🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Chiếc Răng Cọp
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
MÔRIXƠ LƠBLĂNG
NHỮNG CHIẾC RĂNG CỌP
TIỂU THUYẾT TRINH THÁM PHÁP
Người dịch: LÝ ĐÀO-MẠC MẠC
Thực hiện ebook: HOA QUÂN TỬ
NHÀ XUẤT BẢN VĂN NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
https://thuviensach.vn
LỜI GIỚI THIỆU
Một nhân vật trong Bản tuyên án, một thiên truyện tình của nhà văn Vlađimir Xôlôukhin, có tâm sự như sau nhân một lần phải đi nằm bệnh viện: «Mấy ngày đầu, chắc chẳng có gì đáng ngại; vì dẫu sao anh cũng đã trữ sẵn được ba tập trinh thám rất hấp dẫn rồi. Gay nhất có lẽ là những hôm chờ lên bàn mổ; chứ khi đã mổ xong thì chắc chẳng dại gì mà đi ngốn ba thứ sách lôi cuốn và dễ dãi kia”.
Dề dãi ! Tiếc thay, ngay cả những kẻ hâm mộ thể loại trinh thám (họ vốn thuộc đủ mọi nghề và đủ mọi giai tầng xã hội—học giả có, công nhân có, chính khách có, nghệ sĩ có, thậm chí còn gặp cả các nhà nghiên cứu văn học nữa !), nhiều người vẫn cư xử với thể loại đó một cách khá kỳ quặc, đúng hơn là rất đáng bực mình, coi nó là loại sách dễ dãi, và vì thế, đã đẩy nó xuống hàng văn chương loại hai, thậm chí loại ba.
Marietta Saghinyan (Nữ văn sĩ Nga xô-viết sinh năm 1888, người Armênva, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Armênya. Bà là tác giả của nhiều bộ tiểu thuyết, ký sự và công trình khảo cứu nối tiếng, từng được tặng Giải thưởng quác gia (1951) và Giải thưởng Lê-nin (1972). Bã mất năm 1982) tác giả của một trong những sáng tác trinh thám xô-viết đâu tiên là Messe— Maind (Truyện
vừa, sáng tác vào những năm 1923 — 1925, để cổ động tinh thền yêu nước và khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, ngay sau những ngày nước Cộng hòa Xô-viết vừa trải qua những năm nội chiến cực kỳ ác liệt.) có đưa ra một nhận định hơi ngược đời, nhưng đầy thú vị về thể loại này: chuyện trinh thám là loại sách có tính chất duy lý và có giá trị nhận thức sâu sắc nhất, nhưng lại ít có hại đến thần kinh và giúp bồi bổ sức khỏe nhiều hơn cả trong văn chương hiện thời... Truyện trinh thám là loại sách sở dĩ giúp hồi bổ được sức khỏe, vì đọc nó, bao giờ bạn cũng được một xác tin vững chãi sau đấy trấn an: cái ác nhất định rồi sẽ bị phanh phui, hung thủ sớm muộn gì rồi cũng bị trừng phạt, và cái thiện, cũng như lẽ phải tất sẽ chiến thắng. Dĩ nhiên truyện trinh thám tôi muốn nói ở đây là loại truyện chân chính, chứ không phải ba thứ sách rẻ tiền về mấy gã găng xtơ huênh hoang, hoặc bọn điệp viên khoác lác, vẫn đang cố len lỏi vào dòng văn chương chính thống thường được gọi là “tiểu thuyết trinh thám... hình sự».
Quả tình là gần đây người ta đã viết khá nhiều về truyện trinh thám, cả của Liên Xô, lẫn của nước ngoài. Sở dĩ có tình hình đó trước hết là vì các
https://thuviensach.vn
sáng tác loại đang bàn hiện được in ra với một số lượng lớn chưa từng thấy. Ở phương Tây đã xuất hiện nhiều nhà xuất bản lớn, chuyên ấn hành truyện trinh thám các loại. Dĩ nhiên, chi phí sản xuất rất cao; ấy là chưa nói đến loại «văn chương» được Marietta Saghinyan gọi bằng cái tên hết sức chính xác đã nêu — «sách rẻ tiền về mấy gã găng-xtơ huênh hoang hoặc bọn điệp viên khoác lác» — hiện được giới tuyên truyền tư sản sử dụng như một phương tiện mê hoặc đông đảo công chúng trình độ trung bình.
Đã từng có biết bao nhiêu nhận định khác nhau, lắm khi hoàn toàn bài bác nhau, về truyện trinh thám !
Có nhiều nhà phê bình coi truyện trinh thám là một thứ trò chơi, hơn nữa lại là thứ trò chơi chỉ chơi được vỏn vẹn một lần, và cho rằng: không thể đọc các sáng tác trinh thám quá hai lần là một đặc trưng hệ trọng của thể loại này. Có nhiều nhà phê bình khác nuôi khát vọng ấn truyện Trinh thám vào chiếc giường Prôcuxt của họ- -một thứ lược đồ gồm ba thành tố hợp nhất thành bất biến: bí mật của tội ác — điều tra — minh chứng cho sự thật. Nhà phê bình văn học Mỹ Willam Hattington, nổi tiếng dưới hút danh S.s.van Deine, thậm chí còn đề xướng ra “Hai mươi qui tắc cho các tác giả viết tiểu thuyết trinh thám. Nhà văn và nhà học giả Hulgari nổi tiếng là Bogumil Rainov, trong một khảo cứu về thể loại trinh thám được mệnh danh là “Sách Đen» (Série noire) đã đánh giá rất chính xác như sau về lô qui tắc vừa nêu: «Những qui tắc của Hattington, một mặt, là con đẻ của cách cư xử mang tính chất chính thuyết đối với văn chương, nhưng mặt khác, lại đặc trưng một cách hết sức rõ nét cho quan điểm thương mại đối với văn chương ở Mỹ... Cụ thể là, trong mỗi ngành sản xuất đều có một qui trình công nghệ nhất định, và muốn cho sản phẩm văn chương ăn khách, nhà văn không thể không nắm vững cái qui trình ấy». Một trong những qui tắc của van Deine có ấn định: «Truyện hình sự (Roman policier) cần tránh miêu tả dài dòng, tránh những đoạn phân tích tâm lý chi li và những phán xét khái quát. Tất cả những thứ đó chỉ gây cản trở cho tiến trình thuật lại câu chuyện mà mục tiêu chủ chốt của nó chỉ là: kể lại thật vành rọt diễn biến của tội ác và tiến trình dò tìm hung thủ». Các tác phẩm xuất sắc của thể loại trinh thám rõ ràng đã bác bỏ hoàn toàn qui tắc trên đây.
https://thuviensach.vn
Không, không thể đem qui truyện trinh thám vào bất cứ một thứ khuôn mẫu hình thức nào và càng không thể nhận định đơn thuần rằng mục tiêu chính của nó chỉ là phơi bày các loại tội ác, và người viết không được đặt cho mình một mục tiêu nào khác hơn, ngoài mục tiêu vừa nêu. Vì lẽ gì ta lại không nghĩ rằng trong trường hợp này hoặc trường hợp khác, người cầm bút sở dĩ tỏ ra tâm đắc hơn với thể loại trinh thám chẳng qua chỉ vì hình thái sáng tác này giúp anh ta thể hiện thành công hơn nhiệm vụ nghệ thuật đang khiến mình xúc động ? Balzac chẳng hạn, từng tuyên bố rằng chủ đích thực của thiên tiểu thuyết «vẻ hào hoa và sự cùng khốn của đám kỹ nữ thượng lưu” là cuộc độc chiến giữa thám tử và hung thủ.
Theo tôi hình dung, định nghĩa đúng đắn nhất, giúp hiểu được thực chất của truyện trinh thám, là định nghĩa do một nhà phê bình Xô-viết đưa ra mấy năm trước đây: «Một truyện trinh thám chỉ thành công, khi việc tạo dựng một cốt truyện hấp dẫn không phải chỉ là mục đích tự thân, mà bị chi phối bởi cách giải quyết những mục tiêu chung đặt ra cho toàn hộ ngành văn học đó”. Quả vậy, truyện trinh thám là một thể loại hoàn toàn bình đẳng với tất cả các thể loại văn chương khác, và phải đánh giá nó trên quan điểm những yêu cầu chung của toàn ngành văn học.
Các tác phẩm ưu tú của thể loại văn chương, thiên về hướng tạo dựng các cốt truyện lôi cuốn, được đông đảo công chúng hâm mộ, bao giờ cũng rất coi trọng việc khảo sát những vấn đề hệ trọng và nghiêm túc của cuộc đời. Trong những vấn đề vừa nêu, có tầm quan trọng hơn cả chắc hẳn là vấn đề cái thiện và cái ác. Nội dung của những sáng tác trinh thám xuất sắc không phải chỉ đóng khung ở việc truy tìm đầy hấp dẫn một hung thủ tinh ranh và xảo quyệt, ở những phân định hợp lô-gich cực kỳ rắc rối của một vị dự thẩm hay một chuyên gia điều tra hình sự. Trước hết, nó phải là một nghiên cứu thấu đáo của nhà văn về những cội nguồn sâu xa của tội ác. Khi mời bạn đọc cùng nhân vật chính dự phần vào việc phanh phui những hành vi phạm tội rắc rối và nguy hiểm của một hung thủ, nhà văn đồng thời cũng tạo cho bạn đọc một mảnh đất màu mỡ chẳng những để giải quyết cái nhiệm vụ muôn thuở — Ai là thủ phạm gây nên vụ án mạng kia, mà còn để dò tìm những tình huống trong đó tội phạm đã xảy ra và hành động phạm
https://thuviensach.vn
tội của hung thủ, nhìn rõ mặt những kẻ tuy không trực tiếp nhúng tay vào tội ác, nhưng lại tạo cho tội ác một môi trường sinh sống thuận lợi, làm sáng tỏ những nguyên nhân xã hội của tội ác và bọn thủ phạm cùng những kẻ tòng phạm. Đó là những vấn đề đạo lý nghiêm túc mà nhà văn cần khảo cứu. Hơn nữa, bản chất của thể loại trinh thám vẫn mở ra cho nhà văn những cơ hội hết sức thuận lợi. Chính vì thám tử hoặc nhà dự thẩm, hoặc một loại người rất hay gặp trong văn chương phương Tây dưới danh hiệu thám tử tư—nhân vật chính tất yếu của bất cứ cuốn sách trinh thám nào — trong tiến trình truy tìm hung thủ, tất phải chạm trán với đủ mọi tầng lớp xã hội; khi thì sục xuống dưới đáy xã hội để nghe những lời bộc bạch buồn lòng của một gã lang thang, khi thì đi sâu vào những nghịch cảnh bi đát của một viên kí lục quèn bị mất chỗ làm và do đó, cũng mất luôn cả mọi sinh kế. Anh ta cũng phải chạm trán cả với cái môi trường đầy rẫy những tính toán tỉnh táo và những mối hằn thù được che đậy dưới những nụ cười giả tạo, ngự trị trong các tầng lớp thượng lưu, trong khi đi tìm nguyên nhân của một vụ án mạng rối rắm thường tình, và bỗng dưng phải chứng kiến một cảnh tượng đáng ghê tởm: «bị máu tham làm cho mờ mắt», những kẻ thừa kế cứ mê mải với những món lợi lộc do phần gia tài vừa được hưởng mang lại, mà chẳng hề ngượng ngùng một mảy may nào với cái thi hài còn chưa kịp nguội lạnh của người quá cố đang nằm chơ chỏng ở phòng bên. Có thể có đầy đủ cơ sở để nêu ra đây như một dẫn chứng sáng chói về truyện trinh thám đậm đà tính chất xã hội: những thiên tiểu thuyết của hai nhà văn Thụy Điển tài hoa là Per Valiê và Mai Sêval. Nhân thể cần nói thêm rằng ngay tại Thụy Điển, sự nghiệp của hai ông hiện được không ít người kế tục: trong các tác phẩm của mình, họ cũng vạch trần không thương tiếc sự bất công của xã hội tư sản hiện đại.
Yếu tố xã hội trong truyện trinh thám nhiều khi bộc lộ rất rõ nét, bất chấp ý muốn của người viết. Tuy không tự đặt cho mình nhiệm vụ bóc trần những thói hư tật xấu của cái xã hội trong đó nhân vật hành động, anh ta vẫn tình cờ phô bày ra tất cả, nếu trong thâm tâm, nhà văn không cố tình nhắm mắt đeo đuổi những mục đích trái ngược, vì tội ác tự thân nó vốn là một hiện tượng xã hội.
https://thuviensach.vn
Cũng tương tự như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật dày dạn, thể loại truyện trinh thám, truyện điều tra hình sự, trong tay một nhà văn tài năng và trung thực có thể trở thành một công cụ đắc lực, giúp nhà văn phơi bày cho độc giả tất cả các thứ ung nhọt, các vết lở loét thối tha của xã hội mà nhà văn đang sống... Nếu bản thân độc giả cũng là người có óc quan sát tinh tường và thích nghiền ngẫm, thì khi lần giở các trang sách, anh ta cũng sẽ không chỉ đơn thuần theo dõi cái vỏ bề ngoài của cốt truyện tả ở đây, mà còn háo hức sát cánh với thám tử ra công truy lùng những gã hung thủ gian ngoan. Tiếc thay, hiện có không ít độc giả nhìn chung vẫn còn hơi thiên về cái hình thức bên ngoài, tuy rất hệ trọng đối với thể loại, nhưng không thể nào phản ánh thật đầy đủ cái thực chất bên trong của truyện trinh thám. Dù có ngã sang chiều hướng «nghiêm túc» chăng nữa, truyện trinh thám vẫn không mất đi tính lôi cuốn ; trái lại, nó vẫn giữ được những đặc tính tiêu biểu vốn có của thể loại: là những áng văn chuyên miêu tả những hành động diễn biến hết sức nhanh chóng và những đoán định lôgic nghiêm ngặt, có khả năng giữ người đọc trong trạng thái căng thẳng hồi hộp trong suốt tiến trình diễn biến của câu chuyện.
Truyện trinh thám là thể loại có thể khơi dậy và bồi bổ nơi người đọc lòng kính trọng những con người đang ngày đêm gìn giữ pháp luật, nếu người viết biết nêu lên trong các sáng tác của anh ta cuộc chiến đấu quên mình, đầy hiểm nguy, vốn đòi hỏi một đức ngoan cường và lòng tận tụy tối đa để chống lại tội ác các loại, một cuộc chiến đấu mà nền tảng của nó là tư tưởng nhân đạo.
(Đoạn trên đây viết dựa theo bài Tựa của Tuyển tập Truyện trinh thám nước ngoài, của Xergây Vưxốtxki, Nhà xuất bản «Đội cận vệ thanh niên», Moskova, 1984).
Bây giờ, chúng ta hãy xét truyện «Những chiếc răng cọp» của Maurice Leblanc trong sự đối sánh với những chuẩn mực trên đây về truyện trinh thám.
Những chiếc răng cọp là câu chuyện điều tra hình sự, tìm thủ phạm về một vụ án «gia tài». Tội ác bạo hành là một đặc thù của xã hội tư sản
https://thuviensach.vn
phương Tây. Thường tội ác phát sinh là do mâu thuẫn, máu chiếm đoạt của cải, lòng tham không đáy dẫn đến những thủ đoạn tàn bạo và dã man. Ở đây, câu chuyện xoay quanh cái gia tài cực kỳ lớn của dòng họ Fauvin. Từ đó dẫn đến những vụ án mạng thảm khốc và quá trình «phá án» của Acxen Luypanh.
Acxen Luypanh là một nhân vật nổi tiếng về tài điều tra các vụ án ly kỳ, bí mật. Anh ta là nhân vật chính trong các truyện trinh thám của Maurie Leblánc: trong một số truyện (chẳng hạn, trong Les-confidences d’Arsene Lupin), ta thấy anh ta xuất hiện trong những vai «ăn trộm», (một cách “quân tử»), nẫng tay trên của cảnh sát, tiến hành những vụ điều tra thông minh, vượt qua bộ máy chuyên nghiệp. Tác giả luôn luôn lý tưởng hóa nhân vật nầy, cấp cho nó những đức tính có phần «siêu», một đôi khi nhân vật cũng tự vỗ ngực khoe khoang về tài đức của mình, làm ta khó chịu.
Acxen Luypanh chẳng hề là một nhân vật hiện thực. Nhưng nó phản ánh trong nó một vài vấn đề của xã hội tư sản phương Tây. Cái bất lực của cảnh sát đẻ ra anh thảm tử tư “tài ba» này, một nhân vật trên tài các cơ quan an ninh, cảnh sát, còn giới triệu phú, quí tộc thì sợ và ghét. Rồi cũng chính cái xã hội thối rữa đó với những tội ác cơm bữa nảy ra yêu cầu bức xúc trừng trị điều ác. Acxen Luypanh, với những mặt lương thiện, nhiều khi vô tư là cái hy vọng cuối cùng của người đọc trong hoàn cảnh đó. Mặc dù cách làm và cách nghĩ của anh ta vẫn không thoát ra khỏi cách nghĩ cách làm của cái xã hội đã sinh ra anh ta. Người đọc cũng hồi hộp cùng với anh ta, khuyến khích anh ta, đồng tình với anh ta.
Cuối cùng, cái bí mật ghê gớm của tội ác được phơi bày, cái Thiện thêm một lần chiến thắng cái Ác.
Tác giả thiên về việc ra những tình tiết hết sức ly kỳ; lắt léo, quá nhấn mạnh và chạy theo yêu cầu hấp dẫn mà còn nhẹ về mặt phát hiện những vấn đề xã hội, nhân sinh. Do đó, chúng tôi không nghĩ như một số người đã nghĩ rằng, Acxen Luypanh đó là Sai-lốc Hôm của Cônan Đoy, mặc dù Cônan Đoy, đến lượt mình, cũng không vượt qua tầm xã hội mà ông sống với những ưu điểm và nhược điểm của ông.
https://thuviensach.vn
Dù sao Acxen Luypanh cũng là một thành tựu nổi tiếng của truyện trinh thám mà người đọc nước ta cũng nên làm quen. Ở Liên Xô, một số tác phẩm của Maurcie Leblanc đã được dịch (so với bản gốc tiếng Pháp có bỏ đi một số đoạn không cần thiết). Bản dịch tiếng Việt này cũng đã cẩn trọng tước bớt đi hoặc tóm lược một số đoạn dài dòng mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ diễn biến của câu chuyện.
NHÀ XUẤT BẢN VĂN NGHỆ
https://thuviensach.vn
PHẦN THỨ NHẤT ĐÔNG LUY PERENNA
https://thuviensach.vn
Chương I
Đác-ta-nhang , Bô-tố và Mông-kích-tô...
(Tên ba nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết của A.DUMAS). Đã 4 giờ rưỡi nhưng chưa thấy ông Đetmaliông, quận trưởng cảnh sát, trở về phòng làm việc. Viên thư ký riêng xếp lên bàn một bó thư và báo cáo đã vào sổ, và báo anh tùy phái vừa đi vào theo chuông gọi. - Ông quận trưởng đã triệu tập những người theo danh sách đây, 5 giờ có mặt. Ai đến thì anh để mỗi người đợi riêng một nơi, không để cho họ hội ý được với nhau. Anh nhận danh thiếp của họ và đưa tôi.
Người tùy phái đi ra. Viên thư ký đi tới cửa ngách, sang phòng làm việc của mình. Bỗng thấy cửa chính lại mở ra, và một người bước vào, loạng choạng dựa người vào lưng một ghế ngồi.
Viên thư ký hỏi:
- Ông đấy ư, ông Vêrô ? Ơ kìa ! Nhưng... ông làm sao thế ?. Thanh tra Vêrô là một người vạm vỡ, to ngang da xạm. Chắc ông đang bị cảm xúc mãnh liệt, vì mặt ông, thường đỏ những vằn máu, nay thấy tái mét. — Không ! Có gì đâu, thưa ông ?
— Có, có ! Ông không có vẻ khỏe mạnh như ngày thưởng. Ông nhợt nhạt, và kia ! Mồ hôi đầm đìa.
Viên thanh tra lau mồ hôi rồi cố lấy lại sức: “Hơi mệt một chút. Mấy hôm nay tôi làm việc quá sức... Chả là tôi muốn, bằng mọi giá, làm sáng tỏ một vấn đề mà ông quận trưởng đã giao... Nhưng tôi thấy trong người cũng có khang khác... khá kỳ lạ..
— Ông có cần thuốc an thần không ?
— Không ! Tôi khát nước thì đúng hơn.
— Một cốc nước nhé.
— Nhưng...
— Sao kia ?
— Tôi muốn... Tôi muốn...
https://thuviensach.vn
Giọng ông nói trở nên lúng túng. Đột nhiên hình như không nói được gì hơn. Nhưng rồi ông lại cố gắng:
- Ông quận trưởng không có đây à ?
— Không ! 5 giờ ông mới có mặt để chủ trì một cuộc họp quan trọng. — Vâng, tôi biết. Rất quan trọng. Chính vì thế nên cả tôi cũng được triệu tập. Nhưng tôi muốn gặp ông quận trưởng trước một chút. Tôi rất cần gặp. Viên thư ký quan sát Vêrô và bảo:
- Tôi thấy ông bị kích thích dữ quá. ông muốn báo cáo việc gì khẩn thiết lắm ư ?
- Vâng, rất khẩn thiết. Nó là một vụ án mạng đã xảy ra cách đây một tháng, đúng tròn một tháng. Và bây giờ phải ngăn chặn 2 vụ án mạng hậu quả của nó, đừng để xảy ra đêm nay. Phải, nhất định xảy ra ngay trong đêm nay... nếu ta không có những biện pháp cần thiết.
— Thì ông hãy ngồi xuống đây, ông Vêrô !
— Trời. Âm mưu bố trí quỷ quyệt không ai tưởng tượng nổi. — Nhưng ông đã được ông quận trưởng ủy thác cho ông toàn quyền... — Vâng, tất nhiên... Nhưng vì tôi vẫn sợ không gặp được ông quận
trưởng, nên tôi có viết lá thư kèm đây. Trong đó tôi báo cáo tất cả những điều gì tôi được biết về vụ này. Cẩn thận như thế vẫn hơn ! Ông Vêrô đưa viên thư ký một phong bì màu vàng và nói thêm: - Đây. Còn cái hộp nhỏ này nữa, tôi cũng để lên bàn. Trong hộp có một vật dùng để bổ sung và giải thích cho nội dung bức thư.
— Thì ông hãy cứ giữ lấy tất cả có được không ? Làm gì phải đưa vội ? — Tôi sợ... Có người theo dõi tôi... Người ta đang tìm cách khử tôi.. Chỉ khi nào tôi không phải là người duy nhất nắm được điều bí mật thì tôi mới an tâm.
— Xin ông cứ an tâm, ông Vêrô ! Ông quận trưởng sắp đến bây giờ. Trong khi chờ đợi tôi khuyên ông nên sang phòng y tế uống liều thuốc an thần.
Viên thanh tra có vẻ hoang mang. Ông lại lau trán đẫm mồ hôi rồi gắng gượng, lấy gân cốt, đi ra.
https://thuviensach.vn
Còn lại một mình, viên thư ký bỏ chiếc phong bì vào trong hồ sơ dầy cộp trên bàn ông quận trưởng rồi đi qua cửa ngách sang phòng làm việc riêng của mình.
Cửa ngách vừa đóng thì cửa phòng đợi lại mở, viên thanh tra vừa đi vào vừa lắp bắp:
- Ông thư ký ơi ! Có lẽ tốt hơn hết là tôi đưa ông xem....
Mặt ông Vêrô đáng thương tái ngắt. Răng đánh cầm cập. Khi ông nhận ra viên thư ký không còn ở đấy, thì ông muốn đi sang phòng của ông ta. Nhưng bỗng ông bủn rủn, ngã vật xuống một cái ghế đến mấy phút, như mất hết sinh lực, rên rỉ và lẩm bẩm: “Ta làm sao thế này ? Ta cũng bị trúng thuốc độc ư ? Ôi ! Thật khủng khiếp !»
Bàn giấy chỉ với tay là tới. Ông lấy bút chì và với lấy quyển lốc nháp, bắt đầu nguệch ngoạc được mấy chữ. Nhưng ông lại lầm bầm: «Thôi, không cần. Vì rồi ông quận trưởng sẽ đọc thư của ta kia mà !... Nhưng... ta làm sao thế này... Ôi ! Sợ quá...».
