🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nghìn Xưa Văn Hiến - Tập 1
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Mục Lục
Phần 1 Mở đầu câu chuyện Trước cửa ngõ lịch sử Tháng năm và đất nước
Đẻ đất đẻ nước
Quả bầu tiên(1)
Pú Lương quân
Từ truyền thuyết đến lịch sử
Những người nguyên thuỷ ở núi Đọ
… Trong hang động Hoà Bình
… Ở rừng núi Bắc Sơn
Phần 2 Văn Lang - Âu Lạc thời dựng nước
Mẹ Âu và bố Lạc
Vua Hùng dựng nước
Xã hội Văn Lang
Chín Chúa tranh Vua
Đắp thành Cổ Loa
Đánh rã năm mươi vạn quân Tần
Lý Ông Trọng
Ông Nồi
Ông Nỏ hay tướng quân Cao Lỗ
Người con gái nhẹ dạ
Phần 3 Một ngàn năm tranh đấu giành quyền độc lập Phất cờ nương tử
Lê Chân Một gương liệt nữ
Thánh Thiên Nữ tướng tiên phong
Nữ tướng Thiều Hoa
Đối đáp giỏi
Câu chuyện trống đồng và cột đồng
Triệu Thị Trinh
https://thuviensach.vn
Lý Nam đế khai sáng nước Vạn Xuân
Lão tướng Phạm Tu
Triệu Việt Vương
Vua Đen
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng
Câu chuyện thần dân tộc và tên phù thuỷ địch Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng
Nữ thanh niên thế ki 10
Phần 4 Buổi đầu độc lập
Loạn mười hai sứ quân
Cờ lau dẹp loạn
Lê Hoàn cầm quân đánh thắng giặc Tống xâm lược Tiếp sứ Tống
Người lái đò hay chữ
https://thuviensach.vn
Bìa và minh họa: Vũ Xuân Đông
Trình bày bìa: Phạm Quốc Cường
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Phần 1
Mở đầu câu chuyện
Trước cửa ngõ lịch sử
Tháng năm và đất nước
R
a đời trong trời đất, sống giữa muôn vật, con người phải tìm hiểu đất trời, muôn vật. Không tìm hiểu thì không sống nổi. Hiểu được loài vật và cây cỏ, con người mới biết chống lại thú
dữ, săn mồi lấy thịt, tránh hái quả độc, tìm trẩy trái lành. Hiểu núi sông, đất đá, con người mới biết trèo núi, lội sông, đi tìm miếng ăn, biết ghè đẽo đá làm đồ dùng và vũ khí thô sơ, để đào được củ nhiều hơn, săn được thú nhiều hơn. Như vậy, từ buổi đầu, con người đã học tập. Học cho biết để làm. Giải thích để cải tạo. Vừa làm vừa học.
https://thuviensach.vn
Làm đến đâu, học đến đấy. Học tập bằng mắt nhìn: quan sát. Học tập bằng tay làm: lao động.
Khi trời đất được chiếu sáng thì con người mới nhìn thấy muôn vật, mới có thể đi lại kiếm miếng ăn. Khi ánh sáng tắt, không kiếm ăn được, con người nghỉ ngơi, ngủ một giấc lấy lại sức, chờ lúc trời đất lại sáng. Như vậy, ngay từ đầu, con người đã phân biệt ngày sáng và đêm tối. Ngày đêm cứ thay phiên nhau; ngày là lúc con người làm việc, đêm là lúc người nghỉ ngơi. Ban ngày nhìn lên trời, con người loá mắt vì ánh sáng mặt trời. Ban đêm, mặt trời không còn nữa, nhưng nhiều đêm trên bầu trời lại hiện ra mặt trăng và các vì sao. Trong trí óc của họ, con người thuở ấy đã gắn mặt trời với ngày, trăng sao với đêm.
Mặt trời không đứng một chỗ. Nó hiện ra, từ từ vượt qua bầu trời, rồi biến mất. Trời vừa hửng, con người đã tỉnh giấc. Đất đã rạng, nhưng còn mát mẻ. Mặt trời càng vượt qua bầu trời, trời đất càng sáng tỏ, nhưng càng nóng lên. Kịp đến khi mặt trời ở đỉnh đầu thì nóng nhất. Mặt trời vẫn tiếp tục chuyển chỗ, càng chuyển trời đất càng bớt nóng, cho đến khi mặt trời vượt hết bầu trời để rồi mất tích sau rặng non xanh. Căn cứ vào vị trí từng lúc của mặt trời, con người phân biệt các buổi: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Từng hoạt động của con người… có lúc thật ngắn ngủi: nói một câu bắn một mũi tên, lấy một tổ ong, chặt một cành cây… Để ghi nhớ những hoạt động ngắn ngủi ấy, con người quy mỗi việc đã làm vào một buổi, một lúc nào đó: Cô gái ra suối lấy nước khi mặt trời vừa mọc, ông lão ăn vào buổi trưa, chàng trai bắn chết con sóc này đúng vào lúc mặt trời chỉ còn cách mặt đất khoảng hai con sào…
Mặt trời không ngừng chuyển động. Nhưng, dù vào buổi nào, nheo mắt nhìn lên trời, con người vẫn thấy mặt trời giữ nguyên hình tròn. Mặt trăng không thế. Có đêm trăng chỉ nửa vành, đã vậy lại rất mỏng, như viền móng tay con người. Thế rồi, cứ qua từng đêm,
https://thuviensach.vn
từng đêm một, trăng lớn lên, dày ra, to dần, cho đến khi trở thành một mặt tròn vành vạnh, toả ánh dịu mát, sáng tỏ gần như ngày. Rồi, mỗi đêm mặt trăng mỗi khuyết đi, lẹm dần, lẹm dần cho đến khi chỉ còn là một vành mỏng như viền móng tay. Tiếp theo là đêm không trăng: mặt trăng biến đâu mất, trời đất tối như bưng. Cứ thế “ông trăng khuyết”, “ông trăng lại tròn”. Mỗi kì từ lần khuyết này đến lần khuyết kia, là một tuần trăng là 29 đêm - ngày, là một tháng. Hoạt động của con người có lúc dài hơi, diễn ra qua nhiều đêm - ngày.
Trong trường hợp đó, phải căn cứ vào tuần trăng: bầu đoàn chúng tôi từ chân núi ra đi vào buổi trăng non, cứ ngày đi đêm nghỉ, hôm nay đến bờ biển thì trăng vừa tròn…
Nhưng, ngay từ buổi đầu, hoạt động của con người không chỉ trôi theo ngày đêm và tuần trăng. Có việc diễn ra qua rất nhiều tuần trăng, ví như cuộc đời của một con người, từ thuở mới sinh ra, lớn lên, già đi, rồi chết. Chưa có khoa học để tính lịch như ngày nay, con người thuở ấy chỉ biết dõi theo những biến đổi đều kì của muôn vật quanh mình. Có lúc đất trời ấm áp, cây cỏ tốt tươi, hoa nở đầy rừng.
https://thuviensach.vn
Nhưng rồi trời đất nóng dần, hoa không còn, nhưng cây đậu quả, thỉnh thoảng có mưa dông, sông nước tràn bờ. Nắng dịu đi, cho đến khi trời đất mát hẳn, bầu trời một màu xam xám. Cứ thế, trời
đất mát dần, mát dần, rồi chuyển sang lạnh ngắt, mưa phùn rả rích. Chỉ bằng quan sát cảnh vật, con người dần dần hiểu được các mùa, cứ qua bốn mùa trôi qua thì hơn 12 tuần trăng cũng trôi qua theo. Như thế, con người đã phát hiện ra năm, mỗi năm gồm bốn mùa, hay 12 tuần trăng, hơn 12 tháng. (Sau này, để tính cho tròn, có năm 12 tháng, có năm nhuận, thêm một tháng nữa là 13). Từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, con người trải qua nhiều năm, nhiều lần 12, 13 tuần trăng, cứ mỗi năm tính là một tuổi.
Buổi, ngày đêm, tuần trăng, hay tháng, mùa, năm. Buổi ngắn hơn ngày, ngày ngắn hơn tuần trăng, tuần trăng ngắn hơn mùa, mùa ngắn hơn năm. Cứ thế, ngày lại ngày, năm lại năm, nhiều năm nối tiếp nhau, con người càng đông lên, tinh khôn hơn, hiểu biết
https://thuviensach.vn
thêm muôn vật quanh mình, làm ra nhiều đồ dùng và công cụ mới để càng no ấm hơn. Trong trí óc, con người gắn mỗi hoạt động của mình vào một buổi, một ngày, một tháng, một mùa, một năm nào đấy. Ngày - đêm - năm - tháng trôi qua, như nước dòng sông chảy xuôi không trở lại. Ngày nay, ta gọi những ngày - đêm - năm - tháng liên tiếp như thế ấy là dòng thời gian. Con người gắn những hoạt động của mình vào dòng thời gian, khác nào người đi đò ghi vào trí nhớ những bến bờ, làng mạc, chợ búa nối tiếp nhau bên dòng sông. Ngày nối ngày, năm tiếp năm… dòng thời gian có bao giờ chấm dứt! Nhưng, chưa có lịch thì làm sao phân biệt năm này với năm kia? Ngay gần đây, người Mơ Nông ở Tây Nguyên còn ghi nhớ từng năm theo vị trí phát nương. Mỗi năm, dân làng lại đến một khu rừng hoang để phát nương mới: họ bảo rằng đến “ăn” khu rừng ấy. Các sự việc xảy ra trong năm, họ đều gắn với khu rừng mới khai phá: chú bé này sinh vào thời chúng tôi “ăn” khu rừng này, hai anh chị kia lấy nhau hồi chúng tôi “ăn” khu rừng nọ.
Như vậy, người Mơ Nông không chỉ gắn từng hoạt động của họ vào dòng thời gian, mà còn gắn với một nơi, một chỗ nhất định trên mặt đất. Không riêng người Mơ Nông, mà tổ tiên của chúng ta thuở xa lắc xa lơ cũng không thể làm khác được. Vì mỗi hoạt động của họ đều diễn ra trong một khu rừng, hay bên một con sông, dưới chân một dãy núi, trên một vùng đất nào đó…Vì mỗi cộng đồng người đều sinh hoạt trong một khoảng trời đất nhất định, với những quả núi, dòng sông, cánh rừng cụ thể, với một phong cảnh quen thuộc: đó là không gian của cộng đồng người. Con người gắn bó với không gian của họ, không phải chỉ vì quen mắt, mà vì khoảng trời đất ấy, những cánh rừng và núi sông ấy nuôi sống họ: ở đây, họ thuộc lòng từng đường đi lối lại, thuộc tính nết của thú mồi, thuộc từng chòm cây sẵn chim, thuộc từng khúc sông lắm cá... Cuộc sống đi săn, đánh cá, đào củ nhiều khi buộc cộng đồng người rời chỗ ở cũ ra đi, tìm nơi ở mới. Nhưng lòng gắn bó với mảnh đất đã từng nuôi sống họ qua
https://thuviensach.vn
nhiều đời không vì vậy mà phai nhạt. Dù nhiều khi không mong gì quay lại, lòng họ vẫn hướng về mảnh đất quê hương: hướng về bằng những câu chuyện thường là huyền hoặc mà họ đặt ra để ca tụng nơi chôn rau cắt rốn của cộng đồng người.
Con người, không ngừng tiến lên, mỗi ngày mỗi hiểu thêm muôn vật, mỗi biết rõ thêm cỏ cây và cầm thú. Sau một thời gian dài, hàng chục vạn năm, từ đào củ, hái rau, và săn thú, cộng đồng người dần dần chuyển sang trồng trọt và chăn nuôi. Cách kiếm ăn mới càng đòi hỏi hiểu biết kĩ muôn vật, để sắp xếp thời gian làm việc: vãi hạt thóc ra để mong giờ đây có gạo ăn, không phải cứ rỗi lúc nào vãi lúc ấy, mà phải theo thời tiết từng lúc. Nghề nông buộc con người phải trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa trông gió, trông ngày trông đêm, quan sát trời đất thực tỉ mỉ, để định ra lịch làm ăn từ đầu đến cuối năm. Hiện nay, những người làm khoa học đang có hi vọng phát hiện ra cách tính lịch thời xưa của các tập thể đã từng sinh sống trên đất nước ta. Nghề nông còn đòi hỏi phải chống lụt hằng năm, phải dẫn nước kịp thời vào các mảnh đất trồng trọt. Từng nhóm nhỏ không đủ người đủ sức để đắp đê, đào mương. Các tập thể, vốn sống lẻ tẻ, phải họp thành những tập thể lớn hơn, đông hơn. Nghề nông không chỉ nuôi con người no đủ hơn trước, mà còn tạo ra lương thực thừa, của cải thừa. Và điều đó không thể không gợi lòng tham của các thủ lĩnh những người được tập thể giao cho nhiệm vụ trông nom công việc chung. Trong tập thể, họ dựa vào uy tín sẵn có mà tự cho mình được hưởng nhiều quyền, nhiều lợi, thậm chí còn bắt kẻ khác làm cho mình hưởng. Họ lôi kéo mọi người đi đánh nhau với các tập thể khác để cướp lương thực và của cải. Cứ mỗi lần đánh thắng tập thể khác, bắt tập thể thua trận phải phục tùng mình, là mỗi lần khu vực của tập thể thắng trận được mở rộng: không gian của họ to rộng mãi lên, theo đà của những cuộc đánh nhau giữa các tập thể. Và theo đà của các cuộc trao đổi kinh tế và văn hoá.
https://thuviensach.vn
Xung đột không phải hiếm, nhưng các tập thể ấy vốn ở cạnh nhau trong một khu vực lớn, nói những thứ tiếng không xa nhau mấy, chung nhau một lối sống, thường xuyên đi lại với nhau, cùng nhau trao đổi lương thực thừa, nhiều lần chung nhau đắp một con đê dài, đào một mạng lưới mương máng phức tạp… Vì vậy, mỗi khi có những người lạ mặt từ xa kéo đến, định chiếm vùng đất mỡ mầu của họ, là họ quên ngay các hiềm khích nhỏ, liên kết nhau lại thành một lực lượng lớn để đương đầu với kẻ thù chung. Chẳng thế mà từ thời rất xưa tổ tiên chúng ta đã truyền miệng câu chuyện Thánh Gióng đánh giặc Ân. Cứ vậy, qua bao đời không còn ai nhớ nữa, nhiều tập thể láng giềng đã được đúc lại thành một tập thể thống nhất, lớn hơn trước nhiều, mạnh hơn trước nhiều, dưới quyền của một thủ lĩnh tối cao. Nước đã ra đời, trên có vua Hùng, dưới có dân Lạc. Đến đây, không gian của họ mở ra rất rộng, bao gồm tất cả những không gian nhỏ của các tập thể nhỏ trước kia. Không một người dân nào đi hết được vùng đất của nước họ, nhưng họ hiểu rằng họ phải bảo vệ vùng đất ấy, không để cho người ngoài phạm vào khoảng trời đất ấy, nếu họ muốn được cùng vợ con, làng xóm yên lành làm ăn. Bên cạnh tình họ hàng, tình láng giềng, còn có tình đất nước nữa: tình cảm của con người lớn rộng theo không gian của con người.
