🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nhà Lãnh Đạo Giỏi Giải Quyết Vấn Đề Như Thế Nào? - John C. Maxwell
Ebooks
Nhóm Zalo
CUỐN SÁCH NHỎ CHO BÀI HỌC LỚN Đ
ược coi là “thầy phù thủy về nghệ thuật lãnh đạo”, John C. Maxwell là cái tên không còn xa lạ với nhiều bạn đọc Việt Nam trong thời gian gần đây. Những cuốn sách như Phát
triển kỹ năng lãnh đạo, 21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo, Nhà lãnh đạo 3600, Tinh hoa lãnh đạo… của ông đã trở thành sách gối đầu giường của những người đã, đang và mong muốn trở thành lãnh đạo.
Hướng tới mục tiêu đưa các tác phẩm có giá trị đến với độc giả Việt Nam, đặc biệt là những người mong muốn phát triển, hoàn thiện bản thân hơn nữa, chương trình hợp tác xuất bản giữa ITD và Alpha Books đã chọn dịch và xuất bản nhiều đầu sách có giá trị của guru số 1 thế giới về nghệ thuật lãnh đạo. Trong lần xuất bản này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bộ bốn cuốn nhỏ Go for gold (Nhà lãnh đạo giỏi giải quyết vấn đề như thế nào?); 21 Indispensable Qualities of a Leader (21 Phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo); 25 Ways to Win with People (25 Thuật đắc nhân tâm) và Difference Maker (Tạo dựng sự khác biệt).
Tiếp nối ý nghĩa từ bộ cẩm nang lớn trước đây, bộ sách nhỏ bốn cuốn của John C. Maxwell tập trung vào hai chủ đề lớn là: nghệ thuật lãnh đạo (21 Phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo, Nhà lãnh đạo giỏi giải quyết vấn đề như thế nào?) và nghệ thuật sống đẹp (25 thuật đắc nhân tâm, Tạo dựng sự khác biệt). Nếu ở đề tài nghệ thuật lãnh đạo, hai cuốn sách bổ sung thêm những chỉ dẫn hữu ích, giúp bạn nâng cao và hoàn thiện trình độ lãnh đạo mỗi ngày, thì đến với đề tài nghệ thuật sống đẹp, chúng ta sẽ được tiếp cận những “túi khôn” cuộc sống dưới góc nhìn của một người thành đạt. Giống như một bài học rút gọn, nhưng nội
dung mỗi cuốn sách vẫn không kém phần đầy đủ để bạn đọc có thể nghiền ngẫm, đúc kết và vận dụng cho thành công của chính mình.
Với vai trò là cầu nối đưa những cuốn sách giá trị đến với bạn đọc cả nước, chúng tôi tin tưởng rằng tác phẩm và tư tưởng của ông sẽ giúp chúng ta hoàn thiện và thành công hơn.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2008
ITD Việt Nam & Alpha Books
LỜI DẪN
C
húng ta đang sống trong thời đại mà hầu như mọi nhu cầu đều có thể được đáp ứng ngay tức thì. Muốn đọc một cuốn sách hay nghe một bản nhạc, bạn có thể tải (từ
internet) trong nháy mắt. Khi đói, bạn có thể gọi đồ ăn và chúng sẽ được mang đến tận cửa. Bạn cũng có thể ở nhà, vừa xem phim vừa nhấm nháp bỏng ngô. Vì thế, đối với quá trình trưởng thành của con người, ta cũng mong đợi một nhịp độ nhanh gọn như thế. Nhưng điều đó là không thể.
Nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần loại bỏ tâm lý nóng vội. Quá trình trưởng thành của bất cứ ai cũng đòi hỏi có quá trình. Nó diễn ra chậm rãi, nhưng thật đáng để chờ đợi!
Cuốn Go for Gold (Nhà lãnh đạo giỏi giải quyết vấn đề như thế nào?) được phát triển như một cuốn sách hướng dẫn, cùng với cuốn Tinh hoa lãnh đạo, giúp bạn đọc phát triển kỹ năng lãnh đạo. Hãy coi nó như một công cụ để nâng cao năng lực lãnh đạo.
Với 26 tuần, cuốn sách này gồm những chỉ dẫn lãnh đạo bổ trợ cho các bài tập ứng dụng trong cuốn Tinh hoa lãnh đạo. Nó cũng cung cấp một số lời khuyên và sự khích lệ được tổng kết từ các tác phẩm khác của tôi.
Nếu bạn là người thiếu nhẫn nại, khao khát thành công trong phút chốc, thì 26 tuần có vẻ là một khoảng thời gian dài. Nhưng hãy nhớ, những điều giá trị thường là những điều đáng để đầu tư công sức.
Bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo tài ba chỉ sau một đêm, nhưng bạn có thể tài giỏi hơn từng ngày. Cuốn sách này sẽ giúp bạn trong suốt quá trình đó.
TUẦN 1
NẾU CẢM THẤY CÔ ĐƠN KHI ĐỨNG TRÊN ĐỈNH CAO, THÌ CHẮC HẲN BẠN ĐANG LÀM GÌ ĐÓ CHƯA ĐÚNG
CÂU HỎI CỦA TUẦN
Bạn thành thạo lĩnh vực nào hơn,
khoa học hay nghệ thuật lãnh đạo?
Vì sao bạn muốn trở thành người đứng đầu?
Ước mơ của bạn lớn đến chừng nào?
Thứ hai_________________________________________________
ĐỂ LÃNH ĐẠO, HÃY CỦNG CỐ TÌNH BẠN
V
ì sao tôi lại cho rằng bạn nên củng cố tình bạn trong công việc ?
Tình bạn là nền tảng của quyền uy. Tổng thống Abraham Lincoln từng nói: “Nếu muốn thu phục ai đó vì mục đích của mình, trước hết hãy thuyết phục anh ta rằng bạn là một người bạn chân thành.” Những mối quan hệ tốt sẽ tạo điều kiện cho việc gây ảnh hưởng và tình bạn là mối quan hệ tốt đẹp nhất mà bạn có thể xây dựng với cộng sự của mình.
Tình bạn là cơ sở của thành công. Tôi tin rằng chỉ có thể đạt được thành công lâu dài khi có kỹ năng quần chúng tốt. Theodore Roosevelt đã nói: “Thành phần duy nhất và quan trọng nhất trong công thức thành công là biết cách hòa hợp với
mọi người.” Không có nó, ta hầu như không thể thành công, thậm chí những gì đạt được cũng sẽ chỉ là giả dối.
Tình bạn là điểm tựa để chống lại những sóng gió. Nếu có một ngày tệ hại, ai sẽ là người khiến bạn cảm thấy tốt hơn? Một người bạn. Khi phải đối diện với nỗi sợ hãi, ai sẽ là người mà bạn muốn cùng vượt qua? Một người bạn. Và khi vấp ngã, ai sẽ là người có thể vực bạn dậy? Một người bạn. Aristotle đã đúng khi cho rằng: “Một người bạn thật sự là một chỗ dựa vững chãi.”
– Nhà lãnh đạo 3600
Đừng chỉ là một người cùng đội – hãy là bạn của những người mà bạn cộng tác.
Thứ ba_________________________________________________ HỢP TÁC NHƯ MỘT ĐỘI
Tôi từng đọc được câu: “Cảm giác chung sức là điều bạn sẽ nhớ mãi trong các cuộc chơi. Bạn có thể quên những cuộc chơi, cú đánh hay điểm số, nhưng bạn sẽ không bao giờ quên đồng đội của mình.” Đó là một tập thể những người cùng đội và làm việc cùng nhau.
Cách duy nhất để tăng cường tinh thần tập thể và đoàn kết giữa những thành viên trong cùng một đội là gắn kết họ với nhau, không chỉ trong công việc mà trong cả đời sống cá nhân. Có nhiều cách để kết nối với đồng đội của mình và kết nối họ với nhau. Đi cắm trại giúp các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau hơn. Tương tự, các đồng nghiệp cũng có thể hòa nhập với nhau bên ngoài công việc (bằng những cách thích hợp). Thời gian và địa điểm không quan trọng bằng việc chia sẻ kinh nghiệm chung giữa các thành viên trong đội.
– The 17 Indisputable Laws of Teamwork
(17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm)
Hãy dành thời gian cho đội của mình và chia sẻ một trải nghiệm chung lý thú.
Thứ tư_________________________________________________ NHỮNG NGƯỜI THÂN CẬN NHẤT VỚI LÃNH ĐẠO
Trong hơn 30 năm trên cương vị lãnh đạo, tôi học được rằng những người thân cận nhất với lãnh đạo sẽ quyết định mức độ thành công của vị lãnh đạo đó. Câu nói này vẫn đúng khi mang nghĩa phủ định: Những người thân cận nhất với lãnh đạo sẽ quyết định mức độ thất bại của vị lãnh đạo đó. Kết quả tích cực hay tiêu cực trong công việc lãnh đạo đều phụ thuộc vào việc bồi dưỡng những người đó.
Hãy nghĩ tới năm hay sáu người thân cận nhất với bạn trong công ty. Bạn có đang bồi dưỡng họ không? Bạn đã có kế hoạch công việc cho họ rồi chứ? Họ có tiến bộ không? Họ có khả năng chia sẻ gánh nặng với bạn không?
Trong buổi tập huấn đầu tiên, tôi giới thiệu nguyên tắc sau với các nhà lãnh đạo mới: Là một nhà lãnh đạo tiềm năng, bạn có thể là báu vật hoặc chướng ngại vật đối với công ty. Tôi đã minh họa cho sự thật này bằng cách ví von: “Khi có rắc rối, chẳng hạn một đám cháy trong công ty, với cương vị lãnh đạo, bạn phải là người đầu tiên có mặt tại hiện trường, tay xách hai xô nước - một xô đựng nước, một xô đựng dầu. Ngọn lửa nhỏ ban đầu có thể sẽ thổi bùng lên thành rắc rối nghiêm trọng nếu bạn đổ dầu vào, nhưng nó cũng có thể bị dập tắt nếu bạn sử dụng xô nước.”
– Developing the Leaders Around You
(Bồi dưỡng những nhà lãnh đạo quanh bạn)
Bạn có đào tạo những nhân viên thân cận với mình trong công ty thành những “người mang nước” không?
Thứ năm_________________________________________________
XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN VỚI NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÀO TẠO
Mọi mối quan hệ cố vấn tốt đẹp đều bắt đầu từ mối quan hệ cá nhân. Khi các nhân viên tìm hiểu và yêu mến bạn, thì việc họ mong muốn đi theo sự chỉ đạo của bạn và học hỏi từ bạn sẽ gia tăng. Nếu không thích bạn, họ sẽ không muốn học điều gì từ bạn, quá trình đào tạo sẽ chậm dần hay thậm chí sẽ kết thúc.
Để tạo lập các mối quan hệ, hãy bắt đầu bằng việc lắng nghe những câu chuyện trong cuộc sống hàng ngày hay những quãng đời đã qua của các nhân viên v.v… Sự quan tâm chân thành của bạn sẽ rất có ý nghĩa với họ. Nó cũng giúp bạn hiểu hơn về những ưu và nhược điểm của nhân viên. Hãy tìm hiểu mục đích và động cơ của họ. Tìm hiểu xem họ có những khả năng gì. Chắc chắn bạn không muốn đào tạo và bồi dưỡng một nhân viên mà đam mê lớn nhất của anh ta là các con số và báo cáo tài chính cho một vị trí sẽ dành đến 80% thời gian làm việc với những khách hàng cáu kỉnh.
Một trong những cách tốt nhất để tìm hiểu nhân viên là quan sát họ trong cuộc sống cá nhân. Thường thì khi làm việc người ta luôn ở trong tư thế cảnh giác. Họ cố gắng trở thành những gì người khác muốn. Bằng cách tìm hiểu nhân viên trong những bối cảnh khác nhau, bạn có thể biết họ thật sự là ai. Hãy tìm hiểu nhân viên của mình càng nhiều càng tốt và nỗ lực hết sức để thu phục họ. Nếu ngay từ đầu bạn đã giành được trái tim họ, thì họ sẽ sẵn sàng đưa tay cho bạn.
– Bồi dưỡng những nhà lãnh đạo quanh bạn
Hãy sắp xếp một cuộc hẹn để tìm hiểu thêm về ai đó trong nhóm của bạn.
Thứ sáu_________________________________________________ KHEN THƯỞNG LÒNG TRUNG THÀNH
Phẩm chất mà bạn cần ở những người cùng tham gia cuộc hành trình của mình đó là lòng trung thành. Chỉ riêng điều này chưa thể đảm bảo thành công nhưng thiếu lòng trung thành thì mối quan hệ của bạn tất yếu sẽ bị phá hoại. Khi bạn đang tìm một nhà lãnh đạo tiềm năng, nếu người mà bạn để mắt đến không có lòng trung thành, thì anh ta sẽ bị loại. Thậm chí đừng bao giờ cho phép anh ta đi cùng trong cuộc hành trình bởi cuối cùng anh ta sẽ làm bạn bị tổn thương hơn là giúp đỡ bạn. Vậy thì, những người trung thành có ý nghĩa với bạn như thế nào?
Họ yêu quý bạn vô điều kiện. Họ chấp nhận những ưu và khuyết điểm của bạn. Họ chân thành quan tâm đến bạn không chỉ bởi những gì bạn có thể làm cho họ.
Họ nói những điều tốt đẹp về bạn với người khác. Nhân viên trung thành luôn tạo hình ảnh đẹp cho bạn trước những người khác. Họ có thể nói về công việc riêng tư hay thông báo tiến độ công việc với bạn, nhưng không bao giờ chỉ trích bạn với người khác.
Họ có thể cười và khóc cùng bạn. Nhân viên trung thành luôn sẵn sàng và có thể chia sẻ cùng bạn những niềm vui, nỗi buồn. Họ khiến cuộc hành trình của bạn bớt đơn độc.
