🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nhặt Từng Chiếc Lá
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Nhặt Từng Chiếc Lá
Cổ Mộ và Ma Trí
Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động Nguồn: http://vnthuquan.net
Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.
https://thuviensach.vn
Mục lục
Mục lục
NHẶT TỪNG CHIẾC LÁ
ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI LÀ GIƯỜNG VƯỢT QUA SINH TỬ
DIỆU DỤNG CỦA THIỀN
TẤT CẢ ĐỀU LÀ THIỀN
KỲ HÌNH DỊ DẠNG
VÔ TÂM ĐẠO
SỨC HẤP DẪN MẠNH NHẤT PHẬT TẠI TÂM
BÁCH NIÊN NHẤT MỘNG TÂM VÀ TÍNH
BỎ XUỐNG!
AN TRÚ NƠI ĐÂU
ĐÓ CHÍNH LÀ THIỀN!
GƯƠNG SÁNG NGÀN NĂM TẬT TRỜI SINH
VẠN PHÁP GIAI KHÔNG
THƯỢNG PHONG, HẠ PHONG BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG MỘT TÁCH TRÀ
ÂN OÁN
TÂM ĐỘNG
NÚI TRONG HẠT CẢI
NGƯỜI MÙ CẦM ĐÈN ĐI ĐÊM ĐẦY HAY CHƯA?
MÀI NGÓI LÀM GƯƠNG
https://thuviensach.vn
THIÊN ĐƯỜNG – ĐỊA NGỤC GIẢI THOÁT
PHẬT – TƯỢNG GỖ
NIỀM VUI CUỘC SỐNG LỚN VÀ NHỎ
TRIỆU CHÂU KHAI THỊ NGỤ NGÔN CỦA PHẬT CHÂN TÂM
QUAN THẾ ÂM SỐNG TU
TỪ BI
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
Mục lục
MỤC LỤC
1. NHẶT TỪNG CHIẾC LÁ- Cổ Mộ
2. ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI LÀ GIƯỜNG - Ma Trí 3. VƯỢT QUA SINH TỬ - Cổ Mộ
4. DIỆU DỤNG CỦA THIỀN - Ma Trí
5. TẤT CẢ ĐỀU LÀ THIỀN - Cổ Mộ
6. KỲ HÌNH DỊ DẠNG - Cổ Mộ
7. VÔ TÂM ĐẠO - Cổ Mộ
8. SỨC HẤP DẪN MẠNH NHẤT - Cổ Mộ
9. PHẬT TẠI TÂM - Cổ Mộ
10. BÁCH NIÊN NHẤT MỘNG - Ma Trí
11. TÂM VÀ TÍNH - Cổ Mộ
12. BỎ XUỐNG! - Cổ Mộ
https://thuviensach.vn
13. AN TRÚ NƠI ĐÂU - Cổ Mộ
14. ĐÓ CHÍNH LÀ THIỀN! - Cổ Mộ
15. GƯƠNG SÁNG NGÀN NĂM - Cổ Mộ
16. TẬT TRỜI SINH - Cổ Mộ
17. VẠN PHÁP GIAI KHÔNG - Cổ Mộ
18. THƯỢNG PHONG, HẠ PHONG - Cổ Mộ
19. BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG - Ma Trí
20. MỘT TÁCH TRÀ - Ma Trí
21. ÂN OÁN - Ma Trí
22. TÂM ĐỘNG - Ma Trí
23. NÚI TRONG HẠT CẢI - Ma Trí
24. NGƯỜI MÙ CẦM ĐÈN ĐI ĐÊM - Ma Trí
25. ĐẦY HAY CHƯA? - Ma Trí
26. THIÊN ĐƯỜNG – ĐỊA NGỤC - Ma Trí
27. GIẢI THOÁT - Ma Trí
28. PHẬT – TƯỢNG GỖ - Ma Trí
29. NIỀM VUI CUỘC SỐNG - Ma Trí
30. LỚN VÀ NHỎ - Ma Trí
31. TRIỆU CHÂU KHAI THỊ - Ma Trí
32. NGỤ NGÔN CỦA PHẬT - Ma Trí
33. CHÂN TÂM - Ma Trí
34. TU - Ma Trí
35. TỪ BI - Ma Trí
Chú thích:
[1] Chúng tôi tạm mượn nhan đề một bài viết của Cổ Mộ làm nhan để loạt bài đăng trong chuyên mục “Góc Thiền” của tạp chí Kiến thức ngày nay. (Goldfish)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
NHẶT TỪNG CHIẾC LÁ
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 622, ngày 20.11.2007
Thiền sư Đỉnh Châu cùng một sa di đi ngang qua sân chùa. Bỗng một cơn gió ào tới, lá trên cây rụng xuống ào ào. Sư cuối xuống nhặt từng chiếc lá bỏ vào trong túi. Sa di thấy vậy bèn hỏi: “Thiền sư không phải nhặt đâu, mỗi sáng chúng ta đều sẽ quét dọn mà”.
Sư Đỉnh Châu điềm nhiên: “Không thể nói vậy được, chẳng lẽ quét dọn thì chắc sẽ sạch hết sao? Ta năng nhặt từng chiếc thế này, sẽ khiến cho mặt đất thêm sạch sẽ”.
Sa di: “Những chiếc lá rụng nhiều như vậy, ông nhặt đằng trước, nó lại rụng đàng sau, vậy nhặt bao giờ cho hết?”
Đỉnh Châu: “Lá không chỉ rụng trên mặt đất mà lá còn rụng trong tâm của chúng ta. Ta nhặt lá rụng trong lòng ta, hẳn có lúc sẽ sạch”.
Ngày xưa, khi Phật Đà còn tại thế, có một đệ tử tên là Chu Lợi Bàn Đà Gia rất đần độn. Anh ta đọc một bài kệ được câu sau thì đã quên câu trước. Phật hỏi biết làm gì, anh ta nói biết quét sân. Phật bèn bảo anh ta khi quét sân hãy niệm câu “phất trần tảo cấu” (quét bụi quét bặm). Anh ta theo như vậy một thời gian lâu và nghĩ bụng: bụi bẩn bên ngoài thì dùng chổi mà quét, vậy còn bụi bẩn trong lòng thì phải dùng cái gì mà quét?
Nghĩ được như vậy, là Chu Lợi Bàn Đà Gia đã bắt đầu trở nên thông minh rồi vậy.
Người ta nói:
https://thuviensach.vn
Thiền sư Đỉnh Châu nhặt lá rụng chính là nhặt những vọng tưởng và phiền nảo trong tâm. Khắp sông núi bao la có biết bao nhiêu là lá rụng, làm sao có thể nhặt hết? Nhưng lá rụng trong tâm nhặt được một chiếc lá là bớt đi một chiếc. Chỉ cần Thiền giả an tâm thì lập tức thấy cả đại thiên thế giới. Và chỉ cần tâm an tĩnh thì ai ai cũng có thể nhặt hết được những chiếc lá rụng trong lòng mình.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI LÀ GIƯỜNG
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 624, ngày 10.12.2007
Thi hào Tô Đông Pha thời Tống và vị thiền sư đồng thời Phật Ấn là đôi bạn thâm giao. Có một lần, Tô Đông Pha muốn đến thăm thiền sư Phật Ấn, bèn viết thư gởi trước nói rằng sư nên tiếp mình như sư Triệu Châu tiếp Triệu vương, không cần phải ra nghênh tiếp.
Tô Đông Pha tự cho rằng hẳn sư Phật Ấn sẽ hiểu diệu ý của mình, nghĩa là sư Phật Ấn sẽ tiếp đón mình bằng một nghi lễ hết sức long trọng theo kiểu: không tiếp mà tiếp. Nhưng khi Tô Đông Pha đến nơi lại thấy sư Phật Ấn chạy ra cổng chùa đón, bèn nói:
“Sao ông không thoải mái như sư Triệu Châu? Tôi đã nói rằng không cần phải đón rước làm chi, vậy mà ông không tránh khuôn sáo thường tục, lại còn chạy ra nghênh tiếp tôi như vầy”.
Tô Đông Pha nghĩ rằng mình nói như vậy nhất định sẽ khiến sư Phật Ấn lúng túng. Nhưng không ngờ sư lại trả lời bằng một bài kệ, rằng:
Triệu Châu đương nhật thiểu khiêm quang,
Bất xuất sơn môn nghênh Triệu vương;
Chẩm tự Kim sơn vô lượng tướng,
Đại thiên thế giới nhất thiền sàng.
Tô Đông Pha nghe rồi mới biết mình là kẻ phải lúng túng chứ không phải là sư Phật Ấn.
Bởi ý bài thi kệ trên của sư là:
https://thuviensach.vn
Năm xưa sư Triệu Châu cứ nằm yên trên giường, không trở dậy ra nghênh đón Triệu vương, đó là vì Triệu Châu thiếu khiêm tốn. Vậy đó cũng không phải là cảnh giới cao, còn Phật Ấn ta ra ngõ đón ông, ông lại cho rằng ta xuống chiếc giường bình thường đó sao? Đại thiên thế giới này đều là giường thiền của ta, tuy ông nhìn thấy ta xuống giường ra đón ông, nhưng thật ra chẳng phải ta vẫn đang nằm ngủ trên chiếc giường đại thiên ấy sao? Ông bạn Tô Đông Pha yêu quý của tôi ơi, ông chỉ nhìn thấy chiếc giường bình thường bằng tục nhãn, còn chiếc giường của Phật Ấn ta lại mênh mông đến vô hình kia!
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
VƯỢT QUA SINH TỬ
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 631, ngày 20.02.2008
Có một học tăng tên Đào Tự, tuy đã dốc lòng tu trì nhưng không thể nào chứng ngộ cho đặng. Đạo Tự buồn lòng quyết chí đi xa. Lúc lâm hành, đến pháp đường chào sư phụ Quảng Ngữ.
Đạo Tự: “Con đã phụ lòng sư phụ, mười năm quy y với sư phụ mà đến nay con không hiểu gì về Thiền! Rõ ràng là con không có duyên với cội Thiền nơi đây. Vậy con xin từ biệt thầy, vân du đến nơi khác”.
Sư Quảng Ngữ rất ngạc nhiên hỏi: “Ồ, tại sao không ngộ lại phải đi? Chẳng lẽ đến nơi khác thì có thể ngộ sao?”.
Đạo Tự thành thực: “Trừ khi ăn và ngủ ra, thời gian còn lại mỗi ngày con đều gắng công tu trì, nhưng không kết quả gì. Trong khi đó các huynh đệ con đều có sở ngộ. Giờ đây, từ đáy lòng con đã sinh mầm chán nản, con muốn đến một nơi nào đó để khổ tu”.
Sư Quảng Ngữ bèn khai thị: “Ngộ, là một thứ thể hiện bản tính bên trong, cơ bản là không thể hình dung được, cũng không thể truyền đạt cho người khác được, lại càng không thể nôn nóng học cho nhanh mà được. Người khác có cảnh giới trình độ của người ta, nó cùng với đường Thiền của con là hai sự khác nhau, tại sao phải trộn lẫn làm một?”.
