🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Chiến Dịch Đặc Biệt Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn PAVEL XUDOPLATOV NHỮNG CHIẾN DỊCH ĐẶC BIỆT NGUYỄN VĂN THẢO dịch NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ CÔNG TY VĂN HÓA PHƯƠNG NAM PHỐI HỢP THӴC HIỆN https://thuviensach.vn Thông tin e-book Tên sách: Nhӳng chiến dịch đặc biệt Tác giả: Pavel Xudoplatov Người dịch: Nguyễn Văn Thảo Thể loại: Hồi ký Nhà xuất bản: Công an nhân dân Năm xuất bản: 2003 Số trang: 588 Nguồn sách: tducchau Scan: teacher.anh Sửa lỗi: tducchau, lichan, 4DHN, Wynnie, vancuong7975, teacher.anh, rito_1522, Rafa. Soát lần cuối: lichan Tạo e-book: Rafa Ngày hoàn thành: 06/02/2016 E-book này được thӵc hiện nhằm chia sẻ, phục vụ cộng đồng, góp phần nhỏ trong việc nâng cao dân trí, thúc đẩy văn hóa Đọc cho các bạn không có điều kiện mua sách giấy. Khi bạn có khả năng, hãy mua sách giấy để ủng hộ tác giả, dịch giả và Nhà xuất bản! Do chúng tôi chưa thể liên hệ được với tác giả, dịch giả để xin phép nên rất mong tác giả, dịch giả và bạn đọc thông cảm. Xin cảm ơn tất cả nhӳng thành viên đã tham gia thӵc hiện dӵ án! https://thuviensach.vn Bạn bè chẳng ở đâu xa, Quanh ta một vòng tay ấm. Trong vòng tay bè bạn hạnh phúc được nhân đôi còn nỗi buồn giảm đi một nӱa. E-book Những chiến dịch đặc biệt là món quà tӯ nhӳng người bạn @lichan, @4DHN, @vancuong7975, @Wynnie, @teacher.anh, @rito_1522, @Rafa gӱi tới anh @tducchau. Cảm ơn anh! - cánh chim đầu đàn, người thắp và truyền ngọn lӱa ấm áp, đầy tâm huyết với sách, kéo nhӳng người mê sách ngồi lại với nhau, cùng làm e-book, đọc e-book, chia sẻ nhӳng cảm nhận tӯ e-book với nhau, với cộng đồng. Anh được ví vui như “Lão Ngoan Đồng” của thời @ với tâm hồn và ngôn ngӳ chat teen còn hơn cả tuổi teen. https://thuviensach.vn MỤC LỤC Chương 1: Khởi đầu 1. Bắt đầu công tác tại Treka 2. Sống mái với OUN 3. Thủ tiêu Konovalets đầu lĩnh OUN phát xít Chương 2: Ở Tây Ban Nha 1. N. Eitingon - nhà lãnh đạo tình báo bí mật Xô viết 2. Các hoạt động tình báo ở Tây Ban Nha nhӳng năm 1936- 1939 3. Gặp Beria 4. Vàng Tây Ban Nha 5. Thủ tiêu nhũng người theo phái Trotsky ở nước ngoài Chương 3: Nhӳng cuộc thanh trӯng chính trị 1934-1939 1. Vụ sát hại Kirov. Huyền thoại và đầu cơ chính trị 2. Các vụ thanh trӯng trong NKVD Chương 4: Thủ tiêu Trotsky 1. Chiến dịch chống “Ông già”. Gặp Stalin 2. Hoàn thành chiến dịch “Con vịt” Chương 5: Tình báo Xô viết trước ngưỡng cӱa cuộc chiến tranh 1. Mồi nhӱ của việc thanh toán nhóm Tukhatrevxky 2. Thăm dò khả năng Hiệp ước hòa bình với nước Đӭc qua Phần Lan năm 1938 3. Hiệp ước Molotov - Ribbentrop. Trước ngưỡng cӱa cuộc chiến tranh 4. Hệ thống NKVD ngoài nước ngay trước chiến tranh 5. Sáp nhập các nước cộng hòa Baltic và Tây Ucraina vào Liên Xô 6. Đêm trước của cuộc chiến với Hitler và sӵ mâu thuẫn của các tin tӭc tình báo Chương 6: Tình báo trong nhӳng năm chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1. Khả năng điệp viên - tác chiến của tình báo Xô viết trước sӵ tấn công của Hitler 2. Bắt đầu chiến tranh, triển khai công tác phá hoại trong hậu phương kẻ thù 3. Kuznetsov huyền thoại https://thuviensach.vn 4. Phòng thủ Moskva 5. Sorge. “Dàn đồng ca Đỏ" trong hậu phương Hitler 6. Trò chơi hai mặt của tình báo Anh với việc sӱ dụng "Dàn đồng ca Đỏ" trong hậu phương Đӭc 7. Ý đồ thăm dò ngoại giao bí mật và tung tin giả cho người Đӭc qua đại sӭ Bungari ở Liên Xô Xtamenov 8. Nhӳng toán và nhóm phá hoại của NKVD trong trận chiến Kavkaz 9. Các trò chơi điện đài chiến lược "Tu viện" và “Berezino” với tình báo Đӭc 10. Mưu mô giӳa lãnh đạo XMERS và NKVD, số phận bi thảm của Ilin, Cục trưởng Cục chính trị mật NKVD 11. Tình báo Xô viết vào cuối cuộc chiến tranh 12. Vai trò của NKVD trong các hội nghị Teheran, Potsdam và Yalta Chương 7: Tình báo Xô viết và vấn đề nguyên tӱ 1. Tin đồn về các nghiên cӭu khoa học “siêu vũ khí” được khẳng định 2. Kapitsa và Kurtratov: có khả năng giải quyết vấn đề bom nguyên tӱ 3. Nhóm X 4. Nhắm vào các giới gần gũi với Oppengeimer, ĐCS, dân lưu vong Nga và Do Thái ở Mӻ 5. Hiệp ước ngấm ngầm giӳa các nhà vật lý hàng đầu thế giới. Các bác học trong thời đại hạt nhân 6. Nhӳng báo cáo mật tại hội nghị Ủy ban đặc biệt của chính phủ Liên Xô về vấn đề nguyên tӱ 7. Sӵ giúp đỡ của Nils Bor 8. Vụ nổ bom nguyên tӱ của Liên Xô 9. Sӵ thật về vụ án Rozenberg, trò xảo thuật của FBI Chương 8: Chiến tranh lạnh 1. Đường tới Yalta và bắt đầu đối kháng hòa bình 2. Sӭ mệnh của Harriman 3. Phái viên và đặc phái viên của Roosevelt 4. Kế hoạch Marsall. Sӵ kiện ở Bungari và Tiệp Khắc nhӳng năm 1946-1948 https://thuviensach.vn 5. Tổ chӭc lại các cơ quan an ninh và tình báo vào nhӳng năm 1946-1947 6. Thành lập đội đặc nhiệm thời bình 7. Nhӳng chiến dịch điệp viên của Abel-Fiser và nhӳng người khác ở Tây Âu và trên đại lục Mӻ 8. Thất bại của phái dân tộc chủ nghĩa ở Tây Ucraina và vùng Baltic 9. Lãnh đạo Xô viết và vấn đề người Kurd ở Cận Đông nhӳng năm 1947-1953 Chương 9: Raul Vallenberg, “Phòng thí nghiệm - X” và nhӳng bí mật chính trị khác của Kremli 1. Nhӳng dính líu của gia đình Vallenberg 2. Nhӳng nguyên nhân có thể của sӵ bắt giӳ và nhӳng ý đồ không thành 3. Khu đặc biệt của nhà tù nội bộ và phòng thí nghiệm đặc biệt của NKVD-MGB nhӳng năm 1940-1950 4. Nhӳng lời khai của Kalugin về sӱ dụng thuốc độc và chất độc trong các chiến dịch đặc biệt của KGB ở nước ngoài trong nhӳng năm 1970 Chương 10: California ở Krưm 1. Vấn đề Do Thái trong đường lối đối nội và đối ngoại của Kremli nhӳng năm 1930-1940 2. Ủy ban Do Thái chống phát xít 3. Nhiệm vụ mật của Mikhoels lôi kéo tư bản Mӻ vào Liên Xô năm 1943 4. Tiêu diệt giới trí thӭc Do Thái sau khi bắt đầu “Chiến tranh lạnh” 5. Sӵ tranh giành quyền lӵc trong ban lãnh đạo Kremli. Ngụy tạo vụ án về âm mưu lãnh đạo MGB lôi kéo các bác sĩ mưu phản người Do Thái 6. Sӵ bảo tồn đường lối thanh trӯng trong vấn đề dân tộc Chương 11: Giai đoạn cầm quyền cuối cùng của Stalin 1. Thay đổi trong ban lãnh đạo chính trị của đất nước sau chiến tranh 2. Sӵ cạnh tranh của hai tập đoàn Malenkov-Beria và Jdanov Kuznetsov https://thuviensach.vn 3. Nhӳng vụ thanh trӯng có chọn lӵa chống các chỉ huy quân sӵ vào cuối nhӳng năm 40 4. “Vụ Megrel” - bắt đầu âm mưu của Stalin loại bỏ Beria khỏi ban lãnh đạo Kremli 5. Sắp xếp lại cán bộ trong Kremli và cơ quan an ninh ngay trước cái chết của Stalin Chương 12: Âm mưu chống Beria và sӵ sụp đổ của ông 1. Nhӳng sáng kiến của Beria trong đường lối đối nội và đối ngoại sau cái chết của Stalin 2. Thay đổi phân bố lӵc lượng bên trong ban lãnh đạo Kremli vào tháng 4 - tháng 6-1953 3. Thanh trӯ có chọn lọc với ban lãnh đạo các cơ quan an ninh thời Khrusev 4. Đối kháng với chính quyền và điều tra Chương 13: Nhӳng năm giam cầm đấu tranh để được minh oan 1. Kӻ thuật thanh trӯ các nhân chӭng chính trị bất lợi đối với chính quyền 2. Nhà tù Vladimir là nơi giam giӳ các nhân chӭng nguy hiểm, không mong muốn nhất đối với chế độ 3. Nhӳng trò chơi chính trị xung quanh sӵ đấu tranh để minh oan 4. Tӵ do ngôn luận và sӵ đóng kín hồ sơ lưu trӳ https://thuviensach.vn Liên Xô - tình yêu, niềm đau và nỗi nhớ! “Lịch sӱ là gì? Đó là tiếng vọng của quá khӭ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khӭ.” (Victor Hugo). Với tôi, đơn giản hơn, lịch sӱ như một tấm màn nhung sân khấu màu đỏ khép lại, ghi dấu một giai thoại chính trị đầy chiến công và biến động, mọi người sẽ mãi nhớ về mọi tích tuồng đã diễn ra sau tấm màn nhung rӵc rỡ ấy, nhưng đôi khi lại mù mờ về công sӭc và nhӳng mảng tối trong hậu trường, nơi hình thành nên nhӳng tích tuồng ấy. Nhӳng Chiến Dịch Đặc Biệt (NCDĐB) - hồi ký của tướng tình báo Liên Xô Pavel Xudoplatov - là nhӳng ghi chép lại thật chi tiết, và tường tận về cái góc khuất sau hậu trường của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đầy tӵ hào của nhân dân Xô viết. Pavel Xudoplatov đã trốn nhà gia nhập Hồng quân năm 12 tuổi, ông đã cống hiến cả đời cho ngành tình báo Xô viết, đã cùng đồng đội thӵc hiện biết bao nhiêu nhӳng chiến dịch đặc biệt dưới thời Stalin, cả trước và sau cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945, hay trong Chiến tranh lạnh - nắm quyền kiểm soát ở các nước Đông Âu, lẫn trong cuộc chạy đua chế tạo vũ khí hạt nhân. NCDĐB như một thước phim tài liệu, đầy ắp nhӳng thông tin và tên tuổi của các vị tướng, tư lệnh, điệp viên, nhà ngoại giao... nhӳng lệnh thủ tiêu, nhӳng cuộc bắt bớ, thanh trӯng thảm khốc... tất cả có thể sẽ làm bạn đọc choáng ngợp. Nhưng NCDĐB giúp chúng ta nhìn rõ hơn về lịch sӱ Liên Xô và chính quyền Xô viết. Lịch sӱ đã ghi nhận Joseph Stalin là một nhân vật vĩ đại nhưng vô cùng cӵc đoan, mà càng vĩ đại và cӵc đoan thì càng nghi ngờ khi chiếc ghế quyền lӵc có dấu hiệu bị lung lay. Thӵc tế “cuộc sống chỉ ra rằng, sӵ nghi ngờ và lòng thù địch của Stalin và ĐCS Liên Xô đối với nhӳng kẻ xét lại và đối thủ chính trị trong cuộc đấu tranh vì quyền lӵc là có cơ sở hiện thӵc. Mối đe dọa chết người đối với sӵ giӳ vӳng thể chế chính quyền Xô viết luôn luôn ẩn trong lòng hiểm hoạ chia rẽ của đảng cầm quyền. Nhưng, bất chấp nhӳng sai lầm của mình, Beria, Stalin, Molotov đã cải tạo được một đất nước nông nghiệp lạc hậu thành một siêu cường quốc có vũ khí hạt nhân. Gây https://thuviensach.vn ra nhӳng sai lầm cũng kinh khủng như thế, Khrusev, Bulganin và Malenkov thì ở mӭc độ ít hơn, thúc đẩy xây dӵng tiềm năng hùng hậu của Liên Xô. Khác với Stalin, họ làm suy yếu nhà nước vì tranh giành quyền lӵc. Gorbachov và các trợ thủ của ông ta bị chi phối bởi nhӳng tham vọng không nhỏ hơn, đưa một cường quốc vĩ đại đến sӵ đổ vỡ trọn vẹn. Gorbachov và A. Iakovlev xӱ sӵ như nhӳng thủ lĩnh đảng điển hình, khi ẩn dưới các khẩu hiệu dân chủ để củng cố quyền lӵc của mình.” Và “Chính nhóm cӵu lãnh đạo của Đảng đã giáng đòn quyết định vào ĐCS Liên Xô và đất nước Liên Xô vào nhӳng năm 1990-1991.” Cả một đời cống hiến tận tụy, để đến cuối đời - vì sӵ đổi thay của thời cuộc - Pavel Xudoplatov đã phải mang ô danh là “kẻ thù ác ôn của ĐCS và nhân dân Xô viết”, phải trải qua nhӳng năm tháng giam cầm, ép cung, tra khảo đến suýt chết, nhưng ông vẫn kiên trì đấu tranh để được minh oan. Lời cuối sách ông đã viết: “Tôi hi vọng câu chuyện của tôi sẽ giúp thế hệ hiện thời có được sӵ tӵ do khi đánh giá quá khӭ hào hùng và bi thương của chúng ta. Giờ đây nhớ lại, tôi cảm thấy hối tiếc. Nhưng lúc ấy, trong nhӳng năm “Chiến tranh lạnh” cả chúng ta lẫn người Mӻ đều không có khái niệm đạo đӭc khi thủ tiêu nhӳng đối thủ nguy hiểm, nhӳng điệp viên hai mang. Liên Xô mà tôi trung thành hết lòng và vì nó tôi sẵn sàng hiến cả cuộc đời, vì nó tôi cố không nhận thấy nhӳng sӵ tàn nhẫn được tạo ra, khi biện minh chúng bằng khát vọng biến đất nước lạc hậu thành một nước tiên tiến, vì hạnh phúc của nó tôi đã trải qua nhӳng tháng dài ở xa Tổ quốc, nhà cӱa, vợ con - thậm chí cả 15 năm ngồi tù cũng không giết chết được lòng trung thành của tôi - Liên Xô này đã chấm dӭt sӵ tồn tại của mình”. Bằng ngòi bút của một người lính tình báo, Pavel Xudoplatov đã viết NCDĐB như một bản báo cáo tình hình thời sӵ, xen lẫn nhӳng suy ngẫm, nhận định của bản thân khi hồi tưởng lại tӯng sӵ kiện lịch sӱ đã trải qua cùng đồng đội. Đối với ông, cũng như mọi người dân Xô viết, Liên Xô là tình yêu, niềm đau và nỗi nhớ - Một Liên Xô đã được xây lên bởi khát vọng và trí tuệ, bởi mồ hôi cùng công sӭc, và còn bởi máu và nước mắt. Khởi đầu tӯ tro tàn của nước Nga Sa https://thuviensach.vn hoàng, Liên Xô đã vươn mình thành một siêu cường quốc, tạo nên một đế chế đầy quyền lӵc chi phối cả lịch sӱ dân tộc, lẫn lịch sӱ thế giới, để rồi trong chính ánh hào quang ngày đó đã tӵ xâu xé, tӵ làm suy yếu và xoá sổ chính mình, trả lại tên và sӵ thay đổi cho nước Nga. Liên Xô hùng mạnh một thời, chỉ còn là nỗi nhớ. Và dù chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn ngủi, nhưng Liên Xô đã để lại một dấu đỏ trong lịch sӱ. Dấu đỏ là điểm son được khắc tӯ máu của cuộc chiến tranh chính nghĩa chống phát xít, nhưng dấu đỏ cũng là nỗi đau tӯ sӵ đổ máu oan khuất trong nhӳng cuộc thanh trӯng thảm khốc. Liên Xô đã chính thӭc khép lại tấm màn nhung đỏ rӵc của mình. Lichan https://thuviensach.vn CHƯƠNG 1 KHỞI ĐẦU 1. Bắt đầu công tác tại Treka Tôi sinh năm 1907 ở Ucraina, tại thành phố Melitopol nằm trong khu vӵc giàu hoa trái và thời ấy có khoảng hai mươi nghìn dân. Mẹ tôi là người Nga, còn cha tôi là người Ucraina - công nhân phụ việc, thợ làm bánh, đầu bếp, hầu bàn. Năm 1917, ở tuổi 12, tôi đã trốn nhà và nhập vào một trung đoàn Hồng quân mà chẳng bao lâu đành phải rời bỏ Melitopol. Trung đoàn của chúng tôi bị Bạch vệ đánh tan, và chỉ nhӳng nhóm nhỏ may mắn hòa nhập vào các phân đội của sư đoàn bộ binh 44 Hồng quân tại vùng Kiev. Bởi đến thời gian này tôi đã học xong tiểu học và biết đọc, người ta phân tôi về đại đội thông tin. Muộn hơn tôi đã tham gia vào các trận đánh ở gần Kiev. Năm 1921, khi tôi tròn 14 tuổi, các cán bộ Ban đặc biệt của sư đoàn bị rơi vào ổ phục kích của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina, và nhiều người trong số họ đã hy sinh. Thời ấy chúng tôi chiến đấu chủ yếu không phải với bọn Bạch vệ mà với các đơn vị của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina cầm đầu bởi Petliura và Konovalets, tư lệnh quân đoàn “Nhӳng tay súng Xetrev”. Khi bắt đầu nội chiến, nhӳng kẻ dân tộc chủ nghĩa Ucraina tuyên bố cộng hòa độc lập và chính thӭc vào tháng 1-1919 đã tuyên bố chiến tranh với nước Nga và lãnh đạo bolsevich Ucraina. (vào nhӳng năm 30, còn sau đó, vào nhӳng năm 40 tôi đã tham gia trӵc tiếp vào cuộc đấu tranh với bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina.) Cuộc đấu tranh này thӵc tế mãi đến tháng 1-1992 mới kết thúc, sau khi chính phủ Ucraina lưu vong và toàn bộ phần thế giới còn lại thӯa nhận tổng thống Kravtruk là người đӭng đầu hợp pháp của nhà nước Ucraina độc lập. Ban đặc biệt đã chịu nhӳng mất mát lớn, cần gấp điện thoại viên và nhân viên cơ yếu. Và thế là tôi được cӱ sang làm việc ở cơ quan an ninh. Đó là khởi đầu công tác của tôi ở Ủy ban đặc biệt Liên bang - KGB. https://thuviensach.vn Trong sư đoàn nơi tôi phục vụ, chiến đấu cùng chúng tôi là nhӳng người Ba Lan, Đӭc, Xecbi và thậm chí cả người Trung Quốc. Nhӳng người sau cùng rất có kӹ luật và chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Cuộc chiến đấu là tàn khốc, và có khi nhӳng làng quê bị hủy diệt trọn vẹn bởi bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina và các băng cướp: trong nội chiến Ucraina có trên một triệu người chết. Thế hệ chúng tôi nhanh chóng quen với nhӳng khắc nghiệt, mất mát, khó khăn của cuộc chiến tranh này. Chúng tôi xem toàn bộ thӭ đó là hoàn toàn tӵ nhiên. Đất nước chịu tình trạng chiến tranh tӯ năm 1914, và bi kịch nước Nga là ở chỗ cho đến tận cuối nội chiến, tӭc là đến năm 1922, việc xây dӵng một xã hội ổn định dӵa trên trị giá bình thường, nhân đạo là không thể. Kinh nghiệm có được khi thӵc hiện trách nhiệm một điện thoại viên, sau đó là nhân viên mật mã, hoá ra là có lợi. Tôi in các tài liệu với con dấu “mật” được gӱi đến ban chỉ huy, và mã hoá các điện tín mà chúng tôi nhận được trӵc tiếp tӯ người đӭng đầu Treka Toàn Nga Feliks Dzerjinxky tӯ Moskva. Năm 1921 là bước ngoặt của cuộc đời tôi. Sư đoàn được chuyển đến Jưtomir. Nhiệm vụ chính của Ban đặc biệt là giúp Treka địa phương thâm nhập vào các đội du kích bí mật của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina do Petliura và Konovalets lãnh đạo. Các băng vũ trang của chúng tổ chӭc phá hoại chống các cơ quan của chính quyền Xô viết địa phương. Potajevich và Xavin lãnh đạo Treka đã thiết lập được đối thoại với nhӳng kẻ lãnh đạo du kích và tiến hành nhӳng cuộc thương thuyết không chính thӭc. Họ gặp nhau tại điểm hẹn ở Jưtomir. Là nhân viên trẻ, tôi phải ở nơi hẹn và phục vụ cuộc thương thuyết. Kinh nghiệm giao tiếp với các thủ lĩnh của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina mà thӵc chất là nhӳng chủ nhân ông đích thӵc trong khu vӵc của mình, đã giúp tôi trong tương lai khi tôi trở thành cán bộ tác chiến của cơ quan an ninh quốc gia. Chiến tranh với bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina tiếp diễn gần hai năm và kết thúc bằng sӵ thỏa hiệp - các thủ lĩnh của chúng được chính phủ Ucraina Xô viết ân xá. Điều đó xảy ra sau khi toán kӷ binh với hai ngàn thanh kiếm do Konovalets và Petliura phái tới bị vây https://thuviensach.vn hãm bởi các phân đội Hồng quân và đã đầu hàng. Băng cướp của Konovalets bị một thất bại choáng váng. Anh trai của tôi, Nicolai phục vụ tại đơn vị biên phòng trên biên giới Ba Lan, đã hy sinh trong nhӳng trận đánh này. Còn tôi đã xin chuyển về Melitopol để được gần hơn với gia đình và có khả năng giúp đỡ gia đình. Trong suốt ba năm cuối ở tại Melitopol tôi là nhân viên tác chiến tại GPU[1] khu và chịu trách nhiệm về công việc của các chỉ điểm viên hoạt động trong dân chúng người Đӭc, người Bungari và người Hi Lạp. Năm 1927 tôi được thăng chӭc và chuyển về Kharkov lúc đó là thủ đô của Ucraina, nơi tôi bắt đầu làm việc tại GPU cộng hòa Xô viết Ucraina. Chính ở đấy, ở Kharkov, tôi đã gặp người vợ tương lai của mình, Emma Kaganova: tôi hai mươi, cô hơn tôi hai tuổi - cô chuyển đến Ucraina tӯ thành phố Gomel nước cộng hòa Beloruxia. Emma là người thông minh, và cô đã thi đỗ vào trung học, nơi đối với người Do Thái có một chuẩn mӵc hạn chế. Cô kết thúc mấy lớp của trung học và đã làm thư ký đánh máy chỗ Khataevich, bí thư tổ chӭc bolsevich tỉnh Gomel. Khi người ta chuyển người phụ trách của cô về Ôđécxa, nơi ông đӭng đầu tổ chӭc Đảng, cô đã đi theo ông. Chính ở Ôđécxa Emma đã chuyển sang GPU địa phương. Cô được giao tiến hành công việc trong nhӳng người Đӭc sống tại thành phố. Cô gái tóc sáng mắt xanh, nói bằng phương ngӳ gần với tiếng Đӭc và hoàn toàn được coi là một cô gái Đӭc. Cô chuyển về Kharkov một năm trước khi tôi chuyển về đó. Tại GPU cộng hòa Xô viết Ucraina, Emma có một vị trí nặng ký hơn nhiều so với một kẻ mới toanh là tôi lúc ấy. Là một phụ nӳ hấp dẫn và có học thӭc, thêm nӳa đọc nhiều và cảm thấy bản thân khá tӵ do trong giới nhà văn và thi sĩ, người ta giao cho cô lãnh đạo hoạt động của nhӳng người đưa tin trong giới trí thӭc Ucraina - các nhà văn và các nhà hoạt động sân khấu. Tôi gặp cô tại nơi làm việc. Sắc đẹp và trí tuệ của cô đã làm tôi sӳng sờ. Cha của Emma, người chống bè gỗ, đã mất khi cô mới lên mười. Cô bắt đầu làm việc một mình và nuôi cả gia đình có tám đӭa trẻ. Vậy nên giӳa tôi và Emma có nhiều điểm chung: cả tôi lẫn cô đều là chỗ dӵa của gia đình, và do hoàn cảnh mà phải chín chắn sớm trước tuổi. https://thuviensach.vn Bất kể công việc của chúng tôi bận rộn, cô vợ đã thúc dục tôi nghiên cӭu luật học tại trường đại học Tổng hợp Kharkov. Nhưng thӵc ra tôi chỉ dӵ được tất thẩy có mười buổi giảng và trả được một môn thi - địa lý kinh tế. Đơn giản là tôi không có thì giờ. Ngày làm việc của tôi bắt đầu vào mười giờ sáng và kết thúc lúc sáu giờ chiều với một khoảng nghỉ ăn trưa. Sau đó bắt đầu các cuộc gặp chỉ điểm viên ở các điểm hẹn. Chúng tiếp diễn tӯ bảy rưỡi tối đến mười một giờ đêm. Rồi tôi quay lại cơ quan để báo cáo với lãnh đạo về nhӳng tài liệu tác chiến nhận được. Tӯ năm 1922 GPU, sau đó là NKVD-KGB (nay là FSB) và cơ quan phản gián đối ngoại khi tiếp nhận các quyết định về nhӳng vấn đề đường lối đối nội và đối ngoại của nhà nước đều phải là nguồn tin chủ yếu đối với tất cả các cấp lãnh đạo Xô viết. Như hiện giờ lãnh đạo đất nước vẫn nhận các báo cáo hàng tháng về tình hình trong quốc gia tӯ các cơ quan an ninh theo đường dây điệp viên của họ. Báo cáo loại này bao gồm các khó khăn bên trong và nhӳng khuyết điểm trong công tác của nhӳng tổ chӭc, xí nghiệp và công sở khác nhau. Theo chế định đặt ra tӯ thời Stalin, không được phép gặp chỉ điểm viên của mình ban ngày. Vậy nên chúng tôi mới gặp nhau vào ban đêm. Stalin ngồi đến tận khuya, và chúng tôi cũng làm việc như thế. Như trớ trêu của số phận, phụ trách ban thông tin của phòng chúng tôi là cӵu sĩ quan sa hoàng Cozelxky, xuất thân trong một gia đình qúy tộc sa sút. Dù con người này tӯng phục vụ trong quân đội Sa hoàng, cảm tình của ông đối với nhӳng người bolsevich thể hiện trong nhӳng năm cách mạng, cho phép ông chiếm được lòng tin của chúng tôi. Năm 1937 ông tӵ sát để tránh bị thanh trӯng... Đối với tôi Emma là lý tưởng của một phụ nӳ chân chính, và năm 1928 chúng tôi cưới nhau, dù người ta chỉ đăng ký chính thӭc hôn nhân của chúng tôi năm 1951. Nhiều đồng đội của tôi cũng đã sống như thế nhiều năm liền không đăng ký hôn thú của mình. Trong khi đó công việc vẫn tiến triển, và tôi nhận một nhiệm vụ mới - khá bất thường nhưng quan trọng - cùng lúc được kiểm soát bởi các nhà lãnh đạo OGPU[2] và các tổ chӭc Đảng. Chӭc vụ mới https://thuviensach.vn của tôi được gọi là: chính ủy trại đặc biệt ở Priluki dành cho trẻ em không người chăm sóc. Sau nội chiến nhӳng trại loại này đặt nhiệm vụ chấm dӭt sӵ lang thang của trẻ mồ côi mà cái đói và cùng quẫn đã đẩy vào con đường phạm tội. Để nuôi dưỡng nhӳng trại này mỗi chiến sĩ Treka phải trích ra mười phần trăm tiền lương của mình. Tại đó có các xưởng thợ và các lớp dạy nghề: thái độ lao động của bọn trẻ lúc đó được xem là có ý nghĩa quyết định. Chiếm được lòng tin của các trại viên, tôi đã tổ chӭc được một nhà máy sản xuất bình cӭu hỏa mà chả bao lâu đã bắt đầu đưa lại thu nhập. Nhờ địa vị của vợ tôi trong các giới đảng ở Ucraina, tôi hai lần được gặp Koxior, bí thư BCHTƯ ĐCS[3] Ucraina lúc ấy. Nhӳng buổi gặp đó diễn ra tại nhà Khataevich nơi chúng tôi được mời với tư cách là khách. Gây ấn tượng đặc biệt đối với tôi là cái cách hai nhà lãnh đạo nhìn tới tương lai của Ucraina. Các vấn đề kinh tế và bi kịch của tập thể hoá họ xem như khó khăn tạm thời cần vượt qua bằng mọi cách. Theo họ, cần thiết đào tạo một thế hệ mới, tuyệt đối trung thành với sӵ nghiệp chủ nghĩa cộng sản và thoát khỏi mọi nghĩa vụ theo quan niệm cũ. Nên chú trọng nhất đến sӵ phát triển và nâng đỡ giới trí thӭc mới có thái độ thù nghịch với các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Sau chục năm Liên Xô tan vỡ để trở thành hiển nhiên: cần kiên nhẫn và cố gắng hiểu mặt trái vấn đề, chӭ không nên hung hăng tìm mọi cách tiêu diệt nó. Tôi và vợ rất tӵ hào vì nhӳng người như Koxior và Khataevich trò chuyện với chúng tôi như với các đồng chí cùng đảng của mình, dù cả hai chúng tôi lúc đó còn là đoàn viên. Sau đó chúng tôi mới trở thành đối tượng đảng. Năm 1933 người lãnh đạo GPU Ucraina Balitsky được cӱ làm Phó chủ tịch OGPU toàn Liên bang. Chuyển về Moskva, ông lấy theo mấy cộng sӵ, trong đó có cả tôi. Tôi nhận ở Cục cán Bộ An ninh Quốc gia chӭc vụ chánh thanh tra thuyên chuyển công tác và nhӳng chỉ định mới tại Cục đối ngoại (tình báo ngoài nước) của OGPU. Vào thời ấy tôi bắt đầu thường xuyên tiếp xúc với Artuzov, phụ trách Cục đối ngoại và phó của ông là Xlutsky. https://thuviensach.vn Có vai trò lớn tại Cục đối ngoại, ngoài Artuzov và Xlutsky, là Berman, Fedorov (lãnh đạo đấu tranh với dân di tản), Spigelglaz, Minxker. Eitingon và Gogojanin (người cuối cùng được Maiacovxky tặng bài thơ “Nhӳng chiến sĩ của Dzerjinxky”). 2. Sống mái với OUN[4] Năm 1933 cô Kulinich, sĩ quan, chịu trách nhiệm theo dõi tác chiến và đấu tranh với người Ucraina sang phương Tây, đưa đơn xin xuất ngũ vì lý do sӭc khỏe. Biết tôi quê ở Ucraina và có kinh nghiệm làm việc trong các điều kiện địa phương, Artuzov đề cӱ chӭc vụ này cho tôi. Đến thời gian này Emma cũng đã chuyển về Moskva và được phân công về Phòng chính trị mật. Tӯ năm 1934 trong nhiệm vụ của cô có cả công tác với mạng lưới chỉ điểm viên trong Hội nhà văn vӯa thành lập và giӳa giới trí thӭc sáng tạo. Sau vụ sát hại bi thương nhà ngoại giao Xô viết Mailov ở Lơvov gây ra bởi tên khủng bố OUN Lemec năm 1934, chủ tịch OGPU Menjinxky ra sắc lệnh soạn thảo kế hoạch hành động ngăn chặn các hành động khủng bố của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina. GPU Ucraina báo tin rằng đã cấy được vào tổ chӭc quân sӵ bí mật của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina lưu vong một điệp viên tin cẩn của mình - Lebed. Đó là một thành công lớn. Xlutsky, lúc ấy đã là trưởng phòng Cục đối ngoại, đề nghị tôi trở thành cộng sӵ mật làm việc ở nước ngoài. Thoạt đầu điều đó đối với tôi có vẻ phi thӵc, bởi vì tôi không có kinh nghiệm hoạt động ở nước ngoài và tôi không biết gì về các điều kiện sống ở phương Tây. Thêm nӳa kiến thӭc tiếng Đӭc mà tôi phải cần đến ở Đӭc và Ba Lan nơi sẽ làm việc, là bằng số không. Nhưng tôi càng nghĩ thêm về đề nghị này thì nó càng trở nên quyến rũ với tôi hơn. Và tôi đã đồng ý. Sau đó lập tӭc tôi bắt tay vào học tiếng Đӭc cấp tốc - các buổi học diễn ra tại điểm hẹn mỗi tuần năm lần. Các thanh tra đầy kinh nghiệm cũng dạy tôi các đòn đánh giáp lá cà và sӱ dụng vũ khí. Đặc biệt có lợi đối với tôi là nhӳng cuộc gặp gỡ với phó phụ trách Cục đối ngoại OGPU-NKVD Spigelglaz. Ông có kinh nghiệm lớn làm việc ở ngoại quốc với tư cách nhân viên mật - ở Trung Quốc và Tây Âu. Vào đầu nhӳng năm https://thuviensach.vn 30 tại Paris, “mái che” của ông là cӱa hàng chuyên bán mӵc nằm gần Monmartre. Sau tám tháng huấn luyện tôi đã sẵn sàng cho chuyến công cán nước ngoài đầu tiên của mình có Lebed tháp tùng, “đại diện chính” của OUN ở Ucraina, trong thӵc tế là điệp viên ngầm của chúng ta trong suốt nhiều năm. Tӯ năm 1915 đến 1918 Lebed ngồi tù cùng với Konovalets gần Saritsưn. (Trong nhӳng năm chiến tranh thế giới thӭ nhất Lebed và Konovalets cùng chiến đấu với tư cách sĩ quan quân đội Áo - Hung chống nước Nga tại mặt trận Tây Nam trong biên chế của cái gọi là quân đoàn “nhӳng tay súng Xetrev”.) Trong nội chiến ông trở thành phó của Konovalets và chỉ huy sư đoàn bộ binh đánh nhau với các phân đội Hồng quân ở Ucraina. Sau cuộc rút lui của Konovalets sang Ba Lan năm 1920, Lebed được y phái về Ucraina để tổ chӭc mạng lưới bí mật của OUN. Nhưng ở đây ông bị bắt. Sӵ lӵa chọn trước ông ta rất đơn giản: hoặc làm việc cho chúng ta hoặc chết. Đối với chúng tôi Lebed trở thành nhân vật chủ chốt trong cuộc đấu tranh với bọn thổ phỉ tại Ucraina vào nhӳng năm 20. Thanh danh của ông trong các giới dân tộc chủ nghĩa ở ngoại quốc vẫn cao như cũ: Konovalets xem người đại diện của mình như một người có năng lӵc tiến hành công tác chuẩn bị để cướp chính quyền cho OUN ở Kiev trong trường hợp có chiến tranh. Tӯ Lebed người chúng ta cho phép đi ra phương Tây trong nhӳng năm 20 và 30 theo các kênh bí mật, chúng tôi mới rõ rằng, Konovalets ấp ủ các kế hoạch chiếm Ucraina trong cuộc chiến tương lai. Tại Berlin Lebed gặp đại tá Alexander, tiền nhiệm của đô đốc Wilhem Canaris trên cương vị người lãnh đạo cơ quan tình báo nước Đӭc đầu nhӳng năm 30, và qua hắn biết Konovalets đã hai lần tiếp kiến Hitler, kẻ đã đề nghị để một số đồng đảng của Konovalets trải qua khóa huấn luyện tại trường đảng Quốc xã ở Laixich. Tôi ra nước ngoài như “cháu” của Lebed, kiểu như để giúp ông ta trong công việc. Vợ tôi được chuyển sang Cục đối ngoại NKVD để thông qua cô, tôi có thể giӳ liên lạc với Trung tâm. Cô tiếp tục đóng vai một nӳ sinh viên tӯ Genève, điều cho phép cô thỉnh thoảng https://thuviensach.vn gặp gỡ các điệp viên ở Tây Âu. Với mục đích đó cô đã trải qua một khoá học chuyên môn. Lebed không biết là còn một điệp viên nӳa, Poluvedko, đại diện chính của Konovalets tại Phần Lan, làm việc cho chúng ta. Ông ta mang hộ chiếu giả ở Helsinki, tổ chӭc các liên lạc giӳa bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina lưu vong và tổ chӭc bí mật của chúng ở Leningrad. Bọn OUN giấu các tài liệu của mình ở Leningrad, trong thư viện danh tiếng mang tên Santưcov-Sedrin. Dù là chúng tôi biết điều đó, nhưng chúng chỉ phát hiện ra chúng sau kết thúc thế chiến II, năm 1949. Tôi sang Helsinki có Lebed tháp tùng. Lebed chuyển tôi cho Poluvedko trông nom và lập tӭc quay về Kharkov qua Moskva. Poluvedko, không biết gì về công việc thật sӵ của tôi, thường xuyên gӱi các báo cáo về tôi cho NKVD thông qua Zoia Voxkrexenxkaia Rưbkina, người chịu trách nhiệm liên lạc với ông ta. Tôi cần cho Trung tâm biết rằng với tôi mọi chuyện đều ổn, và như đã quy ước tӯ trước, tôi viết thư cho “cô gái” của mình, sau đó xé nhỏ và ném vào sọt đӵng rác. Đóng vai trợ lý bất đắc dĩ của tôi, Poluvedko gom các mẩu vụn và chuyển chúng cho Zoia. Còn ở một giai đoạn nào đó Poluvedko nói chung đã đề nghị thủ tiêu tôi, điều ông đã yêu cầu trong một báo cáo, nhưng rất may, quyết định vấn đề này không phụ thuộc vào ông ta. Tại Phần Lan (muộn hơn là tại Đӭc) tôi sống một cách khá buồn chán: tôi không có tiền túi, và tôi liên tục chịu đói. Poluvedko chi cho tôi tất thẩy chỉ mười Mác Phần Lan mỗi ngày, khó lắm mới đủ cho một bӳa trưa - trong khi cần để lại một đồng xu đến tối cho máy tính gas, nếu không, hệ thống sưởi ấm và bếp gas sẽ không hoạt động. Zoia Rưbkina và chồng cô Boris Rưbkin, điệp viên tại Phần Lan, lãnh đạo hoạt động tình báo của tôi ở tại đây, đem buterbrod và sôcôla đến các cuộc gặp gỡ bí mật giӳa chúng tôi mà lịch biểu đã được quy ước trước khi tôi rời khỏi Moskva. Trước khi chia tay họ xem kӻ vật dụng trong các túi của tôi để tin chắc rằng tôi không lấy theo thӭc ăn gì: vì điều đó có thể làm đổ bể “trò chơi” của chúng tôi. Sau hai tháng chờ đợi, các liên lạc của Konovalets đã đến Helsinki-Gribivxky (“Thủ tướng”) tӯ Praha và Andrievxky tӯ https://thuviensach.vn Brussels. Chúng tôi đi sang Stokholm bằng tàu thủy. Khi xuống tàu tôi nhận được hộ chiếu với họ tên Nicols Baravskas do cơ quan đặc biệt Litva cấp theo đề nghị của lãnh đạo OUN. Khi đến Stokholm, người ta gom tất cả các hành khách vào nhà ăn, và hầu bàn bắt đầu phát các hộ chiếu đã qua kiểm tra cӱa khẩu. Thoạt đầu y tӯ chối trả hộ chiếu lại cho tôi, nói rằng ảnh rõ ràng là không giống. Thӵc sӵ, hộ chiếu mang tên Xtsiborxky, thành viên ban lãnh đạo Trung ương OUN, một kẻ quá khích người Ucraina, với ảnh của Xtsiborxky. Thật may, lập tӭc Poluvedko nổi cáu đã can thiệp, dọa gã hầu bàn và buộc y trả lại giấy tờ cho tôi. Tháng 6 năm 1936 đến Berlin, và ở đấy tôi đã gặp Konovalets, người đã hỏi tôi tất cả mọi thӭ với sӵ hӭng thú lớn. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi diễn ra ở một căn phòng nằm trong tòa nhà bảo tàng dân tộc học do cơ quan tình báo Đӭc bố trí. Tháng 9 tôi được cӱ đi học ba tháng ở trường Quốc xã tại Laixich. Trong thời gian học tôi đã có điều kiện làm quen với ban lãnh đạo OUN. Dĩ nhiên, nhӳng thính giả của trường đã quan tâm đến nhân thân tôi. Thế nhưng không nảy sinh vấn đề gì với “huyền thoại” của tôi cả. Các cuộc trò chuyện của tôi với Konovalets càng ngày càng trở nên nghiêm túc hơn. Trong kế hoạch của hắn có việc chuẩn bị các cơ quan hành chính cho một loạt tỉnh của Ucraina được dӵ trù giải phóng trong tương lai, thêm nӳa bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina phải gia nhập vào liên minh với người Đӭc. Tôi biết được trong tay chúng đã có hai đội quân tổng cộng gồm gần hai nghìn người, dӵ tính được dùng với tư cách lӵc lượng cảnh sát tại Galitsưn (một phần Tây Ucraina lúc ấy còn thuộc Ba Lan) và ở Đӭc. Bọn OUN tìm mọi cách lôi kéo tôi vào cuộc đấu tranh giành quyền lӵc đang diễn ra giӳa hai băng đảng chủ chốt: “cánh già” và “cánh trẻ”. Đại diện nhóm đầu là Konovalets và Melnich phó của hắn, còn đӭng đầu “cánh trẻ” là Bandera và Koxtarev. Nhiệm vụ chính của tôi là thuyết phục chúng rằng hoạt động khủng bố ở Ucraina không có lấy một chút hi vọng thành công, rằng chính quyền sẽ nhanh chóng đập tan các điểm chống cӵ nhỏ. Tôi kiên quyết rằng cần giӳ gìn lӵc lượng và mạng lưới mật dӵ trӳ cho đến khi bắt đầu https://thuviensach.vn cuộc chiến giӳa nước Đӭc và Liên Xô, và trong trường hợp đó sӱ dụng họ ngay không chậm trễ. Đặc biệt gây lo ngại là nhӳng mối liên hệ khủng bố của tổ chӭc này, nói riêng, sӵ thỏa thuận với bọn dân tộc chủ nghĩa Croatia và sӵ tham gia vào vụ giết chết vua Nam Tư Alexandr và bộ trưởng Ngoại giao Pháp Lui Barta. Đối với tôi là một khám phá, rằng tất cả các tên khủng bố này đều được Abwehr[5] tài trợ. Một bất ngờ hoàn toàn đối với tôi là tin về vụ sát hại bộ trưởng Ba Lan, tướng Peratsky năm 1934 bởi tên khủng bố Ucraina Matseiko bất chấp lệnh của Konovalets và kẻ đӭng sau nó là Bandera đang cạnh tranh quyền lӵc với Konovalets. Bandera khát khao được kiểm soát tổ chӭc, lợi dụng lòng thù địch tӵ nhiên của người Ucraina đối với Peratsky, kẻ chịu trách nhiệm vì nhӳng cuộc thanh trӯng thiểu số người Ucraina tại Ba Lan. Konovalets kể với tôi rằng, đến thời gian ấy giӳa Ba Lan và Đӭc đã ký kết hiệp ước hӳu nghị, vậy nên trong bất kỳ trường hợp nào người Đӭc cũng không tổ chӭc nhӳng hoạt động thù địch đối với Ba Lan. Tên ám sát, Matseiko, đã trốn thoát. Chuyện xảy ra như sau: Matseiko dӵ định giết Peratsky, cho lӵu đạn nổ, nhưng không hiểu lý do gì nó không nổ, và hắn đã bắn viên tướng Ba Lan. Lập tӭc một đám người lao tới hắn. Matseiko kịp nhảy qua chiếc tàu điện đang đi phía trước chặn ngang hắn với nhӳng kẻ truy đuổi, chạy vào cổng ngôi nhà đầu tiên, trèo lên tầng bảy, ở đấy hắn cởi bỏ áo choàng và mũ, vӭt súng lục, và không còn nhận ra được, ung dung bước ra đường phố. Phản gián Ba Lan tổ chӭc phục kích tại tất cả các điểm hẹn của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina ở Varsava, nhưng hắn đã không xuất hiện ở một điểm hẹn nào. Hắn qua đêm với bạn gái Tremerinxcaia, cũng là một cô ả khủng bố người Ucraina. Chính ả đã tổ chӭc vụ chạy trốn của hắn qua dãy Karpat sang Tiệp Khắc, lợi dụng các mối quan hệ của mình với cảnh sát Tiệp. Tại Tiệp Khắc OUN có sӵ giúp đỡ đáng kể tӯ phía chính quyền tổng thống Benes có các mối quan hệ riêng với Konovalets tӯ thời chiến tranh thế giới lần thӭ nhất. Thế nhưng khi OUN “vượt khỏi tầm https://thuviensach.vn kiểm soát” của chính quyền và thӵc hiện vụ giết Peratsky, nhӳng quan hệ này trở nên xấu đi. Bất kể lời phát biểu đầy diễn cảm của Bandera trên toà bào chӳa sӵ nghiệp của dân tộc chủ nghĩa Ucraina, hắn và nhӳng kẻ cầm đầu khác vẫn bị tuyên án treo cổ. Thế nhưng áp lӵc của Đӭc lên chính quyền Ba Lan cuối cùng đã cӭu được sӵ sống của chúng. Bản án tӱ hình được thay bằng nhà tù. Sau khi chiếm Ba Lan người Đӭc lập tӭc thả Bandera. Và giӳa hai băng đảng dân tộc chủ nghĩa Ucraina sôi sục một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Trong giao tiếp với các đồng nghiệp của mình cùng trường đảng quốc xã tôi xӱ sӵ tuyệt đối tӵ tin và độc lập: vì tôi đại diện bộ phận đầu não tổ chӭc mật của chúng ở Ucraina, trong khi đó chúng chỉ là nhӳng kẻ di tản tồn tại nhờ sӵ bố thí của người Đӭc. Tôi có quyền đặt tối hậu thư lên các đề nghị của chúng, bởi tôi thӵc hiện chỉ dẫn của “chú” mình “Vuico”. Nếu tôi không thích gì các phát biểu của chúng, chỉ cần nói đơn giản: “Vuico không cho phép!” - là đủ. Chính bằng cách đó tôi phủ định đề nghị về cuộc gặp gỡ của tôi với đại tá Lakhuzen tӯ bộ tham mưu Abwehr. Tiếp xúc trӵc tiếp với tình báo Đӭc là mạo hiểm, bởi vì bọn Đӭc có thể cố ép buộc tôi cộng tác. Hết lần này đến lần khác tôi cӭ phải nhắc lại nhӳng phản đối của mình về cuộc gặp gỡ với ai đó tӯ Abwehr. Có lần khi chúng tôi đi dạo cùng Konovalets, một thợ ảnh lại gần và chụp chúng tôi, trao phim cho Konovalets, người đã trả hai Mác vì nó. Tôi bӵc mình. Đã rõ rằng nhóm thân cận của Konovalets ở Berlin muốn có ảnh tôi trong hồ sơ, để sau này khi chúng cần đến, chúng có thể tìm ra tôi. Ngay đó, trên đường phố, tôi đã phản đối thẳng thӯng với Konovalets. Hẳn là một sai lầm không thể dung thӭ, nếu bӭc ảnh như thế rơi vào tay bọn Đӭc, tôi nói không một chút ngờ vӵc đó chính là mục đích thӵc sӵ của hắn. Konovalets đã tìm cách trấn an tôi. Theo lời hắn, chẳng có gì đáng kể trong việc một thợ ảnh rong nào đó đang kiếm sống sau đó chụp hai chúng ta dạo chơi trên đường phố Berlin cả. https://thuviensach.vn Sau đó tôi khẳng định được mình đã đúng. Trong nhӳng năm chiến tranh, XMERS[6] tóm được hai tên thám báo ở Tây Ucraina, một tên có bӭc ảnh này. Khi người ta hỏi hắn cần gì bӭc ảnh, hắn đáp: “Tôi không biết người đó là ai, nhưng chúng tôi nhận được mệnh lệnh thủ tiêu y”. Tôi đã chiếm được lòng tin của Konovalets, khi chuyển cho hắn nội dung một cuộc nói chuyện bí mật. Có lần Koxtarev và thêm mấy tên dân tộc chủ nghĩa Ucraina trẻ, dӵ thính trường đảng Quốc xã nói rằng Konovalets đã quá già để lãnh đạo tổ chӭc, và nên sӱ dụng hắn ta như một nhân vật bài trí thôi. Khi chúng hỏi ý kiến tôi, tôi đáp giận dӳ: - Các cậu có tư cách gì mà đề nghị một điều như thế? Tổ chӭc chúng ta không chỉ tin tưởng hoàn toàn vào Konovalets, mà còn thường xuyên nhận được sӵ ủng hộ của ông, và trước khi tôi đến đây chúng tôi nói chung chả nghe thấy gì về các cậu. Khi tôi kể với Konovalets, mặt hắn trắng bệch ra. Sau đó Koxtarev bị thủ tiêu, tôi nghĩ rằng đó là sӵ trùng hợp ngẫu nhiên. Trung tâm đã quyết định rằng, khi tôi vӯa sang Đӭc, tôi cần thể hiện sӵ độc lập hoàn toàn và không giӳ bất kỳ mối liên lạc nào với cơ sở điệp viên và nhӳng cán bộ mật. Konovalets che chở tôi và thường đến thăm: hai người thường dạo ngoài phố. Có lần hắn còn đưa tôi đến xem vở diễn trong nhà hát opera Berlin, nhưng nói chung ở đấy trò tiêu khiển với tôi chẳng lấy gì là nhiều. Cộng đồng Ucraina rất nghèo, và không có chuyện cho phép mình sӵ xa xỉ nào đó. Nếu người ta mời anh đến uống trà, thì theo lệ là đem đường đi. Nhӳng người Ucraina mà tôi tiếp xúc, ngây thơ cho rằng có thể giúp tài chính cho OUN nhờ thu nhập của nhà máy Gutalinov nào đó mà họ hàng của họ có ở Ba Lan. Họ đúng là khao khát cuộc chiến tranh của Đӭc với Ba Lan và Liên Xô như sӵ giải phóng khỏi ách “áp bӭc dân tộc”. Konovalets đã kết gắn với tôi đến nỗi thậm chí đề nghị để tôi tháp tùng trong chuyến đi sang Paris và Vienne. Hắn nhận tiền tӯ https://thuviensach.vn bọn Đӭc, và điều đó cho phép hắn đóng vai thủ lĩnh của một tổ chӭc hùng hậu. Tại Paris chúng tôi ở các khách sạn khác nhau. Vào thời gian chúng tôi đến, trong thành phố đang diễn ra cuộc đình công, và tất cả các hiệu ăn bị đóng cӱa, nên Konovalets đưa tôi đi ăn trưa ở... Versailles. Cả metro cũng không hoạt động, và chúng tôi buộc phải bắt taxi, tiện thể nói thêm, khá đắt đỏ. Tôi có ấn tượng mạnh về Paris và đến tận giờ vẫn tôn sùng nó. Trung tâm đã được thông báo về việc tôi và Konovalets định lưu lại Paris ba tuần, và quyết định lợi dụng khả năng này, để tổ chӭc cho tôi gặp gỡ người đưa tin của tôi. Theo chỉ dẫn tӯ Moskva tôi cần đến cuộc hẹn này ở Paris và sau đó ở Vienne. Để làm điều đó tôi phải mỗi tuần hai lần xuất hiện ở góc Place De Clichi và đại lộ de Clichi vào khoảng năm và sáu giờ chiều. Người đưa tin phải là người tôi biết rõ, nhưng người ta không hé tên với tôi - “nguyên tắc bảo mật” là thế, người đó có thể là bất cӭ ai. Ngay trong lần xuất hiện đầu tiên tại chỗ quy ước tôi thấy... vợ mình, mặc mốt mới nhất: cô ngồi bên bàn cà phê trên phố và chậm rãi nhấp cà phê đen. Vào giây phút đó lòng tôi trào lên nhӳng tình cảm lạ lùng nhất. Bằng nỗ lӵc ý chí tôi mới bắt được bản thân kiểm tra có sӵ theo dõi nào sau tôi không, và chỉ sau việc đó mới tiến lại gần Emma. Tôi lập tӭc thấy rõ ngay: chỗ hẹn