🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nhìn Lên Những Chòm Sao Ebooks Nhóm Zalo TỦ SÁCH KỸ NĂNG TRÀN THỜI HOẠT ĐỘNG THANH THIẾU NIÊN NHÌN LÊN NHỮNG CHOM SHO BETELGEUSE BELLATRIX NHÀ XUẤT BẢN TRẺ SAPPH M.42 RIGEL Nhìn lên những chòm sao Biểu ghi Biên mục trước xuất Bản được thực hiện Bởi thư viện Khth tP.hcm Trần Thời nhìn lên những chòm sao (phiên bản mới) / trần thời. - t.P. hồ chí minh : trẻ, 2008. 171tr. : minh họa ; 19cm. - (Kỹ năng hoạt động thanh thiếu niên) 1. Sao (thiên văn học). 2. thiên văn học. i. ts. 523.8 -- dc 22 T772-T45 Tủ sách Kỹ năng hoạT động Thanh Thiếu niên  Trần Thời  Nhìn lên những chòm sao Phiên bản mới nhà xuất bản trẻ LỜI nÓI ĐẦu Ở các nước có ngành khoa học không gian tiến bộ trên thế giới thì bộ môn thiên Văn học được đưa vào chính khóa trong các trường phổ thông. Môn học này có sức lôi cuốn các em học sinh một cách đặc biệt, vì sự hấp dẫn của nó. Ở đây, các em còn được thực hành quan sát ở những kính thiên văn hiện đại cùng với những mô hình y như thật để dễ hình dung. theo thống kê của các nhà nghiên cứu về tuổi thọ của loài người trên thế giới, thì các nhà thiên Văn học thường có tuổi thọ cao hơn nhiều so với các ngành khoa học khác. Kết luận đó có lẽ cũng hoàn toàn thuyết phục, bởi vì, hình như một khi con người đêm đêm nhìn lên bầu trời đầy sao, thấy vũ trụ mênh mông vô tận, lòng người bình thản lại, không còn háo thắng đua tranh. Con người cảm nhận được sự nhỏ nhoi của mình, do đó gạt bỏ những mối ưu tư và sống lâu hơn. Có một nhà hiền triết đã nói rằng, con người sở dĩ văn minh được là vì họ đã biết ngước nhìn lên bầu trời thăm thẳm. trong phạm vi hạn hẹp của quyển sách nhỏ này, chúng tôi chỉ đề cập đến sự hiện diện của các chòm sao trên bầu trời. hầu qua đó, chúng ta sẽ được tự trang bị thêm cho kiến thức cuộc sống một hiểu biết sơ đẳng nhất về vũ trụ. Chắc chắn nó sẽ giúp ích ít nhiều cho các bạn trẻ thích tìm hiểu, thám hiểm... Càng tìm tòi, chúng ta sẽ càng thấy say mê. nào, bây giờ mời các bạn hãy mở sách ra. Chúng ta cùng xem nhé! trẦn thỜI nhìn lên những chòm sao  5 Xưa kia, lâu lắm rồi, con người đã nhìn lên bầu trời và tìm hiểu nó. trước hết, các nhà nghiên cứu nhận biết được ánh sáng, màu sắc của từng ngôi sao. Càng về sau này, khoa học càng tiến bộ, người ta còn đo được trọng lượng và sự chuyển động của nó trong không gian nữa. Và để dễ nhớ, các nhà thiên văn đã tập hợp từng nhóm sao lại để phân chia thành từng chòm. Mỗi chòm sao có hình tượng và sự tích khác nhau. Các hình tượng và sự tích ấy được các nhà thiên văn dựa trên cơ sở các truyền thuyết, truyện cổ hay các truyện thần thoại hy Lạp và La Mã. Ở phương Đông thì có lối nhận diện sao khác hẳn phương tây, ngay cả tên gọi cũng khác. Ở trong sách này, chúng tôi chỉ giới thiệu những tên gọi Đông phương mang tính chất tham khảo. Chủ yếu, chúng tôi chỉ cung cấp cho các bạn những tên gọi chung đã được thống nhất trên toàn thế giới. 6  Trần Thời Sơ nét về những ký hiệu dùng cho những chòm sao những vì sao sáng rõ thì đều có tên riêng của nó, thường là tên ả rập và được đặt tên theo thứ tự bằng mẫu tự hy Lạp. thí dụ: α Scorpii (α bò Cạp) là ngôi sao sáng nhất trong chòm bÒ CẠP và β Cygni (β thiên nga) là ngôi sao sáng nhất trong chòm thIÊn nGA. Các nhà thiên văn học trên thế giới đã thống nhất chia độ sáng của các ngôi sao thành 6 cấp độ để dễ phân biệt. Các ký hiệu cho các ngôi sao (được dùng trong bản đồ của sách này) như sau: Sao cấp I sáng nhất (đơn vị < 1,5) Sao cấp II sáng nhì (từ 1,5-2,5) Sao cấp III sáng ba (từ 2,5-3,5) Sao cấp IV sáng tư (từ 3,5-4,5) Sao cấp V sáng năm (> 4,5) Sao cấp VI yếu nhất (thường là từng chùm hay tinh vân) Với mắt thường, ta có thể đếm được 20 sao cấp I, 46 sao cấp II, 134 sao cấp III, 458 sao cấp IV, 1.476 sao cấp V và 4.840 sao cấp VI. như vậy, nếu có đôi mắt tốt, ta có thể thấy khoảng hơn 7.000 ngôi sao nằm rải rác trên bầu trời. Để xác định vị trí của các chòm sao cho chính xác, ta phải biết vị trí những ngôi sao thay đổi từng đêm, từng mùa như thế nhìn lên những chòm sao  7 nào so với bầu trời? Cần nhớ rằng tất cả các sao đều xuất hiện sớm hơn 4 phút mỗi đêm tại ngay vị trí cũ. như vậy, có nghĩa là các chòm sao sẽ xuất hiện sớm hơn 2 giờ mỗi tháng. Vào thế kỷ thứ 17, ông Johannes bayer – một nhà thiên văn người Đức – đã nghĩ ra một cách đặt tên cho các ngôi sao theo thứ tự từ sáng nhất cho đến mờ dần. thứ tự này ứng với thứ tự của bảng mẫu tự Alpha của hy Lạp. Mời các bạn xem bảng Mẫu tự hy Lạp ở trang bên để biết số thứ tự độ sáng của các ngôi sao trong cùng một chòm sao. 8  Trần Thời mẫu tự hy Lạp Stt KÝ hIỆu ĐỌC Là PhIÊn ÂM VIỆt nGỮ 1 α Alpha An-pha 2 β beta bê-ta 3 γ Gamma Gam-ma 4 δ Delta Đen-ta 5 ε Epsilon Ép-si-lon 6 ζ Zéta Dê-ta 7 η Éta Ê-ta 8 θ thèta tê-ta 9 ι Iota I-ô-ta 10 κ Kappa Kap-pa 11 λ Lambda Lam-bơ-đa 12 μ Mu Muy 13 ν nu nuy 14 ξ xi xi 15 ο Omicron Ô-mi-cờ-rôn 16 π Pi Pi 17 ρ rho rô 18 σ Sigma xích-ma 19 τ tau tô 20 υ upsilon Úp-si-lon 21 φ Phi Phi 22 χ Khi Khi 23 π Psi Pơ-si 24 ω Omega Ô-mê-ga nhìn lên những chòm sao  9 nhỮnG ChÒm SAO XOAY QUAnh Cực bắc nếu tính từ vĩ độ khoảng từ 500b đến 900b, ta sẽ thấy một số chòm sao nổi tiếng xoay xung quanh Cực bắc của bầu trời. những chòm sao ấy là: Gấu LỚn, Gấu nhỎ, thIÊn LOnG, hOànG hẬu, ÔnG VuA, hƯƠu CAO CỔ. 10  Trần Thời ChÒm SAO GấU Lớn (đại hùnG) Là một chòm sao quen thuộc nhất trên bầu trời vào ban đêm. Chòm sao này có nhiều chức năng rất đặc biệt. Các nhà thiên văn rất thích thú khi nghiên cứu về nó. nó còn là người bạn đồng hành thật đắc lực để đưa đường dẫn lối cho những thủy thủ lênh đênh trên đại dương và những lữ hành đang lạc hướng trong rừng sâu. Có thể nói, chòm Gấu LỚn là một cây thước đo chuẩn mực nhất trên bầu trời, nó có tác dụng: ● Làm căn cứ tìm các chòm sao khác. ● Kiểm tra thị giác. ● xác định phương hướng. ● tính thời gian. ● xác định tọa độ. Chòm Gấu LỚn bao gồm 7 ngôi sao có hình dạng giống như một cái xoong lớn úp chụp xuống (cũng giống như một cái gáo múc nước). trong đó, có 4 sao tạo thành 1 tứ giác giống như hình thang gọi là thân xoong và 3 sao còn lại tượng trưng cho cán xoong. Chòm sao Gấu LỚn còn mang nhiều tên gọi khác nữa như: Arctos Major (Ác-tô Mê-dơ), Fera-Major (Phê-ra), helix (hê-lítx), Septem triones (Sép-tem tri-ôn-nétx) nghĩa là bảy con bò đực, do đó mới có từ Septertrion là Phương bắc vì nó xoay quanh bắc Cực của thiên Cầu. tín đồ đạo thiên Chúa còn gọi đó là Chiếc xe hàng của David, vì họ cho thân xoong là thùng xe, còn cán xoong là gọng xe. người ả rập gọi là Aldebb Al-akbar (An-đép An-ắc-cơ-ba-rơ). nhìn lên những chòm sao  11 12  Trần Thời hình: Gấu LỚn (ursa Major) bốn ngôi sao thân xoong là α (Alpha), β (beta), γ (Gamma) và δ (Delta). ba ngôi sao cán xoong là ε (Epsilon), ζ (Zéta) và η (Éta). nếu kéo dài đường thân xoong ngoài cùng (đoạn nối 2 sao β tới α) chừng 5 lần thì tới sao Polaris (sao bắc Cực). nếu đo một cách chính xác thì khoảng cách từ β tới α là 60, còn khoảng cách từ chúng đến sao bắc Cực là 270 (tức là khoảng gần 5 lần). Sao bắc Cực là sao cuối cùng của chòm Gấu nhỎ (giống như chiếc xoong nhỏ). Gấu LỚn mọc từ chập tối đầu mùa hạ, xuất hiện suốt đêm trong tháng 4, tháng 5 và mọc vào ban sáng mùa Đông. hình: Sự tương quan giữa Gấu LỚn và Gấu nhỎ. thực ra, bảy ngôi sao trong chòm Gấu LỚn đều có tên riêng theo tiếng ả rập: α là Dubhe (Đớp-hi), β là Mérak (Mê-rắc), γ là Phecda (Phếch-đa), δ là Mégrez (Mê-gơ-rếch), ε là Alioh (A-li-ốt), ζ là Alcor (An-cơ) và η là Alkaid (An-ka-it). (Sao Alkaid còn có tên khác là benetnas). Ở ngôi sao ζ (Zéta) còn có một ngôi sao nhỏ tên là Mizar (Mi-da-ơ) nếu nhìn kỹ thì nó là một ngôi sao kép. ngôi sao nằm bên cạnh nó rất mờ (độ sáng cấp 4). xưa kia, các người phụ nữ ở các bộ lạc da đỏ Châu Mỹ thường dùng ngôi sao kép này để kiểm tra thị lực của trẻ con, xem mắt của chúng có còn tinh tường hay không? nhìn lên những chòm sao  13 14  Trần Thời hình: tên của 7 ngôi sao trong chòm Gấu LỚn. Khi quan sát khu vực của chòm Gấu LỚn, ta sẽ thấy một thiên hà mang tên M.81(1) rất gần gũi với chúng ta và một tinh vân hành tinh M.97 ở khoảng giữa hai ngôi sao β và γ. theo thần thoại hy Lạp kể lại: Vua của các thần trên thiên đình là Đấng Phụ Vương Zeus (Dớt) tối cao, mặc dù đã có vợ nhưng vẫn yêu tha thiết nữ thần Callisto (Côn-lítx-tô) xinh đẹp. Điều đó không thể nào tránh khỏi sự thịnh nộ vì ghen tuông của 1 Các thiên hà được ký hiệu bằng chữ cái của tên mục lục thiên hà và số thứ tự trong mục lục đó. Ở đây, thiên hà trong chòm ĐẠI hÙnG theo mục lục Messiere (1784) có số thứ tự là 81. nên ký hiệu là M.81. nữ thần héra (vợ của Zeus). Cho nên, để cứu tình nhân khỏi sự tức giận ấy, Zeus đã biến Callisto thành một con gấu, và vẫn tiếp diễn mối tình vụng trộm của mình. hai người ăn ở bí mật với nhau và sau đó Callisto đã hạ sanh một đứa con trai tên là Arcas (Ạc-cátx). trớ trêu thay, Arcas một hôm vào rừng đi săn, đã bắn nhầm vào con gấu mà chàng không hề hay biết rằng đó chính là mẹ ruột của mình (chắc chắn là do âm mưu thâm độc của héra xui khiến). May sao, con gấu chỉ bị thương nặng chứ không bị chết. thấy thế, thần Zeus liền biến luôn Arcas thành gấu và đưa cả hai lên bầu trời làm những vì sao chiếu sáng. Gấu Mẹ luôn luôn đi quanh Gấu Con để bảo vệ và che chở cho con của mình. ngoài ra, như đã nêu ở trên, người ta còn thường lấy chòm sao Gấu LỚn làm điểm mốc để nhận diện được một số chòm sao quan trọng khác. bởi thế, nếu ta càng nắm rõ về chòm