🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Người Chọn Nghề Hay Nghề Chọn Người - Orison Swett Marden
Ebooks
Nhóm Zalo
Orison Swett Marden
NGƯỜI CHỌN NGHỀ HAY NGHỀ CHỌN NGƯỜI
Bản quyền tiếng Việt © Công ty Cổ phần Sách Alpha, 2016
Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Cổ phần Sách Alpha.
GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH
N
ghề chọn người hay người chọn nghề là một trong những tác phẩm mới nhất của Marden, nằm trong số những tác phẩm hay nhất về hướng nghiệp từng được viết. Cuốn
sách này nên là tài liệu thiết yếu cho mọi bạn trẻ khi lựa chọn sự nghiệp, bởi vì, như tác giả nói, rất nhiều khi thứ bạn thực sự lựa chọn chính là lối sống. Hầu hết mọi người đều đưa ra lựa chọn căn bản này mà không có sự chuẩn bị, thậm chí không suy nghĩ gì về hệ quả xa dài từ những hành vi của họ. Marden nhấn mạnh bi kịch của “kẻ lạc loài”, về những lựa chọn nghề nghiệp sai lầm, về việc chọn một công việc, sự nghiệp chỉ vì nó “dễ”, hay việc làm điều gì đó chỉ để nối bước cha ông.
Marden nói, bạn phải tự hào về công việc của mình. Công việc của bạn nên làm tăng giá trị cho bạn – chứ không bao giờ được làm bạn giảm giá trị. Bạn phải hòa nhịp với công việc, sự nghiệp của mình, làm nó với kỷ luật và nỗ lực. Bạn không bao giờ nên cảm thấy mình giống một con cá bị rời khỏi nước. Marden nói, hãy nhớ công việc không phải là “kiếm sống”, mà là “kiếm tìm ý nghĩa cuộc đời”. Cuộc đời của chính bạn.
S
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
inh ra tại Anh năm 1850, Marden trải qua thời thơ ấu khó khăn khi mồ côi cả cha lẫn mẹ từ lúc ông còn rất nhỏ. Bị đẩy từ tay người giám hộ này sang người giám hộ
khác, ông phải đi làm thuê để kiếm tiền.
Lấy cảm hứng từ một cuốn sách phát triển bản thân thời kỳ đầu của tác giả người Scotland là Samuel Smiles, ông bắt tay vào cải thiện bản thân và hoàn cảnh sống của mình.
Ông tốt nghiệp trường Đại học Boston năm 1871, và đã từng học tại Chủng viện Thần học Andover. Vào năm 1881 ông nhận được bằng Dược và năm 1882 là bằng Luật, cả hai đều từ trường Harvard. Sau đó ông theo học Trường Hùng biện Boston.
Suốt thời đại học, ông làm phục vụ và quản lý khách sạn, ông làm tốt tới mức dành dụm được số vốn 20.000 đô-la (tương đương khoảng 50.000 đô-la ngày nay) khi hoàn thành các chương trình học chính thức của mình.
Ông mua bất động sản trên Đảo Rhode rồi phát triển thành một khu nghỉ dưỡng. Những năm suy thoái kinh tế 1890, sau khi để mất khách sạn của mình, ông chuyển tới Chicago và làm quản lý khách sạn trong suốt thời gian diễn ra Hội chợ thế giới (World’s Fair) năm 1893. Sau đó ông trở về Boston và bắt đầu lại sự nghiệp.
Ông không bao giờ chấp nhận bị đánh bại. Trái lại, những thời điểm khó khăn càng tạo cảm hứng cho ông kết nối các ý tưởng – đặc biệt gắn với niềm lạc quan – trong cuốn sách đầu tiên, Pushing to the front (tạm dịch: Vươn tới phía trước), xuất bản vào năm 1894, chỉ hai năm sau khi ông mất hết mọi thứ. Cuốn sách
nhanh chóng thành công, một tác phẩm bán chạy đích thực thời đó, với số bản in bán ra cao vượt. Ông tiếp nối thành công đó với hơn 60 cuốn sách, hầu hết về các chủ đề thành công, nuôi dưỡng ý chí, tư duy tích cực; nhưng bên cạnh đó ông cũng viết về sức khỏe, rèn luyện thân thể, đối phó với tuổi già, giáo dục giới tính và bình đẳng cho phụ nữ.
Ngoài Samuel Smiles, tư duy của Marden còn chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm của Oliver Wendell Holmes và Ralph Waldo Emerson, những người tạo tiền đề cho Phong trào Tư duy Mới những năm 1890. Năm 1897, ông sáng lập Tạp chí Thành công (Success Magazine), sau đó trở thành một người đóng góp thường xuyên cho tạp chí đi theo phong trào Tư duy Mới (New Thought) của Elizabeth Towne là Nautilus trong suốt hai thập niên đầu của thế kỷ XX.
Marden, cũng như các tác giả đương thời khác của Tư duy Mới (William Walker Atkinson, Wallace Wattles, Elizabeth và William Towne), tin rằng tư duy của chúng ta ảnh hưởng đến cuộc sống và hoàn cảnh sống của chúng ta. Họ tin rằng “tư duy là vật chất”, và vì Luật Hấp dẫn (những thứ giống nhau sẽ hút lấy nhau), chúng ta phải rất cẩn thận với điều mình nghĩ và cách mình tư duy. Ông nói: “Chúng ta tạo nên thế giới quanh mình và định hình môi trường của chính mình bằng những tư duy của chúng ta.”
Thế nhưng dù được biết đến nhiều nhất bởi những cuốn sách về thành công tài chính, ông luôn luôn nhấn mạnh rằng điều đó sẽ xảy ra nhờ việc nuôi dưỡng phẩm chất cá nhân: “Cơ hội vàng mà bạn đang tìm kiếm nằm trong chính con người bạn. Nó không nằm ở môi trường quanh bạn, không nằm ở may mắn, cơ hội, hay sự giúp đỡ của những người khác. Nó chỉ nằm trong chính bản thân bạn.”
Những tựa sách của ông đã nhấn mạnh một cách hùng hồn góc nhìn đầy lạc quan, hào hứng và tự tin này. Trung bình ông ra
hai cuốn sách mỗi năm, từ Pushing to the front năm 1894 tới cuốn cuối cùng năm 1924, năm đó ông mất ở tuổi 74. Ông vẫn còn số bản thảo khoảng hai triệu từ chưa được xuất bản. Mặc dù đã hàng trăm tuổi, nhưng những cuốn sách của ông mang tính hiện đại tới mức chúng dường như được viết cho chính thời đại của chúng ta ngày nay. Ở thời đại này, hơn bao giờ hết, chúng ta cần sự cân bằng, niềm tin và kiên trì; chúng ta cần hạnh phúc, sẻ chia và sự thật; trên hết, chúng cần HÒA BÌNH và TÌNH YÊU...
Kiến thức uyên thâm của Marden từ lịch sử, triết học, thần học và nhiều mảng khác, cùng khả năng cô đọng, truyền tải kiến thức một cách rõ ràng đến kinh ngạc theo cách thức rất thú vị và thu hút đã khiến cho những tác phẩm này trở thành thiết yếu đối với bất cứ ai đang tìm kiếm thành công cho cuộc sống của mình, hay đơn giản chỉ là tìm kiếm những câu trả lời cho cuộc đời này.
Hơn 50 cuốn sách của ông đã được xuất bản trong loạt sách Timeless Wisdom. Bạn có thể đọc thông tin tham khảo về ông và các tác giả khác ở cuối sách.
Orison Swett Marden được xem là một nhà tư tưởng tiên
tiến và đi trước thời đại của mình rất xa. Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng cuốn sách này là một sản phẩm thuộc thời đại ấy và không phản ánh cùng góc nhìn về chủng tộc, giới tính, tình dục, dân tộc cùng những mối quan hệ giữa các cá nhân với thời đại ngày nay.
Hầu hết những lần nhắc đến “anh ta” nên được hiểu là con người nói chung, bất luận nam nữ, bởi đó là quan niệm của tác giả (là một tác giả thuộc phong trào Tư duy Mới, ông đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ).
Dù sự uyên thâm được truyền tải trong sách chưa bao giờ lỗi thời, các bậc phụ huynh có thể sẽ muốn thảo luận với các con về việc một số điều đã thay đổi kể từ thời quyển sách này ra đời.
Trong sách, tác giả sử dụng đơn vị tiền đô-la Mỹ vào thời bấy giờ.
Vì cuốn sách được viết trong khoảng thời gian năm 1895 – 1917, một đô-la thời đó tương đương khoảng 25 đô-la của năm 2013.
Thế chiến I đã gây ra lạm phát lớn, và tới năm 1920 một đô-la Mỹ chỉ còn giá trị tương đương 11.63 đô-la ngày nay (tức còn chưa tới một nửa so với lúc trước).
Chương 1
CHỘP LẤY NGAY CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN ĐƯỢC MỜI
" C
ần tuyển nam.” – Tấm biển này trông hết sức cuốn hút đối với nhiều chàng trai trẻ mới bắt đầu vào đời kiếm sống. Nó trông như một cánh cửa cơ hội,
và với số đông các chàng trai thì đúng là như vậy. Nhưng hãy nghĩ tới vô số thất bại trong đời, tới những kẻ ngồi nhầm chỗ, những thành công nửa vời, những kẻ bị dụ dỗ tới chỗ tầm thường bởi chính tấm biển đó!
Công việc đầu tiên của một cậu trai trẻ là yếu tố có tính then chốt trong đời cậu ta. Nó có thể hoàn toàn không phù hợp với bản chất trí tuệ của cậu ta; hơn thế, nó có thể dẫn cậu ta tới một lựa chọn sai lầm khác, bởi vì đám trai trẻ rất háo hức được làm mọi thứ, và tự hào về những công cụ cùng kỹ năng mình học được. Nếu chúng không biết những lợi thế của bất cứ công việc nào khác, chúng có thể tiếp tục làm điều mà tự nhiên đã cấm đoán trong chính cấu trúc não bộ của chúng.
Nhưng thường thì một chàng trai trẻ ít nhận ra điều có thể ảnh hưởng tới tương lai của cậu ta khi nhận lấy công việc đầu tiên. Khi tìm kiếm một việc làm, cậu ta nên cân nhắc thật cẩn thận rằng liệu nó có xu hướng tách cậu ta khỏi mọi thứ khác mà mình khao khát không, liệu nó có giúp cậu ta tiến lên trên con đường sự nghiệp thực sự của mình không, hay liệu cậu ta đang chôn chân ở một vị trí thấp kém, nơi có thể chẳng liên quan gì đến lựa chọn sống một cuộc đời tuyệt vời của cậu ta.
Một cậu trai trẻ bình thường khi nhận được một công việc sẽ cứ thế làm tới hết đời, và thường thì lựa chọn công việc này được đưa ra một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Rất có thể, cậu ta ứng tuyển vào một vị trí chỉ với suy nghĩ muốn có một công việc để làm, mà không hề nghĩ rằng liệu mình có thực sự phù hợp với nó không, liệu mình có phải là cái vung sắp úp nhầm nồi hay không; nhưng sự thật là “gã đàn ông” về sau sẽ ở nguyên vị trí mà “thằng bé” lúc trước đã đặt ông ta vào. Tất nhiên, cũng có nhiều người thay đổi, nhưng có lẽ phần lớn mọi người vẫn sống với công việc mà mình bắt đầu từ thời trai trẻ.
Không có thời điểm nào mà một người cần đến sự dẫn dắt khôn ngoan nhiều như thời điểm đưa ra lựa chọn liên quan đến cả cuộc đời này. Nó là lựa chọn quan trọng nhất, vì nó ảnh hưởng đến vận mệnh của một người. Toàn bộ tương lai của người đó thường đã được vẽ ra và quyết định từ trước khi người đó thực sự có cơ hội lựa chọn. Trước khi trở thành người đàn ông thì gã trai trẻ đã bị cuốn vào công việc đến mức chẳng muốn mất nó nữa. Cậu ta biết rằng những kinh nghiệm này giúp tích lũy sức mạnh và tạo đà tiến cực tốt nếu có thể duy trì, và dù cậu ta thường không cảm thấy lựa chọn lúc đầu là sáng suốt, nhưng nhiều khả năng cậu ta sẽ chẳng bao giờ thay đổi, và sẽ cứ bám chặt lấy nó.
" Mối hấp dẫn nhận lấy công việc mà mình không phù hợp chỉ vì được trả lương cao hơn một chút so với việc khác lúc ban đầu, trên hết, chính là nguyên cớ gây ra nhiều kết hợp không vững chắc nhất"
Để một cậu trai bước ra đời chỉ với mục đích đơn giản là kiếm một công việc là một vấn đề nghiêm trọng. Dù cậu ta có thể hoàn toàn không phù hợp, nhưng tham vọng của cậu ta sẽ có ảnh hưởng và thị trường có thể cho phép cậu ta có được một khởi đầu tốt đẹp vốn rất dối trá, đặc biệt nếu mức lương tương
đối tốt. Ngay cả khi cậu ta cảm nhận được rằng mình bị đặt sai chỗ thì phụ huynh của cậu ta có thể vẫn nói với cậu ta rằng việc nỗ lực biết bao lâu rồi lại vứt hết kinh nghiệm quý báu đi là rất ngu ngốc. Sau đó cậu ta có thể gắng gượng làm công việc tầm thường đó, công việc không hề phù hợp với khả năng của mình, khi mà cậu ta vốn đã có thể làm nên danh tiếng trong một mảng khác phù hợp với khả năng hơn.
Thế giới đầy những kết hợp nồi tròn vung méo, những người đàn ông nhờ vào quá trình huấn luyện khắc nghiệt, ngành nghề vất vả, đã gò mình được một cách cực kỳ tốt, thế nhưng nỗi cực nhọc và ý nghĩ không thể làm điều mình được sinh ra để làm lại hoàn toàn phá hỏng cảm giác thỏa mãn của người đó, khiến anh ta cảm thấy ngay cả khi mình kiếm được kha khá để sống thì đời mình vẫn chẳng thích thú gì, và rằng khía cạnh củi-gạo-mắm muối đó của công việc là khía cạnh nhỏ bé nhất, kém quan trọng nhất.
Mối hấp dẫn nhận lấy công việc mà mình không phù hợp chỉ vì được trả lương cao hơn một chút so với việc khác lúc ban đầu, trên hết, chính là nguyên cớ gây ra nhiều kết hợp không vững chắc nhất. Một khi bạn đã vững chỗ thì sẽ rất khó đánh đổi nó để tìm công việc lớn lao hơn, rất khó để quyết định bắt đầu lại từ nấc thang dưới cùng và sẽ mất thêm nhiều năm học tập, rèn luyện.
Nếu có thể hòa nhập với công việc chỉ sau ít ngày, hoặc ít tuần, bạn sẽ chẳng giữ được nó dài lâu đâu, bạn chẳng bao giờ biết được khi nào thì có người khác thế chân mình. Nhưng nếu phải mất đến vài năm chuẩn bị cho thứ gì đó cao xa hơn – cho thứ gì đó mà chỉ riêng bạn mới thực sự tương thích, và giữ mình không bị lầm lối, sẵn lòng trả giá cho quãng đường xa thì mối nguy bị thế chỗ của bạn sẽ nhỏ hơn nhiều.
Gần đây thành phố New York thực hiện một cuộc điều tra về các cậu bé, cô bé rời khỏi trường học ở độ tuổi hợp pháp nhỏ nhất:
14 tuổi. Trong số 25.000 trường hợp được điều tra, có 23.000 làm những công việc không đòi hỏi nhiều kỹ năng. Báo cáo cho biết:
“Chúng tôi khám phá ra trong các công việc mà 10.857 cậu bé và 11.924 cô bé đã rời khỏi nhà trường ở độ tuổi hợp pháp nhỏ nhất đó được thuê làm, hơn chín phần mười là các công việc không đòi hỏi kỹ năng, chẳng hạn như chạy việc vặt, làm việc nhà, thư ký phụ trách các việc lặt vặt, thợ máy, tạp vụ, phụ việc, đóng gói, giao thư, bán báo, v.v..”
Các con số của chúng tôi cho thấy cơ hội việc làm duy nhất của những người trẻ rời khỏi trường học trong tình trạng thiếu kiến thức chính là những ngành nghề không đòi hỏi kỹ năng. Tình trạng này thực sự tác động trở lại xã hội, bởi chính những chàng trai, cô gái này rồi sẽ trở thành tầng lớp ăn không ngồi rồi.
Đừng bị che mắt bởi số tiền mà người ta kiếm được khi làm những công việc này. Hãy nhớ rằng sự nghiệp của bạn ảnh hưởng tới bạn nhiều hơn bất cứ thứ gì khác, và bạn sẽ không gánh nổi hệ quả của việc đi theo một con đường sự nghiệp vốn không thể giúp bạn phát triển và lớn mạnh. Hãy xem những con người đã lựa chọn kiểu sự nghiệp như thế. Hãy xem những gì mà công việc đem đến cho họ. Vị trí của họ trong xã hội so với những người làm các công việc khác là gì? Họ có được kính trọng, tôn vinh không? Liệu đó có phải là công việc mà anh ta có thể tự hào, điều mà con cái của anh/cô ta sẽ tự hào khi lớn lên? Rất nhiều người trẻ cố tình bó buộc và làm hỏng sự nghiệp của mình, và gần như tự giết mình trong suốt nhiều năm đời họ bằng việc làm các công việc vốn sẽ bức bách và bóp nghẹt đời họ. Điều kiện làm việc của nhiều công việc rất nguy hại cho sức khỏe và việc phát triển bản thân.
Sức khỏe tốt, môi trường và điều kiện sống lành mạnh quan trọng với bạn hơn tiền bạc, bạn không nên dấn thân vào việc gây nguy hại cho tinh thần của mình hay tổn hại tới phẩm cách,
tác động xấu đến vị thế của bạn. Công việc của bạn không nên là một chướng ngại. Nó nên là nguồn kích thích không ngừng, là sự khích lệ, là động lực hướng tới cuộc sống rộng lớn, vĩ đại mà vì nó bạn được sinh ra.
Chương 2
TỰ RÈN MÌNH ĐỂ RÈN SỰ NGHIỆP
Đ
ừng suốt đời vất vả làm những điều nhỏ nhặt, trong khi bạn được sinh ra để làm những điều vĩ đại một cách đường
hoàng.
Bạn sẽ nghĩ gì về vị tướng dấn thân vào trận đánh mà không có bất cứ sự chuẩn bị nào – không nghiên cứu vị trí của quân địch, của quốc gia mình sắp đối đầu, hay những tài nguyên mà đội quân mình có? Nhẹ nhàng nhất thì hẳn bạn cũng sẽ nói rằng ông ta đang muốn thua cuộc.
Trên thực tế, nhiều chiến dịch đã thất bại vì đội quân của vị tướng thua trận không được vũ trang đầy đủ. Họ thiếu các nguồn cung, thiếu lương thực thực phẩm. Họ không được trang bị quân phục đầy đủ, không được bảo vệ khỏi mưa, tuyết, không ở trong trạng thái phù hợp để chiến đấu.
Cuộc đời là một chiến trường, phần lớn những người gặp phải thất bại đều là vì họ không được trang bị phù hợp ngay từ giai đoạn đầu. Họ chưa bao giờ đưa được bản thân vào trạng thái đúng để giành được vinh quang.
Điều tệ hại nhất mà phụ huynh làm với con cái mình là để chúng lớn lên mà không biết cách tự kiếm sống. Các văn phòng tuyển dụng luôn chật kín những con người bất lực và bất hạnh như thế, những cô nàng cậu chàng chưa bao giờ được học cách mua bán, chưa bao giờ được huấn luyện thích đáng về bất cứ công việc gì cho phép họ kiếm được nguồn sống dù nhỏ nhoi nhất. Các bậc phụ huynh lãnh hầu hết trách nhiệm trong những tình huống này, đó là điều dẫn tới rất nhiều tội lỗi lẫn tội ác.
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là học cách sống độc lập, đường hoàng. Tồn tại thôi là chưa đủ. Mọi người đều nên được sống theo nghĩa cao quý nhất của từ đó.
Nếu mỗi cô cậu thanh niên đều học được cách mua bán hoặc được đào tạo tốt một ngành nghề nào đó phù hợp với khả năng, tình trạng sức khỏe, thì số tội phạm sẽ ít đi đáng kể, chính quyền nên quy định những chuẩn bị như thế là bắt buộc.