Mơ ước của bạn cũng là mơ ước của họ. Có những người sẵn sàng đồng hành cùng bạn, nhưng chỉ trong phút chốc. Đó là khi bạn giúp đỡ ai đó, rồi lại tiếp tục đi con đường riêng của mình. Chỉ có một số ít - rất ít - người cùng đi và giúp đỡ bạn cho đến cuối cuộc hành trình. Hoài bão của bạn chính là hoài bão của họ. Nếu tìm được những người như thế, hãy quan tâm đến họ.
– Your Road Map for Success
(Cách tư duy khác về thành công)
Bạn có khuyến khích lòng trung thành không?
Bạn hãy thể hiện thái độ trân trọng với những người trung thành.
GHI CHÚ
--------------------------------------------------------------------------------- ---------------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------------
TUẦN 2
NGƯỜI KHÓ CHỈ ĐẠO NHẤT CHÍNH LÀ BẢN THÂN BẠN CÂU HỎI CỦA TUẦN
Bạn hiểu mình đến đâu?
Bạn cần hoàn thiện những gì?
Bạn thực hiện các lời khuyên hiệu quả đến đâu?
Thứ hai___________________________________________________
CẢM XÚC THEO SAU TƯ DUY
T
rong đời sống con người, trí tuệ có sức mạnh rất to lớn. Đó là những gì ảnh hưởng đến khả năng tập trung cũng như quyết định hành động của chúng ta. Nhờ trí tuệ và
những tư duy chiếm ưu thế trong đầu óc mà con người được như ngày hôm nay. Cách suy nghĩ sẽ quyết định quan điểm của chúng ta. Chúng ta có thể thay đổi điều đó. Bạn có thể kiểm soát quá trình tư duy, và điều khiển thái độ của mình.
Hãy dành vài phút để nghĩ về nơi bạn đang sống. Tiếp theo, hãy tưởng tượng rằng nơi bạn đang sống hoàn toàn bị thiêu trụi. Phản ứng của bạn sẽ ra sao? Có thể bạn sẽ rất buồn. Cũng có thể bạn sẽ thấy vui vì hoàn cảnh sống hiện tại của bạn quá tồi tệ và một khởi đầu mới sẽ tốt hơn. Vấn đề ở đây là suy nghĩ của bạn sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc. Lý do là:
Tiền đề chính: Chúng ta có thể kiểm soát được suy nghĩ của mình.
Tiền đề phụ: Cảm xúc xuất phát từ tư duy.
Kết luận: Chúng ta có thể điều khiển cảm xúc của mình bằng cách thay đổi tư duy.
Tại sao điều này lại quan trọng đến vậy? Bởi quan điểm sống chính là cách bạn tiếp cận với cuộc sống trên phương diện cảm xúc. Nó cũng là khung cửa mà từ đó bạn quan sát các sự kiện của cuộc sống, những người xung quanh và chính bản thân mình. Đó là lý do mà tôi rất tin câu nói này: “Bạn không phải là người như bạn nghĩ, nhưng lại chính là những gì bạn nghĩ.”
– Difference Maker
(Tạo dựng sự khác biệt)
Trên cương vị lãnh đạo, các quan điểm chủ đạo ảnh hưởng đến thái độ và hiệu quả công việc của bạn như thế nào?
Thứ ba___________________________________________________ SỨC MẠNH CỦA KỶ LUẬT TỰ GIÁC
Tác giả H. Jackson Brown Jr. đã có một so sánh rất thú vị: “Tài năng mà thiếu kỷ luật cũng giống như một con bạch tuộc đi giày trượt pa-tanh. Có rất nhiều chuyển động nhưng không thể biết nó sẽ tiến lên, lùi lại hay sang ngang.” Nếu bạn ý thức được tài năng của mình và có rất nhiều ý tưởng - nhưng thu được rất ít kết quả - thì có thể bạn đang thiếu kỷ luật tự giác.
Chọn ra những lĩnh vực ưu tiên. Hãy nghĩ tới hai hay ba lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn thấy quan trọng nhất. Viết chúng ra giấy cùng những kỷ luật mà bạn cần rèn luyện để phát triển và tiến bộ trong những lĩnh vực đó. Hãy đề ra kế hoạch để biến những kỷ luật này thành một phần trong cuộc sống của bạn.
Nêu lý do. Hãy dành thời gian viết ra những lợi ích của việc rèn luyện những kỷ luật được nêu ở trên. Sau đó, dán những tờ giấy này ở nơi mà bạn có thể thấy hàng ngày. Khi cảm thấy chán nản, hãy đọc lại danh sách này.
Không ngụy biện. Hãy viết ra mọi lý do có thể cản trở bạn. Hãy đọc lại và gạt bỏ chúng, vì đó có thể chính là những lời ngụy biện. Thậm chí nếu đó là một lý do chính đáng, hãy tìm ra giải pháp để khắc phục nó. Đừng do dự trước bất cứ lý do bỏ cuộc nào. Hãy nhớ rằng, chỉ trong khuôn khổ kỷ luật, bạn mới có được sức mạnh để vươn tới ước mơ của mình.
Một nhà trẻ ở Canada đã đóng tấm biển sau trên tường: “Thời điểm thích hợp nhất để trồng một cái cây là 25 năm trước… Thời điểm thích hợp thứ hai là ngay hôm nay.” Hãy gieo mầm cây “kỷ luật tự giác” trong cuộc sống của bạn.
– The 21 Indispensable Qualities of a Leader
(21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo)
Bắt đầu lập kế hoạch các hoạt động kỷ luật tự giác. Thứ tư___________________________________________________ ĐÁNH GIÁ ĐỘ CHÍNH TRỰC
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Tôi đối xử với những người không giúp được mình tốt tới đâu?
2. Tôi có minh bạch với người khác không?
3. Tôi có từng đặt mình vào vị trí của những người mà tôi cộng tác không?
4. Tôi có phải là người trước sau như một không?
p g ộ g
5. Tôi có sẵn sàng thừa nhận những việc làm sai trái mà không cần ai thúc ép không?
6. Tôi có đặt người khác lên hàng đầu trong nhật ký công tác cá nhân không?
7. Tôi có các tiêu chuẩn cố định khi đưa ra các quyết định mang tính đạo đức, hay trong những hoàn cảnh quyết định lựa chọn của tôi không?
8. Tôi có từng đưa ra các quyết định khó khăn, ngay cả khi chúng khiến tôi phải trả giá không?
9. Khi có điều gì đó cần nói về người khác, tôi sẽ nói với họ hay nói về họ?
– Becoming a Person of Influence
(Trở thành một người có sức ảnh hưởng)
Hãy đọc nhiều lần câu nói này: Việc lãnh đạo bắt đầu với tính chính trực.
Thứ năm___________________________________________________
ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, HÃY TRAU DỒI BẢN THÂN
V iệc giảng dạy trong các hội thảo hay viết sách có thể khiến mọi người cho rằng bạn là chuyên gia về những gì bạn nói. Đừng tin điều đó. Tôi vẫn phải nhờ vào các kỹ năng quan hệ và lãnh đạo của mình. Vì có những lĩnh vực mà tôi không thông thạo, do đó tôi vẫn phải trau dồi bản thân. Nếu có lúc nào đó tôi nghĩ mình đã hoàn thiện, thì khi đó tôi đang gặp rắc rối.
Những người hay gặp khó khăn trong cuộc sống thường có xu hướng tìm câu trả lời ở người khác chứ không phải ở chính họ.
Thực tế, chúng ta phải luôn xem lại chính mình và sẵn sàng khắc phục bất kỳ thiếu sót nào. Nhà phê bình Samuel Johnson khuyên: “Kẻ mưu cầu hạnh phúc bằng cách thay đổi mọi thứ, trừ chính mình, sẽ lãng phí cuộc đời vào những nỗ lực vô vọng và khiến những đau khổ mà anh ta muốn rời bỏ tăng lên bội phần.”
– Winning with People (Thuật đắc nhân tâm)
Để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc hơn, bạn cần thay đổi những gì?
Thứ sáu___________________________________________________ NHỮNG CẢM XÚC CÓ TÍNH KỶ LUẬT
Khi nói đến cảm xúc, người ta chỉ có hai lựa chọn: kiểm soát nó hay bị nó chi phối. Điều này không có nghĩa là để trở thành một thành viên giỏi trong nhóm, bạn phải dẹp bỏ cảm xúc cá nhân. Nhưng thực tế, bạn không nên để cảm xúc chi phối mình.
Cuộc đời tay golf huyền thoại Bobby Jones là một ví dụ điển hình cho những gì sẽ xảy ra nếu bạn không đặt cảm xúc của mình vào khuôn phép. Giống như Tiger Wood, Jones từng là một tay golf phi thường. Ông bắt đầu chơi môn thể thao này năm 1905 khi mới lên năm. Ở tuổi 12, ông đã lập được một thành tích mà hầu hết các tay golf dù có gắn bó với môn thể thao này cả đời cũng khó lòng thực hiện. Mười bốn tuổi, Jones đã đủ tiêu chuẩn tham gia giải vô địch cho các tay golf nghiệp dư trong toàn nước Mỹ. Lần đó, ông đã không giành được chiến thắng. Có thể miêu tả vấn đề của Jones qua biệt danh của ông: “Người phá hoại câu lạc bộ”. Jones đã mất bình tĩnh và mất luôn cả khả năng chơi tốt.
Một tay golf lớn tuổi hơn, người mà John gọi là ông Bart, đã khuyên chàng trai trẻ: “Cháu sẽ không thể thắng cho đến khi kiềm chế được cảm xúc của mình.” Jones đã làm theo lời khuyên
và bắt đầu đưa các cảm xúc vào kỷ luật. Hai mươi mốt tuổi, sự nghiệp của Jones đã thăng hoa, ông trở thành một trong những tay golf vĩ đại nhất trong lịch sử. Ông giải nghệ năm 28 tuổi sau khi vừa giành một giải thường lớn. Câu nói của ông Bart đã khép lại câu chuyện: “Khi trở thành bậc thầy về chơi golf, Bobby mới chỉ có 14 tuổi; nhưng phải đến năm 20 tuổi, cậu ấy mới kiểm soát được chính mình.”
– The 17 Essential Qualities of a Team Player
(17 phẩm chất cần thiết của thành viên nhóm)
Bạn có thể làm chủ cảm xúc của mình, hay đang bị nó chi phối? GHI CHÚ
--------------------------------------------------------------------------------- -----------
-------------------------------------------------------------------------------- ------------
-------------------------------------------------------------------------------- ------------
--------------------------------------------------------------------------------- -----------
--------------------------------------------------------------------------------- -----------
--------------------------------------------------------------------------------- -----------
--------------------------------------------------------------------------------- -----------
-------------------------------------------------------------------------------- ------------
--------------------------------------------------------------------------------- -----------
-------------------------------------------------------------------------------- ------------
--------------------------------------------------------------------------------- -----------
-------------------------------------------------------------------------------- ------------
TUẦN 3
NHỮNG THỜI KHẮC QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CÂU HỎI CỦA TUẦN
Bạn đạt được những thành tích công việc nào?
Bạn đang sử dụng những quyết định của mình như thế nào?
Bạn đã sẵn sàng cho những thời khắc quyết định trong tương lai như thế nào?
Thứ hai____________________________________________
TÌM KIẾM BƯỚC ĐỘT PHÁ
M
ỗi khó khăn lớn mà bạn gặp phải trong đời cũng giống như một ngã rẽ trên con đường. Bạn sẽ quyết định đi con đường nào, tiến đến thành công hay thất bại? Dick
Bigg, một tư vấn viên, người giúp các công ty Fortune 500 tăng lợi nhuận và năng suất viết rằng, tất cả mọi người đều có những trải nghiệm cay đắng; và kết quả, một số ít chấp nhận tâm lý “buông xuôi”.
Một trong những người thầy dạy bạn bài học về lòng can đảm là những bước ngoặt quan trọng trong đời bạn. Hãy hy vọng mình sẽ trải qua ba đến chín bước ngoặt hay ”những thay đổi to lớn” trong cuộc đời. Chúng có thể là những trải nghiệm hạnh phúc hay cũng có thể là những khoảng thời gian bế tắc như: thất nghiệp, ly dị, khủng hoảng tài chính, bệnh tật hay sự ra đi của những người mình yêu thương. Những bước ngoặt có thể đem đến lòng can đảm - khả năng nhìn nhận những thay đổi to lớn
trong cuộc đời bạn và hãy để thời gian xoa dịu mọi vết thương. Bằng những gì học được qua các bước ngoặt, bạn có thể phát triển tới một trình độ cao hơn trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Nếu bạn từng bị tổn thương, hãy nhìn nhận nỗi đau ấy và hãy đau buồn vì những tổn thất bạn phải chịu. Sau đó hãy tha thứ cho những người có liên quan - gồm cả chính bạn. Điều này sẽ giúp bạn tiếp tục cuộc hành trình. Hãy nghĩ rằng, ngày hôm nay có thể là ngày bạn biến đau thương trong quá khứ thành bước đột phá của tương lai.
– Failing Forward
(Tiến lên phía trước)
Hãy quyết tâm biến những trải nghiệm khó khăn thành những bước đột phá.
Thứ
ba________________________________________________________ HÃY ĐỂ THẤT BẠI DẪN BẠN TỚI THÀNH CÔNG
Oliver Goldsmith sinh ra trong những năm 1700 và là con trai của một nhà thuyết pháp nghèo ở Ireland. Ông không phải là một học sinh xuất sắc. Thậm chí, ông còn bị liệt vào danh sách những học sinh “chậm tiến”. Nhưng cuối cùng, Goldsmith cũng có được tấm bằng đại học dù ông xếp ở cuối lớp. Ông không rõ mình muốn làm gì. Ban đầu ông cố trở thành một người thuyết pháp như cha mình, nhưng công việc này không phù hợp với ông. Sau đó, ông chuyển sang nghề luật nhưng cũng không mấy thành công. Rồi ông làm nghề y, nhưng cũng chỉ là một bác sỹ thờ ơ và không mấy hứng thú với công việc của mình. Ông đã làm vài công việc nhưng đều chỉ trong một thời gian ngắn. Goldsmith sống trong đói nghèo (đã có lần ông phải cầm cố quần áo của mình để mua thức ăn) và thường xuyên đau ốm.
