🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Người Thổi Thủy Tinh Xứ Murano
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Người Thổi Thủy Tinh Xứ Murano
Marina Fiorato
Chia sẻ ebook: https://downloadsach.com
Follow us on Facebook: https://facebook.com/caphebuoitoi
https://thuviensach.vn
TABLE OF CONTENTS
Tựa đề
Giới Thiệu Sách
Vài Nét Về Tác Giả
Chương 1: Cuốn Sổ
Chương 2: Belmont
Chương 3: Trái Tim Của Corradino
Chương 4: Qua Tấm Gương Soi
Chương 5: Hươu Cao Cổ
Chương 6: Chiếc Gương
Chương 7: Sư Tử Và Cuốn Sách
Chương 8: Miệng Sư Tử
Chương 9: Thiên Đường Đã Mất
Chương 10: Thiên Đường Đã Mất
Chương 11: Lái Buôn Thành Venice
Chương 12: Giấc Mộng Của Một Ông Vua
Chương 13: Cháu Của Hồng Y Giáo Chủ
Chương 14: Địch Thủ
Chương 15: Phản Bội
Chương 16: Con Dao Bằng Đá Vỏ Trai
Chương 17: Hòm Thư Mật
Chương 18: Non Omnis Moriar
Chương 19: Giới Báo Chí
Chương 20: Mắt Người Già
Chương 21: Đảo Người Chết (Phần 1)
Chương 22: Đảo Người Chết (Phần 2)
Chương 23: Cái Lọ
Chương 24: Sa Thải
Chương 25: Ông Vua
Chương 26: Tĩnh Ngục
Chương 27: Người Bênh Vực
Chương 28: Đại Sứ
Chương 29: Trước Bình Minh
Chương 30: Carnevale
Chương 31: Piombi
Chương 32: Trái Tim Đã Mất
Chương 33: Bóng Ma
Chương 34: Mặt Nạ Rơi
https://thuviensach.vn
Chương 35: Trắc Ẩn
Chương 36: Thủy Ngân
Chương 37: Khó Nhọc Của Nàng Xuân Chương 38: Người Theo Dõi Trong Bóng Tối Chương 39: Cuốn Sổ
Chương 40: Hồng Ngọc
Chương 41: Bức Thư (Phần 1)
Chương 42: Bức Thư (Phần 2)
Chương 43: Bức Thư (Phần 3)
Chương 44: Trái Tim Của Leonora
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU SÁCH
enice, năm 1681.
V
Nghề thổi thủy tinh là sự sống còn của nước Cộng hòa và những tấm gương được làm từ Venice đắt hơn cả vàng. Được canh gác cẩn trọng bởi những kẻ giết người từ Hội đồng, những người thợ thủy tinh xứ Murano gần như bị cầm tù trên hòn đảo của họ ở phá.
Nhưng một bậc thầy thổi thủy tinh vĩ đại nhất, Corradino Manin, đã bán các phương thức và linh hồn mình cho vua Louis XIV của Pháp, để bảo vệ cô con gái bí mật của mình…
Hàng thế kỷ sau, hậu duệ của ông, Nora Manin, vì muốn thoát khỏi cuộc sống không hạnh phúc của mình ở London, đã quyết định đến Venice và theo học nghề thổi thủy tinh ở thành phố của tổ tiên mình. Sôi nổi và tài năng, tên họ nổi tiếng của cô đã đặt cô vào nguy hiểm bên trong các xưởng thủy tinh cổ xưa khi các kình địch vô tận xuất hiện. Khi cô tìm thấy được cuộc sống mới và tình yêu ở Venice, số phận của Nora trở nên gắn bó chặt chẽ với ông tổ Corradino của mình khi những bí mật về sự phản bội của ông lộ ra.
Lấy bối cảnh trong thời kỳ Phục hưng và hiện tại, Người thổi thủy tinh xứ Murano là một tiểu thuyết đáng nhớ về một thành phố xinh đẹp nhất trên thế giới
https://thuviensach.vn
VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ
arina Fiorato là nhà văn nữ gốc Venice đa tài. Cô đã tốt nghiệp ngành
M
lịch sử tại trường Đại học Oxford, từng theo học chuyên nghành về kịch Shakespeare tại trường Đại học Venice. Sau khi tốt nghiệp đại học cô theo học chuyên nghành hội họa, từng làm nhiều nghề: diễn viên, nhà phê bình phim và họa sĩ minh họa. Cô cũng đã thiết kế chuyến du lịch bằng hình (visual tour) cho ban nhạc U2 và Rolling Stones. Cô làm đám cưới ở Venice và hiện đang sống ở North London với chồng, con trai và con gái. Cô được xem là một Rowling thứ hai khi cô cũng vừa viết sách vừa trông con trong một quán café. Hiện Fiorato đang thương thảo việc chuyển nhượng bản quyền để chuyển thể tác phẩm thành phim.
o O o!!!"Tôi chưa bao giờ nghĩ đây lại là một cuốn tiểu thuyết đầu tay, Marina Fiorato đã tái tạo lại thế giới tráng lệ và rực rỡ của những người thợ thổi thủy tinh ở thế kỷ thứ mười bảy, và đã giấu nó vào bên trong một câu chuyện tình lãng mạn đương đại" (Jeane Kalogridis, tác giả của The Borgia Bride và I, Mona Lisa)
"Người thổi thủy tinh xứ Murano là một câu chuyện hấp dẫn, chi tiết, với các nhân vật có cá tính tuyệt vời" (Diane Haeger, tác giả của The Secret Bride và The Ruby Ring)!!!Tặng Conrad, Ruby và, hơn tất cả, Sacha, cả ba đều hiện diện đâu đó trong cuốn sách này.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 1: CUỐN SỔ
hi Corradino Manin nhìn những ngọn đèn của San Marco lần cuối cùng.
K
Venice bên kia phá với chàng dường như là một chòm sao vàng óng trong màn đêm nhung xanh thẫm. Bao nhiêu ô cửa trong số những ô cửa sổ đó, điểm trang kinh thành của chàng như những viên đá quý, mà chàng đã làm ra bằng chính đôi tay mình? Giờ đây chúng là ánh sao lấp lánh soi đường chàng cuối cuộc hành trình của đời chàng. Dẫn lối cho chàng cuối cùng cũng trở về quê nhà.
Khi con thuyền chạy vào San Zaccaria, chàng không nghĩ – một lần này thôi – là mình có thể diễn tả cảnh này trong thủy tinh bằng một pulegoso 1 với vàng lá và đá da trời nóng ra sao, mà là chàng sẽ không bao giờ còn được nhìn thấy khung cảnh dấu yêu này nữa. Chàng đứng trước mũi thuyền, hình chạm đầu mũi thuyền lấm tấm nước biển, nhìn sang trái về Santa Maria della Salute, đôi mắt nhìn cái khối mái vòm trắng lờ mờ hiện ra trong màn đêm vẻ tinh khôi của nó. Người ta đã đặt móng cho ngôi nhà thờ lớn vào năm 1631, năm Corradino chào đời, để cảm tạ Đức Mẹ Đồng Trinh đã cứu thành khỏi Trận dịch. Tuổi thơ và thời trai trẻ của chàng đã sánh bước với công trình đang dần hình thành. Giờ nó đã hoàn thành, năm 1681, năm chàng chết. Chàng chưa từng được thấy sự rỡ ràng trọn vẹn của nó dưới ánh sáng ban ngày, và giờ thì sẽ không bao giờ nữa. Chàng nghe thấy một người trèo traghetto 2 thê lương mời khách khi băng qua Kênh lớn. Chiếc thuyền đen của ông gợi nhớ một chiếc gondola 3 đưa tang. Corradino rùng mình.
Chàng cân nhắc xem có nên gỡ cái mặt nạ bauta trắng ra không ngay khi chân chàng đặt lên bờ; một khoảng khắc nên thơ – một cử chỉ cao cả khi chàng trở về Serenissima 4.
Không, mỉnh còn một việc nữa phải làm trước khi họ tìm thấy mình.
Chàng cài kín chiếc áo choàng đen trên vai chống lại sương mù tăm tối và đi qua Piazzetta dưới lớp che của chiếc mũ ba sừng và bauta. Bộ trang phục tabarro 5 truyền thống, đen từ đầu đến chân trừ chiếc mặt nạ trắng, phải giúp chàng đủ vô danh để kéo dài thời gian chàng cần. Bản thân cái bauta, một phiến mặt nạ ma quái hình thù như cái xuổng của phu đào huyệt, có cái mũi ngắn và cằm dài có thể biến đổi giọng một cách kỳ quái nếu chàng phải nói. Chẳng mấy lạ là, chàng nghĩ, cái mặt nạ vay mượn tên nó từ ngữ "baubau", "ác quỷ" mà các ông bố bà mẹ cầu khẩn để làm mấy đứa con lang thang của họ khiếp sợ.
https://thuviensach.vn
Theo thói quen do mê tín, Corradino đi nhanh vào màn đêm qua giữa hai cây cột San Marco và San Teodoro vươn lên, trắng và đối xứng. Vị Thánh và con quái vật đứng trên đỉnh trán tường của hai cây cột chìm trong bóng tối. Nấn ná lại đây là xui xẻo, vì các tội nhân bị hành quyết giữa hai cây cột này – bị treo bên trên hoặc chôn sống ở dưới. Corradino làm dấu thánh giá, tự nhận ra mình và mỉm cười. Còn vận rủi nào nữa có thể xảy đến cho chàng? Ấy thế mà chàng vẫn rảo bước.
Vẫn còn một tai họa có thể làm hỏng mình: bị ngăn cản không hoàn thành được việc cuối cùng.
Khi chàng bước vào Piazza San Marco 6 thì chàng nhận thấy tất cả những gì đã từng thân quen và yêu dấu đều nhuốm một vẻ độc ác và đe dọa. Dưới ánh trăng sáng, bóng Campanile 7 là một thanh gươm đen chém qua quảng trường. Đám bồ câu đang đậu như những bóng ma ác ý bay vụt vào mặt chàng. Từng hang cổng vòm tối mò vây quanh quảng trường – ai núp trong bóng tối của chúng?
Những cánh cửa lớn của Basilica 8 đang mở; Corradino nhìn thấy ánh nến lập lòe từ bên trong nhà thờ rực vàng. Chàng thấy ấm lòng lên trong phút chốc – một đảo ánh sang giữa khung cảnh đe dọa này.
Có lẽ vẫn chưa quá muộn nếu bước vào nhà thờ này, trông cậy vào lòng tốt của các Cha và tìm nơi ẩn náu?
Nhưng những kẻ tìm kiếm chàng cũng chu cấp cho nơi linh thiêng trang hoàng ngọc quý cất giữ cốt xương quắt queo của vị Thánh xứ Venice này, và lát những bức tường bằng tranh khảm vô giá lấp lánh mà giờ đây đang tỏa ánh nến vào đêm. Trong đấy chẳng thể nào có chốn nương thân cho Corradino. Không có lòng khoan dung.
Thế rồi qua Basilica và dưới vòm Torre dell’Orologio 9, chàng bước vội, tự cho phép mình liếc nhìn một lần nữa cái mặt đồng hồ khổng lồ, nơi đêm nay dường như những con thú dị thường trong cung hoàng đạo đi quanh trong một điệu nhảy long trọng hơn. Một vũ điệu chết chóc. Sau đó, Corradino không còn tự dằn vặt mình nữa bằng những cái nhìn sau chót mà dán mắt xuống mặt đường lát đá dưới chân. Ngay cả điều đó cũng không cho chàng sự thảnh thơi, vì chàng chỉ có thể nghĩ đến mỗi một thứ là tác phẩm thủy tinh tessere 10 đẹp đẽ mà chàng vẫn làm; nấu chảy những mẩu thủy tinh không đều lại với nhau, mọi hình dáng và sắc thái, trước khi thổi chúng thành một cái lọ kỳ diệu mỏng manh và muôn màu như một cánh bướm.
Mình biết mình sẽ không bao giờ còn chạm đến thủy tinh nữa.
https://thuviensach.vn
Khi chàng bước vào Mercedia dell’Orologio 11, mấy người bán hàng xén đang gói ghém chỗ ngồi thường lệ để chuẩn bị cho đêm. Corradinoddi ngang một người bán đồ thủy tinh. Hàng hóa của ông ta bày như đá quý trên quầy. Trong trí tưởng tượng của chàng, những chiếc cốc nhỏ và những món đồ thủ công bắt đầu rực hồng và hình dạng bắt đầu thay đổi. Chàng gần như lại có thể cảm thấy sức nóng của lò nung, mùi lưu huỳnh và Silic. Từ thuở nhỏ, những cảnh tượng và mùi vị ấy đã luôn trấn an chàng. Giờ đây, ký ức dường như một điềm báo về lửa ngục. Vì chẳng phải địa ngục là nơi những kẻ phản phúc bị đày xuống sao? Dante, người xứ Florence, đã nói rõ về chủ đề này. Corradino – như Brutus và Cassius và Judas – có bị Lucifer ngấu nghiến không, nước mắt Ma vương lẫn trong máu chàng khi chàng bị xé xác ra từng mảnh? Hay có lẽ, như những kẻ phản phúc phản bội lại gia đình mình, chàng sẽ bị giam cầm vĩnh viễn trong "… un lago che per gelo avea di vetro e non d’acqua sembiante… một cái hồ đóng băng, trông giống như thủy tinh hơn là nước." 12 Corradino nhớ lại lời của nhà thơ và gần như mỉm cười. Phải, một sự trừng phạt thích đáng – thủy tinh đã là sự sống của chàng, sao lại không thể là cái chết cho chàng nữa?
Không, nếu mình làm việc cuối cùng này. Không, nếu mình được xá tội.
Với một sự cấp bách khác, chàng thình lình đi ngoặt lại như đã tính rồi băng qua mấy cây cầu hẹp và con hẻm hay calle quanh co dẫn về lại Riva degli Schiavoni 13. Đó đây những bàn thờ được đặt trong góc nhà – ngọn lửa được để ý thắp đều đặn và rọi sang gương mặt của Đức Mẹ.
Mình không dám nhìn vào mắt Đức Mẹ, vẫn chưa đâu.
Cuối cùng, những ánh đèn ở Viện mồ côi tại Ospedale della Pietà cũng hiện gần lại và khi nhìn thấy ánh nến ấm áp, chàng cũng nghe thấy tiếng đàn viôn.
Có lẽ đó là con bé đang chơi – mình ước gì là vậy – nhưng mình sẽ chẳng bao giờ biết được.
Chàng đi ngang qua tấm lưới sắt mà không liếc nhìn vào trong rồi đập cửa. khi cô hầu lại gần với cây nến trong tay, chàng không chờ thị tra hỏi mà rít lên: "Cha Tommaso – nhanh nhanh lên!" Chàng biết cô hầu – một người đàn bà trẻ cau có, lầm lì thích gây khó dễ, nhưng đêm nay, giọng chàng có cái vẻ cấp bách đến độ cả thị cũng quay đi ngay và chẳng mấy chốc vị linh mục bước ra.
"Thưa Ngài."
https://thuviensach.vn
Corradino mở áo choàng và tìm thấy cái bầu da đựng vàng Pháp. Chàng đã đút vào trong bầu cuốn sổ giấy da, để con bé biết mọi chuyện đã ra sao và một ngày kia, có lẽ, sẽ tha thứ cho chàng. Chàng liếc thật nhanh quanh con hẻm lờ mờ. Không, không có ai đến gần đủ để nhìn thấy chàng.
Họ không được biết là con bé có cuốn sổ.
Bằng một giọng nhỏ không ai khác nghe thấy được trừ vị linh mục, chàng nói: "Thưa Cha, con trao Cha số tiền này để lo cho mấy đứa trẻ mồ côi ở Pietà." Chiếc mặt nạ biến đổi giọng của Corradino như ý chàng. Vị linh mục định cầm lấy cái túi với một hình thức cảm ơn thường lệ, nhưng Corradino rụt tay lại cho đến khi Cha buộc phải nhìn vào mắt mình. Một mình Cha Tommasso phải nhận ra chàng là ai. "Cho bọn trẻ mồ côi", Corradino lại nói, nhấn mạnh.
Cuối cùng, vị linh mục cũng nhận ra. Cha lật bàn tay, cầm cái túi lên và nhìn kỹ mấy đầu ngón tay – phẳng lỳ - không có vân tay. Cha định nói nhưng đôi mắt phía sau mặt nạ lóe lên một lời cảnh cáo. Đổi ý, Cha nói, "Ta bảo đảm là chúng sẽ nhận được nó", và rồi, tuồng như Cha đã biết, "Cầu Chúa phù hộ cho con." Một bàn tay ấm và một bàn tay lạnh siết lấy nhau giây lát rồi cánh cửa khép lại.
Corradino đi tiếp. Chàng không biết đi đâu, cho đến khi đã đi xa hẳn Viện mồ côi.
Thế rồi, cuối cùng, chàng gỡ mặt nạ ra.
Mình có nên đi mãi cho đến khi họ tìm thấy mình không? Chuyện đó sẽ xảy ra như thế nào?
Tức thì, chàng biết nên đi đâu. Đêm tối sầm lại khi chàng đi qua những con đường, những con kênh thì thầm lời vĩnh biệt khi vỗ song lên những calle, và giờ thì cuối cùng Corradino đã nghe thấy tiếng bước chân sau lưng theo sát. Cuối cùng, chàng đến được Calle della Morte – con đường chết – và dừng lại. Những bước chân cũng dừng theo. Corradino nhìn ra mặt kênh, không quay lại, chàng nói: "Leonora có được an toàn không?"
Khoảng dừng dường như bất tận – sóng vỗ, sóng vỗ - rồi một giọng hết sức khô khốc đáp.
"Có, ngươi có được lời hứa của Hội đồng Tổng trấn rồi." 14 Corradino thở ra yên lòng và chờ màn chót.
Khi con dao đi vào lưng chàng, chàng cảm nhận được cái đau giây lát sau khi điều nhận ra khiến chàng mỉm cười. Cái tinh tế, cái sáng rõ đi cùng khi
https://thuviensach.vn
lưỡi dao luồn vào giữa xương sườn chàng chỉ có thể có nghĩa một điều. Chàng bắt đầu cười lớn. Đây là sự thi vị, cái trớ trêu chàng đã tìm kiếm trên bến tàu. Quả là một thằng ngốc, tự lãng mạn hóa mình, tự cho mình là một người hùng trong vở kịch và nỗi thương tâm trong sự hi sinh sau chót. Suốt thời gian rồi, chính họ mới là người trù tính màn chót với một cảm giác sân khấu như thế, về cái gì là phù hợp, với một sự ra đi kiểu Caravale 15 thú vị. Một sự ra đi kiểu Venice. Họ đã dùng một con dao găm bằng thủy tinh – thủy tinh Murano.
Rất có thể là một trong những cái chính mình làm ra.
Chàng cười dữ hơn nữa cùng với hơi thở cuối. Chàng cảm thấy cái vặn xoáy sau chót từ con dao của kẻ sát nhân để làm gãy tách con dao ngay ở chuôi, cảm thấy da mình khép lại sau lưỡi dao để chừa lại chỉ một vết sướt vô hại tại điểm dao đi vào. Corradino quăng mình xuống nước và ngay trước khi xé tan mặt nước, chàng nhìn đôi mắt mình trong hình phản chiếu lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong đời. Chàng nhìn thấy một thằng điên đang cười cái chết của chính hắn. Khi chàng chìm xuống đáy sâu giá lạnh, mặt nước khép lại đằng sau thân xác chàng để không chừa lại gì ngoài một vết sướt vô hại tại điểm dao đi vào.
Chú thích
1 Thuỷ tinh mờ có bọt.
2 Một loại thuyền như gondola, như phà.
3 Thuyền đáy bằng.
4 Venice.
5 Áo choàng.
6 Quảng trường Thánh Mark.
7 Tòa tháp chuông.
8 Nhà thờ Thánh Mác-cô.
9 Tháp đồng hồ.
10 Thủy tinh khảm: nấu chảy các mẩu thuỷ tinh có hình dạng và kích thước khác nhau rồi thổi và chế tác.
11 Khu vực bán hàng xén.
12 Sử dụng bản Thần Khúc của Hồ Thượng Tuy.
13 Một trong những khu vực dạo chơi đẹp nhất ở Venice.
14 Tiếng Anh: the Ten, Council of Ten, hay Ducal Council, là một trong những cơ quan cai trị của Cộng hoà Venice, chính thức gồm 10 thành viên, được Đại hội đồng bầu vào với nhiệm kỳ một năm. Từ đây trở đi, trong sách này, Hội đồng Tổng trấn sẽ được dịch ngắn gọn là Hội đồng.
15 Lễ hội hoá trang.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 2: BELMONT
ora Manin thức giấc vào đúng bốn giờ sáng. Cô không ngạc nhiên, nhưng
N
chớp mắt ngái ngủ khi mấy con số điện tử nơi chiếc đồng hồ để bàn đầu giường nhấp nháy lại. Cô đã tỉnh dậy vào giờ này mỗi đêm từ khi Stephen bỏ đi.
Thỉnh thoảng cô đọc sách, thỉnh thoảng cô đọc sách, thỉnh thoảng cô pha một ly rượu rồi xem truyền hình, làm mụ đầu óc bằng các chương trình ngớ ngẩn dành cho người bị chứng mất ngủ. Nhưng đêm nay thì khác – đêm nay cô biết thậm chí còn không có chuyện cố mà ngủ trở lại. Vì ngày mai cô sẽ lên đường đi Venice và đến một cuộc sống mới, bởi cuộc sống cũ đã qua rồi.
Đồng hồ điện tử và cái giường là tất cả những gì còn lại trong căn phòng không nằm chờ trong một cái thùng hay một túi xách. Đời sống của Nora đã được đóng gói gọn ghẽ và được để riêng cho vào kho hay… hay cái gì nhỉ? Cô vươn mình dậy với một tiếng làu bàu rồi bước nhẹ qua phòng tắm. Bấm dải đèn huỳnh quang nhấp nháy sáng lên phía trên gương của bồn rửa mặt: Cô phả nước lên mặt và nhìn kỹ mình trong gương, tìm sự quyết tâm trong hình phản chiếu nhưng chỉ tìm thấy nỗi sợ hãi. Nora áp cả hai bàn tay vào thân trước chỗ giữa sườn và bụng, nơi nỗi buồn của cô dường như trú ngụ. Stephen thì chắc chắn đã cho nó một thuật ngữ y khoa – cái gì đó dài dòng và tiếng La tinh. "Nó khiến mình thấy phiền muộn," cô nói to với hình phản chiếu của mình.
Thật thế. Cô chán phải buồn rầu. Chán phải tươi cười và phơi phới với mấy người bạn biết sự ruồng bỏ của Stephen khiến cô tan tác. Chán phần việc mỗi ngày phải phân chia cái họ đã cùng mua. Cô nhớ lại sự háo hức họ cảm thấy khi tìm được và mua căn nhà này trong những ngày mới cưới, khi Stephen nhận được vị trí công tác tại bệnh viện Royal Free. Cô đã ngỡ Hampstead dường như lớn không thể tưởng cho một giáo viên dạy thuỷ tinh và gốm. "Không đâu, khi họ cưới bác sỹ phẫu thuật," mẹ cô lạnh nhạt nói. Ngôi nhà thậm chí còn có một cái tên – Belmont. Nora chưa quen với những ngôi nhà lớn đến mức xứng với tên riêng của chúng. Ngôi nhà này toạ lạc thật thích hợp, trên ngọn đồi xinh đẹp dẫn đến làng Hampstead. Một kiểu mẫu kiến trúc Georgia dễ chịu, vuông vắn, trắng và cân đối. Họ đã thích nơi này tức thì, trả giá và đã, một thời gian, hạnh phúc. Nora đã cho là mình nên vui mừng. Ít nhất tiền từ Belmont đem lại cho cô sự an toàn. An toàn – cô nhếch mép cười cái từ ấy.
https://thuviensach.vn
Mình chưa bao giờ cảm thấy ít an toàn hơn. Giờ mình dễ tổn thương. Bề ngoài một cuộc hôn nhân thì thật lạnh lùng.
Lần thứ một ngàn rồi cô bắt đầu liệt kê hình phản chiếu của mình, tìm những manh mối giải thích tại sao Stephen bỏ cô mà đi. "Mục - mắt: to, xanh lá dửng dưng. Mục – tóc: vàng, dài, màu rơm. Mục tiếp – da: màu ô liu. Mục nữa – môi: khô nẻ vì nhai mãi hoài sự thiếu tự tin." Cô dừng. Đầu tiên, cô không phải là goá phụ của Shakespeare dù cô đã cảm thấy như người đang để tang. Và lý do nữa là, cô không thấy được an ủi khi biết mình trẻ hơn và tóc vàng hơn và, phải, xinh đẹp hơn nhân tình của Stephen. Anh đã say mê một cô quản lý bệnh viện ngăm đen bốn mươi tuổi mặc những bộ đồ tây giản dị. Carol. Phản đề của cô. Cô biết Carol sẽ không đi ngủ mà mặc chiếc áo phông Brooklyn Dodgers loại cũ và để một bím tóc xộc xệch.
"Anh thường gọi mình là Nàng Xuân của anh," Nora nói với hình phản chiếu của mình. Cô nhớ lại lúc cô và Stephen nhìn thấy bức tranh của Botticelli ở Florence trong kỳ trăng mật của họ. Cả hai đều bị quyến rũ bởi bóng dáng của Nàng Xuân trong tà áo trắng thướt tha điểm những cành hoa, mỉm nụ cười thoảng nhạt, bí ẩn của nàng, xinh đẹp và đầy hứa hẹn. Với những lọn tóc vàng óng và đôi mắt màu xanh lá e ấp dưới hàng mi dày, nàng giống Nora đến sững sờ. Stephen đã để cô đứng gần bức tranh và xõa tóc cô xuống trong khi cô đỏ mặt và lúng túng. Cô nhớ là người Ý đã thốt lên "rất đẹp" 1, người Nhật thì chụp hình. Stephen đã hôn cô và để bàn tay lên bụng cô. "Em sẽ còn trông giống nàng ta hơn khi…"
Đó là năm đầu tiên họ thử có con. Họ tràn trề lạc quan. Cả hai đều ở đầu độ tuổi ba mươi, cả hai đều khoẻ mạnh. Cô là một người chạy bộ còn Stephen là một người nghiện thể dục. Khuyết điểm duy nhất của họ là lượng rượu vang đỏ mà họ đã giảm xuống một cách đúng mực. Nhưng một năm trôi qua, cuối cùng họ đã đến gặp một đồng nghiệp của Stephen tại Royal Free, một nhà quý tộc tròn trịa và vui vẻ thắt nơ con bướm. Những cuộc xét nghiệm bất tận sau đó chẳng phát hiện thấy gì. "Vô sinh không xác định."
"Hai bạn cũng nên thử kẹo smarties xanh 2 đi. Chúng cũng có tác dụng như mọi thứ khác, "gã đồng nghiệp nói, khiếm nhã. Nora đã khóc. Cô đã không làm tròn lời hứa về khả năng đơm hoa kết trái của Nàng Xuân.
Mình muốn phát hiện ra cái gì đó – cái gì đó có thể điều chỉnh.
Họ tự bắt mình trải qua một số thủ tục tọc mạch, xâm phạm và bất thành. Những thủ tục được biểu thị bằng những chữ viết tắt chẳng liên quan gì đến tình yêu hay tự nhiên, hay những phép lạ mà Nora liên hệ đến sự thụ thai.
https://thuviensach.vn
HSG (một loại xét nghiệm khả năng thụ thai của phụ nữ), FSH (hoocmôn kích thích nang trứng, do thuỳ trước tuyến yên tiết ra, xét nghiệm khi có nghi ngờ có rối loạn sinh sản hoặc rối loạn tuyến yên), IVF (phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm). Họ trở nên ám ảnh. Họ còn không để mắt đến cuộc hôn nhân của mình nữa, và khi họ nhìn lại, nó đã mất rồi. Khi Nora bước vào chu kỳ IVF thứ ba của mình, cả hai đều biết, nhưng không ai thừa nhận là không còn đủ tình yêu giữa họ để dành cho một kẻ thứ ba.
