🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Ngày Đẹp Trời Để Xem Kangaroo Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Table of Contents Mục lục Lời Ngỏ Ngày Đẹp Trời Để Xem Kangaroo Cô Gái Trăm Phần Trăm Trong Một Sáng Đẹp Trời Tháng Tư Buồn Ngủ Quỷ Hút Máu Trên Xe Taxi Khu Phố Của Cô, Đàn Cừu Của Cô Nàng Ipanema Năm 1963 / 1982 Có Yêu Burt Bacharach Không? Người Đi Vé Ngày Thăng Trầm Của Bánh Nướng Nhọn Mỏ Cái Nghèo Của Tôi Hình Miếng Bánh Phó Mát Năm Của Spaghetti Cậu Ếch Cứu Tokyo Đĩa Bay Đáp Xuống Kushiro Folklore Của Thời Đại Chúng Ta Cô Gái Trăm Phần Trăm Hoàn Hảo Gương Soi Lưỡi Dao Săn Một Cách Chết Khác Người Đàn Ông Băng Người Thứ Bảy Những Bóng Ma Vùng Lexington Phong Cảnh Có Bàn Ủi Thành Phố Của Nàng, Bầy Cừu Của Nàng Thông Báo Kangaroo Tony Takitani https://thuviensach.vn Mục lục Lời Ngỏ Ngày Đẹp Trời Để Xem Kangaroo Cô Gái Trăm Phần Trăm Trong Một Sáng Đẹp Trời Tháng Tư Buồn Ngủ Quỷ Hút Máu Trên Xe Taxi Khu Phố Của Cô, Đàn Cừu Của Cô Nàng Ipanema Năm 1963 / 1982 Có Yêu Burt Bacharach Không? Người Đi Vé Ngày Thăng Trầm Của Bánh Nướng Nhọn Mỏ Cái Nghèo Của Tôi Hình Miếng Bánh Phó Mát Năm Của Spaghetti Cậu Ếch Cứu Tokyo Đĩa Bay Đáp Xuống Kushiro Folklore Của Thời Đại Chúng Ta Cô Gái Trăm Phần Trăm Hoàn Hảo Gương Soi Lưỡi Dao Săn Một Cách Chết Khác Người Đàn Ông Băng Người Thứ Bảy Những Bóng Ma Vùng Lexington Phong Cảnh Có Bàn Ủi Thành Phố Của Nàng, Bầy Cừu Của Nàng Thông Báo Kangaroo Tony Takitani https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Lời Ngỏ Hiện nay. Murakami Haruki là tác giả Nhật Bản nổi tiếng vào bậc nhất cả trong lẫn ngoài nước Nhật. Tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 30 thứ tiếng trên thế giới. Ở những nước đồng văn như Trung Quốc, Hàn Quốc các lãnh thổ Đài Loan Hồng kông hầu như toàn bộ tác phẩm Haruki đã được dịch, xuất bản; các tác phẩm mới vừa ra mắt độc giả Nhật Bản thì vài tháng sau đã có ngay bản dịch tiếng Trung Quốc, Hàn quốc. Ở Nga và Mỹ cũng có nhiều độc giả nhiệt liệt hâm mộ tác phẩm Haruki, qua các bản dịch nghiêm túc và thành công. Những nhà phê bình và độc giả ái mộ còn nói đến chuyện Haruki sẽ có thể đoạt giải Nobel văn học, hay có hình in trên giấy bạc Nhật Bản. Murakami Haruki là tác giả Nhật Bản có khuynh hướng phản kháng đối với truyền thống. Tác phẩm Haruki đặc sắc cả trong thể loại truyện dài lẫn truyện ngắn. Chính ông cho biết không đặc biệt chú trọng hay ưa chuộng thể loại nào hơn. Nhiều truyện ngắn của ông đã trở thành hạt giống được. khai phát thành truyện dài thành công. và nhiều truyện dài của ông đã chia nhánh phát triển thành những truyện ngắn đặc sắc. Tiếp cận văn chương Haruki từ các truyện ngắn là cách hay nhất, bởi tương quan khăng khít giữa hai thể loại, như đã nói trên đây, hơn nữa, sự phong phú trong đề tài và văn phong Haruki có thể lĩnh hội được nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi từ tuyển tập những truyện ngắn nồng súc và đa dạng, hơn là truyện dài. Các truyện ngắn sau đây được dịch từ Tuyển tập Kangaruu Biyori - Ngày Đẹp Trời Để Xen Kangaroo xuất bản năm 1 983 tại Nhật Bản, và giữ nguyên thứ tự trong Tuyển tập nguyên tác, theo yêu cầu của tác giả https://thuviensach.vn Murakami Haruki. Trừ truyện cuối tập, 17 truyện ngắn này đã ra mắt độc giả Nhật Bản trong tạp chí Torefuru - Trefle khoảng năm 1981 - 1983. Tuyển tập này là một trong bộ ba Tuyển tập truyện ngắn Murakami Haruki: Đom Đóm, Ngày Đẹp Trời Để Xen Kangaroo và Sau Cơn Động Đất, do nhà xuất bản Đà Nẵng thực hiện, thu thập gần bốn mươi truyện ngắn tiêu biểu khá đầy đủ cho tính đa dạng về đề tài và bút pháp của tác giả. Hy vọng rằng những truyện ngắn được tuyển dịch này nêu lên được những đặc điểm Haruki, nhất là sự tương phản giữa phong cách Murakami Haruki và những màu sắc truyền thống Nhật Bản. Chúng tôi mong nhận được ý kiến, phê bình của quý độc giả, hầu có thể sửa đổi những chỗ sai sót, và thực hiện hoàn chỉnh hơn trong những lần xuất bản tới. Xin chân thành cảm ơn quý độc giả đã mua sách, đọc sách và chỉ giáo cho. Phạm Vũ ThịnhSydney 09-2005 https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Ngày Đẹp Trời Để Xem Kangaroo Trong chuồng có bốn con Kangaroo 1. Một con đực, hai con cái, và một con mới sinh. Trước chuồng kangaroo thì chỉ có hai vợ chồng tôi chứ chẳng có ai khác. Nguyên là một vườn thú không nổi tiếng mấy, mà lại nhằm sáng thứ Hai nữa. Số thú vật lớn hơn số người đi xem quá nhiều. Tất nhiên là vợ chồng tôi nhắm đến chuyện xem bé Kangaroo mới sinh. Ngoài ra, không nghĩ ra được một con vật nào khác cần xem cả. Vợ chồng tôi từ một tháng trước đã đọc trên báo mà biết có bé kangaroo mới sinh. Rồi trong suốt tháng nay, chỉ chờ đến một buổi sáng thích hợp để đi xem bé kangaroo mới sinh ấy. Thế mà, buổi sáng thích hợp như thế lại khó đến quá. Có buổi sáng mưa suốt buổi. Sáng hôm sau lại cũng mưa. Rồi sáng sau nữa thì đất còn ướt quá, mà hai ngày tiếp theo lại nổi cơn gió chướng. Có buổi sáng răng sâu của vợ tôi đau nhức, có buổi sáng cô ấy phải đến Sở hành chính Phường. Cứ thế một tháng trôi qua đi mất. Nói một tháng thì nghe có vẻ lâu, nhưng thật sự trôi qua nhanh như chớp mắt. Trong vòng một tháng nay, mình đã làm được gì, tôi hoàn toàn không nhớ. Có cảm giác như mình đã làm đủ thứ chuyện, nhưng cũng có cảm giác như mình đã chẳng làm chuyện gì cả. Nếu không có người thu tiền đến lấy tiền mua báo, thì ngay cả chuyện một tháng đã trôi qua rồi, tôi cũng chẳng để ý nữa. Nhưng dù thế nào đi nữa, buổi sáng thích hợp để đi xem bé kangaroo mới sinh đã đến. Sáng 6 giờ, vợ chồng tôi thức giấc, mở màn cửa sổ ra thì xác nhận được tức thì hôm ấy là ngày đẹp trời để xem kangaroo. Chúng tôi rửa mặt, ăn sáng xong, cho con mèo ăn, giặt giũ, rồi đội mũ che nắng, ra đi. https://thuviensach.vn - "Anh này, không biết bé Kangaroo mới sinh còn sống không nhỉ?". Nàng hỏi tôi trong tàu điện. - "Anh nghĩ là con sống. Chứ có thấy báo đăng nó chết đâu". - "Nhưng có khi bé ấy phải vào bệnh viện nữa chứ". - "Nếu thế thì cũng có báo đăng." - "Hỗn loạn thần kinh mà trốn miết vào trong góc chuồng thì sao?." - "Bé con mới sinh mà" - "Anh này! Em nói mẹ bé đấy chứ. Mang bé vào trốn miết trong góc tối không chừng" Tôi thấy nể các cô, quả thật họ nghĩ ra được đủ thứ chuyện có thể xảy ra. - "Em lo nếu mình lỡ mất dịp này thì sẽ không còn cơ hội nào để xem bé Kangaroo mới sinh nữa đấy" - "Biết có thật thế không" - "Chứ anh xem được bé Kangaroo mới sinh chưa?" - "Chưa lần nào" - "Anh có tự tin rằng từ đây về sau còn có dịp xem bé kangaroo mới sinh không nào?" - "Sao nhỉ. Anh chẳng biết". - " Chính vì thế em mới lo đấy chứ". - "Nhưng mà này", tôi cãi, "quả thật điều em nói có thể đúng, thế nhưng anh chưa bao giờ thấy loài hươu sinh con, mà cá voi lội cũng chưa hề thấy. https://thuviensach.vn Vậy thì tại sao lại chỉ phải đặt vấn đề xem bé kangaroo mới sinh mà thôi?" - "Thì bởi vì là bé kangaroo mới sinh mà". Cô ấy nói. Tôi đành chịu thua, giở báo ra xem. Từ trước đến nay, cãi nhau với các cô thì chưa bao giờ tôi thắng cả. Bé kangaroo mới sinh dĩ nhiên là còn sống. Cậu ( hay cô) bé trông to hơn trong ảnh trên báo nhiều. Đang chạy nhảy khỏe mạnh trên mặt đất. Gọi là một con kangaroo nhỏ thì đúng hơn là bé Kangaroo mới sinh. Sự thật này làm nàng thất vọng đôi phần. - "Có vẻ không còn là bé kangaroo mới sinh nữa nhỉ" Tôi an ủi "Thì cũng vẫn là bé kangaroo mới sinh đấy chứ". - "Đáng lẽ mình phải đến xem từ trước, tiếc thật". Tôi đến quán hàng mua kem sô-cô-la cho cả hai. Lúc trở lại, nàng vẫn còn tựa người vào lưới chuồng, ngắm mê mải con kangaroo. - "Chẳng còn là bé kangaroo mới sinh nữa rồi". Nàng lặp lại. - "Thế à?" Tôi đưa em sô-cô-la cho nàng. - "Chứ nếu còn là bé kangaroo mới sinh thì phải ở trong túi của mẹ nó chứ." Tôi gật đầu, liếm kem. - "Có ở trong túi của mẹ nó đâu nào". Chúng tôi đưa mắt dõi tìm con kangaroo mẹ. Chứ kangaroo bố thì thấy ngay. Đấy là con to nhất mà lại có vẻ hiền lành nhất. Anh ta có khuôn mặt giống như một nhạc sĩ đã khô cạn tài năng, đang nhìn đăm đăm vào đám https://thuviensach.vn rau xanh trong hộp đựng đồ ăn. Hai con còn lại là kangaroo cái, thân hình giống nhau. Con nào cũng có thể cho là kangaroo mẹ được cả. - "Nhưng mà, chỉ một con là kangaroo mẹ, con kia có phải là con kangaroo mẹ đâu". Tôi nói. - "Vâng" - "Vậy thì, con không phải là con kangaroo mẹ ấy là gì nhỉ" Nàng nói không biết. Chẳng để ý đến chuyện ấy, bé kangaroo mới sinh cứ tiếp tục chạy nhảy vòng quanh, thỉnh thoảng dừng lại, lấy hai chân trước đào lỗ vớ vẩn chẳng để làm gì. Có vẻ cậu (hay cô) bé chẳng biết chán. Cứ chạy vòng vòng quanh ông bố, nhấm nháp chút rau xanh, đào lỗ trên đất, trêu trọc hai bà kangaroo, nằm lăn trên đất, rồi nhổm dậy, lại bắt đầu chạy vòng vòng. - "Kangaroo chạy nhảy làm gì mà nhanh thế nhỉ?" Nàng hỏi. - "Để trốn khỏi kẻ địch đấy mà." - "Kẻ địch à? Kẻ địch nào thế?" - "Con người đấy", tôi nói, "Con người ném boomerang 2 giết kangaroo để ăn thịt đấy". - "Tại sao bé kangaroo mới sinh lại vào trong túi ở bụng mẹ thế?" - "Để cùng chạy trốn đấy mà. Bởi Kangaroo con đâu có thể chạy nhanh được" - "Được bảo hộ đấy nhỉ" - "Đúng đấy". Tôi nói.- "Trẻ con nào cũng được bảo hộ cả. https://thuviensach.vn - "Được bảo hộ như thế trong bao lâu?" Đáng lẽ tôi phải điều nghiên kỹ càng từ các bộ sách khảo cứu động vật, tất cả các chi tiết về kangaroo!. Biết trước thế nào cũng bị hỏi kiểu này rồi mà! - "Một hay hai tháng. Chắc là cỡ đó" Nàng chỉ vào bé kangaroo mới sinh. - "Vậy thì bé này mới được một tháng, còn vào túi mẹ đấy nhỉ" - "Ừ", tôi nói, "có lẽ thế" - "Này anh, vào trong túi mẹ chắc là thích lắm nhỉ?" - "Có lẽ thế thật" - "Chú mèo Doraemon cũng có túi, vậy là có nguyện vọng trở về trong thai của mẹ đấy nhỉ." - "Chẳng biết có phải thế không" - "Hẳn là thế rồi" Mặt trời đã lên cao lắm. Từ hồ tắm gần đấy vang tiếng trẻ con nô đùa. Những đám mây mùa hè nổi rõ trên nền trời. - "Em muốn ăn gì không?'. Tôi hỏi nàng. - "Hot-dog". Nàng đáp.- "và cola" Người bán hot-dog là một sinh viên trẻ vừa làm thêm vừa đi học; trong xe bán bánh làm theo hình cỗ xe ngựa, có để mấy thu thanh quay băng cỡ lớn. Trong lúc đợi bánh, Stevie Wonder và Billy Joel hát cho tôi nghe. https://thuviensach.vn Khi tôi trở lại trước chuồng kangaroo, vợ tôi nói: " Anh xem kìa" vừa chỉ tay về phía một con kangaroo cái. - "Đấy, xem kìa, vào trong túi mẹ rồi đấy" Đúng là bé kangaroo mới sinh đã chiu tọt vào túi mẹ nó. Chiếc túi trước bụng kangaroo mẹ phồng to lên, chỉ có cái tai vểnh và khúc đầu của cái đuôi bé kangaroo mới sinh còn thò lên trên miệng túi. - "Không nặng sao nhỉ?" - "Kangaroo mạnh lắm em ạ" - "Thật không?" - "Nhờ thế mới sống sót được đến bây giờ đấy chứ." Trong ánh nắng gay gắt này, kangaroo mẹ vẫn không có giọt mồ hôi nào. Có vẻ như buổi chiều, bà vừa đi chợ trong siêu thị đường Aoyama xong, đang ngồi thư giãn trong quán cà- phê. - "Bé đang được bảo hộ đấy nhỉ?" - "Ừ" - "Ngủ mất rồi sao chứ?" - "Có lẽ thế" Chúng tôi ăn hot-dog, uống cola, rồi rời khỏi chuồng kangaroo. Lúc chúng tôi rời đi, kangaroo bố vẫn còn đăm đăm truy cầu dư âm nào đấy trong hộp đựng đồ ăn. Kangaroo mẹ và bé kangaroo mới sinh nhập làm một, dừng chân, nghỉ ngơi, nhìn thời gian qua. Còn lại cô kangaroo bí mật kia đang nhảy đi nhảy lại như thử xem đuôi mình có săn chắc hay không. https://thuviensach.vn Lâu lắm rồi mới có một ngày nóng như thế này. - "Này anh, đi uống bia không?". Nàng rủ. - "Được quá chứ". Tôi nói. Dịch xong 06-2004 -------------------------------- boomerang: vù khí tự vệ và đi săn của thổ dân châu Úc, có hình cong như dấu mũ(^), bằng cây, gỗ. Có loại ném đi có thể bay vòng trở lại phần nào. 1 kagaroo: giống thú có túi trước ngực, ở châu Úc, hai chân trước ngắn, hai chân sau lớn và dài, chạy nhảy rất nhanh. Chử Hán Việt là đại thử (con chuột có túu). 