Đất nước rộng dần, dân nước đông dần, vua không thể đến từng xóm, gặp từng nhà. Muốn thu thóc, muốn lấy người đắp đê và đào mương, muốn tuyển quân đi đánh giặc, vừa phải dựa vào các thủ lĩnh của từng vùng, từng nơi. Vua và các thủ lĩnh họp thành nhà nước đầu tiên. Nắm nhà nước trong tay, vua lấy một phần của cải của dân, bắt dân phục dịch mình. Nhưng, nắm nhà nước vua mới tổ chức được những công việc có ích chung, mới lấy được người được của để bảo vệ đất nước. Vua và các thủ lĩnh, cùng những người giúp việc họ, không tự mình cày cấy, không ra tay chăn nuôi. Họ làm một thứ công việc mới lạ và phức tạp: quản dân, tổ chức dân. Nhà nước phải ghi nhớ nhiều việc, ghi nhớ để rút kinh nghiệm, để truyền cho dân biết
https://thuviensach.vn
mà làm, ghi số thóc thu được và chi ra, ghi số làng mạc phải quản… Chẳng những thế, còn phải ghi những thành tích to lớn của dân nước, dù là đắp đê hay khai phá đồng lầy, và nhất là ghi lại những lần đánh đuổi kẻ thù, ghi để làm nức lòng dân, để con cháu đời đời không quên giữ gìn đất nước. Thoạt tiên, ghi bằng trí nhớ và truyền đầu cửa miệng. Qua nhiều miệng, nhiều đời, sự việc vốn có thực lại đèo thêm nhiều chi tiết huyền hoặc; đó vẫn là truyền thuyết. Khi đã có chữ thì ghi thành sách. Với chữ viết, sự việc được ghi lại, tuy lắm
khi cũng bị vua và các thủ lĩnh bóp méo, nhưng vẫn gần với sự thực ban đầu hơn: lịch sử viết ra đời. Khoa học ngày nay chưa tìm ra được chữ viết của tổ tiên ta thời xa xôi ấy. Chỉ biết rằng, khi đã tiếp xúc với văn minh Trung Quốc, ông cha chúng ta đã học và dùng chữ viết của nước láng giềng ấy. Rồi về sau, dân ta mới dựa vào chữ Hán mà làm ra chữ Nôm. Nhưng, dù ghi bằng trí nhớ hay bằng chữ viết, mỗi việc ghi lại đều được quy vào một thời, một buổi, trên dòng thời gian. Nghề nông ngày càng phức tạp, công việc của nhà nước cũng vậy, phải có lịch đúng hơn trước, tỉ mỉ hơn trước. Cùng với chữ viết, cha ông ta cũng đã học và dùng lịch của Trung Quốc, mà chúng ta quen gọi là Âm lịch. (Đến nay, dân ta vẫn ăn Tết vào ngày mở đầu năm Âm lịch). Trừ ngày Tết ra, trong mọi công việc khác, làm ăn, học hành, hội họp, đánh giặc… nước ta đã quen dùng Dương lịch. Dương lịch là lối tính năm tháng của người châu Âu, truyền qua nước ta chưa lâu lắm. Dương lịch đúng hơn, tiện dùng hơn so với Âm lịch. Dương lịch chia một năm ra 12 tháng: từ nay, tháng không khớp với tuần trăng nữa. Mỗi tháng là 31, 30, hoặc 28 ngày đêm, tổng cộng cả năm là 365 ngày đêm (năm nhuận thì có 366 ngày đêm). Thực ra, Âm lịch của Trung Quốc cũng đã chia năm thành 12 tháng, nhưng tháng âm lịch chỉ có 30 hoặc 29 ngày - đêm, tổng cộng cả năm chỉ 360 ngày - đêm, không khớp với vòng quay của quả đất quanh mặt trời (vì vậy, cứ vài năm phải thêm một tháng nhuận). Nhưng, tuổi tác của một nước thường là hàng nghìn năm. Để tiện tính, phải cắt dòng thời gian
https://thuviensach.vn
thành những khoảng khá dài; vẫn theo dương lịch, cứ 100 năm là một thế kỉ, cứ 1.000 năm là một thiên niên kỉ.
Để phân biệt năm này với năm kia, người ta lại gán cho mỗi năm một con số thứ tự, nói một cách khác là phải đếm từng năm một, từ năm thứ nhất cho đến vô cùng. Nhưng, ai mà biết được năm nào là năm thứ nhất! Thời gian là một dòng không dứt, không biết bắt nguồn từ đâu và trôi đến đâu. Đành phải chọn bất cứ một năm nào đó, thống nhất với nhau lấy năm ấy làm chuẩn, xem đấy là năm đầu tiên. Căn cứ vào truyền thuyết của dân tộc Do Thái, dương lịch đã chọn một năm cách đây 1.974 năm làm chuẩn, làm năm thứ nhất, năm 1, năm mở đầu cho Công lịch kỉ nguyên, gọi tắt là công nguyên. Hiện nay, chúng ta đang sống trong năm 2002 của công nguyên, tức là ở đầu thiên niên kỉ thứ 3 của công nguyên. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng, trước năm 1, trước công nguyên, chưa có loài người, chưa có lịch sử. Khoa học cho biết rằng con người đã có mặt trên quả đất này từ hàng triệu năm trước công nguyên rồi. Trên đất nước ta cũng đã có người ở từ hàng chục vạn năm trước công nguyên. Trong trường hợp đó, muốn tính thời gian theo dương lịch, ta phải đếm ngược trở về trước: năm 1 trước công nguyên, năm 2, năm 3, năm 50 trước công nguyên… thế kỉ 1 trước công nguyên, thế kỉ 2, thế kỉ 3, thế kỉ 50 trước công nguyên…, thiên niên kỉ 1, 2, 3 trước công nguyên…
Từ khi dựng nước cho đến nay, dân ta đã trải qua mấy nghìn năm lịch sử. Biết bao lao động cần cù, biết bao vui buồn, biết bao lần đất nước bị người ngoài chiếm đóng, nhưng cũng biết bao lần người Việt Nam đã nổi dậy đánh quân xâm lược… Không một cuốn sách nào có thể ghi chép từng việc to nhỏ của từng con người, từng làng xóm, từng năm tháng nối tiếp nhau. Mà cũng không cần phải làm như thế. Vì lịch sử của một nước, một dân tộc không chỉ là những sự việc sắp xếp lại theo thứ tự xảy ra trong thời gian. Tìm biết lịch sử là tìm biết con đường tiến lên của nước mình, của dân
https://thuviensach.vn
mình. Biết để cảm ơn ông cha đã để lại đất nước cho chúng ta, biết để càng ra sức giữ lấy nước, để làm việc cho đất nước ngày càng giàu đẹp. Lịch sử trải ra trên dòng thời gian. Thời gian được cắt đều thành từng tháng, từng năm, từng thế kỉ. Nhưng, trên dòng thời gian ấy, lịch sử không diễn ra đều đặn, bình thường, triền miên như vậy. Dựng nước một thời gian, dân ta bị bọn vua quan phong kiến phương Bắc đến thống trị hơn một nghìn năm. Về sau, cách đây chưa phải lâu lắm, thực dân Pháp lại chiếm nước ta trong tám mươi năm liền. Một nghìn năm và tám mươi năm ấy là những khoảng thời gian kéo rất dài, nếu tính theo năm tháng. Nhưng đó cũng là những khoảng thời gian mà đất nước ta và nhân dân ta bị kìm hãm lại, một năm không bằng một ngày, một thế kỉ không bằng một năm của thời nay. Tháng 8 năm 1945, dân ta vùng dậy làm cách mạng, dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ, chỉ trong mươi ngày rũ sạch bóng tối của những năm tháng dài dằng dặc trước kia. Từ đó, đất nước ta tiến một ngày bằng một năm, một năm bằng hàng chục năm thời trước. Tìm biết lịch sử, chính là tìm biết những bước tiến lên, khi nhanh khi chậm trong thời gian, của đất nước ta, của dân tộc ta, nhân dân ta: thời dựng nước, thời bị nước ngoài đô hộ, thời độc lập, thời Pháp thuộc, thời Cách mạng…Tìm biết lịch sử, cũng là tìm biết ông cha ta đã gian khổ suy nghĩ, hi sinh như thế nào để gạt hết mọi kìm hãm trên bước đường tiến lên của đất nước. Tìm biết để kế tục xứng đáng ông cha ta, năng động, sáng tạo, dũng cảm, vượt mọi khó khăn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước tiến nhanh hơn trên dòng năm tháng.
https://thuviensach.vn
Đẻ đất đẻ nước
T
huở ấy, vũ trụ chưa thành hình, trời đất còn liền một khối. Chưa có núi sông, sắt đá, cây cỏ, thú vật, chim muông. Chưa có con người. Thế rồi, sấm động, mưa trút xuống ào ào, gió
giật từng hồi. Mưa chín ngày đêm liền, hạt bằng quả vả, hạt bằng quả sung. Nước tuôn xuôi thành xoáy, thành xoáy… làm trời tách khỏi đất, đất tách khỏi nước. Mưa xói vào đất, tạc nên núi nên sông, nên hang nên bãi, tạo ra quặng đồng quặng sắt trong lòng đất. Mặt trời chiều xuống, sinh ra cây leo, sinh ra các loài vật nhỏ. Một người già, bà Nhần, sắp xếp thời gian lại: từ đó mới có năm có tháng, có ngày sáng và đêm tối.
Vũ trụ đã nhóm lên. Nhưng đất trời chưa vững chãi, vì còn phải có dây bầu để buộc đất buộc nước. Một con chim từ trên cao thả xuống một quả si. Sấm nổ, gió cuốn, làm nổi lên một khoảng đất cứng chỉ bằng miệng bát. Từ đất cứng, cây si mọc lên. Si lớn rất
https://thuviensach.vn
nhanh, ngày một ngày hai đã trở thành cây cao, thân xoè ra bốn mươi cành. Cành cây quay tròn, càng quay càng mở rộng thêm vùng đất cứng, phân đất thành xóm, thành mường.
Cành càng quay, cây càng cao, chẳng bao lâu tán đã che kín cả một phương trời, bóng râm toả xuống một phần đất. Ngồi dưới gốc si, thiếu ánh nắng, mụ Lắp Nhắp Lẻ Nhẻ bực mình. Vốn xấu tính, mụ kêu đất gọi trời, ước sao cho cây đổ. Trời bèn mưa, nước thối và sâu xuống. Nước thối ngấm vào thân cây, sâu khoét ruỗng lõi cây. Một trận gió nổi lên. Lá cây rụng tơi tả, thành chim. Gốc si trốc rễ, thành cá. Cây si đổ. Từ lòng cây bay ra đôi chim to: Chim Ân Cái Ứa.
Chưa có nơi ăn chốn ở, đôi chim khóc lóc thảm thiết. Bà Rậm Bà Rủ, một người già tốt bụng, mách chúng lên cành đa mà ở. Lâu ngày, chim mái có mang. Bà dạy cho cách làm tổ. Chim mái đẻ ra nhiều trứng. Trứng rơi xuống đất, bị rùa ăn sạch. Nghe lời bà, đôi chim mổ vào sườn núi đá, khoét nên hang Hao làm nơi ở mới. Chim mái lại đẻ ra nhiều trứng, trứng đủ hình đủ dạng, có quả dài, có quả tròn, quả có vằn, quả màu đỏ… Cuối cùng, chim mái lại sinh ra trứng vuông góc, Bà Rậm Bà Rủ còn dạy cho Chim Ân Cái Ứa ấp trứng. Trứng nở, quả bầu dục thành con giải, quả dài thành con rắn, quả vằn thành con rết, quả đen thành con quạ, quả đỏ thành con hươu, con nai…, chỉ còn trứng vuông mãi không chịu nở. Đúng chín tháng mười ngày, quả trứng nứt ra sau một tiếng nổ. Từ đống vỏ lần lượt đứng lên ba con người, thoạt tiên là ông Cài, tiếp đến là ông Cần, sau nữa là nàng Kịt. Sau ba anh em còn có bao nhiêu người khác. Đám đông nhốn nháo kéo ra khỏi hang, người nói tiếng Mường, kẻ nói tiếng Kinh, tiếng Thái…
Loài người đã ra đời. Nhưng họ sống còn hỗn tạp, lúc nhúc dưới gốc cây to trên cỏ rậm, suốt ngày chỉ những tranh nhau miếng ăn. Cần phải có người đứng lên cầm quyền, thu xếp cho ổn cuộc sống, cho yên mường xóm. Họ bèn đến hang Hao, mời ông Cài ra trị
https://thuviensach.vn
vì thiên hạ. Thấy ông ngần ngại, họ hứa sẽ lấy dây rừng tết thành khố, thành áo cho ông mặc, đào củ rừng để ông ăn. Ông nhận lời. Nhưng, vừa bước ra khỏi hang, ông đã bị Ma Khi Ma Cớt đánh chết. Mọi người quay lại hang Hao mời ông Cần, hứa sẽ có lúa, có kê làm thức ăn, có chài đánh cá, có áo lụa cho ông mặc, có cỏ Bách cỏ Tràn để đánh Ma Khi Ma Cớt. Nhờ hai loại cỏ thiêng, ông ra khỏi hang mà không bị ma làm hại.
Ông Cần đã ra quản dân. Nhưng, buổi đầu, cuộc sống còn khó khăn, con người vẫn nấp dưới bóng cây to trên gò rậm, vẫn phải ăn con cá tanh, con ốc hôi. Ông Cần bèn nhờ bác Ruồi Trâu lên trời xin lửa của ông Cậm Cọt. Biết ý Cậm Cọt không muốn trao lại bí mật làm ra lửa, Ruồi Trâu phải dùng mưu: bác vui lòng chịu giam mình dưới chín tầng sọt, trong khi Cậm Cọt chặt hai thanh dang cọ vào nhau, bật thành lửa. Trao lửa cho Ruồi Trâu, Cậm Cọt còn cố ý xếp một gói nước lên trên gói lửa. Trên đường về, gặp lối đi mấp mô, Ruồi Trâu vấp ngã. Nước đổ ra, lửa tắt ngấm. Nhưng qua chín tầng sọt, Ruồi Trâu đã nhìn thấy cách làm lửa của Cậm Cọt. Từ đó, con người có lửa, không còn phải ăn cá tanh, ăn ốc hôi. Ông Cần cùng mọi người thử phát nương trên đồi, ngoài bãi để trồng trọt, học nuôi tằm, ươm tơ, tập đặt bẫy trên nương để bắt con nhím, con cầy.
Một hôm, nhân đi thăm bẫy, ông bắt được bác Rùa Rậm Rùa Rộc. Bị trói chặt, Rùa van lạy xin tha, hứa sẽ dạy cách làm đụn xây nhà. Được cởi trói, Rùa Rậm Rùa Rộc lập cập đứng dậy: bốn chân rùa là bốn cột chính, mai rùa là mái nhà, xương sống là đòn nóc, xương sườn là rui, mồm và đít là hai cửa ra vào ở đầu chái. Nhưng bác Rùa trí trá vẫn cố giữ bí mật:
https://thuviensach.vn
theo lời bác, phải chặt lau làm cột, lấy lách làm đòn tay, hái cỏ may làm lạt buộc. Nhà được dựng lên, nhưng ông Cần vừa cùng nàng Kịt đặt chân lên sàn, nhà đã sụp đổ. Tức giận, ông mở cuộc săn, bắt được bác Rùa lần nữa. Lần này thì con vật phải nhả hết bí mật: phải chặt cây to làm cột, làm xà, chẻ dang, chẻ nứa làm lạt buộc.
Ông Cần đã có nhà ở, có lửa nấu ăn, có áo lụa mặc, đã biết phát nương trồng lúa, biết đặt bẫy bắt mồi. Nàng Kịt - vợ ông Cần sinh cả thảy chín trai, chín gái. Các con chia nhau đi chiếm đất nhiều nơi. Riêng con trai út, Dịt Dàng, thì về chiếm đất miền xuôi, làm vua ở Kẻ Chợ.
Gọi là vua, nhưng Dịt Dàng chưa đi ủng đi hài, chưa ở trong cung điện thênh thang, chưa có nhiều kho của. Vua lo lắng, đêm nhìn lên trời, thấy bóng cây to chiếu từ rất xa về Kẻ Chợ. Trong giấc ngủ,
https://thuviensach.vn
vua lại được người nhà trời mách rằng có cây Chu Đồng Chu Sắt mọc ở Mường Ai Mường Ống, trên đồi Lai Ly Lai Láng. Người nhà trời còn khuyên vua cho hạ cây về xây cung điện, kho tàng. Sáng hôm sau, ra bến sông gội đầu, vua lại gặp chim bói cá cắp lá Chu bằng đồng, hoa Chu bằng thiếc.
Về nhà, vua ra lệnh thui trâu làm thịt, đánh trống mời dân khắp lũng làng trên làng dưới. Tiệc xong, vua đem giấc mộng đêm qua kể lại, hỏi ai là người có thể đi tìm Chu Đồng, đi viếng Chu Sắt. Có người tâu vua rằng ông Đèn ông Đẹc là tay bắn giỏi, thông thuộc núi rừng, có thể vì vua gánh vác việc tìm Chu. Được vua hỏi đến, người thiện xạ sẵn sàng ra đi, chỉ e một nỗi vợ con ở nhà không ai nuôi nấng. Dịt Dàng an ủi ông Đèn ông Đẹc, hứa sẽ cấp ruộng cấp nương, sẽ nuôi vợ dưỡng con cho người đi xa. Sửa soạn ra đi, ông đóng nỏ thực đẹp, vót tên thực cứng, thử đi thử lại kì cho bắn vỡ quả giâu gia, bắn trúng cánh chuồn chuồn. Rồi vai vác nỏ, tay đánh chiêng con, ông Đèn ông Đẹc lên đường.
