🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Gia Đình Cự Tộc
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
NHỮNG GIA ĐÌNH CỰ TỘC
Maurice Druon
Making Ebook Project
BOOKAHOLIC CLUB
https://thuviensach.vn
Tên sách: NHỮNG GIA ĐÌNH CỰ TỘC
Tác giả: Maurice Druon
Dịch giả: Trần Văn Nuôi
Nguyên tác: Les Grandes familles
Nhà xuất bản: Văn Nghệ
Năm xuất bản: 1989
Số trang: 267
Giá tiền: -- Đồng
Khổ: 13 x 20 cm
Đánh máy: Bảo Trân, Thanh Tuyền, Ngọc Bích, Quang Vinh, Đức Thọ
Kiểm tra: Quang Hải
Chế bản ebook: Thảo Đoàn
Ngày thực hiện: 11/01/2011
Making Ebook Project #86 – www.BookaholicClub.com
https://thuviensach.vn
Bạn đang đọc ebook NHỮNG GIA ĐÌNH CỰ TỘC của tác giả Maurice Druon do Bookaholic Club chế bản theo Dự án chế bản Ebook (Making Ebook Project).
Mong rằng ebook này sẽ mang đến cho bạn một tác phẩm Văn học hay, giàu giá trị biểu cảm và nhân văn, với chất lượng cao. Chúng tôi luôn cố gắng mang đến những chế bản ebook tốt nhất, nếu trong quá trình chế bản có lỗi sai sót nào mong bạn góp ý và cho chúng tôi biết những ebook mà đang mong muốn.
Making Ebook Project của Bookaholic Club là một hoạt động phi lợi nhuận, nhằm mục đích mang đến những chế bản ebook hay, có giá trị với chất lượng tốt nhất mà chúng tôi có thể với Cộng đồng đọc - người Việt. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng xin hãy đọc tác phẩm này bằng sách trước hết vì lợi ích cho Nhà xuất bản, bản quyền tác giả và góp phần phát triển xây dựng nền Văn hóa đọc.
https://thuviensach.vn
Hãy chỉ đọc chế bản này trong điều kiện bạn không thể tìm đến ấn phẩm sách.
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ GIỚI THIỆU TÁC PHẨM CHƯƠNG MỘT
ĐÔ THÀNH HOA LỆ I
II
III
IV
V
VI
CHƯƠNG HAI
ÔNG EM ÚT
I
II
III
IV
V
VI
https://thuviensach.vn
VII
VIII
IX
CHƯƠNG BA
ĐÁM CƯỚI ISABELLE I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
CHƯƠNG BỐN
GIA ĐÌNH SCHOUDLER I
https://thuviensach.vn
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
CHƯƠNG NĂM
HỘI ĐỒNG GIA TỘC I
II
III
IV
https://thuviensach.vn
V
VI
VII
VIII
CHƯƠNG SÁU
NHỮNG NGƯỜI GIÀ I
II
III
IV
V
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Maurice Druon sinh ngày 23-4-1918 tại Paris, trong một gia đình có cha là người Nga. Ông là thành viên Viện hàn lâm Pháp từ năm 1966, từng làm
bộ trưởng văn hóa Pháp từ năm 1973 - 1974. Là tác giả tác phẩm nổi tiếng Les rois maudits (tiếng Anh: The accused kings), ông từng tham gia phòng trào đấu tranh chống Đức quốc xã trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và còn là nhà ngôn ngữ học luôn bảo vệ và xây dựng ngôn ngữ truyền thống Pháp.
Năm 1948 ông nhận được giải thưởng văn chương danh giá nhất nước Pháp - giải Goncourt - với cuốn tiểu thuyết lịch sử The great families.
Ông qua đời tại nhà riêng ngày 14-4-2009.
Nhà văn Maurice Druon đã có hai tác phẩm được dịch sang tiếng Vệt: Les rois maudits (tên tiếng Việt:Những ông vua bị nguyền rủa) và Tistou - les pouces verts (Tix-tu - ngón tay cái xanh).
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM
MAURICE DRUON bước vào đời khi Thế chiến Hai bùng nổ. Ông liền gia nhập lực lượng Giải phóng Pháp FFL, chiến đấu ở hải ngoại. Cùng với cậu là nhà văn Joseph Kessel dọc ngang các mặt trận Tây Âu, làm phóng viên chiến tranh. Ông là tác giả lời hát của Bài ca Du kích quân rất thịnh hành trong các chiến khu thời ấy.
Lữ đoàn sau cùng ra đời năm 1946 cùng nhiều tập bút ký chiến tranh, rồi bộ tiểu thuyết ba tập lên án gắt gao lối sống tư sản: Những gia đình cự tộc, Sự sa đọa của thân xác, Hẹn hò ở Hỏa ngục. Ngòi bút ông đa dạng: những bộ tiểu thuyết lịch sự: Lũ vua đáng nguyền rủa, Philippe Đệ tứ… bút ký triết học: Lời đe dọa của thần Zeus, Ghi chú và cách ngôn về quyền lực…
2-1989
NGƯỜI DỊCH
https://thuviensach.vn
Cụ dang tay chỉ về phía đầu giường, mời mọi người làm chứng. Đúng lúc ấy, cụ bật ho, mặt đỏ bừng lên. Những nếp nhăn, những lớp phù cũng đỏ ửng lên, đỏ đến tận làn da trên đỉnh sọ. Cụ khạc mạnh vào khăn tay rồi lau bộ ria mép.
Phu nhân Jean de La Monnerie, bà mẹ của sản phụ và là vợ của nhà thơ lớn, ngồi bên phải chiếc giường sắt, nhún đôi vai lực lưỡng. Bà đã quá ngũ tuần từ lâu; bà mặc bộ cánh màu hạt lựu, đầu đội chiếc mũ rộng vành. Không cần quay lại, bà dõng dạc trả lời ông anh anh chồng:
- Anh cả này, nếu ngày ấy bà chị tôi mà được chở đi nhà thương đúng lúc, thì giờ đây chị ấy vẫn còn sống đấy. Mọi người nhắc mãi chuyện đó!
- Không đâu, không đâu! Cô còn ít tuổi hơn bọn này nhiều, Juliette ạ, cô biết gì mà nói. Ở bệnh viện cũng vậy thôi, bà ấy cũng chết cùng một kiểu, chỉ có điều không được chết trên giường nhà mình mà là chết trên cái giường của thiên hạ, thế thôi! Tôi đã bảo là không thể lập một gia đình nền nếp với một người đàn bà mông hẹp không đầy một vòng khăn tắm! Đấy!
Nam tước phu nhân Schoudler, một bà người nhỏ nhắn, tóc đã hoa râm, nhưng da dẻ còn tươi tắn, ngồi phía bên kia giường nói:
- Ông anh ơi, có nên ăn nói như vậy trước mặt con nhỏ này không? Sản phụ quay đầu lại, mỉm cười với bà:
- Không sao cả mẹ ạ, không sao cả!
Giữa bà nam tước với cô con dâu có sự đồng cảm của những người đàn bà nhỏ vóc. Bà nói tiếp:
https://thuviensach.vn
- Mẹ thì mẹ thấy con khá lắm Jacqueline ạ. Hai đứa con trong vòng mười tám tháng, nói gì thì nói, đâu phải chuyện đùa. Mà con chịu đựng giỏi lắm, thằng bé kháu lắm!
Hầu tước de La Monnerie làu bàu quay lại. Ba người đàn ông bây giờ đang đứng quanh chiếc nôi, cả ba đều mặc quần áo màu sẫm, cà vạt đính kim cương. Người ít tuổi nhất là nam tước Schoudler, quản lý Pháp quốc ngân hàng, ông nội đứa bé và là chồng của vị phu nhân nhỏ nhắn, tóc hoa râm, nước da tươi tắn kia. Noel Schoudler có khổ người to lớn, lồng ngực, vòng bụng, đôi môi, mi mắt, tất cả đều nặng nề, vững chãi, mang nét tự tin của những con người thường dự những cuộc đấu đá trong giới tài chính.
Người đàn ông lực lưỡng, ở tuổi sáu mươi này đang âu yếm nhìn ông cụ thân sinh, Siegfried Schoudler, cụ tổ, người sáng lập Ngân hàng Schoudler. Đó là người mà dân Paris thời nào cũng gọi là ngài ”Nam tước Siegfried”.
Cụ già cao lớn mà gầy còm, da sọ có đốm nâu, râu loăn xoăn bên thái dương, mũi to, nổi gân xanh, mắt kèm nhèm viền vải tây. Cụ ngồi xoạc đầu gối, lưng còng, luôn mồm gọi ông con trai, và bằng cái giọng pha chút ít tiếng Áo còn sót lại, cụ rỉ vào tai ông con những điều bí mật mà mọi người đều nghe toang toang.
Nhân vật sau cùng, đứng cạnh nôi đứa bé là ông ngoại nó, nhà thơ, viện sĩ lừng danh Jean de La Monnerie. Ít hơn ông anh hai tuổi, gương mặt giống anh nhưng mệt mỏi hơn, tinh tế hơn, vầng trán hói được mớ tóc vàng vắt qua che khuất. Ông đứng tựa trên cây gậy chuốt bằng gỗ rừng nhiệt đới.
Ông không tham gia vào câu chuyện gia đình. Ông đứng nhìn đứa bé, một thứ ấu trùng nhỏ nhoi mà ấm nóng, mù lòa và nhăn nheo, cái đầu chỉ to bằng nắm tay, vùi trong tã lót. Ông nói:
https://thuviensach.vn
- Huyền bí. Điều huyền bí hết sức tầm thường mà lại sâu kín nhất. Chỉ có điều này là can hệ tới mọi con người chúng ta.
Ông buồn bã lắc đầu, để tuột chiếc kính một, có buộc dây; con mắt trái lộ ra, hơi lé. Ông nói tiếp:
- Ngày xưa tôi không thể nhìn một đứa bé sơ sinh, thấy khó chịu lắm. Cái bào thai mù lòa, cái tâm trạng hư không kia… Đôi tay chân bé bỏng kia, xương còn mềm như bún… Và rồi do lệnh ở đâu đưa ra mà tế bào của ta ngừng tăng trưởng, rồi ta héo hon đi từng ngày…
Tiếng nói thều thào lọt qua kẽ răng.
- … và ta trở thành ta ngày nay? Ông thở dài. Ta ngừng sống, mà ta vẫn chẳng hiểu biết gì hơn đứa bé kia.
- Không có bí ẩn nào hết, chỉ có Chúa, thế thôi. Ông anh cả Urbain nói. Và khi đã già như chúng ta thì mẹ kiếp! Chúng ta như con nai già, ngày một tóp lại… sừng rụng dần hàng năm, thế thôi!
Noel Schoudler chĩa ngón tay trỏ to tướng cho thằng bé. Bốn ông già nghiêng xuống nhìn. Bốn mái đầu nghiêng xuống, những lớp mỡ phị, những nếp nhăn, những lỗ mũi sần sùi to tướng, những vầng trán đốm nâu nghiêng xuống; họ phả vào trong nôi cái hơi thở của những lá phổi mỏi mòn, bốn mươi năm ngâm khói xì gà, những mỏm tóc dựng đứng, những bộ răng sâu; họ quan sát những ngón tay bé bỏng của thằng bé, mỏng như lớp màng của những múi cam đang bấu vào ngón tay ông nó.
Noel Schoudler nói:
https://thuviensach.vn
- Lạ thật. Tay nó bám chặt gớm.
Và bốn con người ấy nghiêng đầu bên trên điều bí ẩn, bên trên hòn máu trộn lẫn của mấy giòng họ vừa mới chào đời, bên trên những tham vọng lai tạp của họ, bên trên những mối tình của họ giờ đã xa xưa.
Nằm bên dưới mái vòm đó, mặt thằng bé bắt đầu ửng đỏ lên, nó rên se sẽ. Noel Schoudler ngẩng dậy:
- Gì thì anh chàng này rồi sẽ có đủ mọi thứ để mà sướng một đời, nếu hắn biết dùng của cải.
Là người hiểu cái giá của sự đời, ông khổng lồ này đã nhẩm tính những gì thằng bé nắm được hoặc sẽ nắm được một ngày kia: ngân hàng, ngành chế biến đường, một tờ nhật báo lớn, một tước vị thời Đế chế, tiếng tăm lừng lẫy thế giới của nhà thơ cùng với bản quyền tác giả, tòa lâu đài cùng thái ấp của ông bác Urbain, nhiều gia tài khác nữa, và một chỗ ngồi dành trước trong mọi ngành, mọi giới: quí tộc, tài chính, văn chương, chính sự…
Cụ Siegfried chợt ngắt cơn yên lặng, cụ kéo tay áo ông con, thì thào bằng cái giọng ồm ồm:
- Thế tên nó là gì?
- Jean Noel, như cha và ông nó.
Ông trả lời, và ông ưỡn ngực, nhìn thằng bé giàu nhất Paris qua đôi mắt lim dim như một vạch đen và ông nhắc lại một cách hãnh diện, cho riêng mình:
- Jean Noel Schoudler…
https://thuviensach.vn
Từ xa, tiếng còi báo động vọng tới. Mọi người vội ngẩng đầu trừ cụ già, mãi tới hồi còi thứ hai, gần hơn, mới nghe ra.
Đang ở những tuần đầu chiến sự. Buổi tối, những chiếc “Zeppelin” của Đức thường bay tới, và thành phố liền nổi còi rồi tắt đèn. Hàng triệu cửa kính được dán kín. Chiếc máy bay bay chầm chậm trên bầu trời ngoại ô, ném bừa mấy quả bom xuống phố phường rồi cút thẳng. Trong im lặng, Jean de La Monnerie cất tiếng:
- Đêm qua ở Vaugirard có một ngôi nhà bị bom. Nghe đâu bốn người chết, ba người đàn bà.
Cụ Siegfried ra hiệu cho ông con giúp cụ khoác áo choàng, xong rồi cụ lại ngồi xuống. Bà bá tước Schoudler thêm:
- Một quả bom rơi trúng đường tàu. Thanh ray xoắn trên không, rồi quật xuống đầu một người qua đường.
Noel Schoudler lặng thinh cau mày.
Tiếng còi ở khu phố hụ lên. Phu nhân de la Monnerie trịnh trọng đưa hai ngón tay trỏ bịt tai lại.
Có tiếng chân ngoài hành lang, tiếng sập cửa. Bà y tá bước vào. Đấy là một người đàn bà đứng tuổi nước da thô, cử chỉ cứng còng như đàn ông.
