🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Khoảnh Khắc Xuất Thần Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn NANCY K. NAPIER NHӲNG KHOẢNH KHẮC XUẤT THẦN Bản quyền tiếng Việt © Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách. Nếu bạn có khả năng hãy mua sách gốc để ӫng hӝ tác giả, ngưӡi dịch và Nhà Xuất Bản Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com https://thuviensach.vn LӠI CẢM ƠN Tôi đã công tác tại thủ đô Hà Nội, Việt Nam, từ năm 1994, khi đó trên khắp đường phố còn tràn ngập xe đạp và các loại xe cơ giới cũ. Xét về bên ngoài, thành phố cùng người dân đã thay đổi rất nhiều. Nhiều người chắc hẳn sẽ dùng cách nói “từ thủ đô cổ kính trầm mặc vụt biến thành một thành phố với sức phát triển chóng mặt đang theo đuổi những giấc mơ mà ít ai dám tin là có thể” để miêu tả sự thay đổi đó. Rất nhiều trong số những người tôi từng quen biết và cộng tác khi ấy đã thành công trong các lĩnh vực kinh doanh cũng như học thuật và tôi thực sự rất vui mừng khi biết được điều đó. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới họ vì đã đón nhận thế giới của tôi và cho phép tôi được trở thành một thành viên nhỏ bé trong đại gia đình của họ. Đối với ấn phẩm tiếng Việt lần này của cuốn sách, tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn tới côbà Dau Thuy HaĐậu Thúy Hà, giám đốc công ty Đào tạo quản Quản lý Ttrực tuyến (Online Management Training Company), vì những đóng góp của cô bà trong việc tổ chức và sắp xếp các buổi gặp gỡ tại Việt Nam cùng việc giới thiệu cuốn sách với công ty CP sách Alpha. Tôi chân thành cảm ơn ông Nguyễn Cảnh Bình – CEO Công ty CP Sách Alpha cùng các biên tập viên đã tạo điều kiện cho việc ra mắt ấn bản tiếng Việt của cuốn sách tại Việt Nam. Tôi cũng chân thành cảm ơn cô Vu Phuong NgaVũ Phương Nga vì sự giúp đỡ của cô trong các buổi gặp mặt – từ việc ghi chép cũng như tổng hợp lại các ghi chú từ các buổi họp mặt. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cá nhân đã dành thời gian và tâm sức trò chuyện với tôi, giúp tôi có thêm tư liệu quý giá cho cuốn sách này. https://thuviensach.vn NANCY K. NAPIER Ngày 2 tháng 6 Boise, Idaho https://thuviensach.vn LӠI GIӞI THIỆU: Hành trình đến nhӳng giây phút xuất thần Tôi đang ngồi trong văn phòng đăng ký sáng chế ở Bern thì bỗng nhiên một suy nghĩ lóe lên: “Nếu một người rơi tự do thì anh ta sẽ không cảm thấy trọng lượng cơ thể mình.”” Tôi sửng sốt. Suy nghĩ đơn giản này để lại trong tôi một ấn tượng rất sâu đậm. Nó đã đưa tôi đến lý thuyết về trọng lực. − Albert Einstein, 1922 Albert Einstein giành được Giải Nobel nhưng lại bỏ lỡ mất lễ trao giải. Ông biết rằng một ngày nào đó mình sẽ giành được giải thưởng và thậm chí còn hứa cho bà vợ cũ 32.000 đô-la tiền giải thưởng nữa. Nhưng khi vinh quang đến với mình thì ông lại đi thăm Nhật Bản rồi. Vì thế, vào tháng 12/1922 ông có mặt ở Tokyo chứ không phải ở Stockholm. Nhưng bài phát biểu của ông ở Nhật Bản lại có giá trị hơn nhiều đối với hầu hết chúng ta bởi vì nó nói đến những kinh nghiệm về những giây phút xuất thần, hay như người Đức gọi là “Aha Erlebnis,”, những kinh nghiệm làm thay đổi vĩnh viễn quan điểm của các nhà khoa học về vũ trụ. Người làm nên sự thay đổi đó, thậm chí còn được so sánh với một ngôi sao nhạc rock, lại không hề có trong danh sách Top 40 hay bất cứ danh sách nào khác vào mùa xuân năm 1905. Theo tiểu sử gia Walter Issacson, Einstein làm các giáo sư đại học khó chịu đến nỗi ông không được nhận bằng tiến sĩ, không kiếm được một chỗ làm https://thuviensach.vn tại trường đại học và cuối cùng đành phải làm một “nhân viên thẩm tra quèn trong một văn phòng cấp bằng sáng chế của Thụy Sӻ ở Bern.”. Vì thế, ai mà nghĩ rằng phát hiện của ông lại có thể đi vào lịch sử ngành vật lý học như vậy chứ? Từ giữa những năm 1890, Einstein đã bắt đầu nghiên cứu về những điều khơi gợi trí tò mò của ông về “sự bất biến” (tính tương đối) của vận tốc ánh sáng và năng lượng. Nghiên cứu của ông đã chạm đến bước ngoặt vào năm 1904 khi ông không thể nào dung hòa được hai giả thuyết về “sự bất biến của vận tốc ánh sáng” và “quy luật về vận tốc trong các loại máy móc.”. Ông đã dành cả một năm để cố gắng giải quyết song đề này. Một người bạn thân và là đồng nghiệp của Einstein ở Bern, Michele Besso, thường đi cùng ông đến chỗ làm mỗi buổi sáng. Besso có mái tóc đen loăn xoăn gợn sóng và bộ râu rậm. Bộ râu đó dần dần bạc đi theo năm tháng và làm ông trông hao hao giống Abraham Lincoln, chòm râu phủ dài xuống quai hàm. Tôi có thể hình dung ra cảnh hai người đàn ông châu Âu tản bộ cùng nhau, tay chắp sau lưng, mắt chăm chăm trên con đường rải sỏi trước mặt, đung đưa từ trước ra sau, từ sau ra trước như những chú vịt đang bước đi lạch bạch. Trong buổi thuyết trình tại Tokyo, Einstein đã nhớ lại cái ngày mà ông nói với Besso về khúc mắc trong việc dung hòa hai giả thuyết của mình. Đó là một ngày đẹp trời, tôi đến thăm ông ấy và đem theo cả mối băn khoăn của mình. Tôi nói với Besso: “Hôm nay tôi đến đây vì muốn cùng anh chiến đấu với thách thức đó.” Chúng tôi đã thảo luận mọi khía cạnh của vấn đề. Rồi bỗng nhiên, tôi hiểu ra chìa khóa cho vấn đề đó nằm ở đâu. Ngày hôm sau, tôi lại đến và nói ngay với ông https://thuviensach.vn ấy, mà thậm chí còn chưa kịp chào ông ấy, rằng: “Cảm ơn anh. Tôi đã hoàn toàn giải quyết được vấn đề đó rồi.” Einstein nói với Besso rằng giải pháp nằm ngay bên trong việc phân tích “thời gian” và mối quan hệ của nó với vận tốc. Ông tự tin tuyên bố rằng, “Với quan điểm mới này, lần đầu tiên tôi đã có thể giải quyết hoàn toàn mọi khó khăn.” Ông đã bắt đầu viết ra và hoàn thành thuyết tương đối hẹp trong vòng năm tuần sau đó. Ông đã xuất bản thuyết này cùng với ba thuyết nữa trong “Năm thần kỳ” của mình, năm 1905 trong Annalender Physik (Biên niên sử vật lý học). Tuy vậy, khoảnh khắc xuất thần sáng tạo tiếp theo đó của Einstein lại mất nhiều thời gian hơn. Vào năm 1907, ông trở nên thất vọng về lý thuyết hẹp của mình và bắt đầu nghĩ đến một lý thuyết chung có thể bao hàm cả gia tốc và trọng lực. Suy nghĩ này đã đưa ông đến những ý tưởng về không gian cong. Một lần nữa, theo như bài phát biểu của ông ở Tokyo vào năm 1922, chìa khóa của vấn đề lại đến với ông khi ông đang “ngồi trên một chiếc ghế tại phòng đăng ký sáng chế ở Bern.”. Ánh chớp bừng ngộ đó mặc dù mang đến cho ông những ý tưởng tuyệt vời nhưng nó đòi hỏi phải phát triển thêm. Einstein cho biết lúc đó ông chưa thể giải quyết “hoàn toàn” vấn đề mà phải đến một năm sau đó mới tìm ra được “giải pháp trọn vẹn,”, giải pháp sau này đã trở thành thuyết tương đối tổng quát. Theo sau việc phát triển lý thuyết chung, Einstein một lần nữa lại gặp phải một vấn đề khác, một vấn đề choán hết tâm trí của ông trong suốt 30 năm tiếp theo: phát triển một “lý thuyết thống nhất” có thể tích hợp cả thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Thật không may, giây phút xuất thần VĨ ĐẠI đó đã không bao giờ đến và kể từ https://thuviensach.vn đó đến nay, các nhà vật lý học vẫn đang theo đuổi vấn đề mà Einstein đã bỏ dở. SỰ SẮP XẾP VỊ TRÍ CÁC VÌ SAO Harlan Hale trông bề ngoài chẳng có gì giống Einstein. Với nụ cười khoe ra hàm trăng trắng bóng và một mái tóc được cắt tỉa gọn gàng, người ta có thể nghĩ hắn là người quản lý của một chuỗi cửa hàng tạp hóa nào đó. Hắn thông minh, thường tinh quái, và chưng một chiếc vòng cổ bằng hình xăm trông giống như một con dơi đen sì, thật to đang bám ở cổ họng, đôi cánh trải từ xương ức ra hai bên vai. Trên một trang web, hắn viết: Tôi là người suy nghĩ rất thoáng, cởi mở và luôn tận hưởng cuộc sống, ngay cả trong môi trường này. Hồi trước tôi vẫn thường đi bộ và đạp xe leo núi. Tôi thích tất cả các loại nhạc, nhất là nhạc đồng quê. Tôi thích bởi vì nó mang tính tích cực. Hale đã trở nên nổi tiếng và thay đổi sự nghiệp của cả một tổ chức vào ngày 18/6/2005. Ngày hôm đó, hai quản giáo áp giải Harlan Hale, phạm nhân được coi là nguy hiểm nhất trong một trại giam ở một hạt miền tây nước Mӻ với 1.132 tù nhân, ra ngoài trong giờ phơi nắng. Sau một tiếng, họ hối Hale trở lại phòng biệt giam. Hale lê bước quay lại, không hung hăng, càn quấy như khi hắn mới bị bắt vào tháng 3/2005 nữa. Trên đường quay trở lại buồng giam, một hiện tượng kiểu “vị trí sắp xếp các vì sao” xảy ra và Hale đã trốn thoát. Hạt Ada ở bang Idaho không phải là Los Angeles. Thành phố Boise giống như một thị trấn nhỏ mặc dù dân số lên tới 200.000 người, chiếm một nửa trong số 400.000 người dân của cả hạt. Tốc độ gia https://thuviensach.vn tăng dân số vào khoảng gần 10% kể từ năm 2000, do dòng người di cư từ Bờ Tây sang để tránh sự đông đúc, ô nhiễm và tình trạng tội phạm tràn lan ở các khu vực đô thị thuộc California, Washington hay Oregon. Đó là kiểu thành phố mà chỉ cần sống ở đó vài tháng, khi nhìn thấy xe bạn là các bà các chị ở tiệm giặt khô, là hơi Baird sẽ chuẩn bị sẵn quần áo của bạn ra bàn trước khi bạn kịp vào đến nơi. Người ta suốt ngày huyên thuyên chuyện chẳng cần khóa xe hay khóa nhà gì cả nhưng rồi lại cảm thấy bị sỉ nhục khi có trộm đột nhập. Tù nhân trốn thoát, nhất là một kẻ được coi là nguy hiểm, thực sự là một cú sốc, không chỉ đối với cư dân thành phố mà đặc biệt với những nhân viên văn phòng cảnh sát trưởng. Trại giam này hầu như không bao giờ gặp phải những vấn đề như các trại giam có cùng quy mô khác, thi thoảng lắm mới có chuyện xung đột giữa các băng nhóm nhỏ hay những mâu thuẫn chủng tộc, và rất hiếm khi xảy ra những vụ tự sát. Ít khi có tù nhân bỏ trốn. Và chắc chắn là chưa bao giờ có vụ nào phạm nhân nguy hiểm trốn thoát khỏi trại. Đầu tiên, Hale bị bắt vì phạm một số tội nghiêm trọng gồm có tội chủ tâm mưu tính giết một viên cảnh sát và chạy trốn khi bị truy đuổi. Hắn đã sử dụng methamphetamine (ma túy “đá”) trong một thời gian dài nhưng khi hắn sạch sẽ, người ta miêu tả hắn là một kẻ “thông minh và láu cá”. Và vào cái ngày hắn trốn thoát, hắn đang sạch sẽ. Một nguyên tắc cơ bản trong các nhà tù là mỗi lần chỉ mở một cánh cửa. Khi tù nhân di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác, một quản giáo sẽ mở cửa và đưa phạm nhân qua, rồi người đó đóng và khóa cánh cửa đầu tiên lại. Khóa xong cửa đầu tiên, họ sẽ mở cửa tiếp theo. Trong vụ Hale, người quản giáo đã để cửa mở khi người https://thuviensach.vn canh gác đưa hắn từ bên ngoài vào hành lang bên trong. Khi Hale đã trở lại vào buồng giam, những quản giáo này cũng tháo bỏ xích chân và xích bụng cho hắn trước khi đóng cửa buồng giam. Xích bụng vòng quanh cơ hoành của phạm nhân, giữ tay phạm nhân trong còng số tám ở đằng trước. Ba sơ suất này có nghĩa là chân và cánh tay của Hale được tự do, cửa buồng giam và cửa bên ngoài để mở. Hắn chạy hết tốc lực. Hale chạy ra khỏi khu trại giam, đập vỡ bản lề cửa xích hàng rào, trèo qua hàng rào thép lên mái, nhảy vào khu sân tập rồi trèo qua hàng rào cuối cùng. Ba ngày sau, hắn vẫn trên đường chạy trốn. Tại buổi họp báo vào ngày 21/6/2005, cảnh sát trưởng Hạt Ada đã nhận trách nhiệm về vụ phạm nhân trốn trại và đề nghị cộng đồng giúp tìm bắt lại Hale. Theo lời vị cảnh sát trưởng sau này thì nếu ba lỗ hổng an ninh không xuất hiện cùng một lúc thì hậu quả như thế sẽ không bao giờ xảy ra. Nhưng các cánh cửa, xích bụng và cùm chân thực tế đều không khóa. Trong mười ngày sau đó, Hale phạm thêm một vài tội nghiêm trọng nữa trên đường đến Unita, Wyoming, nơi hắn bị bắt lại. Khi cảnh sát cố gắng ép hắn vào lề đường, hắn khiến họ phải rượt đuổi và cuối cùng hắn bỏ chiếc xe lại, chạy lên mái nhà. Sau đó hắn còn dùng súng uy hiếp để đánh cắp một chiếc xe tải nữa trước khi bị bắt. Hale đang thi hành bản án chung thân tại Idaho và thỉnh thoảng vẫn dành thời gian lên mạng, tìm bạn qua thư. Tôi là Harlan đến từ San Diego, California. Năm 2001, tôi đến Idaho vào 2001 để trốn luật “bất quá tam” ở California. Kết quả không được ổn lắm, ha ha. Cuối cùng bây giờ tôi đang phải chịu án chung thân ở đây thay vì được về nhà. Nơi này thật kinh khủng. https://thuviensach.vn Hale sẽ mãn hạn tù vào năm 2030. Cảnh sát trưởng Hạt Ada, Gary Raney, diện bộ vest và thắt một chiếc cà vạt trông giống như Bill Bradley, cựu cầu thủ bóng chày và là Thượng nghị sĩ Mӻ. Với chiều cao hơn một mét tám, ngực và vai rộng, ông có một cơ thể rắn chắc cường tráng và ông còn sở hữu một trí tuệ sắc bén. Raney làm giảng viên định kỳ trong chương trình bồi dưỡng kӻ năng lãnh đạo của trường Đại học Northwestern về thi hành pháp luật. Ông không giống một vị luật sư hay một ông chủ ngân hàng mà giống như một nhà quản lý cấp cao đang nỗ lực hết sức để biến một xí nghiệp sản xuất truyền thống chậm chạp, trì trệ thành một thực thể vững chắc dựa vào những kӻ năng kinh doanh hiệu quả nhất và tư duy tiến bộ. Khuôn mặt thân thiện, cởi mở, nụ cười rộng khiến chẳng ai nghĩ ông là một cảnh sát. Thật sự, khi khoác trên mình bộ quân phục của cảnh sát trưởng, trông ông gần như lạc lõng, cứ như thể ông vừa bước ra từ một thế giới nào đó hoàn toàn khác vậy. Khi vụ trốn trại xảy ra, Cảnh sát trưởng Raney đã giữ chức vụ được khoảng sáu tháng. Một vụ việc như thế có thể làm đau đầu bất cứ cảnh sát trưởng lâu năm nào chứ chưa nói đến một người mới giữ chức được sáu tháng như ông, mới được đề bạt khi người cảnh sát trưởng cũ về hưu sau hơn 20 năm làm nhiệm vụ. Một sự khởi đầu chẳng có vẻ gì là tốt đẹp. Trong những ngày tháng sau vụ tù nhân trốn trại, những nhân viên của Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Ada xem xét đi xem xét lại vụ việc. Ngoài sự giận dữ đối với những quản giáo, họ cũng nhận thức được rằng còn phải đặt ra vấn đề củng cố an ninh và hy vọng rằng đây sẽ là kinh nghiệm hữu ích cho vị cảnh sát trưởng mới. https://thuviensach.vn Nhưng nhiều tháng sau này, khi tổng kết lại thời gian sau khi vụ việc xảy ra, Raney đã nói, “đó là điều tồi tệ nhất từng xảy ra với văn phòng chúng ta…, nhưng đồng thời, đó cũng là điều tốt đẹp nhất.”. Liệu đó thực sự có phải là “điều tốt đẹp nhất” hay không? CĂN BỆNH TỰ HÀI LÒNG VỚI BẢN THÂN Hầu hết người ta đều cho rằng việc tù nhân trốn trại có nghĩa là hệ thống an ninh và các quy trình đảm bảo an ninh có vấn đề và chỉ cần xem xét lại, thay đổi một vài điều, là có thể giải quyết được vấn đề đó. Suy cho cùng, trong suốt hơn một thập kӹ qua, trại giam đã được điều hành một cách hiệu quả, số vụ tự tử và kiện tụng đều thấp hơn mức trung bình trong cả nước. Nhưng Raney lại coi vụ việc là một cơ hội để xem xét lại một cách hệ thống những vấn đề trong hệ thống an ninh. Ông thu thập và sắp xếp những thông tin về trại giam và những quy trình đảm bảo an ninh ở đây. Ông trực tiếp chất vấn những người báo cáo, mời một nhà tư vấn bên ngoài đến để kiểm tra tình hình và đưa ra những phân tích của cá nhân để tìm hiểu xem vấn đề thực sự ở đây là gì. Trong quá trình này, ông đã trải nghiệm giây phút xuất thần có liên quan đến cả hệ thống. Ông đã khám phá ra một thiếu sót có khả năng nguy hiểm hơn nhiều so với lỗ hổng về an ninh trong vụ tù nhân vượt ngục. Ông phát hiện ra rằng trại giam đang mắc phải một thứ gọi là “căn bệnh tự hài lòng với bản thân.”