🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Giá Trị Sống Trong Giáo Dục Con Trẻ
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Table of Contents
LỜI GIỚI THIỆU
Đưa trẻ vào đời bằng giá trị sống
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN 1
TIẾN TRÌNH SINH HOẠT NHÓM
PHẦN ĐỊNH HƯỚNG
PHẦN 2
NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIÁ TRỊ SỐNGTRONG GIÁO DỤC CON TRẺ
HÒA BÌNH
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
Hướng dẫn thực hiện Bản đồ Tâm trí
TÔN TRỌNG
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Em và hình bóng
Em và hình bóng
Con báo Lily
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
https://thuviensach.vn
Các màu sắc của tôn trọng và thiếu tôn trọng Tạo phong linh (chuông gió) của riêng em
YÊU THƯƠNG
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Làm cho mình tràn ngập tình yêu thương
Nhiều loại trái tim
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
Hình dung về một thế giới yêu thương
HẠNH PHÚC
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Những lời chúc tốt đẹp
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
Điều gì làm nên hạnh phúc
Lời nói và những chú kỳ lân
Nói với chính mình
TRUNG THỰC
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
Một phút can đảm
KHIÊM TỐN
https://thuviensach.vn
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Những nhân vật hoạt hình khiêm tốn
Cùng chia sẻ về các nhân vật hoạt hình
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
Những nhân vật anh hùng có đức tính khiêm tốn
Cách người anh hùng nói
TRÁCH NHIỆM
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
Những chỉ dẫn về trách nhiệm
Trách nhiệm là “Nói đi đôi với làm”
Những câu chuyện
Chia sẻ công việc
Trách nhiệm của bản thân
Trách nhiệm ở gia đình
Câu chuyện “Khu vườn bị bỏ quên”
Trách nhiệm đối với toàn cầu
Vô trách nhiệm
Trách nhiệm đối với người khác và xã hội
Biết nhận trách nhiệm khiến chúng ta trở thành một người bạn tốt Tôi tin tưởng
Một vở kịch
Một chương trình
Tuấn Bi muốn có một con chó
https://thuviensach.vn
GIẢN DỊ
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Niềm vui giản dị
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
Giản dị là sống một cách tự nhiên Giản dị là đẹp
KHOAN DUNG
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Thích mình – Ngay cả khi mình phạm lỗi
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
HỢP TÁC
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho trẻ từ 8 đến 14 tuổi
TỰ DO
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
ĐOÀN KẾT
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
https://thuviensach.vn
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
PHẦN 3
CÁC KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ
Kỹ năng làm cha mẹ 1 Nhận ra Tầm quan trọng của việc chơi đùa & Thời gian ở bên con
Kỹ năng làm cha mẹ 2 Khen ngợi để củng cố những hành vi tích cực
Kỹ năng làm cha mẹ 3 Quân bình giữa yêu thương và kỷ luật Kỹ năng làm cha mẹ 4 Lắng nghe tích cực
Kỹ năng làm cha mẹ 5 Thiết lập nề nếp
Kỹ năng làm cha mẹ 6 Nghĩ kỹ trước khi nói “Không” Kỹ năng làm cha mẹ 7 Dành thời gian để sống – là chính mình, để chiêm nghiệm và để vực dậy tinh thần
Kỹ năng làm cha mẹ 8 Luôn bình tĩnh, yêu thương và giao tiếp thân thiện
Kỹ năng làm cha mẹ 9 Thời gian Tạm lắng để suy nghĩ & Giao tiếp Hiệu quả
https://thuviensach.vn
LỜI GIỚI THIỆU
https://thuviensach.vn
Đưa trẻ vào đời bằng giá trị sống
Ngày nay, trẻ tập trung quá nhiều vào việc học cách để làm (doing), chuẩn bị cho mưu sinh trong tương lai. Nhưng bên cạnh những kỹ năng sống vốn rất quan trọng ấy, trẻ cũng cần biết nên sống (being) ra sao. Có nghĩa là làm thế nào để ứng phó trước nhiều tình huống, quản lý cảm xúc, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực, lành mạnh.
Nếu trẻ không có nền tảng giá trị sống rõ ràng và vững chắc thì dù được học nhiều kỹ năng, trẻ cũng không biết cách sử dụng hợp lý, mang lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Từ đó, trẻ sẽ không biết cách tôn trọng bản thân và người khác.
Có nền tảng giá trị sống, trẻ sẽ không bị lôi cuốn bởi những giá trị vật chất trong việc định hình mục đích sống. Giá trị sống giúp chúng ta cân bằng lại những mục tiêu vật chất.
Theo UNESCO, 8 tuổi đã là quá trễ. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị; trừ phi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm
giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tranh ảnh treo trong phòng... tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ.
Nhiều phụ huynh cũng tỏ vẻ ngần ngại rằng con họ còn quá nhỏ thì làm sao biết về giá trị sống. Tuy trẻ chưa thể diễn đạt bằng ngôn ngữ những gì mình cảm nhận được, nhưng chắc chắn người lớn sẽ ngạc nhiên trước hiểu biết và cảm nghiệm của chúng về
https://thuviensach.vn
giá trị. Điều chúng ta nên làm là giúp trẻ gọi tên giá trị ra để các giá trị trở nên rõ ràng hơn. Chẳng hạn như bằng cách hướng dẫn trẻ trao cây bút cho bạn, chúng ta đang dạy cho trẻ biết cách sẻ chia hoặc hợp tác.
Việc truyền đạt những kỹ năng, kiến thức về cuộc sống, cha mẹ có thể tin cậy vào giáo viên ở trường. Còn với giá trị sống lại khác, cha mẹ có tầm ảnh hưởng đáng kể đến con cái vì khi nhìn thấy sự trung thực qua hành vi cư xử của cha mẹ, trẻ sẽ trải nghiệm được thế nào là lòng trung thực. Do đó, cha mẹ là nguồn hỗ trợ tuyệt vời để xây dựng giá trị nơi con trẻ. Ví dụ như việc bố mẹ bảo con cái nói với khách là mình không có ở nhà, trẻ sẽ ngạc nhiên, hoang mang khi bị buộc phải nói sai sự thật. Những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như thế lại có sức tác động lớn, dẫn đến thói quen thiếu trung thực về sau.
Từ giáo dục (education), gốc Latin (e-ducere) có nghĩa là khơi dậy những gì đã có sẵn ở mỗi người. Theo đó, chúng ta cần hiểu mình đang hướng dẫn về giá trị, giúp khơi dậy những giá trị cốt lõi đã có ở trẻ chứ không phải là chỉ dạy, bảo ban. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi vị thành niên đôi khi tỏ ra chống đối lại những điều giáo viên nói với chúng. Không phải chúng bất kính với thầy cô, nhưng ở độ tuổi này điều đó thật khó tránh khỏi. Tuy nhiên chúng có thể tự tìm tòi khám phá các giá trị dưới sự dẫn dắt và hỗ trợ của người điều phối, hướng dẫn các hoạt động giá trị.
Ngoài ra, một phần không thể thiếu của chương trình giáo dục giá trị sống là việc tạo lập bầu không khí dựa trên các giá trị để học sinh cảm thấy an toàn, có giá trị, được yêu thương, thấu hiểu và được tôn trọng. Nhiều nghiên cứu giáo dục cho thấy nếu trẻ mang nỗi sợ hãi hay căng thẳng, não bộ sẽ rất khó tiếp nhận thông tin. Còn khi trẻ cảm thấy an toàn, thoải mái, chúng có thể tiếp thu được nhiều hơn.
https://thuviensach.vn
Mô hình giáo dục giá trị sống không khuyến khích việc đánh mắng hay ngược đãi về thân thể mà hướng đến hình thức kỷ luật tích cực, nghĩa là khi trẻ phạm lỗi hãy khuyến khích chúng nhận sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm.
Nếu cha mẹ chú ý vào hành vi tiêu cực của trẻ – dưới hình thức đánh đập hoặc la mắng – chỉ trong 20 giây thôi, sự chú ý ấy càng củng cố thêm cho kiểu hành vi bạo hành. Nếu trẻ đang bị rối loạn về hành vi cư xử, giá trị sống có một hoạt động được gọi là Thời gian Tạm lắng, giúp trẻ tạm thời rút khỏi môi trường lớp học hay môi trường gia đình để đi đến một nơi trẻ có thể ngồi tĩnh lặng, ngẫm lại những điều mình đã làm mà có những điều chỉnh thích hợp.
Cô Trish Summerfield
Cố vấn chương trình LVE
(Trích từ báo Tuổi Trẻ, ngày 19/07/2009)
https://thuviensach.vn
PHẦN MỞ ĐẦU
Trẻ em đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội bởi các em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các vấn đề xã hội, nạn bạo hành và thiếu tôn trọng. Hầu hết các bậc cha mẹ có con nhỏ đều mong muốn tìm ra những cách thức để giúp con mình tự tin hòa nhập tốt với xã hội. Các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi thanh thiếu niên thường hay gặp khó khăn trong giao tiếp và trong mối quan hệ với con. Đôi lúc, họ không biết làm thế nào để giúp con khi trẻ chạm trán với những vấn đề của riêng trẻ. Cha mẹ lo sợ con mình sẽ bị ảnh hưởng bởi những bầu bạn xấu. Họ muốn trở thành chỗ dựa tích cực và lành mạnh cho con khi trẻ trải qua những năm tháng khó khăn.
Chương trình Giáo dục những Giá trị Sống (LVE) đã soạn thảo tài liệu Những Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ với mục đích giải tỏa những mối bận tâm trên. Đây cũng là một diễn đàn để các bậc cha mẹ chia sẻ kinh nghiệm và những thách thức trong việc làm cha làm mẹ, đồng thời tìm hiểu các giá trị của riêng mình, từ đó củng cố thêm kiến thức về các kỹ năng nuôi dạy con tích cực, thực tế và hiệu quả.
Những Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ thường do tập huấn viên có kinh nghiệm hướng dẫn và cung cấp một tiến trình để qua đó cha mẹ có thể tìm hiểu về các giá trị sống và những mong ước của họ đối với con. Những buổi sinh hoạt định hướng này được thiết kế sao cho các bậc cha mẹ, cũng như những người chăm sóc trẻ, có thể:
Nhận ra những giá trị nào là quan trọng nhất đối với họ;
https://thuviensach.vn
Xác định những giá trị mà họ muốn truyền đạt cho con; Nhận thức con nên tiếp thu những giá trị như thế nào;
Nâng tầm hiểu biết và củng cố các kỹ năng dạy con về các giá trị.
Các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ sẽ được yêu cầu suy nghĩ, sáng tạo và sống đúng theo giá trị mà họ muốn con em mình quan tâm. Ngoài ra, họ còn được chỉ dẫn phương pháp lồng ghép các giá trị vào việc nuôi dạy con. Họ có thể tiến hành các hoạt động khám phá về giá trị cùng con.
Thời gian sinh hoạt nhóm
Tùy theo nhu cầu của cả nhóm mà tập huấn viên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tương ứng. Chẳng hạn như có một buổi giới thiệu định hướng chương trình và sau đó tổ chức nhiều buổi sinh hoạt khác. Cần tối thiểu 10 buổi sinh hoạt để có thể khám phá các giá trị như Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương và tìm hiểu 9 kỹ năng làm cha mẹ.
Hướng dẫn sử dụng tài liệu này
Cuốn tài liệu gồm 3 phần này dành cho các tập huấn viên và các cha mẹ sử dụng khi tham gia tập huấn. Ở phần 3, nội dung chủ yếu xoay quanh các kỹ năng làm cha mẹ. Phần này cần được hướng dẫn từ một tập huấn viên am hiểu về những vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ.
Tất cả các buổi tập huấn giảng dạy chương trình Những Hoạt động Giá trị Sống dành cho Cha Mẹ đều không tính phí. Các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ có thể liên hệ đến văn phòng
https://thuviensach.vn
Trung tâm Nghiên cứu & Tư vấn về Giá trị Sống tại TP. Hồ Chí Minh:
30, đường số 7, Quốc lộ 13, Khu phố 1 (cách cầu Bình Triệu 500 mét), Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 093 714 3000
Email: [email protected] hoặc [email protected] Website: www.giatricuocsong.org
Phần 1 - Tiến trình sinh hoạt nhóm
Tiến trình sinh hoạt nhóm là những buổi thảo luận trong một bầu không khí dựa trên các giá trị. Tập huấn viên có thể làm mẫu một buổi, sau đó áp dụng Mô hình 6 bước để hướng dẫn dạy các giá trị cho những buổi sinh hoạt tiếp theo.
Phần 2 - Những Hoạt động Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ
Phần này trình bày các nội dung được đưa vào sử dụng trong suốt tiến trình sinh hoạt nhóm. Những Hoạt động Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ được bổ sung và xây dựng dựa trên những hoạt động giá trị sống soạn thảo cho trẻ và thanh thiếu niên, bao gồm: Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Hợp tác, Tự do và Đoàn kết. Những hoạt động trong phần này được đề nghị sử dụng khi:
Họp mặt nhóm– bao gồm những hoạt động được thiết kế cho quá trình sinh hoạt nhóm. Cha mẹ sẽ đóng vai trò là con trẻ và thảo luận về bài học. Mục đích của những hoạt động này là để cha mẹ trải
https://thuviensach.vn
nghiệm về các giá trị giống như cách con em họ cảm nhận hoặc thể hiện.
Ở nhà – gợi ý những hoạt động mà cha mẹ có thể áp dụng trong gia đình.
Những hoạt động được giới thiệu ở đây đều giúp khơi gợi những hành vi phản ánh các giá trị cho các bậc cha mẹ có con dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, đa số những hoạt động này có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với trẻ 2 tuổi. Nghiên cứu cho rằng trẻ có khả năng tiếp thu ngay khi còn trong bụng mẹ, do đó nên tiến hành những hoạt động này càng sớm càng tốt. Sẽ có ích hơn nếu cha mẹ có con sơ sinh và 1 tuổi tham gia chung với nhóm cha mẹ có con chập chững biết đi.