Đạo Tự: “Nhưng con so với các huynh đệ như chim sẻ so với đại bàng, con lấy làm hổ thẹn lắm!”.
Sư Quảng Ngữ làm như không hiểu hỏi: “Thế nào là lớn, thế nào là nhỏ?”.
https://thuviensach.vn
Đạo Tự: “Đại bàng cất cánh thì có thể vượt qua mấy trăm dặm, còn con chỉ quanh quẩn mấy thước trên cành cây ngọn cỏ mà thôi!”.
Sư Quảng Ngữ: “Đại bàng cất cánh thì có thể bay qua hàng trăm dặm, vậy nó đã bay qua sinh tử chưa?”.
Người ta nói:
So sánh, phân bì là nguồn gốc của phiền não, như vậy làm sao có thể mượn Thiền mà ngộ đạo cho được. Đại bàng có thể vượt qua hàng trăm dặm, nhưng không thể vượt qua biển sinh tử. Đem đại bàng so sánh với chim sẻ cũng như so sánh nhanh với chậm, song Thiền lại là thứ đi ra từ trong tự tính bình đẳng. Bởi vậy, ngày nào Đạo Tự loại trừ được tâm phân biệt, so sánh mà trở về với tự tính bình đẳng thì lúc đó mới có sở ngộ.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
DIỆU DỤNG CỦA THIỀN
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 629, ngày 01.02.2008
Trên đường hoằng pháp, một hôm Thiền sư Tiên Nhai gặp đôi vợ chồng nọ đang cãi nhau dữ dội.
Người vợ: “Chồng chiếc gì mày, thực không đáng là đàn ông!”. Người chồng: “Mày còn chửi nữa, ông đánh bỏ mẹ bây giờ!”. Người vợ: “Bà cứ chửi đấy, cái đồ không đáng làm đàn ông!”.
Lúc đó, sư Tiên Nhai bèn hô lớn: “Mọi người nhanh nhanh đến đây mà xem này! Xem chọi trâu phải mua vé, xem đá dế hay đá gà cũng phải mua vé; còn bây giờ xem người đánh người miễn phí đây, mời mọi người mau mau đến xem!”.
Trong khi đó, đôi vợ chồng nọ vẫn tiếp tục chửi bới nhau dữ dội.
Người chồng: “Mày còn há họng nói một câu bảo ông không phải là đàn ông nữa, ông giết chết!”.
Người vợ: “Giết đi! Giết đi! Bà cứ nói: Mày không phải là đàn ông!”. Sư Tiên Nhai: “Hay quá, sắp có người bị giết rồi, mau mau đến xem nào!”.
Một người đi đường chạy đến nói: “Ông thầy chùa kia la lối om sòm cái gì vậy?
https://thuviensach.vn
Vợ chồng người ta cãi nhau. Mắc mớ gì đến ông mà ông xía vô?”
Sư Tiên nhai: “Sao lại không mắc mớ gì đến thầy chùa ta? Chú không nghe họ sắp giết nhau à ? Có người chết, đám ma nào mà lại không phải mời thầy chùa ta đến tụng kinh và đưa phong bì…?”.
Người đi đường: “Có lý gớm nhỉ? Vì phong bì mà ông mong người ta giết người!”.
Sư Tiên Nhai: “Không mong giết người cũng được, vậy bây giờ ta đi thuyết pháp đây!”.
Từ lúc sư Tiên Nhai và người đi đường lớn tiếng với nhau, hai vợ chồng nọ đã ngưng cuộc chửi bới, cùng chạy đến nghe xem ông thầy chùa và người đi đường cãi nhau chuyện gì.
Sư Tiên Nhai nói rồi, quay sang đôi vợ chồng nọ nói: “Băng giá dù lạnh và dày đến mấy cũng sẽ tan chảy khi ánh sáng mặt trời xuất hiện. Cơm canh có lạnh, nhen chút lửa hâm lại sẽ nóng. Vợ chồng sống ở với nhau la do duyên nợ, thì người này phải như ánh mặt trời, như ngọn lửa sưởi ấm của người kia. Ta hy vọng hai vợ chồng các con sẽ mãi yêu thương nhau!”.
Sư nói rồi đi tiếp. Đôi vợ chồng nọ đứng ngượng ngùng nhìn theo.
Người ta nói:
Đứng trước tình hình căng thẳng và khó xử trên, sư Tiên Nhai đã nhanh trí thu hút sự chú ý của đôi vợ chồng đang cãi nhau kia bằng cách tạo ra một cuộc “cãi vã kỳ lạ” khác giữa mình với người đi đường. Chính vì vậy, mâu thuẫn cực độ giữa hai vợ chồng nọ đã được hóa giải thật tự nhiên và nhẹ nhàng. Đó là chỗ diệu dụng, một nghệ thuật ứng biến trong Thiền Môn của
https://thuviensach.vn
các thiền giả.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
TẤT CẢ ĐỀU LÀ THIỀN
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 626, ngày 01.01.2008
Có một du tăng nghe tiếng Thiền phong của sư Vô Tướng cao diệu, muốn tìm đến tranh biện Thiền pháp. Nhưng gặp khi sư Vô Tướng vắng nhà, chỉ có sa di theo hầu ra tiếp:
“Sư phụ vắng nhà, có chuyện chi tôi có thể tùy ứng thay người”. Du tăng: “Ngươi hãy còn quá nhỏ, không được”.
Sa di: “Tuổi tuy nhỏ chứ trí tuệ không nhỏ à”.
Du tăng nghe vậy, bèn dùng ngón tay vẽ một vòng tròn nhỏ, chỉ về phía trước. Sa di dang hai tay vạch một vòng tròn lớn. Du tăng giơ một ngón tay, Sa di giơ năm ngón tay. Du tăng giơ ba ngón tay ra, Sa di chỉ tay vào mắt.
Du tăng kính sợ quỳ xuống lạy ba lạy, quay đầu bỏ đi. Vừa đi vừa nghĩ: Ta dùng tay vẽ một vòng tròn nhỏ chỉ về phía trước, ý hỏi Sa di kia rằng: trí lực của ngươi được bao lớn? Sa di dang tay vẽ một vòng lớn, ý trả lời: rộng lớn như đại dương. Ta lại giơ tay chỉ tới, ý hỏi tự thân anh ta như thế nào? Anh ta giơ năm ngón tay, ý trả lời: Thọ trì ngũ giới. Ta lại giơ ba ngón tay, ý hỏi: tam giới ra sao? Anh ta chỉ vào mắt, ý trả lời tam giới đều trong mắt.
Một Sa di thị giả mà cao minh như vậy, thì không biết hạnh huệ thiền sư Vô Tướng còn uyên thâm đến bậc nào nữa. Nghĩ lại, ta bỏ đi là thượng sách!
Sau đó, sư Vô Tướng trở về. Sa di thuật lại chuyện và nói: “Thưa sư phụ,
https://thuviensach.vn
không biết tại sao vị du tăng ấy lại biết trước đây còn làm nghề bán bánh. Ông ta vẽ một vòng tròn nhỏ, ý hỏi: bánh nhà ngươi to cỡ nào? Con dang hai tay, ý trả lời: Có to lớn gì đâu! Ông ta chỉ tay, ý hỏi: Một cái giá mấy ngàn? Con giơ năm ngón tay, ý trả lời: Năm ngàn. Ông ta lại giơ ba ngón tay, ý hỏi: Vậy ba ngàn có được không? Con chỉ tay vào mắt, ý trả lời: Không được, ông không phân biệt được bánh ngon, bánh dở à! Không ngờ, ông ta lại bỏ đi”.
Sư Vô Tướng nghe rồi, nói: “Tất cả đều là Pháp, tất cả đều là Thiền! Này, Sa di, người có hiểu không?”
Sa di ngơ ngẩn, đứng lặng.
Người ta nói :
Phật pháp xem trọng cơ duyên. Mà Thiền, chính là cơ duyên. Nếu hiểu được như vậy, thời không lúc nào là không Thiền, không chỗ nào là không Thiền, không người nào là không Thiền, không chuyện gì là không Thiền. Còn nếu không hiểu, thời nói năng huyên thiên không can hệ gì đến Thiền. Trong lịch sử Thiền, có thuyết trà của sư Triệu Châu, thuyết bánh của sư Vân Môn, đó đều là Thiền cả. Tục ngữ có câu “Người nói vô tâm, người nghe hữu ý”, cho nên sư Vô Tướng nói tất cả đều là Pháp, tất cả đều là Thiền vậy.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
KỲ HÌNH DỊ DẠNG
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 621, ngày 10.11.2007
Có một tín đồ hỏi thiền sư Mặc Tiên: “Vợ tôi tính keo kiệt, bủn xỉn, không chịu bỏ ra dù một đồng để làm việc tốt. Vậy ngài có thể mở lòng từ bi đến nhà tôi khai thị cho cô ấy, được không?”.
Sư Mặc Tiên đồng ý.
Khi sư đến, vợ người tín đồ ra đón, nhưng không có lấy một tách trà. Sư Mặc Tiên bèn nắm lấy một bàn tay lại, nói với chị ta: “Cô nhìn tay của ta xem. Nếu ngày nào cũng như vậy, thì cô nghĩ sao?”.
Vợ người tín đồ: “Nếu ngày nào cũng nắm lấy như vậy, tất sẽ sinh bệnh và trở nên kỳ hình dị dạng thôi!”.
Sư lại duỗi thẳng bàn tay ra, hỏi: “Vậy giả như ngày nào cũng như thế này thì sao?”.
Vợ người tín đồ: “Như thế cũng là dị dạng!”.
Sư Mặc Tiên: “Cô nói không sai, như vậy đều là kỳ hình dị dạng. Nếu chỉ biết ki bo, không biết bố thí, là dị dạng. Nhưng nếu chỉ biết hoang phí, không lo dành dụm thì cũng là dị dạng. Cho nên phải biết sử dụng tiền bạc của cải cho đúng, có vào có ra mới là hợp lý”.
Người ta nói:
Trên thế gian, có người quá hà tiện, có người lại quá xa xỉ. Đó đều không
https://thuviensach.vn
phải là nghĩa trung đạo của nhà Phật. Người hà tiện phải biết kết duyên với hỉ xả, đó là nhân tạo ra quả tài quả lộc, không gieo trồng thì làm sao có gặt hái? Ta nên biết điều hòa giữa quan niệm kinh tế và cách xử sự giữa người với người. Đó là ẩn dụ trong cái nắm tay của thiền sư Mặc Tiên.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
VÔ TÂM ĐẠO
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 623, ngày 01.12.2007
Văn Đạo là một du tăng, vì lòng ngưỡng mộ đạo phong của thiền sư Huệ Huân, nên không quản trèo non lội suối, vượt ngàn dặm đến tham bái.