Chính vào khoảng thời gian đó, một người bạn có ý tốt bắt đầu nói bóng gió là đã thấy Stephen trong một quán rượu ở Hampstead cùng một phụ nữ. Jane đã rất hờ hững khi nói ra tin này và không kết tội, "Mình chỉ nói cho cậu nghe chuyện này phòng khi cậu không biết. Có thể là ngây thơ thôi. Mình sẽ không nói nói điều gì khiến cậu không thể phớt lờ mà không mất mát. Nếu cậu quyết định thế. Chẳng nói gì mà từ đó cậu không thể rút lui. Chưa mất gì cả. Chỉ là hãy cảnh giác thôi."
Nhưng Nora héo hon vì cảm giác bất an về tình trạng vô sinh và đã khiêu khích Stephen. Cô tưởng sẽ thấy sự phủ nhận, hay thú nhận tội lỗi và cầu xin tha thứ. Cô chẳng nhận được gì trong hai thứ đó. Tình huống tác động ngược trở lại với cô thật khủng khiếp. Stephen đã thừa nhận có tội hoàn toàn và, vì tính tự cao tự đại không đúng chỗ của anh về cách cư xử danh dự, đề nghị dọn đi và đã làm thế. Sáu tháng sau, cô hay tin từ anh là Carol đã có thai. Đó là khi Nora quyết định chuyển đến Venice.
Suy cho cùng thì mình mới sáo mòn. Stephen thì không. Anh đã chia tay một phụ nữ trẻ tóc vàng để theo một phụ nữ da ngăm đen lớn tuổi hơn. Một nghệ sỹ mặc quần jeans đổi lấy một người thực dụng mặc đồ tây. Mặt khác, mình ngay lập tức bước vào một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên và bốc đồng quyết định đến thành phố của cha ông và làm lại từ đầu, như một vở kịch truyền hình dở tệ nào đó.
Cô quay ra khỏi tấm gương và nhìn hành lý, phân vân lần thứ một triệu rồi không biết mình có đang làm đúng không.
Nhưng mình không thể ở lại đây. Mình không thể lúc nào cũng gặp phải Stephen, hay cô ta, hay đứa bé.
Điều đó đã xảy ra, với một sự xui xẻo đến lạ, khá thường xuyên, dù Nora đã cố hết sức chú ý tránh khu vực quanh bệnh viện. Có lần cô đã gặp họ ở Health, không đâu khác trong cả cái dặm vuông đó và cô đã đụng họ khi đang chạy bộ. Cô đã chợt nghĩ là cứ chạy tiếp, và nếu cô không đang cố lịch thiệp với Stephen về vụ phân chia Belmont thì cô đã làm thế. Stephen và Carol tay trong tay, mặc thường phục giống nhau, trông hạnh phúc và thư
https://thuviensach.vn
thái. Cái bầu của Carol đã thấy rõ. Nora đẫm mồ hôi và ngượng ngập. Sau một hồi trao đổi gượng gạo về thời tiết và các hợp đồng căn nhà, Nora chạy tiếp và khóc suốt trên đường về nhà, nước mắt tràn cả vào hai tai. Thế nhưng Stephen hết sức hào phóng – anh đã gần như để lại cho cô cả căn nhà. Anh đã cư xử tốt từ đầu đến cuối, Nora nghĩ.
Anh không phải là nhân vật phản diện trong kịch câm. Mình không thể biến anh thành quỷ, mình còn không thể căm ghét anh nữa là. Quỷ tha ma bắt anh đi.
Vụ bán căn nhà đã cho cô tự do. Giờ cô đã có thể dấn bước vào cuộc phiêu lưu hay sai lầm của mình. Cô không cho ai hay về điều mình dự tính, ngay cả Elinor mẹ cô. Nhất là mẹ cô. Mẹ cô không yêu Venice.
Elinor Manin là một viện sỹ chuyên ngành Nghệ thuật Phục hưng. Vào những năm bảy mươi, ở King’s College London bà đã bắt đầu một chương trình giao lưu giảng dạy với người đương nhiệm của bà tại Đại học Ca’Foscari ở Venice. Trong thời gian ở đấy, bà đã khước từ mọi lời tán tỉnh của các giáo sư trẻ con tha thiết nhất ở Oxford và Cambridge. Và thay vào đó, bà say mê Bruno Manin chỉ vì ông trông như từ trong tranh bước ra.
Elinor gặp ông mỗi ngày trên chiếc vaporetto 3 tuyến 52 đưa bà từ nơi bà sống ở Lido đến trường Đại học. Ông làm việc trên tàu – đóng và mở cửa, buộc và tháo dây buộc tàu tại mỗi trạm dừng. Bruno xoắn những sợi dây chão nặng giữa mấy ngón tay thuôn dài và nhảy từ tàu lên bờ rồi trở lại tàu với một sự uyển chuyển như mèo và thành thục lạ lùng. Bà nhìn kỹ gương mặt ông, cái mũi khoằm, bộ râu quai nón cắt tỉa, mái tóc đen xoăn, và cố xác định xem ông từ bức tranh nào bước ra. Tranh của Titian hay của Tiepolo? Của Bellini? Bellini nào? Khi Elinor nhìn từ nét mặt nhìn nghiêng của ông qua nhữngpalazzi 4 đẹp không thể tưởng bên Kênh Lớn, trong bà bỗng bừng cháy một niềm đam mê dành cho nền văn hoá này, nơi nhà cửa và dân cư gìn giữ tinh hoa di truyền của mình thuần khiết suốt nhiều thiên niên kỷ đến độ ngày nay chúng trông cũng như vào thời Phục hưng. Ngọn lửa mà bà đã cảm thấy này, sự liên tục và sự thích đáng này, không rời bà khi Bruno nhận thấy cái nhìn của bà và mời bà về căn nhà ông ở chung tại Dorsoduro và ăn nằm với bà. Nó cũng không rời bà khi bà nhận ra là mình đã có thai.
Họ cưới nhau vội vàng và quyết định sẽ gọi đứa bé là Corrado nếu nó là con trai và Leonora nếu là con gái, theo tên mẹ của Bruno. Khi họ nằm trong giường và nước kênh quăng một lưới pha lê dập dờn lên trần nhà, Bruno kể cho bà nghe về ông tổ của mình, maestro 5 nổi tiếng của những người thợ thổi thuỷ tinh, Corrado Manin, được mọi người biết là Corradino. Bruno kể
https://thuviensach.vn
cho Elinor rằng Corradino là người thổi thủy tinh giỏi nhất thế giới và tặng bà một trái tim bằng thuỷ tinh do chính tay các thợ cả làm. Tất cả đều lãng mạn không thể tin được. Họ hạnh phúc. Elinor soi cho trái tim hắt ánh sáng lên trần nhà, trong khi Bruno nằm đề bàn tay lên bụng bà. Ở đây, bên trong bà, Elinor nghĩ, là ngọn lửa ấy, sự liên tục ấy, ngọn lửa bất diệt của hệ gen Venice. Nhưng tình cảm phai nhạt đi khi thế giới hiện đại xâm nhập vào thế giới của họ. Bố mẹ của Elinor, chẳng lạ, không cảm thấy chút tôn trọng nào dành cho nghề của Bruno như dân Venice cảm thấy dành cho những người chèo thuyền xứ mình. Họ cũng không thấy ấn tượng khi ông từ chối rời Venice mà chuyển tới London.
Ngay cả đối với Elinor, đây là một cú sốc. Giấc mơ của bà kết thúc đột ngột, vào những năm 70 bà đã trở về London cùng một đứa con gái nhỏ, và một lời hứa của Bruno sẽ viết thư và sang thăm. Bé Leonora trải qua sáu tháng đầu đời bên ông bà hay trong nhà trẻ trường Đại học. Khi Bruno không viết thư, Elinor đã thấy bị tổn thương nhưng không ngạc nhiên. Niềm kiêu hãnh ngăn bà không liên lạc với ông. Bà làm một cử chỉ trả đũa là Anh hoá tên con gái thành Nora. Bà bắt đầu đánh giá cao những tư tưởng nữ quyền và dành rất nhiều thời gian tham gia các nhóm bà mẹ độc thân mà chê bai Bruno và đàn ông nói chung. Vào lễ Giáng sinh năm đầu đời của Nora, Elinor nhận được một thiệp Giáng sinh từ một người bạn Ý ở Ca’Foscari. Tiến sĩ 6 Padovani đã là một đồng nghiệp trong khoa của bà, một người đàn ông thông minh và có khiếu hài hước cay độc, không phải là người quen hạ cố hay cảm thông. Nhưng Elinor đã nhận thấy một dấu hiệu cảm thông trong lời chúc Giáng sinh của ông. Bà đã gọi ngay sau khi kỳ nghỉ Giáng sinh kết thúc để hỏi tại sao ông cho là chỉ vì một phụ nữ là bà mẹ độc thân thì cô ta đáng được thương hại. Ông dịu dàng nói với bà là Bruno đã chết vì đột quỵ chẳng bao lâu sau khi bà bỏ đi – ông ngỡ là bà đã hay tin. Bruno đã mất trong lúc làm việc, và Elinor đã hình dung ông như khi bà đã nhìn thấy ông lần đầu tiên, nhưng giờ thì ôm ngực và ngã xuống con kênh mà thành phố gọi là của riêng mình. Ngọn lửa đã tắt. Với Elinor thì cuộc tình của bà với Venice đã kết thúc. Bà vẫn tiếp tục cá cuộc nghiên cứu nhưng đã chuyển phạm vi quan tâm sang hướng nam tới Florence. Và trong các bức tranh của Botticelli và Giotto, bà thấy an lòng là mình sẽ không bao giờ còn nhìn thấy gương mặt Bruno nữa.
Nora lớn lên giữa những người đàn bà, mẹ cô và bà cô, những phụ nữ trong những nhóm thảo luận của Elinor. Họ là gia đình của cô. Cô lớn lên, được dạy tự phát triển trí tuệ và sự sáng tạo của riêng mình. Cô liên tục được cảnh báo những cách thức của cánh đàn ông. Nora được gửi đến một trường nữ sinh ở Islington và đã chứng tỏ một khuynh hướng mỹ thuật. Cô được
https://thuviensach.vn
Elinor, vốn vẫn ước mơ con gái mình nối gót Michelangelo, khuyến khích trong môn điêu khắc. Nhưng Elinor đã không tính được sự tạo tác của số phận và tiếng gọi của tổ tiên của Nora.
Vì trong khi học điêu khắc và gốm tại Trường Nghệ thuật Wimbledon, Nora được gặp một giáo sư thỉnh giảng có xưởng làm thuỷ tinh riêng ở Snowdonia. Gaenor Davis độ sáu mươi tuổi và làm đồ thuỷ tinh để bán ở London. Bà đã khuyến khích mối quan tâm của Nora đối với thuỷ tinh và nghệ thuật của người thổi thuỷ tinh. Niềm say mê Nora dành cho phương tiện truyền đạt này lớn dần cùng những bong bóng thủy tinh màu hồng hổ phách mà cô thổi và sự thành thạo của cô đã phát triển trong một tháng hè tại xưởng của Gaenor. Với bản tính sáng tạo, cần mẫn của một sinh viên ngây thơ, cô đã nhìn thấy chính mình trong thuỷ tinh. Thứ chất liệu kỳ lạ này đồng thời lỏng và đặc, có những trạng thái và một tính chất có hạn, một khung cửa sổ hẹp ở đó cô có thể tự cho phép mình dễ bảo trước khi bản tính cô nguội lạnh đi và hình dạng của cô được ấn định, cho đến khi sức nóng giải phóng cô lần nữa. Elinor thấy chuyên ngành của con gái đã trở nên rõ ràng và bà bắt đầu linh cảm bất an là cái tính kế tục đó, cái hệ gen bền chặt mà bà đã nhận ra ở Venice ấy, sẽ không dễ rũ bỏ như thế và đang hiện rõ nơi con gái bà.
Nhưng Nora xao lãng – cô đang tìm hiểu đàn ông. Sau khi không để ý gì đến nam giới trong suốt phần lớn tuổi thơ và tuổi mới lớn, cô nhận ra là mình ngưỡng mộ họ. Không chút cay đắng nào của mẹ truyền qua cho cô. Cô để mình trong vòng vây bạn trai và hân hoan ngủ với hầu hết họ. Sau ba năm tình dục và điêu khắc, Nora bắt đầu học vị Thạc sỹ về gốm và thủy tinh tại Central St Martins và ở đó bắt đầu trở nên chán giới đàn ông nghệ sĩ. Với cô, họ có vẻ không có phương hướng, không đáng tin và vô trách nhiệm. Cô đã chín chắn cho một người đàn ông như Stephen Carey. Và khi họ gặp nhau tại một quán rượu trên đường Charing Cross, cô đã bị cuốn hút tức thì.
Anh không xuất thân từ giới nghệ thuật mà từ giới khoa học. Anh là một bác sỹ. Anh mặc đồ tây. Anh có một việc làm đáng trọng vọng, lương cao tại Bệnh viện Charing Cross. Anh đẹp, nhưng theo kiểu mày râu nhẵn nhụi – không râu tóc lởm chởm, không áo phông châm biếm những năm 70, không phục trang thùng thình kiểu dân trượt ván. Thời gian tìm hiểu của họ tiến nhanh nhờ tình cảm tương tự từ phía Stephen - một cô gái ngành mỹ thuật xinh đẹp, suy nghĩ phóng khoáng, ăn mặc có chút tân thời, cuốn hút anh bằng một thế giới mà anh chẳng biết gì về nó.
https://thuviensach.vn
Khi Nora đưa Stephen về nhà ở Islington, Elinor kín đáo thở dài. Bà thích Stephen - với cung cách thời xa xưa và nền học vấn Cambridge – nhưng có thể thấy cái gì đang xảy ra. Trong nhóm phụ nữ của bà, bạn bè bà cũng đồng tình. Nora đang tìm cha nó, nhưng Elinor có thể làm được gì?
Elinor trao cho con gái trái tim thuỷ tinh mà Bruno đã tặng bà. Bà kể cho Nora những gì bà biết về bên nội cô, về Corradino Manin nổi tiếng, cố cho con gái chút hiểu biết về thân thế bên cha. Nhưng lúc đó Nora chỉ để ý thoáng qua bởi trái tim cô ngập tràn hình bóng Stephen. Nora hoàn tất học vị Thạc sỹ và được đề nghị một vị trí giảng dạy. Stephen có được vị trí bác sỹ thực tập nội trú tại Royal Free, và chẳng còn gì để làm nữa ngoài cưới nhau. Họ đã tổ chức lễ cưới theo kiểu cổ truyền thuần nhất ở Norfolk, gia đình giàu có của Stephen tổ chức ngày cưới. Elinor đội cái mũ mới ngồi cho đến hết nghi lễ và lại thở dài.
Đôi vợ chồng đi Florence hưởng tuần trăng mật theo gợi ý của Elinor. Nora bị nước Ý quyến rũ, Stephen thì ít hơn.
Lẽ ra mình phải cảm thấy cái gì đó không phải, ngay từ hồi ấy.
Giờ cô nhớ là Stephen đã căm ghét giao thông và du lịch ở Florence. Anh không bằng lòng khi cô nói chuyện với dân địa phương bằng thứ tiếng Ý học khó khăn nhưng trôi chảy của cô. Như thể anh bực tức di sản của cô và cảm thấy bị đe doạ. Ở Uffizi chính anh đã bím tóc cô lại sau khoảnh khắc lãng mạn ngắn ngủi, không thường thấy ở anh trước mặt Botticelli. Anh nói màu tóc vàng của cô thu hút quá nhiều sự chú ý không cần thiết ngoài phố. Vậy nhưng ngay cả với mái tóc đã bím lại, cô cũng nhận được những cái nhìn ngưỡng mộ từ những thanh niên mặc đồ thiết kế không chê vào đâu được, lúc nào cũng đi cả đám năm mười người, nhấc kính râm lên và huýt sáo.
Cũng chính Stephen không chịu cái gợi ý gọi cô là Leonora lại. Quá cầu kỳ, anh nói. Quá Mills và Boon. Cô đã dùng họ Manin trong công việc khi cô có những cuộc triển lãm đồ thuỷ tinh nho nhỏ ở một số phòng trưng bày ở London. Tuy nhiên, sổ chi phiếu và thẻ rút tiền mặt của cô thì mang họ Carey.
Nora tự hỏi có phải Stephen chỉ chấp nhận tên Nora Manin vì nó nghe có vẻ Anh không. Vài người đã xem Manin là một cái tên Ý, không có nguyên âm hé lộ ở cuối.
Có phải vì Stephen bực tức "tính chất Ý" của mình mà mình nôn nóng ghì chặt nó hết lòng như thế, khi mà giờ anh đã đi rồi?
https://thuviensach.vn
Nora xoay ra khỏi hành lý và lục túi đồ trang điểm tìm mảnh bùa hộ mệnh. Giữa những cây cọ mascara và các bảng màu sáng, cô tìm thấy cái mình đang cần. Cô cầm trái tim thuỷ tinh trong tay, kinh ngạc trước vẻ óng ánh muôn màu của nó. Nó dường như bắt lấy ánh sáng của đèn huỳnh quang trong phòng tắm và giữ lại bên trong. Cô xâu một sợi ruy băng buộc tóc màu xanh lam qua cái lỗ ngay nếp trũng của trái tim rồi đeo quanh cổ. Suốt những tháng khủng khiếp vừa qua, nó đã trở thành sợi dây chuyền của cô, tiêu chuẩn cho tất cả hi vọng ở tương lai của cô. Cô thường nắm chặt nó mà khóc vào những lúc tỉnh giấc vào bốn giờ sáng và tự nhủ nếu cô đến được Venice, mọi sự sẽ ổn cả.
Phần hai trong kế hoạch của mình, cô vẫn chưa nghĩ đến. Cô chưa nói với một ai, và thậm chí hầu như cũng khó nói điều đó với chính mình, vì nó nghe như một ý nghĩ thật quá buồn cười, thật mộng mị. "Mình sẽ đi Venice làm người thổi thuỷ tinh. Đó là quyền thừa kế của mình." Cô nói khá to, rõ và đầy thách thức với hình phản chiếu của mình. Cô nghe thấy những lời ấy, to một cách không tự nhiên giữa cái tĩnh mịch quá nửa đêm, và co rúm lại. Nhưng với sự quả quyết, cô nắm trái tim chặt hơn và lại nhìn hình phản chiếu của mình. Cô nghĩ mình trông can đảm hơn một chút và cảm thấy được khích lệ.
Chú thích
1 Bellisima tiếng Ý có nghĩa là rất đẹp.
2 Viên kẹo sôcôla xanh da trời được xem là có chứa nhiều axit amin.
3 Phà, tàu chạy bằng hơi nước.
4 Toà nhà, lâu đài, cung điện.
5 Thợ cả.
6 Dottore.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 3: TRÁI TIM CỦA
CORRADINO
ó những chữ khắc trên đá.
C
Những dòng chữ trên tấm đá trang hoàng Viện mồ côi của Pietà được
nắng giữa trưa chạm nổi. những ngón tay Corradino lần theo những đường rãnh của dòng chữ khắc. Chàng biết rõ nó ghi gì:
"Fulmine il Signor Iddio maldedtione e scomuniche… Cầu xin Đức Chúa trời giáng lời nguyền rủa và rút phép thông công tất cả những kẻ gửi hay cho phép gửi con trai và con gái của mình – dù là con hợp pháp hay con hoang - đến nhà tế bần của Peatà này, có các phương tiện và khả năng để nuôi nấng chúng."
Ông đã đọc những dòng này chưa, Nuzio dei Vescovi, kẻ bỏ rơi đứa cháu duy nhất của ông ở đây? Ông có cảm thấy tội lỗi đè nặng trái tim ông không? Ông có ngoái nhìn ra sau vì sợ Đức Chúa trời và giáo hoàng khi ông lẻn về dinh thự của ông và kho vàng của ông không?
Corradino nhìn xuống bậc thềm mòn nhẵn và hình dung bé gái sơ sinh quấn tã ở đấy, vẫn còn trơn ướt máu sơ sinh. Máu sinh và máu tử, bởi mẹ nó đã chết trên giường sinh. Coradino siết chặt nắm tay cho đến khi móng tay đâm vào lòng bàn tay.
Mình không muốn nghĩ đến Angelina.
Thay vì vậy chàng quay lại tìm sự thanh thản ở khung cảnh bên phá. Chàng nhìn chăm chú mắt nước và đánh giá tâm trngj của nó. Hôm nay dưới nắng, những lớp sóng giống như tác phẩm ghiaccio 1 của chàng - thủy tinh màu xanh lam đã thổi, vài sắc màu khác nhau, nấu chảy cùng nhau rồi được nhúng vào nước đá để tạo một bề mặt rạn tinh tế. Coradino đã hoàn thiện nghệ thuật ghiaccio bằng cách làm cho Sunfat bạc nổi trên mặt nước đá. Bằng cách này, thuỷ tinh nóng sẽ đón nhận kim loại khi nó rạn ra rồi gói kín bạc lại bên trong khi nó nguội đi, tạo ra ấn tượng của mặt nước lấp lánh nắng. Cảnh laguna 2 trông đúng như thế đã khiến chàng tự tin.
Mình là một bậc thầy. không ai có thể làm cho thuỷ tinh hát như mình. Mình là người thổi thuỷ tinh giỏi nhất thế giới. Mình nghe thấy phá đáp lại: Phải, nhưng chính vì vậy mà người Pháp muốn ngươi mà không ai khác.
https://thuviensach.vn
Chàng nhìn qua bên kia phá về San Giorgio Maggiore 3 và ngắm những chiếc thuyền bán gia vị lướt ngang qua nhà thờ Santa Maria della Salute xây dở. Màu đỏ và vàng thắm của gia vị và màu da ngăm của những người lái buôn in trên nền đá trắng phau của khối cấu trúc đồ sộ. Đây là tất cả những cảnh mà chàng ưa thích. Những chiếc gondola xẻ mặt nước còn các kỹ nữ ngực trần luớt sóng và đùa giỡn trong xiêm y Carnevale lộng lấy. Coradino chẳng phải ngưỡng mộ da thịt họ mà là lụa áo dài của họ. Màu sắc và hình khối của chất liệu tha thướt khi lụa bắt ánh nắng. Cầu vồng những sắc màu như trong ruột một con hàu. Chàng ngắm nhìn một lát, thưởng thức một trong những khoảnh khắc tự do hiếm hoi của mình khỏi xưởng, khỏi fornace 4, khỏi Murano. Chàng chiêm ngưỡng cái mũi thuyền hình chiếc rìu của chiếc gondoala, có sáu chạc để chỉ sáu sestierre hay quận trong thành. Kinh thành chàng yêu. Kinh thành ngày mai chàng sẽ rời xa. Chàng đọc thuộc lòng những cái tên cho chính mình nghe, rung những chữ trên lưỡi như một nhà thơ hay một người cầu nguyện.
Cannaregio, Dordoduro, Castello, Santa Croce, San Polo và San Marco.
Cuối cùng, chiếc gondola vỗ sóng vọng tới chàng, vỗ êm lên đá cẩm thạch rêu xanh nơi bến, làm chàng sực tỉnh. Chàng không được nán lại quá lâu.
Mình có một món quà cho con bé.
Corradino nấp mình dưới calle bên hông nhà thờ Santa Maria della Pietà sát vách Viện mồ côi. Chàng nhìn qua tấm lưới sắt trang hoàng cho phép người qua lại nhìn xuyên vào cái tối tăm lạnh lẽo bên trong. Chàng thấy một nhóm bé gái mồ côi đang cầm đàn viôn và viôlôngxen, và vở nhạc. Ngồi ở bên gờ, chàng có thể thấy đầu tóc vàng của con bé nhấp nhô khi nó trò chuyện với đám bạn. Chàng cũng thấy, đầu của Cha Tommaso, hói tự nhiên, đứng đằng trước hướng dẫn một tốp đã sẵn sàng để hát. Giờ là thời khắc của chàng.
Bằng cái giọng xoàng xoàng vọng trong calle, Corradino bắt đầu hát một giai điệu quen thuộc mà mấy người bán thịt hay bán bánh hát để thu hút khách đến mua hàng. Lời thì, tuy vậy, đã được thay đổi, để chỉ một người có thể nhận ra chàng là ai, và con bé, sẽ một mình đến với chàng.
"Leonora mia, tới đây tới đây tới đây,
Leonora mia, tới đây tới đây tới đây."
Phút chốc, con bé đã ở đó bên tấm lưới, mấy ngón tay bé bỏng chụm qua tấm lưới sắt trang hoàng để chạm mấy ngón tay của chàng. "Chào 5 Leonora."
https://thuviensach.vn
"Chào Ngài."
"Leonora, cha đã nói với con rồi là con có thể gọi cha là Papà." "Vâng thưa Ngài."
Nhưng con bé mỉm cười. Chàng yêu cái khiếu hài hước của con bé và cách nó đã trở nên thân thuộc với chàng đủ để cư xử tự nhiên. Chàng cho là nó đang lớn. Chẳng mấy chốc con bé sẽ là một cô nàng duyên dáng có kinh nghiệm đến tuổi cập kê.
"Cha có mang quà cho con không?"
"Nào, giờ thì, ta xem xem. Chắc con có thể cho cha biết hôm nay là con được mấy tuổi rồi?"
Mấy ngón tay bé xíu nữa đút qua tấm lưới. Năm, sáu, bảy, "Bảy" "Đúng rồi. Và chẳng phải cha luôn tặng quà cho con vào ngày đặt tên sao?" "Luôn luôn ạ."
"Tốt lắm, hy vọng là cha không quên nó." Chàng đóng kịch tìm khắp áo khoác ngoài và hết các túi áo chẽn da. Cuối cùng, chàng thò tay ra sau tai và rút ra một trái tim bằng thuỷ tinh. Nhẹ nhõm, chàng thấy ước chừng của mình đã chính xác khi chàng đút được viên đá qua tấm lưới sắt dễ dàng và nghe thấy Leonora chụp lấy trái tim khi nó rơi vào lòng bàn tay con bé. Con bé lật trái tim lên trong lòng bàn tay bé xíu để chiêm ngưỡng ánh sáng khoá kín bên trong.
"Nó là ma thuật sao?" con bé hỏi
"Phải. Một kiểu đặc biệt. Xích lại gần hơn rồi cha giải thích cho."
Leonora tì mặt vào tấm lưới. Mặt trời bắt bụi vàng trong đôi mắt xanh lá của con bé và tim Corradino như ngừng đập.
Trên thế gian này có những cái đẹp mà mình không bao giờ có thể tái tạo được.
"Nghe này, Leonora. Cha phải đi xa một thời gian. Nhưng trái tim ấy sẽ cho con biết là cha sẽ luôn ở bên con. Và khi con nhìn vào trái tim, nắm nó trong tay, con sẽ biết cha yêu thương con đến dường nào. Giờ thì con thử đi."
Mấy ngón tay con bé khép quanh trái tim, làm tắt mất ánh sáng, con bé nhắm mắt.
https://thuviensach.vn
"Con có cảm thấy không?"
Corradino hỏi.
Leonora mở mắt ra và mỉm cuời. "Có ạ", con bé nói.
"Thấy không, cha đã bảo con rằng nó là ma thuật mà. Giờ con có còn sợi ruy băng cha đã cho con vào ngày đặt tên vừa rồi không?"
Con bé gật đầu.
"Tốt rồi, hãy xâu nó qua cái lỗ đặc biệt cha đã làm và đeo nó quanh cổ đi. Đừng để Mẹ bề trên nhìn thấy, hay Cha Tommaso, hay cho mấy đứa con gái khác mượn." Con bé nắm chặt trái tim và lại gật đầu.
"Cha có trở về không?"
Chàng biết mình không thể. "Một ngày nào đó."
Con bé nghĩ ngợi một lát." Con sẽ nhớ cha."
Chàng bỗng cảm thấy là ruột gan mình bị moi hết, như con cá ở Percheria 6. Chàng ước gì mình có thể nói cho con bé nghe điều mình đang trù tính - rằng chàng sẽ cho người đi đón nó ngay khi an toàn. Nhưng chàng không dám tin tưởng ở mình. Con bé biết càng ít thì càng tốt.
Cái mà con bé không biết, nó sẽ không thể nói ra. Cái nó không nói ra sẽ không thể làm hại nó. Và mình biết rất rõ cái độc chất là hy vọng, chờ đợi và ước mong. Nếu mình không bao giờ có thể cho người đi đón nó thì sao?
Vậy nên chàng chỉ nói, "Cha cũng sẽ nhớ con nữa, Leonora của cha."