. Và căn bệnh đó có thể khiến cho những người còn lại trong cơ quan không thể trải nghiệm khoảnh khắc bừng ngộ trong tương lai để thay đổi theo hướng tiến bộ. Theo như lời ông nói: Bạn sẽ không thể nào đạt đến sự bừng ngộ nếu bạn hài lòng với cách mà sự việc diễn ra quanh mình. Tôi nghĩ bạn sẽ trải nghiệm https://thuviensach.vn giây phút xuất thần khi nhận ra được những thay đổi cần phải xảy đến. Văn phòng cảnh sát trưởng trong nhiều năm đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình, nhưng Raney nhận ra được những thách thức lớn lao đang tồn tại ở đó và hơn hết, ông coi việc phạm nhân trốn trại chính là một chất xúc tác cho sự thay đổi. Ông đã sử dụng sự bừng ngộ có được qua việc nhìn nhận tình huống từ góc độ khác để đến với những ý tưởng mới. Ông đề nghị Giám đốc Cảnh sát lúc bấy giờ, Thiếu tá Ron Freeman, tập trung nỗ lực vào việc đánh giá lại nhiệm vụ và mục đích của trại giam theo cách cơ bản nhất. Freeman đưa ra cho các nhân viên trại giam một câu hỏi cực kỳ đơn giản: “Tại sao chúng ta tồn tại?” Một vài người sau đó mới nói lại rằng câu hỏi của Freeman đã khiến họ thực sự phải dừng lại và suy nghĩ, lần đầu tiên trong đời, về mục đích của trại giam. Thời gian 18 tháng đó cuối cùng đã mang lại thứ mà Raney và nhiều người khác gọi là “khoảnh khắc xuất thần tập thể” cho gần 300 người làm việc trong trại giam của văn phòng cảnh sát trưởng. Điều này là thành quả của việc Raney đã sẵn sàng đặt ra câu hỏi cho những thứ tồn tại trong cuộc sống và sau đó định hình lại cách nhìn nhận vấn đề của người khác, từ một vấn đề liên quan đến an ninh thành một vấn đề sâu sắc và mang những ý nghĩa lâu dài hơn nhiều. “THẮT CHẶT MŨ BẢO HIỂM” Ví dụ thứ ba về hành trình xuất thần của một cậu sinh viên trẻ và một cầu thủ bóng đábóng bầu dục, người đã trải nghiệm những ánh chớp bừng ngộ phát sinh từ cả những điều tốt đẹp và những kinh nghiệm không mấy vui vẻ. https://thuviensach.vn “Tôi nghĩ hôm nay tóc cậu ta vuốt keo dựng thẳng và ép về một bên,” Vicki Sullivan, người trợ lý quản trị đang ngồi ở bàn trước của khu liên hợp bóng bầu dục thuộc Đại học Boise State, nói. “Cậu sẽ nhận ra cậu ta ngay – cao và tóc cũng cao nốt.” Vào ngày chúng tôi gặp nhau, mái tóc của George Iloka dựng đứng, cao khoảng gần bốn phân, nghiêng về một phía so với đầu. Tóc tai cậu ta có thể được coi là một thương hiệu nhưng cậu ta thú vị hơn nhiều nhờ sự bạo dạn và những trải nghiệm về giây phút xuất thần của mình. Trong cuộc phỏng vấn, cậu đã cho tôi một vài ví dụ về những giây phút bừng ngộ mà cậu trải qua, những giây phút đã đưa cậu ta đến thời điểm khi các huấn luyện viên phải thốt lên rằng “cậu ấy đã làm được, nhanh hơn nhiều so với những cầu thủ khác.” Trường hợp của Iloka là điển hình cho những đặc điểm then chốt không chỉ ở một con người mà còn ở một tổ chức có thái độ ủng hộ và khuyến khích sự phát sinh những khoảnh khắc bừng ngộ. Cậu tự mình trải qua những khoảnh khắc đó nhưng huấn luyện viên của cậu cũng biết cách để khích lệ cầu thủ của mình tiến đến giây phút xuất thần. Iloka chọn cho mình một con đường khác khi hoàn thành chương trình trung học sớm hơn một kỳ để gia nhập Boise State vào tháng 1/2008. Ngạc nhiên hơn nữa là các huấn luyện viên ở Đại học Boise State lại dành cho cậu một suất học bổng khi thậm chí còn chưa từng xem cậu thi đấu ở đội bóng trường Trung học Kempner (Sugar Land, Texas). Mùa xuân năm thứ nhất là lúc cậu vừa mới chuyển xuống chơi ở vị trí trung vệ, vị trí mà cậu sẽ đảm nhiệm ở Boise. Cậu nói, nếu huấn luyện viên tin tưởng ở cậu nhiều hơn thì cậu muốn là một phần của đội bóng. Cậu đã chọn Đại học Boise https://thuviensach.vn State mặc dù có nhiều lời mời đến từ các trường nổi tiếng hơn nhiều, như Đại học Rice chẳng hạn. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. Khi còn học trung học, Iloka luôn muốn chơi ở vị trí tiền đạo, bởi vì “vinh quang là ở nơi tiền tuyến.” Và bước vào năm lớp 10, cậu nghĩ mình là một trong những ứng cử viên sáng giá nhất trong đội tuyển chơi ở năm lớp 11. Rồi cậu trải qua một cú sốc. Huấn luyện viên tập hợp tất cả các tiền đạo lại, quay sang một người và nói, : “Cậu là tiền đạo giỏi nhất, giỏi hơn hẳn.” Iloka có thể chịu đựng được ý nghĩ rằng luôn có người nào đó giỏi hơn mình nhưng cậu thực sự choáng váng khi một huấn luyện viên, “một người có uy quyền,”, nói rằng có một người không chỉ giỏi hơn cậu mà còn “giỏi hơn hẳn” cậu. Giây phút xuất thần thứ nhất: Iloka nhận ra rằng cậu có thể chịu trách nhiệm về tương lai của mình. Cậu bắt đầu “luyện tập chăm chỉ, thức dậy từ năm giờ sáng. Tôi đi bộ đến trường và bắt đầu nâng tạ ngay khi cửa phòng tập mở.” Nhưng đến năm lớp 11, cậu vẫn chưa được vào đội của trường tham gia thi đấu. Trước đây, cậu hy vọng sẽ nhận được học bổng của các trường đại học nên gia đình cậu đã đầu tư để cậu tham gia vào các trại hè bóng đábóng bầu dục, nơi cậu hy vọng rằng những người làm tuyển sinh ở các trường đại học có thể sẽ để ý tới cậu. Nhưng sau đó, cậu nhận ra rằng chẳng ai có cơ hội thực sự ở các trại hè cả; họ nhận được học bổng bởi vì các trường đại học muốn giành được họ, vậy thôi. Vậy nên khi vào học lớp 10, Iloka bắt đầu hoang mang. Cậu nói:, “đến cuối năm đầu tiên, học sinh sẽ biết liệu các trường đại học có để ý đến mình hay không… Tôi thì chẳng thấy tin tức gì từ trường nào cả… Tôi bắt đầu thấy tuyệt vọng.” https://thuviensach.vn Vận xui lại đến nữa khi một huấn luyện viên mới đến. Phản ứng của Iloka: “Quá tệ. Chẳng còn gì tệ hơn thế, bởi vì những huấn luyện viên mới thường không muốn học sinh năm cuối vào đội tuyển… họ thích những người trẻ hơn,” vì họ sẽ huấn luyện những người này thêm một vài năm nữa. Rồi lại một tin xấu nữa ập đến: Huấn luyện viên chuyển cậu sang vị trí trung vệ. Iloka thú nhận, đầu tiên cậu như “phát điên lên,”, nhưng cậu vẫn giữ thái độ cởi mở. Cậu bắt đầu có tiến bộ, rồi bỗng nhiên, một tuần sau khi được điều sang vị trí trung vệ, “các trường đại học bắt đầu kéo đến… thật khôi hài làm sao.” Sự tự tin của cậu bùng nổ khi các huấn luyện viên trường Boise State đưa ra đề nghị dù cậu chưa từng chơi trận nào cho đội tuyển của trường trong vai trò trung vệ. Cậu hoàn thành chương trình trung học trước một kỳ và chuyển từ Texas ẩm ướt, ấm áp đến Idaho khô cằn, lạnh lẽo vào giữa mùa đông. Nhưng đến đó không có nghĩa là Iloka chắc chắn sẽ được chơi bóng. Bắt đầu bằng một vị trí ở đội hình 2, cậu đã không thể hiện tốt lắm vào đợt huấn luyện mùa hè. Vì thế, huấn luyện viên đã chuyển cậu xuống đội hình 3, với những sinh viên năm thứ nhất khác. Giây phút xuất thần thứ hai: Chơi bóng ở trường đại học đòi hỏi một kiểu nỗ lực khác so với ở trường trung học. Cậu quyết định cố gắng hết mình và một tuần trước trận đấu đầu tiên, cậu được huấn luyện viên đưa trở lại đội hình 2. Bỗng nhiên, Iloka thấy cần phải “bắt kịp” với các thành viên còn lại. Cậu biết không phải cậu đã ở vạch xuất phát, chỉ là được ở đội hình 2 thôi, nhưng cậu vẫn hy vọng có cơ hội được thi đấu. Dù vậy, mọi chuyện cũng không như cậu mong đợi. Khi đội bóng chơi với phong độ tệ hại, [huấn luyện viên] cho tôi vào sân trong có năm phút cuối… Tôi gần như không có cơ hội để chơi, https://thuviensach.vn với một đội bóng không được ổn lắm… như thế thì có nghĩa lý gì với quãng thời gian còn lại của mùa bóng chứ?” Một lần nữa, động cơ và khát khao được chơi bóng của Iloka lại đưa cậu đến giây phút xuất thần thứ ba: thời gian để thay đổi quan điểm của mình và “suy nghĩ như một cầu thủ đích thực.” Sự tự tin rằng cậu sẽ được chơi đã khiến cậu suy nghĩ như một cầu thủ thực sự, ngay cả khi cậu ở vị trí dự bị và không hề biết liệu mình có cơ hội vào sân hay không. Nhưng cậu luôn đinh ninh rằng mình sẽ được thi đấu và vì thế, cậu luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng. Tôi có cảm giác như… nếu mình không thắt chặt mũ bảo hiểm có nghĩa là mình sẽ không chơi… vậy nên, tôi đội mũ vào và thắt chặt nó lại. Các huấn luyện viên đã nhìn thấy một điều gì đó ở cậu và cậu đã được chơi trong nhiều trận đấu của trường. Trong mùa bóng đầu tiên, với tư cách là sinh viên năm thứ nhất, cậu đã tạo nên những thành tích nổi bật với những cú cắt bóng, cản bóng kӻ thuật. Sau mùa bóng, huấn luyện viên đã đưa cậu đến với giây phút xuất thần thứ tư: Một huấn luyện viên nói: “Cậu không còn là sinh viên năm thứ nhất nữa. Tôi muốn cậu trưởng thành hơn… đừng đùa cợt nữa, đây là chuyện nghiêm túc. Hãy cố gắng trở thành một người có tiếng nói trong đội, một người mà người khác có thể ngước nhìn.”, Bây giờ họ có những kế hoạch khác nhau dành cho tôi. Bây giờ tôi đã là sinh viên năm thứ hai, tôi muốn mình nổi bật và làm nên những kỳ tích. Và vào mùa bóng thứ hai, cậu đã thực hiện được mong muốn của mình. https://thuviensach.vn Iloka nói sự tự tin xuất phát từ những “hướng trái ngược nhau” là chìa khóa đến với những giây phút xuất thần mà cậu trải nghiệm. Ở trường trung học, huấn luyện viên đã nói một cầu thủ chơi giỏi hơn tất cả những cầu thủ khác, trong đó có Iloka. Câu nói đó đã đập tan sự tự tin của cậu theo một cách rất “tiêu cực,”, nhưng nó giúp cậu hiểu rằng cậu cần phải làm một điều gì đó để lấy lại sự tự tin đó. Nó đã quay trở lại với cậu một cách tích cực khi các huấn luyện viên ở Boise State “tin tưởng ở cậu,”, khi họ cho cậu cơ hội tham gia đội bóng. Rồi đến năm thứ nhất, khi sự tự tin của cậu đi xuống, họ đã đẩy nó lên chỉ bằng một câu nói, “chúng tôi nghĩ rằng cậu đã sẵn sàng ra sân.” Chuyên gia phòng ngự Pete Kwiatkowski cũng đồng ý với những đánh giá của Iloka. Ông cho rằng Iloka đã “tìm thấy củ cà rốt” của mình, rằng cậu có thể làm tốt và trở thành một cầu thủ giỏi hơn những người quanh mình, nếu cậu bỏ công sức, tâm trí vào đó. Kwiatkowski nói: “Tôi cho rằng đó chính là khoảnh khắc bừng ngộ của cậu ta, rằng đó là một mục tiêu có thể đạt được nếu biết lắng nghe những lời khuyên của huấn luyện viên, quyết tâm hơn, kiên định hơn và học hỏi những điều cần học hỏi.” Iloka là ví dụ cho những mặt tính cách mà người ta thường nói đến khi họ trải qua những khoảnh khắc bừng ngộ. Cậu có đủ kinh nghiệm chơi bóng (và cả không chơi nữa) tại trường trung học và trường đại học để biết được rằng cậu tha thiết muốn được vào sân, ước muốn đó cho cậu động cơ để cố gắng tiến bộ. Như cậu nói, cậu như “phát điên lên” nhưng cậu vẫn cố gắng mở rộng lòng để học hỏi và để thay đổi. Cậu cũng đủ khiêm tốn để nhận ra rằng mình còn rất nhiều thứ phải học – về những lý do đằng sau các trại hè bóng đábóng bầu dục, về những phương pháp luyện tập, các bài huấn https://thuviensach.vn luyện và cách để trở thành một người lãnh đạo. Sự tự tin của cậu bùng nổ khi cậu thấy rằng cậu có thể học và có thể làm tốt hơn nữa. Với kinh nghiệm từ những giây phút xuất thần, giờ đây cậu biết rằng sự tự tin sẽ còn giúp cậu có thêm tự tin hơn nữa. Nhưng ví dụ từ Iloka cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của “chiếc hộp lớn hơn,”, đó là tổ chức mà cậu là một phần trong đó. Các huấn luyện viên cũng có kinh nghiệm, sự cởi mở và thói quen khuyến khích những tư tưởng có thể giúp cầu thủ chấp nhận thử thách, học hỏi từ họ và tạo nên những bước đột phá. SỢI CHỈ XUYÊN SUỐT Ví dụ về Albert Einstein, Gary Raney và George Iloka đã khắc họa phần lớn những thuộc tính về mặt xúc cảm và quen thuộc của những “giây phút xuất thần”: bất chợt, có sức mạnh to lớn về tinh thần, một khoảnh khắc giúp con người ta làm sáng tỏ quan điểm, định nghĩa về một vấn đề khiến ta băn khoăn. Đối với Einstein, đó là cách nhìn nhận thời gian, ánh sáng và trọng lực. Sự bừng ngộ đến một cách đột ngột, thường là khi tưởng như ta chẳng suy nghĩ gì về nó cả. Einstein đang làm công việc của mình trong văn phòng đăng ký sáng chế ở Bern, Thụy Sӻ khi suy nghĩ đột ngột đến với ông dưới hình thức một bức tranh – một người đang rơi tự do. Một khi đã mường tượng ra nó thì đó là một ý tưởng hết sức đơn giản, rõ ràng (nhưng hiển nhiên trước đây ông chẳng hề nghĩ tới) và ý tưởng đó đã dẫn ông đến hành trình phát triển “lý thuyết về trọng lực.” Cầu thủ trẻ George Iloka cũng đã trải qua những khoảnh khắc đột ngột mà đến bây giờ cậu vẫn nhớ rất rõ, lúc đó cậu ở đâu, ai nói gì với cậu và cậu cảm thấy thế nào. Cậu nhận ra rằng cậu không giỏi như mình nghĩ và rằng tương lai của cậu không nằm trong “vinh https://thuviensach.vn quang chiến thắng” của vị trí mà cậu đã từng hy vọng. Nhưng, khi cậu quyết định tự đẩy mình về phía trước, luyện tập chăm chỉ và bước vào “trận đấu của chính mình,”, khi đó sự tự tin của cậu bừng lên và những giây phút bừng ngộ đã xuất hiện. Cảnh sát trưởng Gary Raney thì khác, ông miêu tả trải nghiệm của mình một cách nhẹ nhàng hơn nhiều cho dù nó mang lại thành quả hết sức lớn lao. Hành trình xuất thần của ông phát triển giống như một kiểu bộ sưu tập những khoảnh khắc bừng ngộ nho nhỏ, như “một cánh cửa dần dần hé lộ” trước khi ông nhận ra rằng vấn đề về an ninh chỉ là một triệu chứng, còn sự tự mãn mới là căn bệnh cốt yếu. Đôi khi, những suy nghĩ như thế hình thành từ sự tích tụ của những khoảnh khắc xuất thần nhỏ hơn, một bước nhảy trong một chuỗi những bước nhảy trên con đường tất yếu của hành trình. Einstein, Raney và Iloka, tất cả đều trải qua những khoảnh khắc xuất thần giúp họ hiểu được những điều mà trước đó họ không thể nào lý giải: Einstein tìm ra một cách khác để nhìn nhận thời gian, Raney nhận ra rằng vụ tù nhân trốn trại không phải là vấn đề cốt lõi còn Iloka khám phá ra rằng cậu có thể làm nên con đường thành công của chính mình. Einstein và Raney cũng đã tìm ra những cách mới để nhìn nhận vấn đề: trong trường hợp của Einstein là khả năng kết hợp thời gian với ánh sáng còn đối với Raney thì đó là cách tiếp cận vấn đề từ khía cạnh căn bệnh tự hài lòng với bản thân. Nhưng cả ba người đều sử dụng một cách chung để tiếp cận những khoảnh khắc xuất thần của mình: Họ cùng cố gắng hết sức sàng lọc các thông tin, quan sát một tình huống từ những khía cạnh mà trước kia họ không nghĩ tới và thấy được những điều mà người khác đã bỏ qua. Đối với họ, trải nghiệm sự bừng ngộ đều đưa đến những thành quả tích cực và lâu dài, có cả những thứ trừu tượng, có cả những https://thuviensach.vn điều rất thực tế: hiểu được vũ trụ, chơi bóng tốt hơn trước đây, cải tổ một tổ chức có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho xã hội. Hành trình xuất thần đã đưa họ đi qua những cột mốc từ việc thu thập và xử lý thông tin đến phân tích để đưa họ đến một cách nghĩ mới và tạo ra những giá trị từ sự trải nghiệm của mình. Sau buổi đi dạo với Besso, Einstein đã hiểu rõ mọi ngõ ngách của vấn đề và điều đó đã giúp ông tạo nên những công trình nổi tiếng được công bố trong Năm thần kỳ của mình. Raney, khi đã lùi lại một bước để xem xét vụ tù nhân trốn trại, ông đã thấy rõ ràng thách thức đang đặt ra đối với cơ quan mình, một thách thức sâu sắc và lớn hơn nhiều vấn đề an ninh. Cũng như vậy, Iloka khi dừng lại để đánh giá hoàn cảnh của mình (trong trường trung học và trường đại học), một câu hỏi đã đặt ra cho cậu: “tiếp theo đây mình phải làm gì?” Có thể họ hoàn toàn không biết “bước tiếp theo” là gì nhưng họ hiểu rõ ràng vấn đề mà họ cần giải quyết. Khi giây phút xuất thần vĩ đại của Einstein đến (“Nếu một người rơi tự do, anh ta sẽ không cảm nhận được sức nặng của chính mình”), ông đã “giật mình.”. Ý nghĩ đó đã gây ấn tượng rất mạnh ở ông và, những năm sau đó, đã đưa ông đến việc phát triển lý thuyết chung về trọng lực. Những giây phút xuất thần đối với mỗi người có vẻ đều mang tính toàn cầu và có lẽ đều có chung chủ đề. CẤU TRÚC CUỐN SÁCH Cuốn sách có cấu trúc của một chuyến đi, một “hành trình đến những giây phút xuất thần.”