🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ngôi Nhà Bí Ẩn
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
MAURICE LEBLANC
ARSENE LUPIN VÀ
NGÔI NHÀ BÍ ẨN Tiểu thuyết trinh thám
ĐOÀN DOÃN dịch
Hoa quân tử thực hiện ebook
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
https://thuviensach.vn
I
RÉGINE, NỮ DIỄN VIÊN
Thật tuyệt diệu với ý nghĩ được đón tiếp nồng nhiệt ở Paris, nơi có rất nhiều thú vui và lễ hội từ thiện. Trên sân khấu nhà hát nhạc vũ kịch, giữa hai điệu vũ ba lê, có màn trình diễn của hai mươi cô gái đẹp, nghệ sĩ hoặc thời thượng, bận trang phục của những nhà may lớn nhất. Khán giả bầu chọn ba bộ trang phục đẹp nhất và tiền thu được tối hôm ấy sẽ chia cho ba nhà may đã may những chiếc áo ấy. Phần thưởng là một chuyến du lịch mười lăm ngày trên sông Riviera cho một số tiểu thư thành phố.
Không khí nhộn nhịp lên ngay. Trong bốn mươi tám tiếng đồng hồ, người ta thuê cả những chỗ ngồi nhỏ nhất của nhà hát. Và buổi tối trình diễn, đám đông chen chúc, ăn mặc lịch sự, ồn ào và kiêu kỳ tăng lên từng phút một.
Về cơ bản, sự tò mò có thể nói chỉ tập trung vào một điểm và mọi lời bàn tán đều nhắm vào cùng một nhân vật. Người được thán phục là Régine Aubry, ca sĩ của một nhà hát nhỏ nhưng rất đẹp, sẽ xuất hiện với một chiếc áo dài của nhà tạo mẫu Valmenet phủ chiếc áo khoác nhẹ trang trí những viên kim cương tinh khiết nhất.
Sự quan tâm tăng gấp đôi vì một vấn đề phấp phỏng: Régine Aubry, mấy tháng nay được nhà tỷ phú đá quý Van Houben theo đuổi, có xiêu lòng vì niềm say mê của người được mệnh danh là ông Hoàng kim cương không ? Mọi điều hình như đã rõ. Trước hôm đó trong một cuộc phỏng vấn, người đẹp Régine trả lời:
"Ngày mai tôi sẽ phục sức toàn kim cương. Van Houben đã chọn bốn người thợ đính những viên kim cương xung quanh một yếm ngực và chiếc áo bó thân bằng bạc. Valmenet đang ở đó chỉ đạo công việc."
Bây giờ Régine ngồi trong lô của mình, chờ đến lượt trình diễn và đám đông đi thành hàng trước mặt cô như trước một thần tượng. Thực tế Régine có quyền nhận danh hiệu mà người ta luôn gắn vào tên cô. Cô thật đặc biệt, khuôn mặt hài hoà, sự quý phái và trinh khiết của vẻ đẹp cổ kính với những gì ngày nay chúng ta cho là duyên dáng, quyến rũ và tinh tế. Một
https://thuviensach.vn
áo khoác lông thú phủ lên đôi vai nổi tiếng của cô và che chiếc áo bó thân kỳ diệu. Cô tươi cười, sung sướng và dễ mến. Người ta biết, trước cửa hành lang có ba nhà thám tử trông chừng, to khoẻ và nghiêm trang như những cảnh sát viên Anh.
Phía trong lô, hai ông đang đứng, trước hết là Van Houben to béo, nhà tỷ phú đá quý hào hoa, với chiếc mũ trùm và đôi gò má bôi màu đỏ trông như đầu Thần đồng nội. Người ta không biết rõ xuất xứ chính xác về tài sản của ông. Xưa kia là một người buôn bán ngọc trai giả, ông đi một chuyến rất lâu và trở về thành một ông chủ cực mạnh về kim cương mà không thể nói bằng cách nào ông có thể lột xác được như vậy.
Người bạn kia của Régine đứng lẫn trong bóng tối. Có thể đoán anh còn trẻ, thân hình vừa thanh nhã vừa cường tráng. Đấy là Jean d' Enneris nổi tiếng, ba tháng trước đây đến từ chiếc ca nô ô tô anh đã một mình đi vòng quanh thế giới. Tuần trước,
Van Houben vừa quen biết anh, đã giới thiệu với Régine.
Điệu vũ ba lê đầu tiên ít được mọi người chú ý. Trong giờ tạm nghỉ, Régine sẵn sàng ra sân khấu, đang nói chuyện ở cuối lô. Cô tỏ ra châm chọc, gây gổ với Van Houben và ngược lại, dễ mến đối với d' Enneris như một phụ nữ làm dáng.
- Này ! Này ! Régine - Van Houben có vẻ khó chịu trước thái độ ấy, nói - cô làm cho nhà hàng hải quay cuồng đấy. Hãy biết là một người đàn ông sau một năm sống trên nước dễ bốc hoả lắm.
Ông ta bao giờ cũng cười rất to trước những lời đùa cợt thô thiển nhất. Régine nhận xét:
- Ông thân mến, nếu ông không là người cười đầu tiên tôi sẽ không bao giờ nhận thấy ông cố làm ra vẻ có trí tuệ.
Van Houben thở dài, tỏ thái độ thê thảm:
- D' Enneris này, tôi khuyên ông đừng rối trí vì người phụ nữ này. Tôi đã mất tỉnh táo nên khổ sở như một đống đá... đá quý ! - Ông nói thêm và quay người một vòng.
Trên sân khấu những người đẹp bắt đầu trình diễn. Mỗi người dự thi có khoảng hai phút đi lại, ngồi, thể hiện theo cách những người mẫu ở các nhà mốt.
https://thuviensach.vn
Gần đến lượt mình, Régine đứng dậy. Cô nói:
- Tôi cũng hơi sợ. Nếu không đạt được giải nhất tôi sẽ tự bắn vào đầu. Ông d' Enneris, ông bỏ phiếu cho ai ?
- Cho người đẹp nhất - Anh nghiêng mình trả lời.
- Chúng ta nói về chiếc áo dài...
- Áo dài đối với tôi thế nào cũng được. Chính vẻ đẹp khuôn mặt và thân hình là đáng kể.
- Sắc đẹp và thân hình thì ông hãy ngắm cô gái trẻ người ta đang hoan nghênh kia. Đấy là một người mẫu của nhà mốt Chemietz mà báo chí đã nói; cô tự thiết kế mẫu quần áo và uỷ nhiệm cho các bạn may. Cô bé thật tuyệt.
Thực tế, cô gái trẻ thanh mảnh, nhẹ nhàng, hài hoà trong cử chỉ và thái độ, cho cảm giác mình chính là sự duyên dáng, trên thân hình chiếc áo dài lượn sóng, rất đơn giản nhưng với đường nét vô cùng thanh cao, thể hiện một sở thích hoàn hảo và một ý tưởng độc đáo.
Jean d' Enneris xem kỹ chương trình, hỏi:
- Arlette Mazolle, đúng không ?
- Đúng - Régine trả lời.
Và cô nói thêm, không chua cay hoặc thèm muốn gì:
- Nếu tôi là hội đồng chấm thi, tôi không ngần ngại xếp Arlette Mazolle ở hàng đầu.
Van Houben tức bực:
- Thế chiếc yếm nịt của cô thì sao, Régine ? Cô người mẫu ấy ăn mặc đáng giá gì bên cạnh chiếc áo bó thân của cô ?
- Giá cả không thành vấn đề.
- Giá cả đứng trên hết đấy, Régine. Và vì thế tôi khẩn cầu cô phải chú ý.
- Về việc gì ?
- Về bọn móc túi. Cô nên nhớ chiếc áo của cô không dệt với hột đào đâu !
Ông phá lên cười. Jean d' Enneris tán thành lời ông:
- Van Houben nói đúng, chúng ta phải đi cùng với cô thôi.
https://thuviensach.vn
- Không - Régine chống đối - Tôi muốn các ông sẽ nói về tác động của tôi ở đây; có quá vụng về trên sân khấu nhà hát nhạc vũ kịch không ? - Nhưng -Van Houben nói - đã có đội trưởng an ninh Béchoux chịu trách nhiệm tất cả.
- Vậy là ông biết rõ Béchoux ? - d' Enneris tỏ ra quan tâm hỏi - Béchoux, viên cảnh sát trở nên nổi tiếng vì hợp tác với tay Jim Bamett bí ẩn của công ty cùng tên ?
- À ! Không nên nói về tay Jim Bamett ấy, hắn làm ông ta đau đầu. Hình như Bamett đã chơi cho ông thấy đủ màu sắc !
- Vâng, tôi cũng có nghe nói... Vậy là Béchoux tổ chức bảo vệ kim cương của ông ?
- Phải. Ông ta đi đâu đấy khoảng mười hôm. Nhưng ông cử đến cho tôi ba cảnh sát viên với giá như vàng, ba người lực lưỡng, trông chừng ở cửa.
D' Enneris nhận xét:
- Ông ta cử đến một lữ đoàn cũng không đủ để phá hỏng một số mưu mẹo nào đó...
Régine đã ra ngoài, được các thám tử kèm chặt, bước vào hậu trường. Cô trình diễn thứ mười một và sau số mười có một khoảng cách nên trước khi cô vào phải mất một lúc chờ đợi gần như trịnh trọng. Im lặng. Thái độ mong ngóng. Và bỗng rộ lên tiếng hoan nghênh: Régine bước tới. Sắc đẹp hoàn hảo phối hợp với nét thanh lịch cao độ đã tạo nên một uy thế làm rạo rực đám đông. Giữa Régine Aubry đáng ca ngợi và lối xa hoa tinh tế của trang phục người ta cảm nhận một sự hài hoà trước khi nắm được nguồn gốc của nó. Nhất là những vật trang sức đang ánh lên, hấp dẫn những đôi mắt nhìn. Bên trên chiếc váy là chiếc áo bó sát eo bằng một thắt lưng đá quý, ôm trọn bộ ngực với tấm yếm có vẻ chỉ bằng kim cương. Chúng loé sáng, đan xen những tia nhấp nhánh đến mức tạo quanh phần ngực một ngọn lửa nhẹ nhiều màu và rung động.
- Mẹ kiếp ! - Van Houben nói - những viên đá chết tiệt ấy còn đẹp hơn tôi nghĩ ! Và cô ấy mang thật phù hợp ! Không biết có thuộc dòng giống cao quý không ? Như một hoàng hậu !
Ông ngân nga gằn giọng:
https://thuviensach.vn
- D' Enneris, tôi thổ lộ với ông một điều bí mật. Ông có biết vì sao tôi trang điểm cho Régine tất cả những viên đá quý ấy không ? Trước hết, để tặng cô ấy vào ngày cô chấp nhận lời cầu hôn của tôi, tất nhiên cô đưa tay trái ra (ông bật cười); sau đó đưa lại cho cô danh dự, trao đổi một ít với tôi về việc làm và cử chỉ. Không phải tôi sợ những người si tình... nhưng tôi thuộc loại cảnh giác... cao độ !
Ông vỗ vai anh bạn ông, có vẻ muốn nói: "Cậu bé, cậu đừng sờ vào đấy." D' Enneris làm ông an tâm:
- Về tôi, Van Houben, ông có thể yên tâm. Tôi không bao giờ ve vãn các bà hoặc bạn gái của bạn.
Van Houben nhăn mặt. Jean d' Enneris như thường ngày, nói với ông bằng một giọng khẽ rít lên, trong trường hợp này có thể cho là có một ý nghĩa thoá mạ. Ông quyết định nói thẳng, cúi mình về phía d' Enneris: - Phải để xem ông có coi tôi là một người bạn không ?
Đến lượt d' Enneris nắm lấy cánh tay ông.
- Im lặng...
- Sao ? Gì thế ? Ông có một cách...
- Ông im lặng xem.
- Có gì vậy ?
- Điều gì đó không bình thường.
- Ở đâu ?
- Trong hậu trường.
- Về gì vậy ?
- Về những viên kim cương của ông.
Van Houben nhảy lên tại chỗ.
- Thế nào ?
- Nghe này.
Van Houben lắng tai.
- Tôi chẳng nghe thấy gì.
- Có lẽ tôi nhầm - d' Enneris thú nhận - Vậy mà tôi nghĩ hình như... Anh nói chưa hết lời. Những hàng đầu của ban nhạc và những chỗ ngồi trước lô cử động; người ta nhìn như phía cuối hậu trường có việc gì đó đã làm d' Enneris lưu ý.
https://thuviensach.vn
Có những người đứng dậy vẻ lo sợ. Hai ông bận quần áo tử tế chạy qua sân khấu. Và bỗng tiếng la ó vang lên. Một người phục vụ sân khấu hoảng hốt kêu lên:
- Cháy ! Cháy !
Ánh lửa loé lên phía bên phải; một ít khói bung ra. Xung quanh sàn diễn, những vai phụ và những người phục vụ sân khấu đều chạy về một hướng. Trong số họ một người lao ra, vung trên tay chiếc áo khoác lông thú che lấp khuôn mặt, cũng hô như mọi người:
- Cháy ! Cháy !
Régine muốn đi ra ngoài ngay, nhưng mệt quá, ngã quỵ xuống kiệt sức. Người đàn ông trùm áo khoác vào người cô, vác lên vai và chạy đi, lẫn vào những người chạy trốn.
Ngay trước khi người kia hành động, có lẽ cả trước khi hắn xuất hiện, Jean d' Enneris đã đứng trước bờ lô, khống chế đám đông sợ hãi ở tầng trệt, quát to:
- Không được lộn xộn ! Có cuộc tổ chức trấn lột ! - Và chỉ vào người bắt cóc Régine, anh kêu lên:
- Bắt lấy nó ! Bắt lấy nó !
Đã quá chậm và sự cố trôi qua. Trên ghế ngồi người ta bình tĩnh lại; trên sàn diễn vẫn tiếp tục lộn xộn, ồn ào không nghe được giọng nói nào. D' Enneris nhảy lên sàn, đi theo đám đông hoảng hốt đến cửa ra của các diễn viên trên đại lộ Haussmann. Nhưng tìm ở đâu ? Hỏi ai để tìm thấy được Régine Aubry ?
Anh hỏi. Không ai thấy gì. Trong nỗi lo sợ chung người nào cũng chỉ nghĩ về mình, kẻ tấn công dễ dàng nâng Régine Aubry chạy, qua các hành lang và cầu thang ra ngoài.
Anh thấy ông Van Houben to béo thở hổn hển, son đỏ ở gò má chảy theo mồ hôi nhễ nhại, bèn nói với ông:
- Bị bắt cóc ! Nhờ vào những viên kim cương chết tiệt của ông... Tên kia đã vứt cô ấy vào một chiếc xe đợi sẵn đâu đó rồi...
Van Houben rút khẩu súng ngắn trong túi ra. D' Enneris nắm lấy cổ tay ông.
- Ông không tự sát đấy chứ ?
https://thuviensach.vn
- Ô không ! Nhưng phải giết nó.
- Nó, ai thế ?
- Tên trấn lột. Người ta sẽ tìm thấy nó ! Phải tìm cho ra. Tôi sẽ đảo lộn cả trời đất !
Ông có vẻ ngơ ngác, xoay người như con quay giữa những người cười nhạo.
- Những viên kim cương của tôi ! Tôi không để cho làm thế ! Không ai có quyền !... Nhà nước chịu trách nhiệm...
D’ Enneris đã không nhầm. Kẻ kia, vác trên vai Régine bất tỉnh bọc trong chiếc áo choàng lông thú, đi qua đại lộ Haussmann đến con đường Mogador. Một chiếc ô - tô đậu ở đấy. Khi anh ta đến gần, cửa xe mở và một người đàn bà có chiếc khăn ren dày trùm cả đầu, đưa đôi tay ra. Kẻ kia chuyển Régine cho bà này, vừa nói:
- Thành công rồi... Kỳ diệu thật ! ,
Rồi anh ta đóng cửa lại, lên ghế phía trước ngồi nổ máy chạy. Nỗi hoảng hốt làm cô nữ diễn viên tê dại không lâu. Cô tỉnh dậy khi cảm thấy đã xa đám cháy và ý nghĩ đầu tiên là cám ơn người đã cứu mình. Nhưng ngay lập tức cô cảm thấy ngạt thở vì cái gì đó trùm kín đầu không trông thấy và hít thở không thoải mái.
Cô lẩm bẩm: "Cái gì thế này ?"
Một giọng rất khẽ có vẻ là giọng đàn bà, nói vào tai cô:
- Cô nằm yên. Nếu kêu cứu thì coi chừng đấy cô bé.
Régine cảm thấy đau nhói ở vai và kêu lên.
- Không sao - Người đàn bà nói - Đầu nhọn của lưỡi dao thôi. Tôi có phải ấn mạnh không đây ?
Régine không động đậy nữa. Ý nghĩ được sắp xếp lại, tình hình thực tế tái hiện và nhớ đến những ngọn lửa bắt đầu cháy bùng lên, cô lẩm nhẩm: "Mình bị bắt đi... do một người đàn ông lợi dụng lúc hoảng loạn... mang mình ra xe; một phụ nữ đồng loã."
Với bàn tay tự do, cô nhẹ nhàng sờ xem: Chiếc yếm kim cương vẫn đấy và chắc còn nguyên vẹn.
Ô - tô phóng nhanh. Bị cầm tù trong tối, Régine không nghĩ đến con đường đang đi. Cô có cảm tưởng họ thường đi vòng, quay đột ngột, chắc
https://thuviensach.vn
tránh bị đuổi theo và để cô không nhận ra đường.
Dù sao, người ta không dừng lại ở một trạm kiểm soát nào, chứng tỏ họ không ra khỏi Paris. Hơn nữa ánh sáng đèn điện nối tiếp nhau đều đặn, hắt vào trong xe có thể nhìn thấy được. Người đàn bà nới lỏng tay và chiếc áo choàng khẽ tuột ra một phần. Régine thấy hai ngón tay nắm chặt túm lông thú và một ngón, ngón trỏ đeo chiếc nhẫn gắn ba viên ngọc trai nhỏ bố trí theo hình tam giác.
Đoạn đường kéo dài có lẽ trong hai mươi phút, chiếc xe đi chậm lại rồi dừng hẳn. Người đàn ông nhảy xuống. Hai cánh cổng nặng nề lần lượt mở ra; người ta vào sân trong.
Người đàn bà che mắt Régine và cùng đồng bọn đưa cô xuống xe. Họ bước lên một thềm đá sáu bậc, đi qua tiền sảnh lát đá rồi leo hai mươi lăm bậc thang phủ thảm có tay vịn cũ dẫn lên một gian phòng ở tầng hai. Đến lượt người đàn ông nói khẽ vào tai cô:
- Đến nơi rồi. Tôi không thích hành động tàn ác và cô sẽ không bị đau đớn gì nếu cởi chiếc yếm kim cương đưa cho tôi. Đồng ý chứ ? - Không - Régine phản ứng kịch liệt.
- Chúng tôi lấy của cô dễ dàng thôi và đáng lẽ lấy trên ô - tô rồi. - Không, không - Cô cuống cuồng nói - Chiếc yếm này không lấy được... Không.
Kẻ kia dằn giọng:
- Tôi mạo hiểm tất cả để có nó. Bây giờ có đây rồi. Cô đừng chống cự nữa.
Nữ diễn viên cố sức cứng người lại. Anh ta thì thầm sát cạnh cô: - Hay tôi phải tự cởi lấy ?
Régine cảm thấy một bàn tay cứng rắn nắm lấy chiếc yếm ngực và đụng vào da thịt mình. Cô hoảng hốt:
- Đừng đụng vào người tôi ! Tôi cấm ông... Đấy... ông muốn gì cũng được... tôi chấp nhận tất cả... nhưng không được đụng vào tôi ! Anh ta lùi ra một ít, vẫn đứng phía sau. Chiếc áo da thú tụt xuống dọc người Régine và cô nhận ra là áo của mình, cô ngồi xuống, kiệt sức. Bây giờ cô trông rõ gian phòng mình đang ngồi, thấy người đàn bà trùm khăn
https://thuviensach.vn
bắt đầu gỡ kim cương ở chiếc yếm và áo bó thân bạc. Bà ta bận chiếc áo màu mận chui viền những băng nhung đen.
Gian phòng sáng điện là một phòng khách rộng với những chiếc phô - tơi và ghế phủ lụa xanh, những tấm thảm dày, những bàn chân qùy và đồ gỗ trắng rất đẹp đúng kiểu thời Louis XVI. Một tấm kính treo trên lò sưởi rộng có hai chiếc cốc đồng đen mạ vàng và một chiếc đồng hồ đế bằng đá cẩm thạch xanh, ở tường, bốn thiết bị chiếu sáng và trên trần nhà, hai ngọn đèn chùm gồm hàng nghìn mảnh thuỷ tinh đẽo gọt.
Tình cờ Régine ghi nhớ tất cả những chi tiết ấy trong lúc người đàn bà cởi chiếc áo bó thân và yếm ngực, để lại cho cô chiếc áo sát người dệt kim tuyến hở đôi cánh tay và vai. Régine cũng chú ý đến sàn nhà gồm những mảnh chéo bằng gỗ thơm các loại và chiếc ghế đẩu chân gỗ gụ.
Tất cả có thế. Đèn bỗng tắt ngấm. Trong bóng tối cô nghe nói: - Tốt lắm. Cô biết điều đấy. Chúng tôi lại đưa cô trở về. Đây, chúng tôi trả lại cho cô cả áo khoác lông thú.
Người ta trùm vào đầu cô một chiếc khăn ren mỏng có lẽ giống như khăn của người đàn bà. Rồi cô được dẫn ra ngồi vào chiếc ô - tô và hành trình lại bắt đầu với những bước ngoặt đột ngột.
Người đàn ông mở cửa xe đưa cô xuống thì thầm:
- Chúng ta tới rồi đây. Cô thấy đấy, chẳng có gì nghiêm trọng và cô trở về không một vết xước. Nhưng tôi khuyên cô không nói một tiếng về những gì đã thấy hoặc đoán được. Kim cương của cô bị lấy mất hết, thế thôi. Cô hãy quên phần còn lại. Trân trọng chào cô.
Chiếc xe phóng vụt đi. Régine bỏ khăn trùm đầu, nhận ra quảng trường Trocadéro. Ngay gần nhà mình, cô cố gắng đi về. Đôi chân muốn quỵ xuống, tim đập khó chịu, người chao đảo lúc nào cũng muốn ngã sụp xuống. Lúc gần kiệt sức cô thấy một ai đó chạy lại với mình và cô để ngả người vào đôi cánh tay của Jean d' Enneris; anh dìu cô ngồi xuống một chiếc ghế trên đại lộ vắng vẻ.
- Tôi đang chờ cô - Anh nói rất nhẹ nhàng - Tôi chắc chắn người ta sẽ đưa trả cô về gần nhà khi đã lấy hết những viên kim cương. Giữ cô lại làm gì ? Sẽ nguy hiểm lắm. Cô nghỉ đi mấy phút... và đừng khóc nữa.
https://thuviensach.vn
Cô nức nở, giãn người ra ngay và bỗng hoàn toàn tin tưởng vào con người cô vừa mới quen.
- Tôi sợ quá - Cô nói - và vẫn còn sợ ! Và rồi những viên kim cương... Một lúc sau anh đưa cô vào thang máy, dẫn về nhà. Họ gặp bà hầu phòng hốt hoảng đi tìm cô từ nhà hát nhạc vũ kịch cùng những người giúp việc khác. Rồi Van Houben bước vào, đôi mắt mở to.