Có vẻ Goldsmith sẽ không bao giờ tìm được đường đi. Nhưng rồi ông nhận thấy mình thật sự say mê và có năng khiếu viết văn cũng như dịch thuật. Ban đầu, ông làm công việc này ở tờ Fleet Street. Sau đó, ông bắt đầu viết những tác phẩm lấy cảm hứng từ những gì ông say mê. Ông củng cố danh tiếng tiểu thuyết gia của mình bằng tác phẩm The Vicar of Wakefield (Vị mục sư tại Wakefield), hay như một nhà thơ với bài The Deserted Village (Ngôi làng hoang vắng), và một nhà viết kịch với vở She Stoops to Conquer (Cúi xuống để chinh phục).
Thất bại là một phần tạo ra thành công. Nó cho bạn biết, những con đường mà bạn không phải đi qua, những ngọn núi bạn không phải trèo và những đầm lầy không cần vượt qua. Khi bạn mắc lỗi, sai lầm của bạn chưa chắc là “nụ hôn của chúa Jesus”, cụm từ mà Mẹ Teresa dùng để chỉ những thất bại dồn ta đến với Chúa. Nếu có một quan điểm đúng đắn, thì thất bại có thể dẫn bạn tới thành công.
– Tạo dựng sự khác biệt
Hãy đón nhận thất bại bởi chuyện dữ sẽ hóa lành.
Thứ
tư________________________________________________________ TẬP TRUNG VÀO BỨC TRANH LỚN
Buổi tối tháng 10 năm 1968, một nhóm khán giả kiên trì ở lại sân vận động Olympic thuộc thành phố Mexico để chờ vận động viên cuối cùng kết thúc phần thi chạy. Hơn một giờ trước, vận động viên Mamo Wolde của Ethiopia đã giành chiến thắng trong tiếng reo hò cổ vũ của khán giả. Nhưng đám đông vẫn tiếp tục dõi theo và chờ đợi vận động viên cuối cùng, dù cho trời về đêm càng lúc càng lạnh.
Đó là John Stephen Akhwari, người Tanzania. Khi anh chạy vòng tròn 400m, người xem nhận thấy chân anh bị băng bó và
vẫn đang chảy máu. Akhwari đã ngã và bị thương trên đường chạy, nhưng anh không bỏ cuộc. Tất cả mọi người đều đứng dậy và vỗ tay cho tới khi anh về đích.
Khi anh ra về, người ta đã hỏi vì sao anh không bỏ cuộc khi đang bị thương và không còn có cơ hội giành huy chương. John trả lời: “Đất nước tôi không cử tôi đến Mexico chỉ để tham gia cuộc thi, mà tôi được cử đến đây để hoàn thành cuộc thi.”
Akhwari đã quên đi nỗi đau trước mắt và chỉ chú tâm vào mục đích lớn hơn - lý do mà anh có mặt ở cuộc thi. Tương tự như thế, khi bạn đang thành công, hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là kết thúc cuộc đua - hãy làm những điều tốt nhất bạn có thể.
– Cách tư duy khác về thành công
Đừng chỉ là một vận động viên, hãy là người về đích.
Thứ năm ________________________________________________________
BẠN LUỐNG CUỐNG HAY PHẢN ỨNG LẠI?
Giá mà mỗi ngày trôi qua, cuộc sống đều trở nên dễ dàng hơn! Điều này rõ ràng không có thật. Khi bạn trưởng thành, có những điều sẽ trở nên khó khăn hơn và những điều khác sẽ dễ dàng hơn. Mỗi giai đoạn đều có những mặt tốt và không tốt. Điều quan trọng là biết tập trung vào những mặt tốt và chung sống với những mặt không tốt. Không phải ai cũng làm được điều này. Khi đối diện với khó khăn, con người sẽ quy về hai nhóm người: tự ti và tự tin. Khi vấp ngã, những người tự ti thường trượt dài và lún sâu trong thất bại. Trái lại, những người tự tin sẽ đứng dậy và tiếp tục hành trình.
Paul J. Meyer, người sáng lập Success Motivation Institute (Học viện Động cơ thành công) nói: “90% những người thất bại không phải vì họ thua cuộc, đơn giản là vì họ bỏ cuộc.” Đó là
những gì mà thái độ nản lòng có thể gây ra. Vậy lúc đó, bạn sẽ bỏ cuộc hay đứng dậy?
– Tạo dựng sự khác biệt
Hãy quyết định đứng dậy và tiếp tục con đường của mình.
Thứ
sáu________________________________________________________ LUÔN HƯỚNG ĐẾN GIẢI PHÁP
Bạn nhìn nhận cuộc sống như thế nào? Bạn có tìm được giải pháp cho mỗi thách thức hay khó khăn trong mọi hoàn cảnh không? Để rèn luyện cho bản thân đức tính luôn hướng đến giải pháp khi làm việc nhóm hãy…
Không chấp nhận từ bỏ. Hãy nghĩ tới một tình huống bất khả thi mà bạn và các đồng sự gặp phải. Hãy quyết tâm không từ bỏ cho tới khi tìm ra giải pháp.
Tập trung suy nghĩ lại. Không một vấn đề nào không bị khuất phục trước sự bền bỉ. Hãy dành thời gian để cùng các cộng sự giải quyết vấn đề. Hãy đảm bảo đó là thời gian dành riêng cho việc suy nghĩ, chứ không phải thời gian nghỉ ngơi.
Xem xét lại chiến lược. Hãy thoát khỏi lối tư duy thông thường. Hãy phá lệ và thử vạch ra các ý tưởng dù có vẻ ngốc nghếch. Xác định lại vấn đề và tìm ra những ý tưởng và giải pháp mới cho vấn đề.
Lặp lại quá trình. Nếu ngay từ đầu bạn không giải quyết được vấn đề, hãy kiên trì. Nếu bạn đã thành công, hãy áp dụng quá trình này để giải quyết các
vấn đề khác. Hãy nhớ rằng mục tiêu của bạn là tạo lập một thái độ luôn hướng đến giải pháp.
– 17 phẩm chất cần thiết của thành viên nhóm
Bạn thấy khó khăn trong mọi hoàn cảnh hay thấy giải pháp trong mọi thách thức?
GHI CHÚ
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------
-------------------------------------------------------------------------------- ----------
TUẦN 4
KHÔNG LÙI BƯỚC TRƯỚC KHÓ KHĂN
CÂU HỎI CỦA TUẦN
Với tư cách lãnh đạo, bạn đáng tin cậy đến đâu?
Các khuyết điểm của bạn là gì?
Bạn xử lý những lời chỉ trích như thế nào?
Thứ hai________________________________________________
HÃY LÀM THEO COLUMBUS
T
rong cuốn Principle Centered Leadership (Nguyên tắc lãnh đạo tập trung), Stephen Covey đã kể câu chuyện sau: Columbus được mời tham dự một bữa tiệc lớn với vị trí
ngồi trang trọng nhất. Một viên quan cận thần vốn đố kỵ ông đã xấc xược hỏi Columbus: “Nếu ông không tìm ra châu Mỹ và các vùng lân cận, chẳng lẽ không có người nào khác trên đất Tây Ban Nha này có khả năng làm việc đó?”
Columbus không trả lời mà chỉ lấy một quả trứng và yêu cầu mọi người làm quả trứng đứng được trên một đầu. Tất cả đều thử nhưng không ai thành công và nhà thám hiểm chỉ cần đập một đầu quả trứng xuống bàn khiến nó bị dập, lập tức quả trứng có thể đứng yên.
Viên quan cận thần kêu lên: “Ai chẳng làm được!”
Columbus trả lời: “Vâng, nếu các ngài đã biết cách sau khi tôi chỉ cho các ngài con đường đến Thế giới Mới, thì chẳng có gì dễ hơn
g g g g g
là đi theo nó.”
Sự thật là, chỉ trích người khác dễ hơn việc tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn gấp vạn lần. Chỉ trích chẳng mang lại gì cho bạn.
Alfred Armand Montapert từng nói: “Phần lớn mọi người nhìn thấy khó khăn nhưng chỉ có vài người tìm ra giải pháp, lịch sử ghi nhận thành công của những người thuộc số ít đó, trong khi phần lớn bị lãng quên.”
– Trở thành một người có sức ảnh hưởng
Không để những lời chỉ trích ngăn cản bạn tiến lên trên cương vị lãnh đạo.
Thứ ba________________________________________________
NHÀ LÃNH ĐẠO ĐÁNG TIN CẬY LÀ NGƯỜI CÓ THỂ VƯỢT QUA NHỮNG LỜI CHỈ TRÍCH
Các nhà lãnh đạo không đáng tin cậy là một mối nguy hiểm ‒ cho chính họ, cho những người theo họ và cho tổ chức mà họ dẫn dắt, bởi ở vị trí lãnh đạo, các khuyết điểm cá nhân sẽ bị khuyếch đại. Những rắc rối trong cuộc sống của bạn sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bạn cố lãnh đạo người khác.
Một số đặc điểm thường thấy ở những lãnh đạo không đáng tin cậy:
1. Họ không khiến người khác thấy tin cậy. Có một câu tục ngữ như sau: ”Anh không thể cho những gì mình không có.”
2. Họ đòi hỏi nhiều hơn là cho đi. Những người không đáng tin cậy không ngừng tìm kiếm sự công nhận và tình yêu. Mục tiêu của họ là tìm kiếm cảm giác an toàn, chứ không phải làm cho người khác thấy an toàn. Họ là người nhận về nhiều hơn là cho đi, những người như thế không thể là một nhà lãnh đạo tốt.
3. Họ không ngừng kìm hãm những nhân viên xuất sắc nhất. Hãy chỉ cho tôi một nhà lãnh đạo thiếu tin cậy, tôi sẽ cho bạn thấy người đó không thể thật lòng chia sẻ niềm vui trước thành công của nhân viên. Nhà lãnh đạo thiếu tin cậy ham mê quyền lực. Trên thực tế nhân viên của họ càng giỏi bao nhiêu, họ càng cảm thấy bị đe dọa bấy nhiêu.
4. Họ không ngừng cản trở công ty của mình. Khi năng lực của nhân viên bị kìm hãm và không được công nhận, họ sẽ trở nên chán nản và cuối cùng sẽ ngừng cố gắng. Khi điều này xảy ra, công ty sẽ phải gánh chịu hậu quả.
– 21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo
Sự thiếu tự tin có đang cản trở năng lực lãnh đạo người khác của bạn không?
Thứ tư________________________________________________ CÀNG LÊN CAO, KHÓ KHĂN CÀNG LỚN
Một quan niệm sai lầm về những người thành công là cho rằng họ thành công vì họ không gặp phải khó khăn. Điều này hoàn toàn không đúng. Trong cuốn Holy Sweat (Những giọt mồ hôi thiêng liêng), Tim Hansel đã kể câu chuyện này:
Năm 1962, Victor và Mildred xuất bản một nghiên cứu về 413 nhân vật nổi tiếng với tài năng phi thường. Nghiên cứu này tên là Cradle of Eminence (Nguồn gốc của sự nổi tiếng). Hai nhà nghiên cứu đã mất hàng năm trời lý giải vì sao các nhân vật đó trở nên vĩ đại – đi tìm sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời của những con người xuất chúng kể trên. Một sự thật đáng chú ý là phần lớn trong số đó, 329 người đã phải vượt qua những vấn đề khó khăn để trở thành con người như mọi người biết tới. Vấn đề của họ đã trở thành cơ hội thay vì trở ngại.
Không phải cứ vượt qua khó khăn là sẽ có thành công, ngay cả khi đã thành công ở một mức độ nào đó, ta vẫn phải tiếp tục đối mặt với các vấn đề. Thật không may bạn càng lên cao - trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống cá nhân - cuộc sống của bạn càng trở nên phức tạp. Tuy vậy, nếu tiếp tục hoàn thiện mình, thì khả năng giải quyết vấn đề của chúng ta sẽ tăng lên rõ rệt.
– Trở thành một người có sức ảnh hưởng
Bạn có đang hoàn thiện mình để có thể đương đầu với khó khăn không?
Thứ năm________________________________________________
NHÀ LÃNH ĐẠO KHÔNG THỂ BỊ BÁC BỎ VỚI TƯ CÁCH CÁ NHÂN
Khi ý kiến của bạn không được những người khác nhiệt tình hưởng ứng, hãy cố hết sức để nó không chỉ là ý kiến của riêng bạn. Khi trong cuộc họp có ai đó hành động như vậy, thì quá trình sáng tạo có thể bị giết chết, bởi khi đó chủ đề của cuộc thảo luận sẽ xoay quanh người vừa bị tổn thương. Nếu có thể chấm dứt ganh đua và tập trung vào quá trình sáng tạo, bạn sẽ giúp những người quanh phát huy sức sáng tạo.
Nếu chưa có kinh nghiệm về xuất bản, tôi đoán rằng bạn sẽ nghĩ tác giả luôn chọn tên cho sách của mình. Có thể đó là những gì các tác giả khác làm, còn với tôi thì không phải lúc nào cũng vậy. Tôi đã viết hơn 40 cuốn sách, nhưng tôi chỉ mới chọn tên cho khoảng hơn chục cuốn.
Sách là “đứa con tinh thần” đối với mỗi tác giả. Vậy tại sao tôi lại để người khác chọn tên cho sách của mình? Đơn giản, vì tôi biết ý kiến của mình không phải lúc nào cũng là ý kiến ưu việt nhất. Khi mọi người trong phòng có ý kiến khác nhau, tất cả đều đáng để lắng nghe. Người chủ công ty không phải lúc nào cũng thắng – mà người chiến thắng chính là ý tưởng hay nhất.
Hãy say mê công việc và công bằng khi bảo vệ ý kiến của mình. Nếu không có đam mê, bạn sẽ không được đánh giá một cách nghiêm túc. Khi nguyên tắc được đưa ra, đừng ngồi một chỗ. Hầu hết các vấn đề đều cần ý kiến đóng góp và sự hứng thú, chứ không phải các nguyên tắc. Nếu là người bảo thủ, bạn sẽ đánh mất rất nhiều cơ hội.