. Chương 1 cho ta một cái nhìn tổng quát và giới thiệu những giai đoạn chính của hành trình. Chương 2 và 3 cung cấp cho ta tấm bản đồ cơ bản của vấn đề – xác định vấn đề và phân loại, sắp xếp thông tin. Chương 4-8 đưa ra những công cụ làm https://thuviensach.vn phát sinh sự bừng ngộ và thúc đẩy quá trình bừng ngộ, trong đó có việc “bước sang một bên” hay giải lao một chút trên chặng đường trước khi ánh chớp bừng ngộ lóe lên. Mỗi chương cũng sẽ đề nghị với bạn một số “mẹo” để thực hành những kӻ năng khác nhau giúp đi đến giây phút xuất thần. Chương 9 tập trung vào bản thân ánh chớp bừng ngộ hay “giây phút xuất thần,”, đặc biệt là những điều xảy ra bên trong bộ não. Chương 10 chuyển đến giai đoạn “kiểm chứng,”, khi chúng ta tìm cách kiểm tra những điều chúng ta đã hiểu được, giải quyết được để xem nó có ứng dụng được với những trường hợp khác hay không, hay chỉ trong một trường hợp đơn lẻ. Chương 11 sẽ bàn về cách để biến những giây phút xuất thần thành quy trình chuẩn cho các cá nhân và tổ chức – thuộc tính nào có ích trong việc khiến trải nghiệm về giây phút xuất thần in sâu vào tâm trí và trở thành một phần của thói quen. Cuốn sách sẽ khép lại bằng Chương 12, tóm tắt những vấn đề chủ đạo và ý nghĩa của giây phút xuất thần. https://thuviensach.vn 1. Trải nghiệm mang tính toàn cầu Trong lúc ngẫm nghĩ về vấn đề này… tôi đã trải qua một khoảnh khắc bừng ngộ “xuất thần,”, khoảnh khắc tràn đầy xúc cảm khi bỗng nhiên những điều tưởng chừng như một mớ hỗn loạn trở nên hoàn toàn rõ ràng và không có gì dễ hiểu hơn thế. Tất cả những gì tôi làm là tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu… --Jeff Hawkins , On Intelligence Khoảnh khắc tôi thấy toàn cảnh bức tranh, miệng tôi mở to và các mạch bắt đầu đập thật nhanh. -- James Watson , The Double Helix Những khoảnh khắc xuất thần có vẻ như là trải nghiệm toàn cầu của con người, cho dù chúng ta diễn tả nó bằng những cách khác nhau. Người Đức sẽ nói: “àÀ, anh muốn nói đến những trải nghiệm AH-ha chứ gì.” Rồi họ sẽ khẳng định rằng toàn bộ ý tưởng về “AH-ha Erlebnisse” (những trải nghiệm AH-ha) xuất phát từ Đức, chứ không phải từ Mӻ. Người Ấn Độ sẽ nghiêng đầu sang một bên, tai tựa lên vai, và nói “OH-ho” khi họ nhận ra điều tôi đang muốn nói tới. Còn ở Việt Nam, họ sẽ ngả người tựa vào ghế và thốt lên: “AHH! Phải rồi!” để miêu tả Giây phút xuất thần, “khoảnh khắc bừng sáng” trong họ. Hãy nghĩ đến giây phút khi bạn thấy tất cả bừng sáng. Có thể khi đó bạn đang cố gắng hiểu một vấn đề phức tạp hay đang tìm giải pháp cho vấn đề đó. Hoặc cũng có thể bạn đang tìm kiếm một ý tưởng hay một phương thức quản lý mới. Bạn đã thu thập các thông tin, https://thuviensach.vn vận dụng tất cả những kinh nghiệm và kiến thức của mình và cố gắng suy nghĩ theo một cách thật logic. Bạn đã nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau. Bạn đã tìm ra một phương án khả thi nhưng khi thử nghiệm, nó không mang lại hiệu quả; bạn đã thử các cách tiếp cận khác nhưng có vẻ như chẳng có cách nào hợp lý cả. Bạn đã sắp bỏ cuộc đến nơi. Thế rồi, lúc bạn ít ngờ tới nhất thì… BÙM. Mọi thứ tự động vào đúng vị trí của nó. Bạn trải qua sự bừng ngộ bất ngờ, một giây phút xuất thần. Những người nói tiếng Anh miêu tả giây phút xuất thần hay những khoảnh khắc bừng ngộ đến với họ đột ngột giống như vậy. Chúng ta thường nói “anh ta đã kết nối được những điểm chấm rời rạc,”, “những mảnh ghép tự động rơi vào đúng chỗ.”. Các chuyên gia còn dùng những biệt ngữ của riêng họ. Có người lại dùng phép so sánh để miêu tả cảm giác kỳ diệu đó. Đối với Chad Sarmento, một quản giáo, đó là những hình ảnh rõ nét qua một cặp kính mới: Bạn cố đọc sách bằng một cặp kính không đúng số, tất cả đều mờ mờ, ảo ảo và thậm chí còn làm bạn bị đau đầu nữa. Rồi bạn có một cặp kính mới, bạn nói: Chuẩn rồi! Giờ mình đã làm được một điều gì đó! Rồi có một cảm giác đến ngay sau sự bừng ngộ, khi một người đã “hiểu ra,”, giờ đây toàn bộ giải pháp cho vấn đề mới rõ ràng làm sao. Đôi khi, tôi tỉnh dậy giữa đêm khuya và nghĩ: “Ồ, thì ra là phải thế này.” Điều đó hoàn toàn hợp lý và tôi tự hỏi làm sao mà trước đây mình không hề nghĩ ra? Nó rõ ràng đến vậy mà, sao mình có thể không thấy chứ? --Jaimie Barker, điều tra viên hiện trường vụ án https://thuviensach.vn Theo Hawkins và Watson, khoảnh khắc xuất thần với hầu hết chúng ta đều có xu hướng là “khoảnh khắc tràn đầy xúc cảm khi bỗng nhiên những điều tưởng chừng như một mớ hỗn loạn trở nên hoàn toàn rõ ràng…” (Hawkins) và chúng ta cảm thấy “các mạch bắt đầu đập thật nhanh” (Watson). Cảm giác hào hứng và phấn khích đó, đôi khi đi cùng cả sự nhẹ nhõm, còn tác động đến những giác quan khác. Vào ngày 3/3/1887, Annie Sullivan gặp cô bé 7 tuổi, Helen Keller . Bà trở thành giáo viên của Keller và một người bạn đồng hành trong suốt 49 năm cho đến khi Sullivan qua đời. Khi họ gặp nhau lần đầu tiên, Sullivan đã viết lên tay Keller từ “búp bê” (món quà bà mang đến cho cô bé) và từ “bánh.” Keller có vẻ không hiểu chúng. Nhiều năm sau, Keller nhớ lại rằng một tháng sau hôm đó, vào ngày 5/4/1887, Sullivan đã giúp cô trải nghiệm một khoảnh khắc xuất thần, khoảnh khắc có ảnh hưởng sâu sắc đến câu chuyện về cuộc đời phi thường của Keller: Chúng tôi đi xuống con đường dẫn đến chòi bên giếng, mùi hương mật ong thơm ngào ngạt khắp nơi. Ai đó đang kéo nước, cô giáo đặt tay tôi xuống dưới vòi nước. Khi dòng nước mát lạnh chảy qua tay tôi, cô đánh vần từ “nước” vào bàn tay kia của tôi, ban đầu thì từ từ, sau đó nhanh dần. Tôi đứng im, toàn bộ sự chú ý của tôi tập trung vào chuyển động của những ngón tay cô. Bỗng nhiên, tôi cảm nhận một ý thức mơ hồ như thể một điều gì đó đã bị lãng quên, cảm giác phấn khích khi tư duy quay trở lại, và bằng một cách nào đó, bí ẩn của ngôn ngữ đã hé mở với tôi. Trong một tiếng sau đó, Keller đã học được cách đánh vần 30 từ và liên tục đòi Sullivan dạy tiếp. Cuối cùng, Keller đã tốt nghiệp trường https://thuviensach.vn Radcliffe và trở thành một diễn giả, một nhà hoạt động nổi tiếng trong những vấn đề từ chính trị đến người khuyết tật. Sức mạnh của sự bừng ngộ: Những mảnh ghép rời rạc bỗng nhiên tự rơi vào đúng chỗ của nó. Những ý tưởng hòa trộn vào nhau một cách đầy ý nghĩa. Và cảm giác đó – nhẹ nhõm, vui vẻ và hào hứng. Ồ, giá như mọi thứ đơn giản như thế. Nguyên nhân phát sinh giây phút xuất thần Bạn không thể dùng cùng một cách tư duy để giải quyết một vấn đề mà bạn chưa từng gặp. --Albert Einstein Hãy hỏi những người quản lý ở tất cả những cấp khác nhau trong bất cứ tổ chức nào, từ những công ty phần mềm đến các chuỗi cửa hàng tạp hóa, về việc họ sử dụng thời gian vào việc gì. Hầu hết sẽ trả lời, “giải quyết các vấn đề,” nhất là những vấn đề rắc rối, phức tạp. John Camillus, trong tờ Kinh doanh Harvard Business Review, đã chỉ ra khoảng trống thiếu các phương pháp để giải quyết những vấn đề như thế. Thực tế cho thấy các CEO thường phải đối mặt với những vấn đề “không thể giải quyết nổi nếu chỉ đơn giản thu thập các dữ liệu bổ sung, xác định rõ vấn đề hay chia chúng thành những vấn đề nhỏ hơn…” Những vấn đề phức tạp có thể không hề có tiền lệ, không có nguyên nhân và cũng chẳng có một câu trả lời thỏa đáng. Chúng đòi hỏi, theo Einstein, tư duy theo một cách khác, khác cách khiến chúng ta rơi vào những vấn đề đó. Điều này có nghĩa là phải tìm ra những giải pháp mới mang tính sáng tạo cho các tổ chức và các quốc gia. https://thuviensach.vn Nếu đó là những vấn đề chúng ta có thể sẽ phải đối mặt thường xuyên hơn thì khi đó ta cần có cách hiểu và cách giải quyết mới mẻ, hiệu quả hơn. Các nhà quản lý cũng thừa nhận rằng họ cũng sử dụng “cảm giác” chứ không chỉ các phân tích thực tế trong việc đưa ra quyết định. Một số chuyên gia trong lĩnh vực quản lý cũng tìm kiếm nhiều cách khác nhau để xem xét vấn đề, vượt ra ngoài khuôn khổ cách tiếp cận mang tính phân tích thông thường. Hơn hết, chúng ta cần sự cân bằng giữa phân tích logic và tư duy bừng ngộ để cải thiện và đẩy nhanh quá trình quyết định và hành động. Nếu chỉ có tư duy phân tích, có thể ta sẽ không tổng hợp được các thông tin và nhận thức được các dạng thức khuôn mẫu có vai trò then chốt trong việc giải quyết những vấn đề phức tạp. Nếu chỉ có tư duy bừng ngộ, ta có thể sẽ bỏ qua mất những vấn đề cốt lõi có thể phát sinh trong quá trình đánh giá mang tính logic. Vậy nên, khi có kết hợp được cả tư duy logic và tư duy bừng ngộ, cơ hội đưa ra được những quyết định đúng đắn sẽ lớn hơn rất nhiều. Cuối cùng, nếu ta có thể biến tư duy bừng ngộ thành một thói quen, liệu ta có thể đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, hiểu thấu và giải quyết những vấn đề phức tạp được không? Xét về khía cạnh lịch sử, sự bừng ngộ nhìn chung được coi là một phần trong hành trình của những bước phát triển quan trọng về tri thức. Nhà toán học Henri Poincaré đã nhắc đến “những đặc trưng về sự súc tích, bất ngờ và chắc chắn” khi ông trải nghiệm tư duy bừng ngộ. Đối thủ nặng ký nhất của Charles Darwin, Afred Wallace , trong cuộc đua 20 năm nghiên cứu về sự tiến hóa, đã đi bộ trong lúc nghĩ về quá trình tiến hóa và thấy rằng mình “trải nghiệm niềm vui… gần như là sự ngây ngất say mê mà sau này tôi có được khi thấy loài bướm mới ở Amazon.”. Từ Copernicus đến Steve Jobs của https://thuviensach.vn Apple, rất nhiều người đã đi theo hành trình đến với những khoảnh khắc xuất thần. Vậy, chúng ta biết gì về tư duy bừng ngộ? Chúng ta nói gì khi bàn về những giây phút xuất thần? Truyện ngắn nổi tiếng của Raymond Carver Mình nói chuyện gì khi mình nói chuyện tình có bối cảnh là một chiếc bàn ăn, vào một buổi tối “ngà ngà say” khi hai cặp tình nhân đẩy qua đẩy lại chai rượu gin và cố gắng định nghĩa “tình yêu.”. Một điều chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, cho dù đầu óc và ngôn ngữ của họ đang trong tình trạng hết sức lộn xộn, là mỗi người đều định nghĩa và trải nghiệm “tình yêu” theo những cách quá khác nhau. Cuối cùng, họ không thể nói được “tình yêu” đối với họ có nghĩa là gì. Với nhiều người, giây phút xuất thần cũng như vậy – nó không rõ ràng, khó định nghĩa và giống như tình yêu, đơn giản nó “cứ đến thôi.” Và giống như những nhân vật của Carver, chúng ta cho rằng mình biết mọi điều về nó bởi vì trải nghiệm giây phút xuất thần là một điều gì đó mang tính toàn cầu. Khi tôi nói với mọi người rằng tôi đang nghiên cứu những phương pháp để khuyến khích sự hình thành những giây phút xuất thần, hầu hết họ đều lịch sự không nói ra những điều mà có thể họ đang nghĩ trong đầu: Tôi thường xuyên trải qua những khoảnh khắc như thế. Nhưng nếu viết về nó thì hơi kỳ quặc làm sao đó. Giây phút xuất thần đến đột ngột, khi những mảnh ghép của một bức tranh rơi vào đúng vị trí của nó. Nó đến bất chợt, vào lúc ta không hề nghĩ tới. Vì nó không mang tính logic nên ta không thể kiểm soát được, và đương nhiên là không thể ép nó đến được. Vậy anh có thể nói gì khi bàn về những giây phút xuất thần đây? https://thuviensach.vn Khi tôi thúc ép, họ cố gắng nói ra những gì họ nghĩ và tôi có thể tóm lại thành một vài giả định. Về bản chất, những khoảnh khắc xuất thần: 1. đến bất ngờ. 2. là những khoảnh khắc đơn lẻ khi ánh chớp bừng ngộ lóe lên. 3. đem đến sự sáng tỏ hoàn toàn. 4. không thể đoán trước nên không thể khuyến khích nó đến được. 5. mang tính cá nhân, vậy nên tôi không thể giúp người khác trải nghiệm nó được. 6. là những sự kiện tách biệt, độc lập về địa điểm, bởi vì nó “cứ đến thôi.”. Cuốn sách này sẽ chứng minh rằng những giả định này đều có chỗ nhầm lẫn hoặc hoàn toàn sai lầm. Chúng ta sẽ xem xét từng nhận định trong chương này và sâu thêm ở các chương tiếp theo. Những giây phút xuất thần đến bất ngờ Nhiều người trong chúng ta trải qua những giây phút xuất thần dường như “từ trên trời rơi xuống” – khi đang đi dạo với bạn, khi đang ngồi trong văn phòng, hoặc cũng khá thường xuyên là trong lúc tắm. Nhưng thực tế là những khoảnh khắc này đến sau khi chúng ta đã thực hiện rất nhiều thao tác. Có thể chúng ta không coi đó là công việc, nhưng chúng ta cũng phải bỏ thời gian và công sức vào đó thì những giây phút xuất thần mới đến một cách tưởng chừng “tự phát” như thế. https://thuviensach.vn Sự bừng ngộ có thể khiến ta có cảm giác như nó đến bất chợt nhưng trong thực tế, nó sẽ không xảy ra nếu ta không có sự chuẩn bị, có những kiến thức và thông tin liên quan đến những điều ta đang cố gắng giải quyết. Theo Graham Wallas, một trong những nhà khoa học đầu tiên tìm hiểu về bừng ngộ, để khoảnh khắc đó đến, cần đến bốn giai đoạn: chuẩn bị, ấp ủ, soi sáng và kiểm chứng. Giai đoạn chuẩn bị bao gồm thu thập và xử lý thông tin, cố gắng lý giải ý nghĩa của thông tin và vấn đề theo càng nhiều cách càng tốt. Tiếp đến là giai đoạn ấp ủ hay nói cách khác là “sôi.”. Các thông tin thấm vào, vấn đề như một cái nhọt bị mưng và vỡ ra, nhưng cuối cùng ta lại phải lùi ra xa. Thư giãn một chút, thay đổi các hoạt động và không “chủ ý suy nghĩ” về vấn đề. Thường thì đây chính là lúc mà các mảnh ghép “rơi vào đúng vị trí” và rồi “tách” một cái đầy “bất ngờ.” Vào thập niên trước, các nhà khoa học nghiên cứu về thần kinh đã phát hiện ra rằng các nơ ron thần kinh vẫn tiếp tục tạo ra các mối liên hệ trong bộ não ngay cả khi chúng ta không trực tiếp suy nghĩ về một vấn đề nào đó. Trạng thái nghỉ ngơi này, có thể đó là lúc bạn trò chuyện với một người khác, lúc bạn đi bộ hay nghe ngạc, có những tác dụng rất tích cực. Vậy nên, chúng ta thường dễ đón nhận những sự kiện, những quan sát bất chợt hơn, chúng tạo ra những mối liên hệ và những khoảnh khắc lóe lên mà chúng ta vẫn cho là “không biết từ đâu đến” nhưng thực ra thì không phải vậy. Giây phút xuất thần là những khoảnh khắc đơn lẻ, giây phút bừng ngộ đột ngột Chúng ta thường coi là giây phút xuất thần khi “ánh chớp bừng ngộ lóe lên,” một tiếng “BÙM” khi những dấu chấm đơn lẻ bỗng nhiên kết nối vào nhau. Một vị cựu quản trị viên của Microsoft gọi đó là “nước https://thuviensach.vn trái cây,” một thứ sản phẩm của sự sáng tạo, trong khi một số người khác lại miêu tả nó là trực giác mang tính chiến lược, những nhân tố kết hợp trong một ánh chớp lóe lên chiếu thẳng vào một người, cho người đó biết tiếp theo phải làm gì, thường là với những kiến thức đã có từ trước để tạo nên những bước phát triển mới cho tương lai. Những điều này thường có xu hướng trở thành những khoảnh khắc “vĩ đại,” cảm giác giống như khi người ta đạt được một thành tựu thật lớn lao. Tuy vậy, nhiều người lại ngại ngùng khi chỉ trải qua những cú “tách” nho nhỏ và gần như là xấu hổ vì không có được những khoảnh khắc bừng ngộ hoành tráng có khả năng thay đổi hướng đi của cả một tổ chức hay thậm chí là thay đổi cả thế giới. Để viết cuốn sách này, tôi đã phỏng vấn hơn 100 người ở các độ tuổi, giới tính khác nhau, làm những công việc khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Tôi đã trò chuyện với những nhà quản lý cấp cao và các sinh viên, y tá và các doanh nhân, các vũ công và thám tử, những người từ 18 đến 80 tuổi. Khoảng 40% trong số đó cho biết họ trải qua sự bừng ngộ không phải dưới dạng một điều thật lớn lao mà chỉ là những khoảnh khắc xuất thần nho nhỏ, từng bước từng bước góp thành một giải pháp rõ ràng, một sự hiểu thấu sâu sắc. Họ đưa ra những lời