🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nguyễn Hiến Lê Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Nguyễn Hiến Lê nhiều tác giả Chào mừng các bạn đón đọc đầu sách từ dự án sách cho thiết bị di động Nguồn: http://vnthuquan.net Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ. https://thuviensach.vn Mục lục Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê Tác phẩm của học giả Nguyễn Hiến Lê https://thuviensach.vn Lộc Đình NGUYỄN HIẾN LÊ 1912-1984 nhiều tác giả Nguyễn Hiến Lê Lộc Đình Nguyễn Hiến Lê Từ rất lâu, tên tuổi Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) đã được nhiều người biết tới như một nhà văn, một học giả, một nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập, với 120 tác phẩm biên soạn và dịch thuật để đời có giá trị, thuộc đủ mọi lãnh vực khác nhau như giáo dục, văn học, ngữ học, triết học, lịch sử, du ký... Ngoài ra, thế hệ hậu bối còn noi gương được ở ông nhiều thứ: gương tự học, tinh thần làm việc nghiêm túc, và nhất là nhân cách cao thượng của một người trí thức chân chính. Ông Nguyễn Hiến Lê không trực tiếp làm chính trị, nhưng lúc nào cũng đau đáu lo việc cho đời, bằng cách thế hoạt động của riêng mình. Ông tin ở các giá trị văn hóa như một yếu tố sức mạnh tinh thần có ý nghĩa quyết định cho tương lai của dân tộc hơn là những hành động chính trị nhất thời, nên đã tận tụy làm việc cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay, tìm mọi cách lay động trái tim con người nhằm phổ biến và cổ vũ cho những ý tưởng nhân bản thâu góp từ đông tây kim cổ mà ông thấu hiểu và đề nghị mọi người chia sẻ như là căn bản của một nền chính trị bền vững khả dĩ mang lại cuộc https://thuviensach.vn sống phát triển trong ổn định và ấm no hạnh phúc của nhân dân. Đời sống bản thân ông khiêm tốn, giản dị, làm việc nhiều hưởng thụ ít, không thích ồn ào, nhưng tư tưởng, tâm hướng và lòng ông thì thật sâu kín, rộng rãi, nồng nàn, có lẽ vì thế mà viết ra điều gì cũng với lời văn giản dị, dễ hiểu, trung thực với ý mình. Ông luôn đứng về phía nhân dân lao động nghèo khổ mà cả một thời thơ ấu hàn vi ông đã từng chia sẻ, nên đã mạnh dạn phê phán những hành vi sai trái của các nhà đương cuộc mà ông luôn quy trách nhiệm chính cho những tình trạng suy bại xã hội của mọi thời. Trước sau ông không xu phụ, thỏa hiệp với giới cầm quyền đương thời để được hưởng những đặc quyền trong xã hội. Măïc dù vậy, tâm huyết của ông cũng không được đời đáp ứng là bao, nên không tránh khỏi có những lúc phải ngậm ngùi chua xót cho sự bất lực của mình trước thời cuộc. Tâm sự của ông có lẽ cũng giống như Tô Thức, một tác giả Trung Quốc ông yêu thích mà có lần ông đã dẫn chứng mấy câu thơ: Thẹn hoài cho người nước này, đau xót như có gai đâm trong da thịt, bình sinh đọc năm ngàn quyển sách, nhưng không có một chữ nào cứu đói cho dân được. Nhiều người hiểu Nguyễn Hiến Lê hơn qua tập Hồi ký (NXB Văn Học, 1993) và Đời viết văn của tôi do ông tự viết (NXB Văn Hóa, 1996). Ông cũng tự kể về cuộc đời và việc làm của mình qua bài trả lời phỏng vấn khá dài của ông Nguyễn Ngu Í đăng trên tạp chí Bách khoa (1965) trong mục “Sống và viết với...”, rồi in thành sách (1966), và một bài khác nữa do ông Lê Phương Chi thực hiện (in trong tập Tâm tình văn nghệ sĩ, NXB Thanh Niên, 2001). Ngoài ra còn có cả một tập tiểu sử Nguyễn Hiến Lê, cuộc đời và sự nghiệp của Châu Hải Kỳ (NXB Văn Học, 1993) dày đến trên 300 trang. Để tìm hiểu về ông, tưởng như thế cũng đã tạm đủ. Tuy nhiên càng về sau, nhất là khi sách Nguyễn Hiến Lê được xuất bản sau thời kỳ chuyển hình của đất nước (mà người khai phá đầu tiên là ông Ba Kính, giám đốc NXB Long An trong những năm 90), nhiều người càng biết rõ chân giá trị những tác phẩm của ông hơn, cũng như chí hướng và lòng tinh thành mà ông đã gởi gắm