– Nhà lãnh đạo 3600
Hãy để những ý tưởng ưu việt nhất giúp công ty của bạn phát triển.
Thứ sáu________________________________________________ ĐÓN NHẬN NHỮNG LỜI CHỈ TRÍCH
Trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Ronald Keagan, các nhà lãnh đạo của bảy nước công nghiệp thường gặp mặt tại Nhà Trắng để thảo luận về các chính sách kinh tế. Trong một cuộc họp, Thủ tướng Canada, Pierre Trudeau, đã kịch liệt phản đối Thủ tướng Anh khi đó, Margaret Thatcher, ông cho rằng bà hoàn toàn sai lầm và những chính sách của bà không hiệu quả. Thủ tướng Anh đứng đối diện với Thủ tướng Canada và ngẩng cao đầu, kiên nhẫn lắng nghe cho tới khi ông kết thúc. Sau đó bà bỏ đi.
Tổng thống Reagan tiến lại phía bà và nói: “Maggie à, ông ấy lẽ ra không nên nói như vậy với bà. Ông ấy đã đi quá giới hạn. Tại sao bà lại để ông ấy nói những điều đó?”
Bà Thatcher nhìn ông và trả lời: “Đối với phụ nữ, đàn ông chỉ là những đứa trẻ.”
Câu chuyện trên rõ ràng là một ví dụ điển hình cho tính cách của Margaret Thatcher. Bà có vẻ như không nghi ngờ gì về bản thân hay đức tin của mình ‒ kết quả là bà luôn tự tin đối với công việc lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo đáng tin cậy có khả năng tin vào người khác bởi họ tin chính mình. Họ không ngạo mạn; họ biết ưu, khuyết điểm của mình và cũng tôn trọng chính mình. Khi nhân viên của họ làm việc tốt, họ không cảm thấy bị đe dọa. Họ đưa những người giỏi nhất lại với nhau và đào tạo những người này làm việc với hiệu quả cao nhất. Khi nhóm đó thành công, nhà lãnh đạo coi đó là phần thưởng cao nhất.
– 21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo
Là lãnh đạo, bạn có đủ tự tin để khoan dung với những lời chỉ trích không?
GHI CHÚ
1. ---------------------------------------------------------------------------- --------------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
TUẦN 5
ĐAM MÊ CÔNG VIỆC
CÂU HỎI CỦA TUẦN
Đam mê đích thực của bạn là gì?
Bạn say mê công việc hiện tại đến mức nào?
Bạn theo đuổi đam mê của mình bằng cách nào?
Thứ hai_________________________________________________
XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN DỰA TRÊN NHỮNG NIỀM ĐAM MÊ N
hững người có đam mê nhưng lại thiếu trọng điểm cũng giống như những người ở một túp lều gỗ trong rừng sâu vào một đêm mưa tuyết giá lạnh và đang thắp các ngọn
nến. Những ngọn nến không đủ ánh sáng để họ có thể nhìn rõ, và cũng không phát đủ nhiệt để họ sưởi ấm. Cùng lắm thì, chúng cũng chỉ khiến căn phòng trông bớt lạnh lẽo. Trái lại, những người có ưu tiên nhưng lại không có đam mê thì giống như những người chỉ biết chất củi lại một chỗ trong căn phòng lạnh lẽo, nhưng không thể nào nhóm được lửa. Chỉ những người có đam mê và biết dành ưu tiên mới giống những người có thể chất củi một chỗ, nhóm lửa lên để thưởng thức ánh sáng và hơi ấm.
Đầu những năm 1970, tôi nhận ra rằng tài năng chỉ có thể phát huy cao nhất và tiềm năng chỉ có thể được khám phá khi biết kết hợp đam mê và những mối ưu tiên. Khi ấy, tôi đã dành quá nhiều thời gian để làm những việc mình không có khả năng
cũng như đam mê. Tôi phải thay đổi ‒ bằng cách sắp xếp những việc tôi cảm thấy hứng thú và những việc tôi đang làm. Điều này đã thay đổi cuộc đời tôi. Nó không xua tan những khó khăn hay xóa bỏ được những trở ngại, nhưng nó tiếp cho tôi sức mạnh để đối diện với khó khăn, trở ngại bằng năng lượng và lòng nhiệt tình. Hơn 30 năm qua, tôi vẫn nỗ lực duy trì sự liên kết giữa những mối ưu tiên và niềm đam mê. Tôi luôn tâm niệm câu nói của nhà báo Tim Redmond để giúp mình khỏi chệch đường: “Có nhiều thứ thu hút ánh mắt của tôi, nhưng chỉ có một vài điều chinh phục được trái tim tôi. Đó là những điều tôi sẽ theo đuổi.”
– Tài năng thôi chưa đủ
Hãy đảm bảo rằng đam mê và những ưu tiên của bạn đang cùng một hàng.
Thứ ba_________________________________________________ SỨC MẠNH CỦA NHỮNG GIẤC MƠ
Tôi tin rằng mỗi chúng ta đều có giấc mơ cho riêng mình. Tôi không nói tới việc trúng xổ số. Ý tưởng như thế xuất phát từ khao khát thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại, chứ không phải những ước mơ chân thành. Tôi đang muốn nói tới những mơ ước sâu thẳm trong mỗi tâm hồn. Đó là những điều bẩm sinh. Nó dẫn dắt ta đến với tài năng. Nó khơi gợi những ý tưởng ưu việt nhất. Nó phát động những suy nghĩ về định mệnh. Và nó không thể tách rời khỏi những mục tiêu trong cuộc sống mỗi người. Mơ ước thúc giục ta bắt đầu con đường tới thành công của riêng mình.
Mơ ước có thể mang lại cho ta nhiều điều:
Mơ ước cho ta phương hướng
Mơ ước giúp ta phát huy năng lực tiềm ẩn
Mơ ước giúp ta chọn lựa những mối ưu tiên
Mơ ước làm tăng giá trị công việc của ta
Mơ ước phỏng đoán tương lai ta
Oliver Wendell Holmes từng lưu ý: “Điều quan trọng nhất trên cuộc đời này không phải là chúng ta đang ở đâu mà là chúng ta đang đi hướng nào.” Đây là một trong những điều tuyệt vời nhất khi ta có mơ ước. Bạn có thể theo đuổi mơ ước của mình ở bất cứ nơi đâu. Những gì đã xảy ra trong quá khứ không quan trọng bằng những gì đang ở phía trước. Tục ngữ có câu: “Dù quá khứ có ra sao, thì tương lai của anh vẫn không một vết nhơ.” Bạn có thể bắt đầu theo đuổi mơ ước của mình ngay hôm nay.
– Cách tư duy khác về thành công
Dám mơ ước và dám hành động.
Thứ tư_________________________________________________ TẬN DỤNG TÀI NĂNG VÀ CƠ HỘI
Tôi luôn ghi nhớ một câu nói có ảnh hưởng lớn tới cách sống của tôi: ”Tài năng của tôi là một món quà của Chúa. Những gì tôi làm được bằng tài năng ấy là món quà tôi gửi lại cho Người.” Tôi tin rằng mình có trách nhiệm với Chúa, với những người khác và với chính mình về những năng khiếu, tài năng, những niềm an ủi và những cơ hội tôi có trong cuộc đời. Nếu không cố hết sức mình, tức là tôi đang trốn tránh trách nhiệm của mình. Huấn luyện viên của UCLA, John Wooden cũng có ý như vậy khi nói: “Hãy biến mỗi ngày trong cuộc sống của mình thành một kiệt tác.” Nếu lúc nào cũng cố gắng hết sức, bạn có thể khiến cuộc sống của mình trở nên đặc biệt. Điều này cũng truyền sang cuộc sống của những người khác.
Có một câu chuyện về Tổng thống Dwight Eisenhower mà tôi rất thích. Tổng thống từng nói với Hiệp hội Báo chí Quốc gia rằng ông rất tiếc vì không có một nền tảng chính trị tốt hơn để có thể trở thành một nhà hùng biện giỏi. Chính việc thiếu kỹ năng diễn thuyết này khiến ông nhớ lại những ngày thơ ấu ở Kanas khi một ông lão nông dân đem bò đi bán. Người mua hỏi ông lão về nòi của con bò, chất lượng bơ và sản lượng sữa hàng tháng. Người nông dân trả lời: “Tôi không biết nòi là gì và cũng chẳng hiểu chất lượng bơ là như thế nào nhưng tôi biết nó là một con bò tốt và nó sẽ cho ông tất cả sữa mà nó có.” Ai trong chúng ta cũng có thể làm được điều đó - cho đi tất cả những gì mình có. Như vậy là đủ.
– 25 Ways to Win With People
(25 thuật đắc nhân tâm)
Hãy phấn đấu để phát huy năng lực của bạn.
Thứ năm_________________________________________________ BẠN ĐÃ TÌM ĐƯỢC VỊ TRÍ THÍCH HỢP CHƯA?
Khi hoàn thành các nhiệm vụ, bạn có nghĩ đến những điều như: Không có nơi nào giống nơi này, bất cứ nơi đâu gần với nơi này, liệu đây có phải là chỗ thích hợp? Nếu đúng như vậy, hãy ở lại và tiếp tục phát triển, học hỏi thêm về lĩnh vực chuyên môn của bạn. Nếu không, bạn cần tiếp tục đi tìm vị trí thích hợp với mình.
Nếu bạn biết vị trí thích hợp cho mình nhưng đó lại không phải là lĩnh vực của bạn, thì hãy bắt tay vào việc lên kế hoạch chuyển đổi. Việc này có thể đơn giản như thay đổi một nhiệm vụ nhưng cũng có thể phức tạp như thay đổi cả một nghề nghiệp. Cho dù phải mất sáu tuần hay thậm chí sáu năm, bạn vẫn cần một kế hoạch chuyển đổi và một thời gian biểu để hoàn thành kế hoạch
đó. Khi đã biết rõ con đường mình cần đi, hãy can đảm để bước những bước đầu tiên.
Nếu không biết mình nên làm gì, bạn sẽ cần làm một vài nghiên cứu. Hãy nói với người bạn đời hay một vài người bạn thân về những ưu và khuyết điểm của bạn. Hãy đề nghị ông/bà chủ của bạn đánh giá. Hãy tiến hành một vài bài kiểm tra về tính cách và khí chất của mình. Hãy nhìn lại những vấn đề trở đi trở lại trong cuộc sống. Hãy xác định những mục đích trong cuộc đời. Làm những gì cần thiết để tìm manh mối cho thấy bạn nên ở đâu. Sau đó hãy thử những ý tưởng mới liên quan tới các khám phá của bạn. Cách duy nhất để tìm ra chỗ thích hợp là tích lũy thật nhiều kinh nghiệm.
– 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm
Nếu chưa sẵn sàng, hãy tìm vị trí thích hợp và tiếp tục hoàn thiện tại lĩnh vực đó.
Thứ sáu_________________________________________________ TIẾP LỬA ĐAM MÊ
Đam mê có phải là một đặc trưng trong cuộc sống của bạn không? Mỗi sáng bạn có thức giấc với cảm giác phấn chấn về một ngày sắp tới không? Ngày đầu tiên của một tuần có phải là ngày bạn yêu thích, hay bạn chỉ thật sự “sống” vào ngày cuối tuần? Đã bao lâu rồi kể từ lần cuối bạn mất ngủ vì quá phấn chấn với một ý tưởng nào đó? Bạn sẽ không thể lãnh đạo nếu không có niềm đam mê. Bạn không thể nhóm lửa nhiệt tình trong công ty nếu trong bạn lửa không cháy. Để tiếp lửa đam mê, hãy làm những việc sau:
Tự đo nhiệt độ. Bạn sôi nổi nhiệt tình với cuộc sống và công việc đến đâu? Điều này có thể hiện ra bên ngoài không? Hãy đánh giá khách quan bằng cách hỏi một vài đồng sự hay bạn đời về mức độ nhiệt tình của bạn.
Tìm lại những đam mê trước đây. Hãy nghĩ về thời gian khi bạn mới bắt đầu lập nghiệp - thậm chí xa hơn nữa, khi bạn chỉ là một đứa trẻ. Điều gì khiến bạn có những hành động ngớ ngẩn? Bạn có thể dành hàng giờ để làm việc gì? Hãy lấy lại những sôi nổi nhiệt tình trong quá khứ. Sau đó, hãy đánh giá cuộc sống và công việc của bạn trên cơ sở những tình cảm xưa cũ đó.
Kết giao với những người sôi nổi. Những người giống nhau thường kết giao với nhau. Nếu bạn đánh mất ngọn lửa nhiệt tình, hãy đi tìm những người mang lửa. Nhiệt tình dễ lan truyền. Hãy lên kế hoạch, dành thời gian với những người có thể truyền đam mê cho bạn.
– 21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo
Hãy dành thời gian gặp gỡ những người hăng hái. GHI CHÚ
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
TUẦN 6
NHÀ LÃNH ĐẠO GIỎI LÀ NGƯỜI BIẾT LẮNG NGHE CÂU HỎI CỦA TUẦN
Bạn đã kiểm tra khả năng lắng nghe của mình chưa? Những ai cảm thấy không được lắng nghe?
Bạn không chú ý đến những ai?
Thứ hai_______________________________________________
LẮNG NGHE BẰNG CẢ TRÁI TIM
H
erb Cohen, tác giả của cuốn Bạn có thể đàm phán mọi thứ, người được mệnh danh là nhà thương thuyết số một thế giới, từng nói: “Để lắng nghe hiệu quả bạn cần làm
nhiều hơn là chỉ nghe thấy những âm thanh phát ra. Việc bạn cần làm là tìm ra ý nghĩa trong những điều được nói. Ý nghĩa không nằm ở từ ngữ mà ở người nói ra nó.” Nhiều người chỉ chú trọng đến những ý tưởng được truyền tải mà quên đi người nói. Bạn không nên làm như thế và hãy lắng nghe bằng cả trái tim.
