🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nhật Ký Trong Tù Và Lời Bình Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Mục lục Lời Tác Giả Bài Thơ Đề Từ Khai Quyển Mở Đầu Tập Nhật Ký Thế Lộ Nan - Đường Đời Hiểm Trở Vãn - Chiều Hôm Đổ Phạm - Tù Cờ Bạc Nạn Hữu Mạc Mỗ - Bạn Tù Họ Mạc Điền Đông Sơ Đáo Thiên Bảo Ngục - Mới Đến Nhà Lao Thiên Bảo Quả Đức Ngục - Nhà Ngục Quả Đức Long An Lưu Sở Trưởng - Sở Trưởng Long An Họ Lưu Đồng Chính Nạn Hữu Đích Chỉ Bị - Chiếc Chăn Giấy Của Người Bạn Tù Long An - Đồng Chính Nhai Thượng - Trên Đương Phố Trưng Binh Gia Quyến- Gia Quyến Người Bị Bắt Lính Giải Trào - Pha Trò Vãng Nam Ninh - Đi Nam Ninh Điệt Lạc Hụt - Chân Ngã Nam Ninh Ngục - Nhà Ngục Nam Ninh Nạp Muộn - Buồn Bực Nhất Cá Đổ Phạm “Ngạnh” Liễu - Một Người Tù Cờ Bạc “Chết Cứng” Cấm Yên - Cấm Hút Thuốc Dạ Bán Văn Khốc Phu - Nửa Đêm Nghe Tiếng Khóc Chồng Công Kim - Tiền Công Thế Nạn Hữu Mẫn Tả Báo Cáo - Viết Hộ Báo Cáo Cho Bạn Tù Lại Sang - Ghẻ Lở Song Thập Nhất - Ngày 11 Tháng 11 Cảnh Báo (Thập Nhất Nguyệt Thập Nhị Nhật) - Báo Động (Ngày 12 Tháng 11) https://thuviensach.vn “Lữ Quán” - “Quán Trọ” Tảo Tình - Nắng Sớm Việt Hữu Tao Động Ung Báo, Xích Đạo Tấn 14.11 Anh Phỏng Hoa Đoàn - Đoàn Đại Biểu Anh Sang Thăm Trung Hoa Giải Vãng Vũ Minh (Thập Nhất Nguyệt Thập Bát Nhật) - Giải Đi Vũ Minh (Ngày 18 Tháng 11) Bào Hương Cẩu Nhục Thịt - Chó Ở Bào Hương Đăng Quang Phí - Tiền Đèn Ngục Trung Sinh Hoạt - Sinh Hoạt Trong Tù Quách Tiên Sinh - Tiên Sinh Họ Quách Thiên Giang Ngục - Ngục Thiên Giang Tháp Hỏa Xa Vãng Lai Tân - Đáp Xe Lửa Đi Lai Tân Tha Tưởng Đào - Anh Ấy Muốn Trốn Đáo Liễu Châu - Đến Liễu Châu Cựu Bất Đệ Giải - Giam Lâu Không Được Chuyển Liễu Châu Ngục - Nhà Ngục Liễu Châu Đáo Trưởng Quan Bộ - Đến Dinh Trưởng Quan Đáo Quế Lâm - Đến Quế Lâm Nhập Lung Tiền - Tiền Vào Nhà Giam Chấm Hỏi Chấm Than Chấm Hỏi Đáo Đệ Tứ Chiến Khu Chính Trị Bộ - Đến Cục Chính Trị Chiến Khu Iv Chính Trị Bộ Cấm Bế Thất - Nhà Giam Của Cục Chính Trị Mông Ưu Đãi - Được Ưu Đãi Triêu Cảnh - Cảnh Buổi Sớm Ngũ Khoa Trường, Hoàng Khoa Viên - Khoa Trưởng Họ Ngũ, Khoa Viên Họ Hoàng Hạn Chế Cửu Vũ - Mưa Lâu Tích Quang Âm - Tiếc Ngày Giờ Độc Tưởng Công Huấn Từ - Đọc Lời Giáo Huấn Của Ông Tưởng Lương Hoa Thịnh Tướng Quân Thăng Nhậm Phó Tư Lệnh https://thuviensach.vn Tặng Tiểu Hầu (Hải) - Tặng Chú Hầu (Hải) Thu Cảm Nhân Đỗ Ngã - Nhân Lúc Đói Bụng Trần Khoa Viên Lai Thám - Khoa Viên Họ Trần Tới Thăm Hầu Chủ Nhiệm Ân Tặng Nhất Bộ Thư - Chủ Nhiệm Họ Hầu Tặng Một Bộ Sách Mông Thượng Lệnh Chuẩn Xuất Lung Hoạt Động Thu Dạ - Đêm Thu Tình Thiên Khán “Thiên Gia Thi” Hữu Cảm - Cảm Tưởng Đọc “Thiên Gia Thi” Tức Cảnh Kết Luận “Ngục Trung Nhật Ký” https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Lời Tác Giả Năm 1960, lần đầu tiên Viện Văn học dịch và xuất bản tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh với 113 bài thơ. Năm 1990, kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Bác Hồ, Viện Văn học công bố Nhật ký trong tù có 135 bài thơ, trong đó bài Đề từ được đánh số 1, cộng với bài Mới ra tù, tập leo núi. Năm 1991, NXB Khoa học xã hội cho in Nhật ký trong tù với 133 bài thơ theo trình tự, số thứ tự các bài đúng như trong nguyên tác. Hiện nay bản gốc Nhật ký trong tù - Ngục trung nhật ký được lưu giữ ở Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có số hiệu BTCM6689 - G9, đó là một cuốn sổ tay khổ 9,5x12,5cm gồm 80 trang giấy dó. Nhật ký trong tù là tập nhật ký được ghi bằng thơ. Sự kiện xảy ra khi Bác Hồ từ Việt Bắc sang Trung Quốc với tư cách là người lãnh đạo Việt Nam độc lập đồng minh hội trong tổ chức Đồng minh Quốc tế chống phát xít để gặp yếu nhân ở Trùng Khánh thì bị chính quyền Trung Hoa dân quốc bắt giam trên đường đi tại Túc Vinh ngày 29-8-1942. Trải qua 377 ngày bị giải đi giải lại và bị giam tại 30 nhà tù ở tỉnh Quảng Tây, đến ngày 10-9- 1943 Bác mới được trả tự do. Qua Mười bốn trăng tê tái gông cùm (Tố Hữu) ấy, không kể lời đề từ đứng độc lập, không đánh số, Bác đã ghi nhật ký bằng 133 bài thơ với 2700 chữ, trong đó có 125 bài tứ tuyệt, 8 bài thuộc các thể loại khác, gồm: 4 bài ngũ ngôn, 2 bài thất ngôn bát cú, 1 bài tứ tuyệt liên hoàn, 1 bài chỉ có đầu đề - bài thứ 100 Liễu Châu ngục. https://thuviensach.vn Tập thơ Nhật ký trong tù ra đời đã trở thành một hiện tượng văn học đặc biệt. Đến nay tập thơ đã được tái bản nhiều lần, được dịch và phổ biến ở một số nước. Nhiều công trình nghiên cứu, phân tích, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau với những cách thức khác nhau của các tác giả trong và ngoài nước, đều cùng một mục đích: tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của thơ Bác; khẳng định những đóng góp to lớn của Nhật ký trong tù trong gia tài thơ ca Việt Nam; rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hiện tại. Tất cả đều chung một nhận định: Tập thơ Nhật ký trong tù bất hủ mãi mãi sống cùng thời gian năm tháng. Riêng về bình giảng, phân tích các bài thơ trong tập Nhật ký trong tù, theo thống kê của chúng tôi, trên các sách báo Trung ương và địa phương đã bình, phân tích 39 bài, một số bài thơ khác được trích dẫn và bình luận trong các công trình nghiên cứu, tiểu luận, bài viết về Nhật ký trong tù và về thơ ca của Bác. Với niềm đam mê thơ Bác, chúng tôi đã chuyên tâm nghiên cứu và thẩm bình thơ Bác từ năm 1973 đến năm 2013 này, tròn 40 năm, và đã hoàn thành việc thẩm bình toàn bộ 133 bài thơ của Nhật ký trong tù. Trong tập sách Nhật ký trong tù và lời bình này, chúng tôi không đưa vào sách 39 bài thơ đã bình và một số bài bình khác chúng tôi đã in trên các sách báo mà chỉ đưa những bài bình các bài thơ chưa ai bình và chọn một số bài thể hiện tư tưởng chính của Nhật ký trong tù để thấy sự nhất quán của cả tập thơ. Về thẩm bình toàn bộ Nhật ký trong tù chúng tôi sẽ công bố thời gian tới. Bình thơ Bác có cái dễ và cái khó. Dễ vì thơ Bác giản dị, dễ hiểu; khó vì thơ Bác hàm súc, tinh tế, ẩn nhiều ý tưởng, lung linh nhiều mặt, nhiều chiều của thực tế đời sống và tư tưởng tình cảm, tâm hồn tác giả. Cho nên bình thơ phải cố gắng tìm cho được cái thần của bài thơ. Lại nữa, cách tiếp cận thơ cũng đa dạng, phong phú nên chúng tôi rất mong nhận được ý kiến https://thuviensach.vn phê bình của độc giả, vì đây là khám phá lần đầu, khi tái bản sẽ sửa chữa, bổ sung, chính lý hoàn thiện hơn. LÊ XUÂN ĐỨC https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Bài Thơ Đề Từ 身 体 在 獄 中 精 神 在 獄 外 欲 成 大 事 業 精 神 更 要 大 Dịch âm Hán Việt: Thân thể tại ngục trung, Tinh thần tại ngục ngoại; Dục thành đại sự nghiệp. Tinh thần cánh yếu đại. Dịch nghĩa: Thân thể ở trong ngục, Tinh thần ở ngoài ngục; Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao. https://thuviensach.vn Dịch thơ: Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao; Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao (1) ----- (1) Bản dịch của Trần Đắc Thọ: Thân thể ở trong ngục Tinh thần ở ngoài ngục Sự nghiệp lớn muốn thành Tinh thần cao tột bậc. NAM TRÂN dịch Trên trang bìa tập thơ Ngục trung nhật ký có hình vẽ hai nắm tay cùng bốn câu thơ: Thân thể tại ngục trung, Tinh thần tại ngục ngoại; Dục thành đại sự nghiệp. Tinh thần cánh yếu đại. Có lẽ bốn câu thơ này Bác Hồ coi như lời đề từ cho tập thơ. Bốn câu thơ không đánh số như các bài thơ khác trong tập thơ và cũng không có đầu đề. Nhà xuất bản Văn hoá xuất bản lần đầu tiên (1960) tập thơ Ngục trung https://thuviensach.vn nhật ký đã lấy đầu đề tập thơ làm đầu đề bài thơ. Nhà xuất bản Văn học, in Ngục trung nhật ký lần thứ ba (1983) đã theo nguyên bản không có đầu đề. Bốn câu thơ có ý nghĩa đề từ mang tinh thần cảm hứng của cả tập thơ. Bài thơ bốn câu, mỗi câu năm từ, lời ít mà ý nhiều. 1- Hai câu đầu: Thân thể tại ngục trung, Tinh thần tại ngục ngoại; (Thân thể ở trong ngục Tinh thần ở ngoài ngục) nổi lên: một hoàn cảnh, một con người. Hoàn cảnh thì đen tối nặng nề. Con người thì muốn thoát hoàn cảnh, vượt tình thế. Hai câu thơ đối lập xuất phát từ sự thật đối ngược, cái cách ngăn, phân chia ngục trung và ngục ngoại, thân thể và tinh thần chính là bức tường nhà tù. Bác nói một sự thực: chấp nhận một thực tại đọa đày thân thể (Thân thể tại ngục trung) nhưng lại hoàn toàn chủ động về tinh thần (Tinh thần tại ngục ngoại). Hai mối quan hệ được đặt ra từ hai câu thơ: quan hệ giữa nhà tù và người tù; quan hệ giữa thân thể và tinh thần trong bản thân người tù. Nhà tù có giam hãm được bản thân người tù không? Về bề ngoài, về danh nghĩa, người tù đã bị tù, nhưng chỉ là bị tù thân thể còn thực chất người tù đã vượt tù. Kiểu vượt tù tinh thần ấy, Ngục trung nhật ký có nhiều. Người tù bị tù, nhưng chính người tù ấy lại tự giải phóng tinh thần mình khỏi nhà tù. Tinh thần người tù vẫn tự do, không gì giam hãm được. https://thuviensach.vn Bác Hồ của chúng ta là thế. Các chiến sĩ cách mạng do Người đào luyện cũng thế: Thân dẫu lao tù lâm cảnh hiểm Chí còn theo dõi buổi tung hoành. (Hoàng Văn Thụ) Xà lim không thể khóa hồn người. (Tố Hữu) Đế quốc tù ta, ta chẳng tù Ta còn bộ óc ta không lo. (Xuân Thuỷ) Những câu thơ mạnh, thể hiện tâm hồn, ý chí bản