🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Cậu Con Trai Phố Pan Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn THÔNG TIN EBOOK Tên sách: Những Cậu Con Trai Phố PAN Nguyên tác: A Pál Utcai Fiúk Tác giả: Molnár Ferenc Người Dịch: Vũ Thanh Xuân (Vũ Ngọc Cân) Bìa và minh họa: Phạm Quang Vinh Thể loại: Văn học thiếu nhi Nhà xuất bản: Kim Đồng © 06/1984 The Happiness Project #18-F TVE-4U Read Freely - Think Freedom Thực hiện: @Caruri Tlkd @Wynnie @bun_oc @tamchec @lotus @Mot_sach09 @Rafa @hanhdb @teacher.anh Hoàn thành: 02/2016 - Chỉnh sửa: 06/03/2016 https://thuviensach.vn DỰ ÁN HẠNH PHÚC The Happiness Project #18-F Hạnh phúc luôn tồn tại xung quanh chúng ta, điều quan trọng ta phải biết nắm bắt, kéo nó về phía mình để đem lại an lành cho bản thân, cho cuộc sống! Cuốn sách này là một niềm vui nhỏ bé chúng tôi muốn dành tặng đến bạn, người đọc ạ! "Hãy nhớ rằng không có hạnh phúc trong sự sở hữu hay sự thâu nhận, mà chỉ có trong sự trao tặng. Hãy mở rộng vòng tay - Hãy chia sẻ - Hãy ghì ôm. Hạnh phúc là một loại nước hoa, mà khi bạn rưới lên những người khác, thế nào cũng có một vài giọt dính trên người bạn." Og Madino https://thuviensach.vn NHỮNG CẬU TRAI THẬT OÁCH ĐÃ Ở ĐÂY Không khí 3 ngày Tết vẫn còn lảng vảng, dẫu sao nàng Xuân thẹn thùng đã ngập ngừng bước qua cửa. Chờ xuân này, để nhớ xuân xưa hay gợi lại những kỷ vật đã cũ. Một cuốn sách cũ sì, “bửn bửn” chả có gì đặc biệt! Nhưng nhất thiết phải “đưa cá lên thớt” vì thế hệ 7x, 8x khi nhìn thấy sẽ nhận ra nhiều thứ trong lòng mình bị khuấy lên rất mạnh… Nhờ việc “hít” toàn kinh điển mang tính giáo dục và nhân bản cao phần nào tạo nên nhân cách thế hệ hơi hoài cổ tim tím màu hường. Hê hê! Làm sao có thể quên Tô mếc - thủ lĩnh tia chớp đen, Cox-chia Lùn, Những ngôi sao thành Eger… và dĩ nhiên tôi muốn nói đến Những cậu con trai phố Pan. Cuốn sách làm mê mệt bao thiếu niên mặc quần thủng đít ngày ấy. Tôi vẫn cười bể bụng với thú “nhai mát tít bằng mõm” kinh điển của lũ trẻ, lần nào cũng vậy. Mẹ ơi, nhai thứ bột nhão nhoét ấy là đặc ân của hội trưởng nhé! Những chàng trai hồn nhiên trong phố Pan dù ít dù nhiều đều được khắc họa sinh động, nhắng nhít. Binh nhì Ne-me-trec - cậu nhóc gầy yếu nhỏ con nhất hội nhưng vô cùng can đảm, cũng chịu hi sinh lớn nhất. Thủ lĩnh Bô co điềm tĩnh, gan dạ. Cặp đôi Côn-nay - Bo-ro-ba-sơ suốt ngày cãi nhau như chó mèo. Soái ca phe áo đỏ A-trơ Phê-ri dù thua trận vẫn đầy mã thượng. Kể cả Ghe-rếp đáng ghét cũng biết làm tất cả để chuộc lại niềm tin. Cuộc đối đầu giữa hai nhóm trẻ con để giành chỗ vui chơi dần dần biến thành cuộc chiến bảo vệ đất mẹ khốc liệt. Chất chứa tình bạn, danh dự, âm mưu, phản bội, hi sinh và những giọt nước mắt ấm áp yêu thương. Chúng ta lớn lên trưởng thành, chợt nhận ra trong cuộc đời này niềm vui và nỗi buồn đôi khi song hành. Giờ này trong tâm hồn thơ ngây của đứa trẻ hửng lên một chút phỏng đoán về cuộc đời. Cuộc đời thực ra là cái mà tất cả chúng ta đều phụng sự, đấu tranh cho nó khi buồn rầu, khi thì vui vẻ. https://thuviensach.vn Bi © Happiness Project Hà Nội 14/02/2016 https://thuviensach.vn DỊCH GIẢ VŨ NGỌC CÂN: DỊCH SÁCH ĐỂ TRI ÂN ĐẤT NƯỚC HUNGARY THÂN YÊU Cách đây 26 năm, “Những cậu con trai phố Pál”, một tác phẩm văn học dịch của Hung vừa ra mắt đã gây tiếng vang lớn và ngay lập tức, đã chiếm được thiện cảm của các độc giả nhỏ tuổi Việt Nam, cũng như của các vị phụ huynh. Người dịch cuốn sách, TS. Ngữ văn Vũ Ngọc Cân tâm sự rằng, đối với ông, dịch sách chính là cách bày tỏ sự tri ân tới đất nước mà ông đã có nhiều năm học tập và nghiên cứu. “Những cậu con trai phố Pál” (A Pál utcai fiúk) là tác phẩm của nhà văn Molnár Ferenc (1878-1952), ấn hành lần đầu năm 1907. Tại Hungary, đây là cuốn tiểu thuyết thiếu niên được đọc nhiều nhất và được ưa chuộng nhất - sách đã được đưa vào chương trình giảng dạy của học sinh bậc Tiểu học (lớp 5). Ở nước ngoài, đây cũng là tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Hungary: được dịch ra rất nhiều thứ tiếng (trong số đó, có cả Quốc tế ngữ và tiếng Hebrew), “Những cậu con trai phố Pál” còn được đưa vào danh mục sách đọc bắt buộc hoặc tham khảo trong nhà trường (như ở Ý, Ba Lan và Nhật Bản). Bản dịch Việt ngữ của Vũ Thanh Xuân (bút danh của dịch giả Vũ Ngọc Cân) của cuốn sách được ấn hành lần đầu năm 1984. Năm 2010, trong khuôn khổ những hoạt động kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary, “Những cậu con trai phố Pál” đã được NXB Thanh Niên tái bản. Mới đây, trong lễ ra mắt CLB Đọc sách cùng con do TS. Giáo dục học, nhà văn, nhà thơ, dịch giả Thụy Anh thành lập, “Những cậu con trai phố Pál” cũng được giới thiệu như một tác phẩm tiêu biểu viết cho giới trẻ và không chỉ giới trẻ, “một ký ức tuổi thơ thật sâu đậm, với những tinh nghịch quá vô tư, với những tư duy trong sáng và mạnh mẽ, với những giọt nước https://thuviensach.vn mắt đọng lại thật ấm áp và yêu thương” (chia sẻ của nhà thơ trẻ Nguyễn Hoàng Vân Anh). Nhân dịp này, NCTG đã có một cuộc trao đổi với TS. Vũ Ngọc Cân, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, giảng viên tiếng Hung, đồng thời là dịch giả của nhiều tác phẩm dịch Hungary như “Cái chết của ông bác sĩ” (Fekete Gyula), “Tình yêu trong xanh” (dịch chung), “Thơ Hungary” (Petőfi Sándor, Vörösmarty Mihály...)... - Được biết “Những cậu con trai phố Pál” là tác phẩm dịch đầu tiên của ông, sau khi ông đã có thời gian giảng dạy ngôn ngữ Hungary. Ông cũng tốt nghiệp Tổng hợp Văn Budapest. Vậy việc dịch sách có đến với ông một cách tự nhiên không? Việc dịch thuật đến với tôi một cách có ý thức rõ ràng bởi vì tôi học ngành Ngữ văn Hungary. Tôi đến đất nước xinh đẹp này vào mùa thu năm 1967. Sau khi tốt nghiệp Học viện Dự bị Quốc tế Budapest (NEI) với chứng chỉ xuất sắc, là một trong 5 người giỏi tiếng Hung nhất khóa đó nên chúng tôi được Nhà nước thông qua Đại sứ quán ta lựa chọn vào học ngành Ngữ văn Hungary. Do nhiều lý do khác nhau, cuối cùng chỉ còn hai chúng tôi tốt nghiệp ELTE (Đại học Tổng hợp Budapest). Bạn tôi làm ngoại giao, tôi giảng dạy, nghiên cứu tiếng Hung tại Trường Đại học Ngoại ngữ, nay là Đại học Hà Nội. Tại đây tôi đã tự học thêm về Việt ngữ học, Văn hóa văn minh Việt và Ngôn ngữ học đại cương, và khi không giảng dạy tiếng Hung nữa thì tôi chuyển sang làm việc về những chuyên ngành này. Sau đó tôi cũng được đào tạo thêm tại Hungary về Ngôn ngữ học ở trình độ sau đại học và bảo vệ xuất sắc luận án PTS (hiện là Tiến sĩ) tại Viện Hàn lâm Khoa học Hungary vào năm 1989. Vậy là tôi càng có lý do để lấy dịch thuật làm lời đáp cho câu hỏi tôi phải làm gì cho đất nước Hungary thân yêu của tôi... - Xin ông chia sẻ thêm cho độc giả NCTG được biết về những bước đường đầu tiên dẫn ông tới công việc dịch thuật. Nói là giỏi tiếng Hungary, nhưng thực ra sau một năm học ở NEI trình độ chúng tôi còn kém lắm. Phát âm chưa chuẩn, nói viết có nhiều lỗi ngữ https://thuviensach.vn pháp, vốn từ rất nghèo nàn nên khi nghe giảng năm thứ nhất đại học như vịt nghe sấm. Dần dần, thông qua rất nhiều môn học, cùng với sự cố gắng chăm chỉ, sáng tạo ra nhiều phương pháp học, trình độ tiếng Hung lẫn kiến thức mọi mặt - nhất là về văn học nghệ thuật - mới ngày càng được nâng cao. Có thể nói đến năm thứ ba đại học tôi đã nắm chắc tiếng Hung và bắt đầu hoạt động văn học và ngôn ngữ học. Trước tiên, tôi tập sáng tác thơ bằng tiếng Hung. Chả là tôi có chút ít năng khiếu, lại thấy tiếng Hungary vô cùng thú vị. Một số bài của tôi được giới thiệu trên tờ “Báo đại học” (Egyetemi Lapok) của trường ELTE và cuối năm thứ ba, với bút danh Vũ Thanh Xuân, tôi cùng Trần Tuấn Dũng (bạn học trên tôi một khóa) bắt đầu biên soạn cuốn “Hội thoại Hung - Việt”, năm 1974 được Nhà xuất bản Sách giáo khoa Budapest (Tankönyv Kiadó) ấn hành. Sau đó tôi cảm thấy người Hungary hầu như chưa hiểu biết mấy về văn học Việt Nam, nhất là về văn học hiện đại, nên với sự giúp đỡ của một số bạn bè Hungary viết văn thơ ở cùng ký túc xá Eötvös gần Quảng trường Tròn (Móricz Zsigmond körtér), tôi bắt đầu dịch một số bài thơ thiếu nhi như của Trần Đăng Khoa, Hoàng Hiếu Nhân…, hoặc thơ người lớn như của Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy, Bùi Minh Quốc… cùng các truyện ngắn của Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi…, được đăng trên các báo và tạp chí nổi tiếng như “Cuộc sống và Văn học” (Élet és Irodalom), “Tác phẩm mới” (Újírás), “Đại thế giới” (Nagyvilág)… Sau này, khi sang lại Hungary bảo vệ luận án phó tiến sĩ, tôi còn cùng với nhà văn, dịch giả quá cố Ördögh Szilveszter (*) - người rất yêu mến đất nước Việt Nam - dịch “Sống mòn” của Nam Cao sang tiếng Hung, nhưng tôi không biết số phận của dịch phẩm này cho đến nay như thế nào? - Xin ông cho biết thêm chi tiết về quá trình dịch tác phẩm “Những cậu con trai phố Pál”. Việc dịch cuốn sách ấy được manh nha cũng từ cuối năm thứ ba đại học. Tôi biết về tác phẩm nổi tiếng thế giới này vào một buổi tối mùa hè năm 1971 khi xem trên tivi bản chuyển thể thành phim truyện. Tôi rất xúc động, thấy nội dung sách thật hay, rất phù hợp với Việt Nam, nên cố tìm mua sách https://thuviensach.vn ngay và bắt đầu dịch những trang đầu tiên. Đến cuối năm thứ tư và nửa đầu năm thứ năm thì tôi đã cơ bản dịch xong. Sau khi về nước vào cuối năm 1973, tôi chưa tìm nhà xuất bản ngay mà còn tìm hiểu chờ đợi. Dạo đó đất nước còn quá khó khăn, việc in ấn tác phẩm văn học, nhất là văn học dịch lại càng khó. Hơn nữa, được phân công về giảng dạy tiếng Hung tại khoa Lưu học sinh Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội từ con số không, tôi lao vào biên soạn chương trình, giáo trình cũng như viết các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học. Mãi đên cuối năm 1980 tôi mới nhớ lại bản dịch và tìm đến gõ cửa NXB Kim Đồng. Họ nhận lời ngay, nhưng cũng phải 4 năm sau mới ấn hành với số lượng bản rất lớn là hơn 50.000 bản. Sau một thời gian ngắn, số lượng này hầu như đã tiêu thụ hết. Vào tháng 1 năm nay, NXB Thanh Niên in lại và cũng được độc giả nồng nhiệt đón nhận. Tôi rất hạnh phúc vì tác phẩm dịch đầu tiên của tôi sang tiếng Việt có phản hồi tích cực như thế. - Những khó khăn ông đã gặp phải khi chuyển ngữ các tác phẩm Hungary, một ngôn ngữ được coi là “khó nhất thế giới”? Việc dịch thuật nói chung rất khó khăn, nhất là dịch văn học và đặc biệt là dịch thơ. Việc này xảy ra giữa các cặp tiếng gần nhau đã khó, nhưng giữa các cặp tiếng khác nhau về nhiều phương diện như tiếng Hung tiếng Việt lại càng khó hơn. Tôi đã công bố rộng rãi một bài viết với tư cách một công trình nghiên cứu khoa học nhan đề “Các khó khăn trong dịch và phương hướng khắc phục” trên tạp chí “Ngôn ngữ và Đời sống”. Nói chung có 3 loại khó khăn lớn. Thứ nhất, khó khăn về sự bất đồng ngôn ngữ. Thứ nhì, khó khăn do sự khác biệt về văn hóa và thứ ba, khó khăn về phương thức tư duy của từng dân tộc. Ta lại có thể phân chia từng loại khó khăn lớn ra các khó khăn nhỏ, chi tiết. Chẳng hạn việc dịch đầu đề, dịch từ, đặc biệt những từ chìa khóa, rồi từng câu… Thí dụ, để có đầu đề cuối cùng “Những cậu con trai phố Pál” tôi đã đắn đo cân nhắc giữa nhiều biến thể: “Những chàng trai phố Pál”, “Các con trai phố Pál”, “Trai phố Pál”, v.v... https://thuviensach.vn Vấn đề là ở hai từ “cậu” và “con trai”. Nếu là chàng trai thì phải ở tuổi thanh niên, tuổi trưởng thành, trong khi đó trai như là sự phân biệt về giới tính, mặc dù “Trai phố Pal” ngắn gọn và súc tích hơn. Từ “cậu” phản ánh được cách xưng hô này ở tuổi dậy thì. Đây cũng là cách xưng hô phổ biến trong tiếng Việt trước năm 1945. Từ “những” với ý nghĩa số nhiều hạn chế sẽ chính xác và hay hơn từ “các”. Các khó khăn về ngôn ngữ giữa tiếng Hung và tiếng Việt thì nhiều lắm. Chẳng hạn trật tự từ giữa hai thứ tiếng rất khác nhau. Trật tự từ trong câu tiếng Hung rất tự do, động từ vị ngữ làm yếu tố trung tâm, thành phần câu nào đứng trước nó thì có ý nghĩa nhấn mạnh, các thành phần câu khác có thể nói là khá tùy tiện. Rồi, sự khác biệt về ngôn ngữ cũng thể hiện sự khác biệt về phương thức tư duy. Người Hung có quan niệm tân ngữ xác định và không xác định liên quan đến việc sử dụng cách chia động từ xác định (tức là theo tân ngữ) và không xác định (tức là theo chủ ngữ) mà các thứ tiếng khác theo tôi được biết là không có… - Cá nhân tôi rất ấn tượng với một số câu... dài dằng dặc trong nguyên bản tiếng Hung. Câu văn đầu tiên của cuốn “Những cậu con trai phố Pál” cũng vậy, dài tới gần nửa trang… Sở dĩ có hiện tượng câu cú của người Hung rất dài bởi vì phương thức tư duy của người Hung, nhất là của trẻ vị thành niên rất phức tạp, các ý (khái niệm, phán đoán) chồng chéo, đan xen vào nhau. Như trong “Những cậu con trai phố Pál” và nhất là trong “Dạ, thưa thầy” (Tanár úr, kérem!) ta sẽ thấy tỉ lệ các câu dài, các câu phức hợp rất cao. Trong khi đó, phương thức tư duy của người Việt đơn giản hơn, mạch lạc rõ ràng hơn. Vì vậy khi dịch những câu như thế sang tiếng Việt thì ta phải chia cắt ra thành những câu đơn giản, ngắn hơn thì người Việt - nhất là tuổi vị thành niên - mới hiểu được. Trong các dịch phẩm của tôi, tôi đã xử lý như thế. - Nhận định của ông về các tác phẩm văn học Hung cũng như về giao lưu văn học giữa hai nước nói riêng. Đâu là những điểm yếu, có thể làm tốt hơn? https://thuviensach.vn Về các tác phẩm văn học dịch từ tiếng Hung sang tiếng Việt có thể chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn dịch qua các ngoại ngữ khác và giai đoạn trực dịch từ tiếng Hung. Nhìn qua sự phân kỳ này đã thấy một sự tiến bộ nhảy vọt. Ngay từ thập niên 50 thế kỷ trước khi hai nước bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao đã có những nhà văn, nhà thơ việt Nam tìm đến các nhà văn nhà thơ Hung để dịch sang tiếng Việt, chủ yếu là thơ, truyện ngắn, thông qua các thứ tiếng Pháp, Nga, Anh. Tất nhiên các tác phẩm được dịch ra thường mang tính ngẫu nhiên, ngẫu hứng và phiến diện. Tuy nhiên, đến những năm 60, 70 chúng ta đã có một số tuyển tập thơ của Petőfi Sándor, József Attila. Mặc dù phải dịch qua chuyển ngữ (tiếng Pháp là chủ yếu) nhưng đã có những bài dịch rất thành công như của Xuân Diệu, Tố Hữu, Hoàng Trung Thông… Có điều, vì phải dịch nguyên bản qua nhiều ngoại ngữ nên thường mất mát về nội dung, còn hình thức thơ thì khó mà đảm bảo như nguyên tác. Nhiều câu thơ - và ngay cả văn xuôi - dịch sang tiếng Việt rất ngang, đọc không trôi làm mất đi giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nguyên tác. Sang giai đoạn hai - giai đoạn dịch thẳng từ tiếng Hung sang tiếng Việt - những lỗi này về cơ bản đã được khắc phục. Nhận xét chung về giai đoạn này là các dịch phẩm đa dạng phong phú hơn: có thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch nữa. Các tác phẩm dịch đã có hệ thống, có chủ ý, mang tính tiêu biểu đại diện cho văn học Hung từ cổ điển đến hiện đại như “Những ngôi sao Eger” (Egri csillagok), “Bản hùng ca Karpát” (A kárpáti rapszodia), “Nhiếp chính Bang” (Bánk Bán, kịch), “Nàng Ida” (Ida regénye), “Những cậu con trai phố Pál”, “Đứa trẻ mồ côi” (Árváscka), “Những ngọn nến cháy tàn” (A gyertyák csonkig égnek), “Tấm gương cong”, “Ba nhà thơ Hungary”… Các đề tài cũng rất đa dạng. Đi đầu trong hàng ngũ dịch giả là Lê Xuân Giang, nhưng hiện nay đã hình thành một đội ngũ dịch giả khá hùng hậu như Vũ Ngọc Cân (Vũ Thanh Xuân), Trương Đăng Dung, Nguyễn Võ Lệ Hà, Nguyễn Hồng Nhung, Giáp Văn Chung… NXB Thanh Niên, Văn học https://thuviensach.vn cho in nhiều tác phẩm nhất, nhưng các nhà xuất bản khác như NXB Trẻ, Tri Thức… cũng tham gia tích cực vào hoạt động này. Một vấn đề vô cùng quan trọng sắp tới là phải có được những dịch giả mới từ thế hệ trẻ tiếp theo. Ngoài yêu cầu dịch giả phải thông thạo về ngôn ngữ - thông thạo ngoại ngữ, tiếng mẹ đẻ - còn phải có một vốn kiến thức toàn diện sâu rộng, đòi hỏi người phiên dịch phải luôn luôn tự tu dưỡng, rèn luyện trau dồi. Hiện nay con em của Việt kiều nói chung, Việt kiều ở Hungary nói riêng có điều kiện học ngoại ngữ tốt hơn chúng tôi trước kia rất nhiều, nhưng họ lại thua kém thế hệ chúng tôi về tiếng Việt, nếu họ muốn làm công việc dịch thuật. - Vừa là một dịch giả, cũng vừa là nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt - Hung, ông có lời khuyên gì đối với các bạn trẻ muốn học giỏi tiếng Hung (vì lý do học tập, công việc...), cũng như với các bậc phụ huynh, các cháu nhỏ thế hệ thứ 2-3 ở bên này, muốn học