🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nghệ Thuật Câu Cá Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn VIỆT CHƯƠNG Nghệ nhân TÁM PHỚI - NĂM QUAN Nghệ thuật CÂU CÁ ---------Thú câu cá đồng ---------Thú câu cá sông -Thú câu cá hồ đoạt giải NHÀ XUẤT BẢN MỸ THUẬT https://thuviensach.vn LỜI TỰA CÁI THÚ BUÔNG CẦN ĐỢI CÁ Đi câu, dù là cá đồng hay cá sông, đối với người sống với nghề câu chuyên nghiệp thì đó là kế sinh nhai chính của họ. cái cần câu cá đối với họ đúng nghĩa là “ cần câu cơm”. Vì con cá, con tôm câu được trong ngày sẽ đem ra chợ đổi thành cơm gạo, thức ăn nuôi sống bản thân và gia đình họ. Nhưng, đi câu đối với đại đa số người làm nhiều ngành nghề khác, mệnh danh là câu tài tử thì họ coi việc đi câu là cách giải trí rất lành mạnh, là thú vui tao nhã, là trò tiêu khiển vô cùng hấp dẫn, tạo cho họ cơ hội để di dưỡng tinh thần, kiện toàn lại sức lực và nhất là trút bỏ được những điều lo nghĩ, những nỗi phiền muộn mà cuộc sống xô bồ mang lại. Với người đi câu diện tài tử, mục đích chính của việc đi câu là để tiêu sầu giải muộn, còn việc có câu được nhiều cá hay không quan trọng. Nói đến cái thú vác cần đi câu thì chắc mọi người đều thích. Thấy người ta ung dung kẻ đứng người ngồi bên ruộng đồng, cạnh sông suối, ôm cần đợi cá lại được đón gió đồng quê giữa trời cao đất rộng, được hít thở không khí trong lành thì thử hỏi ai lại không ham? Nhưng, bước đầu đến với thú đi câu thì có điều nghịch lý là rất nhiều người tỏ ra ngán ngại, vì sợ mất nhiều thì giờ. Thế nhưng khi đã đi câu một đôi lần thì sự do dự của thuở ban đầu tự nhiên tiêu tán hết. Sự ham thích cứ thôi thúc, dù những ngày đầu “ra quân” chỉ câu được vài con rô, con sặt, giá trị không đáng là bao... https://thuviensach.vn Thế là từ đó đi câu trở thành một thú đam mê không thể cưỡng lại, hễ ngày nào được rỗi rảnh là người ta vác cần tìm đến những cánh đồng bao la thơm mùi lúa chín với gió lộng tứ bề, hoặc câu sông, câu suối để được gần gũi với thiên nhiên... Đi câu đối với nhiều người bước đầu chỉ là để giải trí, nhưng dần dà nhiều người lại có thêm sự ham thích mới là... thu được chiến lợi phẩm nhiều hơn, sao cho “bằng chị bằng em” mới hả dạ bằng lòng! Đi câu từ đây ngoài việc giải trí còn là để... chứng tỏ tài năng buông cần đợi cá của mình tới đâu. Rồi từ ý nghĩ đó, ước muốn đó, mọi người mới nhận ra rằng: Nghề câu cá cũng lắm công phu, không quá dễ như nhiều người lầm tưởng. Con cá tuy nhát nhưng lại quá tinh khôn, cho nên muốn câu được người câu phải vận động trí óc của mình thì mới mong câu được nó. Và, cũng từ đó nhiều người mới nghĩ đến... nghệ thuật câu cá. Bạn phải biết rõ về thói quen, về đặc tính, còn phải tìm hiểu thêm thứ mồi mà từng giống cá thích ăn là gì thì mới mong câu được chúng. Đó là chưa nói đến việc vào giờ giấc nào, thời tiết nào thích hợp cho con cá ăn mồi để vác cần đi đúng lúc. Những điều cơ bản đó trong nghệ thuật câu cá chỉ có ở những người giàu kinh nghiệm trong nghề câu mới nắm rõ được. Nhờ vào kinh nghiệm đó họ mới trở thành... tay sát cá cho ta ngưỡng mộ. Với họ hễ vác cần ra đi thế nào lúc về cũng được giỏ cá đầy. Nhưng, việc này không qua khó, âu đó cũng là nghề dạy nghề. Chỉ có điều mà chắc chắn mà ai cũng biết: kinh nghiệm không thể có được trong ngày một, ngày hai ... Thủ Đức, mùa Giáng sinh https://thuviensach.vn VIỆT CHƯƠNG TÁM PHỚI -NĂM QUAN https://thuviensach.vn ĐỂ TRỞ THÀNH TAY SÁT CÁ Câu cá thấy dễ mà không phải dễ! Người ngoài nghề thì cho câu cá là chuyên dễ, ngay cả trẻ con cũng làm được. Chỉ cần sắm đủ đồ nghề, rồi ra bãi câu ngồi móc mồi, buông cần rồi... chờ cá cắn. Thế nhưng, với những người đã từng vác cần đi câu thì đa số lại có nhận định trái ngược: Đúng là câu cá thấy dễ mà không phải dễ! Vì nếu đó là việc dễ thì tại sao có người chịu khó ngồi câu cả ngày không dính được con nào, trong khi đó có người mới buồng cần đã gặp may lia lịa, đến nỗi giật cần không kịp! Nếu đó là gặp may thì chỉ gặp một đôi lần, chứ may đâu mà cứ đến hoài, đến mãi, đến từ ngày này sang ngày khác? Người mà sáng vác cần câu đi thì chiều xách giỏ cá nặng về là người câu chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong nghề, mà dân gian gọi họ là tay sát cá. Làm sao để trở thành tay sát cá? Thật ra, đó là chuyện không mấy khó khăn, nếu ta nắm bắt được những bí quyết sau đây: YÊU NGHỀ: Đa số những tay sát cá là người rất yêu nghề. Vì quá yêu nghề nên lúc nào họ cũng cố tìm hiểu mọi điều hay lẽ phải liên quan đến nghề, để rồi từ đó https://thuviensach.vn hình thành kinh nghiêm cho riêng mình. Chính nhờ quá yêu nghề nên họ cố tìm đủ mọi cách để... đấu trí với con cá, mà theo họ nó rất khôn ngoan đến độ tinh ranh. Nếu mình không khôn khéo hơn chúng thì khó lòng.. câu được chúng! Tất nhiên, bước đầu họ cũng bị nếm nhiều thất bại, sáng vác cần đi chiều cũng xách cái giỏ không về, nhưng rồi nghề dạy nghề, dần dần họ cũng thành thạo và trở thành tay sát cá... Ngay cái việc con cá ăn mồi không thôi cũng đủ làm cho ta... điên đầu. Thực tế cho thấy hễ thấy phao động đậy là biết cá đến ăn mồi, nhưng không phải trường hợp nào giật cần cũng tóm được cá! Chỉ khi trải qua nhiều kinh nghiệm ta mới biết được rằng: Thấy phao động đậy nhẹ là biết cá đang ăn mồi nhưng ngậm chưa sâu. Thấy phao bị kéo trượt một khoản ngắn rồi ngay sau đó lại trở về nằm im ở chỗ cũ là biết cá đã tha mồi nhưng rồi chê không ăn. Thấy phao nhấp nhẹ lên xuống vài ba cái rồi nhưng sau đó lại nhấp nhẹ, đó là cá nhỏ đang đến rỉa mồi. Thấy phao chìm nhanh một cách đột ngột là biết cá lớn hay cá con quá đói đang vồ vập miếng mồi. Khi đã có kinh nghiêm về cách thức cá ăn mồi, ta mới biết đến cách giật cần đúng lúc để có cá bỏ vào giỏ: Hễ thấy phao chạy theo chiều nào thì ta giật cần theo chiều ngược lại là lưỡi câu sẽ ghim vào miệng cá. Hễ thấy phao chìm nhanh đột ngột thì không nên chần chữ, mà phải giật nhanh theo chiều thẳng đứng. https://thuviensach.vn Nếu thấy phao bị kéo trượt một khoảng ngắn rồi ngưng, nếu giật cần cũng chỉ là cầu may vì con cá đó chỉ ngậm sơ miếng mồi rồi nhả. Kinh nghiệm cũng giúp cho người đi câu biết cách giật cần: Giật nhẹ quá, miếng mồi dễ vụt khỏi miệng cá. Giật mạnh quá, cá dễ bị sứt mép và rơi tõm trở lại xuống nước. Vì vậy, giật cần chỉ cần giật vừa phải, không nhẹ tay cũng không mạnh tay mới được. Và khi đã có kinh nghiệm trong nghề thì chỉ nhìn sơ qua thế nằm của cái phao ra sao ta đã đón được vị trí của cái mồi bên dưới: Nếu cái phao dựng đứng và nổi phân nửa trên mặt nước là biết cục mồi lơ lửng trong nước chứ không chạm sát đáy. Ngược lại, nếu thấy cái phao nổi nằm ngang trên mặt nước là biết cục mồi câu đã chạm đáy. Có biết được điều đó ta mới điều chỉnh cái phao sao cho thích hợp với cách câu của mình. Điều chỉnh cái phao trên sợi nhợ câu là cả một nghệ thuật chứ không phải việc dễ dàng. Thợ câu chuyên nghiệp phải tính toán chi li làm sao cho cái phao “đặt” cục mồi ở vào tầng giữa hoặc tầng đáy, phù hợp với tính ý ăn mồi của từng loài cá thì việc câu cá mới thành công như ý được. Đó là mới chỉ nói kinh nghiệm về việc điều chỉnh cái phao trên sợi nhợ sao cho phù hợp. Ngoài ra, thợ câu chuyên nghiệp còn rành rẽ đến những điều khác nữa như cách tóm lưỡi ra sao, chọn mồi thích hợp cho từng loài cá như thế nào... Chúng tôi sẽ trình bày tiếp mục này vào những trang sau. BIẾT TẬP TÍNH CỦA CÁ: https://thuviensach.vn Muốn trở thành tay sát cá, ai cũng phải tìm hiểu rõ tập tính của từng giống cá mà mình thường câu như chúng thích đi lẻ từng con, bầy ít vài ba con hay rồng rắn đi tìm mồi cả đàn đông đảo. Họ cũng tìm hiểu để biết những giống cá nào nhút nhát, đa nghi, giống cá nào dạn dĩ, háu ăn... Rồi giống cá nào thích ăn ở tầng đáy hoặc tầng giữa, tầng mặt? Những loại cá nào thích ăn mồi thực vật, mồi động vật, và cụ thể đó là thứ mồi gì? Giống cá nào chỉ thích ăn mồi tanh thối? ... Tất cả những điều đó, ai sống với nghề đi câu càng thuộc hết nằm lòng, càng tốt. Chỉ khi biết rõ được những đặc tính của từng giống cá, nhất là loại cá mình thường câu, thì việc câu chúng sẽ không mấy khó khăn: Như đi ăn theo bầy đàn với cá đồng thì có rô, sặt, trê, chốt... Còn với cá sông thì có cá tra, chim trắng, chim đen, dứa, ngát... với cá có thói quen đi ăn theo bầy đàn, hễ bắt gặp mồi thích khẩu thì chen chúc vào tranh cướp, vì vậy người câu chúng mới được dịp may giật cần lia lịa; đến nỗi móc mồi không kịp, cho đến khi cả bầy cá đó lần lược chui hết vô giỏ của mình mới thôi. Như cá háu ăn thì có bống dừa, cá chốt, cá trê, chúng cũng ăn theo bầy đàn và thấy mồi là nhào đến táp bạo. Nhiều khi câu hụt, thả cần xuống cá vẫn mạnh dạn ăn mồi trở lại chứ không sợ hãi gì. Vì vậy, gặp đàn cá đông đảo là người câu được dịp giật cần mỏi tay. Còn cá có tính đa nghi là loài cá lóc. Chúng đa nghi vì chúng tinh khôn. Cá lóc có hai giống: một là cá lóc đen (tên khoa học là Ophiocephalus striatus) và hai là cá lóc bông (tên khoa học là Ophiocephalus micropeltes). Gọi là cá lóc đen để phân biệt với cá lóc bông, chứ nó có nhiều tên gọi khác nhau như cá sộp, cá lóc[1]. Cá lóc đen sinh sống ngoài đồng ruộng từ nam chí bắc nước ta, nhưng cá lóc bông chỉ sống ở nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long mà thôi. Hai giông cá này rất lớn con (lóc đen trọng lượng tối đa đến 7 kí, còn lóc bông trọng lượng tối đa lên đến 20 kí) và tinh khôn như nhau. Chúng gặp mồi, dù rê đến tận miệng nhưng chưa kịp đớp ngay. Người thợ câu phải https://thuviensach.vn chịu khó kiên nhẫn nhắp cần hoặc rê cần qua lại nhiều lần, có khi đến vài chục lần mới câu được nó. Câu được con cá lóc quả là... trần thân, nhưng ai cũng mừng, vì con nào xách cũng nặng tay. Quả thật có nhiều giống cá chỉ thích tìm mồi ở tầng đáy, vì vậy câu chúng phải để cục mồi gần sát đáy chúng mới gặp mà cắn câu. Ở đồng ruộng thì có cá trê, ở sông thì có cá tra, cá vồ đen, cá thiều, cá dứa... Chỉ những ngày mà nhiệt độ nước ở tầng đáy lạnh thì cá mới không ăn nước chìm mà ngoi lên ăn nước nổi. Điều này, thợ câu chuyên nghiệp ai cũng rành. Hễ họ thả mồi sát đáy quá lâu mà không thấy cá ăn mồi thì cuốn nhợ để cầm xem cục chì ấm lạnh ra sao: nếu cục chì lạnh thì lo điều chỉnh cục mồi cao lên để... đón cá đang ăn nước nổi. Ngược lại, nếu cục chì vẫn ấm thì cứ thả mồi câu nước chìm như trước. Có nhiều giống cá chỉ thích ăn loại mồi này mà không mặn mà lắm với những thứ mồi khác. Khi đói cá cũng ăn tạp. Mồi thì có nhiều thứ như mồi thực vật, mồi động vật và mồi ướp có mùi tanh tưởi do người đi câu tự pha chế theo kinh nghiệm riêng: Mồi thực vật cổ mồi khoai lang luộc, bông lúa, bông cỏ, trái cây mắm chín, cám gạo ... để câu cá mè vinh, trắm cỏ, cá dứa, cá bông lao, cá thiều ... Cây mắm là giống cây tạp có thân cao to, mọc hoang hay được trồng dọc bờ sông để giữ bờ khỏi bị sạt lở. Trái cây mắm khi chín rụng xuống nước làm mồi ngon cho cá. Dân đi câu biết vậy nên mới dùng nó để làm mồi câu rất nhạy. Mồi động vật thì có rất nhiều như tôm, tép, cá con, cua lột, cá linh, gián, dế, cào cào, trứng kiến, nhộng ong, trùn hổ, trùn huyết, trùn mủ, con hà, thằn lằn, nhái, tim bò, ruột gà vịt ... Trong số các loại mồi đó, trứng kiến là thức ăn khoái khẩu của cá rô, cá sặt.. Thằn lằn, nhái làm mồi câu cá lóc, cá bông... Trùn, hà, dế câu cá rô, trê, bống kèo, bống dừa ... Gạch tôm (đầu tôm) dùng làm mồi câu cá chép rất nhạy. https://thuviensach.vn Còn mồi tự chế thì như trên đã nói, là do kinh nghiệm của mỗi người. Không những ở ta mà Tây, Tàu gì cũng có cả, nếu kể ra cũng