Ông cố gắng đứng lên và nói: “Ông thư ký ơi ! Ta phải...Ta phải... Nhất định đúng đêm nay... Không gì ngăn cản nổi…”
Ông ráng hết sức, lò dò, lập cập bước đi về phía phòng làm việc của viên thư ký. Nhưng được một đoạn lại chệnh choạng, phải ngồi xuống, ông bị một nỗi khủng khiếp vô bờ xâm chiếm. Ông thét lên những tiếng kêu, nhưng than ôi ! Tiếng quá yếu nên không thể nghe thấy được. Ông chợt nhớ ra và đảo mắt tìm chỗ kéo chuông, nhưng mắt đã bị quáng mờ, nhìn không rõ nữa. Thế là ông ngã khuỵu xuống, một tay lần theo tường, một tay quờ quậng. Nhưng vì tâm thần mê loạn, lẫn phương hướng nên đáng lẽ phải lần sang bên trái thì lại lần sang bên phải qua tấm bình phong che một cửa nhỏ. Tay ông với tới tay nắm cửa, mở được cửa và lọt vào buồng vệ sinh của ông quận trưởng, mà ông tưởng là phòng làm việc của viên thư ký. Ông sụp xuống và lắp bắp: «Cứu tôi với ! Cứu tôi với !». Rồi rên rỉ: «Chỉ đêm nay là việc xảy ra không tránh khỏi... ông sẽ thấy... Các vết răng... ôi khủng khiếp làm sao !... ôi, đau đớn quá ! Cứu tôi với... Đúng là thuốc độc... Cứu tôi với..”
https://thuviensach.vn
Tiếng nói tắt dần. Ông lắp bắp nhiều lần, như trong giấc mơ: «Những răng... những răng trắng... Nó ngậm vào kìa...».
Rồi tiếng nói nhỏ đi thêm, không thoát được ra khỏi miệng. Miệng ngáp không khí. Đầu cúi lả dần xuống ngực. Ông thở hắt ra hai ba lần, và dướn mình nằm im.
5 giờ 10 phút. Ông quận trưởng trở về văn phòng.
Ông Đetmaliông giữ chức vụ này đã được vài năm. Tinh thần và phong cách của ông được mọi người kính nể. Ông trạc 50 tuổi, dáng người nặng nề nhưng nét mặt thông minh, thanh tú. Quận áo, cravát, giày, trông khỏe khoắn, không có vẻ quan trọng, cử chỉ cởi mở, giản dị, đầy vẻ hiền hậu thẳng thắn.
Ông bấm chuông. Viên thư ký vào ngay, ông hỏi:
— Những người tôi triệu tập có mặt cả rồi đấy chứ ?
— Vâng, thưa quận trưởng. Và tôi đã để mỗi vị đợi ở một phòng khác nhau.
— Được. Thế cũng tốt. Nhưng giá họ có trao đổi gì với nhau trước thì cũng không hại gì... ông đại sứ Hoa-kỳ chắc là không đích thân đến được... — Dạ thưa không ạ.
— Ông có danh thiếp của cáe vị ấy đấy chứ ?
— Dạ, thưa đây !
Ông quận trưởng cầm 5 cái danh thiếp, và đọc:
Acsiban-Brít, bí thư thứ nhất sứ quán Hoa-kỳ.
Ngài Lơpectuy, chưởng khế.
Giuăng-Caxêret, tùy viên lãnh sự quán Pêru.
Thiếu tá bá tước Đattri-nhăc, hưu trí.
Tấm danh thiếp thứ năm chỉ có tên, không có tước vị, không có địa chỉ: Đông Luy-Perenna.
Ông Đetmaliông nói: Tôi rất muốn gặp người thứ năm này. Ông này lôi cuốn tôi ghê lắm !... Ông đã đọc báo cáo của «Lê dương hải ngoại" chưa ? — Dạ thưa tôi đã đọc. Và xin thú thực là ông này làm tôi cũng rất hồi hộp...
https://thuviensach.vn
— Ông thấy không ? Một lòng dũng cảm tuyệt vời. Một anh hùng cuồng nhiệt hết sức kỳ lạ... Và ông ta đã làm cho các bạn tôi kinh ngạc và thán phục, đến nỗi gán cho ông ta cái tên «Acxen-Luypanh»... Acxen- Luypanh chết được bao lâu rồi nhỉ ?
— Dạ thưa quận trưởng, chết từ hai năm trước Đại chiến. Người ta đã thấy xác Acxen-Luypanh và xác mụ Ketxenbach dưới tàn tích của một biệt thự nhỏ bị cháy, không xa biên giới Lucxămbua lắm. Cuộc điều tra hồi đó xác nhận là Acxen-Luypanh đã bóp cổ mụ Ketxenbach là một mụ đã phạm nhiều tội ác man rợ. Bóp chết con nữ quái vật ấy xong, Acxen-Luypanh đã đốt ngôi nhà và treo cổ tự tử.
— Phải ! Thế là thực sự hết đời con người kỳ quái ấy. Và tôi thú thực là riêng tôi, tôi cũng ngán đương đầu với con người ấy. Ồ ! Nhưng thôi ! Ta lạc đề hơi lâu rồi.. Vấn đề chính đến đâu rồi nhỉ ? Hồ sơ về gia tài Moocninhtôn đã sẵn sàng chưa ?
— Dạ, tôi để trên bàn quận trưởng rồi.
— Tốt. Nhưng quên mất... Thế nào ? Ông thanh tra Vêô đã tới đây chưa ?
— Dạ, tới rồi. Có lẽ hiện giờ ông ta đang ở bên phòng y tế để điều trị hồi sức...
—Ông ta làm sao ?
— Tôi thấy trạng thái ông ta rất bất bình thường, rõ là đang ốm. — Sao, sao ? Ông hãy trình bày cho rõ ràng
Viên thư ký thuật lại lúc gặp Vê rô hồi nãy..
Ông Đetmaliông có vẻ lo lắng, hỏi:
- Ông có nói là ông Vêrô gửi tôi một bì thư ? Thư đâu ?. — Dạ, tôi để trong hồ sơ.
— Lạ nhỉ ! Lạ thật đấy ! Xưa nay Vêrô là một Thanh tra loại ưu lú, rất có nghị lực. Ông la lo lắng bồn chồn đến thế thì chắc là có vấn đề. Ông đi tìm, mời ông ấy đến đây cho tôi. Trong khi chờ đợi, tôi xem công văn tài liệu mới đến.
Viên thư ký đi ngay. Năm phút sau anh trở lại với và ngạc nhiên báo cáo là không thấy Vêrô đâu cả:
https://thuviensach.vn
- Thưa quận trưởng, có điều kỳ lạ do anh tùy phái cho biết: lúc nãy anh thấy ông ấy đã ra khỏi đây nhưng rồi lại trở lại ngay.Và từ lúc ấy không thấy trở ra nữa.
— Hay là ông ấy chỉ đi qua đây để sang phòng ông ?
— Sang phòng tôi ? Tôi có thấy đâu ạ ! Tôi không lúc nào rời khỏi phòng mà !
— Thế thì chả hiểu ra sao cả...
— Vâng, không hiểu thế nào. Trừ phi anh tùy phái đã có lúc nào đó nhãng ý, không biết ông ấy đã đi ra... vâng, vì ông ấy rõ vàng hiện giờ không ở phòng này và cũng không ở bên phòng tôi.
— Có lẽ thế. Chắc ông ấy đi dạo ra ngoài cho thoáng và chỉ lát nữa là trở lại. Thôi cũng được, vả lại đầu buổi họp tôi cũng chưa cần đến ông ấy. Ông quận trưởng nhìn đồng hồ: 5 giờ 18 phút, ông bảo viên thư ký thông báo tùy phái mời các vị khách vào... À, nhưng...
Ông lưỡng lự. Ông giở hồ sơ công văn «đến » và thấy bì thư của Vêrô. Phong bì khổ lớn, mầu vàng. Góc phong bì ghi: «Tiệm cà phê Tân-Kiều». Viên thư ký khẩn khoản:
- Theo lời ông Vêrô đã nói với tôi, và vì hiện giờ ông ấy còn vắng mặt nên tôi đề nghị quận trưởng đọc ngay lá thư.
Ông Đetmaliông suy nghĩ và nói:
- Phải, ý kiến ông đúng.
Ông lấy dao nhíp, rọc nhanh phong bì... Ông kêu lên: «Thế này thì lạ thật ! Thế là thế nào ?».
— Có chuyện gì thế ạ ?
— Chuyện gì à ? Đây ông xem, trong phong bì chỉ là một tờ giấy trắng. — Sao lại thế được ?
— Đây ! Một tờ giấy trắng gấp tư. Không có một chữ nào ! — Rõ ràng ông Vêrô nói với tôi là trong thư, ông ta viết đủ mọi sự việc mà ông ta biết rõ về vấn đề xảy ra...
— Ông ấy nói thế. Nhưng đây ông xem ! Nếu tôi là người không hiểu thấu đáo về ông Vêrô thì tôi có thể cho là ông ta đùa cợt với tôi... — Có thể do một sự đãng trí...
https://thuviensach.vn
— Có thể như vậy. Nhưng sự đãng trí ở một người như ông ta làm tôi ngạc nhiên. Làm sao ông ta có thể «đãng trí» khi đây là vấn đề tính mạng của hai con người. Có đúng ông ấy nói là đêm nay nhất định sẽ có hai người bị ám sát không ?.
— Vâng, thưa quận trưởng, đêm nay, và âm mưu rất quỷ quyệt, hành động rất tàn ác khủng khiếp. Chính ông ta nói như vậy.
Ông Đetmaliông chắp tay sau lưng, đi lại trong phòng, ông đứng lại trước cái bàn con: « Cái gói gì kia ? Ai gửi cho tôi ? « Kính gửi ông quận trưởng. Đêm nay khi có biến cố xảy ra ».
Viên thư ký nói: “À, vâng. Tôi quên khuấy đi mất. Đấy cũng là của ông Vêrô gửi quận trưởng. Theo lời ông ấy thì nó là một vật quan trọng để giải thích bổ sung cho bức thư.
— Theo tôi—ông Đetmaliông mỉm cười, nói—Như vậy là bức thư cần được giải thích. Và tuy chưa thấy biến cố gì xảy ra nhưng tôi cũng cần xem.
Vừa nói ông vừa cắt sợi dây buộc, mở giấy gói ra và thấy một cái hộp bìa cứng nhỏ, như kiểu hộp của các dược sĩ vẫn dùng, nhưng đã chớm bẩn và méo mó qua sử dụng. Trong hộp có những tờ đệm xốp cũng đã khá bẩn. Ở giữa là một nửa bánh sôcôla,
Ông quận trưởng ngạc nhiên lầm bầm: ““Thế này là cái quỷ gì ?”, ông cầm tấm sôcôla ngắm nghía và phát hiện ngay ra rằng tấm sôcôla này hơi mềm, có những dấu tích đặc biệt, và đó chính là lý do khiến cho viên thanh tra Vêrô đã giữ nó lại. Cả mặt trên và mặt dưới, tấm bánh đều mang những dấu vết của những chiếc răng, hằn in rất rõ từng cái; cái nào cũng ăn ngập hai ba ly vào thân bánh. Số răng còn in dấu lại 4 răng hàm trên và 5 răng hàm dưới.
Ông Đetmaliông lại đi đi lại lại, cúi đầu suy nghĩ trong mấy phút, lảm nhảm: «Lạ lùng thật ! Đây là một điều bí ẩn mà ta rất muốn tìm ra chìa khóa mật mã...Tờ giấy kia... Cái vết hằn răng... Toàn bộ câu chuyện này ra làm sao ?».
Nhưng ông không bận tâm quá nhiều đến một điều bí ẩn mà đã có người chịu trách nhiệm điều tra và sắp báo cáo cụ thể với ông. Người đó là Vêrô,
https://thuviensach.vn
vừa mới loanh quanh đâu đây thôi, ông bảo viên thư ký:
- Ông cho mời các vị khách vào phòng họp kẻo họ chờ quá lâu. Chắc chắn là đang họp thì thanh tra Vêrô sẽ trở tại đây. Khi đó ông báo tôi ngay. Ngoài ra, ông đừng để ai, để việc gì xen vào buổi họp.
Hai phút sau, người tùy phái lần lượt đưa khách vào: ngài Lơpectuy, người to lớn, da đỏ như gà trụi, rồi đến bí thư sứ quán Hoa Kỳ Acsiben Brit, và tùy viên Pêru Caxêret. Ông Đetmaliông quen cả ba vị này, cùng tiếp chuyện thân mật, và chỉ tạm ngừng, đứng dậy, bước ra đón tiếp, khi thấy người mới bước vào là thiếu tá Đattrinhăc, vị anh hùng ở Sui-a, do những thương tích vẻ vang trong chiến trận, đã buộc phải về hưu sớm, ông tỏ vài lời nhiệt liệt hoan nghênh những chiến tích rực rỡ của thiếu tá.
Cửa phòng lại mở. «Quý ông là Đông Luy-Perenna ?».
Ông Đetmaliông vừa hỏi vừa bắt tay người mời vào. Người tầm thước trung bình, hơi mảnh dẻ, ngực đeo huân chương quận công và Bắc đầu bội tinh, với nét mặt, cái nhìn và phong cách rất trẻ, làm cho người ta đoán tuổi vào trạc 40, tuy đuôi mắt và vầng trán đã có những nếp nhăn của người cao hơn dăm ba tuổi.
Anh chào và đáp: «Vâng, thưa ông quận trưởng, chính tôi». Thiếu tá Đattrinhăc kêu lên:
- Anh đấy ư, anh Perenna ? Thực anh vẫn còn có mặt ở trên đời này ư ?. — Ôi, thưa thiếu tá ! Tôi rất vui sướng được gặp lại ngài. — Perenna còn sống ! Khi tôi rời Ma rốc, tôi chẳng được tin tức gì về anh cả. Người ta nói là anh đã chết.
—Dạ, chỉ bị cầm tù thôi.
— Bị cầm tù ở các bộ lạc thì tức là chết !
— Không hẳn như vậy, thưa thiếu tá ! Ở đâu mà chả tìm được cách thoát thân ! Bằng chứng là... tôi đang ở đây !
Trong vài giây, ông quận trưởng ngắm nghía với mối thiện cảm không ngăn nổi và không giấu diếm. Khuôn mặt cương nghị ấy, khuôn mặt ánh lên niềm tươi vui, đôi mắt chân thật và kiên định, nước dạ sạm bóng như được nhiều phen nung luyện dưới cái nóng bỏng của mặt trời.
https://thuviensach.vn
Sau khi ra hiệu mời các vị khách an tọa xung quanh bàn làm việc, ông Đetmaliông cũng ngồi và đi vào đề với cách nói rõ ràng và chậm rãi: - Nội dung cần bàn bạc, ghi trong giấy triệu tập có vẻ tóm tắt và bí mật. Và cách mà tôi sẽ gợi ý để các vị thảo luận sẽ làm các vị ngạc nhiên. Nhưng nếu các vị tín nhiệm và cho phép tôi trình bày, thì rồi các vị sẽ dễ dàng nhận thấy vấn đề cũng rất đơn giản và rất tự nhiên. Vả lại tôi sẽ cố gắng trình bày thật ngắn gọn.
Ông mở tập hồ sơ mà viên thư ký đã chuẩn bị. Rồi nhìn vào những chỗ đã có đánh dấu và ghi chú, ông tiếp tục:
- Vài năm trước chiến tranh 1870, có ba chị em ruột họ Rutxen, mồ côi, 22, 20 và 18 tuổi: Ecmơlin, Êlidabet và Acmăng, cư trú tại Xanh-tê-chiên, cùng với một người em trai họ con chú ruột, Vích-to, nhỏ hơn vài ba tuổi. Ecmơlin, chị cả, rời Xanh-tê-chiên trước nhất theo một người Anh sang Luân-đôn mà sau đó cô lấy làm chồng, thuộc dòng họ Moocninhtôn, rồi sinh được một đứa con tên là Cốtmô. Gia đình nghèo và trải qua nhiều thử thách. Nhiều lần Ecmơlin viết thư cho các em để yêu cầu giúp đỡ nhưng không lần nào được ai trả lời, nên lâu dần không có liên lạc gì nữa. Khoảng năm 1875 vợ chồng Moocninhtôn đi Mỹ. 5 năm sau trở nên giàu có. Ông Moocninhtôn chết năm 1883. Bà vợ tiếp tục quản lý gia sản. Do có tài kinh doanh trong mọi áp phe, bà đưa gia sản lên con số vĩ đại. Khi bà chết, năm 1905, bà để lại cho con trai số tiền là 400 triệu !
Con số kếch xù về gia sản gây ấn tượng mạnh cho những người nghe, và ông bắt gặp nhiều cái nhìn trao đổi giữa vị thiếu tá với Đông Luy-Perenna. Ông nói với hai người: “Các vị chắc có biết Côtmô - Moocninhtôn ?».
Thiếu tá đáp: «Vâng, có biết, thưa ông quận trưởng. Ông ta có lưu trú tại Marốc trong khi Perenna và tôi cùng công cán tại đó».
Ông Đetmaliông nói tiếp: «Đúng thế, Cốtmô-Moocninhtôn bắt đầu đi khắp nơi. Ông ta nghiên cứu về y học, và theo dư luận, thì khi tiện dịp, ông cũng chữa bệnh cho mọi người, rất tận tình và tất nhiên là không lấy tiền. Ông ta lần lượt ở Ai-cập, ở An-giê-ri và ở Ma-rốc, và cuối năm 1914 thì qua Mỹ để bảo vệ quyền lợi cho nước Đồng minh. Năm ngoái, sau khi đình
https://thuviensach.vn
chiến, ông ta về ở tại Pari. Ông ta chết cách đây bốn tuần vì một tai nạn rủi ro hết sức lạ lùng.
— Vì một mũi thuốc tiêm sai, có phải không, thưa ông quận Trưởng ? — vị bí Thư sứ quán Hoa Kỳ hỏi— Hồi đó báo chí có đăng việc này, và chúng tôi ở sứ quán cũng được báo tin như vậy.
— Vâng, — ông Đetmaliông đáp — Ông ta bị dịch cúm phải nằm một chỗ suốt cả mùa Đông. Theo chỉ dẫn của bác sĩ, ông ta phải tiêm glyxêrô phốtphat-xút. Sau một lần tiêm, chắc có sơ khoáng về sát trùng nên chỗ tiêm bị nhiễm trùng, sưng tấy nhanh một cách khủng khiếp, và chỉ sau vài tiếng đồng hồ là ông Cốtmô—Moocninhtôn qua đời.
Ông Đetmaliông quay về phía ông chưởng khế: «Thế nào, ông Lơpectuy ? những lời tôi vừa trình bày có đúng khớp với sự thật không ?» — Hết sức đúng, thưa ông quận trưởng .
Ông Đetmaliông tiếp: “Sáng hôm sau ông trưởng khế Lơpectuy đến đây, và với những lí do mà nội dung, tài liệu này sẽ giải thích, đưa tôi bản chúc thư của Cốtmô—Moocninhtôn đã trao tận tay ông chưởng khế».
Trong khi ông quận trưởng tra cứu hồ sơ, ông Lơpecluy nói: «Xin ông quận trưởng cho phép tôi được nêu rõ là trước khi tôi được mời đến bên giường thi hài ông khách hàng của tôi, thì tôi chỉ mới gặp ông ta có một lần: đó là hôm ông ta mời tôi đến buồng riêng tại khách sạn để giao tôi bản chúc thư mà ông ta vừa viết xong. Khi đó ông ta bắt đầu bị cúm. Qua trò chuyện, ông ta cho biết do ý đồ muốn tìm lại các thân nhân trong gia đình của bà mẹ, ông đã phát hiện được một vài điều mà ông sẽ tiếp tục truy cứu sau khi khỏi bệnh. Tình hình bệnh tật chưa cho phép ông làm được việc ấy».
Ông quận trưởng lấy trong hồ sơ ra một phong bì ngỏ trong có hai tờ giấy. Ông mở tờ lớn hơn ra và nói: “Đây là bản chúc thư. Tôi xin đọc và xin các vị chú ý theo dõi cả bản này và cả tờ phụ lục tiếp sau.
«Tôi là Cốtmô-Moocninhtôn, ký tên dưới đây, con trai hợp pháp của ông Huybe Moocninhtôn và bà Ecmơlin-Rutxen, nhập quốc tịch Hoa-kỳ, di tặng Chính phủ nước mà tôi đã nhập tịch, một nửa gia sản của tôi để sử
https://thuviensach.vn
dụng vào cứu tế xã hội theo đúng yêu cầu và qui định do chính tay tôi viết và do ông Lơpectuy chưởng khế, sẽ chuyển tới sứ quán Hoa-kỳ. Phần gia sản còn lại, khoảng độ 200 triệu, gửi tại các ngân hàng Pari và Luân-đôn mà ông chưởng khế đã nắm bản kê cụ thể, thì để tưởng nhớ người mẹ thân thương của tôi, tôi di tặng trước tiên cho người dì ruột của tôi được mẹ tôi thương yêu nhất, là Êlidabet-Rutxen. Nếu không tìm thấy thì di sản đó thuộc về người dì ruột sát với mẹ tôi là Acmăng-Rutxen, hoặc những người thừa kế trực tiếp của dì Acmăng, hoặc nếu đều không tìm thấy ai thì tôi di tặng cho người cậu họ là Vich-to hoặc những người thừa kế trực liếp của ông. Trường hợp trước khi tôi mất mà chưa tìm ra một ai trong những người trên đây, thì tôi yêu cầu bạn tôi là Đông Luy- Perenna tiếp tục việc tìm kiếm cho đến kết quả. Tôi ủy nhiệm bạn tôi thực hiện chúc thư của tôi, phần thuộc những họ hàng tôi ở châu Âu. Và tôi yêu cầu bạn tôi tự coi là người thay tôi để điều hành mọi công việc trong vấn đề này, và mọi hoạt động của bạn tôi thuộc vấn đề này đều nhằm thực hiện tình cảm và ý chí của tôi.
Để đền ơn bạn tôi về việc này và để nhớ tới hai lần bạn đã cứu sinh mạng tôi, tôi xin bạn, Đông Luy-Péreana, vui lòng nhận món quà nhỏ, một triệu của tôi.
Đetmaliông ngừng lại ít phút.
Đông Luy lầm bầm: «Ôi ! anh bạn Cốtmô đáng thương ! Có phải tôi cần được như thế thì tôi mới thực hiện những nguyện vọng cuối cùng của anh đâu.”
Đetmaliông tiếp tục đọc: “Nếu ba tháng sau khi tôi chết mà những việc truy tìm do anh bạn Luy-Perenna và ông Larpectuy tiến hành không kết quả, không tìm ra một người nào, hoặc không thấy một người nào tìm đến pháp luật nhân danh là một người sống sót của gia đình Rut-xen, để thừa hưởng gia sản này, thì toàn bộ gia sản gần 200 triệu ấy sẽ vĩnh viễn thuộc quyền thừa kế của Đông Luy Perenna, bất kể sau đó có những lời khiếu nại như thế nào. Tôi hiểu rất rõ con người bạn tôi và tôi biết chắc chắn gia sản này sẽ được bạn tôi sử dụng vào những công việc xứng đáng với nhân phẩm cá nhân anh và với lợi ích của những dự án mà anh đã cho tôi biết
https://thuviensach.vn
một cách vô cùng hào hứng trong những buổi tâm tình giữa hai chúng tôi tại căn nhà vải bạt ở xứ Marốc».
Ông Đetmaliông ngừng lại và ngẩng nhìn Đông Luy. Anh vẫn thản nhiên, im lặng, nhưng đuôi mắt lấp lánh giọt nước mắt.
Bá tước Dattrinnhăc nói với anh: «Tôi có lời ngợi khen anh, anh Perenna».
— Thưa thiếu tá. — anh đáp - xin thiếu tá biết cho rằng việc thừa hưởng gia tài này phụ thuộc vào một điều kiện. Và tôi xin thề là nếu tôi có quyền hạn trong tay, thì nhất định tôi tìm ra được những người còn sống sót của gia đình Rutxen.
— Tôi tin tưởng như vậy, vì tôi rất hiểu anh — Thiếu tá trả lời. Ông quận trưởng hỏi Đông Luy:
- Nói cho cùng, việc thừa hưởng gia tài có điều kiện như vậy... Ông không từ chối chứ ?
Đông Luy cười đáp: “Vâng, tôi không từ chối. Có những việc mà người ta không từ chối được».
Ông quận trưởng nói: Sở dĩ tôi hỏi như thế là vì cuối bản chúc thư còn có đoạn như sau:
“Nếu vì một lý do nào đó mà bạn Pereanna từ chối việc thưa hưởng này, hoặc bạn tôi chết trước thời hạn được thừa kế đã qui định, thì tôi yêu cầu ông Đại sứ Hoa-kỳ và ông quận trưởng an ninh thảo luận thống nhất phương án xây dựng tại Pari một trường Đại học dành cho các sinh viên và các nghệ sĩ có quốc tịch Hoa-kỳ. Và dù trong trường hợp nào thì cũng yêu cầu ông quận trưởng trích ra 300 nghìn phrăng của gia sản đó để sung vào quỹ công của cơ quan ông.
Ông Đetmaliông gấp tờ chúc thư và mở tờ giấy kia.