Bất kể thời thế khó khăn đến mức nào, vẫn luôn có rất ít người giỏi giang biết làm ăn buôn bán, được đào tạo một chuyên môn hoặc sống được lâu dài nhờ công việc. Trong thời đại chuyên môn, chuyên biệt hóa ngày nay, ngày càng khó để một người không có chuyên môn hoặc kỹ năng tìm được việc làm, trong khi nhu cầu về lao động đã qua đào tạo luôn tăng.
Rồi sẽ tới lúc nhà nước tổ chức các khóa học nghề để làm giảm đáng kể bi kịch rơi vào nhầm chỗ trong cuộc đời cho các chàng trai, cô gái. Họ sẽ bắt đầu làm việc với nền tảng tốt hơn để có thể tiến xa hơn. Như thế, các quản lý hoặc giám sát sẽ không buộc phải dành quá nhiều thời gian để dạy họ những điều mà họ lẽ ra nên được học từ trước khi bắt đầu vào làm việc.
Quân đội và hải quân từ lâu đã từ bỏ hy vọng tuyển sĩ quan từ dân thường. Những chàng trai trẻ trong các trường quân đội của chúng ta được lựa chọn theo phương thức cạnh tranh và họ đại diện cho nhóm ưu tú từ các nơi. Chúng ta không thể phụ thuộc vào những kẻ đi lên từ đám đông. Đó là một quá trình quá chậm chạp và không chắc chắn.
Thế nhưng, ngay cả khi một chàng trai hoặc cô gái bị ép nhận lấy công việc đầu tiên họ được đề nghị – thì không có nghĩa họ sẽ phải ở mãi đấy. Nếu như có hoài bão, họ sẽ dùng nó như bước đệm để tiến đến điều tốt hơn. Một ngày nọ, một chàng trai trẻ sáng sủa, hoạt bát, quản lý một chi nhánh nước ngoài của một công ty lớn đến gặp tôi. Giữa chừng cuộc chuyện trò thú vị, tôi
học được rằng chính nhờ sự thông thạo về ngôn ngữ ngay từ đầu đã nâng anh ta đến vị trí quan trọng mà giờ đây anh ta đang nắm giữ. Anh ta bắt đầu học tiếng Pháp vào những lúc rảnh rỗi khi làm thu ngân cho một công ty sản phẩm khô quy mô lớn. Khi đã có thể đọc và viết tiếng Pháp thông thạo, anh ta dần dà học thêm được bốn, năm ngôn ngữ châu Âu hiện đại khác. Và cũng trong những năm đó, trong khi thành công ở cả vai trò nhân viên văn phòng và kinh doanh lưu động, anh ta đã mài giũa được kỹ năng ngôn ngữ của mình đến mức có thể đọc và viết nhuần nhuyễn. Dẫu không có thiên tư, anh ta đã có những thứ tốt nhất có thể thay thế cho nó – đó là lòng kiền trì và sự chăm chỉ, anh ta đã có được nền tảng ngôn ngữ tuyệt vời bằng cách tận dụng khoảng thời gian mà nhiều chàng trai trẻ khác quẳng qua cửa sổ.
Nhiều thanh niên, chỉ đơn thuần tìm kiếm một công việc và nhận luôn lấy cơ hội đầu tiên đến với họ, hẳn sẽ gọi một chàng trai trẻ là kẻ điên rồ nếu cậu ta ném ra ngoài cửa sổ một xấp các mảnh giấy nhỏ viết các từ và mong chúng tự xếp thành một bài thơ tuyệt đẹp khi rơi xuống đất. Tương tự, một chàng trai trẻ có thể chỉ viết lên các mảnh giấy năm mươi nghề nghiệp, chuyên môn, cho hết vào một cái mũ, lắc lên rồi bốc đại lấy một tờ, chọn luôn đó làm nghề nghiệp để theo đuổi, hoặc ra đường tìm việc rồi nhận lấy công việc đầu tiên được giao cho hoặc công việc được trả mức lương cao nhất.
Ðiều quan trọng nhất trong cuộc sống là học cách sống độc lập, đường hoàng. Tồn tại thôi là chưa đủ. Mọi người đều nên được sống theo nghĩa cao quý nhất của từ đó.
Điều tuyệt nhất mà các trường phổ thông, đại học nên làm cho thanh niên là giúp họ có được một kho kỹ năng, giúp họ hiểu chính mình, cho họ thấy những thiên hướng, những điểm mạnh, điểm yếu của mình, cho họ thấy hướng đi nào sẽ giúp họ
có một sự nghiệp thành công và tỏa sáng, hướng đi nào gần như chắc chắn sẽ dẫn họ tới thất bại hoặc mãi mãi tầm thường.
Xung quanh ta đầy những thư ký suốt đời nhận khoản lương bèo bọt để làm những việc hết sức tầm thường, bởi họ thiếu can đảm để đánh đổi cơ hội yên vị úp lên chiếc nồi méo của họ lúc này để đổi lấy việc úp lên chiếc nồi tròn mà họ vốn thuộc về. Họ kiếm sống bằng những sở đoản thay cho sở trường, vì họ không biết cách tìm ra chỗ dành cho mình, hoặc đã cắm rễ quá sâu vào một nơi không dành cho họ.
Nhiều người ngại thay đổi khi biết mình không phù hợp vì họ đã có được mức thu nhập nhất định, đã có gia đình hoặc những người phụ thuộc. Họ không muốn đánh cược lợi ích của những người khác vì sợ phạm sai lầm, thế nên họ cứ sống rề rà, thỏa mãn nửa vời với đời mình. Vì những lý do khác nhau, mọi người vẫn tiếp tục sống cuộc đời đã chọn dù nó không hợp, làm những điều nhỏ nhặt hay tầm thường và chẳng bao giờ thể hiện được con người lớn lao hơn trong mình. Cuộc sống của họ bé nhỏ, không trọn vẹn, không huy hoàng so với những gì họ hẳn sẽ có được nếu sớm tìm thấy vị trí của mình.
Việc phát hiện ra khi đã muộn rằng ta chỉ phát triển được một phần mười khả năng tiềm ẩn, rằng ta chưa bao giờ thực sự thể hiện được chính mình, rằng giá mà chịu từ bỏ sớm thì ta đã chẳng lầm lạc, là thứ trải nghiệm đau buồn nhất đối với một con người. Trẻ con nên được dạy rằng Trái đất mà chúng đang sống đây là một trường đào tạo vĩ đại, để chuẩn bị cho chúng bước chân vào một trường đại học lớn hơn, vĩ đại hơn của nền văn minh cao quý hơn, tốt đẹp hơn. Chúng nên được dạy rằng đây chỉ là một phần của con đường đời, chúng không được phép phá hỏng hoặc phạm sai lầm. Chúng nên được dạy rằng chỉ có một điều duy nhất có thể khiến người ta thỏa mãn khi đạt tới điểm cuối trong sự nghiệp, đó là đã nỗ lực hết sức để trở thành con người vĩ đại nhất, hoàn thiện nhất, lớn lao nhất mình có thể, và cống hiến cho thế giới này ở mức cao nhất có thể.
Chương 3
Ở ĐÚNG CHỖ
E
merson từng nói rằng một người ở đúng chỗ giống như một con tàu ở trên sông. Anh ta sẽ va phải vật cản ở mọi hướng trừ một hướng duy nhất, phía đó không chỉ không
có vật cản, mà còn có một dòng chảy cuốn anh ta đến một con kênh sâu, rộng hơn bao giờ hết rồi ra đến biển cả bao la.
Chính cái ý thức rằng bạn đã tìm được đúng chỗ cho mình, nơi Đấng Sáng tạo dành cho bạn, rằng bạn đang làm hết sức để thể hiện bản năng chảy trong dòng máu mình, điều đó sẽ ngăn chặn hằng hà những cám dỗ bắt nguồn từ những xáo trộn, bứt rứt, những lo âu, bối rối vốn luôn vây lấy những người ý thức được mình đang ở sai nơi. Khi một người không ở đúng chỗ, mọi thứ dường như đều rối loạn. Anh ta luôn cảm thấy mâu thuẫn với thế giới. Ngược lại, khi được ở đúng chỗ, anh ta sẽ cảm thấy cuộc sống lấp lánh niềm vui. Đừng vội kết luận rằng vì bạn không thích điều mình đang làm, không thành công với nó nên bạn sẽ không bao giờ tìm được đúng chỗ của mình, bạn sẽ luôn luôn thất bại trong mọi thứ. Luôn luôn có một chỗ thích hợp dành cho bạn ở đâu đó. Nếu bạn bình thường, chắc chắn có một dạng công việc mà bạn thích, một việc khiến bạn tràn đầy nhiệt huyết.
Người tự ép buộc mình phải làm điều gì đó hoặc làm chỉ vì ý thức trách nhiệm, hoặc để kiếm sống, sẽ không bao giờ trở thành một nghệ sĩ trong nghề, mà chỉ luôn luôn là tay thợ. Có sự khác biệt cực kỳ lớn giữa một tay thợ và người nghệ sĩ. Một bên đặt vào công việc cả trái tim, niềm lạc quan, cuộc sống, nhiệt huyết lẫn niềm hăng hái, bên còn lại đặt vào đó nỗi cực nhọc.
Chỉ có sự khô khan ở nơi lẽ ra là niềm vui thích. Với một bên, công việc là thứ kéo dài lê thê mãi; với bên còn lại, nó luôn là niềm vui, nguồn thôi thúc tâm trí làm thỏa mãn hoài bão trong họ. Với bên đầu tiên, thế giới là nơi khó nhọc, công việc của anh ta là bắt buộc, nói theo cách dễ nghe nhất. Anh ta có thể chẳng bao giờ thừa nhận, nhưng trong đời anh ta luôn thiếu vắng điều gì đó – như cảm giác trọn vẹn, đủ đầy, tự nhiên. Gần đây tôi có nghe nói đến một người làm công việc không phù hợp đến tận khi đã 38 tuổi. Anh ta bị sa thải khỏi vị trí thủ thư vì kém tài, anh ta đã thất bại ở vị trí luật sư và cũng không thể điều hành việc kinh doanh. Thế nhưng khi đến quá nửa cuộc đời, anh ta tìm được đúng chỗ của mình, trở thành một người chào hàng thành công. Tôi từng biết nhiều chàng trai trẻ lông bông suốt nhiều năm với cả tá công việc khác nhau, việc nào cũng thất bại, rồi bất chợt, đôi khi đầy tình cờ, họ tìm được vị trí cho mình trong một ngành nghề nào đó, một vị trí đem lại cho họ thành công lẫn nhiệt huyết. Họ phát triển được nguồn sức mạnh phi thường khi được đặt vào nơi họ thể hiện được bản thân, nơi họ có thể dùng đến những khả năng mạnh nhất của mình thay vì khả năng yếu nhất.
Khi một người không được ở đúng chỗ, thường thì họ cảm thấy thiếu tự tôn. Chúng ta chưa bao giờ thực sự tự tôn trọng mình khi ý thức được rằng mình đang sống bằng sở đoản thay vì sở trường, rằng chúng ta không thể hết mình với công việc này. Ta chẳng thể hài lòng khi ở vào vị trí như vậy.
Hãy tin rằng, có một vị trí cho bạn ở đâu đó, nơi bạn có thể cảm nhận được mọi năng lực và sức mạnh của mình kéo giật bạn về phía một mục đích sống vĩ đại và nói “Tạ ơn Chúa” với lựa chọn của bạn.
Khi tìm thấy vị trí đó, bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh trọn vẹn, cảm nhận được hương vị của quyền lực. Một thứ thần dược, một nguồn kích thích sẽ xuất hiện trong đời bạn, thứ sẽ tạo nên cảm giác phấn chấn xua tan đi nỗi cực nhọc bủa vây bạn lúc trước,
thứ khơi dậy niềm hân hoan thay vì nỗi nhàm chán. Bạn sẽ bắt đầu tôn trọng bản thân khi tìm thấy đúng chỗ của mình.
Lord Chesterfield đã nói: “Chắc chắn không có ai phù hợp với tất cả mọi thứ. Nhưng cũng chắc chắn khó có ai không phù hợp với điều mà Mẹ tự nhiên chỉ ra rất rõ bằng cách cho anh ta thiên hướng đi về phía đó.” Không một ai, dù tận tâm đến đâu, lại có thể làm việc được tốt nhất nếu không thích công việc đó. Anh ta không thể đặt trái tim của mình vào để cố gắng khi toàn bộ bản năng ra sức chống cự lại nó, ra lệnh rằng anh ta cần phải làm một điều gì khác đi.
Khi cuộc sống vui vẻ, trái tim hoan hỉ, khi chúng ta yêu việc mình làm, chúng ta sẽ không già đi sớm, bởi chính sự chà xát của lo âu, sợ hãi, nôn nao làm hao mòn dần những vòng bi trong cỗ máy con người mỏng manh, chính hoài bão bị mài mòn, sẽ rút dần năng lượng của ta và rồi ta tự giết chết mình qua bao tháng năm quý báu của cuộc đời.
Nếu công việc đang làm khiến bạn chán nản, nếu bạn cảm thấy nó cực nhọc, nếu bạn chỉ xem đó đơn thuần như điều cần thiết để kiếm sống, bạn đang không ngừng tự hỏi tại sao lại không có kế hoạch nào tốt hơn cho mình, thì nghĩa là bạn đang ở sai nơi. Trừ khi bạn giải quyết công việc với tinh thần của một họa sĩ yêu tấm vải canvas[3] của mình như yêu sinh mạng, khao khát được bắt tay vào việc mỗi sáng và sợ phải dừng việc mỗi đêm, thì nghĩa là bạn đã ở đúng nơi. Bạn sẽ biết chắc nếu ở đúng nơi, vì bạn sẽ cảm nhận được sức hút từ công việc bằng cả bản năng của mình. Chúng ta làm những điều mình giỏi nhất một cách rất dễ dàng, làm theo bản năng là điều tự nhiên. Những cố gắng, nỗ lực, vật lộn, cảm giác vất vả là bởi chúng ta không ở đúng nơi, không làm điều chúng ta sinh ra để làm.
Chim bạch yến, chim bobolink chẳng hề cố gắng để biết hót, điều đó với chúng tự nhiên như hơi thở. Trẻ con được chơi trò
chúng thích thì chẳng cảm thấy nặng nhọc gì, đó là bản năng của chúng, một biểu hiện bình thường của niềm vui thích.
Công việc mà chúng ta được sinh ra để làm, được Mẹ tự nhiên an bài, cũng tự nhiên như bài hát của chim bạch yến. Với tất cả những gì khiến ta nhiệt huyết, ta cảm thấy như đang chơi đùa, sáng tạo, tận hưởng, ta chẳng phải vất vả hay cố gắng quá sức. Việc được thể hiện bản thân như vậy khiến khả năng của ta thêm sắc bén, khiến máu thịt thêm rắn rỏi như sắt thép làm tăng thêm cảm giác hạnh phúc trong ta. Nhưng khi ở sai chỗ, ta sẽ cảm thấy cực nhọc, trì trệ, đây là biểu hiện của sự kháng cự trong chính ta trước điều mà ta không sinh ra để làm. Những phát triển, tiến bộ trong cuộc sống, việc khai mở tiềm năng và được vươn tới lý tưởng quan trọng hơn rất nhiều so với mức lương.
"Hãy tin rằng, có một vị trí cho bạn ở đâu đó, nơi bạn có thể cảm nhận được mọi năng lực và sức mạnh của mình kéo giật bạn về phía một mục đích sống vĩ đại và nói
‘Tạ ơn Chúa’ với lựa chọn của bạn."
Chẳng ai buồn bã hay bất mãn khi làm công việc mà Đấng Sáng tạo muốn họ làm. Chẳng ai ở đúng chỗ cho đến khi cảm nhận được mọi tế bào thần kinh, mọi cơ bắp trong thân thể ta đều vươn tới mục đích của ta, mọi khả năng đều là để hoàn thành công việc của ta. Khi đó, và chỉ khi đó, ta mới được mạnh mẽ và tháo vát. Khi đó, ta mới khác biệt và sáng tạo. Đừng sống cuộc đời chỉ để làm những việc nhỏ bé trong đau đớn khi mà bạn được tạo ra để làm những điều lớn lao một cách xuất sắc, tuyệt vời. Ở khắp nơi chúng ta đều thấy những con người làm việc quần quật cho những điều mà bộ não lẫn tinh thần của họ hoàn toàn không thích ứng nổi.
Có biết bao nhiêu nghìn người đang làm việc vất vả hơn cả chục lần để kiếm sống bằng âm nhạc, nghệ thuật, thơ ca, viết lách – những việc mà họ chẳng hề có năng khiếu, vất vả hơn so với khi họ làm việc đúng với tài năng của mình, khi họ ở đúng chỗ dành cho họ. Khi làm đúng việc, họ có thể kiếm sống được bằng chính thế mạnh của bản thân. Cũng như mỗi ổ khóa có một chiếc chìa, ai cũng đến với thế giới này vì một kết tạo đặc biệt, và việc đầu tiên chúng ta phải làm là tìm ra chỗ trống chúng ta được sinh ra để đứng vào. Điều này không phải lúc nào cũng dễ, nhưng hoàn toàn khả thi.
Wordsworth[4] cố gắng trở thành một nhà báo London nhưng thất bại. Scott sẽ không mạo hiểm cống hiến cho văn chương cho đến khi có được khoản thu nhập khá khẩm đầu tiên từ nó. Schiller[5]lãng phí quá nhiều thời gian vào làm thuê những việc liên quan đến văn chương, nhận dịch những cuốn sách tiếng Pháp để lấy những khoản thù lao nghèo nàn.
Kepler[6] vật lộn với nỗi lo âu không ngừng khi làm nghề bói toán theo chiêm tinh để kiếm sống, ông nghĩ rằng chiêm tinh học, con đẻ của thiên văn học, sẽ giúp ông đủ khả năng theo đuổi thiên văn. “Mình van cậu,” ông viết thư cho một người bạn, “nếu có một chỗ trống ở Tubingen, hãy làm mọi điều cậu có thể để giành lấy nó giúp mình, rồi nói cho mình biết giá bánh mì và rượu cùng các nhu yếu phẩm khác, vì vợ mình không quen ăn đậu.” Ông phải chấp nhận mọi loại công việc; ông làm lịch và phục vụ bất cứ ai chịu trả tiền.
Sau mười lăm năm phục vụ quân ngũ, Grant[7] từ nhiệm, bắt tay vào trồng trọt ở gần St. Louis. Nhưng nông phẩm thu hoạch được không đủ để duy trì nông trại, thế nên ông trở thành người thu hồi nợ. Không giỏi thúc nợ nên ông đã không thể thành công trong việc này. Bấy giờ ông chẳng mấy mơ mộng đến việc một ngày nào đó mình sẽ thành Tổng tư lệnh của một quân đoàn bách thắng và khi qua đời ông yên nghỉ trong một lăng mộ
tráng lệ mà các nhà cầm quyền khắp thế giới đều muốn hành hương tới.
Ngày nay, trong mọi ngành nghề đều có vô số chàng trai, cô gái hoàn toàn không có tố chất phù hợp với công việc của họ, họ lê bước trong sự tầm thường, làm những điều bé nhỏ một cách chậm chạp, khó nhọc, thất chí, trong khi lẽ ra họ có thể vui vẻ làm những điều vô cùng vĩ đại, tốt đẹp hơn nếu được ở đúng chỗ.
Ngày nay trên khắp đất nước có hàng nghìn mục sư thực sự thất bại trong việc truyền đạo. Họ cố gắng làm điều mà Mẹ tự nhiên đã cấm họ làm ngay trong cấu trúc cơ thể họ, trong bộ não lẫn tính khí họ. Có thể Mẹ tự nhiên đã tạo ra họ để trở thành nông dân, kỹ sư, thương gia, hoặc để theo đuổi một công việc nào đó khác, và họ vốn không được ban cho chút năng khiếu nào để truyền đạo. Họ không có tài hùng biện, cũng không có khiếu lãnh đạo người khác.
Nhiều người trong số này lẽ ra có thể làm được những điều vĩ đại nếu theo đuổi một ngành nghề khác mà họ có tài năng tương xứng.
Một trong những điều đáng hy vọng về các mục sư ngày nay là rất nhiều người ở nhầm chỗ đang từ bỏ nó để làm kinh doanh hoặc một công việc khác phù hợp với họ hơn.
Giờ thì ta chẳng thể chê trách gì những mục sư, họ hoàn toàn thành thực và ngay thẳng khi trở thành mục sư, có lẽ là nhờ sự cổ vũ của một bà mẹ đầy tình yêu thương luôn rất lo âu muốn con trai trở thành một linh mục, hoặc xuất phát từ chính khao khát chân thành của họ là được phục vụ cho Chúa, giúp lan tỏa Phúc Âm.