Phần 3 - Các kỹ năng làm cha mẹ
Phần này đề cập đến những mối bận tâm chung của các bậc cha mẹ, từ đó hướng dẫn họ các kỹ năng ứng phó hiệu quả. Cha mẹ có thể tự sử dụng tài liệu này để giáo dục con, nhưng sẽ hiệu quả hơn khi họ tham gia vào nhóm sinh hoạt với sự điều phối của một người có kinh nghiệm. Với tập huấn viên nào chưa từng đứng lớp Kỹ năng làm cha mẹ, thì phần này bao gồm những vấn đề cụ thể thường do các cha mẹ nêu ra. Các kỹ năng làm cha mẹ bao gồm:
1. Nhận ra Tầm quan trọng của việc chơi đùa & Thời gian ở bên con
2. Khen ngợi để củng cố những hành vi tích cực
3. Quân bình giữa yêu thương và kỷ luật
4. Lắng nghe tích cực
5. Thiết lập nề nếp
https://thuviensach.vn
6. Nghĩ kỹ trước khi nói “Không”
7. Dành thời gian để sống – là chính mình, để chiêm nghiệm và để vực dậy tinh thần
8. Luôn bình tĩnh, yêu thương và giao tiếp thân thiện 9. Thời gian Tạm lắng để suy nghĩ & Giao tiếp Hiệu quả
Theo quan điểm của các bậc cha mẹ và tập huấn viên, một nhóm sinh hoạt lý tưởng là nhóm bao gồm các cha mẹ có con em cùng độ tuổi. Tuy nhiên, những chủ đề sinh hoạt này vẫn sẽ thích hợp cho tất cả mọi đối tượng.
Những lưu ý dành cho Tập huấn viên
Sách Những Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết giúp người điều phối tổ chức các lớp học giá trị sống cho các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ. Chúng tôi đề nghị tập huấn viên có kinh nghiệm trong việc hướng dẫn các nhóm cha mẹ hãy tham gia khóa tập huấn của chương trình LVE dành cho cha mẹ. Với tập huấn viên đã thực hiện các hoạt động giá trị sống cho các nhóm cha mẹ vài lần, họ có thể học hỏi và rút ra nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với những tập huấn viên khác ở địa phương. Các tập huấn viên có thể gặp nhau theo nhóm nhỏ, xem lại tài liệu, thảo luận những câu hỏi và những vấn đề phát sinh trong quá trình sinh hoạt ở địa phương mình. Khi một tập huấn viên có nhiều kinh nghiệm hơn, người ấy được khuyến khích tạo một mạng lưới để chia sẻ những gì mình học được trong suốt tiến trình này.
Tập huấn viên hay trưởng nhóm có vai trò then chốt trong việc xây dựng tinh thần chung cho các buổi thảo luận. Chấp nhận các thành viên trong nhóm, nhìn vào những điều tích cực và biết tôn
https://thuviensach.vn
trọng lẫn nhau chính là nhân tố cần thiết để mọi thành viên đều cảm thấy an toàn. Trân trọng và đánh giá cao từng lời góp ý là quan trọng bởi điều này không chỉ tạo ra một môi trường học hỏi phong phú mà còn củng cố thái độ chấp nhận từ phía các cha mẹ và nhìn nhận các giá trị của riêng họ. Trong môi trường học tập của người lớn, điều cần thiết là rút ra những bài học trải nghiệm từ người tham dự, để họ tiếp thu theo cách thức riêng và theo những mô hình tham khảo.
Nhận biết động lực của nhóm và sự tương tác giữa những người trưởng thành là khía cạnh then chốt trong việc điều phối. Ví dụ, một tập huấn viên chuyên nghiệp sẽ không thúc ép bất cứ thành viên nào trong nhóm phải hát một bài hát thiếu nhi nếu mọi người đều cảm thấy không thoải mái với nhau.
Đặc biệt ở phần các kỹ năng làm cha mẹ, tập huấn viên cần tế nhị với những đề tài văn hóa, chỉ nên đưa ra những kỹ năng và ví dụ thích hợp với nhóm đó mà thôi. Khi giới thiệu bất cứ kỹ năng nào, tập huấn viên cần đưa ra những đề tài, những mối quan tâm và chia thành nhiều nhóm thảo luận; tuy nhiên hãy quân bình đúng mực giữa khuyến khích các thành viên trong nhóm chia sẻ ý kiến, quan điểm cùng kinh nghiệm với sự hướng dẫn và đưa ra những “chiến lược” làm cha mẹ hiệu quả.
Ở phần sau, có một số dấu hiệu dành cho tập huấn viên như sau:
... Dấu ba chấm là yêu cầu Dừng
...... Dấu sáu chấm là yêu cầu các cha mẹ chia sẻ
Những trưởng nhóm có kinh nghiệm đều hiểu rằng những chia sẻ từ phía cha mẹ là cần thiết và quý giá trong quá trình học. Chia sẻ và lắng nghe giúp họ nhận ra mỗi người đều có những hy vọng,
https://thuviensach.vn
những nỗi sợ và những thử thách riêng. Cách tiếp cận các giá trị được đề nghị ở đây giúp người tham dự tự nhận ra rằng họ đã biết câu trả lời.
Tập huấn viên và cha mẹ - Chia sẻ với thế giới!
Các tập huấn viên và các bậc cha mẹ được khuyến khích chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong quá trình trải nghiệm các giá trị với chương trình LVE. Bạn có thể chia sẻ những hoạt động và ý tưởng với các tập huấn viên và cha mẹ khác trên thế giới qua website: www. giatricuocsong.org hoặc gởi bài đóng góp đến tập huấn viên quốc gia nơi bạn sinh hoạt.
Đánh giá hàng năm: Một phần quan trọng của bất cứ chương trình nào cũng là phần đánh giá. Bảng đánh giá chương trình và sự quan sát của bạn đối với những thay đổi ở trẻ là rất quan trọng. Vui lòng báo cho tập huấn viên LVE quốc gia biết bạn đang sử dụng LVE và bạn sẽ được gửi một bảng đánh giá dành cho giáo dục viên. Hoặc bạn có thể lấy mẫu đánh giá này trên trang web của chương trình.
Mong rằng bạn sẽ thích những giá trị sống. Chân thành cảm ơn!
https://thuviensach.vn
PHẦN 1
https://thuviensach.vn
TIẾN TRÌNH
SINH HOẠT NHÓM
PHẦN ĐỊNH HƯỚNG
Trước mỗi buổi sinh hoạt, tập huấn viên nên lập ra một danh sách hoặc những tấm áp phích về các giá trị sẽ khám phá và chuẩn bị nhạc nhẹ, một tờ giấy khổ lớn hoặc bảng.
Giới thiệu
Tập huấn viên giới thiệu về bản thân mình.
Yêu cầu các cha mẹ hay người chăm sóc trẻ tự giới thiệu về mình. Tập huấn viên có thể yêu cầu hai người tham dự phỏng vấn lẫn nhau, sau đó giới thiệu lại về nhau cho một cặp khác. Những câu hỏi mà bạn có thể đề nghị họ chia sẻ chẳng hạn như họ có mấy con, tuổi của chúng và một từ tích cực nào họ dùng để mô tả về con mình.
Hoạt động làm quen
Bạn có thể thực hiện một hoạt động giới thiệu trong cuốn Hướng dẫn Tập huấn dành cho Giáo dục viên LVE như “Nếu tôi là một con vật, tôi sẽ là con...”. Mỗi người cần nghĩ đến một con vật ưa thích của họ và một giá trị hay phẩm chất mà họ coi trọng nhất ở con vật đó. Phát cho mỗi người một tờ giấy trắng và một cái kẹp giấy (có thể dùng băng dính). Yêu cầu họ viết tên con vật ấy (chữ hoa) vào nửa phần đầu trang giấy và một giá trị hay phẩm chất của nó vào nửa phần dưới. Giải thích rằng mỗi người sẽ phải cài
https://thuviensach.vn
(dán) tờ giấy của mình lên lưng của một người khác mà không để họ biết nội dung.
Mỗi người tham gia phải khám phá tên và giá trị của con vật trên tờ giấy được dán sau lưng mình. Nhưng trước tiên, họ cần tự giới thiệu về mình cho một người khác. Sau đó dùng câu hỏi Có hoặc Không, chẳng hạn như “Con vật này có bốn chân không?”, “Nó có phải là loài có vú không?”... Sau khi đoán được con vật ấy là gì, họ cần tìm ra phẩm chất hay giá trị của nó.
Khi người tham gia hiểu những chỉ dẫn của trò chơi, yêu cầu họ cài (dán) tờ giấy của họ vào lưng một người khác mà không cho người ấy biết nội dung. Mở nhạc nhẹ khi trò chơi bắt đầu và tiếp tục bật nhạc 10 đến 15 phút hoặc cho đến khi tiếng ồn lắng xuống vì mọi người đã đoán ra những gì được viết trên lưng họ.
Lựa chọn khác
Yêu cầu người tham gia viết tên một sứ giả hòa bình hay một vị anh hùng nào đó của họ và giá trị họ ngưỡng mộ ở người ấy. Hoặc yêu cầu họ viết ra giá trị họ ưa thích lên phần trên tờ giấy và một biểu tượng cho giá trị ấy ở phần dưới của tờ giấy. Sau đó, cho chơi giống cách thức trên.
BỐI CẢNH
Nếu đây là buổi họp nhóm đầu tiên, tập huấn viên cần giới thiệu một vài thông tin về chương trình LVE.
LVE là một chương trình giáo dục các giá trị, cung cấp nhiều loại hình hoạt động mang tính trải nghiệm về giá trị và những phương pháp thiết thực để các giáo viên và tập huấn viên có thể giúp trẻ, thanh thiếu niên khám phá và phát huy 12 giá trị xã hội và cá nhân cốt lõi: Hòa bình, Tôn trọng, Yêu thương, Hạnh phúc,
https://thuviensach.vn
Trung thực, Khiêm tốn, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, Hợp tác, Tự do và Đoàn kết. LVE còn có những tài liệu chuyên biệt cho các cha mẹ, người chăm sóc, cũng như người tị nạn và trẻ em bị ảnh
hưởng bởi chiến tranh. Tính đến tháng 3 năm 2000, LVE đã được ứng dụng tại hơn 1.800 địa điểm ở 64 quốc gia.
Hiện nay, LVE có sáu quyển sách đã được dịch ra tiếng Việt:
Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi
Những Giá trị Sống dành cho Tuổi trẻ
Những Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ – Tài liệu hướng dẫn dành cho tập huấn viên
Hướng dẫn tập huấn Giáo dục viên LVE
Những Hoạt động Giá trị Sống dành cho Người tị nạn và Trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh
LVE là một sự hợp tác giữa các nhà giáo dục toàn cầu và là một tổ chức tự nguyện, với sự tham vấn của Ban Giáo dục UNICEF.
Mục đích của LVE là cung cấp những nguyên tắc hướng dẫn và những công cụ cho sự phát triển của một con người toàn diện, biết rằng mỗi cá nhân đều có nhiều mặt: thể chất, trí tuệ, cảm xúc và tinh thần.
Mục tiêu của LVE là:
Giúp mỗi cá nhân suy nghĩ, cảm nhận và ứng dụng thực tế các giá trị vào các mối quan hệ với bản thân, người khác, cộng đồng và
https://thuviensach.vn
rộng hơn là thế giới.
Đào sâu những hiểu biết, động cơ thúc đẩy và trách nhiệm để xã hội và cá nhân đưa ra những lựa chọn tích cực.
Truyền cảm hứng cho các cá nhân chọn lựa những giá trị tinh thần, đạo đức, xã hội và của riêng bản thân, đồng thời nhận thức những phương pháp thực tế để phát triển và đào sâu chúng.
Khuyến khích các giáo dục viên, cha mẹ và người chăm sóc xem việc giáo dục như là một cách để cung cấp cho sinh viên, học sinh triết lý sống, qua đó tạo điều kiện cho sự trưởng thành, phát triển toàn diện và chọn lựa mang tính tổng thể để các em có thể hòa nhập cộng đồng với sự tôn trọng, tự tin, và có mục đích.
Nhóm các cha mẹ tìm hiểu về giá trị sống được xem là một phần quan trọng của dự án này bởi họ chính là những người thầy quan trọng nhất và đầu tiên của con về các giá trị sống.
Suy ngẫm Khuyến khích cha mẹ suy ngẫm về những giá trị quan trọng đối với họ, mở nhạc nhẹ và đọc chậm lời suy ngẫm như bên dưới.
Giới thiệu: “Giá trị có ảnh hưởng đến cuộc sống ta trong mọi giây phút. Chúng là nguồn lực hướng dẫn ta trong mọi việc ta làm hoặc theo đuổi. Khi những giá trị bên trong tương thích với những hành động của ta, thì ta đang sống trong sự hài hòa. Nhưng giá trị là gì? Và chúng ta đã phát triển chúng như thế nào? Tôi muốn các anh chị suy ngẫm về những giá trị của mình khi được yêu cầu nghĩ về một số điều. Vui lòng viết ra câu trả lời của anh chị.”
Nghĩ đến một người có ảnh hưởng tích cực đến cuộc đời anh chị. (Dừng lại trong chốc lát)
https://thuviensach.vn
Người ấy có những giá trị hay phẩm chất nào mà nhờ đó đã tạo nên sự khác biệt cho anh chị? Vui lòng viết ra những giá trị hay phẩm chất làm người ấy trở nên quan trọng đối với anh chị. (Dừng lại một phút)
Nếu mọi người trên thế giới đều có những giá trị ấy, hoặc thường xuyên thể hiện chúng, thế giới này có khác đi không? (Dừng lại)
Nghĩ đến những bài hát anh chị yêu thích. Lời của bài hát và điệu nhạc phản ảnh những giá trị nào? Viết những giá trị ấy xuống. (Dành ra 2 – 3 phút)
Nghĩ về những bài thơ, câu trích dẫn, quyển sách quan trọng đối với anh chị. Các tác phẩm ấy chuyển tải những giá trị nào? (Dừng ba phút, hoặc nhiều hơn)
Những hình ảnh nào là quan trọng đối với anh chị? Nghĩ đến những quang cảnh hoặc những bức tượng yêu thích của các anh chị. Chúng gợi lên những giá trị hoặc những cảm giác nào? (Cho ba phút, hoặc nhiều hơn)
Nhớ lại những khoảnh khắc đặc biệt tích cực trong cuộc đời anh chị. Lúc đó anh chị cảm thấy thế nào và đã thể hiện giá trị gì? (Cho bốn phút, hoặc nhiều hơn)
Nghĩ đến điều anh chị thích nhất khi làm bố mẹ. Khi nhớ đến những giây phút ấy, anh chị đánh giá cao điều gì?
Yêu cầu người tham dự tạo thành các nhóm nhỏ, từ 3 – 4 người, để chia sẻ những cảm nhận và những giá trị từ bài tập này trong vòng 10 đến 15 phút.
https://thuviensach.vn
Bây giờ, anh chị hãy dành ra năm phút để nghĩ về sáu giá trị quan trọng nhất trong cuộc đời mình và viết ra. (Mở nhạc nhẹ cho suy ngẫm)
Yêu cầu các cha mẹ chia sẻ. Cho họ đọc to sáu giá trị ấy và viết chúng lên một tờ giấy khổ lớn. Tóm tắt: “Dường như chúng ta có nhiều giá trị chung”.