Văn Đạo: “Mạt học Văn Đạo vốn mộ đạo phong của ngài từ lâu. Nay tìm đến đây xin ngài mở lượng từ bi khai ngộ cho!”
Huệ Huân: “Bây giờ trời đã tối, ngươi hãy tạm lưu lại đây đã!”
Sáng hôm sau khi Văn Đạo tỉnh giấc, đã thấy sư Huệ Huân đang nấu cháo. Lúc ăn, vì trong động thiếu bát, nên sư Huệ Huân với tay ra ngoài nhặt một chiếc đầu lâu khô, múc đầy cháo đưa cho Văn Đạo. Khi Văn Đạo còn đang chần chừ không biết nên tiếp lấy cái bát cháo đáng sợ đó hay không, thì sư Huệ Huân nói:
“Ngươi không có đạo tâm, không thực sự đến đây vì pháp. Ngươi lấy sự phân biệt thanh tịnh – ô uế và yêu – ghét để xử sự và tiếp vật. Như vậy thì làm sao có thể đắc đạo?”.
Người ta nói:
Yêu-Ghét, Phải-Trái, Được-Mất, Sạch-Bẩn… đó đều là lấy tâm phân biệt mà nhận thức thế giới. Thiền gia cho rằng Đạo chân chính thì không nghĩ thiện, không nghĩ ác, không ở sạch, không ở bẩn. Cho nên lòng phân biệt yêu – ghét, chối – nhận của Văn Đạo bị cho là Không Có Đạo Tâm.
https://thuviensach.vn
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
SỨC HẤP DẪN MẠNH NHẤT
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 632, ngày 01.03.2008
Có một cô gái nọ, không những rất giàu có và quyền thế mà còn vô cùng xinh đẹp. Nhưng cô ta lại luôn luôn cô đơn, sầu não vì không có ai là tri kỷ để tâm sự. Bởi vậy, cô bèn tìm đến sư Vô Đức để hỏi làm sao mới có thể hấp dẫn được người khác đến với mình.
Sư Vô Đức nói: “Lúc nào và nơi đâu cô cũng có thể kết giao được với mọi người, phải có tấm lòng nhân từ như Phật, nói một chút Thiền thoại, nghe một chút Thiền âm, làm một số Thiền sự, dụng một ít Thiền tâm. Như vậy cô sẽ trở thành người hấp dẫn”.
Có gái lại hỏi: “Thế nào là nói một chút Thiền thoại?”.
Sư Vô Đức: “Thiền thoại chính là những lời vui vẻ, những lời chân thật, những lời khiêm tốn, những lời giúp ích cho người khác”.
Cô gái: “Vậy thế nào là nghe một chút Thiền âm?”.
Sư Vô Đức: “Thiền âm chính là biến tất cả những lời nói hàng ngày thành những lời nói tế nhị, biến những lời nhục mạ thành những lời nhân từ, biến tất cả những lời chê bai thành những lời giúp đỡ, không để ý đến những tiếng khóc lóc ồn ào, không để ý đến những lời thô thiển khó nghe. Đó chính là Thiền âm”.
Cô gái: “Còn làm một số Thiền sự là như thế nào?”.
https://thuviensach.vn
Sư Vô Đức: “Thiền sự chính là việc bố thí, là việc từ thiện, là việc phục vụ và cứu giúp người khác”.
Cô gái: “Như thế nào thì gọi là dụng một ít Thiền tâm?”.
Sư Vô Đức: “Thiền tâm chính là xem tâm ta và người như nhau, xem tâm người trên và kẻ dưới như nhau, là tâm bao dung tất cả, là tâm phổ lợi cho tất cả”.
Cô gái đa tạ sư Vô Đức trở về. Từ đó cô không còn kiêu ngạo với người khác, không còn khoe giàu với người khác, không còn khoe đẹp với người khác mà trở nên khiêm nhường với mọi người, quan tâm đến người khác. Không lâu sau, cô trở thành “người phụ nữ quyến rũ nhất” vùng.
Người ta nói:
Thiền không phải là lý luận, mà Thiền là cuộc sống. Cuộc sống có Thiền, là có phép mầu vô bờ bến. Người có Thiền, gặp ai cũng sẽ được người đó trọng, đến đâu sẽ được nơi đó quý. Có Thiền, tiền đồ của con người cũng sẽ thênh thang rộng rãi hơn.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
PHẬT TẠI TÂM
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 633, ngày 10.03.2008
Có một tín đồ Phật giáo ngoan đạo nọ gặp việc nan giải, bèn đến chùa cầu xin Quan Âm “cứu khổ cứu nạn” cho mình. Khi vào chùa anh ta thấy một người đang đứng trước tượng Quan Âm khấn vái. Lạ một điều là người đó giống hệt tượng Quan Âm kia.
Tín đồ bèn hỏi: “Người có phải là Quan Âm không?”
Người nọ đáp: “Phải”.
Tín đồ: “Vậy sao Người còn khấn vái cầu xin chính mình?” Người nọ cười: “Vì ta gặp việc nan giải, nhưng ta biết cầu xin người khác không bằng cầu xin chính bản thân mình”.
Người ta nói:
Khi gặp những thất bại trong công việc, hay những điều buồn khổ trong cuộc sống, chúng ta thường cầu viện, dựa dẫm vào những thế lực siêu nhiên hoặc người khác. Mà chúng ta không hay rằng không ai hiểu mình bằng chính mình, không ai giúp mình bằng mình giúp mình. Nếu tự tin và cố gắng hết sức, thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách. Nếu người nào làm được điều đó, tức là đã trở thành Phật của chính mình.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
BÁCH NIÊN NHẤT MỘNG
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 618, ngày 10.10.2007
Thiền sư Đàm Dĩnh ở Kim Sơn vốn người vùng Chiết Giang, họ Khâu, hiệu Đạt Quan. Năm 13 tuổi, ông xuất gia quy y ở chùa Long Hưng. Năm 18 tuổi, sư đến kinh đô, trú tại hoa viên nhà thái uý Lý Đoan Nguyện.
Một hôm Lý thái uý hỏi sư rằng: “Người ta thường nói tới địa ngục, vậy rốt cuộc nó có tồn tại hay chăng?”
Sư Đàm Dĩnh đáp: “Chư Phật Như Lai thuyết pháp, trong không mà lại có, như mắt thấy quầng sáng trong không trung, vậy tuy có mà lại không. Bây giờ thái uý đang ở trong hiện hữu (hữu) mà muốn tìm kiếm cái không hiện hữu (vô), cũng như đưa tay vốc nước sông, là trong không mà có, điều đó quả đáng buồn cười vậy. Ví như người trước mắt chỉ thấy lao tù thì trong lòng sao có thể thấy được thiên đường?
Vui vẻ hay lo âu đều nơi tâm, mà thiên đường hay địa ngục cũng ở giữa nhất niệm (suy nghĩ), thiện hay ác cũng đều sinh ra từ đó. Nhưng nếu thái uý đoạn trừ (liễu) được tâm ấy, thì tự nhiên sẽ không còn nghi hoặc nữa”.
Thái uý: “Vậy như thế nào mới gọi là liễu tâm?”.
Sư: “Đừng suy nghĩ đắn đo về thiện – ác!”.
Thái uý: “Nếu không suy nghĩ đắn đo về thiện - ác, thì tâm biết nương tựa vào đâu?”.
Sư: “Tâm không nương tựa vào nơi nào cả, như kinh Kim Cương nói: Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm”.
https://thuviensach.vn
Thái uý: “Vậy khi chết, người ta đi về đâu?”.
Sư: “Chưa biết sinh, làm sao biết tử?”.
Thái uý: “Sinh thì tôi đã biết từ lâu rồi”.
Sư: “Vậy xin hỏi ngài: Sinh từ đâu tới?”.
Khi thái uý còn đang trầm ngâm, thì sư Đàm Vĩnh thoi vào ngực mà nói: “Chỉ tại đắn đo ở đây (tâm) chứ còn gì nữa?”
Thái uý: “Hiểu rồi, chỉ mãi mê muội mà không hay đã lầm đường lạc lối, phí thời gian”.
Sư: “Cuộc đời như một giấc mộng (Bách niên nhất mộng)”. Thái uý tỉnh ngộ, liền ngâm rằng:
“Ba mươi tám tuổi,
Mơ màng chẳng hiểu chi.
Đến khi hiểu biết,
Cũng nào khác vô tri.
Nước sông cuồn cuộn chảy,
Âm ỉ theo sườn đê,
Ngày nào sư khuất bóng,
Như biển đông sóng về”.
Người ta nói:
Sinh từ đâu tới? Tử đi về đâu? Đây là một vấn đề mà con người thường nghĩ tới, thậm chí đã trở thành đề tài nghiên cứu tìm tòi của nhiều người.
https://thuviensach.vn
Nhưng chưa ai có lời giải đáp thoả mãn. Phật Thích Ca và các thiền sư xưa đưa ra nguyên uỷ, nhưng lại không giải thích cặn kẽ cho thường nhân thấu triệt. Thành ra căn nguyên của sinh mệnh từ ngàn xưa đến nay vẫn là vấn đề luôn được nhiều người quan tâm tranh luận. Kỳ thực, hình tướng của sinh mệnh có thiên sai vạn biệt, song lý tính của sinh mệnh là: Tất cả đều bình đẳng. Nếu có thể hiểu rõ được các nghĩa lý của Phật giáo như duyên khởi tính không, tam pháp ấn, nghiệp thức và nhân quả, thì vấn đề: Sinh từ đâu tới? Chết đi về đâu? Không hỏi cũng có thể biết được vậy.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
TÂM VÀ TÍNH
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 634, ngày 20.03.2008
Có một học tăng tìm Quốc sư Huệ Trung tham bái, hỏi:
“Thiền là một tên gọi khác của Tâm, mà Tâm lại là Chân Như Thực Tính, nó không nhiều hơn ở Phật và cũng không ít hơn ở phàm nhân. Các tổ sư của Thiền tông lại đổi tên gọi Tâm ấy thành ra Tính. Vậy xin hỏi thiền sư: Tâm và Tính khác nhau như thế nào?”.
Sư Huệ Trung: “Lúc mê thì chúng có khác nhau (hữu sai biệt), lúc ngộ thì chúng không khác nhau (vô sai biệt)”.
Học tăng lại hỏi: “Kinh viết: Phật Tính là vĩnh cửu (thường), Tâm là không vĩnh cửu (vô thường). Như vậy, sao ông lại nói là không khác nhau?”.
Sư Huệ Trung: “Ngươi chỉ dựa vào lời mà không dựa vào nghĩa. Ví dụ như khi trời lạnh thì nước đóng thành băng, khi trời nóng băng tan ra thành nước; khi mê kết Tính thành Tâm, khi ngộ thì dung Tâm thành Tính. Tâm và Tính vốn là một, bởi vì có mê có ngộ cho nên mới có khác nhau là vậy”.