có hơn hai trăm loại. Những mồi nay đòi hỏi phải có mùi tanh tưởi, thơm hay thúi, hoặc béo ngậy... sao cho cá từ xa đánh hơi được là tìm đến ăn mồi. Mồi này tùy vào cách chế biến mà dùng để câu cá đồng hay cá sông, nhạy hơn mồi có nguồn gốc từ thực vật và động vật. BIẾT CHỌN BÃI CÂU THÍCH HỢP: Với người đi câu tài tử thì không mấy ai quan tâm đến việc chọn bãi câu cho mình. Vì đối với họ, mục đích đi câu là để giải trí, để giết thì giờ rỗi rãi, còn câu được số cá ít hay nhiều không là chuyện đáng lưu tâm. Vì vậy, đôi với họ, chỉ cần một nơi sạch sẽ, mát mẻ để ngồi buông câu, chờ phao động đậy để được giật cần là đủ thú vị rồi. Thế nhưng, với người đi câu chuyên nghiệp thì họ lại nghĩ khác: đi câu để giải trí được coi là việc phụ, còn việc làm sao câu được nhiều cá mới là việc chính. Lẽ dễ hiểu là có câu được nhiều cá họ mới đổi ra được thóc gạo, thức ân để nuôi sống họ và gia đình. Do đó chọn bãi câu đối với họ là việc rất quan trọng. Đó phải là nơi có thật nhiều cá để câu. việc này tất nhiên không dễ, trừ người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề ra, không phải bất cứ ai cũng có thể biết được. Với người giàu kinh nghiêm, họ chỉ cần dừng chân đứng trên bờ quan sát tình hình nước nôi ở thửa ruộng, hay ao hồ nào đó trong chốc lát là có thể đoán biết được dưới đó có nhiều cá hay không, cá lớn hay cá bé, và nhiều nhất là giống cá gì ... Chẳng hạn nơi ao sâu nước cả thì có nhiều cá lớn. Ao sâu mà nước trong veo, rong bèo thưa thớt thì tuy có cá lớn nhưng cá nhát mồi khó câu. Còn ruộng hay ao hồ mà nước tụ đọng lâu ngày, có nhiều cỏ và rong bèo tươi tốt là ao nhiều cá, vì nước đủ dưỡng khí, độ PH vừa phải và có đầy đủ thức ăn để sống. Nước ruộng hay ao sình lầy vẩn đục thì lắm cá trê... https://thuviensach.vn Quý vị cũng biết, ruộng đồng, ao hồ, đầm bàu, hễ nơi nào có nước là ở đó có cá, không ít thì nhiều. Nhưng cũng thửa ruộng đó, ao hồ đó, không phải ta buông cần ở vị trí nào cũng câu được nhiều cá như nhau. Giống cá rất khôn, chúng biết tụ tập đông đảo tại những vùng nước sâu trong thửa ruộng để tìm mồi. Mà những nơi nước sâu như vậy lại thường có nhiều rong bèo, rau cỏ mọc từng giề, từng bè nổi lềnh bềnh trên mặt nước nên là chỗ ẩn thân tốt cho cá. Chính nơi đây mới là nơi buông cần lý tưởng nhất. Muốn có những bãi câu tốt như vậy, người đi câu chuyên nghiệp nào cũng phải bỏ nhiều thì giờ và công sức ra đi đó đi đây nhiều nơi để tìm kiếm ... Để rồi từ đó, nay họ đến câu bãi này, mai kia họ lại rê cần qua câu bãi khác, mà khi nào cũng được giật cần thỏa thích. Chọn được bãi câu lắm cá, ta còn phải bỏ công sức ra dọn dẹp cho nó trống trải luồng câu mới mong câu được cá. Mà ngay việc câu cắm, coi như câu... cầu may nên mới câu một lần nhiều cần, ta cũng phải tìm cho được bãi câu thích hợp. Nếu câu cắm trong ruộng lúa cũng phải tìm đến những thửa ruộng sâu, có mực nước dâng cao gần bờ. Nếu ruộng đó lúa nở bụi tươi tốt, lại có nhiều rong bèo do nước có nhiều dưỡng khí thì chắc chắn ao đó sẽ có nhiều cá. Nếu câu cắm ở các ao hồ, đìa bàu cũng phải hội đủ những tiêu chuẩn vừa kể, còn nếu câu cắm dọc theo bờ mương rãnh thì phải chọn mương rãnh ăn thông với nhau, có đường nước chảy để cá di chuyển theo đường nước mà ăn mồi. Với người câu chuyên nghiệp lúc nào trong đầu họ cũng thuộc nằm lòng nhiều bãi câu nhiều cá như vậy, nhờ đó mà lần nào vác cần ra đi họ đều gặp may, không phải xách giỏ về không. Tìm đúng ra những nơi có nhiều cá làm bãi câu là chuyện đáng mùng. Nhưng nếu nơi đó sạch sẽ, thoáng mát và nhất là yên tĩnh nữa thì lại càng https://thuviensach.vn ưng ý hơn. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Mồi câu https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Lưỡi câu https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Chì câu https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Ổ máy của cần câu máy https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Ổ máy và nhợ câu máy https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Phao câu https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Cần câu máy https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Dụng cụ để gác cần câu máy và mồi dế Vì như ta đã biết, giống cá rất tinh khôn và nhát người. Chúng chỉ thích sống ở những nơi thật sự yên tĩnh. Hễ bị động là chúng liền rủ nhau rồng rắn tìm đường trốn lánh biệt tám. Phải chờ cả buổi sau chúng mới trở lại điểm cũ, nhung rất nhát mồi. Chính vì vậy nơi câu cá không để cho trẻ con nô đùa, và bạn câu với nhau cũng không nên nói chuyện ồn ào. BIẾT CHỌN GIỜ CÂU THÍCH HỢP: Cá hoang không ăn theo bữa mà cả ngày kéo đi lùng sục đây đó để tìm kiếm thức ăn nhưng chưa chắc chắn đã đủ no. Vì như chúng ta đã biết, trong đồng ruộng, ao hồ, sông suối tuy thức ăn đa dạng và nhiều, thế nhưng do đa số giống cá lại chỉ tìm thức ăn riêng khoái khẩu cho mình mà việc đó không phải là chuyện dễ. Mặt khác, lượng thức ăn nhiều hay ít trong môi trường sống của chúng lại tùy vào các mùa trong năm. Chẳng hạn, trong mùa mưa thức ăn dồi dào hơn mùa khô hạn. Mặt khác, không phải bất cứ giờ giấc nào trong ngày cá cũng chịu ăn mồi. và thời tiết bên ngoài cũng góp phần ảnh hưởng đên việc ăn mồi của cá. Điều này thì những người đi câu chuyên nghiệp quá rành, vì kinh nghiệm nhiều năm trong nghề đã dạy bảo cho họ. Vì vậy, mỗi ngày họ biết chọn giờ giấc nào thích hợp để vác cần đi câu và gặp thời tiết nào họ đành chán ngán ngồi ở nhà. Nhờ biết tính cá rõ như vậy nên mỗi lần ra quân, họ đều thắng lợi trở về. Biết câu tùy giờ, tùy lúc: Câu nhắp, câu rê, cá lóc ăn mồi bạo vào lúc sáng sớm (trước khi mặt trời mọc) và lúc chạng vạng tối (sau giờ mặt trời lặn). Những đêm trăng sáng, cá lóc vẫn ăn mồi. Câu các loại cá đồng khác: https://thuviensach.vn Sáng: từ 6 giờ đến 10 giờ. Chiều: từ 15 giờ đến 17 giờ. Buổi trưa, trong khoảng từ 10 giờ đến 15 giờ chiều, trời nắng gắt nên cá lùi vào chỗ mát ẩn núp. Chỉ con nào đói lắm mới chịu ló ra ăn mồi. Từ 17 giờ trở đi, cá chậm ăn mồi (ban đêm câu cắm vẫn được cá, nhưng số lượng không nhiều, vì thực tế cho thấy đâu phải cắm bao nhiêu cần là cần nào cũng được cá cả). Cá ở sông chỉ ăn mồi bạo khi con nước đang lớn và nước đứng. Nước bắt đầu giựt (ròng) là cá đã bớt ăn mồi. Biết câu tùy thời tiết: Trời vần vũ chuyển mưa và đang mưa cá không ăn mồi. Chúng lặn sâu xuống tận đáy hoặc ẩn mình dưới các đám rong cỏ. Ngay sau cơn mưa, tức cơn mưa vừa tạnh cá vẫn ít ăn mồi (vì được ăn no nê các loại côn trùng như kiến, cào cào, sâu, ...đậu trên lá cỏ, lá lúa bị nước mưa làm rớt xuống). Nhưng thông thường, sau mỗi cơn mưa lớn một lúc lâu, cá chịu ăn mồi bạo trở lại. Biết câu tùy mùa: Thông thường không phải vào mùa nào trong năm cũng thích hợp với nghề câu. Vào mùa nắng hạn, ruộng đồng khô cạn nên không phải là mùa câu cá. Vào mùa này muốn kiếm được một vài con cá kho ăn cho mặn miệng, chỉ còn cách tìm đến những thủa ruộng sâu, những ao bàu rộng lớn ở giữa đồng, nơi có nhiều cá tụ tập sống ở đó. https://thuviensach.vn Mùa câu cá đồng bắt đầu sau mùa mưa vài tháng. Thời gian này cá từ các sông suối tràn vào đồng sinh đẻ nên lớp cá con lớn lên tha hồ cho ta câu. Cá bống dừa câu quanh năm. Cá sông cũng câu quanh năm, vào lúc thời tiết tốt và đúng lúc con nước lên. https://thuviensach.vn ĐỒ NGHỀ ĐI CÂU CÁ Sống với nghề nào ta cũng phải sắm dụng cụ riêng mà dùng. Thí dụ: làm nghề nông phải có cày bữa, cuốc xẻng; làm nghề mộc phải sắm cưa, bào, đục; làm thợ hồ phải sắm thước, cái bay; còn sống với nghề câu dù là câu tài tử, ta cũng nên sắm đủ bộ đồ nghề dể dùng. Vì chẳng lẽ hễ thiếu thứ nào là đi mượn thứ đó? Mà chắc gì người ta đã sẵn lòng cho mượn, dù họ có thừa! Dụng cụ đi câu gồm có các loại sau đây: CẦN CÂU: Câu cá, dù câu cá đồng hay cá sông đều phải sắm cần câu, trừ trường hợp câu neo. Tùy vào từng cách câu mà ta phải dùng nhiều loại cần. Đại loại đó là: cần câu cắm, cần câu ngâm, cần câu rê, cần câu nhắp ... Mỗi loại cần câu như vậy đều có hình dáng, kích thước khác nhau. Trừ cần câu máy ra, các thứ cần câu khác, tạm gọi là cần câu tay, nếu khéo tay quý vị có thể dễ dàng làm được, khỏi phải mua tốn tiền, và chưa chắc thứ “hàng chợ” này đã làm ta vừa ý. Cũng xin được nói thêm, nếu trong tay sở hữu được cái cần vừa ý, ta có thể dùng được lâu năm, cho đến khi hư hỏng mới thay. Đa số cần câu tay đều làm bằng thân tre, trúc, tầm vông, mà ở vùng quê nước ta chắc chắn nơi nào cũng có, và nếu mua cũng rẻ: https://thuviensach.vn - Cần câu cắm: Cần câu cắm được coi là loại cần câu có kích thước nhỏ nhất trong các loại cần, vì chỉ ngắn khoảng 80cm và nhỏ bằng ngón tay mà thôi. Tuy nhỏ nhưng cần câu cắm cũng có gốc và ngọn cần. Cần câu được làm từ những thanh tre chẻ nhỏ bằng ngón tay, sau đó vót cho tròn cạnh. Gốc cần là đầu to được vót nhọn để dễ cắm sâu xuống đất. Còn ngọn cần thì vót nhỏ lại để tạo sự mềm mại, nhờ đó mà khi cá ăn mồi tuy không giựt cần mà lưỡi câu vẫn đủ sức móc sâu vào miệng cá. Cần câu cắm, nếu mua cũng rất rẻ. Cần được bó thành tùng bó lớn cùng kích cỡ với nhau, có sẵn nhợ và lưỡi câu. Cần câu ngâm: cần câu ngâm còn gọi là cần câu tay, vì khi câu người thợ câu thường cầm mãi cái cần trên tay dể chờ cá tha mồi mà giựt cho kịp. Cần câu ngâm thường dùng vào việc câu các loại cá đồng như rô, sặt, trê, chốt và cá tràu (lóc nhỏ)... Các loại cá đồng này nhỏ con, lại thường ăn mồi bạo vì chúng đi theo bầy nên có khi... móc mồi không hở tay! Cần câu ngâm có chiều dài từ 1.5m đến 2m làm bằng thân cây trúc già hoặc cành tre suôn. Gốc cần chỉ cần to bằng ngón tay cái, và ngọn cần càng oặt dịu càng tốt. Với loại cần này nếu mua cũng rẻ nhưng không nên sắm nhiều, vì mỗi lần đi câu ta chỉ cần vác theo một hai cần là đủ. Cần câu nhắp: Câu loại cá lớn trong đồng như cá lóc, cá bông (lóc bông) ta phải sử dụng đến cần câu nhắp. Do những loại cá lớn này sống trong những ruộng sâu, ao lớn, bàu, đìa ruộng năm ba sào đất nên cần câu nhắp phải có độ dài từ năm sáu mét hoặc hơn. Mặt khác, như quý vị đã biết, giống cá lóc tuy lớn con nhưng tính nhát nên ban ngày chúng không sống gần bờ, mà kiếm ăn xa bờ. Chỉ có ban đêm yên tĩnh chúng mới men theo bờ để kiếm mồi và tìm chỗ ngủ. Vì vậy, ta phải cần có cái cần đủ độ dài để nhắp cục mồi đên tận miệng chúng. Cần câu nhắp thường được chọn từ các cây tầm vông (loại nhỏ) hay phần đọt của cây tre già. Nó cần phải đủ độ dài, gốc cần phải cầm vừa tay lại https://thuviensach.vn không quá nặng. Tất nhiên, dù cần to và dài nhưng ngọn cần cũng phải thon vót, đủ độ mềm mại mới được. Do những yêu cầu đó nên ra vườn tìm cho được cái cần câu nhắp vừa ý thường không phải là việc dễ dàng. Giữa “rừng” tầm vông cả trăm cây không dễ chọn ra được một cây nhỏ nhắn, thẳng thớm, và đủ độ già. Tre cũng chọn theo cách này, sau đó phải róc sạch các mắt cho trơn tru, và nếu cần ta còn phải uốn cần cho ngay ngắn, thẳng thớm mới vừa ý. - Cần câu rê: Câu rê cũng là cách câu cá lóc, cá bông, cá có độ cân nặng từ nửa kí đến năm, sáu kí. Cần câu rê cũng làm từ cây tầm vông, nhưng có điều khác là than cần dài hơn một vài mét, và cuối gốc cần phải gắn thêm một cái nạng bằng gỗ, như cái nạng ná giàn thun vậy. Do cần câu rê to, dài và nặng nên khi câu, người thợ câu phải tì cái nạng này lên phía trên đầu gối của mình, nhờ đó tay cầm cần mới đỡ mỏi. Đồng thời nhờ vào điểm tựa này mà việc rê cần qua lại trên luồng câu sẽ vừa nhẹ nhàng vừa tạo sự tự nhiên hơn, đánh lùa được tính dè dặt, nghi ngờ vốn có của loài cá lóc. Quí vị cũng biết, cá lóc