- Những viên kim cương của tôi ! Cô mang về chứ, Régine ?... Cô bảo vệ đến chết những viên kim cương của tôi chứ ?...
Ông ta nhận thấy chiếc yếm quý và áo bó thân đã bị lấy đi, mê sảng quá sức. Jean d' Enneris ra lệnh:
- Ông im đi... Ông thấy rõ cô ấy cần nghỉ ngơi chứ ?
- Những viên kim cương của tôi ! Mất hết rồi !... Chà ! Nếu Béchoux có ở đấy ! Kim cương của tôi !
- Tôi sẽ lấy lại cho ông. Để chúng tôi yên.
Trên một chiếc đi - văng, Régine nhăn nhó, co giật và rên rỉ. D’ Enneris hôn nhẹ lên trán và mái tóc cô một cách có phương pháp, không áp mạnh.
- Không thể chấp nhận như thế ! - Van Houben hoảng loạn kêu lên - Ông làm cái gì vậy ?
- Ông để yên, để yên - Jean d' Enneris nói - Không có gì làm hồi phục nhanh hơn việc xoa bóp nhẹ nhàng thế này. Hệ thần kinh cân bằng lại, máu chảy đều, hơi ấm toả trong các tĩnh mạch. Như những qua lại của từ trường.
Dưới đôi mắt nhìn cáu giận của Van Houben, anh tiếp tục công việc dễ chịu ấy còn Régine hồi phục lại dần và có vẻ thích thú biện pháp trị liệu ấy.
https://thuviensach.vn
II
ARLETTE, CÔ NGƯỜI MẪU
Vào cuối buổi chiều tám ngày sau đó. Khách hàng nhà mốt lớn Chermitz bắt đầu rời những phòng khách rộng trên đường Mont Thabor. Trong gian phòng dành riêng cho các cô người mẫu, Arlette Mazolle và các bạn, không bận trình diễn các kiểu trang phục nữa, lao vào những thú vui thường ngày, nghĩa là bói bài, chơi bơ - lôt và ăn sô - cô - la.
Một cô kêu lên:
- Arlette này, rõ ràng lá bài dự báo cho cô những cuộc phiêu lưu, hanh phúc và giàu có.
- Và bài nói đúng đấy - Một cô khác nói - Vì vận may của Arlette đã bắt đầu vào tối hôm trước ở cuộc thi tại nhà hát nhạc vũ kịch. Giải nhất kia mà !
Arlette tuyên bố:
- Tôi không xứng đáng đâu. Régine Aubry hơn tôi chứ.
- Vớ vẩn ! Người ta đã bỏ phiếu bầu cô rất đông.
- Người ta không biết họ đã làm gì. Vụ cháy đã làm vợi đi ba phần tư khán giả trong nhà hát. Việc bỏ phiếu không được tính.
- Bao giờ cô cũng lẩn mình trước những người khác, Arlette. Chắc Régine Aubry cáu giận lắm !
- Không đâu. Cô ấy đến gặp tôi và tôi đảm bảo cô ấy ôm hôn tôi thực lòng.
- Cô ấy ôm hôn "cay cú" đấy.
- Việc gì cô ấy phải ghen tức. Đẹp thế cơ mà !
Một em bé vừa đưa tờ báo buổi chiều vào. Arlette đọc báo và nói: - Này, người ta đăng về cuộc điều tra: "Vụ trộm kim cương...” - Đọc cho chúng tôi nghe với nào, Arlette.
- Đây: "Sự cố bí ẩn ở nhà hát nhạc vũ kịch chưa ra khỏi giai đoạn tìm kiếm. Giả thuyết được chấp nhận nhất ở toà án cũng như ở cơ quan tỉnh là đối mặt với một vụ có chuẩn bị, ý đồ trấn lột những viên kim cương của Régine Aubry. Người ta không nhận ra vết tích dù tương đối của kẻ bắt cóc
https://thuviensach.vn
cô nữ diễn viên đẹp, vì hắn che kín mặt. Người ta cho rằng hắn vào nhà hát như một thanh niên giao hàng với những bó hoa đồ sộ để gần cánh cửa. Bà hầu phòng nhớ không rõ đã gặp hắn, thấy hắn đi giày ống bằng dạ màu sáng. Những bó hoa phải là hoa giả tẩm chất dễ cháy. Hắn chỉ chờ lúc bắt đầu hoả hoạn, lợi dụng nỗi sợ hãi chung như dự kiến, giật chiếc áo lông thú ở tay bà hầu phòng để thực hiện kế hoạch. Không thể nói gì hơn được vì Régine Aubry, đã qua nhiều lần gạn hỏi, không thể nói rõ con đường ô - tô đi và nêu cảm giác cụ thể về kẻ bắt cóc cùng đồng bọn trừ một số chi tiết phụ tả lại ngôi nhà cô bị trấn lột chiếc yếm quý."
- Tôi sẽ rất sợ nếu chỉ một mình trong ngôi nhà ấy với người đàn ông và người đàn bà kia ! - Một cô gái nói - Cô thì sao, Arlette ? - Tôi cũng thế. Nhưng tôi sẽ cố vùng vẫy... Sẽ lấy lại can đảm ngó quanh xem.
- Nhưng ở nhà hát cô thấy kẻ ấy đi qua à ?
- Tôi chẳng thấy gì cả !... Chỉ là một bóng người, vác một người khác, thậm chí tôi còn không tự hỏi là cái gì. Tôi đang lo thoát ra. Cô nghĩ ! Lửa bùng lên thế !
- Và cô không nhận ra điều gì ?
- Có chứ. Đầu của Van Houben trong hậu trường.
- Cô biết ông ta ư ?
- Không, nhưng ông ấy hét lên: "Kim cương của tôi ! Mười triệu đồng kim cương ! Kinh khủng quá ! Thật tai hoạ !" Và ông nhảy chân này rồi chân khác như sàn nhà đốt cháy ông. Mọi người nhớn nhác cả.
Cô đứng dậy, vui vẻ nhảy lên như Van Houben. Trong chiếc áo đơn giản - chiếc áo dài nỉ hơi bó người - cô cũng duyên dáng như mặc chiếc áo sang trọng ở nhà hát. Thân hình cô thanh mảnh, rất cân đối, thể hiện sự hoàn hảo nhất trên đời. Khuôn mặt mịn màng và tinh tế, nước da sáng, mái tóc vàng lượn sóng rất đẹp.
- Đã đứng dậy thì nhảy đi, Arlette, nhảy đi !
Cô không biết nhảy, cô nhảy như bước đi rồi dừng lại như trình diễn những kiểu mẫu phóng túng nhất. Quang cảnh vui thích và duyên dáng khiến các bạn cô không biết mệt.
https://thuviensach.vn
Tất cả thán phục cô và đối với họ, Arlette là một con người đặc biệt, hứa hẹn một số phận rực rỡ. Họ hô lên:
- Hoan hô Arlette, cô thật mê hồn.
- Cô là người bạn tốt nhất; nhờ cô mà ba trong chúng tôi sẽ được đi nghỉ ở Bờ biển xanh.
Cô ngồi xuống trước mặt họ, hồng hào, đôi mắt ánh lên nói với họ, giọng nửa tâm sự, hơi tươi vui cũng hơi buồn và tự hào:
- Tôi cũng chẳng hơn gì các bạn, không khôn khéo hơn cô Rérine, không nghiêm chỉnh bằng Charlotte và chẳng trung thực bằng Julie. Tôi cũng có những người si tình như các bạn... Họ đòi hỏi nhiều hơn điều tôi muốn cho họ... nhưng dù sao tôi cũng cho nhiều hơn mình muốn. Và tôi biết đến một ngày nào đó sẽ kết thúc không tốt. Làm sao được ? Họ không cưới chúng ta. Họ thấy chúng ta với những chiếc áo dài quá đẹp và họ sợ.
- Cô sợ điều gì thế ? - Một cô gái nói - Lá bài dự báo cô có của cải. - Bằng cách nào vậy ? Ông già giàu có ư ? Không bao giờ. Thế mà, tôi muốn đi đến...
- Đến đâu ?
- Tôi không rõ... Mọi cái quay cuồng trong đầu. Tôi muốn có tình yêu và muốn có tiền.
- Cả hai ư ? Arlette ! Để làm gì ?
- Tình yêu để sống hạnh phúc.
- Còn tiền ?
- Tôi không biết nhiều. Tôi có những ước mơ, tham vọng và tôi thường nói với các bạn. Nhưng muốn giàu... không phải cho tôi... đúng hơn là cho những người khác... cho các em bé... Tôi những muốn... - Arlette, tiếp tục đi.
Cô mỉm cười, nói nhỏ giọng hơn:
- Thật mơ hồ... những ý nghĩ trẻ con. Tôi muốn có nhiều tiền, sẽ không phải thuộc về tôi mà tôi có thể sử dụng.Ví dụ, được tài trợ, làm chủ, lãnh đạo một nhà may lớn, có tổ chức mới, nhiều phúc lợi... và nhất là có của hồi môn cho nữ công nhân... Vâng, để mỗi người trong các bạn có thể lấy chồng theo ý mình.
https://thuviensach.vn
Cô duyên dáng cười trước ước mơ vô lý của mình. Những cô khác tỏ ra nghiêm trang. Một người lau nước mắt.
Cô tiếp tục:
- Vâng, của hồi môn, bằng tiền mặt. Tôi không được học hành nhiều... thậm chí không có bằng... Nhưng tôi đã ghi một tiểu dẫn về những ý nghĩ của tôi với những con số và lỗi chính tả. Ở tuổi hai mươi, người ta sẽ có món hồi môn... và rồi một gói quần áo cho đứa con đầu...
- Arlette, có điện thoại !
Bà giám đốc mở cửa gọi cô gái.
Cô đứng ngay dậy, xanh mặt và lo lắng, thì thầm:
- Mẹ đang ốm.
Ở nhà mốt Chemity chỉ có những tin nghiêm trọng mới chuyển cho người làm, khi có trường hợp người thân đau nặng hoặc chết. Người ta cũng biết Arlette rất yêu quý mẹ, cô là con hoang, có hai chị trước đây làm người mẫu đã cùng người tình trốn ra nước ngoài.
Trong im lặng, Arlette không dám ra nghe tin. Bà giám đốc giục: "Nhanh lên".
Điện thoại đặt ở phòng bên cạnh. Dồn về cánh cửa hé mở, các cô gái nghe giọng nói của bạn ấp úng:
- Mẹ ốm nặng, đúng không ? Vẫn do tim đấy chứ ? Nhưng ai ở đầu máy thế ?... Bà Louvain à ?... Tôi không nhận ra giọng bà... Phải mời bác sĩ đến ? Ông nào ? Bác sĩ Bricou, đường Mont thabor, số nhà 3b ?... Đã tin cho ông ấy ? Tôi phải đến đưa ông tới à ? Được, tôi đi đây.
Không một lời, người run lên, Arlette nắm lấy chiếc mũ trên giá và đi ngay. Các cô bạn chạy lại cửa sổ, nhìn theo cô chạy dưới ánh đèn đường vừa nhìn các số nhà. Đến cuối đường về bên trái, cô dừng lại, chắc là trước số nhà 3b. Có một chiếc ô - tô và trên hè đường một ông đang chờ mà họ chỉ thấy hình dáng và đôi giày ống màu sáng. Ông tự giới thiệu và nói chuyện với cô. Hai người cùng lên xe, chạy nhanh về đầu đường kia.
- Lạ thật - Một người mẫu nói - ngày nào tôi cũng đi qua đấy, chưa bao giờ thấy một tấm biển bác sĩ trước nhà nào. Bác sĩ Bricou, nhà 3b, cô có biết không ?
- Không. Có lẽ tấm biển đồng gắn dưới cổng xe.
https://thuviensach.vn
- Cứ tra cứu danh bạ điện thoại xem sao... - Bà giám đốc đề nghị. Các cô chạy sang phòng bên, vội vàng mở hai tập sách dầy. - Nếu có bác sĩ Bricou ở số 3b hoặc một bác sĩ nào đó thì ông ấy không có số điện thoại - Một cô gái tuyên bố.
Và một cô khác lên tiếng:
- Sổ địa chỉ toàn Paris cũng không có bác sĩ Bricou ở đường Mont Thabor hay bất cứ nơi nào khác.
Có sự xáo động, lo lắng. Mỗi người một ý kiến. Câu chuyện có vẻ khả nghi. Bà giám đốc báo cho chủ nhà mốt Chemity.
- Chẳng cần suy nghĩ nhiều - Ông này nói - Đi thẳng vào mục đích và không bao giờ có một lời nói thừa.
Ông lạnh lùng cầm máy, hỏi một số điện thoại và nói ngay: - A lô... Nhà bà Régine Aubry đấy à ?... Nhờ báo tin bà Régine Aubry rằng Chemity, chủ nhà mốt Chemity muốn nói chuyện với bà. Được. Ông chờ một lúc rồi lại nói:
- Vâng thưa bà, nhà mốt Chemity. Tuy tôi không có hân hạnh có bà là khách hàng, nhưng trong trường hợp này tôi nghĩ phải hỏi chuyện bà. Thế này. Một trong những cô người mẫu của tôi... A lô ? Vâng, cô Arlette Mazolle... Bà tử tế quá nhưng về phần tôi... phải nói với bà là tôi bỏ phiếu cho bà... Chiếc áo của bà tối hôm ấy... Nhưng bà cho phép tôi đi thẳng vào mục đích. Có cơ sở để nghĩ rằng, thưa bà, Arlette Mazolle vừa bị bắt cóc và chắc do kẻ đã bắt cóc bà. Tôi cho là bà và những người tham mưu cho bà quan tâm đến việc này... A lô ?... Bà đang nhờ ông đội trưởng Béchoux ? Tốt lắm... Đúng đấy thưa bà, tôi nghĩ bước đi đó sẽ đưa lại cho bà mọi sự sáng tỏ.
Chủ nhà mốt Chemity bỏ máy, bước đi vừa kết luận: "Chỉ làm thế thôi, không sao khác được."
Trình tự sự việc xảy ra đối với Arlette Mazolle cũng gần như với Régine Aubry. Cuối xe có một người đàn bà. Người gọi là bác sĩ giới thiệu: - Đây là bà Bricou.
Bà này mang chiếc khăn trùm dày. Vả lại trời tối và Arlette chỉ nghĩ về mẹ mình. Cô hỏi ngay bác sĩ, thậm chí không nhìn ông. Ông ta trả lời giọng khàn khàn, một khách hàng của ông, bà Louvain điện thoại mời ông
https://thuviensach.vn
đến gấp chữa bệnh cho một bà hàng xóm, nhân tiện ghé qua đưa con gái của người bệnh về cùng. Ông không biết gì hơn.
Chiếc xe chạy theo đường Rivoli theo hướng quảng trường La Concorde. Qua quảng trường, người đàn bà trùm lên đầu Arlette chiếc chăn, giữ quanh cổ và gí lưỡi dao vào vai cô.
Arlette vùng vẫy, lo sợ lẫn với mừng vui vì cô nghĩ bệnh của mẹ chỉ là một cái cớ lôi kéo cô đi và việc bắt cóc cô phải có một nguyên nhân gì khác. Cô bèn im lặng, nghe ngóng và quan sát.
Đến lượt cô cũng có những nhận xét như Régine. Xe chạy nhanh qua các đường phố Paris, rẽ ngoặt đột ngột. Không thấy bàn tay của người canh giữ mình nhưng nhận ra một chiếc giày của người đàn bà rất nhọn.
Cô cũng nghe loáng thoáng vài lời hai đồng phạm trao đổi rất khẽ với nhau. Tuy vậy có một câu rất đầy đủ: "Anh lầm rồi - người đàn bà nói - sai lầm... Muốn thế thì cũng phải chờ vài tuần đã... Sau vụ ở nhà hát nhạc vũ kịch, làm bây giờ là quá sớm..."
Câu nói làm cô gái rõ ra: hai người bắt cóc cô chính là những kẻ đã bị Régine Aubry tố cáo trước toà án. Người giả danh bác sĩ Bricou là kẻ đã gây ra hoả hoạn ở nhà hát. Nhưng tại sao họ lại tấn công cô vốn chẳng có gì, không đưa lại sự thèm khát điên cuồng, yếm kim cương hoặc vật trang sức nào khác ? Điều này làm cô yên tâm, chẳng có gì đáng sợ lắm và cô sẽ được thả ra khi họ thấy rõ sai lầm.
Tiếng cánh cổng nặng nề mở ra. Arlette nhớ lại cuộc phiêu lưu của Régine, đoán chừng đã vào sân gạch. Người ta đưa cô xuống trước thềm nhà. Cô đếm có sáu bậc. Rồi tiền sảnh lát gạch.
Lúc đó cô lấy lại bình tĩnh. Khi người đàn ông đẩy cửa tiền sảnh, nữ đồng bọn trượt chân trên một tấm gạch và trong một giây, thả vai Arlette. Cô không suy nghĩ, hất bỏ tấm vải trùm đầu, chạy tới phía trước, leo nhanh lên cầu thang và đi qua hành lang vào trong một phòng khách, còn nhanh trí đóng cửa lại cẩn thận.
Một ngọn đèn điện với chiếc chao đèn dày, toả một vòng ánh sáng, soi mờ mờ phần còn lại trong phòng. Làm gì đây ? Chạy trốn đi đâu ? Cô thử mở cửa sổ ở cuối phòng không được. Bây giờ cô sợ, biết rằng nếu đôi kia khám xét phòng khách, chúng sẽ xông vào cô ngay.
https://thuviensach.vn
Thực thế, cô nghe tiếng đẩy cửa. Bằng giá nào cũng phải ẩn mình. Cô trèo theo lưng chiếc phô - tơi sát tường lên mặt chiếc lò sưởi rộng, men lại phía cuối. Một chiếc tủ cao dựng đứng ở đấy. Cô táo bạo đặt chân lên chiếc cốc đồng đen, nắm chắc đường viền nóc tủ rồi cũng chẳng biết vì sao mà đu người lên được. Khi hai kẻ đồng loã ùa vào phòng, Arlette đã nằm trên nóc tủ, đường viền che khuất nửa người.
Chỉ cần ngẩng lên là chúng nhìn thấy hình dáng cô nhưng chúng đã không làm thế. Chúng tìm kiếm dưới những chiếc ghế dài, phô - tơi và sau những tấm màn. Arlette theo dõi bóng chúng qua tấm gương soi đối diện. Nét mặt chúng không rõ và lời nói khó nghe vì chúng trao đổi với nhau rất nhỏ giọng.
Cuối cùng gã đàn ông nói:
- Cô ta không có trong này.
- Có lẽ nó nhảy ra vườn chăng ? - Người đàn bà nhận xét. - Không thể. Hai cửa sổ đều đóng kín.
- Còn chỗ thụt vào tường ?
Phía bên trái, giữa lò sưởi và một chiếc cửa sổ có chỗ lõm vào, trước đây thuộc phòng khách, cách nhau một tấm ngăn di động. Gã đàn ông kéo tấm ngăn.
- Không có ai.
- Sao thế ?
- Tôi không biết và nghiêm trọng đấy.
- Vì sao ?
- Nếu cô ta trốn thoát ?
- Thoát bằng cách nào ?
- Thực thế. Chà ! Con ranh, tôi mà tóm được thì nó chết !
Hai người tắt điện, đi ra. Đồng hồ treo điểm bảy giờ, rồi tám, chín và mười giờ. Arlette không dám động đậy. Lời gã đàn ông đe doạ làm cô co người lại, run sợ.
Chỉ sau nửa đêm, bình tĩnh hơn, thấy cần thiết phải hành động cô mới lần xuống. Chiếc cốc đồng đen chao đảo, rơi xuống sàn nhà với một tiếng động lớn làm cô gái hoảng hồn. Tuy thế không có ai vào, cô đặt chiếc cốc vào chỗ cũ.
https://thuviensach.vn
Bên ngoài trời sáng. Cô lại gần cửa sổ dưới ánh trăng thấy một khu vườn dọc theo thảm cỏ viền cây trồng. Lần này cô mở được cánh cửa sổ. Cúi người xuống cô nhận thấy mặt đất chỗ hàng rào cao hơn và không quá chiều cao một chiếc thang. Không ngần ngừ, cô bước qua ban công, nhảy xuống đất sỏi không thương tích gì.
Chờ đám mây che khuất mặt trăng, cô chạy nhanh qua một khoảng trống đến chỗ hàng cây. Cúi mình đi dọc hàng cây, cô đến chân một bức tường được chiếu sáng nhưng nó quá cao không hy vọng vượt được. Bên phải có một căn nhà hình như không có người ở. Cửa đóng. Cô nhẹ nhàng tiến lại. Trước căn nhà có một cánh cửa trong tường khoá chặt và trong ổ khoá là một chìa khoá lớn. Cô mở khoá, kéo cánh cửa.
Cô chỉ kịp mở cửa nhảy ra đường phố, nhìn lại phía sau thấy một bóng người chạy đuổi theo.
Đường phố vắng vẻ. Quay lại cô thấy bóng người hình như tăng tốc độ, cách khoảng hơn năm mươi bước chân. Đầu gối sắp quỵ xuống thì cô lao được vào một con đường khác rất đông người qua lại. Một chiếc taxi đến mời. Cô cho địa chỉ, lên xe, đóng cửa lại, nhìn vào lỗ cửa sau cô thấy kẻ thù chui vào một chiếc xe khác nổ máy chạy ngay.
Qua những đường phố này rồi đường phố khác... Người ta có đuổi theo cô không ? Arlette không rõ và cũng không tìm hiểu. Đến một quảng trường nhỏ, ô - tô nối đuôi nhau chờ đợi. Cô gõ vào cửa kính:
- Dừng lại, anh lái. Hai mươi phrăng đây; anh tiếp tục chạy nhanh lên để đánh lạc hướng kẻ nào đó đang đuổi theo tôi.
Cô nhảy vào một taxi khác, đưa địa chỉ cho người lái mới. - Đến Montmartre, đường Verdrel, số nhà 55 !
Cô thoát nạn nhưng mệt quá thiếp đi bất tỉnh.
Cô tỉnh dậy trên chiếc trường kỷ trong gian phòng nhỏ của mình, gần một ông đang quỳ gối mà cô không quen.
Mẹ cô, bận tâm và lo lắng, băn khoăn nhìn cô. Arlette cố mỉm cười với bà, và ông kia nói với mẹ:
- Từ từ hãy hỏi chuyện cô ấy, thưa bà. Và cô, đừng nói vội, lắng nghe trước đã. Chính ông chủ cô, Chemity, đã báo với Régine Aubry cô bị bắt cóc như trường hợp của cô ấy. Cảnh sát được báo động ngay. Sau đó qua
https://thuviensach.vn
Régine Aubry, tôi biết chuyện và đến đây. Mẹ cô và tôi suốt buổi tối rình phía trước nhà, hy vọng người ta thả cô ra như đối với Régine Aubry. Tôi đã hỏi người lái xe đi từ đâu tới. "Quảng trường des Victoires." Không có thông tin gì khác. Đừng, cô đừng cử động. Ngày mai cô sẽ keể lại tất cả việc đó với chúng tôi.
Cô gái rên rỉ, xáo động vì cơn sốt và những việc đã qua như ác mộng. Cô lại nhắm mắt, thì thầm:
- Có người đang lên cầu thang.