sao Gấu LỚn thì sẽ càng ích lợi hơn. 1. Đến chòm SƯ tỬ: ta vạch một đường từ cuối cán xoong (sao δ) đến đáy xoong (sao γ) sẽ dẫn đến sao regulus (rê-guy-luýt) trong chòm SƯ tỬ. 2. Đến chòm nGƯỜI ChĂn: từ cán xoong, ta vẽ một đường cong ra ngoài, lấy tâm là sao Denebola (Đê-nê-bôn-la) thuộc chòm SƯ tỬ. thì sẽ dẫn đến ngôi sao Arcturus (Ạc-tuy-ruýt) trong chòm nGƯỜI ChĂn. 3. Đến chòm SOnG nAM: nối hai ngôi sao δ và β, ta lại kẻ một vạch dài ra phía trước xoong, đường ấy sẽ dẫn tới sao Castor (Katx-tơ) trong chòm SOnG nAM. nhìn lên những chòm sao  15 16  Trần Thời hình: xác định vị trí một số chòm sao bằng chòm Gấu LỚn. 4. Đến chòm hOànG hẬu: từ ngôi sao ε của chòm ĐẠI hÙnG, ta nối thẳng vào sao bắc Cực và kẻ một đường nối đi suốt luôn sang hướng bên kia thì sẽ gặp sao γ của chòm hOànG hẬu. 5. Đến chòm nGỰ Phu (người đánh xe): Ở cuối cán xoong có hai ngôi sao là η và ζ. ta lại nối hai sao đó và vạch một đường kẻ dài ngang phía trên miệng xoong. nó sẽ dẫn đến ngôi sao Capella (Cáp-pen-la) trong chòm nGỰ Phu. Đối với truyền thuyết trung Á - nơi có nhiều ngựa - người ta lại cho đó là chòm sao Con ngựa buộc Dây vì nó có hình dáng theo tưởng tượng là một con ngựa bị buộc dây vào sao ngoài cùng. hình: “Con ngựa buộc dây” của truyền thuyết trung Á. Đối với dân gian Việt nam thì do người ta thấy chòm Gấu LỚn này giống như một cái ghế đẩu (giống như hình vẽ trang bên) nên người ta gọi là chòm sao bắc Đẩu (cái ghế phương bắc). Chòm Gấu nhỎ cũng giống như cái ghế đẩu có lưng dựa, nhưng phần dựa ngả ra ngoài chứ không cong vào trong như Gấu LỚn. Với thần thoại hy Lạp, cũng có nhiều người kể lại khác nhau, tùy theo suy luận của mình. Giống gấu thường thì đuôi ngắn chứ không dài như trong các hình vẽ tưởng tượng của giới thiên Văn. bởi thế, để giải thích cho hiện tượng “cái đuôi dài” của gấu. người nhìn lên những chòm sao  17 18  Trần Thời ta kể như sau: héra vì ghen tuông với sắc đẹp của Callisto nên đã rắp tâm biến nàng công chúa xinh đẹp này thành một Con Gấu Cái xấu xí. thần Zeus đầy quyền lực muốn che chở cho nàng công chúa yếu đuối nhưng không kịp. buồn tủi cho số phận đen đủi, dưới hình dạng một con vật gớm ghiếc, xù lông, Callisto cúi đầu lầm lũi cất bước. thương hại người con gái đẹp, thần Zeus bèn tóm lấy đuôi Con Gấu kéo về trời. Chúa thần ra sức lôi, Con Gấu hình: Ghế đẩu thì cứ ghìm lại. Do đấy, cái đuôi cứ thế dài ra cho đến khi con gấu được đưa lên tới thiên đình. thần Zeus bèn biến Con Gấu có cái đuôi dài xấu xí thành một chòm sao sáng. trong câu chuyện này, điểm khác biệt đó là: Công chúa Callisto vốn là con vua Lieaon (trị vì đất nước Ac-ca-đi) đẹp tuyệt trần. nữ thần héra ghen với sắc đẹp của nàng chứ không phải là ghen với mối tình vụng trộm của thần Zeus. ngoài ra, câu chuyện trên cũng không giải thích được sự có mặt của Gấu Con trên bầu trời (do Arcas biến thành). Cũng có một số nơi miền núi của nước nga đặt ra câu chuyện cổ tích như sau: ngày xưa có 7 tên cướp là anh em của nhau. Chúng nghe đồn ở một nơi rất xa, nơi tận cùng của trái đất, có 7 chị em xinh đẹp, khiêm nhường sống hòa thuận với nhau (tức là chòm sao thất nỮ). bảy anh em nọ quyết định đi tới đó để chiếm đoạt họ về làm vợ. những tên cướp này phi ngựa thật nhanh đến nơi rồi ẩn nấp. Đến tối, khi bảy chị em kia ra ngoài đi dạo, chúng liền nhảy bổ đến. nhưng họ chỉ bắt được duy nhất một cô gái út, số còn lại chạy tán loạn. bọn cướp mang cô gái út đi, nhưng chúng đã bị trừng phạt nghiêm khắc: Các thiên thần đã biến chúng thành các vì sao tù nhân, nhiệm vụ chính là phải ngày đêm canh giữ sao bắc Cực. Với câu chuyện trên, người xưa đã giải thích một cách khá rõ ràng rằng tại sao chòm thất nỮ (bảy chị em) lại chỉ có 6 ngôi sao? họ cho rằng Chòm sao thất nỮ hiện nay chính là 6 cô con gái còn lại. họ sợ sệt nép sát vào nhau, đêm đêm rụt rè ngẩng lên trời tìm kiếm người em gái bé nhỏ của mình. Còn cô em út (ngôi sao thứ 7) chính là ngôi sao Mizar trong chòm Gấu LỚn. Chòm Gấu LỚn thường mọc lên cao vào tháng 5, còn chòm thất nỮ thì mãi đến tháng 11 mới xuất hiện. Cho nên 6 chị em còn lại khó có hy vọng tìm gặp lại cô em gái út đã bị bắt cóc từ lâu. Chòm Gấu LỚn xuất hiện trên bầu trời phương bắc vào suốt mùa hè, vào lúc 21g tối ngày 20.4 hàng năm là lúc nó xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. Đối với nước ta (Việt nam) thì lúc này nó ở độ cao khoảng từ 400-500 so với góc nhìn từ mặt đất. trong chòm Gấu LỚn còn có những tinh vân được đặt tên, đó là: M.51, M.81, M.82, M.97. nhìn lên những chòm sao  19 20  Trần Thời ChÒm SAO GấU nhỏ (tiểU hùnG) Giống như chòm Gấu LỚn, chòm sao Gấu nhỎ cũng do 7 ngôi sao tạo thành, nhưng có hình dạng lộn ngược lại với chòm Gấu LỚn. Điểm đặc biệt nữa là cái cán của nó cong ngược lên, còn cái cán của Gấu LỚn thì cúp xuống. ngôi sao α của chòm Gấu nhỎ có tên là Polaris, nằm lệch chưa đầy 10 so với chính diện Cực bắc của trái Đất (50’). Do đó, người ta còn gọi là Sao bắc Cực. bởi vì nó chính là trung tâm của các chòm sao xoay quanh Cực bắc. hình: Gấu nhỎ (ursa Minor). Cũng như Gấu LỚn, Gấu nhỎ cũng có nhiều tên gọi khác nhau như: Arctor Minor (Mi-no-ơ), Fera Minor, và sau cùng là Phénice (Phê-ních-sơ) vì người Phéniciens được nhà toán học thalès (ta-lét) dạy cho cách thức nhận diện ra chòm sao ấy. Sao bắc Cực đã từng hướng dẫn các nhà hàng hải xác định hướng bắc từ nhiều thế kỷ trước đây. nó là một định tinh phát sáng hoàn toàn giống như Mặt trời của ta (nhưng sáng hơn rất nhiều). Sao bắc Cực cách xa chúng ta khoảng 50 năm ánh sáng(2). Sao β còn có tên là Kochab (Kô-cháp). Còn lại 4 vì sao ở cán xoong và thân xoong thì hơi mờ: Sao δ sáng cấp 2, sao ε sáng cấp 3, sao ζ sáng cấp 4 và sao η sáng cấp 5. như vậy, từ độ sáng của các ngôi sao trong chòm Gấu nhỎ, ta có thể lấy đó làm chuẩn để so sánh và ước đạc về độ sáng của các ngôi sao khác trên bầu trời. theo quan niệm của một số người theo đạo thiên Chúa Giáo thì Gấu LỚn và Gấu nhỎ chính là hai Con Gấu do Đức Chúa trời sai xuống để cấu xé 42 gã mới lớn láo xược đã dám trêu chọc đấng tiên tri Ẽ-li -áshă (Ê-li-sê) rằng: “bớ lão đầu trọc. hãy bay lên biểu diễn cho tụi tao xem đi!”. Ông đã quay lại rủa sả, và hai Con Gấu này xuất hiện nhằm kết liễu cuộc đời những kẻ dám nhạo báng người đại diện của thần linh. 2 1 giây ánh sáng đi được 300.000km. Do đó 1 năm ánh sáng = 300.000km x 31.536.000s = 9.460.800.000.000km. nhìn lên những chòm sao  21 22  Trần Thời ChÒm SAO COn RồnG (thiên LOnG) Khởi điểm từ một ngôi sao nằm sát đường nối giữa chòm sao Gấu LỚn với ngôi sao bắc Cực (khoảng 40) và cách chòm Gấu LỚn khoảng 100 (ngôi sao này là điểm đầu tiên để xác định vị trí đuôi rồng). nó bao quanh lấy Gấu nhỎ rồi vòng lên hướng về sao Vega (trong chòm CÂY Đàn). Sau đó, nó được chấm dứt bằng 4 ngôi sao tựa như hình chữ V (chính là vị trí cái đầu rồng). Chữ V này cách Vega khoảng 150. hình: COn rồnG (Draco) Sao thuban trong chòm COn rồnG đã từng có lần là sao bắc Cực (xem phần “Sự dịch chuyển của trục trái đất” trang 154). Các hình vẽ chạm trổ bên phía trong các Kim tự tháp Ai Cập đã cho chúng ta biết được rằng họ đã từng dùng ngôi sao α Dragonis (Alpha Con rồng)(3) để làm chuẩn xây dựng các đền đài, cung điện và Kim tự tháp. Chẳng hạn như cửa vào của Kim tự tháp Chéops (Kê-ốp) thì xoay về hướng bắc. hành lang duy nhất dẫn vào bên trong Kim tự tháp, có một độ dốc so với mặt đất là 26018’10”. nếu ta kéo dài hành lang bằng một đường thẳng lên trời thì đường này sẽ đụng sao bắc Cực. COn rồnG được thấy rõ nhất trong khoảng tháng 8 khi nó nhô cao lên bầu trời ở phương bắc. ngôi sao ở đầu con rồng là ngôi sao sáng nhất chòm (độ sáng cấp 2). ngôi sao γ của chòm này còn có tên là Eltamin. thần thoại hy Lạp có kể lại rằng, đây chính là con rồng canh giữ những cây táo bằng vàng trong khu vườn nổi tiếng của ba vị nữ thần hesperides (hết-pê-ri-đétx). ba vị nữ thần này là những người con rơi của thần Atlas (có thân hình khổng lồ và sức mạnh rất phi thường. Ông đã bị thần Zeus phạt phải dùng đầu và vai chống đỡ bầu trời). theo quan niệm của một số người theo đạo thiên Chúa Giáo thì COn rồnG này chính là hiện thân của quỷ Sa-tan. trước đây nó chính là thiên sứ trưởng có tên là Lucifer với 3 Vì trước đây, thuban đã từng được đứng ngay vị trí ở bắc Cực, cho nên người xưa đặt luôn tên cho nó là a Dragonis. Chứ thực tế, nó chỉ sáng nhÌ trong chòm thIÊn LOnG mà thôi. ngôi sao sáng nhất của chòm thIÊn LOnG nằm ngay chữ V (chỗ đánh dấu cái đầu của con rồng). nhìn lên những chòm sao  23 đầy đủ quyền hành và nắm trong tay tất cả các cơ binh thiên sứ trên thiên đàng. nhưng lòng kiêu ngạo đã khiến nó không hài lòng với vị trí đó, mà muốn vươn lên vị trí cao hơn, ngang bằng cả với Đấng tạo hóa. Để tạo thanh thế và củng cố quyền lực, nó đã quy tụ các thiên sứ dưới trướng để chuẩn bị một kế hoạch tạo phản nhằm lật đổ vị trí tối cao của thiên Chúa ba ngôi. Đã có tới 1/3 số thiên sứ trên trời nghe theo và sẵn sàng đứng về phía nó để chống lại ba ngôi thiên Chúa quyền năng, và chỉ còn 2/3 các thiên sứ còn lại dưới sự lãnh đạo của tổng lãnh thiên sứ Michael. Cuối cùng thì tất cả lũ phản loạn đã thua trận và bị quăng ra khỏi thiên đàng. từ đó, chúng liên tục đi dụ dỗ cả thế gian sa đọa vào con đường tội lỗi giống như chúng. Khi rồng thấy mình bị quăng xuống đất, bèn đuổi theo người nỮ ĐồnG trInh, nó phun nước tạo thành một COn SÔnG theo sau người nữ này nhằm dìm nàng xuống sông. nhưng Chúa đã khiến đất đã tách ra, nuốt chửng cả