Thật khó khăn biết bao cho nhiều người trong số chúng ta khi phải cố gắng kiếm sống bằng một công việc mà mình không bao giờ muốn làm! Giá như chúng ta tìm thấy đúng chỗ của mình
g g y g sớm hơn, nơi toàn bộ tài năng của chúng ta được khai mở, nơi mọi năng lực của chúng ta được thể hiện thay vì chỉ một phần nhỏ bé, thì cuộc đời chúng ta đã khác biết bao! Biết bao người ý thức được rằng mình là chiếc vung tròn đang úp lên cái nồi méo nhưng vẫn nỗ lực để có điều tốt nhất từ tình cảnh tệ hại ở lĩnh vực mà họ đã có được chút tiếng tăm, đã kiếm được đủ sống, và nếu từ thay đổi, họ sẽ phải bắt đầu lại từ con số không!
Điều tuyệt vời là khi được đi theo tiếng gọi của Mẹ tự nhiên, làm điều mà Mẹ bảo ta làm. Bạn tôi ơi, sự nghiệp hợp lẽ của bạn chảy ngay trong dòng máu, được chỉ ra trong cấu trúc não của bạn, trong bắp cơ và trong tính khí của bạn. Hãy cẩn trọng, đừng làm điều mà Mẹ tự nhiên cấm đoán.
Ở
Chương 4
BI KỊCH CỦA KẺ LẠC LOÀI
bất cứ đâu, ta cũng đều tìm được những người lạc lõng. Những nhân viên văn phòng ghét bút thước, những chàng trai nông trại ghét cuốc xẻng lưỡi liềm, những
giáo viên xem thường lớp học, chẳng chút hứng thú với học sinh, những luật sư ghét việc tố tụng và chán ốm việc văn phòng, những thầy thuốc chán ghét chuyên môn của mình.
Từ sự hững hờ, thiếu nhiệt huyết, cách làm cẩu thả, thái độ rề rà, thiếu thành tâm và nghiêm túc nỗ lực, thiếu tập trung, bạn sẽ nghĩ rằng đại bộ phận mọi người đều bị đặt sai chỗ. “Nỗ lực biến mình thành một kẻ khác chỉ là nỗ lực vô ích,” Lowell nói, “thứ đã gieo rắc trong lịch sử rất nhiều những mục đích bất thành, và những cuộc đời khổ sở.” Thật không thể nào hiểu nổi khi quá nhiều người trong chúng ta cố gắng làm điều mà mình ít khả năng đáp ứng nhất.
Có những người vật lộn trong đói nghèo dưới nợ nần chồng chất, sống với ruộng đồng trong mơ hồ, nghi hoặc – trong khi họ vốn có tố chất của những luật gia, những nhà hùng biện. Họ sẽ ngưng công việc và nói với bạn hàng giờ liền về những bài thuyết giảng tuyệt vời của Webster[8]. Một Michelangelo[9] hay một Raphael[10] sẽ hoàn toàn thất bại nếu làm việc trong một cửa hàng máy móc, Shakespeare sẽ thành kẻ vụng về với nông cụ, còn thần đồng Beethoven hẳn sẽ chẳng là gì nếu ở trên đồng ruộng hoặc một cửa hàng. Có cho cả nghìn năm đi nữa họ cũng không xây được chiếc cầu bắc ngang sông Mississippi.
Cha của Benjamin Franklin đưa ông đi đến khắp các xưởng mộc, xưởng thợ nề và thợ máy để giúp ông lựa chọn công việc của đời mình. Cha ông thoáng hy vọng sẽ có giọng nói đâu đó trong ông hướng ông đến thẳng mục tiêu và cho phép ông “phụng sự các vị vua.[11]” Tình yêu của ông với sách vở chính là ngón tay chỉ thẳng lối tới mục tiêu của ông.
Thật khó cho một người khi phải gắn bó với công việc mình thù ghét, việc mà bản năng của anh ta hoàn toàn phản đối, chỉ bởi những người khác phụ thuộc vào sự hỗ trợ của anh ta, và anh ta lại không dám từ bỏ nó để làm điều mình khao khát. Với những người thiên về nghệ thuật, thật buồn nản khi mỗi sáng bị ép phải đối mặt với một công việc buồn tẻ, vì họ vốn yêu cái đẹp, toàn bộ tâm hồn đã thấm đẫm những lý tưởng về cái đẹp và sự thanh tao, họ không hề muốn làm ngược lại bản năng của mình. Với những thanh niên ấp ủ hoài bão với văn chương, thật chán nản khi phải quần quật trên ruộng đồng, cũng vậy với những người buộc phải ở nhà chăm sóc mẹ cha trong khi hoài bão kinh doanh van nài được thể hiện, hoặc khi họ thiết tha được cảm nhận quyền lực khi lãnh đạo những nhóm trai tráng trong một thành phố lớn.
Cuộc giằng co giữa trách nhiệm và thiên hướng gần như trở thành bi kịch, nhưng rất hiếm khi một người lại bị trói chặt vào công việc nào đó mà mình thù ghét đến mức không thể tự buộc mình chịu đựng đến khi có thể thay đổi.
Nếu bạn bị ràng buộc với một công việc không phù hợp, đừng xem đó như một điều tồi tệ không bao giờ thay đổi được, hãy buộc mình học hỏi từ đó mọi điều có thể một cách có kỷ luật, huấn luyện bản thân kiên nhẫn chịu đựng. Đừng để nó làm hỏng cuộc đời bạn, hãy quyết tâm hút lấy toàn bộ mật ngọt nó có, hãy trở nên thật giỏi việc này đến mức tích lũy được đủ phương tiện để có khả năng rời khỏi nó.
Chúng ta đều biết đến một người từng làm công việc kinh doanh mà ông vô cùng chán ghét cho tới tận tuổi 40, thế nhưng ông đã tạo được danh tiếng rất lớn trong ngành bằng cách buộc mình phải thành công với nó để có thể chuyển sang sự nghiệp văn chương. Ông viết suốt nhiều năm, tận dụng mọi cơ hội có được, công việc ông yêu thích đã khiến ông được tái sinh. Đến thời điểm sẵn sàng để thay đổi thì ông đã có khối tư liệu văn chương lớn đầy giá trị, hàng loạt quyển ghi chép đầy những gợi ý quý báu, những phác thảo, những đoạn mở đầu của các bài viết ngắn mà về sau ông có thể đem ra dùng lại rất hiệu quả.
Nếu có sinh vật nào đó đáng thương hại trong vũ trụ này thì đó chính là một con người bị đặt nhầm chỗ, bị mất đi hoài bão, không còn quan tâm liệu mình đi lên hay đi xuống, trở nên hững hờ với tương lai của bản thân. Chiếc đồng hồ không còn dây cót thì chẳng còn hữu dụng. Toàn bộ các bánh răng, kim chỉ giờ, máy móc đều vô dụng nếu thiếu đi nguồn lực làm dịch chuyển chúng. Khi hoài bão lụi tàn, chẳng còn hy vọng gì cho người đó ngoài việc làm sống lại nó, nhưng đánh thức một hoài bão đã chết lại là điều vô cùng khó khăn. Nếu bạn muốn phát triển bản thân tới mức tối đa, hãy cẩn thận với hoài bão của mình. Đừng bao giờ để nó lụi tắt.
Đừng bao giờ để nó sụp đổ. Đừng hạ thấp các tiêu chuẩn của bạn, đừng để các ý tưởng mờ nhạt dần. Nhiều người rõ ràng đã đánh mất hoài bão và trở nên thất chí vì phải ở sai chỗ, họ cũng thiếu dũng cảm để vượt qua những vật cản chắn giữa họ và khao khát trong tim họ. Ngày nay có hàng trăm nghìn người trên khắp đất nước không được dùng hết khả năng của mình, công việc của họ không cần đến tất cả khả năng của họ vì chúng không phù hợp với tiếng gọi – nguồn năng lực mà nếu dùng đến sẽ cho phép họ tăng gấp đôi, gấp ba hiệu suất lẫn thành tựu đạt được.
Có vô số người đáng giá năm-nghìn-đô ngồi ở các vị trí công việc đáng giá một-nghìn-đô hoặc hai-nghìn-đô, đơn giản chỉ vì họ ở
sai chỗ. Họ có đủ khả năng đứng vào những vị trí lớn hơn cùng sự hài lòng và hạnh phúc lớn hơn rất nhiều cũng như với hiệu quả công việc vượt trội hơn những vị trí nhỏ mà họ không phù hợp. Cũng có nhiều người đáng giá hai-mươi-lăm-nghìn-đô làm ở các vị trí năm-nghìn-đô. Họ chưa bao giờ đi lên được đến đúng chỗ của mình.
"Có hàng triệu người sống cả đời,’ O. W. Train nói,‘mà không hề nhận ra con người tuyệt nhất trong mình, họ luôn bất mãn, không vui – thậm chí là những kẻ thất bại – vì họ ở nhầm chỗ."
“Có hàng triệu người sống cả đời,” O. W. Train nói, “mà không hề nhận ra con người tuyệt nhất trong mình, họ luôn bất mãn, không vui – thậm chí là những kẻ thất bại – vì họ ở nhầm chỗ. Chắc chắn rằng những người lao động vốn nên là thợ xây hay quản lý cũng ở nhầm chỗ như người thư ký hay thủ thư vốn nên là kỹ sư xây dựng. Hàng nghìn người ở những vị trí thấp lại sở hữu tất cả những yếu tố cần thiết, ngoại trừ kiến thức lý thuyết, để nắm giữ trọng trách. Họ có thể nắm quyền làm chủ mà không gây mâu thuẫn; họ có thể gần gũi mà không phải gắng hòa hợp; những gì họ hiểu về công việc của mình là những điều mà qua thời gian bất cứ ai cũng hiểu được. Nhưng họ chẳng thể lên kế hoạch, bảng biểu và nghĩ ra những cách để tăng thành phẩm mà không làm tăng chi phí. Họ chỉ biết làm việc – thế nhưng họ vất vả cả đời để nhận khoản lương còn cõi và luôn băn khoăn tại sao mình lại chẳng thể vươn lên.”
Thật tuyệt nếu chính phủ thiết lập các trung tâm tư vấn nghề nghiệp khắp nước Mỹ để những người trẻ được nhận lời khuyên thông thái về lựa chọn sự nghiệp từ những người được đào tạo chuyên môn để đưa ra các lời khuyên đó, để nhận định đúng về bản tính của người khác. Đó là những người có thể hiểu được người khác, có kinh nghiệm nhìn nhận và đánh giá mọi người, nói cách khác, họ là những chuyên gia trong việc đọc vị người
khác! Sẽ thật tuyệt nếu Chính phủ có thể giúp cho những chiếc vung tròn chẳng phải úp lên nồi méo và ngược lại. Hãy nghĩ xem chúng ta có thể nhảy vọt và tiến xa đến đâu!
Chính những người ở nhầm chỗ đã gây ra phần lớn các vấn đề của chúng ta, gây ra phần lớn tội ác, vì khi một người ở đúng nơi, khi anh ta cảm thấy mọi dây thần kinh, mọi sợi cơ trong người đều kéo mình thẳng đến mục đích, anh ta sẽ vui vẻ và hài lòng vì ý thức được rằng mình đang dần đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên nếu ở nhầm chỗ, anh ta sẽ luôn có cảm giác phản đối từ bên trong mình đối với điều anh ta làm và bởi vậy anh ta không tài nào thỏa mãn nổi.
Không một ai có thể say mê công việc của mình khi mà Chúa sinh anh ta ra để làm một việc khác. Cũng không ai đạt được thành công lớn mà không đặt trái tim mình vào công việc đó. Trái tim cũng cần thiết như khối óc. Khi một người được ở đúng nơi, anh ta sẽ không chỉ hạnh phúc mà còn làm việc hiệu quả, năng nổ và sáng tạo.
Chương 5
NHỮNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TỒI
S
ydney Smith[12] từng nói: “Hãy trở thành người mà tạo hóa muốn bạn trở thành, bạn sẽ thành công. Cố gắng trở thành một người khác, bạn sẽ thê thảm hơn cả nghìn lần
so với việc chẳng là gì.”
Hàng nghìn bạn trẻ được giáo dục một chuyên môn mà họ không có tố chất, và nó cũng không phù hợp với gia cảnh của họ. Những sinh viên không thành công với hiểu biết nông cạn về mọi thứ được dạy những kiến thức cao hơn hẳn khả năng vốn có của họ như thể họ là những người thành công.
Một tác giả khác viết rằng: “Chỉ những thần đồng mới biết ngay từ đầu rằng họ có khả năng làm tốt nhất việc gì. Sức mạnh tâm trí của mọi người trẻ không ngừng phát triển, và phải sau một giai đoạn phát triển nhất định thì người ta mới thấy rõ được điểm mạnh của mình nằm ở đâu. Đôi khi một người phải cố gắng thử hai hoặc ba chuyên môn mới tìm được một ngành hoặc sự nghiệp mà mình phù hợp nhất. Điều này không chỉ xảy ra với những người có năng lực bình thường, mà xảy ra cả với những người có tài năng kiệt xuất.”
Nhiều người bắt đầu cuộc đời với rất nhiều khiếm khuyết. Họ không hợp với môi trường xung quanh, hoặc không nhận thấy những thiên hướng sẵn có lẫn ảnh hưởng từ nghề nghiệp lên một số điểm yếu của mình. Họ ít nhiều bị đặt vào vị trí vô cùng bất lợi cho cuộc đua tới thành công.
Ví dụ, một người trẻ vốn có thể chất yếu ớt dấn thân vào một công việc đòi hỏi sử dụng cơ bắp nhiều hoặc căng thẳng thần
g ệ ụ g p ặ g g kinh cao độ thì tất nhiên sẽ thất bại. Tương tự với những người mắc bệnh về đường hô hấp nhưng dấn thân vào các công việc đòi hỏi họ làm việc trong không khí nóng bức, chật chội, gần như luôn bẩn hoặc phải tiếp xúc không ngừng với không khí ẩm ướt, tách biệt khỏi ánh mặt trời mang sinh khí.
Hoài bão hay thiên hướng không phải luôn là kim chỉ nam an toàn trong việc lựa chọn công việc. Một bạn trẻ yếu ớt với khả năng chịu đựng kém có thể lại rất khát khao được làm một công việc ngoài trời vất vả đòi hỏi khả năng chịu đựng tốt và thân thể rắn chắc. Nhiều người trở nên vô cùng khó chịu và bứt rứt khi phải làm việc trong nhà.
Họ muốn làm việc ngoài trời và việc chọn một công việc phải ở lỳ một chỗ với họ chẳng khác nào tự sát. Bất kể chúng ta làm công việc lớn hay nhỏ, bất kể chúng ta đạt được tiền bạc, danh tiếng hay vẫn luôn vô danh ở đúng vị trí mà tạo hóa ban tặng, không sự thăng trầm nào của số phận hay vận mệnh nào có quyền cướp đi niềm vui sống của chúng ta trong suốt cuộc đời. Không ai có thể tước khỏi tay chúng ta niềm thỏa mãn được biết rằng chúng ta đã làm trọn bổn phận ở vị trí duy nhất mà chúng ta có thể đảm nhận thích đáng.
Bất kể bạn làm công việc gì thì việc bạn thực sự làm cũng là sống cuộc sống của bạn, và bạn chắc chắn phải trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, phải sống đúng với tầm vóc của năng khiếu mình có, do đó lựa chọn nghề nghiệp là một vấn đề thiêng liêng.
Những vị trí có thể đảm bảo lợi ích về thể chất, tinh thần tốt nhất và cuộc sống lớn lao nhất, phải luôn được cân nhắc. Những đòi hỏi của công việc, công việc đó có thể giao phó cho người khác hay chỉ bạn làm được, sức sống và tính cách của riêng bạn, bạn có chịu được những giờ dài trong văn phòng kín bưng như phòng giam không – tất cả phải là những yếu tố được xét đến
khi chọn lựa sự nghiệp. Một số nghề nghiệp sẽ kìm hãm thể chất, tâm trí và làm suy đồi đạo đức.
Một chàng trai có thể làm việc tại xưởng diêm vì nó tiện đường đi từ nhà, hoặc làm việc ở xưởng mài sắt thép, nhà máy hóa chất nào đó, đó là những việc nguy hiểm đối với mạng sống, nhưng cậu ta vẫn nghĩ nó là một công việc tốt, vì cậu ta không có nền tảng giáo dục phù hợp cho công việc khác và không nhận ra thần chết luẩn quẩn đằng sau – một người bình thường làm các công việc đó sẽ không sống được quá mười năm.
Cậu ta không biết rằng những mảnh vụn sắt thép mà mình hít vào sẽ đâm vào các mô phổi rồi cuối cùng gây tắc nghẽn mãn tính, hoặc phốt-pho từ xưởng diêm sẽ ngấm vào cơ thể, phá hủy răng cùng các mô khác, cuối cùng lấy đi sinh mạng cậu.
Bác sĩ Frank Parsons thuộc Cục Dạy nghề YMCA[13] cho hay: “Nếu một chàng trai theo đuổi ngành nghề mà mình tương thích, cậu ta sẽ đạt được thành công lớn lao hơn nhiều so với việc đi theo một ngành mình không hề phù hợp. Khi công việc không phù hợp với năng khiếu, năng lực của người làm thì năng suất làm việc sẽ kém, nhiệt huyết không nhiều và có lẽ dẫn đến cả tình trạng làm việc trong khó chịu, lương thấp; ngược lại một công việc phù hợp với bản chất của người làm sẽ mang đến nhiệt huyết, tình yêu công việc lẫn những giá trị kinh tế cao – sản phẩm vượt trội, dịch vụ hiệu quả, lương cao. Nếu một chàng trai trẻ lựa chọn một công việc mà cả năng lực lẫn nhiệt huyết cao nhất của cậu ta được kết hợp vào công việc hằng ngày, thì lúc ấy cậu ta đã sắp đặt được nền tảng cho thành công và hạnh phúc. Nhưng nếu những năng lực tốt nhất, nhiệt huyết cao nhất của cậu bị tách khỏi công việc hằng ngày hoặc không có cơ hội rèn luyện, phát triển – nếu công việc của cậu ta chỉ đơn giản là một phương tiện kiếm sống, nếu công việc cậu ta yêu thích chỉ là việc làm thêm vào buổi tối, hoặc hoàn toàn xa rời cuộc sống của cậu ta, thì cậu ta sẽ chỉ là một phần bé nhỏ con người mà mình nên trở thành.
“Hiệu suất lao động và thành công phần lớn phụ thuộc vào khả năng tương thích. Không ai thu được kết quả tốt nếu dùng bò kéo hàng, đem ngựa vắt sữa. Thế nhưng sự khác biệt giữa khả năng tương thích không quan trọng bằng sự khác biệt về năng lực, năng khiếu, sức mạnh với khả năng tương thích của con người.
Không một bước đi nào trong đời, có lẽ ngoại trừ việc lựa chọn nửa kia, quan trọng hơn việc lựa chọn công việc. Lựa chọn thông minh về ngành nghề, chuyên môn, lĩnh vực hoặc công việc để cống hiến cuộc đời mình, cùng sự phát triển đến năng suất tối đa trong lĩnh vực đã chọn, là các vấn đề tối quan trọng đối với lứa tuổi thanh niên lẫn cộng đồng. Những vấn đề này nên được giải quyết thận trọng một cách khoa học, cân nhắc cẩn thận đến năng khiếu, năng lực, hoài bão, nguồn lực và giới hạn của từng người cũng như các mối liên hệ giữa những yếu tố này với điều kiện để thành công ở những ngành khác nhau.”
Đừng bao giờ chọn lấy một nghề chỉ vì có nhiều bạn bè cùng làm trong nghề đó. Các chàng trai thường cho rằng sẽ dễ chịu hơn nếu làm việc tại một nơi có một hoặc nhiều bạn bè làm cùng, đôi khi họ mất rất nhiều thời gian quý báu mới phát hiện ra rằng họ đã ở sai nơi, họ đã phạm phải sai lầm, rằng công việc không phù hợp với họ. Một trong những bi kịch khủng khiếp nhất đời là việc rất nhiều người vô tình lỡ bước vào nghề nào đó thay vì tìm ra nó bằng cách xem xét năng lực của mình cẩn thận, lựa chọn có chủ đích và chuẩn bị kỹ càng.