Thực thế, có người bấm chuông cửa. Bà mẹ ra tiền sảnh. Hai giọng nói đàn ông vang lên; một giọng giới thiệu:
- Van Houben, thưa bà. Tôi là Van Houben, người có chiếc yếm kim cương. Khi được biết con gái bà bị bắt cóc, tôi đi săn lùng ngay cùng ông đội trưởng Béchoux vừa đi du lịch về. Chúng tôi chạy khắp các sở rồi đến đây. Bà gác cổng nói Arlette Mazolle đã về nhà; Béchoux và tôi vào ngay để hỏi cô ấy.
- Nhưng thưa ông...
- Việc rất quan trọng thưa bà. Vụ này liên quan đến vụ trấn lột kim cương của tôi. Cùng những tên trộm cướp ấy... Không nên để mất phút nào...
Không đợi cho phép, ông ta bước vào gian phòng nhỏ theo sau là đội trưởng Béchoux. Cảnh trước mắt hình như làm ông ngạc nhiên quá mức. Anh bạn Jean d' Enneiis của ông đang quỳ gối trước chiếc trường kỷ gần một cô gái nằm dài mà anh đang hôn trán, mí mắt, má một cách tế nhị, thái độ rất cẩn thận, trịnh trọng quá đáng.
Van Houben ấp úng:
- Anh đấy à, d' EnnerisL. Anh !... Anh làm gì thế ?
D’ Enneris giơ cánh tay, ra hiệu im lặng.
- Suỵt ! Đừng làm ồn như vậy... Tôi làm cho cô gái bình tâm lại... Không có gì làm dịu hơn. Ông thấy đấy, cô ấy thả lỏng mình... - Nhưng...
- Mai... Ngày mai... chúng ta gặp nhau ở nhà Régine Aubry. Bây giờ để người bệnh nghỉ ngơi !... Đừng đùa với thần kinh cô ấy... Để sáng mai...
https://thuviensach.vn
Van Houben đứng ngơ ngác. Mẹ của Arlette MazoIle không hiểu gì về sự việc xảy ra. Nhưng bên cạnh họ có ai đó sửng sốt và bối rối hơn hẳn họ: đội trưởng Béchoux.
Béchoux, người nhỏ thó, xanh và gầy muốn có vẻ lịch sự, có đôi cánh tay đồ sộ, mở tròn mắt ngắm Jean d' Enneris như đứng trước một sự xuất hiện đáng sợ. Ông có vẻ biết rõ d' Enneris, cũng có vẻ không biết và hình như đang tìm xem dưới mặt nạ trẻ trung, tươi cười ấy có một khuôn mặt khác mà đối với ông, Béchoux, chính là khuôn mặt ma quỷ.
Van Houben giới thiệu:
- Ông đội trưởng an ninh Béchoux... Ông Jean d’ Enneris... Nhưng ông có vẻ biết d’ Enneris à, Béchoux?
Ông này muốn trả lời, muốn nêu lên những câu hỏi. Nhưng ông không thể và luôn tròn mắt nhìn thái độ phớt lờ của nhân vật đang tiếp tục cách chữa bệnh kỳ lạ của mình...
https://thuviensach.vn
III
D' ENNERIS NHÀ THÁM TỬ TÀI HOA Cuộc họp đã định tiến hành lúc hai giờ trong phòng khách riêng của Régine Aubry. Khi đến, Van Houben đã thấy d’ Enneris ngồi đấy như ở nhà mình, cười đùa cùng nữ diễn viên xinh đẹp và Arlette Mazolle. Cả ba có vẻ rất vui. Thấy Arlette Mazolle vô tư và vui sướng tuy hơi mệt mỏi, ngưòi ta không cho rằng đêm trước đó cô đã phải trải qua nhữag giờ lo lắng. Cô không rời mắt khỏi d' Enneris và cũng như Régine, cô tán thành tất cả những gì anh nói và cưòi thích thú.
Van Houben, bị tác động mạnh về việc mất kim cương, nhìn đời bi quan, giọng giận dữ kêu lên:
- Mẹ kiếp ! Ba người thấy tình thế buồn cười lắm à ?
- Theo tôi - d’ Enneris nói - chẳng có gì đáng sợ hãi. Về căn bản mọi việc xoay đúng hướng lắm.
- Chà chà ! Không phải người ta lấy đi những viên kim cương của anh. Còn về cô Arlette, mọi tờ báo sáng nay đều nói về cuộc phiêu lưu của cô. Người ta đòi hỏi ghê gớm ! Chỉ có tôi mất mát trong vụ việc thảm hại này.
- Arlette - Régine bác lại - cô đừng bực mình về điều này. Ông ấy không có học vấn gì và những lời của ông ấy không có giá trị. - Régine thân mến, cô có muốn tôi kể thêm không? - Van Houben càu nhàu.
- Ông nói đi.
- Thế này, đêm vừa rồi tôi bắt gặp d' Enneris quý hoá của cô quỳ trước Arlette đang thực nghiệm trên người cô ấy cách chữa trị tế nhị đã làm cô sống lại cách đây mươi hôm.
- Đó là điều cả hai đã kể lại với tôi.
- Cái gì ? Sao ! Và cô không ghen ư ?
- Ghen ?
- Lạy Đức Mẹ ! D' Enneris không ve vãn cô sao ?
- Cũng rất gần như thế, tôi thú nhận.
https://thuviensach.vn
- Và cô chấp nhận ?...
- D' Enneris có một phương pháp tuyệt vời; anh ấy sử dụng, đấy là bổn phận của anh ấy.
- Và là sự thích thú của anh ta.
- Càng hay cho anh ấy.
Van Houben ca cẩm:
- Chà ! Anh d’ Enneris thật may mắn ! Anh ta muốn làm gì cô thì làm... và đối với tất cả những phụ nữ khác cũng vậy...
- Với tất cả những người đàn ông nữa, Van Houben. Vì, ông ghét anh ấy nhưng ông cũng chỉ hy vọng vào anh ấy để tìm lại những viên kim cương của ông.
- Đúng, nhưng tôi đã quyết định tuyệt đối không nhờ anh ta nữa vì đã có đội trưởng Béchoux và...
Ông không nói hết câu. Quay lại ông thấy Béchoux đã đứng ở bậc cửa.
- Ông đến rồi ư, đội trưởng ?
- Đã được một lúc - Béchoux nói và nghiêng mình trước Régine Aubry. Cánh cửa hé mở.
- Ông nghe tôi nói gì rồi chứ ?
- Vâng.
- Và ông nghĩ thế nào về quyết định của tôi ?
Đội trưởng giữ thái độ cau có và có cái gì đó có vẻ gây gổ. Ông nhìn kỹ Jean d' Enneris như hôm trước và nhấn mạnh:
- Thưa ông Van Houben, tuy tôi đi vắng, vụ kim cương của ông đã được uỷ thác cho một trong những đồng sự của tôi nhưng chắc chắn tôi sẽ tham gia vào cuộc tìm kiếm. Tôi đã được lệnh điều tra tại nhà ở của cô Arlette Mazolle. Cũng phải nói rõ ràng với ông, bằng bất cứ giá nào tôi cũng không chấp nhận sự hợp tác, công khai hay bí mật, của người bạn nào của ông.
- Rõ rồi - Jean d' Enneris vừa nói vừa cười.
- Rất rõ.
D' Enneris bình tĩnh, không giấu ngạc nhiên của mình.
https://thuviensach.vn
- Chà, thưa ông Béchoux, thực tế người ta tưởng tôi không có được cảm tình của ông.
- Tôi thú nhận thế - Ông này cộc cằn nói.
Ông lại gần d' Enneris, ngay trước mặt:
- Ông có chắc chắn, thưa ông, là chúng ta chưa từng gặp nhau không ?
- Đã một lần, cách đây hai mươi ba năm ở Champs Elysées. Chúng ta chơi đánh vòng cùng nhau... Tôi ngáng chân làm ông ngã và tôi nhận thấy ông đã không tha thứ cho tôi. Ông Van Houben thân mến, ông Béchoux nói đúng. Không thể có sự hợp tác giữa chúng tôi. Tôi để các ông tự do và tôi tự làm việc lấy. Các ông có thể đi.
- Chúng tôi đi ư ? - Van Houben nói.
- Đức Mẹ ơi ! Chúng ta đang ở nhà Régine Aubry. Chính tôi mời các ông đến. Không hợp với nhau thì vĩnh biệt ! Đi đi.
Anh lại ngồi ở trường kỷ, giữa hai phụ nữ trẻ và nắm bàn tay Arlette Mazolle.
- Arlette bé nhỏ xinh đẹp của tôi, bây giờ cô đã bình tâm lại, đừng để mất thì giờ và kể lại tỉ mỉ cho tôi nghe những gì đã xảy ra với cô đi. Không một chi tiết nào vô ích cả.
Thấy Arlette còn ngần ngại, anh bảo:
- Cô đừng bận tâm đến hai ông kia. Xem như họ không có ở đây. Họ đã đi ra. Vậy kể đi, cô bé Arlette của tôi. Tôi thân mật với cô vì tôi đã đưa môi mình lên má cô, dịu êm hơn nhung và việc đó cho tôi quyền của một người yêu.
Arlette đỏ mặt. Régine cười và giục cô nói. Van Houben và Béchoux cũng muốn biết, tranh thủ cuộc kể chuyện trông như những người sáp gắn chặt trên đất. Và Arlette nói lại toàn bộ câu chuyện như con người này đề nghị mà cô cũng như những người khác không cưỡng lại được.
Anh lắng nghe, không một lời. Thỉnh thoảng Régine xác nhận: - Đúng như thế... một thềm nhà sáu bậc... Phải, một tiền sảnh lát đá đen trắng... và ở tầng hai, trước mặt là phòng khách với đồ gỗ phủ lụa xanh. Khi Arlette kể xong, d' Enneris sải bước trong phòng, tay để sau lưng rồi dán trán mình vào cửa kính suy nghĩ khá lâu. Anh ta kết luận qua kẽ
https://thuviensach.vn
răng:
- Khó đấy... Khó... Nhưng cũng có vài tia sáng... những tia sáng trắng đầu tiên chỉ lối ra cửa hầm.
Anh lại ngồi ở trường kỷ và nói với hai phụ nữ trẻ:
- Các cô thấy không, khi có hai vụ song song như vậy, với cách làm tương tự và cũng những kẻ chủ chốt ấy - vì do cùng một đôi ấy không chối cãi được phải phát hiện ra điểm khác nhau giữa hai vụ và khi đã thấy được thì đừng rời xa trước khi nắm được chắc chắn. Mà, đã suy nghĩ mọi mặt, điểm cảm nhận được có vẻ ở chỗ mục đích khác nhau của hai cuộc bắt cóc.
Anh ngừng lời một lúc rồi cười.
- Việc ấy có vẻ không là gì nhưng tôi khẳng định với các cô rất quan trọng. Tình thế đột nhiên đơn giản đi. Cô, người đẹp Régine của tôi, không chút nghi ngờ gì cô bị bắt cóc vì những viên kim cương mà Van Houben khóc hết nước mắt. Việc này không phản bác được và tôi chắc ngay ông Béchoux, nếu còn ở đấy, cũng đồng ý với tôi.
Ông Béchoux không thốt ra một lời, chờ lời nói tiếp theo. Jean d' Enneris ngoảnh sang cô bạn kia:
- Còn cô, Arlette xinh đẹp với đôi má dịu êm hơn nhung, vì sao người ta chịu khó bắt cô ? Mọi của cải của cô hầu như nằm trong lòng bàn tay cô, đúng không ?
Arlette ngửa hai lòng bàn tay.
- Chẳng có gì cả - Anh kêu lên - Vậy giả thuyết trấn lột bỏ ra ngoài và chúng ta phải xem động cơ duy nhất là tình yêu, hận thù hoặc sự phối hợp hai lý do ấy để thực hiện một kế hoạch mà cô có thể tạo điều kiện dễ dàng hoặc cản trở. Hãy thứ lỗi cho tôi thiếu tế nhị, Arlette và trả lời đừng thẹn. Cho đến nay cô đã yêu ai chưa ?
- Tôi nghĩ là chưa - Cô nói.
- Cô đã được yêu chưa ?
- Tôi không biết.
- Tuy vậy, người ta có ve vãn cô chứ ? Pierre và Philippe ? Cô bác lại rất khôn ngoan:
- Không, họ tên là Octave và Jacques.
- Hai chàng trai ấy là người trung thực chứ ?
https://thuviensach.vn
- Vâng.
- Vậy là không thể dính Líu vào những rắc rối này ?
- Không thể.
-Thế thì...
- Thế thì sao ?
Cúi xuống gần cô, nhẹ nhàng, với mọi ảnh hưởng tác động, anh thì thầm:
- Tìm kỹ xem, Arlette. Không phải gợi ra những việc bên ngoài cuộc sống cô thấy rõ, những việc đập vào mắt mà cô thích hay không thích nhớ lại, nhưng những việc mới chớm trong ý thức và có thể nói cô đã quên đi. Cô thấy có gì hơi đặc biệt, hơi khác thường không ?
Cô mỉm cười:
- Theo tôi thì không... chẳng có gì hết...
- Có đấy. Không thể chấp nhận người ta bắt cóc cô chẳng để làm gì cả. Chắc chắn có một sự chuẩn bị, một số hành động đụng chạm đến cô, cô không để ý... Tìm kỹ xem.
Arlette cố sức nhớ lại, hình dung những kỷ niệm nhỏ nhặt và Jean d' Enneris khơi gợi cụ thể:
- Có bao giờ cô cảm thấy ai đó lượn quanh mình trong bóng tối không ? Có lúc nào cô hơi lo lắng như gặp phải một việc gì bí ẩn ? Tôi không nói đến một mối nguy thực sự mà một sự đe doạ mơ hồ làm người ta tự nhủ: "Chà... có cái gì vậy ?... Việc gì xảy ra thế ?... Việc gì có thể sẽ xảy ra đây ?"
Nét mặt Arlette hơi nhíu lại, đôi mắt cô như tập trung vào một điểm. Jean kêu lên:
- Đấy, đấy ! Đúng rồi. Chà ! Tiếc rằng Béchoux và Van Houben không nắm được điều này... Giải thích đi, Arlette xinh đẹp. Cô nói, vẻ tư lự:
- Một hôm, có một ông...
Jean d' Enneris kéo cô từ trường kỷ dậy, phấn khích về lời mở đầu ấy và nhảy với cô.
- Nhớ ra rồi! Mở đầu như một câu chuyện thần tiên! Có một hôm... Chúa ơi ! Cô thật tuyệt, Arlette có đôi má êm dịu ! Và rồi ông ấy thế nào ?
https://thuviensach.vn
Cô ngồi xuống lại, tiếp tục giọng chậm rãi:
- Cách đây ba tháng, ông ấy đến cùng bà em xem trình diễn các mẫu áo vào một buổi chiều rất đông người. Tôi không để ý nhưng một cô bạn bảo tôi: "Arlette biết không, cô chinh phục được một tay nổi tiếng, rất giàu, đã nhìn cô ngấu nghiến. Theo bà giám đốc đó là một tay lo về những công việc xã hội. Gặp đúng người đấy..."
Một giờ sau đó tôi thấy một ông lớn chờ ở cửa và đi theo tôi, tôi nghĩ có lẽ tôi đã quyến rũ được ông ấy. Có điều đến ga tàu điện thì ông dừng lại. Hôm sau và những ngày tiếp theo cũng theo kiểu cách ấy. Sau một tuần lễ thì ông không trở lại nữa. Rồi mấy ngày sau, vào một buổi tối...
- Một buổi tối thế nào ?...
Arlette hạ thấp giọng:
- Ở nhà, đôi khi ăn tối và dọn dẹp xong, tôi đi thăm một cô bạn ở trên Montmartre. Trước khi đến đó, tôi phải qua một đường phố khá tối không có người, nếu trở về lúc mười một giờ. Ở đây, ba lần liền tôi thấy bóng một người đàn ông phía trong cửa nhà xe. Hai lần người ấy không động tĩnh gì nhưng lần thứ ba, ông đi ra, muốn chặn đường tôi. Tôi kêu lên một tiếng và bỏ chạy. Người ấy không đuổi theo. Từ đó tôi tránh con đường ấy. Chỉ có thế.
Cô ngừng lời. Câu chuyện của cô có vẻ không làm cho Béchoux và Van Houben quan tâm. Nhưng d' Enneris hỏi ngay:
- Tại sao cô kể lại hai mẩu chuyên ấy ? Cô thấy có liên quan đến nhau à ?
- Vâng.
- Thế nào ?
- Tôi vẫn nghĩ người đàn ông rình mò tôi không ai khác người đã đi theo tôi.
- Nhưng dựa vào cơ sở nào cô tin chắc như thế ?
- Đêm thứ ba tôi nhận thấy người đàn ông ở Montmartre đi đôi ghệt hoặc giày ống màu sáng.
- Như của ông đi theo trên đường ? - Jean d' Enneris kêu lên. - Vâng - Arlette nói.
Van Houben và Béchoux bối rối. Régine rất xúc động, hỏi:
https://thuviensach.vn
- Arlette, cô không nhớ kẻ tấn công tôi ở nhà hát cũng mang những đôi ủng loại ấy ư ?
- Đúng thế... Đúng thế... - Arlette nói - Tôi đã không nghĩ đến điều ấy. - Và kẻ tấn công cô cũng vậy, Arlette... Tay hôm qua... kẻ mạo danh là bác sĩ Bricou...
- Vâng, thực thế - Cô gái lặp lại - nhưng tôi không liên hệ đến chi tiết này... Chỉ lúc này tôi mới nhớ cụ thể.
- Arlette, cố gắng cuối cùng, cô bé. Cô không cho chúng tôi biết tên ông ta. Cô biết chứ ?
- Vâng.
- Tên gì ?
- Bá tước de Mélamare.
Régine và Van Houben giật mình. Jean d' Enneris nén một cử chỉ ngạc nhiên. Béchoux nhún vai và Van Houben thốt lên:
- Thật là một sự điên rồ ! Bá tước Adrien de Mélamare... Tôi biết ông ấy rất rõ ! Tôi đã có dịp ngồi gần ông trong các hội từ thiện. Một nhà quý tộc hoàn hảo mà tôi sẽ tự hào được bắt tay ông. Bá tước de Mélamare cướp kim cương của tôi !
- Nhưng tôi không hề kết tội ông ấy - Arlette sững sờ nói - Tôi chỉ nêu lên một tên gọi.
- Arlette có lý - Régine nói - Người ta hỏi, cô trả lời. Nhưng rõ ràng bá tước de Mélamare, theo như mọi người biết về ông và bà em cùng sống chung, không thể là người đàn ông rình mò cô trên đường cũng không phải người đã bắt cóc cô và tôi.
- Ông ấy có đi giày ống màu sáng không ? - Jean d' Enneris hỏi. - Không rõ... hay đúng ra là có... đôi lúc...
- Hầu như luôn luôn - Van Houben nói dứt khoát.
Tiếp theo sự khẳng định là im lặng. Rồi Van Houben lại nói: - Ở đây có sự hiểu lầm nào đấy. Tôi nhắc lại bá tước de Mélamare là một nhà quý tộc hoàn hảo.
- Chúng ta đến nhà ông ta xem sao - d' Enneris nói đơn giản - Van Houben, ông có một người bạn ở sở cảnh sát, một ông Béchoux chẳng hạn. Ông ấy đưa chúng ta vào.
https://thuviensach.vn
Béchoux nổi giận:
- Thế ông hình dung vào nhà người ta như vậy, không điều tra sơ bộ, không chứng cứ buộc tội, không có giấy uỷ quyền mà chỉ thẩm vấn người ta theo những đồn đại ngu ngốc thôi à ? Đúng, ngu ngốc. Những gì tôi nghe thấy trong nửa giờ vừa rồi là cả một chuyện ngu ngốc.
D' Enneris thì thầm:
- Thế mà tôi đã chơi trò trí óc với tay ngốc nghếch ấy ! Thật ân hận ! Anh ngoảnh lại phía Régine:
- Bạn thân mến, nhờ cô mở danh bạ điện thoại, xin số của bá tước Adrien de Mélamare. Chúng ta chẳng cần đến ông Béchoux. Anh đứng dậy. Một lát sau, Régine Aubry đưa máy điện thoại cho anh. Anh nói:
- A lô ! Nhà bá tước de Mélamare phải không ạ ? Tôi là nam tước d' Enneris. Ông bá tước de Mélamare đấy ạ ? Thưa ông, tha lỗi cho tôi đã làm phiền ông nhưng cách đây hai, ba tuần tôi đọc báo thấy ông có thông báo mất trộm một số đồ vật, tay nắm một đôi kìm nhỏ, một miếng đồng áp lỗ khoá, một đĩa nến bằng bạc và nửa dải băng kéo chuông bằng lụa xanh... đồ vật không có giá trị gì nhưng ông gắn bó vì những lý do riêng... Tôi không nhầm chứ, thưa ông ?.. Nếu ông cho gặp, tôi có thể cung cấp một số thông tin có ích về vấn đề ấy... Hai giờ ngày hôm nay ?... Rất tốt... À ! Còn một điều, ông có thể cho phép hai người phụ nữ cùng đến mà vai trò của họ xin giải thích sau ?... Ông rất tử tế, thưa ông, và tôi vô cùng cám ơn ông.
D' Enneris bỏ máy.
- Ông Béchoux sẽ thấy vào nhà người ta như mình muốn. Régine cô thấy trong danh bạ điện thoại nhà bá tước ở đâu ?
- Số 13 đường Urfé.
- Vậy là ở ngoại ô Saint Germain.
Régine hỏi:
- Nhưng những vật ấy ở đâu ?
- Tôi có đấy. Tôi mua chúng ngay hôm có thông báo với số tiền khiêm tốn là mười ba phrăng rưỡi.
- Thế tại sao ông không gửi trả lại bá tước ?
https://thuviensach.vn
- Họ Mélamare này nhắc tôi nhớ lại điều gì còn mơ hồ. Hình như xưa kia, trong thế kỷ XIX có một vụ việc gắn với tên Mélamare. Rồi tôi không có thì giờ tìm hiểu. Nhưng chúng ta rồi sẽ nắm được. Régine, Arlette, hai giờ kém mười phút chúng ta gặp nhau ở quảng trường Palais - Bourbon. Màn vén lên rồi.
Màn kịch đúng là tế nhị. Nửa giờ đủ để d' Enneris dọn đường và phát hiện ra một cánh cửa có thể gõ được. Trong bóng tối một bóng người nổi lên và vấn đề được đặt ra cụ thể hơn: Bá tước Mélamare đóng vai trò gì trong vụ này ?
Régine giữ Arlette ở lại ăn trưa. D' Enneris đi ra sau Van Houben và Béchoux một, hai phút. Nhưng anh gặp lại họ ở thềm tầng ba. Béchoux đột ngột quá khích, nắm lấy tay áo Van Houben.
- Không, tôi không để ông đi lâu hơn nữa trên con đường chắc chắn sẽ đưa ông đến thảm hoạ. Không ! Tôi không muốn ông là đối tượng của một kẻ lừa bịp. Ông có biết con người này là ai không ?
D' Enneris tiến lại:
- Dĩ nhiên tôi là tôi, và ông Béchoux đang muốn thổ lộ tâm tình. Anh đưa danh thiếp ra.