sông lẫn COn rồnG nhằm tiếp cứu người nữ này. COn rồnG quá giận dữ do không làm gì được người nữ này nên đã tranh chiến mãnh liệt cùng những người thuộc về phía người nữ. Câu chuyện này nhằm đề cập đến sự xuất hiện của chòm nỮ ĐồnG trInh và chòm COn rồnG. 24  Trần Thời ChÒm SAO hOÀnG hẬU từ ngôi sao ε của chòm Gấu LỚn nối liền với sao bắc Cực, xuyên thẳng qua phía bên kia thì sẽ đến chòm sao hOànG hẬu. Chòm này rất dễ nhận diện vì hình dáng nó giống như: Chữ M (lúc mọc), hay Cái Ghế (lúc lên cao), và Số 3 (lúc sắp lặn)... tùy theo vị trí nó đứng hoặc tùy theo cách ta nhìn nó. hOànG hẬu gồm 5 sao chính mang độ sáng cấp 3 và cấp 4. nằm ở vĩ tuyến 350b, nó xuất hiện trên bầu trời bắt đầu vào những buổi tối tháng 9 và ở suốt đêm trên bầu trời trong suốt mùa Đông. Lúc 21g00’ tối ngày 20 tháng 11 hàng năm thì chòm này xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. Muốn dùng chòm sao hOànG hẬu để định hướng bắc, ta kẻ đường vuông góc với cạnh thứ 3 của Chữ M rồi lấy chừng 7 lần đoạn đó thì tới sao bắc Cực. hình: hOànG hẬu ( Cassiopeia). nhìn lên những chòm sao  25 26  Trần Thời ChÒm SAO ÔnG VUA Chòm này ở gần cực bắc hơn chòm hOànG hẬu. ngôi sao nhỏ ở phía trên đầu vua chỉ cách ngôi sao β trong chòm hOànG hẬu khoảng 120. Chòm sao ÔnG VuA giống như một hình ngũ giác. hay ta cứ tưởng tượng nó giống như một căn nhà mái nhọn (vẽ ngược). Chòm sao ÔnG VuA cũng hơi khó nhận diện vì những ngôi sao cũng không được sáng lắm. Chúng chỉ mang độ sáng cấp 4 và cấp 5. nếu ta quan sát kỹ thì sẽ thấy ngôi sao δ (ở vai vua trong hình vẽ) là một ngôi sao màu ngọc thạch rất đẹp. Chòm sao này thường được mọc lên ngay trước chòm hOànG hẬu ở vòm trời phương bắc vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10. theo thần thoại hy Lạp, thì vị Vua này tên là Cepheus (xê-phê- ớtx) trị vì xứ Éthiopi (một nước miền trung của Châu Phi, nằm ở phía nam của kênh đào Suer (xuy-ê) ngày nay). Ông có một cô công chúa cực kỳ diễm lệ tên là Andromeda (Ăng-đơ-rô-mét). nhưng ngặt nỗi, vợ của ông là hoàng hậu Cassiopeia (Cat-xi-ô- pê) đã kiêu căng đến mức độ khinh rẻ thần thánh. bà đã tự cho rằng mình là người đẹp nhất, đẹp hơn tất cả những nữ thần của biển cả. Sự ngạo mạn đó đã gây nên sự bực tức của các nữ thần biển. họ đã quyết định trừng phạt hoàng hậu Cassiopeia bằng cách bắt cô công chúa Andromeda xinh đẹp (con của hai ông bà) phải chịu một hình phạt khủng khiếp; nàng phải bị xiềng vào vách đá để chờ Cá Voi lên ăn thịt. Quá đau đớn trước cảnh tượng này, vua Cepheus đã lên tiếng cầu cứu các thần linh trên trời một cách bền bỉ và thống thiết. Cuối cùng, lời cầu xin của ông đã được các thần linh trên thiên đình mủi lòng và nhận lời: họ đã tạo điều kiện cho Dũng sĩ Perseus (Péc-xê-ớts) tới cứu cô Công chúa đáng thương này (câu chuyện này sẽ được kể kỹ hơn trong phần giới thiệu chòm sao PErSEuS). nhìn lên những chòm sao  27 28  Trần Thời ChÒm SAO mÈO RỪnG Chòm này nằm ở khu vực giữa chòm Gấu LỚn và chòm nGỰ Phu bao gồm một dải sao khá mờ với độ sáng chỉ khoảng cấp 4 và cấp 5. nằm trải dài ở khoảng vĩ tuyến từ 350b đến 600b, nó bắt đầu xuất hiện trên bầu trời bắt đầu vào những buổi tối khoảng giữa tháng 2 và ở suốt đêm trên bầu trời trong suốt mùa xuân. Lúc 21g00’ tối ngày 5 tháng 3 hàng năm thì chòm này xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. hình ảnh LInh MIÊu thường được thấy trong các hầm mộ những Kim tự tháp của Pharaon, là biểu tượng của vương quyền Ai Cập cổ đại. trong rừng sâu, họ nhà mèo như hổ, báo là biểu tượng sức mạnh của chúa sơn lâm. hình: MÈO rỪnG (Lynx) ChÒm SAO hƯƠU CAO CỔ Chòm sao cuối cùng trong danh sách “Các chòm sao xoay quanh cực bắc” mà chúng tôi giới thiệu ở đây là chòm sao hƯƠu CAO CỔ. Chòm sao này tuy khó thấy ở nước ta vì rất mờ, nhưng đối với ngành thiên văn lại có rất nhiều điều thú vị khi nghiên cứu về nó. Chòm sao hƯƠu CAO CỔ được nhận thấy rõ nhất trên bầu trời vào tháng 1 và 2 hàng năm. Vị trí của hƯƠu CAO CỔ nằm ở giữa chòm nGỰ Phu và ngôi sao bắc Cực. hình: Vị trí của chòm sao hƯƠu CAO CỔ so với sao bắc Cực. nhìn lên những chòm sao  29 mƯời hAi ChÒm SAO tRên đƯờnG hoàng đới ĐƯỜnG hOànG ĐỚI (hOànG ĐẠO) chính là một vành đai tưởng tượng trên bầu trời. Mặt trời, Mặt trăng và các hành tinh trên bầu trời đều phải đi qua ĐƯỜnG hOànG ĐỚI. Đã từ rất lâu, con người ấn định cho ĐƯỜnG hOànG ĐỚI gồm 12 chòm sao ứng với 12 tháng trong năm. Đó là: Con Cừu, bò tót, Song nam, Con Cua, Sư tử, nữ Đồng trinh, thiên xứng, bò Cạp, Cung thủ thần Mã,(4) hải Dương, thủy thần, Song ngư. người ba-bi-lon và những nhà thiên văn xưa đã tiên đoán các mùa dựa trên sự nhận biết này. Giới chiêm tinh bói toán cũng dựa vào các cung hOànG ĐẠO này để lấy lá số tử vi. ngày nay, người ta dùng ĐƯỜnG hOànG ĐỚI để giải thích các hiện tượng vũ trụ và những biến cố trên thế giới dựa trên nền tảng khoa học (xem hình trang bên). 4 Ở phương nam cũng có một chòm sao mang tên nhÂn Mà (gần chòm nAM tàO), nhưng không có cầm cung. Còn Chòm nhÂn Mà ở trên đường hoàng Đới có cầm cung tên nên chúng tôi gọi là CunG thỦ thẦn Mà (Sagittarius) để dễ phân biệt. 30  Trần Thời nhìn lên những chòm sao  31 32  Trần Thời ChÒm SAO COn CỪU Là chòm sao được xếp thứ tự đầu tiên trong 12 chòm sao trên ĐƯỜnG hOànG ĐỚI. Chòm sao COn CỪu có tên khoa học là Ariès (A-ri-étx), vị trí của nó ứng với tháng Giêng trong năm. nó được mọc lên sau chòm SOnG nGƯ và trước chòm bÒ tÓt. Ký hiệu hoàng Đới của COn CỪu là ♈. trong hình vẽ cổ xưa, chòm COn CỪu rất đơn giản gồm 3 ngôi sao hơi mờ nằm gần nhau đánh dấu cái đầu cừu, còn phần mình của cừu thì được vẽ hình: COn CỪu (Aries). một cách tượng trưng: hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm... tùy theo ý người vẽ nó. tên gọi của chòm này gắn liền với sự tích xa xưa của nền văn minh du mục. nó gợi nhớ hình tượng của COn CỪu trên vùng thảo nguyên vùng trung Đông. Chính các sao của chòm này đa số các hình vẽ được thể hiện như là đầu và sừng của chú cừu thơ ngây đang nằm nghỉ ngơi. theo thần thoại hy Lạp kể lại, thì đây chính là COn CỪu có bộ lông vàng nổi tiếng của nữ thần nhephen (tiên Mây). nàng đã tặng COn CỪu này cho hai con của mình là hoàng tử Phrich và công chúa hena để hai người thoát khỏi sự hãm hại của dì ghẻ là hoàng hậu Ino. COn CỪu này có khả năng bay lượn qua núi như chim, bơi dưới nước như cá, chạy dưới đất nhanh như gió. Cuối cùng, vì nó quá hung hãn nên vua Eta đã đâm chết nó để tế thần Zeus. Có một truyền thuyết khác cũng của người hy Lạp cho rằng vua Athamas của xứ sở thessali kết duyên với hoàng hậu thứ nhất sinh được hai người con là Phrixus và helle. Chẳng may hoàng hậu qua đời khi hai con bà còn thơ dại, vua Athamas đã phong thứ phi lên thay. nhưng bà hoàng mới được tấn phong này vốn gian xảo, lại thâm thù với mẹ con Phrixus và helle nên đã đối xử rất tàn bạo với hai trẻ mà vua Athamas không hề hay biết. thương tình con trẻ vô tội bị đối xử bất công nên thần hermes đã dùng phép thuật biến thành COn CỪu với bộ lông vàng mượt óng ả đột nhiên xuất hiện đưa hai đứa trẻ thoát khỏi nanh vuốt của vị hoàng hậu dì ghẻ độc ác này. Khi COn CỪu vàng này xuất hiện, hai đứa trẻ hứng chí cùng nhảy lên lưng cừu như muốn âu nhìn lên những chòm sao  33 yếm và mong được cừu vàng che chở. Để nhanh chóng thoát khỏi sự nhòm ngó của người nhà hoàng hậu, cừu vội nhằm theo hướng Đông thẳng tiến. Dọc đường chẳng may do helle tuột tay khỏi lưng cừu nên đã rơi xuống vũng nước ngăn cách châu Á với châu Âu mà người hy Lạp thường gọi là biển helle, nay là vùng Dardanelles. Còn Phrixus được cừu vàng đưa an toàn đến Colchis phía Đông nam của biển Đen. tại đây, Phrixus đã nương tựa vào vua Aetes nơi sở tại với điều kiện phải giết cừu vàng làm vật hiến sinh tế thần. Vua Aetes sai đem cừu hiến sinh vào bụi cây, rồi phái rồng thiêng luôn thức thâu đêm canh giữ lông cừu. bộ lông cừu vàng này luôn bị nhà thám hiểm Jasson săn đuổi trên con thuyền Argo. Cuối cùng nó cũng bị Jasson và Argonauts đoạt được. Cư dân Ai Cập thời kinh đô mới đã coi chòm sao này tượng trưng cho COn CỪu mà thời đó họ cho là vị thần quan trọng nhất trong các vị thần có tên là Amon ra. theo quan niệm của một số người theo đạo thiên Chúa Giáo thì COn CỪu này chính là hiện thân của Đế quốc Mê-đi - ba tư (I-rắc ngày nay). theo Kinh thánh Đa-ni-ên, Chúa đã khải thị cho nhà tiên tri này thấy một COn CỪu đực có hai sừng đứng gần sông. COn CỪu đực này húc sừng mình vào phía tây, phía bắc và phía nam. Không có thú vật nào chống cự cùng nó được, và chẳng ai có thể cứu được khỏi tay nó. nó càng lớn và muốn làm chi tuỳ ý. Sau này, lời tiên tri đã được ứng nghiệm, nước Mê-đi - ba tư đã chiếm được ba-bi-lon vào năm 539 trước Công nguyên. 