🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Những Bí Mật Về Thế Giới Thực Vật
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
NHỮNG BÍ MẬT VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT Biên dịch : Tuấn Minh
Nhà xuất bản Lao Động 2007
Khổ 13 x 19. Số trang : 198
Thực hiện ebook : hoi_ls
(www.thuvien-ebook.com)
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới có bao nhiêu loài thực vật Thực vật và động vật, loài nào nhiều hơn? Tại sao cấu tạo về hình thái tế bào ở các bộ phận của thực vật khác nhau? Bạn có biết tính đa dạng của sinh vật không?
̖Nam Cực và Bắc Cực có thực vật không?
Làm cách nào để phân biệt thực vật và động vật?
Thế nào gọi là động vật bậc cao? Thực vật bậc thấp? Thực vật bao tử ?
Tại sao có nhũng thực vật gọi là “Hoá thạch sống”?
Lá thực vật có hoạt động ngủ và hoạt động hướng sáng không?
Tại sao một số loài thực vật lại có thể phát quang?
Trên thế giới có thực vật nào không rễ, không lá không?
Bạn có biết thực vật trường thọ nhất và đoản thọ nhất trên thế giới không? Tại sao trên các biển tên cây trong công viên lại thường ghi chú bằng tiếng la tinh? Bạn đã gặp thực vật biết bơi chưa?
Tại sao gọi "Giảo cổ là "nhân sâm phương Nam"?
Tại sao khi "Thuỷ triều đỏ" dâng lên, một lượng lớn các loài cá biển, sò ốc bị chết? Tại sao lại có loài thực vật sinh sống trên thân cây khác?
Đông trùng hạ thảo là sâu hay là cỏ?
Tại sao một một số loài thực vật lại có thể "ăn thịt"?
Cây Hoàn Hồn có khả năng hoàn hồn thật không?
Cây Xấu hổ tại sao lại biết xấu hổ ?
Tại sao "cây Vũ thảo" lại biết múa?
Tại sao một số hai loại hình thái khác nhau?
Tại sao rất nhiều loài hoa, loài nấm đẹp rực rỡ nhưng lại độc hại?
Tại sao rong biển lại có màu nâ?
Tại sao rong biển lại chứa một lượng i-ốt rất lớn?
Tại sao thực vật lại có khả năng giết chết côn trùng?
Tại sao ban ngày, dưỡng khí trong rừng rậm nhiều hơn ban đêm?
Tại sao có một số loài thực vật mọc ở dưới đáy sông hồ mà hoa lại nở trên mặt nước? Vì sao trong chuỗi thức ăn nhất thiết phải có thực vật?
Tại sao lá của một số loài thực vật sống dưới nước lại có 2 hình thái khác nhau? Tại sao lại phải quét vôi trắng cho thân cây vào mùa đông?
Tại sao nhu cầu về cường độ ánh sáng của thực vật không giống nhau?
https://thuviensach.vn
Tại sao một số loài hoa cỏ lại có thể sinh trưởng trong phòng?
Bạn có biết vì sao rêu trong than bùn lại chứa một lượng nước rất phong phú không? Chất kích thích sinh trưởng của thực vật là gì?
Thực vật có phản ứng như thế nào đối với nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp?
Khi thực vật thiếu dinh dưỡng sẽ mắc bệnh gì?
Loài quả nào có nhiều vitamin nhất?
Thực phẩm đen tại sao lại được ưa chuộng? Nó có gì khác với thực phẩm?
Bạn có biết loài thực vật nào tạo ra sơn không?
Tại sao trà, cà phê lại có thể làm cho đâu óc, tinh thần tỉnh táo?
Tại sao nhiều loài thực vật có thể tỏa ra hương thơm đặc biệt?
Hạt của loài thực vật nào là nhỏ nhất? Hạt của loài thực vật nào là lớn nhất?
Hạt của thực vật liệu lớn lên trong quả sao?
Hạt của thực vật sau khi nảy mầm sẽ phát triển thành mầm non như thế nào?>
Tại sao hạt sen ngâm trong nước lại rất khó bị thối rữa?
Tại sao hạt dưa chuột sau khi chín già nếu không rửa sạch sẽ không thể nảy mầm? Tại sao cây cọ dầu lại được xem là “Vua dầu Thế giới”?
Bạn có biết phân nhánh, độ dài và tốc độ sinh trưởng của rễ cây không?
Tại sao rễ của thục vật sống trên cát, trên sa mạc lại rất dài?
Làm thẽ nào để phân biệt giữa rễ và thân cây sinh trưởng trong lòng đất?
Làm thế nào để phán đoán được tuổi thọ của cây?
Tại sao có một số loài thực vật lại gọi là "thực vật treo cổ"?
Tại sao cây hoàng liên lại rất đắng?
Tại sao cây mọc trong rừng rậm lại cao và thẳng hơn cây mọc ở vùng đất bình nguyên bên ngoài? Tại sao trên thân của một số loài thực vật lại có gai, mà một số loài lại có tua cuốn? Tại sao lại nói một cây làm thành rừng cây?
Có phải củ của khoai lang và khoai tây đều là rễ không?
Tại sao nói thực vật là nhà máy sản xuất màu xanh?
Tại sao không thể ăn khoai tây đã mọc mầm?
Tại sao sau khi mọc măng tre, cây tre lại không thể sinh trưởng to hơn được nữa? Tại sao đến mùa thu lá cây lại chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thậm chí là màu đỏ? Bạn có biết các vật dụng gỗ gụ trong gia đình được chế tạo từ loại gỗ nào không? Tại sao đại đa số thực vật lại rụng lá vào mùa thu?
Hoa của thực vật hình thành từ bộ phận nào?
Trong thế giới các loài hoa, loài hoa nào to nhất, loài hoa nào nhỏ nhất?
Tại sao có những loài thực vật không cần đến sụ truyền phấn của côn trùng?
Tại sao có một số loài hoa lại có thể biến đổi màu sắc trong một ngày?
Tại sao nếu tre trúc nở hoa, chúng sẽ chết?
Bạn có biết làm thế nào đề duy trì được độ tươi của hoa trong thời gian dài nhất sau khi hoa bị cắt khỏi cây không?
Bạn có biết vì sao hoa hướng dương lại luôn luôn hướng về phía mặt trời không? Làm sao để phân biệt giữa cam giấy và cam sành?
Tại sao quả của thực vật sau khi chín lại trở nên mềm và ngọt?
https://thuviensach.vn
Tại sao dứa sau khi gọt vỏ nên ngâm một lúc trong nước muối mới ăn được? Tại sao có thể trồng những thảm cỏ mà không cần có đất?
Những loại rau trái mùa được trồng như thế nào?
Tại sao các màng nhựa mỏng lại có thể làm tăng sản lượng của thực vật? Dùng sinh vật đế diệt trừ sâu bọ như thế nào?
Thực vật có thể tiêm chủng vácxin phòng dịch để phòng trừ dịch bệnh không? Tại sao phải có cả hai hệ thống tưới tiêu dạng phun và tưới tiêu dạng nhỏ giọt? Bạn có biết "ưu thế đỉnh điểm” của thực vật là gì không?
Làm cách nào để khống chế giới tính của thực vật?
Thế nào là hạt giống nhân tạo?
Cây bông gạo kháng sâu bằng phương pháp nào?
Thế nào là hệ thố cân bằng sinh thái?
Loại cây nào có thể coi là nguồn tài nguyên phong phú?
Tại sao việc làm phong phú lượng thực vật trong rừng sẽ có thể bảo vệ được lớp đất màu mỡ? Tại sao thảm cây trong lại có thề điều hoà được khí hậu?
Tại sao rừng phòng hộ được ví như Vạn Lý Trường Thành màu xanh?
Tại sao khi những khu rừng rậm bị tàn phá sẽ gây ra hiện tượng thiên tai hạn hán, lũ lụt? Tại sao các nhà khoa học lại cho rằng cần phải b rừng rậm nhiệt đới ?
Tại sao nói thực vật có khả năng loại trừ tạp âm?
Tại sao thực vật lại có thể làm sạch không khí?
Tại sao nói thực vật có khả năng đo độ ô nhiễm trong khí quyển?
Tại sao phải cứu những thực vật quý hiếm khói nguy cơ tuyệt chủng?
Bạn có biết nhân sâm tẩm bổ cơ thể con người như thế nào không?
Tại sao cây Lô Hội có thể chữa bệnh và làm đẹp?
Vi khuẩn lên men có tác dụng gì?
Tại sao ăn lạc nảy mầm lại có hại?
Bạn có biết hoa của những loài thực vật nào có thể làm thuốc không?
Tại sao cây ăn quả có thể sống và phát triển khi cắt bớt cành lá thích hợp? Bạn có biết phấn hoa của thực vật có tác dụng như thế nào đối với ong mật không? Bạn có biết có những loài thực vật hương liệu nào không?
Bạn có biết mật hoa của thực vật được hình thành như thế nào không?
Bạn có biết nấm đầu khỉ có thể chế thành thực phẩm chống ung thư không? Bạn có biết thực phẩm chất xơ là gì không?
Sự hình thành của rễ, thân, lá của thực vật như thế nào?
Tại sao đại đa số lá rụng khi rụng xuống đất lại lật phần lưng lá lên trên?
https://thuviensach.vn
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XX là thế kỷ của sự phát minh mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật. Việc phát minh ra máy bay, sản xuất ôtiệp hóa với quy mô lớn và xây dựng đường cao tốc đã rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực và tác quốc gia; việc phát minh ra Pênêxilin, tiêm chủng phổ biến các loại vắc xin phòng dịch, làm cho con người thoát khỏi những loại bệnh truyền nhiễm đã uy hiếp nhân loại hàng vạn năm nay; việc phát minh ra và phổ cập máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, truyền hình... đã rất tiện lợi và cải thiện cuộc sống vật chất của con người; việc phát minh ra quang tuyến và điện thoại di động, sự xuất hiện của mạng Internet đã nhanh chóng nối liền con người trên khắp thế giới với nhau nhanh chóng; việc hoàn thành công trình "tổ gien" đã mở rộng nhận thức của con người những tầng sâu của sinh mệnh; việc xây dựng và phát triển của ngành hàng không đã đưa tầm mắt của loài người vươn tới nơi sâu thẳm của vũ trụ. Tất cả những điều đó không những đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cơ cấu kinh tế và phương thức sinh sống của con người, nó cũng làm thay đổi nhận thức của con người đối với thế giới khách quan, xây dựng các quan điểm khoa học hoàn toàn mới. Nhờ đó, sự phát triển khoa học kỹ thuật và sản xuất trong 100 năm của thế kỷ XX đã vượt qua tổng hợp mấy nghìn năm phát triển từ khi lịch sử loài người có văn tự đến nay, nhưng đồng thời cũng gây ra một loạt những hậu quả tai hại như phá hoại môi trường sinh thái, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng... Con người cuối cùng cũng đã nhận thức được, việc khai thác mang tính “cướp bóc" đối với đại tự nhiên sẽ chịu sự trừng phạt nghiêm khắc. Chỉ có sống hài hoà với tự nhiên mới có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, vừa không làm hại tự nhiên và môi trường vừa không uy hiếp sự sinh tồn của nhân loại và sự phát triển của thế hệ tương lai.Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và toàn cầu hoá kinh tế tri thức. Dựa trên nền tảng của công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ gien sẽ có sự đột phá và phát triển mới.
Chúng ta đã tiến hành thành công công c;i mới và đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và rực rỡ. Nhưng so sánh với thế giới và khu vực thì còn những khoảng cách rất lớn, đặc biệt là với các nước phát triển trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là chính sách hàng đầu, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là ý tưởng và sự nghiệp to lớn mà mỗi người dân Việt Nam phải ra sức nỗ lực thực hiện thành công. Đặc biệt, thế hệ tương lai mới là những chủ nhân tương lai của đất nước. “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai” .
Với ý nghĩa đó, trong thanh thiếu niên, chúng ta cần hướng dẫn và giúp đỡ họ có hứng thú và chí hướng tìm tòi, học hỏi các tri thức khoa học, phổ cập những kiến thức mới nhất, bồi dưỡng tinh thần khoa học nắm vững phương pháp khoa học. Đây không chỉ là nội dung và nhiệm vụ quan trọng của giáo dục nhà trường mà toàn xã hội bao gồm giới khoa học, giới xuất bản phải hết sức quan tâm.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại đặt ra yêu cầu rất cao đối với ngành giáo dục. Mục đích của giáo dục hiện đại là truyền thụ những tri thức và kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống, quan trọng hơn là làm cho con người có đủ các quan điểm khoa học và tinh thần khoa học, nắm vững và vận dụng các phương pháp khoa học. Để đi sâu tìm hiểu và nhận thức một cách toàn diện thế giới đã biết và chưa biết, con người cần có các tri thức khoa học rộng về nhiều phương diện.
Chính vì vậy, để tăng cường tố chất toàn diện cung cấp những tri thức, kiến giải mới cho thanh thiếu niên, chúng tôi đã biên dịch bộ sách Khám phá thế giới khoa học từ nhiều nguồn tư liệu của nước ngoài mà chủ yếu là từ cuốn Những vấn đề khoa học kỳ thú của NXB Khoa học kỹ thuật Thiên Tân, Trung Quốc - 2004. Hy vọng rằng, với nội dung có thể gọi là phong phú chính xác, dễ hiểu, bộ sách sẽ được sự yêu thích của đông đảo bạn đọc.NGƯỜI BIÊN DỊCH
https://thuviensach.vn
Trên thế giới có bao nhiêu loài thực vật Thực vật và động vật, loài nào nhiều hơn?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nhìn thấy biết bao nhiêu loài thực vật và động vật xung quanh mình. Rất có thể bạn đã từng đặt câu hỏi: Trên trái đất bao la, rộng lớn này, có bao nhiêu loài thực vật, bao nhiêu loài động vật? Loài nào nhiều hơn?
Chúng ta đều biết, ngay từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta không chỉ tiếp xúc, tìm hiểu về thế giới tự nhiên, mà còn biết cách chế tạo ra nguyên liệu, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của mình từ các loài động, thực vật như: Gỗ làm nhà; vỏ cây da thú làm quần áo; động vật, thực vật làm thực phẩm... Để nâng cao nhận thức và hiểu biết về thế giới động, thực vật trước hết chúng ta phải học cách phân biệt những loài động, thực vật khác nhau, từ đó hiểu được hàm nghĩa của "loài" đồng thời thấy được sự đa dạng của động, thực vật về mặt số lượng.
Sở dĩ có sự khác biệt giữa các loài sinh vật là do chúng có những đặc trưng khác nhau về môi trường sống, hình thái cấu tạo hoạt động sinh lý... Chẳng hạn, các loài sinh vật khác nhau không thể giao cấu để duy trì nòi giống cho loài của mình. Chính nhờ đặc điểm có thể coi là tiêu chuẩn này mà các nhà sinh vật học có thể tiến hành phân loại rõ ràng, chi tiết các loài từ vô số sinh vật tồn tại, sinh trưởng và phát triển trên thế giới và còn có thể xác đinh số lượng các loài sinh vật lớn.
Đến nay, con người đã nhận biết và gọi tên được hơn 1.400.000 loài sinh vật trên thế giới. Nhưng trong những khu rừng nhiệt đới hay trong lòng đại dương bao la vẫn còn nhiều loài sinh vật mà con người chưa từng biết về chúng. Theo ước tính của các nhà khoa học, trên trái đất có khoảng 10 triệu loài sinh vật. Cũng có con số thống kê lên đến 30.000.000 loài. Từ đó có thể thấy rằng, hiểu biết của loài người chúng ta về thế giới sinh vật phong phú này còn rất khiêm tốn.
Trong số 1 .400.000 loài sinh vật đã được con người nhận biết có khoảng hơn 300.000 loài thực vật, hơn 1 .000.000 loài động vật. Trong đó thực vật có hoa khoảng hơn 200.000 loài, chiếm 2/3 số loài thực vật đã biết. Trong động vật, côn trùng có khoảng 780.000 loài, chiếm 3/4 đến 4/5 số loài động vật đã biết. Đại đa số thực vật là thực vật hạt kín có khả năng nở hoa kết trái. Còn trong.thế giới động vật, những loài côn trùng bé nhỏ lại chiếm ưu thế. Điều thú vị hơn nữa là trong lịch sử tiến hoá và phát triển của động vật và thực vật, thực vật nở hoa và côn trùng lại có rất nhiều đặc điểm tiến hoá đồng thời với nhau, hỗ trợ phát triển lẫn nhau. Từ đó khiến cho động vật và thực vật song song phát triển ngày càng phồn thịnh
https://thuviensach.vn
Tại sao cấu tạo về hình thái tế bào ở các bộ phận của thực vật khác nhau?
Chúng ta đều biết đại đa số các loài thực vật đều có phần lá xanh vươn cành phát triển trong không trung, phần thân cây chính và phần rễ cây ăn sâu vào lòng đất, nhưng bạn đã bao giờ thực sự quan sát tỉ mỉ cấu tạo bên trong của thực vật chưa?
Thực vật cũng như động vật đều cấu tạo từ các tế bào. Chúng ta cùng quan sát và tìm hiểu cấu tạo bên trong của một cây xanh. Trước tiên hãy ngắt lấy 1 chiếc lá cây (ví dụ lá của cây trinh nữ), dùng chiếc díp nhỏ kẹp lấy phần sống lá, từ từ tước nhẹ một lớp màng mỏng gần như trong suốt ở lớp trên cùng của lá, đấy chính là phần biểu bì của lá. Quan sát dưới kính hiển vi, chúng ta có thể thấy rằng lớp biểu bì mỏng gần như trong suốt của lá này được cấu tạo từ vô vàn những tế bào dạng bản với những hình dạng khác nhau, chúng gắn kết lại với nhau theo thể xen kẽ, sắp xếp rất chặt chẽ và tập hợp lại thành một thể khá bền chặt. Sau khi được bóc tách, lớp biểu bì sẽ để lộ một lớp thịt lá xanh. Quan sát dưới kính hiển vi ta thấy những tế bào tạo thành thịt lá này đều có hình vuông, có chỗ sắp xếp rất chặt chẽ nhưng có chỗ lại sắp xếp rời rạc.Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo bên trong của thân cây. Kết cấu quan trọng trong thân cây là phần chất gỗ và libe. Bên trong thân cây có cấu tạo tiếp dẫn, nó bao gồm ống dẫn mạch và ống lọc. Ống dẫn mạch nằm ở phần chất gỗ, nó là những sợi ống dài từ vài cm đến 100 cm, không đều nhau, nối tiếp nhau từ rễ cây đến các phần nhánh cây, cuối cùng là lá cây. Trong ống có các hoa hình xoắn ốc hoặc hình tròn. Ống lọc cũng là một ống thông suốt trên dưới nối tiếp nhau, giữa các tế bào của ống lọc có các lỗ lọc thông nhau, các lỗ lọc này nằm trên các tấm lọc. Trong thực tế, các tấm lọc này chính là những tế bào ống lọc cấu tạo theo kiểu liên kết.
Cuối cùng, chúng ta cùng quan sát cấu tạo của rễ cây. Cấu tạo của rễ cây cũng tương tự như cấu tạo chủ yếu của thân cây. Nhưng rễ cây có một loại tế bào đặc biệt, tế bào lông của rễ. Nó phân bố trên lớp ngoài cùng của rễ cây, tế bào này phát triển trong đất và hình thành nên lớp lông của rễ. Khi quan sát cấu tạo và hình thái của các tế bào này, chắc chắn bạn sẽ đưa ra những câu hỏi: Tại sao hình thái kết cấu của các tế bào ở các bộ phận khác nhau lại không giống nhau?
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bản thân con người chúng ta trước. Mắt giúp chúng ta có thể tiếp xúc với ánh sáng, có thể nhìn thấy rõ các vật thể; Tai giúp chúng ta thu nhận được sóng âm thanh, nghe rõ âm thanh; Miệng giúp chúng ta có thể ăn các loại thức ăn. Do có 2 hàm răng rất chắc và cứng, chúng ta có thể nhai nhỏ, nghiền nát những thức ăn !ớn... Thực vật cũng giống như con người chúng ta vậy, các tế bào có kết cấu hình thái khác nhau ở các bộ phận khác nhau sẽ có tác dụng không giống nhau. Tế bào biểu bì có kết cấu rất chặt chẽ vì chúng có nhiệm vụ ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn bên ngoài. Nó trong suốt, không màu để ánh nắng mặt trời có thể dễ dàng xuyên qua nó, chiếu vào phần tế bào thịt lá ở bên trong. Tế bào thịt lá sở dĩ có màu xanh là do trong đó có chứa chất diệp lục gọi là lục thể. Đây chính là.bộ phận chịu trách nhiệm quang hợp cho cây. Do đó, kết cấu của tế bào thịt lá có liên quan đến việc quang hợp tạo dinh dưỡng cho thực vật. Cấu tạo của ống dẫn có tác dụng dẫn nước mà phần rễ cây hấp thụ được từ lòng đất lên đến thân, cành và lá cây. Nó cũng giống như đường ống dẫn nước trong ngôi nhà của chúng ta vậy. Cấu tạo của ống lọc có tác dụng đưa những chất dinh dưỡng mà lá cây tạo ra truyền đến thân và rễ cây. Cấu tạo đặc biệt của tế bào lông ở phát triển rộng thêm diện tích tiếp xúc của nó với đất để rễ cây dễ dàng hấp thụ nước và khoáng chất dinh dưỡng hơn.
Như vậy bạn đã thấy: Sự khác nhau về hình thái và cấu tạo của các tế bào ở các bộ phận khác nhau liên quan chặt chẽ với với vai trò của các bộ phận đó. Thực ra, tất cả các loài thực vật dù là thực vật bậc thấp hay cao đều bắt đầu từ 1 tế bào. Nó không ngừng phân tách, từ 1 - 2, từ 2 - 4... khi phân tách đến giới hạn nhất định, nó sẽ biến thành một dạng lớn hơn gọi là mô. Sau đó, một phần trong những mô này tiếp tục phân tách, tiếp tục phát triển từ nhỏ đến lớn, và chúng bắt đầu "phân công" nhiệm vụ: Có tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ (tế bào biểu bì), có tế bào làm nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng như tế bào tổ chức dẫn chuyển... quá trình này gọi là quá trình phân hoá. Cuối cùng, các tế bào này hình thành nên một loài thực vật hoàn chỉnh có rễ, thân và lá.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết tính đa dạng của sinh vật không?
"Tính đa dạng của sinh vật" đó là từ mà chúng ta thường thấy trên tivi, đài, báo chí... Ví như: "Cùng với sự gia tăng ô nhiễm ngày càng trầm trọng của môi trường, sinh vật ngày càng mất đi tính đa dạng. Để bảo vệ tính đa dạng của sinh vật chúng ta phải...." Muốn bảo vệ và duy trì tính đa dạng của sinh vật trên trái đất, thì công việc đầu tiên là chúng ta phải hiểu rõ nó là thế nào.
Từ "tính đa dạng sinh vật" bắt nguồn từng Anh. Nói một cách đơn giản thì nó chỉ sự tổng hoà sự sống của tất cả những hình thức khác nhau; nói một cách cụ thể thì nó là nguồn tài nguyên của các hình thức sự sống, bao gồm các gen của các loài động vật, thực vật, vi sinh vật..., nó được phân chia thành 3 dạng: Tính đa dạng của gen di truyền; tính đa dạng của chủng loại sinh vật; tính đa dạng của hệ sinh thái. Tính đa dạng gen di truyền là sự biến đổi gen trong 1 loài, bao gồm các quần thể khác nhau trong cùng một loài và những biến dị xảy ra trong một quần thể; tính đa dạng chủng loại nghĩa là có nhiều loài sinh vật khác nhau sống trong hệ sinh thái. Nó chỉ sự đa dạng về chủng loại sinh vật trên thế giới; tính đa dạng của hệ sinh thái chỉ sự phong phú của môi trường sống của các loài sinh vật.
Tính đa dạng của sinh vật được thể hiện phong phú nhất ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là rừng nguyên sinh nhiệt đới, hồ nhiệt đới, đại dương nhiệt đới. Ở những vùng đất có độ cao so với mực nước biển thấp hay những vùng có lượng mưa lớn, tính đa dạng cũng rất lớn. Ở nước ta, tính đa dạng sinh vật thể hiện ở những nơi có địa hình, thành phần đất phức tạp hay đất cũ lâu đời như vùng núi phía Tây, phía Bắc.
Hiện nay, tính đa dạng sinh vật đang bị đe doạ nghiêm trọng. Theo tính toán, mỗi một loài thực vật bị tuyệt chủng sẽ kéo theo 10 - 30 loài thực vật khác tuyệt chủng theo. Để bảo vệ hành tinh xanh tươi đẹp, phong phú này, chúng ta cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ tính đa dạng của sinh vật.
https://thuviensach.vn
̖Nam Cực và Bắc Cực có thực vật không?
Chúng ta đều biết Nam Cực và Bắc Cực là xứ sở của băng tuyết lạnh giá. Vùng trung tâm của 2 cực này khí hậu càng lạnh hơn. Ở đây mùa hạ rất ngắn; đa phần thời gian của 1 năm là mùa đông (khoảng hơn 8 tháng), quanh năm suốt tháng nước ở đây đóng băng và không thể tan ra được. Vậy theo bạn ở một vùng quanh năm băng tuyết, đại hàn như thế liệu có sự tồn tại của thực vật không?
Đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ Nam Cực là vùng nào? Theo sự phân bố về địa lý, từ vĩ độ 66.5 của Nam bán cầu trở xuống theo hướng Nam được gọi là Nam Cực; từ vĩ độ 66.5 của Bắc bán cầu trở lên theo hướng Bắc gọi là Bắc Cực. Nam Cực là một vùng lục địa lớn, thường được gọi là châu Nam Cực. Toàn bộ vùng đất này thường xuyên bị bao vây che phủ bởi một lớp băng tuyết dày. Trung tâm của Bắc Cực cũng là một vùng băng tuyết. Trên thực tế nó là một tầng băng lớn rất dày nổi trên mặt biển, mọi người thường gọi đại dương này là Bắc Băng Dương. Những vùng lục địa bao quanh Bắc Băng Dương thuộc Bắc Cực gồm: Phía bắc nước Nga, phía bắc Canada, phía bắc Phần Lan, phía bắc Na Uy... và còn bao gồm rất nhiều những hòn đảo ven biển lớn khác.
Hẳn bạn đã từng nhìn thấy gấu Bắc Cực, Tuần dương và các hoạt động của chúng trên những hòn đảo lạnh giá này trên tivi. Ngoài những động vật ăn thịt ra, ở đó còn có các loài động vật ăn cỏ và ăn các loại hoa quả khác. Điều đó cho thấy mặc dù thời tiết khí hậu vùng này cực kỳ khắc nghiệt, nhưng vẫn tồn tại sự sinh trưởng của thực vật, bởi nếu không thì những loài động vật ăn thịt làm sao có thể tồn tại và duy trì nòi giống ở đây? Để chúng ta biết rõ hơn, theo nghiên cứu và báo cáo của các nhà khoa học, ở những vùng trung tâm của 2 cực này, còn có địa y và rêu. Ví dụ như trên hòn đảo Xindi người ta phát hiện ra sự tồn tại của hơn 500 địa y, trên hòn đảo Green Land phát hiện ra sự sống của 300 loài địa y và 600 loài rêu. Ở vùng giáp giới còn có rất nhiều loài thực vật bậc cao như cây tiên nữ, hoa anh túc... Ngoài ra còn có không ít những loài thực vật quí hiếm có thể làm thuốc chữa bệnh, làm thức ăn cho gia súc...
Như vậy, nếu trước kia bạn còn hoài nghi không hiểu Nam Cực và Bắc Cực có những loài thực vật nào tồn tại không thì đến đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được những câu hỏi của mình: Nam - Bắc Cực không những có thực vật mà còn có rất nhiều loài thực vật sinh sống. Nếu có cơ hội, bạn có thể đến đó một chuyến, chắc chắn bạn sẽ hiểu kỹ hơn.
https://thuviensach.vn
Làm cách nào để phân biệt thực vật và động vật?
Một câu hỏi rất đơn giản, phải không? Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có thể phân biệt đâu là động vật và đâu là thực vật. Nhưng nếu xét về góc độ khoa học, bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn. Chữ "Thực" trong "Thực vật" biểu thị ý nghĩa là một cây đứng yên không di động; trong khi "Động" trong "Động vật" lại biểu thị ý nghĩa là những sinh vật có khả năng vận động, di chuyển. Nhưng trong thế giới tự nhiên lại có những loài thực vật "biết đi" hay những loài động vật "bất động", chẳng hạn: Mọi người đều biết san hô dưới đáy biển, một loài động vật mà trước kia mọi người đã từng lầm tưởng rằng đó là những cây san hô; hay những thực vật rong rêu cấu tạo từ những đơn bào, có thể "tung tăng" dưới nước, thậm chí chúng còn có 2 lông roi như tảo y, có thể di chuyển trong nước với tốc độ rất nhanh. Từ đây chúng ta có thể thấy rằng: Dùng khái niệm "bất động" hay "chuyên động" để phân biệt giữa động vật và thực vật là không chính xác. Vậy chúng ta phân biệt hai loài trên bằng cách nào đây?
Đầu tiên, hãy xem xét đơn vị cơ bản cấu tạo nên động vật và thực vật. Ngay từ những tế bào, chúng đã có những điểm khác nhau rất rõ ràng. Ở tế bào thực vật thông thường có một lớp ngoài dày, cứng, khiến cho tế bào có được một hình thái cố định cơ bản như: hình chuỳ, hình viên gạch, hình cầu, hình ống... Nhưng ở tế bào của động vật lại không có lớp ngoài như thực vật mà nó chỉ có một lớp màng mỏng và mềm bao quanh lớp vật chất bên trong của tế bào. Có một loài động vật đơn bào gọi là trùng biến hình. Với cơ thể đơn bào rất mềm của mình, loài trùng biến hình này có thể phình to ra để nuốt những hạt thức ăn nhỏ li ti xung quanh.
Thực vật và động vật còn có thể phân biệt với nhau nhờ đặc điểm có hoặc không có thể diệp lục. Đây cũng là một 1 điểm khác biệt khá đặc trưng. Đa số tế bào sống của bất kỳ loài thực vật màu xanh nào cũng có chứa thể diệp lục, đó chính là "kho dinh dưỡng" cho các tế bào của thực vật. Dưới ánh Mặt Trời, nó quang hợp hút khí Cacbonnic trong không khí và hấp thụ nước để tạo "lương thực" cho bản thân, nguồn "lương thực" này là các chất hữu cơ phức tạp hoặc đơn giản như tinh bột, dầu, prôtêin, đường... Những chất hữu cơ này cũng là nguồn gốc cơ bản của thức ăn cho động vật. Trong tế bào động vật không có kho chứa dinh dưỡng có thể tự tổng hợp thành thức ăn như ở thể diệp lục của thực vật. Do vậy, các nhà sinh học thường đặt cho loài thực vật màu xanh cái tên gọi "sinh vật tự dưỡng", bởi chúng có khả năng tự nuôi dưỡng bản thân. Còn đối với động vật, họ gọi là "sinh vật di dưỡng", tức là phải dựa vào những cái tồn tại bên ngoài chúng để nuôi dưỡng bản thân.
https://thuviensach.vn
Thế nào gọi là động vật bậc cao? Thực vật bậc thấp? Thực vật bao tử ?
Trước hết, như thế nào gọi là thực vật bậc cao và thực vật bậc thấp? Chắc hẳn các bạn đã từng ăn rong biển. Toàn bộ cây rong biển là các đa bào dạng phiến không có sự phân biệt giữa rễ, thân, lá. Phần giống như rễ cây đó chỉ có thể gọi là bộ phận cố định. Cuộc sống của nó hoàn toàn trong môi trường nước. Nó là thực vật thuộc họ tảo. Ở những khu vực nước nông ven sông ngòi thường có những loài vật màu xanh dạng sợi, đó cũng là loài thực vật thuộc họ tảo, trong tế bào có chứa thể diệp lục.
Bạn đã bao giờ ăn nấm, mộc nhĩ chưa? Chúng không có thể diệp lục, cũng không có sự phân tách giữa rễ, thân, lá. Chúng thuộc dòng nấm chân, là một trong những loài họ nấm.
Vào mùa xuân do không khí ẩm ướt, bề mặt của thực phẩm hoặc gỗ rất dễ bị mốc, thực chất đây chính là quá trình sinh trưởng của nấm mốc. Nấm của nấm mốc hình sợi tơ nhỏ, có loại giống như thân cây nhưng cấu tạo của chúng hoàn toàn không giống như thân cây. Hơn nữa chúng vô cùng nhỏ bé, chúng ta phải dùng kính lúp hoặc kính hiển vi mới có thể nhìn thấy rõ được. Chúng cũng thuộc họ nấm. Ngoài ra trong không khí, nước, đất cũng có sự tồn tại của một lượng lớn vi nấm (nấm nhỏ). Cơ thể của chúng rất nhỏ bé, chỉ là một tế bào, phải đặt chúng dưới kính hiển vi phóng đại phân tích có thể nhìn rõ chúng. Chúng và nấm chân đều thuộc họ nấm. Nấm và tảo đều không có sự phân tách rõ ràng giữa các bộ phận rễ, thân, lá. Chúng có cấu tạo đơn giản, sống trong môi trường nước hoặc môi trường ẩm ướt, không có cơ quan sản xuất tinh trùng và trứng.