lĩnh của người cách mạng vì nước, vì dân. Bản lĩnh này nổi bật trong mọi hoàn cảnh, nhất là khi người cách mạng đứng ở mũi nhọn cuộc chiến đấu, hoặc khi bị sa vào chốn lao tù. Yếu tố tinh thần - một khi nắm được quy luật của nó, biết phát huy nó thì có sức mạnh như sức mạnh vật chất. Từ chỗ nắm được quy luật vận động phát triển của xã hội, của lịch sử ... lại luôn luôn ở tư thế chủ động cách mạng tiến công, cho nên người cách mạng hoàn toàn làm chủ được tinh thần, mài sắc vũ khí tinh thần để thực hiện sự nghiệp lớn. 2- Bước chân vào nhà tù, cái đầu tiên Bác quan tâm không phải là nhà tù. Lao lung, đầy đọa đang ập đến, Bác không hề để ý. Cái choán hết tâm trí Bác là đại sự nghiệp. Chính vì sự nghiệp lớn mà Bác không quản gian lao để hoạt động hơn ba mươi năm trời trước đó. Chính vì sự nghiệp lớn nên Bác mới chịu cảnh tù đày này. Và cũng chính vì sự nghiệp lớn mà tinh thần Bác càng cao sáng lạ thường: https://thuviensach.vn Dục thành đại sự nghiệp, Tinh thần cánh yếu đại. (Muốn thành sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải lớn). Nếu như hai câu đầu đối lập, thì hai câu thơ sau hoà hợp, bổ sung cho nhau, thống nhất chặt chẽ trong mối tương quan nhân-quả: muốn làm nên sự nghiệp lớn phải có tinh thần lớn. Tinh thần lớn sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Trong đại sự nghiệp và tinh thần cánh yếu đại, chữ đại sau chồng lên chữ đại trước (Lê Trí Viễn). Một đòi hỏi, một quyết tâm, một khẳng định, một sự vươn cao. Câu thơ Bác tự dặn mình, nhưng cũng lại là bài học lớn cho chúng ta, cho tất cả mọi người. Ở hai câu thơ này, một lần nữa, hai chữ tinh thần lại được Bác nhắc lại và nhấn mạnh. Cái tinh thần ban đầu phải tự giải phóng thì bây giờ càng phải cao. Càng phải cao để chiến thắng kẻ thù, chiến thắng ngục tù, mà hiện tại phải chiến thắng sự bực bội, sự phẫn nộ bồng bột chốc lát trong con người mình để mưu cầu sự nghiệp lớn cho cách mạng. Bốn câu thơ như đúc thành một khối chắc nịch, một phương châm hành động, một ứng xử vạn năng, một tuyên ngôn. Lời ít, ý rõ, dõng dạc dứt khoát. Vần trắc với ba thanh trắc, đặc biệt là ba dấu nặng (ngoại, nghiệp, đại) ở ba câu thơ 2, 3, 4 như chiếc cọc đóng sâu, vững chắc. Ở bản dịch tiếng Việt, cái thế này bị đảo ngược trở nên thanh thoát nhẹ nhàng bởi vần bằng với ba thanh bằng cao không dấu (lao, lao, cao) và một thanh trắc cao dấu sắc (lớn). Phan Nhuận, khi dịch bài thơ ra tiếng Pháp, đã phải dịch bằng 13 cách mà chẳng cách nào vừa lòng cả. Ông có cảm nghĩ: Bài thơ đó đáng khắc vào bia đá. 3- Và, một hiện tượng kỳ diệu, đọc bài thơ, ta không còn thấy người tù bị cầm tù nữa. Tầm vóc của Bác đã vượt khỏi những giới hạn chật hẹp và https://thuviensach.vn ngăn cách của nhà tù. Nếu đem so sánh bài thơ của Bác với một số bài thơ của các anh hùng làm khi bị cầm tù mà lịch sử thi ca còn ghi, chúng ta thấy ánh sáng tinh thần càng lung linh và giá trị của bài thơ cũng được hiểu sâu hơn: Ví như bài Chim trong lồng (2) tương truyền của Quận He Nguyễn Hữu Cầu (3). Bài thơ kết thúc bằng mấy câu: Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán, Phá vòng vây làm bạn với kim ô Giang sơn khách diệc chi hồ? ----- (2) Nguyên văn bài Chim trong lồng: Nhất lung thiên địa tàng thiên tiểu, Vạn lý phong vân cử mục tần. Hỏi sao sao luỵ cô trần? Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng Nào khi vỗ cánh rỉa lông. Hót câu thiên túng trong vòng lao lung. Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc Đàn loan kia túc tắc cành nam Mặc bay đông ngữ tây đàm Chờ khi phong tiện đứt dàm vân lung https://thuviensach.vn Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán, Phá vòng vây làm bạn với kim ô Giang sơn khách diệc chi hồ? (3) Nguyễn Hữu Cầu là một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa đầu thế kỷ XVIII, đã từng làm cho quân tướng triều đình Vua Lê chúa Trịnh nhiều phen phải thất điên bát đảo. Khi bị giam trong ngục, người anh hùng nông dân viết bài thơ Chim trong lồng tỏ chí khí tự do ngang tàng của mình Hơi thơ hào hùng, mạch thơ chảy mạnh, tứ thơ bay cao nhưng lời thơ thì hơi ồn ào. Câu kết là một cái lắc đầu kiêu hãnh: Giang sơn khách diệc chi hồ? (Khách tang bồng cung kiếm ở núi sông đất nước này ai là người biết được ý chí của ta?) Đúng là khẩu khí của một anh hùng đậm màu sắc cá nhân. Tác giả tự ví mình như một con chim bị giam trong cái lồng trời đất chật hẹp; nhưng đôi mắt của nó luôn giương nhìn thấu suốt nghìn dặm gió mây, coi thường mọi xiềng xích gông cùm, mọi thế lực đen tối. Đặt bài thơ Chim trong lồng bên cạnh bài thơ Đề từ, ta thấy rõ tư tưởng, mục đích, ý chí của hai người anh hùng ở hai thời đại, khác nhau quá rõ. Nguyễn Hữu Cầu khao khát bầu trời tự do, mong ước có ngày phá tan cái khuôn khổ chật hẹp, chế độ áp bức bóc lột đọa đầy con người để vẫy vùng cho phỉ sức (trước hết là sức cá nhân, còn theo hướng nào thì vẫn chưa rõ). Bác Hồ của chúng ta, sống trong ngục mà vẫn ung dung, điềm đạm, vẫn thấy tinh thần mình hoàn toàn tự do và không ngừng rèn luyện tinh thần để làm nên sự nghiệp lớn: Cứu nước, cứu dân. Thơ Bác giản dị, chữ nghĩa toát ra một tinh thần cao sáng; những gì là phẫn nộ bị nén xuống; https://thuviensach.vn những gì ngậm ngùi bị xua đi; còn lại một sự tỉnh táo, một ý chí mạnh, một thế đứng vững. Không phải ngẫu nhiên trong tập thơ Ngục trung nhật ký, Tinh thần tại ngục ngoại lại toát ra từ nhiều bài thơ. Và cũng không phải ngẫu nhiên, trong một tập thơ, Bác nói đến 13 lần chữ tự do: tự do nhân, tự do cảnh, tự do nhật, tự do thiên, tự do thì, tự do quyền, tự do lãm thưởng v.v... Tự do đã khiến người tù chủ động vượt tù về tinh thần. Tinh thần người tù ở ngoài nhà tù. Nằm trong nhà tù, người tù vẫn hướng ra bên ngoài: Khuy song, bắc đẩu dĩ hoành thiên. (Nhòm song, bắc đẩu đã nằm ngang) (Dạ lãnh) Và: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt. (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ) (Vọng nguyệt) hay khi lắng sâu vào nội tâm thì cũng hoàn toàn tự do: Nội thương Việt địa cựu sơn hà. (Nội thương đất Việt cảnh lầm than) (Bệnh trọng) Hoặc: https://thuviensach.vn Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh. (Sao vàng cánh mộng hồn quanh) (Thụy bất trước) Tự do đến đỉnh cao: Khách thần tiên trên trời tự do có biết chăng là trong nhà lao cũng có khách tiên: Tự do thiên thượng thần tiên khách Tri phủ lung trung dã hữu tiên. (Ngọ hậu) Bác khẳng định: Mặc như thất khước tự do quyền (Cay đắng chi bằng mất tự do) (Cảnh binh đảm trư đồng hành) cho nên phải vững tinh thần, phải rèn luyện. Ngục trung nhật ký có nhiều bài nói đến sức mạnh của yếu tố tinh thần. Bác nhấn mạnh, càng trải nhiều tai ương, tinh thần càng được rèn luyện: Tai ương bả ngã lai đoàn luyện Sử ngã tinh thần cánh khẩn trương. (Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng) (Tự miễn) https://thuviensach.vn và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững tinh thần: Trì cửu hòa nhẫn nại Bất khảng thoái nhất phân Vật chất tuy thống khổ Bất động dao tinh thần. (Kiên trì và nhẫn nại Không chịu lùi một phân Vật chất tuy đau khổ Không nao núng tinh thần) (Tứ cá nguyệt liễu) Con người có hoài bão lớn, phấn đấu cho một sự nghiệp lớn phải có tinh thần cao; có tinh thần cao sẽ tạo ra sức mạnh phi thường, sức mạnh cấp số nhân. Đó là chìa khoá tinh thần của vĩ nhân. Bài thơ đề từ, bài thơ ý chí, bài thơ của tự do, bài thơ của một tinh thần. Tinh thần tại ngục ngoại và Tinh thần cánh yếu đại là cảm hứng chủ đạo của tập thơ. Bài thơ xứng đáng ở vị trí đề từ cho cả tập Ngục trung nhật ký bất hủ. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Khai Quyển Mở Đầu Tập Nhật Ký 開 卷 老 夫 原 不 愛 吟 詩 因 為 囚 中 無 所 為 聊 借 吟 詩 消 永 日 且 吟 且 待 自 由 時 Dịch âm Hán Việt: Lão phu nguyên bất ái ngâm thi, Nhân vị tù trung vô sở vi; Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật, Thả ngâm thả đãi tự do thì. Dịch nghĩa: Già này vốn không thích ngâm thơ, Nhân vì trong ngục không có gì làm; Hãy mượn việc ngâm thơ cho qua ngày dài, https://thuviensach.vn Vừa ngâm vừa đợi ngày tự do. Dịch thơ: Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây; Ngày dài ngâm ngợi cho khuây, Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. (1) NAM TRÂN dịch ----- (1) Bản dịch của Quách Tấn: Ngâm vịnh già đây vốn chẳng ham. Trong lao không có việc chi làm Ngày dài ngâm ngợi cho khuây khỏa Ngâm đợi chờ khi thoát buộc dàm. Bản dịch của Trần Đắc Thọ: Ngâm thơ, già này chẳng ham chi Trong tù còn có việc gì làm đây Ngày dài ngâm vịnh cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Bản dịch của Đinh Chương Dương: https://thuviensach.vn Già này vốn chẳng thích ngâm thơ Nhân ở trong tù chẳng việc chi Mượn thú ngâm thơ khuây lúc rỗi Vừa ngâm vừa đợi tự do thì VỪA NGÂM VỪA ĐỢI ĐẾN NGÀY TỰ DO Sau bốn câu thơ được coi là lời Đề từ là bài Khai quyển (Mở đầu tập nhật ký). Thông thường trong một tác phẩm bài khai quyển chiếm một vị trí đặc biệt và có ý nghĩa lớn vì nó chứa đựng những ý tưởng, tình cảm, cách thức của tác giả được thể hiện xuyên suốt, nhất quán trong toàn bộ tác phẩm. Khai quyển của tập Ngục trung