bình luận như “đó là tập hợp của nhiều khoảnh khắc xuất thần dạng mini kết dính lại,” hay “đó là khi cánh cửa dần dần hé mở.” Dù vậy, trong mọi trường hợp, tất cả đều nhận ra rằng sự sẵn sàng đón nhận những điều sắp đến với mình khiến cho sự trải nghiệm đó trở thành những giây phút thật đáng nhớ. Alain de Borton, trong cuốn Nghệ thuật du lịch (The Art of Travel) của mình, đã khắc họa một con người có đầu óc du lịch là luôn biết cởi mở với những địa điểm mới lạ, tiếp cận những nơi đó bằng sự https://thuviensach.vn khiêm tốn, không bao giờ có thái độ cứng nhắc, khắt khe hay quá kỳ vọng với những điều sẽ đến. Đó là một lý do giải thích vì sao “hành trình đến với giây phút xuất thần” có thể lại tốt hơn là “khoảnh khắc xuất thần đơn lẻ.” Con người ta trải qua một khoảnh khắc bừng ngộ như ánh sáng lóe lên nhưng nó chỉ đến khi chúng ta đã bỏ ra nhiều công sức, thời gian – để học hỏi, phân tích thông tin, suy ngẫm, day dứt về một vấn đề. Rồi, khi giây phút xuất thần đến, nó trở thành một chất xúc tác để ta nhận thức một cách đầy đủ công việc của mình và giá trị của nó. Giây phút xuất thần mang đến sự sáng tỏ hoàn toàn Sự bừng ngộ thường được định nghĩa là sự rõ ràng hoàn toàn đến một cách bất ngờ khi con người hiểu ra vấn đề gì đó hoặc tìm được cách giải quyết một vấn đề. Mặc dù sự rõ ràng là đặc điểm mang tính quyết định nhưng một số người vẫn cho rằng nó diễn ra theo các giai đoạn, tức là nhiều khoảnh khắc xuất thần nhỏ dần dần gộp vào thành sự bừng ngộ lớn lao. Có một doanh nhân so sánh trải nghiệm này với quá trình làm ảnh thời xưa, tức là dùng phim chứ không phải ảnh kӻ thuật số như ngày nay. Khi phải đối mặt với một vấn đề, đầu tiên ông trải qua giai đoạn cực kỳ mù mờ, không biết làm sao để hiểu được những thông tin đến với mình. Ở giai đoạn này, “bức ảnh” của ông chỉ toàn màu xám, đen và trắng, không có hình thù, đường nét rõ rệt. Nhưng dần dần “bức ảnh trong đầu” trở nên sắc nét hơn, bắt đầu có đường nét, gam màu đen trắng cũng rõ ràng hơn; đây là giai đoạn khi ông bắt đầu thấy được các hình khối khác nhau, sự liên kết giữa các mảng trong bức hình. Xa hơn nữa, sau khi đã trải qua một, hai hay thậm chí là hai mươi khoảnh khắc xuất thần nho nhỏ, “bức ảnh trong đầu” càng ngày càng rõ ràng hơn. Trong giai đoạn này, ông đã có thể hình dung rõ ràng vấn đề hay giải https://thuviensach.vn pháp cho nó, ông thấy nhiều ý nghĩa hơn và vì thế “bức ảnh” trở nên đậm nét, có màu sắc và cho ra những hình ảnh rõ ràng. Do đó, với ông và nhiều người khác nữa, sự rõ ràng đến qua từng khoảnh khắc “lóe sáng” nho nhỏ rồi mới kết hợp, dựng lại thành sự kiện hoàn thiện. Câu hỏi đặt ra về những giả định này – rằng những khoảnh khắc xuất thần đến bất chợt, là những “khoảnh khắc đơn lẻ,” và mang đến sự rõ ràng hoàn toàn – cho thấy tư duy bừng ngộ là một trải nghiệm có thể khác nhau tùy theo từng người nhưng cuối cùng đều dẫn đến sự rõ ràng về một vấn đề hoặc cách giải quyết một vấn đề nào đó. Ba giả định tiếp theo có liên quan nhiều đến việc kích thích sự phát triển của những giây phút xuất thần. Khoảnh khắc xuất thần không thể đoán trước nên không thể khuyến khích nó đến được Những khoảnh khắc xuất thần có vẻ như đến bất ngờ, khi chúng ta ít mong đợi nhất. Chính vì thế, hầu hết mọi người đếu cho rằng không ai có thể đoán trước rằng nó sẽ đến vào lúc nào. Tuy vậy, các nghiên cứu về thần kinh học và các bài bình luận lại cho rằng trong thực tế, chúng ta có thể tác động vào quá trình đó. Và nhờ những nghiên cứu về bộ não, chúng ta còn có thể đẩy nhanh quá trình đó, thậm chí còn tăng khả năng tạo ra những giây phút bừng ngộ “theo yêu cầu.” Các bán cầu não đóng vai trò khác nhau trong việc giải quyết vấn đề, “bán cầu não trái” sử dụng phương pháp tiếp cận mang tính phân tích nhiều hơn để giải quyết vấn đề. Điều này có nghĩa là chúng ta thấy được những giải pháp dễ tiếp cận hơn, gọi là những “liên kết mạnh,” rút ra từ những giải pháp, những ý tưởng mà ta đã https://thuviensach.vn từng sử dụng trước đó hoặc ta thấy hữu dụng trong việc giải quyết một vấn đề tương tự. Nhưng khi cách tiếp cận này thất bại, bộ não của chúng ta sẽ chuyển sang suy nghĩ bằng “bên phải” nhiều hơn, tìm kiếm những thứ mà các nhà thần kinh học gọi là các “liên kết yếu,” hay các ý tưởng, các giải pháp ít quen thuộc, ít được sử dụng. Một ánh chớp xuất hiện khi bộ não của chúng ta đạt mức đỉnh hoạt động, kết nối những ý tưởng, những sợi dây liên kết ít quen thuộc với nhau. Vì tư duy phi liên kết thường dễ dẫn đến những khoảnh khắc xuất thần nên nếu chúng ta càng áp dụng “tư duy bên phải” nhanh và hiệu quả thì chúng ta càng dễ có khả năng trải nghiệm sự bừng ngộ. Một phần trong việc chuẩn bị để tạo ra giây phút bừng ngộ gồm một số giai đoạn và kӻ thuật cụ thể để lái tư duy theo những hướng khác với thông thường. Vì bộ não có xu hướng tự nhiên là tìm kiếm các ý tưởng quen thuộc, các liên kết mạnh trong khi đi tìm giải pháp cho một vấn đề nào đó nên một trong những mục tiêu của cuốn sách này là mang đến cho bạn cách thức thúc đẩy ta tìm đến những liên kết yếu và sử dụng các công cụ tư duy bừng ngộ để chuyển hướng bộ não khỏi hướng tiếp cận mang tính logic truyền thống. Thông thường, chúng ta sử dụng tư duy bừng ngộ ít hơn bởi vì đối với hầu hết chúng ta, tư duy theo cách đó không được thoải mái lắm. Chính vì vậy, một điều tự nhiên là chúng ta không quen khuyến khích bộ não sử dụng tư duy đó. Có lẽ, chúng ta càng hiểu và càng sử dụng các kӻ thuật để khích lệ tư duy bừng ngộ thì càng dễ tạo ra “bộ nhớ cơ học” cho những khoảnh khắc bừng ngộ, xuất thần. Điều đó có thể mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội hơn để tạo nên những bước nhảy vọt trong việc hiểu thấu vấn đề và tìm giải pháp cho vấn đề đó. https://thuviensach.vn Cuối cùng, tạo ra trải nghiệm về giây phút xuất thần cũng có thể là trò chơi với những con số. Bộ não chúng ta có khoảng 100 tỉ nơ ron thần kinh. Khi chúng ta đối mặt với một vấn đề nào đó, nghiên cứu một lĩnh vực hay học hỏi một kӻ năng nào đó, các nơ ron này bắt đầu tạo ra những liên kết mới, cho dù những nơ ron ở bán cầu não phải không phải lúc nào cũng kết nối nhanh như ta mong muốn. Nhưng càng chăm chỉ tìm những liên kết, đường đi mới, khả năng tạo ra các mối liên hệ càng được cải thiện. Khoảnh khắc xuất thần mang tính chất cá nhân, vì vậy ta không thể khích lệ nó đến với người khác được Hầu hết các bài báo, các nghiên cứu về tư duy bừng ngộ đều tập trung vào giây phút xuất thần với tư cách là trải nghiệm của những cá nhân cụ thể, cả về mặt sinh lý và tâm lý học. Nhưng trong các buổi phỏng vấn tôi đã thực hiện cho cuốn sách này, tôi đã được nghe đến việc “tạo ra những trải nghiệm xuất thần ở những người khác.” Nhiều người trong chúng ta đã giúp bạn bè mình có những giây phút xuất thần. Giây phút xuất thần “chiều xuống” là khi một người quản lý hay một huấn luyện viên giúp một người ít kinh nghiệm hơn mình đạt tới một khoảnh khắc bừng ngộ bằng cách gợi ý cho người đó một cách khác để nhìn nhận vấn đề hoặc đưa ra một thông tin bổ sung “làm nên sự khác biệt.” Giây phút xuất thần “chiều lên” là khi ai đó ở một vị trí thấp hơn trong một tập thể hoặc được coi là có ít kinh nghiệm hơn đưa ra một ý tưởng vào đúng lúc để giúp cấp trên hiểu được vấn đề. Cuối cùng, nhiều người còn nhắc đến cái gọi là “giây phút xuất thần tập thể” khi một nhóm người cùng đạt đến một khoảnh khắc bừng ngộ – có thể không phải cùng một lúc, nhưng trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể giúp tạo ra những giây phút xuất thần ở người khác. https://thuviensach.vn Giây phút xuất thần là những sự kiện tách biệt, độc lập về địa điểm, bởi vì nó “cứ tự nhiên đến thôi” Nếu giây phút xuất thần xảy ra ở một sa mạc thì có được tính không? Tư duy bừng ngộ giúp chúng ta đạt đến độ hiểu thấu những quan điểm phức tạp hoặc tìm ra cách giải quyết sáng tạo cho một vấn đề có nhiều điều vướng mắc. Nhưng nếu chúng ta ở trong một tổ chức không khuyến khích phong cách sáng tạo thì có ai để ý đến điều đó không? Nói cách khác, nếu ta hoạt động ở một sa mạc, một nơi không hề có sự nuôi dưỡng, hỗ trợ cho một quá trình tiềm tàng đầy nguy cơ như quá trình tư duy sáng tạo thì liệu chúng có giá trị gì không? Nhiều người trong số những người tham gia phỏng vấn cho rằng họ phát huy được khả năng sáng tạo và trải nghiệm những giây phút xuất thần là vì tổ chức của họ đã tạo điều kiện và khuyến khích điều đó. Tổ chức đánh giá cao quá trình tư duy đó và những kết quả mà nó mang lại. Nhưng tổ chức cũng chỉ là một vế của phương trình – mỗi cá nhân cũng cần có những mặt tính cách, phẩm chất nhất định. Có năm thuộc tính chung cho cả cá nhân và tổ chức. Thứ nhất: cá nhân và tổ chức (thông qua tập thể những người làm việc cho tổ chức đó) cần có “đủ” kinh nghiệm để đánh giá đúng sự cần thiết của tư duy bừng ngộ hoặc nhận thức được nó khi nó xảy ra. Tiếp đến, động cơ là yếu tố có vai trò quyết định – như một nhà quản lý đã nói, “bạn phải trả lời được câu hỏi ‘ở đó có gì cho tôi?’” Tại sao người ta lại quan tâm đến việc sử dụng tư duy bừng ngộ để học hỏi hay tìm giải pháp cho một vấn đề? Về phía cá nhân và tổ chức, sự cởi mở với những nguy cơ là một yếu tố rất quan trọng của tư duy bừng ngộ https://thuviensach.vn bởi vì tư duy bừng ngộ có nghĩa là nhìn nhận vấn đề theo cách mà chưa ai từng làm. Mỗi cá nhân cần có sự tự tin, với sự hậu thuẫn của tổ chức, rằng họ có thể hiểu, giải quyết được vấn đề và trải nghiệm những khoảnh khắc xuất thần. Loại tự tin này có xu hướng hình thành rất nhanh chóng: Một khi người ta đã trải qua cảm giác lâng lâng sung sướng mà khoảnh khắc xuất thần đem đến, người ta sẽ nghĩ rằng mình có khả năng trải nghiệm nó một lần nữa. Bằng cách học hỏi những kӻ năng để tăng cường tư duy bừng ngộ, cơ hội trải nghiệm những khoảnh khắc xuất thần sẽ rất cao. Cuối cùng, khi những đặc trưng này đã ngấm sâu và có thể dễ dàng gọi lên thì tư duy bừng ngộ hoàn toàn có thể trở thành một thói quen. Tin xấu, – Tin tốt Nhờ những phân tích phản biện lại các giả định về khoảnh khắc xuất thần, chúng ta có thể đi đến những loại giả định mới như sau: • Khoảnh khắc xuất thần không đến bất ngờ mà xuất phát từ nỗ lực mà ta đã bỏ ra để nghiên cứu những quan điểm mới, đấu tranh với vấn đề. • Khoảnh khắc xuất thần không phải là những khoảnh khắc đơn lẻ, sự lóe lên đột ngột mà là một loạt những “ánh chớp” nhỏ hình thành dựa vào nhau. Khi điều này xảy ra, ta cần bỏ thêm nỗ lực để tạo ra giá trị từ những khoảnh khắc này. • Một khoảnh khắc xuất thần đơn lẻ có thể không làm sáng tỏ hẳn vấn đề nhưng nó bổ sung cho những khoảnh khắc trước đó để qua thời gian góp thành một sự rõ ràng hoàn chỉnh. https://thuviensach.vn • Những khoảnh khắc xuất thần có thể rất khó dự đoán thời điểm chính xác nhưng người ta có thể khích lệ nó bằng những phương pháp tư duy khác nhau. • Khoảnh khắc xuất thần không chỉ mang tính cá nhân, cho một người nào đó mà ta có thể khuyến khích nó xảy đến với người khác – cấp trên, cấp dưới, người ngang hàng và thậm chí cả trong một nhóm người nữa. • Những khoảnh khắc xuất thần dễ đến trong những môi trường – cá nhân và tổ chức – có chung những đặc điểm nhất định – kinh nghiệm, động cơ, sự tự tin và thói quen. Những giả định mới này mang đến cả tin xấu và tin tốt. Tin xấu trước: Nếu những khoảnh khắc bừng ngộ lóe lên không đơn giản là cứ đến thôi thì nó có nghĩa là chúng ta sẽ phải có một trách nhiệm nào đó trong vấn đề này. Chúng ta không thể cứ ngồi đó chờ đợi, hy vọng và cầu nguyện. Thay vào đó, hành trình đến với những khoảnh khắc xuất thần có chất lượng cao đòi hỏi phải bỏ ra công sức, thời gian và tư duy theo những cách mà đối với nhiều người trong số chúng ta, cách tư duy đó không hề tự nhiên chút nào. Thêm nữa, khi khoảnh khắc xuất thần xảy ra, ta còn phải bỏ thêm nhiều công sức hơn nữa để tận dụng nó một cách triệt để. Tin xấu cuối cùng là nếu các tổ chức có thái độ nghiêm túc trong việc khích lệ những khoảnh khắc xuất thần thì khi đó môi trường trở thành một nhân tố quyết định và để xây dựng được một môi trường tích cực cũng đòi hỏi những nỗ lực rất lớn. Nhưng vẫn còn rất nhiều tin tốt: Nếu sự bừng ngộ không đơn giản cứ đến thôi thì có nghĩa là ta có thể học những kӻ thuật để khuyến khích nó, giống như cách ta làm với sự sáng tạo vậy. Sự sáng tạo https://thuviensach.vn cũng như sự cách tân đều không hề “cứ đến thôi,” và các nghiên cứu đã cho thấy rằng các tổ chức có rất nhiều cách khác nhau để khuyến khích chúng phát triển. Vì vậy, nếu chúng ta học được cách thúc đẩy tư duy bừng ngộ, liệu chúng ta có thể đẩy nhanh quá trình học hỏi, tìm hiểu hay giải quyết vấn đề không? Một số nghiên cứu cho thấy các mạng lưới kết nối nơ ron trong não bộ có thể được “kéo căng,”. để nâng cao hoặc giảm bớt hiệu quả hoạt động. Nhà nghiên cứu y học Martijn van den Heuvel thuộc Trường Đại học Utretch (Hà Lan) cho biết số lượng liên kết giữa các nơ ron có tầm quan trọng thấp hơn nhiều so với hiệu suất truyền tải thông tin của các mạng lưới từ vùng này sang vùng khác của não bộ. Thêm vào đó, ông cũng khẳng định rằng “tốc độ” chuyển thông tin giữa các vùng cũng giúp ta giải thích vấn đề liên quan đến trí thông minh. Vì thế, nếu chúng ta có thể học được cách đẩy nhanh tốc độ truyền tải thông tin, tần suất và khả năng dự đoán các khoảnh khắc xuất thần, chúng ta có thể đẩy nhanh được quá trình học hỏi và giải quyết vấn đề. Cuối cùng, nếu chúng ta có thể thực sự khích lệ sự hình thành những khoảnh khắc xuất thần ở người khác, liệu có thể giúp những thành viên của những tổ chức khác nhau sáng tạo ra những cách tư duy mới trong tương lai chăng? Hai loại xuất thần Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn về tư duy bừng ngộ và những khoảnh khắc xuất thần, tôi đã sử dụng cụm từ “a ra rồi” để giải thích điều tôi muốn nói. Và thực sự, tất cả mọi người đều “ra rồi.”