tiếng Việt? Tiếng Hung rất khó - như chúng ta hay nói là khó vào loại nhất thế giới. Nhưng khó không có nghĩa là không học được. Theo tôi vấn đề quan trọng nhất trong việc học ngoại ngữ kể cả tiếng Hung là sự kiên trì và sáng tạo. Dù gì thì học ở môi trường bản ngữ vẫn tốt hơn. Tuy nhiên cần phải có sự hướng dẫn ban đầu như ở NEI và khoa Lưu học sinh Trường Đại học Ngoại ngữ trước kia đã làm. Việc học tiếng Việt của trẻ em Việt kiều ở Hung hình như không được chú ý lắm. Tôi đã từng là chuyên gia tiếng Việt tại Trung Quốc, dạy các môn chuyên ngành đại học như Tiếng Việt hiện đại, Lịch sử văn học Việt Nam, Văn hóa Việt Nam… Tôi cũng đã dạy tiếng Việt thực hành cho nhiều người nước ngoài, trong đó có cả người Hung và Việt kiều ở Hungary. Có nhiều cháu nửa Việt nửa Hung không biết tiếng Việt đã đành, đằng này cả bố mẹ đều là người Việt mà lại không nói chuyện được với người thân trong nước bằng tiếng Việt thì thật là không thể chấp nhận được! Trường hợp như thế các cụ nhà ta ngày xưa gọi là “mất gốc” đấy! Vì vậy, các tổ chức và các gia đình Việt kiều ở Hung phải có trách nhiệm gìn giữ, trau dồi ngôn ngữ văn hóa của tiếng mẹ đẻ. Nói cụ thể hơn là phải tổ https://thuviensach.vn chức ra trường lớp giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc ít nhất cùng phải cho con cháu mình học nắm tiếng Việt ở trình độ giao tiếp được. Tôi được biết Viện Đông Á thuộc Trường Đại học Tổng hợp ELTE (nơi tôi đã từng học tập) đang có kế hoạch đào tạo tiếng Việt ở trình độ đại học như họ đã và đang làm với tiếng Trung. Hiện tại đã có vài chục người Hung theo học tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ thứ hai. Dự kiến họ sẽ mời tôi sang cộng tác. Tôi đề nghị họ mở rộng việc dạy tiếng Việt tới đối tượng con cháu Việt kiều, nhưng chưa biết việc này có làm được không? - Xin ông chia sẻ một số dự định dịch của ông trong tương lai gần. Dự định dịch của tôi thì nhiều lắm nhưng quỹ thời gian thì có hạn. Trước mắt tôi đã dịch và đang chờ in hai cuốn là “Ba nhà thơ vĩ đại của Hungary”, “Dạ, thưa thày” của Karinthy Frrigyes. Một số bản dịch thơ Hungary của tôi sẽ được đăng tải trong tạp chí “Văn học Nước ngoài”, số đặc biệt về văn học Hungary, ấn hành nhân dịp Quốc khánh Hungary 20-8 và kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tôi cũng đã bắt đầu dịch “Kẻ hèn nhát” (A gyáva) của Sarkadi Imre, cùng “Những bí mật của ngôi chùa Patamcsu” (A Patamcsui kolostor titka), một tiểu thuyết đặc biệt của một cây bút Việt Nam (anh Trịnh Quang Thắng) viết bằng tiếng Hung. Trong những năm sắp tới tôi sẽ dịch riêng từng tuyển tập thơ của Petőfi Sándor, Ady Endre, József Attila, đặc biệt là tiểu thuyết bằng thơ “Tấn thảm kịch con người” (Az ember tragédiája) của Madách Imre. Ngoài ra tôi cũng dự định dịch một số tác phẩm khác nữa. Nói trước thế này thật nguy hiểm bởi có thể có nhiều lý do khiến mình không làm được, nhưng đây là mục đích hướng tới của tôi. Tôi luôn tâm niệm sống trên đời phải có mục đích: không có mục đích để phấn đấu, hành động thì cuộc đời còn có ý nghĩa gì? Ghi chú: (*) Ördögh Szilveszter (1948-2007) đã dịch một số tác phẩm văn học Việt Nam như “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) và “Chí Phèo” (Nam Cao). Trần Lê http://nhipcauthegioi.hu https://thuviensach.vn LỜI NÓI ĐẦU Môn-na Phê-ren sinh ngày 12 tháng 1 năm 1878 tại Bu-đa-pét. Ông là nhà văn Hung-ga-ri, là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có cuốn “Những cậu con trai phố Pan” ra mắt bạn đọc năm 1906. Có thể nói “Những cậu con trai phố Pan” là một tác phẩm khó quên nếu không muốn nói là không thể nào quên với những ai đã từng đọc một lần. Sau khi đọc xong dòng cuối, từ từ với vẻ trầm ngâm gấp cuốn sách lại, bạn không thể không dành tiếp một số thời gian luyến tiếc, khâm phục và bùi ngùi nhớ đến các nhân vật trong truyện như Bô-co, Ne-me-tréc - chú “lính trơn”, duy nhất trong “đội quân” của nhóm trẻ phố Pan. “Những cậu con trai phố Pan” là tác phẩm phản ánh cuộc sống của các bạn trẻ Hung-ga-ri dưới chế độ cũ. Truyện kể về hai nhóm trẻ sống ở Bu đa-pét, học ở hai trường khác nhau. Bọn con trai do A-trơ Phe-ri làm chủ tướng thì chiếm giữ Vườn cỏ, còn bọn con trai do Bô-co cầm đầu thì chiếm giữ khu đất trống. Bọn A-trơ Phe-ri rắp tâm đánh chiếm khu đất trống để làm sân đá bóng. Bọn con trai phố Pan đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ khu đất không khác gì bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc “chiến đấu” ấy, một chiến sĩ quả cảm, người anh hùng nhỏ có một phẩm giá cao thượng và lại là chú lính trơn duy nhất của bọn trẻ phố Pan - chú bé Ne-me-tréc - đã hy sinh. Cái chết của Ne-me-tréc là một mất mát không thể bù đắp được, là một sự hy sinh vô cùng thiêng liêng đã vượt khỏi giới hạn “trò chơi dại dột trẻ con” để mang ý nghĩa tượng trưng như là xả thân vì cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù tác giả không nói đến nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc xung đột giữa hai nhóm trẻ em, nhưng chắc chắn bạn đọc nhỏ đã rõ. Bởi vì tác phẩm ra đời từ năm 1906, khi đất nước Hung-ga-ri còn trong tăm tối. “Những cậu con trai phố Pan” đem đến cho bạn đọc những tình cảm chân thành về tình bạn cao cả, tính trung thực, lòng dũng cảm, và lòng căm ghét tính hèn nhát, thói ích kỷ và sự phản bội. Với những ý nghĩa ấy, “Những cậu con trai phố Pan” được coi như là một tác phẩm có giá trị trong văn học thiếu nhi Hung-ga-ri nói riêng và văn https://thuviensach.vn học thiếu nhi thế giới nói chung. Tác phẩm đã được dựng thành phim và dịch ra nhiều thứ tiếng. Chắc chắn “Những cậu con trai phố Pan” sẽ được bạn đọc nhỏ chúng ta yêu mến và sẽ nhen nhóm lên trong trái tim các bạn những tình cảm đẹp đẽ mà tác giả đã gửi gắm. NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG https://thuviensach.vn I Đúng mười hai giờ bốn lăm phút, trên chiếc bàn trong phòng vạn vật học 1, ngọn lửa không màu của ngọn đèn Bun-sen 2sáng rực lên một vệt xanh ngọc bích kỳ diệu. Đây là sự thưởng công cho bao phút chờ đợi vất vả, hồi hộp sau những thí nghiệm lâu dài mà vô hiệu. Đó cũng là bằng chứng xác minh cho lời thầy giáo: hợp chất sẽ biến ngọn lửa thành màu xanh ngọc bích. Đúng lúc mười hai giờ bốn lăm ấy, trong giây phút thắng lợi thì từ sân nhà bên cạnh một tiếng đàn dương cầm vang lên phá vỡ không khí nghiêm trang, cửa sổ mở toang. Tiết tháng ba ấm áp. Tiếng nhạc dạo đầu cho bài dân ca Hung-ga-ri râm ran theo cánh gió mùa xuân tươi mát bay vào lớp học. Bài hát rộn lên huyên náo như kiểu pha trò của người Viên 3làm cho cả lớp buồn cười, thậm chí đã có một số cậu cười thật. Mấy cậu ngồi ở hàng ghế đầu đang say sưa nhìn vạch xanh nhảy nhót dưới ánh đèn Bun-sen. Các cậu khác đưa mắt qua cửa sổ nhìn ra dãy mái nhà bên cạnh. Xa xa, trên ngọn tháp nhà thờ nhuộm ánh nắng ban trưa vàng óng, chiếc kim đồng hồ chỉ phút đang thong thả nhích dần tới con số 12. Bọn trẻ vừa trông ra cửa sổ, vừa nghe tiếng nhạc cùng với những âm thanh lạ tai khác đập vào lớp học. Mấy ông đánh xe ngựa huýt còi, một người hầu gái đang ngân nga trong sân gần đó những bài hát khác hẳn bài dương cầm kia. Lớp học bắt đầu nhốn nháo. Một vài cậu lục ngăn kéo bàn sắp xếp sách vở. Mấy cậu ngoan hơn thì lau bút. Bô-co đậy nắp lọ mực để bỏ vào chiếc túi bọc bằng da đỏ làm thành một cái hộp xinh xắn. Mực sẽ không bao giờ chảy ra, nếu cậu ta không thọc mạnh tay vào túi. Tre-le vơ hết những tờ giấy viết dùng thay vở lại. Cậu ta công tử lắm, không thèm cắp nách toàn bộ “thư viện” của mình như các cậu khác, mà chỉ đem theo những tờ thật cần thiết và nhét rất cẩn thận vào các túi trong, túi ngoài. Trô-nóc-cô-sơ uể oải ngáp dài như một con hà mã. Ve-i-xơ lộn túi hất ra những mẩu vụn bánh mì ăn sáng còn lại. Cậu ta thường mang bánh ăn dần từ mười giờ sáng đến một giờ chiều. Ghe-rếp khua chân dưới ghế, ý chừng muốn đứng dậy. Bo-ro-ba sơ chẳng ngại ngùng gì hết, cứ trải miếng vải bạt tráng sáp ong lên đầu gối https://thuviensach.vn dưới gầm bàn rồi xếp gọn sách vào. Sau đó cậu ta đỏ bừng mặt kéo mạnh căng sợi dây buộc, làm ghế kêu răng rắc. Tóm lại mọi người đã sửa soạn ra về. Chỉ mình ông giáo là không để ý rằng chỉ còn năm phút nữa là tan học. Ông đưa cặp mắt dịu dàng nhìn khắp lớp, nhìn những cái đầu bướng bỉnh, nói: - Gì thế, các anh? Cả lớp yên lặng. Mọi vật im phăng phắc. Bo-ro-ba-sơ buộc lòng phải tháo dây gói sách ra. Ghe-rếp thu chân lại. Ve-i-xơ lộn túi lại. Trô-nóc-cô-sơ che miệng ngáp. Tre-le ngừng xếp “giấy vở”. Bô-co nhét nhanh lọ mực bọc da đỏ vào túi và ngay lúc ấy cậu cảm thấy mực xanh bắt đầu chảy. - Cái gì thế, các anh? Ông giáo hỏi lại khi mọi người đã ngồi yên không nhúc nhích. Ông nhìn ra cửa sổ. Tiếng đàn dương cầm thánh thót rót vào tai, nhưng đâu phải lúc cho ông giáo thưởng thức. Nét mặt nghiêm khắc hướng về phía có tiếng đàn dương cầm, ông giáo gọi: - Treng-ghe-i, ra đóng cửa sổ vào! Cậu bé có khuôn mặt nhỏ nhắn trang nghiêm ngồi ở đầu hàng ghế trên cùng tên là Treng-ghe-i đứng lên, đi ra đóng cửa sổ. Trong khi đó Trô-nóc cô-sơ nhoài người ra cạnh ghế, nói thầm với chú bé tóc hung: - Chú ý này, Ne-me-tréc! Ne-me-tréc quan sát đằng sau rồi nhìn xuống đất. Một mẩu giấy vo viên lăn đến gần. Chú nhặt lên, lần mở. Mặt giấy đề: “Đưa cho Bô-co!”. Ne-me tréc biết đây chỉ là đầu đề, còn điều muốn nói trong thư thì ở mặt giấy kia. Học theo tính cương trực của người lớn, Ne-me-tréc không muốn đọc thư của người khác. Chú viên tròn mảnh giấy lại, chờ dịp cần thiết, chú thò đầu ra khoảng trống giữa hai hàng ghế, thì thào: - Chú ý này, Bô-co! Lúc ấy Bô-co nhìn xuống đất - phương tiện liên lạc thuận tiện của bọn trẻ. Thế rồi viên giấy nhỏ lăn tới. Ở mặt kia của giấy, ở phía Ne-me-tréc tóc hung thực thà không đọc, có ghi: “Hãy thông báo cho tất cả: ba giờ chiều nay họp toàn thể hội viên, bầu chủ tịch trên khu đất trống!”. Bô-co cất mảnh giấy vào túi. Cậu lại thít chặt lần nữa bó sách đã gói. Mười ba giờ. Đồng hồ https://thuviensach.vn điện bắt đầu binh boong. Lúc này ông giáo cũng biết là hết giờ. Ông tắt ngọn đèn Bun-sen, ra bài tập rồi đi về chỗ tủ chứa đồ dùng thí nghiệm vạn vật học. Ở đó, mỗi khi mở tủ, những con thú, những con chim nhồi bông đặt trên giá lại lộ ra giữa các đồ vật sưu tập; những cặp mắt thủy tinh của chúng căng ra, đần dại; ở đó còn có một cái hết sức bí mật, hết sức ghê rợn, đó là một bộ xương người đã khô vàng! Một lát sau, cả lớp đã ra khỏi phòng. Tiếng bước chân nện thình thịch trên gác. Những bước chân đó chỉ nhẹ nhàng, lẹ bước khi có dáng cao cao của các ông giáo lọt vào giữa đám trẻ nhỏ ồn ào. Những lúc ấy cậu nào chạy nhanh cũng phải ghìm chân lại, bước len lét. Khi ông giáo đã tách khỏi chúng ở chỗ ngoặt, thì cuộc chạy thi xuống gác lại bắt đầu. Đám trẻ đổ dồn ra cổng. Một nửa đi về bên phải, một nửa rẽ bên trái, đi giữa là các ông giáo. Lúc này bọn trẻ thi nhau liệng mũ phớt xuống đất. Cậu nào cũng đói cồn cào, mệt mỏi thủng thẳng bước trên đường phố lấp lánh ánh mặt trời. Và rồi cảnh vui nhộn của đường phố xua dần sự uể oải, đờ đẫn của các cậu. Như những kẻ bị giam cầm vừa được thả ra, bọn trẻ huơ tay múa chân, tung tăng hớn hở, vượt qua thị xã để về nhà. Cái thị xã ồn ào tươi mát ấy đối với chúng chỉ là một mớ hỗn độn những xe cộ, đường phố và cửa hiệu. Ở cổng bên, Tre-le đang khe khẽ mặc cả món kẹo, bởi lẽ người bán đã tăng giá một cách đột ngột. Trước đây giá kẹo chỗ nào cũng chỉ một xu 4. Điều đó cần phải hiểu rằng khi người bán kẹo giơ con dao bầu chém mạnh một nhát xuống mảng kẹo thì một miệng to trăng trắng vỡ ra giá một xu. Đồ ngọt ở đây giá thống nhất mỗi thứ đều một xu. Một xu ba quả mận cặp vào que gỗ, ba nửa quả vả, ba quả mơ, ba nửa quả hồ đào; mỗi thứ đều được ướp đường. Một xu một chiếc kẹo con gấu lớn; một chiếc kẹo đại mạch cũng giá ngần ấy. Thậm chí mỗi gói thức ăn nho nhỏ dành cho học trò là một trong những món trộn hảo hạng cũng giá một xu. Trong gói có lạc, nho khô, nho ma-la-ga, kẹo đường, hạnh nhân, bụi đường phố, bánh ngọt và ruồi nhặng. Trả một xu thức ăn, học trò mua được vô số sản phẩm của công nghiệp nhà máy, của thế giới thực vật và động vật. https://thuviensach.vn Tre-le mặc cả thế có nghĩa là người bán kẹo đã tăng giá hàng lên cao. Những người thông thạo quy luật buôn bán xưa nay biết rằng giá hàng tăng khi nhà hàng gặp tai nạn. Thí dụ, các loại chè châu Á rất đắt vì thương nhân phải vận chuyển hàng qua các miền có bọn cướp. Món thiệt hại này thì chúng ta, những người châu Âu phải trả. Lão bán kẹo có tư tưởng con buôn bởi vì người ta có ý cấm lão bán gần trường học. Lão hiểu rõ rằng họ muốn cấm, rồi họ sẽ cấm và lão không thể bê món kẹo của lão mà cười ngọt ngào với những ông giáo đi trước lão để họ không thấy lão là kẻ thù của lũ trẻ. “Bọn nhóc dốc hết tiền cho lão người Ý này”, - người ta thường nói vậy. Lão người Ý thì cảm thấy cửa hàng của lão sẽ không tồn tại được bao lâu bên cạnh trường học ấy. Vì vậy lão tăng giá hàng. Nếu bị đuổi đi, ít nhất lão cũng gỡ gạc được tí chút. Lão nói cho Tre-le biết: “Trước đây, thứ nào cũng giá một xu, bây giờ mỗi thứ giá hai xu!”. Lão vừa ngắc ngứ mấy câu tiếng Hung đó vừa vung con dao bầu nhỏ trước mặt một cách điên dại. Ghe-rếp lại gần Tre-le, nói nhỏ: - Ném mũ mày vào kẹo đi! Tre-le bị thu hút bởi ý nghĩ đó. Ồ, tuyệt diệu biết bao! Đống kẹo sẽ bay tứ phía. Bọn con trai sẽ được một bữa no nê. https://thuviensach.vn Ghe-rếp như một con quỷ, lại rỉ tai bạn những lời dụ dỗ: - Ném mũ mày vào kẹo đi! Lão ta là kẻ bóp mắt! Tre-le bỏ mũ xuống. - Ném cái mũ đẹp này ấy à? - Nó nói. Hỏng việc rồi. Ghe-rếp nói cái ý kiến hay của mình không đúng lúc. Bởi vì Tre-le kiểu cách lắm, nó chỉ đem tới lớp những tờ giấy xé từ trong vở thôi. - Mày tiếc à? - Ghe-rếp hỏi. - Tiếc chứ ! - Tre-le trả lời. - Nhưng đừng vì thế mà cho tao là hèn nhát nhé. Tao không nhát gan đâu, chỉ tiếc cái mũ thôi. Tao có thể chứng minh được, nếu mày muốn, tao vui lòng ném cái mũ của mày! Không thể nói thế với Ghe-rếp được. Thế là xúc phạm rồi. Nó nổi khùng và đáp: - Nếu ném cái mũ của tao thì chính tay tao ném chứ. Lão là con buôn mà. Nếu mày sợ thì cút đi! Nó lấy mũ xuống, xoay người diễn tả điệu bộ chứng tỏ sự yêng hùng của mình. Cậu ta định ném mũ vào giữa chiếc bàn có chân hình chữ X đang bày kẹo la liệt. Nhưng có ai ở đằng sau nắm lấy tay nó. Một giọng gần như người lớn, nghiêm nghị hỏi: - Mày làm gì thế? Ghe-rếp quay lại. Bô-co đứng đó. - Mày làm gì thế? Bô-co hỏi lại rồi vừa nghiêm khắc vừa dịu dàng nhìn bạn. Ghe-rếp làu bàu như con sư tử chưa thuần khi người dạy thú nhìn vào mặt nó. Nó phục tùng rồi đội mũ lên đầu, nhún vai. Bô-co nói nhỏ nhẹ: - Mày đừng đụng đến ông lão! Tao thích người dũng cảm, những việc này chẳng có ý nghĩa gì hết. Đi thôi! Cậu ta chìa bàn tay dính đầy mực về phía bạn. Lọ mực sóng sánh trào ra, xanh đen. Chẳng ngần ngại gì hết, Bô-co rút tay ra khỏi túi rồi chùi vào tường làm tường vấy mực nhưng tay cậu vẫn không sạch. https://thuviensach.vn Bô-co khoác tay bạn. Hai cậu rảo bước trên đường phố hun hút, bỏ mặc cậu bé Tre-le xinh xinh rớt lại. Chúng còn nghe thấy tiếng hậm hực của nhà cách mạng bị thất thế đang buồn rầu nói với lão người Ý: - Thôi được, nếu từ nay tất cả giá hai xu thì bán cho cháu hai xu kẹo vậy! Tre-le móc túi lấy cái ví tiền nhỏ màu xanh. Lão người Ý mỉm cười suy nghĩ: nếu từ nay tất cả đều giá ba xu thì sao? Nhưng đó chỉ là giấc mộng, như chuyện một người nào đó mơ rằng mỗi hào sẽ có giá trị một trăm hào. Lão giáng mạnh xuống đống kẹo sữa, mảnh kẹo vỡ ra một miếng, lão gói vào mảnh giấy nhỏ đưa cho Tre-le. Tre-le nhìn một cách cay cú: - Sao lại ít hơn trước thế bác? Lời lãi đã làm cho lão người Ý này trở nên quá đáng hơn. Lão vừa cười nhăn nhở vừa nói: - Bởi vì bây giờ cái gì cũng đắt hơn cho nên mới ít hơn! Đoạn lão quay về phía người khách hàng mới trong tay cầm hai xu đang theo dõi xem xét hoạt cảnh này. Lão dùng dao bầu cắt miếng kẹo màu trắng bằng những cử chỉ rất lạ lùng y hệt tên đao phủ khổng lồ nào đó trong các truyện thần thoại thời Trung cổ đang cầm con dao bầu nhỏ bằng gang tay băm vằm đầu của những thằng bé tí hon. - Này, đừng mua nữa, bác ấy bóp mắt lắm! Tre-le nói với khách hàng mới. Rồi thình lình nó vỗ toàn bộ gói kẹo vào miệng; nửa tờ giấy gói, tưởng không thể dứt ra được nhưng cố nhiên là có thể liếm được. - Chờ tao với, chúng mày ơi! - Tre-le gọi với và chạy theo bọn Bô-co. Nó đuổi kịp hai bạn ở đầu phố Pi-po. Chúng