- Đây là một bản phụ lục chúc thư, tức là lá thư của ông Moocninhtôn, sau chúc thư ít lâu, đã viết gửi cho ông Lơpectuy, trong có một số điểm giải thích chính xác hơn:
«Tôi yêu cầu ông Lơpectuy, sau khi tôi chết được một ngày, mở bản chúc thư của tôi trước mặt ông quận trưởng cảnh sát, và yêu cầu ông quận trưởng giữ cho hoàn toàn bí mật trong một tháng. Sau một tháng, xin tính
https://thuviensach.vn
đúng từng ngày, tôi đề nghị ông quận trưởng, vui lòng mời đến họp tại phòng làm việc của ông: một cán bộ cấp cao của sứ quán Hoa-kỳ, ngài chưởng khế Lơpectuy và Đông Luy Perenna. San khi đọc xong chúc thư thì xin giao ngay một tấm séc một triệu cho người tôi ủy quyền và là bạn thân thiết của tôi. Đông Luy Perenna mà chỉ cần thủ tục đơn giản là kiểm tra giấy tờ hợp lệ và xác minh căn cước. Tôi rất mong thủ tục được phân công như sau: về tư cách con người thì căn cứ vào sự xác nhận của bá tước Đatrinnhắc là cấp chỉ huy cũ của bạn tôi lại Ma-rốc và vì không may đã phải về hưu sớm. Còn về gốc tích căn cước thì căn cứ vào một cán bộ của lãnh sự quán Péru. Vì Đông Luy Perenna tuy có quốc tịch cũ là Tây-ban nha nhưng sinh tại Pêru.
Ngoài ra tôi yêu cầu bản chúc thư chỉ được phổ biến tới những người thừa kế Rutxen sau đó hai ngày, và do ngài Lơpectuy nghiên cứu cụ thể. Sau hết, dưới đây là sự biểu hiện cuối cùng về những nguyện vọng của tôi trong việc giao phó tài sản và phương pháp giao phó: Xin ông quận trưởng vui lòng triệu tập một lần thứ hai tất cả những người đã dự lần thứ nhất, cũng ở văn phòng ông, vào một ngày do ông lựa chọn, từ 60 đến 90 ngày sau lần họp thứ nhất, và chỉ ở buổi họp này mới chính thức công bố ai là người được hưởng gia tài theo đúng điều lệ của chúc thư. Người không có mặt ở buổi họp này tuyệt đối không được dự phần thừa hưởng. Đông Luy Perenna tất nhiên cũng có mặt ở buổi họp. Và sau buổi họp đó Đông Luy Perenna sẽ trở thành người thừa kế chính thức nếu trong buổi họp không có mặt một thân nhân nào của gia đình Rutxen hay rủa ông Vích-to, cậu họ tôi !
Ông Đetmaliông kết luận: «Đó là toàn văn chúc thư của ông Côtmô— Moocninhtôn, và đó là lý do sự có mặt hôm nay của các vị tại đây. Còn một người thứ sáu, lát nữa sẽ tới. Đó là một cán bộ tôi phái đi điều tra bước đầu về gia đình Rutxen, và sẽ tới đây báo cáo kết quả. Nhưng trước mắt, chúng ta cứ tiến hành đúng theo qui định của người viết chúc thư. Những giấy tờ mà cách đây hai tuần theo yêu cầu của tôi, ông Luy Pơcana đã trao cho tôi, và tôi đã đích thân kiểm tra kỹ, đều hoàn toàn hợp lệ. Về lý lịch căn cước
https://thuviensach.vn
tôi đã đề nghị ông Bộ trưởng Péru tập họp cho những tài liệu chính xác nhất...
— Thưa ngài quận trưởng, — ông Caxêret, tùy viên Péru lên tiếng. Ngài Bộ trưởng đã trao nhiệm vụ này cho tôi. Tôi đã thực hiện khá dễ dàng. Đông Luy Perenna thuộc một gia đình Tây-ban-nha có lịch sử lâu đời, đã di cư 30 năm nay nhưng vẫn còn giữ lại đất đai và tài sản tại châu Âu. Ông cụ thân sinh Đông Luy hồi còn sống, tôi đã gặp tại Mỹ, đã nói chuyện với tôi về người con trai duy nhất của người, một cách say sưa, nhiệt tình. Chính lãnh sự quán của chúng tôi cách đây 5 năm, đã báo Đông Luy biết là ông cụ đã quá cố. Đây là bản sao bức thư viết tại Marốc.
— Và đây là chính bức thư đó mà Đông Luy Perenria đã trao tôi,— ông quận trưởng nói — và thưa thiếu tá, chắc ngài khẳng nhận người chiến binh lê dương Perenna đã chiến đấu dưới quyền ngài ?
— Tôi khẳng nhận. — bá tước Đattrinnhăc đáp.
— Không thể có sự lầm lẫn chứ ạ ?
— Không một chút lầm lẫn và không một chút cảm giác do dự. Ông quận trưởng cười và hỏi thêm: «Ngài cũng khẳng nhận là người chiến binh Perenna, do những công cán đặc biệt, đã được các bạn bè khâm phục một cách kinh ngạc và đã gán cho cái tên là Acxen-Luy panh ? ». Thiếu tá trả đũa: « Vâng, bạn bè gán cho anh ta cái tên Acxen Luypanh, nhưng chúng tôi, những cấp trên của anh ta, thì chúng tôi chỉ gọi ngắn bằng hai tiếng «anh hùng », một con người mà chúng tôi đánh giá dũng cảm như Đac-ta-nhang, dũng mãnh như Bô Tô….
- Và bí ẩn như Mông-kich-tô, — ông quận trưởng vừa cười vừa tiếp lời - Vâng, tất cả những điều này tôi đã được đọc trong báo cáo của trung đoàn IV thuộc quân đoàn lê-dương hải ngoại. Báo cáo ấy không cần thiết đọc toàn bộ ở đây, nhưng chỉ xin nói có điều làm tôi sửng sốt là trong vòng không đầy hai năm mà do những chiến tích đặc biệt, đã được gắn huân chương quận công, rồi Bắc đẩu bội tinh, và 7 lần được nhật lệnh khen ngợi biểu dương. Tình cờ tôi lại cũng được biết....
Đông Luy Perenna kháng nghị:« Thưa ông quận trưởng... tôi đề nghị ngài... Đó chỉ là những chuyện nhàm tai chẳng có ích lợi gì»
https://thuviensach.vn
— Rất ích lợi, ông ạ ! — Ông Đetmaliông khẳng định- Các vị có mặt tại đây không phải chỉ để nghe công bố một bản chúc thư mà cũng để xác định sự đồng tình với một trong các điều khoản của chúc thư sắp được lập tức thi hành: xuất một khoản di tặng là một triệu. Cho nên các vị ở đây cũng cần được làm sáng tỏ về con người sắp hưởng di tặng đó. Vậy tôi xin tiếp tục.
Đông Luy Perenna đứng dậy, đi ra phía cửa, và nói: « Vậy thì, thưa ông quận trưởng, xin ông cho phép tôi…».
— Đằng sau... Quay ! Đứng lại... Đứng ! Nghiêm ! Thiếu tá. Đattrinhắc hô khẩu lệnh một cách hài bước. Ông dắt Đông Luy quay lại giữa phòng và kéo ngồi xuống ghế. Ông nói:
- Thưa ngài quận trưởng ! Tôi cũng xin ông tha cho người bạn chiến đấu cũ của tôi cái khổ tâm của con người khiêm tốn phải ngồi nghe thuật lại những chiến công rực rỡ của chính mình trước mặt mọi người. Vả lại, tập báo cáo để kia, ai muốn tham khảo riêng cũng đủ. Còn tôi, tôi cứ đi trước một bước, đồng ý với những lời khen trong báo cáo, tuy chưa được nghe đọc tới, đối với anh bạn tôi. Thực vậy, trong suốt cả đời binh nghiệp của tôi, tôi chưa gặp một chiến hữu nào có thể so sánh được với anh lê dương Perenna. Tôi biết có những người sẵn sàng xả thân để tỏ ra ta đây, để làm cho bạn bè phải kính phục... Nhưng không ai bám được gót Perenna. Con người mà chúng ta gọi là Đactanhang, là Bôtô, là Đơ-Buytxi, xứng đáng được xếp ngang hàng với những anh hùng nổi tiếng của truyền thuyết và của thực tại. Tôi đã từng biết những hoạt động của anh bạn, mà đến nay nếu kể lại, thì tưởng như tôi bịa đặt, và đến nỗi hồi tưởng lại có lúc tôi tưởng như hồi đó tôi đã bị mắt... đánh lừa ! Có một hôm, ở Xetla, chúng tôi đang bị thua chạy và bị đuổi theo...».
Luy Perenna vui vẻ kêu lên: “phải, thưa thiếu tá ! Chỉ cần nói gọn là rồi lần ấy tôi cũng thoát được như chơi. Xin thiếu tá chiếu cố đến cái tính khiêm tốn của tôi”
Bá tước Đattrinhăc nói tiếp: «Anh Perenna thân mến, tôi chẳng thường bảo là anh có đủ mọi đức tính và chỉ có một khuyết điểm là... không phải Người Pháp, đấy ư ?
https://thuviensach.vn
— Thưa Thiếu tá ! Vả chăng bao giờ tôi cũng trả lời là tôi mang dòng máu Pháp từ mẹ tôi, và tôi cũng có tấm lòng và phong độ của người Pháp đó sao ?”
Hai người bắt tay nhau hết sức thân thiện, ông quận trưởng cảnh sát nói: - Tôi xin kết thúc vấn đề chiến công, vấn đề báo cáo. Bây giờ tôi chỉ xin hỏi một việc là có phải vào mùa hè năm 1915 ông bị rơi vào một ổ phục kích của 40 tên Beche, bị chúng bắt. Cho tới tháng trước đây thì ông mới xuất hiện trong đội ngũ lê dương... ?.
— Vâng, thưa ông quận Trưởng, tôi trở về đơn vị, để xuất ngũ vì đã quá hạn 5 năm nghĩa vụ quân sự.
—Vậy thì làm thế nào mà ông Cốtmô – Moocninhtôn lại có thể chỉ định ông làm người thừa kế vì thời gian ông ta làm chúc thư thì ông đã mất tích từ 4 năm kia mà ?
— Cốtmô và tôi vẫn thường xuyên quan hệ thư tín với nhau. — Ông nói sao ?
—Vâng. Tôi đã bảo ông ta rõ là tôi sẽ trốn thoát và sẽ quay về Pari. — Nhưng bằng cách nào ? Khi đó ông ở đâu ? Mà làm thế nào để ông lại có thể... ? Lần này thì ông thực sự đóng vai Môngkíchtô đầy bí ẩn, sâu thăm thẳm...
— Ngài cứ gọi tôi là Môngkíchtô nếu ngài muốn, thưa ông quận trưởng. Sự bí ẩn về việc tôi bị bắt, về việc tôi trốn thoát... Tóm lại cả quãng đời binh nghiệp luân lạc của tôi cũng khá ly kỳ. Có lẽ sau đây tôi sẽ có dịp trình bày cho sáng tỏ rõ ràng... Còn hiện nay thì hãy xin cho tôi tạm khất. Chỉ xin nói thêm một chút về quan hệ giữa Cốtmô và tôi. Sau một lần tôi trấn áp được một vụ trộm xảy ra ở nhà Cốtmô và cứu ông ta khỏi cái chết trông thấy thì ông ta tin tưởng vào tôi đến mức bảo tôi: « Nếu tôi mà bị ám sát thì nhất định chỉ có anh mới tìm ra thủ phạm». Và bây giờ ông ta bị ám sát thật !
Ông quận trưởng nói «ông có cảm giác thế thôi. Ông Cốtmô Moocninhtôn không bị ám sát".
— Không ! Chính ông đã bị đánh lừa, thưa ông quận trưởng ! Ông Đetmaliông giật nảy người:
https://thuviensach.vn
- Sao, ông nói sao ? Ông Cốtmô...
— Tôi nói ông Cốtmô-Moocninhtôn không phải chết vì một mũi tiêm sai như người ta tưởng. Nhưng ông ấy chết, như ông ấy thường lo sợ, vì một cái chết đột ngột.
— Dự đoán của ông có cơ sở thực tế không ?
—Dựa vào sự thực hoàn toàn, thưa ông quận trưởng.
- Ông có mặt lúc ông ấy chết ư ? Ông biết được điều gì... ? — Tôi không có mặt ở đây từ tháng trước kia mà ! Và tôi cũng thú thực rằng từ hôm tôi mới đến Pari, tôi không đọc báo chí thường xuyên nên cũng không biết ông Cốtmô đã qua đời. Mãi đến lúc nãy, thưa ông quận trưởng, ông nói ra thì tôi mới biết.
— Nếu như vậy thì ông cũng không biết gì hơn tôi. Vả lại những chẩn đoán của bác sĩ đều đáng tin cậy...
—Tôi rất tiếc ! Những chẩn đoán của bác sĩ chưa đầy đủ. — Ông dựa vào đâu mà qui kết như vậy ? Ông có bằng chứng gì không ?
— Dạ, có !
— Bằng chứng nào ?
— Dạ, bằng chứng chính là những lời nói của ông đây ạ ! — Lời nói của tôi ?
—Như thế này ạ: Trước hết ông có nói là ông Cốtmô-Moocninhtôn phụ trách về y và thực hiện nghề nghiệp rất chu đáo. Tiếp theo, ông nói là ông Cốtmô tự tiêm lấy một mũi thuốc sai đã gây viêm cấp tính rất nguy kịch và chỉ trong vài giờ là ông ta đã chết.
— Đúng thế.
—Vậy, thưa ông quận trưởng, tôi khẳng định là một ông thầy thuốc có lương tâm trách nhiệm và trình độ như ông Cốtmô -Moocninhtôn không bao giờ tự tiêm cho mình mà lại không có những phòng ngừa vô trùng cần thiết. Tôi đã thấy ông Cốtmô điều trị bệnh nhân. Tôi biết rất rõ phương pháp làm việc của ông ta.
— Rồi sao nữa ?
https://thuviensach.vn
- Rồi bác sĩ khám nghiệm, chẩn đoán, vì không thấy một triệu chứng gì khả nghi nên đã cấp một giấy chứng nhận như mọi trường hợp bình thường. — Nghĩa là theo ý ông... ?
Perenna quay sang hỏi ông chưởng khế: «ông Lơpectuy ! Khi ông được mời tới bên giường ông Moocninhtôn, ông có thấy hiện tượng gì bất thường không ?
— Không, tôi không thấy gì. Ông Moocninhtôn khi đó đã hôn mê !. Đông Luy nhận xét: “Một việc kỳ lạ là một mũi thuốc tiêm bình thường, dù xấu đến đâu thì cũng không thể gây tác hại nhanh đến thế. . Ông ta không tỏ ra đau đớn gì ư ?».
— Không... Đúng ra là ... Có. Tôi nhớ là mặt ông ta có những chấm xám đen, mà lần tôi gặp trước thì không có.
— Những chấm xám đen ? Cái đó xác minh giả thiết ông Cốtmô Moocninhtôn đã bị đầu độc.
Ông quận trưởng kêu lên: “Nhưng bằng cách nào ?”
— Bằng một chất độc nào đó mà người ta đã cho vào trong ống thuốc glyxêrô—phốt-phat, hoặc cho vào trong ống sơranh mà bệnh nhân dùng để tự tiêm.
— Thế còn bác sĩ khám nghiệm ?
Perenna nói tiếp: «ông Lơpectuy, ông có nói cho bác sĩ biết về những vết xám đen không ?
— Có. Nhưng bác sĩ không quan tâm đến chút nào.
— Ông ta là bác sĩ riêng vẫn chăm sóc ôngMoocninhtôn ?», - Không phải. Bác sĩ riêng là ông Puygiên, là bạn tôi và là người đã giới thiệu tôi làm chưởng khế cho ông Moocninhtôn. Hôm ấy ông Puygiên ốm. Còn viên bác sĩ đến giường bệnh hôm đó là một bác sĩ trong khu vực. Ông quận trưởng lấy tờ chứng chỉ trong hồ sơ ra và nói: “Tên và địa chỉ ông ta đây: bác sĩ Benla Voan. 14, phố Attô”.
— Ông có quyển danh bạ các bác sĩ không, thưa ông quận trưởng ? Ông quận trưởng lấy quyển danh bạ ra giở tìm từng tờ. Một lát sau ông tuyên bố: «Không có bác sĩ nào tên là Ben La voan. Và ở phố Attô không có ai làm bác sĩ».
https://thuviensach.vn
Im lặng khá lâu. Bí thư sứ quán vá tùy viên Pêru say sưa theo dõi cuộc đối thoại. Thiếu tá Đattrinhắc so vai với dáng điệu đồng tình: “Luy Perenna đã nói rất là đúng”.
Ông quận trưởng thừa nhận: «Rõ ràng... Rõ ràng có một lô sự việc trái ngược với cái chết bình thường: các chấm xám đen, viên bác sĩ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu»
Và gần như tự phát, ông hỏi Đông Luy: “Theo ông thì có lẽ có mối liên quan chặt chẽ giữa vụ án mạng, nếu thực là án mạng, tới bản chúc thư của ông Cốt-mô-Moocninhtôn ?». .
— Dạ, điều đó tôi không rõ, thưa ông quận trưởng. Hoặc là phải giả định là có người nào đó đã biết bản chúc thư. Ông thấy có thể xảy ra như vậy được không ?
— Tôi cho là không thể xảy ra. Vì ông Moocninh- tôn hành động rất thận trọng.
— Và chắc khi bản thân ông nghiên cứu công việc cũng không để xảy ra sơ hở nào ?
— Xảy ra làm sao được ! Một mình tôi làm việc với bản chúc thư. Chỉ riêng tôi có chìa khóa đóng mở cái tủ đựng tài liệu tối mật như vậy. — Tủ đó có bị ai dòm ngó không ?
— Không hề !
— Ông đến gặp ông Cốt mô-Moocninhtôn vào một buổi sáng ? — Một buổi sáng ngày thứ sáu. .
— Từ lúc đó đến tối ông đã sử dụng và cất bản chúc thư như thế nào, trước khi xếp vào tủ ?
— Có lẽ tôi để nó trong ngăn kéo bàn giấy.
— Ngăn kéo có bị người cố tình tìm cách mở không ? Ông Lơpectuy tỏ vẻ sửng sốt và không trả lời.
— Sao, ông thấy thế nào ?— Pereana hỏi lại
— A ! Có, có ! Tôi nhớ ra rồi ! Có xảy ra cái gì đó... Đúng hôm ấy... Đúng hôm thứ sáu ấy..
— Ông nhớ chắc chắn chứ ?
https://thuviensach.vn
— Khi tôi ăn cơm trưa xong, trở lại làm việc thì tôi thấy ngăn kéo không khóa. Lúc đó tôi thấy không có gì quan trọng lắm, mặc dù tôi nhớ rất rõ là tôi đã khóa. Bây giờ thì hiểu ... tôi hiểu.
Cứ như thế, tất cả các giả thiết của Đông Luy Perenna đứng vững dần. Tuy có dựa trên một số biểu hiện thực tế, nhưng có phần do trực giác suy luận một cách rất tài tình, nên mặc dù không hề tham dự hoặc biết trước một chút gì, Luy Péreana đã khớp nối các sự viêc rời rạc thành một dây chuyền với mắt xích ràng buộc nhau.
Ông quận trưởng nói:
- Thôi được, lập luận và phán đoán của ông chưa chắc chắn lắm, hẳn ông cũng thấy thế. Nhưng chúng ta sẽ kiểm tra đối chiếu ngay lập tức với kết quả tìm hiểu chứng kiến tận mắt của một cán bộ của tôi đã được giao nhiệm vụ này. Ông ta vừa trở về đây.
Ông chưởng khế hỏi: «Chỉ là điều tra về tình hình những người thừa kế ông Cốtmô-Moocninhtôn ?
— Vâng, trước hết là việc đó. Và hôm kia ông ấy đã báo cho tôi biết bằng điện thoại, là đã tập hợp được đầy đủ tin tức, và gồm cả những điềm mà... Ờ ờ, tôi nhớ ông ấy có nói với ông thư ký của tôi về một vụ án mạng cách đây đúng một tháng... Vì cũng cách đây một tháng ông Cốtmô
Moocninhtôn...».
Ông bấm chuông. Viên thư ký xuất hiện, ông vội hỏi:
— Thanh tra Vêrô đâu ?
— Dạ, chưa thấy ông ấy đâu.
— Ông cho đi tìm và bảo đến đây ngay lập tức ! .
Và ông quay sang nói với ông Luy Perenna: Ông Vêrô đã về tới đây đã được một tiếng đồng hồ rồi. Ông ta có vẻ đau nặng và tâm trạng bị kích thích dữ dội. Ông ta nói là bị theo dõi, bị truy đuổi. Ông ta sẽ báo cáo với tôi những tin tức quan trọng về vụ ông Moocninhtôn, và việc cần thiết phải bố trí để ngăn chặn hai vụ ám sát sẽ xảy ra đêm nay và có thể là hậu quả của việc ám sát ông Moocninhtôn.
- Ông ấy tỏ ra đang rất đau đớn ? — Luy Perenna hỏi.
https://thuviensach.vn
— Vâng người rất khó chịu. Trạng thái rất kỳ lạ như bị đòn cân não nặng. Ông ấy đã cẩn thận, đưa trước tôi một tờ báo cáo về sự việc. Nhưng tôi mở ra chỉ là một tờ giấy trắng. Đây, tờ giấy và phong bì của nó đây. Và đây nữa, là một cái hộp bìa cứng mà ông Vêrô đã để lại. Trong hộp có một mảnh sô cô la mang những vết hằn răng.
— Đề nghị ông cho tôi xem các thứ đó, có được không ạ ? — Được thôi. Nhưng chắc chẳng giúp ích gì cho ông...
— Chưa biết chừng..
Đông Luy xem xét ký cái hộp bìa cứng và cái phong bì vàng đầu có dòng chữ «Tiệm cà phê Tân-kiều».
Mọi người chờ đợi anh phát biểu, hy vọng anh mang lại tia sáng bất ngờ. Nhưng anh chỉ nói: «Chữ trên phong bì và chữ trên cái hộp không phải cùng một thứ chữ. Chữ trên phong bì không rõ ràng và nét hơi run, là thứ chữ viết bắt chước».
— Có nghĩa là... ?
— Có nghĩa là, thưa ông quận trưởng, cái phong bì vàng không phải của viên thanh tra. Tôi giả định là sau khi đã viết xong báo cáo trên bàn ở tiệm cà phê ông ấy đã có lúc nhãng ý, để người ta đánh tráo một phong bì khác cũng ghi địa chỉ ấy, nhưng trong chỉ có một tờ giấy trắng.
— Chỉ là giả định ? — ông quận trưởng nói
— Vâng, có thể thế. Nhưng có điều chắc chắn, thưa ông quận trưởng, là những cảm giác lo sợ của viên thanh tra đều có lí do, và rõ ràng ông ta là một đối tượng đang bị theo dõi ngặt nghèo, những việc ông đã khám phá được về vấn đề thừa hưởng gia tài Mooc-ninhtôn đã làm trở ngại cho những hành động tội phạm, do đó ông ta đang bị một mối nguy hiểm rất lớn đe dọa.
— Chà chà !
— Phải cứu ông Vêrô ! Thưa ông quận trưởng ! Ngay từ đầu buổi họp này tôi đã có linh tính là ta vấp phải một âm mưu mới bắt đầu thực hiện. Tôi mong rằng chưa phải là quá chậm, và ông thanh tra Vérô không trở thành nạn nhân đầu tiên.
Ông quận trưởng kêu lên:
https://thuviensach.vn
- Thôi ông ơi ! Cái suy luận bằng linh cảm của ông tôi phục thật đấy. Nhưng nó chưa đủ làm hậu thuẫn cho những mối lo lắng của ông. Tất cả vấn đề sẽ được thanh tra Vêrô chứng minh khi ông ấy trở lại đây. — Thanh trâ Vêrô không trở lại đây nữa.
— Ông nói thế là thế nào ?
— Vì ông ấy «đã» trở lại đây rồi. Người tùy phái đã trông thấy ông ấy trở lại.
— Người tùy phái đã lầm lẫn. Ông không nên tin vào viên tùy phái. Và nếu ông không có bằng chứng gì khác...
— Có ! Tôi có một bằng chứng, Thưa ông quận trưởng ! do chính thanh Tra Vêrô để lại, chính ông ta đã trở lại đây; mấy chữ mà ông ta ghi nguệch ngoạc trên quyển lốc nháp, đọc không rõ, mà chính ông thư ký chưa trông thấy, và tôi vừa thấy đây. Phải chăng đó là bằng chứng khẳng định ông Vêrô đã trở lại đây ?
Ông quận trưởng không giấu sự lúng túng. Mọi người có mặt đều như bị kích động. Bằng chứng thanh tra Vêrô đã trở lại càng làm tăng sự lo ngại, không ai trông thấy thanh tra Vêrô đâu.