- Nam tước Jean d' Enneris, nhà hàng hải - Anh nói với Van Houben. - Vớ vẩn ! - Béchoux kêu lên - Anh chẳng phải nam tước d' Enneris, cũng chẳng phải d' Enneris nhà hàng hải.
- Thế thì ông Béchoux lễ độ thật, tôi là ai vậy ?
- Anh là Jim Bamett ! Chính Jim Bamett. Dù khéo nguỵ trang, không còn mớ tóc giả và áo choàng có đuôi nữa nhưng tôi nhận ra anh dưới mặt nạ con người thời thượng và nhà thể thao. Đúng anh, Jim Bamett của Công ty Bamett mà tôi đã mười hai lần hợp tác và mười hai lần bị chơi xỏ. Tôi chán ngấy rồi và bổn phận của tôi là làm cho mọi người cảnh giác. Ông Van Houben, ông đừng tin cậy vào con người này !
Van Houben rất bối rối, nhìn Jean d' Enneris bình thản châm thuốc hút và hỏi:
- Ông Béchoux kết tội như vậy có xác thực không ?
D' Enneris mỉm cười.
https://thuviensach.vn
- Có lẽ... tôi không biết rõ lắm. Mọi giấy tờ của tôi đều hợp lệ nhưng tôi không chắc chắn không có giấy tờ tên là Jim Bamett, vốn là người bạn tốt nhất của tôi.
- Nhưng cuộc du lịch vòng quanh thế giới trên một chiếc ca nô ô tô, ông có thực hiện đấy chứ ?
- Có lẽ. Tôi nhớ không rõ mọi cái đó. Nhưng việc ấy quan hệ quái quỷ gì đến ông ? Điều cần thiết cho ông là tìm lại kim cương. Mà, nếu tôi là Barnett khác thường ấy như ông cảnh sát của ông nói thì đó là điều đảm bảo nhất cho sự thành công, thưa ông Van Houben.
- Điều đảm bảo nhất là ông sẽ bị lấy đi, ông Van Houben -Béchoux gầm lên - Đúng, anh ta sẽ làm được. Đúng, trong mười hai lần chúng tôi làm việc với nhau, anh ta đều gỡ ra sự việc, nắm được thủ phạm hoặc tìm lại vật bị lấy trộm. Nhưng cũng mười hai lần, anh ta bỏ túi một phần hoặc toàn bộ vật bị trộm ấy. Đúng, anh ta sẽ phát hiện ra kim cương của ông nhưng anh ta sẽ tước mất chúng trước mũi ông, ông chỉ còn thấy lửa. Ông nghĩ anh ta làm việc cho ông ư ? Anh ta làm việc cho chính mình ! Jim Bamett hay d' Enneris, nhà quý tộc hay thám tử, nhà hàng hải hoặc tên cướp, anh ta không vì cái gì khác ngoài quyền lợi của mình. Nếu ông cho anh ta tham gia vào cuộc điều tra, kim cương của ông sẽ đi đời, thưa ông.
- A, điều ấy không được ! - Van Houben bực bội chống đối - Thế thôi vậy. Nếu tôi tìm lại kim cương để cho người ta lấy đi thì xin chào ! Ông lo việc của ông, d' Enneris, tôi lo việc của tôi.
D' Enneiis phá lên cười:
- Nhưng lúc này tôi quan tâm nhiều đến việc của ông hơn việc của tôi. - Tôi cấm ông...
- Ông cấm gì tôi ? Bất cứ ai cũng có thể quan tâm đến những viên kim cương. Chúng đã mất đi, tôi có quyền tìm lại chúng, như mọi người khác. Vả lại, ông muốn sao ? Vụ việc này làm tôi say mê. Những người phụ nữ dính líu vào đấy xinh đẹp đến thế ! Régine, Arlette ! Những con người tuyệt diệu ! Thực sự, ông bạn thân mến, tôi không bỏ cuộc trước khi nắm được kim cương của ông !
- Còn tôi - Béchoux nổi nóng nghiến răng - tôi không bỏ cuộc trước khi tống giam anh, Jim Bamett.
https://thuviensach.vn
- Thế thì chúng ta cùng chơi. Vĩnh biệt, các bạn. Chúc may mắn. Ai biết đâu ! Có lẽ một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp lại nhau. Và d’ Enneris, điếu thuốc lá trên môi, bỏ đi với bước đi hơi nhảy nhót.
Arlette và Régine tái người khi xuống ô - tô ở quảng trường nhỏ bình lặng Palais Bourbon, chỗ d' Enneris đang chờ họ. Régine nói: - Này ông d' Enneris, thực sự ông nghĩ bá tước de Mélamare ấy là người đàn ông đã bắt cóc chúng tôi ?
- Vì sao có ý nghĩ ấy, Régine ?
- Tôi không rõ... một cảm giác. Tôi hơi sợ. Arlette cũng như tôi. Đúng không Arlette ?
- Vâng, tim tôi đang bóp mạnh.
- Thì sao nào ? - Jean nói - Nếu đấy là người tấn công hai cô, ông ta sẽ ăn thịt các cô à ?
Đường phố cổ Urfé gần đây, hai bên là những ngôi nhà của thế kỷ XVIII, trên tường khắc những tên lịch sử: La Rocheíeté... d' Ourmes..., tất cả gần giống như nhau, tường rào tẻ nhạt, gác lửng rất thấp, một cửa nhà xe cao, nhà chính ở cuối khoảng sân lát thiếu chu đáo. Ngôi nhà gia đình de Mélamare không khác gì những nhà khác.
Ngay lúc d' Enneris sắp bấm chuông, một chiếc taxi chạy đến, Van Houben và Béchoux lần lượt nhảy xuống, khá ngượng ngùng nhưng bề ngoài cố tỏ ra cao ngạo.
D’ Enneris bực bội khoanh tay nói:
- Hai tay ấy đúng là táo tợn ! Cách đây một tiếng đồng hồ tôi đã không tốt vứt đi, thế mà họ bám theo ta !
Anh quay lưng lại với họ và bấm chuông. Một phút sau cửa bên mở, một ông già lưng còng, khập khiễng bước ra. D' Enneris nói tên họ mình. Ông già đáp:
- Ông bá tước đang chờ, thưa ông. Xin mời ông...
Ông đưa ngón tay chỉ về phía bên kia sân, bậc thềm chính trước đây một bà hầu tước ở. Régine bỗng suy sụp và ấp úng:
- Sáu bậc... Thềm có sáu bậc.
Tiếp đó Arlette nói theo, thì thầm không kém phần khổ sở:
https://thuviensach.vn
- Đúng, sáu bậc... cũng bậc thềm này... khoảng sân này. Có thể thế được chăng !.. Chính ở đây !... Ở đây.
https://thuviensach.vn
IV
BÉCHOUX, VIÊN CẢNH SÁT
D’ Enneris nắm lấy cánh tay hai người phụ nữ và trấn an họ: - Bình tĩnh ! Quái quỷ ! Mới đầu mà các cô đã nao núng như vậy thì chẳng làm gì được.
Ông quản lý già bước đi trước hơi xa. Van Houben cùng vào trong sân với Béchoux, nói nhỏ vào tai ông này:
- Đúng chứ ! Tôi đánh hơi tốt. May mà chúng ta có mặt ở đây !... Chú ý về những viên kim cương... Đừng rời mắt khỏi d' Enneris. Họ đi qua khoảng sân rộng lát đá không đều nhau. Tường những ngôi nhà bên cạnh trần trụi, không cửa sổ bao bọc bên phải, bên trái. Phía cuối ngôi nhà có những cửa sổ cao, có vẻ bề thế. Họ bước lên sáu bậc thang. Régine Aubry ấp úng:
- Nếu tiền sảnh lát đá đen, trắng, tôi sẽ không chịu nổi.
- Mẹ kiếp ! - d' Enneris phản ứng.
Tiền sảnh có đá đen và trắng. D' Enneris bấu chặt cánh tay hai cô bạn đến mức giúp họ đứng vững trên đôi chân run run.
- Tấm thảm cầu thang cũng như thế - Régine lầm bầm.
- Đúng tầm ấy - Arlette rên rỉ - và tay vịn ấy...
- Thì sao ?... - d' Enneris nói.
- Nhưng nếu chúng tôi nhận ra phòng khách ?...
- Việc cần thiết là đến đấy. Tôi cho rằng nếu ông bá tước là thủ phạm, ông ta sẽ không dẫn chúng ta vào đó.
- Vậy phải làm gì ?
- Phải buộc ông ấy đưa vào. Nào, Arlette, can đảm lên và dù thế nào cũng không thốt một lời !
Lúc ấy bá tước Adrien de Mélamare đến trước các vị khách, đưa họ vào một gian phòng ở tầng trệt trang trí đồ gỗ mun rất đẹp từ thời Louis XIV, chắc là phòng làm việc của ông. Đây là một người đàn ông tóc hoa râm, có lẽ bốn mươi lăm tuổi, người nặng nề, khuôn mặt hơi khó coi và ít gây được thiện cảm. Ông nhìn với một cảm giác hơi mơ hồ, đôi lúc đãng trí, có vẻ bối rối.
https://thuviensach.vn
Ông chào Régine, hơi giật mình khi thấy Arlette và ngay lập tức tỏ ra lịch sự nhưng xem ra có vẻ hời hợt và theo thói quen quý tộc. Jean d' Enneris tự giới thiệu mình và các cô bạn; không nói thêm một tiếng nào về Béchoux và Van Houben.
Ông này nghiêng mình có phần quá mức, nói với điệu bộ cố tỏ ra duyên dáng:
- Van Houben, tỷ phú về đá quý... Van Houben bị trấn lột kim cương ở nhà hát nhạc vũ kịch. Người cộng sự của tôi, ông Béchoux. Bá tước, tuy khá ngạc nhiên về tập hợp khách này, nhưng không ý kiến gì. Ông chào và chờ đợi. Van Houben, những viên kim cương ở nhà hát. Béchoux, người ta có thể nghĩ mọi cái ấy không có ý nghĩa gì đối với ông.
Lúc ấy d' Enneris, hoàn toàn tự chủ, không hề bối rối cất lời: - Thưa ông, sự tình cờ đưa đến nhiều việc. Ngay cả hôm nay khi tôi đến phục vụ ông một việc nhỏ, giở một danh mục cũ về những người danh giá, tôi phát hiện ra chúng ta có họ hàng với nhau. Bà cụ ngoại tôi, dòng họ Sourdin đã lấy một người họ Mélamare, ngành thứ họ Mélamare Saintonge. Khuôn mặt bá tước rạng lên. Rõ ràng những vấn đề dòng giống làm ông quan tâm và ông trao đổi vối Jean d' Enneris câu chuyện họ hàng của hai người gắn bó với nhau như thế nào. Arlette và Régine bình tĩnh lại dần. Van Houben nói nhỏ với Béchoux:
- Thế nào vậy, anh ta liên minh với gia đình Mélamare à ?... - Cũng như tôi với giáo hoàng vậy - Béchoux càu nhàu.
- Nếu thế thì anh ta liều lĩnh quá !
- Chỉ là bắt đầu thôi đấy.
D' Enneris vẫn tiếp tục, mỗi lúc càng tự do:
- Nhưng tôi lạm dụng sự kiên trì của ông, thưa ông và là người bà con, nếu ông cho phép, tôi nói ngay sự tình cờ đã giúp tôi như thế nào. - Xin mời ông, thưa ông.
- Tình cờ, một buổi sáng ở tàu điện ngầm tôi đọc thấy thông cáo của ông trên báo. Tôi chú ý ngay vì nội dung của nó và những vật ông tìm kiếm chẳng có ý nghĩa gì. Một mẩu dải băng lụa xanh, một tấm che lỗ khoá, một đĩa nến, một tay nắm đôi kìm, là những vật có lẽ không đáng đưa lên báo.
https://thuviensach.vn
Mấy phút sau tôi không nghĩ đến nữa và có lẽ không bao giờ lưu ý nữa nếu...
Sau một lúc khôn khéo bỏ dở, Jean tiếp tục:
- Dĩ nhiên, người bà con thân mến, ông biết chợ "Marché aux Puces" lộn xộn đủ mọi đồ vật chắp vá. Thường tôi tìm thấy ở đấy nhiều vật rất đẹp và không bao giờ tôi tiếc công đi dạo quanh chợ. Rồi bỗng trên hè đường giữa đống vật dụng không có giá trị, tôi nhìn thấy một mẩu băng... Vâng, một mẩu dải băng kéo chuông bằng lụa xanh đã nhạt màu. Và bên cạnh là một tấm che lỗ khoá, một đĩa nến bằng bạc...
Thái độ của ông de Mélamare bỗng nhiên thay đổi. Vô cùng xúc động, ông kêu lên:
- Nhưng hỏi ở đâu, thưa ông ? Làm sao có được chúng ?
- Chỉ đơn giản hỏi xin tôi thôi.
- Sao ?... Ông đã mua lại chúng ? Giá bao nhiêu ? Tôi xin trả lại ông gấp đôi, gấp ba ! Tôi rất cần...
D' Enneris làm ông bình tâm lại:
- Để tôi biếu ông, người bà con thân mến. Tôi mua tất cả chỉ mười ba phrăng rưỡi !
- Chúng đang ở nhà ông ?
- Chúng ở ngay đây, trong túi tôi. Tôi vừa ghé qua nhà lấy đưa tới. Bá tước đưa tay ra, không ngượng ngùng gì.
- Một giây đã - Jean d’ Enneris vui vẻ nói - Tôi muốn được một phần thưởng... ồ, rất nhỏ thôi. Tôi vốn bản chất tò mò... muốn xem chỗ để chúng... và cũng để biết tại sao ông cần đến chúng như vậy.
Bá tước ngập ngừng. Yêu cầu có vẻ không kín đáo và chứng tỏ có sự nghi ngờ nào đấy nhưng về phần ông, sự ngập ngừng ấy có ý nghĩa xiết bao ! Tuy vậy cuối cùng ông trả lời:
- Dễ thôi, thưa ông. Xin mời theo tôi lên gác hai, vào phòng khách. D' Enneris liếc nhìn hai phụ nữ trẻ để muốn nói:
"Các cô thấy không... Bao giờ người ta cũng đi đến điều mình muốn”. Nhưng quan sát họ anh thấy nét mặt họ biến sắc. Phòng khách là chỗ hai cô đã trải qua thử thách. Trở lại đó là xác nhận điều đáng sợ. Van
https://thuviensach.vn
Houben cũng đã hiểu: sẽ tiến tới một giai đoạn mới. Đội trưởng Béchoux tỏ ra hăm hở, bám theo bước chân bá tước. Ông này nói:
- Xin lỗi, để tôi dẫn đường.
Họ cùng đi ra, qua gian tiền sảnh lát đá. Tiếng chân bước vang dội khu cầu thang. Régine đếm các bậc. Có hai mươi lăm... Hai mươi lăm ! Đúng con số ấy. Cô lại bải hoải người, nghiêm trọng hơn và chao đảo.
Mọi người xúm lại quanh cô. Có gì vậy ? Cô đau đớn ư ? Régine thì thầm, không mở mắt:
- Không, không... Chỉ hơi chóng mặt... Thứ lỗi cho tôi.
Van Houben và d' Enneris dìu cô ngồi lên một chiếc trường kỷ. Nhưng khi Arlette vào, thấy gian phòng, cô kêu lên một tiếng, loay hoay và ngã xuống bất tỉnh trên một chiếc phô-tơi.
Thế là hoảng hốt, một sự lộn xộn hơi buồn cười. Người ta quay sang phải, sang trái tuỳ tiện. Bá tước gọi:
- Gilberte ! Gertrude ! Nhanh lên ! Đưa thuốc muối lên đây... ê-te. Frangois, gọi Gertrude cho tôi.
Frangois lên trước tiên. Đây là người quản gia chắc là người đầy tớ duy nhất với bà vợ Gertrude cũng già như ông và nhăn nheo hơn. Bà theo sát ông. Rồi người mà bá tước gọi là Gilberte đi vào, ông nói ngay với bà này:
- Em gái, hai phụ nữ trẻ này có vấn đề về sức khoẻ.
Gilberte de Mélamare đã ly dị chồng, lấy lại họ thời con gái cao lớn, tóc nâu, kiêu kỳ với khuôn mặt trẻ và đầy đặn nhưng có cái gì đó lạc hậu trong cách ăn mặc và phong thái.
Bà trông hiền hơn ông anh. Đôi mắt đen, rất đẹp, tỏ ra nghiêm trang. D' Enneris ghi nhận bà mặc áo dài màu mận chín có những băng nhung đen. Tuy quang cảnh hình như không giải thích được, bà vẫn giữ vững can đảm. Bà dấp nước hoa lên trán Arlette, bảo Gertrude săn sóc cô rồi lại gần Régine mà Van Houben đang cố gắng chạy chữa. Gertrude de Mélamare cúi xuống hỏi:
- Còn cô ra sao ? Không nghiêm trọng lắm chứ ? Cô cảm thấy thế nào ?
https://thuviensach.vn
Bà cho Régine ngửi lọ thuốc muối. Cô mở mắt, nhìn bà, nhìn chiếc áo mận chín có những băng nhung đen rồi đôi tay bà và đứng ngay dậy, kêu lên thất thanh hoảng sợ:
- Chiếc nhẫn ! Ba viên ngọc trai ! Đừng đụng vào người tôi ! Bà là người đàn bà đêm hôm nọ ! Đúng, chính bà... tôi nhận ra chiếc nhẫn... nhận ra bàn tay bà... cả phòng khách này... đồ gỗ phủ lụa xanh này... sàn nhà... lò sưởi... tấm thảm... chiếc ghế đẩu gỗ mun... Ôi ! Để mặc tôi, đừng đụng vào tôi.
Cô ấp úng mấy tiếng nữa không rõ, chao đảo như lần trước rồi lại bất tỉnh. Arlette cũng đến lượt tỉnh dậy, nhận ra đôi giày mõm nhọn đã nhìn thấy trên ô-tô, nghe tiếng chiếc đồng hồ, đúng tiếng ấy và cũng người đàn bà ấy... Thật khủng khiếp !
Hoảng hốt đến nỗi không ai động đậy. Quang cảnh có vẻ là một màn kịch thông tục gây cười cho một người vô tâm. Đôi môi Jean d' Enneris hơi mím lại, thú vị.
Van Houben lần lượt hỏi d' Enneris rồi Béchoux để biết nên nghĩ ra sao. Béchoux chăm chú dò xét ông anh và bà em gái đang đứng ngẩn người. - Những lời nói ấy có nghĩa là gì ? - Bá tước lẩm bẩm - Về chiếc nhẫn nào vậy ? Tôi cho rằng cô ấy mê sảng.
D' Enneris can thiệp ngay; anh làm việc ấy nhẹ nhàng như không hề chú ý gì đến tất cả những hiện tượng đó.
- Người bà con thân mến, ông nói từ ấy thật chính xác. Sự xúc động của hai cô bạn tôi có liên quan đến những loại cơn sốt không xác định được dẫn tới nghi là mê sảng. Tôi sẽ giải thích với ông sau. Ông cho tôi một thời hạn mới và nên giải quyết ngay vấn đề nhỏ nhặt những vật tôi thu thập được đã chứ ?
Bá tước Adrien không trả lời. Ông tỏ ra bối rối xen lẫn lo lắng, lẩm bẩm những lời không rõ:
- Việc ấy phù hợp với điều gì và chúng ta phải nghĩ như thế nào ? Tôi khó hình dung nổi...
Ông đưa bà em ra một phía và họ sôi nổi trao đổi với nhau. Jean tiến lại chỗ ông, cầm giữa ngón cái và ngón trỏ một mảnh đồng làm thành hai con bướm xoè cánh.
https://thuviensach.vn
- Đây là miếng áp ngoài lỗ khoá, người bà con thân mến. Tôi cho rằng đúng là miếng đã mất đi của một trong những ngăn kéo chiếc bàn này. Nó giống như hai mảnh kia.
Anh tự áp mảnh đồng và chỗ của nó và những đầu nhọn mặc nhiên khớp vào lỗ cũ. Tiếp đó Jean d' Enneris lấy dải băng xanh trong túi ra, một đầu còn đính núm chuông cũng bằng đồng. Thấy dọc theo lò sưởi một dải băng khác đang treo, phía dưới bị đứt và cùng màu, anh lại gần, nối hai đầu rất khớp với nhau.
- Tốt lắm - Anh nói - Và chiếc đĩa nến này, chúng ta để vào đâu, ông bà con thân mến ?
- Ở chiếc đèn nhiều ngọn kia, thưa ông - Bá tước Andrien nói giọng cục mịch - Có sáu chiếc, chỉ còn năm như ông thấy. Còn lại tay nắm chiếc kìm bị vặn tháo đi.
- Nó đây - Jean nói vừa lấy tất cả trong túi ra - Bây giờ, người bà con thân mến, ông giữ lời hứa cho, đúng không ? Ông cho biết vì sao những vật lặt vặt ấy thân thiết với ông đến thế và vì sao chúng bị thất lạc ?
Những việc làm trên làm cho bá tước có thì giờ bình tâm lại, hình như ông đã quên những lời rủa của Régine và những rên rỉ của Arlette vì ông trả lời ngắn gọn, như muốn rũ bỏ người lạ mặt buộc ông có lời hứa bất ngờ:
- Tôi thân thiết với mọi thứ mà những người trong dòng họ để lại và những vật lặt vặt như ông nói, đối với em gái tôi và tôi cũng thiêng liêng như những đồ vật hiếm hoi nhất.
Lời giải thích có giá trị của nó. Jean d' Enneiis lại nói:
- Ông thân thiết với chúng rất phải lẽ, như tôi tự mình đã quá biết người ta gắn bó với những kỷ niệm gia đình đến mức nào. Nhưng tại sao chúng biến mất ?
- Tôi không rõ, thưa ông - Bá tước nói - Một buổi sáng nhận thấy thiếu mất một đĩa nến, tôi cùng bà em kiểm tra tỉ mỉ. Mảnh đồng ở lỗ khoá thiếu, một mẩu dải băng, tay nắm đôi kìm cũng thế.
- Vậy là một vụ trộm ?
- Chắc chắn rồi, và lấy cùng một lúc.
- Sao vậy ? Có thể lấy trộm những hộp kẹo này, những bức tranh thu nhỏ, chiếc đồng hồ, vật bằng bạc này, mọi đồ đạc có giá trị... Thế mà người
https://thuviensach.vn
ta chọn những gì vô nghĩa nhất. Vì lý do gì ?
- Tôi không biết, thưa ông.
Bá tước lặp lại câu nói ấy một cách khô khan. Những câu hỏi làm ông chán ngấy và cuộc đến thăm, đối với ông, không còn mục đích nữa. Jean nói:
- Có lẽ ông muốn tôi giải thích những lý do tôi tự cho phép mình dẫn hai cô bạn đến đây và vì sao họ xúc động quá như vậy.
- Không ! - Bá tước Adrien tuyên bố rõ ràng - Việc đó không liên quan gì đến tôi.
Ông vội kết thúc cho chóng xong và phác một cử chỉ ra cửa. Nhưng ông thấy Béchoux tiến lại trước mặt, nghiêm trang nói với ông: - Việc đó liên quan đến ông, thưa bá tước. Một số câu hỏi cần được sáng tỏ ngay bây giờ.
Béchoux can thiệp, một cách uy quyền. Ông ta đưa hai cánh tay dài ra ngáng cửa.
- Nhưng ông là ai ? - Bá tước kêu lên cao đạo.