Rêu không giống với tảo và nấm. Rêu là thực vật đa bào, cấu tạo của nó phức tạp hơn các loài thực vật chúng ta đã gặp ở trên. Hơn thế nó đã có sự phân tách giữa rễ, thân và lá; chúng có rễ giả. Khi sinh sản, chúng có cơ quan sinh sản ra trứng và tinh trùng. Cơ quan này được gọi là cơ quan sinh sản hữu tính. Mặc dù chúng vẫn còn sống trong môi trường ẩm ướt, nhưng về căn bản, chúng có khả năng sống ở lục địa, đặc điểm này đã khiến chúng trở thành thực vật bậc cao hơn so với nấm và tảo.
Có thể các bạn đã từng nhìn thấy cây dương xỉ. Trong những khu.rừng ẩm thấp, hoặc trên núi... Ở đâu chúng ta cũng có thể nhìn thấy loài thực vật này. Chúng to lớn hơn rêu, sự phân tách giữa rễ, thân, lá càng rõ ràng hơn, thân cây có độ cứng và chúng cũng có cơ quan sinh sản hữu tính. Tiếp đến là cây tùng, bách. Chúng còn cao lớn hơn nhiều so với cây dương xỉ, hơn thế chúng còn có khả năng nở hoa, kết trái. Do bên ngoài hạt (quả) của chúng không có lớp vỏ bao ngoài nên chúng được gọi là họ thực vật hạt trần. Những loài thực vật ra hoa đều có khả năng kết trái, nằm bên lớp vỏ bên ngoài, do vậy chúng được gọi trong là thực vật hạt kín.
Các nhà thực vật học gọi các loài thực vật đa bào, có sự phân tách giữa rễ, thân, lá, có cơ quan sinh sản hữu tính và ngày càng thích ứng được với môi trường sống ở lục địa như rêu, dương xỉ, thực vật hạt trần, thực vật hạt kim... là các loài thực vật bậc cao.
Còn các loài thực vật có cấu tạo đơn giản, phải sống dựa vào môi trường nước, không có cơ quan sinh sản hữu tính như: tảo, nấm... là các loài thực vật bậc thấp.
hi quan sát cây dương xỉ, có lúc chúng ta sẽ thấy ở mặt sau của lá dương xỉ thường có rất nhiều hạt màu nâu xám nổi lên. Nếu dùng tay kéo, chúng sẽ bị rụng, đây là nang bao tử (túi bao tử) của loài thực vật họ dương xỉ. Bên trong chúng có rất nhiều bào tử. Khi chúng phát tán ra, rơi xuống đất, khi nhiệt độ, độ ẩmđạt mức thích hợp chúng sẽ sinh trưởng thành những cây dương xỉ mới. Do vậy, bào tử là một tế bào sinh sản có thể sinh trưởng ra thế hệ sau của họ dương xỉ. Chúng được sản sinh trực tiếp từ các tế bào trước kia của dương xỉ. Loại tế bào này cũng thường được xuất hiện ở các loại tảo nấm hay rêu. Vì những loài thực vật này không giống như loài thực vật hạt kim, thực vật hạt kim như vậy sẽ có thể sinh sản thành hạt. Cho nên, các nhà thực vật học gọi các loài thực vật này là thực vật bao tử.
https://thuviensach.vn
Tại sao có nhũng thực vật gọi là “Hoá thạch sống”?
Hoá thạch là di chỉ của những sinh vật bị vùi sâu dưới lòng đất từ mấy nghìn năm về trước, trải qua quá trình vật lý và hoá học địa chất phức tạp mà hình thành nên. Do vậy các vật hoá thạch không phải là vật sống. Vậy tại sao có những loài thực vật được gọi là "hoá thạch sống"? Thực ra đậy chỉ là một cách nói ví von hình tượng mà thôi. Nó cũng giống như gọi những người làm việc tốt là "Thánh sống" vậy.
Loài thực vật hạt kim đã xuất hiện cách đây 300 triệu năm và đến thời điểm 200 triệu năm trước loài kim phát triển rất phồn thịnh trên trái đất. Nhưng vào thời kỳ khoảng 300 nghìn năm trước, trên trái đất xuất hiện một vài đợt thời tiết cực kỳ băng giá mà khoa học gọi là thời kỳ băng hà, nhiệt độ hạ xuống rất thấp. Trong môi trường sống khắc nghiệt này, họ hàng thực vật hạt kim có nhiều loài đã không thể thích ứng với sự biến đổi của khí hậu dẫn đến tuyệt chủng. Có những loài do sự chuyển động của trái đất mà bị chôn vùi vào trong lòng đất và biến thành hoá thạch. Sông núi ở nước ta phần lớn đều có địa hình chạy từ tây sang đông đã ngăn trở hoạt động của băng hà. Thế nên chúng ta gọi những loài thực vật hạt kim may mắn còn sinh tồn ấy là thực vật "hoá thạch sống". Những hoá thạch sống này đã cung cấp cho các nhà khoa học nhiều tài liệu nghiên cứu quí báu. Những thực vật được gọi là "hoá thạch sống" sinh trưởng trên đất nước ta rất nhiều; các loài thực vật hạt kim như cây lá quạt, cây linh sam, cây ngân sam, cân vân sam, tùng kimtiền, liễu sam, sam ba lá, sam đậu đỏ... gọi là "hoá thạch sống" của cây thực vật hạt kim.
Cây bạch quả, do sinh trưởng chậm, kết quả muộn, người ta đã miêu tả đặc điểm của cây này là "ông trồng cây, cháu hái quả". Vỏ của cây màu trắng nên được gọi là "bạch quả". Cây bạch quả dại rất ít, hiện nay có rất nhiều quốc gia đã tiến hành trồng và chăm sóc để phát triển loại cây này. Hình dạng của cây bạch quả rất đẹp và nó là một loại cây quý hiếm, có giá trị làm thuốc nhuận sắc, trị ho...
Cây ngân sam được ví là "đại gấu mèo của loài thực vật". Lá cây hình dẹt, giữa bụng lá lõm xuống, mặt lưng lá có màu bạc xám. Dưới ánh sáng mặt trời, khi có gió thổi nhẹ qua sẽ phát quang lấp lánh, do vậy nó được gọi là cây ngân sam. Đây là cây gỗ quý, có thể làm vật liệu kiến trúc hoặc dụng cụ gia đình.
Sam đậu đỏ, lá dài và nhỏ, giữa bụng lá lõm xuống, hạt được kết ở nách lá, khi chín vỏ sẽ chuyển sang màu đỏ tươi bao lấy thịt quả. Gỗ của s đậu đỏ là loại cây gỗ quý, hình dáng cây và hạt tươi đẹp. Nó là một loại vật liệu kiến trúc rất tốt và là thực vật mang tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra, vỏ và lá non của sam đậu đỏ có thể điều chế ra chất chữa bệnh máu trắng, dược liệu chống ung thư của các tế bào tăng trưởng trong u tử cung.
https://thuviensach.vn
Lá thực vật có hoạt động ngủ và hoạt động hướng sáng không?
Lạc là một trong những loài thực vật họ đậu mà khi mặt trời lặn hay trời râm, mưa, hoặc khi ánh nắng yếu đi, tế bào ở phần thân của lá sẽ xẹp xuống, lúc đó là thời điểm lá "đi ngủ”, phiến lá khép lại. Đến khi sáng sớm hoặc những ngày trời nắng, cuống lá trở nên rất cứng và phiến lá mở ra. Hiện tượng ngày mở - đêm khép của lá cây lạc được gọi là hoạt động ngủ.
Lá của cây lạc còn có vận động hướng sáng (hứng nắng) rất đặc biệt và rõ ràng. Khi tia nắng mặt rời chiếu xiên, những phiến lá phần trên của thân cây dựng lên theo hướng mặt trời, mặt phải của lá đối diện với những tia nắng mặt trời đồng thời nó liên tục chuyển hướng của mình theo hướng vận động của mặt trời, khiến cho mặt phải của phiến lá luôn luôn trong trạng thái đối diện với ánh nắng. Vào buổi trưa mùa hè, khi ánh nắng mặt trời gay gắt nhất, phần ngọn của phiến lá thường dựng thẳng lên để tránh tia sáng của mặt trời chiếu thẳng trực tiếp vào. Đây là một hiện tượng tự động điều tiết để lợi dụng ánh sáng mặt trời của cây Lạ
https://thuviensach.vn
Tại sao một số loài thực vật lại có thể phát quang?
Trong thế giới tự nhiên bao la và phong phú có rất nhiều những câu đố rất khó hiểu mà khi giải thích rồi trở thành một cách lý giải rất kì thú. Ngoài hiện tượng Mặt Trời, Mặt Trăng, sao, ánh điện, vật chất cháy có thể phát quang ra, mọi người thường bàn luận về hiện tượng phát quang mà không phải ai cũng có thể giải thích được. Đó là hiện tượng thân cây phát quang, sinh vật dưới biển phát quang, côn trùng phát quang, loài cá phát quang... Những hiện tượng này đều thu hút sự chú ý của mọi người.
Trong khuôn khổ cuốn sách này, chúng tôi sẽ đề cập đến hiện tượng những loài thực vật nào có thể phát quang và tại sao chúng lại có thề phát quang?
Nói chung, những thực vật có thể phát quang mạnh chủ yếu là một số thực vật bậc thấp, thuộc họ vi khuẩn như vi khuẩn nhỏ, nấm; thực vật thuộc họ tảo như các loại tảo biển. Các loại vật chất như chất diệp lục có trong tế bào màu xanh thì độ phát quang cần phải được đo bằng hệ thống máy móc mới kiểm nghiệmđược, mắt thường của chúng ta không thể thấy được độ phát quang của chúng. Bình thường, chúng ta có thể bắt gặp hiện tượng những cây gỗ hay đoạn gỗ bị mục trong đêm tối lại phát ra những tia sáng yếu ớt màu trắng xanh. Hiện tượng phát quang này thường gặp nhất ở mùa mưa, ẩm thấp. Mùa khô chúng ta ít gặp hiện tượng này. Ở những thôn làng của tố Đơn Dương, Giang Tô, Trung Quốc, vào ban đêm, rất nhiều người đã nhìn thấy hiện tượng như cây liễu ở ven ruộng nước phát ra ánh sáng xanh lấp lánh. Lúc đầu nhiều người cảm thấy kì lạ, thần bí, không thể giải thích được. Sau này, các nhà khoa học nghiên cứu và kết luận rằng: Những thân cây chết đã bị một loại nấm làm cho thân gỗ mục nát kí sinh trên môi trường sống giả. Lông tơ của loài nấm này xâm nhập lên toàn bộ thớ gỗ của thân cây và bài tiết ra một số enzime có thể phân giải gỗ. Những enzime này có thể chuyển hoá những chất xơ trong thân cây thành nấm, loài nấm này có thể hấp thụ những chất dinh dưỡng của những tiểu phân tử như đường, phênon, tế bào, nấm kí sinh trên môi trường sống giả sau khi hấp thụ được những "thức ăn" này chúng sẽ sinh trưởng và phát triển đồng thời tích luỹ những chất có thể phát quang. Những vật chất này dưới tác dụng của các enzime phát quang sẽ tiến hành ôxy hoá sinh vật, chuyển hoá những chất hoá học thành quang năng. Do vậy, chúng ta có thể nhìn thấy loài thực vật này phát quang.
Những thuyền viên hay chiến sĩ hải quân có thời gian công tác dài ngày trên biên, vào những đêm trăng thanh gió mát thường nhìn thấy những ánh sánh lấp lánh màu xanh hoặc màu trắng sữa trên mặt biển, mọi người thường gọi đây là hiện tượng "ngư hoả". Đây không phải là hiện tượng vật lý thông thường của những ngọn núi lửa dưới đáy biển mà là do sự tập trung của một lượng lớn những loài tảo biển, nấm và những sinh vật phù du khác trên mặt biển tạo thành những sinh vật phát quang tương đối lớn.
Ánh sáng của sinh vật phát quang là một loại tia sáng lạnh có tần số cao, tỷ lệ thay đổi quang năng của chúng trên 90%. Thành phần phổ sóng của loài sinh vật phát quang này rất nhẹ, phù hợp với mắt thường. Các kiến trúc sư bằng việc nghiên cứu và mô phỏng loài sinh vật phát quang này đã sáng chế ra các loại bóng đèn trang trí nội thất rất đẹp.
https://thuviensach.vn
Trên thế giới có thực vật nào không rễ, không lá không?
Nói chung, những thực vật bậc cao đều có các cơ quan dinh dưỡng như rễ, thân, lá và các cơ quan sinh trưởng như: hoa, quả... Trong giới thực vật, ngoài những thực vật không rễ, không lá như nấm, tảo, địa y, rêu, còn một số trường hợp đặc biệt do sự thay đổi về cấu tạo, đặc điểm sinh lý của chúng mà chức năng của rễ, lá bị thay đổi hoặc thoái hoá. Loài thiên ma dại sinh trưởng trên cây tre tương đối nhiều. Chúng sinh trưởng và phát triển trong các khu rừng rậm ẩm thấp, tối tăm vì chúng không cần ánh sáng, cũng không cần các chất dinh dưỡng. Chúng có thể phát triển to bằng củ khoai tây, bình thường chúng vùi mình trong những tầng đất do lá cây rụng xuống, con người không biết. Giao thời giữa hai mùa xuân - hạ, mầm của thiên ma đội đất mọc lên, không có lá tạo nên hình hoa thẳng tắp, đầu của nó có rất nhiều hoa nhỏ (giống hoa lan). Sau khi hoa nở sẽ kết thành quả có 3 góc, quả chứa nhiều hạt giống nhỏ như hạt bụi, 1 quả có thể chứa tới 10.000 hạt giống.
Vị thiên ma trong thuốc bắc chính là phần thân cây nằm dưới đất của loài thực vật nở hoa này. Chúng ta thường nhìn thấy thiên ma trong các cửa hàng thuốc bắc là thiên ma đã được sao khô, trên bề mặt có rất nhiều các hình tròn nhỏ. Đoạn đầu của mầm và rất nhiều lá cây bị thoái hoá tạo thành những vẩy nhỏ hoặc vẩy mầm. Ngược lại ở đầu kia, 1 đoạn có cấu tạo giống rễ cây nhưng không có rễ.
Bộ phận phía trên mặt đất của thiên ma không có lá nên không thể có khả năng quang hợp, phần dưới lòng đấtó rễ nên không thể hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng hữu cơ. Vậy thiên ma sinh trưởng và phát triển như thế nào? Các nhà thực vật học đã tiến hành giải phẫu và quan sát thiên ma dưới kính hiển vi và phát hiện ra rằng: Xung quanh tế bào bên trong của thiên ma đều có những tế bào nấm hình ống dài. Sau khi những tế bào nấm này được hình thành, nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp sẽ tạo nên một loại nấm nhỏ có màu sắc giống như màu mật ong. Đây chính là loài nấm có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thiên ma. Chúng ta đều biết, phần lớn loài nấm hấp thụ thức ăn, chất dinh dưỡng từ những cây gỗ mục, thân khô, lá khô. Loài nấm kí sinh sau khi hấp thụ chất dinh dưỡng từ những chất hữu cơ này, khi gặp thân cây thiên ma sẽ dính chặt vào. Tế bào của thân thiên ma có các enzime như là một vũ khí đặc biệt để hút những chất dinh dưỡng từ những loài nấm kí sinh trên thân nó để nuôi sống chính mình. Sau khi thiên ma đơm hoa kết trái xong, phần thân dưới lòng đất dần yếu và mất đi. Lúc này tế bào nấm kí sinh sẽ hút chất dinh dưỡng của tế bào thân thiên ma đê nuôi dưỡng bản thân và duy trì nòi giống. Mối quan hệ "hai bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển" của hai loài sinh vật này trong sinh học gọi là cộng sinh. Quan hệ cộng sinh giữa các sinh vật được hình thành sau khi trải qua 1 thời gian tiến hoá dài.
Ngày nay, mọi người đều nhận thức được rất rõ mối quan hệ cộng sinh giữa thiên ma và loài nấm kí sinh trên nó. Chúng ta có thể nuôi trồng thiên ma ở đồng bằng thậm chí trong phòng, miễn sao có loài nấmkí sinh tốt. Hạt giống thiên ma hoặc thân thiên ma nhỏ, kèm theo thân cây khô, gỗ, lá khô; khống chế nhiệt độ, độ ẩm tốt là chúng ta có thể có được một vị thuốc bắc giá trị.
Tuy nhiên, loài thực vật không rễ, không lá, sinh trưởng và phát triển nhờ cộng sinh với nấm như thiên ma không nhiều; thế nhưng những loài thực vật kí sinh có rễ, không lá và sinh vật bán kí sinh không rễ, có lá lại rất nhiều
https://thuviensach.vn
Bạn có biết thực vật trường thọ nhất và đoản thọ nhất trên thế giới không?
Trong thế giới cây cỏ mà chúng ta tiếp xúc, có một số loài đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân, đến mùa thu bắt đầu nở hoa kết trái, sau đó rồi chết khô. Nhưng cũng có những loài mầm cây phát triển thành cây non, cây non phát triển thành cây to và cứ thế không ai có thể biết được chính xác tuổi thọ của chúng là bao nhiêu. Vậy thì loài nào có tuổi thọ cao nhất. loài nào có tuổi thọ ngắn nhất và ngắn là bao nhiêu?
Theo các nghiên cứu và bằng chứng của các nhà khoa học, loài thực vật hạt có thể sống lâu nhất là hơn 6000 năm; loài thực vật hạt có tuổi thọ ngắn nhất là 3 tuần.
Ở vùng nhiệt đới, có một loại thực vật gọi là cây long huyết. Loại cây này có thể sống tới hơn 6000 năm. Các nhà khoa học đã tính tuổi thọ của cây này như thế nào?
Thực vật có tuổi thọ cao, sau mỗi năm sinh trưởng và phát triển sẽ hình thành những dấu tích trên thân cây. Chúng ta có thể tính từ phần "già" nhất của thân gỗ; tìm vết tích trên thân cây, tính toán xem mỗi nămsinh trưởng có thể làm cây lớn được bao nhiêu. Sau đó tiếp tục đo độ phát triển của thân cây hiện tại. Làmnhư vậy, chúng ta có thể tính được đại khái tuổi thọ của cây là bao nhiêu. Ở vùng sa mạc, do không khí nóng, lượng mưa hàng năm rất ít, có lúc chỉ có sương trong 1 khoảng thời gian rất dài mà không có mưa. Trong môi trưởng sống như vậy, phần lớn loài thực vật đều không thể tồn tại được, chỉ có một phần rất ít có thể thích nghi, tồn tại. Hơn nữa do thời tiết khô nóng kéo dài, những thực vật này phải hoàn thành 1 vòng tuần hoàn sinh trưởng - phát triển - chết của mình một cách nhanh chóng. Có một số loài chỉ dùng 3 tuần để hoàn thành từ giai đoạn hạt giống nảy mầm đến giai đoạn nở hoa kết trái. Nó là một số thực vật thuộc họ cây mù tạc. Sau khi nở hoa kết trái, hạt giống được bảo vệ tốt trong môi trường khô hạn, mùa mưa của năm thứ 3 đến, hạt nảy mầm sẽ có thể nảy mầm và phát triển thành cây.
https://thuviensach.vn
Tại sao trên các biển tên cây trong công viên lại thường ghi chú bằng tiếng la tinh?
Khi vào công viên chơi, chúng ta thưởng nhìn thấy trên mỗi thân cây đều có treo biển tên của cây đó. Trên biển tên, bên cạnh tên cây được viết bằng thứ tiếng của nước đó, ở bên dưới còn có một dòng chữ La tinh.Tên La tinh ấy liệu có đúng là có thể dùng hoặc không dùng cũng được không? Tuyệt nhiên là không. Việc ghi rõ tên cây bằng tiếng La tinh là một điều kiện bắt buộc. Lý do là vì: ở những vùng khác nhau (địa phương khác nhau) lại có những tên gọi khác nhau cho cùng một loại cây. Ví dụ: Quả cà chua, người Trung Quốc gọi nó là Tây hồng thị, nhưng tiếng Anh là Tomato. Hoặc như củ khoai tây, người Trung Quốc gọi là Thổ đậu, tiếng Anh lại gọi là Potato. Mặt khác cùng một loài thực vật nhưng chúng lại có đến mấy tên gọi khác nhau. Ví dụ như loài thực vật có tên gọi làông lão đầu bạc" lại có đến 10 tên gọi khác nhau. Do tên gọi không thống nhất nên rất dễ gây nên những hiểu lầm giữa khoa học trong nước và khoa học quốc tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực y học, nếu như không có 1 cái tên thống nhất sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêmtrọng. Để thống nhất tên gọi, các nhà thực vật học đã phải tốn rất nhiều công sức, từng sử dụng rất nhiều cách gọi tên khác nhau. Song sau này đều được thay thế bởi cách gọi 2 tên. Cách gọi 2 tên do một nhà phân loại thực vật học người Thuỵ Điển nghĩ ra. Cách gọi này dùng chữ La tinh hoặc từ đã bị La tinh hoá để gọi tên. Từ đầu tiên là "họ" của cây, từ thứ hai là một loại từ thêm, tương đương với tên của cây. Sau khi đã đặt tên cho cây xong vẫn phải đưa thêm tên của người đã đặt tên cho nó bằng chữ La tinh, tức là từ thứ 3. Ví dụ như loài cây bạch quả có tên La tinh là "Ginkgo biloba L". Do chữ La tinh sử dụng tương đối ít và cũng ít biến đổi. Một chữ La tinh chỉ đại diện cho 1 loài thực vật nên gọi bằng tên La tinh sẽ tương đối ngắn, chính nguyên nhân này đã khiến cho tên La tinh thường được dùng để đặt tên cho các loài thực vật một cách phổ biến.
https://thuviensach.vn
Bạn đã gặp thực vật biết bơi chưa?
Thực vật không tự động di chuyển vi trí của mình như động vật. Đây chính là những cảm giác trực quan của chúng ta và nếu có loài thực vật "biết bơi" thì chỉ có thể là những loài thực vật sống trong môi trường nước mà thôi
Vậy chúng ta hãy thử quan sát một chút xem loài thực vật dưới nước nào biết bơi? Loài lan dạ hương (còn gọi là mắt phượng xanh), loài bèo... là những loài thực vật sống trôi nổi trên mặt nước mà chúng ta thường gặp. Nếu như muốn bơi thì chúng chính là những loài thực vật có điều kiện thuận tiện nhất: Nhưng dù thế nào thì chúng cũng vẫn chỉ là những loài thực vật bất động, chỉ trừ khi có gió thổi chúng sẽ trôi dạt vào một góc của ao hồ, nơi chúng sống, đây không được coi là hiện tượng bơi, bởi rễ của chúng không tự động di chuyển được.
Tuy nhiên, vẫn còn có một số loài thực vật nhỏ bé, nhỏ bé đến mức chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường mà phải quan sát chúng dưới kính hiên vi, liệu chúng có phải là những loài thực vật biết bơi?Chúng ta chuẩn bị một chiếc vợt rồi vớt sinh vật trôi nổi trong ao hồ mang về và quan sát chúng dưới kính hiển vi sẽ phát hiện ra rằng có rất nhiều thực vật biết bơi. Những loài sinh vật di chuyển qua lại trong nước này có phải là thực vật không? Hãy khẳng định rằng là đúng vì trong cơ thể chúng có chất diệp lục, đó chính là những loài thực vật thuộc họ tảo như tảo y, tảo trần... Vậy chúng di chuyển được là nhờ cái gì? Chính là lông mao. Những lông mao này có thể chuyển động trong nước và đây mới thực sự là hiện tượng thực vật biết bơi.
https://thuviensach.vn
Tại sao gọi "Giảo cổ là "nhân sâm phương Nam"?
Nhân sâm là một trong những loài thực vật quý hiếm của vùng Đông Bắc Trung Quốc. Vì nhân sâm có giá trị y tế rất cao, lại sinh trưởng rất chậm nên giá thành của nó rất đắt. Rễ của cây nhân sâm có hình thù hơi giống hình người, chính bởi thế mà loài thực vậy này có tên là "Nhân sâm". Nhân sâm thường được dùng để bào chế các loại thuốc bổ. Nguyên nhân của vấn đề này có liên quan đến các thành phần chứa trong nó. Thành phần phát huy tác dụng chính của nhân sâm là Glucozit đen. Hiện nay đã được phân chia thành hơn 13 loại Glucozit đen nhân sâm đơn thể. Giảo cổ lan là một loài thực vật được phân bố ở khu vực phía Nam của tỉnh Thiểm Tây và các tỉnh phía Nam sông Trường Giang Trung Quốc. Nó cũng sinh trưởng ở một số nước khác như: Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Inđônêxia. Loài thực vật này thường sinh trưởng ở trong rừng hay cạnh các dòng chảy của các con sông, là một trong số loài thực vật dây leo dạng cỏ của họ bầu bí. Thân cây mềm yếu, có đốt xoắn, cành lá có từ 3 - 7 lá hình cầu, hoa được sắp xếp theo dạng khối cầu tròn, quả của nó như một quả cầu nhỏ. Nhân sâm chủ yếu được phân bố ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, thuộc họ ngũ gia bì, là loài thân cỏ, rễ cây có hình thù thô ráp, mỗi năm chỉ phát triển thêm 1 đốt, loài thực vật này có tên gọi là "Lô đầu" trong vị thuốc đông y, đoạn dưới của rễ cây có hình dạng như con sợi và chứa thịt (chất dinh dưỡng), cành cây lá phức, có khoảng 3 - 6 phiến lá sống luân sinh trên ngọn và thân, hoa được sắp xếp theo hình chiếc ô. Từ các đặc điểm trên ta có thể rút ra kết luận: Giảo cổ lan và nhân sâm vẫn có sự khác biệt nhau khá rõ ràng. Vậy tại sao lại gọi giảo cổ lan là "nhân sâm phương Nam"?
Thực ra lúc đầu Giảo cổ lan không được ví như nhân sâm. Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy: Trước kia Giảo cổ lan mọc trong núi sâu nên không ai biết, công dụng làm thuốc của nó cũng không được phát huy. Mấy năm gần đây, việc nghiên cứu các thành phần chứa trong Giảo cổ lan đã tiến thêm những bướcáng kê. Điều đó chứng minh rằng trong Giảo cổ lan cũng chứa thành phần glucozit đen quý hiếm nên Giảo cổ lan có giá trị và công dụng về vị thuốc gần giống như nhân sâm. Hơn thế nữa Giảo cổ lan chủ yếu phân bố ở miền Nam Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á nên được gọi là "nhân sâm phương Nam".
https://thuviensach.vn
Tại sao khi "Thuỷ triều đỏ" dâng lên, một lượng lớn các loài cá biển, sò ốc bị chết?
"Thuỷ triều đỏ" là hiện tượng nước biển chuyển sang màu đỏ, đây là một hiện tượng bất thường và ít gặp, nhưng sự xuất hiện của nó cũng đồng nghĩa với nạn diệt vong của những loài thực vật biển. Vậy "thuỷ triều đỏ" do đâu mà có?
Thực ra, trong lòng đại dương không chỉ là ngôi nhà của hàng ngàn, hàng vạn loài cá, sò, ốc mà còn chứa một lượng lớn các loài thực vật nổi. Những loài thực vật nổi này là thức ăn của các loài động vật biển như cá, sò, ốc biển. Trong đó, có một loài thực vật gọi là "tảo giáp". Tảo giáp là loài thực vật đơn bào, nó sinh trưởng trong nước rất nhanh, đặc biệt là vào mùa hè, ánh nắng chan hoà rực rỡ, mặt nước biển nóng lên, chính là mùa sinh trưởng tốt nhất đối với loài tảo giáp này. Đa phần tảo giáp có màu cam và màu hạt dẻ. Khi loài thực vật này sinh trưởng nhiều, mật độ cao thì mặt nước biển sẽ chuyển sang màu đỏ. Đó chính là hiện tượng "thuỷ triều đỏ". Có thể các loài cá, sò, ốc biển sống cố định không để ý tới những nguy hiểm xung quanh. Nên khi thực vật vào mùa phát triển, chúng trở nên lười biếng, không chịu khó tìm kiếmvà tranh giành thức ăn, để mặc cho loài tảo giáp này ùn ùn sinh trưởng, hoặc các loài cá biển, sò, ốc biển cho dù tích cực kiếm ăn đến đâu cũng không thể ngăn chặn sức tăng trưởng “điên cuồng" của loài tảo giáp. Khi loài tảo giáp này tăng trưởng quá nhiều sẽ làm hao tổn một lượng lớn ôxy trong nước, ôxy trong nước biển giảm mạnh, vì thế mà một lượng lớn tảo giáp này sẽ chết do thiếu ôxy. Mùa hè, nhiệt độ cao, những vùng tảo giáp chết sẽ bị thối rữa nhanh chóng, đồng thời nó sản sinh ra những chất có tính độc hại cao. Các loài cá biển, sò, ốc biển không những rơi vào tình trạng thiếu dưỡng khí ôxy mà còn phải chìm ngập trong những chất độc hại do tảo giáp chết sinh ra, từ đó dẫn tới hiện tượng cá, sò, ốc biển chết hàng loạt.
Thuỷ triều đỏ lan rộng cũng có nghĩa là không có cách nào ngăn chặn nạn diệt vong sẽ đến với đại dương. Hiện tượng thuỷ triều đỏ có liên quan đến việc chống ô nhiễm trong lục địa, bởi vậy mà việc bảo vệ môi trường sống của sinh thái đại dương cần thiết phải được coi trọng và quan tâm nhiều hơn nữa.
https://thuviensach.vn
Tại sao lại có loài thực vật sinh sống trên thân cây khác?
Thực vật sống trên đất thì ai cũng nhìn thấy, ai cũng biết. Các loài các họ thực vật đều cắm sâu rễ vào trong lòng đất, thân mọc hướng lên trời. Quan sát tỉ mỉ những cây cối um tùm trong rừng rậm, bạn sẽ phát hiện thấy một điều hết sức thú vị, đó là có những loài thực vật sống dưới đất mà là sống trên thân cây của các cây khác và chúng cùng nhau sinh trưởng, phát triển rất hoà thuận. Chúng ta gọi hiện tượng này là hiện tượng kí sinh.
Thực vật kí sinh không có khả năng tạo ra chất dinh dưỡng, chúng dựa vào những chất dinh dưỡng hấp thụ được từ cây bị kí sinh (gọi là cây kí chủ) để duy trì sự sống của bản thân mình. Nhưng cũng có những loài thực vật kí sinh có khả năng sản sinh ra được chất dinh dưỡng, chúng chỉ hấp thụ nước và muối vô cơ từ cây kí chủ, chúng được gọi là thực vật bán kí sinh.
Thực vật kí sinh có rất nhiều, theo đó cây kí chủ cũng gồm các loài không giống nhau. Một số loài thực vật kí sinh thường gặp như: dây tơ hồng, cây niễng, cây tầm gửi, tầm gửi cây dâu... Dây tơ hồng dùng thân của mình cuốn chằng chịt lên cây kí chủ, lá thoái hoá thành vẩy chồi, không có khả năng quang hợp. Toàn bộ chất dinh dưỡng chúng đều hấp thụ từ cây kí chủ. Chúng dùng rất nhiều rễ đâm ra, (gọi là rễ kí sinh), cắm sâu vào bên trong thân cây kí chủ để hút chất dinh dưỡng và nước từ cây kí chủ.Cây tầm gửi và tầm gửi cây dâu khác so với dây tơ hồng vì bản thân chúng có lá xanh, có khả năng quang hợp, sản sinh chất dinh dưỡng, chúng chỉ hấp thụ nước và muối vô cơ từ cây kí chủ. Do vậy chúng là những thực vật bán kí sinh.
Thực vật kí sinh thường gây những ảnh hưởng xấu đến cây kí chủ, có loài còn khiến cho cây kí chủ bị diệt vong. Nhưng do sự lựa chọn của tự nhiên, cây kí chủ và sinh vật kí sinh dần dần thích ứng lẫn nhau, các ảnh hưởng có hại dần dần ít đi, cuối cùng tiến hoá thành cộng sinh, thậm chí có loài còn đạt đến mức hai bên không thể sống tách rời nhau.
https://thuviensach.vn
Đông trùng hạ thảo là sâu hay là cỏ?
Thông thường, đại đa số các tên gọi đều là "tên gọi phù hợp với thực tế", có thể "nghe tên mà biết nghĩa". Tuy nhiên có một số tên gọi lại nằm ngoài quy luật trên, khiến ta đọc tên lên mà không hiểu được nó hàm chứa ý nghĩa gì. Nếu cứ áp dụng phương pháp "theo mặt chữ đoán nghĩa" thì sẽ sáng tạo ra không ít câu chuyện cười thú vị. Ví dụ như: Quân tử lan mà không phải là lan; thiên ma (xích tiền thảo) mà không phải là ma, loài dương đề, mã đề (củ mã thầy) trong thực vật học lại không là loài "đề". Vậy "Đông trùng hạ thảo" là gì?