Nó lại chuồi mấy ngón tay qua tấm lưới sắt theo mật hiệu đã giao hẹn. Chàng bắt được thông điệp và để từng đầu ngón tay không vân tay của mình lên mấy đầu ngón tay bé xíu của con bé, ngón út lên ngón út, ngón cái lên ngón cái.
Bỗng cánh cửa mở ra, calle bật mở và cái đầu hói xuất hiện. "Corradino, Cha phải nói con bao nhiêu lần đừng rình mò gần mấy đứa con gái của Cha? Chẳng phải đó là cách ban đầu vụ lộn xộn đáng thương xảy ra sao? Leonora, quay lại dàn nhạc đi, chúng ta đã sẵn sàng bắt đầu rồi."
Nhìn một lần cuối, Leonora đi mất, Corradino nói khẽ một lời xin lỗi, và làm như thể bỏ đi. Nhưng khi vị linh mục đã vào lại bên trong nhà thờ, chàng lẻn trở lại calle và lắng nghe khi tiếng nhạc cất lên. Sự hoà âm ngọt ngào, đối âm cao vút rỉ máu vào tâm hồn chàng. Corradino biết cái gì có thể xảy ra, nhưng chàng vẫn buông xuôi theo nó.
https://thuviensach.vn
Vì khi con bé cầm trái tim thuỷ tinh trong tay, nó cũng nắm cả trái tim của chính mình ở đó.
Chàng biết mình có thể sẽ không bao giờ còn gặp lại Leonora nữa, nên lần này chàng tựa lưng vào vách nhà thờ và để nước mắt chảy dài, tựa hồ sẽ không bao giờ ngưng.
Chú thích
1 Băng, đá.
2 Cái phá.
3 Một trong những hòn đảo ở Venice.
4 Lò nung thủy tinh.
5 Buon giorno.
6
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 4: QUA TẤM GƯƠNG SOI
hạc vẫn tiếp tục chơi.
N
Nora ngồi bên trong nhà thờ Santa Maria della Pietà và cố nghĩ ra một từ chỉ cái mình đang cảm thấy. Bị mê hoặc? Gợi lại kiểu cách thời xa xưa quá. Bị bùa mê? Không. Từ này có vẻ hàm ý một sự đánh bẫy bởi một lực lượng thâm hiểm.
Nhưng không ai làm điều này với mình cả. Mình đã tự nguyện đến đây.
Cô liếc sang trái rồi sang phải, nhìn những đám bạn xa lạ. Nhà thờ đông kín. Người bên cạnh, một mệnh phụ Ý sang trọng, ngồi sát cô đến độ cánh tay áo đỏ của bà vắt qua cánh tay của Nora. Nhưng Nora không cảm thấy phiền. Tất cả họ có mặt ở đấy bởi cùng một lý do, ràng buộc cùng nhau. Tất cả - từ đó đây rồi; mê mẩn – vì âm nhạc.
Antoni Vivaldi. Nora biết kiểu vắn tắt về đời ông - một linh mục tóc hoe đỏ, bị hen suyễn, dạy trẻ mồ côi, viết tổ khúc Bốn Mùa. Nhưng ông chưa hề thực sự làm xao động cảm thức âm nhạc của cô mãi cho đến phút này. Cô đã thấy ông quá khuôn sáo đối với tính thời trang sinh viên mỹ thuật của mình – âm nhạc chơi trong thang máy và siêu thị, lặp đi lặp lại đến nhàm chán. Nhưng ở đây, dưới ánh nến ấm áp, cô được nghe Vivaldi do năm nhạc công chơi, ngay tại ngôi nhà thờ nơi ông viết tác phẩm này, lần đầu tiên diễn tập cùng mấy cô bé mồ côi của ông. Tất cả các nhạc công đều là người Ý trẻ, trông chăm chỉ. Tất cả đều vô cùng điêu luyện. Những nhạc công có niềm đam mê cũng như sự xuất sắc về kỹ thuật. Họ không cố thoả mãn cảm giác của du khách bằng cách mặc trang phục xưa. Họ để âm nhạc tự nói. Và nơi đây, Nora nghe thấy tổ khúc Bốn Mùa như thể là lần đầu tiên.
Ồ, cô biết rằng chính nhà thờ này đã thay đổi. Cô đã đọc được trong tập sách hướng dẫn mỏng là mặt tiền phong cách kiến trúc Palladis 1 đã có vào cuối thế kỷ mười tám, được xây thêm sau cái chết của bậc thầy, nhưng cô thấy như thể vị linh mục đang ở đây. Cô nhìn vào những khoảng tối lung linh ánh nến bên kia mấy cây cột, nơi dân địa phương đang đứng say sưa nghe nhạc, và trông chờ một cách vô lý tháy đầu tóc đỏ của ông ở giữa họ.
Khi Nora tới Venice, cô thấy như được tháo dây buộc thuyền. Như thể cô được thả trôi, được thả dây ở bến cảng, trôi đây đó trên những con đường giao thông du lịch không ngớt. Cuốn theo đám đông, chìm trong cái mớ hỗn độn mọi thứ tiếng nước ngoài, hay một toán học trò Pháp đi hàng đôi màu
https://thuviensach.vn
sắc sặc sỡ. Tha thẩn, bàng hoàng, quá San Marco thì cô đã tới trước mặt tiền nổi tiếng của Thư viện Sansoviniana ở Broglio. Nora sụp qua những cánh cổng chính của nó như kiểu một người đâm bổ vào Phòng Cấp cứu tìm sự chăm sóc y tế cần thiết. Cô không muốn hành xử như một khách du lịch, và cảm thấy một sức cưỡng mạnh mẽ lại nhóm họ. Cái đẹp cô thấy khắp nơi gần như khiến cô tin vào Thượng đế. Nó đương nhiên khiến cô tin vào Venice. Nhưng thành phố đã làm thân xác cô choáng váng gần mức cô bắt đầu cảm thấy sợ nó. Cô cần tìm ra một mỏ neo, để cảm thấy mình có thể thuộc về nơi này như một người bản xứ. Ở đây, trong thư viện này, cô sẽ tìm Corradino. Những câu chữ ân cần, hữu hình, những dòng văn xuôi dữ kiện thực tế, rải rác cùng những ngày tháng sẽ là những kinh độ và vĩ độ đưa cô về bến bình yên. Ở đây, ông sẽ đón cô như một người thân tại phi trường. Để ông dẫn cháu đi xem quanh, ông sẽ nói. Cháu thuộc về nơi này. Cháu là con cháu trong gia đình.
Người gác cổng tại khách sạn của cô, một người đàn ông tốt bụng, kiểu chú bác, đã nhận ra trạng thái tinh thần của cô theo cách một người chẳng lạ gì về tác động của thành phố mình. Chính ông là người đã gợi ý Thư viện này như một nơi phù hợp để tìm hiểu về tổ tiên của cô và về nơi cô có thể chiêm ngưỡng công trình của ông ấy quanh thành phố. Câu trả lời ngắn gọn Thưa cô, ông nói, là "gần như bất cứ nơi đâu". Nora vui mừng vì ông thấy quen thuộc với cái tên Corradino Manin. Ông nói về ông ấy như về một chỗ quen biết chén chú chén anh thân thuộc, Còn về chuyện thăm quan cái gì trong chính thành phố thì lời khuyên của ông lại đơn giản. Ông huơ bàn tay cởi mở. "Faccia soltanto una passeggiata, Signorina. Soltanto una passeggiata." Cứ đi, chỉ đi thôi.
Dĩ nhiên ông nói đúng. Từ khách sạn dễ chịu của mình ở Castello, cô lang thang trong các calle, mất dấu thời gian và phương huớng, và cũng chẳng hề để tâm. Tất cả mọi thứ ở đây đều đẹp, ngay cả cái đã suy tàn. Những ngôi nhà mục nát đứng cạnh những toà lâu đài lộng lẫy, chen vào giữa vẻ huy hoàng hai bên, những tầng thấp hơn cho thấy dấu thủy triều xói mòn, nơi con phá đang ăn tươi nuốt sống chúng. Khối nhà đổi màu đổ sụp vào kênh như một chiếc bánh quy những trong rượu Marsala 2, nhưng điều này dường như chỉ thêm vào nét quyến rũ của chúng mà thôi. Như thể chúng hân hoan khuất phục trước thủy triều - một sự nhai nuốt, một sự nhai nuốt tận tuỵ được khát khao. Nora thơ thẩn trên những cây cầu, như bị mê hoặc bởi một sợi dây phơi đồ giăng từ cửa sổ này qua cửa sổ kia qua một khúc kênh hẹp, hay bởi một tốp mấy cậu bé lôi thôi lếch thếch đang đá bóng trên quảng trường vắng. Cũng như cô đã bị mê hoặc bởi những hoạ tiết hình mảng Maroc tinh tế nơi các ô cửa sổ.
https://thuviensach.vn
Nora cưỡng lại ý nghĩ định hướng cho mình. Ở London, đời sống của cô đã được vạch sẵn, được cắm biển chỉ đường và đánh dấu. Cô đã không bị lạc, lạc đúng nghĩa, trong nhiều năm. Cô biết chính xác làm sao để đi quanh thủ đô của mình, được sự trợ giúp, nếu cần, của từng đoàn bản đồ tuyến xe điện ngầm được mã hoá bằng màu sắc hay là cái A đến Z ấy. Stephen luôn là một mỏ thông tin, đã bảo cô là khi vẽ bản đồ tuyến xe điện ngầm, nhà thiết kế đã cố ý giữ cho khoảng cách giữa các trạm không đổi, dù trên thực tế chúng khác nhau xa. Đây là một cố gắng nhằm làm cho công dân thủ đô cảm thấy an toàn, để chấp nhận cách vận tải dưới lòng đất kì lạ này; để cảm thấy mình có thể di chuyển qua các cung phần tư được phân giới rõ ràng khác thường trong thành phố dễ dàng và an toàn.
Nhưng ở Venice này, mong muốn được ngẫu hứng của Nora được chính thành phố giúp sức. Cô có một tấm bản đồ ở mặt sau tập sách hướng dẫn của khách sạn – nó vô tích sự. Chỉ có hai hướng được ghi nơi mấy bức tường ở các calle trên tấm biển chỉ đường màu vàng xưa cũ – San Marco, và Rialto 3. Nhưng, như hình chữ S của Kênh Lớn chỉ ra, hai nơi này thường ở cùng một hướng. Cô thậm chí đã tới một quảng trường mà ở đó một bức tường mang hai tấm biển màu vàng chỉ San Marco. Mỗi cái có một mũi tên, mỗi mũi tên chỉ về một hướng.
Mình là Alice. Đây là các phương hướng do Mèo Cheshire vẽ.
Hình ảnh về cuộc sống của cô qua Gương Soi đã trở nên mạnh mẽ hơn nữa, khi mà, vì mặt trời đã bắt đầu lặn, cô cho là mình thực sự phải đến được San Marco. Nhưng khi cô thử đi theo mấy tấm biển, chúng dụ hoặc cô đi mỗi lúc một xa hơn, cuối cùng bỏ cô lại tại cái vòm trắng của cầu Rialto.
Nora dừng chân uống một tách cafe lấy sức dưới chân cầu. Cô nhìn từng đoàn du khách đi qua, háo hứng muốn biết thêm thông tin như những thương nhân ngày xưa, nắm chặt các sổ hướng dẫn và sách của Shakespeare. Cô thầm tách mình ra khỏi những đám đông ấy.
Mình không phải là du khách. Mình có mặt ở đây là để ở lại, để sống.
Đời sống của cô đã được đóng gói và cất trong mấy thùng hàng lưu kho tại các xưởng đóng tàu vô duyên ở Mestre gần đó, chờ trên đất liền, đã được thanh toán hết cho một tháng - thời gian cô cho phép mình kiếm một căn hộ và một giấy phép làm việc.
Cô nhìn theo những chiếc vaporetto 4 bình bịch đi qua, và nghĩ đến cha. Khi một con tàu kín người dừng lại tại trạm dừng Rialto, cô nhìn một thanh niên mặc bộ áo liền quần màu xanh thường lệ nhảy phóc lên bến, cuộn sợi
https://thuviensach.vn
dây chão rồi kéo thuyển vào nơi buộc của nó một cách dễ dàng nhờ thực hành lâu năm.
Cha mình.
Ý niệm xa lạ đối với cô. Ý nghĩ mẹ cô làm điều gì đó tự do như đến đây và vừa phải lòng vừa có thai, cũng xa lạ đối với cô. Cô thôi không nghĩ đến mẹ mình nữa. Cô không muốn thừa nhận là bà đã ở đây đầu tiên. Cô muốn đây phải là cuộc phiêu lưu của cô. "Mình không phải là mẹ mình," cô nói to. Tức thì, người phục vụ xuất hiện bên cùi chỏ cô, vẻ thắc mắc thân tình. Cô lắc đầu, mỉm cười; trả tiền, cho tiền nước, rồi đi.
Lần này, cô mượn chiến thuật của Nữ hoàng Đỏ trong Gương Soi. Cô đi về hướng ngược lại tấm biển chỉ San Marco. Và chẳng mấy chốc, cô không nghi ngờ gì nữa khi thấy mình bước vào cái mà Napoleon đã gọi một cách bất xứng, là "phòng khách đẹp nhất châu Âu".
Mặt trời đang xuống dần, những cái bóng khổng lồ. Tháp chuông lừng lững trên quảng trường như một cột đồng hồ khổng lồ. những dãy hành lang ngoài chứa những vòm ánh sáng thuông dài. Nora nhìn ngây người, kinh ngạc trước những mái vòm bằng đồng sang trọng của Basilia - sự trang hoàng như thế, vẻ huy hoàng như thế, một kho tàng cướp bóc từ phương Đông. Ở đây, Rome và Constantinople đã giao phối để sinh ra con quái vật lưng gù xa lạ và dị thường này. Một sinh vật hoàn toàn mới lạ, một con rồng với những cuộn và vây để chở che thành phố của cô. Và một cách tương phản, cái bánh cưới tuyệt trần Dinh Tổng trấn, thầm lặng và đồng nhất, phủ lớp kem hoạ tiết hình mảng bằng đá trắng. Chỉ ở nơi đây, cái đồng hồ Orologio được chế tạo cho người khổng lồ, nơi những con thú bằng vàng trong cung hoàng đạo đi xoay quanh trên mặt của nó thay cho những chữ số, mới dường như tương xứng và phù hợp. Nora thấy cần phải ngồi xuống. Đầu óc cô quay cuồng. Cô mở cuốn sổ hướng dẫn. Nhưng những con chữ chẳng có nghĩa gì cả. Chúng lũ lượt hiện ra trước mắt cô. Những dữ kiện đen trắng là một sự bất xứng khi được đặt trước vẻ đẹp lỗng lẫy muôn màu này. Hơn nữa, cô đã tự tách mình khỏi những khách du lịch ở Rialto và không muốn trở lại với bọn họ. Sổ hướng dẫn chặt trong tay, mắt nhấp nháy từ trang sách qua khu di tích như một nhân viên phát thanh bản tin ở đài vụng về đang vật lộn giữa bản thảo và máy quay.
Sao không ai báo trước cho mình chuyện này.
Cô đã đượoc bạn bè, các giảng viên mỹ thuật, và cả mẹ cô nữa khuyên đến đây từ nhiều năm rồi. Không ai tin được là cô, với tư cách là một nghệ sỹ, một người mang nửa dòng máu Venice, lại chưa từng đến đây. Khoảng khắc
https://thuviensach.vn
sáng tỏ. Cô biết trước kia mình chưa từng đến đây vì mẹ cô. Elinor đã có cuộc phiêu lưu Venice, và đã bị tổn thương ghê gớm. Venice đã ném trả bà, thấy bà bất xứng. Nora không muốn đến đây và so sánh, tìm vọng âm của câu chuyện ấy, ở vào hoàn cảnh của mẹ. Cô muốn có những khám phá của riêng mình về nước Ý – Florence, Ravenna, Urbino. Tất cả những người bênh vực Venice ấy trong số bạn bè đã bảo cô rằng nó là một nơi trên thế giới sống xứng với sự quảng cáo rầm rộ. Tất cả họ đều đã nói với cô.
Nhưng những người cô buộc tội về sự chuẩn bị ít ỏi của mình là các hoạ sĩ, các nhà văn.
Canaletto 5, sao ông lại không mô tả cho tương xứng nơi này? Sao ông, với tất cả sự tài nghệ bậc thầy của mình, không thể mô tả điều này cho tôi? Sao ông chỉ phác hoạ, không nắm bắt những chi tết ở cái đẹp này? Turner 6, sao ông không nắm bắt được mặt trời chảy máu xuống phá như tôi đang thấy lúc này đây? Henry James 7, sao ông đã không chuẩn bị cho tôi thấy cảnh nảy? Evelyn Waugh 8, những đoạn văn ca ngợi của ông chỉ là sự xúc phạm lợm giọng khi đối diện với cái thực. Thomas Mann 9, sao để sót nhiều đến vậy? Nicholas Roeg 10, ngay cả với ống kính và phim của mình, sao cả ông nữa cũng không thể cho tôi hay?
Cô gái ở mấy phòng tiếp tân lớn trong Thư viện giải thích cho Nora bằng thứ tiếng Anh chính xác và hoàn hảo là rất tiếc cô không được vào khu vực trong cùng của toà nhà. Tuy nhiên, khách không có thẻ thư viện vẫn được phép sử dụng bộ phận tra cứu. Nora xuất trình hộ chiếu và nhìn cô gái viết một cái thẻ đọc trong ngày với chữ viết tay tròn trịa rõ ràng, rồi đi theo cô ta, náo nức, qua mấy khung cửa đôi bên trái cửa chính thì thấm lời chào khép lại sau lưng. Những cuốn sách đợi chờ trong không khí tĩnh lặng và ngột ngạt, bụi và da ấm chào mừng Nora với sự quen thuộc những ngày sinh viên của cô. Một ông già là bầu bạn duy nhất của cô. Ông ngước lên, gật đầu, rồi cụp đôi mắt sáng xuống văn bản. Cô gái giải thích vắn tắt về các catalogue rồi biến mất.
Nora bắt đầu cuộc tìm kiếm giữa các thẻ ngả màu vàng ố trong các catalogue. "Manin" cho ra một số lượng mục từ gây bối rối, nhưng cô nhanh chóng nhận ra là hầu hết chúng đều liên quan đến một vị Tổng trấn – Lodovico, hay Daniele, một luật sư cách mạng đã kháng chiến chống sự xâm lược của Áo năm 1848. Mặt trời đi qua những ô cửa sổ lớn trước khi cô tìm ra rất nhiều dấu chỉ dẫn đoạn tham khảo cho Corrado Manin, và lôi từ một giá sách đằng xa xuống một cuốn sách khổng lồ như một loại để trang trí mấy bàn cafe trên thế giới. Hình chụp ở đó không được ưa và chẳng được ngó ngàng hết năm này sang năm khác. Ngồi ở một bàn bọc da,
https://thuviensach.vn
cô đọc lướt qua các trang sách và sững sờ. Ngay cả hình chụp những năm 60 đã phai màu cũng không làm suy giảm gì nhiều cái cô nhìn thấy ở đấy. Hết trang này sang trang khác, cái đẹp, vẻ tinh tế và vẻ đường bệ thuần tuý, tác phẩm khiến cô vùi đầu vào hai bàn tay, khiến cụ già phải liếc nhìn cô ái ngại.!!!Mình đến đây để tìm một người họ hàng dân thành phố này để cho mình một quyền gia nhập Venice, và thay vào đó mình lại tìm thấy một Bậc thầy - một Leonardo, một Michelangelo.
Nora cảm thấy sự thấp kém, sự bất xứng và niềm tự hào trong chừng mực như nhau. Mắt cô cuối cùng dừng lại ở đèn chùm với vẻ đẹp lạ thường và đọc câu chú thích bên dưới. "Candelabro – La Chiesa di Santa Maria della Pietà, Venezia" 11. Trí nhớ nhắc cô – cô đã thấy, dán trên những bức tường ấm của thành phố, một tờ quảng cáo nói rằng đêm nay chứng kiến sự khởi đầu của một loạt các buổi hoà nhạc Venice trong khung cảnh nguyên thuỷ của chúng. Nhà thờ Pietà có tên trong danh sách. Nora vội trả cuốn sách lại chỗ cũ và bước ra ngoài sáng, rẽ ngay đến Văn phòng Thông tin Du lịch bên trong Casino da Caffe. Cô mua tấm vé xem hoà nhạc và đi về phía San Zaccaria, dừng lại để ăn một đĩa mì ống mà cô đã vừa ăn vừa ngắm mặt trời tan trong phá.
Giờ đây, bên trong nhà thờ Pietà, cô biết mình đã có một lựa chọn đúng cho đêm đầu tiên. Ban ngày là một sự soi rạng, một sự tác động dồn dập lên các giác quan của cô đến mức cô cần thời gian để chỉ ngồi, để bị ép buộc phải tĩnh lặng trong vài giờ. Cô ngồi, để âm nhạc lẻn vào tai, và cố sắp xếp lại những ý nghĩ.
Từ lúc tới sân bay Marco Polo, cô đã thấy mắt tự chủ. Khi chiếc xuồng máy vứt cô và va li của cô qua phá đến Venice, cô đã thấy bị dập vùi, về thể xác bởi gió, và về tinh thần là bởi những gì cô đã trải qua.
Từ khi thức dậy lúc rạng sáng, cô đã ở trong trạng thái xuất hần, tự động đi qua các bước đã được lặp đi lặp lại nhiều khi ra nước ngoài – taxi đến phi trường, gửi hành lý. cảm giác nhẹ nhàng và sự ra đi không trở lại, khi mà, không còn cồng kềnh túi xách, cô tha thẩn khắp các cửa hiệu ở sân bay, thảy đầy những thứ cô không cần. Ở hiệu sách cô mua một cuốn tiểu thuyết có bản tranh của Canaletto trên bìa, và nghĩ thật lạ lùng là, đến trưa, cô có thể dạo bước trong chính những khu vực mà ông đã vẽ. Cô để cuốn sách xuống – cô không cần sự tưởng tượng. Cô đang bước vào hiện thực Venice của riêng mình. Trên chuyến bay, cô vẫn còn thấy tự chủ được. Cô đón nhận với lời cảm ơn thức ăn và nước uống, cuốn tạp chí biếu của mình, chăm chú lắng nghe các hướng dẫn an toàn. Nhưng ngay khi máy bay đáp xuống, Nora bắt đầu cảm thấy sự chơ vơ mới mẻ, nhưng không khó chịu
https://thuviensach.vn
này. Cô nhận ra rằng trong những giấc mơ phù phiếm buồn cười của mình, cô đã tưởng tượng chiếc máy bay hạ cánh xuống quảng trường Thánh Mark, trên một đường băng vị lai nào đó. Nhưng thực tế lại cũng gần kỳ lạ như vậy – Marco Polo dường như thực sự ở trên nước, một phi trường đảo, bốn bề là biển. Cô cũng chưa nghĩ kỹ giai đoạn kế tiếp, nhưng giờ thì nhận ra là mình sẽ bắt một chiếc tàu đến Venice. Dĩ nhiên. Khi người tài xế đỡ cô lên chiếc xuống chòng chành, cô đã so sánh kinh nghiệm này với chiếc taxi đen và người tài xế khu đông London vui tính đã chở cô đến sân bay Heathrow lúc sáu giờ.
Còn có gì khác nữa mà cô chưa nhận ra. Chiếc xuồng chẳng mấy chốc tới một vùng đất liền và bắt đầu hình bích dọc một con kênh hẹp. Nora biết ngay đây chưa phải là Venice, nhưng lại nghe thấy một hoà âm xa xăm kỳ lạ, như âm vang tiếng chuông chìm dần, gọi cô. Như thể đọc được ý nghĩ của cô, người tài xế vung ngón cái về phía những toà nhà xưa cũ và la to một tiếng cộc lộc át tiếng gió: "Murano".
Murano. Quê hương của Thủy tinh. Nơi làm việc của tổ tiên cô. Cô thấy ngạc nhiên đến choáng váng khi đi ngang khu đất đầy những xưởng thuỷ tinh. Cũng những xưởng thủy tinh ấy, ở cùng những nơi ấy, cất giữ cũng những kỹ xảo mà họ đã có hàng bao thế kỷ. Cô biết là ngày mai mình sẽ trở lại, để hỏi thăm về công việc.
Thay vì cảm thấy sợ kế hoạch điên rồ của mình, cô bỗng cảm thấy điều gì thật chắc chắn. Điều này là thật, và cô sắp sửa thực hiện nó. Từ định mệnh xuất hiện trong đầu cô. Một từ ngu ngốc, lãng mạn, nhưng một khi đã ở đấy thì không rời xa nữa. Cô nắm chặt trái tim thủy tinh trên cổ và chợt thấy màu mè. Cô muốn làm một kiểu cử chỉ nào đó. Cô bắt đầu tháo bím tóc ra, và để vầng tóc bay trong gió. Cô có ý muốn chào Murano, nhưng biết rằng, thật ra, cử chỉ là dành cho Stephen.
Cô tiếc cái bốc đồng khi đến khách sạn, cố chải mớ tóc rối cho ra một cái kiểu nó đó trong cái gương mô giả rococo trong phòng tắm. Cô trông rất khác so với lúc cô soi trong gương nhà vào bốn giờ sáng. Cô ngắm cái tôi Venice của mình trong gương soi xứ Venice. Tóc cô rối bù, má cô ửng hồng vì gió biển, mắt cô long lanh cái ánh sáng của kẻ cuồng tín. Trái tim thuỷ tinh là thứ duy nhất kiên định, khi nó vẫn còn nằm trên cổ cô. Co nghĩ mình trông như một mớ luộm thuộm – có chút điên rồ nữa là khác, nhưng đồng thời, khá xinh đẹp.
Ai đó cũng đã nghĩ như thế.
https://thuviensach.vn
Anh ngồi đối diện cô bên kia lỗi đi trong nhà thờ. Có lẽ khoảng ba mươi, bề ngoài cực kì chăm chút như hầu hết đàn ông Ý, cao vì hai chân anh đút vướng víu sau ghế dài. Và gương mặt anh – cô chưa kịp nhận ra thì ý nghĩ đã thành hình trong đầu.
Anh ta giống như từ trong tranh bước ra.
Tức thì, cô nhớ lại câu chuyện của mẹ cô, hoảng kinh vì những ý nghĩ của họ ngân lên một kiểu qua khoảng cách thời gian ba mươi năm. Cô quay đi. Nhưng đã nghĩ điều đó rồi, cô không thể rút lại được nữa. Cô nhìn lần nữa và anh vẫn còn nhìn cô. Hai má cô nóng bừng và cô quả quyết ngoảnh đi lần nữa.
Tiếng nhạc làm dịu ngọt những ý nghĩ của cô và Nora dán mắt vào cái mình đã đến để xem. Cái đèn chúm trang trí bằng thuỷ tinh thật lớn treo cao trên đầu cô, hiện ra từ trong bóng tối trần nhà như một cây pha lê dốc ngược. Vô số giọt châu buông xuống từ những cành trang trí trông mảnh mai lạ thường đến nỗi chúng phải khó khăn lắm mới đỡ được những giọt châu của mình. Nora cố dõi theo từng nhánh thủy tinh, xem nó cong và uốn ra sao, nhưng mỗi lần như thế cô lại mất dấu vì phần thiết kế tinh khôn hơn cô. Mỗi giọt châu pha lê dường như bắt ánh nến và giữ chúng lại bên trong sự toàn mỹ của lăng kính. Cô có thể nghe thấy, văng vẳng trong đầu nốt vọng âm cô đã nghe trước đó khi ngang qua Murano, nhưng trong tích tắc đã nhận ra nốt này là có thật, hữu hình. Chính thuỷ tinh đang hót thánh thót. Âm sắc của những sợi dây và sự rung động của chúng khiến từng cành và giọt pha lê ngân lên cái đối âm gần như không thể nhận thấy của riêng mình. Nora nhìn vào tập sách mỏng tìm thông tin về phép lạ mà ông tổ của cô đã chế tác. Chẳng có gì ở đấy cả, nhưng Nora tự mỉm cười một mình vì cái cô đã biết.
Nó đã ở đây khi ông còn sống, Antonio Vivaldi à.
Hồi ấy, cũng như bây giờ, ông nghe chính tác phẩm của mình vọng lại ông trong sự hoà âm pha lê này. Thực ra, nó đã ở đây trước cả khi ông ra đời nữa. Và nó được làm bởi Corradino Manin.