34  Trần Thời ChÒm SAO bÒ tÓt Chòm bÒ tÓt là một chòm sao trên đường hoàng đới, đứng vị trí thứ hai theo thứ tự của 12 chòm sao hoàng đới, sau chòm COn CỪu và trước chòm SOnG nAM, ký hiệu hoàng đới của chòm bÒ tÓt là ♉. Dễ dàng nhận thấy bởi đường nối từ thắt lưng của chòm ChIẾn SĨ. Chòm bÒ tÓt có hình chữ V mà trong đó có sự hiện diện của ngôi sao sáng cấp I, màu đỏ, tên là Aldebaran nằm ở điểm khởi đầu của chữ V đó. Cạnh đó là phần sừng của bÒ tÓt. Sao El nath sáng cấp II, nằm ở vị trí cái đỉnh sừng phía bắc và cũng là phần chân của chòm nGỰ Phu. trong các bản vẽ thì chòm bÒ hình: bÒ tÓt (taurus). nhìn lên những chòm sao  35 tÓt chỉ xuất hiện phần đầu và 2 chân trước trên bầu trời. Phía trên là nGỰ Phu đang điều khiển con vật của mình. Sao Aldebaran có độ sáng tương đối là +1,06; độ sáng tuyệt đối là - 0,1; và là một sao kép(5). nhiệt độ bề mặt là 22800C, bán kính lớn hơn 60 lần so với Mặt trời, khối lượng nặng gấp 4 lần so với Mặt trời. nhưng tỷ trọng chỉ bằng 0,0002 lần so với Mặt trời, mà thôi. Sao Aldebaran cách xa chúng ta 68 năm ánh sáng. bÒ tÓt có tên khoa học là taurus, tiếng Anh là the bull, tiếng Pháp là taureau. xuất hiện ở vĩ độ 700b. Lúc 21g00’ tối ngày 15 tháng Giêng hằng năm, thì chòm sao này nằm ở vị trí cao nhất trên bầu trời. trong chòm bÒ tÓt có 1 chùm tinh Vân mà ông Messière phát hiện ra đầu tiên nên đặt vào số thứ tự là M.1 (gần sao ζ - sừng bò tót). trong xã hội tôn thờ các vị thần, con bò Đực được tôn vinh như biểu tượng của sự phì nhiêu. người Ai Cập xem chòm này đại diện cho Apis là con bÒ tÓt của thần Memphis có phần xác bắt nguồn từ đất, và phần hồn là của Osiris (thần Mặt trời và thần sông nil). Mỗi khi Apis chết thì linh hồn Osiris tự động biến thành một Apis khác kế nghiệp. Cứ như vậy, bÒ tÓt trường tồn cùng với thời gian, là nơi trú ngụ của linh hồn vị thần mang lại sự sống cho cư dân Ai Cập. người ấn Độ xa xưa lại cho rằng bÒ tÓt là vị thần trông coi cung điện và các dinh thự của các lãnh chúa. 5 tức là hai sao nằm sát bên cạnh nhau, mà chúng ta nhìn cứ tưởng như là một. 36  Trần Thời theo thần thoại hy Lạp kể lại, thì bÒ tÓt này chính là thần Zeus đã cải trang thành: thân màu trắng, có sừng vàng óng ả quyến rũ và tìm cách bắt cóc nữ thần xinh đẹp Europa. thấy con bò đẹp và lạ, nàng Europa đã tự ý ngồi lên lưng bò một mình để cỡi đi du ngoạn trong miền sông nước... thế là Zeus đã lừa đưa được nàng ra thật xa bờ và dấu nàng tại vùng Crete nơi kề cạnh Chiến Sĩ Orion và giao cho Chiến Sĩ canh giữ. theo truyền thuyết La Mã thì những ngôi sao xếp thành chữ V trong chòm bÒ tÓt đại diện cho các thiếu nữ trong trắng mang tên là hiades, được người thời đó gán cho là chòm sao “mưa” vì nó báo hiệu mùa mưa bắt đầu ở những vùng này. Có một truyền thuyết hy Lạp khác cho rằng, hiades là chị em của hias, một người thợ săn nổi tiếng trong vùng, do đó khi ông mất đi, chị em thương tiếc ông, nước mắt tuôn trào thành mưa. Cảm kích trước lòng thương yêu người thân của các cô gái, thần Zeus đã tuyển chọn họ làm bảo mẫu cho bé Dionysus là con đẻ của nàng Semele khi nàng chung sống với thần Zeus. Vì ghen tuông, hera (vợ thần Zeus) đã hãm hại nàng Semele để lại bé Dionysus mồ côi mẹ. Được Zeus tín nhiệm, họ đã ngày đêm thay nhau nuôi dưỡng Dionysus, nhưng vẫn không nguôi thương tiếc người anh em xấu số đã không may qua đời. Một lần nữa cảm kích tấm lòng thành của các cô gái, thần Zeus đã đưa họ đặt lên trời đoàn tụ với nhau và mãi mãi khóc than cho người anh xấu số. nhìn lên những chòm sao  37 ChÒm SAO SOnG nAm Là chòm sao đứng vị trí thứ ba theo thứ tự của 12 chòm sao trên đường hoàng Đới, sau chòm bÒ tÓt và trước chòm COn CuA, ký hiệu hoàng Đới của chòm sao SOnG nAM là ♊. Chòm SOnG nAM được xác định chính xác bằng đường nối kéo dài của hai ngôi sao δ và β trong chòm ĐẠI hÙnG. Ở Châu Âu, chòm này được xem là chòm sao của mùa Đông, mặc dù chúng chỉ mọc cao ở bầu trời phía tây để báo hiệu mùa xuân đã tới. Chòm sao SOnG nAM rất dễ nhận diện nhờ hai ngôi sao sáng gần tương đương như nhau. Đó là Pollux (Pôn-luýtx) và Castor (Kétx-to). Sao Pollux là sao sáng nhất chòm, có màu hơi vàng, độ sáng cấp 1, đứng thứ 15 trong danh mục những ngôi sao sáng nhất bầu trời (trước ngôi Spica trong chòm nỮ ĐồnG trInh và sau ngôi sao Aldebaran trong chòm bÒ tÓt), độ sáng tương đối +1,21; độ sáng tuyệt đối +1,2 (sáng gấp 28 lần Mặt trời); cách xa thái Dương hệ chúng ta 35 năm ánh sáng. Đứng sau Pollux là ngôi sao Castor, sáng thứ nhì của chòm. Sao Castor mang độ sáng tương đối là 1,6; sáng nhất trong nhóm 46 ngôi sao mang độ sáng cấp 2 trên bầu trời. Sao Pollux và sao Castor được đánh dấu ở phần hai cái đầu của hai anh em trong thần thoại hy Lạp. Chúng cách nhau khoảng 50. ta cũng có thể xác định ngôi sao Pollux trong chòm SOnG nAM bằng cách kẻ một đường thẳng xuyên suốt rigel và betelgeuse trong chòm ChIẾn SĨ. Một đám tinh Vân M.35 ở phía chân của chàng Castor trong chòm SOnG nAM thì có thể quan sát được bằng ống nhòm thường. 38  Trần Thời hình: SOnG nAM (Gemini) Chòm SOnG nAM có tên khoa học là Gemini, tiếng Anh là the twin, tiếng Pháp là Gemeau, ở Việt nam có nhiều người gọi là Song tử hoặc là Anh Em Sinh Đôi (thực tế Pollux và Castor trong thần thoại hy Lạp không phải là anh em sinh đôi). Chòm SOnG nAM xuất hiện trên bầu trời vào hầu hết các đêm của quý 1, khoảng 21 giờ ngày 20 tháng 02 hằng năm thì nó xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. Vĩ tuyến của chòm sao SOnG nAM từ 570b đến 720b. theo truyền thuyết hy Lạp kể lại thì Pollux và Castor là hai anh em dòng họ Diodscure (Đi-ôx-quya). nhưng không phải là anh em sinh đôi, vì chỉ có Pollux là con của thần Zeus nên mới được các vị thần ban cho sự bất tử, còn Castor vẫn phải chịu số kiếp nhìn lên những chòm sao  39 của người trần đoản mệnh, vì cha chàng chỉ là loài người bình thường. tuy vậy, hai anh em cùng mẹ khác cha này vẫn sống gắn bó khắng khít với nhau, và chẳng ai là người suy tị hay lên mặt kiêu căng. họ là những chàng trai nổi tiếng của đất hy Lạp, xứng đáng là những bậc anh hùng: Castor nổi danh vì tài điều khiển xe ngựa, còn Pollux tài quyền thuật. hai anh em Diodscure đã từng tham dự cuộc săn lợn rừng ở Calidon, một con lợn do nữ thần Artemis (thần thợ săn có bộ cung tên vàng và ống tên bạc) sai đến trừng phạt dân thành Calidon vì dân này đã quên không hiến tế cho thần vào đầu mùa thu hoạch. Con lợn này rất hung dữ và tàn phá mùa màng vô kể. hai anh em Diodscure cùng các anh hùng hy Lạp đã chiến đấu và chiến thắng một cách vẻ vang. ngoài ra hai anh em Diodscure còn tham dự cuộc viễn chinh của những chiến binh Argonos sang xứ Conkhide để đoạt lại bộ Lông Cừu Vàng. trong cuộc hành trình này có biết bao gian nguy và khổ ải. nhưng các chiến binh hy Lạp đã vượt qua tất cả và đoạt lại bộ Lông Cừu Vàng một cách vẻ vang, đưa niềm kiêu hãnh trở lại với vương quốc hy Lạp yêu dấu. nhưng rồi số phận trớ trêu đã làm cho cuộc đời của hai anh em Diodscure vô cùng ngắn ngủi. Câu chuyện được kể vắn tắt như sau: Anh em Diodscure và anh em Aphareides (A-pha-rê-iđ) là anh em con cô cậu. Chuyện xảy ra là vì bỗng dưng có một đàn bò không rõ từ đâu lạc về đất họ đang ở, họ bèn bàn bạc để chia phần số bò này. nhưng vì tham lam cho nên anh em Aphareides đã lập mưu để cướp hết số bò trên. Quá tức giận nên anh em Diodscure trả thù. Lợi dụng sơ hở của đối phương, Pollux và Castor đã đoạt lại được đàn bò, lại còn bắt thêm tất cả đàn gia súc và 2 người vợ chưa cưới của anh em Aphareides. biết rằng 40  Trần Thời hai anh em nhà Aphareides thế nào cũng đuổi theo. Anh em Diodscure đã ẩn nấp ở một nơi kín đáo để mai phục. nhưng họ đã tính lầm, Lynce (Lin-kê) là em của Idas (I-da) lại có một con mắt tinh tường. Gã có thể nhìn thấu mặt đất, xuyên qua bóng tối, xuyên qua vách đá. Cho nên không cần tới nơi, Idas (người anh) đã phóng một mũi lao vào thân cây, nơi Castor đang nấp và xuyên thủng luôn ngực của chàng. Pollux đã nổi xung lên, một mình chiến đấu thắng được cả hai anh em Aphareides. Sau đó, vì quá đau đớn trước cái chết của Castor, em của mình. Pollux đã kêu cầu thần Zeus cho mình được chết theo em. thần Zeus bèn cho phép Pollux chọn một trong hai đặc ân: Một là, trở về thế giới của các vị thần, sống cuộc sống vĩnh hằng bất tử. hai là chỉ sống một nửa cuộc đời bất tử: một ngày sống dưới âm phủ, một ngày sống trên thế giới của các vị thần. Và, Pollux đã chọn đặc ân thứ hai để chia sẻ với em một nửa cuộc đời bất tử của mình. ChÒm SAO COn CUA Đứng thứ tự thứ tư trong số 12 chòm sao trên hoàng Đới. nằm ở phía tây của chòm SƯ tỬ và ở phía Đông của chòm SOnG nAM. Ký hiệu hoàng Đới của chòm COn CuA là ♋. Chòm COn CuA có tên khoa học là Cancer, tiếng Anh là the Crab, trong lá số tử Vi, nó còn có tên là CỰ GIảI gồm 4 ngôi sao chính làm thân của COn CuA, và có thêm một số sao phụ tỏa ra xung quanh. những ngôi sao trong chòm COn CuA thì tương đối mờ, không có sao nào nổi bật. hầu hết chúng chỉ ở độ sáng cấp 4 và cấp 5. Chòm sao COn CuA nằm ở vĩ tuyến 750b, thường xuyên xuất hiện trên bầu trời vào các đêm mùa xuân (sau tết Âm lịch). nhìn lên những chòm sao  41 42  Trần Thời hình: COn CuA (Cancer) Khoảng 21g00’ ngày 15 tháng 3 hằng năm thì nó xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. theo thần thoại hy Lạp, nữ thần hera nhìn thấy hiệp sĩ hErCuLES đang đánh nhau dữ dội với thần biển hidra, để phân tán sự chú ý của chàng hiệp sĩ, nữ thần đã phái COn CuA đến gần dùng càng kẹp vào chân hiệp sĩ. nhưng tài hèn, sức mọn nên COn CuA đã bại trận và đã bị hErCuLES giẫm chết. thương tình COn CuA đã xả thân chấp hành mệnh lệnh, nên nữ thần đã đem đặt COn CuA lên bầu trời. Và để né tránh con mắt tinh tường và dũng mãnh của hErCuLES truy tìm, nữ thần chỉ ban cho vài ba ngôi sao mờ nhạt đến nỗi ta khó mà nhận ra chòm sao này. Có tích khác nói rằng trong trận hỗn chiến giữa một bên là thần Dionynus và Silenus với bên kia là thần titan, nhờ có cỗ xe do nhiều con vật cùng dốc sức kéo chạy, thần Dionynus và Silenus càng đánh càng chiếm giữ ưu thế cùng tiếng gầm thét của loài thú dữ đã khiến titan phải thua trận. Để ghi công chiến tích này, cỗ chiến xa đã được gửi lên đặt vào nơi mà hai ngôi sao đầu bắc-nam của chòm COn CuA để cho muôn đời chiêm ngưỡng. ChÒm