hết vào, thì có nhiều tác giả lại viết thêm về ông đứng từ những góc độ nhìn khác nhau. https://thuviensach.vn Nơi đây tập hợp một số bài viết nói trên về con người và tác phẩm của nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã đăng hoặc chưa đăng trên các sách báo.Trừ cụ Quách Tấn đã quá cố, phần lớn những tác giả có bài ở đây đều trẻ hơn ông Nguyễn Hiến Lê; có người có duyên quen biết, giao thiệp với ông, những người khác thì được ảnh hưởng tốt bởi những cuốn sách bài báo do ông viết, thậm chí lập thân theo chí hướng do ông gợi ý qua các sách, và họ đã ghi lại những cảm tưởng, suy nghĩ của mình một cách chân thật, sinh động về ông hoặc về tác phẩm của ông, dựa trên sự hiểu biết trực tiếp qua quen biết (như Quách Tấn, Minh Quân, Lê Minh Đức, Đỗ Hồng Ngọc, Lê Anh Dũng...), hoặc chỉ gián tiếp qua sách báo (như Nguyễn Hoành Xanh, Nguyễn Hướng Dương, Nguyễn Duy Chính, Lê Ký Thương, Trần Khuyết Nghi...). Để cung cấp được một lượng thông tin tương đối đầy đủ nơi đây, ngoài phần chính là những bài viết ra còn có trích đoạn hai bài phỏng vấn, một của Nguyễn Ngu Í mà bạn đọc bây giờ hơi khó kiếm, một của Lê Phương Chi như đã nhắc ở trên, cùng một ít tư liệu hình ảnh, bút tích... Vì đây là hợp tuyển của nhiều người, nên nó khó lòng đạt được tính hệ thống chặt chẽ và nhất quán của một công trình tiểu sử hoàn chỉnh, cũng e là không được khách quan đến trăm phần trăm do tình cảm của người viết chi phối, nhưng qua nhiều góc độ trình bày tuy khác nhau mà thật lòng, không có lý do gì để thêu dệt, có thể phản ảnh một cách tương đối toàn diện nhưng sinh động về con người và tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê. Do vậy, mặc dù có thể có những hạn chế nhất định, cuốn sách chắc chắn sẽ mang lại https://thuviensach.vn cho người đọc một số chi tiết và cái nhìn mới mẻ về nhà văn này, một tác giả vốn được đa số mọi người trong Nam ngoài Bắc xem như một hiện tượng đặc thù của đất nước, một trường hợp hiếm hoi trong hoạt động văn hóa, học thuật. Nếu được sống lại, có thể rằng ông Nguyễn Hiến Lê sẽ cảm thấy ái ngại khi người ta nói tốt quá nhiều về ông, hoặc đặt cho ông một cái tên đường, vì xem ra cùng lắm ông chỉ vui vui được đời hiểu thôi chứ không ham hố gì mấy, cũng không thích trở thành vĩ đại, mà chỉ muốn lặng lẽ đóng góp theo khả năng và cách thức chân thành của mình một phần bổ ích nào đó cho những người cùng thời và nhất là cho thế hệ trẻ mà từ 50 năm về trước ông gọi là thế hệ ngày mai. Và vì vậy, nếu có nhắc đến ông với một mỹ cảm hay sự ca ngợi nào đó thì những người tỏ thái độ này trong các bài viết có lẽ cũng chỉ vì muốn nêu gương ông hoặc tiếp hơi nối sức cho ông mà lưu ý, nhắc nhủ thêm lần nữa những điều ông tâm đắc thiết tha cho thế hệ trẻ hơn nữa sau này. TRẦN VĂN CHÁNH Tháng 8-2003 https://thuviensach.vn nhiều tác giả Nguyễn Hiến Lê Tác phẩm của học giả Nguyễn Hiến Lê VĂN HỌC Hương sắc trong vườn văn (2 quyển) - 1962 Luyện văn I (1953), II & III (1957) Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 quyển) - 1955 Cổ văn Trung Quốc - 1966 Chiến Quốc sách (viết với Giản Chi) - 1968 Sử Ký Tư Mã Thiên - 1970 Tô Đông Pha - 1970 Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa (dịch) - 1970 NGỮ PHÁP Để hiểu văn phạm - 1952 Khảo luận về ngữ pháp VN (viết với TVChình) - 1963 Tôi tập viết tiếng Việt - 1990 TRIẾT HỌC Nho giáo một triết lý chính trị - 1958 Đại cương triết học TQ (viết với Giản Chi) - 1965 Nhà giáo họ Khổng - 1972 Liệt tử và Dương tử - 1972 Một lương tâm nổi loạn - 1970 Thế giới ngày mai và tương lai nhân loại - 1971 Mạnh tử - 1975 Trang tử - 1994 Hàn Phi tử - 1994 Tuân tử -1994 Mặc học - 1995 Lão tử - 1994 Luận ngữ - 1995 Khổng tử - 1992 https://thuviensach.vn Kinh Dịch - 1990 LỊCH SỬ Lịch sử thế giới (viết với Thiên Giang) - 1955 Đông