🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nếp Cũ - Lễ Tết, Hội, Hè Ebooks Nhóm Zalo 1 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn TÁC GIẢ GIỮ BẢN QUYỀN Nhà xuất bản Trẻ xuất bản theo hợp đồng sử dụng tác phẩm 2004-2015. BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM TOAN ÁNH, 1914-2009 Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình và lễ - tết - hội hè / Toan Ánh. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2012. 248 tr. ; 20cm. - (Nếp cũ). 1. Lễ hội -- Việt Nam. 2. Lễ hội dân gian -- Việt Nam. 3. Việt Nam -- Đời sống xã hội và tập quán. 1. Festivals -- Vietnam. 2. Folk festivals -- Vietnam. 3. Vietnam -- Social life and customs. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 2 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ TÌM HIỂU PHONG TỤC VIỆT NAM QUA NẾP CŨ GIA ĐÌNH VÀ LỄ - TẾT - HỘI HÈ NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 3 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn MỤC LỤC TÌM HIỂU PHONG TỤC VIỆT NAM QUA NẾP CŨ GIA ĐÌNH Lời nhà xuất bản .......................................................................................................................................6 PHẦN I: ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH.................................................................................................................9 I. THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH VIỆT NAM................................................................................9 ∙ NGƯỜI CHA................................................................................................................10 ∙ NGƯỜI MẸ..................................................................................................................11 ∙ ÔNG BÀ.......................................................................................................................12 ∙ CON, DÂU, RỂ ............................................................................................................12 ∙ ANH EM, CHỊ EM.......................................................................................................12 ∙ NGƯỜI ANH CẢ.........................................................................................................13 ∙ NGƯỜI CON ÚT .........................................................................................................13 ∙ CHỊ EM DÂU, ANH EM RỂ.........................................................................................13 ∙ VỢ CHỒNG.................................................................................................................14 ∙ BÁC, CHÚ, CÔ, THÍM.................................................................................................15 ∙ BÁC, CẬU, MỢ, GIÀ VÀ DÌ ........................................................................................15 ∙ CON NUÔI..................................................................................................................16 ∙ NUÔI RỂ......................................................................................................................17 ∙ ANH CHỊ EM HỌ........................................................................................................18 ∙ THÂN THUỘC TRONG GIA ĐÌNH............................................................................18 ∙ LUÂN THƯỜNG .........................................................................................................20 II. SINH CON...................................................................................................................21 III. NUÔI CON..................................................................................................................30 IV. TỪ THỜI TRỨNG NƯỚC ĐẾN LÚC TRƯỞNG THÀNH ...........................................45 PHẦN II: GÂY DỰNG CON