🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn - Phạm Lữ Ân Ebooks Nhóm Zalo MỤC LỤC Ai qua là bao chốn xa… Khoảnh khắc nào thơ dại bỏ ta đi Đơn giản chỉ là hạnh phúc Những khoảng trống không phải để lấp đầy Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn Hơn một khoảnh khắc bị bỏ lỡ Ngược dòng nước mắt Chúng ta chẳng có nơi nào khác để đi… Những gạch nối từ quá khứ “Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng” Tiếng người hay chỉ tiếng chiêm bao? Như chờ tình đến rồi hãy yêu Ta sẽ làm chi đời ta Một chùm hoa vô ưu Yêu hơn một người? Tiền tài như phấn thổ? Đó cũng là khi ta lạc mất nhau rồi Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi! Lắng nghe lời thì thầm của trái tim Khi bạn đau lòng, đừng ngại rơi nước mắt Khi ấy, một người đàn ông sẽ ra đời Bởi ta là con người Còn thời cưỡi ngựa bắn cung Hãy giữ lấy nhành xa trục thảo đầu tiên Khi cô ngựa vằn khoác lên mình bộ lông báo đốm Tuổi của ta là tuổi của trái tim… Yêu thương từ nơi rất xa Yêu thương từ nơi rất xa Dư vị từ những tình bạn nhạt nhòa Bên đời ta còn ai đó lạc loài… Hãy kiêu hãnh và tự do, như những chú gà rừng Có một cuốn sách bên trong bạn Nếu biết trăm năm là hữu hạn… “Đã qua mất rồi bao cơ hội được yêu…” Sao ta sống nổi với mình? Và sẽ chẳng còn gì trên bờ cát thời gian Về nghề báo - Từ những điều bé nhỏ và chân thật Dẫu sao cũng đừng sợ hãi con người Bởi vì yêu chính là đã nhận Sự hữu hạn của cảm xúc Những mảnh ký ức cuối năm Kính tặng ba mẹ, vì đã luôn dạy chúng con sống chính trực và biết yêu thương. Tặng hai con Phạm Đăng Thuyên và Phạm Đăng Chương, vì những tiếng cười và niềm hạnh phúc vô bờ mà các con mang đến cho ba mẹ mỗi ngày. PHẠM LỮ ÂN là bút danh chung của: * Đặng Nguyễn Đông Vy với các tác phẩm đã in: Hãy tìm tôi giữa cánh đồng (Sáng tác) - NXB Trẻ, Làm ơn hãy để con yên (biên dịch) - NXB Trẻ. * Phạm Công Luận với sách đã in: Chú bé Thất Sơn - NXB Trẻ, Đường phượng bay - NXB Kim Đồng, Những sắc màu Nhật Bản (viết chung với Asako Kato) - NXB Trẻ, Những lối về ấu thơ (Tản văn) - NXB Hội Nhà Văn. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình? (Lắng nghe thời thì thầm của trái tim) Yêu và biết cách yêu là hai điều khác nhau, phải vậy không? Ta luôn có thể yêu cho bản thân mình, bằng cách nào cũng được, nói hay không nói, chia sẻ hay không, nhưng để yêu cho người khác thì phải biết cách yêu - tức là biết cách bắt sóng cảm xúc của người ấy để vuốt ve, yêu thương, chia sẻ với những cảm xúc thường tìm cách lẩn trốn ấy. (Đó cũng là khi ta lạc mất nhau rồi) Cuộc đời này rất giống một nụ hôn, nó có thể khiến bạn hạnh phúc, cũng có thể làm bạn vỡ mộng, nó có thể khiến bạn nhận ra mình yêu, hay nhận ra mình hoàn toàn không yêu. Nó chứa đựng những bí mật mà bạn chỉ khám phá được sau khi đã hoàn thành. (Hãy kiêu hãnh và tự do, như những chú gà rừng) Ồ, cuộc đời cũng như hơi thở vậy thôi. Ta không thể hít một hơi dài quá khả năng của mình. Nhưng ta có thể hít sâu hết khả năng của mình trong từng hơi thở. Tôi vẫn tin rằng nếu bạn thực sự biết hưởng thụ, bạn luôn thấy mình đã sống rất sâu. Nếu đã biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu…? (Nếu biết trăm năm là hữu hạn…) Giữa những người lạ, ta cần một người quen. Giữa những người quen, ta cần một người yêu. Giữa những người yêu, ta cần một người hiểu. Giữa những người hiểu, ta cần một người tin. Tin và được tin. Như thế, yêu chưa phải là “kết cục có hậu” của một đười người. Yêu, mới chỉ là một nửa chặng đường dài mà thôi. (Bởi ta là con người…) Niềm hạnh phúc sâu xa và trọn vẹn nhất mà chúng ta cảm nhận được trong tình yêu, không phải khi ta nhận ra rằng mình được yêu mà là khi ta nhận ra rằng mình yêu. (Bởi vì yêu chính là đã nhận) Ai qua là bao chốn xa… Có một hôm, tình cờ lạc vào forum tường cũ, tôi đọc được câu này của một người bạn thân thiết thuở ấu thơ. “Bình yên - là khi được ra khỏi nhà”. Tôi hiểu vì sao bạn viết vậy, và tôi đọc được phía sau dòng chữ ấy là một nỗi buồn vô hạn. “Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nhưng hàm nghĩa của nó thì có thể rất mênh mông. “Nhà” trong nỗi buồn của bạn là căn biệt thự vắng người, và mỗi khi có người thì đầy tiếng cãi vã. “Nhà” trong ký ức của tôi là nơi tôi chạy quanh chân ba trong cái sân nhỏ có trồng những cây cà chua khi tôi chưa đầy ba tuổi. “Nhà” trong nỗi nhớ của cô bạn thân vừa dọn qua khu phố mới kín cổng cao tường, chính là cái xóm nhỏ ồn ào mà thân mật, những ngôi nhà cũ có hàng rào thấp và thưa, nơi người này có thể đứng ngoài đường mà lơ đãng ngó vô phòng khách nhà người khác. “Nhà” đối với những người xa quê hương chính là cái dải đất hình chữ S nhỏ nhắn bên bờ biển Đông, và đối với những phi hành gia làm việc trên trạm không gian, nhà có thể chính là viên ngọc xanh tuyệt đẹp ngoài vũ trụ kia đang quay rất chậm. “Nhà” cũng có thể là tình yêu của một ai đó dành cho ta, là trái tim ấm áp của một ai đó, nơi mà ta luôn ao ước được chạy đến náu mình. Để tìm lại sự bình yên. “Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu của sự bất hạnh. Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm. Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thẻ bằng một giọt nước mát. Dù thế nào, cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về. Bạn của tôi ơi, tôi còn nhớ khi chúng ta còn nhỏ, cùng ngồi chung một chiếc ghế mây dưới tán mận trong vườn nhà, mẹ của bạn đã hát cho chúng ta nghe câu hát này: “Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà…” Tôi vẫn nhớ, cho đến bây giờ, vẫn nhớ bài hát ấy. Và tôi vẫn nghĩ rằng, nếu không nơi đâu bằng được mái nhà mình, thì điều tối thiểu ta có thể làm cho ký ức của mình, là đừng để nó trái nghĩa với sự bình yên. Và rằng đừng đợi đến khi ta “qua bao chốn xa” rồi mới thấy yêu thương nó, vì biết đâu, đến khi ấy thì ta đã không thể nào về lại được. Khoảnh khắc nào thơ dại bỏ ta đi Em sẽ tặng anh một mảnh đời mình. Nơi chính em cũng chưa từng bước tới… J.L.BORGES Khi xem xong bộ phim Juno[1], mấy cô cháu của tôi hỷ hả khen kết thúc phim thật có hậu, thật nhân bản. Riêng chị tôi ngồi trầm ngâm giữa đám con gái. Bộ phim đúng là thực tế một cách hài hước, khiến các bậc cha mẹ phải suy nghĩ về cách ứng xử của mình khi con cái… lỡ lầm. Nhưng sự mãn nguyện của các cô gái với kết thúc phim đã khiến chị băn khoăn… Trong phim, Juno và cậu bạn trai - người mẹ và người cha bất đắc dĩ - sau những ngày tháng quay cuồng đã trở lại con đường của mình… và tiếp tục cuộc đời còn rộng mở của họ. Đứa trẻ được ra đời, lớn lên dưới tình yêu thương của một người mẹ khác, và có thể sẽ hạnh phúc. Và Juno sẽ không phải mang gánh nặng của sự ăn năn như nhiều cô gái khác. Cháu gái tôi nhắc lại một mẩu tin trên báo, rằng ngày 1-10 vừa qua, có hơn 3.000 người đã đến chùa Từ Quang ở Sài Gòn để cầu siêu sám hối vì trót phá bỏ hoặc không thể giữ được sự sống cho hơn 5.000 thai nhi. Cô nói: “Trong số đó hẳn có nhiều người ước mình từng chọn lựa (và được chọn lựa) như Juno”. Chị tôi lặng im một hồi lâu rồi thốt lên rằng, bộ phim đã bỏ qua một điều rất quan trọng, vô cùng quan trọng. Đó là những vết thương lòng. Juno và bạn trai - dù muốn hay không, dù nhớ hay quên thì họ cũng đã là một người mẹ và một người cha. Và cô bé và cậu bé, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Nhưng chắc rằng, Juno đã mang trong tim mình một vết thương lòng. Cô có thể quên nó đi trong đoạn đời còn trẻ và vô tư lự, nhưng rồi một ngày, nó sẽ tấy lên khi cô đã là một người mẹ thực sự và có những đứa con khác. Và một khi vết thương ấy rỉ máu trở lại, nó không bao giờ lành nữa. Hãy hỏi những người mẹ. Họ sẽ nói - một đứa con gái ngoài ý muốn và để nó rời khỏi mình theo bất cứ cách nào đều là một vết thương lòng. Những vết thương lòng của ký ức, đôi khi chúng chỉ là một vết sẹo nhỏ, nhạt nhòa, nhưng điều lạ lùng là chúng luôn có khả năng ngăn cản ta cảm nhận niềm hạnh phúc của thực tại mà ta đáng được hưởng. Giống như bạn đang ăn một chén cơm gạo mới thơm ngon và cắn phải một hạt sạn nhỏ. Cảm giác của hai hàm răng khi cắn hạt sạn sẽ xóa đi cảm giác ngon miệng trước đó, và sau đó. Thậm chí, đôi khi, ta nhớ cái cảm giác rạn vỡ đó suốt đời. Chúng ta vẫn đọc trên các diễn đàn và trên báo chí những tranh luận chưa bao giờ dứt về việc trao gửi thân xác trước hay sau hôn nhân. Đôi khi, chúng ta cười như mếu trước khoảng cách xa lắc giữa các bài học đạo đức và dòng chảy thực tế của cuộc sống. Khi nào là sớm, khi nào là muộn? Nếu bạn muốn nghe, tôi sẽ nói cho bạn nghe điều tôi thực sự nghĩ. Đó là “khi nào” không quan trọng bằng “với ai”. Đây không phải là một bài học đạo đức, mà là điều xảy ra trong thực tế, hôm qua, hôm nay và rất lâu sau nữa. Với ai, đó là vấn đề. Có rất nhiều người tôi biết đã và đang cảm thấy hối hận, không phải vì sau hay trước mà vì trao thân gửi phận không đúng người. Nghĩa là nếu đã nhầm người thì trước hay sau đám cưới đều khốn khổ như nhau. Khi hai mươi hay khi ba mươi tuổi đều xót xa như nhau. Từ góc nhìn của người ngoài, trao nhầm trước khi cưới thì đáng chê trách hơn. Nhưng với chính cuộc đời bạn, đôi khi, trao nhầm sau khi cưới còn tệ hơn nhiều. Nếu chỉ không đúng thời điểm, có thể người ta sẽ nuối tiếc. Nhưng không hối tiếc. Trái lại, nếu không đúng người, thì ở bất cứ thời điểm nào, người ta cũng sẽ hối tiếc. Vậy thì, khi nào là đúng thời điểm? Khoảnh khắc nào là hoàn hảo để ta lìa thơ dại? Phải chăng chỉ là một đáp án đúng duy nhất: đêm tân hôn? Phải chăng trước luôn là sai lầm, và sau luôn là tối thượng? Có người nghĩ rằng chỉ cần bước qua khỏi “tuổi trẻ em” và có đủ hiểu biết để ngăn ngừa việc cho ra đời một đứa trẻ ngoài ý muốn nghĩa là đã sẵn sàng để tiến đế nơi đó - bờ cấm, ranh giới mà ta phải vĩnh biệt thơ ngây. Nơi ta rũ bỏ mọi lớp áo khác ngoài, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nơi ta tiến đến trước mặt người ấy chỉ với bản thể của ta, chỉ ta, trọn vẹn ta, không gì khác… Nhưng không phải vậy. Sẵn sàng, là khi ta đủ hiểu biết, tin cậy và tôn trọng để ngăn ngừa những vết thương lòng. Khoảnh khắc ấy sẽ tuyệt diệu nếu có sự yêu thương và trân trọng với đối phương và với chính bản thân mình. Hoặc tối thiểu, là sự tôn trọng. Đôi khi sự tôn trọng còn quan trọng hơn cả tình yêu. Bởi nếu có tình yêu mà thiếu sự tôn trọng, thì vẫn không đủ. Nếu có đủ sự tôn trọng và nhận đủ sự tôn trọng, bạn sẽ biết và sẽ có nhu cầu học cách khiến điều đó trở nên tuyệt diệu. Ngược lại, nếu thiếu sự tôn trọng, đó sẽ chỉ là một trò chơi hay một hình phạt, hay một trải nghiệm của sự đổi chác, lừa dối, ép buộc, chiếm đoạt, phục tùng, cam chịu, sợ hãi, xem thường, chán ghét… Và sẽ có ai đó tổn thương. Người ta nói nhiều về cảm xúc, về cách ngừa thai, về khoái cảm, nhưng đôi khi người ta quên nói điều này: khoảnh khắc đó là thời điểm ta dễ bị tổn thương. Khi không còn gì giấu giếm, cũng có nghĩa là không còn gì để tự bảo vệ. Khi ta bộc lộ mình rõ nhất, thật nhất, trần trụi nhất, ấy là khi ta trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Điều đó đúng cho cả nam và nữ. Khi ta sẵn sàng ở vào trạng thái dễ bị tổn thương với ai đó, là bởi ta tin vào mối quan hệ sâu đậm. Khi ta trút hết lòng mình, cũng như khi ta trút hết xiêm y vậy, là bởi vì ta tin. Tuổi thơ ngây mãi mãi là thiên đường của đời người. Nếu quyết định lìa xa nó vào thời khắc nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn lìa xa nó để đến một thiên đường khác, chứ không phải địa ngục. Và hãy chắc rằng mình chọn đúng bạn đồng hành. Nếu có bất cứ gợn suy nghĩ nào rằng bạn chưa sẵn sàng, rằng bạn chưa đủ tôn trọng hay chưa nhận đủ sự tôn trọng, rằng bạn chưa đủ tin cậy và chưa được tin cậy đủ, thì hãy dừng lại. Chầm chậm thôi, không chỉ để đợi đúng lúc mà đợi để biết chắc rằng ta gặp đúng người. Khi còn nhỏ, ta thường mong mình sớm trở thành người lớn, ta muốn bước ngay vào thế giới mênh mông đó cùng với những quyền vô hạn định. Nhưng, sự thật đắng cay mà chúng ta phải đối mặt là gì? Không ai có thể cưỡng lại thời gian. Thế cho nên cái khoảnh khắc ta sẽ phải/ được thành người lớn ấy - khoảnh khắc trở thành một người đàn ông, hay một phụ nữ thực sự - trước sau gì cũng đến. Và cùng với nó là bình yên và sóng gió, hạnh phúc và đắng cay, niềm khoái cảm ngắn ngủi và vết thương lòng dai dẳng, những điều ta kỳ vọng và cả những điều ta không hề chờ đợi… đều hứa hẹn sẽ đến theo. Còn những tháng ngày thơ dại xa xưa sẽ bỏ ta đi mãi mãi. Vô phương níu kéo. Đơn giản chỉ là hạnh phúc Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: “Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?” Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: “Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong đợi ở tụi em có điều đó thôi sao?” Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đong góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy? Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ có đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: “Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là ‘Độc lập - Tự do - Hạnh phúc’? Tại sao là ‘Hạnh phúc’ chứ không phải là ‘Thịnh vượng’ hay ‘Văn minh’? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả”. Có lẽ đó cũng là lý do tại sao đất nước Bhutan từ 3 thập niên qua đã đo lường sự phát triển của đất nước bằng chỉ số GNH (Gross National Happiness - Tổng hạnh phúc quốc gia). Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình? Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn. Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tể kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân? Khi đọc cuốn tiểu thuyết Suối nguồn dày gần 1200 trang của Ayn Rand, tôi chỉ nhớ có một câu duy nhất: “Nếu muốn nói câu ‘Tôi yêu em’ thì phải nói từ ‘Tôi’ trước đã. Tôi yêu thích triết lý đó quá chừng. Vì nó làm tôi vỡ ra nhiều thứ, giống như bài học về hạnh phúc của thầy tôi. Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội. Bởi vì, bạn biết đó, chúng ta không thể mang dến cho người khác thứ mà ta không có. Những khoảng trống không phải để lấp đầy Có hai từ thường lặp đi lặp lại trong entry của nhiều bạn trẻ, là “buồn” và “cô độc”. Dường như chưa có ai đi qua thời thiếu niên mà không từng trải qua cảm giác đó. Cô độc. Đó là lúc bạn cảm thấy tâm hồn cô quạnh ngay giữa chốn đông người, đang quây quần bên người thân mà vẫn thấy riêng mình xa cách, đang cùng bạn bè đùa mà vẫn thầm tự nhủ: “Nào có ai hiểu lòng ta”. Cô độc. Đó là khi tâm sự ngổn ngang trong lòng mà không biết tỏ cùng ai, kể cả cha mẹ hay người bạn thân thiết. Là khi ta thấy như mình bị bỏ rơi trong một thế giới đang rộng ra mãi. Là khi ta thấy tràn ngập trong tâm hồn một nỗi buồn dai dẳng không tên. Và rất nhiều khi, chỉ là nỗi buồn vô cớ. Cô độc là một tâm trạng đáng sợ. Có người trốn chạy sự cô độc bằng cách… ngủ vùi. Có người cố khỏa lấp nó bằng niềm vui ồn ào ở vũ trường hay trong những trò games, có người gặm nhấm nó bằng nước mắt. Có người thăng hoa vào nghệ thuật. Nhưng cũng có người bị nó bủa vây không lối thoát để rồi tìm đến cái chết. Ít hay nhiều, khi rơi vào trạng thái cô độc, chúng ta đều cảm thấy tâm hồn mình chỉ còn là một khoảng trống đáng sợ, và ta tự hỏi: “Phải làm sao để lấp đầy khoảng trống này đây?” Nhưng, bạn biết không, những khoảng trống đó không phải để lấp đầy… Bản chất con người vốn cô đơn. Đó là sự thật. Tất cả mọi người đều có lúc cảm thấy cô độc. Cả những người cởi mở, hài hước nhất hay những người đang chìm đắm trong hạnh phúc vô biên, vẫn luôn có những khoảnh khắc không thể chia sẻ cùng ai. Những khoảng trống mà ở đó chỉ riêng ta đối diện với chính mình. Không phải vì chia tay một người bạn, hay mất đi một người thân, hay khi một mối tình tan vỡ thì nó mới xuất hiện. Khoảng trống đã có sẵn ở đó rồi. Luôn luôn ở đó, trong mọi con người. Tôi sẽ đọc cho bạn nghe bài thơ haiku này: “Những lỗ trống trong củ sen Khi ta ăn Ăn luôn cả nó” (Thơ của một thi sĩ Nhật) Bạn thấy chăng? Những lỗ trống là một phần của củ sen, cũng như sự cô độc là một phần của đời sống. Vì vậy, hãy nhìn thẳng vào nó. Đừng ngại nói: “Tôi đang buồn. Tôi cảm thấy cô độc” nếu bạn muốn được chia sẻ. Nhưng cũng đừng ngại nói: “Hãy để tôi một mình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy. Đừng ngại vì đó là điều bình thường. Tất cả mọi người trên thế gian này đều thế. Chỉ khác nhau ở một điều: cách ta đối xử với nó. Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống, bạn càng trốn chạy thì nó càng bám đuổi. Bạn càng tìm cách khỏa lấp thì nó càng dầy khoảng trống ấy, nhưng cũng đừng để nó lấp đầy mình. Chúng ta chỉ đơn giản nhận ra sự hiện hữu của nó, và bình tĩnh đối diện. Người ta gọi tuổi mới lớn là “tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó, hãy dành cho sự cô đọc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cảnh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui… Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn Lâu rồi, tôi có đọc được bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên , tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công tình yêu Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing cũng sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi”. Chi tiết này khiến tôi nhớ một câu chuyện khác về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu: “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng một vai khác”. Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự TỰ TIN. Và tôi cho rằng họ thành công là bởi vì họ tự tin. Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp, học giỏi… Còn tôi, tôi đâu có gì để tự tin?” Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thật sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra, như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo…, mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định. Gốc rễ vấn đề là ở chỗ đó, bản thân bạn không đủ để bạn tự tin sao? Bản thân bạn - con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết chăng, thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. chúng ta đều là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực… Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một doanh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thủy sản và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau. Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH. Hơn một khoảnh khắc bị bỏ lỡ Sinh nhật 16 tuổi, em nhận được món quà mơ ước: một chiếc máy ảnh số. Em chụp bất cứ thứ gì là lạ, hay hay, rồi về chỉnh sửa và đều đặn post lên blog. Có nhiều comment khen em chụp ảnh đẹp, tìm được góc độc, rất nghệ thuật. Em mày mò học thêm những kỹ thuật cơ bản và ngày càng mê chụp ảnh. Cả khi đi ngủ, chiếc máy ảnh cũng nằm bên gối em. Và hẳn nhiên, đó là vật bất ly thân trong chuyến về thăm quê ngoại. Ở đó có rất nhiều thứ thú vị để chụp. Một con ngỗng thơ thẩn bên hàng rào, những bông hoa dại không tên giấu mình trong đám cỏ. Và buổi chiều nay, cảnh hoàng hôn trên cánh đồng sao mà đẹp lạ. Ánh nắng chiều chiếu xiên quệt từng vệt vàng rõ rệt trên nền lúa xanh. Đôi cánh cò chấp chới bay qua. Rải rác trên cái nền xanh non là vài đóa sen muộn. Đẹp quá! Phải chụp ngay mới được. Em cuống quýt lấy máy ảnh, giơ lên ngắm, rồi sững sờ nhận ra máy ảnh đã hết pin trong khi ánh nắng đang tắt dần. Em ngồi bệt xuống cỏ, thất vọng đến phát khóc. Cậu em trai ngạc nhiên, rồi lên giọng cụ non càu nhàu: “Không chụp được thì lo ngắm đi, có gì mà khóc? Chị còn đôi mắt nữa mà…” Thì vậy đó, tôi cũng định nói vậy, sao em không ngắm nhìn bằng đôi mắt của mình? Người ta nói rằng từ khi có máy ảnh, con người ngày càng thích nhìn bản sao của thế giới hơn là nhìn thế giới thật. Em cũng thích ngắm bản sao hơn chăng? Em có biết, tất cả những chiếc máy ảnh đều mô phỏng theo hoạt động của đôi mắt, nhưng chưa bao giờ tái tạo một cách hoàn hảo cấu trúc tinh vi của mắt và bộ não con người. Những bức ảnh em chụp rất đẹp, nhưng hãy chấp nhận rằng có những vẻ đẹp không thể ghi lại bằng máy ảnh mà chỉ có thể ghi lại bằng ký ức và cảm xúc. Như buổi hoàng hôn này, ngoài cái ánh nắng vàng vọt rọi phết lên những đóa sen tàn, ngoài cái xanh mướt của đồng lúa đương thì, còn có hương cỏ dại, hương lúa non đang kỳ ngậm sữa thơm tinh khiết. Còn có bầu không khí trong trẻo mát lạnh của chiều thu, cái huyền hoặc của ánh trăng mọc sớm trong chiều mờ sương ở vùng thôn dã. Chiếc máy ảnh có thể giúp em giữ lại một khoảnh khắc đẹp, nhưng nó chỉ thay thế được một giác quan duy nhất. Trong khi đó, bộ não của em lưu giữ được ký ức của rất nhiều giác quan. Các nhà khoa học thuộc đại học Oxford đã cảnh báo rằng giác quan của con người đang bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Những cư dân thành phố như em thường giành 90% quỹ thời gian trong ngày để làm việc, sinh hoạt trong nhà, trước màn hình tivi và máy tính. Vậy thì khi có cơ hội đứng giữa thiên nhiên, cớ gì em lại chăm chú nhìn thế giới qua chỉ một khoảnh khắc đẹp, trong khi cùng lúc ấy em có thể tận hưởng vô số khoảnh khắc vô giá khác? Ngược dòng nước mắt Thưa người, nước mắt chảy xuôi Giọt mưa rơi xuống từ trời, nghìn xưa SƯƠNG MAI Mỗi lần vào nhà sách, chúng ta lại thấy xếp hàng dài trên giá những cuốn sách dành cho các bậc cha mẹ. Từ Tâm lý trẻ con tuổi chập chững cho đến Bảy bí mật của tuổi mới lớn, Teen cần gì ở cha mẹ?... Nhìn vào đó, em sẽ thấy rằng lứa tuổi em ngày nay đang được cha mẹ tìm hiểu hoặc cố gắng để tìm hiểu một cách kỹ càng. Vì yêu thương và để biết yêu thương đúng cách. Nhưng còn những người con thì sao? Có bao giờ em nghĩ đến việc tìm đọc những cuốn sách viết về tâm lý của người làm cha mẹ? Ai cũng biết làm cha mẹ là một việc khó khăn. Vậy phải chăng chúng ta đã, đang làm con quá dễ dàng, bằng cách biện hộ “rằng thì là” nước mắt chảy xuôi, nên không cần quan tâm đến nỗi lòng cha mẹ? Chẳng phải chúng ta vẫn thường thốt lên câu “không thể hiểu nổi” đó sao? Không thể hiểu nổi tại sao ba mẹ lại không chấp nhận bạn bè con, không thấu hiểu mong muốn của con, đòi hỏi quá sức con, la mắng trách phạt con? Không thể hiểu nổi tại sao ba mẹ lại luôn cáu gắt với nhau, cãi vã nhau hoài? Không thể hiểu nổi tại sao ba mẹ chỉ quan tâm đến tiền bạc, chỉ biết cắm đầu vào công việc làm ăn? Không thể hiểu nổi tại sao ba mẹ lại phải chia tay, để gia đình mình tan vỡ? Chúng ta đã luôn đặt câu hỏi tại sao, và câu trả lời thường là “Khi nào con lớn, con có gia đình, con cái, con sẽ hiểu lòng cha mẹ?” Tại sao phải đợi đến lúc đó mà không phải là bây giờ. Cả chuyện đó nữa cũng là một câu hỏi. Tôi nhớ một ngày nọ khi tôi còn nhỏ, tôi không chịu đi học và cứ lải nhải nhắc mẹ hôm nay là hạn chót phải nộp học phí mẹ ngần ngừ bảo tôi cứ đi học, nói cô giáo thông cảm gia hạn thêm đến ngày mai. Tôi năn nỉ thế nào mẹ cũng không chịu đưa tiền. Buồn tủi và xấu hổ trước viễn cảnh cả lớp đã đóng học phí còn tôi thì chưa, tôi đành liều đi vay tiền của một người quen để đóng, định bụng khi nào mẹ đưa tiền thì tôi sẽ trả. Hôm sau, khi biết chuyện, mẹ về nhà với đôi mắt đỏ hoe và đánh đòn tôi một trận thật đau. Tôi giận mẹ suốt mấy tháng trời. Tôi không hiểu nổi mình đã làm gì sai vì tôi chỉ mượn chứ không trộm cắp của ai, và trước sau gì mẹ cũng phải đưa tôi tiền đóng học phí. Giá như lúc đó tôi hiểu được nỗi buồn của mẹ. Giá như lúc đó tôi biết đến nỗi khó khoăn và cả lòng tự trọng của mẹ. Giá như lúc đó, chứ không phải đợi đến mười lăm năm sau, tôi mới biết mẹ đã phải bán đi chiếc nhẫn cưới để lấy tiền đóng học phí cho tôi. Nhưng tại sao mẹ không muốn tôi biết, nỗi lòng ấy tôi ước gì khi đó mình có thể hiểu. Và còn nỗi lòng của những người có thể về nhà buổi chiều kia với vẻ mặt thất thần, trên tay cầm tờ báo đưa tin chứng khoán sụt giảm, giá vàng lên. Những người phải xoay sở vất vả trong mớ bong bong quan hệ với đồng nghiệp, với chồng, vợ, con cái, ông bà, anh chị, bà con họ hàng gần xa… Những người mẹ đồng thời là người vợ bắt con cái nhịn đói thêm một chút để đợi chồng về muộn. Những ngươi cha đồng thời là người làm công ở trong tâm trạng cáu gắt vì sức ép công việc. Những người bị bao vây từ nỗi lo toan về việc phải làm sao để có một mái nhà ấm êm, một ngàn khoản cho con du học, đến những cơn cáu giận không thể kiềm chế khi con về khuya, hay lười học. Tâm lý đó chắc cũng phức tạp không kém lứa tuổi dậy thì, cũng cần phải hiểu và cảm thông. Bởi đối với chúng ta, cha mẹ đâu chỉ có Công, có Nghĩa, có Tình yêu không cần đáp trả. Cha mẹ còn có nỗi lòng, những dằn vặt, những diễn biến tâm lý khác nhau trong từng giai đoạn khó khăn khác nhau của một kiếp làm người. Có đáng để tìm hiểu không em? Có đáng để chúng ta lội ngược một dòng nước mắt? Vì yêu thương. Và để biết đón nhận tình yêu thương đúng cách. Chúng ta chẳng có nơi nào khác để đi… Cách đây 10 năm, trong một đêm hiếm hoi Sài Gòn se lạnh, tôi quấn mình trong chăn nằm nghe bài Earth Song của Michael Jackson bằng chiếc máy Walkman nhỏ, bất chợt thấy tim mình thắt lại. Tôi hình dung con kênh Nhiêu Lộc đen ngập rác chạy quanh thành phố, nhớ những vạt rừng trơ gốc trên đường đi công tác, những chiếc xe khách cũ kỹ phả khói đen kịt lên trời… Vậy mà đã mười năm… Hôm qua, một người bạn trẻ gửi cho tôi đường link bài Earth Song trên Youtube, kèm theo một đoạn trích trong bản báo cáo dài 570 trang mang tên “Viễn cảnh môi trường toàn cầu lần thứ tư” (viết tắt là GEO-4) của chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) công bố vào tháng 10/2007. Trong đó có đoạn: “Trái đất đã trải qua 5 cuộc tuyệt chủng lớn trong 450 triệu năm qua, sự kiện gần nhất xảy ra cách đây 65 triệu năm. Và cuộc tuyệt chủng qui mô lớn lần thứ 6 đang diễn ra - lần này là do chính hành vi của con người gây ra”. Tôi nghe lại Earth Song, nhận ra rằng những cảm xúc mà bài hát này khơi dậy trong tôi chưa bao giờ cũ. Chỉ có những day dứt hôm nay làm tôi xót xa hơn ngày xưa. Ngay bên ngoài khung cửa kia là bầu không khí đặc quánh khói bụi, trong cái nóng oi bức trái mùa. Chợt nhớ một câu trích của Margaret Mead: “Chúng ta chẳng còn nơi nào khác để đi… Trái đất này là tất cả những gì chúng ta có”. Con người chắc hẳn không mong như vậy. Các nhà khoa học thậm chí đã lên kế hoạch xây dựng một căn cứ bảo tồn AND trên Mặt trăng để duy trì sự sống trên Trái đất, và cải tạo sao Hỏa để loài người có thể di cư đến đó một khi thảm họa tuyệt chủng xảy ra. Nhưng cho đến lúc ước mơ ấy thành hiện thực, chúng ta thật sự không có nơi nào khác để đi cả. Chúng ta đang phải đối diện với thực tế rằng ở khắp nơi đang bị xói mòn do nạn chặt phá rừng. Các cơn bão ngày càng mạnh lên. Hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng tại nhiều nơi trên thế giới, trong khi mùa lũ và gió bão liên tục tấn công nhiều nơi khác. Nhiệt độ năm sau luôn cao hơn năm trước. Thậm chí có nơi tuyết đã không còn rơi vào mùa đông nữa. Trái đất nóng lên làm cho băng ở hai cực tan ngày càng nhanh, mực nước biển đang dâng cao. Các nhà khoa học đã cảnh báo nếu băng ở hai cực tan hết thì mực nước biển có thể dâng lên 80m, đủ nhấn chìm hầu hết các thành phố lớn trên thế giới. Và Việt Nam, lúc đó sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Bởi thế, trong bài báo cáo GEO-4 nhấn mạnh một thông điệp khẩn thiết: “Cứu lấy hành tinh: Bây giờ hoặc không bao giờ!” Bây giờ hoặc không bao giờ, bạn có thể cứu hành tinh này, chúng ta có thể cứu hành tinh này bằng những việc rất nhỏ, như trồng một cái cây, tắt điện khi không sử dụng, đi xe đạp thay vì xe máy, không xài phí giấy vở, đừng vứt rác bừa bãi, dùng những vật liệu có thể tái chế… Suốt mấy tháng nay, trên đường phố Hà Nội, Sài Gòn, tôi nhìn thấy một số teen Việt khóc trên mình chiếc túi “I’m not a Plastic Bag”, những chiếc áo thun có in dòng chữ “I love the Earth”, “I love Green”. Tôi mong rằng, bạn không mang chúng như một vật trang sức theo phong trào mà như sứ giả nhỏ bé của thiên nhiên. Với một ý thức mạnh mẽ. Với một thông điệp rõ ràng. Để nói ràng bạn không thờ ơ. Để nói rằng bạn yêu Trái đất này và bạn thực sự muốn cứu lấy hành tinh xanh của chúng ta… Bởi vũ trụ bao la, nhưng một hành tinh đẹp như Trái đất thì không dễ tìm thấy. Những gạch nối từ quá khứ Có lần, tôi đọc được trên Internet một tin ngộ nghĩnh. Một phụ nữ người Ba Lan tên là Agat Czemierys đã đăng quảng cáo với nội dung: “Chúng tôi muốn nhận nuôi một ông hay bà, người sẽ sống, tận hưởng các kỳ nghỉ mùa hè và đi mua sắm cùng chúng tôi suốt đời. Không ràng buộc về tiền bạc, chỉ có tình thương”. Kết quả Agat đã nhận được hàng ngàn thư trả lời từ các cụ già trên khắp Ba Lan, mong được làm ông bà cho các con của cô. Câu chuyện đó làm tôi nhớ bà ngoại của mình quá đỗi. Tôi nhớ những ngày ngồi gọt cau với bà, lấy vỏ cau kết thành những chiếc thuyền thúng nhỏ xinh xinh. Bên thềm nhà, tôi gối đầu lên đùi bà, mắt lim dim ngủ trong làn gió mát thổi từ vườn và giọng bà khe khẽ kể chuyện thời con gái. Những khuôn phép đạo đức, những cách thức ứng xử hàng ngày được bà chỉ dạy qua những buổi trưa êm đềm với giọng thì thầm theo cách mưa dầm thấm lâu như vậy. Nhà văn Louisa May Alcott viết rằng: “Mỗi ngôi nhà cần có một người bà trong đó”. Tại sao vậy? Tại sao mỗi khi nhớ về thời ấu thơ, ký ức về ông bà luôn là ký ức êm đềm nhất? Tại sao khi đến tuổi dậy thì, con cái thường cãi lời cha mẹ nhưng lại sẵn sàng nghe lời ông bà? Tại sao cũng xuất phát từ yêu thương nhưng cha mẹ thường trách mắng còn ông bà lại có thể bao dung? Tại sao có những chuyện ta không thể kể với cha mẹ nhưng sẵn sàng tâm sự với ông nội hay bà ngoại? Có khi nào bạn tự hỏi điều đó? Mỗi thế hệ đều có vai trò của mình. Có lẽ ông bà không còn phải chịu gánh nặng của cuộc mưu sinh như cha mẹ chúng ta, cũng không bị sức ép bởi trách nhiệm phải dạy dỗ ta nên người. Ông bà có sự thông thái và lòng kiên nhẫn của người đã trải nghiệm. Sự nhẫn nại và dịu dàng của người đã đi qua quãng đường dài. Luôn có một đoạn đường mà cha mẹ chúng ta chưa đi qua. Và ông bà ở đó, để yêu thương, nuông chiều và đôi khi làm hư hỏng chúng ta, với một tình yêu vô điều kiện. Đôi khi, có những mâu thuẫn xảy ra giữa cách giáo dục nghiêm khắc của ba mẹ và sự chiều chuộng của ông bà. Nhưng khi lớn lên, bạn nhìn lại thời ấu thơ và sẽ hiểu rằng: nhân cách của mình đã được hình thành nhờ cả hai điều đó, nhờ sự cân bằng của cả hai. Quả thật, ai có được cha mẹ nghiêm khắc và ông bà nuông chiều, quả là hạnh phúc lớn lao. Do cuộc sống bận rộn, không có thời gian chăm sóc thế hệ già nên người Nhật đã chế tạo robot Snuggling Ifbot có khả năng nói chuyện như một đứa cháu lên 5 tuổi để bầu bạn với người già. Nhưng chỉ sau một tháng, sản phẩm này đã trở nên ế hàng. Bởi ông bà của chúng ta không cần một người máy giúp họ “kích thích não hoạt động và tránh được bệnh hay quên”. Robot không biết lắng nghe, không biết hỏi chuyện ngày xưa, cũng không biết vòi vĩnh và đón nhận tình yêu từ ông bà. Trong khi, đó mới chính là cái mà ông bà cần ở những đứa cháu. Ông bà chính là những chứng nhân đầy yêu thương, là một dấu gạch nối giữa chúng ta với quá khứ. Thế hệ ông bà cũng như cái rễ cây vậy. Bạn không nhìn thấy rễ cây, nhưng bạn biết rằng rễ luôn hiện hữu ở đó, là nguồn gốc của nhựa sống, là nơi khởi đầu của những chiếc lá non. Vì vậy, hãy kính trọng ông bà. Dù gặp ông bà ở đâu, trong gia đình hay viện dưỡng lão, hay thậm chí khi nhìn thấy ông bà trên đường, dù là ông bà của bất cứ ai, cũng đừng hờ hững đi qua mà không cúi đầu chào. Với lòng biết ơn. “Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng” Cách đây không lâu, Lê Thị Hà Tuyên - cô học trò 18 tuổi ở thị trấn Tuy Hòa (Phú Yên) - bị tai nạn do nổ bình gas tại phòng trọ. Cô bị phỏng toàn thân tới 66% và các bác sĩ tiên lượng khó qua khỏi. Quyết cứu lấy đứa con thương yêu, ba Tuyên đã đưa cô vào bệnh viện Chợ Rẫy và xin các bác sĩ phẫu thuật lấy da ở hai đùi mình để ghép cho con. Những ngày này, người cha ấy vẫn đang lê lết đôi chân rỉ máu để chăm con. Đó là một trong nhiều người cha mà tôi biết. *** Nhà văn Jean - Louis Fournier trong tự truyện Ba ơi mình đi đâu? đã viết: “Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé nhỏ nom rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ sẽ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao. Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi thi đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng”. Giấc mơ đó chắc cũng giống giấc mơ của bất cứ người đàn ông nào. Jean - Louis Fournier có đến hai đứa con trai thiểu năng và “tật nguyền vĩnh viễn”. Mathieu đã chết và Thomas mãi đến ba mươi tuổi vẫn chỉ có thể lặp đi lặp lại hàng chục câu hỏi: “Ba ơi mình đi đâu?” “Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay. Chẳng có ai giơ tay cả. Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xảy ra một lần. Tôi có đến hai ngày tận thế.” Những người đàn ông trở thành người cha không chỉ để hiện thực hóa ước mơ, mà còn để gánh vác trách nhiệm, nỗi lo lắng, đôi khi cả sự đau đớn và tuyệt vọng. *** Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm tội, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con ngoan mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương”. Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi. Kinh Talmud viết: “Khi người dạy con trai mình, tức là người dạy con trai của con trai người”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói. *** Ngạn ngữ Anh chép rằng: “Một người cha hơn một trăm ông thầy”. Còn Sigmund Freud thì nói: “Tôi không thể nghĩ ra nhu cầu nào trong thời thơ ấu mạnh mẽ hơn nhu cầu có được sự bảo vệ của một người cha”. Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình. Ai cũng có thể dạy một cậu bé đá bóng và vẽ tranh. Ai cũng có thể đọc cho cậu bé nghe một cuốn sách hay kể chuyện trước khi ngủ. Ai cũng có thể trả lời những câu hỏi ngây thơ, tò mò và không ngừng nghỉ của cậu. Nhưng đó sẽ là những giây phút thần tiên nếu nó được một người cha thực hiện. Khi cậu có thể nằm trong lòng, gác chân lên bụng cha và cười khúc khích. Và mẹ cậu sẽ bảo trông hai cha con giống nhau như hai hình vuông, hai hình tròn, hai ngôi sao, hai trái tim, hai giọt nước hay hai tam giác đồng dạng. Dù là gì thì cũng giống nhau một cách ngộ nghĩnh. Và người ta nsoi đó là bằng chứng hiển nhiên nhất cảu sự tiếp nối. *** Cha mẹ yêu thương chúng ta, và chúng ta yêu thương con cái mình bất kể giới tính. Nhưng có một điều chắc chắn là cha mẹ luôn chia sẻ điều gì đó đặc biệt hơn, sâu sắc hơn với những đứa con cùng phái tính với mình. Như mẹ và con gái, cha và con trai. Cha và con gái là một tình cảm ngọt ngào, thậm chí dễ cảm nhận hơn tình cảm giữa cha và con trai. Một đứa con gái với những lọn tóc mềm và giọng nói nũng nịu có thể làm trái tim người cha tan chảy. Chỉ những cô con gái mới khiến người cha trở nên mềm mỏng và dịu dàng “Con gái rượu của ba!”. Còn những cậu con trai luôn ít có dịp được tận hưởng sự dịu dàng đó từ cha, mà trái lại, luôn là sự nghiêm khắc, cứng rắn và thậm chí lãnh đạm. Dẫu vậy, sợi dây kết nối giữa cha và con trai luôn mãnh liệt hơn những mối liên kết khác trong gia đình. Bởi “những gì nín lặng nơi người cha được nói ra nơi đứa con trai. Và tôi thường nhìn thấy ở những đứa con trai bí mật hiển lộ của người cha” (Friedrich Nietzsche). *** Có bao nhiêu lần cha và con trai nhìn vào mắt nhau để nhìn thấy tình thương tràn đầy trong đó? Hãy chỉ nhìn vào mắt những khi đối đầu? Như Charles Wadsworth nói: “Lúc một người đàn ông nhận ra rằng cha mình có lẽ đã đúng, thường thì ông ta có một đứa con trai nghĩ rằng ông ta đã sai”. Cha và con trai, sách vở thường dạy rằng hãy cố gắng để là bạn của nhau. Nhưng cũng như bạn bè đồng lứa, đôi khi ta không thể làm bạn với người mà ta mong được là bạn. Không phải người cha nào cũng có thể là bạn với con. Vì sự khác nhau (hay quá giống nhau?) về tính cách, cả hai có thể xung khắc như nước với lửa. Nhưng vậy thì sao? Cho dù không thể là bạn thì cả hai vẫn luôn là cha và con trai. Chẳng lẽ điều đó không đủ tuyệt vời hay sao? *** Tôi nhớ ngày xưa khi tôi chuẩn bị nhập ngũ, cũng là lần đầu tiên xa nhà. Mẹ lăng xăng đồ đạc, nước mắt ngắn dài. Ba ngồi im không nói. Tôi cứ ngỡ ba không để tâm. Chiều nay, tôi bỗng nhớ lại dáng ngồi nghiêng nghiêng ấy, khi đọc được mấy câu thơ này: “Không tiễn con ra phi trường, Ba chỉ ngồi lặng yên quay mặt Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng” Tiếng người hay chỉ tiếng chiêm bao? Có bao giờ bạn mơ thấy một âm thanh, chỉ một âm thanh thôi, không hình ảnh. Đó là khi bạn nghe mơ hồ bên tai như có ai đó đang gọi tên mình “A. ơi”, vừa như ngay bên cạnh vừa như xa xôi lắm. Mơ hồ như là một giấc chiêm bao. Đó là tiếng “ơi” mà lúc nhỏ tôi hay nghe lắm, có ngày nghe đến hàng chục lần. Có khi bà ngoại gọi “A. ơi về ăn cơm”, có khi nghe cậu bạn thân “A. đi câu cá”, có khi là đứa em trai thì thầm vào tai “A. ơi” khi muốn xin xỏ thứ gì. Nhưng cũng có khi là tiếng kêu “… ơi” của mẹ, gọi về phát cho mấy cái đũa bếp vào mông vì cái tội ham chơi. Đã bao lâu rồi, tôi không được nghe tiếng “ơi” ấy! Những buổi sớm mai của thời thơ ấu, tôi thường bị đánh thức khi trời còn tờ mờ sương, bởi tiếng nước chảy trong trẻo đổ từ gàu vào chiếc thùng thiếc vọng từ ngoài giếng. Rồi những âm thanh đến gần hơn. Ngay dưới nhà bếp thôi. Tiếng nước sôi réo trong ấm, tiếng lửa nổ tanh tách. Tiếng phin cà phê va vào nhau lách cách. VÀ tôi trở mình trong chăn, mơ màng ngủ lại giữa chập chùng những tiếng rì rầm trò chuyện của ba mẹ. Chuyện lúa gạo, chuyện học hành, chuyện chiếc xe bò đang bị hỏng cái bánh xe, chuyện một người quen ở xa mới về… Thảng hoặc pha những tiếng cười rất nhẹ. Đó chính là âm thanh mà tôi yêu thích nhất. Tiếng trò chuyện rì rầm ấy, vào buổi ban mai. Cái âm thanh thủ thỉ, vừa xa vừa gần, tin cậy, và tràn đầy yêu thương. Nó khiến tôi thấy lòng hạnh phúc và bình yên vô hạn. Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden. Thứ âm nhạc thần kì có thể mang cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi them một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của tiếng ai đó đang gọi tên tôi. Các bác sĩ thống kê rằng có đến 70% những em bé bị chậm nói bắt nguồn từ nguyên nhân cha mẹ dành quá ít thời gian để nói chuyện với bé. Điều đáng nói là những chiếc ti vi ra rả suốt ngày không thay thế được tiếng mẹ, tiếng cha, mà còn làm cho tình trạng chậm nói của các em trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi trẻ em, ở cái tuổi bi bô ấy, phải nghe và được lắng nghe với tình yêu cũng như sự thông hiểu, thì mới nói được. Nghĩa là không chỉ có người lớn mới có lúc thèm nghe tiếng người mà ngay cả trẻ con cũng vậy. Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng! Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi… Và chắc chắn, không phải là chiêm bao. Như chờ tình đến rồi hãy yêu Sáng nay tôi nhìn thấy em ở ngã tư. Đèn đỏ còn sáng và đồng hồ đang đếm ngược. Ba mươi chín giây. Em đang vội, chiếc xe đạp điện màu đỏ cứ nhích dần lên. Không chỉ mình em, nhiều người khác cũng vội. những chiếc xe máy cứ nhích dần, nhích dần lên… Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây. Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời. Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra? Đôi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đền xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em… Vì vậy, hãy cứ bình tâm, em nhé. Cuộc đời ta cũng như rượu vang vậy. Có những loại vài tháng là uống được. Nhưng cũng có loại phải lưu giữ rất nhiều năm để đạt độ cần thiết. Điều quan trọng không phải là sớm hay là muộn, mà là đúng lúc. Bởi mọi thứ đều có thời điểm của riêng nó. Vị rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm. Cũng như câu chuyện về hai chú sâu nọ. Sâu anh nằm trong cái kén cảm thấy bực bội vô cùng, nên cố vùng vẫy thật mạnh để thoát ra. Vùng vẫy ngày này qua ngày khác, sâu mọc đôi cánh bé. Nó lại cố ra sức đập cánh, đôi cánh dần lớn ra, cứng cáp. Và cuối cùng, sâu anh hóa bướm, rũ bỏ cái kén chật chội để bay lên. Khi đã thoát ra rồi, nó thấy sâu em vẫn còn mắc kẹt trong kén. Nó hăm hở đến giúp em phá vỡ cái kén và đưa sâu em ra ngoài. Thế nhưng, em biết không, sâu em mới chỉ có một đôi cánh mỏng manh. Nó không thể bay lên như anh và cũng không còn chiếc kén bảo vệ thân mình. Bướm anh khóc ròng khi nhìn em bị đàn kiến tha đi. Tôi nhớ có một câu danh ngôn, đại ý rằng: “Bạn sẽ có được con gà con lông vàng mũm mĩm bằng cách ấp trứng, chứ không phải bằng cách đập vỡ cái trứng ra”. Vậy thì đó là lý do tại sao con sâu phải nằm trong kén đủ ngày rồi mới được hóa thân. Cũng như con người phải chín tháng mười ngày mới nên rời lòng mẹ. Đó cũng là lý do của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười hai năm miệt mài trên ghế nhà trường, của một mối tình tha thiết còn chưa chịu hé lộ. Và của rất nhiều khoảnh khắc chờ đợi trong cuộc đời. Mọi vật có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian. Nếu trái chưa chín thì đừng nên hái. Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tắm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn đồng điệu thì đừng trao gửi trái tim. Đừng để thế giới này tác động. Xuân qua hè tới. Đông sang thu về. Đừng nôn nóng khi nhìn thấy những loài cây đã khoe lá khoe hoa. Hãy cứ bình tâm. Hãy đợi thời điểm của mình, em nhé. Hãy tận dụng khoảng lặng này để bồi đắp cho chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra. Nếu em biết suy tư, khoảng thời gian chờ đợi không bao giờ là vô nghĩa. Vì thế, dù cuộc sống có trôi nhanh đến mấy, em nhớ để dành trong đời mình những khoảng lặng chờ đợi. Không chỉ như chờ đèn xanh bật sáng ở ngã tư, mà như chờ rượu chín rồi hãy uống. Như chờ tình đến rồi hãy yêu. Ta sẽ làm chi đời ta 1. Trong nhóm thợ xây đang làm việc cạnh nhà tôi, có một cậu phụ hồ dáng thư sinh nhưng luôn miệng ca hát. Cậu vừa tốt nghiệp phổ thông, làm những việc vặt như khiêng vác, sắp xếp đồ đạc và ở lại công trường vào ban đêm để trông coi vật liệu. Đêm, nằm dài trên chiếu, dưới ánh đèn tờ mờ, xung quanh ngổn ngang gạch cát, cậu vừa đọc ngấu nghiến những tờ báo tôi cho mượn và hát vang hết bài này đến bài khác. Hỏi chuyện mới biết, ba mẹ cậu đều đi làm mướn, cố cho con học hết phổ thông, giờ thì ngặt nghèo lắm nên cậu phải lên Sài Gòn làm phụ hồ để kiếm sống và phụ giúp ba mẹ. Rồi cậu nói chắc nịch rằng sẽ kiếm đủ tiền để mai mốt đi học tiếp. Tôi hỏi cậu thích học ngành gì. Cậu nói ngay mình sẽ thi vào Nhạc viện. Một cậu phụ hồ nghèo rớt đang nuôi giấc mơ vào Nhạc viện. Một hình ảnh dường như không thật khớp. Như hiểu ánh mắt ngại ngần của tôi, cậu nói thêm rằng nhiều người khuyên cậu nên theo một ước mơ khác, thực tế hơn. Nhưng cậu tin vào bản thân, và không có mục tiêu nào có thể làm cậu xao lãng. Tôi nghe tim mình nhói lên, vì một điều đã cũ, “người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ”. Nói cho tôi nghe đi, ước mơ của bạn là gì? 2. Cách đây lâu rồi, tôi đọc được một vài cuốn sách của Vũ Hoàng Chương. Cái đầu đề của nó làm tôi mất ngủ nhiều đêm: “Ta đi làm chi đời ta?” Có nhiều người tôi gặp đã từng day dứt bởi những điều giống nhau: Có phải chính mình đã chọn nghề này không? Có phải chính mình đã chọn cách sống này? Sao nó khác với những ước mơ thời hoa niên của mình đên vậy? Hay là theo dòng đời đưa đẩy, mình chọn ngả dễ đi, đường êm ái chứ không phải chọn đường mình muốn được đi? Ước mơ tuổi mười lăm sao không biến mất mà cứ đeo bám mình cho đến tận bây giờ? Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Lúc ấy, có thể bạn sẽ phải ngậm ngùi mà thốt lên: “Chao ôi, ta đã làm chi đời ta vậy?” Nếu vậy, sao ta không nghĩ đên điều này ngay từ bây giờ? Sao tao không ngồi xuống đây trong một ngày cuối năm và tìm kiếm câu trả lời từ đáy tim mình: Ta muốn làm gì? Ta muốn sống ra sao? Ta muốn trở thành ai trong cuộc đời này? Ta muốn làm chi đời ta? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp giấc mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… Một chùm hoa vô ưu Em không phải là Phật tử, nhưng em cùng bạn bè vừa trở về từ chuyến “du lịch Thiền” tổ chức trong bốn ngày tại Thiền viện Bát Nhã ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) nhân dịp lễ Phật Đản. Ở đó, người ta hướng dẫn về Phật pháp và những tu tập khác nhằm giúp em thích ứng với đời sống hiện đại, nuôi dưỡng thân tâm, hóa giải cơn giận, sự buồn đau, cảm giác cô đơn, kết nối lại những sợi dây tình thân trong gia đình và với bạn bè… Khi về lại Sài Gòn, em thấy lòng thật vui vẻ và thanh bình. Tôi biết điều đó khi nhìn gương mặt em. Rạng rỡ như một chùm hoa vô ưu vậy. Tôi thích cái tên ấy. Hoa Vô Ưu. Có người vẫn tin rằng hoa vô ưu chỉ là một loài hoa trong tâm tưởng và không có thật. Cũng có sự “vô ưu” (không buồn phiền) tuyệt đối là không thể có. Còn em, em có tin rằng trên thế gian này có một loài hoa tên là “vô ưu” không? *** Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra dưới vòm cây vô ưu đang trổ hoa chính là Đức Phật sau này. Vì thế mà loài hoa này gắn với ngày Phật Đản. Tên tiếng Phạn của nó là Asoca, tiếng Hán dịch ra là Hô Ưu Thọ (cây vô ưu), lá xanh ngắt, hoa nở từng chùm, màu cam đỏ rực rỡ, tỏa hương thơm ngát. Thái tử Tất Đạt Đa, ngay sau khi chào đời, đã đứng dậy và đi bảy bước, mỗi bước của cậu lại có một bông sen nở ra đỡ lấy bàn chân. Đứng trên tòa sen thứ bảy, thái tử chỉ lên trời, một tay xuống đất ý nói “Thiên thượng thiên địa duy ngã độc tôn” (Trên trời và dưới trời thì ta là cao quý nhất). Câu nói ấy đã khiến nhiều người băn khoăn. Phải chăng đó là sự kiêu căng, chấp ngã? Nhưng không, em ạ. Cũng như loài hoa kia, đừng chỉ vì cái tên mà tin rằng nó không có thật. Bởi hoa là do chính con người đặt tên. Đừng vì cái ý nghĩa đã biết của chữ “ngã” mà hiểu rằng “TA là trên hết”. Vì nghĩa của chữ cũng do con người đặt ra. *** Trong những buổi tịnh tâm ngắn ngủi ở thiền viện, em chỉ làm một điều duy nhất, đó là nhìn thật sâu vào tâm hồn mình, tìm đến cái nguyên sơ của tính thiện, của sự vô ưu, của tình yêu thương thuần khiết. Và rồi cũng với đôi mắt đó, em nhìn bạn bè, người thân, em nhìn thế giới xung quanh. “Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương”. Có một câu thiền rất quên thuộc: “Khi tôi chưa học đạo, tôi thấy núi là núi, sông là sông. Khi tôi học đạo, tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông. Sau khi học đạo xong, tôi lại thấy núi là núi, sông là sông”. Ta có thể đi khắp nhân gian, nghe muôn chuyện, thấy muôn điều. Nhưng ta chỉ có thể thấu hiểu khi nhìn và nghe với trái tim khiêm nhường và trong sáng, không mang theo bất cứ thành kiến hay sự cố chấp nào. Khi ta nhìn những người xung quanh dưới cái nhìn thuần khiết nhất, ta mới có thể nhận ra họ như chính bản thân họ, không phân biệt giàu nghèo, đẹp xấu, giỏi dở, sang hèn, không phân biệt màu da, tôn giáo, giai cấp… Khi đó, ta mới có thể “lại thấy núi là núi, sông là sông”. Tôi tin rằng chữ ngã trong câu “duy ngã độc tôn” của Thái tử Tất Đạt Đa là nói về cái vốn dĩ đã ở trong mỗi con người từ khi sinh ra. Cái gọi là “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Cái hồn nhiên, vô tư, lương thiện, nhân ái, yêu thương. Cái cao quý nhất, đáng nâng niu và gìn giữ nhất. Đó chính là cái “ngã” thật sự, chung nhất của loài người. Đó là Tâm Phật mà ai cũng có. Đó là xuất phát điểm của cõi nhân sinh. Đó chính là chùm hoa vô ưu kỳ diệu của tâm hồn con người. Nhưng trong đời sống xô bồ này, có khi ta tự chôn vùi nó, có khi ta lãng quên. Và có khi giống như hoa vô ưu, người ta không nghĩ là nó có tồn tại. Nhưng em đã biết rằng, nếu chịu lắng nghe, chịu nhìn lại, chịu tìm kiếm, chắc chắn ta sẽ tìm thấy nó, phải không em? Chắc chắn ta sẽ tìm thấy một chùm hoa vô ưu trong tâm hồn mỗi người ta quen biết. Và trong chính bản thân ta. Yêu hơn một người? Nếu bạn đã hỏi thì quan điểm của tôi là: hoàn toàn có thể. Tại sao người ta có thể yêu cùng lúc mười hai đứa con (thậm chí vừa con nuôi lẫn con ruột), yêu cùng lúc năm ông anh bà chị mà lại không thể yêu hai người đàn ông hay đàn bà cùng lúc? Việc khuyến cáo “chỉ nên yêu một người” cũng giống như khuyến cáo “đang lái xe đừng nhìn cô gái đẹp bên kia đường” vậy. Nó góp phần giảm rủi ro và ngăn cản tai nạn giao thông. Nhưng nếu bạn có đủ khả năng để vừa nhìn, vừa lái xe, tôn trọng luật giao thông và không gây tai nạn cho người khác thì… Tuy nhiên, cái thực tế mà ta nhìn thấy: một người đàn ông quan hệ cùng lúc nhiều người phụ nữ, những ông chồng không chung thủy, những cô gái phân vân giữa hai chàng trai… không đơn giản là những ví dụ của … yêu hơn một người cùng lúc. Nó có thể là sự đam mê thể xác, toan tính bạc tiền, trò chơi chinh phục… Thôi được, tôi đồng ý là chúng ta chỉ nói đến tình yêu thuần túy, vô vị lợi, hoàn toàn thuộc về cảm xúc. Có thể yêu hai người cùng lúc bằng tình yêu thực sự không? Nếu bạn đã hỏi thì quan điểm của tôi vẫn là: hoàn toàn có thể. Tình yêu là điều rất khó lý giải. Người ta thường nói, tình yêu không có biên giới. Điều đó đúng với tuổi tác, giai cấp, màu da, chủng tộc… thậm chí đúng với cả… giới tính và đương nhiên, số lượng. Chuyện yêu cùng lúc hai ba bốn năm hay sáu người gì đó là chuyện hoàn toàn mang tính cá nhân. Không phải mối tình nào cũng kết thúc với lòng thù hận, bởi thế, không ít người phải đối phó với tình trạng hình ảnh người yêu cũ chưa chịu vẫy tay chào mà hình ảnh người yêu mới đã ào ào xông tới. Bạn hoàn toàn có thể giữ lấy hai hình ảnh đó trong tim mình, người yêu của bạn cũng vậy. Dù sao trái tim cũng là thứ khó kiểm soát và chẳng ai biết được ta giấu điều gì trong tim. Nhưng, trong khi yêu bao nhiêu người cùng lúc luôn là bí mật của riêng trái tim ta, thì việc tồn tại trong mối quan hệ yêu đương với hơn một người cùng lúc lại không còn là vấn đề riêng tư nữa. Mọi con người đều có quyền tự do lựa chọn và chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Điều tối quan trọng trong mọi mối quan hệ, giữa người với người, đó là sự tôn trọng. Chúng ta phải tôn trọng quyền được biết và quyền được lựa chọn của đối phương. Nếu bạn không thể (hay không muốn) chọn lựa thì bạn vẫn phải trả cho người kia quyền chọn lựa của họ Thực tình, không mấy người kết án trái tim đâu, người ta chỉ kết án những toan tính ích kỷ của cái đầu. Người ta dễ thông cảm với một trái tim đa đoan, nhưng hiếm khi tha thứ cho sự lừa dối. Bởi tình yêu thường không liên quan đến đạo đức, nhưng cách ứng xử với con người thì có. Tôi biết một người đàn ông có đến bốn bà vợ sống rất vui vẻ với nhau. Bí quyết của ông là trước khi đến với ai, ông đều thành thật kể với họ, rồi kể với các bà vợ của mình. Nếu tất cả đồng ý thì ông tiến tới. Nếu một trong các bà từ chối thì ông không theo đuổi nữa. Đa số mọi người nể trọng ông thay vì phê phán. Tuy nhiên, ít ai đủ bản lĩnh, đủ thành thật như ông. Vấn đề duy nhất là trong nhà ngoài ngõ từ vợ cho đến người xa lạ ai gặp ông cũng hỏi: “Trong bốn bà, ông yêu bà nào nhất?”. Đó là việc duy nhất khiến ông phải đau đầu và là bí mật duy nhất mà ông quyết không trả lời nhằm giữ hòa khí giữa bốn bà, bởi như một câu danh ngôn mà tôi quên mất tên tác giả: “Một người được yêu chỉ thật sự hạnh phúc khi biết mình được yêu hơn ai”. Những bi kịch trong cung cấm thời xưa thường bắt đầu khi ông vua trả lời câu hỏi đó, dù bằng lời hay bằng hành động. Vì tình yêu không giống nhau ở mỗi người, tôi không thể mang cảm giác khi yêu của mình gán ghép cho người khác. Tôi không dám khẳng định rằng vì tôi chỉ yêu có một người trong một thời điểm nghĩa là cả thế giới cũng phải (hay nên) như vậy. Tôi chỉ muốn chia sẻ với bạn, từ góc độ cá nhân, tôi tin rằng khi ta yêu một người nào đó, ta đã trao hết cả trái tim, tâm trí, thời gian và chẳng còn gì để dành cho một người khác nữa. Khi ta yêu một người nào đó, ta thậm chí quên hết cả thế gian… Một anh bạn của tôi thú nhận rằng lý do để anh phải chọn chỉ một người rất đơn giản: Anh không đủ tiền, thời gian và sức lực để ngồi chịu trận trong rạp xem bộ phim Sex and the City hai lần, đi hội chợ triển lãm nữ trang và áo cưới hai lần trong một tuần, mua hai món quà trong ngày Valentine và băn khoăn không biết nên ăn tối với ai trong ngày sinh nhật của chính mình. .. Và dù sao, anh cũng chỉ dẫn được một cô về ra mắt mẹ để xin cưới. Tôi cũng gặp vài người ưa thích “quá trình sàng lọc”, nhưng số đó ít thôi. Còn đa số, cả đàn ông lẫn phụ nữ mỗi lần yêu đều hy vọng tìm được đúng người để đi đến hôn nhân. Dù nghĩ về hôn nhân theo cách lạc quan hay bi quan, thì khi thực sự yêu ai đó ta cũng mong muốn gắn kết với người ấy đến cuối cuộc đời. Tình yêu không phải là điều chỉ đơn giản xảy ra rồi tồn tại như thế mãi. Nó bắt đầu bằng một chồi non - một rung động khi nhìn thấy người ấy. Nhưng nếu bạn chỉ rung động mà không nhìn thẳng vào mắt người ấy lần nào thì tình yêu như cánh cihm không có chỗ đậu. Nếu bạn chỉ nhìn mà không nói thì tình yêu sẽ chết non. Nếu bạn chỉ tỏ tình rồi để đó mà không dành thời gian hẹn hò, chia sẻ, động viên, cãi cọ, khóc lóc, hờn giận rồi làm hòa thì tình yêu sẽ dần héo hon. Yêu không khó, nhưng sống cùng tình yêu thì không dễ. Tôi còn nhớ tấm thiệp mà tôi mua cho vợ nhân kỷ niệm năm năm ngày cưới của mình. Một cánh chim tung gió trên trời. Một con cá kiếm dưới biển. Cả hai lao vào nhau, gặp nhau ở ngay mặt nước và cùng biến đổi, kết hợp thành một … con thuyền. Chim trời hóa thành cánh buồn. Cá nước biến thành thân thuyefn. Trước mặt là biển đông. Đó là một hình ảnh ví von hoàn hảo. Tình yêu chính là quá trình biến hóa đó. Nó thực sự là như vậy. Đôi khi, nó không diễn ra dễ dàng mà đầy trải nghiệm đớn đau. Tình yêu, không chỉ là gặp gỡ và đồng hành. Tình yêu cũng không phải là sự tận hiến từ một phía mà là sự kết hợp trong một quá trình hóa thân cùng nhau. Ta vẫn kết nối với môi trường nuôi sống ta, nhưng cũng không còn hoàn toàn là ta nữa. Để sống cùng với tình yêu thực sự thì phải chấp nhận điều đó. Bạn có khả năng hiến mình trong bao nhiêu quá trình hóa thân như thế - cùng một lúc - nếu bạn nói những mối tình hiện tại của mình đều là yêu thực sự? Tiền tài như phấn thổ? Tiền tài như phấn thổ Nghĩa trọng tơ thiên kim Con le le mấy thuở chết chìm Người tình bạc nghĩa kiếm tìm làm chi? Khi còn nhỏ, tôi thường nghe mẹ hát như vậy. Phấn thổ tức là bụi đất. Cứ theo câu “trọng nghĩa khinh tài” mà giải, tiền bạc quả thật đáng xem thường. Thời gian qua đi, tôi lớn lên và nhìn thấy cuộc đời dường như không giống câu ca dao mẹ hát. Chúng ta vẫn được dạy rằng đồng tiền dễ làm tha hóa con người, rằng hãy tránh xa những người xem đống tiền là trọng. Nhưng tôi chưa từng thấy ai kiếm tiền bằng trí lực của mình một cách chính đáng mà không xem trọng đồng tiền, dù họ giàu hay nghèo. Người ta nói đồng tiền là nguồn gốc của tội lỗi, nhưng nếu đúng như vậy thì tại sao nhà thờ và nhà chùa vẫn tiếp nhận nó như một thứ lễ vật? Chúng ta thường có cái nhìn ngưỡng mộ khi nghe ai đó nói ràng “Tôi không quan tâm đến tiền bạc”, nhưng rồi tôi đọc được câu này của Oscar Wilde: “Khi còn trẻ, tôi thường nghĩ rằng tiền bạc là thứ quan trọng nhất trong đời sống, bây giờ khi tôi già, tôi biết là đúng như vậy”. Tôi đã sống qua nhiều năm tháng mới nhận ra bản chất của đồng tiền, và tôi ước gì khi tôi mới mười bảy tuổi, có ai đó đã nói cho tôi biết ý nghĩa đích thực của tiền, thứ mà chúng ta sẽ chạm đến mỗi ngày trong suốt cuộc đời, thậm chí có thể nhiều lần chạm vào bàn tay người mình thương yêu. Tôi thực sự ưa thích cách nhìn về đồng tiền của nhân vật Francisco de Anconia trong tiểu thuyết Atlas Shrungged (Ayn Rand). Nhà tư sản công nghiệp này nói rằng: “Tiền bạc đòi anh nhận ra rằng con người phải làm việc để đạt tới lợi ích chứ không phải để chịu tổn hại… Những người thật sự ham mê tiền bạc nỗ lực làm việc để kiêm được tiền, và họ biết rằng mình xứng đáng có được nó”. Phải chăng chúng ta nên trả lại cho tiền khuôn mặt giản dị của nó: một công cụ dùng để trao đổi các giá trị tương xứng. Đừng khoác cho nó uy lực mà nó không có, cũng đừng gán cho nó tội lỗi mà nó không phạm. Cái làm con người sa ngã không phải là sức mạnh của đồng tiền, mà là những tham vọng không chính đáng của chính bản thân ta: có được những thứ không phải của mình, sở hữu những thứ vượt quá công sức của mình, danh tiếng mà mình không xứng đáng, vật chất mà mình chưa đủ khả năng mua... Mẹ tôi dạy rằng hãy luôn xài ít hơn số tiền mình kiếm được. Trong khi phần đông chúng ta thường xài nhiều