Người ta nói:
Trong giáo lý nhà Phật, Tâm - Tính có rất nhiều tên gọi khác nhau, như: Bản Lai Diện Mục, Pháp Thân, Thực Tướng, Tự Tính, Chân Như, Bản Thể, Chân Tâm, Bát Nhã, Thiền v.v. Đó đều là những phương pháp, tên gọi khác nhau trong nhận thức của người tu hành về một cái duy nhất là Bản Tính của con người. Mê và Ngộ tuy có sai biệt, nhưng Bản Tính lại vô sai biệt. Chẳng hạn cũng chỉ một thứ duy nhất là Vàng, nhưng từ nó người này có
https://thuviensach.vn
thể tạo ra Hoa tai, người kia tạo ra Nhẫn đeo, người nọ lại tạo ra Vòng tay v.v. Mà thực ra tất cả những hình thức, tên gọi ấy đều từ một thứ duy nhất là kim loại Vàng mà ra. Tâm và Tính cũng như vậy, tuy cũng có tên gọi khác nhau, nhưng thực chất đều chỉ một thứ duy nhất là Bản Thể của con người.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
BỎ XUỐNG!
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 635, ngày 01.04.2008
Khi Phật còn tại thế, có một vị Bà la môn tên Hắc Chỉ hai tay mang hai chiếc bình hoa đến ra mắt.
Phật thấy vậy bèn nói: “Bỏ xuống!”.
Hắc Chỉ đặt chiếc bình bên tay trái xuống.
Phật lại nói: “Bỏ xuống!”.
Hắc Chỉ đặt chiếc bình bên tay phải xuống.
Phật vẫn nói: “Bỏ xuống!”.
Hắc Chỉ ngạc nhiên nói: “Có hai chiếc bình hoa, tôi đã bỏ hết, chỉ còn hai tay không, đâu còn gì để bỏ xuống nữa. Xin hỏi Ngài bảo tôi bỏ cái gì?”.
Phật nói: “Ta hoàn toàn không bảo ngươi bỏ hai chiếc bình hoa kia xuống. Cái ta bảo ngươi bỏ xuống là bỏ cái lòng tự đắc, cái tâm kêu ngạo, là lục trần lục thức của ngươi kia. Khi ngươi buông bỏ tất cả những thứ ấy xuống, lúc ấy mới không còn gì để bỏ nữa, lúc ấy ngươi mới giải thoát khỏi xiềng xích sinh tử”.
Người ta nói:
“Bỏ xuống” nghe đơn giản là vậy, nhưng thực sự là chuyện hết sức khó khăn của con người. Người có công danh thì có thể bỏ công danh không?
https://thuviensach.vn
Người có tiền bạc thì có thể bỏ tiền bạc không? Người có ái tình thì có thể bỏ ái tình không? Người có sự nghiệp thì có thể bỏ sự nghiệp không?
Gánh nặng trên vai con người, áp lực trong lòng con người nào có khác gì hai bình hoa của Khắc Chỉ? Đó là nguồn gốc khiến cuộc sống con người phiền não, đau khổ. Vậy, muốn được thanh thản nhẹ nhàng, hãy quảng những gánh lo ấy đi! Hãy biết “bỏ xuống” để được hạnh phúc!
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
AN TRÚ NƠI ĐÂU
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 636, ngày 10.04.2008
Thời Đường, sư Đan Hà trên đường đến bái kiến sư Mã Tổ, gặp ông lão đi cùng một đứa bé. Sư Đan Hà thấy ông lão có tướng mạo phi phàm, bèn nói: “Xin hỏi, ông ở đâu?”.
Ông lão chỉ lên trời, chỉ xuống đất rồi trả lời: “Trên là trời, dưới là đất”. Ý nói trong vũ trụ đều là nhà của mình.
Sư Đan Hà lại hỏi tiếp: “Nếu trời sụp đất lở thì làm sao?”. Ý nói nếu vũ trụ bị tiêu diệt thì làm thế nào.
Ông lão hét lên: “Trời xanh! Trời xanh!”. Ý nói vũ trụ cũng nằm trong quy luật: Thành – Trụ - Hoại – Không.
Đứa bé đứng bên cạnh bấy giờ mới “Xuỵt” một tiếng. Ý nói nơi an trú của tự tính là bất sinh bất diệt.
Sư Đan Hà khen ngợi không thôi: “Thật là cha nào con nấy!” Người ta nói:
Trú tức là Ở, vậy người ta phải ở nơi đâu? Pháp sư Từ Hàng nói: “Chỉ cần tâm tự giác an tĩnh, thì nơi nào cũng tốt”; khắp vũ trụ đều là nhà.
Nhưng người ta thường trú trong thanh sắc lợi danh, mà thanh sắc lợi danh là những thứ biến đổi luôn luôn. Vậy thì làm sao có thể xem đó là nơi an lành?
https://thuviensach.vn
Nếu ai có thể định được tâm, không bị chìm đắm trong ngũ dục lục trần, lúc nào cũng an nhiên tự tại, thì còn lo chi chuyện trời long đất lở (tức những biến thiên, thay đổi của mọi sự vật hiện tượng)!
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
ĐÓ CHÍNH LÀ THIỀN!
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 637, ngày 20.04.2008
Vương Điền là một thầy thuốc giỏi, nhưng vẫn có nhiều người bệnh chết trên tay ông. Bởi vậy ông luôn cảm thấy sợ hãi vì cái bóng của thần chết. Một lần, trên đường đi khám bệnh, Vương Điền gặp một du tăng, bèn hỏi: “Thiền là cái gì?”.
Du tăng trả lời: “Ta cũng không biết phải nói thế nào với ông, nhưng có điều chắc chắn là, sau khi biết Thiền là gì rồi, ông sẽ không sợ chết nữa.”.
Được sự chỉ dẫn của du tăng, Vương Điền tìm đến thiền sư Nam Ẩn, nói rõ nỗi sợ hãi ám ảnh của mình và xin khai thị.
Sư Nam Ẩn nói: “Thiền không khó học. Bản thân ông là một thầy thuốc thì nên tận tâm vì bệnh nhân của ông, đó chính là Thiền!”.
Vương Điền không rõ chỉ ý của sư Nam Ấn, nên quay lại hỏi ba lần. Mà lần nào cũng nhận được câu nói: “Một thầy thuốc không nên phí thời gian ở nơi chùa chiền, mau quay về chăm sóc bệnh nhân đi!” của sư Nam Ấn.
Vương Điền nghĩ bụng: “Khai thị như vậy thì làm sao có thể tiêu trừ được sự sợ hãi cái chết?”. Vì vậy, trong lần tham bái thứ tư, Vương Điền nói: “Có một vị du tăng từng nói với tôi rằng học được Thiền sẽ không còn sợ cái chết. Mà mỗi lần đến đây hỏi, ngài cứ bảo tôi cần phải quan tâm chăm sóc bệnh nhân. Đương nhiên là tôi rất biết rõ việc đó, nhưng nếu nói đó là Thiền, thì tôi bất tất phải quay lại thỉnh giáo ngài làm gì!”.
Sư Nam Ẩn mỉm cười vỗ vai Vương Điền nói: “Có lẽ là ta nghiêm khắc với
https://thuviensach.vn
ông quá rồi, vậy ta cho ông một công án để ông tham cứu thử nhé!”.
Sư Nam Ẩn cho Vương Điền tham cứu thoại đầu “Triệu Châu vô”. Sau hai năm nghiền ngẫm về một chữ “vô”, Vương Điền trình bày những kiến giải của mình với sư Nam Ẩn. Sư Nam Ẩn nghe rồi nói: “Vẫn chưa vào được Thiền cảnh”.
Vương Điền lại chuyên tâm nhất trí suy tư thêm hơn một năm nữa, cuối cùng tự thấy tâm nhẹ nhàng, sáng rõ, cái khó của thoại đầu dần dần biến mất, “vô” đã trở thành chân lý. Vương Điền quan tâm chăm sóc bệnh nhân mà không biết tới sự quan tâm chăm sóc đó nữa. Ông đã thoát khỏi ám ảnh về sinh tử.
Khi Vương Điền đến gặp, sư Nam Ẩn cười nói: “Từ vong ngã đến vô ngã, đó chính là biểu hiện của Thiền tâm”.
Người ta nói:
Vương Điền là một thầy thuốc, nên thường xuyên tiếp xúc với cảnh sinh – lão – bệnh – tử, do vậy, ông sinh ra sợ cái chết. Sư Nam Ẩn bảo Vương Điền tận tâm vì bệnh nhân, chính là một hình thức tham Thiền, bởi một người vứt bỏ trách nhiệm và tình thương thì làm sao có thể nhập Thiền?
Khi Vương Điền thấu suốt được công án chữ “vô”, thì ông đã đạt tới cảnh giới đi từ hữu tâm đến vô tâm, từ hữu ngã đến vô ngã, từ hữu sinh đến vô sinh. Như vậy là đã vào được cảnh giới của Thiền, và không còn ám ảnh sợ hãi về cái chết nữa.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
GƯƠNG SÁNG NGÀN NĂM
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN 639, ngày 10.05.2008
Sau khi Mã Tổ sáng lập tu viện (tòng lâm), thiền sư Bách Trượng Hoài Hải nối tiếp lập ra hệ thống các quy tắc trong tu viện (thanh quy). Chủ trương cuộc sống “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (Ngày nào không làm, ngày đó không ăn) của sư Bách Trượng từng gặp nhiều khó khăn, bị chỉ trích vì trái với quy củ, giới luật trước đây của người tu hành Phật giáo, thậm chí có người cho sư là kẻ ngoại đạo.
Sở dĩ sư có hiệu Bách Trượng vì sư trụ trì ở tu viện trên núi Bách Trượng. Mỗi ngày, ngoài việc hướng dẫn tăng chúng tu tập, thì bản thân Bách Trượng cũng cuốc đất trồng rau, gánh nước, chặt củi, lao động thực thụ, và những việc lặt vặt thường nhật, sư cũng tự thân làm lấy, không phiền đến người khác.
Năm qua tháng lại, Bách Trượng già yếu, nhưng mỗi ngày sư vẫn theo chúng tăng đi chặt củi trồng rau, bởi cuộc sống nông Thiền là cuộc sống tự cung tự cấp. Các đệ tử thấy sư Bách Trượng già yếu, không muốn sư phụ phải lao động nặng nhọc nên xin sư ở nhà, nhưng Bách Trượng vẫn kiên quyết: “Ta mang thân làm người; cuộc sống nhân sinh nếu không tự mình lao động, chẳng lẽ để trở thành phế nhân hay sao?”.
Các đệ tử khuyên mãi không được, đành đem đòn gánh (để gánh củi) và cuốc giấu đi, không để cho sư phụ làm.