Nói: “Cách đây vài năm, có một dự án rất thú vị, với tên gọi là Hợp tác Toàn cầu vì một Thế giới Tốt đẹp hơn. Hàng ngàn nhóm người từ những nền văn hóa, tôn giáo, tuổi tác và địa vị xã hội khác nhau ở 129 quốc gia cùng được yêu cầu hình dung về một thế giới tốt đẹp hơn. Họ sẽ cảm thấy thế nào khi ở trong thế giới đó, các mối quan hệ và môi trường ở thế giới đó ra sao... Ta thử đoán xem câu trả lời sẽ là gì?”. Hỏi:
Anh chị thích cảm thấy thế nào?
Anh chị thích mối quan hệ của mình trở nên như thế nào?
Anh chị muốn môi trường sống của mình trở nên như thế nào?
“Có vẻ như ta không chỉ muốn cùng chung những giá trị trong mối quan hệ, mà con người ở tất cả các nền văn hóa đều có cùng chung những giá trị phổ quát. Tuy nhiên, ta lại không sống cùng với những giá trị phổ quát ấy. Tiền đề của chương trình LVE là nếu ta sống cùng với những giá trị của mình, ta sẽ tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn”.
Trong vài phút sắp tới, ta hãy cùng khám phá xem trẻ em phát triển các giá trị bằng cách nào. Giờ, các anh chị hãy nhớ đến một lần nào đó khi còn nhỏ. Hãy nhớ lại những trải nghiệm khi
https://thuviensach.vn
anh chị nhận biết được điều được xem là quan trọng đối với mình. (Mở nhạc và cho họ suy ngẫm trong vài phút)
Bây giờ, hãy nghĩ về giá trị đầu tiên trong đời mình. Lúc đó anh chị khoảng bao nhiêu tuổi?
Có anh chị nào muốn chia sẻ không? (Viết ra câu trả lời của họ)
Những câu trả lời của họ có thể rơi vào nhiều loại khác nhau, có thể hồi đáp: “Vậy là, một số anh chị đã học cách đánh giá cao giá trị ấy khi…”.
Lưu ý cho tập huấn viên: Có thể hầu hết mọi người sẽ chia sẻ những trải nghiệm tích cực, nhưng cũng có vài người nhắc đến những trải nghiệm tiêu cực mà từ đó họ nhận ra vì sao một giá trị lại quan trọng, chẳng hạn như ai đó đã nói dối về họ và từ đó họ học được giá trị Trung thực. Hãy ghi chú trải nghiệm này của họ lên giấy khổ lớn. Nếu muốn, bạn có thể thêm vài câu khơi gợi để thảo luận sâu hơn về trung thực, hoặc để mọi người lắng nghe họ...
Nếu là trẻ, anh chị muốn nói gì với những người lớn trên thế giới? Anh chị muốn họ làm những gì? Anh chị muốn họ đối xử với mình thế nào?
Để họ trả lời và bạn viết câu trả lời lên giấy khổ lớn trong lúc lặp lại, hoặc tóm lược lại nội dung họ nói.
“Tôi nghĩ anh chị vừa mô tả một bầu không khí lấy giá trị làm nền”. Tập huấn viên hãy nói ra câu này khi các cha mẹ nêu ra những ý như: lắng nghe con, yêu thương con, tôn trọng con, để con được vui chơi, đặt ra những giới hạn cho con… Nếu họ không nêu ra những điều liên quan đến bầu không khí dựa trên các giá trị, chỉ cần tóm tắt lại những gì họ đã nói.
https://thuviensach.vn
“Cảm ơn các anh chị. Bây giờ, các anh chị sử dụng trí tưởng tượng của mình. Trong tâm trí, anh chị hãy vẽ lên hình ảnh của con mình – nhưng các trẻ đều đã trưởng thành. Mọi hy vọng của anh chị ở con đều được thực hiện. Các con có những giá trị nào? Vui lòng viết xuống”. Cho họ thời gian để suy nghĩ và viết ra......
“Giờ thì anh chị hãy vẽ hình ảnh của con mình ở tuổi hiện tại của trẻ. Tưởng tượng anh chị muốn nhìn thấy những giá trị nào ở trẻ và trong mối quan hệ giữa anh chị với trẻ… Sự tương giao của anh chị và trẻ sẽ như thế nào... Anh chị cảm thấy thế nào khi sự tương giao này mang tính giá trị?...... Anh chị đã vẽ ra hình ảnh nào?”......
Sau đó yêu cầu các cha mẹ tạo thành nhóm ba hoặc bốn người để chia sẻ những trải nghiệm và suy nghĩ của họ. Cho họ 10 phút.
Yêu cầu từng nhóm tường thuật tóm tắt trước tập thể. Ghi nhận những chia sẻ và đóng góp của từng nhóm.
Lựa chọn các giá trị
Bạn có thể yêu cầu nhóm trả lời nhanh những giá trị họ muốn khám phá và bạn viết lên bảng hoặc giấy khổ lớn. Tuy nhiên, hãy luôn bao gồm trong đó giá trị Hòa bình và Tôn trọng. Đề nghị nhóm bắt đầu với hai giá trị này.
Có những trường hợp mà những giá trị khác đã được chọn, như ở trường học, ban giám hiệu hay giáo viên có thể đã chọn tập trung vào những giá trị nào đó cho cả năm học, hoặc có thể họ đã chọn một giá trị cho mỗi tháng. Nếu vậy, bạn nên thảo luận kế hoạch sinh hoạt các giá trị của trường với nhóm các cha mẹ và hỏi xem họ muốn làm theo loạt giá trị đó không. Sẽ rất có lợi khi cả trường và gia đình cùng thực hiện một giá trị. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quyết định bắt đầu bằng một giá trị không được chọn, hãy lắng nghe, liệt kê lý do và để
https://thuviensach.vn
họ biểu quyết. Họ sẽ có thêm động lực để tham gia khi họ có đóng góp trong quyết định này.
Để kết thúc, hãy cảm ơn vì họ đã tham gia và khẳng định vai trò làm cha mẹ, làm người chăm sóc trẻ quan trọng như thế nào. Hãy nói rằng bạn mong được gặp họ vào những buổi tiếp theo để khám phá giá trị.............
MÔ HÌNH 6 BƯỚC
CHO PHẦN 2 & 3
Bước 1: Định nghĩa về một giá trị
Chọn giá trị mà nhóm đã quyết định. Có thể đọc một đoạn ngắn, phù hợp với nội dung sinh hoạt từ tài liệu Hướng dẫn tập huấn Giáo dục viên LVE hoặc một bài thơ, một câu chuyện ngắn về giá trị được chọn. Hỏi: “Theo anh chị,............(giá trị được chọn) có nghĩa là gì?”...... Khi họ phát biểu, ghi chú những phản hồi của họ lên bảng hoặc giấy khổ lớn.
Bước 2: Thảo luận – chúng ta truyền đạt giá trị này như thế nào?
Hỏi: “Vậy chúng ta truyền đạt giá trị này cho các con như thế nào?...... Chúng ta gia tăng trải nghiệm về giá trị này khi ở nhà...... trong mối quan hệ với các con...... trong giao tiếp giữa chúng ta với các con...... trong môi trường gia đình...... trong chính bản thân...... bằng cách nào?
Cha mẹ thường đồng ý rằng con cái học hỏi từ hành vi cư xử của cha mẹ. Nếu họ không nêu ra vấn đề này, tập huấn viên có thể đề cập đến, bằng cách nói: “Tất cả những gì ta làm đều mang tính giáo dục về các giá trị. Cách ta giao tiếp với những người khác – những gì ta nói, nói như thế nào và những gì ta làm sau khi
https://thuviensach.vn
nói. Nếu hôm nay tôi thuyết giảng về tính trung thực cho cậu con trai 12 tuổi của mình, đọc trích đoạn từ sách kinh vào ngày hôm sau, đọc một truyện về tính trung thực vào ngày hôm sau nữa, nhưng sau đó tôi lại cố tìm cách để gian lận giá vé tham gia hội chợ, cậu bé đó sẽ học được một điều từ hành vi của tôi – gian lận vẫn có thể chấp nhận được”. Để cho các phụ huynh bình luận.
Bước 3: Cùng chơi với giá trị ấy
Chúng ta có thể thực hiện những hoạt động giá trị nào khác ở nhà?
Nhóm có thể dành ba buổi sinh hoạt cho một giá trị – Hòa bình, Tôn trọng và Yêu thương – vì có nhiều hoạt động trong những bài học này. Ở buổi thứ nhất, hãy để cha mẹ thật sự tham gia vài hoạt động dành cho trẻ. Tập huấn viên giới thiệu Kỹ năng làm cha mẹ 1 - Nhận ra Tầm quan trọng của việc chơi đùa & Thời gian ở bên con. Với những giá trị còn lại, chỉ cần 1 đến 2 buổi là đủ.
Tham khảo Những Hoạt động Giá trị Sống trong Giáo dục Con trẻ ở phần 2, trong đó có rất nhiều hoạt động được lấy từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi và từ 8 đến 14 tuổi. Các bậc cha mẹ có thể tiến hành vài hoạt động phù hợp với độ tuổi của trẻ. Sẽ rất vui. Hy vọng nhóm sẽ dành ít nhất một nửa thời gian sinh hoạt để chơi và thử nghiệm những giá trị này.
Những hoạt động giá trị sống để cha mẹ sinh hoạt ở nhà thì ít hơn. Cha mẹ có thể đưa ra những gợi ý của riêng mình. Khuyến khích họ chia sẻ ý tưởng với những cha mẹ khác (thậm chí bạn có thể gửi cho chúng tôi qua email hoặc gửi trực tiếp qua website của chương trình LVE!). Tất cả mọi đóng góp đều gia tăng thêm lòng nhiệt tình và sự hứng thú cho chương trình. Bước này là một cơ hội
https://thuviensach.vn
tuyệt vời để các bậc cha mẹ chia sẻ những bài hát, trò chơi và sự hiểu biết từ di sản văn hóa của đất nước.
Bước 4: Thảo luận về cách ứng dụng ở nhà Trình bày các kỹ năng làm cha mẹ
Tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ chia sẻ những cảm nhận, suy tư và trăn trở khi ứng dụng các giá trị trong gia đình. Nhiều cha mẹ chưa từng học một lớp làm cha mẹ nào. Có thể họ đã “lạm dụng” hoặc thể hiện vai trò của mình một cách tiêu cực. Do đó, đây là thời điểm hoàn hảo để tập huấn viên chú tâm lắng nghe, khơi gợi thảo luận theo gợi ý từ các cha mẹ khác và đưa ra những kỹ năng làm cha mẹ phù hợp với tình huống. Những tập huấn viên từng đứng lớp làm cha mẹ trước đó sẽ được chuẩn bị tốt cho những cuộc thảo luận như thế bởi các bậc cha mẹ thường dễ tiếp nhận hơn khi được truyền đạt theo những cách thiết thực để giảm xung đột và căng thẳng.
Ban đầu, tập huấn viên nên hướng dẫn một nhóm nhỏ các cha mẹ. Những kỹ năng làm cha mẹ ở phần 3 sẽ giải đáp những mối lo ngại chung của các bậc cha mẹ, đồng thời nêu ra cách giải quyết những mối lo ngại đó. Bạn có thể hướng dẫn chỉ một kỹ năng làm cha mẹ trong buổi sinh hoạt đầu tiên, nhưng hãy trình bày theo trình tự như được giới thiệu ở đây.
Tất nhiên, tập huấn viên cần nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu của nhóm và nên cảm thấy thoải mái giới thiệu các kỹ năng làm cha mẹ theo nhu cầu phát sinh. Tập huấn viên cũng cần tinh ý đối với những vấn đề thuộc văn hóa và chỉ giới thiệu các kỹ năng làm cha mẹ thích hợp với nhóm, đồng thời khéo léo chọn lựa những ví dụ điển hình.
Bước 5: Kết thúc mỗi buổi sinh hoạt
https://thuviensach.vn
Bạn có thể kết thúc bằng một hoạt động (tùy chọn) hoặc chúc họ tận hưởng những hoạt động giá trị sống với các con của họ ở nhà.
Bước 6: Ở buổi sinh hoạt tiếp theo
Điều gì đã làm được?
Ở buổi sinh hoạt kế tiếp, yêu cầu các cha mẹ chia sẻ những trải nghiệm/thành công của họ ở nhà. Hỏi: “Anh chị có thể chia sẻ những gì đã làm được và chưa làm được khi áp dụng ở nhà?”...... “Có những thay đổi nào so với trước kia?”...... Lắng nghe lời chia sẻ và ghi nhận, khen ngợi cho những cố gắng của họ. Nếu cả nhóm đều thích giá trị này, hãy cho họ thêm vài hoạt động sinh hoạt nữa. Nhóm có thể chọn mở đầu mỗi buổi sinh hoạt bằng một trong những bài hình dung về hòa bình.
Khi đã sẵn sàng chuyển sang giá trị tiếp theo, hãy bắt đầu với bước 1 lần nữa và thảo luận giá trị đó trong cả nhóm.
https://thuviensach.vn
PHẦN 2
https://thuviensach.vn
NHỮNG HOẠT ĐỘNG
GIÁ TRỊ SỐNG
TRONG GIÁO DỤC CON TRẺ Dành cho các bậc cha mẹ có con từ sơ sinh đến 2 tuổi
Thái độ yêu thương và bình yên là món quà đặc biệt cho con khi còn trong bụng mẹ. Một số cha mẹ đã nhận thức được khả năng tiếp thu của con khi còn ở trong bụng mẹ và họ bắt đầu dạy trẻ trước khi
bé lọt lòng bằng cách trò chuyện, đọc to hoặc mở nhạc vừa đủ cho con nghe. Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh có thể nhận ra giọng nói của những người từng trò chuyện với mình. Trẻ cũng có những biểu hiện thư giãn, thoải mái khi nghe đúng những điệu nhạc mà mình từng nghe khi còn trong bụng mẹ.
Có nghiên cứu cho rằng người mẹ có thể nhận biết được tính cách của đứa con trong bụng mình và đứa trẻ có thể nhận biết mình có được ba mẹ mong đợi không. Do đó, các bậc cha mẹ nên xem phôi thai như là một thực thể có ý thức với khả năng hấp thụ yêu thương và bình yên.
Khi trẻ chào đời, rất cần có sự tương tác liên tục giữa trẻ và người chăm sóc. Trẻ sơ sinh cần được vuốt ve, ẵm bồng, nuôi dưỡng, được ru ầu ơ và được chăm sóc với sự kiên nhẫn, yêu thương và nhất quán. Sự gắn bó giữa cha mẹ và con là rất cần thiết, không chỉ vì mối quan hệ tốt đẹp mà còn vì sự an nhiên tự tại cả đời của con.
https://thuviensach.vn
Trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi đặc biệt rất nhạy trước thái độ và cảm xúc của người thường chăm sóc trẻ. Các bé sẽ hồi đáp lành mạnh bằng cảm xúc và thể chất đối với sự chăm sóc thương yêu, và hồi đáp kém đối với sự cáu kỉnh, bất an của người chăm sóc. Trẻ sẽ cảm thấy khổ sở khi cha mẹ đau khổ, trầm uất, hay giận dữ; và trẻ trở nên ổn định hơn khi cha mẹ không vội vã và lúc nào cũng hạnh phúc.