2 https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Cô Gái T Cô Gái Trăm Phần T răm Phần Trăm Trong Một Sáng Đẹp T ong Một Sáng Đẹp Trời Tháng Tư rời Tháng Tư Một buổi sáng đẹp trời tháng Tư, tôi đã thoáng gặp cô gái trăm phần trăm của tôi trên con đường hẽm ở Harajuku. Cô không phải là một cô gái đặc biệt xinh đẹp. Cũng không phải cô mặc áo quần đẹp đẽ gì lắm. Tóc cô đằng sau lưng vẫn còn nếp đầu cô ngủ ép lên đấy, và áng chừng cô cũng đã gần 30 tuổi rồi. Dù thế, ngay từ khoảng xa 50 thước, tôi đã nhận ra rõ ràng cô là cô gái trăm phần trăm của tôi. Từ lúc hình dáng cô hiện ra trước mắt, ngực tôi đã run rẩy loạn xạ lên, và miệng tôi đã khô rang như sa mạc. Có thể bạn có riêng một mẫu phụ nữ mà bạn thích. Chẳng hạn, bạn nghĩ là phụ nữ có cổ chân mảnh mai là đẹp, hoặc phụ nữ có đôi mắt to mới đẹp, hoặc phải là phụ nữ có những ngón tay mỹ miều, hoặc như tôi, tuy tôi không hiểu tại sao, bị lôi cuốn bởi phụ nữ ăn uống từ tốn, khẽ khàng. Đại khái là như thế. Tất nhiên, tôi cũng có những ý thích riêng kiểu đó. Lắm lần đang ăn trong quán ăn, tôi đã nhìn mê mẩn hình dáng chiếc mũi của người phụ nữ ở bàn bên cạnh. Thế nhưng không ai có thể đoan chắc thế nào là một cô gái trăm phần trăm được. Thật tình tôi cũng chẳng nhớ nổi cô gái trăm phần trăm ấy có chiếc mũi hình dáng như thế nào, mà quả thật ngay cả chuyện cô ấy có mũi không, tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ nhớ rằng cô ấy không đặc biệt xinh đẹp gì lắm. Kỳ lạ thế chứ! Tôi bảo ai đấy rằng: "Hôm qua, tớ đã gặp cô gái trăm phần trăm đấy" - "Hừm". Anh ta hỏi. "Cô ấy đẹp lắm à?" https://thuviensach.vn - "Không, chẳng phải thế". - "A, thế cô ấy là mẫu người cậu thích?" - "Không nhớ có phải thế không. Chẳng nhớ hình dáng đôi mắt cô ấy ra sao, hay ngực cô ấy lớn hay nhỏ. Hầu như hoàn toàn chẳng nhớ gì cả". - "Thế thì lạ quá". - "Lạ thật đấy". - "Thế..." Anh ta có vẻ chán. "... cậu có làm gì không, có gợi chuyện hay có đi theo cô ấy không?" - "Có làm gì đâu". Tôi nói. "Chỉ đi ngang qua thôi". Cô ấy bước đi từ đông sang tây, còn tôi đi từ tây sang đông. Sáng ấy là một buổi sáng thật đẹp của tháng Tư. Tôi cảm thấy muốn được nói chuyện với cô ấy, chỉ 30 phút cũng đủ. Tôi muốn nghe kể về đời cô, và tôi cũng muốn thổ lộ với cô về đời mình. Trên hết mọi điều, tôi muốn giải bày với cô ấy về sự xếp đặt của định mệnh đã khiến tôi và cô đi ngang mặt nhau trên con đường hẽm ấy ở Harajuku trong một buổi sáng đẹp trời tháng Tư năm 1981. Chắc chắn phải có lắm bí mật ấm áp gì đấy, tương tự như trong những cỗ máy cũ kỹ của một thời đại êm đềm ngày xưa. Rồi sau câu chuyện, tôi và cô sẽ đi ăn trưa với nhau, có lẽ sẽ đi xem phim của Woody Allen, rồi ghé một khách sạn, uống với nhau vài ly rượu pha gì đấy. Và nếu mọi chuyện song suốt, sau đó, tôi cũng có thể ngủ với cô ấy. Cơ hội đã đến gõ cửa lòng tôi. Khoảng cách giữa tôi và cô đã rút lại chỉ còn 15 thước. Nào, tôi phải làm sao để gợi chuyện với cô ấy đây? https://thuviensach.vn - "Chào cô. Cô có thể cho phép tôi nói chuyện với cô trong vòng 30 phút không?" Nghe ngớ ngẩn như lời khuyến dụ của mấy tay bán bảo hiểm. - "Xin lỗi cô. Gần đây có tiệm giặt ủi mở suốt 24-giờ không?" Nghe còn ngớ ngẩn hơn nữa. Thứ nhất, tôi có vác theo bao áo quần giặt đâu, phải không? Có lẽ tốt nhất là cứ tình thật khai ngay: - "Chào cô. Cô đúng là cô gái trăm phần trăm của tôi". Cô ấy có lẽ sẽ không tin. Mà cho dù cô có tin đi nữa, có thể cô hoàn toàn chẳng muốn nói chuyện với tôi. Có thể cô bảo: cho dù tôi có thật là cô gái trăm phần trăm của anh đi nữa, anh lại chẳng phải là người đàn ông trăm phần trăm của tôi. Đến nước ấy thì hẳn là tôi sẽ bối rối ghê lắm. Tôi đã 32 tuổi rồi, mà gặp chuyện như thế thì bạn biết là già đi thì khổ như thế nào. Ngay trước tiệm hoa, tôi giáp mặt cô. Một hơi gió mong manh ấm áp chạm nhẹ lên da tôi. Mặt đường nhựa đã được rải nước, mùi hương hoa hồng thoang thoảng trong không. Tôi chẳng thốt ra được lời nào với cô. Cô mặc chiếc áo len trắng, tay phải cầm một phong bì màu trắng chưa dán tem. Cô đã viết thư cho ai đấy. Mắt cô có vẻ buồn ngủ lắm, có lẽ cô đã thức suốt đêm để viết cho xong lá thư. Và có thể tất cả bí mật của cô đang nằm trong phong thư ấy. Bước quá đi vài bước, tôi quay lại thì hình dáng cô đã biến mất trong đám đông. ° ° ° https://thuviensach.vn Tất nhiên, bây giờ thì tôi biết đích xác là lẽ ra tôi nên bắt đầu câu chuyện với cô ấy như thế nào. Nhưng, dù sao đi nữa, cũng là những câu nói dài dòng mà lúc ấy tôi không thể nào nói ra cho có hiệu quả được. Thế đấy, những điều tôi bất chợt nghĩ ra thì chẳng bao giờ thực dụng cả. Dù sao, những lời tôi nên nói lúc ấy mở đầu bằng "Ngày xưa..." và chấm dứt bằng "Chuyện buồn quá, phải không?" ° ° ° Ngày xưa, ở chốn nào đấy, có một thiếu niên và một thiếu nữ. Thiếu niên 18 tuổi và thiếu nữ 16. Chàng không đặc biệt đẹp trai. Nàng cũng không phải là cô gái đặc biệt xinh đẹp. Họ là những thiếu niên thiếu nữ bình thường, cô đơn, ở đâu cũng có. Nhưng họ tin chắc rằng, ở đâu đó trên cõi đời nầy, thế nào cũng có chàng trai hay cô gái trăm phần trăm của mình. Một ngày kia, tình cờ hai người gặp nhau trên phố. - "Kỳ diệu quá, anh đã tìm kiếm em từ bao lâu nay. Có thể em không tin, nhưng quả thật em là cô gái trăm phần trăm của anh đấy". Chàng bảo nàng như thế. Và nàng bảo chàng: - "Anh mới đúng là chàng trai trăm phần trăm của em đấy chứ. Tất cả anh đều đúng với những gì em đã tưởng tượng ra. Cứ như là trong mộng vậy". Hai người ngồi bên nhau trên băng ghế công viên, chuyện trò tâm đắc hoài hoài không dứt. Họ không còn cô đơn nữa. Ao ước được người trăm phần trăm, mà lại được người ấy ước muốn mình trăm phần trăm, thì còn gì tuyệt vời bằng. https://thuviensach.vn Thế nhưng, một chút nghi niệm, chỉ một chút thôi, đã thoáng hiện trong lòng hai người. Mộng ước đạt thành một cách quá đơn giản song suốt như thế nầy liệu có đúng không? Chuyện trò một hồi, thiếu niên chợt nói: - "Nầy em, mình thử lại một lần nữa xem sao. Nếu quả thật chúng mình là người yêu trăm phần trăm của nhau, thì sau nầy thế nào mình cũng gặp lại nhau ở một nơi nào đấy. Lúc ấy mà quả thật còn là trăm phần trăm của nhau thì mình sẽ thành hôn với nhau ngay. Em nghĩ sao?" - "Em đồng ý". Nàng nói. Rồi hai người chia tay. Nhưng thật ra, đâu có cần gì phải thử nữa. Bởi họ quả thật là người yêu trăm phần trăm của nhau rồi. Và thế là, cơn sóng của định mệnh, như thường lệ, đã cuốn trôi hai người đi hai ngả. ° ° ° Một mùa đông nọ, hai người vướng phải cơn cảm cúm quái ác đang lưu hành trong năm. Sau mấy tuần lễ lửng lơ giữa hai bờ sinh tử, họ đã hoàn toàn quên mất những ký ức về ngày xưa. Khi hồi phục, như hộp đựng tiền của D.H. Lawrence, trí họ đã thành trống rỗng. Tuy nhiên, cả hai đều là người thông tuệ và kiên nhẫn, nên sau nhiều cố gắng, họ đã tích lũy được những hiểu biết, những cảm tình mới, và trở thành những người vững vàng trong xã hội. Họ thông suốt những chuyện như leo, đổi tàu điện ngầm, hay gửi thư cấp tốc ở bưu điện. Và họ đã trải qua những kinh nghiệm yêu đương 75 phần trăm, 85 phần trăm. Cứ thế, giờ đây thiếu niên đã đến tuổi 32, và thiếu nữ đã gần 30. Thời gian trôi qua với tốc độ kinh hoàng. https://thuviensach.vn Một buổi sáng đẹp trời tháng Tư, chàng đi uống cà phê sáng trên một đường hẽm ở Harajuku, từ phía tây hướng đến phía đông, và cũng trên đường ấy, nàng đi mua tem dán thư cấp tốc, từ phía đông hướng đến phía tây. Hai người đi ngang mặt nhau ở khoảng giữa con đường. Ký ức đã quên đi chợt ánh lên một thoáng sáng vi-ti trong lòng họ. Nàng là cô gái trăm phần trăm của tôi đây. Chàng là chàng trai trăm phần trăm của tôi đây rồi. Thế nhưng thoáng sáng vi-ti trong lòng họ quá yếu ớt, và lời nói của họ không còn rõ ràng như 14 năm về trước nữa. Hai người đã đi lướt qua nhau mà không nói với nhau được lời nào, rồi cứ thế mà tan biến vào dòng người qua lại. Chuyện buồn quá, phải không? ° ° ° Đáng lẽ tôi đã phải gợi chuyện nàng như thế. Dịch xong 06-2004 Nguyên tác: "ShigatsuNo AruHareta AsaNi 100 PasentoNo OnnaNoKoNi DeauKotoNi Tsuite" đã được đưa vào giáo trình của Đại học Oregon, Hoa Kỳ, khoa Ngôn ngữ và Văn học Đông Á (University of Oregon, Dept. of East Asian Languages and Literatures). https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Buồn Ngủ Tôi vừa ăn món xúp vừa ngủ gà ngủ gật. Chiếc thìa rời khỏi tay, chạm vào vành đĩa đánh "cạch" một tiếng thật lớn. Vài người quay lại nhìn tôi. Ngồi bên cạnh, nàng đằng hắng nho nhỏ. Tôi mở căng bàn tay phải ra, lật bề lưng, bề gan bàn tay, giả bộ xem xét, gắng lấp liếm cho qua tình thế ấy. Dù gì đi nữa, cũng chẳng muốn người ta biết mình vừa ăn xúp vừa ngủ gật. Mười lăm giây giả bộ kiểm điểm bàn tay phải xong, tôi nhè nhẹ thở thật sâu, rồi quay lại đĩa xúp. Phía sau đầu tê tê mơ hồ. Cảm giác đội ngược mũ lưỡi-trai quá nhỏ trên đầu. Ngay trước đĩa xúp chừng 30 cm, một khối hơi màu trắng hình trứng nổi lên lơ lửng, hướng về tôi thì thầm: "Chẳng sao, chẳng sao, đừng nhịn nữa, ngủ đi thôi". Cứ như thế suốt từ nãy đến giờ. Đường viền quanh khối hơi màu trắng hình trứng ấy thay đổi theo chu kỳ, rõ ra rồi mờ đi, rồi lại rõ ra rồi mờ đi. Tôi càng cố xác định biến chuyển li ti của đường viền ấy, mí mắt tôi lại càng nằng nặng dần dần. Dĩ nhiên, tôi đã lắm lần lắc mạnh đầu, nhắm mắt lại thật chặt, hay hướng mắt nhìn chỗ khác để gắng quét tan khối hơi trắng ấy. Nhưng cố gắng cách mấy vẫn không tan được. Khối hơi ấy vẫn nổi lơ lửng mãi trên bàn ăn. Buồn ngủ quá chừng. Để xua đuổi cơn buồn ngủ, vừa đưa thìa xúp lên miệng, tôi vừa thử đánh vần nhẩm trong trí mình. C, O, R, N,., P, O, T, A, G, E,., S, O, U, P Đơn giản quá, chẳng có hiệu quả gì cả. https://thuviensach.vn - "Em nói cho anh một chữ nào thật khó đánh vần xem nào". Tôi hướng về phía nàng, nói nhỏ. Nàng là giáo viên dạy tiếng Anh cấp trung học. - "Mississippi". Nàng nói thầm để đừng cho người chung quanh nghe. Tôi thử đánh vần nhẩm trong trí mình. M, I, S, S, I, S, S, I, P, P, I 4 chữ S, 4 chữ I, 2 chữ P. Chữ nầy kỳ quái thật. - "Có chữ khác không em?" - "Im lặng mà ăn đi chứ". Nàng bảo. - "Buồn ngủ quá chừng". Tôi nói. - "Em hiểu, nhưng van anh, đừng có ngủ nhé. Người ta nhìn kìa". Nàng nói. Đáng lẽ chẳng nên đến tiệc cưới làm gì. Bàn của bạn cô dâu mà đàn ông ngồi đã là chuyện quái kỳ rồi, mà tôi lại có phải là bạn gì của cô dâu đâu. Đáng lẽ đã phải thẳng thắn từ chối. Giá đã làm thế thì giờ nầy tôi đã được nằm trên giường nệm nhà mình mà đánh một giấc ngon lành rồi. - "Yorkshire Terrier". Nàng đột ngột thì thầm. Giây lâu sau, tôi mới hiểu là nàng cho tôi chữ để đánh vần. Y, O, R, K, S, H, I, R, E,., T, E, R, R, I, E, R Lần nầy tôi nhẩm đánh vần ra tiếng nho nhỏ. Từ ngày xưa, đánh vần vẫn là sở trường của tôi. - "Cứ theo cái đà ấy là tốt, anh gắng thêm 1 giờ nữa, 1 giờ thôi, rồi em để cho tha hồ mà ngủ ngon". https://thuviensach.vn Tôi ăn xong đĩa xúp, ngáp liên tục 3 cái. Vài mươi người hầu bàn xúm lại dọn các đĩa xúp xuống xong, lại mang ra món xà lách và bánh mì. Đám bánh mì trông có vẻ đã lê lết suốt một đoạn đường dài đăng đẳng mới đến được đây. Có ai đấy đang dài dòng nhiều lời diễn văn chẳng hy vọng được có ai muốn nghe. Về cuộc đời, về thời tiết, gì gì đấy. Tôi lại lơ mơ buồn ngủ. Nàng thúc mũi giày mềm vào mắt cá chân tôi. - "Biết là bậy đấy chứ, nhưng buồn ngủ đến mức nầy là lần đầu tiên". - "Sao anh không chịu ngủ cho đẫy giấc trước khi đến?". - "Có ngủ được thẳng giấc đâu. Cứ suy nghĩ chuyện nầy chuyện kia". - "Vậy thì bây giờ cứ suy nghĩ cho nhiều vào. Thế nào đi nữa cũng đừng ngủ nhé. Đám cưới của bạn em đấy, anh nhớ cho". - "Có phải là bạn của anh đâu". Tôi nói. Nàng đặt mẩu bánh mì xuống đĩa, chẳng nói gì, chỉ trừng mắt nhìn tôi. Tôi chịu thua, bắt đầu ăn món sò chiên khoai tán. Sò có vị của sinh vật thời thượng cổ. Ăn món sò ấy, như phép lạ, tôi biến dần thành loài khủng long có cánh, trong chớp mắt, đã bay qua cánh rừng nguyên sinh, lạnh lùng nhìn xuống mặt đất hoang tàn thê lương. Trên mặt đất ấy, ông giáo trung niên dạy đàn piano, có vẻ hiền lành, đang kể chuyện cô dâu hồi còn học tiểu học. Cô đã là cô bé con có gì không hiểu thì hỏi cho đến khi hiểu rõ mới thôi, vì thế mà tiến chậm hơn