Hôm đó, đến bữa, Bách Trượng không ăn. Chúng đệ tử hỏi vì sao, sư trả lời: “Đã không làm, thì có thể được ăn sao?”.
https://thuviensach.vn
Các đệ tử không biết làm sao, đành trả nông cụ lại cho sư phụ. Bách Trượng lại tiếp tục sinh hoạt như thường. Tinh thần “Ngày nào không làm ngày đó không ăn” của sư Bách Trượng từ đó trở thành tấm gương sáng cho bao người.
Người ta nói:
Có người cho rằng tham Thiền không những giũ sạch trần duyên, mà thậm chí cũng không cần phải làm lụng gì, chỉ tập trung vào việc toạ Thiền. Không làm việc, rời xa cuộc sống như vậy có phải mới thật là Thiền không? Bách Trượng không những chủ trương Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực, mà còn hô hào: “Chặt củi, gánh nước… không gì là không Thiền”. Lời kêu gọi ấy đã vang vọng hơn ngàn năm, và sẽ còn vang vọng đến muôn đời sau.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
TẬT TRỜI SINH
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 640, ngày 20.05.2008
Thiền sư Bàn Khê thuyết pháp không những rõ ràng dễ hiểu, mà trước khi kết thúc ông thường để cho người nghe hỏi tất cả những điều còn nghi hoặc, thắc mắc và sư trả lời luôn tại chỗ. Bởi vậy, tín đồ phương xa đến bái kiến rất đông.
Ngày nọ, có một tín đồ đến nói: “Tôi trời sinh tật tính tình nóng nảy, vậy không biết phải sửa đổi thế nào?”.
Sư Bàn Khê: “Cái gì là Trời sinh? Ngươi đem nó ra đây cho ta xem thử, ta sẽ giúp ngươi sửa đổi nó”.
Tín đồ: “Không! Bây giờ thì không có, nhưng khi đụng chuyện thì nó mới nhảy ra”.
Sư Bàn Khê: “Nếu bây giờ không có, mà nó chỉ xuất hiện khi nào gặp chuyện, vậy thì lúc ngươi tranh chấp với người khác cũng chính là lúc ngươi tạo ra nó. Thế mà mà ngươi lại đổ tội ấy cho Trời sinh là sao?”.
Người ta nói:
Mọi vật trên thế gian này đều hình thành từ Duyên, không có cái gì do “Trời sinh”, mà chính bởi tự tâm ta tạo nên. Bản tính con người bao gồm cả thiện và ác, cho nên mới nói: “Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” (Tâm sinh tất mọi pháp đều sinh, tâm diệt thì mọi pháp cũng không còn). Vậy chỉ cần người ta hiểu được điều đó và có chí định, thì không có tật xấu nào là không thể sửa đổi được.
https://thuviensach.vn
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
VẠN PHÁP GIAI KHÔNG
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 641, ngày 01.06.2008
Tô Đông Pha là thi hào thời Tống rất mộ Thiền, thường đàm đạo và qua lại thân thiết với sư Phập Ấn. Một hôm, Phật Ấn đang đăng đàn thuyết pháp, Tô Đông Pha cũng đến nghe. Nhưng tới nơi thì mọi người đã ngồi chật kín cả. Phật Ấn nói với Tô Đông Pha: “Nơi này đã đầy người, không còn chỗ cho học sĩ ngồi nữa rồi”.
Tô Đông Pha nói: “Nơi nầy hết chỗ, vậy ta lấy cái thân Tứ đại Ngũ uẩn của Thiền sư làm chỗ ngồi vậy”.
Phật Ấn thấy Tô Đông Pha thuyết Thiền với mình bèn nói: “Ta có một câu muốn hỏi học sĩ, nếu học sĩ trả lời được, thì lão hoà thượng ta sẽ lấy thân thể mình làm ghế cho học sĩ; còn nếu học sĩ trả lời không được, chỉ xin lưu lại đây chiếc đai ngọc làm kỷ niệm”.
Tô Đông Pha nghĩ mình am hiểu Phật học, nên đồng ý. Sư Phật Ấn hỏi: “Tứ đại vốn Không, Ngũ uẩn cũng Không, xin hỏi học sĩ muốn ngồi vào đâu?”.
Tô Đông Pha cười, nhận thua.
Người ta nói:
Nhà Phật nói sắc thân của chúng ta do Tứ đại: Đất – Nước – Lửa – Gió hợp thành, nhưng chúng đều là hư giả, không có thực, cho nên không thể ngồi vào đó được. Tô Đông Pha không trả lời được câu hỏi của Phật Ấn, thành ra phải cởi đai để lại. Tương truyền, chiếc đai ngọc ấy hiện nay vẫn
https://thuviensach.vn
còn lưu giữ ở chùa Kim Sơn. (Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
THƯỢNG PHONG, HẠ PHONG
Tác giả: Cổ Mộ
Nguồn: KTNN số 642, ngày 10.06.2008
Một hôm sư Lâm Tế vân du đến chỗ sư Kim Ngưu.
Sư Kim Ngưu thấy sư Lâm Tế đến bèn cầm thiền trượng chận ngang cửa. Sư Lâm Tế gõ thiền trượng của sư Kim Ngưu ba lần, sau đó đi thẳng vào thiền đường, ngồi ở vị trí cao nhất.
Sư Kim Ngưu hỏi: “Phàm là học tăng hành cước vân du, khi đến chùa yết kiến trụ trì thì phải tuân theo những quy tắc nhất định, hành lễ chủ - khách. Ngay cả điều đơn giản như vậy mà sao ngươi cũng không biết?”.
Sư Lâm Tế hỏi: “Ta không hiểu lão thiền sư nói cái gì, ta đã gõ thiền trượng của lão ba lần, đó chả phải hành đủ lễ rồi sao?”.
Sư Kim Ngưu đang định nói tiếp thì bị sư Lâm Tế giật lấy thiền trượng đánh cho một gậy. Và đột nhiên nói: “Hôm nay ta không tiện!”. Sư Kim Ngưu tiện tay tát sư Lâm Tế một cái, nói: “Nhưng bây giờ thì ta lại rất tiện!”.
Sư Lâm Tế cười ha hả: “Rất đúng, hôm nay không tiện gặp rất tiện!”.
Sau đó sư Linh Hựu hỏi sư Ngưỡng Sơn: “Trong cuộc đối thoại của hai vị tiền bối đó, ai chiếm thế thượng phong?”. Sư Ngưỡng Sơn trả lời: “Người ở trên thì chiếm thượng phong, người ở dưới thì chiếm hạ phong!”.
Lúc đó có một tăng khác ngồi bên không hiểu lời sư Ngưỡng Sơn, bèn hỏi: “Người ở trên chưa chắc đã chiếm thượng phong, mà người ở dưới chưa
https://thuviensach.vn
hẳn chịu thế hạ phong. Thượng phong ở chỗ nào, hạ phong ở chỗ nào?”.
Sư Ngưỡng Sơn và sư Linh Hựu không hẹn mà cùng đồng thanh trả lời: “Thì đúng như ông nói, không có gió thì không có sóng!”.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 646, ngày 20.07.2008
Khi Tô Đông Pha đến Cô Châu ở Giang Bắc nhậm chức, ông thường qua đàm đạo với sư Phật Ấn trên chùa Kim Sơn ở bên kia sông. Một hôm, Tô Đông Pha làm được bài thơ Thiền tâm đắc bèn sai tiểu đồng sang sông gởi cho sư Phật Ấn xin ấn chứng. Thơ rằng:
Kế thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong xuy bất động
Đoan toạ tử kim liên
(Cúi đầu lạy đức Như Lai
Hào quang rạng rỡ chiếu soi muôn trời
Bát phong gào thét tơi bời
Toà sen Ngài vẫn mỉm cười ngồi yên.)
Sư Phật Ấn xem xong liền viết vào hai chữ, bảo tiểu đồng mang về.
Tô Đông Pha chắc mẫm thế nào cũng được sư Phật Ấn khen ngợi về sự tinh tấn trong tham thiền. Nhưng khi mở ra chỉ thấy hai chữ: “Đồ thối”. Không dằn được nóng giận, ông liền kêu đò qua sông tìm sư Phật Ấn để hỏi cho ra lẽ.
Sư Phật Ấn đã ra cổng chùa đón đợi sẵn. Tô Đông Pha vừa thấy sư liền lớn tiếng: “Ta với thiền sư là bằng hữu chi giao, thơ của ta, ông không khen thì thôi, cớ sao lại còn chửi mắng như vậy?”.
https://thuviensach.vn
Phật Ấn giả như không hiểu chuyện gì, hỏi: “Ta chửi ông cái gì?”. Tô Đông Pha đưa hai chữ “Đồ thối” ra.
Phật Ấn cả cười: “Chẳng phải ông đã nói là Bát phong xuy bất động à? Sao Đồ thối còn vượt sông sang bên nầy?”.
Tô Đông Pha không còn biết nói sao nữa.
Người ta nói:
Bát phong là tám thứ: Xưng, Cơ, Huỷ, Dự, Lợi, Suy, Khổ, Lạc (khen ngợi, chê bai, hạ thấp, đề cao, lợi lộc, tốn hao, khổ não, vui vẻ). Đây là các trạng thái tình cảm thường thấy thường gặp trong cuộc đời con người, được nhà Phật xem như tám loại gió. Phật được tôn là Thiên Trung Thiên, Thánh Chí Thánh, tám thứ gió ấy chẳng làm Ngài xuy chuyển (Bát phong xuy bất động).
Tô Đông Pha ca ngợi định lực ấy của Phật, và nghĩ rằng mình cũng đã được đến mức “Bát phong xuy bất động”. Sư Phật Ấn kiểm chứng bằng cách viết hai chữ “Đồ thối” (tức là chữ Suy trong Bát phong). Kết quả cho thấy: Tô Đông Pha chưa thể đạt đến cảnh giới “Bát phong xuy bất động”!
Cho hay, nói và tưởng thì dễ, nhưng làm thì thật khó.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
MỘT TÁCH TRÀ
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 647, ngày 01.08.2008
Chương thiền sư trên đường hành cước vân du, dừng lại tự viện của sư Đầu Tử. Một hôm, sau buổi lao động, sư Đầu Tử đưa cho sư Chương một tách trà giải khát, vừa đưa vừa hỏi:
“Tách trà này thế nào”.
Sư Chương tiếp lấy, trả lời: “Sum la vạn tượng đều ở trong này!”. Sư Đầu Tử lại hỏi: “Vậy nếu uống một hơi cạn hết thì sao?”. Sư Chương tạt tách trà xuống đất, hỏi lại: “Sum la vạn tượng ở đâu?”. Sư Đầu Tử: “Tiếc cho một tách trà!”.
Sư Chương: “Đó chẳng qua chỉ là một tách trà!”.
Sư Đầu Tử: “Nhưng sum la vạn tượng đều nằm trong đó!”. (Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
ÂN OÁN
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 648, ngày 10.08.2008
Có một Thiền tăng nguyện suốt đời làm người giữ mộ Đạt Ma sư tổ.