Bà thắp ngọn đèn dầu trên đầu giường, tắt điện, kiểm tra lại rèm cửa. Trong ánh sáng lờ mờ, bóng người in lên tường những hình thù quái dị.
https://thuviensach.vn
- Khi nào quí vị thấy cần thì xin cứ xuống. Ở bên dưới có hầm trú ẩn. Còn phu nhân đây thì chưa xuống được, bác sĩ chưa cho phép. Ngày mai, nếu có thể…
Bà bế đứa bé lên, ủ nó trong chăn. Sản phụ, giọng yếu ớt hỏi: - Một mình tôi ở lại trong căn phòng này ư?
Bà y tá không trả lời, nựng đứa bé.
- Ngoan nhé, đừng khóc nhé!
- Tôi muốn đặt nó nằm cạnh tôi, ở đây này. Sản phụ nói và chặn tay làm lõm tấm đệm bên cạnh nàng.
Bà y tá tặc tặc lưỡi với đứa bé, rồi bé nó ra khỏi phòng.
Qua cánh cửa khép hờ, sản phụ nhìn thấy nhiều người đàn bà ngồi trên xe lăn được đẩy xuống lầu, trong ánh sáng lờ mờ của dãy hành lang.
- Noel, tôi nghĩ ông nên xuống hầm, tim ông yếu đấy. Bà bá tước Schoudler hạ giọng nói cho có vẻ bình tĩnh.
- Ồ, với tôi thì không việc gì. Lo cho ông cụ kìa.
Cụ Siegfried thì chả cần viện lý do, cụ đứng chờ người đưa đi và đã bắt đầu tỏ vẻ sốt ruột. Bà bá tước nói với mọi người:
- Ông Noel nhà tôi không thích ở trên lầu khi có báo động. Ông ấy yếu tim mà.
https://thuviensach.vn
Phía de La Monnerie, người ta khinh cái tính nhát gan của đằng gia đình Schoudler. Sợ hãi thì còn được nhưng để lộ ra như vậy thật khó coi.
Phu nhân de La Monnerie lấy trong xắc ra một cái đồng hồ tròn.
- Ông Jean này, ta phải đi thôi, kẻo không kịp. Rạp Opéra sắp mở màn. Bà nhấn mạnh “Opéra” để tỏ rằng chiếc Zeppelin kia cũng chẳng thay đổi được chương trình đêm nay của họ.
- Ừ, bà nói phải. Nhà thơ trả lời.
Ông cài cúc áo khoác, hít thở như để lấy can đảm mà nói, và ông nói, giọng lững lờ:
- Nhưng tôi còn phải tạt qua đằng hội quán một chút. Tôi đưa bà tới rạp, rồi tôi sẽ quay lại vào màn hai.
- Cũng được bạn ạ, cũng được thôi. Giọng phu nhân hơi có vẻ cay cú. Tôi đi cùng với anh cả vậy.
Phu nhân nghiêng xuống hôn trán cô con gái.
- Cảm ơn mẹ. Sản phụ lơ đãng nói.
Bà bá tước tiến tới để cáo lui. Bà cảm thấy bàn tay cô con dâu siết chặt tay mình, bà hơi ngập ngừng rồi bà nghĩ: “Nhưng nó cũng chỉ là con dâu thôi. Mẹ nó còn bỏ đi nữa là…”
Jacqueline buông tay.
https://thuviensach.vn
- Cái tên Guillaume Đệ nhị này quả là một tên dã man. Bà bá tước nói cho đỡ ngượng.
Mọi người nhanh chào bước ra, người thì vì hoảng sợ, người thì sợ nhỡ buổi kịch hoặc nhỡ buổi hẹn, không cần che giấu cho lắm. Quí bà ra trước, tay cài lại ghim mũ, quí ông ra sau, theo thứ tự tuổi tác. Rồi cánh cửa khép lại, rồi lặng im.
Sản phụ đưa mắt nhìn về phía chiếc nôi màu trắng mơ hồ, trống rỗng, rồi về phía tấm ảnh được ngọn đèn dầu rọi sáng, ảnh một sĩ quan kỵ binh trẻ, đầu ngẩng cao.
Trong góc khung có một tấm ảnh nhỏ cũng của viên sĩ quan ấy, mặc áo khoác da, chân ngập trong bùn.
- François… Thiếu phụ thầm thì. François… Lạy Chúa, xin phù hộ cho chàng ở ngoài mặt trận.
Mắt mở to trong bóng tối lờ mờ, đôi tai căng thẳng, nàng nghe tiếng rì rầm của hơi thở chính mình.
Bỗng có tiếng động cơ văng vẳng trên tầng trời rồi một tiếng nổ làm rung rinh cửa sổ, và rồi tiếng động cơ nghe mỗi lúc một rõ thêm, gần thêm.
Jacqueline vớ lấy tấm chăn, dùng cả hai tay đưa lên miệng.
Cánh cửa xịch mở, một người bước vào, và cái đầu bờm như một con chim nổi giận của hầu tước Urbain in đậm bóng lên bức vách.
https://thuviensach.vn
Cụ già chậm rãi bước. Tới ngồi trên cái ghế cạnh giường nơi bà em dâu vừa rời bỏ vài phút trước.
Cụ lắc đầu nói:
- Bác chẳng khi nào ưa cái trò xướng hát ở Opéra. Ngồi đây với cháu còn hơn… Mà khỉ quá, sao lại tới cái nơi như thế này để mà đẻ đái nhỉ!
Chiếc Zeppelin tiến tới phía trên cao, bay qua bệnh viện.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG MỘT
ĐÔ THÀNH HOA LỆ
I
Không khí hanh hao lạnh, dòn tan như thủy tinh. Paris hắt vầng hào quang mênh mông màu hồng lên bầu trời tháng Chạp tối tăm mà bề bộn ánh sao. Hàng triệu triệu bóng đèn đường, đèn trong tủ kính, đèn trên bảng quảng cáo vòng quanh nóc nhà cao, đèn dọc đại lộ, đèn xe, đèn trên cổng vòm nhà hát, đèn trên gác xép xóm nghèo, trên cửa sổ phiên họp muộn của Nghị viện, đèn trong các xưởng họa, trong nhà máy, trong các quán nhậu, phản chiếu trên gương soi, trên mặt nhẫn kim cương, tất cả nguồn sáng, ánh phát ra, ánh hắt lại ấy, tạo ra cái vòm hào quang của bầu trời thủ đô.
Đại chiến kết thúc đã hai năm, Paris lại tái xuất rực rỡ giữa hoàn cầu. Có lẽ chưa bao giờ tình hình nháo nhào như cái thời gian ấy ở nước Pháp. Chưa bao giờ công tác kinh doanh, cũng như trào lưu tư tưởng diễn tiến nhanh như vậy; chưa bao giờ tiền bạc, tác phẩm nghệ thuật, sách vở, rượu, thức ăn ngoại hiếm, báo chưởng, đồ trang sức, ảo tưởng lại tuôn ra dồi dào như vậy. Ở các quán rượu Tả ngạn, các lý thuyết gia trên toàn cầu tụ tập về, hò hét chân lý là phản chân lý giữa đám người nhàn rỗi, đám cách mạng thường trực và đám nổi loạn tức thời. Đêm đêm ở đấy diễn ra những phiên chợ trời tư duy lạ lùng chưa từng thấy trên thế giới.
Quí cô, quí bà thu ngắn váy lại, bắt đầu cắt tóc ngắn. Nền cộng hòa Pháp quốc bầu ra một vị thủ tướng đẹp trai vào loại nhất nước, nhưng chỉ sau vài tuần, ông ta liền hóa dại[1].
https://thuviensach.vn
Hơn bao giờ hết, Paris là một xã hội theo đúng qui luật thành đạt; nhiều lắm là độ hai chục ngàn người chia nhau nắm các đỉnh cao của quyền hành, tiền bạc, sắc đẹp, tài năng. Họ khá giống những hạt ngọc trai thời đó đương ăn khách, có hạt thiên nhiên, hạt nhân tạo, hạt nuôi cấy, có hạt giả; có hạt độ vài tháng là mất giá, có hạt tăng giá hàng ngày trên thị trường. Giống hơn nữa là ở chỗ vài chục ngàn vị ấy không phát ra được thứ tia sáng trong suốt, thẳng thắn, sắc sảo của viên kim cương, họ phát ra thứ ánh sáng ngầu đục như sữa của ngọc trai, mờ mịt tiết ra từ chất dịch của loài sò biển.
Hai triệu người khác sống quanh họ. Đám này không có số may hoặc không đạt được vận may hoặc không dám thử vận may. Cũng như ở mọi thời, đó là những người gảy đàn thổi sáo, những người trang trí cho sân khấu, đóng khung những bức tranh của người khác vẽ, trải thảm, hầu hạ trong các đám tiệc. Không biết có phải hai chục ngàn kẻ kia tổ chức cho hai triệu người này làm việc để bóc lột họ, hay là hai triệu người này do nhu cầu sống nên phải bán sức lao động, phải tiết ra những viên ngọc dùng làm vương miện cho bọn nhà giàu kia.
Một đám đông đứng chờ năm tiếng đồng hồ liền để nhìn một cỗ xe hoàng tộc chạy qua, đám đông ấy vui sướng hơn là vị hoàng thân đang ngồi trong xe.
Qua bốn năm giặc giã, Paris già đi đến một thế kỷ, có lẽ là thế kỷ sau cùng của một nền văn minh lớn, và cái cơn thèm sống của Paris chính là cơn thèm của một gã ho lao sắp chết. Đám người già cho rằng Paris đang xuống dốc cùng với họ. Đám trẻ thì qui trách nhiệm cho lớp cha anh đã dụng tâm để lại cho họ những tật nguyền khó chữa chạy. Khi đám già phê phán thế hệ trẻ, bọn này liền kêu lên: “Thì chính các người đã tạo ra chúng tôi như thế đấy!”
https://thuviensach.vn
Và mỗi người, giữa tiêu điểm của vùng sáng do Paris phát ra, vẫn cứ mò mẫm trong con đường hầm của cuộc đời riêng: người qua đường chẳng hề nhận ra cái vòm hồi quang rộng lớn đứng xa hàng chục dặm vẫn trông thấy ở trên đầu, họ chỉ nhìn thấy vỉa hè tăm tối trước mặt họ.
II
Bà mẹ Lachaume lạch bạch bước lên bậc thang tàu điện ngầm để ra ga.
- Đừng đi nhanh thế Simon. Mẹ cũng biết là con muốn xua mẹ về quê cho rảnh, nhưng… cứ thong thả chờ mẹ tí.
Simon Lachaume đặt chiếc va li xuống đất. Chung quanh họ, đám phu khuân vác đẩy xe tay, hành khách khăn áo tùm hum nhốn nháo gọi nhau. Bà cụ lại nói:
- Mãi từng tuổi này mẹ mới lên Paris. Chắc chẳng bao giờ mẹ quay lại nữa. Khiếp quá. Đâu đâu cũng leo trèo, ở đằng con, ở chỗ trọ, rồi tàu điện ngầm…
Bà đứng nguyên một chỗ giữa đám đông. Bà ăn mặc toàn đen. Cái áo dài đen buông kín chân, cái áo khoác đen trùm trên khổ người đồ sộ, cái khăn đen quàng vai. Hoa tai bằng gỗ mun.
Một thằng bé, mẹ đang cầm tay dắt đi, bỗng đứng sững lại để nhìn bà lão nhà quê, chân nó vấp vào hành lý, bị mẹ cho một cái tát, nó khóc ré lên.
- Thôi mẹ ơi, nhanh lên. Chuẩn bị vé đi. Simon Lachaume nén cơn bực dọc nói.
https://thuviensach.vn
Chàng nhỏ người hơn mẹ, vai gầy, cái trán dô to quá khổ so với gương mặt bẹt. Bà cụ bắt đầu bước, thân lắc lư. Bà than thở.
- Phải chi vợ con thu xếp cho mẹ ở đằng nhà, đỡ tốn, đỡ mệt bao nhiêu… - Nhưng mà nhà chật như vậy, mẹ bảo làm thế nào…
- Cũng có cách, nhưng thôi… Về quê, mẹ sẽ bảo bố là con sung sướng, con đã nên người… Không nói tới vợ con nữa… mà mẹ cũng không ưa vợ con.
Simon muốn kêu lên: “Thì con cũng vậy! Không hiểu sao con lại cưới cô ấy làm vợ!” Chàng bị lấn sát vào người mẹ. Bà lão choán hết cả khoang cửa ra, bà vạch áo lục lọi trong thắt lưng thu cái vé tàu. Ngay cả bộ đồ “ngày chủ nhật” của cụ cũng vương mùi sữa chua, mùi phân chuồng. Simon ghê người, lùi lại.
Sau cùng họ ra tới ke ga. Bà cụ dừng lại nói:
- Kể cũng tội nghiệp. Con không gặp vận, mà bố mẹ thì lo cho con như vậy.
Simon kêu lên:
- Thôi mẹ đừng kể nữa. Con qua các kỳ thi nhờ học bổng. Nhịn đói, nhịn khát. Bố mẹ nào có cho một xu… Có, khi con đi làm nghĩa vụ, bố có thí cho được năm đồng bạc… Ở mặt trận, chẳng được gói quà nào mẹ gửi.
- Biết có tới tay không mà gửi. Sợ lạc, sợ mất chứ!
Simon thấy lạnh, chán không muốn cãi nữa. Bà mẹ tiếp tục phân trần:
https://thuviensach.vn
- Nói vậy thôi, cả nhà hãnh diện vì con. Con thích ăn học, bố mẹ đồng ý. Nuôi con cho đến năm mười bốn tuổi… Hồi ấy một ngày lao động của bố con là bao nhiêu? Năm mươi, năm mươi lăm xu… Bây giờ con ăn mặc bảnh bao thế kia, hơn bố, hơn mẹ…
Bà cụ vừa có vẻ hờn dỗi vừa thán phục đôi mắt nhìn cái áo khoác bằng da, cái quần xanh nước biển đã bắt đầu sờn gối.
… Thỉnh thoảng cũng nên gởi về cho bố mẹ chút ít, còn em con nữa…
- Mẹ thừa biết, chúng con túng quá. Con vừa phải cho in bản luận án tốt nghiệp. Ở dưới quê, dẫu sao mẹ cũng còn đến mấy mẫu đất, nếu bố con bớt rượu chè đi một chút…
Bà cụ nhướng đôi mi nhão để lộ cặp mắt tròn nhợt nhạt. Simon tưởng cụ sắp nổi giận, cơn giận đùng đùng mà ngày bé chàng thường phát khiếp. Nhưng không, bà cụ đã già yếu rồi, không muốn mất lòng con, cụ thở dài nói:
- Đời bây giờ chẳng còn ai hiểu ai nữa… Ngày xưa mà biết là con thích cái nghề ăn không ngồi rồi này, thì mẹ đã cho con vào nhà tu, đi làm cha đạo còn hơn.