Chỉ cần nhận ra tầm quan trọng của những gì ta trao cho trẻ ở giai đoạn này, rồi ta sẽ chú ý hơn đến quá trình đó. Hãy để bản thân tràn ngập sự hài lòng, bình yên và yêu thương để trẻ cảm nhận rõ hơn những giá trị/phẩm chất này (ý này sẽ được nhắc đến chi tiết hơn ở Kỹ năng làm cha mẹ 7, phần 3).
Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên xem xét những hoạt động sau đây khi mối quan hệ giữa họ và con phát triển:
Chơi và đối xử với trẻ như một cá nhân độc lập. Dành thời gian mỗi ngày để chơi với trẻ. Hãy tận hưởng cùng trẻ.
Mở nhạc vui nhộn và yên bình. Điều đó sẽ tự động tạo ra những cảm xúc mà bạn muốn trẻ trải nghiệm.
Kể chuyện, hát và đọc cho trẻ nghe những bài thuộc lứa tuổi mẫu giáo.
Sử dụng những từ như bình yên, yêu thương, hợp tác, hài lòng, dịu dàng và hạnh phúc với trẻ sơ sinh hay trẻ chập chững biết đi. “Dán nhãn” trẻ với những cảm xúc tích cực khi bạn trải qua những cảm xúc này.
Không chỉ nhận xét về dáng vẻ bên ngoài của trẻ, chẳng hạn như “Con dễ thương lắm” hoặc “Con mặc đồ đẹp quá”, mà còn nói ra những giá trị tích cực, hay lối cư xử tốt của trẻ. Khen ngợi khi
https://thuviensach.vn
thấy trẻ đang chơi nhẹ nhàng với một món đồ chơi hay thú nuôi trong nhà.
Chọn những món đồ chơi an toàn, mang lại bình yên – những món đồ chơi vui nhộn cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ chập chững biết đi trải nghiệm sự sáng tạo của riêng mình.
Chơi “Ú òa” với trẻ bằng những con rối. Có những con rối mang lại nhiều yêu thương. Cho trẻ tận hưởng những phút an bình và yên tĩnh bằng một con rối hình ngôi sao hoặc thiên thần.
Cẩn thận lựa chọn các loại băng đĩa và phim hoạt hình. Hầu hết phim hoạt hình đều không thích hợp cho trẻ dưới ba tuổi vì mang tính bạo lực. Nhóm cha mẹ có thể cùng trao đổi về những kênh truyền hình mang tính giáo dục với những nhân vật thân thiện và vui nhộn. Chỉ cho trẻ xem ti-vi khoảng một tiếng mỗi ngày. Xem hơn 4 tiếng mỗi ngày sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ.
Không để trẻ sơ sinh nghe những âm thanh đầy tính bạo lực trên truyền hình, trên đài, ở chốn công cộng hay những trận cãi vã giữa cha mẹ. Hãy để ý đến trẻ khi các anh chị lớn hay người lớn đang xem phim. Hình ảnh, lời thoại và tiếng động trong phim có quá “người lớn” so với lứa tuổi của các bé không? Hãy nhận ra những tác động xấu từ môi trường xung quanh đối với trẻ. Trẻ dưới ba tuổi chưa có khả năng sắp xếp các sự kiện theo thời gian và không gian, nhưng lại thu nhận những tác động cảm xúc từ các sự kiện ấy.
Nếu trẻ sơ sinh có anh hoặc chị còn khá nhỏ, hãy lưu ý quan tâm đến trẻ này nữa. Cha mẹ có thể dán một bản lưu ý trước cửa cho những khách đến thăm nhà. Yêu cầu khách để ý và quan tâm đến anh chị của trẻ trước. Bạn cũng nên để anh chị của trẻ phụ
https://thuviensach.vn
giữ em và giúp làm những việc nhỏ. Tiếp xúc bằng mắt và trò chuyện với anh chị của trẻ ít nhất một nửa thời gian trong lúc cả bạn và anh chị của trẻ ở bên trẻ.
Tôi có thể sử dụng những hoạt động giá trị sống với trẻ 2 tuổi không?
Vâng, có thể! Tập huấn viên, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ có thể dễ dàng sử dụng những hoạt động trong sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi. Hãy dùng từ dễ hiểu, giúp các bé một chút và rồi các bé sẽ hồi đáp một cách tuyệt vời.
https://thuviensach.vn
HÒA BÌNH
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Tại buổi họp nhóm
Xem lại những điểm suy ngẫm về hòa bình trong sách Những Giá trị Sống cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi để tham khảo thêm cách giải thích về hòa bình, hay bình yên, cho trẻ độ tuổi này.
Tiếp tục bằng bài tập Hình dung về một Thế giới Hòa bình.
Áp dụng Kỹ năng làm cha mẹ 1 – Tầm quan trọng của việc chơi đùa và Thời gian ở bên con trong suốt buổi sinh hoạt về giá trị hòa bình.
Yêu cầu các cha mẹ chia sẻ những trải nghiệm của họ khi chơi cùng con vào buổi sinh hoạt kế tiếp. Hỏi:
“Anh chị thấy thế nào? Chơi với con có vui không? Anh chị đã tìm ra thời gian chơi với con bằng cách nào? Tạo ra tinh thần vui chơi có dễ không? Anh chị có nhận thấy thay đổi nào không?”
Hãy trình bày một kỹ năng làm cha mẹ và cho thảo luận ở mỗi lần sinh hoạt.
Làm và chơi với những con rối hòa bình (sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi).
https://thuviensach.vn
Nhờ một người đọc lớn Câu chuyện về những ngôi sao (sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi) – cha mẹ có thể kể câu chuyện này cho con nghe vào giờ nghỉ trưa hoặc khi ru trẻ ngủ vào buổi tối. Làm bài tập Ngôi sao Bình yên.
Xem lại bài Cánh tay là để ôm nhau (sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi) và hướng dẫn cho bé các kỹ năng giải quyết xung đột. Mời các cha mẹ đóng giả làm con và thay nhau tập giải quyết xung đột với tư cách là người hòa giải.
Có thể các phụ huynh còn nhớ những bài hát về hòa bình mà họ từng hát khi còn nhỏ. Đề nghị họ hát cho cả nhóm nghe.
Ở nhà
Khi thấy trẻ mang về những con rối hòa bình, cha mẹ có thể vừa trầm trồ vừa trò chuyện với con rối ấy. Con rối có thể xuất hiện và chơi khi có xung đột xảy ra ở nhà – người tham gia có thể đóng góp thêm những ý tưởng hay khác.
Chọn một nơi làm Góc Hòa bình, có thể là một góc ngay trong phòng ngủ hay trong nhà và có thể dùng một tấm khăn trải giường làm mái lều. Bạn và trẻ có thể cùng nhau trang trí góc này, dùng những tranh ảnh hay bất cứ vật dụng nào mang lại cảm giác bình yên và ấm áp trong lòng. Góc Hòa bình có thể dùng làm nơi thực hành những bài tập mường tượng về hòa bình trước giờ nghỉ trưa hoặc dùng làm nơi để bạn ngồi hát và chơi đùa cùng các con nhỏ. Những con rối hòa bình có thể được đặt ở nơi này. Đây có thể là nơi giải quyết những xung đột khi trẻ cãi nhau.
Cùng trẻ hát những bài về hòa bình trong khi làm mọi việc. Hát khi đi dạo hay ngồi xích đu.
https://thuviensach.vn
Nói cho trẻ biết khi nào thì trẻ đang “tạo dựng hòa bình”. Vào những lúc như vậy, bạn hãy ôm hoặc hôn trẻ như là một phần thưởng hòa bình.
Trong khi làm bánh, hãy ngắt ra vài viên bột vo tròn để cùng trẻ tạo ra những biểu tượng hòa bình, ví dụ như chim bồ câu hay bất cứ những gì bạn và trẻ có thể tưởng tượng ra.
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi Những điểm suy ngẫm về hòa bình
Hòa bình là sự yên tĩnh ở bên trong.
Bình yên là có những cảm giác tốt đẹp ở bên trong.
Hòa bình là khi mọi người sống hòa thuận với nhau, không tranh cãi hay đánh nhau.
Bình yên là những suy nghĩ tốt về mình và người khác. Hòa bình bắt đầu từ trong mỗi chúng ta.
Bài hát gợi ý
Trái đất này là của chúng mình
- Trương Quang Lục
Trái đất này là của chúng mình
https://thuviensach.vn
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn trên sóng Cùng bay nào - Cho trái đất quay! Cùng bay nào - Cho trái đất quay! Trái đất này là của chúng mình
Vàng trắng đen tuy khác màu da
Bạn yêu ơi, chúng ta là hoa quý
Đầy hương thơm, nắng tô màu tươi thắm Màu hoa nào - Cũng quý cũng thơm! Màu da nào - Cũng quý cũng thơm! Trái đất này là của chúng mình
Cùng xiết tay, môi thắm cười xinh Bình minh ơi, khúc ca này êm ấm Học chăm ngoan, đắp xây đời tươi sáng Hành tinh này - Là của chúng ta!
Hành tinh này - Là của chúng ta!
Hai bàn tay của em
Hai bàn tay của em đây em múa cho mà xem.
https://thuviensach.vn
Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh.
Khi em đưa tay lên là bướm xinh bay múa.
Khi em đưa tay xuống là cánh bướm đậu trên cành hồng. Múa vui
- Lưu Hữu Phước
Cùng nhau múa xung quanh vòng, cùng nhau múa cùng vui. Cùng nhau múa xung quanh vòng, vui cùng nhau múa đều. Nắm tay nhau bắt tay nhau, vui cùng vui múa ca.
Nắm tay nhau bắt tay nhau, vui cùng vui múa đều.
Bài tập hình dung
Hình dung về một thế giới hòa bình
Mở nhạc nhẹ và hướng dẫn các bé tưởng tượng bằng cách đọc chậm những câu sau đây. Nhớ dừng lại một lúc sau mỗi dấu chấm lửng (…):
“Mỗi người trong các con đều rất thông minh. Một điều thú vị là các con đều biết về hòa bình. Hôm nay, các con có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình để vẽ nên một bức tranh về thế giới hòa bình. Trước tiên, các con hãy cùng cô thư giãn trong vài phút. Hãy để cho cơ thể của con thật thoải mái và yên tĩnh… Hãy hình dung về một thế giới trong đó tất cả mọi người đều sống hòa thuận với nhau. Chỉ có bình yên trong mỗi người… Giờ con hãy hình dung ra
https://thuviensach.vn
một khu vườn xinh đẹp với những hàng cây xanh tốt, muôn hoa đua nở… Khu vườn quả thực rất đẹp, thảm cỏ mượt như nhung và các con có thể nghe thấy tiếng chim hót… Các con ngắm những con chim bay lượn tự do trên bầu trời… Nơi đây tràn ngập cảm giác an toàn và bình yên… Gần đó có một hồ nước nhỏ với những con cá vàng bơi lội tung tăng… Các con ngắm nhìn đàn cá… Chúng bơi bình thản, chậm rãi… Bây giờ, các con tưởng tượng ra một chiếc ghế đu (hay một cái võng, hoặc bất cứ cái gì gần gũi với bé)… Các con đang ngồi trên chiếc ghế đu ấy… Bây giờ, một người mà các con yêu thích nhất bước đến gần các con. Người ấy vui mừng được gặp các con. Hôm nay, người ấy thật dịu dàng… và người ấy đẩy nhẹ chiếc ghế đu… Các con vui sướng ngắm nhìn khu vườn xinh đẹp từ trên cao… Khi các con bước xuống từ chiếc ghế đu, cảm giác bình yên tràn ngập trong lòng, rồi các con lại thấy mình ngồi trong phòng học này…”
Bài học 4
Những con rối tay hòa bình
Bắt đầu bằng một bài hát về hòa bình.
Tưởng tượng về những em bé bình yên trong một thế giới hòa bình.
Đọc lời dẫn sau thật chậm để cho các bé kịp hình dung. Nhớ ngưng lại sau mỗi dấu chấm lửng (…). Giới thiệu: Hôm nay các con sẽ dùng trí tưởng tượng của mình để vẽ một bức tranh về một thế giới hòa bình trong tâm trí mình nhé. Nào chúng ta bắt đầu:
https://thuviensach.vn
“Giờ các con hãy để cơ thể mình thật thoải mái và yên tĩnh… các con hãy hình dung một khu vườn xinh đẹp… có nhiều cây và những bông hoa đầy màu sắc… Khu vườn thật là đẹp... với những thảm cỏ xanh mượt… con có thể nghe được tiếng chim hót... Con ngắm nhìn những con chim bay lượn trên bầu trời… Con cảm thấy thật an toàn và bình yên ở trong khu vườn này… Gần đó còn có một cái ao nhỏ với những con cá vàng đang bơi lội tung tăng… Con bước gần đến bờ ao… có một vài bạn bằng tuổi con đi đến bên con… Các bạn vẫy tay chào con... Các bạn ấy rủ con cùng chơi… Con đồng ý… Con và các bạn ấy đang chơi trò chơi gì?… Con chơi với các bạn và nói chuyện với các bạn một lúc… bên cạnh, còn có một nhóm các bạn khác cũng đang chơi đùa… Tất cả các bạn đều rất vui vẻ… ở đây, không ai đánh nhau cả… Con vẫn tiếp tục chơi vui vẻ cùng các bạn ấy…! Đã đến lúc con phải đi… con và các bạn ấy chào tạm biệt nhau… giờ con quay trở lại lớp học của mình ở đây… con vẫn còn giữ nguyên ký ức tươi đẹp ấy ở trong tâm trí mình.”
Thảo luận:
Theo con hình dung, thì thế giới bình yên ấy giống thế nào?
Các bạn nhỏ ở đó đã hành động như thế nào? Các bạn ấy nói những gì?
Các con đã chơi trò chơi nào?
Các bạn nhỏ ở đó đối xử với nhau như thế nào?