rất đa nghi, bình thường nó di chuyển rất chậm chạp, vì phải quan sát và theo dõi những động tĩnh chung quanh. Khi gặp nguy, cá lóc xé nước chạy như tên bắn không dễ gì bắt được. Vì vậy, nếu thấy cục mồi rê “nhảy múa” trước mắt chúng một cách không được tự nhiên, thì dù bụng có đói meo chúng cũng cố nhịn chứ không chịu phóng tới táp mồi. Chính vì vậy, cái nạng gắn ở gốc cần câu rê là thứ không thể thiếu được trong cách câu này. Cần câu nhắp và cần câu rê ít khi thấy bán ngoài thị trường. Nhưng theo tâm lý chung, với người câu nhắp câu rê chuyên nghiệp, không mấy ai lại nghĩ đến chuyện bỏ tiền ra mua, mà tự mình cố tìm cho được cái cần vừa ý mà dùng, dù biết trước điều này sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Khi đã có https://thuviensach.vn cái cần vữa ý trong tay, nhiều người coi như vật vô giá, nhất là khi cái cần tẩm ngấm mồ hôi lâu năm lên nước bóng ngời. - Cần câu máy: cần câu máy dùng câu cá lớn sống trong các ao hồ, đầm bàu có diện tích rộng và sâu. Câu sông, câu biển, người ta cũng dùng đến cần câu máy. Xưa nay, chưa ai trong nước ta tự chế ra cần câu máy để dùng, mà tìm mua ở các cửa hàng bán dụng cụ câu cá. ở đây sẵn có các loại cần ngoại nhập từ nhiều nước như Pháp, Mỹ, Nhật, Úc, Trung Quốc, Canada... với các hãng nổi tiếng như Penn, Pioneer, Berkley... sản xuất, với giá cả cũng không đắt lắm, tùy loại mà có giá từ 500 ngàn đồng đến ba triệu đồng một cần. Đó là giá của cần câu. Thêm cái máy câu để gắn theo cần lại phải trả thêm một số tiền gần bằng như vậy nữa. Máy câu hiện bán trên thị trường cũng do nhiều nước chế tạo ra như Pháp, Mỹ (công nghệ Mỹ sản xuất tại Cananda), Trung Quốc, Đài Loan; nhà sản xuất là Abu Garcia, Daiwa, Shimano, Pioneer; giá từ một triệu đến ba triệu đồng tùy theo chất lượng. Cần câu máy có nhiều kích cỡ dài ngắn khác nhau, từ 2m đến hơn 4m. Tuy dài như vậy nhưng khi di chuyển đường xa lại có cách làm ‘thun’ một cách khá gọn gàng. Do thân cần câu có nhiều lóng, lóng ở phần gốc lớn nhất và các lóng hướng về phần ngọn cần nhỏ dần, nên khi làm ‘thun’ lại thì ‘lóng’ nhỏ lồng vào ‘lóng’ lớn, giống như cây ăng ten của cái máy thu thanh vậy. Sử dụng cần câu máy có điều lợi là câu không phí sức nhiều, lại có thể quăng cục mồi ra xa tận giữa sông, có thể cách bờ đến vài ba mươi mét hoặc xa hơn. ơ độ xa và nước sâu này là nơi kiếm mồi cua các loài cá lớn như cá mề, tra, dứa, thác lác, bông lao ... Có con nặng hơn mười kí. NHỢ CÂU: https://thuviensach.vn Xưa, câu cá đồng, ông bà mình dùng sợi dây hoặc chỉ tơ tằm, chỉ vải gấp hai ba sợi rồi ra sức xoe lại thành sợi to đủ bền để câu cá rô, tràu, trê, chép ... Chỉ đó tuy vẫn bền nhưng do ngâm vào nước lâu ngày nên dễ bị mục. Ngày nay, giới đi câu không còn phải bận tâm về việc đó nữa, vì ngoài thị trường lúc nào cũng bán sẵn nhiều loại nhợ lớn nhỏ ngoại nhập, và mua sợi dài ngắn bao nhiêu cũng có cả. Mua cả cuộn một hai trăm mét cũng có, mà muốn mua lẻ năm mười mét cũng có. Nhợ câu hiện bán trên thị trường đến từ nhiều nước Âu, Á có đủ; với các hãng sản xuất quen thuộc như Stren, Pline, Suíìx, Yo Zuri, Akamoto ... Có đủ số từ 30 đến 50, giá cả khoảng từ 30 ngàn đến 40 ngàn cuộn l00m. LƯỠI CÂU: Cá đồng, cá sông có nhiều cỡ lớn nhỏ nên lưỡi câu cũng vậy. Vì muốn câu loại cá nào ta phải dùng lưỡi câu thích hợp mới câu được nó, không ai đi câu cá rô mà lại dùng lưỡi câu cá lóc bao giờ. Ngày trước, lưỡi câu được uốn theo cách thủ công, túc uốn từng cái một với các dụng cụ thô sơ như kềm, giũa ... Thời đó lưỡi cưa dù nhỏ hay lớn đều được uốn bằng thau, về sau mới uốn bằng thép. Ngày nay, lưỡi câu các loại được nhập về bán rất nhiều ngoài thị trường, nên việc uốn lưỡi theo cách thủ công đã lỗi thời. Trừ trường hợp những tay câu cá chuyên nghiệp, với kinh nghiệm lâu năm trong nghề của mình họ vẫn thích tự uốn lưỡi câu mà dùng, vì tin rằng nó sẽ nhạy hơn. Như quý vị đã biết lưỡi câu có độ nhạy nhiều hay nhạy ít là nhờ vào cái ‘giọng’ của nó. Thường lưỡi câu có hai dạng “giọng”: Dạng “giọng” thấp câu rất nhạy, vì cá chỉ cần ngậm sơ vào miếng mồi một chút, tuy cần chưa giật nhưng lưỡi đã dính mép nó rồi. https://thuviensach.vn Dạng “giọng” cao câu không được nhạy, chỉ khi cá quá tham, táp hết mồi nó mới dễ dính lưỡi câu. Có điều với lưỡi câu “giọng” thấp, tuy rất nhạy nhưng cá dễ sẩy khi nó giẫy mạnh. Ngược lại, với lưỡi câu “giọng” cao tuy kém nhạy, nhưng khi cá đã dính lưỡi thì nó càng giẫy thì lưỡi càng lún sâu hơn vào mép nên cá khó thoát thân. Ngày nay, các cửa hàng bán dụng cụ câu cá ở khắp các tỉnh thành trong nước đều có bán nhiều loại lưỡi câu ngoại nhập, với đủ các loại kích cỡ khác nhau. Các lưỡi mang nhãn hiệu Kantuki Chinu, Carbop Hook ... được nhiều người ưa chuộng. Giá cả cũng tương đối mềm, có loại bịch 5 lưới khoảng 5 ngàn đồng, cũng có bịch giá đến 20 ngàn đồng. Với loại lưỡi lớn dùng câu nhắp, câu rê cá lóc hay cá lóc bông thì phần tóm nhợ người ta uốn một vòng tròn nhỏ vừa có chỗ để tóm nhợ câu vừa gài cọng cỏ ống từ đó đến phía mũi lưỡi, để khi rê hoặc nhắp cần, lưỡi câu sẽ không bị vướng vào cỏ, vào lúa... Chỉ khi cá đớp mồi thì đoạn cỏ ống mới tự động bung ra để mũi nhọn của lưỡi ghim sâu vào mép cá. https://thuviensach.vn Với lưỡi nhỏ để câu cá đồng như rô, chép, sặt... phần tóm lưỡi câu chỉ cần đập dẹp một khúc là được. H.1: Con nhái dùng làm mồi H.2: Cọng cỏ ống H.3: Móc nhái vào lưỡi câu có gài cọng cỏ để khi nháp hoặc rê mồi đã có độ lãi trơn tuột dể lưỡi câu không bi vướng vào cỏ. Lưỡi câu mua về tuy đúc từ một khuôn, nhưng không phải cái nào cũng có độ nhạy bén như nhau. Vì vậy, nếu có trong tay những cái lưỡi câu quá nhạy, hễ cá ăn mồi là dính, người ta thường quý vô cùng. Sau mỗi buổi đi câu về, các lưỡi đó sẽ được tháo ra để cạo rửa cho sạch trước khi cất vào hộp để dùng vào lần đi câu sau. CHÌ CÂU: Trong việc câu cá, cục chì câu đóng vai trò quan trọng. Nó trì kéo cục mồi chìm sâu xuống nước với khoảng cách cạn, sâu ở mức mà mình mong muốn. https://thuviensach.vn Như câu tầng đáy thì cục chì giữ cục mồi nằm gần sát đáy, còn muốn câu ở tầng giữa thì điều chỉnh cục chì sao cho giữ được cục mồi nằm lơ lửng, nhờ đó cá mới dễ trông thấy miếng mồi mà đến ăn. Vì vậy, nếu câu cá mà không có cục chì thì cục mồi sẽ bị lực nước đẩy lên cao, hoặc trôi theo dòng chảy nên mồi khó đến miệng cá. Chì câu thường có nhiều kích cỡ, với hình dạng khác nhau (xem hình). Câu cá nhỏ thì dùng cục chì nhỏ bằng hột lúa (nhẹ), còn câu cá lớn thì dùng cục chì lớn (nặng) to như ngón chân cái hoặc hơn. Nói cách khác, chì câu cá có nhiều loại: nhỏ nhất khoảng một gr, và lớn nhất từ 200gr đến 300gr tương đương với các con số từ 1 đến 300. Câu cá đồng, túy theo giống lớn nhỏ mà ta dùng loại chì từ số 1 đến số 5. Câu cá trong ao hồ, ta có thể dùng chì từ số 50 đế số 70. Câu sông thì nên dùng loại chì 120 đến 150. Riêng câu cắm và câu cá sặt ta khỏi cần dùng chì. Đi câu, cục chì cũng thường dễ bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong dó thường gặp là chì bị vướng vào các chướng ngại vật nằm đâu dó dưới các bãi câu. Do đó, mỗi lần chuẩn bị đi câu quí vị nên nhớ mang theo thêm năm ba cục chì để khi gặp rủi ro đã có sẵn mà câu tiếp. PHAO: Câu cá cần dùng đến cái phao. Phao là vật xốp nhẹ nổi lều bều trên mặt nước, được gắn vào sợi nhợ câu. Chỉ riêng câu cắm, câu nhắp, câu rê mới không cần đến cái phao. Khi câu sông, nhiều người cũng không cần đến nó. Bình thường thì phao nằm im lìm trên mặt nước, chỉ khi cá đến ăn mồi thì nó mới động đậy. https://thuviensach.vn Với người có kinh nghiệm lâu năm thì họ chỉ cần thấy sự chuyển động của cái phao là biết được con cá bên dưới đang rỉa, hoặc mới ngậm sơ sơ hay đã táp gọn mồi. Họ cũng đón được con cá đó là lớn hay bé. và họ cũng tùy theo sự chuyển động của cái phao ra sao như nhấp nhẹ lên xuống, hoặc bị kéo trượt dài một quãng, hay chìm nhanh một cách đột ngột mà giật cần đúng lúc để tóm con cá đó cho bằng dược! Chúng tôi còn nhớ khoảng nám sáu mươi năm trở về trước, hễ sắp đến mùa câu là anh em chúng bạn rủ nhau ra ruộng lấy cờ cây bắp đem phơi thật khô, sau đó dùng dao bén chặt ra từng khúc nhỏ mà làm phao dùng dần ... Còn ngày nay, muốn đi câu thì cứ ghé vào các cửa hàng bán dụng cụ câu cá để mua các loại phao bằng ni lông, to có nhỏ có và màu sắc cũng đa dạng, nên rất tiện lợi. Đi câu thường bị đứt nhợ, mất lưỡi câu, mất mồi, nhưng cái phao thì hiếm khi phải thay. Do đó, mua nhiều cũng phí. GIỎ ĐỰNG CÁ: Có lẽ trên đời này không ai đi câu lại quên mang theo cái giỏ đựng cá, vì rằng hễ vác cần di câu thì ai cũng hy vọng sẽ được gặp may. Cá câu được con nào là bỏ vô giỏ đựng ngay, và mong giữ chúng sống lâu, ít ra là cũng về đến tận nhà. Giỏ cá, còn gọi là cái ‘oi’, mẫu mã xưa nay không hề thay đổi. Nó có hình dạng cái bầu rượu, nhưng miệng giỏ thì loe ra, và nắp đậy là cái hom để cá rộng ở trong có muốn ra cũng không cách nào chui ra được. Loại giỏ cá đan bằng tre này đến tận ngày nay vẫn còn có người dùng, vì ta thấy tại nhiều cửa hàng dụng cụ câu cá còn bầy bán rất nhiều. Nhưng với người đi câu thời nay, đa số họ muốn tự chế ra nhiều kiểu giỏ cá theo ý thích của mình, vật đựng có thể vẫn đan bằng tre hay lưới kẽm, hoặc tận dụng cái thùng sơn, cái túi may bằng lưới ni lông ... Nếu dụng cụ đó không chứa được chút nước để https://thuviensach.vn rộng cá thì thỉnh thoảng họ nhúng nó xuống nước để tránh cho cá câu được khỏi chết khô. Với người đi câu rê, câu nhắp, thường họ không cần mang theo giỏ đựng cá. Vì cá câu là cá lóc lớn nên khi câu được họ dùng sợi lạt xỏ mang rồi máng tạm vào đâu đó là được rồi. LON ĐỰNG MỒI: Đi câu phải có cái lon đựng mồi câu. Thứ này ta có thể tự chế lấy mà dùng. Điều yêu cầu là lon đựng mồi phải có nắp đậy để mồi sống như trùn, dế... dựng bên trong không thể thoát ra, ma kiến bên ngoài cũng không có cách để chui vào. Lon đựng mồi lớn hay nhỏ là tùy vào số lượng mồi cần đem theo câu nhiều hay ít, thời gian đi câu lâu hay mau. Nên đem mồi thừa với số lượng cần dùng, vì nếu lỡ thiếu nửa chừng coi như buổi câu mất cả thú vị. việc đi mượn người ta mồi câu là chuyên... cực chẳng đã, và chắc gì người ta đã thuận tình. Đó là chưa nói mồi mình cần dùng chắc gì đã giống với thứ mồi của người bạn câu đang có. HỘP ĐỰNG LƯỠI CÂU: Ai đi câu cũng phải sắm nhiều lưỡi câu để dùng dần, lưỡi câu vốn được làm bằng thép, dễ bị sét, vì vậy phải có hộp đựng riêng. Nhiều người cẩn thận, mỗi lần đi câu về họ đều tháo lưỡi ra, cọ rửa kỹ, lau khô rồi mới cất vào hộp. Đi câu thường bị mất lưỡi câu. Đây là điều không ai muốn, nhưng ít khi tránh khỏi. Có hai nguyên nhân chính khiến lưới câu bị mất: một là lưới bị vướng vào các chướng ngại ngầm ở dưới nước, hai là do cá cắn dứt nhợ và nuốt lưỡi câu vào bụng. Trong các cách câu thì câu cắm hay bị mất nhiều lưỡi nhất, cũng vì hai nguyên nhân trên. Câu cắm thì ai cũng câu nhiều cần, khi gặp cá lớn ăn mồi quẫy mạnh, nó tha luôn cả cần lẫn lưỡi mà đi. https://thuviensach.vn Đi câu nửa chừng mà bị mất lưỡi câu, lại quên không đem theo lưỡi dự trữ để câu tiếp thì quả là ... mất vui. Vậy tốt hơn hết, dù đi câu theo cách tài tử hay chuyên nghiệp ta cũng nhớ đem theo hộp đựng lưỡi câu để lúc nào cũng có sẵn mà dùng. NHỮNG LOẠI MỒI CÂU CÁ: Câu cá phải dùng mồi, mồi là một trong những yêu tố quan trọng của nghề câu cá. Mồi câu cá có nhiều loại, có thứ tự tìm kiếm được, có thứ phải mua, nhưng thường không đắt lắm. Mỗi loại cá đều thích ăn một số mồi nào đó và không mặn mà lắm với các thứ mồi khác, trừ trường hợp nó