Đông Luy nói: «Thưa ông quận trưởng ! Tôi khẩn thiết đề nghị thẩm vấn ngay viên tùy phái !»
Khi viên tùy phái tới, không đợi lệnh ông quận trưởng, Đông Luy hỏi ngay: “Anh có chắc chắn là ông Thanh tra Vêrô đã trở lại phòng này lần thứ hai không ?
— Rất chắc chắn.
— Và không thấy ông ấy trở ra ?
— Rất đúng như vậy.
— Không có một phút nào anh lãng con mắt chứ ?
- Tuyệt đối không.
Ông quận trưởng kêu lên: Ô hay ! Ông Luy Pereana ! Nếu viên thanh tra ở đây thì chúng ta phải thấy chứ ?
— Thưa ông quận trưởng, ông Vêrô có ở đây.
— Sao ?
https://thuviensach.vn
— Xin ngài tha lỗi cho cái cố chấp của tôi. Nhưng tôi vẫn nói rằng khi một người vào nơi nào mà chưa ra khỏi thì vẫn ở nơi đó.
Ông Đétmaliông cáu kỉnh: «Thế thì người ấy trốn đâu ?” — Thưa, không trốn, nhưng bị ngất, bị ngã nặng, có thể... chết. — Nhưng ở đâu mới được chứ ?
— Ở phía sau tấm bình phong kia.
— Có gì sau tấm bình phong đâu ? Chỉ có cái cửa ngách.. — Cái cửa ngách đó... ?
— Mở đi vào một buồng vệ sinh.
— Vậy thì, thưa ông quận Trưởng ! Viên thanh tra Vêrô, trong cơn đau đớn thảng thốt, đã tưởng cửa đó đi vào buồng viên thư ký, đã đi vào.., và ngã ngất trong buồng vệ sinh .
Ông Đetmaliông vội xô tới cánh cửa nhưng lại lùi lại, lưỡng lự và lo lắng. Phải chăng cử chỉ đó biểu hiện không muốn chịu ảnh hưởng của một con người lỳ lạ, từ nãy đến giờ cứ như chỉ huy tất cả, và như bố trí sẵn cho mọi sự việc xảy ra vậy !
Đông Luy vẫn đứng đó, trầm lặng, bình tĩnh, nhã nhặn, và nói tiếp: «Thưa ông quận trưởng ! Tôi xin nhắc lại là những lời khai báo của viên thanh tra Vêrô có thể cứu sống hai nhân mạng có khả năng bị chết đêm nay. Mỗi phút mất đi sẽ không lấy gì chuộc lại được”.
Ông Đetmaliông nhún vai. Con người này hoàn toàn điều khiển cả ông. Ông mở cánh cửa.
Ông không phác một cử chỉ nào. Không kêu một tiếng. Ông chỉ lầm bầm: "Ôi có thể đến nỗi này thật ư ?". Dưới ánh sáng nhạt xuyên qua cửa sổ kính mờ, một người nằm soài trên nền.
Viên tùy phái chạy đến, nói lắp bắp: "ông thanh tra... Ông thanh tra Vêrô».
Anh tùy phái cùng với viên thư ký vực ông Vêrô lên, đặt ngồi vào cái ghế bên phòng làm việc.
Ông thanh tra Vêrô vẫn còn thoi thóp nhưng tim đập yếu lắm rồi, có chút nước rãi chảy ra mép. Mắt đã thất thần. Những thớ thịt trên mặt thỉnh thoảng còn co giật như biểu biện sự cố gắng của một sức đã ngoài cái sống.
https://thuviensach.vn
Đông Luy nói: “ông nhìn xem, thưa ông quận trưởng ! Những vét xám đen...”
Một nỗi kinh hoàng xâm chiếm những người có mặt. Họ bấm chuông mở cửa kêu cứu.
Ông Đetmaliông ra lệnh: “Mời một bác sĩ đến ngay. Rồi mời một cha cố. Không thể để con người này..”
Đông Luy giơ tay, yêu cầu im lặng, và nói: “Hết phương cứu chữa rồi. Ta nên tranh thủ những phút cuối cùng này. Thưa ông quận trưởng, xin ông cho phép...”
Anh cúi xuống người sắp chết, đặt đầu đang nghoẹo cho tựa ngay ngắn vào đệm lưng ghế và thì thầm rất khẽ: "Tôi là quận trưởng đang nói với ông đây ! Chúng tôi muốn biết tin tức về những việc sẽ xảy ra đêm nay. Ông nghe rõ tôi nói đấy chứ ? Ông Vêrô ! Nếu ông nghe rõ thì ông nhắm mắt lại xem nào". Đôi mi mắt thấy khép lại, thanh tra ghe thấy thật, hay chỉ do ngẫu nhiên mà nhắm lại ?
Đông Luy nói tiếp: «Ông đã tìm ra những người thừa kế các bà Rut-xen. Việc đó chúng tôi biết rồi. Và đó là hai người thừa kế đang bị đe dọa tính mạng. Việc ám sát hai người sẽ xảy ra đêm nay. Nhưng hai người thừa kế đó không mang họ Rut-xen nữa, mà mang họ gì thì chúng tôi chưa biết. Ông nói cho chúng tôi biết đi, ông nghe kỹ đây này: ông đã viết trên cuốn lốc nháp chữ, chắc là để thành một vần «FAU»... Tôi nói không đúng à ? Hay đó là 3 chữ bắt đầu của một tên họ ? Chữ tiếp sau 3 chữ đó là gì ? chữ B ? chữ C ?
Nhưng nét mặt tái nhợt của viên thanh tra không còn một chút co giật. Đầu nặng nề gục xuống ngực. Ông thở hắt ra ba lần, rướn người một cái, và không động đậy nữa. Ông vĩnh biệt cõi đời.
https://thuviensach.vn
Chương II
Người phải chết
Màn thảm kịch diễn ra quá nhanh khiến cho những người chứng kiến run lên và bối rối. Viên chương khế làm dấu thánh và quì xuống, ông quận trưởng lầm bầm: "Ôi ! Vêrô đáng thương ! Một con người trung hậu, luôn luôn chỉ nghĩ đến công việc, đến nhiệm vụ. Giá ông ta cứ đi chạy chữa thì biết đâu lại chẳng qua khỏi được; Nhưng lại cố đến đây ngay để hoàn thành báo cáo bí mật về công việc. Ôi ! Vêrô đáng thương !.
Xác ông Vêrô đã được ông Đetmaliông ra lệnh đưa sang phòng bên. Khi bác sĩ được mời vừa tới, Đông Luy kéo ông ra một chỗ và nói: «Không nghi ngờ gì nữa, ông Vêrô đã bị đầu độc. Ông để ý mà xem, ở cổ tay có một vết tiêm, xung quanh bị sưng.
— Họ đã tiêm vào chỗ đó ?
— Vâng. Tiêm bằng một đinh ghim hay một ngòi bút gì đó, nhưng chưa tiêm được hết liều mạnh, nên mấy tiếng đồng hồ sau mới chết. Xác đã được mang đi. Trông phòng ông quận trưởng chỉ còn lại 5 người đã được triệu tập. Bí thư quận và tùy viên Pêru cảm thấy không cần thiết ở lại nữa, chào, rút lui, sau khi hết lời khen ngợi sư sáng suốt của Đông Luy Perenna. Rồi đến lượt thiếu tá Đatrinhắc bắt tay nồng nhiệt người cán bộ cũ của mình. Còn lại Lơpectuy và Perenna, sau khi đã hẹn nhau nơi gặp để trao nhận món tiền di tặng, sắp sửa rút lui nốt thì ông Đetmaliông xộc vào: - A ! ông Luy- Perenna ! Ông vẫn còn đây ! May quá ! Tôi vừa đột nhiên nghĩ ra... ba chữ mà ông đọc thấy trên cuốn lốc nháp có đúng là vần TAU không ?
— Đúng, là thế này ạ: chữ F viết hoa, cho nên tôi giả định đó là vần đầu của một tên họ riêng.
— Đúng rồi, đúng rồi ! Và thế thì lại cũng là điều kỳ lạ ! Nghĩa là vần nầy đúng là... Thôi được ! Ta cùng kiểm tra lại.
Ông Đetmaliông hấp tấp giở trong tập công văn gởi đến mà viên thư ký đã xếp ở góc bàn, lấy ra một lá thư, nhìn chữ ký và kêu lên: «Đây rồi ! Đúng như tôi nghĩ. FAUVIN ! Đúng vần đầu là FAU. Ông xem này: họ
https://thuviensach.vn
FAUVIN cụt lủn, không có tên riêng kèm theo... Chắc là bức thư đã viết trong cơn sốt... Không ngày tháng, không địa chi... Nét chữ thì run run... Ông đọc to nội dung bức thư:
"Thưa ông quận trưởng,
Một mối hiểm họa lớn đang treo trên đầu tôi và trên đầu con trai tôi. Cái chết đang từng bước lần đi đến gần. Chỉ đêm nay hoặc chậm lắm là sáng mai sẽ thấy bằng chứng biểu hiện cụ thể cái mưu đồ mạt kiếp đang đe dọa chúng tôi. Tôi xin phép trong buổi sáng mai sẽ đem bằng chứng đến trình ông. Tôi tha thiết để nghị ông bảo vệ tôi và cứu lấy tính mạng tôi. Kính chào v.v..FAUVIN».
Perenna hỏi: “Không có gì hơn nữa ư ? Không có tiêu đề gì cả ư ?” — Không, nhưng không thể lầm được. Những lời khai báo của viên thanh tra Vêrô rất rõ vàng là trùng khớp với những lời kêu gọi tuyệt vọng này. Có điều khó khăn là cái tên Fauvin nó rộng rãi chung chung quá, nên việc điều tra của chúng ta rất khó kịp thời.
— Nhưng thưa ông quận trưởng, dù bằng giá nào...
— Tất nhiên là bằng mọi giá. Tôi sẽ huy động tất cả mọi người. Nhưng ông nhớ cho rằng ta chưa có một cơ sở dấu vết nào để lần ra. — Trời ơi ! —Đông Luy kêu lên — Sao ta lại chịu thúc thủ để cho hai nhân mạng phải chịu chết ! Thưa ông quận trưởng ! Xin ông đảm nhận lấy toàn bộ công việc này. Do yêu cầu của ông Moocninhtôn, ông đã tham gia việc này ngay từ giờ phút đầu tiên, thì nay xin ông hãy dùng quyền lực và kinh nghiệm để khẩn trương đẩy mạnh hơn.
- Đó là công việc của bộ máy an ninh, của tòa án...
— Vâng. Nhưng thưa ông quận trưởng, phải chăng cũng có những lúc chỉ có người chỉ huy tối cao mới đủ quyền lực để điều khiển mọi hành động ? Xin ông thông cảm cho sự cầu khẩn tha thiết của tôi...
Anh vừa dứt câu nói thì viên thư ký riêng của ông quận trưởng xộc vào, tay cầm một tâm danh thiếp:
- Thưa ông quận trưởng ! Người này thiết tha van nài... đến mức tôi khó xử..
https://thuviensach.vn
Ông Betmaliông cầm tấm danh thiếp, nhìn qua vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng, đưa danh thiếp cho Pereane. Anh đọc thấy:
«Hippôlit-Fauvin» — kỹ sư — 14 bis phố Xuyt-sê»
Ông Đetmaliông nói:
- Ông thấy không ? Sự tình cờ đã dàn xếp cho mọi đường dây của việc này đều tập trung vào tay tôi và buộc tôi phải đích thân giải quyết, đúng như ý kiến của ông. Ngoài ra hình như mọi sự kiện xảy ra đều nhằm tạo thuận lợi cho chúng ta. Nếu ông Fauvin là một trong những người thừa kế Rut-xen thì nhiệm vụ của ta sẽ đơn giản hơn.
— Dù sao đi nữa thì, thưa ông quận trưởng, — viên Thư ký góp ý — tôi cũng xin nhắc ông là một trong những điều khoản của chúc thư có qui định rằng việc đọc công bố nội dung chúc thư chỉ tiến hành 48 giờ sau. Như vậy thì ông Fauvin chưa được phép biết..
Cửa văn phòng hé mở. Một người đàn ông xô viên tùy phái và đột ngột vào phòng. Người ấy lắp bắp: «ông thanh tra... Ông thanh tra Vêrô chết rồi phải không ạ ? Người ta bảo tôi...”
— Phải, ông ta chết rồi.
— Quá muộn mất rồi ! Tôi đến chậm quá. Người kia lắp bắp rồi ngã sụp xuống, chắp tay, khóc tức tửi, chửi: “Những quân khốn nạn ! Những quân khốn nạn !”
Đầu ông ta hói. Trán nổi lên những nếp nhăn sâu. Thần kinh căng thẳng tột độ. Cằm bạnh ra, kéo thẳng vành tai xuống. Ông ta trạc độ 50 tuổi, xanh rớt, má hõm. Rõ là thể trạng kém. Nước mắt dòng dòng.
Ông quận trưởng nói với ông ta: « ông nói ai đấy ? Có phải ông nói những kẻ đã giết ông Vêrô không ? Ông có thể nói rõ chúng là ai, để giúp đỡ cuộc điều tra của chúng tôi không ?».
Hippôlit Fauvin nhún vai: «Không, không ! Giờ đây thì vấn đề này chẳng giúp được gì... Tôi có những bằng chứng ở đây nhưng cũng không đủ... Không. Xin nói thực là không...».
Ông ta đứng dậy và nói: "Thưa ông quận trưởng ! Tôi đã làm phiền ông một cách vô ích... Nhưng tôi muốn biết... Tôi hi vọng là ông thanh tra Vêrô không quên... Những việc mà ông ấy đã chứng kiến, cộng với những việc
https://thuviensach.vn
mà tôi biết, có thể rất hữu ích... Nhưng ông ấy đã báo ông biết trước điều gì chưa ?
— Ông ấy đã có nói là tối nay... là đêm nay... .
Ông Fauvin giật nảy người: «Tối nay ư ? Thế thì đã đến giờ rồi ư ?... Nhưng không... không ! Chúng chưa có thể làm gì được tôi cả... Chúng chưa sẵn sàng”.
— Nhưng ông Vêrô đã khẳng định là đêm nay sẽ xảy ra hai vụ ám sát. — Thưa ông quận trưởng ! Về điếm ấy thì ôngVêrô đã lầm !... Tôi thì tôi biết rõ... Không phải đêm nay mà là đêm mai kia ! Hoặc sớm hơn đêm mai một chút. Chúng ta sẽ giăng bẫy để tóm chúng... A ! những quận khốn nạn !.”
Đông Luy đến gần ông ta và nói: «Bà thân sinh ra ông có phải đúng tên là Ecmơlin-Rutxen không ?
— Vâng, đúng Ecmơlin. Mẹ tôi chết rồi.
— Quê bà ấy đúng ở Xanh-tê-chiên ?
— Vâng. Nhưng sao ông lại hỏi tôi những điều ấy ?
— Ngày mai ông quận trưởng sẽ giải thích. Ông cho tôi hỏi một câu nữa: Anh mở cái hộp bìa cứng mà viên thanh tra Vê-rô đã để lại: «Mảnh sôcôla này ông thấy nó có ý nghĩa gì không ? Những vết răng này...». — Ôi chao ! — kỹ sư Fauvin lầm bầm — Thật là đê tiện ! Ông thanh tra Vêrô nhặt được nó ở đâu thế ?».
Ông ta lại xìu đi, nhưng chỉ một thoáng lại vùng đứng dậy, hấp tấp đi ra cửa: «Tôi đi đây, thưa ông quận trưởng ! Tôi đi đây ! Sáng mai tôi sẽ thuật chuyện ông nghe... Tôi có đủ các chứng cớ... Pháp luật sẽ bảo vệ tôi... Tôi ốm thật... Nhưng tôi vẫn muốn sống... và con tôi nữa... Chúng tôi sẽ vẫn sống... Ôi ! Những quân khốn nạn !
Ông ta chạy đi, bước lảo đảo như người say rượu.
Ông Đetmaliông đứng vội dậy: "Tôi phải phái người đi điều tra về hàng xóm xung quanh người này và theo dõi canh chừng nhà ở của ông ta. Tôi đã gọi điện thoại báo sở an ninh. Tôi đang chờ một người có thể tin cẩn được.
https://thuviensach.vn
Đông Luy phát biểu: «Thưa ông quận trưởng ! Tôi tha thiết đề nghị ông cho tôi tham gia vụ này dưới quyền chỉ đạo của ông. Chúc thư của ông Cốtmô Mooccninhtôn trao cho tôi nhiệm vụ hành động và xin phép ông quận trưởng trao cho tôi quyền hành động. Những kẻ thù của ông Fauvin xảo quyệt và liều lĩnh phi thường. Với lời danh dự, tôi xin ông, cho tôi được canh gác đêm nay tại nhà ông ta, ngay bên cạnh ông ta».
Ông quận trưởng lưỡng lự. Ông không thể suy nghĩ về mối lợi vô cùng to lớn sẽ thuộc về Đông Luy - Perenna nếu không tìm ra được một người thừa kế nào của ông Moocninhtôn, hoặc một người ít nhất cùng làm trung gian giải quyết giữa Luy-Perenna với đống bạc triệu của gia tài. Có thể tin vào tình cảm cao quý, vào một ý thức đặt tình bạn và nhiệm vụ lên trên hết, mà chiếu theo ý muốn kỳ quặc của anh chàng này. Đồng ý cho anh ta bảo vệ ông Hippôlit-Fauvin tránh được cái chết đang đe dọa ông la không ?
Trong mấy giây đồng hồ ông Đetmaliông ngắm nghía khuôn mặt quả cảm, đôi mắt thông minh vừa châm biếm vừa chân thực, vừa nghiêm nghị, vừa tươi cười. Qua đôi mắt đó tuy không nắm được những điều thầm kín bí ẩn trong tâm khảm anh chàng, nhưng đôi mắt nhìn ông ánh lên rõ ràng một vẻ hết sức thực thi, chân thành.
Ông gọi viên thư ký: «Đã có người của Sở an ninh đến chưa ?” — Thưa ông đã có viên cai Madơru đến rồi ạ.
— Bảo tùy phái đưa anh ấy vào đây .
Và ông quay lại nói với Perenna: «Cai Madơru là một trong những nhân viên tốt nhất của chúng tôi, Tôi vẫn thường sử dụng anh ta hoặc đồng thời hoặc thay thế ông Vêrô đáng thương, khi tôi cần một người tháo vát và mẫn cán. Anh ta sẽ giúp việc ông rất tốt.
Cai Madơru vào phòng. Đó là một con người gọn ghẽ khỏe mạnh. Râu quặp xuống, mi mắt sùm sụp, mắt ướt, tóc ẹp xuống và rủ dầu. Do đó vẻ người lầm lì.
Ông Đetmaliông nói với người cai: «Anh Madơru ! Hẳn anh đã biết cái chết của ông Vêrô, bạn anh. Một cái chết đau đớn, khủng khiếp. Vấn đề bây giờ là phải trả thù cho ông ta và ngăn chặn các vụ ám sát khác. Ông đây (chỉ Luy-Perenna) biết sự việc rất tường tận, sẽ nói cho anh rõ mọi điều
https://thuviensach.vn
cần thiết. Anh sẽ cùng đi làm việc với ông ấy, và sáng mai anh báo cáo tôi rõ mọi diễn biến sự việc».
Thật là những lời nói mở đường hoạt động cho Luy-Perenna, tỏ lòng đầy tin tưởng vào sự thông minh sáng suốt của anh.
Anh hơi cúi người xuống: «Tôi xin cảm ơn ông quận trưởng. Tôi hi vọng là sẽ không phụ lòng tin của ông đối với tôi".
Anh chào ông quận trưởng và ông chưởng khế Lapectuy, rồi cùng đi ra với viên cai Madơru. Dọc đường anh kể lại cho Madơru nghe tất cả những gì anh biết về sự việc xảy ra. Madơru có ấn tượng đặc biệt về tài nghệ của người bạn đường và tỏ ra sẵn sàng làm việc dưới quyền. Hai người quyết định trước hết hãy đến tiệm cà phê Tân-kiều. Ở đây họ được biết là viên thanh tra Vêrô, một khách quen của tiệm đúng là sáng nay đã viết một bức thư dài. Và cậu bé bồi bàn còn nhớ là người khách ngồi ở bàn gần Vêrô, vào tiệm hầu như cùng một lúc với ông Vêrô và cũng đã yêu cầu đem giấy trắng tới, và hai lần đòi phong bì, cũng màu vàng.
Madơru nói với Đông Luy: “Đúng như ông nghĩ thật. Đã có sự đánh tráo thư».
Còn về nhân dạng do người bồi bàn thuật lại thì cũng dễ nhận ra: một người cao lớn, lưng hơi cong, râu màu hung cắt nhọn, kính đồi mồi một mắt, dây kính bằng lụa đen. Tay cầm can gỗ mun mà chỗ tay nắm là hình đầu thiên nga.
Madơru nói: «nhândạng như thế thì cảnh sát tìm được thôi ». Hai người toan ra khỏi tiệm nhưng bỗng Đông Luy giữ Madơru lại: «Khoan đã».
— Có việc gì vậy ?
— Chúng ta đã bị theo dõi.
— Bị theo dõi ư ? Gớm nhỉ ! Nhưng kẻ nào theo dõi ?
— Không sao cả. Tôi biết thế là thế nào rồi. Và tôi rất muốn giải quyết chuyện này cho xong trong nháy mắt. Chờ tôi một chút. Tôi quay lại ngay. Đừng sốt ruột nhé ! Tôi hứa với anh. Anh sẽ thay một nhân vật có tầm cỡ.
Đúng thật. Chỉ độ một phút sau anh đã trở lại với một người mảnh dẻ và cao, có bộ râu quai nón. Anh giới thiệu: «ông Madơru, một người bạn của
https://thuviensach.vn
tôi ; ông Caxêret, tùy viên lãnh sự quán Péru, và lúc nãy đã dự buổi nói chuyện tại văn phòng ông quận trưởng. Ông Caxêret được ông Bộ trưởng Pêru giao nhiệm vụ tổng hợp các giấy tờ liên quan đến lý lịch của tôi».
Anh vui vẻ nói tiếp: «Thế nào, ông Caxêret thân mến ! Ông tìm tôi phải không ? Khi chúng tôi ra khỏi quận tôi đã đoán là ông sẽ tìm tôi...». Tùy viên Pêru chỉ viên cai Madơru và ra hiệu hỏi.
Perenna nói: «Xin ông yên tâm...ông Madơru không có gì đáng ngại. Xin ông cứ nói chuyện trước mặt ông ta... Ông ấy rất kín đáo... Và lại ông ấy đã nắm được mọi việc xảy ra rồi».
Ngưởi tùy viên vẫn im tặng. Perenna mời ông ta ngồi trước mặt anh: "ông Caxêret thân mến ! Ông cứ nói không úp mở. Đây là một vấn đề cần giải quyết thật dứt khoát. Dù có đôi chút sống sượng cũng cứ nói. Như thế đỡ mất thì giờ. Ông cần tiền... Ông cần thêm tiền, phải không ? Bao nhiêu ?".
Người tùy viên ngập ngừng một lần cuối cùng, liếc nhìn Madơru, rồi nói nhỏ với Đông Luy, giọng dứt khoát: «50 nghìn phơrăng". - Ôi chao, trời đất ơi ! — Đông Luy kêu lên — Ông ăn tham thế ! Này ông Madơru, 50 nghìn phơ-răng ! Món tiền lớn đấy chứ ! Vô lại... ông Caxêret thân mến ! Ta ôn lại một chút: cách đây mấy năm tôi có hân hạnh được làm quen với ông tại An-giê-ri khi ông qua đó công tác. Thế rồi tôi đã hiểu rõ lòng dạ và con người ông nên tôi đã hỏi ông có thể cấp cho tôi những giấy tờ chứng nhận lý lịch có giá trị trong ba năm, với tên là PERENNA, người Tây-ban-nha - Pê-ru, có đủ giấy tờ hợp pháp và thuộc dòng họ quí tộc. Ông đã trả lời "được”. Giá cả ngã ngũ: 20 nghìn phơrăng. Tuần trước ông quận trưởng cảnh sát cho người bảo là tôi phải xuất trình giấy tờ. Tôi đến gặp ông và được biết rằng chính ông cũng được giao nhiệm vụ điều tra về lý lịch gốc gác của tôi. Thực ra thì mọi việc đã sẵn sàng. Bằng những giấy tờ hoàn chỉnh của người đã chết là Perenna, người quí tộc Tây-ban-nha/ Pêru, ông đã tạo cho tôi một hộ chiếu Thượng hảo hạng. Và sau khi đã thỏa thuận về những lời phát biểu trước mặt ông quận trưởng, tôi đã trao ông 20 nghìn phơrăng. Thế là cưa đứt đục suốt. Bây giờ ông còn muốn gì nữa ?".
https://thuviensach.vn
Tùy viên Pêru không tỏ ra lúng túng chút nào. Ông ta chống hai khuỷu tay lên bàn và bình tĩnh nói: «Thưa ông, trước kia, khi tôi giải quyết với ông, tôi tưởng ông chỉ là người, với những lý do cá nhân, muốn mượn bộ đồng phục quân đội lê dương để tìm đường tiến thân bằng công danh. Nhưng hôm nay ông trở thành ngườỉ thừa hưởng chính đáng gia tài của ông Cốtmô Moocninhtôn. Ông là người mà sắp tới đây chậm lắm là vài tháng, sẽ nắm trong tay số tiền 200 triệu. Cho nên khác trước lắm chứ ạ !».