Đông trùng hạ thảo là tên một vị thuốc trong Đông y, có nghĩa là mùa đông thì là sâu, mùa hè thì là cỏ. Vậy chúng chuyển đổi từ sâu sang cỏ như thế nào?
Mùa hạ, có một loài nấm gọi là nấm trùng thảo chui vào bên trong cơ thể của con bướm dơi lúc còn là sâu non. Chúng hút chất dinh dưỡng trong cơ thể con sâu non này. Khi loài sâu non bướm dơi này ẩn nấp vào trong đất, nấm trùng thảo phát triển thành rất nhiều thể hình sợi, gọi là nấm sợi. Lúc này, do chất dinh dưỡng trong cơ thể bị nấm trùng thảo hấp thụ hết, chỉ còn lại lớp vỏ bì bên ngoài, thì tất nhiên con sâu này không thể trở thành bướm dơi được. Mùa xuân năm sau, khi thời tiết và nhiệt độ thích hợp, nấm sợi mọc dài ra từ râu xúc giác của con sâu, cắm sâu vào mặt đất. Đoạn đầu của nó phình to ra, phía ngoài có hình dạng giống một cái que, trên bề mặt có rất nhiều bào tử hình cầu nhỏ xíu. Các bào tử này có thể bay trong không khí, như vậy không thể thống kê được sẽ có bao nhiêu con sâu non bướm dơi sẽ trở thành môi trường sống của những bào tử này.
Đông trùng hạ thảo trong các khu rừng rậm ẩm ướt ở các vùng như: Tứ Xuyên, Tây Tạng, Vân Nam, Thanh Hải và Cam Túc của Trung Quốc, có công dụng bổ thận, tráng dương, chống ung thư máu. Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm cách nhân rộng sự tăng trưởng của các loài đông trùng hạ thảo này bằng cách nhân tạo nhằm đạt được những bước đi đột phá trong phát triển sinh học.
Đông trùng hạ thảo thực chất là một loài nấm, sống kí sinh trong cơ thể của con sâu bướm dơi và giết chết nó. Đặc tính này đã gợi mở cho các nhà khoa học ý tưởng mới: Dùng sinh vật để diệt trừ các loài sâu bọ có hại. Hiện nay đã phát hiện ra được rất nhiều loài nấm có thể tiêu diệt các loài sâu bọ có hại như: Nấm Suyunjingan diệt trừ loài sâu keo hại ngô, loài bướm nhung vàng hại cam, quýt, loài sâu mao... NấmBạch Cương có thể tiêu diệt loài sâu ruột đậu. Đây là những tư liệu quí giá cho việc phát triển thuốc trừ sâu trong tương lai.
https://thuviensach.vn
Tại sao một một số loài thực vật lại có thể "ăn thịt"?
Chúng ta đều biết con người và một số loài động vật mới có thể ăn thịt, còn thực vật chỉ là loài sinh vật tự dưỡng, thông qua quá trình quang hợp để tự tạo chất dinh dưỡng hữu cơ nuôi cơ thể. Nhưng có loài thực vật cũng có thể ăn thịt và sâu bọ, được gọi là thực vật ăn côn trùng và thực vật ăn thịt. Hơn thế, số lượng của chúng không chỉ là một loài. Thực vật có thể ăn côn trùng có 4 họ với hơn 400 loài, Trung Quốc có 3 họ với hơn 300 loài chủ yếu là rêu Mao Chiên, cỏ Cao Thái, cỏ bắt ruồi, cây nắp ấm, cỏ hình chai, cây bắt sâu và rong ly...
Các loài thực vật này bắt và tiêu hoá côn trùng như thế nào? Các loài thực vật có hình thái khác nhau sẽ có các phương thức bắt côn trùng khác nhau. Chúng rất nhạy cảm với các loài côn trùng xuất hiện trên thân chúng, có thể dẫn tới sự biến đổi về hình thái, dùng lá bắt côn trùng để dính hoặc kẹp côn trùng lại, sau đó dùng dịch để tiêu hoá con côn trùng đó. Cỗ máy bắt sâu của chúng đều do sự biến dạng của lá cây tạo nên, loại lá này gọi là lá bắt sâu. Lá bắt sâu có dạng nang, dạng đĩa, dạng bình. Sau đây là một vài phương thức bắt côn trùng điển hình của các loài thực vật này.
Rong ly là một loài thực vật nước sinh trưởng trong nhiều năm, lá bắt côn trùng của nó sẽ phồng lên ở dạng nang, mỗi nang có một cái miệng mở to và do một cái van bảo vệ. Van này chỉ có thể mở vào bên trong, phía bên ngoài có các lông mao cứng. Khi côn trùng tiếp xúc với lớp lông mao cứng bên ngoài này, van sẽ tự động mở ra và hút con côn trùng vào bên trong. Sau đó van tự động đóng lại. Con côn trùng sẽ bị dịch tiêu hoá trong lớp nang tiêu huỷ và các nang sẽ thực hiện nhiệm vụ hấp thụ các chất dinh dưỡng lấy được từ con côn trùng đó.
Cỏ Cao Thái có lá bắt côn trùng hình bán nguyệt hoặc hình đĩa, phía biểu bì bên ngoài có rất nhiều các lông mao tiếp xúc chứa dịch có khả năng dính chặt con côn trùng, đồng thời những lông mao ấy sẽ tự động uốn cong, bao lấy cơ thể con mồi và từ từ tiết ra dịch tiêu hoá để tiêu huỷ và hấp thụ chất dinh dưỡng thu được từ con mồi. Điều thú vị hơn là nếu ăn thịt những con nhỏ thì loài cỏ Cao Thái và rêu Mao Chiên sẽ càng sinh trưởng tốt hơn.
Lá bắt côn trùng của cây nắp ấm lại có dạng hình chai, kết cấu phức tạp, phía đầu của bình có nắp đậy, phía trước của nắp không những có xương mà còn có hạch. Bình thường nắp bình này ở trạng thái mở, khi con côn trùng trèoên đến miệng bình sẽ rất dễ dàng bị trượt vào bên trong bình và sẽ bị tiêu hoá bởi dịch tiêu hoá, đồng thời bị hấp thụ hết chất dinh dưỡng.
Có một số loài thực vật ăn thịt còn có khả năng phân biệt. Ví dụ như rêu Mao Chiên chẳng hạn. Nếu ta lấy một viên đá nhỏ hoặc một miếng gỗ nhỏ đặt lên trên lá bắt côn trùng của nó, bạn sẽ phát hiện ra lớp lông mao trên lá không hề chuyển động như khi đặt một con côn trùng vào. Thực vật ăn thịt thường bắt côn trùng bằng lá và có khả năng bắt côn trùng rất khéo léo, điêu luyện. Đây chính là kết quả của quá trình thích nghi với môi trường sống và sự lựa chọn của tự nhiên trong rất nhiều năm.
Thực vật ăn thịt thông thường cũng vẫn có lá xanh, có khả năng quang hợp và tạo chất dinh dưỡng hữu cơ, do đó cho dù không bắt được côn trùng thì các loài thực vật này vẫn có thể sinh tồn được, nhưng khi có nguồn thức ăn là côn trùng thì khả năng kết quả, tạo hạt của chúng cao hơn rất nhiều.
https://thuviensach.vn
Cây Hoàn Hồn có khả năng hoàn hồn thật không?
Trong thế giới của chúng ta có rất nhiều điều kì diệu, bởi vì có một số loài thực vật sau khi "chết" rồi vẫn có thể phục sinh trở lại. Vì loài thực vật này có khả năng hồi sinh, phục sinh nên chúng ta gọi chúng là cây hoàn hồn hay cây cửu tử hoàn hồn, cây trường thọ, cây bách tuế... Nó còn là cây bách cuộn thuộc họ bách của loài quyết. Tại sao cây hoàn hồn lại có thể "hoà"? Điều này có liên quan rất lớn tới đặc tính sinh lý của nó. Khi mùa khô đến, thiếu nước, lá cây sẽ tự động cuộn lại như chiếc thước cuộn vậy, để tránh việc mất hơi nước trong lá và thân của cây. Nếu như thời tiết vẫn tiếp tục nóng và khô sẽ dẫn đến hiện tượng một lượng nước lớn của cây sẽ bị hao tổn đi, toàn bộ cây trở nên khô kiệt khiến ta nhìn vào tưởng chừng như chúng đã chết rồi. Nhưng thực tế chúng chưa thực sự chết hẳn, chỉ có điều quá trình cây mới thay thế cây cũ xảy ra hết sức chậm. Điều đó cho thấy khả năng thích ứng với môi trường hanh khô của loài thực vật này là rất cao. Bởi thông thường ở các loài thực vật khác, sau khi bị mất quá nhiều nước, chất nguyên sinh trong tế bào sẽ bị hao tổn nặng dẫn đến kết quả lá cây chết khô. Hơn thế nữa dù sau đó ta có cung cấp nước cho nó nhiều đến thế nào nó cũng không thể sống lại được. Ngược lại, chất nguyên sinh trong tế bào của cây hoàn hồn lại có khả năng chống khô nóng rất cao, dù bị mất nước nó cũng không bi chết đi. Nếu gặp một trận mưa, cây hoàn hồn sẽ hấp thụ nước để phục hồi sự sống rất nhanh. Do khả năng phục hồi sức sống cao, nên loài thực vật này có khả năng phục sinh trở lại hình thái ban đầu của nó. Lá cây lại duỗi thẳng ra và phục hồi lại màu xanh vốn có, khiến ta quan sát thì cứ ngỡ rằng chúng đang "cải tử hoàn sinh" vậy. Thực ra quá trình "hoàn hồn" của nó chỉ là trạng thái bị ngưng trệ trong quá trình sinh trưởng dẫn đến trạng thái khôi phục sức sống, sức sinh trưởng phát dục bình thường. Nếu như chúng ta dùng nhiệt độ cao đốt chết chất nguyên sinh trong tế bào của cây Hoàn hồn thì dù có cung cấp lại lượng nước đầy đủ đến đâu cũng không thể phục hồi được sự sống của nó.
Cây hoàn hồn phân bố rất rộng, nhưng chủ yếu là tập trung ở vùng có nham thạch hay đồng cỏ tương đối khô hanh. Nó không chỉ có khả năng "hoàn hồn" mà còn là một vị thuốc đông y có thê chữa trị rất nhiều bệnh. Lấy loài thực vật này sao lên có thê đùng vào việc làm tan vết tích tụ, đọng máu, có thể chữa trị vết thương dao kiếm... Nó còn có tác dụng cầm máu. Cây hoàn hồn tương đối thấp, nhỏ, dễ vận chuyển, hơn nữa dáng dấp, bề ngoài khá đẹp nên cũng có thể dùng làm cây cảnh.
https://thuviensach.vn
Cây Xấu hổ tại sao lại biết xấu hổ ?
Bạn đã bao giờ nhìn thấy cấy xẩu hổ chưa? Nó cao khoảng 30 - 50 cm, thân cây thẳng, lá rất nhỏ, xếp như hình lông vũ, một lá kép có nhiều phiến lá dạng lông vũ. Vào buổi tối lá cây sẽ khép lại, cuống lá chúc xuống. Ban ngày, khi cuống lá hoặc phiến lá của nó bị tiếp xúc nhẹ, hoặc bị những kích thích khác như: đốt, kích điện... các lá nhỏ sẽ hợp lại thành từng cặp đối xứng. Nếu như kích thích tương đối mạnh, nó sẽ nhanh chóng lan rộng và tác động đến những phiến lá lân cận, thậm chí còn lan đến tất cả các lá nhỏ trên lá phức, cuống lá phức sẽ lập tức cụp xuống, giống như một cô gái bẽn lẽn cúi đầu khi xấu hổ. Một lúc sau đó, nó sẽ tự động trở lại trạng thái ban đầu. Bởi vậy nó là một loài thực vật có đặc tính thú vị thu hút sự chú ý của con người nhất là trẻ em. Vậy tại sao nổ lại biết "xấu hổ"?
Thực ra, hành vi xấu hổ của nó được tạo nên nhờ quá trình biến đổi về lượng nước chứa trong tế bào gân lá của phần gốc cuống lá ở những phiến lá nhỏ. Cấu tạo của tổ hợp tế bào nửa trên của gân lá khác với tổ hợp tế bào ở nửa dưới của gân lá. Vách tế bào ở nửa trên tương đối mỏng, nhưng vách tế bào ở nửa dưới lại khá dày. Khoảng trống giữa các tế bào ở nửa trên rộng hơn so với các tế dưới. Khi có sự kích thích như va chạm hoặc tiếp xúc từ các nhân tố bên ngoài, tính thẩm thấu của các tế bào ở nửa trên gân lá sẽ tăng lên, dịch thể trong tế bào sẽ nhanh chóng thoát ra lấp đầy các khoảng trống giữa các tế bào. Các tế bào ở nửa trên do mất nước, sự liên kết giữa các tế bào trở nên lỏng lẻo, giống như quả cam sau khi để mất nước quá lâu, dùng tay bóp vào quả cam sẽ thấy phần đó của quả cam bị lõm xuống tạo thành vết lõm. Ngược lại tính thẩm thấu của các tế bào nửa dưới yếu hơn, nó vẫn giữ được lượng nước nhất định, do vậy mà tế bào rất.khoẻ mạnh, đảm đảo được trạng thái căng tròn. Do vậy, cuống của lá nhỏ uốn cong do tác động của gân lá khiến cho các lá nhỏ hợp lại theo hình thức đối xứng nhau.
Cấu tạo của tế bào trong tổ hợp tế bào của nửa trên và nửa dưới gân lá không giống với cấu tạo gân lá trên cuống lá của lá phức. Do vậy, lượng nước dự trữ trong tế bào thay đổi, khi các tổ chức bộ phận ở nửa dưới trở nên lỏng lẻo, cuống lá của lá phức sẽ tạo ra hành động "cụp xuống".
https://thuviensach.vn
Tại sao "cây Vũ thảo" lại biết múa?
Chúng ta biết rằng, thực vật tạo chất dinh dưỡng nuôi cơ thể thông qua quá trình quang hợp. Ban ngày, để hứng được nhiều ánh sáng hơn, những phiến lá của loài cây này luôn hướng về phía Mặt Trời chiếu sáng, chúng chuyển động và thay đổi vị trí, chiều hướng theo sự di chuyển của Mặt Trời và các tia sáng của nó. Do đó mến lá nhỏ trông như đang nhảy múa. Vậy làm thế nào để thay đổi vi trí của phiến lá nhỏ ở hai bên? Nguyên nhân là do phần góc của cuống lá có một chỗ phình. ra tương đối to, gọi là gối lá. Trong tế bào của gối lá chứa rất nhiều nước. Khi cây nhận được sự chiếu sáng của những tia sáng có cường độ khác nhau từ Mặt Trời, hoặc khi có những cảm ứng nhiệt độ khác nhau sẽ đưa những thông tin này đến các tế bào ở bên trong gối lá thông qua 2 chất có hoạt tính sinh học, 2 chất này có khả năng làm cho một số tế bào bên trong gối lá hút nước và phình to lên, áp lực tăng cao, cũng có lúc do thoát nước mà thu nhỏ lại, áp lực giảm đi, như vậy sẽ dẫn đến sự chênh lệch áp lực, lá cây sẽ chuyển động theo hướng áp lực thấp. Ngoài ra, cây vũ thảo sinh trưởng ở vùng nhiệt đới, lượng mưa phong phú, nhiệt độ biến đổi nhiều. Khi nhiệt độ cao, sự chuyển hoá của nó đạt tới đỉnh điểm, làm cho lá cây chuyển động nhanh. Ngược lại, lá cây sẽ chuyển động chậm khiến cho ta có cảm giác giống như các diễn viên đang trình diễn những điệu múa điêu luyện. Tối đến khi không còn Mặt Trời chiếu sáng, bề ngoài của gối lá bị mất nước, các lá cây sẽ rủ xuống.
Tập tính đặc biệt này của cây vũ thảo được các nhà khoa học gọi là một loại thông tin di truyền - do gien điều khiển. Gien điều khiển như thế nào thì hiện nay đó vẫn còn là một câu hỏi lớn đang chờ đợi các nhà khoa học nghiên cứu. Khi con người đã giải được câu hỏi này, thì sẽ có thể tạo ra rất nhiều loài "thực vật biết múa" có giá trị thưởng ngoạn cao.
https://thuviensach.vn
Tại sao một số hai loại hình thái khác nhau?
Nếu như nói rằng có 2 dạng hình thái trong một cuộc đời của một con cóc thì có thể bạn biết rất rõ. Con cóc khi còn nhỏ là con nòng nọc, sống trong môi trưởng nước, khi lớn lên mới biến thành cóc, nhảy trên mặt đất.
Nhưng nếu nổi rằng có một số loài thực vật cũng trải qua 2 hình thái khác nhau trong cuộc đời của chúng thì chưa chắc bạn đã biết.
Trong thế giới thực vật, có một loài gọi là thực vật họ Quyết. Nếu bạn để ý một chút, bạn sẽ thấy ở những vùng đất ẩm ướt bị che phủ đều có thể nhìn thấy tung tích của loài thực vật này. Nhưng mỗi cây thực vật họ Quyết đều phải trải qua một trạng thái hết sức đặc biệt mới có thê sinh trưởng và phát triển.
Việc duy trì nòi giống của thực vật họ Quyết không phải bằng hạt (hình thành, sinh trưởng từ hạt) mà là sinh sản bào tử. Do đó mà nó thuộc loài thực vật bào tử.
Chúng ta thường xuyên nhìn thấy ở những cây họ Quyết, mặt lưng của lá cây sinh sản ra bào tử, khi các bào tử này chín sẽ rơi rụng xuống mặt đất, chỉ cần bào tử này rụng xuống vùng đất ẩm ướt là có thể nảy mầm. Đa số bào tử của thực vật họ Quyết sau khi mọc mầm dần dần sẽ hình thành một chiếc lá nhỏ hình tim, kích thước trên dưới 1cm, màu xanh, có khả năng quang hợp. Lá này gọi là lá nguyên thể. Lá nguyên thể này sinh trưởng sát mặt đất, phần mặt lá giáp với mặt đất có rễ giả. Gần rễ giả có sinh sản ra tinh trùng và noãn riêng biệt, gọi là bộ phận sinh sản tinh trùng và bộ phận ấp trứng. Sau khi tinh trùng chín, nó sẽ được phóng ra từ bộ phận sinh sản tinh trùng, dựa vào những lông mao của mình chúng bơi trong nước tìmđến giao hợp cùng với trứng đã chín. Bởi tinh trùng phải tự bơi trong môi trường nước để tìm trứng nên thực vật họ Quyết thường sinh sống ởẩm ướt. Sau khi tinh trùng giao hợp với trứng xong, trong bộ phận ấp trứng sẽ hình thành phôi. Phôi lúc này được nuôi sống nhở vào chất dinh dưỡng do lá nguyên thể cung cấp, lớn lên trở thành cây Quyết nhỏ. Cùng với sự sinh trưởng của cây Quyết nhỏ, lá nguyên thể dần dần héo và chết đi. Cây Quyết nhỏ cứ thế lớn dần lên, cuối cùng phát triển thành thể thực vật có khả năng sinh sản bào tử.Từ quá trình này, chúng ta có thể thấy mỗi một cây thực vật họ Quyết đều phải trải qua giai đoạn lá nguyên thể trước, sau đó mới hình thành rễ, thân và lá hoàn chỉnh. Hai hình thái này khác nhau ở cả phương diện hình thái và kích thước to nhỏ. Hơn thế nữa lá nguyên thể cũng có khả năng quang hợp để tồn tại một cách độc lập. Sự biến đổi của 2 trạng thái sinh trưởng này theo bạn có phức tạp hơn nhiều so với loài cóc không?
https://thuviensach.vn
Tại sao rất nhiều loài hoa, loài nấm đẹp rực rỡ nhưng lại độc hại?
Mặc dù đa số thực vật trở thành thực phẩm hay nguyên liệu có ích cho con người, nhưng cũng có rất nhiều loài thực vật có độc tố rất mạnh và nguy hại. Mặc dù hoa của chúng đẹp rực rỡ thậm chí vẻ đẹp của chúng còn được ví như những mỹ nhân của giới thực vật, thế nhưng trong cơ thể chúng lại chứa rất nhiều độc tố có hại cho tính mạng của con người, như hoa anh túc (thuốc phiện), hoa trường xuân, trúc đào, cây trạng nguyên, hoa thuỷ tiên, hoa thạch toán... Dù ít dù nhiều chúng đều chứa độc tố. Những cây nấm dại trong rừng sâu có r cây có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt, phía trên nắp dạng ô đó có rất nhiều đường vân dạng sợi hoặc dạng vảy cá màu hồng tươi, nhưng khi ăn loại nấm này vào sẽ có các triệu trứng như choáng đầu, đau tim, nôn mửa... nếu nặng còn có thể gây hôn mê hoặc tử vong.
Những loài thực vật nở hoa đẹp, màu sắc rực rỡ là đặc trưng chủ yếu do sự thích nghi với côn trùng truyền phấn trong quá trình tiến hoá để lại. Còn việc trong cơ thể nó có chứa rất nhiều độc tố là nhằm mục đích tránh không trở thành thức ăn của các loài động vật khác. Nhìn chung các loài động vật ăn cỏ đều có thể chủ động ý thức được và không ăn những loài thực vật có độc tố như bò, dê không ăn hoa thuỷ tiên, hoa vàng thạch toán, cỏ tuyên hoa vàng...
Thành phần hoá học chủ yếu của các độc tố của các loài thực vật này là kiềm sinh vật có độc, cyannogen glocuzi, glucozit, prôtít có độc, sáp đỏ. Những độc tố này tồn tại ở tất cả các bộ phận trên cơ thể thực vật, các cơ quan như lá, hoa, quả, hạt, mầm, rễ, thân rễ, thân cây... những nồng độ và hàm lượng độc tố không giống nhau. Ví dụ, ở cây thuốc phiện, độc tố chủ yếu tập trung ở quả non; độc tố của cây dây leo thần sấm tập trung chủ yếu ở mầm của dây leo và trong vỏ rễ.
Các độc tố của loài thực vật có độc này có thể xâm nhập vào các cơ quan nội tạng của con người như: Gan, thận, đại não, ruột, dạ dày, tim, thông qua hệ tiêu hoá và hệ tuần hoàn. Các thực vật họ trúc như: trúc đào, hoa Trường xuân, trong thân cây của chúng chứa kiềm sinh vật Inclôlơ, khi trúng độc sẽ xuất hiện các triệu trứng như nôn mửa, tim đập nhanh, mạch không ổn định, đồng tử giãn hoặc dẫn đến bạch cầu giảm, nếu nghiêm trọng sẽ nguy hại đến tính mạng. Kiềm độc là thành phần làm cản trở sự lưu thông của các hệ thần kinh, trực tiếp ảnh hưởng đến việc lưu chuyển thông tin của hệ thần kinh cảm giác, thần kinh vận động, làm cho bệnh nhân có các triệu chứng ảo giác, mất tiếng, toàn thân co rú
Tuy nhiên, tác dụng tốt - xấu của thực vật là tương đối, tồn tại biện chứng. Những thực vật độc hại có vẻ ngoài hấp dẫn cũng là những thực vật hữu dụng, nhất là trong lĩnh vực chữa trị một số căn bệnh đặc biệt, có thể phát huy rất nhiều những hiệu quả kì diệu của nó. Ý nghĩa chủ yếu của câu thành ngữ "lấy độc trị độc" này là sử dụng những vị thuốc chế từ những thực vật độc hại, thậm chí rất độc hại để chữa trị một số căn bệnh nguy cấp. Ví dụ, Glucozit trong cây trúc đào có thể dùng để chữa trị bệnh tim; độc tố của kiềmhoa trường xuân có thể trị bệnh máu trắng; dược liệu giảm đau có thể chế từ hoa anh túc; vị thuốc ô đầu hoặc phụ tử trong thuốc bắc có thể điều trị bên ngoài hoặc ngâm rượu để chữa các bệnh ngoài da hoặc bệnh viêm khớp, bệnh phong thấp...
Chúng ta nghiên cứu về thực vật, nhận thức được tầm quan trọng của chúng từ đó có thể tìm cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất để phục vụ cho cuộc sống của mình. Cho dù đó là những thực vật có vẻ ngoài rực rỡ hay có hại, có hương sắc hay có dáng vẻ ngoài không gây được sự chú ý của con người; hay cả những thực vật vô độc, vô vị nữa. Khi sử dụng chúng, ta không chỉ nhìn bề ngoài của chúng mà còn phải nhìn bản chất bên trong của chúng, như người xưa đã dạy rằng, không thể đánh giá người khác qua nhan sắc, tướng mạo bên ngoài.
https://thuviensach.vn
Tại sao rong biển lại có màu nâ?
Trong lòng đại dương bao la có rất nhiều loài thực vật giống như những dải dây sinh sống mà chúng ta quen gọi nó là rong biển. Nó thuộc giống tảo nâu của họ tảo. Rong biển là thành phần chủ yếu tạo nên những "khu rừng của đại dương". Rong biển chứa hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú, mùi vị tươi ngon, lại chứa nhiều i-ốt, nên nó là một trong những thực phẩm được mọi người ưa chuộng.
Những thực vật thông thường đều mang màu xanh, nhưng rong biền lại có màu nâu. Vì sao vậy? Đó là do những sắc tố không giống nhau chứa trong rong biển tạo nên. Trong thể tải sắc của rong biển có chứa diệp lục, caroten và chất diệp hoàng. Trong đó, chất diệp hoàng được gọi là chất diệp hoàng mạc giác, có hàm lượng sắc tố lớn che phủ lên chất diệp lục, khiến cho màu sắc của tảo chuyển thành màu nâu. Những thực vật thông thường, chất điệp lục chiếm ưu thế nên nó có màu xanh. Thực ra các loại sắc tố trong những thực vật khác nhau lại có màu sắc khác nhau. Mặc dù đều là màu xanh, nhưng mức độ xanh của chúng chưa hẳn đã giống nhau.
Rong biển mang màu nâu cũng là một sự thích nghi với môi trường sống. Khả năng hấp thụ ánh sáng Mặt Trời của các sắc tố khác nhau là khác nhau. Chất diệp lục có màu xanh, chủ yếu hấp thụ tia sáng đỏ hay lam. Tuy nhiên, nước lại có tác dụng hấp thụ và tán sắc rất lớn đối với ánh sáng Mặt Trời. Những tia sáng đỏ dài rất dễ bị nước hấp thụ còn những tia sáng ngắn (tia tím hoặc tia lam) dễ bị tán sắc. Mặt khác, do nồng độ của muối trong nước biển đậm, nên việc hấp thụ và tán sắc càng thuận lợi hơn. Do đó, những tia sáng xuyên đến đáy biển thường trở nên rất yếu ớt, hàm lượng tia sáng đỏ và xanh càng ít. Để hấp thụ quang năng giúp cho quá trình quang hợp trở nên dễ dàng, các sắc tố quang hợp của rong biển đã biến đổi để thích nghi và sắc tố diệp hoàng mạc giác trởếm ưu thế. Có như vậy rong biển mới có thể hấp thụ được một cách triệt để các tia sáng xuyên sâu xuống lòng đại dương, đặc biệt là tia sáng màu lục.
https://thuviensach.vn
Tại sao rong biển lại chứa một lượng i-ốt rất lớn?
"Canh rong biển bí đao" vừa mát, bổ vừa ngon miệng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Rong biển trộn với đường, giấm ớt tạo thành món nộm rong biển rất hấp dẫn. Bạn hãy nhớ rằng, ăn rong biển có khả năng phòng trừ bệnh bướu cổ. Bởi vì trong rong biển có chứa nhiều i-ốt.
Hàm lượng i-ốt trong rong biển cao hơn so với lượng i-ốt trong nước biển từ 92.000 - 93.000 lần. Vì sao rong biển có thể hấp thụ được một lượng i-ốt lớn đến vậy? Câu hỏi này được rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Qua nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng, nguyên nhân là do lượng i-ốt khi đã được hấp thụ vào bên trong rong biển rồi thì sẽ không thể "thoát” ngược trở lại. Do đó mà hàm lượng i-ốt có trong rong biển rất cao.
Rong biển hấp thụ nhiều i-ốt như vậy thì lượng i-ốt có trong nước xung quanh nó chẳng phải sẽ giảm đi hay sao? Điều này không đúng. Bởi nước biển luôn lưu chuyển không ngừng. Do vậy mà lượng i-ốt trong nước biển có thể ổn định ở một mức độ cân bằng nhất đinh. Điều này cung cấp thêm điều kiện thuận lợi cho việc hấp thụ i-ốt của rong biển. Kinh nghiệm thực tế của những người nuôi trồng v phát triển rong biển đã chứng minh điều đó.
https://thuviensach.vn
Tại sao thực vật lại có khả năng giết chết côn trùng?
Khi mùa xuân đến, vạn vật dường như hồi sinh, chim chóc đua nhau hát ca, khoe giọng bên cạnh đó ruồi, muỗi, gián, kiến cùng đua nhau sinh sôi phát triển. Vì vậy nhiều gia đình đã phải tìm mua những loại thuốc có thể tiêu diệt những loại côn trùng này.
Bạn có biết nguyên liệu chủ yếu của loại thuốc này là gì không? Tại sao chúng lại có tác dụng như vậy? Nguyên liệu chủ yếu của hương muỗi chính là este hoa cúc có khả năng diệt trừ côn trùng. Các nguyên liệu này đều được lấy từ một loài thực vật có tên là "Cúc diệt côn trùng".
Hoa của "Cúc diệt côn trùng" có tác dụng diệt côn trùng cao nhất vì trong hoa có tập trung trên 90% este hoa cúc so với toàn bộ lượng este của cả cây. "Cúc diệt côn trùng" nở hoa vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm, hàm lượng este tập trung cao nhất vào thời điểm hoa nở. Lúc này, hoa cúc được hái xuống, một phần sẽ được phơi khô và chế thành bột phấn hoa cúc làm nguyên liệu trong các sản phẩmhương muỗi. Một phần khác sẽ được chế biến thành este hoa cúc thông qua các công nghệ hoá học nhằmcung cấp phẩm dùng cho hàng loạt các sản phẩm diệt côn trùng hay các sản phẩm của thuốc trừ sâu nông nghiệp. Đến đây chắc bạn đã rõ tại sao este cúc diệt côn trùng có công hiệu hàng đầu trong việc diệt trừ muỗi, ruồi, kiến, gián và các loại côn trùng có có hại khác trong nông nghiệp.
Rất nhiều loài thực vật có khả năng tiêu diệt côn trùng như chất Nicôtin trong cây thuốc lá. Các nhà máy sản xuất thuốc lá lấy những bột thuốc, sợi thuốc còn dư thừa trong quá trình cuốn thuốc lá, thu thập lại và chế biến thành tinh chất thuốc lá có thể phòng trừ được những côn trùng có hại như sâu bông, sâu cuốn lá, rệp, sâu rau xanh, sâu lúa nước... của cây ăn quả, mạ non, rau xanh, cây bông... Hay ví dụ như những thành phần hoá chất như dầu thơm trong cây hương muỗi, cây ngải, cỏ hương bồ, cành bồ kết của cây bồ kết, càphêin trong cà phê, tinh dầu ăn trong lá cây an, tinh chất tỏi trong củ tỏi không những có thể toả ra những mùi hương giết chết các loại côn trùng có hại mà còn có thể tiếp xúc gần với côn trùng khiến cho côn trùng trúng độc mà chết. Do vậy, những thành phần chất hoá học chứa trong thân của các cây này trở thành "công thần" trong việc phát huy khả năng tiêu diệt côn trùng của mình, rất có ích cho con người.
https://thuviensach.vn
Tại sao ban ngày, dưỡng khí trong rừng rậm nhiều hơn ban đêm?
Hàng ngày, Mặt Trời mọc lên từ phía Đông và lặn xuống ở phía Tây. Con người và đại đa số động vật cùng thức giấc khi Mặt Trời mọc và bắt đầu một ngày hoạt động và trở về nghỉ ngơi khi ánh chiều đã tắt. Sự thay đổi của thực vật có phải cũng dựa vào sự biến đổi của mặt trời không? Thực ra thực vật cũng như vậy, ban ngày "làm việc", ban đêm cũng cần phải "nghỉ ngơi"
Nếu ban ngày đi vào rừng sâu, bạn sẽ cảm thấy không khí rất mát mẻ, thoáng đãng. Song nếu đi vào buổi tối, bạn sẽ có cảm giác thiếu không khí, khó chịu, thậm chí là choáng váng. Có một số người đi rừng vào ban đêm do đầu óc mơ màng, không tỉnh táo mà lạc đường. Những người mê tín cho rằng đổ là do trên đường đi họ gặp phải ma quỷ. Vậy tại sao có hiện tượng này?