các trẻ con khác. Nhưng cuối cùng lại đàn piano có hồn hơn ai hết. - "Hừm". Tôi nghĩ thầm. - "Có thể anh nghĩ cô ấy là người nhàm chán...". Nàng nói. "Nhưng thật ra, cô ấy đáng nể trọng lắm đấy". https://thuviensach.vn - "Hừm". Nàng ngừng tay, chiếc thìa còn lơ lửng trên không, nhìn tôi đăm đăm. - "Thật đấy chứ. Mặc dù có thể anh không tin". - "Tin chứ". Tôi nói. "Anh mà ngủ được một giấc đã đời, lúc thức dậy lại càng tin hơn nữa". - "Đúng là có nhàm một tí thật. Nhưng nhàm chán có phải là tội nặng đâu. Phải thế không?" Tôi lắc đầu. "Đâu phải là tội gì". - "So với người như anh cứ nhìn đời với con mắt khinh bạc như thế, thì vẫn còn hơn nhiều, phải không nào?" - "Anh có nhìn đời với con mắt khinh bạc gì đâu". Tôi cãi. "Đúng lúc đang thiếu ngủ lại đùng đùng bị lôi theo cho đủ số vào tiệc cưới của cô nào chả quen biết. Chỉ lấy lý do duy nhất là bạn của em. Từ hồi nào đến giờ, anh đâu có thích đi ăn cưới. Hoàn toàn không thích tí nào cả. Gì mà cả trăm người xúm lại ăn thứ sò dở ẹc". Nàng im lìm chẳng nói một lời, lẳng lặng đặt chiếc thìa lên đĩa, lấy khăn ăn trắng trên đùi lên chậm vào khoé miệng. Có ai đấy bắt đầu hát, nhiều ánh chớp máy hình loáng lên. - "Anh chỉ buồn ngủ thôi mà". Tôi buông thõng. Cảm giác bị bỏ rơi trên một phố lạ mà lại không có hành lý. Trước mặt tôi đang khoanh tay lại, là đĩa thịt bò bíp-tếch, trên đó lại thấy có khối hơi trắng nổi lên lơ lửng. Khối hơi trắng ấy lại gạ gẫm tôi: "Giả thử ngay đây có tấm chăn trải giường màu trắng. Vừa mới lấy từ tiệm giặt ủi về, còn thẳng cứng vì hồ. Hiểu chứ? Cứ chui tọt vào đấy là xong. Có chút cảm giác lành lạnh lúc đầu, nhưng ấm cả người lên ngay ấy. Và có cả mùi nắng nữa chứ". https://thuviensach.vn Nàng áp nhẹ bàn tay nhỏ nhắn lên lưng bàn tay tôi, thoang thoảng chút hương dầu thơm. Tóc sợi nhỏ, mềm, thẳng của nàng mơn trớn má tôi. Tôi giật mình, mở mắt dậy. - "Còn tí xíu nữa là xong, anh gắng nhịn. Em van anh". Nàng thầm thì vào tai tôi. Nàng khéo mặc chiếc áo đầm bằng lụa trắng, khuôn ngực nổi bật lên. Tôi cầm lấy dao và nĩa, cắt miếng thịt như người ta vạch đường bằng thước thợ. Các bàn tiệc đều náo nhiệt, mọi người nói chuyện ào ào, tiếng dao nĩa chen lẫn. Cảm giác đang đi lẩn vào đám đông trong ga tàu điện hầm vào giờ cao điểm. - "Nói thật chứ, lần nào đi ăn cưới, anh cũng buồn ngủ cả". Tôi thú tội. "Trăm lần như một". - "Vừa thôi chứ". - "Thật đấy mà. Không láo đâu. Tự mình cũng không hiểu tại sao, nhưng từ trước đến nay, chưa lần nào đi ăn cưới mà chẳng buồn ngủ cả". Nàng tỏ vẻ chán ngán, uống một ngụm rượu vang và nhón lấy vài lát khoai chiên. - "Có phải là thứ mặc cảm gì đấy không?" - "Chẳng biết nữa". - "Hẳn là mặc cảm gì đấy chứ gì". - "Nói thế thì quả là anh hay nằm mộng thấy cùng với con gấu trắng đạp vỡ kính cửa sổ mà bước đi". Tôi tìm cách nói đùa. "Nhưng thật ra là tại con chim cánh cụt cả. Chim cánh cụt đã ép anh và con gấu ăn đậu tằm 1. Mà đậu ấy màu lục, to thật là to..." https://thuviensach.vn - "Thôi đi". Nàng gạt ngang. Tôi nín thinh. Rồi lại tiếp: - "Nhưng mà, cứ buồn ngủ khi đi ăn cưới là thật đấy. Một lần đã làm đổ chai bia, lần khác đánh rơi dao nĩa xuống sàn đến ba lần..." - "Thật phiền quá". Nàng vừa thận trọng cắt bỏ khúc mỡ trên miếng thịt trong đĩa, vừa nói. "Thật ra, chính anh muốn kết hôn đấy chứ gì?". - "Vì thế mà ngủ gật trong đám cưới người ta à?" - "Thì phục thù đấy". - "Hành vi phục thù bắt nguồn từ nguyện vọng tiềm tàng, đấy à?" - "Đúng thế". - "Thế thì, người ngủ gật trên tàu điện hầm thì sao? Do nguyện vọng làm phu mỏ than à?" Nàng bỏ cuộc. Tôi ăn miếng thịt nửa chừng, cũng ngán, bèn lấy điếu thuốc từ túi áo ra, châm lửa. - "Nghĩa là". Nàng nói, sau một lúc. "Anh muốn làm trẻ con mãi đấy". Cả hai lại im lặng, ăn món nước đá nhận quả lí gai 2 đen và uống cà-phê espresso nóng. - "Anh còn buồn ngủ không?" - "Cũng còn một tí". Tôi đáp. - "Vậy uống cà-phê của em đi". - "Cảm ơn em". https://thuviensach.vn Tôi uống cốc cà-phê thứ hai, hút điếu thuốc thứ hai, ngáp cái ngáp thứ 36. Ngáp xong, ngẩng mặt lên thì trên bàn không còn thấy khối hơi trắng ấy đâu nữa. Lần nào cũng thế. Lúc khối hơi ấy biến mất cũng là lúc các hộp bánh được phân phối đến các bàn. Và cơn buồn ngủ của tôi đã bay đi đâu mất hút. Mặc cảm à? - "Em muốn đi bơi ở đâu đó không?". Tôi hỏi nàng. - "Bây giờ à?" - "Trời vẫn còn sáng mà". - "Cũng được, nhưng áo tắm thì tính sao?" - "Mua ở tiệm trong khách sạn nầy cũng được chứ gì". Tôi và nàng ôm hộp bánh tặng, đi vào tiệm buôn trong hành lang khách sạn. Chiều chủ nhật nên tiền-sảnh của khách sạn đông nghẹt khách dự tiệc cưới và người trong gia đình của họ. - "Nầy em, thế chữ Mississippi có đúng là có 4 chữ s không nào?" - "Chả biết". Nàng nói. Cổ nàng phảng phất mùi nước hoa thơm ngát. Dịch xong 06-2004 -------------------------------- 1 soramame, broad bean, đậu tằm. https://thuviensach.vn 2 suguri, gooseberry, một loại trái cây nhỏ để ăn hoặc làm rượu. https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Quỷ Hút Máu Trên Xe Taxi Hoạ vô đơn chí, chuyện rủi thường chồng chất lên nhau. Tất nhiên, người ta nói chung chung thế khi cần an ủi người khác. Nhưng thực tế, nếu chính mình gặp nhiều chuyện rủi chồng chất lên nhau thật, thì không còn là chuyện chung chung nữa rồi. Chẳng hạn cùng lúc với chuyện lạc nhau không gặp được cô gái mình đã hẹn trước, lại bị đứt nút áo vét-tông, trên tàu điện lại gặp người quen mà mình chẳng muốn gặp, răng đau lại bắt đầu hành, mưa lại bắt đầu rơi, lên xe taxi lại gặp lúc đường kẹt vì có tai nạn đâu đấy. Lúc ấy mà có tên nào an ủi: Hoạ vô đơn chí, chuyện rủi thường chồng chất lên nhau, thì hẳn là tôi sẽ đấm hắn ngã ra đấy ngay. Mà chẳng cứ gì tôi, chính bạn cũng thế thôi. Chuyện nói chung chung kết cuộc là như thế chứ gì. Bởi vậy, thật khó mà sống chung với người khác. Đôi khi tôi nghĩ phải chi mình cứ sống như là tấm thảm chùi chân trước cửa, suốt đời trơ trơ ra thế thì tuyệt vời biết mấy. Thế nhưng, nghĩ cho cùng thì trong thế giới của các tấm thảm chùi chân, có lẽ cũng có chuyện nói chung chung mà gây ra khổ não như thế chứ không sao. Mà thôi, đúng thế hay không đúng thế cũng chẳng sao cả. Dù sao thì lần ấy, tôi đã bị nhốt trong xe taxi trên con đường đang kẹt xe. Mưa thu rơi thành tiếng lộp độp trên mui xe. Mỗi lần máy đếm tiền trên taxi tăng số, lại nghe xạch một tiếng như tiếng đạn bắn ra từ miệng loa súng săn đâm xuyên qua não tôi. Chán thật. Thêm nữa, lại là ngày thứ ba tôi nhịn thuốc lá. Tôi cố nghĩ ra chuyện gì vui vui cho qua, nhưng chẳng nghĩ ra được gì. Không làm sao hơn, tôi đành nghĩ đến chuyện cởi áo quần đàn bà https://thuviensach.vn theo thứ tự nào. Trước nhất là mắt kính, rồi đồng hồ đeo tay, vòng đeo tay, sột soạt, rồi... - "Ông khách ơi". Đột nhiên, anh lái taxi gọi. Đúng lúc tôi lê đến chỗ cởi nút đầu tiên trên áo sơ-mi. "Ông có tin quỷ hút máu có thật hay không?" - "Quỷ hút máu gì kia?" Tôi giật mình, nhìn mặt anh lái xe trong kính chiếu hậu. Anh ta cũng nhìn lại tôi trong kính chiếu hậu. "Quỷ hút máu anh muốn nói là thứ hút máu người ta..." - "Đúng thế. Ông có tin là có thật hay không?" - "Anh không định hỏi về chuyện hiện sinh của quỷ hút máu, hay quỷ hút máu như một ẩn dụ, hay loài dơi hút máu, hay quỷ hút máu trong truyện khoa học giả tưởng, gì gì đấy, mà anh hỏi ngay đến quỷ hút máu đấy chứ?" - "Tất nhiên". Anh ta nói, cho xe nhích lên độ 50 cm. - "Thế thì tôi không biết". Tôi nói. "Không biết thật đấy". - "Đâu phải chuyện biết hay không biết. Ông có tin là có thật hay không. Ông trả lời cho là có tin hay không tin, thế thôi". - "Không tin". Tôi nói. - "Ông không tin là quỷ hút máu có thật?" - "Không tin". Tôi rút trong túi áo ra một điếu thuốc gắn lên miệng, không châm lửa, chỉ lấy môi ngậm và đẩy tới lui. - "Thế ma thì sao? Ông có tin không?" - "Ma thì tôi có cảm giác hình như có". https://thuviensach.vn - "Cảm giác thôi thì chẳng rõ ràng gì. Ông có thể trả lời rõ ràng là tin hay không tin không?" - "Tôi tin là có". - "Ma thì ông tin là có đấy nhỉ?" - "Đúng thế". - "Còn quỷ hút máu thì không tin là có?" - "Không tin". - "Thế thì ma và quỷ hút máu khác nhau ở chỗ nào, thưa ông?" - "Ma, nghĩa là phản đề của thể xác có thực". Tôi nói càn. Nói quấy quá cho xong là sở trường của tôi. - "Hừm". - "Còn quỷ hút máu là sự hoán chuyển giá trị của thể xác". - "Như ông nói, phản đề thì chấp nhận được, còn hoán chuyển giá trị thì không thể chấp nhận được, phải thế không?" - "Nếu chấp nhận cả những thứ phức tạp thế, thì không biết đến đâu mới dứt được". - "Ông khách là người trí thức đấy nhỉ." - "Ha ha ha, cũng đã bảy năm Đại học đấy". Anh lái xe vừa ngắm hàng xe liên miên không dứt ở phía trước, vừa quẹt lửa châm vào điếu thuốc lá thon nhỏ ngậm trên môi. Mùi bạc hà phảng phất trong xe. https://thuviensach.vn - "Nhưng mà, nếu quỷ hút máu có thực, thì ông làm sao?" - "Chắc là chịu thua thôi". - "Chỉ vậy thôi sao?" - "Không được sao?" - "Đâu có được, ông. Niềm tin là thứ cao hơn thế chứ. Tin là có núi, thì có núi. Tin là không có núi, thì không có núi, kia mà". Nghe cứ như là câu hát cũ kỹ của Donovan vậy. - "Thật vậy sao?" - "Thật vậy chứ". Tôi thở dài, vẫn ngậm trên môi điếu thuốc lá chưa châm lửa. - "Thế anh có tin là có quỷ hút máu không?" - "Tin chứ". - "Vì sao?". - "Có vì sao đâu. Vì tin là có thôi". - "Chứng minh được không?" - "Niềm tin và chứng minh đâu có quan hệ gì với nhau". - "Nói thế cũng được". Tôi chán nên quay lại chuyện cởi nút áo sơ-mi đàn bà. Một nút, hai nút, ba nút... https://thuviensach.vn - "Mà chứng minh cũng được chứ". Anh lái xe nói. - "Thật không?" - "Thật chứ". - "Chứng minh thế nào?" - "Thì chính tôi là quỷ hút máu đây mà". Cả hai im lặng một hồi. Từ đầu đến giờ, xe chỉ nhích đâu được 5 thước. Mưa vẫn rơi thành tiếng lộp độp trên mui xe. Máy đếm tiền thì đã đếm quá 1500 Yen 1. - "Anh cho tôi mượn hộp quẹt được không?" - "Mời ông". Tôi nhận lấy hộp quẹt Bic màu trắng từ tay anh lái xe, châm lửa điếu thuốc, và sau ba ngày nhịn hút, đã lại cho chất ni-cô-tin vào trong phổi. - "Kẹt xe ghê quá nhỉ?". Anh lái xe nói. - "Thật chán". Tôi nói. "Nhưng nầy, chuyện quỷ hút máu ấy mà..." - "Sao ông?" - "Có thật là quỷ hút máu không đấy?" - "Thật chứ. Nói láo với ông mà làm gì?" - "Ừm, vậy chứ thành quỷ hút máu từ lúc nào?" - "Đâu từ chín năm về trước. Nhớ thế vì đúng vào năm Thế Vận Hội Munich". https://thuviensach.vn - "Khoảng ấy có khẩu hiệu Thời gian ơi ngừng lại, bởi em đẹp tuyệt vời đấy nhỉ". - "Đúng đấy, đúng khẩu hiệu ấy đấy". - "Cho hỏi một câu nữa, được không?" - "Được chứ, được chứ". - "Rồi sao lại lái taxi thế?" - "Bởi không muốn bị ràng buộc bởi thông-niệm quỷ hút máu đấy mà. Cứ mặc áo choàng vào, ngồi trên xe ngựa, sống trong lâu đài mãi thôi thì không tốt đâu. Tôi thì vẫn nạp thuế, đăng ký con dấu đàng hoàng. Disco cũng đi, trò búng đạn cũng chơi. Ông nghe có kỳ dị không?" - "Không, không, có gì kỳ dị đâu. Nhưng mà, có gì đấy không rõ ràng...". - "Chắc là ông khách không tin?" - "Sao?" - "Ông không tin tôi là quỷ hút máu chứ gì?" - "Tin chứ, tin chứ". Tôi hốt hoảng nói. "Tin là có núi, thì có núi, đấy mà". - "Nếu thế thì được". - "Thế, thỉnh thoảng vẫn hút máu đấy nhỉ". - "Cái đó thì vẫn có, quỷ hút máu mà". - "Nhưng mà, máu thì cũng có thứ ngon, thứ không ngon, chứ nhỉ?" https://thuviensach.vn - "Có đấy. Như ông khách đây thì không ngon lành gì. Vì hút thuốc lá nhiều quá". - "Đã kiêng hút được mấy ngày đấy chứ, nhưng quả là không được rồi". - "Hút máu thì nói gì cũng không qua các cô gái trẻ. Cứ ngọt lịm đi ấy". - "Cũng dễ hiểu thôi. Ví dụ các tài tử thì cô nào là ngon?". - "Kishimoto Kayoko có vẻ ngon lành. Shingyoji Kimie cũng được. Chỉ có Momoi Kaori 2 thì tôi không ham. Đại khái thế". - "Hút máu các cô ấy được thì tốt quá nhỉ". - "Đúng thế". ° ° ° Mười lăm phút sau thì ai đi đường nấy. Tôi mở cửa phòng mình, bật đèn, lấy bia trong tủ lạnh ra uống. Rồi điện thoại cho cô gái đã hẹn mà không gặp. Nghe cô nói thì hiểu ra là không gặp nhau cũng có lý do chính đáng. - "Mà em