Từ Kẻ Chợ, ông hướng về miền cao mà đi, qua nhiều xóm nhiều mường, đến đâu hỏi thăm đường đấy. Ông đi đã lâu ngày, mãi đến một đêm tối trời, bất thần gặp bác Đười Ươi, con người
rừng có sức khoẻ phi thường. Cuộc gặp gỡ mở đầu bằng một trận vật lộn khủng khiếp. Nhưng cả hai vốn là những con người sống với núi rừng, nên họ giảng hoà với nhau dễ dàng, góp cơm cùng ăn, cùng nhau
trò chuyện. Được bác Đười Ươi chỉ đường, ông Đèn ông Đẹc theo vết muông thú đến tận đồi Lai Ly Lai Láng, ở trên đất Mường Ai Mường Ống. Lần đầu tiên đối mặt với Chu Đồng Chu Sắt, người đi săn khủng khiếp. Cây gì mà cao vòi vọi, một màu đỏ choé, lại loé chớp xanh chớp vàng, gốc to hơn ngôi nhà vua ở, thân cuộn bao nhiêu là mây, là song. Cây gì mà một cơn gió thoảng cũng làm cành lá động lên như sấm, cây gì mà biết cười, biết nói. Chu lên tiếng vừa hứa hẹn vừa doạ dẫm: nếu người thiện xạ dẫn đường cho vua Dịt Dàng đến đây thì sẽ bị cây thần giết chết, nhược bằng giữ được bí
https://thuviensach.vn
mật thì cây thần sẽ cho hoa thau quả thiếc về làm của nuôi vợ nuôi con.
Nhận lời với Chu Đồng Chu Sắt, ông Đèn ông Đẹc mang hoa thau quả thiếc ra về. Đến Kẻ Chợ, ông giấu bặt chuyện tìm ra cây thần, chờ đến nửa đêm, không còn người lạ trong nhà, mới dám đem hoa đem quả của cây thần ra khoe với vợ con. Mụ Lắp Nhắp Lẻ Nhẻ ở cạnh nhà người đi săn. Nửa đêm, con mụ khóc, mụ dậy xi con đái, bất đồ nghe tiếng ông Đèn ông Đẹc đang thì thào to nhỏ. Hôm sau, mụ vội đi báo với nhà vua. Dịt Dàng giận dữ, định bắt ông Đèn ông Đẹc trị tội. Nhưng rồi, nghe lời tay chân vua ra lệnh thui trâu làm cỗ, mời khắp xóm trên mường dưới đến ăn. Trong bữa tiệc, nhà vua hết sức chiều chuộng kẻ đi xa về để lấy lòng, rồi khôn khéo dùng người nói khích, khiến, cuối cùng, người thiện xạ đem hoa thau quả thiếc ra khoe. Được thấy tận mắt hoa quả của cây thần, Dịt Dàng mừng rỡ, hạ lệnh rèn rìu, rèn dao, sắm sửa lương thực, rồi nổi trống cho dân khắp xóm khắp mường kéo đến. Đoàn người ngựa trẩy đông như kiến, hướng về Mường Ai Mường Ống, có ông Đèn ông Đẹc dẫn đường.
Quân của vua Dịt Dàng hạ trại ngay bên đồi Lai Ly Lai Láng, nơi có cây Chu Đồng Chu Sắt. Nghỉ một đêm, tờ mờ hôm sau, vua chọn những tay rìu khoẻ nhất, bắt đầu hạ Chu. Chặt suốt một ngày, tối đến, thân Chu đã thắt nhỏ lại. Nhưng qua sáng hôm sau, chỗ chặt đã liền như cũ. Biết cây có phép lạ, vua sai ông mo sắm lễ cúng thần đất, thần nước, thần núi. Nhưng vô ích. Bỗng Chu Đồng Chu Sắt cất tiếng bảo Dịt Dàng: muốn hạ được Chu, người chặt phải là kẻ đã dẫn đường chỉ lối cho vua. Dịt Dàng gọi ông Đèn ông Đẹc đến chặt Chu, lại giao cho ông một con ngựa hay để kịp thoát thân khi cây đổ. Ông chém một nhát, Chu rung rinh. Ông chém nhát thứ hai, Chu nghiêng ngả. Vừa chém nhát thứ ba, ông vội nhảy lên ngựa phi nhanh, phi nhanh… Nhưng một lá Chu vươn theo chân ngựa, lôi người thiện
https://thuviensach.vn
xạ lại, để cho thân cây kịp đè lên ông khi Chu vừa đổ xuống. Ông chết.
Chôn ông xong, mọi người tuân lệnh nhà vua vác rìu phạt bớt cành lá rườm rà, để kéo Chu ra khỏi rừng. Nhưng rìu chặt không đứt. Ông mo bói cũng vô hiệu. Có người già giàu kinh nghiệm tâu vua: phải tán xương ông Đèn ông Đẹc ra thành bột, rắc lên lưỡi rìu, thì rìu chặt mới đứt. Dịt Dàng ra lệnh đào mả, lấy xương người thiện xạ làm đúng như lời tâu, và rìu sắc đã phạt nổi cành Chu. Đến khi bắt tay vào kéo Chu, Chu không rời một tấc. Một lần nữa, lại phải lấy xương ông Đèn ông Đẹc làm đòn kê, rắc bột xương của ông ra lối đi, Chu mới chịu dời chỗ. Dọc đường về Kẻ Chợ, qua một bến sông, Chu lại chìm xuống tận đáy, sắp hoá thành con cá con rồng. Vua Dịt Dàng phải cầu xin bác Rái Cá lặn hộ xuống buộc dây vào mũi Chu, mới lôi được Chu lên. Và cuối cùng, quân của nhà vua đã được cây Chu Đồng Chu Sắt về đến Kẻ Chợ, để cho Dịt Dàng xây dựng lâu đài cung điện.
Xây dựng xong, nhà vua cho mổ trâu mổ bò, trước làm lễ cúng, sau để khao dân.
https://thuviensach.vn
Quả bầu tiên(1)
M
on Ong, tức ông Trời, làm ra trời đất. Bấy giờ trời đất gần nhau, lên xuống dễ dàng. Đất bằng phẳng, chưa có núi, chưa có sông, chưa có suối. Ông Trời sai hai con trai - anh là
Ai Húi, em là Ai Hễnh - xuống mặt đất tạo nên cây cỏ và loài vật. Họ làm ra cây chuối chỉ có một lá, họ làm ra cây tre rỗng không có đốt. Bấy giờ cá ở trên cành lá, con chuột con sóc thì ở dưới nước. Con dơi có lửa, nhưng không có cánh. Trời đất gần nhau, nên cây cối thấp lè tè.
Xong việc, hai anh em về trời, bảo bố làm ra con người. Ông Trời tạo nên con người có cánh, biết bay. Ông thả người xuống đất. Bấy giờ con người chưa có lửa, phải sưởi nắng. Thấy dơi có lửa mà không
https://thuviensach.vn
có cánh, người đổi cánh cho dơi, lấy lửa. Từ đó, dơi có cánh, người có lửa. Bấy giờ, cũng chưa có nước, ai khát phải chặt cây Pơ Lang Gio, một loại dây leo to, thân đứt rỉ ra nước, uống được. Nhưng không đủ nước để tắm rửa. Bấy giờ, rắn già thì chết hẳn, người già cũng chết, nhưng lại trở về. Sống mãi, mà không tắm rửa, con người hôi hám. Đã thế, giã gạo cũng khó: trời đất gần nhau, người giã phải ngồi. Khổ quá, con người van xin ông Trời.
Một hôm, bà cụ Choong Giô Chươi Lụa vừa ngồi giã gạo, vừa trách ông Trời. Sẵn chày giã trong tay, bà chọc thẳng lên trời, Trời rút lên cao. Bà cụ vội chống chày lên, không cho Trời tụt xuống. Hiện nay, chày chống trời có vết tích ở vùng Gium Bai (xã Nậm Ban, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu): đó là tảng Gi Rang Pơ Ling, tức đá chống trời, cao trên năm mét. Nhưng con người vẫn hôi hám, vì vẫn thiếu nước. Một bà chết. Người chồng đưa bà cầm một đoạn gỗ. Bà ra đi, nhưng, khi gỗ đã mục, bà lại trở về. Không chịu được mùi hôi, chồng bà hỏi Ai Hễnh: “Sao người chết không đi thẳng, trở về nhà làm gì, hôi lắm”. Ai Hễnh bảo: “Người chết ra đi, nhớ đưa họ cầm tay một hòn đá. Hòn đá không mục, người chết không trở lại. Người chết ra đi, nhớ dặn họ câu này: “Hòn đá không mục, người chết người đi, rắn chết rắn về”. Từ đó, người chết không trở lại, còn rắn cứ lột da sống mãi. Vì thế, ngày nay, khi chôn người chết, người Mãng cắm hai hòn đá, một ở chân mộ, một ở đầu mộ.
Trời vẫn không mưa. Không đủ nước, con người kêu xin ông Trời. Ai Húi, Ai Hễnh bèn bảo bố làm mưa. Ban đầu, ông Trời cầm que vẩy nước xuống trần gian được mưa. Về sau, ông dùng quả bầu múc nước giội xuống ba lần. Trần gian lụt to: nước ba lần đổ xuống, trận lụt kéo dài ba năm. Con người làm mảng làm bè. Nhưng, bị chuột sóc cắn, bè mảng chìm nghỉm. Người và loài vật chạy lên đỉnh núi Bôn Thu Lõn (nay vẫn còn trên đất Gium Bai). Không có gì ăn, người ăn người, thú ăn thú, cuối cùng người và thú ăn lẫn nhau. Chúng ăn cả đất, khiến cho đỉnh Bôn Thu Lõn ngày nay lõm xuống
https://thuviensach.vn
như yên ngựa. Nước vẫn dâng. Người, loài vật, cây cỏ đều chết tiệt. Chỉ còn trơ lại hai anh em, một trai một gái: họ thoát chết vì bè của họ ghép bằng cây Pơ Lang Tang, một thứ gỗ cứng. Đến đây, Ai Hễnh dùng sức đánh vào một nơi gọi là Gium Ó Lùng, biến nơi đó thành một hang sâu vô tận. Nước tuôn vào hang, chiếc bè của hai anh em hạ dần theo mực nước. Trước kia, mặt đất bằng phẳng, không núi, không sông, không suối. Nước rút, xối vào đất, làm ra núi, ra sông, ra suối. Sau ba năm lụt, mặt đất vẫn còn lầy lội trong ba tháng liền.
Cả loài người, nay chỉ còn hai anh em. Họ không thể lấy nhau. Mà không lấy vợ lấy chồng thì loài người sẽ không còn. Người anh bàn bạc với em gái. Họ quyết định ra đi, mỗi người một ngả, để tìm vợ tìm chồng. Trước khi lên đường, sẵn ống có nắp, người anh trao nắp cho em, bản thân anh giữ lấy ống. Họ đi mãi, đi mãi… Một hôm, họ gặp người. Người con trai đưa ống ra thử, thì vừa khớp với nắp của người con gái: bấy giờ, anh em mới nhận ra nhau. Họ lại ra đi, ra đi nhiều lần, nhưng lần nào rồi cuối cùng anh cũng gặp lại em. Thất vọng, họ ngồi buồn. Bỗng có con quạ bay ngang. Quạ hỏi vì sao mà buồn. Người anh kể lại đầu đuôi câu chuyện. Quạ cho biết rằng trên mặt đất chỉ còn hai anh em nữa thôi, và khuyên họ lấy nhau để cứu vãn lấy loài người. Nghe lời quạ, có hôm người anh ướm lòng em gái. Nhưng em gái khăng khăng không chịu. Nhân đang đốt cỏ sưởi, người anh tuyệt vọng lao vào ngọn lửa bốc cao. Thấy anh lao vào lửa, em cũng lao theo. Trên mặt đất, không còn bóng con người.
https://thuviensach.vn
Nhìn xuống đất không thấy người. Ông Trời bèn thả người mới xuống. Ông Trời bỏ người mới vào quả bầu, dùng xiên sắt nóng dùi một lỗ. Quả bầu xuống đến mặt đất bị con tê tê ăn sạch: ông Trời bỏ bao nhiêu người xuống, tê tê ăn bấy nhiêu. Nhìn xuống mặt đất, ông Trời vẫn không thấy người, chỉ thấy tê tê. Biết rằng tê tê đã ăn hết người, ông Trời bèn đồ một quả bí đỏ lên, rồi thả quả bí đang nóng bỏng xuống. Quen thói, tê tê ngoạm vào, rụng hết răng. Từ đó, tê tê không có răng, không ăn được người nữa. Ông Trời lại thả người xuống mặt đất. Cũng như lần trước, người mới được bỏ vào một quả bầu có dùi lỗ. Cẩn thận hơn lần trước, ông Trời thả quả bầu xuống theo lòng cây tre Loong Meng, cây tre rỗng không có đốt. Loài người lần lượt chui qua lỗ dùi mà ra khỏi quả bầu. Người Hà Nhì chui ra trước tiên, dính đầy nhọ bám ở lỗ dùi nên đen da. Sau đó là người Khơ Mú và người Mãng ít đen hơn. Đến lượt người Mèo, người Dao, người Thái. Cuối cùng là người Kinh, da trắng nhất. Trần gian có người rồi, ông Trời mới xếp cho mỗi dân tộc cư trú
https://thuviensach.vn
một nơi. Người Kinh ra sau, thiếu chỗ, bị ông Trời vứt ngoài bờ sông: từ đó, người Kinh ở ngoài bờ sông, ở đồng bằng.
Ông Trời lại sai hai con đào sông. Ai Húi đào nên sông Đà. Ai Hễnh đào nên sông Nậm Na. Trên địa hình đã biến đổi, người Mãng được chia vùng đất Gium Bai, kẹp giữa hai con sông trên.
https://thuviensach.vn
Pú Lương quân
N
gày xửa ngày xưa, thuở trời đất mới khai sinh, cây cỏ mọc lên, muông thú sinh ra, rồi loài người cũng xuất hiện. Dáng người vừa lớn vừa cao; thân như cây lai(2), tay như cành tràm, mỗi
bước chân dài nửa dặm. Vùng Cao Bằng nước ta bấy giờ mới có hai người: một gái là Sao Cải (chị Lớn), một trai là Bảo Luông (anh To). Sao Cải và Bảo Luông đều chưa có quần áo mặc, chưa có nhà cửa ở. Ban ngày họ đi lang thang khắp nơi, xuống suối, lên đồi… bắt con cá, con cua, mò con tôm, con ốc, đào rễ củ, hái quả chín… săn con chim, con hoẵng… mà ăn. Họ ăn sống nuốt tươi cả lông tơ lẫn máu. Tối đâu thì ngủ đấy, khi thì ngủ gốc cây, khi thì ngủ kẽ đá. Rét thì lấy lá cây, da thú che thân.