quá đói. Với người có nhiều kinh nghiệm trong nghề câu họ rất rành rẽ về việc cá nào thích ăn mồi nào, và điều đó đã góp phần vào thành tích câu cá của họ. Cũng vì biết quá rõ đặc tính của cá nên hễ họ vác cần ra đi thì khi về lần nào cá cũng đầy oi. Mồi cá có 3 loại: mồi thực vật, mồi động vật và mồi pha chế. Mồi thực vật: Có một ít giống cá chỉ thích ăn mồi thực vật. Loại mồi này trong môi trường sống của chúng ta có rất nhiều, như các loại rong rêu, cỏ lá mọc hoang dưới nước, trái cây mắm mọc ở ven sông khi chín rơi xuống nước, như chuối chín, dừa khô, cám rang ... Các giống cá như trắm cỏ, mè vinh, dứa, thiều, ngát ... đều khoái khẩu với mồi thực vật. Người ta thường dùng chuối chín, khoai lang luộc, bông lúa, bông cỏ, trái cây mắm chín để làm mồi câu các loại cá này. Mồi động vật: Mồi động vật là loại mồi thích khẩu của đa số giống cá đồng, cá sông. Mồi động vật không hiếm như cá con, tôm tép, trùn, hà, trứng kiến, dế, gián, nhái bén, thằn lằn, cào cào, trứng ong, nhộng ong, ruột gà vịt... Mồi pha chế: Mồi pha chế là thứ mồi được tẩm ướp và trộn lộn nhiều thứ với nhau, động vật có thực vật có, theo công thức riêng của từng người để có https://thuviensach.vn mùi vị đặc trưng mà nhiều giống cá rất thích ăn. Loại mồi này có thể làm mồi nhử hoặc móc vào lưỡi câu trực tiếp. Thứ mồi pha chế này mỗi người có một cách riêng, thậm chí mỗi nước cũng có những thứ mồi riêng, như Tây có cách của Tây, Tàu có cách của Tàu, và tất nhiên ta cũng có cách của ta. Theo chúng tôi được biết, loại mồi pha chế này, hiện trên thế giới đã có hơn hai trám ‘món’ dược cho là “khoái khẩu” của các loại cá. Sỡ dĩ những tay câu chuyên nghiệp có sáng ý pha chế loại mồi này vì kinh nghiệm lâu năm trong nghề đã cho họ biết hầu hết các loài thủy tộc đều thích ăn mồi thịt thối, thịt rữa cả. Thực tế cho thấy những con vật chết sình như trâu bò, heo chó chết trôi đâu đó dưới ruộng, dưới sông là có vô số tôm cá, cua, ốc đến bu quanh để cô' tranh nhau rỉa thịt vì sợ... mất phần! Chính mùi hôi thối của xác chết đã theo dòng nước lan tỏa ra một vùng rộng lớn đã giúp các loài thủy tộc quanh đó dễ dàng đánh hơi được rồi lần mò tìm đến. Mồi pha chế cũng dựa theo những... mùi khó ngửi đó mà chế biến ra để câu cá: MỒI TRỨNG KIỀN: Trong các loại mồi câu cá, trứng kiến thường hiếm, nếu mua cũng phải trả giá đắt. Thường trong các vườn cây ăn trái như cam quýt, bưởi, chôm chôm ... đều có kiên vàng đến ở và làm tổ trên cây. Tổ kiến là những lá cây trên cành được bầy kiến làm cho túm lại trông như cái lồng đèn làm vỏ tổ bên ngoài, còn bên trong là nơi đẻ trứng và chỗ ở của bầy kiến con sau này. https://thuviensach.vn Muốn lấy trứng kiến trong tổ kiến, người ta phải dùng cái vợt hình phễu may bằng vải mùng rồi treo vào đầu một cây sào dài chững bốn năm mét. Chỉ cần đưa cây sào lên, đầu sào đụng vào tổ kiến rung nhẹ thì tất cả trúng kiến cùng kiến non, kiến già trong đó đều rơi vào vợt cả. Không ai có can đảm trèo lên cây để mang tổ kiến đem về, vì khi bị động, tất cả kiến trong tổ đều tháo chạy ra ngoài, bu lại tấn công người đã dám leo lên cây phá tổ chúng. Nọc kiến tuy không độc bằng nọc ong, không đến nỗi làm ta chết nhưng cũng gây đau nhức đến mấy ngày. Một tổ kiến như vậy chỉ thu được chừng một lon vun sữa bờ trứng kiến. Vì vậy, người ta mới bán trứng kiên bằng cách đong từng chung nhỏ. Trứng kiến và cả những con non đều dùng làm mồi câu cá rất nhạy. Gần như tất cả các giống cá đều thích ăn mồi trứng kiến. Nhưng vì lý do trứng kiến vừa hiếm vừa đắt, hơn nữa dồn cục to để câu cá lớn thì lại mau rã dưới nước, nên trúng kiến chỉ dùng làm mồi câu cá rô, cá sặt và làm mồi nhử để câu cá trê mà thôi. Nếu câu cá sặt thì mỗi lưỡi câu chỉ móc một trứng kiến là đủ, vì lưỡi câu cá sặt rất nhỏ (nhỏ nhất) mà miệng cá sặt cũng ... không to. Nếu câu cá rô, do lưỡi câu to nên mỗi lần móc mồi phải nhón một nhúm trứng kiến bằng hai ngón tay cái và trỏ, sau đó bóp nhẹ vào lưới câu cho trứng kiến bể tạo ra chất dính bám chặt vào lưỡi câu. Chân các kiến non cũng như những đoạn tơ nhỏ cũng giúp quấn chặt vào lưỡi câu thành ra cục mồi bền chắc. Tuy vậy, mồi trứng kiến mà ngâm trong nước quá lâu sẽ tự động rã dần ra, nhất là khi cá con bu đến rỉa mồi. Do đó, khi câu cá bằng mồi trứng kiến, ta nên thả mồi xuống nước một cách nhẹ nhàng, và cố để cục mồi yên vị một chỗ mà chờ cá đến. MỒI TRÙN: https://thuviensach.vn Trùn dùng làm mồi câu cá rất nhạy, chỉ thua trứng kiến mà thôi. Trùn có mùi rất tanh phù hợp với khẩu vị của tất cả các loại cá đồng và cả cá sông. Những loại trùn sau đây đều dùng làm mồi câu tốt cả: - Trùn đất: Sống nhiều trong đất vườn, đất ruộng, nơi bờ bụi, các vùng ẩm thấp hoặc nơi có nhiều rác rên. Trùn đất thân nhỏ nên thường làm mồi câu các loại cá nhỏ như cá rô, cá bống kèo, bống dừa. Nếu trùn lớn chỉ cần ngắt nữa con là làm được mồi câu. Trùn đất thịt dai, mồi ngâm trong nước được lâu, nhưng nếu ngâm trong nước lâu quá sẽ mất hết mùi tanh không còn hấp dẫn được cá. Trùn huyết: Trùn huyết còn có tên khác là trùn cơm, làm mồi câu cá nhạy hơn cả trùn đất, vì nó tiết ra chất béo và tanh. Có điều thịt trùn huyết rất bớ, bị cá rỉa một hai cái là rã ra cả. Vì vậy, câu cá bằng mồi trùn huyết ta phải móc cục mồi hơi to một chút. Trùn hổ: Trùn hổ rất lớn con, có con to bằng ngón tay út và dài đến 30cm. Chúng sống nhiều ở bờ đê, bờ ruộng. Thịt trùn hổ dai và đặc biệt có mùi rất tanh. Mồi trùn hổ thường được dùng để câu cá lóc, cá trê. Khi làm mồi phải ngắt thân trùn ra thành từng khúc ngắn, đủ để vừa che kín mũi nhọn của lưỡi câu là được. MỒI HÀ: Hà là loại trùn sống dọc bên bờ sông, trông giống như con rít. Mồi hà bở hơn mồi trùn nhưng câu cá lại nhạy hơn. Muốn có hà làm mồi câu, ta chờ nước ròng rồi dùng con dao cùn đào dọc ven sông xuống chừng một gang tay sẽ gặp. Mồi hà có bán tại các cửa hàng bán đụng cụ đi câu, đựng trong lon như trùn vậy. MỒI GIÁN CÁNH: Mồi gián cánh là thứ mồi thích khẩu của các giống cá sông như bông lao, cá dứa, cá vồ đém, cá lăng ... Gián cánh khi làm mồi để sống và móc vào lưỡi https://thuviensach.vn câu khoảng bốn năm con mới được. MỒI DẾ: Dế cơm, dế mèn dùng làm mồi câu cá trê, cá lóc. Dế cơm làm mồi câu phải ngắt bỏ đầu và chân, chỉ sử dụng phần ức và bụng. Còn dế mèn là mồi thì dùng dế lột, cánh mới lú ra. Với dế lớn nên ngắt bỏ đôi chân sau và đốt cánh để tạo mùi thơm hấp đẫn cho cá. MỒI TÔM TÉP: Dùng thịt tôm bạc, tôm thẻ, tôm sú để làm mồi câu cá sau khi lột bỏ vỏ và đầu tôm. Mồi thịt tôm dùng câu cá nhạy hơn cả mồi trùn. Đầu tôm lột vỏ và ngắt bở cái gai nhọn dùng làm mồi câu cá chép rất tốt. Chất béo ngậy của gạch tôm khi xuống nước sẽ loang nhanh ra, cá chép quanh vùng sẽ nhận biết và hăm hở đến ăn mồi. MỒI NHÁI, THẰN LẰN: Nhái bén và thằn lằn để nguyên con làm mồi câu nhắp, câu rê cá lóc bông rất nhạy, vì những con vật này là món ưa thích khẩu của cá lóc. Những lúc thiếu mồi câu cá rô, cá chốt, cá trê ... ta có thể dùng thịt nhái để làm mồi cũng tốt. MỒI CÀO CÀO: Cào cào, châu chấu làm mồi câu cá rô rất nhạy. Với cào cào nhở khi làm mồi nên ngắt bỏ đôi chân sau, còn cào cào lớn thì chỉ dùng phần ức và bụng. MỒI CÁM RANG: Cám gạo rang lên cho thơm và đem ủ ngay vào bọc giẻ cho nóng, ủ như vậy trong vài giờ cám sẽ có mùi thơm hơn. Sau đó, tại mỗi chỗ buông cần câu ngâm ta bỏ xuống nước một bọc cám như vậy để làm mồi nhử. Mùi thơm của bọc cám sẽ lan tỏa nhanh trong nước một vùng rộng, khiến cá chung https://thuviensach.vn quanh đánh hơi được và tranh nhau đi đến chỗ mồi câu, giúp người đi câu có dịp giật cần thỏa thích. Mồi nhử làm bằng cám rang không tốn kém bao nhiêu, trong khi công hiệu không thua gì trứng kiến. MỒI RUỘT GÀ VỊT: Các loại cá đồng như rô, trê, ngạnh, chạch và cả cá lóc cũng thích ăn mồi ruột gà, vịt. Cá sông như bông lao, cá thiều, cá tra câu với mồi này cũng nhạy. Tùy vào loại cá lớn nhỏ mà ta cắt khúc ruột gà vịt dài hay ngắn mà làm mồi câu. Ruột gà vịt nên dùng trong ngày. MỒI PHA CHẾ VÓI TIM BÒ: Mua nửa kí tim bò (hay tim heo) và nửa gram cá đuối băm thật nhuyễn, sau đó trộn đều với một muỗng beurre. Tất cả mớ tim gan băm này cho hết vào chai keo lớn đậy nắp kỹ trong ba tuần. Sau đó lấy bông gòn cắt miếng hình chữ nhật cỡ 3 cm x 5 cm và dày 1,5 cm rồi sắp từng lớp vào chai keo, đậy nắp kỹ thêm ba tuần nữa, lúc này thì các miếng bông gòn được tẩm kỹ lấy ra làm mồi câu cá được. Thứ mồi pha chế này dùng câu các loại cá sông rất nhạy. Mỗi lần câu, chỉ móc vào lưỡi một miếng bông gòn đã tẩm là đủ. Sau khi câu xong một con cá thì miếng mồi đó phải bỏ đi mà thay vào mồi mới để câu tiếp. Mồi bông gòn tẩm thả xuống nước sẽ nổi màng lan tỏa mùi thối và béo ra một vùng sông rộng. Khi cá trong vùng đánh hơi dược thì vội vã lội ngược dòng nước tiến tới cục mồi mà ăn. MỒI PHA CHẾ BẰNG TRỨNG VỊT: Vật liệu là 5 cái trứng vịt thối (để sống đập bể vỏ), hai muỗng canh nước mắm ngon, ba muỗng canh nước lã. Tất cả trộn đề rồi cho vào chai keo đậy nắp kính, ủ suốt ba tuần cho dậy mùi, bông gòn cắt theo kích cỡ mà quí vị đã biết sắp từng lớp vô chai để ngấm nước thối đó thêm ba tuần nữa mới lấy dần ra làm mồi câu. MỒI PHA CHẾ TÔM TÉP: https://thuviensach.vn Một kí cám gạo đem rang cho thơm rồi để nguội. Sau trộm cám chung với nửa ký tôm sú hay tôm thẻ. Tất cả trút hết vô chai keo đậy nắp kỹ ủ chừng một buổi đã đủ dậy mùi thơm là có thể đem ra làm mồi câu cá được. Thứ mồi này ủ mau và dùng cũng không được lâu, trong một hai ngày mà thôi. MỒI PHA CHẾ MỐI CÁNH: Cho vô chai keo chừng vài ba nắm to mối cánh rồi đậy nắp kỹ ủ chững một tuần cho dậy mủi thối. Sau đó cắt bông gòn thành miếng theo kích cỡ đã nói ớ trên, bỏ vô chai keo trộn đều mồi ủ tiếp thêm vài ba ngày nữa cho thật ngấm mới dùng làm mồi câu cá. Thứ mồi này câu cá sông rất nhạy. Xin lưu ý, mỗi miếng mồi bông gòn chỉ làm mồi câu một lần rồi bỏ, vì nó đã phai hết mùi tẩm. Thế nhưng, những miếng bông gòn dùng một lần, có thể vắt cho ráo nước rồi cho vào chai mối cánh ủ tiếp để làm mồi lần sau https://thuviensach.vn NGHỆ THUẬT CÂU CÁ Câu cá mới nhìn sơ qua thấy rất dễ, nhưng thật ra nó không dễ như nhiều người lầm tướng. Tìm hiểu kỹ ta mới thấy có nhiều diều mà bất cứ người đi câu nào mới vào nghề cũng cần phải biết, phải học, nêu người ấy muôn trở thành tay sát cá lão luyện sau này. Muốn câu được con cá lên khỏi bờ rồi bỏ vào giỏ, người đi câu ngoài việc phải biết đặc tính, thói quen, cách tiếp cận miếng mồi và cách ăn ngoài môi trường của cá, còn phải biết đến nhiều điều nữa, trong đó có nghệ thuật câu ra sao để dụ con cá đến với miếng mồi. Những điều cần học hỏi đó không phải có thể thuần thục trong một sớm một chiều, mà là phải hàng năm, hàng chục năm. TÓM LƯỠI (TÓM NHỢ) ĐÚNG CÁCH: Thực tế cho thấy có nhiều người đến với nghề câu cá đã lâu, nhưng vẫn chưa biết cách tóm lưỡi câu với sợi nhợ sao cho đúng cách nên họ phải nhờ đến người khác. Nếu biết tóm nhợ đúng phương pháp thì có thể nói, cá ăn mồi mười lần khi giật cần chỉ bị sẩy một hai con mà thôi. Ngược lại, tóm lưỡi không đúng phương pháp thì câu mười con giật lên chỉ đính được vài ba con là nhiều. Phương pháp tóm lưỡi đúng này thật ra không có gì khó, ta chỉ cần để ý một chút và chịu khó thực tập vài ba lần sẽ ... thành thạo ngay: https://thuviensach.vn H.1: Cách tóm lưới đúng, mối nhợ lọt vào phía trong lòng lưỡi giúp lưỡi tháng chiều với sợi nhợ. H.2: Cách tóm lưỡi sai, mối nhợ chĩa ra ngoài lưỡi, nên lưỡi không nằm chung đường thẳng với nhợ câu. Thật ra, việc tóm lưỡi còn có nhiều cách, nhưng