Simon nghĩ mẹ không còn sống bao lâu nữa, chàng làm một cử động hiếu thảo, chàng chìa cánh tay cho mẹ vịn. Bà cụ nói:
- Các bà ở tỉnh thành mới cần vịn tay các anh. Tôi thì tôi đi một mình, đi thẳng tới nghĩa địa luôn.
https://thuviensach.vn
Cụ rên rỉ trèo lên bậc thang, bước lên toa. Simon đỡ mẹ ngồi xuống chiếc ghế gỗ, đặt va li lên gác hành lý. Bà cụ đảo mắt nhìn:
- Có việc gì không?
- Không, không sao.
Cụ nhìn đồng hồ ga nói:
- Còn hai mươi phút nữa.
- Con phải đi đây, đã trễ giờ từ nãy rồi!
Chàng cúi xuống khẽ hôn lên bộ má nhăn nheo. Bà cụ cầm lấy cổ tay con, bùi ngùi nói:
- Đừng có bặt tăm đến đến hàng mấy năm trời như vừa rồi, con nhé. - Không. Con hứa. Khi nào thư thả sẽ về.
Cổ tay chàng vẫn bị giữ chặt.
- Thỉnh thoảng cũng phải gởi về cho bố mẹ tí chút. Tí chút thôi… gọi là để nhớ tới bố mẹ già… đôi khi.
Bà cụ không quay lại nhìn người con đang bước xa dần dưới sân ga. Bà rút chiếc khăn tay màu vàng trong thắt lưng ra, đưa lên chấm mắt, chỉ chú ý tới chuyện buồn phiền của riêng mình.
https://thuviensach.vn
III
Một lớp rơm dày phủ lòng đường, trước ngôi biệt thự đường Lubeck để giảm bớt tiếng động của bánh xe. Khi Paris không còn xe ngựa nữa thì chuyện trải rơm trước cửa nhà những bệnh nhân cự phách chỉ còn mang ý nghĩa chuẩn bị phát tang ở vài ba gia đình cựu tộc.
Simon Lachaume chờ một lúc lâu, tay đặt trên quả đấm to bằng gang.
Một chiếc xe hơi máu đen để đèn mui, đỗ cạnh đường, bác tài xế bước qua lại gần đó.
Cửa mở. Một người đầy tớ già nghiêng đầu trước chàng.
Cùng lúc ấy, Isabelle, cô cháu vợ của nhà thơ xuất hiện trên cầu thang.
- A, ông Lachaume. Mời ông nhanh lên. Ông cụ đang đợi ông. Cô nói và đưa tay vén mớ tóc xõa trên trán.
Isabelle d’Huisne độ hai mươi tuổi. Cô mặc bộ đồ len, gương mặt gầy, nước da nâu, có vẻ mệt mỏi, không chút duyên, đôi mắt thâm quầng.
Simon đặt áo khoác trên chiếc hòm gỗ cổ thời Phục hưng. Cái áo đã sờn vai bên cạnh những bộ cánh nỉ đen, sang trọng, đính băng Bắc đẩu bội tinh, cùng những cuống huân chương huy chương các loại. Chàng dùng ngón cái nhanh nhẹn lau mắt kính.
Isabelle bước lên cầu thang nói:
- Cụ vẫn còn tỉnh táo, sáng suốt lắm.
https://thuviensach.vn
Họ bước qua căn phòng làm việc trên lầu một, nơi Simon từng lui tới nhiều lần. Đồ sứ Trung Quốc, bàn ghế sơn mài màu tía khảm hoa đen, tủ sách quí, tranh khắc cổ… Hai bông cúc úa, cành cắm vào cốc nước lền lền đục lẽ ra đã được vứt đi từ nhiều hôm trước.
Trong căn phòng bên cạnh, nhà thơ Jean de La Monnerie đang hấp hối.
Căn phòng trang trí kiểu Đế chế. Ngọn đèn đầu giường đặt trong chao lụa vàng lọc ánh sáng. Bức tượng bán thân của nhà thơ đặt trên ngăn tủ. Bức tượng do Ricolta thực hiện đã lâu, sơn giả đồng thau, nhưng trên sóng mũi có một nốt bong ra làm lộ ra màu trắng thạch cao.
Trên một chiếc giường to khảm vòng đồng, nhà thơ nằm thẳng, mắt nhắm nghiền, ngực hơi nhô cao trên chiếc gối lót lưng. Nước da tím ngắt, chòm râu mấy ngày chưa cạo lấm tấm như một lớp muối rắc lên đôi má hóp.
Một ông khoảng lục tuần, mặc vét tông dạ hội, gương mặt tự mãn, tóc hoa râm, mày râu nhẵn nhụi đang chẩn mạch cho bệnh nhân, mắt nhìn vào chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng.
Simon bước tới gần. Nhà thơ mở mắt. Cái nhìn mơ hồ, con mắt lé bên trái dò dẫm, trôi dạt rồi định hướng.
- À, anh bạn… đã cất công tới… quí hóa quá… Nhà thơ nói giọng trầm đặc, hơi thở gõ sai thanh quản…
Lễ độ tới giờ chót, ông bắt đầu giới thiệu:
- Ông Simon Lachaume, một cử nhân trẻ, tài hoa vào bậc nhất…
https://thuviensach.vn
Nhân vật mặc lễ phục khẽ gật đầu phía bên trên chiếc sơ mi hồ cứng, buông gọn một tiếng:
- Lartois.
Nhà thơ nói tiếp:
- Sáng nay, cha xứ, chiều nay, ông lương y, bạn quí của tôi… và bây giờ, thế nào nhỉ, người học trò, hay người dâng hương của tôi?... Rồi vị thiên thần lúc nào cũng chăm nom bên cạnh tôi… Ông nói thêm, nhìn cô cháu gái. Tôi phải hài lòng mà chết thôi.
Ông thở dài. Lớp gân cổ co thắt lại.
- Ồ, sao lại thế! Cụ sẽ qua khỏi mà, khi cơn sốt này hạ. Cụ còn làm chúng tôi ngạc nhiên, vĩ nhân ạ. Lartois nói bằng cái giọng dịu dàng nghề nghiệp không che giấu.
- Khô dầu rồi, nhà thơ thì thầm.
Không ai nói gì, tiếng chiếc đồng hồ quả lắc bằng cẩm thạch đều đặn đếm giờ.
Trong buồng tắm, dì phước trực ca đang nấu kim tiêm.
Con mắt trái của nhà thơ nhướn hỏi Simon.
Chàng lẳng lặng rút ra một tập bản vỏ của nhà in.
- Bao giờ thì ra?
https://thuviensach.vn
- Tháng sau. Simon nói.
Nhà thơ thoáng vẻ buồn pha lẫn hãnh diện, điều đó làm cho gương mặt ông bớt tím, nom trẻ ra. Ông nói với người thầy thuốc:
- Chàng trai này đã dành cho tôi bản luận án tiến sĩ của anh… dành trọn… Thôi Lartois, ông đi dự tiệc đi. Tiệc tối, thích đấy. Với lại sau khi tôi…
Im lặng cô đọng thêm trong phút giây.
- … hãy ứng cử thay tôi!
Ông ngừng bặt.
Giáo sư Lartois, viện sĩ Hàn lâm y học, đang có ý định ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp quốc, thay chân nhà thơ[2], liền nhìn quanh và lấy làm tiếc rằng những lời cuối cùng kia, một thứ tiến cử long trọng lại không có những người xứng đáng hơn làm chứng. Mãi tới giờ, ông ta mới chú ý tới chàng trai ăn mặc xoàng xĩnh, cái đầu to quá khổ, đôi gọng kính mạ kền đang đứng bên cạnh. Ông ra điệu bộ cảm thông, ý muốn nói: “Bộ óc tuyệt vời nhỉ! Con tim ấy thanh lịch, tới giờ phút chót!”.
Ông ta cười mỉm, như thể nhà thơ chỉ nói đùa. Rồi ông khẽ chạm lên cổ tay áo Simon.
- Thôi, anh ở lại với thần tượng vinh quang của anh. Tôi sẽ quay lại vào lúc mười một giờ.
Ông bước ra. Isabelle ra theo.
https://thuviensach.vn
Jean de La Monnerie đưa bàn tay thon vờn nghịch tập bản nháp. - Cảm động quá… cảm động quá. Ông nói.
Con mắt mờ xám lần nữa lại dò dẫm trên gương mặt chàng trai, chầm chậm, như đượm mù sương.
- Vinh quang, từ ngữ đẹp đấy! Ông thì thầm.
IV
Lartois thẳng người bước xuống bậc thang, chân hơi nhún nhảy. - Thưa bác sĩ, liệu còn được bao lâu? Isabelle hỏi khẽ, mắt đẫm lệ.
- Tất cả là do chỗ này, ông ta trả lời, bàn tay đặt lên trái tim. Theo tôi nghĩ thì chỉ còn vài giờ… Sau hai lần ngất trong ngày hôm nay…
Hai người bước vô phòng khách. Urbain và Robert de La Monnerie đứng dậy. Lartois nói:
- Tôi chỉ có thể nhắc lại những điều đã nói với cô Isabelle. Chung cuộc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chứng sưng huyết phổi đã được loại trừ, nhưng còn cơ tim… Đến một lúc nào đó, khoa học đành bó tay… Thật đau lòng, đối với một con người như thế… Cô bé thân yêu, cô có tờ giấy nào ?...
- Để ra đơn thuốc?
https://thuviensach.vn
- Không, để ghi bệnh án.
Hai anh em lặng thinh. Ông anh cả Urbain lúc lắc bờm tóc cứng đôi ba lượt.
Tướng Robert, ông em út, thổi lên tấm huân chương màu đỏ gắn ở ve áo như thổi một hại bụi ở đó.
Lartois viết: “Bệnh án buổi chiều”.
Bỗng nhiên ông dừng bút. Hai đốm sáng long lanh, kỳ bí ánh lên trong đôi mắt ông. Isabelle nghiêng người về phía bàn giấy, bộ ngực hiện rõ qua cổ chiếc áo len, thân người cô toát ra một mùi hương mệt mỏi. Đôi mắt Lartois từ từ ngước lên tới đôi mắt Isabelle, nhưng nàng đang chú tâm vào cơn sầu muộn nên không để ý.
Mọi người tưởng Lartois đang suy nghĩ. Hai đốm sáng vụt tắt và ông thầy thuốc viết bằng một tuồng chữ hẹp, nhanh thoăn thoắt:
“Tình trạng hô hấp khá hơn. Trụy tim từng phần. Tiếp tục dự chẩn. Ký tên: Giáo sư Emile Lartois”.
Ông nghĩ, như thế này thì người thường hay đồng nghiệp của mình cũng không bắt bẻ được. Xong rồi ông bước ra tiền sảnh, người đầy tớ già giúp ông mặc áo khoác. Ông xỏ găng vào đôi tay thon thả tỉa tót rồi bước về phía chiếc limodin đen đứng chờ ở vệ đường.
Vài phút sau, dì phước túc trực tới gõ cửa phòng phu nhân de La Monnerie. Không nghe thấy gì, bà lại tiếp tục gõ. Có tiếng gắt:
https://thuviensach.vn
- Vào đi!
Phu nhân đang ngồi trước chiếc bàn rộng, trên bày nhiều lọ màu và bút lông. Bà đang nặn ruột bánh mì làm thành những con búp bê nhỏ, rồi mặc quần áo cho chúng bằng giấy màu, giấy bạc.
- Dì nói đi, tôi nghe, nói to lên.
- Thưa phu nhân, cô cháu gái bà nhờ tôi nhắn lại…
- À, cô cháu gái của tôi…
Bà quay ngoắt người, và sau khi nghe dì phước nói, gương mặt bà đanh lại.
- Lúc sống, ông ấy đâu cần gì tới tôi. Bây giờ chết đi chắc ông cũng chẳng cần tôi. Ông ấy làm tệ tôi đủ điều.
Rồi bà lại hỏi:
- Đã báo tin cho con gái tôi chưa?
- Thưa đã. Sáng nay, bằng điện tín.
- Vậy thì tốt.
Rồi bà lại chăm chút lũ búp bê bằng ngón tay. Ở lầu dưới, người hầu già mặc một cái quần cũ của ông chủ, ngồi chống tay lên đầu gối. Thỉnh thoảng ông đứng lên trả lời điện thoại, đầu chuông được bịt khăn để giảm âm.
https://thuviensach.vn
Hoặc ông bước ra cửa nhận một tấm danh thiếp hay trả lời khách tới hỏi tình hình.
Một nửa thế kỷ danh vọng văn chương chấm dứt như vậy, cùng với những lời chúc sức khỏe nhận được trong đêm khuya.
Bà đầu bếp, nước mắt dàn dụa, đi sửa soạn “chút gì để quí ông dùng tạm”.
Trong phòng khách, cụ Urbain nói:
- Về đám tang thì ấp Mauglaive của tôi không đủ chỗ tiếp, với lại xa quá. Ông thiếu tướng nói:
- Bên họ d’Huines có một hầm mộ gia đình, tôi nghĩ như thế tiện hơn. Chắc chị Juliette không có gì phản đối.
Đầu gối ông bị một vết thương chiến tranh, ông giữ bắp chân thẳng đờ như một tấm ván.
Im lặng hồi lâu. Nghe cả tiếng chân dì phước bước ngoài hành lang trên lầu.
Ông anh cả nói:
- Tôi không thích cái nghĩa trang ấy.
- Ồ, tạm thời thôi, còn cải táng kia mà! Ông em nói.
https://thuviensach.vn
V
Nhà thơ cảm thấy đôi mục kỉnh đè nhè nhẹ trên sóng mũi. Giác quan như bị bọc trong sương mù.
Cảm giác rõ rệt nhất, bởi nó quan trọng nhất, là quả tim bị bóp chặt, cái bàn tay vô hình trong lồng ngực nó xiết nghẽn động mạch lại. Ông biết rằng cuộc sống của ông đang một mình đánh nhau với bàn tay ấy, không còn được ai giúp đỡ.
Bên cạnh ông trên giường, một cái hộc nghiêng, bên trên đặt tập luận văn của chàng cử nhân trẻ:
“Jean de La Monnerie, thế hệ thứ tư của trào lưu lãng mạn”.
Mùi giấy ẩm, mùi mực in chưa khô thoảng tới mũi ông, như một hoài niệm hơn là một thực tế gần gũi. Tay ông nhẹ lật các trang giấy, từng tập một. Ông lắc đầu, thì thầm.