Bạn không nên cho phép mình lạc bước vào một công việc nào đó nữa, việc đó chẳng khác gì bị cuốn vào một cuộc hôn nhân. Lựa chọn mục tiêu là vấn đề nghiêm túc. Ảnh hưởng của nó đến việc kiếm sống của bạn là rất nhỏ so với ảnh hưởng đến việc hình thành con người bạn.
Hiệu suất lao động và thành công phần lớn phụ thuộc vào khả năng tương thích. Không ai thu được kết quả tốt nếu dùng bò kéo hàng, đem ngựa vắt sữa.
Chưa bao giờ việc lựa chọn một công việc đúng đắn lại có ý nghĩa như ngày nay. Công việc của một cá nhân không còn đòi hỏi sự đa năng như trước đây. Mọi thứ ngày nay đều chuyên môn hóa. Ngày nay, người ta phải được đào tạo để làm một việc gì đó đáp ứng đúng với những cạnh tranh dữ dội xung quanh. Một chàng trai trẻ không chỉ cần có nền tảng giáo dục rộng lẫn được đào tạo chuyên môn mà còn cần sự trợ giúp từ nhiệt huyết vốn chỉ sinh ra từ việc được ở đúng chỗ, được làm điều mà cậu ta vốn được sinh ra để làm. Cậu ta cần sự đồng thuận từ toàn bộ năng lực của mình, sự chấp nhận của những thiên hướng bẩm sinh, cậu ta chỉ có được chúng khi hoàn toàn và chủ động ở vào vị trí dành cho mình. Bạn không thể đạt được thành công to lớn nhất nếu không đi theo dòng chảy của bản nguyên con người mình. Có một ngã rẽ trong đời bạn. Nếu đi theo nó, bạn sẽ thành công. Nếu đi ngược hướng, bạn sẽ thất bại.
Chương 6
TÀI NĂNG LÀ TIẾNG GỌI
M
ột sự thật đáng chú ý là nhiều người từng tạo được dấu ấn trong chuyên môn riêng tin rằng lẽ ra họ nên làm một điều gì đó khác hoặc có khao khát lớn lao được làm điều gì đó mà họ hoàn toàn không phù hợp.
Biết bao người đã thành danh trong kinh doanh, trong văn chương từng có khoảng thời gian ảo tưởng rằng mình có thể trở thành những nghệ sĩ bất tử! Nhà thơ Gray[14], người khiến bao nhà văn ghen tị, từng có hoài bão trở thành một binh sĩ.
Tướng Wolfe, người đã giành được Quebec, nói rằng ông thà làm được một bài thơ như “Elegy” của Gray còn hơn là chiếm được Quebec. Cách đây ít lâu, một luật sư rất giỏi ở New York đã trở thành một thẩm phán tồi. Mọi người biết ông đều tin rằng ông được sinh ra để làm luật sư. Ông có lối tư duy điều tra, thông thạo pháp lý, nhưng ông có tham vọng nổi danh, và ông cho rằng sẽ thật tuyệt nếu được ngồi trên ghế thẩm phán. Dù đã làm việc vất vả kể từ khi đạt được tham vọng đó, vị thế của ông lại bị tổn hại nghiêm trọng. Ông thiếu sự điềm đạm bình tĩnh, cảm quan vững vàng về công lý, cùng sự phán xét công bằng vốn cực kỳ quan trọng đối với một người ngồi trong văn phòng ấy. Những phán xét của ông có nhiều sai sót. Ở vai trò luật sư, ông có năng lực vượt trội, nhưng ở vai trò thẩm phán, ông lại vứt bỏ hết những khả năng đó.
Cách đây không lâu tôi từng nghe một người cha trao đổi với con trai mình về vấn đề nghề nghiệp. Ông khuyên con nên kinh doanh, vì trong ngành đó cậu sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền
nhất. Thế nhưng cậu lại có tài năng nổi trội về văn chương.Toàn bộ tâm trí của cậu đều hướng về nó. Thế nhưng người cha luôn vẽ ra trước mắt cậu cảnh bần hàn của các các nhà văn, và việc họ gần như luôn bị hạn chế về mặt tài chính. Ông nói với con rằng một thương gia giỏi trong một năm có thể kiếm được số tiền nhiều hơn một tác giả bình thường kiếm được trong cả đời. Ông đang gắng khơi dậy lòng tham và ham muốn của cậu đối với sự xa xỉ mà không hề nghĩ đến việc khai mở viên ngọc quý của năng lực mà Đấng sáng tạo đã đặt vào cậu.
Bạn thân mến ơi, sẽ tốt biết mấy nếu bạn tự hỏi mình câu này: “Đấng sáng tạo đã an bài cho con trai tôi trở thành ai? Đâu là những khả năng quý giá của nó?” thay vì làm như vô số người cha khác – cố gắng tác động lên con mình chỉ thuần túy vì mục tiêu tiền bạc. Mà những quan niệm như vậy sẽ thay đổi liên tục!
Bạn tốt của tôi ơi, bạn có biết rằng chẳng người cha, người mẹ, người thầy nào nghe được tiếng gọi từ sâu thẳm bên trong con trai/con gái mình, tiếng gọi hướng đến công việc của cuộc đời chúng? Bạn không biết rằng Đấng Sáng tạo đã gói ghém những gì trong hình hài đó, mà có thể con trai/con gái của bạn cũng không, vì nhiều năng lực tâm trí phải chờ đến cuối giai đoạn thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành mới phát triển. Ở nhiều người, tâm trí không đạt tới giai đoạn cân bằng đến tận khi ngấp nghé độ tuổi 30, một số người thậm chí còn trễ hơn thế. Vậy nên bạn chẳng thể biết được những phẩm chất gì sẽ chiếm hoàn toàn ưu thế trong tâm trí con mình, từ đó mà lựa chọn của bạn về sự nghiệp cho con chỉ hoàn toàn là võ đoán, nhưng đó là một sự bôi xấu Đấng Sáng thế, dù đó có thể là một lựa hoàn toàn vô thức. Nếu Đấng sáng tạo đã tạo ra con bạn cho một công việc đặc thù nào đó, nếu con bạn ra đời để đóng một vai trò nhất định trong vở kịch cuộc đời vĩ đại này, thì bạn không thể ép buộc nó phải lãnh một vai trò khác, vì công việc của đời nó phải được sự đồng thuận của mọi phần trong con người nó, mọi thứ tạo nên nó phải cất tiếng “Tạ ơn” về điều đó, bằng không sự nghiệp của con bạn sẽ không trở thành một
tuyệt tác, mà sẽ chỉ là một món đồ chắp vá, một thứ tầm thường.
Như vậy, chính điều mà chúng ta luôn quay lại tìm, hoặc luôn mong được quay lại, mới chính là tiếng gọi thực sự trong đời ta.
Hãy nghĩ đến điều mà thế giới này sẽ có nhờ sự bướng bỉnh của những chàng trai, những thanh niên từ chối đi theo lời khuyên của cha khi lựa chọn sự nghiệp. Biết bao nhiêu nhà phát minh, thương gia, kỹ sư, luật sư, nhà vật lý học, nhà khoa học vĩ đại đã được cứu vớt cho thế giới nhờ khi còn trẻ họ từ chối đi theo sự nghiệp mà cha mình vẽ ra, hoặc từ chối theo chân cha mình và tiếp quản công việc của họ!
Hãy hình dung đến sự phí phạm công sức và thời gian trong đời khi cố gắng làm điều gì đó mà bạn không hề thích hợp để làm, điều gì đó mà tạo hóa đã ngăn cấm bạn từ trong chính kết cấu tư duy lẫn trong tâm tính của bạn! Thế mà ở khắp nơi chúng ta vẫn thấy người ta cố gắng vượt qua những khuyết thiếu trong năng lực tâm trí đối với công việc họ làm.
Có hàng nghìn cô gái tha thiết với việc được bước lên sân khấu. Điều gì đó nơi sân khấu rất thu hút họ, thế nhưng họ chẳng hề có năng khiếu bẩm sinh nào cho việc ấy, đó chỉ là huyễn tưởng mà thôi.
Vô số người vật lộn suốt nhiều năm trời để trở thành ca sĩ tiếng tăm, nhưng lại có chất giọng tệ hại và thiếu tài năng âm nhạc. Tôi từng biết nhiều tác giả làm việc vất vả gấp nhiều lần trong mảng mà họ thiếu khả năng so với những gì họ vốn cần làm, nhằm có được tiếng tăm lớn, khi họ được ở đúng vị trí dành cho mình. Ở mọi ngành nghề ta đều thấy có những người không phù hợp với công việc mà họ đang cố gắng làm. Họ phải cố gắng làm việc vất vả hơn gấp nhiều lần, kiếm được những khoản tiền
nhỏ nhoi trong khi nếu làm đúng ngành nghề giúp phát huy tài năng thiên bẩm của mình, họ đã có được cuộc sống tốt hơn nhiều cùng tiếng tăm lừng lẫy.
Đừng vội vàng kết luận rằng vì bạn thích rạp hát, nên bạn được sinh ra để làm một diễn viên, hay vì bạn thích đọc thơ, nên bạn sẽ trở thành một nhà thơ. Tôi biết có những người đã rất nỗ lực để có được chút khả năng ca hát hay diễn xuất, nhưng họ sẽ không bao giờ thực sự trở thành những nhạc gia vĩ đại. Sự chăm chỉ và kiên trì sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển cảm quan nghệ thuật, hoặc khả năng nào đó về hội họa hay điêu khắc, nhưng để trở thành chuyên gia người ta phải có tài năng thiên bẩm, phải có bản năng chẳng thể ngờ vực.
Việc làm rất tốt một điều gì đó bằng nỗ lực to lớn khi ta không thật sự có năng lực trong lĩnh vực đó cũng giống như cố gắng chèo thuyền ngược dòng.
Nếu muốn nâng tầm bản thân, bạn phải làm công việc đúng với tài năng của mình. Chẳng ai trở thành thiên tài khi làm công việc mình bị ép buộc. Khi ở sai chỗ, thì bất kể làm việc vất vả đến đâu, ta cũng không bao giờ có được động lực hay những kinh nghiệm quý báu – thứ mà ta sẽ có được khi làm việc trong lĩnh vực đúng với tài năng. Biết bao người đã làm việc suốt cả nửa đời mình hoặc hơn, đã tổn hao bao năng lượng mà chẳng hề đạt được nhiều thành tựu, bởi họ không có được động lực từ công việc như khi họ làm công việc mà họ phù hợp. Chúng ta sẽ bỏ lỡ lợi ích từ công việc của mình khi sử dụng năng lượng vào nhầm chỗ.
Khi ở sai chỗ, chúng ta không chỉ làm việc không hiệu quả mà còn phải chịu đựng những tra tấn về tâm trí do ý thức về hoài bão bị cản trở và những hy vọng bị tàn lụi. Sẽ là một nỗi thất vọng triền miên khi làm việc gì đó mà tạo hóa đã cấm ta làm từ trong chính cấu trúc con người ta.
Chúng ta nên sử dụng tài năng của mình đúng theo con đường mà Mẹ tự nhiên đã đặt định để đạt được những kết quả tốt nhất, thay vì bị giới hạn khi buộc mình làm một công việc khác. Tôi từng hỏi một chàng trai trẻ rằng làm cách nào cậu ta biết mình có đang làm công việc được dành cho mình hay không. “Tôi biết vì,” cậu ta nói, “bất cứ khi nào tôi dự định làm một điều khác, và tôi thực sự đã thử nhiều thứ, thì tôi vẫn luôn quay lại với công việc này. Điều đó thuyết phục tôi rằng lần này tôi đã đúng.”
Như vậy, chính điều mà chúng ta luôn quay lại tìm, hoặc luôn mong được quay lại, mới chính là tiếng gọi thực sự trong đời ta.
Tôi biết một người đàn ông được sinh ra để trở thành một tác giả vĩ đại, nhưng ông lại buộc phải dành phần lớn thời gian của mình để biên tập các xuất bản phẩm. Giờ đây, ông không làm việc đó một cách qua loa. Ông làm việc rất tốt, nhưng trái tim ông không nằm ở việc biên tập, mà ở việc sáng tạo ra câu chữ – đó mới là việc ông yêu thích. Nhưng ông lại luôn bị ép buộc, hoặc cho rằng mình bị ép buộc, phải làm những điều khác trong phần lớn cuộc đời mình. Điều gần với tâm hồn ông nhất lại phải trở thành một vấn đề bên lề với ông.
Người đàn ông này đang phạm một sai lầm lớn lao khi làm như vậy. Khi làm điều mình được sinh ra để làm, ông sẽ thể hiện được 100% khả năng, và khi làm việc mà ông không được sinh ra để làm, ông không thể sử dụng được quá 10% trong đó, điều này thật là một tính toán kinh tế tồi. Nó cũng phi khoa học và vi phạm mọi luật lệ về hiệu suất công việc.
Sẽ tuyệt vời biết mấy nếu mọi người đều có thể được làm điều mà họ sinh ra để làm! Xung quanh người đàn ông mà tôi kể có đầy những con người có thể làm hết hai phần ba số việc ông làm – ngoài việc viết – và họ làm tốt ngang ngửa ông. Một số trong đó còn có thể làm tốt hơn ông vì họ thích nghi tốt hơn với công việc đó. Thế nhưng ông vẫn cứ làm công việc nọ, dù với ông nó khó nhọc và nặng nề biết mấy.
Những cỗ máy vốn để cho ra những thiết bị đo đếm thời gian tinh tế không thể được chuyển sang sản xuất đinh ốc hay com pa, như thế nó sẽ chỉ cho ra những sản phẩm vụng về, ngớ ngẩn và hoàn toàn bất tiện khi vận hành. Tuy vậy, nó sẽ vận hành tuyệt vời nếu được dùng để sản xuất đồng hồ. Tương tự, dành phần việc không phù hợp cho một người tài năng chẳng khác gì buộc con ngựa đua vào một chiếc xe ngựa ọp ẹp.
Điều tuyệt vời nhất thế giới là được trở thành người bạn muốn trở thành, được làm điều mà không ai khác với những năng lực khác, điều kiện khác có thể làm được, ngoại trừ bạn.
Đại đa số mọi người đều bồn chồn, không hạnh phúc, nản chí, khổ sở, những người ở trong tù và hầu hết những người ở trong các nhà thương điên đều là nạn nhân của các khát khao không được thỏa mãn, bởi họ không đáp lại tiếng gọi trong chính dòng máu mình. Họ không được làm điều mà họ sinh ra để làm. Đấng sáng tạo không hề tạo ra thứ không phù hợp. Luôn có cơ hội để dùng đến mọi năng lực, mọi tài năng mọi năng khiếu. Đấng sáng tạo không bao giờ giễu cợt một ai bằng cách ban cho họ một hoài bão mà không cho họ cơ hội để đạt được nó hay khả năng để biến ước mơ thành sự thật. Tài năng sẽ không được ban cho bạn nếu không đi kèm sức mạnh để bạn nhận ra nó.
Chương 7
NỐI BƯỚC CHA ÔNG
K
hông nên có bất cứ cản trở nào ngay trong gia đình với những ai đang chuẩn bị cho sự nghiệp của đời mình, nhưng trên thực tế lại có rất nhiều. Các bậc phụ huynh
không phải lúc nào cũng hiểu được con cái, họ không đọc được thông điệp mà Đấng sáng tạo cất giữ trong lũ trẻ, và họ thường tác động buộc con mình dấn vào một sự nghiệp mà Đấng sáng tạo đã ngăn cấm trong từng sợi cơ trên thân thể chúng. Người cha làm thương gia muốn con mình nhận lãnh trách nhiệm để gìn giữ sự nghiệp cho gia đình. Người cha làm luật sư muốn con vào trường Harvard rồi nối gót ông, trong khi toàn bộ bản tính của cậu ta đều hướng đến nghề kỹ sư hoặc nông nghiệp.
Một lần nữa, chính không khí trong vô số gia đình đã cản trở sự phát triển của hoài bão trong những bạn trẻ, cản trở họ được thể hiện bản thân một cách tự do, hết mình. Chàng trai chăm chỉ, toàn tâm toàn sức muốn tận dụng thời gian của mình sẽ nhận thấy không khí trong gia đình hoàn toàn đối kháng với mình. Cậu không hề có phòng hay một góc riêng trong nhà để đọc sách, tự học hay tự phát triển bản thân mà không bị quấy rầy, để được tách biệt vào những buổi tối, các kỳ nghỉ, lánh khỏi những đứa trẻ khác luôn không ngừng quấy nhiễu hoặc chọc phá. Dường như mọi người khác trong nhà đều xem cậu là đứa ngớ ngẩn khi lúc nào cũng vùi đầu vào học hành.
Đứa trẻ rụt rè, nhút nhát trong gia đình thường ít được đánh giá cao trong gia đình, vì vậy những tài năng của nó bị chê bai và kìm hãm. Đứa trẻ nhạy cảm thì thường không dám thể hiện những tài năng mà nó cảm thấy một cách mạnh mẽ bên trong
mình vì sợ bị trêu đùa hoặc giễu cợt, và nó bắt đầu làm điều mà mình ghét vì đã được dạy từ trong nôi rằng bổn phận đầu tiên của một đứa trẻ là phải biết vâng lời, không chút chống đối.
Việc những tài năng đặc biệt không được khuyến khích là chuyện thường gặp trong hàng chục nghìn gia đình mà các thành viên không đánh giá cao khi có anh chị em nào trong nhà bước ra khỏi lề lối thông thường, và dám tuyên bố một mục đích sống riêng, một mục tiêu khác biệt. Tôi biết nhiều người cha ra sức ép buộc con trai đi theo nghề của họ, chuyên ngành hoặc lĩnh vực kinh doanh của họ, đơn giản chỉ vì họ muốn giao lại cho con trai những thành quả tích lũy được qua cả một đời làm việc của chính họ. Có lẽ phần nhiều những tình huống này đều có kết cục thê thảm, vì những hoài bão bị đè nén, nhiều mảnh đời đã chẳng còn hạnh phúc và trở nên vô tích sự, và vì nạn nhân sẽ trở thành những chiếc vung tròn úp lên cái nồi méo.
Không ai có thể được làm điều mà Chúa đặt định cho mình nếu không đi theo tiếng gọi của bản năng, theo sự dẫn dắt của thiên hướng mạnh mẽ nhất. Không bậc phụ huynh nào biết tiếng gọi đó là gì, trừ khi nó hiển hiện quá mạnh mẽ nơi đứa trẻ. Thật ngô nghê khi một người cha nói với con mình rằng nó nên làm điều này, điều nọ; rằng nó nên làm luật sư bởi ông cũng là luật sư, nó nên làm nhà vật lý học vì ông là một nhà vật lý học, nó nên làm thương gia vì ông cũng là một thương gia! Một số nhạc sĩ vĩ đại trên thế giới đã phải kháng cự lại thúc ép của cha mình. Họ đã bị đòn roi, bị bắt phải im miệng, bị bỏ đói, và bị gây ảnh hưởng bằng mọi cách nhằm ép họ phải từ bỏ thứ bị xem là niềm đam mê ngu ngốc dành cho âm nhạc của họ.
Các bậc phụ huynh thân mến, các bạn không hề biết mình đang làm gì đâu khi cứ cố gắng thay đổi con đường mà Chúa đã vạch ra cho con mình, khi bạn cứ cố gắng thay an bài của Ngài bằng con đường mà chính bạn chọn. Bạn không biết sẽ là tai họa nhường nào nếu đè nén một cuộc đời, nếu ngăn con mình cống hiến một cách đúng đắn cho thế giới bằng cách thuyết phục con
làm điều mà Đấng Sáng tạo không hề dành cho nó chỉ vì lòng hư vinh hoặc để đạt được mục tiêu ích kỷ của riêng bạn. Con trai bạn và bạn là hai cá thể độc lập và nó hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn sự nghiệp, cũng như bạn được tự do lựa chọn vợ, thức ăn hay quần áo cho mình. Việc hủy hoại tương lai của một đứa trẻ rất dễ dàng nhưng cũng rất tàn nhẫn, mà khi đứa trẻ càng ngoan ngoãn, càng có trách nhiệm, thì lỗi lầm đó lại càng dễ xảy ra.
Nghĩa vụ lớn lao đặt nơi cha mẹ là giúp con mình tìm ra điều phù hợp nhất với chúng, điều mà Chúa đã đặt định cho chúng, điều mà chúng có khả năng và tố chất nổi trội nhất để làm. Trẻ giỏi nhất việc gì thì nên được làm việc đó, và phụ huynh nên hết lòng ủng hộ con mình. Sẽ là tàn nhẫn, vô lương khi cố gắng cản trở điều Chúa đặt định hoặc buộc trẻ làm những điều nhỏ nhặt trong khi chúng có khả năng làm điều lớn lao hơn. Sẽ là ác độc khi cướp đi quyền của trẻ, cướp đi cơ hội Chúa đã trao, cướp đi số phận mà Chúa định ra cho chúng.
