🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Điều Cần Biết Về Suy Nhược Thần Kinh Và Mất Ngủ
Ebooks
Nhóm Zalo
NHỮNG ĐIỀU CẦN BlẾT VỀ BỆNH SUY NHƯỢC
& MẤT NGỦ NHẢ XUẤT BẢN LAO ĐÒN(;
Những điểu cần biết
vê bênh suy nhươc thần kinh và mât ngủ
Dịch theo: "SUY NHƯỢC THẦN k ỉn h và MẤT n g ủ " Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Giang Tây, Trung Quốc, năm 2004
THÁI THỤ ĐÀO
(Chủ biên)
Những điều cần biết
vê bênh suy nhươc thần kinh và mất ngủ
Minh Oanh, Khánh Ngân d ịch
Bs. Trần Thị Thu Vân hiêu đính
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
HÀ NÔI - 2004
LỜI NÓI ĐẨU
Phương pháp chữa bệnh tự nhiên chủ yếu vận dụng dược phẩm tự nhiên, áp dụng phương pháp tự nhiên đ ể chữa bệnh và có cơ th ể khoẻ mạnh. Trên thực tế, nó gần như chính là hệ thống y dưỢc học cổ truyền Trung Quốc. Phương pháp chữa bệnh tự nhiên cơ bản là những nhận thức tổng quan và biện chứng đối với th ế giới, xã hội và sinh lý, bệnh lý, sức khoẻ của con người, chủ trương con người là một bộ phận hỢp thành th ế giới tự nhiên và xã hội, sức khoẻ của con người là tổng hỢp của hai phương diện tâm lý và sinh lý, điều này củng phù hỢp với định nghĩa mà T ổ chức Y tế T h ế giới (WHO) công b ố vào năm 1990. Phương pháp chữa bệnh tự nhiên chủ trương thiên nhân tương ứng, thiên nhân hỢp nhất, quay về với tự nhiên, nhấn mạnh sự thống nhất hài hoà giữa con người và tự nhiên, xã hội. Điều này củng phù hỢp với quan điểm của y học hiện đại " sinh vật- tâm lý- xã hội".
Bước nhảy vọt của y học hiện đại cơ bản đã thay đổi tiến trinh của sự phát triển y học, nhờ đó nhiều bệnh nhân được chữa khỏi bệnh. Nhưng theo đó cũng kéo theo phản ứng phụ của thuốc hoá học ngày một nghiêm
trọng. Văn minh hiện đại làm cho khoảng cách giữa con người và tự nhiên ngày một xa, nhiều căn bệnh văn minh, bệnh phú quí củng theo đó mà sinh ra. Thuốc nguồn gốc tông hỢp trong quá trinh chữa trị một s ố
bệnh thường lộ rõ nhiều nhược điểm, trong khi phương pháp chữa bệnh băng tự nhiên ngày càng đưỢc mọi người coi trọng. Tin rang cách chữa bệnh từ nay về sau sẽ theo xu hướng đa nguyên hoá, một mặt con người thông qua thiết bị y tế hiện đại đê nghiên cứu chữa bệnh và khám phá những bí ẩn về sự sinh tồn, tiến hành các thí nghiệm khoa học đ ể phòng chữa bệnh trong thời ki đầu, mặt khác củng đặt ki vọng vào phương pháp chữa bệnh tự nhiên, quay về với thiên nhiên.
Phương pháp chữa bệnh bằng tự nhiên bắt nguồn từ thời cổ đại, dựa vào kho tàng dưỢc học đông y phong phú. Trong thực tế, người xưa đã tổng hỢp ra nguyên tắc dưỡng sinh "phươngpháp tự nhiên". Từ hàng ngàn năm nay, các tài liệu cổ đã ghi chép những nhận thức về "lực lượng tự nhiên", lợi dụng "lực lượng tự nhiên" đ ể phòng và chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ. Trong sách "Hoàng đ ế
Nội kinh" thời Xuân Thu Chiến quốc đã đưa ra quan niệm trọng chỉnh thể, trọng nội nhân "thiên nhân hỢp nhất", "chính khí tồn tại, tà khí tiêu vong". Theo đó phương pháp dưỡng sinh chủ trương "khởi cư hữu thường, ẩm thực hữu tiết, "hoà vu thuật số, pháp vu dương âm" (thể dục dưỡng sinh), ánh nắng mặt trời
chiếu xuống, hít thở không khí trong lành, áp dụng phương pháp tắm xoa bóp, tắm phun nước. Ngày nay, các thuật dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe như thái cực quyền, ngủ cầm hí... được áp dụng rộng rãi. Những phương pháp truyền thống này là sự đóng góp to lớn và quan trọng của dân tộc Trung Quốc, đồng thời củng là nội dung chính của phương pháp chữa bệnh tự nhiên hiện nay. Phương pháp chữa bệnh tự nhiên bao gồm thuật du-da, thảo dược của Ân Độ, thuật xoa bóp gân cốt của Mỹ, phương pháp chữa bệnh túc phản xạ của Nhật, và phương pháp chữa bệnh bằng bùn, hương vị, thôi miên, màu sắc, âm nhạc, nhảy múa, từ trường v.v... Những phương p h áp trị liệu này cùng với phương p h áp trị bệnh truyền thống ngày càng được mọi người coi trọng.
Phương pháp chữa bệnh tự nhiên ở phương Tây được coi là "phương pháp chữa bệnh kiểu khác", hoặc là "phương pháp chữa bệnh thay thể' và củng chính là
phương thức bảo vệ sức khoẻ và chữa bệnh "phi chính thống" bằng nhiều cách nhưdùng dược phẩm tự nhiên, thức ăn b ổ dưỡng, châm cứu, khí công, xoa bóp, ngồi thiền, phương pháp trị liệu bằng hương thơm, bằng ăm nhạc v.v... Năm 1998, sách "Thuật tám châu hoàn toàn khoẻ mạnh" do Mĩ xuất bản chính là một phương pháp chữa bệnh tự nhiên, từ đó có th ể thấy phương pháp chữa bênh "phi chính thống" của người Mĩ đang mở rộng,
cũng có nhiều viện chữa bệnh "theo kiểu khác" đang được mở. Những cuốn sách "chữa bệnh bằng âm nhạc" đang được xuất bản rầm rộ, trong đó bao gồm âm nhạc giải trí, âm nhạc thái cực, âm nhạc kinh dịch ngũ hành, nhạc ngủ, bệnh tâm sinh lý hiện đại v.u...
Phương pháp chữa bệnh tự nhiên có 5 phương diện. Một là quay về tự nhiên, ăn đồ ngũ côh tạp lương tự nhiên, hít thở không khí trong lành, uống nước sạch không bị ô nhiễm, tận dụng rừng cây, mặt trời, không khí, bùn, nước suối khoáng đ ể chữa bệnh, dùng các phương pháp phòng chữa bệnh vô hại như xoa bóp, dưỡng sinh. Hai là phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý, giải tỏa những việc phiền não khiến tâm trạng con người không vui, khiến khả năng miễn dịch kém mà sinh bệnh. Những bệnh tỷ lệ phát bệnh cao, nguy hiểm như bệnh tim, não, huyết quản, tiêu đường, bệnh ung thư, nguyên nhân những bệnh này đều có liên quan với nhân tố tàm lý xã hội, chính vi thế, ngoài việc dự phòng tâm lý ra, trong lâm sàng cũng cần phải kết hỢp chữa bệnh bằng thuốc và tâm lý, đ ể đạt được hiệu quả cao. Trong đó, phương pháp chữa bệnh bằng khí công, âm nhạc, thư hoạ, vui chơi đều có tác dụng chữa bệnh về mặt tâm lý. B a là phương pháp chữa bệnh bằng khí công. K hí công là thông qua điều hoà thăn thể, tim, h(fi thở. Luyện tập tinh, khí, thần của con người đạt đến tác dụng phòng bệnh chữa bệnh. K hí công nhấn mạnh việc
tự rèn luyện và phải duy tri trong thời gian dài. Bôn là phương pháp ăn uống dưỡng sinh, thông qua điều tiết ăn uôhg đê phòng bệnh chữa bệnh, nâng cao thê trạng. Năm là các phương pháp chữa bệnh khác trong y học cổ
truyền, chủ yếu là chữa bệnh bằng dược phẩm thuần thiên nhiên, châm cứu, cạo gió, diêm huyệt... theo các quy tắc của Đông y.
Phương pháp chữa bệnh tự nhiên ưà phương pháp chữa bệnh Tây y có hai điểm khác biệt lớn, một là hoàn toàn vứt bỏ thành phần hoá học trong dược phẩm , lợi dụng các nhăn tố, vật chất môi trường tự nhiên như rừng cây, m ặt trời, bùn, không khí, nước, và suối, đ ể bên trong thi ăn uống thảo mộc hoa quả, tửu trà, bên ngoài thi dùng nhiệt năng, từ trường, đều lợi dụng môi trường và nguyên liệu tự nhiên làm phương pháp trị liệu chính. H ai là bắt chước tự nhiên đ ể điều chỉnh khôi phục tính tự nhiên của con người, tăng khả năng đ ề khán g bệnh tật của cơ th ể như xoa bóp, k h í công, ăm nhạc, châm cứu, tâm lý, vui vẻ v.v... Phương p h áp này không giống với phương pháp chữa bệnh lấy chữa trị đối khán g là chính của y học hiện đại, nó kích động kh ả năng tự đ ề khán g của cơ thể, điều chỉnh trạng thái cân bằng đ ể cơ th ể sảng khoái, đ ể khử bệnh dưỡng sinh.
Phương pháp chữa bệnh tự nhiên có những mặt độc đáo riêng của nó về phương diện bảo vệ sức khoẻ, trạng
thái chức năng điều tiết cơ thể. Rất nhiều bệnh trong xã hội hiện đại có liên quan đến môi trường. Trong một môi trường ô nhiễm bởi tiếng ồn, bụi bẩn, nước thải, khí thải, chất lượng cuộc sông bị giảm, nếu quay về với tự nhiên, tắm rừng, tắm nắng, tắm suối nước nóng, thư giãn ngoài trời có thê khiến con người thư thái, tâm lý sảng khoái. Phương pháp chữa bệnh tự nhiên củng có thê chữa một sô bệnh nan y như ung thư, trị viêm gan, khử phong hàn. Phương pháp này thu thập tư liệu dễ dàng, thao tác đơn giản, hiệu quả rõ rệt, tương đôi an toàn, tương đối ít tác dụng phụ và phản ứng xấu, không chỉ giúp đõ bản thân tháo gỡ khó khăn mà còn có thể giúp đỡ người khác. Nhiều phương pháp có th ể thưc hiện ngay trong lúc ăn ở đi lại của con người, nên được nhiều bệnh nhăn và gia đinh bệnh nhân hoan nghênh. Mặc dừ cơ ch ế tác dụng của phương pháp chữa bệnh tự nhiên còn đang chờ đợi khoa học kỹ thuật hiện đại kiểm nghiệm, nhưng trong tương lai nó sẽ phát triển.
Khi ứng dụng phương pháp chữa bệnh tự nhiên cần chú ý kết hỢp với phương pháp chữa bệnh hiện đại, chứ không p hải đơn giản chỉ là quay về tự nhiên vì sự tiến bộ của loài người bao giờ củng là những vòng xoáy trôn ốc có thăng tiến. Mọi người cần hiểu rằng, Đông Tây y đều có những hạn chê' của nó, nhưng trong hoạt động thực tiễn chữa trị của chúng ta, y học hiện đại chiếm ưu thê tuyệt đối, là cách chữa trị chính. Phương pháp chữa
10
bệnh tự nhiên uà y học dân tộc của các nước trên th ế giới chỉ có tác dụng chữa trị bô sung. Hệ thống lý luận y học hiện đại cũng tương đối hoàn chỉnh, đối với việc nhận thức bệnh lý sinh lý, hoạt động chức năng con người vô cùng tinh vi, y học hiện đại luôn có thể thay đổi những máy móc tiên tiến và những thành quả khoa học tôi tân đ ể nghiên cứu cơ sở và thực tiễn trị liệu. Tuy y học hiện đại có th ể theo gương y học truyền thống quay về tự nhiên, tiếp thu những tinh hoa của nó, tự hoàn thiện minh, nhưng phương pháp chữa bệnh tự nhiên với những ưu điểm như thu thập tài liệu d ễ dàng, có hiệu quả rõ rệt, ít đau đớn, ít có tác dụng phụ, đương nhiên là luôn nhận được sự hoan nghênh của mọi người. Hơn nữa còn không ít những người bệnh còn chưa có được hiệu quả bằng phương pháp chữa bệnh hiện đại, nên mọi người vẫn không thể vứt bỏ phương pháp chữa bệnh tự nhiên.
Phương pháp chữa bệnh tự nhiên ngày càng đưỢc mọi người coi trọng, nhiều nơi ở Trung Quốc đã lần lượt thành lập các hội y học tự nhiên, đã xuât bản những sách có liên quan. Y học cổ truyền Trung Quốc là phương pháp chữa bệnh tự nhiên tương đối hoàn thiện trên th ế giới.
Đê tiếp thu những ưu điểm của các phương pháp chữa, bệnh tự nhiên trên th ế giới, chúng tôi biên soạn cuốn sách "Những điều cần biết vể bệnh suy nhược thần
11
t r
kinh và mất ngủ", mong có thể giúp các bạn dưỡng sinh chữa bệnh.
Trong quá trinh biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu. Cuốn sách này là sự tim tòi mới mẻ đối với phương pháp chữa bệnh tự nhiên trên th ế giới, e rằng không tránh đưỢc những chỗ còn thiếu sót, rất mong nhận được sự phê binh đóng góp của các bạn.
N hóm biên soạn
12
CHƯƠNG ỉ
NHỮKíG ĐIÊU CẦN BIẾT
VỂ BỆNH THẦN KINH VÀ MẤT NGỦ
I. THẾ NÀO LÀ SUY NHƯỢC THẦN KINH VÀ MÂT ngủ
Suy nhưỢc Lhần kinh là một loại bệnh tinh thần, do ảnh hưởng của các nhân tô" như tâm lý, sinh lý, xã hội, suy thoái chức năng vì hoạt động thần kinh cấp cao quá căng thẳng mà khiến cho tinh thần dễ hưng phấn, trí óc mệt mỏi, có các chướng ngại tâm lý hoặc tâm lý không thích ứng với cơ thể. Suy nhược thần kinh ở Trung Quốc rất nhiều, tỷ lệ phát bệnh là 9,1%, ở nữ giới cao hơn nam giới, ở người lao động trí óc cao hơn người lao động chân tay.
Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh râ"t phức tạp, biểu hiện chủ yếu như tinh thần mệt mỏi, thể lực yếu, ngủ không tô"t, trí nhớ giảm, tâm lý không ổn định, hay đau đầu, ù tai, cho nên rất nhiều người tưởng lầm là mình bị mắc bệnh suy nhược thần kinh. Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh có đặc điểm riêng của nó, không giông với những triệu chứng tương tự của những
13
người bình thường, có những dặc trưng như chướng ngại tâm lý, xung đột tâm lý, cho nên bệnh suy nhược thần kinh đưỢc qui vào phạm trù bệnh chứng cơ quan chức nàng thần kinh.
1. Thế nào là suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh là một loại bệnh mang tính chất cơ năng thường gặp, trong hệ thông thần kinh đại não không hể xảy ra thay đổi bệnh lý, mà bệnh phát sinh là do sự thiếu cân bằng chức năng sinh lý của hệ thông thần kinh trong trạng thái quá căng thẳng. Đặc trưng chủ yếu của bệnh này là hoạt động tinh thần dễ hưng phấn nhưng cũng dễ lao lực mệt mỏi, cơ thể hay có nhiều cảm giác khó chịu nhưng khi kiểm tra sức khoẻ lại không thây có bệnh tật gì.
Việc phát hiện bệnh suy nhược thần kinh rất chậm chạp. Thời kì đầu có thể bị đau đầu, chóng mặt, toàn thân khó chịu, sau đó qui luật ngủ bị đảo lộn, ban ngày thì buồn ngủ mà ban đêm lại tỉnh táo, khó ngủ, nhiều ác mộng, không muôn ăn, toàn thân mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, hiệu quả làm việc học tập giảm, tâm lý hoang mang.