. Nhưng trước đó, có người hỏi tôi “ra rồi” theo ý tôi có nghĩa là hiểu điều gì đó hay “ra rồi” có nghĩa là tìm ra được một cách tiếp cận mới, một cách tư https://thuviensach.vn duy mới về một vấn đề gì đó. Rõ ràng đó là hai loại “giây phút xuất thần” phổ biến. Thật thú vị là hai loại trải nghiệm giây phút xuất thần này – hiểu thấu và sáng tạo – đi theo hai con đường giống nhau nhưng lại hàm chứa mức độ nhấn mạnh khác nhau về cách thức đạt đến khoảnh khắc xuất thần. Khi chúng ta cố gắng học hay hiểu một thứ gì đó (một thứ tiếng mới, những lý luận chính trị hay là học cách chơi đàn ghita chẳng hạn), có thể ta không cần đến nhiều kӻ thuật để tạo ra những ánh chớp bừng ngộ. Nhưng khi chúng ta đối mặt với một vấn đề khó khăn, ta có thể sẽ phải viện đến những cách tiếp cận khác nhau để tạo ra sự bừng ngộ. Dù là trường hợp nào đi chăng nữa thì cũng đều trải qua những giai đoạn chung. Nhưng trước khi tìm hiểu về các giai đoạn của hành trình đến với những khoảnh khắc xuất thần, ta hãy khám phá hai loại xuất thần trước. Giây phút xuất thần khi hiểu thấu – A hiểu rồi! Ý tưởng ban đầu cho cuốn sách này đến với tôi khoảng mấy năm trước, khi Chris Petersen, huấn luyện viên trưởng môn bóng đábóng bầu dục ở Đại học Boise State, đưa ra một lời nhận xét ngẫu hứng: Chúng tôi huấn luyện các cầu thủ bóng đábóng bầu dục trung bình trong khoảng bốn năm. Vài người trong số đó phải mất từ hai năm đến hai năm rưỡi để “hiểu ra rồi.” Hãy thử tưởng tượng xem sẽ tốt hơn biết bao nhiêu cho cả cầu thủ và huấn luyện viên nếu ta có thể đẩy nhanh quá trình “hiểu ra rồi,” nắm bắt được hệ thống, làm thế nào để hòa nhập và những điều phải làm ở trường đại học… Trải nghiệm giây phút xuất thần khi hiểu thấu mang những đặc trưng chung ở hầu hết tất cả mọi người. Bỗng nhiên ta thấy mình đã hiểu https://thuviensach.vn được tất cả những điều đã làm mình trăn trở suốt bao nhiêu lâu. Hãy nghĩ đến lúc chúng ta học đọc – sự phấn khích khi nhận ra được những con chữ mới hay đọc được một từ mà trước đó với ta hoàn toàn vô nghĩa. Hãy nhớ lại cảm giác khi bạn không còn bật bông những sợi dây đàn nữa mà bắt đầu tạo ra được những âm thanh thực sự. Khi chúng ta đặt được những mảnh ghép vào đúng chỗ của nó, chúng ta hiểu được toàn bộ bức tranh và mọi thứ bỗng nhiên có nghĩa. Khi nghiên cứu sinh Brent Quam và nhóm của mình, qua một dự án tư vấn cho những người sáng lập và điều hành các doanh nghiệp mới thành lập (1-2 năm) và những công ty nhỏ (3-5 năm), khám phá ra rằng các công ty không phải là những nhóm biệt lập mà nằm trên cùng một quӻ đạo, thực tế bỗng nhiên trở nên hoàn toàn sáng tỏ (giống như những trải nghiệm về khoảnh khắc bừng ngộ). Họ nhận ra rằng những nhà sáng lập thường không nghĩ rằng họ sẽ trở thành “người chủ doanh nghiệp nhỏ trong tương lai” mặc dù đó là điều hiển nhiên nếu công ty của họ tồn tại đủ thời gian. Phát hiện này có nghĩa là những nghiên cứu sinh – và các công ty – có thể dự đoán được những loại vấn đề mà các nhà quản lý có thể gặp phải khi họ chuyển sang giai đoạn “làm chủ doanh nghiệp nhỏ.” Cũng giống như thế, khi một cô bé tuổi mới lớn “a hiểu rồi” rằng thế giới không xoay xung quanh mình, khi cha mẹ của một đứa bé kém may mắn sớm phải lìa bỏ cõi đời này chấp nhận thực tế rằng tai nạn đã xảy ra, thì đó chính là những khoảnh khắc xuất thần mà người ta có thể thốt lên: “Giờ mình đã hiểu rồi,” “thì ra là thế,” và “sao trước kia mình lại không nghĩ đến nhỉ?” Và những khoảnh khắc đó có thể đến với tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi, 80 cũng như 20. Loại xuất thần thấu hiểu này xảy ra khi ta hiểu một điều gì đó mà những người khác trước ta đã hiểu rồi¬ – chứ không phải là tạo ra thông tin mới, https://thuviensach.vn ta chỉ sử dụng những kiến thức sẵn có và kết hợp chúng lại với nhau để thấy được “bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn.” Thậm chí cả những bậc “cáo già” cũng có thể trải qua những khoảnh khắc xuất thần thuộc loại này. Sau 24 năm tại Thượng viện, George McGovern đã nghỉ hưu vào năm 1981, ông đi diễn thuyết khắp nơi trên thế giới, kiếm tiền và theo đuổi một giấc mơ ấp ủ từ lâu. Ông mua một công ty kinh doanh đã có 43 năm tuổi đời, đang được điều hành và hoạt động rất hiệu quả, The Stratford Inn. – một nhà hàng, một khách sạn, và một khu trung tâm hội nghị ở Connecticut. Ba năm sau, công ty phá sản. Trong một bài báo sau đó khoảng một thập kӹ, McGovern đã chia sẻ những khoảnh khắc xuất thần của chính mình. Một thời gian dài sau khi rời Thượng viện, ông đã nhận ra rằng nhiều chính sách, đạo luật mà mình ủng hộ có một phần trách nhiệm trong sự thất bại của ông với tư cách là một doanh nhân. Rất nhiều trong số những “nguyên tắc, quy định của liên bang, của bang và của địa phương được thông qua với mục đích giúp thúc đẩy tạo thêm công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, tăng ngân sách cho trường học, bảo vệ khách hàng khỏi nguy cơ hỏa hoạn” chứa đựng những đòi hỏi mang tính quan liêu, rất bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ. Theo lời ông: Tôi ước rằng những năm đương chức, tôi có kinh nghiệm thực tế về những khó khăn mà những người làm kinh doanh phải đối mặt. Nếu có những kiến thức đó, tôi đã có thể là một Thượng nghị sӻ tốt hơn và một ứng cử viên Tổng thống thấu hiểu hơn. Đó là một khoảnh khắc xuất thần dạng thấu hiểu: McGovern đã nhận ra một điều mà những người khác đã biết, chỉ có ông là không biết. https://thuviensach.vn Khoảnh khắc xuất thần thuộc loại này khá phổ biến, chẳng hạn như khi một cậu bé mới lớn nhận ra được sự khác biệt giữa quyền và đặc quyền, khi một nhà quản lý trẻ hiểu rằng phong cách điều hành của mình không thích hợp với những nhân viên chuyên ngành dưới quyền, hay khi những nhà xuất bản hiểu được ảnh hưởng to lớn của việc suy giảm số lượng độc giả ở lứa tuổi dưới 40. Về cơ bản, kiểu xuất thần này xảy ra khi một người, một thành viên của tổ chức có tất cả những thông tin cần thiết và bỗng nhiên lần đầu tiên “thấy” hoặc hiểu nó một cách trọn vẹn. Khoảnh khắc xuất thần sáng tạo – Eureka! Loại bừng ngộ thứ hai là khoảnh khắc xuất thần mang tính sáng tạo. Trong loại này, người ta xem xét một kiến thức đã có sẵn và cố gắng hiểu xem thông tin nào còn thiếu, cần sắp xếp lại thông tin nào, có thể xem xét những thông tin đó từ một khía cạnh nào khác không hay có thể thực hiện điều gì trong những điều kiện ngặt nghèo. Kết hợp những thông tin mới hoặc những thông tin mà trước đó không có mối liên hệ với nhau thường tạo ra những sản phẩm mới, những cách tiếp cận mới để tư duy hoặc giải quyết một vấn đề. Có tần suất xuất hiện thấp hơn loại xuất thần mang tính chất hiểu thấu, khoảnh khắc bừng ngộ sáng tạo lại có thể đóng vai trò rất quan trọng khi những vấn đề mà ta phải đối mặt càng ngày càng trở nên rắc rối, phức tạp. Có vô số những ví dụ về khoảnh khắc xuất thần sáng tạo trong lịch sử và cả ở những người tôi đã phỏng vấn. Ví dụ trong lịch sử có thể kể đến là Archimedes khi ông xem xét mối quan hệ giữa thể tích và khối lượng (Eureka!) từ một khía cạnh khác. Copernicus đập vỡ quan điểm lúc đó đang chiếm thế thượng phong về mối quan hệ https://thuviensach.vn giữa trái đất và mặt trời (rằng trái đất quay xung quanh mặt trời) không phải bằng cách tạo ra những thông tin mới mà bằng cách sắp xếp lại những thông tin đã có sẵn để giải thích sự bất tương đồng trong quan sát. Các nhà doanh nghiệp là những người luôn theo đuổi những khoảnh khắc xuất thần mang tính sáng tạo. Họ “thấy” một cơ hội trong thị trường mà những người khác không thấy, họ ghép những mảnh thông tin đơn lẻ, cọc cạch lại với nhau để tạo thành cái mà chưa ai từng nghĩ đến, và họ nhìn nhận cùng một thông tin nhưng bằng những cách khác với hầu hết chúng ta. Họ sử dụng những điều kiện bất thuận lợi – sự nhỏ bé, vô danh, với nguồn lực hạn chế – làm những cú huých để theo đuổi những ý tưởng khác biệt. Như Steve Jobs đã nhắc đến trong bài phát biểu khai mạc trong lễ phát bằng ở trường Đại học Stanford vào năm 2005, cuộc đời ông bị tác động bởi ba kinh nghiệm độc lập. Đầu tiên, ông bỏ trường đại học rồi đến kỳ ngay sau đó lại đăng ký học một lớp luyện viết chữ đẹp, đơn giản vì thích thôi. Bằng cách kết hợp hai dấu chấm hoàn toàn rời rạc – quy tắc của nghệ thuật viết chữ đẹp (tức là tượng hình và biểu tượng) và máy tính, ông đã tạo ra những biểu tượng mà suốt gần ba thập kӹ sau đó đã trở thành quen thuộc trên giao diện của hầu hết những người dùng máy tính trên toàn thế giới. Thứ hai, ông nhận được thông báo sa thải công khai từ Apple, công ty mà ông đã sáng lập. Nhưng điều đó đã cho ông tự do, thoát khỏi tất cả những yếu tố kìm hãm để theo đuổi sự nghiệp tiếp theo của mình (NeXT). Và cuối cùng, ông được chẩn đoán bị ung thư tuyến tụy, một trong những căn bệnh ung thư nghiêm trọng nhất, căn bệnh đã thúc đẩy ông thực hiện những điều quan trọng nhất đối với mình. Những thành tựu của ông – iPod, iPhone và nhiều nhiều nữa – là https://thuviensach.vn những giây phút xuất thần sáng tạo có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến thế giới hàng tiêu dùng và công nghệ toàn cầu. Jobs và những người từng trải nghiệm giây phút xuất thần mang tính sáng tạo đều tìm ra những thông tin mới hoặc kết hợp những thông tin sẵn có theo cách mà người khác không sử dụng. Nó vượt xa khỏi việc hiểu thấu những khái niệm mà người khác đã hiểu, nó tạo ra một điều gì đó – một sản phẩm, một dịch vụ, một quy trình – mang giá trị cao. Vậy chúng ta đạt đến hai loại xuất thần này như thế nào? Hành trình trải nghiệm khoảnh khắc xuất thần Cả hai loại trải nghiệm xuất thần – hiểu thấu và sáng tạo – đều phát triển theo những giai đoạn giống nhau để đạt tới khoảnh khắc bừng ngộ. Mọi người thường miêu tả khoảnh khắc xuất thần của mình như một quá trình hoặc một hành trình với một vài giai đoạn nhất định. Nhiều người biểu thị nó bằng đồ thị như hình chữ S. Ở phần đầu hành trình, họ phải vất vả suy nghĩ để hiểu hoặc giải quyết một vấn đề, mà có rất ít tiến triển. Cuối cùng, họ trải qua một khoảnh khắc khi sự sáng tỏ bỗng nhiên bừng lên, đó chính là giây phút xuất thần nhưng hành trình thì vẫn tiếp tục cho đến khi họ tìm được thêm nhiều cách để tạo ra giá trị từ trải nghiệm đó. Hình 1-1 cho ta thấy đường cong hình chữ S đơn giản biểu trưng cho sự bừng ngộ, với đường có độ dốc lên cao và điểm mà sự “Xuất thần” xảy ra. https://thuviensach.vn Hình 1-1 Đường chữ S biểu thị sự bừng ngộ Nhưng đường cong bừng ngộ xảy ra trong mối tương quan với những thông tin mà chúng ta thu nhận (hoặc cố gắng thu nhận) trong suốt quá trình chúng ta học hỏi một kӻ năng mới (một thứ tiếng, một động tác vũ đạo, thử nghiệm một lĩnh vực kinh doanh..) Đường thẳng trong Hình 1-2 biểu trưng cho tỉ suất thu nhận thông tin. Vào giai đoạn đầu trong hành trình đến với giây phút xuất thần, ở đáy đường cong, chúng ta tiếp nhận một lượng thông tin quá lớn và chỉ hiểu được rất ít ý nghĩa của chúng. Nhưng có những người tiếp nhận và xử lý chúng nhanh hơn những người khác, chuyển chúng lên nhanh theo đường cong để đạt đến khoảnh khắc xuất thần. Bảng 1-2 thể hiện mối quan hệ giữa sự bừng ngộ và thông tin tiếp nhận, cũng như điểm giao nhau giữa chúng, đó cũng chính là điểm (hay giai đoạn) ta đạt đến sự bừng ngộ. https://thuviensach.vn Hình 1-2 Tiếp nhận thông tin Với dòng thông tin như vậy, chúng ta trải qua một giai đoạn rối loạn, hỗn độn. Ta cứ cố gắng nhưng không thể nào lý giải được những thông tin liên tục đổ về, cho đến khi cuối cùng ta đạt đến giây phút xuất thần. Khi khoảnh khắc xuất thần lóe lên, “những mảnh ghép” rơi vào đúng chỗ của nó và chúng ta kết hợp được các thông tin; rồi chúng ta sử dụng trải nghiệm đó như một loại chất xúc tác để có những suy nghĩ, hành động theo những cách khác với thông thường. Từ đó, chúng ta tìm ra những giá trị bằng việc áp dụng sự hiệp lực có được từ khoảnh khắc bừng ngộ đối với những tình huống khác (Hình 1-3). Khi một vũ công cuối cùng cũng “bắt” vào bước nhảy, hoàn toàn đạt đến mục đích của mình, phần biểu diễn của anh ta sẽ thăng hoa tột độ; khi một nhà quản lý giúp nhân viên của mình nhận ra rằng nỗ lực kinh doanh của người đó có tác động to lớn tới mục tiêu chung của khu vực, chứ không chỉ riêng thu nhập của cô ấy, thì người nhân viên đó có thể sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn từ việc hiểu được vai trò của mình trong một bối cảnh rộng lớn. https://thuviensach.vn Hình 1-3 Từ hỗn độn đến giá trị Chúng ta phải đi qua một vài giai đoạn để đạt đến điểm hiệp lực và tạo ra giá trị từ khoảnh khắc bừng ngộ. Có ít nhất ba giai đoạn phổ biến xảy ra đối với hầu hết mọi người: sắp xếp thông tin, phát sinh bừng ngộ và kiểm tra giá trị của nó (Hình 1-4). Hình 1-4 Hành trình xuất thần Sắp xếp thông tin https://thuviensach.vn Khi chúng ta ở giai đoạn đầu, giai đoạn tất cả còn hỗn độn, ta cố gắng xác định đúng vấn đề mình đang phải đối mặt là gì và sắp xếp các thông tin bằng cách thu thập, tổ chức và xử lý chúng. Thông thường, lượng thông tin mà ta nhận được trong giai đoạn đầu này rất lớn, giống như ta đang đứng trước vòi nước mà van đang mở hết cỡ vậy. Hoàn toàn rời rạc, rối loạn. Cả những kӻ sư lành nghề nhất cũng nói với tôi về những giây phút mà họ cảm thấy hoàn toàn lạc lối, không tìm được cách nào để hiểu được những thông tin mà từ trước đến giờ họ chưa từng biết đến. Nhưng dần dần, chúng ta sắp xếp chúng theo những cách phù hợp nhất với tư duy của chúng ta – phân loại chúng thành những nhóm đơn giản hơn, xác định những yếu tố quan trọng nhất. Cuối cùng, chúng ta bắt đầu xử lý thông tin – cố gắng thử, sử dụng, tráo trộn lên để xem liệu xếp chúng vào một nhóm khác có thể giúp làm sáng tỏ vấn đề thêm một chút không. Chúng ta để cho những thông tin này hòa quyện và bắt đầu tạo nên những cái khung mờ mà ta có thể sử dụng. Những hoạt động này có xu hướng được điều khiển bởi bán cầu não trái nhưng cũng có những lúc bộ não chúng ta thay đổi và khi đó, ta sử dụng tư duy phi tuyến. Nếu điều đó xảy ra, khoảnh khắc xuất thần sẽ đến và ta sẽ trải nghiệm cảm giác mình đã giải quyết được vấn đề hoặc hiểu được một tình huống hoàn toàn mới mẻ. Nhưng thường thì chúng ta vẫn phải tiếp tục thúc đẩy tư duy và chuyển sang giai đoạn phát sinh bừng ngộ. Phát sinh bừng ngộ Giai đoạn phát sinh chuyển tư duy của chúng ta từ dạng thông thường sang tư duy bừng ngộ, tư duy mà các nhà khoa học thần kinh cho rằng tập trung trong hoạt động của bán cầu não phải. Trong giai đoạn này, con người chủ động hơn trong việc tìm ra các kӻ thuật https://thuviensach.vn để khuyến khích giây phút xuất thần xảy ra; xem xét những mẩu thông tin rời rạc liên quan với nhau ra sao, nhìn nhận vấn đề từ những góc độ khác và tìm kiếm những mảnh ghép còn thiếu. Cũng trong giai đoạn phát sinh, ta có thể gặp phải những chướng ngại vật, va phải những bức tường chắn. Thay vì cản bước ta, những chướng ngại vật này có thể tạo ra một cú huých giúp ta tư duy theo một hướng khác. Nếu ta gặp phải một bức tường, nó sẽ buộc ta phải tìm cách vượt qua, đi vòng qua đó hoặc sử dụng chính bức tường đó. Nhưng, nếu ta cảm thấy mình không tiến thêm được bước nào, lắm lúc ta sẽ phải chọn con đường tránh nó ra, quyết định sẽ không lo lắng về vấn đề đó nữa. Chính điều này, dù ta không hề nhận thức được, lại cũng có thể làm phát sinh những giây phút xuất thần. Và rồi BÙM! Cuối cùng, ánh chớp bừng ngộ lóe lên. Toàn bộ sức mạnh của bán cầu não phải, những nơ ron, sóng não cùng hiệp sức và chúng ta trải qua giây phút xuất thần. Tại đúng thời điểm này, tất cả cùng đến: Ta có cảm giác về một khoảnh khắc bất ngờ (từ trên trời rơi xuống), khi mà sự hiệp lực xảy ra (“tất cả những mảnh ghép rơi vào đúng chỗ của nó”), và sự sáng tỏ (“cuối cùng mình đã hiểu rồi”). Và nếu như giây phút xuất thần đó có một ảnh hưởng sâu sắc, ta sẽ không bao giờ quên được. Ta biết mình cảm thấy thế nào nhưng các nhà khoa học về thần kinh còn biết điều gì đang diễn ra và điều đó chắc chắn là phức tạp hơn ta nghĩ rất nhiều. Những ý nghĩa của nó có thể rất to lớn, đáng kể và dẫn chúng ta đến với giai đoạn cuối cùng. Kiểm tra https://thuviensach.vn Để kiểm chứng xem giây phút xuất thần có thực sự ý nghĩa và có giá trị không, ta đi đến giai đoạn thứ ba là kiểm tra hay chia sẻ ý tưởng với cộng đồng. Trong giai đoạn này, ta kiểm tra kiến thức bừng ngộ để xem nó có ý nghĩa không và liệu ta có thể tái tạo nó không. Phương pháp phổ biến là so sánh nó với những cách tư duy có sẵn, những lý thuyết có sẵn, xem xét liệu nó có mang ý nghĩa nào đó với những người bạn, người đồng nghiệp của ta không, với cả những người không nhất thiết phải học rộng hiểu nhiều, và xem liệu khi ta nhìn lại, sự bừng ngộ đó có còn mang ý nghĩa hay không. Nếu giây phút xuất thần là đúng đắn vượt ra ngoài một tình huống đơn lẻ nào đó thì