- Tôi chẳng còn thì giờ nữa đâu.
Simon và Isabelle tưởng ông nói về chuyện đọc tập luận văn đó. - Dượng mệt sao? Để cháu…
- Không, không… Simon, tôi nhờ anh… Giữ hộ tất cả bản thảo, bản nháp cho tôi…
https://thuviensach.vn
Isabelle quay mặt, nước mắt dàn dụa. Cô lẳng lặng bước ra ngoài. Ông già thì thào với Simon:
-… một mảnh giấy!
Simon vội vã lấy một tờ giấy trắng, đặt trên cái hộc và rút bút máy. Chàng nghĩ: “Thi hào Jean de La Monnerie cầm bút của ta để viết những dòng chữ sau cùng trong đời ông”.
Nhà thơ lẩy bẩy lia ngòi bút trên tờ giấy, viết: “Anh đã yêu em”. Ông ký một chữ J to và gửi ở bên dưới: “Phu nhân Eterlin”. Ông lẩy bẩy trao bút cho Simon, chẳng nghĩ tới chuyện ghi địa chỉ nữa. Ông thều thào nói:
- Cảm ơn.
Lúc cô cháu gái trở vô, ông lại đưa mắt nhìn trang bản thảo. … “Ta ngậm nắm tro tàn dĩ vãng…”
Hàng chữ run rẩy trước mắt ông, nhưng chỉ nhìn những khoảng cách đen trắng, ông vẫn đoán ra những câu thơ mình viết từ nửa thế kỷ trước.
…”Ta ngậm nắm tro tàn dĩ vãng
Lê bước chân lẳng lặng đường đời
Chỉ có vậy. Những giờ buồn thảm
Ru lòng ta. Hoài niệm mà thôi.”
https://thuviensach.vn
Nhà thơ cảm thấy mình đã tới bờ vực. Chỉ mình ông biết những gì ông đã sống, ông sống ra sao và uống ở nguồn nước nào. Như vậy là, từ ngày ấy, ông đã biết trước rằng…
Bờ vực. Trước bờ vực là một bức tường. Trong sâu thẳm tâm tư, ông từng gặp bức tường ấy. Bức tường thành bằng đá cẩm thạch đen ngăn chặn điều ông tìm kiếm. Nhiều lần ông đã đi dọc theo nó mong tìm được một cánh cửa, nhiều lần ông muốn vượt qua nó, tìm cách nhìn ra khoảng không vô tận. Ông cựa quậy, lẩm nhẩm nhiều câu lộn xộn và Simon bỗng nghe lọt câu:
- Cả tầng tầng ý nghĩa mất đi, và chỉ một ý nghĩ duy nhất còn vớt lại được.
Rồi câu này:
- … Thượng đế chẳng qua chỉ là giấc ngủ sau cùng.
Cái máy làm thơ tự nó gài số lại, trước khi dừng hẳn.
Dì phước tiến tới tiêm cho ông một mũi thuốc trợ tim. Ông thấy người thư giãn trở lại.
Ông không nhận ra là cái hộc gỗ đã bị dẹp đi. Đám sương mù bây giờ đã tiến sát đôi mắt ông.
Bàn tay trên con tim đã nương nhẹ, đã biến mất. Đừng để nó biến mất. Nhà thơ biết rằng cuộc sống ngự trong cơn đau ấy, ông ngóng chờ nó trở lại. Ông có cảm giác rằng tiếng nói, ý nghĩ, ký ức của ông chỉ còn ràng buộc bằng một sợi tơ mảnh, mảnh như tơ tằm. Một cử động, một ý nghĩ mạnh có thể làm đứt sợi tơ. Ông nghe tiếng mình cất lên:
https://thuviensach.vn
- Tôi không có thì giờ hoàn tất…
Ông biết rằng ông không kịp tìm ra cánh cửa để vượt qua bức tường thành màu đen.
Ông thấy buồn ngủ.
Bàn tay ai lướt qua mắt ông, cất đi cái gánh nặng mong manh là đôi mục kỉnh.
VI
Simon không rõ mình đứng nhìn đôi mi mắt kia trong bao lâu, khi chúng cụp xuống rồi dừng lại nửa chừng. Chàng nghĩ rằng nhà thơ đã gởi lại cho chàng lời trăn trối sau cùng và chàng có quyền vuốt mắt ông. Nhưng hai ngón tay ngắn mập của dì phước đã nhẹ nhàng, thành thạo làm công việc đó. Rồi bà nặng nề quì xuống và một hồi lâu, người ta chỉ còn nghe tiếng tích tắc của cái đồng hồ cẩm thạch.
Sau cùng ông cả Urbain nói:
- Ồ, Jean. Người đầu tiên giữa bốn anh em ta.
Ông nhìn xuống tấm thảm, mắt đỏ hoe.
Tướng Robert móc ra một điếu thuốc, lơ đãng cắm vào môi nhưng chợt nhớ ra, ông xấu hổ đút lại vào túi. Ông cả nhìn em nói:
https://thuviensach.vn
- Hồi đẻ cậu, ông ấy đã mười hai tuổi. Tôi với ông ấy cùng tới nhìn cậu trong nôi. Tôi nhớ rõ lắm.
Ông tướng gật đầu như là chính ông cũng nhớ rõ lắm.
Simon thấy có cái gì đập vào ngực mình. Isabelle vừa ngả đầu vào đấy, rên rỉ:
- Tội nghiệp dượng tôi!... Tội nghiệp dượng tôi!... Anh đã tặng cho ông phút giây hạnh phúc sau cùng.
Những giọt nước mắt nóng hổi nhỏ giọt xuống cổ chàng.
- Tôi phải tắm rửa cho ông ấy. Dì phước đứng dậy nói.
- Để con giúp dì một tay, Isabelle nói. Có, có. Con muốn thế… con định thế.
Cánh đàn ông bước ra, nửa vì lễ độ, nửa vì hèn nhát.
Simon vừa bước xuống dưới nhà, vừa hình dung hai người đàn bà dùng khăn kỳ cọ tấm thân gầy, dài ngoằng của nhà thơ như đối với một đứa bé mới lọt lòng.
Nửa giờ sau, nến được thắp ở hai đầu giường; một nhánh hoàng dương dầm chùm lá khô trong dĩa nước lạnh. Phu nhân de La Monnerie người cao lớn, vững chãi bước vào. Bà liền đến bên giường, cầm cành dương vẩy bốn lần trên người ông chồng và nói, giọng nhận xét:
- Trông ông ấy tươi tỉnh lắm.
https://thuviensach.vn
Rồi bà bước ra.
Giáo sư Lartois tới sau lúc mười một giờ một chút. Bà đầu bếp ra mở cửa vì ông già Paul thương cảm quá, đã nằm liệt. Bà nói với giáo sư:
- Ngài bá tước đã qua đời.
Ông này để nguyên áo khoác bước lên lầu. Ông dùng ngón tay đẩy mi mắt người chết lên, khám nghiệm lần chót và nói:
- Nhanh hơn dự đoán của tôi đấy!
Rồi ông kéo Simon ra hành lang hỏi chuyện.
- Một cái chết đẹp, rất đẹp. Lartois nói. Ước gì chúng ta cũng có được phẩm cách như vậy trong giờ chết.
- Thưa ông giáo sư, Simon ngập ngừng nói. Ông có biết… Ông có quen phu nhân Eterlin, tôi muốn xin địa chỉ của bà.
- À hay. Ý nghĩ tế nhị đấy. Tôi cũng sẽ đích thân tới thăm bà. Tội nghiệp bà ấy… Ngài có nhắc tới bà? Địa chỉ ư?... Chờ chút.
Ông giở cuốn sổ tay.
- Số nhà 12, đường Tissandre Rừng Boulogne… Tạm biệt vậy, sẽ còn gặp lại nhau.
- Rất sung sướng, thưa giáo sư. Simon thành thực nói.
https://thuviensach.vn
Lúc sau, bà Polant tới. Linh tính của bà rất thính nhạy khi có chuyện. Đấy là một người đàn bà nhỏ nhắn, da thịt còn đầy đặn; bà không được hạnh phúc lắm với ông chồng. Bà đội chiếc mũ nhỏ, mặc áo đen, cổ lót da thỏ, má phải có cái nốt ruồi cắm vài sợi lông. Bà Polant hay xuất hiện nhất là khi có chuyện ma chay.
Chưa lên tới nửa chừng cầu thang, bà đã đặt khăn tay lên má. Bà quì xuống cầu nguyện bên giường. Isabelle ôm mà, kêu lớn: “Tội nghiệp dì Polant”. Bà lau nước mắt, bắt đầu công việc của loài sâu đục thân. Bà kéo người nhà ra một góc thì thầm bàn tán, cắt đặt.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG HAI
ÔNG EM ÚT
I
LUCIEN MAUBLANC cầm tấm thiệp tang viền đen in chữ nghiêng giữa các đốt ngón tay dài quá khổ, ám khói thuốc lá.
Ông chăm chú đọc, thưởng thức những dòng chữ báo tang:
“… Ngài Hầu tước Fauvel de La Monnerie. Tiểu đoàn trưởng kỵ binh danh dự, Hiệp sĩ dòng Malte, Đệ ngũ đẳng Bắc đẩu bội tinh; Ngài Bá tước Gerard Fauvel de La Monnerie, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đệ tứ đẳng Bắc đẩu bội tinh, Hiệp sĩ dòng Léopold, Hiệp sĩ dòng Thánh Anne Đại Nga. Ngài thiếu tướng Lữ đoàn trưởng. Bá tước Robert Fauvel de La Monnerie, Đệ tam đẳng Bắc đẩu bội tinh, Quân công bội tinh, Hiệp sĩ Sao đen dòng Bênin, Hiệp sĩ dòng Nichamlftikar; ông Lucien Maublanc - anh và các em của Ngài…”
Đọc đến tên mình, ông dừng lại, cười gằn, Lucien Maublanc… ngắn ngủn, vậy thôi. Ông không có tước vị, tên tuổi, huân chương; ông không là Hiệp sĩ khỉ khô gì hết. Tuy vậy họ vẫn bắt buộc phải kê tên ông vào đó; dù sao ông cũng là em, đúng hơn, em cùng mẹ khác cha của họ, tên hề thường trực của gia đình, cái gai từ năm mươi bảy năm nay trong tên tuổi họ. Ông lại cười gằn, xoa lưng một cách khoái chí. Mẹ ông giỏi thật; tái giá với cái nhà ông Maublanc mà ông không hề biết mặt; ông ta chết đi sau khi làm vài chuyện đùa tếu là lưu lại cho ông con đôi mắt lơ xanh và một gia tài đồ sộ.
https://thuviensach.vn
Lucien Maublanc cười vào mũi họ, ông giàu hơn họ quá nhiều!
Duỗi chân về phía lò sưởi, ông tiếp tục dõi theo danh sách họ hàng, nội ngoại của họ. Dòng áp chót ghi gọn lỏn ”Bà Polant” và diòng cuối cùng: “Bà Amélie Lehère. Cô Louise Blondeau, ông Paul Renaudaut, các người hầu trung thành của Ngài”.
“Con mẹ Polant này vẫn cứ tìm cách len vào được”. Lucien Maublanc nghĩ bụng. Đây là lần thứ bao nhiêu, bà Polant len vào những chiếc thiệp tang. Bà đã thuyết phục được họ hàng La Monnerie là các gia đình quí tộc thường ghi cả danh sách người hầy trong thiệp báo tang và thế là giữa khoảng cách bà con xa với lũ đầy tớ, bà Polant vẫn có tên đều đều, đứng một mình một cõi.
“Trong đám tang của mình ít ra là không có con mẹ này. Lucien nghĩ bụng. Mình phải cập nhật ngay”.
Ông lôi từ trong ngăn kéo cái bàn viết kiểu Louis Philippe ra một chồng thiệp báo viền đen, nó là thiệp báo tang của chính ông, thiệp đã ghi sẵn mọi khoản chỉ trừ ngày chết. Có đủ loại người, cả các cha xứ và giám mục. Ở góc dưới, một dòng ghi chú bằng kiểu chữ rất nhỏ, rất lẳng: “Có thể tặng hoa. Ông ấy thích hoa lắm”[3]
Danh sách thân nhân dài hơn đằng nhà La Monnerie nhiều, vì bên cạnh họ ngoại vốn gồm những ngài quí tộc, điền chủ có đến mười sáu thái ấp, những ngài tử tước thời đế chế [4]và đủ thứ hiệp sĩ. Lucien Maublanc khoái chí ghi thêm hàng li ti những Maublanc đằng bố, rồi những Leroy - Maublan đằng chú và Maublanc - Rougier đằng bác, những tên tuổi Do Thái làm cho gia đình La Monnerie khó chịu lắm.
Lô phong bì cũng được chuẩn bị cẩn thận.
https://thuviensach.vn
Maublanc rút ra một tập, xòe trên tay như một cỗ bài. Xen kẽ giữa tên tuổi họ hàng, bạn hữu, có những tên như “Ông Charles, bồi nhà hàng Napolitan… Cô Ninette gác cổng vũ trường Tabaria… Ông Amada, thợ hớt tóc và nhiều nhân vật khác ở rạp hát, hầm rượu khách sạn hoặc nhà chứa.”
“Các tên tuổi này đứng cạnh các danh nhân cự tộc kia kể cũng khá tức cười đấy”. Ông nghĩ bụng.
Bỗng một phong bì xuất hiện mang tên: “Cô Anny Fèrei, nghệ sĩ trữ tình, 72, đường Vauvia”.
“Con bé này không được, nó dám chế diễu mình”. Ông loại cô này khỏi trò đưa đám, vứt cái phong bì vào sọt giấy lộn.
“Và bây giờ bắt đầu làm việc”.
Công việc Maublanc gọi là cập nhật đó, là việc xóa tên những người vừa mới chết trong danh sách báo tang. Ông đếm đến ông anh nhà thơ này thế là đã có chín người. À hay! Số chín là một con số may. Ông sẽ tới sòng bạc, sẽ đánh vào con số chín.
Ông vô buồng tắm, lấy ba tờ giấy vệ sinh, gói ba viên ngọc trai to, đẹp, cho vào túi áo gilet, rồi ông chải đầu, bơm nước hoa vào áo, sửa lại chiếc khăn choàng cổ cho ngay ngắn trước ngực và ngắm mình trong gương.