Suy nhược thần kinh là một loại bệnh mang tính cơ năng. Bệnh mang tính cơ năng là những bệnh do một sô" nhân tô" có hại (phần lớn là những nhân tô" tâm lý, xã hội) khiến cho chức năng sinh lý bộ phận cơ thể con người bị mất thăng bằng tạm thòi, mà thay đổi bệnh lý
14
này lại không tương ứng trên kết cấu tổ chức. Tuy người bệnh kể lại những triệu chứng rất đa dạng như đau đầu, mất ngủ, nhiều mộng, giảm trí nhố, nhưng khi kiểm tra kỹ lại không tìm ra được đủ bằng chứng.
Bệnh suy nhược thần kinh phát bệnh nhiều ở giai đoạn trưởng thành, tỷ lệ phát bệnh trong độ tuổi 15-59 là 12,59%, trong các loại bệnh cơ quan chức năng thần kinh chiếm 56,7%. Tuổi trẻ do dục vọng mạnh, kinh nghiệm sinh hoạt ít, tâm sinh lý phát triển mạnh, không ổn định, khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài kém nên hay dẫn đến những xung đột tâm lý khó kìm hãm. Thêm vào đó, những người ở tuổi này đang trong giai đoạn từ sự quản lý của gia đình bắt đầu bưóc ra xã hội, phải thích nghi với một môi trường không ổn định, rất có thể gặp phải những kích động trên tinh thần và những ảnh hưởng hoàn cảnh xã hội. Nếu cá tính rèn luyện không được cứng rắn, bản chất vốn đã có những khuyết điểm hoặc nhược điểm thì càng dễ tạo ra những xung đột tâm lý, từ đó phát sinh ra bệnh suy nhược thần kinh.
2. Sự nguy hại của bệnh suy nhuọc thần kinh đối vói sức khoẻ con người
Đặc điểm chủ yếu của bệnh suy nhược thần kinh là sự mất thăng bằng chức năng của thần kinh trung ương cấp cao và thần kinh thực vật, cho nên không chỉ có những bệnh chứng rối loạn chức năng đại não như đau
15
đầu, chóng mặt, mất ngủ, trí nhớ giảm sút mà còn xuất hiện nhiều bệnh trạng mất thăng hằng chức năng như tiêu hoá, tuần hoàn, nội tiết và hệ thông sinh dục. Tinh thần người bệnh rất nặng nể, không ít ngưòi dùng nhiều loại thuốc bổ mà vẫn không có được phương pháp chữa trị hiệu quả, vì lo lắng bệnh nặng không tìm ra được, suy nghĩ khổ sở, tìm chữa bệnh khắp nơi mọi chôn, tô"n không biết bao nhiêu tiền của, thời gian. Do thời gian lâu nên cho rằng ma quỉ quây nhiễu, tâm lý căng thẳng, lo lắng, sầu não, ngủ không đủ, ăn không nổi, chức năng miễn dịch kém, còn có thể phát một sô" bệnh khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, công tác, tiền đồ, mà còn tăng thêm gánh nặng cho gia đình, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự êm ấm của gia đình. Bệnh tật, sự bất hoà trong gia đình sẽ lại trở thành một nhân tô" tâm lý xã hội mới, càng khiến người bệnh thêm nặng nề, hình thành một vòng tuần hoàn ác tính, ảnh hưởng ngược trở lại với người bệnh. Chính vì vậy, bệnh suy nhược thần kinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng, không ảnh hưởng đến tuổi thọ, nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, sức khoẻ thể chất và tinh thần của con người trên một mức độ nhất định.
Trí nhớ là một trong những chức năng quan trọng của đại não, là nơi tích luỹ tri thức, là kho dự trữ thông tin. Trí nhớ mạnh hay yếu là vấn đề quan tâm của
16
nhiều người. Những người bị suy nhược thần kinh do vỏ đại não ở vào trạng thái hưng phấn suy yếu, dễ bị kích động, khả năng ức chế giảm, từ đó mà tiêu hao năng lượng tê bào thần kinh dự trữ. Vì thế mà người bị suy nhược thần kinh dễ bị kích động, dễ hưng phấn, mặt khác não lực, tinh lực không đủ, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, hiệu quả công tác kém. Trí nhớ kém là do nhiều nguyên nhân, suy nhược thần kinh chỉ là một trong những nguyên nhân của nó, ngoài ra trí nhớ kém còn ảnh hưởng tối phương pháp học tập, thể trạng của con người. Trí nhớ có thể phân làm hai loại: trí nhớ ngắn và trí nhớ dài. Trí nhố ngắn là khả năng ghi nhó những câu nói, mẩu đối thoại, tình huông... sau vài phút hoặc vài giò. Nhưng trí nhớ ngắn hoặc là thông tin có hạn, hoặc là có thể quên sau một thời gian. Trí nhớ dài là bộ phận quan trọng nhất của trí nhớ, lượng thông tin nó lưu trữ là vô hạn và không bao giò quên. Phương pháp học tập không đúng đắn, trí nhớ ngắn không được củng cố, tri thức sẽ bị lãng quên, trí nhớ bị giảm. Nguyên nhân gây giảm trí nhớ của người mắc bệnh suy nhược thần kinh và người bị bệnh về não không giống nhau. Những người suy nhược thần kinh trí nhớ kém chủ yếu do não lực, thể lực mệt mỏi nên khó tập trung. Trong bô"n quá trình của trí nhớ (trí nhớ, bảo trì, tái hiện, xác nhận), trí nhố người suy nhược thần kinh giảm chủ yếu là ảnh hưởng năng lực nhó ở giai đoạn
17
thứ nhất. Nếu như người bệnh có thể phấn chấn tinh thần, hoặc sau khi chữa trị não lực, thể lực đưỢc khôi phục, tập trung tinh lực, tập trung hết tinh thần học tập thì cũng có thể nhớ rất tô't. Còn những người mắc bệnh về não, thòi kì đầu chủ yếu là cản trở năng lực bảo tồn giai đoạn hai của trí nhớ, không thể bảo tồn những ấn tượng tri thức thu được trong não.
3. Suy nhược thần kinh và rối loạn chức năng thần kinh tự chủ
ở nước ngoài, không ít người dùng từ "rối loạn thần kinh chức năng " để thay cho từ suy nhược thần kinh. Họ cho rằng bản chất của bệnh lý suy nhược thần kinh do chướng ngại của thần kinh chức năng, như chức năng hệ thống tuần hoàn, chức năng hệ thông tiêu hoá, hoặc sự mất cân bằng của chức năng tình dục. Đồng thời họ còn phát hiện suy nhược thần kinh có quan hệ mật thiết với yếu tô" tâm lý, đặc biệt đôi vối những người bị mắc bệnh rôl loạn thần kinh chức năng . Nếu chỉ đơn thuần là mệt mỏi mà không có sự tham dự của yếu tô' tâm lý sẽ không thể khiến con người mắc bệnh suy nhược thần kinh. Nhưng tên gọi này cũng chưa thể phản ánh những đặc điểm khác của bệnh suy nhược thần kinh như phiền não, khó ngủ hoặc suy nhược cơ thể, điều này vẫn chưa đưỢc chấp nhận phô biến.
18
4. Suy nhuọc thần kinh và nhũng triệu chúng mệt mỏi Những triệu chứng mệt mỏi là một loại hiện tượng tâm lý chứ không phải là một loại bệnh, đặc biệt với lao động chân tay, vượt qua một thòi gian và một giới hạn nhất định đều có thê xuất hiện những hiện tượng như hiệu quả công việc và học tập giảm sút, khó tập trung, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ. Những triệu chứng suy nhưỢc thần kinh và mệt mỏi có nhiều điểm tương tự nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau. Trước lúc phát sinh triệu chứng có liên quan với sự lao động quá mức, sau khi phát sinh lại có liên quan đến đặc điểm cá tính và nhân tô" tinh thần. Triệu chứng biểu hiện trước lúc phát sinh thì đơn thuần và thòi gian tương đốì ngắn, nhưng theo cường độ lao động nặng mà càng nặng thêm, sau khi nghỉ ngơi có thể dần dần hồi phục. Nhưng triệu chứng sau khi phát sinh nhiều và thòi gian tương đôi dài, theo sự thay đổi của tâm lý mà càng nặng, nếu chỉ đơn thuần dựa vào nghỉ ngơi thì không có hiệu lực, có lúc lại càng làm bệnh thêm trầm trọng, cần phải uô"ng thuốc và tiến hành các trị liệu tâm lý mới có hiệu quả.
5. Suy nhược thần kinh và chứng tâm thẩn phân liệt Suy nhược thần kinh không thể phát triển thành bệnh tâm thần phân liệt vì suy nhược thần kinh tuy là một loại bệnh thần kinh nhẹ thường gặp, nhưng biểu hiện lâm sàng không có những triệu chứng tinh thần
19
trâm trọng như bệnh tâm thần phân liệt. Những người sau khi bị bệnh vẫn có khả năng tự nhận biê"t, khả năng thích ứng xã hội tương đôì tô"t và có thể chủ động tìm cách chữa bệnh. Nhưng một sô" người nhận thức chủ quan không tô"t, không thoát khỏi được.những đau đốn bệnh tật thì bệnh có thể phát triển thành bệnh tâm thần phân liệt. Trên thực tế, bệnh suy nhược thần kinh và bệnh tâm thần phân liệt là hai loại bệnh tính chất hoàn toàn không giông nhau, không thể cùng chuyển biến vì bệnh tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần loại nặng có yếu tố gia đình, nguyên nhân phát bệnh và cơ chế phát bệnh đều không giông với bệnh suy nhưỢc thần kinh. Tuy thời kì đầu của bệnh tâm thần phân liệt có những triệu chứng tương tự như bệnh suy nhược thần kinh như đau đầu, mâ"t ngủ, trí nhớ giảm sút... giông như suy nhược thần kinh, nhưng bản châ"t không giống nhau. Triệu chứng suy nhược thần kinh, thời kì đầu của bệnh tâm thần phân liệt người bệnh cũng không tự nhận thức được việc phát sinh bệnh trạng. Khi đi khám bệnh, người bệnh kể vê bệnh tình tương đôi đơn giản, giông như đang nói bệnh của người khác vậy, nhưng khi xem xét cẩn thận thì còn có thể phát hiện các bệnh tinh thần khác như tình cảm lạnh lùng, có những suy nghĩ, hành động, lòi nói khiến người khác khó dự đoán và lý giải, khả năng tự chủ kém. Chính vì thế, bệnh tâm thần phân liệt không phải phát triển từ bệnh suy nhược thần kinh.
20
6. Phát sinh bệnh suy nhược thần kinh có liên quan với cá tính của con người
Đặc trưng cá tính của con người bao gồm 4 phương diện: tính cách, cá tính, hứng thú và năng lực. Tính cách quyết định toàn bộ phương hướng hoạt động tâm lý, khí chất phản ánh phương thức hoạt động tâm lý, hứng thú phản ánh khuynh hướng hoạt động tâm lý, năng lực phản ánh trình độ hoạt động tâm lý của con người. Hạt nhân chủ yếu của cá tính là tính cách, tính cách chỉ hành vi và thái độ của con người với hiện thực khách quan. Tính cách tương đối phức tạp, có liên qiian đến toàn bộ hoạt động tâm lý của con người. Hứng thú chia thành hứng thú trực tiếp và hứng thú gián tiếp. Hứng thú trực tiếp là hứng thú đối với bản thân sự vật, hứng thú gián tiếp là hứng thú đối với kết quả của hành động, hai loại này có thể bô sung cho nhau, tác động tương hỗ lẫn nhau. Cô nhân nói: "Chí có thể sinh thú, thú từ chí sinh ra". Hứng thú có thể nuôi dưỡng. Năng lực bao gồm: khả năng quan sát, trí nhớ, khả năng chú ý, trí tưởng tượng và khả năng khái quát trừu tưỢng.
Các thầy thuốc La Mã và Hy Lạp cổ đại dùng dịch thê để giải thích các loại hình khí chất. Họ cho rằng chân thành thẳng thắn, nhiệt tình, tinh lực thịnh vượng, tâm lý dễ nóng nảy là đặc trưng tính nước mật. Hoạt bát, hiếu động, mẫn cảm, phản ứng nhanh, thích
21
giao thiệp với mọi người, khó tập trung và hứng thú dễ thay đổi là đặc trưng tính nhiều máu. Yên tĩnh, chắc chắn, vững vàng, phản ứng chậm, trầm mặc ít nói, tâm lý không dễ bộc lộ, khả năng tập trung cao và kiên nhẫn là đặc trưng của tính niêm dịch. Cô độc, khó tính, hành động chậm, thể nghiệm sâu sắc, giỏi phát hiện những sự vật nhỏ bé mà người khác không dễ phát hiện là đặc trưng của tính kìm nén. Trong bôn loại hình khí chất, tính nước mật (loại không thể ức chẽ) có khả năng ức chế kém, tính phản ứng tâm lý cao, tốc độ phản ứng nhanh, nhưng lại không linh hoạt. Vì thế năng lượng hệ thống thần kinh tổn hao nhiều. Nếu làm việc căng thẳng sẽ càng khiến trạng thái mất cân bằng của người đó, vôn chiếm ưu thế, lại càng mất cân bằng, mà quá trình ức chế lại càng suy yếu. Loại hình thần kinh của những người có khí chát kìm nén vô"n yếu, tính cảm thụ cao, mà tính nhẫn nại thấp, tính hưng phấn tâm lý cao, thể nghiệm sâu sắc, những gì họ cảm thụ đưỢc người khác không thể cảm thụ đưỢc, những gì người khác nhẫn nại đưỢc thì họ không thể nhẫn nại được, cùng có tâm lý mạnh và thể nghiệm sâu sắc, dễ tạo thành trạng thái căng thẳng trong hệ thông thần kinh.
Nói chung những người thuộc hai loại hình tính nước mật và tính kìm nén so với những người thuộc loại hình khí chất khác dễ bị mắc bệnh suy nhược thần kinh. Những người thuộc loại hình khí chất khác không phải
22
là tuyệt đôl "miễn dịch", nếu các nhân tô" khác tác động mạnh dến cũng có thể mắc bệnh, rất ít điển hình thuần tuý một loại hình khí chất, mà chiếm phần lớn là loại hình hỗn hỢp lấy một đặc trưng khí chất nào đó làm chủ.
7. Thế nào là mất ngủ
Điều tra trên qui mô lớn phát hiện sô" người nói có thể mất ngủ chiếm 21%-32%, những người có giấc ngủ dài (bình quân mỗi ngày ngủ hơn 8 tiếng), ngủ ít (bình quân mỗi ngày ngủ ít hơn 7 tiếng), và những người ngủ bình thưòng( bình quân mỗi ngày ngủ 7-8 tiếng), mỗi loại chiếm khoảng 1/3. Kết quả điều tra cũng cho thấy những người ngủ ít có hiệu suất lao động cao, tinh lực tràn trề, tích cực tiến thủ, những người ngủ nhiều tinh thần sầu não, kém hăng hái. Hai loại người này không hề có biểu hiện khác biệt về nhân cách, cho đến nay vẫn chưa chứng minh đưỢc người ngủ nhiều ưu tú hơn người ngủ ít. Nhu cầu ngủ của mỗi người không giông nhau, khi con người có nhu cầu ngủ thì năng suất làm việc giảm, dễ có tâm tình không vui. Nhưng chỉ cần đạt được nhu cầu ngủ thấp nhất. Giấc ngủ kéo dài không hề nâng cao năng suất làm việc và cải thiện tâm trạng. Kinh nghiệm của nhiều người cho thấy ngủ quá nhiều không có lợi, càng ngủ càng lười nhác, không có tinh thần, thậm chí toàn thân uể oải.
Ngẫu nhiên một lần không ngủ đưỢc chỉ là hiện 23
tượng bình thường, không phải bệnh lý. Chứng mâ't ngủ mà y học để cập là sự mất ngủ thường xuyên. Năm 1985, Hội bệnh học tinh thần Mỹ đã đưa ra định nghĩa: "Những người mất ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, mỗi tuần ít nhất 4 tôi, thậm chí liên tục trong 3 tuần, hiệu suất ngủ thấp hơn 85% (đôi với người già cần điều chỉnh thích ứng). Hiệu suất ngủ có nghĩa là thời gian ngủ trong một đêm so với thời gian nằm trên giường (mà không ngủ đưỢc). Ví dụ trong một đêm thòi gian nằm là 8 tiếng, hiệu suất ngủ là 85% thì thòi gian không ngủ được là 72 phút. Theo thông kê, những người dưới 50 tuổi có thòi gian thức trong một đêm dưới 28 phút, từ 50-58 tuổi là 33,4 phút. Nếu thòi gian thức vượt quá chỉ sô trên thì đó là một dấu hiệu của bệnh mất ngủ.