hơn số tiền mình làm ra. Một người bạn của tôi tâm sự rằng đôi khi cô thấy mình là kẻ ngốc, vì sung sướng nhét một đống Credit Card[2] trong ví để rồi mua những thứ mình không cần, bằng số tiền mình không có (mà vay qua credit card), cốt chỉ để chứng tỏ với những người không quen. Sau đó è cổ ra cày trả nợ. Có phải là vô nghĩa hay không? Đó cũng là sự khác nhau giữa Credit Card và Debit Card[3]. Tôi ghi nhớ kinh nghiệm đau thương của cô nên quyết định làm Debit Card thay vì Credit Card. Có nhiều xài nhiều, có ít xài ít, không có thì đi “window shopping”[4]cho vui vậy. Ngân hàng chắc buồn nhưng tôi thì ngủ yên. Trong bài hát This is the Life của Al Yankovic có một câu rất hay: “So if money can’t buy happiness, I guess I’ll have to rent it” (Nếu tiền không thể mua được hạnh phúc, chức tôi phải thuê thôi). Nhưng tôi tin rằng cái gì người ta có bán thì tiền đều có thể mua được. Chắc chắn như vậy. “Tiền không mua được hạnh phúc”chẳng phải vì tiền không có đủ sức mạnh mà vì không ai bán hạnh phúc. Giả sử tôi có đủ tiền để trả cho hạnh phúc của bạn, và nếu bạn thực sự hạnh phúc, bạn có bán nó cho tôi không? Người ta dám bán cả các ngôi sao trên trời nhưng tôi tin không ai bán hạnh phúc nếu như họ có nó. Ngoại trừ trong các quảng cáo. Tôi thấy trên internet người ta bán một căn nhà vách đất trong miền nông thôn nước Pháp với lời rao: “Chúng tôi bán hạnh phúc, và bạn được miễn phí ngôi nhà”. Thật tài tình. Đó là lý do khiến chúng ta gần như phát điên lên vì shopping. Áo quần, xe cộ, đồ hi-tech… Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đôi khi ta không biết chắc mình đang mua cái gì. Có khi nào bạn trả tiền cho một chiếc mũ bảo hiểm và nghĩ rằng mình đã mua được sự an toàn tuyệt đối không? Chúng ta vẫn nghe nhắc rằng: “Tiền có thể mua được ngôi nhà nhưng không mua được gia đình; mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe; mua được sách nhưng không mua được tri thức, mua được chức tước nhưng không mua được sự kính trọng…” Đó là những lời thực sự đáng ghi nhớ. Một người quen của tôi có cái bình sứ do tổ tiên để lại, vẫn dùng để cắm hoa trên bàn thờ. Một hôm có người hỏi mua, anh mừng quá bán luôn. Sau anh mới biết cái bình đáng giá gấp 30 lần số tiền anh được trả. Quả đắng ấy anh nuốt mãi không trôi. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với những giá trị khác. Giả sử người ta có thể mua bán tình yêu, tình bạn, danh dự… Hãy cho tôi biết đổi tình bạn lấy một cái nhà là lợi hay thiệt? Nếu đổi tình yêu lấy danh tiếng? Hay hạnh phúc gia đình ấy địa vị xã hội? Đổi một tình chân thật lấy một bóng sắc thoáng qua? Đổi sự tôn trọng lấy những lời tung hô? Đổi sự chính trực để lấy vài trăm triệu đồng thì khôn ngoan hay là không? Hạnh phúc của người yêu với hạnh phúc của người ta yêu, bên nào nhẹ hơn, bên nào nặng? Câu trả lời có thể khác nhau với mỗi người, nhưng có một sự thật là việc đánh giá sai giá trị của “món hàng” không những khiến ta bị thiệt mà còn khiến người khác nhìn ta như một kẻ thiếu khôn ngoan. Nhiều bi kịch xảy ra chỉ vì người ta đánh giá sai các giá trị khi đổi chác, những tiếc nuối, xót xa, hối hận, dày vò cũng bắt đầu từ đó. Vậy thì hãy chắc rằng ta đánh giá đúng giá trị của những gì mình muốn mua, hoặc bán. Để sau một cuộc đổi chác, thứ có được vẫn tương xứng với những gì mà ta đã trao đi. “Tiền tài như phấn thổ” Tôi hỏi mẹ sao cứ hát hoài câu đó, vì tôi không thể coi đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình như bụi đất được. Mẹ tôi trả lời rằng câu hát ấy không có ý nói tiefn là thứ đáng coi khinh. Nó chỉ nhắc ta nhớ rằng: đồng tiền có thể bị mất giá, nên những gì tiền mua được cũng có thể bị mất giá. Những tờ tiền có thể tan thành bụi đất, và những thứ mua được bằng tiền cũng vậy. Đó cũng là khi ta lạc mất nhau rồi Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp Khi âm thanh cũng bất lực như lời Khúc mùa thu - HỒNG THANH QUANG Tôi biết chuyện của cô một cách tình cờ. Mẹ cô là bạn thân của dì tôi, vẫn còn thoảng thốt khi kể lại chuyện cô con gái 19 tuổi vừa được cứu sống sau khi cắt cổ tay tự tử vì thất tình. Mối tình kéo dài từ năm lớp mười cho đến khi cô vào đại học. Trước khi đi du học, bạn trai cô hứa hẹn rất nhiều, kể cả chuyện sẽ kiếm học bổng để đưa cô theo… Nhưng chưa đầy một năm, anh đã công khai sống chung với cô gái khác ở xứ người, và đề nghị chia tay cô qua email. Mẹ cô tìm cách an ủi: “Nó như vậy là không xứng với con, tiếc làm gì”. Cô chỉ cười lớn: “Có gì đâu! Ba đồng một mớ đàn ông mà mẹ, con không quan tâm đến ảnh nữa”. Vậy nên bà cứ đinh ninh là cô đã nguôi ngoai rồi. Ai ngờ cô “nói một đằng nghĩ một nẻo”, lòng vẫn ấp ủ thương nhớ, căm hận, đến nỗi cắt cổ tay. May mà gia đình đưa đến bệnh viện kịp thời. Mẹ cô chảy nước mắt khi tâm sự: “Tính nó là vậy, có gì buồn thường không nói ra, chỉ giấu trong lòng, còn ngoài mặt cứ cười hơ hớ. Lúc nó nhỏ tui luôn nhớ đến điều đó, mà sao bây giờ nó lớn tui lại quên. Nó nói ‘có gì đâu’ là tui cho qua liền. Cái nhạy cảm của người làm mẹ như tôi để đâu rồi không biết nữa”. Đó là một lời tự trách. Nhưng tôi nghe như một câu hỏi vậy. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những đứa trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được những cảm xúc của người khác. Hẳn nhiên, trước tiên là cảm xúc của mẹ chúng. Nếu người mẹ vui sướng hạnh phúc, đứa trẻ sẽ ngủ ngoan và hay cười. Nhưng nếu người mẹ lo lắng, buồn phiền, đau khổ hoặc không muốn có con thì đứa trẻ sẽ phản ứng theo cách khác. Nó bú ít, khó ngủ, quấy khóc nhiều, cáu bẳn, đau bụng… Mặc dù người mẹ không hề tỏ ra điều gì khác thường khi chăm sóc bé. Thật lạ lùng phải không? Dường như chúng ta được sinh ra đời cùng với một món quà vô giá, đó là sự thấu cảm bẩm sinh. Và rồi món quà ấy mai một theo thời gian. Hay chính ta đã vứt bỏ nó đi trong hành trình sống của mình. Như Daniel Goleman, tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng Trí tuệ cảm xúc và Trí tuệ xã hội đã nhắc chúng ta rằng, sự thấu cảm là một phần của trí tuệ xã hội. Và chúng ta đang đánh mất nó. Chúng ta tưởng mình đang được kết nối, khi friendlist trong Facebook của ai dài ra từng ngày. Nhưng cùng lúc đó, chúng ta đang mất dần kết nối vơi nhau. Chúng ta say sưa với ảo tưởng nắm bắt được cảm xúc của những người quen ở nơi xa xôi nào đó, thậm chí cả người xa lạ, trong khi vô tình thờ ơ với người thân thuộc đang ở ngay cạnh mình. Mạng lưới rộng đến nỗi một đứt gãy nhỏ ở bên cạnh không làm ta để tâm. Nhưng chính những đứt gãy nhỏ kề cận, chứ không phải những đứt gãy rời rạc ở xa, mới làm ta trở thành một tinh cầu cô độc. Có vẻ như càng ngày chúng ta càng phải dựa dẫm quá nhiều vào ngôn ngữ để có thể hiểu nhau. Khi hỏi thăm một ai đó: “Mọi chuyện sao rồi?” và câu trả lời: “Cảm ơn. Vẫn tốt” làm chúng ta dễ dàng hài lòng đến nỗi chúng ta bỏ qua những gì có thể nằm sau đó. Sự mệt mỏi nơi khóe môi. Nét buồn trong ánh mắt. Sự nhạy cảm, hay đúng hơn, khả năng thấu cảm của chúng ta bây giờ giống như chiếc ăngten bị bỏ quên. Nó vẫn ở đó nhưng không ai dùng nó để bắt sóng nữa. Chúng ta dựa vào từ ngữ nhiều đến nỗi, khi ai đó nói rằng ta không hiểu gì về họ cả, ta sẽ trả lời rất nhanh: “Bạn không nói làm sao tôi hiểu được” như thể đó hoàn toàn là lỗi ở họ. Sách vở thường viết rằng, hai thế hệ rất khó hiểu nhau, cha mẹ và con cái không hiểu nhau, đàn ông và phụ nữ không hiểu nhau. Vì chúng ta bày tỏ theo những kiểu khác nhau, diễn giải sự việc theo cách khác nhau, dùng từ ngữ với những ý nghĩa khác nhau. Tôi tự hỏi, có phải ta đã chấp nhận những lý lẽ ấy như sự biện hộ mà quên rằng vẫn còn một cách khác để hiểu. Rằng sự giao tiếp thực sự giữa con người với nhau có thể vượt qua ngôn ngữ. Đó là cách mà những người yêu thương thường dùng, khi họ thực sự yêu thương. Yêu và biết cách yêu là hai điều khác nhau, phải vậy không? Ta luôn có thể yêu cho bản thân mình, bằng cách nào cũng được, nói hay không nói, chia sẻ hay không, nhưng để yêu cho người khác thì phải biết cách yêu - tức là biết cách bắt sóng cảm xúc của người ấy để vuốt ve, yêu thương, chia sẻ với những cảm xúc thường tìm cách lẩn trốn ấy. Đó là khi ta giao tiếp không phải để bày tỏ chính mình mà là để thấu hiểu người ấy. Nói hay thinh lặng không phải để mở cửa tâm hồn mình mà tìm đường vào tâm hồn người ta yêu. Đó là khi ta lắng nghe, không chỉ những lời nói, mà lắng nghe một làn sóng, một tín hiệu vô thanh. Những tín hiệu yếu ớt của cảm xúc. Cũng Daniel Goleman trong một bài phỏng vấn đã nói đại ý rằng, chúng ta hoàn toàn có thể mài giũa trí tuệ xã hội của ta, lấy lại khả năng thấu cảm, bằng một cách đơn giản: hãy chuyển sự chú ý của ta sang người ta yêu. Ngay khi ta thực sự chú ý đến họ, ta sẽ ngay lập tức bắt được trường cảm xúc của người ấy. Phía sau lời nói, phía sau biểu hiện, thậm chí phía sau sự yên lặng. Phải vậy không, đôi khi ta chỉ cần trở lại ngồi yên bên nhau là đủ. Đủ để hiểu. Như ngày xưa, khi ta khởi đầu yêu. Chúng ta thường khởi đầu tình yêu với một người khi nhận ra rằng ta và người ấy có thể hiểu nhau mà không cần nói. Những rung động buổi đầu trong tim ta thường không phải là ngôn ngữ. Chỉ càn nhìn vào mắt nhau, hay thậm chí chỉ cần ở bên nhau trong cùng một bầu không khí, dường như ta đã hiểu nhau. Và khi mối tình trở nên bền chặt hơn, ta tự hào vì người kia chưa nói hết ý mà người này đã hiểu: tình cảm, nhu cầu chia sẻ, nỗi buồn, niềm vui, sự lo âu… Chiếc ăngten thấu cảm trong ta thật nhạy. Nhưng rồi, thời gian qua, một lúc nào đó bỗng dưng ta nhận ra người này đang trách người kia rằng nếu không nói ra làm sao hiểu được. Có lẽ khi đó tình yêu đã qua một khúc quanh. Và cuối cùng, khi nói bao nhiêu cũng không hiểu. Càng nói càng không hiểu. Đó là khi ta nhận ra ngôn từ không bao giờ đủ. Có biết bao điều ta muốn bày tỏ cho người ta yêu - những điều ta mong người ấy thấu hiểu - những yêu thương, oán giận, xót xa, giày vò tự sâu thẳm trái tim ta - nhưng không ngôn từ nào đủ sâu sắc, trọn vẹn lý tình, không ngữ pháp nào đủ phức tạp để diễn tả. Từ ngữ lúc ấy thậm chí còn có bộ mặt phản trắc vì sự đa nghĩa của chúng. Và chúng ta hiểu sai, chúng ta bị hiểu sai. Chúng ta như đi trong rừng rậm của những ý niệm chồng chéo lên nhau. Bao nhiêu cuộc tình đã và sẽ còn diễn ra theo cách đó? Không phải sự thấu cảm cạn dần theo tình yêu mà là ngược lại, tình yêu cạn dần theo sự thấu cảm. Khi ta phải viện đến từ ngữ để tìm cách hiểu nhau, thay vì nghĩ về nhau, nắm bắt cảm xúc của nhau để hiểu nhau. Đó là khi ta nhớ đến Saint Exupéry với lời cảnh tỉnh “Ngôn ngữ là cội nguồn của ngộ nhận”. Và buồn thay, đó cũng là khi ta để lạc mất nhau rồi. Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi! Sáng nay, trong khi sắp xếp những chồng thư cũ, tôi tình cờ đọc lại một bài thơ ngắn của Jacques Prévert mà cô bạn cũ đã nắn nót chép tặng trên một tờ thư có in hoa rất đẹp. Bài thơ vỏn vẹn năm câu được cô đặt qua hai trang giấy một cách đầy ngụ ý. Trang thứ nhất: Tôi sung sướng và tự do Như ánh sáng Bởi hôm qua anh ấy nói với tôi rằng anh ấy yêu tôi. Hai câu cuối bị đẩy qua trang sau: Anh ấy đã không nói thêm rằng anh ấy sẽ yêu tôi mãi mãi… Khi đọc bài thơ này cách đây hai mươi năm, tôi đã cảm nhận nó bằng một tâm hồn tươi trẻ. Bây giờ, cuộc sống đã giúp tôi nhìn khác đi về bài thơ trên trang giấy cũ này. Cô gái trong thơ nhạy cảm và tinh tế, vì đã không đợi đến khi người mình yêu quay lưng mới xót xa nhận ra rằng tự do “như ánh sáng” chỉ là một thứ tự do mong manh. Hạnh phúc “như ánh sáng” là một hạnh phúc có thể vụt tắt bất cứ lúc nào. Nhưng giả sử chàng trai có nói thêm rằng “sẽ yêu mãi mãi”, hoặc có thể hứa trăm năm đi nữa… ai dám khẳng định trái tim chàng sẽ không đổi thay? Nếu từng đọc Ruồi trâu, bạn hẳn còn nhớ đoạn văn này: “Ràng buộc con người không phải là lời thề. Chỉ cần mình tự cảm thấy tha thiết với một điều nào đó, thế là đủ rồi”. Ngoài sự “tha thiết tự nguyện” đó ra, chẳng có gì ràng buộc được trái tim con người, nên đừng tin chắc chắn rằng ai đó sẽ mãi không đổi thay. Cũng không thẻ buộc ai đó không được đổi thay. Trên đời không có thứ vũ khí hay quyền lực tuyệt đối nào có thể níu giữ trái tim một khi nó đã quyết tâm rẽ lối. Cho dù đó là nhan sắc, một tình yêu sau đậm, những kỷ niệm đắm say. Càng không phải là sự khéo léo sắc sảo, sự thông minh, dịu dàng, yếu đuối, sự thương hại hay giàu có… Những thứ đó có thể níu kéo một thân xác, một trí óc… nhưng không thể níu giữ một trái tim. Trái tim vốn là tạo vật mong manh và thiếu kiên định. Vì vậy, hãy tin vào điều thiện, lòng tốt, vào nhân cách và năng lực… nhưng đừng tin vào sự bất biến của nhận thức và tình cảm nơi con người. Hãy tin là mình được yêu trong khoảnh khắc này, nhưng đừng chắc rằng sẽ được yêu mãi mãi. Nếu chịu chừa chỗ cho sự đổi thay, ta sẽ tránh được không ít tổn thương sâu sắc. Tôi không cho niềm tin là món quà vô giá mà ta dành cho người khác. Bởi đôi khi, sự tin tưởng hóa ra là một điều rất… đơn phương và vô trách nhiệm. Nó có nghĩa bắt người kia vào rọ, không tính đến khả năng thay đổi của trái tim. Tin tưởng là trút gánh nặng sang vai người khác, bất kể người đó có chịu nhận nó hay không. Việc nhận định hay quyết định vấn đề không còn dựa vào sự thận trọng, sáng suốt hay nhạy cảm, bao dung của ta mà hoàn toàn giao phó cho người khác. Và khi họ thay đổi, ta thường nhân danh sự tin tưởng tuyệt đối mà mình đã tự nguyện gửi gắm để cho phép mình cái quyền được ghép tội họ. Nhưng, bất cứ ai cũng có lúc đổi thay. Sự thay đổi của người khác, nhất là ở người ta yêu quý, chắc chắn sẽ khiến ta tổn thương. Nhưng hãy nhớ rằng người quân tử khi đã hết tình cảm thì thường tỏ ra lạnh nhạt. Như ẩn sĩ Urabe Kenkô trong tập Đồ Nhiên Thảo đã viết: “Khi người sáng chiều hết sức thân quen, không có gì ngăn cách bỗng một hôm làm mặt lạnh và có cử chỉ khác thường, chắc hẳn sẽ có kẻ bảo: ‘Sao xưa thế kia mà bây giờ lại thế khác?’, Theo ta, thái độ lạnh lùng đó chứng tỏ người ấy hết sức đàng hoàng và thành thật”. Cuối cùng đó mới chính là cốt lõi của tình yêu, tình bạn và những mối quan hệ thân sơ khác. Thành thật, chứ không phải là lời hứa vĩnh viễn thủy chung. Bạn có thẻ yêu hay ghét. Thích hay không còn thích nữa. Chỉ cần thành thật, bạn sẽ luôn luôn thanh thản. Tôi đọc lại lần nữa bài thơ ngắn ngủi trên tờ thư cũ, và cảm nhận một cách rõ rệt vẻ trách móc, đắng cay, dịu dàng rất đỗi con gái. Nhưng ít nhất cô gái trong bài thơ kia cũng biết rằng người yêu cô đã rất thành thật, khi không hứa một điều mà anh không tin chắc. Cô cũng biết trái tim con người là một tạo vật hoàn toàn tự do, và một khoảnh khắc đắm say hạnh phúc không bao giờ là lời hứa hẹn vĩnh cửu. Cô bạn yêu quý của tôi chắc cũng nhận ra điều đó, nên đã viết thêm một dòng chữ xinh xinh vào cuối trang thư, một dòng ngắn mà tôi không bao giờ quên được: “Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi” Lắng nghe lời thì thầm của trái tim Hầu hết mọi người là người khác. Những suy nghĩ của họ là ý kiến của người khác, cuộc sống của họ là sự bắt chước, cảm xúc của họ là một câu trích dẫn. - OSCAR WILDE. Khi đọc truyện Gasby vĩ đại của Scott Fitzgerald, tôi vô cùng thích thú với đoạn mở đầu: “Hồi tôi còn nhỏ tuổi, nghĩa là hồi dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu hơn bây giờ, cha tôi có khuyên tôi một điều mà tôi ngẫm mãi cho đến nay: Khi nào con định phê phán người khác thì phải nhớ rằng không phải ai cũng được hưởng những thuận lợi như con cả đâu. Ông không nói gì thêm, nhưng vì hai cha con chúng tôi xưa nay vẫn rất hiểu nhau, mà chẳng cần nhiều lời nên tôi biết câu nói của ông còn nhiều hàm ý khác. Vì vậy tôi không thích bình phẩm một ai hết. Lối sống ấy đã mở ra cho tôi thấy nhiều bản tính kỳ quặc, nhưng đồng thời khiến tôi trở thành nạn nhân của không ít kẻ chuyên quấy rầy người khác”. Tôi cũng rất thích một chi tiết trong truyện Doraemon, đó là một khi Nobita và Doraemon lạc vào một thế giới khác, bất cứ thế giới nào, thì ở nơi đó cũng xuất hiện những nhân vật có nhân dáng tương tự Nobita, Xuka, Xeko, Chaien… nhưng tính cách lại rất khác. Điều đó luôn khiến tôi mỉm cười. Cuộc sống này cũng vậy… Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể giống ta. Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể rất khác ta. Có người ưa tụ tập với bạn bè. Có người mải mê rong chơi. Có người chỉ thích nằm nhà để đọc sách. Có người say công nghệ cao. Có người mê đồ cổ. Cso người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi. Tôi nhận ra rằng, hai sự phấn khích đó có thể rất giống nhau. Cũng giống như người ta có thể phản ứng rất khác nhau khi đứng trước thác Niagara[5] hùng vĩ, người này nhảy cẫng lên và ghi nhớ cảnh tượng đó suốt đời, nhưng cũng có người nhìn nó rồi nói: “Thác lớn nhỉ?” và quên nó đi ngay sau khi trở về nhà. Sao ta phải lấy làm lạ về điều đó? Sao ta phải bực mình về điều đó? Sao ta lại muốn tất cả mọi người đều phải nhảy lên khi nhìn thấy thác Niagara? Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. Cách đây nhiều năm, nhiều xe hơi ở Việt Nam vẫn còn là thứ vô cùng xa xỉ, người bạn của tôi sau một thời gian quyết tâm dành dụm và nay mượn đã mua được một chiếc. Chỉ là một chiếc xe cũ thôi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ anh chỉ là một nhà báo với thu nhập và phải và vẫn đang ở nhà thuê. Gia đình phản đối nói anh phung phí. Đồng nghiệp xì xầm rằng anh đua đòi. Bạn bè nghi ngại cho anh là anh học làm sang. Và anh tâm sự với tôi rằng: từ hồi còn nhỏ xíu, anh đã luôn mơ mình được ngồi sau vô lăng, được tự lái xe lên rừng xuống biển. Ước mơ đó theo anh mỗi ngày. Vì vậy anh đã gom góp suốt thời gian qua, cho đến khi có thể mua được một chiếc xe cho riêng mình. Chỉ thế thôi. Rồi anh nhìn tôi hỏi: “Tại sao tôi phải trì hoãn ước mơ chỉ vì sợ người khác đánh giá sai về mình? Sao tôi phải sống theo tiêu chuẩn của người khác?” Tôi không thể tìm ra một câu trả lời đủ thuyết phục cho câu nói đó. Bởi thế, tôi luôn mang theo câu hỏi của anh bên mình. Nó nhắc tôi rằng, rất nhiều khi chúng ta vì quá lo lắng về những điều người khác đã nói, sẽ nói và có thể nói mà không dám sống vơi con người và ước mơ đích thực của mình. Một người bạn khác của tôi đeo đuổi việc làm từ thiện quyên góp, chia sẻ. Ban đầu vì lòng trắc ẩn. Rồi vì niềm vui cho chính bản thân. Rồi như ngọn nến cháy hết mình cho người khác. Ấy vậy mà rất nhiều lần tôi thấy chị khóc vì những lời người khác nói về mình. Như vậy đó, kể cả khi hành động hoàn toàn vô vị lợi, cũng không có nghĩa là ta sẽ ngăn ngừa được định kiến lời gièm pha ác ý. Vậy sao ta không bình thản bước qua nó mà đi? Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình? Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản cực kì ngắn gọn. Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình. Hãy tôn trọng. Bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao. Tôi không biết nó đã được dịch ra tiếng Việt chưa, nhưng đó là một cuốn sách rất thú vị. Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi con người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng. Tôi luôn xem nguyên tắc ấy như đôi giày của mình phải mang trước khi ra khỏi nhà. Xỏ chân vào đôi giày đó và đi khắp thế gian, đến bất cứ nơi nào bạn muốn. Con người sinh ra và chết đi nếu không theo ý mình. Chúng ta không được sinh ra với ngoại hình, tính cách, tài năng hay gia cảnh mà mình muốn chọn lựa. Nhưng chúng ta đều có một cơ hội duy nhất để được là chính mình. Chúng ta có một cơ hội duy nhất để sống như mình muốn, làm điều mình tin, sáng tạo điều mình mơ ước, theo đuổi điều mình khát khao, yêu thương người mình yêu. Bạn biết mà, cơ hội đó chính là cuộc đời này - một cái chớp mắt so với những vì sao. Bởi thế, đừng để mình cứ mãi xoay theo những ồn ào khác, hãy lắng nghe lời thì thầm của trái tim. Khi bạn đau lòng, đừng ngại rơi nước mắt Điều duy nhất giúp cái ác chiến thắng là những người tốt không làm gì cả. EDMOND BURKE Đó là một bộ phim hoạt hình, một siêu nhân đang đẩy một siêu nhân khác rơi xuống vực. Con trai tôi cau mày hỏi: “Đó là siêu nhân xấu hay siêu nhân tốt?”. Tôi trả lời: “Đó là siêu nhân tốt”. Mặt bé dãn ra tỏ vẻ yên tâm. Và hài lòng. Một siêu nhân tốt đẩy một siêu nhân xấu rơi xuống vực thì không có gì là đáng buồn. Trong những bộ phim hoạt hình, cái ác chưa bao giờ chiến thắng. Tôi ngắm nụ cười hồn nhiên và chợt băn khoăn, cậu bé của tôi đã sẵn sàng chưa, để nghe rằng cuộc sống phức tạp hơn thế? Cậu đã sẵn sàng chưa để tôi có thể nói rằng xấu và tốt không phải là hai chiếc sọt để chúng ta có thể phân loại con người. Nếu xấu và tốt là hai mặt của một bức tường, thì chúng ta, đa số đều đang bước chênh vênh trên bức tường đó. Sống là giơ tay ra để giữ thăng bằng. Vì vậy phải chú ý đến hành vi, bất kể ta là ai. Xấu và tốt là những gì xảy đến trong từng hành vi. Thậm chí, trong động cơ của từng hanh vi đó. Bởi thế đừng quá tự tin vào mình. Đừng tin rằng mình mãi mãi là người tốt. Chúng ta là người tốt, điều đó có nghĩa ta có khuynh hướng thực hiện và tin tưởng điều tốt, nhưng không có nghĩa là ta vĩnh viễn tốt. Và ngược lại. Đó là lý do những tội phạm có thể hoàn lương. Và dó cũng chính là lý do có những người rất hiền lành bỗng dưng trở thành tội phạm. Như trong vở kịch Hamlet của Shakespeare: “Một người có thể mỉm cười, rồi lại mỉm cười, và trở thành một kẻ hung ác”. Chúng ta là người tốt. Nhưng có lúc chúng ta cười cợt trước một người điên. Chỉ một lần thôi. Chúng ta lạnh nhạt trước một lời cầu xin giúp đỡ. Chúng ta tỏ vẻ ghê sợ một người tàn tật. Ta dửng dưng trước một số phận xa lạ nào đó. Ta lợi dụng óc thông minh của mình để đẩy phần thiệt về phía người khác. Một lần thôi. Chỉ một lần ta bỏ phiếu chống lại sự chính trực. Và ta tự nhủ chung quy mình vẫn là người tốt. Chỉ một hành vi nho nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến cuộc chiến Thiện - Ác. Có thật vậy không? Tôi tự hỏi. Những tin tức trên báo nhiều khi làm ta nổi giận và đôi lúc, khiến ta bi quan. Người ta giết nhau, chà đạp nhau, lừa gạt nhau, phản bội nhau, người ta hành hạ những đứa trẻ, xua đuổi các cụ già, ăn chặn của kẻ nghèo khó hơn mình. Những yêu thương, chia sẻ của ta như hạt cát ném vào không trung, quá nhỏ bé trước nỗi bất hạnh của người khác. Có người cho rằng con người đang trở nên vô cảm hơn. Nhưng tôi không muốn tin như vậy. Chúng ta chỉ dễ hoài nghi hơn. Như Mạnh Tử nói “Vô trắc ẩn chi tâm phi nhân dã” - không có lòng trắc ẩn không phải là người vậy. Dù rằng lòng trắc ẩn không đem lại cho chúng ta niềm vui mà chỉ khiến ta cảm thấy