Khi ông ra đời, người ta đã phải lôi ông ra bằng cặp sắt, nên đến giờ phần xương trên thái dương vẫn nhô lên thành hai cái bướu to lơ thơ vài sợi tóc bạc. Đôi mắt ông lồi, mí sùm sụp, hàm răng bồ cào vàng ố. Người ngợm như thế, nhưng ông vẫn thấy tự ưng ý hơn tất cả bọn La Monnerie
https://thuviensach.vn
trên trái đất này thường khoe mẽ đẹp trai. Trước hết là vì ông giàu hơn họ, sau nữa là ông trẻ hơn. Nào có dấu hiệu gì là già nua.
Ra tới cửa, ông từ bỏ ý định tới sòng bạc.
“Anh vừa mới chết, tới đó không tiện. Nên tới nơi nào kín đáo hơn”. Ông bảo tài xế tắc xi đưa tới một cái hộp đêm.
II
Hàng cây vươn thân qua bức tường chắn xòe cành ra ngoài phố. Đằng sau vuông vườn hẹp, cây trụi lá mùa đông, là ngôi nhà một tầng, màu trắng giản dị.
Marie Hélène Eterlin tiếp Simon Lachaume bằng câu:
- Vâng, tôi có biết… Emile Lartois có điện thoại cho tôi rằng ông sẽ tới. Với lại anh Jean thân yêu của tôi có nói về ông nhiều lần, quan tâm lắm. Cảm ơn ông đã đến với tôi.
Bà đã ở phía bên kia dốc của cuộc đời nhưng Simon không thể đoán được tuổi. Mái tóc vàng, tết quanh đầu. Chiếc áo dài xám quá dài, phần trên ngực may bằng tơ lưới kết đăng ten làm tôn sắc đẹp của cái cổ mảnh mai. Trán chưa có nếp nhăn, mắt còn ngấn lệ; da mặt phủ lông tơ tuy vẫn mịn màng nhưng đã bắt đầu nhão.
Bà nhận tờ giấy Simon trao cho, bà đọc và đưa lên môi hôn rồi đưa hai bàn tay che mắt, đứng lặng hồi lâu.
https://thuviensach.vn
Ngôi nhà bề ngoài trông giản dị, nhưng trang trí cực sang. Gương soi, rèm lụa, đồ đạc mạ vàng. Tủ kính chìm trong vách phát ra ánh hồi quang ngũ sắc; một thứ ảo ảnh Ý Đại Lợi - Tây Ban Nha. Bà Eterlin nói:
- Nếu như bà vợ ông ta không quá ác thì hai chúng tôi hạnh phúc biết bao!
Simon lặng im trong dáng điệu buồn rầu chăm chú. Bà lại nói:
- Người ta ngăn không cho tôi tới thăm lúc anh ấy đau ốm. Họa hoằn mới nói chuyện được với anh ấy bằng điện thoại. Cô cháu gái cũng về hùa với bà dì. Hai con người đó đã hành hạ anh ấy cho tới chết.
Bà nói những câu ấy bằng một giọng ngọt ngào, yếu đuối, thiêng liêng như thể con tim bà quá trong trẻo để có thể gieo chút tiếng ác nào đó cho thiên hạ.
Simon không dám cải chính rằng nhà thơ từng gọi cô cháu gái là “thiên thần” và ông không hề đau khổ khi nhắm mắt, chỉ có nỗi phiền muộn là phải chết, vậy thôi.
- Anh ấy hiền lành thế, tuyệt vời đến thế, bà nói tiếp. Anh ấy ngày nào cũng tới… Ngay cả khi chiến tranh, những buổi tối máy bay giặc ném bom. Nghe tiếng xe đỗ ngoài đường, thế là anh ấy tới. Cất công đi xa như vậy rồi chỉ ở lại vài giây, hỏi thăm xem tôi có khỏe không, có sợ không… Anh ấy vào, anh ấy ngồi lên ghế, đấy, chỗ ông đang ngồi…
Simon dè dặt đặt bàn tay lên cái tựa ghế mảnh mai.
- Tôi không thể tưởng tượng là anh ấy không tới nữa. Bà nói tiếp, anh ấy không còn mở cửa nữa, chút nữa đây thôi. Anh ấy chỉnh lại cái kính, rồi
https://thuviensach.vn
ông sẽ nhường chỗ lại cho anh ấy… Còn vài tháng nữa thôi là tám năm rồi đấy…
Bà lại lấy tay che mắt, tay kia rút chiếc khăn tay mịn, trên cái kệ đằng sau lưng.
- Xin ông thứ lỗi. Bà nói.
Trong lúc đó Simon nhẩm tính: “Bảy mươi sáu trừ đi tám… Vậy là ông ta bắt đầu chuyện này hồi sáu mươi tám tuổi…”
Bỗng nhiên bà ngẩng đầu, nhìn thẳng vào mặt chàng. Simon để ý thấy đôi mắt bà có màu tím đặc biệt, rất nhỏ. Nỗi sầu muộn, tấm lòng tận tụy chứa đựng trong một khoảng hẹp đến thế làm chàng ngạc nhiên.
- Ông Lachaume, ông có biết không, tôi đã từ bỏ tất cả vì anh ấy, chồng, con, tất cả. Bạn bè xa lánh tôi. Tôi gần như phá sản. Nhưng chắc ông tán thành tôi, ông từng sống gần gũi anh ấy, hiểu thấu anh ấy. Khi ta gặp được một con người như thế, con người ngự trên đỉnh cao thời đại, khi ta may mắn được người ấy chú ý, người ấy đến xin ta một chút hạnh phúc, thì ta không có quyền từ chối… đấy là một bổn phận… chẳng còn gì đáng kể nữa… Tôi đã sửa soạn ngôi nhà này để tiếp anh ấy… Chúng tôi cùng đi chọn bàn ghế, chỉ những gì anh ấy thích: Cái bàn này chúng tôi mua ở Ý trong một chuyến du lịch. Ông nhìn những cái quạt giấy trong tủ kìa. Anh ấy thích quạt lắm, anh ấy nói: “Quạt là hình ảnh của cuộc đời”.
Bà đứng lên.
- Mời ông sang xem buồng ngủ.
https://thuviensach.vn
Bà đi trước, bước đi lả lướt. Nhìn đằng sau, bà còn dáng trẻ trung lắm, tấm thân rất thon thả.
Bà đưa Simon vào một căn buồng căng lụa xanh lơ, điểm hoa nạm vàng. Trên chiếc tủ tháp, một bức tượng khác của nhà thơ, chiếc này màu trắng nom rõ là thạch cao không bị sứt mũi. Hai ngọn đèn bạch ngọc tỏa sáng.
- Trang trí như thế này kích thích anh ấy làm việc. Thường sau buổi trưa, anh ấy dẹp chai lọ lược gương trên bàn phấn của tôi, lấy chỗ ngồi, đặt giấy má làm việc.
Bà lượn quanh căn buồng vuốt mép tả, vuốt ve con chim bằng hồng ngọc đặt trên lò sưởi. Bà đứng lâu lâu cạnh cái giường ngủ.
- Và cho đến tận cùng, anh ấy vẫn là một người tình tuyệt diệu. Cả cái đó nữa cũng là một cái duyên của thiên tài.
Bà tỉnh bơ nói cái câu sỗ sàng ấy.
Simon ngượng ngập quay lại nhìn cái đầu bằng thạch cao. Bà Eterlin nói: - Vâng, anh ấy thích đặt tượng nơi anh ấy sống.
Simon không thể không hình dung người đàn bà này nằm tênh hênh trên giường và cái thây ma ngày hôm qua đang làm tình trước mặt bức tượng của ông ta.
Chàng rùng mình bước ra cửa. Bà Eterlin dừng lại trên bậc thang và nói:
- Thế đấy. Bây giờ thì tôi chẳng còn gì nữa. Chẳng còn ai tới viếng thăm. Tôi chỉ còn cách sống trong kỷ niệm, vì kỷ niệm của anh ấy. Tôi đã có tám
https://thuviensach.vn
năm hạnh phúc. Mênh mông và… hết rồi. Tôi sẽ giam thân trong kiếp sống của một bà mệnh phụ già nua… Ông nghĩ năm nay tôi bao nhiêu tuổi?
Simon thấy xấu hổ quá. Chàng nghĩ: “Năm mươi lăm là ít” và chàng đại hạ giá một phát, rồi lại thấy mình nịnh đầm quá lộ liễu:
- Tôi cũng không biết nữa, thưa bà: bốn lăm, bốn sáu… Chàng nhắm mắt nói.
- Ông quả là rộng rãi hơn nhiều người khác. Thường thường họ cho tôi là năm mươi… Tôi bốn ba.
Bà có vẻ không trách gì chàng, tự mình tiễn chàng ra tới tiền sảnh, chìa mấy ngón tay úp sấp cho chàng. Simon không có thói quen hôn tay nên chàng ngần ngừ. Chàng nâng cườm tay phu nhân lên không đúng lúc.
Môi bà thoáng một nụ cười nhẹ, nụ cười đầu tiên của buổi tiếp khách.
- Ông đúng như hình ảnh anh Jean tôi từng mô tả, nhạy cảm, thông minh…
Thực ra suốt buổi vừa rồi, anh chỉ nói được có ba câu, câu sau cùng thượng hạng là ngớ ngẩn.
- Đối với những người mà ngay khi tiếp xúc, ta nghĩ có thể nói ra hết như vậy, rất hiếm. Anh ấy là thế… Thỉnh thoảng mời ông tới chơi. Chúng ta sẽ nhắc tới anh ấy, tôi sẽ đưa ông xem những vần thơ chưa ai biết của anh ấy tặng. Khi nào ông thích. Tôi không ra khỏi nhà nữa!
Bà rùng mình trước cơn gió lạnh từ ngoài vườn đưa tới.
https://thuviensach.vn
III
Về tới nhà, Simon thấy có hai bức thư đang chờ. Bức thứ nhất của ông tổng biên tập tờ “Tin sáng”:
“Thưa ông,
Ngài Giáo sư Lartois cho chúng tôi hay rằng ông là người có nhiều khả năng nhất có thể thuật lại cho độc giả bản báo rõ giây phút cuối cùng của ngài Jean de La Monnerie, vị công tác viên siêu việt của chúng tôi. Tôi sẽ rất cảm ơn nếu ông đem tới cho một bài đủ 150 dòng, trễ nhất vào lúc nửa đêm hôm nay. Tôi nghĩ chắc ông sẽ chấp nhận khoản nhuận bút là 200 franc?”
Bức thư kia của chính giáo sư Lartois:
“Ông thân mến,
Tờ “Tin sáng” (Chủ nhân là nam tước Noel Schoudler vốn là bạn tôi và là thông gia với thi sĩ Jean de La Monnerie) có nhờ tôi viết một bài về giờ cuối của người bạn lớn của chúng tôi. Tôi ngại cho cái giọng lưỡi nghề nghiệp của tôi và tôi nghĩ rằng ông, vốn là người của văn chương chữ nghĩa, mà lại là người có tài năng, ông viết bài đó hợp hơn. Tôi nghĩ rằng bộ nhớ trẻ trung của ông đã ghi đầy đủ những lời sau cùng của nhà thơ từng làm cho chúng ta xúc động đến thế nào! Cho nên tôi đã mạo muội đề cử ông, nghĩ rằng điều đó chỉ có lợi cho ông, và v.v…”
Hai bức thư làm cho Simon rất hãnh diện. Câu chuyện của giáo sư Lartois đêm hôm trước không phải là khách sáo. Một trong ba tờ báo lớn nhất Paris mời chàng viết bài!
https://thuviensach.vn
Chiều hôm đó chàng đã linh cảm là một chương mới trong cuộc đời chàng sắp mở, thì giờ đây rõ ràng là nó đang mở.
Chàng vội vã ăn cho xong bữa, giục vợ pha cà phê.
Chàng vào cuộc, đếm kỹ số dòng. Sáu trang viết tay tất cả. Chàng chọn được lời tựa thật kêu: “Một bài học về giây phút lâm chung”
Nửa giờ sau, chàng vẫn ngậm tẩu nhìn trang giấy trắng… Bài học… Lâm chung… Lâm chung là cái gì? Bài học là cái gì? Chữ nghĩa vẫn chưa chịu ra. Đồng hồ đã chỉ chín giờ rưỡi tối.
Chàng sốt ruột đi qua đi lại trong căn phòng hẹp.
- Cái nhà ông La Monnerie này bao giờ chôn xong thì mới hết chuyện. Vợ chàng lên tiếng.
- Yvonne! Cô mà nói thêm một tiếng nữa là tôi bỏ hết, tôi đi đấy!
Cô vợ khinh khỉnh liếc nhìn chàng rồi cúi xuống tiếp tục rua chiếc áo lụa màu hồng của khách.
Đã hả cơn giận, Simon chợt nhớ câu nói: “… Hãy ứng cử thay vào ghế của tôi…”
“Đúng. Ít ra nó cũng làm vừa lòng giáo sư Lartois”. Một anh chàng khác, thông minh hơn, chắc đã hiểu ngay từ đầu, khi đọc bức thư của Lartois. Có câu ấy, bài viết được dễ dàng mạch lạc hơn.
https://thuviensach.vn
Mười hai giờ mười phút, chàng có mặt ở tòa soạn, chỉ sợ đã trễ.
Sáu trang viết ấy, nghĩ cho kỹ, chàng thấy nó phản lại nhà thơ, phản lại chính chàng, một sự giả trá, một lời tự thú bất lực. Chàng nghĩ chắc bài báo không được dùng.
“Ôi, rồi đây ta sẽ còn nhớ lâu bài báo đầu tiên của ta”.
Ngay tức khắc, chàng thấy tương lai đổ sụp.
IV
Vào khoảng nửa đêm, Maublanc bước chân vào quán “Vũ hội”, mồm ngậm xì gà, chiếc mũ quả dưa úp trên cái sọ bướu. Ông đang cáu. Ông để mặc cho người hầu cởi áo khoác, không một lời cảm ơn. Đám phục vụ chào tíu tít. “Chào ông Maublanc!” “Chào ông Lucien!” “Chào ông Lulu!”. Ông không thèm trả lời. Khi ông bước vào phòng ăn, nhạc trưởng ra vẻ phấn khởi, giơ cao cung vĩ cầm ra hiệu và dàn nhạc liền chơi một bản van. Métđôten đi trước đưa đường. Ông vẫn im lặng, lạnh lùng bước tới chiếc bàn dành riêng.
Ông vừa thua hai chục ngàn francs giá tiền một chiếc xe hơi, chỉ vì ông anh kia ngoẻo đúng vào lúc ông đang xúi quẩy. Dòng họ nhà ấy ngay cả khi chết vẫn không chịu để yên cho ông.
- Vận đen rồi, trông biết ngay. Cô Any Féret ca sĩ của hộp đêm này nhận xét.
