🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Nghịch Lý Của Thời Gian Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn THAY LỜI TỰA Tôi đọc cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay đúng vào dịp kỷ niệm 36 năm ngày chiến tranh chấm dứt. Ba con giáp, nửa đời người, Nam náo nhiệt mỗi những dòng đời xô dạt, nơi đô hội của đất Phương ngày bỗng trở nên vắng lặng. Trước Dinh Độc lập thuở nào nay rợp mát bóng cây xanh và tràn ngập tiếng cười. Một không gian thanh bình, yên tĩnh, đôi khi hiếm hoi, để đọc, suy nghĩ, để lắng nghe hơi thở một thời mình đang sống. Người ta bảo Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng là người hay nghĩ. Chị hàng rong, anh xe ôm, thiệp hồng đám cưới, “xuất khẩu” cô dâu, cái chúng ta ăn, “cây gì, con gì” cho tới rổ rá thời lạm phát, từ những lo toan rất đỗi giản dị đời thường, dưới ngòi bút sắc sảo của ông trở thành những trăn trở của thời đại: đất nước ta phát triển với giá nào, cho ai và vì ai? Quay trở lại với kinh tế thị trường, từng bước bảo hộ sở hữu tư nhân, cuộc ganh đua của hàng triệu sáng kiến cá nhân dưới sức ép của kỷ luật thị trường đã trở thành một động lực vĩ đại thúc đẩy một xã hội đầy quán tính đóng kín ngày càng tự tin hơn vươn xa trong biển lớn của thời đại @ và hội nhập toàn cầu. Chỉ có điều, không vui vẻ như thi đua thời bao cấp, cuộc cạnh tranh ngày nay khốc liệt, đòi hỏi tầm nhìn, bản lĩnh, trí tuệ và tất nhiên cả vô số mánh lới của những người tham gia. Những người tham gia ấy trước hết là thế hệ trẻ tuổi đang tìm đường đi cho sự nghiệp của riêng mình, những thế hệ ly nông để trở thành người thợ thời công nghiệp, những doanh nghiệp và nhà lãnh đạo lèo lái con thuyền doanh nghiệp và quốc gia tới những bờ bến mới trong một thời đại đầy bất trắc, đổi thay nhanh. Đọc cuốn sách với những bài viết thật ngắn, khó có thể ngắn hơn được nữa, súc tích, sắc sảo song không thiếu hóm hỉnh và trào lộng này, bạn có được https://thuviensach.vn cả một tầm nhìn về thời đại chuyển đổi trên đất nước chúng ta. Loay hoay tìm về bản sắc, chưa thể dứt tình với thói cũ, chúng ta dè dặt đón duyên mới, những thể chế và thói quen mới giúp giải phóng những nguồn nguyên khí và sức mạnh cho dân tộc thăng hoa. “Chính trị cốt ở ít việc”, từ cây đời sinh động, với bút pháp nhẹ nhàng, tác giả đã dẫn bạn đọc tới trách nhiệm phân tích và lựa chọn chính sách của những người lãnh đạo trong thời đại ngày nay. Ẩn sau những bài báo không hiếm hóm hỉnh ấy là một thông điệp vô cùng mạch lạc về ảnh hưởng đa dạng từ mỗi chính sách của chính quyền. Thời buổi khó khăn, trong bản nhạc đời với ngàn vạn âm thanh, ai sẽ nghe thấy tiếng kêu của những người yếu thế. Bởi vậy, một nhà nước mạnh không nên là một nhà nước ôm đồm quá nhiều việc, chính sách quốc gia cốt ở khuyến khích phân chia phúc lợi một cách công bằng. Một quy trình xây dựng chính sách và làm luật minh bạch, rạch ròi giữa những công đoạn của chính phủ và cơ quan dân cử là lời giải cho bi kịch lấy của người nghèo bù cho nhà giàu. Gấp lại những trang cuối của cuốn sách cũng là lúc bạn bắt đầu một cuộc tìm kiếm mới, phải định nghĩa lại cho chính mình những điều tưởng chừng đã thuộc lòng. Ngàn vạn viên gạch mới ấy xây dựng nên cuộc sống trung thực, người với người ứng xử bằng niềm tin trong một trật tự xã hội thượng tôn luật pháp. Giữa bận bịu ngày thường, cuốn sách đến với bạn như một ốc đảo, như một cuộc tâm tình, ẩn sau những dòng chữ lửa. PGS, TS. Phạm Duy Nghĩa Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Thành phố Hồ Chí Minh https://thuviensach.vn DẪN NHẬP NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN Thời gian chúng ta có là tiền bạc chúng ta không có (Ilia và Petrốv). Nhận xét nói trên không biết hóm hỉnh đến đâu, nhưng thật sự an ủi lòng người: cuối cùng thì chúng ta ai cũng có được một cái gì đó - chí ít là thời gian. Thời gian không sở hữu được, nhưng ai cũng có. Cái dễ sở hữu hơn là tiền bạc thì ngược lại - nhiều người không có. Trong tương quan này, xin được kể về cái mà chúng ta ai cũng có hơn là cái mà đa số chúng ta đều chỉ có chút ít, thậm chí, một số người - không có chút nào. Kể về thời gian là chuyện vô cùng. Những Pharaon hùng mạnh của xứ Ai Cập cổ đại đã không thể ngờ rằng thời gian sẽ biến các kim tự tháp bất khả xâm phạm thành những nơi dễ bị tổn thương nhất. Cũng như việc “đánh dây thép” (đánh điện) rất sành điệu đã bị năm tháng biến thành một cái gì đó có vẻ ngô nghê, lỗi nhịp. Sự vô cùng của câu chuyện về thời gian nằm ở chỗ: thời gian là một chuỗi các nghịch lý. Dưới đây là một số nghịch lý xin được viết ra theo kiểu biết đến đâu thì kể đến đấy. Nghịch lý 1: Càng phát triển càng có ít thời gian. Thời gian là một giá trị. Các Mác đã từng khẳng định: “Mọi sự tiết kiệm suy cho cùng đều là tiết kiệm về thời gian”. Để làm được điều này, loài người đã tìm cách gắn phần lớn các thành tựu của mình với cái sự “nhanh hơn”. Tuy nhiên, khi mọi cái càng nhanh thì chúng ta càng có ít thời gian. Tại những thành phố lớn, con người đang hoạt động như những chú robot đã được lập trình sẵn, hơn là đang sống. Cái thú “quán cóc liêu xiêu một câu thơ” đã trở thành thứ xa xỉ mà rất ít người dân Hà thành có được. Trong lúc đó, “Người sống nhiều nhất không phải là người sống lâu nhất mà là người cảm nhận được cuộc sống nhiều nhất”. Tệ thay, chúng ta đang đối xử với cuộc sống của mình https://thuviensach.vn giống như Trư Bát Giới thưởng thức những trái đào tiên. Chúng rất quý giá, nhưng trôi tuột vào bụng mà chẳng để lại tí hương vị gì. Liên quan đến việc con người cần thời gian để sống, điều đáng phấn khởi là những người Việt làm công ăn lương cũng đã được nghỉ một tuần hai ngày: thứ Bảy và Chủ nhật. Xem ra, đây là một quyết sách sáng suốt. Trước hết, chúng ta có thêm thời gian để sống, để nghỉ ngơi, thậm chí để chuẩn bị cho cái sự làm việc tốt hơn. Sau nữa, cứ nghĩ mà xem, tuy làm việc nhiều lúc chúng ta còn chưa bằng thiên hạ, nhưng nghỉ ngơi thì có vẻ như đã không thua kém gì ai. Nghịch lý 2: Thời gian ai thiếu cứ thiếu, ai thừa cứ thừa. Thực tế cho thấy, những người thừa thời gian xem ra nhọc nhằn hơn bởi lẽ “thời gian chúng ta có là việc làm chúng ta không có”. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố của nước ta là 6,44%; Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng thường xuyên ở nông thôn là 73,86% (số liệu của năm 2000). Các tỷ lệ này không đến nỗi quá bi đát so với một số nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, khó có thể thống kê được nỗi lòng của những người thất nghiệp. Đặc biệt là của những học viên mới ra trường sức dài, vai rộng và chữ đầy bồ. Sau khi có được tấm bằng, nhiều cử nhân trẻ tuổi mới nhận ra rằng “bồ chữ” của mình là thứ rất khó bán ở trên thị trường. Thị trường và nhà trường có vẻ như không có mối quan hệ tương tác gì nhiều lắm. Ngoài ra, tin hay không thì tùy, nhưng một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp trong giới “lều chõng” ở ta là tâm lý thích học để “làm quan”. Ngày nay, việc “một người làm quan, cả họ được nhờ” không biết chính xác đến đâu, nhưng nếu “làm quan” là động lực phấn đấu của giới trẻ thì chúng ta sẽ không bao giờ có được những Bill Gates của Việt Nam (dám bỏ học để lao vào kinh doanh và trở thành người giàu nhất hành tinh). Trong khi nền kinh tế đang cần các nhà kinh doanh giỏi, thì tâm lý thích “làm quan” là một thứ “gậy chọc bánh xe” thật sự. Với một di sản như https://thuviensach.vn vậy, phải chăng tôn vinh tài kinh doanh, khả năng làm giàu chân chính là một trong những cách giải quyết việc làm căn bản nhất? Tuy nhiên, tỷ lệ hơn 26% thời gian lao động không biết dùng để làm gì ở nông thôn, có lẽ, là vấn đề lớn hơn rất nhiều. Với trên dưới 80% dân số sống ở các miền quê, đây là một con số khổng lồ. Cao điểm của tình trạng không có việc làm là thời kỳ nông nhàn. Hàng triệu nông dân suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không biết làm gì. Thời gian họ có chỉ làm nên sự buồn tình, kẻ thù nguy hiểm của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Những nông dân năng động hơn thì đổ về các thành phố lớn tạo nên các “chợ người” tự phát và một loạt các vấn đề xã hội. Lực lượng lao động giá rẻ và không kén việc này đã góp phần giải quyết rất nhiều vấn đề của người dân thành phố. Họ cũng là cơ hội làm giàu cho các chủ thầu xây dựng, khuân vác… Tuy nhiên, hàng trăm người ngồi vạ vật bên các hè phố và đổ ra đường tranh nhau công việc đang làm nhức nhối thêm các vấn đề liên quan đến trật tự, an toàn giao thông và văn minh đô thị. Mỗi tấm huy chương đều có hai mặt. Hiện tượng lao động dư thừa đổ về thành phố cũng vậy. Tuy nhiên, cái đáng băn khăn là phản ứng chậm chạp và thiếu mạch lạc của chúng ta đối với vấn đề này. (Nhiều người cho rằng nên thành lập các trung tâm (hoặc văn phòng) đăng ký tìm việc tạm thời. Các trung tâm sẽ là nơi mà người lao động và người thuê mướn có thể giao dịch với nhau. Đồng thời, chúng cũng tạo điều kiện để những công bằng xã hội sơ đẳng nhất có thể được thực hiện. Ví dụ như, người đăng ký trước sẽ được thuê mướn trước; giá cả thuê mướn là theo thỏa thuận nhưng không được dưới mức tối thiểu...). Lao động dư thừa ở nông thôn là bài toán nan giải của đất nước ta. Tuy nhiên, mở rộng sản xuất nông nghiệp chưa chắc đã là lời giải cho bài toán này. Khi hầu hết các sản phẩm nông nghiệp như lúa, cà phê, vải, tôm, cá... https://thuviensach.vn đều cần thị trường tiêu thụ, thì có lẽ, việc làm không nằm ở khâu sản xuất chúng ra nhiều hơn nữa, mà ở khâu bán chúng như thế nào. Ở khâu này, chúng ta sẽ có vô số việc làm từ các dịch vụ vận chuyển, bảo quản, chế biến, bán buôn, bán lẻ, đến dịch vụ tư vấn, tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thương hiệu, làm giá, xuất nhập khẩu, nghiên cứu và phát triển v.v. và v.v. Điều quan trọng là phải tạo cơ hội cho các lực lượng và các thiết chế của thị trường hình thành và phát triển. Tâm lý “trọng nông, ức thương” và thói quen chỉ coi trọng việc “đẩy mạnh sản xuất” không khéo sẽ dẫn chúng ta vào ngõ cụt. (Nhân đây, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp không phải là cái gì khác ngoài việc chuyển dịch sản xuất theo thị trường. Nghĩa là chuyển từ việc sản xuất những thứ không bán được sang những thứ bán được, từ những thứ bán ít lời sang những thứ bán nhiều lời hơn. Trong toàn bộ sự nghiệp chuyển dịch rầm rộ này, rủi ro lớn nhất cho những người nông dân là sự thiếu hiểu biết về thị trường và các quy luật của nó). Trở lại với vấn đề thất nghiệp, mở rộng dịch vụ để giải quyết việc làm, có lẽ, không chỉ đúng cho nông nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế nói chung. Trong cơ chế thị trường, sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của người tiêu dùng. Do thu nhập của dân cư đã được nâng lên một bước, đặc biệt là những cư dân thành thị, nhu cầu của con người đang trở nên ngày càng cao và đa đạng, phong phú hơn. Đó là các nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, được bảo hiểm, được sang trọng, được sành điệu, được an toàn, được thưởng thức âm nhạc, phim ảnh, được rèn luyện sức khỏe… Chưa nói đến các nhu cầu khác kiểu như cắt tóc, gội đầu, hát karaoke... Đằng sau vô tận những nhu cầu này là vô tận những cơ hội làm giàu. Ngoài ra, những người dân thành thị có thu nhập cao đang từ bỏ dần thói quen tự mình làm lấy tất cả (Thói quen đã triệt tiêu nhiều loại hình dịch vụ dưới thời kỳ bao cấp) từ sửa điện, sửa xe, may quần, vá áo đến sơn cửa, chữa nhà… Không tự mình làm lấy thì phải mua dịch vụ của người khác. Đây thật sự là tiền đề kinh tế-xã hội quan trọng để mở rộng lĩnh vực dịch vụ nhằm thu hút lao https://thuviensach.vn động dư thừa ở nông thôn và thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Suy cho cùng, nếu 8 người làm ruộng (80% nông dân) để bán sản phẩm cho 2 người ăn (20% dân thành thị) thì cái sự giàu có không biết đến bao giờ mới xảy ra?! Nghịch lý 3: Thời gian tác động đa chiều. Thời gian vừa mang đến, vừa lấy đi giá trị của mọi vật. Đây là một quy luật mập mờ, một sự thật nằm ở bờ rìa của linh cảm và nhận thức. Đại loại, cái mới thường hơn cái cũ, nhưng lại kém cái rất cũ (cổ). Mọi cái mới đều trở thành cũ. Mọi cái cũ lại không nhất thiết đều trở thành cổ. Cái gì cổ thì thời gian càng ngày càng làm cho có giá. Cái gì cũ thì bị hành xử theo cách ngược lại. 36 phố phường của Hà Nội là cổ (hoặc ít nhất đã từng là cổ trước khi bị biến thành cũ bởi lối sửa chữa, cơi nới hoàn toàn “tùy hứng qua cầu”). Tất cả “em ơi, Hà Nội chóp” cho dù mới xây dựng đều cũ một cách vô vọng. Các phố cổ sẽ thu hút khách du lịch, nhưng phố cũ thì không. (Công bằng mà nói, mọi loại phố, loại nhà ở Hà Nội đều đang rất có giá (mặc dù không nhất thiết phải có giá trị). Những cơn sốt triền miên đã liên tục đẩy giá nhà đất ở Thủ đô lên tận mây xanh. Và cứ sau một đêm ngủ dậy, đất nước ta lại có thêm những nhà tỷ phú. Thế nhưng, sự giàu có này của một cá nhân, cũng như của cả xã hội có khi chỉ là thứ bong bóng xà phòng, vì nó không phản ánh giá trị thực của khối bất động sản mà chúng ta đang có – một khối bất động sản “tân cổ giao duyên”, Tây Tàu lẫn lộn và không được quy hoạch đến nơi, đến chốn. Quả bong bóng xà phòng có thể nổ tung vào một ngày đẹp trời và gây ra những hậu họa khôn lường). Trở lại với phố cổ, giá trị của các phố cổ là giá trị của thời gian lắng đọng ở những mái ngói, những bức tường rêu phong của chúng. Họa sĩ nổi tiếng của các phố cổ Hà Nội Bùi Xuân Phái đã từng nhận xét là trong sự rêu phong cổ kính có “màu thời gian”. Thời gian cũng đã làm cho các bức tranh của ông càng ngày càng có giá trị (từ chỗ mỗi bức chỉ đổi được vài lạng cà https://thuviensach.vn phê, dăm bao thuốc lá dưới thời bao cấp, đến chỗ mỗi bức là cả một gia tài). Tuy nhiên, thời gian đã làm điều này quá chậm đối với cá nhân ông. Một kiểu tác động khác của thời gian có thể được nhận biết thông qua mốt thời trang. Mốt thực chất là sự hợp thời. Quá sớm sẽ là lố, quá muộn sẽ là tẩm. Tuy nhiên, lố