Một hôm, Sao Cải và Báo Luông gặp nhau. Hai người kết nghĩa vợ chồng. Chẳng mấy chốc mười hai mùa xuân đã qua. Sao Cải đã sinh được hai mươi con, vừa trai vừa gái. Bầy trẻ cũng lang thang
https://thuviensach.vn
theo bố mẹ đi kiếm thức ăn, gặp đâu ngủ đấy. Một hôm, Báo Luông chỉ bắt được hai con sơn dương, thịt không đủ ăn, đêm, trời lại mưa to, đàn con rét cóng. Thương con, vợ chồng Báo Luông, Sao Cải bàn nhau kiếm chỗ cao ráo kín đáo trên núi Khau Luông(3) đưa con về ở, rồi vợ chồng, ngày ngày đi kiếm thức ăn, mang về nuôi con. Lại mười năm nữa trôi qua, Sao Cải đẻ thêm được ba chục con nữa, là năm chục chẵn, vừa trai vừa gái. Một hôm trời đang nắng gắt bỗng tối sầm ở một góc rồi đổ mưa rào như trút nước. Một tiếng nổ inh tai. Cây móc bị chẻ làm hai, lửa sáng rực trong mưa. Tạnh mưa, Báo Luông đến xem chỗ cây móc vừa bị sét đánh. Thấy lửa vẫn cháy, giữa đám than đỏ rực, có đôi tắc kè bị thui vàng. Anh xé thịt, ăn thử một miếng, thấy thơm ngon lạ lùng, đem về cho vợ con ăn, ai cũng thích. Sao Cải bẫy con gà rừng nướng thử, ăn lại càng thơm ngon. Từ đó, Sao Cải ở nhà giữ cho lửa khỏi tắt, để nướng chín thức ăn, để sưởi ấm, để xua thú dữ…
https://thuviensach.vn
Rồi hai mươi năm nữa lại trôi qua, gia đình Báo Luông, Sao Cải ngày càng đông đúc, có tới 100 con vừa trai, vừa gái. Con lớn theo cha vào rừng xa, săn muông bắt thú. Con nhỏ theo mẹ, lượm quả cây, đào
rễ củ quanh nhà. Cuộc sống vẫn bấp bênh, ăn bữa sớm lo bữa tối. Muông thú ngày một hiếm, quả cây rễ củ quanh nhà ngày cũng ít đi. Một hôm, mẹ con Sao Cải đi bắt cá bắt ốc thấy ở đám lầy ven sông có thứ cây có bông trĩu hạt đã ngả màu vàng. Mẹ con tuốt hạt nhấm thấy bùi bùi bèn cắt đem về. Bông hơ vào lửa, chín mùi thơm phức, bóc vỏ ăn càng bùi, càng ngon. Sao Cải lại bàn với chồng đi nhổ cây cỏ xanh bên bờ sông đem về cấy xuống đám bùn ở gần chỗ ở. Cấy được bảy ngày thì cỏ xanh tươi, được ba tháng thì có đòng, mấy tháng sau thì bông chín, hạt vàng chắc nịch. Vợ chồng Báo Luông, Sao Cải rất đỗi vui mừng, đặt tên nó là “co khẩu” tức là cây lúa. Từ đó, cả nhà ra công đi kiếm lúa giống về cấy thêm. Vụ ấy
https://thuviensach.vn
thu hoạch đủ ăn trong hai tháng. Song, nếu cấy lúa thì không có thì giờ săn bắt để kiếm thịt ăn. Báo Luông bàn với vợ chia công việc trong nhà: một nhóm do con cả đứng đầu chuyên đi săn bắt, một nhóm do Báo Luông cai quản chuyên làm ruộng. Sao Cải trông coi việc nhà, chăm con nhỏ, nướng thịt nướng thóc làm bữa ăn, nạo da muông thú làm quần áo che thân…
Nhóm Báo Luông ra sức chặt cây, phá rừng thành ruộng. Ruộng nương khai phá ngày càng nhiều, xanh rờn một dải từ hai ven sông Bằng chạy vào chân núi. Sau, Báo Luông còn nghĩ cách chế công cụ để làm đất cấy lúa tốt hơn: đẽo nhọn đầu gỗ để đào đất được sâu hơn, gọi là “thầy” (tức là cái cầy), chọn khúc gỗ có nhiều mắt để làm cho đất tơi mịn hơn gọi là “phưa” (tức là cái bừa). Lại nghĩ ra cách ngâm thóc, gieo mạ cấy lúa cho bông mẩy hạt. Lại nghĩ cách bắt con voi rừng, bắt con trâu rừng kéo cày, kéo bừa cho người đỡ vất vả. Nuôi dạy ba tháng, voi, trâu đã vực được cày. Từ khi có súc vật giúp sức làm ruộng, ruộng đất ngày càng tốt, thóc lúa thu hoạch ngày càng nhiều. Có nhiều thóc lúa, Sao Cải không nướng thóc nữa. Sao Cải nghĩ ra cách nấu cơm, ăn mềm hơn, ngon hơn, nhanh hơn. Chị chọn hốc đá bỏ thóc vào, lấy cây giã cho vỏ trật ra rồi đem đãi rửa cho gạo sạch trấu. Xong, chị đào hố xuống đất, lấy lá lót rồi đổ gạo vào tưới nước xâm xấp, lại lấy lá đậy kín rồi đốt lửa ở trên. Đun một lúc, gạo chín thơm ngon.
Thóc lúa dư thừa, ăn không hết. Chim muông thì ngày một hiếm, săn bắt vất vả vẫn không đủ thịt ăn. Vợ chồng Báo Luông, Sao Cải lại nảy ra một ý nghĩ mới: bắt con gà rừng, bắt con ngỗng trời, bắt con lợn cỏ… về nuôi bằng thóc lúa thừa để lấy thịt ăn.
Một đêm mưa dầm gió bấc, trời tối như bưng, hổ mò về bắt heo. Báo Luông vác giáo đuổi theo, đâm chết tươi hổ đói. Từ đó, Báo Luông lại nghĩ ra cách bắt chó rừng về nuôi, để chó giữ nhà và giúp người đi săn. Lại bắt ngựa rừng về nuôi, để cưỡi; bắt mèo rừng về
https://thuviensach.vn
nuôi, để mèo bắt chuột; bắt cá sông về nuôi ở ao để khi muốn ăn thì bắt cho tiện. Rau cỏ, cây ăn quả ở trong rừng cũng được bứng về trồng quanh chỗ ở: khoai, cà, bầu, bí, đỗ, trám, mít, bưởi, cam…
Về sau, Báo Luông thấy cứ ở mãi tít cao trên núi Khau Luông thì không tiện trông nom ruộng nương nên dời xuống ở Bản Vạn(4) là nơi đất thấp nhưng rộng rãi bằng phẳng, gần ruộng, gần nương hơn. Ra giữa đồng bằng, không có lùm cây, khe đá trú mưa, che nắng.
Báo Luông cùng con vào rừng đẵn cây về dựng nhà, cắt cỏ gianh về lợp mái. Nơi ăn chốn ở được ổn định, thành làng thành bản từ đó.
Lúc này. Báo Luông và Sao Cải tuổi đã cao, đã thành ông thành bà, gọi là Pú Luông, Già Cải, (tức là ông To, bà Lớn). Con cháu Pú Luông, Già Cải ngày càng đông đúc. Già Cải bàn với Pú Luông chia con cháu đi ở nhiều nơi, để làm ăn cho dễ dàng hơn. Từ đó, nhiều bản làng mới mọc lên, nhiều họ mới xuất hiện, con cháu sinh sôi nảy nở ngày càng đông, như ta thấy ngày nay.
Bên bờ ngòi Bản Vạn gần Nước Hai, Cao Bằng nay còn đền thờ Pú Luông, Già Cải mà dân làng thường gọi là đền thờ Thần Nông. Pú Lương Quân - vị tổ tiên thần thoại của người Tày - đã trở thành Thần Nông, phù hộ cho dân làm ăn được mùa, no ấm.
https://thuviensach.vn
Từ truyền thuyết đến lịch sử
K
hông nói thì chúng ta cũng đã hiểu rằng những tích kể trên đều là chuyện không có thực, chỉ là truyền thuyết. Truyền thuyết là chuyện kể miệng, chuyện được truyền miệng từ đời
này qua đời kia, có khi qua hàng trăm hàng nghìn năm để đến tai chúng ta hôm nay. Đẻ đất đẻ nước là truyền thuyết của người Mường, dân tộc sống trên một dải đất rộng lớn kéo dài từ tỉnh Yên Bái vào tận Hà Tĩnh, trên ba trăm cây số. Quả bầu tiên là truyền thuyết của người Mãng, dân tộc rất ít người, sống trên núi cao trong tỉnh Lai Châu, tại miền núi Tây Bắc nước ta. Pú Lương Quân là một tập hợp truyền thuyết của người Tày ở vùng Việt Bắc.
https://thuviensach.vn
Ngày nay, chúng ta có khoa học để xét xem trời đất, muôn vật và con người từ đâu mà ra, loài người đã sinh sống như thế nào từ buổi mới sinh thành. Ngày nay, chúng ta lại có chữ viết để ghi chép sự việc xảy ra trong từng năm, từng đời, xếp lại thành những bộ lịch sử. Thuở xưa, khi chưa có khoa học, chưa có chữ viết, người ta kể miệng cho nhau nghe những truyền thuyết về gốc tích trời đất, gốc tích con người, gốc tích dân tộc. Đó là những truyền thuyết nguồn gốc. Mỗi một dân tộc hiện đang ở trên đất nước ta đều có truyền thuyết nguồn gốc của mình.
Khi chưa có khoa học, chưa làm chủ được trời đất muôn vật, hằng năm lo sợ mưa bão, hằng ngày bị thú dữ đe doạ, thì con người khó tin vào sức mạnh của bản thân mình, dễ tin những điều huyền hoặc, tưởng đâu cũng có quỷ thần ma quái. Truyền thuyết nguồn gốc của dân tộc nào cũng đầy rẫy những chuyện không thực: Đẻ đất đẻ nước, Quả bầu tiên, Pú Lương Quân … cũng thế. Làm gì có đôi chim đẻ trứng vuông, để từ đó loài người xuất hiện; làm gì có cây thần cười trong rừng thẳm để doạ người đi săn, bà cụ già chống trời bằng chày giã gạo: các dân tộc lần lượt từ quả bầu chui ra, qua một lỗ dùi bám đầy nhọ đen, người thời xưa thân như cây lai, tay như cành tràm: toàn những sự việc quái dị, mà chắc hẳn chúng ta không chấp nhận. Đọc lại những tích kể trên, chúng ta có thể tự mình tìm ra khối điều vô lí khác.
Chưa có khoa học, nhưng một khi đã ra đời là loài người phải sống trong trời đất, sống với muôn vật, tìm miếng ăn nơi ngủ giữa đất, nước, núi, rừng. Muốn sống, ngay từ đầu con người phải xem xét trời đất, quan sát muôn vật, để rồi dùng đôi tay mà lấy ra từ đất, nước, núi, rừng, những gì cần thiết cho mình. Đó chưa phải là khoa học, nhưng là bước đầu của khoa học. Trong những tích mà con người kể với nhau từ thuở ấy, bên cạnh vô số chuyện huyền hoặc, cùng với bao điều vô lí mà chúng ta không thể tin, vẫn có những nhận xét đúng, rút ra từ cuộc sống làm ăn vất vả hằng ngày. Sống ở vùng
https://thuviensach.vn
nhiệt đới nhiều mưa, hằng năm phải bó tay trước những tai hoạ do lũ gây nên, chắc hẳn tổ tiên của người Mường và người Mãng đã mang sẵn trong đầu một hình ảnh rùng rợn về nước, nước xoáy, nước lụt… Có lẽ chính vì thế mà cả Đẻ đất đẻ nước, lẫn Quả bầu tiên cũng như truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đều nói đến một trận lũ lớn đã xảy ra vào lúc trời đất mới thành hình. Và khi cần phải cắt nghĩa nguồn gốc của núi, của sông, của suối, truyền thuyết không tìm được lí do nào khác hơn là “nước xoáy” hay “nước xói”. Cắt nghĩa như vậy chưa thực sát với khoa học ngày nay. Dù sao, đó cũng là bước đầu con người vứt bỏ óc huyền hoặc, là cố gắng đầu tiên của loài người để lấy việc thực cắt nghĩa chuyện thực.
Chưa có chữ viết, con người thời xa xôi ấy chỉ ghi bằng trí nhớ và truyền bằng lời nói. Trí nhớ không thể đúng và đủ như bản viết. Lời truyền miệng qua nhiều người, nhiều đời, không khỏi biến đổi sự việc thực ban đầu. Nếu chúng ta cộng thêm vào đấy óc huyền hoặc của tổ tiên ta thuở đó, thì chúng ta sẽ hiểu tại sao, chỉ qua một đời ngắn ngủi của ông Cần hay Báo Luông, Sao Cải thôi, mà loài người đã tiến từ chỗ ăn lông ở lỗ, đến mức biết trồng trọt, dệt tơ, làm nhà, lấy vợ lấy chồng theo lễ nghĩa. Chỉ hơn một đời người thôi, mà từ chỗ “lúc nhúc dưới gốc cây to”, loài người đã xây dựng được một cuộc sống có trật tự, để rồi lập nên một nước khá lớn, gồm cả miền ngược và miền xuôi, dưới quyền của Dịt Dàng sống trong lâu đài cung điện. Truyền thuyết đã rút quá ngắn thời gian lại. Theo khoa học ngày nay, muốn đi hết đoạn đường ấy, loài người đã tốn hàng vạn, hàng chục vạn năm.
Dù sao, chỉ bằng vào trí nhớ và lời nói, mà người xưa cũng đã ghi lại được kinh nghiệm làm ăn hàng ngày, hàng đời, truyền lại cho các lớp người sinh sau, để cho cuộc sống ngày càng cao, càng dễ chịu. Không có chữ viết, không thể ghi chép tỉ mỉ sự việc từng năm, từng đời, nhưng truyền thuyết của người xưa cũng sắp xếp được có trước có sau những bước tiến của loài người, từ buổi còn ở hang (ông
https://thuviensach.vn
Cài), đến kì biết sống có trật tự (ông Cần), cuối cùng là lập nước (Dịt Dàng). Ông Cài, ông Cần, Dịt Dàng cũng như Báo Luông, Sao Cải không phải là những con người có thực, những con người có mặt trong lịch sử. Họ chỉ là những con người của truyền thuyết, mỗi người thay mặt cho một thời kì, một bước tiến lên của loài người. Người còn có cánh nhưng chưa có lửa là con người mới sinh ra trên mặt đất, còn giống con dơi, còn gần loài vật. Người đã mất cánh nhưng đã có lửa là con người đã tiến lên một bước, đã thoát khỏi cuộc sống của loài vật, đã có văn hoá.
Trong truyền thuyết, tổ tiên chúng ta không kể chuyện người thực việc thực, mà chỉ nói lên bằng những lời chung nhất, những bước đi của con người để xây dựng cuộc sống. Họ làm ăn kham khổ giữa trời đất muôn vật, dưới sức tấn công của lũ lụt và ác thú. Họ sống lam lũ, nhẫn nại rút từng kinh nghiệm nhỏ. Nhưng họ vẫn ước mơ cho mai sau một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những ước mơ ấy, họ gửi gắm vào truyền thuyết. Ước mơ là tưởng tượng, mà trí tưởng tượng của con người bao giờ cũng vượt xa sự việc thực hằng ngày. Trong cuộc sống thực, làm gì có chuyện ông Cần trói bác Rùa Rậm Rùa Rộc lại để tra khảo cách dựng nhà, làm gì có chuyện bác Ruồi Trâu bay lên trời đánh cắp bí mật làm ra lửa. Nhưng, bằng những câu chuyện tưởng tượng đó, tổ tiên người Mường đã kể cho đời sau rõ họ đã khổ công như thế nào để chinh phục trời đất, khi dùng sức, khi dùng mưu. Chuyện người chết ra đi, tay cầm một đoạn gỗ, để rồi lại trở về, chỉ là chuyện tưởng tượng. Nhưng bằng câu chuyện đó, tổ tiên của người Mãng đã ghi lại một suy nghĩ của họ về lẽ sống chết của con người. Và nhờ những tích chuyện như vậy, chúng ta ngày nay mới hiểu được ít nhiều cách suy nghĩ của người xưa.
https://thuviensach.vn
Truyền thuyết không ghi chép sự việc thực. Truyền thuyết không phải là lịch sử. Nhưng, khi chưa có khoa học và chữ viết, thì lịch sử của dân tộc nào cũng mở đầu bằng truyền thuyết. Một khi đã có chữ viết, đã có khoa học, người ta không phải viện đến trí tưởng tượng nữa, khi cần kể lại những bước đi của con người, sự việc thực được ghi lại bằng chữ viết. Lịch sử tiếp tục truyền thuyết, không phải bằng tưởng tượng, mà bằng khoa học.