Có thể bạn muốn ép chiếc kim com-pa trỏ về phía một ngôi sao nào đó, cố gắng khiến chiếc kim trỏ về phía đó thật thường xuyên, cũng như cố tình ép con mình làm một nghề nào đó mà bạn nghĩ trẻ nên làm. Ngay khoảnh khắc chiếc kim được buông ra, nó sẽ lập tức xoay về phía “sao Bắc Đẩu” của nó, và sẽ luôn như vậy dù bạn có chỉnh tới cả chục ngàn lần để ép nó lệch khỏi thiên hướng.
Tôi đã bị nhồi vào đầu rằng mình nên trở thành một nhà truyền đạo vì người thân, đặc biệt là bà kính yêu của tôi, luôn nói với tôi rằng đó là lựa chọn duy nhất trên thế gian dành cho tôi, điều này suýt nữa đã phá nát sự nghiệp của tôi. Khi lớn lên, rồi vào đại học, tôi phát hiện ra rằng mục sư là vị trí cuối cùng có thể dành cho tôi trên thế gian này, là công việc mà tôi hoàn toàn không phù hợp.
Một trong những trở ngại lớn nhất mà đứa trẻ phải vượt qua là sự thiếu lòng tin ở nó từ chính những người thân của nó. Một trong những điều khó khăn nhất với các bậc phụ huynh trên toàn thế giới là thừa nhận rằng con mình rồi sẽ không còn là trẻ con nữa. Tôi từng biết những trường hợp mà cậu con trai có khả năng hơn người cha rất nhiều và về sau gánh vác việc làm ăn của cha rồi thúc đẩy nó phát triển mạnh mẽ; thế nhưng người cha không bao giờ xem trọng con trai mình cho đến khi nhận thấy điều mà con trai mình đạt được, bất chấp sự phản đối của ông.
Những người trẻ rất dễ nản lòng, bởi vậy nếu một chàng trai không nhận được phản hồi từ cha khi cố gắng nói về kế hoạch đời mình, cậu sẽ buông xuôi, giấu kín hoài bão, chôn kín những ý nghĩ trong lòng.
Một người cha thường trở nên ích kỷ, hẹp hòi khi muốn con mình trở thành một phiên bản của chính ông ta. “Các vị đang cố gắng biến anh chàng đó thành một phiên bản của mình. Một người là đã đủ rồi,” Emerson nói. Cha của John Jacob Astor[15] từng lên kế hoạch cho con trai trở thành đồ tể để nối nghiệp mình, nhưng bản năng kinh doanh thương mại trong chàng thương gia tương lai lại quá mạnh mẽ. Cha của Handel[16] thì muốn ông trở thành luật sư, và thậm chí từng cấm ông chạm vào bất cứ nhạc cụ nào.
Cha ông cấm ông đến trường vì sợ ông sẽ học nhạc, nhưng Handel đã tìm được một chiếc đàn xpinet, giấu nó trên gác xép và tập trộm khi mọi người đã ngủ. Samuel Smiles[17] thì được đào tạo một chuyên môn mà ông không hề yêu thích, nhưng ông vẫn tập luyện nó kiên trì đến mức nó đã giúp ông trở thành một tác giả. Cha của Pascal cũng kiên quyết rằng con trai mình nên dạy các ngôn ngữ cổ đã không còn được sử dụng, nhưng tiếng gọi từ toán học đã nhấn chìm mọi tiếng gọi khác, ám ảnh chàng trai trẻ đến khi cậu gạt những bài ngữ pháp sang một bên để lao vào nghiên cứu hình học Euclid.
Cha của Joshua Reynolds[18] đã khiển trách con trai mình vì vẽ tranh và đã viết lên một bức tranh câu: “Joshua vẽ trong lúc ăn không ngồi rồi.” Turner cũng từng được kỳ vọng trở thành thợ cắt tóc ở Maiden Lane. Cha của Newton thì muốn đứa con trai yếu ớt, bệnh tật của mình trở thành nông dân, nhưng Mẹ tự nhiên đã đặt định ông cho mục đích của bà từ trước khi ông thức tỉnh. Sai lầm to lớn nhất của các bậc phụ huynh là đặt con mình vào vị trí công việc của họ mà không hề hỏi ý con về việc đó hoặc không chút nỗ lực để đứa trẻ yêu thích công việc đó.
Một trong những trở ngại lớn nhất mà đứa trẻ phải vượt qua là sự thiếu lòng tin ở nó từ chính những người thân của nó. Một trong những điều khó khăn nhất với các
bậc phụ huynh trên toàn thế giới là thừa nhận rằng con của mình rồi sẽ không còn là trẻ con nữa.
Này anh bạn, sẽ là một phép màu nếu con trai anh thích nổi việc kinh doanh của anh, nhất là khi anh chẳng bao giờ đoái hoài và cố gắng khơi gợi niềm yêu thích nơi nó. Có thể bạn cho rằng việc đó không cần thiết và hãy cứ chờ tới khi con học xong đại học đã. Có thể bạn rất chắc chắn, nhưng nếu chờ đến thời điểm đó, bạn sẽ thấy con mình chẳng hề thích thú việc kinh doanh của bạn. Cậu ta chắc chắn sẽ có những lý tưởng khác.
Nếu muốn con theo nghề của mình, bạn phải giữ cho con yêu thích nó, giữ cho con luôn được tiếp xúc với công việc. Nếu không như vậy, cậu ta sẽ không thể phát triển một tình yêu với công việc, một thôi thúc được làm việc đó. Những điều như vậy phải phát triển dần dần. Trẻ phải có một động lực, phải thấy một tương lai. Trẻ sẽ không chịu làm công việc như bạn, một nhân viên bình thường, trừ khi thấy được mối cộng tác trong đó, hoặc có một niềm yêu thích lớn.
Hầu hết các chàng trai muốn đi với người lạ hơn với cha mình trong công việc, vì họ cho rằng đi cùng cha thì họ sẽ luôn yếu thế. Rất ít người cha chịu thừa nhận việc con mình đã lớn, họ luôn có xu hướng đối xử với con mình như những đứa trẻ. Hầu hết những người cha đều cho rằng mình có quyền sở hữu con trai mình, ngay cả khi chúng đã trở thành cộng sự, họ cũng thường rất độc đoán và hành xử vô lý. Rất ít người cha hoàn toàn thừa nhận con mình. Họ không đặt trách nhiệm lên con như sẽ làm với một người lạ.
Chương 8
TÌM THỨ DỄ DÀNG
T
ôi từng nghe kể về một chàng trai khao khát trở thành kiến trúc sư nhưng lại quyết định trở thành nông dân vì không biết cách đánh vần chữ “kiến trúc sư”. Vô số chàng
trai cô gái đã dấn thân vào các công việc và yên vị ở các vị trí dưới khả năng của họ, đơn giản chỉ vì họ ngả theo sức cám dỗ của việc chọn con đường dễ dàng hơn thay vì trả cái giá là sự chuẩn bị công phu hơn, đau đớn hơn để đạt được điều lớn lao hơn.
Bao nhiêu chàng trai trẻ ngày nay ôm hoài bão trở thành nhà diễn thuyết sẽ chịu cân nhắc đến việc vượt qua trở ngại cực lớn như Demosthene[19]? Hay bao nhiêu cô gái ôm hoài bão âm nhạc chịu nỗ lực để vượt qua điều mà Emma Abbott[20] đã vượt qua? Ban đầu chất giọng của cô chẳng có gì đặc biệt, nhưng với quyết tâm mãnh liệt được trở thành ca sĩ bằng bất cứ giá nào, cô đã kiên trì và gặt hái được thành công.
Phải rất dũng cảm và có niềm tin lớn lao rằng mình phù hợp để bắt đầu một công việc đòi hỏi nhiều năm rèn luyện và kỷ luật khắt khe trước khi có đủ năng lực và sự chuyên nghiệp để có thể kiếm sống. Ngày nay, một người trẻ bình thường lại không sẵn lòng trả cái giá đó. Ai cũng muốn lao vào ngành nghề nào đó một cách nhanh chóng, dễ dàng, làm một việc gì đó tức thời sinh lợi. “Công việc này cho tôi được gì?” là câu hỏi lớn trong tâm trí mọi người trẻ bình thường. Họ không quan tâm mình sẽ dùng đến bao nhiêu phẩm chất, giá trị vào một công việc mà chỉ muốn biết mình kiếm được bao nhiêu từ đó. “Nó cho tôi được
gì?” là vấn đề mà họ đặt ra thay vì “Tôi có thể làm được gì cho nó?”
Chàng trai trẻ mới bước vào đời, tìm kiếm một bến đỗ êm ái hay một công việc dễ dàng rõ ràng đang tự huyễn hoặc mình. Con đường đó chỉ dẫn đến thất bại. Ngay cả khi may mắn tìm thấy một công việc ngồi mát ăn bát vàng, một vị trí dễ chịu cho phép cậu ta rỗi rãi và không bao giờ phải chân lấm tay bùn – bạn nghĩ điều đó sẽ tác động gì đến cậu ta? Liệu cậu ta có bao giờ bản lĩnh hơn? – hay sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị?
May cho tất cả chúng ta là những công việc dễ dàng chẳng có nhiều và xa tầm với. Cuộc sống chẳng phải “một tấm thảm hoa hồng.”
Rất nhiều bạn trẻ đã từ bỏ tiếng gọi của mình vì những yếu tố khiến họ khó chịu của tiếng gọi đó. Người nào gắng hái lấy hoa hồng trong nghề nghiệp mà không hái cả gai nhọn thì sẽ không bao giờ chinh phục được nghề đó, không bao giờ tiến được xa. Luôn có những mặt không dễ dàng trong mọi tiếng gọi. Đừng vội vàng kết luận rằng thứ gì đó là không phù hợp để bạn lựa chọn chỉ vì bạn thấy khó chịu với nó.
Những chàng trai trẻ không có nhiều sức khỏe hoặc bản lĩnh thường lựa chọn một nghề dễ dàng. Họ không có tình yêu đối với những công việc nặng nhọc hay những trách nhiệm khó khăn. Họ muốn có một công việc đàng hoàng, được mặc quần áo đẹp và được nhàn nhã.
Việc trở thành mục sư có sức hấp dẫn lớn với một số kiểu người nhất định, những người cho rằng đó là cơ hội có được nhiều thời gian rảnh rỗi để làm những việc họ yêu thích, những việc đòi hỏi điều tra hoặc nghiên cứu. Nó cũng có sức hấp dẫn với nhiều người khác vì đem lại được mức lương đủ sống nhanh chóng hơn nhiều so với ngành luật, dược hay nhiều ngành nghề khác. Vị trí mục sư rất hấp dẫn đối với những người ưa dựa dẫm, ưa
được giúp đỡ, vì sinh viên khoa Thần học nhìn chung có thể được một chút hỗ trợ như miễn học phí, tiền thuê nhà, và có thể cả tiền ăn.
Sẽ là rất thiển cận nếu ta chỉ xem công việc như một phương tiện kiếm sống. Nó nên là một ngôi trường để học làm người, một ngôi trường rèn giũa phẩm cách. Việc đào tạo để con người lớn lao hơn, chứ không phải chỉ để có bánh mì và bơ sữa hay nhà cửa và đất đai, nên trở thành phương châm sống của mọi người trẻ khi bước chân vào đời.
Bất kể bạn làm gì cũng đừng chọn việc dễ dàng, vì điều đó có thể phải trả bằng đạo đức và phẩm chất của chính bạn. Một công việc làm phát triển mặt xảo quyệt, gian dối trong bản chất của một người, làm hiển lộ kỹ năng của một kẻ không đứng đắn, khiến một người trở nên thuần thục trong việc lừa dối, cướp bóc của người vô tội cho những vụ đầu tư không minh bạch – đó là việc chỉ hấp dẫn những kẻ ích kỷ và làm héo mòn, khô kiệt và suy đồi mặt tốt đẹp cũng như những cảm nghĩ tinh tế. Bất kể nó giúp bạn kiếm được bao nhiêu tiền, hãy xem đó như chất độc mà tránh thật xa.
Trừ khi tất cả khả năng của bạn đều nói “có” với công việc của bạn, nếu không thì bạn đang ở nhầm chỗ. Đừng nhầm lẫn chút nhiệt huyết tức thời là tiếng gọi trong trái tim. Nhiều bạn trẻ đã bị đẩy đi sai hướng, và nhận lấy thất bại trong đời khi đuổi theo những ảo tưởng bốc đồng, bởi một cuốn sách hay nhiệt huyết của một nhà diễn thuyết nào đó. Họ cố dấn thân vào một nghề không phù hợp với năng lực của mình để rồi trở thành một kẻ tầm thường hoặc bị tha hóa.
Đừng dấn thân vào một ngành nghề, chuyên môn với tham vọng kiếm đủ tiền để không phải làm việc đó nữa. Hãy chọn một nghề mà bạn sẵn lòng dành cả đời để làm, bởi nó phù hợp với bạn, bởi bạn cảm thấy vui khi làm việc đó, bởi nó cho bạn cơ hội phát triển và khi làm việc đó bạn có thể là người hữu ích.
Hãy phỏng vấn đội quân những người lầm đường lạc hướng xem tại sao họ không tiến lên được, và xem câu trả lời là gì. Bạn sẽ nhận được câu trả lời tương tự khi hỏi những người chây ì và lười biếng lởn vởn trên những con phố, trong các cửa hàng và các quán cà phê ở mọi thành thị. Bất cứ đâu bạn cũng có thể nhận ra những người chắc chắn rồi sẽ gia nhập đại đội thất bại này. Chẳng cần phải có con mắt chuyên gia mới thấy dấu hiệu thất bại nơi họ. Chẳng cần phải hỏi nhiều bạn cũng phát hiện ra điều gì đẩy họ vào đại đội những người lầm đường lạc lối.
Họ sẽ thất bại trong mọi việc trừ khi làm điều đúng. Ngay từ đầu, bạn sẽ thấy rằng họ thiếu hoài bão, hoặc hoài bão của họ đã nguội lạnh bởi những mối kết hợp tồi hoặc không được thấu hiểu.
Có thể làm gì với một người chẳng hề có hoài bão, chẳng hề có khát khao vươn lên trong thế giới đây? Có cho anh ta tiền thì cũng vô ích. Anh ta chỉ muốn có ai đó kéo mình đi, và chừng nào còn được ai đó kéo đi, anh ta sẽ không chịu bước một mình. Điều tốt nhất nên làm là lấy đi đôi nạng của anh ta, gỡ đi trụ đỡ, và đẩy anh ta vào đời trên chính đôi chân mình. Khi đó nếu có chút tiềm năng gì trong người, anh ta sẽ thể hiện nó ra. Anh ta cần khích lệ chứ không cần giúp đỡ; anh ta cần lòng tốt, nhưng sẽ là điều tàn nhẫn nhất nếu cưu mang anh ta. Luôn là sai lầm khi lấy đi tính tự lập của một người.
Việc thiếu hoài bão cùng với sự trì trệ, lười biếng là những căn nguyên gây nhiều thất bại hơn bất cứ thứ gì khác trên đời. Một người không chịu đổi thay là kẻ vô vọng nhất vũ trụ. Gã sẽ không chịu phấn đấu, thậm chí còn làm thối chí tất cả những ai cố gắng giúp đỡ. Những người đạt được thành tựu xuất chúng, lớn lao đều phải nỗ lực để đạt được đến đó. Họ phải trả cái giá là sự tập trung hết mức, huy động mọi sức mạnh vào một mục tiêu trước sau không lay chuyển.
Bất kể bạn làm gì cũng đừng chọn việc dễ dàng, vì điều đó có thể phải trả bằng đạo đức và phẩm chất của chính bạn.
Một sai lầm to lớn là ngày nay rất nhiều người luôn tìm kiếm những điều dễ dàng! Họ không sẵn lòng trả giá. Họ không chịu hy sinh những buổi vũ hội, tiệc tùng, những thú vui, những khoảng thời gian vui vẻ bên chiến hữu. Họ không sẵn lòng dành những giờ rảnh rỗi, những ngày nghỉ để cố gắng cải thiện bản thân.
Họ cố gắng tìm một điều gì đó phù hợp với bản thân họ ở ngay thời điểm đó. Họ không sẵn lòng chuẩn bị cho điều lớn lao hơn. Việc đó mất quá nhiều năm, trong khi cuộc đời thì quá ngắn. Họ muốn thứ gì đó nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn. Cứ hình dung bạn đến một phòng tập thể dục nhưng không muốn động đến tạ, xà lẫn các dụng cụ khác vì phát hiện ra chúng quá nặng. Vậy bạn được ích lợi gì từ chúng đây?
Người có đủ hoài bão để giành được chiến thắng lớn lao phải là người quyết tâm trả cái giá lớn cho điều đó và sẵn sàng chịu hy sinh. Không một ai làm được điều lớn lao trên đời này mà không phải hy sinh, đặc biệt chuyên tâm, tập trung toàn bộ sức lực và cống hiến cả cuộc đời cho công việc suốt một thời gian dài.
Hàng trăm người đã hỏi tôi liệu thay đổi công việc khi cảm thấy không phù hợp có phải là khôn ngoan hay không. Việc này hoàn toàn phụ thuộc vào từng người và tình huống cụ thể. Có nhiều người sẽ không bao giờ thành công, dù ít hay nhiều, ở bất cứ đâu, vì họ thiếu sức khỏe, lòng can đảm, và kiên tâm. Họ không thích làm việc, luôn luôn thử những điều mới. Khi một người thay đổi công việc đến khoảng năm sáu lần, thì dường như lỗi hoàn toàn thuộc về anh ta, anh ta sẽ chẳng bao giờ tìm được một vị trí nào đủ dễ dàng để thỏa mãn mình.
Như một quy tắc, những người không ngừng thay đổi công việc đều tìm kiếm một hướng đi ít trở ngại nhất. Họ cố gắng tìm một lối tắt để đạt đến mục tiêu.
Nhiều người thiếu hoài bão. Họ đơn giản chỉ muốn kiếm vừa đủ tiền để được thoải mái, càng dễ dàng và ít phải nỗ lực càng tốt. Đó không phải những người có hoài bão, quyết chí thành công, đầy tiềm năng, đó là những người luôn thay đổi công việc và phàn nàn rằng mình chẳng bao giờ tìm được đúng chỗ. Họ là những kẻ yếu ớt luôn cố gắng tìm mức giá hời để mua lấy thành công. Họ không sẵn lòng để biến mình thành một người lớn lao hơn, hoàn thiện hơn, và để xứng với với một sự nghiệp thực sự to lớn.
Bạn đừng nhầm lẫn niềm thiết tha được nhảy việc rất tự nhiên đó, cảm giác bứt rứt thuộc về thời trẻ đầy lãng mạn đó, với bằng chứng thật sự cho việc bạn đang ở sai chỗ, rằng bạn cần chuyển việc. Buổi ban đầu của một sự nghiệp, khi ta phải trải qua giai đoạn cực nhọc trước khi đạt đến đủ trình độ và sự chuyên nghiệp để cảm nhận được niềm hứng khởi thực thụ và sự hài lòng trong công việc, chính là thời kỳ nguy hiểm nhất.
Tôi cho rằng hầu hết các bạn trẻ đều có những thời kỳ bị thất chí, thậm chí ngay cả khi họ đang đi đúng đường và đang làm điều đúng đắn, thì họ vẫn cảm thấy muốn vứt hết tất cả để thử một điều gì đó mới. Nhưng có một điều ta không bao giờ nên làm, đó là đưa ra những quyết định quan trọng hoặc thay đổi khi đang thoái chí hoặc u buồn, vì khi đó ta không còn khả năng xét đoán. Những lúc đó, ta mất bình tĩnh và không ở trong trạng thái tinh thần tốt.