Vấn đề làm Đông Luy sửng sốt. Tuy nhiên anh vẫn đối đáp: — Nếu tôi từ chối ?
— Nếu ông từ chối thì tôi sẽ báo ông chưởng khế và ông quận trưởng là tôi đã có lầm lẫn trong việc điều tra lý lịch của Đông Luy-Perenna, và sau đó thì chẳng những ông chẳng được tí gì, mà có thể còn bị bắt nữa. — Và bắt cả ông nữa, ông thân mến !
— Bắt tôi ?
— Phái ! Bởi vì tội làm giả mạo hộ chiếu. Vì ông thừa đoán là tôi sẽ thú thực toàn bộ sự việc.
Ông tùy viên không trả lời. Cái mũi của ông ta đã to, nay như dài thêm giữa bộ râu quai nón.
Đông Luy cười: «Thôi ông Caxêret ! Đừng nên làm bộ mặt như thế ! Sẽ không ai làm gì hại ông đâu ! Miễn là ông đừng định đưa tôi vào tròng. Nhiều tay láu cá hơn ông đã thử «chơi» tôi nhưng đều bị dập mặt. Và tôi xem bộ ông không đủ tài lừa miếng người khác đâu. Ông hơi ngây thơ đấy ! Thế nào ? Ông hiểu ra rồi chứ ? Bình tĩnh nghĩ lại rồi chứ ? Không còn ý đồ đen tối với anh chàng Perenna tốt bụng nữa chứ ? Tốt lắm, ông Caxêret ạ ! Tốt lắm ! Tôi là người «dĩ hòa vi quý», và rồi ông sẽ thấy trong hai ta ai là người thành thật nhất».
Anh rút trong túi ra một quyển séc có tài sản ở ngân hàng Ly-ông: «Đây, anh bạn thân mến ! Đây là 20 nghìn phơrăng của người thừa hưởng gia tài Cốtmô- Moocninhtôn làm quà cho anh. Anh hãy vui vẻ nhận lấy. Cảm ơn con người tốt bụng, và đi đi, đừng ngoái cổ lại nữa. Đi đi !».
Thái độ và giọng nói của Luy-Perenna khiến người tùy viên răm rắp làm theo từng điểm, tươi cười đút tấm séc vào túi, nói cảm ơn hai lần và đi
https://thuviensach.vn
thẳng, không quay cổ lại.
Đông Luy lầm bầm: "Đồ vô lại" và quay lại Madơru: «ông thấy thế nào, ông cai ?».
Viên cai Madơru kinh hãi, tròn xoe mắt nhìn anh:
— Đến thế thì thôi ! Nhưng ông..
— Nhưng sao, ông cai ?
— Khiếp thật ... Nhưng ông là ai ?
— Là ai ?
— Phải, là ai ?
- Là ai ? Thì tôi chả nói rồi ư ? Là một người Tây ban nha quí tộc hay một người Pêru quí tộc... Tóm lại, là Luy-Perenna.
— Toàn là chuyện nói láo ! Tôi vừa dự nghe cuộc nói chuyện... — Là Đông Luy-Perenna cựu binh sĩ lê đương...
— Thôi đi ông...
— Đã được tặng nhiều huân chương về các chiến tích...
— Thôi đi ông ! Tôi nhắc lại. Tôi yêu cầu ông theo tôi đến gặp ông quận trưởng.
— Thì hãy để tôi nói hết đã... Sao thế ?... Nào: «cựu binh sĩ lê dương, cựu anh hùng... cựu tù nhân ở Bộ y tế...cựu hoàng tử Nga... cựu giám đốc an ninh... cựu...».
Madơru hét lên: “Anh điên à ? Anh kể lể chuyện gì vậy ?” — Chuyện thật, hoàn toàn có thật. Anh hỏi tôi là ai thì tôi kể ra. Đây: tôi còn mang một số tước vị nữa: «Hầu tước, nam tước, công tước, siêu công tước, đại công tước, tiểu công tước... cả một tràng chức tước. Chứ sao ! Có người nói tôi đã từng làm vua. Khỉ thật. Mà tôi cũng không dám cải chính». Viên cai dùng hai bàn tay đã từng quen với vũ lực, nắm lấy 2 cổ tay tưởng như yếu ớt của người đang nói với anh: «Đừng có ba hoa thiên địa ! Tôi không biết anh là ai, nhưng tôi không buông tha anh. Anh về trình bày ở quận.”
— Làm gì mà to tiếng thế. A-lếch-dăng ?».
Hai cổ tay yếu ớt bỗng giựt thoắt ra dễ dàng như bỡn, và đến lượt hai bàn tay gân guốc của anh cai bị nắm chặt không thể gỡ nổi. Đông Luy cười
https://thuviensach.vn
nhạo hỏi: “Đồ ngốc ! Anh vẫn chưa nhận ra ta ư ?».
Cai Madơru vẫn không mở miệng. Mắt anh trợn tròn thêm. Anh cố hiểu ra, hết sức bối rối. Giọng nói ấy, kiểu nói điên ấy, cách trêu cợt trẻ con đi đôi với lực dũng mạnh ấy, ánh mắt tinh ranh ấy và nhất là cái bí danh «Alếchdăng» do một người trước đây đã đặt cho anh, chỉ riêng người ấy và anh biết... có thể thế ư ?
Anh lắp bắp: Thầy ! Thầy !?
— Chứ ai nữa ?
- Nhưng không phải, vì...
— Vì sao ?
— Vì thầy đã chết rồi !
— Thế thì sao ? Anh không tin là ta phải chết để mà sống ư ? Madơru càng bối rối thêm. Đông Luy đặt bàn tay lên vai anh và hỏi: “Ai đã đưa anh vào làm việc ở quận cảnh sát ?”
- Ông Lơ-nooc-măng, giám đốc sở an ninh.
— Ông Lơ-nooc-măng là ai ?
- Là ông chủ, là thầy.
- Tức là ACXEN-LUYPANH ?
— Vâng.
— Vậy thì, Alếchdăng ! Anh không thấy là đối với Acxen-Luypanh việc trở thành giám đốc sở an ninh còn khó khăn biết bao, thế mà Luypanh còn thực hiện rất đàng hoàng, đầy uy quyền, thì huống chi là việc được thưởng huân chương, việc làm lê dương, việc trở thành anh hùng, và cả việc vẫn đang sống tuy rằng đã chết ?
Anh cai Madơru im lặng ngắm nghía người bạn đường. Rồi đôi mắt buồn của anh bỗng trở nên lanh lợi, bộ mặt ỉa xìu trông trở nên linh hoạt. Và bỗng anh đấm mạnh xuống bàn, nghiến răng, nói một cách giận dữ:
- Thôi được rồi ! Nhưng xin ông đừng hi vọng gì vào tôi ! Không ! Tôi đã làm việc phục vụ xã hội. Tôi không rời vị trí. Tôi đã nếm mùi làm ăn ngay thật chân chính. Ăn cây nào rào cây ấy. Thôi, không ! Không bao giờ tôi quay lại con đường dại dột nữa.
Perenna nhún vai:
https://thuviensach.vn
- Anh ngốc lắm, Alếchdăng ! Đúng là anh ăn cơm ngay thật chân chính, nhưng nó chẳng thêm cho anh chút thông minh nào. Mà ta có bảo anh trở lại con đường dại dột đâu ?.
— Nhưng...
— Nhưng sao ?
— Thưa thầy... Những thủ đoạn của thầy...
- Thủ đoạn ? Thì ra anh nghĩ rằng trong việc này ta định kiếm chác cái gì chăng ?
— Thưa thầy...
- Con ơi ! Ta không hề có một ý nghĩ trục lợi nào. Trước đây 2 tiếng đồng hồ ta cũng không biết gì nhiều hơn con. Chuyện thừa hưởng gia tài chỉ là do Trời bỏ bom, không hề báo trước. Và chính vì không muốn trái ý Trời nên...
— Nên sao ?
— Nên ta tự đặt nhiệm vụ phải trả thù cho ông Cốtmô-Moocninhtôn, phải tìm ra những người thừa kế chính cống, phải bảo vệ họ và phân chia rạch ròi cho họ khoản gia tài 200 triệu của chính bọ. Chấm hết. Nhiệm vụ như thế hẳn là ngay thật chân chính chứ ?
— Vâng, nhưng...
— Nhưng... Chắc là anh sợ rằng ta sẽ không hành động với cương vị và tinh thần của một người ngay thật chân chính chứ gì ?
— Thưa thầy..
— Thế này nhé ! Trong những hành động của ta anh cứ lấy kính hiển vi mà soi, nếu thấy một vết nào về hạnh kiểm của ta làm anh không hài lòng, nếu anh thấy một điểm mờ ám nào trong lươmg tâm của Acxen-Luypanh, thì cứ việc còng hai tay ta lại. Ta cho phép, ta ra lệnh cho anh như vậy. Thế đủ rồi chứ ?
— Không phải chỉ thế là đủ, thưa thầy !
— Thế thì mày còn đòi hỏi cái gì nữa ?
- Còn có những đứa khác...
— Ta không hiểu... anh hãy nói rõ hom...
— Thí dụ, thầy có thể bị bắt...
https://thuviensach.vn
- Hử ?
- Vâng vì thầy có thể bị kẻ phản bội.
— Ai ?
— Những người cũ của chúng ta...
- Đi hết rồi ! Ta đã chuyển chúng nó ra khỏi nước Pháp rồi. — Chuyển đi đâu ?
— Đó là điều bí mật của ta. Ta chỉ để mỗi mình anh ở lại làm việc ở cơ quan đấy thôi, vì phòng có lúc phải cần đến. Và bây giờ hẳn anh thấy như thế là đúng.
— Nhưng nếu người ta phát hiện ra gốc gác lí lịch thực của thầy ? — Thì sao ?
— Thì người ta sẽ bắt thầy.
— Không thể xảy ra được !
— Sao lại không ?
— Không thể nào bắt ta được.
- Vì sao
— Vì như chính con đã nói, ngốc ơi ! Ta đã chết rồi !
Madơru cảm thấy ngột ngạt. Lí lẽ của Đông Luy làm anh chưng hửng. Anh bỗng hình dung lại đầy đủ sức sống mãnh liệt và phương pháp hành động lạ kì của người thầy của anh. Đột nhiên anh bật ra một chuỗi cười, cười phá ra, cười gò người lại, cười như điên làm cho bộ mặt lầm lì của anh nhăn nhúm lại một cách hết sức... buồn cười. “Ôi Thầy của tôi ! vẫn đúng người thầy ấy... Trời ơi ! Thật là buồn cười và thú vị !.. Nào ! Tôi có theo thầy lần thứ hai không đây ? Theo quá chứ lại ! Thầy chết rồi ! Người ta chôn thầy rồi ! Người ta khử thầy rồi ! Thật là những chuyện vớ vẩn buồn cười !”
***
Kĩ sư Hippôlit-Fauvin ở phố Xuyt-sê, dọc đường thành, tại một ngôi nhà rộng, ở phía trái khu vườn. Trong vườn, ông xây thêm một gian lớn nữa dùng làm văn phòng. Do đó vườn chỉ còn lại vài cây lớn và một vạt cỏ xén,
https://thuviensach.vn
bên bức rào lưới sắt có cây leo có trổ một cửa đi, và ngăn cách nhà với ngoài phố Xuyt-sê.
Đông Luy-Perenna và Madơru đến sở cẩm ở Pat-xi. Ở đây, làm theo lời của Đông Luy, Madơru tự giới thiệu nhiệm vụ với sở cẩm và yêu cầu cử hai viên cảnh sát đến nơi ở của kĩ sư Fauvin, đi theo dõi quanh nhà, và nếu thấy người khả nghi tìm cách vào nhà thì bắt giữ lại. Madơru được ông cẩm hứa sẽ giúp đỡ.
Sau đó Đông Luy và Madơru đi ăn cơm trong khu khố. 9 giờ tối hai người tới trước cửa chính của ngôi nhà.
Perenna gọi: « Alếchdăng ».
— Dạ thưa thầy ?
— Anh có sợ không ?
— Con không sợ. Vì sao thế ạ ?
— Vì sao à ? Vì chúng ta bảo vệ kĩ sư Taurm và con trai ông ta, tức là chúng ta đương đầu với những kẻ sẽ kiếm lợi rất lớn nếu khử được hai cha con ông ta. Và những kẻ đó không phải là không du đãng. Tính mạng ta, tính mạng anh.. chỉ là cái rơm cái rác... Anh không sợ à ?
— Thưa thầy, con không biết có khi nào con sẽ thấy sợ không, nhưng có một trường hợp mà con không hề biết sợ là gì.
— Trường hợp nào ?
— Trường hợp con ở bên thầy !
Và Madơru quả quyết bấm chuông. Một người nhà ra mở cửa. Madơru đưa danh thiếp.
Ông Hippôlit-Fauvin tiếp hai thầy trò trong phòng làm việc. Trên bàn đầy sách vở giấy má. Trên hai mặt tủ đặt trên giá cao chân, có vô số các sơ đồ và các bản vẽ. Trong hai tủ kính là những mô hình bằng ngà và bằng thép của những thiết bị do kỹ sư chế tạo hay phát minh. Một đi văng kê áp tường. Đối diện là một cầu thang đi vòng lên tới một hành lang hình tròn. Cuối hành lang có ngọn đèn điện trên trần. Ở tường có máy điện thoại.
Madơru, sau khi tự giới thiệu chức vị và giới thiệu Perenna cũng là một phái viên của ông quận trưởng, trình bày ngay mục đích và nhiệm vụ: Ông Đetmaliông sau khi nắm được những sự việc và tình huống, đã ít lo lắng.
https://thuviensach.vn
Không đợi tới buổi gặp gỡ nói chuyện ngày mai, ông quận trưởng cử hai cán bộ tới đây, yêu cầu ông Fauvin phải nghe ý kiến của họ, có ngay những biện pháp đề phòng.
Lúc đầu ông Fauvin tỏ vẻ khó chịu: "Thưa các ông ! Tôi đã có những biện pháp để phòng, và rất cẩn thận, đầy đủ. Và tôi e rằng sự can thiệp của các ông sẽ có hại....”
— Về phương diện nào ?
— Các ông sẽ làm cho những kẻ thù tôi chú ý, và do đó chúng sẽ ngăn cản không cho tôi thu lượm những bằng chứng để đối chất. — Ông có thể giải thích cho tôi rõ... ?
— Không, chưa thể được ! Để đến mai, sáng mai. Không sớm hơn được. Đông Luy ngắt lời: «có thể sẽ quá muộn ...”
— Mai mà muộn ư ?
— Ông thanh tra Vêrô đã nói rõ ràng với viên thư ký của ông quận trưởng: “trong đêm nay sẽ xảy ra hai vụ ám sát. Đó là điều nhất định, không thế tránh được.”
Ông Fauvin tỏ ra tức giận: «Đêm nay ? Tôi bảo là không đúng ! Tôi đảm bảo là không phải đêm nay. Vì có những điều chỉ có tôi biết rõ, chớ các ông không..”
Đông Luy vặn lại: «Vâng. Nhưng cũng có thể có những điều mà ông thanh tra Vêrô biết rõ nhưng ông không biết. Có thể ông Vêrô biết rõ những điều bí mật của kẻ thù ông hơn ông. Bằng chứng là chúng rất cảnh giác với ông ta. Bằng chứng là đã có một kẻ, cầm chiếc can gỗ mun, đã theo dõi ông ta. Và cuối cùng, bằng chứng hùng hồn nhất, là ông ta đã bị giết chết !».
Ông Hippôlit-Fauvin có vẻ xuống thang. Thấy vậy Perenna càng tấn công mạnh, đến nỗi cuối cùng tuy vẫn bảo lưu ý kiến, nhưng cũng phải ngừng phản đối mà nhượng bộ ý chí của Perenna: «Vâng, được rồi ! Nhưng ông có ý định ở lại đây cả đêm chứ ?”
— Chúng tôi quyết định ở cả đêm.
— Thật là gàn dở và phi lí ! Mất thời gian vô ích... cứ cho là sự việc tồi tệ xảy ra đêm nay... Nhưng... ông còn muốn gì thêm nữa ?
https://thuviensach.vn
— Tôi muốn biết ngôi nhà này còn những ai ở ?
— Ai à ? Trước hết là vợ tôi. Bà ấy ở tầng hai.
— Bà Fauvin không bị đe dọa ?
— Tuyệt đối không. Chỉ có tôi và Etmông, con trai tôi, là bị đe dọa. Cho nên đã tám hôm nay tôi không ngủ ở buồng tôi như thường lệ, mà tôi náu mình trong gian này. Tôi lấy lí do là bận nhiều việc, phải viết lách rất khuya, và thường cần đến con trai tôi giúp đỡ.
— Như vậy là con trai ông cũng ngủ ở gian này ?
— Ngay trên đầu chúng ta, ở tầng trên, trong một gian gác xép do tôi đã chuẩn bị cho nó. Chỉ có cầu thang bên ngoài đây là lối lên buồng ấy thôi. — Hiện giờ cậu ấy có trong buồng không ?
— Có. Nó đang ngủ.
— Cậu ấy bao nhiêu tuổi ?
— Mười sáu.
- Ông thay đổi buồng như vậy, nghĩa là ông sợ có người tấn công ông ? Ai ? Một kẻ thù ở cùng ngôi nhà này ? Một trong những đứa người nhà của ông ? Hay là kẻ thù từ bên ngoài đột nhập ? Mà đột nhập thì bằng lối nào ? Tất cả vấn đề là ở đấy.
— Mai, mai tôi sẽ giải thích ông nghe — ông Fauvin trả lời dứt khoát. - Sao lai không là tối nay — Perenna hỏi một cách áp đặt. — Vì tôi cần có bằng chứng — tôi nhắc lại — Vì chỉ cái việc tôi nói ra
thôi cũng đủ đem lại những hậu quả khủng khiếp... và vì tôi sợ... Vâng, tôi sợ...
Đúng là ông ta sợ. Vì vừa nói dứt lời thì ông run lật bật, và nom dáng điệu ông thật thiểu não, co rúm.. khiến Đông Luy không cố ép nữa, và nói: "Thôi được ! Bây giờ tôi chỉ đề nghị ông cho hai chúng tôi ngủ qua đêm tại nhà này, ở một nơi dễ nghe thấy tiếng ông kêu gọi.
— Vâng, xin tùy ý ông. Cuối cùng, có lẽ như thế mà hay ! Vừa lúc ấy một người nhà gõ cửa buồng và báo là bà Fauvin muốn gặp ông trước khi bà đi chơi. Ngay sau đó bà Fauvin btrớc vào. Bà gật đầu duyên dáng, chào Perenna và Madơru. Bà trạc 30 đến 35 tuổi, có vẻ đẹp rất tươi ở cặp mắt xanh lơ, ở bộ tóc uốn lượn, ở bộ mặt hơi lạnh
https://thuviensach.vn
nhạt nhưng khả ái, có duyên. Bà mặc một măng tô lụa thêu phủ ngoài, ở trong là y phục khiêu vũ, hở đôi vai tuyệt đẹp.
Ông Fauvin nói với vẻ ngạc nhiên: “Bà đi chơi tối nay đấy ư ?” — Ôi ông quên rồi sao ? Ông bà Ôvơra đã mời tôi một vé hát kịch hạng lô. Và chính ông đã bảo tôi khi tan rạp thì đến chơi với bà Ecxanhgie một lúc rồi hãy về nhà...
— Ừ nhỉ, tôi quên mất ! Tôi làm việc nhiều quá nên lãng đi ! Bà Fauvin vừa xỏ găng tay vừa nói «Ông không đón tôi ở nhà bà Ecxanhgie ư ?
— Để làm gì ?
— Vì chắc ông bà ấy sẽ rất thích thú.
- Nhưng chẳng thích thú gì đối với tôi. Vả lại sức khỏe của tôi không cho phép.
— Vâng, thế thôi vậy.
— Bà thông cảm cho tôi nhé !
Bà Fauvin cài cúc áo măng tô với dáng rất điệu. Bà đứng im mấy giây như để tìm lời chào tạm biệt. Rồi bà nói: «Etmông không có ở đây à ? Tôi tưởng con nó làm việc với ông ?
- Nó mệt.
— Nó ngủ ư ?
— Phải.
— Tôi muốn hôn tạm biệt con.
— Thôi. Bà sẽ làm nó thức dậy mất. Xe hơi đó rồi. Thôi mời bà cứ đi. Chúc bà vui.
— Vui ! Vui gì đâu cái hát kịch buổi tối này !
— Còn hơn là bà ngồi một mình trong buồng.
Hai người đều có vẻ không thoải mái. Người ta cảm thấy cái cảnh vợ chồng không hòa hợp lắm. Chồng thì sức yếu không thích vui chơi ngoài xã hội chỉ ru rú trong nhà. Còn vợ thì ở tuổi ấy phải và cố khuyên tìm chỗ vui chơi cho khuây khỏa.
Vì ông Fauvin không nói gì thêm nữa nên bà cúi xuống hôn trán chồng. Hỏi chào hai người khách và đi ra. Một lúc sau tiếng xe hơi đã xa dần.
https://thuviensach.vn
Ông Fauvin đứng dậy bấm chuông (gọi người nhà) và nói: «ở đây không một ai biết mối nguy hiểm đang đe dọa tôi nghiêm trọng. Tôi không tin ai, kể cả Xin-vét ngườii hầu riêng của tôi, mặc dù anh ta đã làm với tôi hàng bao nhiều năm và là người trung thực điển hình !"
Anh người nhà vào. Ông Fauvin bảo: « Tôi sắp đi nghỉ. Anh làm giường cho tôi đi ».
Xinvét mở rộng đi văng thành một cái giường, trải chăn, nệm. Sau đó theo lệnh chủ, anh đem vào một cái bình, một cái cốc, một dĩa bánh ngọt khô và một khay quả. Ông Fauvin ăn bánh và cắt một quả táo, nhưng còn xanh. Ông lấy hai quả nữa, nắn xem và thấy cũng chưa chín nên bỏ lại cả. Ông gọt một quả lê và ăn. Ông bảo anh người nhà: «Cứ để khay quả đây, đêm tôi có đói thì... À ! Tôi quên mất ! Hai ông này ở lại đây. Anh đừng cho ai biết. Sáng mai khi nào tôi bấm chuông thì anh hãy vào".
Trước khi đi ra, anh người nhà để khay quả lên bàn. Perenna quan sát không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào, vì sau này sẽ có lúc anh phải nhắc nhở lại rất tỉ mỉ những gì mà bộ não anh đã ghi nhớ một cách máy móc. Anh đếm trong khay có 3 quả lê và 4 quả táo.
Trong khi ấy ông Fauvin lên thang gác, qua hành lang và lên buồng con trai ông. Và ông nói với Perenna cũng đã lên theo tới buồng: « Nó ngủ im thin thít".
Gian buông nhỏ. Buồng được thông không khí bằng một hệ thống thoáng riêng, vì lỗ ô cửa nhỏ trên mái đã đóng bịt bằng một mảnh gỗ. Ông Hippôlit- Fauvin giảng giải: "Tôi đóng bịt như thế từ năm ngoái, là để phòng ngừa cẩn thận. Chả là tôi làm các thí nghiệm về điện nên tôi sợ có người rình mò». Và ông nói khẽ thêm: « Họ rình mò xung quanh tôi từ lâu lắm rồi ».
Ông trở về phòng ông, xem đồng hồ: «10 giờ 15 rồi. Đã đến giờ đi ngủ. Và tôi rất mệt. Các ông thông cảm nhé ! ».
Perenna và Madơru được thu xếp nghỉ ngay trên hai ghế tựa dài đã được người nhà đem đến đặt ở hành lang đi từ phòng làm việc đến mãi tận phòng đợi của ngôi nhà.
https://thuviensach.vn
Nhưng trước khi chia tay, ông Fauvin, từ nãy đã tỉnh táo lại, bỗng nhiên lại thấy suy sụp. Ông kêu lên một tiếng nhỏ. Đông Luy quay lại, thấy mặt ông đầm đìa mồ hôi nhỏ giọt, và ông run cầm cập vì lên cơn sốt và vì sợ hãi.
— Ông làm sao thế ?