Từ trang sau trở đi, chúng ta sẽ dần dần làm quen với một số sự việc có thực trong lịch sử. Mong rằng các bạn sẽ không quên ông Cài, ông Cần, ông Đèn ông Đẹc, không quên bác Đười Ươi, không quên con người có cánh mà không có lửa, không quên Báo Luông - Sao Cải… Đó là hình ảnh của tổ tiên ta xưa, những con người không tên tuổi, đã vì chúng ta mà ước mơ và lao động. Chắc chắn chúng ta sẽ mỉm cười khi nhớ đến bác Rùa Rậm Rùa Rộc, bác Ruồi Trâu, khi nhớ đến cây Chu biết nói biết cười…Đó là hình ảnh của thiên nhiên, của đất nước mà chúng ta đang chiến đấu để bảo vệ và xây dựng.
https://thuviensach.vn
Những người nguyên thuỷ ở núi Đọ
K
hoảng ba chục vạn năm trước đây, nước ta với Ma-lai-xi-a và In đô-nê-xi-a còn liền một dải. Sầm Sơn (Thanh Hoá) chưa thành bãi biển. Biển ở xa tít mãi về phía đông. Ở đây còn là
một vùng rừng núi, với nhiều thú dữ: voi răng kiếm, gấu mèo, tê ngưu, hổ báo, lợn lòi, trâu bò rừng, đười ươi… đi lại từng đàn. Xen vào đó, có những bóng dáng cao lớn, từa tựa như con đười ươi, con vượn: mặt nhô hẳn ra phía trước, đôi mắt sâu hoắm, tay dài đầy lông lá, lưng khom khom, dáng đi vụng về. Nhưng nhìn kĩ lại thì không phải: mặt rất giống mặt người, dáng đi như người, chân tay rõ rệt. Đó chính là những người nguyên thuỷ, những người vượn.
Ta hãy theo chân họ. Bầy người vượn ấy đang đi dọc sông Chu. Trên lùm cây xanh um chi chít những quả chín vàng, thơm lựng. Họ vít cành xuống, hái ăn. Cành cây gãy, họ bẻ nhánh lá đi, thành cái gậy trong tay. Có người ngồi xổm dưới đất, lúi húi tìm bới và nhổ lên một nắm rễ củ, đập cho hết đất, đưa lên mồm ăn. Rồi họ lại đi.
https://thuviensach.vn
Đến một ngọn núi đá không cao lắm, sườn núi thoai thoải: Núi Đọ (huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá), họ thấy những tảng đá rải rác trên sườn núi. Họ ghè tảng này vào tảng khác. Tảng đá huyền vũ xanh đen, rắn như thế mà đã vỡ tan thành nhiều hòn, nhiều miếng, rất sắc cạnh. Có hòn to, tròn như quả xoài tượng, nặng đến một, hai ki-lô-gam. Có miếng nhỏ, dẹt, dài. Họ nhặt lấy, cầm lên tay, ngắm nghía. Họ ngồi xệp xuống, lấy hòn đá to ghè vào miếng đá nhỏ: miếng đá tách ra thành những mảnh nhỏ, mảnh tước, những con dao đá, những cái nạo thô sơ của họ đấy! Còn những hòn đá ghè kia, được sửa sang thành những công cụ chặt thô sơ. Có người làm nhẵn hơn, lấy đá ghè đẽo, sửa sang hai mặt hạch đá nên rìu tay của họ có hình hạt nhân, có lưỡi ngoằn ngoèo và mũi nhọn lợi hại hơn.
Họ đứng dậy, cầm những công cụ mới chế ra đó, đi lên lưng chừng núi. Trên đó là khu nhà ở của họ! Tại đấy, có mấy người vượn có tuổi, râu ria lởm chởm, đang cầm rìu đá mổ xẻ một con sơn dương. Xung quanh là đám đàn bà trẻ con đang nướng thịt trên đống lửa. Lại có người đang dùng cái nạo đá nạo vét nốt chỗ thịt còn dính ở da một con nai. Cũng có người đang hì hụi cầm rìu tay gọt đẽo cành cây thành ngọn lao.
Bầy người quây quần quanh ngọn lửa đang cháy bập bùng. Đó là đống lửa, họ đã nhóm và giữ lại từ khi họ nhặt những cành cây đang cháy trong đám cháy rừng. Đêm đêm, không những lửa đã sưởi ấm cho bầy người nguyên thuỷ mà ánh lửa đã khiến các chú voi răng kiếm, hổ báo… khiếp sợ, không dám vào tới vồ người.
Sáng ra, bầy người nguyên thuỷ lại nhộn nhịp: đám đàn ông khoẻ mạnh thì cầm rìu đá gậy gộc, lao gỗ, kéo nhau đi săn bắt con thú; đàn bà con trẻ thì lần vào rừng hái lượm quả chín, tìm tổ ong mật hay xuống ven sông, bờ suối bắt cá, nhặt con trai, con ốc.
https://thuviensach.vn
Thế là một tổ chức xã hội đang hình thành trong hình ảnh bầy người nguyên thuỷ. Những người vượn đó đang chuyển hoá dần thành con người thật sự. Hình ảnh của sự kiện vĩ đại vừa kể đã lặng lẽ náu mình trên mảnh đất thân yêu của Tổ quốc ta suốt ba mươi vạn năm nay. Mãi đến năm 1960, những nhà khảo cổ miền Bắc nước ta tìm ra được một số công cụ bằng đá của những người vượn đó ở núi Đọ, sự kiện ấy đã lên tiếng mách cho thế giới biết: Việt Nam cũng là một quê hương của loài người(5). Miền rừng rậm quanh núi Đọ xứ Thanh, miền hang đá Bình Gia xứ Lạng cũng như miền đồi thoải Hang Gòn tận miền Đông Nam Bộ ngày nay… đều là những nơi chôn rau cắt rốn của con người tối cổ trên đất Việt Nam.
https://thuviensach.vn
… Trong hang động Hoà Bình
N
hững bầy người vượn mà ta đã bắt gặp ở núi Đọ Thanh Hoá sau đó đi đâu, sinh sống thế nào? Đó là điều bí mật. Mãi đến khi ta chợt đặt chân đến những ngôi nhà bỏ hoang xưa
cổ nhất ở nước ta: những hang động ở rải rác khắp vùng Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình ngược lên đến Nghĩa Lộ, Yên Bái… ta mới thấy họ lại hiện ra, tự giới thiệu với chúng ta nền văn hoá của họ mà nay chúng ta và thế giới gọi là văn hoá Boà Bình.
Bấy giờ thì họ đông rồi. Họ ở thành từng nhóm người có quan hệ máu mủ họ hàng với nhau. Đó là những thị tộc nguyên thuỷ. Họ sống ở ngoài trời: trên sườn đồi trung du hoặc miền ven biển… Nhưng chủ yếu, họ vẫn chọn những hang động trong núi đá vôi để ở. Họ sống tại những ngôi nhà tự nhiên đó khoảng hơn một vạn năm trước đây.
Nhà chọn cũng đã khéo: hang cao ráo, thoáng đãng; cửa mở về hướng nam để đón ánh nắng và gió lành; ngoài hang có suối nước hay con sông nhỏ kề bên với nhiều tôm, cá, trai, cua, ốc, nhất là ốc vặn.
https://thuviensach.vn
Thuở ấy, họ đã “tiến bộ” rất nhiều so với tổ tiên họ ở núi Đọ vài chục vạn năm về trước. Họ chọn nhiều hòn đá cuội, đem ghè đẽo một mặt hay một đầu, để làm rìu tay, làm dao, làm nạo… Họ đã biết ghè đẽo cả những xương voi, trâu bò rừng, tê ngưu… săn được, chế biến thành những con dao, cái nạo, chiếc đục… khá sắc để nạo, để cắt xén vỏ cây, da thú, làm quần áo che thân. Với rìu đá, dao đá họ chặt tre, gỗ vót thành những ngọn giáo, ngọn lao. Trong cuộc săn vây con thú rừng mà chỉ có rìu thì họ phải tiến sát con thú, mới bổ, mới đâm được, nên gặp nhiều nguy hiểm. Có cây giáo trong tay họ có thể đứng xa hơn mà đâm, mà quật trước khi nó vồ được vào người. Và với
https://thuviensach.vn
những ngọn lao nhẹ, sắc nhọn bay tới tấp, cắm vào con thú cách hàng chục bước, họ đã hạ được cả những con thú đang định nhanh chân trốn chạy từ xa. Lúc này đây cũng đã xuất hiện và ngày càng phổ biến một vũ khí lợi hại là cung tên. Dùng cung tên để săn những con thú nhỏ chạy nhanh như hươu, hoẵng thì rất tốt. Ven suối, ven sông có vô số con trai, con ốc… ngon lành, mà lại dễ bắt. Đó là nguồn thức ăn to lớn của họ những khi săn bắt được ít con thú, con chim. Chả thế mà trong nhà - hang nào cũng có đầy những đống rác bếp đầy ú ụ: toàn là những vỏ ốc, vỏ trai, vỏ hến. Họ đổ các loại rác bếp đó trên nền hang, sát vách hang.
Những vỏ ốc vân vi nhiều màu, những mảnh đá vân hoa vui mắt, những xương răng thú có đường nét khoẻ khoắn hàng ngày cứ đập vào mắt họ, nhất là các cô gái. Họ chợt thấy cái đẹp ở đó, họ đã biến chúng thành những đồ trang sức. Miếng trầu cau nhai với vôi vừa ấm, vừa làm thắm môi, duyên dáng. Những người phụ nữ trong các bộ lạc nguyên thuỷ có vóc người nhẹ nhõm hơn nam giới, đã khéo tay lại thạo nghề hái lượm. Quả chín ở cây rừng, họ đem về hang ăn. Hột và hạt quả rơi vãi xuống đất ẩm, nảy mầm, mọc lên cây, sinh hoa, kết quả… đã gợi lên cho họ việc gieo trồng những cây ăn quả, những cây có củ, rau dưa bầu bí, đỡ phải đi kiếm xa vì mỗi ngày hoa quả rau củ gần nhà mỗi ít đi. Họ dùng chày và bàn nghiền đá để nghiền hạt. Và, với những công cụ bằng đá thô sơ, họ đã cùng nhau phá rừng, để biến thành vườn nương. Chưa có cày bừa, họ dùng gậy nhọn đầu, chọc thành lỗ mà tra hạt: vườn tược trồng cây ăn quả; đồi nương trồng rau dưa, bầu bí.
Thế là nghề nông xuất hiện, đánh dấu một bước tiến bộ vĩ đại trong đời sống của cư dân nguyên thuỷ, để lại cho chúng ta một niềm tự hào lớn: Bên cạnh Tiểu Á và Trung Mĩ, Việt Nam và vùng Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát sinh ra nghề nông rất sớm trên thế giới, cách đây hàng vạn năm rồi!
https://thuviensach.vn
… Ở rừng núi Bắc Sơn
N
úi rừng Bắc Sơn, quê hương của Cách mạng, từ bảy, tám ngàn năm trước cũng là quê hương của những bộ lạc nguyên thuỷ. Bấy giờ, những chủ nhân của nền văn hoá Bắc Sơn này
không những ở khắp các hang động trong miền núi đá vôi từ Quảng Trị qua Thanh, Nghệ, Tĩnh lên đến vùng Tây Bắc, Việt Bắc mà còn vươn ra cả vùng đảo Hạ Long, Bái Tử Long ven biển Đông.
Hàng ngàn năm lao động sáng tạo đã đem lại cho những người Bắc Sơn nhiều thành quả tuyệt vời.
Một thành quả lớn của người Bắc Sơn là kĩ thuật mài đá và sự ra đời của đồ đá mài. Ngày nay cả thế giới đều biết đến những chiếc rìu mài lưỡi, rìu Bắc Sơn nổi tiếng.
https://thuviensach.vn
Những công cụ đá cuội bây giờ không những nhỏ gọn hơn, mà do biết mài vào những bàn mài bằng phiến thạch nên rìu, đục… đã sắc nhọn hơn, dễ cắt, chặt, đục, dùi hơn. Rìu được tra vào cán gỗ, cán tre giúp họ tăng nhanh năng suất chặt cây, đốn gỗ, phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt.
Đời sống ngày một khấm khá, con cháu ngày một đông đảo. Phải tìm cách làm nhà mới thôi! Họ tận dụng những cây tre, cây gỗ mà những rìu mài lưỡi đã đốn xuống, đang còn ngổn ngang bên nương rẫy. Họ dựng chúng dậy, xếp vào, buộc lại làm mái; chôn cây đóng cọc làm tường, làm vách. Dần dần chấm dứt thời kì con người lệ thuộc nhờ vả thiên nhiên. Họ chọn đất, dựng nhà ở bờ suối, mom sông, ven biển… những nơi thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống của họ.
Cây gỗ nổi bập bềnh trên nước, người ngồi lên vẫn nổi, vẫn trôi đi. Lấy cây giáo khua khoắng dưới nước, thấy cây gỗ trôi nhanh theo nhịp đẩy, nhịp chèo của họ, đưa họ qua bờ bên kia con suối, con sông. Từ đó, ý định làm thuyền được đặt ra. Từng tốp người kiên nhẫn hàng tháng trời bên cây gỗ để chặt, đẽo, khoét.. thậm chí phải đốt ở lòng thuyền. Và cuối cùng, con thuyền độc mộc xuất hiện, đưa con người cưỡi sóng ra xa. Cùng với tấm lưới buộc chì đá, ngọn lao, mũi xiên và cả những lưỡi câu bằng xương, con thuyền đã mở rộng thêm nguồn thuỷ sản. Ngoài những con sò ốc, con trai hến mà họ vẫn quen bắt, quen ăn, họ còn đánh được cả những con cá to, con ba ba, hải nghê… Nghề mộc ra đời và ngày một tinh xảo, một nhiều thì ngôi nhà của họ cũng ngày một kín, chắc, to, bền hơn, lại đứng được trên những cọc gỗ cao hơn đầu họ, để hùm báo gấu sói… không mò vào được. Nhà sàn ra đời. Những con thuyền độc mộc kia cũng theo thời gian mà chuyển hoá thành mảng, thành thuyền buồm lướt sóng trên biển Đông, sông hồ, mở rộng việc giao lưu kinh tế giữa miền núi và miền biển.
https://thuviensach.vn
Lưỡi rìu, lưỡi dao đã mài được nhẵn mặt, sắc cạnh, thì ngọn giáo, mũi dao cũng được mài nhọn hơn, sắc hơn, lại nhỏ nhắn nhẹ nhàng, lao phóng xa hơn, cắm sâu hơn vào con thú, làm nghề săn bắn càng có hiệu quả. Những người đàn ông với cây cung và bó tên ngang lưng, với những nắm lao, ngọn giáo lợi hại trong tay, tối đến trở về, có khi ngoài những con thú đã chết, khiêng vác trên vai, còn lùa về những con sói non ngờ nghệch, những chú lợn rừng non ngơ ngác làm các em bé thích thú. Những thú nhỏ được chăm bẵm nuôi nấng. Bầy chó, đàn lợn ấy lớn lên, cũng dần dần quen thuộc, quấn quýt với người, không muốn về rừng nữa và trở thành con vật trong nhà. Thế là con người đã thuần dưỡng được thú rừng, nghề chăn nuôi xuất hiện, không những đem lại cho con người nguồn dự trữ về thực phẩm mà còn cho họ thêm nhẹ nhàng khi tải đồ, thoải mái hơn khi cưỡi lên những chú voi nhà.
Một điều kì lạ nữa mà người nguyên thuỷ thời đó chợt phát hiện ra sau cơn kinh hoảng vì nạn cháy rừng, cháy nhà là những miếng đất sét mềm mại mà các em bé nặn chơi thành nhiều hình dáng bị lửa nung bỗng trở thành cứng rắn; nước mưa đọng lại mà không nhão, không tan. Họ tò mò, cũng lấy đất sét thử nặn và vui tay lại vạch vạch những hình trang trí ở mặt ngoài rồi bỏ vào lửa nung lên. Họ sung sướng reo vui vì một sáng tạo vĩ đại thứ hai: họ đã làm ra đồ gốm. Đồ gốm làm nồi, nấu chín thức ăn, nấu nước, làm vò đựng lương thực, hạt giống không bị ẩm ướt, mọc mầm nữa… do đó càng khiến họ yên tâm định cư, không phải luôn luôn lo tính chuyện dọn nhà. Có nhà cửa đàng hoàng, có chó lợn nuôi trong nhà, đời sống sung túc hơn nên họ càng ưa làm đỏm: thổ hoàng hoà với mỡ bôi lên người vừa đỡ rét lại vừa làm nước da nâu đỏ bóng. Vỏ ốc biển lắm màu đẹp mắt được xỏ lỗ xâu chuỗi để đeo ở cổ, ở tai, mái tóc và ở cả đầu gối, bắp chân… Người chết chôn gần nhà, trong hang hay ở bãi rác bếp đầy vỏ ốc hến. Họ để người đã mất nằm theo tư thế
https://thuviensach.vn
ngủ, lấy đá xếp xung quanh làm mộ và thường chôn theo cả những đồ trang sức và những công cụ thường dùng.