SAO SƯ tỬ Là chòm sao đứng thứ năm trên đường hoàng Đới (sau chòm COn CuA và trước chòm nỮ ĐồnG trInh). Ký hiệu hoàng Đới của SƯ tỬ là ♌. Muốn nhận diện chòm sao này, ta dùng chòm ĐẠI hÙnG để hướng dẫn: nối hai ngôi sao δ và γ trong chòm ĐẠI hÙnG, và kéo thẳng lên phía đỉnh đầu, sẽ dẫn đến ngôi sao regulus (rê-guy-luýt) trong chòm SƯ tỬ. Phần đầu con SƯ tỬ có những ngôi sao xếp thành hình lưỡi liềm, còn phần đuôi của con SƯ tỬ là một hình tam giác gần vuông, nằm ở đỉnh tam giác phía Đông của đầu SƯ tỬ, có một ngôi sao sáng cấp 3, màu bạc, tên là Denebola (Đê-nê-bô-la). regulus (rê-guy-luýt) là ngôi sao sáng nhất chòm, nằm ở đốc cán của hình lưỡi liềm (xem hình bên) màu trắng xanh rất đẹp, cách xa chúng ta khoảng 84 năm ánh sáng. Độ sáng tương đối nhìn lên những chòm sao  43 44  Trần Thời +1,34; độ sáng tuyệt đối -0,7; đứng hàng thứ 20 trong số những ngôi sao sáng nhất bầu trời (sau Deneb trong chòm thIÊn nGA và trước Castor trong chòm SOnG nAM). Điều cần lưu ý là: Sao regulus là một ngôi sao kép (xem giải thích trang 35 – phần chòm sao bÒ tÓt). Chòm SƯ tỬ tên khoa học là Leo, tiếng Anh và tiếng Pháp là Lion. Chòm SƯ tỬ xuất hiện vào đầu mùa hè, cuối mùa xuân. Khoảng 21 giờ ngày 10 tháng 4 hằng năm là nó xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. trong chòm có 3 tinh vân được đặt tên, đó là: M.65, M.66 và M.96. theo truyền thuyết thì con Sư tử này rất hung tợn, được các ác thần phái từ Mặt trăng tới trái Đất để tàn phá tất cả những gì nó gặp. Cuối cùng, nó đã bị hạ gục dưới tay của hiệp sĩ hercules. hình: SƯ tỬ (Leo). theo quan niệm của một số tín đồ thiên Chúa Giáo thì đây chính là con sư tử đã tấn công và bị thủ lãnh Samson giết chết. Chuyện được kể lại như sau: Samson là một chàng thanh niên vạm vỡ và khoẻ mạnh do chính Đức Chúa trời biệt riêng ra để làm thủ lãnh dân Do thái. Chàng có được sức khoẻ là do biết vâng lời Đức Chúa trời (không ăn thịt heo, không uống rượu, để tóc dài tự nhiên). Một bữa nọ, trong khi đi hỏi vợ ở thimna, Samson bị một con sư tử đón đầu gầm thét, bằng tay không chàng đã xé xác con sư tử một cách dễ dàng. Vài bữa sau, đã có một bầy ong làm tổ có mật trong thây nó. ChÒm SAO nỮ đồnG tRinh Đứng thứ tự thứ sáu trong 12 chòm sao trên đường hoàng Đới (sau chòm SƯ tỬ và trước chòm thIÊn xỨnG). Ký hiệu hoàng Đới của chòm nỮ ĐồnG trInh là ♍. hình dáng giống chữ Y do đường nối gãy khúc giữa ngôi sao Spica với một số ngôi sao hơi mờ (cấp 3 và cấp 4) tỏa về hướng sao Denebola trong chòm SƯ tỬ. ngôi sao Spica sáng nhất chòm mang độ sáng cấp 1, màu trắng xanh, cách xa chúng ta 160 năm ánh sáng. ngôi sao Spica được xác định bằng cách nối thêm vào đường cong giữa cán xoong của ĐẠI hÙnG với sao Arcturus trong chòm nGƯu LAnG (đường cong đó có tâm là Denebola trong chòm SƯ tỬ). từ cuối chữ Y (tức ngay sao Spica) kéo xuống phía dưới, có một nhóm sao rải rác tạo thành phần chân của nữ Đồng trinh (xem hình bên). trong chòm nỮ ĐồnG trInh có một đám sao, đó là hàng trăm thiên hà, cách chúng ta tới 14 triệu năm ánh sáng. Khoảng nhìn lên những chòm sao  45 giữa của chòm SƯ tỬ và chòm nỮ ĐồnG trInh là rất nhiều tinh vân được phát hiện và đặt tên. Đó là: M.49, M.60, M.63, M.84, M.85, M.86, M.87, M.88. Gần chân trời phía nam của chòm nỮ ĐồnG trInh là chòm COn QuẠ. Chòm COn QuẠ gồm 4 ngôi sao hợp thành, trong đó nó có 2 ngôi sao chỉ tới vị trí của sao Spica. theo thần thoại hy Lạp, đây chính là nữ thần Đồng trinh, tên là Virgo. bà rất yêu công lý, nhưng bà lại rất căm ghét và ghê tởm tất cả mọi người, đặc biệt là đàn ông. Vì bà cho rằng, mọi người đều đáng nguyền rủa và tất cả đàn ông đều là những người dối trá. Sau hết, bà đã đi theo những vì sao để xa lánh mặt đất. biểu tượng của chòm trinh nữ là chữ M, viết tắt của chữ Mary – Đức Mẹ đồng trinh sinh ra Chúa Jesus. Đây là chòm sao hoàng Đạo duy nhất mang tên người thiếu nữ chưa lập gia đình riêng (the Maiden) được biết đến đầu tiên cách đây 2500 năm. hình dạng chòm nữ Đồng trinh được cư dân cổ đại của nhiều vùng khác nhau tưởng tượng như một nữ thần tay cầm bông lúa mì, tay kia cầm chiếc liềm trông coi việc đồng áng. bông lúa trên tay nữ thần ứng với ngôi sao α của chòm nữ Đồng trinh, sao Spike theo tiếng Anh có nghĩa gần như nghĩa của từ Grain là “hạt thóc”. Cũng có vùng cư dân cho rằng chòm nữ Đồng trinh đại diện cho thần Công lý và chòm này nằm kề cận với chòm thiên xứng, nên được đảm trách cầm cân nảy mực phán xét mọi việc. Cư dân vùng babilon cho rằng nữ Đồng trinh tượng trưng cho thần Ishiar, nữ thần tươi trẻ trông coi mùa màng trên trái Đất. Dân Ai Cập cổ đại cho rằng đó là nữ thần thiên nhiên Isis, 46  Trần Thời hình: nỮ ĐồnG trInh (Virgo) còn người hy Lạp xa xưa lại cho rằng Virgo là nữ thần Demeter trông coi việc đồng áng. tất cả các nền văn minh xa xưa ở cùng trung Đông đều quan niệm rằng chòm sao nữ Đồng trinh là biểu tượng của nữ thần sáng suốt, thân thiện gần gũi với công việc trên đồng ruộng... trung Quốc cổ đại cho rằng địa phận chòm nữ Đồng trinh là nơi Mặt trăng ghé qua đầu tiên, cũng có nơi cho rằng chòm nữ Đồng trinh là biểu tượng của nhân sư Sphinux với thân mình Sư tử, mặt người, có lẽ đây là sự kết hợp giữa nữ Đồng trinh và Sư tử. nhìn lên những chòm sao  47 48  Trần Thời ChÒm SAO CÁi CÂn (thiên XứnG) Chòm sao này đứng thứ tự thứ bảy trong 12 chòm sao trên đường hoàng Đới (sau chòm nỮ ĐồnG trInh và trước chòm bÒ CẠP). Ký hiệu hoàng Đới của chòm thIÊn xỨnG là ♎. Chòm sao này gồm 4 ngôi sao rất mờ (cấp 4 và cấp 5), nằm ngay phía trước của chòm bÒ CẠP. trong chòm này có hai ngôi sao được đặt tên: ngôi sao sáng nhất chòm (α) có tên là Zubenelgenubi. ngôi sao sáng nhì chòm (β) có tên là Zubenelschemali. Chòm CÁI CÂn tên khoa học là Libra, tiếng Anh là Scales, tiếng Pháp là balance và tiếng hán Việt là thiên xứng (có nơi còn gọi là thiên bình). hình: CÁI CÂn (Libra) Chòm CÁI CÂn được thấy rõ nhất ở vĩ tuyến từ 100n đến 250n, thường xuyên xuất hiện trên bầu trời vào các đêm từ giữa đến cuối mùa hạ (mà ở Việt nam ta thì những ngày trong mùa này rơi vào mùa mưa, chính vì thế, cơ hội để nhận nhận diện ra những ngôi sao khá mờ của chòm này cũng hơi bị khó). Khoảng 21 giờ ngày 20 tháng 6 hằng năm là nó xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. theo thần thoại La Mã thì đây chính là cái cân hai đĩa mà nữ thần Công Lý Astraea đã dùng làm biểu tượng cho tính công bằng, vô tư, chính trực (nơi mà các toà án thường hay tạc tượng vị nữ thần này với tư thế tay giơ cao chiếc cân, mắt bị bịt lại). Chòm thiên xứng được coi là thứ cán cân mà nhờ nó, nữ thần Công Lý có thể phân định ra thiện và ác. ngày xưa, ở thời đại Vàng, cán cân của Astraea luôn hướng về sự công bằng. Con người và muông thú sống hạnh phúc với mùa xuân vĩnh hằng dài suốt hàng năm. Khi thời đại Vàng qua đi, thời đại bạc được thay thế, là lúc mà con người rất xấu xa và tàn ác. Kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Các vị thần mệt nhọc rút lui về thiên đàng khi sự chịu đựng con người của họ đã khô kiệt. Chỉ mình Astraea còn ở lại với loài người để tiếp tục thực hiện sự công bằng. rồi thời đại Đồng lại đến, con người trở nên hung bạo bội phần với những chiến tranh, chém giết. Cán cân của Astraea cứ tiếp tục nghiêng về cái ác, làm cho vị nữ thần này không thể chịu đựng được nữa, cuối cùng cũng rút lui khỏi thế gian về với thế giới thần linh. theo quan niệm của một số tín đồ thiên Chúa Giáo thì đây chính là CÁI CÂn do Đức Chúa trời báo ứng cho vị vua cuối cùng của triều đại ba-bi-lon. Câu chuyện được kể lại như sau: nhìn lên những chòm sao  49 trong lúc vua cha đang bận rộn đi chinh chiến ngoài biên ải thì ở nhà, thái tử Beâl-shăz’-zär (bên-xát-xa - thuộc thế hệ thứ ba của triều đại đế quốc babilon hùng mạnh) đã tổ chức chè chén say sưa với cả ngàn tên quần thần xu nịnh. Chưa hết, vì biết chắc chắn rằng ngai vàng sớm muộn rồi cũng sẽ vào tay mình, nên chàng thái tử ngông nghênh này đã sai người hầu vào trong kho lấy những ly dĩa bằng vàng (do cha chàng đã tịch biên trong đền thánh Jerusalem của dân Do thái trước đây) để đem ra thưởng thức chung với các cung phi mỹ nữ, với những hành động rất phỉ báng Chúa trời: Vừa nhậu nhẹt, say xỉn, họ vừa thờ lạy các vị tà thần. Điều đó đã làm cho Đức Chúa trời không hài lòng, ngài đã viết lên lên tường ngay trước mắt thái tử dòng chữ: MĒ’- NĒ, MĒ’- NĒ, TĒ’- KĢN, Ū-PHÄC’- SIN. trong đó, chữ TĒ’- KĚN được vị tiên tri đại tài Daniel giải nghĩa đó chính là Cái Cân mà Chúa sẽ dùng để cân số mạng của Beâl-shăz’-zär. trong đó, phần bên thái tử Beâl-shăz’-zär thì bị nhẹ hơn. ngay đêm đó, thái tử Beâl- shăz’-zär bị quân đội ba tư giết chết. Đế chế babilon sụp đổ hoàn toàn, trang lịch sử được chuyển về cho Đế quốc Mê-đi và ba tư. ChÒm SAO bÒ CạP Đứng thứ tự thứ tám trong 12 chòm sao trên đường hoàng Đới. (sau chòm thIÊn xỨnG và trước chòm CunG thỦ thẦn MÃ). Ký hiệu hoàng Đới của chòm bÒ CẠP là ♏. hình dáng của chòm bÒ CẠP giống như một cái lưỡi câu (hoặc hình chữ S) rất dễ nhận biết. Một số nơi trong nước ta cho đây là hình thù của nước Việt nam, vì trông nó rất giống hình dáng của nước Việt nam. 50  Trần Thời Chòm bÒ CẠP có tên khoa học là Scorpius, tiếng Anh và Pháp là Scorpion, tên hán Việt là hổ Cáp. Chòm này được thấy rõ nhất ở vĩ tuyến 150n đến 420n vào mùa hè. Lúc 21g00’ ngày 20 tháng 7 hàng năm là lúc nó xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. ngôi sao sáng nhất của chòm bÒ CẠP là Antares, theo tiếng hy Lạp có nghĩa là “Con thần