nhật ký là một bài thơ tứ tuyệt, Bác nói rõ về lý do làm thơ, hoàn cảnh sáng tác thơ và quan hệ giữa Bác với thơ: Lão phu nguyên bất ái ngâm thi, Nhân vị tù trung vô sở vi; Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật, Thả ngâm thả đãi tự do thì. Đây là lời tự bạch chân thực, chân thành, trong sáng. Lão phu nguyên bất ái ngâm thi, Bác mượn câu thơ của Nghiêu Phu đời Thanh Trung Quốc để nói về mình; mình đúng là như vậy: Già này vốn không ham thích ngâm thơ. Bác vốn không có chủ định làm thơ và không có ý định trở thành nhà thơ, không ham cái việc tìm hứng, chọn tứ, lọc chữ, gieo vần, vốn là công việc của các nhà thơ. Bác có một ham muốn và ham muốn tột bậc là giải phóng đất nước, giành độc lập, tự do cho dân tộc, mọi người dân được ấm no, hạnh phúc, được học hành. Bác đang thực hiện cái ham muốn đó thì bị https://thuviensach.vn vào tù. Trong tù không biết làm gì, đành Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật (Tạm mượn việc ngâm thơ cho qua ngày dài), ấy vậy mà kết quả của việc Ngâm thi tiêu vĩnh nhật đã để lại 133 bài thơ làm nên tập thơ Ngục trung nhật ký bất hủ. Bác nói: Tạm mượn việc ngâm thơ cho qua ngày dài, cũng như sau này Bác nói trong Vừa đi đường vừa kể chuyện: Mười mấy tháng bị nhốt trong cái phòng u ám và hiu quạnh, một hình một bóng, không được nói chuyện với ai, không có việc gì làm. Muốn “du lịch” thì đi dọc chỉ năm bước, đi ngang bốn bước. Để “tiêu khiển” ngày giờ, chỉ có cách nghêu ngao vắn tắt ghi lại sinh hoạt của người tù cho khuây khỏa thế thôi. Cũng như khi Bác nói với Paven Antôxcônxki (Người dịch Ngục trung nhật ký ra tiếng Nga): “Tôi viết những bài thơ ấy để làm gì? Chỉ vì lý do ở trong tù tôi không thể làm gì khác. Họ tước đoạt của tôi hết tất cả… và buồn…”. Thế là Bác đã nói khá rõ hoàn cảnh làm thơ (hoàn cảnh sáng tác thơ) của Bác lúc ấy. Lý do để có thơ, để làm thơ rất đơn giản: Cho qua ngày dài, cho khuây khỏa. Nhưng cái ngày dài đang là một áp lực lớn đè nặng lên Bác, đang là một thử thách ghê gớm sức chịu đựng và ý chí của Bác. Cái ngày dài trong tù là cái ngày dồn nén, đông đặc Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại (Một ngày ở trong tù bằng nghìn thu ở ngoài). Ở trong tù, Bác từng phút, từng giây phải đối mặt với cái khổ cực, cái tàn bạo vô lý vô nhân của chế độ nhà tù; đồng thời, cùng một lúc phải đối diện với chính mình, phải vượt mình, thắng mình. Trong hoàn cảnh căng thẳng như vậy đã nảy sinh những ý nghĩ, những suy tư, những cảm xúc và Bác đã ghi lại bằng thơ. Hồn thơ lớn Hồ Chí Minh đã bộc lộ ở đây, ở nơi tù ngục này. Như vậy thơ có được là do sự tác động của đối tượng, đồng thời cũng do sự thôi thúc tự bên trong tâm hồn, tình cảm, ý muốn của người làm thơ. Đã nhiều lần Bác nói: viết để làm gì? và Viết cho ai? Toàn bộ trước tác của Bác đều sáng rõ về yêu cầu, mục đích viết để làm gì, viết cho ai. Còn ở bài Khai quyển và tập Ngục trung nhật ký, Bác viết để làm gì? thì Bác đã nói cho qua ngày dài, cho khuây khoả, để tiêu khiển. Và viết cho ai? cho bản https://thuviensach.vn thân mình, một mình mình đọc, vừa ngâm vừa đợi... Rõ ràng, Bác viết không nhằm cho ai, cho bất cứ người đọc nào, hoàn toàn khác những bài thơ trước đấy và sau này kể cả thơ tiếng Việt và thơ chữ Hán nhằm mục đích để cho người khác đọc, để tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục. Chính vì thế, Bác đã bỏ quên không nhớ nữa, nếu như không có ai đó đã nhắc. Có một thời, người ta ngại nói đến việc làm thơ về mình, cho bản thân mình, ngại nói đến chức năng tiêu khiển, giải trí mà chỉ nhấn mạnh chức năng nhận thức, chức năng giáo dục của văn học. Nhưng ở đây, trường hợp làm thơ về mình, cho mình, mình tâm sự, mình giãi bày, mình động viên, mình tự khuyên mình lại là trường hợp Bác Hồ với tập Ngục trung nhật ký. Bị giam cầm trong bốn bức tường u ám của nhà tù, những tư tưởng lớn, những suy nghĩ cao rộng, những tình cảm sâu sắc chẳng có ai mà trao đổi, bàn bạc. Bác phải sống một mình, cảm xúc một mình và ghi lại bằng thơ những dòng nhật ký về mình, cho mình. Tất cả đều hướng về cái bên trong con người, bộc lộ tâm tư, tình cảm, tâm hồn, trí tuệ, ý chí của một con người - con người tự ý thức, tự nhận thức để trau dồi bản thân mình. Con người phải vượt lên mọi hoàn cảnh, tự chủ và làm chủ, biến hoàn cảnh thành môi trường rèn luyện: Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do - Thả ngâm thả đãi tự do thì. Như vậy nhà tù chỉ có thể giam cầm được thân thể người tù chứ không thể giam cầm được tinh thần người tù. Trong cái mất tự do về thân thể Bác tìm cho mình một sự tự do nội tâm, một sự tự do tinh thần và tin tưởng nhất định cái tất thắng sẽ thuộc về mình. Do đó ở tù mà vẫn thấy mình là khách tự do, là khách tiên; ở tù mà vẫn có thơ. Một bản lĩnh phi thường - bản lĩnh văn hoá lớn. Tù ngục là điều bất hạnh lớn đối với con người, nhưng tù ngục cũng là nơi thử thách với những con người chân chính, những tâm hồn trác việt. Trên đỉnh cao của tâm hồn, ở Bác, nhà cách mạng và nhà thơ là một, hay nói một cách chính xác hơn đã có sự hoà nhập giữa nhà cách mạng và nhà thơ trong Bác. Vì vậy mà vốn không ham ngâm thơ mà vẫn có thơ, vốn https://thuviensach.vn không có ý định trở thành nhà thơ mà hiển nhiên là nhà thơ. Thơ đến với Bác và chuyện Bác làm thơ là rất tự nhiên như là một sự ngẫu nhiên mà lại tất nhiên vậy. Bài thơ Khai quyển đem đến cho chúng ta một số nhận thức về quan niệm thơ của Bác Hồ. Đây cũng là bài thơ đầu tiên Bác nói đến hai chữ tự do. Hai chữ tự do là tinh thần cơ bản, là cảm hứng chủ đạo. Có thể coi Ngục trung nhật ký là tập thơ nhật ký của tự do. Bài Khai quyển cùng với bài Khán “Thiên gia thi” hữu cảm và một số bài thơ khác được coi như là một tuyên ngôn về thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Thế Lộ Nan - Đường Đời Hiểm Trở 世 路 難 走 遍 高 山 與 峻 岩 那 知 平 路 更 難 堪 高 山 遇 虎 終 無 恙 平 路 逢 人 卻 被 監 余 原 代 表 越 南 民 擬 到 中 華 見 要 人 無 奈 風 波 平 地 起 送 余入 獄 作 嘉 賓 忠 誠 我 本 無 心 疚 卻 被 嫌 疑 做 漢 奸 處 世 原 來 非 易 易 而 今 處 世 更 難 難 Dịch âm Hán Việt: https://thuviensach.vn Tẩu biến cao sơn dữ tuấn nham, Na tri bình lộ cánh nam kham; Cao sơn ngộ hổ chung vô dạng, Bình lệ phùng nhân khước bị giam Dư nguyên đại biểu Việt Nam dân, Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân; Vô nại phong ba bình địa khởi, Tống dư nhập ngục tác gia tân. Trung thành, ngã bản vô tâm cứu, Khước bị hiềm nghi tố Hán gian; Xử thế nguyên lai nghi dị dị, Nhi kim xử thế cánh nan nan! Dịch nghĩa: Đi khắp non cao và núi hiểm, Nào ngờ đường phẳng lại khó qua; Núi cao gặp hổ rút cục vẫn không việc gì, Đường phẳng gặp người lại bị bắt! Ta vốn là đại biểu của dân Việt Nam, Định đến Trung Hoa gặp nhân vật trọng yếu; https://thuviensach.vn Không dưng đất bằng nổi sóng gió, Đưa ta vào làm “khách quý” trong tù. Vốn trung thực thành thật, ta không có điều gì thẹn với lòng, Thế mà bị tình nghi là Hán gian; Việc xử thế vốn không phải là dễ, Lúc này, xử thế càng khó khăn hơn. Dịch thơ: Đi khắp non cao và núi hiểm, Nào ngờ đường phẳng lại lao đao; Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường phẳng gặp người bị tống lao. Ta là đại biểu dân Việt Nam, Tìm đến Trung Hoa để hội đàm; Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió; Phải làm khách quý tại nhà giam Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng, Lại bị tình nghi là Hán gian; Xử thế xưa nay không phải dễ; https://thuviensach.vn Mà nay, xử thế khó khăn hơn. (1) NAM TRÂN dịch ----- (1) Bản dịch bài 5 của Trần Đắc Thọ: Ta nguyên đại biểu dân nước Việt Định gặp yếu nhân của đất Hoa Sóng gió bất ngờ đâu bỗng nổi Phải làm “khách quý” tại nhà pha. Bản dịch bài 6 của Quách Tấn: Xưa nay một tấm trung thành Hiềm nghi chi lại gọi mình Hán gian Ở đời vốn chẳng dễ dàng Nay thêm thấy rõ muôn vàn khó khăn. AI NGỜ ĐẤT BẰNG GÂY SÓNG GIÓ Chỉ mới đọc đầu đề thôi Thế lộ nan (Đường đời hiểm trở) đã chắc chắn đây là bài thơ luận giải về đường đời. Quả đúng như vậy, bài thơ có ba khổ, ngay khổ đầu đã luận rồi, mà luận này được rút ra từ cái nghịch cảnh, nghịch lý mà chính bản thân mình đã trải qua và nghiệm thấy rành rành. Cách luận lại rất nhẹ nhàng bằng liên tưởng, so sánh: non cao, núi hiểm với đường phẳng; gặp hổ với gặp người hậu quả trái ngược nhau. https://thuviensach.vn Đi khắp đèo cao, khắp núi cao, Ngờ đâu đường phẳng lại lao đao! Núi cao gặp hổ mà vô sự, Đường phẳng gặp người bị tống lao. Câu thơ dịch Núi cao gặp hổ mà vô sự, nguyên câu thơ chữ Hán là Cao sơn ngộ hổ chung vô dạng. Nếu dịch vô dạng là vô sự thì chưa chính xác. Trước tai họa gặp hổ mà nói là vô sự, gặp sự nguy hiểm rồi đấy chứ. Có nhà nghiên cứu cho biết vô dạng là lời người xưa hỏi thăm người gặp nguy hiểm nhưng được yên lành không có chuyện gì xảy ra, nên vô dạng có nghĩa là bình yên, yên ổn và đề nghị dịch là: Non cao gặp hổ mà yên ổn. Nhà ngôn ngữ học Đào Thản có một nhận xét những câu thơ trên "được cấu trúc giống như thể cách trình bày một quy tắc tam xuất kép nghịch biến, có giá trị ghi nhận một thực tế éo le nhưng lại có tính quy luật, một hiện tượng ad hoc (2) hiếm thấy trên đời”. Cái hiện tượng trái khoáy, éo le, tương