dù tóm cách nào cũng nên để mối nhợ lọt vào phía trong lưỡi như hình 1 chỉ dẫn mới đúng phương pháp. Vì tóm mối nhợ lọt vào phía trong lưỡi câu thì lưỡi câu mới đứng thẳng theo chiều sợi nhợ. Khi cá vừa ngậm mồi, lưỡi câu đã lọt thỏm vào trong miệng cá và dính câu. Ngược lại, khi tóm lưỡi để mối nhợ quay ra ngoài, lưỡi câu sẽ nằm vênh, không cùng đường thẳng với sợi nhợ. Trường hợp này, cá cắn mồi đa số chỉ ăn mém một bên mà thôi, do đó mới dễ sẩy. Nhân đây chúng tôi cũng xin được trình bày thêm là khi câu rê hoặc câu nhắp cá lóc bông, ta phải tóm lưỡi câu bằng đoạn dây cáp nhỏ, vì giống cá lóc bông có hàm răng vừa nhuyễn vừa bén, nhợ câu dù lớn cũng có thể bị nó nghiến đứt. Chỉ có dây cáp thép mới chịu nổi hàm răng sắc bén của cá lóc bông mà thôi. MÓC MỒI ĐÚNG CÁCH : https://thuviensach.vn Vẫn biết mỗi cách câu đều có cách móc mồi khác nhau, nhưng nói chung khi móc mồi vào lưỡi câu nên che kín được phần mũi nhọn của lưỡi để đánh lừa tính đa nghi của cá. Mặt khác, nên chọn miếng mồi chỉ to vừa phải, nhỏ hơn miệng cá mới tốt. Với cá khoái khẩu với mồi thực vật thì câu cá nào ta móc loại mồi mà nó ưa thích. Chẳng hạn câu cá mè vinh thì dùng mồi khoai luộc. Câu cá dứa, cá thiều thì dùng trái cây mắm làm mồi rất nhạy. Với những cá ăn mồi động vật, ta cũng tùy vào loại cá mà dùng mồi chúng thích ăn. Như câu cá rô, sặt thì móc mồi trứng kiến, trùn hoặc hà. Cá trê câu mồi trùn, nhộng ong hoặc ruột gà vịt. Cá bông lao, cá tra, cá thiều thích ăn mồi chuối chín, mồi tẩm ướp có mùi tanh. Cá chép thích ăn mồi gạch tôm ... Với mồi trùn thì ngắt khúc ra để câu. Nhộng ong thì móc nguyên cái. Ruột gà vịt cũng cắt ra từng khúc nhỏ. Mồi trứng kiến thì lựa những trứng to để câu cá sặt (miệng nhỏ), còn câu cá rô thì dùng hai ngón tay cái và trỏ để nhón một nhúm trứng kiến ép chặt vào lưỡi câu, sau đó xoe tròn theo một chiều vài lần để các chân non của kiến dính bết vào nhau thành một cục, khó rã ra. Còn mồi tẩm cho dậy mùi tanh, mùi thối thì trước khi câu chững một buổi hoặc lâu hơn, bạn phải để bông gòn vào ngâm để làm mồi. Bông gòn dùng làm mồi tẩm được cắt ra thành từng miếng hình chữ nhật, có bề cạnh 3cm x 5cm và dày 1,5cm là vừa. Miếng bông gòn tẩm làm mồi khi móc vào lưỡi câu phải keo cao lên về phía nhợ câu, chỉ chừa phần ít còn lại đủ phủ che kín mũi nhọn của lưỡi, để đánh lừa sự đa nghi của cá. Mồi nhái và thằn lằn (thạch sùng) móc vào lưới câu nhắp, câu rê thì phần thân phải phủ kín mũi nhọn của lưỡi. Còn chân nhái, chân thằn lằn nên để thò ra ngoài để khi nhắp, khi rê cá tưởng lầm là những con vật đó còn sống đang nhởn nhơ trước mặt nó nên mới mạnh dạn táp mồi. Chúng tôi cũng xin phép được nhắc thêm quý vị là móc mồi câu nhắp, câu rê, lưỡi câu được gài một đoạn cỏ ống để lưỡi không phải vướng vào các chướng ngại làm trở ngại cuộc câu. https://thuviensach.vn CÁC CÁCH CÂU: Câu cá có nhiều cách như câu ngâm, câu cắm, câu nhắp, câu rê, câu kiều, câu neo. Thường thì mỗi người chỉ chuyên về một vài cách câu mà thôi. Thực tế cho thấy có người tuy mang danh là tay sát cá nhưng cả đời chỉ rành có mỗi việc câu ngâm hoặc rê, câu nhắp mà thôi. Ai thích và sống bằng cách câu nào thì có nhiều kinh nghiệm về cách câu đó. - Nghệ thuật câu ngâm: Câu ngâm là cách câu phổ biến nhất và cũng được nhiều người ưa thích nhất. Muôn câu ngâm ta chỉ cần sắm một cái cần bằng trúc dài khoảng hai mét, đầu cần cột sợi khoảng một mét rưỡi có tóm lưỡi câu. Hãy tùy vào ý muốn câu cá gì để tóm lưới câu cho phù hợp. Đến bãi câu, ta hạ cần xuống để móc mồi, sau đó tìm chỗ ngồi rồi buông cần chờ cá cắn. Khi thấy cái phao động đậy, tức cá đang ăn mồi, ta giật cần lên là có thể được con rô hay con sặt, sau đó lại móc mồi ngồi câu tiếp. Trong thời gian chờ cá cắn câu, ta có thể làm một công việc gì đó giải trí như đọc sách báo chẳng hạn. Nhớ là thỉnh thoảng nên liếc mắt về phía cái phao xem có động tĩnh gì không. Có những trường hợp thả mồi quá lâu mà phao không động đậy ta cũng nên đỡ cần lên xem coi mồi cồn hay hết, để tùy đó mà thay mồi mới hoặc thả xuống câu tiếp. Câu ngâm tương đối nhàn, nên mỗi lần ta có thể câu vài ba cần. Dù câu một cần cũng không nhất thiết phải cầm mãi trên tay, mà có thể gác hờ trên bụi lúa hay mô đất nào đó ... cho đỡ mỏi. Bí quyết của câu ngâm là ta phải biết cách dụ cá: Đó là rải mồi thử trước cho cá đánh múi kéo đến ăn, lúc đó gặp mồi câu cá sẽ đớp liền, nhờ đó mà ta giựt cần không kịp. Mồi thử thường là cám rang cho thơm bọc vào giẻ, hoặc một nhúm trứng kiến. - Nghệ thuật câu cắm: Câu cắm, như tên gọi của nó là cắm cần vào đất rồi thả mồi xuống nước cho cá ăn, chứ không cầm cần trên tay như cách câu https://thuviensach.vn ngâm. Câu cắm chỉ cần loại cần ngắn khoảng 80 cm, sợi nhợ khoảng 50 cm và không cần phao. Cần câu cắm làm từ thanh tre nhỏ bằng ngón tay, gốc cần vót nhọn để dễ cắm sâu vào đất, còn ngọn cần thì vót nhỏ lại cho mềm. Nhờ đó khi cá ăn mồi, tuy ta không đứng đó giật cần mà cá vẫn dính câu. Câu cắm tuy cần ngắn, sợi nhợ cũng ngắn nhưng nhợ phải to, lưỡi câu cũng lớn, vì cách câu này thường dính cá to như cá lóc, trê, lươn (nếu câu đồng) hoặc cá đứa, cá thiều ... (nếu câu cắm ở sông). Câu cắm không ai đi câu với một hai cần mà là năm bảy chục cần hoặc cả trăm cần, và có thể câu cả ngày lẫn đêm. Khi đi câu, ngoài việc vác bó cần to ra, ta còn phải mang theo lon mồi to, hộp lưỡi câu dự trữ để khi cần có sẵn mà dùng. Bạn cũng đừng quên cái thủng to để đựng... chiên lợi phẩm. Đến bãi câu, việc trước tiên và cần thiết là ta phải chọn nơi trú chân nhất định để sắp đặt ‘đồ nghề’ tại đó, sau đó ta mới bắt đầu đi cắm câu. Cần cắm đầu tiên là chỗ bờ ruộng gần mình nhất, việc cắm cần câu vào bờ ruộng không khó, nhưng phải đạt hai yêu cầu: một là cắm đủ sâu để có câu trúng cá to nó không giật cần lên được (nêu giật được thì nó sẽ tha đi mất), hai là mồi câu đủ gie ra chỗ nước sâu và nằm gần chạm đáy. Trường hợp cắm không đạt yêu cầu thì nhổ cần lên cắm lại. việc sau cùng là phăng sợi nhợ lên để móc mồi vào lưỡi câu và thả êm xuống nước. Cắm xong cần thứ nhất, bước tới khoảng hai mét, ta lại cắm cần thứ hai, và cứ làm như thế cho đến cái cần sau cùng. Điều quan trọng là nên cố giữ khoảng cách giữa hai cần cho đều để lát sau đi thăm câu ta sẽ biết được cần kế tiếp nằm ở vị trí nào mà đến (vì giữa đồng đêm hôm tăm tối mắt không trông được rõ). Cắm xong cái cần sau củng, ta nên làm dấu cho dễ nhớ, rồi trở lại nơi trú chân để nghỉ ngơi. Sau đó, cứ độ nửa giờ ta đi thăm câu một lần. Phải đến https://thuviensach.vn thâm cái cần cắm đầu tiên rồi lần lần thăm đến cần cuối cùng. Khi đi thâm cần, ta nhớ đem theo lon mồi, hộp đựng lưỡi câu và giỏ đựng cá. Đến thăm cần thứ nhất, việc đầu tiên là lấy sợi nhợ lên xem: Nếu đã dính cá thì gỡ ra bỏ vô giỏ, sau đó móc mồi khác thả xuống nước câu tiếp. Ngược lại, nếu cần đó chưa dính cá thì cũng phải xem cục mồi, lưỡi câu có còn không. Nếu còn đủ thì thả xuống câu tiếp, ngược lại nếu mất mồi thì thay mồi mới, mất lưỡi thì thay lưỡi mới. Cứ làm như vậy, ta đi thăm cần kế tiếp, cho đế cần sau cùng, sau đó ta trở về nơi trú chân để nghỉ ngơi lại sức, rồi tiếp tục đi thăm cần đợt hai, đợt ba ... Nếu câu cắm hàng trăm cần thì nên đi hai ba người để trợ lực cho nhau đỡ vất vả. Câu cắm không cần mồi nhử. Mồi để câu nên dùng mồi trùn, trùn đất hay trùn huyết đều tốt cả. Mồi trùn thả xuống nước lan tỏa mùi tanh khắp nơi, lại lâu tan rã. Đôi khi chỉ dùng một cục mồi trùn mà câu đi câu lại được hai ba con cá, mới thay mồi khác. Câu cắm có thể câu ở ao hồ, sông rạch. Ở những nơi này, ta cũng cắm câu dọc theo bờ như câu ở đồng ruộng. Điều yêu cầu là bãi câu phải yên tĩnh, thanh vắng, như vậy cá mới dám mon men vào gần bờ ăn mồi. - Nghệ thật câu nhắp: Đúng như tên gọi, câu nhắp là cách câu làm cục mồi nhắp lên nhắp xuống nhiều lần trên mặt nước, chứ không để nó chìm hẳn như các cách câu cá khác. Cần câu nhắp dài khoảng từ bốn đến năm mét, làm bằng cây tầm vông loại nhỏ, hình dạng cũng như cần câu ngâm, nhưng có chiều dài và nặng hơn. Thường những người sức khỏe tốt, có đôi tay cứng cáp mới câu nhắp được. Nhợ câu có chiều dài bằng cần, nhưng phải dùng thứ nhợ lớn để có đủ độ bền chắc. Lưỡi câu cũng dùng loại lưỡi câu cá lóc mới vữa. Câu nhắp không https://thuviensach.vn cần phao và cục chì như câu ngâm, câu neo. Lưỡi câu nhắp, sau khi móc mồi xong phải gài cọng cỏ ống để vừa che phủ mũi nhọn của lưỡi câu (làm cá sợ) vừa giúp lưỡi câu khỏi bị vướng vào các bè rong cỏ ở dưới nước. Câu nhắp thường dùng mồi nhái hay thằn lằn. Nếu không có sẵn thứ mồi này thì câu bằng mồi trùn cũng được. Cứ nhồi vào lưỡi một cục mồi to để trì lưỡi xuống, như vậy cục mồi mới nhấp nhô được trên mặt nước trông thật tự nhiên, chẳng khác nào con nhái bén đang nhảy, đang bơi vậy. Khi câu, ta quăng cục mồi ra xa cách bờ khoảng ba bốn mét, rồi nhịp đầu cần lên xuống nhẹ nhàng và đều để cục mồi nhảy lên nhảy xuống nhiều lần kích thích sự thèm ăn của cá. Nếu nhắp một lần khá lâu mà vẫn không thấy cá đớp mồi, thì rê cần sang cách đó chừng vài bước chân rồi nhắp nữa. Khi cục mồi nhảy lên nhảy xuống như vậy sẽ làm mặt nước phát ra những tiếng lõm bõm như tiếng con nhái bén nhảy từng bước dài. Những tiếng động lõm bõm này, thời gian đầu có thể gây cho cá sợ hãi. Nhưng nếu ta cứ kiên trì nhắp mồi qua lại một hồi lâu thì cá sẽ không còn sợ nữa, từ đó nó mất cảnh giác và cắn câu. Quí vị cũng biết, câu nhắp thường câu ở các ruộng sâu, ở ao hồ nhiều cá, và cá dính câu thường là cá lóc, có thể nặng đến một hai kí hoặc hơn. Tính cá lóc rất đa nghi nên câu nó phải kiên nhẫn nhắp cần. Chỉ cần con cá thật sự mê mồi thì nó mới lao mạnh tới miếng mồi mà táp. Sau khi câu được cá, ta lại rê cần đến một khoảng xa câu tiếp, dù là trên cùng một thửa ruộng. Điều cần nhớ là nơi câu nhắp phải thật sự yên ắng, vắng lặng, không người qua lại, và cũng không có tiếng động ồn ào thì cá lóc mới chịu ăn mồi. - Nghệ thuật câu rê: Như cách gọi câu rê là rê cần để cho cục mồi “bơi” là là trên mặt nước theo nhịp độ vừa phải, không chậm mà cũng không quá https://thuviensach.vn nhanh. Cục mồi “bơi” phía trước có sóng rẽ phía sau trông giống như con nhái đang bơi trên mặt nước vậy. Câu rê phải dùng đến cái cần dài khoảng năm sáu mét, dài hơn cần câu nhắp mới tốt vì phải câu xa bờ. Cần câu rê làm bằng cây tầm vông có thân nhỏ và thẳng, phần ngọn cong vút và mềm mại. ở góc cần có gắn thêm cái nạn gỗ để khi câu, ta tựa cái nạn lên phía trên đầu gối để đỡ cho tay cầm cần, nhờ có điểm tựa này nên việc điều khiển cần câu được dễ dàng và nhịp nhàng hơn. Sợi nhợ cần câu rê cũng dài khoảng năm, sáu mét. Nên dùng thứ nhợ lớn để có độ bền chắc, lưỡi câu rê cũng đùng lưỡi câu cá lóc vì cách câu rê cũng như câu nhắp chỉ nhằm vào việc câu loại cá này mà thôi. Thực tế cho thấy, ít có trường hợp câu nhắp, câu rê trong đồng mà trúng cá trê hay các giống cá khác. Câu rê không cần có cục chì và phao. Mồi để câu là mồi nhái hay thằn lằn còn sống. Cục mồi phải lớn, đủ nặng mới quăng ra xa được. Sau khi móc mồi vào lưỡi câu xong, ta phải nhớ gài cọng cỏ ống ngáng qua mũi câu đến vòng khoen tóm lưỡi để khi rê mồi lưỡi câu không bị vướng vào cỏ, vào bụi lúa làm đứt dây câu. Nhái bén hay thằn lằn làm mồi nên móc nguyên con để chân ló ra ngoài trông có vẻ như chúng còn sống tự nhiên và đang bơi trên mặt nước vậy. Rê mồi theo cách đó mới đánh lừa được tính đa nghi của cá lóc. Muốn câu rê phải câu trên một đường nước trống trải, không có rong cỏ cản trở mới tốt, vì giống cá lóc