Hoạt động: Hãy làm những con rối hòa bình với các bé. (Nếu hết giờ, cô có thể cùng bé tiếp tục làm ở bài học sau). Nói cho bé biết những con rối này sẽ được dùng để đóng kịch với những nhân vật như trong trí tưởng tượng của bé. Hãy làm những ngón tay và bàn tay cho những con rối này thật đơn giản. Cô có thể vẽ lên chiếc phong bì nhỏ hay dán con rối vào cái găng tay để dễ dàng xỏ tay vào
https://thuviensach.vn
hoặc làm một cái móc để xỏ một ngón tay. Cô cũng có thể cho bé vẽ một khuôn mặt lên một tờ giấy hình tròn và dán vào một cái que nhỏ. Công phu hơn, bé có thể làm tóc cho những con rối bằng chỉ hay len, còn lấy những mẩu giấy nhỏ hình tròn hay cúc áo để làm mắt cho con rối của mình.
Bài học 5
Cùng chơi với những con rối hòa bình
Điểm suy ngẫm: “Bình yên là có những cảm giác tốt đẹp ở bên trong”. Cô hỏi:
Câu này có nghĩa là gì?
Những con rối hòa bình sẽ nói gì?
Những con rối hòa bình làm gì?
Những con rối hòa bình không làm gì?
Hoạt động: Tiếp tục làm cho xong những con rối hòa bình (nếu chưa xong ở bài trước). Cô có thể dùng một con rối trên tay mình để minh họa cho bé. Rồi dành thời gian cho bé chơi với những con rối hòa bình của mình. Sau đó, cô hãy mời một nhóm ba hoặc bốn bé lên trước lớp với những con rối nhỏ trên tay. Cô cũng có một con rối trên tay và hỏi những con rối khác xem chúng muốn làm gì. Cứ tiếp tục trò chuyện cùng những con rối của bé. Sau đó cô có thể cho các bé trình diễn một vở kịch qua những con rối của các bé.
Kết thúc bằng một bài hát về hòa bình. Cô cho các bé tập bài hát thứ hai về hòa bình.
https://thuviensach.vn
Bài học 10
Cánh tay là để ôm nhau
Bắt đầu bằng một bài hát về hòa bình.
Điểm suy ngẫm: “Hòa bình là khi mọi người sống hòa thuận với nhau, không tranh cãi hay đánh nhau”.
Câu mẫu: Cho các bé hoàn thành mẫu câu: “Ở một thế giới hòa bình,............”. Trước tiên cô phải giải thích cho bé hiểu cách hoàn thành câu. Cô hãy đưa ra ví dụ mẫu rõ ràng, như là: “Ở một thế giới hòa bình, cánh tay là để ôm nhau”. Sau đó, cô cho các bé hoàn thành mẫu câu trên.
Cô triển khai thêm bằng mẫu câu khác: “Ở một thế giới hòa bình, sẽ không có…”.
Cô hỏi:
Các con cảm thấy thế nào khi cô ôm con vào lòng và nói với con bằng một giọng ngọt ngào?
Còn khi ai đó đẩy con hay đánh con, thì con cảm thấy thế nào?
Cô nói tiếp: “Ở một thế giới hòa bình, cánh tay là để ôm, không phải để xô đẩy nhau”. Rồi hỏi các bé: “Cánh tay là để làm gì nào?.... (Để ôm nhau ạ) – Đúng rồi, cánh tay là để ôm nhau. Nào các con hãy cùng cô lặp lại nào: “Cánh tay là để ôm nhau”.
Cô có thể ôm các bé vào lòng hoặc bảo các bé hãy ôm nhau (tùy theo văn hóa, cô có thể cho các bé trai ôm nhau và các bé gái ôm
https://thuviensach.vn
nhau).
Hoạt động: Giờ hãy cho các bé vẽ hoặc tô màu (đối với bé nhỏ hơn) một bức tranh về bài học hôm nay.
Kết thúc bằng một bài hát về hòa bình.
Bài học 11
Cánh tay là để ôm nhau (tiếp theo)
Mở đầu bằng một bài hát.
Câu mẫu: Cô cho các bé đứng thành một vòng tròn, sau đó cô nói: Hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá thêm những ý kiến về một thế giới hòa bình. Chúng ta sẽ hoàn thành mẫu câu giống hôm trước: “Ở một thế giới hòa bình…” và mời các bé thêm vào mẫu câu này.
Cô hãy nhắc lại câu: “Cánh tay là để ôm nhau” và sau đó nói câu dài hơn: “Cánh tay là để ôm nhau, không phải để đẩy nhau”. Hướng dẫn bé lặp lại câu nói dài này.
Nói thêm: “Một điều quan trọng nữa của hòa bình là các con phải biết nói ‘không’ đúng lúc. Ví dụ ai đó làm con tổn thương, thì con phải nói cho người đó biết rằng con không thích thế. Ở những lúc như vậy, các con hãy yêu cầu người đó dừng lại bằng câu nói: ‘Mình không thích bạn làm điều đó với mình. Cánh tay là để ôm nhau, không phải để đẩy nhau’”. Cô hãy cho bé tập nhắc lại câu nói này. Ở Việt Nam có nhiều cách xưng hô khác nhau, nên cô cần phải cho bé tập nhiều lần mẫu câu trên và thay thế cách xưng hô cho
https://thuviensach.vn
phù hợp với từng mối quan hệ của bé như là: “Cháu không thích khi bác làm điều đó với cháu”.
Hoạt động: Cô tập cho các bé viết từ “HÒA BÌNH”. Hãy tập cho bé viết chữ in hoa lên giấy màu và trang trí chữ bằng những hình hoa hoặc theo ý thích của bé. Đối với những bé nhỏ tuổi hơn, cô hãy cho bé tô màu chữ H hoặc nguyên từ “HÒA BÌNH” (đã được viết sẵn).
Những lưu ý dành cho cô trước khi dạy bài 12 Ứng dụng phương pháp giải quyết xung đột vào thực tế
Nếu cô thấy bé này đẩy bé khác, thì hãy bảo bé bị đẩy nói một cách cương quyết, nhưng ôn tồn với bạn mình những gì bé không thích. Ví dụ: “Mình không thích khi bạn xô đẩy mình như vậy. Cánh tay là để ôm nhau, không phải để đẩy nhau.”
Nếu cô tập cho bé sử dụng câu nói này ở những bài trước và khuyến khích bé nói, thì bé có thể tự mình nói được một cách dễ dàng. Theo nguyên tắc, khi trẻ phát huy được kỹ năng giao tiếp thích hợp, thì xung đột giữa trẻ sẽ giảm đi.
Đối với những mối xung đột nghiêm trọng hơn, cô hãy yêu cầu cả hai ngồi xuống (ví dụ: hai bé A và B). Sau đó cô hãy theo các bước sau:
Bước 1: Hỏi bé A xem bé cảm thấy thế nào trong khi bé B ngồi nghe. Rồi cô yêu cầu bé B nhắc lại lời của bé A bằng câu hỏi: “Bạn con nói gì vậy?”. Sau đó cô cũng hỏi y như vậy với bé B: “Còn con cảm thấy thế nào?” và yêu cầu bé A nhắc lại lời của bé B.
https://thuviensach.vn
Bước 2: Cô hỏi bé A xem bé muốn bé B không làm gì và lại để bé B nhắc lại, sau đó hỏi bé B câu hỏi này và để bé A nhắc lại (Con muốn bạn không làm gì?).
Bước 3: Sau đó hỏi bé A nói những gì mà bé thích bé B làm và để bé B nhắc lại. Hỏi câu hỏi này lại với bé B và để bé A nhắc lại (Con muốn bạn làm gì?).
Bước 4: Cô hãy hỏi xem các bé có thể làm được điều bạn mình muốn trong một khoảng thời gian nhất định không. Cô hãy đưa ra thời gian đủ để các bé có thể thực hiện tốt. Đối với những bé nhỏ hơn, cô có thể hỏi: “Con có thể làm được điều này trong khi chơi với những hình khối kia không?” hay “Các con có thể làm điều này cho đến giờ nghỉ giải lao không?”.
Bước 5: Khen ngợi khi các bé đã làm hòa với nhau.
Trong các đối thoại trên, điều quan trọng là cô khuyến khích các bé trực tiếp nói với nhau và nhắc lại lời của nhau. Khi bé nói ra được cảm xúc của mình, thì sự bức xúc của bé sẽ tự động dịu lại và nhất là khi bạn nhắc lại sự bức xúc của bé với sự lắng nghe của cô. Tuyệt đối người đóng vai trò giảng hòa không được đứng ở vị trí “quan tòa”. Nhận xét, chỉ trích, giảng đạo hay phán xét đều là thành tố góp phần làm giảm hiệu quả của quá trình trên. Trong khi mục đích của quá trình này là để các bé học được kỹ năng giao tiếp và tự đưa ra giải pháp cho mình.
Các bước giải quyết xung đột
Cô hỏi một trong hai bé (bé A & B). Cô yêu cầu bé kia lắng nghe khi bạn mình nói để nhắc lại lời của bạn, sau đó đổi lại.
Cô giáo:
https://thuviensach.vn
Hỏi bé A: Con cảm thấy thế nào?
Yêu cầu bé B: Bạn A nói gì nào?
Hỏi bé B: Còn con cảm thấy thế nào?
Yêu cầu bé A: Bạn B nói gì nào?
Hỏi bé A: Con muốn bạn B không làm gì?
Yêu cầu bé B: Bạn A nói gì?
Hỏi bé B: Con muốn bạn A không làm gì?
Yêu cầu bé A: Bạn B nói gì?
Hỏi bé A: Con muốn bạn B làm gì?
Yêu cầu bé B: Bạn A nói gì?
Hỏi bé B: Con muốn bạn A làm gì?
Yêu cầu bé A: Bạn B nói gì nào?
Hỏi cả hai bé: Con có làm được yêu cầu này của bạn không?
(Đưa ra một khoảng thời gian nào đó để các bé làm điều đó và khen ngợi cả hai bé khi đã làm được.)
https://thuviensach.vn
Câu chuyện
Câu chuyện về những ngôi sao
- Diana Hsu
Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình những ngôi sao Hòa bình rất đáng yêu và tỏa sáng. Ngôi sao đứng đầu là ngôi sao Mặt trời. Ông luôn mỉm cười. Ông rất đặc biệt. Ông yêu tất cả những ngôi sao khác. Ông thường gửi những tia sáng yêu thương đến họ. Các ngôi sao cũng rất yêu ông. Cả gia đình họ sống thật bình yên và hạnh phúc. Ngôi sao Mặt trời rất hạnh phúc vì các ngôi sao khác cũng hạnh phúc. Ông mỉm cười suốt cả ngày lẫn đêm. Ông thích ngắm nhìn những đứa con ngôi sao Hòa bình của mình.
Trẻ con rất thích những ngôi sao sống hạnh phúc. Chúng thích ngắm nhìn những ngôi sao tỏa sáng lấp lánh và chơi đùa với nhau.
https://thuviensach.vn
Có khi những ngôi sao này bay ngang bầu trời; có khi lại xuống chơi với bọn trẻ. Một hôm, những ngôi sao thấy hai đứa trẻ đánh nhau. Một ngôi sao vội lên tiếng: “Chúng mình hãy nhanh chóng xuống giúp họ đi”. Nhanh như ánh sáng, họ bay xuống và gởi những tia sáng hòa bình, thân thiện cho hai đứa trẻ. Thậm chí họ còn cù vào mũi hai đứa trẻ bằng ánh sáng đến nỗi hai đứa trẻ phải bật cười.
Ngôi sao Can đảm cũng vừa phát hiện ra sự việc. Không hề sợ hãi, nó và ngôi sao Dũng cảm bay xuống trái đất. Họ tự giới thiệu mình. Ngôi sao Dũng cảm nói: “Tớ được gọi là ngôi sao dũng cảm nhất vì tớ không bao giờ cãi nhau hay đánh nhau. Không cãi nhau hay đánh nhau là dũng cảm nhất”.
https://thuviensach.vn
Lúc đó, ngôi sao Đáng yêu và ngôi sao Tươi cười cũng gởi những tia ánh sáng vào hai đứa trẻ để chúng quên đi sự bực tức của mình.
Ngôi sao Giúp đỡ và ngôi sao Kiên nhẫn cũng vừa tới. “Các bạn nhỏ!”, ngôi sao Giúp đỡ nói, “Thật đáng yêu. Tất cả chúng tớ đều đến để giúp đỡ các bạn. Tớ có thể nói một điều bí mật được không?”.
“Được, được!”, những đứa trẻ kêu lên.
https://thuviensach.vn
“Điều bí mật vĩ đại nhất...”, ngôi sao Giúp đỡ nói, “... là kiên nhẫn. Hãy nhìn ngôi sao Kiên nhẫn mà xem. Không điều gì có thể làm bạn ấy bối rối. Bạn ấy luôn kiên nhẫn với tất cả, vì vậy tất cả đều yêu thương bạn ấy.”
“Đúng thế”, ngôi sao Thận trọng nói, “Nếu các bạn thận trọng về cách đối xử của mình với người khác. Các bạn đối xử với họ bằng sự tôn trọng và không làm tổn thương ai cả, thì các bạn sẽ không cần phải đánh nhau.”
Lúc này, hầu như tất cả các bạn ngôi sao đều bay xuống. Nhiều đứa trẻ khác cũng đến. Những đứa trẻ vây quanh những ngôi sao và nói: “Chúng tớ muốn giống như các bạn”. Bỗng nhiên, chúng nhìn thấy một cái gì đó tỏa sáng trên bầu trời. Đó là ngôi sao Sáng nhất. Nó đến cùng ngôi sao Hạnh phúc. Ngôi sao Sáng nhất chiếu vào những đứa trẻ. Còn ngôi sao Tươi cười bật cười khúc khích. Nó làm những đứa trẻ phải bật cười theo.
https://thuviensach.vn
“Chúng mình cùng chơi nhé!”, ngôi sao Hạnh phúc kêu lên. Ngay lập tức, những ngôi sao mang đến những thứ thật ngon. Tất cả đều hạnh phúc. Chúng nhảy múa, cười đùa và ăn uống. Ai cũng tấm tắc: “Bữa tiệc thật ngon!”.
Không ai phát hiện ra sự có mặt của ngôi sao Im lặng cho đến khi nó lên tiếng: “Ngôi sao Mặt trời bảo tớ đến đây!”. Với giọng nói thật ấm áp, nó nói tiếp: “Mọi bữa tiệc đều có lúc tàn. Giờ các bạn phải về nhà thôi”.
Trời đã khuya và những đứa trẻ cũng phải về nhà. Chúng ôm tạm biệt những ngôi sao. Các ngôi sao Hòa bình thì thầm: “Chúng tớ sẽ luôn ở bên các bạn dù các bạn không nhìn thấy chúng tớ vào ban ngày. Chỉ cần các bạn nhớ đến chúng tớ, thì các bạn sẽ cảm nhận được ánh sáng yêu thương và bình an của chúng tớ”. Một lần nữa, những ngôi sao chiếu ánh sáng vào những đứa trẻ và bay lên trời. Thật là một cảnh tượng đẹp.