Lửa”, bởi vì nó có màu đỏ rực. Sao Antares có kích thước khổng lồ, đường kính lớn gấp 390 lần Mặt trời ta, nhưng hơi loãng. tỉ trọng của nó chỉ bằng 1/1.000.000 (một phần triệu) của Mặt trời mà thôi. nó cách xa 170 năm ánh sáng và được xếp vào vị trí thứ 17 của những ngôi sao sáng nhất bầu trời (sau Spica trong chòm nỮ ĐồnG trInh và trước Fomalhaut trong chòm nAM nGƯ). hình: Sao Antares lớn hơn cả quỹ đạo của hỏa tinh. nhìn lên những chòm sao  51 52  Trần Thời Ở khu vực ngay chỗ cái càng của bÒ CẠP có một ngôi sao tên là nu Scorpii (gần sao β scorpii) có bán kính đo được lớn gấp 3,2 lần Mặt trời của ta. theo thần thoại hy Lạp thì đây chính là con bò Cạp đã cắn vào gót chân của chàng Chiến Sĩ Orion khiến cho chàng chết thảm. Do đó, mỗi khi thấy chòm sao bÒ CẠP xuất hiện, thì chòm sao ChIẾn SĨ đã lặn khuất dạng ở chân trời tây. hình: ChÒM SAO bÒ CẠP (Scorpius). Cư dân trung hoa cổ đại ghép chòm thần nông vào nhóm rồng xanh (the Azure Dragon) tượng trưng cho sự dũng mãnh nhưng cũng rất thân thiện với muôn loài. Cứ mỗi lần chòm sao này xuất hiện trên bầu trời đêm là báo hiệu mùa xuân đã tới. Cũng chính người trung hoa cổ đại gọi riêng phần ứng với thần nông là chòm Con thỏ (hare). người Việt nam chúng ta thường gọi chòm sao này là chòm thần nông, vị thần trông coi nghề trồng trọt, cũng có nơi gọi là chòm Con Vịt, chòm này rất dễ nhìn thấy vào đêm mùa hè ở bầu trời nam kề cạnh ngân hà. thực ra ở Việt nam ta thấy chòm thần nông ở bầu trời nam, do đó phần trên của chòm này (so với đường chân trời của người quan sát) tương ứng với hình dáng ông già ngồi câu cá trên sông ngân, đó là vị thần nông. Còn phần dưới của chòm này (gần đường chân trời hơn) là biểu tượng của Con Vịt đang ngụp lặn trong dòng sông ngân. thần nông là một trong các vị vua trung hoa đầu tiên đã dạy nghề làm ruộng, chế ra cày bừa và là người đầu tiên làm lễ tịch Điền (còn gọi là lễ thượng điền, tổ chức sau khi gặt hái, thu hoạch mùa màng) hoặc gọi là hạ điền (lễ tổ chức trước khi gieo trồng), cũng như nghề làm thuốc trị bệnh, cho nên trong dân gian có câu: thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc (tức thần nông dạy dân trồng ngũ cốc). Lễ thần nông tức là lễ tế vua thần nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt. trên các quyển lịch sổ hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua thần nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông. hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hằng năm tuỳ theo nhìn lên những chòm sao  53 sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu. năm nào được mùa, thần nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng đói kém, thần nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu: vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành thổ, thủy, Kim, Mộc, hoả. thời phong kiến, hằng năm đều có tục tế và rước thần nông tại triều đình cũng như ở các địa phương. Ở Việt nam, vào thời nguyễn cũng có các nghi thức lễ tế thần nông. Lễ tế thần nông hàng năm cứ tiến hành vào ngày lập xuân, bởi vậy lễ tế thần nông còn gọi là tế xuân. theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, hàng năm sau tiết Đông chí, toà Khâm thiên giám phải lo sửa soạn việc tế thần nông. Các quan cùng nhau họp để nặn trâu và tượng thần nông. trước ngày lập xuân 2 ngày, tại cửa chính động, các quan Khâm thiên giám cho lập Đài hướng Đông. trâu và tượng thần nông cũng được đưa tới và lưu tại phủ thừa thiên để ngày hôm sau các quan trong phủ mới rước từ phủ tới Đài. Các quan vận lễ phục, có quân lính mang gươm giáo, tàng lọng, cờ quạt theo hầu. tới Đài thì lễ được cử hành, ngụ ý trình với thổ Công về sự hiện diện của tượng thần nông và trâu. Sau đó trâu và tượng thần nông được khiêng về kho cất giữ. hôm tế xuân, tượng trâu lại được rước tới Đài. Khi đám rước qua cung Vua, một viên thái giám vào tâu để Vua biết. Sau đó, đám rước lại tiếp tục đi và khi đi qua bộ Lễ, một viên quan đánh vào mông trâu ba roi, có ý thôi thúc trâu phải làm việc. tới Đài, các quan làm lễ tế thần nông theo như nghi lễ các cuộc tế khác. tế thần nông xong, trâu và tượng thần nông được quân lính mang đi chôn sau buổi lễ. 54  Trần Thời ChÒm SAO CUnG thỦ thẦn mà Đứng thứ tự thứ chín trong 12 chòm sao trên đường hoàng Đới. (sau chòm bÒ CẠP và trước chòm hảI DƯƠnG). Ký hiệu hoàng Đới của chòm CunG thỦ thẦn Mà là ♐. Chòm này nằm ngay phía Đông của chòm bÒ CẠP và cách ngôi sao Antares trong chòm bÒ CẠP khoảng 400. Phần trung tâm của nó giống như một cái muỗng múc sữa úp xuống dưới. hình: CunG thỦ thẦn Mà (Sagitarius). nhìn lên những chòm sao  55 xung quanh chòm CunG thỦ thẦn Mà có rất nhiều tinh Vân mờ. Đây là vùng sáng rõ nhất của Dải ngân hà đi ngang qua. tinh vân trifid trong chòm CunG thỦ thẦn Mà là những “vòng khói” loãng xung quanh các vì sao và nằm rải rác, lan rộng rất nhanh và biến mất rất sớm. ngoài ra, nó còn là di tích sót lại sau những vụ nổ sao trong vũ trụ (xem hình dưới). trong một số hình vẽ khác thì chòm này có hình dáng giống như một cái ấm nước đang nghiêng. theo truyền thuyết La Mã thì CunG thỦ thẦn Mà là một Vị thần nửa người nửa ngựa (như hình vẽ) tên là nessos. Vị thần này đã bắn lầm vào Chiến sĩ Orion khi chàng đi săn thỏ và làm cho Chiến sĩ bị tử thương. Vì thế, khi trên bầu trời xuất hiện chòm CunG thỦ thẦn Mà thì ta không thấy chòm ChIẾn SĨ nữa. 56  Trần Thời CunG thỦ thẦn Mà ban đầu là quái vật đầu người, mình ngựa hung dữ, đến từ truyền thuyết Sumeria. tuy vậy, trong truyền thuyết thành rome, nó lại trở thành một Chiron dịu dàng và đáng yêu.thiên văn hiện đại gọi chòm này là chòm bình trà nên qua tiếng Anh đừng nhầm với chòm Sagitta đó là chòm sao Sham có nghĩa là chòm sao Mũi tên mà theo truyền thuyết hy Lạp, nó là dấu vết mũi tên mà thần heracls đã bắn chết đại bàng của thần Zeus. Có tích khác lại kể rằng, đó là tượng trưng cho mũi tên của thần Apollo dùng để trừ diệt Cyclops và được gọi là mũi tên của Cupid. nhìn lên những chòm sao  57 CunG thỦ thẦn Mà theo cổ dân Sumerian miền thung lũng Euphrates là biểu tượng của mũi tên bắn thần chiến tranh. nhưng theo cư dân hy Lạp cổ đại, Cung thủ thần Mã lại là của người bắn cung, về sau họ lại cho là đại diện cho thần Dê hoặc thần bán nhân Mã (Centaurus). Chính cư dân miền này đã coi Cung thủ thần Mã cũng là hiện thân của thần Chiron thông thái mà phần lớn các truyền thuyết cổ đều gán Chiron với chòm Quái nhân Mã. bởi lẽ thần Chiron vốn đại diện cho kiểu người tham gia chiến trận thì hợp hơn. ChÒm SAO Dê biển (hải DƯƠnG) Dùng đường nối giữa Altair với ngôi sao θ trong chòm này như là một cây kim chỉ về hướng nam. ta sẽ nhận ra được một số những ngôi sao mờ hơn thẦn ƯnG nhưng chúng hợp lại thành những chòm sao lớn hơn. Đó là chòm DÊ bIỂn. DÊ bIỂn là chòm sao thứ mười trong 12 chòm sao của đường hoàng Đới (sau chòm CunG thỦ thẦn Mà và trước chòm bảO bÌnh). Ký hiệu hoàng Đới của DÊ bIỂn là ♑. hình dáng của nó giống như một cái nón lá bị lật ngửa. Một số người cho rằng chòm sao này có tên ấy bởi vì Mặt trời đang leo lên, giống như một con Sơn Dương, hướng về phía bắc của bầu trời, khi nó đi ngang qua chòm DÊ bIỂn. theo thần thoại hy Lạp thì chòm hảI DƯƠnG là biểu tượng của Dê thần Amalthea mà thần Zeus lúc thiếu thời đã được nuôi dưỡng bằng dòng sữa của nó. Đồng thời, xa xưa nhiều nơi cũng lưu truyền rằng, thần Mặt trời ở vào chòm sao này lúc giữa mùa Đông để được nuôi dưỡng, chăm sóc kỹ càng trước khi vươn trở về bắc thiên cầu. 58  Trần Thời hình: hảI DƯƠnG (Capricorn - Dê biển) Có nơi lại cho rằng, hảI DƯƠnG là biểu tượng của vị thần Lãng tử thích chu du đó đây dọc lưu vực sông nil, để quyết định sẽ ban phát quyền lực cho cư dân trái Đất. Một hôm thần Lãng tử và các vị thần khác đang say sưa thưởng ngoạn thì bỗng nhiên quỷ thần typhon ập đến. Các vị thần liền biến thành con vật để ngụy trang và chạy trốn. Vốn không quyết đoán, thần Lãng tử chưa biết biến thành con gì cho phù hợp, đến thời điểm “dầu sôi lửa bỏng” thần vội đưa chân xuống nước, đầu vẫn ở trên không rồi mới quyết định biến thành con dê. Để dê khỏi bị ngập trong nước, phần chân được biến thành cái đuôi cá. thế là hình ảnh “đầu dê - đuôi cá” của hảI DƯƠnG được đưa nguyên vẹn lên bầu trời, như một kỷ niệm và bài học cho muôn người khi phải quyết định một sự việc quan trọng có tính chất lịch sử(!) nhìn lên những chòm sao  59 Cư dân cổ xứ Sumeria lại cho rằng chòm hảI DƯƠnG là hiện thân của thần Ea (có nơi gọi là thần Oannes), thần đã đưa văn hóa, khoa học từ biển cả đến cho loài người. ChÒm SAO bảO bÌnh (thỦY thẦn) Là chòm sao đứng thứ tự thứ mười một trong 12 chòm sao của đường hoàng Đới (sau chòm hảI DƯƠnG và trước chòm SOnG nGƯ), cho nên chòm này còn được tượng trưng cho tháng 11 của năm. Ký hiệu hoàng Đới của bảO bÌnh là ♒. Chòm sao bảO bÌnh gồm một chuỗi sao trải rộng từ đường xích Đạo trời xuống khoảng 200 Vĩ tuyến. biểu tượng của chòm sao bảO bÌnh là chữ tượng hình Mu của người Ai Cập cổ đại, có nghĩa là nước. người Ai Cập cổ đại có vị thần nước tên là hapi, thường đổ nước xuống đất bằng hai bình lớn. trong hình vẽ thì đây là một người đàn ông đang cầm cái bình trút xuống một dòng nước chảy dài. Còn tư thế của người đàn ông này thì có nơi vẽ là ngồi, có nơi vẽ đứng, có nơi vẽ nằm... tuy nhiên, vị trí chắc chắn của chòm sao này là vắt ngang qua đường hoàng Đới một cách rõ ràng. Chòm sao này rất khó định vị trí nếu ta không nắm được mối tương quan giữa nó với những chòm sao khác xung