được chọn cӵc kỳ không đạt, bởi đám đông qua lại xung quanh không cho khả năng kiểm tra đằng sau mình có “đuôi” hay không. Kinh nghiệm làm việc của tôi ở Kharkov chống điệp viên Ba Lan đã dạy tôi rằng hầu như trong mọi vụ đổ vỡ, sӵ lӵa chọn điểm hẹn là một yếu tố quan trọng. Kìm giӳ mình, bằng thӭ tiếng Đӭc tồi tôi xin phép được ngồi xuống bên bàn. Cả hai chúng tôi cӵc kỳ căng thẳng. Khi tôi ngồi cạnh Emma, cô hỏi mọi việc chỗ tôi có ổn không. - Anh có giảm cân, nhưng theo em, trông có vẻ tuyệt đấy, - cô nói thêm với nụ cười. - Bộ râu cạo lần này cũng rất tuyệt. Nhận xét này của cô rõ ràng nhắc lại rằng ở nhà, ở Nga, tôi thường cạo râu cách ngày. https://thuviensach.vn Ngồi một chốc bên bàn, chúng tôi kín đáo rời đi: tiệm cà phê này quá lộ đối với mắt người ngoài. Đi về hướng đại lộ, chúng tôi nhận thấy hai mật thám đi về phía chúng tôi. Theo bản năng, chúng tôi lập tӭc chuyển sang đường để tránh gặp mặt cảnh sát. Giờ đây, ngoái lại phía sau, tôi thấy điều đó thật là ngốc nghếch. Cái khách sạn rẻ tiền nơi Emma trọ (hoàn toàn phù hợp đối với cô sinh viên đi nghỉ hè ở Paris) chỉ cách mấy dãy nhà với điểm hẹn. Dù tôi rất sung sướng được gặp vợ cách xa gần cả năm, tôi cảm thấy sợ khủng khiếp gây cho cô dù là một chút mạo hiểm nhỏ nhất vì buổi gặp gỡ với tôi. Chúng tôi ôm nhau, và tôi nói ngay để cô chuyển cho Trung tâm đòi hỏi của tôi: trong bất cӭ hoàn cảnh nào Emma cũng không phải là người liên lạc của tôi. Tôi không phải là người định cư ở phương Tây, vậy nên tôi có thể khẳng định hoàn toàn tin chắc: tất cả mọi tiếp xúc của tôi được nghiên cӭu và phân tích tỉ mỉ nhất bởi tình báo của bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina cũng như bọn Đӭc. Mà nếu phản gián của Đӭc hay thậm chí của Pháp có cơ sở cho rằng Emma có quan hệ với tôi, thì chắc chắn chúng sẽ bắt và hỏi cung cô. Chính vì thế tôi bảo cô nhanh chóng quay về Thụy Sĩ, rồi tӯ đó - về nhà. Tôi phải xӱ sӵ như thế để thoát khỏi mối lo toan về số phận của cô và cảm thấy bản thân được an toàn. Emma ngay đó cam đoan với tôi là cô sẽ đi Bern không chậm trễ. Tôi thông tin với cô về tình hình công việc trong các giới Ucraina lưu vong và về sӵ giúp đỡ đáng kể mà chúng nhận được tӯ nước Đӭc. Cô đặc biệt quan tâm đến sӵ chia rẽ trong nội bộ tổ chӭc Ucraina: tôi kể với Emma về chuyến đi với Konovalets đến Vienne và đề nghị cô không xuất hiện ở đấy với tư cách người đưa tin cạnh lâu đài Senbrunn - địa điểm ấn định cuộc gặp. Trong thời gian chúng tôi ở Paris, Konovalets mời tôi cùng hắn đi thăm mộ Petlura chết sau thảm bại bởi các đơn vị Hồng quân chạy sang thủ đô nước Pháp và bị giết chết năm 1926. Konovalets sùng bái con người ấy, gọi y là “ngọn cờ” và “lãnh tụ yêu dấu nhất của chúng ta”. Hắn nói rằng ký ӭc về Petlura phải được lưu giӳ. Tôi thấy dễ chịu vì Konovalets đã đưa tôi đi theo, nhưng một ý nghĩ không cho tôi yên: lúc thăm mộ có lệ đặt hoa. Trong khi đó túi tôi rỗng, mà tôi thì không thể nhắc nhӳng thӭ vặt vãnh ấy với Konovalets. Điều https://thuviensach.vn đó hẳn đơn giản là bất nhã đối với một người có địa vị quá cao như thế, dù, về thӵc chất, trong trường hợp này hắn phải lo hoa chӭ không phải tôi. Làm gì đây? Suốt đường đến nghĩa địa ý nghĩa này cӭ dày vò tôi. Chúng tôi đi qua nghĩa địa và dӯng lại trước tấm bia khiêm tốn trên mộ Petlura. Konovalets làm dấu - tôi bắt chước hắn. Chúng tôi đӭng im lặng một chốc, sau đó tôi rút khăn mùi soa trong túi ra và gói một nhúm đất tӯ ngôi mộ. - Cậu làm gì vậy?! - Konovalets kêu lên. - Tôi sẽ đưa đất này về Ucraina, - tôi đáp, - để tưởng nhớ ông, chúng ta sẽ trồng một cái cây và chăm sóc nó. Konovalets thật hoan hỉ. Hắn ôm tôi, hôn và nồng nhiệt khen là ý tưởng tuyệt vời. Kết quả, tình bạn của chúng tôi và sӵ tin cậy của hắn đối với tôi càng củng cố thêm. Konovalets kể với tôi rằng một trong số trợ lý của hắn, Gribivxky, bị nghi cộng tác với phản gián Tiệp, và đề nghị tôi gặp y và thӱ thăm dò hắn ta. Sau vụ bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina giết tướng Peratsky ở Varsava, người Tiệp đã nhanh chóng, trong vòng một ngày, tóm gọn tất cả các địa điểm mật của tổ chӭc Ucraina tại Praha và lấy đi nhiều hồ sơ do Gribivxky phụ trách. Tôi đã biết chuyện này. Bạn thân và đồng nghiệp của tôi Kaminxky trước tôi hai năm là cán bộ mật ở Đӭc, đã cố chiêu mộ Gribivxky, kiểu như nhân danh cảnh sát Tiệp, cho công việc cung cấp tin, dù thӵc tế là làm việc cho chúng tôi. Gribivxky, về phía mình, dӵ định bắt Kaminxky trong một cuộc hẹn, nhưng anh này, khi thấy sӵ theo dõi, để tránh bẫy, đã kịp nhảy lên chiếc tàu điện đang đi qua. Konovalets nghi ngờ hoàn toàn đúng, Kaminxky nói chung không phải là điệp viên Tiệp mà là điệp viên Xô viết, và tôi khi biết điều đó, đã kiên quyết phản đối cuộc gặp gỡ của tôi với Gribivxky, tuyên bố rằng có thể y bị người bolsevich kiểm soát (nói gì thì nói, y có thể cố tình làm ra vẻ là không tóm nổi Kaminxky), mà vì thế, tiếp xúc với y có thể làm lộ tôi và dẫn đến nhiệm vụ của tôi ở đây thất bại. https://thuviensach.vn Sau khi đến Vienne tôi tới điểm hẹn quy ước tӯ trước nơi tôi gặp người phụ trách và thầy của tôi trong công tác ở Moskva là Zubov. Đó là nhà tình báo kinh nghiệm, và tôi luôn luôn cố nhận được nhiều tri thӭc nhất tӯ ông. Tôi thông tin tỉ mỉ với ông về hoạt động của Konovalets và báo rằng ngày mai chúng tôi dӵ định đi nghe opera. Zubov đã mua được vé cho đúng buổi diễn ấy - ông ngồi ngay sau chúng tôi và có thể nghe thấy tất cả nhӳng gì Konovalets nói với tôi. Ra khỏi nhà hát, tôi cố ý va vào Zubov trong đám khán giả và thậm chí xin lỗi vì đã xô phải ông. Thӵc chất, đó chỉ là một trò trẻ con ngốc nghếch. Tӯ Vienne tôi trở lại Berlin nơi suốt mấy tháng diễn ra nhӳng cuộc đàm phán vô bổ về sӵ triển khai có thể lӵc lượng bí mật tại Ucraina trong trường hợp bắt đầu chiến tranh. Vào giai đoạn ấy hai lần tôi đi tӯ Berlin sang Paris, gặp gỡ các thủ lĩnh chính phủ Ucraina lưu vong. Konovalets phòng ngӯa tôi trong thái độ đối với nhӳng người này: theo lời hắn, không nên nghiêm túc tiếp nhận họ, bởi trong cuộc sống hiện thӵc không phải nhӳng vị mài mòn quần trong các hiệu cà phê Paris này, mà là tổ chӭc quân sӵ của hắn mới quyết định tất cả. Vӯa lúc “chú” Lebed của tôi, lợi dụng các mối quan hệ, thông qua Phần Lan đã gӱi chỉ thị cho tôi phải quay về Ucraina. Điều đó hẳn sẽ cho tôi khả năng giӳ liên lạc giӳa tổ chӭc bí mật OUN tại Ucraina và các tổ chӭc dân tộc chủ nghĩa ở ngoại quốc. Konovalets thích ý tưởng này, và hắn đồng ý với việc tôi trở về Liên Xô. Với giấy tờ giả, có Xusco, phó của Konovalets, tháp tùng (Konovalets muốn tin chắc tôi vượt qua biên giới tốt đẹp), qua Phần Lan tôi đến biên giới Liên Xô - Phần Lan. Xusco dẫn tôi đến nơi có vẻ là có thể an toàn vượt biên giới đi qua đây trên đầm lầy. Mặc dù thế, khi tôi vӯa đến gần biên giới, tôi bị đội tuần tra biên phòng Phần Lan tóm gọn. Tôi bị bắt và tống giam vào nhà tù ở Helsinki, ở đấy người ta hỏi cung tôi suốt một tháng. Tôi giải thích với họ rằng tôi là người phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina và khao khát trở về Liên Xô thi hành mệnh lệnh của tổ chӭc (ở Phần Lan và Thụy Điển các hồ sơ lưu trӳ của cảnh sát và phản gián được công khai trước năm https://thuviensach.vn 1947. Tháng 6-1996 người ta trao cho tôi bản sao các biên bản hỏi cung và lời giải thích của tôi trong nhà tù Phần Lan). Cả tháng này không khí tại Trung tâm khá căng thẳng, bởi Zoia Rưbkina đã báo tӯ Helsinki việc trở về của tôi. Để biết chuyện gì xảy ra với tôi, Zubov và Spigelglaz đã lên biên giới. Tất cả cho rằng chắc chắn nhất là tôi đã bị Xusco thủ tiêu. Sau ba tuần, cảnh sát Phần Lan và các sĩ quan Abwehr chuyển tới đại diện chính thӭc Ucraina Poluvedko bản thăm dò về một người Ucraina tìm cách sang Liên Xô. Giӳa Abwehr và tình báo Phần Lan có sӵ thỏa thuận về việc kiểm soát biên giới Xô viết - bất cӭ kẻ vượt biên nào cũng đều bị họ kiểm tra. Rốt cuộc họ cũng chuyển tôi cho Poluvedko, người đã tiễn tôi đến Tallin. Ở đấy người ta trao cho tôi một hộ chiếu Litva giả nӳa, còn tại lãnh sӵ Xô viết người ta cấp một visa du lịch ngắn hạn để tới Leningrad. Lần này đi qua biên giới không có vấn đề gì cả: lính biên phòng đóng dấu vào hộ chiếu, sau đó tôi đã chuồn thoát khỏi hướng dẫn viên đang chờ ở Leningrad. Tôi tin rằng điều đó hẳn gây nên sӵ nhốn nháo trong phòng du lịch và chắc chắn cảnh sát đã bị dӵng dậy để tìm kiếm anh chàng người Litva mất tích trong thành phố. Chuyến công cán thành công sang Tây Âu đã thay đổi địa vị của tôi trong ngành tình báo. Kết quả công việc được báo cáo lên Stalin và Koxior, bí thư Ban chấp hành TW ĐCS Ucraina, cũng như lên Petrovxky, chủ tịch Xô viết Tối cao nước cộng hòa. Trong văn phòng Xlutsky nơi tôi báo cáo chi tiết về chuyến đi của mình, tôi được giới thiệu với hai người: một trong hai là Xerebrianxky, chỉ huy Nhóm đặc biệt thuộc Hội đồng dân ủy nội vụ[7] - một Trung tâm tình báo ngoài nước độc lập của cơ quan an ninh hồi ấy tôi chưa biết, - và người nӳa, theo tôi, Vaxiliev, cán bộ ban thư ký của Stalin, cả hai trước đây tôi chưa tӯng biết. Sau đó tôi được tặng Huân chương Cờ đỏ do M.I.Kalinin, người đӭng đầu Nhà nước trao cho. Trong điện Kremli cùng với tôi, cũng nhận huân chương Cờ đỏ là điệp viên vĩ đại của tình báo Xô viết Zarubin vӯa trở về tӯ Tây Âu, gần như cùng một thời gian như tôi. Đó là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Sau đó chúng tôi đã thân https://thuviensach.vn nhau, và tình bạn này bền vӳng suốt cuộc đời, dù ông lớn tuổi hơn tôi khá nhiều. Cả năm 1937 và một phần năm 1938 nhiều lần tôi sang phương Tây với tư cách người đưa tin. Vỏ bọc của tôi là điện báo viên trên con tàu thủy vận tải. Gặp gỡ Konovalets, tôi kinh hoàng nghe thấy rằng OUN đã chuyển cho người Đӭc thông tin xuyên tạc về việc một loạt các chỉ huy Hồng quân trong số người Ucraina - Fedko, Dubovoi và v.v... (sau đó tất cả họ bị Stalin thủ tiêu) - Người của Konovalets bịa ra nhӳng chuyện tương tӵ để gây ấn tượng với người Đӭc và để nhận được tӯ họ nhiều tiền nhất. Sau đó tôi đọc trên báo chí Ucraina lưu vong, rằng nhӳng nhà chỉ huy Hồng quân như Dubovoi, Fedko và nhӳng người khác, hình như chia sẻ tính trung lập của mình giӳa chính quyền Xô viết và phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina. Konovalets quyết định báo cho tôi bởi nhẽ hắn biết rằng, là một nhà tổ chӭc phong trào bí mật Ucraina, tôi có thể sẽ biết được sӵ thật. Năm 1937 khi tôi báo điều này với Spigelglaz, ông đã nêu giả định, rằng các tiếp xúc của Dubovoi và nhӳng vị chỉ huy khác với bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina và bọn Đӭc không phải là không có khả năng. Tôi nghĩ rằng Spigelglaz đơn giản muốn che chở tôi phòng trường hợp tôi chuyển cái thông tin khó chịu này đến giới lãnh đạo chúng ta - vì số phận của các nhà chỉ huy này đã được định đoạt trước. Tháng 11 năm 1937, sau kӹ niệm 20 năm cách mạng tháng Mười, tôi được gọi cùng Xlutsky đến gặp Ejov bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tôi gặp ông ta lần đầu tiên, và cái vẻ ngoài tầm thường của ông ta đúng là làm tôi kinh ngạc. Nhӳng câu hỏi ông ta đặt ra có cảm giác là hết sӭc sơ đẳng đối với bất kỳ người tình báo nào và thiếu sӭc thuyết phục. Có cảm giác, ông ta không biết nhӳng điều cơ bản nhất của công việc với các nguồn thông tin. Hơn nӳa, giống như là nhӳng bất hòa bên trong tổ chӭc bọn lưu vong Ucraina nói chung không làm ông ta quan tâm. Mặc dù thế Ejov là Bộ trưởng Bộ Nội vụ và bí thư BCHTƯ Đảng. Tôi thành thӵc cho rằng đơn giản tôi không đủ khả năng đánh giá nhӳng phẩm chất trí lӵc đã cho phép con người đó giӳ một địa vị cao nhường ấy. Dù đến thời gian ấy tôi đã là https://thuviensach.vn một người khá có kinh nghiệm trong cơ quan tình báo, nhưng trong việc liên quan đến danh giá của giới lãnh đạo cao cấp tôi vẫn còn ngây thơ: nhӳng nhà lãnh đạo mà tôi đã tiếp xúc tӯ trước đến giờ như Koxior và Petrovxky đӭng đầu ĐCS Ucraina, là nhӳng người trí lӵc cao với nhãn quan rộng. 3. Thủ tiêu Konovalets đầu lĩnh OUN phát xít Nghe xong báo cáo liên quan tới nhӳng cuộc gặp gỡ sắp tới của tôi với bọn dân tộc chủ nghĩa Ucraina, Ejov bất chợt đề nghị tôi tháp tùng ông ta đến BCHTƯ. Tôi đơn giản là bị choáng khi chiếc xe của chúng tôi đi vào Kremli. Sӵ kinh ngạc của tôi càng tăng thêm sau khi Ejov giải thích rằng đích thân đồng chí Stalin sẽ tiếp chúng tôi. Đó là buổi gặp gỡ đầu tiên của tôi với lãnh tụ. Tôi đã ba mươi, thế nhưng vẫn chưa học được cách kìm chế cảm xúc của mình. Tôi vui sướng phát điên và khó lắm mới tin nổi rằng nhà lãnh đạo đất nước muốn gặp gỡ một cán bộ tác chiến tầm thường. Sau khi Stalin bắt tay tôi, tôi không sao tập trung nổi để trả lời một cách khúc chiết nhӳng câu hỏi của ông. Mỉm cười, Stalin nhận xét: - Đӯng hồi hộp, anh bạn trẻ ạ. Hãy báo cáo nhӳng sӵ kiện cơ bản. Chúng ta chỉ có hai mươi phút thôi. - Thưa đồng chí Stalin, - tôi đáp, - đối với một đảng viên bình thường, cuộc gặp gỡ với Người là một sӵ kiện vĩ đại nhất trong đời. Tôi hiểu rằng được gọi đến đây vì công việc. Sau một phút tôi sẽ trấn tĩnh lại và có thể báo cáo nhӳng sӵ kiện cơ bản với Người và đồng chí Ejov. Stalin gật đầu, hỏi tôi về quan hệ giӳa các nhân vật chính trị trong phong trào Ucraina lưu vong. Tôi miêu tả một cách ngắn gọn nhӳng cuộc tranh cãi vô bổ giӳa các chính khách dân tộc chủ nghĩa Ucraina về vấn đề ai trong số chúng sẽ có vai trò trong chính phủ tương lai. Thế nhưng, hiểm họa là Konovalets, bởi hắn tích cӵc chuẩn bị tham gia cùng với bọn Đӭc vào cuộc chiến tranh chống lại chúng ta. Điểm yếu của hắn là áp lӵc thường xuyên tӯ phía chính quyền Ba Lan vốn muốn hướng phong trào dân tộc chủ nghĩa Ucraina ở Galitsưn chống cộng hòa Xô viết Ucraina. https://thuviensach.vn - Ý kiến của các vị thế nào? - Stalin hỏi. Ejov giӳ im lặng. Tôi cũng thế. Sau đó thu hết can đảm, tôi nói rằng lúc này chưa sẵn sàng để trả lời. - Vậy thì sau một tuần, - Stalin nhận xét, - hãy trình các đề nghị của mình. Cuộc tiếp kiến kết thúc. Ông bắt tay chúng tôi, và chúng tôi bước ra khỏi phòng làm việc. Quay về Lubianka, Ejov lập tӭc chỉ thị cho tôi cấp tốc bắt tay vào công việc cùng với Spigelglaz soạn thảo các đề xuất. Ngày hôm sau Xlutsky, là phụ trách Cục đối ngoại, đã gӱi bản dӵ thảo cho Ejov. Đó là kế hoạch tích cӵc cấy người vào OUN, trước hết, trên lãnh thổ Đӭc. Để làm việc đó, cần phái ba cán bộ NKVD Ucraina với tư cách học viên vào trường đảng Quốc xã. Chúng tôi có cảm giác là nhất thiết cùng với họ phải cӱ đi một kẻ theo phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina đích thӵc, đồng thời không sáng dạ lắm để bảo hiểm. Ejov không hỏi một câu nào và chỉ nói đồng chí Stalin cho chỉ thị bàn bạc với Korxior và Petrovxky, họ có thể có nhӳng suy xét riêng. Tôi cần lập tӭc đi Kiev, bàn bạc với họ và ngày hôm sau quay về Moskva. Cuộc trò chuyện của chúng tôi diễn ra trong văn phòng của Korxior nơi Petrovxky cũng có mặt. Cả hai người đều thể hiện mối quan tâm với trò chơi hai mang do chúng tôi đề xuất. Thế nhưng họ quan tâm nhất là tuyên bố độc lập có thể xảy ra của cộng hòa Ucraina vùng Karpat độc lập. Đúng một tuần sau khi tôi quay về Moskva, lúc 11 giờ đêm, Ejov lại dẫn tôi vào văn phòng gặp Stalin. Lần này ở đấy có Petrovxky, điều không làm tôi kinh ngạc. Chỉ mất có năm phút tôi trình bày kế hoạch các hoạt động tác chiến chống OUN, nhấn mạnh rằng mục tiêu chủ yếu - lọt vào Abwehr thông qua các kênh Ucraina, bởi Abwehr là đối thủ chính của chúng ta trong cuộc chiến sắp tới. Stalin đề nghị Petrovxky phát biểu. Ông này tuyên bố long trọng rằng tại Ucraina, Konovalets đã bị tuyên án tӱ hình vắng mặt vì nhӳng tội ác nghiêm trọng chống lại giai cấp vô sản Ucraina: hắn ra https://thuviensach.vn lệnh và tӵ mình điều khiển việc hành hình các công nhân của “Arsenal” Kiev vào tháng 1 năm 1918. Cắt ngang ông, Stalin nói: - Đó không phải là một hành động trả thù, cho dù Konovalets là gián điệp của phát xít Đӭc. Mục đích của chúng ta - chặt đầu phong trào phát xít Ucraina ngay trước cuộc chiến tranh và buộc nhӳng tên cướp này tiêu diệt lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giành quyền lӵc. - Ngay đó ông quay về phía tôi với câu hỏi: - Thế còn sở thích, điểm yếu, sӵ gắn bó của Konovalets là thế nào? Hãy cố lợi dụng chúng. - Konovalets rất thích kẹo sôcôla, - tôi đáp, nói thêm rằng dù tôi với hắn có đi đâu chăng nӳa, trước hết là hắn mua một hộp kẹo rất sang. - Hãy suy nghĩ kӻ về điều đó, - Stalin đề nghị. Trong suốt thời gian nói chuyện Ejov không thốt lên một lời. Chia tay, Stalin hỏi tôi, tôi có hiểu đúng hay không ý nghĩa chính trị nhiệm vụ chiến đấu được giao cho tôi. - Vâng, - tôi đáp và hӭa với ông rằng sẽ hy sinh cuộc đời nếu cần để hoàn thành nhiệm vụ của đảng. - Chúc thành công, - Stalin nói khi xiết chặt tay tôi. Tôi được lệnh thủ tiêu Konovalets. Sau buổi gặp gỡ của tôi với Stalin, Xlutsky và Spigelglaz đã soạn thảo mấy phương án của chiến dịch. Phương án thӭ nhất dӵ trù rằng tôi sẽ bắn áp sát Konovalets. Thӵc ra, tay trợ lý Baranovxky biệt danh “Ngài kӻ sư” luôn luôn tháp tùng hắn. Tìm ra thời điểm khi tôi ở lại một mình với Konovalets, gần như là không thể. Phương án thӭ hai là làm sao để chuyển cho hắn “món quà giá trị” được lắp kíp nổ. Phương án này có vẻ đáng chấp nhận hơn: nếu cơ chế định giờ hoạt động tốt, tôi sẽ kịp rút lui. Cán bộ phòng kӻ thuật tác chiến Timaskov nhận nhiệm vụ chế tạo thiết bị nổ bề ngoài trông giống một hộp kẹo sôcôla được trang https://thuviensach.vn trí phong cách Ucraina truyền thống. Toàn bộ vấn đề nằm ở chỗ là tôi cần phải kín đáo ấn vào công tắc để khởi động cơ chế đồng hồ. Tôi không thích phương án này lắm, bởi cái hộp lòe loẹt này chắc sẽ cuốn hút sӵ chú ý của Konovalets ngay. Ngoài ra, hắn có thể trao hộp này cho Baranovxky luôn luôn tháp tùng hắn. Sӱ dụng vỏ bọc của mình - tôi được biên chế là điện báo viên trên tàu hàng “Silca”, - tôi đã gặp gỡ với Konovalets ở Antwerp, Rotterdam và Havre nhӳng nơi hắn vẫn đến theo hộ chiếu Litva giả mang tên Novac. Vào nhӳng năm 30 chính quyền Litva thường xuyên cung cấp cho các thành viên OUN hộ chiếu nước ngoài giả. Trò chơi tiếp diễn hơn hai năm đã sắp sӱa kết thúc. Đang là mùa xuân năm 1938, và chiến tranh có vẻ là không thể tránh khỏi. Chúng tôi biết: trong thời gian chiến tranh, Konovalets sẽ lãnh đạo OUN và ở về phía bọn Đӭc. Trên đường đi gặp Konovalets, tôi kiểm tra công việc của mạng lưới các điệp viên ngầm của chúng tôi ở Hà Lan mà trong nhiệm vụ của họ có việc chuẩn bị phá hoại trên các tàu biển của Đӭc và Nhật neo đậu tại châu Âu, chuyển vũ khí và nhiên liệu cho chính thể Franko ở Tây Ban Nha. Phụ trách mạng lưới này là Ernst Vollveber mà tôi được rõ hồi ấy dưới mật danh “Anton”. Dưới sӵ chỉ huy của ông, một phần, có nhóm người Ba Lan có kinh nghiệm làm việc với kíp nổ tại các mỏ. Nhӳng người này trước đây di tản sang Pháp và Bỉ do thất nghiệp ở Ba Lan, nơi chúng tôi lôi kéo họ cộng tác để tham gia các vụ phá hoại trong trường hợp chiến tranh. Tôi được lệnh kiểm tra nhӳng thợ nổ mìn người Ba Lan. Vollveber hầu như không nói tiếng Ba Lan, thế nhưng phương ngӳ miền Tây Ucraina của tôi là hoàn toàn đủ để giao tiếp với nhӳng người của mình. Tôi đã gặp một nhóm gồm 5 điệp viên Ba Lan tại cảng Bergen của Na Uy. Tôi nghe báo cáo về chiến dịch trên tàu chở hàng “Xtefan Batory” của Ba Lan xuất phát sang Tây Ban Nha với lô hàng vật liệu chiến lược cho Franko. Nó đã không đến được đích do bị chìm ở Biển Bắc sau đám cháy trong khoang tàu vì quả bom do người của chúng tôi gài đã phát nổ. https://thuviensach.vn Vollveber gây cho