Cả gia đình ngôi sao Hòa bình đều gởi bình yên xuống trái đất. Mỗi ngôi sao gởi kèm một đức tính tốt đẹp của mình. Ngôi sao Kiên nhẫn gởi kiên nhẫn; ngôi sao Tươi cười gởi một nụ cười hạnh phúc.
https://thuviensach.vn
Ngôi sao Im lặng gởi ánh sáng dịu dàng và yên tĩnh; ngôi sao Đáng yêu gởi những ý nghĩ yêu thương. Những đứa trẻ trên Trái đất ngắm nhìn hạnh phúc và vẫy tay chào những ngôi sao. “Hãy quay lại nhanh nhé!”, chúng kêu lên và trở về nhà.
Cô hỏi: “Theo con nghĩ thì những đứa trẻ và những ngôi sao Hòa bình sẽ gặp lại nhau không? Chúng mình có thể bình yên, hạnh phúc và đáng yêu giống như những ngôi sao này không?”
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Tại buổi họp nhóm
Xem lại điểm suy ngẫm về hòa bình trong sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi và thực hành Hình dung về một Thế giới Hòa bình.
Nếu mọi thành viên đều cảm thấy thoải mái, tập huấn viên có thể đề nghị họ hát những bài họ ưa thích về hòa bình. Mọi người đều có thể hát cùng nhau nếu đó là một bài phổ biến.
Trình bày một kỹ năng làm cha mẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, bắt đầu với kỹ năng 1 – Nhận ra Tầm quan trọng của việc chơi đùa & Thời gian ở bên con.
Giới thiệu những hoạt động ở các bài học về hòa bình trong sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi. Xem bài Viên nhộng thời gian và Sự đối lập giữa một Thế giới Hòa bình
https://thuviensach.vn
và một Thế giới Xung đột. Hướng dẫn những hoạt động này nếu các cha mẹ muốn.
Cho người tham dự đứng thành một vòng tròn. Đi quanh vòng tròn và yêu cầu họ hoàn tất câu “Tôi cảm thấy bình yên nhất khi…”. Sau đó, tiếp tục yêu cầu họ hoàn tất câu “Tôi nghĩ con gái (hay con trai) của tôi có thể cảm thấy bình yên nhất khi…”. Tiếp tục đi hết vòng tròn cho đến khi các cha mẹ đã nói đôi điều về con của họ.
Ôn lại các bài Giải quyết bất hòa và Đôi cánh tay. Tạo nhóm ba người và tập giải quyết xung đột. Cho họ thay phiên nhau đóng vai cha/mẹ và hai người còn lại đóng vai hai đứa con gây gổ với nhau.
Ở nhà
Mở những bài hát về hòa bình mà trẻ ưa thích. Hát cùng trẻ – có thể hát khi bạn và trẻ đi tản bộ hay đang chở trẻ trên xe.
Đánh giá cao, để trẻ biết khi nào trẻ là “người mang lại hòa bình”, hoặc là “dòng sông hòa bình”. Ghi nhận những cố gắng tích cực của trẻ trong cuộc đối thoại giải quyết xung đột mà trẻ có thể là người trong cuộc.
Chia sẻ với trẻ về cảm giác bình yên của bạn, dùng những ngôn từ phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Mời trẻ vào bếp. Cùng trẻ làm bánh, nặn bánh thành biểu tượng hòa bình hoặc trang trí bánh kem bằng những biểu tượng hòa bình.
Vào buổi tối, bạn và trẻ có thể thay phiên nhau chọn ra những ý tưởng ưa thích về hòa bình từ nền văn hóa hay lối sống của
https://thuviensach.vn
đất nước và sau đó, cả hai có thể nêu lên các ý về hòa bình trong một phút trước giờ cơm tối hay vào lúc sinh hoạt gia đình.
Đề nghị trẻ vị thành niên chia sẻ xem cháu mường tượng thế nào về hòa bình. Hãy chú tâm lắng nghe.
Cả hai vợ chồng bạn cần trao đổi thêm về những bộ phim có cảnh quay bạo lực. Liệu cả hai có sẵn sàng từ bỏ xem những bộ phim như thế ở nhà không? Nếu đồng ý, hãy đưa ra các phương án hạn chế trẻ tiếp cận với những bộ phim này ở nhà. Nếu bạn không chắc lắm, hãy để ý đến tâm trạng của trẻ sau khi chúng xem thêm ba phim bạo lực nữa.
Quan sát suy nghĩ và tâm trạng của bạn khi xem một bộ phim bạo lực, nó khác với khi xem một bộ phim hòa bình (bình yên) và có tính nhân bản như thế nào. Sau đó cả hai vợ chồng cùng bàn lại. Nếu cả hai đều đồng ý không xem phim bạo lực ở nhà, hãy nói chuyện này với trẻ. Nói: “Khi xem chương trình nào đó, chúng ta sẽ có những cảm xúc tương ứng. Nếu chúng ta muốn góp phần tạo nên một gia đình, một lớp học hay một thế giới hòa bình (bình yên), thì không có lợi khi để những cảm xúc thô bạo xuất hiện trong ta như thế”.
Nếu bạn quyết định thực thi nguyên tắc này ở nhà, hãy cương quyết làm theo. Nếu trẻ phản đối, chuyện đó sẽ không kéo dài. Khi đứa con ở độ tuổi vị thành niên của bạn chọn xem những phim bạo lực này với bạn bè ở bên ngoài, hãy giữ mình tách bạch, khách quan và lắng nghe những cảm nhận của con.
Hỏi xem điều gì truyền cảm hứng cho trẻ về hòa bình (bình yên)? Lắng nghe những gì trẻ nói.
Cùng trẻ đến thăm một nơi mà trẻ có thể chứng kiến hòa bình (bình yên) trong hành động. Nơi đó có thể là viện bảo tàng với
https://thuviensach.vn
những hình ảnh về hòa bình, trung tâm cộng đồng hoặc nhà mở, nơi trẻ có thể chăm sóc người khác.
Hỏi “Khi nào chúng ta cảm thấy bình yên nhất?” trong buổi sinh hoạt gia đình. Bản thân bạn hãy để ý giúp các thành viên khác trong gia đình có thêm nhiều giây phút bình yên.
Trích dẫn nội dung từ sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi Những điểm suy ngẫm về Hòa bình
Hòa bình là sống hòa hợp và không gây gổ với người khác.
Nếu mọi người trên thế giới đều cảm thấy bình an trong lòng, thế giới này sẽ là một thế giới hòa bình.
Hòa bình là sự yên tĩnh ở trong lòng
Hòa bình là khi tâm trí trở nên điềm tĩnh và thư thái.
Hòa bình bao hàm những suy nghĩ tích cực, cảm xúc trong sáng, và những ước muốn tốt lành.
Hòa bình bắt đầu từ mỗi chúng ta.
Để sống trong bình an, ta cần có lòng trắc ẩn và sức mạnh từ nội tâm.
Hòa bình là một dạng năng lượng đem đến sự cân bằng. Hòa bình là đặc trưng nổi bật của một xã hội văn minh.
https://thuviensach.vn
Hòa bình phải bắt đầu từ mỗi chúng ta. Bằng cách giữ yên lặng và nghiêm túc suy nghĩ về ý nghĩa của hòa bình, chúng ta có thể khám phá ra những phương cách làm gia tăng sự thông hiểu, tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc. - Ngài Javier Perez de Cuellar, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Bài học 1
Hình dung về một thế giới hòa bình
Bước 1- Cho các em cùng hát một bài hát về Hòa bình. Giải thích với các em rằng trong một vài tuần tới, nhà trường hoặc lớp chúng ta sẽ tìm hiểu một đề tài rất quan trọng, đó là Hòa bình.
Bước 2- Giáo viên hỏi cả lớp:
Em nào có thể nói cho thầy/cô biết về hòa bình? Hòa bình là gì?
Một thế giới hòa bình có nghĩa là gì?
Chấp nhận tất cả mọi ý kiến và cám ơn các em đã chia sẻ ý kiến của mình. Tiếp tục bài học với bài thực hành Hình dung về một Thế giới Hòa bình.
Bước 3 - Hình dung về một Thế giới Hòa bình:
Một điều kỳ diệu đối với mỗi học sinh ở tuổi các em là tất cả chúng ta đều biết về hòa bình. Thầy/cô muốn bắt đầu bài học bằng cách đề nghị các em sử dụng tâm trí của mình để tưởng tượng về một thế giới hòa bình. Hãy giữ mình điềm tĩnh, tĩnh
https://thuviensach.vn
lặng. Thầy/cô muốn vẽ một bức tranh trong tâm trí của em về một quả bóng to và rất đẹp, quả bóng này to đến mức các em có thể bước vào bên trong…, quả bóng này giống như một hành tinh nhỏ và em có thể dạo chơi trong tưởng tượng, đi vào tương lai, đến
với một thế giới tốt đẹp hơn… Hãy từng bước đi vào bên trong và trôi bồng bềnh vào một thế giới thực sự hòa bình… Quả bóng dừng lại trên mặt đất của thế giới này, và em bước ra… Trông thế giới ấy ra sao?… Hãy tưởng tượng xem em cảm thấy thế nào… Thiên nhiên như thế nào?... Không khí như thế nào?... Những ngôi nhà trông giống cái gì?... Khi em bước đi xung quanh hồ, hãy tự mình cảm nhận xem nơi đó bình yên như thế nào… Hãy nhìn xuống hồ nước và ngắm nhìn hình ảnh phản chiếu của mình ở bên dưới… Em có thể cảm thấy thân thể của mình được thư giãn ở chốn yên tĩnh này… Khi em đi ngang qua một đám đông, hãy chú ý đến những biểu hiện trên gương mặt họ và cách họ nói chuyện, trao đổi với nhau như thế nào… Một số người mỉm cười và vẫy tay chào khi em bước vào trong quả bóng để quay trở lại đây… Quả bóng bồng bềnh đưa em quay về thực tại và có mặt tại lớp học này… Khi em đang ngồi đây, quả bóng biến mất, để lại trong em cảm giác tĩnh lặng và bình an.
Bước 4 - Chia sẻ: Dành cho học sinh thời gian để chia sẻ với nhau về những gì các em đã tưởng tượng về một thế giới hòa bình. Một số em có thể thích chia sẻ trải nghiệm, hoặc thầy cô có thể yêu cầu các em trước tiên hãy chia sẻ về thiên nhiên, sau đó về bản thân và tiếp theo là hình dung về mối quan hệ với người khác như thế nào.
Bài học 3
https://thuviensach.vn
Sự đối lập giữa một thế giới hòa bình và một thế giới xung đột
Bước 1- Giáo viên giải thích: “Hôm nay thầy/cô muốn nói với các em về sự khác nhau giữa một thế giới hòa bình và một thế giới xung đột. Những điều gì có trong thế giới xung đột mà không có trong thế giới hòa bình?” Học sinh có thể nêu ra những điều như chiến tranh, súng đạn, tội phạm.
Bước 2 - Chia bảng thành 2 cột: Những hành động trong một thế giới hòa bình và Những hành động trong một thế giới xung đột. Yêu cầu các em đưa ra ý kiến cho từng cột.
Bước 3- Hoạt động dành cho học sinh 10 - 14 tuổi: Hướng dẫn các em cách hình thành Bản đồ Tâm trí về một thế giới hòa bình. Học sinh cũng có thể xây dựng Bản đồ Tâm trí về một thế giới có xung đột trong những ngày kế tiếp. Để bắt đầu làm Bản đồ Tâm trí, mỗi học sinh vẽ một hình ảnh nhỏ ở chính giữa trang
giấy; rồi bắt đầu từ hình ảnh này vẽ một số đường hướng ra ngoài (gọi là nhánh chính), sau đó vẽ thêm các nhánh phụ từ các nhánh chính này. Trên mỗi nhánh, các em sẽ viết những đặc điểm, khía cạnh khác nhau về hình ảnh nằm giữa tờ giấy. Yêu cầu học sinh làm một bản đồ về một Thế giới Hòa bình và một bản đồ khác về một Thế giới Xung đột.
Bước 4- Biểu diễn hoặc hát một bài hát về hòa bình. Bước 5 - Thảo luận điểm suy ngẫm:
Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình là sống hòa hợp và không gây gổ với người khác
https://thuviensach.vn
Nếu mọi người trên thế giới đều cảm thấy bình an trong lòng, thế giới này sẽ trở nên một thế giới hòa bình.
Bài học 4
Viên nhộng thời gian
Bước 1 - Giáo viên nói: “Hôm nay, hãy tưởng tượng rằng các em đang sống trong một thế giới hòa bình như các em đã hình dung hôm trước, và các em được yêu cầu tạo ra một viên nhộng thời gian để các thế hệ trong tương lai biết về thế giới hòa bình của các em. Mười vật dụng nào các em sẽ chọn để bỏ vào trong viên nhộng thời gian ấy để cho các thế hệ tương lai biết nhiều hơn về một thế giới hòa bình?”.
Bước 2 - Học sinh có thể tự thực hiện một mình, theo từng cặp hay theo nhóm nhỏ. Các em có thể vẽ hoặc viết ra tên của mười vật dụng.
Bước 3 - Các em chia sẻ mười vật dụng này của nhóm mình cho cả lớp.
Bước 4 - Các em chia sẻ trải nghiệm và bài học của mình vào cuối buổi.
Bài học 12
Đôi cánh tay
https://thuviensach.vn
Bước 1 - Giáo viên giới thiệu bài học và gợi ý cho các em nghĩ đến nhiệm vụ của những đôi tay.
Bước 2 - Giáo viên hỏi cả lớp:
Em biết gì về đôi cánh tay của chúng ta? Chúng ta dùng chúng để làm gì?
Chắc chắn học sinh sẽ nói với bạn về đôi tay như một bộ phận của cơ thể. Hãy nói với các em những điều đôi tay có thể làm. “Chúng có thể ôm bạn bè, nhặt đồ vật, nấu ăn, vẽ những bức tranh đẹp, ném bóng, xây những tòa nhà cao tầng, chữa bệnh cho gia súc… Các cánh tay nối liền là dấu hiệu của sự thân thiết và là bạn bè. Tay cũng có thể đẩy, xô và đánh lại người khác. Tạo ra hòa bình hay xung đột cũng đều xuất phát từ cách chúng ta sử dụng đôi tay của mình. Cách chúng ta sử dụng đôi tay của mình tạo ra sự khác biệt”. Hãy hỏi các em:
Em cảm thấy thế nào khi những người khác dùng tay của họ để gây đau đớn cho em hay cho một người mà em quan tâm? (Chấp nhận mọi câu trả lời và những biểu hiện cảm xúc của học sinh. Nhận xét: “Đúng, quả là đau đớn khi có kẻ làm tổn thương chúng ta”).