— Tôi sợ, tôi sợ... Đông Luy kêu lên:
- Ông điên hay sao ? có hai chúng tôi ở đây kia mà ! Chúng tôi có thể nằm ngủ ngay ở dưới chân giường ông cũng được.
Kĩ sư Fauvin lắc mạnh vai Perenna, nét mặt nhăn nhúm, nói lắp bắp: "Dù các ông 10 người hay 20 người nằm bên tôi thì cũng chẳng cản được chúng nó. Ông biết không ! chúng nó làm được tất cả. Chúng đã giết ông Vêrô. Chúng sẽ giết tôi, chúng sẽ giết con trai tôi. Trời ơi ! Những quân khốn nạn ! Xin Trời hãy thương tôi ! Ôi, đau đớn làm sao !.”
Ông ta ngã quỳ xuống, vừa đấm ngực vừa nhắc lại: « Xin Trời hãy thương tôi ! Tôi không muốn chết ! Tôi không muốn con tôi phải chết ! Trời ơi ! Trời hãy thương tôi !»...
Ông ta chồm đứng lên, dẫn Perenna đến cái tủ kính, đẩy tủ dịch đi một cách dễ dàng vì chân tủ có lắp những bánh con trượt bằng đồng. Tủ dịch đi, lộ ra một tủ sắt chôn chìm trong tường. Ông ta nói: “toàn bộ lịch sử của tôi là ở đây. Tôi ghị cập nhật lưu trữ từng ngày, từ ba năm nay. Nếu có chuyện bất hạnh xảy ra cho tôi, thì việc trả thù cho tôi cũng dễ dàng”.
Ông ta hấp tấp quay các ổ khóa chữ và lấy một chìa khóa trong túi ra, mở tủ sắt. Tủ trống rỗng đến ba phần tư. Chỉ trên một ngăn là có giấy má chồng chất. Trong đống giấy má có một cuốn vở bìa bọc vải xám, có một băng cao su đỏ buộc xung quanh, ông ta cầm cuốn vở và nói nhát gừng: "Đây... Tất cả ở trong cuốn vở này... Với cuốn vở này có thể lặp lại toàn bộ sự việc gớm ghiếc... Trong vở, lúc đầu, tôi ghi những điều tôi nghi ngờ, rồi sau là đến những điều tôi khẳng định... và tất cả... tất cả những gì để đưa chúng nó sa vào lưới... để đánh bại chúng... ông nhớ đấy nhé !... Cuốn vở bọc vải xám... Tôi lại để nó vào trong..”
Dần dần ông ta trấn tĩnh trở lại. Ông đẩy tủ kính vào chỗ cũ, xếp giấy tờ, bật sáng ngọn điện đầu giường, tắt ngọn đến trần ở giữa phòng, và yêu cầu
https://thuviensach.vn
Luy Perenna và Madơru để cho ông đi nghỉ.
Đông Luy đã đi xem xét khắp phòng, kiểm tra những cánh sắt của hai cửa sổ, chú ý đến một cửa đi trước mặt phía vào, hỏi, và được ông Fauvin trả lời: "Cửa ấy tôi dùng để tiếp khách riêng và thỉnh thoảng tôi cũng đi ra ngoài bằng cửa đó.
— Cửa đi ra vườn, phải không ?
— Phải.
— Cửa có đóng kỹ không ?
— Kỹ. Đây ông xem: có then an toàn có khóa, tôi xâu vào chùm giữ cả hai chìa khóa, khóa cửa này và khóa cửa vườn.
Ông ta bỏ chùm chìa khóa và ví lên bàn, lên giây đồng hồ rồi cũng để lên bàn.
Đông Luy lấy chìa khóa trong chùm, vặn khóa, rút then, mở cửa, theo ba bậc đi xuống vườn. Anh đi vòng quanh đường mòn hẹp, trông thấy và nghe tiếng hai viên cảnh sát đang đi tua, cảnh giới trên đường phố. Anh kiểm tra ổ khóa vào: khóa kỹ.
Anh đi lên buồng và báo ông Fauvin: "Khóa đóng tốt cả. Ông cứ an tâm cho đến mai”.
Ông Fauvin tiễn Perenna và Madơru: "chào hai ông. Hẹn đến mai». Giữa phòng ông Fauvin và hành lang là cửa hai lần cánh, một lần cánh có lắp đệm, bọc vải. Ở phía kia là một tấm thảm dày, ngăn hành lang với phòng đợỉ.
Perenna bảo Madơru: «Bây giờ anh ngủ đi. Tôi thức canh». Madơru nói: «Thầy có cho rằng sẽ xảy ra chuyện gì không ?". — Ta nghĩ là không thể xảy ra; vì mọi biện pháp đề phòng đều cẩn tắc.
Nhưng này Madơru, anh biết rõ ông Vêrô chứ ? Liệu ông ta có là người hay thổi phồng mọi chuyện không ?
— Thưa thầy, ông ta không phải là con người thổi phồng. - Vậy hẳn anh nhớ điều ông ta đã khẳng định chứ ? Hẳn là có lý do chắc chắn. Cho nên ta phải luôn luôn mở mắt, tỉnh táo.
— Vâng. Thầy trò ta luân phiên canh gác. Khi nào đến phiên tôi thì thầy đánh thức tôi dậy.
https://thuviensach.vn
Hai người trao đổi ít lời nữa rồi Madơru ngủ thiếp. Đông Luy thức một mình, trong ghế bành, không cử động, dỏng tai nghe ngóng. Trong ngôi nhà hoàn toàn yên tĩnh. Ngoài đường thỉnh thoảng có tiếng ô tô hoặc xe ngựa. Và tiếng xe lửa chạy trên đường Ôtơi. Mấy lần Đông Luy đứng lên, đến gần cửa phòng nghe ngóng. Không một tiếng động. Chắc chắn là Hippôlit Fauvin đang ngủ. Anh tự nhủ: «Rất yên tâm ! Ngoài phố đã được canh gác. Kẻ nào muốn vào đây không có lối nào ngoài lối này. Không có gì phải lo ngại".
Đến 2 giờ sáng một xe hơi đỗ trước ngôi nhà. Một người nhà, hẳn là đang đợi ở phía nhà bếp, đi vội ra cổng chính. Perenna tắt đèn trong hành lang, khẽ hé tấm thảm, nhìn thấy bà Fauvin đi về. Theo sau là Xinvét. Bà ta lên gác, cầu thang trở lại tối om. Trên gác trên có tiếng rì rầm hỏi chuyện, tiếng kéo ghế... Và nửa giờ sau thì hoàn toàn im ắng. Trong sự im ắng đó Pereann mơ hồ cảm thấy một mối lo sợ không tả được. Mối lo sợ cứ tăng dần, lớn mãi lên, đến mức anh phải lẩm bẩm: «Chắc cửa không tra then. Ta phải xem có thực ông ta ngủ không. Đúng vậy, anh vừa đẩy thử cửa đã mở. Tay cầm đèn bấm, anh đi tới phía giường. Hippôlit-Fauvin nằm quay vào tường, đang ngủ.
Perenna thở phào, nhẹ nhõm. Anh trở về hành lang lay Madơru: Nào, Alếchdăng ! Đến phiên anh.
— Không có gì mới chứ ạ ?
— Không, không. Ông ta ngủ.
— Sao thầy biết ?
— Ta đến xem tận nơi.
— Tài nhỉ ! Thế mà tôi không nghe biết gì. Đúng là tôi ngủ như chết ! . Perenna bảo: "Anh ngồi đấy và đừng làm ông ta thức dậy nhé ! Ta đi nghỉ một lát».
Nhưng anh chỉ gà gật, không ngủ say, và vẫn biết được những gì xảy ra xung quanh. Tiếng chuông đồng hồ nho nhỏ. Mỗi giờ anh đều đếm. Thế rồi mọi hoạt động ngoài phố bắt đầu. Tiếng các xe đi giao sữa. Tiếng còi các chuyến xe lửa ngoại ô... Các hộ trong ngôi nhà cũng bắt đầu thức dậy. Ánh bình minh xuyên qua các khe cửa sổ, và rồi sáng bạch.
https://thuviensach.vn
Madơru nói: «Thầy trò ta đi thôi ! cũng chả cần để ông ta khi tỉnh dậy thấy chúng ta ở đây».
Đông Luy khoát tay làm hiệu, và ra lệnh; “Im, im đi !”
— Nhưng... Sao kia ạ ?
— Anh làm cho ông ta thức dậy bây giờ !
Madơru vẫn nói to: «Thầy thấy rõ là ông ta có thức dậy đâu !» — Ừ nhỉ ! Đông Luy nói khẽ và lấy làm lạ là Madơru nói to thế mà người đang ngủ cũng không động dạng gì. Anh lại thấy hoảng hốt lo sợ như lúc nửa đêm. Và lần này thấy mối lo sợ lớn hơn mà anh không muốn, không dám tìm hiểu việc có thể xảy ra.
— Thầy làm sao thế ? Thầy khó chịu ư ! Hay có điều gì ? — Không... Nhưng ta thấy sợ !
Madơru sởn người: «Thầy nói thế nào ? Sợ cái gì ? Thầy nói «sợ» chẳng khác gì ông ta nói hôm qua»
— Đúng thế, đúng thế ! Mà nội dung cái sợ cũng giống nhau. - Sao ?
— Anh không biết ta đang nghĩ gì ư ?
- Thầy nghĩ gì ?
- Ta nghĩ có khi ông ta chết rồi !
- Thầy điên hay sao ấy !
— Không, không biết !... Nhưng ta có cảm giác là chết rồi !. Anh cầm đèn bấm, đứng như tê liệt ở gần giường.
Anh chưa hề sự cái gì ở trên đời. Thế mà lúc này anh không đủ can đảm bấm đèn soi vào mặt ông Hippôlit Fauvin. Một sự im lặng ghê rợn tăng dần trong gian buồng !
- Thầy ơi ! Ông ta không động đậy !...
— Ta biết, ta biết.. Và nhớ lại, ta mới thấy thêm là suốt cả đêm không lúc nào thấy ông ta động đậy.
Anh phải cố gắng lắm mới tiến được đến sát giường.
Hình như ông ta không thở. Anh cả quyết cầm lấy bàn tay. Bàn tay lạnh ngắt.
Perenna đã trấn tĩnh lại, và kêu lên: «Cửa sổ ! Anh mở cửa sổ ra»
https://thuviensach.vn
Khi ánh sáng ùa vào buồng, anh thấy mặt ông Hippôlit-Fauvin sưng phù và đầy những vết đen xám. Anh nói khẽ: «Ôi ! Ông ấy chết rồi !». Madơru lắp bắp: «Trời ơi ! Việc thật là như sét đánh !».
Hai người đứng lặng đi đến hai ba phút trước một hiện tượng đột ngột và kỳ lạ không tưởng tượng nổi.
Chợt Perenna lóe ra một ý nghĩ làm anh giật thót người. Anh đi vội lên cầu thang bên ngoài, mỗi bước nhảy mấy bậc, chạy dọc hành lang, nhảy xồ vào gian buồng nhỏ, Madaru chạy theo.
Trên giường, Etmông, con trai ông Hippôlit-Fauvin nằm chết thẳng cứng đờ, sắc mặt tái mét.
Madơru nhắc lại: «Cha mẹ ơi ! Thật là việc sét đánh !»
Suốt cả cuộc đời mạo hiểm chưa bao giờ tâm thần Perenna rung động như lần này. Anh cảm thấy hoàn toàn bất lực, không phác được một cử chỉ, không nói được một lời. Hai cha con cùng chết. Mới bị giết trong đêm, trước đây vài giờ, tuy rằng nhà đã được canh gác cẩn thận, các lối vào đều đóng kín. Thế mà chúng đã đầu độc 2 cha con bằng một mũi tiêm kinh khủng, như chúng đã đầu độc ông Cốtmô-Moocninhtôn.
Madơru lại vẫn kêu lên: «Cha mẹ ơi, trời đất ơi. Sự việc sét đánh ! Ôi ! Chúng ta nhúng vào công việc của những người đáng thương này làm gì ! Và chúng ta đã huênh hoang để cứu họ như thế đấy !».
Trong câu nói có vẻ trách móc. Percana thông cảm và nói: «Anh nói có lý. Ta không đủ trình độ để đảm bảo nhiệm vụ.
— Cả tôi cũng ở dưới tầm, thưa thầy !
— Không, anh chỉ mới nắm được công việc từ chiều hôm qua. — Thì cả thầy, cũng thế !
— Phải phải ! Chúng ta chỉ mới nắm từ chiều hôm qua. Còn chúng thì chúng đã âm mưu; bố trí từ bao nhiêu tuần lễ... Nhưng dù sao thì cũng thực là quá quắt ! Hai người đã chết, chết trong khi ta có mặt ở đây. Có mặt ta: LUYPANH... Việc xảy ra trước mắt ta mà ta không thấy gì hết. Có thể thế được ư ?.
Anh vạch vai cậu bé đáng thương, chỉ vào một vết tiêm từ trên xuống:
https://thuviensach.vn
- Cũng cùng một dấu tích thấy ở ông bố ! Cậu ta hình như không cảm thấy đau đớn nữa kia ! Ôi cậu bé đáng thương ! Trông cậu ta không có dáng khỏe mạnh... Một khuôn mặt xinh đẹp... Bà mẹ chắc sẽ đau khổ lắm !
Madơru khóc vì tức lộn ruột và vì thương xót, miệng không ngớt: «Việc sét đánh... Việc sét đánh...».
— Madơru ! Chúng ta quyết phải trả thù.
— Và phải trả thù hai lần, thầy ạ !
— Một lần là đủ, nhưng phải báo thù cho ra báo thù !
— Đúng ! Tôi thề sẽ trả thù như vậy.
— Anh nói có lý ! Chúng ta cùng thề đeo đuổi đến cùng, cho tới khi bắt những kẻ giết hại hai cha con ông Hippôlit-Fauvin phải đến tội một cách xứng đáng.
— Xin thề !
- Thống nhất ! Thôi, bây giờ vào việc. Anh gọi dây nói ngay về quận cảnh sát. Ta tin rằng ông Đetmaliông sẽ hài lòng vì được anh báo tin sớm. Và đây là việc được ông ấy quan tâm vào bậc nhất.
— Nếu những người nhà đến... Nếu bà Fauvin..
— Không ai đến được đây trước khi chúng ta mở cửa. Mà ta chỉ mở cửa khi ông quận trưởng đến thôi. Chỉ ông quận trưởng mới có trách nhiệm báo bà Fauvin về cái chết của chồng và của con bà. Thôi anh đi ngay đi !
— Khoan một chút ! Thưa thầy ! Chúng ta quên một thứ có thể giúp ích chúng ta rất nhiều.
- Thứ gì ?
— Cuốn vở bìa vải xám để trong tủ sắt mà ông ..Fauvin... — À ! Hay quá ! Anh nói chí lý !... Mà ông ta lại đã cho biết cả những chữ mở khóa... Và chùm chìa khóa lại để ngay trên bàn ! Hai người cùng vội đi xuống. Madơru nói: "Thầy để tôi làm. Thầy đừng mó tay vào cái tủ sắt thì hơn".
Madơru cầm chùm chìa khóa, đẩy dịch cái tủ kính, tra chìa vào ổ, lóng ngóng vì xúc động, và Đông Luy còn xúc động mạnh hơn nữa. Hai người sắp biết rõ câu chuyện bí mật. Cái chết sắp tố giác những kẻ gây ra cái chết !
https://thuviensach.vn
Đông Luy làu nhàu: «Lâu thế ?».
Madơru thọc tay bới tung đống giấy má lộn xộn trên ngăn tủ. — Nào, Madơru, đưa đây !
— Đưa cái gì kia ạ ?
— Còn cái gì nữa ? Cuốn vở bìa vải xám.
- Thưa thầy, không thể đưa được ạ !
— Hừ ?
- Vì nó biến mất rồi !
Đông Luy văng ra một tiếng tục. Cuốn vở do viên kỹ sư để vào ngăn tủ, trước mắt anh, đã biến mất !
Madơru nhún vai: "Việc sét đánh ! Thì ra chúng nó biết là có cuốn vở đó".
— Và chúng còn biết rất nhiều cái khác. Chúng ta chưa nắm được đầu mối cuộn chỉ rối với những quân này đâu ! Thôi nhanh lên Madơru ! Gọi dây nói đi.
Madơru làm theo lời ngay, và được báo là ông Đetmaliông sẽ đến máy điện thoại. Madơru chờ.
Trong mấy phút ấy Perenna đi lại, quan sát các đồ vật trong phòng rồi đến ngồi bên Madơru. Anh có vẻ trầm ngâm, suy nghĩ khá lâu. Khi mắt anh nhìn đến khay quả bỗng anh lầm bầm: «Kìa ! Bốn quả táo nay chỉ còn ba ! ông ta đã ăn một quả ?.
— Chắc thế ! Madơru đáp.
- Lạ nhỉ !— Perenna nói — Ông ta chê táo chưa chín kia mà ?. Anh lại suy nghĩ, có vẻ rất lung, khuỷ tay chống xuống bàn, đầu cúi. Bỗng anh ngẩng lên, nói: «Việc ám sát xảy ra trước lúc chúng ta vào phòng, đúng 12 giờ rưỡi đêm».
— Sao thầy biết ?
— Kẻ giết ông Fauvin sờ vào các vật để trên bàn, đã làm rơi cái đồng hồ và đã nhặt để lại lên bàn. Vì đồng hồ rơi nên đứng: kim đồng hồ chỉ 12 giờ rưỡi.
— Thưa thầy, có nghĩa là lúc 2 giờ sáng thầy trò cùng tập hợp ở đây, thì ta đã canh gác một xác chết nằm ngay cạnh và một xác chết ở gác xếp tầng
https://thuviensach.vn
trên ?
— Đúng thế.
- Nhưng bọn ma quỉ ấy chúng vào bằng lối nào ?
— Bằng cái cửa này trông ra vườn, và bằng lối ra vào trên phố Xuyt-sê. — Vậy chúng có các chìa khóa ?
— Đúng ! Những chìa khóa giả.
— Nhưng còn những cảnh binh cảnh giới trên hè phố ?
— Cảnh sát vẫn đi tua qua lại, nhưng họ không ngờ rằng đúng lúc họ quay lưng là lúc họ đã để kẻ gian lọt qua. Lúc chúng vào hay ra cũng lọt qua như thế thôi.
Viên cai Madơru kinh hãi lặng người vì sự can đảm, sự khéo léo và hành động chính xác của kẻ sát nhân. Anh nói: «Chúng nó giỏi cực kì !” - Đúng ! «Cực kì» như anh vừa nói. Và ta thấy trước là cuộc đọ sức sẽ kinh khủng kịch liệt. Rất cần phải có nghị lực phi thường trong cuộc tấn công này.
Chuông điện thoại réo. Đông Luy để Madơru nói điện thoại. Anh lấy chùm chìa khóa mở khóa then cửa và đi ra vườn với mục đích tìm kiếm xem có thấy vật gì giúp ích cho việc điều tra. Cũng như hôm trước, nhìn qua những cành lá cây, anh thấy hai cảnh sát viên đi, lại từ cột đèn này đến cột đèn kia. Họ không nhìn thấy anh. Vả chăng họ không có trách nhiệm và không cần biết về những gì có thể xảy ra trong nhà. Anh tự nhủ: «Ta thật có lỗi lớn vì đã để những người canh gác bên ngoài mà không biết đến tầm quan trọng của những việc xảy ra trong nhà".
Qua tìm kiếm, anh phát hiện ra những dấu giày trên đường đi trong vườn, nhưng lẫn lộn quá nhiều nên không phân biệt được cụ thể, tuy nhiên nó chứng tỏ rõ ràng là những hung phạm đã đi trên lối này. Bỗng anh vui hẳn lên: ở mép đường, anh thấy giữa những lá rụng và một lùm cây, có vật gì màu đỏ. Anh đi tới, cúi xuống nhặt: đó là một quả táo, quả táo thứ tư đã không thấy ở khay quả. "Hay quá ! — anh nghĩ thầm — Ông H.Fauvin đã không ăn quả táo này, mà có lẽ là một đứa trong bọn chúng đã lấy đi do một ý đồ đột xuất nào đó, và rồi đã đánh rơi, không kịp tìm".
https://thuviensach.vn
Anh nhặt quả táo và xem xét. Bỗng anh rùng mình không ngờ tới một sự thật quá rõ ràng: có người đã cắn vào quả táo, hẳn vì thấy chua nên vứt đi; và những vết răng còn in rõ trên quả tảo. Có thể thế được chăng ? Có thể một đứa trong bọn chúng đã cắn quả táo nhưng sao lại ngu dại mà bỏ lại ? Hay là đánh rơi không tìm ra được vì đêm tối ?». Anh cố suy luận, tìm hiểu. Hai hàm răng in vết ngập vào trong thịt quả táo, vết rất rõ và rất đều. Hàng trên có sáu răng còn hàng dưới thì thành hình đường cong liền. Mắt anh không rời vết hàm răng trên quả táo và lầm bầm: «Những răng cọp ! Cũng những vết răng này đã in trên mảnh sôcôla của thanh tra Vêrô. Một sự trùng lặp kỳ lạ ! Phải chăng là ngẫu nhiên ? Phải chăng người cắn quả táo này cũng đã cắn vào mảnh sôcôla mà ông Vêrô đã đưa về quận để làm bằng chứng không thể bác bỏ được ?». Anh lưỡng lự một giây: bằng chứng này có nên giữ riêng cho anh để điều tra riêng rẽ không ? Hay phó mặc nó cho luật pháp tìm kiếm ? Nhưng anh thấy ghê tởm cái vật đó, không chịu nổi, và vứt nó vào trong đống lá. Anh thầm nhắc lại: «Những chiếc răng cọp !... Những răng con thú dữ» ! Anh đóng cửa vườn, cài then, để chùm chìa khóa lên bàn và hỏi Madơru:
— Anh đã báo cáo với ông quận trưởng rồi chứ ?
— Rồi.
- Ông ấy sẽ đến chứ ?
— Sẽ đến.
— Ông ấy có bảo anh gọi điện thoại sang bên Công an không ? — Không.
— Hẳn. là ông ấy muốn đích thân nhìn thấy toàn bộ vấn đề. Cũng tốt ! Thế còn bên an ninh ? Bên tòa án ?
— Ông ấy báo rồi.
— Anh làm sao vậy ? Alếchdăng ? Sao mà cứ trả lời nhát gừng thế ? Thế rồi sao nưa ? Sao anh cứ gườm gườm nhìn ta với dáng điệu buồn cười thế ? Có chuyện gì vậy ?
— Không.
— Được lắm ! Chắc là sự việc xảy ra làm anh đau đầu. Thực ra sự việc rắc rối thật !... Không thể đùa với ông quận trưởng. Kể ra ông ấy cũng quá
https://thuviensach.vn
nhẹ dạ tin ta, và ông ấy có thể bi chất vấn sao lại để ta ở đây !... Cho nên có lẽ là trong việc này anh nên lãnh toàn bộ trách nhiệm về những việc thầy trò ta đã làm. Như thế anh đỡ bị lôi thôi hơn. Anh cứ kiên quyết một mình anh hứng chịu, đừng đưa ta ra làm gì. Nhất là có một chi tiết này tuy nhỏ nhưng cần ghi nhớ, là phải nói rằng anh đã không chợp mắt một phút nào, đêm qua, trong hành lang này. Nếu không thì sẽ gay cho anh đấy ! Và, và... đấy, cứ như thế. Ta thống nhất với nhau chứ ? Bây giờ thầy trò ta chia tay nhau. Nếu ông quận trưởng cần đến ta, mà ta cũng mong thế, thì gọi dây nói về nhà ta ở, tại quảng trường Cung điện Buốc bông. Ta sẽ đến. Thôi, tạm biệt ! Ta chả cần ở lại tham dự cuộc điều tra làm gì, vì sự có mặt của ta không hợp cảnh chút nào. Thôi, chào anh bạn !
Anh đi ra phía cửa hành lang.
— Khoan đã ! — Madơru hét lớn.
— Sao lại khoan ?
Madơru chạy ra phía cửa, chặn Perenna lại:
- Phải ! Khoan đã ! Tôi không đồng ý với ông. Ông hãy cố kiên tâm một chút chờ ông quận trưởng đến.
—Ý kiến của anh thì ra cái quái gì ? Ta chẳng coi vào đâu. — Có thể ông coi ý kiến tôi không vào đâu. Nhưng ông không đi khỏi đây được !
— Madơru ! Anh loạn thần kinh rồi hả ?
Madơru dịu xuống, van nài: “Thưa thầy, thầy ở lại một chút thì đã làm sao ? Điều dĩ nhiên là ông quận trưởng muốn nói chuyện với thầy”. — A ông quận trưởng muốn thế hả ? Này con ! Con sẽ bảo ông ấy là ta không phải ở dưới quyền ông ấy. Ta không dưới quyền ai hết ! Dù là ông tổng thống, dù là hoàng đế Napôlêông đệ nhất mà muốn cản btrớc ta thì... Thôi ! Đừng ấm ớ ! Cút !