Kinh nghĩa thục - 1956 Bài học Israel - 1968 Bán đảo Ả Rập - 1969 Lịch sử văn minh Ấn Độ (dịch W. Durant) - 1971 Bài học lịch sử (dịch W. Durant) - 1972 Nguồn gốc văn minh (dịch W. Durant) - 1974 Văn minh Ả Rập (dịch W. Durant) - 1975 Lịch sử văn minh TQ (dịch W. Durant) - 1997 Sử Trung Quốc (2 quyển) - 1997 GIÁO DỤC - GIÁO KHOA Thế hệ ngày mai - 1953 Thời mới dạy con theo lối mới - 1958 Tìm hiểu con chúng ta - 1966 Săn sóc sự học của con em - 1954 Tự học để thành công - 1954 33 câu chuyện với các bà mẹ - 1971 Thế giới bí mật của trẻ em - 1972 Lời khuyên thanh niên - 1967 Kim chỉ nam của học sinh - 1951 Bí quyết thi đậu - 1956 Muốn giỏi toán hình học phẳng - 1956 Muốn gỏi toán hình học không gian - 1959 Muốn giỏi toán đại số - 1958 TIỂU THUYẾT Kiếp người (dịch S.Maugham) - 1962 Mưa (tuyển dịch nhiều tác giả) - 1969 Chiến tranh và hoà bình (dịch Tolstoi) - 1968 Khóc lên đi ôi quê hương yêu dấu (dịch Paton) 1969 Quê hương tan rã (dịch C.Acheba) - 1970 https://thuviensach.vn Cầu sông Drina (dịch I.Andritch) - 1972 Bí mật dầu lửa (dịch Gaillard) - 1968 Con đường thiên lý - 1990 Mùa hè vắng bóng chim (dịch Hansuyn) - Những quần đảo thần tiên (dịch Maugham) - 2002 CHÍNH TRỊ - KINH TẾ Một niềm tin - 1965 Xung đột trong đời sống quốc tế - 1962 Hiệu năng - 1954 Tay trắng làm nên - 1967 Tổ chức công việc theo khoa học - 1949 Tổ chức công việc làm ăn - 1967 Lợi mỗi ngày một giờ - 1971 Những vấn đề của thời đại - 1974 GƯƠNG DANH NHÂN Gương danh nhân - 1959 Gương hi sinh - 1962 Gương kiên nhẫn - 1964 Gương chiến đấu - 1966 Ý chí sắt đá - 1971 40 gương thành công - 1968 Những cuộc đời ngoại hạng - 1969 15 gương phụ nữ - 1970 Einstein - 1971 Bertrand Russell - 1972 Đời nghệ sĩ - 1993 Gogol - 2000 Tourgueniev - 2000 Tchekhov - 2000 CẢO LUẬN - TUỲ BÚT - DU KÝ Đế Thiên Đế Thích - 1968 Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười - 1954 https://thuviensach.vn Nghề viết văn - 1956 Vấn đề xây dựng văn hoá - 1967 Chinh phục hạnh phúc (dịch B. Russell) - 1971 Sống đẹp - 1964 Thư ngỏ tuổi đôi mươi (dịch A. Maurois) - 1968 Chấp nhận cuộc đời (dịch L.Rinser) - 1971 Làm con nên nhớ (viết với Đông Hồ) - 1970 Hoa đào năm trước - 1970 Con đường hoà bình - 1971 Cháu bà nội tội bà ngoại - 1974 Ý cao tình đẹp - 1972 Thư gởi người đàn bà không quen (A.Maurois) - 1970 10 câu chuyện văn chương - 1975 Đời viết văn của tôi - 1996 Hồi ký Nguyễn Hiến Lê - 1992 Để tôi đọc lại - TỰ LUYỆN ĐỨC TRÍ Tương lai trong tay ta - 1962 Luyện lý trí - 1965 Rèn nghị lực - 1956 Sống 365 ngày một năm - 1968 Nghệ thuật nói trước công chúng - 1953 Sống 24 giờ một ngày (dịch A.Bennette) - 1955 Luyện tình cảm (dịch F.Thomas) - 1951 Luyện tinh thần (dịch Dorothy Carnegie) - 1957 Đắc nhân tâm (dịch Dale Carnegie) - 1951 Quẳng gánh lo đi (dịch Dale Carnegie) - 1955 Giúp chồng thành công (dịch Dorothy Carnegie) 1956 Bảy bước đến thành công (dịch G.Byron) - 1952 Cách xử thế của người nay (dịch Ingram) - 1965 Xây dựng hạnh phúc (dịch Huxley) - 1966 Sống đời sống mới (dịch Powers) - 1965 https://thuviensach.vn Thẳng tiến trên đường đời (dịch Lurton) - 1967 Trút nỗi sợ đi (dịch Coleman) - 1969 Con đường lập thân (dịch Ennever) - 1969 Sống theo sở thích (dịch Steinckrohn) - 1971 Giữ tình yêu của chồng (dịch Kaufmann) - 1971 Tổ chức gia đình - 1953 CÁC BÀI ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ: 242 bài trên tạp chí Bách Khoa, 50 bài trên các tạp chí Mai, Tin Văn, Văn, Giáo Dục Phổ Thông, Giữ Thơm Quê Mẹ. Ngoài ra ông còn viết lời giới thiệu cho 23 quyển sách của văn hữu. https://thuviensach.vn Lời cuối: Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện. Nguồn: http://vnthuquan.net Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ. Nguồn: Được bạn: đưa lên vào ngày: 17 tháng 4 năm 2004 https://thuviensach.vn