Thời Đường Đại Tông, mộ của sư tổ từng được phong hiệu là “Viên Giác đại sư không quán chi tháp”, cho nên người ta gọi vị Thiền tăng giữ mộ là Tháp chủ. Và nơi đây cũng trở thành thánh địa mà tương truyền mỗi Thiền sư đều phải đến tham bái ít nhất một lần trong đời.
Một hôm, sư Lâm Tế - truyền nhân thứ 13 của Đạt Ma – đến viếng mộ sư tổ. Tháp chủ hỏi: “Xin hỏi trưởng lão, ngài lễ Phật trước hay bái Tổ trước?”.
Sư Lâm Tế: “Mục đích ta đến đây không nhằm để lễ Phật mà cũng không nhằm để lễ Tổ!”.
Tháp chủ nghe thấy phật ý, bèn hỏi: “Lại xin hỏi đại đức, Phật và Tổ có oán thù gì ngài không?”.
Sư Lâm Tế nghe vậy bèn hỏi ngược lại: “Vậy Phật và Tổ có ơn nghĩa gì với ngài?”.
Tháp chủ nghe vậy câm lặng, không biết phải trả lời sao. Lát sau mới hỏi: “Vậy ta phải làm sao?”.
Sư Lâm Tế khai thị: “Diệt bỏ ân oán, nhận thức Phật pháp bình đẳng, có vậy mới thấy được bản lai diện mục của tổ sư”.
https://thuviensach.vn
Tháp chủ lại hỏi: “Như thế nào mới là Phật pháp bình đẳng?”. Sư Lâm Tế bèn đọc bài kệ của Tam tổ Tăng Xán thay cho câu trả lời:
Chí đạo vô nan
Duy hiềm giản trạch
Đãn mạc tăng ái
Đồng nhiên minh bạch.
Đến đạo thực chẳng khó
Chỉ cần không lựa chọn
Cũng đừng chấp ghét – yêu
Như vậy, lòng sáng tỏ.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
TÂM ĐỘNG
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 653, ngày 01.10.2008
Sau khi được Ngũ tổ Hoàng Nhẫn trao y bát, Huệ Năng đi về Nam Hải. Lúc qua chùa Pháp Tính, gặp khi sư Ấn Tông đang giảng kinh Niết Bàn, sư ghé vào.
Trong buổi giảng kinh, chợt lá cờ cắm trước cửa chùa bay phất phới. Một vị tăng kêu lên: “Cờ động”.
Vị tăng bên cạnh cãi: “Đó là gió động”.
Không ai chịu ai, tranh luận rất hăng. Huệ Năng đến gần hai vị tăng, lắng nghe một lát rồi tốn nói: “Không phải cờ động, cũng không phải gió động, mà là tâm của hai vị đang động”.
Hai vị tăng nghe vậy, hốt nhiên đại ngộ.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
NÚI TRONG HẠT CẢI
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 654, ngày 10.10.2008
Trong một lần trò chuyện, thứ sử Lý Bột hỏi thiền sư Trí Thường: “Kinh Phật có nói: Núi Tu Di chứa hạt cải, hạt cải chứa núi Tu Di. Tôi không hiểu tại sao hạt cải nhỏ bé lại có thể chứa ngọn núi Tu Di to lớn như vậy được?”.
Sư Trí Thường cười: “Tôi nghe người ta nói ông đã đọc vạn quyển sách, không biết lời đồn đó có đúng không?”.
“Đương nhiên là đúng!” – Lý Bột trả lời với vẻ dương dương tự đắc. “Vậy vạn quyển sách ông đã đọc, bây giờ để ở đâu?”.
Lý Bột chỉ tay vào đầu: “Tất cả đều nằm ở trong này!”.
Sư Trí Thường lại nói: “Thật kỳ quái! Đầu ông chẳng qua chỉ to bằng trái dừa là cùng, sao lại có thể chứa được cả vạn quyển sách? Ông có định gạt người ta không đấy?”.
Lý Bột đứng lặng, rồi gật gù.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
NGƯỜI MÙ CẦM ĐÈN ĐI ĐÊM
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 655, ngày 20.10.2008
Một tăng nhân đi đêm, thấy có một người cầm đèn lồng đi ngược lại về phía mình. Lúc đến gần, vị tăng mới phát hiện người cầm đèn kia mù.
Vị tăng cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi: “Ngươi là một người mù, sao còn cầm đèn làm gì? Định cho người ta lầm tưởng mình không bị mù sao?”.
Người mù nói: “Không phải, tôi nghe người ta nói những kẻ đi đêm đều không thấy gì giống như tôi đây, cho nên mỗi lần đi đêm tôi đều cầm đèn theo”.
Vị tăng lại hỏi: “Thì ra ngươi vì người khác, thật tốt bụng!”. Người mù trả lời: “Không, chẳng qua tôi cũng vì mình mà thôi!”. Vị tăng ngạc nhiên: “Tại sao?”.
Người mù: “Ngài có từng bị người khác đụng phải khi đi đêm chưa?”. Vị tăng đáp: “Có chứ, vừa rồi ta bị một người vô ý đụng phải đấy”.
Người mù nói: “Tôi là người mù, không thấy gì cả. Nhưng xưa nay tôi chưa từng bị ai đụng. Tôi cầm đèn là để soi sáng cho người ta, mà cũng để người ta nhìn thấy tôi”.
Vị tăng cảm thán hồi lâu.
https://thuviensach.vn
Người mù lại nói: “Một người không thể nhìn thấy người khác được, nhưng anh ta có thể khiến người khác nhìn thấy mình. Như vậy, so với chuyện cả hai bên đều không thấy nhau, chẳng tốt hơn hay sao?”.
Vị tăng kinh ngạc: “Ta bôn ba khổ sở đi tìm Phật, không hay rằng Phật đang ở trước mặt mình!”.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
ĐẦY HAY CHƯA?
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 656, ngày 1.11.2008
Một hôm có học tăng nọ nói với sư Vô Đức: “Sư phụ, con cảm thấy tu học ở chỗ người đã đủ, bây giờ con muốn xin được hành cước vân du”.
“Đủ rồi nghĩa là sao?”.
“Nghĩa là đầy rồi, không còn chỗ để chứa nữa!”.
Sư Vô Đức chỉ chiếc bình bên cạnh bảo: “Trước khi đi, ngươi hãy nhặt sỏi bỏ đầy chiếc bình này cho ta”.
Học tăng vốc mấy vốc sỏi bỏ vào bình, mang đến cho sư phụ. Sư Vô Đức hỏi: “Đầy chưa?”.
Học tăng: “Đầy rồi!”.
Sư Vô Đức bèn vốc một nắm cát bỏ vào bình. Những hạt cát len lỏi xuống hết những khe hở giữa các viên sỏi.
Sư Vô Đức lại hỏi: Đầy chưa?”.
“Lần này quả là đầy rồi!”. Học tăng khẳng định.
Sư Vô Đức tiện tay cầm chung nước trà trên bàn đổ vào bình cát sỏi rồi tiếp tục hỏi: “Đầy chưa?”.
https://thuviensach.vn
Học tăng im lặng, cuối cùng xin được ở lại học tiếp. (Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
MÀI NGÓI LÀM GƯƠNG
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 657, ngày 10.11.2008
Mã Tổ tập thiền. Sư Hoài Nhượng đến hỏi: “Ngươi ngồi thiền làm gì?”. Mã Tổ: “Làm Phật!”.
Hoài Nhượng cầm một miếng ngói ngồi mài trước mặt Mã Tổ. Mã Tổ hỏi: “Người mài ngói làm gì?”.
Hoài Nhượng: “Làm gương!”.
Mã Tổ: “Ngói có thể mài thành gương được sao?”.
Hoài Nhượng: “Ngói không thể mài thành gương, vậy ngồi thiền có thể thành Phật được ư?”.
Mã Tổ nghe vậy vội hỏi: “Thế nào mới phải?”.
Hoài Nhượng đáp: “Nếu ngồi trên xe do trâu kéo, xe không chạy, ngươi đánh xe hay đánh trâu?”.
Mã Tổ không trả lời được.
Hoài Nhượng tiếp: “Ngươi học ngồi thiền hay học làm Phật? Nếu học ngồi thiền thì thiền không ở chỗ nằm, ngồi; nếu học làm Phật thì Phật hoàn toàn không chỉ có một định hướng. Pháp môn bản lai là vô trụ, trong đó không nên có tâm thủ xả. Ngươi cho rằng ngồi thiền mà thành Phật thì cũng như
https://thuviensach.vn
giết Phật, nếu ngươi chấp trước ở định tưởng trường toạ bất động thì chưa hiểu cái lý ấy”.
Mã Tổ nghe xong như tỉnh khỏi cơn mê. Lại hỏi: “Dụng tân như thế nào mới hợp với tam muội vô tướng?”.
Hoài Nhượng: “Ngươi học tâm địa pháp môn như gieo hạt giống, ta thuyết pháp như làm mưa móc, nếu nhân duyên của ngươi hợp, tự nhiên sẽ thấy Đạo”.
Mã Tổ hỏi tiếp: “Đạo vốn không có sắc tướng để nhìn thấy, vậy làm sao thấy được nó?”.
Hoài Nhượng: “Tâm địa pháp nhãn sẽ tự có thể thấy Đạo, tam muội vô tướng cũng theo đạo lý ấy”.
Mã Tổ: “Cái này có thành, hoại hay không?”.
Hoài Nhượng: “Kẻ theo thành-hoại, tụ-tán không phải là Đạo”. Nói xong lại ngâm:
Đất tâm ngậm hạt giống
Gặp mưa sẽ nảy mầm
Tam muội hoa vô tướng
Thành-hoại, sao mãi lầm?
Mã Tổ nghe Hoài Nhượng khai thị thấy tâm trí sáng láng. Từ đó nguyện làm thị giả theo sư Hoài Nhượng chín năm, cuối cùng thấu triệt được sự áo diệu của tâm pháp Phật học.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
THIÊN ĐƯỜNG – ĐỊA NGỤC
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 658, ngày 20.11.2008
Có người nọ siêng ăn nhác làm nên bị cha mẹ đuổi đi. Anh tìm đến xin tu ở một ngôi chùa vì tưởng rằng vào đây chỉ việc ăn, không phải làm lụng cực khổ gì cả, lâu ngày lại được thành Phật, chẳng còn gì sung sướng bằng. Nhưng anh ta không ngờ sư trụ trì bắt mình làm bao nhiêu việc: gánh nước, bửa củi, cuốc đất, nấu nướng v.v… Chẳng bao lâu sau, anh ta chịu không nổi, đành phải bỏ chùa đi ăn mày rồi chết đói.
Xuống âm phủ, anh ta hết sức ngạc nhiên vì cuộc sống nơi đây rất nhàn nhã, anh ta tha hồ ăn uống rồi ngủ mà không phải làm bất cứ việc gì. Anh ta gặp Diêm vương bèn hỏi: “Đây là địa ngục hay thiên đường?”.