Hàng chục thế kỉ qua, mang theo những cuội sỏi phù sa từ thác ngàn đổ về lấp đầy dần vùng biển nước cạn, biến dần thành những đầm lầy rừng rậm, tụ tập nhiều cá sấu, hổ voi và thú dữ. Và vào khoảng năm, sáu ngàn năm trước đây, miền châu thổ cũng dần
https://thuviensach.vn
dần hình thành. Các bộ lạc từ rừng sâu, núi cao, tổ tiên của những người Xá, người Thượng, người Tày cổ mà truyền thuyết, thần thoại gọi là con cháu của Âu Cơ, của Thần Núi... toả dần về xuôi. Đồng thời, những bộ lạc từ ven biển, tổ tiên của những người Thán Sín, người Lô Lô, người Chàm, người Mã Lai cổ, con cháu của Lạc Long quân, của Thần Nước trong các truyện thần thoại, cũng ngược dòng đi lên. Họ cùng nhau phá rừng, lấp đất lầy, chắn nước lũ, ngăn thuỷ triều… dựng làng trên những doi đất cao ven sông. Thần thoại khi kể về những công trình lao động kì vĩ của họ, đã ca ngợi họ như những “người khổng lồ” xắn nát núi, húi sạch rừng, bưng ngang lũ”. Đó là vào cuối thời kì Đồ đá.
Giờ đây, từ miền núi, miền trung du đến vùng đồng bằng, vùng ven biển và cả trên các hải đảo xa xa đều đã có các bộ lạc sinh sống. Dân miền núi xuống đã hoà trộn với dân ven biển mà thành dân châu thổ, tổ tiên những người Việt cổ. Một nền văn minh mới đang đâm chồi nảy lộc…
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Phần 2
Văn Lang - Âu Lạc thời dựng nước
Mẹ Âu và bố Lạc
M
ẹ Âu - Âu Cơ - thuộc giống tiên - là người ở núi.
Bố Lạc - Lạc Long Quân - thuộc giống rồng - là người ở vùng sông nước. Trên bãi cát ven sông Đà vùng động Lăng Xương
https://thuviensach.vn
(nay là xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ, Phú Thọ) Lạc Long Quân gặp gỡ Âu Cơ. Và hai người kết nên vợ nên chồng.
Mẹ và Bố sinh ra trăm trứng trong cùng một bọc, nở thành trăm chàng trai xinh đẹp.
Mẹ và Bố lại chia đều các con: một nửa theo Bố đi sinh sống ở vùng sông biển, một nửa theo Mẹ lên sinh sống ở chốn núi rừng…
Âu Cơ đem con ngược sông Hồng về miền núi. Đi tới vùng Hiền Lương(1) thì nghỉ chân. Mẹ dạy con lấy lửa đốt rừng trồng lúa trên nương, trồng dâu dưới bãi. Mẹ dạy con đào giếng, dệt vải.
Mẹ dạy con giã gạo nếp thành bột làm bánh. Mẹ dạy con quản trị miền núi xanh ngắt…
https://thuviensach.vn
Vua Hùng dựng nước
C
on trai trưởng của Mẹ Âu được cử làm vua. Ấy là vua Hùng thứ nhất. Rồi mười tám đời Hùng cha truyền con nối, kế tiếp nhau cai quản nước Văn Lang. Vua Hùng đi thăm thú nhiều nơi để tìm đất đóng đô.
Vua tới một miền, phong cảnh đẹp đẽ, đất đai rộng phẳng, có nhiều khe suối. Vua sai chim đại bàng đắp 100 quả gò, hẹn trước khi trời sáng phải xong. Đại bàng khuân đất đá, đã đắp được 99 quả
https://thuviensach.vn
gò. Chợt có con gà cất tiếng gáy, đại bàng ngỡ trời rạng sáng, vỗ cánh bay đi. Vua Hùng lại đi tìm đất khác(2).
Tới một nơi, vua Hùng thấy một ngọn núi cao sừng sững vươn lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh(3). Vua phi ngựa lên núi, dừng chân ngắm bốn phương tám hướng, vừa ý đẹp lòng, dong ngựa từ từ xuống núi. Chợt ngựa quay đầu, đạp mạnh vó. Núi sạt lở mất một góc. Vua cho thế đất không vững, lại bỏ đi. Lại tới một quả núi dài, thế tựa con rồng bơi lượn giữa một trăm quả đồi nhỏ, trên lớp lớp sóng dồn. Trên núi có “đường lên trời”, có “hang xuống đất”(4). Vua bước vào hang, chợt gặp một con rắn trắng chắn đường. Vua cho là điềm không lợi bèn bỏ đi.
Đi theo sông Thao, tới một vùng, trước mặt là sông lớn, sau lưng là núi cao, đầm nước mênh mông vây bọc những hòn đảo nhỏ(5). Vua đang xem ngắm, chợt có rùa vàng nổi lên mặt nước, cúi đầu chào vua, tự xưng là chúa đầm này. Vua cưỡi lên lưng rùa. Rùa đưa vua đi thăm 99 ngách, cây cối loà xoà, nước đen như mực.
Vua khen cảnh đẹp. Nhưng cho rằng không có thể mở rộng, nên lại bỏ đi.
Tới sông Đà cuồn cuộn sóng xô, núi Tản vươn mình: một dải ven sông, cây xanh bát ngát(6). Vua sai chim phượng hoàng(7) đào 100 cái hố. Đào được 99 cái thì chợt có tiếng chim phượng kêu ở nơi xa. Chim mẹ vỗ cánh bay theo tiếng kêu. Cả đàn con bay theo. Công trình bỏ dở, vua cũng bỏ đi.
Vua cứ đi, đi mãi tìm đất đóng đô.
Cuối cùng vua tới một vùng, mạch đất đẹp giàu: Cối cùng vua tới một vùng, hai bên Tản Viên, Tam Đảo châu về, đồi núi gần xa, khe ngòi quanh quất. Giữa vùng đồi, nổi lên một quả núi như voi
https://thuviensach.vn
mẹ nằm giữa đàn con(8). Vua lên núi, nhìn xa bốn phía, đất đai rộng phẳng mầu mỡ phù sa, cây xanh toả bóng, hoa tươi quả ngọt. Vua cả mừng khen rằng đây thực là đất họp muôn dân, đủ hiểm để giữ, có thế để mở, bèn quyết định đóng đô ở đó.
Vua phân các Lạc hầu đóng ở vùng Kim Đới (Phù Ninh), các Lạc tướng đóng ở vùng Cẩm Đội (Lâm Thao, gần Việt Trì).
Xã Thậm Thình là nơi dân giã gạo cho vua.
Xã Tiên Cát, nơi các vợ vua ở và là nơi vua dựng lầu kén rể. Xã Lâu Thượng, nơi vua làm việc.
Xã Dữu Lâu, là vườn trầu lớn của nhà vua.
Cung vua ở núi Nghĩa. Có một trăm con voi từ khắp các nơi trong nước về chào mừng. Cả đàn voi đều phủ phục quanh núi Nghĩa tỏ ý thần phục nhà vua. Nhưng trong đàn voi có một con quay đuôi lại vua, đầu ngoảnh về hướng khác…
https://thuviensach.vn
Vua đùng đùng nổi giận, gọi con gái là nàng Bầu, trao cho kiếm báu và hạ lệnh chém com voi bất nghĩa. Nàng Bầu nhận kiếm, kể tội con voi rồi cầm kiếm bổ một nhát vỡ sọ voi, chém một nhát đứt cổ voi. Từ đó tới nay con voi bất nghĩa vẫn phải đứng chịu tội với dòng máu đỏ rỉ ra từ cổ và cái sọ vỡ toang một góc(9).
Kẻ Lú - nay là xã Minh Nông (Việt Trì) xưa có lệ đến đầu mùa cấy, cử một cụ già lội xuống ruộng cấy vài đon mạ. Xong, lên làm lễ tế vua Hùng ở cây đa Đồn.
Tục truyền rằng: Dân khi xưa chưa biết cấy cày, chỉ sống bằng thịt thú rừng và hoa quả dại. Vua Hùng hay đi các nơi săn bắn. Vua thấy đất ven sông màu mỡ, gọi dân bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua Hùng thấy lúa mọc hoang, bày cách cho dân giữ hạt, gieo mạ. Mạ lên xanh, vua Hùng nhổ mạ, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem, dân học. Mọi người làm theo. Cấy tới khi mặt trời đứng bóng, vua nghỉ tay, cùng dân ăn uống ở dưới gốc cây đa.
Vùng huyện Lâm Thao trước kia vẫn có tục chọc lỗ tra lúa và gieo kê trên bãi ướt. Xã Hợp Hải chẳng hạn, trước kia có tục tới vụ cấy xuân, ông chủ tế làm lễ tế ở đình xong, dân rước ra đồng cấy. Chủ tế cấy xong thì dân làng vào cấy. Cấy xong, mọi người té nhau cho ướt nước và tin rằng có làm thế mới được mùa.
Tục truyền: Thời vua Hùng dựng nước, sang Xuân, vua đem các hột kê ra bảo các mị nương (con gái vua) gọi dân đi quải (gieo) kê. Nhân dân vui mừng rước vua ra đồng. Trống mõ đi đầu rồi tới những ngước rước lúa, rước kê. Vua, các mị nương và nhân dân theo sau. Tới bến sông, vua xuống bãi lấy que nhọn chọc lỗ để tra hạt lúa và gieo kê trên bãi. Làm xong, vua cắm một cành tre để chim khỏi ăn hại. Mị nương và dân làm theo vua, tra lúa, gieo kê, cắm cành tre khắp đồng khắp bãi…
https://thuviensach.vn
Vua Hùng còn dạy dân nhiều thứ nữa. Dạy dân đắp đê, đào giếng, trồng khoai lang, rau kiệu… Bày cuộc nấu cơm thi, làm cỗ, làm bánh thi, bày các cuộc hát hội mùa v.v… Một thời đại văn minh, một nền văn hoá, cốt cách làm ăn, lối sống riêng, phong tục tập quán riêng của dân Việt phương Nam được mở ra từ đấy.
https://thuviensach.vn
Xã hội Văn Lang
T
hiên nhiên ưu đãi đất nước ta: đất đai phì nhiêu, nước dư thừa, nhiệt đầy đủ. “Rừng vàng”: nhiều gỗ quý, thú lạ, bên dưới mặt đất ẩn tàng nhiều quặng mỏ như đồng, thiếc, sắt, chì, kẽm… “Biển bạc”: muối và cá, ngọc trai, đồi mồi…
Nhưng cái thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm ướt với núi đồi trùng điệp và biển cả bao quanh này cũng rất khắc nghiệt với con người. Thiên nhiên đó có nhiều phần hoang dại. Rừng rậm. Thú dữ. Đầm lầy. Thuồng luồng, cá sấu. Bão tố và lụt lội. Nắng cháy và hạn hán. Con người thời dựng nước trước hết phải đùm bọc nhau, đồng cam cộng khổ, sáng tạo kĩ thuật, mài đồ đá, khai quặng mỏ, đúc đồ đồng, tấn công liên tục vào thiên nhiên. Họ chống thú dữ. Họ tìm hiểu cỏ cây có ích. Họ phá rừng lập ấp, gác gỗ dựng nhà sàn. Họ đẵn gỗ, đóng thuyền, kết mảng…
Công việc chính là làm ruộng. Người Việt trồng lúa, trồng khoai, đỗ, trồng cây ăn quả, trồng rau dưa… Với lương thực ấy, thực phẩm ấy, người Việt đã chế biến những món ăn đậm đà hương vị
https://thuviensach.vn
dân tộc: đồ xôi, gói bánh chưng, giã bánh dày, làm bỏng rang, nấu rượu, làm mắm…Tiếng chày tay giã gạo đã trở thành điệu nhạc quen thuộc trong nông thôn đất Việt.
Trồng lúa thì phải trị thuỷ và làm thuỷ lợi: đắp đê khơi ngòi. Muốn khai khẩn châu thổ sông Hồng mà không có tài trị thuỷ thì không xây dựng nổi cơ đồ cho một đời sống nông nghiệp định cư.
Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh là thiên anh hùng ca đượm màu thần thoại ngợi ca người Lạc Việt đánh thắng trận đầu lũ lụt để giành lấy những mảnh đất màu mỡ ven sông.
Cuộc sống ngày càng được bảo đảm thì những gia súc lớn (trâu bò) và nhỏ (lợn, gà, chó…) quấn quýt quanh con người ngày càng đông.
Người Việt trồng đay, gai, trồng dâu, chăn tằm. Ươm tơ dệt lụa, dệt vải. Những chàng trai có khăn khố đẹp. Những cô gái có váy áo thêu: Nghề dệt đã có những cơ sở ban đầu. Cạnh đó nhiều nghề thủ công khác phát triển. Luyện kim đồng thau. Đúc rìu làm công cụ. Đúc giáo mác, mũi tên, áo giáp… làm vũ khí. Đúc vòng tay, hoa tai, nhẫn… làm đồ trang sức. Đúc trống đồng, chiêng đồng, chuông, lục lạc làm nhạc cụ trình diễn trong hội hè và lễ nghi tôn giáo… Nặn nồi niêu làm đồ nấu, thạp vò làm đồ đựng. Đan rổ rá, thố, gùi, nong nia làm đồ dùng trong nhà. Đan thuyền nan, đóng thuyền gỗ, kết mảng bương làm phương tiện giao thông vận tải và đánh cá. Thủ công nghiệp phát triển đến như vậy là bằng chứng của một phân công lao động xã hội đã tỉ mỉ. Đấy cũng là bằng chứng của một nền kĩ thuật cao, của bàn tay điêu luyện vốn đã có một quá trình chuyên trách lâu năm.
Có phân công mới có trao đổi. Từ Văn Lang, trống đồng Lạc Việt được truyền bá lên đất Điền (Vân Nam), đất Thục (Tứ Xuyên) và
https://thuviensach.vn
xuống các hải đảo phía Nam (Mã Lai, JaVa…).
Từ Việt Nam, văn hoá Đông Sơn toả chiếu ảnh hưởng ra toàn Đông Nam Á. Sinh hoạt văn nghệ, tôn giáo bao quanh hội mùa dân gian. Hội làng với “Gái tháng hai, trai tháng tám”. Cảnh múa hát vũ
trang và hoá trang theo nhịp trống đồng trầm hùng, hoà với tiếng khèn tình tứ. Cảnh đua thuyền sôi nổi trên sông nước được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ. Đã tìm thấy những cặp tượng người cõng nhau nhảy múa, thổi khèn. Thời Hùng Vương phong tục thuần hậu, chất phác. Ai cũng xăm mình, búi tóc, cắt tóc ngắn. Cũng có người tết tóc đuôi sam. Ai cũng thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay bằng đá mài tiện gọt tinh vi, bằng đồng đúc khéo và bóng.
Người Việt cổ nhuộm răng ăn trầu. Miếng trầu đầu câu chuyện. Hội mùa là dịp trai gái gặp gỡ, múa hát giao duyên. Ưng ý
https://thuviensach.vn
nhau thì lấy nhau, mẹ cha không ngăn cấm. Dân nông nghiệp thờ thần Đất, thần Mặt Trời (hình ngôi sao giữa mặt trống đồng).
Tính cách con người đã dần dần hun đúc: làm ruộng giữa một thiên nhiên vừa phong phú vừa khắc nghiệt đã dần dần rèn luyện người Việt cổ có đức tính kiên gan, bền chí, thông minh và sáng tạo, song vẫn không kém vẻ hồn nhiên, giản dị.
Một số lượng cực kì phong phú vũ khí đồng thau phát hiện được, đủ nói lên rằng bấy giờ chiến tranh có tính chất thường xuyên và quy mô ngày càng lớn. Nước Văn Lang ở vào vị trí tiếp xúc giữa đất liền và hải đảo, là ngã tư đường của các luồng dân cư và văn hoá giao lưu. Thuận tiện đấy mà cũng khó khăn đấy. Nhu cầu chống ngoại xâm để bảo vệ quê cha đất tổ, bảo vệ cuộc sống riêng đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự lớn mạnh nhanh chóng của xã hội Văn Lang. Con người Việt cổ vừa mới cố sức vươn mình lên khỏi cuộc sống tự nhiên đầy khó khăn gian khổ giữa rừng rậm, đồng lầy thì liền đó phải đương đầu với lũ ngoại xâm. Cậu bé làng Gióng ba năm nằm trên chõng đá “chẳng nói chẳng cười” nhưng vừa nghe tin có giặc thì đã “vụt lớn lên như thổi”. Gióng ăn liền một lúc hết:
Bảy nong cơm, ba nong cà,
Uống một hớp nước cạn đà khúc sông.