Nguyên nhân là do hoạt động sinh lý của thực vật vào ban ngày và ban đêm không giống nhau. Ban ngày, do có ánh sáng Mặt Trời, thực vật có thể lợi dụng ánh sáng này, hút khí Cacbonnic và nước, quá trình quang hợp sẽ sản sinh ra những chất hữu cơ nuôi cơ thể, đồng thời nó nhả khí ôxy ra ngoài không khí. Vì vậy mà lượng khí Cacbonnic trong không khí ngày càng ít trong khi lượng ôxy ngày một tăng lên. Mặc dù vào ban ngày thực vật cũng tiến hành hô hấp nhưng với cường độ hô hấp thấp hơn cường độ quang hợp rất nhiều. Đêm đến, do không còn ánh sáng mặt trời, thực vật không thể tiến hành quang hợp được, không thế hút Cacbonnic trong không khí, cũng không thể nhả ôxy vào môi trường không khí xung quanh. Lúc này thực vật chỉ tiến hành quá trình hô hấp, hút khí ôxy và nhả khí Cacbonnic ra ngoài, do đó lượng ôxy trong không khí ngày càng giảm, còn lượng Cacbonnic ngày càng tăng. Do mật độ của Cacbonnic lớn hơn so với hàmlượng ôxy trong không khí, nên nồng độ Cacbonnic ở tầng dưới của rừng rậm đậm đặc hơn tầng cao phía trên.Điều đó chứng minh vì sao người đi rừng vào buổi tối sẽ có hiện tượng choáng váng đầu óc, không tỉnh táo. Nếu người đi rừng thấy mệt mỏi cũng không được ngồi xuống nghỉ ngơi vì nồng độ Cacbonnic dưới mặt đất càng lớn. Do nguyên nhân trên mà lượng khí Cacbonnic trong rừng rậm vào ban ngày lại nhiều hơn ban đêm.
https://thuviensach.vn
Tại sao có một số loài thực vật mọc ở dưới đáy sông hồ mà hoa lại nở trên mặt nước?
Đời nhà Tần ở Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng đã cho người đào một con sông ở Hưng An, Quảng Tây, gọi là Linh Cừ. Linh Cừ nối liền sông Tương và sông Ly, hoà chung dòng chảy của sông Trường Giang và sông Châu Giang, đóng góp một phần lớn cho việc vận chuyển đường thuỷ của thời cổ đại. Nếu bạn thích du ngoạn lại có cảm hứng với các di tích cổ đại hãy đến thăm đê cổ Linh Cừ, bạn sẽ cảmthấy thật rất thú vị.
Nước Linh Cừ trong xanh, in bóng hàng liễu xanh mướt rủ xuống hai bên dòng, bè trúc nhẹ nhàng trôi mang đậm phong cách cổ điển. Chú ý một chút, bạn sẽ phát hiện rằng, đáy sông là nơi hội tụ của một tầng dày dòng chảy xanh lục - cỏ đắng, phân bố khắp đáy sông. Lá cây hình sợi dài như mái tóc của thiếu nữ đang bồng bềnh trôi tự nhiên giữa dòng nước trong xanh, tươi mát. Quan sát kỹ hơn bạn sẽ nhìn thấy, khác với lá cây hình sợi dẹt dài, cuống hoa tròn, nhỏ hình xoắn sẽ giống như một dải tơ dài rung rinh, lắc lư theo nhịp dao động của nước, đoạn trên của cuống hoa - hoa không rõ ràng - luôn luôn nở trên mặt nước. Có thể bạn sẽ hoài nghi rằng liệu đó có thật sự là hoa hay không? Bạn có thể ngắt một ít và quan sát kỹ, ở phần cuối của cuống hoa hình xoắn ốc, có một bầu hơi phình to và những cánh hoa xinh xinh bên trên. Nhưng đây chỉ là hoa cái của cỏ đắng, cuống hoa đực của nó rất ngắn và chúng thường nở trong các kẽ lá.
Vì sao cỏ đắng mọc ở đáy sông mà hoa cái của nó lại nổi trên mặt nước? Hơn nữa tại sao cuống hoa lại có hình xoắn ốc
Đây là sự thích nghi của thực vật đối với việc truyền phấn trong môi trường nước. Cỏ đắng cũng giống như các loài thực vật khác, cũng cần phải tiến hành thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái để duy trì nòi giống. Do sinh trưởng trong nước nên quá trình truyền phấn, thụ phấn phải lấy nước làm dung môi. Do đó gọi là "truyền phấn thuỷ môi". Hoa đực sinh trưởng cùng với lá cây ở dưới nước. Sau khi phấn hoa đực đã chín, chúng sẽ phát tán ra và nổi tự do trên mặt nước. Hoa cái phải luôn luôn nổi trên mặt nước mới kịp thời nhận phấn từ hoa đực. Cho nên nó có một cái cuống hoa rất dài giống như một dải sợi. Sở dĩ cuống hoa hình xoắn ốc là để giúp cho hoa cái luôn có thể nổi trên mặt nước bất kể là nước nông hay sâu. Khi nước sông dâng cao, cuống hoa hình xoắn ốc sẽ duỗi dài ra, khi nước sông cạn, mực nước bề mặt hạ xuống, cuống hoa sẽ co ngắn lại theo chiều xoắn ốc.
Cỏ đắng là một loài thực vật trong nước, nó phân bố ở các sông ngòi, đồng ruộng, ở các vùng mà nguồn nước không bị ô nhiễm. Nếu bạn cảm thấy thích khám phá và tìm hiểu về nó, hãy đến các bờ sông tìm thử xem sao.
https://thuviensach.vn
Vì sao trong chuỗi thức ăn nhất thiết phải có thực vật?
Mọi người thường dùng cách nói "Cá lớn ăn thịt cá bé, cá bé ăn thịt tép" để ví von mối quan hệ phức tạp giữa cá lớn với cá bé, giữa kẻ mạnh và kẻ yếu. Nhưng trong sinh thái học lại phả một quy luật về mối quan hệ thức ăn hỗ trợ nhau giữa sinh vật với sinh vật vô cùng quan trọng. Đây chính là quy luật chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và vật truyền dinh dưỡng, năng lượng của nó.
Thế nào gọi là chuỗi thức ăn? Chuỗi thức ăn là chỉ một kiểu quan hệ trong quần thể sinh vật, giữa các loài động vật và vi sinh vật do mối quan hệ hấp thụ thức ăn hình thành nên. Ví dụ như: Tép - cá nhỏ - cá lớn - báo biển... Mối quan hệ này giống như một chuỗi mắt xích nối liền các sinh vật khác nhau lại. Ví dụ, như chuột có thể bị rắn, chim ưng, cú mèo... ăn thịt, thì sẽ hình thành nên một mạng lưới thức ăn, tức là giữa các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên hình thành nên mối quan hệ kẻ mạnh nạt nộ, ức hiếp, ăn thịt kẻ yếu.Vậy tại sao trong chuỗi thức ăn lại không thể thiếu thực vật? Chúng ta cần phân tích một chút: Tầng thức ăn thấp nhất trong chuỗi thức ăn là gì? Trong lĩnh vực kinh tế xã hội người ta thường nói: "nông nghiệp là ngành nghề cơ bản của các ngành nghề", "lương thực là gốc để kiến thiết đất nước". Điều đó nói lên rằng trong các tài sản quí giá của xã hội, lương thực (thức ăn có tính thực vật) giữ vai trò tối quan trọng. Trong sinh thái học, sự sinh trưởng và duy trì nòi giống của bản thân thực vật là rất quan trọng. Cho dù là động vật ăn thực vật hay động vật ăn những động vật nhỏ bé hơn mình thì tựu chung lại vẫn phải cần đến thực vật. Thực vật là loài duy nhất trên Trái Đất có thể tiến hành quang hợp, tích luỹ chuyển đổi từ chất vô cơ - khí Cacbonnic và hơi nước thành những chất hữu cơ - tinh bột, prôtít, dầu... đồng thời nó có thể chuyển hoá năng lượng Mặt Trời thành những sinh vật có tính hoá học của các chất hữu cơ.
Ví thử trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên trái đất này không có thực vật, tất cả các động vật nhỏ coi thực vật là thức ăn như côn trùng, cá, thỏ... sẽ chết vì thiếu thức ăn. Những động vật coi động vật ăn thực vật này làm thức ăn nhanh chóng bị diệt vong vì thiếu thức ăn và không cần thiết phải liên hệ đến tận cuộc sống của loài người chúng ta. Như vậy chúng ta đã hiểu được tầm quan trọng của thực vật trong chuỗi thức ăn rồi chứ.
https://thuviensach.vn
Tại sao lá của một số loài thực vật sống dưới nước lại có 2 hình thái khác nhau?
Nấm từ là loài thực vật sinh trưởng và phát triển trong ruộng nước, nhưng lá của nó rất đặc biệt. Lá vừa chồi ra có hình sợi, khi nó lớn thêm một chút thì biến thành hình mũi tên có cuống lá rất dài, phiến lá hình mũi tên được cuống lá dài đó đỡ lấy và đưa cao lên khỏi mặt nước.
Tại sao nấm từ lại có 2 hình thái lá khác nhau như vậy? Đây là kiểu thích nghi với môi trường sống của thực vật. Nấm từ thường sống ở vùng nước nông, những lá vừa mới mọc luôn bị ngập trong nước. Do vậy, lá hình sợi sẽ có thể làm giảm lực cản trong nước, đặc biệt là khi nước chảy sẽ làm cho mầm của nấm bị cuốn đi. Cùng với sự sinh trưởng của cây nấm, phiến lá nhô lên mặt nước ngày càng phát triển to ra có lợi cho việc đón ánh sáng mặt trời. Hình thái của lá ở trong nước và trên mặt nước khác nhau. Điều này có lợi cho việc nó sống trong môi trường nước, đây là kết quả của quá trình thích nghi với môi trường sống lâu dài của thực vật.
Có một loài thực vật tên là cỏ bợ hoè diệp. Đây cũng là một loại thực vật sinh trưởng nổi trên mặt nước. Loạ thực vật này cũng rất đặc biệt. Ở mỗi đốt của thân cây có 3 phiến lá, 2 chiếc lá còn lại thì phát triển nổi bình thường trên mặt nước hoặc xiêu vẹo theo dòng chảy của nước, một chiếc lá còn lại chìmtrong nước. Chiếc lá chìm trong nước biến thành hình rễ cây và nó có thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong nước giống như chiếc rễ cây vậy. Lá của loài cỏ bợ chìm trong nước này không chỉ thay đổi về hình thái mà cả về tác dụng của nó cũng biến đổi. Đây cũng là kết quả của quá trình thực vật sống lâu dài dưới nước.Ngoài ra còn có một loài thực vật có tên là Mao Hương. Nó cắm rễ xuống đáy nước, lá phát triển trên mặt nước có phiến to và rộng, nhưng lá chìm trong nước lại chia ra thành rất nhiều kẽ nhỏ hình sợi. Hiện tượng này cũng có lợi cho việc giảm bớt lực cản trong nước. Bởi vậy đối với mọi thực vật sống trong nước thì hình dạng lá sống trong nước và lá sống trên mặt nước là khác nhau. Đó cũng là kết quả thích nghi với môi trường sống của thực vật.
https://thuviensach.vn
Tại sao lại phải quét vôi trắng cho thân cây vào mùa đông?
Cứ đến mùa đông, chúng ta thường quét vôi trắng vào thân các cây bóng mát hay cây ăn quả trong công viên, vườn trường, trên các đường phố hay cả trong vườn cây ăn quả của gia đình. Tại sao lại như vậy? Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu rõ: vôi trắng được dùng để quét, có thành phần chính là nhũ vôi trắng. Ngoài ra còn có muối ăn, bột đậu nành, hợp chất thạch lựu.
Phương pháp điều chế cụ thể như sau: chuẩn bị trước 12 phần vôi sống, 1 phần muối ăn, 2 phần bột đậu nành, 3 phần hợp chất thạch lựu và 40 phần nước. Dùng 1 phần nước tôi vôi sống cho sôi, làm thành nhũ vôi, vớt bỏ cặn bã bẩn. Dùng nước nóng hoà tan muối ăn, dùng nước ấm trộn đều bột đậu nành. Sau đó đổ nước muối, bột đậu nành đã trộn, hợp chất thạch lựu và phần nước còn lại vào nhũ vôi, vừa đổ vừa nhào trộn cho đến khi nhũ vôi hoà tan trong nước là được. Sau cùng cho một lượng nhỏ thuốc trừ sâu có tính kiềm hoặc trung tính vào để tăng hiệu quả tiêu diệt côn trùng gây bệnh cho cây.
Mùa đông quét vôi trắng vào gốc cây có tác dụng gì? Chúng ta đều biết, thời tiết mùa đông rất lạnh, nếu như chúng ta ở trong phòng có điều hoà nhiệt độ trong một thời gian dài khi đi ra ngoài sẽ cảm thấy thời tiết bên ngoài vô cùng lạnh. Nếu như cứ ở bên ngoài suốt thì cảm giác sẽ không lạnh bằng lúc vừa mới từ phòng ra. Rất nhiều người cứ đến mùa đông là chân tay bị nứt nẻ. Đó chính là do liên tục dùng nước lạnh để rửa tay chân khi ấm hoặc dùng nước ấm để rửa tay chân khi lạnh hoặc đem hơ chân tay khi lạnh bên bếp lửa.Nếu như trước khi rửa bằng nước lạnh, dùng một chút nước ấm xoa lên tay chân, giúp cho tay chân dần dần ấm nóng lên. Trước khi hơ lửa sưởi ấm, tiếp cận từ từ, từ xa đến gần. Khi rửa bằng nước lạnh, hãy dùng một chút nước xoa trước lên chân tay, làm cho chân tay chuyển dần sang trạng thái lạnh. Có như vậy da tay chân của chúng ta sẽ có một quá trình chuyển đổi từ từ, dần dần từ lạnh sang nóng hoặc từ nóng sang lạnh. Nếu làm như thế chúng ta có thể tránh hoặc giảm bớt sự xuất hiện của bệnh lở da, nứt nẻ da. Thực vật được quét vôi trắng vào mùa đông, một mặt có thể phòng tránh được những tác động có hại của thời tiết lạnh giá, một mặt có thể phòng tránh được các côn trùng gây hại
Tại sao mùa đông quét vôi trắng vào gốc cây lại có thể phòng trừ được các tác hại của thời tiết lạnh giá và hạn chế tác hại của côn trùng gây hại? Thời tiết mùa đông lạnh giá. nhưng khi có ánh nắng Mặt Trời vào ban ngày thời tiết ấm lên rất nhiều. Do vậy mà mọi người thường thích sưởi nắng vào mùa đông. Nhưng đối với thực vật thì ánh nắng mùa đông lại không mang lại cho chúng sự ấm áp nào cả con người có thể sưởi nắng ban ngày, đêm đến không có nắng thì có thể chui vào chăn ấm. Nhưng thực vật thì không thể như vậy. Dù lạnh đến đâu nó vẫn phải chịu. Vậy là ban ngày nóng, ban đêm lạnh, hơn nữa sự chênh lệch giữa lạnh và nóng là rất lớn, do đó thực vật rất dễ bị xâm hại. Tác hại mà chúng phải chịu còn nặng hơn.bệnh lở da ở người rất nhiều. Nếu thực vật được quét vôi trắng, màu trắng sẽ có thể phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời và các tia bức xạ, tránh hiện tượng nhiệt độ trong thân cây tăng quá cao, giảm mạnh độ chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm, tránh được những tác hại do sự thay đổi đột ngột của khí hậu gây ra.
Đồng thời, quét vôi trắng còn có tác dụng cách nhiệt cho thân cây. Ngoài ra, vào thời kì cuối thu đầu đông, rất nhiều côn trùng đẻ trứng, trú đông trong các khe, kẽ của vỏ cây. Quét vôi trắng sẽ có tác dụng diệt trừ các loại côn trùng gây hại đó.
https://thuviensach.vn
Tại sao nhu cầu về cường độ ánh sáng của thực vật không giống nhau?
Thông qua sự tiếp nhận ánh sáng mặt trời, chất diệp lục trong lá cây có thể hút khí cácbonníc và nước trong không khí để tạo thành những chất hữu cơ không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng của thực vật và đồng thời cung cấp thức ăn, dưỡng khí cho con người và động vật. Đó là vai trò của quang hợp. Không có sự chiếu sáng của mặt trời, thực vật không thể sinh tồn.
Người ta phát hiện ra rằng, có một số loài thực vật rất ưa nh sáng mặt trời như hoa hướng dương, cây nguyệt quế, tùng đuôi ngựa. Nếu không đủ ánh sáng, thân của các loài này sẽ trở nên gầy guộc, mềm yếu, sắc lá mờ nhạt, không nở hoa. Người ta gọi chúng là thực vật dương sinh. Tuy nhiên, có loài thực vật lại ưa thích sống trong môi trường râm mát như vạn niên thanh, hồ tiêu... Nếu ánh sáng mặt trời quá gay gắt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chúng. Người ta gọi nó là thực vật âm sinh. Tại sao thực vật lại có những nhu cầu khác nhau về lượng ánh sáng như vậy?
Chúng ta thử tìm hiểu cấu tạo lá của 2 loại thực vật này. Lá của thực vật âm sinh thường to, mỏng, lớp chất sừng trên bề mặt lá cũng tương đối mỏng nên khả năng xuyên thấu của ánh sáng rất cao, diện tích hấp thu ánh sáng rộng, số lượng lỗ khí tương đối ít. Do khả năng vận chuyển nước của lá cây thực vật âm sinh kém, hơn nữa lỗ khí ít sẽ làm giảm lượng nước bốc hơi, lớp tế bào hàng rào dày đặc dưới lớp biểu bì không mấy phát triển, lượng diệp lục trong tế bào rất nhiều, nó là môi trường để thực vật tiến hành quang hợp. Trong thể diệp lục có chứa nhiều sắc tố diệp lục. Trong đó sắc tố diệp lục A và B tương đối ít, các sắc tố diệp lục khác chiếm đa số. Các sắc tố diệp lục A hấp thụ tia sáng đỏ là chủ yếu, sắc tố diệp lục B hấp thụ tia sáng lam tía là chủ yếu. Thực vật âm sinh sinh trưởng ở nơi râm mát, điều kiện chiếu sáng thấp, chủ yếu là tia sáng lam tía. Thực vật âm sinhải hấp thụ ánh sáng mặt trời trong điều kiện cường độ ánh sáng yếu nên chúng tận dụng hết các tia sáng lam tía đế tiến hành quang hợp, do vậy mà nó thích nghi với điều kiện môi trường râm mát. Nếu như ánh sáng mặt trời chiếu sáng lâu quá sẽ phá hoại kết cấu của thể diệp lục và sắc tố diệp lục, gây những ảnh hưởng không tốt thậm chí còn khiến cây bị chết. Thực vật dương sinh thì ngược lại hoàn toàn.
Có lẽ chỉ tìm hiểu kỹ các thói quen của các loài thực vật, thuận theo thiên tính của nó mới có thể phát huy được vai trò và tác dụng của nó.
https://thuviensach.vn
Tại sao một số loài hoa cỏ lại có thể sinh trưởng trong phòng?
Thực vật xanh trong thế giới tự nhiên vô cùng phong phú. Mặc dù chúng đều cần đến ánh sáng mặt trời trong quá trình sinh trưởng của mình nhưng nhu cầu về lượng ánh sáng của các loài thực vật là khác nhau. Có những loài chỉ có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện nguồn ánh sáng nhiều, nếu thiếu nguồn sáng sẽ không thể tồn tại được loài thực vật này chúng ta gọi là thực vật dương sinh. Nhưng bên cạnh đó cũng có những loài thực vật chỉ sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng yếu, nếu ánh sáng chiếu quá mạnh nó cũng không thể tồn tại. Loài thực vật này chúng ta gọi là thực vật âm sinh. Ngoài ra, còn có những loài thực vật lại có khả năng thích ứng với cả hai loại ánh sáng mạnh và yếu ở trên, loài thực vật này được gọi là thực vật lưỡng sinh.
Trong rừng rậm, những loài thực vật dương sinh thường vươn cao, thẳng để đón ánh sáng mặt trời, tán cây phân bố ở tầng trên. Thực vật âm sinh lại luôn sinh trưởng ở những nơi râm mát trong rừng. Thực vật chịu được râm mát sinh trưởng tương đối tự do, phạm vi phân bố tương đối rộng.
Các loài thực vật nuôi trồng trong phòng đa phần cây thuộc loài thực vật âm sinh, nhu cầu của chúng đối với ánh sáng rất ít và yếu. Lá của loại cây này thường to, đây là kết quả thích nghi của thực vật với điều kiện chiếu sáng yếu của môi trường sống. Do thích ứng với ánh sáng yếu nên lá có phiến diện rộng sẽ có thể hấp thụ được nhiều ánh sáng hơn, lấy lượng ánh sáng nhiều để bù đắp cho sức ánh sáng yếu. Đồng thời, hàm lượng chất diệp lục chứa trong lá cũng tương đối nhiều nên màu lá sẫm hơn bình thường. Đây cũng là một sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng yếu của ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, những loài thực vật này sinh trưởng chậm nên có khả năng kéo dài tuổi thọ của mình hơn.
Những loài hoa cỏ được nuôi trồng trong phòng thường phải đặt ở nơi tập trung nhiều ánh sáng nhất trong căn phòng. Mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời nhưng những ánh sáng tán sắc vào ban ngày cũng rất có lợi đối với thực vật trong phòng. Đương nhiên là trong những gian phòng không đủ ánh sáng, sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với quá trình sinh trưởng của thực vật ở trong đó.
Những thực vật được nuôi trồng trong phòng được đề cập đến trong bài này không bao gồm những thực vật được nuôi trồng trong nhà kính. Những thực vật được nuôi trồng trong nhà kính không nhất thiết là thực vật âm sinh, mái nhà của nhà kính bằng kính thuỷ tinh hoặc bằng chất liệu nhựa mà ánh sáng có khả năng xuyên qua, do đó các thực vật được nuôi trồng trong môi trường đó cũng có khả năng hấp thu trực tiếp ánh sáng mặt trời.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết vì sao rêu trong than bùn lại chứa một lượng nước rất phong phú không?
Chúng ta đều biết, thực vật được tạo thành từ tế bào. Tuy nhiên, hình dạng và kích thước của các tế bào này khác nhau, bởi những tế bào khác nhau sẽ có những vai trò khác nhau. Có một số tế bào có vai trò lưu giữ chất dinh dưỡng, có một số tế bào khác lại có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng.
Nhưng tế bào của loài thực vật rêu sống trong than bùn lại rất đặc biệt. Nếu chúng ta lấy một chiếc lá của loài rêu này cắt ra thành phiến mỏng và quan sát dưới kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy trong lá của loài rêu này có hai dạng tế bào: một dạng tế bào to không màu, một dạng tế bào nhỏ màu xanh. Tế bào dạng to có số lượng lớn, chiếm một phần lớn trong toàn bộ tế bào của lá. Tế bào dạng nhỏ có số lượng rất ít và chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong toàn bộ tế bào cấu tạo nên lá rêu. Trong các tế bào dạng to này có chứa rất nhiều nước, các chất dinh dưỡng và chất chuyển hoá chi tập trung trong các tế bào dạng nhỏ. Do vậy, thực vật rêu sống trong than bùn có chứa tỉ lệ nước tương đối lớn, dường như không có loài thực vật nào vượt qua được "kỷ lục" trữ nước này của chúng. Như vậy có thể thấy rằng lượng nước vô cùng phong phú chứa trong loài rêu này có liên quan mật thiết đến cấu tạo tế bào của chúng.
Nếu đem loài rêu này phơi khô thì sau đó nó có thể là một vật hút nước rất tốt. Do đó, một số nhà khoa học đề nghị rằng có thể lợi dụng đặ điểm này của rêu than bùn mà chế tạo ra loại “tã giấy thấm nước" dùng cho trẻ nhỏ, chắc chắn nó sẽ là một nguyên liệu rất tốt.
Lượng nước phong phú được đề cập ở đây là lượng nước được so sánh với tỉ lệ của các chất khác trong thân chúng. Bởi thực vật rêu than bùn này rất nhỏ nên ta không thể lấy lượng nước chứa trong nó đi so sánh với lượng nước của các loài thực vật bậc cao. Ví dụ như trong 100 gram rêu than bùn thì có khoảng 95 gram nước, đó chẳng phải là một con số ký lục sao?
Thực vật rêu than bùn luôn sinh trưởng ở trong rừng rậm, sâu của những vùng núi cao, nơi thường xuyên bị mây mù bao phủ xung quanh, độ ẩm không khí rất lớn. Toàn bộ cơ thể của loài rêu than bùn đều có thể hút nước. Nếu trên mặt đất mọc một diện rộng loài rêu này thì có nghĩa là trên mặt đất tồn tại một tầng nước lưu động. Mọi người thường nói rừng rậm có vai trò chứa nước và dưỡng nước, có lẽ trong đó có vai trò của loài thực vật rêu này.
https://thuviensach.vn
Chất kích thích sinh trưởng của thực vật là gì?
Bạn đã từng dùng chậu trồng hoa bao giờ chưa? Khi bạn đem những chậu hoa tươi đặt lên cửa sổ hoặc ban công nhà, bạn có chú ý quan sát quá trình sinh trưởng của nó không? Sự sinh trưởng của nó có gì khác so với sự sinh trưởng của các loài thực vật được nuôi trồng dưới ánh sáng mặt trời?
Nếu bạn là một người yêu lao động và chịu khó quan sát, bạn sẽ phát hiện ra rằng, những lá cây của cây hoa đặt trên cửa sổ sau một thời gian sinh trưởng sẽ hướng hết ra phía bên ngoài cửa sổ như thể chúng biết được hướng chiếu sáng của mặt trời vậy, thật thú vị phải không! Nhưng bạn có biết vì sao lại như vậy không?
Thực ra, hơn 100 năm trước đây, loài người đã lưu ý đến hiện tượng này. Từ năm 1880 đến năm 1928, nhà bác học người Anh Đác Uyn cùng với một số nhà khoa học người Đan Mạch, Hunggari, Hà Lan... đã tiến hành các thí nghiệm đối với các phôi mầm (là phần vừa nhú lên khỏi mặt đất của hạt khi nảy mầm) của thực vật một lá mầm và chứng minh được rằng thực vật có đặc điểm hướng sáng để thực hiện quá trình sinh trưởng của mình. Hơn nữa, đặc điểm hướng sáng để sinh trưởng này có liên quan đến một số vật chất của thời kì sinh trưởng đầu tiên của phôi mầm.
Vào năm 1934 , các nhà khoa học Hà Lan đã phát hiện ra cấu tạo của loại vật chất này. Tên khoa học của nó là Indole- etylenic, tồn tại phổ biến trong thực vật. Mặc dù hàm lượng rất ít nhưng vai trò của nó lại rất lớn, rất quan trọng. Nó là một trong những chất kích thích giúp tế bào phát triển từ nhỏ đến lớn, đặc biệt là nó có thể làm tăng chiều dài của tế bào, từ đó mà làm cho thực vật phát triển cao lên. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy quá trình tổng hợp của các chất quan trọng trong tế bào như prôtêin, axít nuclêíc. Do vậy, các nhà khoa học gọi nó là chất kích thích sinh trưởng. Sau này, các nhà khoa học tiếp tục tiến hành nghiên cứu và còn phát hiện ra một số các chất hoá học thúc đẩy quá trình sinh trưởng khác như Indole- butiric, 2-4D Naftalen-etylenic... và phân loại chúng thuộc nhóm các chất kích thích sinh trưởng. Nhóm các chất kích thích sinh trưởng mà chúng ta thường nói tới còn bao gồm cả chất Indole-etylenic đã nhắc đến ở phần trên. Tất cả các phần phát triển mạnh nhất trong cơ thể thực vật như ngọn mầm, hạt đang nảy mầm, đầu rễ... đều có khả năng sinh ra khá nhiều các chất kích thích sinh trưởng.
Vậy chất kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh trưởng hướng sáng của thực vật? Nếu ánh sáng chỉ chiếu sáng vào một phía của thực vật thôi sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của chất kích thích sinh trưởng. Phía được ánh sáng Mặt Trời chiếu sáng, chất kích thích sinh trưởng phân bố ít, phía sau không được hưởng sự chiếu sáng của ánh sáng mặt trời, chất kích thích sinh trưởng lại tập trung nhiều. Điều đó cũng có nghĩa là: chất kích thích sinh trưởng đã di chuyển từ phía có nhiều ánh sáng sang phía có ít ánh sáng. Kết quả là phía không hứng sáng phát triển nhanh, phía hứng sáng phát triển chậm, đo đó thực vật phải quay vòng ra phía hướng sáng. Đây cũng là câu trả lời vì sao thực vật trong các chậu cảnh đặt trên cửa sổ lại luôn luôn hướng về phía ánh sáng để sinh trưởng.
https://thuviensach.vn
Thực vật có phản ứng như thế nào đối với nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp?
Con người chỉ có thể sống trong một phạm vi nhiệt độ nhất định, thực vật cũng vậy. Con người có thể dùng các phương pháp hạ nhiệt hoặc giữ ấm để đối phó với những ảnh hưởng do nhiệt độ quá cao hay quá thấp gây ra, còn thực vật có phản ứng như thế nào đối với hiện tượng này?
Các loài thực vật xanh thông qua quá trình quang hợp để tạo ra các chất và năng lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng của mình. Quá trình hô hấp lại tiêu hao đi những vật chất còn dự trữ mà quá trình quang hợp sản sinh ra để cung cấp cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Trong điều kiện bình thường, quá trình quang hợp phải nhiều hơn, mạnh hơn quá trình hô hấp mới có thể duy trì được sự sống bình thường cho thực vật. Nhưng ở điều kiện nhiệt độ cao, quá trình hô hấp lại nhiều hơn, mạnh hơn quá trình quang hợp, nó sẽ tiêu hao nhiều hơn các dưỡng chất dự trữ. Nếu hiện tượng này kéo dài, thực vật có thể chết héo vì thiếu nước và chất dinh dưỡng. Nhiệt độ cao còn làm ngưng trệ quá trình tổng hợp của chất ôxy hóa bên trong thực vật. Sự tích luỹ chất amôniắc do rễ cây hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng trúng độc amôniắc; các chất prôtêin trong cơ thể thực vật sẽ biến chất do nhiệt độ quá cao, từ đó mà ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thực vật. Đối với những bất lợi do nhiệt độ cao gây ra, đa số các loài thực vật sẽ lợi dụng quá trình khống chế bốc hơi qua lá để kìm hãm, ngăn chặn quá trình tăng nhiệt trong cơ thể mình. Nhiệt độ cao khiến cho các thực vật, đặc biệt là thực vật ở vùng thường xuyên hạn hán hay ở sa mạc có những biến đổi về hình dạng nhằm mục đích ngăn chặn sự thoát hơi nước để bảo đảm cho sự sống bình thường của mình như: chuyển từ dạng lá phiến sang dạng lá kim, các lớp biểu bì trở nên nhọn, có góc cạnh v.v...
Trong điều kiện nhiệt độ thấp, đa phần tinh bột có trong cơ thể thực vật bị chuyển hoá thành đường, làmcho lượng đường trong cơ thể chúng tăng cao, đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao củ cải và cà rốt lại ngọt hơn vào mùa đông. Việc tích luỹ lượng đường lớn trong cơ thể thực vật sẽ làm tăng tốc độ của quá trình hình thành sắc tố thực vật. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao lá cây phong lại biến thành màu đỏ vào mùa thu. Vào mùa thu thời tiết chuyển dần sang lạnh, một loại chất thúc đẩy sự rơi rụng các cơ quan thực vật tăng nhiều. Rất nhiều lá cây biến sắc sang màu vàng và rơi rụng xuống, thực vật cũng chìm vào trạng thái ngủ đông. Như vậy có thể làm giảm sự tiêu hao lượng dưỡng chất dự trữ trong thực vật nhằmđảm bảo cho thực vật có đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể trong mùa đông giá rét.
https://thuviensach.vn
Khi thực vật thiếu dinh dưỡng sẽ mắc bệnh gì?
Thực vật cũng giống như con người, nghĩa là phải luôn luôn bổ sung những dưỡng chất cần thiết, và cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể mới có thể sinh trưởng bình thường. Khoa học ngày nay đã chứng minh, có 16 loại nguyên tố dinh dưỡng, đó là: cacbon, hydrô, ôxy, nitơ, phốtpho, lưu huỳnh, kali, canxi, magiê, sắt, mangan, đồng, kẽm, borum, môlípđen, clo. Ngoài hydrô, cácbon, oxy có sẵn trong khí, tất cả các chất còn lại đều do thực vật hấp thụ được từ trong đất. Nếu như đất thiếu chất dinh dưỡng, thực vật sẽ mắc bệnh thiếu chất, không thể hoàn thành vòng sống của mình như không ra hoa, không kết quả..., nếu thời gian dài có thể dẫn đến chết.