nó sẽ có giá trị hơn. Một cầu thủ bóng đábóng bầu dục sử dụng kiến thức mới mẻ của mình vào một trận đấu và thực hiện được hai cú cản bóng mang tính quyết định. Một tuần tra viên đuổi theo “kẻ xấu” và những kӻ năng, hiểu biết mới của anh ta được đền đáp xứng đáng. Chiếc hộp lớn Cuối cùng, trải nghiệm về giây phút xuất thần có rất ít cơ hội thành công nếu không có một chiếc hộp lớn hơn để đặt nó vào đó: cá nhân và tổ chức phải khuyến khích, ủng hộ và biến nó trở thành một hoạt động đều đặn. Cá nhân cần phải bộc lộ những nét phẩm chất cốt yếu, từ kiến thức cơ bản, động cơ và sự tự tin rằng mình có thể học hỏi, giải quyết vấn đề. Còn tổ chức cần phải có môi trường biết trân trọng, đánh giá cao sự sáng tạo và tư duy bừng ngộ. Nếu không có những điều đó, cho dù các cá nhân có nhiều ý tưởng hay đến đâu đi chăng nữa thì chúng cũng sẽ không được sử dụng và trở nên lãng phí. Không gian cong https://thuviensach.vn Trong thuyết tương đối, Einstein đã phát triển ý tưởng về không gian uốn cong. Không phải cường điệu quá nhưng hãy nhớ rằng đường cong biểu thị sự bừng ngộ (Hình 1-1) cũng có thể coi như một không gian uốn cong. Con người có thể sẽ không tuần tự tiến từ giai đoạn này sang giai đoạn khác; hành trình đó thường được miêu tả như từng đợt, từng đợt. Có thể sẽ cần phải quay lại giai đoạn sắp xếp để thu thập thêm thông tin, đảo trộn chúng theo một cách khác. Trong giai đoạn phát sinh có thể bao gồm một vài lần đi đường vòng hay phải vượt qua một vài bức tường. Cũng như vậy, những người có xu hướng chọn phương pháp phân tích vấn đề (như kӻ sư, nhà quản lý chẳng hạn) thường nhảy từ giai đoạn sắp xếp sang thẳng giai đoạn kiểm tra, bỏ qua những kӻ năng phát sinh bừng ngộ. Họ có thể cần phải học cách chậm lại, không vội vã đi đến kết luận quá sớm. Các nhà hoạt động môi trường và tác giả Barry Lopez đã trải qua điều gần giống như vậy khi sử dụng hình ảnh trong việc chú thích cho một cuốn truyện. Đến một thời điểm, ông sợ rằng những bức ảnh mình chụp để chú thích có thể sẽ đóng khung từ ngữ của mình trong một cái khuôn và cái khuôn đó được định hình quá sớm. Ông làm hết sức mình để câu chuyện hình thành một cách từ từ, chậm rãi nhưng những bức ảnh lại đóng ông vào một lối nghĩ, lối viết nhất định. Bước nhảy đến một cái khuôn, một giải pháp như thế có thể sẽ không phải là vấn đề nếu sự bừng ngộ cần thiết xảy đến ngay trong giai đoạn sắp xếp thông tin. Nhưng đôi khi cũng đáng để ta chậm lại một chút, xem xét những giải pháp, ý tưởng, khả năng khác có thể đến với mình nếu ta dứt khoát cố gắng làm phát sinh sự bừng ngộ, chuyển từ tư duy thuần phân tích sang tư duy bừng ngộ. https://thuviensach.vn PHẦN I: TỔ CHӬC THÔNG TIN: NẮM VӲNG BẢN ĐỒ Trong một cuộc hành hương, không gì sung sướng bằng lúc bắt đầu. -- Nhà văn Mӻ Charles Dudley Warner (1892-1900) Khởi đầu của một cuộc hành trình thường bắt đầu bằng những công việc chuẩn bị đôi khi khiến ta mệt lử – chọn địa điểm, tìm và sắp xếp các vật dụng, rồi sau đó, khi chuyến đi bắt đầu, ta phải xử lý những vấn đề phát sinh trên đường. Thông thường, hành trình đến với giây phút xuất thần cũng như vậy – sự hứng khởi khi chuẩn bị được học hỏi những điều mới mẻ, đón nhận những thách thức mới. Nhưng rồi chẳng mấy chốc, thử thách thực sự bắt đầu trở nên quá lớn, và ta buộc phải giải quyết từng bước một. Hai chương tiếp theo sẽ phác họa giai đoạn ban đầu này của hành trình đến với giây phút xuất thần: tổ chức, sắp xếp vấn đề và những nguồn thông tin ban đầu. Chương 2 tập trung vào cách xác định “đích đến,” hay chính là vấn đề cần giải quyết, xem xét hai loại vấn đề – những vấn đề rõ ràng và những vấn đề còn mập mờ đòi hỏi ta phải nghiên cứu nhiều hơn để hiểu được bản chất thực sự của chúng. Những vấn đề thuộc loại thứ hai là những vấn thường cần đến tư duy bừng ngộ. https://thuviensach.vn Chương 3 sẽ tập trung vào giai đoạn sắp xếp: thu thập, tổ chức và xử lý thông tin. Đây là giai đoạn logic mà đôi khi, đặc biệt là trong phân đoạn xử lý thông tin, có thể dẫn đến những giây phút xuất thần. https://thuviensach.vn 2. Đích đến: Vấn đề là gì? Nếu tôi chỉ có một giờ để giải cứu thế giới, tôi sẽ dùng 55 phút trong đó để xác định vấn đề và chỉ 5 phút để đi tìm giải pháp. --Albert Einstein Chỉ cần quan sát thôi, bạn đã có thể nắm bắt được rất nhiều điều. -- Yogi Berra Tờ New York Times thường xuyên dành hai trang cho mục bí ẩn – các thám tử điều tra một vụ án, tìm kiếm bằng chứng, hình thành các giả thuyết và cố gắng giải quyết vụ án đó. Các thông tin thường không hề có mối liên hệ nào với nhau, khiến cả các thám tử và nạn nhân bối rối. Các thám tử ở đây là các bác sӻ: bác sӻ nội trú, sinh viên y khoa, chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm. Mỗi vụ án giống như một bộ phim truyền hình mini – một sự kiện xảy ra, các thám tử bắt tay vào điều tra rồi cuối cùng chỉ để phát hiện ra rằng đôi khi vấn đề ban đầu họ nghĩ thật ra lại không phải là vấn đề thực sự. Họ cố gắng hết sức, thử nhiều cách khác nhau và thường sẽ trải qua giây phút xuất thần khi tìm ra giải pháp hoàn hảo. Trong những bộ phim như vậy, họ luôn tìm ra giải pháp. Và khi đã tìm ra rồi, trở thành những thám tử cừ khôi, họ bắt đầu suy nghĩ về những bài học họ có thể rút ra từ trải nghiệm đó. https://thuviensach.vn Trong một tập gần đây, có một vị thám tử đã nghe theo lời khuyên của Yogi Berra: Ông đã nắm bắt được rất nhiều điều chỉ nhờ vào quan sát của mình. Lần đầu tiên gặp bệnh nhân, ông đã thấy một manh mối: một đôi bàn tay rất lớn. Nhưng vì từ trước đến giờ, trong suốt từng đó năm nghiên cứu y học, chẳng có bác sӻ nào nhắc đến những bàn tay kích cỡ quá khổ cả nên Tiến sĩ John Helfrich tạm thời bỏ dấu hiệu này sang một bên. Bệnh nhân 51 tuổi với vô số những triệu chứng rất bí ẩn: những cơn đói vô độ, huyết áp cao dù ông ta có thói quen ăn uống tốt và tập thể dục đều đặn, khó thở, không bao giờ ngủ được quá 90 phút. Ông ta có thể ngủ, vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ chỗ nào – khi đang họp, lúc đang lái xe, và tất nhiên là cả lúc nằm trên giường nữa – nhưng không thể nào ngủ được quá 90 phút. Còn nữa, sau khi qua tuổi 40, bệnh nhân còn phát triển thêm nhiều triệu chứng khác. Ông bị ngã và phát hiện ra rằng xương mình rất mỏng và yếu, ông bị mọc mụn và phải gắn mắc cài trên răng để điều chỉnh khớp cắn. Suốt nhiều năm, các chuyên gia thuộc các chuyên ngành từ dị ứng cho tới nội tiết đã cố gắng chữa trị từng bệnh, như huyết áp, các vấn đề về ăn uống và giấc ngủ chẳng hạn, nhưng không biện pháp nào tỏ ra có hiệu quả. Vì chứng rối loạn giấc ngủ của bệnh nhân trở thành triệu chứng chủ đạo (hay ít nhất là bệnh nhân để ý đến triệu chứng này nhất) nên ông đã đến chỗ Helfrich, một chuyên gia về giấc ngủ. Một lần nữa, Tiến sĩ Helfrich lại làm tất cả những công đoạn kiểm tra, xét nghiệm thông thường – đo huyết áp và nhịp tim, xét nghiệm máu, hỏi bệnh nhân những câu hỏi cần thiết – nhưng có điều gì đó vẫn không ổn ở đây. Xét nghiệm máu cho thấy cơ thể bệnh nhân sản sinh ra một lượng lớn hormone tăng trưởng, có khả năng ông bị một căn bệnh gọi là bệnh to cực, một căn bệnh thường dẫn đến kích cỡ quá khổ của tay, chân và mặt. Trong thực tế, Tiến sĩ Helfrich đã https://thuviensach.vn đúng: Ông đã phát hiện ra một khối u trong tuyến yên của bệnh nhân, và trong vòng một tháng sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, bàn tay, bàn chân và mặt của bệnh nhân đã xẹp trở về kích thước bình thường. Huyết áp hạ xuống, thở bình thường (vì áp lực lên mô mũi đã không còn), không còn những rối loạn về ăn uống và giấc ngủ nữa. Một câu hỏi được đặt ra, tại sao từng đó những chuyên gia lại không hề để ý đến việc bệnh nhân có bàn tay và khuôn mặt ngoại cỡ và nghĩ đến triệu chứng của bệnh to cực? Tại sao không ai tìm ra vấn đề chính mà cứ đi chữa trị những triệu chứng đơn lẻ? Có một câu trả lời đó là các thông tin và các triệu chứng phát sinh thành những hiện tượng trong thời gian dài – bệnh mất ngủ, bệnh dị ứng và huyết áp, đến mức khó có thể thấy được mối liên hệ giữa chúng. Như một bài báo trên tờ New York Times đã nhận xét, “[các triệu chứng] phát triển một cách độc lập, cách nhau đến hàng năm, và mỗi triệu chứng lại được xác định bởi một chuyên gia khác nhau. Để liên kết, tìm ra mối liên hệ giữa những triệu chứng này đòi hỏi phải có trí tưởng tượng mà cả bệnh nhân và các bác sӻ đều không làm được điều đó.” Nhưng Helfrich đã đi theo phương châm của Einstein và sử dụng thời gian vào việc xác định vấn đề thực sự của bệnh nhân hơn là chữa trị triệu chứng mất ngủ theo đúng chuyên môn của ông. Nhờ vậy, ông đã tìm ra khối u tuyến yên, đưa ra lời giải đáp cho tất cả những triệu chứng tưởng như không hề có mối liên hệ đó. Khi vấn đề đã được làm sáng tỏ thì việc áp dụng giải pháp trở nên cực kỳ đơn giản. https://thuviensach.vn Helfrich là bác sӻ đầu tiên vận dụng được “hành động tưởng tượng” đó, bắt đầu từ việc ông sẵn sàng chậm lại và thực sự nhìn vào bệnh nhân. Các bác sӻ khác đã bỏ qua việc chẩn đoán, dù những triệu chứng hiển hiện ngay trước mắt họ, phát triển theo thời gian. Họ bị mắc vào cái gọi là “sự mù quáng vô ý,” bỏ qua những điều quan trọng bởi vì họ không hề trông đợi sẽ nhìn thấy nó. Helfrich thì khác, ông để ý tới những yếu tố mà những người khác đã bỏ qua và nhận ra rằng đó chính là những mảnh ghép quan trọng nhất của bức tranh. “Một tia sáng lóe lên trong đầu ông khi ông nhìn thấy bệnh nhân. Trước đó, ông đã từng nghe nói về một bệnh nhân nữ phải chịu đựng căn bệnh này trong suốt nhiều năm liền bởi vì không ai phát hiện ra rằng bà bị bệnh to cực. Khi nhìn thấy bệnh nhân, ông đã nhớ ngay đến trường hợp đó.” Ông có kiến thức và kinh nghiệm từ những lần chẩn đoán sai trước đó, ông có sự ham biểu biết và thói quen chậm lại để đào sâu, tìm ra vấn đề chính. VẤN ĐỀ LÀ GÌ? Công thức của vấn đề thường mang tính cốt yếu hơn giải pháp giải quyết nó vì giải pháp đôi khi chỉ là chuyện kӻ năng toán học và thử nghiệm. -- Albert Einstein Câu chuyện của Tiến sĩ Helfrich cho ta thấy bước đi đầu tiên, mang tính quyết định trong quá trình đi tới sự bừng ngộ hay những giây phút xuất thần: tìm ra vấn đề cốt lõi. Ông đã dành thời gian để hiểu và xác định những chướng ngại vật có thể gặp phải trong cuộc hành trình. Cách tiếp cận vấn đề của ông đòi hỏi công thức hay nói cách khác là sự đánh giá, hơn là bắt đầu bằng một giả định cho rằng mình đã biết vấn đề đó là gì. Trong khi những chuyên gia khác tìm https://thuviensach.vn kiếm giải pháp từ góc nhìn của chính mình thì Helfrich, giống như Einstein, tập trung vào việc xác định vấn đề và tránh vội vàng đi đến những hướng giải quyết. Helfrich từng bước một đạt tới sự bừng ngộ và đưa ra được chẩn đoán cuối cùng. Đầu tiên, không như một vài chuyên gia khác, ông không tự cho rằng mình đã biết vấn đề (làm sao ông có thể tự cho là vậy trong khi ông thừa biết các chuyên gia khác đã cố gắng chữa trị cho bệnh nhân trong suốt hơn 15 năm). Vì thế, ông coi bệnh nhân như một vùng đất mới, cần phải tìm hiểu, khám phá để lập bản đồ. Ông bắt đầu bằng việc thu thập các thông tin, từ báo cáo của những người đã tham gia chữa trị trước đó, từ chính bệnh nhân. Chắc chắn lượng thông tin là rất lớn, hỗn độn và rời rạc, từ vô số các báo cáo qua các năm, nhận xét của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau. Tiếp đó, ông cần phải sắp xếp những thông tin này, phân loại theo cách để ông có thể hiểu hết được chúng. Ông đã có sẵn một vài nhóm để sắp xếp thông tin, như tiền sử triệu chứng chẳng hạn, nhưng ông cần phải xếp lại và tìm ra những khuôn mẫu bên trong đống dữ liệu khổng lồ đó. Helfrich xếp thông tin theo thứ tự để quyết định liệu thông tin nào có khả năng giải thích toàn bộ tình trạng bệnh của bệnh nhân và có thể kết nối tất cả những triệu chứng có vẻ mâu thuẫn nhau thành một thứ dễ hiểu. Đối với Helfrich, bàn tay quá khổ nổi lên là một yếu tố mang tính quyết định, một manh mối mà ông đã để ý từ đầu nhưng lại tạm thời gác sang một bên. Nhưng chính manh mối đó cuối cùng đã giúp ông xác định được căn bệnh: tình trạng rối loạn hormone. Cuối cùng, khi Helfrich xử lý các thông tin, bao gồm cả việc khai thác những khả năng khác nhau – rối loạn giấc ngủ, bệnh về máu hoặc một bệnh nào đó khác – ông đã chuyển từ các chi tiết, triệu chứng sang giả thuyết hay những cách có thể giải thích được vấn đề đang xảy ra với bệnh nhân của mình. https://thuviensach.vn Hơn hết, ông đã nhắm tới cái mà những người khác không thấy và phát hiện ra mối liên hệ giữa những triệu chứng rời rạc. “Hành động tưởng tượng” của Helfrich hay “giây phút xuất thần” đến khi ông tích hợp được những chi tiết và những triệu chứng tưởng chừng hoàn toàn không liên quan vào một bức tranh hoàn chỉnh. Bằng cách kết hợp những thông tin riêng lẻ và xem xét chúng từ những khía cạnh khác nhau, ông đã đi đến một chẩn đoán chính xác. Việc ông nhận ra rằng bệnh nhân có một khối u trong tuyến yên đã giải thích được tất cả những triệu chứng khác, trong đó có chứng rối loạn giấc ngủ. Helfrich đã thành công một phần nhờ vào việc quan sát. Thay vì hành động khi không có đủ sự hiểu thấu về vấn đề, ông đã chậm lại để quan sát. Rồi, khi đã tìm ra giải pháp, giây phút xuất thần xuất hiện, ông cũng nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều việc phải làm để khẳng định hoặc bác bỏ chẩn đoán đó. Khi thấy triệu chứng của bệnh nhân biến mất chỉ trong một tháng sau phẫu thuật cắt bỏ khối u, ông đã chứng minh được giá trị của sự bừng ngộ mà mình trải qua. HÃY ĐẶT CHO TÔI NHỮNG BÀI TOÁN, HÃY CHO TÔI VIỆC LÀM… Hãy đặt cho tôi những bài toán, hãy cho tôi việc làm, hãy cứ giao cho tôi bản mật tự bí hiểm nhất hoặc một công trình phân tích phức tạp nhất đi, ấy thế là tôi được sống trong bầu không khí thích hợp với tôi rồi đó. Lúc bấy giờ tôi chẳng màng đến thứ kích thích tố nhân tạo này nữa đâu… Tôi cần có một liều kích thích về tinh thần. Vả chăng, đó cũng là lý do tại sao tôi lại chọn cái nghề kỳ cục này, hay nói đúng hơn, lý do tại sao tôi đã tạo ra nó, bởi lẽ trong loài người như tôi… tôi là kẻ độc nhất trên cõi đời này. https://thuviensach.vn --Sherlock Holmes, “Dấu bộ tứ” Từ loài người thời nguyên thủy còn ăn ở trong hang động luôn muốn chạm khắc nên những thứ giáo mác tốt hơn đến những đứa bé đòi chơi những chiếc móc treo điện thoại sặc sỡ, con người luôn mang trong mình sự tò mò. Chúng ta cần những thách thức và dường như chúng ta chẳng bao giờ thiếu chúng. Có ít nhất ba loại vấn đề phổ biến. Chúng ta thường xuyên gặp phải những vấn đề tương đối dễ hiểu, có thể giải quyết mau chóng bằng tư duy logic. Những vấn đề thuộc loại này mỗi ngày ta gặp đến hàng chục lần, từ nhỏ – toa let bị tắc, mất thư, con cái ngã bị trầy đầu gối – đến lớn, như đường điện bị chập, nhân viên thu ngân liên tục mắc lỗi, một khách hàng chậm thanh toán đã 30 ngày. Những vấn đề này thường được xếp vào loại “dễ xác định,” “rõ ràng.” Lại có những vấn đề chúng ta tự “phát hiện” ra. Thông thường, đây là những vấn đề khó xác định, “tiềm ẩn” và để giải quyết những vấn đề thuộc loại này thường đòi hỏi tư duy bừng ngộ. Đã không ít lần, chúng trở thành những sáng kiến kinh doanh, những phát minh vĩ đại, như phát minh bóng đèn của Edison, máy nghe nhạc iPod của Apple hay dịch vụ ngân hàng lưu động của Ngân hàng Wizzit ở Nam Phi chẳng hạn. Loại vấn đề