Có sự khác biệt giữa lắng nghe thụ động và lắng nghe chủ động. Để lắng nghe bằng cả trái tim, bạn phải lắng nghe chủ động. Trong cuốn It’s Your Ship (Con Tàu của bạn), Thuyền trưởng Michael Abrashoff đã giải thích rằng, con người có xu hướng nhiệt tình nói hơn là nhiệt tình lắng nghe. Khi ông quyết định sẽ trở thành một người nghe chủ động, điều này đã tạo ra sự thay đổi lớn trong ông và thủy thủ đoàn.
– 25 thuật đắc nhân tâm
Hãy chọn cách lắng nghe chủ động.
Thứ ba_______________________________________________ GIÁ TRỊ CỦA VIỆC LẮNG NGHE
Edgar Watson Howe từng nói: “Chẳng ai lắng nghe bạn nói nếu người đó không biết trước sắp đến lượt họ nói.” Câu nói này diễn tả chính xác cách giao tiếp của rất nhiều người - họ quá mong đợi đến lượt mình nói mà quên đi việc phải lắng nghe người khác. Những người có sức ảnh hưởng hiểu được giá trị to lớn của việc trở thành một người biết lắng nghe. Khi còn là thượng nghị sĩ bang Texas, Lyndon B. Johnson treo trên tường một tấm bảng với dòng chữ: “Bạn sẽ không học được gì nếu trong cuộc nói chuyện bạn nói từ đầu đến cuối.” Woodrow Wilson, vị tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ, cũng từng nói: “Bên tai của nhà lãnh đạo phải luôn vang lên tiếng nói của nhân dân.”
Khả năng lắng nghe là bí quyết để tạo ảnh hưởng đối với người khác. Lợi ích của việc lắng nghe là:
Lắng nghe thể hiện sự tôn trọng
Lắng nghe tạo dựng các mối quan hệ
Lắng nghe giúp trau dồi kiến thức
Lắng nghe khởi xướng các ý tưởng
Lắng nghe xây dựng lòng trung thành
Roger G. Imhoff đưa ra ý kiến: “Hãy để người khác giãi bày với bạn. Điều này có thể không giúp gì cho bạn, nhưng chắc chắn sẽ có ích cho họ.” Tuy nhiên, khi trở thành người biết lắng nghe, bạn cũng có thể đặt mình vào một vị trí khác để giúp chính
mình. Khi đó, bạn sẽ có khả năng phát triển các mối quan hệ vững chắc, tập hợp thông tin và tăng cường hiểu biết về bản thân cũng như về người khác.
Hãy tập trung lắng nghe người khác.
Thứ tư_______________________________________________ ÂM THANH CỦA MƠ ƯỚC
Mơ ước sinh ra từ đâu? Để có được những hoài bão không thể thiếu cho việc lãnh đạo, bạn phải là người có khả năng lắng nghe tốt. Bạn phải nghe thấy một vài tiếng nói:
Tiếng nói bên trong. Mơ ước bắt nguồn từ bên trong. Bạn đã biết mục tiêu sống của mình chưa? Điều gì khiến trái tim bạn xao động? Bạn mơ ước điều gì? Nếu điều bạn đang theo đuổi không xuất phát từ khao khát bên trong – từ rất sâu thẳm trong con người bạn và từ những điều bạn tin tưởng – thì bạn sẽ không thể biến nó thành hiện thực.
Tiếng nói buồn. Cảm hứng cho những ý tưởng lớn tới từ đâu? Việc nhận ra điều gì đó thật sự không có hiệu quả. Việc bất mãn với hiện tại lại là chất xúc tác cho những mơ ước. Bạn đang ở trên một chuyến tàu được điều khiển đúng hướng hay bạn thấy mình khao khát thay đổi thế giới? Không có nhà lãnh đạo vĩ đại nào trong lịch sử lại chống lại sự thay đổi.
Tiếng nói thành công. Không ai có thể một mình đạt được những điều kỳ diệu. Để hoàn thành một hoài bão lớn, bạn cần có một tập thể tốt. Bạn cũng cần những lời khuyên có ích từ ai đó đang ở trước bạn trong hành
trình lãnh đạo. Bạn muốn dẫn dắt những người khác tới thành công, hãy tìm một cố vấn thông thái.
Tiếng nói bên ngoài. Mơ ước luôn xuất phát từ bên trong, bạn không nên hạn chế nó bởi khả năng có hạn của mình. Một mơ ước thật sự có giá trị cần phải có niềm tin vào Chúa. Chỉ có Người mới biết được khả năng đầy đủ của bạn. Bạn có bao giờ nhìn ra ngoài bản thân mình, ra ngoài cuộc sống của chính bạn để tìm kiếm ước mơ? Nếu không, có thể bạn đang bỏ lỡ tiềm năng thật sự cũng như những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống dành cho bạn.
– 21 phẩm chất vàng của nhà lãnh đạo
Là một nhà lãnh đạo, bạn chỉ lắng nghe con người hay lắng nghe cả những tiếng nói quan trọng khác?
Thứ năm_______________________________________________ VIỆC THẤU HIỂU ĐEM LẠI LỢI ÍCH TO LỚN
Khả năng thấu hiểu người khác là một trong những khả năng quý giá nhất của con người. Nó có thể ảnh hưởng tích cực tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Hãy xem khả năng thấu hiểu người khác đã giúp một bà mẹ như thế nào. Bà mẹ này kể lại:
Để cậu con trai bốn tuổi trong nhà, tôi chạy ra ngoài đổ rác. Khi tôi quay trở lại, cửa đã bị khóa. Nếu tôi khăng khăng bảo cháu mở cửa, sẽ tốn hàng giờ thuyết phục. Vì thế, với một giọng buồn rầu, tôi nói: ”Ôi tệ quá! Con vừa nhốt mình trong nhà rồi.” Ngay lập tức, cửa được mở.
Thấu hiểu người khác rõ ràng ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp của bạn. David Burns, một chuyên gia tâm thần học tại Đại học Pennsylvania, quan sát thấy: “Sai lầm lớn nhất khi cố thuyết phục là cảm xúc và ý kiến của mình. Điều mà ai cũng muốn là được lắng nghe, được tôn trọng và thấu hiểu. Khi đó, họ sẽ có động cơ để lĩnh hội những gì bạn nói.” Nếu có thể học cách thấu hiểu người khác – cách họ suy nghĩ, cảm xúc của họ là gì, điều gì truyền cảm hứng cho họ, và họ sẽ hành động và phản ứng ra sao
trong những hoàn cảnh cụ thể – thì bạn có thể ảnh hưởng tới họ một cách tích cực.
– Trở thành một người có sức ảnh hưởng
Hãy dành ưu tiên hàng đầu cho việc thấu hiểu người khác. Thứ sáu_______________________________________________ HÃY ĐỂ NGƯỜI KHÁC GÂY ẤN TƯỢNG VỚI BẠN
Chúng ta thường nghĩ rằng, nếu gây ấn tượng với người khác, chúng ta sẽ gây được ảnh hưởng lên họ. Chúng ta muốn trở thành người hùng trong mắt người khác – dù đôi khi hơi quá so với cuộc sống thực. Nhưng chúng ta là người thực, sống trong cuộc đời thực và người khác nhìn nhận chúng ta. Đặt mục tiêu gây ấn tượng cho những người khác tức là bạn đang thổi phồng niềm kiêu hãnh của mình và biến nó thành sự tự phụ – điều này sẽ khiến người khác khó chịu.
Nếu muốn gây ảnh hưởng tới người khác, đừng cố gây ấn tượng đối với họ. Tự cao là một hình thức của tính ích kỷ, tự phụ là cách khiến người khác xa lánh bạn và vì thế họ không thể biết bạn thật sự là người như thế nào. Thay vì gây ấn tượng với người khác, hãy để họ gây ấn tượng với bạn.
Đây là vấn đề thái độ. Người có uy tín là người có sức thu hút, biết chú ý đến người khác chứ không chỉ bản thân mình. Họ đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe. Họ không cố trở thành trung tâm của sự chú ý. Họ không bao giờ tỏ ra hoàn hảo.
– Nhà lãnh đạo 3600
Hãy lắng nghe với mục đích thấu hiểu và tận hưởng những lợi ích thu được từ tri thức, kinh nghiệm và tiền đồ của người khác.
GHI CHÚ
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
TUẦN 7
TÌM RA LĨNH VỰC THÍCH HỢP
CÂU HỎI CỦA TUẦN
Bạn đã xác định được lĩnh vực thế mạnh của mình chưa?
Công việc của bạn có giúp phát huy được những điểm mạnh không?
Bạn có đang dẫn dắt các thành viên trong nhóm vào lĩnh vực thế mạnh của họ không?
Thứ hai_______________________________________________
PHÁT TRIỂN NHỮNG KHẢ NĂNG BẠN CÓ, KHÔNG PHẢI NHỮNG KHẢ NĂNG BẠN MUỐN CÓ
Đ
iều tôi luôn nói với mọi người trong các cuộc hội thảo là hãy ngừng tác động đến điểm yếu, mà thay vào đó hãy phát triển những điểm mạnh của mình. Tôi muốn nói tới
năng lực, chứ không phải quan điểm hay tính cách. Tôi quan sát thấy con người có thể tăng cường năng lực của mình trong một lĩnh vực nào đó thêm tới hai điểm, tính trên thang điểm từ một đến mười. Chẳng hạn, nếu năng khiếu của bạn trong một lĩnh vực nào đó là bốn điểm, thì bằng cách làm việc chăm chỉ, bạn có thể tăng lên mức sáu điểm. Khi tìm thấy lĩnh vực mà khả năng của bạn là bảy điểm, thì bạn có thể vươn đến mức chín điểm, thậm chí mười điểm, nếu đó là lĩnh vực mạnh nhất của bạn và bạn thật sự chăm chỉ!
– Tài năng thôi chưa đủ
Hãy tìm ra và không ngừng phát triển những điểm mạnh của bạn.
Thứ ba_______________________________________________ HÃY KHÍCH LỆ MƠ ƯỚC CỦA NGƯỜI KHÁC
Tôi coi việc người khác chia sẻ mơ ước của họ với mình là một đặc ân. Điều đó cho thấy sự can đảm và tin tưởng của họ đã dành cho tôi. Khi đó, tôi nhận thấy mình có vai trò lớn trong cuộc sống của họ. Chỉ cần tôi nói sai một từ là cũng có thể làm tiêu tan giấc mơ của một ai đó. Ngược lại, những lời nói thích hợp có thể truyền cảm hứng cho họ.
Ai đó coi trọng bạn đến mức chia sẻ mơ ước của họ với bạn, hãy quan tâm đến việc này. Nữ diễn viên Candice Bergen bình luận: “Mơ ước nảy sinh trong quãng đời mà ta đau khổ.” Tôi cho rằng bà ấy nói như vậy vì có nhiều người không muốn thấy người khác theo đuổi mơ ước. Điều đó chứng tỏ họ không dám sống với ước mơ của mình. Kết quả là, họ cố làm nản lòng những ai đang muốn vươn tới những mơ ước. Bằng cách khuyên người khác từ bỏ mơ ước, những người hay chỉ trích thường tự bào chữa cho việc họ cam chịu sống trong cảnh an nhàn.
Đừng bao giờ giết chết những mơ ước. Hãy giải phóng chúng. – 25 thuật đắc nhân tâm
Hãy khuyến khích mọi người chia sẻ mơ ước của họ! Thứ tư_______________________________________________ HÃY THỰC HÀNH NHỮNG KỸ NĂNG
Nhà vật lý Willian Osler, người viết cuốn The Principles and Practice of Medicine (Các nguyên tắc và thực hành y khoa), đã nói với một nhóm sinh viên y khoa:
Hãy xua đi những lo lắng về tương lai. Hãy sống cho hiện tại và những công việc được giao. Đừng nghĩ tới công việc cần hoàn thành, những khó khăn cần khắc phục hay những kết quả cần đạt được, hãy thực hiện nghiêm túc những việc nhỏ trong tầm tay. Carlyle đã nói: ”Đừng nhìn vào những điều xa vời, hãy giải quyết những việc trong tầm tay bạn.”
Để hoàn thiện bản thân, hãy thực hành nhuần nhuyễn những kỹ năng bạn có. Hãy làm những việc bạn đã biết. Khi rèn luyện các kỹ năng, bạn sẽ có thêm cơ hội khám phá những điều mình cần giải quyết. Lúc đó bạn cần phải quyết định sẽ làm những điều mình vẫn làm hay những điều mình nên làm? Cách giúp bạn hoàn thiện là thoát khỏi “vùng an toàn” và thử những điều mới lạ.
Mọi người thường hỏi: “Tôi phải làm gì để phát triển công việc kinh doanh của mình?” hay “Tôi phải làm gì để đội ngũ nhân viên của mình giỏi hơn.” Câu trả lời là hãy phát triển chính bản thân bạn. Phát triển một tổ chức là phát triển người lãnh đạo. Bằng cách hoàn thiện bản thân, bạn sẽ khiến những người khác giỏi hơn. Jack Welch, Tổng giám đốc điều hành của General Electric, từng nói: “Muốn trở thành một nhà lãnh đạo thành công, trước tiên bạn phải tự hoàn thiện bản thân mình, sau đó mới phát triển được những người khác.” Hôm nay chính là thời điểm thích hợp để bắt đầu.
– Nhà lãnh đạo 3600
Hãy tập trung phát huy sở trường của bạn!
Thứ năm_______________________________________________
ĐƯA RA NHỮNG LỰA CHỌN NHẰM GIA TĂNG GIÁ TRỊ TÀI NĂNG
Điều gì là cần thiết để biến tài năng thành kết quả? Đó chính là những lựa chọn của bạn. William Jennings Bryan, diễn giả, luật
sư kiêm chính trị gia từng nói: “Số phận không phải là vấn đề cơ hội, mà là vấn đề lựa chọn; đó không phải là điều để chờ đợi, mà là điều cần đạt được.” Mười ba lựa chọn dưới đây sẽ phát huy tài năng của bất kỳ ai:
1. Niềm tin nâng cánh tài năng.
2. Đam mê tiếp năng lượng cho tài năng.
3. Đi đầu kích hoạt tài năng.