vòng sang phố Sô-rốc-sa-ri. Ba cậu bá vai nhau. Bô-co đi giữa, khe khẽ giải thích một điều gì, điệu bộ thật nghiêm nghị, như vẫn thường thấy ở cậu. Cậu ta mới mười bốn tuổi, nét mặt ít có dấu hiệu của người lớn, nhưng khi cậu mở miệng nói thì người ta tưởng cậu đã già thêm mấy tuổi nữa rồi. Giọng cậu trầm trầm, dịu dàng và trang nghiêm. Ít khi cậu ta nói điều ngốc nghếch và tỏ ra chẳng thích thú gì cái thói lêu lổng. Cậu không can ngăn những đám cãi nhau lớn nhỏ. Thậm https://thuviensach.vn chí nếu bọn trẻ tôn cậu làm quan tòa cậu cũng từ chối. Cậu nghiệm thấy sau khi kết án bao giờ một bên kiện cũng cảm thấy cay cú đối với quan tòa. Nhưng khi mâu thuẫn trở nên gay gắt quá, đám cãi nhau dai dẳng đến nỗi cần phải có sự can thiệp của thầy giáo thì lúc ấy Bô-co mới nhảy vào giảng hòa. Người giảng hòa lúc ấy, thì ít nhất cũng chẳng bên nào giận cả. Tóm lại, Bô-co là một cậu bé thông minh và hành động hệt như một chàng trai, nếu không thì ít ra cũng phải ngang hàng với một người đàn ông chất phác. Rẽ về nhà, bọn trẻ phải vòng từ phố Sô-rốc-sa-ri sang phố Quê-dơ-te léc. Mặt trời mùa xuân tỏa ánh nắng dịu ngọt xuống đường phố tĩnh mịch. Nhà máy thuốc lá rì rầm, trải dài đến tận cuối một bên phố. Trô-nóc-cô-sơ lực lưỡng và chú bé tóc hung đang đứng giữa đường phố Quê-dơ-te-léc. Vừa nhìn thấy ba bạn đang bá vai nhau đi, Trô-nóc-cô-sơ mừng rỡ đưa hai ngón tay lên miệng huýt vang như còi tàu hỏa. Đây là điệu huýt sáo đặc biệt của nó. Trong lớp chẳng ai bắt chước được. Thậm chí cả trường trung học mới có vài tay biết huýt sáo kiểu này. Người ta chỉ thấy Xin-đe trưởng nhóm bồi dưỡng học sinh giỏi huýt được như thế. Nhưng sau khi làm nhóm trưởng Xin-đe không bao giờ đặt ngón tay lên miệng. Việc đó không thích hợp với trưởng nhóm bộ môn thường ngồi cạnh ông giáo dạy tiếng Hung trên bục giảng chiều thứ tư hàng tuần. Sau hồi sáo huýt, cả bọn đứng tụ tập giữa đường phố. Trô-nóc-cô-sơ quay về chú bé tóc hung: - Mày chưa nói với chúng nó à? - Chưa! - Ne-me-tréc trả lời. https://thuviensach.vn Cả bọn hỏi dồn: - Cái gì vậy? Trô-nóc-cô-sơ trả lời thay chú tóc hung: - Ngày hôm qua ở Viện bảo tàng chúng nó lại làm “anh-sơ-tanh-đơ”! - Những đứa nào? - Bọn Pát-xtô. Hai anh em thằng Pát-xtô! Tất cả đều im lặng. Cần hiểu “anh-sơ-tanh-đơ” là gì. Đây là tiếng lóng của trẻ con ở Bu-đa pét. Trong khi chơi ăn bi, ăn bút hay ăn bánh ngọt, tiếng thủ đô gọi là trò chơi Bốc-xen-li, người khỏe chơi với người yếu hơn mình mà muốn cướp lấy các thứ ăn thua của trò chơi thì nói: “anh-sơ-tanh-đơ!”. Cái tiếng Đức mỉa mai này có ý nghĩa là cậu bé khỏe hơn sẽ công bố món bi là chiến lợi phẩm của cậu. Nếu ai chống cự, cậu ta sẽ dùng sức mạnh mà uy hiếp. Như vậy tiếng “anh-sơ-tanh-đơ” đồng thời cũng là lời tuyên chiến. Nó cũng là lời tuyên bố ngắn gọn nhưng rõ rệt của tình trạng bị bao vây, của bạo lực, của uy lực kẻ mạnh và quyền ăn cướp. https://thuviensach.vn Với giọng tế nhị, vẻ lo ngại, Tre-le hỏi: - Chúng nó làm “anh-sơ-tanh-đơ” á? - Chứ sao! - Ne-me-tréc mạnh bạo trả lời sau khi thấy sự việc có tác động mạnh đến thế. Bấy giờ Ghe-rếp mới lên tiếng: - Không thể chịu được nữa. Tao đã bảo từ lâu là phải “chơi” nhưng Bô co lúc nào cũng cứ cáu kỉnh gạt phắt đi. Nếu bọn mình không làm gì thì chúng nó sẽ nện bọn mình đấy. Trô-nóc-cô-sơ đưa hai ngón tay lên miệng thổi, báo hiệu sẵn sàng gia nhập bất cứ cuộc “cách mạng” nào. - Mày đừng làm điếc tai tao! - Bô-co nói và giật tay bạn xuống, rồi quay sang chú bé tóc hung, vẻ nghiêm nghị, cậu hỏi: - Sự việc xảy ra thế nào? - “Anh-sơ-tanh-đơ” ấy à? - Chứ sao! Xảy ra khi nào? - Chiều hôm qua! - Ở đâu? - Viện bảo tàng! Bọn trẻ gọi khu vườn Viện bảo tàng như vậy. - Mày kể đi, kể tỉ mỉ sự thật đã xảy ra. Chúng ta phải biết rõ sự thật nếu chúng ta muốn chống lại chúng. Ne-me-tréc hồi hộp. Chú bé cảm thấy chú đã trở thành trung tâm của một sự việc quan trọng. Chuyện như thế này ít xảy ra đối với chú. Ne-me tréc đối với mọi người chỉ là không khí thôi. Chú giống như con số 1 trong số học, không nhân mà cũng chẳng chia được. Chẳng ai quan tâm đến chú cả. Chú là đứa trẻ gầy gò vô dụng. Hình như vì thế mà chú trở thành một nạn nhân dễ dãi cho tất cả. Chú lên tiếng kể, các bạn chụm đầu nghe. - Thế này nhé, - chú nói. - Sau khi ăn cơm trưa xong, chúng tớ đi vào Viện bảo tàng. Ve-i-xơ, tớ, Ri-khơ-te, Côn-nay và Bo-ro-ba-sơ. Lúc đầu chúng tớ định chơi cướp bóng trong phố Ét-te-ha-di, nhưng bóng là của bọn lớp nghiệp thực 5, chúng nó không cho chơi. Lúc ấy Bo-ro-ba-sơ nói: “Đi vào Viện bảo tàng chơi bi ở bên tường, chúng mày ạ!”. Chúng tớ chơi thế https://thuviensach.vn này: mỗi đứa bắn một viên. Ai bắn trúng viên bi đã đi rồi thì sẽ được toàn bộ số bi. Chúng tớ lần lượt bắn. Ở chân tường đã có mười hai viên trong đó có hai viên bi bóng. Thình lình Ri-khơ-te kêu lên: “Chết rồi, bọn Pát-xtô đến!”. Đúng là hai anh em thằng Pát-xtô tay đút túi, đầu cúi, đã đến phía góc tường. Chúng đi chầm chậm làm chúng tớ rợn tóc gáy. Chúng tớ có năm đứa, nhưng chẳng ăn thua gì, vì hai chúng nó có thể địch nổi mười thằng. Với lại cũng chẳng tính được năm vì nếu có gì nguy là Côn-nay chạy béng đi, Bo-ro-ba-sơ cũng chạy nốt, như vậy chỉ còn lại ba. Có thể tớ cũng tẩu thoát, rốt cuộc chỉ còn hai thôi. Và nếu cả năm chúng tớ cùng chạy thì cũng chẳng thoát được vì bọn Pát-xtô chạy nhanh lắm, chúng nó sẽ đuổi kịp ngay. Thế rồi anh em Pát-xtô đến. Chúng lại gần và đăm đăm nhìn đống bi. Tớ nói với Côn-nay: “Chúng nó thích bi của bọn mình!”. Ve-i-xơ thông minh nói ngay: “Chúng nó đến “gây” một anh-sơ-tanh-đơ to đấy!”. Nhưng tớ nghĩ rằng chúng sẽ không đánh bọn tớ vì bọn tớ có làm gì bọn nó đâu. Lúc đầu chúng chẳng gây gổ gì, chỉ đứng xem bọn tớ chơi. Côn-nay nói thầm với tớ: “Ne-me-tréc ơi, đừng chơi nữa!”. Tớ nói với nó: “Đừng thế nào, đã quá lượt mày, mày không bắn trúng, bây giờ đến lượt tao đi, nếu tao được thì chúng mình không chơi nữa!”. Rồi Ri-khơ-te bắn. Tay nó run run vì sợ, mắt liếc bọn Pát-xtô. Tất nhiên là nó bắn trượt. Bọn Pát-xtô cũng chẳng động đậy, chỉ đứng đút tay vào túi. Sau đó đến lượt tớ, tớ bắn trúng. Tớ được toàn bộ số bi. Tớ chạy đến đống bi, dễ tới ba mươi viên, định nhặt lên thì thằng Pát-xtô, thằng em ấy, chặn tớ lại. Nó kêu lên: “Anh-sơ-tanh đơ!”. Tớ nhìn về đằng sau thấy Côn-nay và Bo-ro-ba-sơ đã chạy. Ve-i-xơ đứng cạnh tường, mặt mày xanh xám. Ri-khơ-te còn đang nghĩ có nên chạy không? Tớ thử nói tử tế. Tớ nói: “Này các anh, các anh không có quyền nhé!”. Lúc ấy thằng Pát-xtô anh đã nhặt bi lên nhét vào túi hắn rồi. Thằng anh túm ngực áo tớ kêu: “Mày không nghe “anh-sơ-tanh-đơ à?” thế là tớ cũng chẳng nói gì nữa. Ở cạnh tường, Ve-i-xơ bắt đầu khóc nức nở. Côn nay và Bo-ro-ba-sơ thì đứng trong góc Viện bảo tàng lấm lét nhìn xem chuyện gì sẽ xảy ra. Bọn Pát-xtô nhặt hết số bi, chẳng nói chẳng rằng, cứ thế bỏ đi. Toàn bộ chuyện là như thế. - Chuyện dễ nghe thật ! - Ghe-rếp giận dữ nói. https://thuviensach.vn - Đúng là quân ăn cướp! Tre-le nói vậy. Trô-nóc-cô-sơ huýt sáo một tiếng, báo hiệu mối nguy nan sắp đến. Bô-co đứng lặng người, nghĩ ngợi. Lũ trẻ nhìn Bô-co, tò mò muốn biết xem cậu ta sẽ nói gì đối với những chuyện mà các bạn đã phàn nàn từ mấy tháng nay, nhưng Bô-co không thèm để ý đến. Trong trường hợp này, sự bất công tột độ đã kích động đến cả Bô-co. Cậu nói nhỏ nhẹ: - Bây giờ ta đi ăn trưa đã. Chiều đến ta gặp nhau trên bãi đất trống. Ở đó bọn mình sẽ bàn tất cả. Chuyện này làm tao tức lắm. Chuyện vừa rồi đã làm cho Bô-co nổi giận, cả bọn đều hồ hởi khi nghe lời tuyên bố của Bô-co. Trong giây phút này Bô-co càng đáng mến phục hơn. Chúng như muốn ôm hôn Bô-co. Chúng mỉm cười, âu yếm nhìn cậu ta, nhìn cái đầu nhỏ thông minh, nhìn đôi mắt đen óng ánh của người bạn đang rực lên ngọn lửa căm phẫn. Bọn trẻ về nhà. Một hồi chuông giòn giã reo vang trong thị xã. Mặt trời rực rỡ. Tất cả đều đẹp và chan chứa niềm vui. Bọn trẻ đang đứng trước những sự việc vĩ đại. Chúng ước ao hành động và chờ đợi một sự việc sắp xảy đến. Vì nếu Bô-co nói cái gì thì điều đó nhất định sẽ được thực hiện. Bọn trẻ đi, đi mãi theo hướng đường Uyn-luê. Trô-nóc-cô-sơ và Ne-me tréc tụt lại. Khi Bô-co quay nhìn, thấy hai bạn đang đứng bên cửa sổ hầm lò nhà máy thuốc lá. Những sợi thuốc mịn màng đang chảy xuống thành tảng vàng, dày đặc. - Thuốc lá! - Trô-nóc-cô-sơ vui sướng reo lên. Chú huýt sáo một cái và hít vào mũi những sợi thuốc vàng khè. Ne-me-tréc khoái trá cười như chú khỉ con, rồi cũng nhoài người đến hít hít những sợi thuốc từ trên ngón tay nhỏ mỏng manh. Hai đứa vừa đằng hắng, sặc sụa, vừa rảo bước trên phố Quê-dơ-te-léc, lòng đầy phấn khởi vì vừa phát hiện ra chuyện lạ này. Trô-nóc-cô-sơ hắt hơi, khạc dữ dội như một khẩu đại bác. Chú bé tóc hung chỉ khò khè thở hít như con thỏ biển khi người ta trêu nó. Hai đứa cười nói, chạy nhảy. Trong giây lát, niềm vui sướng này làm chúng quên đi sự bất công to tát đến mức làm cho Bô-co, anh chàng ít nói và nghiêm nghị, cũng phải tỏ thái độ giận dữ của mình. https://thuviensach.vn II Khu đất trống… Các cậu, những học sinh tươi trẻ và khỏe mạnh của vùng đồng bằng Hung, chỉ cần đi một bước, các cậu sẽ tới bình nguyên bao la, ở giữa cái vùng xanh, vĩ đại, tuyệt diệu mà người ta gọi là bầu trời. Con mắt các cậu đã quen với những khoảng mênh mông, với cái nhìn xa lắc. Các cậu chưa sống bó buộc giữa những tòa nhà đồ sộ. Các cậu cũng chưa biết được một khoảng đất trống đối với các bạn ở thủ đô có ý nghĩa gì. Các bạn nhỏ ở Bu-đa-pét coi khu đất ấy là bình nguyên, là đồng bằng của mình. Nó biểu hiện niềm tự do vô tận của các bạn nhỏ. Mảnh đất đó một phía được bao bằng một hàng rào đổ. Các phía khác là những bức tường nhà cao vút. Trên khu đất trống phố Pan bây giờ mọc lên một tòa nhà sừng sững và buồn tẻ. Những người sống ở đó không ai biết được mảnh đất nhỏ này đã chứng kiến một thời trai trẻ oanh liệt của các cậu học sinh nghèo ở thủ đô Hung-ga-ri. Khu đất trống này cũng trống trải như cái tên của nó. Bờ giậu được dựng lên ở phía đường phố Pan. Bên phải, bên trái có hai ngôi nhà lớn vây kín. Còn đằng sau… vâng, vùng đằng sau này đã làm khu đất trống trở nên kỳ diệu. Có thể thấy đằng sau khu đất trống ấy là những đống gỗ ngổn ngang. Những cây gỗ to, dài được xếp thành từng đám lớn, vuông vắn. Thật là ngóc ngách. Năm, sáu mươi lối đi cắt chéo nhau chạy giữa những đống gỗ câm lặng, đen ngòm, và thật khó mà nhận biết tường tận cái khu đất rắc rối này. Ai cố tình lần mò đi qua đó sẽ tới một khu đất nhỏ, chỗ có ngôi nhà gỗ xinh xinh. Đó là nhà chứa máy cưa hơi, một ngôi nhà lạ lùng, bí ẩn và đáng sợ. Đến mùa hè, đám nho dại phủ khắp mái. Từ trong đám lá xanh um nhô ra một ống khói đen thui, cao cao. Trong những khoảng thời gian nhất định, ống khói đều đặn nhả hơi trắng xóa. Đứng xa có thể tưởng lầm là một cái đầu máy hơi nước bị mắc kẹt ở giữa những đống gỗ nên không chuyển bánh được. Những xe gỗ lớn, sần sùi vây quanh nhà. Dưới mái hiên, mỗi lúc lại thấy một chiếc xe và tiếng máy nổ xình xịch. Ở đó có một cửa sổ nhỏ. Từ https://thuviensach.vn cửa sổ, một máng gỗ nhô ra. Khi xe đỗ dưới cửa sổ, những thanh gỗ vụn lần lượt trượt qua máng vào xe một cách nhanh, gọn. Khi xe đầy gỗ vụn, người lái xe kêu một tiếng. Lát sau ống khói không phụt nữa. Ngôi nhà gỗ trở nên yên lặng. Người đánh xe giục ngựa. Chiếc xe chở đầy gỗ bắt đầu chuyển bánh. Tiếp theo, xe khác lại đứng vào mái hiên, trống không, đói lả, và hơi nước lại phụt phụt từ ống khói sắt đen thui. Những thanh gỗ lại trườn vào xe. Năm này qua năm khác, công việc cứ diễn ra đều đều như thế. Những xe tải chuyển gỗ từ nơi khác đến, thay thế cho những đống gỗ đã được máy cưa trong nhà cưa gỗ nhả ra. Thế là trên sàn đất rộng rãi, những đống gỗ cứ ngổn ngang và chiếc máy cưa cũng chẳng bao giờ ngừng xoèn xoẹt. Một vài cây dâu tây vàng ệch mọc trước nhà. Một túp lều nhỏ dựng lên dưới một gốc cây. Đêm đêm một ông lão người Tốt ở trong lều trông nom các đống gỗ cho khỏi bị lấy cắp hoặc bị đốt. Có cần một chỗ chơi tuyệt hơn thế này không? Thành thực mà nói, những cậu trai thành thị chẳng thiết chi hơn nữa. Chúng ta cũng không thể tưởng tượng một chỗ nào đẹp và “kiểu cách người da đỏ” hơn thế này. Khu đất thuộc phố Pan là một khu đất phẳng lì, thay thế cho những đồng cỏ mênh mông ở Mỹ. Phần sau nơi chứa gỗ là một khu tổng hợp bao gồm phố xá, rừng cây và vùng núi đá tai mèo. Mỗi ngày mỗi tên tùy theo bọn trẻ đặt. Và các bạn đừng tưởng rằng khu chứa gỗ này không được cố thủ đâu. Trên nóc các đống gỗ lớn có xây pháo đài. Còn việc phải tăng cường cứ điểm nào thì đã có Bô-co quyết định. Pháo đài do Trô-nóc-cô-sơ và Ne-me-tréc xây. Hai bạn xây đồn ở bốn, năm vị trí, mỗi đồn đều có trưởng đồn, đại úy, thượng úy, trung úy. Toàn bộ quân đội là thế. Lính thì, khổ thay chỉ có một. Cả khu đất trống này, các viên sĩ quan chỉ ra lệnh cho một người lính độc nhất, chỉ tập luyện cho một người lính độc nhất, chỉ bắt giam trong thành được một người lính độc nhất vì tội phạm kỷ luật nhà binh. Có lẽ chẳng cần phải nói rõ người lính độc nhất đó không là ai khác ngoài chú Ne-me-tréc tóc hung. Trên khu đất trống, các viên đại úy, thượng úy và trung úy chào hỏi nhau một cách rất vui nhộn, mặc dù mỗi buổi họ gặp nhau tới trăm lần. Họ vừa chạy vừa đưa tay lên mũ cát-két nói với nhau: https://thuviensach.vn - Chào bạn! Chỉ có Ne-me-tréc tội nghiệp là phải đứng nghiêm, thẳng cứng và lặng lẽ chào. Và bất cứ ai gặp chú cũng đều quát: - Mày đứng thế nào đấy? - Chụm gót lại! - Ưỡn ngực ra, thót bụng vào! - Nghiêm! Ne-me-tréc sung sướng tuân theo mọi người. Có những cậu bé cảm thấy việc ngoan ngoãn tuân lệnh là một niềm vui. Nhưng nhiều cậu chỉ thích ra lệnh. Thế đấy. Vì vậy trên khu đất này, việc mọi người khác là sĩ quan còn chỉ mình chú Ne-me-tréc làm lính là chuyện dĩ nhiên. Đã hai giờ rưỡi chiều mà chưa có ai ra bãi. Trước lều gỗ, trên tấm chăn ngựa trải xuống đất, lão người Tốt đang ngủ say sưa. Lão thường ngủ vào ban ngày vì đêm đến lão phải đi quanh các đống gỗ, hoặc ngồi trong đồn nào đó ngắm trăng. Máy cưa xè xè, ống khói nhỏ màu đen nhả những luồng hơi trắng như tuyết. Những thanh gỗ trườn đều đặn vào xe lớn. Lúc đó đã hơn hai giờ rưỡi chiều. Cánh cửa nhỏ gần đường phố Pan cọt kẹt. Ne-me-tréc vào. Chú lôi trong túi ra một chiếc bánh mì lớn, nhìn quanh chưa thấy ai tới, chú bắt đầu gặm vỏ bánh. Trước đó chú đã khóa cửa lại, thi hành một trong những luật lệ quan trọng nhất của bãi đất: ra vào bắt buộc phải đóng cổng. Ai lãng quên việc này sẽ bị bắt giam trong đồn. Thường thì kỷ luật nhà binh rất đỗi nghiêm ngặt. Ne-me-tréc ngồi trên một hòn đá chờ đồng bọn, miệng nhai vỏ bánh mì. Hôm nay bãi đất hứa hẹn một cái gì đó thật khác thường. Người ta có thể cảm thấy không khí hôm nay đổi khác vì nhiều sư kiện to tát sắp xảy ra. Trong giây phút này, rõ ràng là Ne-me-tréc rất tự hào là một thành viên trên khu đất chơi của đám con trai phố Pan lừng lẫy. Nhấm bánh mì đã chán, một lúc sau chú thong thả đi về phía các đống gỗ. Bò theo những lối đi nhỏ, thình lình chú gặp con chó đen to của lão người Tốt. - Héc-tô! - chú thân mật gọi to, nhưng Héc-tô chẳng tỏ thái độ gì. Nó hơi vẫy vẫy cái đuôi giống như người ta nâng mũ để khỏi rơi khi đi vội. Con chó Héc-tô dừng lại trước một đống gỗ rồi sủa dữ dội. Đống gỗ này là https://thuviensach.vn một trong những đống được xếp thành pháo đài, trên nóc có tường thành bảo vệ bằng những thanh củi và được cắm một lá cờ nhỏ màu xanh đỏ, bay phần phật. Con chó nhảy quanh pháo đài và sủa liên hồi. - Gì thế mày? - bằng giọng thân thiết, chú bé tóc hung hỏi chú chó đen, bạn lính trơn duy nhất trong bọn. Chú nhìn lên pháo đài. Không thấy ai trên đó, nhưng chú bé cảm thấy hình như có người đùa nghịch giữa các khúc gỗ lớn. Chú quyết định bám vào các đầu gỗ và leo lên. Được nửa chừng, chú nghe rõ mồn một tiếng người đang lật xếp những khúc gỗ ở trên. Trống ngực đổ hồi, chú muốn quay trở lại, nhưng nhìn xuống thấy Héc-tô vẫn ở dưới, chú lại mạnh dạn leo lên. “Đừng sợ, Ne-me-tréc!” - chú tự nhủ rồi thận trọng leo tiếp. Cứ lên được mỗi bậc, chú lại tự khích lệ. Lát sau chú nói liến thoắng: “Đừng sợ, Ne-me-tréc! Đừng sợ, Ne-me-tréc!”