Madơru dang tay, tuyên bố kiên quyết, dứt khoát:
- Ông không đi qua người tôi được !
— A ! Buồn cười thật !
— Ông không đi khỏi đây được !
— Alếchdăng ! Hãy đếm đi ! Đếm cho đến 10 !
https://thuviensach.vn
- Tôi sẽ đếm đến một trăm, nếu ông muốn. Nhưng ông không thể... — Chà ! Cái điệp khúc của mày làm ta chối tai ! Này !... Đông Luy nắm hai vai Madơru, xoay người y đi, đẩy vập vào cái đi văng. Và anh mở cửa.
— Đứng lại không ta bắn ! Madơru thét lên, tay giơ súng lăm lăm, thái độ không nao núng.
Đông Luy đứng lại, ngạc nhiên đến sững sờ. Lời đe hoàn toàn không khoan nhượng, họng súng chĩa thẳng vào anh, mặt Madơru lạnh như tiền. Quái ! Không biết do phép thần nào mà Madơru, người cùng hội cũ của anh, người học trò nhiệt tâm, người tay chân trung thành của anh, do phép kỳ lạ gì mà bỗng nhiên trở mặt đến thế ?
Anh đến gần Madơru, đặt nhẹ bàn tay lên cánh tay Madơru đang giơ ngang, và hỏi nhẹ nhàng: «Lệnh của ông quận trưởng phải không ?». — Vâng ! Madơru, bối rối, đáp.
— Lệnh của ông ấy là phải giữ ta lại, chờ ông ấy đến ?
— Vâng.
— Và nếu ta tỏ ý bỏ đi thì phải ngăn cản lại ?
— Vâng.
— Bằng mọi cách ?
— Vâng.
— Kể cả cho ta ăn đạn ?
— Vâng !
Perenna suy nghĩ một chút, và nói bằng giọng nghiêm trang: "Và anh đã toan bắn ? »
Viên cai cúi đầu và nói khe khẽ: «Thưa thầy, vâng"
Perenna nhìn Madơru bằng cái nhìn không phải là giận dữ, mà bằng một cái nhìn đầy thiện cảm, yêu thương. Thật là xúc động xiết bao khi thấy một chiến hữu cũ, nay tuân theo tiếng gọi của nhiệm vụ và của kỷ luật. Tiếng gọi đó thiêng liêng hơn hết, hơn cả tình cảm mến phục và lòng trung thành bất di bất dịch của người học trò đối với thầy.
Anh nói: "Ta không giận gì anh, mà trái lại, ta tán thành hành động của anh. Chỉ có điều ta muốn anh giải thích ta rõ vì sao mà ông quận trưởng...».
https://thuviensach.vn
Madơru không trả lời. Nhưng nhìn cặp mắt đầy đau khổ của y. Đông Luy bỗng thót giật mình, chợt hiểu ra và kêu lên « Không, không ! Madơru !... Nhưng vì đâu mà ông ấy lại có thể có ý nghĩ như vậy ?... Còn anh, Madơru ? Anh có thể tin là ta đã phạm tội ác ?”
— Ôi, thưa thầy ! Tôi tin thầy như tin bản thân lôi. Không ! Thầy không giết ai. Nhưng có những sự việc, có những sự trùng hợp ngẫu nhiên... — Những sự việc, những trùng hợp ngẫu nhiên... Đông Luy chậm rãi nhắc lại.
Anh trầm ngâm suy nghĩ, rồi thốt ra: Đúng rồi, đúng rồi ! Trong lời anh nói, có những cái rất thực !... Đúng rồi ! Tất cả đều trùng hợp ! Ta nghĩ ra rồi ! Những quan hệ của ta với C. Moocninhtôn, việc ta đến Pari để dự việc mở chúc thư, việc ta cố nài để được ở đây qua đêm, việc cái chết của hai cha con Fauvin có thể đem lại cho ta bạc triệu, và... và... Đúng ! ông quận trưởng của anh có hàng nghìn lí lẽ... Mà... Thôi... Số ta thế là số ăn mày rồi !
— Kìa ! Thưa thầy !...
— Số ăn mày ! Anh bạn hãy ghi sâu tiếng đó vào óc ! Nhưng ăn mày đây không phải là con người Acxen-Luypanh, nguyên vua ăn trộm, nguyên tù khổ sai, nguyên... gì nữa cũng được, tùy ý anh... Trong mảnh đất ấy thì đừng hòng kẻ nào đụng được đến chân lông ta. Nhưng ăn mày đây là con người ông Luy Perenne lương thiện, con người kế thừa toàn hưởng gia tài... Nhưng thực là vớ vẩn ! Ta mà ngồi vào tù “thì ai là người tìm ra hung phạm đã giết Cốtmô, đã giết Vêrô và hai cha con Fauvin ?
— Thầy ! Thưa thầy !...
— Im anh ! Nghe xem... !
Một xe hơi đỗ trên đường phố. Và một cái nữa. Chắc hẳn là ông quận trưởng cảnh sát và các thẩm phán tòa án.
Đông Luy nắm cánh tay Madơru: «Chỉ còn một cách, Madơru ! Là anh đừng có nói rằng anh đã ngủ.
— Không thể được, thầy ạ ! .
Đông Luy gầm ghè: «Ngu như bò ! Sao mày ngu đến thế ! Mày làm ta phát ngấy về cái tính trung thực của mày ! Thế thì phải làm thế nào ?».
https://thuviensach.vn
— Thế thì... Thế thì, thưa thầy... Thầy phải tìm ra thủ phạm. - Hừ ! Mày léo nhéo cái gì thế ?
Đến lượt Madơru nắm cánh tay Đông Luy, vẻ đầy thất vọng, nước mắt hòa trong tiếng nói: «Thầy phải tìm ra thủ phạm... Không thì thầy... đi đứt... Chắc chắn như vậy... Ông quận trưởng đã bảo tôi thế. Phải có một thủ phạm để đưa ra trước pháp luật, mà ngay trong buổi tối nay... Cần có một thủ phạm... và thầy phải tìm cho ra...».
- Mày nói hay đấy nhỉ, Alếchdăng !
— Vấn đề đối với thầy dễ như bỡn. Chỉ có điều là thầy có muốn làm không !
— Đồ con bò ! Nhưng có thấy một dấu vết nào đâu ?
— Thầy sẽ tìm ra dấu vết mà ! Phải có một thủ phạm. Tôi van thầy, thầy hãy đưa ra một thủ phạm. Tôi sẽ đau khổ xiết bao nếu thầy bị bắt. Vả lại... Thầy mà lại bị qui là kẻ giết người ! Không, không ! Tôi van thầy ! Thầy hãy tìm và đưa thủ phạm ra ? Thầy còn có cả một ngày hôm nay kia mà ! Đã bao nhiêu vụ thầy khám phá ra nhanh hơn nhiều kia mà !
Madơru léo nhéo, khóc lóc, vặn tay, nhăn mặt. Trông mà phát buồn cười. Thật là cảm động khi chứng kiến sự đau đớn đến thất thần của một người thấy chủ sắp lâm vào nguy hiểm.
Đã nghe thấy tiếng ông Đetmaliông ở phòng đợi, cách hành lang bằng tấm thảm che. Một xe hơi thứ ba đỗ lại dưới đường phố. Rồi xe thứ tư. Chắc là cả hai xe đều chật cảnh binh.
Ngôi nhà bị bao vây. Perenna im tiếng. Bên anh, nét mặt lo âu của Madơru như đang cầu khẩn anh. Mấy giây trôi qua, rồi Perenna lên tiếng: «Thôi, mọi việc đã quyết định. Ta thú thực là anh có cái nhìn sáng suốt trong tình huống này, và những nỗi lo sợ của anh hoàn toàn có căn cứ. Trong mấy tiếng đồng hồ nữa nếu ta không tìm ra để giao trước pháp luật thủ phạm đã giết ông Hippôlit—Fauvin và con trai ông ta, thì tối nay, thứ năm, ngày mồng một tháng tư, chính ta, Đông Luy Perenna, sẽ vào nghỉ trên nệm rơm ẩm ướt trong hỏa lò».
https://thuviensach.vn
Chương III
Viên ngọc thạch mờ
9 giờ sáng ông quận trưởng cảnh sát tới gian phòng đã xảy ra vụ ám sát hai nhân mạng một cách bi mật không sao hiểu nổi. Ông không buồn chào Đông Luy. Những viên thẩm phán đi theo, cho Đông Luy cũng là một nhân vật phụ trợ của viên cai Madơru, nếu như ông giám đốc an ninh không có mấy lời giới thiệu sơ qua về nhân vật đột xuất này.
Ông Đetmaliông đi khám xét nhanh hai tử thi và bảo Madơru giải trình khẩn trương sự việc.
Sau đó ông trở lại phòng đợi và đi lên một gian khách ở tầng hai. Tại đó, bà Fauvin đã được báo trước, đến gặp ông ngay. Perenna từ nãy vẫn không rời vị trí ở hành lang, bấy giờ cùng đi ra phòng đợi. Ở đây những người nhà đã biết có vụ án mạng, đang đi lại nhộn nhịp. Anh đi xuống mấy bậc cầu thang, tới chỗ chiếu nghỉ đầu tiên, có một cửa đi ra đã mở sẵn. Hai người đang đứng đó. Một người nói: «Không ai được ra khỏi đây».
— Nhưng...
- Không ai được ra khỏi. Đó là lệnh trên.
— Lệnh trên ? Ai ra lệnh đó ?
— Chính ông quận trưởng.
— Thật rủi cho tôi !— Perenna vừa cười vừa nói— Tôi thức gác suốt đêm, bây giờ đói mèm. Có cách nào nhét cái gì vào dạ dày không ? Hai cảnh binh nhìn nhau. Rồi một người vẫy gọi Xinvét đến, cùng thảo luận. Xinvét đi vào buồng ăn và trở ra với một cái bánh nướng. Đông Luy nhận bánh cầm ăn, và tự nhủ: Thế là rõ rồi ! Ta đã bị giam giữ. Nhưng có điều ta muốn biết là sao ông Đetmaliông thiếu lôgic đến thế ? Nếu ông ta định giữ Acxen — Luypanh thì ngần ấy người đâu có đủ để giữ nổi chân ta ! Còn nếu ông định giữ Đông Luy Perenna thì thật là vô ích, vì nếu ngài Perenna trốn đi thì ngài tự tước mất cái quyền sờ đến miếng bánh của Cốtmô. Thế thì ta cứ yên trí ở đây. Và anh quay trở về vị trí cũ trong hành lang, chờ sự việc diễn biến. Qua cửa mở của phòng làm việc anh thấy các viên thầm phán đang tiếp tục cuộc điều tra. Viên y sĩ pháp y khám xét sơ bộ
https://thuviensach.vn
hai tử thi và nhận ra ngay những dấu vết đầu độc giống hệt những dấu vết mà chiều hôm qua ông đã thấy trên tử thi viên thanh tra Vêrô. Rồi hai nhân viên khiêng hai xác đặt vào hai phòng liền nhau, trên tầng gác hai là nơi ở của hai cha con trước đây.
Khi đó ông quận trưởng vừa trở xuống và Đông Luy nghe thấy ông ta nói với các viên thẩm phán: «Tội nghiệp cho bà ta ! Bà ta không muốn hiểu ra, và khi hiểu ra thì ngã vật xuống, ngất lịm. Ngất là phải ! Đột nhiên được tin hai cái chết cùng một lúc: chồng và con trai... Thật tội nghiệp" !
Đến đây thì cửa đóng chặt lại, Đông Luy không nghe không thấy gì được nữa. Sau đó chắc là ông quận trưởng đã cho những hiệu lệnh qua khu vườn liền với cổng chính, vì anh thấy hai cảnh binh đi vào gác ở phòng đợi, ngay đầu hành lang, bên phải và bên trái tấm thảm ngăn.
Perenna nghĩ thầm: «Ai ngờ việc ta làm lại làm ta thất thế đến mức này ! Chắc Alếchdăng bực dọc lắm đây ! Nhưng... Thế này là cái kiểu gì ! Buổi trưa Xinvet mang tới cho anh một khay có bánh và vài món ăn. Anh ăn rồi lại chờ đợi, rất khó chịu và rất sốt ruột.
Trong phòng làm việc, sau bữa cơm trưa và thời gian nghỉ ngơi, cuộc điều tra tiếp tục. Từ mọi phía anh có nghe tiếng nói và thấy đi lại nhộn nhịp. Lát sau, vừa buồn vừa mệt, anh ngả lưng xuống ghế bành và ngủ thiếp đi. Khi viên cai Madơru đánh thức anh dậy thì đã 4 giờ. Madơru vừa dẫn anh đi vừa hỏi: Thầy đã tìm ra chưa ?
— Rồi.
— Tìm ra thủ phạm rồi ?
— Chứ sao nữa ! Việc dễ như trở bàn tay !
Madơru chưa hiểu là nói đùa, reo lên: «Có thế chứ ! Hay quá ! Không có thì, như thầy đã nói, thầy... đi đứt mất thôi !»
Đông Luy vào phòng. Trong phòng thấy có ông biện lí, ông dự thẩm, ông giám đốc sở an ninh, viên cảnh sát khu vực, hai viên thanh tra và ba cảnh binh mặc đồng phục.
Bên ngoài, trên đường phố Xuyt-sê, người đổ đến, ồn ào. Khi cảnh binh, theo lệnh ông quận trưởng, ra dẹp yên, thì có tiếng trẻ bán báo rao to: «Hai vụ ám sát liền ở phố Xuyt-sê. Những chi tiết kỳ lạ về cái chết của ông thanh
https://thuviensach.vn
tra Vêrô ! Quận cảnh sát đang tất bật lo lắng. Báo báo !». Thế rồi cổng được đóng chặt, và im lặng.
Đông Luy thầm nghĩ: “Madơru không lầm. Không kẻ kia thì ta ! Qua những lời khai sắp nói ra, qua những việc sắp xảy ra trong cuộc hỏi cung này, nếu ta không rút ra được một vài tia sáng để có thể chỉ ra «kẻ kia» thì chắc chắn là chiều tối nay họ sẽ đưa ta ra làm mồi cho công chúng xâu xé. Hãy chú ý cẩn thận, Luypanh !.”
Anh đã biết tiếng ông quận trưởng, con người giàu kinh nghiệm, tính kiên trì, rất thích lạc vào những vụ việc quan trọng, đi sâu lần ra đầu mối, tìm ra thủ phạm rồi mới giao lại việc phải tiếp tục cho tòa án. Và anh cũng biết rõ trình độ nghề nghiệp thuần thục của ông giám đốc an ninh; biết trình độ nhận xét tinh tế và lí luận sắc bén của viên dự thẩm. Nay chính ông quận trưởng cảnh sát chỉ đạo cuộc tấn công một cách kiến quyết, không úp mở. Ông nói với một giọng hơi khô khan vắng hẳn giọng điệu thiện cảm đối với Đông Luy. Thái độ cũng cứng rắn, vắng hẳn cái mềm mỏng hôm trước đối với anh. Ông nói:
«Ông Pereana ! Ông có thể trở thành người thừa kế toàn hưởng gia tài và là đại diện, của Cốtmô-Moocninhtôn. Có những tình huống đã dẫn đến ông phải ngủ qua đêm tại gian nhà dưới này, và cũng trong đêm, tại đây đã xảy ra hai vụ giết người. Chúng tôi yêu cầu ông trình bày chi tiết những sự việc đã xảy ra mà ông đã chứng kiến".
Perenna hỏi chọi lại ngay: «Thưa ông quận trưởng ! Nói một cách khác có nghĩa là, do những tình huống xảy ra, ông đã cho phép tôi ngủ qua đêm ở đây, vì nay thì ông muốn biết những sự việc mà tôi đã chứng kiến có khớp với báo cáo của viên cai Madơru không ?
— Đúng thế.
- Có nghĩa là ông giao nhiệm vụ cho tôi, và nay ông lại nghi ngờ tôi ? Ông Đetmaliông lưỡng lự. Ông nhìn thẳng vào mắt Đông Luy và cảm thấy rõ đôi mắt anh lộ vẻ toàn toàn chân thực. Nhưng ông đáp lại, rõ vàng và dứt khoát ;
- Ông đến đây không phải để đặt ra những câu hỏi với tôi. Đông Luy cúi người: «Thưa ông quận trưởng, tôi xin tuân lệnh ông !».
https://thuviensach.vn
— Ông cứ trình bày với chúng tôi những điều mà ông biết. Đông Luy tường thuật lại tỉ mỉ những việc đã xảy ra. Sau khi nghe xong, ông Đetmaliông suy nghĩ một lát và nói: "Chúng tôi thấy có một điều cần được làm sáng tỏ thêm. Lúc 2 giờ rưỡi sáng, khi ông vào gian này và đến gần ông Fauvin, ông không thấy có một biểu hiện gì chứng tỏ ông đã chết ?»,
— Vâng thưa ông quận trưởng, không một biểu hiện gì. Vì nếu có thì anh cai Madơru và tôi đã đánh động.
— Cửa vườn có đóng chứ ?
— Nhất định là có đóng, vì lúc 7 giờ sáng chúng tôi phải vặn khóa để mở.
— Mở bằng gì ?
— Bằng chìa khóa trong chùm.
— Vậy làm thế nào mà hung phạm từ phía ngoài lại có thể mở vào ? — Chúng có chìa khóa giả.
— Ông có bằng chứng gì là cửa được mở bằng chìa khóa giả ? - Thưa ông quận trưởng, không !
- Vậy nếu không có bằng chứng thì buộc chúng tôi phải nghĩ rằng cửa không được mở từ phía ngoài, và hung phạm tất là phải ở phía trong. — Nhưng thưa ông quận trưởng, bên trong chỉ có anh cai Madơru và tôi !.
Trong phòng im lặng. Một sự im lặng có ý nghĩa khẳng định và chỉ chờ tiếng nói xác nhận của ông Đetmaliông.
— Trong đêm, ông có ngủ không ?
— Có, ngủ khoảng gần về sáng.
— Trước đó, lúc ở hành lang ông không ngủ ư ?
— Không.
— Còn viên cai Madơru ?
Đông Luy có một giây phân vân. Nhưng anh thấy ngay Madơru; con người trung thực và thận trọng ấy, tất đã không báo cáo điều sai lệch với lương tâm. Nên anh trả lời: «Anh cai Madơru đã ngủ ở chiếc ghế bành được hai tiếng đồng hồ. Khi bà Fauvin về thì mới thức dậy».
https://thuviensach.vn
Lại sự im lặng, Sự im lặng này không ngoài ý nghĩa: «Vậy trong hai giờ Madơru ngủ thì rất rõ ràng là anh có điều kiện mở cửa để ám sát hai cha con ông Fauvin».
Cuộc thầm vấn diễn biến đúng như Perenna đã dự kiến. Cái thòng lọng xiết dần xung quanh anh. Đối thủ của anh tấn công với một lí luận sáng suốt làm anh không thể không khâm phục. Anh tự nhủ: «Khỉ thật ! Một người vô tội thực là khó mà bào chữa được cho mình ! Ta đã bị hai nhát bên trái và bên phải rồi. Còn trung tâm ta liệu có chịu đựng nổi không ?.
Ông Đetmaliông, sau khi đã hội ý với viên dự thẩm và nói: «Tối hôm qua lúc ông Fauvin mở cái tủ sắt trước mặt ông và viên cai, ông thấy trong tủ có những gì ?
— Một đống giấy tờ lộn xộn trên một ngăn. Trong đống giấy có một cuốn vở bìa vải xám mà sau đó đã biến mất.
- Ông có đụng chạm đến những giấy tờ đó không ?
— Không hề ! Thưa ông quận trưởng ? Cả đến cái tủ tôi cũng không đụng tới. Chắc sáng nay anh cai Madơru cũng đã báo cáo với ông là, để việc điều tra khỏi rắc rối, anh ấy đã bảo tôi đứng cách xa cái tủ. Ông Đetmaliông nhìn viên dự thẩm và nhún vai.
Giá lúc đó Perenna ngờ là có cái bẫy đang gài để chờ anh, thì anh cứ nhìn sang phía Madơru là đủ rõ, mặt Madơru tái nhợt, lo cho anh. Ông Đetmaliông liếp tục: «ông đang có nhiệm vụ điều tra, điều tra hình sự. Vậy tôi coi ông là một nhà thám tử đang trổ tài nghệ, để đặt một câu hỏi này».
— Tôi xin cố gắng trả lời với khả năng tối đa của tôi, thưa ông quận trưởng »
— Thế này: Trong trường hợp hiện nay trong tủ sắt có một vật, thí dụ như một viên ngọc thạch. Viên ngọc thạch ấy bị rơi từ một cái ghim cài cravát. Cái cravat ấy lại đeo ở cổ một người mà chúng ta đều biết rất rõ là đêm qua đã ngủ ở đây, thì ông thấy sự trùng hợp ấy có ý nghĩa như thế nào ?
Perenna nghĩ thầm: “Thôi ! Cái bẫy đây rồi ! Rõ ràng là họ đã thấy một vật gì trong tủ và họ qui vật đó là của ta. Nhưng ta không hề sờ đến cái tủ.
https://thuviensach.vn
Vậy thì phải giả định là ta đã có một vật gì đó bị người lấy đi và đã bỏ vào trong tủ sắt, cốt để buộc tội ta... Nhưng cũng không thể xảy ra như vậy được, vì ta mới tham gia vào vụ này từ tối hôm qua. Mà trong đêm thì không ai có đủ thời giờ để thực hiện được cái mưu kế hiểm độc đó, vì ta không hề thấy ai ra vào cả. Vậy thì...”
Ông quận trưởng cắt luồng suy nghĩ của anh và nhắc lại: Sao, ý kiến ông thế nào ?
— Thưa ông quận trưởng như vậy thì rõ ràng là có mối liên quan giữa người đã ngủ tại ngôi nhà này và hai vụ ám sát.
— Như vậy thì chúng ta có quyền nghi ngờ người đó chứ ? — Vâng.
— Ông đồng ý như vậy ?
— Rất đồng ý !
Ông Đetmaliông lấy trong túi ra một gói giấy nhỏ, mở gói, và bằng hai ngón tay, giơ ra một viên ngọc thạch xanh mờ: Đây là một viên ngọc thạch mà chúng tôi thấy ở trong tủ sắt. Rõ ràng không thể chối cãi được, viên ngọc thạch này là của cái nhẫn mà ông đeo ở ngón tay trỏ.
Đông Luy giận điên lên. Anh nghiến răng: “A ! Những quân mất dạy ! Những quân giỏi thật ! Nhưng... Tôi không thể tin được !” Anh nhìn vào cái nhẫn ở ngón tay anh: mặt nhẫn gồm một viên ngọc thạch lớn, mờ xung quanh là một vòng ken những viên ngọc thạch nhỏ cũng xanh mờ. Trong vòng thiếu một viên, viên ngọc thạch mà ông Đetmaliông cầm, ăn đúng khớp vào chỗ thiếu.
Ông Đetmaliông hất hàm: «Ông nói sao đây ?»
— Tôi nói là viên ngọc thạch này thuộc về cái nhẫn của tôi, nhân do ông Moocninhtôn tặng tôi vào dịp tôi cứu ông ta khỏi chết lần đầu tiên. - Như vậy thì chúng ta thống nhất chứ ?
- Vâng, thưa ông quận trưởng, chúng ta thống nhất.
Đông Luy đi đi lại lại trong phòng và suy nghĩ. Nhìn những nhân viên an ninh ở mỗi cửa ra vào, anh biết là việc bắt anh đã được dự kiến từ trước. Chỉ chờ một tiếng của ông Đetmaliông là viên cai Madơru sẽ phải tóm cổ Thầy mình. Đông Luy lại liếc nhìn người chân tay cũ của anh. Madơru
https://thuviensach.vn
phác một cử chỉ van nài thúc giục với ý nghĩa: «Thầy ơi ! Thầy còn chờ gì mà không đưa tên thủ phạm ra ? Đưa ra bây giờ là rất đúng lúc rồi !». Đông Luy mỉm cười.
— Ông định thế nào ?- Ông Đelmaliông hỏi với một giọng không thiếu vẻ lịch sự tự phát mà ông vốn có đối với Đông Luy từ đầu cuộc thầm vấn. — Tôi định... Tôi định... - Perenna nắm lấy cái ghế, xoay đi một vòng, ngồi xuống, và nói một câu đơn giản: - Ta cùng nói chuyện. Cử chỉ đàng hoàng, câu nói dứt khoát của Đông Luy như làm rung động ông quận trưởng, ông nói khe khẽ: «Tôi chưa hiểu ra».
— Thưa ông quận trưởng ! Rồi ông sẽ hiểu ra ...