Điều tra của chính phủ về các ngành nghề đã hé lộ sự thật rằng có một con số khổng lồ những chàng trai, đặc biệt trong khoảng 14-18 tuổi, đang “ở lưng chừng,” chúng vẫn chưa quyết định được công việc cho đời mình hoặc có thể đã trở nên thoái chí sau nỗ lực đầu tiên trong công việc đầu tiên, hoặc từng bị những
người tuyển dụng từ chối quá nhiều lần vì những lý do mà chính chúng cũng không biết, đến mức chúng cảm thấy mình thực sự đã bị loại khỏi cuộc chơi. Thực vậy, ở độ tuổi 14-18, những chàng trai đó đặc biệt khó bị kiểm soát, đặc biệt khó gây ảnh hưởng. Đó là giai đoạn chúng học hỏi nhanh nhất, sáng dạ nhất, khao khát được độc lập và rất ghét nghe các lời khuyên. “Những chàng trai ở lưng chừng,” như cách gọi của những nhân viên hướng nghiệp, là một trong những mối nguy cho nước Mỹ. Những chàng trai, cô gái bị thất chí có thể là miếng mồi ngon cho những kẻ lợi dụng.
Theo điều tra của chính phủ, những cô gái đó, đặc biệt là những người phạm tội ở tuổi thiếu niên, thường bị những kẻ lợi dụng lôi kéo vào con đường sa ngã. Lũ vô lương tâm theo dõi các trụ sở kinh doanh đăng tuyển nhân viên nữ, và những cô gái không được nhận, những người hẳn đã cố gắng suốt một thời gian dài để tìm một công việc, là mục tiêu dễ dàng cho những gã trẻ trung ăn mặc chải chuốt, diện mạo bóng bẩy muốn kiếm tiền từ việc dụ dỗ các cô gái vào con đường lầm lạc. Nói cách khác, chúng kiếm tiền dựa trên sự thoái chí. Chúng biết tâm lý con người, rằng việc tác động đến một bộ não đã thoái chí dễ dàng đến nhường nào. Không ai có thể ra một quyết định quyết liệt khi đang thoái chí. Tâm trí ta phải hài hòa, hạnh phúc, nếu không sẽ chẳng đưa ra được lựa chọn hoặc thay đổi nào sáng suốt. Sẽ là một điều tốt nếu các bạn trẻ sớm tìm được đúng chỗ cho mình và sẵn lòng trả giá, sẵn sàng đặt một nền tảng sâu rộng về giáo dục lẫn phẩm cách cho công trình đời mình.
Chương 9
CÔNG VIỆC SẼ LÀM BẠN TĂNG HAY GIẢM GIÁ TRỊ?
C
ó bao nhiêu người ta gặp đánh giá công việc của họ chỉ trên tiêu chí thu nhập? Họ nhắc đến nó với vẻ bao biện, và kết thúc với câu,“Ôi, chà, thì kiếm được khá mà.”
Nhưng sâu trong tim, họ biết rằng công việc ảnh hưởng nhiều đến bản thân, và có thể không khiến họ giảm giá trị đi nhiều, nhưng cũng chẳng đem lại được thứ gì tốt đẹp.
Bạn tôi ơi, hãy nhớ lấy điều này. Bất cứ công việc nào bạn làm cũng để lại dấu ấn trên con người bạn, bất kể tốt xấu. Thước đo công bằng và đúng đắn duy nhất bạn có thể áp dụng với mọi công việc không phải là nó đem lại bao nhiêu tiền, mà là nó tác động tới con người bạn ra sao.
Liệu công việc của bạn có khiến bạn lớn lao hơn, hay khiến bạn nhỏ bé đi? Liệu nó có khiến bạn hiển lộ những phẩm chất quý giá nhất? Nó có biến bạn thành con người mạnh mẽ, rắn rỏi nhất không? Đây là những câu hỏi quan trọng để tự hỏi mình, và nếu đáp án là “Không,” thì bạn đã ở nhầm chỗ.
Mục tiêu của bất cứ công việc nào là khiến một người lớn trở nên lớn lao nhất có thể. Nhiều người trong số chúng ta chỉ là phiên bản hèn mọn của tạo vật mà Chúa muốn ta trở thành.
Nếu công việc của bạn chỉ khơi dậy được lòng tham, nếu nó chỉ cho thấy bạn đang trở nên tham lam, chụp giật, bon chen, đấu
đá, cố gắng giành lấy một vị trí cho mình, vậy thì bạn sẽ chẳng thật đáng làm người.
Hãy ngước nhìn những người đang làm công việc mà bạn muốn chọn. Liệu nó có làm tăng giá trị của những người đó không? Họ có phóng khoáng, tự do, thông thái không? Hay họ chỉ trở thành những kẻ không chuyên, sống như ếch ngồi đáy giếng, chẳng có địa vị, ích lợi gì trong xã hội? Đừng cho rằng bạn sẽ là ngoại lệ vĩ đại, và có thể dấn thân vào một công việc đáng ngờ mà không trở thành một sản phẩm của nó.
Bất chấp mọi quyết tâm, ý chí của bạn, công việc của bạn, từ chính những luật lệ và thói quen, sẽ quấn chặt lấy bạn như một cây leo, sẽ bóp méo bạn, định hình bạn, tô vẽ bạn, đóng lên bạn dấu ấn không thể phai nhòa của nó.
Hãy nhớ rằng bạn không nên ôm lấy hoài bão trở thành một luật sư, bác sĩ, thương gia, nhà khoa học, nhà sản xuất hay học giả vĩ đại, mà là hoài bão trở thành một con người vĩ đại, ở mọi mặt.
Bạn không cần phải chọn một nghề mà bạn ngờ vực hay chán ghét, nghề khiến bạn bị cách ly, hoặc khiến mọi người có thành kiến đối với bạn chỉ vì cần có ai đó làm công việc ấy. Hãy chọn điều tốt đẹp nhất có thể.
“Tôi nài xin anh,” Garfield nói, “đừng bằng lòng dấn thân vào bất cứ ngành nghề nào không đòi hỏi và thúc đẩy những bước tiến không ngừng về trí tuệ.”
Hãy chọn một công việc chắc chắn sẽ khiến bạn trở nên tốt nhất có thể. Có một người khổng lồ trong con người bạn, người mà, nếu bạn bình thường, sẽ được nuôi lớn thông qua công việc bạn làm. Dù rất thường xuyên phải nghe, nhưng tôi không hề thích
việc một người nhắc đến công việc của mình với thái độ bao biện.
Nếu bạn không tôn trọng tiếng gọi trong mình, nó cũng sẽ không tôn trọng bạn, sẽ không quan tâm bạn, không khiến bạn được tôn trọng, hoặc đặt bạn vào một vị trí đáng trọng vọng trong cộng đồng, vì công việc của bạn sẽ đáp lại chính bạn hệt như cách bạn đáp lại nó. Nó sẽ tử tế với bạn nếu bạn tử tế với nó. Thứ bạn đặt vào nó, nó sẽ trả lại cho bạn. Gieo gì gặt nấy, và thứ bạn nhận lại đơn giản là hoa trái từ những hạt giống đã gieo.
Bạn phải đánh giá cao chính mình, phải xem trọng công việc của đời mình, phải xem bản thân như một bậc thầy, một nghệ sĩ chứ không phải một tay thợ, nếu không bạn sẽ đi sai lối. Nếu bạn đang làm điều mình được sinh ra để làm, bạn sẽ cảm thấy mình như một bậc thầy, bạn sẽ tự hào về tiếng gọi trong tâm khảm. Đấng sáng tạo sẽ không bao giờ tạo ra một người phải đầu hàng những điểm yếu, hoài bão của con người. Người không bao giờ buộc một con người phải làm bất cứ điều gì không đứng đắn hoặc không đáng trọng vọng.
Geikie nói: “Bạn có thể thắng theo cách này và thua theo cách khác. Bạn có thể mua được vàng, nhưng nếu phải trả giá bằng sức khỏe, thì đó là cuộc đổi chác tồi. Nếu phải đem tự do để đổi lấy, nghĩa là bạn đang dùng ngọc trai đổi lấy bọt xà phòng. Nếu phải đem đổi bằng linh hồn, hay tự tôn, bình an, phẩm hạnh, nhân cách, nghĩa là bạn đang trả giá quá đắt.”
Một tác giả khác viết,“Không có nghề nào là xấu xa trong chính bản chất và ảnh hưởng của nó lại có thể trở thành tiếng gọi đích thực trong một ai. Không ai phải đi theo một nghề mà họ cảm thấy xấu hổ cả. Sự nể trọng, niềm vui sướng và bình yên đích thực là điều không thể nào xảy ra nếu ta tình nguyện gắn bó với việc lao động làm hạ bệ mình lẫn người khác hay một công việc trực tiếp phá hoại niềm hoan ái của con người, phá hủy phúc lợi và khả năng của đồng sự mình. Do đó, bất cứ thứ gì gây tổn
thương, mục ruỗng như thế phải bị lánh xa như một bệnh dịch chết người. Tiền bạc, những lời tung hô, hào quang, cuộc sống xa xỉ có thể, trong ít lâu, đền bù được ít nhiều cho những điều tai hại cùng những thương tổn đi cùng một công việc khiến ta mang tiếng xấu, khiến ta tồi tệ đi, nhưng chẳng chóng thì chầy thứ huyễn tưởng giả dối sẽ bị đập tan, những hệ quả tai hại sẽ hiện rõ, và ngày nối đêm những hối hận, tự trách đầy đắng cay sẽ tới. Không một ai có thể an toàn hoặc là người khôn ngoan khi dính đến bất cứ nghề nghiệp hay việc làm nào mà những bậc phụ huynh tốt, những gia đình đứng đắn không thể nhắc đến mà không thấy đáng hổ thẹn hoặc tỏ ra đáng tiếc. Những công việc thấp kém, gây hại, đồi bại thường đi kèm những hứa hẹn rằng số tiền thu được sẽ đem lại nhiều hơn những gì mà tiền mua được. Thành công trong các dạng công việc vất vả và mạo hiểm đó là một trong những tai họa đáng buồn và nguy hại nhất đối với một sinh linh đầy trách nhiệm.
Nó liên quan đến những mất mát và khổ đau khủng khiếp cho những kẻ vô lương cùng những nạn nhân của họ. “Có nhiều người mà thành công của họ làm hài lòng ý hướng họ, nhưng trong tim họ vẫn luôn có sự kháng cự, vì họ theo đuổi những cách thức mà chính họ cũng ngờ vực. Họ không hoàn toàn thẳng thắn, trong sạch trong cuộc sống, không rạch ròi trong quan hệ làm ăn. Trong lúc kiếm tiền, trong tâm khảm họ vẫn có điều gì đó nổi loạn chống lại việc sử dụng sai lệch những quyền năng Chúa ban, chống lại việc sử dụng những năng lực thiêng liêng để làm ra những điều hạ tiện.
Trong mỗi con người đều có một phần không thể bị mua chuộc, vấy bẩn hay lừa dối. Bất kể kiếm được bao nhiêu tiền hay giành vị thế cao sang đến mấy, nếu phải dùng đến những phương thức xấu xa, nếu việc làm đó khiến ta ngờ vực, thì ta sẽ không thể dẹp yên được tiếng gọi văng vẳng trong tâm rằng: “John à, ngươi sai rồi. Ngươi biết là ngươi sai. Kiểu công việc này không xứng đáng với ngươi. Ngươi đang sử dụng công cụ của thánh thần để thực hiện một mục đích rất thấp kém.” Đây là điều khiến rất nhiều
người dù kiếm được nhiều tiền, có nhiều danh tiếng nhưng vẫn vô cùng khổ sở. Họ không thể đè nén tiếng nói trong tâm. Cả tiền bạc lẫn danh vọng không thể nào đè nén cuộc nổi dậy trong tâm khảm chống lại sự lạm dụng năng lực thiêng liêng mà lẽ ra nên được dùng để nâng đỡ loài người, để làm thế giới tốt đẹp hơn, để chính phẩm giá, nhân cách họ trở thành lớn lao, vững mạnh hơn. Đây chính là điểm khởi đầu mà rất nhiều bạn trẻ phạm sai lầm, họ chọn một lối rẽ sai trong đời. Có sự khác biệt rất lớn lao giữa việc khởi đầu đúng và một khởi đầu sai, dẫu chỉ tí chút.
Bạn không cần phải chọn một nghề mà bạn ngờ vực hay chán ghét, nghề khiến bạn bị cách ly, hoặc khiến mọi người có thành kiến đối với bạn chỉ vì cần có ai đó làm công việc ấy. Hãy chọn điều tốt đẹp nhất có thể. Hãy làm những gì giúp ghi nhận bản thân bạn, phẩm cách và cuộc đời bạn, điều sẽ trở thành một phần con người bạn, khiến bạn tự hào không thôi.
Bất kể nghề nghiệp của bạn là gì, tiếng gọi thực thụ nên là tiếng gọi trở thành tôi tớ của Chúa. Còn điều gì cao quý hơn niềm vinh hạnh nơi một con người được trở thành kẻ phụng sự Chúa? Điều này chắc chắn tuyệt vời hơn nhiều so với việc nói với anh ta rằng: “Anh là một luật sư tuyệt vời, một nhà chính trị tuyệt vời, hay một chính khách tuyệt vời.” Bất kể thời đại học bạn lấy bằng chuyên ngành gì, bất kể trong sự nghiệp bạn đã đạt được những danh hiệu gì, thì không chức danh nào lại vĩ đại như một bề tôi của Chúa.
Ở khắp mọi nơi, ta đều thấy những người thất bại trong đời vì không thành nhân trước khi thành luật sư, chính trị gia, hay nhà vật lý. Thế giới chẳng quan tâm nhiều lắm đến nghề nghiệp mà bạn đi theo, nhưng nó đòi hỏi rằng ở vị trí đó, bạn phải là một con người đúng đắn, có ý nghĩa nào đó với thời đại mình sống – một con người dám sống vì điều lớn lao hơn công việc của bạn.
Liệu còn điều gì trên thế giới này lớn lao hơn việc thuận mệnh, hơn việc cảm thấy rằng chúng ta đã luôn trung thực và thanh sạch, thẳng thắn, rằng ta vẫn luôn tận tâm trong công việc, cố gắng chạm tới những điều lớn lao ngay trong chính mình? Mỗi tối đều đi ngủ với ý thức rằng bạn không chỉ đã sống như một con người đứng đắn với mọi người xung quanh, mà còn cả với chính bản thân khi không hề làm những việc sai trái, bất chính; và nếu không như vậy thì niềm hạnh phúc đích thực là bất khả. Mọi người đều nên tự hào về công việc của mình nếu đã tìm được đúng vị trí, vì đó nên là điều lớn lao hơn chính ta. Ta không nên chỉ sao chép hay bắt chước và có một công việc bình thường, công việc nên là cách biểu lộ bản tính thật sự của ta. Điều đó giống như ta đã sống thật với chính mình, khai phá kho tàng ẩn giấu bên trong, hiển lộ nó ra với thế giới. Mọi người đều nên là một nghệ sĩ khi làm công việc của mình.
Chỉ cần xem tuyệt tác của Michaelangelo mà chẳng cần biết ông, ta cũng thấy được sức mạnh, sự khéo léo, sức sáng tạo, tháo vát và cá tính mạnh mẽ của ông thể hiện qua những bức bích họa và những tác phẩm điêu khắc của ông. Toàn bộ lịch sử về đời ông được viết trên những tác phẩm đó. Có gì khó hiểu đâu khi ông tìm thấy nguồn vui thú khôn cùng trong mọi điều mình làm? Giả sử ông bị buộc phải làm điều gì đó mà bản tính tự nhiên của ông hoàn toàn chống lại, thì chắc chắn điều đó sẽ không thể hiện con người ông.
Hãy biến tác phẩm đời bạn thành một tuyệt tác. Nó sẽ là tượng đài của bạn sau khi bạn rời khỏi thế giới này.
Chương 10
BẠN CÓ TỰ HÀO VỀ CÔNG VIỆC CỦA MÌNH KHÔNG?
M
ỗi ngày đi làm, liệu bạn có ưỡn ngực và nhìn thẳng vào mặt những người khác? Liệu bạn có cất giọng tự hào: “Tôi làm việc ở văn phòng XYZ nọ”? Hay bạn phải đáp lại các câu hỏi bằng những câu trả lời thoái thác?
Phải biện giải cho công việc đang làm là dấu hiệu của sự bạc nhược. Hẳn phải có điều không đúng nơi công việc, hoặc nơi chính con người đó.
Chúng ta thường nghe những chàng trai trẻ biện giải về công việc mình làm. Họ sẽ nói với bạn rằng họ không định tiếp tục làm công việc hiện tại, rằng họ chỉ làm công việc này tạm thời, cho đến khi gặp được công việc tốt hơn.
Một anh chàng New York từng làm việc nhiều năm ở vị trí hiện tại đã kể với tôi gần như vào mọi lần chúng tôi gặp nhau rằng anh ta không định ở mãi vị trí này, rằng anh ta có hoài bão cho một điều khác. Thế mà anh ta vẫn ở đó, hết năm này sang năm khác mà chẳng hề có nỗ lực rõ ràng nào để đổi thay. Anh ta nói mình đang được nhận mức lương khá tốt, nhưng không muốn bị mọi người cho rằng điều anh ta đang làm là công việc anh ta muốn làm suốt đời, thế mà giờ anh ta đã gần 40 tuổi.
Giờ thì, xác suất người đàn ông này tìm được đúng vị trí của mình vào đúng thời điểm là bao nhiêu? Nếu anh ta thỏa mãn với việc ở yên một nơi suốt nhiều năm mà chẳng hề có nỗ lực
vượt bậc nào để theo đuổi hoài bão, thì liệu giờ có cơ may nào để anh ta làm điều đó không?
Như hàng nghìn người khác, anh ta đang tự lừa dối bản thân. Anh ta không nhận ra quyền năng lớn mạnh của thói quen kìm giữ chúng ta trong những việc lặp đi lặp lại, thứ khiến ta ngày càng dễ làm đi làm lại một việc suốt nhiều năm. Thật đáng kinh ngạc khi có biết bao nhiêu người đã tự ru ngủ mình, tự dỗ dành bản thân tin rằng họ sắp làm được điều mà hẳn phải cần đến phép màu mới xảy ra nổi.
Với tinh thần dành cho công việc của mình, ta có thể làm được mọi thứ, nhưng chưa ai lại có thể thành công trong nghề nghiệp mà họ cảm thấy xấu hổ về nó hay cảm thấy nó quá thấp kém với mình, vì để thành công được, anh ta phải đặt cả trái tim lẫn linh hồn vào công việc.
Tôi luôn thích được nghe những chàng trai trẻ nói về công việc của mình với thái độ tự hào, yêu thích – như thể cậu ta đặt cả trái tim vào đó, vô cùng trân trọng nó. Mọi người đều ngưỡng mộ những ai trân trọng chính quan niệm của mình, những ai tin vào điều mình đang làm.
Hẳn là bạn chắc mẩm rằng có điểm yếu hay điều gì đó không đúng nơi những người luôn luôn xem nhẹ công việc của mình vì nó thấp kém, hoặc bởi vì nó không phù hợp với phẩm giá vốn có của anh ta, hoặc vì anh ta nghĩ nó thấp kém.
Không, đừng lừa dối chính mình. Chỉ những con người thấp kém mới hổ thẹn về những tiếng gọi thấp bé. Một vài nhân vật vĩ đại nhất thế gian từng là thợ đóng giày, thợ rèn hay nông dân. Bản thân người đó là tất cả, tiếng gọi, dù thiết yếu, vẫn không đóng vai trò quá lớn. Tiếng gọi không làm nên con người. Một con người chân chính có thể nâng tầm tiếng gọi thấp bé nhất thành điều đáng trọng vọng.
Đừng xấu hổ về công việc của bạn, nếu nó là điều tốt nhất bạn làm được lúc bấy giờ, và nếu nó có thể là viên gạch lót con đường cho bạn đến vị trí tốt hơn. Bất kể tiếng gọi đó nhỏ bé đến nhường nào, bạn luôn có thể nâng tầm nó bằng cách trở thành một nghệ sĩ thay vì một tay thợ, bằng cách làm công việc đó thật xuất chúng, đầy nghệ thuật và nhiệt tâm.
Bản thân Chúa Giê-su cũng là một thợ mộc, bạn bè ông là thợ đánh cá, nhưng ông không bao giờ cảm thấy cần biện giải. Hãy nghĩ đến điều mà một thợ vá giày kiệt xuất, đáng trọng vọng làm được, nghĩ đến những con người vĩ đại đời trước như Roger Sherman[21], Phó Tổng thống Wilson, và Kitto. Vài nhân vật vĩ đại nhất thế giới từng là thợ vá giày. Việc bạn làm gì không là gì so với phẩm giá của bạn khi làm nó, đặc tính mà bạn truyền vào nó. Một thợ xây đá ở Newport đã trở nên nổi tiếng nhờ vào thành quả tuyệt vời ông tạo ra và sự độc lập, nhiệt huyết cũng như phẩm cách mà ông đặt vào đó.