. Lên đến nơi, chú còn nhắc lại: “Đừng sợ, Ne-me-tréc!”, lần cuối cùng khi bước qua bức tường nhỏ của pháo đài. Lúc này chú hoảng quá, muốn bước mà chân cứ chới với trong khoảng không. - Giê-su-ma! Lạy Chúa tôi! - chú kêu lên. Chú ngửa mặt lên trời, bám vào các bậc gỗ tụt xuống. Xuống tới đất, tim chú càng đập nhanh hơn. Chú nhìn lên pháo đài. Kìa, thằng A-trơ Phe-ri khủng khiếp, kẻ thù của các bạn chú đang đứng đó, bên lá cờ, chân phải tựa vào tường pháo đài. A-trơ Phe-ri là chủ tướng cầm đầu bọn ở Vườn cỏ. Gió đập mạnh làm chiếc áo sơ-mi rộng màu đỏ bay phần phật. Nó mỉm cười một cách mỉa mai. - Đừng sợ, Ne-me-tréc! - nó se sẽ nói xuống. Lúc này Ne-me-tréc đã sợ hết hồn. Chú vội ù té chạy, vòng theo các đống gỗ trở lại bãi đất trống. Con chó đen cũng lao theo. Tiếng kêu của A trơ Phe-ri vẫn vang theo chiều gió: - Đừng sợ, Ne-me-tréc! https://thuviensach.vn Ne-me-tréc đứng ở bãi trống nhìn lại, không còn thấy chiếc áo sơ-mi đỏ của A-trơ Phe-ri phần phật bay trên đó nữa. Lá cờ cũng biến mất. Nó đã cướp mất lá cờ xanh đỏ mà chị của Tre-le may cho. Nó lần vào trong những đống gỗ. Có lẽ nó đi qua chiếc máy cưa hơi rồi ra phố Ma-ri-a. Nhưng cũng có thể nó trốn ở chỗ nào đó với đồng bọn là hai anh em thằng Pát-xtô. Nghĩ đến bọn Pát-xtô cũng có ở đây mà rợn tóc gáy: Ne-me-tréc đã biết hậu quả của cuộc gặp gỡ với bọn Pát-xtô. Lần đầu tiên đến gần A-trơ Phe ri, tuy rất hoảng nhưng thực tình mà nói, Ne-me-tréc rất thán phục nó. Thằng này rất đẹp trai, vai rộng, tóc nâu, rất hợp với cái áo sơ-mi đỏ thùng thình. Điều đó thể hiện cả sức chiến đấu của nó nữa. Chiếc áo đỏ gợi cho người ta nhớ đến Ga-ri-ban-đi 6a. Cả bọn ở Vườn cỏ đều bắt chước A-trơ Phe-ri, mặc áo đỏ hết. Bốn tiếng nổ giòn đều đều nổi lên ngoài cổng khu đất trống. Đó là ám hiệu của những cậu bé phố Pan. Ne-me-tréc thở phào nhẹ nhõm. Chú chạy đến mở cổng. Bô-co cùng với Tre-le và Ghe-rếp bước vào. Ne-me-tréc https://thuviensach.vn muốn kể luôn cho các bạn nghe cái tin đáng sợ kia, nhưng chú không quên rằng mình là lính, phải đối xử với các sĩ quan cấp úy như thế nào. Chú đứng nghiêm, chào một cách chỉnh tề. - Xin chào! - Những người mới đến đáp lại. - Có tin gì không? Ne-me-tréc thở gấp, định kể một mạch chuyện vừa xảy ra. - Thật khủng khiếp! - Chú kêu lên. - Cái gì hả? - Thật ghê rợn! Các cậu sẽ không tin đâu. - Nhưng cái gì chứ? - Thằng A-trơ Phe-ri vừa ở đây đi ra! Đột nhiên ba cậu kia nghiêm mặt lại. - Không đúng! - Ghe-rếp nói. Ne-me-tréc đặt tay lên ngực: - Trời! Thật thế mà! - Mày đừng thề thốt, - Bô-co nói. Như để nhấn mạnh lời nói của mình, cậu hét: - Nghiêm! Ne-me-tréc chụm nhanh gót lại. Bô-co bước tới: - Mày thấy gì, hãy kể lại tỉ mỉ đi! - Khi tớ đi luồn vào giữa những đống gỗ lớn, - chú nói, - con chó bắt đầu sủa. Tớ theo sau nó thì nghe tiếng lộc cộc ở trên pháo đài giữa. Tớ trèo lên, thấy A-trơ Phe-ri mặc áo đỏ đang đứng trên đó. - Nó ở trên đó hả? Trong thành à? - Trên đó! - Chú bé tóc hung nói, giọng gần như thề thốt. Chú đã đặt tay lên ngực nhưng lại rút xuống khi bắt gặp cái nhìn nghiêm nghị của Bô-co. Chú nói thêm: - Nó cướp cả lá cờ rồi! Tre-le kêu thét lên: - Lấy cờ ấy à? - Chứ sao! Cả bốn đứa lao về phía nó. Ne-me-tréc rụt rè chạy sau cùng vì chú là lính. Mặt khác, không biết A-trơ Phe-ri có còn ở trong các hốc gỗ kia không. Bốn cậu đứng trước đồn. Quả thật là mất cờ rồi. Cán cờ cũng chẳng https://thuviensach.vn còn nữa. Mọi người hồi hộp, chỉ có Bô-co là giữ được cái vẻ trầm tĩnh của mình. - Nói với chị mày, - cậu quay lại phía Tre-le, - ngày mai làm một cái cờ mới! - Ừ! - Tre-le nói. - Nhưng chị ấy bảo chỉ còn vải đỏ, hết vải xanh rồi! Bô-co thản nhiên hỏi: - Vải trắng có không? - Có! - Thế thì bảo chị ấy làm cho cờ đỏ - trắng. Từ bây giờ đỏ - trắng sẽ là màu cờ của chúng ta. Đám trẻ yên trí về cờ. Ghe-rếp gọi Ne-me-tréc: - Lính! - Có tôi! - Ngày mai phải chữa lại luật lệ là từ bây giờ trở đi màu cờ của chúng ta không phải là đỏ - xanh nữa mà là đỏ - trắng! - Thưa ngài thượng úy, rõ! Ghe-rếp độ lượng: - Nghỉ! Chú tóc hung “nghỉ”. Cả bọn leo lên thành. Đúng là A-trơ Phe-ri đã lấy mất cờ, cán cờ bị gãy. Tiếng kêu ầm ĩ từ khu đất trống vang lên: - Há-lô, hô! Há-lô, hô! Tre-le vẫy Ne-me-tréc: - Lính! - Có tôi! - Trả lời họ đi! - Thưa ngài trung úy, rõ! Rồi nó đưa tay lên miệng làm còi phát ra những tiếng lanh lảnh của con nít: - Há-lô, hô! Thế rồi lũ trẻ bò ra bãi đất phẳng phía trước bờ ruộng. Giữa bãi đất, mọi người đã xếp hàng theo từng nhóm: Trô-nóc-cô-sơ, Ve-i-xơ, Xin-đe, Côn- https://thuviensach.vn nay và vài bạn nữa. Khi thấy Bô-co đến, mọi người đều đứng nghiêm chào, Bô-co là đại úy mà. - Chào các bạn! - Bô-co nói. Côn-nay ra khỏi hàng. - Báo cáo! - Nó nói. - Khi chúng tôi vào đây, cánh cổng bỏ ngỏ. Theo luật lệ, cổng phải được đóng kín phía bên trong! Bô-co nghiêm nghị nhìn khắp lượt đoàn hộ tống của mình. Mọi cặp mắt đổ dồn về phía Ne-me-tréc. Chú bé tội nghiệp đã đặt tay lên ngực như muốn thề rằng chú không bỏ ngỏ cửa. Đại úy lên tiếng: - Ai vào sau cùng? Im lặng. Chẳng ai đi vào sau cùng cả. Trong giây lát mọi người đều im bặt. Bỗng nét mặt Ne-me-tréc rạng rỡ hẳn lên. Chú lên tiếng: - Ngài đại úy vào sau cùng! - Tôi à? - Bô-co hỏi. - Vâng! Bô-co hơi nghĩ ngợi. - Mày nói đúng! - Cậu ta nói nghiêm nghị. - Tôi quên khóa cổng lại. Vậy đề nghị ngài thượng úy ghi tên tôi vào sổ đen. Cậu quay lại Ghe-rếp. Ghe-rếp rút trong túi ra một cuốn sổ nhỏ. Ghe-rếp ghi vào đó bằng chữ hoa “Bô-co I-a-nốt”. Nó viết cạnh đó “cổng” để biết nói về chuyện gì. Sự công minh chính trực của Bô-co làm cho bọn trẻ rất thán phục. Việc tự trừng phạt mình là bằng chứng hùng hồn chứng tỏ tính người lớn của cậu ta mà trong giờ tiếng La-tinh không ai nhắc tới mặc dù giờ học này có nói rất nhiều về đặc tính của người La Mã cổ đại. Bô-co là một người bình thường. Bô-co không tha thứ cho mọi sự ươn hèn. Sau khi bắt viết tên mình vào sổ đen, cậu ta quay về phía Côn-nay, người báo cáo cửa còn để ngỏ: - Còn mày thì đừng có lắm miệng. Ngài thượng úy hãy ghi tên Côn-nay vào sổ vì tội mách lẻo! https://thuviensach.vn Ngài thượng úy lại lôi cuốn sổ gớm ghiếc đó ra ghi tên Côn-nay vào. Ne-me-tréc đứng sau cùng, khe khẽ múa theo điệu “trát-đát” 6, vì bây giờ chú không phải là người duy nhất bị ghi tên trong sổ đen nữa. Cần phải hiểu rằng trong sổ đen, ngoài tên của Ne-me-tréc ra chẳng có gì khác. Lúc nào cũng vậy, bất cứ xảy ra chuyện gì người ta cũng ghi tên chú vào. Tòa án binh họp vào chiều thứ bảy hàng tuần, luôn luôn kết án chú. Chuyện đã vậy, biết làm thế nào được. Chú là người lính duy nhất. Một cuộc hội nghị được tiến hành. Vài phút sau, mọi người đều biết tin A-trơ Phe-ri, chủ tướng của quân áo đỏ, đã dám mò đến đây, giữa trái tim của khu đất trống, trèo lên pháo đài trung tâm và cướp mất lá cờ đem đi. Mọi người đều cảm thấy khủng khiếp. Cả nhóm trẻ vây quanh Ne-me-tréc, người đang thêm thắt cái tin vang động này bằng những chi tiết mới lạ. - Thế nó có nói gì với mày không? - Có chứ! - Ne-me-tréc tự hào. - Nói gì? - Nó kêu tao! - Kêu gì? - Kêu rằng: “Mày không sợ à, Ne-me-tréc?” Đến đây chú bé tóc hung nuốt một cái. Chú biết rõ rằng điều này không hoàn toàn đúng, thậm chí nó còn trái với sự thật. Vì nếu thế thì chú cũng rất dũng cảm, đã làm cho A-trơ Phe-ri phải ngạc nhiên mà kêu lên: “Mày không sợ à, Ne-me-tréc?” - Thế mày không trả lời à? - Không, tao đứng dưới thành. Sau đó nó bò xuống cạnh đồn, biến mất. Nó chạy mà. Ghe-rếp chen vào: - Chuyện này không đúng. A-trơ Phe-ri chẳng chạy trốn ai bao giờ cả. Bô-co nhìn Ghe-rếp: - Ái chà! Mày bênh nó hả? https://thuviensach.vn - Tôi nói thế! - Ghe-rếp nói, giọng trầm hơn - Bởi có lẽ nào A-trơ Phe-ri lại sợ Ne-me-tréc? Mọi người cười rộ lên. Quả thật là chuyện khó tin. Ne-me-tréc bối rối như đang đứng giữa mối tơ vò, chỉ nhún vai lia lịa. Sau đó Bô-co đứng ra nói: - Các cậu ơi, phải hành động đi chứ! Chúng ta đã dự kiến là hôm nay bầu chủ tịch. Chúng ta sẽ bầu chủ tịch; chủ tịch có toàn quyền, khi đã ra lệnh thì nhất nhất phải thi hành. Có thể sự việc sẽ dẫn đến chiến tranh, lúc đó cần một người giải quyết mọi công việc như trong một trận đánh thật. Lính đâu, bước lên hàng! Nghiêm! Cắt đủ số phiếu để mỗi người ghi vào phiếu tên người mình muốn bầu làm chủ tịch. - Hoan hô! - Tất cả đồng thanh hô lớn. Trô-nóc-cô-sơ đưa hai ngón tay lên miệng thổi vù vù như máy tuốt lúa. Bọn trẻ xé vở lấy giấy. Ve-i-xơ đưa bút chì ra. Phía sau, Côn-nay và Bo-ro-ba-sơ đang tranh cãi xem mũ của ai đáng được dùng vào việc trọng đại này. Hai người thường hay xích mích, suýt nữa thì lại đánh nhau. Côn-nay cho là mũ của Bo-ro-ba-sơ không tốt vì dính mồ hôi. Bo-ro-ba-sơ ngược lại khẳng định rằng mũ Côn-nay còn dính nhiều mồ hôi hơn. Thế là chúng định tổ chức cuộc thi mồ hôi. Chúng dùng dao nhỏ nạo vành da viền trong mũ. Lúc đó đã muộn rồi. Tre-le ném mũ phớt đen của mình ra phục vụ mục đích chung. Thế là được việc. Chẳng có ai quá quắt với Tre-le trong chuyện mũ cả. Ne-me-tréc bước lên. Thật đáng kinh ngạc, chú không chia phiếu mà lợi dụng cơ hội này để thu hút sự chú ý của mọi người về phía mình. Bàn tay bẩn thỉu của chú nắm chặt những lá phiếu. Chú đứng nghiêm, giọng run run: - Thưa ngài đại úy, thật chả ra làm sao cả! Sao chỉ mình tôi làm lính ở đây thôi? Từ khi chúng ta thành lập hội chơi, tất cả mọi người đều thành sĩ quan, còn tôi mãi mãi làm lính và ai cũng ra lệnh cho tôi… phải làm tất cả… và… và... Sự xúc động của chú tóc hung đến cao độ. Những giọt nước mắt to, mọng bắt đầu chảy trên gò má nhỏ mịn màng. Tre-le nói một cách trịch thượng: https://thuviensach.vn - Đuổi ra thôi! Nó khóc! Một giọng phát ra từ phía sau: - Nó rống! Mọi người cười rộ lên. Sự việc càng làm cho Ne-me-tréc rầu rĩ hơn. Chú bé tội nghiệp đau nhói trong lòng. Bây giờ chú cứ để mặc cho những giọt nước mắt chảy giàn giụa. Chú nức nở nói trong tiếng khóc: - Các cậu xem… xem đi… trong sổ đen cũng… chỉ có tên tớ ở đó… tên tớ… tớ là chó thôi! Bô-co ôn tồn nói: - Nếu mày không nín thì đừng hòng đi với chúng tao nữa. Chúng tao không chơi với loài chuột nhắt! Sau tiếng “chuột nhắt”, cậu tự kiềm chế được mình. Ne-me-tréc, chú bé đáng thương rất hoảng hốt, dần dần nín hẳn. Viên đại úy đặt tay vào vai chú: - Nếu mày làm tốt, mày được thưởng, đến tháng năm này sẽ thành sĩ quan. Hiện giờ thì mày hãy làm lính cái đã. Mọi người tán thành, vì nếu Ne-me-tréc cũng thành sĩ quan ngay hôm nay thì không có ý nghĩa gì hết, sẽ chẳng có ai để mà ra lệnh. Giọng lanh lảnh của Ghe-rếp cất lên: - Lính, gọt nhọn cái bút chì này! Nó ấn vào lòng bàn tay chú cái bút chì của Ve-i-xơ đã bị gãy đầu vì để trong túi đựng bi. Chú lính đứng nghiêm ngoan ngoãn nhận bút chì. Mắt còn đẫm lệ, chú vùa gọt vừa sụt sịt chưa nín hẳn. Chú trút tất cả nỗi buồn, mọi điều cay cú vào chiếc bút chì nhãn hiệu Hát-mát số hai. - Đã… gọt nhọn rồi, thưa ngài đại úy! Chú trả lại chiếc bút chì rồi, thở dài thườn thượt. Cùng với tiếng thở dài, chú cũng đồng thời từ bỏ việc thăng chức. Bọn trẻ chia phiếu. Mọi người tản ra mỗi người một chỗ vì đây là việc to lớn và quan trọng. Sau đó chú lính đi thu lại các lá phiếu ném vào mũ của Tre-le. Lúc chú đem mũ của Tre-le đi vòng tròn thu phiếu. Bo-ro-ba-sơ thúc nhẹ vào lưng Côn-nay: - Cái này cũng dính mồ hôi! https://thuviensach.vn Côn-nay nhìn vào mũ. Cả hai đều thấy không có gì đáng xấu hổ. Nếu mũ của Tre-le không dính mồ hôi thì thế giới này đã không còn nữa. Bô-co đọc to những lá phiếu đã thu hồi lại rồi đưa hết cho Ghe-rếp đang đứng bên cạnh. Cả thảy có mười bốn lá phiếu. Cậu đọc lần lượt: Bô-co I-a nốt, Bô-co I-a-nốt, Bô-co I-a-nốt, tiếp đó một lần: Ghe-rếp Đe-giu-ê. Bọn trẻ nhìn nhau. Chúng biết rằng đây là lá phiếu của Bô-co. Cậu ta bầu Ghe rếp theo phép lịch sự. Sau đó toàn là Bô-co I-a-nốt. Và lại một phiếu Ghe rếp Đe-giu-ê. Cuối cùng thêm một phiếu Ghe-rếp Đe-giu-ê nữa. Như vậy mười một phiếu bầu Bô-co và ba phiếu bầu Ghe-rếp. Ghe-rếp mỉm cười một cách gượng gạo. Lần đầu tiên cả bọn biết nó là địch thủ công khai của Bô-co. Hai phiếu kia làm cho Bô-co khổ tâm. Cậu suy nghĩ một lát xem hai người không thích cậu là ai. Nhưng sau cậu cũng yên lòng. - Như vậy các cậu đã bầu tớ làm chủ tịch. Bọn trẻ lại hô: “Muôn năm!”. Trô-nóc-cô-sơ lại huýt sáo mồm. Mắt Ne me-tréc còn rưng lệ nhưng chú vẫn phấn khởi hô theo. Chú rất mến Bô-co. Chủ tịch ra hiệu yên lặng, vì ngài muốn nói. - Cảm ơn các bạn! - Cậu nói. - Chúng ta bắt tay vào việc ngay. Tôi tin rằng tất cả mọi người đều rõ, bọn áo đỏ muốn cướp khu đất trống và những đống gỗ của chúng ta. Ngày hôm qua anh em Pát-xtô đã cướp bi, hôm nay A-trơ Phe-ri chui vào đây cướp lá cờ. Không chóng thì chầy chúng sẽ đến đây đuổi chúng ta khỏi nơi này. Chúng ta phải bảo vệ, phải giữ lấy chốn này. Trô-nóc-cô-sơ hô chen vào: - Khu đất trống muôn năm! Những chiếc mũ bay tung. Cả bọn phấn khởi, gân cổ lên mà gào: - Khu đất trống muôn năm! Lũ trẻ nhìn khắp khu đất trống rộng, xinh xắn. Những đống gỗ lấp lánh ánh mặt trời của buổi chiều xuân dịu ngọt. Mặt chúng sáng rực lên lòng yêu mến mảnh đất nhỏ bé này. Chúng nguyện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ mảnh đất đó nếu cần. Đây là biểu hiện của lòng yêu nước. Chúng hô lớn: “Khu đất trống muôn năm!” như là hô: “Tổ quốc muôn năm!”. Những con mắt sáng long lanh. Lòng chúng tràn ngập niềm vui sướng. https://thuviensach.vn Bô-co nói tiếp: - Trước khi chúng nó đến đây, chúng mình sẽ đi đến vườn cỏ của chúng. Vào lúc khác thì bọn trẻ chắc sẽ chùn bước trước dự định táo bạo này. Nhưng trong giờ phút hân hoan ấy, tất cả mọi người đều đồng tâm thét to: - Ta đi đi! Mọi người hô, Ne-me-tréc cũng hô theo: “Ta đi đi!”. Chú bé đáng thương bao giờ cũng đi sau cùng và khuân áo khoác cho các ngài sĩ quan. Một giọng sặc sụa mùi rượu từ phía đống gỗ cũng vọng đến: “Ta đi đi!”. Bọn trẻ nhìn về phía có người vừa kêu. Đó là ông lão người Tốt. Lão đứng im, miệng ngậm tẩu thuốc, cười ngặt nghẽo. Cạnh lão là con chó Héc-tô. Bọn trẻ phá lên cười. Ông già Tốt lại bắt chước bọn trẻ: lão ném mũ vào không khí và kêu lên: “Ta đi đi!”. Và thế là những chuyện nghiêm túc đã kết thúc. Tiếp đến là trò chơi bóng. Một giọng hách dịch vang lên ra lệnh: - Lính, vào kho lấy bóng và gậy ra! Ne-me-tréc chạy vào kho. Chú chui vào một đống gỗ, đem gậy và bóng ra. Ông lão người Tốt đứng bên đống gỗ. Cạnh lão là Xin-đe và Côn-nay. Tay Xin-đe cầm mũ của lão. Côn-nay định xem xem trong đó có mồ hôi bám két vào không. Nó quả quyết rằng mũ của ông lão người Tốt dính nhiều mồ hôi nhất. Bô-co đến bên Ghe-rếp. - Đằng ấy cũng được ba phiếu bầu! - Cậu nói. - Đúng vậy! - Ghe-rếp hãnh diện trả lời và nhìn trừng trừng vào mặt Bô co. https://thuviensach.vn III Năm giờ chiều hôm sau, khi giờ viết tốc ký đã hết thì kế hoạch tác chiến cũng được thảo xong. Đường phố đã lên đèn. Từ trường đi ra, Bô-co nói với các bạn: - Trước khi tiến công, chúng mình sẽ chứng minh cho chúng nó biết là mình chẳng chịu thua chúng về mặt dũng cảm nhé! Tớ sẽ lấy hai cậu bạo gan nhất. Ba chúng tớ sẽ đi vào khu Vườn cỏ. Chúng tớ sẽ luồn vào hòn đảo của chúng nó, sẽ dán tờ giấy này vào gốc cây! Cậu lấy trong túi ra một tờ giấy nhỏ có viết chữ in hoa: NHỮNG CHÀNG TRAI PHỐ PAN ĐÃ Ở ĐÂY! Cả bọn kính cẩn nhìn tờ giấy. Trô-nóc-cô-sơ không học viết tốc ký nhưng rất tò mò, đã lưu ý ngay: - Cũng cần phải viết một cái gì thật thô tục lên tờ giấy này! Bô-co lắc đầu tỏ vẻ không tán thành: - Không được! Thậm chí chúng ta sẽ không hành động như A-trơ Phe-ri hèn hạ cướp trộm lá cờ của chúng ta. Chúng ta sẽ chỉ rõ cho chúng nó biết là ta không sợ chúng. Chúng ta dám vào dinh lũy của chúng, vào nơi chúng thường hội họp, vào nơi chứa vũ khí của chúng. Tờ giấy đỏ này là tấm danh thiếp của chúng ta. Chúng ta để cái này ở đó cho chúng. Tre-le cũng lên tiếng: - Này! Tớ nghe nói là chúng nó thường chơi ở đảo vào lúc buổi tối như bây giờ, và chúng hay chơi trò “cảnh binh ăn cướp” 7. - Không sao! A-trơ Phe-ri biết và cũng đến vào lúc chúng ta có ở đây. Ai sợ thì đừng đi. Nhưng không ai sợ cả. Hơn thế nữa, Ne-me-tréc tỏ vẻ cương quyết là chú có can đảm. Rõ ràng rằng chú muốn lập công để được thăng chức. Chú bước lên kiêu hãnh: - Tớ đi với đằng ấy! Ở trước cửa trường không cần phải đứng nghiêm chào vì các luật lệ chỉ có hiệu lực trên khu đất trống. Ở đây mọi người đều bình đẳng. Trô-nóc-cô- https://thuviensach.vn sơ cũng bước lên: - Tớ cũng đi! - Nhưng cậu hứa sẽ không huýt sáo cơ! - Tớ hứa! Nhưng bây giờ… các cậu để tớ huýt một lần cuối cùng nữa. - Ừ, huýt đi! Trô-nóc-cô-sơ huýt một hồi dài. Tiếng sáo rộn ràng vang vọng làm cho những người đi trên phố cũng phải quay lại nhìn. - Thế là tớ đã thổi hết phần hôm nay rồi! - Nó sung sướng nói. Bô-co quay lại Tre-le: - Cậu không đi à? - Tớ biết làm thế nào? - Tre-le buồn rầu nói. - Tớ không đi được vì năm giờ rưỡi phải có mặt ở nhà. Mẹ tớ nhớ rất kỹ lúc nào hết giờ học viết tốc ký. Tớ sợ nếu hôm nay về chậm thì từ mai mẹ tớ sẽ chẳng cho đi đâu nữa. Khu đất trống, chức thượng úy và tất cả đi đời… Nó hốt hoảng khi nghĩ đến nông nỗi này. - Vậy thì cậu ở nhà. Tớ đem Trô-nóc-cô-sơ và Ne-me-tréc đi. Sáng sớm mai đến trường, các cậu sẽ rõ tất cả những chuyện sắp sửa diễn ra. Đám trẻ bắt tay nhau ra về. Bô-co bỗng nhớ ra một điều: - Này, các cậu, hôm nay Ghe-rếp không học giờ tốc ký phải không? - Nó không học! - Hình như nó ốm à? - Tớ không tin. Buổi trưa chúng tớ cùng đi với nó về nhà. Nó chẳng làm sao cả. Thái độ của Ghe-rếp làm cho Bô-co không vui. Ghe-rếp là người làm cho cậu nghi ngờ nhiều nhất. Hôm qua khi tạm biệt nhau, nó nhìn thẳng vào mặt Bô-co đầy dụng ý. Nó cảm thấy nếu Bô-co còn chơi ở nơi này, nó sẽ chẳng được thăng chức gì. Nó ghen ghét với Bô-co. Trong người nó đầy ghen tức và ngỗ ngược. Cái tính trầm lặng, thông minh, nghiêm nghị của Bô-co không hợp với nó. Nó tự cho mình là một chàng trai có nhiều nét đặc biệt hơn đồng bọn. - Có trời mà biết được! - Bô-co nói nhỏ nhẹ rồi bỏ đi với hai bạn. Trô nóc-cô-sơ nghiêm nghị bước bên Ne-me-tréc hớn hở, tràn đầy hạnh phúc vì https://thuviensach.vn chú sắp được góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc mạo hiểm lý thú này. Chú vui đến nổi làm cho Bô-co phải cảnh cáo: - Đừng có điên, Ne-me-trec! Hay là mày nghĩ rằng chúng mình đi chơi giải trí! Cuộc du lịch này nguy hiểm rất nhiều so với điều mày tưởng tượng. Mày hãy nhớ bọn Pát-xtô! Chú bé tóc hung bị cụt hứng khi Bô-co nói đến đây. Bởi vì A-trơ Phe-ri cũng là một thằng dữ tợn. Thậm chí có tin rằng nó bị đuổi khỏi trường hiện thực. Nó là một thằng khỏe mạnh, gan dạ không thể tưởng được. Nhưng trong con mắt nó có cái gì đó trìu mến và dễ phục mà trong con mắt bọn Pát-xtô không có. Anh em thằng này luôn cúi đầu đi, mắt nhìn chằm chằm, nước da bánh mật, tóc nâu sẫm. Chẳng ai nhìn thấy chúng cười bao giờ. Nhìn bọn Pát-xtô rất dễ sợ. Ba cậu rảo bước ra khỏi trường và đi tiếp trên đường Uyn-luê dài hun hút. Trời đã tối hẳn. Đêm xuống sớm. Đèn đã bật sáng bên đường. Quang cảnh giờ này làm cho cậu bé càng sốt ruột. Các cậu thường chơi giải trí sau bữa trưa. Vào giờ này các cậu không đi dạo phố mà ngồi nhà, thu lu bên đống sách vở. Ba cậu đi lặng lẽ bên nhau. Mười lăm phút sau chúng tới Vườn cỏ. Đằng sau tường đá, những cây to đang bắt đầu đâm chồi nảy lộc, vươn cành về phía chúng một cách đáng sợ. Gió rít ù ù giữa các lùm cây. Bóng tối đè nặng. Vườn cỏ mênh mông trải ra trước mắt với cái cửa vườn kín đáo, bí ẩn. Trống ngực đập thình thình, ba cậu bé phố Pan nơm nớp lo âu: Ne-me-tréc định bấm chuông cổng vườn. - Trời ơi, đừng có bấm chuông, mày! - Bô-co nói. Chúng sẽ biết mình ở đây, hoặc đang ở trên đường vào gặp chúng… Mặt khác, chúng nó có mở cổng cho mình đâu. - Thế mình vào thế nào được? Bô-co liếc mắt ra hiệu trèo tường. - Trèo tường à? - Trèo tường! - Ở chỗ này, trên đường Uyn-luê ấy à? - Đâu nào! Mình vòng quanh vườn, ở phía sau tường thấp lắm! https://thuviensach.vn Chúng vòng sang phố nhỏ, tối mịt. Tiếp theo tường đá là bờ rào gỗ. Ở đây chúng khua chân bên giậu tìm một chỗ để bò vào. Chúng tìm được một nơi, ánh đèn đường không lọt tới, rồi dừng lại. Bên trong bờ rào gỗ, sát ngay đó có một cây keo đứng sừng sững. - Nếu mình trèo lên chỗ này, - Bô-co thì thầm, - thì trèo xuống cũng rất dễ. Một điều tốt nữa là từ trên cây có thể quan sát được hoạt động của chúng. Hai cậu kia cũng đồng ý. Trong giây lát chúng đã bắt tay vào việc. Trô nóc-cô-sơ quỳ chân bám vào giậu. Bô-co thận trọng leo lên vai bạn, ngó qua bờ giậu. Tất cả lặng thinh, chẳng ai nói một lời. Sau khi thấy chắc chắn không có ai ở gần, Bô-co vẫy tay ra hiệu. Ne-me-tréc rỉ tai Trô-nóc-cô-sơ: - Kiệu lên đi mày! Trô-nóc-cô-sơ nâng “vị” chủ tịch lên. “Vị” chủ tịch bám vào thành rào, lúc đó cái tạo vật mục ruỗng này bắt đầu kêu răng rắc. - Nhảy vào đi! - Trô-nóc-cô-sơ khe khẽ kêu lên. Sau vài tiếng răng rắc, tiếp đến tiếng bịch bịch. Bô-co đã ở trong, đứng giữa luống rau. Lát sau, Ne-me-tréc trèo vào. Cuối cùng đến lượt Trô-nóc cô-sơ. Trước tiên Trô-nóc-cô-sơ trèo rất nhanh lên cây keo. Vốn sinh trưởng ở nông thôn nên chú ta trèo cây rất thạo. Hai cậu đứng dưới đất hỏi lên: - Thấy gì không? Từ trên cây Trô-nóc-cô-sơ ngắc ngứ: - Thấy sơ sơ thôi vì tối mò mò ra ấy! - Có thấy đảo không? - Thấy! - Có ai ở đó không? Trô-nóc-cô-sơ ghé phải, ghé trái, rẽ cành cây nhìn sâu vào bóng tối, theo hướng hồ nước. - Chẳng thấy gì trên đảo cả vì các bụi cây che lấp hết... nhưng... trên cầu… Đến đây nó yên lặng. Nó leo tiếp một cành nữa, rồi nói: - Bây giờ thì thấy rõ lắm. Có hai bóng người đứng trên cầu! Bô-co cất giọng khe khẽ: https://thuviensach.vn - Chúng ở đấy. Trên cầu là bọn lính gác đó! Cành cây lại kêu răng rắc. Trô-nóc-cô-sơ tụt xuống khỏi cây. Cả ba đứng lặng một hồi, suy nghĩ xem nên làm gì. Chúng thu mình sau một bụi cây để không ai nhìn thấy rồi bắt đầu bàn luận bằng một giọng khe khẽ, nhỏ nhẹ: - Tốt nhất là - Bô-co nói: bây giờ chúng mình đi bằng cách nào đó dọc theo các bụi cây đến toà thành đổ nát có bức tượng bên phải dựa lưng vào sườn đồi. Hai cậu kia lặng lẽ ra hiệu là đã quen thuộc nơi này. Có thể đi đến tòa thành đổ nát một cách thận trọng, bò lổm ngổm qua các bụi cây. Ở đó một đứa trèo lên đồi quan sát chung quanh. Nếu không gặp ai thì chúng mình sẽ nằm sấp bò khỏi đồi, rồi chạy thẳng đến hồ. Đến đây chúng mình nấp vào các bụi cỏ, rồi làm gì nữa thì lúc ấy hãy hay! Hai cặp mắt sáng rực nhìn Bô-co. Trô-nóc-cô-sơ và Ne-me-tréc coi những lời của bạn là lời thánh truyền. Bô-co hỏi: https://thuviensach.vn - Có được không? - Được! - Hai bạn khoát tay làm hiệu. - Thế thì xung phong đi! Các cậu theo tớ nhé. Tớ thuộc đường ở đây lắm. Bô-co bắt đầu chống cả hai tay bò qua các bụi cây thấp. Hai người đi hộ vệ vừa quỳ xuống đất thì một tiếng huýt sáo lanh lảnh vọng từ xa lại. - Chúng nó thấy ta rồi, - Ne-me-tréc nói rồi nhảy bật dậy. - Trở lại! Trở lại! Sát bụng xuống! - Bô-co ra lệnh. Cả ba cùng áp sát bụng vào cỏ, hồi hộp chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra. Có thật là bọn kia thấy các cậu không? Nhưng chẳng ai đến. Gió thổi ù ù giữa các lùm cây, Bô-co khe khẽ lên tiếng: - Chẳng có gì cả. Ngay lúc ấy một tiếng huýt sáo lại vang lên, xé tan sự lặng lẽ. Chúng lại chờ đợi và cũng chẳng có ai đến. Ne-me-tréc run run nói trong hốc một bụi cây: - Cần phải lên cây quan sát. - Mày nói đúng! Trô-nóc-cô-sơ, leo lên cây đi! Nhanh như một chú mèo, Trô-nóc-cô-sơ đã ngồi trên cây keo. - Thấy gì không mày? - Trên cầu có những bóng người di động... bây giờ có bốn... bây giờ hai đứa trở lại đảo. - Thế thì tốt! - Bô-co điềm tĩnh nói. - Xuống thôi mày! Tiếng huýt sáo là hiệu lệnh đổi gác của chúng nó ở trên cầu. Trô-nóc-cô-sơ từ trên cây tụt xuống. Cả ba đều bò bằng bốn chân tay ra phía đồi. Lúc này Vườn cỏ bí ẩn, trầm tĩnh lạ. Sau hồi chuông báo hiệu, những khách vãng lai đã về. Chẳng còn người lạ nào ở đó ngoài những kẻ đến với mục đích xấu hoặc người đang bận nghĩ kế hoạch tác chiến như ba cái bóng đen nhỏ này đang thu hình thành một cái chấm lớn, bò áp sát từ bụi cây này sang bụi cỏ khác. Chúng chẳng nói với nhau nửa lời. Chúng cảm thấy nhiệm vụ của chúng rất quan trọng. Thật ra thì chúng cũng hơi sờ sợ. Làm công việc này cần phải dũng cảm, vì vào thành của bọn áo đỏ được https://thuviensach.vn canh phòng cẩn mật, ở trên một hòn đảo giữa hồ nhỏ, phải vượt qua một chiếc cầu gỗ có lính canh gác nghiêm ngặt. “Hình như đúng là bọn Pát-xtô đứng gác!” - Ne-me-tréc đắn đo. Thế là những viên bi màu xanh đẹp mịn màng, có cả bi bóng, lại hiện lên trong óc chú. Đến bây giờ chú vẫn còn hậm hực khi nghĩ đến cái tiếng “anh-sơ-tanh đơ” khủng khiếp rơi đúng vào lúc chú “biềng”, và giá không có tiếng ấy thì chú đã được tất cả số bi xinh xinh đó rồi. - Ối! - Ne-me-tréc kêu lên. Hai bạn kia giật mình, ngừng bò. - Gì thế? Khi đó Ne-me-tréc đã quỳ gối, mút ngập ngón tay. - Mày làm sao thế? Chú chẳng rút tay ra khỏi miệng, trả lời: - Tớ quờ phải cây han, tay bị ngứa quá! - Mút đi! Mút đi bố ạ! - Trô-nóc-cô-sơ nói rồi nhanh trí quấn mùi xoa vào tay mình. Chúng lại trườn và bò tiếp. Không bao lâu đã đến đồi, ở đây, bên sườn đồi người ta đã dựng lại đống thành đổ giống như đống thành đổ nhân tạo thường xây ở các vườn nhà quan lại, có lắp những lớp rêu giả trong kẽ những hòn đá lớn, bắt chước kiểu xây thời cổ. - Đây là bức thành đổ, - Bô-co giải thích, - các cậu cần phải cẩn thận vì tớ nghe nói là bọn đỏ cũng hay đến đây dạo chơi. Trô-nóc-cô-sơ liền lên tiếng: - Thành quái gì đây? Chúng mình học lịch sử có thấy nói là trong Vườn cỏ có thành đâu... - Đây chỉ là một đống hoang tàn. Người ta chỉ xây lại để làm đống thành đổ thôi mà! Ne-me-tréc bật cười: - Nếu đã xây thì sao không xây thành mới? Trăm năm nữa sẽ thành đống hoang tàn! - Ô hay! Mày đùa đấy hả? - Bô-co ngắt lời chú. - Nếu bọn Pát-xtô gặp mày thì chắc mày chẳng còn biết đùa là gì nữa đâu! https://thuviensach.vn Thực thế, Ne-me-tréc tí hon nhăn mặt một cách chua chát. Chú là một cậu bé hay quên khó khăn nguy hiểm, cần phải nhắc chú luôn. Ba cậu bé bắt đầu leo lên đồi, len lỏi giữa các đám cây hương mộc, tay bám vào các hòn đá trên đống thành đổ. Lúc này Trô-nóc-cô-sơ đi đầu. Thình lình cậu ta dừng lại, vẫn tư thế bò, cậu đưa tay phải lên rồi quay lại đằng sau khẽ nói bằng giọng hãi hùng: - Có người đang đi lại đây! Cả bọn nấp vào đám cỏ lớn che khuất đống người bé nhỏ của các cậu. Chỉ có những cặp mắt sáng là ánh lên sau những đám cỏ dày. Chúng chăm chú nghe ngóng. - Trô-nóc-cô-sơ, áp tai xuống đất nghe! - Bô-co ra lệnh. - Những người da đỏ thường nghe ngóng như vậy. Cách này rất tốt vì người ta có thể nghe được tiếng bước chân tới gần! Trô-nóc-cô-sơ ngoan ngoãn làm theo. Cậu ta áp bụng sát đất, chỗ không có cỏ mọc, ghé tai lắng nghe. Lập tức nó đứng dậy, sợ hãi nói nhỏ: - Chúng đến! Bây giờ chẳng cần phương pháp của người da đỏ cũng có thể nghe thấy tiếng rẽ lá rào rào giữa các lùm cây dại. Kẻ bí hiểm này - không hiểu là người hay thú - đi thẳng về phía chúng. Các chú kinh ngạc quá, cố nép sát đầu vào cỏ. Ne-me-tréc thầm thì: - Tớ muốn về nhà! Trô-nóc-cô-sơ không ngã lòng. Nó quát: - Rạp xuống, bố nhỏ ơi! Nhưng Ne-me-tréc cũng chẳng tỏ ra dũng cảm hơn. Bô-co nhấc đầu khỏi cỏ, đôi mắt sáng lên giận dữ. Tất nhiên là nó quát thầm để khỏi kêu lên “lạy ông tôi ở bụi này!”. - Lính, nằm rạp xuống cỏ! Ne-me-tréc ngoan ngoãn tuân lệnh. Chú nép người xuống. Con người bí hiểm nọ rẽ lá kêu sột soạt nhưng hắn đổi hướng đi, không rẽ về phía bọn trẻ. Bô-co ngóc đầu lên nhìn quanh quất. Cậu thấy một bóng đen mờ mờ đang đi từ đồi xuống, tay cầm gậy khua khua hai bên bờ bụi. https://thuviensach.vn - Hắn đi rồi! - Bô-co nói với hai cậu bé đang nằm sát cỏ. - Đó là người gác! - Lính tuần tra của bọn áo đỏ phải không? - Không! Người coi giữ Vườn cỏ! Tất cả thở phào nhẹ nhõm. Chúng chẳng sợ những người lớn tuổi. Thí dụ, như bác lính già có mụn cơm trên mũi, ở khu vườn Viện bảo tàng đã chẳng chịu thua bọn trẻ là gì? Chúng lại tiếp tục bò, có lẽ bây giờ người coi giữ Vườn cỏ đã nghe tiếng động, nên anh ta dừng lại, vểnh tai lên nghe ngóng. - Chúng nó thấy rồi! - Ne-me-tréc lắp bắp. Lúc này cả hai đều nhìn Bô-co chờ lệnh. - Vào đống thành đổ! - Bô-co ra lệnh. Cả ba đều thận trọng trườn gấp xuống chân đồi. Quanh lâu đài đổ nát có những cửa sổ hình vòng cung. Ba đứa hốt hoảng khi thấy trên cửa sổ thứ nhất có lắp chấn song sắt. Chúng đi rón rén đến cửa sổ thứ hai cũng có lắp chấn song sắt. Cuối cùng chúng tìm được một khe hở giữa đống đá, vừa đủ ba người chui lọt. Chúng nấp vào một xó tối, nín thở chờ đợi. Bóng người coi vườn chạy qua cửa sổ. Từ đây nhìn ra, chúng thấy người đó đi ra cổng vườn theo hướng đường Uyn-luê, về phía có nhà ở. - Nhờ ơn trời, lạy Chúa tôi! - Trô-nóc-cô-sơ nói. - Thế là chúng ta thoát rồi. Bọn trẻ nhìn quanh. Trong xó tối như bưng, Không khí ở đây ẩm ướt, hôi hám như trong hầm của một cái thành thực sự. Đang sục sạo, bỗng nhiên Bô-co dừng lại. Cậu vấp phải một vật gì đó. Cậu cúi xuống và nhặt cái đó lên. Hai đứa kia nhảy đến bên bạn. Trong ánh sáng mờ nhạt của buổi hoàng hôn, ba đứa thấy đó là một chiếc đinh ba, tựa như cái rìu mà theo các tiểu thuyết ghi lại thì người da đỏ thường dùng để tự vệ. Chiếc đinh ba được đóng chuôi gỗ, bọc một lớp giấy bạc, sáng loáng một cách rờn rợn trong bóng tối. - Cái này là của chúng nó đấy! - Ne-me-tréc nói, vẻ thán phục. - Đúng rồi! - Bô-co nhắc lại. - Nếu ở đây đã có một chiếc thì nhất định còn có nhiều nữa! https://thuviensach.vn Lũ trẻ lục lọi tìm được bảy chiếc nữa trong một góc. Nhờ đó có thể dễ dàng đoán ra là bọn áo đỏ có tám người. Có lẽ đây là kho vũ khí bí mật của chúng. Trô-nóc-cô-sơ nảy ra ý nghĩ là cần phải cướp tám chiếc rìu này làm chiến lợi phẩm. - Không! - Bô-co gạt đi. - Chúng ta không thèm làm chuyện này. Đây là việc ăn cắp tầm thường quá! Trô-nóc-cô-sơ rất hổ thẹn. - Bây giờ đằng ấy nói đi, bố nhỏ ơi! - Ne-me-tréc mạnh dạn nói với cậu ta. Nhưng Bô-co thúc nhẹ tay vào sườn làm chú ta nín thinh. - Đừng làm mất thì giờ. Bò ra, lên đồi thôi! Tao không muốn chúng ta đến đảo khi không có ai ở đó. Ý nghĩ táo bạo này tiếp thêm nhuệ khí cho ba đứa trẻ đang mạo hiểm. Chúng bày rìu trong xó tối để ai đi vào thì đoán biết là đã có người ở đây. Sau đó chúng bò ra khỏi khe hở, mạnh dạn đi vội lên đỉnh đồi. Từ ngọn đồi có thể phóng được tầm mắt ra xa. Ba đứa đứng bên nhau, nhìn quanh quất. Bô-co lấy trong túi ra một gói nhỏ. Cậu xé giấy báo bọc ngoài, giơ lên một chiếc ống nhòm bằng xà cừ. - Đây là ống nhòm xem hát của chị thằng Tre-le! - Cậu ta nói và nhìn vào ống. Nhưng nhìn mắt thường cũng có thể thấy được đảo. Quanh đảo nhỏ là hồ nước óng ánh. Trong hồ trồng các thực vật thủy sinh. Bên bờ hồ lau sậy mọc dày. Giữa những cây và bờ bụi cao nổi lên một chấm sáng lấp lánh, cả ba đứa điềm nhiên ngắm cảnh, - Chúng ở đó! - Trô-nóc-cô-sơ nói, giọng ứ lại. Ne-me-tréc để ý đến cái đèn. - Chúng có đèn nữa! Điểm sáng nhỏ rập rình trên đảo, lúc thì biến sau một bụi cây, lúc thì sáng rực trên bờ. Có một thằng cầm đèn đi đi lại lại. - Tao thấy là, - Bô-co nói, mắt không rời chiếc ống nhòm một giây. - Tao thấy là chúng đang luyện tập... hay là... - đến đây cậu bỗng nhiên ngừng lại. - Sao? - hai cậu kia lo lắng hỏi. - Thượng đế linh thiêng ơi! - Bô-co vừa nói vừa căng mắt nhìn vào ống nhòm. - Người mang đèn là... là... https://thuviensach.vn - Sao? Ai đấy? - Cái dáng quen quen... chỉ không... Cậu đi lên cao để nhìn cho rõ hơn, nhưng lúc đó ánh đèn lại biến mất sau một bụi cây, Bô-co bỏ ống nhòm xuống. - Nó biến mất rồi! - Cậu khe khẽ nói. - Nhưng mà ai chứ? - Tao chưa nói được! Tao không thấy rõ và đúng lúc tao muốn nhìn tường tận thì nó lẩn đi... Nếu tao không biết chính xác thì chẳng dám nghi ngờ ai cả... - Hình như đứa nào trong bọn ta chăng? Chủ tịch trả lời một cách buồn rầu: - Tao nghĩ vậy. - Thế nghĩa là nó phản bội rồi! - Trô-nóc-cô-sơ kêu lên, quên mất là phải yên lặng. - Im! Ta đến đó sẽ biết tất cả. Mày hãy bình tĩnh nhé! Bây giờ sự tò mò càng thôi thúc bọn trẻ. Bô-co không muốn nói người mang đèn giống ai. Hai cậu kia đoán già đoán non, nhưng chủ tịch cấm không được nghi ngờ ai cả. Chúng hồi hộp xuống đồi rồi lại bò cả chân tay giữa các vệ cỏ. Bây giờ chúng cũng không thèm để ý đến tay có vướng phải gai, lá han hay viên đá sỏi sắc cạnh nào không, cả ba lặng lẽ trườn nhanh. Bờ hồ bí hiểm càng gần lại. Chúng đã đến bờ hồ. Ở đây có thể đứng thẳng dậy được vì lau sậy dày và bụi cây bên bờ hồ rất cao, che kín dáng người bé nhỏ của ba bạn trẻ. Bô co trầm tĩnh ra lệnh: - Ở đây phải có thuyền chứ! Tao với Ne-me-tréc đi về bên trái. Ai tìm thấy thuyền trước thì chờ người kia! Chúng đi lặng lẽ, âm thầm. Vừa đi được vài bước thì Bô-co đã thấy chiếc thuyền trong đám lau sậy. - Ta chờ đã! - Cậu nói. Hai đứa chờ đến khi Trô-nóc-cô-sơ đi vòng quanh hồ, từ phía bờ bên kia trở lại. Chúng ngồi xuống bờ hồ ngắm trời đầy sao. Sau đó chúng chú ý thấy không có tiếng nói nào vọng từ phía đảo. Ne-me-tréc tỏ vẻ thông minh. https://thuviensach.vn - Này! - Chú nói, - Tớ áp tai xuống đất nghe nhé. - Để tai mày yên đi! - Bô-co lên tiếng, - Cách này vô ích đối với đất ở trên bờ nước. Thế nhưng nếu ghé sát mặt nước, ta