Bước 3 - Nếu chưa có học sinh nào nêu lên ý tưởng này, hãy nói với các em rằng từ “bàn tay” còn đồng nghĩa với từ “vũ khí”. Bàn tay con người cũng được sử dụng để chế tạo súng ống và vũ khí cho chiến tranh. Bàn tay con người có thể sáng tạo ra mọi vật và cũng có thể phá hủy tất cả mọi thứ.
Bước 4- Giáo viên hỏi cả lớp:
Các em hãy suy nghĩ xem tại sao lại có những người gây ra chiến tranh?
https://thuviensach.vn
Các em muốn nói gì với những người này?
Chấp nhận mọi ý kiến của học sinh.
Bước 5 - Giáo viên nói: “Có một câu khẩu hiệu là: Tay dùng để ôm ấp, chứ không phải để xô đẩy nhau”. Hỏi:
Các em có thể nghĩ ra những câu khẩu hiệu khác về lợi ích của đôi tay không? (Đưa ra một hoặc hai ví dụ nếu học sinh chưa nghĩ ra, chẳng hạn: Tay dùng để trao tặng chứ không phải để giành giật. Tay dùng để nắm lấy nhau chứ không phải để làm đau nhau. Hãy sáng tác những câu khẩu hiệu có tính hài hước).
Các em có thể nghĩ ra một câu khẩu hiệu nào để nói với một ai đó đang quấy rầy em không?
Bình luận: “Mọi người cần biết rằng làm tổn thương người khác không phải là điều đúng đắn”. Hãy viết lại những ý kiến của học sinh và lưu chúng lại trên bảng để dùng cho bài học khác. Hỏi:
Có em nào nghĩ ra thêm một khẩu hiệu khác về hòa bình không?
Bước 6 - Hoạt động: Đề nghị học sinh làm một tấm áp phích về Hòa bình. Ví dụ: hình ảnh những cánh tay nối liền nhau, một khẩu súng biến thành chim bồ câu, những cánh tay của học sinh bao quanh hình ảnh đất nước v.v…
Bước 7 - Giáo viên cho các em trình bày tấm áp phích của mình trước cả lớp, sau đó cho từng nhóm dán sản phẩm của mình lên tường, xung quanh lớp học.
Bước 8 - Kết thúc với Bài thực hành thư giãn Ngôi sao Bình yên. Bài thực hành thư giãn - Ngôi sao Bình yên.
https://thuviensach.vn
Một cách để cảm nhận bình yên là giữ tĩnh lặng trong lòng. Trong giây lát, hãy nghĩ về những ngôi sao và hình dung chính mình cũng giống như những ngôi sao ấy. Chúng đẹp làm sao trên bầu trời, chúng lấp lánh và tỏa sáng. Chúng thật tĩnh lặng và bình an. Hãy để cho cơ thể nghỉ ngơi… thả lỏng các ngón chân và cẳng chân… thả lỏng bụng… và vai… thả lỏng bàn tay… và khuôn mặt… Hãy để cho cảm giác an toàn tràn ngập… và một luồng sáng dịu, bình yên nhẹ nhàng bao quanh bạn… Em giống như một ngôi sao nhỏ xinh đẹp… Em, một ngôi sao nhỏ ở trong thân thể này, tràn đầy ánh sáng bình yên… Ánh sáng ấy thật dịu dàng… Hãy nghỉ ngơi trong ánh sáng bình yên và yêu thương đó… Hãy để chính mình được yên tĩnh và bình an trong tâm hồn… Em có thể chú ý… tập trung… Mỗi khi em muốn cảm thấy bình yên trong lòng, em có thể giữ tĩnh lặng… hài lòng… trở thành một ngôi sao bình yên.
Hướng dẫn thực hiện Bản đồ Tâm trí
Bản đồ Tâm trí là một kỹ thuật đồ họa rất hiệu quả, nó kích thích sự hoạt động của hai bán cầu não thông qua việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, số học, lý luận, tư duy logic, nhịp điệu, màu sắc, trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và nhận thức về không gian. Nó có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, phác họa dàn ý cho các câu chuyện, dàn ý cho một bài nói chuyện, sắp xếp một cách trật tự các chi tiết, hay để sáng tạo và phát triển ý tưởng về một chủ đề. Sử dụng Bản đồ Tâm trí rất đơn giản. Trong thực tế, việc sử dụng các ngôn từ về Giá trị là một cách tuyệt vời để bắt đầu học về cách lập nên một Bản đồ Tâm trí. Hãy viết một từ về Giá trị vào chính giữa một trang giấy được đặt nằm ngang, vẽ vài đường thẳng kéo dài ra phía bên ngoài và điền vào mỗi đường thẳng một từ nảy ra trong óc bạn ngay khi bạn nghĩ đến từ về Giá trị. Bộ não của bạn sẽ tự động sử dụng sức mạnh liên tưởng của nó.
https://thuviensach.vn
Trong cuốn Tiến lên phía trước (Get Ahead) của Vanda North và Tony Buzan, các tác giả đã đề nghị sử dụng Bản đồ Tâm trí khi cần đào sâu suy nghĩ về một đề tài, một kỹ thuật mà họ gọi là “Sự nở hoa của bộ não”. Như các tác giả này nói: “Nó cho phép một sự bừng nở vĩ đại, nở hoa, liên tưởng, kết nối và sự nở hoa của các tư duy, ý tưởng và dữ kiện, được nắm bắt trong vẻ đẹp rực rỡ của
chùm hoa đó”. Những quy tắc dành cho Bản đồ Tâm trí được đưa ra như sau:
Cách hình thành Bản đồ Tâm trí:
1. Lấy một tờ giấy trắng khổ vừa hoặc lớn và đặt chúng theo chiều ngang.
2. Bắt đầu ở ngay chính giữa trang giấy bằng một hình ảnh trung tâm trình bày theo ý bạn về chủ đề mà bạn đang muốn viết/suy nghĩ. Sử dụng ít nhất 3 màu sắc trong hình ảnh này.
3. Những chủ đề chính xung quanh hình ảnh trung tâm giống như những tiêu đề của các chương trong một cuốn sách. Viết các từ và đặt chúng lên trên các dòng kẻ có độ dài bằng nhau. Các đường trung tâm có thể là đường cong và trông tự nhiên... giống như những cành cây đâm nhánh từ thân cây.
4. Bắt đầu thêm vào cấp độ tư duy thứ hai. Những từ ngữ hay hình ảnh này được kết nối với cành chính đã tạo ra chúng. Những đường này nối với cành và trông mảnh hơn.
5. Thêm cấp độ thứ ba hoặc thứ tư về dữ liệu, khi những suy nghĩ đến với bạn. Hãy sử dụng hình ảnh càng nhiều càng tốt. Hãy để những suy nghĩ đến với bạn một cách tự do, có nghĩa là bạn “nhảy nhót qua lại” trên Bản đồ Tâm trí khi nối kết các liên tưởng trong đầu bạn.
https://thuviensach.vn
6. Thêm chiều cho Bản đồ Tâm trí của bạn. Bổ sung thêm chiều sâu quanh các từ hoặc hình ảnh, sử dụng những màu sắc và phong cách khác nhau. Nếu muốn, bạn có thể thêm những mũi tên để chỉ mối liên hệ.
7. Hãy tạo hứng thú bằng cách làm mỗi tấm Bản đồ Tâm trí ngày càng đẹp hơn, có tính thẩm mỹ cao hơn, nhiều màu sắc hơn và giàu hình tượng hơn. Hãy phát triển phong cách riêng của bạn.
Bản đồ Tâm trí - Giá trị Tôn Trọng
https://thuviensach.vn
TÔN TRỌNG
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi
Tại buổi họp nhóm
Ôn lại điểm suy ngẫm về tôn trọng trong sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi để các phụ huynh biết cách giải thích về tôn trọng cho con ở độ tuổi này.
Giới thiệu Kỹ năng làm cha mẹ 2 – Khen ngợi để củng cố những hành vi tích cực. Yêu cầu các cha mẹ liệt kê những giá trị họ ưa thích ở con mình và nghĩ ra lời khen ngợi đặc biệt dành cho giá trị mà họ nhận thấy qua hành vi của con.
Hát hoặc nghe những bài hát về lòng tôn trọng (Sẽ rất vui nếu bạn hát cùng con trên đường đi chợ). Yêu cầu các cha mẹ chia sẻ những bài hát làm cho họ cảm thấy thật tuyệt vời.
Ôn lại Kỹ năng làm cha mẹ 4 – Lắng nghe tích cực. Yêu cầu các cha mẹ thực hành kỹ năng này trong nhóm ba người, trong đó: người thứ nhất làm Người nói, người thứ hai làm Người nghe và người thứ ba làm Người quan sát. Sau đó, họ sẽ đổi vai cho nhau để có thể cảm nhận cả ba vai trò.
- Vòng 1: Người nói chia sẻ một điều tích cực nào đó đã xảy ra với họ.
https://thuviensach.vn
- Vòng 2: Người nói chia sẻ điều đã làm họ buồn chán hoặc nổi giận.
- Vòng 3: Người nói giả làm con của họ và chia sẻ một điều mà họ cảm thấy lo ngại gần đây.
Sau mỗi vòng, nhóm nên phản hồi cho nhau về những gì mà họ đã quan sát và cảm nhận được về kỹ năng lắng nghe tích cực.
Giao bài tập về nhà: Khuyến khích các cha mẹ, hoặc người chăm sóc trẻ, thực hành kỹ năng lắng nghe tích cực nếu trẻ gặp vấn đề hay cảm thấy buồn chán.
Ở nhà
Cha mẹ có thể thực hiện hoạt động Đôi bàn tay em (sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi). Thay vì đặt ra một việc làm tốt cho đôi tay của trẻ (như giáo viên thường làm ở trường), cha mẹ có thể giúp trẻ liệt kê nhiều việc làm tốt. Thực hiện hoạt động này với các bé và hát bài Hai bàn tay của em hoặc sáng tác một bài hát đơn giản kèm theo hoạt động. Hãy sẵn sàng thay đổi bài hát khi những hoạt động của bạn và trẻ thay đổi!
Treo trên tường sản phẩm Em và hình bóng của trẻ (sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi). Khi con mang về một bức vẽ và cho bạn xem, hãy thể hiện sự thích thú và bạn sẽ thấy gương mặt trẻ sáng bừng lên khi bạn thích thú mô tả về bức tranh ấy.
Khen trẻ vài lần trong ngày, nêu tên giá trị mà trẻ đã thể hiện.
Hãy quan tâm, chú ý đến bé và lắng nghe bé ít nhất vài phút mỗi ngày. Đây là một trong những cách tốt nhất để bạn thể hiện sự tôn trọng và để trẻ cảm thấy mình có giá trị.
https://thuviensach.vn
Đôi khi hãy nói: “Cảm ơn con đã chú tâm lắng nghe”.
Luôn tỏ thái độ vui vẻ khi giúp trẻ làm bài tập về nhà. Nếu thấy mình sắp sửa cáu gắt, bạn hãy đi ra ngoài vài phút và uống một tách trà. Hãy tách bạch. Bằng lòng kiên nhẫn của bạn, trẻ sẽ nắm bắt bài học rất nhanh. Chỉ nói ra những lời nhận xét tích cực trong khi trẻ làm bài. Làm mẫu cho trẻ cách giải đáp một bài tập khó khi trẻ không hiểu, rồi giúp trẻ làm vài bài khác nữa. Bảo với trẻ hãy gọi bạn đến sau khi đã tự làm được một bài tập khó nào đó. Hãy nói “Hay quá! Con đã tự làm được rồi... Giờ làm thêm vài bài nữa, sau đó gọi ba/mẹ nhé”.
Nếu trẻ đang nói với giọng điệu thiếu tôn trọng hoặc đòi hỏi, bạn có thể bảo trẻ “Sao mà............(tên một nhân vật hoạt hình hoặc vị anh hùng hòa bình ưa thích của trẻ) lại có thể nói ra những lời đó nhỉ?. Khen ngợi khi trẻ đổi giọng, hãy cười và nói “Đó mới là giọng nói mà ba/mẹ thích nghe”.
Trích dẫn nội dung từ sách
Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Những điểm suy ngẫm về Tôn trọng
Tôn trọng là có cảm giác tốt đẹp về chính mình.
Tôn trọng là biết mình độc đáo và có giá trị.
Tôn trọng là đánh giá cao chính mình.
Tôn trọng là biết mình đáng yêu và giỏi giang.
https://thuviensach.vn
Tôn trọng là thích mình là ai.
Tôn trọng là lắng nghe người khác.
Tôn trọng là biết rằng người khác cũng có giá trị.
Tôn trọng là đối xử tử tế với người khác.
Bài hát gợi ý
Mỗi người là một nụ hoa
- Võ Tá Khánh, Tiến Lộc
Mỗi người là một nụ hoa, nở ra nở ra tươi thắm.
Làm thành vườn hoa, vườn hoa muôn sắc tươi xinh. Mỗi người là một nụ hoa, cùng đem về đây góp sắc. Làm thành vườn hoa, vườn hoa vườn hoa chúng mình.
Bài học 2
Đôi bàn tay em
Thảo luận điểm suy ngẫm: “Tôn trọng là có cảm giác tốt đẹp về chính mình”. Cô hỏi:
Khi nào con cảm thấy tốt về con?
Bé thường chia sẻ về việc bé đã giúp đỡ người khác. Cô xác nhận khi chúng ta làm được việc tốt, thì chúng ta cảm thấy tốt đẹp. Công nhận mọi câu trả lời của bé.
https://thuviensach.vn
Hoạt động: Mỗi bé dùng cọ vẽ lên hai bàn tay mình và in cả hai bàn tay lên giấy hoặc cho bé đồ lại hai bàn tay mình lên giấy, rồi vẽ và tô màu. Cô hãy giúp những bé nhỏ làm điều này. Mỗi bé cắt nhỏ hình những bàn tay của mình và sắp xếp thành vòng tròn trên một tờ giấy lớn. Giờ bé có thể dùng hồ/keo dán lại và viết tên mình bên cạnh.
Thảo luận: Cô cho các bé ngồi theo vòng tròn hoặc theo từng nhóm nhỏ. Cô khen ngợi các hoạt động cũng như sự chú ý của bé và nói: “Thực ra bàn tay có thể làm được nhiều việc tốt, như bức tranh của các con này nhưng cũng có thể gây ra những hành động không tốt như khi con đánh hoặc cấu véo bạn”. Sau đó cô hỏi bé xem bé thích làm những việc tốt nào bằng đôi tay của mình. Cô viết tất cả các câu trả lời vào trong vòng tròn của hình những bàn tay đã dán.