nầy, tạm thời nếu có gặp xe taxi nào màu đen mang bảng số Nerima thì đừng đi nhé". - "Sao thế?" Cô hỏi. - "Vì anh lái xe là quỷ hút máu đấy". - "Thật sao?" - "Thật chứ". - "Lo cho em đấy à?" - "Tất nhiên rồi". https://thuviensach.vn - "Xe taxi màu đen mang bảng số Nerima à?" - "Ừ". - "Cảm ơn anh". - "Không có chi". - "Anh ngủ ngon". - "Em ngủ ngon".. Dịch xong 06-2004 -------------------------------- 1 1500 Yen khoảng 15 Mỹ kim. 2 Các nữ tài tử Kishimoto Kayoko, Shingyoji Kimie trẻ đẹp, xinh xắn (kiểu Cameron Diaz hay Kirsten Dunst của phim Mỹ) còn Momoi Kaori lớn tuổi hơn, hay bắt bẻ hơn (kiểu Candice Bergen). https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Khu Phố Của Cô, Đàn Cừu Của Cô Trên đường phố Sapporo, tuyết đã bắt đầu rơi lần đầu tiên trong năm. Mưa chuyển sang tuyết tuyết lại chuyển sang mưa. Với phố xá Sapporo thì tuyết chẳng là thứ tình tứ gì bao nhiêu. Còn bị xem như người bà con không mấy ai ưa nữa là khác. Ngày 23 tháng Mười. Thứ Sáu. Lúc rời Tokyo, tôi đã mặc có một chiếc áo sơ mi. Từ phi trường Haneda lên chiếc 747, nghe chưa hết cuốn băng 90 phút trong máy quay băng Walkman, là đã lọt vào vùng chung quanh tuyết phủ. - "Thì vậy chứ sao". Bạn tôi bảo. - "Năm nào đến cữ này thì tuyết cũng bắt đầu rơi. Và thế là mùa đông đến". - "Lạnh quá nhỉ". - "Đúng mùa đông thì còn lạnh kinh hồn nữa kia". Chúng tôi sinh trưởng ở một thành phố nhỏ gằn Kobe, khí hậu ôn hoà. Nhà hai đứa chỉ cách nhau khoảng năm mươi thước, và học chung với nhau suốt các năm trung học cấp hai lẫn cấp ba. Đã đi du lịch chung, mà cả bạn gái cũng đã hẹn hò đi chơi chung với nhau rồi. Có lần cả hai đứa cùng say mèm đến mở cửa xe taxi ra là ngã sóng soài ra đất. Xong trung học, tôi lên đại học ở Tokyo, còn hắn đi đại học ở Hokkaido. Rồi tôi kết hôn với bạn cùng lớp là người gốc Tokyo, còn hắn kết hôn với bạn đồng học xuất thân Otaru thuộc đảo Hokkaido. Đời người là thế. Như những hạt giống của cây cỏ cuốn theo ngọn gió trêu cợt tai quái mà phiêu dạt trên những vùng đất bất ngờ. https://thuviensach.vn Giả thử hắn lên đại học ở Tokyo, còn tôi đi đại học ở Hokkaido, thì hiển nhiên là cuộc đời của hắn và của tôi hẳn đã khác đi hoàn toàn. Có khi tôi lại trở thành người làm việc trong hãng đại lý du lịch rong ruổi khắp nơi trên thế giới, còn hắn lại trở thành tiểu thuyết gia đóng chốt ở Tokyo, không chừng. Tuy nhiên, do bàn tay sắp đặt của người mẹ là ngẫu nhiên ấy, tôi đã trở thành người viết tiểu thuyết, còn hắn mới là người làm việc trong hãng đại lý du lịch. Và chùm sao Orion ngày nay còn chiếu sáng trên bầu trời đêm. Hắn có đứa con trai sáu tuổi, và lúc nào trong ví cũng có ba tấm ảnh con hắn. Cậu bé Hokuto (Bắc Đẩu) chơi đùa với cừu ở Sở thú Maruyama. Cậu bé Hokuto mặc áo quần Lễ Mừng Trẻ Con Lên 3, 5, 7. Cậu bé Hokuto ngồi trong tên-lửa ở vườn chơi trẻ con. Tôi xem đi xem lại ba tấm ảnh ấy, mỗi tấm ba lần, rồi trao lại cho hắn. Xong, uống bia hơi, nhắm món cá Ruibe 1. - "Này cậu, P lúc này ra sao nhỉ?". Hắn hỏi. - "Nó làm ăn khem khá lắm đấy". Tôi đáp. - "Trước đây, tình cờ mình gặp nó trên đường. Nó bảo đã ly dị vợ, và đang sống chung với một cô gái trẻ". - "Còn Q thì sao?" - "Nghe nói nó làm cho một hãng đại lý quảng cáo, viết những bảng quảng cáo thật nhảm nhí". - "Cũng dễ hiểu thôi". Vân vân. Chúng tôi trả tiền và bước ra khỏi quán. Ngoài trời tuyết vẫn rơi không ngớt. https://thuviensach.vn - "Thế gần đây có về lại Kobe không?". Tôi hỏi. - "Không". Hắn lắc đầu. - "Sao mà thấy xa quá. Cậu thì sao?" - "Mình cũng không. Vả lại, cũng chẳng nảy ra ý muốn về lại". - "Ừm". - "Thành phố hẳn là đã thay đổi lắm rồi nhỉ". - "Ừm". Rảo bước vòng vòng trên phố xá Sapporo khoảng mười phút, chúng tôi cạn mất đề tài nói chuyện với nhau. Tôi quay lại khách sạn. còn hắn trở về căn chung cư ba phòng. - "Thôi, giữ gìn sức khoẻ nhé". - "Ừ, cậu cũng thế". Thế là cỗ máy hoán chuyển đã tiến bước đánh xạch một tiếng Và vài ngày sau thì chúng tôi lại ai đi đường nấy. Ngày mai đây, hai đứa tôi lại ở hai thành phố cách xa nhau đến năm trăm cây số, có lẽ lại tiếp tục cuộc tranh đấu vô vọng chống lại nỗi nhàm chán riêng của mỗi đứa. Ti vi trong khách sạn đang chiếu chương trình quảng bá thông tin địa phương. Tôi mang nguyên giày, nằm dài trên khăn phủ giường, chuốc bia lạnh cho trôi miếng bánh mì kẹp cá hồi xông khói bồi phòng mang đến, vừa lơ đấng ngắm màn hình. Đứng sừng sững ngay giữa màn hình là một cô gái trẻ mặc áo đầm màu xanh biển. Ống kính truyền hình bất động quét tia nhìn đăm đăm từ hông cô trở lên, như một loài thú ăn thịt sống. Góc nhìn đã không dời đổi, mà cũng không tiến gần hay lùi xa tí chút nào. Có cảm giác cứ như là một phim Đợt Sóng Mới ngày xưa vậy. https://thuviensach.vn - "Tôi là nhân viên Ban Thông tin của ủy ban Hành chánh Khu phố R". Cô gái giới thiệu. Giọng nói của cô có chút hơi hướm thổ âm địa phương, run lên vì thần kinh căng thẳng. - "R là một khu phố nhỏ chỉ có bảy ngàn năm trăm người. Không nổi tiếng gì mấy nên có thể quý vị chưa hề biết đến". Đáng tiếc, tôi nói. - "Ngành sản xuất chính của khu phố là nghề nông và nghề nuôi bò sữa. Nguyên trọng tâm sản xuất đã là lúa gạo, nhưng gần đây, theo chính sách chuyển canh, cũng đang nhanh chóng chuyển sang việc trồng lúa mì và các thứ rau đậu ven thành phố. Thêm vào đấy, ở ngoại vi khu phố lại có đồng cỏ chăn nuôi do khu phố điều hành, nuôi khoảng hai trăm bò, một trăm ngựa và một trăm cừu lấy lông. Hiện nay, khu phố đang thúc tiến việc khuếch trương về chăn nuôi, trong vòng ba năm tới, số gia súc này hẳn sẽ tăng lên rất nhiều". Cô không phải là một người đẹp. Khoảng tuổi trên dưới đôi mươi, đeo kính nhiều độ, vành kim loại, khoé miệng đóng băng nét cười mỉm cứng ngắc như tủ lạnh bị hỏng. Thế mà trên màn hình, trông cô vẫn tuyệt vời. Ống kính truyền hình theo kiểu phim Đợt Sóng Mới ấy chiếu lên được hình ảnh tuyệt vời nhất của nét tuyệt vời nhất của cô. Tôi có cảm tưởng là nếu tất cả mọi người, ai cũng được đứng trước ống kính truyền hình mà nói trong mười phút, thì hẳn là thế giới sẽ trở thành tuyệt vời lắm. - "Khoảng giũa thời Minh Trị, vàng cát đã được tìm thấy trong sông R chảy qua khu phố R này, do đó đã có phong trào tìm vàng cát sôi nổi. Thế nhưng khi đã cạn nguồn vàng cát rồi thì phong trào ấy cũng tiêu tan, chỉ còn dấu vết của vài túp lều nhỏ và con đường hẹp qua núi là chút hình tích còn sót lại của một thời vang bóng ấy". Tôi nhấm nháp mẩu bánh mì kẹp cá hồi xông khói cuối cùng, rồi uống một hơi cạn chỗ bia còn lại. https://thuviensach.vn - "Khu phố... (đằng hắng)... khu phố cho đến vài năm trước đây đã có trên mười ngàn người, nhưng gần đây, do xu hướng rời bỏ nghề nông, tình trạng dân số giảm nhanh, lớp người trẻ dời ra đô thị, trở thành vấn đề khó giải quyết. Quá nửa số bạn bè cùng lớp của chính tôi cũng đã rời khỏi khu phố này rồi. Tuy thế, tất nhiên là vẫn còn có nhiều người chọn ở lại cùng phấn đấu với khu phố". Cứ như là đang nhìn vào tấm gương soi rọi tương lai, cô nhìn đăm đăm vào ngay giữa ống kính truyền hình mà tiếp tục nói. Xuyên qua màn hình, đôi mắt cô nhìn tôi đăm đăm. Tôi lấy hai lon bia từ trong tủ lạnh ra, mở khoeo, uống một hơi. Khu phố của cô. Tôi tưởng tượng ra được hình ảnh khu phố của cô. Nhà ga mỗi ngày chỉ có tám chuyến xe lửa dừng lại, phòng đợi có lò sưởi, bùng binh nhỏ lạnh lẽo, bản đồ hướng dẫn khu phố chữ đã mờ đi đến không đọc được phân nửa, khóm hoa vạn thọ và hàng cây nanakamado 2, con chó trắng lông bẩn những vết mệt mỏi cùng tận của đời, con đường chính rộng một cách vô lối, áp phích tuyển mộ lính Tự Vệ Đội 3, tiệm bách hoá ba tầng, bảng hiệu tiệm bán đồng phục học sinh và thuốc đau đầu, một quán trọ nhỏ, toà nhà hợp tác xã nông nghiệp cùng trung tâm lâm nghiệp cùng hội chấn hưng chăn nuôi, một ống khói nhà tắm công cộng đơn độc sừng sững chĩa lên khung trời màu tro xám. Đi thẳng trên con đường chính, quẹo trái, qua khỏi ngả tư là có ủy ban Hành chánh Khu phố, trong Ban Thông tin có cô ấy ngồi đấy. Một khu phố nhỏ bé, buồn tẻ. Hết nửa năm bị bao phủ trong tuyết. Và cô tiếp tục viết những bản thảo quảng bá cho khu phố ấy. Trong căn phòng nhỏ của khách sạn ở Sapporo, đời tôi và đời cô ấy tình cờ đã giao tiếp với nhau. Nhưng vẫn cảm thấy thiêu thiếu chút gì đấy. Trên chiếc giường khách sạn này, ngày sống cứ như là bộ áo mượn, không ôm khít khao quen thuộc với thân mình được. Lưỡi dao cùn không ngừng chặt https://thuviensach.vn xuống sợi thừng buộc cổ chân tôi Sợi thừng mà đứt mất đi thì tôi không còn nơi nào để trở về nữa. Điều đó khiến tôi bất an. Nhưng không, tất nhiên là sợi thừng không đứt mất đi đâu. Chỉ vì tôi uống bia có hơi quá chén nên có cảm giác như thế thôi. Vả lại, có lẽ cũng tại vì tuyết đang múa lượn bên ngoài khung cửa sổ kia nữa. Tôi lần theo sợi thừng buộc cổ chân mình mà trở về dưới đôi cánh u ám của thực tại. Khu phố của tôi, và đàn cừu của cô ấy. Đến khi đàn cừu của cô ấy có được thuốc tẩy độc tuyệt vời kia thì hẳn là ở khu phố của tôi, tôi cũng đang chuẩn bị cho mùa đông cho đàn cừu của mình. Gom góp cỏ khô, trữ dầu vào thùng chứa, sửa chữa các khung cửa sổ phòng bão tuyết Mùa đông đã tiến đến kia rồi. - "Khu phố của tôi đấy". Cô ấy nói tiếp. - "Một khu phố nhỏ, chẳng có đặc điểm gì đáng kể, nhưng vẫn là khu phố của tôi. Nếu có dịp, xin quý vị đến xem. Có thể có chút gì đấy chúng tôi làm được cho quý vị". Rồi hình ảnh cô biến mất trên màn hình. Tôi bấm nút sát bên chiếc gối, tắt ti vi, uống cạn chỗ bia còn lại. Và thử nghĩ chuyện đến thăm khu phố của cô ấy. Có lẽ cô sẽ làm được chút gì đấy cho tôi. Nhưng có lẽ kết cuộc, tôi sẽ không đến thăm khu phố của cô ấy. Tôi đã vất bỏ đi quá nhiều thứ mất rồi. Bên ngoài tuyết vẫn không ngừng rơi. Và đàn cừu một trăm con đang nhắm nghiền mắt trong bóng tối mịt mùng. Dịch xong 10-2005 -------------------------------- 1 Ruibe: món cá sống của đảo Hokkaido, là những lát cá hồi xắt thật mỏng, đông lạnh. https://thuviensach.vn 2 Nanakamado: Sorbus commixta, cao đến 7 - 10 thước, thân trơn, màu tím đậm, mọc ở vùng núi, gỗ khó cháy, tên tiếng Nhật có nghĩa là "đốt trong lò bảy lần" (vẫn chưa cháy hết) 3 Tự Vệ Đội: Theo Hiến pháp hiện hành được lập nên từ chiến bại trong Thế chiến thứ Hai, Nhật Bản chỉ có Tự Vệ Đội thay vì Quân đội chính quy. https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Nàng Ipanema Năm 1963 / 1982 "Thân hình thon gọn, da rám nắng tươi trẻ, xinh đẹp, nàng Ipanema bước đi trên bãi cát. Nàng bước theo nhịp Samba uốn éo thanh tú uyển chuyển mềm mại. Tôi muốn nói yêu nàng Tôi muốn dâng nàng trái tim tôi Nhưng nàng chẳng để ý đến tôi chỉ nhìn ra biển xa mà thôi" 1 Năm 1963, Nàng Ipanema đã đăm đắm nhìn ra biển xa như thế. Và bây giờ, Nàng Ipanema năm 1982 cũng vẫn đăm đắm nhìn ra biển xa như thế. Nàng vẫn còn phong kín trong hình ảnh ấy, âm thầm phiêu du trong biển cả thời gian. Giả thử nếu nàng phải già đi, hẳn giờ nầy đã gần bốn mươi rồi. Tất nhiên, tuy cũng rất có thể nàng không già đi đến như thế, nhưng hẳn là nàng cũng không còn thon gọn, mà da cũng không còn rám nắng như thế nữa đâu. Có thể giờ nầy nàng đã có đến ba đứa con, và nắng đã làm hư da nàng rồi. Nghĩa là, có thể nàng trông vẫn còn đôi phần quyến rũ, nhưng không còn tươi trẻ như 20 năm trước nữa. https://thuviensach.vn Dù thế, trong đĩa hát thì dĩ nhiên nàng chẳng già đi tí nào. Trong tiếng kèn Tenor Sax êm như nhung của Stan Getz, nàng mãi mãi là nàng Ipanema 18 tuổi, thanh tú, hiền dịu. Tôi chỉ cần đặt đĩa nhạc lên máy quay đĩa, cho kim chạy trên đĩa nhạc, là nàng hiện ra với tôi ngay. "Tôi muốn nói yêu nàng Tôi muốn dâng nàng trái tim tôi" Mỗi lần nghe đĩa nhạc nầy, tôi lại nhớ đến hành lang trường trung học. Mờ tối, hơi ẩm thấp. Hành lang trường trung học đấy. Trần cao, bước đi trên sàn xi-măng nghe vang lên tiếng giày "cồm cộp". Phía bắc có vài khung cửa sổ, nhưng ép sát bên cạnh là núi, nên hành lang trường trung học lúc nào cũng mờ tối. Và thường vắng lặng. Ít nhất thì trong trí nhớ của tôi, hành lang trường trung học thường vắng