Căn cứ vào hiện tượng thiếu các dưỡng chất khác nhau của thực vật, bệnh thiếu chất ở thực vật cũng chia thành các loại khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về hiện tượng thiếu nitơ (đạm). Đầu tiên, nitơ (đạm) là thành phần chủ yếu để tạo thành prôtêin, nó chiếm từ 16% đến 18% trong hợp chất prôtêin. Thành tế bào, màng tế bào, chất tế bào và nhân tế bào đều chứa nitơ (đạm). Tất cả các phản ứng hoá học của chất xúc tác - dung môi - đều chứa nitơ (đạm). Ngoài ra, trong các vật chất có vai trò truyền tải thông tin trong thực vật cũng chứa nitơ (đạm). Một số các chất kích thích sinh trưởng của thực vật như chất sinh trưởng cũng chứa nitơ (đạm), trong các chất vitamin (như B1, B2, B6...) cũng chứa nitơ (đạm), trong chất diệp lục và kiềm sinh vật cũng chứa nitơ (đạm). Như vậy, có thể thấy rằng, trong hoạt động sống của thực vật, vai trò của nitơ (đạm) là vô cùng quan trọng, cho nên nó được coi là nguyên tố của sự sống.
Nếu thiếu nitơ (đạm), quá trình tổng hợp tạo ra prôtêin, chất diệp lục, chất sinh trưởng của thực vật không thể diễn ra bình thường. Từ đó dẫn đến lượng đường mà thực vật tích luỹ được trong quá trình quang hợp càng ít đi. Hơn nữa phần lớn lượng đường này được sử dụng cho quá trình hình thành sắc tố đỏ cho hoa của thực vật. Điều đó cũng có nghĩa là lượng đường được đưa đến hạt càng ít, vì thế tế bào sinh trưởng chậm, toàn thân thực vật trở nên nhỏ bé, sắc lá nhạt hoặc ngả sang màu đỏ, cành cây, nhánh cành ít, hoa ít, hạt không căng mẩy, sản lượng thấp.
Nitơ (đạm) tồn tại trong cơ thể thực vật để tổng hợp và hình thành các chất khác nhau, nó không ngừng phân giải và thoát ra ngoài, phân tán đến các bộ phận cần thiết. Nó là một nguyên tố có thể tuần hoàn, do vậy mà triệu chứng của hiện tượng thiếu nitơ rõ ràng nhất thường xuất hiện ở các lá già.
Tính nhất quán của triệu chứng thiếu nitơ (đạm) rất cao. Chúng ta có thể thông qua quan sát bệnh trạng của thực vật mà phán đoán và lựa chọn các loại phân bón cho phù hợp, đúng thời kỳ thích hợp. Nếu sử dụng đúng thuốc cho đúng bệnh sẽ tạo điều kiện tốt cho thực vật sinh trưởng bình thường, thu năng suất, sản lượng cao.
https://thuviensach.vn
Loài quả nào có nhiều vitamin nhất?
Thông thường các bác sĩ luôn khuyên chúng ta nên ăn nhiều hoa quả tươi vì trong đó có chứa rất nhiều vitamin như: cà chua, ớt, táo, lê, cam... Các loại hoa quả này đều là những hoa quả thông thường rất dễ tìm. Còn về lượng vitamin cụ thể chứa trong từng loại hoa quả tươi, loại quả nào chứa nhiều hơn, loại quả nào chứa ít hơn? Câu hỏi này không được mấy ai nghiên cứu tìm hiểu rõ ràng.
Cùng với sự lên ngôi của các loại thực phẩm xanh và trào lưu trở về với thiên nhiên đã xuất hiện và lan rộng trong đời sống hiện đại, mọi người cũng đặt sự chú ý của mình vào vấn đề sức khoẻ và hướng cái nhìn của mình vào thế giới tự nhiên. Rất nhiều các loài hoa quả dại dần dần lọt vào tầm chú ý của con người. Đầu tiên phải kể đến đào khỉ mặt đỏ, người ta phát hiện ra lượng vitamin C chứa trong nó cao hơn lượng vitamin C chứa trong cam 15 đến 16 lần, cao hơn lượng vitamin C chứa trong táo và lê từ 20 đến 140 lần. Ngoài ra trong loại quả này còn chứa vitamin P, axít amin và các nguyên tố khoáng chất khác. Loại quả này đã từng được tôn xưng là "đế vương của vitamin".
Có rất nhiều địa phương tiến hành nhân rộng loài thực vật ăn quả này, đã đạt được sản lượng rất cao và được xuất khẩu sang nhiều nước.
Sau này, người ta còn phát hiện ra lượng vitamin C chứa trong loài táo cát còn cao hơn loài đào khỉ mặt đỏ 4 đến 5 lần, cao hơn lượng vitamin C chứa trong cà chua từ 25 đến 150 lần. Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều vitamin A và P.
Ngôi vị "đế vươngamin" lại thuộc về loài táo cát. Cùng với sự mở rộng những hiểu biết về thiên nhiên, con người còn phát hiện ra rất nhiều loài hoa quả dại có hàm lượng vitamin vô cùng phong phú. Hiện tại, ngôi vị dẫn đầu về hàm lượng vitamin đã không còn thuộc về loài táo cát nữa. Trong quả lê thích, cứ 100g quả tươi chứa 1300 đến 2700mg vitamin C, 6000mg vitamin P. Hàm lượng vitamin C chứa trong nó cao hơn loài táo cát 7 đến 13 lần, cao hơn cà chua từ 120 đến 240 lần, cao hơn cam từ 26 đến 54 lần, cao hơn táo từ 260 đến 540 lần. Cứ trong 100g táo cát chứa 1500 đến 1700mg vitamin C, 1500mg vitamin P, thấp hơn so với lê thích. Do đó, tính đến nay, ngôi vị quán quân về vitamin trong hoa quả tươi đang thuộc về lê thích.
Điều đáng chú ý là, lê thích và táo cát vẫn là loài quả dại, do mùi vị và độ ngon miệng của chúng không bằng đào khỉ mặt đỏ nên hiện nay chúng vẫn chưa được tiến hành nhân giống nhân tạo. Nhưng lê thích và táo cát, đặc biệt là lê thích phân bố rất rộng rãi và phổ biến, khả năng thích nghi của chúng rất cao. Một ngày gần đây, cùng với sự không ngừng hoàn thiện của công nghệ gia công chế biến hoa quả, loài quả giữ vị trí quán quân về hàm lượng vitamin này sẽ dần dần đi vào cuộc sống của con người dưới nhiều hình thức sản phẩm khác nhau.
Chúng ta hãy cùng chờ đợi sự lên ngôi của nó nhé!
https://thuviensach.vn
Thực phẩm đen tại sao lại được ưa chuộng? Nó có gì khác với thực phẩm?
Chúng ta thường cho rằng, những vật có màu đen thường là những vật bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Nhưng trong thức ăn, lại có rất nhiều người ưa thích các thực phẩm đen như: vừng đen, gà đen... Trong mấy năm gần đây, có rất nhiều các xưởng chế biến thực phẩm hàng đầu liên tiếp tung ra thị trường các thực phẩm đen như: ngũ cốc đen, hạt dưa đen... Vậy tại sao thực phẩm đen lại ngày càng được ưa chuộng như vậy? Nó có gì khác so với loại thực phẩm xanh từ lâu đã được người tiêu dùng rất ưa chuộng?
Thực phẩm đen thường thường được chế biến từ các động thực vật có chứa sắc tố đen tự nhiên như gạo đen, mộc nhĩ đen, đậu đen, cá đen, gà đen..., chúng đểề là những thực phẩm đen rất tốt. Trong dân gian, người ta còn sử dụng sắc tố đen tím, xanh đen của lá hoặc quả của các loại cây (như lá của cây cơm đen, quả của cây ô mai) ngâm, hấp, luộc với thực phẩm nhằm lấy màu đen của chúng để nhuộm màu cho thực phẩm, như cơm đen, bánh ngọt đen... Thông thường, các sinh vật có màu đen tự nhiên có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao như thành phần dinh dưỡng chủ yếu của gạo đen, vừng đen là axít amin, axít béo, vitamin, khoáng chất... Các chất dinh dưỡng này đều có hàm lượng cao hơn so với các chất dinh dưỡng có trong gạo trắng, vừng trắng. Trong mộc nhĩ đen có chứa rất nhiều đường; prôtêin có chứa trong các thực vật nấm cao cấp rất có lợi cho sức khoẻ, có tác dụng trong việc phòng chống ung thư, chữa trị các bệnh liên quan đến tim, não, huyết quản. Ngoài ra, nó còn là một thực phẩm rất tốt cho sắc đẹp và chống lão hoá.Bên cạnh đó, màu đen còn rất đẹp trong mắt nhiều người. Xét về hình thức, nó tương đối phù hợp với quan niệm về thẩm mĩ của họ. Rất nhiều người lấy việc thường xuyên ăn thực phẩm đen làm bí quyết để chăm sóc, giữ gìn sắc đẹp và sức khoẻ. Do vậy việc kết hợp cá đặc tính của các chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm đen hoàn toàn không phải là một việc làm vô nghĩa, vô tác dụng.
Thế nhưng trong các tài liệu hướng dẫn nấu ăn, thực phẩm đen chiếm một con số rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, sản lượng của nó không cao. Hiện nay, thực phẩm chiếm đa số và có giá trị kinh tế vẫn là các loại thực phẩm xanh. Thực phẩm xanh còn là thực phẩm không ô nhiễm, thực phẩm an toàn, thực phẩm có chất lượng tốt. Hơn nữa nó còn là thực phẩm không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, nuôi trồng. Ý nghĩa chủ yếu của màu xanh là bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thực phẩm xanh không hẳn đã là thực phẩmtốt. Bởi vì trong quá trình phát triển không ngừng của công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, do sử dụng quá nhiều các thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, nên một mặt các thực phẩm chịu ô nhiễm rất lớn, mặt khác môi trường sản xuất và môi trưởng sinh hoạt cũng phải chịu những ô nhiễm rất nặng nề. Khi ăn những thực phẩm ấy hoặc những thực phẩm được nuôi trồng trong môi trường ấy dù ít dù nhiều cũng có hại đối với sức khoẻ của con người.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết loài thực vật nào tạo ra sơn không?
Tất cả chúng ta có lẽ không còn ai lạ lẫm với sơn cả. Tất cả các vật dụng từ máy móc, tàu xe, các công trình kiến trúc đến các dụng cụ gia đình, dây điện, công nghệ phẩm đều cần phải sơn một lớp sơn phủ ở bên ngoài. Vậy, sơn được lấy ra từ các lò mỏ, quặng hay do con người chế tạo ra? Thực ra,ược tạo ra từ một loài thực vật có tên là cây sơn. Cây sơn thuộc loài thực vật họ sơn, một loài cây gỗ rụng có lá phức dạng lông vũ.
Ở Trung Quốc có khoảng hơn 40 loài thực vật sơn. Dựa vào đặc trưng, hình thái sinh vật học và tính trạng kinh tế ta có thế phân thành 2 dòng: cây sơn loại to và cây sơn loại nhỏ. Cây sơn loại to thường là cây mọc hoang, tính năng tạo sơn khô tốt nhưng sản lượng thấp. Cây sơn loại nhỏ do con người nuôi trồng và chăm sóc nên nó còn có một tên gọi khác là cây sơn nhà, nó cho sản lượng cao nhưng tính năng tạo sơn khô lại kém. Loại cây sơn có tính ưu việt nhất là cây sơn đỏ Quý Châu (Thiểm Tây), cây sơn loại nhỏ Dương Cao (Hồ Bắc), cây sơn loại nhỏ Đăng Đài (Tứ Xuyên, Hồ Bắc), cây sơn loại nhỏ Trúc Diệp (Tứ Xuyên, Hồ Bắc), cây sơn loại nhỏ vỏ trắng (Quảng Tây), cây sơn loại to Dương Cao (Hồ Bắc), cây sơn lá to Thiên Thuỷ (Cam Túc).
Cây sơn phân bố chủ yếu ở vùng đất ấm áp, độ ẩm cao thuộc khu vực phía Đông của Châu Á. Trên thế giới, Trung Quốc là quê hương của loài thực vật này nên trở thành một quốc gia sản xuất sơn lớn nhất, ngoài ra còn có một số nước khác như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Philippin, Ấn Độ, Mianma...
Sơn được tạo ra từ các rãnh riêng biệt trong vỏ cây sơn, là một dung dịch dạng lỏng và có độ dính. Sơn sống còn được gọi là quốc sơn, đại sơn. Mủ sơn (sơn sống) sau khi được gia công, chế biến sẽ trở thành sơn tinh chế, còn gọi là sơn. Sơn sống cũng có thể dùng ngay mà không cần qua tinh chế. Thành phần chủ yếu của sơn sống là phênon sơn, men sơn, chất keo của cây, nước và một số hợp chất hữu cơ khác.
Khi sơn sống tiếp xúc với không khí, nó sẽ bị ôxy hoá, màu sơn chuyển dần sang màu đen và hình thành màng sơn khi đã khô. Màng sơn không những cứng mà còn có thể phản xạ với rất nhiều tia sáng của ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, nó còn có các tính năng khác như: bền, chịu mài mòn, chịu được xăng dầu, chịu7;c dung môi, chịu nước, chịu được các chất hoá học môi giới, chịu được sự ăn mòn, biến chất của đất.
Trong sơn sống có chứa phênon sơn, cơ thể người nếu tiếp xúc có thể sẽ có các dấu hiệu của triệu trứng trúng độc như nôn mứa, mệt mỏi, hôn mê... Nhưng không phải ai cũng có các phản ứng trên khi tiếp xúc với sơn, chỉ có một số ít người khi tiếp xúc với những trạng thái sinh lý đặc biệt (trạng thái mẫn cảm) sẽ có những phản ứng mẫn cảm. Đối với những người quá mẫn cảm, khi tiếp xúc với sơn trong bất kì thời gian và địa điểm nào cũng cần chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp vì hiện nay các nhà khoa học còn đang rất khó khăn trong việc tìm ra phương pháp phòng chống hiện tượng nhiễm độc do sơn.
https://thuviensach.vn
Tại sao trà, cà phê lại có thể làm cho đâu óc, tinh thần tỉnh táo?
Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều biết và từng thưởng thức hương vị của trà được pha chế từ lá trà. Khi uống trà ta sẽ có cảm giác thơm mát và có vị đắng chát. Còn cà phê? Cũng có vị đắng chát, vị thơmnhưng không thơm mát như trà. Mọi người thường có thói quen cho thêm sữa vào cà phê uống sẽ ngon hơn. Khi bạn cảm thấy buồn ngủ, uống một tách trà hoặc cà phê bạn sẽ cảm thấy đầu óc trở nên tỉnh táo, tinh thần cũng sảng khoái hơn. Tại sao lại như vậy?
Trong lá cây trà và cà phê đều chứa các chất hoá học như kiềm cà phê, kiềm ca cao, kiềm trà và các chất dễ bay hơi. Vị5;ng chát của trà chính là do các chất hoá học này tạo ra. Sau khi tồn tại trong cơ thể con người, nó sẽ theo máu xâm nhập vào các tế bào. Khi chúng vào đến tế bào trung khu thần kinh, đặc biệt là các tế bào ở lớp ngoài của đại não, sẽ dẫn đến các tế bào này có một số biến chất hoá học phức tạp, khiến cho quá trình vận chuyển các chất giữa các tế bào ở lớp ngoài này trở nên nhanh hơn, từ đó tác động trực tiếp lên vỏ não, tạo nên hưng phấn cao, giúp con người tỉnh táo hơn.
Ngoài ra, khi các chất này ngấm vào dung dịch máu, nó sẽ làm cho đường ống huyết quản của tim giãn nở rộng ra khiến cho chỗ trống trong huyết quản tăng lên, từ đó lưu lượng và tốc độ dẫn truyền của máu cũng tăng lên, lượng ôxy được vận chuyển nhiều hơn. Tế bào đại não và toàn cơ thể được cung cấp một lượng ôxy dồi dào sẽ vận động tốt hơn, khiến cho con người cảm thấy tinh thần sảng khoái.
Do vậy, trà và cà phê có tác dụng thức tỉnh tinh thần và não bộ. Nhưng bạn cũng cần phải chú ý, nếu chúng ta uống quá nhiều trà và cà phê đặc, nồng độ của các chất hoá học trong chúng quá cao sẽ khiến cho đại não bị hưng phân quá mức sinh ra phản tác dụng. Tế bào ở lớp ngoài của đại não cũng như các cơ quan khác sẽ trở nên mệt mỏi, khiến chúng ta có những phản ứng rất khó chịu như đau đầu, choáng váng, ù tai, hoa mắt... đây chính là hiện tượng say trà, say cà phê mà đôi khi chúng ta cũng gặp phải. Nó không tốt cho cơ thể, sức khoẻ của con người, đặc biệt nó càng nguy hại hơn đối với những người đang trong giai đoạn tuổi dậy thì, trưởng thành và hoàn thiện về sinh lý.
Do vậy, cà phê và trà mặc dù có tác dụng làm đầu óc tỉnh táo nhưng tuyệt đối không được uống nhiều trà hay cà phê quá đặc để giữ gìn sức khoẻ.
https://thuviensach.vn
Tại sao nhiều loài thực vật có thể tỏa ra hương thơm đặc biệt?
Bạn đã từng đặt chân đến Quế Lâm chưa? Quế Lâm là một thành phố có phong cảnh đẹp nổi tiếng với non nước hữu tình, rừng quế với những bông hoa quế ngạt ngào hương sắc. Đặc biệt là vào khoảng tháng 10, khi tiết trời thu trong xanh, mát mẻ nhất, nếu đến Quế Lâm, bạn sẽ được chìm đắm vào mùi hương thơmquyến rũ, khó phai của hoa quế. Bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào cõi tiên.
Khi bạn lắng nghe làn điệu dân ca "hoa nhài" của Giang Tô, bạn sẽ như phảng phất ngửi thấy hương thơm của loài hoa này. Khi bạn thả hồn ngắm những đoá hồng rực rỡ ngàn vạn sắc hương trong công viên, bạn sẽ thấy làn hương thơm mát căng tràn nơi lồng ngực. Nếu bạn đến nơi sơn dã, bạn sẽ được đắm chìmtrong hương sắc của cây cỏ thiên nhiên nơi đây.
Tại sao lại có rất nhiều loài thực vật có thể toả ra mùi hương đặc biệt như vậy? Thì ra, những loài thực vật khác nhau, sinh trưởng trong những môi trường sống khác nhau, có những đặc điểm sinh thái khác nhau, có tập tính sinh hoạt khác nhau sẽ tạo ra những sản vật khác nhau. Ví dụ như trong mía, củ cải đường có vị ngọt là do trong chúng đều chứa rất nhiều chất đường. Những loài thực vật có hương thơm đều chứa những chất tạo hương, nhưng chất tạo hương khác nhau sẽ toả ra những mùi hương khác nhau. Những loài thực vật dưới đây là điển hình về điều này.
Hoa quế hay còn gọi là cửu lí hương, thuộc loài tùng bách hoặc họ cây gỗ nhỏ, nó thuộc họ thực vật quế hoa trong giới thực vật học. Hoa của nó màu trắng hoặc màu vàng, có mùi thơm nồng vì trong chất tạo hương của chúng có vỏ cây quế hoa, phêno, đinh hương. Nó còn có tác dụng làm lưu thông mạch máu.
Hoa nhài hay còn gọi là mạt lợi, nại hoa, thuộc loài tùng bách nhỏ hoặc cây rụng lá nhỏ, thuộc họ thực vật quế hoa. Hoa nhài màu trắng, do trong chất tạo hương của nó có chứa cồn benzoíc, chất hoa nhài, cồn long não nên nó có hương thơm nồng nàn. Hoa nhài có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Các loài thực vật thuộc họ thực vật quế hoa đại đa số đều có mùi thơm.
Hoa hồng hay còn gọi là thích mai hoa, cây nhỏ, thân thẳng, thuộc họ tường vi, hoa nở đơn lẻ từng bông hoặc từng chùm, từng đoá, hoa có màu tím, màu đỏ, màu vàng, màu trắng. Trong chất tạo hương của nó có chứa cồn luzéc. Nó có tác dụng chữa gan, dạ dày, đầy hơi.
Có rất nhiều loài.thực vật có hương thơm, có loài thực vật có hương thơm toả ra từ hạt như hồi hương, hoa hồi..., có loài thực vật mùi hương lại toả ra từ toàn bộ cây như cây long não, đinh hương...
https://thuviensach.vn
Hạt của loài thực vật nào là nhỏ nhất? Hạt của loài thực vật nào là lớn nhất?
Thuở sơ khai, thực vật không có hạt. Trải qua 150 đến 500 triệu năm tiến hoá và biến đổi mới bắt đầu xuất hiện cây có hạt đầu tiên.
Hạt là cơ quan sinh sản của loài thực vật có hạt. Từ khi thực vật có hạt khả năng thích nghi, thích ứng của nó cao hơn và phân bố ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Tuy nhiên, sự khác biệt về môi trường cũng dẫn đến sự biến đổi lớn về hình dạng, công dụng và kích thước hạt của các loài thực vật.
Chúng ta thường nhìn thấy rất nhiều loại hạt khác nhau: to có nhỏ có. Vậy trong giới thực vật, hạt của loài thực vật nào là to nhất hạt của loài thực vật nào là nhỏ nhất?
Loại hạt to nhất là hạt của cây dừa kép thuộc họ cọ. Loài thực vật này chủ yếu phân bố trên quẩn đảo Saishier ở Ấn Độ Dương thuộc phía Đông của Châu Phi. Đặc biệt loài dừa này phân bố nhiều nhất ở quần đảo Maerdaifu, nên người ta còn gọi nó là dừa Maerdaifu. Do ở giữa hạt có một đường rãnh nhỏ giống như hai trái dừa ghép lại với nhau, nên nó có tên gọi là cây dừa kép. Loại hạt của loài dừa này dài 50cm, trọng lượng khoảng 1500gr. Hình dạng hạt loài dừa kép này cũng giống như các loài dừa thông thường khác, chỉ có điều hạt của các giống dừa thông thường nhỏ hơn một chút. Phía ngoài của hạt là vỏ quả, vỏ quả chia làm ba lớp: lớp vỏ ngoài không thấm nước giống như lớp da thuộc, lớp vỏ giữa dày và có dạng sợi, lớp trong cùng cứng như một khung xương và bên trong cùng là hạt. Phía trong của nội nhũ có chứa rất nhiều dung dịch nước. Lớp giữa của vỏ loại hạt này có dạng sợi, mật độ nhỏ, cho nên nó có thể trôi nổi trên mặt biển. Trôi đến vùng đất nào thích hợp với nó, nó sẽ "định cư" luôn tại đó, do đó mà loài dừa này thích sinh trưởng trên các hải đảo.
Mặc dù hạt của cây hải đường bốn mùa thuộc họ hải đường nhỏ hơn hạt vừng từ 400 đến 1000 lần. Nhưng vẫn còn một loại hạt khác nhỏ hơn hạt của cây hải đường bốn mùa. Đó chính là hạt của cây lan nhung, nó nhỏ như những hạt bụi. Tính đến thời điểm hiện không có loài thực vật nào có hạt nhỏ hơn hạt của lan nhung. Vì vậy, hạt của lan nhung chính là loại hạt nhỏ nhất trong các loài cây có hạt. Ngoài ra, các cây thực vật họ lan khác, bao gồm cả các loài hoa lan, hạt của chúng đều rất bé.
https://thuviensach.vn
Hạt của thực vật liệu lớn lên trong quả sao?
Khi ăn hoa quả, chúng ta thấy, hạt của quả thường nằm bên trong. Như vậy hạt của tất cả mọi loại quá đều nằm bên trong quả có đúng không?
Không phải tất cả mọi loại quả đều tuân theo quy luật đó. Bởi vì trong thế giới thực vật, các loài thực vật có khả năng hình thành hạt được chia thành hai loại: cây hạt trần và cây hạt kín. Cây hạt trần chỉ hình thành hạt, không tạo quả. Cây hạt kín hình thành quả, hạt của cây sẽ bị quả bọc kín. Sở dĩ ta gọi là cây thực vật hạt trần là do hạt của chúng lộ ra bên ngoài.
Trước khi cây hạt trần và cây hạt kín hình thành hạt và quá giữa chúng đã có sự khác biệt. Cây hạt trần vẫn chưa hình thành được hoa chính thức, nên nó là một trong những loài thực vật nguyên thuỷ nhất của thế giới thực vật. Phấn hoa phát dục và chín trong một bào tử nhỏ giống như hoa đực trên một lá mầm nhỏ, noãn lộ ra phía ngoài, không có bầu nhụy bảo vệ. Noãn của nó cũng phát dục và chín trong một bào tử to hơn giống như hoa cái trên một lá mầm nhỏ. Sau khi phấn hoa thụ phấn cho noãn sẽ trực tiếp hình thành hạt. Nhưng cây hạt kín, sau khi thụ phấn, hạt7;c hình thành ở bên trong hoa cái, bầu nhụy hoa sẽ phát dục và hình thành nên những cơ quan còn lại của quả. Thông thường, lá mầm của bào tử to và lá mầm của bào tử nhỏ của cây hạt trần sẽ hình thành nên cầu lá mầm bào tử to và cầu lá mầm bào tử nhỏ riêng biệt để lưu giữ lại những vết tích của thực vật có hạt. Hoa của loài thực vật hạt kín rất đặc biệt, nó có những biến đổi rất đặc biệt so với cầu lá mầm bào tử to hoặc nhỏ.
Những loài thực vật hạt trần thường gặp có: cây tùng, cây samu và cây bách, ngoài ra còn có cây thiên tuế, cây bạch quả, samu đậu đỏ, bách trúc, tùng la hán... Còn cây hạt kín thì nhiều vô kể. Ngoài ra còn có một số loại quả đặc biệt khác. Ví dụ như cây bạch quả, khi quả của nó còn ở trên cây thì cũng không có gì khác so với các loại quả khác. Nhưng xét về bản chất, phía vỏ ngoài của nó rất giống lớp cùi của quả, nó hình thành từ noãn chứ không phải hình thành từ bầu nhuỵ, do vậy mà chúng ta không thể so sánh nó với các loại quả thông thường khác.
Do vậy chúng ta nên phân biệt được một cách rõ ràng về hạt và quả, mà cách phân biệt chủ yếu là dựa vào cấu tạo và nguồn gốc của chúng.
Rất nhiều hạt của các loại quả đều nằm trong quả của nó, điều này là rất đúng. Nhưng không phải hạt của tất cả các thực vật đều nằm trong quả.
https://thuviensach.vn
Hạt của thực vật sau khi nảy mầm sẽ phát triển thành mầm non như thế nào?>
Hạt giống trong điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, dưỡng khí thích hợp, sẽ hút nước mà trương to lên. Dần dần, lớp vỏ bên ngoài bị nứt ra và có một đoạn mầm nhỏ xíu màu trắng nhú lên ở một phía của hạt giống, chắc chắn bạn sẽ cho rằng đó là mầm. Thực ra, đó chính là rễ mầm, sau này sẽ phát triển thành rễ của thực vật. Khi rễ mầm mọc đâm ra lớp vỏ bên ngoài cũng đồng nghĩa với thời kì nảy mầm của hạt giống. Hạt giống đã nảy mầm này sẽ hình thành mầm non của rễ, than và lá như thế nào?
Hạt được tạo ra do sự kết hợp giữa phôi và nội nhũ. Trong đó, kết cấu quan trọng nhất là phôi, nó do mầm, mộng, rễ mầm và lá mầm tạo thành. Nội nhũ của những thực vật một lá mầm như ngô, lúa nước... rất phát triển, chứa rất nhiều các chất hữu cơ và trở thành nơi cung cấp dinh dưỡng cho quá trình nảy mầm của hạt và quá trình sinh trưởng của phôi. Nội nhũ của những thực vật hai lá mầm như lạc, đậu lại không phát triển. Các chất dinh dưỡng trong nó có thể chuyển rời đến bên trong hai lá mầm, cho nên đa phần việc cung cấp chất dinh dưỡng cho sự nảy mầm và sinh trưởng của hạt giống của các loài thực vật hai lá mầm đều do chất dinh dưỡng từ hai lá mầm của nó cung cấp. Khi hạt giống chưa nảy mầm, phôi của nó rất nhỏ. Khi hạt giống nảy mầm, trong hạt giống sẽ sản sinh ra một lượng lớn các chất kích thích sinh trưởng, chất kích thích quá trình phân tách tế bào... Nó có vai trò thúc đẩy quá trình phân tách, sinh trưởng và tăng trưởng của tế bào diễn.ra nhanh hơn. Dưới sự cung cấp chất dinh dưỡng của lá mầm hoặc nội nhũ, phôi bắt đầu sinh trưởng và lớn dần lên. Đầu tiên, rễ mầm phát triển, sau đó nó đâm ra bên ngoài vỏ hạt và mọc dài ra. Nó không ngừng sinh trưởng vươn dài, đâm sâu vào lòng đất. Đồng thời, tế bào rễ bắt đầu phân hoá và hình thành nên các kết cấu chóp rễ, điểm sinh trưởng, tế bào lông rễ, toàn bộ các rễ non này bắt đầu độc lập hấp thu nước và khoáng chất trong lòng đất.
Vậy khi nào thì mộng lộ ra? Khi rễ mầm mọc ra được một thời gian ngắn, dưới sự cung cấp chất kích thích sinh trưởng đã nói ở trên, tế bào mộng cũng tiến hành phân tách và phát triển, vươn dài ra khỏi vỏ. Không lâu sau nó phân hoá thành thân non và lá non. Ban đầu chúng đều có màu trắng, khi Mặt Trời chiếu lên mặt trên của chúng, một loại hợp chất gọi là thể tiền chất vốn đã tồn tại trong các tế bào của thân non và lá non, dưới sự kích thích của ánh sáng mặt trời, chúng sẽ hình thành nên chất diệp lục, phát triển thành thể diệp lục. Lúc này, thân non và lá non bắt đầu có khả năng quang hợp độc lập, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng của các tế bào như chất đường nho... Lớp vỏ ban đầu của hạt giống sẽ rụng đi, các chất dinh dưỡng có trong lá mầm hoặc nội nhũ dần dần ít đi, teo nhỏ lại và cuối cùng sẽ rụng khỏi mầm non. Lúc này, hạt giống đã phát triển thành một cây non hoàn toàn có khả năng tự tổng hợp và tạo ra các hợp chất dinh dưỡng cung cấp cho mình và sinh trưởng một cách độc lập.
https://thuviensach.vn
Tại sao hạt sen ngâm trong nước lại rất khó bị thối rữa?
Hoa sen hay còn gọi là hà hoa, phù dung hay phù tảo, là một loại thực vật sống dưới nước và có giá trị thẩm mĩ cao. Hoa sen to đẹp, hương thơm nhẹ nhàng, có khả năng lan toả rất rộng. Thưởng thức nó khiến lòng người thanh thản, lương tâm trở nên thuần khiết hơn. Chúng không sợ ánh sáng chói ch của mặt trời, không bị ảnh hưởng bởi những mùi tanh hôi của bùn bẩn xung quanh. Bởi thế mà từ cổ chí kim nó đã trở thành đề tài cầm, kì, thi, họa cho các tao nhân mặc khách.
Năm 1987, tại hội nghị tôn vinh các loài hoa truyền thống của Trung Quốc, hoa sen đã trở thành một trong mười loài hoa nổi tiếng nhất Trung Quốc. Năm 1999, sau khi Hồng Kông về với Trung Quốc, trong đồ án biểu trưng cho đặc khu Hồng Kông, người ta đã lựa chọn hoa sen làm biểu tượng. Nhị hoa sen phồng to ra sau khi hoa sen rụng đi được gọi là bát sen, đài sen. Phía trên bát sen có khoảng từ 10 đến 30 liên thất, mỗi một liên thất đều tạo thành một quả cứng, trong quả cứng đó có chứa một hạt nhỏ, mà người ta quen gọi là hạt sen.
Chúng ta đều biết, khi trồng hoa bằng hạt chúng ta không được tưới quá nhiều nước, nếu không hạt giống sẽ bị thối vì bị ngâm trong nước quá lâu. Nhưng hạt sen ngâm lâu trong nước lại rất khó bị thối như những loại hạt thông thường khác, vì sao vậy? Đó chính là do lớp vỏ cứng bên ngoài của hạt sen. Hạt sen được bao bọc bởi một lớp vỏ dày và cứng, nó giống như một bức tường ngăn cách hạt sen với thế giới bên ngoài nên nước ở bên ngoài rất khó có thể thấm vào bên trong, do đó hạt sen có thể ngâm rất lâu trong nước mà không bị thối rữa.
Tuy nhiên, lớp vỏ bên ngoài dày và cứng này cũng gây không ít những khó khăn khiến cho hạt sen rất khó có thể hấp thụ được đủ lượng nước cần thiết cho quá trình nảy mầm để mà xuyên qua lớp vỏ cứng dày và phát triển. Để tạo điều kiện cho hạt sen có thể hút đủ nước để nảy mầm, người ta thường đập vỡ vỏ hạt sen bằng cách cọ xát hoặc làm dập vỏ hạt sen.
https://thuviensach.vn
Tại sao hạt dưa chuột sau khi chín già nếu không rửa sạch sẽ không thể nảy mầm?