- Đội trưởng cảnh sát Béchoux.
Ông de Mélamare nhảy dựng lên.
- Ông là một cảnh sát ? Ông có quyền gì vào nhà tôi ? Một viên cảnh sát ở đây ! Trong nhà Mélamare !
- Tôi đã tự giới thiệu với ông tên mình là Béchoux ngay khi đến, thưa bá tước. Nhưng những gì tôi thấy và nghe buộc tôi phải thêm vào chức vụ đội trưởng.
- Những gì ông thấy ?... Những gì ông nghe được ? - Ông de Mélamare ấp úng, mặt mỗi lúc càng tái đi - Nhưng thực sự, thưa ông, tôi không cho phép ông...
- Điều đó không làm tôi quan tâm - Béchoux không giữ lễ độ rống lên.
Bá tước trở lại chỗ bà em và họ lại to tiếng. Gilberte de Mélamare tỏ ra xúc động như ông anh. Họ đứng dựa vào nhau, chờ đợi với thái độ những người đang cảm thấy bị tấn công.
- Thế là Béchoux kích động rồi - Van Houben nói rất nhỏ với Jean.
https://thuviensach.vn
- Phải, tôi thấy ông ta mỗi lúc càng giận dữ. Tôi biết rõ con người ấy. Bắt đầu bằng bực tức, bịt mắt lại và rồi đột nhiên bùng lên. Arlette và Régine cũng đứng dậy, lùi lại sau dưới sự bảo vệ của Jean. Béchoux dằn giọng:
- Không lâu đâu, thưa bá tước. Vài câu hỏi, tôi đề nghị ông trả lời không quanh co. Hôm qua ông ra khỏi nhà lúc mấy giờ ? Và bà de Mélamare nữa ?
Bá tước nhún vai, không trả lòi. Bà em mềm dẻo hơn, thấy nên trả lời: - Anh tôi và tôi ra ngoài lúc hai giờ và trở về lúc bốn giờ rưỡi để uống trà.
- Và sau đó ?
- Chúng tôi ở nhà, không bao giờ ra ngoài buổi tối.
- Điều đó lại là một vấn đề khác - Béchoux kiêu căng nói - Tôi muốn biết, hôm qua ông và bà làm gì trong gian phòng này, giữa tám giờ tối và nửa đêm ?
Ông de Mélamare tức tối dẫm chân, bảo bà em im đi. Béchoux hiểu không một sức mạnh nào trên đời buộc được họ nói; điều đó làm ông nổi nóng và với sự tin chắc của mình, không hỏi nữa, ông tuôn ra lời kết tội, lúc đầu giọng cố nén rồi gay gắt, nghiêm khắc, run run:
- Thưa bá tước, chiều hôm qua ông không ở nhà, cả bà em cũng thế, mà ở trước số nhà 3b đường Mout-Thabor. Nhân danh bác sĩ Bricou, ông chờ một cô gái, bắt lên ô-tô, bà em trùm chăn vào đầu cô gái và ông chở đến đây, trong nhà này của ông. Cô gái ấy đã bỏ trốn. Ông đuổi theo cô trên các đường phố nhưng không bắt kịp. Cô ấy đây.
Bá tước đấm mạnh, môi cong lên, tay nắm chặt:
- Ông điên rồi ! Ông điên rồi ! Tất cả những kẻ điên này là thế nào đây ?
- Tôi không điên ! - Viên cảnh sát rống lên, chuyển dần sang tấn kịch thông tục và cường điệu làm d' Enneris thích thú vì những lời khoa trương và thô lỗ - Tôi chỉ nói đúng sự thật. Bằng chứng ? Tôi có đầy túi. Cô Arlette Mazolle mà ông đứng chờ ở cửa nhà may Chemitz có thể là một nhân chứng. Cô ấy trèo lên lò sưởi nhà ông, nằm dài trên chiếc tủ này. Cô ấy làm đổ chiếc độc bình, mở cửa sổ, chạy qua khu vườn này. Cô lấy người mẹ ra
https://thuviensach.vn
thề. Đúng chứ, Arlette Mazolle, cô thề điều đó trên đầu người mẹ thân yêu của mình.
D' Enneris nói vào tai Van Houben:
- Ông ta ngớ ngẩn rồi. Có quyền gì làm dự thẩm ? Và việc phán xét thảm hại làm sao ! Chỉ có ông ta nói!...
Thực vậy, Béchoux hét lên, đối mặt với ông bá tước đôi mắt ngơ ngác đang bối rối cực độ:
- Không phải chỉ có thế, thưa ông ! Thậm chí chưa là gì cả. Có một việc khác ! Cô này... Cô này... (Ông chỉ Régine Aubry) ông biết rõ cô ấy chứ ? Người bị bắt cóc vào một buổi tối ở nhà hát nhạc vũ kịch, và ai bắt ? Thế nào ? Ai đã đưa cô ta đến đây, trong phòng khách này mà cô nhận ra đồ đạc... đúng chứ, thưa cô ? Những chiếc phô - tơi này... chiếc ghế đẩu... sàn nhà này...
Thế nào thưa ông, ai đưa cô ấy đến đây ? Ai đã lột của cô chiếc yếm kim cương ? Bá tước de Mélamare... Bằng chứng ? Chiếc nhẫn đính ba viên ngọc trai... Bằng chứng có quá nhiều. Toà án sẽ quyết định, thưa ông, và những thủ trưởng của tôi.
Ông nói không hết câu. Bá tước de Mélamare không nén được tức giận, chộp lấy cổ họng ông, dẫm chân chửi rủa. Béchoux vùng ra, giơ nắm đấm, lại bắt đầu lời buộc tội lạ thường. Bị thúc đẩy vì những sự việc hiển nhiên, vì vai trò của mình trong vụ này nhất là vì tầm quan trọng về vai trò của mình trước các thủ trưởng và công chúng, ông ta ngớ ngẩn như d' Enneris đã nói. Ông bỗng cảm thấy rõ thế nên ngừng ngay lại, lau mồ hôi trán và đột nhiên tự chủ đúng mức, nhấn mạnh:
- Tôi thú nhận đã vượt quá quyền hạn của mình. Việc này không thuộc về khả năng của tôi và tôi sẽ điện thoại cho Sở cảnh sát. Đề nghị ông chờ những chỉ thị tôi sẽ nhận được.
Bá tước ngồi sụp xuống, hai tay ôm đầu như một người không muốn tự bảo vệ nữa. Nhưng Gilberte ngáng đường ông đội trưởng, hổn hển nói: - Cảnh sát ! Cảnh sát sẽ đến đây ?... Trong nhà này ? Không không... Không thể thế... Có những sự kiện này... Ông không có quyền... Đấy là một trọng tội.
- Tôi xin lỗi, thưa bà - Béchoux nói. Chiến thắng làm ông tỏ ra lễ độ.
https://thuviensach.vn
Bà bấu vào cánh tay viên cảnh sát, khẩn khoản:
- Tôi khẩn cầu, thưa ông. Anh tôi và tôi là nạn nhân của một sự hiểu lầm ghê tởm. Anh tôi không thể có một việc làm xấu... Tôi xin ông... Béchoux không nao núng. Thấy máy điện thoại ở phòng ngoài, ông đi ra, nói chuyện và trở vào.
Mọi việc không kéo dài. Trong nửa tiếng, Béchoux mỗi lúc càng kích động, ba hoa trước d' Enneris và Van Houben còn Régine và Arlette nhìn ông anh và bà em ghê sợ xen lẫn thông cảm. Cảnh sát trưởng đến cùng một số nhân viên, tiếp đó là một dự thẩm, một lục sự, một chưởng lý. Việc liên hệ điện thoại của Béchoux đã có tác dụng.
Một cuộc điều tra sơ bộ được tiến hành. Người ta thẩm vấn vợ chồng người đầy tớ già. Họ ở trong một cánh cửa ngôi nhà cách biệt, chỉ lo về công việc của mình. Công việc xong họ về phòng hoặc vào trong bếp nhìn ra hàng rào khu vườn.
Việc trình bày của hai phụ nữ trẻ rất nặng nề; họ gợi lại những điều mình nhớ. Đặc biệt Arlette, cô chỉ con đường mình chạy trốn, ngay trước khi nhìn lại, đã tả khu vườn, rặng cây, bức tường, căn nhà phía cuối, cánh cửa, đường phố vắng vẻ đi tới một con đường nhộn nhịp hơn. Không thể có một nghi ngờ gì.
Vả lại, Béchoux vinh dự có một phát hiện cho phép không còn một ngập ngừng nhỏ nhất. Nhìn vào phía trong tủ, Béchoux nhận thấy một loạt bìa cũ gấp thành bốn trang sách cũ có vẻ khả nghi. Quan sát từng tập, ông thấy không có trang sách mà là những chiếc hộp.
Một trong những hộp đó đựng mảnh vải bạc, một hộp khác đựng chiếc yếm.
Régine kêu lên ngay:
- Chiếc áo bó thân của tôi !... Chiếc yếm của tôi !... Chiếc yếm của tôi !...
- Nhưng những viên kim cương không còn đấy nữa ! – Van Houben rống lên, chao đảo như người ta lấy kim cương của ông lần thứ hai - Những viên kim cương của tôi, ông làm gì chúng rồi ? Chà ! Rồi ông buộc phải trả lại...
https://thuviensach.vn
Bá tước de Mélamare thản nhiên chứng kiến cảnh ấy với một cảm giác là lạ. Khi viên dự thẩm ngoảnh lại phía ông, đưa mảnh áo và chiếc yếm đã tước hết kim cương, ông ngẩng đầu lên, miệng nhăn nhó một nụ cười thảm hại.
- Em tôi không ở đây sao ? - ông nhìn quanh thì thầm.
Bà đầy tớ già trả lời:
- Tôi nghĩ bà đã về phòng.
- Bà vĩnh biệt bà ấy hộ tôi và bảo nên theo gương tôi.
Và nhanh nhẹn, ông rút khẩu súng ngắn trong túi áo ra đưa lên thái dương bóp cò.
D' Enneris đang trông chừng, đẩy ngay cùi tay ông. Viên đạn chệch hướng, làm vỡ một mảng kính cửa sổ. Cảnh sát lao vào ông de Mélamare. Viên dự thẩm tuyên bố:
- Ông có lệnh bắt giữ, bá tước. Dẫn cả bà de Mélamare ! - Nhưng khi tìm bà này khắp nhà, người ta đều không thấy.
Bà trốn đi đường nào và với mưu mô gì ?
D' Enneris rất lo lắng, sợ có một vụ tự sát, hướng dẫn truy tìm. Không có kết quả.
- Bất kể thế nào - Béchoux lẩm bẩm - ông Van Houben, ông sắp lấy lại được những viên kim cương. Tình hình tốt rồi và tôi đã làm đúng. - Jcan d' Enneris cũng thế, chúng ta phải thú nhận điều ấy - Van Houben nhận xét.
- Nửa chừng anh ta thiếu can đảm - Béchoux đáp lại - Lời kết tội của tôi đã mở đường cho tất cả.
Mấy giờ sau, Van Houben trở về ngôi nhà rất đẹp của mình trên đại lộ Haussman. Ông ăn tối ở nhà hàng cùng đội trưởng Béchoux và dẫn ông này về đây để còn nói chuyện về vụ này mà cả hai cùng lo toan.
- Này, này - Ông nói sau một lúc trò chuyện - hình như ở đầu nhà có tiếng động. Đầy tớ thì không ở phía ấy.
Ông cùng Béchoux đi dọc hành lang dài, phía cuối là một gian phòng có lối đi riêng về phía cầu thang.
- Hai phòng cách biệt hẳn nhau - Ông nói - Thỉnh thoảng tôi tiếp những người bạn ở đây.
https://thuviensach.vn
Béchoux lắng tai nghe:
- Đúng là có người.
- Lạ thật. Không ai có chìa khoá.
Súng ngắn cầm tay, họ nhảy một bước vào, Van Houben kêu lên một tiếng: "Ôi, lạy Chúa !" và Béchoux trả lời với một tiếng kêu khác: "Mẹ kiếp !"
Quỳ gối trước một người đàn bà nằm dài trên trường kỷ, Jean d' Enneris hôn lên trán và mái tóc bà theo phương pháp làm dịu cơn đau của mình.
Họ tiến lại, nhận ra Gilberte de Mélamare mắt nhắm, rất xanh xao và ngực phập phồng thở.
D' Enneris giận dữ, đứng thẳng trước mặt những người mới đến. - Lại các ông ! Mẹ kiếp ! Không yên được với các ông ! Cả hai ông đến đây làm gì ?
- Sao, chúng tôi đến làm gì ư ? - Van Houben kêu lên - Tôi ở đây trong nhà của tôi !
Béchoux tức tối rống lên:
- Thế đấy ! Anh cả gan thật ! Thì ra chính anh tổ chức cho bà bá tước trốn thoát ?
D' Enneris bỗng bình tâm lại, xoay tròn người:
- Không thể giấu ông được điều gì, Béchoux. Lạy Chúa, vâng, chính tôi đấy.
- Anh dám thế à ?
- Đức Mẹ ơi, ông bạn thân mến, ông quên bố trí nhân viên trong vườn. Tôi bèn chỉ cho bà chạy theo lối ấy, hẹn gặp trên một đường phố gần đấy giữ lấy một chiếc xe. Thủ tục điều tra xong, tôi đến tìm bà đưa đến đây và từ lúc đó đến bây giờ chăm sóc cho bà.
- Nhân viên y tế ai đưa ông vào, quỷ quái thật ! - Van Houben nói - Phải có chìa khoá của gian nhà này.
- Không cần. Với đôi kìm tôi mở tất cả mọi cánh cửa như chơi. Ông bạn thân mến, đã nhiều lần tôi đến thăm nhà ông và thấy không có chỗ nào lẩn tránh cho bà de Mélamare tốt hơn góc này. Ai hình dung được Van Houben có thể đón nhận bá tước de Mélamare ? Không người nào, kể cả
https://thuviensach.vn
Béchoux ! Bà ấy sẽ bình yên ở đây, được ông bảo trợ cho đến lúc vụ việc sáng tỏ. Bà hầu phòng phục vụ bà ấy nghĩ rằng đó là người bạn gái mới của ông vì ông đã mất Régine rồi.
- Tôi bắt giữ bà ta ! Tôi báo với cảnh sát ! - Béchoux kêu lên. D' Enneris phá lên cười.
- A ! Điều ấy hơi lạ lùng đấy. Nào, anh cũng biết như tôi là anh sẽ chẳng thể đụng vào. Bà ấy không xâm phạm được.
- Anh nghĩ thế à ?
- Mẹ kiếp ! Vì tôi bảo vệ bà ấy.
Béchoux chán nản:
- Thế anh bảo vệ một kẻ trấn lột ư ?
- Một kẻ trấn lột, anh biết gì về điều đó ?
- Sao ! Em gái của người anh đã làm cho bị bắt ?
- Vu khống bỉ ổi ! Không phải tôi làm cho bị bắt. Chính anh, Béchoux.
- Do anh chỉ đường, và vì ông ta phạm tội, không thể chối cãi. - Anh biết thế nào ?
- Cái gì ? Anh không chắc chắn nữa à ?
- Theo tôi thì không - Jean d' Enneris nói, giọng rít lên bực bội - trong tất cả chuyện này có những điều rất lạ lùng. Nhân vật quý tộc ấy là kẻ trấn lột ? Người đàn bà rất tự trọng, tôi chỉ dám hôn vào mái tóc, là kẻ trấn lột ư ? Thực sự, Béchoux, tôi tự hỏi anh có đi quá nhanh không, có thiếu khôn ngoan lao vào một vụ rất dở không ? Trách nhiệm lớn đấy, Béchoux !
Béchoux lắng nghe, phấp phỏm và xanh người. Van Houben, trong lòng lo lắng, cảm thấy những viên kim cương của mình lại rơi vào bóng tối. Jean d' Enneris kính cẩn quỳ trước bà bá tước, thì thầm:
- Bà không phạm tội, đúng không ? Không thể chấp nhận một phụ nữ như bà là kẻ trấn lột. Bà hãy hứa sẽ nói với tôi sự thật về ông anh và bà...
https://thuviensach.vn
V
PHẢI CHĂNG LÀ KẺ THÙ
Cuộc điều tra chẳng có kết quả gì. Vợ chồng người đầy tớ già tức giận vì người ta dám nghi ngờ những người chủ họ đã phục vụ hai mươi năm nay, không thể nói một lời minh oan cho họ. Gertrude chỉ rời nhà bếp buổi sáng để đi chợ. Khi có người bấm chuông - cũng hiếm hoi vì rất ít khách - Frangois khoác áo ra mở cửa.
Một đợt thăm dò cẩn thận cho phép khẳng định không có lối ra bí mật nào. Một góc nhỏ của phòng khách, trước là chỗ thụt vào so với mép tường nay dùng làm buồng xếp những đồ vật kềnh càng. Không có chỗ nào đáng ngờ.
Trong sân không có nhà ở, không có chỗ để ô - tô. Người ta cho rằng bá tước biết lái xe. Nhưng nếu ông có ô-tô thì để vào đâu ? Ga-ra ở chỗ nào ? Mọi câu hỏi không hề giải đáp được.
Mặt khác bà bá tước de Mélamare vẫn không tìm thấy; ông bá tước tuyệt đối câm lặng, từ chối giải thích những điểm cần thiết cũng như không nói gì về đời tư.
Tuy thế một việc cần lưu ý vì nó bao trùm toàn bộ cuộc phiêu lưu này và tranh luận nảy ra ở những quan tư pháp cũng như báo chí và công chúng. Việc đó, Jean d' Enneris khám phá ra ngay từ đầu và muốn tìm hiểu kỹ. Năm 1840, cụ cố bá tước hiện tại, Jules de Mélamare, xuất sắc nhất trong dòng họ, là tướng dưới thời Napoléon, đại sứ thời Phục Hưng bị bắt vì ăn trộm và giết người. Ông chết vì chứng sung huyết trong nhà tù.
Người ta nắm lấy vấn đề cụ thể hơn, lục tìm tài liệu lưu trữ. Một số kỷ niệm nổi lên và một tài liệu rất quan trọng được đưa ra ánh sáng. Năm 1868, con trai ông Mélamare ấy, ông nội của bá tước Adrien là Alphonse de Mélamare, sĩ quan tuỳ tùng của hoàng đế Napoléon III, bị quy tội ăn trộm và giết người. Trong nhà riêng trên đường Urfé, ông bắn vào đầu tự sát. Hoàng đế huỷ bỏ vụ việc ấy.
Sự gợi ra hai vụ bê bối trên gây một cảm giác mạnh. Lập tức một từ làm sáng tỏ bi kịch hiện nay và tóm lược tình thế: sự lặp lại. Nếu ông anh
https://thuviensach.vn
và bà em không có tài sản lớn thì ít nhất họ cũng sống thoải mái, có nhà ở Paris và lâu đài ở Touraine, chuyên làm những công việc nhân đạo hoặc từ thiện. Vậy không phải chỉ do tham lam mà xảy ra sự việc ở nhà hát và trấn lột kim cương. Không, đấy là vì sự lại giống. Dòng họ Mélamare có bản năng ăn trộm. Hai anh em tiếp thu điều đó từ tổ tiên. Họ ăn trộm, chắc để có một cuộc sống cao hơn những nguồn lợi của họ hoặc có thể do ham muốn quá mạnh nhưng nhất là tính chất lại giống.
Và cũng như ông nội mình Alphonse de Mélamare, bá tước Adrien đã muốn tự sát. Lại là lại giống nữa.
Về những viên kim cương, việc bắt hai người phụ nữ trẻ sử dụng thời gian trong hai giai đoạn ấy, chiếc áo tìm thấy trong tủ, về tất cả những gì là khía cạnh bí ẩn của cuộc phiêu lưu, ông bá tước khẳng định không biết gì. Điều ấy không liên quan gì đến ông, đối với ông hình như mọi việc xảy ra ở một hành tinh khác.
Ông không muốn minh oan về trường hợp Arlette Mazolle. Ông nói trước đây có quan hệ với một người đàn bà đã có chồng, một cô gái ông rất yêu và đã chết mấy năm trước đây làm ông buồn rầu. Mà Arlette rất giống cô gái ấy và ông đã đi theo Arlette hai hoặc ba lần, không tự giác vì chút kỷ niệm đối với người ông đã mất đi. Nhưng ông kiên quyết chối bỏ việc muốn hỏi chuyện trên một con đường vắng như Arlette Mazolle tố cáo.
Mười lăm ngày trôi qua, trong thời gian đó đội trưởng Béchoux, giận dữ và bướng bỉnh, hoạt động vô ích. Van Houben, bám vào bước chân ông ta, than phiền.
- Hỏng ! Tôi bảo ông là hỏng rồi !
Béchoux giơ nắm tay ra.
- Kim cương của ông ? Như tôi đã nắm chúng trong tay. Tôi đã bắt anh em Mélamare, tôi sẽ lấy lại kim cương cho ông.
- Ông chắc chắn không cần đến d' Enneris ?
- Không bao giờ ! Tôi thà hỏng hết chứ không nhờ anh ta. Van Houben gay gắt chống lại:
- Ông thật cố chấp ! Kim cương của tôi đặt lên trên sự tự ái của ông. Van Houben cũng không ít kích thích Jean d' Enneris ông vẫn gặp hàng ngày. Ông không thể vào gian nhà cách biệt Gilberte de Mélamare
https://thuviensach.vn
đang ẩn náu mà không thấy anh ngồi dưới chân bà bá tước khuyên giải, gợi nên hy vọng, hứa với bà sẽ cứu ông anh khỏi cái chết và mất danh dự nhưng cũng không khai thác được ở bà một thông tin, một lời nói có thể chỉ hướng cho anh.
Và nếu Van Houben đến tìm Régine Aubry, muốn đưa cô đi cửa hàng ăn, ông chắc chắn thấy d’ Enneris đang tán tỉnh cô.
- Để chúng tôi yên, Van Houben - Nữ diễn viên xinh đẹp nói - Từ sau những câu chuyện ấy tôi không thể gặp ông nữa.
Ông không hết tức giận, kéo riêng d' Enneris ra hỏi:
- Nào, ông bạn thân mến, những viên kim cương của tôi ? - Tôi có những việc khác bù đầu. Régine và Gilberte chiếm hết thời gian của tôi, một người buổi chiều, người kia buổi tối.
- Nhưng còn buổi sáng ?...
- Arlette. Cô bé thật tuyệt vời. Tế nhị, thông minh, nhạy cảm, đơn giản như một đứa trẻ, bí ẩn như một người đàn bà thực thụ. Và trung thực đến thế ! Đêm đầu tiên, vì bất ngờ tôi đã có thể hôn má cô. Bây giờ xong rồi ! Van Houben, tôi nghĩ mình thích Arlette hơn cả.
D' Enneris đã nói thật. Tính thất thường của anh đối với Régine chuyển sang tình bạn. Anh nhìn vào Gilberte với hy vọng khai thác tâm sự. Nhưng anh hoan hỉ đến với Arlette vào những buổi sáng, ở cô có một nét đẹp riêng biệt vừa trong trắng vừa vững chắc trong cuộc đời. Mọi ước mong phù phiếm cô làm để giúp bạn bè có vẻ là những sự kiện có thể thực hiện được khi cô vừa cười vừa trình bày.
- Arlette, Arlette - Anh nói - tôi chưa thấy người nào sáng sủa hơn và cũng mờ tối hơn cô.