lặng như thế. Tại sao mỗi lần tôi nghe bản nhạc "Nàng Ipanema" lại nhớ đến hành lang trường trung học, thì tôi chẳng rõ. Chẳng thấy lý do mạch lạc nào cả. Chẳng biết Nàng Ipanema của năm 1963 đã ném hòn cuội nhỏ nào xuống lòng giếng ý thức của tôi rồi? Mà nói đến hành lang trường trung học là tôi lại nhớ đến món xà-lách trộn đủ thứ rau. Có xà-lách, cà chua, dưa leo, ớt xanh, măng tây, có hành tây xắt lát, và có dầu-trộn-xà-lách màu hồng Southern Island Dressing. Tất nhiên chẳng phải cuối hành lang trường trung học có quán chuyên bán món xà-lách trộn ấy đâu. Cuối hành lang trường trung học chỉ có cánh cửa, sau cánh cửa là hồ bơi 25 thước chẳng có gì đặc biệt. Không hiểu tại sao hành lang trường trung học lại làm tôi nhớ đến món xà-lách trộn ấy nhỉ? Điều nầy lại chẳng có lý do mạch lạc gì cả. Món xà lách trộn gợi tôi nhớ lại người con gái tôi quen ngày trước. Mà liên tưởng nầy thì có lý do thông suốt. Bởi cô bạn ấy lúc nào cũng chỉ ăn mỗi món xà lách trộn mà thôi. https://thuviensach.vn - Đã rau ráu làm xong rau ráu bài tập rau ráu tiếng Anh chưa? - Rau ráu chưa rau ráu. Vẫn còn rau ráu một tí. Tôi cũng thuộc loại thích ăn rau trái, nên hễ gặp mặt cô ấy là chỉ ăn rau trộn như thế mãi thôi. Cô ấy là người sùng tín, tin chắc rằng cứ ăn rau trái thật nhiều và cân-bằng vào thì mọi chuyện sẽ song suốt. Chỉ cần mọi người ăn rau trái đều đều là thế giới sẽ hoà bình tốt đẹp, mọi người khoẻ mạnh và tràn đầy tình yêu thương. Nghe cứ như là "Bạch thư Tuổi hồng" vậy. - Ngày xửa ngày xưa, - Triết gia nào đấy đã viết - đã có thời đại mà vật chất và ký ức đã ngăn cách nhau bởi hố thẳm hình-nhi-thượng. Nàng Ipanema năm 1963 / 1982 vẫn tiếp tục bước đi im lìm trên bãi cát nóng bỏng hình-nhi-thượng ấy. Bãi cát rộng mênh mông, những đợt sóng trắng bạc êm đềm mơn trớn không ngừng. Hầu như hoàn toàn lặng gió. Chẳng nhìn thấy gì trên đường chân trời cả. Chỉ có mùi nồng mặn của biển. Mặt trời toả nóng gay gắt. Tôi nằm dài dưới cây-dù-che-nắng lớn, lấy lon bia từ hộp đông lạnh, rút khoen mở bia ra. Đã uống mấy lon rồi nhỉ? Năm lon, sáu lon? Chẳng sao cả. Rồi cũng biến thành mồ hôi mà thoát ra ngay ấy mà. Nàng vẫn tiếp tục bước đi trên cát. Hai mảnh áo tắm bikini màu tươi chói ôm dính khít khao tấm thân thon gọn rám nắng. - Chào em. - Tôi thử gọi nàng. - Chào anh. - Nàng nói. - Em uống bia nhé? - Tôi dụ nàng. - Được quá chứ. - Nàng nói. Thế là hai đứa cùng uống bia dưới cây-dù-che-nắng. https://thuviensach.vn - Nầy em. - Tôi nói - Đúng là năm 1963, anh cũng đã gặp em rồi đấy. Cùng chỗ nầy mà cũng cùng giờ nầy nữa. - Chuyện xưa quá rồi nhỉ. - Đúng thế. Nàng uống một hơi nửa lon, rồi nhìn đăm đăm vào lỗ khoen mở rộng trên lon bia. - Nhưng mà, có thể đã gặp nhau thật chứ nhỉ. Năm 1963 à? Xem nào, năm 1963 thì... Ừm, có thể đã gặp nhau năm ấy rồi. - Em có vẻ chẳng thay đổi gì cả. - Tôi nói. - Chứ em là cô gái hình-nhi-thượng mà lại. - Khoảng ấy, em có để ý gì đến anh đâu. Chỉ nhìn ra biển xa mãi thôi. - Có thể lắm. - Nàng nói. Rồi cười lớn - Nầy anh, em xin lon bia nữa, được không? - Được chứ. - Tôi nói, và mở khoen lon bia cho nàng - Em vẫn bước đi trên bãi biển suốt từ ngày ấy đấy nhỉ? - Chứ sao. - Gót chân em không bị bỏng sao? - Tôi ái ngại. - Chả sao. Bởi gót chân em cũng là cấu tạo hình-nhi-thượng mà. Muốn xem không? - Ừ. Nàng duỗi đôi chân thon dài, cho tôi xem gót chân nàng. Quả thật là gót chân hình-nhi-thượng tuyệt đẹp. Ngón tay tôi chạm nhẹ lên đấy. Không https://thuviensach.vn thấy nóng, cũng không thấy lạnh. Ngón tay tôi chạm lên gót chân nàng, nghe có tiếng sóng vang nhẹ dịu dàng. Cho đến tiếng sóng cũng ra vẻ hình nhi-thượng nữa. Nàng và tôi im lặng uống bia. Mặt trời chẳng dời đi một li nào. Ngay cả thời gian cũng ngừng lại. Tất cả như bị cuốn hút vào sâu trong một tấm gương. - Mỗi lần nghĩ đến em, anh lại nhớ đến hành lang trường trung học đấy. - Tôi nói - Sao thế nhỉ? - Bản chất của con người là tính liên hợp đấy anh. - Nàng nói - Đối tượng của khoa học về con người không phải ở khách thể, mà là chủ thể được bao bọc bên trong thân thể đấy chứ. - Hừm. - Dù sao đi nữa, hãy cứ sống đi. Sống. Sống. Sống. Chỉ có thế. Em cũng chỉ là cô gái có gót chân hình-nhi-thượng mà thôi. Nói xong, Nàng Ipanema năm 1963 / 1982 phủi cát dính trên đùi, rồi đứng lên. - Cảm ơn anh đã cho uống bia. - Có gì đâu em. ° ° ° Thỉnh thoảng tôi lại gặp nàng trong toa tàu điện hầm. Mỗi lần như thế, nàng lại gửi đến tôi nụ cười "Cảm ơn anh đã cho uống bia ngày ấy". Từ ngày ấy, tuy hai đứa không còn dịp nói chuyện với nhau nữa, nhưng vẫn cảm thấy nối liền được với nhau ở đâu đó trong lòng. Tôi không rõ nối liền với nhau từ đâu. Nhưng hẳn là ở một nơi nào đấy trên thế giới xa xôi có https://thuviensach.vn điểm nối kỳ diệu ấy. Và từ điểm nối ấy lại có dây liên-hợp đến hành lang trường trung học và món xà-lách trộn và cô bạn "Bạch thư Tuổi hồng" theo chủ nghĩa ăn rau trái. Nghĩ như thế lại thấy lòng mình dấy lên những hoài niệm về nhiều sự vật, nhiều việc đã qua. Có cảm giác mình sẽ gặp mình ở nơi kỳ diệu nào đấy trên thế giới xa xôi. Và mong rằng nếu được thì nơi ấy sẽ ấm áp cho mình. Và nếu nơi ấy có thêm vài lon bia ướp lạnh sẵn thì không còn gì để nói nữa. Ở đấy, tôi là mình, mình là tôi. Giữa hai thực thể ấy sẽ không còn thứ khe hở nào cả. Nơi chốn kỳ diệu ấy chắc chắn phải có ở đâu đấy. Nàng Ipanema năm 1963 / 1982 ngày hôm nay vẫn còn tiếp tục bước đi trên bãi cát nóng. Cho đến khi đĩa nhạc cuối cùng mòn vỡ, nàng vẫn không ngừng bước đi. Dịch xong 10-2004 -------------------------------- 1 Bài hát "The Girl from Ipanema" thịnh hành khoảng thập niên 60, nhạc và lời Vincius De Moraes & Antonio Carlos Jobim, lời tiếng Anh của Norman Gimbel, đĩa Saxo của Stan Getz, 1964. https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Có Yêu Burt Bacharach Không? Thưa cô, Hôm nay, hơi lạnh đã càng ngày càng dịu bớt, trong ánh dương đã cảm được chút hương mùa xuân. Xin hỏi thăm sinh hoạt thường ngày của cô hiện nay như thế nào? Cảm ơn cô đã gửi cho bức thư mang đến nhiều niềm vui. Nhất là đoạn cô viết về quan hệ giữa món chả thịt bằm 2 và hạt nhục-đậu-khấu thật là một áng văn trác tuyệt mà lại tràn đầy cảm giác sinh động của đời sống. Những dòng văn bật lên mùi nồng ấm của bếp lửa cùng với tiếng dao thớt sống động nao nức chờ đợi một món ăn ngon. Đọc bức thư của cô một hồi, tôi đâm ra thèm món chả thịt bằm đến không chịu nổi, nên đã tức tốc tìm đến một quán ăn đêm để gọi cho kỳ được món ấy. Thực sự, quán ăn nầy lại có đến tám kiểu chả thịt bằm khác nhau. Kiểu Texas, kiểu California, kiểu Hawaii, kiểu Nhật Bản... tất cả tám kiểu như thế. Kiểu Texas thì thật to lớn, tuy chỉ đặc biệt về kích thước, thế thôi. Kiểu Hawaii thì có thêm nhiều miếng thơm. Kiểu California thì... tôi quên mất là có gì đặc biệt. Kiểu Nhật Bản thì có thêm củ cải trắng nghiền nhỏ. Quán ăn kiến trúc lịch sự, các cô hầu bàn xinh đẹp, mà lại mặc váy cực ngắn. Nhưng chẳng phải tôi đặc biệt muốn đến quán nầy để điều nghiên về trang trí bên trong quán, hay để ngắm quần lót của các cô hầu bàn. Mục đích của tôi chỉ là để ăn chả thịt bằm, mà chỉ muốn món chả thịt bằm đơn thuần thôi, chẳng phải kiểu nầy kiểu nọ. Nên đã bảo cô hầu bàn cho tôi món https://thuviensach.vn ấy. Nhưng cô hầu bàn đáp rằng: "Xin ông tha lỗi, quán em chỉ có món chả thịt bằm kiểu nầy kiểu nọ mà thôi". Tất nhiên, chẳng thể nào trách gì cô hầu bàn được. Cô ấy đâu có quyết định thực đơn, mà có phải cô ấy thích thú gì chuyện mặc đồng phục ngắn đến nỗi mỗi lúc cô cúi xuống để đặt chén đĩa lên bàn lại cho thấy cả quần lót đâu. Thế nên, tôi đã mỉm cười hoan hỉ mà gọi tạm món chả thịt bằm kiểu Hawaii vậy. Cô hầu bàn đã mách nhỏ rằng khi ăn, cứ gạt bỏ mấy miếng thơm đi là được. Cuộc đời đúng là ly kỳ thật. Tôi thực sự chỉ muốn món chả thịt bằm thông thường, ở đâu cũng có, vậy mà có lúc lại chỉ được đưa đến thứ chả thịt bằm kiểu Hawaii phải tự mình gạt bỏ mấy miếng thơm đi! À, mà món chả thịt bằm cô làm hẳn là chả thịt bằm thông thường, ở đâu cũng có đấy chứ nhỉ? Đọc bức thư của cô, tôi đâm ra muốn thế nào cũng mong được thưởng thức món chả thịt bằm thông thường cô làm. So với đoạn văn ấy, có vẻ đoạn cô viết về máy tự động bán vé của xe lửa quốc doanh có hơi cường điệu một tí. Tiêu điểm cô nhắm đến thì rất hay, nhưng khung cảnh chưa được lời văn truyền đến tận người đọc. Mong cô sẽ không quá cố gắng diễn tả cho thật sắc sảo. Kết cuộc, văn chương chỉ là thứ đắp đổi cho thích hợp mà thôi. Bức thư của cô kỳ nầy đạt điểm tổng quát là 70 điểm. Kỹ năng văn chương của cô đang tiến bộ dần lên. Xin vững lòng cố gắng mà không nôn nóng. Mong đợi thư sau của cô. Mùa xuân thật sự đến thì thích quá nhỉ. Ngày 12 tháng 3. https://thuviensach.vn Tái bút: Cảm ơn cô đã gửi cho hộp bánh quy. Ngon quá. Tuy nhiên, trên nguyên tắc của hội, nhất thiết cấm giao lưu cá nhân ngoài thư từ, do đó mong cô từ nay không phải bận tâm chuyện quà cáp thế nữa. Dù sao, cũng xin cảm ơn cô rất nhiều. Tái tái bút: Thư lần trước, cô viết về "chuyện khó khăn tinh thần" với ông nhà, nếu giải quyết được êm đẹp thì tốt quá. ° ° ° Việc làm thêm như thế, tôi đã làm suốt khoảng một năm. Lúc tôi 22 tuổi. Tôi đã ký khế ước với một hãng nhỏ làm việc gì chẳng ai hiểu rõ ở Iidabashi có tên là "Hội Văn-Bút - Pen Society", mỗi tháng cứ viết tràn đi cho đủ số trên 30 lá thư, tương tự như lá thư trên đây; mỗi lá thư tính 2 ngàn Yen 2, thư nào nội dung cũng giông giống nhau. Khẩu hiệu quảng cáo của hãng nầy là "Chính bạn cũng sẽ viết được những bức thư làm cảm động lòng người". Người muốn viết thư giỏi như thế phải vào hội, đóng phí gia nhập và hội phí hàng tháng, mỗi tháng viết bốn lá thư gửi đến hội. Người làm việc cho hãng, trong đó có tôi, gọi là "Bút-sư - Pen Master", đọc, hiệu-đính các lá thư nầy rồi viết cảm tưởng và hướng dẫn, như trong bức thư trên đây. Hội viên phái nữ thì do bút-sư phái nam đảm đương, và hội viên phái nam thì có bút-sư phái nữ. Tôi đảm đương tổng cộng 24 người, tuổi từ 14 đến 53, mà nhiều nhất là các cô từ 25 đến 35 tuổi. Nghĩa là phần lớn hội viên tôi đảm đương đều lớn tuổi hơn tôi. Vì vậy mà trong khoảng một tháng đầu, tôi bị bấn loạn vô cùng, vì thấy văn chương của hội viên hay ho hơn mình nhiều; có vẻ họ quen viết thư hơn tôi rất nhiều. Chứ tôi trước đó, thư từ cho ra hồn thì hầu như chưa hề viết một https://thuviensach.vn bức nào cả. Quả thật tôi đã toát mồ hôi lạnh mà gắng gượng qua được tháng đầu tiên ấy. Tuy nhiên, hết tháng đầu, không thấy có hội viên nào hé ra một lời bất mãn về năng lực văn chương của tôi cả. Mà ngược lại, người trong hãng còn cho biết tiếng tăm của tôi đang ở mức khá cao nữa. Và ba tháng sau, tôi còn có thể tự hào là năng lực văn chương của những hội viên do tôi hướng dẫn đã tăng tiến thấy rõ. Cứ như là một phép lạ! Có vẻ những người phụ nữ nầy quả thật đã tin tưởng vào "bút sư" là tôi, từ đáy lòng của họ. Khoảng ấy thì tôi đã không hiểu lý do tại sao, nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi cho là vì họ buồn quá đó thôi. Chỉ vì họ muốn viết điều gì đấy để giãi bày với người nào đấy. Và hẳn là họ tìm đến lòng khoan dung hỗ tương với người đọc những điều họ viết. Cứ thế, suốt từ mùa đông năm tôi 21 tuổi đến mùa xuân năm 23 tuổi, tôi đã sống như một con hải-cẩu què chân trong hậu-cung văn chương của nó. Hội viên đã gửi đến tôi thật đủ thứ thư từ. Thư nhàm chán cũng có, thư ngộ nghĩnh tức cười cũng có, mà thư buồn thảm cũng có. Trong khoảng thời gian một năm ấy, tôi có cảm tưởng mang máng rằng mình đã già đi luôn một lèo hai, ba năm. Lúc tôi có chút sự tình phải nghỉ việc ấy, tất cả các hội viên do tôi hướng dẫn đều nuối tiếc. Cả tôi nữa, mặc dù thật tình đã thấy chán chuyện phải viết thư ngày nầy qua ngày khác, ở một ý nghĩa nào đấy, cũng tiếc nuối. Bởi tôi cảm nhận được rằng có được chừng ấy người giãi bày chân thành đến mức như thế với mình, có lẽ là cơ hội sẽ không còn có lại nữa. ° ° ° Riêng về chuyện chả thịt bằm thì, tôi đã có cơ hội được ăn món chả thịt bằm do cô ấy (người đàn bà viết trong bức thư trên đây) làm cho. https://thuviensach.vn Nàng 32 tuổi, chưa có con, chồng làm việc cho một trong năm hãng mậu dịch lớn nhất nước. Khi tôi viết trong lá thư cuối cùng rằng rất tiếc sẽ nghỉ việc vào cuối tháng ấy, nàng đã mời tôi đến ăn trưa. Nàng viết: sẽ làm món chả thịt bằm thông thường, ở đâu cũng có. Mặc dù trái với quy tắc của hãng, tôi quyết tâm đến ăn trưa với nàng xem sao. Chẳng có thứ gì trên đời nầy có thể ngăn cản được lòng hiếu kỳ của một thanh niên 22 tuổi. Căn chúng cư của nàng nằm ven đường tàu điện Odakyu. Căn phòng có cái vẻ trống trải của một cặp vợ chồng không có con. Bàn ghế, đèn phòng, và cả áo len của nàng không là thứ đắt tiền, nhưng trang nhã. Trong lúc tôi ngạc nhiên vì nàng trông tươi trẻ hơn tôi tưởng tượng rất nhiều, thì nàng cũng ngạc nhiên vì thấy tôi trẻ hơn nàng tưởng tượng rất nhiều. Hội Văn Bút không bao giờ tiết lộ tuổi tác của bút sư cả. Tuy nhiên, mỗi bên chỉ ngạc nhiên một lần, thế thôi. Khẩn trương của buổi gặp mặt ban đầu đã nhanh chóng giải tiêu. Trong tâm tình hai hành khách lỡ trễ cùng một chuyến tàu, chúng tôi cùng ăn món chả thịt bằm nàng làm, và uống cà-phê với nhau. Từ cửa sổ tầng 3 nầy có thể nhìn thấy tàu điện chạy qua. Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bao lơn của các căn chúng cư chung quanh phơi đầy nệm màn, chăn trải giường. Đôi lúc nghe có tiếng đập nệm phơi phành phạch. Thứ tiếng động kỳ dị không cho được cảm giác xa hay gần, như vọng lên từ một đáy giếng đã khô cạn. Món chả thịt bằm thật ngon lành. Gia vị vừa đúng độ. Bên trong lớp da nám dòn một tí, nước mật tươm tràn trên thịt bằm nung núc. Nước xốt cũng đạt mức lý tưởng. Tôi khen như thế, làm nàng lộ vẻ vui sướng. Uống cà phê xong, chúng tôi vừa nghe đĩa nhạc Burt Bacharach vừa tâm sự. Thật ra, thân tôi thì chẳng có gì đáng gọi là tâm sự cả, nên phần lớn là nàng kể chuyện đời nàng đó thôi. Nàng kể thời đi học đã muốn trở thành nhà văn. Là người ngưỡng mộ Françoise Sagan, nàng kể về Sagan cho tôi nghe. Đặc biệt nàng thích cuốn tiểu thuyết Có Yêu Brahms Không? Tôi https://thuviensach.vn cũng không ghét gì Sagan. Ít nhất thì cũng không nghĩ là nhàm chán như người ta nói. - "Nhưng mà tôi thì chẳng viết lách gì được cả". Nàng nói. - "Bắt đầu viết từ bây giờ cũng chưa muộn mà". Tôi nói. - "Chứ anh là người đã cho biết là tôi chẳng viết lách gì được cả đấy thôi". Nàng cười, nói. Tôi đỏ mặt. Thời 22 tuổi, có chút gì là tôi đỏ mặt lên ngay. - "Nhưng mà, văn chương của chị có sự chân thành lắm chứ". Nàng không nói gì, nhưng khoé môi thoảng chút gì như là nụ cười. Một nét cười mỉm thật mơ hồ, đâu chỉ một phần nhỏ của một cen-ti-mét. - "Ít nhất thì bức thư của chị đã khiến tôi đọc đến là muốn ăn món chả thịt bằm ngay thôi". - "Hẳn là vì đúng vào lúc anh đói bụng đấy". Nàng dịu dàng đáp. Ừ thì, có thể là thế không chừng. Tàu điện chạy qua bên dưới cửa sổ, vọng lên những tiếng sầm sập khô khan. ° ° ° Lúc đồng hồ chỉ 5 giờ chiều, tôi nói lời từ biệt. - "Đến lúc phải xin phép ra về. Có lẽ chị còn phải chuẩn bị cơm tối cho ông nhà sắp về?" Nàng vẫn tựa tay chống cằm. https://thuviensach.vn - "Ông ấy về rất trễ. Trễ lắm kia. Hôm nào cũng quá nửa đêm mới về đến nhà". - "Bận việc đến thế kia à?" - "Ừm". Nàng nói, sau một thoáng ngần ngừ. "Vả lại, trong thư cũng đã có viết là không được song suốt với nhau đấy". Tôi thật chẳng biết nên nói sao cho phải. - "Nhưng mà, cũng chả sao". Nàng nói, dịu dàng. Tôi nghe mà có cảm giác có vẻ "chả sao" thật. "Cảm ơn anh về chuyện viết thư trong suốt thời gian vừa qua. Tôi thật là vui thích". - "Tôi cũng vui thích lắm". Tôi nói. "Và cảm ơn chị đã cho ăn món chả thịt bằm ngon lành nữa". ° ° ° Ngày nay, đã mười năm trôi qua, mỗi lần đi tàu điện Odakyu chạy ngang qua khu chúng cư của nàng, tôi lại nhớ đến món chả thịt bằm nám dòn ngon lành của nàng. Không còn nhớ là khung cửa sổ nào, nhưng tôi có cảm giác là bên trong khung cửa sổ ấy, có lẽ nàng vẫn còn nghe nhạc Burt Bacharach, một mình. Có phải đáng lẽ tôi nên ngủ với nàng tối hôm ấy? Đây là đề tài văn chương của tôi, mà tôi vẫn không hiểu nên làm sao. Có lớn thêm đi nữa, vẫn còn vô số điều mà mình không hiểu nên làm sao cho phải. Dịch xong 10-2004 -------------------------------- https://thuviensach.vn 1 Hamburger Steak: xin dịch tạm là "chả thịt bằm". 2 2 ngàn Yen khoảng 20 Mỹ kim. https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Người Đi Vé Ngày Tôi 32 nàng 18... Cứ nghĩ thế là đâm ra nản. Tôi mới 32 còn nàng đã 18... Ừ, thế mới được. Chúng tôi là bạn hơi đặc biệt của nhau, chỉ có thế thôi, không hơn không kém. Tôi có vợ, còn nàng có đến sáu người bạn trai. Nàng hò hẹn với bạn trai mỗi tuần sáu ngày, còn với tôi thì chỉ một ngày Chủ nhật mỗi tháng. Những ngày Chủ nhật còn lại, nàng ở nhà xem TV. Khi xem TV, nàng trông dễ thương như con hải-mã. Nàng sinh năm 1963. Năm ấy, Tổng thống Kennedy bị bắn chết. Và năm ấy, tôi hò hẹn với gái lần đầu tiên. Bản nhạc thịnh hành trong năm là "Summer Holiday" của Cliff Richard, hình như thế. Nhưng mà, sao cũng được. Cứ biết là nàng đã sinh vào một năm như thế là được rồi. Tất nhiên, khoảng ấy thì tôi đã chẳng bao giờ nghĩ là có ngày mình sẽ hẹn hò với một cô gái sinh vào năm ấy. Mà ngay cả bây giờ đây, tôi cũng thấy là-lạ. Như lên tận phía lưng của mặt trăng mà hút thuốc vậy. Đám bè bạn của tôi vẫn có ý kiến thống nhất rằng gái trẻ thì nhàm chán. Thế mà, ngay cả tụi nó cũng hò hẹn với các cô gái trẻ. Vậy thì, có phải tụi nó đã tìm đâu ra được gái trẻ mà lại không nhàm chán chăng? Không, làm gì có chuyện đó. Kết cuộc, cái nhàm chán của các cô gái trẻ đã quyến rũ được tụi nó. Tụi nó vừa xối nước nhàm chán ào ào lên đầu vừa cố tránh không để cho một giọt nhàm chán nào văng dính vào các cô gái trẻ, cứ thế mà tận tình vui thú ngây thơ với trò chơi rắc rối đó. Ít nhất thì cũng khiến tôi nghĩ như thế. https://thuviensach.vn Thật sự, các cô gái trẻ thì mười cô hết chín là nhàm chán thật đấy. Nhưng tất nhiên là các cô đâu có để ý đến điều ấy. Các cô trẻ, đẹp, và đầy lòng hiếu kỳ. Các cô nghĩ sự nhàm chán không dính dáng gì đến mình cả. Chao ôi! Không phải tôi trách cứ gì các cô gái trẻ, mà tôi cũng không ghét bỏ gì các cô. Trái lại, còn thích các cô nữa là khác. Các cô giúp tôi nhớ lại con người nhàm chán của chính mình thời còn trẻ. Điều nầy, nói sao nhỉ... thật tuyệt vời! - "Nầy anh, có muốn trở lại thời 18 tuổi một lần nữa không?" Nàng hỏi tôi. - "Thôi." Tôi đáp. "Không muốn đâu." Có vẻ nàng không lý giải được câu trả lời ấy. - "Không muốn trở lại thời 18 tuổi à? Thật không đấy?" - "Thật chứ." - "Tại sao?" - "Cứ như bây giờ được rồi." Nàng chống khủy tay lên bàn, nâng cằm, suy nghĩ lung lắm. Vừa suy nghĩ lung lắm vừa khuấy muỗng lách cách trong cốc cà-phê. - "Em không tin đâu." - "Tin thì tốt hơn." - "Nhưng tuổi trẻ mới là tuyệt vời chứ!" - "Có lẽ thế." https://thuviensach.vn - "Vậy sao anh lại muốn như bây giờ?" - "Bởi trẻ một lần là đủ rồi." - "Em thì chưa đủ đâu." - "Chứ em vẫn còn ở tuổi 18 mà." - "Hừm." Tôi gọi cô hầu bàn cho thêm lon bia. Ngoài trời đang mưa, qua cửa sổ nhìn thấy cảng Yokohama. - "Nầy anh, hồi 18 tuổi, anh suy nghĩ chuyện gì thế?" - "Chuyện ngủ với gái." - "Ngoài chuyện ấy ra?" - "Chỉ mỗi chuyện ấy thôi." Nàng cười khúc khích, uống một ngụm cà-phê. - "Rồi, có được không?" - "Có lúc được, có lúc không. Tất nhiên, không thì nhiều hơn." - "Thế đã ngủ được với bao nhiêu cô rồi?" - "Có đếm đâu mà biết." - "Thật không đấy?" - "Có muốn đếm đâu nào." - "Nếu em là đàn ông thì em đếm tuốt. Vui lắm chứ không sao." https://thuviensach.vn Thật ra có lúc tôi cũng nghĩ là trở lại được thời 18 tuổi thì cũng hay hay. Nhưng trở lại thời 18 tuổi rồi bắt đầu làm chuyện gì cho phải, thì tôi chịu, không sao nghĩ ra được. Có thể lúc ấy tôi lại được dịp hẹn hò với một người đàn bà quyến rũ 32 tuổi. Thế thì được lắm. - "Có khi nào chị nghĩ muốn trở lại thời 18 tuổi không?" Tôi hỏi nàng. - "Ừm." Nàng mỉm cười, làm bộ suy nghĩ một lúc. "Không, có lẽ không khi nào." - "Thật không?" - "Thật." - "Khó hiểu đấy. Ai cũng nói tuổi trẻ là tuyệt vời cả mà." - "Đúng đấy. Tuyệt vời lắm chứ." - "Thế tại sao lại không muốn trở lại?" - "Cậu lớn thêm rồi sẽ hiểu." Nhưng thực tế thì tôi đã 32 tuổi, đang trong tình trạng tuần nào mà lười biếng chạy bộ thì bụng trông bự ra ngay. Không thể nào trở lại tuổi 18 được nữa. Dứt khoát như thế. Cứ xong cữ chạy bộ buổi sáng là uống một lon nước rau, rồi ngồi dựa ngửa lên ghế mà nghe bài "Day Tripper" 1 của ban Beatles. - "Daaaay-ay-Tripper" Nghe bản ấy, lại có cảm giác đang ngồi trên xe lửa. Những trụ điện, nhà ga, đường hầm, cầu sắt, những bò, ngựa, những ống khói, những đống vật liệu phế thải,... nối tiếp nhau chạy dạt về phía sau. Chạy đến đâu cũng https://thuviensach.vn chừng ấy phong cảnh, chẳng có gì thay đổi. Giá là ngày xưa thì mình đã vui thích mà nghĩ là phong cảnh kỳ thú lắm đấy. Chỉ thỉnh thoảng thì người ngồi ghế bên cạnh mình mới có gì khác. Có lần, bên cạnh tôi là một cô gái 18 tuổi. Tôi ngồi ghế gần cửa sổ, cô ngồi gần lối đi ở giữa xe. - "Cô có muốn đổi sang ghế nầy không?" Tôi hỏi. - "Cảm ơn ông." Nàng nói. "Ông tử tế quá nhỉ." Tôi cười đau khổ. Đâu phải tử tế gì. Chỉ vì tôi đã quá quen với sự nhàm chán rồi, so với cô em. Đến chuyện đếm xem có bao nhiêu cái trụ điện chạy qua, cũng đã nhàm chán rồi. Người-đi-vé-ngày 32 tuổi. 20/08/1981 Dịch xong 10-2004 -------------------------------- 1 Day Tripper: người đi vé ngày trên xe lưa, không ở lại đêm. Bài hát "day Tripper" (1965) của Beatles ngụ ý tình qua đường: "She's a big teaser, she took me half the way there...... Tried to please her, she only played one night stand, now she was a dat tripper, one way ticket, yeah It took me so long to fin dout, and I found out"....... https://thuviensach.vn Nàng là tay đùa bờn hạng nặng, nàg đưa tôi đi nử đường...... Cố chiều nàng, nhưng nàng chỉ chơi qua đường nàng là người-đi-vé-ngày, vé một chiều thôi Phải thậtlâu mớ hiểu ra điều đó, nhưng nay tôi hiểu ra rồi. https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Thăng Trầm Của Bánh Nướng Nhọn Mỏ Tôi lơ đãng nhìn lướt tờ báo buổi sáng thì thấy ở góc báo có khung quảng cáo "Đại hội diễn giảng, tuyển mộ sản phẩm mới cho hiệu bánh danh tiếng Bánh Nướng Nhọn Mỏ". Chẳng hiểu "nhọn mỏ" là cái quái gì, nhưng đã xưng "hiệu bánh danh tiếng" thì hẳn là thứ bánh trái gì đấy rồi. Về bánh trái thì tôi có hơi kén chọn khó tính một tí. Mà cũng đang rảnh rỗi, nên tôi định ló mặt đến cái "Đại hội diễn giảng" ấy xem sao. - "Đại hội diễn giảng" ấy tổ chức ở hội trường lớn trong một khách sạn, có cả trà bánh cho khách nữa. Bánh tất nhiên là bánh nướng nhọn mỏ rồi. Tôi nhón lấy một chiếc bánh, nếm thử nhưng chẳng thấy vị gì gọi là ngon lành đặc biệt cả. Chất ngọt của bột bánh thì nhơn nhớt, phần da ngoài lại nham nhám trên đầu lưỡi. Chẳng thể nào nghĩ được là lớp người trẻ thời bây giờ lại có thể thích được thứ bánh nầy. Vậy mà người tham gia "Đại hội diễn giảng" lại toàn là người trẻ, cùng lứa tuổi với tôi hoặc còn trẻ hơn nữa. Tôi được phát bảng thứ tự số 952, mà sau đó còn có cả trăm người đến nữa, vị chi trên một ngàn người đã đến tham gia "Đại hội" nầy. Đáng nể thật. Ngồi bên tôi là một cô gái khoảng 20 tuổi, mang kính cận độ cao. Không đẹp lắm, nhưng trông cũng thân thiện. - "Cô đã ăn bánh nướng nhọn mỏ nầy lần nào chưa?" Tôi ướm hỏi. - "Anh hỏi lạ nhỉ". Cô nói. "Hiệu bánh danh tiếng thế nầy..." - "Nhưng mà đâu có ngon...". Tôi nói nửa chừng thì bị cô đá vào chân. Người chung quanh lấm lét nhìn về phía tôi. Không khí ngột ngạt. Tôi https://thuviensach.vn giương đôi-mắt-chú-gấu-nhỏ-ngây-thơ mà chịu trận. - "Anh nầy điên rồ thật". Lát sau, cô gái thầm thì bên tai tôi. "Đã đến đây mà lại nói xấu bánh nướng nhọn mỏ thì Chim quạ nhọn mỏ bắt anh đi rồi không sống mà về được đâu nhé". - "Chim quạ nhọn mỏ gì?". Tôi sửng sốt la lớn. "Chim quạ nhọn mỏ là..." - "Xịt!". Cô gái ngăn lại. Buổi giảng diễn bắt đầu. Trước tiên là ông Chủ hãng