Chú thích
1 Andrea Palladio (1508 - 1580): kiến trúc sư người Ý.
2 Rượu Marsala được sản xuất trong vùng quanh thành phố Marsala, ở Sicily, Ý. 3 Cầu Rialto.
4 Tàu chạy bằng hơi nước, phà.
5 Giovannio Antonio Canal (1697 -1768): hoạ sĩ người Ý.
6 Joseph Mallord William Turner (1775 -1851): hoạ sĩ người Anh.
7 Henry James (1843 - 1916): tác giả và nhà phê bình văn học người Mỹ.
https://thuviensach.vn
8 Arthur Evelyn St. Jonh Waugh (1903 - 1966) nhà văn người Anh.
9 Paul Thomas Mann (1875- 1955) nhà văn Đức đạt giả Nobel văn học năm 1929, được coi là nhà văn lớn nhất ở Đức thế kỷ 20.
10 Nicolas Jack Roeg, đạo diễm phim và là nhà điện ảnh người Anh.
11 Đèn chùm - Nhà thờ Santa Maria della Pietà, Venice.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 5: HƯƠU CAO CỔ
hiếc đèn chùm to vượt quá, treo trong cái thùng tối. Chìm trong nước,
C
nhịp nhàng theo sóng nước, được ủ kín khỏi mọi cảm giác và thanh âm.
Nước bao quanh nó đen như mực, nhưng những hạt bụi ánh trăng li ti hắt vào những lăng kính đây đó, như từng hạt kim cương ném tung. Nước làm đệm lót, an toàn, như màng ối. Ngày mai đèn chùm sẽ hóa sinh vào mục đích của nó. Đêm qua nó đã tựu hình. Đêm nay nó chờ đợi. Cái thùng được ràng thẳng đứng trên thuyền bằng nhiều dây thừng đến nỗi cái khối đen to trông như bị bắt gọn trong một lưỡi cá ngư dân. Những người chèo thuyền khoắng mái chèo, hát một bài xưa giọng Piemontese. Từ trong thùng, đèn chùm cũng cất tiếng hát.
Corradino đau ê ẩm, nhưng chàng không thể ngừng. Đèn chùm treo trước mặt chàng trên sợi xích sắt trong tình trạng gần như hoàn thiện, rực vàng trong ánh lửa từ lò nugn. Những nhánh pha lê của nó vươn về phía chàng cầu khẩn, tựa hồ van nài được hoàn thiện. Một trong năm nhánh thanh tú của nó vẫn còn thiếu, vậy nên Corradino cúi vào lò lửa lần cuối cùng. Ấn cái ống thổi vào ngay tâm thủy tinh nấu chảy, chàng lăn que một cách thuần thục, kéo một viên tròn thủy tinh nấu chảy bám ở đầu ống thổi. Chàng bắt đầu lăn thủy tinh trên cái vá bằng gỗ cứng, lăn nó thành đúng hình hài để khởi cuộc hóa thân của nó. Corradino nghĩ thủy tinh như một sinh thể, luôn sống. Chàng đã tạo ra một cái kén mà từ đó giờ đây cái gì đó đẹp đẽ có thể lớn lê.
Chàng hít vào một hơi rồi thổi. Từ môi chàng, thủy tinh cong lại lạ kì thành một trái bóng dài, mỏng manh, Corradino luôn nín hơi thở ngoài phổi cho đến khi chàng chắc chắn là quả cầu, hay bong bóng, mà chàng tạo ra đã hoàn hảo về mọi mặt. Đồng nghiệp của chàng đùa rằng chàng là một người cầu toàn quá mức, nếu bong bóng chưa hoàn hảo, Manin sẽ không bao giờ hít vào một hơi khác, và chết ngay tại chỗ. Thực ra, Corradino biết những thoảng gió nhẹ nhất của hơi thở vào thủy tinh nấu chảy có thể quyết định tới sự khác nhau giữa hoàn hảo và khiếm khuyết, giữa thần thánh và cái đẹp thuần khiết.
Chàng ngắm thủy tinh đang biến đổi, luôn luôn thay sắc, qua mọi sắc thái đỏ, hồng, cam, hổ phách, vàng và cuối cùng là trắng khi nó bắt đầu nguội đi. Corradino biết mình phải làm thật nhanh. Chàng ấn mạnh bong bóng vào lò để nung lại nó chốc lát, rồi bắt đầu nắn bằng hai tay.
https://thuviensach.vn
Nào có cần cho chàng miếng lót tay che chở bằng vải hay giấy mà người khác dùng để da không bị nhăn nhúm hay rộp lên vì sức nóng. Từ lâu chàng đã hi sinh mấy đầu ngón tay cho nghệ thuật. Chúng đã cháy, thành sẹo và cuối cùng là lành lặn phẳng lì không còn vân tay nữa. Corradino nhớ câu chuyện Marco Polo đã thuật lại rằng triều đại nhà Đường cổ đại ở Trung Hoa đã dùng vân tay như một phương tiện nhận dạng, và tập quán này đã tồn tại ở phương Đông từ đó.!!!Nhân dạng của mình đã là một với thủy tinh. Đâu đó ở Venice, hay xa xôi ở xứ người, da của chính mình in trong Silic cứng nơi một chiếc cốc hay một giá nến.
Corradino biết thủy tinh của mình là tốt nhất bởi chàng đã nâng nàng trên tay mình, sờ chạm làn da nàng bằng da thịt mình, cảm thấy hơi thở của nàng. Chàng cầm cái kéo lớn tagiani lên và bắt đầu kéo từ hình trụ chính ra những vòng xoắn bằng bạc chạm lộng tinh xảo, cho đến khi cả một rừng nhánh pha lê từ cái ống tràn ra. Corradion nhanh chóng thổi trống ống thổi, rồi chuyển maaur này qua một que sắt đặc ruột – pontello – chàng bắt đầu làm việc ở đầu que. Cuối cùng hết thời gian khi thủy tinh không khoan nhượng đã cứng, chàng mang nó qua cấu trúc gốc rồi quấn nhánh mới quanh thân chính, theo hình xoắn ốc trang trí. Không còn lại đốm sần – không dấu về pontello – như một vết lõm, để tiết lộ nguồn gốc của nhánh.
Chàng cầm nhánh thủy tinh trong khi lần tôi cứng sau cùng diễn ra, chiêm ngưỡng tác phẩm của mình, rồi cuối cùng đứng lùi lại và lau trán. Dù không mặc áo, vì các thợ cả làm việc luôn, chàng vẫn cảm thấy sức thiêu đốt của lửa lò nung trên da thịt mình từ sáng đến tối. Chàng tự hỏi, nhìn những người thợ cần mẫn quanh mình, phải chăng nghề này là một sự chuẩn bị tốt cho lửa ngục. Cái Dante đã viết là gì ấy nhỉ?
"… lửa rải khắp và cháy quanh các mộ,
Lửa bao trùm lên mồ mả khắp nơi
Tưởng không sắt nào nung lâu hơn thế" 1
Corradion biết tác phẩm của người xứ Florence này rất rõ. Cha chàng đã cho phép cả gia đình mang theo một vật sở hữu – một món quý giá nhất – từ Dinh thự Manin vào cái đêm họ đi trốn. Cha chàng đã mang theo một bản Thần khúc của Dante bằng giấy da quý giá trong thư viện của ông.!!! Đó là sự chọn lựa của cha mình. Đó là cuốn sách duy nhất mình có. Đó là thứ duy nhất còn lại từ cha mình.
Corradino xua ý nghĩ về cha và quay lại với ngọn lửa trừng phạt.
https://thuviensach.vn
Không lạ là, từ năm 1291, Đại hội đồng thành Venice đã ra lệnh là toàn bộ nghề làm thủy tinh phải hoạt động trên đảo Murano, bởi mối đe dọa thường trực của hỏa hoạn đối với thành phố. Một ngọn lửa bắt nguồn từ các lò nung đã nhiều lần đe dọa nuốt chửng Venice. Dời trung tâm sản xuất là một ý tưởng sáng suốt, vì chỉ vài năm trước đây thôi thành phố London ở Anh đã bị lửa thiêu rụi. Không, xin nhớ kĩ cho, là nó không được bắt nguồn từ bất cứ gì có tính nghệ thuật như một xưởng thủy tinh. Tiếng đồn gần dây nhất giữa những lái buôn ở Rialto đã nói là ngọn lửa bùng lên từ một tiệm bánh, Corradino cười khẩy.!!!Đây là một nét tiêu biểu của Anh – luôn nghĩ đến cái bao tử.
Đám cháy lớn ở London đã có nghĩa là việc làm ăn phát đạt ở đảo Murano này. Vua Charles nước Anh dường như muốn tạo ra một London mới, và lấp đầy những tòa nhà hiện đại bề thế của mình bằng gương và đồ thủy tinh. Do vậy, có nhiều đơn đặt hàng từ thủ đô lạnh lẽo đó cho công việc của Corradino và các đồng nghiệp của chàng.
Dù Corradino đã làm xong cái sườn chính của đèn chùm nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Trời đang tối dần, và từng cái một, những miệng lò nung phì lửa đã tắt, cửa lò đã đóng, và bạn bè đã ra về. Chàng gọi một trong những thằng nhóc chạy việc lần chót, và khi thằng bé chạy khắp xưởng, nhảy phóc qua những ống sắt và tránh những thùng xô trong lúc mấy người đàn ông đang làm việc, Corradino mỉm cười và nghĩ biệt danh của mấy chú thợ học việc là "scimmia di vetro" – những con khỉ thủy tinh – xem ra hết sức phù hợp.
Cậu bé chẳng mấy chốc trở lại với một cái hộp "Đây, thưa thầy".
Corradino mở cái hộp gỗ hồng sắc dài. Bên trong có một trăm miếng ngăn nhỏ hình vuông. Tất cả đều được đánh số, tất cả đều được lót một miếng len vụn. Corradino bắt tay vào việc. Chàng lấy một pontello nhỏ, nhỏ hơn những ống thổi đáng tin cậy của chàng nhiều, rồi nhúng nó vào trong thủy tinh đã được nấu chảy và chưa định hình, nằm chờ đợi ở đáy lò nung. Chàng rút cái que mà giờ đây nom tựa một ngọn nến cháy ra. Chờ một lát, đoạn chàng ngắt quả cầu cháy rực rỡ ở que ra và bắt đầu lăn thủy tinh trên lòng bàn tay, và rồi tinh tế hơn giữa mấy ngón tay. Khi đã hài lòng, chàng kéo ra một sợi thủy tinh để tạo hình một giọt châu, rồi nắn một cái móc thanh mảnh ở đuôi. Chàng thả bảo vật mình vừa làm vào một xô nước kẹp giữa hai đầu gối chàng. Một lúc lâu sau, chàng nhúng hai cánh tay vào xô và giải cứu viên bảo ngọc.
Việc làm của chàng khiến chàng nhớ lại những câu chuyện kể về những người mò ngọc trai ở phương Đông. Những câu chuyện được kể lại từ thời
https://thuviensach.vn
Venice giành được quyền kiểm soát Constantinople, từ hồi thế kỷ mười ba.!!!Những anh chàng lặn mò ngọc trai dưới biển ấy, cố tìm hàu, trong khi phổi căng tức, có cảm thấy chính cái cảm giác mãn nguyện mà mình cảm thấy không? Dĩ nhiên, không khi họ tìm thấy một viên ngọc trai, đó chỉ là may mắn thôi – một từ tâm của thiên nhiên. Khi những người anh em của họ trên dãy Hartz ở Đức đào bạc trong cái nóng và tối tăm trên những ngọn núi, tìm ra một vỉa bạc ròng, họ có cảm thấy như họ đã tạo ra kho báu này không? Và các anh, những người đào kim cương ở châu Phi, khi các anh cậy lên được một viên hoàn bích từ trong đá, các anh có thể cảm thấy niềm tự hào mà tôi cảm thấy không? Không, vì tôi đã làm ra những vật đẹp đẽ này. Thượng đế sáng tạo ra những thứ khác. Và giờ đây trên cõi người này, ở thế kỷ mười bảy của chúng ta đây, thủy tinh quý giá hơn bất kỳ kho báu nào của các anh, hơi cả vàng, hơi cả nghệ tây.
Khô tức thì trong sức nóng của những ngọn lửa, cái giọt nhỏ Corradino vừa làm xong được đặt nhẹ nhàng vào ô có đánh dấu "Một" trong hộp gỗ hồng sắc. Ngay cả khi nép mình trong len vụn, sự thanh khiết như kim cương của nó vẫn không mờ đi. Corradino thầm gửi một lời cảm tạ đến Angelo Barovier, người thợ cả, người mà từ hai thế kỷ trước đã sáng chế ra thủy tinh "pha lê" này từ Silic cứng mà giờ đây Corradino đang làm. Trước đó, tất cả đồ thủy tinh đều có màu, ngay cả thủy tinh trắng cũng có tạp chất hay sự mờ đục, sắc màu của cát, của sữa hoặc khói. Cristallo có nghĩa là, lần đầu tiên cả, sự trong suốt tuyệt đối và sự sáng rõ pha lê có thể đạt được, và Corradino cầu Chúa ban phúc cho ngày.
Corradino quay lại làm những giọt châu của mình. Chàng vẫn còn chín mươi chín giọt nữa phải làm trước khi chàng có thể cho phép mình trở về nhà uống rượu và ăn bữa tối cháo ngô. Chàng không thể phó thác công việc cho một trong mấy thợ học việc, vì mỗi giọt trong một trăm giọt đều khác biệt. Trong một bước tiếp theo làm kinh ngạc đồng nghiệp, Corradino khăng khăng là mỗi giọt châu, bởi vị trí của nó trên đèn chùm, khoảng cách của nó đến mỗi ngọn nến, phải là hình dáng có khác đi một chút để truyền đi cùng một độ phát sáng từ mọi góc độ khi được treo trên trần nhà thờ hay các dinh thự. Các thợ thổi thủy tinh khác trong xưởng và mấy câu bé thường nhìn ngây hàng giờ liền vào mấy cái hộp đựng giọt châu của Corradino, và đều lắc đầu. Tất cả chúng trông hệt như nhau. Corradino nhìn thấy họ xem và mỉm cười. Chàng biết mình không cần giấu tác phẩm. Họ có thể nhìn cả ngày mà vẫn không biết chàng đã làm nó ra sao. Đến cả chàng cũng không thực sự hiểu những ngón tay mình làm gì khi chàng nghĩ xem riêng cái giọt nhỏ này sẽ treo nơi đâu trên tác phẩm hoàn chỉnh.
https://thuviensach.vn
Corradino luôn muốn đến quan sát nơi sẽ treo dây đèn chùm của chàng. Chàng đặt cho khách hàng vô số câu hỏi về chuyện gian phòng sẽ được chiếu sáng ra sao. Chàng nhìn những cửa sổ và cửa chớp, xem xét cả chuyển động của ánh nắng và ảnh hưởng của sự phản chiếu từ nước kênh. Và mỗi lần như vậy, chàng đều ghi chép những kết quả tính toán vào một cuốn sổ giấy da nhỏ, ghi lại mọi thứ. Cuốn sổ quý giá này giờ đây, ở đỉnh cao tài nghệ của Corradino, kín cả chữ viết tay xấu xí và những hình vẽ đẹp đẽ của chàng. Những con số, tạo thành những phép đo và phương trình rối rắm, cũng chen lấn tìm chỗ trống trên trang giấy vì Corradino tin vào quyền năng của toán học cổ đại. Do vậy, mỗi tác phẩm chàng làm và mỗi tiến bộ kỹ thuật đều được ghi chép lại để chàng có thể phát triển tài nghệ bằng cách tham khảo những tác phẩm trước đó của mình. Giờ đây, sau khi đã hoàn tất giọt châu thủy tinh độc đáo cuối cùng, chàng lấy cuốn sổ ra. Chàng tìm thấy các kết quả tính toán chàng đã lấy ở Santa della Pietà và dùng bút lông ngỗng phác nhanh tác phẩm đã hoàn thành. Ngay cả trên trang giấy, cái đèn chùm dường như cũng nổi bật trên một hình chạm pha lê.
Corradino cất giữ cuốn sổ cẩn thận, lúc nào cũng mang nó sát bên mình, dẫu biết dù các đồng nghiệp có xem nó đi nữa, họ cũng không thể giải mã được những bí mật của nó. Chàng cũng biết rằng các thợ cả khác cười nhạo mình, và đi rêu lời giễu cợt là Manin thậm chí còn mang theo cuốn sổ khi vui vầy với đàn bà. Chàng đúng là một người đàn ông không bình thường. Nhưng là một thiên tài, ồ phải, một thiên tài.
Bằng chứng về thiên tài của chàng nằm trong mọi dinh thự ở Venice, mọi nhà thờ, mọi quán ăn lớn. nó ở trong mỗi chiếc cốc sáng choang chàng làm, từng tấm gương phẳng như mặt phá mùa hè, cả trong từng chiếc bong bóng thủy tinh hay viên kẹo như những vật kỷ niệm Carnevale chàng làm. Tất cả chúng đều có cùng ánh sáng rực rỡ của đá quý. Và giờ đây chàng biết tác phẩm mới nhất của mình sẽ soi rọi những vòm trần âm u của Santa Maria della Pietà thứ ánh sáng chúng chưa từng được thấy. Và nó sẽ hát, cũng như nhiều tác phẩm của chàng vẫn nói hay hát. Chỉ bằng một cái gõ móng tay, một trong mấy chiếc cốc của chàng sẽ vang lên câu chuyện của vàng viền quanh vành của nó – về Samarkand và Bosporus và những ngày đổ lửa của mùa hè phương Đông. Đèn chùm này sẽ vọng lại tiếng nhạc mấy cô bé chơi trong Pietà. Mấy cô bé mồ côi, không có ai để chúng yêu hay yêu chúng, nên dồn trút tình yêu của mình vào âm nhạc. Thủy tinh của chàng sẽ hát lại. Nó sẽ nói cho chúng nghe ít nhất một trong số chúng được yêu thương.
Pietà, Corradino mỉm cười. Ngày mai chính chàng sẽ đến Pietà cùng những giọt đèn chùm. Cái đèn chùm sẽ đi trước chàng trong một chiếc thuyền có đáy bằng, đặc biệt, Corradino đã tự vẽ hệ thống đóng gói cho những cây
https://thuviensach.vn
đèn chùm quý giá của mình. Chúng được treo thòng từ trên nắp một cái thùng to chứa nước được lọc lấy từ phá. Có nghĩa la vật sáng tạo mong manh được lót êm khỏi mọi va chạm, và có thể qua khỏi tất cả trừ một vụ lật thuyền. Thế rồi sẽ tới Santa Maria della Pietà, được tời ra khỏi thùng, nước từ cây đèn nhỏ thành dòng dưới ánh sáng từ những ô cửa sổ, như một sự kéo dài của tác phẩm thủy tinh toàn bích. Để hoàn thành định mệnh cùa nó, để thắp sáng nhà thờ có lẽ hàng bao thế kỷ, để mấy cô bé nhìn ra được những nốt nhạc như côn trùng đen mò khi lướt nhanh qua các trang tổng phổ, để âm thanh cao khiết chúng tạo ra đi tới vinh quang tối thượng của Chúa. Và Corradino sẽ hoàn tất quá trình khi chàng tỉ mỉ treo từng giọt vào đúng chỗ của nó trước khi tác phẩm hoàn thiện được tời lên trần.!!!Tự mình sẽ hoàn tất nó, vậy mới xứng hợp.
Đó là niềm vui lớn lao thứ hai của chàng từ cõi đời này. Và ngày mai nó sẽ hôn phối với niềm vui thứ nhất – nhìn thấy Leonora. Chàng bắt đầu làm món trang sức thủy tinh sau cùng của mình, không để ý là tất cả các khe trong hộp gỗ hồng sắc của mình đã kín rồi. Đây sẽ không phải là một giọt châu cho cây đèn trùm. Nó là một món quà cho bé.
Corradino biết rằng khi những người thổi thủy tinh bị đưa đi khỏi Venice đến Murano, đã có một lý do khác hơn là sự an ninh thành thị. Thủy tinh Venice tốt nhất thế giới, và đã thế từ khi kỹ thuật làm thủy tinh Đông Phương được mang về sau sự sụp đổ của Constantinople. Những phương pháp ấy được mài giũa và phát triển, những kỹ thuật được trao quyền từ thợ cả sang thợ học việc và một sự độc quyền hùng mạnh đã lớn dần cho nước Cộng hòa nhờ bí quyết này. Cái mà Đại hội đồng không sẵn lòng từ bỏ. Gần như đồng thời, đối với thợ thổi thủy tinh xứ Murano, hòn đảo trở thành không chỉ là khu vực sinh sống và làm việc của họ, mà còn là một cái gì đấy như nhà giam. Đại hội đồng hiểu rất rõ câu ngạn ngữ, "Kẻ có một bí mật cần giữ trước hết phải giữ bí mật điều đó". Sự cô lập là điều then chốt trong việc giữ những bí quyết này. Ngay cả giờ đây, phép vào đất liền cũng ít khi được cấp. Và thường thường là, các thợ cả sẽ được mật vụ của Hội đồng theo dõi. Corradino, nhờ tài hoa của mình, và thói quen đo đạc kỹ lưỡng, và sự cần thiết chính chàng phải đặt ra những nét hoàn thiện, được trao quyền rộng rãi hơn hết mọi người. Nhưng chàng đã, một lần trước lần này, lạm dụng sự tin cậy. Vì một chuyến vào đất liền ấy chàng đã gặp Angelina.
Nàng xinh đẹp, Corradino không phải là người tiết dục, nhưng chàng quen nhìn thấy cái đẹp chỉ trong những cái mình làm ra. Ở nàng, chàng đã nhìn thấy một cái gì đó thần thánh, cái gì ấy mà chàng không thể tạo ra. Chàng gặp nàng trong dinh thự của cha nàng bên Kênh lớn. Hoàng tử Nunzio dei
https://thuviensach.vn
Vescovi muốn bàn bạc về một bộ hai trăm chiếc cốc cần có cho lễ cưới của con gái ngài. Chúng phải phù hợp với áo cưới và mặt nạ của con gái ngài. Corradino đã mang đến, như được chỉ thị, một hộp khảm chứa đầy những chất màu và đá quý mà chàng có thể sẽ dùng để đạt được màu sắc.
Mọi ngôi nhà lớn ở Venice đều có hai lối vào, biểu thị sự lưỡng phân giai cấp không thể lẫn lộn của chúng. Lối vào bằng đường nước luôn trang trọng lạ thường. Một cổng chính đàng hoàng, bề thế, với hai cánh cửa lớn và cột neo thuyền chìm vào một phần dưới nước có kẻ sọc màu của cơ ngơi. Cánh cửa đường nước mở ra mời mọc vị khách quý vào một vũng nước vây kín, tường đá cẩm thạch, với một cầu tàu dẫ đến những gian phòng tiếp khách quý phái của dinh thự. Cửa dành cho việc buôn bán, mở ra calle bên hông nhà, giản dị hơn, dành cho lái buôn, người đưa tin và tôi tở, mở thẳng vào vỉa hè. Sự phân biệt này, sự sai khác này của những ô cửa, tiết lộ rất nhiều về kinh thành – Venice có được tất cả mọi thứ nhờ nước. Cái phá là tất cả. Chính là trên nước, những con nước dịch chuyển mà thủy chung ấy, mà Venice đã xây dựng uy thế và đế chế của nàng – phù hợp làm sao. Do vậy sông nước ở Venice được trao cho quyền ưu tiên theo cách này. Chiếc gondola của Corradino, vào cái ngày định mệnh ấy, được vẫy vào lối đường sông. Tòa lâu đài màu bạc to lớn choàng lấy chàng và chàng được một nô tì mặc chế phục cung kính dẫn lối đến các gian phòng chính. Khi Corradino trong bộ độ da khiêm tốn của một thợ thủy tinh bước vào những phòng khách xinh đẹp nhìn ra phá, chàng nhận ra tất cả đều đã được chuẩn bị bở sự quý trọng tài hoa hiếm có của chàng. Hoàng tử, một người có nét mặt dài và mái tóc bạc của đẳng cấp quyền quý, tiếp đón chàng như thể một người họ hàng. Địa vị của Corradino trên thế giới có vẻ như đã được bảo đảm.
Một nô tì được sai đi mời Công nương Angelina, và cái váy, Hoàng tử bàn bạc về các chất màu và giá cả của chúng với Corradino trong lúc dùng một chai Valpolicella hảo hạng. Rồi khi ông già ngước lên và nói "con yêu của ta đây rồi", Corradino không còn nghe thấy gì nữa.!!!Nàng là một sự soi rạng.
Tóc như những sợi tơ vàng. Mắt xanh như là mưa xuân. Và sắc mặt của nữ thần. Nàng là một ảo tưởng xanh lam – lụa váy cưới của nàng dường như có trăm sắc màu dưới nắng mai và lấm tấm ánh kênh phản chiếu.
Về phần Công nương, nàng biết Corradino qua tiếng tăm và ước mong được gặp người nghệ sĩ mà mọi người đều nói đến. Nàng ngạc nhiên khi thấy chàng còn rất trẻ - chưa quá hai mươi, nàng đoán. Nàng rất hài lòng khi thấy chàng khôi ngô, dù không phải theo một cách khác thường như vậy, với đôi mắt và những lọn tóc đen của vùng này. Dung mạo chàng – mãi
https://thuviensach.vn
hoài nám đén vì vỉ lò nung – gợi nhớ những bức tượng thánh phương Đông khắc khổ, tối ám nhìn xuống từ những khung tranh nạm đá quý trong Basilica tại lễ Mét. Về vóc dáng, chàng trông khá bình thường. Nhưng chàng thì không thế. Chàng cũng vô giá, nàng biết, như chính những bức tượng thánh ấy cùng tất cả châu ngọc của chúng.
Angelina nhớ là đã ở trong số một nhóm đặc quyền, năm trước, đến xem triển lãm một sinh vật kỳ lạ tại Dinh Tổn trấn, Palazzo Ducale. Người ta gọi sinh vật này là Hươu cao cổ, con Giraffa cameloparadis hoang đường, và nó được một vị vua châu Phi cho mượn. Cái tên đã không có nghĩa gì với nàng. Nhưng khi nhìn thấy con vật, nàng thấy gần như một sự háo hức hoang dại khi xem nó từ sau lớp mặt nạ của nàng. Cao khủng khếp, kẻ ô vuông khắp người như Vai hề, và với một cái cổ dài không thể nào tin nổi, sinh vật này từ từ sải bước đi quanh. Hình thù của nó chẻ dọc những tia nắng tràn vào qua những ô cửa sổ ở dinh thự. Phòng Đại hội đồng sâu thăm thẳm, vẽ những bức bích họa và vàng ròng lộng lẫy cùng những trần nhà cao nhất ở Venice, dường như là gian phòng duy nhất vừa để trưng bày con vật lạ thường này. Từ trên trần, bảy mươi sáu vị Tổng trấn Venice đời trước, được họa sĩ Veronese 2 nổi tiếng vẽ, thản nhiên nhìn xuống cảnh tượng. Kẻ kế nhiệm còn sống của họ ngồi trên ngai vàng, đội cái mũ corno, nhìn kinh ngạc, bàn tay đeo nhẫn che lại nói khẽ với phu nhân. Trong khi đó, sinh vật xa lạ câm lặng này thè cái lưỡi đỏ tươi, gây ra những cái há hốc khoái chí trong cử tọa. Nó cong đuôi lên rồi tống ra một đống phân gọn gàng trên sàn nhà vô giá, giẫm lên chính phân của mình. Quý cô cười rúc rích và ré lên trong khi cánh đàn ông cười hô hố, còn Angelina thì ấp một bó hoa nhỏ lên mũi, Nhưng sự háo hức của nàng vẫn còn. Nàng cảm thấy mình đang đứng trước một cái gì thật sự khác thường, cái gì đó duy nhất. Nàng không tự hỏi Hươu cao cổ đẹp hay không. Câu hỏi ấy là không phù hợp. Nếu con vật ở đó để bán thì nàng đã hỏi cha mình mua nó rồi.