và tẩm không phải là bản chất của sự vật mà chỉ là trạng thái của thời gian. Một chiếc áo dù mốt đến bao nhiêu cũng chỉ là chiếc áo quê mùa khi thời của nó đã qua đi. Trong một thị trường tự do, giá cả của hàng hóa nhiều khi chỉ là sự phản ánh các trạng thái của thời gian. Một chiếc áo khi hợp thời trang có thể đắt hơn rất nhiều lần so với khi đã hết mốt. Toàn bộ sự chênh lệch đó là “giá trị thặng dư của thời gian”. Ngày nay, trong rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, khả năng làm giàu chính là khả năng cảm nhận thời gian. Thời gian là vô tận. Các nghịch lý của nó cũng thế. Ngày xuân, năm mới, xin được kể hầu bạn đọc một vài nghịch lý cho vui. Và xin kết thúc tại đây để đỡ làm mất thời gian của các bạn. https://thuviensach.vn PHẦN I: XÃ HỘI “Thời gian vừa mang đến vừa lấy đi giá trị của mọi vật. Đây là một quy luật mập mờ, một sự thật nằm ở bờ rìa của linh cảm và nhận thức…” Nguyễn Sĩ Dũng “Một ngôi nhà cũ kỹ” Một ngôi nhà cũ kỹ - Đó là hình tượng một Ủy viên thường vụ Quốc hội đã dùng để chỉ hệ thống giáo dục của chúng ta. Và ông đã nói một cách rất hình ảnh về những cố gắng cải cách hiện nay: “Cải cách thì làm theo kiểu hỏng cái cửa - sửa cái cửa, nhưng cái cửa lại không phù hợp với ngôi nhà cũ”. Rõ ràng những chiếc cửa không thể giải quyết được những vấn đề cơ bản của một ngôi nhà. Và vấn đề cơ bản nhất là ngôi nhà cũ kỹ hiện nay có thể đổ sập xuống đầu tương lai của con cháu chúng ta, cũng có nghĩa là xuống đầu tương lai của tất cả chúng ta. Thực ra, sức ép đối với ngành giáo dục là rất lớn. Và làm Bộ trưởng Giáo dục thời nay thật sự khó khăn. Có lẽ, từ nay trở đi sẽ chẳng có thời nào là dễ cả. Vấn đề không phải là vì làm giáo dục trước đây dễ dàng hơn, mà chủ yếu là vì xã hội bây giờ dân chủ hơn. Dân chủ là một lối sống. Người dân đang có thói quen bày tỏ chính kiến của mình nhiều hơn và đòi hỏi cao hơn đối với các quan chức nhà nước ở mọi cấp, mọi ngành. Điều này trực tiếp tác động đến những người đại diện cho dân là các đại biểu Quốc hội. Các vị đại biểu cho dân vì vậy cũng đang trở nên ngày càng “khắt khe” hơn. Đây cũng là nguyên nhân của việc đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Dũng đã đề nghị thành lập ủy ban lâm thời của Quốc hội để điều tra về ngành giáo dục. Tất nhiên, các đại biểu Quốc hội càng khắt khe, thì người dân càng được nhờ. https://thuviensach.vn Ngành giáo dục không phải là ngoại lệ của quá trình này. Dân chủ sẽ làm cho hệ thống công quyền của chúng ta năng động hơn và có trách nhiệm hơn. Nghĩa là dân chủ hơn thì làm quan khó khăn hơn, nhưng công việc sẽ tốt đẹp hơn. Hiện nay, liên quan đến giáo dục, ai cũng cảm thấy có cái gì đó không ổn và ai cũng hăng hái có ý kiến. Nhưng nhận thức một cách mạch lạc, sáng tỏ về những vấn đề đang đặt ra là cái chúng ta sẽ phải còn hướng tới. Ví dụ, vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” về việc học thêm, của trẻ em chẳng hạn. Tại sao nói mãi mà chúng ta vẫn không sửa được? Lỗi của lãnh đạo ngành giáo dục đến đâu? Thực ra, nếu dạy thêm là một cách để có mức thu nhập đủ sống, hoặc tương xứng với mức mà bất kỳ một giáo viên bình thường nào cũng thấy rằng mình xứng đáng được hưởng, thì lỗi không chỉ hoàn toàn nằm ở mỗi nơi các nhà lãnh đạo ngành giáo dục: ngành giáo dục không tự quyết định hệ thống lương cho các giáo viên. Thế nhưng, trong cơ chế thị trường, lương của giáo viên cũng phải được trả theo quy luật của thị trường. Dạy học là một loại lao động mà chúng ta phải bỏ tiền ra để mua. Nhà nước mua, hay xã hội mua thì cũng phải trả cho đúng giá. Toàn bộ rủi ro nằm ở chỗ: chúng ta không chấp nhận việc trả học phí một cách tương xứng và công khai, mà lại chấp nhận việc trả lòng vòng để phải chịu cộng thêm những chi phí vô cùng đắt đỏ khác như sức khỏe, sự phát triển lành mạnh và tuổi thơ tươi đẹp của con cháu chúng ta. Nếu những giáo viên thấy rằng họ phải có thêm thu nhập thì cách dễ nhất và hợp lý nhất là tổ chức dạy thêm. Nếu việc dạy thêm bị cấm, họ sẽ có cách để các bậc phụ huynh làm đơn chính thức đề nghị cho con cái họ được học thêm v.v. và v.v. Và cứ theo cách này, chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề vì chúng ta đã không nhìn nhận và tìm cách giải quyết nguyên nhân chính của vấn đề. Như vậy, thành lập một ủy ban lâm thời của Quốc hội để điều tra về những vấn đề của giáo dục nhiều khi là cần thiết và có lợi cho ngành giáo dục, chứ chưa hẳn đã là ngược lại. https://thuviensach.vn Cuối cùng, việc chúng ta sẽ phải có một ngôi nhà giáo dục mới (tốt hơn nữa là tòa lâu đài giáo dục mới) như thế nào mới chính là trách nhiệm của những người lãnh đạo ngành giáo dục. https://thuviensach.vn “Xuất khẩu” cô dâu Cô dâu không bao giờ là một món hàng. Dịch vụ môi giới hôn nhân không bao giờ là một kiểu buôn người. Tuy nhiên, với cách làm nửa kín, nửa hở như hiện nay, nhiều cô gái trẻ đang bị biến thành những món hàng và dịch vụ môi giới hôn nhân thì cũng bị biến thành một kiểu buôn người. Thị trường dịch vụ là một phần của thị trường. Nó hình thành do con người có nhu cầu, chứ không nhất thiết là do Nhà nước có chính sách. Vấn đề đặt ra là: hoặc chúng ta công nhận để quản lý nó, hoặc chúng ta cấm đoán nó để thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi và phẩm giá của những cô gái trẻ Việt Nam. Nhu cầu lấy chồng Đài Loan, buồn thay, là một thứ nhu cầu có thật. Chúng ta có thể sử dụng các quy phạm đạo đức để soi xét và tìm ra rất nhiều điều cần bị phê phán ở đây. Thế nhưng ai trong số chúng ta có thể hứa được với những cô gái trẻ nghèo khó của miệt vườn một sự lựa chọn tốt hơn? Một cuộc sống đầu tắt, mặt tối với những ông chồng suốt ngày nhậu nhẹt và say xỉn là tất cả những gì đang chờ đón những cô gái này ở Việt Nam. Vẫn biết, làm thê thiếp ở đất khách quê người là rất cực nhục. Nhưng tại sao các cô gái trẻ vẫn tiếp tục tìm cách ra đi? “Người no không hiểu lòng kẻ đói”, chắc gì chúng ta đã thấu hiểu được nỗi lòng của những cô gái bị nghèo khổ và túng quẫn đẩy đến bước đường cùng? Một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng nếu những cô gái trẻ vẫn còn tiếp tục ra đi thì đó vẫn đang là sự lựa chọn tốt hơn cho đa số những cô gái này. Giữ lại cho mình những cô gái trẻ của Đồng bằng sông Cửu Long là lợi ích và danh dự của những chàng trai người Việt. Tuy nhiên, muốn như vậy, họ sẽ phải làm được nhiều hơn so với bây giờ. Trước hết, họ phải biết làm cho cuộc sống ở những miền quê nghèo khó trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời, https://thuviensach.vn phải từ bỏ lối sống rượu chè bê tha và phải học cách yêu thương, trân trọng vợ. Người phụ nữ có thể chấp nhận những khó khăn về vật chất, nhưng khó lòng cùng lúc đó chấp nhận cả sự thiếu hụt về tình nghĩa vợ chồng. Làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, cũng như thay đổi lối sống của con người là điều không dễ. Và trước khi điều đó xảy ra, để bảo vệ quyền lợi và nhân phẩm cho những cô gái trẻ, cần hợp thức hóa và quản lý các dịch vụ môi giới hôn nhân. Nhà nước sẽ từ chối đăng ký kết hôn và cấp hộ chiếu cho bất kỳ ai tổ chức cưới chui, mà không thông qua các dịch vụ nói trên. Đồng thời, các công ty kinh doanh dịch vụ này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về chế độ thông tin (cho các cô gái), về hình thức, thủ tục tổ chức cho hai bên gặp gỡ nhau, về quyền lựa chọn của những cô gái Việt Nam. Cứ nghĩ mà xem tại sao ở ngay trên đất nước mình mà những người đàn ông Đài Loan có quyền lựa chọn, còn các cô gái trẻ Việt Nam lại không? Cho dù khả năng lựa chọn là không lớn, thì trong hai chú rể lớn tuổi vẫn có thể có một chú đáng yêu hơn. Cuối cùng, yêu đương và hôn nhân là quyền tự do của mỗi con người. Chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản biết mấy khi các cô gái Việt lấy Tây, lấy Tàu là theo sự đòi hỏi của trái tim, chứ không phải theo sự thúc bách của đói nghèo. Tuy nhiên, muốn đạt được điều này, trước hết, chúng ta phải chiến thắng được đói nghèo trên đất nước Việt Nam. https://thuviensach.vn 30 tháng 4 Ngoảnh mặt lại, nửa đời người đã ở phía sau lưng. Kể từ ngày ấy - Ngày chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, 30 năm đã mải miết trôi qua. Thời gian tạo ra khoảng cách. Khoảng cách tạo ra tầm nhìn. Một khoảng cách là cần thiết để rừng đại ngàn không bị những tán cây che phủ. Chiến thắng 30/4 chính là “rừng đại ngàn” đang mở ra với một tầm nhìn mới. Ý nghĩa to lớn nhất của Ngày chiến thắng nằm ở chỗ nó mang lại hòa bình. Ngày chiến thắng 30/4 cũng là ngày kết thúc của chiến tranh, ngày bắt đầu của hòa bình. Cho dù vẫn còn một vài cuộc xung đột biên giới, thì hòa bình về cơ bản đã được xác lập. Đất nước đã bắt đầu được tận hưởng những “mùa xuân đang đến đầu tiên”, những “mùa bình thường”, những “mùa vui”. Và cho đến ngày hôm nay, nền hòa bình mong đợi đã kéo dài hơn 30 năm. Nếu kháng chiến là để mang lại hòa bình, thì hòa bình mang lại tất cả. Tất cả, tất cả và tất cả những gì chúng ta có được hôm nay là thành tựu của hòa bình. Một cuộc sống ngày càng no đủ hơn, thịnh vượng hơn; một xã hội ngày càng văn minh hơn, dân chủ hơn; một thế hệ người Việt Nam dáng thẳng, mắt trong và tự tin bước về phía trước… tất cả, tất cả đều nhờ hòa bình mà có. Hòa bình là giá trị thiêng liêng và to lớn nhất. Nếu chúng ta đã phải tiến hành chiến tranh, phải hy sinh xương máu của hàng triệu người vì nó, thì cần phải làm tất cả để đừng bao giờ mất nó nữa vì chiến tranh. Một ý nghĩa không kém phần to lớn của Ngày chiến thắng nằm ở chỗ nó mang lại sự thống nhất non sông. Lịch sử của dân tộc ta trong hàng trăm năm qua đã có quá nhiều những sự chia cắt, phân ly. Mỗi sự chia cắt đều cứa ngang qua con tim người Việt, đều mang lại khổ đau và mất mát cho muôn triệu kiếp người. Sông Bến Hải là sự chia cắt sau cùng và cũng đau đớn tột cùng. Với ngày chiến thắng 30/4, Bến Hải không còn chia cắt nữa. Dòng sông đã chảy trở lại như bao dòng sông trên đất Việt. Đất nước mở ra https://thuviensach.vn dài rộng từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái cho tất cả mỗi người Việt chúng ta. Ở đâu, bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm và mưu cầu hạnh phúc. Ở đâu, bạn cũng có thể thờ cúng tổ tiên và thực hành niềm tin tôn giáo của mình. Khi sự ngăn cách sau cùng về chiến tuyến bị dỡ bỏ, thì những sự ngăn cách khác đều bị thoái lui ngày một nhiều hơn và không gì ngăn cản nổi. “Nước Việt Nam là một! Dân tộc Việt Nam là một!” Lời nói của Bác Hồ phản ánh không chỉ một ý chí, mà còn một hiện thực đang hình thành, một hiện thực đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn của đất nước hôm nay. Và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân là nền tảng để giữ gìn thành tựu vĩ đại của ngày 30/4. Hơn 30 năm nhìn lại, ngày 30/4 còn cho chúng ta thấy rằng tất cả bắt đầu bằng Ngày chiến thắng, chứ không phải kết thúc bởi ngày đó. Những ước mơ cháy bỏng về công bằng, dân chủ, văn minh đã từng là nguồn động lực to lớn thôi thúc hàng triệu người Việt xông ra trận tuyến. Thế nhưng, những giá trị nói trên không đương nhiên đến cùng với Ngày chiến thắng. Ngày chiến thắng chỉ tạo ra những điều kiện quan trọng nhất là hòa bình để chúng ta thực hiện những ước mơ cháy bỏng của mình mà thôi. Nghĩa là sau những nỗ lực to lớn để thắng trong chiến tranh, những nỗ lực to lớn hơn lại cần phải có để thắng trong hòa bình. Rủi ro lớn nhất ở đây là sức nặng của vinh quang trong quá khứ. Thực tế cho thấy vượt qua cái bóng của vinh quang là điều không dễ. Tuy nhiên, chúng ta đang từng bước vượt qua. Cái giá phải trả cho việc áp dụng kinh nghiệm của chiến tranh cho công cuộc xây dựng hòa bình nhờ vậy đã được giảm thiểu. Còn tinh thần quyết thắng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của 30/4 lại được phát huy. Cứ sau mỗi 30/4, Ngày chiến thắng lại lùi xa mãi vào quá khứ. Theo số liệu thống kê, hơn một nửa dân số của nước ta là những người dưới 30 tuổi. Điều này có nghĩa là đối với đa số người Việt đang sống hôm nay, 30/4 chỉ là một sự kiện lịch sử được nghe kể lại. Đây, có lẽ, là điều nên vui hơn là nên buồn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy tối đa giá trị tinh thần mà Ngày chiến thắng 30/4 để lại cho dân tộc. Đó là một trong https://thuviensach.vn những điều kiện quan trọng để thấu hiểu và bảo tồn mãi mãi nền hòa bình mà chúng ta đang có. https://thuviensach.vn 30% sự thật Ở đời, một nửa bánh mì thì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì lại không phải là sự thật. Các báo cáo của nhiều địa phương về tình hình tiêm chủng cho gia cầm khẳng định rằng 100% gia cầm đã được tiêm chủng. Thế nhưng, sự thật ở trong đó có vẻ chỉ đạt được khoảng 30%. Tỷ lệ này đã được một vị Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đưa ra sau khi đi kiểm tra tình hình tiêm chủng cho gia cầm ở các địa phương. Như vậy, sự quá quắt của các báo cáo nói trên nằm ở chỗ chúng cung cấp một tỷ lệ sự thật còn thấp hơn mức mà sự thật không còn là sự thật nữa. Chúng ta sẽ được gì và mất gì với 30% sự thật như vậy? Có vẻ như cái được duy nhất chỉ là một sự hân hoan không đáng có vì những thành tích ảo. Cái mất thì lại rất nhiều. Trước hết là mất tiền và mất sức. Tiêm chủng chỉ 30% gia cầm là không hiệu quả. Dịch sẽ tiếp tục lây lan trong số 70% gia cầm còn lại và tiếp tục bùng phát. Công sức, tiền của bỏ ra để tiêm chủng cho 30% gia cầm gần như là đổ xuống sông, xuống biển. Tiếp nhận 100% cơ số thuốc nhưng chỉ sử dụng 30% còn 70% bỏ lại trong kho cũng gây ra lãng phí. 70% cơ số thuốc này có thể hết thời hạn sử dụng và phải vất bỏ. Năm 2008 vừa qua, nước ta phải nhập đến 200 triệu USD tiền vắc xin phòng chống dịch cúm gà, vì vậy số tiền bị lãng phí là không hề nhỏ. Rồi chuyện viết báo cáo, gửi báo cáo với những số liệu không có thật cũng chỉ là việc làm phí tiền, phí sức. https://thuviensach.vn Cái mất thứ hai là mất khả năng chỉ đạo, điều hành chính xác, hiệu quả. Với những số liệu về cơ bản là được lấy từ trên trần nhà xuống, các cơ quan Trung