sẽ nghe rõ hơn. Tao thấy những người đánh cá ghé sát mặt nước nói chuyện với nhau từ bờ nọ sang bờ kia. Buổi tối mặt nước truyền âm rất tốt. Chúng cũng ghé sát mặt nước nhưng chẳng nghe được một lời nào rõ cả. Chỉ có tiếng thì thào, nô đùa từ đảo nhỏ vẳng đến. Trong lúc đó, Trô-nóc cô-sơ trở lại và buồn rầu báo tin: - Chẳng chỗ nào có thuyền cả! - Đừng rầu rĩ, “bố” ạ! - Ne-me-tréc an ủi. - Đã có rồi. Chúng đi xuống thuyền. - Ta vào thuyền chứ? - Ta không ngồi ở đây! - Bô-co nói. - Trước tiên phải kéo thuyền cách xa cầu để chúng khỏi nhìn thấy, không nên ở gần cầu. Chúng ta phải bơi ở chỗ cách cầu xa nhất, phòng khi nếu bị lộ thì chúng phải mất nhiều thời gian đuổi theo mình! Ý nghĩ thông minh này làm cho hai đứa kia rất khoái. Chúng càng thấy vững dạ hơn vì có vị chủ tướng tinh tường, biết tính toán khéo léo như thế này. Vị chủ tướng lên tiếng. - Ai giữ dây thừng? Trong túi Trô-nóc-cô-sơ có tất cả. Không một hiệu tạp hóa nào có đủ thứ như túi của nó: dao díp, dây thừng, bi, bản lề đồng, đinh, chìa khóa, giẻ rách, sổ đen, tuốc-nơ-vít, và thánh mà biết được những thứ gì nữa. Nó rút dây thừng ra đưa cho Bô-co buộc vào vòng sắt ở mũi thuyền. Chúng bắt đầu kéo thuyền rất từ từ, thận trọng theo phía bờ bên kia của đảo. Trong lúc kéo, chúng vẫn luôn theo dõi đảo. Khi đến chỗ mà chúng muốn ngồi vào cái “tạo vật ọp ẹp” này, chúng lại nghe thấy tiếng huýt sáo như ban nãy. Bây giờ ba đứa chẳng giật mình gì cả. Chúng thừa hiểu đó là tiếng sáo báo hiệu đổi gác trên cầu. Chúng không thấy hãi hùng nữa vì chúng cảm thấy như mình đang lăn lộn trong khói lửa chiến trường. Trong chiến tranh thật sự, những người lính cũng có tâm trạng như vậy. Khi họ chưa nhìn thấy kẻ thù https://thuviensach.vn thì họ giật mình sợ bất cứ bụi cây nào. Khi viên đạn đầu tiên véo bên tai thì họ mạnh bạo hơn, hăng máu hơn, quên cả tính mạng. Các cậu bé lần lượt ngồi vào thuyền, Bô-co bước xuống đầu tiên, Trô nóc-cô-sơ thứ hai, Ne-me-tréc rụt rè bước trên bờ sột sệt bùn. - Lên đi, lên đi, bố ơi! - Trô-nóc-cô-sơ động viên. - Ừ, tớ lên đây, bố ạ! - Ne-me-tréc vừa nói dứt lời thì bị trượt một cái. Chú hốt hoảng bám vào một cây sậy mỏng mảnh rồi ngã tõm xuống nước, không kịp kêu nửa lời. Nước ngập đến cổ nhưng chú không dám la. Chú đứng dậy ngay trong vũng nước nông. Trông chú thật buồn cười. Nước lõng tõng rơi trên người chú. Tay chú vẫn bám vào cây sậy mỏng bằng quản bút. Trô-nóc-cô-sơ không nhịn được, cười phá lên: - Đằng ấy uống nước à, bố nhỏ ơi! - Không! - Chú bé tóc hung nói, mặt mày tái nhợt, cứ để mặc cho nước và bùn lõng tõng rơi. Chú ngồi vào thuyền. Người chú nhợt nhạt vì hốt hoảng. - Tớ không nghĩ là hôm nay tớ sẽ được tắm! - Chú nói khe khẽ. https://thuviensach.vn Nhưng các bạn không để mất thì giờ, Bô-co và Trô-nóc-cô-sơ cầm chèo, đẩy mạnh thuyền ra khỏi bờ. Thuyền nặng nề, lười biếng, rập rềnh trên mặt nước hồ nhỏ yên tĩnh. Bọn trẻ khua khua mái chèo trong nước. Xung quanh im lặng đến nỗi có thể nghe được tiếng răng Ne-me-tréc đập vào nhau cầm cập. Chú đang ngồi thu tròn người ở mũi thuyền. Một lát sau thuyền áp được vào bờ đảo. Các cậu bé vội bước lên bờ rồi lập tức chui vào một bụi cây. - Ồ, thế là mình đến được đây rồi! - Bô-co nói, rồi nhẹ nhàng, thận trọng bò lên bờ, hai bạn bò theo. - Hô hô! - Chủ tịch quay lại. - Chúng ta không thể bỏ thuyền ở đây được. Chúng mà nhìn thấy thì ta chẳng trốn khỏi đảo được đâu! Trên cầu có bọn lính đứng gác. Mày ở lại coi thuyền vì tên mày là Trô-nóc-cô-sơ 8 mà. Nếu có người phát hiện thấy thuyền, mày đặt ngón tay lên miệng thổi thật to, sau đó chúng tao chạy trở lại, nhảy vào thuyền và mày đẩy mạnh ra khỏi bờ. Trô-nóc-cô-sơ trở lại chỗ để thuyền, mừng thầm trong bụng vì cậu sẽ có dịp huýt những hồi sáo thật inh tai... Bô-co tiếp tục bò với chú bé tóc hung theo bờ nước. Chỗ nào có bụi cây cao thì hai đứa đứng dậy rón rén đi. Chúng đứng bên một bụi cây cao lấp đầu người. Chúng vít cây xuống lưng chừng, nhìn thấy giữa đảo là một bãi đất hoang nhỏ và thấy đội quân áo đỏ, địch thủ của chúng, đang ở đó. Trống ngực Ne-me-tréc bắt đầu đập liên hồi. Chú ghé sát lại gần Bô-co. - Đừng sợ! - Chủ tịch rỉ tai chú. Giữa khu đất trống có một hòn đá lớn. Trên hòn đá, bọn áo đỏ đang ngồi xổm vây quanh ngọn đèn. Đúng là cả bọn đều mặc áo đỏ. Hai anh em Pát xtô ngồi bên cạnh A-trơ Phe-ri. Sát ngay thằng em là một người nào đó không mặc áo thể thao đỏ. Bô-co cảm thấy Ne-me-tréc run rẩy bên cạnh mình. - Cậu... - Ne-me-tréc ấp úng nói không nên lời. - Cậu... cậu... - sau mới thều thào được mấy tiếng: - Cậu thấy chứ? - Thấy! - Bô-co nói một cách buồn rầu. https://thuviensach.vn Bên bọn áo đỏ là Ghe-rếp. Như vậy là cậu không nhầm khi nhìn từ đồi xuống. Đúng rồi, Ghe-rếp là đứa cầm đèn đi đi lại lại hồi nãy. Bây giờ họ nhìn đội quân áo đỏ với sự chú ý được nhân đôi. Ánh đèn chiếu sáng một cách lạ lùng, soi rõ bộ mặt đen sì của anh em Pát-xtô, soi rõ những chiếc áo đỏ của bọn chúng. Tất cả bọn chúng lắng tai nghe, chỉ có Ghe-rếp khe khẽ đang diễn giải cái gì rất lôi cuốn mọi người vì cả bọn nghiêng người về phía nó, chăm chú nghe. Trong thầm lặng của ban đêm, hai cậu bé phố Pan cũng nghe thấy những lời của Ghe-rếp. Hắn nói: - Có thể đi đến khu đất trống theo hai hướng... Một là, đi từ phố Pan nhưng hơi khó vì trong luật lệ có ghi là ai vào phải đóng cổng lại. Hai là, đi từ phố Ma-ri-a. Ở đây cổng của nhà cưa hơi thường để ngỏ, có thể luồn qua các đống gỗ để đến khu đất trống. Đường này chỉ có một trở ngại là giữa các ngách của các đống gỗ có nhiều thành lũy. - Tao biết! - A-trơ Phe-ri nói chen vào, giọng trầm trầm, làm cho hai cậu bé phố Pan rùng mình. - Mày có thể biết được vì mày đã đến đó rồi! - Ghe-rếp nói tiếp. - Trong các đồn có lính canh, chúng sẽ báo hiệu ngay nếu có ai luồn qua các đống gỗ để tới. Tao cũng chẳng khuyên bọn mày đi theo hướng này... Như vậy là câu chuyện nói về việc bọn áo đỏ đến chiếm khu đất trống... Ghe-rếp tiếp tục: - Tốt nhất là chúng ta bàn trước đi. Khi nào chúng mày đến, khi đó tao sẽ vào khu đất trống cuối cùng và sẽ không đóng cổng lại! - Tốt lắm! - A-trơ Phe-ri nói chen vào. - Hay đấy! Cho tao cả thế giới này tao cũng không thèm chiếm khu đất trống khi chẳng có đứa nào ở đó. Theo cách thức này, chúng ta sẽ tiến hành cuộc chiến tranh nhé. Nếu chúng bảo vệ được thì thôi, nếu chúng không giữ nổi thì chúng ta chiếm lấy và gắn vào đó lá cờ của chúng ta. Không phải chúng ta làm việc này vì một chuyện nhỏ nhen, mà, bởi vì chúng mày biết... Một trong hai anh em thằng Pát-xtô bấy giờ mới lên tiếng: - Chúng mình làm là để lấy chỗ chơi bóng, ở đây không chơi được. Ở phố Ét-te-ha-di thì luôn luôn phải cãi nhau. Chiếm chỗ... Chúng ta cần chỗ chơi bóng, thế thôi. https://thuviensach.vn Rõ ràng những nguyên nhân mà chúng quyết định gây chiến cũng giống như nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh của loài người. Bọn áo đỏ cần chỗ chơi bóng và khi không làm cách khác được thì chúng phải dùng con đường chiến tranh. - Như vậy chúng tao nhất trí đấy! - A-trơ Phe-ri, chủ tướng của bọn áo đỏ, nói. - Mày sẽ quên đóng cổng nhỏ ở phố Pan theo như đã bàn. - Ừ! - Ghe-rếp nói. Chú bé tóc hung Ne-me-tréc tội nghiệp rất đau lòng khi nghe đến đây. Chú đứng đó, quần áo ướt sũng, mắt mở to nhìn bọn áo đỏ đang ngồi quanh ánh lửa, chỗ có tên phản bội đang mách nước. Tim chú đau nhói khi tiếng “ừ” từ miệng Ghe-rếp thoát ra, có nghĩa là Ghe-rếp phản bội khu đất trống. Chú khóc sụt sùi. Chú ôm cổ Bô-co, khẽ nức nở và nói như đứt hơi: - Thưa ngài chủ tịch... thưa ngài chủ tịch... thưa ngài chủ tịch... Bô-co dịu dàng hất nhẹ chú ra: - Bây giờ khóc thì chẳng được ích lợi gì hết! Tuy nói thế, nhưng trong cổ cậu cũng có cái gì nghèn nghẹn. Thật là đáng buồn về việc làm này của Ghe-rếp. Thình lình A-trơ Phe-ri ra hiệu cho bọn áo đỏ đứng dậy. - Chúng ta sẽ về nhà! - Vị chủ tướng nói. - Tất cả có vũ khí chưa? - Có! - Tất cả đồng thanh, rồi nhặt dưới đất lên những thanh giáo gỗ đầu có quấn một lá cờ đỏ tí xíu. - Xung phong! - A-trơ Phe-ri chỉ huy. - Vào bụi cây, cất vũ khí trong kho! A-trơ Phe-ri đi đầu, cả bọn tiến về phía giữa lòng đảo nhỏ. Ghe-rếp cũng đi theo chúng. Bãi trống nhỏ trơ lại. Trên hòn đá giữa bãi, ngọn đèn còn đang cháy sáng. Tiếng những bước chân vẳng đến mỗi lúc một xa dần. Chúng đi vào chỗ rậm rạp, giấu những cây giáo. Bô-co động đậy. - Bây giờ... - cậu vừa thì thào với Ne-me-tréc vừa sờ vào túi rồi rút ra tờ giấy đỏ đã được găm đinh ghim. Cậu vít cành cây xuống, ngoái lại đằng sau nói với chú bé tóc hung: - Mày chờ đây! Đừng có nhúc nhích nhé! https://thuviensach.vn Rồi cậu phóng ra bãi đất trống, chỗ bọn áo đỏ ngồi lúc nãy. Ne-me-tréc nín thở nhìn theo. Việc đầu tiên của Bô-co là nhảy đến bên rìa bãi đất trống, chỗ có một cây to mọc, tán xòe ra giống như một cái dù lớn phủ toàn bộ khu đảo. Trong nháy mắt, cậu găm tờ giấy đỏ vào thân cây rồi rón rén đến bên ngọn đèn. Cậu mở nắp đèn, thổi “phù”. Ngọn đèn tắt ngấm và lúc này Ne-me-tréc cũng chẳng trông thấy bạn nữa. Chú chưa kịp nhìn rõ trong bóng tối thì Bô-co đã đứng bên cạnh, khoác tay chú: - Chạy thật nhanh theo tao! Rồi cả hai chạy thục mạng ra bờ đảo, về phía thuyền. Khi Trô-nóc-cô-sơ trông thấy hai bạn, chú ta liền nhảy vào thuyền, tay chống chèo vào bờ, tư thế sẵn sàng đẩy đi. Hai bạn chú chạy tới nhảy phốc lên thuyền. - Đi thôi! - Bô-co thở hồng hộc, nói. Trô-nóc-cô-sơ lấy hết sức đẩy chèo nhưng thuyền không nhúc nhích. Thuyền mắc cạn; phải có người xuống nâng mũi thuyền đẩy ra. Từ phía bãi trống, những giọng nói đã vẳng lại gần. Bọn áo đỏ từ kho vũ khí trở về thấy đèn bị tắt. Thoạt đầu chúng tưởng gió làm tắt, nhưng khi A-trơ Phe-ri nhìn kỹ, nó thấy một bên đèn bị hở. - Có người vừa ở đây! - Nó quát tháo ầm ĩ. Các cậu bé đang khổ sở với thuyền cũng nghe rõ mồn một. Chúng thắp đèn lên. Tờ giấy đỏ găm ở cây đập vào mắt bọn chúng: “NHỮNG CHÀNG TRAI PHỐ PAN ĐÃ Ở ĐÂY!” Bọn áo đỏ nhìn nhau. A-trơ Phe-ri rống lên: - Nếu chúng đã đến đây thì chúng còn quanh quẩn nơi này thôi! Đuổi theo chúng! Nó huýt một hồi sáo dài. Bọn lính canh vội vã chạy từ cầu vào bảo là chẳng có ai qua cầu vào đảo cả. - Chúng đến bằng thuyền! - Thằng Pát-xtô em nói. Ba chàng trai đang đánh vật với chiếc thuyền hoảng hốt khi nghe tiếng quát tháo chửi bới ầm ĩ: “Đuổi theo chúng!”. Khi tiếng “Đuổi theo chúng!” vừa vang lên thì cũng là lúc Trô-nóc-cô sơ đẩy được thuyền ra rồi nhảy lên thuyền. Chúng lập tức cầm chèo dùng hết sức chèo mạnh vào bờ hồ. https://thuviensach.vn A-trơ Phe-ri kêu la ra lệnh: - Ven-đao-ít, lên cây quan sát! Mấy anh em thằng Pát-xtô hãy ra cầu, bao vây cánh phải, cánh trái! Thế là ba bạn bị bao vây. Cho đến khi còn cách bờ độ bốn năm mái chèo thì bọn Pát-xtô đã vượt được hồ, nhưng không biết rẽ về hướng nào. Nếu chiếc thuyền vào bờ trước khi bọn Pát-xtô đến thì con mắt quan sát của tên lính canh từ trên cây sẽ theo dõi và nói cho đồng bọn biết là họ trốn về phía nào. Từ trên thuyền, họ nhìn thấy A-trơ Phe-ri cầm đèn chạy hớt hải trên bờ đảo. Sau đó nghe tiếng thình thịch của bọn Pát-xtô chạy từ đảo qua cầu gỗ... Khi tên quan sát trèo lên được cây thì ba đứa đã lên bờ. - Thuyền đã cập bờ rồi! - Một giọng quát tháo từ trên cây. Lập tức giọng trầm trầm của tên chỉ huy trả lời lại: - Tất cả đuổi theo chúng! Ba chàng trai phố Pan chạy thục mạng. - Không được để cho chúng đuổi kịp! - Bô-co vừa chạy vừa nói. - Chúng nó có nhiều người hơn mình! Chúng tiếp tục phóng qua đường, qua bãi cỏ. Đi trước là Bô-co, hai bạn theo sau. Chúng chạy thẳng về phía nhà kính. - Vào nhà kính! - Bô-co thở hồng hộc và cố chạy về phía nhà kính. May mắn là cửa bỏ ngỏ. Chúng trườn vào và nấp kín sau những cây trắc bá lớn. Bên ngoài yên lặng. Rõ ràng là những người đuổi bắt đã mất hướng. Ba cậu trai nghỉ ngơi một chút. Chúng nhìn quanh ngôi nhà xa lạ, có ánh sáng nhợt nhạt của buổi tối thành thị hắt vào qua mái kính, tường kính. Ngôi nhà kính lớn này là một nơi rất dị kỳ, lý thú. Chúng ngồi ở gian trái ngôi nhà, tiếp theo là phần giữa, rồi đến gian phải. Trong những chậu gỗ lớn sơn xanh, những thân cây béo mập, cành lá sum suê, đứng thành hàng dài dằng dặc. Trong những chậu gỗ có trồng cả dương xỉ, trinh nữ. Dưới tháp tròn to của gian giữa, những tàu cọ hình quạt vươn cao, ở đây thật giống như một khu rừng nhỏ phương nam với các loài thực vật. Giữa khu rừng có một bể cá vàng, bên bể có chiếc ghế dài. Tiếp theo là những bụi cây làm cảnh, cây nguyệt quế, cây cam và những cây dương xỉ kếch xù. https://thuviensach.vn Toàn là những thực vật có mùi nồng nồng cay cay ngột ngạt, thơm thơm như hương liệu, tỏa lan trong không khí. Người ta sưởi ấm phòng kính lớn bằng hơi nước phun ra đều đều. Những giọt nước gõ nhịp xuống các tàu lá béo mập, to bản. Khi những tàu cọ sột soạt, ba đứa tưởng rằng mình sẽ thấy được con thú phương nam là lạ nào đó đang chạy loăng quăng giữa những chậu gỗ xanh, trong khu rừng nhỏ rậm rạp, ẩm ướt và ấm cúng này. Chúng cảm thấy vững dạ và bắt đầu nghĩ đến chuyện thoát khỏi nơi này. - Mong sao người ta đừng khóa chúng mình trong nhà kính này! - Ne me-tréc thì thầm. Chú đang ngồi rã rời dưới một gốc cây cọ lớn. Chú thèm được sưởi ấm vì chú bị ướt lạnh đến tận xương. Bô-co dỗ dành: - Nếu trước khi chúng ta vào người ta đã không khóa thì sau đây cũng không khóa đâu. Ba đứa ngồi. Xung quanh yên tĩnh ngoài tiếng thì thầm của chúng. Ở đây chẳng ai nghĩ đến chuyện tìm chúng cả. Sau đó chúng đứng dậy, đi lượn giữa những giá gỗ cao chất đầy những bụi cây nhỏ, những cỏ mùi và những bông hoa lớn. Trô-nóc-cô-sơ xông vào rồi vấp ngay phải một giá gỗ. Ne-me-tréc sẵn vẻ tận tình: - Khoan đã! - Chú nói. - Tớ bật sáng lửa cho! Và không để cho Bô-co kịp can ngăn, chú rút bật lửa trong túi ra bật tách. Lửa lóe sáng nhưng ngay lập tức bị tắt ngấm vì Bô-co hất bật lửa ra khỏi tay chú bé tóc hung. - Đồ khỉ! - Cậu giận dữ nói. - Mày quên là mày đang ở trong nhà kính à! Bởi vì tường của nhà này cũng bằng kính... bây giờ chắc chắn là chúng thấy ánh sáng rồi! https://thuviensach.vn Các chú bé dừng lại nghe ngóng. Quả thật Bô-co nói đúng. Bọn áo đỏ đã trông thấy ánh lửa vừa lóe lên hắt sáng toàn hộ khu nhà kính. Tiếng chân nện vội vã trên những viên sỏi vẳng lại. Bọn chúng cũng đang ở phía cửa ra vào bên cánh trái. Ba đứa lại nghe thấy tiếng A-trơ Phe-ri ra lệnh: - Mấy thằng Pát-xtô về cửa bên phải! - Nó quát lên. - Xe-be-nít ở giữa cửa, còn tao ở đây! Trong giây lát, các cậu bé phố Pan đã ẩn náu ngay. Trô-nóc-cô-sơ áp bụng vào sau một giá gỗ đựng cây. Ne-me-tréc chui vào bể cá vàng vì đằng nào cũng bị ướt rồi, nước ngập đến cằm, đầu được phủ một tàu dương xỉ lớn. Bô-co chỉ còn đủ thời gian nấp sau cánh cửa bỏ ngỏ. Tay cầm đèn, A-trơ Phe-ri kéo đồng bọn vào cửa. Ánh đèn hắt vào cửa kính. Bô-co thấy rất rõ A-trơ Phe-ri, nhưng nó không thấy được chú đang nép mình sau cánh cửa. Bô-co quan sát tên chỉ huy của bọn áo đỏ mà cậu chỉ nhìn thấy mỗi một lần khi nó ở trong vườn Viện bảo tàng. A-trơ Phe-ri là một chàng trai xinh xắn. https://thuviensach.vn Mắt nó bây giờ long sòng sọc như muốn cà khịa. Nó biến đi nhanh, dẫn đồng bọn lùng sục khắp mọi hướng, vào cả cánh phải nhìn xuống dưới các giá gỗ có đặt các chậu cây. Chẳng có đứa nào nghĩ đến việc tìm kiếm trong bể cá. Trô-nóc-cô-sơ thoát khỏi bị phát hiện nhờ thằng bé mà A-trơ Phe-ri gọi là Xe-be-nít. Khi chúng muốn sục sạo dưới các giá gỗ, thằng này nói: - Chúng nó đã đi qua cửa bên phải và ra khỏi đây từ lâu rồi! Bọn kia liền chạy theo nó đến cửa bên phải. Chúng phóng qua nhà kính. Vài tiếng ngắt lá cụt ngủn chứng tỏ chúng cũng chẳng thương tiếc gì những chậu hoa. Sau đó chúng đi ra. Ngôi nhà trở lại yên tĩnh. Trô-nóc-cô-sơ chui ra. - Bố nhỏ ơi! - Nó nói. - Một chậu hoa đổ xuống đầu tớ. Người tớ toàn đất... Nó khạc liên hồi. Đất cát đầy trong miệng, trong mũi. Người ra thứ hai giống như một con quỷ nước: Ne-me-trec chui ra khỏi bể cá. Chú bé đáng thương lại rỏ nước lõng tõng. Chú phàn nàn bằng giọng mếu máo quen thuộc: - Suốt đời tớ phải lặn hụp trong nước hay sao ấy. Tớ là gì nhỉ? Là ếch nhái chăng? Chú rùng mình như con chó xồm giũ lông cho nước bắn ra khỏi người. - Đừng có than thở! - Bô-co nói ngay. - Giờ ta đi thôi, kết thúc buổi tối hôm nay chứ!... Ne-me-tréc thở dài: - Ôi, tớ muốn về nhà quá! Đến đây chú chợt nghĩ là chú sẽ được đón tiếp ra sao nếu bố mẹ thấy quần áo chú ướt sũng thế này. Thế là chú chữa lại điều vừa nói: - Tớ cũng chẳng thiết về nhà