Giờ đây nàng nhìn Corradino và cũng cảm thấy cái cảm giác xúc động mạnh ấy. Chàng có trẻ và khôi ngô cũng không quan trọng, chỉ là chàng thật sự khác thường, cái gì ấy duy nhất. Nàng cảm thấy cần phải sở hữu chàng. Khi Angelina dei Vescovi mỉm cười với chàng, toàn bộ ý nghĩ về các chất màu biến khỏi đầu Corradino. Thế nhưng chàng cũng nhanh chóng sực nhớ ra chúng. Thật ra, chàng thấy cần phải thực hiện nhiều chuyến đến Lâu đài Vescovo trong những tháng trước lễ cưới, để bàn bạc về mấy chất màu hết sức quan trọng đó. Thỉnh thoảng chàng gặp Hoàng tử và cả con gái ngài. Nhưng thường thì chàng gặp Công nương một mình. Xin hiểu cho, bởi đây là một vấn đề hết sức hệ trọng. Làm cho những thứ như thế đúng tuyệt đối là điều quyết định.
https://thuviensach.vn
Một tuần trước lễ cưới của nàng người ta phát hiện ra là Công nương Angelina dei Vescovi có thai. Người hầu gái rầy rà của Công nương, một công cụ và là mật thám của Hoàng tử, theo dõi xiêm y của cô chủ, vẫn còn trắng tinh suốt thời gian có tháng của nàng. Cô hầu báo lại việc Công nương có thai cho Hoàng tử gần như trước khi chính Angelina biết. Lời hứa hôn bị hủy với cái cớ sức khỏe kém, và Angelina được đưa biến đi, hết sức bí mật, đến cơ ngơi của cha nàng ở Vicenza để canh giữ. Cố cứu vãn danh dự của con gái, Hoàng tử đã đe dọa nô tì của ngài tội chết nếu có lời nào lọt tới Venice về điều ô nhục của Angelina. Corradino, trong một lần lén lút tới đến lâu đài gặp Angelina, thấy mình được hai trong số những người hầu của Hoàng tử đón và áp giải lên lầu, đến thư phòng của Hoàng tử. Ở đấy, chàng có cuộc diện kiến ngắn ngủi và ê chề với Nunzio dei Vescovi khi chàng được người ta nói rõ ràng dứt khoát là chàng sẽ mất còn hơn cả mạng sống của mình nếu chàng cố hoặc gặp lại Angelina hoặc ở lại trong thành. Hết sức tàn nhẫn, những lời của Hoàng tử, hết sức mất uy tín, địa vị của Corradino, đến mức chàng lập tức mất hết chút quyền quý nào đã có trong lần đầu được đón tiếp tại lâu đài. Chàng cảm thấy, giờ đây, tài năng của mình không sánh nổi với sự giàu có và địa vị của Hoàng tử, thứ chàng đã từng có và giờ đã mất. Trong những năm sắp tới trí nhớ sẽ không cho phép chàng nhớ được nhiều những lời cay độc của Hoàng tử, nhưng có một câu nói sẽ không rời trí nhớ của chàng.
Khi Nunzio nguôi giận rồi, ngài xoay lưng lại Corradino và nhìn qua con phá. Bằng một giọng ôn hòa, thua cuộc, ngài nói, "Đôi khi, Quý ông Manin ạ, ngay cả bằng cách chạm vào cái gì đẹp đẽ, ta cũng hủy hoại nó mãi mãi. Anh có biết là một cánh bướm, thứ côn trùng kỳ diệu nhất trong các côn trùng ấy, không bao giờ còn bay được nữa khi đôi cánh của nó đã bị ngón tay người chạm vào? Vảy trên cánh nó rơi ra, và chúng trở nên vô dụng. Điều này là cái anh đã làm với con gái của ta."
Ẩn ý này, và cái ý nghĩ là Corradino đã cả gan hủy hoại cái đẹp mà chàng luôn khao khát sáng tạo, không hiểu sao khiến chàng kinh sợ hơn bất cứ gì khác mà Hoàng tử đã nói. Lần thứ hai trong đời mình, Corradino thực sự sợ hãi chạy trốn về Murano.
Corradion đổ lỗi cho Lisbro D’oro, Sách vàng. Năm 1376, để công nhận kỹ xảo của thợ thổi thủy tinh và giá trị của họ đối với nước Cộng hòa, một sắc lệnh đã được ban hành là con gái của một thợ thổi thủy tinh có thể kết hôn với con trai một người quyền quý. Nhưng không có sự miễn trừ như thế khi con gái một người quyền quý cưới một thợ thổi thủy tinh nghèo hèn, ngay cả là người xuất thân từ một dòng dõi quý phái. Không có tương lai nào cho Corradino và Angelina. Corradino trở về Murano mà không biết làm thế
https://thuviensach.vn
nào câu chuyện đã bị phát hiện, hay về đứa con mà chàng là cha. Chàng chỉ tâm sự với người bạn thân nhất và là người thầy của mình, người đã khuyên chàng ở lại Murano kẻo Hoàng tử thực hiện lời đe dọa của ngài, tìm cách trả thù.
Trong hai năm trời Corradino không hay biết gì về người tình của chàng và làm việc chằng khác nào bị một con quỷ cưỡi trên lưng. Rồi chàng được ban cho sự miễn trừ để vào Venice làm một hòm đựng thánh tính cho Basilica San Marco và ngỡ rằng cuối cùng cũng đã an toàn trở về. Ngày đầu tiên của mình trong thành trong suốt hai năm chàng xoay sở để gặp Nunzio dei Vescovi.
Lần chàng bước vào Lâu dài Vescovi này khác hẳn. Hai cánh cửa lớn mở ra sông để ngỏ khi chiến gondola của Corradino ghé vào – một cánh bị tháo ra một phần và bị đẽo xuống làm củi. Những gian phòng khách lớn trống trơn; của cải bị cướp sạch, những tấm trướng lộng lẫy bị chuột gặm hay bị xé xuống. Không còn tôi tớ nào ở lại, và khi Corradino bước lên những bậc thềm đổ nát, chàng bắt đầu đoán hiểu tại sao.
Mùi xú uế trong căn phòng bệnh mang mật xộc vào cổ họng Corradino. Nằm quằn quại trên giường là Nunzio dei Vescovi, co quắp trong tấm chăn phủ giường ghê tởm của mình, nửa bên mặt của lão bị "male francese" – "căn bệnh Pháp" – ăn hết. Bệnh giang mai. Người đàn ông đang hấp hổi. Nhưng cái thứ trên giường – đã từng là Hoàng tử - túm lấy Corradino và một hồi lâu Corradino mới hiểu ra. Mặt của Nunzio là miếng thịt dúm dó. Căn bệnh đã ăn hết phần lớn môi của lão, và lão không thể phát âm những âm xuýt và âm bật trong lời nói.
"…ợu." Một bàn tay móng vuốt nhọn hoắt với qua cái bàn đầu giường. Trên đó có một ve rượu và một chiếc cốc nhỏ, đóng bụi một ngụm rượu cũ sền sệt loang dưới đáy. Có Chúa mới biết bao lâu rồi từ khi người đàn ông này được một con người chăm sóc.
Corradino làm dấu thánh giá rồi rót rượu. Một con côn trùng chết rơi vào trong ly, nhưng cái đó dường như chẳng quan trọng. Hoàng tử hấp hối thoi thóp nới lỏng thân mình lên vai, rồi uống, rượu nhỏ giọt như máu từ cái miệng không môi của lão. Corradino biết mình không có nhiều – chàng hỏi câu hỏi duy nhất mình có. "Angelina?"
"…ết."
Corradino quay gót bỏ đi. Chàng đã thấy trước như thế. Chàng sẽ mời một linh mục đến cho Nunzio, nhưng chàng không thể làm gì hơn.
https://thuviensach.vn
"Trên… ường sanh"
Tiếng thì thào gớm ghiếc dừng chân chàng. Corradino quay lại. "Có một đứa bé sao?"
"Ở… ietà… ông… ược… ói… ột… ai… anh dự gia ình… ông ai."
Tốt lắm. Hắn có thể ban điều sau chót này. Chàng gật đầu, đồng ý giữ bí mật.
"Thế còn tên đứa bé?"
"… eonora… anin."
Sự mỉa mai tột bực.
Con bé mang tên mình.
Corradino nhìn Nunzio chết, ngay khi kẻ xấu số ấy trút xong gánh nặng trong tim. Chàng không nhỏ giọt lệ nào cho Hoàng tử và chỉ thoáng buồn cho Angelina – chàng đã để tang nàng trong hai năm chàng ở Murano. Và chàng đã không yêu nàng, Corradino chưa hề yêu. Nhưng chàng đi thăm Leonora Manin hai tuổi tại Santa Maria della Pietà và phải lòng lần đầu tiên trong đời mình.
Trên bến San Zaccaria, tại lối vào Quảng trường thánh Mark, có hai cây cột trắng cao. Hai cột nâng cao tượng Thánh Theodore xứ Constantinople và con sư tử có cánh, được thành phố chấp nhận và pha tạp thành Sư tử của thánh Mark. Móng sư tử tì trên một cuốn sách, trên những trang sách có ghi "Pax Marce in Tibia" "Cầu chúc cho Thánh Mark yên nghỉ" – lời chúc hoang đường của Thiên thần khi họ phong Mark là Thánh xứ Venice. Ba cây cột cướp từ xứ Tyre xa xôi để dựng ở đây, nhưng cột thử ba đổ nhào xuống biển trong lúc bốc dỡ, và vẫn còn nằm dưới phá. Vào giây phút Corradino lần đầu tiên nhìn thấy con gái, Hươu cao cổ - gầy gò và mệt mỏi vì cuộc hành trình ba năm khắp những cung điện lớn ở Milan, Genoa và Turin – được đưa lên một con tàu trở về quê nhà. Một đống dây thừng quấn quanh cái cổ dài ngoẵng của nó, chỉ còn hai bước ngắn nữa là tới con tàu sẽ mang nó về lại với kẻ thống trị châu Phi đã đem nó cho miền Bắc mượn. Nhưng những tấm ván dốc thoai thoải lên tàu trong vắt nước mưa; con vật miễn cưỡng bước vào trong nước nhấp nhô. Như cây cột nhiều thế kỷ trước, Hươu cao cổ lao vào phá khi những người điều khiển nó cao chạy xa bay. Chiều cao kinh khủng của nó có nghĩa là người ta có thể nhìn thấy cái đầu thanh cao của nó trên mặt nước, cặp mắt nâu ướt át đảo quanh, cái lưỡi đen thè ra, khi nó nuốt phải nước biển. Đám đông tụ tập kéo mấy sợi dây thừng
https://thuviensach.vn
trơn trượt, nhưng bốn chân lóng ngóng của con vật lại quá vụng về không cứu được và, trong vòng một giờ, Hươu cao cổ chết. Nó chìm xuống đáy phá, trong bình yên tĩnh lặng, trong một cử động duyên dáng sau cùng cái cổ dài và cái đầu nặng chìm xuống tựa lên cây cột mất tích của xứ Tyre.
Chú thích
1 Sử dụng bản dịch của Hồ Thượng Tuy.
2 Paolo Veronese (1528 – 1588): Họa sĩ nổi tiếng người Ý thời Phục hưng.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 6: CHIẾC GƯƠNG
ora nhìn hình phản chiếu của mình và biết cô vừa phạm một sai lầm
N
khủng khiếp. Cô lẽ ra đã không bao giờ đến đây. Không có một sự kiên quyết nào trong ánh mắt trước đó đã ở đấy.
Mình thấy chân dung một kẻ ngốc đang nháy mắt.
Đó là ngày thứ hai của cô ở Venice và cô đang trong một chuyến đi đến Murano do khách sạn tổ chức. Mỗi năm hàng ngàn du khách được đưa bằng thuyền qua Murano, máy chụp hình trong tay. Có vẻ là họ đã đến để làm một vòng quanh các xưởng thủy tinh và trầm trồ thán phục tài nghệ của thợ thổi thủy tinh. Thực ra, những chuyến tàu như vậy đối với người Mỹ và người Nhật giàu có chỉ hơn một vòng mua sắm một chút. Trọng tâm chuyến đi của Nora đã có trước đó – một vòng năm phút quanh tầng xưởng. Cô nhìn những người đàn ông làm việc, thổi và nặn hình thủy tinh. Một sổ họ có ý định nghiêm túc, một số có kiểu bộ tịch làm hài lòng đám đông. Cô nhìn tòa nhà và những lò lửa, và biết chúng hầu như không đổi suốt bốn trăm năm. Cô rất muốn là một phần của nó, biết mình có thể làm một chút cái mà những người đàn ông này làm. Cô đứng, say sưa, bị một đám đông người Đức sốt ruột háo hức chen lấn, để đến được cửa hàng.
Để họ có thể mua một thứ làm đề tài trò chuyện bên bàn ăn tối ở Hamburg của họ, và nói với Helpmanns trong giờ cà phê, ‘Phải, chúng tôi đã mua thứ này ở Venice, thủy tinh Murano thổi chính hiệu đấy, các anh biết không’.
Đây là mục đích của họ - khu vực mua sắm rộng lớn này, sáng trưng, trắng tinh sạch sẽ, và rực rỡ thủy tinh đủ loại. Những chiếc cốc đứng thành hàng trên kệ, hàng lối thứ tự của chúng bị những chuỗi đường xoắn ốc đủ màu sắc quanh chân chúng đảo ngược. Đèn chum và những giá nến có chi tiết Ba-rốc thật kinh ngạc treo thòng trên trần nhà, chen nhau như cành cây trong một khu rừng kì ảo nào đó. Chim muông dường như được nặn ra phún thạch với đủ sắc thái của hai màu cam và đỏ. Những vật tinh xảo có độ sáng và bề mặt băng rạn chen chúc cùng những món đồ thế kỷ mười chín xấu xí kinh khủng. Những con chim núng nính mãi hoài chẳng phải hót trong mấy cái lồng mắt cáo. Còn trên các bức tường treo đầy gương soi, đủ kích cỡ, như một bộ sưu tập tranh chân dung chỉ làm nổi bật kẻ chiêm ngưỡng chúng mà thôi. Ta sẽ đóng khung gương mặt của ngươi, là lời hứa không đổi của chúng. Ngươi là đối thể của ta. Ta sẽ làm cho ngươi xinh
https://thuviensach.vn
đẹp. Cho đến khi ngươi đi qua ta và gương mặt khác nhìn chăm chăm vào sâu thẳm của ta. Bấy giờ chỉ nét mặt đó mới là cái ta quan tâm.
Giờ đây Nora đang nhìn vào một cái như thế.
Thảo nào một cái gương được gọi là gương soi. Chúng ta tất cả đều tìm kiếm cái gì đó khi ta nhìn chăm chăm vào một tấm gương. Nhưng hôm nay mình không nhìn mình, mà nhìn chính thủy tinh. Thủy tinh, thủy tinh mới là vấn đề.
Một câu thần chú để cô can đảm trở lại. Cô nhìn qua khung gương tìm sự trấn an. Kết quanh nó là những bông hoa thủy tinh với vẻ tinh tế, sắc màu làm cô cảm thấy như mình có thể ngắt ra một bông hoa và ngửi hương thơm của nó. Kỹ xảo như thế đã thuyết phục cô – không đi tiếp nữa, mà trở về.
Mình thật điên rồ. Mình sẽ xem quanh chút nữa và rồi về thẳng một mạch về nhà, về London. Mình hẳn đã điên rồ mới nghĩ là mình có thể đến đây và mong chờ một quyền gia nhập vào một trong những nghề cổ xưa nhất và khéo léo nhất ở Venice. Chỉ dựa vào tên của mình và những tài vặt của riêng mình.
Cô nắm chặt bìa hồ sơ đen khổ A4 mà cô đã mang bên mình. Nó cất những tấm hình láng bóng chụp tác phẩm thủy tinh cô đã triển lãm ở phố Cork. Cô đã tự hào về nó, cho đến khi cô nhìn thấy căn phòng này.
Điên rồ, mình sẽ đi.
"Cái gương này thật đẹp: thủy tinh Fiorato. Cô có muốn xem danh sách tất cả các mặt hàng không?"
Tiếng nói vẳng gần lại bên tai cô, làm cô choàng tỉnh khỏi giấc mộng mị buồn nản. Tiếng nói là từ một trong những quý ông nhẵn nhụi, ăn mặc tử tế đang giúp khách mua hàng. Ông ta có vẻ lớn tuổi, như chủ, tử tế. Ông có thể thấy là mình đã làm cô ngạc nhiên, và trông hối tiếc.
"Xin lỗi, cô là người Ý?"
Nora mỉm cười, xin lỗi vì phản ứng của mình.
"Không, không phải người Ý". Giờ không phải lúc giải thích phả hệ của cô. "Là người Anh".
"Tôi xin lỗi", quý ông nói bằng tiếng Anh chuẩn xác. "Nhưng quả là cô có cái vẻ người Ý. Một Botticelli", ông mỉm cười cực kỳ quyến rũ. "Cô có muốn xem catalogue và bảng giá của chúng tôi?"
https://thuviensach.vn
Nora thu hết sự quả quyết sau cùng của mình. Chuyện ông nhìn cô ra một người Ý dường như là lời mời đến một cơ hội cuối cùng. "Thật ra, tôi muốn hỏi thăm về một việc làm".
Tức thì thái độ của người đàn ông thay đổi. Nora đã tuột, trong mắt ông, từ một khách hàng giàu có xuống thành một tây ba lô không ra gì. Ông nhận được những hỏi thăm tìm việc làm trong cửa hàng như thế mỗi ngày. Sao tất cả bọn họ lại không đến Tuscany mà hái nho? "Thưa cô, tôi lấy rất làm tiếc nhưng chúng tôi không nhận người nước ngoài làm việc trong cửa hiệu".
Ông ra ý bỏ cô lại đấy. Cô nói, tuyệt vọng, "Tôi không có ý là ở cửa hiệu. Tôi muốn làm việc ở xưởng. Như một người thổi thủy tinh".
Cô không rõ lời yêu cầu nghe có vẻ lố bịch hơn bằng tiếng Anh hay tiếng Ý.
Người đàn ông giễu cợt. "Điều cô gợi ý là không thể được. Công việc ấy đòi hỏi nhiều năm đào tạo. Đó là một nghề kỷ xảo cao. Một nghề của Venice. Và," cái này là với bím tóc vàng của cô, "nghề của đàn ông". Ông quay đi khỏi cô sang một cặp người Đức đang tranh luận to tiếng về một bộ cốc nhỏ.
"Khoan đã", Nora nói bằng tiếng Ý. Cô biết mình phải đi, nhưng không thích chuyện này. Không, khi một người đàn ông cho cô là một kẻ ngốc, một sự khó chịu. Cô không thể bị xua đuổi kiểu này. "Tôi muốn mua cái gương này". Cô muốn có cái gương hoa để mang về London. Cô đã nhìn chăm chăm vào nó trong khi giấc mơ của cô đã chết và những bông hoa sẽ nhắc nhở cô nó đã từng là một giấc mơ đẹp ra sao.
Liền một mạch, người đàn ông lại đổi cung cách. Với sự quyến rũ mượt mà, ông ra lệnh cho người ta gói chiếc gương lại và dẫn Nora xuống dưới lầu đến bàn gửi hàng. Ông hỏi một địa chỉ ở Anh và Nora, bất thần không suy nghĩ, đã cho địa chỉ của mẹ cô. Chiếc gương có thể ở lại với Elinor cho đến khi Nora tự thu xếp ổn thỏa bản thân mình. Cô nản lòng ghi ra các chi tiết và ký vào tờ phiếu thẻ tín dụng Amex trong khi người đàn ông liếc nhanh kiểm tra chữ ký của cô.
Cô thậm chí đã bước xuống cầu thang rồi, người đàn ông gọi cô lại. "Thưa cô?"
Cô quay lại bàn, giờ đã mệt mỏi vì chuyến đi. Giờ đây cô chỉ muốn mỗi một thứ là có thể ra về, trở lại thuyền với tất cả khách du lịch còn lại. Vì đó là nơi giờ đây cô thuộc về.
https://thuviensach.vn
"Có sự cố gì sao?" cô hỏi.
Người đàn ông nhìn vào địa chỉ của mẹ cô, rồi nhìn sang tờ phiếu Amex của cô.
"Manin?" ông nói. "Tên cô là Manin?"
"Vâng".
Ông gỡ cặp kính hình bán nguyệt ra như thể bị quáng mắt. Bằng tiếng Ý, như thể không còn có thể cân nhắc tiếng Anh của mình được nữa, ông nói. "Cô có phải là – cô có biết… cô đã bao giờ nghe tên Corrado Manin, còn được biết là Corradino?"
"Có, ông ấy là ông tổ trực hệ của tôi. Ông ấy là lý do mà tôi muốn đến đây, và học nghề thủy tinh". Cô bỗng thấy cay cay trong mắt. Cô là một kẻ thất bại khốn khổ, một phụ nữ không có khả năng làm mẹ, một người vợ không thành, một kẻ mạo hiểm thua cuộc vào một việc vô ích. Cô muốn bỏ đi, trước khi cô khóc trước mặt người đàn ông này. Nhưng, thật ngạc nhiên, ông ta chìa bàn tay ra ngăn cô lại. "Tôi là Adelino della Vigna. Đến đây với tôi một lát, tôi chỉ muốn kiểm tra chút xíu".
Nora để ông nắm cùi trỏ dắt mình đi, không phải xuống cầu thang chính mà qua một cửa hông trông nguy hiểm, có ghi "Privato". Mấy người Đức đứng nhìn quan sát, chắc chắn là ả độc thân đó bị tóm vì tội cắp vặt.
Nora theo Adelino xuống một cầu thang sắt, cho đến khi mùi và sức nóng cho cô biết là họ đang đi đến gần tầng xưởng. Ông dẫn cô qua một cánh cửa kéo nặng. Chất liệu của nó ấm vì nhiệt độ bên trong. Lần đầu tiên cô cảm thấy sức nóng hừng hực của lò nấu thủy tinh.
Giống như ngày 5 tháng Mười một khi trước người ta ấm lên vì lửa trại nhưng lưng ta vẫn lạnh.
Adelino dẫn cô đến lò lửa, đáp lại vắn tắt bằng tiếng Ý những tiếng huýt sáo và chòng ghẹo của các thợ cả có những nhận xét có thể đoán trước được về chuyện ông già Adelino bước vào cùng một cô gái trẻ tóc vàng. Ông già cởi áo khoác ra và cầm lên một cái ống thổi. Nora bắt đầu giới thiệu cặp hồ sơ của mình, nhưng Adelino hất đi. "Cô ném cái ấy vào lửa thì hơn. Ở đây ta bắt đầu lại cả". Ông ấn ống thổi vào lửa, trộn than cho đến khi than bắn lên. "Tôi điều hành nơi này. Tất cả những gì tôi lo liệu lúc này là cửa hàng và gửi hàng, nhưng tôi đã từng thổi thủy tinh, trước khi phổi tôi chẳng còn. Cho tôi thấy cô có thể làm gì với thứ này".
https://thuviensach.vn
Nora cởi áo khoác rồi liệng nó ra sau một đống xô. Cô rón rén cầm lấy cái que, biết là mình chỉ có một cơ hội.
Hãy giúp con, Corradino.
Nora gom thủy tinh nấu chảy trong lò ra và bắt đầu, nhẹ nhàng, thổi thủy tinh. Cô lăn nó, nung nóng lại, nặn và thổi, nín hơi cho đến khi bong bóng thành hình. Chỉ khi đã hài lòng rồi cô mới hít vào lại. Corradino đã nghe thấy cô. Thật hoàn hảo.
Nora uống tách trà espresso khó chịu, đen đặc mà Adelino rót cho cô trong khi ông lục lọi cái bàn bừa bộn tìm cây bút.
"Tôi sẽ nhận cô vào học việc, trong một tháng, thử việc. Lương thấp, và co sẽ chỉ là người giúp việc cho thợ cả. Không có thành phẩm. Cô hiểu chứ?"
Nora gật đầu, hoài nghi. Ông đưa cho cô một tờ đơn đầy chữ viết mực nguệch ngoạc.
"Cầm cái này đến Questura – Sở cảnh sát ở Castello. Nó ở Fondamenta San Lorenzo ấy. Cô cần phải kiếm một giấy phép cư trú và một giấy phép làm việc. Việc này sẽ mất chút thời gian, nhưng sẽ được việc bởi cha cô là dân thành phố, và cô đã chào đời ở đây". Vì lúc này Nora đã kể tiểu sử của mình cho ông nghe. "Tạm thời thì đưa tờ đơn này đi cho họ đóng dấu và cô có thể làm việc ở đây trong khi việc giấy tờ được xúc tiến". Ông nhún vai một cách biểu cảm. "Đây là Venezia, và nàng ta thong thả thời gian ngọt ngào của nàng".
Nora rón rén để cái tách xuống bàn, sợ rằng bất kỳ cử động đường đột nào cũng có thể làm vỡ tan bùa mê; rằng cô sẽ tỉnh dậy và thấy mình trong Gương Soi lần nữa, nhìn chăm chăm hình phản chiếu của mình trong cửa hiệu. Adelino bắt gặp ánh mắt của cô.
"Hãy hiểu điều này. Cô có chút tài năng cho việc này, vốn có thể phát triển. Nhưng tôi thuê cô chỉ vì họ của cô, và lòng tôn trọng của tôi đối với nghệ thuật của Corradino. Cố mà sống xứng đáng với ông ấy". Ông đứng lên để giải tán. "Hãy có mặt ở đây đúng 6 giờ sáng thứ Hai. Không đến trễ. Nếu không, cô sẽ bị sa thải trước khi cô được thuê". Ông tự cho phép mình một nụ cười vì câu nói dí dỏm làm dịu bớt vẻ cộc cằn trong lời nói. "Giờ tôi phải trở lại cửa hiệu đây".
Nora loạng choạng bước ra ngoài ánh sáng ban ngày, choáng váng vì ngờ vực. Cô nhìn tòa nhà màu đỏ thấp và dài là nơi làm việc mới của cô, những dãy nhà nhỏ màu đỏ gần con kênh, và cái bảng chỉ đường mờ mịt trên tường. Cô nhìn ngây.
https://thuviensach.vn
Fondamenta Manin. Đường Manin. Con đường chính ở Murano được đăt tên theo Corradino. Tên Daniele. Tên mình.
Xa xa, những chop nhà thờ San Marco vươn lên, một cái mũ miện với vẻ đẹp sắc sảo đội trên phá. Nora chưa từng nhìn thấy Venice từ góc độ đó trước đây. Cô nhảy cẫng lên cao hết mức và thét lên sung sướng, rồi nhập bọn với đám người Đức ngạc nhiên trên con thuyền đang chờ.
Từ cửa sổ văn phòng mình, Adelino nhìn theo cô, và nheo nheo cặp mắt đăm chiêu với một vẻ khó hiểu mà người vợ quá cố của ông có thể nhận ra là một dấu hiệu nguy hiểm. Cái nhìn đăm đăm của ông sáng lên nới chính cái bảng tên đường mà Nora vừa nhìn thấy. Fondamenta Manin. Toàn bộ nơi này đã được đặt theo họ của cô ta. Dòng họ của cô ta thổi thủy tinh, thời xa xưa. Cô ta có tài – tài năng sẽ nhanh chóng phát triển. Cô ta có Corradino vĩ đại trong phe mình. Và cô ta rõ ràng là xinh đẹp.
Ông xoay lưng lại cửa sổ và nhìn thẳng văn phòng mình và thực tại. Đây không phải là thế kỷ thứ mười bảy. Xưởng này, hay thành phố này, không còn nắm độc quyền làm thủy tinh nữa. Murano và San Marco đầy những xưởng thủy tinh và cửa hiệu quà lưu niệm bán mấy thứ lòe loẹt và kẹo thủy tinh, bánh kẹo cho du khách mua về nhà. Sự cạnh tranh để giành sự lui tới của khách du lịch giàu có hơn, những người Mỹ và người Nhật có thể chi tiền cho một thứ lớn hơn ấy, rất khốc liệt. Adenino buộc phải đưa ra những đề nghị bất lợi với các khách sạn độc quyền hơn để tổ chức các tour thủy tinh. Và dạo này du khách thường chụp hình và trở về tàu mà không đặt mua gì ở cửa hiệu của ông cả.