thường núp dưới những đám rong, đám cỏ rình mồi, chờ khi con mồi chạy qua trước mặt nó mới phóng ra đớp lấy. Những luồng câu lý tưởng đó ít khi có sẵn trong thiên nhiên. Vì vậy, trước khi câu một tuần, ta phải bỏ công sức ra để tạo một luồng câu đúng như ý muốn. Ta phải lội xuống nước sâu tém dẹp các bề rong cỏ sang hai bên để https://thuviensach.vn tạo một đường nước dài chừng hơn chục mét ở giữa ruộng, giữa ao cho trống trải, nhờ đó mà khi rê mồi lưỡi câu mới không bị vướng. Công việc tạo luồng câu nhiều khi mất một, hai buổi mới xong. Tạo luồng câu xong còn phải chờ cả tuần sau cho nước trong ruộng, trong ao lắng hết bùn thì cá mới trở lại tìm mồi và đây mới đúng là thời điểm đến rê cần. Khi câu rê ta phải đứng trước gió, cuốn sợi nhợ qua lại còn hơn một mét, quay cục mồi độ năm bảy vòng, trước chậm sau nhanh, rồi thình lình buông tay để cục mồi bay ra đúng vào luồng câu. Việc quáng mồi, thây dễ nhưng lại khó đối với người chưa quen việc, còn với người nhiều kinh nghiệm thì thao tác này không khó khăn gì. Nằm trên luồng câu, cục mồi được rê đi là là trên mặt nước từ phải sang trái hay chiều ngược lại, từ dầu đến cuối luồng câu. Phải rê cần đều tay, không chậm mà cũng không nhanh quá, sao cho giống cách bơi của con nhái vậy. Cứ chịu khó rê cục mồi qua lại trên luồng câu để kích thích sự thèm ăn mồi của con lóc tinh khôn đang chực chờ đâu đó. với những tay sát cá chuyên nghiệp, họ chỉ cần rê cần qua một vài lần dọc luồng câu là họ có thể đoán biết được con cá bên dưới có muốn ăn mồi hay không. Nêu cá vẫn thu mình dưới những bè rong cỏ thì cục mồi rê qua mặt nước sẽ động một chút rồi thôi. Nhưng ngược lại khi cục mồi lướt qua mà mặt nước lăn tăn với làn sóng gợn nhẹ là biết con cá đang rượt theo cục mồi nhưng vẫn còn nghi ngại chưa dám ăn. Để giúp cá mạnh dạn ăn mồi, tay thợ câu rê kinh nghiêm nào cũng bặm miệng “ bặp, bặp” một đôi cái bắt chước tiếng cá lóc đớp mồi. Khi cá lóc ăn mồi, nó táp rất mạnh nghe rõ tiếng “bặp” rồi quẫy mạnh đuôi khi ta giật cần. Câu được nó quả là ... trần thân, nhưng người câu nào cũng tràn ngập cảm giác vui mừng, vì con nào cũng to cả kí. https://thuviensach.vn - Nghệ thuật câu neo: Câu neo là cách câu cá chỉ cần sắm sợi nhợ để tóm lưỡi chứ không cần đến cần câu. Khi câu, người ta chỉ việc móc mồi vào lưỡi, rồi một tay giữ chặt đầu mối nhợ, tay kia cầm cục mồi quăng ra đúng chỗ mà mình định câu. Sau đấy, cứ cầm mối nhợ đó trên tay chờ cá đến ăn mồi, hay cột tạm vào gốc cây hoặc bụi cỏ gần đó (nếu câu cá đồng), hoặc cột vào mạn thuyền (nếu câu sông). Cách câu này chỉ áp dụng tại các ao hồ, bàu đìa rộng lớn, hay câu ở sông, biển. Câu neo xem ra cũng không khác mấy với câu cắm, câu ngâm, và có thể câu nhiều cần củng lúc. Khi cá ăn mồi, thường tự nó sẽ làm lưỡi câu xóc vào mép và dính câu. VÌ bản tính của cá là khi đớp được miếng mồi thì không ở yên tại chỗ mà vội tha đi nơi khác, có lẽ chúng sợ đồng loại quanh đó đến giành giựt chăng? Chính vì bươn bả bỏ chạy cho nhanh nên nó đã vô tình để mũi nhọn của lưỡi câu xóc sâu vào mép, hết gỡ. Câu neo không gây hứng thú gì cho người câu nên nó không được phổ biến bằng các cách câu khác. - Nghệ thuật câu kiều: Chữ ‘Kiều’ theo nghĩa chữ Hán là cái lông dài ở đuôi chim, nên cách câu dùng lông chim (hay lông gà vịt) làm mồi, kết vào một hay một chùm để cá đến ăn mà giật, gọi là câu kiều. Cách kết nhiều lưỡi câu lại thành chùm không khó, chỉ đòi hỏi các mũi lưỡi phải chỉa tua tủa ra ngoài theo các hướng khác nhau là được. Giống cá rất tinh khôn nhưng lại ưa tò mò, thấy thứ gì có màu sắc sặc sỡ thì lân la lại gần xem thử. Khi thấy vô hại thì chúng xáp tới cạnh chùm lông để rỉa, không ngờ vướng phải lưỡi câu! Câu kiều theo cách này có thể dùng cần câu tay (câu ngâm), có đủ phao và chì, chỉ khác một điều là thay vì chỉ dùng một lưỡi câu thì phải kết một https://thuviensach.vn chùm độ năm sáu lưỡi, và mồi là lông chim hay lông gà vịt. Khi cá ăn mồi thấy phao động đậy là lúc giật cần. Câu kiều còn có cách khác gọi câu giăng (do chữ Kiều còn có nghĩa là cầu). Câu giăng là dùng một sợi dây lớn và chắc để giăng ngang qua một thủa ruộng sâu hay ao hồ rộng. Hai đầu dây này được cột vào hai cái cọc cắm ở phía hai bờ. Trên sợi dây ‘bắc cầu’ này cứ cách khoảng độ 40-50cm, ta cột một đoạn nhợ có gắn lưỡi câu và mồi, rồi thả ngập chìm gần sát đáy. Cá bơi ngang qua, con nào đói thì đến ăn mồi, tự dính câu. Lâu lâu, người đi câu chèo xuồng đi thăm một lần, như cách thăm cần câu cắm vậy. Những kỷ niệm đó thật khó quên. VÌ vậy, có những người xa quê nhiều năm, những lần hồi tưởng chuyên quê nhà đều nhớ quay quắt đến những buổi đi cắm câu hay buông cần ngồi đợi cá của tuổi thiếu thời mà mình được hưởng, để rồi ngậm ngùi tiếc nuối. Câu cá đồng chí câu theo múa. Mùa câu thường sau mùa mưa một vài tháng. Đến mùa mưa, đồng ruộng nào cũng đầy nước, cá từ các bàu đìa, sông suối kéo nhau tràn vào các ruộng sâu, ruộng cạn để tìm chỗ sinh sản ba lứa trứng. Cá con theo ngày tháng cứ lớn lên dần nên số lượng cá các loại ở trong đồng nhiều vô kể. Mùa câu từ đó mới rộn rịp hơn lên. https://thuviensach.vn Trên đây là mô tả mùa câu cá đồng ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Riêng vững đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và miền Nam nói chung, việc câu cá đồng diễn ra quanh năm. VÌ nơi đây lắm sông nhiều rạch, lúa trồng được hai mùa, đồng ruộng ít nơi nào thiếu nước, do đó nguồn tôm cá rất nhiều. Hằng năm tại đây, từ tháng bảy âm lịch đến những tháng cuối năm là mùa nước nổi, cá từ vùng Biển Hồ bên Campuchia theo con nước lớn đổ về nhiều vô số kể. Có nhiều vùng ruộng đồng lênh láng. https://thuviensach.vn THÚ CÂU CÁ ĐỒNG Từ ngàn xưa, nước ta đa là quốc gia chuyên về nông nghiệp nên thú vui đồng nội có rất nhiều, trong đó, chỉ có thú vác cần đi câu cá là ai ai cũng thích. VÌ là nước chuyên về nông nghiệp nên từ bắc chí nam, khắp nước ta tỉnh thành nào cũng có ruộng đồng bao la trải dài đến mút tầm mắt, nơi đâu cũng có nhiều ao hồ, bàu đìa quanh năm lênh láng nước, cá tôm dưới đó rất nhiều. Đấy là những bãi câu lý tưởng, chim trời cá nước, ai được nay ăn, nên ngày nào cũng có nhiều kẻ đến đó buông cần. Đi câu cá đồng, ngoài việc câu cá, ta còn được tắm mình trong làn gió mát của đồng nội, lẫn trong đó có hương thơm của lúa non. Đó là chưa nói đến việc được ngắm cảnh sắc tươi vui có đàn trâu nhởn nhơ gặm cỏ, những cánh cò bay lượn thong thả trên biển lúa xanh dờn. nước như biển cả mênh mông, nên nông dân tạm ngưng trồng tỉa để quay sang khai thác cá. Sang tháng giêng hai, con nước rút đi, đa số cá tôm còn lại khắp ruộng sâu, ruộng cạn nên việc câu cá đồng vẫn diễn ra dài dài. Tới mùa câu, người nào cũng hăm hở lo trang bị đủ bộ dụng cụ cần thiết cho nghề câu như cần câu, nhợ câu, lưỡi câu và giỏ đựng cá. ở vùng quê, các dụng cụ này nếu ai khéo tay cũng có thể làm được không mấy khó khăn. Cần câu là thân cây trúc, tầm vông, loại cây này ta cứ ra vườn mặc sức mà lựa chọn, nếu vườn nhà không có thì qua nhà hàng xóm xin một hai cây làm cần. Nhợ câu ngày xưa thì người ta dùng chỉ gai, chỉ cotton, nhưng ngày nay dùng sợi cước. Còn lưới câu thì nhiều người khéo tay tự uốn lấy mà dùng, https://thuviensach.vn nhưng nếu mua cũng rẻ. Chỉ người đi câu ở thành thị thì mỗi thứ mỗi phải mua, bạn cứ đến của hàng bán dụng cụ câu cá muốn mua thứ nào, hiệu nào cũng có đủ. Cá đồng không lớn con, trừ cá trê, cá lóc, nhưng với người đi câu tài tử, câu với mục đích giải trí thì việc câu còn rô, con sặt, tuy nhỏ nhưng cũng là thành tích dáng trân trọng rồi. Đồi khi những kỷ niệm tưởng là nhỏ nhoi không đáng nhớ đó lại hằng sâu trong ký ức mỗi người. Câu cá đồng đem lại cho mọi người thú vui khôn tả. Nhất là những buổi câu cá có đông đủ bạn bè thân thiết, vừa buông cần đợi cá vừa ôn lại những kỷ niệm xưa thời thơ ấu, nhất là những chuyên bên thầy bên bạn dưới mái trường làng. CÂU CÁ RÔ Cá đồng nhiều loại, nhưng có lẽ cá rô là có số lượng nhiều hơn cả. Chúng có mặt khắp mọi nơi, từ sông suối đến ruộng đồng. Vác cần đi câu cá, thường ai cũng câu được nhiều cá rô nhất, kế đó mới đến cá sặt, cá chốt, cá trê ... Tuy vậy, câu được cá rô thì ai cũng mừng, vì cá rô cũng lớn con, ít ra một con rô cũng bằng bốn năm con sặt. Nếu câu được cá rô mề lại càng mừng, vì mình nó to bằng ba bốn ngón tay, nướng hay chiên đều thơm ngon mặc dầu có cứng xương một chút. Giống cá rô tuy nhát nhưng lại nhạy ăn mồi nên khi gặp may, ta sẽ móc mồi câu không kịp. Chúng đi ăn cả bầy đàn đông đảo, có bầy đến năm bảy chục con. Hễ gặp mồi ngon là chúng xúm lại tranh ăn, nên câu xong con này, vội bỏ mồi xuống đã có con khác dính câu, giật cần không muốn kịp. Câu cá rô bằng cách câu ngâm, sử dụng cần trúc dài khoảng 2m, nhợ câu 1. 5m và tóm lưỡi câu số 2 là vừa (lớn hơn lưới câu cá sặt). Cách câu này phải có cục chì và phao đầy đủ. https://thuviensach.vn Cá rô thích ăn mồi trứng kiến, kế đó là hà, trùn, thịt tôm, cào cào, dế mèn.. Biết món khoái khẩu của nó nên dù trứng kiến có hiếm, có đắt đến mấy người câu cũng cố tìm mua. Đến bãi câu, tìm một chỗ nước trống trải không có rong bèo, móc mồi thả xuống đó một chút thì đã thấy phao động đậy .vì vậy từ người lớn đến trẻ em ai cũng thích câu cá rô, và cho rằng câu cá rô rất dễ lại nhẹ nhàng ít tốn công. Nhưng với tay câu lão luyện nhiều kinh nghiệm, tuy họ cũng câu cá rô theo cách đó nhưng nhờ có bí quyết riêng nên họ câu được nhiều cá hơn. Nhiều người cho họ là tay sát cá, vậy bí quyết đó là gì? Bí quyết đó là mỗi lần đến bãi câu, sau khi móc mồi họ trở gốc cần câu bỏ xuống nước (chỗ định thả mồi) để ngoáy mạnh vài ba vòng theo cách dọn luồng câu để tém dẹp hết rong bèo dạt xa ra chừa một khoảng trông có đường kính chừng hai ba gang tay để thả mồi xuống đó mà câu. Việc làm đó tụy nhanh, nhưng dù sao cũng gây cho đàn cá bên dưới sợ hãi mà lánh xa. VÌ thế, phải chờ độ mười lăm phút cho nước lắng bùn và mặt nước không còn xao động họ mới cho mồi nhử xuống đó. Mồi nhử cá rô tốt nhất là trúng kiến. Sau đó họ lại chờ mươi lăm phút nữa để cá rô đánh mùi mà kéo đến thì mới là lúc thả mồi câu xuống cho cá ăn. Nếu gặp đàn cá đông đúc thì buổi câu đó coi như họ gặp may! CÂU CÁ SẶT Ớ miền Trung, miền Bắc số lượng cá sặt trong ruộng đồng rất ít. Nhưng đồng ruộng miền Nam cá sặt lại rất nhiều, gần như ngang ngửa với cá rô. Câu cá sặt phải tìm đến các ruộng sâu, các ao hồ nhiều nước, vì ở đó thích hợp cho sự sinh sôi bầy đàn của chúng. https://thuviensach.vn Cá sặt có hai loại: sặt rằn và sặt bướm. Sặt rằn lớn con (nám sáu con một kí), thân mình dẹp có nhiều sọc màu đen. Còn sặt bướm mà chúng tôi đề cập trong sách này mình chỉ lớn bằng hai ngón tay nhưng dẹp lép, màu sắt đẹp trông như con cá kiểng. Tuy không được bao nhiêu thịt, nhưng câu cá sặt là một thú vui không thể tả, vì suốt buổi câu ta được giật cần lia lịa, do cá sặt phàm ăn. Vì vậy, đừng nói trẻ em mà ngay cả người lớn cũng... nghiền câu loại cá này. Do cá sặt có thói quen ăn gần bờ lại ăn mồi ở tầng mặt, cách mặt nước khoảng hai mươi phân nên câu chúng chỉ cần cần câu nhỏ và ngắn chừng một mét đến mét hai là vừa. Nhợ câu cũng nhỏ và ngắn chừng 80cm, lưỡi câu số 0 hay sô 1, là thứ lưỡi nhỏ nhất. Chì và phao cũng là loại nhỏ nhất. Cá sặt rất thích ăn trứng kiến. Mỗi lần câu chỉ cần móc vào lưỡi một trứng kiến duy nhất bằng hột tấm làm mồi, vì miệng cá sặt rất nhỏ. Nếu móc cục mồi to như câu cá rô thì cá sặt không thể ăn hết mồi đó mà xúm lại rỉa dần khiến cái phao cứ chạy qua chạy lại lung