ương không thể nắm chính xác tình hình phòng chống dịch bệnh và đề ra được các chính sách và giải pháp kịp thời. Hậu quả là các vấn đề liên quan đến dịch bệnh cho gia cầm, gia súc chỉ ngày càng thêm trầm trọng. Cái mất thứ ba là mất niềm tin. Khi đó, các cơ quan nhà nước không dám sử dụng các thông tin và số liệu trong các báo cáo để hoạch định chính sách, mà bắt buộc phải tìm cách xác minh. Điều này không chỉ làm cho việc ban hành quyết định bị chậm trễ, mà chi phí cho việc ban hành quyết định cũng trở nên tốn kém hơn nhiều. Tóm lại, không nên cung cấp chỉ 30% sự thật và cũng không thể hài lòng với 30% sự thật. Phương án tốt nhất là nên tiêm chủng cho tất cả 100% gia cầm. Tuy nhiên, nếu các địa phương không đủ năng lực và điều kiện để làm được điều đó, thì tiêm chủng được bao nhiêu phần trăm cần báo cáo bấy nhiêu phần trăm. Trong trường hợp này, số 30% gia cầm được tiêm chủng vẫn là 100% sự thật. https://thuviensach.vn Bản sắc là hành trang Hội nhập là việc sông kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới. Tuy nhiên, vấn đề là làm thế nào để hơn 80 triệu người không bị hòa lẫn và biến mất trong hơn 6000 triệu người? Làm thế nào để chúng ta vẫn được nhận biết trong một thế giới dẹt, trong một làng toàn cầu? Câu trả lời cho thời kỳ hội nhập là bản sắc của cộng đồng chúng ta làm nên sự tồn tại của cộng đồng chúng ta. Nếu bản sắc của chúng ta bất diệt, thì chúng ta cũng ngàn đời bất diệt. Bản sắc là tất cả những gì đặc trưng cho dân tộc Việt Nam, tất cả những gì làm cho người Việt chúng ta khác với mọi tộc người khác trên thế giới. Đó trước hết là tiếng Việt, thứ ngôn ngữ do cha ông để lại và được chia sẻ bởi các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đó là những thành tựu văn hóa của chúng ta. Là trống đồng, là tượng chùa Tây Phương, là kho tàng dân ca, kho tàng văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là Truyện Kiều, là hệ thống giá trị của chúng ta trong đó có tình yêu quê hương xứ sở, có đời sống tâm linh phong phú với việc thờ cúng tổ tiên theo cách của riêng mình… Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lexus với cây Ô liu. Chiếc xe Lexus đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hóa. Cây Ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hóa đang áp đặt vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kỹ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư… tất cả là chung và tất cả những cái chung đang ngày một nhiều thêm lên. Cái chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lexus và cây Ô liu https://thuviensach.vn không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lexus vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây Ô liu và cây Ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lexus. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hóa Việt. Bản sắc thậm chí là một lợi thế cạnh tranh. Bởi vì bản sắc tạo nên sự độc đáo, sự hấp dẫn. Ví dụ, phố cổ Hà Nội mang bản sắc văn hóa của người Việt và là duy nhất trên thế giới nên có sức cuốn hút to lớn đối với du khách nước ngoài. Hồ Gươm cũng vậy, các gánh hàng hoa trên đường Hà Nội cũng vậy... Bản sắc văn hóa còn có thể bổ sung giá trị cho các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta. Nhờ đó chúng cũng trở nên đặc biệt hơn, hấp dẫn hơn đối với khách hàng cả trong nước, lẫn ngoài nước. Tóm lại, tiếp thu tinh hoa của nhân loại, nhưng giữ gìn bản sắc của dân tộc không chỉ là phương châm hành động, mà còn là bản năng tồn tại của chúng ta. https://thuviensach.vn Bệnh thành tích Sau hàng chục năm thi đua lập thành tích, cái chúng ta có được, tất nhiên, là những thành tích. Thành tích trồng rừng lớn đến mức diện tích rừng trồng được lớn hơn cả diện tích đất có để trồng. Thành tích đặt vòng tránh thai lớn đến mức số vòng đặt được nhiều hơn cả số phụ nữ. Mà như vậy thì tại sao các em học sinh thi tốt nghiệp phổ thông lại không thể đạt tỷ lệ “100% khá và giỏi”?! (Thành tích này đâu có gì là quá đáng so với thành tích trồng rừng hoặc đặt vòng!). Bệnh thành tích là bệnh của cả xã hội. Vì vậy chỉ đặt vấn đề kiên quyết chống bệnh thành tích trong ngành giáo dục và với các em học sinh như hiện nay thì chắc gì đã công bằng? Và cũng chắc gì đã thành công? Bệnh thành tích có nguồn gốc xã hội của nó. Trước hết, nó bắt nguồn từ sự lạm phát của các phong trào thi đua. Các phong trào thi đua này lại ra đời để bù đắp cho việc động lực của sở hữu tài sản bị triệt tiêu trong chế độ công hữu. Tuy nhiên, các phong trào thi đua lại chỉ tạo ra được động lực tinh thần. Động lực tinh thần là quan trọng, nhưng không lâu bền như động lực vật chất. Vào ngày phát động thi đua khí thế bốc lên ngút trời, nhưng ngày hôm sau rồi ngày hôm sau nữa nó lại xìu xuống như bóng hết hơi. Thế nhưng, khi phong trào thi đua đã được phát động, thì thành tích cho nó phải được bảo đảm. Và thế là những “con số đẹp” đã được nghĩ ra. Những “con số đẹp” này bao giờ cũng làm cho người đời bán tín, bán nghi. Nhưng vì lợi ích của phong trào trong đa số các trường hợp chúng đã được chấp nhận. Khi đã được chấp nhận, chúng lại có thể mang đến cơ hội thăng quan, tiến chức cho những người biết nghĩ ra chúng. Và thế là những con số giả lại hoàn toàn có thể mang lại những lợi ích tinh thần và vật chất thật. Đây chính là động lực của ham muốn lập thành tích bằng mọi giá, cũng là nguyên nhân sâu xa của bệnh thành tích. https://thuviensach.vn Để khắc phục bệnh thành tích, điều quan trọng là phải quay lại với những quy luật có thật của cuộc sống. Trái đất đã quay hàng chục tỷ năm xung quanh Mặt trời và sẽ còn quay như thế hàng chục tỷ năm nữa. Đằng sau sự nhất quán này là quy luật bất biến của lực hấp dẫn. “Lực hấp dẫn” đối với con người lại chính là quyền sở hữu tài sản. Muốn thúc đẩy kinh tế phát triển chúng ta phải tận dụng được động lực này. Những phong trào thi đua chung chung không chỉ không thay thế được nó, mà còn dẫn dắt chúng ta lòng vòng, tốn kém để đến với nó mà thôi. Như vậy, về mặt nguyên tắc, chúng ta cần thiết kế một hệ thống mà trong đó phần lớn các thành tích đều phải do thị trường đánh giá, phần lớn các phần thưởng đều phải do thị trường mang lại. Các phần thưởng của Nhà nước vẫn có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, chúng phải được xác định trên cơ sở sự hài lòng của nhân dân. https://thuviensach.vn Biện chứng của tháng Tám Đã 62 năm trôi qua kể từ ngày nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên Cách mạng tháng Tám lịch sử. Hai giá trị rất to lớn mà tháng Tám đã mang lại cho dân tộc ta là độc lập và tự do. Mặc dù để bảo vệ thành công hai giá trị này, nhân dân ta đã phải tiếp tục chiến đấu và hy sinh thêm 30 năm nữa. Độc lập là một giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải là một giá trị bất biến. Nó luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc. Đất nước Việt Nam đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ của hội nhập và toàn cầu hóa. Trong thời kỳ này, độc lập vừa là sự tự chủ, cũng vừa là sự hợp tác với bên ngoài. Độc lập vừa là tinh thần tự lực, tự cường, cũng vừa là sự tiếp thu thành tựu của thế giới, sự tận dụng các nguồn lực của thế giới để vươn lên. Nếu chúng ta không vươn lên để đuổi kịp các nước đi trước, chúng ta khó bảo đảm được một cách đầy đủ quyền độc lập của mình. Mối quan hệ giữa tính độc lập và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trong thế giới hôm nay là biện chứng. Đó là quy luật đấu tranh và tồn tại thống nhất của hai mặt đối lập. Chúng đấu tranh với nhau, nhưng chúng tồn tại bên nhau. Không có cái này thì không có cái kia và ngược lại. Trong thời Pháp thuộc, chúng ta không có quyền tự quyết, thực dân Pháp đã áp đặt rất nhiều thứ cho dân tộc ta, kể cả hệ thống pháp luật và chế độ chính trị. Ngày nay, chúng ta đã giành được toàn quyền tự quyết. Tuy nhiên, tự quyết không có nghĩa là muốn quyết thế nào cũng được. Càng hội nhập sâu hơn, chúng ta càng phải quyết phù hợp hơn với luật chơi chung. Cân đối giữa bản sắc dân tộc và chuẩn mực quốc tế là một sự cân nhắc khó khăn. Ngoài trí tuệ, sự nhạy cảm và bản lĩnh của chính mình, chúng ta không thể trông chờ vào sự mách bảo của bất kỳ ai. https://thuviensach.vn Giá trị to lớn thứ hai mà Cách mạng tháng Tám mang lại là tự do. Tự do cũng là một giá trị vĩnh hằng, nhưng cũng không phải là một giá trị bất biến. Tự do đóng vai trò quyết định đối với sự giàu có và thịnh vượng của đất nước. Bởi vì tự do là động lực, đồng thời là công cụ để phân bổ tối ưu mọi nguồn lực. Không có tự do, một cá nhân không thể phát huy hết tiềm năng và sức mạnh sáng tạo của mình. Không có tự do, nguồn nhân lực và tài lực của đất nước không thể được phân bổ hợp lý tối đa. Tuy nhiên, tự do không đương nhiên mang lại cho chúng ta công bằng. (Mà công bằng là một trong những giá trị mà dân tộc ta đã theo đuổi trong gần suốt thế kỷ XX). Ngược lại, tự do và cơ chế thị trường có thể làm cho sự phân cách giàu nghèo có thể ngày càng mở rộng. Cân đối giữa tự do và công bằng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hệ thống chính trị. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ khó khăn. Thiếu việc mở rộng dân chủ và bảo đảm quyền tham gia quyết định của người dân khó có thể thực hiện được nhiệm vụ nói trên. https://thuviensach.vn Chi phí xã hội Những cao ốc xây “quá phép” tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được các chủ nhà tự nguyện tháo dỡ. Cùng với sự thấp xuống của những ngôi nhà là sự cao lên của những chi phí phát sinh. Rất nhiều tiền của đã bị tiêu tốn vào việc xây dựng, rồi lại dỡ bỏ những công trình như vậy. Số tiền của này tạo nên cái gọi là chi phí xã hội. Chi phí xã hội là khái niệm dùng để chỉ những chi phí mà người dân phải bỏ ra để thực thi các quy định của pháp luật. Xét từ góc độ kinh tế, đây là thước đo rất quan trọng về tính hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Chi phí xã hội càng bé, thì hiệu quả của hoạt động quản lý càng cao và ngược lại. Trường hợp các cao ốc bị dỡ bỏ phát đi thông điệp gì về chi phí xã hội, cũng như hiệu quả quản lý, có lẽ, là điều đã rõ, không nhất thiết phải nói thẳng ra. Mọi sự điều chỉnh của pháp luật đều làm phát sinh những chi phí nhất định: chi phí của nhà nước và chi phí của xã hội. Ví dụ, quy định về việc đội mũ bảo hiểm xe máy bắt buộc làm phát sinh các chi phí sau đây: Đối với Nhà nước, đó là chi phí kẻ biển, cắm mốc; chi phí theo dõi, xử phạt, chứng từ xử phạt... Đối với xã hội, đó là chi phí mua sắm mũ bảo hiểm, chi phí nộp phạt. Một số trong những chi phí này là rất dễ đoán ra. Ví dụ, hiện nay chúng ta có 12 triệu xe gắn máy, nếu tất cả mọi người đi xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm, thì tối thiểu chi phí xã hội sẽ vào khoảng: 1. 12 triệu x trên dưới 180 ngàn đồng (giá một chiếc mũ bảo hiểm) = trên dưới 1.960 tỷ đồng. 2. Chi phí thực tế sẽ cao hơn nhiều vì những người đi xe máy thường đèo theo người nhà. https://thuviensach.vn Ví dụ nêu trên cho thấy mỗi quy định của pháp luật đều có thể làm phát sinh những chi phí xã hội khổng lồ. Chi phí xã hội phát sinh càng cao thì khả năng thực thi của văn bản pháp luật càng thấp. Chính vì vậy, vấn đề này phải được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Trở lại với trường hợp những cao ốc phải tháo dỡ ở Thành phố Hồ Chí Minh, các chi phí xã hội khổng lồ đã phát sinh do lỗi của người dân và của các cơ quan quản lý. Đối với các gia chủ, đây là cái giá mà họ phải trả cho sự vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, những chi phí này không nhất thiết phải phát sinh, nếu các cơ quan quản lý làm đúng chức trách của mình. Những người dân đã phải đưa tài sản của mình ra để chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thế các quan chức thì sao? https://thuviensach.vn Chủ nghĩa thân hữu Doanh nghiệp nhà nước gắn với các cơ quan nhà nước. Sự gắn bó này tạo ra lợi thế. Ít nhất, đó là khả năng tiếp cận các quan chức dễ dàng hơn, khả năng đề xuất nguyện vọng và cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhanh chóng hơn. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp nhà nước có cơ hội lớn hơn để tác động lên các quyết sách của công quyền. Mà đã như vậy, thì không ít quyết sách được đưa ra sẽ có lợi hơn cho các doanh nghiệp nhà nước. Và đây là nguyên nhân sâu xa làm cho các quan hệ thị trường bị bóp méo và một sân chơi không bình đẳng được hình thành. Sự gắn bó này như vậy tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ. Tuy nhiên, sự gắn bó giữa các doanh nghiệp tư nhân với các quan chức nhà nước mới tiềm ẩn những rủi ro lớn hơn rất nhiều. Sự gắn bó này không dựa trên những định hướng chính trị của đất nước mà trên quan hệ người nhà, thân quen. Hình thành nên một thứ gọi là chủ nghĩa thân hữu. Chủ nghĩa thân hữu không chỉ là một kiểu đỡ đầu các công ty người nhà, mà còn là một phương tiện để hợp thức hóa các tài sản ăn cắp của nhà nước. Ưu thế lớn nhất của các công ty tư nhân thân hữu là khả năng “lại quả” dễ dàng. Vì tiền của nhà nước sau khi đã được chuyển cho các công ty tư nhân thông qua các hợp đồng “cho không, biếu không” (kiểu như các hợp đồng mua camera và làm các bảng quảng cáo điện tử của các bưu điện tỉnh mà báo chí đang nêu ra chẳng hạn), sẽ nhanh chóng được biến thành tiền của tư nhân. Mà đã là tiền của tư nhân thì “em chi thế nào, em cho ai, biếu ai là quyền của em”. Đây thực ra chỉ là một sự ngụy biện. Về bản chất, “lại quả” là việc: “các bác giúp em moi được 10 phần tiền của nhà nước, em xin biếu lại các bác hai phần”. Không bao giờ có thể xảy ra chuyện: “các bác giúp em moi được 10 phần tiền của cá nhân các bác, em xin biếu lại các bác hai phần”. https://thuviensach.vn Do được các quan chức đỡ đầu, các công ty thân hữu thậm chí có thể giành hết các hợp đồng béo bở của các doanh nghiệp nhà nước. Phải chấp nhận những phần việc xương xẩu hơn, nhiều doanh nghiệp nhà nước càng kinh doanh càng thua lỗ, lụn bại. Tình trạng này cũng giống với việc các bác sĩ có phòng khám tư tìm cách chuyển ra phòng khám của mình những bệnh nhân giàu có, tiềm năng nhất, để lại cho bệnh viện công những bệnh nhân nghèo không có khả năng chi trả. Chủ nghĩa thân hữu, như chúng ta có thể thấy, có khả năng làm méo mó các quan hệ thị trường không thua kém gì cơ chế chủ quản. Tuy nhiên, điều nghiêm trọng hơn là nó còn làm tha hóa và biến chất cả hệ thống công quyền. https://thuviensach.vn Chức và tước Chức và tước là hai thứ khác nhau. Chức là thứ được xác lập trên cơ sở năng lực; tước là thứ được xác lập trên cơ sở công trạng. Thế nhưng người Việt chúng ta lại cứ nói gộp làm một là chức tước. Đây là một sự nhập nhèm cố ý, vì trong cuộc sống mối quan hệ giữa hai thứ nói trên cũng khá nhập nhèm. Trước hết, đó là tình trạng chức đẻ ra tước. Cứ có chức là tự nhiên có công trạng. Chức càng cao thì công trạng càng nhiều. Một giám đốc nhà hát rất dễ trở thành nghệ sĩ nhân dân, mặc dù ông/bà ta có thể chưa bao giờ “hát cho đồng bào tôi nghe”, chưa bao giờ “biểu diễn cho đồng bào tôi xem”. Tước trong trường hợp này thực chất chỉ là một món quà hối lộ hoặc là một sự xu nịnh. Và đây là điều mà cả người đề nghị cũng như kẻ tiếp nhận đều biết rất rõ. Tuy nhiên, biết mà vẫn làm mới chính là sự không may của xã hội ta. Hai là, thói quen dùng chức để thưởng công. Một nhà khoa học có nhiều đóng góp thì nên được ban tặng danh hiệu anh hùng lao động hơn là chiếc ghế bộ trưởng. Toàn bộ công lao trong quá khứ chắc gì đã bù đắp được những thiệt hại do việc ngồi nhầm ghế gây ra?! Thực ra, nhà khoa học phải có kỹ năng nghiên cứu và khám phá. Vị bộ trưởng phải có tầm nhìn và kỹ năng lãnh đạo. Những kỹ năng này là rất khác nhau. Việc một nhà khoa học có nhiều đóng góp mới chỉ khẳng định được về những loại kỹ năng thứ nhất mà chẳng nói gì về những loại kỹ năng thứ hai. Vậy thì đưa một nhà khoa học lên làm bộ trưởng thật sự là một kiểu chơi đề. Không phải ai cũng thua đề, nhưng người thắng thật là ít ỏi. Ba là, tâm lý thích có chức và đòi được thưởng công bằng chức. Tâm lý thích làm quan có tự ngày xửa, ngày xưa. Mọi chuyện cổ tích có hậu đều https://thuviensach.vn kết thúc bằng việc nhân vật chính được lên làm vua. Làm vua là phần thưởng lớn nhất cho mọi sự hy sinh phấn đấu. Tuy nhiên, cứ nghĩ mà xem, “làm vua” bao giờ cũng là một công việc. Một công việc thì đòi hỏi người ta phải có năng lực hơn là công trạng. Thế nhưng, sự lẫn lộn này đang xảy ra hết sức trầm trọng trong xã hội ta. Nó làm cho nhiều người mất ăn, mất ngủ: họ cảm thấy bị thiệt thòi và bị “đối xử bất công”. Họ khiếu nại, tố cáo và mặt nặng, mày nhẹ với lãnh đạo và đồng nghiệp. Bầu không khí làm việc trong các cơ quan, công sở trở nên hết sức căng thẳng. Để được yên thân, nhiều nơi người ta đã phải sắm thêm những “chiếc ghế mới”, mặc dù nhà cửa thì đã chật ních, chẳng còn có chỗ mà để. Rủi ro hơn, những người có năng lực trẻ tuổi đã phải nhường chỗ cho những kẻ ít có năng lực hơn, nhưng lại có quá trình. Cuối cùng, sự nhập nhèm nói trên đang làm mất phẩm giá của cả chức lẫn tước. Phân định rạch ròi giữa hai thứ chức và tước là một công việc khó khăn, nhưng cần thiết. Quá trình này phải diễn ra trước hết trong đầu và sau đó trong tim chúng ta. https://thuviensach.vn Đạo nhạc Đạo nhạc là một cách nói tế nhị hơn cho việc ăn cắp nhạc. Ăn cắp nhạc thì cũng giống như ăn cắp xe máy, được từ điển tiếng Việt định nghĩa là: “nhằm lúc người khác sơ hở để lấy một cách lén lút”. Thế thì, bản chất thanh cao của nhạc chẳng làm cho đạo nhạc bớt đi sự xù xì, thô nhám về mặt hành vi. Thế nhưng, hai hành vi sinh đôi nói trên lạigây ra hai cách phản ứng rất khác nhau: ăn cắp xe máy sẽ lập tức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; ăn cắp nhạc thì lại chỉ gây ra những tranh luận và phê bìnhtương đối chung chung. Mặc dù, trong đa số các trường hợp, bản nhạc sẽ giá trị gấp nhiều lần so với chiếc xe máy. Tại sao chúng ta lại có cách phản ứng lạ lùng như vậy? Trả lời câu hỏi này thật không dễ. Tuy nhiên, những thông điệp buồn vẫn có thể rút ra. Một là, chúng ta đang có sự lẫn lộn về mặt giá trị giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Mặc https://thuviensach.vn dù, tâm lý “cứ phải sờ được mới thích” là rất dễ hiểu nhưng nó là thứ đã lỗi thời. Trong nền kinh tế mới, những thứ “không sờ được” mới mang lại sự giàu có nhanh chóng và to lớn hơn. Cứ so sánh giá trị của bản quyền hệ điều hành máy tính Windows với bất kỳ chiếc máy tính, thậm chí chiếc phi cơ nào, chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Như chú gà đẻ trứng vàng, bản quyền này hàng ngày, hàng giờ mang tiền về cho công ty MicrosoĞ. Hay thương hiệu Coca Cola có giá tới 70 tỷ USD vì nó giúp công ty này bán ra vô tận các sản phẩm của mình. Trong lúc hầu hết các nước đang dành phần lớn hơn (thậm chí đến 75%) của tổng đầu tư xã hội cho các tài sản vô hình, thì chúng ta lại đang coi trọng việc bảo vệ chiếc xe máy hơn quyền tác giả của bản nhạc. Cách cư xử như vậy có thể là độc đáo, nhưng không biết hợp lý đến đâu? Hai là, khai thác các tài sản vô hình để làm giàu là một bài toán khó. Cũng giống như chiếc máy tính, các tài sản vô hình chỉ mang lại lợi ích khi https://thuviensach.vn chúng ta biết cách khai thác các tính năng của chúng. Bằng không, chiếc xe máy bao giờ cũng sẽ có giá trị lớn hơn. Đơn giản là vì xác lập quyền sở hữu và những lợi ích có liên quan đối với chiếc xe máy sẽ dễ dàng hơn. Chế định sở hữu là một sáng tạo vĩ đại của người La Mã cổ đại. Tuy nhiên, nếu chế định này có thể áp dụng được cho các tài sản hữu hình, thì lại đang là chiếc áo quá chật hẹp cho các tài sản vô hình. Đây là lý do tại sao nhiều nước đang áp dụng chế định quyền tài sản để thay thế cho chế định quyền sở hữu. (Nhân đây, quyền tài sản trí tuệ (intellectual property rights) đang bị chúng ta dịch nhầm sang thành quyền sở hữu trí tuệ (intellectual ownship rights). Cứ nghĩ mà xem, bạn có thể chiếm hữu một con cừu nhưng làm sao có thể chiếm hữu một bản nhạc hoặc một kiểu dáng công nghiệp? Vậy thì, điều quan trọng là chúng ta cần tập trung nỗ lực của mình để xây dựng và phát triển chế định quyền tài sản, trong đó có quyền tài https://thuviensach.vn sản trí tuệ và quyền tài sản vô hình. Đây là điều kiện tiên quyết để một bản nhạc và những sáng tạo tương tự có thể mang lại sự giàu có cho chúng ta. Cuối cùng, đấu tranh chống lại nạn đạo nhạc là một công việc có ý nghĩa đạo lý và pháp lý rất quan trọng. Cuộc đấu tranh này sẽ dễ dàng hơn khi quyền tài sản trí tuệ được tôn trọng và bảo vệ ở đất nước ta. https://thuviensach.vn Đồng bào Có lẽ, trên thế giới chỉ có người Việt chúng ta mới gọi nhau là đồng bào. Đồng bào có nghĩa là cùng sinh ra từ một bào thai. Huyền thoại về Mẹ Âu Cơ và việc sinh hạ trăm trứng là nguồn gốc sâu xa của cách xưng hô thân thiết, ruột rà như vậy. Huyền thoại có thể có, có thể không. Nhưng đồng bào thì có thật. Chảy trong huyết quản của chúng ta là cùng một dòng máu. Gắn kết chúng ta là tình yêu vô bờ bến đối với đất nước Việt Nam, một tình yêu còn hơn cả tín ngưỡng linh thiêng và sâu thẳm trong lòng. “Từ thuở mang gươm đi mở cõi Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” Những người mang gươm đi mở nước đã làm cho không gian tồn tại của dân tộc ta mở ra rộng dài từ Bắc vào Nam. Rồi sau chiến tranh, về một https://thuviensach.vn khía cạnh nào đó, khoảng không gian này đã được mở ra rộng lớn hơn nữa. Hàng triệu người Việt đã ra đi và định cư ở khắp năm châu, bốn biển. Chiến tranh, loạn ly là những bất hạnh lớn. Nhưng phúc họa thường đan xen nhau trong cuộc đời này. Trong phúc có họa và trong họa có phúc. Ba triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài đang mở ra vô tận khoảng không gian tồn tại của dân tộc ta và đang làm cho chúng ta gắn kết nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Chúng ta gọi những người Việt sống ở nước ngoài là kiều bào. Kiều bào cũng là đồng bào, cũng là một phần của máu thịt Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa. Sau 30 năm, nhiều nỗi niềm đã lắng xuống. Vượt qua những nỗi niềm này là điều không dễ, nhưng dầu sao thì chúng cũng đã ở phía sau lưng. Chỉ có tình yêu đất https://thuviensach.vn nước là luôn luôn song hành, luôn luôn dẫn dắt về phía trước. Và tình yêu này sẽ mách bảo cho chúng ta là phải hành xử như thế nào. Như các tín đồ Hồi giáo tìm cách hành hương đến thánh đài Mê ca, những người Việt ở khắp mọi nơi trên thế giới đều tìm cách trở về với quê cha đất tổ. Năm 2004 đã có 402.000 lượt kiều bào về nước qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Dự báo có khoảng 120.000 kiều bào sẽ về ăn Tết Ất Dậu tại Việt Nam. Và đất nước đang mở rộng vòng tay chào đón những người con của mình. Con đường ra đi đã từng rất khó khăn. Con đường trở về cũng đã từng khó khăn không kém. Tuy nhiên, không có gì có thể ngăn cản được những người Việt ở trong nước và ngoài nước ngày càng trở nên gắn bó với nhau hơn. Lý do đơn giản vì chúng ta là đồng bào. https://thuviensach.vn Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 Trên thế giới chỉ có người Việt chúng ta gọi nhau là đồng bào. Chúng ta là đồng bào bởi vì chúng ta sinh ra từ cùng một bào thai. Cho dù câu chuyện trăm trứng gắn với sự ra đời của các Vua Hùng có mang đậm màu sắc của huyền thoại đi chăng nữa, thì việc chúng ta sinh ra từ cùng một bào thai vẫn là điều có thật. Bào thai đó là núi sông, đất trời không thể chia cắt của chúng ta, là văn hóa vật chất, tinh thần và tâm linh gắn kết tất cả chúng ta làm một. Chúng ta là một trong tình yêu da diết đối với quê hương xứ sở, là một trong sự sẵn sàng dâng hiến cho sự toàn vẹn của đất nước, cho độc lập và tự do của đồng bào. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ Ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3”. Hôm nay chính là Ngày giỗ Tổ. Ít có ngày lễ tâm linh nào sẽ được kỷ niệm rộng rãi như ngày https://thuviensach.vn hôm nay. Hiện nay, trong cả nước có đến trên 1400 địa điểm, di tích, kiến trúc thờ cúng các Vua Hùng. Và hôm nay hàng triệu người Việt sẽ hành lễ để tưởng nhớ đến tổ tiên. Tưởng nhớ các Vua Hùng, chúng ta ghi lòng tạc dạ về việc phải đấu tranh không khoan nhượng vì sự toàn vẹn của đất nước. Giang sơn gấm vóc mà các Vua Hùng để lại là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Tưởng nhớ các Vua Hùng, chúng ta nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải đoàn kết, gắn bó, phải hòa giải dân tộc. Dù ở bất kỳ nơi đâu, chúng ta đều là con cháu của các Vua Hùng; chúng ta đều mang cùng dòng máu, cùng nguồn mạch tâm linh. Tưởng nhớ các Vua Hùng, chúng ta thấu hiểu rằng cần phải làm được nhiều hơn cho đất nước. Cho dù là con cháu của Tiên Rồng, nhưng chúng ta vẫn chưa biến được đất nước thành xứ sở của Tiên Rồng. Đất nước ta vẫn còn nghèo khó; cách sống, cách tổ chức công việc vẫn chưa hơn được xứ người. https://thuviensach.vn Cuộc sống của con cháu các Vua Hùng trong những ngày lạm phát tăng cao, dịch bệnh tràn lan hiện nay đúng là khó khăn trăm mối. Nhưng chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua tất cả để vươn tới ấm no, hạnh phúc. Tổ tiên phù hộ cho chúng ta! https://thuviensach.vn Gọi đúng tên sự vật Chúng ta có thể gọi hổ là một loại mèo lớn. Và chẳng ai nỡ bảo rằng chúng ta sai. Chỉ có điều làm như vậy thì không mất cảnh giác. Điều tương Gọi dịch tả là dịch tả còn quan trọng ở chỗ nó định hướng chính xác hành vi phòng chống bệnh của người dân. Để phòng chống dịch tả điều quan trọng là phải ăn chín, uống sôi. Điều ấy ai ai cũng biết. Và ai ai cũng có thể làm. Tuy nhiên, người dân phải biết được chắc chắn cái thứ dịch tiêu chảy cấp mà các quan chức y tế đang nói đến chính là dịch tả, chứ không phải là một thứ gì khác. Nếu dịch tả lây lan qua con đường ăn uống thì điều chỉnh hành vi ăn uống của con người là quan trọng nhất khéo nhiều người sẽ bị hổ ăn thịt vì https://thuviensach.vn tự cũng có thể xảy ra với việc gọi dịch tả là dịch tiêu chảy cấp. Gọi dịch tả là dịch tiêu chảy cấp cũng không sai: vi khuẩn tả (cholerae) là một trong những tác nhân gây ra tiêu chảy cấp. Tuy nhiên, cũng giống như hổ không phải là loại mèo bắt chuột, dịch tả không phải là loại tiêu chảy cấp bình thường. Nó là loại tiêu chảy cấp chết người. Và nó cũng lây lan với tốc độ chết người. Dịch tả đã gây ra những hậu quả thảm khốc như thế nào trong quá khứ là điều ít người không biết. Vậy thì, gọi dịch tả là dịch tả có tác dụng cảnh báo cao hơn rất nhiều so với việc gọi lái nó đi. Gọi dịch tả là dịch tả còn quan trọng ở chỗ nó định hướng chính xác các nỗ lực phòng chống dịch, nhờ đó sức người, sức của sẽ được phân bổ tập trung hơn và khả năng khắc phục dịch bệnh sẽ cao hơn. Rõ ràng, để chống dịch tiêu chảy cấp, phạm vi của các nỗ lực sẽ phải rộng lớn hơn (vì dịch tả chỉ là một trong những https://thuviensach.vn nguyên nhân gây ra tiêu chảy mà thôi). Mà như vậy, thì chúng ta đã không xác định đúng ưu tiên, các nguồn lực hạn chế của chúng ta đã bị phân bổ phân tán và kém hiệu quả. để phòng chống dịch. Tuy nhiên, không thể điều chỉnh được hành vi của hàng triệu con người, nếu như hàng triệu con người không có được thông tin chính xác và không tự nguyện tuân thủ. Cuối cùng, nếu có đến từ 70% đến 80% các ca tiêu chảy cấp hiện nay là do vi khuẩn tả (cholerae) gây ra, thì số liệu thống kê đang cho chúng ta thấy rất rõ là nên gọi sự vật thế nào cho đúng với bản chất của nó. Và, trong tình hình hiện nay, lương tâm cũng đang đứng về phe của các số liệu thống kê. https://thuviensach.vn Hội chứng Argentina Vào đầu thế kỷ XX, Argentina đã từng là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới. Thế nhưng, một thế kỷ trôi qua, quốc gia này đã tuột dốc từ một nước giàu có, phát triển trở thành một nước đang phát triển với nợ nần chồng chất. Hiện tượng nói trên được gọi là hội chứng Argentina. Đây là hiện tượng đi thụt lùi trong quá trình phát triển và đánh mất dần những thành tựu đã đạt được. Hội chứng Argentina cho thấy vinh quang trong quá khứ hoàn toàn không phải là sự bảo đảm