Diêm vương trả lời: “Đây chính là địa ngục! Ngươi không phải làm gì cả, cứ việc hưởng thụ đi, sau này sẽ biết!”.
Anh nghĩ bụng: Biết cái gì? Địa ngục mà toàn sơn hào hải vị, nệm ấm gối êm thế này sao? Nếu biết sớm như vầy, ta đã tự sát để xuống địa ngục hưởng cuộc sống sung sướng này từ lâu rồi.
Thế là từ đó, anh ta chỉ việc ăn và ngủ. Nhưng một thời gian sau, anh ta phát phì và cảm thấy buồn chán. Anh ta bèn tìm Diêm vương nói: “Lâu nay tôi chỉ ăn và ngủ, không khác gì loài heo; tôi đã chán ngấy cảnh sống này lắm rồi, ông hãy giao cho tôi một việc gì đó, khổ cực một chút cũng được”.
Diêm vương trả lời: “Ở đây xưa nay các khoản ăn chơi thì muốn gì được nấy, ngoài trừ việc làm”.
https://thuviensach.vn
Anh ta đành quay về. Một thời gian sau, anh ta hoàn toàn chán ngán việc ăn chơi, lại đi tìm Diêm vương: “Tôi không muốn ở đây nữa, tôi chịu hết xiết rồi, hãy cho tôi xuống địa ngục ngay đi!”.
Diêm vương trừng mắt: “Ta đã nói với ngươi từ trước rằng đây chính là địa ngục, sao ngươi vẫn tưởng là thiên đường? Ta nhắc lại: Đây là địa ngục thực sự và ngươi sẽ phải ở đây vĩnh viễn vì tội lười biếng”.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
GIẢI THOÁT
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 659, ngày 01.12.2008
Khi chưa ngộ đạo, sư Đạo Tín tìm đến bái kiến Tam tổ Tăng Xán và nói: “Xin Ngài giải thoát cho con”.
Tăng Xán hỏi: “Ai trói buộc ngươi?”.
Đạo Tín ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời: “Không ai cả!”.
Tam tổ cười: “Đã không ai trói buộc thì ngươi là người tự do rồi, mà đã tự do thì còn cần gì phải nhờ ta giải thoát nữa?”.
Nghe đến đó, Đạo Tín bừng tỉnh ngộ. Sau này, Đạo Tín được truyền y bát, trở thành Tứ tổ của Thiền tông Trung Hoa.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
PHẬT – TƯỢNG GỖ
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 660, ngày 10.12.2008
Sư Thiên Nhiên trụ trì chùa Huệ Lâm ở Lạc Dương. Một năm nọ trời bỗng rất lạnh. Củi đốt trong chùa đã hết, sư bèn lên đại điện vác tượng Phật bằng gỗ xuống chẻ nhỏ và kêu chúng tăng đến cùng sưởi ấm.
Các tăng thấy vậy đều hết sức ngạc nhiên, xì xào trách móc về hành động đốt tượng Phật kỳ quái của sư phụ.
Sư Thiên Nhiên thấy vậy điềm nhiên nói: “Là ta muốn đốt tượng tìm xá lị!”.
Các tăng đều ngạc nhiên: “Tượng gỗ thì làm gì có xá lị?”.
Sư Thiên Nhiên cười nói: “Mọi người đã biết đây chỉ là tượng gỗ, tại sao còn trách ta bất kính với Phật?”.
Tăng chúng nghe vậy đều lặng im.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
NIỀM VUI CUỘC SỐNG
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 661, ngày 20.12.2008
Một hôm, có ba tín đồ gặp sư Vô Đức hỏi: “Người ta nói Phật giáo có thể giải trừ đau khổ của con người, nhưng chúng tôi theo đạo Phật đã nhiều năm mà chẳng thấy vui vẻ gì cả, như vậy là sao?
Sư Vô Đức nói: “Muốn vui vẻ thì có khó gì! Nhưng trước tiên các ông thử nói cho ta biết xem, rằng vì sao các ông phải sống?”.
Người thứ nhất nói: “Con người ai cũng phải chết, cho nên tôi phải sống”.
Người thứ hai nói: “Tôi phải sống và ra sức làm việc để khi già cả có cái mà hưởng thụ và cho con cháu được nhờ”.
Người thứ ba nói: “Tôi phải sống, nếu không thì ai nuôi cả nhà tôi?”.
Sư Vô Đức nói: “Như vậy chẳng trách các ông không thấy niềm vui trong cuộc sống. Các ông chỉ nghĩ đến cái chết, già cả và lao động khổ nhọc mà không có lý tưởng, không có niềm tin, không có trách nhiệm. Cuộc sống mà thiếu lý tưởng, niềm tin và trách nhiệm thì mệt mỏi và đáng chán là phải rồi!”.
Ba tín đồ nói: “Ba điều ấy nói thì có vẻ rất hay, nhưng đâu có dễ như ăn cơm được!”.
Sư Vô Đức nói: “Vậy thì theo các ông , cuộc sống như thế nào mới vui sướng?”.
https://thuviensach.vn
Người thứ nhất: “Phải có Danh vọng!”.
Người thứ hai: “Phải có Tình yêu!”.
Người thứ ba: “Phải có Tiền bạc!”.
Sư Vô Đức nói: “Vậy ta hỏi các ông: Tại sao người có danh vọng nhưng vẫn rất buồn chán? Có người có tình yêu sao vẫn đau khổ? Có người có tiền bạc sao vẫn lo âu?”.
Ba tín đồ không biết trả lời sao.
Sư Vô Đức tiếp: “Lý tưởng, niềm tin và trách nhiệm không phải là những lời nói suông, mà chúng phải được thể hiện ngay trong cuộc sống mỗi ngày từng giờ từng phút. Các ông phải thay đổi quan niệm, thái độ về cuộc sống thì cuộc sống của các ông mới thay đổi được. Danh vọng phải phục vụ cho mọi người, vậy mới vui; tình yêu phải hiến dâng cho kẻ khác, vậy mới có ý nghĩa; tiền bạc phải giúp đỡ người nghèo khó, vậy mới có giá trị. Đó là niềm vui chân chính của cuộc sống con người”.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
LỚN VÀ NHỎ
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 663, ngày 10.01.2009
Có một Phật tử tìm sư Vô Đức hỏi: “Cùng một trái tim mà sao lúc thì nó lớn, lúc thì nó nhỏ?”
Sư Vô Đức không trả lời trực tiếp mà nói: “Ngươi hãy nhắm mắt lại và xây một toà lâu đài bằng trí tưởng tượng đi”.
Phật tử làm theo, lát sau nói: “Xây xong rồi!”.
Sư Vô Đức lại nói: “Bây giờ ngươi hãy nhắm mắt lại và tạo ra một sợi lông bằng tưởng tượng đi”.
Phật tử làm theo, lát sau lại nói: “Sợi lông đã thành hình”.
Lúc bấy giờ sư Vô Đức hỏi: “Khi xây toà lâu đài, ngươi chỉ dùng tâm của ngươi thôi hay còn mượn tâm của người khác nữa?”.
Phật tử: “Chỉ dùng tâm của tôi.”.
Sư Vô Đức lại hỏi: “Vậy khi ngươi tạo sợi lông, ngươi chỉ dùng một phần hay dùng toàn bộ tâm của ngươi?”.
Phật tử: “Dùng toàn tâm!”.
Sư Vô Đức cười: “Ngươi xây một toà lâu đài nguy nga đồ sộ cũng chỉ dùng một cái tâm, mà ngươi tạo ra sợi lông tí tẹo cũng chỉ dùng một cái tâm đó. Như thế nghĩa rằng tâm ngươi có khi lớn mà cũng có khi nhỏ là vậy”.
https://thuviensach.vn
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
TRIỆU CHÂU KHAI THỊ
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 664, ngày 20.01.2009
1. Có một nữ ni tìm đại sư Triệu Châu hỏi: “Ý chỉ huyền bí nhất của nhà Phật là gì?”.
Sư Triệu Châu đưa tay vuốt má nữ ni rồi nói: “Là thế này!”. Nữ ni đỏ mặt giận dữ: “Không ngờ trong lòng ông vẫn còn như vậy”. Sư Triệu Châu: “Không, đó bởi trong lòng ngươi vẫn còn như vậy!”.
2. Có một học tăng hỏi sư Triệu Châu: “Chó có Phật tính không?”. Sư Triệu Châu: “KHông!”.
Học tăng: “Sao tôi nghe nói từ chư Phật đến con sâu cái kiến đều có Phật tính, vậy cớ gì chó lại không?”.
Sư Triệu Châu: “Vì nó còn nghiệp thức”.
Một học tăng khác hỏi: “Chó có Phật tính không?”.
Sư Triệu Châu: Có!”.
Học tăng: “Nếu có, sao nó phải mang kiếp chó?”.
Sư Triệu Châu: “Vì nó biết rõ mà còn cố phạm!”.
https://thuviensach.vn
3. Một hôm, tình cờ sư Triệu Châu thấy Văn Viễn (là thị giả của ông) đang lạy Phật, sư bèn phang cho một gậy và hỏi: “Ngươi đang làm gì đó?”.
Sư Triệu Châu: “Lạy Phật làm gì?”.
- “Lạy Phật là lạy Phật, đó là một hảo sự mà!”.
Sư Triệu Châu thân ái nói: “Hảo sự không bằng vô sự”.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
NGỤ NGÔN CỦA PHẬT
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 666, ngày 10.02.2009
Trong một lần thuyết pháp, Phật kể: “Có anh lái buôn giàu có nọ lấy được bốn cô vợ. Cô thứ nhất nhanh nhẹn đáng yêu, lúc nào cũng ở bên chồng như hình với bóng. Cô thứ hai là một mỹ nhân, anh lái buôn dùng tiền để mua về. Cô thứ ba tận tình lo những chuyện vặt vãnh trong nhà để chồng yên tâm làm ăn. Cô thứ tư tháo vát, đảm đang, lo toan mọi việc, nhưng anh chồng gần như quên mất sự tồn tại của cô.
Lần nọ, anh lái buôn chuẩn bị đi xa, bèn quyết định, chọn một người đi theo mình. Cô thứ nhất nói: “Anh hãy đi một mình, tôi không thể theo hầu hạ anh được”. Cô thứ hai nói: “Tôi bị ép buộc lấy anh, chứ có thật lòng yêu anh đâu”. Cô thứ ba nói: “Tôi tuy là vợ anh nhưng không thể dầm mưa dãi nắng nơi đất khách quê người cùng anh được; vì tình nghĩa vợ chồng, tôi chỉ có thể tiễn anh một quảng thôi”. Cô thứ tư nói: “Tôi là vợ anh, anh đi đâu, tôi theo đó”. Thế là anh lái buôn dẫn cô vợ thứ tư đi.