Xưa kia dưa chuột là một loại hoa quả cao cấp dùng để tiến cung và chỉ những viên quan lớn mới được quyền thưởng thức nó. Nhưng ngày nay, dưa chuột đã trở thành một loại dưa được gieo trồng phổ biến, giá thành rẻ. Nó không chỉ có mặt trong các bàn tiệc cao cấp mà nó còn là một món ăn bình dân trong cuộc sống hàng ngày của con người.
Tất cả những người trồng dưa chuột đều phải nắm chắc một qui luật sau: sau khi dưa chuột chín, những hạt nào dùng làm hạt giống cần phải được chọn lựa và rửa sạch kỹ càng mới có thể nảy mầm được. Bạn có biết vì sao lại thế không? Thì ra là trong hạt của dưa chuột có chứa một số chất kiềm thực vật, axit hữu cơ có vai trò kìm hãm sự tăng trưởng của dưa chuột, ngăn chặn quá trình nảy mầm của hạt. Do vậy, sau khi dưa chuột chín, ta phải kịp thời lấy hạt từ trong quả dưa chín ra đồng thời dùng nước rửa sạch. Cần phải rửa sạch hết những chất bám trên hạt, thì hạt dưa mới có thể nảy mầm bình thường.
Chúng ta đã hiểu được nguyên nhân vì sao phải rửa sạch hạt giống của.dưa chuột trước khi đem gieo trồng, nhưng đối với những chất dinh dưỡng có chứa trong dưa chuột chưa hẳn bạn đã biết. Dưa chuột không những có một lượng chất dinh dưỡng vô cùng phong phú, hơn thế nữa có rất nhiều món ăn chế biến từ dưa chuột có tác dụng chống lão hoá và duy trì tuổi thọ rất tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm béo, nâng cao vẻ đẹp hình thể, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất cặn bã ra khỏi ruột, hạ thấp lượng cồn trong gan. Dưa chuột thái lát mỏng hoặc xay thành nước có vai trò như một chất là đẹp. Lá và thân leo của dưa chuột có các công dụng như thanh nhiệt, lợi nước, chống âm, trơn ruột, giảm đau. Vị "hoàng qua sương" trong thuốc bắc được bào chế từ dưa chuột có thể trị viêm thể hạnh đào, sưng yết hầu...
https://thuviensach.vn
Tại sao cây cọ dầu lại được xem là “Vua dầu Thế giới”?
Bạn đã từng ăn bánh ngọt và sôcôla chưa? Khi bạn ăn những thực phẩm có chứa dầu, rất có thể trong các thực phẩm đó có chứa dầu được ép ra từ quả và hạt của cây cọ dầu.
Quê hương của cọ dầu là vùng nhiệt đới châu Phi, trên quốc huy của nước Sieena Leone có hình hai cây cọ dừa cao vút Trước kia, Nigiêria là quốc gia có lượng cọ dừa lớn nhất thế giới. Sau đó, cọ dừa được nhân giống ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên khắp các châu lục. Nước Malaisia ở châu Á hiện nay đang là nước có sản lượng cọ dầu cao nhất thế giới. Đảo Hải Nam và phía Nam của Vân Nam Trung quốc cũng trồng loài cọ dầu này.
Hình dáng bên ngoài của cây cọ dừa cũng gần giống như cây dừa vậy: thân cây thẳng, cao khoảng từ 4 đến 10m, phiến lá rộng, giống hình lông chim, dần nhọn lên ở phía đầu lá, ở kẽ lá mọc ra hoa tự hình bông, kết thành vô số hạt cứng dạng noãn. Vỏ ngoài và nhân trong của hạt có chứa rất nhiều dầu. Dầu được ép ra từ vỏ gọi là dầu cọ, có thể dùng làm dầu thực phẩm, dầu bôi trơn cho động cơ, máy móc, thuốc chống gỉ, chống h có thể làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng và nến. Dầu được ép ra từ nhân trong của hạt được gọi là dầu nhân cọ, chứa một lượng vitamin A, vitamin E, photphorit rất phong phú, có thế hoà tan colesterin, nâng cao tuổi thọ và sức khoẻ cho con người, là một loại dầu thực phẩm rất tốt. Dầu nhân cọ còn có thể làm thành phomát, cũng có thể gia công tinh chế thành nhiều hoá mỹ phẩm cao cấp.
Sở dĩ cọ dầu được coi là "Vua dầu thế giới" không chỉ do nó có công dụng to lớn, mà còn do sản lượng dầu của cây cọ dầu cao hơn rất nhiều so với các loài thực vật cung cấp dầu khác. Nó cao hơn dầu lạc gấp 5 lần, cao hơn dầu dừa 6 lần, cao hơn dầu hoa hướng dương 7 lần, cao hơn dầu hạt cải 10 lần cao hơn dầu đậu tương 12 lần, cao hơn dầu bông gạo 24 lần. Do vậy mà nó không hổ danh với tên gọi "Vua dầu thế giới".
https://thuviensach.vn
Bạn có biết phân nhánh, độ dài và tốc độ sinh trưởng của rễ cây không?
Câu nói: rễ đâm sâu, lá tươi tốt miêu tả sự sinh trưởng khỏe mạnh của cây có mối liên hệ rất mật thiết với rễ cây. Thực vật có một bộ rễ rất lớn mới có thể hút nước và phân dưỡng chất từ trong lòng đất để cung cấp đầy đủ cho cây. Hãy đọc những ví dụ điển hình dưới đây bạn sẽ hiểu thực vật rễ nhiều hay cành lá nhiều.
Người ta đã từng quan sát rất kỹ bộ rễ của cây táo non cho quả một năm và phát hiện ra rằng bộ rễ đó có đến khoảng 50.000 phân nhánh, còn cành trên cây lại không vượt quá 10 cành. Điều này cũng có nghĩa là số lượng nhánh cành của bộ rễ cây dưới lòng đất lớn hơn hàng nghìn lần số lượng cành nhánh trên thân cây. Các nhà khoa học cũng đã từng thí nghiệm nuôi dưỡng lúa mạch đen trong một thùng gỗ to, cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất đối với sự tăng trưởng của bộ rễ, và tiến hành quan sát, thống kê tỉ mỉ về tình hình sinh trưởng của bộ rễ cũng như các cành nhánh của nó. Kết quả cho thấy: ở thời điểm cây lúa mạch đen này trổ bông, bộ rễ của nó có .000m, tổng diện tích bề mặt là 225,3m2. Mặt khác, người ta quan sát thấy phần bên trên mặt đất của cây lúa mạch này chỉ có 80 phân nhánh và 480 phiến lá, tổng diện tích bề mặt là 4,53m2. Vậy là tổng diện tích bề mặt của rễ tương đương với 139 lần tổng diện tích bề mặt của cây lúa mạch đen trồng trên mặt đất. Do số lượng phân nhánh rất lớn nên tốc độ sinh trưởng và tăng trưởng của rễ cũng rất nhanh, tổng độ dài của rễ mỗi ngày dài thêm 5.000m và lông rễ mỗi ngày cũng dài thêm đến 80.000m.
https://thuviensach.vn
Tại sao rễ của thục vật sống trên cát, trên sa mạc lại rất dài?
Khi gặp được ốc đảo trong sa mạc đầy nắng nóng, chắc hẳn ai cũng sẽ có cảm giác vui sướng và yên tâm. Thực vật có thể sinh sống trong sa mạc thì quả thực phải là những loài thực vật có đặc điểm và cấu tạo đặc biệt lắm bởi khí hậu ở sa mạc quá khắc nghiệt đối với sự sinh trưởng của thực vật nói chung. Những loài. thực vật này nhất định phải có rất nhiều nét khác biệt so với các loài thực vật thông thường, đặc biệt là bộ rễ của chúng
Sa mạc là nơi khí hậu khô cháy, sự sống của thực vật ở vùng này thật hiếm hoi, trên sa mạc chỉ thấy toàn là cát, đặc điểm nổi bật của vùng đất sa mạc là lượng mưa quá ít ỏi, sức gió lớn, quanh năm khô hạn kéo dài. Những thực vật sinh sống trên sa mạc buộc phải thích nghi với điều kiện nhiệt độ khô cằn, khắc nghiệt đó.Tốc độ sinh trưởng của bộ rễ của rất nhiều loài thực vật sống trên sa mạc rất nhanh, đặc biệt là trong thời kì cây mầm non. Bởi nếu như tốc độ sinh trưởng của rễ không nhanh, nó sẽ không thể đảm bảo được sự sống của cây trước sức gió và sự chuyển động của cát. Sau khi mọc, rễ của loài thực vật sống trong sa mạc này sẽ phát triển theo chiều dọc và ngang. So sánh về tốc độ tăng trưởng của rễ dưới lòng đất với tốc độ tăng trưởng của cây ở trên mặt đất, người ta thấy, tốc độ sinh trưởng của rễ lớn gấp mấy lần, mười mấy lần thậm chí mấy chục lần tốc độ sinh trưởng của cây. Rễ của một số loài thực vật đạt đến độ dài mấy mét, mười mấy mét thậm chí mấy chục mét. Ví dụ như cây niễng bông, toàn thân cây chỉ cao 10 cm, rễ chính dài 20cm, nhưng rễ phụ hai bên dài đến 40cm. Loài trúc cát, chiều cao của cây chỉ là 1m, rễ chính dài 2,5m, nhưng rễ phụ lại dài đến 13m. Rễ phụ của loài liễu cát dài 10m, rễ của loài xương lạc đà có chiều dài có thể xuyên đến tận mạch nước ngầm trong lòng đất.
Sở dĩ rễ của các loài thực vật sống trong sa mạc dài đến như vậy là do một mặt để chống lại sức gió, rễ của chúng cắm sâu vào đất để tránh hiện tượng bão cát đào đến tận gốc rễ chúng, nó không chỉ giúp cho thực vật có thể ổn định về bộ phận rễ mà nó còn có tác dụng giúp cho rễ có thể xuyên sâu vào lòng đất. Mặt khác, là để tránh hạn hán, rễ cây dài và phát triển theo biên độ rộng có thể làm tăng thêm diện tích hấp thu lượng nước cần thiết cho quá trình phát triển của cây. Trong sa mạc rất khô cằn, lượng nước tồn tại ở bề mặt phía trên rất ít và dễ bị bốc hơi trở nên khô, nhưng ở dưới những tầng đất sâu vẫn còn lưu lại một ít lưu lượng nước nữa. Những sợi rễ dài, to có thể tích tiểu thành đại, có thể bù lại những phần nước bị thiếu ở mức độ lớn nhất, duy trì quá trình sinh trưởng của thực vật.
Sự sinh trưởng của thực vật sống trong sa mạc có thế cải thiện được môi trưởng sinh thái của sa mạc. Cùng với sự phát triển của thực vật sống trong sa mạc, lượng chưng cất trong đất sẽ giảm đi, khi đạt đến một giới hạn nào đó thì mức độ khô hạn cũng giảm đi. Đồng thời, do sự tăng trưởng của thực vật sống trong sa mạc, lượng cát nổi trên mặt đất cũng giảm đi, từ đó sẽ có thể cải thiện được môi trường sống của một số loài thực vật khác và cũng tạo được rất nhiều cơ hội sinh trưởng phát triển một cách tốt hơn đối với các loài thực vật sống trong sa mạc. Sự tồn tại của các ốc đảo trong sa mạc chính là sự chuẩn bị rất quan trọng và thuận lợi cho sự phát triển đối với các loài thực vật của môi trường sống, nhưng dù sao nó cũng không thể so sánh với sự chuẩn bị hết sức hoàn hảo của chính bản thân các loài thực vật để thích nghi được với môi trường sống đó.
Sự sinh trưởng của rễ các loài thực vật sống trong sa mạc là kết quả của sự thích nghi với môi trường sống đặc biệt ở một mức độ cao.
https://thuviensach.vn
Làm thẽ nào để phân biệt giữa rễ và thân cây sinh trưởng trong lòng đất?
Nhìn chung, đối với những loài thực vật thông thường thì rễ cây sinh trưởng và phát triển trong lòng đất còn thân cây sẽ sinh trưởng và phát triển trên mật đất, điều này rất dễ nhận ra. Nhưng phần thân và rễ cùng tồn tại và sinh trưởng trong đất thì không phải bất kì ai cũng có thể nhận ra được. Thực ra, nếu chúng ta nắm chắc một số đặc điểm cơ bản của thân và rễ, thì bất kể chúng có sinh trưởng trong bất kì môi trường sống nào chúng ta cũng có thể dễ dàng phân biệt chúng.
Thân thực vật cho dù sống ở trong lòng đất, trong nước hay trên mặt đất thì chúng đều có thân đốt và đốt. Thân đốt chính là nơi tạo ra lá thực vật, còn đốt là phần ngăn cách giữa hai thân đốt. Rễ lại là cơ quan không có sự tồn tại của hình thái thân đốt và đốt. Thân đốt và đốt sinh trưởng trong lòng đất của tre, trúc, ngó sen đều rất rõ ràng, nhưng đốt của tre trúc thì phình to ra trong khi đốt của ngó sen lại xẹp xuống. Trên đốt của những thân cây có lá, có những lá tương đối to. Những lá sinh trưởng trên mặt đất đa phần là giống nhau, nhưng cũng có những lá biến hoá thành vảy chồi như hiện tượng xuất hiện ở củ mã thầy.
Kẽ lá và đỉnh lá có chồi, măng chính là quá trình sinh trưởng của chồi lá trong lòng đất. Rễ mọc trên thân cây sinh trưởng trong lòng đất chỉ mọc ra từ những đốt của thân cây, không mọc ở những vị trí khác.
Bên cạnh đó, cấu tạo bên trong của rễ và thân cũng có những nét khác biệt cơ bản, nhưng chỉ có thể quan sát và phân biệt rõ ràng dưới kính hiển vi.
Do môi trưởng sống của thân thực vật sinh trưởng trong lòng đất là không giống nhau, nên vai trò và kết cấu hình thái cũng có những biến đN khác nhau. Những hình thức biến đổi thường gặp như thân dạng rễ như cây tre, trúc; thân ngầm như cây khoai lang, cúc đại đoá...; thân củ như cây bách hợp, hành tây, tỏi...; thân tròn như cây mã thầy, khoai... Mặc dù chúng có những biến đổi rất khác biệt với thân thực vật nói chung nhưng chúng vẫn mang những đặc điểm cơ bản của thân cây nên chúng ta vẫn có thể dễ dàng phân biệt chúng với rễ.
https://thuviensach.vn
Làm thế nào để phán đoán được tuổi thọ của cây?
Mọi người đều nhận thức được vai trò quan trọng của tuổi thọ thực vật. Những cây gỗ dùng trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng hay dụng cụ gia đình nhất thiết phải đạt đến một kết cấu và tuổi thọ nhất định. Tuổi thọ của cây thấp sẽ không vững chắc. Trong lĩnh vực hoa, cây cảnh hay trong kỹ thuật trồng trọt thì tuổi thọ của cây càng có vai trò quan trọng hơn, ví dụ trong kỹ thuật chiết ghép cành, một trong những yêu cầu không thể bỏ qua là phải biết được tuổi thọ của cây trồng. Đồng thời biết được tuổi thọ của cây trồng cũng giúp chúng ta dễ dàng hơn rất nhiều trong việc nghiên cứu sự ô nhiễm về khí hậu và môi trường ở tại nơi cây trồng sinh trưởng.
Phương thức tìm hiểu về tuổi thọ của cây trồng rất phong phú, ví dụ như ta có thể đi hỏi người trực tiếp trồng cây, căn cứ vào độ to nhỏ của cây trồng, căn cứ vào vết tích của vảy chồi mộng... Dưới đây là một phương pháp tính tuổi thọ của cây tương đối đơn giản và chính xác, dễ tính tn - phương pháp xem vân tuổi của gỗ.
Sự sinh trưởng của cây trồng thay đổi theo sự thay đổi của khí hậu. Cây trồng sinh trưởng nhanh vào mùa xuân và đầu mùa hạ, chất gỗ tương đối xốp, màu gỗ tương đối nhạt, chúng ta gọi chúng là gỗ tảo hay gỗ xuân. Vào cuối hạ, đầu thu tốc độ tăng trưởng của cây trồng lại chậm hơn, kết cấu gỗ chặt, màu gỗ đậm, chúng ta gọi chúng là gỗ vãn hay gỗ thu. Gỗ tảo và gỗ vãn sẽ tạo nên đường tròn đồng tâm rất rõ, chúng ta gọi nó là vân tuổi. Trong môi trường ôn đới, một năm phân thành bốn mùa rõ ràng thì mỗi năm chỉ hình thành nên một vân tuổi, do đó chúng ta có thể căn cứ vào số vòng vân tuổi để xác định tuổi thọ của cây. Nhưng nếu ở vùng mà khí hậu không phân chia ra thành bốn mùa cụ thể như ở vùng nhiệt đới thì cây trồng không thể hình thành vân tuổi. Nếu khí hậu thất thường, một năm có thể hình thành nên mấy vân tuổi; ví dụ như thân cây quýt một năm có thể hình thành 3 vòng vân tuổi. Do vậy mà muốn biết chính xác tuổi thọ của cây trong thì việc xác định vòng vân tuổi là rất quan trọng, nhưng cũng cần phải lưu ý đến môi trường và khí hậu nơi sở tại của cây trồng.
https://thuviensach.vn
Tại sao có một số loài thực vật lại gọi là "thực vật treo cổ"?
Chúng ta thường nhìn thấy hiện tượng tàn sát lẫn nhau giữa các loài động vật, ví dụ như mèo ăn thịt chuột, cú mèo ăn thịt rắn, rắn ăn thịt chuột. Hiện tượng động vật ăn thực vật lại càng phổ biến hơn mà ví dụ điển hình là bò ăn cỏ. Tuy nhiên, chúng ta lại rất ít khi chú ý đến hiện tượng cạnh tranh thậm chí tàn sát lẫn nhau giữa các loài thực vật, mà trên thực tế hiện tượng này diễn ra cũng hết sức kịch liệt. Rễ của các loài thực vật dưới lòng đất cạnh tranh nhau để hút nước và chất dinh dưỡng, thân và lá cây ở phía trên cũng cạnh tranh nhau để giành được nhiều không gian và ánh sáng quang hợp hơn. Trong quá trình cạnh tranh đó luôn luôn có một loài sẽ phải chịu những ảnh hưởng xấu, có loài còn bị chết Có những loài thực vật kiên quyết sống kí sinh hoặc bán kí sinh trên thân các loài thực vật khác.
Còn có một số loài thực vật ban đầu chúng sống kí sinh trên thân một thực vật khác, về sau khi rễ của chúng phát triển dài xuống dưới, sẽ cắm được vào đất và chúng chủ động hút chất dinh dưỡng để sinh trưởng độc lập. Thực vật kiểu như vậy gọi là thực vật "lấy oán trả ân", chúng thường giết chết những cây thực vật mà chúng đã từng mượn để làm môi trường sống, cho nên chúng ta gọi loài thực vật này là loài thực vật treo cổ.
Thực vật treo cổ có rất nhiều loài, ví dụ như một số loài thực vật không có hoa và quả. Loài thực vật treo cổ phân bố nhiều ở các khu rừng rậm đặc biệt là trong các khu rừng rậm nhiệt đới.
https://thuviensach.vn
Tại sao cây hoàng liên lại rất đắng?
Rất nhiều người sợ uống thuốc sắc từ hoàng liên vì nó rất đắng. Tục ngữ đã từng tổng kết "ng như hoàng liên, đắng như tâm sen". Vậy, tại sao hoàng liên lại có vị đắng như vậy và vị đắng của nó đắng đến mức nào? Để giải đáp được câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau làm một thí nghiệm sau.
Cho rễ của hoàng liên vào một cốc nước sạch, một lúc sau bạn sẽ thấy rễ của nó tiết ra một chất màu vàng và dần dần biến nước thành màu vàng nhạt. Chất màu vàng đó được gọi là “chất hoàng liên". Sở dĩ hoàng liên đắng như vậy là do vai trò, tác dụng của chất hoàng liên; đồng thời việc hoàng liên còn có thể chữa bệnh cũng là do vai trò, tác dụng của chất hoàng liên. Trong Đông y, thân dạng rễ của hoàng liên có thể làm thuốc, nó có tính lạnh, vị đắng, tác dụng của nó là giải độc nóng, thanh nhiệt nên có thế chủ trị các bệnh như sốt nóng cao, đau ngực buồn nôn, thổ tả, kiết lỵ, đỏ mắt, lở miệng, sưng tấy, trị độc...
Hoàng liên thường phân bố ở các vùng núi từ phía tây sang phía đông của Trung Quốc. Chất hoàng liên là một chất kiềm sinh vật. Trong những loài thực vật khác nhau đều chứa một loại kiềm sinh vật giống nhau, ví dụ như trong hoàng bì đều chứa một chất giống như chất trong cây hoàng liên.
Vậy chất hoàng liên đắng đến mức độ nào? Cũng có người đã từng làm thí nghiệm về vấn đề này. Lấy một phần chất hoàng liên pha vào 250 nghìn phần nước tạo nên một dung dịch vẫn có vị đắng. Trong rễ và thân của hoàng liên chứa khoảng trên dưới 7% chất hoàng liên, từ đó có thể thấy rằng vị đắng của hoàng liên quả là danh bất hư truyền.
Chất hoàng liên dễ tan trong nước, do vậy khi gia công hoàng liên thường không được ngâm trong nước, chỉ cần phơi cho khô là được, nếu không sẽ làm giảm bớt công hiệu của thuốc.
Do hoàng liên rất đắng nên khi các bác sĩ chế biến thuốc từ hoàng liên thường bọc bên ngoài viên thuốc một lớp đường như vậy khi uống thuốc sẽ không còn cảm thấ đắng nữa.
https://thuviensach.vn
Tại sao cây mọc trong rừng rậm lại cao và thẳng hơn cây mọc ở vùng đất bình nguyên bên ngoài?
Bạn đã từng đi du lịch trong rừng rậm chưa? Khi đặt chân vào khu rừng rậm rạp, cỏ cây xanh tươi, chimca hót véo von. Bên ngoài rừng ánh nắng chan hoà khắp nơi nơi, Mặt Trời soi rực rỡ, nhưng cảnh sắc trong rừng sâu lại hoàn toàn khác: dưới mặt đất, gốc cây mát rượi, thi thoảng mới có một tia sáng yếu ớt lọt qua kẽ lá và chiếu xuống, trong không khí tản mát mùi hương của cỏ cây khiến cho du khách muốn đắm chìmmãi trong không khí đó. Tại sao khi so sánh cây trồng trong rừng rậm và cây trồng ở bình nguyên bên ngoài ta lại thấy cây trồng trong rừng rậm vừa cao vừa thẳng vừa dày?
Trong rừng rậm là nơi sinh trưởng và phát triển của hàng ngàn hàng vạn các loài cây khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm ưa thích với ánh sáng mặt trời mà ta có thể chia thành hai nhóm thực vật lớn: thực vật dương sinh và thực vật âm sinh. Thực vật âm sinh thích ứng tốt với những tia sáng mạnh, trực tiếp của ánh sáng mặt trời như loài bạch hoa, thầu dầu, tùng đuôi ngựa... Chúng sẽ rất khó chịu nếu không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng thực vật âm sinh lại thích nghi với môi trường sống ẩm thấp, âm u. Chúng sẽ sinh trưởng chậm hoặc không thể sinh trưởng dưới sự chiếu sáng trực tiếp của ánh sáng mặt trời như cây chua me đất, cây vân sam... Những cây cao to trong rừng rậm đa số là thuộc thực vật dương sinh. Nhưng bất kể là loài thực vật nào, muốn sinh tồn đều phải cần đ̓ của ánh nắng mặt trời để tiến hành quang hợp, để lá cây tổng hợp và tạo chất dinh dưỡng và dự trữ ánh sáng mặt trời trong chất dinh dưỡng đó để cung cấp thức ăn cho chính bản thân chúng và cho con người. Trong quá trình sinh trưởng của thực vật, chúng phải liên tục tiến hành hô hấp, tiêu hao dưỡng chất, phóng ra năng lượng. Do vậy, chỉ khi mà lượng dưỡng chất được tạo ra qua quá trình quang hợp nhiều hơn lượng dưỡng chất bị tiêu hao trong quá trình hô hấp, thực vật mới có thể tăng trưởng và phát triển. Nếu như nguồn dưỡng chất rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, sẽ giống như hiện tượng con người bị bỏ đói. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng, và thực vật cũng giống như vậy. Do đó, thực vật nhất thiết phải tăng cường quá trình quang hợp đến mức hạn định tối đa. Do cây cối trong rừng rậm có số lượng và mật độ cao hơn rất nhiều so với cây trồng ở ngoài nên chúng phải cạnh tranh và tranh giành ánh nắng mặt trời, nước, phân và khí cácbonníc trong một không gian có hạn. Bởi thế mà cây cối trong rừng buộc phải phát triển chiều cao, để những nhánh cành trên cùng của mình có thể vươn cao hơn các cây khác, có không gian để phát tán rộng hơn, từ đó sẽ có một diện tích tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tốt nhất, thu được nhiều khí cácbonníc nhất. Chúng còn phải không ngừng xuyên sâu bộ rễ của mình vào lòng đất, đế hấp thụ phân dưỡng chất. Kết quả của quá trình cạnh tranh này là hầu hết dưỡng chất thu được của quá trình quang hợp đều được dùng đề phát triển chiều cao cho cây, một phần khác được dùng cho việc phát triển tán lá trên cùng và hệ thống rễ cây dưới đất. Nếu như cây không đủ lượng ánh sáng để quang hợp thì lượng dưỡng chất rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, những tầng lá dưới không những không thể tự cung cấp cho bản thân mình mà còn tiêu hao mất một phần lượng dưỡng chất do các tầng lá trên tạo ra. Do đó mà thực vật nhìn chung không phát triển nhánh cành ở tầng dưới. Những thực vật sinh trưởng ở bình nguyên bên ngoài không tập trung đông đúc như trong rừng rậmnên sự cạnh tranh để giành lấy ánh nắng mặt trời, nước, không khí không kịch liệt như. Do vậy mà các cây trong rừng rậm thường cao hơn, mọc dày hơn, thẳng hơn các cây trồng ngoài bình nguyên.
https://thuviensach.vn
Tại sao trên thân của một số loài thực vật lại có gai, mà một số loài lại có tua cuốn?
Trên những cồn cát rộng mênh mông với những luồng khí nóng cuồn cuộn thổi, không khí trở nên khô nóng vô cùng, điều đó khiến cho các loài thực vật thông thường không thể tồn tại được. Thế nhưng sự sống vẫn cứ hồi sinh trong thân thể các loài thực vật sống trên sa mạc. Chúng vẫn sinh trưởng và phát triển phồn thịnh. Chúng đã trải qua những cuộc thử nghiệm với môi trường sống hết sức khốc liệt, nên những loài thực vật tồn tại đến bây giờ đã mang trong mình những kết cấu sinh lý tiến hoá chịu được khí hậu khô nóng rất tốt. Họ xương rồng là loài thực vật điển hình nhất của các loài thực vật sống trên sa mạc. Thân của nó hầu hết đều biến dạng thành những hình thù rất thô ráp, phần thịt có nhiều chất tương đặc, trong thân cây có chứa một lượng nước rất lớn, đồng thời thân cây màu xanh này còn có thể tiến hành quang hợp để tự tạo chất dinh dưỡng. Trên thân chúng có rất nhiều gai vừa sắc nhọn vừa cứng cáp. Những chiếc gai này chính là sự thoái hoá của lá xương rồng. Lá thoái hoá biến thành gai, lượng nước có trong thân cây sẽ không dễ dàng bị bốc hơi thoát ra ngoài nữa, cho nên, nó có thể tiết kiệm được một lượng lớn nước bốc hơi, khiến cho lượng nước tiêu hao trong thân cây giảm đi. Đây là kết quả của một quá trình thích nghi với môi trường sống không trong một thời gian rất dài.
Có những loài thực vật có thân gầy, dài và mềm, có nghĩa là chúng không thể sinh trưởng độc lập. Cũng không thể cuốn quanh một loài thực vật khác để sống kí sinh. Chúng chỉ có thể dùng tua cuốn để bám chặt vào thân của các thực vật khác mà leo bò lên cao. Thân tua cuốn chính là một loại công cụ leo bám phổ biến nhất Chúng lớn lên trên thân của một số thực vật khác mềm mại uốn cong, dài như sợi tơ vậy. Những tua cuốn này giống như những tua cảm giác rung rung trong không trung để tìm kiếm, thăm dò và vươn dài về phía thực vật có lợi và ủng hộ chúng. Chỉ cần tua cuốn cuốn quanh thân một thực vật khác, chúng có thể men theo thực vật giúp đỡ này mà dần dần leo bám, sinh trưởng lên phía trên. Như cây bí đao, cây dưa hấu, cây nho là những loại thực vật sinh trưởng dựa vào sự leo bám của những tua cuốn trên thân của chúng. Nhưng loài đậu Hà Lan lại sinh trưởng dựa vào sự leo bám của các tua cuốn được sinh ra từ kẽ lá. Đây cũng là kết quả của sự thích nghi với môi trường sống trong một thời gian tiến hoá lâu dài.
https://thuviensach.vn
Tại sao lại nói một cây làm thành rừng cây?
Ở các ven làng hoặc trong các khu rừng của khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới phía Nam Trung Quốc (Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam...) có một loại cây rất đặc biệt. Bốn phía xung quanh thân chính của cây còn có rất nhiều các cột nhỏ chống đỡ các tán lá của cây chính, nên khi nhìn vào tưởng chừng như một rừng cây vậy nhưng thực ra đó chỉ là một cây mà thôi
Loại cây này chúng ta gọi là cây đa thuộc họ dâu, là loại cây gỗ to quanh năm xanh tốt, có sữa, quả là loại quả hoa ẩn. Thường phân bố ở khu vực nhiệt đới hoặc á nhiệt đới, nhiệt độ và độ ẩm cao, phân bố rộng rãi ở khu vực phía Nam và Tây Nam Trung Quốc, nó cũng sinh trưởng phổ biến ở vùng Đông Nam Á. Cây đa có tuổi thọ cao, sinh trưởng nhanh, cành phụ và rễ phụ rất phát triển. Cây đa có một đặc điểm rất điển hình đó là rễ khí sinh phát triển rất tốt. Trên thân chính và cành phụ có mọc rất nhiều rễ khí sinh, nhỏ và dài, được ví như những sợi râu của cây đa vậy, chúng ta gọi nó là râu đa. Các rễ khí sinh này dài và rủ xuống phía dưới, cuối cùng chúng cắm rễ vào đất, sau đó tiếp tục to dần, thô dần lên, lâu dài sẽ trở thành thân cây, nhưng nó không phân cành cũng không mọc lá. Các rễ khí sinh này không những có khả năng hô hấp, hấp thu nước và dưỡng chất, mà còn có tác dụng chống đỡ các cành cây vươn rộng ra phía ngoài. Những cái rễ khí sinh và những cành cây vừa to vừa dài này tạo thành một “rừng độc mộc" rất độc đáo. Theo thống kê, một cây đa cổ thụ có thể có đến hơn 1000 rễ khí sinh. Ví dụ như một cây đa cổ thụ ở bãi ven sông xã Hoàn Thành, huyện Tân Huy, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc có tới hàng nghìn những chiếc rễ khí sinh, diện tích tán cây che phủ đạt khoảng hơn 6000m2 một mình nó tạo nên một khu rừng rậm rất xanh tốt.Do quả của cây đa có vị ngọt nên nó trở thành thức ăn hấp dẫn của các loài chim. Các tán cây xanh tốt của cây đa cũng là nơi nghỉ ngơi lý tưởng của chúng, có thể gọi đó là "thiên đường" của các loài chim.
Rễ, rễ khí sinh (râu đa) của cây đa có tác dụng ngăn gió, chặn nước, làm trong sạch không khí. Lá đa có thể chữa đau đầu, trẻ khóc đêm, đau răng, bị bỏng; quả của nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa vết sẹo, sữa đa có thể chữa hạt cơm, mụn cóc.
Do cây đa sinh trưởng nhanh, hình dạng cây đặc biệt, nên được con người rất quý trọng, thường được dùng làm cây phủ xanh nhà và đường phố.
https://thuviensach.vn
Có phải củ của khoai lang và khoai tây đều là rễ không?
Bạn đã ăn khoai tây nướng và khoai tây chiên chưa? Mùi hương thơm phưng phức của nó quả thật là quyến rũ phải không?
Nhưng bạn có biết nguồn gốc của những món ăn hấp dẫn này không? Bạn đã bao giờ muốn tìm hiểu về nó chưa? Phần củ của cây khoai lang và khoai tây đất nằm trong đất, liệu chúng có phải là rễ của loài thực vật này không? Không, củ của khoai tây là thân cây khoai tây, còn củ của khoai lang mới là rễ của cây khoai lang. Làm sao để có thể phân biệt được chúng?