- Tôi mờ tối ư ? - Cô hỏi.
- Đúng, tuỳ từng lúc. Tôi hiểu cô toàn bộ trừ một điểm nào đó không xâm nhập được và điều lạ là không thấy có khi tôi gần cô lần đầu. Mỗi ngày bí ẩn càng lớn dần. Tôi nghĩ là bí ẩn về tình cảm.
- Không thể thế được ! - Cô cười nói.
- Đúng, về tình cảm... Cô có yêu một người nào đó không ? - Tôi có yêu một người nào đó không ư ? Tôi yêu tất cả mọi người ! - Không, không - Anh nói - Trong cuộc sống của cô có cái mới.
https://thuviensach.vn
- Tôi tin ông là có cái mới ! Bắt cóc, xúc động, điều tra, thẩm vấn, hàng đống người viết thư cho tôi, xung quanh tôi quá ồn ào ! Nó làm cho một cô bé người mẫu bù đầu !
Anh ngẩng đầu, nhìn cô càng tăng thêm âu yếm.
Ở Công tố viện, việc nghiên cứu không tiến triển gì. Sau khi bắt giữ ông de Mélamare hai mươi ngày, người ta tiếp tục nhận được những bằng chứng không có giá trị và tiến hành những cuộc tìm kiếm không đưa lại kết quả gì. Mọi hướng điều tra, mọi giả thuyết đều không đúng. Người ta cũng không tìm được người lái xe đầu tiên đã đưa Arlette từ nhà Mélamare về quảng trường Chiến Thắng.
Van Houben gầy đi. Ông không thấy sợi dây quan hệ nào giữa bắt giữ bá tước và trấn lột kim cương cũng không ngần ngại nói lên sự nghi ngờ về những đức tính của Béchoux.
Một buổi chiều hai người đàn ông bấm chuông cửa tầng trệt ngôi nhà d' Enneris đang ở gần vườn hoa Monceau. Người đầy tớ ra đưa họ vào. D' Enneris ra gặp họ, kêu lên:
- Van Houben ! Béchoux ! Thế nào, hai ông có vẻ không vui ! Họ thú nhận nỗi lo lắng của họ. Béchoux thê thảm nói:
- Đây là một vụ không tốt. Thật không may.
- Không may đối với những kẻ ngốc nghếch như anh - d' Enneris nói - Cuối cùng, tôi sẽ là ông hoàng chứ ? - Nhưng phục tùng tuyệt đối; buộc dây vào cổ, mặc áo sơ mi như những nhà tư sản Calais đấy ?
- Vâng - Van Houben tuyên bố, đã vui lên vì thái độ niềm nở của d' Enneris.
- Còn anh, Béchoux ?
- Anh cứ ra lệnh - Béchoux buồn thảm nói.
- Anh để Sở cảnh sát ra một bên, ngồi lên Công tố viện rồi tuyên bố những tay ấy làm gì được và cam đoan với tôi.
- Cam đoan gì ?
- Cam đoan hợp tác trung thực. Công việc đến đâu rồi ?
- Ngày mai có đối chất giữa bá tước và Régine cùng Arlette Mazolle. - Quả thật ! Phải gấp lên. Không có việc gì giấu công chúng ? - Hầu như không có gì.
https://thuviensach.vn
- Anh kể nghe nào.
- Mélamare nhận được một thông tin người ta phát hiện ra trong phòng giam. Nội dung ghi rõ: "Mọi việc sẽ thu xếp êm thấm." Tôi bảo đảm mẩu thư này được chuyển đến sáng nay nhờ một bồi bàn nhà hàng cung cấp những bữa ăn cho bá tước. Cậu này thú nhận đã có thư trả lời của bá tước.
- Anh có thông tin đúng về bức thư chứ ?
- Đúng.
- Rất tốt ! Ông Van Houben có ô-tô không ?
- Có.
- Chúng ta cùng đi.
- Đi đâu ?
- Các ông sẽ rõ.
Cả ba lên xe. D’ Enneris phân tích:
- Béchoux, có một điểm anh bỏ qua mà đối với tôi là chủ yếu. Việc bá tước thông báo trên báo chí mấy tuần trước vụ việc của chúng ta xảy ra có ý nghĩa gì ? Ông ấy có ích lợi gì mà đòi lại những đồ vật lặt vặt như thế ? Và vì lợi ích gì người ta thích lấy chúng hơn những đồ vật có giá trị chất đầy ngôi nhà ở đường Urfé ? Biện pháp duy nhất làm sáng tỏ vấn đề ấy, đúng không, là hỏi người đàn bà bán cho tôi những vật lặt vặt ấy với giá khiêm tốn chỉ mười ba phrăng rưỡi. Đó là điều tôi đã làm.
- Kết quả ra sao ?
- Cho đến nay chưa biết được nhưng tôi hy vọng chốc nữa sẽ rõ. Bà bán hàng lặt vặt nhớ rõ người ta đã đưa tới bán cho bà hàng đống đồ vật rẻ tiền, thỉnh thoảng vẫn trở lại tìm những hàng lặt vặt. Tên, địa chỉ thế nào, bà không biết. Nhưng bà chắc chắn ông Gradin bán đồ cũ, người dẫn người ấy đến, có thể chỉ rõ. Tôi đã chạy đến nhà ông Gradin, ở bên tả ngạn sông. Ông ấy đi vắng, hôm nay trở về.
Họ đến nhà ông Gradin. Ông này trả lời không ngập ngừng: - Đấy là bà Trianon. Chúng tôi đều gọi thế vì bà có quán "Trianon nhỏ" ở đường Saint Denis. Một người đàn bà buồn cười, khá kỳ cục, thu thập hàng đống đồ vật vô nghĩa nhưng cũng đã bán cho tôi những đồ gỗ có giá trị không biết mua được của ai... trong đó có một bộ đồ gỗ mun rất đẹp từ thời Louis XVI, nhãn hiệu Chapuis, thợ gỗ cao cấp lớn ở thế kỷ XVIII.
https://thuviensach.vn
- Bộ đồ gỗ ông đã bán lại rồi ?
- Vâng, và gửi đi Mỹ.
Ba người đi ra, rất tò mò. Nhãn hiệu Chapuis ấy có ở phần lớn đồ gỗ của bá tước de Mélamare.
Van Houben xoa tay:
- Sự trùng khớp thuận lợi cho chúng ta và không có gì cấm chúng ta nghĩ rằng, những viên kim cương của tôi đang ở trong một ngăn kéo bí mật nào đó của quán "Trianon nhỏ". Trong trường hợp ấy, d' Enneris, tôi chắc ông sẽ tế nhị...
- Tặng lại cho ông ?... Nhất định rồi, ông bạn.
Ô tô dừng lại cách quán "Trianon nhỏ" một đoạn. D' Enneris và Houben bước vào để Béchoux đứng ở cửa. Đây là một quán hẹp và dài chất đầy lọ, bình rạn nứt, đồ sứ hư mòn, quần áo lông thú đã dùng, đăng - ten rách, cả một tập hợp đồ cũ. Phía cuối quán, bà Trianon to béo, tóc hoa râm, đang nói chuyện với một ông cầm trên tay một chiếc bình không có nút.
Van Houben và d' Enneris thong thả đi giữa các giá đồ đạc như những người tìm vật bán hạ giá. D' Enneris lén quan sát người đàn ông anh cho là không có vẻ một người khách mua hàng. Cao lớn, tóc vàng, khoẻ, có lẽ khoảng ba mươi tuổi, dáng lịch sự, nét mặt thẳng thắn, anh ta nói chuyện một lúc nữa rồi đặt chiếc bình không nút xuống, bước ra cửa vừa ngắm những đồ lặt vặt vừa nhìn dò xét những người mới đến, d' Enneris biết thế.
Van Houben không nhận thấy ý đồ của hai người lại gần bà Trianon, cho rằng mình có thể hỏi chuyện vì d' Enneris lơ là, nói nhỏ với bà: - Có trường hợp nào rất tình cờ, người ta bán lại cho bà một số đồ vật lấy trộm của tôi, như một...
D' Enneris linh cảm ông bạn thiếu khôn ngoan, cố ra hiệu cho ông nhưng Van Houben vẫn tiếp tục:
- Ví dụ một mảnh đồng áp vào lỗ khoá, một nửa dây kéo chuông bằng lụa xanh...
Bà chủ quán vểnh tai nghe rồi liếc nhìn anh kia rồi vội quay đi nhanh hơn cần thiết và nhíu lông mày.
- Theo tôi thì không - Bà nói - Ông tìm trong các đống đồ cũ... Có lẽ sẽ tìm thấy những vật ông cần.
https://thuviensach.vn
Người khách kia chờ một lúc, lại liếc nhìn bà bán hàng một lần nữa như bảo bà dè chừng rồi đi ra.
D' Enneris bước vội ra cửa. Người khách gọi một chiếc taxi, bước lên, cúi qua cửa cho lái xe địa chỉ. Ngay lúc đó Béchoux đi dọc theo xe lại gần. Khi xe quay đi, Béchoux và d' Enneris lại gặp nhau.
- Thế nào ? Anh nghe rõ chứ ?
- Phải, khách sạn Concordia, ngoại ô Saint-Honoré.
- Nhưng anh nghi ngờ à ?
- Tôi đã xác định được tay kia qua cửa kính.
- Ai vậy ?
- Kẻ đã gửi được một bức thư cho bá tước de Mélamare trong phòng giam.
- Người liên lạc của bá tước ? Và anh ta nói chuyện với người đàn bà đã bán đồ vật lấy trộm trong nhà Mélamare ? Chà ! Anh phải thú nhận sự trùng hợp có giá trị đấy !
Nhưng niềm vui của d' Enneris rất ngắn. Ở khách sạn Concordia không có ông nào như thế đã vào đấy. Họ chờ đợi. Jean nóng lòng, cuối cùng tuyên bố:
- Địa chỉ đưa ra có lẽ là giả. Tay kia muốn ta rời xa quán "Trianon nhỏ".
- Vì sao ?
- Để tranh thủ thời gian... Chúng ta trở lại đó đi...
D' Enneris không nhầm. Khi đến đường Saint-Denis họ thấy quán đã đóng cửa, khoá chặt. Những người xung quanh không thể có một chỉ dẫn nào. Không ai khai thác được của bà chủ quán một lời. Mười phút trước đó, họ thấy bà như mọi buổi chiều nhưng bà đóng cửa hàng sớm hơn hai tiếng đồng hồ. Bà đi đâu ? Người ta cũng không biết bà ở chỗ nào.
- Tôi sẽ biết - Béchoux càu nhàu.
- Anh sẽ chẳng biết gì hết - d' Enneris khẳng định - Bà Trianon dĩ nhiên trong nhóm của ông kia và ông này xem ra là một kẻ biết rõ công việc của mình, không chỉ đỡ đòn tốt mà còn ra đòn không lúng túng. Anh cảm thấy bị tấn công chứ, Béchoux ?
- Phải, nhưng trước hết hắn phải tự bảo vệ mình đã.
https://thuviensach.vn
- Cách tốt nhất để tự bảo vệ là tấn công.
- Hắn chẳng làm gì được chúng ta. Vậy hắn đánh vào ai ? - Hắn sẽ đánh vào ai ?...
D' Enneris suy nghĩ mấy giây rồi đột ngột nhảy lên ô-tô, đẩy người lái xe của Van Houben, cầm lấy tay lái nổ máy chạy làm Van Houben và Béchoux chỉ vừa bám được vào cửa xe. Nhanh nhẹn thần kỳ, anh lượn qua những chỗ ùn tắc, vượt các biển hiệu dừng phóng thật nhanh ra những đường bên ngoài. Đến đường phố Lepic, anh dừng trước nhà Arlette Mazolle, vào hỏi ngay người bảo vệ:
- Arlette Mazolle có ở nhà không ?
- Cô ấy vừa ra ngoài, thưa ông d' Enneris.
- Từ lúc nào ?
- Mới không quá mười lăm phút.
- Đi một mình ?
- Không.
- Với ai vậy ?
- Một ông đi ô-tô đến tìm.
- Người cao lớn, tóc vàng ?
- Vâng.
- Bà đã gặp ông ta chứ ?
- Suốt tuần này, ông ta đến nhà cô ấy sau bữa ăn tối.
- Bà biết tên ông ấy ?
- Vâng. Ông Fagérault. Antoine Fagérault.
- Xin cám ơn bà.
D' Enneris không giấu diếm sự thất vọng và giận dữ của mình. "Tôi đã dự kiến việc này, anh lầm bầm đi ra. Chà ! Tay này lừa chúng ta. Chính hắn điều khiển cuộc chơi. Nhưng mẹ kiếp, hắn đừng hòng đụng đến cô bé !"
Béchoux biện bác:
- Chắc không phải mục đích của hắn như thế vì đã đến nhà nhiều lần và hình như cô ta tự đi theo hắn.
- Đúng, nhưng trong đó có điều gì, mưu mô thế nào ? Tại sao cô ấy không nói với tôi vể những cuộc tới thăm ấy ? Rốt cuộc tay Fagérauit này
https://thuviensach.vn
muốn gì ?
Cũng như bất thần nhảy lên ô-tô, anh chạy ngay qua đường, vào một bốt điện thoại gọi Régine. Khi có người trả lời, anh hỏi:
- Bà chủ có ở nhà không ? Ông d' Enneris ở đầu máy đây.
- Bà vừa ra ngoài, thưa ông - Bà hầu phòng trả lời.
- Đi một mình ?
- Không, thưa ông. Sáng nay cô Arlette có gọi điện thoại và vừa rồi đến đón cùng đi.
- Bà có biết họ đi đâu không ?
- Không, thưa ông.
Như vậy là, chỉ trong hai mươi phút, hai người phụ nữ đã bị bắt cóc biến mất trong hoàn cảnh có vẻ là một cái bẫy mới và bị đe doạ ghê gớm hơn.
https://thuviensach.vn
VI
BÍ MẬT CỦA GIA ĐÌNH MÉLAMARE Lần này Jean d' Enneris tự chủ được mình ít nhất là vẻ bề ngoài. Không giận dữ, không chửi rủa. Nhưng cơn giận làm chao đảo cả con người anh !
Anh nhìn đồng hồ.
- Bảy giờ. Ăn tối đã. Kìa vào chiếc quán nhỏ kia đi. Đến tám giờ chúng ta hành động.
- Vì sao không làm ngay ? - Béchoux nói.
Họ ngồi vào bàn trong một góc, giữa các công chức nhỏ và mấy người lái xe taxi. D' Enneris trả lời ông đội trưởng:
- Vì sao ư ? Vì tôi mất hướng. Tôi hành động mò mẫm, cố ngăn chặn những cú đánh tôi hình dung có thể xảy ra nhưng quá chậm và mỗi cú đánh đã làm tôi hơi suy sụp. Tôi cần làm lại và hiểu rõ. Tại sao tay Fagérault đưa Régine và Arlette ra khỏi nhà ? Một con người có bản chất như vậy không làm tôi yên tâm được.
- Thế anh nghĩ trong một tiếng đồng hồ ?...
- Bao giờ cũng tự cho mình một thời hạn, Béchoux. Điều đó buộc anh phải tìm...
D’ Enneris ăn ngon miệng và nói nhiều chuyện khác nhau. Nhưng cử chỉ cho thấy anh đang sốt ruột và người ta đoán trí óc anh đang căng thẳng. Thâm tâm anh cho tình hình rất nghiêm trọng. Đến tám giờ, lúc sắp ra đi, anh bảo Van Houben:
- Ông điện thoại hỏi tin tức về bà bá tước.
Sau một phút, Van Houben từ buồng điện thoại trở lại.
- Không có gì mới. Bà hầu phòng phục vụ ở đấy nói bà bá tước khoẻ, đang ăn tối.
- Chúng ta đi.
- Đi đâu ? - Béchoux hỏi.
- Tôi chưa biết. Cứ đi. Phải hành động, Béchoux. Khi nghĩ cả hai người phụ nữ đang do tay ấy chi phối, tôi thật không thể bình tâm - d'
https://thuviensach.vn
Enneris mạnh mẽ nhắc lại.
Họ đi bộ từ trên cao Montmartre xuống đến quảng trường nhà hát và d' Enneris lẩm bẩm những câu ngắn cho hả giận. Anh suy nghĩ, đôi lúc dẫm mạnh chân và chen lấn những người qua đường.
Bỗng Béchoux hỏi anh:
- Anh biết chúng ta đang ở đâu chứ ?
- Có. Trên cầu La Concorde.
- Vậy là không xa đường Urfé.
- Không xa đường Urfé và nhà Mélamare, tôi biết.
- Thì sao ?
D' Enneris nắm lấy cánh tay ông đội trưởng:
- Béchoux, việc của chúng ta không có một dấu hiệu gì hướng dẫn như thường lệ, không vân tay, đồ đạc, tàn tích dấu chân... không có gì, chỉ là sự thông minh và hơn thế, sự linh cảm. Về phía này có thể nói do linh cảm của tôi dẫn tới. Mọi việc xảy ra ở đây, Régine rồi Arlette được đưa tới đây. Và tự nhiên tôi hình dung gian tiền sảnh lát đá, hai mươi bậc cầu thang, phòng khách...
Họ đi dọc nghị viện, Béchoux kêu lên:
- Không thể được ! Tại sao con người này lặp lại việc một người khác đã làm ? Và trong hoàn cảnh nguy hiểm hơn cho anh ta ?
- Đó chính là điều tôi băn khoăn, Béchoux ! Nếu anh ta mạo hiểm như vậy để thực hiện ý đồ thì những ý đồ ấy phải thật nguy hiểm ! - Nhưng người ta không vào ngôi nhà ấy như người ta muốn được ! - Anh đừng vẽ chuyện với tôi. Tôi đã đi khắp nhà cả ngày và đêm mà ông già Frangois không nghi ngờ gì.
- Nhưng đối với Antoine Fagérault ? Anh ta vào thế nào được ? Nhất là đưa hai người ấy cùng vào ?
- Với sự đồng loã của Frangois chứ sao ! - d' Enneris cười gằn. Càng lại gần, anh càng bước vội như thấy mọi việc rõ ràng hơn và càng lo lắng về những sự kiện phải đối mặt.
Anh tránh con đường Urfé, đi vòng theo con đường vắng bao quanh ngôi nhà lại phía sau vườn có tường hậu. Bên cạnh căn nhà bỏ vắng có cánh cửa Arlette bỏ trốn. Có đủ loại chìa khoá, anh mở cửa. Trước mặt họ là khu
https://thuviensach.vn
vườn rộng mờ tối, thấy cả khối nhà không có ánh sáng. Những cánh cửa chắc đóng lại cả.
Theo con đường Arlette đã chạy ra, họ vào theo hàng cây tối nhất, đến cách nhà mười bước. Một bàn tay bóp mạnh vào vai d' Enneris. - Gì vậy ! - Anh lẩm bẩm và ở tư thế tự vệ.
- Tôi đây - Một giọng nói lên tiếng.
- Ông, ai thế ? À ! Van Houben... Ông muốn gì vậy ?
- Những viên kim cương của tôi... Mọi việc cho tôi thấy ông sẽ phát hiện ra chúng. Hãy thề với tôi...
- Để chúng tôi yên - d' Enneris tức bực nói và đẩy Van Houben ngã vào một cồn đất - Ông ở đây, đừng làm vướng chân chúng tôi... Hãy rình xem...
- Ông thề với tôi...
D' Enneris lại bước nhanh cùng Béchoux. Cửa sổ phòng khách đóng kín. Anh trèo lên ban công nhìn vào, lắng nghe rồi nhảy xuống. Có đèn trong phòng nhưng không thấy, không nghe gì được. Một cánh cửa thấp nối tầng hầm với khu vườn. Anh bước xuống mấy bậc, bật sáng một chiếc đèn bỏ túi và đi qua một gian đầy hòm xiểng, chậu hoa, cẩn thận bước theo chiếc cầu thang lớn lên tiền sảnh có một ngọn đèn chiếu sáng. Không có người. Trên bậc thềm, trước mặt là phòng khách, bên phải có một phòng riêng không dùng đến nhưng anh đã lục lọi nên biết rõ. Anh vào đấy, trong bóng tối đi dọc bức tường ngăn phòng khách cẩn thận mở cánh cửa thường vẫn đóng. Anh biết phía bên kia có tấm vải ngăn, thủng một vài lỗ nhìn sang được.
Có tiếng chân đi lại trên sàn phòng khách. Không nghe có tiếng nói. D' Enneris ấn tay xuống vai Béchoux như để liên hệ truyền cảm với ông này.
Họ áp mặt vào tấm vải trông sang, cảnh họ thấy không có vẻ cần phải xông vào và đánh nhau. Arlette và Régine ngồi gần nhau trên chiếc trường kỷ đang nhìn một ông, cao lớn, tóc vàng, đi lại trong phòng. Đấy là người họ đã gặp ở quán "Trianon nhỏ" - người liên lạc của ông de Mélamare.
Không ai trong ba nhân vật trẻ này nói một tiếng. Hai cô gái không có vẻ lo lắng và Antoine Fagérault không có vẻ gây gổ, đe doạ hoặc thậm chí
https://thuviensach.vn
khó chịu. Hình như họ đang chờ đợi. Họ lắng nghe, mắt nhìn vào cánh cửa ra thềm, Antoine Fagérault thậm chí ra mở cửa nghe ngóng. D' Enneris bấu chặt vai Béchoux. Họ tự hỏi việc gì sắp xảy ra và người hứa đến gặp là ai mà lôi kéo được Arlette và Régine. Antoine Fagérault đến ngồi gần Arlette và họ sôi nổi nói nhỏ với nhau. Có một sự thân mật nào đó giữa hai người. Anh ta tỏ ra săn đón, cúi xuống với cô hơi quá mức cần thiết nhưng cô không bực mình. Nhưng họ đột ngột tách xa nhau. Fagérault đứng dậy. Chuông cửa đánh hai tiếng, lại hai tiếng nữa sau một khoảng cách ngắn rồi vang lên.
"Dấu hiệu đấy”, Fagérault nói rồi bước ra thềm.
Một phút trôi qua. Có tiếng trao đổi với nhau. Rồi anh ta trở vào, cùng đi với một người đàn bà mà d' Enneris và Béchoux nhận ra ngay: bà bá tước de Mélamare.
Vai Béchoux bị bấu mạnh đên mức ông phải nén một tiếng thở ra. Bà bá tước xuất hiện làm hai người sửng sốt. D' Enneris hình dung mọi điều trừ việc bà rời chỗ ẩn đến dự cuộc họp do đối phương triệu tập.
Trông bà xanh xao, mệt mỏi. Đôi tay hơi run. Bà lo lắng nhìn gian phòng mà từ khi xảy ra bi kịch bà chưa quay trở lại và hai người phụ nữ là bằng chứng đáng sợ đã làm bà bỏ trốn và mất người anh. Bà nói với anh bạn:
- Tôi cám ơn anh về sự tận tâm, Antoine. Tôi chấp nhận điều đó vì nhớ đến tình bạn cũ của chúng ta... nhưng không hy vọng nhiều. - Hãy tin tưởng, Gilberte - Anh ta nói - Bà thấy rõ là tôi biết cách tìm ra bà đấy.
- Bằng cách nào ?