Kể xong câu chuyện, Phật giảng giải: “Anh lái buôn cũng như các ngươi. Người vợ thứ nhất chỉ nhục thể của các ngươi; khi các ngươi còn sống, nó gắn liền với thân thể các ngươi, nhưng khi các ngươi chết, nó cũng rời xa các ngươi. Người vợ thứ hai chỉ gia tài, sản nghiệp của các ngươi; khi chết, các ngươi cũng không thể mang theo được. Người vợ thứ ba chỉ vợ con các ngươi; khi các ngươi còn sống, họ gần gũi với các ngươi, còn khi các ngươi chết, nó cũng cách chia đôi đường. Người vợ thứ tư chỉ tự tính của các ngươi; lúc bình thường các ngươi không để ý đến sự tồn tại của nó, nhưng nó thực sự là cái vĩnh viễn gắn liền và đi theo các ngươi suốt cả cuộc đời”.
https://thuviensach.vn
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
CHÂN TÂM
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 667, ngày 20.02.2009
Có một cư sĩ nghe danh vị cao tăng nọ, bèn tìm tới tham vấn. Hai người gặp nhau, chuyện trò rất tương đắc. Đến bữa trưa, chú tiểu trong chùa của cao tăng dọn ra hai dĩa cơm, một lớn một nhỏ, mời hai người.
Vị cao tăng nọ đẩy dĩa lớn đến mặt cư sĩ nói: “Ngươi dùng dĩa lớn đi!.”
Theo lẽ thường thì vị cư sĩ kia sẽ đẩy dĩa lớn nhường lại cho vị cao tăng để tỏ lòng kính trọng, nhưng vị cư sĩ này không làm thế mà cứ điềm nhiên ăn. Vị cao tăng thấy vậy không khỏi nhíu mày, nghĩ bụng: “Ta cứ tưởng hắn tuệ căn bất phàm, ai ngờ cả lễ nghĩa thông thường mà hắn cũng không biết!”.
Cư sĩ ăn xong, thấy vị cao tăng vẫn chưa động đũa mà vẻ mặt có vẻ không vui, bèn cười hỏi: “Sao ngài không ăn?”.
Vị cao tăng không trả lời. Cư sĩ lại cười, tiếp: “Tôi đang đói nên chỉ lo ăn mà quên mất cả chuyện kính nhường ngài. Nếu tôi đã nhường dĩa lớn ngài nhường cho tôi thì đó không phải là bản ý của tôi. Mà đã không phải là bản ý của tôi thì tôi phải làm như vậy để làm gì? Tôi muốn hỏi ngài rằng ngài nhường cho tôi với mục đích gì?”.
Vị cao tăng nói: “Thì để ngươi ăn!”.
Cư sĩ lại nói: “Nếu vậy ngài ăn cũng là ăn, mà tôi ăn cũng là ăn, hà tất ngài phải nhường cho tôi! Chẳng lẽ ngài nhường dĩa lớn cho tôi không phải xuất phát từ chân tâm? Nếu không xuất phát từ chân tâm thì tại sao ngài còn làm
https://thuviensach.vn
vậy?”.
Cao tăng nghe nói tới đó bỗng tỉnh ngộ, bèn xấu hổ cáo lui. (Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
QUAN THẾ ÂM SỐNG
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 670, ngày 20.03.2009
Có một tín đồ Phật giáo rất sùng kính Quan Thế Âm Bồ Tát. Nghe người ta nói Quan Thế Âm Bồ Tát thường xuất hiện tại đạo tràng ở núi Phổ Đà ngoài Nam Hải, anh ta khăn gói lên đường chiêm bái.
Sau bao gian lao, vất vả, cuối cùng anh ta cũng đến được núi Phổ Đà. Nhưng tìm mãi chẳng thấy Bồ Tát đâu, anh ta bèn hỏi một vị hoà thượng: “Xin hỏi đại sư, sao tôi không thấy chân thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát?”.
Hoà thượng cười nói: “Quan Thế Âm Bồ Tát hoá thân thành muôn hình vạn tướng, không đâu là không có, không lúc nào là không hiển hiện”.
Anh ta lại hỏi: “Nếu vậy sao tôi không thấy? Làm sao thấy được Quan Thế Âm Bồ Tát?”.
Hoà thượng hỏi: “Anh có thật lòng muốn thấy Quan Thế Âm Bồ Tát không?”.
Anh ta đáp: “Đương nhiên là muốn rất thật lòng”.
Hoà thượng lại nói: “Anh đến núi Phổ Đà tìm Bồ Tát, còn Bồ Tát lại về nhà anh tìm anh rồi! Thôi, anh về đi, sẽ thấy Quan Thế Âm Bồ Tát đang ở nhà anh”.
Anh ta ngạc nhiên nhưng nghĩ người xuất gia đáng kính như lão hoà thượng không thể nào nói dối, bèn hỏi: “Bố Tát hoá thành muôn hình vạn
https://thuviensach.vn
tướng, làm sao tôi nhận ra được?”.
Hoà thượng đáp: “Anh cứ về nhà, thấy người nào mặc áo trái, đi dép trái thì đó chính là Bồ Tát sống”.
Anh ta nghe vậy, vội vã quay về. Đến nhà, trời đã khuya, anh ta bèn đập cửa. Mẹ anh vội vàng chạy ra mở cửa. Anh ta xông thẳng vào nhà, ngó quanh ngó quất, nhưng không thấy Bồ Tát đâu cả. Lúc quay ra, chợt thấy người mặc áo trái, đi dép trái đang đứng trước mặt mình. Đó chính là mẹ anh ta. Thì ra, khi nghe con gọi cửa, người mẹ vội vã khoát áo, xỏ dép chạy ra, nhưng vì lật đật quá nên mặc áo trái, đi lộn dép.
Lúc này, anh ta mới hiểu lời của lão hoà thượng: Bồ Tát sống chính là người mẹ hiền lúc nào cũng lo lắng, quan tâm chăm sóc cho con.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
TU
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 684, ngày 10.08.2009
Hai Tỉ là một công tử con nhà phú hộ, lúc nào tiền bạc cũng nặng túi, người hầu xúm xít chung quanh, suốt ngày rong chơi. Một hôm, đi ngang qua khu rừng thấy Đức Phật đang thuyết Pháp. Hai Tỉ bèn ghé vào nghe thử. Nghe xong, Hai Tủ hết sức cảm động, thấy ngưỡng mộ những tì kheo (người xuất gia) tự do, tự tại, vô ưu. Nhớ lại những năm tháng phóng túng đã qua, Hai Tỉ thấy chán ngán và quyết định qui y. Dù cha mẹ ra sức ngăn cản, Hai Tỉ vẫn quyết định giũ bỏ mọi hệ luỵ để sống cuộc đời thanh tịnh của một tì kheo.
Sau khi xuống tóc, Hai Tỉ rất chăm chỉ, siêng năng: lúc nào người ta cũng thấy anh tĩnh toạ hay đọc kinh, quét tước, dọn dẹp, không lúc nào ngơi nghỉ. Ngay cả việc ngủ Hai Tỉ cũng thấy là lãng phí thời gian. Nhưng trước đây không quen làm việc căng thẳng như vậy nên mới được nửa tháng, Hai Tỉ đã thấy cơ thể rã rời, sức khoẻ suy giảm nghiêm trọng. Hai Tỉ thấy mình đã cố gắng hết mình mà vẫn chưa ngộ nên đâm ra buồn chán, dần dần trở nên hết sức lười biếng, trái ngược với lúc trước.
Đức Phất biết chuyện, tìm gặp Hai Tỉ và nói: “Ta nghe nói lúc ở nhà, con đánh đàn rất giỏi phải không?”.
Hai Tỉ gật đầu. Đức Phật lại hỏi: “Nếu dây đàn chùng quá thì tiếng đàn thế nào?”.
Hai Tỉ đáp: “Nếu dây đàn chùng quá thì đàn không ra tiếng”. Đức Phật hỏi tiếp: “Vậy nếu dây đàn căng quá thì có tiếng đàn hay
https://thuviensach.vn
không?”.
Hai Tỉ đáp: “Nếu dây đàn quá căng, chẳng những tiếng đàn không hay mà còn nguy hiểm vì dây đàn sẽ rất dễ đứt. Dây đàn căng quá hay chùng quá thì tiếng đàn phát ra đều không hay”.
Đức Phật bèn hỏi: “Vậy như thế nào tiếng đàn mới hay?”.
Hai Tỉ đáp: “Dây đàn vừa phải, không quá căng mà cũng không quá chùng thì thanh âm hay nhất”.
Đức Phật gật đầu nói: “Việc tu hành cũng giống như vậy. Nếu quá nôn nóng, gấp gáp sẽ dễ bỏ cuộc, còn nếu quá lười biếng cũng khó có thể tiến bộ. Không quá nôn nóng và cũng không quá lười biếng mà điều độ, vừa phải mới tốt. Vậy con nên xem lại cách sinh hoạt của mình, lúc cần nghỉ ngơi thì nên nghỉ ngơi, lúc cần dụng công thì nên chuyên tâm cố gắng. Kết hợp điều đã học được với thực tế, biết dụng tâm mà lý giải đạo lý thì việc tu hành mới có kết quả!”.
(Theo Chan Gushi)
https://thuviensach.vn
Cổ Mộ và Ma Trí
Nhặt Từng Chiếc Lá
TỪ BI
Tác giả: Ma Trí
Nguồn: KTNN số 693, ngày 10.11.2009
Có một hoà thượng già và một chú tiểu, trên đường hoá duyên, đi qua một rạch nước nhỏ. Lúc đến gần bờ rạch, hoà thượng bỗng dừng lại, ra hiệu cho chú tiểu dừng lại và yên lặng. Thì ra ông thấy dưới lòng rạch có hai chú chim sẻ đang tắm gội, nô đùa. Một lúc lâu sau, hai chú chim mới tắm xong và líu lo bay đi.
Chú tiểu không giấu được sự bực bội, nói:
- Chỉ vì hai con chim kia mà chúng ta mất hết bao nhiêu thời gian, làm chậm cả hành trình!
Hoà thượng già mỉm cười nói:
- Trên thế gian này, chúng sinh không phân biệt lớn hay nhỏ đều có cuộc sống và niềm vui riêng. Chúng ta là người xuất gia phải lấy từ bi làm đầu. Khi hai con chim sẻ kia đang tắm gội, nô đùa là lúc chúng đang tận hưởng niềm vui của mình. Lặng yên nhìn ngắm những phút giây hạnh phúc của chúng, đó chẳng phải cũng chính là hạnh phúc của chúng ta hay sao?
(Theo Chan Gushi)
HẾT
https://thuviensach.vn
Lời cuối: Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện. Nguồn: http://vnthuquan.net
Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Đánh máy: Goldfish
Nguồn: Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 9 tháng 12 năm 2009
https://thuviensach.vn