Ông nặng nề ngồi xuống bên bàn. Việc kinh doanh của ông đang gặp khó khăn, vậy sao ông vừa mới thuê một cô gái non nớt, người ông sẽ phải trả lương? Sao đầu ngón tay ông ẩm ướt mồ hôi rịn ra? Sao tim ông đập nhanh thế? Adelino bắt đầu thấy háo hức, khi những con nước mậu dịch già nua đang lên xuống trong huyết quản của ông. Một cô gái đáng yêu, một ông tổ thiên tài nổi tiếng, và xưởng thủy tinh đang phải gắng gỏi của chính ông. Tất cả chúng hợp lại thành một từ: cơ hội. Đó là một trong những thứ ưa thích của ông.
Bốn ngày sau, Elinor Manin nhận được một bưu phẩm gói cẩn thận tại nhà bà ở Islington. Đó là một chiếc gương thủy tinh Venice tuyệt mĩ, điểm xuyết bằng những bông hoa thủy tinh thanh tú đến như hoa thật. Không có mẩu thư nào, Elinor ngồi nơi bàn bếp, nhìn gương mặt sáu mươi tuổi của mình qua cái gương tựa trên giấy gói. Bà bắt đầu khóc, những giọt nước mắt nóng hổi bắn lên thủy tinh lạnh.
https://thuviensach.vn
Bà cảm thấy như thể không hiểu vì sao, từ thế giới bên kia, tấm gương là của Bruno.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 7: SƯ TỬ VÀ CUỐN SÁCH
uestura ở Castello là một tòa nhà quyến rũ. Như nhiều văn phòng thị
Q
chính ở Venice, Sở cảnh sát trong quá khứ là một dinh thự và sự tồn tại ngày xưa cả nó được những thanh song ở các cửa sổ Ma-rốc của nó tiết lộ. Dù là vậy, Nora cũng sẽ vui nếu đến thăm nó chỉ một lần này thôi.
Hóa ra không phải vậy. Sự vận hành chậm chạp của nền hành chính ở Venice có nghĩa rằng đây là lần thứ sáu trong vòng bốn tuần cô đến đây. Cô đã điền hết mẫu đơn này đến mẫu đơn khác, tất cả đều có những cái tên và con số không hiểu được. Cô đã xuất trình từng giấy tờ hay chứng chỉ một ghi lại đời cô, từ giấy khai sinh đến giấy phép lái xe. Và mỗi lần cô tiếp xúc một cảnh sát khác nhau, thuật lại chuyện của mình từ đầu, đối phó với những phản ứng đi lại một vẻ ngờ vực ra mặt đến sự dửng dưng rõ ràng. Quý cô người Anh này không hiểu sao cũng được cho học việc với các thợ cả ở Murano, và giờ cần một giấy phép cư trú và một giấy phép làm việc. Mỗi cảnh sát có một cách giải thích khác đi về hoàn cảnh của cô. Cô phải có một địa chỉ nhà thuê ở Venice, rồi sau khi cô có được giấy phép cư trú, lúc đó cô sẽ xin cấp giấy phép làm việc. Không, một người khác nói, cô ta phải được cấp giấy phép làm việc trước, rồi đưa cho ông chủ của cô xác nhận, lúc đó cô sẽ đủ điều kiện thuê chỗ ở trong sestiere, rồi cô có thể xin một giấy phép cư trú.
Mình muốn thét lên.
Cung cách của Nora đã thay đổi sau những lần đến này từ thái độ thân thiện, có chút ngạo mạn của cô gái tóc vàng mà suốt đời cô thấy rất hợp với giới viên chức đến thái độ không khoan nhượng, khắt khe của một bà già cay nghiệt. Tiến trình xin giấy phép của cô, dù vậy, vẫn y như cũ, giữ nguyên tình trạng bất động hoàn toàn.
Mình có một giấc mơ lặp đi lặp lại như ở đó mình lênh đênh trên mặt phá, tợp lấy không khí, nhưng không thể bơi lên mặt nước vì bị cột chặt với hàng lớp lớp quan liêu.
Hôm nay, một ngày thu đẹp tuyệt trần, cô bước qua cánh cửa Sở cảnh sát với một sự cương quyết đanh thép. Vẻ mặt cô căng cứng những nụ cười giả tạo.
Mình đã ở Venice một tháng tròn rồi. Mình phải lo vụ này cho xong.
https://thuviensach.vn
Tháng rồi đã trôi qua với sự co giãn kỳ lạ vẫn là nét đặc trưng của những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời. Một mặt, thời gian lên đi với một tốc độ khiến Nora ngạc nhiên. Mặt khác, cô không thể tin nổi là chỉ với một bốn tuần trước thôi cô đang sống tại Belmont, giữa những mảnh vỡ của cuộc hôn nhân đã chết. Cô đã làm việc cật lực tại xưởng từ hôm thứ Hai đầu tiên ấy, khi cô bước vào đó với cái vẻ của một người ngày đầu tiên đến trường. Cô đã buộc tóc trong một chiếc khăn choàng đầu và mặc cái quần jeans cũ nhất để cố gắng hòa mình càng nhiều càng tốt. Chuyện đó giờ chẳng giúp được gì. Nóng đến nỗi trong vòng nửa giờ cô đã phải tháo cái khăn choàng đầu và mặc quần jeans, chân trần và áo vest mà làm việc, để thấy những bình luận có thể đoán trước được từ những người khác.
Nhưng nói chung, ngày đầu tiên của Nora tại xưởng vừa mệt nhoài vừa vui vẻ. Hầu hết đàn ông đều thân thiện có ý tứ theo cái cách khiến cô bất ngờ rằng họ đã được Adelino chỉ thị. Hai trong số những thợ thổi thủy tinh trẻ hơn, một cặp đẹp trai có phần nào như một bộ đôi, rất thân thiện, sẵn lòng giúp đỡ và theo dõi tiến bộ của cô bằng cặp mắt đen đánh giá. Cô ra về khi những người khác về, tự chúc mừng mình đã không phạm lỗi lớn nào ngày hôm đó, và làm lấy hài lòng khi hai đồng nghiệp trẻ mời đi uống nước cùng mọi người. Adelino không đi cùng bọn họ, nhưng cho là cô an toàn trong bọn mà Nora cảm kích đi theo xuôi Fondamenta Manin đến một quán rượu sáng đèn ấm cúng mời chào. Các thợ cả rõ ràng là những khách quen, vì mười chai bia Peron ‘như thường lệ’ của họ đã sẵn trên quầy bar như mấy chai màu xanh lá trong bài hát (Ten Green Boltles là bài hát dành cho trẻ em rất phổ biến ở Anh). Nora ngồi phịch xuống cái ghế ở quầy bar mà Roberto hào hoa mời và vặn đầu quanh cần cổ nhức mỏi. Cô nghe thấy vài người trong cánh đàn ông nhóm họp đùa chuyện đấm bóp cho cô và cô mỉm cười hùa theo.
Mình phải làm quen với mấy trò đùa phá rối và trò đùa kiểu ở phòng thay đồ. Mình không được dần rút lui vì tất cả ấy. Đây là thế giới của đàn ông – đã luôn như thế - và mình phải học cách ăn khớp với nó. Không cư xử kiểu công chúa.
Cô ấn chai bia Peronu lạnh lên trán còn nóng và ửng hồng bởi nụ hôn của lò lửa, và cảm thấy cái lạnh đông lại dễ chịu nhỏ giọt xuống bên má. Cô tợp một hơi dài bia lạnh và khi môi cô chạm chai và răng cô va lanh canh vào thủy tinh, cô nghĩ đến tính kế tục trong nghề của người làm thủy tinh. Ở đây trong tay cô là một cái tương đương với những vật phẩm do Corradino và các đồng nghiệp của ông làm, nhưng giờ đây được sản suất hàng loạt, tái chế, vô hồn và tiện dụng. Phía trên quầy rượu kênh MTV đang gào thét, cắt ngang dòng suy nghĩ của cô, rồi Roberto gật đầu ra hiệu cho cô qua một cái
https://thuviensach.vn
bàn nhỏ bên góc mà Luca tìm được. Nora ngồi xuống, mỉm cười, và trả lời các câu hỏi của họ về London, Chelsea FC và Robbie Williams theo trật tự ấy. Đến lượt mình, cô được biết cả hai anh chàng đều là con trai thợ thổi thủy tinh.
"Thật ra", Luca nói, "Roberto đây có lịch sử thổi thủy tinh lâu đời nhất trong tất cả bọn tôi ở đây, dù hắn là đứa trẻ nhất".
"Nhưng là người tài năng nhất". Roberto nói thêm, cái cười toe toét ngây thơ của y giảm bớt vẻ khoe khoang.
"Thật ra chuyện đó đúng một cách khó ưa". Luca phản công. "Ông già Adelino lúc nào cũng giả vờ khen cậu thôi".
"Ông ấy nói tôi thừa hưởng ‘hơi thở’ của gia đình", Roberto nhún nhường giải thích cho Nora.
"Phải", Luca bịt mũi, "Tớ nghĩ tớ biết ý ông ấy muốn nói gì. Cậu thối".
Roberto bợp tai Luca và cả hai cười ầm lên. Nora dịch người trong ghế và bỗng cảm thấy mình già vô cùng. Mấy anh chàng này hấp dẫn, nhưng có chút… non nớt? Cô kéo cuộc trò chuyện trở lại điểm mình quan tâm và nói Roberto. "Gia đình anh à? Họ vẫn trụ lại trong nghề à?"
"Mãi mãi. Đúng ra là từ thế kỉ mười bảy kia. Ông tổ tôi, Giacomo del Piero, hồi đó là thợ cả của chính xưởng chúng tôi".
Thế kỉ thứ mười bảy! Corradino cũng đã có thể có mặt ở đó nữa! Hai người đàn ông này có thể đã quen biết nhau?
"Tôi cho là", Nora bắt đầu một cách hờ hững, nén lại sự phấn chấn của mình, "hồi ấy ở đây có nhiều xưởng khác nhau?"
"Không", Luca nói, người xem ra có chút trí thức hơn đồng nghiệp của mình, "Hồi ấy, ở Murano chỉ có một xưởng thủy tinh. Venice vẫn còn là một nước Cộng hòa nên sẽ dễ dàng hơn khi kiểm soát độc quyền theo cách ấy. Tất cả thợ thổi thủy tinh ở Venice đã sống và chết ở đây sau khi xưởng được dời đến vào năm 1291. Thật ra họ bị đe dọa tội chết nếu cố bỏ đi. Và nếu có ai thoát được thì gia đình họ sẽ bị tù đày hay sát hại để buộc kẻ bỏ trốn phải trở về". Luca dừng lại để nhấn mạnh sự ghê tởm này và nốc một ngụm bia. "Sau khi quốc gia – thành thị sụp đổ, có nhiều xưởng nữa phát triển ở đây; có chừng ba trăm xưởng trong thành hồi ấy. Nhưng rồi Murano suy tàn khi độc quyền ngành thủy tinh mất đi và các xứ khác biết cách làm ra thủy tinh tốt. Vào năm 1805, phường hội thủy tinh đã bị bãi bỏ, các lò nung đóng cửa và nhưng thợ thủ công lang thang khắp châu Âu".
https://thuviensach.vn
"Ngày nay nghề này khác rồi", Roberrto chen vào, "Vào thời Giacomo, mọi đồ thủy tinh đều được làm ra ở đây, từ cái chai đơn giản nhất", y huơ chai Peroni như lặp lại chính suy nghĩ của Nora, "đến những tấm gương tinh xảo nhất. Giờ thì, mỗi ngày đồ thủy tinh được sản xuất trong những nhà máy chai khổng lồ ở Đức, hay Dulux ở Pháp hay Palaks ở Thổ Nhĩ Kỳ. Phao cứu sinh duy nhất của chúng tôi là thị trường chất lượng cao – ‘nghệ thuật’, nếu cô muốn nói thế. Khách du lịch là khách hàng duy nhất của chúng tôi, và xưởng của chúng tôi chỉ chiếm được một phần nhỏ trong thị trường đó. Hiện nay cạnh tranh khốc kiệt. Thật ra", đến đây y nhìn Nora một cách suy đoán, "cô thật may mắn được nhận vào".
Nora cụp mắt xuống khi Roberto nốc một ngụm bia. Cô thấy lúng túng, gần như bị coi thường, nhưng Roberto nói tiếp.
"Thế nên cô có thể nói Giacomo là người giỏi nhất hồi ấy". y kết luận, "vì ông là thợ cả của xưởng duy nhất".
Cô để ý thấy Roberto nói về sử xưa như thể nó chỉ cách đây không quá một nhịp tim. "Anh nói về ông ấy cứ như là anh đã gặp ông ấy rồi vậy", cô nói, nhận ra cái gì đó trong tình cảm của chính mình.
"Mọi người dân ở Venice đều thế cả." Roberto mỉm cười. "Nơi đây quá khứ ở khắp xung quanh. Nó chỉ mới xảy ra hôm qua đây thôi".
Nora nhận ra mối liên hệ với ông vua của y mà cô đã cảm thấy đối với Corradino. Và điều này giúp cô quyết định. Cô sẽ chia sẻ lịch sử của mình. "Tất cả chuyện này này quả thực kỳ lạ, vì ông của tôi cũng đã làm việc ở đây, khoảng thời gian ấy. Chắc hẳn ông biết Giacomo. Tên ông là Corrado Manin, còn được biết là Corradino. Anh đã bao giờ nghe tên ông ấy chưa?"
Mặt Roberto bỗng nhiên lặng phắc. Y và Luca nhìn nhau một cái. "Chưa", y nói cộc lốc. "Xin lỗi. Một Peroni nữa?" Y tức thì đứng lên và đi qua quầy rượu mà không chờ câu trả lời.
Nora sững sờ, mặt cô rần rần như bị tát. Điều gì làm y khó chịu vậy? Cô quay ra Luca, kẻ đang rạng rỡ với cô một cái cười duyên dáng. "Đừng để ý Roberto. Gã có hơi buồn cười trong chuyện ông tổ của gã. Nghĩ ông ấy sở hữu xưởng. Gã luôn bắt Adelino đề bạt hồ sơ của mình, và bán thủy tinh để giới thiệu dòng họ del Piero. Có lẽ tưởng cô đang cố chen chân vào."
"Nhưng… Tôi không… Tôi…"
"Thật ra, chuyện đó tuyệt mà. Quên đi. Gã lại rồi kìa".
https://thuviensach.vn
Khi Roberto quay lại với ba chai Peroni nữa thì Nora cố hết sức đặc biệt duyên dáng, phỉnh nịnh y bằng cách hỏi về thủy tinh khi cố chuộc lại lỗi lầm của mình, dù cô vẫn chưa hoàn toàn rõ mình đã làm gì sai. Roberto trở nên bớt căng thẳng và tỏ một số dấu hiệu là đã dịu đi, nhưng còn một điều khác nữa – thời gian trôi qua và y đang trở nên say khướt. Đã muộn rồi và Nora bắt đầu băn khoăn về chuyến tàu về lại Venice thì cô chợt nhận ra là Luca đã bỏ đi nhà vệ sinh khoảng hai mươi phút rồi và không quay lại. Cô liếc quanh quán rượu nhưng chẳng thấy gã đâu cả, và hơn nữa, tất cả các thợ cả khác cũng đã về rồi. Cô không thấy ai quen cả.
Ôi Chúa ơi.
Nora thở dài nóng nảy. Cô bỗng dưng bị đưa trở lại St Martin’s mười năm trước, khi nhiệm vụ chẳng vui vẻ gì của cô là phải lùa mấy người bạn sướt mướt về nhà vì họ đã say bí tỉ. Dĩ nhiên lúc này đây cô không phải làm việc đó, ở tuổi cô, cho gã say khướt này? Cô rủa thầm và nắm cánh tay Roberto, giúp y lảo đảo ra bên ngoài. Y hơi loạng choạng bên bờ kênh, và cô băn khoăn không biết y có nôn không, nhưng rồi y mỉm cười phóng đãng và bất thình lình lao tới cô, dữ dội cắm môi lên môi cô.
Phản ứng của Nora có kiểu như thời Victoria đến nỗi nó khiến cô ngạc nhiên. Cô xô gã ra và giáng cho gã một cái tát nhức ngối đến suýt hất gã xuống kênh. Chuyện đó khiến Roberto tỉnh rượu hẳn. Những nét đẹp của gã biến mất khi đôi môi đẹp cong lên thành một nụ cười khẩy, và Nora đột nhiên thấy sợ. "Thôi nào", gã nói, sán tới lần nữa. "Cô nợ tôi cái gì đó, đồ gái hư nhà Manin".
° ° °
Nora quay lại và bỏ chạy.
Cô dừng bước cho đến khi đến được trạm Farovaporetto, nhưng cô chợt nảy ra ý nghĩ là cả Roberto cũng sẽ đi đường này, vì đó là fermata gần nhất trên đảo. Run rẩy và nóng ruột, biết mình là người duy nhất chờ, cô vẫy một chiếc xuồng máy đi ngang và trả thêm rất nhiều tiền để trở về khách sạn.
Ngày hôm sau và suốt nhiều ngày nữa cô đã gặt hái phần thưởng của mình. Roberto đã làm phần việc của y – giờ thì không một ai nói chuyện với cô nữa. Cô băn khoăn không biết y đã kể cho tất cả họ nghe gì về cô tệ đến độ cả Luca niềm nở cũng gần như không nhận mặt cô. Roberto hoặc là phớt lờ cô, hoặc cố làm cho đời cô thêm khó khăn bằng những biểu hiện nóng nảy hay thù hận nhỏ nhen. Đồ nghề của cô thường lạc mất, các thử nghiệm thủy tinh nho nhỏ của cô thấy bị đập vỡ. Với nghi ngờ ngày một tăng, Nora nhận ra rằng mình đang bị ức hiếp. Cô bắt đầu cảm thấy chính nỗi sợ mà cô đã
https://thuviensach.vn
thấy hồi đi học khi cô chạm trán mấy đứa con gái lớp sáu mắt kẻ đậm đen gọi cô là ‘hippy’ vì mái tóc dài của cô. Cô chưa bao giờ hình dung được là một người đàn ông lại có thể nhỏ nhen đến thế với một phụ nữ đã khước từ sự quyến rũ của mình. Cô đã cho là sau sự việc xảy ra, cô chỉ đơn giản là không còn nằm trong tầm ngắm của Roberto nữa thôi. Đôi khi cô thấy một cái lạnh nơi cổ và quay lại thì thấy y đang nhìn cô chằm chằm với vẻ căm hận lạnh lùng, đến nỗi cô cảm thấy chắc chắn có cái gì đó không bình thường ở y – cái gì đó còn hơn cả sự cự tuyệt tình dục làm y căm giận cô.
Nhưng có thể là cái gì đây? Mình hầu như không quen y. Y bị mất cân bằng?
Giờ thì cô chẳng còn ai, trừ một người dịu dàng tên Francesco – kẻ thỉnh thoảng, không cười, chỉ cho cô cách làm việc của mình cho đúng và rồi đáp lại lời cảm ơn của cô bằng một cái gật đầu nhút nhát. Cô biết tất cả họ đang chờ cô đầu hàng và về nhà. Cô thấy Adelino thỉnh thoảng khi ông xuống tầng xưởng, và hoan nghênh sự có mặt của ông như cô vẫn hoan nghênh sự xuất hiện của một giáo sư trong những giờ ra chơi dài ở trường. Cô biết rằng, khi ông có mặt, trò bắt nạt sẽ dừng. Cô biết ông kiểm tra sự tiến bộ của cô, nhưng đến nay ông chưa có cớ nào để nói với cô về điều ấy.
Nhưng trong cái bong bóng đơn độc của mình, cái lọ tĩnh lặng kín mít của riêng mình, cô biết công việc của mình đang khá lên. Khi không có mặt đồng nghiệp hay những cuộc chuyện trò thì thủy tinh trở thành bạn của cô. Cô bắt đầu hiểu nó theo cách mà cô sẽ không thể hiểu nếu bị những lời giễu cợt và chuyện trò làm xao lãng. Nhiệm vụ của cô ở giai đoạn này không có gì ngoài nấu chảy thủy tinh, làm sạch tạp chất, và thỉnh thoảng thổi bong bóng. Cô không có nhiệm vụ tạo hình hay nặn những quá những thứ thô sơ nhất, nhưng cô làm nguội và nung lại đôi chút. Vậy nhưng cô bắt đầu thấy hợp chất Silic và cát này như một cái gì đó sống và hữu cơ. Cô hiểu rằng nó thở - hít vào oxy cũng tham lam như bất kỳ sinh vật nào đang sống. Nó có tâm trạng – từ đỏ rực đên vàng mật đến trắng pha lê. Nó có kết cấu. Đôi khi trôi chảy như nước đường, có lúc lại rắn như thép đã tôi. Cô có thể tin chắc là vào thời Corradino, người ta đã làm dao bằng thủy tinh – chí mạng, im lặng. sạch sẽ.
Corradino. Cô nghĩ đến ông liên miên. Cô cảm thấy như thể thủy tinh gắn liền họ, là nó được kéo ra giữa họ cho đến khi mối liên lạch mảnh và căng như tơ đàn violongxen, ấy vậy mà vẫn âm vang một nốt trầm, dài qua hàng thế kỷ.
Ông ấy bầu bạn với mình trong khi những người khác trò chuyện quanh mình. Mình trò chuyện với ông.
https://thuviensach.vn
Thấm từng chút một, tiếng Ý của Nora đã khá hơn và nhanh chóng xuất sắc. Khi tháng thử việc kết thúc, cô đến gặp Adelino, người bày tỏ niềm vui trước tiến bộ của cô và nguyện vọng được ở lại của cô. Nhưng ông lo là cô vẫn chưa có được giấy phép làm việc, và có vẻ như đặc biệt yêu cầu cô xin cho được giấy phép, như thể chính ông đang chuẩn bị cho một thời khóa biểu nào đó được giữ kín.
Vậy là Nora trở lại Đồn cảnh sát. Khi bước vào sảnh cô kiên quyết sẽ không ra về nếu không lấy được giấy phép. Cô kiên nhẫn chờ trong khu vực đã được chỉ định, đọc hàng đống tờ rơi và áp phích về những mối hiểm họa của ma túy, các hướng dẫn dành cho thuyền máy, tội phạm đường phố. Cuối cùng khi cô được chỉ qua một văn phòng phía trong. Nora thở dài khi thấy gã cảnh sát trẻ bảnh bao ra tiếp cô là người mà cô chưa quen, và cô chuẩn bị lặp lại toàn bộ câu chuyện lần nữa.
Anh chàng này, dù có cung cách đường đột, xem ra biết nhiều hơn những người đã đi qua trước đó. Y có vẻ khá quen thuộc với trường hợp của cô. Cô thấy bất ngờ về chuyện đó đến độ phải nửa giờ sau cô mới nhận ra là mình đã gặp y rồi.
Nhiều năm sau cô vẫn nhớ chính xác cái khoảnh khắc khi cô nhận ra điều này. Y xem xét kỹ hồ sơ của cô và hình như nhận ra một sự sai khác. Y nhìn từ giấy khai sinh của cô qua tờ đơn yêu cầu cấp giấy phép làm việc rồi hơi nhíu mày.
"Thưa cô". Y lật lật mấy tờ giấy. "Ở đây trong đơn xin của mình cô đã điền tên mình là Nora Manin". Y hơi khựng lại ở cái tên nước ngoài. "Nhưng trong khai sinh của cô tại Ospedali Civili Riuniti ở Venice này thì cô tên là Leonora Angelina Manin. Cô cố thể giải thích điều này cho tôi không?"
"Đó là chữ viết tắt. Vì tôi được nuôi nấng ở Anh nên mẹ tôi đặt tên Anh theo tên Ý của tôi".
Viên cảnh sát gật đầu, mắt nhìn mấy mẫu đơn. "Tôi hiểu. Nhưng cô hiểu cho, tôi sẽ cần cô điền mẫu đơn này lần nữa với tên thánh của cô". Y đứng lên và lôi ra một mẫu đơn màu da bò khác từ một ngăn tủ hồ sơ gần đó.
Nora cố kiềm chế cơn thịnh nộ. "Tôi chỉ cần sửa mẫu đơn này thôi được không?"
Đáp lại, viên cảnh sát trẻ kiếm cây bút của mình, mở nắp và đặt nó dứt khoát trước mặt cô.
Nora sôi sục lên khi điền lại mẫu đơn lần nữa, nhẩm tính đây là lần thứ tư mình làm việc này. Mỗi lần đều vì một sai sót vặt vãnh như cái này đây. Tệ
https://thuviensach.vn
hơn nữa, tờ này đã được Adelino ký, vậy là giờ cô phải nhờ ông làm lai, có nghĩa là ít nhất một chuyến đến đây nữa. Nora rủa thầm tờ đơn, nguyền rủa thành phố, rủa gã cảnh sát có móng tay sạch sẽ là một kẻ ưa làm khó dễ đến độ bắt cô phải chịu đựng thử thách gay go này. Cuối cùng khi điền xong, cô nhìn y kiểm tra cẩn thận tờ đơn, căm giận y.
"Tốt, được rồi". Cuối cùng y nói. Y trả lại tờ đơn. Khi làm vậy y nói, với nét thân thiện đầu tiên của mình, "Cô biết không, Leonora là một cái tên hay hơn Nora nhiều. Và nó là tên phù hợp cho một người Venice. Thấy không". Y chỉ con Sư tử của Thánh Mark, trang trí trên đầu tờ đơn của Nora. "Sư tử, II Leone, Leonora". Y ngước mắt nhìn Nora lần đầu tiên, và cuối cùng cô cũng đã nhận ra. Y là người đàn ông ở Pieta, người đã liếc nhìn cô tại buổi hòa nhạc Vivaldi.
Cô tự hỏi không biết y có nhận ra mình không trước khi cô nhận ra cái y vừa nói về tên mình. Cô thấy ấn tượng vì đó là điều ngược lại với cái tên Stephen đã nói với cô – tên Leonora phô trương và kiểu cách. Ở đây thì không thế. Ở đây nó phù hợp. Ở đây Nora là một cái tên xa lạ, một tên Anh, một cái cớ để bình phẩm. Cô đang trở thành một người Venice. Cô nhìn người đàn ông đã gợi ý sự hiển linh này và mỉm cười.
Y mỉm cười đáp lại rồi tức thì sự chuyên nghiệp trở lại. Y nhìn lại xuống mấy tờ đơn. "Cô vẫn đang ở khách sạn Santo Stefano?"
"Vâng".
Viên cảnh sát hít vào một hơi thật sâu, tạo ra cái âm thanh riêng biệt đó, mà trong bất kỳ ngôn ngữ nào cũng biểu thị một tốn kém ghê gớm.
"Tôi biết. Tôi đang tìm một căn hộ". Nora cảm thấy sự cấp bách hơn ai hết. Tiền bán Belmont đang tan nhanh, và một tháng trong một khách sạn đã chẳng giúp được gì.
Viên cảnh sát trông trầm ngâm. "Tôi có quen một người có thể giúp cô. Em họ tôi là người môi giới cho một số căn hộ ở San Marco. Nếu cô cần, tôi có thể chỉ cho cô vài chỗ. Hay là cuối tuần nhé? Tôi được nghỉ vào thứ Bảy?"
Nora cảm thấy nghi ngại. Ký ức buổi tối với Roberto và Luca vẫn còn in đậm trong tâm trí cô. Nhưng người đàn ông này là một viên chức. Mà cô lại cần một căn hộ. Tuy nhiên cô quyết tâm thu xếp các cuộc gặp gỡ tương lai trong sự an toàn vào ban ngày.
"Ba giờ có được không?"
Y gật đầu.
https://thuviensach.vn
"Ở đâu?" cô hỏi.
Y đứng dậy mở cửa cho cô. "Cantina Do Mori được không? Hai Người Ma rốc? Ở San Polo?"
Còn đâu khác được nữa. Một quán nước ít người biết đên, cổ xưa và không thay đổi. Với một khách du lịch, y đã có thể gợi ý Florian’s. Cô cảm thấy hãnh diện. "Tuyệt lắm".
Y chìa tay ra và cô chuẩn bị ra về, và khi cô cầm bàn tay y thì y nói, "Tôi là cảnh sát Alessandro Bardolino".
Cô mỉm cười. "Thế thì ở Do Mori, cảnh sát Bardolino".
Và Leonora Manin ra khỏi Questura, một lần nữa vẫn chưa có giấy phép làm việc.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 8: MIỆNG SƯ TỬ
ần đầu Corradino chạy trốn đến Murano để giữ lấy mạng sống của mình
L
đã diễn ra như thế này.