Và Gióng lên đường ra trận. Theo Gióng đi đánh giặc có người dân cày đang cầm vồ đập đất, có người câu cá, người đi săn, có cả đoàn trẻ chăn trâu… Gióng cùng toàn dân đánh giặc, vút roi sắt, quất tre ngà xuống đầu giặc:
Đứa thì đứt mũi sứt tai
Đứa thì chết nhóc vì gai tre già.
https://thuviensach.vn
Giặc thua thảm hại. Cả đất nước mừng vui với chiến thắng thần kì. Câu chuyện Thánh Gióng là bản anh hùng ca bất tuyệt, ngợi ca tinh thần chiến đấu bất khuất vì độc lập, tự do của dân tộc ta trong thuở khai sinh. Người anh hùng làng Gióng là hình ảnh tuyệt đẹp của nhân dân ta trưởng thành nhanh chóng trong gian lao vì nạn nước. Cũng như cậu bé làng Gióng, đất nước này, dân tộc này vừa mới có ý thức thì hai vai đã gánh nặng hai nhiệm vụ: làm ăn và đánh giặc. Chính vì vậy mà dân tộc ta sớm đã được tôi luyện trong ý thức dựng nước và giữ nước. Hai mặt cơ bản đó của đời sống xã hội Việt Nam gắn bó với nhau, thể hiện trong tư thế vừa sản xuất vừa chiến đấu của người Việt Nam trong lịch sử.
Làng Việt Nam xưa gọi là chạ “chung chạ”, ăn chung ở chạ. Có việc vui, buồn thì “trình làng trình chạ”. Khi chưa có nước, thì ăn ở với nhau “trong họ ngoài làng”. Các công xã, các bộ lạc họp thành liên minh bộ lạc. Liên minh bộ lạc trải qua một thời gian quá độ, dần dần mang bóng dáng của một Nhà nước sơ khai. Đồ kim loại làm cho kinh tế tiểu nông ra đời. Giàu nghèo bắt đầu phân biệt: Có mộ người giàu chôn theo hàng trăm đồ đồng, cả gươm đồng và trống đồng là những vật tiêu biểu cho quyền uy. Có mộ người nghèo, chôn theo chỉ vài ba niêu đất. Chế độ của riêng nảy nở. Sang hèn đã cách biệt. Có đầy tớ nhà giàu (nô tì). Có bình dân (Lạc dân). Có quý tộc (Lạc hầu, Lạc tướng). Và trên hết có thủ lĩnh tối cao: Hùng Vương.
Nhưng nước không phủ định làng. Mà họ hàng làng nước xoắn xuýt với nhau: Việc làng việc nước. Việc làng là việc nước. Việc nước cũng là việc làng. Và thường thì “phép vua còn thua lệ làng”. Vua Hùng đã cha truyền con nối. Con trai vua đã gọi là lang, là đạo, con gái vua đã gọi là mệ là nàng (mị nương) để phân biệt với dân.
Nhưng vai trò người đàn bà, người mẹ vẫn quan trọng: Con dại cái mang, Cha sinh chẳng tày mẹ dưỡng… Con gái vua - mị nương Tiên
https://thuviensach.vn
Dung vẫn tự nguyện gá nghĩa cùng chàng trai nghèo họ Chử (Chử Đồng Tử) tình cờ gặp nhau trên bãi Màn Trò (Khoái Châu, Hưng Yên).
Xã hội Văn Lang đã bước đầu có sự phân hoá giai cấp. Nhà nước đã nảy sinh, nhưng nói chung nhân dân còn thuần hậu, chất phác, vẫn bảo lưu nhiều truyền thống tốt đẹp của thời kì công xã tự do.
https://thuviensach.vn
Chín Chúa tranh Vua
Đ
ời Hùng Vương thứ 18 (nửa sau thế kỉ 3 TCN(10)), ở phía nam nước Trung Hoa láng giềng và giáp miền đông nước Văn Lang anh em có nước Nam Cương (gồm đất Cao Bằng và
một vài vùng lân cận ngày nay). Kinh đô của Nam Cương là Nam Bình (hay Cao Bằng, nay là Hoà An, Cao Bằng). Vua nước Nam Cương là Thục Chế, cai trị chín xứ. Mỗi xứ lại có một chúa mường cai quản(11). Dân Nam Cương vốn có nhiều mối quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá với dân Văn Lang và đã nhiều lần đánh tan quân xâm lược của phong kiến Sở, Tần.
Thục Chế làm vua được 60 năm, thọ 95 tuổi. Con trai là Thục Phán mới mười tuổi đầu. Việc nước được trao cho Thục Mô, cháu vua Thục Chế.
https://thuviensach.vn
Chín chúa Mường nghe tin Thục Chế chết, kéo quân về vây kín kinh đô. Ngựa lừa đóng đầy thung lũng. Thuyền bè đậu kín mặt sông. Các chúa đòi Thục Mô trả ngôi vua cho Thục Phán. Thục Mô nghe theo, ra bản ở với dân.
Nhưng các chúa lại vặn vẹo rằng Thục Phán còn bé dại, đòi Thục Phán cắt đất chín nơi trong huyện ở kinh đô để trao cho chín chúa. Như thế thì còn đâu là đất nhà vua nữa?
Thục Phán tuy nhỏ tuổi song rất thông minh, lại có nhiều người tài giỏi, lắm mưu nhiều mẹo giúp việc. Biết các chúa muốn giành ngôi báu, Thục Phán bảo các chúa rằng: “Ta sẵn sàng nhường ngôi báu ngay cho các chúa. Song, ngôi vua chỉ có một mà chúa những chín người, ta biết nhường ai? Các chúa hãy cùng nhau giao đấu tranh tài, ai hơn thì ta sẽ trao ngôi vua ngay lập tức”.
Nghe Thục Phán nói vậy, chúa nào cũng chắc mẩm mình sẽ được làm vua. Các chúa hăm hở rủ nhau ra bãi cỏ trước sân triều, cởi trần, đóng khố bao, cùng nhau thi tài võ nghệ.
Nhưng các chúa đều ngang sức ngang tài, không ai hơn ai kém. Đấu đến tối vẫn chưa ai thắng cuộc. Vua truyền bảo: “Chín chúa đã đua tài tranh sức cả ngày, chúa nào cũng tài giỏi, một chín một mười. Nước Nam Cương ta vì thế càng thêm hùng cường, không giặc dữ nào dám xâm lấn cả. Nhưng vì không ai trội hơn ai, nên ta chẳng biết nhường ngôi cho chúa nào cả. Thôi, các chúa hãy về tạm nghỉ. Ngày mai sẽ lại đua tài. Trong ba ngày đêm, ai có nghề gì khéo hãy đem ra thi thố, người nào xong đúng hạn là giỏi giang nhất sẽ được nhường ngôi”.
Các chúa đều cười thầm đắc chí, tưởng chuyến này ngôi vua lấy dễ như trở bàn tay. Còn Thục Phán thì suốt đêm trằn trọc suy
https://thuviensach.vn
nghĩ: làm sao cho cuộc thi tài của các chúa lỡ dở, khiến bọn họ không còn dám nhòm ngó ngôi báu nữa.
Sớm hôm sau, các chúa lục tục kéo tới sân triều, mỗi người nhận làm một việc, hẹn đúng nửa đêm ngày kia mọi việc sẽ xong xuôi. Thục Phán liền chọn chín cô con gái tuyệt đẹp, giỏi võ, giỏi thơ lén đi theo các chúa, tuỳ thời cơ mà phá cuộc thi tài.
Chúa Nông Quang Thạc xin sang nước Ngô (tức Trung Quốc) mua một cái trống to, bịt da rồng đem về, vì trống của vua Thục lâu ngày đã thủng. Chúa vừa đi, vừa chạy như bay. Hôm sau, đến kinh đô nước Ngô mua được một chiếc trống rất to. Xế chiều, chúa đã vác được trống về đến dốc Khau Luông. Bụng đói, người đã thấm mệt, nhưng còn một khắc mới hết hạn cuộc thi. Bỗng chúa thấy một quán hàng mới dựng, chủ quán là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Cô đon đả mời khách vào hàng nghỉ chân, lại dọn thịt rượu ra tiếp đãi. Nông Quang Thạc treo trống lên xà nhà rồi say sưa chè chén. Chủ quán chuyện trò vui vẻ, lại cùng nhau so tài võ nghệ. Nhân lúc Quang Thạc mải đi bài quyền, cô gái liền giơ kiếm cắt đứt dây treo trống. Trống lăn từ sườn non xuống vực thẳm, tiếng vang âm vọng khắp các mường bản gần xa… Tần ngần tan mộng đế vương, Quang Thạc đành quay về mường bản(12).
Chúa Lý Kim Đán rất giỏi thuật bắn cung. Chúa xin thi bắn rụng hết lá trên cây đa um tùm trước cung vua. Kim Đán giương cung bắn ào ào từng trận. Tên bắn lên lá rụng rào rào, chim chóc bay xôn xao trước gió. Đến chiều tối ngày thứ ba thì chỉ còn lơ thơ vài chiếc lá non trên ngọn cây đa. Kim Đán nghĩ bụng: vội gì, hãy nghỉ tay chút đã. Vừa lúc đó, một cô gái đẹp, người nhà Thục Phán tới lân la hỏi chuyện, nài xin Kim Đán cho mượn cung tập bắn. Kim Đán mải nhìn người đẹp, mê mẩn tâm thần. Cô gái giả bộ xem cung, lén đưa dao nhỏ giắt sẵn trong lưng cắt dây cung gần đứt đưa trả lại Kim Đán rồi đi về. Kim Đán ngẩn ngơ trông theo dáng hình
https://thuviensach.vn
người đẹp cho đến khi trời chạng vạng tối mới hăm hở giương cung bắn tiếp. Nhưng than ôi! Dây cung đã chùng, tên nào tới được ngọn đa? Kim Đán uất ức, bỏ dở cuộc thi, buồn bực ra về.
Chúa Hoàng Tiến Đạt vốn thạo nghề làm ruộng. Tài cấy nhanh của chúa nổi tiếng khắp xa gần. Chúa quyết phen này ra tay “nhổ mạ Phiêng Pha cấy nà Tổng Chúp”(13). Tiến Đạt đã suy tính kĩ. Ngày thứ nhất bừa ruộng, ngày thứ hai nhổ mạ, ngày thứ ba cấy lúa. Cứ thế mà làm là ăn chắc. Suốt ba ngày, Tiến Đạt làm liền tay không nghỉ. Ngước mắt nhìn lên: cánh đồng mới cấy xanh rờn, chỉ còn một khoảng con con. Tiến Đạt bụng bảo dạ: khoảnh ruộng con kia, cấy giật lùi nháy mắt cũng xong, đi đâu mà vội. Bỗng đâu một cô gái đẹp tựa tiên nga, đi ngang thửa ruộng, buông lời thán phục: “Chà, ruộng một nơi, nương mạ một nơi mà đã cấy xong rồi. Cấy nhanh hơn chim lượn trên trời, nhanh hơn tên bay vun vút”. Tiến Đạt phổng mũi tự hào, vui vẻ bắt chuyện.
Cô gái mời Tiến Đạt về nhà, ăn uống, nghỉ ngơi lấy sức, rồi hãy cấy nốt: “Lát nữa, em ra tay cấy giúp, chỉ một loáng là xong, chớ ngại”. Về nhà, cô mổ gà làm cơm, bày rượu thịt thết đãi. Tiến Đạt vừa mệt vừa đói, càng ăn càng ngon miệng, càng uống càng say mềm, lăn ra làm một giấc đến sáng, chẳng còn nghe thấy cả tiếng trống hiệu nữa. Đám ruộng chưa cấy xong biến thành một mô đất bằng cái nón, đời xưa có tên là Tổng Chúp(14).
https://thuviensach.vn
Các chúa khác, chúa thì thi làm thơ, chúa thì thi xây thành, chúa thì thi mài lưỡi cày thành kim… nhưng đều vì đắm say tửu sắc mà dở dang công việc. Thế là chín chúa Mường thi tài tranh nước, chả chúa nào thắng cuộc, thành công. Thục Phán mưu cao chước lược hơn người vẫn giữ nguyên ngôi báu. Nhân dân trăm họ càng mến yêu người thủ lĩnh trẻ tuổi, mưu tài, mẹo giỏi. Nước Nam Cương ngày một hùng cường.
https://thuviensach.vn
Đắp thành Cổ Loa
N
gày nay, qua huyện Đông Anh thuộc ngoại thành Hà Nội, ta còn thấy sừng sững ba vòng thành đất ôm vào lòng cả một vùng quê rộng, gồm nhiều thôn xóm. Tên thành: Cổ Loa.
Đây là một thắng cảnh thu hút nhiều khách tham quan. Ai không sửng sốt trước quy mô của ngôi thành, mà vòng ngoài lượn trên 8.000 mét chu vi. Ai không ngạc nhiên trước kiến trúc khác thường của nó, với ba vòng thành đất như lồng cuộn vào nhau. Chẳng những thế, Cổ Loa còn là một di tích lịch sử quan trọng. Đây chính là trung tâm của nước Âu Lạc thuở xa xưa.
Tương truyền rằng: “Hồi nước Âu Lạc mới ra đời, người anh hùng Thục Phán, tức An Dương Vương, đã tính ngay đến việc đắp một ngôi thành lớn để chống lại mọi cuộc xâm lược từ phương Bắc. Quân địch ngày càng tiến gần, nhà vua ngày đêm càng lo nghĩ. Một đêm, trời đã về khuya. Vua vừa chợp mắt, chợt trông thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, mặc áo đỏ tươi, tay chống gậy trúc. Thục Phán chưa kịp ngồi dậy hỏi han, thì cụ già đã lên tiếng hứa sẽ cho tiên
https://thuviensach.vn
đến giúp vua đắp thành. Từ đó, đêm đêm, khi mọi người đã yên giấc, khi bốn bề lặng ngắt, trên trời Cổ Loa lại xuất hiện hàng vạn cô tiên. Đã là tiên thì mặt phải đẹp như hoa, mắt phải sáng như gương, phải mặc áo xanh, phải che yếm trắng, phải thắt lưng quan lục bỏ múi sau lưng. Bàn chân các cô trắng như ngà, gót chân các cô đỏ như son. Đạp trên mây trắng, các cô lượn đi lượn lại, cuối cùng đỗ xuống cánh đồng ruộng cạnh kinh kì. Ở đây, các cô chia nhau, kẻ cuốc, kẻ gánh đất, kẻ đắp thành…”.
“Tiên hiện về đêm, chỉ làm việc về đêm. Hơn thế nữa, các cô phải đắp xong thành trong một đêm. Sáng ra, các cô phải về trời, thành chưa đắp xong tất bị bỏ dở. Trong vùng, có con ma Gà trắng thường lẩn quất ở hang núi Thất Diệu (Yên Phụ, Bắc Ninh). Vốn có thù cũ với Thục Phán, ma gà không thể để yên cho bầy tiên đắp thành giúp vua. Chờ đến nửa đêm, khi công trình xây dựng mới xong có một phần, Gà trắng cất tiếng gáy. Tưởng trời sắp sáng, các nàng tiên vội vã ra về, bỏ lại những đoạn thành dang dở. Về sau, có thần Rùa vàng giúp rập, An Dương Vương giết được Gà trắng. Ma đã bị trừ, thành Cổ Loa được đắp xong trong một đêm”.
Truyền thuyết chỉ là truyền thuyết. Chuyện tiên, chuyện ma là chuyện khó tin. Muốn đắp thành, con người phải ra tay đắp lấy. Nhưng truyền thuyết không chỉ rặt những tiên và ma. Truyền thuyết Cổ Loa còn nhiều tích gần ta hơn, những tích kể chuyện con người. Các mẩu chuyện ấy lại đưa ta quay về buổi bình minh của nước Âu Lạc.