Thông thường, bệnh mất ngủ là trạng thái không vừa lòng đốì với chất và lượng của giấc ngủ liên tục trong một thòi gian dài, chỉ duy nhất là mất ngủ, không phải là do não, thân thể, tinh thần và các nhân tô" khác dẫn đến, do không tìm được nguyên nhân lại coi là mất ngủ có tính nguyên phát. Não bộ của những người bị bệnh mất ngủ do không được nghỉ ngơi đầy đủ nên sau đó họ bị chóng mặt đau đầu, não căng thẳng, trí nhớ giảm sút, sức lực mệt mỏi, tâm lý không ổn định, lo lắng, dễ kích thích, không phấn chân, khả năng hoạt động xã hội bị ảnh hưởng. Với những trường hỢp mất ngủ mà có tâm lý lo lắng sỢ hãi, trước lúc ngủ thường
24
cảng thẳng lo rằng đêm nay lại không ngủ được thì làm thê nào sẽ càng mất ngủ và mất ngủ kéo dài. Căn cứ theo tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại bệnh tinh thần của Trung Quốc, nếu mỗi tuần ít nhất 3 lần mất ngủ và kéo dài liên tục trong một tháng hoặc nhiều hơn lại không phải do một bộ phận của cơ thể như bệnh tính chất cơ quan não, bệnh cơ thể hoặc bệnh tinh thần thì có thể chẩn đoán là mất ngủ. Loại bệnh mất ngủ này thường tăng dần theo tuổi tác.
Sự tôt xấu hay dài ngắn của giấc ngủ không phải được xác định bởi thòi gian dài ngắn nằm trên giường, mà mấu chốt là ở chỗ chất lượng của giâc ngủ. Phương thức xác định giá trị hiệu suất của giấc ngủ lưu hành trên thế giới là: Giá trị hiệu suất của giấc ngủ = (thời gian ngủ thực tế: tổng thời gian từ lúc nằm trên giường cho đến lúc dậy) X 100%.
Ví dụ: 9 giờ tôì lên giường và 6 giờ sáng dậy, thì tổng thòi gian là 9 tiếng, mà thời gian ngủ thực tế chỉ có 6 tiếng, như vậy hiệu suất ngủ là 67 %.Các chướng ngại giấc ngủ có thể phân làm 5 cấp: Chướng ngại giấc ngủ cấp 1: giá trị hiệu suất ngủ đạt 70%-80%; Chướng ngại giấc ngủ cấp 2: giá trị hiệu suất ngủ đạt 60% -70%; Chưống ngại giấc ngủ cấp 3: giá trị hiệu suất ngủ đạt 50% - 60%; Chướng ngại giấc ngủ cấp 4: giá trị hiệu suất ngủ đạt 40% - 50%; Chướng ngại giấc ngủ cấp 5: giá trị hiệu suất ngủ đạt 30% - 40%. Những người đạt
25
giá trị hiệu suất ngủ từ 80% - 90% là những người có giấc ngủ bình thường hoặc ngẫu nhiên mất ngủ. Những người đạt trên 90% là những người có giấc ngủ tô"t. Nếu gía trị hiệu suất dưới 30% là những người mắc chướng ngại trầm trọng, cần nhanh chóng điều trị, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Mất ngủ có 3 loại: Một là mất ngủ do khó ngủ, sau khi lên giường trằn trọc rất lâu mới có thể ngủ đưỢc, ngủ không sâu. Loại thứ hai là mâ't ngủ do có tính ngủ nông, chỉ cần có một tiếng động nhỏ cũng có thê tỉnh dậy. Loại thứ ba là mất ngủ có tính dậy sớm, mỗi ngày khi trời chưa sáng đã tỉnh giấc, cứ nằm trên giường như thế cho đến khi tròi Scáng, ngày hôm sau tuy ngủ rất muộn, nhưng vẫn dậy từ lúc tròi chưa sáng. Ngủ không đủ hoặc thòi gian dài ngủ không tô"t không chỉ khiến con người cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt căng thẳng, năng suất làm việc thâ'p mà còn là biểu hiện thời kì đầu của bệnh. Vì vậy giữ thói quen ngủ tô"t chính là mấu chót để cơ thể khoẻ mạnh.
8. Mất ngủ là kẻ thù của sức khoẻ
Trong đời người thời gian ngủ chiếm 1/3, nếu khoảng thời gian này không được nghỉ ngơi tô"t thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt của 2/3 kia, vì vậy giấc ngủ là quá trình sinh lý quan trọng mà con người dựa vào để tồn tại. Giấc ngủ có chức năng bảo vệ đổi với cơ thể, giúp não bộ nghỉ ngơi đ.ầv đủ, tiêu trừ mệt mỏi,
26
điều chỉnh và bảo vệ chức năng hoạt dộng và sức khoẻ của cơ thể, để dành năng lượng cần thiết. Nếu không ngủ đưỢc trong thời gian dài sẽ khiến cơ thê suy kiệt. Thí nghiệm trên chó cho thấy nếu chỉ cho chúng uô"ng mà không cho ăn, chúng có thể sống được 25 ngày. Nhưng nếu không cho chúng ngủ, chỉ trong 10 ngày chúng đã kiệt sức chết. Tiến hành thí nghiệm đôì với con người, nếu cưỡng bức không cho ngủ trong vòng 60 tiếng người đó sẽ thấy mệt mỏi, toàn thân mất sức, đau đầu, mệt mỏi, ù tai chóng mặt, khó tập trung, trí nhớ giảm sút, tâm lý không ổn định, định hướng gặp chưống ngại. Tiếp tục không được ngủ trong 100 giờ, người đó có thể lầm vào trạng thái mệt mỏi nghiêm trọng, tâm lý mất ổn định cao độ, dễ kích động, phiền não, tinh thần rôl loạn, có ảo giác, hoang tưởng. Họ thấy bi quan, chán nản, không làm chủ đưỢc mình. Có một sô" ít người thì có triệu chứng tương tự như bệnh tâm thần phân liệt, họ không thể nhận thức được hành vi của mình, tự nhiên nóng nảy và tấn công người khác. Điều đó nói lên giấc ngủ là một trong những điều kiện cơ bản nhất để duy trì sinh mệnh.
Giấc ngủ của con người chia thành hai loại: giấc ngủ nhãn động nhanh và giấc ngủ nhãn động không nhanh. Những người giấc ngủ nhãn động nhanh, khi ngủ cơ thể đã ngừng hoạt động nhưng đại não vẫn làm việc, nhãn cầu xuất hiện những chuyển động nhanh nên thường
27
nằm mơ. Những người giác ngủ nhãn động không nhanh, tức là từ ngủ nông cho đến lúc ngủ sâu, nhãn cầu không chuyển động nhanh. Giâc ngủ bình thường là vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại của hai loại trạng thái này, đồng thời cũng có sự cải biến hô hâ'p, nhịp tim, huyêt áp, sức cơ, chuyên hoá cơ sở, nội tiết và nhiều loại thần kinh. Một khi các chức năng này bị rôl loạn sẽ có thế làm mất ngủ.
Bệnh thần kinh thường có quan hệ mật thiết với giấc ngủ, người ta thông kê đưỢc có tới 80% bệnh nhân tại khoa thần kinh có triệu chứng mất ngủ, trong số đó, những người mắc bệnh tâm thần phân liệt, bệnh tâm thần mang tính tình cảm, bệnh thần kinh và các loại bệnh tinh thần khác đều có triệu chứng mất ngủ. Ví.dụ những người bị bệnh ức chế thường mất ngủ hay dậy sớm, giấc ngủ nông và không ổn định, dễ tỉnh, thường có cảm giác mệt mỏi. Những người mắc bệnh nóng nảy và ngược lại, thời gian ngủ ít, nhưng tinh lực lại tràn trề, không hề mệt mỏi. Những người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường khó ngủ, dễ tỉnh, dậy sớm, giấc ngủ thường bị đảo lộn: ban ngày buồn ngủ, ban đêm hưng phâ'n lạ thường. Những người bệnh kể trên sau khi trị liệu, các bệnh tinh thần khỏi dần thì thòi gian ngủ cũng dần dần dài hơn. Các nhà khoa học Mỹ phát hiện những người làm việc theo ca hoặc trực đêm thường ngủ không đầy đủ. Do tình trạng này kéo dài mà dẫn đến khả năng phán đoán suy yếu, dễ phát sinh
28
sự cố. Nếu họ đưỢc ngủ dầy đủ thì không chỉ giúp cho cơ thê khoẻ mạnh mà còn giúp việc học tập công tác, sinh hoạt cũng tô"t hơn.
9. Mất ngủ và suy nhược thẩn kinh
Suy nhưỢc thần kinh không đồng nhất với các bệnh do trục trặc về cơ quan hệ thông thần kinh mà chỉ là một loại bệnh chức năng thần kinh, do yếu tô" tinh thần dẫn đến. Triệu chứng biểu hiện chủ yẽ"u của nó là tính ức chế của vỏ não bị suy yếu, tính hưng phấn tăng cao, người bệnh dễ xúc động, tăng cảm giác với âm thanh, ánh sáng, nóng lạnh, thường bị đau đầu, hoang mang, kém án, chức năng tình dục khác thường, không ngủ được, thường gặp ác mộng, ban ngày không có tinh thần, tư duy chậm chạp, trí nhớ kém v.v... Xét trên quan điểm khoa học thần kinh hiện đại, mâ"t ngủ và suy nhưỢc thần kinh đều thuộc bệnh chức năng thần kinh, triệu chứng thường thấy nhất trong bệnh suy nhược thần kinh là mâ't ngủ. Nhưng những người có triệu chứng mất ngủ không hẳn đã bị suy nhược thần kinh, mất ngủ không phải là triệu chứng duy nhất của bệnh suy nhược thần kinh, tuy rằng đa sô những người bị suy nhược thần kinh đều bị mất ngủ.
Những người bị mắc bệnh suy nhược thần kinh có các nhân tô kích thích như mất ngủ, hoạt động tinh thần căng thẳng, kích thích tinh thần, tô" châ"t cá nhân, đặc điểm cá tính và các nhân tô" tâm lý xã hội đều tạo
29
thành căng thẳng quá độ hoạt động thần kinh cấp cao cho tối khi hình thành ức chế suy nhược và hưng phấn tương đôl quá mức bình thường khiến khả năng phục hồi tế bào thần kinh giảm, tế bào não bị suy nhược, khả năng điểu tiết kém dẫn tối rối loạn chức năng thần kinh tự chủ. Chức năng tự điểu tiết của não bị rối loạn và giấc ngủ là sự diều tiết mang tính qui luật của hệ thần kinh trung ương cao câ'p, khi chức năng điều tiết rốì loạn, thì triệu chứng xuất hiện sớm nhất là mất ngủ. Điều này biểu hiện nhiều ở những người khó ngủ, tỉnh sớm, sau khi tỉnh khó ngủ tiếp và ngủ nông nhiều mộng, có cảm giác không diễn giải, ngoài ra còn có các triệu chứng đau đầu chóng mặt và cảm giác quá mẫn cảm.
Y học cổ truyền Trung Quổíc cho rằng những người bị suy nhược thần kinh nguyên nhân trước tiên là do bẩm sinh không đầy đủ, biểu hiện ý chí suy nhược, tính cách thường nhát gan, tự ti, đa nghi. Những người có biểu hiện ý chí suy nhược thường dễ bị tổn thương bảy loại tình chí "Thất tình" (yêu ghét, giận..), ức chế tình cảm thời gian dài thường dẫn đến tính hay cáu bẳn, thất thường, từ đó mà dẫn đến chứng mất ngủ, nhiều mộng. Nếu như can dương thượng xung can hỏa vưỢng thì biểu hiện phiền não, dễ nóng giận, tính nóng, tâm thần phiền nhiễu không yên. Phàm những người lao tâm, ngồi nhiều, nhìn nhiều sẽ tổn thương tâm huyết, tỳ khí,
30
hoặc can uất tỳ hư, lâu ngày sẽ hư cả tâm tỳ. Tâm huyết không đủ, thần không được dưỡng, từ đó mà mất ngủ nhiều mộng. Tỳ khí hư yếu, tiêu hoá thất thường hoặc phiền não tổn thương đến tinh thần, hoặc tâm âm hư tổn, hoặc thận dương hư tổn, can thận hư tổn, não tuỷ không đầy đủ, nguyên thần không được nuôi dưỡng, cho nên thấy thường mất ngủ (đa sô" ở nhưng người sau khi tỉnh khó ngủ tiếp): hoặc bệnh tinh thần, hoặc âm hư hỏa vượng kèm theo sỢ hãi ngờ vực, trong nóng nực ưu phiền sẽ dẫn đến mất ngủ bất an.
10. Tâm lý quá khích và mất ngủ
Những sự việc quá hưng phâ"n hoặc quá đau khổ đột ngột đến, hoặc những việc khó khăn mà con người không sao tìm đưỢc phương pháp giải quyết sẽ khiên con người bị kích động hoặc buồn bực, sầu não, từ đó mà dẫn đến trằn trọc mất ngủ. Đương nhiên một vài lần mất ngủ như vậy không thể chẩn đoán đã mắc bệnh mất ngủ, nhưng nếu hiện tượng này kéo dài thì chắc chắn là bệnh lý. Y học cổ truyền Trung Quốíc cho rằng cái gọi là tình cảm quá khích chính là rốì loạn bảy thứ tình cảm hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh (vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sỢ) trong thòi gian dài. Hoạt động của bảy thứ tình cảm này do ngũ tạng phân chủ, tình cảm quá khích sẽ ảnh hưởng tới chức năng các phủ tạng tương ứng. Ví dụ như quá vui sẽ hại tâm, khiến tâm khí
31
sa sút; ưu sầu thì tốn phế; bi thì tiêu khí; quá suy nghĩ thì thương tỳ, khí cơ kết ứ, nộ (giận) thì thương can, huyết khí đảo ngược, nộ thì thương thận, kinh thì khí loạn, khủng thì khí hạ. Mất ngủ do tình cảm quá khích, thời kì đầu khí rôi loạn, tâm thần bất yên. Nếu khí ứ kết lâu ngày sẽ hóa hỏa, tổn thương âm huyêt, âm huyết không đủ, tâm thần không được nuôi dưỡng.
II. PHÂN LOẠI THEO ĐỐNG Y SUY NllUỌC THẨN KINH VÀ MẤT NGỦ
1. Phân loại theo Đông y suy nhược thần kinh Y học cổ truyền Trung Quô"c cho rằng việc phát bệnh suy nhược thần kinh có liên quan đến nhân tô" tinh thần. Ví dụ sách Tô'vấn viết: "hỉ thương tim, nộ thương can, suy nghĩ thương tỳ, ưu thương phổi, sỢ hãi thương thận, kinh sỢ thương mật". Lại như trong sách "Linh khu" viết rằng "bi ai ưu sầu thì tâm động, tâm động thì lục phủ ngũ tạng đều dao động".
Y học cổ truyền rất coi trọng yếu tô" tinh thần trong việc phát bệnh suy nhược thần kinh, hơn thê" việc biến hoá thay đổi tầm lý của bảy thứ tình cảm hỉ, nộ, bi, tư, ưu, khủng, kinh của con người lại có quan hệ mật thiết với tim, gan, tì, phổi, thận, mật. Tâm, can, tỳ thận còn phản ánh những biểu hiện bất thường của triệu chứng tinh thần. Điều này chứng tỏ người xưa đã nhận thức
32
được nhân tô" tinh thần không chỉ có thể dẫn đến bệnh suy nhưỢc thần kinh mà còn có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của phủ tạng, đồng thời cũng có thể dẫn đến việc xuất hiện các triệu chứng bệnh tinh thần của não.
Theo phân loại Đông V, bệnh suy nhược thần kinh chủ yếu có;
Tâm âm hư: Thường thấy tim đập nhanh vì sỢ hãi buồn phiền, không ngủ đưỢc, kinh hãi, hay quên, ra mồ hôi trộm, lưng gối mỏi nhừ, miệng khô, lắm mộng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế (nhỏ).
Can hỏa vượng: Tế can dương thịnh, thường thấy đau đầu chóng mặt, tai ù, tim đập nhanh, hay quên, dễ cáu gắt, thắt lưng đau mỏi, chân tay tê, cuống họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế.