Không có nhiều nghề nghiệp không thể được nâng tầm lên mức được trọng vọng và trân trọng. Đó thuần túy là vấn đề về phẩm cách và vị thế của một người, nhân cách, phẩm giá mà anh ta đưa vào công việc. Nếu bạn làm đúng công việc dành cho mình, tiếng gọi đó sẽ rất thiêng liêng với bạn.
Bạn sẽ nghĩ về nó, bạn sẽ xem nó như một chuyên môn, điều mang lại giá trị lớn lao cho xã hội. Nếu bạn ngập ngừng khi nói về công việc của mình, nếu bạn xấu hổ về nó hoặc không tự hào về nó, nghĩa là bạn đang ở sai vị trí.
Nghề nghiệp của bạn nên là mọi thứ đối với bạn. Nó nên là một phần trong cuộc sống của bạn. Bạn nên làm công việc sao cho nó mang ý nghĩa thật to lớn.
Khi lựa chọn một nghề nghiệp, hãy quan sát thật kỹ ảnh hưởng đối với những người làm các nghề nghiệp hay chuyên môn nhất định, bao gồm cả ngành nghề mà bạn đang cân nhắc dấn thân.
Hãy nhớ rằng điều lớn lao nhất trong đời ta không phải là kiếm sống, mà là sống, là trở thành một con người lớn lao, vĩ đại, cao quý. Đây là lý do tại sao chúng ta phải làm việc để kiếm sống. Nó là sự rèn luyện, nó là công việc, là mục tiêu cao quý kêu gọi con người và phát triển khả năng trong mình. Đây là mục tiêu của chúng ta, là biến cuộc sống ta thành tuyệt tác chứ không phải một thứ chắp vá, và không phải là hy sinh điều tốt đẹp nhất trong ta để có được một gia tài hay để kiếm sống.
Việc làm điều gì đó không khiến ta đồng thuận, một điều ta không thích và tâm trí ta không hướng tới, là hạ thấp phẩm giá, vì chúng ta được quy định rằng ta chỉ có thể đồng thuận, chấp nhận điều ta nỗ lực hết sức. Chúng ta luôn luôn lên án chính mình nếu làm không tốt, nửa vời hoặc không đâu ra đâu.
Rồi sẽ đến lúc sự nghiệp một người tỏa sáng rực rỡ, khi con người nhìn nhận công việc đời họ như tuyệt tác khiến họ tự hào vô cùng, và họ cảm nhận được niềm nhiệt huyết vô bờ với nó. Rồi sẽ đến lúc mọi người không chọn một sự nghiệp vì nó có mức lương cao nhất mà vì nó là phương tiện tạo nên được con người lớn lao, vĩ đại nhất, và lúc đó chúng ta sẽ nhìn cuộc đời như một trường học hà khắc để khơi dậy phẩm cách lớn lao nhất có thể của mình. Sẽ là bán rẻ chính mình khi đánh đổi nỗ lực cả đời của họ vì tiền lương hay bất cứ món tiền nào, hoặc bán trí tuệ, đánh đổi khả năng, chỉ vì tiền.
Bạn sẽ rất tự hào về công việc của mình, đến mức vui sướng khi mọi người đều biết bạn đang làm gì. Hãy chọn một công việc làm hiển lộ con người tốt đẹp nhất trong bạn, công việc khơi dậy hoài bão lớn nhất, biến những lý tưởng của bạn dần thành hiện thực. Hãy nhớ rằng công việc của bạn thực sự là hoàn cảnh để biến cuộc đời bạn thành một tuyệt tác. Đừng chỉ nghĩ về nó như một cơ hội để kiếm sống, kiếm tiền. Hãy nghĩ về nó như công cụ để xây dựng cuộc đời, xây dựng bản thân, nâng cao phẩm cách.
Đừng xấu hổ về công việc của bạn, nếu nó là điều tốt nhất bạn làm được lúc bấy giờ, và nếu nó có thể là viên gạch lót con đường cho bạn đến vị trí tốt hơn.
Nhiều người đè nén mọi điều cao quý nhất trong mình để lao vào cuộc chiến vì tiền. Mục tiêu tối thượng trong công việc của một người nên là nhằm biểu lộ vẻ đẹp, vị ngọt của cuộc sống, phát triển vị thế, tay nghề, sự vững mạnh của phẩm cách, sự hài hòa về mục đích, tất cả những phẩm chất kiên định và nhằm cân bằng cuộc sống. Hãy để mọi người tiếp xúc với bạn đều cảm
thấy rằng họ đã được gặp một con người chân chính, một cá nhân mà công việc của anh ta được đồng thuận và khơi dậy được nỗ lực lớn nhất từ anh ta.
Người bạn trẻ của tôi ơi, bất kể bạn làm gì, đừng chọn sự nghiệp không xứng đáng với cái giá – phải hy sinh sức khỏe, vị thế xã hội, hoặc phẩm cách. Bạn có thể dễ dàng kiếm được cả gia tài nếu làm kẻ đi buôn rượu lậu, hoặc một kẻ đánh bạc – nhưng hãy nghĩ tới cái giá bạn phải trả! Đừng quá coi trọng tiền bạc, hãy chọn một tiếng gọi mà bạn sẽ cảm thấy tự hào về nó. Hãy kiên tâm rằng bạn sẽ là một người chuyên nghiệp, rằng bạn sẽ đặt phẩm giá vào đó, rằng bạn sẽ không chỉ là một người thợ. Bạn sẽ được tôn trọng, ngưỡng vọng như một người chuyên nghiệp, một chuyên gia, một người lành nghề trong công việc nào đó nhờ vào cung cách cao vượt của mình trong công việc. Điều này sẽ giúp bạn thấy mình không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Nó sẽ cho bạn đức hạnh, lòng tự tin và sự an ổn. Ý thức rằng mọi người tin vào bạn, tôn trọng bạn, ngưỡng mộ bạn về kỹ năng, về phẩm hạnh trong công việc của bạn, ý thức rằng bạn có danh tiếng trong cộng đồng, rằng bạn chịu được sức nặng, đó sẽ là món thuốc bổ làm tăng lòng tự tin, và sự đồng thuận bên trong bạn.
Chương 11
KHI CHÀNG TRAI TRẺ QUYẾT ĐỊNH SỰ NGHIỆP CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG TƯƠNG LAI
C
ó một câu ngạn ngữ cổ: “Uốn cây từ thuở còn non, dạy con từ thuở con còn đương thơ.” Một mục sư sẽ nói: “Chỉ cần cho tôi năm năm đầu đời của đứa con nhà các vị, tôi
sẽ chẳng quan tâm các vị làm gì với toàn bộ những năm sau đó nữa.”
Đó chỉ là cách nói khác nhằm diễn dạt rằng những bước đi đầu tiên của các bạn trẻ khi vào đời có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ sự nghiệp tương lai của họ. Những người ở độ tuổi trung niên có ai từng ngừng lại suy nghĩ về mọi điều mình từng làm kể từ khi trưởng thành nhằm hiện thực hóa những kế hoạch đã đề ra từ thời niên thiếu? Các bạn có bao giờ nhận ra chàng trai ngày xưa có vai trò quan trọng trong việc làm nên người đàn ông hiện tại đến mức nào?
Khi còn trẻ, bạn chẳng hề mảy may nhận ra lựa chọn của mình thực sự có ý nghĩa thế nào đối với tương lai, hay nhận ra những hệ quả nghiêm trọng nảy sinh từ những quyết định dường như chẳng hề hệ trọng cũng như nền tảng học vấn của bạn. Có thể bạn nghĩ rằng việc chuẩn bị thi vào đại học, chuẩn bị cho sự nghiệp là chẳng đáng, bởi bấy giờ bạn đâu thấy được tương lai xa dài. Khi còn là một chàng trai trẻ nhận công việc chạy vặt cho cửa hàng, tiệm giặt, văn phòng của một nhà vật lý hoặc cửa hàng máy móc, bạn đã chẳng hề nhận ra rằng tương lai sáng lạn của mình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lựa chọn đó.
Mỗi ngày trong đời ta đều là hệ quả của lựa chọn ta đưa ra ngày hôm trước. Từ đó đến giờ, bạn vẫn đi cùng một hướng đi ấy. Điều này cho thấy tầm quan trọng không thể đo đếm hết của việc các bạn trẻ cần có khởi đầu đúng đắn, đi đúng hướng và có tầm nhìn đúng đắn trong đời, được đào tạo phù hợp để có một sự nghiệp thành công. Các bạn trẻ nên gây dựng những nền tảng thật sâu, rộng, vững chắc để công trình đời họ được chắc chắn và trở thành tượng đài vĩnh cửu đúng như nó vốn phải như vậy.
“Nếu định làm điều gì đó lâu dài cho một con người bình thường, bạn phải bắt đầu trước khi người đó trưởng thành,” Theodore Roosevelt[22] nói. “Cơ hội thành công nằm nơi chàng trai trẻ, chứ không phải nơi người đàn ông.” Sẽ là một cảnh tượng đáng tiếc khi phải thấy một bạn trẻ chôn chân trong một công việc nào đó cả đời – việc vốn chẳng hề phù hợp với năng lực hay tính cách của anh ta. Và dù thế nào đi chăng nữa thì viễn cảnh dễ xảy ra nhất trong tình huống này là sự giậm chân tại chỗ hoặc thất bại nặng nề!
Những chàng trai, cô gái trẻ của chúng ta là tài sản quan trọng của quốc gia. Thế nhưng nhận định của họ thì chưa chín chắn, những con người chưa đủ trí tuệ đó có quyền đòi hỏi rằng mình sẽ không trở thành một chiếc vung tròn cố gắng đậy cái nồi méo chỉ vì chưa đủ khả năng đưa ra quyết định sáng suốt. Chưa hiểu được bản tính của mình, cũng chưa có lợi thế từ kinh nghiệm phong phú, họ nên được đặt dưới sự giám sát của những con người sáng suốt đến khi năng lực, khả năng thích nghi đã được nâng cao để quyết định họ nên lựa chọn nghề nghiệp nào để thể hiện được bản thân một cách đủ đầy, hoàn thiện nhất.
Điều này không chỉ mang đến khả năng thành công lớn hơn hẳn cho những chàng trai cô gái đó, mà còn cho họ niềm hạnh phúc lớn vô bờ so với những gì họ phải nhận lấy khi lựa chọn sai lầm.
Tất cả chúng ta đều sẽ thành công nếu sớm lựa chọn đúng chỗ trong cuộc sống. Tôi hiếm khi thấy một người lười biếng ì ạch khi được làm công việc mình yêu thích. Tất cả chúng ta đều lười biếng khi phải làm việc mình chán ghét và cảm thấy cực nhọc. Chúng ta không lười khi làm những việc mà mình đặt trái tim vào đó. Vô số cậu bé từng bị đánh đập, ngược đãi vì lười biếng lại trở thành những người đàn ông tuyệt vời hơn hẳn so với người cha từng ngược đãi họ. Họ lười biếng chỉ đơn giản vì họ không phù hợp để làm những công việc mà họ bị buộc phải làm.
Tâm trí của một đứa trẻ rất nhạy cảm, dễ uốn nắn, dễ tiếp thu các gợi ý, đồng thời dễ bị tác động. Một người cha có thể vô thức khiến điều đó đi ngược với tiếng gọi trong tâm đứa con, khi mà đứa bé hoàn toàn phù hợp hơn với một chuyên môn khác, nếu cứ không ngừng gợi ý cho con rằng ông rất nôn nóng được thấy nó bước vào lĩnh vực này lĩnh vực kia ngay sau khi rời ghế nhà trường. Ông có thể mang con đến văn phòng hoặc cửa hàng vào những ngày thứ Bảy, ngày nghỉ để phụ việc, không ngừng gợi ý rằng việc tham gia vào ngành nghề này sẽ là điều rất tuyệt cho nó. Có thể đứa bé vẫn chưa phát triển được thiên hướng đáng kể gì đối với các lĩnh vực khác, nhưng một khi đã có được lựa chọn, nó sẽ thấy rằng các gợi ý từ cha đã bám rễ chặt trong tâm trí, hoàn toàn đè bẹp khả năng nó đưa ra được một lựa chọn độc lập.
Mỗi ngày trong đời ta đều là hệ quả của lựa chọn ta đưa ra ngày hôm trước. Từ đó đến giờ, bạn vẫn đi cùng một hướng đi ấy. Điều này cho thấy tầm quan trọng không thể đo đếm hết của việc các bạn trẻ cần có khởi đầu đúng đắn, đi đúng hướng và có tầm nhìn đúng đắn trong đời, được đào tạo phù hợp để có một sự nghiệp thành công.
Có thể cậu bé đã kiếm được ít tiền từ công việc nào đó ngoài giờ lên lớp, khả năng kiếm tiền có sức hút rất mạnh mẽ đối với các cậu bé. Trí tưởng tượng sinh động của trẻ cho chúng nghĩ đến
việc có được cả nghìn điều đáng thèm muốn bằng khoản dành dụm nhỏ nhoi. Cũng có thể cậu bé tìm được một công việc để giúp thêm chút đỉnh cho thu nhập ít ỏi của gia đình. Có thể cậu ta cảm thấy được khuyến khích khi được tăng lương, điều này chỉ càng nhấn chìm tiếng nói bên trong cậu vốn vẫn luôn hướng về một điều khác. Tất cả những yếu tố này đều có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và sẽ cản đường cậu đưa ra một lựa chọn sáng suốt.
Các bạn trẻ rồi sẽ trở thành người trưởng thành, từ bộ dạng, thái độ của họ, chúng ta dễ dàng thấy được liệu họ đã đủ khả năng đưa ra lựa chọn sáng suốt hay chưa. Nhưng nếu họ đã phạm sai lầm, thì thường là đã quá trễ. Chàng trai trẻ trước kia đã trở thành “cha” của người đàn ông lúc này. Tất nhiên, anh ta vẫn có thể từ bỏ lựa chọn của chàng trai trẻ, nhưng thói quen có sức ghìm giữ rất mạnh, mối nguy mất hết những thành quả góp nhặt được qua năm tháng lao động vất vả khi vứt bỏ hết và đi theo con đường khác khiến người đàn ông vẫn ở nguyên vị trí sai lệch kia, chỉ vì chàng trai trẻ ngày xưa đã quyết định thay anh ta – khi mà cậu ta không có khả năng nhận định của một người trưởng thành lẫn khả năng phán đoán.
Chỉ sức mạnh tâm trí và lòng quả quyết không đủ để vung tròn đậy kín được nồi méo. Có những khuyết thiếu căn bản khi người ta phải làm một công việc bị ép buộc. Thật ác khi buộc một chàng trai chưa bao giờ làm được việc gì liên quan tới máy móc, hay thậm chí chưa bao giờ đóng đinh hay cưa một tấm ván cho thẳng thớm, phải vào xưởng máy móc làm những công việc về cơ khí. Sự tự nguyện, chân thành, toàn tâm, vui vẻ, nhiệt huyết mới là những điều quan trọng, mà những điều này không thể nào mua hay ép buộc được.
Làm thế nào mà một nghệ sĩ bẩm sinh có thể cảm thấy hạnh phúc, thành công trong một văn phòng luật khi mà lúc nào cậu ta cũng mơ tưởng đến việc vẽ tranh, và trí não cậu ta thì bùng cháy những ý tưởng nghệ thuật? Ý chí đơn thuần không đủ để
khuất phục được tâm tính. Khi các chàng trai nhận ra rằng họ không phù hợp với công việc đang làm, họ mất đi cả tinh thần lẫn sự tự tin vào bản thân, họ nghĩ mình chẳng là gì cả. Thoái chí là kẻ thù khó đánh bại của hiệu suất. Những chàng trai trẻ không có được động lực như những người đàn ông đã đạt ít nhiều danh tiếng trên thế giới. Họ dễ bị thoái chí, vì họ không có thứ thuốc thần là những thành công chống đỡ sau lưng.
Khi bị buộc phải làm điều mà tâm tính ngăn cấm, tự nhiên họ sẽ bị rơi vào trạng thái thoái chí, nảy sinh các thói quen bất cẩn, hờ hững, rồi dần dà trở nên tệ hại. Họ không hiểu được tại sao công việc của mình không tương xứng với hoài bão, rồi cuối cùng kết luận rằng hoài bão của mình chẳng hơn gì một trò cười. Sau khi mất đi ý chí, họ dễ dàng trở thành một người vô danh tiểu tốt.
Một trong những điểm yếu của tuổi trẻ là thường xuyên nghi ngờ khả năng của mình vì nó chưa bao giờ bị thử thách. Nếu có một loạt những thành công nối dài để tự khích lệ, thì khi gặp trở ngại, họ sẽ không chùn bước, không nhanh chóng nản lòng. Khi một người trưởng thành bị thoái chí, toàn bộ lịch sử những thành công trong quá khứ sẽ không ngừng nhắc nhở họ rằng tảng mây đen kia rồi sẽ hé mở ánh sáng, rằng mọi việc rồi sẽ tốt hơn những gì họ hình dung. Thế nhưng, những người trẻ không có các thành công tương tự, họ hẳn nhiên sẽ chìm trong ngờ vực về kết quả từ nỗ lực của mình, về thành công từ những điều họ làm, do đó những lời ngợi khen và khuyến khích sẽ là một sự thay thế tuyệt vời cho kinh nghiệm.
Tất nhiên, các bậc phụ huynh và giáo viên nên cẩn thận, đừng để các bạn trẻ tin rằng họ có thể làm được những điều mà họ vốn không thể. Tuy nhiên ,những lời khen ngợi, khích lệ có suy xét sẽ là liều thuốc tiếp thêm sức mạnh cho giới trẻ. Mặt khác, không ý chí hay khả năng lãnh đạo nào có thể giúp họ chiến thắng nếu bị phụ huynh, thầy cô chế giễu, chê bai. Phải có cá tính cực kỳ mạnh mẽ mới làm được điều này. Khuyến khích,
khen ngợi nhiều tốt hơn cả nghìn lần so với việc chê bai, giễu cợt.
Hãy khiến con cái cảm thấy rằng bạn tin vào chúng, tin rằng chúng sẽ đạt được điều gì đó trên đời. Điều này sẽ khuyến khích chúng tin vào bản thân. Chúng biết rằng bạn có nhiều kinh nghiệm hơn rất nhiều so với chúng, và nếu bạn không ngừng nói với chúng rằng chúng ngu ngốc, khờ khạo, rằng chúng sẽ chẳng bao giờ đạt được điều gì, tự nhiên chúng sẽ tin rằng điều bạn nói là đúng.
Chẳng ai có vai trò to lớn như người mẹ, và thường đức tin, lời khen, lời trấn an sẽ phủ định lời chê bai, phê bình, giễu cợt từ người cha, nhờ đó cứu đứa trẻ khỏi điều có thể đã ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc đời nó. Trong số những cảnh tượng đáng tiếc nhất tôi từng chứng kiến có cảnh những người đàn ông và phụ nữ đến tận tuổi trung niên mà không có tài năng gì, không có tiếng tăm, không có kỹ năng và biệt tài, không có nhà, không có tương lai, tất cả chỉ vì họ đã chọn một lối rẽ sai lầm, đã dấn bước sai đường thời tuổi trẻ. Suốt đời, họ phải làm chiếc vung tròn cố đậy cái nồi méo, dù họ đã làm việc chăm chỉ, tận tâm. Họ không làm được việc lớn, từ đầu đến cuối chỉ khám phá được một phần về bản thân; phần năng lực lớn hơn trong họ luôn chống đối và giễu cợt họ, trong khi chúng phải chờ được hiển lộ, được phát triển và được sử dụng.
Thật tệ cho một người cẩu thả, lười biếng, không hoài bão, phải sống cuộc đời thất bại, nhưng sẽ thật sự bi kịch nếu một con người chân thật, chăm chỉ phải sống trong dày vò với những khát khao mãnh liệt trong tim không được thỏa mãn. Những hoài bão, những khát khao bị cản trở đó sẽ dẫn đến sự đọa đày.
Chính ý thức rằng mình có khả năng làm được hơn hẳn hiện tại mới là sự tra tấn kinh khủng. Mọi người trẻ bình thường đều khởi đầu với số vốn nhất định để khởi sự: sức khỏe tốt, trí óc tốt,
nền tảng kiến thức tương đối. Riêng việc sẽ làm gì với toàn bộ những điều đó thì lại phụ thuộc hoàn toàn nơi họ.
Chương 12
NHÂN VIÊN BỊ THUI CHỘT
" T
ôi nài xin anh,” Garfield nói, “đừng bằng lòng dấn thân vào bất cứ ngành nghề nào không đòi hỏi và thúc đẩy những bước tiến không ngừng về trí tuệ.”