thứ ba – loại pha tạp – thì bề ngoài tưởng như dễ xác định, đơn giản nhưng thực tế lại là loại “tiềm ẩn” khoác chiếc áo của loại đơn giản. Bệnh nhân đến với Tiến sĩ Helfrich để chữa rối loạn giấc ngủ hóa ra lại bị một căn bệnh hoàn toàn khác, ít rõ ràng hơn người ta tưởng rất nhiều. Một điều thú vị là chúng ta gặp phải những vấn đề thuộc loại này nhiều hơn ta nghĩ. Một nhân viên thu ngân thường xuyên mắc lỗi có thể không phải bởi vì khả năng tính toán https://thuviensach.vn kém mà vì bị chi phối bởi những rắc rối cá nhân, những vấn đề khó giải quyết hơn nhiều. Chúng ta có thể coi những vấn đề thuộc loại đơn giản và lai tạp/tiềm ẩn là hai đầu của con đường đưa chúng ta đến những vấn đề trong cuộc sống. Những vấn đề đơn giản, dễ xác định thường có khung thời gian ngắn hơn, chúng xuất hiện bất ngờ và có thể nằm trong một loạt những vấn đề sẵn có, tiềm tàng khả năng xảy ra một cách thường xuyên, đều đặn. Tù nhân trốn trại (hoặc tìm cách trốn trại) rất có thể tiềm tàng nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào. Trong khi đó, những vấn đề thuộc loại lai tạp và tiềm ẩn lại có xu hướng khiến chúng ta mất nhiều thời gian, công sức hơn để nhận ra, để xác định. Những vấn đề này khó giải quyết hơn và thường cần đến những giây phút xuất thần. Tù nhân trốn trại là một vấn đề hoàn toàn rõ ràng nhưng Cảnh sát trưởng Gary Raney thực tế lại gặp phải một vấn đề thuộc dạng lai tạp, khó nhận ra và khó giải quyết hơn. Cũng giống như chẩn đoán của Tiến sĩ Helfrich, những vấn đề lai tạp và tiềm ẩn thường đòi hỏi sự thay đổi về cách tư duy. Phần tiếp theo sẽ đi sâu tìm hiểu, khai thác kӻ hơn về mỗi loại. VẤN ĐỀ RÕ RÀNG – ĐƠN GIẢN VÀ KHÔNG CẦU KỲ Những bí ẩn trong bộ sách về Sherlock Holmes của Arthur Conan Doyle thường đưa ra những vấn đề rõ ràng, phù hợp với kӻ năng tư duy siêu logic của vị thám tử lừng danh. Holmes là một bậc thầy trong việc thu nhận và giải nghĩa những thông tin tưởng như hoàn toàn không có mối liên hệ với nhau. Một đoạn trong phần Cuộc phiêu lưu của viên ngọc bích màu xanh da trời đã cho thấy khả năng quan sát thiên tài và cách mà ông sắp xếp, tổ chức thông tin thành một tổng thể logic. Trong đoạn này, Holmes bảo ông bạn Watson https://thuviensach.vn của mình quan sát một chiếc mũ để suy luận về chủ nhân của nó. Watson đã làm theo và cuối cùng rút ra được thế này: Tôi cầm chiếc mũ sờn rách lên, buồn bã xoay xoay nó trên tay. Đó là chiếc mũ hình tròn, màu đen giản dị, đã sờn quá nhiều, lớp lót bên trong bằng dạ sơn màu đỏ, nhưng bây giờ đã bạc màu hết. Không có nhãn hiệu của nơi sản xuất. Nhờ Holmes nói nên tôi cũng tìm thấy phần bên có mấy chữ cái "H.B." Tôi còn nhìn thấy mấy lỗ nhỏ dùng để buộc dây, nhưng sợi dây đã mất. Nhìn chung, chiếc mũ không có gì đặc biệt ngoài những vết sờn rách, bẩn thỉu và dường như chủ nhân của nó đã cố gắng che đi những chỗ bị bạc màu bằng cách quệt mực vào đó. Sau đó, Watson nhận xét, : “Tôi chẳng thấy gì cả.” Holmes trả lời, : “Không phải, trái lại, anh nhìn thấy tất cả, nhưng anh không chịu đầu tư suy nghĩ về những cái anh nhìn thấy. Anh quá rụt rè trong việc đưa ra kết luận .” Rồi, Holmes từng bước một giải thích những quan sát của mình về chủ nhân của chiếc mũ, vẽ ra chân dung của một con người thông tuệ; trong khoảng ba năm trước làm ăn khá phát đạt nhưng hiện nay đã sa sút và bắt đầu dính vào những thói xấu nguy hại (có thể là nghiện rượu). Cuối cùng, Holmes nói, vợ của người này không còn yêu anh ta nữa. Giống như Watson, tất cả chúng ta, những người đọc, đều cực kỳ ngạc nhiên. Thật đơn giản, thưa ngài Watson và quý vị bạn đọc. Holmes tiếp tục thể hiện sức mạnh tư duy thiên tài của mình. https://thuviensach.vn Trí thông minh của người này là một điều hết sức rõ ràng vì chiếc mũ có kích cỡ khá lớn, chỉ vừa với đầu của một người có bộ não và xương sọ lớn. Chiếc mũ đã có ba năm tuổi (lỗi mốt), nhưng chất lượng hảo hạng nếu ta nhìn vào những lớp lụa lót trong. Nếu ba năm trước đây người này có đủ tiền để mua chiếc mũ như thế này và đến giờ vẫn chưa thay, Holmes lý luận, thì rõ ràng giờ việc làm ăn của anh ta đang rất tồi tệ. Thêm bằng chứng nữa là anh ta đã cố gắng che những vết bạc màu bằng mực. Nói trước đây anh ta chỉn chu, cẩn thận là bởi vì chiếc mũ có lỗ để xỏ dây mà người bán mũ không bao giờ bán cả dây, muốn có dây phải mua riêng. Một người đã mua dây xỏ vào mũ để tránh bị bay thì chắc chắn phải là người rất cẩn thận, chỉn chu. Cuối cùng, kết luận của Holmes về tình yêu của người vợ xuất phát từ việc anh quan sát thấy rằng đã nhiều tuần liền, chiếc mũ không được giặt mà một người vợ quan tâm đến chồng sẽ không bao giờ để chồng mình ra đường với một chiếc mũ như thế. * * * Rất nhiều vấn đề rõ ràng, giống như chiếc mũ của người chủ nhân bí ẩn trong câu chuyện trên, có thể được giải quyết ngay bằng những cách tiếp cận đơn giản. Thông thường, cách giải quyết vấn đề theo tư duy logic bắt đầu bằng việc xác định mục đích hay vấn đề, mà bản thân bước này đôi khi cũng là một thách thức khá lớn. Bước tiếp theo bao gồm thu thập thông tin về hiện trạng và các khả năng, tạo ra và đánh giá các biện pháp với những nguồn lực sẵn có , và hành động hay thực thi giải pháp. Cuối cùng, để giải quyết tốt một vấn đề cần phải có đánh giá kết quả thực hiện. Về bản chất, ta đã thấy được cách tiếp cận trong vấn đề về y học ở đầu chương này https://thuviensach.vn cũng như thử thách mà Sherlock Holmes đặt ra cho Watson, với điều kiện là ta xác định được “đúng” vấn đề. Holmes nói rằng bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể giải quyết những vấn đề rõ ràng nếu có ba kӻ năng cốt yếu của một “thám tử lý tưởng”: kiến thức (về các lĩnh vực đa dạng, rộng lớn), khả năng quan sát, và các kӻ năng suy luận. Chẳng hạn, trong một ca phẫu thuật kéo dài, một thách thức đặt ra là phải cho bệnh nhân đủ lượng thuốc mê. Xác định lượng thuốc mê đúng dựa trên độ tuổi, cân nặng, tình trạng thể chất của bệnh nhân, lượng thuốc này ở mỗi bệnh nhân là khác nhau nếu ta thực hiện một ca phẫu thuật kéo dài có thể lên tới 5 đến 12 tiếng. Sự tập trung cần thiết, thường xuyên theo dõi và điều chỉnh, có thể sẽ rút hết sức lực của một bác sӻ trong suốt quá trình phẫu thuật, điều này rất có thể sẽ làm bác sӻ mắc sai lầm. Vì vậy, vấn đề ở đây rõ ràng là phải làm thế nào để tránh các sai sót, tránh để sự mệt mỏi làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát, theo dõi và duy trì lượng thuốc mê ở mức chính xác trong suốt quá trình phẫu thuật. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có kiến thức về thuốc mê, sự quan sát cách làm việc của các bác sӻ, và suy luận để tìm ra một giải pháp đáng tin cậy và logic: Hệ thống gây mê hoàn toàn tự động có chức năng xác định mức độ, điều chỉnh lượng thuốc mê mà không cần đến sự theo dõi liên tục của bác sӻ. Hệ thống này đã được sử dụng trong khoảng 40 ca phẫu thuật ở Mӻ. Những vấn đề rõ ràng, dễ hiểu là những vấn đề mà nhiều người phải đối mặt và phải giải quyết hàng ngày. Nhưng càng ngày càng phổ biến, càng ngày càng mang đến nhiều thách thức hơn là những vấn đề không rõ ràng, phát sinh một cách từ từ và thường đòi hỏi chúng ta phải đi theo hành trình xuất thần để giải quyết chúng. Những vấn đề như thế thường là thuộc loại tiềm ẩn. https://thuviensach.vn NHỮNG VẤN ĐỀ LAI TẠP VÀ “TIỀM ẨN” Để đưa ra những câu hỏi mới, những khả năng mới, để xem xét vấn đề cũ từ những khía cạnh mới đòi hỏi phải có trí tưởng tượng mang tính sáng tạo… -- Albert Einstein Trái với những vấn đề rõ ràng, dễ hiểu, những vấn đề kiểu “tiềm ẩn” (và cả những vấn đề lai tạp mà ban đầu xuất phát là những vấn đề rõ ràng và sau này chuyển thành những vấn đề tiềm tàng) đòi hỏi phải có sự thay đổi từ tư duy thuần logic sang tư duy bừng ngộ. Chúng thường cần đến “hành động tưởng tượng,” một bước nhảy từ tư duy logic sang một cách tư duy khác. Ta có thể thấy những ví dụ tiêu biểu nhất từ những người làm kinh doanh. Jayne Mullaney rất thích làm vườn, sau nhiều năm làm chuyên gia thiết kế vườn và kinh doanh vườn ươm, cô đã hiểu hết về những loài cây mình có. Cô biết tên của chúng theo tiếng Latin, lượng ánh nắng, nước và thức ăn mà mỗi loại cây cần, trồng lúc nào và trồng ở đâu là thích hợp nhất – mọi thứ mà một chuyên gia có thể biết còn một người mới bắt đầu thì không. Mullaney chuyển từ vùng sa mạc Arizona đến vùng sa mạc cao hơn ở miền núi phía Tây, giữa Sierra/Cascade và dãy Rocky. Hạ cánh ở Idaho, cô bắt đầu làm việc với tư cách là người thiết kế vườn trong một vườn ươm. Người chủ vườn ươm, đến từ vùng tây bắc Thái Bình Dương trù phú, đã trồng đầy vườn ươm của mình những giống cây có nguồn gốc từ quê hương mình. Bà ấy yêu cầu Mullaney thiết kế và chọn cây cho khu vườn của một khách hàng, công việc mà Mullaney đã thực hiện suốt nhiềêu năm khi còn ở nhà. Nhưng, khi https://thuviensach.vn cô bước vào vườn, đầy những loại cây hoàn toàn khác với những loại cô vốn đã quen thuộc, cô bỗng lạc lối. Cô thấy dường như tất cả những loại cây này chẳng có chút hợp lý nào với vị trí của chúng bởi vì chúng hoàn toàn xa lạ, và vì vậy cô không biết mình nên chọn loại nào để thiết kế khu vườn cho khách hàng. Cô mất đến hơn hai tiếng mới chọn được cây trong khu vườn ươm nhỏ xíu bởi vì cô bị choáng ngợp. Một chuyên gia thiết kế vườn đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với hàng ngàn loại cây khác nhau như cô mà vẫn cảm thấy bối rối và nản lòng. Nhưng trong sự nản lòng ấy, khoảnh khắc xuất thần đã xuất hiện. Cô bỗng nhận ra rằng cảm giác “lạc lối” là cảm giác mà những khách hàng đến vườn ươm của cô luôn phải đối mặt, bởi vì những loại cây đó, đối với họ, hoàn toàn xa lạ. Việc Mullaney không thể tìm được những loại cây mình muốn (và đó chính là những loại cây mà cô biết mình muốn) đã giúp cô khám phá ra một vấn đề cần phải giải quyết: làm thế nào để giúp khách hàng tự chọn các loại cây để trồng trong vườn mà không cần đến sự tư vấn của những chuyên gia làm vườn. Cô muốn xóa bỏ cái bí ẩn đằng sau việc thiết kế vườn để những người bình thường có thể làm được những điều mà đối với cô hoàn toàn tự nhiên. Cô thay đổi quan điểm và bắt đầu tư duy như một người mới bắt đầu học làm vườn. Bằng cách định hình lại vấn đề của mình, cô đã khám phá ra một vấn đề mới, một ý tưởng đã gieo hạt giống cho một công việc kinh doanh trong tương lai – một Website website chuyên hỗ trợ khách hàng thiết kế và chọn lựa cây cho khu vườn của mình. Bằng tư duy theo hướng mới, như một người mới học làm vườn, cô đã có những ý tưởng mới về cách tổ chức một vườn ươm. Một người mới bắt đầu có thể sẽ thấy có ích nếu biết cách trồng cây “theo mùa”: cây nào nở hoa vào mùa hè, cây nào nở vào mùa thu khi thời tiết mát mẻ hơn và ánh nắng ít gay gắt hơn. Rồi Mullaney nhận ra rằng https://thuviensach.vn mặc dù người mới bắt đầu thường không biết cách chọn các loại cây cụ thể nhưng nhìn chung họ đều biết mình thích màu gì hơn, xanh hay da cam, tím hay vàng. Sở thích đó giúp cô suy nghĩ kӻ việc sắp xếp vườn ươm: trồng những cây có cùng gam màu với nhau và trồng theo từng mùa. Sau đó, cô lại xếp chúng theo mức độ hấp thụ ánh sáng và chiều cao cây. Cuối cùng, một khách hàng có thể ghé thăm Website website và nói, : “tôi muốn một khu vườn mùa hè, tràn ngập ánh nắng, với thật nhiều màu tím… Màu tím cao, trung bình, thấp.” Website khi đó sẽ cho khách hàng xem các loại cây và kết hợp chúng thành một đồ án, đồ án này có thể dùng để mua cây và thiết kế một khu vườn. Hoặc, trang web cũng có thể là một công cụ để thiết kế một khu vườn thông qua việc điền các thông số, đưa ra những lựa chọn về các loại cây khác nhau. Nó có thể cung cấp thông tin về việc làm vườn, chăm sóc, giữ gìn và thiết kế vườn, tất cả trong một cách thật đơn giản và gọn gàng: một cửa hàng cho bất cứ ai cần sự hỗ trợ về vườn tược, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Mullaney, trong “giây phút xuất thần” đó, đã nhận ra rằng thị trường không có bất cứ một trang web hay một nguồn thông tin nào cho những người mới bắt đầu làm vườn để thiết kế và chọn lựa cây trồng cho khu vườn của chính mình. Mullaney và đối tác của mình, Mary Ann Newcomer, đang trong quá trình phát triển ý tưởng kinh doanh đó thành một website theo hướng thiết kế vườn từng bước một. Sử dụng những câu hỏi đơn giản, trang web giúp cả những người mới bắt đầu và những người đã có kinh nghiệm định hướng cho khu vườn của mình dựa trên kích cỡ, lượng ánh nắng, hướng và các màu sắc mong muốn tùy theo mùa. Trong trường hợp của Mullaney, vấn đề tiềm ẩn và tư duy https://thuviensach.vn bừng ngộ đến từ sự nản lòng khi cô buộc phải tư duy từ một góc độ khác, góc độ một người mới bắt đầu. Sự nản lòng là một trong những động lực phổ biến của những vấn đề tiềm ẩn. Einstein đã không thể tìm được sự tương thích giữa hai nghiên cứu; Gary Raney không thể chấp nhận rằng an ninh là vấn đề duy nhất dẫn đến vụ tù nhân vượt ngục. Và cũng giống như Jayne Mullaney, Mario Moretti Polegato đã tìm thấy khoảnh khắc xuất thần sáng tạo của mình ở vùng sa mạc, ở ngoại ô Reno, bang Nevada. Vào đầu những năm 90 của thế kӹ trước, Polegato tham dự một cuộc hội thảo với tư cách là đại diện cho công ty sản xuất rượu của gia đình mình. Trong một quãng đường xóc từ trung tâm thị trấn đến sa mạc, khoảng 15 phút, ông thấy chân mình bỗng trở nên nóng bỏng và mồ hôi cứ đọng lại ở bàn chân khi đi giữa sa mạc dưới nhiệt độ cao. Ông đã dùng dao nhíp đục lỗ ở dưới đế đôi giày thể thao để cho thoáng khí. Khi trở về Ý, ông đã phát triển ý tưởng của mình về những đôi giày có lỗ, và ông nhận ra rằng cần phải tìm cách tránh để bụi bẩn và nước lọt vào giày. Từng bước một, ông đã làm được một đôi giày như thế và cố bán cho những nhà sản xuất giày của Đức và Mӻ nhưng họ đều từ chối. Vào năm 1995, Polegato bắt đầu gây dựng công ty của riêng mình, GEOX, sản phẩm của công ty ngày nay được bán khắp nơi trên thế giới. Sự nản lòng trong việc làm vườn và đi trong thời tiết nóng bức – cả hai vấn đề tiềm ẩn đều đã dẫn đến những giây phút bừng ngộ đầy giá trị. CÂU HỎI CỦA NHỮNG CÂU HỎI Một điều quan trọng là không bao giờ ngừng hỏi. Sự tồn tại của tính tò mò có lý do riêng của nó… Tò mò là đủ khi con người cố gắng hiểu sự bí ẩn mỗi ngày một chút. https://thuviensach.vn --Albert Einstein Những vấn đề tiềm ẩn và lai tạp là trọng tâm của cuốn sách này, bởi vì đó là những vấn đề thường đòi hỏi giây phút xuất thần và những bước nhảy vọt về trí tưởng tượng cho phép chúng ta học hỏi và tìm ra giải pháp cho những vấn đề đó. Câu nói được trích dẫn bên trên nêu lên một vấn đề rất quan trọng, đó là vai trò của những câu hỏi, vai trò quyết định trong việc xác định vấn đề và cuối cùng là trong tư duy bừng ngộ. Trẻ con hỏi để biết và chúng hỏi mà không sợ rằng câu hỏi của mình có ngây thơ hay đơn giản quá hay không. Luật sư cũng hỏi để học nhưng thường là trong đầu họ có mục đích và đôi khi họ vẫn hỏi trong khi đã có sẵn câu trả lời rồi. Những người đánh giá cao giá trị của giây phút xuất thần và việc học hỏi cũng sử dụng những câu hỏi. Họ làm thế bởi vì họ muốn hiểu những điều, đối với họ, là bất ngờ và không quen thuộc. Họ hỏi để lấy thông tin cần thiết cho việc giải quyết vấn đề. Và đôi lúc, họ hỏi để giúp người khác hiểu và giải quyết vấn đề của riêng mình. Biện lý Patti Powell đã có 25 năm kinh nghiệm làm việc trong các cơ quan chính