Đây là một cô gái khá đẫy đà, tóc đen bóng nhẫy, mặt bự phấn, lông mày kéo dài bằng một nét chì tô đậm.
https://thuviensach.vn
Cô ngồi gần ban nhạc cùng với một cô bé tóc hung chưa tới hai mươi tuổi, tay chân khẳng khiu, đôi mắt thèm khát và buồn.
- Ta cứ thử thời vận xem, Any Féret lại nói. Nhưng mặt hắn thế kia thì khó lòng lắm. Ta phải xem hắn có chờ ai không rồi để cho hắn ngồi chán chê một lúc đã.
Người ta đã đem tới đặt trước mặt Maublanc một chai sâm banh vùi trong xô đá. Chỉ để mở một cái nút chay và rót đầy một ly rượu, ba anh bồi xô tới.
- Trông hắn hãm tài quá! Cô bé tóc hung nhìn Maublanc và nói. Đôi vai cô run bần bật.
- Ồ, cô bé ạ. Phải biết mình đòi cái gì chứ! Ở đời những gã trẻ tuổi đẹp trai đâu có thể đồng thời giàu có được. Rồi cô sẽ thấy. Với lại cô nhận xét không công bằng.
Any Féret có vẻ dạy đời như đang khám phá một chân lý triết học vĩ đại, và nói xong nàng lại chìm đắm trong suy tư.
- Any! Cô bé kia van vỉ.
- Gì?
- Em đói… Chị có thể…
- Được rồi, em bé. Sao không nói ngay. Em ăn gì?
https://thuviensach.vn
- Xúc xích với mù tạc. Cô bé nói, mắt mở to gần muốn khóc.
Any Féret gọi anh bồi bảo lấy xúc xích Đức. Anh này ngần ngừ. Any nói:
- Lấy đi! Không phải quán trả tiền, tôi trả mà! Rồi nàng nói thêm “Tụi ở đây chó má quá!”
Anh bồi trở lại sau vài phút, đem tới một dĩa xúc xích nướng đang bốc khói. Cô bé liền cầm luôn một khúc trong tay, phết mù tạc và cắn một miếng to nhai rau ráu. Cô ca sĩ nhắc:
- Ăn cẩn thận. Hắn vừa liếc sang bên này. Lần thứ ba. Nhưng đừng làm ra vẻ để ý.
Nàng nhìn cô bé đang dùng dao nĩa, ăn uống từ tốn trở lại. Gương mặt gầy nhọn điểm tàn nhang có ửng lên tí chút, làm cho hai lõm phấn hồng trát trên gò má lộ rõ vẻ giả tạo.
Dàn nhạc ầm ĩ chơi một bản Mỹ. Any nói:
- Trông thấy một con bé đói khát như em, tội quá. Em cũng có thể đẹp gái đấy.
Nàng đứng lên:
- Qua được rồi. Đã nhớ lời dặn chưa. Cẩn thận đấy.
Cô bé, xúc xích đầy mồm, lúc lắc mái tóc rực cháy.
https://thuviensach.vn
- Xoa lại chỗ phấn hồng. Any dặn thêm.
Nàng kéo lê tà áo dài đen đằng sau bộ mông đã bắt đầu nặng, đi qua sàn nhảy đang có mấy đôi lượn lờ.
Nàng dừng lại nơi Maublanc đang ngồi một mình trước xô sâm banh, nàng kêu to lên:
- Tài năng lớn. Nhưng cô ta mới vào nghề. Cô ta chỉ sống vì nghệ thuật thôi anh ơi!
- Xinh đẹp này, gái nhà lành này, tài hoa này, cam đảm nữa! Maublanc đếm trên tay. Vậy là đáng được nâng đỡ, đúng rồi. Nhưng có ngoan không?
Any Féret chẳng chút ngượng trước cái nhìn dò xét.
- Ồ, ngoan hết cỡ. Ngoan quá đi chứ! Chưa có ai nhé! Còn hoang vu lắm, nguyên xi đây!
- Hay lắm, hay lắm. Chắc đúng vậy thôi!
Ông ra hiệu cho Métđôten bảo mời cô bé. Sau một giây thương lượng ngắn ngủi, Métđôten trở lại nói là “Cô nương đó trả lời: Không!”
Any đắc thắng công bố:
- Em đã bảo mà! Em phải đích thân tới mời không thì đừng hòng cô ta chịu tới.
https://thuviensach.vn
V
Không cần chờ kết quả của cuộc thương lượng vòng hai, Métđôten liền cho đổi luôn một chai rượu mới trong xô đá.
Cô bé tóc hung bước tới, dè dặt, lạnh lùng, xa vắng. Cô ngồi giữa Any và Maublanc bắt đầu nghe ông ta tuôn ra một hồi những nhận xét ngớ ngẩn về sân khấu. Cô uống ly sâm banh trên đầu môi. Cô cảm thấy ngay một bàn tay đang rờ rẫm tiến từ bắp đùi xuống, rồi mấy ngón tay to tướng đang tìm cách khều đầu gối cô lại. Cô dạng đùi ra. Maublanc liếc nhìn Any tỏ vẻ hài lòng, rồi bàn tay lại rờ rẫm tiến lên phía trước.
- Ồ! Gầy quá, gầy quá. Bé phải ăn nhiều vào, ăn nhiều vào. Ông ra cái vẻ một ông bố.
Cô bé thực tình lườm ông một cái khiến ông càng tin rằng cô bé quả là còn non nớt lắm.
- Tốt, tốt. Cứ phải thế! Uống thêm đi cô!
Mắt ông long lanh. Ngồi giữa hai người đàn bà, đã uống một mình hơn chai sâm banh, ông cảm thấy sung sướng. Người ngồi chung quanh bắt đầu liếc nhìn ông qua làn khói thuốc lá dày đặc. Lulu cảm thấy họ đang nịnh mình, ông lấy làm khoái chí.
Nhạc trưởng tiến tới, một tay kẹp chiếc vĩ cầm, tay kia giơ cao thanh cung.
- Ồ đẹp đôi quá, đẹp đôi quá. Tuyệt! Tuyệt! Ông ta giơ thanh cung khoa một vòng tròn trên đầu Maublanc và cô bé.
https://thuviensach.vn
Đấy là một người Hung đã có tuổi, béo phị râu ria trụi lủi, cái bụng phệ đẩy căng chiếc áo gilê lễ phục ra phía trước. To béo thế, nhưng ông ta nhanh nhẹn lạ lùng.
Lulu Maublanc cười rú lên. Ông quá quen với trò hề này nhưng dù sao nó vẫn gây được ảo tưởng.
- Cô nương đây muốn nghe bản gì nào? Nhạc sĩ nghiêng mình nói. Long trọng quá, cô bé Dual hơi hoảng, không biết nói sao. - Vậy thì vũ khúc Hungari nhé.
Ông ta ra hiệu cho dàn nhạc.
Ánh đèn mờ đi và phòng nhảy chìm trong bóng tối mờ xanh. Riêng chàng nhạc sĩ Hungari được một chòm sáng hình chóp nón từ trên cao rọi xuống làm nổi bật lên như một con thủy quái trong làn nước biển. Mớ tóc dọc chải lật ngược buông chùng xuống qua vai. Đám hầu bàn nhích tới gần, chờ trong bóng tối với dáng điệu toa rập. Khách ở các bàn khác tự dưng cũng im bặt. Mọi người đều có vẻ về hùa, đều toa rập.
Sau một hồi tấn dồn đập, dàn nhạc dừng bặt, chỉ có người kéo vĩ cầm tiếp tục múa cung đàn trên bốn dây.
Cô bé Dual thì thầm với Any:
- Em thích ông nhạc sĩ vĩ cầm lắm.
Any véo sườn cô bé một cái bảo im.
https://thuviensach.vn
Phía bên kia, Maublanc đang tìm cách dựa vầng trán méo mó vào đôi vai còm của cô bé. Ông thì thào vào mớ tóc rực cháy:
- Tôi sẽ đưa em tới đằng nhà hàng Du mục, du mục thực sự nhé. Muốn gì cũng có…
Đèn lại bật sáng. Vài tiếng vỗ tay và chàng nhạc sĩ khom người đứng nguyên tại chỗ chờ cho tới khi Maublanc nhét vào túi áo anh ta tờ giấy một trăm franc.
Cô bé Dual lại thấy đói cồn cào.
Maublanc cầm bàn tay cô, dịu dàng nắn bóp.
- Cô bé thấy không, ở đời phải xuất phát cho giỏi. Tôi xuất phát tồi. Cơn say chuếnh choáng làm ông mềm lưỡi.
- Vâng. Xuất phát tồi. Tôi đã có vợ… Sớm qua. Với một người đàn bà… Any này, nói cho cô bé nghe được chứ?
- Được chứ, được chứ! Cô bé ngoan nhưng không đần đâu.
- Thế! Bà vợ tôi vô sinh.. hoàn toàn. Mà bà ta lại đổ thừa là tôi bất lực. Thế là bỏ nhau. Và chính thằng Schoudler…
Lulu bỗng cao giọng:
- … cái thằng chó đẻ Noel Schoudler bèn cưới mụ ta. Và nó cũng công bố là tôi bất lực. Tôi thì tôi biết mụ ta vô sinh, bởi vì sau đó người ta có làm
https://thuviensach.vn
phẫu thuật cho mụ.
- Thiên hạ ác thật đấy! Any nói, giọng bùi ngùi.
- Đấy, cho nên suốt đời tôi bị mang tiếng là bất lực.
- Thôi Lulu, đừng nói chuyện đó nữa. Any nói. Gì thì gì, vẫn còn em đây, em sẽ chứng minh cho họ thấy là ngược lại…
Lulu cảm ơn nàng và công bố:
- Anh thích cô bạn của em lắm đấy, Any ạ.
Rồi ông đứng lên mỉm một nụ cười quỉ quái.
- Tôi phải đi rửa tay cái đã.
Ông vừa đứng lên thì Métđôten lại thay chai rượu còn gần đầy, đổi gạt tàn mới, kéo thẳng lại tấm khăn trải bàn. Any hỏi cô bé:
- Thế nào ?
- Cái lão đó tởm quá. Không thể nói cách nào khác. Hắn tởm quá.
- Thì với chị cũng vậy, với ai hắn cũng vậy. Khi túng quẫn làm thế nào được. Nhưng với lão ta có cái lợi là… Lão không đi xa quá đầu gối đâu… hoặc ít khi.
Cô bé nghi hoặc nhìn Any. Chẳng lẽ bàn tay mò mẫm trên đùi, hơi rượu phả vào sau gáy, cái đó là giả vờ sao ?
https://thuviensach.vn
- Lão bao nhiêu tuổi hả chị?
- Sáu mươi, khoảng đó. Nhưng phải coi là năm mươi thôi, tất nhiên. - Có thể. Bởi lão chẳng làm gì được nên lão mới chóng già thế. - Im!
Maublanc đã quay lại, tỉnh táo hơn, mắt sáng hơn. Ông ngồi xuống với cô gái:
- Quyết định rồi đấy. Tôi sẽ để ý tới cô… Sylvaine Dual… Tôi sẽ lăng xê cô ta, cô bé Sylvaine Dual. Cô ta có tài, rồi đây thiên hạ sẽ lác mắt. Cho tôi cái địa chỉ. Một buổi sáng nào đó tôi sẽ tới thăm cô, như bạn bè thôi.
Any nháy cô bé. Cô này nhớ lại vai tuồng. Cô đưa một ngón tay lên: - Bạn bè thôi đấy nhé!
- Tất nhiên rồi. Bạn lớn tuổi. Ghi địa chỉ của cô vào đây.
Cô bé nghiêng đầu viết vào quyển sổ tay và ông nhìn cô tủm tỉm cười. - Tôi sẽ tung cô lên cao.
Ông thò hai ngón tay vào túi áo gi lê, moi ra một gói nhỏ bọc trong giấy vệ sinh. Cô bé trố mắt:
- Cái gì vậy ?
https://thuviensach.vn
Cô sắp bật cười thì Maublanc gỡ mảnh giấy, đặt lên bàn hai viên ngọc to, rực rỡ.
- Tôi là một gã cờ bạc. Tôi đánh bạc với ngành tơ sợi, với kim cương, ngọc trai… với gái đẹp.
Ông cầm một viên trên hai ngón tay dài nghêu, vạch mớ tóc hung của cô gái và nhét viên ngọc vào vành tai cô.
- Ra gương soi mà xem, có vừa ý không. Hả? Cô nghĩ sao?
Cô bé thấy nóng mặt, hết cả đói. Mắt cô trợn trừng, cô quên mất vai tuồng. Cô líu lưỡi; cô lấy viên ngọc ra, đặt lên bàn.
- Em không dám. Thưa ông, em không dám…
Ông nhìn cô thản nhiên nói:
- À vậy thì thôi. Tôi tưởng là cô thích ngọc. Tôi nhầm. Bồi! Tính tiền.
Cô định thần lại, cô định kêu lên rằng cô thích lắm, cô đâu dám mơ có được một hạt như vậy. Có điều cô không kịp nghĩ có nên nhận ngay hay không. Chậm mất rồi. Ông ta cẩn thận gói hai viên ngọc lại, cẩn thận nhét vào túi. Ông khoái chí, độc ác liếc nhìn gương mặt lốm đốm tàn nhang đang thất sắc vì tuyệt vọng, và nói với Any:
- Cô bé trẻ con quá!
Any nghiến răng chẳng nói chẳng rằng.
https://thuviensach.vn
Ông rút cây bút máy bằng vàng ký vào tờ biên lai, móc túi ra mấy tờ bạc lẻ, đặt vào tay người hầu bàn rồi đứng lên:
- Ngoan nhé cô bé! Một buổi sáng nào đó, tôi sẽ tới thăm cô đấy.
Và ông bệ vệ bước ra, đôi má nhão cười toe giữa những câu chào tíu tít “Chào ông Lulu, chào ông Lucien, chào ông Maublanc”. Đám nhân viên cúi khom người như đang tiễn một ông hoàng.
Cô bé Dual hỏi bạn:
- Lão ta giận thật đấy à?
- Không đâu. Nhưng mà cô ngu như bò ấy. Phải nhận ngay tức khắc, cảm ơn ngay tức khắc, cho vào túi ngay tức khắc.
- Em đâu có biết. Em tưởng từ chối đúng phép hơn. Em tưởng lão sẽ ép lấy. Hai viên ngọc! To thế, chị có nhìn thấy không? Em hoảng hồn, em tưởng lão ta điên.
Cô bé rưng rưng nước mắt.