lắm! Ba đứa chạy trở lại gốc cây keo, chỗ chúng trèo qua bờ giậu đổ để đi vào đây. Vài phút sau chúng đã đi tới đó. Trô-nóc-cô-sơ cũng đã leo lên cây, nhưng trước khi bước xuống bờ rào, nó nhìn quanh vườn một lượt. Bất chợt nó kinh hãi kêu lên: - Chúng đang đến kìa! https://thuviensach.vn - Trở lại cây mau! - Bô-co nói. Trô-nóc-cô-sơ trở lại cây và đỡ hai bạn lên. Chúng trèo lên chỗ cành thật cao. Một ý nghĩ bực bội là nếu chúng nó bắt được bây giờ thì tức quá vì sắp thoát khỏi nơi này rồi. Đội quân áo đỏ sầm sập chạy tới. Ba chàng trai ngồi thu mình, lặng lẽ như ba con chim lớn giữa lùm cây rậm rạp... Cái thằng Xe-be-nít lúc ở nhà kính đã đuổi bọn này đi bây giờ lại kêu lên: - Tớ đã thấy chúng nhảy qua rào rồi mà! Hình như trong bọn chúng, Xe-be-nít là đứa ngốc nghếch nhất. Thường thì thằng ngu ngốc nhất đồng thời là thằng ồn ào nhất. Hắn ta kêu gào luôn mồm. Bọn áo đỏ là những đứa chơi thể thao rất cừ nên chỉ trong giây lát chúng đã vắt người qua rào. A-trơ Phe-ri ở lại cuối cùng và trước khi bò ra ngoài, nó tắt phụt đèn đi. Nó cũng bám lên cây keo mà trên ngọn có ba chú chim đang làm tổ, để vượt qua rào. Thế rồi, như cái mái che mưa bị thủng, những giọt nước từ trên người Ne-me-tréc cứ rỏ xuống. Một vài giọt to rơi vào cổ hắn. - Mưa rơi! - A-trơ Phe-ri kêu lên. Hắn lau cổ và sau rồi cũng nhảy ra phố. - Chúng nó đi kia kìa! - Tiếng nói từ đường phố vọng đến. Cả bọn chạy theo Xe-be-nít. Nó lại nhầm. Bô-co nhắc nhở: - Nếu không có thằng Xe-be-nít này thì chúng mình đã rơi vào tay chúng từ lâu rồi. Bây giờ cả ba cậu cảm thấy đã thoát khỏi tay bọn áo đỏ. Các cậu nhìn thấy bọn kia đang chạy theo hai đứa con trai đủng đỉnh, lặng lẽ đi trên một đường phố nhỏ. Hai đứa này giật mình và cũng bắt đầu chạy. Tiếng quát tháo inh ỏi. Bọn áo đỏ chạy miết theo họ. Tiếng ồn ào mất dần trong đường phố nhỏ của thị xã. Bọn trẻ tụt khỏi rào, thở phào nhẹ nhõm khi nhận ra đường phố lát gạch đã ở dưới chân. Một bà già, rồi những khách bộ hành khác đi về phía đó. https://thuviensach.vn Chúng đã cảm thấy mình ở trong thị xã và ở đây sẽ chẳng có chuyện nguy hiểm gì xảy ra nữa. Ba đứa mệt nhoài, đói lả. Trong trại trẻ mồ côi gần đó, những cửa sổ thân mật chiếu sáng vào bóng đêm. Người ta đánh chuông báo giờ ăn tối. Ne-me-tréc run cầm cập. - Đi nhanh lên! - Chú nói. - Khoan đã! - Bô-co nói. - Này, tớ cho tiền, cậu đi xe ngựa về nhà! Cậu thọc tay vào túi nhưng tay bị vướng trong đó. Vị chủ tịch chỉ có ba xu. Trong túi cậu chẳng có gì khác ngoài ba đồng xu và một lọ mực nhẵn nhụi. Mực xanh sóng sánh trong lọ. Cậu moi trong túi ra ba đồng xu dính mực, đưa cho Ne-me-tréc: - Chỉ còn bằng này thôi! Trô-nóc-cô-sơ còn hai xu nữa. May mắn là chú bé tóc hung còn thêm một xu thần tiên đem theo trong cái hộp đựng thuốc viên. Tất cả có sáu xu. Ne-me-tréc cầm tiền ngồi lên xe ngựa. Bô-co dừng lại trên đường phố, trong lòng nghĩ ngợi miên man về chuyện Ghe-rếp. Cậu đứng buồn bã nghe ngóng. Trô-nóc-cô-sơ không hiểu một tí gì về chuyện phản bội nên chú ta vẫn vui, - Chú ý đây, “bố nhỏ” ơi! - Trô-nóc-cô-sơ nói, và khi Bô-co nhìn đến thì nó đưa hai ngón tay lên miệng thổi một tiếng thật inh tai. Nó huýt to quá, rồi nhìn quanh như thể đã thổi no say rồi. - Tiếng huýt này tớ đã cố nén suốt buổi tối nay! - Chú vui vẻ nói. - Nhưng bây giờ tự nó buột khỏi miệng tớ đấy, “bố” ạ! Trô-nóc-cô-sơ khoác tay Bô-co đang buồn thiu. Sau bao nhiêu hồi hộp, hai đứa mệt mỏi, thủng thẳng đi vào thành phố trên đường Uyn-luê dài hun hút. https://thuviensach.vn IV Đồng hồ trong lớp học lại điểm mười ba giờ, các cậu bé lập tức thu gọn sách vở. Ông giáo Rát đứng trên bục giảng, gập mạnh sách. Bé Treng-ghe-i đang ngồi chực sẵn ở đầu hàng ghế thứ nhất liền nhảy đến giúp thầy giáo mặc áo ba-đờ-xuy 9. Các bạn trai phố Pan ngồi rải rác ở nhiều bàn, lặng lẽ nhìn nhau, chờ lệnh của Bô-co. Chúng biết rằng hai giờ chiều nay sẽ họp trên khu đất trống để đội trinh sát báo cáo những nhận xét về chuyến đi Vườn cỏ. Mọi người đều biết cuộc do thám thành công và vị thống soái của bọn con trai phố Pan đã “thăm viếng” bọn áo đỏ một cách rất dũng cảm. Những người không đi tò mò muốn biết các tình tiết của cuộc mạo hiểm và những khó khăn mà các bạn mình đã vượt qua. Bô-co thầm lặng đến cạy răng cũng chả nói một lời. Trô-nóc-cô-sơ thì huyên thiên, lẫn lộn, trời hãy tha tội cho nó chứ, nó toàn nói láo. Nó còn nói ba đứa gặp cả những con thú hoang trong đống hoang tàn ở Vườn cỏ… Rồi bọn áo đỏ ngồi vây quanh một ngọn lửa, nom thật là khiếp đảm… Nó nói lăng nhăng, quên khuấy đi những sự việc quan trọng. Không thể nghe hết được lời nó vì nó đã làm điếc tai người nghe bằng những điệu huýt sáo dùng thay dấu chấm ở cuối câu. Ne-me-tréc cảm thấy vai trò của mình rất quan trọng, nên cứ giấu giấu giếm giếm từng li từng tí. Nếu các bạn hỏi, chú trả lời thế này: - Tớ chẳng phô được gì cả! Hoặc là: - Các cậu hỏi vị thống soái ấy! Cả bọn ghen tị với Ne-me-tréc ghê lắm vì chú chỉ là lính thôi mà được tham dự cuộc mạo hiểm tuyệt diệu như thế này. Đứng bên chú lính, các vị trung úy, thượng úy cảm thấy thấp hẳn đi. Thậm chí có một số người đồn ầm lên là sau chuyến đi này nhất định Ne-me-tréc sẽ được thăng cấp sĩ quan; thế thì ngoài Héc-tô, con chó đen của lão người Tốt ra, chẳng còn ai làm lính trên khu đất trống nữa… https://thuviensach.vn Trước khi thầy Rát ra khỏi lớp, Bô-co giơ hai ngón tay về phía các cậu trai phố Pan, ra hiệu là đến hai giờ sẽ họp. Các bạn khác không thuộc về phe đám con trai phố Pan ghen ghét ra mặt khi thấy Bô-co làm hiệu thì mọi người đều chào, tỏ ra rằng họ hiểu ám hiệu của vị thống soái. Mọi người đang muốn về thì có một chuyện xảy ra. Thầy giáo Rát dừng lại trên bục giảng. - Các anh chờ nhé! - Ông nói. Tất cả im lặng. Ông rút ra một mảnh giấy nhỏ từ trong túi áo ba-đờ-xuy. Ông đeo kính vào rồi bắt đầu đọc các tên ghi trong giấy: - Ve-i-xơ! - Thưa thầy có ạ! - Ve-i-xơ hốt hoảng nói. Ông giáo đọc tiếp: - Ri-khơ-te! Cả bọn lần lượt trả lời: - Dạ có ạ! - Bây giờ các anh không về nhà mà đến phòng tôi. Tôi có một việc muốn bàn với các anh! Nói xong ông vội vã đi ra khỏi lớp, không giải thích lý do của lời mời lạ lùng này. Tiếng ồn ào xôn xao nổi lên: - Vì sao thầy gọi? - Sao bọn mình phải ở lại? - Các thầy muốn bảo gì chúng mình? Những người được gọi hỏi nhau như vậy. Khi đã đông đủ, các chàng trai phố Pan tụ tập xung quanh Bô-co. - Tớ không biết chuyện gì. Vị thống soái nói. - Các cậu cứ vào đi, tớ sẽ chờ ở hành lang. Rồi Bô-co quay lại nói với mọi người: - Vậy thì không phải hai giờ mà ba giờ chúng ta mới gặp nhau. Có trở ngại giữa chừng! https://thuviensach.vn Hành lang lớn của trường đông nghịt, học sinh các lớp khác cũng đổ ra. Bên cửa sổ lớn mọi khi im lặng, bây giờ nhốn nháo, rầm rầm những bước chân tất tưởi. Ai cũng vội. - Chúng mày bị phạt à? - Một đứa hỏi bọn trẻ đang buồn rầu đứng chen chúc trước cửa phòng giáo viên. - Không! - Ve-i-xơ hãnh diện nói. Thế là đứa kia chạy đi. Bọn trẻ nhìn theo ghen tị. Nó đã được về nhà rồi… Sau mấy phút chờ đợi, cửa phòng thầy giáo xịch mở, cái dáng cao gầy của ông giáo Rát hiện ra sau cửa kính màu sữa. - Vào đây các anh! - Ông nói và đi trước. Phòng thầy giáo trống trải. Các cậu trai đứng lặng quanh chiếc bàn xanh dài. Người vào cuối thận trọng khép cửa lại. Ông giáo Rát ngồi xuống đầu bàn, nhìn quanh. - Các anh có mặt ở đây cả chưa? - Có ạ. Từ dưới sân, tiếng ồn ào vui sướng của các cậu trai tất tưởi về nhà vọng lên. Ông giáo khép cửa sổ lại. Một sự im lặng đáng sợ bao trùm căn phòng lớn có vô số sách vở xếp ngay ngắn. Trong cái yên lặng rợn người đó, ông giáo Rát lên tiếng: https://thuviensach.vn - Có một chuyện này, các anh đã lập nên một phường hội gì đó. Việc ấy tôi đã biết rồi. Tôi nghe cái hội này mang tên là Hội mát-tít. Người cho tôi biết tin đã trao cho tôi danh sách các thành viên của hội. Có đúng không? Không một tiếng trả lời. Cả bọn đều câm như hến, cúi đầu đứng lặng, chứng tỏ lời buộc tội là đúng. Ông giáo nói tiếp: - Thế thì ta đi lần lượt nhé. Trước hết tôi muốn biết ai đã tổ chức ra hội này, tôi đã nói rõ rằng tôi sẽ không tha thứ bất cứ việc tổ chức ra phường hội nào! Yên lặng. Một giọng rụt rè cất lên: - Ve-i-xơ! Ông giáo Rát nghiêm khắc nhìn Ve-i-xơ: - Ve-i-xơ! Anh không biết tự giác à? Tiếng trả lời khiêm tốn phát ra: - Có ạ, thưa thầy con biết ạ! - Thế vì sao anh không nhận ngay? Đến đây Ve-i-xơ tội nghiệp im bặt. Ông giáo Rát châm lửa hút xì gà, nhả khói vào không khí. - Vậy thì ta đi lần lượt nhé! - Ông nói. - Trước hết anh hãy cho tôi biết mát-tít là gì? Thay câu trả lời, Ve-i-xơ lấy ra một nắm mát-tít to tướng đặt lên bàn. Nó ngắm nghía một lúc rồi báo cáo bằng một giọng nhỏ nhẹ vừa đủ nghe: - Đây là mát-tít ạ! - Cái này là gì? - Ông giáo hỏi. - Thưa thầy, cái này giống như cháo bột đặc, các ông thợ lắp kính dùng để gắn kính vào khuôn. Sau khi ông thợ lắp kính đã gắn vào thì người ta có thể dùng móng tay cạy ra khỏi cửa ạ. - Thế anh nạo ra được nắm này đây à? - Thưa thầy không! Đây là mát-tít của Hội. Ông giáo mở to mắt. - Cái gì đó? - Ông hỏi. https://thuviensach.vn Lúc này Ve-i-xơ đã mạnh bạo hơn một chút. - Thưa thầy, cái này do hội viên góp lại, - nó nói. - Hội đã ủy nhiệm cho con giữ. Trước đây Côn-nay giữ, anh ấy là thủ quỹ, nhưng anh ấy chẳng bao giờ nhai cả, để thế nó khô mất! - Vậy cái này phải nhai à? - Vâng ạ, vì nếu không nhai thì nó cứng lại, không thể bóp được. Ngày nào con cũng phải nhai nó! - Vì sao lại chính anh? - Thưa thầy, vì trong luật lệ có ghi là: chủ tịch của hội có nhiệm vụ mỗi ngày nhai mát-tít ít nhất một lần, nếu không thì nó cứng mất. Đến đây Ve-i-xơ mếu máo sắp khóc. Nó sụt sịt nói thêm: - Và hiện nay thì con là chủ tịch. Không khí thật nghiêm trang. Ông giáo nghiêm khắc quát: - Các anh lấy ở đâu ra cái nắm to tướng này? Im lặng. Ông giáo nhìn Côn-nay: - Côn-nay! Các anh lấy ở đâu ra cái này? Côn-nay nhanh nhảu trả lời, tỏ ý muốn tự cứu mình bằng lời khai chân thật: - Cái này, thưa thầy, đã có cách đây một tháng. Con nhai một tuần nhưng lúc ấy nắm nhỏ hơn. Ve-i-xơ mang nắm đầu tiên đến, vì thế chúng con mới lập hội. Ba anh ấy chở anh ấy trên ô tô rồi anh ấy nạy từ cửa xe, móng tay anh ấy bị rớm máu. Cửa sổ phòng học hát bị vỡ, buổi chiều con đến đó; cả chiều hôm ấy con chờ ông thợ lắp kính, lúc năm giờ ông ấy mới đến, con hỏi xin ông ấy một ít mát-tít nhưng ông ấy không nói được, mõm ông ấy ngậm đầy mát-tít. Ông giáo nghiêm khắc cau trán lại: - Những lời này là cái gì thế? Ngựa mới có mõm chứ! - Thưa thầy, tức là mồm ông ấy ngậm đầy. Ông ấy cũng nhai. Sau đó con đến xin ông ấy cho xem cách gắn cửa sổ như thế nào. Ông ra hiệu đồng ý. Con thấy ông ấy lắp một cửa kính mới rồi bỏ đi. Khi ông ấy đi khỏi, con https://thuviensach.vn đến đó, nạo mát-tít ở cửa sổ ra rồi lấy đi. Nhưng không phải con ăn cắp cho con mà là cho hội, cho hô…ô…ội - nó khóc. - Anh đừng khóc! - Thầy Rát nói. Ve-i-xơ mân mê áo vét-tông, nó thấy cần phải lên tiếng nhưng lại rất lúng túng: - Anh ấy rống lên ngay bây giờ… Côn-nay khóc nức nở, tiếng khóc não ruột. Ve-i-xơ thì thào vào tai bạn: - Đừng rống lên mày! Rồi nó cũng bắt đầu khóc hu hu. Tiếng khóc dữ dội làm động lòng ông giáo Rát. Ông hít thật mạnh điếu xì-gà. Lúc này Tre-le, cậu Tre-le ăn mặc bảnh bao bước ra khỏi hàng, kiêu hãnh đứng trước ông giáo, nó quyết định sẽ thể hiện đặc điểm khảng khái của người La Mã, học tập kiểu cách Bô-co đã làm trong một ngày nào đó trên khu đất trống. Chú ta nói, giọng quả quyết: - Thưa thầy, con cũng góp mát-tít cho Hội. Nó nhìn một cách tự hào vào mắt ông giáo. Ông Rát hỏi: - Anh lấy ở đâu? - Thưa thầy ở nhà ạ! - Nó thưa. - Con đánh vỡ chậu tắm cho chim, bà con nhờ thợ gắn lại, con nạy mát-tít ra ngay. Lúc chim tắm trong chậu, nước chảy lênh láng xuống thảm lót sàn. Tắm cho chim bằng cái chậu như thế làm gì. Chim có tắm bao giờ đâu mà vẫn sạch! Ông giáo Rát ngồi hơi cúi lưng trên ghế. Ông dọa: - Anh nhơn nhơn thế Tre-le, tôi giúp anh vượt khó khăn ngay thôi! Côn nay, nói tiếp đi. Côn-nay ấm ức khóc. Nó lau mũi: - Thưa thầy con nói tiếp cái gì ạ? - Các anh lấy nắm khác ở đâu? - Thưa thầy, cái đó Tre-le đã nói rồi… Hội đã cho con sáu mươi xu để con kiếm thêm. Việc này làm cho ông giáo Rát không hài lòng. - Các anh còn mua bằng tiền nữa sao? https://thuviensach.vn - Thưa thầy, không ạ! - Côn-nay nói. - Ba con là bác sĩ, sáng sáng đưa xe đi thăm bệnh nhân. Một lần ông đưa con đi cùng, rồi con nạo mát-tít ở cửa xe ra, mát-tít này rất mềm. Lúc đó hội cho con sáu mươi xu để con thuê xe đến khu tập thể viên chức nạo mát-tít ở bốn cửa kính xe ở đó. Sau đó con đi bộ từ khu ấy về nhà. Ông giáo nhớ lại: - Chuyện này xảy ra khi tôi gặp anh ở Lu-đô-vi-ca? - Vâng ạ! - Và tôi gọi anh… anh chẳng trả lời. Côn-nay cúi đầu, buồn rầu nói: Thưa thầy, vì lúc đó mõm con ngậm đầy mát-tít! Côn-nay lại tấm tức, cậu ta bắt đầu lại khóc. Ve-i-xơ hồi hộp, lại mân mê mép áo, rồi bối rối nói: - Anh ấy lại rống lên... Và chính chú ta cũng bắt đầu khóc. Ông giáo đứng dậy, đi dạo trong phòng. Ông lắc đầu: - Một hội nhỏ lý thú! Thế ai là chủ tịch? Nghe câu hỏi này bỗng nhiên Ve-i-xơ quên ngay nỗi buồn. Nó nín khóc, hãnh diện nói: - Con ạ! - Thế ai là thủ quỹ! - Côn-nay ạ. - Anh đưa số tiền còn lại đây! - Thưa thầy, đây ạ! Côn-nay thọc tay vào túi. Túi cậu ta cũng chẳng nhỏ hơn túi của Trô nóc-cô-sơ. Nó bắt đầu lục lọi, lần lượt bày ra tất cả. Trước tiên nó bày ra một phô-rinh 10bốn mươi ba cơ-rai-xa. Tiếp đến hai con tem năm cơ-rai-xa, một tờ bưu thiếp, hai con tem tài liệu giá một cô-rôn 11, tám cái bút mới và một viên bi bóng màu. Ông giáo đếm tiền rồi bỗng xịu mặt xuống: - Các anh lấy tiền ở đâu thế? - Thưa thầy, đấy là tiền hội phí. Mỗi người một tuần nộp năm cơ-rai-xa. https://thuviensach.vn - Thế tiền dùng để làm gì? - Thưa thầy, đó tiền hội phí phải nộp. Ve-i-xơ không nhận tiền lương chủ tịch! - Số tiền đó bao nhiêu! - Năm cơ-rai-xa mỗi tuần ạ. Con đóng tem, Bo-ro-ba-sơ góp bưu thiếp, còn tem tài liệu do Ri-khơ-te nộp. Ba anh ấy là… của ba anh ấy… - Nó ăn cắp phải không? Ri-khơ-te đứng lên, mặt cắm xuống đất. - Anh ăn cắp à? Nó yên lặng ra hiệu “vâng”. Ông giáo lắc đầu: - Thật là hư hỏng! Ba anh làm gì? - Tiến sĩ Ét-nuê Ri-khơ-te, trạng sư ạ. Nhưng Hội đã ăn cắp tem trả lại rồi! - Thế là thế nào? - Thưa thầy, tức là con đã ăn cắp tem của ba con, sau đó con sợ quá, Hội cho con một cô-rôn để mua một con tem khác trả lại bàn giấy. Ba con bắt được, không phải lúc con ăn cắp mà là khi con trả lại tem, ba con tẩn cho một trận nên thân… - nó chữa lại, khi bắt gặp cái nhìn nghiêm khắc của ông giáo: - Ba con đánh cho một trận, lại còn cho ăn tát vì tội con đặt trả lại tem và hỏi con ăn cắp ở đâu, con không muốn thú thực vì lúc đó có thể ba con lại tát nữa nên con nói là Côn-nay cho. Sau đó ba con nói: “Mày đem trả Côn-nay ngay lập tức vì chắc thằng ấy lại ăn cắp ở đâu thôi!”. Con mang lại cho Côn-nay, thế là bây giờ hội có hai con tem. Ông giáo Rát buộc phải nghĩ ngợi: - Thế các anh mua tem mới về để làm gì, vì các anh có thể trả lại cái cũ cơ mà? - Không thể được ạ! - Côn-nay trả lời thay nó. - Vì đằng sau tem có dấu của hội! - Lại có cả con dấu cơ à? Con dấu đâu? - Bo-ro-ba-sơ là người giữ dấu. Bây giờ đến lượt Bo-ro-ba-sơ. Nó bước lên. Nó nhìn Côn-nay một cách hằn học. Nó luôn bị dính líu với thằng này. Nó còn nhớ như in chuyện chiếc https://thuviensach.vn mũ phớt ở khu đất trống… Nhưng chẳng làm gì khác được, nó ngoan ngoãn đặt con dấu bằng cao su cùng cái hộp mực dấu bằng sắt tây màu xanh lá cây xuống bàn thầy giáo. Ông giáo nhìn con dấu. Mặt con dấu đề: “Hội mát-tít, Bu-đa-pét 1889”. Ông giáo lắc đầu cố nhịn cười. Sau đó Bo-ro-ba-sơ vững dạ hơn. Nó thò tay lên bàn định lấy lại con dấu. Ông giáo chặn tay nó lại: - Anh muốn gì? - Thưa thầy! - Bo-ro-ba-sơ rụt tay lại. - Con đã thề rằng sống chết con cũng phải bảo vệ dấu, không để rời khỏi tay. Ông giáo nhét dấu vào túi. - Trật tự! - Ông nói. Nhưng Bo-ro-ba-sơ không bình tĩnh được nữa. - Thế thì, - nó nói, - mời thầy lấy cả lá cờ mà Tre-le đang giữ. - Ồ, có cả cờ à? Đưa đây! - Ông giáo quay về phía Tre-le, nói. Tre-le thọc thay vào túi lấy ra một lá cờ nhỏ, cán dây thép. Cờ này cũng như lá cờ của khu đất trống, đều do chị của chú ta may. Thường thường những việc khâu may là do chị của Tre-le đảm nhiệm. Lá cờ này màu xanh đỏ, có ghi: “Hội mát-tít, Bu-đa-pét, 1889. Chúng ta thề sẽ khôn làm nô lệ mãi!” - Hừm! - Ông giáo nói. - Ông nhóc nào viết, lại viết thiếu chữ “g”. Ai viết câu này? Không ai trả lời. Ông giáo nhắc lại câu hỏi, giọng rền vang: “Ai viết câu này?”