4. Tập trung định hướng tài năng.
5. Sự chuẩn bị định vị tài năng.
6. Luyện tập mài giũa tài năng.
7. Kiên trì nuôi dưỡng tài năng.
8. Lòng can đảm thử thách tài năng.
9. Tinh thần học hỏi mở rộng tài năng.
10. Tính cách bảo vệ tài năng.
11. Các mối quan hệ ảnh hưởng đến tài năng.
12. Trách nhiệm tăng cường tài năng.
13. Tinh thần đồng đội gia tăng tài năng.
Hãy đưa ra những lựa chọn này và bạn sẽ có thể trở thành người tài năng. Nếu có tài năng, bạn sẽ đứng ở một vị trí riêng. Nếu có tài năng, bạn sẽ nổi bật.
– Tài năng thôi chưa đủ
Hãy bắt đầu nỗ lực để bồi dưỡng thêm một trong các phẩm chất kể trên.
Thứ sáu_______________________________________________ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH
Ýthức được một mục đích nào đó sẽ giúp bạn đương đầu với nghịch cảnh. Nhà tư vấn kinh doanh, Paul Stoltz, đã thực hiện một nghiên cứu về những thành tố giúp con người tiếp tục kiên trì ngay cả khi thất bại.
Theo Stoltz, thành tố quan trọng nhất của lòng kiên trì là: “Xác định được ngọn núi, mục tiêu của cuộc đời, sẽ khiến công việc bạn đang làm trở nên ý nghĩa hơn. Ngày nào tôi cũng gặp những người đang leo nhầm núi. Có những người dành 20 năm hoặc hơn thế để làm những việc không có mục đích. Bỗng dưng họ nhìn lại và tự hỏi: ‘Mình đang làm gì vậy?’”
Bạn là một người có mục đích rõ ràng, khi đó bạn đã sở hữu khả năng định hướng bẩm sinh giúp mình vượt qua nghịch cảnh. Nhưng nếu không được may mắn như vậy, thì bạn có thể cần được giúp đỡ. Hãy làm theo những bước sau đây để tạo một ước mơ.
Hãy đến gần những người có hoài bão.
Không hài lòng với những gì đã có.
Tìm kiếm một mục tiêu làm bạn thấy hào hứng.
Hãy nỗ lực hết mình vì mục tiêu đó.
Hình dung viễn cảnh mục tiêu đó đem lại.
Theo chiến lược này, có thể bạn vẫn không tìm ra mục tiêu tốt nhất, nhưng ít nhất bạn cũng đang đi theo hướng đó. Như
Abraham Lincoln từng nói: “Quyết tâm thành công là điều quan trọng nhất.”
– Tiến lên phía trước
Bạn có chắc mình đang leo đúng ngọn núi không? GHI CHÚ
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
TUẦN 8
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO LÀ XÁC ĐỊNH SỰ THẬT CÂU HỎI CỦA TUẦN
Bạn suy nghĩ theo kiểu nào?
Ai là người nói thật trong cuộc sống của bạn?
Bạn kiểm tra sự thật bằng cách nào?
Thứ hai_______________________________________________
KẾT NỐI ƯỚC MƠ
N
ếu là người đứng đầu một nhóm, bạn sẽ có trách nhiệm kết nối nuôi dưỡng ước mơ của các thành viên trong nhóm. Điều này cũng không phải là dễ dàng. Bất cứ khi
nào tôi cố gắng kết nối ước mơ giữa các thành viên trong đội của mình, tôi thường sử dụng bản liệt kê những mục cần kiểm tra sau. Tôi cố đảm bảo rằng mọi thông điệp ước mơ đều có:
Tính rõ ràng. Ước mơ dễ hiểu (trả lời những điều mọi người cần biết và những điều tôi muốn họ làm);
Tính mạch lạc. Xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai; Mục đích. Định hướng ước mơ;
Trung thực. Khiến ước mơ trở nên toàn vẹn và đem lại sự tin cậy cho người kết nối ước mơ;
Các câu chuyện. Tạo mối liên hệ cho ước mơ;
Thách thức. Mở rộng ước mơ;
Đam mê. Nguồn năng lượng của ước mơ;
Khuôn mẫu. Giúp bạn luôn theo sát quá trình thực hiện ước mơ; Chiến lược. Khiến ước mơ có quá trình.
Nếu làm theo danh sách trên, các thành viên trong nhóm sẽ nhận thấy ước mơ là điều có thể thực hiện được và sẽ sẵn sàng tham gia. Như vậy, bạn sẽ thấy họ tự tin và có phương hướng tốt hơn.
– 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm
Hãy truyền đạt lại ước mơ cho nhân viên của bạn! Thứ ba_______________________________________________ HÃY NHÌN VÀO GƯƠNG
Vài năm trước, khi tới New Zealand để thực hiện một cuộc hội thảo, tôi đã ở trong một khách sạn của Christchurch. Một buổi tối, tôi thấy khát và đi tìm máy bán Coca-Cola. Khi không tìm được máy, tôi nhìn thấy một cánh cửa có dán biển “Phòng dành cho nhân viên”. Tôi nghĩ rằng nên vào trong và tìm ai đó có thể giúp mình. Tôi không tìm được nhân viên khách sạn hay một chiếc máy bán Coca-Cola nào, nhưng tôi lại quan sát được một vài thứ rất thú vị. Khi đi ra đại sảnh, tôi nhận thấy sau cánh cửa có một tấm gương to với dòng chữ: “Hãy nhìn vào gương. Đây là những gì khách hàng sẽ thấy.” Ban quản lý khách sạn muốn nhắc nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ, họ cần phải để ý đến chính mình.
Điều đó cũng đúng với chúng ta. Bác sĩ trị liệu tâm lý Sheldon Kopp tin rằng, “Mọi cuộc chiến tàn khốc nhất đều bắt đầu từ bản thân mỗi người.” Khi xem xét bản thân, ta sẽ biết những cuộc
chiến này là gì. Khi đó, ta có hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất là hành động như một người vừa phát hiện mình mắc bệnh nặng. Khi bác sĩ chỉ cho anh ta tấm phim X-quang và khuyên anh ta nên tiến hành phẫu thuật. Người đó trả lời: “Được thôi. Ông sẽ lấy bao nhiêu tiền để sửa tấm phim X-quang đó?”
Lựa chọn thứ hai là đừng đổ tội cho người khác, hãy nhìn vào bản thân và chăm chỉ hơn để giải quyết những rắc rối. Nếu muốn có quan hệ tốt hơn với mọi người, hãy dừng lại, nhìn vào gương và bắt đầu xem xét lại chính mình.
– Thuật đắc nhân tâm
Sự thật đầu tiên bạn cần xác định là bức tranh chân thật về bản thân và khả năng lãnh đạo của mình.
Thứ tư_______________________________________________ Ý THỨC ĐƯỢC NHIỆM VỤ
Bạn và nhân viên của mình có giữ mục tiêu chung trong tâm trí không? Hay bạn định sa lầy trong những chi tiết và quên đi mục tiêu lớn? Nếu bạn cản trở tập thể - công ty của bạn, chỉ bởi mong muốn đạt được thành công cá nhân hay thành công cho nhóm, thì khi đó bạn cần tăng cường khả năng ý thức nhiệm vụ của nhóm:
Kiểm tra độ tập trung vào nhiệm vụ của nhóm. Hãy xác định độ rõ ràng của nhiệm vụ cần làm. Đội của bạn hay công ty của bạn đã có bản công bố nhiệm vụ chưa? Nếu chưa, hãy cùng bàn bạc và tạo ra một bản như vậy. Nếu đã có, hãy kiểm tra xem mục tiêu của đội có nhất quán với nhiệm vụ của bạn không. Nếu chúng không nhất quán với nhau, như vậy bạn đang gặp khó khăn.
Tìm cách để luôn ý thức về nhiệm vụ. Nếu bạn là người có khả năng tự hoàn thành nhiệm vụ, hay bạn có ý định tập trung vào
những việc trước mắt hơn là mục tiêu lâu dài, thì có thể bạn cần được nhắc nhở về nhiệm vụ của nhóm. Hãy viết ra những nhiệm vụ và đặt chúng trước mặt để lúc nào bạn cũng ý thức được nhiệm vụ của nhóm.
Cống hiến hết khả năng khi làm việc nhóm. Khi đã nắm được nhiệm vụ và phương hướng của đội, hãy đóng góp khả năng tốt nhất của mình nhưng không phải với tư cách cá nhân. Có thể những đóng góp của bạn không được biết tới nhưng nó sẽ góp phần phát triển công ty.
– 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm
Tránh sa lầy vào tiểu tiết và luôn nhận thức được bức tranh tổng thể.
Thứ năm_______________________________________________ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
Triết gia Abraham Kaplan đã đưa ra cách phân biệt vấn đề và tình huống khó khăn nhìn thấy trước. Vấn đề là những điều bạn có thể tác động lên. Nếu bạn chỉ biết khoanh tay đứng nhìn, thì đó là tình huống khó khăn nhìn thấy trước – hay những điều bạn cần đối mặt và chịu đựng.
Khi ai đó coi một tình huống khó khăn nhìn thấy trước là một vấn đề, họ có thể sẽ bực tức, giận dữ hay tuyệt vọng. Còn khi mọi người coi một vấn đề là những tình huống khó khăn cần phải giải quyết, họ thường dừng lại, từ bỏ hoặc coi mình là nạn nhân.
Hơn 20 năm trước, tôi đã viết vài điều để giúp mình nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn:
Predictors - Những nhà tiên tri: giúp ta định hình tương lai
Reminders - Những người nhắc nhở: cho thấy ta không thể thành công nếu chỉ có một mình
Opportunities - Các cơ hội: đưa ta ra khỏi con đường mòn và thôi thúc tư duy sáng tạo
Blessings - Những lời cầu nguyện: mở ra những cánh cửa mà ta tưởng như không thể đi qua
Lessons - Các bài học: đưa ra lời chỉ dẫn cho thách thức mới Everywhere - Bất cứ nơi nào: cho ta biết ai cũng có khó khăn
Messages - Các thông điệp: cảnh báo ta về những tai họa tiềm tàng
Solvable - Lời giải đáp: nhắc ta rằng vấn đề nào cũng có giải pháp
Bạn có thể phân biệt vấn đề và các tình huống khó khăn, khi đó bạn đã đặt mình vào một vị trí tốt hơn để giải quyết cả hai.
– Tạo dựng sự khác biệt
Hãy phân biệt vấn đề và các tình huống khó khăn có thể lường trước để đưa ra giải pháp phù hợp.
Thứ sáu_______________________________________________ LẬP HẢI TRÌNH
Hầu như ai cũng có thể lái tàu, nhưng cần phải có một nhà lãnh đạo để lập hải trình đường đi. Trước khi nhà lãnh đạo đưa nhân viên vào cuộc hành trình, họ cần trở thành người thám hiểm và trải nghiệm để chuyến đi có cơ hội thành công cao nhất.
Thuyền trưởng cần dựa vào kinh nghiệm. Hầu hết các nhà lãnh đạo đều là các nhà hoạt động. Họ có xu hướng nhìn về phía
trước để đưa ra quyết định và tiếp tục nhiệm vụ. Nhưng để trở thành người chỉ huy tàu tốt, các nhà lãnh đạo cần có thời gian để suy ngẫm và học hỏi từ các kinh nghiệm đã có.
Thuyền trưởng xem xét các điều kiện trước khi đưa ra cam kết. Người thuyền trưởng giỏi luôn biết tính đến cái giá phải trả trước khi đưa ra cam kết. Họ không chỉ xem xét các yếu tố có thể đo lường như tài chính, tài nguyên và năng lực, mà còn cả các yếu tố phi vật thể như thời gian, đạo đức, động lực, văn hóa v.v…
Thuyền trưởng lắng nghe những điều người khác nói. Dù là nhà lãnh đạo xuất sắc tới đâu, bạn cũng không thể đưa ra tất cả câu trả lời. Đó là lý do những thuyền trưởng xuất sắc luôn thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Thuyền trưởng đảm bảo rằng kết luận của mình vừa công bằng vừa đúng sự thật/chính xác. Để lãnh đạo người khác, nhà lãnh đạo cần có một quan điểm sống tích cực. Bạn cần phải có niềm tin rằng mình có thể lãnh đạo mọi người. Mặt khác, bạn cũng cần có khả năng nhìn nhận các vấn đề một cách thực tế. Nếu bạn không lái tàu với đôi mắt mở to, thì tầm nhìn của bạn sẽ bị che khuất.
– 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo
Bạn đã bao giờ dành thời gian để vẽ lộ trình cho những người bạn đang dẫn dắt chưa?
GHI CHÚ
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
TUẦN 9
ĐỂ ĐÁNH GIÁ LÃNH ĐẠO, HÃY NHÌN VÀO NHÂN VIÊN CỦA ANH TA
CÂU HỎI CỦA TUẦN
Các nhân viên có theo bạn không?
Bạn duy trì thành công ra sao?
Bạn có tin tưởng vào nhân viên của mình không? Thứ hai_______________________________________________
ĐẶT TẬP THỂ LÊN HÀNG ĐẦU
N
hà lãnh đạo thành công thường nghĩ tới lợi ích của nhân viên trước khi nghĩ cho mình. Bill Russell là một cầu thủ bóng rổ thiên tài. Nhiều người coi ông là một trong
những cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng rổ chuyên nghiệp. Russell nhận thấy: “Cách quan trọng nhất để đánh giá tôi chơi hay tới đâu trong một trận đấu là xem cách tôi hỗ trợ đồng đội của mình như thế nào.” Đó là quan điểm cần có để trở thành một người đào tạo lãnh đạo xuất sắc. Nhóm của nhà lãnh đạo phải được đặt lên hàng đầu.