Bằng một giọng chậm rãi, nhấn mạnh những chỗ cần thiết, anh bắt đầu: - Thưa ông quận trưởng ! Tình huống rất rõ ràng. Tối hôm qua ông đã cho phép tôi làm một việc khiến cho trách nhiệm của ông trở thành nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Cho nên bây giờ, bằng giá nào, thì cũng phải có một thủ phạm ngay tức khắc. Vậy thì thủ phạm đó sẽ là tôi. Những điều để kết tội tôi là sự có mặt tôi ở đây, là cửa đóng phía trong, là viên cai Madơru đã ngủ trong khi xảy ra án mạng, và là cái viên ngọc thạch xanh mờ tìm thấy trong tủ sắt. Thật là nặng nề, tôi xin thú thực như vậy. Lại còn một lý do vững chắc nữa để qui tội tôi, là hai cha con ông Fauvin chết, vì không còn là người thừa kế trực tiếp gia sản Cốtmô—Moocninhtôn nên tôi sẽ được hưởng 200 triệu. Hay tuyệt ! Cho nên chỉ còn có cách là các ông đưa tôi vào hỏa lò...hoặc là
— Hoặc là... ?
— Hoặc là tôi phải giao tận tay các ông tên hung phạm, tên thực sự là hung thủ.
Ông quận trưởng mỉm cười và rút đồng hồ ra: "Tôi chờ".
— Thưa ông quận trưởng, hung thủ sẽ được tìm ra trong không đầy một tiếng đồng hồ, nếu ông để cho tôi được thoải mái hành động. Tôi nghĩ rằng muốn tìm ra sư thực thì cũng nên kiên tâm một chút.
Ông Đetmaliông nhắc lại: «Tôi chờ».
Đông Luy nói: «Ông cai Madơru ! Xin ông báo anh người nhà Xinvét là ông quận trưởng muốn gặp".
https://thuviensach.vn
Ông Đetmaliông ra hiệu cho viên cai. Madơru đi ra.
Đông Luy trình bày: "Thưa ông quận trưởng ! Việc thấy viên ngọc thạch đối với ông là một bằng chứng hết sức nghiêm trọng. Nhưng đối với tôi nó lại là một khám phá quan trọng bậc nhất.Vì sao vậy ? Viên ngọc thạch này, tối hôm qua bị rơi xuống mặt thảm. Và chỉ có 4 người có thể biết được hiện tượng đó, nên đã có người nhặt viên ngọc thạch, bỏ vào tủ sắt, để qui tội cho kẻ thù người đó, là tôi. Người thứ nhất là một nhân viên của ông, viên cai Madơru: xin loại ra ngoài vòng nghi ngờ. Người thứ hai đã chết, đó là ông Fauvin. Người thứ ba là anh Xinvét. Cho phép tôi được nói với anh ta vài câu ngắn
Quả là ngắn thực, vì Xinvét trình bày và được xác minh ngay là anh ta chỉ đến mở cửa cho bà Fauvin vào phòng. Còn trước lúc đó anh luôn luôn ở dưới nhà bếp, chơi bài với chị hầu phòng và một người nhà nữa.
— Được rồi. - Perenna nói — Một câu nữa thôi: Hẳn anh có đọc báo sáng nay, biết tin tức về cái chết của ông thanh tra Vêrô và nhớ ảnh ông ta ?
— Vâng, có.
— Anh có quen biết ông thanh tra Vêrô không ?
— Không.
— Nhưng rất có thể trong ngày, ông ta đã đến đây ?
— Tôi không rõ. Vì ông Fauvin tiếp nhiều người đi vào bằng lối vườn, do chính ông ta mở cửa.
— Anh có khai thêm điều gì nữa không ?
— Không còn gì.
— Anh bảo bà Fauvin rằng ông quận trưởng rất mong được nói chuyện với bà ấy.
Xinvet đi ra.
Ông dự thẩm và ông biện lý đến gần Perenna cùng tỏ vẻ ngạc nhiên. Còn ông quận trưởng thì kêu lên: «Sao ? Ông lại nghi ngờ cả bà Fauvin nữa chăng !"
— Thưa ông quận trưởng ! Bà Fauvin là người thứ tư có thể nhìn thấy viên ngọc thạch của tôi rơi.
https://thuviensach.vn
— Thế thì sao ? Sao ta lại có quyền, không có một chút bằng chứng xác thực, dám giả định một phụ nữ có thể giết chồng, một người mẹ có thể đầu độc con trai ?
— Thưa ông quận trưởng, tôi không giả định.
— Vậy thì sao ?
Đông Luy không trả lời. Ông Đetmaliông không giấu nổi sự cáu kỉnh. Tuy nhiên ông cũng bảo: Thôi được. Nhưng tôi ra lệnh cho ông phải tuyệt đối im lặng. Nào ! Ông muốn hỏi bà Fauvin câu gì ?
— Xin chỉ hỏi một câu ! Bà Fauvin có biết, ngoài chồng bà ta ra, còn người nào dòng dõi của hai chị em bà Rutxen không ?
— Hỏi thế để làm gì ?
— Vì nếu còn có người đó thì người được hưởng gia tài hàng trăm triệu khi hai cha con ông Fauvin không còn sống, không phải là tôi mà chính là người đó.
Ông Đetmaliông lẩm bẩm: Cũng phải... Cũng phải... Có thể đây là một con đường mới để tìm ra manh mối chăng...
Bà Fauvin vừa vào tới. Nét mặt bà vẫn duyên dáng xinh đẹp, mặc dù vì khóc mà mi mắt đã sưng đỏ và đôi má có giảm sắc hây hây. Nhưng đôi mắt bà tỏ vẻ ngơ ngác khiếp hãi. Ý nghĩ ám ảnh về tấn thảm kịch làm cho con người xinh duyên như bà, từ dáng đi đến cử chỉ, có vẻ lẩy bẩy, co giật, trông thật là tội nghiệp.
Ông Đetmaliông nói với bà một cách hết sức tôn trọng: "Xin mời bà ngồi và xin bà tha lỗi cho tôi đã gây cho bà thêm cảm xúc và thêm mệt mỏi. Nhưng thưa bà, thời giờ rất đáng quí và chúng tôi đang tìm mọi cách để hai người thân thương nhất của bà sớm được trả thù».
Bà Fauvin lại ứa hai dòng lệ từ cặp mắt đẹp, khóc nức nở và nói đứt quãng: “Vâng... Thưa ông quận trưởng... nếu tòa cần đến tôi...” — Vâng. Chỉ xin hỏi bà một điều: Bà mẹ chồng bà đã mất phải không ? — Thưa ông vâng.
— Chồng bà có anh chị em nào không ?
— Thưa không.
— Tức là bà Êlidabet Rútxen không có con cháu trực hệ ?
https://thuviensach.vn
- Vâng không có ngườí nào.
- Được rồi - Nhưng bà Êlidabet-Rutxen còn có hai chị em nữa ? — Vâng.
- Bà Ecmơlin-Rutxen là chị cả, đã bỏ nước, xuất ngoại, không còn có tin tức gì. Còn bà kia là em út...
— Vâng. Bà kia là Acmăng-Rutxen, là mẹ tôi.
— Sao ạ ?
— Vâng đúng thế. Acmăng-Rutxen là tên hồi còn con gái của mẹ tôi, và tôi đã lấy chồng là anh họ tôi, con trai bà Êlidabet-Rutxen. Một biến chuyển bất thình lình ! Như vậy là ông H.Fauvin và Etmông, còn trai ông, dòng dõi trực hệ của bà chị cả, nay đã chết, thì việc thừa hưởng gia tài Cốtmô-Moocninhtôn chuyển sang ngành tồn tại, tức là ngành bà Acmăng-Rutxen mà cho đến nay đại diện của ngành út này là bà Fauvin. Ông quận trưởng và ông dự thẩm nhìn nhau như trao đổi ý kiến. Rồi cả hai ông tự nhiên cùng quay lại nhìn Đông Luy Perenna. Anh không tỏ một cử chỉ gì. Ông qnận trưởng hỏi tiếp:
— Bà có anh em chị em nào không ?
— Thưa ông không. Tôi chỉ có một mình.
Chỉ có một mình. Như thế có nghĩa là, không thể nào khác được, bây giờ chồng và con bà ta đã chết thì gia tài trăm triệu của Cốt-mô-Moocninhtôn chỉ có một mình bà ta thừa hưởng.
Một điều đau xót như cơn ác mộng đè nặng lên những vị quan tòa, không sao tự đã thông nổi: Người phụ nữ đứng kia là mẹ của Etmông-Fauvin. Thế mà...
Ông Đetmaliông nhìn Đông Luy Perenna. Anh viết mấy chữ lên tấm danh thiếp và chìa cho ông. Ông quận trưởng dần dần đã lấy lại được vẻ lịch sự thường ngày đối với Đông Luy, cầm lấy danh thiếp đọc, suy nghĩ một lát, và hỏi bà Fauvin:
- Cậu Etmông con trai bà năm nay bap nhiêu tuổi ?
- 17 tuổi..
- Bà còn trẻ thế …
https://thuviensach.vn
— Không không phải con đẻ của tôi, mà là con người vợ trước, đã chết, của chồng tôi, tôi là vợ kế.
“A ! Té ra Etmông,.. ông quận trưởng lầm bầm không hết câu. Chỉ trong hai phút tình thế hoàn toàn thay đổi. Trước mắt các quan tòa, bà Fauvin không còn là người vợ góa và người mẹ mất con, không được chạm đến. Mà bây giờ bà trở thành một phụ nữ có vấn đề, cần thẩm vấn. Nghi vấn được đặt ra: biết đâu, một phụ nữ xinh đẹp trong sáng như thế, được mọi người vị nể như thế, lại chả vì lí do nào đó mà nảy sinh hành động điên rồ, giết chồng, giết đứa con riêng của chồng, để một mình thừa hưởng cái gia tài kết xù ? Nghi vấn cần được giải đáp.
Ông quận trưởng lại hỏi: « Bà có nhận ra viên ngọc thạch này không ?» và đưa viên đó cho bà Fauvin. Bà ta cầm lấy, ngắm nghía một lúc, không gợn một chút bối rối, và trả lời: "Thưa ông. Tôi có một chuỗi ngọc thạch nhưng không đeo bao giờ. Những viên to hơn và không viên nào có hình dángg như viên này".
Ông Đetmaliông hỏi: «Chúng tôi đã nhặt được viên ngọc thạch này trong cái tủ sắt của ông nhà. Viên đá đó thuộc về một cái nhẫn mà người đeo nhẫn là người được chúng tôi biết rõ».
Bà Fauvin vội vã nói: «Thế thì phải tìm ngay ra người đeo nhẫn". — «Người ấy có mặt ở đây». Vừa hỏi, ông quận trưởng vừa chỉ vào Đông Luy lúc đó đang đứng yên một chỗ nên bà Fauvin không để ý. Bà ta rùng mình khi nhìn thấy Perenna và xúc động kêu lên: « Ồ ! Ông này ở đây tối hôm qua. Ông ấy nói chuyện với chồng tôi... Và kìa !.... — bà chỉ vào viên cai Madơru — có cả ông kia nữa. Xin các ông hãy hỏi hai người ấy, vì lý do gì mà đến đây ? Hẳn các ông thừa hiểu là nếu viên ngọc thạch thuộc về một trong hai người đó...».
Sự cố ý đổ tội đã rõ ràng nhưng mới vụng về làm sao ! Làm cho lập luận của Perenna càng tăng trọng lượng: "Viên ngọc thạch này do người một nhặt được. Người ấy đã thấy Perenna đánh rơi và muốn đổ tội lên đầu anh. Mà ngoài ông Fauvin và viên cai Madơru thì chỉ còn nghi hai người thấy anh đánh rơi: anh người nhà Xin vét và bà Fauvin. Nhưng Xinvet đã được
https://thuviensach.vn
xác minh là không thể trông thấy anh đánh rơi. Vậy chính bà Fauvin đã bỏ viên ngọc thạch vào trong tủ sắt”.
Ông Đetmaliông hỏi: "Thưa bà, đề nghị bà cho tôi xem cái chuỗi hạt xoàn của bà, có được không ạ» ?.
— Dạ, được chứ ạ ! Tôi để chuỗi hạt cùng với tác đồ nữ trang khác của tôi, ở trong cái tủ gương. Để tôi đi lấy.
- Thôi, khỏi phiền bà. Chị hầu phòng của bà biết chỗ chứ ạ ? - Vâng.
— Vậy anh cai Madơru lên dàn xếp với chị ta.
Trong mấy phút Madơru vắng mặt, không ai trao đổi lời nào. Bà Fauvin có vẻ đau đớn miên man. Ông Đetmaliông không rời mắt khỏi bà. Viên cai trở xuống. Anh mang theo một cái hộp lớn đựng nhiều đồ kim ngọc và nữ trang.
Ông Đetmaliông lấy chuỗi hạt xoàn, xem xét và thấy đúng là những hạt đều khác hẳn với viên ngọc thạch của Perenna, và không thấy thiếu hạt nào. Nhưrng khi gạt các hạt ngọc khác trong hộp để lấy một cái vòng cũng có ngọc thạch xanh mờ, ông quận trưởng đồng có một cử chỉ tỏ vẻ ngạc nhiên:
— Hai cái chìa khóa này là thế nào ? Ông vừa hỏi bà Fauvin vừa giơ lên hai cái chìa khóa, giống hệt chìa mở then và mở ổ khóa vườn. Bà Fauvin vẫn rất bình lĩnh, không hề thay đổi nét mặt, không chứng tỏ một chút bối rối. Bà trả lời đơn giản:
— Tôi không rõ. Hai cái chìa khóa đó vẫn ở trong hộp từ lâu. Ông quận trưởng bảo Madơru:
— Anh thử lấy chìa mở khóa xem.
Madơru làm theo lệnh, cửa được mở ngay.
Bà Fauvin nói: «À phải rồi ! Bây giờ tôi mới nhớ ra là chồng tôi đã giao chìa đó cho tôi. Tôi giữ tới hai chìa...».
Bà ta trả lời một cách hết sức tự nhiên, hình như không cảm thấy đang có nghi vấn nặng nề đối với bà.
Thật không có gì đáng lo ngại bằng sự bình tĩnh này. Nó biểu hiện sự vô tội thực sự tuyệt đối, hay nó là sự trá hình khéo léo đến đáng sợ của một kẻ phạm tội làm chủ được mọi cảm xúc ? Phải chăng bà ta không hiểu biết
https://thuviensach.vn
chút gì về tấn thảm kịch đang diễn ra trong đó có bà có một vai không tự giác ? Hay bà ta đoán được sự buộc tội đang xiết quanh bà ta và một mối nguy hiểm đáng sợ nhất đang đe dọa bà ta ? Nhưng nếu bà ta biết như vậy thì sao bà ta lại vô cùng vụng dại đến nỗi còn giữ hai cái chìa khóa kia ?
Một loạt câu hỏi đang đặt ra trong óc mọi người. Ông quận trưởng cảnh sát lên tiếng:
- Thưa bà, có phải trong khi xảy ra án mạng thi bà đi vắng không ? — Vâng.
- Bà đã đi xem ở rạp hát kịch ?
— Vâng, và sau đó tôi đi thăm một người bạn, bà Ec-xanh-gie. — Người lái xe có đi theo bà ?
— Khi đi tới rạp thì anh ta có đi theo. Nhưng rồi tôi đã cho anh ta về và đến khuya anh ta mới đón tôi.
— Ồ, thế thì từ rạp đến nhà bà Ec-xanh-gie bà đi bằng gì ? Bây giờ bà Fauvin mới bắt đầu hiểu bà ta là đối tượng của một cuộc thẩm vấn thực sự. Cái nhìn và dáng điệu của bà ta có vẻ khó chịu. Bà trả lời: "Tôi lên một xe hơi khác».
— Ở trên đường phố ?
— Ở quảng trường rạp hát kịch.
— Và lúc đó đã nửa đêm ?
— 11 giờ rưỡi. Tôi ra khỏi rạp trước giờ tan.
— Bà vội đến nhà bà bạn thế kia ư ?
— Vâng... À mà...
Bà ta ngừng nói. Bà đỏ ửng đôi má, run run đôi môi và rung cằm nói: — Sao lại hỏi tôi những câu như thế ?.
— Vì cần thiết, thưa bà ! Nó có thể soi sáng cho chúng tôi. Xin bà cứ vui lòng trả lời. Lúc bà tới nhà bà bạn là mấy giờ ?
— Tôi không nhớ rõ. Tôi không để ý.
— Bà từ rạp đến thẳng nhà bà bạn ?
— Sao lại "gần như" ?
— Vâng. Vì tôi hơi nhức đầu nên tôi bảo lái xe đi vòng lên đường điện Êlydê, rồi đại lộ Boa...Đi chầm chậm... Rồi lại quay xuống đường điện
https://thuviensach.vn
Êlyđê...
Bà ta cũng lúng túng thêm dần. Tiếng nói không rành mạch nữa. Bà cúi đầu và im lặng, có thể đó là thái độ của người chịu nỗi đau thương quá mức, mà cũng có thể là thái độ của người cảm thấy thất bại, suy sụp, không tìm được cách chống chế nữa, những biểu hiện vụng về khiến người ta cũng phải ép hỏi. Ông Đetmaliông có vẻ ngần ngại và thấy cần phải tiếp tục thẩm vấn một cách thận trọng hơn. Ông liếc nhìn Perenna. Anh đưa ông một mẩu giấy và nói: «Đây là số điện thoại của bà Ec-xanh-gie». Ông Đetmaliông lẩm bẩm: «Phải, phải... Ta có thể biết rõ...». Ông lấy ống nói: «A lô ! Xin cho Luvơrơ, số 25.04». Và khi đã có số, ông liền hỏi:
«Ai ở máy đấy ạ ? Ông Giám đốc khách sạn à ? Bà Ec-xanh-gie đi vắng ạ ?... Cả ông ấy nữa ạ Nhưng có lẽ ông cũng giúp đỡ tôi được. Thế này ạ: Tôi là quận trưởng cảnh sát. Tôi muốn nhờ ông làm ơn cho biết đêm vừa qua lúc bà Fauvin đến đấy là mấy giờ ?.. Dạ, ông nói chắc chắn, đúng thế ạ ? 2 giờ sáng ạ ? Không sớm hơn ạ ?... Và rồi bà trở về sau mười phút ạ ? Về giờ bà ấy đến, ông nói rất chính xác đấy chứ ạ ? Vì đó là điểm mà tôi cần biết thật chính xác... Vâng, hai giờ, đúng hai giờ ạ ?... Vâng, xin cảm ơn ông.
Ông Đetmaliông ngoắc ống nói và khi quay lại thì thấy bà Fauvin nhìn ông với về lo sợ hoảng loạn.
Và mọi nguời lại có cùng chung một ý nghĩ: trước mặt họ là một phụ nữ hoàn toàn vô tội, hoặc là một diễn viên rất tài tình, tạo ra nét mặt và dáng điệu của một người hoàn toàn vô tội.
Bà ta nói lắp bắp: «Các ông muốn gì ? Thế là thế nào ? Yêu cầu các ông giải thích".
Ông Đetmaliông lại nhẹ nhàng hỏi:
- Đêm vừa rồi từ 11 giờ rưỡi đến 2 giờ bà đà làm gì ?
Một câu hỏi đáng sợ mà nhất định cuộc thẩm vấn phải dẫn tới. Câu hỏi hóc búa có nghĩa là: «Nếu bà không trả lời được rõ ràng việc sử dụng thời gian của bà trong khi xảy ra án mạng, thì chúng tôi có quyền kết luận là bà không phải không liên quan đến việc giết hại chồng bà và đứa con ghẻ của bà».
https://thuviensach.vn
Hẳn bà ta cũng nghĩ như vậy nên người bà loạng choạng và bà nói như rên rỉ: «Khủng khiếp quá !... Khủng khiếp quá...».
Ông quận trưởng nhắc lại: «Bà đã làm gì trong thời gian đó ? Câu trả lời có khó khăn gì đâu ?».
Bà nói, vẫn giọng thảm thiết: "Sao ông lại có thể nghi ngờ... Không, không... Sao lại có thể như thể được ?... Sao ông lại có thể nghi ngờ... ?». - Tôi chưa nghi ngờ gì cả. Chỉ một lời của bà là đủ phơi bày được sự thật.
Nhìn đôi môi mấp máy và dáng điệu cả quyết của bà, người ta tưởng lời ấy sắp bật ra. Nhưng đột nhiên bà ta thảng thốt rối loạn lắp bắp vài tiếng nghe không rõ, rồi vật xuống ghế, cùng với tiếng khóc nức nở và tiếng kêu tuyệt vọng.
Đó là một cách thú nhận, ít nhất cũng thú nhận là không giải thích được sự vắng mặt với lý do chính đáng để xóa bỏ được mối nghi ngờ. Ông quận trưởng đi đến bên ông dự thẩm và ông biện lý, và trao đổi nho nhỏ.
Không có ai ở sát giữa Perenna và Madơru.
Madơru khẽ hỏi: "Tôi đã bảo mà ! Thế nào thầy cũng tìm ra. Thầy thật là tuyệt diệu ! Thầy dắt dẫn hay quá».
Madơru cảm thấy phấn chấn với ý nghĩ thầy mình được vô can, chấm dứt chuyện lôi thôi với các cấp trên của mình là những người được anh tôn trọng ngang với thầy. Bây giờ mọi người đã thông cảm nhau. Thì trước kia đối với nhau chả như bạn là gì ? Anh vui sướng như mở cờ trong bụng:
— Bây giờ bắt giam cô nàng, chứ thầy ?
— Không. Chưa đủ bằng chứng cụ thể để bắt người ta được. Madơru nổi cáu, nói gằm ghè: - Chưa đủ bằng chứng ? Dễ thường thầy muốn tha bổng nó chắc ? Hay thầy bị nó mê hoặc, làm Thầy xiêu lòng rồi ? Yêu cầu thầy phải làm tới, đến đầu đến đũa. Gớm cái con yêu tinh !. Đông Luy trầm ngâm suy nghĩ. Anh nghĩ tới những trường hợp trùng khớp nhau lạ lùng, và những sự việc đang bao vây nàng bốn phía. Và anh nghĩ tới cái bằng chứng quyết định, cái bằng chứng tập hợp được tất cả các sự việc lại thành cơ sở vững chắc để kết tội nàng. Cái bằng chứng ấy còn
https://thuviensach.vn
thiếu. Và cái bằng chứng ấy anh đã có: đó là vết răng cắn in lên quả táo lấp dưới đống lá trong vườn. Đối với luật pháp những vết răng đó có giá trị ngang với dấu in điềm chỉ. Đối chiếu vết răng trên quả táo với rết răng trên mảnh sô cô la thì cũng khẳng định...
Thể nhưng anh còn lưỡng lự. Anh hết sức chú ý và lo lắng, thương hại lẫn với khinh ghét, nhìn dò xét người phụ nữ có thể thực sự đã nhẫn tâm ám hại chồng và con chồng. Anh có nên đánh một đòn kết thúc không ? Anh có quyền làm thay tòa án không ? Mà nhỡ bằng chứng sai lầm thì chả oan người ta lắm sao ?
Ông Đetmaliông đến gần Madơru, nói với anh, nhưng cố ý để cả Đông Luy nghe thấy: “Sao ? Anh nghĩ thế nào ?”
Madơru nhún vai, không trả lời. Đông Luy nói thay:
- Thưa ông quận trưởng ! Tôi nghĩ rằng nếu người đàn bà này thực sự có tội thì thái độ của bà ta là thái độ của người đang cố gỡ tội, có gắng hết sức khéo léo nhưng lại vô cùng vụng về.
— Thế nghĩa là... ?
— Nghĩa là bà ta có thế chỉ là con rối nằm trong tay một tên đồng bọn. - Một tên đồng bọn ?
— Vâng thưa ông quận trưởng. Hẳn ông còn nhớ những lời của ông chồng bà ta kêu lên ở quận hôm qua: “A ! Những quân khốn nạn ! Những quân khốn nạn !”. Như vậy thì ít nhất cũng phải có một tên đồng bọn nữa. Mà tên này rất có thể là người mà viên cai Madơru đã báo cáo với ông, người mà chúng ta đã thấy có mặt ở tiệm cà phê Tân-kiều trong khi ông thanh tra Vêrô cũng có mặt ở đó: Đó là một người có bộ râu hung đỏ, chống cái can bằng gỗ mun có tay nắm bằng bạc cho nên ta có thể...
Ông Đetmaliông tiếp lời ngay:
- Ta có thể ngay bây giờ, với những giả định đã có, bắt bà Fauvin và từ đó lần mối tìm ra tên đồng bọn.
Perenna không trả lời. Ông quận trưởng trầm ngâm nói tiếp: - Bắt bà ta... Bắt bà ta... Nhưng phải có bằng chứng... Ông có tìm ra một vết tích chứng cớ nào không ?...
—Tôi không có, thưa ông quận trưởng. Tôi chỉ mới điều tra qua loa.
https://thuviensach.vn