Đầu tiên, bộ rễ của thực vật được phân thành hai loại là hệ thống rễ thẳng và hệ thống rễ chùm. Hệ thống rễ thẳng chỉ có một rễ thẳng to, nó phát triển từ rễ mầm của hạt giống, ta gọi là rễ chính. Khi rễ chính mọc đến một độ dài nhất định, ở những vị trí nhất định phía cạnh của rễ chính sẽ mọc ra rất nhiều rễ nhánh con, ta gọi đó là rễ phụ. Ngoài rễ chính và rễ phụ ra, các rễ mọc trên thân cây, lá cây, rễ già hay trên mộng được gọi là rễ bất định. Rễ chùm không có sự phân biệt giữa rễ chính và rễ phụ. Trong quá trình sinh trưởng của thực vật có thể hình thành các rễ biến thái với các hình thức biến thái khác nhau. Củ của khoai lang là rễ củ được phát triển lên từ rễ bất định hoặc rễ phụ. Một cây khoai lang có thể có rất nh phụ và rễ bất định. Trên những củ khoai lang mới đào chúng ta có thể nhìn thấy một số rễ bất định có thể chứng minh điều này. Rễ của cây sắn và cây hoa thược dược cũng là rễ củ; ngoài ra củ cải trắng nõn mập mạp hay củ cà rốt vàng óng ả mà chúng ta thường nhìn thấy chính là phần thịt của rễ chính phát dục phát triển mà thành. Những sợi rễ khí sinh mọc ra trên các cành cây của cây đa đua nhau rủ xuống mặt đất ấy khi chúng cắm và ăn sâu vào lòng đất sẽ dần dần phát triển thành rễ của các cành nhánh cây đó. Dây tơ hồng dùng rễ của mình để bám chặt, ăn sâu vào thân cây mà chúng kí sinh để hút chất dinh dưỡng, an nhàn tận hưởng cuộc sống kí sinh "ngồi mát ăn bát vàng", rễ của chúng được gọi là rễ kí sinh. Dây leo thường xuân cũng dùng rễ của mình để bám trụ vào thân cây khô núi đá, hoặc vách tường để sinh trưởng, rễ của nó gọi là rễ leo bám. Đối với cây vẹt sống ở vùng bãi lầy ven biển, các rễ nhánh của nó đâm từ dưới bùn lên rất thẳng để hút dưỡng khí hình thành nên những rễ hô hấp rất kì dị...
Còn về thân cây, thông thường trên thân cây có cành và lá, thân cây chia đốt. Nhưng cũng có rất nhiều loại thân biến thái ví dụ như thân dạng rễ của tre trúc, sen... giống như một đoạn rễ nằm ngang trong đất, hình dạng dài, bên trên có các phân đốt rất rõ. Những búp măng non lớn lên từ các chồi nách của cây tre, lớn dần lên và chui lên mặt đất, nó có thể phát triển thành một cây tre mới, thân cao, dài mềm mại thướt tha. Trên thân ngầm của cây khoai tây có rất nhiều chỗ lõm, gọi là mắt mầm, tương đương với vị trí của đốt cây. Trong mắt mầm có mầm, đoạn đầu còn có đỉnh mầm, có thể nảy mầm do đó mà ta gọi là thân ngầm, khác so với khoai lang.
Những thân cây khác như thân dạng vảy của cây bách hợp, tỏi tây, hành tây, có những chiếc lá dạng vảy dày và nhiều dinh dưỡng bọc lấy thân ngầm dưới đất. Những cây thân củ như mã thầy, khoai, phía trên có phân đốt rõ ràng, có đỉnh mầm, cũng rất rễ phân biệt. Sự biến đổi của thân trên mặt đất cũng có rất nhiều loại như thân gai của cây sơn trà, cây đNng chua; thân tua cuốn của cây dưa chuột, cây nho; thân dạng lá của cây rau nghề tre...
Có thể thấy rằng, hình thức biến thái của rễ cây và thân cây là kết quả của quá trình thích nghi với môi trường sống đặc biệt của thực vật diễn ra trong một thời gian rất dài.
https://thuviensach.vn
Tại sao nói thực vật là nhà máy sản xuất màu xanh?
Cái gì cung cấp thực phẩm, chất mỡ, chất prôtít cho loài người sinh sống trên trái đất? Đó chính là thực vật. Mà thực vật tạo ra những vật chất của sự sống ấy từ cơ quan nào của chúng? Đó chính là từ lá cây. Có người đã từng làm một phép tính như sau: một người sống đến 60 tuổi, sẽ ăn hết khoảng 10 triệu gram đường các loại; 1 triệu 6 trăm nghìn gram prôtít; 1 triệu gram chất mỡ. Một nguồn thức ăn phong phú như vậy từ đâu mà có? Đây chính là công lao của lá thực vật xanh. Xin đừng xem nhẹ những chiếc lá xanh bình thường ấy, khả năng của nó đáng để chúng ta nể phục đấy. Chúng có thể hấp thụ và lợi dụng năng lượng của mặt trời, kết hợp nước hút lên từ bộ phận rễ và lượng cácbonníc do lá cây hấp thụ được để tổng hợp thành các chất hữu cơ và giải phóng dưỡng khí. Quá trình này được gọi là quá trình quang hợp, sản phẩm của quá trình quang hợp chính là tinh bột. Nếu dùng công thức biểu thị, ta sẽ có được công thức sau: Quang năng = Cácbonníc + Nước + Chấtlá + Dưỡng khí (ôxy) + Chất diệp lục
Nếu như mỗi ngày mỗi người hít vào 750 gram ôxy và thở ra 900 gram cácbonníc, tổng dân số trên toàn thế giới là 5 tỉ người, vậy mỗi ngày lượng ôxy cần thiết để hô hấp là 3 tỉ 750 gram ôxy, lượng cácbonníc con người thải ra là 4,5 tỉ gram. Do thực vật có khả năng quang hợp nên toàn bộ lượng cácbonníc do con người thải ra đều được thực vật hấp thụ. Hơn nữa chúng còn giải phóng ra chất ôxy cung cấp cho hoạt động hô hấp của con người.
Có người đã làm một thí nghiệm như sau: người ta tiến hành trồng thêm một số cây xanh ở những nơi có nhiều bụi và ô nhiễm môi trường, và kết quả cho thấy cây xanh có thể ngăn chặn hoặc ít nhất có thể làmgiảm đáng kê hiện tượng ô nhiễm không khí. Do vậy mà ta có thể dễ dàng nhận ra rằng: thực vật xanh không những cung cấp thực phẩm cho loài người mà nó còn là nhà máy sản xuất dưỡng khí, đồng thời nó còn là một nhân viên bảo vệ môi trường mẫn cán, làm trong lành thêm bầu không khí bị ô nhiễm do bụi và khí thải. Vì thế mà người ta gọi thực vật xanh chính là nhà máy tạo màu xanh lớn nhất.
https://thuviensach.vn
Tại sao không thể ăn khoai tây đã mọc mầm?
Khoai tây là thân ngầm của cây khoai tây, nó sinh trưởng và phát triển trong đất. Các chất được tạo ra trong quá trình quang hợp của phần thân cây trên mặt đất như các loại đường được vận chuyển xuống đoạn đầu của thân ngầm và chuyển hoá thành tinh bột dự trữ, củ khoai cứ thế to dần lên. Chất dinh dưỡng chứa trong củ khoai tây vô cùng phong phú, là một trong những thực phẩm ngon miệng được mọi người ưa dùng. Nhưng khi khoai tây đã bị mọc mầm thì không thể ăn được mà chỉ có thể bỏ đi, trong khi đó đỗ xanh, đỗ tương người ta lại cố tình để nó mọc mầm, trở thành cây giá đỗ để làm thức ăn. Tại sao lại như vậy?
Trên thân ngầm của khoai tây có rất nhiều mắt mầm lõm xuống. Tất cả các mắt mầm trên thân ngầmkhoai tây phân bố theo hình xoắn ốc. Trong mắt mầm có mầm, thông thường có 3 cái mầm trong đó chỉ có một mầm là có khả năng phát triển thành cây mầm non. Sau vụ thu hoạch, thân ngầm của khoai tây chìmtrong trạng thái ngủ mùa. Ở khu vực phía Nam sông Trường Giang, người ta thu hoạch khoai tây vào hạ tuần tháng 6. Trong những điều kiện bảo quản thông thường, thời gian ngủ mùa của củ khoai tây là khoảng 80 ngày, đến trung tuần tháng 9 là toàn bộ khoai tây sẽ mọc mầm. Khoai tây sau khi mọc mầm, chất dinh dưỡng trong nó bị tiêu hao đi nhiều. Lượng tinh bột bị hao giảm đi từ 20% đến 50%, trọng lượng củ khoai giảm từ 20% đến 30%, vỏ ngoài bị nhăn nhúm lại, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây thối rữa. Đồng thời phía trong của củ khoai chuyển dần sang màu xanh, chứa nhiều độc tố có hại đối với cả người và động vật nên không thể ăn được nữa. Lúc này khoai tây cũng mất đi giá trị kinh tế vốn có của nó. Do đó, nếu muốn để khoai trong một thời gian tương đối dài thì ta phải tìm cách ngăn chặn sự nảy mầm của nó trong thời gian dự trữ. Có áp dụng một số phương pháp sau:
Trong thời gian dự trữ khoai trong kho, chúng ta phun Naftalen axít elentynic lên đất khô hoặc mùn giấy, đem mùn giấy hoặc đất khô đó ủ cùng khoai tây sẽ phát huy những tác dụng rất tốt. Loại thuốc này sẽ ngăn chặn quá trình nảy mầm và phát triển của khoai tây. Tuỳ theo thời gian dự trữ khoai tây dài hay ngắn mà ta có thể điều chỉnh nồng độ đậm đặc của thuốc. Hiệu quả của loại thuốc này rất cao, thậm chí ta có thể bảo quản khoai tây đến mùa sau mà vẫn không bị mọc mầm.
Trong sản xuất người ta đều pháp này để bảo quản khoai tây. Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác là trước khi thu hoạch người ta dùng những loại thuốc khác nhau để phun trực tiếp lên đồng ruộng, cũng sẽ thu được những hiệu quả tương tự. Như thế, dù là đúng vụ hay trái vụ chúng ta vẫn có thể có những củ khoai tây tươi ngon, giàu dinh dưỡng để dùng cho bữa ăn.
https://thuviensach.vn
Tại sao sau khi mọc măng tre, cây tre lại không thể sinh trưởng to hơn được nữa?
Khi mùa xuân đến, mọi người thường đem những cây non ươm trồng ở trong vườn hoa của gia đình, ven đường đi hay trên những sườn núi, vài năm sau chúng sẽ phát triển thành cây to. Tuy nhiên, có một loài cây khi nhỏ như thế nào thì sau mấy năm hoặc mấy chục năm sinh trưởng, thậm chí đến khi hết thời sinh trưởng và chết, nó vẫn như lúc ban đầu. Tre, trúc là loài thực vật thuộc loại đó. Tại sao sau khi tre, trúc mọc măng rồi lại không thể sinh trưởng và phát triển thêm được nữa?
Muốn tìm hiểu rõ nguyên nhân này, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu một chút về thực vật hạt kín và thực vật hạt trần. Quả của thực vật hạt kín bên ngoài có vỏ bao bọc lấy hạt bên trong, chúng ta căn cứ vào số lá mầm mà phân ra thành thực vật một lá mầm và thực vật hai lá mầm. Hạt của loài thực vật hạt trần lộ ra ngoài. Thân của cây thực vật một lá mầm thường không thể phát triển to lên được ví dụ như cây lúa nước, cây ngô, cây lúa mạch, cây tre... Nhưng những cây hai lá mầm hay cây hạt trần lâu năm lại dần dần phát triển to lên theo thời gian nhưế hoa, cây long não, cây sau sau, cây tùng, cây sam... Có những cây nó phát triển dần lên theo năm tháng, nhưng cũng có những cây chỉ có thể phát triển đến một mức nhất định sau đó không thể phát triển thêm lên được cho dù chúng ta có tiếp tục nuôi trồng. Nguyên nhân của điều này là do cấu tạo hạt của chúng không giống nhau.
Lấy thân của cây hai lá mầm, cây hạt trần và cây một lá mầm kết thành một lớp mỏng, tạo ra lát cắt và quan sát chúng dưới kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy chúng đều có những cấu tạo cơ bản giống nhau, tức là đều có biểu bì, lớp vỏ và mạch rây. Mạch rây do lớp chất gỗ và xơ cây tạo nên. Trọng lớp chất gỗ có đường ống dẫn hoặc quản bào, những đường ống này có nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng do rễ cây hút được lên phía trên thân cây. Phần xơ cây có ống lọc thấm, nó có nhiệm vụ vận chuyển các chất dinh dưỡng do lá cây tạo ra xuống bộ phận rễ của cây. Giữa lớp chất gỗ và lớp xơ của cây hạt trần và cây hai lá mầm còn có một loại tế bào có khả năng phân tách, gọi là tầng hình thành. Vào mùa sinh sản hàng năm, tầng hình thành phân tách rất nhanh, chúng hình thành nên lớp chất gỗ phía trong và lớp xơ cây phía ngoài. Cứ thế năm này qua năm khác, lớp chất gỗ dày dần lên do vậy mà chúng ta mới thấy cây lớn dần lên. Ngược lại, đại đa số những cây thực vật một lá mầm không có tầng hình thành giữa lớp chất gỗ và lớp xơ cây. Do không có tầng hình thành nên chúng không thể hình thành nên các lớp chất gỗ mới và dù chúng ta có trồng trong bao lâu thì nó cũng chỉ có thể sinh trưởng và phát triển đến một mức độ nhất định mà không thể lớn thêm.Nhưng tre, trúc lại không giống những cây thực vật một lá mầm khác bởi cỗ máy tổ chức của thân cây tre rất phát triển, tế bào sợi vừa dày vừa được gỗ hoá nên tổ chức cơ bản là tổ chức thành vách dày, do vậy mà tre rất cứng, có thế sánh ngang với các loại gỗ khác.
https://thuviensach.vn
Tại sao đến mùa thu lá cây lại chuyển từ màu xanh sang màu vàng, thậm chí là màu đỏ?
Vào mùa hè nóng nực, chỉ cần sau một trận mưa rào bạn dạo bộ bên những con đường nhỏ trong khu vườn cây, bạn sẽ bị mê hoặc bởi hương thơm dịu mát của cỏ cây hoa lá, sẽ được đắm chìm trong một bầu không khí thoáng đãng, mát mẻ. Phóng tầm mắt nhìn ra xa, bạn sẽ thấy bạt ngàn một màu xanh non tươi nõn nà. Đọng trên những ngọn cỏ, những cành cây là những giọt nước mưa trong suốt còn sót lại lung linh tựa như những viên ngọc của những chiếc vòng cổ, vòng tay được quàng lên cỏ cây hoa lá. Tất.cả hoà quyện vào nhau khiến cho ta hình dung ra cây cỏ giống như những chú công có bộ lông màu xanh mướt đang xoè cánh múa hát. Thủng thẳng dạo chơi trong thế giới của sắc xanh đó, bạn cũng sẽ có cám giác khoan khoái, mát mẻ trong tâm hồn, sẽ cảm nhận được những nét quyến rũ rất riêng của thiên nhiên. Bạn có đặt câu hỏi rằng tại sao đa số lá của các loài cây đều có màu xanh không?
Trong lá của cây có nhiều loại sắc tố, số lượng của chúng có liên quan đến chủng loại thực vật, độ non hay già của phiến lá. Sắc tố chủ yếu nhất trong lá cây là chất diệp lục và chất carôtin màu vàng. Trong những trường hợp bình thường, lượng chất diệp lục chứa trong lá cây cao hơn lượng chất carôtin màu vàng 3 lần.Chúng ta hãy làm thử một thí nghiệm nhỏ: lấy một cái đĩa điều chỉnh màu sắc của nước, lần lượt nhỏ một chút nguyên liệu của màu xanh lá cây và màu vàng sao cho lượng nguyên liệu màu xanh gấp 3 lần lượng nguyên liệu màu vàng. Chúng ta thêm nước vào để điều hoà, điều gì sẽ xảy ra? Thật kì lạ, màu sắc sau khi điều chỉnh v là màu xanh. Nếu chúng ta cho thêm lượng nguyên liệu màu vàng thì màu xanh mới dần dần bị nhạt đi và màu vàng đậm dần lên. Vì lượng sắc tố xanh có trong lá cây cao hơn lượng sắc tố vàng nên chúng chiếm ưu thế lớn, sắc tố carôtin bị sắc tố màu xanh che phủ, do đó mà màu sắc chủ yếu của lá là màu xanh.
Nhưng lại có một số loài cây như thu hải đường, màu lá của nó quanh năm lại là màu đỏ. Bởi trong các tế bào lá của chúng không chỉ chứa các sắc tố màu xanh, màu vàng mà còn có một lượng tương đối lớn sắc tố màu đỏ như sắc tố táo đỏ v.v... vì lượng sắc tố xanh trong lá cây ít nên lá cây của chúng có màu đỏ. Còn có một số thực vật khác như cây lá đỏ, nhạn lai hồng, quế lưng đỏ... hai mặt của lá cây có chứa một lượng lớn sắc tố màu đỏ nên hai mặt lá của chúng có màu đỏ. Khi mùa thu tới, cây cối vạn vật như được dát vàng. Ngoài những loại cây xanh bốn mùa ra, lá của các cây thực vật còn lại đều chuyển sang màu vàng. Vào mùa thu, điều kiện nhiệt độ không bình thường hoặc do lá cây đã già, các sắc tố màu xanh của lá cây dễ dàng bị phá vỡ hoặc bị phân giải cho nên hàm lượng ít đi. Ngược lại, lượng tố chất màu vàng trở nên ổn định, sự chênh lệch giữa hai sắc tố giảm xuống, do đó mà lá cây chuyển sang màu vàng. Hơn thế, mùa thu đến, nhiệt độ giảm thấp, trong cơ thể thực vật có tích luỹ một số loại đường có khả năng hoà tan như đường nho, đường mía... để tránh thời tiết lạnh giá. Điều này có lợi cho việc hình thành các sắc tố màu đỏ.
Một mặt là do lượng sắc tố xanh giảm, mặt khác lượng sắc tố màu đỏ lại tăng lên, do vậy mà một số loài cây như cây phong, cây sò... khi đến mùa thu thì lá của chúng đều biến thành màu đỏ rực như ngọn lửa tạo nên kì quan "tháng hai lá đỏ đẹp như hoa". Loài cây lá đỏ hương sơn nổi tiếng ở Bắc Kinh cũng được hình thành như vậy.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết các vật dụng gỗ gụ trong gia đình được chế tạo từ loại gỗ nào không?
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của mức sống, các vật dụng trong gia đình như bàn ghế sôfa, tủ đựng quần áo cũng trở nên sang trọng hơn. Khi lựa chọn mua các vật dụng gia đình, người ta không còn chỉ để ý đến chất lượng của nó mà còn quan tâm đến dáng vẻ bề ngoài của nó nữa.
Trong cuộc sống hiện nay có lưu hành rất nhiều các hàng hoá, đa dạng về chủng loại và mẫu mã, màu sắc rất bắt mắt. Song trào lưu quay trở lại với vẻ đẹp tự nhiên dường như không bao giờ bi lỗi thời cả. Chất liệu vải côtông một thời đã bị vải pha nilon giành lấy thị trường. Nhưng ngày nay, trong trào lưu trở về những cái đẹp tự nhiên thì con người cuối cùng lại tìm đền những chất liệu vải 100% côtông để may thành những bộ đồ mang lại cảm giác thoải mái, tự nhiên. Ngành đồ gia dụng cũng như vậy. Những bộ đồ gia dụng truyền thống của Trung Quốc làm bằng gỗ gụ ngày xưa, trong cuộc sống hiện tại, lại trở thành một phần của thời trang thời thượng. Vật dụng gia đình gia công bằng gỗ gụ, không những có công nghệ sản xuất đặc biệt, phong cách độc đáo mà quan trọng nhất là ưu điểm của chất liệu gỗ này, đó là khi ta tiến hành gia công tỉ mỉ, mang lại màu sắc và hương vị cổ xưa vốn có của nó sẽ có thể làm hài lòng những vị khách có nhu cầu trở về với những vẻ đẹp nguyên sơ, cổ xưa.
Vậy loại gỗ gụ được dùng để làm các loại vật dụng gia đình được lấy từ loại thực vật nào? Đó chính là một loài thực vật có tên là tử đàn. Gỗ của loài cây này có màu đỏ sẫm, trong khoa học phân loài nó thuộc họ hoa cánh bướm.
Ngoài loài thực vật tử đàn trên còn có một số loài thực vật khác cũng được dùng để làm nên vật dụng gia đình bằng gỗ gụ chỉ có điều màu sắc của nó không giống lắm. Những vật dụng gia đình được làm từ gỗ gụ thật sự rất hiếm, nếu có thì giá thành của nó cũng rất cao.
https://thuviensach.vn
Tại sao đại đa số thực vật lại rụng lá vào mùa thu?
Khi mùa thu vàng đến, tiết trời trong lành sảng khoái, ánh nắng mặt trời chan hoà dịu dàng khắp nơi. Những hạt thóc căng mẩy vàng ươm được thu hoạch từ đồng ruộng về đổ đầy kho, các loại quả chín mọng sai lúc lỉu trên cành chờ tay người hái, khắp nơi nơi đều hân hoan trong mùa thu hoạch. Mùa thu đến, lá vàng trên cây đua nhau rụng xuống, tạo nên "vũ điệu mùa thu vàng" thật là đẹp. Vậy tại sao đa số các loài thực vật rụng lá vào mùa thu?
Thực vật hình thành từ hạt giống nảy mầm thành cây non, chúng sinh trưởng và phát triển mạnh ở hai mùa xuân, hạ, sau đó ra hoa, kết trái. Đến mùa thu, quả hay hạt đều đã chín. Vào mùa này, ngày dường như ngắn lại và nhiệt độ cũng dần dần hạ thấp xuống. Thực vật bắt được những tín hiệu thay đổi của môi trường bên ngoài nên bên trong cơ thể chúng có một loạt những biến đổi về sinh lý, sinh hoá. Quá trình tổng hợp prôtít cũng các chất dinh dưỡng khác giảm, trong khi đó quá trình phân giải lại tăng lên. Khả năng quang hợp, hô hấp cũng giảm và dần dần trở nên già cỗi. Dưới sự chiếu sáng ngắn ngủi của ánh nắng mặt trời, các chất kích thích sinh trưởng trì hoãn già cỗi do rễ cây tổng hợp tạo thành như chất phân tách tế bào, chất đỏ lại giảm đáng kể, lá cây không nhận được đầy đủ lượng chất phân tách tế bào cần thiết. Đồng thời, trong hoa, quả, hạt còn sản sinh ra chất kích thích chín như axít kích thích nang lá và êtylen, chúng được đưa đến các cành lá để thúc đẩy quá trình lão hoá.
Ngoài ra, trong quá trình sinh trưởng của hoa, quả và hạt, hàm lượng chất phân tách tế bào gốc bên trong tăng lên. Như vậy hoa, quả và lá trở thành trung.tâm sinh trưởng chuyển hoá tốt nhất của thực vật, dẫn đến các dưỡng chất do lá cây tổng hợp thành được ưu tiên vận chuyển đến hoa, quả và hạt trước. Do vậy mà lượng dưỡng chất các cành lá phát triển phía trên mặt đất nhận được sẽ giảm đi, không thể đáp ứng nhu cầu tiếp tục sinh trưởng. Lá cây giống như những con bò già cần mẫn lao động, âm thầm cống hiến tất cả sinh lực nhằm duy trì nòi giống thế hệ sau mà bản thân mình dần dần thoái hoá, già và rụng xuống.
Trong quá trình lão hoá của thực vật, cuống lá sản sinh ra một tầng ly cách, dày khoảng 1 đến 3 tầng tế bào. Dưới tác dụng của những chất như êtylen, axít kích thích rụng lá, khả năng sống của các loại men như men chất xơ, men trong quả tăng cao, phân giải các chất của vách tế bào của tầng ly cách và khiến cho các lớp tế bào trong tầng ly cách này bị tách đoạn ra.
Như vậy sự liên kết giữa các lớp tế bào trong tầng ly cách trở nên rất lỏng lẻo, chỉ cần sự tác động rất nhỏ từ bên ngoài cũng làm cho cuống lá bị rụng xuống. Vì những nguyên nhân trên mà đa số các cây đều rụng lá vào mùa thu.
https://thuviensach.vn
Hoa của thực vật hình thành từ bộ phận nào?
Những loài thực vật khác nhau sẽ có hoa khác nhau, thậm chí màu sắc, hình dáng, độ to nhỏ của hoa cũng khác. Muôn vạn loài hoa khác nhau tạo nên một thế giới sắc hoa rực rỡ đủ màu, đủ hương. Mỗi người trong chúng ta không ai là không thích ngắm hoa. Các nhà văn nhà thơ đều thích viết về hoa, khi chúc mừng chúng ta tặng hoa, khi xem hát chúng ta tặng hoa, dịp lễ tết chúng ta tặng hoa, khi trang trí chúng ta cũng cần đến hoa, thậm chí khi đi thăm bệnh người ốm chúng ta cũng thường mang theo một bó hoa tươi. Ý nghĩa tượng trưng của hoa rất phong phú: hoa hồng tượng trưng cho tình yêu, hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự cao quý... Rất nhiều quốc gia, thành phố, khu vực đều lựa chọn cho mình một loài hoa tượng trưng, ví dụ như hoa sến là loài hoa tượng trưng của Hồng Kông, hoa sen là loài hoa tượng trưng cho Ma Cao... Hương thơm, màu sắc quyến rũ của hoa có thể làm cho cảnh quan, môi trường trở nên đẹp hơn, cởi bỏ những vướng bận trong lòng mỗi người chúng ta. Hơn thế hoa còn có thể dùng để ướp các loại trà, làm thuốc. Vậy, rút cuộc, hoa do bộ phận nào trong cơ thể thực vật tạo nên?
Màu sắc và hình dáng của các loài hoa có sự khác biệt rất lớn, nhưng cấu tạo cơ bản của chúng lại giống nhau. Một bông hoa hoàn chỉnh có thể chia thành năm bộ phận cơ bản là cuống hoa, đế hoa, bao hoa (bao gồm đài hoa và vành hoa), nhụy đực và nhụy cái.
Cuống hoa và đế hoa: cuống hoa là bộ phận có kết cấu dạng cuống, phát triển trên cành của thực vật, nó có tác dụng hỗ trợ và cung cấp dinh dưỡng cho bông hoa. Phần trên của cuống hoa phình to ra và đế hoa, hình dạng của đế hoa thay đổi theo chủng loại loài hoa. Có loài hình trụ tròn như hoa Mộc Lan, có loài hình nắp bát như cây dâu tây, có loài hình cái bát như hoa đào, có loài hình quả chuỳ tròn như hoa sen...
Bao hoa: là bộ phận bao xung quanh bên ngoài của đế hoa. Có loài thực vật bao hoa của chúng không phân tách như hoa bách hợp tổng cộng có sáu cánh hoa, hình dáng của các cánh hoa tương đối tương đồng. Cũng có những loài thực vật mà bao hoa của chúng phân tách thành hai vòng: vòng ngoài được gọi là đài hoa, thông thường nó có màu xanh, vòng bên trong được gọi là vành hoa, nó do mấy cánh hoa tạo thành. Màu sắc và hình dáng của các vành hoa khác nhau, có vành hoa hình chữ thập như cải trắng (cải bẹ), cà rốt; có vành hoa hình cánh bướm như đậu ván, đậu Hà Lan; có vành hoa hình quả lắc như cây bồ công anh; có vành hoa hình môi như hạ khô thảo; có vành hoa hình phễu như hoa bìm bìm...
Nhụy đực : một bông hoa có nhiều nhụy đực, nó sống ở bên trong vành hoa, mỗi một nhụy đực có hai phần là thân nhụy và đầu nhụy, đầu nhụy có khả năng sinh ra phấn hoa.
Nhụy cái: phía giữa của mỗi bông hoa đều có một nhụy cái. Nhụy cái nằm ở vị trí chính giữa của bông hoa, mỗi một nhụy cái đều có ba bộ phận là đầu vòi nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy. Trong bầu nhụy có phôi, sau khi phôi này được truyền phấn, thụ tinh xong nó sẽ sinh trưởng và phát triển thành hạt giống, bầu nhụy bên ngoài sẽ phát triển thành quả.
Bình thường, đối với mỗi bông hoa, sau khi hình thành quả thì nhụy đực cánh hoa, đầu vòi và vòi nhụy của nhụy cái đều bị thoái hoá, teo nhỏ lại và rụng đi, chỉ có đài hoa là được giữ lại như cà, ớt. Nhưng cũng có những loài thực vật khác thì đến cả đài hoa cũng bị rụng nốt sau khi quả được hình thành.
Tuy nhiên, không phải bất kì một loài hoa nào cũng có những cấu tạo giống như trên. Có loài không có bao hoa như cây dương liễu, có loài không có vành hoa như cây gai, có loài không có nhụy đực , có loài không có hoa cái nên gọi là hoa đực.
Ngoài ra, có những loài hoa lúc ngắm nhìn ban đầu ta thấy nó rất tươi đẹp nhưng chúng lại không phải được hình thành hoàn toàn từ hoa, mà là do những biến đổi của lá bao bên ngoài như sen mã đề, khoai sọ, cây trạng nguyên, mai ba cạnh...
https://thuviensach.vn
Trong thế giới các loài hoa, loài hoa nào to nhất, loài hoa nào nhỏ nhất?
Cuộc sống của chúng ta đắm chìm trong đại dương bao la của các loài hoa, hoa là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người. Chúng ta dùng hoa để trang trí nhà cửa. văn phòng, chúng ta mang hoa tặng bạn bè, hoa cũng có những ngôn ngữ hàm ẩn hết sức sâu sắc. Hoa có rất nhiều màu sắc khác nhau như màu đỏ, cam, vàng, xanh lục, xanh dương, xanh lam, tím... Hình dáng to nhỏ của các loài hoa cũng khác nhau, có loài giống hình cánh bướm, có loài giống hình chữ thập, có loài giống hình cái loa, có loài giống hình đồng hồ quả lắc, có loài to bằng cái mẹt, có loài nhỏ đến mức chúng ta khó có thể phát hiện ra chúng. Vậy trong thế giới của loài hoa, loài hoa nào to nhất, loài hoa nào nhỏ nhất?
Trong khu rừng rậm nhiệt đới Sumendalar có một loài thực vật sống kí sinh của cây cỏ hoa lớn. Loài thực vật kí sinh này rất đặc biệt, nó không có rễ cũng không có lá, mỗi một vòng đời chỉ nở một lần hoa, nhưng hoa của nó rất to, đường kính của bông hoa to nhất lên đến 1,4m, những bông hoa bình thường có đường kính khoảng 1m. Đây là loài hoa lớn nhất đã được phát hiện cho tới nay. Trọng lượng mỗi bông hoa này là khoảng sáu bảy nghìn gram, tâm của b giống như một cái lỗ lớn và trống rỗng, nó có thể chứa được khoảng 600-700ml nước. Có rất nhiều người cho rằng trồng những cây hoa có hoa lớn như vậy ở vườn nhà thì thật là đẹp. Nhưng không đúng như vậy. Mặc dù loài hoa này vừa to vừa đẹp nhưng chúng tỏa ra những mùi rất thối, mùi vị này nhằm thu hút ruồi nhặng xung quanh đến để thực hiện chức năng truyền phấn cho nó. Do loài hoa cỏ lớn ấy chỉ mọc trong khu rừng rậm Sumendalar nên chúng được liệt kê vào danh sách những loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ.
Vậy thực vật nhỏ nhất là loài nào? Chúng nhỏ như thế nào? lcm hay 1mm? Theo các tài liệu khoa học thống kê, có một loài sinh vật nước, không có rễ cũng không có lá, chúng có hình dáng như quả cầu nhỏ, chiều dài của chúng khoảng 1mm, chiều rộng không đến 1mm, tên là cỏ bơ không rễ. Hoa của chúng vô cùng nhỏ, đường kính của bông hoa chỉ bằng đầu tăm, nếu không để ý một cách thật tỉ mỉ sẽ không phát hiện ra chúng. Đây chính là loài hoa nhỏ nhất trong thế giới thực vật.
https://thuviensach.vn
Tại sao có những loài thực vật không cần đến sụ truyền phấn của côn trùng?