CÁI..............................................................................................................56 I. VIỆC HỌC HÀNH........................................................................................................57 II. VIỆC DẠY HỌC XƯA VÀ NAY ...................................................................................62 III. THI CỬ XƯA VÀ NAY.................................................................................................63 Phần III: LÀM NHÀ CỬA.........................................................................................................................74 Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 4 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ TÌM HIỂU PHONG TỤC VIỆT NAM QUA LỄ - TẾT - HỘI HÈ Phần I: TẾT NGUYÊN ĐÁN.....................................................................................................................91 Phần II: NGÀY TẾT CỦA CÁC DÂN TỘC TRONG ĐẠI GIA ĐÌNH VIỆT NAM ..................................115 I. NGÀY TẾT CỦA ĐỒNG BÀO THƯỢNG MIỀN NAM[]...................................................115 II. NHỮNG CUỘC VUI XUÂN CỦA ĐỒNG BÀO THƯỢNG DU MIỀN BẮC ............124 Phần III: MẤY TỤC LỆ ĐẦU XUÂN THUỞ XƯA..................................................................................131 Phần IV: TẾT HÀN THỰC......................................................................................................................143 Phần V: TẾT THANH MINH..................................................................................................................146 Phần VI: TẾT ĐOAN NGỌ.....................................................................................................................151 Phần VII: LỄ THẤT TỊCH........................................................................................................................165 Phần VIII: TẾT TRUNG NGUYÊN..........................................................................................................167 Phần IX: TẾT TRUNG THU....................................................................................................................168 PHẦN X: TẾT TRÙNG CỬU...................................................................................................................178 PHẦN XI: TẾT CƠM MỚI ......................................................................................................................179 PHẦN XII: TẾT TRÙNG THẬP ...............................................................................................................179 Phần XIII: LẠP TIẾT................................................................................................................................180 PHẦN XIV: Phụ lục CÁC MẪU VĂN CỔ KHẤN TRONG NHỮNG NGÀY TẾT - LỄ CỔ TRUYỀN.....180 5 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Lời nhà xuất bản Nhà văn, nhà nghiên cứu phong tục Toan Ánh tên thật là Nguyễn Văn Toán sinh năm 1915 (Ất Mão) tại Thị Cầu, tỉnh Bắc Ninh. Vào làng cầm bút từ rất sớm (1934), với nhiều bút danh trên các lĩnh vực như thơ ca, văn xuôi, kịch bản và biên khảo phong tục học như: Đào Vân, Kinh Vũ, Minh Chúc, Hảo Lân, Vương Quốc Sủng, Thành Nghĩa, Hiển Vi... và nhiều nhất là Toan Ánh. Ông mất ngày 15 tháng 5 năm 2009, tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 95 tuổi. Trong hơn 70 năm cầm bút sáng tác và hoạt động văn học nghệ thuật, ông đã cộng tác với hàng chục tờ báo khắp trong Nam ngoài Bắc, làm chủ nhà in, nhà xuất bản ở Hà Nội (trưóc năm 1954), thành viên Trung tâm Văn bút Quốc tế (Pen Club), giáo sư thỉnh giảng tại nhiều trường đại học và cao đẳng như Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn, Đại học Văn khoa Huế, Đại học Văn khoa Cần Thơ, Đại học Đà Lạt, Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn... về các môn phong tục học, văn hóa xã hội Việt Nam, lịch sử nghệ thuật và nếp sống dân tộc Việt