phủ và các tổ chức tư nhân khác nhau, giải quyết những vấn đề đa dạng từ môi trường đến y tế, luật pháp. Vì bà nắm rõ luật pháp nên bà có thể áp dụng nó vào những ngữ cảnh khác nhau mà không cần đến kiến thức chuyên sâu (ít nhất là ở bước đầu) về vai trò của tổ chức. Nhưng bà đã tích lũy kiến thức thông qua những câu hỏi và, trong quá trình đó, bà đã giúp những thành viên của tổ chức hiểu và nhìn nhận tình huống của mình một cách đầy đủ hơn. Trong những cuộc thảo luận về việc điều tra vụ án chẳng hạn, bà thường buộc những điều tra viên, thanh tra, thám tử phải dừng lại https://thuviensach.vn để giải thích quan điểm của mình bằng ngôn ngữ thật đơn giản để bà hiểu được những điều đang diễn ra. Đôi khi, có nhiều người nhìn nhận tình huống theo những khía cạnh khác nhau, vì vậy mà những điều tưởng chừng như rõ ràng, dứt khoát lại không hề đơn giản như vậy. Powell chiếm một vị trí độc nhất ở địa vị của mình, với tư cách là “người ngoài,” bà được phép chơi trò “giả ngốc,” theo đúng lời bà. Ở bên ngoài những nguyên tắc hoạt động của tổ chức nơi mình làm việc, bà có tầm nhìn không bị giới hạn bởi những nguyên tắc đó. Bà đã thực hiện tốt công việc cố vấn pháp lý của mình, đạt được sự tin tưởng và vị trí cần thiết để có thể làm chậm lại những cuộc thảo luận và chất vấn những người làm công tác chuyên môn một cách sâu sắc về những tình tiết trong một vụ án hình sự cụ thể. Những điều bà học hỏi được theo Phương pháp Socrates rất phù hợp với cách bà nêu câu hỏi và giúp người khác nhìn nhận tình huống bằng một cách tiếp cận khác. Điều này, đến lượt nó, có thể giúp chính những người đó trải nghiệm sự bừng ngộ của riêng mình. Trải nghiệm của Cảnh sát trưởng Gary Raney trong vụ tù trốn trại cũng là một minh họa cho sức mạnh của những câu hỏi. Vụ trốn trại có vẻ hoàn toàn rõ ràng nhưng thực ra không phải vậy. Chủ yếu nhờ vào những câu hỏi mà Raney phát hiện ra một vấn đề mang tính cơ bản hơn nhiều. Thay vì coi an ninh của trại giam là vấn đề chính (nó đúng là một vấn đề), thay vì coi việc giải quyết vấn đề chỉ là “chuyện nhỏ” (không hề), Raney đã đưa ra những câu hỏi đi vào trọng tâm về bản chất và cách thức hoạt động của trại giam. Khi Thị trưởng Ron Freeman buộc các nhân viên trại giam xác định lý do đơn vị mình tồn tại, ông đã sử dụng những câu hỏi tưởng https://thuviensach.vn chừng như rất đơn giản nhưng thực sự là những câu hỏi rất khó trả lời. “Nhà tù để làm gì? Ba điều quan trọng nhất chúng ta nên làm ở đây là gì?” Một sĩ quan nhận xét rằng Freeman đã đặt ra những câu hỏi mang tính cốt lõi. Những câu hỏi đã buộc họ phải “quay trở về với những điều cơ bản” và giải thích “tại sao chúng ta tồn tại, tại sao chúng ta làm những điều này, những yếu tố quan trọng nhất của công việc này là gì?” Rất ít người nhớ được họ đã từng nghĩ về những vấn đề này. Trại giam đã xác định ba “trụ cột” hay nói cách khác là những giá trị cơ bản làm động lực cho mọi quyết định họ đưa ra mỗi ngày: sự an toàn của nhân viên, an ninh cho những công trình thiết bị và sức khỏe, tinh thần của phạm nhân. Tất cả đều rất dễ nhớ và rõ ràng nhưng nó có vai trò quyết định trong mọi hoạt động của những nhân viên ở đây. Người lãnh đạo phải biến việc đặt câu hỏi thành một thói quen, một nét văn hóa. Kết quả đạt được – trụ cột quan trọng nhất – đặt định hướng cho tất cả những hoạt động của tổ chức. Cởi mở với việc đặt câu hỏi và những phương thức hoạt động khác nhau dần trở thành đặc trưng của trại giam. Có một vị lãnh đạo còn thêm mục “biết đặt câu hỏi” thành một tiêu chí trong việc tuyển nhân viên, nhất là trong những ngày, những tuần đầu tiên họ làm việc ở trại giam. Ông nói với những nhân viên mới rằng sự “mới” của họ cho họ quyền tự do được đưa ra câu hỏi. Ông không hy vọng họ sẽ biết mọi quy trình, hoạt động của cơ quan, vậy nên ông muốn họ tìm ra được cách tốt hơn để thực hiện những nhiệm vụ được giao. Ông khuyến khích họ hỏi tại sao làm cái này, tại sao làm cái kia, mục đích của những hình thức chính sách khác nhau là gì, cũng như xác định những vấn đề còn mông lung đối với họ. Ông cho rằng trong vòng một vài tháng, lợi thế của sự “mới mẻ” sẽ không còn nữa vì thế nên https://thuviensach.vn ông nhất định phải tìm kiếm những ý tưởng hay từ những nhân viên mới. Trong cuốn sách How Doctors Think (Bác sӻ nghĩ như thế nào) của Jerome Groopman, ông đã nhấn mạnh rằng những bác sӻ thành đạt là những người biết mắc lỗi và rút kinh nghiệm từ những lỗi lầm đó và trở thành những người không ngừng đặt ra câu hỏi. Thường thì bác sӻ và bệnh nhân cùng tìm manh mối để giải quyết vấn đề của bệnh nhân, thể hiện qua một lời yêu cầu đơn giản của bác sӻ: “Anh hãy kể cho tôi câu chuyện lại từ đầu như tôi chưa từng nghe bao giờ – anh cảm thấy thế nào, chuyện đó xảy ra thế nào, vào lúc nào.” PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ • Vấn đề rõ ràng – đơn giản − Sherlock Holmes: sử dụng kiến thức, khả năng quan sát và suy luận • Vấn đề tiềm ẩn − Suy nghĩ từ góc độ một người mới bắt đầu làm vườn • Vấn đề lai tạp – không như ta tưởng − Vụ tù nhân trốn trại thực ra là vấn đề về tính tự mãn trong một tổ chức Cho dù đó là trong y học, luật pháp hay quản lý thì câu hỏi đầu tiên, mang tính quyết định – Vấn đề là gì? – có thể luôn là một trong những câu hỏi khó nhất. Và mặc dù nó thường đòi hỏi tư duy logic, đôi khi đó cũng chính là lúc một ánh chớp bừng ngộ xảy ra – ngay https://thuviensach.vn trong khi ta cố gắng xác định vấn đề. Nhưng khi giây phút đó đến, chúng ta thường bắt đầu tìm kiếm những thông tin hỗ trợ mình trong giai đoạn tiếp theo của cuộc hành trình. https://thuviensach.vn 3. “Cơn lốc xoáy và sӵ hỗn đӝn đầy sáng tạo…” Đó là quá trình khởi đầu bằng một cơn lốc xoáy và sự hỗn độn đầy sáng tạo diễn ra một cách từ từ mà cái giá phải trả là sự hỗn loạn vô cùng, sự cực khổ và cả những lầm lỗi nữa để hướng tới sự rõ ràng và hình thành một cấu trúc thống nhất, có trật tự. --Thomas Wolfe, nhà văn Vào mùa xuân năm 1986, khi hết ngày này sang ngày khác ngồi nghiền ngẫm những tạp chí khoa học và theo dõi sự phát triển của thế giới AI (artificial intelligence – trí thông minh nhân tạo) và hệ thần kinh, tôi thấy mình như bị chìm dưới những chi tiết. Có một nguồn thông tin không bao giờ cạn để tìm hiểu mà tôi không làm cách nào hiểu rõ được cơ chế hoạt động của bộ não và thậm chí cũng chả hiểu nó làm gì. Đó là bởi vì lĩnh vực khoa học thần kinh…tràn ngập các loại tiểu tiếtchi tiết. --Jeff Hawkins “Cơn lốc xoáy và sự hỗn độn đầy sáng tạo.” “Tràn ngập những chi tiết.” Đó là những điều mà ta cảm nhận khi cố gắng hiểu một vấn đề phức tạp, một ngôn ngữ hay hoạt động của một tổ chức nhưng lại bị ngợp trong những dòng thông tin ùn ùn kéo đến, giống như đứng trước một chiếc vòi phun nước vậy. Những thông tin này dường như lại hoàn toàn chẳng liên quan gì đến nhau. Ta không biết thông tin https://thuviensach.vn nào có ích với mình, thông tin nào là quan trọng nhất. Sự lúng túng, rối loạn lên ngôi. Nhưng rồi, như Thomas Wolfe miêu tả, chúng ta chuyển từ “sự hỗn loạn vô cùng… đến sự rõ ràng.”. Chúng ta tìm được cách để tổ chức nguồn thông tin đó, lý giải nó và tìm ra được cấu trúc của nó. Trong chương này, chúng ta sẽ bàn về giai đoạn ban đầu của đường cong biểu thị sự bừng ngộ, nơi chúng ta phân loại các thông tin đang công phá chúng ta với tốc độ như vũ bão. Đầu tiên, ta sẽ bắt đầu bằng việc thu thập thông tin, chiếc “bánh răng du lịch” ta cần cho hành trình sắp tới. Ta có thể tự mình tìm kiếm thông tin như Jeff Hawkins khi ông cố gắng tìm hiểu về cơ chế hoạt động của trí thông minh, hoặc, nếu chúng ta giúp người khác trên hành trình xuất thần của họ, ta có thể trao đổi thông tin mình có với họ. Trong cả hai trường hợp, cơn lốc xoáy và sự hỗn độn đầy sáng tạo lúc nào cũng chực khuất phục ta. Tiếp đó, ta bắt tay vào việc tổ chức những thông tin đã thu thập được, phân loại chúng thành những nhóm nhỏ để xem nhóm nào quan trọng hơn, nhóm nào không quan trọng lắm. Một lần nữa, thường thì ta phải tự mình làm điều này; đôi khi cũng có những người khác, như là huấn luyện viên hay quản lý, có thể cùng làm với ta hoặc làm giúp ta. Cuối cùng, ta bắt đầu xử lý những thông tin đó và đi đến sự bừng ngộ và thấu hiểu. Ba phần tiếp theo sẽ lần lượt nghiên cứu từng bước này. CHIẾC VÒI PHUN THÔNG TIN Khi tôi muốn tìm hiểu điều gì đó, tôi bắt đầu bằng cách đọc tất cả những thứ người ta đã từng làm liên quan đến điều đó trong quá https://thuviensach.vn khứ… Tôi thấy được những thành tựu đã đạt được, những cái giá phải trả. Để khởi đầu, tôi thu thập dữ liệu của hàng ngàn cuộc thí nghiệm đã được thực hiện và sau đó tôi tự mình làm thêm hàng ngàn cuộc thí nghiệm nữa. --Thomas Edison Thu thập thông tin Có hai vấn đề trong cách chúng ta thu thập thông tin, đó là: cách chúng ta tìm kiếm thông tin và khả năng tiếp thu chúng. Lần cuối cùng bạn phải thu thập thông tin cho một chủ đề, một vấn đề, một tình huống hoàn toàn mới mẻ với mình, bạn đã làm thế nào? Cách tiếp cận của mỗi người có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực hiểu biết, phương pháp nghiên cứu và khả năng tiếp nhận thông tin. Một số người, như Jeff Hawkins chẳng hạn, tiếp nhận thông tin mà không cần biết nó sẽ dẫn mình đến đâu, thông tin nào là quan trọng nhất hay phải sử dụng nó như thế nào. Những người khác, như Edison chẳng hạn, lại có những phương pháp mang tính hệ thống cao để thu thập những kiến thức đã có từ trước và có lẽ, ít nhất cũng lờ mờ hiểu được thông tin đó sẽ phù hợp với điều gì ngay khi đang thu thập. Tổ chức phi chính phủ Healthwise là một trong những nơi cung cấp khối lượng thông tin y tế bằng tiếng Anh lớn nhất trên thế giới – cả dạng cứng bằng văn bản và dạng mềm trên mạng trực tuyến. Phó Chủ tịch thường trực phụ trách mảng khách hàng, Karen Baker, trước khi gia nhập tổ chức này đã từng làm phóng viên. Bà có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thông tin từ nhiều người, nhiều nguồn khác nhau và thực hiện việc tìm kiếm đó một cách có hiệu quả trên diện rộng. Kinh nghiệm giúp bà có thể lọc bỏ các thông tin https://thuviensach.vn có khả năng không chính xác và không phù hợp nhưng trước đó, trong quá trình thu thập, bà đã quăng một tấm lưới rất rộng. Việc tìm kiếm của bà rất có phương pháp và bao gồm cả việc tìm “bên ngoài” tổ chức và công việc của mình. Khi đối mặt với một vấn đề khó hiểu hay một bài toán chưa có lời đáp, đầu tiên bà Baker luôn cố gắng xác định mục đích rồi đưa ra những câu hỏi cho các đồng nghiệp, những chuyên gia để thu thập cả “sự kiện” và ý kiến của họ. Bà cũng nghiên cứu các nguồn khác như Internet, sách và các bài báo. Khoảnh khắc xuất thần đến với bà sau khi bà tiến hành nghiên cứu của mình. Đối với điều tra viên hiện trường vụ án Jaimie Barker, việc kiểm soát những nguồn thông tin đến với mình khó khăn hơn bà Baker nhiều. Trong khi bà Baker tìm kiếm thông tin theo mục đích của mình thì điều tra viên Barker phải tiếp nhận những thông tin theo vụ án. Tuy nhiên, ông cũng tìm kiếm những vật chứng tồn tại ở hiện trường và những cái có thể đã biến mất. Khi những điều tra viên hiện trường như Barker đến nơi xảy ra một vụ giết người, họ thường không để ý đến tử thi. Họ nhìn xung quanh trước tiên. Họ lý giải rằng nạn nhân sẽ vẫn ở đó trong vài phút hoặc cả giờ tới nhưng những vật chứng khác thì hoàn toàn có thể biến mất. Một viên đá tan trong cốc nước có thể cho họ manh mối về thời điểm tử vong của nạn nhân hoặc thời điểm kẻ tình nghi bỏ đi; dấu chân bên bờ sông có thể làm mất dấu vết về đôi ủng tạo ra những dấu chân đó. Barker dựa vào những bằng chứng pháp y hơn là “lời nói.” Ông không nói chuyện với những kẻ tình nghi, nạn nhân hay gia đình họ. Thay vào đó, ông nói:, “tôi để cho hiện trường vụ án tự kể câu chuyện của mình.” Sau nhiều năm kinh nghiệm với những dòng thông tin ào ạt, ông biết mình tìm kiếm cái gì, dựa vào từng loại tội https://thuviensach.vn phạm khác nhau. Và ngay khi có được những thông tin cần thiết, ông bắt đầu phân loại, sắp xếp và xem xét ý nghĩa của chúng. Một vụ hiếp dâm đòi hỏi loại thông tin này nhưng một vụ giết người lại đòi hỏi một loại thông tin khác. John Drake, giám đốc phát triển kinh doanh của công ty quảng cáo/tiếp thị Drake Cooper, sử dụng blog, những chuyến đi và lịch sử để làm điểm xuất phát cho việc tìm kiếm thông tin có thể giúp anh hiểu hoặc nhìn nhận một vấn đề dưới góc độ khác. Cũng giống như Barker, anh thấy rằng đôi khi thông tin hoặc ý tưởng đến với ta thay vì ta tự đi tìm kiếm chúng. Câu chuyện về danh họa người Ý Rafael trong thời kỳ Phục hưng đã giúp anh nhận ra giá trị của sự “đúng lúc” trong thu thập thông tin. Gần đây tôi có đọc nhiều về Rafael. Ông ấy đến Florence để kiếm tìm danh vọng bởi vì tất cả những họa sӻ danh tiếng khi đó đều làm vậy. Họ đã đặt tác phẩm của ông cùng với tác phẩm của Michelangelo và những họa sӻ đã thành danh thời đó và tôi cho là tác phẩm của ông không được nổi trội cho lắm. Vì vậy, ông chuyển đến Rome và bắt đầu sáng tạo nghệ thuật ở đây. Nhiều năm trôi qua, Florence bắt đầu chán những tác phẩm nghệ thuật không có gì mới mẻ… và muốn có sự thay đổi. Vì vậy họ đến Rome để tìm những tài năng mới và ở đó, họ phát hiện ra Rafael. Đôi khi bạn cần phải ra đi và để người ta tìm kiếm bạn. Cuối cùng, mặc dù phương pháp chúng ta sử dụng để thu thập thông tin là rất quan trọng nhưng tuổi tác và sự thành thạo cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc ghi nhớ và khả năng xử lý thông tin. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã so sánh khả năng của sinh viên y khoa (trước và sau quá trình học) với bác sӻ đang hành nghề. Họ https://thuviensach.vn nhận thấy rằng những người nhiều tuổi và có kinh nghiệm hơn thì khả năng xử lý tốt hơn ở một số mặt nhất định. Một công trình nghiên cứu tìm hiểu khả năng ghi nhớ, giải thích và chẩn đoán các dấu hiệu, triệu chứng bệnh trong bốn ca được thực hiện với ba nhóm khác nhau – sinh viên y khoa năm thứ hai và năm thứ sáu và những bác sӻ chuyên khoa thần kinh. Nhóm sinh viên năm thứ sáu có khả năng ghi nhớ các ca bệnh và giải thích tốt hơn nhóm sinh viên năm thứ hai nhưng nhóm bác sӻ lại có khả năng chẩn đoán tốt hơn cả hai nhóm còn lại. Về cơ bản, điều này có nghĩa là để thu nhận những thông tin phức tạp, chúng ta cần có một mức độ kiến thức nhất định về một lĩnh vực nào đó. Nhưng quan trọng hơn nữa là khả năng xử lý thông tin của chúng ta sẽ cao hơn nhiều nếu chúng ta có thể tích hợp kinh nghiệm và thực tế thực hành vào kiến thức đó. Cung cấp thông tin Khi dạy sinh viên về việc điều trị bệnh và xử lý những tai nạn, điều đầu tiên mà mọi giáo viên cẩn thận đều làm là chỉ cho sinh viên cách nhận biết chính xác ca bệnh đó. Sự nhận biết phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá nhanh chóng và chính xác những chi tiết nhỏ để phân biệt dấu hiệu bệnh với tình trạng cơ thể khỏe mạnh. Trong thực tế, sinh viên phải được dạy cách quan sát những chi tiết này. Để khơi gợi sự quan tâm, hứng thú vào việc quan sát những chi tiết, với tư cách là những giáo viên, chính chúng ta phải nhận thấy rằng điều đó là có ích, rằng khả năng quan sát thành thạo có thể đạt được qua những điều rất đơn giản như nghiên cứu tiền sử bệnh, quốc tịch hay nghề nghiệp của bệnh nhân. --Tiến sĩ Joseph Bell, Giáo sư ĐH Y khoa Edinburg https://thuviensach.vn