của tương lai. Nước ta chưa bao giờ là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên, những thành tựu chúng ta đạt được trong quá trình đổi mới là hết sức to lớn. Một trong những thành tựu đáng ghi nhận nhất là xóa đói, giảm nghèo. Chúng ta đã giảm tỷ lệ nghèo từ trên 60% (theo số liệu của UNDP) trong năm 1990 xuống còn 18,1% vào năm 2004. Những thành tựu đạt được là rất ấn tượng, nhưng vấn đề là chúng bền vững đến đâu và làm thế nào để vượt qua hội chứng Argentina? Hội chứng Argentina chính là điều rất dễ xảy ra với công cuộc xóa đói giảm nghèo. Giả sử xảy ra mất mùa, thiên tai thì bao nhiêu trong số những hộ thoát nghèo sẽ rơi vào tình cảnh nghèo đói trở lại? Trên thực tế, đối với nhiều hộ, chỉ cần một thành viên trong gia đình ốm đau, cả gia đình sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói (Đặc biệt là trong hoàn cảnh giá thuốc đang tăng cao đột biến như hiện nay). Ngoài ra, trong quá trình hội nhập đang diễn ra hết sức nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp sẽ có cơ hội để mở rộng thị trường và phát triển vượt bậc, nhưng không ít doanh nghiệp khác sẽ không chịu nổi cạnh tranh và phá sản. https://thuviensach.vn Hàng loạt người lao động sẽ mất việc làm. Với hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển như hiện nay, số người này sẽ nhanh chóng rơi vào cảnh đói nghèo. Để vượt qua hội chứng Argentina, điều quan trọng là phải có một chiến lược phù hợp. Xóa đói giảm nghèo là quá trình nâng cao năng lực và tạo điều kiện cần thiết để người nghèo vươn lên, chứ không phải là hoạt động cứu trợ. Những hỗ trợ mang tính chất bao cấp đang thôi thúc nhiều địa phương “phấn đấu” để có nhiều xã nghèo và nhiều hộ nghèo. Với cách “phấn đấu” như vậy, bao giờ chúng ta mới xóa hết được đói nghèo?! Điều quan trọng nhất để xóa đói, giảm nghèo là bảo đảm cho người nghèo khả năng tiếp cận: 1. Thông tin và tri thức; 2. Vốn; 3. Thị trường. Các đầu tư của Nhà nước nên được tập trung vào công việc nói trên và phải được tăng cường. Cuối cùng, theo UNDP, thì tỷ lệ chi phí từ ngân sách nhà nước cho số 20% những người có thu nhập thấp nhất ở nước ta đang giảm chứ không phải đang tăng. https://thuviensach.vn Hội nhập Hội nhập không phải là một sự lựa chọn. Nó là một thực tế. Khi lợi ích của những người nuôi cá ba sa ở Đồng bằng sông Cửu Long phải được bảo vệ ở phía bên kia của địa cầu thì chúng ta đã thật sự bắt đầu một cuộc chơi mới. Cuộc chơi mới thì có luật chơi mới. Luật chơi mới chưa hẳn đã công bằng hơn, nhưng thiên hạ chấp nhận thì tại sao chúng ta lại không? Vấn đề là chuẩn bị cho cuộc chơi mới như thế nào. Và sự chuẩn bị quan trọng nhất bắt đầu từ tư duy. Hội nhập là việc sông đổ vào biển. Nước sông sẽ mặn lên và nước biển sẽ nhạt đi. Tuy nhiên, sông sẽ mặn lên chính vì biển rộng vô cùng. Cũng tương tự như vậy, chúng ta sẽ phải thay đổi cho phù hợp với thế giới hơn là thế giới sẽ bị thay đổi theo ý muốn của chúng ta. Từ cách thức ban hành luật lệ, cách thức quản trị quốc gia, quản trị doanh nghiệp đến việc giải quyết các tranh chấp... các chuẩn mực quốc tế sẽ phải được áp dụng. Quan trọng nhất sẽ là việc thiết lập pháp quyền, bảo đảm sự minh bạch và tính đoán trước được trong cách hành xử. Chúng ta đã thành công trong việc áp dụng nhiều loại ISO vào sản xuất và kinh doanh. Vấn đề là các ISO cho hoạt động của công quyền cũng sẽ phải nhanh chóng được áp dụng. Đối chiếu với năng lực thực tế của chúng ta, chuẩn mực của thế giới nhiều khi không thật công bằng. Tuy nhiên, chỉ có những chuẩn mực cao hơn mới thúc đẩy chúng ta tiến lên phía trước. Những chuẩn mực thấp hơn chỉ làm cho chúng ta tụt lại ở phía sau. Vì vậy, dễ dàng hơn chưa chắc đã tốt đẹp hơn. Trong vô số các chuẩn mực, điều quan trọng là xác định được các ưu tiên. Đã tham gia SEA Games thì ưu tiên là những môn mà chúng ta có thể giành https://thuviensach.vn chiến thắng. Đã hội nhập thì ưu tiên là những thứ mà chúng ta có thể cạnh tranh được ở trên thị trường. Thực ra, vẫn có hai sự lựa chọn trong việc xác định chiến lược phát triển kinh tế ở đây. Một là, dành toàn bộ ưu tiên cho những thứ xuất khẩu được. Những thứ chúng ta làm ra nhưng không rẻ hơn của thiên hạ thì nên nhập khẩu mà dùng. Hai là, coi trọng việc thay thế nhập khẩu. Những gì chưa thay thế được thì cần phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Mỗi sự lựa chọn đều có những lý lẽ của nó và đều dẫn đến những hệ quả hết sức to lớn. Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta vẫn chưa có được một sự lựa chọn tương đối mạch lạc. Các chính sách khuyến khích xuất khẩu và ưu tiên thay thế nhập khẩu đang được áp dụng đan xen nhau và gây khó dễ cho nhau. Phải chăng “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước” cũng là một cách lựa chọn? Đất nước đang chuyển đổi, cũng giống như cô gái đang xuân thì, sự bâng khuâng là điều dễ hiểu, nhưng cũng cần nghĩ đến việc lỡ thì, quá lứa rất có thể xảy ra. Chính sách thay thế nhập khẩu trước mắt có thể góp phần giải quyết việc làm và tiết kiệm ngoại tệ. Nhưng xét về bản chất, đây rõ ràng là một chính sách nhắm vào việc khai thác thị trường trong nước. Với 80 triệu người tiêu dùng, thị trường trong nước là rất to lớn. Tuy nhiên, thị trường quốc tế chắc chắn sẽ to lớn hơn rất nhiều. Cũng giống như biển to lớn hơn sông, cơ hội mà biển mang lại cũng sẽ to lớn hơn sông. Nhờ thị trường toàn cầu, một công ty chỉ chuyên xuất khẩu đồ chơi lắp ghép cho trẻ em như công ty LEGO ở đất nước Đan Mạch nhỏ bé cũng có thể trở thành 1 trong 20 công ty giàu có nhất thế giới. Thu nhập hàng năm của công ty này lớn hơn nhiều lần so với toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Như vậy, xe hơi nhiều khi chưa chắc đã mang lại được sự giàu có lớn hơn những mảnh nhựa lắp ghép. Vấn đề là cần nhận biết và phát triển được những mặt hàng “LEGO” của Việt Nam hơn là nội địa hóa những chiếc má phanh lắp cho xe gắn máy của Nhật Bản hoặc của Đài Loan. https://thuviensach.vn Chính sách thay thế nhập khẩu thường gắn với một thị trường được bảo hộ. Tuy nhiên, khả năng bảo hộ của chúng ta cho các nhà sản xuất “không thể nào khá lên được” sẽ ngày càng hạn chế. Sau AFTA sẽ là WTO, thiên hạ mở cửa thị trường của họ cho chúng ta đến đâu, thì chúng ta buộc lòng phải mở cửa thị trường của mình cho họ đến đó. Như vậy, sắp tới cái mà chúng ta thật sự sẽ có là “một chiếc bình thông nhau”. Với “chiếc bình thông nhau này”, những gì bán được cho thiên hạ mới chắc chắn là những thứ bán được ở trong nước cho chính chúng ta. Rủi ro lớn nhất của hội nhập là tình trạng chúng ta chẳng bán được gì cho thiên hạ, đồng thời cũng chẳng bán được thứ gì cho chính chúng ta. Tất nhiên, để bán được hàng cho thiên hạ, ngoài chất lượng, giá cả, chúng ta sẽ còn cần phải đấu tranh để bảo đảm các điều kiện thương mại công bằng. Nếu mỗi người nông dân ở các nước đang phát triển như nước ta mỗi ngày chỉ kiếm được trên dưới 1 USD, trong lúc đó mỗi con bò ở nhiều nước phương Tây được trợ giá mỗi ngày lên tới 2 USD, thì những con bò Tây “nhập cảnh” vào nước ta sẽ dễ dàng hơn sản phẩm của những người nông dân “xuất cảnh” sang nước họ. Tuy nhiên, đây là công việc phải được giải quyết trên bàn hội nghị chứ không phải trên những cánh đồng. Nhanh chóng gia nhập WTO là rất cần thiết để chúng ta nâng cao khả năng thương lượng, đồng thời hợp tác với các nước đang phát triển khác để đấu tranh cho một trật tự thương mại thế giới công bằng hơn. https://thuviensach.vn Hội nhập: Một góc nhìn Nhận biết con voi thì dễ hơn là định nghĩa con voi. Nhận biết những biểu hiện cụ thể của hội nhập thì dễ hơn là định nghĩa hội nhập. Và có thể, còn hữu ích hơn. Để tránh việc phải định nghĩa một thứ “voi” vừa phức tạp, vừa trừu tượng, xin được tiếp cận vấn đề hội nhập bằng những ví dụ cụ thể. Ví dụ thứ nhất, những năm gần đây chúng ta đã sản xuất ra rất nhiều cà phê. Và chủ yếu không phải để uống, mà để bán cho thiên hạ. Thiên hạ cũng uống rất nhiều cà phê, nhưng không nhiều đến mức có thể xài hết được những gì mà chúng ta đã sản xuất ra. Hậu quả là cà phê bị dư thừa trên thị trường thế giới; là cà phê bị rớt giá một cách thê thảm. Đằng sau sự rẻ rúng của cà phê là sự cơ cực và sự phá sản của không biết bao nhiêu người nông dân ở nước ta và ở nhiều nước xuất khẩu cà phê khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng thua lỗ trong việc cà phê rớt giá. Những hãng danh tiếng của thế giới chuyên chế biến các sản phẩm từ cà phê đã thắng lớn. Họ đã mua được cà phê nguyên liệu hết sức rẻ, mà vẫn bán các sản phẩm đã chế biến của mình với giá không thay đổi. Và trong trường hợp này cũng như bao giờ cũng vậy, những người lọc lõi hơn đã chiến thắng. Họ đã biết cách khống chế cung của những sản phẩm cà phê đã chế biến, chứ không đẩy nó lên vô tội vạ như chúng ta đã làm với những hạt cà phê nguyên liệu. Cuối cùng thì những người tiêu dùng vẫn không thể uống cà phê từ các sản phẩm nguyên hạt đang tràn ngập ở trên thị trường. Ví dụ này cho thấy sản xuất ra ít cà phê chúng ta sẽ thua, nhưng sản xuất ra nhiều cà phê chúng ta cũng thua càng lớn hơn. Hội nhập vì vậy là việc gắn sản xuất trong nước với thị trường thế giới. Thị trường này rất to lớn, nhưng nó đã bị chia phần từ lâu. Là người đến sau, chúng ta có thể phá thị trường đó dễ hơn là làm chủ nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể phá thì chúng ta https://thuviensach.vn cũng hoàn toàn có thể mặc cả để giành lấy cái phần mà thiên hạ thấy rằng buông bớt ra cho chúng ta thì sẽ an toàn và có lợi hơn. Sản xuất trong nước sẽ phải được triển khai trên cơ sở thị phần mà chúng ta đã chắc là sẽ giành được. Thông qua, việc xác lập quan hệ với khách hàng và nâng cao chất lượng của sản phẩm, chúng ta có thể sẽ từng bước mở rộng được thị phần của mình. Thị phần được mở rộng đến đâu thì sản xuất có thể mở rộng thêm ra đến đó, chứ không phải là ngược lại. Toàn bộ, sự anh minh của chúng ta trong quá trình hội nhập sẽ là việc bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ về lợi ích giữa những người sản xuất và những người buôn bán cà phê ra thị trường thế giới. Những gì đúng với cà phê đã nói ở trên đây thì cũng sẽ đúng với rất nhiều những thứ khác. Ví dụ thứ hai, thời gian vừa qua nhiều người đã thành công trong việc xuất khẩu hàng hóa bằng USD chỉ để thua to trong việc phải thanh toán các khoản nợ bằng EURO. Sự tăng giá đột biến của đồng EURO so với đồng USD đã làm rất nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Nhiều người đã nhanh chóng nhận ra rằng sự tài giỏi trong kinh doanh sẽ chẳng nghĩa lý gì khi những đồng ngoại tệ mạnh biến đổi theo chiều bất lợi. Tuy nhiên, cũng tương tự như việc cà phê rớt giá, sự lên giá của đồng EURO hoàn toàn không phải bất lợi cho tất cả mọi người. Những ai bán hàng bằng EURO mà thanh toán nợ hoặc mua hàng bằng USD thì lại thắng lớn. Hội nhập là việc sự biến động của các đồng ngoại tệ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện làm ăn của chúng ta. Và những đồng ngoại tệ này lên xuống, biến động liên tục như nước thủy triều. Vấn đề là đừng để xảy ra tình trạng khi xuống cũng như khi lên chúng đều làm chúng ta thua thiệt. Như vậy, để làm ăn với thế giới, ngoài việc nắm vững thị trường hàng hóa, thì cũng phải thông thạo về thị trường tài chính. https://thuviensach.vn Ví dụ thứ ba, phần lớn những chiếc xe ô tô đang chạy ở trên các đường phố của chúng ta hiện nay đều là sản phẩm của những xí nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn của nước ngoài. Sở dĩ nhiều công ty ô tô đã đầu tư vào nước ta như vậy là vì tổ chức sản xuất ở gần thị trường tiêu thụ là rất có lợi về mặt kinh tế. Đặc biệt là thị trường này lại có nhiều hứa hẹn. Những người Việt ăn nên, làm ra và muốn sắm ô tô đang ngày càng nhiều. Về bản chất, việc khai thác thị trường trong nước đang khiến các công ty của nước ngoài đổ vốn và công nghệ vào nước ta. Tuy nhiên, sự đầu tư của nước ngoài (còn gọi là FDI) đang không chỉ trực tiếp làm ra sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, mà quan trọng hơn còn đang tạo ra việc làm và thu nhập. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài là một biểu hiện hết sức quan trọng của hội nhập. Hội nhập là việc chúng ta đến với thế giới và thế giới đến với chúng ta. Trong việc thế giới đến với chúng ta, đầu tư trực tiếp của nước ngoài là hình thức hội nhập an toàn và có lợi nhất. Cụ thể hơn, khi bạn nhập khẩu một chiếc ô tô, thì việc chuyển giao sản phẩm xảy ra, nhưng việc chuyển giao công nghệ thì không. Thế nhưng, đầu tư trực tiếp không chỉ chuyển giao vốn, công nghệ, mà còn chuyển giao mối quan hệ và sự hiểu biết về kinh doanh. Nó còn biến nhiều ngành nghề ở nước ta thành những phần cấu thành của cả một mạng lưới rộng lớn trên thế giới. Cái khó của hình thức hội nhập này là sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn được coi là nơi đầu tư hấp dẫn hơn nước ta. Hội nhập là việc chúng ta tạo điều kiện tối đa cho những người nước ngoài làm ăn ở nước ta và biến nước ta thành một mắt xích hữu ích và không thể thiếu của nền kinh tế toàn cầu. https://thuviensach.vn Kẹt xe Đã nằm ngủ ở trong chăn Ừ chăn có rận, băn khoăn làm gì? Ở ta, sống trong các thành phố lớn cũng giống như “nằm trong chăn”, phải biết chấp nhận những bất tiện nho nhỏ. Ví dụ như tình trạng kẹt xe. Mỗi ngày có 8 giờ vàng ngọc, thì không khéo bạn phải bỏ đến 20% số vàng ngọc này để đứng yên một chỗ mà ngửi khói của các xe máy, ô tô ở phía trước và nghe còi của các xe ở phía sau. Xui xẻo thay, lần nào cũng vậy, bạn là tâm điểm của cái tập hợp vừa đông đúc, vừa inh ỏi, nhưng tuyệt nhiên không chuyển động kia. Kẹt xe là “một phần tất yếu của cuộc sống” và cái phần này đang ngày một kéo dài ra. Các số liệu thống kê cho thấy xe máy là thủ phạm số một của tình trạng kẹt xe và tai nạn giao thông. Nghĩa là, các phó thường dân chúng ta - những ông chủ, bà chủ của các phương tiện hai bánh và nhiều loại phân khối các kiểu, có lỗi. Tuy nhiên, không biết các nhà thống kê có để ý đến một chi tiết nho nhỏ là các phó thường dân thường rất đông đúc? Nếu số lượng những người đi xe máy nhiều gấp mười lần những người đi ô tô và xe máy gây ra tai nạn hoặc ách tắc giao thông nhiều gấp chín lần thì quán quân, có lẽ, vẫn không phải là xe máy. Hạn chế số lượng xe máy trong các thành phố lớn là cần thiết. Nhưng, có lẽ, không phải là giải pháp cơ bản cho vấn đề ách tắc giao thông. Cuối cùng thì ô tô mới là phương tiện chiếm nhiều đường hơn chứ không phải xe máy. Mà đường sá ở ta thì chẳng có bao nhiêu. Trên thực tế, với các đường phố bé nhỏ và các ngã tư đầu mối không có cầu vượt, hệ thống giao thông của chúng ta không khéo chỉ có giao, mà không có thông. Vậy thì, xây dựng hệ https://thuviensach.vn thống cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng hiện đại là giải pháp quan trọng hàng đầu để khắc phục tình trạng kẹt xe. Nếu sử dụng hệ thống giao thông công cộng thuận lợi hơn, tiết kiệm hơn, chắc chắn nhiều người từ bỏ xe máy mà không cần phải cấm đoán gì. Ngoài ra, nhớ lại thời kỳ bao cấp, chỉ cần hai người xếp hàng mua gạo là chúng ta đã có thể chen lấn nhau. Ý thức tôn trọng trật tự công cộng hay đúng hơn là sự thiếu vắng của nó là nguyên nhân của rất nhiều bất trắc trong đời sống của cư dân thành phố. Xe tốt, đường rộng phỏng có ích gì, nếu chúng ta cứ rồ máy vượt đèn đỏ. Những người vượt đèn đỏ, có thể, đã tiết kiệm được mỗi người 30 giây, nhưng hoàn toàn có thế đánh mất của xã hội hàng trăm tiếng đồng hồ. Đó là chưa nói đến những mất mát khó đo lường khác như thần kinh và sức khỏe. Nếu ý thức chấp hành pháp luật và lương tâm thường xuyên “đi vắng”, thì cơ sở hạ tầng cũng như phương tiện giao thông càng hiện đại chỉ càng dễ xảy ra tai nạn mà thôi. https://thuviensach.vn Làm luật Trong tiếng Việt hiện đại, “làm luật” là từ có hai nghĩa. Những người đương thời dùng nó vừa để chỉ hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vừa để chỉ hành vi mãi lộ (một kiểu vi phạm pháp luật). Tương quan giữa hai loại “làm luật” nói trên thật tế nhị: loại này có hiệu lực thì loại kia chỉ là thứ “Bụt chùa nhà”. “Bụt chùa nhà” ai cũng vái, nhưng ai cũng biết là không thiêng. Mãi lộ là điều không thể chấp nhận. Thế nhưng, nó đang là một thứ luật được tuân thủ nghiêm ngặt. (Phải chăng, vì thế mà hành vi mãi lộ được gọi là “làm luật”?) Mỗi khi việc “làm luật” trên các xa lộ có hiệu lực, các quy phạm pháp luật thực định về việc nghiêm cấm hành vi hối lộ và nhận hối lộ, về việc nghiêm cấm xe chở quá tải, quá khổ trở thành những mệnh lệnh không thiêng. Đâu là nguyên nhân của tình trạng trớ trêu này? Trước hết, xin thử phân tích về việc “làm luật” trên các xa lộ. Có vẻ như đang tồn tại tất cả các yếu tố để việc “làm luật” này có hiệu lực. Dưới đây, là những yếu tố cơ bản nhất. Một là, sự tồn tại của môi trường xã hội tương ứng. Chính sách tiền lương cho đội ngũ công chức nói chung và lực lượng cảnh sát giao thông nói riêng còn có nhiều bất cập. Khi lương không nuôi được những người cảnh sát và gia đình họ, thì buộc lòng họ phải tìm cách bổ sung thu nhập. Cách dễ làm nhất là sử dụng quyền năng của mình - tức là “làm luật”. Và khi đã “làm luật”, nền tảng đạo đức cần thiết không còn để thực thi công vụ. “Trót vì tay đã nhúng chàm - Dại rồi còn biết khôn làm sao đây?” https://thuviensach.vn Pháp luật về đấu thầu dịch vụ vận tải hoặc không đầy đủ, hoặc không phù hợp. Nếu giá cả được coi là yếu tố duy nhất để chọn thầu, thì sau khi thắng thầu, muốn có lãi, bất cứ lái xe nào cũng phải chở quá tải. (Trong khi đó, pháp luật về đấu thầu của các nước bao giờ cũng coi trọng các yếu tố kỹ thuật hơn: kỹ thuật thường chiếm đến 90% số điểm; giá cả chỉ chiếm 10%. Tiết kiệm phí vận tải theo cách làm của ta hiện nay là một kiểu ăn lạm vào kinh phí xây dựng và bảo dưỡng đường mà thôi. Đây là tình trạng tay phải không biết tay trái làm gì. Nó sẽ còn tiếp diễn dài dài khi chi phí xã hội không được xem xét trong quá trình ban hành chính sách và pháp luật). Với lưu lượng xe tải hiện nay, đang có hằng hà sa số những vi phạm pháp luật giao thông di chuyển trên đường. Và cảnh sát giao thông có thể “làm luật” bất cứ xe nào. Các công ty vận tải coi chi phí “làm luật” là một phần tất yếu của đầu vào. Còn có lãi, họ còn tiếp tục chở quá tải và hối lộ cảnh sát giao thông. Hai là, quy phạm của việc “làm luật” trên xa lộ tuy bất thành văn, nhưng rất mạch lạc và súc tích: “khi lái xe có vi phạm thì phải hối lộ, nếu không sẽ vừa bị phạt tiền nhiều hơn và vừa bị phiền nhiễu”. Bất kỳ sinh viên năm thứ nhất nào của trường luật cũng sẽ chỉ ra một cách khá dễ dàng ở đây cả ba phần cấu thành mà một quy phạm pháp luật bắt buộc phải có: 1. Sự kiện pháp lý: “khi lái xe có vi phạm”; 2. Hành vi bị điều chỉnh: “phải hối lộ”; 3. Chế tài: “vừa bị phạt tiền nhiều hơn và vừa bị phiền nhiễu”. Về mặt kỹ thuật pháp lý, các quy phạm của pháp luật thực định ít khi đạt được cách thể hiện chặt chẽ và sáng tỏ như thế. Điều dễ nhận thấy là chúng thường được thiết kế hoặc thiếu sự kiện pháp lý, hoặc thiếu cả sự kiện pháp lý lẫn chế tài. Trong trường hợp này, sự sáng tạo pháp luật chưa xảy ra, https://thuviensach.vn cùng lắm, chúng ta chỉ có được sự ghi nhận chính sách mà thôi. Thực ra, chính sách là một chuyện, dịch chính sách thành pháp luật lại là một chuyện khác. Ba là, đối tượng bị điều chỉnh biết rất rõ về quy phạm. Bằng cách truyền miệng, cánh lái xe được thông tin một cách rất đầy đủ về thứ “luật” này. Họ thậm chí còn biết chính xác ở trạm kiểm tra nào phải đưa bao nhiêu tiền mới xong. Đây là điều chúng ta không thể nói được về hệ thống pháp luật thực định. Tình trạng chung là cả đối tượng bị điều chỉnh, lẫn quan chức chịu trách nhiệm bảo đảm việc thực thi đều nắm luật khá lơ mơ. Bốn là, bộ máy có khả năng áp đặt việc thi hành. Với các trạm gác (kể cả trạm cân xe) được đặt ra ở dọc mỗi con đường quốc lộ, không một lái xe nào có thể qua mặt những người “làm luật” được. Đây là khả năng áp dụng chế tài mà đa số các quy phạm của pháp luật thực định chưa bao giờ có được. Trở lại với việc làm luật chính thống. Chúng ta đã có nhiều cố gắng để đổi mới và nâng cao hiệu quả của hoạt động lập pháp. Số lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã nhiều hơn, chất lượng soạn thảo cũng đã được cải thiện một bước. Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của pháp luật thực định vẫn chưa cao. Phải chăng, để khắc phục tình trạng này, cả bốn yếu tố đã biến mãi lộ thành một thứ “luật” có hiệu lực thực tế là điều cần được quan tâm xem xét khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật? https://thuviensach.vn Một góc nhìn về lãng phí So với lãng phí, tham nhũng không khéo chỉ là chuyện “mèo tha miếng mỡ” trong tương quan với “cả con lợn” mà thôi. Mặc dù, chuyện “tha mỡ” ì xèo như hiện nay là điều không thể sao đối với đa số chấp nhận được, bảo vệ “cả con lợn” vẫn là điều hợp lý hơn. Đặc biệt là trong điều kiện “con lợn” của chúng ta vẫn còn khá bé. Lãng phí tồn tại dưới rất nhiều hình thức. Dưới đây, xin được kể ra một vài hình thức dễ nhận biết nhất. Một là, việc đầu tư không tính đến hiệu quả. Chương trình một triệu tấn đường đắng như thế nào thì ai cũng biết. Thuốc đắng dã tật, nhưng đường đắng thì không. Nếu coi trọng tính hiệu quả, chúng ta đã không đầu tư một lúc cho tất cả 10.800 công trình như hiện nay. Sự rải mành mành này đang hút hết các nguồn lực tài chính hiếm hoi của đất nước và gây ra tình trạng hụt hơi của nền kinh tế. Một số lượng vốn khổng lồ đã bị chôn vào các công trình mà chưa biết đến bao giờ mới phát huy hiệu quả. Hai là, sản xuất không tính đến thị trường. Trong những năm gần đây, nhiều người trồng cà phê ở Braxin và Mêhicô đã bị vỡ nợ vì tình trạng cung vượt cầu trên thị trường thế giới. Họ không thể đoán trước được rằng người Việt Nam có thể sản xuất ra một số lượng cà phê khổng lồ đến thế. Tuy nhiên, nếu chúng ta sản xuất ra cà phê nhiều gấp đôi mà giá cả lại giảm đi mất một nửa, thì việc đẩy mạnh sản xuất chẳng có ý nghĩa gì. Tệ hại hơn, chúng ta đang lỗ nặng. Sự lỗ này được biểu thị trước hết bằng toàn bộ chi phí để đẩy sản lượng cà phê tăng lên gấp đôi. Đó là chưa kể đến các chi phí để thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến v.v. và v.v. Điều “an ủi” duy nhất đối với những người trồng cà phê là: họ không phải là những người duy nhất làm như vậy. Đây cũng là lý do giải thích tại https://thuviensach.vn nông dân “được mùa thì không được giá”. Đầu tư sản xuất mà không tính đến thị trường là một sự lãng phí khổng lồ. Ba là, tổ chức công việc không tính đến tính thiết thực. Những điều có thể dạy trong giờ học thì lại phải dạy thêm là không thiết thực. Sự lãng phí xảy ra không chỉ đối với thì giờ, tiền bạc mà còn đối với sức khỏe và sự phát triển lành mạnh và bình thường của con em chúng ta. Các kỳ thi tốt nghiệp tiểu học được tổ chức quy mô, rầm rộ cũng vậy. Không biết việc làm này sẽ thiết thực đến đâu, nếu phổ cập giáo dục tiểu học là bắt buộc. Và chúng ta cũng sẽ rất khó giải thích được là các cháu sẽ cần tấm bằng tiểu học để làm gì trong đời sống hiện đại. Suy cho cùng, trong nhiều chương trình dạy và học, những điều không giúp gì được cho sự sáng láng và thành đạt của con em chúng ta trong cuộc sống rất có thể chỉ là một sự lãng phí khổng lồ về thời gian và cơ hội. Sự lãng phí còn do tình trạng chồng chéo trong công việc, lòng vòng trong thủ tục gây ra. Tuy nhiên, những điều này và kể cả những điều đã nói ở trên đều là những chuyện “biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Vì vậy, lại tiếp tục nói ra đây có khi cũng chỉ là một sự lãng phí mà thôi. https://thuviensach.vn Mùa bình thường Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa xuân của năm nay vẫn lại về theo cánh én… và theo dư âm của “Mùa xuân đầu tiên” đất nước ta lại được sống trong hòa bình, mùa xuân năm 1976. Từ đó đến nay đã hơn 30 năm có lẻ. Vẫn còn mãi trong trẻo, thiết tha là nhạc phẩm có cùng tên của cố nhạc sĩ Văn Cao về mùa xuân đó. Mùa xuân đã trở về để chúng ta lại có dịp hòa mình vào không chỉ những âm điệu của bài hát nói trên, mà cả những suy tư của người nhạc sĩ tài hoa. “Mùa xuân đầu tiên” được nói trong nhạc phẩm của Văn Cao là mùa xuân đầu tiên của hòa bình, khi chiến tranh, khói lửa đã chấm dứt và hàng chục vạn gia đình Việt được đón người thân từ chiến trận trở về. Nhạc phẩm của ông đã mô tả một cách sống động khoảnh khắc giao thời của năm tháng và cũng là của chiến tranh với hòa bình. Những nét chấm phá bằng ngôn từ và âm điệu gợi lên vẻ đẹp đơn sơ, thuần khiết của quê hương sau biết bao lần bị bom cày, đạn xéo. Một tiếng gà chưa chắc đã gáy trên sông, nhưng dội mênh mông vào hồn những người con sau chiến chinh tìm đường về quê cũ. Một niềm vui đoàn tụ long lanh nước mắt và ấm trên vai người trở về… Sâu xa hơn cả có lẽ là sự khẳng định mùa vui chính là mùa bình thường. “Mùa bình thường, mùa vui nay đã về”. Nhạc sĩ Văn Cao đã gọi mùa xuân mơ ước của hòa bình và yên vui là “mùa bình thường”. Bởi vì cái mà tất cả chúng ta cần để có một cuộc sống chân thực của con người là những “mùa bình thường”. Những mùa bình thường để gieo hạt. Những mùa bình thường để vun bón cho cây. Những mùa bình thường để gặt hái. Những mùa bình thường để sáng tạo. Những mùa bình thường để yêu thương. Những mùa bình thường để là chính mình trong tất cả những lo toan và sướng khổ của con người… Chiến tranh là một sự bất bình thường lớn nhất. Cùng với nó là biết bao sự bất bình thường khác nữa đè nặng lên số kiếp https://thuviensach.vn của con người. Có những sự bất bình thường được biện hộ, nhưng cũng rất nhiều những sự bất bình thường được ăn theo. Điều đáng nói là nhiều sự bất bình thường như vậy đã tồn tại rất dai dẳng sau chiến tranh. Sự lạm dụng của bí mật, bất ngờ trong việc ban hành các quyết định là một ví dụ cụ thể. Sự ham muốn quản lý hộ khẩu, hạn chế quyền cư trú của người dân là một ví dụ cụ thể khác. Cách làm kinh tế, cách xây dựng các công trình theo kiểu đánh nhanh, thắng nhanh là một ví dụ cụ thể khác nữa… Rõ ràng, để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, chúng ta còn phải phấn đấu để có được quy chế của sự bình thường ngày càng nhiều hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, có những lĩnh vực cái sự bình thường đã được xác lập. Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và thương mại. Với việc gia nhập WTO, chúng ta đã có được một quy chế bình thường ở tầm quốc tế trong lĩnh vực nói trên. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào cũng tiến bộ được nhanh như vậy. Mọi chuyện, có lẽ, còn cần phải có thêm thời gian! https://thuviensach.vn Nhà ống Vợ già, nhà ống là một sự tấm tức ở đời. Tuy nhiên, vợ già chưa chắc đã là một khuyết điểm: “Có phúc lấy được vợ già - Vừa sạch cửa nhà lại dẻo cơm canh”. Ngoài ra, thời gian ban tặng tuổi tác giống như cô phụ trách Đội chia kẹo Trung thu, ít có lý do để tin rằng vợ già sẽ được phần nhiều hơn. So với vợ già, nhà ống là điều khó an ủi chúng ta hơn. Tại sao con người đã mất công từ bỏ hang lại chỉ để chui vào ống sau một quá trình tiến hóa dài dòng như vậy? Câu trả lời là tại vì chính sách đất đai nan giải của chúng ta. Nhà ống là hệ quả tất yếu của chính sách hạn chế diện tích đất cấp cho việc xây nhà ở trong nội đô. Cụ thể, nhiều thành phố đã hạn chế diện tích này ở mức tối đa là không quá 60 m2 cho mỗi hộ gia đình. Điều luật này còn rất hay ở chỗ: nó chỉ hạn chế mức tối đa, nhưng lại mở ra khả năng vô tận cho mức tối thiểu. Hậu quả là hàng loạt các ngôi nhà đã được xây cất trên những miếng đất chỉ rộng từ 30-35 m2, thậm chí chỉ 15 m2. “Sự năng động, sáng tạo” này đã biến nhiều khu phố của chúng ta thành những khối bê tông nham nhở như bề mặt Sao Hỏa. (Tin hay không thì tùy nhưng một trong những lý do giải thích tại sao sự sống không thể tồn tại ở trên Sao Hỏa là vì nó quá nham nhở). Với một miếng đất dưới 60 m2, lại có mặt tiền rất hẹp (vào khoảng 4m), bạn chỉ có thể xây được một chiếc nhà ống. Một nét đặc trưng của nhà ống là nó chỉ có một mặt không gian ở phía trước: phía sau, gối lưng với một chiếc nhà ống khác và hai bên, kề hông với hai chiếc nhà ống tương tự. Hậu quả tất yếu là rất ít ánh sáng tự nhiên và không khí. Toàn bộ hy vọng về những ngày tươi sáng của đời người chỉ còn biết trông chờ vào ngành điện lực. Mất điện, ống sẽ chẳng khác gì với hang. Mà mất điện là điều rất có thể xảy ra. https://thuviensach.vn Thiết kế một ngôi nhà ống cho đẹp thật sự là một “sứ mệnh không thể”. Với 4m mặt tiền chật hẹp, thiên tài kiến trúc chỉ còn mỗi một cơ hội để thể hiện là làm khung nhôm kính và ốp đá mặt tiền như thế nào. Tuy nhiên, như thế nào thì các ngôi nhà ống cũng không thể có bản sắc kiến trúc và văn hóa riêng của mình. Chúng giống nhau như một mớ khoai tây: củ nào cũng như củ nào không tròn, không méo đều đều như nhau. Để thoát khỏi sự đơn điệu ngột ngạt và tẻ ngắt, nhiều gia chủ đã tìm cách cắm cho ngôi nhà của mình một chiếc mũi Buratino màu cà chua và chổng ngược lên trời (phía ấy còn chưa bị vướng)… Tạo nên nỗi buồn không thể an ủi được của “Em ơi, Hà Nội chóp”. Từ một căn hộ tập thể 24-28 m2 trong thời kỳ bao cấp tiến tới một miếng đất xây nhà 60 m2 là một bước tiến dài. Tuy nhiên, có vẻ như nó chưa đủ dài để không biến các khu phố mới của chúng ta thành bề mặt Sao Hỏa, mà hai ngôi Sao Hỏa cho một hệ Mặt Trời chắc chắn sẽ là quá nhiều. Trong tương lai, nếu những ngôi nhà ống bị con cháu của chúng ta phá bỏ thì đó sẽ là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, toàn bộ sự không may nằm ở chỗ: thay vì những di sản kiến trúc và văn hóa, chúng ta chỉ để lại cho hậu thế những chi phí phát sinh và sự bực mình. Có lẽ, cách tốt hơn là chúng ta nên xem xét lại chủ trương hạn chế diện tích xây nhà trong phố. Nghĩa là, thay vì chính sách hạn chế mức tối đa, nên chăng chấp nhận chính sách hạn chế mức tối thiểu. Những người muốn xây dựng nhà ở tư phải đủ khả năng trang trải chi phí cho tối thiểu là 400 m2 đất chẳng hạn. Những người không có đủ khả năng sẽ phải lựa chọn phương án ở nhà chung cư cao tầng. Thuế bất động sản được đánh ở mức hợp lý sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước có thêm nguồn thu để hỗ trợ các chương trình nhà ở cho người nghèo. Với một chính sách như vậy, các khu phố mới của chúng ta chắc chắn sẽ đẹp đẽ và khang trang hơn. Trong lúc phong trào nhà ống ở thành phố chưa có dấu hiệu thoái lui, thì hiện tượng này đang từ một sự cần thiết trở thành một thứ mốt của người https://thuviensach.vn đời. Những người nông dân sống ở ven đô hoặc gần các con đường liên tỉnh, liên huyện, liên thôn các loại đang phá bỏ những ngôi nhà truyền thống với vườn cây, ao cá để vươn ra mặt đường xây những chiếc nhà ống của mình. Hiệu ứng đôminô này mới là điều thật sự đáng quan ngại. Không khéo, sự vô vọng của các khu nhà ống sẽ được nhân rộng ra một cách vô tận trong phạm vi cả nước. Để khắc phục hiện tượng này, bên cạnh một chính sách đất đai phù hợp, đòi hỏi phải có một chiến dịch truyền thông hữu hiệu. Và vấn đề này không thể giải quyết được trong ngày một, ngày hai. https://thuviensach.vn Nước Nước là một thực thể trong thiên nhiên và là một vấn đề trong các thành phố của chúng ta. Bản chất của vấn đề này như sau: nước lúc thiếu, lúc thừa - thiếu lúc ở trong nhà và thừa lúc ở ngoài đường. Cứ mưa xuống, lại thương lời một bài hát quen thuộc: “em đến thăm anh một chiều mưa”. Chẳng ai nỡ trách em, nhưng ít nhất, đây cũng là một việc làm không đúng lúc: em sẽ phải đối mặt với rủi ro của việc “quên đường về”. Sau mỗi chiều mưa, các đường phố đều có thể biến thành sông, thành suối. Nhớ cho ra đường về thật không dễ. Tìm cho ra cách về - còn gay go hơn. Để khắc phục tình trạng ngập, lụt chúng ta đã tìm cách nâng cao các đường phố. Tôn cho đường “cao, cao mãi” là cách chống ngập, lụt dễ thấy hiện nay. Cách làm này thoạt đầu thấy có lý. Nhưng cứ nghĩ cho kỹ thì không khỏi băn khoăn. Lý do là: bèo nổi theo nước, nước nổi theo đường. Đường cứ cao lên mãi thì nước chỉ còn có cách là chảy vào nhà chúng ta mà thôi. Vậy thì hợp lý hơn là nên làm ngược lại: đào rộng, khơi sâu hệ thống thoát nước. Đây là việc làm khó khăn hơn, nhưng cơ bản hơn. Điều đáng phấn khởi về việc thừa nước ở ngoài đường là nó xảy ra không thường xuyên như việc thiếu nước ở trong nhà. Dưới thời bao cấp, chúng ta đã từng phải đối mặt với tình trạng: “Ban đêm cả nhà lo việc nước, ban ngày cả nước lo việc nhà”. Hiện nay, ban ngày không biết cả nước có còn lo việc nhà nữa không, nhưng ban đêm cả nhà lo việc nước thì vẫn còn xảy ra ở rất nhiều nơi. Đây là một sự lỗi nhịp với thời cuộc. Từ khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường, việc bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như thế nào là vấn đề của mọi vấn đề. Và thị trường, như chiếc đũa thần, đã biến mọi người tiêu dùng thành “thượng đế” sau một đêm ngủ dậy. Tuy nhiên, bạn chớ nên tin mình là “thượng đế” của https://thuviensach.vn các nhà cung cấp nước sạch. Trong lĩnh vực này, có vẻ như nước đang chảy theo chiều ngược lại. Lý do là cơ chế thị trường vẫn còn bị cấm cửa. Mọi động lực của lợi nhuận và cạnh tranh đều chết chìm trong sự độc quyền. Bạn và tôi đang sống trong một ốc đảo mà quan hệ giữa những người cung ứng dịch vụ và những người tiêu dùng vẫn còn vận hành theo cơ chế “Bắt cởi trần phải cởi trần - Cho may ô mới được phần may ô”. Hoàn toàn bao cấp và xin cho! Cơ chế này đã thất bại trong thì quá khứ, đang thất bại trong thì hiện tại. Và chúng ta ít có đủ lý do để tin rằng một khi nào đó nó sẽ thành công trong thì tương lai. Thực ra, trong mọi công việc, nếu không chấp nhận cơ chế thị trường, bạn buộc lòng phải áp đặt cơ chế trách nhiệm. Vậy thì cơ chế trách nhiệm ở ta vận hành như thế nào? Tác giả của bài viết này và những người hàng xóm đã chạy xin được cấp nước từ gần hai năm nay. Nước vẫn chưa có, nhưng vui thì thật nhiều: vui lần thứ nhất khi Chủ tịch thành phố quyết định sẽ cấp nước; vui lần thứ hai khi Chủ tịch quận quyết định sẽ đầu tư cho việc cấp nước từ nguồn của quận, nếu thành phố gặp khó khăn; vui lần thứ ba khi Sở Giao thông, Công chính phê duyệt dự án cấp nước; vui lần thứ tư khi Sở Kế hoạch, Đầu tư phê duyệt dự án thêm một lần nữa; vui lần thứ năm khi công ty nước sạch đến đào xới toàn bộ đường lên để đặt ống dẫn nước và lấp lại. Và niềm vui, cuối cùng, thì cũng được lấp cùng những chiếc ống dẫn nước đó. Sau mấy tháng tìm hiểu, người dân được biết là chỉ có Xí nghiệp cấp nước mới có quyền (thôi thì gọi là “có trách nhiệm” cho phù hợp với tính chất “của dân, do dân và vì dân” của hệ thống công quyền ở ta) dẫn nước từ ngoài đường vào trong nhà. Nhưng công ty chưa bàn giao công trình cho Xí nghiệp, nên Xí nghiệp không thể làm gì được. Nước chảy liền dòng, nhưng lại bị cách thức quản lý hành chính của chúng ta cắt thành nhiều khúc như vậy, nên nó chẳng có cách nào để chảy đến nơi được cả. https://thuviensach.vn Ông Chủ tịch thành phố đã quyết định cấp nước cho các tổ dân phố của chúng tôi từ khi ông còn đang vận động bầu cử vào Quốc hội khóa XI. Đến nay, Quốc hội khóa XI đã họp gần xong Kỳ thứ 2, nhưng lời hứa cung cấp nước sạch cho dân thì vẫn chưa được thực hiện. Và theo cách thức tổ chức công việc của chúng ta hiện nay, không ai phải chịu trách nhiệm cả. Thiết nghĩ, nếu chúng ta hoàn toàn thất bại trong việc xác lập chế độ trách nhiệm, thì cũng không nên đành hanh với cơ chế thị trường. Ở các nước, như Anh và Pháp chẳng hạn, toàn bộ dịch vụ cung cấp nước sạch là do các công ty tư nhân đảm nhiệm. Thế nhưng, không thể cho rằng người dân ở đó được cung cấp nước sạch tồi hơn ở ta. Điều đáng mừng là hình như Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu cho phép các công ty tư nhân kinh doanh dịch vụ cung cấp nước sạch. Rất tiếc tác giả không được sống tại thành phố này. Tuy nhiên, đó là tín hiệu đáng mừng. Biết đâu sắp tới cơ chế thị trường lại có thể biến chúng ta thành những “thượng đế” không chỉ thực quyền hơn, mà còn sạch sẽ, thơm tho hơn. https://thuviensach.vn Phao Nếu bạn muốn vào đại học với một cái đầu gió có thể thổi từ bên này qua phía bên kia, thì bạn cần phải sắm cho mình những cái “phao”. “Phao” có hai loại: một loại làm bằng giấy, cứ mỗi bận thi xong lại rơi ra trắng xóa; một loại làm bằng người thật, được gọi là “phao xịn”. “Phao xịn” còn có người gọi là “gà”, một thứ gà chuyên đẻ thuê vào tổ của người khác. Phao giấy có độ tin cậy không cao: Bạn có thể “chết đuối” ở chỗ này nhưng nó lại chỉ nổi chình ình lên ở chỗ khác. Ngay cả khi đã có phao đúng tủ trong tay, vẫn cần phải biết chọn cho đúng chỗ mà chép. Mà bạn thì có lạ gì cái trò đoán số đề này: trong 100 trường hợp trật lấc đến 95! Ngoài ra, qua mặt giám thị cũng là điều không dễ. “Ngày xưa giám thị cũng đi thi...”, những thủ thuật của bạn chắc gì đã qua mặt họ được. Với “phao xịn” thì vô tư! Bạn chỉ việc trả mấy chục triệu đồng là xong. (Tất nhiên, không phải bằng tiền của bạn. Bạn làm gì có tiền. Và, đó không phải là thứ duy nhất mà bạn không có). “Phao xịn” thường là các sinh viên có đủ kiến thức, nhưng lại thiếu tiền và thiếu một số thứ khác nữa... như là lòng tự trọng chẳng hạn. “Phao xịn” sẽ mạo danh của bạn làm hết những thứ đề thi mới nhìn vào đã thấy ngán, còn giấy báo đậu đại học thì lại sẽ được gửi đến cho bạn. Mọi việc có vẻ êm như xe chạy rốt đa. Trong kỳ thi vào đại học lại đang diễn ra này, không biết có bạn nào sắm được “phao xịn” hay không, nhưng phao giấy thì vẫn thấy bày bán la liệt. Tuy nhiên, thi cử thực chất là việc kiểm tra xem bạn có thể học “bơi” được không. Nếu bạn dùng phao để lừa thiên hạ, thì rất dễ xảy ra rủi ro của chuyện chết chìm hoặc chuyện suốt đời chỉ “bơi” được ở trên cạn. Phao có https://thuviensach.vn thể lừa được ban giám khảo, nhưng không thể lừa được bạn có đúng không? Nếu bạn không thể học “bơi”, thì thiếu gì các chuyện khác để học?! Cuộc đời đâu chỉ có “bơi”. Trả bằng mọi giá để có được chỗ ngồi trong giảng đường đại học thì khác gì mấy với việc sắm cho được thứ sách viết bằng tiếng Hy Lạp. Bạn đã bao giờ mua loại sách này chưa? Chắc là chưa - không đọc được thì mua làm gì! Thế thì tại sao bạn lại chạy chọt chỗ ngồi trong một trường đại học nào đó để nghe những thứ còn rối rắm, phức tạp hơn cả tiếng Hy Lạp? Với chuyện bỏ tiền để mua các loại phao, bạn đã mua cho mình một “cuốn sách tiếng Hy Lạp” dày cộp. Và bạn sẽ còn phải bỏ ra một núi tiền nữa để mua tiếp cái giấy xác nhận là bạn đã đọc hết cuốn sách đó. Với giấy xác nhận này, bạn sẽ còn phải mua tiếp rất nhiều thứ khác nữa trong cuộc đời. Chỉ có điều là chớ bao giờ tìm cách kiếm sống bằng trình độ “tiếng Hy Lạp” thật sự của mình. Hiện tượng phao xuất hiện quá nhiều trong cuộc sống đang phản ánh những vấn đề không nhỏ của xã hội ta. Trước hết, đó là tình trạng thật giả lẫn lộn. Nếu với những tấm bằng giả người ta không có được các chức tước thật và lợi ích thật, thì chẳng ai mua chỗ ngồi trong các trường đại học để làm gì. Sự dung túng cho cái giả hoặc ít nhất là sự thất bại trong việc phân biệt cái giả với cái thật chính là cơ sở xã hội cho việc dùng phao để “vượt vũ môn” hiện nay. Hai là, nhiều giá trị đạo đức bị xói mòn. Trung thực là giá trị đạo đức quan trọng nhất để xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh và tốt đẹp. Trung thực trước hết là phải với chính bản thân mình. Cứ mỗi lần bạn dùng đến phao thì sự trung thực này đã chết chìm dưới đáy nước từ lâu. https://thuviensach.vn Quá trẻ Sự không may của những người quá trẻ nằm ở chỗ: sau một thời gian họ sẽ quá già. Nếu Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta có tuổi đời chỉ ngoài hai mươi, nếu nhạc sĩ Mozart sáng tác những bản nhạc bất hủ lúc mới 13 tuổi thì bao nhiêu tuổi là quá trẻ? Quá trẻ vì vậy không khéo, là một cách cư xử hơn là một sự hạn chế của tuổi tác. Trong thể thao, không ai đưa ra lý do quá trẻ để loại bỏ một cầu thủ ra khỏi cuộc chơi. Và hình như nhờ đó mà chúng ta đã trở thành cường quốc thể thao hàng đầu khu vực Đông Nam Á sau SEA Games 22. Rất tiếc, những điều hoàn toàn sáng tỏ trong thể thao lại có vẻ không được thông suốt cho lắm trong những lĩnh vực khác. Trong cuộc sống quá trẻ hoặc quá già tồn tại chủ yếu trong cách cư xử. Tuy nhiên, cách cư xử ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội thành công của con người. Lớp trẻ hôm nay sẽ thành đạt hơn nếu quá trẻ không được coi là một dấu trừ trong quá trình đánh giá, lựa chọn. Tuy nhiên, mọi sự đánh giá và lựa chọn đều ít nhiều mang tính ban ơn. Điều quan trọng hơn vẫn là bảo đảm một môi trường thuận lợi cho lớp trẻ thể hiện tài năng và sức sáng tạo của mình. Lòng tin là một trong những phần cấu thành của môi trường đó. Mỗi khi nghe các bạn trẻ hứa sẽ cố gắng phấn đấu để xứng đáng, chúng ta thật sự xúc động, nhưng cũng thật sự băn khoăn. Nếu thế hệ đi trước là những chuẩn mực không thể vượt qua và lớp trẻ có phấn đấu cũng chỉ để xứng đáng mà thôi, thì chúng ta đang phát triển theo chiều hướng gì, đi lên hay đi xuống? Cha ông ta đã từng khẳng định: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Phúc phận lớn nhất của một dân tộc thể hiện ở niềm tin bất diệt rằng con cháu họ sẽ tài giỏi hơn. https://thuviensach.vn Một hệ thống giá trị được chấp nhận và chia sẻ giữa các thế hệ là phần cấu thành thứ hai của một môi trường thuận lợi. Người ta không thể ban hành một mệnh lệnh xuyên qua các thế hệ. Một mệnh lệnh như vậy nếu có phải được chuyển tải thông qua hệ thống giá trị được chia sẻ thực lòng. Chia sẻ thì không phải là áp đặt. Những gì không được khối óc và con tim chấp nhận thì không thể nối chặt các thế hệ với nhau. Một điều đang được các thế hệ chia sẻ nhưng chưa chắc đã là một giá trị hay, đó là tâm lý thích “làm quan”. “Làm quan” là một sự thành đạt. Tuy nhiên, nếu coi đó là sự thành đạt quan trọng nhất và duy nhất thì cuộc sống sẽ chật hẹp biết chừng nào cho lớp trẻ. Một nhà thơ tài giỏi, một họa sĩ trứ danh sẽ trường tồn, một bộ trưởng sau ngày nghỉ hưu sẽ chẳng còn ai biết tới. Vậy thì tại sao lại phải quá