tôi một ấn tượng mạnh. Một đảng viên cộng sản Đӭc, ở nước Đӭc ông phục vụ trên hạm tàu, lãnh đạo cuộc binh biến của thủy thủ chống thủ tướng năm 1918. Tòa án binh khép tội chết, nhưng ông kịp trốn được, ban đầu sang Hà Lan còn sau đó sang Bắc Âu. Sau đó ông bị chính quyền Thụy Điển bắt, và Gestapo lập tӭc đòi trao trả ông. Thế nhưng ông nhận được quốc tịch Liên Xô, vậy nên đã không diễn ra việc trục xuất ông tӯ Thụy Điển sang Na Uy bị Đӭc chiếm đóng. Sau Hiệp ước Molotov - Ribbentrop năm 1939, ông sang Moskva và nhận lệnh tiếp tục chuẩn bị các vụ phá hoại trong cuộc chiến không thể tránh khỏi với Hitler. Tổ chӭc của Vollveber có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến của Na Uy. Vollveber và nhӳng người của ông quay về Moskva nhӳng năm 1941-1944, đã giúp chúng tôi trong việc chiêu mộ các tù binh Đӭc cho các chiến dịch tình báo của chúng tôi. Sau khi kết thúc chiến tranh Vollveber một thời gian đӭng đầu Bộ An ninh Quốc gia cộng hòa Dân chủ Đӭc. Năm 1958 do mâu thuẫn giӳa ông và Khrusev, Ulbrikht đã gạt Vollveber khỏi chӭc vụ đang nắm giӳ. Chuyện như thế này. Vollveber kể với Xerov, chủ tịch KGB lúc ấy, về các bất đồng ý kiến trong ban lãnh đạo cộng hòa Dân chủ Đӭc, cho rằng đó là thái độ thân phương Tây đối lập với đường lối của phong trào cộng sản quốc tế. Xerov báo với Khrusev về cuộc nói chuyện đó. Còn ông này trong bӳa ăn trưa kèm uống rượu tràn lan, đã nói với Ulbrikht: - Tại sao anh lại có một bộ trưởng an ninh quốc gia đi nói về bất đồng quan điểm trong nội bộ đảng? Đó chính là sӵ tiếp diễn truyền thống của Beria và Merkulov mà Vollveber đã gặp gỡ trong nhӳng năm 40 khi thường sang Moskva. Ulbrikht hiểu cần phải làm gì, và không chậm trễ sa thải Vollveber vì “hành vi chống đảng”, ông mất khi vẫn bị thất sủng, vào nhӳng năm 60. Cuối cùng thiết bị nổ dưới dạng hộp kẹo được chế tạo xong, trong đó cơ chế hẹn giờ không cần khởi động bằng một công tắc đặc biệt. Vụ nổ sẽ diễn ra đúng nӱa giờ sau khi thay đổi vị trí hộp tӯ thẳng đӭng sang nằm ngang. Tôi cần giӳ hộp ở trạng thái thӭ nhất https://thuviensach.vn trong túi áo vét rộng của mình. Được dӵ trù là tôi sẽ chuyển “món quà” này cho Konovalets và rời khỏi địa điểm trước khi quả mìn bắt đầu hoạt động. Spigelglaz đi cùng tôi vào văn phòng của Ejov, người muốn tiếp riêng tôi trước chuyến đi. Khi chúng tôi rời khỏi, Spigelglaz nói: - Trong trường hợp chiến dịch thất bại hoặc có nguy cơ bị bắt, cậu cần hành động như một người đàn ông chân chính, để trong bất cӭ trường hợp nào cũng không rơi vào tay cảnh sát. Thӵc tế đó là mệnh lệnh phải chết. Có ý là tôi phải sӱ dụng đến khẩu súng lục “Valter” mà ông đưa cho tôi. Spigelglaz ở chỗ tôi hơn tám giờ bàn các phương án. Ông cấp cho tôi vé tàu hỏa theo mùa có hiệu lӵc hai tháng trên toàn bộ lãnh thổ Tây Âu, và cũng trao cho tôi hộ chiếu Tiệp Khắc giả và ba nghìn đôla mà thời ấy là một món tiền lớn. Theo lời khuyên của ông, tôi nhất thiết phải thay đổi bề ngoài của mình sau “sӵ rút lui”: mua mũ phớt, áo choàng trong một cӱa hàng gần nhất. Trước hành trình tӯ Murmanxk tôi đọc trong “Sӵ thật”, rằng Xlutsky qua đời đột ngột vì một cơn đau tim. Cái chết của Xlutsky cho đến nay vẫn được tính vào số nhӳng bí mật chưa khám phá dưới thời Stalin và số phận các nhà lãnh đạo NKVD. Xlutsky bị bệnh tim nặng, có lúc ông nằm trên đivăng tiếp khách trong văn phòng mờ tối. Thiết nghĩ, ông đã bị liệt vào số người bị thủ tiêu trong tiến trình thanh trӯng bởi Stalin với lãnh đạo Ủy ban an ninh quốc gia[8] đã làm việc cùng với Ejov. Như đã rõ, tӯ nhӳng cuộc hỏi cung Ejov, việc điều tra chỉ ra rằng Xlutsky bị hại bằng cách tiêm thuốc độc do người phụ trách phòng thí nghiệm chất độc của NKVD Alekhin thӵc hiện. Thế nhưng đối với tôi điều đó là ít có khả năng, cần gì diễn một tấn kịch với mũi tiêm cưỡng chế cho một bệnh nhân đau tim nặng ai cũng biết ngay tại văn phòng thӭ trưởng Bộ Nội vụ Frinovxky, trước một số nhân chӭng. Và, cuối cùng, điều chủ yếu, em trai Xlutsky, cán bộ phòng tác chiến Trại tập trung của NKVD (GULAG), cũng là bệnh nhân tim, đã chết năm 1946 do một cơn đau tim kịch phát trong lúc ăn trưa tại nhà ăn ngay https://thuviensach.vn trước mắt các đồng nghiệp. Vì thế tôi nghi ngờ các lời khai của Ejov, Frinovxky, Alekhin về hoàn cảnh cái chết của Xlutsky được họ đưa ra trong tiến trình điều tra có kèm tra tấn được gọi trong giấy tờ chính thӭc là “các biện pháp tác động thể lӵc” trong nhӳng năm 1938-1940. Tôi kính trọng sâu sắc Xlutsky như một nhà lãnh đạo tình báo giàu kinh nghiệm, về mặt nhân cách đơn thuần, ông luôn luôn chú ý đến tôi và Emma. Con người này có nhiều công lao lớn. Chính ông vào thời của mình đã đánh cắp được ở Thụy Điển bí mật kӻ thuật sản xuất vòng bi cầu. Đối với nền công nghiệp chúng ta điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xlutsky được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ. Cùng với Nicolxky (sau đó đã nổi tiếng với tên là Orlov), trưởng ban tình báo kinh tế, năm 1930 hay 1931 họ đã gặp gỡ ông vua diêm Thụy Điển Ivar Kriuger. Tống tiền ông ta bằng cách là dọa sẽ cho diêm rẻ tràn ngập thị trường phương Tây, họ đòi cho chính phủ Xô viết một khoản chuyển nhượng là ba trăm nghìn đôla Mӻ. Thủ đoạn thành công, và đã nhận được tiền. Tôi nghiên cӭu một cách chăm chú nhất một lộ trình có thể tháo chạy tại các thành phố, nơi có thể diễn ra cuộc gặp gỡ giӳa tôi và Konovalets. Đối với mỗi thành phố tôi có một kế hoạch chi tiết. Thế nhưng trước chuyến đi cuối cùng gặp Konovalets đã nảy ra nhӳng vấn đề bất ngờ. Đáp lại hồi chuông của tôi tӯ Na Uy hắn bỗng đề nghị để chúng tôi gặp nhau ở Kile (nước Đӭc) hoặc hay hơn là tôi bay đến gặp hắn ở Italia trên máy bay Đӭc mà hắn sẽ phái đến đón tôi. Tôi trả lời là tôi không chủ động thời gian: dù thuyền trưởng là thành viên tổ chӭc Ucraina, nhưng lần này tôi không thể rời tàu quá 5 giờ. Lúc đó chúng tôi thỏa thuận là sẽ gặp nhau tại Rotterdam, ở hiệu ăn “Atlanta” nằm không xa bưu điện trung tâm, tất thẩy chỉ mất mười phút đi bộ tӯ nhà ga xe lӱa. Trước khi lên bờ ở Rotterdam, tôi nói với thuyền trưởng, người đã nhận chỉ thị thӵc hiện tất cả mọi điều hành của tôi, rằng nếu tôi không quay về tàu lúc bốn giờ chiều, ông ta cần cho tàu rời đi không có tôi. Timaskov, người chế tạo thiết bị nổ, tháp tùng tôi trong chuyến đi này và lắp ngòi nổ mười phút trước khi tôi rời tàu. Còn ông ta thì ở lại trên tàu. (Sau này Timaskov trở thành trưởng phòng kӻ thuật tác chiến, chính ông đã thiết kế ra https://thuviensach.vn mìn tӯ trường. Wilhelm Kube thống đốc người Đӭc của Beloruxia chết bởi loại mìn đó năm 1943. Sau chiến tranh thế giới thӭ hai ông là cố vấn của du kích quân Hi Lạp trong thời gian nội chiến.) Ngày 23-5-1938, sau cơn mưa thời tiết ấm áp và rӵc nắng. Mười hai giờ kém mười. Khi dạo trong ngõ gần hiệu ăn “Atlanta”, tôi nhìn thấy Konovalets ngồi bên bàn cạnh cӱa sổ chờ tôi đến. Lần này hắn đi một mình. Tôi bước vào nhà hàng, ngồi xuống cạnh hắn, và sau cuộc nói chuyện ngắn chúng tôi hẹn lại gặp nhau ở trung tâm Rotterdam lúc 17 giờ. Tôi trao cho hắn món quà, hộp kẹo sôcôla, và nói rằng tôi cần quay về tàu. Rời đi, tôi đặt cái hộp trên bàn bên cạnh hắn. Chúng tôi bắt tay nhau, và tôi đi ra, cố kìm cái mong muốn bản năng là bỏ chạy ngay tӭc khắc. Tôi nhớ khi ra khỏi hiệu ăn, tôi ngoặt sang phải vào một hẻm phố mà dọc hai bên có vô số cӱa hàng. Ngay trong cӱa hàng đầu tiên bán quần áo nam, tôi đã mua một cái mũ phớt và chiếc áo khoác màu sáng. Ra khỏi cӱa hàng, tôi nghe một âm thanh như tiếng nổ lốp xe. Mọi người quanh tôi chạy về phía hiệu ăn. Tôi vội vã ra ga, ngồi ngay lên chuyến tàu đầu tiên đi sang Paris nơi buổi sáng trong metro nhất thiết có người tôi quen biết phải đón tôi. Để đội phục vụ tàu không nhớ được tôi, tôi đã xuống một ga cách Rotterdam một giờ tàu chạy, ở nơi gần biên giới Bỉ, tôi gọi bӳa trưa trong một hiệu ăn địa phương, nhưng không thể chạm đến thӭc ăn vì đầu đau khủng khiếp. Tôi vượt biên giới bằng taxi - lính biên phòng không để ý một chút nào đến hộ chiếu Tiệp của tôi. Cũng trên chiếc taxi đó tôi đi đến Brussels, nơi tôi phát hiện ra là đoàn tàu đi Paris vӯa rời khỏi. Cũng may, chuyến tiếp theo xuất phát khá nhanh, và đến tối tôi đã ở Paris. Mọi sӵ qua đi không chút sơ sẩy. Tôi nhớ, ở Paris tại quầy đổi ngoại tệ trong khu vӵc ga, tôi đã bị đánh lӯa khi đổi một trăm đôla. Tôi cho rằng tôi không nên dӯng lại trong khách sạn để khỏi phải qua đăng ký: Con dấu Hà Lan trong hộ chiếu tôi được đóng khi qua biên giới, có thể làm cảnh sát để ý. Cơ quan phản gián chắc chắn sẽ kiểm tra tất cả nhӳng ai tӯ Hà Lan vào Pháp. Tôi qua buổi tối khi dạo trên các đại lộ quây quanh trung tâm Paris. Để giết thì giờ, tôi vào rạp chiếu phim. Sáng sớm, sau nhiều https://thuviensach.vn giờ đi bộ, tôi ghé vào hiệu cắt tóc cạo râu và gội đầu. Sau đó tôi vội vã đến điểm hẹn quy ước tӯ trước để có mặt tại bến metro lúc mười giờ sáng. Khi tôi bước ra đường ke, thì lập tӭc trông thấy nhân viên tình báo của chúng tôi Agaiants, bí thư thӭ ba của sӭ quán Liên Xô ở Paris. Ông ta đã bỏ đi, nhưng nhận ra tôi, lập tӭc quay lại và ra hiệu đi theo ông. Chúng tôi bắt taxi đến rӯng Boulogne nơi chúng tôi ăn sáng và tôi trao cho ông ta khẩu súng ngắn của mình và một mẩu giấy nhỏ mà nội dung cần chuyển về Moskva bằng mật mã. Mẩu thư viết: “Quà đã tặng. Gói hàng hiện giờ tại Paris, còn lốp chiếc ôtô tôi đi du lịch đã nổ trong khi tôi đi dạo các cӱa hàng”. Không có khái niệm gì về nhiệm vụ của tôi, Agaiants dẫn tôi đến địa chỉ mật ở rìa Paris nơi tôi ở lại suốt hai tuần. Trên báo không có lấy một dòng về sӵ cố ở Rotterdam. Thế nhưng các báo Nga lưu vong viết tràn về số phận tương lai của Ejov: theo ý họ, ông ta đã bị phán quyết như nạn nhân tiếp theo của chiến dịch thanh trӯng. Đọc điều đó, tôi không thể không cười thầm: “Thӵc ngây ngô làm sao. Tất thẩy mới hai tháng trước đây con người này vӯa chúc tôi thành công trong việc thi hành nhiệm vụ, và thêm nӳa, tӵ tôi thấy đồng chí Stalin hoàn toàn tin cậy ông ta”. Tӯ Paris theo các giấy tờ Ba Lan giả tôi đi ô tô và tàu hỏa sang Barcelona. Báo chí địa phương đưa tin về sӵ cố lạ lùng ở Rotterdam, nơi tên thủ lĩnh phái dân tộc chủ nghĩa Ucraina Konovalets đi du lịch với hộ chiếu giả, đã chết trong vụ nổ trên đường phố. Trong các bản tin của báo được nêu ba giả thuyết: ông ta bị giết, hoặc bởi nhӳng người bolsevich, hoặc tập đoàn Ucraina cạnh tranh, hoặc, cuối cùng, nhӳng người Ba Lan đã thủ tiêu ông ta - để trả thù cho cái chết của tướng Peratsky. Số phận cũng sắp đặt để Baranovxky, tӯ Đӭc đến Rotterdam gặp Konovalets một giờ sau vụ nổ, đã bị bắt bởi cảnh sát Hà Lan vốn nghi ngờ y trong vụ ám sát này, nhưng khi người ta đưa y đến quân y viện và chỉ thi thể người chết, y kêu lên: “Ôi lãnh tụ của tôi!” - điều đó, cùng với vé tàu hỏa, là đủ để thuyết phục cảnh sát trong sӵ vô tội hoàn toàn của y. https://thuviensach.vn Ngày hôm sau vụ nổ, cảnh sát Hà Lan có Baranovxky đi kèm đã tiến hành kiểm tra nhân viên tất cả các tàu Xô viết đang đậu ở cảng Rotterdam. Chúng tìm kiếm người được chụp trên tấm ảnh mà chúng có trong tay. Đó chính là tấm ảnh tay thợ ảnh rong ở Berlin chụp. Baranovxky biết rõ rằng Konovalets định gặp người đưa tin - điện báo viên sẽ đến Tây Âu tӯ một con tàu Liên Xô. Thế nhưng y hoàn toàn không tin chắc rằng đó chính là tôi. Cảnh sát Hà Lan biết về cú điện thoại gọi Konovalets tӯ Na Uy và, lẽ tӵ nhiên, nghi ngờ rằng điệp viên đã gọi cho hắn. Thӵc ra, không ai biết chắc, ai là người Konovalets gặp vào cái ngày đen đủi đó. Khi xảy ra vụ nổ trên đường, không có ai bên cạnh hắn cả. Nhân thân của hắn vẫn không được cảnh sát Hà Lan làm sáng tỏ cho tới tận đêm khuya khi con tàu “Silca” của tôi tӯ lâu đã rời bến cảng Rotterdam. Cái chết của Konovalets gây nên sӵ chia rẽ trong OUN. Số phận nhӳng tên cầm đầu OUN làm việc thời Konovalets, thành ra bi kịch trong nhӳng năm 1939-1945. Trong tiến trình tranh giành quyền lӵc nội bộ OUN giӳa Bandera được Đӭc giải thoát năm 1939, và Melnikov, kẻ thӯa kế chính thӭc của Konovalets, nhӳng tay súng và chiến hӳu lӯng danh của Konovalets đã chết. Quân Bandera bắn chết Baranovxky, Xtsiborxky, Xusko ở Jưtomir và Lơvov vào nhӳng năm 1942-1943. Tay súng Lemec bị chúng tiêu diệt ở Poltava năm 1942. Ở Tây ban Nha tôi dӯng lại ba tuần như một lính tình nguyện Ba Lan trong thành phần đơn vị du kích quốc tế thuộc quân đội cộng hòa do NKVD lãnh đạo. https://thuviensach.vn CHƯƠNG 2 Ở TÂY BAN NHA Trong thời gian đến Barcelona lần đầu tiên tôi gặp Ramon Marcader del Rio (Hernandez), một trung úy trẻ măng vӯa mới trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ du kích trong hậu phương quân Franko. Một chàng trai quyến rũ - hồi ấy anh mới hai mươi tuổi. Anh trai của anh, theo người ta kể, đã hy sinh anh dũng trong chiến đấu: buộc lӵu đạn quanh mình, anh lao vào chiếc xe tăng Đӭc đang vượt tới vị trí của nhӳng người cộng hòa. Bà mẹ Karinad của họ cũng có uy tín lớn trong đội du kích bí mật của nhӳng người cộng hòa khi thể hiện lòng dũng cảm diệu kỳ trong các cuộc tác chiến. Ngay lúc đó tôi đã không hề nghi ngờ rằng một tương lai như thế nào được chuẩn bị sẵn cho Mercader: đúng anh ta đã được lӵa chọn để thủ tiêu Trotsky, thêm nӳa, chiến dịch này lại do chính tôi phụ trách. Trong suốt nhӳng năm 1936-1939, thӵc chất ở Tây Ban Nha diễn ra không phải một mà là hai cuộc chiến tranh, cả hai đều là sinh tӱ. Trong một cuộc chiến bùng lên giӳa các lӵc lượng dân tộc chủ nghĩa do Franko lãnh đạo, kẻ được Hitler trợ giúp, và lӵc lượng nhӳng người cộng hòa Tây Ban Nha được Liên Xô ủng hộ. Cuộc chiến thӭ hai, hoàn toàn riêng biệt diễn ra trong nội bộ phái cộng hòa. Một phía, Stalin ở Liên Xô, còn phía khác - Trotsky, đang lưu vong: cả hai đều muốn xuất hiện trước thế giới với tư cách người cӭu rỗi và bảo đảm sӵ nghiệp của phái cộng hòa và giành quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chống phát xít của Tây Ban Nha. Chúng tôi cӱ sang Tây Ban Nha cả nhӳng chiến sĩ tác chiến trẻ, thiếu kinh nghiệm lẫn các nhà chuyên nghiệp. Đất nước này trở thành một loại khu vӵc để thӱ và nghiên cӭu các chiến dịch tình báo và quân sӵ tương lai của chúng tôi. Nhiều bước tiếp theo của tình báo Liên Xô dӵa trên các mối tiếp xúc được xác lập ở Tây Ban Nha và trên nhӳng kết luận mà chúng tôi rút ra được tӯ kinh nghiệm Tây Ban Nha của mình. Phải, nhӳng người cộng hòa ở Tây Ban Nha đã thất bại, nhưng nhӳng người làm việc cho Liên Xô, đã trở thành nhӳng đồng minh tin cậy của chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống https://thuviensach.vn chủ nghĩa phát xít. Khi cuộc nội chiến ở nước này kết thúc, đã trở nên rõ ràng: không còn chỗ cho Trotsky. 1. N. Eitingon - nhà lãnh đạo tình báo bí mật Xô viết Chính ở Tây Ban Nha diễn ra cuộc gặp gỡ mới giӳa tôi và Eitingon, một trong nhӳng nhà lãnh đạo sáng giá của tình báo Xô viết vào nhӳng năm 20-50. Tôi làm quen với ông 5 năm về trước, khi ông phụ trách Ban 1 (tình báo mật) của Cục đối ngoại. (Vào nhӳng năm 20-30 Eitingon lãnh đạo việc thành lập mạng điệp viên ở nước ngoài, không liên quan với các đại diện chính thӭc của các tổ chӭc Xô viết ở ngoài nước). Ở Tây Ban Nha, Eitingon, thiếu tá an ninh quốc gia (trước năm 1945 trong các tổ chӭc an ninh quốc gia Xô viết có hệ thống quân hàm khác biệt với Hồng quân. Quân hàm thiếu tá (một sao trên lon) gần như tương ӭng với chӭc vụ chỉ huy trưởng binh đoàn. Nó thấp hơn hàm “chính ủy an ninh quốc gia” mà sau này được đặt ngang với cấp bậc “thiếu tướng”), chịu trách nhiệm tiến hành các chiến dịch du kích trong hậu phương bọn Franko và cấy điệp viên vào đầu não của phong trào phát xít. Biệt danh của ông ở Tây Ban Nha là “Tướng Kotov”, còn ở Trung tâm ông có các tên là “Tom” và “Pier”. Chính Eitingon, khi thi hành các chỉ dẫn của Trung tâm, đã tổ chӭc việc trở về Moskva của tôi năm 1938. Ông tiễn tôi đến Havre và xếp lên boong một tàu thủy Xô viết. Đến giờ tôi vẫn nhớ trông ông như thế nào: nhìn ông ta nghĩ rằng đó là một tay buôn hàng trong người Pháp bình thường - không cà vạt, cái mũ kếp cố định mà ông đội cả khi nóng bӭc. Naum Ixaakovich Eitingon sinh tháng 12-1899 tại Beloruxia, ở thành phố Sklov không xa Gomel quê hương vợ tôi. Ở Lubianka và trong giới bạn bè mọi người gọi ông là Leonid Alexadrovich, bởi vì vào nhӳng năm 20 các cán bộ Treka người Do Thái lấy cho mình tên Nga để không gây chú ý của các chỉ điểm viên và người cung cấp tin tӯ giới qúy tộc và cӵu sĩ quan, cũng như của các đồng nghiệp mà họ cùng làm việc. https://thuviensach.vn Gia đình Eitingon thuộc tầng lớp nghèo nhất của xã hội, thế nhưng ở châu Âu và ở Mӻ, họ có nhӳng người họ hàng khá giàu có. Eitingon gia nhập hàng ngũ đảng Eser năm 1917. Một năm sau, ông tham gia Hồng quân và nhanh chóng được chuyển sang làm việc ở Treka. Năm 1919 ông được cӱ làm phó chủ tịch Treka tỉnh Gomel. Ông ly khai đảng Eser và nhập vào với nhӳng người bolsevich năm 1920. Đường công danh của Eitingon bắt đầu khi ông tham gia tích cӵc vào việc dẹp loạn các sĩ quan Bạch vệ ở Gomel vào thời gian chúng tạm thời chiếm được thành phố không lâu. Dzerjinxky nhận ra chàng Treka trẻ và cӱ ông lãnh đạo Treka tại Baskiria để trấn áp bọn cướp. Ở đấy trong trận chiến với bọn kẻ cướp địa phương ông bị thương vào chân và sau này thường than vãn với tôi là đau chân. Năm 1921 ông được chuyển về Moskva vào Học viện quân sӵ, nơi ông đã học cùng với các nhà chỉ huy quân sӵ nổi tiếng tương lai. Tôi nhớ ông đã cho tôi xem tấm ảnh chụp ông với Truicov, sau này là nguyên soái, người bảo vệ Stalingrad. Khi tốt nghiệp Học viện quân sӵ Eitingon được phái đi công tác tại Cục đối ngoại của OGPU[2]. Họ hàng ông ở châu Âu tӯ chối thӵc hiện yêu cầu của ông gӱi nhӳng giới thiệu, giấy tờ, tiền cần thiết cho chuyến đi sang Tây Âu. Mà đó có thể là cái ô công khai cho ông trong tác chiến. Kết quả là Eitingon được cӱ sang Trung Quốc với tư cách đại diện OGPU: thoạt đầu ở Thượng Hải tại đấy ông làm việc cùng với mạng lưới của Tổng cục tình báo của Hồng quân, đồng thời là một trong nhӳng điệp viện của Richard Sorger, sau đó ở Bắc Kinh và Kharbin. Eitingon đã tìm cách giải phóng được một nhóm tù binh Xô viết bị bọn Quốc dân đảng Trung Hoa bắt ở Mãn Châu Lý. Ông cũng tiến hành thành công như thế một chiến dịch khác, chặn được mưu toan của điệp viên Tưởng Giới Thạch chiếm lãnh sӵ quán Xô viết ở Thượng Hải. Sau vụ đó ông được gọi về Moskva. Một thời gian ngắn, năm 1930 Eitingon trở thành phó của Xerebriaxky, chỉ huy Nhóm đặc biệt trӵc thuộc chủ tịch OGPU. Trung tâm tình báo độc lập không phụ thuộc Cục đối ngoại này được thành https://thuviensach.vn lập bởi Menjinxky, người kế tục Dzerjinxky năm 1926 như một cơ quan tình báo song song để cắm sâu hệ thống điệp viên vào các cơ sở có tính chất quân sӵ chiến lược và chuẩn bị các chiến dịch phá hoại ở Tây Âu và Nhật Bản trong trường hợp chiến tranh. Với mục đích này Eitingon tӯ Trung Quốc sang Mӻ (California) để tổ chӭc ở đấy mạng lưới điệp viên. Năm 1932 Eitingon được điều về Cục đối ngoại do Artuzov lãnh đạo, sau đó là Xlutsky, với tư cách là trưởng ban điều phối công việc các cơ sở điệp viên mật. Đồng thời với việc đó ông chịu trách nhiệm cả việc chuẩn bị các hộ chiếu giả cho nhӳng chiến dịch bí mật ở nước ngoài. Khi lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau ở Moskva năm 1933, tôi là thanh tra mới trong phòng cán bộ. Thời ấy chúng tôi chưa thật gần gũi, bởi ông giӳ một chӭc vụ cao hơn nhiều so với tôi. Trong ông tôi thấy một nhà lãnh đạo tình báo đầy kinh nghiệm được kính trọng vì nhӳng thành tích trong công tác và nghiệp vụ, vì thế