Tâm tỳ hư: Thường thấy tim đập nhanh, mất ngủ, lắm mộng, dễ tỉnh, nhát gan, bất an, sức yếu mệt, ăn ít, phân loãng, sắc mặt nhợt, lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
Thận dương hư tổn: Thường thấy tinh thần uỷ mị, ngủ ít, dễ tỉnh, hay quên, tinh thần rệu rạo, người lạnh tay chân lạnh, lưng đau, phân lỏng, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch trầm hoãn.
K hí tụ viêm kết: Thường thây tinh thần u uất, tâm lý bất an, căng thẳng, nóng vùng thượng vị, ăn ít, tinh thần mệt mỏi, rêu lưỡi, mạch huyền hoặc khẩn.
33
2. Phân loại bệnh mất ngủ theo Đỏng y
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng mất ngủ do nguyên nhân ngoại cảm hoặc nội thương, từ đó khiến các chức năng tạng phủ như tâm, can, thận, tì, vị... mất thăng bằng, tâm thần bất an, dẫn dên thường xuyên không ngủ đưỢc. Những người do thời tiết nóng lạnh, trước khi ngủ uô"ng trà đặc hay cà phê, hay vì nhất thời tinh thần bị kích thích, suy nghĩ quá nhiều hoặc đau đớn, ho, ngứa ngáy... mà bị mất ngủ thì đều không thuộc vào loại bị bệnh mất ngủ. Các nhà y học trong lịch sử có rất nhiều luận thuyết về loại bệnh này. Sách Hoàng đ ế Nội kinh viết âm dương không cân bằng, ngũ tạng thất hoà, tinh khí hư tổn là nguyên nhân chủ yếu của loại bệnh này. Người già mất ngủ là do tuổi già, sức suy, khí huyết hư tổn, cơ nhục khô héo, dưỡng khí không thông, khí ngũ tạng đảo lộn, âm huyết suy yếu, dương khí quá thịnh nội phá cho nên ban ngày không có tinh thần, ban đêm không ngủ đưỢc. Sách cả n h nhạc toàn thư lại viết, mâ't ngủ là do âm huyết không đủ, thứ hai do bỏi bên ngoài gặp phải tà khí quấy nhiễu cho nên lấy cương nhu, lấy chính tà hư thực làm luận pháp biện chứng. Sách Y tông Mật độc viết rằng nguyên nhân mất ngủ có năm loại, tức khí hư, âm hư, bệnh tinh thần và vị bất hoà. Tuy nhiên nguyên nhân và sự phát bệnh không giông nhau, hư thực mỗi cái đều khác, có lúc do
tạng phủ mất cân bằng, có lúc do âm đạo khí huyết bâT 34
hoà, nhưng đều có thể ảnh hưởng đê"n tinh thần mà phát bệnh. Trong lúc trị bệnh nêu thêm vào chỗ còn thiếu, rút ở chỗ dư thừa diều chỉnh hư thực, trừ tà khí khiến cho âm dương đểu thông thì có thể trị dược căn bệnh mất ngủ,
Theo phân loại Đông V bệnh mất ngủ chủ yếu có; - Tâm can ìioả vượng: Thường biểu hiện sô"t ruột không yên, khó ngủ, ngủ đưỢc một ít thì tỉnh, thậm chí suô"t đêm không ngủ, đau dầu chóng mặt, miệng khô đắng, mạch huyền (căng).
- Tỳ vị bất hoà: Thường thấy bụng chướng, khó chịu, ăn không ngon miệng, đêm ngủ bất an, người gày, bí tiện hoặc loãng, rêu lưỡi trắng dính, mạch huyền.
- Bi ưu thương phế: Thường thấy buồn bực khó chịu, đêm không ngủ được, chập chờn, tiếng nói yếu ớt, thở ngắn, người mệt mỏi, nhiều mồ hôi, không muốn ăn, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch trầm tế nhược (chìm, yếu).
- Tâm thận bất giao: Thường thấy tim đập mạnh vì sỢ hãi, đêm ngủ bất an, lưng gốĩ đau mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm miệng khô, mặt má thường đỏ, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế.
- K hí huyết lưỡng hư: Thường thấy chóng mặt mệt mỏi, tâm phiền bất an, mất ngủ hay quên, hoang mang, tinh thần suy sụp, sắc mặt nhợt, ăn uô"ng không ngon miệng, lưỡi nhạt rêu trắng mỏng, mạch hư.
35
III. NGUYÊN NHÂN PHÁT BỆNH SUY NHirỢC THẨN KINH VÀ MẤT N(;Ú
1. Nguyên nhân phát bệnh suy nhược thần kinh Có hai nguyên nhân chính dẫn đến suy nhược thần kinh: nguyên nhân bôn trong và nguyên nhân bên ngoài. Nguyên nhân bên trong chủ yếu là do những nhưỢc điểm tính cách và nhược diểm tô" chất tâm lý của con người. Nguyên nhân bên ngoài do
(1) Kích thích tinh thần mạnh liên tục thòi kì dài, như: việc gia đình, trắc trở trong tình yêu, sự nghiệp thất bại hoặc quan hệ căng thẳngvới mọi người.
(2) Lao động trí óc thời kì dài nên quá mệt mỏi và thiếu ngủ.
Do thể chất những người bị mắc bệnh suy nhược thần kinh tương đốì yếu, tính cách yếu ớt, đầu óc hẹp hòi, ý chí yếu đuối, tâm lý căng thẳng, nóng vội nên khả năng chịu đựng kích thích của họ kém, không đủ khả năng để thích ứng với hoàn cảnh mởi, sự vật mối. Nếu họ phải chịu tác động của các nhân tô" bên ngoài trong thời gian dài sẽ khiến hộ thần kinh trung ương quá căng thẳng dẫn đến rô"i loạn hoạt động chức năng hệ thông thần kinh trung ương và hệ thông thần kinh chức năng, tiếp theo sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng suy nhưỢc thần kinh.
Nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh vô cùng phức tạp, có thể qui thành các hình thức dưới đây.
36
T ố chất cá thể: Tố châT cá thể bao gồm đặc trưng sinh lý cá thể, đặc trưng tâm lý do di truyền, bẩm sinh hoặc hình thành sau này đều có quan hệ đến việc phát bệnh, điều này cũng có thể gọi là nhân tô" nội tại. Tại sao không phải là tất cả những người lao động trí óc căng thẳng kéo dài, tâm lý căng thẳng hoặc chịu áp lực tinh thần đều bị suy nhược thần kinh? Điều này là do nhân tô" nội tại của mỗi người khác nhau, mà nhân tô" bên ngoài chỉ có thể gây ra tác nhân phát bệnh. Tính cách của những người suy nhược thần kinh phần lớn hướng nội, không thích giao thiệp, nhát gan, tự ti, mẫn cảm đa nghi, cẩn thận nhỏ nhặt, ỷ lại, trong một sô" sự việc lại biểu hiện bản thân tô"t, phản ứng với các tình cảm hỉ nộ, ai, lạc, mãnh liệt mà lại không ổn định. Đô"i với những người thể chất có đủ dị cảm rõ rệt như vậy, dù nhân tô" tinh thần bình thường cũng có thể gây ra suy nhược thần kinh. Còn đô"i với những người khác thì chỉ sau khi bị kích thích tinh thần kéo dài ở mức độ cao mới có thể phát sinh suy nhược thần kinh.
Nói chung, nhân tô" tinh thần là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy nhược thần kinh. Những người tô" chất tâm lý tương đô"i yếu, nếu chịu áp lực tinh thần bình thường cũng có thể bị suy nhược thần kinh, ngược lại những người có tô" chất tâm lý mạnh chỉ khi chịu áp lực mạnh và trong thời gian dài mối có thể mắc bệnh này.
37
Tính cách là đặc trưng tâm lý tương đôi ổn định, biểu hiện trên các phương diện hành vi và thái độ của con người. Việc hình thành tính cách do hai yếu tô là di truyền và hoàn cảnh. Nhân tô" di truyền quyết định tô chất sinh lý của con người. Trên cơ sở tô" châ"t sinh lý. qua hoạt động thực tiễn xã hội sẽ ảnh hưởng tới nhân tô" hoàn cảnh, dần dần hình thành tính cách con người, vể phân loại tính cách có mấy phương pháp phân loại khác nhau. Cách đơn giản nhâ't là phân thành hai loại: hướng nội và hướng ngoại, trong đó người hướng nội dễ mắc bệnh suy nhược thần kinh. Nhưng cách phân loại này qúa đơn giản, không thể phân tích và nói rõ toàn bộ đặc trưng tính cách con người, không thể bao quát những người có tính cách hướng nội lại có cả tính cách hướng ngoại. Có người phân thành ba loại A, B, c. Loại A là những người luôn bận rộn, có chí phâ"n đâ"u trong sự nghiệp và hiếu thắng, nghiêm khắc lại cô" châ"p, giỏi tranh biện, rất cẩn thận trong hoàn cảnh mới. Những người có tính cách loại B bình tĩnh, chủ động, nhanh nhẹn, vui vẻ, thông minh, thạo việc ăn nói. Những người tính cách loại c thì gàn dở, kì cục, đa sầu đa cảm, rất cẩn thận nhưng lại dễ xung đột. Họ tài hoa, có chí phâ"n đấu sự nghiệp, nhưng có lúc đặt mục đích quá cao. Trong các loại tính cách trên thì loại A và loại c dễ mắc bệnh suy nhược thần kinh. Ngoài ra có người còn nghiên cứu riêng vê loại tính cách không lương thiện và thấy rằng loại tính cách này có liên quan đến bệnh suy
38
nhược thần kinh. Tính cách không lương thiện đưỢc phân làm năm loại dưới đây:
Tính cách phân liệt: Đặc trưng chủ yếu là cô độc, xa ròi quần chúng, hưóng nội, gàn dở, trầm mặc ít nói, nhát gan, bị động trong công việc, sinh hoạt uể oải, không thích giao thiệp, tư duy kì lạ, trong công việc thường lao vào chỗ bế tắc. Loại người này rất dễ mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt.
Tính cách thiên lệch cô chấp: chủ quan võ đoán, cố châ'p ương bướng, mẫn cảm đa nghi, hay đô" kị, dễ kích động tâm lý, khó châ"p nhận bị phê bình, bới lông tìm vết. Tính cách trên là đặc điểm của loại bệnh này.
Tính cách nóng vội: Có hai loại, loại thứ nhâ"t có biểu hiện hoạt bát, hứng chí cao, thích giao thiệp, giỏi tranh biện, nhiệt tình nóng vội. Còn loại thứ hai có biểu hiện trầm tĩnh kín đáo, tự ti, dễ tiêu tâm nhụt chí, chịu lép một bề, thiếu dũng khí, được gọi là loại tính cách u uất. Đặc điểm tính cách hai loại này không giốhg nhau, thường thường xuất hiện thay thế nhau cho nên còn gọi là tính cách tuần hoàn. Những người tính cách loại này thường mắc bệnh trầm cảm.
Tính cách điên rồ: Tâm lý hoang mang, tư tưởng hành vi chịu sự chi phối tình cảm, thiếu ý chí và tự kìm chế mình, tính ám thị cao, thích hoang tưởng, hư câ"u và phóng đại sự vật hiện tượng, giả tạo quá đáng, thích biểu hiện, hy vọng đưỢc đồng tình, tiếp đãi nhiệt tình
39
nhưng nông cạn. Những người có đủ tính cách như trên một khi gặp phải vết thương tinh thần dễ mắc bệnh điên cuồng, còn gọi là Hysteria.
Tính cách suy nhược thần kinh: Suy nghĩ bất an, mẫn cảm đa nghi, do dự thiếu quyết đoán và nghị lực, suy nghĩ nhiều mà hành động lại ít, bản năng dục vọng thiếu mà tự khắc chế mình nhiều, cẩn thận, nghiêm túc, câu nệ. Tính cách này cũng thường dẫn tới suy nhưỢc thần kinh.
Tất cả những người có tính cách yếm thế không nhất thiết sẽ mắc những chứng bệnh trên, chỉ là nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người bình thường. Bản thân tính cách yếm thế không phải là một loại bệnh, chỉ là sự khác thường của tính cách. Trên cơ sở tính cách này lại thêm vào những tác động của các nhân tố trong và ngoài cơ thể khác mới có thể phát bệnh. Cho nên cần phải kịp thời phát hiện những người có tính cách như thế để uốn nắn phù hỢp, thoả đáng. Tính cách trẻ em còn mềm dẻo dễ uốn, qua giáo dục tâm lý, những tính cách không tôh có thể được cải thiện. Người lón đã hình thành những tính cách kể trên nên tự biết rõ mình, tăng cường tu dưỡng để có thể phát triển khoẻ mạnh tinh thần và thể chất. Hàng loạt các vâ'n đề trong sinh hoạt, công việc, học tập xử lý một cách chính xác, đồng thòi phải hết sức tránh né những kích thích mang tính xấu để tránh phát sinh bệnh tật.
40
Kích thích tinh thần: Tinh thần liên tục căng thẳng và xung đột nội tâm kéo dài có thể khiến cho hoạt động thần kinh quá mạnh mà rơi vào trạng thái căng thẳng lâu dài, có thể khiến cho khả năng hoạt động thần kinh giảm sút mà dẫn đến bệnh. Những nhân tô" tinh thần dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh chủ yếu bao gồm tinh thần căng thẳng quá độ liên tục, xung đột tâm lý kéo dài. Tinh thần căng thẳng quá độ và liên tục như nhiệm vụ công tác học tập quá nặng nề hoặc quá căng thẳng sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Nếu thời gian đó không chú ý nghỉ ngơi và ngủ, đồng thòi có tâm lý bất mãn đôi với công việc và gánh nặng tư tưởng thì dễ dẫn đến suy nhược thần kinh. Xung đột tâm lý kéo dài và vết thương tinh thần có thể tạo thành những kích thích không tôt đô"i với tâm sinh lý người bệnh, khiến cho chức năng vỏ não mất cân bằng mà dẫn đến suy nhược thần kinh. Ngoài ra nếu như sinh hoạt quá bận rộn làm đảo lộn qui luật làm việc, nghỉ ngơi và thói quen giờ giấc ngủ, khiến căng thẳng và mệt mỏi không được giải toả hay trì hoãn cũng tạo điều kiện phát sinh suy nhược thần kinh.
Nhân tô' cơ thể: Ngoại cảm, trúng độc, tổn thương não, hoặc các bệnh cơ thể khác như mệt mỏi quá độ, dinh dưỡng kém và mất nhiều máu cũng có ảnh hưởng không tô"t đến hệ thống thần kinh, cũng có thể trở thành nhân tố gây ra bệnh suy nhược thần kinh. Nhân
41
tô này có thế tiêu giảm chức năng thay thê của hệ thông thần kinh, giảm tính nhẫn nại và sức đốì kháng của cơ thể đôi vói những kích thích bên ngoài. Những tâm lý không tôl của người bệnh như nghi ngờ hoặc bi quan đôl vối tình trạng cơ thể có thể càng tăng thêm ảnh hưởng phát sinh bệnh. Khi chức năng thay thế của hộ thông thần kinh người bệnh suy giảm, sự kiên nhẫn và sức đề kháng đôi với những tác động bên ngoài giảm, người bệnh nếu như quá lo lắng sỢ hãi tình trạng bệnh tật của mình, thậm chí bi quan thất vọng, thì những nhân tô" không tô"t này sẽ càng tăng thêm bệnh tật cho cơ thế, càng khiên dễ phát sinh bệnh suy nhược thần kinh.
Bệnh suy nhược thần kinh thường là kết quả của nhiều nhân tô" cùng tác động lẫn nhau. Vì thế khi tìm nguyên nhân phát bệnh nên xem xét từ nhiều phương diện.
2. Nguyên nhân mất ngủ
Mâ"t ngủ là một loại bệnh thường gặp, có thể phân thành hai loại; mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát. Nguyên nhân dẫn đến bệnh mất ngủ thứ phát gồm mấy loại sau:
(1) Bệnh tật ảnh hưởng đôn hệ thông thần kinh trung ương.
(2) Sự đau đớn và khó chịu của bệnh tật như da ngứa ngáy..., tuy không ảnh hưởng đến kết cấu và chức
42
năng thần kinh trung ường nhưng cũng thường dẫn đến mất ngủ.
(3) Ảnh hương của trà, rượu, cà phê và một sô" loại dược J)hẩm.
(4) Bệnh tinh thần.