đau nhói trong lòng, khiến ta thấy mình bất lực, thất bại. Khiến ta thấy mình như kẻ thua cuộc trước cái ác và những điều đau khổ. Nhưng không ai không có lòng trắc ẩn. Nó là một gánh nặng mà trái tim ta phải mang khi ta là một con người. Nhưng thực tế, nhiều khi ta không bày tỏ lòng trắc ẩn bằng hành động, thậm chí, bằng những giọt nước mắt. Cả bạn, cả tôi. Vì bận rộn, vì lơ đễnh, vì ích kỉ? Có lẽ. Nhưng tôi cho rằng chủ yếu vì lý do này: Chúng ta không tin rằng hành động của mình sẽ đem lại một kết quả rõ rệt. Rằng giọt nước mắt chẳng làm nên điều gì khác biệt. Rằng mọi việc ngoài tầm tay của ta. Tôi biết, thế giới đầy những cuộc bầu cử gian lận. Ở đó, có những lá phiếu không được tính. Nếu bạn biết lá phiếu của mình là vô nghĩa, hẳn bạn không muốn đi bỏ phiếu hoặc không thực sự bỏ phiếu. Cũng như trong cuộc đời. Một bữa ăn cho trẻ lang thang và hôm sau đứa bé tiếp tục đói. Quét vài đống rác và hôm sau người ta tiếp tục xả. Nếu người ta tin rằng việc làm tốt của mình không thực sự có ý nghĩa, không thể tạo nên một thay đổi khả dĩ cho tình cảnh, người ta sẽ không muốn phí thời gian để thực hiện nó. Nếu ai đó tin cái Ác sẽ thắng, họ sẽ không muốn đấu tranh cho cái Thiện. Nhưng may mắn thay, tất cả chúng ta đều biết rằng cuộc chiến chưa bao giờ kết thúc. Đó là lý do khiến chúng ta phải tự hỏi mình mỗi ngày: Hôm qua ta đã bỏ phiếu cho ai? Hôm nay ta sẽ bỏ phiếu cho ai? Ta muốn ai chiến thắng? Chúng ta đang sống trên cùng một hành tinh. Chúng ta đang sống chung thời đại. Một cuộc tồn tại vĩ đại. Mỗi hành tinh nhỏ mà chúng ta tương tác với nhau đều tạo ra những lan truyền. Một đứt gãy nơi này có thể khiến nơi khác rung chuyển. Một con động đất ở nơi này có thể dẫn đến cơn sóng thần ở nơi khác. Theo cách đó, giọt nước mắt của bạn sẽ nuôi dưỡng lòng trắc ẩn nơi bạn, và đánh thức lòng trắc ẩn nơi người khác. Cái ác, cũng như sự chết, vẫn diễn ra rải rác khắp nơi, ngay lúc này, kể cả khi ta không nhìn thấy nó. Bạn nhìn thấy nó thường xuyên, điều đó chưa chắc có nghĩa là nó nhiều hơn. Bạn không nhìn thấy nó, cũng chưa hẳn là nó đã ít đi. Và giảm thiểu cái ác, xoa dịu tổn thương, không chỉ là nghĩa vụ của một đất nước, một thế hệ, một nền giáo dục riêng lẻ mà mãi mãi là vấn đề của toàn nhân loại, và đồng thời của từng con người một, trong từng giây ta sống. Có lẽ, không có cuộc “tranh cử” nào công bằng và sòng phẳng hơn cuộc đua giữa Thiện và Ác. Chúng ta không biết cuộc tranh đua sẽ kéo dài bao lâu nhưng chắc chắn ở đó mỗi lá phiếu đều được tính. Giọt nước mắt và nụ cười của ta được tính. Sự phẫn nộ hay thờ ơ của ta được tính. Mỗi hành vi của ta đều được tính. Điều ta làm hôm nay, ngay lúc này, hoàn toàn có thể trở thành lá phiếu quyết định. Khi ấy, một người đàn ông sẽ ra đời Phải làm gì đây khi cô bạn gái mình đang để ý ngang nhiên “phán” rằng bạn là chàng trai “đã thành niên mà chưa trưởng thành”, trong khi cô ấy chào đời sau bạn tới… mười ba tháng? Đau quá! Phải, tôi hiểu bạn. Đau lắm! Đối với nam giới, được công nhận là “đã trưởng thành” chính là thành công đầu tiên cần phải đạt được, trước mọi thành công khác. Nghĩa là anh phải trở thành “một người đàn ông chân chính” trước khi trở thành bất cứ thứ gì khác trong đời. Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng, cũng là một nhà khoa học Việt sống tại Nhật đã viết về ngày trưởng thành của con trai mình như thế này: “Trong ngày trưởng thành, các bạn Nhật của con đeo cà vạt, vận kimono, tập trung tại tòa thị chính, nghe ông thị trưởng giảng đạo dức. Sau đó chúng kéo nhau đi Shibuya và Harajuku, hát karaoke, rồi uống rượu say khướt. Trong ngày trưởng thành, ký túc xá của con chìm trong đêm rét buốt, tuyết dày một mét phủ ngoài sân. Con ngồi trong phòng, trước laptop, thiết kế một tòa nhà dựng trên sa mạc Sahara”. Đối với người này, sự trưởng thành nghĩa là được phép uống rượu say khướt, còn với người khác, nó nghĩa là bắt đầu hiện thực hóa một ước mơ. Với bạn thì trưởng thành nghĩa là gì? Thật tiếc là chúng ta không có một lễ trưởng thành như Nhật Bản và Hàn Quốc. Mười bốn tuổi, chúng ta có quyền làm chứng minh thư. Mười tám tuổi, được đi bầu cử và có đầy đủ quyền công dân. Mặc dù vậy, không có ai nghiễm nhiên được công nhận là đã trưởng thành vào tuổi mười tám. Cũng không ai làm lễ vào ngày nhận chứng minh thư hay lần đầu tiên đi bầu cử. Có phải vì không có dấu mốc rõ rệt nên chúng ta không có sự khao khát trưởng thành cũng như khao khát khẳng định sự trưởng thành của mình? Và vì thế mà có không ít thanh niên đến kỳ thi đại học vẫn không biết mình muốn học ngành gì. Tốt nghiệp xong vẫn không biết mình có ưa thích nghề này không. Bị công an giao thông phạt thì thưa rằng em không biết luật quy định như vậy. Và rất nhiều người khác dù đã vượt xa cái tuổi 18 mà vẫn hành xử như trẻ con. Để chứng tỏ sự trưởng thành, bạn có thể học cách hành xử giống như những người trưởng thành. Tuy nhiên, trưởng thành không phải là để chứng tỏ. Thật ra, trưởng thành không phải là một thành tích có thể đạt được qua một đêm, mà là một quá trình diễn ra suốt cuộc đời. Chúng ta đạt đến sự trưởng thành ở từng khía cạnh khác nhau vào một thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Có thể bạn trưởng thành trong chi tiêu ở tuổi lên mười, khi đã biết trân trọng từng đồng bạc mẹ cho. Có thể bạn trưởng thành trong ứng xử ở tuổi mười lăm, khi biết tôn trọng người đối diện. Nhưng có thể đến năm ba mươi tuổi, bạn vẫn chưa trưởng thành về tình cảm, nếu còn tin rằng tình yêu không thể chỉ được cảm nhận mà luôn cần phải được chứng minh… Dù sao thì việc bị gán cho cái mác “thanh niên mà chưa trưởng thành” là thất bại đáng buồn đối với bất cứ ai. Tôi không biết vì sao cô bạn kia khẳng định là bạn chưa trưởng thành và về phương diện nào. Nhưng nhìn từ một góc độ nào đó, tôi cho rằng cô ấy đã nhận xét đúng. Có nhớ hôm kia bạn kể với tôi rằng từ miền Trung vào bạn “phải tự đi xe đò vào Sài gòn, tự tìm nhà trọ, tự mua bản đồ và hỏi đường đến điểm thi, không có ai đi theo cả”. Bạn kể với sự buồn bực không hề che giấu. Bạn trách cha mẹ mình đã không như hàng triệu phụ huynh khác, lặn lội đưa con đến phòng thi, rồi ngồi vạ vật đợi con đến tận trưa ngoài cổng. Tôi lấy làm lạ. Đáng lẽ đó là điều bạn phải tự hào mới đúng, sao lại tủi thân? Mười tám tuổi và vẫn chưa muốn (hay chưa được phép?) tự đi thi một mình, lẽ nào bạn cũng là một trong những người trẻ đang tìm cách trì hoãn sự trưởng thành của mình? Bạn có biết, cũng như tuổi già, trưởng thành là một quá tình không thể ngăn cản, trước hay sau, nhanh hay chậm chúng ta cũng buộc phải trưởng thành. Trưởng thành là kết quả của những biến cố, vấp ngã, va chạm, kiến thức và cảm nghiệm mà ta thu nhặt được trên đường đời. Nhưng cũng vì vậy mà sự trưởng thành có thể bị trì hoãn, cũng như có thể được thúc đẩy… một cách khách quan hay chủ quan. Có người nói với tôi rằng con người chúng ta cũng như những cai cây, và có những người giống như cây bonsai vậy. Cây bonsai không phát triển về tầm vóc, nhưng nó vẫn trưởng thành. Ở Mỹ, trẻ vị thành niên trên 14 tuổi có thể trình Thỉnh nguyện thư lên thẩm phán để xin hưởng quyền trưởng thành. Người hưởng quyền trưởng thành được hưởng một số quyền pháp lý của người lớn như ký hợp đồng, tự chọn nơi sinh sống, định đoạt tài sản riêng và tự ghi danh đi học… Tuy nhiên, người đó sẽ phải tự lo liệu tài chính cho bản thân, tự mua bảo hiểm y tế, nha khoa, xe cộ, tự trả các hóa đơn của mình. Một người bạn của tôi tâm sự rằng, khi cha anhmaats vào năm anh 13 tuổi, một phần con người anh đã chết theo ông, và phần còn lại trưởng thành gần như ngay lập tức khi anh phải đối diện và xử lý tất cả việc còn lại của gia đình, thay cha chăm sóc mẹ và hai cô em gái nhỏ. Không còn chọn lựa, vào năm 13 tuổi, anh buộc phải trưởng thành. Bạn hỏi rằng làm sao để biết mình đã trưởng thành hay chưa ư? Tôi sẽ nói bạn nghe điều tôi nghĩ: Bạn trưởng thành khi bạn đủ mạnh mẽ để trở thành điểm tựa, dù là điểm tựa của bất cứ ai, kể cả chính bản thân mình. Khi ấy, một người đàn ông sẽ ra đời. Bởi ta là con người Dịp cuối năm, tôi được mời dự nhiều đám cưới. Có đám chú rể và cô dâu đều rất trẻ, mới qua tuổi hai mươi. Có đám, ngược lại, cả hai người đều đã qua tuổi ngũ tuần. Đôi lúc ngồi bên bàn tiệc, những tiếng chúc tụng lao xao và nụ cười rạng rỡ đến mức khó mà khép môi lại của cô dâu, tôi tự hỏi: điề gì giống nhau giữa họ, những cô dâu chú rể, ngoài các thủ tục của một đám cưới? Hay nói đúng hơn, điều gì giống nhau giữa chúng ta, những kẻ hiếm khi nào chịu tìm kiếm một ai đó, bằng cách này hay cách khác, để đưa đến tiệc cưới? Có bao giờ bạn tự hỏi mình: hôn nhân có gì mà hấp dẫn đến vậy? Khi mà bạn, cũng như tôi, từng đọc quá nhiều bài báo nói về các cuộc chia tya, lạnh nhạt hay tiếc nuối, đau khổ hay vui mừng, đầy nước mắt hoặc đầy tiếng chửi rủa, không ít hơn thực tế mà ta nhìn thấy quanh mình. Đó quả thật là một viễn cảnh bi quan về hôn nhân, dễ khiến chúng ta sợ hãi. Nhưng tại sao chúng ta vẫn mải miết cưới nhau? Thậm chí, cưới, rồi lại cưới nữa. Mỗi khi tìm thấy một cơ hội có được cuộc hôn nhân đẹp và bền vững, ta không thể ngăn mình thử vận may. Ngoài nữ bản năng và hấp lực tự nhiên được quy định bởi giới tính, có một sự thật là ai cũng thèm khát một khoảng riêng tư để cất giấu những bí mật đời mình, nhưng ngược lại không ai muốn cô đơn cả. Chúng ta luôn đòi hỏi sự độc lập, không bị ảnh hưởng hay lệ thuộc bất cứ ai, nhưng đồng thời, ta không ngừng mong mỏi được đắm mình vào sự an toàn, ấm áp, êm đềm của một mối quan hệ bền bỉ và đáng tin cậy. Chúng ta luôn mong được chia sẻ vui buồn, hạnh phúc và khổ đau với ai đó mình thương yêu và yêu thương mình. Đó là một nhu cầu mạnh mẽ. Một nhu cầu được gắn liền với hai chữ, Con Người. Giữa những người lạ, ta cần một người quen. Giữa những người quen, ta cần một người yêu. Giữa những người yêu, ta cần một người hiểu. Giữa những người hiểu, ta cần một người tin. Tin và được tin. Như thế, yêu chưa phải là “kết cục có hậu” của một đười người. Yêu, mới chỉ là một nửa chặng đường dài mà thôi. Chúng ta cần nhau, trước hết để yêu nhau, nhưng không chỉ để yêu nhau. Chúng ta cần nhau cho một cuộc khám phá rất sâu, một cuộc phiêu lưu rất dài. Hôn nhân chính là bằng chứng cao nhất cho sự cần nhau đó. Tôi từng ngạc nhiên nhận ra rằng khi tôi nói với ai đó Tôi yêu em một cách chân tình nhất, lắm lúc người ta vẫn hoang mang lo lắng: Lời ấy có chân tình chăng?. Nhưng khi tôi nói “Tôi cần em”, tôi có cảm giác là người ta không nghi ngại. Vì sao vậy? Tôi đã mang câu hỏi đó thật lâu trước khi tìm được câu trả lời từ chính bản thân mình. Khi ta nói yêu, thường là thổ lộ. Nhưng khi ta nói cần, thường là thú nhận. Là thú nhận, nghĩa là nó thành thật. Thành thật hơn hết thảy. Khi ta biết mình cần gì, tức là ta biết mình có gì, thiếu gì, muốn gì. Khi ta nhận ra mình cần ai đó, đúng ai đó, là khi ta thành thật với mình nhất. Con người vốn quá kiêu hãnh và tự tôn, bởi thế chúng ta ít khi muốn thú nhận về điều mình thực sự cần. Chúng ta sợ lời thú nhận đó sẽ biến mình thành một kẻ yếu đuối. Chúng ta sợ bị người khác nắm “vận mệnh” của mình trong tay. Ta sợ rằng một khi đối phương đã biết được bí mật của ta rồi, thì ta thua chắc. Ta sẽ không còn đường lùi. Và nếu “đời không như là