hao tâm tổn lực cho chức tước như vậy? Chức tước là quan trọng, nhưng khẳng định tài năng và sự đóng góp của con người phải được coi là quan trọng hơn. Điều này hoàn toàn không dễ, nhưng sẽ là một sự giải thoát cần thiết để tài năng của lớp trẻ có thể bừng nở trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện đại. Cơ hội bình đẳng cũng là một phần của môi trường thuận lợi. Trong thể thao và một phần nào đó trong hoạt động kinh doanh, những người trẻ tuổi đã thành công. Nguyên nhân chủ yếu là vì họ đã có cơ hội để làm điều đó. Nếu khả năng tiếp cận tri thức, tiếp cận vốn, tiếp cận quá trình ban hành quyết định được mở rộng hơn nữa, thì lớp trẻ chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội hơn để thành công. Cuối cùng, việc chàng sinh viên năm thứ 2 Bill Gates bỏ học để lập nghiệp và trở thành người giàu có nhất hành tinh là điều do chính Bill Gates quyết định. Ở thời điểm cậu thanh niên Bill Gates quyết định thành lập Công ty MicrosoĞ và phát triển hệ điều hành Windows không ai nhìn xa trông rộng được như cậu ta. Các bạn trẻ hôm nay hãy là những Bill Gates của Việt Nam. Có nhiều việc sẽ không ai nhìn xa trông rộng được hơn các bạn. Và trong những công việc này, các bạn sẽ không bao giờ quá trẻ. https://thuviensach.vn SEA Games: Liệu pháp tâm lý Nhớ lại Tiger Cup 98, sự hào hứng của người Việt đã bị dội nước mưa ướt sũng như tờ giấy thấm. Đội tuyển nhà tưởng chừng đã “chạm được chân” vào chiếc Cup danh giá thì lại để rơi vào tay đội tuyển của Singapore. Thì ra, thắng đội mạnh nhất chỉ để thua một đội mèng mèng là điều vẫn có thể xảy ra trong thể thao. Và sự may mắn (chính xác hơn, sự không may mắn đối với đội tuyển Việt Nam) là một kẻ chen ngang mà trọng tài không thể nào thổi phạt. Tuy nhiên, SEA Games thì không phải là Tiger Cup. Nếu ở Tiger Cup, sự thua cuộc có thể được lý giải bằng cách đổ lỗi cho trái bóng tròn và nó lăn… thì ở SEA Games, chúng ta cần trang bị thêm cho mình những cách lý giải khác. Đơn giản là trong nhiều bộ môn thi đấu quả bóng tròn sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên, quan trọng hơn thì vẫn là phấn đấu để không phải lý giải về bất cứ điều gì. Liệu pháp AQ là cần thiết cho những thất bại chứ không phải cho những thành công. (Nhân đây, để vượt qua những thất bại, tính hài hước chắc chắn sẽ hiệu quả hơn liệu pháp AQ). Những chuẩn bị về tâm lý là rất cần thiết cho sự thành công của SEA Games. SEA Games thì cũng như mọi loại game, chúng ta phải chuẩn bị để thi đấu, để đón nhận những chiến thắng và… những thất bại. Để chuẩn bị thi đấu, thì việc biết mình, biết người là quan trọng nhất. Biết mình là điều không dễ, biết người còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, phàm đã là người Đông Nam Á thì chúng ta đều “đô con” như nhau. Nghĩa là không ai có thể “lấy thịt đè người” đối với ai. Sự ngang sức, ngang tài là cơ sở quan trọng để chúng ta có thể tự tin vào khả năng giành phần thắng. Nếu người Việt chúng ta tập luyện tốt và chuẩn bị đầy đủ về mọi phương diện, thì https://thuviensach.vn những chiếc huy chương vàng của SEA Games là hoàn toàn nằm trong tầm tay. Vấn đề thứ hai là hội chứng sân nhà. Sân nhà thực ra là con dao hai lưỡi. Ví dụ, sự cổ vũ của công chúng là nguồn sức mạnh, đồng thời cũng là sức ép. Nếu chúng ta thi đấu hào hứng và thuận lợi, thì sự cổ vũ là sức mạnh. Nếu chúng ta thi đấu căng thẳng và khó khăn, thì sự cổ vũ là sức ép. Để sự cổ vũ bao giờ cũng là một giá trị dương, các cầu thủ cần phải biết thi đấu hào hứng và say mê, thi đấu vì cuộc chơi là chính. Huy chương và thắng lợi sẽ đến như kết quả của sự thiện nghệ và sự thăng hoa hơn là sự cay cú. Ham muốn giành lấy vinh quang bằng mọi giá sẽ làm các cầu thủ căng thẳng và cứng đờ. Sự cổ vũ trong trường hợp này chỉ làm cho các cầu thủ thêm căng thẳng. Đối với khán giả, điều quan trọng là cổ vũ để các cầu thủ, các vận động viên của Việt Nam thi đấu hay hơn, thiện nghệ và thăng hoa hơn. Chúng ta là những cổ động viên nhiệt thành, chứ không phải là những khán giả khắt khe. Cuối cùng, chiến thắng nằm ở cả tinh thần và nghệ thuật thi đấu, chứ không chỉ ở những chiếc huy chương. Và nếu đội tuyển Việt Nam thi đấu hay và đẹp thì huy chương cũng sẽ nhiều hơn. Về mặt tâm lý, đón nhận chiến thắng là công việc hết sức dễ chịu. Chúng ta không phải chuẩn bị gì nhiều, ngoại trừ các biện pháp để hạn chế sự quá khích của niềm vui được xả qua ống khói (xe máy). Việc đón nhận thất bại sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, tổ chức thành công SEA Games lần đầu tiên tại Việt Nam tự thân đã là một thắng lợi rất to lớn. Đến nỗi thứ hạng trong các cuộc thi đấu cụ thể khó có thể ảnh hưởng tới thắng lợi này. Ngoài ra, nếu trong những bộ môn nào đó chúng ta chưa thắng được thiên hạ thì đó cũng là chuyện bình thường. Chúng ta đang chấp nhận những thứ hạng khá thấp trong kinh tế, trong khoa học và giáo dục thì cũng có thể chấp nhận được những điều như vậy trong thể thao. https://thuviensach.vn Điều quan trọng là dân tộc Việt Nam đang cất cánh. Thất bại được nhận thức và rút kinh nghiệm cũng rất cần cho những chuyến bay xa. https://thuviensach.vn Suy nghĩ từ vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh Phản ứng của cả nước trước thảm họa tại Trung tâm thương mại quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 10 năm 2002 một lần nữa cho thấy chúng ta là con một nhà. Những hình ảnh về sự đau đớn, nỗi tuyệt vọng của các nạn nhân thật sự là axit tạt vào tim chúng ta. “Máu chảy, ruột mềm” - Ai ai cũng đều bàng hoàng và xót xa vô hạn. Có lẽ, như một dân tộc, chúng ta còn chịu nỗi đau to lớn không kém vì sự bất lực của mình. Chúng ta đã để ngọn lửa lấy đi biết bao sinh mạng của đồng bào mà không làm được gì nhiều. Sự bất lực là một thương tổn nặng nề, một vết chém máu sẽ còn âm ỉ chảy. Các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng đã phân tích khá đầy đủ về nguyên nhân của tai họa. Đó là tính chuyên nghiệp chưa cao; phương tiện và trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy bất cập; thiết kế của Trung tâm thương mại quốc tế không đạt yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy… Tuy nhiên, trước vong linh của những người xấu số, chúng ta cần dũng cảm nhìn nhận những nguyên nhân sâu xa hơn. Điều này sẽ không dễ dàng, nhưng rất cần thiết. Trước hết, như một cộng đồng người, chúng ta có rất nhiều phẩm chất quý giá. Không có các phẩm chất này, có lẽ, chúng ta đã không tồn tại và phát triển được như ngày hôm nay. Tuy nhiên, một số nhược điểm cũng nên được nhìn nhận một cách khách quan, trung thực. Các nhược điểm này là https://thuviensach.vn cội nguồn của nhiều bất trắc, trong đó có của thảm họa tại Trung tâm thương mại quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhược điểm dễ nhận thấy nhất ở đây là tính cẩu thả, đại khái. Tính cẩu thả, đại khái này thể hiện trong một loạt các sự kiện mang tính nhân quả của vụ cháy: trong chủ trương và giải pháp chuyển khu thương xá Tam Đa thành Trung tâm thương mại quốc tế; trong việc kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy và việc triển khai các kiến nghị của đoàn kiểm tra; trong việc thuê thợ sửa giá khung tại sàn nhảy Blue mà không giám sát việc sửa chữa; đặc biệt trong việc hàn giá khung lên trần nhà và coi thường các quy phạm về phòng cháy, chữa cháy. Sử dụng khái niệm của khoa học hình sự, trong tất cả các khâu đều thấy thấp thoáng yếu tố lỗi. Nghĩa là chúng ta đều có thể thấy trước hậu quả sẽ tai hại như thế nào nếu xảy ra hỏa hoạn. Chúng ta thấy trước, nhưng chúng ta vẫn cho qua. Lôgíc tâm lý của tính cẩu thả thể hiện ở cách suy diễn sau đây: chắc gì đã cháy; cháy chắc gì đã không dập được; không dập được chắc gì đã chết người. Sự bất cẩn và cẩu thả được thấy rất rõ trong việc quy hoạch và xây cất nhà cửa tại nhiều khu phố của nước ta. Đây là những khu phố nhà cửa chen chúc nhau: trên không thấy trời, dưới không thấy đất. Các cư dân gần như phải lách nhau để đi làm và trở về với căn nhà của mình. Với những “địa đạo” kiểu như vậy, mỗi khi xảy ra hỏa hoạn hoặc động đất sẽ không có cách gì để cứu trợ, cũng như thoát hiểm. Nhân đây, với dự định xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La (có đập chắn nước cao trên dưới 200 mét) và nhà máy điện nguyên tử trong tương lai, chúng ta phải cân nhắc rất kỹ đặc điểm tâm lý này của người Việt. Nhược điểm thứ hai là để cảm xúc lấn át sự tỉnh táo và quyết đoán. Đau thương là vô bờ bến, nhưng trong cơn nguy kịch chỉ có sự bình tĩnh, thậm chí sự lạnh lùng của trí tuệ mới giúp chúng ta có được cách ứng xử khôn ngoan, sáng suốt. Rất tiếc, những gì do Đài truyền hình phát lại cho thấy rất https://thuviensach.vn nhiều người hoàn toàn bị tê liệt bởi đau thương và thảm hoạ. Sự cuống quýt và thiếu mạch lạc của lực lượng cứu chữa khi bắt đầu vào cuộc cũng nói lên trạng thái tâm lý này. Đáng trách hơn cả là sự bỏ chạy vì hoảng loạn của các nghi can gây cháy. Nếu những người thợ hàn có đủ sáng suốt để kêu cứu hoặc báo động cho mọi người, biết bao nhiêu sinh mạng đã được cứu sống. Phải chăng những phẩm chất trứ danh của dân tộc ta như gan góc, quyết đoán, dũng cảm, sáng tạo – những phẩm chất được tôi luyện trong chiến tranh và góp phần làm nên chiến thắng, đang bị cuộc sống no đủ và phẳng lặng làm cho ngày càng thui chột? Cho đến nay, chúng ta vẫn không khỏi băn khoăn, dằn vặt bởi hàng loạt câu hỏi: Chúng ta thật sự đã làm tất cả những gì có thể chưa? Tại sao lại không rải đệm mút, hộp các tông để giảm bớt chấn thương cho các nạn nhân? Tại sao lại không vứt dây hoặc bắn dây lên (theo cách dùng lực đòn bẩy) cho các nạn nhân? Có thể, những cố gắng như thế chưa chắc đã làm nên sự khác biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chúng sẽ góp phần biện hộ cho chúng ta trước tòa án của lương tâm. Cuối cùng, ở nơi chín suối, những nạn nhân của vụ cháy ngày 29/10/2002, có lẽ, sẽ thanh thản hơn khi được làm ma của một đất nước dám nhìn thẳng vào sự thật và sẵn sàng làm tất cả để thảm họa tương tự không bao giờ lặp lại. Được như vậy, cái chết của họ sẽ không còn là vô ích. https://thuviensach.vn Thế hệ @ Thế hệ trẻ hôm nay đang được nhiều người gọi là thế hệ @, một thế hệ của thực tế ảo và những lo toan rất thực. Thực tế ảo là một thách thức. Những lo toan lại càng không phải là cơ hội. Các công nghệ thông tin và truyền thông (information & communication technologies=ICT) đã làm thay đổi thế giới. Bên cạnh một thế giới vật lý, chúng ta đang có thêm một thế giới của thực tế ảo. Trong thế giới vật lý, việc kiếm tiền đang ngày càng trở nên khó khăn. Trong thế giới của thực tế ảo, cơ hội nhiều hơn, nhưng cũng mờ ảo hơn. Gắn với thực tế ảo là nền kinh tế tri thức. Đây là nền kinh tế dựa trên những căn bản vô hình: tư bản tri thức và tài sản phi vật thể. Có người còn gọi nền kinh tế này là canh bạc lớn với những luật chơi chỉ hình thành trong quá trình chơi. Ai đoán trước được luật chơi sẽ giàu có đến vô cùng, vô tận. Ai chỉ thấy mà không hiểu thì cố nhiên là thua “cháy túi”. “Canh bạc phi vật thể” này, có lẽ, sẽ là nhiệm vụ quá sức đối với lớp người thuộc thế hệ cha anh. Tuy nhiên, thế hệ trẻ đã sẵn sàng để vào cuộc và giành phần thắng chưa? Có lẽ, đây là câu hỏi của lớp trẻ và cả của lớp không còn trẻ nữa. Lớp trẻ phải học, phải nhanh chóng nắm bắt được những quy luật của thời đại mới. Lớp không còn trẻ nữa cần tạo điều kiện tối đa để lớp trẻ vươn lên. Về những lo toan của thế hệ @, việc đói ăn, việc thiếu tiền và việc không đủ phương tiện để học tập có vẻ thường tồn tại bên nhau. Đã đói ăn thì thường không đủ tiền để học. Tình hình đặc biệt khó khăn đối với các bạn sinh viên xuất thân từ các gia đình nghèo. Tuy nhiên, làm sao bạn có thể là thành viên của thế hệ @ nếu Internet là một thứ vừa xa xỉ, vừa xa vời đối https://thuviensach.vn với bạn?! Có thể, các bạn sinh viên nghèo vẫn cần phải tiếp tục làm gia sư, phải bưng bê ở các nhà hàng để kiếm tiền ăn học, nhưng Nhà nước và xã hội cần tạo điều kiện tối đa cho những sinh viên này vượt qua sự phân cách về công nghệ số (digital divide) và tiếp cận Internet. Hỗ trợ, chăm lo cho thế hệ @ là hết sức quan trọng. Cuối cùng, các thế hệ không thể làm thay cho nhau, nhưng có thể đứng trên vai nhau để làm nên một đất nước khổng lồ. https://thuviensach.vn Thiếp hồng Sự tế nhị là trí tuệ của con tim. Việc “Em muốn sống bên anh trọn đời” thì không biết có nên hát toáng lên như khủng bố? Không khéo phản ứng thẩm mỹ duy nhất của cánh đàn ông chỉ là: “Bỏ mẹ anh rồi!” Những chiếc thiếp hồng gửi lấy được cũng vậy. Vừa nhìn thấy “song hỷ” là niềm vui đã vợi đi mất một nửa. Trong những năm gần đây, những chiếc thiếp hồng đang là sự phiền lòng khó nói của xã hội ta. Dưới đây, xin được kể ra một vài nguyên nhân của trạng thái tâm lý này: Trước hết, những chiếc thiếp hồng rất nhiều. Chúng làm bạn ngạc nhiên về cái sự được mến mộ của mình. Quả thật, chẳng có cách lý giải nào khác khi bạn được quá nhiều người mời mọc như vậy. Tuy nhiên, với đồng lương khiêm tốn hiện nay, bạn bị đặt trước sự lựa chọn khó khăn: duy trì sự mến mộ hay mức sống trên dưới trung bình một chút của mình? Dưới đây là lôgíc của số học sơ cấp mà bạn phải đối mặt: lương + bổng của đại đa số chúng ta là từ 700 ngàn đến trên dưới 1,2 triệu đồng/tháng. Vào mùa cưới, mỗi tuần chúng ta nhận được từ 3-4 thiếp hồng, nghĩa là 10-12 thiếp/tháng. Tiền mừng sẽ vào khoảng 50 -200 ngàn đồng/thiếp, phụ thuộc vào việc bạn được mời đến loại khách sạn, nhà hàng như thế nào. (Tuy nhiên, nếu bạn được mời đến khách sạn 5 sao thì hãy quên cái lôgíc số học này đi). Tổng số tiền mừng cưới sẽ là từ 600 ngàn đến 1,2 triệu đồng/tháng. Hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí mừng cưới của bạn không khéo sẽ là con số âm. Hai là, những chiếc thiếp hồng đồng nghĩa với việc mời ăn tiệc. Trước đây, có hai loại thiếp hồng: một loại có “phiếu bé ngoan” và một loại không. Ngày nay, chính bản thân mỗi chiếc thiếp hồng đồng thời là một “phiếu bé https://thuviensach.vn