quanh. Phía bắc giáp chòm thIÊn MÃ, phía nam giáp chòm nAM nGƯ (nơi có ngôi sao Fomalhaut sáng rực), phía tây giáp chòm hảI DƯƠnG và phía Đông giáp chòm SOnG nGƯ. 60  Trần Thời hình: bảO bÌnh (Aquarius). tên gọi của một vài ngôi sao trong chòm bảO bÌnh đều muốn nói lên điều may mắn, bởi vì mỗi khi chòm này xuất hiện trên bầu trời thì thường bắt đầu mùa mưa của vùng trung Đông, mang đến không khí tươi mát, chấm dứt thời kỳ khô nóng của vùng này. ngôi sao α của bảO bÌnh (nằm ngay trên đường xích Đạo trời) có tên là Sadalmelik, theo tiếng ả-rập có nghĩa là “Chúa may mắn”. Sao β có tên là Sasalsuk có nghĩa là “Ông vua” của các chúa may mắn. Sao γ có tên là sao Sadachbia tượng trưng cho mọi dự kiến điều tốt lành. nhìn lên những chòm sao  61 trong chòm này cũng có một tinh vân mang tên M.2 nằm ở khu vực gần cổ của bảO bÌnh. Đây là một tinh Vân được nhà thiên văn Messiere (1784) sắp vào mục lục ở số thứ tự thứ hai trong bảng danh mục các thiên hà mà ông nghiên cứu được. Sau này, các thiên hà càng được khám phá nhiều hơn, ông ông Dreiere (1888) mới sắp lại một mục lục tổng hợp mới mang tên đầu là nGC+ số thứ tự đặt được. trong chòm có một tinh Vân M.72 nằm giữa chòm sao bảO bÌnh và chòm hảI DƯƠnG. Các nhà thiên văn cổ xưa thì chọn khu vực phía nam của bầu trời từ múi giờ thứ 20 trong bản đồ “Các chòm sao của quý 3” đến múi giờ thứ 5 trong bản đồ “Các chòm sao của quý 4” là khu vực thuộc về sông nước - biển khơi. Ở khu vực này có các chòm như: hảI DƯƠnG, nAM nGƯ, SOnG nGƯ, CÁ VOI và COn SÔnG. Chúng được tập trung ở gần nhau bởi vì chúng đều thuộc về sông nước. thuở xưa, người ta cho rằng bảo bình tượng trưng cho dụng cụ mà thần Zeus đã dùng để rót “nhựa sống” từ trời về hạ giới. Mãi về sau lại có thêm sự tích kể rằng, bảo bình tượng trưng cho chàng Ganymede khôi ngô tuấn tú bị thần Zeus sai người bắt cóc để đưa lên đỉnh Olympus. tại đó thần đã biến chàng thành kẻ hầu trà, phục dịch cho thần nhà trời. Chiếc cốc mà Ganymede thường dâng lên thần sau được hóa thành chòm sao Creter. truyền thuyết của cư dân vùng Sumerian lại nói rằng chòm bảo bình có liên quan nhiều đến sự tích về nạn Đại hồng thủy đã được Kinh thánh ghi lại. 62  Trần Thời ChÒm SAO SOnG nGƯ Là chòm sao cuối cùng trong 12 chòm sao của đường hoàng Đới. Ký hiệu hoàng Đới của chòm SOnG nGƯ là ♓. Chòm SOnG nGƯ giống như hình chữ V rất lớn bao bọc một phần phía Đông nam của chòm thIÊn MÃ. Con cá thứ nhất ở phía bắc bao gồm 8 ngôi sao mang độ sáng cấp 4 và cấp 5 kẻ lên trên. Con cá thứ hai ở phía tây, tận cùng bằng một vòng tròn nhỏ, với những ngôi sao mang độ sáng cấp 5 và cấp 6 nằm ngay ở dưới ô vuông của chòm thIÊn MÃ. hình: SOnG nGƯ (Pisces) nhìn lên những chòm sao  63 Chòm SOnG nGƯ có tên khoa học là Pisces, tiếng Anh là the Fisher, tiếng Pháp là Poissons, tiếng hán- Việt là Song ngư. Cư dân babilon gọi nó là chòm sao nunu, người dân Persians gọi là Ambrik, còn xứ thổ nhĩ Kỳ gọi nó là chòm balik. Đối với nước Việt nam, chòm này bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa thu và hiện diện trên bầu trời suốt mùa Đông. Độ lớn của chòm này được trải dài theo vĩ độ từ 20b (sao α chỉ cách đường xích Đạo trời 20) đến 300b. Khoảng 21 giờ ngày 10 tháng 11 hằng năm thì chòm sao này xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời.theo truyền thuyết hy Lạp và La Mã đều cho rằng chòm SOnG nGƯ là hiện thân của ông già Aphrodite và con trai Eros của lão. Để trốn khỏi sự trừng phạt của typhon khổng lồ, cha con họ phải nhảy xuống suối và biến thành cá mới được an toàn. Sợ cha con lạc nhau, trước khi nhảy xuống suối, ông lão Aphrodite đã dùng xích sắt buộc cha con họ lại với nhau, thành ra vết tích của xích sắt đó còn lưu giữ lại gắn đuôi hai con cá trên trời. Chỗ nối của hai dây xích được đánh dấu bằng ngôi sao sáng nhất của chòm này. 64  Trần Thời nhỮnG ChÒm SAO đƯỢC thấY VÀO QUÝ 1 (Ở Việt nam) Gồm khoảng 20 chòm sao nằm rải rác từ bắc xuống nam. Chúng là những chòm sao sau đây (theo mẫu tự chữ cái Alphabet): ● Bò Tót ● Dao Găm ● Bồ Câu ● Đồng Hồ ● Cá Chuồn ● Giá Vẽ ● Cá Vàng ● Kỳ Lân ● Con Cua ● La Bàn ● Con Sông ● Mèo Rừng ● Con Thỏ ● Ngự Phu ● Chiến Sĩ ● Song Nam ● Chó Lớn ● Thất Nữ ● Chó Nhỏ ● Thiên Sơn Ghi chú: ● In đậm: những chòm sao có giới thiệu trong sách này. ● Gạch dưới: những chòm sao xác định phương hướng. ● In nghiêng: những chòm sao trên đường hoàng Đới. Với giới hạn cho phép của tài liệu, chúng tôi chỉ vẽ lại và giới thiệu những chòm sao tiêu biểu (in đậm). những chòm sao còn lại, các bạn có thể tham khảo trong những bản đồ của sách này. nhìn lên những chòm sao  65 Ở các nước Âu - Mỹ, người ta phân loại các chòm sao theo mùa để người xem nghiên cứu dễ dàng. nhưng ở nước ta, không có 4 mùa như các nước khác, mà chỉ có 2 mùa: Mùa nắng và mùa Mưa. Cho nên ở nước ta, việc nghiên cứu về sao sẽ bị hạn chế vì: hầu hết các đêm về mùa mưa, hiếm khi nào ta thấy các chòm sao hiện diện tỏ tường. trong sách này, chúng tôi tạm chia và phân loại các chòm sao theo từng quý trong năm (cứ 3 tháng 1 quý) để các bạn dễ tìm hiểu. trước tiên, chúng tôi mời các bạn theo dõi “những chòm sao của quý 1”. những bản đồ sao trong sách này ứng với thời điểm quan sát vào lúc 21g00’ tối hàng ngày. nếu bạn quen theo dõi trễ hơn (vào lúc 22g hoặc 23g... chẳng hạn), thì vị trí của nó đã di chuyển sang phía trời tây. Đến gần sáng thì những chòm sao lần lượt lặn hết xuống chân trời phía tây, nhường chỗ cho một loạt những chòm sao mới - mà những chòm sao này chính là những chòm sao các bạn sẽ thấy vào quý tới. Đối với nước ta (Việt nam), sao bắc Cực không bao giờ lặn, mà nó luôn ở vị trí cách chân trời: tP. hồ Chí Minh là 10046’ vĩ tuyến. thủ đô hà nội là 210 vĩ tuyến. trong quý 1 này, trên bầu trời có sự xuất hiện của những chòm sao đặc biệt nổi tiếng như đã nêu ở trên. trong đó, có khoảng 9 ngôi sao mang độ sáng cấp 1, và được kể là có nhiều sao sáng nhất so với các quý khác. 66  Trần Thời nhỮnG ChÒM SAO CỦA QuÝ 1 (tháng 1, 2, 3) nhìn lên những chòm sao  67 ChÒm SAO ChiẾn SĨ Chòm sao này rất dễ nhận diện nhờ 3 ngôi sao có độ sáng tương đương và xếp gần như thẳng hàng với nhau. nó còn có tên là Lạp hộ (hay Liệp hộ) có nghĩa là “thần Săn”. Một số tài liệu khác gọi chòm này là “hiệp Sĩ” hoặc “Dũng Sĩ”. nhưng trong sách này, chúng tôi dùng danh xưng “hiệp Sĩ” dùng để chỉ chòm sao hercules (hẹc-quyn), còn danh xưng “Dũng Sĩ” dùng để chỉ chòm sao Perseus (Anh tiên). Dưới miền quê, người dân thường gọi đó là chòm SAO CàY bởi vì nó giống như cái lưỡi cày luôn chúi thấp xuống dưới chân trời. Vả lại nó còn được gọi như thế để đối ngược với Sao Vượt (Sao Mai - Venus), vì Sao Vượt luôn có chiều hướng cố vượt lên cao trên bầu trời. Có nơi còn gọi đó là chòm Sao ba, vì cớ 3 ngôi sao sáng giống nhau đứng thẳng hàng và rất dễ nhận thấy. Chòm sao ChIẾn SĨ là một chòm sao sáng gồm 4 sao xếp thành hình chữ nhật (giống hình thang thì đúng hơn). Cạnh bên phải ngắn hơn cạnh bên trái (xem hình). Khoảng gần giữa của cạnh xiên phía trên có 3 sao nhỏ và mờ, đánh dấu vị trí cái đầu của ChIẾn SĨ. trung tâm của hình thang chính là 3 ngôi sao nổi tiếng mà chúng tôi đã đề cập ở trên. ba ngôi sao này đánh dấu vị trí thắt lưng của chòm sao ChIẾn SĨ. từ các ngôi sao ở đầu của ChIẾn SĨ, ta nối một đường thẳng vào ngôi sao chính giữa của thắt lưng (sao λ nối với sao ε), xuống phía dưới thắt lưng là 3 ngôi sao hơi mờ. ba ngôi sao này đánh dấu vị trí thanh kiếm của chàng. như thế nhìn chung, chòm sao ChIẾn SĨ có khoảng 13 sao chính và rất nhiều sao phụ. 68  Trần Thời hình: ChIẾn SĨ (Orion) hai ngôi sao sáng tạo thành vai ông thợ Săn là ngôi sao betelgeuse (bê-ten-gớt – bên trái) và bellatrix (bên phải). hai ngôi sao khác ở dưới tạo thành đôi chân. ngôi Saiph (bên trái) và ngôi rigel (bên phải). nhìn lên những chòm sao  69 70  Trần Thờihình: tên của những ngôi sao trong chòm ChIẾn SĨ nếu để ý kỹ, ta sẽ thấy: 3 ngôi sao nhỏ trên đầu (sao λ) - ngôi sao chính giữa thắt lưng (sao ε) – 3 ngôi sao thanh kiếm (sao ι): Chúng cùng nằm trên một đường thẳng. Mà đường thẳng này chỉ chính xác hướng bắc-nam (đầu hướng bắc - chân hướng nam). Chòm sao ChIẾn SĨ xuất hiện trên bầu trời vào những đêm từ tháng 11 đến đầu tháng 4, lúc 21g00’ tối ngày 25 tháng 1 là nó ở vị trí cao nhất trên bầu trời (tức là nằm trên đường kinh tuyến chạy qua thiên Đỉnh của bầu trời). Vĩ tuyến của chòm này là từ 50nam đến 50bắc. bản thân của chòm ChIẾn SĨ nằm vắt ngang qua đường xích Đạo trời. Cho nên trong phương diện tìm phương hướng, chòm sao ChIẾn SĨ là một chòm sao tuyệt diệu: Đầu: bắc - Chân: nam - trái: Đông - Phải: tây. như vậy, khi thấy chòm sao ChIẾn SĨ xuất hiện (dù khi mới mọc hay lúc sắp lặn), ta vẫn có thể xác định được phương hướng một cách chính xác. Sao sáng nhất trong chòm ChIẾn SĨ là sao rigel: Độ sáng Cấp 1, màu trắng xanh. Độ sáng tương đối: 0,34. Độ sáng tuyệt đối: -5,8 (sáng gấp 15.000 lần Mặt trời). Đứng hàng thứ 7 trong số những ngôi sao sáng nhất bầu trời (sau Arcturus trong chòm nGƯỜI ChĂn và trước Procyon A trong chòm ChÓ nhỎ). bề mặt của rigel nóng 128600C, đường kính lớn gấp 32 lần Mặt trời của ta, và cách xa chúng ta 650 năm ánh sáng. Sao betelgeuse là ngôi sao sáng nhì của chòm sao ChIẾn SĨ. Màu đỏ, độ sáng cấp I. Độ sáng tương đối 0,92; Độ sáng tuyệt đối -2,9 (sáng gấp 1.200 lần Mặt trời). Đứng thứ 12 trong những ngôi sao sáng nhất bầu trời (sau Altair trong chòm thẦn ƯnG và trước sao Alpha trong chòm nAM tàO). bề mặt của betelgeuse nóng 