tung. VÌ vậy khi câu cá rô, cá chép mà thấy phao cứ động đậy nhẹ liên tục thì ai cũng biết là đang bị bầy cá sặt đến phá mồi. Cá sặt có thói quen kéo nhau đi tìm mồi cả bầy đàn hàng tràm con và chúng rất phàm ăn, gặp mồi vừa miệng là đến xớt đi cho nên câu trúng bầy thì hễ vừa cho mồi xuống nước là phao đã động lia lịa. Thế nhưng câu cá sặt không dễ vì nếu không biết cách giật cần thì có giật mười lần cũng chỉ đính được vài ba con là nhiều. Giật cần chỉ cần giật nhẹ và giật tạt ngang thì lưỡi câu mới móc vào mép cá. Có điều vui là những con cá sặt bị câu sẩy rơi trở lại xuôhg nước vẫn không làm bầy cá sợ hãi. Chúng vẫn tiếp tục ăn mồi cho đến khi cả đàn đã ... nằm yên trong giỏ. CÂU CÁ TRÊ https://thuviensach.vn Cá trê sống trong ruộng đồng có hai loại: cá trê trắng và cá trê vàng. Cá trê trắng số lượng ít, lớn con, da trơn màu trắng toát, có thể cân nặng cả kí lô, nhưng không hiểu sao có người không thích ăn. Còn cá trê vàng nhỏ con hơn, nhưng khi trưởng thành có con cũng nặng hơn nữa kí. Giống này thịt dai và thơm, nướng hay chiên rồi dầm với nước mắm gừng ăn với cơm ngon tuyệt. Cá trê đầu dẹp, da trơn, phía trước miệng có hai đôi râu, hai bên mang có có hai cái ngạnh dài và cứng. Nếu sơ ý bị ngạnh cá trê đâm vào tay sẽ rất đau nhức, hành sốt nóng lạnh suốt mấy ngày. Cá trê thích sống ở những nơi nước sâu và đục để tìm mồi sát tầng đáy. Ruộng nào có nước cạn và trong veo là nơi dó không có cá trê sinh sống. Mồi trường sống cá trê là nước đục và có những hang động để ẩn núp. Câu cá trê ta dừng cần câu cá rô nhưng ngọn cần không cần oặt dịu lắm, nhợ và lưới câu phải là nhợ và lưỡi câu cá lóc vì miệng cá trê rất rộng, đồng thời sức nó cũng rất mạnh. Cá trê có thói quen ăn mồi ở tầng đáy nên khi câu ta phải thả cục mồi sát đáy. Tính cá trê rất háu ăn, đi ăn cả bầy năm bảy con, loại mồi ưa thích của chúng là trứng kiến, trùn ... Đi câu cá trê, khi đến bãi câu nào việc trước tiên là phải làm cho cả vùng nước ở đó (cần rộng khoảng 1 mét vuông) vẩn đục lên. Sau đó rải một nắm mồi xuống nơi mình định câu để nhử cá trê quanh vùng đó tụ họp lại để câu cho dễ và được nhiều. Mồi nhử tốt nhất là trứng kiến hoặc thay thế bằng mồi trùn, ruột gà vịt (xắt khúc) hay cám rang (bỏ trong bọc giẻ). Do tính háu ăn, tham mồi nên chỉ cần chờ năm ba phút cá trê sẽ lũ lượt kéo đến, sau khi phát hiện có mồi hạp với khẩu vị, cá đến là tranh nhau đớp mồi lia lịa. Nhiều người câu cá trê phải đem theo hai ba cần; cần này thả xuống nước thì vội móc mồi ngay cần kia; như vậy mới đáp ứng được sức ăn của chúng. Do trứng kiến vừa đắt lại vữa hiếm nên nhiều người câu cá trê bằng mồi trùn, cứ dể nguyên con trùn móc vào lưỡi thành một cục mồi to bằng lóng https://thuviensach.vn tay mới kích thích được sự đói mồi của cá trê. Giống cá này ăn mồi rất bạo, khi bị dính câu nó kéo phao chìm ngay xuống nước rồi chạy tứ tung; có con miệng còn rít lên những tiếng kêu nho nhỏ tỏ vẻ hốt hoảng và đau đớn. Thế nhưng, điều đó không làm cho những cá trong bầy khiếp sợ, vì câu con này bỏ giỏ xong, vừa bỏ mồi mới xuống lại dính thêm con khác. Câu cá trê rất hao lưỡi câu, vì chúng thường nuốt lưỡi vào bụng. Gặp trường hợp này ta phải cắt sợi nhợ và thay vào lưỡi câu khác. CÂU LƯƠN Lươn thân mình không giống cá, nhưng cùng thuộc loại cá đồng. Chúng sống nhiều trong ruộng lúa, ao hồ, mương rãnh, nhưng phải là nơi yên tĩnh nhất. Câu lươn không như câu cá, không câu giữa đồng, mà chỉ câu tại ngay hang chúng ở. VÌ rằng ban ngày lươn nhịn đói, nằm cuộn mình trong hang, chỉ khi đêm xuống chúng mới chịu rời khỏi hang để bò đi quanh quẩn đâu đó để kiếm mồi. Khi lươn ra khỏi hang ít khi câu được chúng. Đến nơi săn mồi lươn như giả chết, cứ nằm trơ ra một chỗ để con mồi như cá, cua đồng, ếch nhái nhỏ ... tưởng lầm nó là khúc cây hay rễ cây nên mất cảnh giác mà lân la đến gần. Thế là lươn phóng tới vồ chụp lấy con mồi rồi nuốt trọng vào bao tử! Muốn câu lươn phải tìm cho được hang lươn. Hang lươn được đào sâu vào bờ ao, bờ ruộng, miệng hang trổ gần mép nước. Mới nhìn sơ qua, nhiều người tưởng lầm hang lươn với hang cua đồng, vì miệng hang của chúng na ná giống nhau. Nhưng khi nhìn thật kỹ thì thấy có điểm khác nhau: ngoài cửa hang lươn có một lớp mỏng bùn non phủ rất láng, gọi là ‘mà’, còn hang cua đồng lại không có. https://thuviensach.vn Con vật tưởng là chậm chạp khù khờ này ai ngờ cũng khôn ngoan đáo để. Nó biết ngụy trang cửa hang nằm cạnh gốc cây hay mô đất, bụi cỏ hoặc nép mình dưới một mớ rễ cây... Nhờ đó nó che giấu được cửa hang, không ai phát giác được. Hang lươn rất sâu, bên trong có ngóc ngách uốn lượn và lúc nào cũng có nước. Bình thường đứng từ ngoài nhìn vào ta thấy mặt nước trong hang rất tĩnh lặng, nhưng nếu con lươn trở mình thì mặt nước sẽ hơi lăn tăn gợn sóng. Câu lươn không cần cần câu, chỉ cần sắm sợi nhợ dài và hơi to (bằng nhợ câu cá lóc) dài chừng một mét, lưỡi câu lớn hơn lưỡi câu cá rô. Ta móc mồi trùn hay cá thòi lòi thành cục to bằng lóng ngón tay cái, sau đó khẽ đặt cục mồi lọt vào miệng hang mà nhắp nhẹ một hồi lâu. Cục mồi phải chạm vào mặt nước dể đánh thức con lươn nằm tận cuối hang. Tính lươn đa nghi nhưng cũng tham mồi. Biết mồi đã lọt vào cửa hang nhưng lúc đầu lươn chưa vội ra ăn vì còn dè dặt, nhưng sau đó mùi tanh của trùn lan tỏa ra trong nước đã thôi thúc cơn thềm ăn của nó nên nó mới nhào ra đớp mồi rồi tha tuốt xuống hang. Biết lươn đã ăn mồi nhưng phải gắn chờ thêm khoảng vài phút ta mới nhớm kéo sợi nhợ câu để dò xem phản ứng của nó bên trong ra sao. Giật lần đầu, con lươn sẽ cố rị mồi lại. Lần sau giật mạnh hơn nếu miếng mồi bung ra ngoài là lươn tuy ngậm mồi nhưng chưa nuốt. Ngược lại, nếu bên ngoài phán dây mà bên trong con lươn vẫn cố rị mạnh thì nên mừng, vì nó đã dính câu. Nếu lần đầu câu hụt thì lần sau lươn vẫn ăn mồi, không dề dặt gì cả. Câu lươn rất hao lưỡi câu, gặp mồi chúng có thói quen nuốt trọng, từ đó lưỡi câu mới theo cục mồi nằm luôn trong bụng nó. VÌ vậy, khi câu lươn ta phải đem theo nhiều lưỡi câu để dùng dần. Những lưới câu bị mất trong bụng lươn thì về nhà mổ bụng nó ra lấy lại. https://thuviensach.vn THÚ CÂU CÁ SÔNG Câu cá sông có điều thú vị là câu được quanh năm, trong khi câu cá đồng thì câu có mùa: mùa mưa. Sông rạch nước ta rất nhiều, nhất là tại miền Nam, nơi đâu cũng có những sông ngòi chằng chịt, giao thông đường thủy từ tỉnh này sang tỉnh khác rất tiện lợi. Sông ngòi nước ta lại nổi tiếng với lắm tôm nhiều cá. Đến mùa nước nổi vào những tháng cuối năm, cá từ vùng Biển Hồ nương theo con nước lũ lượt kéo nhau tràn vào sông ngòi và đồng ruộng các tỉnh phía Nam, nhiều nơi cá nổi lên ăn móng trông tựa cơm sôi. Tôm cá nhiều nên người câu khắp nơi tụ về các sông lớn nhỏ để câu cho thỏa thích. Câu sông còn là thú vui của người thành thị. vào những ngày lễ lớn hoặc dịp cuối tuần, họ vác cần tìm đến những con sông gần nhà để có dịp được đổi gió, được tận hưởng không khí trong lành để vơi bớt những nỗi nhọc nhằn, trút bỏ được những ưu tư phiền muộn do cuộc sống xô bồ mang lại. Vì vậy có người còn đưa cả gia đình cùng đi câu cho vui, coi như làm một chuyến dã ngoại, hay một cuộc du lịch “bỏ túi” đã không mấy tốn kém lại không mất nhiều thì giờ. Câu sông, nhiều người câu với cần câu máy. Vì rằng sông ruộng nước sâu nên chỉ cần câu máy mới có khả năng đưa cục mồi ra gần đến giữa sông, cách xa bờ cả trăm mét. ở địa điểm này nước sâu, là nơi các loại cá lớn như bông lau, cá tra, cá thiều, vồ đém nặng vài ba kí đến cả chục kí trở lên đi sàn mồi. https://thuviensach.vn Câu loại cá lớn này, nhợ câu phải dùng từ số 45 - 50 mới đủ bền chắc; chì câu phải từ 100 - 150g mới đủ sức giúp cục mồi văng ra xa và kéo chìm xuống đáy nước. Lưỡi câu cá sông phải là loại lưới lớn, còn mồi thì có người dùng chuôi chín, đa số dùng mồi pha chế. Đa số cá sông có thói quen ăn nước chìm, nên cục mồi phải được thả xuống sát đáy. Trong trường hợp câu như vậy đã lâu mà thấy cá chưa ăn mồi thì với người câu giàu kinh nghiệm, họ sẽ kéo cục chì lên xem ấm lạnh ra sao. Nếu cục chì ấm thì họ thả cục mồi xuống câu tiếp, ngược lại họ cầm cục chì lên thấy lạnh thì đoán biết cá đang ăn mồi nước nổi, từ đó điều chỉnh cho cục mồi lên cao để ... đón cá! Cá sông thì vô số và có nhiều loại cho ta câu. Ngày nào gặp may câu được con cá to từ bốn năm kí trở lên thì thật không còn gì thích thú cho bằng. Với những con cá lớn đó, khi dính câu chúng quẫy mạnh đùng đùng làm nước văng lên tung tóe, có con còn rẽ nước chạy lăng quăng như điên dại, trồi đuôi, phơi bụng lên thấy bắt ham. Tâm trạng của người câu được con cá đó lúc ấy vừa mừng vừa lo không có cách nào diễn tả nổi. Câu sông có thể câu suốt ngày, thế nhưng vào giờ con nước lớn và nước chớm ròng thì cá ăn mồi mới bạo! Ban đêm câu sông, tôm cá vẫn ăn mồi. CÂU CÁ BÔNG LAU Bông lau là loại cái sông, nhưng không phải bất cứ đoạn sông nào cũng câu được nó, chỉ những khúc sông rộng, nước sâu mới có nhiều cá bông lau tựu về sinh sống. Cá bông lau có thói quen di ăn theo đàn: đàn nhỏ chừng ba bốn con, đàn lớn cả chục con. Sống chung với bông lau còn có những loại cá khác như cá tra, cá thiều, có con nặng cả chục kí. Cá bông lau thường ăn nước chìm, nhưng tùy vào nhiệt độ nước nên có ngày chúng lại bỏ thói quen mà ăn nước nổi. VÌ vậy, người đi câu phải biết rõ https://thuviensach.vn điều này để điều chỉnh cục mồi cho đúng vị trí mới câu được chúng. Câu cá bông lau nên câu với cần câu máy với nhợ to (số 50), cục chì to (số 120 - 150), lưỡi câu to và mồi thối (tẩm bông gòn). Chỉ có mồi thối mới đủ sức kích thích sự thèm ăn của cá bông lau. Chúng cũng “say mồi” như nhiều loại cá đồng, con này vừa dính câu lại tiếp tục đến con khác, cho đến khi hết bầy. https://thuviensach.vn THÚ CÂU CÁ AO, HỒ Câu cá, đối với người câu theo dạng tài tử nói chung và nhiều cư dân thành thị nói riêng là một cách giải trí lành mạnh, vô hại, ít tốn kém tiền bạc nên ai cũng thích. Ai chưa đi câu lần nào thì còn có nhiều lý do để chần chừ, nhưng khi đã có dịp vác cần đi câu một vài lần ở ruộng đồng, sông suối thì từ đó về sau, chắc chắn ai cũng ... sinh nghiền, cứ mong cho mau đến ngày nghỉ, như dịp cuối tuần là vác cần, xách giỏ đi câu cho thỏa thích. VÌ thực tế có số đông người cùng có nhu cầu như vậy, nên nhiều điểm cho câu cá ao hồ mới ra đời, như một phong trào, càng lúc càng được mở nhiều thêm. Chuyện này không chỉ xuất hiện ở mấy năm gần đây, mà trước đó một thập kỷ, loại hình giải trí này đã ra đời. Ngay tại trung tâm Sài Gòn và nhiều vùng ngoại ô như ở Nhà Bè, Thủ Đức, Gò vấp... cũng đã “mọc” lên nhiều ao cá với qui mô lớn để... câu giải trí. Được biết, vào thời đó chỉ câu tính giờ, chứ câu có giải thưởng thì mãi sau này mới có. Tại sao có nhiều người thích đi câu cá hồ? VÌ họ thích cái cảm giác được thoải mái với chỗ câu sạch sẽ, thoáng mát và yên tịnh, nhất là nơi đây lại có nhiều cá để câu nên được hưởng cái thú giật cần lia lịa. Đó là chưa nói cá câu được bao nhiêu đều thuộc cả về mình. Đã có nhiều người gặp may, cuối buổi câu ra về được mang theo một bao cá to vác không nổi! Còn câu theo cách “lãnh giải”, nhiều người không những https://thuviensach.vn được làm chủ hết số cá đã câu, còn được “ôm” thêm giải nhất, giải nhì... có giá trị bạc triệu! Chính vì thu hái được những mối lợi to, lại có cơ hội tốt để ... xả stress, nên các hồ câu lớn nhỏ gần như ngày nào cũng có đông đảo người vác cần tìm đến, nhất là vào những dịp lễ tết, những kỳ nghỉ cuối tuần.. Tùy theo từng điểm có ít hay nhiều hồ câu mà