Có hàng nghìn người, không lưu tâm đến lời khuyên thông thái này đang giậm chân tại chỗ ngày qua ngày, họ làm việc như một cái máy, không hề nghĩ gì tới việc phát triển bản thân! Một chàng trai trẻ tại một nhà máy nói rằng: “Tôi đã khoan rất nhiều lỗ trên bộ phận đó suốt nhiều năm, nhưng vẫn chưa bao giờ thấy cỗ máy mà bộ phận đó được lắp vào.”
Tôi biết rất nhiều nhân viên làm việc nhiều năm, vận hành một chiếc máy làm ra một loại đinh ốc, then cài, bánh răng hoặc bộ phận máy móc nào đó, đến mức họ gần như trở thành một cỗ máy hệt như cỗ máy họ vận hành.
Loại công việc như vậy liệu có thể mang lại giá trị giáo dục gì? Có điều gì trong đó khơi gợi được năng lực, sức mạnh để làm nên một con người chân chính? Liệu nó có mang lại cơ hội nào để khai mở sáng kiến, sự tháo vát, tính sáng tạo của một con người? Đâu là khả năng để mở rộng trí tuệ khi mà họ chẳng cần phải lập kế hoạch, nghĩ đến tương lai, hay dành dụm cho trường hợp khẩn cấp?
Tôi biết những người viết tốc ký sở hữu tố chất tuyệt vời nhưng từng bị làm sa sút tinh thần và bị kìm hãm bởi thiếu đi món ăn tinh thần do chìm trong việc viết thư đầy máy móc ở một cơ sở kinh doanh bình thường, nơi thư từ gần như được sao chép, và
bộ não chẳng cần phải tư duy độc lập. Bộ não của họ không được thử thách, không phải nỗ lực giải các vấn đề quan trọng. Họ thực sự không được làm gì sáng tạo, mà chỉ có sáng tạo mới thực sự khiến chúng ta lớn lên.
Có hàng trăm nghìn người trên khắp đất nước này thực ra chỉ tư duy như những đứa trẻ, bởi họ luôn làm những công việc máy móc, lặp đi lặp lại, chẳng hề đòi hỏi suy nghĩ, lập kế hoạch. Hệ quả là bộ não của họ có đầy những tài nguyên chưa được khai phá, phát triển, rồi họ sẽ chết với những điều quý nhất vẫn bị ẩn giấu và chưa từng phát triển khả năng của họ một chút xíu nào.
“Thế nhưng,” những nhà quan sát nói, “không thể có chuyện tất cả mọi người làm việc cho chính mình. Phần đông mọi người được sinh ra để lao động trong các nhà máy, làm người vận hành, làm thư ký hay làm cấp dưới.” Không con người bình thường nào được sinh ra để làm cấp dưới. Thứ chướng ngại giới hạn anh ta nằm trong chính bộ não của anh ta. Không số phận nào có thể làm tàn lụi hoài bão của bạn và nói với bạn rằng bởi vì ông A hay bà B phải có hàng trăm nghìn nhân viên, cho nên bạn phải là một trong số các nhân viên đó. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Tất nhiên, nếu bạn sẵn lòng làm một bánh răng trong cỗ máy của người khác, sẽ chẳng ai ngăn cản bạn cả. Nhưng đừng kỳ vọng rằng với vai trò một bánh răng bạn sẽ làm được điều lớn lao nhất với khả năng của mình.
Những bạn trẻ tham vọng nên suy nghĩ thật nhiều lần trước khi quyết định dấn thân vào một công việc sẽ ngăn trở sự phát triển của họ, biến họ thành một cỗ máy. Họ nên lựa chọn một công việc có thể khơi dậy con người chân chính trong mình, công việc sẽ phát triển những khả năng lớn nhất, những sức mạnh lớn nhất – những sức mạnh đó là vượt trội nơi những con người làm được những điều lớn lao trên thế giới, những điều để người khác noi gương. Họ nên chọn một công việc giúp phát triển sáng kiến, năng lực sáng tạo của họ tới mức cao nhất – một công
việc sẽ khơi dậy các phẩm chất chiếm ưu thế trong một con người chân chính, vững mạnh.
Tất cả chúng ta đều biết rằng những người chủ, quản lý, giám đốc, những người gánh trách nhiệm lớn hơn rất nhiều so với công nhân, sẽ được phát triển năng lực nhanh chóng hơn nhiều. Điều này không nhất thiết đồng nghĩa với việc người làm chủ và quản lý có nhiều năng lực thiên bẩm hơn, mà vì vị trí của họ đòi hỏi những năng lực đó phải hiển lộ. Không có gì làm thui chột một nhân viên nhanh hơn cảm giác rằng anh ta đang làm công việc của một nhân vật vô danh. Điều đó khiến anh ta bị xem nhẹ, hủy hoại năng lực của anh ta – chưa kể đến tác động tới phẩm chất đạo đức của anh ta.
Đạo đức của một người sẽ suy đồi nếu anh ta phải làm mãi công việc mà bản thân không muốn, đặc biệt nếu đó là công việc không trong sạch. Việc một người lê lết suốt nhiều năm trong chán nản làm công việc mà phần lớn lao hơn trong anh ta chống lại không chỉ là việc tệ hại mà nó còn hủy diệt luôn sự tự tin, hiệu quả làm việc của người đó. Chẳng ai có thể tiếp tục làm việc đó mãi nếu cho rằng nó sai, ngay cả khi nó giúp họ kiếm sống, mà không bị tha hóa hay suy đồi đạo đức. Những tiêu chuẩn sống, những nguyên tắc đạo đức, lý tưởng của họ sẽ bị đổi thay.
Không ai đúng đắn khi chọn một việc không liên tục kích thích, khơi dậy hoài bão trong mình, chỉ vì nó trong sạch, danh giá hay phù hợp với khả năng, trong khi vốn có thể tránh làm điều đó. Chính ý thức về việc làm điều đó, điều tạo ra cảm giác suy đồi đạo đức, điều được sự đồng thuận của con người chân chính trong mình, đang làm ta chết mòn, thoái chí và tệ hại dần. Còn cảm giác rằng mình đang có công việc tuyệt vời, rằng mình đang làm rất tốt, công việc phù hợp với bản tính của mình, sẽ là liều thuốc đại bổ. Công việc đó sẽ nâng giá trị của ta vì nó khơi gợi được những điều tốt đẹp nhất thay vì dở nhất trong ta, giúp ta không ngừng tiến bộ thay vì tàn tệ, đi vào lối mòn.
Không cảm giác nào sánh được với cảm giác ta đang thức tỉnh và tiến bộ, rằng ta đang thể hiện những gì cao quý, tốt đẹp nhất thay vì những gì thấp kém, thô lỗ. Ta chẳng thể hạnh phúc trừ khi hoàn thành việc tự khai mở tiềm năng trong mình. Nếu nó bị bóp nghẹt, nếu chỉ được thể hiện một phần khả năng, nếu chỉ dùng đến phần kém nhất trong khi phần tốt nhất trong mình luôn kêu gào được khơi dậy, thì ta sẽ không cảm nhận được sự chấp thuận, tán đồng vốn giúp ta phát triển, trưởng thành hơn. Thật không may cho ai cảm thấy mình đang ở một vị trí khiến họ sa sút dần thay vì cao quý và lớn mạnh hơn, hay cảm thấy mình đang ở một vị trí bất ổn, đang làm điều mà bản tính tốt đẹp hơn trong họ chống đối. Một nửa của trận chiến cuộc đời dành cho việc tìm thấy đúng vị trí, từ đó ta mới có thể cảm nhận được toàn bộ năng lực của mình hướng về một mục tiêu. Không ai làm được tốt nhất trừ khi huy động toàn bộ nhiệt huyết, sự mê say có trong mình.
Những bạn trẻ tham vọng nên suy nghĩ thật nhiều lần trước khi quyết định dấn thân vào một công việc sẽ ngăn trở sự phát triển của họ, biến họ thành một cỗ máy.
Sự khác biệt là vô cùng lớn giữa làm việc trong hứng khởi, không ngừng được khích lệ và làm việc trong ai oán, bị ép buộc thay vì tự nguyện dấn bước một cách sôi nổi, hào hứng và nhiệt huyết. Công việc của chúng ta nên không ngừng khơi dậy phần tốt đẹp nhất trong mỗi người. Thay vì cản trở chúng ta, nó nên không ngừng khích lệ trí tưởng tượng của chúng ta. Đó là cách mà tất cả các khám phá, phát minh tuyệt vời nhất được ra đời.
Rất nhiều thiên tài phát minh chìm lấp trong đời vì thường những ai thể hiện thiên hướng phát minh đều bị điều hướng vào một lĩnh vực khác do nhu cầu kiếm sống cho bản thân hoặc những người khác, cho đến khi họ bị lôi đi quá xa khỏi bản tính của mình đến mức không thể quay lại với nó nữa. Thực vậy, hầu
hết những chàng trai có thiên hướng phát minh đều không có dụng cụ hoặc không được đào tạo kỹ thuật để phát triển các ý tưởng của họ. Nhưng nếu những bạn trẻ tài năng này được học trong một ngôi trường phát minh, họ sẽ không ngừng được khơi dậy khả năng trong mình. Chỉ riêng việc một số đông những người có khả năng phát minh được tụ họp lại đã là nguồn cảm hứng không ngừng kích thích toàn bộ khả năng tiềm ẩn. Ở đó còn có tinh thần ganh đua, thứ thuốc bổ tuyệt vời cho các nhà phát minh trẻ. Bất kể họ khám phá được gì, tiến bộ ra sao, phát minh ra những gì trong ngôi trường đó, thì nó cũng khuấy động hoài bão của những người khác, khiến họ muốn vượt lên và xem mình có thể làm được gì.
Ai mà biết những phát minh, cải tiến, phát hiện nào chúng ta sẽ được hưởng thụ ngày nay nếu những con người như Edison, Bell, Thompson và Morse, cùng toàn bộ những nhà phát minh, khám phá vĩ đại của chúng ta có được lợi thế là được đào tạo trong một ngôi trường phát minh vào thời của họ chứ? Đó sẽ là động cơ thúc đẩy cực lớn đối với quá trình phát triển! Hẳn là một bước tiến dài cho nền văn minh! Điều quan trọng hàng đầu là mọi chàng trai cô gái có năng lực phát minh nên được khích lệ và tạo điều kiện để phát triển tài năng, vì điều đó không chỉ rất có ý nghĩa với một cá nhân, mà còn cả với nền văn minh. Hãy tìm kiếm tài năng đặc biệt của bạn. Hãy khai phá nó mỗi ngày, bất kể công việc bạn làm là gì. Nếu nó phù hợp với những nhiệm vụ mà bạn thường xuyên phải thực hiện thì lại càng tốt hơn.
Chương 13
VÀO ĐỜI MUỘN
H
ầu hết mọi người không bắt tay làm công việc của đời mình đủ sớm. Họ thiếu mục tiêu rõ ràng, thiếu sự chắc chắn về điều mình nên làm để kiếm sống, không gắn bó
chặt chẽ với sự nghiệp, và hệ quả là họ mất đi nhiều năm quý giá, thứ không thể mua lại được, khoảng thời gian mà kinh nghiệm liên quan tới sự nghiệp trong tương lai của họ sẽ đem lại giá trị không thể tính đếm. Sau 21 tuổi, không ai có thể học tập được nhiều thứ cùng lúc như trước nữa.
Tuy vậy, sự thật là vô số người không chủ động bắt đầu sự nghiệp của mình, không chọn lấy công việc tương lai cho đến tận khi 28 hoặc 30 tuổi. Điều đó nghĩa là gì? Nghĩa là tám năm không thể mua nổi đó gần như mất không, chẳng giúp gì được cho sự nghiệp tương lai của họ. Nhiều người trong số những bạn trẻ này chẳng hề làm gì đáng kể trong suốt những năm tháng bị lãng phí đó. Họ làm thứ này một chút, thứ kia một chút, đánh mất những kinh nghiệm quý báu vì không ngừng nhảy từ chỗ này sang chỗ khác.
Giờ thì, bạn của tôi, hãy nghĩ đi, những năm tháng đó sẽ đáng giá với bạn nhường nào nếu bạn lao động chăm chỉ, nỗ lực kiên cường, dốc hết nhiệt huyết và cống hiến cho con đường sự nghiệp của mình. Hãy nghĩ xem bạn có thể học được nhiều cỡ nào, bạn sẽ có được bước tiến dài ra sao nếu suốt những năm đó, thay vì liên tục phung phí thời gian, bạn đã dấn bước vào con đường đến với nghề nghiệp tương lai của mình!
Chúng ta đã nghe rất nhiều lời than thở và chỉ trích về tình trạng thiếu kinh nghiệm thực tế của những chàng trai học đại học, nhưng ít nhất họ cũng được những kiến thức hữu ích, những rèn giũa về tâm trí đáng giá sẽ giúp họ rất nhiều về sau, cho dù họ có bỏ lỡ nhiều cơ hội để có những kinh nghiệm thực tế giá trị trong bốn đến bảy năm quý giá đó. Nhưng chúng ta đang chỉ nói về những người không học đại học, thậm chí chưa bắt đầu sự nghiệp, chưa xác định lĩnh vực cho mình cho đến mãi sau lứa tuổi tốt nghiệp đại học trung bình.
Hãy nghĩ xem bạn sẽ mất đi những gì suốt bao năm đó khi cứ mãi đợi chờ tới lúc xác định được công việc thực sự của đời mình! Không gì có thể thay thế được niềm hân hoan đến từ năng lượng, nhiệt huyết và sự tiến bộ trong những tháng năm tuổi trẻ đó. Giả sử ở tuổi 28 hoặc 30, bạn tìm được chính mình và bắt tay vào sự nghiệp. Hãy nghĩ xem bạn đã mất bao nhiêu sức mạnh để thích nghi, bao nhiêu sự nhạy bén! Bạn biết đấy, thật khó để học thuộc lòng một bài thơ, hay những quy tắc, ngay cả sau độ tuổi 21 hoặc 22. Mọi sự cũng sẽ khó khăn hệt như vậy khi bạn cố gắng học các nguyên lý kinh doanh hay những kiến thức nền tảng của một nghề nghiệp khi đã ở độ tuổi 28 hoặc 30.
Những năm tháng quý báu, không thể mua lại với khả năng nắm bắt nhanh và thích nghi tốt đó là thứ mà tôi tha thiết có! Ngay cả khi bạn làm việc cực nhọc, nếu cứ thử hết lĩnh vực này đến lĩnh vực khác, không ngừng vứt bỏ những kinh nghiệm đã có, thử những thứ mới, tạo ra thói quen đáng buồn là luôn dịch chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, nhiễm thói thích phiêu lưu, bị suy yếu khả năng gắn chặt với một thứ duy nhất – vốn là bí mật lớn của thành công – hãy xem bạn sẽ phải vượt qua những gì nếu chờ đến tận tuổi 28 hoặc 30 mới xác định lĩnh vực cho mình! Thói quen không tập trung, cứ thay đổi từ thứ này sang thứ khác, từ đó lãng phí những năm tháng quý báu là trở ngại cực lớn trên đường tới thành công. Bạn sẽ không bao giờ làm được điều gì thực sự lớn lao nếu không bắt tay vào công việc của
đời mình, nếu không tập trung đàng hoàng vào điều mình được sinh ra để làm.
Bất kể bạn có cố gắng làm việc vất vả tới đâu, thì việc làm thứ này một chút rồi lại chuyển sang thứ kia một chút sẽ khiến các nỗ lực của bạn trở thành vô nghĩa. Chính sự kiên trì mới là điều giá trị. Sự kiên trì, liên tục cố gắng trong một lĩnh vực, được hỗ trợ bởi mục tiêu cao đẹp mới là dạng nỗ lực sẽ đưa đến thành công. Khởi đầu sự nghiệp từ sớm là thế mạnh hết sức lớn lao. Các công ty bảo hiểm nhân thọ nói với chúng ta rằng, trong số 100 người khỏe mạnh ở tuổi 25, sau 40 năm, chỉ có 1 người giàu, 4 người khấm khá, 5 người tay làm hàm nhai đủ sống qua ngày, 54 người phụ thuộc vào bạn bè, người thân hoặc các quỹ từ thiện, và 36 người đã chết.
Không nhiều bạn trẻ biết được điều mà mình muốn. Phần đông trong số họ, khi bước vào đời, hoàn toàn mơ hồ về tương lai, không quyết định được sự nghiệp của mình. Bạn thấy đấy, vào đời muộn là thiệt thòi kinh khủng, khi mà đến thời điểm rất trễ trong đời họ mới nhận ra mình muốn làm gì. Một mục tiêu kiên định sẽ thay đổi được mọi thứ, ngắm thẳng đến nó từ sớm sẽ giúp rút ngắn con đường.
“Khởi đầu đúng ngay lúc này” là một phương châm tốt. Tôi biết một người đàn ông đã 30 tuổi vẫn chưa biết mình sẽ làm gì để kiếm sống. Đúng, có tới hàng nghìn, hàng chục nghìn người như thế. Thật là một điều xui xẻo khi phải trải qua sinh nhật thứ 21 mà chẳng hề biết mình sẽ làm gì để kiếm sống, không có lựa chọn cho cuộc đời, một lựa chọn khơi dậy được những điều tốt đẹp nhất trong con người, lựa chọn kích thích toàn bộ nhiệt huyết, năng lượng trong ta, lựa chọn sẽ đem đến niềm hứng khởi vô bờ, đưa ta thành nghệ sĩ thay vì một tay thợ tầm thường.
Các chàng trai, các cô gái, đừng chờ đến tận khi trưởng thành mới quyết định sẽ trở thành ai, sẽ làm nghề gì để giúp cho thế
giới. Thay vì xây dựng những lâu đài trong không trung và tưởng tượng được trở thành nam anh hùng, nữ siêu nhân trong các tình huống chẳng thể xảy ra, trong một thế giới ảo tưởng, hãy làm những nam anh hùng, nữ siêu nhân mỗi ngày trong thế giới thực. Các chàng trai cô gái ngày nay sẽ là những người đàn ông, những phụ nữ của ngày mai. Vậy thì, ngay từ hôm nay, hãy bắt đầu dựng xây nền móng cho tòa lâu đài của bạn, không phải trong không khí, mà trên nền đất cứng, rồi khi ngày mai đến, bạn sẽ ở trạng thái sẵn sàng. Hãy quyết định từ sớm rằng bạn sẽ là ai, rồi giá trị của bạn với thế giới sẽ được nhân lên.
Hãy nghĩ xem bạn sẽ mất đi những gì suốt bao năm đó khi cứ mãi đợi chờ tới lúc xác định được công việc thực sự của đời mình! Không gì có thể thay thế được niềm hân hoan đến từ năng lượng, nhiệt huyết và sự tiến bộ trong những tháng năm tuổi trẻ đó.
Đừng tưởng rằng mình còn quá trẻ. Thomas A. Edison, người thợ điện vĩ đại, đã làm thí nghiệm hóa học ngay từ khi 12 tuổi. Frances E. Willard, người lãnh đạo phòng trào chống rượu mạnh vĩ đại, với sự hỗ trợ của người anh em Oliver, đã thành lập một tờ báo ở tuổi 14, và họ thường xuyên nói về việc mình sẽ là ai, sẽ làm gì khi lớn lên. Khi còn là một cậu bé nghèo, MacMahon vĩ đại được nghe người ta nói rằng cậu có thể trở thành bất cứ ai mình muốn nếu cứ chăm chỉ làm việc và không ngừng suy nghĩ về điều đó.
“Vậy thì cháu sẽ trở thành một Thống chế của nước Pháp,” cậu bé nói. Về sau, cậu không chỉ trở thành Thống chế của Pháp, mà còn làm tới Tổng thống. Lucy Stone, người bênh vực quyền được giáo dục ở cấp cao hơn và bình đẳng cho nữ giới, đã quyết chí từ khi chỉ mới là một cô nhóc rằng mình sẽ vào đại học rồi tốt nghiệp. Bà đã làm được. Bà nhặt quả mọng, hạt dẻ, đem bán lấy tiền mua sách, rồi cuối cùng đã tốt nghiệp trường Oberlin, trường đại học duy nhất nhận nữ sinh lúc bấy giờ. Bạn hãy
quyết định mình sẽ trở thành ai, và mình sẽ làm gì. Đừng mơ mộng nữa! Hãy suy nghĩ và làm việc ngay bây giờ!