[4], chỉ thâm[5]. Làm ăn buôn bán đi tong rồi.
Những nhà khách bày cái thúng bán lặt vặt, quả chanh, quả ổi ngày ngày bưng ra bưng vào. Ôi chao, người với người mà ăn ở hàng ngày mới lộn xộn làm sao. Miếng sân rộng một hai sải chân, chỗ rửa bát, hôi hám. Đấy cũng là nơi để ra đứng cãi nhau, quát tháo vang khắp ngõ.
Ngày nào cũng có người ném chậu, ném bát loảng xoảng. Rồi hét: “Mày chết thì ông đi tù... Ông đánh mày chết ông đi ngồi tù...” Nhưng rồi lại im, đâu vào đấy. Có người cười: ném cái thau nhôm, ném cái bát vỡ sẵn đấy. Như diễn viên cãi nhau trên sân khấu ấy mà. Mai lại thế, ngày kia lại thế.
Mỗi nhà có một cái hỏa lò. Thổi nấu như hun chuột. Nhà nào cũng che mành che bạt sùm sụp để ngăn khói. Những cái tủ gương gỗ lát, những tủ chè mặt kính khảm sà cừ, đồng hồ báo thức, đồng hồ quả lắc đổ chuông thánh thót từng mười lăm phút, dạo nọ rước được ở chợ giời về những của mĩ miều ấy, bây giờ đã ám khói cả đến mặt kính mặt gương cũng vàng ợt.
Trử đi suốt vào ngõ. Cái ngõ cụt, không mấy người lạ vào đến. Cho nên, ai đương có ở nhà cũng nhòm ngó ra. Giữa ngõ, một cây vông mọc như nứt từ trong kẽ tường. Những ngõ chen chúc người ở hay có cây vông. Không biết chim tha hạt đến,
https://thuviensach.vn
hay người ta trồng cắm cành. Những cây vông mùa đông xù xì, khẳng khiu như cây khô. Mai kia, chớm hè, hoa vông nở đỏ khé trên ngõ.
Trử ghé nhòm vào một cửa. Một người nằm trên phản, quay mặt vào trong.
Trử nói:
– Cho tôi hỏi thăm.
Người ấy vẫn ngoảnh mặt vào, chỉ nghe tiếng, như quát: – Ai hỏi gì?
– Tôi hỏi ở ngõ ta có nhà chị Thư.
Một tiếng gắt cụt lủn:
– Không biết.
Người ấy cũng từ từ quay mặt, lé mắt nhìn ra. Trử đương đứng ngơ ngẩn. Chưa biết nên vào trong hỏi nữa hay đi ra. Vừa hay, Trử nhìn thấy, Trử reo:
– Kìa ông Ba Tê. Ông ở đây à?
Ông ấy giật mình. Ông Ba Tê thật. Ông Ba Tê dọn ở bãi rác lên ngõ này. Ông Ba Tê có vẻ sợ. Ông ngồi dậy, ấp úng, gãi đầu:
– À... anh... đồng chí...
– Ông ở đây a?
– Vâng, vâng. Mời anh...
– Ở đây cũng bề bộn lắm nhỉ?
https://thuviensach.vn