Có khoảng 15% người bệnh không tìm ra đưỢc bất kì nguyên nhân nào, gọi là mất ngủ nguyên phát. Nguyên nhân mâ"t ngủ muôn hình muôn vẻ, suy nhược thần kinh chỉ là một trong những nguyên nhân của nó. Mâ"t ngủ có nhiều hình thức biểu hiện như thời gian ngủ ít, khó ngủ, ngủ nông, nhiều mộng dễ tỉnh, hoặc sau khi tỉnh khó ngủ tiếp. Nhiều nhân tô có thể dẫn đê"n mâ"t ngủ như;
Nhân tô' môi trường: bao gồm môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Ví dụ không thích ứng với môi trường khi đi công tác, đi nưốc ngoài, đi du lịch, đi thăm người thân v.v. hoặc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chênh lệch quá lớn giữa nóng lạnh, ẩm, khô... đều có thể dẫn đến mất ngủ. Đi máy bay, ô tô đường dài, đi thuyền, đặc biệt là những nơi bẩn thỉu, bừa bãi, không khí ô nhiễm, náo nhiệt, thiêu nước, thiếu ăn, đại tiểu tiện bất tiện... đều có thể dẫn đến mất ngủ. Nơi ở có nhiều tiếng ồn như tàu xe, tiếng máy ồn, tiếng cãi vã., đều có thể dẫn đến mất ngủ. Ánh sáng điện hoặc kích thích của điện hồ quang cũng có thể dẫn đến mất ngủ.. Màu sắc căn phòng không hài hoà như màu đỏ, hồng
43
hay nhiệt độ trong phòng quá cao hoặc quá thâ'p, đệm giường quá cứng hoặc quá mềm, gôì quá cao hoặc quá thấp, độ mềm cứng không phù hỢp cũng là một trong những nhân tô" dẫn đến mất ngủ. Quan hệ hàng xóm hoặc đồng nghiệp căng thẳng cũng thường dẫn đến mất ngủ. Có trường hỌp, một cô gái sông độc thân, ban đêm tỉnh giâ"c thường thây chuột chạy vào phòng nên cô ta kinh hãi, đêm đi ngủ phải bật đèn sáng, chính vì thế mà bị mất ngủ. Sau khi trị liệu tâm lý, cô ta nuôi một con mèo, từ đó không thấy có con chuột nào bén mảng tới, và sau đó chứng bệnh mất ngủ cũng tiêu tan. Từ đó có thể thây, điều kiện giâ"c ngủ thích nghi vối hoàn cảnh môi trường râ"t quan trọng đôi với những người bị mắc bệnh.
Nhân tố bệnh tật: Các bệnh tâm thần thưòng dẫn đến mâ"t ngủ bao gồm các bệnh tâm thần phân liệt, bệnh trầm cảm, tâm thần phản ứng, bệnh thần kinh thể ức chế giảm, bệnh suy nhược thần kinh, bệnh thần kinh thể hưng phấn tăng. Quá nửa sô" người bị bệnh tâm thần phân liệt bị mắc bệnh mất ngủ, đặc biệt là những người tâm thần phân liệt mãn tính và câ"p tính thì hầu hết bị mất ngủ hoàn toàn. Sau khi phát hiện mắc bệnh tâm thần họ đều đưỢc sử dụng thuốc trị bệnh tâm thần nên thường không rõ nguyên nhân gây mất ngủ. Những ngưòi bị rổì nhiễu tâm lý sau 40 tuổi thưòng bị mất ngủ hay mắc chứng dậy sớm, sau khi dậy
44
không ngủ lại đưỢc, có người khó ngủ, có người suô"t đêm không ngủ, có người căn bản không có cảm giác buồn ngủ, có người vài tháng thậm chí dến hai năm không ngủ tí nào. Những người bị điên cũng bị mắc bệnh dậy sớm, thâu đêm không ngủ dù tinh lực vẫn rất dồi dào, liên tiếp mấy ngày mấy dêm không ngủ vẫn thấy vui vẻ và nói không hề kiệt sức. Một sô" người sau khi khỏi bệnh tinh thần mà vẫn bị mất ngủ. Đặc điểm mất ngủ của những người mắc bệnh suy nhược thần kinh là khó ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh, nhiều mộng, sau khi tỉnh không ngủ lại đưỢc, ngày hôm sau đầu óc choáng váng, vẫn có cảm giác buồn ngủ, không tỉnh táo. Cũng có người qui luật thức ngủ bị rôì loạn, ban ngày thì buồn ngủ mà ban đêm thì không ngủ được. Những người bị mắc bệnh trầm cảm bị mất ngủ do rô"i loạn chức năng hệ thông thần kinh tự chủ, căng thẳng lo lắng và vận động bất an, giấc ngủ của họ thường không sâu và dễ tỉnh. Do những người mắc bệnh thần kinh thường bị mất ngủ cho nên họ đều qui mâ"t ngủ là bệnh thần kinh, và mất ngủ dường như đã trở thành một từ thay thế cho suy nhược thần kinh.
Khi cơ thể bị bệnh thường do sự thay đổi sinh lý bệnh lý mà ảnh hưởng đến não dẫn đến mất ngủ, cũng có thể do đau đớn, ngứa ngáy, tê liệt, ho, tâm lý hoang mang, suy sụp tinh thần, co rút làm mâ"t ngủ, và có thể do tâm lý sỢ hãi, lo lắng, cảm giác bất an gây ra mâ't
45
ngủ. Mâ't ngủ do bệnh tậl tạo thành thường phát sinh cùng với bệnh tật, có quan hệ mật thiết vối quá trình chuyển hướng của bệnh tật, vì thô" điểu quan trọng là cần phải tìm nguyên nhán bệnh lý dẫn đến mất ngủ.
Có rất nhiều bệnh cùng có triệu chứng mâ"t ngủ như bệnh chức năng cơ quan thần kinh, bệnh cao huyêt áp, bệnh u nhọt, bệnh xuất huyết não, bệnh lao phổi, vành tim, chức năng tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường. Vào giai đoạn nào dó của những loại bệnh này có thể xuất hiện triệu chứng mâ"t ngủ hoặc bệnh càng nặng thì càng ảnh hưởng đê"n giấc ngủ, sau khi bệnh thuyên giảm thì tình trạng mất ngủ có thể giảm hoặc mất hẳn. Bệnh thần kinh cũng phát bệnh mất ngủ, đặc biệt là các chướng ngại về tâm lý dễ dẫn đến mất ngủ nhất. Sự lo lắng, sỢ hãi, nghi ngờ có bệnh cũng có liên quan mật thiết dến mất ngủ. Trên thực tế, các loại bệnh gây ra sự lo lắng buồn rầu đều có thể dẫn đến mất ngủ, đặc biệt là các chứng khó ngủ, dễ tỉnh, nhiều ác mộng. Các bệnh lý đường hô hâ'p cũng dẫn đến mất ngủ tuy không nhiều và những người già thường hay mắc chứng này.
Bệnh mất ngủ do chuột rút là trong quá trình ngủ cơ bắp chân bị co rút nhiều lần, hình thức không cô" định, có lần vài giây, cũng có cách 30 giây đến 1 phút thì phát 1 lần, nên ảnh hưởng đôn chất lượng giâ"c ngủ. Nguyên nhân gây ra co rút có thể là do thiếu can xi, lạnh, mệt
46
mỏi quá độ, cơ Ihể bị bệnh, sử dụng thuôc hưng phấn thời kì dài.
Chứng mâ't ngủ do chân khó chịu là do sau khi vào phòng ngủ. trưốc khi ngủ, bắp thịt nhão, cơ thịt ở bắp chân co gây ra những cảm giác khó chịu như tê, căng... có lúc đồng thòi hai bắp chân, đùi đều bị đau, cảm giác khó chịu này chỉ dấm bóp cho dến lúc ngủ mói dần dần dịu xuông, nhiều lần như thế sẽ tạo thành mâ't ngủ. Nguyên nhân phát sinh có thể do chân không được cung cấp đủ máu hoặc thiếu các loại vitamin, hoặc bệnh sang chấn thần kinh. Người già, người mắc bệnh tiếu đường, phụ nữ mang thai thường dễ mắc bệnh này. Có lúc bệnh chuột rút và chân khó chịu cùng đồng thời phát sinh trên cơ thể.
Nhân tố dược phẩm : Những bệnh nhân thường dùng các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương dễ bị nhờn thuốc hoặc thay đổi thuốc thì có thể dẫn đến mất ngủ. Mặt khác, dùng thuốc hưng phấn thần kinh trung ương trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính. Những người nghiện rượu mà đột nhiên ngừng uô"ng cũng có thể dẫn đến mất ngủ nghiêm trọng. Những người viêm tiền liệt tuyến mãn tính ban dêm thường phải đi tiểu tiện cũng dễ bị mất ngủ. Những loại thuôh có tính đặc thù như thuốc tránh thai cũng có thể có tác dụng phụ gây mất ngủ. Những chất gây hưng phấn thần kinh trung ương như cafein, cocain thuốc
47
chôVig trầm cảm và các loại rượu, thuốc, trà đặc, nếu sử dụng thòi kì dài hặc sử dụng lượng lớn thì sẽ dẫn đễn mất ngủ.
Tóm lại, những dược phẩm dễ gây ra mất ngủ chủ yếu bao gồm;
+ Thuốc lợi tiểu: Dùng thuôc lợi tiểu thì ban đêm sẽ đi tiểu nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ, lâu dần sẽ dẫn đến mất ngủ.
+ Thuốc trỢ tim.
+ Thuôc điều trị huyẽd áp cao; Loại thuốc này khi dùng nhiều sẽ gây ra ức chế khiến mất ngủ nghiêm trọng. Ngoài ra, dùng thuốc điều trị huyết áp cao quá lượng thì ban đêm huyết áp tụt thâ'p cũng dẫn đến mất ngủ.
+ Thuốc hạ huyết áp: Người bệnh dùng thuốc hạ huyết áp có thể phải chịu tác dụng phụ, thuốc này có thể khiến cho lượng đường trong máu thấp và gây ra tình trạng thần kinh bị ức chế và dẫn đến mất ngủ.
+ Thuốc an thần: Dùng thuốc quá liều có thể làm đảo lộn giấc ngủ của những người bệnh cao tuổi, hoạt động toàn cơ thể giảm sút, hấp thu dịch thể giảm khiến ban đêm sốt ruột, bất an, tinh thần rố"! loạn.
+ Thuốc chông trầm cảm; Có thể dẫn đến tình trạng ban đêm buồn bực bất an, tinh thần rối loạn + Thuốc bổ não; Không thích hỢp uô"ng vào buổi tốì,
48
nêu không sẽ dẫn đến buồn phiền rồi rơi vào trạng thái hưng phân, khó ngủ.
+ Uô"ng thuôh điểu trị bệnh về tuyến giáp trạng quá liều cũng có thể dẫn đến mất ngủ.
Ngoài các thuôc trên còn có rất nhiều loại thuôc khác như thuôh giảm đau liều cao... cũng có thể dẫn đến mất ngủ. Vì vậy trước khi uô"ng thuôc cần phải nắm rõ tác dụng phụ của thuôc, tránh dùng nhiều loại thuôh cùng một lúc, khi dùng nhâ't định phải kiểm tra kĩ tương tác thuôc, tác dụng tương hỗ của thuôc. Người cao tuổi không nên uông quá 3 loại thuốc một lúc.
Nhân tố tâm lý: Theo tốc độ của nhịp sông hiện đại, sự cạnh tranh giữa con người, các loại mâu thuẫn ngày một tăng và gia đình không ổn định sẽ khiến con người rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, các chứng ức chế, uất ức, lo lắng không ngừng phát sinh dẫn đến mất ngủ. Nhân tô" tâm lý gây mất ngủ thường thấy nhất là tâm lý căng thẳng bất an, hưng phấn quá mức, bực tức phẫn nộ. Theo nghiên cứu cho thây trong 300 trường hỢp mất ngủ thì có 85% là do yếu tô" tâm lý gây ra. Những người mắc bệnh trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt, bệnh suy nhược thần kinh phần lớn là bị mất ngủ. Nhân tô" tâm lý có ảnh hưởng lớn đến bệnh mất ngủ, và ngưỢc lại mất ngủ cũng có ảnh hưởng đến tâm lý. Mất ngủ khiến tinh lực con người sa sút, tinh thần uỷ mị,
49
giảm độ tập trung. Tâm lý ảm đạm khiến con người căng thẳng, sô't ruột, dễ cáu giận, hiệu quả học tập và công việc giảm sút. Mất ngủ kéo dài có thể khiến cho khả năng cảm thụ của con người giảm, trí nhớ suy giảm, tính linh hoạt trong tư duy, khả năng tính toán giảm, nó còn có thể khiến cho tâm lý của con người thay đổi. Mức độ ảnh hưởng tâm lý của mất ngủ đôi với con người không chỉ quyết định bởi mức độ nghiêm trọng và dài ngắn của mất ngủ mà còn quyết định bởi trạng thái tâm lý và thái độ nhận thức về mất ngủ của người bệnh mất ngủ ở mức độ tương đôl lớn. Có những người bị mất ngủ nghiêm trọng nhưng trạng thái tinh thần vẫn bình thường. Nhưng cũng có người chỉ mất ngủ một cách ngẫu nhiên cũng đã kêu khổ đến thấu trời, tinh thần đã vô cùng sa sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả lao động. Trừ bỏ cảm giác sỢ hãi đối với mất ngủ, có nhận thức chính xác đôd với giấc mơ, nghiên cứu tâm lý trước giấc ngủ là điều kiện quan trọng để phòng và chữa bệnh mất ngủ.
Giấc ngủ bình thường của con người cần phải có điều kiện tâm lý tô"t. Quá vui, buồn, lo, nghĩ, tức giận... đều ảnh hưởng đến chất và lượng của giấc ngủ. Những đứa trẻ dưới 3- 4 tuổi trước khi ngủ thường có khoảng thời gian ngắn trằn trọc không yên, đó là hiện tượng bình thường. Cha mẹ thường dùng các biện pháp đe nẹt, doạ dẫm để bắt con ngủ khiến đứa trẻ có tâm lý sỢ hãi hoặc
50
hậm hực, không thể không ngủ, sau khi ngủ thường có ác mộng và giật mình giữa đêm.
Các chướng ngại biểu hiện rõ ràng và không giông nhau trên phương diện tâm lý và hành vi như mẫn cảm đa nghi, quá cảnh giác, luôn dùng ánh mắt dò xét quan sát xung quanh, tâm lý đố kị, không thể tha cho người, lúc nào cũng canh cánh trong lòng, cự tuyệt và thiếu hữu nghị, cố chấp là đặc điểm của những người mắc chứng thiên lệch. Tư duy không linh hoạt, thường có
những cách nghĩ khác thường, thường hay mộng giữa ban ngày, tình cảm lãnh đạm, thể nghiệm tình cảm thiếu sinh động và mạnh mẽ, hành vi chậm chạp không hỢp với mọi người, nhát gan hay xấu hổ, tránh né mọi người, hướng nội, kém giao thiệp, thiếu tri kỉ là đặc điểm nhân cách của những người mắc chứng phần liệt. Những người có tâm lý phòng ngự, năng lực kém một khi gặp phải phong ba bão táp hoặc là những việc nhỏ không đưỢc mọi người chú ý có thể khiến tâm lý họ bất an. Tất cả những người này đều dễ mắc chứng bệnh mất ngủ.
Trong các nhân tố trên thì nhân tô" tâm lý, nhân tô" tinh thần là quan trọng nhất, nó chiếm khoảng quá nửa trong sô" những người mắc bệnh mâ't ngủ mãn tính. Mất ngủ thời gian ngắn thường do hoàn cảnh kích động, một khi sự kích động này không còn thì giấc ngủ lại đưỢc phục hồi, còn những người mất ngủ kéo dài thì lo lắng là nguyên nhân thường gặp nhất.
51
Các tình huống khác: Mất ngủ và tuổi tác có quan hệ mật thiết vối nhau, tuổi càng cao thì tỷ lộ mất ngủ càng cao. Người già thường phải sau 40 phút mói ngủ được, trong khi người trẻ chỉ sau vài phút, hơn nữa giấc ngủ của người già thường nông, đêm họ lại tiểu tiện nhiểu lần nên chứng mất ngủ càng tăng. Những người lao động trí óc sử dụng não quá độ, đặc biệt là học sinh học tập quá căng thẳng dễ bị mất ngủ. Những người lao động chân tay và những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao thì ít bị mất ngủ. Những thói quen sinh hoạt không tô"t cũng có the gây ra mất ngủ như trưốc khi ngủ uô"ng cà phê hoặc trà đặc, xem phim, đọc sách hoặc nghe nhạc gây kích thích tình dục quá mạnh, đánh cờ bạc không biết tiết chế, mê hút thuốc, nghiện uông rượu...