ông được giao làm việc với các điệp viên ngầm - điều thiêng liêng nhất trong sӵ nghiệp của chúng tôi. Vào nhӳng năm ấy công việc này được xem có ý nghĩa quan trọng nhất, bởi nhẽ hệ thống điệp viên dưới vỏ bọc ngoại giao của chúng ta tương đối ít. Chúng tôi cố để các điệp viên trong trường hợp bị lộ không thể dẫn các cơ quan đặc biệt phương Tây đến các cơ quan đại diện Xô viết ở quốc ngoại. Khuôn mặt đẹp của Eitingon và cặp mắt xám sống động của ông cӭ tỏa tràn trí tuệ, ánh mắt xuyên thấu, tóc dày và đen như than, vết sẹo dưới cằm còn lại sau vụ va quệt ô tô (số đông mọi người tưởng nó là vết thương chiến đấu), - tất cả điều đó tạo cho ông dáng vẻ của một người phong trần. Ông đúng là làm mê hoặc lòng người, trích dẫn thuộc lòng thơ Puskin, nhưng vũ khí chính của ông là châm biếm và hài hước. Ông uống ít - một ly cônhắc là đủ cho ông cả tối. Tôi lập tӭc chú ý tới điều là con người này không hề giống một tay bảo thủ cao cấp chán ngắt. Sӵ thờ ơ hoàn toàn đối với tiền bạc và tiện nghi trong sinh hoạt của Eitingon đơn giản thӵc là đáng kinh ngạc. Chưa bao giờ ông có tiền tiết kiệm, và thậm chí bài trí trong căn hộ cũng là của nhà nước. https://thuviensach.vn Tôi nhớ có lần đem đến cho ông hồ sơ cá nhân của một chiến sĩ Treka trẻ phục vụ gần biên giới Ba Lan, với đề nghị có thể chuyển anh ta sang làm việc với tư cách một cán bộ của ban do Eitingon lãnh đạo. Trong hồ sơ có thư của phó phụ trách GPU Ucraina, giới thiệu anh ta để phục vụ tại Ba Lan không xa với địa điểm anh ta đã sống và làm việc. Eitingon không muốn cӱ chàng trai này sang Ba Lan, cạnh biên giới, nơi người ta có thể nhận ra anh ta. Tôi cho rằng vấn đề này đã khép lại và ông không muốn để người ta làm ông phải lo lắng về việc sắp xếp cho người đó. Nhưng bất ngờ, tӵ Eitingon gọi điện thoại cho Minxker, phụ trách Ban Viễn Đông, và đề nghị ông ta nhận tay cán bộ này vào làm việc. 2. Các hoạt động tình báo ở Tây Ban Nha những năm 1936- 1939 Tên tuổi Eitingon ở Tây Ban Nha gắn liền một loạt việc kín của các hành động đối ngoại quan trọng nhất của ban lãnh đạo Xô viết trong nội chiến. Ông đã lôi kéo được một trong nhӳng người sáng lập đảng Falange phát xít Ferdinando de Kuest cộng tác. Ông ta, thủ lĩnh duy nhất của bọn phát xít tӯ số nhӳng kẻ bị phái cộng hòa bắt làm tù binh, được giӳ mạng sống. Thông qua điệp viên ngầm của ta “Iuzic” (Grigulievich) với sӵ giúp đỡ của de Kuest đã bảo đảm được kênh bí mật thương thuyết với Franko. Sau đó de Kuest được trao đổi để lấy nhӳng người phái cộng hòa quan trọng vào năm 1938. Tiếc rằng thông qua ông ta cuộc trung gian bí mật đã không thỏa thuận được về thỏa hiệp hòa bình cho cuộc nội chiến sau thất bại của quân đoàn thám sát Italia trong nhӳng trận đánh gần Gvadelakhara tháng 3-1937. Thế nhưng, theo nhӳng giới thiệu của Kuest, đã tiếp cận được một loạt quan chӭc cao cấp tӯ giới thân cận của Franko và ép họ cộng tác với tình báo Xô viết. Eitingon cũng tiến hành do thám sâu trong hậu phương các đơn vị phát xít trên chiến trường Aragon. Cú đánh bất thần của nhӳng người cộng hòa trong trận chiến trên sông Ebro năm 1938 dù là kìm giӳ chân được các đơn vị của Franko, nhưng không thay đổi được sӵ phát triển bất lợi chung của tình hình quân sӵ. https://thuviensach.vn Nhӳng cuộc thương thuyết bí mật được tiến hành dưới sӵ giám sát của Eitingon với một trong số người sáng lập ĐCS Tây Ban Nha Jesus Hernández - bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ cộng hòa. Thời lưu vong ở Mexico ông có quan hệ gay gắt với Dolores Ibarruri và H. Dias ở Moskva. Các cố gắng của Eitingon bằng thư riêng với “Pedro” đã không thành công. Ở Moskva, Hernández bị tuyên bố là gián điệp và kẻ chia rẽ, “tay sai của Tito”. Buổi gặp gỡ tiếp theo của chúng tôi là ở Tây Ban Nha, nơi tӯ đó ông bí mật chuyển tôi sang Pháp năm 1938 sau việc thủ tiêu Konovalets. Người ta phái Eitingon sang Tây Ban Nha hai năm trước đó với tư cách phó đại diện chịu trách nhiệm các chiến dịch du kích, bao gồm cả phá hoại các đường sắt và sân bay. Sau khi Nicolxky, đại diện ở Tây Ban Nha (dưới tên Alexandr Orlov) biến mất vào tháng 6-1938, Eitingon trở thành trưởng nhóm tình báo. Tôi đánh giá cao nghệ thuật thích ӭng với các điều kiện địa phương của ông. Năm 1939, Franko đã giành chiến thắng và Eitingon dời sang Pháp nơi mấy tháng sau ông tổ chӭc và hồi phục lại tất cả nhӳng gì còn lại tӯ mạng lưới điệp viên của ông, và giӳ mối liên hệ với Berges - một trong số thành viên nhóm Cambrige có mật danh “Cô gái”. Sau đó Berges được chuyển nối liên lạc cho Gorxky - trưởng nhóm NKVD ở Anh. Áng chӯng cũng thời gian đó Eitingon lôi kéo được người cháu của thủ lĩnh đảng phát xít Tây Ban Nha Primo de Riverk, bạn của Hitler. Đến 1942 ông ta là nguồn thông tin quan trọng về các kế hoạch của Franko và Hitler. Năm 1938 Trung tâm đã nổi giận vì vụ chạy trốn của Orlov, trưởng nhóm tình báo ở Tây Ban Nha. Rất chóng chúng tôi biết rằng ông ta bỏ chạy vì sợ bị bắt. Thế nhưng Eitingon đề nghị, bất chấp sӵ phản bội của Orlov, tiếp tục các tiếp xúc với nhóm Cambrige, bởi Orlov, đang sống ở Mӻ, không thể khai ra các mối liên hệ của mình vì nguy hiểm về mặt tư pháp. Năm 1934-1935 Orlov sống ở Anh với hộ chiếu Mӻ giả, vì thế nếu phản gián Mӻ kiểm tra nhóm Cambrige, thì Orlov không thể nhận được quốc tịch Mӻ và hẳn đã bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. Hơn nӳa, hẳn đã lộ ra nhӳng sӵ kiện không mong muốn đối với ông ta: https://thuviensach.vn các chiến dịch khủng bố dưới sӵ lãnh đạo hoặc sӵ tham gia của ông ta chống lại Trotsky và các điệp viên NKVD bị tình nghi là hai mang ở Tây Ban Nha. Năm 1941 Eitingon được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ và ở lại đấy gần cả năm 1942 dưới tên gọi Leonid Naumov. Ở đấy ông chuẩn bị việc ám sát Frank von Papen, đại sӭ Đӭc lúc đó tại Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tin đồn, von Papen sẽ đӭng đầu chính phủ Đӭc trong trường hợp các tướng của đế chế ép được Hitler rời khỏi chính quyền. Điều đó mở đường tới thỏa hiệp hòa bình riêng rẽ giӳa Đӭc, Anh và Mӻ. Mưu đồ ám sát không thành - điệp viên người Bungari bị kích động, và quả bom đã nổ trước hạn trên tay anh ta. Kết quả là tӵ anh hy sinh, còn von Papen chỉ bị mấy vết xước nhẹ. Vào nhӳng năm cuối đời Eitingon cưới Puzưreva, nӳ cán bộ KGB duy nhất được tặng thưởng Huân chương nước Anh. Eitingon lần thӭ hai bị bắt cùng với tôi trong làn sóng tiếp sau việc gạt bỏ Beria khỏi quyền lӵc năm 1953, và chỉ được tha năm 1964. Eitingon mất năm 1981, khi vẫn chưa được minh oan - chính thӭc ông được xem là một tội phạm được phóng thích mà thôi. Chỉ đến tháng 4 năm 1992 gia đình mới nhận được chӭng chỉ về sӵ minh oan cho ông sau khi chết. Leonid là một nhân cách tài năng thật sӵ và nếu không trở thành nhà tình báo, hẳn ông đã thành công trên cương vị quan chӭc nhà nước hoặc trong khoa học. Cho đến giờ trong trí nhớ tôi vẫn sống động câu đùa: “Với hệ thống của chúng ta chỉ có một khả năng bảo đảm không kết thúc nhӳng ngày tháng của mình trong tù: Cần không là người Do Thái hoặc tướng an ninh quốc gia”. Năm 1992 con gái Eitingon Xvetlana gọi điện thoại cho tôi và đề nghị tiếp bà họ hàng xa của cô tӯ Anh mới đến Moskva thu thập tài liệu cho cuốn sách về Eitingon. Trong thời gian gặp nhau vào tháng 5-1992 tôi biết tӯ cô rằng “gia tộc” Eitingon có thể tìm được ở Beloruxia, Moskva, New York và Laixich. Thế nhưng nhӳng người họ hàng đã chuyển tӯ châu Âu sang Mӻ và có nhӳng ưu đãi đặc biệt về buôn bán da thuộc tӯ Liên Xô, đã không đóng một vai trò gì trong https://thuviensach.vn sӵ thành đạt của Eitingon, và ông không giӳ các mối liên hệ với họ thậm chí cả sau khi được tha khỏi nhà tù Vladimir. Nhӳng thông tin xuất hiện trước đấy tại phương Tây trong đó Eitingon được gán cho vai trò quan trọng trong việc tiến hành chiến dịch bắt cóc tên tướng Miller, lãnh đạo ROVX (Hiệp hội chiến binh Nga) năm 1937 tại Paris, không đúng với thӵc tế. Y bị bắt cóc với sӵ tham gia của tướng Xcoblin (mật danh “Điền chủ”) di tản sang Paris hoạt động dưới sӵ chỉ đạo trӵc tiếp của Spigelglaz. Xcoblin dụ được Miller đến điểm hẹn của NKVD nơi có vẻ như y sẽ gặp các sĩ quan tình báo Đӭc. Ở đấy y bị tóm. Nhân sӵ biến mất của Miller, chính quyền Pháp đã phản đối cương quyết với đại sӭ Xô viết ở Pháp, cӭ khăng khăng rằng trong thӵc tế tên tướng kia bị bắt cóc và bị đưa lên tàu thủy Liên Xô. Họ thậm chí dọa phái chiến hạm của mình để bắt giӳ con tàu Xô viết trên biển. Đại sӭ Liên Xô Xurets cӵc lӵc bác bỏ tất cả mọi lời buộc tội, cảnh báo người Pháp rằng họ sẽ chịu trách nhiệm, nếu tàu Xô viết bị họ dӯng và khám xét trên lãnh hải quốc tế. Trong bất cӭ trường hợp nào, theo lời ông, dù sao cũng sẽ không tìm ra tướng Miller ở đấy. Kết quả là tàu thủy Xô viết không bị chặn giӳ và thuận buồm xuôi gió trải qua quãng đường tӯ Havre về Leningrad. Miller bị đưa về Moskva, nơi người ta hỏi cung y, y khước tӯ viết lời hiệu triệu cho bọn bạch vệ lưu vong ngӯng đấu tranh chống chính quyền Xô viết, y bị xét xӱ và bị bắn năm 1939 tại Lubianka. Việc bắt cóc y gây nên nhiều tai tiếng vào thời ấy. Vô hiệu hoá được tên tướng này dẫn tới sӵ đổ vỡ toàn bộ tổ chӭc các cӵu sĩ quan Sa hoàng, cắt đӭt các kế hoạch của chúng hợp tác với người Đӭc trong cuộc chiến tranh chống Liên Xô. Xcoblin trốn tӯ Paris sang Tây Ban Nha bằng máy bay do Orlov đặt cho (khi năm 1938 Orlov bỏ chạy, ông ta vẫn giӳ chiếc nhẫn vàng của Xcoblin như chӭng cớ về sӵ liên quan của mình đối với vụ việc này). Xcoblin đã hy sinh trong một trận tấn công Barcelona bằng máy bay trong thời nội chiến ở Tây Ban Nha. Vợ ông là ca sĩ Nga nổi tiếng Hadejda Plevitskaia, giӳ mối liên hệ với NKVD. Bà không ngờ rằng Spigelglaz lãnh đạo chiến dịch bắt Miller, và coi ông là bạn của chồng mình. Bà chỉ biết rằng Spigelglaz (“Duglax”) có liên hệ với các đại diện Xô viết và giúp đỡ họ về mặt vật chất. Bà bị bắt https://thuviensach.vn ở Pháp vì sӵ đồng lõa trong vụ bắt cóc Miller và người ta kết án bà hai mươi năm làm việc khổ sai. Bà chết trong tù năm 1944. Nếu Xcoblin chỉ huy chiến dịch này, như một số nhà “am hiểu” lịch sӱ của tình báo chúng ta viết, với việc bọn Đӭc biết, thì hẳn chúng đã tha bà, hoặc ít nhất, người Đӭc nhất thiết đã cố lợi dụng bà để lần ra mối liên hệ của tình báo Liên Xô tại Pháp. 3. Gặp Beria Nhưng chúng ta cùng quay lại các sӵ kiện năm 1938. Nhận được thư của tôi tӯ Paris về thành công của chiến dịch thủ tiêu Konovalets, Spigelglaz gọi vợ tôi đến gặp và nói: “Andrei (mật danh của tôi) đã an toàn. Cậu ấy thấy người ta đổ xô như thế nào đến nơi đó, và cậu ấy rõ tất cả. Bởi ở Tây Âu không ai chạy đi chỉ là để xem một cái lốp xe ôtô nổ gần đó”. Tháng 7-1938 chiếc tàu thủy mà tôi có mặt trên đó cập cảng Leningrad. Tôi lập tӭc đi chuyến tàu đêm về Moskva. Đón tôi trên ga là Paxxov vӯa được cӱ thay Xlutsky, Spigelglaz và vợ tôi. Cần phải nói hay không, tôi hạnh phúc như thế nào khi quay về Moskva với công việc cũ. Tôi cho rằng vụ ám sát Konovalets thành công tӯ tất cả mọi phương diện và tӵ hào rằng trong vụ nổ, nhӳng người vô tội đã không bị hại. Cả Abwehr lẫn tổ chӭc dân tộc chủ nghĩa Ucraina đều không có chӭng cӭ để khám phá nguyên nhân đích thӵc về cái chết của Konovalets. Tất nhiên, chúng có thể nghi ngờ người đưa tin hoặc liên lạc viên đến gặp y ở Rotterdam, nhưng trong tay chúng không có chӭng cớ nào cả. Sáng sớm ngày hôm sau tôi được gọi tới chỗ Beria, lãnh đạo mới của Tổng cục an ninh quốc gia NKVD, phó thӭ nhất của Ejov. Trước đó tôi chỉ biết về Beria là ông ta lãnh đạo GPU Gruzia vào nhӳng năm 20, sau nӳa trở thành bí thư BCHTƯ ĐCS Gruzia. Paxxov, người thay Xlutsky trên cương vị trưởng Cục đối ngoại, đưa tôi vào văn phòng của Beria, cạnh phòng tiếp khách của Ejov. Buổi gặp gỡ đầu tiên của tôi và Beria, hình như kéo dài gần bốn giờ. Suốt thời gian ấy Paxxov giӳ im lặng. Beria hỏi tôi hết câu này sang câu khác, mong biết về tất cả mọi chi tiết của chiến dịch chống Konovalets và về OUN tӯ khởi đầu sӵ hoạt động của nó. https://thuviensach.vn Sau một giờ Beria bảo Paxxov đem lại cặp hồ sơ “Đặt cược” nơi lưu giӳ tất cả các chi tiết về chiến dịch này. Tӯ các câu hỏi của Beria tôi hiểu đó là một người uyên thâm trong các vấn đề tình báo và phá hoại. Sau đó tôi hiểu ra: Beria hỏi để hiểu rõ hơn, bằng cách nào tôi đã có thể hòa nhập vào cuộc sống phương Tây. Gây cho Beria ấn tượng đặc biệt là thủ tục thoạt đầu khá đơn giản việc mua vé tàu hỏa theo mùa cho phép tôi chu du không bị cản trở khắp toàn bộ Tây Âu. Tôi nhớ, ông quan tâm đến qui định bán vé tàu hỏa cho hành khách trên các tuyến nội địa và các tuyến nước ngoài. Tại Hà Lan, Bỉ và Pháp các hành khách đi sang nước khác, tӯng người một đi lại gần quầy - chỉ sau tiếng chuông của người trӵc. Chúng tôi ӭc đoán rằng điều đó được làm với mục đích cho phép người bán vé nhớ tốt hơn nhӳng ai đã mua vé. Tiếp theo Beria quan tâm tôi có để ý hay không đến số lối ra, kể cả cӱa dӵ phòng tại phòng hẹn kín nằm ở ngoại ô Paris. Ông khá ngạc nhiên là tôi đã không làm điều ấy bởi vì quá mệt mỏi. Tӯ đó tôi kết luận rằng Beria có kinh nghiệm hoạt động bí mật tích luӻ được trong Treka Ngoại Kavkaz. Vẫn nhớ, ông mặc chiếc áo vét khá giản dị. Tôi cảm thấy kỳ lạ là ông không có cà vạt, còn ống tay áo sơ mi, chất lượng khá tốt, được xắn lên. Tình huống đó buộc tôi cảm thấy có phần khó xӱ, bởi trên người tôi là bộ trang phục may khéo tuyệt vời: trong thời gian ngắn ở Paris tôi đã đặt ba bộ comple theo mốt, áo bành tô, cũng như mấy chiếc sơ mi và cà vạt. Thợ may lấy kích cỡ, còn Agaiants ghé qua lấy đồ và gӱi chúng về Moskva bằng đường ngoại giao. Beria quan tâm nhiều đến đội du kích phá hoại đặt cơ sở tại Barcelona. Ông ta biết riêng Vaxilevxky, một trong số chỉ huy du kích - vào thời của mình ông kia phục vụ dưới trướng ông trong phản gián GPU Gruzia. Beria nói tiếng Nga tốt với một chút âm sắc Gruzia và đã xӱ sӵ hết mӵc lịch thiệp đối với tôi. Thế nhưng ông cũng không thể giӳ nguyên sӵ lạnh lùng trong suốt buổi nói chuyện của chúng tôi. Và thế, Beria bị kích động mạnh khi tôi kể là đã đưa ra nhӳng lập luận thế nào với Konovalets, để ngăn chặn hắn tiến hành các hành động khủng bố của OUN chống các đại diện của chính https://thuviensach.vn quyền Xô viết tại Ucraina. Tôi phản bác hắn, viện lẽ rằng điều đó có thể dẫn tới cái chết của tổ chӭc bí mật dân tộc chủ nghĩa Ucraina, bởi NKVD sẽ nhanh chóng lần ra dấu vết bọn khủng bố. Còn Konovalets thì cho rằng, nhӳng hành động tương tӵ có thể được thӵc hiện bởi nhӳng nhóm nhỏ riêng biệt. Điều đó, hắn nhất quyết, sẽ tạo thêm hào quang trong mắt người dân địa phương, là động lӵc để bắt đầu chiến dịch rộng lớn chống Xô viết mà Đӭc và Nhật Bản sẽ tham dӵ vào. Vốn cận thị, Beria đeo kính một tròng, điều làm ông ta giống một công chӭc khiêm tốn. Có thể, tôi nghĩ, ông ta cố ý chọn cho bản thân hình ảnh như thế: ở Moskva không ai biết ông, và dĩ nhiên, mọi người khi gặp sẽ không chú ý tới một ngoại hình tầm thường đến thế, điều cho ông khả năng khi đến điểm hẹn để trò chuyện với các điệp viên mà không bị nhận ra. Cần nhớ rằng nhӳng năm ấy một số phòng hẹn do NKVD nắm giӳ ở Moskva nằm trong các chung cư. Sau này tôi biết: trở thành phó của Ejov, điều đầu tiên Beria làm - chuyển sang mình các đầu mối điệp viên quan trọng nhất trước đây nằm trong tay các nhà lãnh đạo các phòng ban và cục chủ chốt của NKVD đã bị thanh trӯng. Tôi nhận phép nghỉ năm ngày để đi thăm mẹ vẫn sống tại Melitopol, còn sau đó là cha mẹ vợ ở Kharkov. Dӵ tính là khi quay về Moskva, tôi sẽ nhận chӭc vụ trợ lý trưởng Cục đối ngoại. Spigelglaz và Paxxov rất hoan hỉ với cuộc gặp gỡ của tôi với Beria và khi tiễn tôi ra ga Kievxky, đã đoan chắc rằng khi về Moskva tôi sẽ được giao phụ trách trӵc tiếp công tác tình báo phá hoại ở Tây Ban Nha. Trong thời gian chuyến đi vợ tôi kể về các sӵ kiện bi thảm diễn ra trong nước và trong cơ quan an ninh. Ejov tiến hành nhӳng vụ thanh trӯng dã man: tống giam toàn bộ thành phần lãnh đạo phản gián NKVD vào năm 1937. Năm 1938 sӵ thanh trӯng cũng chạm tới Cục đối ngoại. Nạn nhân là nhiều bạn bè mà tôi tin tưởng. Lúc ấy tôi nghĩ rằng điều đó là do sӵ kém cỏi đầy tội lỗi về nghiệp vụ của Ejov mà đến nhӳng nhân viên tác chiến thấp nhất cũng biết. https://thuviensach.vn Ở đây tôi muốn dẫn ra sӵ kiện mà dù rất quan trọng vẫn không được nhắc tới trong các sách lịch sӱ của các cơ quan đặc biệt. Trước khi Ejov vào NKVD ở đấy chưa có các bộ phận điều tra chuyên biệt. Nhân viên tác chiến thời Dzerjinxky (cũng như thời Menjinxky), khi làm việc với điệp viên và người cung cấp tin của khu vӵc mình quản lý, cần phải tӵ tiến hành việc điều tra, hỏi cung, chuẩn bị các kết luận buộc tội. Thời Ejov và Beria được lập một bộ phận điều tra chuyên biệt cưỡng bӭc lời khai ở nhӳng người bị bắt về “hoạt động tội phạm” vốn không có một chút gì chung với thӵc tế. Các nhân viên tác chiến phụ trách nhӳng cơ sở công nghiệp và cơ quan nhà nước cụ thể, có ít hoặc nhiều khái niệm rõ ràng về cán bộ của các công sở và tổ chӭc này. Đến theo động viên của đảng, chủ yếu là trẻ, thiếu kinh nghiệm sống, các cán bộ bộ phận điều tra ngay tӯ đầu đã bị lôi cuốn vào vòng luẩn quẩn. Họ mổ xẻ các lời khai ép được tӯ nhӳng người bị điều tra. Không biết sơ đẳng công việc tác chiến, kiểm tra các tài liệu hiện thӵc, họ thành đồng lõa của sӵ hủy diệt tội lỗi nhӳng người vô tội, đã dấy lên theo sáng kiến của giới lãnh đạo cao cấp và trung cấp của đất nước. Kết quả là nảy sinh một làn sóng bắt bớ được gợi lên bởi trí tưởng tượng bệnh hoạn của các nhà điều tra và nhӳng “chӭng cớ” được ép ra tӯ nhӳng người bị điều tra. Tất cả chúng tôi hi vọng rằng, với sӵ đề bạt Beria vào tháng 12- 1938 làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nhờ nghiệp vụ cao của ông và liên quan với nghị quyết nổi tiếng của BCHTƯ, các lệch lạc sẽ được uốn nắn. Dễ hiểu thôi, niềm hi vọng là ấu trĩ, nhưng chúng tôi lúc ấy tin một cách chân thành vào tính đӭng đắn và tính trung thӵc miễn bàn của nhӳng người lãnh đạo trӵc tiếp chúng tôi. Chúng tôi biết, ví dụ, Xlutsky và Spigelglaz đã chuyển ra khỏi Moskva và ổn định cuộc sống nhӳng bà vợ và con cái của một số đồng nghiệp bị bắt, để họ không trở thành nạn nhân nhӳng cuộc thanh trӯng. Tӯ chuyến đi tôi quay về Moskva không ít lo âu bởi nhӳng tin đồn về nhӳng điều tàn nhẫn đang xảy ra ở Ucraina mà chúng tôi nghe được tӯ nhӳng bà con họ hàng. Khataevich, lúc ấy là bí thư BCHTƯ ĐCS Ucraina bị kết tội là kẻ thù của nhân dân. Koxior bị coi https://thuviensach.vn có liên hệ với ĐCS Ba Lan bị Quốc tế cộng sản giải tán, bị bắt ở Moskva. Nguyên do đích thӵc của tất cả các cuộc bắt bớ này, như tôi nghĩ lúc ấy, đúng là do nhӳng sai lầm do họ gây ra. Khataevich trong thời gian nạn đói hàng loạt, đã cho phép bán bột mì thuộc nguồn dӵ trӳ bất khả xâm phạm phòng trường hợp chiến tranh. Vì điều đó năm 1934 ông nhận cảnh cáo tӯ Moskva. Có thể là, tôi nghĩ, ông còn có sai lầm nào đó nӳa. Tôi nhắc lại một lần nӳa: than ôi, tôi đã ngây thơ. Tại Moskva Paxxov và Spigelglaz thông báo rằng chӭc vụ mới đang chờ tôi: trợ lý cho trưởng Cục đối ngoại. Thế nhưng chӭc vụ này còn cần được BCHTƯ đảng phê chuẩn đã, bởi nó đề cập đến một chӭc vụ lãnh đạo thuộc giới tinh hoa. Và dù quyết định về đề bạt mới của tôi không thấy đến, thӵc tế tӯ tháng 8 đến tháng 11- 1938 tôi đã đảm nhận trách nhiệm này. 4. Vàng Tây Ban Nha Khởi đầu công việc của tôi không thể gọi là thành công được. Tôi nhanh chóng hiểu rằng chỉ huy Paxxov của tôi không hề có kinh nghiệm tác chiến ở nước ngoài. Đối với ông ta các vấn đề thu dụng điệp viên ở phương Tây và các tiếp xúc