phản này vào thơ rất tự nhiên, nó phản ánh một thực tế ngoài đời và cái thực tế này cứ được lặp đi lặp lại khi mà trật tự pháp luật bị bỏ qua, công lý bị phớt lờ chỉ còn tồn tại mỗi một: tự ý và tuỳ ý của kẻ cầm quyền. ----- (2) Ad hóc có nghĩa là: chỉ riêng cho một trường hợp, một việc cụ thể đó mà thôi (thuật ngữ mới du nhập vào từ ngữ tiếng Việt). Luận là như thế đấy. Luận từ thực tế, từ sự thực. Còn Giải thì sao? Giải cũng từ thực tế, từ sự thực 100%. Ta là đại biểu dân Việt Nam, https://thuviensach.vn Tìm đến Trung Hoa để hội đàm; Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió, Phải làm "khách quý" tại nhà giam! Ta người ngay thẳng, lòng trong trắng. Lại bị tình nghi làm Hán gian; Khổ thơ thứ hai và hai câu thơ đầu của khổ thơ thứ ba là giải bày cái sự trái khoáy, éo le, tương phản, minh chứng cụ thể cho phần luận ở trên. Một người ngay thẳng, sáng trong mang một sứ mệnh lớn tìm đến nước bạn mà phải làm "khách quý" tại nhà giam thì rõ ràng đất bằng gây sóng gió. Thực tại ấy không thể chấp nhận được, xã hội ấy hỗn độn đảo điên đến vô cùng rồi, không còn phân biệt được đâu là người ngay, đâu là kẻ gian, thế nào là tốt - xấu, phải - trái, đúng - sai. Đối tượng bị bắt đã nói rõ ràng mục đích, vị thế của mình và xuất trình những giấy tờ, những căn cứ đảm bảo, chứng minh là người lương thiện đang thực hiện những trọng trách vậy mà vẫn bị bác bỏ thì trời đất này không còn gì để nói nữa. Câu thơ Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu nhân (3) (Định đến Trung Hoa gặp nhân vật trọng yếu), Nam Trân dịch thơ: Tìm đến Trung hoa để hội đàm thì xa ý. Sau này Trần Đắc Thọ dịch là: Định gặp yếu nhân của đất Hoa tuy sát ý hơn nhưng lại yếu chất thơ. Còn câu thơ Khước bị hiềm nghi tố Hán gian (Thế mà bị tình nghi là Hán gian) cùng với câu thơ Gián điệp hiềm nghi không niết tạo (bày đặt ra trò tình nghi là gián điệp) trong bài thơ Bị bắt ở phố Túc Vinh thì Hán gian hay Gián điệp là hoàn toàn do chính quyền Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch áp đặt, vu cáo, lập cớ để bắt, để giam đã hoàn toàn bị bác bỏ. ----- (3) Giáo sư Hoàng Tranh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội Quảng Tây, Trung Quốc cho rằng: Câu "Nghĩ đáo Trung Hoa kiến yếu https://thuviensach.vn nhân" chỉ rõ mục đích chuyến đi Trung Quốc lần này của Hồ Chí Minh. Mục đích thực sự của chuyến đi này là đến Trùng Khánh gặp đoàn đại biểu Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Chu Ân Lai dẫn đầu (Chu Ân Lai là bạn cũ của Hồ Chí Minh khi còn ở Pari đầu những năm 20 của thế kỷ XX. Trong thời kỳ đại cách mạng của Trung Quốc, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai lại gặp nhau và cùng công tác ở Quảng Châu) để trao đổi ý kiến về thời cuộc. Qua bài thơ Hồ Chí Minh đã công khai nói rõ mục đích của chuyến đi là đến Trùng Khánh gặp các nhân vật quan trọng của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc. Trong giới thiệu của phân hội Việt Nam Hiệp hội quốc tế chống xâm lược có ghi rõ: "Nay cử Hồ Chí Minh đến yết kiến Chính phủ Trung Quốc, mong được sự giúp đỡ trên lộ trình, không gây khó dễ". Từ việc bị bắt, bị giam trớ trêu này đã dẫn đến phải nghĩ, phải ngẫm đến cách xử thế mà hai câu kết bài thơ đã thể hiện: Xử thế từ xưa không phải dễ, Mà nay, xử thế khó khăn hơn. Đã có nhà nghiên cứu cho rằng bài thơ Thế lộ nan (Đường đời hiểm trở) có giá trị tố cáo. Hồ Chí Minh đã lớn tiếng tố cáo chế độ Tưởng Giới Thạch. Thiết nghĩ dụng ý tố cáo không phải là chủ đề bài thơ, không phải ý tưởng nhà thơ. Mà, có lẽ trước cái thực tế nghịch lý, nghịch cảnh mà mình đang chịu đựng, Bác Hồ ngẫm nghĩ đến cách ứng xử đúng với vị thế của mình, bảo vệ được mình và làm sao cho nhà cầm quyền phải nhận rõ và trả lại tự do cho mình. Bài thơ có chút hài hước, có chút u-mua và có giải bày sự thực để rút ra cách ứng xử, còn khách quan bài thơ có ý tố cáo hay không lại là chuyện khác. Từ luận đến giải rồi ngẫm là mạch thẳng, là lô gíc của một tư duy thơ mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Vãn - Chiều Hôm 晚 晚 餐 吃 了 日 西 沉 處 處 山 歌 與 樂 音 幽 暗 靖 西 禁 閉 室 忽 成 美 術 小 翰 林 Dịch âm Hán Việt: Vãn xan ngật liễu, nhật tây trầm, Xứ xứ sơn ca dữ nhạc âm; U ám Tĩnh Tây cấm bế thất, Hốt thành mỹ thuật tiểu hàn lâm. Dịch nghĩa: Cơm chiều xong, mặt trời lặn về tây, Khắp nơi rộn tiếng ca dân dã và tiếng nhạc; Nhà ngục u ám huyện Tĩnh Tây, https://thuviensach.vn Bỗng thành một Viện hàn lâm nghệ thuật nhỏ. Dịch thơ: Cơm xong, bóng đã xuống trầm trầm, Vang tiếng đàn ca, rộn khúc ngâm; Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối, Bỗng thành nhạc quán Viện hàn lâm.(1) NAM TRÂN dịch ----- (1) Bản dịch của Quách Tấn: Cơm vừa xong bữa, bóng vừa trầm Chốn chốn cung đàn lẫn tiếng ngâm Nhà ngục Tĩnh Tây đầy hắc khí Hóa phòng văn nghệ Viện hàn lâm. BỖNG THÀNH NHẠC QUÁN VIỆN HÀN LÂM Chiều hôm là lúc bóng chiều đã tà, ánh sáng mờ dần, màn đêm từ từ bao phủ thì sự náo động cuộc sống của một ngày cũng theo đó lắng dần, lắng dần và rồi từ từ khép lại, lặng lẽ yên ắng. Cái cảnh tượng chiều hôm dễ gợi, dễ nảy sinh trong lòng người những thoáng ưu tư, những nỗi buồn vô cớ. Đối với người tù, khi bóng chiều đổ xuống, bóng tối trùm lên thì nỗi cô quạnh càng tăng và khổ cực đang rình rập sẽ ập tới. https://thuviensach.vn Những điều nói trên là thực tế, là cái lẽ thường tình. Nhưng đối với người tù Hồ Chí Minh hoàn cảnh đã được hoán cải. Mặc dù phải chịu đựng những áp lực đang đè nặng, không gian thu hẹp dần, thời gian lặng lẽ trôi tự nhiên, thân cô thế cô, cơ cực khôn xiết, vậy mà tinh thần không nao núng, tâm hồn rộng mở, chủ động nhập cuộc, đón nhận, giao hòa với thế giới trong tù và cả với thế giới ngoài nhà tù. Cảnh tượng chiều hôm không còn cô quạnh, hoàn cảnh khắc nghiệt bị đẩy lùi trước sự giao cảm của con người với thế giới xung quanh. Thơ kể rằng: Vãn xan ngật liễu, nhật tây trầm (cơm chiều xong, mặt trời đã lặn về tây). Mặt trời lặn tức trời bắt đầu tối, rồi tối hẳn, tối mịt khiến nhà ngục Tĩnh Tây trở nên u ám. Nhưng lại cũng chính lúc này Xứ xứ sơn ca dữ nhạc âm nơi nơi vang rộn tiếng ca dân dã và tiếng nhạc như một Viện hàn lâm nghệ thuật nhỏ vậy. Nguyên tác mỹ thuật tiểu hàn lâm có thể hiểu và xem đó là quán nhỏ nghệ thuật. Người dân tộc Choang ở huyện Tĩnh Tây rất yêu thích hát dân ca. Từ trong nhà tù, nghe tiếng hát dân ca (sơn ca) và tiếng nhạc, người tù cảm thấy như đang được thưởng thức âm nhạc ở một quán nghệ thuật. Những sinh hoạt văn hóa này là ở ngoài nhà tù vang vọng vào trong nhà tù là do tù nhân - thi nhân Hồ Chí Minh cảm nhận và hóa thân vào một môi trường nghệ thuật đầy sức sống, biến ngục tù thành một mỹ thuật tiểu hàn lâm trong tâm tưởng. Những chật hẹp, cực khổ bị đẩy xa, không gian được mở rộng hòa chung với cuộc sống sinh hoạt bình thường xung quanh, không còn bị tù túng, bị đóng khung trong bốn bức tường tù nữa, không phải như đã có người hiểu bài thơ là “sinh hoạt trong tù có lúc cũng tưng bừng tiếng cười tiếng hát”. Đây là một cách nhìn và cảm nhận thế giới khác thường bằng thứ ánh sáng bên trong chứ không phải bằng con mắt và tình cảm thông thường. Khúc hát dân ca với tiếng đàn tiếng sáo đã làm cho bóng tối mờ mịt, không gian u ám trong nhà tù phút chốc bừng lên, biến thành nơi thưởng thức nghệ thuật, và người tù có thể hòa cùng với âm vang rộn ràng, tha thiết của tiếng hát dân ca đã chuyển buồn thành vui. https://thuviensach.vn Cách diễn đạt bài thơ lại rất nhẹ nhàng, tinh tế, lời rõ, ý rõ, cứ hai câu làm thành một cặp đối lập. Hai câu đầu là đối lập giữa bóng tối và tiếng hát dân ca, tiếng nhạc khí: Cơm xong, bóng đã xuống trầm trầm Vang tiếng đàn ca, rộn tiếng ngâm. Hai câu sau là đối lập giữa ngục tối Tĩnh Tây và nhạc quán Viện hàn lâm: Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối Bỗng thành nhạc quán Viện hàn lâm Nếu như có thể thay đổi, sắp xếp các câu thơ theo một trật tự mới, chuyển câu ba thành câu hai và câu hai xuống vị trí câu ba thì toàn bài thơ vẫn là sự đối lập: Cơm xong, bóng đã xuống trầm trầm Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối Vang tiếng đàn ca, rộn tiếng ngâm Bỗng thành nhạc quán Viện hàn lâm. Đối lập đã là một thủ pháp nghệ thuật để diễn tả sự hoán cải hoàn cảnh qua cảm nhận của con người, tất cả đều ấm áp hơi thở của sự sống và sức sống của con người. Đó là cảm hứng chủ đạo của bài thơ. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Đổ Phạm - Tù Cờ Bạc 賭 犯 公 家 不 給 賭 犯 飯 欲 令 他 們 悔 前 非 硬 犯 餚 饌 天 天 有 窮 犯 飢 涎 共 淚 垂 Dịch âm Hán Việt: Công gia bất cấp đổ phạm phạn, Dục linh tha mẫn hối tiền phi; “Ngạnh” phạm hào soạn thiên thiên hữu, Cùng phạm cơ diên cộng lệ thùy. Dịch nghĩa: Nhà nước không cấp cơm cho tù cờ bạc Là muốn họ hối cải tội đã phạm phải Nhưng tù “anh chị” ngày ngày như ăn cỗ https://thuviensach.vn Còn tù nghèo, đói chảy dãi cùng với nước mắt. Dịch thơ: Quan không cấp bữa cho tù bạc, Để họ mau chừa tội cũ hơn; Tù “cứng” ngày ngày no rượu thịt, Tù nghèo, dãi với lệ cùng tuôn.