diễn thuyết về lịch sử bánh nướng nhọn mỏ. Những là từ thời đại Heian 1, người nào đấy đã làm gì đấy mà sáng tạo ra hình dạng nguyên thủy của loại bánh nướng nhọn mỏ nầy. Loại truyền thuyết chẳng ai biết thật giả thế nào. Nghe đâu lại có cả bài thơ cổ nói về bánh nướng nhọn mỏ trong tập thơ Đoản Ca Cổ Kim nữa! Nghe khôi hài quá, tôi suýt bật cười lớn, nhưng thấy chung quanh mình, ai nấy đều nghiêm trọng chăm chú lắng tai nghe, vả lại cũng đâm sợ Chim quạ nhọn mỏ, nên rồi chẳng dám cười. Chủ hãng diễn thuyết dài dòng suốt cả tiếng đồng hồ. Mà thật ra, điều ông ta muốn nói chỉ là "bánh nướng nhọn mỏ là một hiệu bánh có truyền thống lâu đời", có thế thôi. Chỉ cần một câu ngắn gọn như thế là đủ rồi. Tiếp đến, Giám đốc của hãng giải thích về việc tuyển mộ sản phẩm mới cho Bánh Nướng Nhọn Mỏ. Là hiệu bánh danh tiếng toàn quốc với truyền thống lâu đời, Bánh Nướng Nhọn Mỏ phải thích ứng theo từng thời đại mà chuyền vào những dòng máu mới để tiếp tục phát triển một cách biện chứng. Giải thích dài dòng thế nhưng cốt tủy chỉ là: Bánh Nướng Nhọn Mỏ đã có vị xưa cũ quá, bán không còn chạy như trước nữa, nên cần có ý mới của lớp người trẻ ngày nay. Muốn thế thì cứ nói quách ra thế có phải được hơn không! https://thuviensach.vn Lúc ra về, tôi nhận được tờ hướng dẫn điều kiện tuyển mộ. Trong vòng một tháng, đem bánh mới dựa trên cơ sở bánh nướng nhọn mỏ để dự thi, giải thưởng là 2 triệu Yen 2. Tôi mà lấy được 2 triệu Yen ấy thì làm đám cưới được với người yêu và dọn được đến nhà trọ mới. Thế nên tôi nhất quyết làm bánh nướng nhọn mỏ dự thi. Như đã nói, về bánh trái thì tôi có hơi kén chọn khó tính một tí. Trong tay có đậu, kem, bột, da làm bánh, thì thứ bánh gì tôi cũng làm được. Gì chứ làm ra loại bánh nướng nhọn mỏ mới, hiện đại, trong vòng một tháng, thì có khó khăn gì đâu. Đúng ngày thi, tôi làm xong hai tá bánh nướng nhọn mỏ mới, mang đến hãng Bánh nướng nhọn mỏ. - "Trông ngon quá nhỉ". Cô bé ngồi ở quầy tiếp khách khen. - "Ngon lắm đấy". Tôi nói. ° ° ° Chừng một tháng sau, có điện thoại từ hãng Bánh Nướng Nhọn Mỏ mời tôi đến. Tôi đóng bộ, thắt cà-vạt, đến hãng Bánh Nướng Nhọn Mỏ. Và nói chuyện với Giám đốc trong phòng tiếp khách của hãng. - "Bánh nướng nhọn mỏ mới của anh rất được yêu chuộng trong khắp hãng". Giám đốc nói. "Đặc biệt, à... lớp trẻ thì thích lắm". - "Thế thì cảm ơn ông lắm". Tôi nói. - "Thế nhưng... một mặt, ừm... trong lớp người lớn tuổi, lại có người bảo thế nầy thì đâu phải là mùi vị bánh nướng nhọn mỏ nữa. Cho nên, hiện giờ thì bên bênh bên chống, kẻ tám lạng, người nửa cân, không sao quyết định dứt khoát được". - "Hà...". Tôi nói, thật tình chẳng hiểu ông ta muốn nói gì. https://thuviensach.vn - "Vì thế, Hội nghị Giám đốc quyết định là phải tham vấn ý kiến của Ngài Chim quạ nhọn mỏ mới được". Lại Chim quạ nhọn mỏ! Tôi sửng sốt: "Chim quạ nhọn mỏ là gì thế, thưa ông?" Giám đốc nhìn tôi, lấy làm lạ. "Thế anh chẳng biết gì về Ngài Chim quạ nhọn mỏ mà lại tham dự cuộc thi nầy hay sao?". - "Xin ông tha lỗi cho. Tôi vốn khờ khạo về chuyện đời". - "Khổ quá". Giám đốc lắc đầu. "Anh chẳng biết về Ngài Chim quạ nhọn mỏ thì kẹt quá... Nhưng thôi, chuyện đâu cũng còn đấy. Mời anh đi theo tôi". Tôi bước theo ông ta ra khỏi phòng, đi qua hành lang, lấy thang máy lên tầng 6, rồi lại qua một hành lang nữa. Cuối hành lang có tấm cửa sắt to lớn. Giám đốc bấm nút chuông, tức thì có anh cảnh vệ vạm vỡ bước đến, xác nhận là ông Giám đốc, rồi mới mở khoá cửa. Cung cách phòng bị thật là nghiêm nhặt. - "Ngài Chim quạ nhọn mỏ ở trong nầy". Giám đốc nói. "Ngài Chim quạ nhọn mỏ là giống chim quạ đặc biệt từ ngàn xưa đến nay chỉ ăn bánh nướng nhọn mỏ mà sống...". Giám đốc khỏi cần giải thích gì thêm. Phòng trong có trên trăm con chim quạ. Căn phòng có trần cao đến 5 thước nầy trông giống như một kho chứa hàng, với vô số thanh ngang treo lủng lẳng, trên đó hàng đàn chim quạ đang đậu san sát nhau. Chim quạ nhọn mỏ to lớn hơn chim quạ thông thường rất nhiều, con lớn toàn thân dài đến cỡ một thước, con nhỏ cũng đến 6 tấc là ít. Nhìn kỹ thì thấy chúng chẳng có mắt. Ở chỗ đáng lẽ là mắt ấy, chỉ có hai cục mỡ trắng hếu. Thêm vào đó, toàn thân chúng mập tròn căng phồng đến muốn nứt tung ra. https://thuviensach.vn Chúng tôi vừa bước vào phòng, lũ quạ nghe tiếng liền đập cánh phành phạch đồng loạt kêu la. Lúc đầu chỉ nghe như tiếng ồn gầm thét gì đấy, nhưng một hồi sau, quen tai dần mới nhận ra là lũ quạ kêu lên những tiếng nghe như là: Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Lũ quạ trông thật thô bỉ. Giám đốc vừa lấy bánh nướng nhọn mỏ trong hộp cầm tay ra ném xuống sàn, lập tức hàng trăm con chim quạ nhọn mỏ ấy đồng loạt bay ào đến. Rồi tranh giành nhau, mổ vào chân, mổ vào mắt nhau. Trời đất ơi! mổ cả vào mắt nhau như thế thì bảo sao không mù mắt cho được! Giám đốc lại lấy ra một hộp bánh khác, lần nầy là một thứ bánh trông hình dáng giống như bánh nướng nhọn mỏ, lại rải xuống sàn. - "Xem đây, thứ nầy là bánh dự thi, nhưng không được giải nào cả đấy". Lũ quạ lại bay ào đến như lần trước, nhưng khi cắn vào biết không phải là bánh nướng nhọn mỏ thì nhổ cả ra, rồi bao nhiêu cái mỏ ấy giận dữ kêu ầm lên: Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Tiếng kêu rú đồng loạt của lũ quạ dội lên trần nhà rồi dội ngược vào sâu trong tai tôi, nghe nhức nhối cả tai lẫn óc. - "Thấy chưa, chim chỉ ăn bánh nướng nhọn mỏ chính hiệu thôi". Giám đốc nói, có vẻ tự hào. "Đồ giả thì chẳng thèm nếm nữa kia". Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. - "Nào, ta thử bánh nướng nhọn mỏ mới của anh xem sao nhé. Chim ăn bánh thì anh được trúng tuyển, còn chim không ăn thì rớt đấy". https://thuviensach.vn Liệu có ăn không? Tôi đâm ra lo lắng. Linh cảm thấy điều gì không hay. Đại loại, chuyện đem bánh cho lũ quạ vớ vẩn nầy ăn mà quyết định trúng tuyển hay không, thì thật là sai quấy quá. Thế nhưng Giám đốc chẳng lý gì đến ưu tư của tôi, cứ thế mà rải bánh tôi làm để dự thi ấy xuống sàn. Lũ quạ lại bay ào đến. Và hỗn loạn bắt đầu. Có con ăn bánh có vẻ ngon lành. Có con mổ vào rồi nhả ra mà kêu toáng lên đòi "Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ". Rồi những con không mổ được vào bánh đã tức giận mà mổ ngay vào cuống họng các con đang ăn bánh. Máu phun ra tung toé. Những con quạ khác ào đến giành mấy miếng bánh chim quạ nào đấy đã nhả ra, nhưng bị các con quạ to hơn đang kêu đòi "Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ. Bánh nướng nhọn mỏ" ấy túm lại, mổ xé tét bụng ra. Lũ quạ cứ thế mà mổ xé cắn giết nhau hỗn loạn cả lên. Máu đòi máu, thù gọi thù. Trông chỉ là miếng bánh thôi, thế mà đối với lũ quạ nầy, đã là tất cả. Có đúng là bánh nướng nhọn mỏ chính hiệu, hay không phải là bánh nướng nhọn mỏ chính hiệu, chỉ có chuyện đó là vấn đề sinh tử đối với chúng thôi. - "Ông thấy chưa!" Tôi nói với Giám đốc. "Thình lình mà ném tất cả bánh xuống nên kích thích chúng mãnh liệt quá đấy thôi". Nói xong, tôi một mình bước ra khỏi phòng, lấy thang máy đi xuống, rồi ra khỏi hãng Bánh Nướng Nhọn Mỏ. Cũng có tiếc món tiền thưởng 2 triệu Yen ấy thật, nhưng suốt cuộc đời còn dài của mình mà phải chìu lụy lũ quạ thô bỉ thế kia, thì tôi hoàn toàn không thể chấp nhận được. Tôi muốn tự mình làm ra món mình thích mà ăn. Còn lũ quạ ấy thì cứ xâu xé nhau đến chết tiệt cả đi là tốt nhất. Dịch xong 11-2004 -------------------------------- https://thuviensach.vn 1 Heian (794-1192): một thời đại thịnh trị trong lịch sử Nhật bản, thiên hạ thái bình, văn hoá phát triển mạnh. 2 2 triệu Yen khoảng 20 ngàn Mỹ kim. https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Cái Nghèo Của Tôi Hình Miếng Bánh Phó Mát Vợ chồng tôi đặt tên cho khu đất ấy là "Vùng Tam-Giác". Không gọi thế thì tôi chẳng còn biết nên gọi là gì nữa. Bởi khu đất ấy quả thật giống như hình vẽ một tam-giác. Vợ chồng tôi đã có thời sống trên "Vùng Tam-Giác" ấy. Chuyện đâu khoảng năm 1973 hoặc 1974. Gọi là "Vùng Tam-Giác", thế nhưng bạn tưởng tượng ra hình Delta thì khổ cho tôi. Cái Vùng Tam-Giác mà tụi tôi đã sống, nó dài mà hẹp hơn kia, giông-giống như một cái nêm chặn cửa ấy. Nói rõ hơn một chút thì: trước hết, xin tưởng tượng ra một cái bánh phó-mát còn nguyên vẹn hình tròn. Rồi lấy dao cắt bánh ra làm mười hai phần đều nhau. Nghĩa là lần lượt xén mười hai phần như trên mặt đồng hồ ấy. Kết quả tất nhiên là mười hai miếng bánh, mỗi miếng có một mũi nhọn 30 độ. Thế rồi, chọn lấy một miếng thôi, đặt lên đĩa, vừa nhấm nháp trà Tàu hay gì đấy, mà ngắm xem. Đấy, miếng bánh phó-mát hẹp mà dài, có mũi nhọn 30 độ ấy là hình dạng chính xác của Vùng Tam-Giác mà tụi tôi đã ở ngày trước. Có thể bạn thắc mắc tại làm sao lại thành miếng đất có hình thù kỳ dị như thế. Mà cũng có thể bạn chẳng thắc mắc gì cả. Đằng nào cũng chả sao. Ngay chính tôi đây cũng chẳng hiểu tại sao lại ra thế. Đã thử hỏi người địa phương rồi, nhưng cũng chẳng rõ gì hơn. Miếng đất ấy từ đời xửa đời xưa đã có hình tam-giác như thế rồi, bây giờ cũng vẫn hình tam-giác như thế, mà từ đây về sau, cũng sẽ còn giữ hình tam-giác như thế dài dài. Có vẻ người địa phương không ai muốn nói đến Vùng Tam-Giác ấy, mà cũng chẳng ai muốn nghĩ gì đến nó nữa. Lý do tại sao họ lạnh nhạt với Vùng Tam-Giác ấy, cứ như là với cục u sau vành tai của họ, thì tôi chẳng rõ. Có lẽ là vì hình dạng kỳ dị của nó chăng? https://thuviensach.vn Hai bên Vùng Tam-Giác ấy có hai đường ray xe lửa. Một đường thuộc xe lửa quốc-doanh, đường kia tư-doanh. Hai đường ray nầy chạy song song nhau một đỗi, nhưng đến đây lại cắt xéo nhau thành đỉnh nhọn 30 độ. Cứ như là xâu xé nhau mà phân cách hai miền Nam Bắc. Đứng ở đấy mà nhìn thì cũng là một quang cảnh tráng tuyệt. Từ đỉnh nhọn của Vùng Tam-Giác nhìn các chuyến xe lửa chạy lui chạy tới một hồi, lại có cảm giác đang đứng trên boong tàu của một khu-trục-hạm nhìn xuống mặt biển đang rẽ ra làm đôi trước mũi tàu. Thế nhưng, từ quan điểm cư trú, sinh hoạt mà nhìn thì Vùng Tam-Giác nầy quả thật là một thứ quái vật kinh khủng. Trước hết, là ồn kinh khiếp. Mà tất nhiên là phải ồn thế rồi. Bị kẹp sát ngay giữa hai đường ray xe lửa thì làm sao mà không ồn cho được. Mở cửa trước ra là thấy xe lửa chạy ngay sát mắt mình, mở cửa sổ phía sau thì một xe lửa khác chạy ngay sát mắt mình. Nói "ngay sát mắt mình" không quá đáng tí nào đâu. Bởi xe lửa thật sự chạy gần mình đến nỗi có thể đưa mắt chào hỏi hành khách ngồi trong toa nữa kia. Bây giờ nhớ lại, tôi còn cảm thấy thán phục mình đã chịu đựng được chuyện ấy. Có lẽ bạn sẽ bảo là: nhưng mà khi chuyến xe lửa cuối cùng trong ngày chạy qua rồi thì hết ồn chứ gì. Ừ thì suy nghĩ thông thường là như thế. Ngay cả tôi trước khi thực sự dọn vào ở đấy, cũng đã nghĩ như thế rồi. Nhưng thực tế, ở vùng ấy không có chuyến nào là chuyến xe lửa cuối cả! Các chuyến chở hành khách vừa dứt khoảng trước 1 giờ đêm một tí, thì các chuyến xe lửa chở hàng hoá tiếp nối sau đấy ngay. Các chuyến xe lửa chở hàng chạy suốt đêm đến khoảng trời sáng thì các chuyến chở hành khách của ngày hôm sau lại bắt đầu. Cứ như thế mà chuyến nầy tiếp nối chuyến kia, ngày nầy qua ngày khác, liên miên không dứt. Chao ôi! Tụi tôi mà "đặc biệt" chọn chỗ như thế để ở, nói gì đi nữa, cũng là vì giá thuê nhà quá rẻ. Nhà một căn riêng biệt, ba phòng, có phòng tắm, có cả https://thuviensach.vn khoảnh vườn nhỏ, mà tiền thuê chỉ bằng khoảng một phòng cho thuê thông thường cỡ 6 chiếu 1. Mà là một căn riêng biệt nên có nuôi mèo trong nhà như vợ chồng tôi cũng chẳng sao. Cứ như là căn nhà xây "đặc biệt" cho vợ chồng tôi thuê vậy. Vừa mới kết hôn, chẳng phải tự hào gì, chứ có được kể trong cuốn Kỷ lục Guinness là gia đình nghèo nhất thế giới, cũng không có gì lạ. Tụi tôi đọc thấy căn nhà cho thuê ấy trên tờ quảng cáo dán trên cửa kính tiệm nhà-đất trước ga. Chỉ xét điều kiện thuê nhà, giá thuê và thành phần phòng-ốc mà thôi, thì quả là một món hời đến kinh dị! - "Rẻ thì rẻ thật đấy". Ông nhà đất đầu hói ấy bảo. "Ừm, có ồn lắm thật, nhưng nếu chịu được thì cũng có thể gọi là