Nhu cầu ngủ của mỗi người không giông nhau. Mất ngủ là sự bất mãn chủ quan của con người đối vói "chất" và "lượng" của giấc ngủ, chứ không phải chỉ là thời gian ngủ dài hay ngắn. Có người mỗi ngày chỉ ngủ 4-5 tiếng, nhưng ngủ rất tôb, ban ngày sinh lực vẫn rất dồi dào, không hề có cảm giác khó chịu, không thể gọi họ là người bị mắc bệnh mất ngủ đưỢc. Mất ngủ không đáng sỢ, mà cái đáng sỢ là "sỢ mất ngủ". Ví dụ, có người lúc nào cũng lo sỢ bị mất ngủ nên sau khi chữa khỏi bệnh thì lại mắc bệnh.
Trước thời kì sinh đẻ, với phụ nữ ngoài lý do phải 52
mang bầu quá nặng còn do tâm lý luôn lo lắng, căng thẳng, sỢ hãi, chờ đợi mà gây ra mâ't ngủ. Sau khi sinh đẻ, do sự thay dổi của sinh lý, tử cung sau khi sinh như một vêt thương tự nhiên, não vẫn hưng phấn, lại do sự hiện diện của dứa trẻ khiến người mẹ vừa lòng hoặc thất vọng cũng có thể gây mất ngủ. Sinh đẻ là một áp lực cực lớn đôì với phụ nữ. Có những người mẹ sau khi sinh con thì không vừa lòng, có sự thay đổi tâm lý lớn, lập tức tử cung co lại không mở ra được để ra huyết. Đương nhiên cũng có những người mẹ sau khi sinh con ngủ liền mấy ngày dường như đê xua tan sự mệt nhọc. Có người sau khi sinh hị trầm cảm, tuy nhiên trầm cảm ngoài triệu chứng mất ngủ ra còn có những triệu chứng khác, cần chú ý phân biệt.
Bất luận mất ngủ do nguyên nhân gì, ngoài việc hệ thông trung ương thần kinh không đưỢc thư giãn, mệt mỏi của cơ thể không được tiêu tan còn khiến cho sự thèm ăn giảm, rối loạn nội tiê"t, khả năng miễn dịch kém, đặc biệt là tê" hào T và tế bào limphô giảm. Những người bị mất giấc ngủ có thể xuất hiện các triệu chứng tinh thần như ảo giác, hoang tưởng.
IV. TRIỆU CHÚNG ĐIỂN HÌNH CỦA BỆNH SUY NHƯỢC THẨN KINH
Những người bị bệnh suy nhược thần kinh đồng thời cũng có nhiều triệu chứng bệnh trên cơ thể và tinh thần, tóm lại có thể chia làm mây loại sau:
53
1. Não lực không đủ
Do quá trình ức chê giảm, khi bị kích thích bên trong và bên ngoài, tế bào thần kinh của những người bị bệnh suy nhưỢc thẳn kinh thường dễ bị hưng phâ'n, năng lượng tiêu hao quá nhiều, nếu kéo dài như thê, ngưòi bệnh sẽ biểu hiện hàng loạt các triệu chứng suy nhược: Người bệnh thường cảm thấy sinh lực không đủ, uỷ mị, không phấn châ'n, không thể vận động trí não hoặc chậm chạp, không thể tập trung chú ý, trí nhớ giảm, hiệu quả công việc kém.
Người mắc bệnh suy nhược thần kinh thường có biểu hiện trí nhớ giảm sút, nguyên nhân chính là do khả năng chú ý bị phân tán, không thê tập trung. Điều này là do:
(1) Quá mức hưng phấn và tiêu hao quá mức, nhiều hoạt động không thể kéo dài, dễ mệt mỏi, đặc biệt là khi lao động trí óc thì càng rõ rệt. Bởi vì sự hưng phấn không đủ mạnh, cảm ứng vỏ não cũng không sâu, chỉ những kích thích nhỏ từ thế giối bên ngoài cũng có thể dẫn đến việc vỏ não hình thành những hưng phấn mới, khiến cho hưng phấn bị ức chế không thể chuyên tầm công tác và học tập.
(2) Khả năng chú ý và trí nhó của người bệnh đều có tính chọn lọc nội dung rõ ràng, thường bị tình trạng bệnh tật quấy nhiễu xung quanh và thường suy nghĩ lo lắng nhiều về bệnh tật của mình mà không để ý hoặc
54
chẳng hứng thú gì vối công việc, học tập hoặc những việc khác.
(3) Người bệnh thưòng khó quên những giải thích bất lợi về bệnh tật của mình, thậm chí còn có lúc rơi vào tình trạng buộc phải suy nghĩ, khó dứt ra đưỢc. Điểu này là vì họ thường suy nghĩ về bệnh của họ, bệnh tật cũng hình thành hưng phấn ở khu vỏ não tương ứng dẫn đến ức chế sức chú ý đối với các vấn đề khác.
Các nguyên nhân trên đây khiến khả năng tập trung học tập và công tác bị mâ't tập trung, tiếp theo là trí nhớ giảm khiến hiệu quả học tập và công tác giảm.
2. Chức năng hệ thần kinh thực vật rối loạn
Thần kinh thực vật quản lý vận động nội tạng, huyết quản, tuyến của cơ thể, các hoạt động này không do ý thức con người chi phôi. Ví dụ tim đập nhanh, hô hấp, dạ dày co bóp, huyết quản co lại hoặc giãn ra, đại tiện, ra mồ hôi, khả năng tình dục... đều do trung ương thần kinh dưới vỏ đại não và vỏ não không chế. Khi sự hưng phấn và ức chế của vỏ não bị mất cân bằng, do mất sự không chế của trung ương thần kinh cấp cao, chức năng thần kinh thực vật có thể bị rối loạn. Trong các giai đoạn của người bệnh đều có thể xuất hiện triệu chứng của hệ thông thần kinh thực vật. Khi chức năng co giãn của huyết quản bị mất cân bằng có thể gây ra đau đầu, tứ chi đau nhức, sắc mặt lúc tái nhợt lúc đỏ. Dạ dày hoạt động thất thường có thể dẫn đến tiêu hoá không tốt,
55
đau dạ dày, bụng trướng, bí tiện, sôi bụng hoặc đi lỏng. Có lúc người bệnh chỉ vận động nhẹ hoặc bị kích động tình cảm rất ít cũng đã bị tim dập nhanh, thở gấp, buồn bực. Có người bệnh thường thấy sắc mặt thay đổi, tự cảm thấy người nóng, ra mồ hôi, miệng khô chân tay lạnh. Ngoài ra có người bệnh bị triệu chứng, chỉ cần vạch nhẹ trên da thì đã xuất hiện vạch màu đỏ. Có nhiều người bệnh bị chướng ngại tình dục như xuất tinh sớm, liệt dương, di tinh, kinh nguyệt không đều. Những triệu chứng này thường khiến cho người bệnh vô cùng buồn bực, có khi nhầm tưởng là bị bệnh nghiêm trọng, trên thực tế chẳng qua chỉ là rôl loạn thần kinh thực vật mà thôi.
3. Nhạy cảm đối với những kích thích bên trong và bên ngoài
Trong sinh hoạt công việc hàng ngày, các hoạt động như đọc sách báo, xem tivi là những hoạt động giải trí bình thường, nhưng đôi với người bệnh thì họ không thể để thần kinh nhẹ nhõm, nghỉ ngơi tiêu trừ mệt nhọc, mà ngược lại tinh thần lại càng hưng phấn, tự nhiên cứ suy nghĩ liên miên, những việc đã qua cứ hiện ra trước mắt, mắt tuy xem tivi nhưng trong óc thì "đặt ti vi sang một bên". Đặc biệt là trước khi đi ngủ nên tĩnh tâm để ngủ, thì người bệnh cứ tự nhiên nhớ lại mọi chuyện, suy nghĩ miên man, thần kinh hưng phấn không thể nào ngủ được. Ngoài ra còn có người bệnh quá mẫn cảm với tiếng ồn, ánh sáng xung quanh.
56
Các chuyên gia cho rằng lúc này là do "giới hạn cảm giác" của ngưòi bệnh giảm. "Giới hạn cảm giác" chính là cường dộ kích thích ở mức thâ'p nhâd mà cơ thể con người có thế cảm nhận dược. Giói hạn cảm giác của con người và dộng vật không giông nhau, ví dụ như việc phân biệt mùi vị thì chó nhạy bén hơn con người rất nhiều, bất kể mùi vị gì chó cũng có thể nhận ra, con người lại không có cách nào cảm nhận được, điều đó nói lên giá trị giới hạn cảm nhận của chó. Giới hạn cảm giác giữa con người với con người cũng khác nhau. Giới hạn cảm giác của những người mắc bệnh suy nhược thần kinh giảm nên họ mẫn cảm hơn với những kích thích bên trong và ngoài cơ thể, điều này là do bản thân những người bệnh vì ức chế bên trong thần kinh suy yếu, hưng phấn quá độ, từ đó mà giới hạn cảm giác thấp, những kích thích bên ngoài và trong cơ thê mà người bình thường không cảm nhận được thì những người mắc bệnh suy nhược thần kinh lại có thể cảm nhận đưỢc. Ví dụ như người thường khó cảm nhận đưỢc sự hoạt động của các bộ phận trong cơ thể như dạ dày co bóp, huyết quản co giãn thì những người bị suy nhưỢc thần kinh lại cảm nhận rất chuẩn xác, có thể miêu tả một cách sinh động, cho nên triệu chứng lâm sàng của những người bệnh rất nhiều, vô cùng phức tạp. Lúc này nếu loại trừ khả năng một cơ quan chức năng nào dó bị bệnh thì đều là do giới hạn cảm giác thấp và thần kinh quá nhạy cảm mà dẫn đến.
57
Tống hỢp rất nhiều triệu chứng của các bệnh nhân, có thê qui thành các đặc điểm thần kinh quá mẫn cảm như sau:
(1) Không tồn tại bệnh các cơ quan chức năng; (2) Người bệnh càng chú ý đến một bộ phận nào đó, một triệu chứng nào đó thì đau dớn càng rõ rệt, nếu di chuyển sự chú ý sang chỗ khác thì đau dón có thể sẽ tiêu tan;
(3) Sự phân bô" vỊ trí bệnh tật không nhất định là phải phù hỢp vối vị trí giải phẫu mà vị trí cũng không cố định, hoặc có thể biên động;
(4) Các triệu chứng mà người bệnh thuật lại vừa nhiều vừa phức tạp, nói không vào điểm chính, nói đến nửa ngày cuối cùng cũng không hiểu họ khó chịu ở chỗnào.
4. Biểu hiện trên phương diện tinh thẩn
4.1. Tinh thần dễ hưng phấn:
Sự liên tưởng và hồi ức quá nhiều thành loạn, trên phương diện công tác và học tập đều có thể dẫn đến các hồi ức và liên tưởng hỗn loạn, cảm thấy phân tâm và không không chế nổi, nhưng ngôn ngữ và vận động không tăng. Người bệnh thường sầu não, những liên tưởng và hồi ức của họ hầu như là những chuyện không vui trong quá khứ, những sự kiện và ngoại cảnh khiến con người sầu não và những thất bại, sự cố ngoài ý muôn, những nguy hiểm có thể xảy ra trong tương lai.
58
Khả năng tập trung kém; Người bệnh dễ bị những kích thích hoặc những biến động ngẫu nhiên ở môi trường bên ngoài tác động mà di chuyên sức chú ý một cách bị động, ngoài ra trong khi suy nghĩ lại không thê chuyên tâm vào một vấn đề nào, cứ suy nghĩ miên man về những hồi ức và liên tưởng thậm chí xa rời thực tế.
Cảm giác tăng: Nhiều người bệnh thích ở nơi u ám. Thậm chí họ còn sỢ màu sắc sặc sỡ, tươi sáng. Có người lại tặng cảm giác với âm thanh, có người lại sỢ cãi nhau, thích yên tĩnh, ghét chỗ đông người. Có một số người da quá mẫn cảm, sỢ không mặc áo cổ cứng, váy quá ngắn, có người thì chỉ đau một chút là không chịu nổi.
4.2. Tinh thần dể mệt mỏi:
Mệt mỏi có tính phát tán, người bình thường đọc sách lâu hay nghe nhạc có thể tiêu trừ mệt mỏi, nhưng những người suy nhược thần kinh thì dù làm gì cũng đều mệt mỏi. Ngoài ra mệt mỏi có tính tâm lý rõ rệt, đôi với những việc thích thú thì không mệt mỏi, còn đối với những việc không thích thú thì ngược lại. Những người bị bệnh suy nhược thần kinh cũng có tham vọng, có chí lớn, không cam tâm sông khổ cực, hết lòng làm việc hoặc tâm có dư mà sức không đủ. Những người bệnh trong lúc cảm thấy mệt mỏi lại có rất nhiều ý tưởng, ham muôn vô cùng tràn trề. Mệt mỏi rất ít khi khiến người khoẻ mạnh cảm thấy khó chịu nhiều, ngược lại nghỉ ngơi sau khi mệt mỏi lại là một cách hưởng thụ.
59
Người bình thường sau khi nghỉ ngời có thể nhanh chóng tiêu tan một mỏi, nhưng những người suy nhược thẳn kinh thì không những dỗ bị mệt mỏi mà ngay cả nghỉ ngơi cũng khó tiêu tan mệt mỏi, chỉ khi tâm tình thoải mái mới có thể tiêu tan mệt mỏi đưỢc.
Tóm lại, triệu chứng tâm lý của người bệnh suy nhưỢc thần kinh chủ yếu có mấy điếm sau: (1) Phiền não: Con người đều có thể phiền não, nguyên nhân và nội dung phiền não không giông nhau, nhưng thông thường dều có liên quan đến những ham muôn dục vọng không đưỢc thoả mãn. Sự phiền não trong lòng những người mắc bệnh suy nhược thần kinh chủ yếu do họ không thể thông qua những hành động thực tế để đạt đưỢc nguyện vọng "xoá tan phiền não, hướng tới vui vẻ". Do nguyện vọng bị dè nén và không chế quá mức, không chỉ sự việc trái với ước vọng mà trái lại còn tạo thành sự phản kháng mãnh liệt, khiến cho tâm lý bị xung dột sâu sắc, quá bị ức chê sẽ khiến cho ý chí của bản thân bị cản trở, người bệnh sẽ mất đi sự sáng suô"t tự biết, thậm chí không biết cuôl cùng thì mình cần gì và theo đuổi cái gì.
(2) Dễ bị kích thích: Tức là dễ phẫn nộ và tức giận, dễ sót ruột, một việc nhỏ cũng lo lắng sôt ruột, không nén được tình cảm của mình. Những người bị bệnh suy nhược thần kinh dỗ bị kích động theo ba giai đoạn lặp đi lặp lại: Sô"t ruột phẫn nộ- hốì hận buồn bã - càng kìm
60
nén và không chê. Điều này rất tổn hại đến lòng tin và môi quan hệ với con người khiến cho bản thân khó duy trì môì quan hộ dung hoà VỐI những người xung quanh. Dễ bị kích động là đặc diểm của những người mắc bệnh suy nhược thẩn kinh và cũng là một trong những nhân tô" chính trong sự thay đổi tâm lý của họ, do quá kìm nén và quá không chế.
(3) Tâm lý căng thẳng: Người bệnh luôn có tính cấp bách, có chí lớn, tự không chế, tự trách, tinh thần quá mẫn cảm và hiệu suâ"t hoạt động giảm, luôn cảm thấy lo sỢ, vội vàng không làm xong việc, không hoàn thành tôt công việc, không dám buông lỏng thoả mái, không bao giờ thoả mãn với hiệu quả làm việc, thường cảm thấy công việc tiến triển chậm chạp, không có chất lưỢng, còn thường hoài nghi lãnh đạo hoặc thầy giáo không tín nhiệm mình, không vừa ý mình. Do tâm lý căng thẳng liên tục tồn tại nên người bệnh rất khó duy trì trạng thái tinh thần lạc quan nhẹ nhõm, tâm lý không ổn định.
5. Sự đau đớn mang tính căng thẳng
Thông thường do tâm lý căng thẳng gây ra, biểu hiện phổ biến nhất là đau đầu do căng thẳng. Ngưòi bệnh thường cảm thâ"y đau đầu, nặng đầu, cổ cứng, có lúc còn bị đau tứ chi, đau eo lưng, mức độ đau đớn cũng không có quan hệ rõ ràng với mệt mỏi, tức là dù nghỉ ngđi cũng không thể tiêu trừ đau đớn. Biểu hiện của đau đớn
61
ihưòng rất Ị)hức tạp nhưngcó quan hộ rất mật thiết vối sự cảng thẳng tâm lý.