- Thôi đừng khóc nữa. Tôi đã bảo cô mà, hắn giàu lắm. Nhưng tôi không dè hắn lại chơi ngay cái trò ngọc trai đó. Như vậy là hắn say cô, có điều hắn đánh giá cô không cao lắm. Cô phải cố gắng gỡ lại.
Chàng nhạc sĩ tới, ra hiệu cho Any.
https://thuviensach.vn
- À, đã tới giờ trình diễn, suất hai. Any nói. Thôi cô về ngủ đi. Kể từ nay cẩn thận nhé. Không để thằng nào trong buồng, buổi sáng. Bọn già ít ngủ, dậy sớm lắm đấy.
Nàng tiễn cô bé ra tới cửa.
- Cô nên biết, hắn thích hành người ta bằng đồng tiền. Hắn thích người ta cầu xin hắn, quị lụy hắn… Ngày nào giàu có, đừng quên chị nhé.
Any ghì cô bé, siết chặt hai vai, phả vào mặt cô hơi thở nồng nàn men rượu.
- Chị chán đàn ông lắm rồi, em biết không…
Và nàng áp chặt đôi môi bự son vào môi cô bé làm cô lảo đảo. Cô nghe giọng nói như hát ở phía trong kia vọng ra:
- Vũ khúc Hungari, rất đặc biệt!
VI
Ánh nắng mùa đông bất chợt chiếu qua cửa kính.
- Jean Noel! Mary Ange! Can’t you keep quite? Các em nằm yên không được sao? cô nhũ mẫu người Anh Mabel nói.
Cô lăng xăng trong phòng, xốc lại chăn, ấn hai đứa bé xuống giường luôn mồm nói bằng tiếng Anh: “Aren’t you ashamed of yourselves... on a
https://thuviensach.vn
day like this, too… Các em không thấy xấu hổ sao… trong một ngày như thế này…”
Marie Ange và Jean Noel vừa phát hiện ra một trò chơi mới: chúng dùng ngón chân múa rối trên tường.
- … Khỉ! Những con khỉ nhỏ. Đây nó đang leo… Jean Noel kêu lên.
- Không, những con chó con. Nhìn xem, tai nó kia. Đúng là con chó con. Cô chị cãi.
- … Khúc dồi! Những khúc dồi! Jean Noel hét lên, chả có lý do gì cả. Rồi hai đứa ngã nhào xuống đệm cười sặc sụa như có người cù.
- Mary Ange! Cô Mabel gọi to. Nếu em không ngoan thì sẽ không được đưa đám ma ông ngoại đâu.
Marie Ange lập tức bớt đùa. Bây giờ không phải là lúc để bị phạt. Lần đầu tiên em sắp được mặc đồ đen như người lớn. Em sẽ chầm chậm bước dưới cổng nhà thờ có căng vải màu đen đính hoa bạc. Khi nhà thờ căng tấm bạt đen đó, em chưa được bước qua bao giờ. Jean Noel cũng có vẻ nghiêm chỉnh, nó hỏi:
- Cô Mabel. Tại làm sao em không được đi đám ma ông ngoại?
- Say it in English. Hãy nói bằng tiếng Anh! Mỗi khi gặp chuyện phải giải thích rắc rối, cô Mabel liền bắt lũ trẻ con phải nói tiếng Anh.
Thằng bé ngọng nghịu nói bằng tiếng Anh:
https://thuviensach.vn
- Em muốn tới ông em bằng…
- Chưa được, em chưa tới tuổi.
- Nhưng em gần năm tuổi rồi.
- Say it in English.
- I am nearly five: Em gần năm tuổi rồi. Jean Noel sắp bật khóc. - Bây giờ thì đừng khóc nữa. Lần sau em được đi.
Jean Noel vẫn sụt sịt, theo nguyên tắc. Rồi nó đổi chiến thuật. Lúc cô Mabel quay đi, nó hếch môi lên, bắt chước hàm răng vẩu của cô, hy vọng chị nó cười để bị phạt, không được đi.
Nhưng Marie Ange ngồi thẳng thớm trong bộ đồ ngủ, nghĩ đến chiếc áo dài đen.
Cô bé hoàn toàn thất vọng khi người ta đem tới chiếc áo dài trắng, thắt lưng lụa tím, cái áo choàng trắng và chiếc mũ trắng. Dù vậy nó vẫn lặng im.
Trong lúc cô Mabel mặc áo cho nó, thằng em khoái chí nhảy cẫng lên, hét lớn:
- Không phải đồ đen! Không phải đồ đen!
- Rồi sao? Trắng cũng được chứ, phải không cô Mabel?
https://thuviensach.vn
Bé Marie có đôi mắt đẹp màu lam sếch về phía thái dương. Bé bắt đầu biết đùa với đôi mắt ấy. Cô bé hơn em một tuổi rưỡi, đôi khi đã nắn nót giọng nói. Jean có đôi mắt tròn hơn, to hơn, màu xanh sẫm, đôi mắt dòng họ La Monnerie.
Ngoài ra hai chị em rất giống nhau.
Biết rằng mặc dù bận đồ trắng, Marie vẫn được đi, thằng bé ức lắm, nó muốn cào cho rách, muốn xé toạc cái áo của chị.
Đúng lúc đó François Schoudler bước vào. Đấy là một người đàn ông trạc ba mươi tuổi, ngực nở, tóc nâu chải dẹt, mặc lễ phục. Chàng hỏi:
- Marie Ange chuẩn bị xong chưa, cô Mabel?
- Một phúc nữa, thưa ông.
François âu yếm nhìn hai đứa con đều hồng hào, đều có mái tóc vàng như nhau và sạch sẽ thế kia, xinh xắn thế kia! Chàng đưa tay nghịch mái tóc chúng.
- Hy vọng hôm nay đẹp trời để ông đi đám. Cô Mabel nói. Bộ cánh của bố, ít khi mặc vào giờ này làm hai đứa bé lạ mắt lắm.
- Lát nữa mẹ con có tới không? Marie hỏi, nghĩ là mẹ chắc sẽ mặc bộ lễ phục đen với tấm màn che mặt.
- Mẹ con đã tới nhà ông ngoại rồi. Chúng ta cùng đi thôi.
https://thuviensach.vn
Chàng bế Jean lên, thơm vào má. Thằng bé nói vào tai bố: - Bố ơi. Con muốn đi đưa đám. Con yêu ông ngoại lắm mà! François chỉ nghe phần sau bèn nói:
- Bố nghĩ thế. Phải hết lòng yêu những kỷ niệm về ông con. - Ở trong nhà thờ ông nằm chỗ nào? Bố nói lại cho con nghe nhé. - Ừ, ừ. Con ở nhà, ngoan nhé.
Người ta đang xâu găng tay cho Marie. Jean bước tới gần chị nhón gót đặt má vào đôi môi ướt của chị ngọt ngào nói:
- Chị đẹp lắm Marie ạ, chị biết không?
Ống quần xốc xếch, bé nhìn bố và chị bước ra ngoài, nước mắt lưng tròng.
VII
Mở tờ “Tia sáng”, Simon Lachaume giật thót. Không thấy bài viết của chàng đâu cả. Một bức ký họa lớn của Forain vẽ nhà thơ trên giường lúc qua đời chiếm trọn ba cột ngang. Nét mặt nhà thơ khô khan mà xao xuyến. Dòng chữ to ở bên trên: “Chính phủ tham gia tổ chức lễ tang Jean de La Monnerie sáng nay”. Và dưới bức vẽ: “Tường thuật giây phút lâm chung”. Simon lướt nhanh xuống bên dưới, trống ngực đập liên hồi. Tên chàng ở cuối bài, chữ to gấp ba lần chữ thường.
https://thuviensach.vn
Chỉ có tựa bài bị đổi, thế thôi. Đứng trên vỉa hè đường Souflot, giữa các bà nội trợ xách giỏ đi chợ và đám học sinh ôm cặp tới trường, chàng đọc bài viết của mình từ đầu chí cuối. Bài in với những tiêu đề chữ đậm, những đoạn dẫn chữ nghiêng như vậy, đọc thấy hay hơn bản nháp đêm qua rất nhiều.
Cách đấy mấy bước, một ông già bé nhỏ để râu cằm có vẻ một viên chức về hưu cũng đọc bài viết của chàng. Simon muốn chạy tới nói với ong: “Tôi là tác giả đấy, Simon Lachaume đây!”. Chàng lại nghĩ: “Ông cụ hình dung mình như thế nào nhỉ? Một nhà báo đang độ sung sức, một người…”.
Chàng đi sát người cụ, muốn sờ vào người vị độc giả đầu tiên của mình.
Đám học trò lớp đệ tứ trường trung học Louis-Đại đế nhìn thấy ông giáo của chúng đang bước vào liền thúc sườn nhau:
- Này, mexừ hôm nay thế nào ấy nhỉ!
Simon đang cùng ông Martin, giáo viên Sử Địa bước tới, ăn mặc khác thường. Chàng khoác một chiếc áo choàng đen quá chật và một chiếc mũ quả dưa mới, quá rộng. Bước vào lớp, trước khi giảng bài mới chàng mở đầu:
- Sáng nay các em đã đọc tin trên báo là thi hào Jean de La Monnerie đã qua đời…
Chàng dừng lại một chút, chờ nghe có cậu nào đó thốt lên: “Thưa thầy có. Em có đọc bài viết của thầy!”. Chàng sẽ tha thứ chuyện nói xen vào bài giảng, nhưng không, chẳng có gì.
https://thuviensach.vn
- Tang lễ cử hành sáng nay, tôi phải tới dự, vì vậy tới mười giờ, các em được nghỉ. Và tôi sẽ nói các em nghe về cuộc đời và tác phẩm ông để lại, cũng như đối với mọi bậc vĩ nhân, mỗi khi họ mất đi…
Chàng nói và lớp học im phăng phắc. Tuy nhiên sau một hồi, chàng cảm thấy sự chú ý của đám học trò chẳng qua chỉ là hình thức. Chỉ có hai em ngồi ở hai hàng ghế khác nhau là thực sự chú ý, dáng điệu háo hức, tập trung, với đôi mắt đột nhiên trở thành mắt người lớn. Đó là hai cậu học trò vốn yêu văn học của lớp này. Chốc nữa đây chắc chắn hai cậu sẽ tới hiệu sách đằng phố Racine hỏi mua tuyển tập La Monnerie. Những văn thơ họ sáng tác năm tới, hay năm nào trong đời họ, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng của nhà thơ. Hoặc họ trở thành giám đốc ngân hàng, luật sư, bác sĩ chăng nữa, thì đời họ vẫn mang dấu ấn của nhà thơ.
Trong lúc đám học trò xếp cặp chuẩn bị ra về, Simon ghi vào sổ tay: “Không giống như những thành tích quân sự, tác phẩm của nhà thơ không lan rộng một lúc trong quần chúng như ta thường nghĩ. Chúng chỉ tác động tới đôi ba người một lần, đôi ba cá nhân trong một thế hệ, những người này hiểu rõ tận cội nguồn và nhờ họ mà niềm vinh quang của nhà thơ được gìn giữ trong ký ức của xã hội.”
Đám học trò chen lấn nhau ngoài hành lang, một cậu nói to: - Tuần nào cũng có một vị chầu giời như thế này thì hay quá!
VIII
Cô bé Dual bị tiếng đập cửa làm thức giấc. Cô giận dữ tuột xuống giường, bước tới mở cửa.
https://thuviensach.vn
- À, ông đấy ư? Ông không để mất thì giờ nhỉ!
Lulu Maublanc cầm cây can đứng trước mặt cô, thở hổn hển vì phải leo tận lầu bốn bằng những bậc thang xoắn trôn ốc. Ông nói:
- Tôi tới thăm cô. Như một người bạn. Như đã hứa. Cô không vừa lòng sao?
- Có, có. Tôi nghĩ là có.
Cô trấn tĩnh lại và mời ông vô nhà. Mặt cô nhăn nhó, mắt mọng lên vì thiếu ngủ, đầu óc rối mù. Cô run lẩy bẩy.
- Cô hãy nằm lại đi, kẻo lạnh.
Cô choàng khăn lên vai, tới trước gương chải lại mớ tóc rối.
Lulu ngắm nhìn chiếc áo ngủ nhàu nhè, rách toác dưới cánh tay, bộ mông gầy hơi nhô lên dưới lớp vải, đôi chân trần đi đất.
Ông rình rình để ôm bộ đùi khi cô gái nằm lại trên giường, nhưng không thành công vì cô khép chặt đầu gối và quấn chặt người trong chăn.
Ông chậm chạp bước qua căn buồng.
Giấy dán vách chỗ thì rách, chỗ thì lấm lem. Những tấm rèm bằng xô vàng ố vì bụi vì cũ. Khung cửa sổ duy nhất nhìn xuống một vuông sân bẩn thỉu vùng ngoại ô Montmartre. Những khung cửa loang lổ khác, những tấm rèm vàng ố khác, những ống khói han rỉ, những vũng nước lầy nhầy. Ở dưới đường một bác thợ giày gõ búa trên chiếc đe sắt nghe chát chúa.
https://thuviensach.vn
- Chỗ ở của cô xinh lắm. Lulu khen.
Bàn rửa mặt bị vỡ làm ba mảnh. Chiếc khăn mặt ướt, son dính lem nhem vất trong chậu than. Nhìn cảnh nghèo xác xơ này, Lulu thích lắm. Ông có cảm giác đang dấn sâu vào chuyện chó má. Đối với ông chó má chính là cái nghèo.
Ông dừng lại trước hai bức ký họa bằng huyết thạch vẽ cô bé trần truồng. Bức tranh đính trên tường bằng kim râu.
Lulu quay lại phía giường nằm, nhướng mắt hỏi. Cô bé nói:
- Tôi vẽ đấy. Tôi từng làm nghề ngồi mẫu mà! Không phải ở nhà riêng mà trong một trường học. Cũng phải kiếm sống chứ!
- Tài năng đấy, tài năng đấy, ông khen. Ông không tìm thấy dấu vết đàn ông trong căn buồng này, ít ra là những dấu vết mới. Ông ngồi hẳn lên giường.
- Đêm qua vui chứ? Ông gãi cổ nói.
- Vâng, tuyệt lắm.
Cô thấy đầu nặng như chì.
- Đêm qua tôi có hơi… khoe khoang một chút. Tôi thuật lại quá nhiều chuyện dớ dẩn đấy.
Cô ngượng ngập nhìn ông. Ban ngày trông ông còn tởm lợm hơn đêm qua nữa. Cô không thể làm quen được với hai cái thái dương to tướng, cái
https://thuviensach.vn
đầu hình quả lê dị dạng. Cô nghĩ bụng: Đúng rồi! Người hắn giống như một cái bào thai khổng lồ.