21700C, đường kính lớn gấp 290 lần Mặt trời của ta, khối lượng gấp 15 lần Mặt trời, nhưng tỉ trọng chỉ bằng 0,0000006 của Mặt trời mà thôi. Sao betelgeuse cũng cách xa chúng ta 650 năm ánh sáng. nhìn lên những chòm sao  71 72  Trần Thời hình: So sánh giữa ngôi sao betelgeuse và Mặt trời. Sao bellatrix, ở vị trí trên vai phải của ChIẾn SĨ, mang độ sáng cấp 2, là một ngôi sao mà các nhà thiên Văn đặc biệt chú ý đến. Có những người mê tín đã cho rằng, phụ nữ nào sinh đẻ vào mùa có ngôi sao này xuất hiện trên bầu trời, sẽ được nhiều ơn phước và con cái sẽ khỏe mạnh. theo cổ học Đông Phương thì 4 ngôi sao: betelgeuse, bellatrix, rigel và Saiph là những sao chính của chòm sao Sâm (nhị thập bát tú) và những ngôi sao ở đầu ChIẾn SĨ chính là sao Chủy. ngoài ra, trong chòm ChIẾn SĨ còn có một hiện tượng vũ trụ đặc biệt, mà giới khoa học giải thích còn chưa thống nhất... Đó là hiện tượng: ngôi sao ở giữa thanh kiếm của ChIẾn SĨ thật ra không phải là Sao, cũng chẳng phải tinh Vân hay thiên hà. Đây là một hiện tượng lạ nhất: có một không hai trong vũ trụ. người ta tạm gọi nó là một Đại tinh Vân và đặt tên cho nó là M.42. nhưng thực chất, nó như chỉ là một đám hơi nóng mà nhiệt độ lên tới 2.000.0000C, đường kính của nó rộng tới 26 năm ánh sáng. Cách xa chúng ta 1.625 năm ánh sáng. Phần giữa loãng, và là một khoảng trống phát ra một thứ ánh sáng cực mạnh: gấp 25.000.000 lần Mặt trời. theo nhà họa Sĩ thiên Văn người nga b. xminốp-ruxetski thì ở đây giống như một lỗ hổng, hay nói đúng hơn là một “lỗ thủng” của vũ trụ. từ trong “ấy” (đằng sau lỗ thủng) luôn luôn phát ra một thứ ánh sáng chói lòa, kèm theo đó là luồng hơi nóng khủng khiếp, xung quanh khói lan tỏa thành nhiều màu sắc rất đẹp. người Cơ Đốc Phục Lâm, theo sự khải thị của bà Ellen G.White (người Mỹ - Giữa thế kỷ 19) thì tin chắc rằng đây là cửa ngõ vào thiên Đàng hằng sống mà bà đã thấy vào ngày 16.12.1848 (trích quyển “nét bút đầu tay” (Early Writing). ngay cả nhà bác học A.Einstein (người gốc Do thái) cũng cho rằng, đây rất có thể là “lối đi ra” một thế giới khác với thế giới loài người. Mới đây (thế kỷ 21), các nhà thiên văn hàng đầu trên thế giới cũng đã phát hiện ra khá nhiều thông tin khác nhau xung quanh tinh vân đầy bí ẩn này. Với kính thiên văn huble (có độ phóng đại mạnh đại nhất hiện nay - đặt ở ngoài không gian), người ta nhận thấy “phía bên trong” của M.42 có chứa vô số Mặt trời mới được hình thành, đã từng xảy ra nhiều vụ siêu nổ (super nova) và hứa hẹn khai sinh ra thêm nhiều Mặt trời hơn nữa ở “trong đó”. Chưa hết, người ta còn thấy rất nhiều đám mây bụi ẩn ẩn hiện hiện rất khó nhận dạng và chưa dám kết luận đây là những dạng mây gì? Chỉ biết rằng, rất có thể nguy cơ một lỗ đen vũ trụ sẽ hình thành tại đây. nhìn lên những chòm sao  73 74  Trần Thời hình: Đại tinh vân M.42 trong chòm ChIẾn SĨ trong thần thoại hy Lạp kể lại thì xưa kia, có một chàng ChIẾn SĨ tên là OrIOn, đã có thù riêng với thần Zeus (chúa tể các Vị thần). Vị thần này đã phái nhiều thuộc hạ đến để khử chàng, nhưng không làm sao chống được chàng. Cuối cùng, ông đã dùng kế độc lừa lúc Chiến Sĩ OrIOn đi dẫn Chó đi săn thỏ (ChÓ LỚn và thỎ là 2 chòm sao nằm gần chòm sao ChIẾn SĨ), ông đã biệt phái một con bò Cạp có nọc độc cực mạnh cắn vào gót chân chàng. Orion đã chết một cách đau đớn vì chất nọc giết người của con vật này. nhưng vong hồn của vị Chiến Sĩ Orion bất tử này đã không chịu khuất phục. tử thần không đi xuống Âm Phủ, mà phiêu bạt đây đó để tìm cách trả thù con bò Cạp đã cướp đoạt mạng sống của mình. thấy vậy, Zeus liền đưa cả hai lên bầu trời, làm những vì sao chiếu sáng ban đêm, và cũng là để luôn nhắc nhở người đời không quên câu chuyện truyền thuyết này. tuy nhiên, vì vẫn theo sợ hãi của mình, chòm bò Cạp thường lẩn tránh chòm sao ChIẾn SĨ. Cho nên khi ta vừa thấy chòm sao ChIẾn SĨ vừa chớm mọc ở phương Đông, thì chòm bÒ CẠP đã vội vã lặn xuống chân trời tây, và chỉ “dám” xuất hiện khi thấy chòm sao ChIẾn SĨ đã đi khuất. thông thường, khi thấy chòm sao ChIẾn SĨ xuất hiện trên bầu trời thì ta sẽ không thấy chòm sao bÒ CẠP nữa. Và ngược lại, khi không thấy chòm sao ChIẾn SĨ nữa, thì chòm bÒ CẠP mới bắt đầu từ từ mọc lên ở phương Đông. bên Âu Châu, người Ái nhĩ Lan bảo rằng: Ông thần Săn Orion là một vĩ nhân người Ái nhĩ Lan trên bầu trời (!) người ả-rập cho rằng, Orion chính là thần Aljauzah và cũng là Al Jabbar có nghĩa là “to lớn”. Một truyền thuyết khác kể rằng, Orion là con trai của Poseidon được phái đến sinh sống bằng nghề săn bắn và đã lọt được vào mắt nàng Artemis, thần cai quản Mặt trăng. Vì quá yêu chàng thợ săn, nàng đã xao nhãng công việc chiếu sáng cho muôn loài khi Mặt trời đi nghỉ, nên thần nhà trời tìm cách cản phá mối tình giữa đôi trai tài gái sắc. Một hôm, người anh song sinh của nàng là Apollo dạo chơi cùng nàng, từ xa Apollo khéo hướng ánh sáng làm cho Orion trở thành một vệt đen giữa làn sóng sáng chói chang rồi thần thách nàng Artemis bắn trúng vết đen đó. trong niềm phấn khích có phần kiêu hãnh, Artemis lập tức giương cung phóng mũi tên lao thẳng vào đích được người anh thách đố. bằng kế đó, Apollo đã mượn tay Artemis thủ tiêu người mà nàng yêu quý. Khi biết được sự thật, nàng vô cùng xót thương và không quản mọi gian nguy, nàng đã mang được xác người mình yêu đặt lên trời thành chòm sao Orion và còn đưa thêm hai con chó nhìn lên những chòm sao  75 săn lên đó cùng chàng. Cẩn thận hơn, nàng còn dùng ba ngôi sao sáng nhất để đánh dấu cơ thể người yêu. Quá yêu thương người tình đã do nàng bất cẩn giết hại, nàng không thể tự an ủi được và từ đó nàng mất hết tình yêu vào cuộc sống. ChÒm SAO ChÓ Lớn (đại CẩU) nối dài đường kẻ từ thắt lưng của chòm ChIẾn SĨ về phía Đông nam, chúng ta sẽ gặp sao Sirius trong chòm ChÓ LỚn. nó chính là ngôi sao sáng nhất bầu trời từ xưa đến nay. Sirius có màu trắng xanh, độ sáng tương đối: -1,58; độ sáng tuyệt đối: +1,4. So với những ngôi sao mờ nhất (xem bằng mắt thường), thì nó sáng gấp 300 lần những sao đó. Sirius cách xa chúng ta 8,6 năm ánh sáng (có tài liệu ghi rằng 8,73), và đứng thứ 10 trong những ngôi sao gần ta nhất. Đó là một ngôi Sao Kép (tức là 2 ngôi sao đứng gần nhau, đến nỗi khi chúng ta nhìn cứ tưởng như là 1, độ sáng của chúng chính là tổng 2 độ sáng của chúng cộng lại). Sao Sirius A thì lớn hơn sao Sirius b rất nhiều lần, nhiệt độ bề mặt của sao Sirius A là 78200C, bán kính lớn gấp 1,8 lần Mặt trời, khối lượng nặng gấp 2,4 lần Mặt trời, nhưng tỉ trọng chỉ bằng 0,42 lần Mặt trời mà thôi. Còn sao Sirius b thì rất nhỏ và mờ. Độ sáng tương đối: +8,54; độ sáng tuyệt đối: +11,4. nhiệt độ bề mặt của Sirius b là 5.2500C, bán kính chỉ bằng 0,034 lần của Mặt trời, khối lượng chỉ bằng 0,96 lần của Mặt trời, nhưng tỉ trọng rất lớn: gấp 27 lần của Mặt trời ta. 76  Trần Thời trong các bản vẽ xưa thì ngôi sao Sirius nằm ở vị trí cái mũi của ChÓ LỚn, và tư thế của Con Chó này là đang ngồi chứ không phải là đang đứng. Chòm ChÓ LỚn có tên khoa học là Canis Major, tiếng Anh là the big Dog (hoặc the Great Dog), tiếng Pháp là Grand Chien, tiếng hán Việt là Đại Cẩu. Mọc vào khoảng từ đầu tháng Giêng đến cuối tháng 3 (suốt quý 1), nằm ở Vĩ tuyến 650n. Khoảng 21g00’ tối ngày 15 tháng 2 hàng năm, thì nó xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. hình: tam giác đều nổi tiếng trên bầu trời Quý 1. nhìn lên những chòm sao  77 Điều đặc biệt là 3 ngôi sao betelgeuse, Sirius và Procyon trong chòm sao ChÓ nhỎ lập thành một hình tam giác đều rất rõ ràng trên bầu trời (xem hình). ChÒm SAO ChÓ nhỏ (tiểU CẩU) ngôi sao Procyon ở hướng Đông của ngôi sao betelgeuse (trong chòm ChIẾn SĨ). Procyon là một ngôi sao kép, sáng cấp 1. Độ sáng tương đối của Procyon A là +0,53; độ sáng tuyệt đối là +2,8. Còn Procyon b thì mờ hơn, độ sáng tương đối là +10,8; độ sáng tuyệt đối là +3,1. Cả 2 ngôi sao Procyon A và Procyon b đều cách xa chúng ta 11,2 năm ánh sáng. nhiệt độ bề mặt của Procyon A là 7.8300C, bán kính lớn gấp 1,9 lần Mặt trời (xem “So sánh kích thước một số vì sao” ở phần Phụ Lục). Khối lượng nặng xấp xỉ với Mặt trời (Mặt trời = 1,0; Procyon = 1,1), và tỉ trọng chỉ bằng 0,16 lần của Mặt trời mà thôi. Chòm sao ChÓ nhỎ có tên khoa học là Canis Minor, tiếng Anh là the Little Dog, tiếng Pháp là Petit Chien, tiếng hán Việt là tiểu Cẩu. Mọc cùng một lúc với chòm ChÓ LỚn, Vĩ tuyến +50b. Khoảng 21g00’ tối ngày 10 tháng 3 hàng năm, thì nó xuất hiện ở vị trí cao nhất trên bầu trời. thần thoại hy Lạp kể lại rằng, Chiến sĩ Orion có hai con chó săn Canis Major và Canis Minor luôn trung thành với chủ, là trợ thủ đắc lực cho Orion mỗi cuộc săn bắn. Khi Orion bị Artemis sát hại khiến hai chó săn đau khổ suốt ngày không ăn, không uống gì chỉ kêu khóc thảm thương và thần Zeus động lòng thương bèn cho chúng lên trời cùng với chủ tạo nên chòm ChÓ LỚn và ChÓ nhỎ. 78  Trần Thời ChÒm SAO nGỰ PhU Mọc trước chòm ĐẠI hÙnG khoảng 6 giờ và sau chòm hOànG hẬu khoảng 6 giờ, nằm ở ngay phía tây của chòm DŨnG SĨ PErSEuS. Chòm nGỰ Phu gồm 5 sao chính xếp thành hình ngũ giác không đều. nếu từ cạnh ngắn nhất (từ sao θ đến sao Menkalinan), kéo một đoạn dài khoảng 6 lần đoạn đó thì tới sao bắc Cực (xem hình dưới). trong chòm có một ngôi sao mang độ sáng cấp 1, màu vàng, tên là Capella. theo bản vẽ của các họa sĩ thời xưa tưởng tượng, thì sao Capella là vị trí của con dê cái do chính ông ngự Phu ôm vào lòng. Sao Capella có nhiệt độ bề mặt là 3.8400C, hình: nGỰ Phu (Auriga) nhìn lên những chòm sao  79