- Nhờ cô Arlette khi tôi đến nhà thăm. Do tôi khẩn khoản, cô ấy đã hỏi Régine Aubry mà Van Houben tiết lộ về chỗ ẩn của bà. Chính sáng nay Arlette Mazolle đã thay mặt tôi gọi điện thoại thiết tha đề nghị bà. Gilberte cúi đầu tỏ vẻ cám ơn và nói:
- Tôi lén đến đây, giấu cả người đã bảo vệ tôi cho đến nay mà tôi hứa làm gì cũng báo với ông ấy, Antoine. Anh biết ông ấy chứ ? - Jean d' Enneris ? Có, vì Arlette Mazolle đã nói chuyện với tôi. Cô ấy cũng tiếc đã hành động không cho ông ta biết. Nhưng cần phải thế. Tôi nghi
https://thuviensach.vn
ngại tất cả mọi người.
- Không nên nghi ngại ông ấy, Antoine.
- Hơn bất cứ ai khác. Tôi vừa gặp ông ta ở nhà một bà bán đồ cũ có những vật lấy trộm của anh bà mà tôi tìm kiếm đã nhiều tuần. Ông ta cũng ở đấy cùng Van Houben và viên cảnh sát Béchoux. Tôi cảm thấy ông ta nhìn tôi nghi ngờ và thù địch, thậm chí muốn theo dõi tôi. Với ý định gì ?
- Ông ấy có thể giúp anh...
- Không bao giờ ! Hợp tác với con người phiêu lưu không biết từ đâu tới... với tay thích khống chế mọi người ? Không, không, không. Vả lại chúng tôi không cùng một mục đích. Tôi muốn tìm ra sự thật, ông ta muốn nhân tiện chiếm lấy kim cương.
- Sao anh biết thế ?
- Tôi đoán vậy. Vai trò của ông ta rất rõ. Ngoài ra theo những thông tin riêng, đây cũng là quan điểm của Béchoux và Van Houben. - Quan điểm sai lầm - Arlette khẳng định.
- Có lẽ, nhưng tôi hành động như nó là đúng.
D' Enneris say sưa lắng nghe. Trước kia giữa Gilberte và anh ta có quan hệ gì ? Hiện nay bằng cách nào anh ta gây được cảm tình và sự phụ thuộc của Arlette ?
Bà bá tước de Mélamare im lặng khá lâu rồi hỏi nhỏ:
- Tôi phải làm gì ?
Antoine Fagérault chỉ vào Arlette và Régine:
- Bà thuyết phục hai người đã kết tội bà. Với niềm tin chắc tôi đã làm cho họ phân vân và tổ chức cuộc gặp mặt này. Chỉ một mình bà có thể hoàn chỉnh điều đó.
- Như thế nào ?
- Nói ra. Trong vụ việc khó hiểu này có những hiện tượng làm nó thêm khó hiểu và dựa vào đó pháp luật đưa ra những quyết định cứng rắn. Và có... có điều mà bà biết.
- Tôi chẳng biết gì cả.
- Bà biết một số điều gì đó... khi biết những lý do anh bà và bà vô tội mà không tự bảo vệ mình.
Bà mệt mỏi đáp:
https://thuviensach.vn
- Mọi bảo vệ đều vô ích.
- Nhưng tôi không đề nghị bà tự bảo vệ, Gilberte - Ông ta sốt sắng kêu lên - Tôi hỏi bà những lý do buộc bà không tự bảo vệ, về những việc hiện nay không cần nói. Nhưng tâm trạng của bà, Gilberte, trong đáy lòng, những điều Jean d' Enneris hỏi bà không nói... những điều tôi đoán ra và tôi biết rõ vì tôi đã sống ở đây, trong tình thân của nhà này và bí mật của gia đình Mélamare dần dần hiện ra với tôi. Tất cả những điều ấy tôi có thể giải thích được nhưng bổn phận của bà phải nói ra vì chỉ có tiếng nói của bà mới thuyết phục được Arlette Mazolle và Régine Aubry.
Cùi tay tựa trên đầu gối, bàn tay ôm đầu, bà thì thầm:
- Để làm gì ?
- Để làm gì ư, Gilberte ? Tôi biết được qua nguồn tin chắc chắn, ngày mai người ta sẽ đối chất với anh bà. Tuy bằng chứng bấp bênh, ít khẳng định, nhưng có bằng chứng thực tế nào cho toà án ?
Bà rã rời cả người. Tất cả những lập luận ấy có vẻ vô nghĩa, chẳng có ích gì. Bà nói như thế và nhấn mạnh thêm:
- Không... không... Chẳng để làm gì... Chỉ có sự im lặng.
- Và cái chết - Anh ta nói.
Bà ngẩng đầu lên.
- Chết ư ?
Anh ta cúi xuống gần bà, nghiêm giọng lên tiếng:
- Gilberte, tôi đã liên lạc với anh bà. Tôi viết thư nói sẽ cứu cả hai người và ông ấy có trả lời.
- Anh tôi trả lời anh à, Antoine ? - Bà nói, đôi mắt ánh lên xúc động. - Mảnh giấy của ông ấy đây. Chỉ mấy chữ... Bà đọc đi.
Bà nhận ra chữ của ông anh, bèn đọc.
“Cám ơn. Tôi chờ đến tối thứ ba. Nếu không...”
Hoàn toàn suy sụp, bà lắp bắp:
- Thứ ba... Ngày mai rồi.
- Đúng, ngày mai. Nếu tối mai, sau cuộc đối chất, Andrien de Mélamare không được tự do, ông ấy sẽ chết trong phòng giam. Bà không nghĩ phải làm điều gì đó để cứu ông anh sao ?
https://thuviensach.vn
Bà run lên vì sốt, lại rũ người xuống, mặt biến sắc. Arlette và Régine nhìn bà vô cùng thông cảm. D' Enneris cảm thấy tim mình thắt Lại. Đã bao lần anh cố gợi cho bà rũ bỏ sự chịu đựng và bướng bỉnh ! Bây giờ bà đã bị đánh bại. Và trong nước mắt, nhỏ giọng đến khó nghe rõ, bà trình bày:
- Trong gia đình Mélamare không có bí mật gì... Cho rằng có một điều bí mật là muốn xoá đi lỗi lầm của những người thế hệ trước và anh tôi cùng tôi đã sai phạm. Thế mà chúng tôi chẳng sai phạm gì... Nếu hai chúng tôi vô tội, Jules và Alphonse de Mélamare cũng như chúng tôi... Bằng chứng tôi không có, không thể dẫn ra được. Mọi chứng cứ đều hành hạ chúng tôi, không một điều nào có lợi cho chúng tôi... Nhưng chúng tôi biết chúng tôi không lấy cắp... Điều đó tự người ta biết rõ đúng không ? Tôi biết Andrien hoặc tôi đều không đưa những phụ nữ trẻ ấy đến đây... và chúng tôi không lấy kim cương, không giấu chiếc áo... Chúng tôi biết điều ấy và chúng tôi cũng biết ông nội chúng tôi và cụ cố cũng thế. Cả gia đình tôi bao giờ cũng biết hai cụ vô tội. Đấy là một sự thật linh thiêng bố tôi chăng trối và ông cũng được chính những người bị kết tội cho biết. Sự trong sạch, vinh dự là nguyên tắc của gia đình Mélamare... Dù đi ngược xa vào lịch sử dòng tộc chúng tôi người ta cũng không tìm ra một yếu đuối nào. Vì sao họ lại hành động đột ngột như thế không có lý do ? Họ giàu có và được kính trọng. Và tại sao anh tôi và tôi phản lại quá khứ của chúng tôi không vì lý do gì... và phản lại quá khứ của ông cha chúng tôi ?
Bà ngừng lời. Bà nói với nỗi đau khổ ghê gớm và giọng rất thất vọng, ngay lập tức làm hai phụ nữ trẻ cảm động. Arlette tiến đến chỗ bà, mặt nhăn lại, nói:
- Và rồi sao, thưa bà... Rồi sao ?
- Thế rồi - Bà bá tước trả lời - chúng tôi là nạn nhân của điều gì đó tôi không biết... Nếu có một bí mật thì là điều ấy, điều chống lại chúng tôi. Trong các vở bi kịch thường mô tả những gia đình bị số phận đày đoạ trong nhiều thế hệ. Đã ba phần tư thế kỷ chúng tôi bị đánh không ngớt. Có lẽ lúc đầu Jules de Mélamare đã có thể và muốn tự bảo vệ tuy bị kết tội ghê gớm. Không may điên lên vì bực tức và nóng giận, ông đã chết vì sung huyết trong nhà giam. Hai mươi lăm năm sau, con ông cụ, Alphonse bị những lời kết tội khác nhưng cũng ghê gớm như thế, đã không chống cự được. Bị
https://thuviensach.vn
đánh dồn dập khắp nơi, cảm thấy bất lực và nhớ lại nỗi thống khổ dẳng dai của bố, ông tự sát.
Gilberte de Mélamare lại im lặng. Arlette run lên trước mặt bà, lại nói:
- Rồi sao, thưa bà ?... Xin bà tiếp tục đi.
Và bà bá tước lại nói:
- Rồi truyền thuyết nảy sinh về chúng tôi... truyền thuyết tai hoạ đè nặng trong ngôi nhà bi thảm này mà người bố và người con đã sống, ở đó hai người đều bị bằng chứng chẹn họng. Bà vợ goá đau khổ, thay vì đấu tranh cho danh dự của chồng, đã trốn tránh về nông thôn với bố mẹ, nuôi dưỡng người con trai là bố chúng tôi, dạy ông sự khủng khiếp ở Paris, bắt ông thề không mở lại ngôi nhà Mélamare, lấy vợ ở tỉnh cho ông... và như vậy cứu ông khỏi tai nạn đến lượt có lẽ sẽ đè bẹp ông.
- Ai đè bẹp ông ?... - Arlette nói - Bà nghĩ sao ?
- Vâng, vâng - Bà bá tước phấn khích kêu lên - ông có lẽ đã bị đè bẹp như những người khác, vì cái chết ở trong ngôi nhà này. Chính thần tai hoạ của gia đình Mélamare bao vây và khủng bố chúng tôi trong ngôi nhà này. Và chính vì chống lại điều đó sau khi bố mẹ chúng tôi mất mà anh tôi và tôi bị mắc vào quy luật thảm hại này. Ngay những ngày đầu khi bước vào cánh cửa ngôi nhà đường Urfé, từ tỉnh lẻ lên đây tràn đầy hy vọng, quên hết quá khứ, sung sướng được vào ngôi nhà tổ tiên, ngay những ngày đầu chúng tôi đã cảm thấy mối đe doạ ngấm ngầm của nguy hiểm. Nhất là anh tôi. Tôi đã lấy chồng, đã ly dị, có sướng và có khổ. Nhưng Andrien ngay lập tức trở nên u buồn. Anh ấy chắc chắn và đau khổ đến nỗi quyết định không lấy vợ. Chấm dứt dòng họ Mélamare mà anh có thể giải thoát cho số phận và chấm dứt hàng loạt tai ương. Anh sẽ là người cuối cùng trong gia đình Mélamare. Anh ấy sợ !
- Nhưng sợ điều gì ? - Arlette lạc giọng hỏi.
- Sợ những ai sẽ đến, những gì đã đến trong mười lăm năm. - Nhưng không có điều gì làm ông ấy thấy trước chứ ?
- Không, nhưng mưu mô xảy ra trong bóng tối. Kẻ thù lẩn quất xung quanh chúng tôi. Ngôi nhà của chúng tôi tiếp tục được đầu tư và hạn chế lại. Và sự tấn công bỗng xuất hiện đột ngột.
https://thuviensach.vn
- Sự tấn công nào ?
- Việc đã xảy ra cách đây mấy tuần. Nhìn bề ngoài là một sự cố tự nhiên nhưng là lời cảnh báo ghê gớm. Một buổi sáng, anh tôi nhận thấy mất một số đồ vật. Những vật không đáng giá gì, một mẩu dây kéo chuông, một đĩa đèn nến ! Nhưng người ta chọn lấy giữa những vật đẹp nhất, để ám chỉ đã đến giờ...
Bà ngừng một tí rồi nói nốt:
- Đã đến giờ... và sấm sét sẽ đổ xuống.
Những lời ấy nói ra với một nỗi sợ hãi có thể nói huyền bí. Đôi mắt bà đờ đẫn. Người ta cảm thấy trong thái độ của bà những lo âu, đau đớn của bà và ông anh trong lúc chờ đợi...
Bà còn nói nữa và những lời của bà thể hiện tâm trạng tuyệt vọng, suy sụp lúc "sấm sét” như bà nói, đổ xuống.
- Andrien cố gắng đấu tranh. Anh ấy cho đăng một thông báo tìm lại những vật đã mất. Làm thế, như anh nói, để làm giảm nhẹ số phận. Nếu có lại những vật bị lấy đi, nếu những vật ấy trở lại chỗ để linh thiêng từ một thế kỷ rưỡi nay thì những lực lượng bí ẩn hành hạ dòng giống Mélamare sẽ không chống lại chúng tôi nữa. Hy vọng vô ích. Người ta có thể làm gì được khi đã bị kết án từ trước rồi ? Một hôm cả hai cô vào đây, những người chúng tôi chưa bao giờ gặp, đã kết tội chúng tôi về những điều chúng tôi chẳng hiểu gì cả... và thế là hết. Chẳng cần phải tự bảo vệ nữa, đúng không ? Chúng tôi đột nhiên bị tước khí giới và bị xiềng xích. Lần thứ ba những người Mélamare bị đánh bại thậm chí không biết vì sao. Bóng tối phủ xuống chúng tôi cũng như Jules và Alphonse de Mélamare. Và cũng sẽ kết thúc như thế với chúng tôi... tự sát, cái chết... Câu chuyện của chúng tôi thế đấy. Khi đã như vậy thì chỉ đành cam chịu và cầu nguyện. Chống lại gần như là phạm tội bất kính vì đã có mệnh lệnh rồi. Nhưng đau khổ xiết bao ! Và chúng tôi chịu đựng gánh nặng ghê gớm từ một thế kỷ nay rồi !
Lần này Gilberte nói hết lời tâm sự lạ lùng và bà lại rơi ngay vào nỗi đờ đẫn mà bà đắm mình vào từ khi xảy ra bi kịch. Nhưng những gì trong câu chuyện thể hiện không bình thường có thể nói bệnh hoạn được giảm nhẹ do lòng kính trọng và sự thông cảm sâu sắc về tai hoạ của bà. Antoine
https://thuviensach.vn
Fagérault đã không hề một lời, đến hôn bàn tay bà một cách kính cẩn. Arlette khóc. Régine cứng rắn hơn, cũng có vẻ xúc động.
https://thuviensach.vn
VII
FAGÉRAULT- NGƯỜI CỨU NGUY
Phía sau tấm vải màn, Jean d' Enneris và Béchoux không cử động. Quá lắm là những ngón tay cứng rắn của d' Enneris hành hạ ông đội trưởng. Trong một lúc tạm lắng, anh nói vào tai ông bạn:
- Anh nghĩ sao về chuyện này ? Việc ấy rõ ra rồi chứ ?
Ông đội trưởng thì thầm:
- Việc ấy càng rõ ra thì mọi việc rối tung lên. Chúng ta biết rõ điều bí mật của gia đình Mélamare nhưng chẳng biết gì hơn về vụ bắt cóc hai người, về những viên kim cương.
- Đúng lắm. Van Houben không gặp may. Nhưng hãy kiên nhẫn. Anh chàng Fagérault đang múa may.
Thực vậy, Antoine Fagérault rời chỗ Gilberte ngoảnh lại hai người phụ nữ trẻ. Anh ta phải kết luận việc này đồng thời đưa ra kế hoạch của mình. Anh hỏi:
- Cô Arlette MazoIle, cô tin vào những điều bà Gilberte de Mélamare nói chứ, đúng không ?
- Vâng.
- Cô cũng thế à, thưa cô ? Anh ta hỏi Régine.
- Vâng.
- Và các cô sẵn sàng hành động theo niềm tin của mình ?
- Vâng.
Anh ta lại nói:
- Nếu vậy chúng ta phải làm thật khôn khéo và với ý đồ duy nhất là thành công, nghĩa là giải phóng được bá tước de Mélamare. Điều đó các cô có thể làm được.
- Bằng cách nào ? - Arlette lên tiếng.
- Rất đơn giản: Giảm nhẹ việc trình bày, kết tội ít cương quyết hơn xen lẫn sự nghi ngờ vào những lời khẳng định mơ hồ.
- Nhưng - Régine phản bác - tôi chắc chắn bị dẫn đến phòng khách này và không thể chối bỏ được.
https://thuviensach.vn
- Không. Nhưng cô có chắc bị ông và bà de Mélamare dẫn đến không ?
- Tôi nhận ra chiếc nhẫn của bà ấy.
- Làm sao cô có thể xác định điều đó được ? Về căn bản tòa án chỉ dựa vào những suy đoán và những việc thẩm cứu không hề nhấn mạnh việc kết tội ngay từ đầu. Chúng tôi biết quan toà đang phân vân. Chỉ cần cô nói có vẻ ngập ngừng: "Chiếc nhẫn ấy rất giống chiếc tôi đã thấy. Tuy vậy có lẽ những viên ngọc trai bố trí không theo cách đó." Thế là tình thế thay đổi tất cả.
- Nhưng - Arlette nói - muốn thế bà bá tước phải tham dự cuộc đối chất.
- Bà ấy sẽ có mặt - Antoine Fagérault bảo.
Gilberte sợ hãi đứng dậy.
- Tôi sẽ ở đây ?... Tôi cần phải có mặt ư ?
- Cần phải làm thế - Anh ta quyết đoán kêu lên - Không còn thoái thác hoặc trốn tránh nữa. Bà có bổn phận đối mặt với lời buộc tội, tự bảo vệ từng gang tấc, lay chuyển sự tê liệt vì sợ hãi, cam chịu vô lý và lôi kéo anh bà cũng phải đấu tranh. Đêm nay bà ngủ ở nhà, lấy lại chỗ của bà như thể Jean d’ Enneris không làm bà rời bỏ nó và khi tiến hành đối chất bà đến tham dự. Chiến thắng sẽ đạt được nhưng phải muốn chiến thắng.
- Nhưng người ta sẽ bắt giữ tôi... - Bà nói.
- Không !
Tiếng ấy buông ra rất mạnh và nét mặt Antoine Fagérault thể hiện lòng tin đến nỗi Gilberte de Mélamare cúi đầu ra vẻ phục tùng. - Chúng tôi sẽ giúp, thưa bà - Arlette nói - Nhưng ý muốn của chúng tôi có đủ không ? Vì chúng tôi lần lượt bị dẫn đến đây, chúng tôi nhận ra phòng khách này, và người ta tìm thấy chiếc áo bó thân trong tủ này; toà án có chấp nhận bà de Mélamare và ông anh không phải là thủ phạm hay ít nhất cũng đồng loã không ? Ở trong nhà này, không ra khỏi nhà trong những giờ ấy, họ phải trông thấy, chứng kiến hai cảnh ấy.
- Họ không thấy gì, không biết gì - Antoine Fagérault nói. Phải nhận rõ cách bố trí của ngôi nhà. Ở tầng ba bên trái và nhìn ra khu vườn là những căn phòng của bá tước và bà em; họ ăn tối, ở suốt đêm ở đấy... Bên phải,
https://thuviensach.vn
nhìn ra vườn là phòng những người đầy tớ... Phía dưới, ở giữa không có người, trong sân và gần đấy cũng không. Vậy là một nơi hoạt động tự do hoàn toàn. Đấy là chỗ xảy ra hai cảnh ấy, chúng đã dẫn hai cô đến đó và là chỗ cô đã bỏ trốn, Arlette.
Cô phản bác:
- Không thực như thế được.
- Không thực, đúng vậy, như là có thể. Điều làm khả năng ấy chấp nhận được là điều bí ẩn xảy ra lần thứ ba trong những điều kiện như nhau và rất có thể Jules de Mélamare, Alphonse de Mélamare và Andrien de Mélamare bị tổn hại vì ngôi nhà Mélamare đã bố trí theo cách ấy.
Arlette khẽ nhún vai:
- Thế theo giả thuyết của ông, ba lần âm mưu đó được lặp lại với những kẻ gian mới và mỗi lần chúng đều nhận thấy cách bố trí đó ? - Kẻ gian mới, đúng, nhưng những kẻ gian biết rõ công việc. Có điều bí mật của gia đình Mélamare, một bí mật về sợ hãi và suy sụp truyền qua nhiều đời. Đối mặt lại có một bí mật về thèm khát, cướp bóc, tấn công không gặp nguy hiểm gì kéo dài ở một dòng họ đối kháng. - Nhưng tại sao những tên ấy đến đây ? Chúng có thể trấn lột Régine Aubry trong xe ô-tô, không thiếu khôn ngoan đưa cô ấy vào nhà này để tước đi chiếc yếm đính kim cương.
- Thiếu khôn ngoan thì không nhưng là một cách phòng vệ, để những người khác bị kết tội mà chúng không bị trừng phạt.
- Nhưng tôi, tôi không bị trấn lột và người ta không trấn lột được tôi vì tôi chẳng có gì.
- Người đàn ông ấy theo đuổi cô có lẽ vì tình yêu.
- Vì điều ấy mà anh ta cũng đưa tôi tới đây ?
- Đúng, để làm những người khác bị nghi ngờ.
- Môt lý do như thế có đủ chăng ?
- Không, niềm hận thù, có thể là sự kình địch giữa hai dòng họ mà vì nhũng lý do không rõ, dòng họ này đã quen áp chế dòng họ kia. - Ông và bà de Mélamare sẽ biết điều đó.
- Không. Chính vì thế họ thấy mình hèn kém và điều đó gây nên sự thất bại của họ. Các đối thủ sống bên nhau trong một thế kỷ. Những người
https://thuviensach.vn
này không biết những người kia và những người kia biết, mưu mô và hành động. Hậu quả là gia đình Mélamare bị diệt, phải cho rằng có một loại ác thần hành hạ họ trong lúc chỉ có những người nối tiếp nhau theo phong tục, theo tập quán, âm mưu lợi dụng tình thế, thực hiện công việc ở đây và cố ý để lại những bằng chứng... như chiếc áo bạc. Như vậy anh em Mélamare bị kết tội. Và những nạn nhân như cô, Arlette Mazolle và như Régine Aubry nhận ra nơi họ bị đưa tới.
Arlette có vẻ không thoả mãn. Sự giải thích tuy đưa ra khôn khéo và giải đáp phù hợp với tình hình Gilberte trình bày nhưng có cái gì đó "khiên cưỡng", đụng đến những lập luận trái ngược nhau và không sáng tỏ bao điều cần thiết và người ta không thể chấp nhận dễ dàng. Dù sao đấy cũng là một sự giải thích và về nhiều mặt, cho cảm giác không xa sự thật lắm.
- Được - Cô nói - Nhưng ông hình dung...
Anh ta chữa lại:
- Tôi khẳng định.
- Ông khẳng định toà án chỉ có thể chấp nhận hoặc bác bỏ nếu người ta trình bày với họ. Ai sẽ nói ? Ai có đủ lòng tin và thành thực để buộc họ lắng nghe và sau đó tin được ?
- Tôi - Anh ta táo tợn nói - Chỉ có tôi có thể làm việc đó. Ngày mai tôi sẽ đến cùng với bà de Mélamare, nhân danh là bạn cũ. Tôi sẽ nói sau một chuyến đi nhiều năm, tôi trở về Paris trong lúc bà gặp cơn thử thách, tôi đã thề chứng minh bà và ông anh vô tội, đã phát hiện ra nơi ẩn náu của bà, thuyết phục bà về nhà.