với họ là “terra incongita” thӵc sӵ. Ông ta tin bất cӭ thông tin nào nhận được tӯ mạng lưới điệp viên, và không có khái niệm về các phương pháp kiểm tra các tin tӭc của các nguồn nước ngoài. Kinh nghiệm tác chiến trong phản gián và trong lĩnh vӵc hoạt động điều tra của ông ta chống “kẻ thù của nhân dân” đã không thể giúp ông. Tôi đơn giản là khiếp sợ khi biết rằng ông ta ký chỉ thị cho phép mỗi nhân viên tác chiến ngoài nước sӱ dụng mật mã của riêng mình và bỏ qua trưởng nhóm gӱi thông tin trӵc tiếp về Trung tâm, nếu anh ta có thể có nhӳng lý do không tin tưởng chỉ huy trӵc tiếp của mình. Chỉ sau này mới hiểu được, tại sao có loại tài liệu kiểu ấy. Tại Hội nghị TƯ Đảng tháng 3- 1937 người ta đòi hỏi NKVD “củng cố cán bộ” của Cục đối ngoại. Nó che đậy mong muốn của giới lãnh đạo đất nước thoát khỏi ban lãnh đạo cơ quan tình báo Xô viết cũ đã thành ra bất lợi. Năm 1936 nhӳng người cộng hòa Tây Ban Nha đồng ý gӱi Moskva một phần lớn dӵ trӳ vàng Tây Ban Nha tổng số hơn nӱa tỉ https://thuviensach.vn đôla. Ngoài ra, mùa xuân năm 1939 nhӳng người cộng hòa cũng đã chở nhӳng tài sản lớn tӯ Pháp sang Mexico bằng tàu thủy. Tháng 3- 1939 Agaiants gӱi tӯ Paris về Trung tâm một bӭc điện trong đó báo rằng không phải tất cả vàng, kim loại và đá qúy của Tây Ban Nha được gӱi sang Moskva. Trong điện báo chỉ rõ rằng, hình như một phần dӵ trӳ ấy bị phung phí bởi chính phủ cộng hòa với sӵ tham gia của lãnh đạo mạng điệp viên NKVD tại Tây Ban Nha. Người ta trình ngay báo cáo với Stalin và Molotov, nhӳng người đã ra lệnh cho Beria tiến hành kiểm tra nguồn thông tin. Thế nhưng khi chúng tôi đề nghị Eitingon, phụ trách điệp viên ở Tây Ban Nha lý giải sӵ việc, ông đã gӱi đáp lại một bӭc điện giận dӳ gần như chỉ nhӳng câu chӱi. “Tôi, - ông viết, - không phải kế toán cũng không phải kẻ chào hàng. Đã đến lúc Trung tâm giải quyết lấy vấn đề Dolores Ibarruri, Hose Diace, tôi và các đồng chí Tây Ban Nha khác tӯng ngày một đang mạo hiểm trong cuộc chiến tranh chống phát xít vì sӵ nghiệp chung. Nên chuyển tất cả nhӳng lời yêu cầu tới các nhân vật được tin cậy của lãnh đạo TƯ ĐCS Pháp và Tây Ban Nha Jak Duklo, Dolores Ibarruri và nhӳng người khác. Trong khi đó nên hiểu rằng việc chuyển vàng và các vật qúy diễn ra trong điều kiện chiến sӵ”. Bӭc điện của Eitingon gây ấn tượng rất mạnh đến Stalin và Beria. Tiếp ngay lệnh: xem xét các mối quan hệ qua lại của các nhân viên mạng lưới điệp viên NKVD tại Pháp và Tây Ban Nha. Tôi cũng nhận được nhiệm vụ riêng tӯ Beria làm quen với tất cả các tài liệu về việc bàn giao và tiếp nhận của cải tӯ Tây Ban Nha vào Ủy ban bảo quản Liên Xô. Nhưng nói điều đó thì dễ hơn so với làm, bởi nhẽ quyết định cho phép làm việc với các tài liệu của Ủy ban bảo quản phải được Molotov ký. Trợ lý của ông trong khi đó lại tӯ chối đưa tài liệu đi ký khi thiếu chӳ ký của Ejov, Bộ trưởng NKVD, chӳ ký của Beria lúc đó là chưa đủ. Thời ấy tôi còn hoàn toàn chưa quen với tất cả mọi nguyên tắc thủ cӵu này và chuyển tài liệu cho Ejov qua ban thư ký của ông ta. Sáng hôm sau nó vẫn còn chưa được ký. Beria chӱi rủa tôi qua điện thoại về sӵ chậm trễ, nhưng tôi https://thuviensach.vn đáp là không thể tìm thấy Ejov - ông ta không có ở Lubianka. Beria ném ra một cách bӵc dọc: - Đó không phải là việc riêng mà là công vụ quốc gia khẩn cấp. Hãy phái người đưa tin tới nhà riêng Ejov, ông ta không khỏe và đang ở đấy. Giọng bất kính của ông về Ejoy, ủy viên dӵ khuyết Bộ Chính trị, có phần làm tôi ngơ ngẩn và kinh ngạc. Cùng với người đưa tin chúng tôi được chở đến biệt thӵ của bộ trưởng ở Ozero, không xa Moskva. Trông Ejov có vẻ nào đó là lạ: tôi có cảm tưởng rằng tôi đưa tài liệu cho một người ốm thập tӱ nhất sinh hoặc một người đã say mèm suốt đêm để ký. Ông ta ký mà không hỏi một câu và không hề thể hiện sӵ liên quan của mình tới công việc. Tôi lập tӭc về Kremli để chuyển tài liệu cho ban thư ký chính phủ. Tӯ đấy tôi đến Ban bảo quản quốc gia với hai thanh tra đi cùng, một trong số họ là Berzon, thủ qũy chính của Treka toàn liên bang - NKVD tӯ năm 1918. Trước cách mạng ông giӳ chӭc thanh tra trong hãng bảo hiểm Nga mà tòa nhà bị Dzerjinxky chiếm. Các thanh tra làm việc tại Ban bảo quản quốc gia trong suốt hai tuần, kiểm tra toàn bộ tài liệu hiện có. Họ không phát hiện ra một chút dấu vết không đầy đủ nào. Các phụ trách điệp viên ở Pháp và Tây Ban Nha nhӳng năm 1936-1938 đã không sӱ dụng cả vàng lẫn báu vật cho nhӳng mục đích tác chiến. Chính lúc ấy tôi biết được rằng tài liệu về bàn giao vàng được ký bởi thủ tướng cộng hòa Tây Ban Nha Fransisco Largo Kabaliero và thӭ trưởng Bộ Ngoại giao Krextinxky, sau đó bị bắn chết như kẻ thù của nhân dân cùng với Bukharin sau tòa án công khai năm 1938. Người ta chở vàng tӯ Tây Ban Nha trên tàu thủy tӯ Kartakhena, căn cӭ hải cảng quân sӵ Tây Ban Nha, về Ôđécxa, sau đó cất giấu vào hầm của Ngân hàng quốc gia. Thời ấy tổng số của chúng được đánh giá là 518 triệu đôla. Nhӳng vật báu khác dành cho các nhu cầu tác chiến của chính phủ cộng hòa Tây Ban Nha với mục đích tài trợ các chiến dịch bí mật, đã được bí mật chuyển tӯ Tây Ban Nha https://thuviensach.vn sang Pháp, tӯ đó nó được đưa về Moskva - với tư cách như các khối hàng hóa ngoại giao. Vàng Tây Ban Nha đã trang trải phần lớn nhӳng chi phí của chúng ta cho sӵ trợ giúp quân sӵ và vật chất đối với nhӳng người cộng hòa trong cuộc chiến của họ với Franko được Hitler và Mussolini ủng hộ, cũng như để giúp đỡ dân lưu vong Tây Ban Nha. Nhӳng phương tiện này cũng cần để trang trải các chiến dịch tình báo trước ngưỡng cӱa cuộc chiến tranh ở Tây Âu năm 1939. Vấn đề về vàng sau nhӳng sӵ phanh phui của Orlov vào nhӳng năm 1953-1954 có sӵ phát triển mới. Chính phủ Tây Ban Nha của Franko không chỉ một lần đưa vấn đề đòi lại nhӳng báu vật bị lấy đi. Tôi và Eitingon bị hỏi cung bởi các nhân viên tình báo KGB vào nhӳng năm 1950-1960 về số phận của vàng, khi chúng tôi ngồi tù. Kết quả, như tôi được thông báo, “bên trên” đã tiếp nhận quyết định vào nhӳng năm 1960 - bồi thường cho chính quyền Tây Ban Nha dӵ trӳ vàng bị tiêu phí năm 1937 bằng cách bán dầu hỏa cho Tây Ban Nha theo giá ưu đãi. Tháng 7-1938, ngay trước sӵ chạy trốn của Orlov, nhóm trưởng của chúng ta ở Tây Ban Nha, có sӵ đồn đại về việc ông ta sẽ nhanh chóng thay thế Paxxov ở cương vị chỉ huy tình báo của NKVD. Thế nhưng bắt giam con rể của ông ta, Kantsnelxon, thӭ trưởng Bộ Nội vụ Ucraina, bị thanh trӯng vào năm 1937 hoặc 1938, đã làm Orlov hoảng sợ. 5. Thủ tiêu những người theo phái Trotsky ở nước ngoài Họ tên thật của Orlov-Nikolxky - Feldbin, ông cũng là “Thằng Thụy Điển” hay “Leva” trong nhӳng tài liệu tác chiến. Vả lại ở phương Tây ông đã nổi tiếng như là Alexandr Orlov. Tôi gặp ông ta ở phương Tây và ở Trung tâm, nhưng chỉ thoáng qua. Ấy thế nhưng tôi cho là quan trọng dӯng lại ở nhân vật này đầy đủ hơn, bởi vì chính sӵ đả phá của ông trong nhӳng năm 50 và 60 đã cho khả năng hiểu tính chất nhӳng cuộc thanh trӯng năm 1937 ở Liên Xô. Tiện thể, bất chấp khẳng định của ông ta, Orlov chưa bao giờ là một vị tướng NKVD. Trên thӵc tế ông ta có quân hàm thiếu tá an ninh, https://thuviensach.vn một hàm đặc biệt được coi ngang hàm đại tá năm 1945. Vào đầu nhӳng năm 30 Orlov đӭng đầu ban tình báo kinh tế của Cục đối ngoại OGPU, là người tham gia các cuộc tiếp xúc và liên lạc bí mật với các nhà doanh nghiệp phương Tây và đóng vai trò quan trọng trong sӵ xuất khẩu phát minh mới của kӻ thuật nước ngoài tӯ Đӭc và Thụy Điển sang Liên Xô. Thêm nӳa Orlov còn là một nhà báo tài ba. Ông không ở Moskva khi diễn ra nhӳng cuộc bắt bớ và thủ tiêu vào nhӳng năm 1934- 1937, nhưng giả thuyết sách vở của ông về các sӵ kiện này được công chúng xem là hợp lý. Thậm chí một số tác giả của chúng ta đến ngày hôm nay vẫn sӱ dụng giả thuyết này để miêu tả sӵ dã man của chính thể Stalin. Tất nhiên, có không ít sӵ thật, nhưng cần nhớ: con người này không nắm rõ lắm về các sӵ kiện thӵc tế. Orlov dùng tiếng Anh tuyệt vời, tiếng Đӭc và tiếng Pháp. Ông ta đã khá thành công trên thị trường chӭng khoán Đӭc. Ông ta đã viết một cuốn sách giáo khoa cho Học viện đặc biệt của NKVD hướng dẫn việc lôi kéo người nước ngoài cộng tác gián điệp. Raixa Xobol, bạn gái của vợ tôi, trở thành nhà văn Irina Gugo nổi tiếng, vào nhӳng năm 20 làm việc tại phòng Kinh tế GPU dưới sӵ lãnh đạo của ông ta đánh giá ông ta khác thường. Tӯ số người đưa tin của mình Orlov đã tạo lập được một nhóm kiểm tra không chính thӭc, đã làm sáng tỏ thu nhập của nhӳng người theo cải cách kinh tế mới. Cái cơ quan kiểm tra không công khai này của Orlov do Xlutsky thời đó là trưởng phòng phòng Kinh tế GPU điều hành trӵc tiếp, sau đó khi trở thành lãnh đạo Cục đối ngoại, đã chuyển Orlov sang phục vụ cho tình báo ở nước ngoài. Vào nhӳng năm 1934-1935 Orlov là phụ trách điệp viên mật ở London, ông ta đã củng cố được mối liên hệ với nhóm đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới: Filby, Maklin, Berges, Kernkross, Blantidr. Tháng 8-1936 ông ta được phái sang Tây Ban Nha sau một bi kịch tình sӱ với nӳ nhân viên trẻ NKVD Galina Voitova. Cô ta tӵ sát ngay trước tòa nhà Lubianka, sau khi Orlov bỏ cô, tӯ chối ly dị vợ. Xlutsky, bạn thân của ông ta, không chậm trễ đề nghị cho ông ta chӭc vụ phụ trách tình báo ở Tây Ban Nha ngay trước khi Ejov được đề cӱ làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào tháng 9-1936. Orlov được https://thuviensach.vn giao nhӳng nhiệm vụ đặc biệt bí mật, một trong số đó là đưa vàng tӯ Tây Ban Nha về Moskva. Nhờ chiến dịch liều lĩnh này ông ta được thăng cấp. Báo “Sӵ thật” báo về việc thiếu tá an ninh quốc gia Nikolxky được tặng thưởng huân chương Lenin vì hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng. Cũng trong số đó tờ báo đưa tin rằng thiếu tá an ninh quốc gia Naumov (Eitingon) được tặng thưởng huân chương Cờ đỏ, còn đại úy Vaxilevxky - huân chương Sao đỏ. Cả Spigelglaz cũng rất qúy trọng Orlov, ông thường thăm Tây Ban Nha và kể với tôi rằng Orlov đang ở đấy hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ chiêu mộ mạng điệp viên quan trọng. Orlov đóng một vai trò quan trọng trong việc thủ tiêu kẻ cầm đầu phái Trotsky Tây Ban Nha Andres. Toàn bộ chiến dịch giải thoát Nin tӯ nhà tù được tiến hành với sӵ tham gia trӵc tiếp của Orlov Nikolxky nhờ nhóm phần tӱ vũ trang đặc biệt - nhӳng người Đӭc chống phát xít, chiến sĩ của đội du kích phá hoại. Đӭng đầu nhóm người Đӭc là Guxtav Rubeirlein, sau này là vụ trưởng Vụ đối ngoại TƯ của Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đӭc. Sӵ tham gia của nhӳng người Đӭc này dường như khẳng định giả thuyết của Nikolxky về sӵ liên đới của các cơ quan đặc biệt Đӭc đối với việc giải thoát điệp viên của mình tӯ nhà tù cộng hòa. Ấy thế mà sӵ đụng độ gắn với việc giải thoát Nin vẫn không được điều chỉnh. Chính phủ cộng hòa hết sӭc bệnh hoạn phản ӭng. Chính vì sӵ tham gia vào cuộc dấy loạn của phái Trotsky tại Barcelona, Nin bị bắt bởi chính phủ cộng hòa, để sau đó được Orlov giải thoát và bị giết chết không xa Barcelona. Phi vụ thủ tiêu Nin được giӳ trong lưu trӳ của NKVD như chiến dịch “Nikolia”. Tiền đề của vụ việc này gắn với sӵ thâm nhập thành công của các điệp viên của Orlov-Nikolxky vào phong trào Trốtkit. Thông qua bộ trưởng của chính phủ cộng hòa, Katoloni, Gaodosi Orivero, phong tỏa sӵ tiếp ӭng của các đơn vị vô chính chủ đến giúp nhӳng kẻ phản loạn theo Trotsky tại Barcelona tháng 6-1937. Ngoài ra, chỉ huy cơ quan an ninh cộng hòa Kataloni - V. Xala (Hota) - được Orlov chiêu mộ, thường xuyên báo về các ý đồ của bọn Trốtkít và tạo khả năng kiểm soát trọn vẹn các thư tӯ và thương thuyết của https://thuviensach.vn tất cả các nhà lãnh đạo của phong trào này tại Kataloni nơi chúng có chỗ dӵa. Chính “Hota” đã bắt giӳ nhӳng kẻ đưa tin Đӭc kích động sӵ nổi loạn tại Barcelona mà nhanh chóng nó đã lớn mạnh thành cuộc khởi nghĩa vũ trang. Các chӭng cӭ không thể bài bác về sӵ dính líu của các cơ quan đặc biệt Đӭc tới tình hình Barcelona với mục đích nhằm bôi xấu thanh danh các lãnh tụ Trốtkít. Sau đó Orlov viết một bài trào phúng chống Trốtkít, truyền bá nó nhân danh Andres Nin, và tạo nên một giả thuyết được chính quyền thӯa nhận về sӵ tác động của các cơ quan an ninh Đӭc vào sӵ vượt ngục của Nina. Sӵ kiện này giáng đòn nặng cho tiếng tăm của phong trào Trốtkít ở Tây Ban Nha. Về các hoạt động phản thông tin thành công của Orlov và sӵ thủ tiêu nhӳng kẻ Trốtkít ở Tây Ban Nha được Ejov trӵc tiếp báo cáo với Stalin. Tháng 6-1938 Spigelglaz, phải gặp gỡ với Orlov trên boong tàu Xô viết trên hải lãnh Bỉ để nhận báo cáo định kỳ. Spigelglaz nghi ngờ rằng cơ quan đặc biệt Pháp và Bỉ có các cơ sở bắt giӳ ông ta, bởi một năm về trước người ta đã bắt một số điệp viên của ông bị vướng vào việc bắt cóc tướng bạch vệ Miller. Với lý do này Spigelglaz sợ đi lên bờ. Orlov lại sợ điều khác: ông ta nghi ngờ đó là cái bẫy để tóm ông ta. Thế là ông ta không đến chỗ hẹn gặp với Spigelglaz. Orlov lẩn trốn, và chỉ vào tháng 11 chúng tôi mới rõ là ông ta xuất hiện tại Mӻ. Trước khi điều đó xảy ra, tôi đã ký cái gọi là “thông báo” về việc tìm kiếm ông ta truyền đến tất cả các mạng lưới điệp viên. Trong tài liệu này miêu tả đầy đủ nhân dạng Orlov và các thói quen của ông ta, cũng như mô tả vợ và con gái ông ta, mà lần cuối cùng người ta thấy họ với ông ta cùng với nhau ở Pháp. Trong thông báo chỉ rõ nguyên nhân sӵ biến mất có thể của Orlov và gia đình ông ta - đe dọa bắt cóc tӯ phía Anh, Đӭc hoặc Pháp. Đặc biệt tôi nhấn mạnh là Orlov nổi tiếng với chính quyền Anh và Pháp như một nhà giám định của chính thể Xô viết, đã tham gia, hai lần, vào công việc của Ủy ban quốc tế vì sӵ không can thiệp vào cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Nguyên nhân khác có thể là sӵ phản bội của ông ta: tӯ két sắt https://thuviensach.vn mạng tình báo ở Barcelona đã biến mất 60 nghìn đôla dành cho các mục đích tác chiến. Sӵ biến mất của ông ta còn làm chúng tôi lo lắng bởi vì Orlov biết rõ về hệ thống điệp viên tại Anh, Pháp, Đӭc và tất nhiên là ở Tây Ban Nha. Tháng 11-1938 Beria gọi tôi tới và khi đưa ra các chỉ dẫn, đã bất ngờ ra lệnh ngӯng truy lùng Orlov. Phục hồi lại sӵ tìm kiếm tôi phải làm theo chỉ thị trӵc tiếp của ông. Hoá ra, tӯ Mӻ Orlov đã gӱi thư riêng cho Stalin và Ejov trong đó giải thích sӵ trốn chạy của mình vì lo sợ vụ bắt giӳ trên boong tàu Xô viết. Trong thư cũng nói rằng, trong trường hợp mưu toan làm rõ chỗ ông ta đang sống hay thiết lập sӵ theo dõi, ông ta sẽ cho luật sư của mình công bố các tài liệu do ông ta cất giӳ trong tủ két nhà băng Thụy Sĩ. Nó chӭa đӵng thông tin về sӵ dối trá các tài liệu chuyển cho Ủy ban quốc tế vì sӵ can thiệp vào cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Orlov cũng đe dọa kể toàn bộ câu chuyện gắn với vụ chuyển vàng Tây Ban Nha về bí mật đưa nó về Moskva với các tài liệu tương ӭng. Sӵ phanh phui này hẳn đặt cả chính phủ Xô viết lẫn vô số người di tản Tây Ban Nha vào tình huống khó xӱ, bởi vì sӵ viện trợ quân sӵ của Liên Xô cho nhӳng người cộng hòa trong cuộc nội chiến vẫn được coi một cách chính thӭc là vô tư. Tiền trả mà chúng ta nhận dưới dạng là vàng và các đồ qúy hiếm, được vây bọc bởi một màng bí mật. Orlov đề nghị Stalin không săn đuổi bà mẹ già nua của ông ta đang ở lại Moskva, và nếu các điều kiện của ông ta được tiếp nhận, ông ta sẽ không làm lộ mạng gián điệp nước ngoài và các bí mật của NKVD mà ông ta biết. Tôi không tin rằng lý do mà theo đó Orlov không khai ra nhóm Cambrige hay vụ bắt cóc tướng Miller. Nó đơn giản là sống còn. Tháng 8-1938 lần đầu tiên tôi nghe nói về các vụ bắt cóc và thủ tiêu nhӳng người Trốtkít và nhӳng kẻ di tản do OGPU-NKVD tiến hành ở châu Âu trong nhӳng năm 30. Gắn với chuyện này đáng làm rõ một số chi tiết về Reiss (họ tên thật là Poretski), nhà tình báo bí mật được cắm ở Tây Âu. Ông ta nhận được một số tiền lớn, và Reiss sợ rằng sẽ trở thành nạn nhân của sӵ thanh trӯng. Ông ta lấy tiền dành cho các mục đích tác chiến và bỏ trốn. Ông ta cất tiền tại một nhà https://thuviensach.vn băng Mӻ. Trước khi trốn chạy năm 1937 Reiss đã viết một bӭc thư cho lãnh sӵ Liên Xô tại Pháp, trong đó chỉ trích Stalin. Bӭc thư này sau đó xuất hiện trên một ấn phẩm Trốtkít và trở thành nguy hại đối với ông ta, dù tӯ hồ sơ của Reiss cho thấy là chưa bao giờ ông ta có cảm tình với chính Trotsky, hay với bất cӭ nhóm nào ủng hộ Trotsky. Mặc dù thế sau khi bӭc thư này xuất hiện trên báo chí Trốtkít, Reiss đã bị kết án tӱ hình vắng mặt. Reiss sống một cuộc sống khá buông thả, và mạng lưới điệp viên của Spigelglaz rất nhanh chóng lần ra ông ta. Vụ thủ tiêu được thӵc hiện bởi hai điệp viên: một người Bungari Afanaxiev và đồng hao của anh ta là Pravdin ở Thụy Sĩ. Họ ngồi xuống bàn cạnh ông ta trong một hiệu ăn nhỏ ở ngoại ô Lozanna. Reiss say sưa uống rượu với hai người Bungari ra vẻ là nhӳng nhà doanh nghiệp. Afanaxiev và Pravdin dàn cảnh cãi cọ với Reiss, tống ông ta ra khỏi hiệu ăn, dúi vào ô tô của mình và chở đi. Ở cách chỗ đó ba kilômét họ bắn chết Reiss, bỏ xác lại bên vệ đường. Tôi tiếp Aianaxiev và Pravdin tại điểm hẹn ở Moxkva nơi họ trở về sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Cùng với họ có Spigelglaz, người phụ trách họ. Afanaxiev và Pravdin được tặng huân chương. Theo sắc lệnh đặc biệt của chính phủ, mẹ của Pravdsin sống ở Paris được nhận tiền hưu trọn đời. Afanaxiev trở thành sĩ quan tình báo và phục vụ đến năm 1953, còn Pravdin vào làm việc tại Nhà xuất bản văn học nước ngoài ở Moskva, nơi ông làm việc đến lúc mất năm 1970. Theo tôi, nên làm rõ: tin đồn về việc Xergei Efron, chồng của nӳ thi sĩ Marina Svetaeva, là một trong nhӳng người đã chỉ điểm Reiss cho NKVD, là bịa đặt hoàn toàn. Efron làm việc cho NKVD ở Paris, không nắm được tin tӭc gì về Reiss. Một trường hợp khác cũng đòi hỏi sӵ đánh giá, liên quan đến Agabekov. Vào nhӳng năm 20 Agabekov là phụ trách điệp viên NKVD ở Stambul. Ông ta trở thành kẻ vượt tuyến do sӵ gần gũi với Bliumkin, người bị buộc tội có cảm tình với các quan điểm của Trotsky. Người ta cho rằng, tình yêu của ông đối với con gái của một viên tình báo Anh ở Stambul đóng trọn vai trò của mình. Thiếu tiền một cách tuyệt vọng, Agabekov đã viết và cho xuất bản hai cuốn https://thuviensach.vn sách ở phương Tây. Ông ta cũng dính vào các vụ buôn lậu với dân lưu vong người Kavkaz mà ông ta hӭa chuyển các báu vật gia đình họ cất giấu ra khỏi Liên Xô qua đường dây buôn lậu. Có tin rằng Agabekov mất tích trên biên giới với Tây Ban Nha. Trong thӵc tế ông ta bị thủ tiêu ở Paris, khi bị lӯa đến điểm hẹn, nơi ông ta dường như cần phải thỏa thuận về việc bí mật chở kim cương, ngọc và kim loại qúy của một gia đình giàu có người Armenia. Nhà buôn Hi Lạp, kẻ trung gian trong phi vụ mà ông ta đã gặp tại Antwerpen, là G. Takhtsianov - cộng sӵ của NKVD tại Pháp. Chính anh ta đã dụ Agabekov tới điểm hẹn, khi đánh vào tình cảm dân tộc của ông ta. Chờ ông ta trong phòng đã có một tay súng, cӵu sĩ quan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, và điệp viên trẻ tuổi Korotkov, vào nhӳng năm 40 trở thành phụ trách tình báo bí mật MGB Liên Xô. Người Thổ giết Agabekov bằng dao, sau đó xác ông ta bị nhét vào va li rồi vӭt xuống sông. Và thế là thi thể chẳng bao giờ được phát hiện. Người Thổ và Korotkov còn thӵc hiện một vụ khủng bố năm 1938. Eil Taubman, một điệp viên trẻ với mật danh “Thiếu niên”, xuất thân tӯ Litva đã tìm cách lấy được lòng tin của Rudolf Klement, cầm đầu tổ chӭc Trốtkít tại châu Âu và là bí thư cái được gọi là Quốc tế cộng sản IV. Trong suốt một năm rưỡi Taubman là trợ lý của Klement. Có