. Tre-le nghĩ một lát. Nó nghĩ rằng tự nhiên nó lại đưa bạn vào tròng. Chữ “không” viết thiếu chữ “g” là do Bo-ro-ba-sơ viết, nhưng vì sao lại để Bo ro-ba-sơ khổ. Do vậy nó từ tốn nói: - Thưa thầy, chị gái con viết ạ! Nó nuốt một cái. Như thế là không hay, nhưng nó cứu được bạn… Ông giáo chẳng nói gì. Bọn trẻ bây giờ bắt đầu nói chuyện huyên thiên. - Thưa thầy, Bo-ro-ba-sơ đã khai cờ ra là không hay! - Côn-nay giận dữ nói. Bo-ro-ba-sơ bào chữa: https://thuviensach.vn - Anh ấy liên can đến con! Nếu đã mất con dấu thì hội cũng giải tán thôi! - Trật tự! - Ông giáo cắt ngang cuộc tranh cãi. - Nào, để tôi giúp các anh. Ngay bây giờ tôi tuyên bố giải tán hội để tôi không còn nghe thấy các anh cãi vã nhau thế này nữa! Về hạnh kiểm, các anh sẽ được nhận điểm trung bình, còn Ve-i-xơ được trung bình kém vì là chủ tịch! - Xin thầy tha thứ, - Ve-i-xơ lễ phép nói. - Hôm nay là ngày cuối cùng con làm chủ tịch, vì hôm nay phải họp tổng kết rồi bầu người khác làm chức đó trong tháng này ạ! - Chúng con đề cử Côn-nay, - Bo-ro-ba-sơ vừa nhăn nhở cười vừa nói. - Đối với tôi thế nào cũng được! - Ông giáo nói ngay. - Ngày mai các anh sẽ ở đây đến hai giờ. Sau đó tôi sẽ giúp các anh giải quyết khó khăn. Bây giờ thì các anh có thể về được! - Lạy thầy ạ! - Tất cả đồng thanh và nhốn nháo. Ve-i-xơ lợi dụng giây lát lộn xộn này thò tay lấy mát-tít. Ông giáo trông thấy. - Anh không để nó yên à? Ve-i-xơ tiu nghỉu: - Thế chúng con không được nhận lại mát-tít ạ? - Không! Thậm chí nếu ai còn thì nộp ngay. Nếu tôi biết ai còn giữ thì tôi sẽ trị tội rất nghiêm khắc. Đến đây Le-xích bước lên. Từ nãy đến giờ nó ngồi im như khúc gỗ. Nó lấy trong mồm ra một nắm mát-tít rồi xót xa dính vào nắm của hội bằng bàn tay bẩn. - Không còn nữa chứ? Le-xích há rộng miệng thay câu trả lời. Nó chỉ rằng không còn nữa. Ông giáo lấy mũ phớt. - Thôi nhé! Các anh đừng để tôi nghe một lần nữa chuyện lập hội đấy. Đi! Đám trẻ khép nép, rón rén lặng yên đi. Chỉ có một đứa trong bọn khe khẽ lên tiếng: - Lạy thầy ạ! - Le-xích nói một mình, vì lúc trước các bạn chào, miệng nó còn ngậm đầy mát-tít. https://thuviensach.vn Ông giáo đi khỏi, còn lại Hội mát-tít vừa bị giải tán. Đám trẻ buồn bã nhìn nhau. Côn-nay kể chuyện hỏi cung cho Bô-co đang ngồi chờ nghe. Bô co thở phào. - Tớ rất lo, - cậu ta nói, - vì tớ nghĩ rằng sẽ có thằng khai đến khu đất trống... Lúc đó Ne-me-tréc đi lại gần bọn trẻ, nói thầm: - Các cậu xem… Trong khi thầy hỏi cung các cậu, tớ đứng bên cửa sổ… một cửa sổ mới… và... Chú khoe nắm mát-tít còn tươi mà chú mới nạo từ cửa sổ ra. Mọi người thán phục nhìn chú. Mắt Ve-i-xơ sáng lên: - Nếu có mát-tít thì cũng sẽ có hội! Chúng mình sẽ họp tổng kết ở khu đất trống! - Ở khu đất trống! Ở khu đất trống! - Tất cả kêu lên. Tất cả chạy vội về nhà. Cầu thang còn vẳng lại tiếng ồn ào, tiếng hò la của các cậu trai phố Pan ngân vang. - Há lô, hô! Há lô, hô! Bọn trẻ ra khỏi cổng trường. Bô-co đi một mình, chậm rãi. Cậu có điều gì không vui. Cậu nghĩ đến Ghe-rếp, tên phản bội đã xách đèn trên đảo Vườn cỏ. Cậu vừa đi về nhà vừa nghĩ ngợi miên man. Cậu ăn cơm trưa rồi vùi đầu học bài tiếng La-tinh cho ngày hôm sau… Có thánh biết được đám trẻ làm thế nào mà nhanh thế, hai giờ rưỡi các hội viên của Hội mát-tít đã có mặt trên khu đất trống. Bo-ro-ba-sơ ăn cơm trưa xong đi ngay, nó còn gặm một miếng bánh mì to. Nó chờ Côn-nay ở cửa để củng lên đầu bạn. Côn-nay bị các bạn tức vì nhiều chuyện. Khi đã đủ quân, Ve-i-xơ gọi mọi người vào các đống gỗ. - Tôi khai mạc cuộc họp tổng kết! - Nó nói, giọng nghiêm nghị. Côn-nay đã ăn củng và nó cũng đã cốc trả lại Bo-ro-ba-sơ. Nó quan điểm là, để chống lại lệnh của ông giáo, cần phải duy trì hội. Bo-ro-ba-sơ nghi ngờ: - Côn-nay nói vậy vì bây giờ đến lượt cậu ta làm chủ tịch. Ý kiến tôi thì Hội mát-tít thế là đủ rồi. Tôi chán lắm. Trong mồm tôi ngoài cái thứ mát-tít này ra chẳng còn cái gì khác chăng. https://thuviensach.vn Ne-me-tréc muốn nói. - Tôi có ý kiến! - Chú thưa chủ tịch. - Ông thư ký muốn nói - Ve-i-xơ nói nghiêm nghị và gõ lên cái chuông nhỏ đáng giá hai cơ-rai-xa. Ne-me-tréc, thư ký Hội mát-tít, tự nhiên lại cứng họng không nói được. Chú trông thấy Ghe-rếp bên một đống gỗ. Không ai biết chuyện Ghe-rếp mà chú đã biết, đã thấy trong buổi tối đáng nhớ hôm đi với Bô-co. Ghe-rếp rón rén một mình giữa những đống gỗ, chạy thẳng về phía ngôi nhà lều chỗ lão người Tốt ở cùng với con chó làm bầu bạn. Ne-me-tréc cảm thấy mình có nhiệm vụ phải theo dõi tên phản bội, phải để ý mọi bước đi của nó. Bô co nói rằng trong khi cậu chưa đến thì không được để cho Ghe-rếp biết chuyện họ đã nhìn thấy nó ngồi quanh đèn cùng với bọn áo đỏ ở trên đảo. Hãy để cho nó tin rằng không ai biết chuyện. Nhưng bây giờ nó ở đây, nó len lỏi ở nơi này. Bằng bất cứ giá nào Ne me-tréc cũng phải biết vì sao nó lại đi đến nhà lão Tốt. Chú nói: - Cảm ơn ngài chủ tịch, tôi xin phép sẽ nói khi khác, tôi nhớ ra là tôi có chút việc! Ve-i-xơ lại giật cái chuông nhỏ: - Ông thư ký hoãn bài nói. Khi đó thì ngài thư ký đã chạy xa rồi. Chú chạy đón đầu chứ không phải chạy sau Ghe-rếp. Chú chạy qua khu đất trống, đi ra phố Pan. Từ đấy chú vòng sang phố Ma-ri-a, chạy bán sống bán chết đến cổng nhà cưa hơi. Đúng lúc ấy, một chiếc xe bốn bánh to chở gỗ vụn đi ra cổng, tí nữa đè lên chú. Ống khói sắt nhỏ phụt phụt nhả hơi trắng đục. Trong nhà cưa hơi tiếng máy rú điên loạn như muốn bảo: - Chú ú ú ý! Chú ú ú ý! - Ừ! Ta cũng chú ý! - Ne-me-tréc vừa nói vừa chạy qua nhà, xuống các đống gỗ, đi thẳng ra sân nhà lều của lão Tốt. Mái nhà lều của lão Tốt đã xiêu vẹo, mái gần sát với đống gỗ đằng sau. Ne-me-tréc bám lên đống gỗ rồi nằm sấp xuống. Chú nghiêng mặt dòm xuống, chờ đợi xem nó làm gì. Thằng Ghe-rếp muốn nói gì với lão Tốt? Hình như đây là một mưu kế nhà binh của bọn áo đỏ. Chú quyết định dù thế nào, chú cũng phải nghe được https://thuviensach.vn câu chuyện của họ. Ồ, cái này sẽ đem vinh quang cho chú biết bao! Chú sẽ tự hào biết bao vì chú lại tìm ra sự phản bội này. Chú nhìn quanh quất, chờ đợi. Chú trông thấy Ghe-rếp. Nó chậm rãi, thận trọng tiến vào nhà lều và luôn luôn nhìn lại sau, sợ có người theo dõi. Sau khi chắc chắn là không có ai theo mình, nó mạnh dạn bước tới trước lều. Lão người Tốt ngồi trên ghế, bình thản giơ tẩu thuốc hút những mẩu xì gà mà bọn trẻ thường thu góp và mang đến cho lão. Con chó nhảy nhảy bên lão. Thỉnh thoảng nó lại gâu gâu sủa về phía Ghe-rếp, nhưng khi đã đánh hơi thấy người quen, nó lại nằm chỗ cũ. Ghe rếp lại gần lão I-o-nô, mái nhà che khuất họ thành thử Ne-me-tréc không trông thấy. Giờ chú bé tóc hung đã mạnh bạo hơn. Chú bò thật nhẹ từ đống gỗ lên mái nhà. Chú nằm sấp trên mái, trượt lên trên, ngó đầu qua cửa nhìn họ. Các thanh gỗ sột soạt ở dưới, Ne-me-tréc thấy máu trong mạch như ngừng chảy… Chú bò tiếp, thận trọng ngó đầu xuống và nếu trong giây lát này lão Tốt hay Ghe-rếp nghĩ đến chuyện nhìn lên thì họ sẽ giật mình hoảng hốt khi thấy ở lề đống gỗ có cái đầu thông minh của chú tóc hung, chú đang mở to mắt quan sát những sự việc xảy ra trước nhà lều. Ghe-rếp bước đến bên ông già Tốt, thân mật nói: - Chào ông I-o-nô! - Chào cậu! - Miệng vẫn ngậm tẩu, ông lão đáp lời. Ghe-rếp ghé sát ông: - Cháu mang xì gà đến cho ông I-o-nô! Ông già Tốt lấy tẩu ra khỏi miệng. Mắt ông sáng lên. Ông I-o-nô nghèo nàn, cả đời chẳng mấy khi được thấy cả điếu xì gà. Ông chỉ được hút các mẩu thừa của người khác hút dở bỏ đi. Ghe-rếp móc trong túi ra ba điếu xì-gà, nhét vào lòng bàn tay ông. - Ồ! - Ne-me-tréc nghĩ thầm. - Rất tốt là mình đã bò lên đây. Thằng này muốn nói gì với lão Tốt nên đã đưa xì-gà ra trước. Chú nghe Ghe-rếp nói khe khẽ với lão Tốt: - Ông I-o-nô, ông đi với cháu vào lều… Cháu không muốn nói chuyện ở ngoài này… Cháu không muốn họ thấy… Có chuyện quan trọng. Ông có https://thuviensach.vn thể nhận thêm nhiều xì-gà nữa! Nó lôi trong túi ra cả một nắm xì-gà. Trên mái nhà, Ne-me-tréc lắc đầu quầy quậy. “Có chuyện gì xấu lắm đây, - chú nghĩ bụng, - nên nó đem đến nhiều xì-gà thế này!” Tất nhiên là lão Tốt vui sướng đi vào lều, theo sau là Ghe-rếp. Cả con chó cũng rón rén theo nó. Ne-me-tréc bắt đầu bực mình: “Tao sẽ chẳng nghe được chuyện các người nói!- Chú nghĩ. - Cả kế hoạch rất tốt của tao đã tan thành mây khói…!” Chú ghen ghét với con chó đã theo được vào trước khi cửa khép lại. Họ vào rồi đóng ngay cửa. Ne-me-tréc chợt nhớ đến những chuyện cổ tích kể về mụ đàn bà mũi sắt biến hóa hoàng tử thành con chó đen. Giờ đây chú rất vui lòng nhượng mười, mười hai viên bi bóng nếu có mụ đàn bà mũi sắt nào đó biến hóa chú thành con chó đen trong vài phút thôi và làm thế nào để biến chó Héc-tô thành chú Ne-me-tréc tóc hung. Bởi vì thực ra cả hai đều là bạn cùng cảnh ngộ, hai chú lính trơn… Nhưng thay thế mụ đàn bà mũi sắt là một con bọ răng sắt đến giúp chú. Con mọt đã đục nát thanh gỗ của mái nhà, cả nhà nó đã ăn gỗ mềm, no nê, chẳng nghĩ là lúc nào đó sẽ phụng sự đắc lực cho các cậu trai phố Pan. Chỗ nào mọt đục gỗ sẽ mỏng đi. Ne-me-tréc đặt tai xuống thanh gỗ, nghe ngóng. Những giọng nói ngắn ngủi vọng ra từ nhà lều, Ne-me-tréc vui vẻ ngay vì chú nghe được rất rõ những lời họ nói với nhau. Ghe-rếp nói thầm như vẫn còn sợ ai nghe được lời mình dù rằng đã ở chỗ kín đáo như vậy. Nó nói với ông già Tốt: - Ông I-o-nô hãy nghĩ một chút. Ông muốn lấy bao nhiêu xì-gà cũng được. Nhưng cũng phải làm cái gì chứ! I-o-nô hỏi rộn lên: - Cần làm gì? - Chỉ cần ông đuổi cổ bọn con trai khỏi khu đất trống, không nên cho chúng nó chơi bóng ở đây, chúng khuân hết gỗ đấy! Một vài giây chẳng nghe thấy gì. Ne-me-tréc đoán rằng lão Tốt nghĩ ngợi. Rồi tiếng ông già vọng lại: - Phải đuổi à? https://thuviensach.vn - Vâng! - Sao thế? - Vì những người khác họ muốn đến đây. Chúng nó là những chàng trai con nhà giàu… Ông cần bao nhiêu xì-gà cũng được… Có cả tiền nữa... Sự việc có tác động. - Có cả tiền nữa à? - I-o-nô hỏi. - Có! Có phô-rinh! Sau khi nói đến phô-rinh, nó hoàn toàn thu hút được ông già người Tốt. - Được rồi! - Ông nói - Chúng ta sẽ đuổi đi! Ống khóa lách cách, cửa cọt kẹt. Ghe-rếp bước ra khỏi nhà lều. Lúc đó Ne-me-tréc chẳng còn ở mái lều nữa. Như một chú mèo, Ne-me-tréc khéo léo bò xuống, rồi đứng dậy, chạy qua các đống gỗ, phóng về khu đất trống. Chú bé tóc hung hồi hộp vô cùng; trong lúc này chú cảm thấy số phận của tất cả đám con trai, tương lai của khu đất trống nằm trong tay chú. Khi trông thấy đồng bọn, chú kêu lên từ xa: - Bô-co! Không ai trả lời. Chú lại kêu lên: - Bô-co! Thưa chủ tịch! Một giọng đáp lại: - Chưa có đây! Ne-me-tréc như bị ma đuổi, phóng như bay. Đối với trường hợp này, phải lập tức báo ngay cho Bô-co. Cần phải hành động ngay trước khi chúng đuổi mình ra khỏi vùng chủ quyền này. Khi chú đã rời khỏi đống gỗ cuối cùng, chú thấy Hội mát-tít còn đang họp. Ve-i-xơ vẫn làm chủ tọa cuộc họp với nét mặt nghiêm nghị, và khi thấy Ne-me-tréc đến gần hội nghị, nó kêu lên: - Há-lô, hô! Ngài thư ký! Ve-i-xơ quát theo chú; để lấy uy quyền lớn hơn, nó rung thật mạnh cái chuông của chủ tịch. - Tao bận lắm! - Ne-me-tréc kêu trở lại và chạy tìm Bô-co ở nhà. Ve-i xơ dùng đến công cụ cuối cùng. Nó gọi theo chú bằng giọng như thét: https://thuviensach.vn - Lính! Đứng lại! Thế là chú phải dừng lại vì Ve-i-xơ là trung úy. Chú bé tóc hung vùng vằng bực tức, nhưng buộc phải tuân lệnh khi Ve-i-xơ đã giở cấp bậc ra. - Xin chờ lệnh, thưa ngài trung úy! Chú đứng nghiêm. - Vâng! - Chủ tịch Hội mát-tít nói. - Chúng tôi vừa nhất trí là bắt đầu từ hôm nay Hội mát-tít sẽ đi vào hoạt động bí mật. Chúng tôi đã bầu chủ tịch mới! Bọn con trai phấn khởi reo tên vị chủ tịch mới: - Côn-nay muôn năm! Chỉ có Bo-ro-ba-sơ cười nhăn nhở: - Đả đảo Côn-nay! Vị chủ tịch nói tiếp: - Nếu ngài thư ký không muốn giữ chức thư ký thì phải thề lời thề danh dự sẽ giữ bí mật vì nếu thầy giáo Rát mà biết thì... Trong lúc này Ne-me-tréc trông thấy Ghe-rếp đang rón rén đi giữa các đống gỗ. Nếu Ghe-rếp thoát đi được thì mọi sự sẽ đi đời… Hết cả pháo đài, hết cả khu đất trống… Giá có Bô-co nói tử tế với chú lúc này thì chú còn có thể cảm thấy vững dạ được. Chú bé tóc hung tức đến phát khóc. Chú cắt lời chủ tịch: - Thưa ngài chủ tịch… Tôi không có thì giờ rỗi… tôi cần phải đi ngay... Ve-i-xơ nghiêm khắc hỏi: - Hình như ngài thư ký sợ à? Có lẽ ngài sợ rằng nếu hội bị lộ thì ngài cũng sẽ bị phạt hay sao? Ne-me-tréc chẳng chú ý đến nó, mà chỉ nhìn Ghe-rếp đang trườn giữa các đống gỗ, chờ cho các cậu trai đi về hướng khác để rón rén chạy phóng ra đường… Trông thấy cảnh này, chẳng nói chẳng rằng, chú bỏ Hội mát-tít ở đó, xốc áo vét, cắm đầu chạy như bay, phóng qua khu đất trống, đi ra khỏi cổng. Cả hội nghị yên lặng. Trong cái yên lặng ghê gớm đó, vị chủ tịch nói, giọng hùng hổ, buộc tội: https://thuviensach.vn - Các hội viên thân mến đã thấy thái độ của Ne-me-tréc Ét-nuê chưa? Tôi khẳng định là anh ta rất nhát gan! - Đúng thế! - Cả hội nghị đồng tình. Thậm chí Côn-nay còn sẵng giọng: - Đồ phản bội! Ri-khơ-te bực dọc tiếp lời: - Tôi xin cách chức thư ký, đuổi cổ thằng phản bội nhút nhát đã chẳng đoái hoài đến hội trong khi hội mắc nguy nan. Chúng ta ghi vào biên bản rằng hắn là thằng phản bội! - Hoan hô! - Tất cả đồng thanh gào lên. Chủ tịch lặng lẽ tuyên án: - Toàn thể hội nghị tuyên bố Ne-me-tréc Ét-nuê là thằng phản bội hèn nhát, cách chức thư ký và khai trừ khỏi hội! Ngài thư ký đâu! - Có tôi! - Le-xích vội thưa. - Hãy ghi vào biên bản rằng hội nghị đã tuyên bố Ne-me-tréc Ét-nuê là phản bội và ghi tên hắn bằng chữ thường. Hội nghị xì xào. Theo các chính luật, đây là hình phạt nghiêm khắc nhất. Nhiều người vây quanh Le-xích. Nó ngồi ngay xuống đấy, đặt quyển vở giá năm cơ-rai-xa làm sổ biên bản của hội lên đầu gối; chữ như gà bới, nó viết vào một trang: “ne-me-tréc ét-nuê phản bội!!!” Vậy là Hội mát-tít đã làm mất danh dự của Ne-me-tréc Ét-nuê… Còn Ne-me-tréc Ét-nuê, hoặc nếu đúng hơn là ne-me-tréc ét-nuê, phóng ra phố Ki-ni-gi, chỗ ở của Bô-co, trong một ngôi nhà đất. Chú chạy vào cổng, đi thẳng tới Bô-co. - Ơ này! - Bô-co nói khi chú đã hoàn hồn. - Thế mày tìm gì ở đây? Ne-me-tréc hổn hển nói những điều mới lượm được, rồi nắm áo vét của Bô-co kéo đi cho nhanh. Hai người chạy ra phía khu đất trống. - Tất cả những chuyện này mày nghe, mày thấy à? - Bô-co vừa chạy vừa hỏi. - Tớ vừa nghe, vừa thấy đấy! - Ghe-rếp còn ở đó không? https://thuviensach.vn - Nếu đi nhanh, ta sẽ gặp hắn ở đó! Hai đứa phải dừng lại bên nhà thương. Ne-me-tréc tội nghiệp bắt đầu ho. Chú dựa lưng vào tường. - Đằng ấy… - chú nói, - đằng ấy đi nhanh lại đó… Tớ… tớ… còn ho hết đã, - và chú ho sù sụ, - tớ bị cảm lạnh! - Chú nói với Bô-co đang đứng bên chú. - Tớ bị cảm lạnh ở Vườn cỏ… vì hôm ấy tớ bị lăn tùm xuống hồ, lúc đó chưa sao cả. Nhưng ở nhà kính, tớ dìm người trong bể nước, nước ở đó lạnh quá, rồi cái lạnh ngấm khắp người tớ. Hai đứa quay sang đường phố Pan, khi vòng qua góc phố thì cũng là lúc cổng hàng rào mở tung ra. Ghe-rếp bước qua cổng, vội vàng. Thình lình Ne-me-tréc nắm lấy Bô-co: - Nó đi kìa! Bô-co khoanh tay làm loa, gọi tên thật to, vang cả đường phố nhỏ tĩnh mịch: - Ghe-rếp ơi! Ghe-rếp đứng dừng rồi quay mặt lại. Khi trông thấy Bô-co, hắn ta vừa cười vừa chạy lánh xa về phía đại lộ. Tiếng cười mỉa mai này âm vang lanh lảnh qua các ngôi nhà trong phố Pan. Ghe-rếp cười chế nhạo hai đứa. Cả hai như bị chôn chân trên góc phố. Ghe-rếp biến khỏi tầm mắt chúng. Chúng cảm thấy mất tất cả. Chúng thủng thỉnh, lặng lẽ đi đến cổng nhỏ của khu đất trống. Tiếng ồn ào vui nhộn của các bạn trai đang chơi bóng vẳng từ trong sân ra. Tiếp theo là tiếng hò la ầm ĩ; các hội viên Hội mát-tít hoan hỉ chúc mừng vị chủ tịch mới… Ở trong đó chẳng có ai biết rằng cái mảnh đất con con này hình như đã không phải là của họ nữa. Đây là mảnh đất khô cằn, gồ ghề nằm trong thủ đô, bị thu hẹp bởi hai ngôi nhà cao lớn, nhưng trong tâm hồn trẻ thơ, nó là một vùng vô tận, là niềm tự do mà buổi sáng là đồng cỏ châu Mỹ, buổi chiều là bình nguyên Hung trong mưa, là biển mùa đông, là Cực Bắc. Tóm lại nó là bầu bạn của chúng, chúng biến nó thành cái gì tùy theo ý muốn và sở thích vui chơi của mình. - Đằng ấy thấy chưa? - Ne-me-tréc nói. - Chúng nó cũng chẳng biết… - Chúng nó không biết! - Bô-co cúi đầu, khe khẽ nhắc lại. https://thuviensach.vn