Khi những quan toà đã lung lay về lời khai kém dứt khoát của cô và những ngờ vực của Régine Aubry, tôi sẽ trình bày tâm sự của Gilberte, để lộ bí mật của gia đình Mélamare và nêu ra những kết luận cần thiết. Kết quả sẽ chắc chắn. Nhưng như cô thấy, Arlette, bước đầu tiên là cô và Régine Aubry phải làm. Nếu các cô không thực sự quyết đoán, nếu chỉ thấy mâu thuẫn và thiếu sót trong sự giải thích của tôi, các cô hãy nhìn Gilberte de Mélamare và tự nhủ một người đàn bà như vậy có thể là một kẻ trộm cắp chăng.
Arlette không ngần ngại gì. Cô tuyên bố:
- Ngày mai tôi sẽ khai theo hướng ông chỉ cho tôi.
https://thuviensach.vn
- Tôi cũng thế - Régine nói.
- Nhưng thưa ông - Arlette nói thêm - tôi rất sợ kết quả không như ông mong muốn... không như chúng ta mong muốn.
Anh ta kết luận, dứt khoát:
- Tôi đảm bảo tất cả. Andrien de Mélamare có lẽ chiều mai chưa ra tù được. Nhưng sự việc xoay lại một cách mà pháp luật không dám bắt giữ bà de Mélamare và ông anh có khá nhiều hy vọng để giữ gìn mạng sống cho đến giờ được thả.
Gilberte lại đưa tay cho anh ta:
- Tôi cảm ơn ông, Antoine. Trước kia tôi đã hiểu lầm ông, xin đừng giận tôi.
- Tôi không bao giờ giận bà, Gilberte, và tôi rất sung sướng được phục vụ bà. Tôi làm điều đó là vì quá khứ. Tôi làm cũng vì lẽ công bằng và vì...
Anh ta hạ giọng, thái độ nghiêm trang:
- Có những việc làm người thực hiện vui thích hơn dưới con mắt một số người nào đấy. Hình như những việc làm ấy, tuy rất tự nhiên, có một bước đi tới chiến công và giúp ta tranh thủ sự tín nhiệm và tình thương yêu của những người thấy ta hành động.
Những lời dài dòng ấy nói lên rất đơn giản, không khiên cưỡng, nhằm vào Arlette. Nhưng vị trí những nhân vật trong phòng lúc đó không cho phép d' Enneris thấy dược gương mặt họ và anh tưởng lời tuyên bố ấy nói với Gilberte de Mélamare. Chỉ trong một giây anh nghi ngờ sự thật.
Antoine Fagérault không nói nhiều nữa. Gọi những người đầy tớ già, anh ta tỉ mỉ dặn về vai trò của họ trong ngày mai và những câu trả lời họ phải đưa ra. Sự nghi ngờ của d' Enncris lan biến.
Hai người lắng nghe một lúc nữa. Hình như câu chuyện đã kết thúc, Régine đề nghị để đưa Arlelte trở về.
- Chúng ta đi thôi - d' Enneris thì thầm - Những người ấy không nói gì với nhau nữa.
Anh bỏ d9i, bực tức vì Antoine Fagérault và Arlette. Ra ngoài, sự khó chịu ấy đổ lên đầu Van Houben đang nhô ra đòi kim cương, bị xô mạnh ngã văng ra.
https://thuviensach.vn
Béchoux cũng không may lắm khi muốn có một nhận xét: - Nhìn chung con người ấy không đáng ghét lắm.
- Đồ ngu ! - d' Enneris rít qua kẽ răng.
- Sao lại ngu ? Anh không nhận thấy ở anh ta một sự thành thật nào đó sao ? Giả thuyết của anh ta...
- Tôi ngu !
- Đúng, tôi biết. Có việc chúng ta gặp hắn ở quán Trianon, việc đưa mắt trao đổi với người hán hàng và người này bỏ trốn. Nhưng anh không nghĩ tất cả có thể phù hợp ?
D’ Enneris không tranh luận. Ra khỏi khu vườn anh bỏ hai người cùng đi chạy lại một chiếc taxi. Mười phút sau anh nằm dài trên trường kỷ nhà mình. Đấy là cách anh lấy lại tự chủ, sợ làm điều gì không đúng trong những giờ rất căng thẳng thần kinh. Anh cáu kỉnh tự nhủ:
- Hắn nắm tất cả mọi người và nếu không có sự cố ở quán Trianon có lẽ hắn cũng gộp mình vào đấy... Và rồi, câu chuyên của hắn, quá ngốc nghếch !... Toà án có thể nghe theo, nhưng mình thì không ! Mình không tin vào điều đó. Nhưng hắn muốn gì ? Tại sao hắn tận tuỵ với gia đình Mélamare ?... Và làm sao hắn cả gan lộ diện và xông lên trước như không có gì mạo hiểm ? Người ta điều tra về hắn, lục tìm cuộc đời hắn mà hắn vẫn bước tới ?..
D' Enneris cũng điên lên vì Antoine Fagérault khôn khéo tiếp cận Arlette, có một ảnh hưởng khó hiểu đối với cô, cản trở anh, tỏ ra rất mạnh đến nỗi cô gái hành động vượt khuôn khổ của mình, thậm chí ngược lại với anh. Đấy là một điều d' Enneris đau khổ vì nhục nhã.
Chiều hôm sau, Béchoux đến, tỏ ra rất xúc động.
- Việc xong rồi.
- Thế nào ?
- Mọi việc diễn ra như trình tư đã định. Đối chất. Thẩm vấn. Với thái độ ngập ngừng và phủ nhận, Arlette và Régine làm ông dự thẩm bối rối. Lúc ấy bá tước và bà em vào; chương trình vẫn tiếp tục.
- Với Fagérault là đạo diễn.
- Đúng, đạo diễn không bắt bẻ được, thật hùng hồn ! Thật khéo léo ! - Bỏ qua đi. Tôi biết rõ người ấy, một tay khoác lác loại một.
https://thuviensach.vn
- Tôi đoan chắc với anh...
- Kết luận: Một người được miễn tố ? Bá tước sẽ được thả ? - Ngày mai hoặc ngày kia.
- Tai hoạ bất ngờ cho anh, Béchoux khốn khổ đã có trách nhiệm bắt giữ. Nhân tiện, Arlette thế nào ? Vẫn chịu ảnh hưởng của Fagérault chứ ? - Tôi nghe cô ấy báo với bà bá tước sẽ đi nghỉ ít lâu tại nhà một người bạn ở nông thôn.
- Tốt lắm - Jean nói khi nghe tin dễ chịu ấy - Tạm biệt, Béchoux. Cố gắng cung cấp cho tôi thông tin về Antoine Fagérault và bà Trianon. Bây giờ để cho tôi ngủ.
Giấc ngủ của d' Enneris là suốt một tuần lễ hút thuốc lá, chỉ bị gián đoạn vì Van Houben đòi những viên kim cương và Régine ngồi gần ông này cấm ông quấy rối những suy tư của anh, vì Béchoux điện thoại đọc cho anh tấm thẻ này:
"Fagérault - Hai mươi chín tuổi theo như hộ chiếu. Sinh tại Buenos Aires, bố mẹ người Pháp, đã chết. Đến Paris đã ba tháng ở khách sạn Mondial đường Chateaudun. Không nghề nghiệp. Một số quan hệ với giới mua bán xe ô-tô. Không có thông tin gì về đời tư và quá khứ."
D' Enneris không ra khỏi nhà một tuần nữa. Anh suy nghĩ. Thỉnh thoảng anh nhanh nhẹn xoa tay hoặc bước đi vẻ lo lắng. Cuối cùng một hôm có cú điện thoại gọi tới.
Béchoux gọi anh với giọng ngắc ngứ:
- Anh đến ngay, đừng để mất thì giờ. Gặp nhau ở quán cà phê Rochambeau, phía trên đường La Fayette. Khẩn.
Cuộc chiến bắt đầu và d’ Enneris vui vẻ đến đấy, có những ý tưởng rõ hơn và tình hình có vẻ bớt rối rắm.
Vào quán cà phê Rochambeau, anh ngồi gần Béchoux đang ở phía trong, tựa vào cửa kính trông chừng đường phố.
Béchoux khi đạt được kết quả, tỏ ra quan trọng và dài dòng hoa mỹ, mở đầu:
- Song song với những tìm tòi của tôi...
- Đừng nhiều lời to tát anh bạn. Đi vào sự việc.
https://thuviensach.vn
- Vậy, quán hàng của Trianon vẫn đóng cửa. Hợp đồng thuê nhà của quán ấy đứng tên một cô gái là Laurence Martin.
- Laurence Martin là người bán hàng ấy ?
- Không. Tôi đã gặp công chứng viên. Laurence Martin không quá năm mươi tuổi.
- Vậy bà ta cho thuê lại hoặc giao cho một người thay mặt. - Đúng thế, bà ta giao cho người bán hàng... theo tôi, là chị của Laurence Martin...
- Bà này ở chỗ nào ?
- Không biết được. Hợp đồng thuê nhà đã mười hai năm và địa chỉ ghi trên đó không đúng.
- Bà ta trả tiền bằng cách nào ?
- Qua trung gian là một ông già đi khập khiễng. Tôi đang bế tắc thì sáng nay có những trường hợp giúp tôi.
- May cho anh đấy. Thế nào ?...
- Sáng nay ở sở tôi được biết có một bà nào đó vận động ông Lecourceux, cố vấn hội đồng, thay đổi kết luận trong một báo cáo ông sắp tường trình. Ông Lecourceux vừa có một vụ bê bối, muốn lấy lại thanh danh, đã báo cáo với cảnh sát. Chốc nữa bà ta sẽ đưa tiền cho ông ấy trong văn phòng của ông, nơi hàng ngày mở cửa cho các cử tri. Hai nhân viên đã ẩn mình trong phòng bên cạnh để bắt quả tang việc hối lộ.
- Người đàn bà có nói tên mình ?
- Không, nhưng tình cờ, xưa kia ông Lecourceux có quan hệ với bà ta mà bà không nhớ.
- Và đấy là Laurence Martin ?
- Đúng Laurence Martin.
D' Enneris phấn khởi.
- Tốt quá. Sợi dây đồng loã nối Fagérault với Trianon, bây giờ đi đến Laurence Martin. Những gì vạch trần sự lừa lọc của Fagérault làm tôi vui thích. Còn văn phòng cố vấn hội đồng ở đâu ?
- Ở nhà đối diện, trên gác lửng. Chỉ có hai cửa sổ. Phía sau là một phòng đợi như tiền sảnh của văn phòng.
- Đấy là tất cả những gì anh nói với tôi ?
https://thuviensach.vn
- Không. Nhưng thời gian gấp. Đã hai giờ kém năm.
- Cứ nói đi. Không liên quan đến Arlette chứ ?
- Có đấy. Hôm qua tôi thấy Arlette của anh - Béchoux nói giọng giễu cợt.
- Sao ? Anh bảo tôi cô ấy đã rời Paris kia mà !
- Cô ấy không rời Paris.
- Anh đã gặp cô ấy ? Chắc chắn chứ ?
Béchoux không trả lời. Ông đột ngột chồm dậy, dán mắt vào cửa kính.
- Chú ý ! Bà Martin...
Phía bên kia đường một người đàn bà xuống taxi, trả tiền cho người lái. Người cao lớn, ăn bận thô kệch, khuôn mặt có vẻ cứng rắn và tàn tạ. Khoảng năm mươi tuổi. Bà biến vào hành lang cửa mở rộng. - Rõ ràng là bà ta rồi - Béchoux nói, định bước ra.
D' Enneris nắm lấy cổ tay ông.
- Tại sao anh đùa cợt tôi về Arlette ? Tôi không thả anh ra trước khi anh trả lời tôi.
- Anh điên à ? Tôi có đùa cợt đâu ! Thế này: Arlette chờ một người nào đó trên con đường gần nhà mình.
- Người nào ?
- Fagérault.
- Anh nói dối !
- Tôi nhìn thấy. Họ đi cùng với nhau.
Béchoux vùng ra được, đi qua đường. Nhưng ông không vào trong nhà. Ông ngập ngừng, nói:
- Không. Chúng ta ở lại đây. Trường hợp Martin tránh được cái bẫy trên kia, phải đi theo bà ta. Ý kiến anh thế nào ?
- Tôi chẳng cần - d' Enneris mỗi lúc càng phấn khích, nhấn mạnh - Vấn đề là Arlette. Anh có lên chỗ mẹ cô ấy ?
- Arlette không đi khỏi Paris. Hàng ngày cô đi và chỉ về để ăn tối. - Nói dối ! Anh nói thế để làm rối tôi... Tôi biết rõ Arlette... Cô không thể...
https://thuviensach.vn
Bảy, tám phút trôi qua. D' Enneris nín lặng, bước trên hè phố, dẫm mạnh chân và xen lẫn những người đi dạo.
Béchoux trông chừng, nhìn cửa ra vào. Bỗng ông trông thấy người đàn bà bước tới. Bà ta quan sát họ rồi đi về một hướng khác, bước thật nhanh và bối rối rõ rệt.
Béchoux bước theo chân bà. Nhưng khi đến trước cầu thang tàu điện ngầm, bà xuống ngay bên dưới trong lúc một đoàn tàu vào ga. Béchoux bị bỏ lại. Ông bỏ cuộc.
- Chẳng được việc gì - Ông trở lại chỗ d' Enneris nói.
- Mẹ kiếp ! - Anh cười gằn, khá hài lòng về hẫng hụt của Béchoux - Anh làm ngược lại điều cần làm.
- Điều cần làm như thế nào ?
- Ngay từ đầu vào chỗ ông Lecoureux, bắt giữ bà Martin. Anh chịu trách nhiệm về việc xảy ra trên ấy.
- Xảy ra việc gì vậy ?
- Chúng ta lên xem. Nhưng đúng ! Anh có một cách hành động lạ thật !
Béchoux leo lên gác lửng của cố vấn hội đồng, thấy ồn ào lộn xộn. Hai nhân viên trông chừng gọi và vung vẫy như những người điên. Bà gác cửa chạy lên vừa kêu. Những người thuê nhà cùng đến.
Giữa văn phòng, nằm dài trên một chiếc trường kỷ, ông Lecoureux đang hấp hối, trán thủng và mặt đầy máu. Ông chết mà không nói được gì. Hai nhân viên cảnh sát kể lại với Béchoux. Họ nghe bà có tên Martin lặp lại lời đề nghị có liên quan đến một báo cáo và đếm tiền, họ sắp vào văn phòng thì ông Lecourceux quá vội vàng, kêu lên. Đoán chừng nguy hiểm, người đàn bà chốt ngay cửa lại vì họ đụng phải cánh cửa đóng. Họ bèn muốn chặn đường ra nên đi qua tiền sảnh. Chiếc cửa thứ hai cũng không đẩy vào được tuy bên ngoài không khoá. Họ cố sức đẩy. Lúc ấy một tiếng súng vang lên.
- Tuy thế người đàn bà tên Martin đã ở bên ngoài - Béchoux phản bác.
- Vì thế không phải bà ta giết - Một nhân viên nói.
- Vậy thì ai ?
https://thuviensach.vn
- Có lẽ là một ông già tồi tàn chúng tôi đã thấy ngồi trên ghế dài ở tiền sảnh. Ông ta xin gặp và ông Lecoureux chỉ có thể tiếp ông ta sau khi tiếp người đàn bà.
- Chắc chắn là một đồng bọn rồi - Béchoux nói - Nhưng ông ta làm thế nào đóng cửa thứ hai được ?
- Bằng một cục sắt có mấu luồn dưới cánh cửa. Không thể đẩy ra được.
- Ông ta ra sao rồi ? Có ai gặp không ?
- Có, tôi - Bà gác cửa nói - Nghe tiếng nổ tôi nhảy trong phòng ra. Một ông già đang đi xuống, bình tĩnh nói với tôi: "Người ta đang đánh nhau trên ấy. Bà lên đi." Chắc là ông ta đã bắn. Nhưng làm sao nghi ngờ ông ta được ? Một người yếu đuối... đứng không vững... và đi khập khiễng.
- Đi khập khiễng ? - Béchoux kêu lên - Bà chắc chứ ?
- Chắc chắn, nhất định thế. Khập khiễng nặng nữa.
Béchoux ca cẩm:
- Kẻ đồng loã với Laurence Martin. Thấy bà ta gặp nguy hiểm, hắn thủ tiêu ông Lecourceux.
D' Enneris lắng nghe vừa liếc mắt quan sát những tập hồ sơ chất đống trên bàn. Anh hỏi:
- Anh có viết báo cáo gì mà Laurence Martin muốn có ?
- Không. Ông Lecourceux chưa nói rõ. Nhưng là một báo cáo cố vấn hội đồng được giao điều chỉnh một hướng nào đó.
D' Enneris đọc các đề mục: Báo cáo về những lò mổ... Báo cáo về các khu công cộng trong vùng... Báo cáo về việc kéo dài con đường Vieiile - du - Marais... Báo cáo...
- Anh nghĩ về gì vậy ? - Béchoux hỏi - Một vụ tồi tệ, đúng không ? - Vụ nào ?
- Án mạng này...
- Tôi đã bảo tôi bất cần toàn bộ câu chuyện của anh ! Anh muốn tôi làm gì về tay đã quen việc đút lót bị giết và việc anh hành động không ra gì ?
- Tuy thế - Béchoux nhận xét - nếu Laurence Martin là thủ phạm, Fagérault mà anh cho là đồng loã của bà ta...
https://thuviensach.vn
D’ Enneris cắn chặt môi và thái độ giận dữ:
- Fagérault cũng là một tên sát nhân... Một tên kẻ cướp. Có ngày hắn sẽ rơi vào móng vuốt của tôi, cũng đúng như tên thật của tôi... Anh ngừng hẳn lại, đội mũ và đi ngay.
Một chiếc ô-tô đưa anh đến đường Verdrel, trước nhà Arlette. Đã ba giờ kém mười phút.
- A ! Chào ông d’ Enneris - Bà Mazolle kêu lên - Đã lâu không gặp ông ! Arlette sẽ rất phiền lòng.
- Cô ấy không ở nhà ?
- Không. Ngày nào nó cũng đi dạo vào giờ này. Cũng lạ là ông không gặp nó.
https://thuviensach.vn
VIII
GIA ĐÌNH MARTIN, NHŨNG KẺ GÂY HOẢ HOẠN Arlette và bà mẹ rất giống nhau. Tuy đã tàn tạ về tuổi tác và lo âu, khuôn mặt bà Mazolle cho người ta nghĩ trước đây nghĩ bà đẹp hơn cô con gái. Để nuôi dạy ba đứa con và quên đi nỗi buồn vì hạnh kiểm của hai cô chị, bà đã làm việc cật lực, và còn tiếp tục thêu ren để kiếm thêm tiền. D' Enneris bước vào căn nhà nhỏ sáng sủa và rất sạch, nói: - Bà nghĩ cô ấy sắp về chưa ?
- Tôi chẳng rõ lắm.Từ khi gặp chuyện không may Arietle không kể cho tôi biết nó làm gì. Nó luôn sợ tôi phiền lòng và tiếng đồn xung quanh làm nó buồn. Tuy vậy nó có bảo đi thăm một cô bạn người mẫu bị ốm, sáng nay gửi thư tới. Ông biết Arlette rất tốt và tận tình chăm sóc các bạn !
- Cô gái ấy ở có xa đây không ?
- Tôi không biết địa chỉ. Nhưng chắc nó vứt bức thư nhận được cùng giấy lộn vào trong giỏ rác mà tôi chưa đốt... Ông xem, có lẽ cái này. Đúng, Céicle Helluin... ở Levallois Perret, 14, đại lộ Courey. Arlette sẽ đến đấy lúc bốn giờ.
- Chắc cô ấy đi cùng ông Fagérault ?
- Arlette không thích đi ra ngoài với một người đàn ông
Vả lại ông Fagérault thường đến đây.
- A ! Ông ta thường đến đây ? - D' Enneris hỏi, giọng khó chịu. - Hầu như các buổi tối. Họ nói chuyên về những việc Arlette rất quan tâm... Quỹ hồi môn. Ông Fagérault tặng nó những khoản vốn lớn. Thế là họ tính toán... xây dựng kế hoạch.
- Ông Fagérault giàu có à ?
- Rất giàu.
Bà Mazolie nói thật tự nhiên. Rõ ràng con gái bà không muốn bà lo lắng, không cho biết vụ Mélamare. Anh nói lại:
- Giàu và dễ mến.
- Rất dễ mến - Bà Mazolle khẳng định - Ông ấy rất chú ý đến chúng tôi.
- Một việc hôn nhân... - Jean nói, cố mỉm cười.
https://thuviensach.vn
- Ồ! Thưa ông d’ Enneri, ông đừng chế nhạo. Arlette không mong thế...
- Ai biết đâu !
- Không, không. Trước hết không phải bao giờ nó cũng dễ thương đối với ông ấy. Sau những sự kiện gì đó xảy ra, bé Arlette của tôi đã thay đổi nhiều. Nó trở nên nóng nảy, hơi ngông cuồng. Ông biết chưa nó đã bực mình với Régine Aubry ?
- Có thể thế ư ? - D’ Enneris kêu lên.
- Vâng, và không lý do gì hoặc với những lý do nó không nói với tôi. Chi tiết ấy làm d' Enneri ngạc nhiên. Có điều gì vậy ?
Họ còn trao đổi vài câu. Nhưng d' Enneris vội vã hành động và còn sớm để gặp Arlette ở chỗ hẹn, anh bảo xe đến chỗ Régine Aubry; đúng lúc cô này định ra khỏi nhà. Cô trả lời ngay:
- Tôi có bực mình về Arlette không ư ? Theo tôi thì không. Nhưng có lẽ cô ấy có đấy.
- Thế có việc gì vậy ?
- Một buổi tối chúng tôi gặp nhau. Có cả Antoine Fagéraull, bạn của gia đình Mélamare. Chúng tôi nói chuyện dông dài. Hai, ha lần Arlette tỏ ra không dễ chịu đối với tôi. Tôi bèn ra về, không hiểu gì.
- Không có việc gì khác ?
- Không. Có điều d' Enneris, nếu anh chú ý đến Arlette như vậy, hãy dè chừng Fagérauit. Ông ta có vẻ vồn vã lắm và Arlette cũng không hề thờ ơ. Chào Jean.
Đại lộ Courey vừa mới xây dựng xong ở Levaliois - Perret bên ngoài khu thợ, trên những khoảng đất trống gần sông Seine có nhiều xí nghiệp nhỏ và công trình đặc biệt. Giữa hai dãy tường dài có một lối đi hẹp, bùn lầy, phía cuối có số nhà 14 ghi bằng hắc ín trên một thanh chắn.
Trước cửa nhà viết chữ: "Gõ cửa”. D' Enneris không gõ, nghĩ cứ chờ ở ngoài hợp lý hơn. Ngoài ra, một cảm giác khó xác định giữ anh lại. Chỗ này rất lạ lùng và một cô gái đau yếu khó có thể ở trên một trong những phòng sát mái phía trên một nhà xe hẻo lánh. Anh có ngay linh tính một cạm bẫy đối với Arlette và hình dung nhóm tội phạm xung quanh vụ này tăng cường những đợt tấn công gấp gáp. Ngay đầu buổi chiều là việc dự
https://thuviensach.vn