(1) NAM TRÂN - NGUYỄN HUỆ CHI dịch ----- (1) Bản dịch khác của Nam Sơn: Cơm cho tù bạc quan không cấp Muốn họ ăn năn sửa lỗi lầm Tù sướng ngày ngày cơm thịnh soạn Tù hèn, dãi lệ chảy không cầm. TÙ “ANH CHỊ” NGÀY NGÀY NO RƯỢU THỊT Nếu cái trớ trêu, nghịch lý, ngược đời ở bài thơ Đỗ (Đánh bạc): Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội, Trong tù đánh bạc được công khai thì cái trớ trêu, nghịch lý ở bài thơ Đổ phạm (Tù cờ bạc) là “Ngạnh” phạm hào soạn thiên thiên hữu, https://thuviensach.vn Cùng phạm cơ diên cộng lệ thùy. (Tù “anh chị” ngày ngày như ăn cỗ Tù nghèo, đói chảy dãi cùng với nước mắt.) Hiện tượng trên là một thực tế tại các nhà tù của chính quyền Trung Hoa dân quốc. Cờ bạc là phạm pháp, cái trò sát phạt nhau để lại nhiều hệ lụy. Xem ra chính quyền Trung Hoa dân quốc cũng khá nghiêm khắc, bắt các con bạc bỏ tù và không phát cơm để những người tù này hối cải tội lỗi của mình đã phạm phải: Công gia bất cấp đổ phạm phạn, Dục linh tha mẫn hối tiền phi. (Nhà nước không cấp cơm cho tù cờ bạc, Là muốn họ hối cải tội đã phạm phải.) Nhưng tiếc thay, khi những con bạc đã bị bắt vào tù rồi, thì lẽ ra phải phạt nghiêm với mọi người sai phạm, không trừ một ngoại lệ nào. Song đâu có phải như vậy, những tù “anh chị”, tù giàu có, có thế lực (Nam Trân dịch là tù “cứng”), tuy cũng bị “Nhà nước không cấp cơm” nhưng có bao giờ bị đói đâu, ngày ngày vẫn no nê rượu thịt, bữa ăn thịnh soạn như ăn cỗ, do người ngoài tiếp tế “Ngạnh” phạm hào soạn thiên thiên hữu. Hào soạn nghĩa là bữa cơm thịnh soạn như bữa cỗ (có nhiều món ngon). Tác giả đặt chữ “ngạnh” trong ngoặc kép là để tránh nhầm lẫn với ngạnh hán có nghĩa để chỉ người gan dạ kiên cường. Chữ “ngạnh” trong ngoặc kép hoàn toàn với nghĩa mỉa mai, giễu cợt. https://thuviensach.vn Cũng chẳng có gì ngạc nhiên, một khi pháp luật không được thực thi một cách nghiêm minh, triệt để, thậm chí lại còn có hiện tượng tiêu cực trong khi thi hành thì trong tù cũng bất công, cũng trớ trêu như ngoài xã hội thôi. Tù “anh chị”, tù “cứng”, tù “giầu, có thế lực” vẫn sướng, vẫn no nê như khi ở bên ngoài, còn cùng phạm, tù “nghèo”, tù “hèn” đành cam chịu ngày ngày cái đói cào cấu, réo gào, nước dãi chảy cùng nước mắt Cùng phạm cơ diên cộng lệ thùy. Bài thơ ghi lại một sự thực, một tồn tại cần cảnh báo, lên án. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Nạn Hữu Mạc Mỗ - Bạn Tù Họ Mạc 難 友 幕 某 富 家 子 弟 貧 家 教 賭 膽 如 天 膽 似 鍼 車 代 炮 財 真 偉 大 在 囚 仍 想 喫 人 葠 Phiên âm Hán-Việt: Phú gia tử đệ, bần gia giáo, Đổ đảm như thiên, đảm tự châm; Xa đại pháo tài chân vĩ đại, Tại tù nhưng tưởng ngật nhân sâm. Dịch nghĩa: Con cái nhà giàu mà nghèo giáo dục Gan đánh bạc to như trời, gan làm người nhỏ như cái kim; https://thuviensach.vn Tính huênh hoang khoác lác mới thực là vĩ đại Ở tù mà vẫn tơ tưởng ăn nhân sâm. Dịch thơ: Con nhà giàu có, nghèo gia giáo Đánh bạc gan trời, mật tựa kim “Một tấc lên mây” ghê gớm thật, Ngồi tù mà vẫn ước nhân sâm. (1) NAM TRÂN dịch TÙ MÀ TƠ TƯỞNG ĐƯỢC MỜI NHÂN SÂM Con người không được giáo dục và không chịu sự giáo dục ắt sẽ sống theo bản năng, cái xấu át đi cái tốt, nhất là những người sinh ra và lớn lên trong những gia đình giàu có, quyền chức được nuông chiều. Những cậu ấm, cô chiêu này tự cho mình được cái quyền: tự coi mình hơn mọi người, xem thường mọi người; tự cao, tự đại huênh hoang, khoác lác; tự xem mình là trung tâm nên cứ tự ý răn dạy, người đời, tự đòi hỏi người khác một cách cực kỳ vô lý không thể chấp nhận được. Nhưng cũng chính vì vậy mà cũng tự mình làm trò cười cho thiên hạ. Bài thơ Nạn hữu Mạc đổ (Bạn tù họ Mạc) chỉ nói một sự thực mà lại là lời cảnh báo cho một đối tượng cụ thể và những đối tượng cùng loại: Phú gia tử đệ, bần gia giáo Đổ đảm như thiên, đảm tự châm. (Con cái nhà giầu mà nghèo giáo dục https://thuviensach.vn Gan đánh bạc to như trời, gan làm người nhỏ như cái kim). Một sự đối lập ngay trong một con người được diễn tả bằng sự đối lập cả chữ và nghĩa trong hai câu thơ. Phú là giàu có, đối lập với bần là nghèo. Con cái nhà giàu có, mà nghèo giáo dục. Cũng như thiên là trời, đối lập với châm là cái kim. Con người này cũng đảm lắm, gan lắm, nhưng chỉ là gan đánh bạc thì to như trời, mà gan làm người lại bé như cái kim. Hai câu thơ cuối cụ thể hóa và làm rõ cái bản chất của anh con nhà giàu mà nghèo giáo dục, khoác lác huênh hoang, tơ tưởng hảo huyền cái không bao giờ có được: Xa đại pháo tài, chân vĩ đại, Tại tù nhưng tưởng ngật nhân sâm. (Tính khoác lác huênh hoang mới thực là vĩ đại Ở tù mà vẫn tơ tưởng được ăn nhân sâm.) Xa đại pháo là một phương ngữ ở Quảng Đông (chứ không phải như chú thích của Viện Văn học trong bản dịch năm 1983) có nghĩa là một tấc đến trời, huênh hoang, khoác lác. Phương ngữ này cùng một nghĩa với thành ngữ ở Quảng Đông “Đại suy đại lôi” nghĩa là bốc phát quá chừng, quá mức. Ở đây cần lưu ý đến chữ tài. Trước đây có mấy bản dịch nghĩa và dịch thơ đã dịch với nghĩa là tài giỏi. Từ Hán, tài trong văn cảnh này có nghĩa là mới, một tật xấu: một tấc đến trời, thì không thể cho là tài giỏi được. Do không biết mình là ai, đang ở đâu, đang ở tù mà vẫn tơ tưởng được ăn nhân sâm. Trớ trêu đến thế là cùng. Không phải ngẫu nhiên, cùng một lúc tác giả viết 3 bài thơ liền về những người tù cờ bạc, bởi nó là một tệ nạn cần phải dẹp bỏ và việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh. https://thuviensach.vn ----- (1) Bản dịch khác của Khương Hữu Dụng: Con nhà giàu, giáo dục nghèo To “gan đánh bạc”, bé teo “gan người”, Ba hoa khoác lác thật tài, Ở tù mà lại cứ đòi ăn sâm. Bản dịch của Trần Đắc Thọ: Con nhà giàu lại nghèo gia giáo Tính nhát gan, nhưng bạo bạc bài; Huênh hoang một tấc đến trời Tù mà tơ tưởng được mời nhân sâm. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Điền Đông 田 東 每 餐 一 碗 公 家 粥 肚 子 時 時 在 嘆 吁 白 飯 三 元 不 鉤 飽 薪 如 桂 也 米 如 珠 Dịch âm Hán-Việt: Mỗi xan nhất uyển công gia chúc Đổ tử thì thì tại thán hu; Bạch phạn tam nguyên bất câu bão, Tân như quế dã mễ như châu. Dịch nghĩa: Mỗi bữa được một bát cháo của nhà nước, Cái bụng luôn luôn cứ than phiền Cơm không ba đồng, cũng chẳng đủ no, https://thuviensach.vn Củi đắt như quế, gạo như châu. Dịch thơ: Cháo tù mỗi bữa chia lưng bát, Cái bụng luôn luôn rên rỉ sầu; Cơm nhạt ba đồng ăn chẳng đủ, Củi thì như quế, gạo như châu.(1) NAM TRÂN - HOÀNG TRUNG THÔNG dịch ----- (1) Bản dịch của Trần Đắc Thọ: Cháo tù một bát, chia từng bữa, Cái bụng luôn luôn cứ réo hoài! Cơm nhạt ba đồng mà vẫn đói, Gạo châu, củi quế, thực không sai. Bản dịch của Quách Tấn: Cửa tù mỗi bữa lưng tô cháo Bụng đói khôn cầm tiếng khổ đau Cơm trắng ba đồng không kín dạ Củi đun thành quế, gạo thành châu. CHÁO TÙ MỖI BỮA CHIA LƯNG BÁT https://thuviensach.vn Nhà tù Điền Đông (2), cũng như nhà tù Tĩnh Tây, Thiên Bảo là nhà tù cấp huyện. Bác bị giải đến đây cuối tháng 10-1942, là nơi thứ 3 bị giải đến (Tĩnh Tây - Thiên Bảo - Điền Đông). Nhà tù nào cũng hà khắc, người tù đều bị hành hạ khốn khổ, trong đó phải chịu đựng cái đói, cái rét triền miên. Tại nhà tù Điền Đông, lần đầu tiên, đến bữa ăn, người tù chỉ được phát một bát cháo chứ không có cơm (ở nhà tù trước đây còn được ăn cơm, dù đó là một bát cơm gạo đỏ) cho nên ngay câu thơ mở đầu bài thơ đã trực tiếp nói về việc ăn cháo trong nhà tù. ----- 2. Điền Đông là một huyện thuộc lưu vực sông Hữu Giang, tỉnh Quảng Tây, trực thuộc thành phố Bách Sắc, cách huyện lỵ Thiên Bảo (nay là Đức Bảo) hơn 80 km, cách thành phố Nam Ninh hơn 190 km. Trước đây, muốn đi từ Tĩnh Tây đến Nam Ninh không thể không qua Điền Đông. Mỗi xan nhất uyển công gia chúc. (Mỗi bữa được phát một bát cháo của nhà nước) Một bát cháo - một bữa ăn thì sao mà chịu nổi cái đói, cho nên cái bụng nó cứ réo gào là tất nhiên rồi. Đổ tử thì thì tại thán hu. (Cái bụng luôn luôn cứ than phiền) Thán hu: đang than thở, rên rỉ, ý chỉ cái bụng đói cứ réo đòi. Bài thơ 4 câu, hai câu thơ đầu ghi lại sự thực một cách trung thực, không thêm thắt, không bình luận gì; hai câu sau, một câu nói tiếp sự thực, một câu bình luận. Muốn không đói chỉ có cách duy nhất phải bỏ tiền ra mua cơm, nhưng cơm thì quá đắt, chỉ cơm không thôi không có thức ăn mà những ba đồng, nhưng vẫn đói hoài. https://thuviensach.vn Bạch phạn tam nguyên bất câu bão (Cơm không ba đồng cũng chẳng đủ no.) Bạch phạn: Cơm trắng, tức chỉ cơm không thức ăn. Sao đắt thế. Cuối bài thơ, tác giả hạ một câu Tân như quế dã, mễ như châu Một lời nhận xét, một lời bình luận, giá sinh hoạt ở Điền Đông này quá đắt đỏ: Củi đắt như quế, gạo đắt như hạt châu. Câu kết bài thơ có thể Bác mượn ý từ câu “Sở quốc chi thực quý ư ngọc, tân quý ư quế” (Ở nước Sở lương thực đắt như ngọc, củi đắt như quế) trong sách Chiến quốc sách, Sở sách tam hoặc từ câu của Tô Thức: “Xích tân như quế mễ như châu” (Thước cửu như quế, gạo như châu). Đắt đỏ như thế này, mà lại bị tù ở xứ người thì lấy tiền đâu mà mua cơm, đành chịu đói, chịu cho cái bụng Thán hu thôi. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Sơ Đáo Thiên Bảo Ngục - Mới Đến Nhà Lao Thiên Bảo 初 到 天 保 獄 日 行 五 十 三 公 里 濕 盡 衣 冠 破 盡 鞋 徹 夜 又 無 安 睡 處 廁 坑 上 坐 待 朝 來 Dịch âm Hán-Việt: Nhật hành ngũ thập tam công lý, Thấp tận y quan, phá tận hài; Triệt hạ hựu vô an thụy xứ, Xí khanh thượng tọa đãi triêu lai. Dịch nghĩa: Cả nhà đi bộ năm mươi ba cây số Ướt hết áo mũ, rách cả dép; Suốt đêm lại không có chỗ ngủ yên, https://thuviensach.vn Phải ngồi trên hố xí đợi trời sáng. Dịch thơ: Năm mươi ba dặm một ngày trời, Áo mũ ướt đầm, dép tả tơi; Lại khổ thâu đêm không chốn ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ban mai.(1) HUỆ CHI dịch NGỒI TRÊN HỐ XÍ ĐỢI BAN MAI Bài thơ Sơ đáo Thiên Bảo ngục (Đến nhà lao Thiên Bảo), theo thứ tự sắp xếp trong nguyên bản Ngục trung nhật ký đứng sau bài Điền Đông, có thể đây là hồi ức về quãng đường bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo chăng, vì bấy giờ Bác đã qua Điền Đông rồi. Đã hai tháng bị giam, bị giải (có lần đã bị giải đi, giải lại). Tuổi cao, bị giải bộ 53 cây số trong một ngày, lại đi trong mưa gió, áo mũ ướt dầm, dép tả tơi thì cực khổ vô cùng Nhật hành ngũ thập tam công lý/ Thấp tận y quan, phá tận hài. Hài là thứ đồ dùng để xỏ chân đi, có hai loại: Một loại để cho những người quyền quý, giàu có, sang trọng, người ta gọi là đi hài; còn hài ở đây là dép, là giày mà mọi người đều sử dụng, dịch là dép hay giày đều được, nhưng dép thì độ chính xác cao hơn. Chữ Hán có chữ hài sảo nghĩa là dép bận đi đường núi. Phải đi 53 cây số liền một ngày dưới trời mưa, mà đường đâu có bằng phẳng thì dép (giày) đứt, rách là tất yếu. Nhưng cái đáng quan tâm, quan ngại nhất, chính là tấm thân người tù tiêu điều, tiều tụy khi bị giải trên quãng đường xa như vậy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. https://thuviensach.vn Bị giải bộ ban ngày như thế, những tưởng ban đêm được một chút yên nghỉ, thì lại còn tệ hại hơn: Suốt đêm không có chỗ ngủ yên, phải ngồi trên hố xí đợi trời sáng Triệt hạ hựu vô an thụy xứ/ Xí khanh thượng tọa đãi triêu lai. Thơ nói đúng sự thực, không nói sai mà cũng chẳng nói ngoa. Khi người tù bị giải đến nhà lao Thiên Bảo thì tù nhân đã chật ních không còn chỗ để nằm. Trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên kể: “Ban đêm cụ Hồ phải ngồi trên cầu xí ngay ở trong phòng giam. Nhưng cụ vẫn không được yên ổn. Lâu lâu lại phải đứng dậy nhường chỗ cho một người đi ỉa đêm”. Không chỗ nằm, phải ngồi trên hố xí đợi trời sáng thì nỗi khổ đã đến cao độ, cùng cực lắm. Bài thơ Sơ đáo Thiên Bảo ngục là một trong những bài thơ có nhiều bản dịch, bản dịch nào cũng khá trôi chảy, giàu chất thơ. Tuy nhiên, có bản dịch còn những hạt sạn, tuy giữ được âm điệu thơ nhưng lại không diễn dịch được đúng cái thần của nguyên tác. Ví như hai câu thơ: Triệt hạ hựu vô an thụy xứ, Xí khanh thượng tọa đãi triêu lai. Mà dịch là: Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ngày mai. Thì quả là không ổn chút nào, bởi nghĩa trong nguyên tác là: Suốt đêm lại không có chỗ ngủ yên, Ngồi trên hố xí đợi trời sáng. Hiểu hai chữ Lại khổ mang ý ca thán thì càng không chính xác. Như ta biết, dù bị hành hạ, dù khổ cực đến mấy, có bao giờ Bác than thở đâu. Còn https://thuviensach.vn đãi triêu lai nghĩa là đợi trời sáng mà dịch là đợi ngày mai thì dễ hiểu là tương lai, chứ không phải là quãng thời gian cụ thể trong ngày. Một số bản dịch là: đợi ban mai, đợi trời sáng, đợi chờ sáng ra sát nghĩa với nguyên tác hơn, chỉ tùy mạch văn mà lựa chọn đặt những cụm từ này vào là câu thơ hoàn chỉnh, bài thơ hoàn chỉnh. Về một mặt nào đó, đợi ban mai, đợi trời sáng đương nhiên, ý tại ngôn ngoại, có thể có ý nghĩa đón đợi cái tốt đẹp, biểu tượng cho sự sống đang chuyển động, cho niềm vui sống. Bài thơ Sơ đáo Thiên Bảo ngục (Mới đến nhà lao Thiên Bảo) kể lại nỗi khổ cực cả ban ngày lẫn ban đêm khi Bác bị giải, bị giam nhưng Người luôn chủ động, làm chủ mình trong mọi hoàn cảnh, mọi tình thế. Đọc thơ thương Bác và cảm phục Bác vô cùng. ----- (1) Bản dịch khác của Nam Trân: Năm mươi ba cây số một ngày, Áo mũ dầm mưa, rách hết giày; Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ngày mai. Bản dịch của Khương Hữu Dụng - Nguyễn Sĩ Lâm: Ngày cuốc năm mươi ba cột số Ướt đầm áo mũ, rách bươn giày; Thâu đêm lại chẳng nơi yên giấc, Ngồi trấn cầu tiêu, đợi sáng ngày. https://thuviensach.vn Bản dịch của Nam Sơn: Ngày vượt năm mươi ba cột số, Dầm dề áo mũ, dép tiêu điều. Suốt đêm thêm nỗi không nơi ngủ Đợi sáng, đành ngồi trên hố tiêu. Bản dịch của Quách Tấn: Năm mươi ba cây số một ngày Mưa chan áo mũ, vớ giày tả tơi Thâu đêm không chỗ nghỉ ngơi Ngồi trên hố xí đợi trời sáng ra https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Quả Đức Ngục - Nhà Ngục Quả Đức 果 德 獄 監 房 也 是 小 家 庭 柴 米 油 鹽 自 己 營 每 個 籠 前 一 個 灶 成 天 煮 飯 與 調 羹 Dịch âm Hán-Việt: Giam phòng dã thị tiểu gia đình, Sài, mễ, du, diêm tự kỷ doanh; Mỗi cá lung tiền nhất cá táo, Thành thiên chử phạn dữ điều canh. Dịch nghĩa: Phòng giam mà như thể một gia đình nhỏ, Gạo, củi, dầu, muối đều tự mình lo sắm; Trước mỗi phòng giam là một bếp https://thuviensach.vn Suốt ngày thổi cơm và nấu canh. Dịch thơ: Nhà lao mà giống tiểu gia đình, Gạo, củi, muối, dầu tự sắm sanh; Trước mỗi phòng giam bày một bếp, Suốt ngày lụi hụi với cơm, canh.(1) HUỆ CHI dịch NHÀ LAO MÀ GIỐNG TIỂU GIA ĐÌNH Bác bị giam ở Điền Đông một thời gian ngắn thì lại bị giải đến Quả Đức và bị giam ở nhà tù huyện này. Cái ngạc nhiên nhất của Bác khi bước vào nhà giam Quả Đức là sống trong cảnh của nhà giam này như thể sống trong một gia đình nhỏ, tiểu gia đình vậy. Tất cả mọi cái ở đây đều rất cụ thể, cụ thể đến từng chi tiết, từng thứ một, nào là gạo, củi, muối, dầu, nào là trước mỗi phòng giam là một cái bếp, nào là suốt ngày người tù lụi hụi thổi cơm và nấu canh. Quả là bất ngờ và lạ lẫm, như là cá biệt, chỉ có ở nhà lao Quả Đức (2). Nhà lao mà giống tiểu gia đình, Gạo, củi, muối, dầu tự sắm sanh; Trước cửa phòng giam bày một bếp, Suốt ngày lụi hụi với cơm canh. Nếu vẽ tranh về nhà lao Quả Đức ắt có được một bức biếm họa với những hình ảnh độc đáo, sinh động đến từng chi tiết của một thực tế đầy ấn https://thuviensach.vn tượng hài hước, tự nhiên phải mỉm cười. Ngục trung nhật ký, có nhiều bài, tác giả chỉ cần phác họa vài nét những gì xảy ra đúng như trong thực tế, là bài thơ đã toát ra một ý vị hài hước, nghĩa là tự nó phơi bày sự thật. Đó chính là cách nắm bắt, lựa chọn tình huống hài. Quả Đức ngục (Nhà lao Quả Đức) là một bài thơ như thế. ----- (1) Bản dịch khác của Nguyễn Sĩ Lâm: Phòng lao mà giống một gia đình, Gạo, củi, muối, dầu tự sắm sanh; Trước cửa mỗi phòng, riêng một bếp Suốt ngày suốt buổi nấu cơm canh. Bản dịch của Quách Tấn: Phòng giam chi khác cảnh gia đình. Gạo củi dầu diêm tự sắm sanh Trước cửa mỗi phòng nhen một bếp Suốt ngày cơm thổi với đun canh. Bản dịch của Nam Trân: Nhà lao mà giống gia đình, Muối, dầu, gạo củi tự mình phải lo. Phòng riêng mỗi cửa một lò, https://thuviensach.vn Cơm canh mọi thứ nấu kho suốt ngày. (2) Năm 1951, Quả Đức hợp nhất với huyện Bình Trị lấy tên là huyện Bình Quả, huyện lị đặt ở trấn Mã Đầu, cách Điền Đông 60km, cách Nam Ninh 130km. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Long An Lưu Sở Trưởng - Sở Trưởng Long An Họ Lưu 隆 安 劉 所 長 辯 事 認 真 劉 所 長 人 人 讚 誦 你 公 平 文 錢 粒 米 都 公 布 乾 凈 囚 籠 好 衛 生 Dịch âm Hán-Việt: Biện sự nhận chân Lưu sở trưởng, Nhân nhân tán tụng nhĩ công bình; Văn tiền lạp mễ đô công bố; Can tịnh tù lung hảo vệ sinh. Dịch nghĩa: Sở trưởng họ Lưu tận tụy với công việc, Mọi người đều khen ông công bằng; Đồng tiền, bát gạo đều công bố rõ ràng https://thuviensach.vn Nhà lao sạch sẽ, hợp vệ sinh. Dịch thơ: Lưu sở trưởng làm việc tận tình, Mọi người khen ngợi bác công bình, Đồng tiền, bát gạo đều công bố Sạch sẽ lao tù rất vệ sinh.(1) TRẦN ĐẮC THỌ dịch LƯU SỞ TRƯỞNG LÀM VIỆC TẬN TÌNH Sau ít ngày nếm trải ở “tiểu gia đình” Quả Đức, Bác lại bị giải tiếp đến Long An (2). Nếu như lần đầu tiên Bác ngỡ ngàng, lạ lẫm, phòng giam Quả Đức như một gia đình nhỏ Giam phòng dã thị tiểu gia đình, thì lần này lại là ngạc nhiên khác - một hiện tượng lạ, nó không chỉ khác nhà lao Quả Đức mà khác với tất cả các nhà tù mà Bác đã bị giam trước đấy, đó là nhà tù Long An sạch sẽ, vệ sinh; Văn tiền, lạp mễ đô công bố/ Can tịnh tù lung hảo vệ sinh, lại nữa, đồng tiền, bát gạo đều công bố rõ ràng. Được như thế là vì ở đây, Lưu sở trưởng, người cai quản nhà tù, là một người tốt, cho nên ngay câu thơ mở đầu bài thơ đã là một nhận xét, một đánh giá: Biện sự nhận chân Lưu sở trưởng. (Sở trưởng họ Lưu tận tụy với công việc) Hai chữ nhận chân trong câu thơ mở đầu cần được hiểu đúng. Một số bản dịch nghĩa và dịch thơ đều dịch với nghĩa là giải quyết công việc thận trọng, đúng đắn. Chữ Hán Nhận chân đặt trong văn cảnh câu thơ có nghĩa https://thuviensach.vn là tận tụy. Câu dịch của cụ Trần Đắc Thọ sát nghĩa hơn: Lưu sở trưởng làm việc tận tình Từ ngày bị tù, bị giải, đây là lần đầu tiên Bác gặp một người tốt, một người cai quản tù khác với những người cai tù ở các nhà tù mà Bác đã nếm trải. Thái độ của Bác thật rõ ràng xấu chê, tốt khen. Chẳng thế mà Bác đã phê phán nghiêm khắc những sai phạm của chủ nhiệm L, cùng “nạn hữu” với Bác; hoặc như, Bác đã kể lại rất khách quan và tỏ thái độ trước sự hà khắc, đày đọa người tù và tình trạng vô pháp luật ở các nhà tù của chính quyền Trung Hoa dân quốc như những bài thơ đã nói ở trên. Trong một xã hội hỗn độn, biết bao điều xấu hiện hữu qua chế độ nhà tù, mà có những người như Lưu sở trưởng với những phẩm chất tốt như thế thì đáng ghi nhận, trân trọng lắm chứ. Bác rất công tâm, một con người mang trong mình một tầm văn hóa cao, không bao giờ “vơ đũa cả nắm”. Có lẽ trong văn thơ của nước ta và của thế giới hiếm thấy và rất hiếm, một người tù lại đi ca ngợi người coi tù. Điều tưởng như phi lý ấy lại rất dễ hiểu ở nơi Bác, Người lấy con người, phẩm chất người làm thước đo giá trị, ghi nhận những gì con người cần phải có. ----- (1) Bản dịch khác của Nam Trân: Làm việc đúng thay Lưu sở trưởng, Ai ai cũng bảo bác công bình; Đồng tiền bát gạo đều công bố, Sạch sẽ lao tù rất vệ sinh. https://thuviensach.vn (2) Nhà lao Long An cũng là nhà tù cấp huyện, cách Quả Đức 37 km, cách Nam Ninh khoảng 100km, dọc theo sông Hữu Giang chếch về phía Nam. Nay Long An thuộc thành phố Nam Ninh. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Đồng Chính 同 正 (十 一 月 二 日) 同 正 正 同 平 馬 獄 每 餐 一 粥 肚 空 空 水 和 光 線 彶 充 足 每 日 還 開 兩 次 籠 Dịch âm Hán-Việt: Đồng Chính chính đồng Bình Mã ngục, Mỗi xan nhất chúc đỗ không không; Thủy hòa quang tuyến hẩn sung túc, Nhật nhật hoàn khai lưỡng thứ lung. (Thập nhất nguyệt nhị thập) Dịch nghĩa: Nhà lao Đồng Chính giống hệt nhà lao Bình Mã https://thuviensach.vn Mỗi bữa một bát cháo bụng cồn cào, Nước và ánh sáng thì đầy đủ Mỗi ngày còn hai lần mở cửa buồng giam. Ngày 2 tháng 11 Dịch thơ: Bình Mã thế nào Đồng Chính vậy, Bữa lưng bát cháo bụng cồn cào; Nước và ánh sáng thì dư dật, Ngày lại hai lần mở cửa lao. (1) NAM TRÂN dịch BÌNH MÃ THẾ NÀO ĐỒNG CHÍNH VẬY Bài thơ Đồng Chính (2) Bác ghi rõ làm ngày 2 tháng 11, nghĩa là Bác bị giam bị giải đã 62 ngày. Mở đầu bài thơ là một nhận xét, một cảm nhận được thể hiện bằng một lối chơi chữ, đảo chữ nhẹ nhàng tự nhiên, Đồng Chính thành chính đồng Đồng Chính chính đồng Bình Mã ngục (3) Chính đồng có nghĩa là giống nhau. Nhà giam Đồng Chính cũng giống hệt nhà lao Bình Mã, đó là hàng ngày chỉ cho tù nhân ăn cháo, không cho ăn cơm. Đây là lần thứ hai, trong nhà tù Bác bị đày đọa bằng cách này. Bác ghi lại sự thực. Nếu ở nhà giam Điền Đông: https://thuviensach.vn Mỗi xan nhất uyển công gia chúc, Đổ tử thì thì tại thán hu. (Cháo tù mỗi bữa chỉ lưng bát Cái bụng luôn luôn cứ réo hoài.) thì ở Đồng Chính cũng chẳng khác gì: Mỗi san nhất chúc đỗ không không. (Bữa lưng bát cháo bụng cồn cào.) Cả hai bài thơ Điền Đông và Đồng Chính đều nói về việc phải ăn cháo, không được ăn cơm nên cái bụng luôn luôn đói. Ở bài thơ Điền Đông thì tại thán hu (cái bụng réo sôi, than phiền), bài Đồng Chính thì đỗ không không (bụng rỗng không cồn cào). Cái bụng rỗng hoài, đói triền miên nó phải lên tiếng là thế. Thơ ghi lại một sự thực. Hai câu cuối của bài thơ Đồng Chính tiếp nối một sự thực: Thủy hòa quang tuyến hẩn sung túc, Nhật nhật hoàn khai lưỡng thứ lung. (Nước và ánh sáng thì dư dật Ngày ngày hai lần mở cửa lao.) Cái hay, cái độc đáo của bài thơ là, từ sự việc thực, chi tiết thực, tác giả đã phát hiện một sự mâu thuẫn, một sự mỉa mai, ấy là ngày ngày cháo thì chỉ lưng bát nhưng nước và ánh sáng thì tha hồ “xơi” thỏa thích. https://thuviensach.vn Nhật ký là thể được ghi một cách tự do, linh hoạt các sự kiện, sự việc xảy ra mà người ghi là đối tượng chịu sự tác động, hoặc đã trải qua những tình cảnh cụ thể, hoặc chứng kiến, miễn là phải đảm bảo tính trung thực. Bác là người rất sáng suốt, bình tĩnh trước mọi lao lung bằng cái nhìn đúng hiện tượng, đúng bản chất, là người xử lý chính xác từng sự việc, từng sự kiện và cũng sẵn sàng bộc lộ thái độ, tình cảm chân thực, tinh tế, ứng xử đúng đắn trong mọi trường hợp đối với từng đối tượng cụ thể, lúc thương cảm, lúc thán phục, khi phê phán, khi hài hước… là vậy. ----- (1) Bản dịch của Nam Sơn: Lao Đồng Chính giống lao Bình Mã, Cháo bữa tô con, bụng rỗng không. Ánh sáng, nước nôi dùng thoải mái, Sáng, chiều mở khám, thoáng vô cùng! Bản dịch của Quách Tấn: Đồng Chính giống in Bình Mã ấy Bữa ăn bát cháo có như không Riêng dư ánh sáng riêng dư nước Ngày lại hai lần ngục mở song. (2) Đồng Chính là một huyện, một khu hành chính trong thời kỳ Quốc dân Đảng cai quản, nay là thị trấn Trung Đông phía Tây Bắc huyện lỵ Phù Tuy, cách Long An 30 km, cách Nam Ninh 50 km. https://thuviensach.vn (3) Bình Mã là thị trấn, huyện lỵ Điền Đông. Bác đã từng bị giải đến nhà giam ở đây, rồi Quả Đức, Long An, bây giờ là Đồng Chính. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Nạn Hữu Đích Chỉ Bị - Chiếc Chăn Giấy Của Người Bạn Tù 難 友 的 紙 被 舊 卷 新 書 相 補 綴 紙 氈 猶 煖 過 無 氈 玉 床 錦 帳 人 知 否 獄 裡 許 多 人 不 眠 Dịch âm Hán - Việt: Cựu quyển, tân thư tương bổ xuyết, Chỉ chiên do noãn quá vô chiên; Ngọc sàng cẩm trướng nhân chi phủ, Ngục lý hứa đa nhân bất miên? Dịch nghĩa: Quyển cũ, sách mới cùng bồi chắp lại, Chăn giấy còn ấm hơn không có chăn; Người trên giường ngọc trướng gấm https://thuviensach.vn có biết chăng, Trong ngục bao nhiêu người không ngủ. Dịch thơ: Quyển xưa sách mới bồi thêm ấm, Chăn giấy còn hơn chẳng có chăn; Trướng gấm, giường ngà, ai có biết? Trong tù bao kẻ ngủ không an.(1) NAM TRÂN dịch CHĂN GIẤY CÒN HƠN CHẲNG CÓ CHĂN Lời ôn tồn, âm điệu trầm lắng, tình cảm chân thành xúc động, bài thơ Nạn hữu đích chỉ bị (Chiếc chăn giấy của người bạn tù) như nói với chính mình, vậy mà lại cho tất cả… Tính nhân văn của một tấm lòng, một con người hiện hữu trong từng câu chữ, trên trang giấy. Đành rằng phải tù đày tức là đã bước vào một cuộc sống không bình thường, phải chịu đựng sự cùng cực. Cái hơn người là ở chỗ nhìn nhận thực tại ấy như thế nào để chủ động vượt lên, vượt qua. Nếu đọc bài Dạ lãnh (Đêm lạnh), biết được rằng: Thu thâm vô nhục diệc vô chiên, Súc hỉnh cung yêu bất khả miên. (Đêm thu không đệm cũng không chăn, Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;) https://thuviensach.vn tù nhân phải chịu đựng thì khi đọc bài Nạn hữu đích chỉ bị (Chiếc chăn giấy của người bạn tù) ta sẽ hiểu kỹ càng hơn, càng cảm thương những người tù. Trong cái cùng cực, cái khó ló cái khôn, mà cũng phải nói là khá độc đáo, người tù đã làm cái việc chống đỡ với cái rét lạnh để tồn tại, lấy những tờ giấy của những quyển sách cũ và cả sách mới bồi chắp lại để có được cái chăn bằng giấy, che chắn cho cơ thể, đắp cho ấm một chút, vẫn còn hơn là không có chăn. Cựu quyển, tân thư tương bổ xuyết, Chỉ chiên do noãn quá vô chiên; (Quyển xưa, sách mới bồi thêm ấm, Chăn giấy còn hơn chẳng có chăn;) Trước cái cùng khổ ấy, tác giả tự ngẫm, tự nghĩ, tự nói với chính mình và khách quan như một lời nhắn gửi đến những người đang hưởng cái sung sướng: “Giường ngọc, trướng gấm” có biết chăng, có cảm thông được cái khổ cực này không? Và, có lẽ không chỉ dừng ở đấy mà còn ngầm nói cả với đối tượng đã tạo sự cùng cực này. Từ bài thơ Nạn hữu đích chỉ bị (Chiếc chăn giấy của người tù) cho ta thấy một cái nhìn, một tấm lòng, một thái độ, một bài học, sống giữa khổ đau cùng cực của cái thế giới cùng khổ ấy, cần phải hết sức chắt chiu lấy sự sống, cần nâng niu vun đắp, gìn giữ, bảo vệ sự sống dù chỉ là những cố gắng nhỏ, dù chỉ là những cố gắng tội nghiệp, như việc bồi chắp một chiếc chăn bằng giấy. Nhật ký cho chính mình là như vậy. ----- (1) Bản dịch của Hoàng Ngân: https://thuviensach.vn Sách xưa, vở mới bồi thêm ấm, Chăn giấy hơn không đã hẳn rồi; Giường ngọc, màn thêu, ai có thấu Trong lao không ngủ biết bao người? Bản dịch của Quách Tấn: Sách xưa, sách mới bồi chồng, Dù mền giấy vẫn hơn không có mền. Biết chăng màn gấm ấm êm Bao nhiêu kẻ thức suốt đêm trong tù. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Long An - Đồng Chính 隆 安 同 正 此 間 土 地 廣 而 貧 所 以 人 民 儉 且 勤 聽 說 今 春 逢 大 旱 十 分 收 穫 兩 三 分 Dịch âm Hán - Việt: Thử gian thổ địa quảng nhi bần, Sở dĩ nhân dân kiệm thả cần; Thính thuyết kim xuân phùng đại hạn, Thập phân thu hoạch lưỡng tam phân. Dịch nghĩa: Vùng này ruộng đất rộng nhưng cằn cỗi, Vì thế nhân dân tiết kiệm và siêng năng; Nghe nói mùa xuân năm nay gặp đại hạn, https://thuviensach.vn Mười phần chỉ thu hoạch được vài ba phần. Dịch thơ: Vùng này tuy rộng, đất khô cằn, Vì thế nhân dân kiệm lại cần Nghe nói xuân nay trời đại hạn, Mười phần thu hoạch chỉ đôi phần.