Bài học 3
Bài hát về Đôi bàn tay em
Hoạt động: Cô cho bé sáng tác một bài hát đơn giản hay một bài thơ bao gồm những hoạt động từ bài trước. Cô tập cho bé hát và di chuyển tay theo lời của bài hát.
Hoạt động: Hôm nay cô cho bé làm một tấm thiệp tặng ba mẹ. Cô tìm những tấm thiệp màu có in hình trái tim. Cô phát cho bé để bé cắt hình trái tim. Đối với những bé nhỏ hơn, cô cho bé đồ lại hai bàn tay mình lên hình trái tim, sau đó tô màu hai bàn tay. Cô cho các bé lớn hơn đồ hai bàn tay mình lên giấy trắng, rồi cắt ra để dán lên hình trái tim. Cô lấy viết dạ và viết phía sau hình bàn tay
https://thuviensach.vn
của các bé nhỏ: “Hai bàn tay nhỏ của con làm được việc tốt. Tay em làm được............ (cô viết câu trả lời của các bé). Các bé 5 tuổi dùng viết dạ đồ lên các từ do cô viết trước bằng viết chì.
Cho bé tập im lặng qua bài Ngôi sao Tôn trọng.
Cô giới thiệu: “Chúng ta vừa hát bài những bàn tay nhỏ. Đôi bàn tay con có thể làm được nhiều việc tốt. Những việc làm tốt giúp chúng ta tôn trọng chính mình. Các con còn nhớ: Mỗi chúng ta đều độc đáo và quý giá. Chúng ta còn đáng yêu và giỏi giang nữa. Giờ các con hãy để mình cảm nhận xem tôn trọng giống thế nào. Giờ chúng ta hãy để Ngôi sao Tôn trọng mang chúng ta đến với Ngôi sao Bình yên nhé”.
Bài tập Ngôi sao Tôn trọng
Các con hãy để mình ngồi im lặng... thả lỏng các ngón chân, bàn chân... và cẳng chân... thả lỏng bụng... và hai vai... thả lỏng hai cánh tay... và khuôn mặt... Ngôi sao Tôn trọng biết từng người... nó biết rằng mỗi người đều đóng góp cho thế giới này những đức tính tốt đẹp của riêng mình... Con chính là một ngôi sao nhỏ xinh đẹp... Con đáng yêu và giỏi giang... Hãy để con cảm nhận cảm giác tôn trọng trong con... Con là Ngôi sao Bình yên... thật đáng yêu và giỏi giang... để con thật yên lặng và bình an... Mỗi khi con muốn có cảm giác tốt đẹp ở bên trong, con hãy để mình yên lặng và nhớ lại con là một Ngôi sao tràn đầy bình yên... con là một Ngôi sao tràn đầy sự Tôn trọng…
Bài học 5
Con báo Lily
https://thuviensach.vn
Cô kể lại chuyện “Con báo Lily”.
Thảo luận: Cô hỏi về nội dung câu chuyện:
Tại sao Lily cảm thấy buồn?
Tại sao nó bỏ chạy?
Sau giấc ngủ trưa, nó đã nhìn thấy ai?
Nó có ngạc nhiên khi nhìn thấy một con báo có đốm xanh không?
Lily có thể kể ra được những đức tính tốt nào về mình (tốt bụng, chăm sóc, thân thiện, đáng yêu, dũng cảm, mạnh mẽ...).
Nó có vui khi phát hiện những đức tính tốt đẹp ở mình không? Con cảm thấy thế nào khi nghĩ về những đức tính tốt của con?
Hoạt động: Cô cho bé vẽ (bé nhỏ hơn thì tô màu tranh có sẵn) về câu chuyện “Con báo Lily”.
Hát bài Mỗi người là một nụ hoa hay một bài hát khác về tôn trọng.
Bài học 7
Em và hình bóng
Thảo luận:
https://thuviensach.vn
Các con còn nhớ câu chuyện “Con báo Lily” không?
Các con muốn nghe cô kể lại lần nữa không?
Lily có những đốm màu gì?
Lenny có những đốm màu gì?
Ai nhớ Lucy có đốm màu gì?
Nhấn mạnh: Lily, Lenny và Lucy đều là báo, nhưng chúng lại có đốm màu khác nhau. Các con vẫn còn nhỏ, nhưng không ai giống ai cả. Tôn trọng là biết mình độc đáo và có giá trị.
Chuẩn bị dụng cụ: Những tờ giấy khổ lớn – cỡ thân người các bé – chì màu hoặc màu nước. Có thể sử dụng thêm nút áo cũ, sợi (len) hay chỉ.
Hoạt động: Cô cho bé nằm lên tờ giấy và bé khác sẽ vẽ đường viền cơ thể của bé, sau đó đổi lại. Bé có thể cắt hình bóng của mình.
Bài học 8
Em và hình bóng
Hát bài Mỗi người là một nụ hoa hay một bài khác về tôn trọng.
Hoạt động: Cô cho bé tiếp tục hoàn tất Cái bóng của bé. Bé có thể vẽ, tô màu, sơn quần áo, tóc và thêm vào những đặc điểm khác. Mỗi bé có thể trình bày tác phẩm của mình, sau đó cô cho bé dán tranh của mình lên tường.
https://thuviensach.vn
Câu chuyện
Con báo Lily
- John Mc Connel
Con báo Lily nghĩ rằng có gì đó sai lầm nghiêm trọng với nó. Không giống như những con báo khác, những đốm trên mình nó không phải màu đen mà lại là màu hồng. Sẽ không có gì là khủng khiếp nếu những con báo khác chấp nhận nó.
Thực ra, gia đình của nó cũng có lẩn tránh nó. Mẹ nó đã khóc khi sinh ra một đứa con gái có những đốm màu hồng như vậy. Cả ba và hai anh trai, Julian và Ricky của nó cũng cảm thấy xấu hổ vì sự có mặt của nó trong gia đình. Những con báo hàng xóm phớt lờ, chế giễu nó, thậm chí đôi khi đánh nó. Có lúc nó rất sợ và buồn; có lúc lại bực tức. Nó quyết định chỉ nằm ở nhà. Có hôm nó nằm cả ngày trong một bụi rậm để nhìn các bạn nô đùa. Thỉnh thoảng, các bạn ấy cũng rủ nó ra chơi cùng, nhưng nhớ lại lời trêu chọc trước đó, nó gầm gừ trong cổ để đáp lại.
https://thuviensach.vn
Đó không phải là lỗi của nó khi nó có những cái đốm hồng như vậy! Nó khác với các bạn và nó không thể làm gì được. Nó cứ tự hỏi tại sao tất cả mọi con báo lại không hiểu điều này. Nó đã làm mọi cách để cởi bỏ những cái đốm màu hồng. Có hôm nó đã cố lau chùi cho sạch và dùng cả thuốc tẩy. Có hôm nó còn sơn các đốm này thành màu đen thui, nhưng sau đó các đốm hồng ấy vẫn cứ lộ ra. Mọi cách đều không được! Một thời gian sau, nó nhận ra mình bất lực. Nó còn có thể làm gì nữa?
Một hôm, nó bị bốn con thú con trêu chọc. Nó quyết định bỏ nhà ra đi. Nó đã đủ lớn. Nó chạy nhanh vào rừng sâu. Nó cúi đầu chạy hàng giờ và chỉ dừng lại một tí để thở và lau nước mắt.
Cuối cùng, nó dừng lại ở một nơi sạch sẽ để nghỉ. Nó ngủ thiếp đi cho đến khi bị đánh thức bởi một cái lưỡi mềm cọ vào mũi nó. Khi mở mắt, nó thấy một cảnh tượng thật kỳ lạ. Trước mắt nó là một con báo lớn với những đốm sáng màu xanh! Lily quá kinh ngạc đến nỗi nó phải chớp mắt tới hai lần để chắc rằng nó không mơ.
https://thuviensach.vn
Nó đã từng mơ đến những con báo với những đốm màu khác nhau, nhưng nó không hề mong đợi lại có những con báo như vậy. Con báo lớn giới thiệu là Lenny. Lenny hỏi nó đang làm gì ở nơi xa nhà như vậy. Khi Lenny nói, cậu ấy có vẻ rất tự tin và hạnh phúc. Ánh mắt cậu ấy quá thân thiện, nên Lily cảm thấy an toàn và chẳng mấy chốc nó đã thổ lộ hết những tâm sự của mình.
Lenny im lặng lắng nghe câu chuyện của nó. Khi nó nói xong, Lenny ôm chặt nó trìu mến và giúp nó lau khô nước mắt. Sau đó, Lenny cười với nó và nói: “Điều bạn cần là lòng tự trọng”.
“Mình ư?”, Lily hỏi lại, “Đó là gì vậy?” “Tự trọng là thích chính bạn, ngay cả khi người khác không thích bạn”, Lenny giải thích: “Nghĩa là trân trọng tất cả những điều đặc biệt của bạn”.
“Nhưng, mình chẳng có gì đặc biệt cả, trừ những cái đốm màu hồng này và mình ghét chúng!”. Nó bật khóc: “Mình thật lạ lùng và xấu xí. Mình ước sao mình chưa từng được sinh ra”.
“Đừng ngốc thế!”, Lenny nhẹ nhàng: “Bạn rất đặc biệt. Trên thế giới này, không một con vật nào giống như bạn và mình thấy bạn có nhiều cái tốt”. Lenny dừng lại một lúc. Dường như cậu ấy đang suy nghĩ. “Mình có ý này”, cậu ấy nói: “Chúng mình hãy liệt kê tất cả những điều bạn thích về bạn”.
https://thuviensach.vn
“Được thôi!”, Lily nói, mặt nó tươi tỉnh lên một chút. Nó suy tư một hồi và nói: “À, mình thật tốt bụng và quan tâm đến người khác... mình cố gắng trở nên thân thiện. Mình hay giúp ba mẹ. Mình rất đáng yêu …” Lily dừng lại, giọng nó trầm lắng. Lenny gật đầu háo hức để khuyến khích nó. Lily cảm thấy an tâm trở lại và tiếp tục: “Mình có đôi mắt màu vàng rất đẹp và mình thực sự là người chạy nhanh nhất. Mình dũng cảm, mạnh mẽ và …”.
Vừa lúc đó, con báo Lucy và Laura cũng xuất hiện. Lucy có những đốm xanh lục và Laura có những đốm màu tím. Nhìn thấy Lily, chúng rất mừng rỡ. Chúng cười hớn hở và nhảy cẫng lên: “Bạn thật đáng yêu làm sao và bạn có một cái áo khoác thật đẹp!”.
“Cảm ơn các bạn”, Lily cười trả lời. Nó chợt nhớ còn nhiều điều tốt đẹp hơn nữa về nó. Tự nhiên, nó thấy mình nhẹ nhàng.
“Khác nhau cũng không sao”, nó nghĩ, “thực ra, những cái đốm của mình khá đẹp! Nếu những con báo khác không thích mình vì những cái đốm màu hồng của mình, chẳng qua họ không biết có điều đẹp đẽ hơn. Mình thật sự không sao. Mình vui vì mình độc đáo như vậy”.
Lily ở lại vài giờ để chơi với những người bạn mới. Mặt trời bắt đầu lặn, Lily nghĩ đến gia đình của nó. Có lẽ họ đang lo lắng về nó. Lily vẫy chào tạm biệt Lenny, Lucy và Laura. Nó hứa sẽ trở lại thăm các bạn.
Trên đường về nhà, nó ngắm mặt trời lặn. Lần đầu tiên, nó nhận thấy có nhiều màu sắc trên bầu trời. Bầu trời có màu hồng, màu xanh, màu tím và màu da cam. “Ôi đẹp làm sao!” nó tự hỏi: “Tại sao mình chưa bao giờ nhận thấy những màu sắc đẹp đẽ đó nhỉ?”. Khi nó về, ba mẹ và hai anh chạy ra đón nó. Họ nhận thấy có điều gì khác lạ ở nó. Nó có vẻ hớn hở và tươi vui hơn. Nó ngẩng
https://thuviensach.vn
cao đầu, nhảy chân sáo trước họ và cười tinh nghịch với họ. “Con bé thật đẹp!”, họ ngẫm nghĩ: “Tại sao mình chưa bao giờ nhận ra vẻ đẹp dí dỏm này ở nó?”.
Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 8 tuổi trở lên
Tại buổi họp nhóm
Sau khi ôn lại điểm suy ngẫm về Tôn trọng trong sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi, tập huấn viên hãy cho thảo luận những điểm đó và trả lời các câu hỏi được liệt kê ở phần dành cho trẻ.
Ôn lại loạt bài Các màu sắc của tôn trọng và thiếu tôn trọng (sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi).
Cho các cha mẹ thực hiện hoạt động Những phẩm chất của em trong sách Những Giá trị Sống dành cho Trẻ từ 8 đến 14 tuổi. Yêu cầu họ ngồi theo vòng tròn. Phát cho mỗi người một tờ giấy, bảo họ viết tên lên đầu tờ giấy và chuyền nó sang người kế bên theo chiều kim đồng hồ. Người này sẽ viết lên tờ
https://thuviensach.vn
giấy ấy những phẩm chất mà họ nhận thấy ở chủ nhân của tờ giấy này. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi tờ giấy quay về chủ nhân của nó thì dừng lại.
Yêu cầu các phụ huynh chia sẻ những câu chuyện ưa thích của họ về tôn trọng bản thân.
Giới thiệu Kỹ năng làm cha mẹ 2 – Khen ngợi để củng cố những hành vi tích cực. Yêu cầu các phụ huynh liệt kê những phẩm chất mà họ yêu thích ở con mình và nghĩ đến một phẩm chất mà họ mong muốn con mình thể hiện. Tạo thành nhóm ba người, thực tập khen ngợi và gọi tên phẩm chất, giá trị mà trẻ đã thể hiện.
Ôn lại Kỹ năng làm cha mẹ 4 – Lắng nghe tích cực. Yêu cầu các cha mẹ thực tập Lắng nghe tích cực trong nhóm ba người (xem phần Dành cho các bậc cha mẹ có con từ 2 đến 7 tuổi để thực tập kỹ năng này).
Đề nghị các phụ huynh thực tập Lắng nghe tích cực với từng đứa con như một bài tập về nhà cho cả tuần.
Đề nghị các phụ huynh tập lắng nghe trẻ vị thành niên mà không áp đặt hay phản ứng tiêu cực. Thực tập trong một tuần, sau đó chia sẻ vào tuần sau.
Ở nhà
Thực tập khen ngợi cụ thể và tích cực ghi nhận những hành vi, những giá trị tích cực ở trẻ.
Ít nhất vài phút mỗi ngày, hãy trò chuyện với sự chú tâm hoàn toàn và lắng nghe trẻ. Đây là một trong những cách tốt nhất để bạn thể hiện sự tôn trọng và để trẻ cảm thấy mình có giá trị.
https://thuviensach.vn