Manin là một dòng họ hùng mạnh và giàu có. Họ đã tích lũy được một cơ đồ đáng kể từ các quyền lợi thương mại dọc Biển Đen đến Levant và Constantinople. Đến giữa thế kỷ thứ mười bảy, họ đã đạt được một quyền lực chính trị đáng kể, khó bì kịp.
Chủ gia đình, Corrado Manin, sống với hai em trai sinh đôi của mình là Azolo và Ugolino, trong một palazzo lớn ở Campo Manin, một quảng trường được đặt tên để tỏ lòng kính trọng gia đình. Corrado cưới một người vợ, Maria Bovolo – một phụ nữ có nhân cách tốt và những mối quan hệ còn tốt hơn. Họ có một con trai, cũng tên Corrado, nhưng được mọi người biết là Corradino, hình thức giảm nhẹ phân biệt cậu với cha cậu. Gia đình này quý mến lẫn nhau và ngôi nhà được điều hành như những thương thuyền được trang bị đầy đủ đã làm cho gia đình Manin giàu có. Có nhiều kẻ hầu người hạ, một ông thầy người Pháp cho cậu nhỏ Corradino, và đàn ông nhà Manin được tự do theo đuổi những quan tâm của mình trong lĩnh vực chính trị.
Một mùa hè, khi Corradino lên mười, và trở thành một cậu bé thông minh và khôi ngô, vận may của gia đình Manin đã thay đổi.
Corrado được bầu vào Hội đồng, một cơ quan gắn bó với nhau điều hành Cộng hòa Venice. Azolo cũng được bầu cùng năm ấy. Ugolino bị loại khỏi chức vụ bởi một chỉ dụ xưa nói rằng không được có quá hai thành viên từ một gia đình bất kỳ nhậm chức cùng lúc. Tính nghiêm ngặt này được thiết lập nhằm tránh gia đình trị, nhưng chỉ củng cố nó thêm thôi. Bực dọc vì bị loại, bởi Ugolino thật ra chỉ lớn tuổi hơn em trai sinh đôi của mình nửa giờ đồng hồ, ông tiếp tục tiếp tay anh em mình trong mục đích lén lút của họ - bí mật lôi kéo đồng minh trong số những người khác trong Hội đồng để truất phế Tổng trấn và đưa Corrado lên thay. Corrado và các em trai thích dinh thự của mình, nhưng sẽ hay hơn biết bao nếu sống trong Dinh Tổng trấn, và bảo vệ các quyền lợi gia đình bằng danh vị Công tước xứ Venice. Trong chuyện này Corrado mang tình yêu lớn lao của ngài dành cho gia đình vào kết luận đương nhiên của nó. Ngài muốn tất cả cho họ.
Nhưng Venice luôn là một chốn của trò hai mặt. Như những kẻ truy hoan của mình thành phố cũng mang một mặt nạ. Bên dưới cái đẹp và nghệ thuật
https://thuviensach.vn
trên bề mặt của nó chảy những dòng nước sâu sự dối lừa và phản bội. Mối đe dọa luôn hiện diện này được thể hiện ở Bocca del Leone – miệng Sư tử.
Trong những chốn thâm u nhất của Dinh Tổng trấn có một cái đầu Sư Tử bằng đá nằm chờ, được tạc nổi vào trong bức tường. Như hàng chữ khắc bên dưới khe hở mời gọi, những ai có điều buộc tội một công dân khác của nước Cộng hòa phải ghi lại những nghi ngờ của mình và chuồi tài liệu qua miệng sư tử: "Denontie secrete contro chi occvltera gratie et officii o collvdera per nasconder der la vera rendita d’esso." Maggior Consiglo sẽ giải quyết vụ việc, nhanh gọn và toàn diện. Nhiều hộp thư như thế điểm xuyết những bức tường trong thành. Câu đề trên đó xác định loại tố cáo mà chúng đề cập – trốn thuế, cho vay nặng lãi, hành nghề buôn bán bất hợp pháp. Nhưng ở đây trong Dinh Tổng trấn này, Sư tử phân xử những tội nặng nhất – mưu đồ chính trị phản lại Nhà nước. Và vào ngày Festa del Redentore 1 1 đúng giữa mùa hè, khi những gian phòng lạnh lẽo vắng vẻ và yên tĩnh vì đám đông reo và hò đã xa, một bàn tay đút một lá thư qua miệng Sư tử vào bóng tối hun hút bên trong. Lá thư đề tên Corrado Manin. Sư tử ngoặm lấy nó. Còn bàn tay là của Ugolino Manin.
Ngay khi bàn tay Ugolino thả tờ thư ra, ông muốn lấy lại. Ông thậm chí đã định thò tay vào bóng tối để cố tìm lại nó, nhưng hai mắt hiểm ác của Sư tử đá cảnh cáo ông. Ông cảm thấy là bàn tay mình sẽ bị hàm răng vô hình ngoặm lấy. Ông có thể yêu cầu lấy nó lại, nhưng từ ai? Các tố cáo là bí mật. Ông không biết khe hở dẫn đến đâu, hay đến ai. Bước vào chốn thâm nghiêm bên trong ấy có thể nghĩa là cái chết cho chính ông. Ông chỉ biết rằng mỗi cái tên Sư tử nuốt vào sẽ sớm đến tai Hội đồng, và, như cả châu Âu đều biết, một lời đến Hội đồng là bản án tử hình. Ugolino lảo đảo ra khỏi dinh, xuống cầu thang Hai vị thần khổng lồ, cảm thấy đau đớn tận tâm khảm. Hỏa tinh và Hải vương tinh, những lính canh bằng đá khổng lồ trên những bậc thang, chỉ trích ông bằng cặp mắt trắng vô hồn. Trong khi thị lực của chính ông cũng lòa đi vì ánh sáng ban ngày thì Ugolino chạy, không thấy gì, xuyên qua Quảng trường Thánh Mark. Quảng trường lớn ngày hôm ấy vắng tanh như ông đã biết nó phải như thế. Ông đã tính toán rằng đây là ngày duy nhất mà tội ác của ông sẽ diễn ra không ai hay biết, vì tất cả công dân Venice đều tụ tập bên bờ kênh Giudecca bên kia thành. Ông biết rằng đám đông sẽ xem cảnh cây cầu phao, được bắc ngang qua con kênh đến cửa nhà thờ của Chúa cứu thế. Ugolino hình dung những bước chân thành tâm bước trên nước qua nhà thờ như Đức Chúa Trời của chúng ta đã làm, để tạ ơn cứu chuộc họ khỏi Dịch hạch.
Cứu chuộc. Giờ ông cần nó.
https://thuviensach.vn
Ông cảm thấy đầu gối mình sụp xuống quỳ ngoài ý muốn, đầu gối ông đập xuống đá cứng, và ông quỳ một lát. Nhưng ông chưa thể cầu nguyện chừng nào ông chưa sửa sai mọi điều. Ông đứng lên và bắt đầu chạy nhanh qua quảng trường ngập nắng, và cả trong những calle hẹp tối tăm, ông cũng không thể thấy gì. Lần này là vì mắt ông mờ lệ. Ông nghĩ về hai anh em trai của mình và chị Maria, và hơn ai hết là Corradino bé bỏng. Giờ ông vừa đem cái chết lại cho họ. Trừ khi… Ông biết mình phải làm gì.
Corradino cảm thấy đôi môi lạnh ghì lên má ấm của mình. Cậu tỉnh giấc thì thấy gương mặt cha được rọi sáng bởi một ngọn nến duy nhất. Mọi thứ còn lại đều là bóng tối. Cha cậu đang mỉm cười nhưng trông căng thẳng. "Dậy đi, Corradino, con yêu. Ta sẽ làm một chuyến phiêu lưu."
Corradino dụi mắt. "Đi đâu, Papà?" cậu hỏi. Cái đầu mười tuổi của cậu thẩm thấu thông tin với sự tò mò đặc trưng.
"Đến Chợ Cá."
Chợ Cá? Corradino lăn ra khỏi giường và bắt đầu thay đồ. Trước đây cậu đã đến Chợ Cá ở Rialto, nhưng luôn là cùng Rafealla, cô hầu. Chưa bao giờ với cha cậu.
Nhưng đúng là mình phải đến sớm – mẻ cá về lúc bình minh. "Nhanh lên, khỉ con của cha."
Khi họ sắp rời phòng, Corrado nói, "Khoan đã, khỉ con. Con có thể chọn một thứ trong phòng con để mang theo. Nó phải là thứ con thích nhất ấy, Corradino."
Corradino ngơ ngác. "Tại sao?"
"Vì ta có thể sẽ đi xa một thời gian. Nhìn này – cha cũng đã chọn cho mình đây này." Corrado mở áo choàng ra và Corradino thấy lờ mờ hình dạng một cuốn sách.
Chắc là cuốn sách của ông bạn Dante. Cuốn về hài kịch. Cha thích cuốn ấy. Có lẽ nó khiến cha cười?
Corradino bắt đầu tìm trong phòng mình dưới ánh sáng lờ mờ. Corrado đứng chờ, không muốn làm con trai sợ, nhưng biết là họ phải vội. Ugolino đã đến gặp ngài lúc hoàng hôn với tin dữ nhất – ông đã đứng xem Redentore và đã nghe phong thanh có một âm mưu tố giác Corrado với Tổng trấn. Mưu đồ của họ đã bị bại lộ và họ phải đi trốn ngay lập tức.
https://thuviensach.vn
"Tìm thấy rồi!" Corradino nắm chặt vật sở hữu cậu yêu thích trong tay. Đó là một con ngựa bằng thủy tinh, một bản sao tinh tế mấy con ngựa đồng trên Basilica di San Marco.
Corrado gật đầu và dẫn con trai nhanh chóng ra khỏi phòng và xuống cầu thang. Corradino để ý thấy những hình thù ma quái nến hắt lên tường – những bóng ma đen xa lạ đuổi theo cậu và cha cậu. Chân dung tổ tiên của cậu, thường vẫn thân tình với những vẻ mặt nhà Manin, giờ nhìn xuống với vẻ ghen tị hiểm ác mà người đã khuất từ lâu dành cho người còn sống. Corradino rùng mình, dán mắt lên bức tranh mới treo ở vị trí cao quý dưới chân cầu thang. Đó là hình cả gia đình, được vẽ vào ngày đặt tên thứ mười của cậu, vẽ chính cậu ở giữa cha và hai ông chú của cậu. Sau lưng gia đình là một cảnh biển phúng dụ, trong đó đội tàu được trang bị đầy đủ của gia đình Manin tránh mây going và rắn biển dị thường để về đến cảng an toàn. Cậu nhớ là bộ y phục của cậu xót và cổ áo xếp nếp cọ vào tai cậu. Cậu đã cựa quậy và đã bị cha cậu quở trách. "Hãy đứng yên như tượng nào," Corrado nói. "Như mấy vị Thần trong sân sau của Tổng trấn ấy." Nhưng Corradino không chịu. Trong óc cậu, cậu đã trở thành một trong những con ngựa trên đỉnh Basilica. Cậu, cha cậu và mấy chú đã thành một bộ tứ bằng đồng vĩ đại trong đầu cậu – cao quý, thấy tất cả và rất rất tĩnh lặng. Giờ thì, bên dưới bức tranh họ tưởng như vừa bước ra khỏi tấm khung. Cậu thấy mẹ và các chú đang chờ dưới chân cầu thang, mang mặt nạ, khoác áo choàng, và mang giày ống – cũng sẵn sàng để đi. Nỗi sợ hãi của Corradino lớn dần và cậu ào vào vòng tay mẹ. Điều mà cậu vẫn nghĩ là mình đã lớn quá rồi không làm. Bà Maria ôm chặt cậu và hôn lên tóc cậu.
Ngực mẹ có mùi vani, như mọi khi. Người bán gia vị mỗi năm một lần đến gặp mẹ và bán giúp mẹ những quả cho tinh dầu mà mẹ làm. Chúng nom tựa những viên đạn đen dài co quắp có hạt bên trong. Sao cái gì ấy xấu xí như vậy lại có mùi thơm tho như thế được?
Những mùi hoàn toàn khác chờ họ ở Chợ Cá. Corradino ngửi thấy mùi muối mặn trong bình minh xám xịt khi họ rồi chiếc gondola có mái che của mình tại Rialto. Cây cầu trắng hiện ra từ màn sương muối buổi sớm. Một tên lính canh như ma quỷ lệnh cho họ dừng mà không đi tiếp. Corradino đi sau nắm chặt tay mẹ khi họ len lỏi qua một đám thiếu nữ và lái buôn tới những cổng vòm ở chợ. Cha cậu tức thì khuất dạng sau một cây cột và, nghển cổ nhìn vòng ra sau tòa nhà, Corradino thấy cha đang nói với một dáng người trùm đầu. Khi bóng người đó quay đầu cơ hồ bị săn đuổi. Corradino thấy đó là Ngài Loisy, vị thầy người Pháp của cậu.
Ngài Loisy? Thầy làm gì ở đây?
https://thuviensach.vn
Cuộc nói chuyện diễn ra một lúc, và Corradino làm xao lãng mình bằng cách nhìn khối cá trải trên những bộ ván ngựa trước mặt cậu. Dường như có vô số loài, những đàn cá bạc láng mịn và loài giáp xác có gai trông nguy hiểm. Có những con bé xíu như một mẩu thủy tinh. Số khác lại to và nặng đến mức có vẻ như một phép lạ khi chúng lại bơi được trên biển. Thường thì Corradino vẫn ngắm cá lạ trong những chuyến đi chơi này, nấp mình dưới những bộ ván ngựa và lạc lối trong sự lạ lùng kỳ hoặc của chợ. Raffealla luôn mất kiên nhẫn và cô hầu tự cho phép mình dùng ít lời lẽ quen thuộc với dân hàng tôm cá, nhưng là thứ bà chủ không muốn Corradino trở nên quen đi. Thế nhưng hôm nay, mắt cá dường như chứa một ánh đe dọa, và Corradino đi trở lui về bên mẹ. Cậu biết câu thành ngữ Venice "khỏe mạnh như cá", nhưng những con cá này thì không. Chúng đã chết.
Cha cậu và Ngài Loisy giờ đã có thêm một người đàn ông thứ ba tham gia. Ông ta không đeo mặt nạ và mặc áo choàng. Và xét theo cái áo và bàn tay cáu bẩn của ông, Corradino biết ông là một người đánh cá. Ba người đàn ông bắt đầu gật và một cái ví da được trao tay.
Corrado vẫy tay ra hiệu và dẫn gia đình vào những ngóc ngách tối của khu chợ có mái che. Ở đó có một thùng đựng cá lớn, và, một cách ngờ vực, Corradine nhìn mẹ cậu nằm trong mớ rơm dính máu.
"Mau lên Corradino," cha cậu giục. "Cha đã bảo con là mình sẽ làm một chuyến phiêu lưu mà."
Corradino nằm xuống trong vòng tay mẹ, và chẳng mấy chốc cảm thấy hai chú và cha của cậu ép nặng bên sườn. Cậu nghĩ đến mấy con cá bị xếp hộp, những hình thù màu bạc của chúng thẳng đuột ra và bị ép lại.
Cả nhà mình cũng là cá nữa.
Corradino nhìn thấy gương mặt thầy qua những thanh gỗ khi cái nắp đậy lại. "Au revoir petit."
Corradino vui lên vì hình thái trong câu nói. Cậu yêu quý thầy của mình và tiếng Pháp của cậu xuất sắc so với tuổi của cậu. Dĩ nhiên nếu Ngài Loisy có ý nói là không bao giờ gặp lại cậu nữa, thầy đã dùng hình thái cuối cùng cả là "adieu", nào phải là, "Thầy sẽ gặp lại con!"
Corradino nằm yên ổn trong vòng tay mẹ và lại ngửi thấy mùi tinh dầu vani. Cậu cảm thấy một cái nhấc lên và một cái lắc lư tựa hồ đang ở trên nước. Rồi cậu ngủ.
Cậu tỉnh dậy với một cái đau buốt bên sườn và cựa quậy thân mình khó khăn. Chẳng bao lâu sau một cú xóc mạnh cho biết là họ đã lên bờ và cái
https://thuviensach.vn
nắp thùng được bẩy ra. Nhếch nhác và hôi hám, Corradino trèo ra, chớp chớp mắt trong ánh nắng ban mai. Cậu nhìn quanh mình về những dãy nhà nhỏ màu đỏ bên dòng kênh, và sau lưng cậu, những cái chop của San Marco từ đâu xa xôi lắm. Cậu chưa hề nhìn thấy Venice từ góc độ ấy trước đây. Mặt nước phá lấm tấm bạc như da cá, mùi của nó vẫn còn trong hốc mũi cậu. Cậu nhìn hai chú Azolo và Ugolino trả tiền cho người chèo thuyền. Chú Ugolino trông có vẻ không khỏe. Có lẽ mùi của cá, Corradino nghĩ. Nhưng giờ thì còn có một mùi nữa – một mùi cay, se, cháy. "Mình đang ở đâu đây?" cậu hỏi mẹ.
"Murano," bà nói. "Nơi người ta làm thủy tinh."
Rồi cậu chợt nhớ ra. Corradino thò tay vào trong áo chẽn da lần chỗ cậu đã cảm thấy cái đau. Cậu lôi con ngựa thủy tinh của mình ra. Nó đã vỡ tan từng mảnh.
Mình chán căn nhà này quá.
Corradino thấy như mình đã ở trong nhà nhiều năm rồi, dù cậu biết là chỉ mới có hai ngày. Căn nhà bé xíu, một túp nhà nhỏ bạc màu vì mưa nắng, chỉ có hai tầng và bốn phòng, không phải là cái mà ông vua con đã quen. Corradino đã hiểu biết hơn hai ngày trước đây. Cậu đã biết ra được rất nhiều. Một số là cậu được cho hay, một số là cậu tự mình biết được.
Mình biết rằng căn nhà thuộc về người đánh cá mà cha đã gặp ở Chợ Cá và ông ta được trả tiền để đưa gia đình mình tới đây trong một cái thùng và giấu gia đình mình và cha mình đang gặp rắc rối với Tổng trấn và chú Ugolino biết được kịp lúc và báo cho cha là gia đình mình phải trốn đi. Ngài Loisy cũng đã giúp gia đình mình nữa. Thầy đã liên lạc ở Chợ Cá và gợi ý là gia đình mình đến Murano vì các chuyến giao hàng thủy tinh đi từ đây đến Pháp và Ngài Loisy có bạn bè bên Pháp có thể giúp gia đình mình và gia đình mình phải trốn trên đảo Murano một thời gian cho đến khi gia đình mình có thể được lén đưa đi. Đến Pháp.
Corradino biết rất ít về nước Pháp, bất chấp sự nhiệt tình của Ngài Loisy dành cho tổ quốc mình. Cậu còn ít mong đến đó hơn.
Cha mình và các chú đã dặn mình không được ra khỏi căn nhà nơi gia đình mình ẩn náu, dù chỉ một giây.
Nhưng khi nhiều ngày trôi qua, tất cả họ thấy an toàn hơn một chút, và Corradino cảm thấy sự tò mò cổ tích của cậu bắt đầu trỗi dậy.
Mình muốn khám phá.
https://thuviensach.vn
Vậy là, đến ngày thứ ba, Corradino chờ đến lúc mẹ cậu đang trang điểm rồi mở chốt cánh cửa gỗ ọp ẹp. Cậu thấy mình đang đứng trong một con hẻm và đi xuôi xuống phía con kênh mà cậu có thể thấy ở cuối hẻm. Cậu thơ thẩn gần kênh, chỉ định bụng nhìn mấy con thuyền và ném đá vào mấy con mòng biển. Nhưng chẳng mấy chốc cậu bắt đầu ngửi thấy cái mùi thơm mà cậu đã nhận ra khi đến nơi này, và đi theo mũi mình cho đến khi cậu bắt gặp một tòa nhà đỏ, lớn trên bến, nhìn ra phá.
Có những cửa cống dẫn vào tòa nhà, hơi nước bốc lên. Những ô cửa mở ra không khí trong lành và nơi một ô cửa ấy có một người đàn ông đang đứng. Người đàn ông trạc tuổi cha cậu. Ông mặc quần bó và ở trần và đeo một vòng da sống dày nơi mỗi cánh tay. Một tay ông cầm một cái que mà ở đầu của nó dường như là một hòn than đang cháy. Ông nháy mắt với Corradino. "Một ngày tốt lành!"
Corradino không chắc mình có nên nói với người đàn ông không. Ông ấy rõ ràng là một thương nhân. Nhưng cậu thích đôi mắt long lanh của ông.
Corradino cúi chào như đã được dạy dỗ, "rất hân hạnh."
Người đàn ông cười. "À, vâng, thưa quý ông."
Corradino biết mình đang bị giễu cợt, và thấy mình nên bỏ đi, ngẩng cao đầu. Nhưng tính hiếu kỳ của cậu đã thắng. Cậu hết sức muốn biết người đàn ông đang làm gì. Cậu trỏ hòn than. "Cái gì thế?"
"Thủy tinh đấy, thưa ngài."
Corradino nghe thấy câu chòng ghẹo, nhưng giọng lại hiền lành. "Nhưng thủy tinh thì cứng mà."
"Khi nó lớn lên thì đúng thế. Khi nó chỉ vừa chào đời, nó giống thế này."
Người đàn ông nhúng hòn than của mình vào nước kênh, nơi nó sôi lên sùng sục. Khi ông kéo nó lên thì nó trắng và trong. Corradino nhìn theo hết sức thích thú. Thế rồi, nhớ ra, "Cháu từng có một con ngựa thủy tinh."
Người đàn ông ngước lên. "Nhưng cháu không còn nữa?"
Corradino bỗng thấy mình tựa hồ chực khóc. Con ngựa thủy tinh và sự mất mát nó. Cậu cảm thấy cũng giống như sự mất mát ngôi nhà của cậu, Venice, đời sống cũ của cậu. "Nó vỡ rồi," cậu nói, và giọng cậu cũng vỡ ra.
Mắt người đàn ông dịu đi. "Đến đây với ta." Ông chìa bàn tay ra. Corradino ngần ngại. Người thổi thủy tinh cúi chào kiểu cách, và nói, "Tên tôi là Giacomo del Piero."
https://thuviensach.vn
Corradino cảm thấy được an ủi vì kiểu cách này. "Corrado Manin. Người ta gọi cháu là Corradino."
Corradino để bàn tay mềm mại nhỏ xíu của mình vào bàn tay thô ráp to bè và được dẫn vào bên trong tòa nhà. Cậu ngỡ ngàng trước cái cậu nhìn thấy.
Lửa khắp nơi, ủ trong những cái hố bằng sắt có cửa. Ở mỗi cửa có ít nhất một người đàn ông đang làm việc, ở trần, cầm que và than như người bạn mới của cậu. Họ để mấy que lên miệng tuồng như uống, nhưng có vẻ như là thổi.
Mình nhớ một bức tranh đã thấy khi mình và cha là khách của Tổng trấn trong dinh của ngài. Nó vẽ bốn phương trời của trái đất với hai má phùng ra khi họ thổi cho một đội tàu Venice cập bến Arsenale 2 an toàn. Mấy người đàn ông này trông giống như thế.
Khi họ thổi, những hòn than thủy tinh cháy rực lớn lên, và biến đổi, thành những hình thù mà Corradino nhận ra – lọ hoa, đế nến, đĩa. Một số người làm việc bằng kéo, số khác cầm những cái vá bằng gỗ. Khắp nơi đều có hơi nước khi những hình thù được làm nguội đi trong nước. Đâu cũng có những cậu bé con chạy, lấy đồ và bưng bê. Những cậu bé không lớn hơn cậu là mấy. Chúng cũng mình trần. Corradino bắt đầu cảm thấy nóng.
Giacomo để ý thấy chuyện đó. "Cháu nên cởi áo khoác ra. Nó trông đắt tiền. Mẹ cháu sẽ rất giận dữ nếu cháu làm cháy nó."
Áo khoác của Corradino đã lôi thôi vì cuộc hành trình của cậu. Nó bẩn và đã bị đứt mất nhiều nút ngọc mắt mèo, có mùi cá. Nhưng phải là một gã ngu mới không thấy ra ngay là nó rất quý giá. Mà Giacomo del Piero không phải là một gã ngu.
Corradino cởi áo khoác ra, rồi cái áo lót bằng lụa của cậu và cả cái cà vạt nữa. Cảm thấy khá hơn nhiều khi cậu ném chúng ra sau một đống xô. Cậu quay lại nhìn ánh lửa hừng hực và cảm thấy lần đầu tiên trong đời mình sức nóng nát xương của một lò thủy tinh. Giacomo dùng que của mình kéo một viên thủy tinh màu cam trong lò ra. Ông lăn nó trên một cái vá bằng gỗ và Corradino đã có thể thấy màu của nó chuyển sang đỏ thẫm. Giacomo chờ một lát. Đoạn cầm một cây kéo sắt nhỏ lên để kẹp và làm việc với chất liệu nóng rực này. Trước mắt Corradino, con ngựa của cậu đã sống lại – cái cổ cong như ngựa xứ Ả Rập, những cái vó thanh tú và cái bờm ren. Sững sờ, cậu nhìn Giacomo để sinh vật nhỏ bé xuống, và nó dần dần nguội lại thành một con ngựa trắng pha lê, trong suốt. "Nhặt lên đi. Nó là của cháu đấy."
Corradino nhặt con ngựa lên. "Cám ơn ông. Cháu thích nó lắm."
https://thuviensach.vn
Cậu tiếc nuối nhìn ra cửa, vào ánh nắng giữa trưa. "Cháu phải về rồi." "Tùy cháu," Giacomo nói. "Chắc cháu sẽ lại đến chơi."
Chắc mình sẽ không có dịp. Giờ mình sắp sang Pháp bất kỳ lúc nào. "Hay cháu ở lại thêm chút nữa được không? Chỉ để xem ông làm?"
Giacomo mỉm cười. "Được chứ. Nhưng với điều kiện cháu không gây cản trở đấy."
Corradino hứa.
Suốt ngày hôm đó Corradino nhìn Giacomo làm cái dường như là phép lạ với thủy tinh. Lấy một khối chất không hình thù rồi biến hóa nó, như một pháp sư hay nhà giả kim, thành những tác phẩm nghệ thuật mà Corradino thấy gần như là ma thuật. Cậu nhìn chăm chú từng lần làm nóng rồi nung lại, mỗi lần quay que, từng hơi thở nhẹ lấp đầy cái bụng thủy tinh đó. Nhiều lần cậu đã không giữ lời hứa khi chen lấn Giacomo, cho đến lúc người đàn ông hiền lành bắt đầu sai vặt cậu. Và chẳng mấy chốc Corradino cũng đã lấm lem như mấy cậu bé khác. Chẳng mấy chốc, rất nhanh, những bóng đen bắt đầu dài ra ở ô cửa, và thật đáng tiếc, Corradino cho là mình phải về. Nhưng đúng lúc cậu sắp sửa nói lên ý nghĩ của mình thì một hình thù kinh khiếp choán kín khung cửa.
Đó là một bóng người cao, áo choàng đen và mũ trùm đầu, đeo mặt nạ đen. Nhưng bóng dáng không có cái vui vẻ của lễ Carnevale. Và khi hắn cất tiếng, giọng lạnh lùng của hắn dường như có thể làm đóng băng chính mấy lò lửa.
"Tôi tìm một cậu bé quý phái. Corrado Manin. Thằng bé có ở đây?"
Một mình Giacomo ngừng tay, vì là người đứng gần cửa nhất. Công việc thủy tinh quá quý giá, quá dễ hỏng chẳng thể dừng và trố mắt nhìn được. Ngay cả là để nhìn người đàn ông này, người rõ ràng là một ai đó quan trọng. Và điều đó đã được chứng minh.
"Tôi là phái viên của Consiglio Maggiore. Tôi có trát tìm thằng bé."
Giacomo kín đáo đứng chắn giữa Corradino và bóng người. Ông gãi gãi đầu và nói, để tạo ấn tượng sai lầm về đầu óc của mình, bằng một giọng điệu xum xoe của một nông dân. "Quý ông khả kính, mấy thằng bé duy nhất chúng tôi có là mấy garzone. Những con khỉ thủy tinh. Chẳng có đứa nào quý phái ở đây cả." Từ bên khóe mắt Giacomo có thể thấy mấy hạt nút đá mắt mèo trên áo choàng của Corradino lấp lánh dưới ánh sáng lò nung, chẳng khác nào tố giác cậu chủ nhỏ của mình cho bóng ma đen. Giacomo
https://thuviensach.vn
đưa mắt khỏi chiếc áo khoác, hy vọng lôi kéo cặp mắt tối sau mặt nạ theo mình.