(1) NAM TRÂN và BĂNG THANH dịch MƯỜI PHẦN THU HOẠCH CHỈ ĐÔI PHẦN Long An - Đồng Chính cách nhau 30km cùng nằm trên lưu vực sông Hữu Giang. Hai huyện đất đai tuy rộng nhưng cằn cỗi. Năm ấy, 1942, cuối tháng 10 đầu tháng 11, Bác bị giải từ Long An đến Đồng Chính. Năm ấy, vùng này bị hạn hán nặng, mất mùa, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Trên đường bị giải, Bác tận mắt thấy cảnh vật và nhận, biết đời sống con người ở nơi đây quá khó khăn. Bài thơ Long An - Đồng Chính hiện thực đến từng chi tiết. Để hiểu bài thơ và ý nghĩa của nó cần hiểu cặn kẽ một số từ và cách biểu hiện của tác giả. Những từ tác giả dùng là từ của đời thường, thông dụng. Chẳng hạn như thổ là đất, thổ địa là đất đai, ruộng đất; bần là nghèo, không đủ; bần đi với thổ địa là để chỉ đất đai, ruộng đất cằn cỗi, bạc mầu. Đất đai đã thế lại gặp đại hạn tức trời nắng khô, không mưa, đồng ruộng nứt nẻ ảnh hưởng đến sản xuất, hậu quả là Thập phân thu hoạch lưỡng tam phân (Mười phần thu hoạch chỉ vài ba phần). Những vùng đất như thế này, làm lụng khó khăn chồng khó khăn, hậu quả dẫn đến đời sống sinh hoạt cũng cực kỳ khó khăn. Chính cái hoàn cảnh khắc nghiệt đó tạo nên tính cách người dân phải kiệm (tằn tiện, tiết kiệm), phải cần (chịu khó, siêng năng, cần cù). Sở dĩ https://thuviensach.vn nhân dân kiệm thả cần (Vì thế nhân dân phải tằn tiện và cần cù, siêng năng). Là kể, là tự sự nhưng mạch ngầm của nó vẫn là trữ tình, bộc lộ một sự cảm thông, chia sẻ. Một người tù đang bị đầy ải, bị giải nhìn cảnh vật đất đai rộng dài mà khô cằn lại gặp hạn hán thì thương người nông dân phải vật lộn với bao khó khăn, đời sống sinh hoạt gặp vô vàn cơ cực. Khổ là điều chắc chắn. Điều đáng nói, đáng trân trọng ở đây là, người tù ấy đang chịu cực hình, cực khổ, đang bị giải tù mà vẫn sẻ chia, đồng cảm với cái khổ của người khác, là một tấm lòng cao cả, một chủ nghĩa nhân văn sâu rộng biết ngần nào. ----- (1) Bản dịch của Nguyễn Thế Nữu: Vùng này đất rộng nhưng khô cằn Vì thế nhân dân kiệm lại cần Nghe nói xuân này gặp hạn lớn Mười phần thu hoạch lại ba phần. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Nhai Thượng - Trên Đương Phố 街 上 街 上 人 爭 看 漢 奸 漢 奸 與 我 本 無 干 無 干 仍 是 嫌 疑 犯 使 我 心 中 覺 點 寒 Dịch âm Hán - Việt: Nhai thượng nhân tranh khán Hán gian, Hán gian dữ ngã bản vô can; Vô can nhưng thị hiềm nghi phạm, Sử ngã tâm trung giác điểm hàn. Dịch nghĩa: Trên đường phố mọi người tranh nhau xem Hán gian, Hán gian vốn chẳng liên quan gì đến ta; https://thuviensach.vn Nhưng không liên can mà vẫn là người tù bị tình nghi, Khiến lòng ta cảm thấy có chút ghê lạnh. Dịch thơ: Phố xá ùa nhau xem Hán gian, Hán gian, mình rõ thực vô can; Vô can mà vẫn nghi là phạm, Nghĩ đến càng thêm nẫu ruột gan.(1) NGUYỄN BÁU dịch HÁN GIAN, MÌNH RÕ THỰC VÔ CAN? Ba lần trong Ngục trung nhật ký, Hồ Chí Minh tỏ bực bội, uất ức và bác bỏ những luận điệu của chính quyền Trung Hoa dân quốc vu cáo, áp đặt, để giam, để giải. Lần thứ nhất trong bài Tại Túc Vinh nhai bị khấu (Bị bắt ở phố Túc Vinh): Cố ý trì diên ngã khứ trình Gián điệp hiềm nghi không niết tạo (Cố ý làm chậm trễ hành trình của ta Bày đặt ra trò tình nghi là gián điệp) Lần thứ hai trong bài Thế lộ nan (Đường đời hiểm trở): https://thuviensach.vn Trung thành, ngã bản vô tâm cứu Khước bị hiềm nghi tố Hán gian. (Ta vốn trung thực, không có điều gì thẹn lòng Thế mà bị tình nghi là Hán gian.) Và lần này, lần thứ ba - bài Nhai thượng (Trên đường phố): Nhai thượng nhân tranh khán Hán gian, Hán gian dữ ngã bản vô can (Trên đường phố mọi người tranh nhau xem Hán gian Hán gian vốn chẳng liên quan gì tới ta) Ba lần trong ba trạng huống khác nhau: khi bị bắt, lúc ngồi tù và bây giờ đang trên đường bị giải. Bài thơ Nhai thượng (Trên đường phố) theo thứ tự bản gốc, xếp sau bài Đồng Chính, trước bài Vãng Nam Ninh (Đi Nam Ninh). Như vậy có thể là Bác đang bị giải qua một đường phố nào đó của phố huyện Đồng Chính hoặc đường phố nào đó trên đường bị giải từ Đồng Chính đến Nam Ninh. Một thực tế đau đớn, người bị vu cho là Hán gian vốn chẳng liên quan gì tới Hán gian. Khi bị giải trên đường phố mọi người tranh nhau xem Hán gian thì thật là oái oăm biết bao nhiêu. Cái trớ trêu đến thế là cùng. Không thể không uất ức nhưng biết nén lại chỉ tự mình nói với mình: Phố xá ùa nhau xem Hán gian, Hán gian, mình rõ thực vô can; Vô can mà vẫn nghi là phạm, https://thuviensach.vn Nghĩ đến càng thêm nẫu ruột gan. Câu kết bài thơ: Sử ngã tâm trung giác điểm hàn (khiến lòng ta cảm thấy có chút ghê lạnh) nhưng vẫn rất tỉnh táo, biết rằng đường còn dài, khó khăn còn nhiều phải có cách xử thế đúng trong mọi tình huống để làm sáng tỏ, để đạt được cái đích mà mình định. Đương nhiên bài thơ Nhai thượng (Trên đường phố) là tự mình nói với mình nhưng tự nó cũng đã giải bày được mâu thuẫn giữa bản chất ngay thẳng, trong trắng với cái gọi là “Hán gian” đồng thời tự nó cũng đã phơi bày cái đen tối, cái hiểm họa của một chế độ đã gây ra bi kịch cho người lương thiện bất cứ lúc nào mà họ muốn. ----- (1) Bản dịch khác của Nam Trân: Ngoài phố tranh nhau xem Hán gian, Hán gian, ta vốn thực vô can; Vô can mà vẫn nghi là có, Thực khiến lòng ta lạnh tới gan. Bản dịch của Trần Đắc Thọ: Ngoài phố tranh nhau xem Hán gian, Hán gian, ta vốn thực vô can, Vô can, vẫn bị tình nghi có Nghĩ tới, lòng này chẳng thể an. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Trưng Binh Gia Quyến- Gia Quyến Người Bị Bắt Lính 徵 兵 家 眷 郎 君 一 去 不 回 頭 使 妾 閨 中 獨 抱 愁 當 局 可 憐 余 寂 寞 請 余 來 暫 住 牢 囚 Dịch âm Hán-Việt: Lang quân nhất khứ bất hồi đầu, Sử thiếp khuê trung độc bão sầu; Đương cục khả liên dư tịch mịch, Thỉnh dư lai tạm trú lao tù. Dịch nghĩa: Chàng ra đi không thể trở về, Để thiếp chốn buồng the một mình ôm sầu; Nhà đương cục ý hẳn thương thiếp cô quạnh, https://thuviensach.vn Nên mời thiếp đến tạm ở tù. Dịch thơ: Biền biệt anh đi không trở lại, Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu; Quan trên xót nỗi em cô quạnh, Nên lại mời em tạm ở tù. (1) NAM TRÂN dịch NÊN LẠI MỜI EM TẠM Ở TÙ Đúng là khi đọc bài thơ Trưng binh gia quyến (Gia quyến người bị bắt lính) bộc lộ rõ cái phi lý, phi nhân của một chế độ xã hội. GS. Hoàng Tranh, Trung Quốc đã viết: “Trên đường bị giải đi, Hồ Chí Minh đã chứng kiến một thực trạng xã hội: bọn phản động Quốc dân đảng cần bắt lính nhiều để phục vụ nhu cầu chiến tranh, đàn ông trai tráng ồ ạt bỏ trốn. Nhà cầm quyền không bắt được lính bèn nhốt giam thân quyến của các đối tượng phải đi lính”. Nhưng từ đó để đi đến kết luận cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng tố cáo, cảm hứng kết án như trong một số bài viết thì cũng cần cân nhắc, xem xét lại. Cái cảm hứng chủ đạo, cảm hứng chính của bài thơ không phải thế, có lẽ cảm hứng thương cảm, châm biếm mỉa mai thì đúng hơn. Người chồng trốn lính, trốn biệt Lang quân nhất khứ bất hồi đầu (Biền biệt chàng đi không trở về). Dưới thời Trung Hoa dân quốc trưng binh, đi lính là một nỗi khiếp sợ của người dân, đi lính là đi vào chỗ chết oan uổng, chỉ để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của bọn thống trị mà thôi, (chứ không phải chỉ phục vụ nhu cầu chiến tranh) cho nên việc trốn lính của người dân là khá phổ biến để giữ lấy mạng sống của mình. Cái trớ trêu là ở chỗ, để đối https://thuviensach.vn phó lại việc người chồng trốn lính, nhà cầm quyền bắt vợ bỏ tù - tù thay, nhưng lời thơ, giọng thơ không gay gắt chút nào chỉ là lời thổ lộ của người vợ và sự cảm thông, cảm thương, chia sẻ. Cảm thương về nỗi độc bão sầu, một mình ôm sầu, cô quạnh vò võ chốn phòng khuê, cảm thương về thân phận người phụ nữ chân yếu tay mềm, vô tội bị bắt tù thay. Tứ thơ xuất phát từ mạch trữ tình, giàu cảm xúc nên tạo ngay được sự đồng cảm, đồng tình của người đọc. Cái trớ trêu của thực tế đã kết hợp với bi kịch trong tâm trạng và hoàn cảnh của người vợ tạo nên sự đối lập vừa bi thương, bi kịch vừa hài hước, và đã đẩy cái bi thương, bi kịch lên đến đỉnh gây phản ứng mạnh trong tâm lý người đọc. Trong bài thơ này có hai từ cần được chú ý, phân biệt cho rõ, đó là từ thiếp ở câu 2 và từ dư ở câu 3, câu 4. Thiếp là lời người vợ xưng hô với chồng, còn câu 3, câu 4 có hai từ dư (cùng nghĩa) cũng là lời người vợ, nhưng là để xưng hô với người khác, có thể là những nạn hữu, bạn tù cùng cảnh với chồng. Trần Đắc Thọ có một nhận xét: “Bài thơ có chất giọng trào phúng, giấu rất kín dưới những từ ngữ “đài các”, “quý phái” của thơ Đường”. Có thể khẳng định rằng, giọng điệu bài thơ là giọng điệu trữ tình đã được nhanh chóng chuyển qua hài hước, mỉa mai đẩy cái bi tới cao trào bằng lời lẽ từ tốn, nhỏ nhẹ, mềm mại và thâm thúy, chua chát, xót xa, gây nên phản ứng sâu sắc trong người đọc. Cứ thử đọc lại bài thơ xem: Biền biệt anh đi không trở lại, Buồng the trơ trọi, kiếp ôm sầu; Quan trên xót nỗi em cô quạnh, Nên lại mời em tạm ở tù. Cười ra nước mắt. Bản chất của chế độ lộ nguyên hình, công lý, nhân quyền bộc lộ từ những chuyện phi lý, phi nhân nhất. Luật pháp chỉ bảo vệ https://thuviensach.vn kẻ cầm quyền; công minh, công lý thì quá xa vời. Giá trị tố cáo không lời hiện ra từ cái thực tế trớ trêu ấy. Ngục trung nhật ký có hai bài thơ về cái trớ trêu - tù thay. Sau bài thơ Trưng binh gia quyến (Gia quyến người bị bắt lính) là bài Tân Dương ngục trung hài (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương). ----- (1) Bản dịch của Quách Tấn: Một đi chàng chẳng lộn về Riêng cam phận thiếp buồng the ôm sầu Thương tôi quạnh quẽ đêm thâu Quan trên mời thiếp vào tù náu nương. https://thuviensach.vn NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH Lê Xuân Đức www.dtv-ebook.com Giải Trào - Pha Trò 解 嘲 吃 公 家 飯 住 公 房 軍 警 輪 班 去 護 從 玩 水 遊 山 隨 所 適 男 兒 到 此 亦 豪 雄 Dịch âm Hán - Việt: Ngật công gia phạn, trú công phòng, Quân cảnh luân ban khứ hộ tòng; Ngoạn thủy du sơn tùy sở thích, Nam nhi đáo thử diệc hào hùng! Dịch nghĩa: Ăn cơm nhà nước ở nhà công, Lính quân cảnh thay phiên nhau đi hộ vệ; Dạo núi chơi sông tùy ý thích, https://thuviensach.vn