6. Chưỏng ngại giấc ngủ
Giấc ngủ là một trong những cách thức nghỉ ngơi tôt nhất của bộ não con người, thông thường mà nói trung ương thần kinh dưới vỏ não trong thời gian ngủ rơi vào trạng thái ức chê", do trung ương não điều tiết, đại não tiến hành tổ chức, chỉnh đôn, khôi phục lại.
6.1. Mất ngủ:
Triệu chứng người bệnh hay gặp nhất là mất ngủ, trằn trọc khó ngủ, không buồn ngủ. Có những người bệnh sau khi lên giường suy nghĩ miên man, đầu óc không thể tĩnh tại, vì thế tâm lý càng sôd ruột, mà càng sôd ruột lại càng không ngủ được. Tuy người bệnh đã dùng đủ mọi cách để tĩnh tại như đếm số, nhưng thường không thu được hiệu quả. Lúc này tiếng đồng hồ, tiếng xe hơi, tiêng bước chân người hàng xóm, tiếng ngáy của người khác, thậm chí đến ánh trăng, ánh đèn cũng có thể khiến tâm lý người bệnh bực bội, càng làm họ khó ngủ, thường thường phải lên giường vài tiếng đồng hồ mới có thể ngủ đưỢc, chỢp mắt thì gà đã gáy sáng, trời đã rạng đông.
6.2. Lắm mộng:
Bình thường khi ngủ thường nằm mơ, giấc mộng có liên quan đến những việc xảy ra trong cuộc sông, tình
62
hình tâm sinh lý hiện lại, cơ thể, chăn đệm, và điều kiện hoàn cảnh, giâc mộng chẳng qua chỉ là do trong lúc phần lớn các tô bào dại não đã nghỉ ngơi vẫn còn một vài tế bào vẫn hoạt động, nhung hoạt động này không có quan hệ và diêu tiết của các tê’ bào thần kinh khác cho nên giấc mơ thường hỗn loạn, không phai là sự thật. Những người khoẻ mạnh dểu nằm mơ, nhưng vì giấc ngủ sâu khó phát hiện hoặc sau khi tỉnh lại không thể nhớ lại, còn những người bị bệnh suy nhược thần kinh thì do giấc ngủ nông, dễ phát hiện và dễ nhớ lại, cho nên luôn nằm mộng. Từ thế kỉ 20 lại đây, các nhà khoa học dần dần đi sâu vào nghiên cứu giấc mộng. Trong thực nghiệm phát hiện giâc ngủ có thể phân làm hai loại tức là thời kì ngủ chính tướng và thời kì ngủ dị tướng. Trong khi ngủ hai loại này thay đổi lẫn nhau, mỗi vòng khoảng 90-120 phút, thời kì ngủ chính tướng còn gọi là thòi kì ngủ tần suất chậm, nên không thể nằm mơ, còn thòi kì ngủ dị tướng là thòi kì ngủ tần suất nhanh, chỉ có thòi kì này mối có thể nằm mộng được. Nếu như tính giấc ngủ của con người khoảng 8 tiếng thì nhiều nhất cũng chỉ nằm mộng trong thòi gian ngắn 5-6 lần, tổng thời gian không thể quá hai tiếng, không thể nằm mộng suô’t cả đêm được. Tức là mỗi người mỗi đêm đều có thể nằm mộng, nhưng tại sao sau khi ngủ dậy có lúc có thể nhớ lại được, có lúc lại không? Nếu như người đó trong thời kì dị tướng, tức là lúc nằm mộng bị đánh thức thì anh ta có thể nhớ lại giấc mộng của mình, nếu
63
như lúc nằm mộng không bị dánh thức mà lại dần dần tiếp tục vào thòi kì chính tướng thì người đó không thế nhớ lại giấc mộng của họ dược
6.3. Ac mộng:
Khi ngủ mộng thấy những cảnh khủng bô", nguy hiểm, khi tỉnh lại căng thẳng, toát mồ hôi, tim dập nhanh, mặt biên sắc, đểu là do ban ngày quá hưng phấn, nghe những chuyện dáng sỢ, xem những phim rùng rỢn, hoặc có khi tay đặt lên ngực, dạ dày khó chịu, tư thế ngủ không đúng mà gây ra.
6.4. Ban ngày mệt mỏi, sau khi tỉnh cũng không xua tan sự mệt nhọc:
Do những cảnh trong mộng liên tục, ngủ không sâu hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, cho nên sau khi tỉnh vẫn không có cảm giác đầu óc tỉnh táo, giông như chưa ngủ vậy.
7. Chướng ngại tâm lý
Có những người mắc bệnh suy nhược thần kinh trong khi chữa bệnh kể về những triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, hoang mang, buồn bực, thở ngắn, mồ hôi nhiều, tiểu tiện nhiều lần... có thể qui thành một nhóm những người bệnh có triệu chứng chướng ngại tâm lý. Lo lắng là một trong những triệu chứng cơ bản nhất của người bệnh. Lo lắng có thể là do sự phát triển tiếp tục của các chứng mệt mỏi, chướng ngại trí nhổ, mất ngủ. Người bệnh thường quá lo lắng buồn rầu vì một vấn đề nào đó trong cuộc sông, cũng có thể lo lắng
64
một sự việc gì đó trong tương lai có thể xảy ra hoặc một sự việc nguy hiểm khó mà dự liệu trước. Trên thực tế, nghi bệnh và lo lắng là một loại biểu hiện dị thường của tinh thần sau khi hưng phấn, suy nhược, rối loạn giâ'c ngủ và rôl loạn thần kinh thực vật. Do người bệnh đa cảm, thêm vào đó lại quá chú ý vào tình trạng sức khoẻ bản thân, vì thế hoài nghi mình mắc một bệnh gì đó và rồi đi tìm các chứng cớ trên nhiều phương diện để chứng thực nó. Ví dụ như đau đầu và trí nhố giảm sút thì hoài nghi não bệnh hoặc vì hoang mang hồi hộp mà nghi mình bị bệnh tim, hoặc vì nhất thời chưa chữa trị được lại cho mình mắc bệnh không thể chữa được. Mặc cho bác sĩ có giải thích thế nào cũng không thể xoá bỏ dược tâm lý hoài nghi của họ. Chính bởi người bệnh lo nghĩ buồn rầu mà dẫn đôn lo lắng bất an và căng thẳng sỢ hãi. Lo buồn có thể khiên cho những triệu chứng trên càng thêm trầm trọng. Người bệnh càng hoài nghi về bệnh tật của mình và càng lo lắng hơn, cứ như thế sẽ hình thành vòng xoắn bệnh lý, khiến người bệnh bị giam hãm vào nỗi khổ sở trong suốt thời gian dài.
8. Chưóng ngại chức năng tình dục
Chướng ngại chức năng tình dục tức là không thể có quan hệ tình dục bình thường hoặc không có sự thoả mãn trong quan hệ tình dục. Nam giới thường biểu hiện liệt dương, xuất tinh sớm, nữ giới thường biểu hiện lãnh cảm, thậm chí ghét quan hệ tình dục. Chức năng cơ
65
quan tình dục chịu sự khống chế của trung ương thần kinh dưới vỏ não và đại não. Khi hưng phấn và ức chê của vỏ não mád cân bằng sẽ làm mất di sự khcíng chê" của trung ương thần kinh cấp cao dẫn đên rôi loạn th.ần kinh tự chủ. Hoạt động bình thường của cơ quan tình dục lại có quan hệ trực tiếp với sự tiết ra kích tô" tình dục vô"n chịu ảnh hưởng trực tiêp của nội tiêt ở thuỳ não, dưới vỏ não. vỏ tuyến thượng thận, chất tuỷ tuyến thượng thận, mà những người bị suy nhược thần kinh do tâm cảnh không tốt, tâm lý sa sút có thể dẫn đến hàng loạt các phản ứng như tâm lý căng thẳng, lo sỢ, buồn rầu. Những phản ứng này tác động đôn chức năng bình thường của nội tiết, xuất hiện rô"i loạn nội tiết dẫn đến rô"i loạn chức năng tình dục. Có một bộ phận người suy nhược thần kinh có thể xuất hiện những biểu hiện chướng ngại chức năng tình dục, người bệnh luôn cảm thấy mình "bất lực", không có cách nào có thể quan hệ tình dục bình thường. Những người suy nhược thần kinh do sự ức chế bên trong tế bào thần kinh giảm, tê" bào thần kinh dễ hưng phấn, khiến đại não rơi vào
"trạng thái làm việc" trong thời gian dài, thể lực não lực không được nghỉ ngơi đầy dủ, suô"t ngày chóng mặt, tinh thần uỷ mị, nhu cầu tình dục giảm. Người bị suy nhược thần kinh luôn lo lắng, có những người chưa chữa khỏi bệnh mất ngủ khiến họ lo lắng, nếu lúc đó lại bị chưống ngại tình dục thì sẽ lại càng lo lắng nhiều hơn.
66
9. Không muốn ăn và tiêu hoá không tốt
Những người mâ't ngủ Ihưòng không có cảm giác đói, cả ngày không muôn ăn, chỉ cần ăn chút thức ăn khó tiêu là bị rôi loạn tiêu hoá. Có người thường cảm thấy dạ dày lúc nào cũng no căng, có người lại cảm thấy táo bón hoặc ỉa chảy khiên họ thường hoài nghi mình bị bệnh dạ dày hoặc bệnh nào dó, cả ngày lo lắng không yên.
Tóm lại, hiếu hiện lâm sàng của những người suv nhưỢc thẩn kinh rất phức tạ]), chủ yếu là não lực không đủ. mất ngủ, mẫn cảm, tâm lý hoang mang.
V. NHŨNt; Nt.ườl DỄ MẮC HÊNH SUY NHƯỢC THẨN KINH
Nguyên nhân phát bệnh suy nhược thần kinh có liên quan mật thiết với hoàn cảnh môi trường và nhân tô" cá thể.
1. Nhũng người có tính cách thiên lệch
Mọi người thường nói có ngưòi có tính cách tôt luôn hoà hỢp với mọi người, có ngUòi lại có tính cách không tôt, tàn bạo với người khác. Tóm lại, tính cách là đặc trưng của mỗi người, trong xã hội không bao giò có hai người có tính cách giông nhau hoàn toàn. Tầm lý học cho rằng tính cách là thái độ nào đây của con ngưồi đôi với hiện thực khách quan và có những cách thức hành vi bền vững tương ứng với những thái độ này. Cũng có thể nói, tính cách chính là những thái độ, hành vi không giông nhau của mỗi người đôl với thế giới bên
67
ngoài. Ví dụ: có người dễ kích dộng, dễ Lức giận, có ngưòi lại biểu hiện hướng nội, ổn dịnh, những khác biệt vể tâm lý này một khi đã hình thành thì suốt dòi không thay đổi.
Tính cách có quan hệ như thế nào với những người suy nhưỢc thần kinh? Paplôp (nhà sinh học Nga 1849- 1936), ngưòi sáng lập học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao, cho rằng, loại hình hoạt dộng thần kinh cấp cao của người mang tính cách thiên hướng thuộc loại hình trung gian và yếu, dễ bị suy nhược thần kinh. Tính cách của nhóm người này có những dặc trưng sau:
(1) Cô đơn, không thích giao thiệp với mọi người, không thích kết bạn, trong sinh hoạt hàng ngày thường khiến người khác có ấn tượng "ngạo mạn, cô dộc".
(2) Nhát gan, trong sinh hoạt thường ngày tiếp xúc với người khác sỢ sai lầm, trong công việc sỢ gánh vác công việc nguy hiểm khiến người khác có â'n tượng "nhát gan như thỏ đế, sỢ bóng sỢ vía".
(3) Mẫn cảmvới những sự việc xảy ra xung quanh, thậm chí đa nghi, nóng vội, gặp việc dễ căng thẳng. Các nhà tâm lý học phát hiện tính cách do hai nhân tô" quyết định. Một là bẩm sinh và di truyền. Di truyền là hiện tượng tồn tại phổ biến của giới sinh vật, cha mẹ không chỉ di truyền cho con cái tưống mạo mà còn di truyền một phần tính cách cho con cái. Hai là nhân tô" hoàn cảnh xã hội, còn gọi là nhân tô" môi trường hoặc là
68
nhân tô" hậu thiên, cũng có thổ nói, tính cách ngoài có quan hệ với nhân tô" di truyền ra còn có quan hệ với nhân tô" giáo dục, quá trình sinh hoạt, ảnh hưởng bạn bè.
Tính cách hướng nội, trầm mặc ít nói, tình cảm yếu ớt, thích sô"ng cô độc, hay suy nghĩ. Những người bị bệnh hay vừa khỏi bệnh sau khi gặp phải những kích thích tinh thần sẽ có tâm lý hoang mang, lo lắng bất an, buồn bã không vui, lại thiếu bạn bè, lại không muôn nói cho người khác biết, nên dễ bị mắc bệnh suy nhược thần kinh.
2. Nhũng người thể chất không tốt
Những người mắc bệnh nặng hoặc bị bệnh trong thòi gian dài như nhiễm cảm, trúng độc, phụ nữ sau khi sinh, những người thiếu dinh dưỡng trong thòi gian dài, thể châ"t suy yếu, những người bị gánh nặng tinh thần rất dễ bị suy nhược thần kinh.
3. Nhũng người có hoàn cảnh sống không tốt Những người rơi vào trạng thái công việc căng thẳng hoặc sông trong môi trường không tô"t trong thời gian dài như sông trong môi trường công việc tiếng ồn lón, gia đình vỢ chồng không hoà thuận, hàng xóm bất hoà, nhiều lần thất tình, công việc bất lợi đểu dẫn đến trạng thái căng thẳng thần kinh. Nếu những người này tính tình thiếu cởi mở sẽ dễ bị suy nhược thần kinh.
4. Nhũtig người lao động trí óc
Theo đà phát triển của kinh tế - xã hội, lao động trí 69
óc ngày càng Irỏ Ihành phương pháp làm giàu quan trọng. Theo nhiểu kết quả nghiên cứu, suy nhược thần kinh thường thấy ở những người làm công việc văn phòng. Những người này thể chất thường không tốt, tương dôì gầy yếu, thường quan tâm và chú ý đến siic khoẻ và tình hình bệnh tật của mình, tính cách cũng hướng nộp hàng ngày sông, làm việc trong môi trường yên tĩnh, thiếu lao dộng chân tay. Tinh t hần trầm trọng phải dảm nhiệm nặng nề càng dễ Iihát bệnh suy nhược thần kinh. Những người lao dộng chân tay nặng thường ít mắc bệnh này. Nhưng những người làm nghề lái xe do tinh thần căng thẳng cao dộ, đặc biệt là sau khi gặp tai nạn thì cũng không ít người bị suy nhược thần kinh. Lao dộng trí óc chủ yếu là sử dụng não, não lực lao động trong thời gian dài hoặc quá căng thẳng khiên cho vỏ não quá hưng phấn, năng luỢng tiêu hao quá nhiều, khi chức năng thần kinh không thể gánh vác nổi thì dễ phát bệnh. Đặc biệt là học tập quá căng thẳng, thi cử gặp trắc trở, công việc không thuận lợi thì tỷ lệ phát bệnh càng cao. Tuyệt đại đa sô" những người lao động trí óc sẽ không mắc bệnh suy nhược thần kinh nêu biêt kết hỢp lao động và nghỉ ngơi một cách khoa học.
VI. PHÒNG BỆNH SUY NHƯỢC THẨN KINH VÀ MẤT ng ủ 1. Phòng bệnh suy nhược thẩn kinh
Có thể phòng bệnh suy nhược thần kinh trong một sô" điều kiện nhất định, bởi vì đặc trưng bệnh lý của bệnh
70
suy nhưỢc thần kinh là chướng ngại chức nàng mức nhẹ của đại ncão chứ không phải là bệnh biên tính chất cơ (ịuan não. Bệnh này do yếu tố tinh thần dẫn đến. Nếu như chúng ta có thể tránh hoặc giảm các yếu tô' tinh thần ảnh hưởng dê'n con người hoặc nâng cao năng lực thích hỢp và cải tạo nhân tô' có hại từ bên ngoài tác dộng đê'n con người thì có thể giảm hoặc tránh căn bệnh này.