Bạn có coi bản thân mình như một thành viên trong nhóm không? Hãy trả lời từng câu hỏi sau để thấy bạn đứng ở vị trí nào khi thúc đẩy hiệu quả công việc của nhóm:
1. Tôi có làm tăng giá trị cho người khác không?
2. Tôi có làm tăng giá trị cho công ty không?
g g ị g y g
3. Khi mọi việc thành công, tôi có dễ dàng nhường lại vinh dự không?
4. Nhóm của tôi có chấp thuận việc thu nạp thành viên mới không?
5. Tôi có sử dụng các “cầu thủ dự bị” hết khả năng của họ không?
6. Mọi người trong nhóm tôi có đồng lòng trong việc đưa ra các quyết định quan trọng không?
7. Nhóm tôi có chủ trương giành chiến thắng hơn là tạo ra một ngôi sao không?
– Trở thành một người có sức ảnh hưởng
Hãy tăng cường trao quyền cho người khác và phát triển các nhà lãnh đạo.
Thứ ba_______________________________________________ LÃNH ĐẠO LÀ TRAO QUYỀN
Bạn phát hiện ra nhà lãnh đạo bằng cách nào? Theo Robert Townsend, họ có hình dáng, tuổi tác và điều kiện khác nhau. Một số là những nhà quản lý kém, trong khi số khác lại không quá nhanh nhạy. Dấu hiệu chung là: nhà lãnh đạo thật sự có thể được nhận diện bởi nhân viên của anh ta làm việc rất xuất sắc.
Một nhà lãnh đạo tài giỏi không chỉ bởi năng lực, mà còn là khả năng trao quyền cho nhân viên. Thành công mà không có những người kế tục thì cũng chỉ là một thất bại. Trách nhiệm chính của nhà lãnh đạo là phát triển những người khác để tiếp tục công việc.
Đỉnh điểm của lòng trung thành với lãnh đạo là khi nhân viên của anh ta được phát triển dưới sự hướng dẫn của nhà lãnh đạo. Vì sao ư? Vì bạn đã chinh phục được người khác bằng cách giúp họ phát triển.
Nhiều năm trước, Sheryl Fleisher, một trong những nhân viên chủ chốt của nhóm, khi mới gia nhập nhóm, không phải là một chuyên gia về lĩnh vực phát triển con người. Tôi bắt đầu làm việc cùng Sheryl cho tới khi cô ấy thật sự trở thành một chuyên gia. Giờ thì cô ấy đang rất thành công trong việc phát triển những người khác. Có mối liên hệ giữa lòng trung thành của Sheryl với tôi. Thời gian tôi dành cho cô ấy đã tạo ra những thay đổi tích cực. Sheryl không bao giờ quên những gì tôi đã làm cho cô ấy. Điều thú vị là thời gian mà cô ấy dành cho những người khác cũng giúp tôi rất nhiều. Tôi không bao giờ quên những gì Sheryl đã làm cho mình.
Những nhà lãnh đạo quanh bạn là tất cả những người bạn đã tiếp xúc hoặc đã giúp đỡ. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ thấy tình yêu và lòng trung thành ở những người thân cận với mình.
– Phát triển kỹ năng lãnh đạo
Có phải nhờ sự giúp đỡ của bạn mà các nhân viên phát triển hơn?
Thứ tư_______________________________________________ PHÁT TRIỂN NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Mọi người luôn yêu quý và ngưỡng mộ những người có thể giúp họ bước lên một nấc thang mới tiến tới thành công.
Những người có khả năng phát triển các đồng sự trong nhóm có một vài điểm chung:
1. Tăng giá trị của đồng sự. Các đồng sự trong nhóm có thể cho bạn biết họ có tin tưởng bạn không. Biểu hiện của nhân viên thường phản ánh những mong muốn về người họ tôn trọng.
2. Tăng giá trị những điều mà đồng sự trân trọng. Những người có thể giúp người khác phát triển thường lắng nghe những điều đồng sự đang nói đến và xem cách họ tiêu tiền. Những thông tin như vậy sẽ tạo ra một mối liên kết bền vững.
3. Tăng các giá trị cho đồng sự của mình. Việc thêm các giá trị thật sự cần thiết cho quá trình phát triển một người nào đó. Nhờ nó ta có thể tìm ra cách phát triển tài năng và quan điểm sống của họ. Muốn phát triển người khác, bạn phải luôn tìm kiếm tài năng và những điểm độc đáo ở người đó và sau đó giúp họ tăng cường những khả năng này.
4. Những người phát triển người khác làm cho bản thân mình có giá trị hơn. Những người này luôn nỗ lực tăng thêm giá trị bản thân không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn để giúp đỡ những người khác. Nếu muốn tăng cường khả năng của một cộng sự nào đó, hãy tự mình trở nên tốt hơn.
Các đồng sự nhìn nhận bạn như thế nào? Bạn có phải là một người phát triển người khác không? Bạn có làm cho họ tốt hơn khi họ nhận được sự khích lệ và đóng góp của bạn không? Bạn hiểu thế nào là giá trị của các cộng sự? Bạn có chú trọng những điều này bằng cách thêm giá trị cho họ không?
– 17 phẩm chất cần thiết của thành viên nhóm
Quá trình trở thành một nhà lãnh đạo giỏi hơn luôn khởi đầu bằng cách phát triển những người khá.
Thứ năm_______________________________________________ TIN TƯỞNG NGƯỜI KHÁC
Có một chiếc xe ô tô đi tới và tạo ra một đám mây bụi trước cửa nhà chúng tôi. Tôi chạy ra và nhìn thấy chú Henry đang ra khỏi xe. Ông cao, đẹp trai và tràn đầy sức sống. Sau nhiều năm ở nước ngoài - làm công việc truyền giáo ở Trung Quốc, giờ ông đang tới thăm trang trại ở Iowa. Ông đi qua cái cổng cũ và đặt cả hai bàn tay to lớn lên đôi vai của đứa bé bốn tuổi là tôi lúc bấy giờ. Ông cười, xoa xoa mái tóc của tôi và nói: “Chà, ta đoán con là Robert! Ta nghĩ một ngày nào đó con sẽ là một người thuyết giáo.“ Đêm ấy tôi đã bí mật cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin hãy giúp con trở thành một nhà thuyết giáo khi con trưởng thành.” Tôi tin rằng từ lúc ấy trở đi Chúa đã cho tôi làm một người có khả năng suy nghĩ.
– Trở thành một người có sức ảnh hưởng
Hãy giúp những người còn hoài nghi tin vào bản thân! Thứ sáu_______________________________________________ NGƯỜI TA LÀM NHỮNG ĐIỀU MẮT THẤY
Theo nhà y tế nổi tiếng Albert Schaweitzer: “Tạo hình mẫu không phải là điều chủ yếu trong quá trình gây ảnh hưởng đến người khác… nó chỉ là một phần.” Một phần của quá trình tạo ra môi trường phát triển các nhà lãnh đạo là tạo hình mẫu. Người ta sẽ làm theo những điều họ coi là mẫu mực. Các nhà lãnh đạo làm gì, họ cũng sẽ làm theo như vậy. Mục tiêu của nhà lãnh đạo là trở thành mục tiêu của nhân viên. Nhà lãnh đạo tạo ra tinh thần chung. Như Lee Iacoca nói: “Tốc độ của nhà lãnh đạo là tốc độ của cả nhóm.” Nhà lãnh đạo không thể yêu cầu ai đó điều gì nếu trước tiên anh ta không yêu cầu chính mình như thế.
Khi chúng ta trưởng thành và trở thành lãnh đạo, thì những người chúng ta dẫn dắt cũng sẽ như vậy. Chúng ta cần nhớ rằng khi nhân viên theo ta, thì họ chỉ có thể đi xa như ta đã làm. Nếu ngừng hoàn thiện bản thân, khả năng lãnh đạo của chúng ta cũng sẽ chấm dứt. Chúng ta không thể làm mẫu những gì chúng
g g g g g g ta không có. Hãy bắt đầu học hỏi, hoàn thiện bản thân ngay bây giờ và cùng lúc đó hãy nhìn những người quanh ta cũng đang hoàn thiện mình. Là một nhà lãnh đạo, tôi trước hết chỉ
là một người làm theo những nguyên tắc hợp lý và noi gương những nhà lãnh đạo xuất sắc khác.
– Bồi dưỡng những nhà lãnh đạo quanh bạn
Đừng yêu cầu người khác nhiều hơn những gì bạn yêu cầu chính mình!
GHI CHÚ
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
TUẦN 10
ĐỪNG GỬI VỊT CON TỚI TRƯỜNG HỌC CỦA ĐẠI BÀNG CÂU HỎI CỦA TUẦN
Bạn đã đặt ai vào không đúng vị trí?
Bạn có cần giải phóng để đại bàng được tung cánh và vịt được thỏa sức bơi?
Bạn có biết đặc điểm của những nhà lãnh đạo tiềm năng là gì không?
Thứ hai_______________________________________________
ĐẶT NHÂN VIÊN VÀO ĐÚNG VỊ TRÍ
C
húng ta có thể tìm được một công việc thích hợp để thay đổi cuộc sống của chính mình không? Một giám đốc tôi từng phỏng vấn cho biết ông đã điều một nhân viên của
mình tới bốn vị trí trong công ty chỉ để tìm vị trí thích hợp cho nhân viên đó. Ông đã đặt nhân viên đó vào sai vị trí quá nhiều lần, ông gần như đã từ bỏ hy vọng vào cô ấy. Nhưng ông cũng biết nhân viên đó có tiềm năng rất lớn và cô ấy là người công ty cần. Cuối cùng, khi tìm đựơc vị trí thích hợp, cô ấy đã trở thành một ngôi sao.
Ông giám đốc này biết tầm quan trọng của việc nhân viên được làm việc tại vị trí thích hợp, mỗi năm một lần ông đều hỏi nhân viên của mình: “Nếu được quyền lựa chọn, bạn sẽ làm gì?” Từ câu trả lời của nhân viên, ông thấy được những người có thể đã bị đặt nhầm chỗ.
Cố gắng để nhân viên của mình được ở vị trí thích hợp là một việc làm cần nhiều thời gian và sức lực. Dẫu vậy, hãy đối mặt với nó. Chẳng phải sẽ dễ hơn cho nhà lãnh đạo khi chỉ phải đặt nhân viên của mình vào đúng vị trí và làm quen với công việc? Đây là lĩnh vực sẽ gây khó khăn cho hành động của nhà lãnh đạo. Hãy chống lại xu hướng áp đặt vị trí. Đừng e ngại, hãy điều nhân viên của mình tới các vị trí thích hợp để họ có điều kiện tỏa sáng.
– Nhà lãnh đạo 3600
Hãy tìm các dấu hiệu chứng tỏ rằng ai đó trong nhóm của bạn nên được đặt vào một vị trí thích hợp hơn.
Thứ ba_______________________________________________
NHỮNG NGƯỜI CÓ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO KHÔNG CẦN ĐẾN CHỨC DANH
Quan niệm sai lầm số một về lãnh đạo, đó là quan niệm cho rằng bạn phải có được một địa vị hay một chức danh nào đó. Điều này hoàn toàn không đúng sự thật. Bạn không cần phải có vị trí cao nhất trong nhóm, ban, đơn vị hay cơ quan để có thể lãnh đạo. Nếu cho rằng điều đó là quan trọng, tức là khi đó bạn chưa hiểu rõ về địa vị.
Vị trí đứng đầu không làm cho ai đó trở thành lãnh đạo. Quy tắc Ảnh hưởng trong 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo chỉ rõ: “Thước đo đích thực của việc lãnh đạo là sức ảnh hưởng - không hơn không kém.” Tôi đã chứng kiến rất nhiều người bị trói buộc bởi những nhầm tưởng về địa vị. Khi những người này được coi là những nhà lãnh đạo tiềm năng, họ thường cảm thấy không hài lòng khi không có một chức danh hay vị trí khẳng định họ là lãnh đạo trong mắt của các thành viên khác trong nhóm. Thay vì tạo quan hệ với những người khác trong đội, họ chỉ chờ đợi nhà lãnh đạo chính thức trao quyền cho mình cùng
với một chức danh. Sau một thời gian, họ cảm thấy càng lúc càng
bất mãn. Cuối cùng họ quyết định tìm cơ hội ở một đội, một nhà lãnh đạo và một cơ quan khác.
Những người kiểu này không hiểu ảnh hưởng tích cực của việc lãnh đạo.
– Nhà lãnh đạo 3600
Nếu nhân viên của bạn cần một chức danh để lãnh đạo, đừng hy vọng họ sẽ bay cao.
Thứ tư_______________________________________________ NHẬN DIỆN NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO TIỀM NĂNG
Có những phẩm chất còn quan trọng hơn cả tài năng, đó là khả năng nhận diện tiềm năng. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của người lãnh đạo là nhận diện những lãnh đạo tiềm năng. Công việc này không dễ dàng, nhưng rất quan trọng.
Dale Carnegie là bậc thầy nhận diện những nhà lãnh đạo tiềm năng. Một lần, khi được hỏi bằng cách nào ông có thể thuê tới 43 triệu phú, Carnegie trả lời rằng khi mới làm việc cho ông, họ chưa phải là triệu phú. Theo ông, “Việc phát triển nhân viên cũng giống như đào vàng. Phải loại bỏ hàng tấn bụi mới tìm được một ounce vàng. Nhưng anh không vào mỏ để tìm bụi. Anh tới đó là để tìm vàng.” Đó chính là cách bồi dưỡng những người thành công. Hãy tìm vàng chứ không phải bụi; tìm cái tốt chứ không phải cái xấu. Bạn càng tìm nhiều phẩm chất tốt bao nhiêu, bạn càng tìm được nhiều nhà lãnh đạo bấy nhiêu.
– Bồi dưỡng những nhà lãnh đạo quanh bạn
Bạn có dành ưu tiên cho việc tìm kiếm và bồi dưỡng các nhà lãnh đạo tiềm năng không?
Thứ năm_______________________________________________ CÁCH TÌM MỘT CON ĐẠI BÀNG
Dưới đây là 25 đặc điểm giúp bạn xếp loại và tìm ra một nhà lãnh đạo tiềm năng.
0 = Không bao giờ; 1 = Hiếm khi; 2 = Thỉnh thoảng 3 = Thường xuyên; 4 = Luôn luôn
– Bồi dưỡng những nhà lãnh đạo quanh bạn
Hãy đánh giá năng lực các ứng cử viên lãnh đạo trước khi bồi dưỡng họ.