Số là, “khi nước Âu Lạc mới được thành lập, An Dương Vương còn tạm đóng ở kinh đô cũ của các vua Hùng, trong vùng Bạch Hạc thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay”. Miền trung du, với núi đồi thoai thoải, với những thung lũng ép giữa các điểm cao, đã từng tạo điều kiện cho con người thoát ra khỏi núi rừng và hang động mà phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Nhưng, đến lúc bấy giờ, khi con người đã bước
https://thuviensach.vn
đầu về xuôi, đã biết lợi dụng gò cao mà dựng nhà lập xóm để trồng lúa nước trên những cánh đồng ruộng, thì đất trung du không còn là trung tâm thuận lợi nhất để dựng nước nữa. Phải xuôi về đồng bằng! Có lẽ chính vì thế mà truyền thuyết kể rằng: “An vị chưa bao lâu, An Dương Vương đã tính đến chuyện dời đô”. Vẫn theo lời kể, “tướng Cao Lỗ, người có công giúp Thục Phán dấy nghiệp, cũng khuyên vua chọn đất lành mà định đô, xây thành vững để giữ nước”.
“Thế rồi An Dương Vương cùng quần thần và quân sĩ xuôi thuyền theo dòng sông Cà Lồ về miền đồng bằng trù phú. Một hôm, thuyền vua dừng lại ở Phù Lỗ (thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội
ngày nay). An Dương Vương lên bộ thăm thú phong cảnh trong vùng…”.
“Chạ Chủ(15) chiếm cả một vùng cao ráo, thoáng đãng, nhà nhà san sát trên những gò thoai thoải ở hai bên triền sông”. Ai đến thăm Cổ Loa ngày nay còn có thể ngắm dòng Hoàng Giang uốn lượn từ Đông Nam sang Tây Nam, như ôm ấp, như che chở cho làng xóm. Các cụ bảo rằng, ngày ấy “trên bến người đông như hội, dưới sông thuyền bè ngược xuôi tấp nập”. Từ Hoàng Giang, thuyền có thể ra sông Cái(16) ngược lên phía Bắc, hoặc theo dòng sông Cầu
https://thuviensach.vn
xuôi về bến Lục Đầu mà ra biển. Quan sát, suy nghĩ, cân nhắc…, “cuối cùng, An Dương Vương quyết định chọn Chạ Chủ làm nơi đóng đô”.
“Vua cùng tướng Cao Lỗ bắt tay vào xây dựng. Dân Chạ Chủ phải dời làng xuống vùng bãi ven sông, nhường đất cho vua đắp thành”. Truyền thuyết chỉ kể chuyện tiên hiện về giúp vua. Nhưng nhìn quy mô thành Cổ Loa ngày nay, ta có thể đoán rằng hàng trăm thợ đã được điều về đắp lò, nung gạch, nung ngói… và hàng vạn dân trong vùng đã phải thay phiên nhau đi đào hào, dựng luỹ, đắp thành.
“Đầu Rồng là gò đất cao rộng nhất ở Cổ Loa. Tại đây, vua cho xây cung thất, nơi vua ở. Cạnh Cung thất, là điện Ngự triều, nơi vua ra mắt quần thần. Bên phải cung điện, có vườn hoa, có hồ sen”. Bao quanh khu cung cấm này, là vòng thành trong, mà các cụ ở Cổ Loa còn gọi là “thành cấm”. Vòng thành giữa bọc lấy vòng thành trong. Vòng thành ngoài bọc lấy vòng thành giữa. “Từ vòng thành ngoài đến vòng thành giữa là khu vực dành cho quan lại và quân lính”. Thành trong hình chữ nhật, chu vi hơn 1.600 mét. Thành cao lắm, phải ba người công kênh nhau mới với đến. Mặt thành rộng, quân có thể dàn hàng mười mà diễu quanh. Cổng chính ở phía nam, trông thẳng vào điện ngự triều. Hai vòng thành giữa và thành ngoài nương theo các gò cao, đống nổi, men theo bờ đầm, bờ ao và các nhánh của Hoàng Giang. Trên mặt cả ba vòng thành từng quãng, từng quãng, lại nổi lên một ụ đất cao, gọi là “Hoả hồi”: đứng trên mỗi ụ, có thể quan sát cả một vùng rộng. Mỗi vòng thành đều có hào sâu bao quanh, các vòng hào lại thông với nhau và thông ra Hoàng Giang, hào rộng đến vài chục mét, thuyền có thể xếp hàng đôi, hàng ba, mà đi lại vẫn dễ dàng.
Các gò đống vùng Cổ Loa, cộng với ba vòng thành khiến đường đi lối lại quanh co khuất khúc, địch có lọt vào chắc cũng khó tiến
https://thuviensach.vn
sâu. Trên các hào rộng thông với Hoàng Giang và các sông lớn, thuyền chiến ắt dễ dàng phối hợp với quân bộ đánh địch. Công trình xây dựng to lớn và thông minh này của ông cha ta từ buổi đầu lập nước chắc hẳn đã đòi hỏi nhiều suy nghĩ. Có lẽ chính vì thế mà từ bao đời rồi, nhân dân Cổ Loa còn truyền tụng câu chuyện tiên đắp thành và ma Gà trắng phá phách. Hàng vạn cô tiên đêm đêm đến giúp vua chỉ có thể là những người lao động ở quanh vùng, và biết đâu ở xa hơn nữa. Còn ma Gà trắng? Kẻ địch chăng? Hay là những cơn lũ lụt hàng năm làm sụt lở các đoạn thành đắp dở? Người ngày nay đến thăm cảnh cũ đặt ra câu hỏi, mà không sao trả lời được.
Nhưng ta chớ vội thất vọng. Nếu một ngày gần đây, người bạn đọc nhỏ của chúng tôi có dịp đến chơi Cổ Loa, dưới những giọt mưa phùn nhẹ cuối năm, hay giữa một ngày xuân ấm áp, bạn sẽ thấy những nhóm người mặc áo quần lao động đang lúi húi quanh những hố mới đào giữa cánh đồng hay trên mặt thành. Họ là những nhà khảo cổ học. Hàng năm, đến mùa khô, các nhà khoa học mặc áo xanh ấy lại về đây thăm lòng đất Cổ Loa, cố dò cho ra những bí ẩn quanh ngôi thành cổ.
https://thuviensach.vn
Đánh rã năm mươi vạn quân Tần
L
ần chống giặc giữ quê ấy xảy ra cách chúng ta gần tròn 2.200 năm, vào khoảng cuối thế kỉ thứ 3 TCN.
Bấy giờ, phần lớn đất đai của Trung Quốc ngày nay vừa lọt vào tay của Tần Thuỷ Hoàng. Ông vua nổi tiếng là “khắc bạc và tự đắc” đó lại giương đôi mắt thèm thuồng nhìn về phương Nam, nhòm ngó miền Bách Việt. Sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi, lông chim trả…, ở đây không thiếu gì của báu! Vào khoảng năm 218 TCN, thừa lệnh Tần Thuỷ Hoàng, tướng Đồ Thư thống lĩnh 50 vạn quân, chia làm năm mũi tiến xuống miền Bách Việt. Nửa triệu quân Tần ra sức xẻ núi, đào ngòi, nối sông…, mở đường đến đâu tiến quân đến đấy, tiến quân đến đâu chiếm đóng đến đấy. Chỉ sau vài năm, đạo quân xâm lược đã chiếm được gần hết vùng Lĩnh Nam(17), chia đất thành quận, thành huyện, đặt quan cai trị theo lối phương Bắc.
https://thuviensach.vn
Từ dải đất vừa bình xong, Đồ Thư lại kéo quân đánh sâu nữa xuống phương Nam, tiến vào vùng người Âu và người Lạc. Ngay từ buổi đầu, quân xâm lược đã giết chết Dịch Hu Tống, một thủ lĩnh xuất sắc của người Âu. Nhưng, cũng từ đấy, chúng bắt đầu nếm mùi những đòn đánh trả thấm thía của dân Âu Lạc.
Quân Tần đông. Quân Tần mạnh. Quân Tần tiến ồ ạt. Không thể mặt đối mặt dàn quân đánh địch, người Âu Lạc bỏ nhà, bỏ ruộng, bỏ vườn, kéo vào rừng sâu, chuyển thóc gạo lên núi cao, tính chuyện kháng cự lâu dài. Trẻ, già, trai, gái, không ai ở lại vùng giặc chiếm. Quân Tần tiến đóng ở những làng xóm không người, không lương ăn, không chỗ trú chân…
Trong rừng xanh, người Âu Lạc đã tập hợp lại. Họ cử những người gan góc nhất, thông thạo võ nghệ nhất, sẵn mưu trí nhất, làm tướng cầm quân. Thục Phán là một trong những thủ lĩnh đó. Lánh vào rừng núi, người Âu Lạc đã tiếp tục làm ăn trồng trọt ra sao để có thể nuôi quân đánh giặc lâu dài? Họ đã tổ chức dò la nghe ngóng
https://thuviensach.vn
tình hình quân địch như thế nào? Những điều đó, ngày nay chúng ta chưa thể biết được. Điều chắc chắn là quân Âu Lạc được vũ trang khá tốt: vũ khí của họ là những cây giáo dài cắm mũi đồng nhọn hoắt, là những rìu chiến lưỡi xéo bằng đồng sắc ngọt, và nhất là những cánh nỏ lợi hại với những tên tre đầu mũi bằng đồng.
Đáng sợ nhất là lối đánh của họ. Ban ngày, họ ở đâu làm gì, đố ai biết được. Ẩn sâu trong rừng, chắc hẳn họ luyện tập võ nghệ, thao diễn cung nỏ… Nhưng rồi, khi đêm xuống, họ bất thần xông ra đánh úp doanh trại địch. Cứ thế, cuộc đấu tranh vũ trang của dân Âu Lạc tiếp diễn suốt chín, mười năm ròng. Binh sĩ Tần cứ bị tỉa dần… tỉa dần. Trong số 50 vạn quân hùng hổ kéo vào chiếm đóng quê hương Âu Lạc, trên dưới 20 vạn tên lần lượt bị giết. Tướng Đồ Thư cũng bỏ mạng. Giặc thú nhận: “…Tiến không được, thoái cũng không xong. Đàn ông quanh năm mặc áo giáp(18), đàn bà suốt ngày phải chở lương. Khổ không sống nổi, họ tự thắt cổ trên cây dọc đường…”. Năm 209 TCN, Tần Thuỷ Hoàng chết. Mộng tưởng xâm chiếm toàn bộ đất Việt phương Nam đành bỏ dở..
Đánh bại 50 vạn quân Tần cách đây 22 thế kỉ, đó là chiến công mở màn của ông cha ta từ buổi bình minh dựng nước.
https://thuviensach.vn
Lý Ông Trọng
V
en đê sông Hồng, bên cửa sông Nhuệ có ngôi đền nổi tiếng tự ngàn xưa. Đó là đền Chèm, nay thuộc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội.
Đền thờ Lý Ông Trọng.
Có truyền thuyết kể rằng Ông Trọng là một người khổng lồ, đã từng giúp Sơn Tinh (Thánh Tản Viên) giăng lưới sắt trên sông Nhuệ trừ loài thuỷ tộc. Ông khổng lồ dạng chân, chân trái giẫm bên bờ trái, chân phải giẫm bên bờ phải sông Hồng, cúi người xuống nước, lấy gươm sắt khua khoắng, chém đứt con giải - là con vua Thuỷ Tề, ra làm ba khúc. Ấy vì thế mà ba làng Hối bên tả ngạn thờ giải, ba làng Chèm bên hữu ngạn thờ Ông Trọng. Dân chài trên sông Hồng ngày trước tin rằng vì có kì tích đó của Ông Trọng mà cả một khúc sông Hồng từ bến Chèm đến bến Phà Đen Hà Nội không bao giờ giải dám lai vãng đến nữa.
Đấy là chuyện Người khổng lồ ở đất Chèm: một Lý Ông Trọng anh hùng chiến đấu chống các lực lượng thiên nhiên.
https://thuviensach.vn
Còn sau đây là chuyện Lý Ông Trọng của thời An Dương Vương.
Chuyện kể rằng: Lý Ông Trọng, người làng Chèm, vóc cao lớn, khí chất cứng cáp, mạnh mẽ, khác hẳn người thường. Lúc trẻ, thời vua Hùng cuối cùng, làm một chức nhỏ ở huyện ấp, bị quan trên quở phạt. Vì sao ông bị quở phạt thì mỗi người kể một cách. Có người
bảo vì ông thấy tên lính đánh đập dân phu, ông tức giận giết chết tên lính đó. Có người bảo ông giỏi võ, vào triều thi đấu, lỡ tay giết chết một lực sĩ của vua. Có người lại bảo vì ông phá kho thóc của vua đem chia cho dân nghèo đang lâm nạn đói… Tất cả mọi lời kể đều thống nhất ở chỗ vì vua thương ông là người có tài nên không nỡ giết…
Bị quở phạt, ông than rằng: “Làm người nên có chí hăng hái như chim phượng hoàng bay muôn dặm xa, sao chịu làm tôi tớ người, để cho người mắng nạt!”. Ông liền bỏ chức, đi xa cầu học, cầu tiến.
Sau ông làm tướng cho An Dương Vương Thục Phán.
Mười năm kháng chiến chống xâm lược Tần, lúc quyết đánh, lúc tạm hoà hoãn, An Dương Vương đã cử Lý Ông Trọng đi sứ sang nước Tần.
Khi ấy, ở biên giới phía Bắc, nhà Tần hay bị quân Hung Nô quấy nhiễu. Tần Thuỷ Hoàng đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn mà vẫn không trừ được mối hoạ Hung Nô.
Có Lý Ông Trọng là tướng tài của An Dương Vương sang sứ, vua Tần nhờ Lý Ông Trọng đem quân đánh Hung Nô giúp Tần. Ông Trọng đem quân Tần ra giữ đất Lâm Thao (nay thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc). Đánh trận nào, thắng trận đó, quân Hung Nô kinh sợ. Uy danh Lý Ông Trọng vang dội, Hung Nô không dám xâm phạm cửa ải nhà Tần.
https://thuviensach.vn
Tần Thuỷ Hoàng phong thưởng cho Ông Trọng rất hậu, ban tước cao, lại gả công chúa cho ông. Nhưng Ông Trọng khăng khăng xin về nước, về quê yên nghỉ tuổi già. Tần Thuỷ Hoàng bèn đúc đồng làm tượng theo hình dạng Ông Trọng, dựng ở cửa Kim Mã kinh thành Hàm Dương (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Trong tượng chứa được hàng chục người. Mỗi khi có sứ giả nước ngoài đến, lại sai người chui vào trong tượng để cử động ngầm. Hung Nô trông thấy, cho rằng Ông Trọng còn ở đất Tần, sợ uy không dám động tới cửa ải.
Từ đó, Trung Quốc có lệ gọi những pho tượng lớn đó là Ông Trọng(19).
https://thuviensach.vn
Ông Nồi
C
ó một nhà nghèo quê ở Hương Canh (nay thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), làm nghề nặn nồi niêu. Bố mẹ sinh được một đứa con trai, đặt tên là cu Nồi.
Nồi càng lớn càng thông minh, lại giỏi võ, giỏi vật nhất vùng.
Gặp khi An Dương Vương mở kì thi võ để chọn người tài chống giặc ngoại xâm, dân làng tiến cử đô Nồi và cấp tiền gạo cho anh về kinh thi võ.
Đô Nồi đã không phụ lòng tin yêu của dân làng. Anh giật giải võ, giải vật và được cử làm tướng trong triều đình Âu Lạc.
Gần kinh đô Cổ Loa có làng Chiêm Trạch. Trong làng có cô gái mồ côi bố mẹ, ở với cậu. Cô gái lấy ông Nồi và sinh được hai con trai, đặt tên là Đống và Vực. Lớn lên, Đống và Vực cũng theo giúp An Dương Vương.
Triệu Đà phát quân xâm lược Âu Lạc. Ba bố con ông Nồi chiêu mộ dân Chiêm Trạch làm binh, được vua Thục cấp cho nỏ bắn một
https://thuviensach.vn
lần nhiều phát, đã nhiều lần đẩy lùi quân Triệu.
Triệu Đà sai con trai là Trọng Thuỷ sang Âu Lạc cầu hoà và cầu hôn với công chúa Mỵ Châu, ba cha con ông Nồi can ngăn An Dương Vương:
- Lòng người khó dò biết, không nên nhẹ dạ cả tin!
Vua Thục không nghe lời nói phải.
Ba cha con ông Nồi phải bỏ chức, về Chiêm Trạch làm ruộng.
https://thuviensach.vn