1.1. Duy trì tám lý vui vẻ:
Trong cuộc sông, con người khó tránh khỏi những kích thích không tô't và làm thương tổn tinh thần, vấn đề là ở chỗ chúng ta có thể nhận thức chính xác, cư xử dúng đắn, biến những nhân tô' tiêu cực thành tích cực, biến áp lực thành động lực hay không để có thể duy trì tâm trạng vui vẻ lạc quan, sảng khoái. Tâm lý vui vẻ có lợi cho việc điều hoà các chức năng của các cơ quan trong cơ thể, duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể khiến chức năng thần kinh vận động tô't. Chính vì vậy cần thay đổi tính cách cô độc của mình, giao du bạn bò, hết sức chú ý bồi dưỡng tâm lý vui vẻ như hạnh phúc, tự hào, lạc quan. Những người trên mặt luôn luôn nở nụ cười khó có thể mắc bệnh suy nhưỢc thần kinh.
1.2. Chú ý kết hợp lao động và nghỉ ngoi:
Con người là sinh vật cao cấp, trong sinh hoạt hàng ngày nên đặt ra một chê độ lao động và nghỉ ngơi hỢp
71
lý, lúc nghỉ ngơi thì cần phải nghỉ ngơi, lúc làm việc thì nên làm việc, để phù hỢp với đồng hồ sinh học không nên làm việc quá mệt mỏi. Như vậv mới có lợi đối với sự chuyển hoá năng lượng hệ thông thần kinh, có lợi cho sự tích trữ chuyển giao chất của thần kinh, từ đó mà điều hoà chức năng hệ thông thần kinh, tập trung sức chú ý, hiệu quả công việc cao.
1.3. Duy tri hoàn cảnh tốt đẹp:
Hoàn cảnh môi trường tô"t đẹp có thể khiến cho tâm trạng con người sảng khoái, tinh thần vui vẻ, đặc biệt là sau khi kết thúc công việc căng thẳng bận rộn càng cần có một môi trường nghỉ ngơi yên tĩnh mói có thể khiến cho tinh thần căng thẳng có thể thư giãn, có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi có thể phục hồi thể lực. Mỗi người cần phải tạo cho mình một môi trường tô"t đẹp để phòng tránh được bệnh suy nhược thần kinh.
1.4. Hấp thụ dinh dưỡng hợp lý:
Muôn hệ thông thần kinh của con người duy trì được trạng thái tô"t thì cần phải hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ. Muốn có cơ thể cường tráng cũng cần phải hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ. Vì thế nên ăn uổng hỢp lý, đảm bảo đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mối có được một cơ thể khoẻ mạnh cường tráng để phòng chông bệnh suy nhược thần kinh. Trong sinh hoạt hàng ngày cần phải sửa đổi những tập quán ăn uô"ng không tốt như ăn uô"ng không đúng giờ.
72
1.5. Náng cao tố chát tâm lý:
Dưới tác dụng nhân tố tinh thần như nhau, có người mắc bệnh có người lại không, rõ ràng tính cách, tô" chất đối với khả năng cải tạo môi trường bên ngoài và khả năng thích ứng vối môi trường bên ngoài có liên quan với việc phát sinh bệnh tật. Tính cách của con người không phải là cố định bất biến, thông qua giáo dục và rèn luyện của hoàn cảnh có thể thay đổi. Để phòng phát bệnh suy nhược thần kinh, cần thay đổi những tính cách không tôt. Ví dụ những người có tính cách hướng nội thường khá cô độc, trầm mặc ít nói, mẫn cảm đa nghi, thiếu lòng tin. Những người này cần phải thay đổi tính cách, phải thông qua học tập rèn luyện trường kì dần dần có được nhân sinh quan đúng đắn, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, mở rộng tầm mắt, bồi dưỡng lòng tự tin và sức sông. Đối với những người có tính buông thả, hống hách lộng quyền, tự kìm chế kém, hay gây sự cãi nhau với người khác thì cần chú ý không được tự cho mình là đúng, cần nhận thức đưỢc mỗi người đều có những ưu điểm không giông nhau, nên tôn trọng người khác, kỉ luật nghiêm, dần dần sẽ khắc phục được những khuyết điểm chủ quan và nóng vội, ’tự bồi dưỡng năng lực tự kìm chế mình. Con người sông trong thế giới khó có thể tránh khỏi những kích thích không tô"t và thương tổn tinh thần, nếu như có thể biến tiêu cực thành tích cực và biến áp lực thành động lực bảo trì tâm lý vui vẻ, tâm hồn sảng khoái sẽ
73
có thỏ giám và tránh đưỢc việc phát sinh suy nhược thẩn kinh.
2. Phòng bệnh mất ngủ
Thời gian ngủ của con người khác nhau theo tuổi tác. Hưng Ị ih ấ n và ức chế là phướng thức hoạt động cơ hản của vỏ não. nó chuyển đổi hẫn nhau trong lúc ngủ và lúc tỉnh, duy trì tương đôì c<ân hằng để dự trữ năng lượng, đê phòng tê bào não tổn hao quá lượng để đảm bảo con người có thể làm việc và học tập bình thường. Nguyên nhân mất ngủ rất phức tạp như hoàn cảnh, cơ thể, tâm lý. Tâm thần bất an, yếu gan, tâm tỳ hư, tâm thận bất giao, ăn uô’ng tồn đọng đểu có thể dẫn đến tinh thần không thư thái: buồn vui quá mức, thất tình dều có thể gây ra mất cân bằng vỏ não, căng thắng mệt mỏi quá độ, bệnh tật giày vò, những thói quen không tôd, hoàn cảnh phức tạp dều là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Muôn phòng bệnh mất ngủ cần chú ý mấy phương pháp dưối dây:
2.1. Môi trường ngủ tốt:
Nhiệt độ phòng ngủ phải thích hỢp, chăn gối phải thoải mái, môi trường yên tĩnh, không khí trong lành có thể mang lại giấc ngủ ngon lành. Trước khi ngủ nên đi tản bộ, ngâm chân nước nóng, hoặc nghe những bản nhạc du dương, dều có lợi cho việc điều tiết cơ thể. Những người làm ca đêm hoặc làm ca cần phải thích ứng vối việc thay đổi thời gian và bảo đảm giấc ngủ ngon ôn định.
74
2.2. Duy trì sự ổn định tám lý:
Có n^ười nói bỏ mặc nhục (lục của d('ii tliì tâm đưítc an. làm sạch tâm ít dục thì thần sẽ dưỢc an. dó chỉ là lý thuyết. Chỉ C() thể duy trì dược sự cán hằng tâm lý mới có thể bảo đảm được giấc ngủ ngon lành.
2.3. Xa ròi những thói quen không tốt:
Trưóc khi ngủ không nên uông cà phê, trà dặc vì chúng dều chứa caphêin có thể kích thích khu trung ương của dại não tỉnh táo khiên cho cơ thể hưng phấn khó ngủ. Từ xưa đến nay, phương pháp uông rưỢu thôi miên trước khi ngủ đưỢc lưu truyền rộng rãi. Thực tế rưỢu có tác dụng hai chiểu dôi với hệ thông thần kinh đại não: lượng rươu ít có tác dụng ức chế đại não khiên cho con người muôn ngủ, còn uống rượu quá nhiều sẽ làm dại ncão hưng phấn khó ngủ. Lượng rượu bao nhiêu có thể khiên con người ngủ an giâc, diều này đối với mỗi người một khác. Một diều dáng nói nữa là, rưỢu dễ nghiện, sau khi nghiện nếu không có rượu thì không thể ngủ được, cho nên uô"ng rượu, thôi miên là không thể theo dược, uô"ng rưỢu, uông trà, hút thuôh dều khiến đại não hưng phấn, có thổ phá hỏng sự yên ổn của tâm cảnh, cho nên đều phải chú ý phòng tránh.
2.4. Bó trí thòi gian nghỉ ngoi:
Khi đêm xuông, đại não tự nhiên rơi vào trạng thái ức chế, đến ban ngày lại hưng phấn trở lại. Duy trì các thói quen sinh hoạt tô"t, rèn luyện thói quen nghỉ ngơi
75
có qui luậL như sau khi ăn cơm tôi không uô"ng trà và cà phê, trước khi ngủ nửa tiếng phải rũ bỏ mọi căng thẳng công việc và học tập, sau khi lên giường phải vứt bỏ mọi suy nghĩ phức tạp, tư tưởng thanh thản. Ban ngày ít buồn ngủ có thể vận động rèn luyện cơ thể dưới ánh nắng mặt trời. Không nên lái xe đêm trong thòi gian lâu, không nên đ<ảo ngưỢc lịch hoạt động ngày và đêm phá hỏng đồng hồ sinh học của cơ thể.
2.5. Tích cực nghỉ ngơi và vận động:
Tích cực nghỉ ngơi và rèn luyện vận động thích hỢp có thể tăng cung cấp máu cho não, điều tiết thần kinh căng thẳng, giải trừ phiền não, duy trì tâm lý lạc quan, tăng cường năng lực thể chất và khả năng thích ứng với thế giới bên ngoài, rèn luỵên thân thể có thể thay thế rất nhiều loại thuốc, nhưng ngưỢc bất kì một loại thuốc nào cũng không thể thay thế được rèn luyện thân thể.
2.6. Tiêu trừ đau đớn bệnh tật:
Đau đớn, ngứa ngáy, ho, ỉa chảy đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, mà mất ngủ lại là dấu hiệu của bệnh tật, cần phải tìm ra nguyên nhân phát bệnh và và trị khỏi bệnh thì mất ngủ cũng cò thể tiêu trừ.
2.7. Nên ăn uống hợp lý trước khi ngủ:
Trưốc khi ngủ không nên ăn quá no hoặc quá ít, bởi cả hai đầu khiến bụng có cảm giác không yên ổn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ. Y học cổ truyền Trung Quốc có câu nói: "Vị bất hoà thì ngoạ bất an" cũng là muốn nói ý này.
76
Nghiên cứu ngày nay chỉ rõ, hấp thụ đầy đủ protein, chất béo, can xi sẽ có lợi cho giấc ngủ, vì chất béo sau khi vào cơ thể con người có thể gây kích thích tiêu hoá trong dạ dày, có thế tăng hoạt động của gan, tuy tạng, thúc tiến việc tiết ra dịch gan, tuỵ tạng, nâng cao hiệu quả hấp thu tiêu hoá. Đồng thòi trung ương thần kinh cũng tiết ra một loại chất dể kích thích tuyến tiêu hoá, để khiến con người dễ ngủ. Trong đại não chứa một chất có tác dụng tương đương với moóc phin, có tác dụng trấn tĩnh thôi miên. Tót nhất nên chọn ăn chất béo thực. Can xi cũng có ảnh hưởng đốì với trạng thái tinh thần của con người, khi lượng can xi trong huyết quản thấp có thê khiến trong người cảm thấy bứt rứt không yên, dễ nổi cáu, tính toán đến cả những việc nhỏ nhặt, nghiêm trọng hơn có thế dẫn đến co rút, ngất đi. Những thực phẩm chứa nhiều can xi như xương, sữa bò, trứng, rong biến. Có báo cáo chỉ rõ, mỗi tôi trước khi đi ngủ uô"ng một cốc sữa có thể ngủ ngon. Ngoài ra, ở chương 5 của cuôn sách này có giới thiệu một sô món ăn có thể khiến cho con người ngủ ngon.
77
CHƯƠNG 2
QUAY VỂ Tự NHIÊN
Tự nhiên không ngừng biên đổi theo qui luật khách quan, ứng theo giới tự nhiên con người cũng dặt ra bôn mùa xuân, hạ, thu. dông và hôn hướng dông, tây, nam, bắc, ẩm nóng- khô hàn, đêm và ngày. Điểu dó nói lên thế giới tự nhiên dù trực tiếp hay gián tiê"p dệu có ảnh hưởng dến cO thể con ngưòi, khiến con người có những hoạt động sinh lý thích ứng, hình thành các đặc điểm thể châd khác nhau. Cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ, thuận theo tự nhiên mới có thể duy trì được sự khoẻ mạnh. Nêu con người không chú ý dến nơi ăn ở sinh hoạt, di ngưỢc lại qui luật tự nhiên, nhất định sẽ tổn thương đến cơ thể, phát sinh bệnh tật.
I. PHƯƠNG PHÁP TRI LIỆƯ ẢN ỏ SINIỈ HOẠT
Có nhiều yếu tô' ảnh hưởng dê'n chất lượng sinh hoạt, cản trở sức khoẻ của con người. Phương pháp trị liệu nơi ăn, ở, sinh hoạt là cách dưỡng sinh nơi ăn ở sinh hoạt, là tô chức một môi trường sông tô't giúp con người trường thọ. Trị liệu suy nhược thần kinh thường diễn ra trong thời gian dài. Trong thời gian trị liệu người bệnh
78
nên sắp xếp sinh hoại hỢp lý, sắp xêp nơi ở ngăn nắp, sinh hoạt có qui luật, làm việc có qui tắc, có thói quen vận dộng rèn luyện cơ thể có, học thư hoạ dê rèn luyện tính nết, không uô”ng ru'Ợu, hút thuốc, tham gia lao động chân tay nhẹ nhàng, tránh những căng thẳng quá mức trong công việc và học tậ]), những việc này có lợi cho việc khôi ])hục sức khoẻ ban ngày.
Phương pháp như sau: Trước hêt phải trừ bỏ nguyên nhân. Người bệnh có thổ tự sắp xếp tìm nguyên nhân, ví dụ vối nhân tô khách quan có thể áp dụng biện pháp tương ứng, cải thiện giấc ngủ. Nếu như là nhân tô chủ quan thì phải tăng cường tu dưỡng bản thân, bỏ hành vi xấu, sinh hoạt có qui luật, dụng não không quá dộ, kết hỢp lao động và nghỉ ngơi dể tinh thần nhẹ nhõm, tâm lý ôn định, tâm não khoan thai. Nêu là do nguyên nhân bệnh tật, thuôc men dẫn dên thì phải tích cực trị liệu, sử dụng thuốc hỢp lý.
1. Sinh hoạt ăn ở binh thường
Có những người không phân thòi gian công tác và nghỉ ngơi, thời gian ăn uôhg nghỉ ngơi bất định, họ vẫn làm việc liên tục trong suôt thời gian ngủ tốì và trưa. Lúc cần phải nghỉ ngơi và vui chơi thì họ lại không thích tham gia hoặc không có thói quen tham gia, và cũng không có hứng thú xem tivi, xem phim. Còn một sô" người thì ngược lại, suôt ngày vui chơi an nhàn, đánh mạt chược, chơi cờ thâu đêm suô"t sáng, làm đảo ngưỢc
79
cản Irở giấc ngủ ihông thường, ngày hôm sau mới miễn cưỡng đi làm, một mỏi, chóng mặt, hoa mắt, căng thẳng dầu óc. Có người trực ca đêm mà ban ngày lại không ngủ, chỉ đi chơi hoặc làm việc nhà, đợi đến ngày nghỉ mới ngủ bù, thậm chí để bụng đói dến hoa mắt chóng mặt suôb đêm.
Bất cứ vật gì cũng dều có qui luật của nó, hoạt động sinh lý con người không ngoại lộ, lúc ngủ lúc tỉnh, sự bài tiôt dịch vị, sự trao dổi chất của cơ thể, tất cả đều có qui luật của nó. Một người nếu như tạm thòi đảo lộn qui luật sinh hoạt thì vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu như qui luật bị dảo lộn trong thời gian dài sẽ có các biểu hiện suy nhược thần kinh, dau dầu chóng mặt, thiếu sức lực, lắm mộng, trí nhớ giảm sút, năng suất làm việc giảm.
Trong giới tự nhiên, hiện tượng sông dường như có sự tương ứng với sự thay đổi đêm, ngày, quí, mùa của giối tự nhiên. Nếu như gà trông gáy vào buổi sáng thì con dơi lại bay vào ban đêm, con nhện giăng tơ vào ban đêm, chim ưng sáng sớm bay về tổ, mèo phụC’bắt mồi vào buổi tối, hoa thì CÓ loại nở ngày khép lại vào ban đêm hoặc CÓ loại lại nở vào ban dêm khép vào ban ngày V.V.... tất cả đều có qui luật chu kì tuần hoàn thay đổi giữa ngày và đêm theo sự tự chuyển của địa cầu. Bản lĩnh hoạt động tự điều tiết có qui luật theo thòi gian của những sinh vật này gọi là đồng hồ sinh học. Đồng hồ sinh học là sự
80