Để giải tỏa đầu óc, cô nhìn tách bạch cái cà vạt dày màu đen trên chiếc cổ áo cứng, cao bằng bốn ngón tay, cái áo vét tông đen, cái quần kẻ sọc xám. Mặc dù xấu trai, cái dáng dấp vững chãi kia cũng tỏa hơi ấm ra căn buồng lạnh lẽo.
- Sáng sớm nào, ông cũng ăn mặc đẹp như thế kia ư?
- Không. Riêng hôm nay thôi. Ăn mặc như thế này là vì tôi phải đi dự lễ tang. (Ông nhìn đồng hồ đeo tay). Tôi không thể ở đây lâu được.
Gần như tức khắc, cô bé Dual cảm thấy mấy ngón tay ông đang luồn vào nách cô và giọng ông nghèn nghẹn.
- Tôi quí những cô bé ngoan. Tôi tín nhiệm cô ngay khi gặp lần đầu. Bàn tay mò dần lên ngực, Lulu âu yếm nói:
- Ồ! Bé quá. Còn bé quá!
Cô bé hất tay ông ra khỏi chăn và nói:
- Không chơi thế. Phải ngoan chứ, ông cũng vậy!
Bàn tay lại luồn qua chăn từ từ vuốt ve bộ đùi, Cô bé Dual nghĩ:
“Chặn lại không khó. Nhưng hãy để lão già sờ nắn một chút. Lão tới đây là để làm chuyện đó mà!”
https://thuviensach.vn
Những ngón tay lại luồn qua váy, cái măng sét cứng cào trên da đùi. Cô gái gồng mình, đùi khép chặt, để mặc lão. Cô nghĩ thầm.
“Anh sẽ phải trả giá đắt đấy, anh già ơi, anh vội thế!”
- Phải ngoan… phải thật ngoan nhé… Lão rì rầm.
Những đốt tay to, mềm xoa trên bụng cô gái, xoa xuống phía dưới, rồi dừng lại ở đó. Cô gái đã toan hất ra để “làm giá lần đầu” nhưng cô nghĩ cứ để vậy xem sao.
Đôi gò má Lulu vẫn xám xì, nhão nhẹt, hơi thở đều đều. Dưới lớp chăn, bàn tay vẫn áp nguyên chỗ cũ. Cô bé chẳng nhận ra chuyện gì khác ngoài nhịp đập của mạch máu nghe xa xôi ở cổ tay ông lão. Tình trạng đó kéo dài tới mấy phút. Đôi mắt nhìn mơ hồ lên bức vách, Lulu chờ đợi một điều gì đó mà chẳng thấy nó tới.
Điều dối trá hay đúng hơn, niềm hy vọng hão huyền kia làm cho Dual thấy buồn nôn. Chẳng thà lão nhào đại lên người cô, còn đỡ tởm hơn.
Một chiếc xe tải rầm rầm chạy qua. Lulu rút tay ra khỏi chăn, nhìn cô bé bằng cái nhìn quen thuộc, tỉnh bơ và nói:
- Thế nào? Bây giờ tôi giúp được gì cho cô? Cô có cần gì không? Cứ nói thẳng như… giữa bạn bè. Bao nhiêu?
Ông quan sát cô bé. Đây mới chính là giây phút khoái lạc của ông, sự phục hận của ông, ông thích thấy thiên hạ ngượng ngừng, quì lạy, xin ông.
https://thuviensach.vn
Cô tính nhẩm. “Năm trăm chia cho 20 là bao nhiêu? Tính ra bằng louis hay hơn”. Và rất nhanh cô nói:
- Nếu rộng rãi, thì ông… (Cô định làm ra vẻ lịch sự nói “Ông cho mượn” nhưng sợ hỏng việc, cô dừng lại đúng lúc). Ông đưa cho hai mươi lăm louis. Dạo này tôi không được khá lắm.
- À được. Cứ nói thật. Tôi thích thế.
Ông thấy cô bé này chịu chơi.
Ông rút ví lấy ra tờ bạc, gấp đôi lại, nhét dưới chân cái đèn đầu nằm, rồi đứng dậy:
- Tôi sẽ tới thăm cô một buổi sáng nào đó, sau này. Mà từ nay ta gọi nhau là Lulu và Sylvaine nhé? Tạm biệt. Ngoan nhé. Thật ngoan nhé! Ông nói thêm, giơ ngón tay lên trời.
- Tạm biệt, Lulu!
Cô nằm nghe tiếng chân ông bước xuống lầu, tiếng cánh cửa xe đóng sầm lại. Bác thợ chữa giày vẫn gõ lên đe. Cô tung chăn nhảy ra cửa gọi với xuống bên dưới.
- Má Minet! Má Minet!
- Gì thế? Bà gác cổng hỏi gióng lên, từ tầng dưới còn tối om. - Lên đây. Có cái này cho má!
https://thuviensach.vn
Khi bà già lên tới nơi, cô chìa cho bà tờ giấy bạc.
- Này, má Minet! Đi đổi lấy tiền lẻ, rồi mua cho con bánh mì, sô cô la bột, nửa kí bơ, rồi tới tiệm than đốt…
Bà lão vốn cục cằn đã trông thấy Lulu đi xuống, bèn nhìn cô gái với cái vẻ khinh khỉnh bình dân, đồng thời bà cũng có vẻ khúm núm trước tờ giấy bạc.
- Cô nên bớt lại hai trăm phrăng trả tiền phòng, với sáu mươi bảy phrăng cô mượn tôi…
- Ờ nhỉ!... Cô bé buồn rầu nói.
Và trong khi bà già gác cổng đi xuống, cô tự an ủi: “Chắc ngày mai hắn lại tới”.
IX
Ông tổng trưởng Giáo dục và Mỹ thuật Anatole Rousseau đang đọc diễn từ. Người đàn ông thấp, chốc chốc ông lại ngửa mặt hất về phía sau chỏm tóc bạc để dài, bàn tay vuông nhỏ nhắn chém không khí, nhấn mạnh từng câu.
- Người đã nói… (ông dừng một chút) trong hơi thở cuối cùng… (lại dừng một chút) “Tôi không có thời gian hoàn tất”. Câu nói đáng khâm phục, vừa tóm tắt được một cuộc đời… một thiên chức… và mối lo toan, hoàn thành sứ mạng, nó vốn là đặc điểm của giòng giống chúng ta…
https://thuviensach.vn
Ngài tổng trưởng liếc nhìn dàn bài ghi trên tấm danh thiếp rồi hất hàm nói với đám thính giả phụ ở bên kia tường rào nghĩa trang.
- Giờ này đây… tôi sở cậy ở đám thanh niên… đầy nhiệt huyết của chúng ta… ở những người kế tục tương lai… sự nảy nở tài năng… tuyệt diệu.
Simon Lachaume nhận ra những ý tứ của mình đang được phát biểu bằng kiểu khác, nhằm mục đích khác…
Một hồi vỗ tay ngắn ngủi giữa các nấm mồ, khô khan lố bịch như trò chơi dập nổ một bao giấy. Một cô gái trẻ trong gia đình bỗng rũ ra cười như lên cơn, nhưng nhờ tấm voan che mắt nên người ta ngỡ cô đang nức nở khóc.
Giáo sư Lartois đứng gần Simon liền rỉ tai chàng:
- Hay lắm. Bài viết của bạn đang được nhắc đến. Tế nhị, rất thông minh, đúng là cái người ta đang cần. Bạn quả có tài, tôi đã nhận ra.
Và ông giới thiệu Simon với ông tổng biên tập tờ “Tia sáng”. Ông này nói:
- Rồi đây ông còn phải viết cho chúng tôi nhiều bài khác nữa. Xin nhớ không phải ai tôi cũng nói như thế đâu!
Một tôn ông đi trước mặt Simon cầm lấy đôi tay phu nhân La Monnerie và nói:
- Tội nghiệp bà bạn của tôi.
https://thuviensach.vn
- Chậm đến hai mươi năm!
Simon nghe phu nhân trả lời.
Marie Ange đứng bên cạnh mẹ, mặt đỏ bừng lên vì lạnh, vì hớn hở, bắt chước người lớn, nói với từng cái áo khoác diễu qua: “Cảm ơn nhiều… Cảm ơn nhiều…” ngay cả khi người ta không vuốt má cô.
Đi hết lượt hàng rào thân nhân, Simon nói thầm: “Xong!”, cũng như mọi người. Chàng gặp phu nhân Eterlin đang kín đáo đi riêng cùng với bà hầu phòng không tới chào gia đình. Bà nói bằng cái giọng sẽ sàng, bủn rủn:
- Ồ, ông Lachaume, hy vọng sẽ được gặp ông… Bài viết của ông làm tôi bàng hoàng… xúc động quá. Giữa những điều trăn trối, anh ấy vẫn nhớ tới tôi… Lartois không muốn tôi tới đây sáng nay: sợ cho sức khỏe của tôi. Sức khỏe của tôi! Giờ thì có gì là quan trọng nữa!
Ông tổng trưởng Anatole Rousseau nãy giờ bận rộn, tự dưng lạc bước đi một mình dọc dãy rào hoàng dương. Dường như ông đang lẩn thẩn đọc tên tuổi người chết trên mộ chí. Simon ngần ngừ rồi bỗng cả quyết tới gần ông, tim đập thình thịch.
- Thưa ngài tổng trưởng, hồi tháng mười vừa qua tôi có vinh dự được giới thiệu với ngài trong buổi tiếp giới đại học kháng chiến ở viện Sorbonne… Tôi là Simon Lachaume.
- À, vâng… vâng. Ông tổng trưởng lễ độ chìa bàn tay vuông nhỏ nhắn rồi ông nhìn chăm chú hơn: Lachaume… Lachaume… anh viết văn phải không? À mà anh vừa mới có bài đăng sáng nay. Tôi có đọc. Anh biết La Monnerie rất rõ, ông ta là như vậy. Thế… hiện nay anh làm gì?
https://thuviensach.vn
Simon trả lời vắn tắt. Ông liền giơ gậy chỉ lên vòm cổng nghĩa trang và nói:
- Không thể tưởng tưởng được có những thời đại ngớ ngẩn hết chỗ nói. Rồi để cho thấy ông không có nhiều thì giờ, ông hỏi luôn: - Vậy thì ông Lachaume, tôi có thể giúp được gì cho ông?
Simon bối rối nghĩ, khi mình không có ý định gì rõ rệt mà lại tới chào một ông tổng trưởng thì quả là thất lễ. Chàng lễ phép lảng sang chuyện nhà thơ quá cố và hai người tiếp tục câu chuyện cho tới ngoài cổng. Ông tổng trưởng nghiêng ngó:
- Quái, ông thư ký của tôi biến đâu mất rồi!
Quay lại với Lachaume ông hỏi:
- Anh không có xe sao? Nhà ở đâu?... Khu La tinh ư? Các anh sướng thật! Vậy thì thế này nhé. Tôi phải trở về Bộ. Anh hãy lên xe với tôi.
Ngồi ghé trên cái ghế sau của chiếc Delaunay đồ sộ, Simon nghĩ không biết mình có quyền đội mũ không. Rồi chàng lấy hết vẻ tự nhiên bỏ mũ xuống.
- Trời rét. Anh đắp thêm cái này. Ông bộ trưởng nói và giở chiếc khăn lông thú phủ lên đầu gối Simon như thể họ sắp đi đâu xa lắm. Rồi ông mở cái hộp đồi mồi, mời chàng một điếu thuốc thơm.
Simon tiếc là con đường ngắn quá. Chàng nhận thấy con người từng bị báo chí chửi rủa là vô học này, thực ra là một con người uyên bác, nhanh
https://thuviensach.vn
nhảu và tế nhị.
Ông tổng trưởng linh cảm điều đó. Một người cầm quyền mà tỏ ra thân mật cởi mở thì dễ được cảm mến hơn. Ông nói:
- Tôi thèm được như các anh. Lui tới với các nhà thơ, viết luận đề, và có thì giờ làm chuyện đó. Tôi cũng thế, khi còn trẻ tôi cũng viết văn, viết bài cho nhiều tạp chí. Tôi thôi làm cái việc đó… tôi không dám nói là từ bao lâu rồi. Nhiều lần tôi có ý định làm lại. Anh thấy không, trong mỗi chúng ta có nhiều số phận. Không hiểu cuộc đời có dun rủi chúng ta chọn được con đường tốt nhất không?
- Thưa ông, hoặc giả ngược lại, chúng ta chỉ có một số phận và bắt buộc là chúng ta phải chấp nhận nó.
- Tôi không nghĩ thế. Tôi còn nghĩ là mỗi người đều được dành cho một cái gì hay hơn là con đường anh ta phải chọn.
Khi chiếc Delauney đã lăn bánh trên sân Bộ giáo dục, ông nói với tài xế: - Portois, anh đưa ông Lachaume về nhà rồi trở lại đây chờ tôi. Và nói với Simon:
- Ta còn phải gặp nhau lại. Thứ sáu tới anh có bận gì không? Tôi tiếp đoàn nhà văn Bungari hôm ấy. Có khi lại hấp dẫn đối với anh đấy. Vậy thì mời anh tới, sau bữa ăn tối, mười giờ kém mười. Mặc vét tông thôi, không phải lễ phục.
Ông bước lên bậc thang, co cẳng như người sắp chạy.
https://thuviensach.vn
Ngồi một mình trong chiếc xe của ông tổng trưởng, Simon không dám nhìn ra ngoài, chàng hãnh diện quá. Chàng đưa tay sờ chiếc khăn lông thú của người cầm đầu cả một triều đình đại học.
Chàng nhìn thấy nhiều tờ báo trong đó có tờ “Tia sáng”. Phần cuối bài viết của chàng khuôn trong nét chì đỏ.
Vào giờ này, Simon chưa biết rằng giá trị một con người và tài năng là cần thiết, nhưng chưa đủ. Phải có một cơ may nho nhỏ để vượt lên: câu nói đúng lúc của người đang hấp hối hoặc là trong nghĩa trang, một ông tổng trưởng bắt đầu già nua lạc mất viên thư ký mà ông ta đang thích thì có người trò chuyện dọc đường.
Simon không dám để xe đưa đến tận căn nhà tồi tàn của mình. Chàng cho dừng lại ở viện Panthéon làm như để tới thư viện Geneviève. Chàng tiếp tục đi bộ, bước chân bay bổng.
Chàng nhìn thấy vợ đi phố về, tay cầm ổ bánh mì. Chàng tiến tới nói: - Buổi sáng tốt lành!
https://thuviensach.vn