Không nghi ngờ gì nữa, hai con mắt lạnh băng giữ cái nhìn của ông. "Nếu ông thấy nó, ông có nghĩa vụ trước Nhà nước phải báo cho Hội đồng. Đã rõ chưa?"
"Vâng, thưa Ngài."
"Chỉ thằng bé thôi, ông hiểu. Chúng tôi đã bắt được những kẻ còn lại rồi." Họ đã bắt gia đình mình?
Giacomo nghe thấy cậu bé thở hổn hển và bước ra khỏi bóng tối chỗ cậu. Tức thì ông quay lại và tát Corradino ngã xuống đất. Một cú đánh trời giáng làm toét môi cậu và cho cậu cái cớ để òa khóc. "Franco, ta bảo lần cuối, đi và lấy ít nước! Thằng khốn!" Giacomo quay lại bóng người. "Mấy thằng bé này, tôi nói ông nghe. Tôi ước gì Hội đồng sẽ gửi cho chúng tôi ít thằng bé quý phái để làm việc ở đây. Có đầu óc hơn, ít ngu đần hơn."
Cặp mắt trên bộ mặt mang mặt nạ nhìn từ Giacomo qua thằng bé dưới sàn. Bẩn thỉu, mình trần, chảy máu, yếu đuối. Chỉ là một con khỉ thủy tinh. Hất áo choàng đen một cái, tên phái viên bỏ đi mất.
Giacommo đỡ cậu bé đầm đìa nước mắt lên và bế cậu trên tay khi cậu khóc. Không chỉ lúc ấy, mà nhiều năm sau, như một cậu học việc của ông, sống trong nhà của ông, khi Corradino thức giấc giữa đêm mà khóc thét.
Trong giấc chiêm bao, mẹ mình có mùi vani và máu.
Giacomo chưa bao giờ cho các thợ cả khác biết gốc gác của garzon mới của ông. Và ông chưa hề kể cho Corradino nghe cái mà hàng xóm đã thuật lại cho ông nghe về ngôi nhà của người đánh cá, nơi gia đình Manin đã bị phát hiện. Nó bị bỏ lại như một lời cảnh cáo – không người, không xác chết, nhưng những mảng tường trắng của nó loang lổ máu từ sàn lên đến trần nhà, như cảnh một lò mổ.
Dĩ nhiên, cuối cùng họ cũng đã tìm ra Corradino. Nhưng mất năm năm. Và đến lúc đó Giacomo, giờ là thợ cả của xưởng, đã có thể cầu xin khoan hồng cho mạng sống cậu học việc của mình trước Hội đồng, tại Sala del Maggior Consiglio trong Dinh Tổng trấn. Ông đứng, bé nhỏ trong những gian phòng sâu thẳm, dưới những bức bích họa lộng lẫy vàng ròng và đỏ, và biện luận trường hợp của Corradino trước Hội đồng. Vì cậu bé, ở tuổi mười lăm, đã gần như là một tài năng phi thường. Cậu đã có thể làm việc với thủy tinh mà Giacomo chưa từng thấy ai như thế trước đây.
https://thuviensach.vn
Hội đồng sẵn lòng để cho Corradino sống. Dòng họ Manin không còn là mối đe dọa nữa. Nó gần như đã bị nhổ sạch, và Corradino sẽ bị giữ, như mọi thợ cả khác, làm tù nhân ở Murano.
Làm sao ai trong những người nhóm họp hôm ấy, khi Giacomo cầu xin cho mạng sống của Carradino, lại biết là mình đã sai về vận may của gia tộc Manin? Làm sao Corrado Manin quá cố tội nghiệp biết được là dòng họ ông cuối cùng sẽ lên đến tột đỉnh danh vọng, và rằng một trong những hậu duệ của ông sẽ giành được ngai vàng Tổng trấn? Và làm sao ai trong họ lại biết được Lodovico Manin sẽ là vị Tổng trấn cuối cùng của Venice, người sẽ, ngay chính trong gian phòng đó, ký phúc quyết tử hình cho nước Cộng hòa? Rằng khi ông đặt tay lên Hòa ước Campo Formio vào năm 1797 là thành phố sẽ bị bán cho nước Áo, và chữ ký của Manin sẽ nằm bên dưới chữ ký của nhà cai trị mới của Venice, Napoleon Bonaparte?
Nếu Hội đồng biết, có lẽ họ đã không tha mạng cho Corradino Manin. Nhưng họ không biết, và họ đã tha mạng cho cậu.
Không phải vì bản chất của lòng khoan dung, mà là vì những tấm gương cậu làm ra.
Chú thích
1 Ngày lễ được tổ chức vào thứ Bảy và Chủ nhật thứ ba trong tháng Bảy để tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã cứu dân thành Venice khỏi trận dịch năm 1576.
2 Xưởng đóng tàu, kho hàng hải quân ở Venice.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 9: THIÊN ĐƯỜNG ĐÃ MẤT
eonora tới Cantina Do Mori lúc ba giờ kém mười lăm chiều thứ Bảy. Khi
L
nhìn mặt tiền quán cà phê có những cánh cửa làm bằng chai thuỷ tinh đặc
biệt, cô băn khoăn không biết mình có phải nạn nhân của một trò đùa có tính toán không. Có lẽ cảnh sát Bardolino đang cười cợt cô với đồng nghiệp của anh ta. Leonora lắ đầu với chính mình – đây đâu phải trường tiểu học. Cô đã bị tình huống ở chỗ làm tác động đến nỗi những mầm mống lo lắng vô căn cứ đang xâm chiếm cô. Người đàn ông có vẻ sốt sắng. Không nghi ngờ gì, anh ta muốn tìm được một người thuê nhà cho cô em họ mình. Cô sẽ chỉ bước vào và chờ thôi.
Trời đang mưa nên quán cà phê rất đông khách. Dù đông người nhưng Leonora cũng tìm được một cái bàn yên tĩnh ở sau một tấm gương đôi khá to. Cô chiêm ngưỡng tác phẩm thủ công này với cái màu vàng ròng ánh xanh của thuỷ tinh xưa nơi và khung Ba-rốc mạ vàng. Cô thấy độ chênh thật hoàn hảo dù cô biết tác phẩm hẳn đã xưa hàng thế kỷ. Cô gọi một espresso rồi nhìn quanh trong lúc ngồi không. Khách hôm nay rõ ràng là dân Venice. Người phục vụ nói với cô bằng giọng Venice và cô đã khiến chính mình ngạc nhiên vì sự mạnh mẽ trong lời cô đáp lại bằng tiếng Ý lưu loát, vọng lại giọng địa phương của anh ta trong giọng mình. Một lần nữa cô cảm thấy hài lòng là cảnh sát Bardolino đã gợi ý chỗ này. Nó vẫn là một bí mật được giữ kín đối với đám du khách. Rồi cô chợt nảy ra ý nghĩ là anh ta, theo một kiểu nhã nhặn, đã thử mời cô.
Nếu như anh ta xuất hiện.
Nhưng cô đã không phải lo. Đúng ba giờ, với tính hiệu quả đặc thù đã chứng tỏ trong lần phỏng vấn cô, anh ta bước qua cửa. Cô ngạc nhiên là bây giờ anh mặc quần jeans và áo khoác lịch sự hơn lúc cô thấy anh lần đầu ở Santa Maria della Pietà. Leonora đã, không hiểu sao, thật buồn cười, hình dung anh mặc đồng phục đến. Nhưng anh vẫn gợi nhớ một bức tranh – tranh nào nhỉ? – và khiến quý bà đang ăn trưa phải ngoái nhìn. Với một kiểu choáng váng, khi anh vuốt những giọt mưa trên những lọn tóc đen, Leonora đối diện sự thật.
Anh ta là một người đàn ông rất đẹp. Tất cả họ cũng thấy điều đó. Cô cảm thấy một tiếng thì thầm sợ hãi.
° ° °
https://thuviensach.vn
Anh chào cô, ngồi xuống, và gọi người phục vụ với một sự thoải mái thành thục. Anh cởi áo khoác, và ngồi thụt vào trong ghế dài một cách thư thả. Có vẻ như anh có một sự thanh lịch nhất định kết hợp với một khả năng cảm thấy dễ chịu tức thì, như một con mèo. Leonora mỉm cười và chờ bài diễn văn của họ bắt đầu. Cô bỗng tự tin. Anh ta đi thẳng vào công việc của ngày hôm nay hay lao vào những câu đùa cợt trước?
"Sao cô lại uống cà phê?"
Leonora cười. Câu hỏi của anh có vẻ vô lý đến mức nó làm cô ngạc nhiên. "Cô cười tôi à?" anh nói, bị kẹt giữa vui thích và khó chịu.
"Một chút. Sao tôi lại không thể uống cà phê? Tôi đã vi phạm quy ước xã hội nào chăng?"
"Không, không. Tôi chỉ thắc mắc không biết cô có…" anh tìm cái từ, "teetotal" 1/a>. Một từ tiếng Anh lạ lùng. Tôi vẫn tưởng nó có nghĩa là một người chỉ uống trà thôi."
Leonora mỉm cười. "Không, không. Tôi uống rượu chứ. Nhiều lắm. Ừm, không phải lắm. Nhưng tôi sẽ thích phần cho mình đấy."
"Tốt." anh ta cười toét. "Vui lòng cho hai ly rượu đỏ 2." Điều này là nói với người phục vụ quanh quẩn bên vai anh.
"Ombra là gì?"
Cảnh sát Bardolino lại cười toét. "Bóng râm."
"Tôi biết nó nghĩa là gì. Nhưng nó là gì khi lại là một thức uống?"
"Đừng lo. Nó chỉ là một chén nhỏ rượu đỏ thôi mà. Cái tên thì đã xưa hàng thế kỷ rồi. Ở San Marco thời Trung cổ thường có những xe đẩy rượu. Và người bán rượu thường thong thả đẩy mấy cái xe cả ngày để đến ngồi lại trong bóng râm ở Campanile. Để giữ mát rượu."
Người phục vụ đặt xuống mấy chén rượu lên bàn gỗ đen. Leonora nếm rượu và cảm thấy hương vị của nó đậm đà hơn nhờ câu chuyện. "Tôi thích những câu chuyện như thế. Nhưng từ khi đến đây, tôi chưa thể đọc lấy một cuốn sách hướng dẫn. Gần như thể tôi quá bận xem và sống nên không có thời gian mà đọc."
Bạn của cô gật đầu. "Cô nói đúng. Tốt hơn hết là biết được những điều này khi cô đi lại, từ những người sống nơi đây. Sách hướng dẫn đầy những mẩu tin."
https://thuviensach.vn
Cô mỉm cười khi nghe ý kiến của anh trùng với chính ý của cô. "Kể thêm cho tôi về nơi này đi."
Anh mỉm cười đáp lại. "Bằng một mẩu tin ngắn sao? Casanova thường uống ở đây."
"Có phải đó là lý do anh đưa tôi đến đây không?"
Mình lẽ ra không nên nói thế. Thật quá táo bạo và… vụng về. Mình đang cư xử như một con học trò ấy.
"Cô tưởng đó là một câu," anh nói, với một cảm nhận làm cô ngạc nhiên. "Thật ra tôi đưa cô đến đây vì thuỷ tinh." Anh chỉ tấm gương. "Nó là độc nhất vô nhị. Tấm gương đôi này nổi tiếng vì nó làm tấm gương lớn nhất được làm ra vào thời của nó với những ô kính là những cặp song sinh hoàn hảo. Tôi tưởng nó làm cô quan tâm, vì cô làm việc ở Murano mà."
Mình đã đánh giá sai anh ta. Mình có làm hỏng ngày hôm nay vì khiếm nhã không đây? Mình có nên nói cho anh ta nghe về Corradino không?
"Cảnh sát…"
"Làm ơn, vì Chúa, cứ gọi tôi là Alessandro." Vẻ hài hước đã trở lại, thật may.
"Tôi thích thế ở đây, cảm ơn anh."
Anh lại mỉm cười, rồi lấy lại cái mặt nạ thực tiễn của mình. "Xưởng của cô đã điền vào cuống tờ đơn cho cô chưa?"
"Rồi." Adelino buộc phải làm lại.
"Thế thì hãy mang nó đến vào tuần tới và ta có thể dứt điểm cái giấy phép làm việc này. Thế rồi nếu cô kiếm được một căn hộ nữa, cô có thể có được giấy phép cư trú." Anh xua lời cảm ơn của cô đi.
Im lặng một lát, Leonora nói. "Tôi hỏi anh một câu được không?" Anh gật đầu.
"Hình như anh mất ít thời gian cho việc đó hơn những người khác. Tại sao thế?"
Alessandro duỗi người. "Tôi ghét mấy việc giấy tờ, nên giải pháp duy nhất của tôi là đi tắt nó càng nhanh càng tốt. Đồng nghiệp của tôi - họ cũng có công việc giấy tờ, nhưng giải pháp của họ là vùi nó dưới nhiều giấy tờ hơn nữa, hy vọng là nó sẽ biến đi. Thấy không," anh lôi trong túi ra ít giấy tờ, "hiệu quả hơn." Anh trải mấy tờ giấy lên bàn cho cô xem. Cô thấy là họ đã
https://thuviensach.vn
sao lại hình chụp mấy ngôi nhà và các chi tiết bên dưới, rất giống thông tin ở một văn phòng môi giới bất động sản. "Em họ tôi, Marta, đã đưa tôi chìa khoá bốn căn này. Mình sẽ đi xem, và nếu cô thích cái nào, cô có thể dọn đến tối nay."
"Tối nay?"
"Cô ngạc nhiên à?"
Leonora lắc đầu, sửng sốt.
"Chỉ vì tôi đã cố xem mấy căn hộ cả tháng nay rồi và luôn có những chậm trễ, hay rắc rối, hay giấy tờ…"Người đàn ông đặc biệt này dường như đi tắt qua tất cả nhịp điệu tĩnh tại Venice.
"À, đó là kết quả của việc quen biết một người địa phương mà." Alessandro mỉm cười. "Đây là cái tôi thấy cô lên xem trước. Nó rất gần đây." Anh chỉ vào một trong bốn căn nhà, hai phòng trong một căn nhà hai tầng đẹp. Cô nhìn theo ngón trỏ của Alessandro. Địa chỉ in rõ ràng – Campo Manin.
Đó là một phòng tầng trên cùng của một ngôi nhà rộng, đã hư hỏng, nhưng ngày sưa đã từng sang trọng. Dù hiện đại về mọi mặt khác, cô cũng phải suy nghĩ khi bước vào bằng cầu thang nguyên thuỷ tạo thành trục cho tất cả các phòng, giờ có những cánh cửa chống cháy hiện đại xấu xí. Cầu thang lớn và được xây duyên dáng. Leonora đưa tay ra sờ lớp sơn màu ngọc lam tróc lở. Khi lớp sơn và lớp mạ vàng còn mới, những bức chân dung gia đình trên những bức tường này có nhìn chăm chăm xuống, để xem tôi tớ và gia chủ đi lên đi xuống không? Như thể bắt được một tiếng vọng, cô thốt lên, "Corradino?"
Alessandro đang đánh vật với cái ổ khoá căn hộ 3C. "Gì cơ?"
"Không có gì." Còn quá sớm để thú thực rằng bạn thân nhất của cô trong cả Venice là một hồn ma. "Tôi chỉ thắc mắc không biết có người dòng họ Manin nào khác đã từng sống ở đây không."
Alessandro nhún vai, tâm trí vẫn còn để ở cánh cửa. "Có thể. Rất có thể. A…" Điều này là khi cánh cửa bật ra và Leonora theo anh vào trong phòng. Nó một màu, bày biện sơ sài, nhưng có hai ô cửa sổ thật lớn trông ra campo, và hay hơn cả, một cái cầu thang xoắn bằng thép rèn lung lay dẫn lên một khoảng sân thượng bằng phẳng, và những nóc nhà cao thấp của Venice khắp xung quanh. Leonora dựa người vào ban lơn đổ nát và nhìn đăm đăm về Campanile xa xa. Cô có thể nghe thấy tiếng chuông.
Mình muốn sống ở đây. Mình biết ngay khi mình bước vào cửa.
https://thuviensach.vn
Cách Alessandro tiếp cận nghiêm túc và dứt khoát những vấn đề thực tiễn tiếp tục làm Leonora kinh ngạc trong ngày hôm đó. Cô đã đoán chừng là sự chọn lựa của mình sẽ dẫn tới vài tuần thương lượng nữa, theo sau là một giai đoạn chuyển nhà kéo dài. Nhưng Alesandro tức thì gọi điện thoại di động cho cô em họ, nói liến thoắng. Họ hầu như chỉ vừa xem qua một vòng cái phòng tắm thô sơ ("Đừng chờ lúc nào cũng có nước nóng; không đâu, nếu là ở Venice,") thì cô em họ - Marta - xuất hiện. Cô là một phụ nữ thân thiện, tháo vát, đeo kính, tóc ngắn và không có nét đẹp hình thể nào của ông anh họ. Cô ngồi với Leonora bên cái bàn được lau chùi sạch sẽ, trên một trong mấy cái ngế lẻ bộ. Khi Leonora ký tờ hợp đồng thuê mười hai tháng, Alessandro đã liên lạc xong với một công ty lưu kho ở Mestre và dàn xếp một chuyến giao đồ ngày Chủ nhật chưa từng nghe thấy để giao đồ đạc của Leonora vào ngày hôm sau. Cả hai anh em họ ngỏ lời có mặt để giúp vụ đồ đạc. Leonora đã được giao chìa khoá, rồi cô và Alessandro đến khách sạn nơi cô trọ để gói gém đồ đạc và trả phòng.
Anh có vẻ như không vội đi đâu cả. Anh cũng không có vẻ quá thân thiện theo cái cách đáng ghét cô đã nhận thấy ở đồng nghiệp của mình – tình bạn ở những người đàn ông còn muốn nhiều hơn. Họ nói suốt trong khi vừa đi quanh vừa làm việc, chủ yếu là về cái bộ ba thiêng liêng của Ý đó - nghệ thuật, thực phẩm và bóng đá. Khi hành lý của cô đã được sắp đặt vào căn hộ mới cùng với một số cung cấp thiết yếu cho buổi sáng, cô bắt đầu cảm thấy không tin được, là anh đang vui khi được ở cạnh cô. Niềm vui và sự bối rối của cô tăng dần vì khi hoàng hôn xuống, anh nói một cách vội vã, nghiêm túc và dứt khoát mà giờ cô nhận ra như một nét riêng. "Ta đi uống một ly chứ? Ta nên ăn mừng. Tôi biết một chỗ hay."
Leonora ngướng mày. "Hay như Do Mori?"
Anh cười. "Cô không thể có được cái nào hay hơn cái tôi nghĩ ra này đâu. Nó là, hoàn toàn đúng nghĩa đen, Thiên Đường."
Cô nhìn kỹ anh. Mắt anh không có vẻ toan tính, hay thèm muốn. Hai mắt anh nhìn lại cô thẳng thắn. Anh có vẻ khát.
Mình biết mình không nên đi. Mình biết mình sẽ đi.
Thiên Đường tối thứ Bảy là một nơi ồn ào. Leonora, bị ép sát vào Alessandro ở quầy rượu, phải nói to vào tai anh gọi một chai Peroni. Anh xuất hiện từ trong đám đông với bốn chai ("để tiết kiệm thời gian") và dẫn cô đến cuối một trong những cái bàn dài như kiểu ở phòng ăn ngồi kín những người Bô-hê-miêng trẻ sặc sỡ. Alessandro tìm được hai chỗ ngồi đối diện trong một hốc phòng tối được rọi sáng bằng ngọn nến quen thuộc để
https://thuviensach.vn
trong một chai rượu. Những giọt sáp đủ màu phủ kín chai và kể câu chuyện của những ngọn nến đã tan chảy trước đó. Theo thói quen, Leonora bắt đầu ngắt khối sáp đặc. Bên cạnh cô, ngồi gần, một chàng trai trẻ đeo đầy khoen đang nói liếng thoắng giọng Veneto với cô bạn gái cũng đeo khoen như vậy ngồi đối diện. Alessandro nhấp một ngụm dài và Leonora nhìn anh. Tiếng ồn lắng xuống một chút, nhưng cô vẫn phải la to. "Chỗ này là gì vậy?"
Anh mỉm cười. "Tôi đã không nói thật hết với cô. Đây không phải là Thiên Đường, nó là Paradiso Perduto – Thiên Đường Đã Mất. Nó chỉ một quán bar xưa duy nhất ở Venice – luôn đầy cả sinh viên. Nó hơi đông đúc, nhưng ít ra thì cô cũng có thể kiếm được một ly sau nửa đêm."
Leonora cười nhếch mép với ly bia của mình. Thiên Đường Đã Mất.
Phải chăng mình đã đánh mất Thiên Đường của mình? Stephen, và Belmont và St Martin’s có phải là Thiên Đường của mình không? Hay mình đã đến để tìm thấy một Thiên Đường mới nơi đây?
Như thể đoán thấy ý nghĩ của cô Alessandro hỏi, hết sức đột ngột, "Sao chồng cô lại bỏ cô?"
Leonora gần như nghẹn ngụm bia Peroni. Hàng ngày cô đã ngạc nhiên về tính bộc trực của dân Venice. Cô tưởng họ cũng quanh co và dè dặt như những con hẻm bí hiểm trong thành phố của họ, hay cũng lòng vòng như sự quan liêu của họ. Nhưng họ chẳng là gì trong hai điều ấy. Chỉ sáng nay thôi người đàn bà phục vụ trong quán cà phê cô ăn điểm tâm đã hỏi cô có một người tình đặc biệt ở nhà không. Người tiếp tân ở khách sạn, người đàn ông hiền lành, như chú bác ấy, đã xác định được tình trạng hôn nhân của cô và chuyện cô không có con. Và lúc này, ở đây người đàn ông khó hiểu này đang hỏi cô một trong những câu hỏi riêng tư nhất. Có vẻ như dân Venice có khả năng chẻ đến tận mũi cũng êm như mũi thuyền xẻ nước kênh. Cô câu thời gian, nắm trái tim thuỷ tinh nơi cổ để giúp mình vững vàng.
"Sao anh biết anh ấy bỏ tôi?"
Alessandro ngồi lùi ra ghế. "Cô có một lằn trắng ở nơi trước kia là nhẫn cưới. Còn ngón tay cô có phần biến dạng, tụt lùi về phía khớp, nghĩa là cô đã đeo nhẫn trong vài năm, không chỉ là một đính ước ngắn ngủi. Và cô buồn. Và cô ở đây. Tôi nghĩ nếu cô đã chia tay anh ta thì có lẽ cô đã ở nhà?"
Leonora ngước lên từ bàn tay mình và nhìn thấy một ánh cảm thông trong đôi mắt đen thông minh làm lòng cô se thắt. Bám vào một câu trả đũa hạ nhục, câu trả lời làm cô ngạc nhiên.
"Anh ấy đã chọn một hòm vàng."
https://thuviensach.vn
"Thế nào?"
"Người lái buôn thành Venice? Những kẻ theo đuổi Portia đã phải chọn giữa ba hòm bạc, chì và vàng. Hạnh phúc nằm trong hòm chì, không phải hòm vàng."
Alessandro mỉm cười. "Tôi biết. Tôi sống ở đây mà. Cô nghĩ ta có thể lớn lên trong cái thành phố này mà không biết câu chuyện ấy sao? Ý tôi là, anh ta đã chọn vàng theo nghĩa nào?"
"Tôi nghĩ anh ấy mê tít bề ngoài của cái hòm. Thật tình chỉ có thế." "Đừng làm thế."
"Sao cơ?"
"Thật tình chỉ có thế. Cô rất đẹp." Anh nói điều đó một cách trầm trọng, không phải như một lời khen mà là một cảm nghiệm.
Cô xoắn lọn tóc vàng quanh bàn tay. "Đã từng, có lẽ. Nhưng nỗi khốn khổ và mất mát dường như đã rút cạn nó rồi. Giờ tôi cảm thấy đen và trắng, không màu." Cô thả lọn tóc xuống. "Khi ấy tôi là một họa sĩ, một người sáng tạo, đầy cảm xúc, hơn là…" cô tìm cụm từ, "mạch tiếp hợp các phản ứng hoá học, thứ tạo ra Stephen. Tôi nghĩ anh ấy mê những thứ trái ngược giữa chúng tôi. Nhưng khi mở hòm ra, anh ấy nhận ra rằng cái anh ấy thật sự muốn lại là cái gì thực tiễn và khoa học, cũng hệt như chính anh ấy."
"Và anh ta có tìm thấy nó không?"
"Có. Nó gọi là Carol."
"À."
Leonora hớp một ngụm bia nữa, và nó bắt đầu làm cô ấm lên. Đúng lúc đó cô biết rằng cô sẽ không đề cập chuyện mình vô sinh với Alessandro. Một giọng nói nguyên sơ bé nhỏ nào đó đã ngăn cô lại. Cô không muốn người đàn ông này biết là cô không hoàn thiện.
Cuối cùng anh nói, nhưng không phải về cô. Từ nay trở đi đã hiển nhiên là ăn miếng trả miếng. "Nhưng cô biết không, giống nhau quá thì cũng có đấy. Cho đến năm ngoái đây, tôi đã có một cô bạn gái khá giống như anh em sinh đôi với tôi. Chúng tôi lớn lên bên nhau. Chúng tôi thích tất cả mọi thứ giống nhau. Cả hai chúng tôi đều tham vọng, thậm chí còn cùng ủng hộ một đội bóng. Nhưng rồi cô ấy được đề bạt lên vị trí cao hơn ở Rome. Cô ấy nhận. Bỏ đi. Chấm dứt. Tham vọng của cô ấy cuối cùng đã chia cắt chúng tôi." Anh uống.
https://thuviensach.vn
Leonora bối rối. Cô đã không thấy người đàn ông này dễ tổn thương như thế - nhưng cả anh nữa cũng bị bỏ rơi. Cô nói dịu dàng, "Cô ấy cũng cùng trong ngành cảnh sát à?"
"Không. Một nhà báo." Anh có vẻ miễn cưỡng không muốn nói thêm, và Leonora để sự im lặng riêng của họ chìm xuống giữa tiếng chuyện trò chung. Thế nhưng, cuối cùng, anh tiếp.
"Cho đến lúc đó, chúng tôi đã hạnh phúc. Có vẻ như không có vấn đề gì cả. Không có… nguyên nhân bất hoà."
Leonora xúc động vì câu chuyện, đồng thời cả cách phát âm rõ ràng của anh, và thấy một cách để chuyển hướng câu chuyện của họ.
"Anh học được tiếng Anh giỏi như thế ở đâu vậy?"
"London. Tôi đến đấy hai năm sau thời gian phục vụ quân ngũ, trong khi tôi quyết định xem phải làm gì với cuộc đời mình. Tôi làm việc trong một quán ăn - với Niccolò, một em họ khác. Tôi bỏ thời gian ở cả một bếp Soho và Nhà hát London, làm quen với những phụ nữ kinh khủng." Anh cười toét. "Tôi học được tiếng chửi thề đầu tiên đấy."
"Ở đâu?"
"Ở cả hai nơi. Rồi tôi trở về Học viện Cảnh sát ở Milan, rồi về nhà ở Venice khi qua được kỳ thi tuyển."
Alessandro thành thục vỗ ra một điếu thuốc, và mời cô một điếu với cái diễn đạt quốc tế là nhướn mày và một tiếng hỏi ậm ừ. Khi cô xua đi, anh châm điếu rồi rít một hơi dài. Cô nghĩ đến điều anh vừa nói. Quê nhà. Venice.
Giờ đây cũng là nhà của mình nữa.
"Vậy là, anh đã có những quyết định của mình, hồi đó, ở London?" cô hỏi.
"Không hẳn. Chưa bao giờ thật sự là có một chọn lựa cả. Bố mẹ tôi đã nuông chiều tôi hai năm ấy, cho tôi cái ảo tưởng về tự trị. Nhưng tôi sẽ luôn là một cảnh sát. Họ biết điều ấy và tôi cũng biết."
"Tại sao thế?"
Alessandro nhún vai một cách biểu cảm. "Truyền thống nhà Bardolino mà. Cha, các chú, ông nội…"
"Nhưng anh có hạnh phúc không?"
https://thuviensach.vn