lần buổi tối Taubman mời Klement ăn tối với bạn bè của anh ta và dẫn ông kia đến căn hộ trên đại lộ Sait- Michael, nơi người Thổ và Korotkov đã chờ sẵn. Người Thổ đâm chết Klement, thi thể lại được nhét vào va li và ném xuống sông Xen. Thi thể được tìm ra và nhận dạng bởi cảnh sát Pháp, nhưng đến thời gian ấy Taubman, Korotkov và người Thổ đã ở xa Paris rồi. Tại Moskva huân chương đang chờ họ, còn tôi phải lo về công việc tương lai của họ. Người Thổ trở thành “ông chủ” một phòng hẹn bí mật ở Moskva, G. Takhtsianov trở thành một trong nhӳng người lãnh đạo tình báo bí mật vào nhӳng năm 40. Taubman đổi tên là Xemenov và được cӱ đi học ở Trường chế tạo máy Hoá chất. Sau đó anh chuyển sang phục vụ tại cơ quan an ninh. https://thuviensach.vn Cảnh tiếp gắn với số phận một trong nhӳng kẻ vượt tuyến vào nhӳng năm 30, Krivitsky. Sĩ quan tình báo quân sӵ Krivitsky năm 1937 bỏ chạy và xuất hiện tại Mӻ năm 1939, xuất bản cuốn sách dưới tiêu đề Tôi từng là điệp viên của Stalin. Tháng 2 năm 1941 người ta tìm thấy ông ta bị giết chết ở một khách sạn tại Washington. Người ta cho rằng ông ta bị giết bởi NKVD, dù được thông báo chính thӭc đó là một vụ tӵ sát. Thật ra, đã có kế hoạch truy tìm Krivitsky, nhưng kết cục bình thường là thế đối với nhӳng kẻ đào ngũ. Trong Tổng cục tình báo Hồng quân và NKVD, tất nhiên, người ta không tiếc về cái chết của ông ta, nhưng nó, theo như tôi được rõ, không do chúng tôi gây ra. Tôi cho rằng ông ta tӵ sát do kích động thần kinh. https://thuviensach.vn CHƯƠNG 3 NHỮNG CUỘC THANH TRỪNG CHÍNH TRỊ 1934-1939 1. Vụ sát hại Kirov. Huyền thoại và đầu cơ chính trị Khi một kẻ vượt tuyến hay ai đó trong số chính khách chết, ngay lập tӭc người ta đưa nhӳng giả thiết khác nhau nhất. Nguyên nhân tӵ nhiên nhất của cái chết hay môtíp được lý giải logic của vụ giết người thường vẫn bị chôn vùi dưới nhӳng tầng dối trá vì bị che đậy và âm mưu thanh toán lẫn nhau. Thí dụ cổ điển trong quan hệ này là cái chết của Kirov, nhà lãnh đạo Đảng ở Leningrad, bị giết năm 1934. Kirov bị giết bởi Nikolaev. Vợ của Nikolaev, Milda Draule, là người phục vụ trong ban thư ký của Kirov ở Xmolnưi. Dĩ nhiên, đội bảo vệ cho Nikolaev vào Xmolnưi nhờ thẻ Đảng. Nhân thể nói thêm, dùng thẻ Đảng có thể đi vào bất cӭ cấp bậc nào của Đảng, trӯ BCH ĐCS Liên Xô (bolsevich). Ở Xmolnưi, cũng như ở các cơ quan tỉnh ủy khác, không có hệ thống thẻ ra vào đối với các đảng viên, và Nikolaev chỉ cần chìa thẻ Đảng của mình là lọt vào được nơi kẻ lạ bị cấm. Tӯ cô vợ làm việc ở NKVD trong bộ phận chuyên trách các vấn đề tư tưởng và văn hoá vào nhӳng năm 1933-1935 (nhóm của cô ta, phụ trách Nhà hát lớn và nhà hát opera và ba lê Leningrad về sau mang tên Nhà hát X.M. Kirov), tôi biết rằng Kirov rất yêu phụ nӳ, và ông có nhiều tình nhân ở Nhà hát lớn và Nhà hát Leningrad. Sau vụ sát hại Kirov, Phòng NKVD đã làm sáng tỏ một cách chi tiết các quan hệ gần gũi của ông với các nӳ nghệ sĩ.). Milda Draule phục vụ tại mấy buổi chiêu đãi của Kirov. Người phụ nӳ trẻ quyến rũ này là một trong nhӳng “bạn gái” của ông. Chồng cô ta Nikolaev nổi bật bởi tính cách khó gần, đã gây sӵ với lãnh đạo và kết quả là bị khai trӯ khỏi Đảng. Qua vợ mình, y cầu xin sӵ giúp đỡ của Kirov, và ông tác động việc phục hồi Đảng của y và thu xếp cho y làm việc ở quận ủy. Milda định đưa đơn ly dị, và ông chồng ghen tuông đã giết “đối thủ”. Vụ giết người này bị Stalin lợi dụng tối đa để tiêu diệt các đối thủ của mình. Cái được gọi là âm mưu của bọn Trốtkít mà nạn nhân là https://thuviensach.vn Kirov, ngay tӯ đầu đã được chính Stalin dӵng nên. Stalin, và sau đó là Khrusev và Gorbachov, xuất phát tӯ các quyền lợi riêng và mong làm lãng sӵ chú ý khỏi nhӳng thất bại của sӵ lãnh đạo đất nước, cố giӳ thanh danh Kirov như một hiệp sĩ can trường và trong sạch. ĐCS đòi hỏi các thành viên của mình không tì vết trong đời tư, không thể tuyên cáo rùm beng rằng một trong nhӳng trụ cột của nó, nhà lãnh đạo tổ chӭc Đảng ở Leningrad, trong thӵc tế lại mắc vào quan hệ với nhӳng phụ nӳ có chồng. Các giả thiết chính thӭc được đăng trên báo chí, tӵ thân là sӵ bịa đặt tӯ đầu đến cuối. Giả thiết của Stalin nằm ở chỗ là các nhà lãnh đạo NKVD Leningrad Medved và Zaporojets theo lệnh của Trotsky đã giúp Nikolaev. Đối với Stalin cái chết của Kirov tạo nên một huyền thoại tiện lợi về một âm mưu bí mật, điều cho phép ông đổ sӵ thanh trӯng xuống đầu kẻ thù và đối thủ của mình. Giả thiết của Khrusev là thế này: Nikolaev giết Kirov nhờ sӵ trợ giúp của Medved và Zaporojets theo lệnh Stalin. Nhưng các tài liệu chỉ ra rằng, Zaporojets bị xem là nhân vật chủ chốt trong số kẻ âm mưu và dường như liên hệ với Nikolaev theo tuyến NKVD, vào thời gian ấy bị gãy chân và đang chӳa trị tại Krưm. Nảy ra câu hỏi: có thể nào một trong số nhà lãnh đạo chuẩn bị cuộc mưu loạn, lại vắng mặt lâu đến thế vào thời kỳ quyết định các sӵ kiện bi thảm? Khrusev, nhấn mạnh sӵ kiện rằng nhiều nhà lãnh đạo Đảng nài Kirov tranh cӱ chӭc Tổng bí thư tại đại hội Đảng lần thӭ XVII, buộc tội Stalin trong việc Stalin đã quyết định thủ tiêu Kirov khi biết về phái đối lập này. Đối với Khrusev một giả thiết như thế cho khả năng trình thêm một lời buộc tội trong danh mục dài dằng dặc nhӳng tội ác của Stalin. Không hề tồn tại các tài liệu và chӭng cӭ khẳng định sӵ liên đới của Stalin hay bộ máy NKVD tới vụ sát hại Kirov. Kirov không là kẻ cạnh tranh của Stalin. Ông là một trong nhӳng người theo Stalin kiên định, đóng vai trò tích cӵc trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xét lại trong Đảng, không khoan nhượng với bọn xét lại và về mặt này không hề có chút khác biệt nào với nhӳng chiến hӳu khác của Stalin. https://thuviensach.vn Giả thiết của Khrusev sau này được khuyến khích và thӯa nhận bởi Gorbachov như một bộ phận của chiến dịch chống Stalin. Che giấu các sӵ kiện đích thӵc, các nhà lãnh đạo mưu toan cӭu vớt thanh danh của ĐCS, tìm nhӳng nhân vật có tiếng trong Đảng bị coi là đối nghịch với lãnh tụ. Được tạo ra huyền thoại về hạt nhân ở BCHTƯ đӭng đầu là Kirov đã đối kháng với Stalin và nhӳng người chung chí hướng của ông. Toàn bộ gia đình Nikolaev, Milda Draule và mẹ cô, bị xӱ bắn sau vụ mưu sát hai hoặc ba tháng. Milda và gia đình cô, nhӳng nạn nhân vô tội của sӵ chuyên chế, không được minh oan trước 30-12- 1990, khi vụ án của họ nổi lên trên mặt báo chí Xô viết. Các quan chӭc cao cấp NKVD, đặc biệt là nhӳng người biết rõ về đời tư của Kirov, thӯa biết: nguyên do vụ sát hại ông là sӵ ghen tuông của ông chồng bị lӯa dối. Nhưng không ai trong số họ dám cả gan nói về điều đó, bởi nhẽ giả thiết về âm mưu chống Đảng do chính Stalin đưa ra và phản bác nó là vô cùng nguy hiểm. Trước cái chết của Kirov, không hiếm khi có thể bắt gặp Stalin trên phố Arbat có Vlaxich - chỉ huy cận vệ và hai vệ sĩ, tháp tùng. Ông thường ghé thăm nhà thơ Demian Bednưi, đôi khi thăm người quen sống trong các chung cư. Các nhân viên NKVD và cӵu chiến binh có huy hiệu “Nhân viên Treka danh dӵ” trên đó vẽ thanh chắn và lưỡi kiếm, và chӭng chỉ về nó, có thể đến Lubianka không bị ngăn trở; họ có quyền đi lại khắp nơi, trӯ các nhà tù. Toàn bộ hệ thống này bị thay đổi không chậm trễ: vụ sát hại Kirov là cái lý để siết chặt sӵ kiểm soát mà chẳng bao giờ bị nới lỏng thêm nӳa. Sӵ đầu cơ nhân cái chết của Kirov vẫn tiếp diễn vào nhӳng năm 60. Tôi nhớ nhӳng lá thư nặc danh khẳng định rằng, kẻ sát nhân đích thӵc đã kịp tẩu thoát. Dmitri Efimov, Bộ trưởng an ninh Latvia vào nhӳng năm 40, sau chiến tranh đã kể với tôi là đã nhận được lệnh tìm kiếm kẻ giết Kirov, đâu như ẩn nấp tại một thị trấn nhỏ của Litva. Các nhân viên của ông ta đã tìm ra được tác giả của bӭc thư nặc danh, vốn trở thành tín hiệu cho các vụ kiếm tìm. Gã là một kẻ say rượu. Thế nhưng sӵ điều tra đã được tiến hành dưới sӵ giám https://thuviensach.vn sát trӵc tiếp của Ban thanh tra Đảng trӵc thuộc BCHTƯ ĐCS Liên Xô. Kết luận của Ban kiểm tra TƯ về cái chết của Kirov vẫn không được đăng báo. Chỉ sau khi vào tháng 7-1990 Ủy ban nổi tiếng về thanh trӯng bị giải tán, Viện Công tố đã chuyển bản phản đối giám sát lên Tòa án tối cao Liên Xô đề nghị minh oan cho các thành viên gia đình Nikolaev. Vụ án chỉ khép lại vào ngày 30 tháng 12-1990, khi tất cả các thành viên của gia đình Nikolaev được minh oan chính thӭc bởi Tòa án tối cao Liên Xô. Quyết định của tòa ghi nhận rằng không có một âm mưu nào cả với mục đích sát hại Kirov và tất cả “đồng lõa” của Nikolaev đơn giản là nhӳng người quen của Kirov hay nhân chӭng nhӳng vụ ăn chơi của ông ta. Nhưng thậm chí lúc ấy, với hệ thống này cái gọi là quốc gia pháp quyền, cả Medved lẫn Zaporojets đều không được minh oan tӯ họ không được xóa bỏ nhӳng lời buộc tội phản quốc, trong đó có âm mưu sát hại Kirov và hợp tác với tình báo Đӭc và Latvia. Nguyên do là đâu? Viện Công tố đơn giản là sợ đưa vấn đề này ra, bởi Medved và Zaporojets bị xem là có tội trong các cuộc thanh trӯng được tiến hành vào giai đoạn đầu các các vụ thanh lọc của Stalin. Trong các nhà sӱ học của Đảng tӯ lâu ngӵ trị cái quan niệm rằng tình sӱ của Milda Draule với Kirov đã kết thúc bằng sӵ ghen tuông của chồng cô ta, Nikolaev, nổi tiếng về tính gây gổ nóng nảy. Nếu công bố, sẽ trình ra trước dư luận một bӭc tranh không đẹp về cuộc đời tư Kirov và chính điều đó hủy hoại nguyên lý thiêng liêng của Đảng - không bao giờ hé mở bӭc màn bí mật về đời của các ủy viên Bộ Chính trị và không đào bới đống áo quần bẩn của họ. Ngày 4-11-1990 báo “Sӵ thật” đăng nhӳng tài liệu mới của KGB và Viện Công tố về vụ án Kirov, trong đó khẳng định rằng vụ sát hại ông ta có tính chất thuần túy cá nhân, dù không thổ lộ các chi tiết và mục đích của tội phạm. Tờ Sự thật thậm chí không nhắc đến tên Milda Draule. Trong ấn phẩm chӭa đӵng lời buộc tội quy cho Iakovlev đã tӯ bỏ chӭc vụ chủ tịch ban thanh tra của Đảng có nhiệm vụ điều tra các vụ thanh trӯng của Stalin, người dường như kìm https://thuviensach.vn hãm việc minh oan cho gia đình Nikolaev và nhӳng người vô tội bị khép đã tham gia vào âm mưu. Iakolev nổi giận đã đáp lại cũng thông qua tờ báo ấy (số ra ngày 28-1-1991), cho đến giờ ông ta vẫn tin vào sӵ tồn tại của âm mưu giết Kirov và một số giả thiết là vụ mưu sát này được dӵ tính như thế nào. Đồng thời Iakovlev không nhắc tới cả Milda Draule lẫn về cái có vẻ là ý đồ đưa Kirov thay thế Stalin làm Tổng bí thư tại đại hội Đảng lần thӭ XVII. Trong cuốn sách Stalin: chiến tích và bi kịch Dmitri Volkogonov viện tới nhӳng tin đồn về tình sӱ của Milda Draule với Kirov, nhưng bác bỏ chúng như nhӳng lời vu khống. Các tài liệu chỉ ra các quan hệ đặc biệt giӳa Milda Draule với Kirov mà chúng tôi biết được tӯ vợ tôi và tướng Raikhman, lúc ấy là lãnh đạo phản gián tại Leningrad, có trong các tin tӭc tӯ các chỉ điểm viên NKVD trong Nhà hát Leningrad. Các nӳ diễn viên ba lê trong số tình nhân của Kirov cho Draule là đối thủ và không thể hiện sӵ kiềm chế đúng mӵc trong nhӳng lời nói của mình, đã bị tống vào trại tập trung vì “sӵ vu khống và tuyên truyền phản Xô viết”. ... Tên Kirov và ký ӭc về ông là thiêng liêng. Trong mắt nhân dân, Kirov là mẫu mӵc về một nhà bolsevich cӭng rắn, người trung thành với Stalin và, tất nhiên thôi, chỉ kẻ thù mới có thể giết chết một con người như thế. Lúc ấy tôi không một phút giây ngờ vӵc vào sӵ cấp thiết bảo vệ hình tượng của Đảng cầm quyền và không hé lộ các sӵ kiện đích thӵc liên can đến vụ sát hại Kirov. Chúng tôi, nhӳng chiến sĩ Treka, một cách không chính thӭc được gọi là nhӳng người nhận về mình vai trò thợ phụ việc của cách mạng, nhưng dẫu sao cũng trải qua nhӳng tình cảm mâu thuẫn khác nhau nhất. Vào nhӳng ngày ấy tôi thành thӵc tin - và đến giờ vẫn tiếp tục tin, - rằng Zinoviev, Kamenev, Trotsky và Bukharin là kẻ thù thӵc sӵ của Stalin. Trong phạm vi của hệ thống độc tôn mà họ là một bộ phận, cuộc đấu tranh với Stalin có nghĩa là sӵ đối kháng với hệ thống Đảng - nhà nước. Xem họ như nhӳng kẻ thù của chúng ta, tôi không thể có một sӵ đồng cảm nào đối với họ. Vậy nên tôi mới có cảm giác rằng nếu nhӳng lời buộc tội đưa ra chống lại họ, có phóng đại đi nӳa, thì https://thuviensach.vn điều đó cũng chỉ là vặt vãnh. Vốn là người cộng sản theo lý tưởng, tôi nhận thӭc quá chậm toàn bộ tính quan trọng của các vụ việc “vặt vãnh” kiểu này và vẫn tiếc nuối mình đã không đúng. Một cách có ý thӭc hay không, nhưng chúng tôi đã cho phép lôi kéo bản thân vào công việc của bộ máy thanh trӯng khổng lồ, và mỗi một người chúng tôi có nghĩa vụ ăn năn vì nhӳng khổ đau của nhӳng người vô tội. Các quy mô nhӳng cuộc thanh trӯng này làm tôi khiếp sợ. Hôm nay khi đưa ra sӵ đánh giá lịch sӱ đối với thời ấy, thời nhӳng cuộc thanh trӯng hàng loạt - mà nó động đến cả quân đội, giới nông dân và công chӭc, - tôi nghĩ chúng có thể tương tӵ nhӳng vụ tàn sát được thӵc hiện dưới thời cai trị của Ivan Groznưi và Piotr Đệ nhất. Không vô cớ người ta gọi Stalin là Ivan Groznưi thế kӹ XX. Thật bi thảm là đất nước ta có nhӳng truyền thống quá tàn khốc như vậy. Stalin nhào nặn vụ án Kirov cho các quyền lợi cá nhân, và “âm mưu” chống Kirov được ông thổi phồng thật khéo. Ông ngụy tạo “vụ âm mưu to lớn” không chỉ chống Kirov, mà còn là chống lại chính ông. Vụ sát hại Kirov ông biết cách lợi dụng để dọn đi nhӳng kẻ mà ông nghi ngờ là nhӳng đối thủ tiềm năng hay nhӳng người đối lập công khai, điều mà ông đơn giản là không thể chịu đӵng nổi. Thoạt đầu rơi vào số “nhӳng kẻ mưu phản” là nhӳng người quen của Nikolaev, sau đó - gia đình Draule, sau nӳa đến lượt Zinoviev và Kamenev, ban đầu bị qui trách nhiệm đạo đӭc vì vụ giết người, còn sau nӳa bị buộc là tổ chӭc trӵc tiếp nó. Các đồng nghiệp và người quen của Nikolaev bị liệt vào phái chống đối Zinoviev. Sau đó Stalin quyết định thoát khỏi Iagoda và nhӳng nhân vật có chӭc tước biết được sӵ thật. Họ cũng bị lôi kéo vào “cuộc mưu phản” và bị tiêu diệt. Muộn hơn người ta biến Iagoda thành nhà tổ chӭc chủ chốt vụ sát hại Kirov, và như Raikhman kể với tôi, Stalin, sợ bại lộ các môtíp riêng tư “sӵ trả thù” của Nikolaev, thậm chí đã ra lệnh theo dõi bà vợ góa của Kirov cho đến chết. Trong hoàn cảnh tương tӵ nói sӵ thật về Kirov là không thể. Không ai ở bậc cao quyền lӵc có thể cản trở, Stalin lợi dụng vụ sát hại này vào các mục đích của mình. Về sau vụ án Kirov bị ỉm đi vì lợi https://thuviensach.vn ích chính trị hay bị lợi dụng nhằm đánh lạc hướng sӵ chú ý của xã hội tới tình trạng kinh tế và chính trị bị xấu đi. Mỗi đợt điều tra mới, tuân theo các đòi hỏi chính trị, chỉ đẻ thêm sӵ dối trá, càng làm khó hơn cho các thế hệ tương lai khả năng tái lập lại các sӵ kiện đích thӵc. Tôi tin chắc: vụ sát hại Kirov là hành vi trả thù cá nhân, nhưng đưa ra công luận sӵ kiện này - có nghĩa là có hại cho Đảng vốn là công cụ của quyền lӵc và mẫu mӵc của đạo lý cao cả đối với nhӳng người dân Xô viết. 2. Các vụ thanh trừng trong NKVD Năm 1938 bầu không khí thấm đẫm nỗi hoảng loạn, trong nó cảm thấy gì đó báo điềm dӳ. Spigelglaz, phó phụ trách tình báo ngoài nước của NKVD, ngày càng trở nên cau có hơn. Ông bỏ thói quen nghỉ ngày chủ nhật. Tháng 9 thư ký của Ejov lúc đó là người đӭng đầu NKVD, tӵ tӱ trên chiếc thuyền khi bơi trên sông Moskva. Điều đó đối với chúng tôi là sӵ bất ngờ hoàn toàn. Nhanh chóng xuất hiện lệnh bắt giӳ người dù không có chӳ ký của Beria, phó thӭ nhất của Ejov. Có tin đồn, rằng Beria gọi Ejov một cách thân mật là “Ejic của tôi” (con nhím) và thường có thói quen vỗ vào lưng ông ta, thế nhưng kiểu xӱ sӵ bằng hӳu đó đơn giản chỉ là phô trương. Tại Lubiaka mọi người trở nên kìm chế và né tránh các cuộc trò chuyện bất kỳ. Trong NKVD có một ban kiểm tra đặc biệt tӯ BCHTƯ đến làm việc. Các sӵ kiện sau đó vẫn còn đậm nét đối với tôi. Đã là tháng 11, ngay trước nhӳng ngày kӹ niệm tháng Mười. Và lúc bốn giờ sáng hồi chuông điện thoại dai dẳng đã đánh thӭc tôi: Kozlov, phụ trách ban thư ký Cục đối ngoại, gọi đến. Giọng nói vẻ nghiêm trọng, nhưng trong đó ẩn chӭa sӵ hồi hộp khác thường. - Pavel Anatolievich này, - tôi nghe thấy, - đồng chí Merkulov phó thӭ nhất Tổng cục an ninh gọi gấp anh đấy. Xe đang đợi anh. Hãy đến một cách nhanh nhất. Spigelglaz và Paxxov vӯa bị bắt. Vợ tôi cӵc kỳ lo lắng. Tôi cho là đã đến lượt tôi. Tại Lubianka chính Kozlov đón tôi và dẫn vào văn phòng Merkulov. Ông kia chào tôi với phong thái trầm tĩnh, lịch thiệp thông https://thuviensach.vn thường và đề nghị đi tới chỗ Beria. Thần kinh của tôi căng thẳng tột độ. Tôi tưởng tượng người ta sẽ hỏi tôi thế nào về các quan hệ của tôi với Spigelglaz. Nhưng thӵc kinh ngạc, Beria không thẩm vấn gì tôi cả. Bằng giọng điệu khá nghiêm chỉnh ông ta giải thích rằng Paxxov và Spigelglaz bị bắt vì lӯa dối Đảng và rằng tôi phải không chậm trễ bắt tay vào thӵc hiện trách nhiệm Cục trưởng Cục đối ngoại. Tôi sẽ phải báo cáo trӵc tiếp với ông ta về tất cả các vấn đề khẩn cấp nhất. Đáp lại tôi nói rằng văn phòng của Paxxov bị niêm phong và tôi không thể đi vào đó được. - Hãy gỡ ngay niêm phong, và hãy nhớ: đӯng làm rối đầu tôi bằng chuyện vớ vẩn như thế. Anh không còn là chú học trò để hỏi nhӳng câu trẻ con. Sau mười phút tôi đã phân loại các tài liệu trong két sắt của Paxxov. Một số đơn giản là gây sӱng sốt. Thí dụ, thông tin về Heifets phụ trách tình báo ở Italia. Nó nói đến các mối liên hệ với các phần tӱ có vấn đề trong Quốc tế cộng sản nơi ông kia một thời tӯng làm việc. Nó cho thấy cả tính chất đáng ngờ của nhӳng mối tiếp xúc của ông với nhӳng nhӳng người tốt nghiệp trường đại học Bách khoa ở Ien (Đӭc) năm 1926. Đến giờ tôi vẫn nhớ chỉ thị của Ejov trên tài liệu: “Gọi về Moskva. Bắt ngay không chậm trễ”. Tài liệu tiếp theo - đơn gӱi BCHTƯ ĐCS Liên Xô và Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao về việc tặng thưởng tôi, Xudoplatov Pavel Anatolievich, huân chương Cờ đỏ vì hoàn thành nhiệm vụ quan trọng ở nước ngoài vào tháng 5 năm 1938 do Ejov ký. Cũng ở đây có lệnh chưa được ký bổ nhiệm tôi là trợ lý Cục trưởng Cục đối ngoại. Tôi đem các tài liệu này cho Merkulov. Mỉm cười, ông ta xé chúng ngay trước mặt tôi và ném vào giỏ đӵng rác, điều làm tôi không ít ngạc nhiên. Tôi im lặng nhưng trong lòng hơi phật ý - tôi được đề nghị tặng thưởng vì đích thӵc tôi đã mạo hiểm sӵ sống, thӵc thi một nhiệm vụ nguy hiểm. Vào thời điểm đó tôi chưa hiểu tôi đã gặp may đến đâu: nếu lệnh về sӵ bổ nhiệm tôi được ký, thì một cách tӵ động phù hợp với Nghị định của BCHTƯ ĐCS Liên Xô, tôi hẳn sẽ bị bắt như một cán bộ lãnh đạo tác chiến của bộ máy NKVD bị coi là có vấn đề về chính trị. https://thuviensach.vn Lúc sau trong văn phòng của tôi, điện thoại réo. Đó là Kixelev, trợ lý của Malenkov ở BCHTƯ. Ông ta bӵc tӭc khiển trách tôi vì chậm chuyển giao các phương tiện tӯ quӻ đặc biệt dành để tài trợ các chiến dịch bí mật của Quốc tế cộng sản tại Tây Âu. Ông ta còn nổi cơn thịnh nộ hơn bởi tại hội nghị của Ủy ban Tây Ban Nha tại BCHTƯ đã không có đại diện của NKVD. Tôi cố giải thích với ông ta rằng tôi không biết quӻ nào cả và không rõ ai chính là người chuyên trách chuyển giao chúng. “Còn tại cuộc họp ở BCHTƯ, - tôi nói, - NKVD vì Paxxov và phó của ông ta vӯa bị bắt như nhӳng kẻ thù của nhân dân”. Tôi nói thêm rằng tôi vӯa tiếp nhận trách nhiệm hai giờ trước đấy. Kixelev vӭt ống nói. Qua ba tuần thӯa hành chӭc Cục trưởng tôi có thể biết rõ cấu trúc và tổ chӭc việc tiến hành các chiến dịch tình báo ở nước ngoài. Trong khuôn khổ NKVD tồn tại hai phân đội chuyên trách tình báo ở ngoài nước. Đó là Cục đối ngoại mà lúc đầu lãnh đạo là Trilixxer, sau đó là Artuzov, Xlutsky và Paxxov. Nhiệm vụ của Cục - thu thập cho Trung tâm tin tình báo trên các kênh công khai (qua các cán bộ chúng ta có vỏ bọc ngoại giao hay làm việc tại các văn phòng đại diện thương mại ở ngoài nước), và các kênh bí mật. Đặc biệt quan trọng là các tin tӭc về hoạt động của các chính phủ và các hãng tư bí mật chi tài chính cho hoạt động phá hoại của bọn Nga lưu vong và các sĩ quan bạch vệ ở các nước châu Âu và Trung Quốc. Cục đối ngoại được phân chia theo địa lý, và cũng kể cả các ban chuyên thu thập tin tình báo về khoa học kӻ thuật và kinh tế. Các phòng này tổng hợp tài liệu đến tӯ các mạng điệp viên ở nước ngoài. Ưu thế các kênh bí mật là hoàn toàn tӵ nhiên, bởi ở nước ngoài lúc ấy chưa có nhiều các tổ chӭc thương mại và ngoại giao. Vì thế mà các kênh bí mật là vô cùng quan trọng. Đồng thời tồn tại một cơ quan tình báo khác - Nhóm đặc biệt trӵc thuộc Bộ trưởng Bộ Nội vụ và được ngụy trang kín đáo. Trong nhiệm vụ của nó có sӵ tạo lập mạng lưới dӵ bị các điệp viên mật để tiến hành các chiến dịch phá hoại trong hậu phương kẻ thù ở Tây Âu, Cận Đông, Trung Quốc và Mӻ trong trường hợp có chiến tranh. Lưu ý tính chất công việc, Nhóm đặc biệt không có các cộng sӵ của mình trong các tổ chӭc thương mại và ngoại giao ở nước ngoài. Bộ https://thuviensach.vn máy của nó gồm hai mươi cán bộ tác chiến chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của mạng điệp viên ngoài nước. Tất cả các cán bộ còn lại hoạt động ở nước ngoài với tư cách điệp viên mật. Vào thời gian tôi đang nói đến, số điệp viên như thế có khoảng sáu mươi người. Chả bao lâu tôi rõ rằng ban lãnh đạo NKVD có thể theo sӵ lӵa chọn của mình sӱ dụng lӵc lượng và phương tiện của Cục đối ngoại và Nhóm đặc biệt để tiến hành nhӳng chiến dịch đặc biệt quan trọng trong đó có việc phá hoại và thủ tiêu các đối thủ của Liên Xô ở nước ngoài. Nhóm đặc biệt đôi khi được gọi là “Nhóm Iasư”, bởi vì hơn mười năm do Iakov Xerebrianxky lãnh đạo. Chính người của ông đã tổ chӭc bắt cóc tướng Kutepov, thủ lĩnh ROVX bạch vệ tại Paris năm 1930. Trước cách mạng Xerebrianxky là đảng viên đảng Eser. Ông tham gia vào việc thủ tiêu các quan chӭc bảo vệ đã tổ chӭc nhӳng cuộc cướp bóc người Do Thái ở Mogilev (Beloruxia). “Nhóm Iasư” tạo lập một mạng lưới điệp viên hùng hậu vào nhӳng năm 20-30 tại Pháp, Đӭc, Palestine, Mӻ và vùng Scandinavia. Họ trưng dụng các điệp viên trong số người hoạt động bí mật của Quốc tế cộng sản, nhӳng người không tham gia các hoạt động tuyên tuyền và danh hiệu đảng viên của họ trong các ĐCS các nước được giӳ kín. Nhóm của Xerebrianxky tỏ ra xuất sắc trong các vụ chuyên chở máy bay mới nhất tӯ Pháp sang cộng hòa Tây Ban Nha năm 1937. Tháng 11 năm 1938 Xerebrianxky nằm trong số các nhà lãnh đạo NKVD bị bắt giam - ông bị kết án tӱ hình, nhưng người ta không bắn chết. Năm 1941, sau khi chiến tranh nổ ra, ông được tha và theo sáng kiến của tôi trở thành trưởng phòng chuyên trách chiêu nạp điệp viên cài cắm lâu dài tại các nước Tây Âu và Mӻ. Năm 1946 Abakumov được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, và Xerebrianxky buộc phải nghỉ hưu, bởi vì năm 1938 chính Abakumov xӱ lý vụ án của ông và, dùng nhӳng cӵc hình dã man, đã lấy lời cung khai giả dối. Lẽ tӵ nhiên, Xerebrianxky không thể ở lại nơi công tác với vị bộ trưởng mới đến. Ông nghỉ với hàm đại tá và nhận lương hưu. Sau cái chết của Stalin người ta đưa ông trở lại làm việc và bổ nhiệm làm một trong số phó của tôi liên quan với kế hoạch mở rộng các chiến dịch tình báo - phá hoại. Đó là thời https://thuviensach.vn Beria, vào tháng 4 năm 1953, còn vào tháng 10 cùng năm ông bị bắt cùng với vợ lần thӭ hai - giờ đây ông bị khép tội tham gia vào cái gọi là âm mưu của Beria với mục đích sát hại các thành viên Đoàn chủ tịch BCHTƯ đảng. Ông mất trong tù năm 1956 trong thời gian hỏi cung và được minh oan năm 1971, khi Andropov biết về số phận Xerebrianxky trong lúc chuẩn bị cuốn sách đầu tiên về lịch sӱ ngành tình báo Xô viết mà người ta bắt đầu viết theo chỉ thị của ông. Chỉ đến năm 1963 tôi mới biết cái gì đích thӵc đӭng đằng sau các sӵ sắp xếp lại tổng thể và thanh trӯng trong hàng ngũ NKVD vào nhӳng tháng cuối năm 1938. Mamulov và Liudvigov phụ trách ban thư ký của Beria - họ đã cùng với tôi ngồi trong nhà tù Vladimir - đã kể với tôi sӵ thật trọn vẹn về các sӵ kiện này, cái sӵ thật không bao giờ được đưa ra công chúng. Đã được tung ra như thế nào cái điều giả dối mở đường cho chiến dịch chống Ejov và nhӳng người cùng làm việc với ông ta. Được Beria xúi bẩy, hai lãnh đạo công an tỉnh tӯ Iaroxlav và Kazakxtan đã gӱi thư tới Stalin tháng 10-1938, khẳng định rằng dường như trong các cuộc trò chuyện với họ, Ejov đã hàm ý nói đến các cuộc bắt bớ sắp tới các thành viên ban lãnh đạo Xô viết ngay trước nhӳng ngày lễ tháng Mười. Hành động bôi xấu Ejov đã được triển khai thành công. Sau mấy tuần Ejov bị buộc tội âm mưu có mục đích phế bỏ chính phủ hợp pháp. Bộ Chính trị phê chuẩn nghị định đặc biệt trong đó nhӳng nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất của NKVD bị tuyên bố là “không đáng tin cậy về chính trị”. Điều đó dẫn tới sӵ bắt bớ hàng loạt lãnh đạo của các cơ quan an ninh, và tôi đích thӵc là gặp may khi lệnh của Ejov thăng cấp cho tôi còn chưa ký nằm trong két của Paxxov. Tháng 12-1939 Beria chính thӭc nắm dây cương điều hành NKVD, còn Dekanozov trở thành Cục trưởng Cục đối ngoại. Ông ta có kinh nghiệm làm việc tại GPU Azerbaizan thời Beria với tư cách một tay cung ӭng. Muộn hơn tại Gruzia Dakanozov là bộ trưởng Bộ công nghiệp thӵc phẩm nơi ông ta nổi danh bởi sӵ xa hoa thái quá. Bàn giao công việc, tôi như quyền Cục trưởng, giải thích cho ông ta một số điểm đặc biệt của mạng tình báo tại Tây Âu, Mӻ và Trung Quốc. Nhưng Dekanozov không nghe hết lời tôi, đã ra lệnh để tôi theo dõi đồ vật của Orlov bỏ trốn, nhӳng thӭ đang được chuyển tӯ https://thuviensach.vn Barcelona về Moskva. Tôi cần đem chúng vào văn phòng của ông ta - ông ta muốn tӵ mình xem xét chúng. Sang ngày hôm sau Beria giới thiệu Dekanozov với các cán bộ cơ quan tình báo. Bằng giọng điệu khắc nghiệt Beria báo về sӵ thành lập một ủy ban đặc biệt đӭng đầu là Dekanozov kiểm tra tất cả các cán bộ tác chiến của ngành tình báo. Ủy ban phải làm sáng tỏ, nhӳng kẻ phản bội và lӯa dối BCHTƯ Đảng bị vạch trần như thế nào. Beria tuyên bố bổ nhiệm Garanin, Fitin, Leonenko và Liagin. Ông cũng nhấn mạnh rằng tất cả các nhân viên còn lại sẽ được kiểm tra kӻ. Nhӳng người lãnh đạo mới đến ngành tình báo theo sӵ chọn lӵa của đảng. BCHTƯ bổ sung hàng ngũ NKVD các thành viên tích cӵc của đảng và nhӳng người tốt nghiệp Học viện quân sӵ mang tên Frunze. Tôi thì bị hạ cấp thành phó phòng Tây Ban Nha. Bằng cách tương tӵ người ta xӱ sӵ với các cӵu binh khác của ngành tình báo, nhӳng người cũng bị hạ cấp làm trợ lý các phòng. Trò chuyện với tӯng cán bộ có mặt trong buổi gặp, Beria cố để biết được anh ta có là điệp viên hai mang hay không, và nói rằng hiện giờ tất cả đều nằm trong sӵ nghi vấn. Vợ tôi là một trong bốn phụ nӳ - cán bộ cơ quan tình báo. Nhìn cô bằng ánh mắt xấc xược, Beria hỏi, cô là ai: người Đӭc hay người Ucraina. “Người Do Thái”, - thật sӱng sốt cho Beria, vợ tôi đáp. Tӯ chính ngày đó cô thường xuyên cảnh báo tôi, để tôi dè chӯng Beria. Tiên liệu rằng nhà tôi có thể bị nghe trộm, cô nghĩ ra một mật danh để chúng tôi không nhắc đến tên ông trong các câu chuyện của mình ở nhà. Cô gọi ông là công tước Sadiman theo tên nhân vật tiểu thuyết của Antonovxcaia “Mouravia vĩ đại” người đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh giành quyền lӵc giӳa các lãnh chúa Gruzia. Sӵ nhìn xa trông rộng của vợ tôi liên quan đến số phận Beria và nhӳng lời khuyến cáo tránh xa Beria và giới thân cận của ông ta hóa ra là tiên tri. Tiếp đó là cuộc họp đảng - đó là giai đoạn kế tiếp của chiến dịch. Trên cuộc họp một đồng nghiệp mà tôi biết tӯ thời ở Kharkov, Gukaxov, người Armenia, bất ngờ đề đạt đảng bộ xem xét các mối liên hệ đáng ngờ của tôi. Anh ta nói rằng tôi được kẻ thù của nhân dân Balitsky chuyển về Moskava. Anh ta cũng buộc tội tôi có quan https://thuviensach.vn hệ với nhӳng kẻ thù khác của nhân dân mới đây bị vạch trần là Spigelglaz, Raixa Xobol và chồng của cô, Revzin, điệp viên của chúng tôi ở Trung Quốc, nổi tiếng bởi nhӳng lời sắc sảo độc địa về việc thӵc hiện các kế hoạch năm năm. Đảng bộ lập một Ủy ban về vụ việc của tôi. Một trong số người quen của tôi, Gexxelberg, cán bộ Cục đối ngoại, một bậc thầy xuất sắc về ảnh chân dung (anh chịu trách nhiệm các phóng viên chụp ảnh Stalin), đặt nhӳng câu hỏi ngu xuẩn nhất và khẳng định rằng tôi đang tӵ vệ như một “kẻ tay sai Trotsky tiêu biểu”. Tôi không giӳ ác tâm cả với Gukacov lẫn với Gexxelberg. Ba năm sau Gukaxov vốn là lãnh sӵ Xô viết tại Paris, tỉnh dậy khi bọn Gestapo tấn công chiếm tòa nhà nơi anh ta đang ở. Nӳ nhân viên mật mã Marina Xirokina bắt đầu đốt các cuốn sách mã khoá, còn khi một trong số tên Gestapo giật tӯ trên tường bӭc chân dung Stalin, Gukaxov đã lợi dụng điều đó như nguyên cớ để bắt đầu một cuộc ẩu đả. Anh ta bị đánh tàn nhẫn, nhưng với ngần ấy thời gian đủ để các mật mã được tiêu hủy. Bọn Đӭc áp giải Gukaxov sang Thổ Nhĩ Kỳ để trao đổi lấy nhӳng nhân viên ngoại giao Đӭc tại Moskva. Sau này Gukaxov được giao phụ trách phòng thẩm tra hồi hương và dân lưu vong. Anh ta mất ở Moskva năm 1956. Gexxeberg chuẩn bị đề án quyết định của đảng bộ do Dekanozov đọc cho. Trong đó đề nghị khai trӯ tôi khỏi hàng ngũ ĐCS vì sӵ liên hệ với các kẻ thù của nhân dân và sӵ không tố giác Spigelglaz. Đặc biệt là trong tài liệu này Xlutsky, dù ông mất vào tháng 2 năm 1938 và được mai táng với tất cả nghi lễ cần có, cũng bị quy kết như một kẻ thù của nhân dân. Đảng uӹ tiếp nhận quyết định này với một phiếu trắng. Fitin, mới được bổ nhiệm chӭc phó cục trưởng Cục đối ngoại, đã bỏ phiếu trắng vì theo lời ông, ông tuyệt đối không hề biết gì về tôi cả. Năm 1939 ông trở thành cục trưởng Cục Nước ngoài và chết năm 1971. Tháng 12-1938 Đảng uӹ phê chuẩn quyết định khai trӯ tôi. Quyết định này phải được biểu quyết trên hội nghị đảng của cơ quan tình báo, được ấn định vào tháng 1-1939, còn tạm thời tôi vẫn đến ngồi https://thuviensach.vn trong văn phòng của mình không làm gì cả. Các nhân viên mới không dám tiếp xúc với tôi, sợ phiền toái. Tôi nhớ, trưởng phòng Garanin, khi trò chuyện với phó của mình trước mặt tôi, đã chuyển sang nói thầm, e sợ là tôi có thể nghe lỏm được. Để có gì đó làm, tôi quyết định bổ sung tri thӭc của mình và bắt đầu nghiên cӭu các vụ án tӯ hồ sơ lưu trӳ trong khi chờ đợi số phận. Tôi cảm thấy mình bị đè bẹp. Vợ cũng lo lắng, hiểu rằng mối đe dọa nghiêm trọng đang lơ lӱng trên đầu chúng tôi. Chúng tôi tin chắc rằng đã có chӭng cӭ bôi xấu chúng tôi được ngụy tạo và ép cung chỗ các bạn chúng tôi trong thời gian điều tra. Thế nhưng tôi vẫn hi vọng rằng, bởi nhẽ tôi vẫn nổi tiếng với ban lãnh đạo NKVD như một cán bộ tận tụy, và lệnh bắt giӳ tôi sẽ được hủy bỏ. Khi người ta bắt các bạn chúng tôi, tất cả chúng tôi nghĩ là đã xảy ra sӵ nhầm lẫn. Nhưng sӵ xuất hiện Dekanozov lần đầu tiên cho chúng tôi hiểu đó không phải sӵ nhầm lẫn. Không, đó là một đường lối. Nhӳng người non kém nghiệp vụ sẽ dễ dàng thӵc hiện bất kỳ mệnh lệnh nào và họ được bổ nhiệm vào các chӭc vụ lãnh đạo. Lần đầu tiên chúng tôi lo sợ cho sӵ sống của mình, khi rơi vào mối đe dọa hủy diệt bởi chính hệ thống của mình. Chính lúc đó tôi bắt đầu suy ngẫm về bản chất của hệ thống vốn đem nhӳng người phụng sӵ nó bằng niềm tin và sӵ thật làm vật hy sinh. Thêm một người bạn của tôi, Piotr Zubov, cũng trở thành nạn nhân và rơi vào chính cái máy xay thịt ấy. Năm 1937 anh được cӱ phụ trách tình báo ở Praha. Lần đầu tiên trong thời gian phục vụ trong ngành tình báo anh làm việc dưới vỏ bọc ngoại giao. Zubov gặp gỡ với tổng thống Eduard Benes và theo chỉ thị của Stalin chuyển cho ông ta mười nghìn đôla, bởi Benes không thể dùng tiền của mình để tổ chӭc việc phái đi tӯ Tiệp Khắc sang Anh nhӳng người gần gũi và cần thiết của ông ta. Giấy biên nhận tiền được giao cho Zubov bởi thư ký tổng thống. Chính Benes bỏ chạy sang Anh năm 1938. Zubov đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính quyền Anh và Pháp không có lấy một chút khái niệm về các mối liên hệ của chúng ta với nhӳng nhân vật rời khởi Tiệp Khắc. Một năm https://thuviensach.vn rưỡi sau khi Benes rời khỏi Praha, người ta gọi Zubov về Moskva và tống giam theo lệnh riêng của Stalin. Nguyên nhân là do Benes - thông qua Zubov - đề nghị Stalin để Liên Xô đầu tư năm 1938 cho cuộc đảo chính chống lại chính phủ Xtoiadinovich tại Nam Tư, nhằm thiết lập một chính thể quân sӵ và bằng cách đó làm suy yếu áp lӵc lên Tiệp Khắc. Benes xin tổng số 200 nghìn đôla tiền mặt cho các sĩ quan Sécbi sẽ tổ chӭc đảo chính. Nhận số tiền này tӯ Trung tâm, Zubov đi sang Belgrad để làm quen với tình hình. Khi anh tin chắc rằng các sĩ quan được nói đến, tất thẩy chỉ là một nhúm nhӳng kẻ liều lĩnh thiếu tin cậy và sẽ chẳng tính đến sӵ thành công nào, anh đã kinh ngạc và tӯ chối trả tiền tạm ӭng cho họ. Quay về Praha mang theo tiền, anh báo cáo với Trung tâm. Stalin nổi cơn thịnh nộ: Zubov dám không thi hành mệnh lệnh. Stalin tӵ tay viết lên bӭc điện: “Bắt ngay lập tӭc” (tôi thấy bӭc điện này năm 1941 khi người ta cho xem vụ án Zubov). Và ngay đấy xảy ra một sӵ bất ngờ. Cuộc họp được ấn định vào tháng 1 sẽ phải phê chuẩn việc khai trӯ tôi khỏi đảng, bị đình lại. Chả bao lâu Ejov bị gạt khỏi chӭc trách bộ trưởng và bị bắt. Như sau này tôi biết, vụ án Ejov do chính Beria và một vị phó của ông ta, Bogdan Kobulov, đảm nhiệm. Nhiều năm sau Kobulov kể với tôi rằng người ta bắt Ejov tại văn phòng Malenkov trong BCHTƯ. Khi dẫn ông ta đi xӱ bắn, ông ta hát “Quốc tế ca”. Vẫn như trước tôi cho Ejov chịu trách nhiệm về nhiều tội ác nặng nề - hơn thế, ông ta còn là một nhà lãnh đạo kém chuyên môn. Tôi tin chắc: các hành động của Stalin có một quy mô điên cuồng đến thế, nói riêng, là do Ejov tuyệt đối vô dụng trong công tác tình báo và phản gián. Để hiểu bản chất chủ nghĩa Ejov, cần xét đến các truyền thống chính trị của đất nước ta. Tất cả các chiến dịch chính trị trong điều kiện chuyên chính nhất thiết sẽ có quy mô kinh khủng, và Stalin có lỗi không chỉ trong các hành động được thi hành theo chỉ dẫn của ông, mà cả trong việc cho thuộc hạ mình nhân danh ông tiêu diệt tất cả nhӳng ai thành ra bất lợi cho lãnh đạo đảng ở cấp huyện và tỉnh. Các nhà lãnh đạo đảng và NKVD nhận được khả năng giải quyết https://thuviensach.vn thậm chí nhӳng vụ cãi vã thông thường nhất xảy ra hầu như hàng ngày bằng cách thủ tiêu bên đối lập. Tất nhiên, nhӳng ngày ấy tôi còn chưa biết tất cả, nhưng nó là đủ để lo sợ cho mạng sống của mình. Xuất phát tӯ logic các sӵ kiện, tôi chờ người ta bắt tôi vào cuối tháng 1 hoặc, cùng lắm, vào đầu tháng 2-1939. Hàng ngày tôi xuất hiện tại nơi làm việc và không làm gì cả - ngồi và chờ bị bắt giӳ. Một ngày tháng 3 người ta cho gọi tôi vào văn phòng của Beria, và bất ngờ, tôi nghe ông trách móc, rằng hai tháng cuối tôi ăn không ngồi rồi. “Tôi thi hành mệnh lệnh nhận tӯ trưởng phòng ạ”, - tôi nói. Beria không cho là cần bình phẩm nhӳng lời của tôi và ra lệnh cho tôi tháp tùng ông ta đến một cuộc gặp, theo lời ông ta, rất quan trọng. Tôi cho rằng đó là cuộc gặp với một trong nhӳng điệp viên mà chính ông ta phụ trách, tại một căn phòng bí mật. Tháng 9 năm 1939 tôi đã hai lần tháp tùng ông ta đến nhӳng vụ việc tương tӵ. Trong khi đó chiếc xe đưa chúng tôi vào Kremli, nơi chúng tôi đi vào qua cổng Xpaxxkye. Xe dӯng trong ngõ cụt cạnh quảng trường Ivanovxcaia. Chợt tôi hiểu ra rằng Stalin sẽ tiếp tôi. https://thuviensach.vn CHƯƠNG 4 THỦ TIÊU TROTSKY 1. Chiến dịch chống “Ông già”. Gặp Stalin Lối vào tòa nhà của điện Kremli nơi Stalin làm việc tôi đã quen trong nhӳng lần đi gặp ông trước kia. Chúng tôi theo cầu thang đi lên tầng hai và đi dọc hành lang dài rải thảm đỏ vắng người, ngang qua các văn phòng với nhӳng cánh cӱa cao thường chỉ thấy ở viện bảo tàng, vẫn viên sĩ quan cận vệ, tӯng trӵc ban lúc Ejov dẫn tôi tới đây, cho tôi với Beria đi qua. Giờ đây anh ta chào không phải Ejov, mà Beria: “Chúc đồng chí Beria mạnh khỏe!” Beria mở cӱa và chúng tôi đi vào phòng khách lớn đến nỗi ba chiếc bàn làm việc đӭng ở đó trông nhỏ xíu. Có ba người trong phòng: hai người mặc áo cùng kiểu cắt như của Stalin, và một người mặc quân phục. Chào Beria là người không cao, có vẻ gân guốc, mặc áo xanh mà giọng vang lên khe khẽ và lãnh đạm (sau đó tôi biết rằng đó là Poxkrebưsev, phụ trách ban thư ký của Stalin). Tôi có cảm tưởng rằng sӵ thiếu vắng trọn vẹn các biểu hiện bề ngoài của bất cӭ xúc cảm nào là nguyên tắc trong phòng này. Và đích thӵc, trật tӵ chính bất thành văn một lần và mãi mãi được Stalin và Molotov thông qua trong tòa nhà này. Poxkrebưsev đưa chúng tôi vào văn phòng của Stalin rồi cӱa đóng lại không tiếng động. Vào thời điểm ấy tôi vẫn trải qua nhӳng tình cảm như trong các lần gặp trước với Stalin: hồi hộp xen lẫn sӵ chờ đợi căng thẳng, và niềm hân hoan bao trùm lấy toàn bộ con người. Tôi có cảm giác người xung quanh có thể nghe thấy nhịp đập của tim tôi. Khi chúng tôi xuất hiện Stalin đӭng lên tӯ sau bàn. Đӭng ra giӳa phòng, chúng tôi trao đổi bằng nhӳng cái bắt tay, và ông dùng cӱ chỉ mời chúng tôi ngồi xuống một chiếc bàn dài phủ nhung xanh lá cây. Bàn làm việc của chính Stalin nằm hoàn toàn gần cạnh, trong một góc văn phòng. Bằng khoé mắt tôi kịp nhận thấy rằng tất cả các cặp trên bàn của ông được xếp theo một trật tӵ lý tưởng, bên trên bàn làm việc - chân dung của Lenin, còn trên bӭc tường khác - của Mác và Ănghen. Mọi thӭ trong văn phòng trông vẫn y như lần trước, khi https://thuviensach.vn tôi đến đây. Nhưng chính Stalin thì có vẻ khác: chăm chú, bình thản và tập trung. Nghe người đối thoại, hầu như ông suy ngẫm tӯng lời, giống như có một ý nghĩa đặc biệt đối với ông. Và nhӳng người cùng nói chuyện đơn giản là không thể thoáng hiện trong óc rằng con người này có thể là thiếu chân tình. Có như thế hay không trong thӵc tế? Tôi không chắc lắm. Nhưng đích thӵc Stalin nghe Beria với sӵ chú ý lớn. - Thưa đồng chí Stalin, - ông kia nói, - theo chỉ thị của đảng, chúng tôi đã vạch trần ban lãnh đạo tình báo nước ngoài cũ của NKVD và chặt đӭt mưu toan tráo trở lӯa dối chính phủ. Chúng tôi đề nghị bổ nhiệm đồng chí Xudoplatov phó chỉ huy tình báo nước ngoài của NKVD để giúp đỡ các cán bộ trẻ của đảng được động viên vào công tác trong các cơ quan, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của chính phủ ạ. Stalin nhíu lông mày. Ông vẫn tiếp tục giӳ tẩu trong tay như cũ mà không hút. Sau đó quẹt diêm (cӱ chỉ quen thuộc đối với tất cả nhӳng ai dù chỉ xem một tạp chí thời sӵ phim ảnh) và xích gạt tàn lại gần mình. Ông không thốt ra một lời về sӵ bổ nhiệm tôi, nhưng đề nghị Beria kể ngắn gọn về nhӳng phương hướng cơ bản của các chiến dịch tình báo ở nước ngoài. Trong khi Beria nói, Stalin đӭng lên khỏi bàn và bắt đầu đếm bước trong văn phòng, ông di chuyển chậm rãi và hoàn toàn không tiếng động trong đôi ủng Kavkaz mềm của mình. Dù Stalin đi lại không ngӯng, tôi có cảm tưởng ông không hề giảm sӵ chú ý, ngược lại, càng trở nên tập trung hơn. Nhӳng nhận xét của ông có phần khắc nghiệt không cần giấu giếm. Tính gay gắt tương tӵ trong thái độ đối với nhӳng người được mời đến tiếp kiến, có lẽ là một nét tiêu biểu trong hành xӱ của ông, là một bộ phận không tách rời khỏi cá tính Stalin - cũng y như nhӳng nốt đậu mùa trên mặt ông, tạo cho ông một vẻ khắc nghiệt. Theo lời Beria, tình báo nước ngoài trong nhӳng điều kiện hiện đại cần phải thay đổi hướng làm việc chính. Nhiệm vụ cơ bản của https://thuviensach.vn