Bạn có biết thế nào gọi là truyền phấn không? Tại sao thực vật sau khi nở hoa lại cần truyền phấn? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thế nào là truyền phấn trước nhé! Truyền phấn là quá trình phấn hoa (phấn hoa là những hạt nhỏ màu vàng, được sinh ra trong bao phấn của nhụy cái) của một bông hoa phát tán ra từ bao phấn của nó, rơi ống vòi nhụy hoa. Việc truyền phấn của thực vật là để tinh trùng trong phấn hoa được kết hợp với tế bào noãn trong bầu nhụy hoa, hoàn thành quy trình thụ tinh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo hạt, sinh ra một thế hệ thực vật mới. Vậy, thực vật truyền phấn như thế nào? Từ nhỏ, chắc bạn đã được nghe bà hay mẹ kể chuyện về loài ong mật. Ong mật rất cần mẫn và chăm chỉ, hàng ngày chúng bay đến hút mật ở các bông hoa để tạo mật ong nuôi dưỡng ong chúa và các con ong mật còn nhỏ. Và chắc chắn bạn cũng đã biết rằng, trong lúc hút mật hoa, mặc dù loài ong lấy hết mật nhưng những sợi lông rất nhỏ ở chân chúng đã dính đầy phấn hoa, chúng trèo lên trèo xuống trong bông hoa, bay đi bay lại trên những nhành hoa và vô tình chúng đã là những nhân vật truyền phấn cho hoa bởi những phấn hoa bám vào lông ở chân của chúng trong quá trình đó sẽ bị rơi rụng và rơi vào vòi nhụy. Ngoài loài ong mật ra thì những loài côn trùng khác như bướm, ruồi... cũng chính là những công nhân giúp thực vật truyền phấn, hơn thế nữa, đại đa số những loài thực vật có hoa đều dựa vào côn trùng để truyền phấn. Nhưng có một số loài hoa không cần đến sự giúp đỡ của côn trùng khi thực hiện quá trình truyền phấn, vậy chúng dựa vào đâu?
Bạn đã nhìn thấy hoa cây đậu chưa? Các cánh hoa của nó không nở hết hoàn toàn, hai trong số những cánh hoa của chúng không nở mà bao bọc lấy nhụy đực và nhụy cái, phấn hoa của nhụy đực chỉ có thể rơi rụng vào vòi nhụy của nhụy cái của bông hoa đó và hoàn thành quá trình thụ phấn. Loại truyền phấn này gọi là loại hoa tự truyền phấn. Do đó, cây đậu không cần đến những tác nhân khách quan bên ngoài tác động, hỗ trợ trong quá trình truyền phấn. Các loại lúa mạch hay cây cà chua cũng có cách thụ phấn như vậy. Chúng có những cánh hoa cũng nở hoàn toàn nhưng trước khi nở hết thì quá trình thụ phấn cũng đã thực hiện xong.
Ngoài ra các loài cây như ngô, cây dương, cây bulô cũng không dựa vào côn trùng để truyền phấn. Chắc chắn bạn đã từng nhìn thấy cây ngô nở hoa. Vòi nhụy của ngô trụ ở đầu phía trên của nhụy hoa, nằm giữa thân cây, phấn hoa của nó được hình thành và phát triển trong nhụy hoa, nằm ở phần ngọn cây. Khi phấn hoa chín, chúng sẽ tự động phát tán và rơi rụng vào phía trên vòi nhụy của cây ngô hoặc nhờ gió phát tán đến những vòi nhụy của những cây khác để hoàn thành quá trình thụ phấn. Kiểu thụ phấn này gọi là thụ phấn nhờ gió, những loài hoa thụ phấn nhờ gió được gọi là loài hoa phong môi. Môi có nghĩa là cầu nối trung gian, phong môi hoa có nghĩa là chúng nhờ gió làm cầu nối trung gian để hoàn thành quá trình thụ phấn của mình.Còn có một số loài hoa thụ phấn nhờ chim. Chúng nhờ những loài chim có dáng vóc nhỏ chuyên ăn sâu bọ trên thân cây giúp chúng thụ phấn.
Một số loài hoa còn nhờ một số động vật như ốc sên, dơi để thực hiện việc truyền phấn. Ngoài những cách truyền phấn, thụ phấn trên, còn có những cách truyền phấn khác. Đó chính là sự truyền phấn của những thực vật sống trong môi trường nước, chúng dựa vào nước để truyền phấn, gọi là hoa thuỷ môi.
Đến đây có lẽ bạn đã trả lời được câu hỏi tại sao thực vật không cần đến sự giúp đỡ của côn trùng trong quá trình truyền phấn rồi chứ?
https://thuviensach.vn
Tại sao có một số loài hoa lại có thể biến đổi màu sắc trong một ngày?
Mọi người đều biết, mỗi một loài hoa đều có một hương sắc riêng và tất cả chúng tựu chung lại thành một thế giới cửa màu sắc và hương thơm vô cùng phong phú làm ngây ngất lòng người; có loài hoa có màu đỏ, có loài có màu xanh, cổ loài có màu tím... Nhưng bạn đã bao giờ nhìn thấy loài hoa có thể thay đổi màu sắc chỉ trong một ngày chưa? Nếu bạn muốn thấy sự thay đổi kì diệu này, bạn hãy kiên nhẫn quan sát tỉ mỉ loài hoa phù dung.
Bạn có biết hoa phù dung không? Nó thường nở vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11, hoa phù dung mọc đơn đâm ra từ các kẽ lá trên thân cây. Cánh hoa gần tròn, có độ dúm, nở to và đẹp. Đến mùa hoa phù dung, nếu bạn chăm chú quan sát sắc hoa vào buổi sáng, trưa và chiều bạn sẽ phát hiện ra rằng: khi hoa mới nở vào buổi sáng, nó có màu trắng sữa, buổi trưa nó lại chuyển sang màu hồng phấn và khi đến buổi chiều nó lại có màu đỏ thẫm. Màu sắc của nó thay đổi đẹp như trong tranh, quả đúng như câu thơ: hiểu trong như ngọc, mộ như hà (buổi sáng long lanh như hòn ngọc , buổi chiều duyên dáng tựa ráng hồng).
Tại sao chỉ trong một ngày mà hoa phù dung lại đổi sắc nhiều và nhanh như vậy? Muốn khám phá bí mật này, chúng ta phải tìm hiểu tại sao các loài hoa lại có các màu sắc như đỏ, xanh, tím... trước. Các nhà thực vật học phát hiện ra rằng trong dịch tế bào của tế bào cánh hoa có chứa một chất có tên là antoxianiđin. Chất antoxianiđin này có màu. Nó có rất nhiều dạng thức, những chất antoxianiđin khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau, thậm chí màu sắc của cùng một chất antoxianiđin cũng có thể biến đối. Sự biến đối này là do tính axít, kiềm trong dịch tế bào của hoa quyết đinh. Khi dịch tế bào có tính axít thì hoa có màu đỏ, khi dịch tế bào có tính kiềm thì hoa có màu xanh. Màu sắc của hoa đẹp hay không chủ yếu do sắc tố của hoa quyết định. Đối với hoa phù dung, do nó nhận được những tín hiệu biến đổi khác nhau về ánh sáng cũng như nhiệt độ trong một ngày nên dịch trong tế bào cánh hoa chuyến dần sang tính axít. Do đó, hoa phù dung cũng thay đổi màu sắcheo hướng chuyển dần sang màu đỏ.
https://thuviensach.vn
Tại sao nếu tre trúc nở hoa, chúng sẽ chết?
Các bạn độc giả thân mến ! Các bạn đã bao giờ đến thăm Quế Lâm, Trung Quốc với phong cảnh đệ nhất thiên hạ chưa? Người xưa từng ca ngợi cảnh sắc ở đây đẹp như tranh vẽ non nước trời mây như một viên ngọc quý. Cảnh sắc thiên nhiên dọc dòng sông Ly đẹp mê hồn người khiến cho ai cũng lưu luyến không muốn rời khi đặt chân đến nơi đây. Hai bên bờ sông là những rặng tre Phong Vĩ bốn mùa tươi cành tốt lá càng tô thắm thêm cảnh sắc khoáng đạt mà hoành tráng nơi này. Điều kì lạ là: quanh năm bốn mùa, mùa nào cũng có muôn hoa đua nhau khoe sắc nhưng du khách lại rất ít khi nhìn thấy những rặng tre hai bên bờ sông Ly nở hoa. Mà một khi tre nở hoa lại là dấu hiệu báo hiệu sự kết thúc một chu kì sinh trưởng của chúng, nghĩa là chẳng bao lâu nữa chúng sẽ chết. Bạn có biết vì sao lại như vậy không?
Tre là một loài cây thân gỗ lâu năm bao gồm phần thân trên mặt đất và phần thân nằm sâu trong lòng đất. Ở điều kiện bình thường, các chất dinh dưỡng do lá tre tạo ra được dùng để nuôi thân, làm cho thân, cành, lá và rễ tre to và cao lên. Những chất dinh dưỡng còn thừa lại sẽ được chuyển xuống phần thân cây mọc trong lòng đất. Khi những mầm trên phần thân cây mọc dưới lòng đất nảy mầm, chúng sẽ lớn dần lên trong lòng đất và phát triển lên khỏi mặt đất. Sau khi chúng trồi lên khỏi mặt đất thì đó chính là những búp măng non tươi mà chúng ta thường nhìn thấy. Những búp măng này sau cũng sẽ sinh trưởng và phát triển thành những cây tre mới căng tràn nhựa sống.
Những cây tre, trong điều kiện bình thường khoảng mười mấy năm hoặc mấy chục năm sau khi gieo trồng mới nở hoa, kết hạt. Nhưng nếu gặp phải những điều kiện bất thường như hạn hán, sâu bệnh nặng hoặc không đủ chất dinh dưỡng thì chúng sẽ nở hoa sớm hơn dự định. Khi nở hoa, tất cả mọi tinh hoa, mọi chất dinh dưỡng mà cây tạo ra được đều được tập trung trong những bông hoa và hạt. Nhưng chất dinh dưỡng dự trữ trong thân cây cũng bị tiêu hao hết, điều đó có nghĩa là chúng đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong quá trình cây nở hoa, kết hạt. Một thời gian không lâu sau đó, lá tre sẽ rụng, thân cây sẽ khô dần và chết nhưng trong hạt của chúng lại chất chứa những mầm sống mới. Khi gặp được điều kiện môi trường thuận tiện, chúng sẽ mọc mầm và phát triển thành cây mới.
Do vậy khi tre nở hoa cũng là dấu hiệu báo hiệu cây tre đó chuẩn bị kết thúc chu kì sinh trưởng của mình. Đây là đặc trưng lớn nhất của loài thực vật này.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết làm thế nào đề duy trì được độ tươi của hoa trong thời gian dài nhất sau khi hoa bị cắt khỏi cây không?
Hoa tươi đủ màu luôn luôn là biểu trưng của cái đẹp. Nhịp sống của cuộc sống hiện đại ngày một tăng nhanh nhưng tình yêu hoa của con người vẫn không hề thay đổi. Những bông hoa tươi căng tràn nhựa sống, đua nhau ke sắc làm cho tâm hồn người trở nên thư thái, không những có thể giải toả được những mệt mỏi mà còn có khả năng làm rung động lòng người yêu hoa nên hoa ngày càng nhận được sự ưu ái của con người. Nhưng làm sao để có thể duy trì được độ tươi của hoa sau khi cắt trong một thời gian dài nhất?
Hoa tươi sau khi bị cắt rời khỏi thân cây mẹ vẫn duy trì sự sống của mình. Song quá trình mất nước ở cánh hoa diễn ra liên tục, thân hoa không đủ khả năng bổ sung đầy đủ lượng nước mất đi đó, độ tươi của hoa ngày càng giảm, hoa dần dần trở nên héo khô. Do đó, việc điều chỉnh và cung cấp nước một cách hợp lý là nguyên nhân mấu chốt để có thể duy trì được độ tươi của hoa sau khi cắt. Nước dùng để cắm hoa nên là nước ao hồ, nước mưa sạch, có nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ trong phòng. Trước khi cắm hoa, nên ngắt bỏ những chiếc lá ở gốc của cành hoa để tránh hiện tượng lá thối rữa trong nước. Khi cắt hoa để cắmvào bình chúng ta nên dùng dao sắc cắt chéo, như vậy có thể làm cho quá trình hút nước lên cành hoa trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Những loài hoa bản thân chúng có chứa nhiều dung dịch nước như hoa đào, hoa trạng nguyên, hoa thược dược... sau khi cắt chúng ta nên hơ vết cắt đó lên đèn cồn hoặc nến và cắt đi một phần, sau đó mới cắm vào nước. Làm như vậy vừa có thể giảm bớt sự mất nước vừa có thể ngăn chặn được sự xâm nhập của những vi khuẩn làm tắc quá trình hút nước của cành hoa.
Chúng ta cũng có thể cho vào nước cắm hoa những loại thuốc hoá học có công dụng diệt trừ vi khuẩn gây hại như Kinôlin hyđrô ôxít và các loại muối của nó làm cho nước cắm hoa trở nên chua và có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải thay nước thường xuyên, cắt đi những phần cành hoa bị thối, bỏ đi những lá hoa đã bị úa vàng, định kì thích hợp cắt đi những cành khô để giúp cho quá trình hút nước của hoa được thuận lợi hơn. Trong quá trình cắm hoa, bản thân hoa sẽ sản sinh ra chất kích thích êtylen - làm cho hoa nhanh chóng bị héo úa, cành hoa tữa và chết. Vì vậy chúng ta cũng nên bổ sung thuốc giảm êtylen trong nước vào bình hoa cắm như bạc nitơric, bạc sunfuaric, khí cácbonnic... để ngăn chặn sự phát sinh cửa êtylen. Do hoa cắt để cắm hút nước liên tục nên sẽ bị tiêu hao một lượng lớn năng lượng, vì thế trong dung dịch nước cắm hoa chúng ta nên bổ sung thêm một lượng đường mía hợp lý để cung cấp dưỡng chất và đường cho hoa. Nếu có thể, chúng ta nên cho thêm vào nước cắm hoa một chút thuốc điều tiết thực vật sinh trưởng để làm chậm lại quá trình thoái hoá, héo úa và chết của thực vật như các chất phân tách tế bào có thể ngăn chặn quá trình sinh trưởng của êtylen, làm giảm độ phản ứng mẫn cảm của hoa và giảm bớt sự tiêu hao chất diệp lục để có thể kéo dài tuổi thọ của cành hoa.
Sau khi cắm hoa vào trong bình, không nên để nơi có ánh mặt trời chiếu trực tiếp, cũng không nên để gần những nơi có nhiệt độ cao, nếu không hoa sẽ rất nhanh bị héo. Ngoài ra chúng ta cũng không nên để hoa tươi gần những hoa quả chín. Nguyệt quý, trúc hương thạch, thuỷ tiên... rất mẫn cảm với những khí do quả chín tiết ra (chủ yếu là êtylen), nếu đề hoa tươi gần hoa quả chín sẽ làm cho cánh hoa nhanh rụng. Căn cứ vào các loài hoa tươi khác nhau, chúng ta có thể lựa chọn những phương thức giữ hoa tươi lâu một cách hợp lý.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết vì sao hoa hướng dương lại luôn luôn hướng về phía mặt trời không?
Bạn đã bao giờ nhìn thấy hoa hướng dương chưa? Những bông hoa hướng dương vàng rực rỡ ấy như một người bạn trung thành cùng mặt trời bởi nó luôn luônướng theo hướng chiếu sáng của mặt trời, bởi thế mà nó có tên là hoa Hướng Dương. Tại sao lại như vậy?
Khả năng chuyển động theo hướng mặt trời mọc của những thực vật giống như hoa hướng dương được gọi là tính hướng quang. Tính hướng quang này được phân thành 3 loại: tính hướng quang dương (như quá trình thay đổi phương hướng của những mầm non), tính hướng quang âm (như rễ), tính hướng quang ngang (như lá).
Đối với một số thực vật, bộ phận cảm thụ ánh sáng là đầu thân, đầu rễ, phần đầu của mầm non. Nhưng một số loại thực vật khác thì bộ phận cảm thụ ánh sáng lại là chất vitamin B2 bám trên màng của các tế bào. Sau khi chúng hấp thụ ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra hai hiệu ứng ngược nhau. Một mặt. chúng thúc đẩy sự phân bố không đồng đều của các chất kích thích sinh trưởng. Nếu như sử dụng ánh sáng một chiều chiếu lên phôi mầm của cây ngô, một thời gian sau chúng ta dùng máy trắc định kiểm tra sẽ thấy điện tích của mặt mầm hướng sáng và mặt sau lưng là khác nhau: mặt lá mầm hướng sáng có điện tích âm, mặt sau lưng của lá mầm có điện tích dương. Những hạt chứa chất kích thích sinh trưởng có tính kiềm kém mang điện tích âm, khi nhận được lực hút của các điện tích trái dấu, chúng sẽ chuyển động về phía lưng lá mầm mang điện tích dương. Hơn nữa, ở mặt hướng sáng, các chất kích thích sinh trưởng có thể bị ánh sáng làm cho khí hoá, rách dẫn đến hàm lượng bị hao hụt. Lúc đó, lượng chất kích thích ở phía sau lưng sẽ lớn hơn lượng chất kích thích ở phía mặt hướng sáng, do đó tốc độ sinh trưởng của những tế bào ở phía sau lưng sẽ nhanh hơn những tế bào ở phía hướng sáng, tức là mật độ phân bố của các chất kích thích sinh trưởng không đều. Các chất kích thích sinh trưởng có nồng độ tương đối cao kích thích sự sinh trưởng của tế bào. Cũng giống như vậy lá của hoa hướng dương cũng chuyển động theo hướng tia chiếu sáng của mặt trời, làm cho lá cây vuông góc với ánh sáng mặt trời, tăng hiệu suất của quá trình quang hợp.
Mặt khác, bộ phận cảm thụ ánh sáng lại ngăn chặn sự phân bố không đồng đều của các chất kích thích sinh trưởng. Nếu dùng ánh sáng một chiều chiếu vào mộng của cây hoa hướng dương, một thời gian sau sẽ thấy hàm lượng các chất ngăn chặn sự sinh trường ở mặt hứng sáng cao hơn mặt sau lưng ở phía dưới của mộng. Do sự sinh trưởng của các tế bào ở mặt hứng sáng chịu sự ngăn chặn của các chất trên nên các tế bào ở mặt lưng sẽ sinh trưởng nhanh hơn, điều đó dẫn đến sự sinh trưởng không đồng đều, và kết quả là mộng cây hướng dương chuyển động.
Có thể nói rằng, hoa hướng dương thông qua quá trình chuyển động khéo léo của mình, luôn luôn hướng về phía mặt trời để có thể hứng được nhiều ánh mặt trời nhất, làm cho các dưỡng chất được sinh trưởng càng nhiều. Điều đó lý giải tại sao hoa hướng dương lại có một vẻ đẹp rực rỡ đến vậy.
https://thuviensach.vn
Làm sao để phân biệt giữa cam giấy và cam sành?
Mùa đông đến, những loại hoa quả ngon của mùa hè như dưa hấu, lê, đào đều giảm đi đáng kể, thay vào đó là những quả cam chín vàng mọng rất ngon xuất hiện ngày càng nhiều, chúng có thể thay thế vị trí cho những loại hoa quả của mùa hè. Chủng loại của cam sành và cam giấy rất đa dạng, hương vị của chúng cũng khác nhau, có người thích ăn cam giấy nhưng có người lại thích ăn cam sành. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa haiại cam này?
Cam giấy và cam sành đều là thực vật họ cam quýt, những quả bưởi thơm ngon mà chúng ta thường ăn cũng là thực vật thuộc họ này. Kết cấu quả của chúng gần giống nhau. Lớp vỏ của chúng gồm ba tầng kết cấu: tầng vỏ ngoài cùng có tính chất dai, cứng, chứa một lượng lớn tinh dầu, khi ăn ta thường gọt bỏ lớp vỏ này đi. Sau khi bóc tách lớp vỏ ngoài cùng, chúng ta sẽ nhìn thấy một tầng vỏ có kết cấu dạng xốp lưới màu trắng, đây là tầng vỏ thứ hai (ở giữa), lớp vỏ thứ hai này rất dày, tầng lớp vỏ thứ hai của cam có rất nhiều xơ. Phần tép bên trong của các múi mà chúng ta ăn chính là tầng vỏ thứ ba. Trong tầng lớp vỏ thứ ba này có chứa một số hạt. Có những lúc người ta gọi chung hai loại cam này là quýt nhưng giữa chúng vẫn có những nét khác biệt rất rõ rệt.
Vỏ ngoài của cam sành có kết cấu tương đối thoáng, tầng vỏ thứ hai và tầng vỏ trong cùng có thể bóc tách dễ dàng, hơn nữa bề mặt của tầng vỏ ngoài tương đối xù xì, thô ráp. Nhưng bề mặt bên ngoài của vỏ cam giấy lại rất nhẵn và bóng, chúng có kết cấu chặt chẽ hơn, rất khó có thể bóc tách với tầng vỏ bên trong, khi ăn chúng ta phải dùng dao cứa lên lớp vỏ ngoài mới có thể bóc ra được. Các múi của cam giấy dễ phân tách còn các múi của cam sành lại rất khó bóc tách ra được. Màu của múi cam sành vàng sẫm như quýt, còn màu của múi cam giấy thì nhạt hơn một chút.
Nếu chúng ta so sánh về cấu tạo của cây, cành, lá giữa hai loại cam này sẽ thấy chúng có những đặc điểm riêng không giống nhau. Lá của cam giấy to hơn lá của cam sành, hơn nữa trên cuống lá của cam giấy lại có những cánh lá nhỏ còn lá cam sành thì hầu như không có những cánh lá nhỏ đó. Cây cam giấy to hơn cây cam sành. Song hương vị của chúng đều rất ngon. Cam sành có nhiều nước, vị ngọt không đậm đà lắm, nhưng cam giấy đặc biệt là cam giấy có vị rất ngọt, đọng lại rất lâu sau khi chúng ta ăn.
Sự khác biệt giữa cam sành và cam giấy không phải là tuyệt đốiCùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã tiến hành lai tạo giống giữa cam sành và cam giấy để tạo ra một loại cam có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, sản lượng cao, có hình dáng vừa giống cam sành vừa giống cam giấy.
https://thuviensach.vn
Tại sao quả của thực vật sau khi chín lại trở nên mềm và ngọt?
Đại đa số quả của các loài thực vật sau khi chín ăn mới ngon, chúng vừa thơm, vừa mềm, vừa ngọt. Những loại hoa quả thường ngày chúng ta hay ăn như cà chua, hồng, đào, chuối, dứa... đều như vậy. Nhưng khi chúng còn xanh hoặc chưa chín hẳn, vị của chúng lại đắng, chát và chua. Tại sao lại như vậy?
Xem ra, nếu muốn tìm hiểu điều này chúng ta phải bắt đầu từ kết cấu của tế bào trong các loại quả và thành phần hoá học trong các tế bào đó. Chúng ta.đều biết rằng cơ thể của các loài thực vật đều đo những tế bào có góc cạnh, có độ cứng nhất định kết hợp lại tạo thành. Độ cứng của tế bào do các chất xơ ở vách và lượng nước chứa trong tế bào quyết định. Tế bào của quả cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi chúng chưa chín, phần bao bên ngoài của vách tế bào và lớp chất nhựa dính giữa hai tế bào - chất nhựa quả - đều chưa bị tiêu hao, rất nhiều những tế bào của quả sắp xếp một cách có trình tự tạo thành một quả rất cứng. Lúc đó, trong tế bào của quả có chứa rất nhiều chất diệp lục, khiến cho vỏ của quả thậm chí trong ruột của chúng đều có màu xanh. Thành phần hoá học chủ yếu trong tế bào làcác chất có vị đắng, chát, chua như axít hữu cơ, tanin, các loại phênon, tinh bột... nên lúc này nếu chúng ta ăn sẽ thấy những vị rất không ngon. Nhưng khi quả dần dần chín, dưới tác dụng của các chất kích thích thực vật sinh trưởng như êtylen kết cấu thành phần hoá học trong tế bào bắt đầu tiến hành các phản ứng chuyển hoá một cách có trật tự và rất rõ ràng. Trong tế bào sản sinh ra các loại men phân giải trong đó men nhựa quả chịu trách nhiệm phân giải các chất nhựa quả có tính quyết định đến độ cứng của quả; Men chuyển hoá của các axít hữu cơ có nhiệmvụ phân giải các chất có vị chua thành các chất este có tác dụng tạo ra hương thơm của quả, vitamin, đường. Men phân giải tanin có nhiệm vụ phân giải các phân tử tanin to thành phân tử đường nho và các phân tử nhỏ có thể hoà tan. Men phân giải tinh bột có chức năng chuyển hoá các chất tinh bột không ngọt thành đường, đồng thời các chất diệp lục ở vỏ và ruột quả cũng dần dần bị các men phân giải hết khiến cho tỷ lệ các chất màu vàng, các sắc tố thực vật trong quả tăng lên, làm cho quả có các màu như đỏ, vàng, da cam. Có một số loại quả do tỷ lệ giữa các sắc tố thực vật tương đương nhau nên màu sắc của chúng không phân tách rõ ràng là một màu nào cả.
Một điều đáng nói nữa là, trong quá trình sản xuất hoa quả và rau xanh, các nông dân chuyên trồng hoa quả và trồng rau luôn tiến hành thu hoạch chúng khi chúng chưa thật sự chín. Làm như vậy vừa có thể đảmbảo cho quá trình kết trái của thực vật lại vừa có thể khiến cho thực vật không còn vị đắng trong quá trình dự trữ bảo quản, hơn thế nữa nó cũng có thể kéo dài thời gian tươi ngon của hoa quả. Do trong các loại quả chưa thật chín thì các tế bào của chúng đã tiến hành các chuỗi phản ứng của quá trình chín mà mắt thường chúng ta không thể phát hiện ra được. Chúng ta hái xuống lúc nó còn xanh cũng không ảnh hưởng đến các chuỗi phản ứng trên do đó sẽ không làm giảm đi hương vị vốn có của nó.
Các bạn thân mến! Khi các bạn hái xuống hoặc mua về quả hồng hay quả đào Mỹ Hầu còn chưa chín, chỉ cần các bạn vùi chúng trong thùng gạo hoặc để trong những ụ bằng gỗ khô, đợi khoảng vài ngày sau mới lấy ra ăn thì đảm bảo rằng hương vị thơm ngon, mềm ngọt của chúng vẫn còn nguyên vẹn.
https://thuviensach.vn
Tại sao dứa sau khi gọt vỏ nên ngâm một lúc trong nước muối mới ăn được?
Mùa hè và mùa thu là mùa các loại hoa quả lên ngôi. Chúng ta có thể thưởng thức rất nhiều loại hoa quả như đào, lê, chuối, dưa chuột, dưa hấu, dứa, táo... được bày bán rộng rãi trên thị trường. Trong đó, dứa là một loại hoa quả có hương vị riêng và có vị trí đặc biệt trong thế giới hoa quả phong phú.
Dứa vốn được trồng ở vùng nhiệt đới của Châu Mỹ, các vùng có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới. Ở Trung Quốc như phía nam Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Đài Loan đều đã trồng một diện tích dứa vô cùng rộng lớn.
Dứa còn có nhiều tên gọi khác như phong lê, dứa đất, dứa cỏ. Phần ruột bên trong quả dứa sau khi chín có màu vàng, vỏ của nó cứng và có hình dạng như vảy cá. Trong quả dứa có chứa rất nhiều các chất thành phần như dầu bay hơi, các loại axít hữu cơ, các loại đường, axít amin, vitamin... Ngoài ra, nó còn có một loại chất anbumôza thuỷ phân - men dứa. Men dứa có khả năng thuỷ phân prôtêin.
Khi tế bào da của phần họng chúng ta tiếp xúc với men dứa sẽ xảy ra phản ứng thuỷ phân prôtêin. Khi chúng ta ăn dứa sau khi gọt mà chưa được ngâm qua nước muối, khoang miệng, cổ họnghúng ta sẽ cổ cảmgiác rát ngứa và hơi đau. Nước muối có khả năng ngăn chặn sự hoạt động của chất men trong quả dứa. Chất men này sau khi bị ngâm trong nước muối, không còn có khả năng hoạt động sẽ không thể gây ra phản ứng prôtêin của tế bào ở phần da của khoang miệng, chúng ta sẽ không còn cảm giác khó chịu khi ăn dứa nữa.Dứa có thể được bán cả quả hoặc được bán từng miếng nhỏ ngâm trong nước. Mọi người thường thích ăn những miếng dứa nhỏ được ngâm trong nước, bởi những miếng dứa này không những rất thuận tiện khi ăn mà nó còn rất ngon nữa.
Khi dứa chín, trong dứa có chứa rất nhiều axít hữu cơ, sau khi chín, lượng axít hữu cơ này mặc dù đã bớt đi nhiều nhưng vẫn còn lại một lượng nhất định, nên khi ăn chúng ta vẫn thấy chua. Sau khi ngâm qua nước, các axít hữu cơ trong quả dứa đã được hoà tan trong nước nên khi ăn chúng ta sẽ cảm thấy ngon và ngọt hơn.
Dứa sau khi được ngâm qua nước, lượng men dứa giảm đi lượng axít hữu cơ cũng giảm đi nên khi ăn sẽ có vị ngọt và những hương vị riêng của nó. Do men dứa có khả năng thuỷ phân prôtêin nên ăn dứa sẽ giúp cho chúng ta có thể tiêu hoá được một số chất prôtêin có trong cơ thể. Sau khi ăn cơm, chúng ta tráng miệng bằng một miếng dứa nhỏ vừa ngon miệng vừa có lợi cho quá trình tiêu hoá. Tuy nhiên, chúng ta không nên ăn quá nhiều, nếu không, lượng men dứa sẽ có hại đối với dạ dày và ruột, khiến cho người ăn dễ mắc bệnh dạ dày hay đường ruột.
Con người thường lợi dụng loại men chứa trong dứa nó có đặc tính thuỷ phân prôtêin. Chẳng hạn, nếu chúng ta hầm chân giò lợn với dứa, mùi vị của món ăn này sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều lần. Các nhà máy chế biến thức ăn lợi dụng men dứa để chế biến ra rất nhiều thứ như gia vị thức ăn và các nguyên liệu khác. Men dứa làm cho dứa không những có khả năng ăn sống mà còn có một giá trị rất lớn trong việc chế biến các loại khác.
https://thuviensach.vn
Tại sao có thể trồng những thảm cỏ mà không cần có đất?
Khi chúng ta muốn trồng một thảm cỏ thì cỏ giống phải lấy ở đâu? Thông thường để trồng một thảm cỏ, chúng ta không tiến hành gieo hạt giống của cỏ vì cỏ được trồng từ hạt giống phải cần một thời gian sinh trưởng rất dài mới phát triển thành cây cỏ bình thường như chúng ta thường nhìn thấy, hơn nữa việc chămbón trong quá trình nuôi trồng cỏ không mấy thuận lợi. Bình thường, khi muốn trồng một thảm cỏ người ta đến những nơi chuyên nuôi trồng cỏ giống mua những thảm cỏ giống đã có một thời gian sinh trưởng nhất định về trồng. Những thảm cỏ giống này sau khi mang về chỉ cần giâm xuống đất và tưới một lớp nước lên trên là đủ cho nó có thể tiếp tục phát triển.
Những nơi chuyên ươm trồng cỏ giống luôn tiến hành gieo trồng cỏ trên một diện tích vô cùng rộng lớn, trải qua một thời gian chăm bón tỉ mỉ, cẩn thận, đợi khi cỏ mọc xanh như những cây mạ non, người ta xúc một tầng đất mỏng bao gồm cả khoảng cỏ trên tầng đất đó, sau đó dùng dây buộc chặt chúng lại, vận chuyển đến những nơi cần cỏ giống để trồng. Sau đó, người ta lại bắt đầu ươm trồng một tầng cỏ giống mới.
Quá trình này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, lớp đất để ươm trồng cỏ giống dần dần mỏng đi. Trên thực tế, đó là sự hao đi những lớp đất dinh dưỡng nhân tạo do con người tạo ra. Vậy, nếu có thể tiến hành trồng cỏ mà không cần đất thì có thể giải quyết được vấn đề này. Vậy chúng ta phải tiến hành trồng cỏ không có đất như thế nào?
Trước hết, chúng ta dùng những cọng rơm rạ sau khi thu hoạch lúa hoặc những vỏ sợi mềm của các loài thực vật bện thành những tấm lưới thô có lỗ thoáng, sau đó rải chúng lên mặt đất, rắc lên trên một lớp bã mía đã được ngâm ủ hoặc những cọng cỏ đã được cắt vụn và đã qua ngâm ủ. Tiếp tục rắc lên trên một lượng nhỏ phân bón làm phân nền, sau đó tiến hành gieo trồng cỏ giống như trên mặt đất, cung cấp nước tưới cần thiết cho chúng. Đợi sau khi cỏ mọc xanh đều như một tấm thảm là có thể cuộn lại và vận chuyển đến nơi cần cỏ giống. Vậy trồng cỏ không cần đất có những ưu điểm gì?
Ngoài ưu điểm có thể tránh được sự thất thoát về đất dinh dưỡng nhân tạo, tận dụng được những vật liệu thải và rơm rạ nông nghiệp ra, các vật chất này có khả năng giữ nước rất tốt nên có thể giảm bớt khó khăn, vất vả trong quá trình chăm bón cỏ giống.
Cỏ trồng không cần đất vận chuyển thuận lợi, giảm bớt được cường độ lao động. Hơn nữa, những vật liệu nông nghiệp thải này có ích đối với sự sinh trưởng của cỏ sau này bởi nó không chỉ có khả năng giữ nước rất hiệu quả mà những cọng rơm rạ đã qua ngâm ủ này trong quá trình phân giải sẽ tạo ra nhiều phân bón hữu cơ có tác dụng rất lâu dài, thích hợp với nhu cầu của quá trình sinh trưởng của các thảm cỏ.
https://thuviensach.vn