Thứ sáu_______________________________________________ SỬ DỤNG NHÂN VIÊN THEO SỞ TRƯỜNG CỦA HỌ
Trong 17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm, quy tắc về vị trí thích hợp có chỉ rõ: “Ai cũng có một vị trí ở nơi mà những đóng góp của họ có giá trị nhất.” Khi nhà lãnh đạo thật sự lĩnh hội được điều này, tập thể mà họ dẫn dắt sẽ hoạt động hiệu quả. Việc này tác động trở lại nhà lãnh đạo một cách tích cực. Thành công của nhà lãnh đạo được quyết định bởi việc sử dụng nhân viên theo sở trường của họ.
Khi còn học cấp III, tôi đã thật may mắn khi có được một huấn luyện viên hiểu nguyên tắc này. Trong một buổi tập bóng rổ, huấn luyện viên của chúng tôi, thầy Don Neff, quyết định ông muốn dạy chúng tôi một bài học rất quan trọng về bóng chày. Ông để đội hình chính thức và đội dự bị đấu với nhau. Đây là một điều bình thường – vì chúng tôi vẫn thường thi đấu với nhau. Đội dự bị chúng tôi có một số cầu thủ chơi tốt, nhưng rõ ràng đội chính thức chơi tốt hơn nhiều. Huấn luyện viên đã yêu cầu chúng tôi làm khác đi so với thông thường. Ông vẫn để các cầu thủ trong đội hình dự bị chơi ở vị trí quen thuộc của mình, nhưng giao cho chúng tôi vai trò khác hẳn so với bình thường. Thường thì tôi vẫn chơi ở vị trí chắn bóng, nhưng trong trận đấu đó tôi lại được bố trí chơi ở giữa sân. Những gì tôi còn nhớ, đó là vị trí trung tâm của chúng tôi là vị trí cần bảo vệ nhiều nhất.
Chúng tôi được chơi 20 phút, nhưng trận đấu không kéo dài lâu. Đội hình dự bị thắng đậm. Khi trận đấu kết thúc, huấn luyện viên Neff nói: “Có những cầu thủ xuất sắc trên sân là chưa đủ.
Các bạn cần có những cầu thủ xuất sắc nhất chơi đúng vị trí của họ.”
Tôi không bao giờ quên bài học đó. Bạn đang dẫn dắt một tập thể như thế nào không phải là điều quan trọng. Nếu không giúp họ phát huy được sở trường vốn có, thì bạn khó có thể thành công.
– Nhà lãnh đạo 3600
Hãy bảo đảm các thành viên trong đội đều ở vị trí thế mạnh của họ.
GHI CHÚ
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
TUẦN 11
TẬP TRUNG VÀO VẤN ĐỀ CHÍNH
CÂU HỎI CỦA TUẦN
Bạn phân bổ thời gian cho các vấn đề như thế nào? Bạn có tập trung vào những điểm mạnh không?
Bạn có đang bị kẹt ở giữa không?
Thứ hai_______________________________________________
SAO NHÃNG CÓ KẾ HOẠCH
W
illiam James từng nói: khôn ngoan là “khả năng biết nên cần lờ đi những gì”. Những điều nhỏ nhặt thường khiến ta mất nhiều thời gian. Rất nhiều người trong chúng ta đang sống cho những điều sai lầm.
Tiến sĩ Anthony Campolo đã kể về một nghiên cứu xã hội trong đó 50 người hơn 95 tuổi được hỏi cùng một câu hỏi: ”Nếu được làm lại cuộc đời mình một lần nữa, ông/bà sẽ thay đổi điều gì?” Đây là câu hỏi có kết thúc mở, có vô số câu trả lời nổi bật và thường gặp. Dưới đây là một vài ví dụ:
Nếu tôi có cơ hội làm lại, tôi sẽ suy nghĩ cẩn thận hơn Nếu có cơ hội làm lại, tôi sẽ mạo hiểm hơn
Nếu có cơ hội làm lại, tôi sẽ làm nhiều điều để sau khi tôi chết chúng vẫn còn sống mãi.
Một nghệ sĩ trẻ tuổi chơi vĩ cầm trong dàn nhạc được hỏi về bí mật thành công của mình. Cô đã trả lời: “Hãy sao nhãng có kế hoạch”, và giải thích thêm: “Khi còn đi học, có quá nhiều điều chiếm mất thời gian của tôi. Khi trở về phòng sau bữa sáng, tôi dọn giường, dọn phòng cho ngăn nắp, lau sàn nhà và làm bất cứ việc gì khiến tôi chú ý. Sau đó tôi vội vàng tới lớp tập vĩ cầm. Tôi thấy mình không tiến bộ như mong muốn và tôi đã thay đổi mọi thứ. Tôi gần như quên đi tất cả mọi thứ khác cho tới khi thời gian luyện tập kết thúc. Tôi tin rằng chính cách lờ đi có chủ tâm như vậy đã giúp tôi thành công.
– Bồi dưỡng những nhà lãnh đạo quanh bạn
Hãy đặt những việc quan trọng lên hàng đầu và bỏ qua những điều không liên quan.
Thứ ba_______________________________________________ MỤC TIÊU GIÚP BẠN THÀNH CÔNG
Tỷ phú tư bản công nghiệp Andrew Carnegie từng nói: “Bạn không thể ép ai đó leo thang nếu người đó không muốn.” Điều này đúng trong trường hợp một người đang trên con đường tới thành công sẽ không tiến lên nếu không có động cơ. Các mục tiêu có thể mang lại động lực. Paul Myer từng bình luận: “Không ai có thể hoàn thành những việc trọng đại mà không có mục tiêu… Xác định mục tiêu là động lực mạnh nhất để hoạt động có hiệu quả.”
Hãy nghĩ tới điều này. Một trong những động lực mạnh mẽ nhất trong cuộc sống là gì? Đó là thành công. Khi thực hiện một hoạt động lớn (như mơ ước của bạn chẳng hạn) và sau đó chia nó
thành những phần nhỏ, dễ thực hiện hơn (các mục tiêu), thì bạn đã sẵn sàng cho thành công bởi những điều bạn muốn trở nên dễ thực hiện hơn. Mỗi lần hoàn thành một mục tiêu nhỏ, bạn sẽ trải qua cảm giác thành công. Đó chính là động lực! Hãy hoàn thành các mục tiêu nhỏ, bạn sẽ tiến một bước lớn tới việc đạt được mục đích và nâng cao năng lực của mình.
Các mục tiêu không chỉ giúp bạn nâng cao động lực ban đầu mà còn giúp bạn tiếp tục có động cơ và tạo động lực. Một khi bạn có động lực để tiếp tục Cách tư duy khác về thành công, thì sẽ rất khó có thể cản bước bạn. Quá trình này cũng giống với trường hợp của các con tàu. Khởi hành một con tàu là phần khó nhất trong cuộc hành trình. Khi đứng yên, đoàn tàu không thể chuyển động bởi các tấm gỗ dày 2,5 cm chặn dưới từng bánh xe ở khoang đầu máy. Tuy nhiên, một khi đoàn tàu đã tăng tốc, ngay cả một bức tường bêtông cốt thép dày 1,5m cũng không thể cản bước nó.
– Cách tư duy khác về thành công
Phát triển những mục tiêu sẽ kích thích động cơ và tạo động lực. Thứ tư_______________________________________________ GIÁ TRỊ CỦA THỜI GIAN
Thời gian là vô giá. Chuyên gia tâm thần học kiêm tác giả M.Scott Peck đã nói: “Nếu không coi trọng bản thân, bạn sẽ không coi trọng thời gian. Nếu không coi trọng thời gian, bạn sẽ chẳng làm được gì.”
Trong cuốn What to Do Between Birth and Death (Làm gì giữa sinh và tử), Charles Spezzano nói rằng chúng ta không mua bán bằng tiền mà bằng thời gian. Nếu bạn nói với chính mình, trong năm năm nữa mình sẽ dành dụm đủ tiền để mua ngôi nhà nghỉ đó, thì những gì bạn thực nói là: ngôi nhà đó có giá năm năm của bạn - tức là bằng 1/12 cuộc đời của một người. Theo
Spezzano, cụm từ ‘tiêu tốn thời gian’ không phải là một phép ẩn dụ. Nó là cách cuộc sống này diễn ra.”
Thay vì nghĩ về những gì bạn đang làm và mua bằng tiền bạc, hãy nghĩ đến chúng trên cơ sở thời gian. Điều gì đáng để bạn dành cả cuộc đời? Nhìn nhận công việc trên tinh thần đó có thể thay đổi cách quản lý thời gian của bạn.
Bước hành động. Hãy liệt kê danh sách ba việc khiến bạn mất nhiều thời gian nhất mỗi ngày. Chúng có đáng để bạn dành thời gian như vậy không? Nếu không, hãy cân nhắc để tiến hành thay đổi.
– Nhà lãnh đạo 3600
Những nhiệm vụ trong lịch trình làm việc hôm nay có đáng giá bằng cả cuộc sống của bạn không?
Thứ năm_______________________________________________ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Một người có năng lực sẽ làm những việc anh ta có thể làm tốt - gìn giữ những điều đó - và anh ta biết ngừng những việc mình không thể làm tốt. Bạn có phải là người như vậy không? Bạn có tập trung sức lực vào những việc bạn có thể làm tốt để thành thạo hơn trong lĩnh vực đó không? Các thành viên trong đội có phụ thuộc vào bạn để mang lại thành công cho toàn đội không? Nếu không, bạn cần tập trung hơn và phát triển những kỹ năng cần thiết để thực hiện và hoàn thành tốt công việc.
Để phát triển năng lực của bạn…
Hãy tập trung một cách chuyên nghiệp. Sẽ rất khó để phát triển năng lực nếu bạn cố làm mọi việc. Hãy chọn ra một lĩnh vực để chuyên sâu vào đó. Điều gì sẽ liên kết các kỹ năng, sở thích và các cơ hội của bạn? Dù điều đó có là gì đi nữa, hãy nắm lấy nó.
Đế ý những điều nhỏ nhặt. Rất nhiều người không làm việc hết khả năng của mình. Bạn cần phát triển khả năng xử lý đúng đắn mọi chi tiết. Điều đó không có nghĩa bạn phải quản lý mọi tiểu tiết. Nó có nghĩa rằng: hãy làm 10% còn lại của bất cứ công việc nào bạn đang làm. Hãy làm như vậy khi bạn phụ trách một dự án hay một nhiệm vụ lớn.
Chú ý nhiều hơn tới việc thực hiện. Việc thực hiện thường là phần khó nhất của mọi công việc, hãy chú ý tới nó nhiều hơn. Bạn làm cách nào để rút ngắn khoảng cách giữa việc bắt kịp các ý tưởng và việc thực hiện chúng? Hãy tập hợp các thành viên trong đội lại với nhau và cùng thảo luận.
– 17 phẩm chất cần thiết của thành viên nhóm
Hãy tự tin và thành thạo từng chi tiết, khi đó bạn hoàn toàn có thể thấy bức tranh tổng thể.
Thứ sáu_______________________________________________ LÃNH ĐẠO LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ CHỦ ĐÍCH
Vậy có chủ đích là gì? Chủ đích có nghĩa là làm việc có mục đích, biết chú trọng vào từng công việc và sau đó thực hiện chúng một cách thích hợp.
Những người thành công là những người có chủ đích. Họ không làm việc bừa bãi. Họ biết mình đang làm gì và tại sao lại làm những việc đó. Để thành công, một tập thể cần những cá nhân có chủ đích, có khả năng tập trung và làm việc hiệu quả – những người mà từng hành động đều có giá trị với họ.
Bạn có chủ đích tới đâu? Khi làm việc, bạn có lên kế hoạch và đặt mục tiêu? Bạn có biết mình đang đi đâu và tại sao lại làm những việc mình đang làm không? Hay đơn giản bạn đang bị dòng chảy của cuộc sống cuốn đi? Nếu các thành viên trong nhóm
không thấy ở bạn mục đích làm việc, họ sẽ không biết phải mong đợi gì và sẽ khó mà tin tưởng ở bạn.
– 17 phẩm chất cần thiết của thành viên nhóm
Hãy là người có chủ đích.
Hãy khiến mọi hành động đều có giá trị.
GHI CHÚ
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
--------------------------------------------------------------------------------- ---------
TUẦN 12
SAI LẦM LỚN NHẤT CỦA BẠN LÀ KHÔNG NHẬN RA SAI LẦM CỦA MÌNH
CÂU HỎI CỦA TUẦN
Thái độ của bạn trước các sai lầm như thế nào?
Bạn có thừa nhận các sai lầm của mình không?
Bạn có nhận được những ý tưởng từ cấp dưới của mình không? Thứ hai_______________________________________________
THẤT BẠI KHIẾN BẠN ĐAU LÒNG
H
ãy đối diện với nó. Thất bại có thể khiến bạn đau đớn về thể chất nhiều hơn tinh thần. Chứng kiến một phần mơ ước của mình thất bại quả là đau đớn. Nếu người khác
cười nhạo cảm giác đau đớn của bạn, bạn càng cảm thấy tệ hơn. Bước quan trọng đầu tiên trong quá trình vượt qua thất bại là học cách không cá nhân hóa thất bại – để đảm bảo rằng thất bại không khiến bạn trở thành người thất bại. Với nhiều người, nỗi đau thất bại dẫn tới cảm giác sợ thất bại. Họ trở thành những người như trong câu nói: “Tôi quá già để khóc rồi, nhưng nó cũng làm tôi tổn thương quá mức để có thể cười.” Đó là khi họ mắc kẹt trong vòng sợ hãi. Và nếu để nỗi sợ hãi lấn át, thì bạn sẽ không thể tiến lên phía trước
Nhà viết kịch George Bernard Shaw đã quả quyết: “Cuộc sống phạm nhiều sai lầm tuy không danh giá hơn nhưng rõ ràng có ích hơn so với một cuộc sống chẳng làm gì.” Để vượt qua nỗi sợ