lệ phí một giờ câu rẻ hay đắt khác nhau, giá thấp có thể chỉ mười ngàn hoặc mười lăm ngàn một giờ. Tất nhiên giá lệ phí đó chỉ tính cho người chỉ mang theo một cần. Ai đem theo nhiều cần để câu thì lệ phí sẽ được tính gấp nhiều lần hơn. Với giá cả này, ai vào câu giờ nào thì được tính từ giờ đó trở đi. Chủ hồ sẽ dán tờ giấy nhỏ vào cần câu, trong đó ghi rõ con số thứ tự và giờ đến câu. Nhờ có tấm giấy nhỏ đó nên khi về, chủ hồ mới biết thời gian ngồi câu của khách chính xác là bao nhiêu để tính tiền cho đúng. Còn câu “dự giải thưởng” thì mức giá có cao hơn, có thể gấp năm, gấp mười giá bình thường. Tùy vào giải thưởng lớn hay nhỏ mà có giá cần cao hay thấp, giải thưởng thường dành riêng cho từng giống cá như cá tra, cá chim, hoặc cá mè. Mỗi giải như vậy thường có nhiều hạng như Nhất Nhì, hoặc Nhất, Nhì, Ba. Và số tiền thưởng của mỗi giải được công bố trước rõ ràng cho mọi người dự thi đều biết.. Câu đoạt giải thưởng có qui định là câu theo giờ hoặc câu theo buổi. Trong thời gian đó, ai câu được con cá to nhất sẽ nhận được giải cao nhất, và cứ thế mà tính ra giải nhì, giải ba. Khi thời gian thi kết thúc, tiền thưởng sẽ được trao ngay cho những người được giải. https://thuviensach.vn Tóm lại, đi câu hồ rất vui. Người quả thật quá đông, nhiều trường hợp phải chen chúc nhau mà ngồi, nhưng lúc nào không khí cũng tràn ngập sự vui tươi, thân thiện, cởi mở. Có nhiều người nhờ đi câu mà tìm được nhiều bạn mới. https://thuviensach.vn “LUẬT CHƠI” TRONG NGHỀ CÂU CÁ Xin đừng vội nghĩ với nghề đi câu cá, cái thú săn bắt chim trời cá nước này, ai gặp may hoặc lão luyện trong nghề thì người ấy được ... ăn, chứ không có “luật chơi” nào ở đây cả là lầm to. Đúng là từ xa xưa ông bà ta đã có câu: “Chim trời cá nước ai được thì ăn”. Có nghĩa cái gì đã là vật chung hễ ai được thì người ấy có quyền hưởng trọn vẹn. Thế nhưng, trong nghề đi câu vẫn có những “luật chơi” dù bất thành văn, dù chỉ là câu tài tử, người đi câu nào cũng phải biết đến và điều tôn trọng nó cả. Chúng tôi xin mạo muội nêu ra đây những “luật chơi’ mà nhiều người trong nghề đã biết sau đây: KHÔNG BƯỚC QUA CẲN CÂU: Dù nó không thực sự là “cần câu cơm”, nhưng bất cứ người đi câu nào cũng tỏ ra yêu quí cái cần câu của mình. Trước hết đó là thứ mình đã bỏ ra nhiều công sức để lựa chọn, để uốn nắn từ cây tầm vông, cây trúc hoang dã ở ngoài vườn thành ra cái cần câu vừa ý. Chính vì lẽ đó có người cả đời chỉ sử dụng mãi một vài cái cần, tẩm mồ hôi lên nước đến bóng loáng như được đánh vẹc-ni vậy. Ở đây, việc quý cái cần câu không để cho ai bước qua vì sợ nó gãy chỉ là việc nhỏ, mà dân đi câu tin (dị đoan chăng?) đó là điềm xui xẻo: buổi câu đó sẽ không được nhiều cá. Nhưng việc tin là xui rủi này đã có cách hóa giải: https://thuviensach.vn Yêu cầu người vô tình bước qua cần câu lúc nãy hãy nhắm mắt bước trở lại một lần. Thế là xong. Nếu người đó nói thêm một câu xin lỗi cho lịch sự nữa thì hai đàng càng đẹp dạ. KHÔNG BUÔNG CẦN CẠNH CHỖ CÂU CỦA NGƯỜI KHÁC: Nơi người khác đang ngồi câu đương nhiên thuộc về “cương thổ” của người ta, mình không có quyền ngang nhiên đến... câu chung, dù nơi đó có nhiều hay ít cá! Nếu câu chung một chỗ phải có sự thuận tình của người đến trước. Nói thì nói vậy, chứ xưa nay ít ai chịu cảnh cho người khác cùng câu chung, và người biết tự trọng cung không ai lại đến mở lời đề nghị xin được câu chung một chỗ như vậy! KHÔNG GÂY ỒN ÀO NƠI NGƯỜI TA ĐANG NGỒI CÂU: Nơi được chọn làm bãi câu phải thật sự yên tĩnh vì quang cảnh càng yên tình càng tạo sự thuận lợi cho việc câu là nó. Vì rằng, loài cá rất nhút nhát, chỉ cần mặt nước hơi gợn sóng một chút là nó đã lặn biệt tăm, đừng nói chi đến tiếng động mạnh. Bãi câu mà thường xuyên đông người qua lại, có tiếng ồn ào của xe cộ không phải là bãi câu lý tưởng. Mặt khác, đa số người đi câu, dù tài tử hay chuyên nghiệp, cũng muốn tranh thủ thời khắc buông cần đợi cá để thư giãn, giúp tâm hồn được thoải mái, giúp thể xác bớt mỏi mệt. Do đó, sự yên tĩnh ở bãi câu thật rất cần thiết đối với họ. Ai cố tình gây nên cảnh ồn ào náo nhiệt gần nơi người ta “buông cần đợi cá” là người bất lịch sự, thiếu hiểu biết, nên thế nào cũng bị cự nự. KHÔNG BƠI LỘI GẦN KHU VỰC NHIỀU NGƯỜI ĐANG CÂU: Như trên chúng tôi đã trình bày, loài cá nào cũng nhát như cáy, thấy bóng người đi trên bờ ruộng, nghe tiếng động từ xa, chúng đã hoảng hốt rẽ nước trôn chạy thật xa. Nêu có người bơi lội tạo tiếng đập nước ầm ầm thì dù có đói đến đâu, chắc chắn không có con cá nào dám lì lợm dùng lại đớp miếng mồi câu! https://thuviensach.vn Bạn nên nhớ, lội xuống sông rạch để tắm gần khu vực người ta đang câu là chuyện không nên làm. LUỒNG CÂU AI DỌN THÌ CHỈ NGƯỜI ẤY CÓ QUYỀN CÂU: Dọn sạch một luồng câu để câu rê, câu nhắp là việc tốn rất nhiều cồng sức và thời gian. Nếu nước chỉ sâu từ ngực trở xuống thì ta có thể ngâm mình trong nước để tém dẹp sạch sẽ những thứ rong cỏ. Nếu gặp ao đầm quá sâu thì phải dùng xuồng, và trong trường hợp này cần phải có vài ba người phụ lực với nhau: kẻ chèo, người lo tém dẹp... Cờn thời gian để làm việc đó chắc gì một buổi đã xong! Đó là chưa nói đến việc phải thường xuyên tới lui canh giữ suốt cả tuần để cá sống dưới ao đầm đó được.. hoàn hồn lại vía! Một lần dọn luồng câu như vậy tuy vất vả thật, nhưng có cái lợi là sử dụng được nhiều lần, có khi cả tháng, đến khi đoán chừng không còn cá lớn dưới đó mới thôi. Dù ao đầm, bàu đó là của chung nhưng người đã bỏ công sức ra dọn luồng câu vẫn được mọi người nhìn nhận nó thuộc quyền khai thác của riêng người ấy! Người ngoài ngang nhiên đến rê cần trong luồng câu đó coi như phạm luật chơi. Đó là chuyện người đi câu nào cũng biết đến. Tuy biết vậy, nhưng bất cứ người bỏ công sức ra dọn luồng câu nào cũng lo đề cao cảnh giác, lúc nào cũng canh giữ dể ngăn cản những người vì lòng tham vô độ mà quên cả đạo lý làm người. Chỉ khi nào luồng câu đó không còn sử dụng nữa thì bất cứ ai cũng có quyền được... câu hôi. KHÔNG XIN MỒI CÂU, MƯỢN LƯỠI CÂU: Xưa nay, người đi câu nào cũng sắm sửa cho mình đủ bộ đồ nghề để hành nghề. Khi ra bãi câu, những thứ phải đem theo bên mình ngoài cần câu ra còn có lon đựng mồi và hộp đựng lưỡi câu, để khi cần đến thì có sẵn mà dùng. https://thuviensach.vn Đi câu mà thiếu mồi, để mất lưỡi lại không có lưỡi câu dự trữ để thế vào là chuyện đáng buồn. Trong trường hợp này chỉ có cách vác cần ra về, đành bỏ dở cuộc vui, vì rằng đâu thể mượn lưỡi câu của người khác. Mà chắc gì người ta đã thuận cho mượn vì tin như vậy là bị kẻ khác chia sớt diều may của mình. Nghề nào cũng có “tiếng lóng”, và chỉ có những người trong nghề mới sử dụng và hiểu nó một cách tường tận mà thôi. Nghề đi câu cũng không nằm ngoài “ qui luật” đó. Tiếng lóng trong nghề này so với các nghề khác, xem ra lại càng phong phú hơn: https://thuviensach.vn TIẾNG “LÓNG” TRONG NGHỀ ĐI CÂU ĂN MÓNG: Chỉ việc cá từ dưới nước trồi đầu lên mặt để hớp không khí. Nơi nào có cá ăn móng nhiều là chỗ đang có cá quần tụ bên dưới, tức là chỗ câu lý tưởng. ĂN MỒI: Còn gọi là đớp mồi. Cá đã ngậm mồi câu vào miệng và tha đi theo thói quen sợ cá khác đến giành mồi của nó, khiến nhợ câu và phao động đậy. ĂN NƯỚC CHÌM: Với cá chỉ săn bắt mồi sát đáy ao hồ và đáy sông suôi, chứ không nổi lên ăn mồi ở tầng giữa, tầng trên. Thường loại cá tra, cá bông lau ở sông thường “ăn nước chìm”, vì vậy ta nên điều chỉnh cục chì cách xa cục mồi phía trên từ 10-20 cm là vừa. Cá ăn nước chìm thường là cá lớn, khoảng vài ba kí lô. ĂN NƯỚC NỔI: Với cá tìm mồi ở tầng giữa, chứ không lặn sâu xuống đáy để sàn mồi. Câu loại cá này phải sử dụng phao để giữ cục mồi lơ lửng ở tầng nước giữa mới có kết quả tốt. ĂN THEO BẦY: Có nhiều loại cá không đi tìm mồi riêng lẻ một vài con, mà rồng rắn kéo đi cả đàn hàng chục, hàng trăm con. BÃI CÂU: Nơi người đi câu chọn để ngồi buông cần câu cá. Nơi đây thường mát mẻ, yên tĩnh và cũng là nơi lắm cá cho bạn tha hồ giựt cần. https://thuviensach.vn BẶP BẶP: Tiếng cá lóc đớp mồi. Đây là tiếng của người đi câu nhắp, câu rê bắt chước tiếng cá lóc đớp mồi phát ra trong khi nhắp mồi hoặc rê mồi trên luồng câu, với hy vọng kích thích cá lóc bên dưới sẽ dạn dĩ nhào ra đớp mồi. BUÔNG CẦN: Thả mồi xuống nước rồi cầm cần câu chờ cá đến ăn mồi mà giựt. CÁ CẮN CÂU: Cá ăn mồi. CẦN CÂU CƠM: Câu thành ngữ nói đến phương tiện để mưu sinh của một người nào đó. ở đây ám chỉ việc đi câu là nghề chính của tay thợ câu chuyên nghiệp. CÂU CÁ ĐỒNG: Đi câu ngoài đồng ruộng, câu tại bàu, đìa, ao hồ, mương rạch.. Cá câu là các loại cá đồng như cá lóc, rô, trê, sặt... Câu cá đồng thường câu theo mùa, đó là mùa mưa. CÂU CẮM: Câu với cần câu bằng thanh tre vót nhỏ như ngón tay út và dài chừng 70cm, gốc cần to còn ngọn cần thì oặt dịu. Sợi nhợ của câu cắm chỉ ngắn chừng 50cm nhưng to, chắc và lưỡi câu to, vì câu cắm thường dính những loại cá lớn như lóc, trê, có khi cả lươn, rắn. Những loại cá lớn này mà gặp lưỡi câu nhỏ, nhợ cũng nhỏ thì chúng sẽ nghiến đứt nhợ hoặc ngoác lưỡi câu. Câu cắm thường câu với nhiều cần: hàng chục, hàng trăm cần. cần được cắm dọc theo bờ ruộng với khoảng cách giữa hai cần chừng ba, bốn mét. CÂU CHUYÊN NGHIỆP: Người coi nghề đi câu là nghề chính để mưu sinh, cho nên ngày nào họ cũng vác cần đến các bãi câu. Tôm cá câu được nếu ít thì để ăn, còn nhiều thì đem ra chợ bán. Thợ câu chuyên nghiệp thường được gọi là “tay sát cá”. CÂU ĐÊM: Đi câu vào ban đêm (như câu cắm ở ngoài đồng, câu mực và câu cá ở biển). https://thuviensach.vn CAU KIỀU: Cách câu dùng một lưỡi hoặc một chùm lưỡi câu kết lại sao cho các mũi chĩa vào các hướng khác nhau, rồi thay vì móc mồi thì buộc vào đó một chùm lông chim hay lông gà vịt, có nhiều màu sắc sặc sỡ càng tốt. Con cá tuy nhát nhưng lại ưa tò mờ, thấy cái gì sáng lấp lánh thì rủ nhau đến rỉa, và vô tình dính phải lưỡi câu. Câu kiều thường câu ở sông biển vào ban đêm, có đền nhiều sáng hỗ trợ. Câu mực ngoài biển cũng câu theo cách này. CÂU MÁY: Câu cá với cần câu máy. CÂU NEO: Đây là cách câu sông, câu biển mà không cần đến bộ phận chính là cái cần câu. Câu theo cách này chỉ cần sợi nhợ dài có tóm lưỡi câu và mồi. Đầu sợi nhợ còn lại thay vì cột vào đầu cần câu thì dùng tay nắm chắc lấy hay là cột vào gốc cây, rễ cây vương ra ven bờ (nếu câu cá đồng), hoặc là cột vào mạn thuyền (nếu câu ở sông, biển). Chỉ cần quăng mồi xuống nước một thời gian, sau đó phán sợi nhợ lên xem: nêu cá dính câu thì bắt, còn nếu cá rỉa hết mồi thì thay mồi mới câu tiếp. Loài cá có thói quen hễ đớp được mồi thì lôi đi vì sợ cá khác trong bầy đến tranh ăn, nên lưỡi câu dễ dàng móc sâu vào mép nó. Cách câu này không mấy gây hứng thú cho người đi câu. CÂU NGÂM: Đây là cách câu phổ biến nhất, thường áp dụng khi câu cá đồng ở ruộng, bàu, ao đầm, mương rạch với các loại cá rô, trê, chép, mè... Câu ngâm cần một cái cần chừng vài mét (làm bằng cành tre, trúc) với sợi nhợ khoảng 1 mét rưỡi, lưỡi câu thích hợp với cá rô, và chỉ, phao đầy đủ. Cách câu là chọn nơi thích hợp để thả mồi xuống, và khi nào thấy phao động đậy là giựt cần lên. CÂU NHẮP: Còn gọi là “câu thượt”. Cách câu này đúng như tên gọi của nó là cục mồi không thả chìm sâu xuống mà chỉ để nổi ngang với mặt nước, và nhắp từng hồi cho cục mồi nhảy lên nhảy xuống như kiểu nhảy của con nhái đang bơi. Khi nhắp mồi thì nước xao động, tạo ra tiếng lõm bõm đều đều, khiên con cá tưởng lầm là có con nhái bên trên mà rồi lên táp mồi. Câu nhắp phải dùng loại cần lớn làm bằng cây tầm vông gần bằng cườm tay, dùng nhợ https://thuviensach.vn