một món hời lắm". - "Dù sao đi nữa, có thể đến xem được không?" - "Được chứ. Nhưng cô cậu tự mình đi xem hộ tôi nhé. Tôi cứ đến đấy là phát nhức đầu". Ông ta trao chìa khoá, và vẽ bản đồ đến nhà ấy cho tụi tôi. Một tay nhà đất thật dễ tính! Từ ga mà nhìn thì Vùng Tam-Giác ấy trông gần xịt. Thế nhưng thực tế, đi bộ mà tìm đến nơi, mới thấy đến được chỗ ấy cũng tốn thì giờ kinh khủng! Phải đi vòng theo đường ray xe lửa, leo qua cầu bắc ngang đường ray, rồi đi lên đi xuống một thôi đường dốc bẩn thỉu, mới vòng ra được phía sau của Vùng Tam-Giác ấy. Chung quanh chẳng có hàng quán gì cả. Đúng là một vùng đất heo hút. Vợ chồng tôi vào trong căn nhà dựng lẻ loi ở đỉnh nhọn của Vùng Tam Giác, lớ quớ trong ấy khoảng một tiếng đồng hồ. Trong thời gian ấy, đủ thứ xe lửa chạy qua. Những chuyến tốc hành chạy qua, kính cửa sổ va vào nhau thành tiếng lục cục. Khi xe lửa chạy qua thì không thể nghe nhau nói được. Đang nói gì với nhau mà xe lửa chạy qua thì tụi tôi lại ngậm miệng chờ cho xe lửa chạy xa đi. Vừa bớt ồn để bắt đầu nói tiếp, thì chuyến xe sau lại chạy https://thuviensach.vn đến. Tình cảnh ấy hẳn đáng gọi là "truyền thông gián đoạn", hay "truyền thông phát tán" gì gì đấy, rất có vẻ Jean-Luc Godard 2. Tuy vậy, ngoài chuyện ồn ra, cảnh nhà thì trông được lắm. Lối xây cất quả có hơi cũ và toàn thể có vẻ hư hại, thế nhưng có đầy đủ gian chính đường, hiên nhà trông ra vườn... tạo cảm giác thoải mái. Ánh nắng mùa xuân chiếu qua cửa sổ, rọi thành khung nắng vuông nhỏ ấm áp trên sàn chiếu. Giống như căn nhà tôi đã sống ngày còn bé tí. - "Thuê nhà nầy đi em". Tôi nói. "Đúng là ồn thật đấy, nhưng rồi cũng quen đi ấy mà". - "Anh đã nói thế thì em cũng nghe theo thôi". Nàng đáp. - "Ở đây, ngồi yên như thế nầy, lại có cảm giác cứ như là mình đã kết hôn và có gia đình riêng của mình ấy". - "Chứ mình đã kết hôn rồi kia mà!" - "Ờ thì đã đành là thế". Tôi nói. ° ° ° Tụi tôi trở lại tiệm nhà đất, tỏ ý muốn thuê nhà ấy. - "Không ồn à?". Ông nhà đất hói đầu ấy hỏi. - "Ồn thì có ồn chứ, nhưng thế nào rồi cũng quen đi ấy mà". Tôi nói. Ông nhà đất gỡ mắt kính ra, lấy vải-lưới lau, rồi nhắp một ngụm trà trong cốc, xong đeo mắt kính lại, nhướng mắt nhìn mặt tôi. - "Ờ, còn trẻ mà". Ông nói. - ""Vâng". Tôi nói. https://thuviensach.vn Thế rồi, tụi tôi làm giấy tờ thuê căn nhà ấy. ° ° ° Dọn nhà đến chỉ cần một chiếc xe tải nhỏ của bạn tôi là đủ. Chăn nệm, áo quần, soong chảo, đèn bàn, vài cuốn sách, một con mèo, toàn bộ tài sản của vợ chồng tôi chỉ có thế. Máy nghe đài đã không có mà TV cũng không. Máy giặt, tủ lạnh, bàn ăn, lò sưởi, điện thoại, máy nước nóng, máy hút bụi, máy nướng bánh mì... đều chẳng có. Vợ chồng tôi nghèo đến mức như thế đấy. Nên gọi là dọn nhà, chứ chỉ cần không tới 30 phút là xong. Không có tiền thì đời sống đơn giản vô cùng. Người bạn giúp dọn nhà có vẻ kinh ngạc lắm khi nhìn thấy nhà trọ mới của vợ chồng tôi bị kẹp sát giữa hai đường ray xe lửa. Xong xuôi chuyện dọn nhà, anh ấy nhìn tôi chắc định nói gì đấy, đúng lúc xe lửa tốc hành chạy qua, nên tôi chẳng nghe được gì cả. - "Cậu vừa nói gì thế?" - "Chỗ thế nầy mà người ta cũng ở được nhỉ!". Anh ấy cảm thán. ° ° ° Kết cuộc, vợ chồng tôi đã ở đấy hai năm trời. Có lẽ xây cất không kỹ, nên gió lòn vào khắp nơi trong nhà. Vì vậy, mùa hè thì mát mẻ, bù vào đấy, mùa đông thì đúng là địa ngục trần gian. Không có tiền mua lò sưởi, nên hễ tắt nắng là tôi và nàng cùng con mèo chui ngay vào chăn, ôm nhau mà ngủ. Sáng thức dậy thấy bồn rửa chén đóng băng, là chuyện rất thường xảy ra. Đông qua, xuân đến. Mùa xuân là mùa tuyệt vời nhất. Xuân đến, cả tôi lẫn nàng và con mèo đều thở hơi nhẹ nhõm. Trong tháng Tư, đã có vài ngày xe lửa đình công. Những ngày xe lửa đình công thì tụi tôi thật là hạnh phúc. https://thuviensach.vn Suốt cả ngày không có một chuyến xe lửa nào chạy qua trên cả hai đường ray ấy. Tôi và nàng ôm con mèo bước xuống đường ray, tắm nắng. Chung quanh im vắng cứ như là đang ngồi dưới đáy hồ nước. Vợ chồng tôi lúc ấy còn trẻ, vừa mới kết hôn, ánh nắng mặt trời lại miễn phí nữa. ° ° ° Ngày nay, mỗi lần nghe ai nói chữ "nghèo", tôi lại nhớ đến khu đất hình tam-giác dài mà hẹp ấy. Bây giờ, không biết có ai ở trong căn nhà ấy không nhỉ? Dịch xong 10-2004 -------------------------------- 1 Chiếu: tấm cói dày lót sàn phòng, cũng là đơn vị diện tích phòng và nhà ở, khoảng 180 cm x 90 cm. 2 Jean-Luc Godard (1930- ): nhà đạo diễn Pháp nổi tiếng, là ngọn cờ đầu của phim ảnh Đợt Sóng Mới - Nouvelle Vague, với những tác phẩm phê phán thời đại. https://thuviensach.vn NGÀY ĐẸP TRỜI ĐỂ XEM KANGAROO Haruki Murakami www.dtv-ebook.com Năm Của Spaghetti 1971. Đó là năm của spaghetti. Năm 1971, tôi đã mải miết luộc spaghetti để sống, và mải miết sống để luộc spaghetti. Năm ấy, quả thật làn hơi nước ngào ngạt bốc lên từ nồi nhôm chính là niềm tự hào của tôi, và nước xốt cà-chua sôi thành tiếng sục sục trong chảo đã cho tôi niềm hy vọng. Năm ấy, tôi đã tậu được một nồi nhôm to tướng, đủ nước tắm cỡ một con chó béc-giê Đức, một đồng hồ đo giờ nấu nướng; đã đi rảo khắp các siêu thị chuyên bán thức-ăn-nhập-cảng cho người ngoại quốc để gom góp đủ các thứ gia vị có những cái tên lạ hoắc, và lục tìm trong các nhà sách tiếng Âu Tây ra được mấy cuốn sách chuyên môn về món spaghetti; còn cà chua thì mỗi lần mua hàng tá. Tỏi, hành tây, dầu xà-lách,... đủ thứ hầm-bà-lằng bốc lên những hạt mùi li-ti bay tán loạn trong không khí, rồi quyện lại với nhau thành một thể, ướp đẫm lên khắp các xó xỉnh trong căn phòng trọ sáu chiếu[xxxvi]. Mang máng giống như mùi nước cống của thành La Mã thời cổ. Sự tích của năm spaghetti kỷ nguyên 1971 đấy. ° ° ° Trên cơ bản thì tôi một mình luộc spaghetti, rồi ăn spaghetti một mình. Tất nhiên, cũng không phải là không có lúc nào đấy cùng ăn với một người nào khác, nhưng tôi thì thích ăn spaghetti một mình hơn nhiều. Tôi cảm thấy spaghetti là món chỉ để ăn một mình thôi. Lý do tại sao thì tôi chẳng rõ. https://thuviensach.vn Spaghetti luôn luôn có trà và xà-lách kèm theo. Ấm trà đủ cho ba tách, và xà-lách chỉ cần trộn thêm mấy khoanh dưa leo. Các thứ ấy bày tề chỉnh lên bàn xong, vừa liếc đọc nhật-báo vừa thong thả ăn spaghetti một mình, cứ thế những ngày spaghetti nối tiếp nhau từ chủ nhật đến thứ bảy vừa xong, thì từ chủ nhật mới, những ngày spaghetti mới lại bắt đầu tiếp nối. Ngồi ăn spaghetti một mình như thế, lại có cảm giác như sắp sửa có tiếng gõ cửa của ai đấy đang tìm đến phòng mình. Những buổi chiều mưa, cảm giác ấy lại càng rõ hơn. Những nhân vật hay tìm đến phòng tôi thì tùy lúc mà khác nhau. Có lúc là người chưa từng quen biết, có lúc là người tôi nhớ đã gặp đâu đấy rồi. Có lúc là cô gái có đôi chân mảnh khảnh đến thương, mà tôi đã hò hẹn một lần duy nhất thời trung học cấp ba; có lúc là chính tôi mấy năm về trước; có lúc lại là William Holden cặp kè Jennifer Jones[xxxvii] mà tìm đến. William Holden? Thế nhưng, chẳng một người nào bước chân vào phòng tôi cả. Họ chỉ lớ xớ trước cửa phòng như lưỡng lự không biết có nên vào không, cuối cùng chẳng ai gõ cửa, cứ thế mà đi đâu mất. Ngoài trời đang mưa. Xuân, hạ, rồi thu, tôi đã mải miết luộc spaghetti suốt ba mùa rồi. Cứ như là chuyên-chú vào việc phục thù gì đấy. Như người con gái cô đơn ngồi nhét vào lửa lò sưởi từng lá thư tình từ người yêu phản bội, tôi mải miết luộc spaghetti mùa nầy qua mùa khác. Tôi nhồi bóng thời gian đã dẫm lên, thành hình dáng chó béc-giê Đức trong chậu, thả vào nồi nước sôi bốc khói, rắc thêm ít muối. Rồi tay cầm đôi đũa cả, đứng trước nồi nhôm mà canh chừng, không rời một bước, cho đến khi đồng hồ đo giờ nấu nướng kêu lên đau-đớn một tiếng "tình" bi thảm. https://thuviensach.vn Đám spaghetti rất là ma-mãnh, nên mắt tôi không thể nào rời họ được. Họ như lúc nào cũng sẵn sàng trượt thoát qua vành nồi mà trà trộn mất tăm vào bóng đêm tăm tối. Giống như rừng nhiệt đới nuốt trọn những cánh bướm màu rực rỡ vào thiên thu, đêm tối cũng âm thầm chờ đợi những spaghetti đào thoát. Spaghetti bolognese, Spaghetti basirico, Spaghetti pesi, Spaghetti carbonara, Spaghetti lưỡi bò, Spaghetti nghêu, nước xốt cà-chua, Spaghetti tỏi, và Spaghetti không tên, là bi-kịch spaghetti trộn chung vô-tội-vạ đủ thứ hầm-bà-lằng còn dư trong tủ lạnh. Đám spaghetti đã sinh nhằm nồi nước sôi, trôi tuột đi như dòng sông trên vách nghiêng thời gian của năm 1971 mà biến mất. Tôi thương tiếc họ. Những spaghetti của năm 1971. ° ° ° Điện thoại reo lúc 3 giờ 20 phút, lúc tôi đang nằm chường trên sàn chiếu, lơ đãng ngắm trần nhà. Ánh nắng mùa đông chỉ chiếu một vũng ánh sáng đúng vào chỗ tôi đang nằm mà thôi. Như con ruồi chết, tôi nằm dài https://thuviensach.vn như thế, lơ-tơ-mơ giờ nầy sang giờ khác, trong ánh nắng tháng mười hai năm 1971. Lúc đầu, không nghe ra là tiếng chuông điện thoại. Nghe chỉ như là dăm mảnh ký ức không quen, rụt rè chui luồn qua những tầng không khí mà tìm đến. Nghe vài lần như thế chất chồng lên nhau mới bắt đầu lờ-mờ ra dạng chuông điện thoại, rồi cuối cùng mới nhận ra trăm phần trăm là tiếng chuông điện thoại. Tiếng chuông trăm phần trăm rúng động không gian trăm phần trăm hiện thực. Tôi vẫn giữ tư thế nằm chường như thế, với tay bắt điện thoại. Đầu dây bên kia có tiếng một người con gái, ấn tượng thật mờ nhạt, loại con gái biến mất tăm dạng khoảng 4 giờ rưỡi chiều. Hoá ra là cô người yêu cũ của một người tôi quen. Mà cũng chẳng quen gì lắm. Gặp nhau đâu đó thì chào hỏi, thế thôi. Vài năm trước, với duyên cớ khó hiểu mà làm ra vẻ hợp lý, họ trở thành người yêu của nhau, rồi vài tháng trước đây, cũng với duyên cớ tương tự, họ chia tay nhau. - "Anh có thể cho em biết anh ấy đang ở đâu không?". Cô ấy hỏi. Tôi ngắm ống nói, rồi nhìn dõi theo chiều dài dây cáp điện thoại. Chẳng có chỗ nào đứt đoạn trên dây cả. - "Sao lại hỏi tôi?". Tôi nói. - "Vì chẳng ai cho em biết cả". Cô nói, giọng lạnh lùng. "Anh ấy đang ở đâu?". - "Tôi đâu biết". Tôi đáp. Nói ra thế, chứ nghe chẳng ra giọng của mình. Cô ta im bặt. Ống nói lạnh ngắt như một trụ nước đá. Chung quanh tôi, tất cả mọi thứ dần dần đông đặc thành trụ nước đá. Cứ như là cảnh phim khoa học giả https://thuviensach.vn tưởng của J. G. Ballard[xxxviii] vậy. - "Không biết thật đấy". Tôi nói. "Anh ta âm thầm biến đâu mất rồi mà". Nghe có tiếng cô ấy bật cười ở đầu dây bên kia. - "Anh ta nào có phải là thứ đàn ông để ý để tứ thế đâu. Chuyện gì cũng hét toáng lên vung vít, mà rồi chẳng làm được gì ráo". Quả đúng như cô ấy nói. Anh ta chẳng để ý chuyện gì cả thật. Thế nhưng tôi cũng không thể cho cô ấy biết chỗ ở của anh ta. Nếu mà biết tôi đã cho cô ấy hay, thế nào anh ta cũng sẽ điện thoại lại đây. Chuyện lộn xộn vớ vẩn kiểu nầy thì tôi đã ớn quá rồi. Đã đào một hố sâu ngoài vườn sau nhà mà chôn lấp cả rồi. Chẳng ai còn có thể đào lên được nữa. - "Xin lỗi nghe". Tôi nói. - "Anh ghét em đấy chứ gì". Cô ấy đột ngột nói. Tôi chẳng biết nên trả lời sao. Ngay từ đầu đã chẳng có ấn tượng gì rõ ràng về cô nầy cả. - "Xin lỗi nghe". Tôi lặp lại. "Tôi đang bận tay luộc spaghetti đây". - "Hả?" - "Đang bận tay luộc spaghetti đây mà". Tôi cho nước tưởng tượng vào nồi tưởng tượng rồi bật diêm tưởng tượng châm lửa tưởng tượng. - "Thì sao?". Cô ấy hỏi. Tôi nhẹ tay buông bó spaghetti tưởng tượng vào nồi nước sôi tưởng tượng, rắc muối tưởng tượng và canh đồng hồ đo giờ nấu nướng tưởng https://thuviensach.vn tượng khoảng 15 phút. - "Đang bận tay luộc spaghetti, sợ nở quá mà dính lại với nhau thì phiền lắm". Cô ta lặng thinh. - "Món nầy khó lắm". Tôi nói thêm. Trong tay tôi, ống nói lại bắt đầu trượt xuống dốc dưới không độ. - "Hay là cô gọi lại lúc khác vậy nhé?". Tôi vội vàng nói thêm. - "Bởi anh đang bận tay luộc spaghetti à?". Cô ta nói. - "Ừ, đúng thế". - "Ăn một mình à?" - "Đúng thế". Cô thở dài. "Nhưng em đang kẹt thật đấy". - "Xin lỗi đã không giúp được gì". Tôi nói. - "Còn chuyện tiền nong nữa chứ". - "À". - "Em muốn anh ấy trả lại cho em". - "Xin lỗi nghe". - "Anh bận tay luộc spaghetti..." - "Vâng". https://thuviensach.vn