Nam. Do đảm nhiệm nhiều công việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau thuộc về hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật, lại được sự giáo dục thuở thiếu thời của gia đình và nỗ lực học tập của bản thân, sự quảng giao với người trí thức nhiều vùng miền trong cả nước, nên hầu hết các tác phẩm thuộc thể loại khảo cứu phong tục và văn hóa dân gian của ông có giá trị thực tiễn và khoa học cao. Gần 120 tác phẩm (không kể những bài báo, những bài giảng) đã được tác giả và gia đình tập hợp, có 70 tác phẩm đã được xuất bản trước và sau ngày 30.4.1975 bởi nhiều nhà xuất bản khác nhau (tính đến năm 2004). Từ năm 2004, trong tinh thần tiến đến thực hiện "Toàn tập Toan Ánh”, Nhà xuất bản Trẻ đã được tác giả và gia đình đồng ý trao quyền xuất bản từng phần các tác phẩm của ông đã và chưa công bố. Việc tổ chức tập hợp, sắp xếp theo chủ đề, để mỗi tác phẩm Toan Ánh mà Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 6 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Nhà xuất bản Trẻ xuất bản là một sản phẩm mang đầy đủ giá trị và tinh thần Toan Ánh nhất, đồng thời đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của bạn đọc rộng rãi. Trong tinh thần đó, Nhà xuất bản Trẻ xin được trân trọng giới thiệu tập sách này đến bạn đọc nhân kỷ niệm ba năm ngày nhà văn - nhà nghiên cứu Toan Ánh về với tổ tiên. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 7 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn TÌM HIỂU PHONG TỤC VIỆT NAM QUA NẾP CŨ GIA ĐÌNH Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 8 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ PHẦN I: ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH Gia đình là nền tảng của xã hội, có gia đình mới có xã hội, nhất là gia đình Việt Nam lại càng là một nền tảng vững chắc của xã hội Việt Nam. Khảo xét về phong tục Việt Nam, phải bắt đầu từ gia đình Việt Nam với những tục lệ đã chi phối gia đình: sinh, tử, giá thú, để dần dần đi tới phong tục về xã hội. Gia đình là nền tảng của xã hội, nhưng gia đình phải bắt đầu từ cá nhân. Nếu ví gia đình là một tế bào thì những phần tử trong gia đình là những phần tử của tế bào. I. THÀNH PHẦN GIA ĐÌNH VIỆT NAM Gia đình Việt Nam bao gồm nhiều thành phần rộng rãi hơn gia đình các dân tộc khác. Theo định nghĩa của Đào Văn Tập trong TỰ ĐIỂN VIỆT NAM PHỔ thông thì hai tiếng GIA ĐÌNH chỉ tất cả mọi người quyến thuộc trong nhà. Định nghĩa này tương tự với định nghĩa của hai chữ GIA QUYẾN trong TỪ ĐIỂN HÁN VIỆT của Đào Duy Anh những người thân thuộc trong một nhà. Vậy những người thân thuộc trong nhà là những ai? Trả lời câu hỏi trên, ta bắt đầu từ người chủ gia đình để đi lần tới những người khác trong nhà. Người chủ gia đình có cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, thuộc hàng trên, nhưng thường chỉ có cha mẹ, ông bà, cụ kỵ còn sống rất hiếm, nhất là ngày nay, người ta lập gia đình muộn hơn xưa. Ngang hàng với người chủ gia đình là anh chị em. Về hàng dưới, người chủ gia đình có vợ, con. Con người chủ gia đình gọi những người anh em của người này là chú, bác, cô. Tất cả cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em đều là những người trong gia đình. Những người này thuộc về HỌ NỘI. Ông bà, cha mẹ, anh chị em của người mẹ thuộc về HỌ NGOẠI tuy không 9 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn ở cùng gia đình nhưng vẫn là người trong quyến thuộc, nghĩa là vẫn có sự liên can mật thiết giữa người nọ với người kia. Xem như trên, một gia đình Việt Nam gồm nhiều người hơn gia đình hiểu theo người phương Tây. Một gia đình tại các nước phương Tây chỉ gồm có hai vợ chồng và các con. Đã biết thành phần của gia đình, ta thử tìm hiểu nhiệm vụ của mỗi người trong gia đình, và sự liên quan của những người này đối với nhau. ∙ NGƯỜI CHA Người cha tức là người chủ gia đình, có con với vợ mình hoặc với một người đàn bà khác. Luật lệ ta xưa cho phép một người đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, nên sự ăn ở với người khác sinh con là một sự thường, miễn là sau này mình nhận nuôi dưỡng đứa con đó. Không có con không thể là cha được, trừ trường hợp nuôi con nuôi. Người cha còn gọi là bố, và ngày nay được gọi bằng nhiều danh từ mới như ba, bá, cậu,[1] ông già v.v... Trong gia đình người có quyền định đoạt hết mọi việc liên quan tới mọi người trong nhà. Quyền đó gọi là phụ quyền. Xưa kia chế độ phụ quyền rộng rãi lắm. Khi ông bà còn sống thì quyền đó ở trong tay ông bà. Người cha chỉ sử dụng phụ quyền khi ông bà đã qua đời. THEO HỌC LUẬT LỆ AN NAM của Thân Trọng Huề thì: “Các con cháu phải hiếu phụng ông bà cha mẹ: khi ông bà cha mẹ còn sống không cho phép con cháu ở riêng thì không được ở riêng. Ông bà cha mẹ chết mà chưa hết tang thì cũng như còn sống, con cháu không được chia gia tài. Đã nói rằng con cháu phải hiếu phụng ông bà cha mẹ, thì con cháu không [1] Đây là một cách xưng hô mới. Những gia đình hiếm con, còn gọi cha là anh sinh còn gọi mẹ là chị đẻ. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 10 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ được kiện ông bà cha mẹ vì kiện ông bà cha mẹ là “can danh phạm nghĩa”. Bổn phận của ông bà cha mẹ là phải răn dạy con cháu, và chịu trách nhiệm về những hành vi của con cháu. Con cháu không chịu vâng lời, ông bà cha mẹ có quyền đánh mắng. Trong khi đánh đập, chẳng may con cháu chết, ông bà cha mẹ cũng không có tội, nhưng chỉ được đánh vào thụ hình tức là hai mông đít, còn đánh vào chỗ khác gọi là hoạnh đả, con cháu chết, ông bà, cha mẹ cũng mang tội. Cha nuôi đối với con nuôi cũng có quyền như cha đẻ, và cũng có bổn phận như vậy. Những con riêng của vợ là con ghẻ, và người cha trong trường hợp này là cha dượng. Cha dượng có quyền với con của vợ hay không là phụ thuộc vào vấn đề có nuôi chúng hay không. ∙ NGƯỜI MẸ Người mẹ là vợ của người cha, nghĩa là vợ của người chủ gia đình khi có con. Người đàn bà dù lấy chồng mà không có con thì không phải là mẹ, đây là nói mẹ đẻ. Ta phân biệt mẹ đẻ, mẹ già, mẹ ghẻ. Muốn là mẹ đẻ, phải tự mình sinh ra con. Nuôi con người khác thì chỉ là mẹ nuôi. Mẹ già tức là người vợ cả của cha, dù có con hay không có con, được các con của những người vợ lẽ xưng hô như vậy. Mẹ ghẻ tức là người vợ lẽ hoặc vợ thứ của cha, được các con của vợ cả hoặc những người vợ thứ ở hàng trên xưng hô như vậy. Người mẹ cũng có quyền như người cha, nhưng phải theo quyết định của người cha, vì lẽ vợ phải theo chồng. Khi cha chết, quyền điều khiển gia đình về tay người mẹ, nếu người này là vợ cả. Những người vợ lẽ hoặc vợ thứ, sau khi chồng chết ở lại nhà chồng phải chịu theo quyền hành của người vợ cả. Luật lệ phong tục ngày nay đã thay đổi. Trong gia đình, người mẹ, có quyền ngang hàng với cha, và mọi quyết định của người cha đều có ý kiến của người mẹ. Tục đa thê nếu còn tồn tại ở một vài gia đình thì 11 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn những người vợ lẽ hoặc vợ thứ cũng có quyền riêng của mình, không đến nỗi phải lệ thuộc vào người vợ cả nhiều như thời xưa. ∙ ÔNG BÀ Trong một gia đình nếu ông bà còn sống thì ông bà là chủ gia đình. Những quyền của cha mẹ thuộc về ông bà. ∙ CON, DÂU, RỂ Những người do cha mẹ sinh ra gọi là con. Con lúc nhỏ do cha mẹ nuôi nấng dạy dỗ. Đến tuổi đi học, cha mẹ cho đi học. Khi khôn lớn, cha mẹ lo gây dựng gia đình. Con phải hiếu phụng đối với cha mẹ và phải tùy thuộc vào cha mẹ cho đến khi cha mẹ chết. Của cải của cha mẹ con được hưởng. Ngày nay, theo nếp sống mới, con cái phải lệ thuộc cha mẹ cho đến khi trưởng thành. Khi trưởng thành, con cái có quyền tự lập. Thời xưa trẻ cậy cha, già cậy con. Cha mẹ có bổn phận phải nuôi con lúc nhỏ, con cũng có nhiệm vụ phụng dưỡng cha mẹ lúc già. Con có con trai và con gái. Vợ người con trai là con dâu, chồng người con gái là con rể. ∙ ANH EM, CHỊ EM Những người cùng một cha mẹ sinh ra gọi là anh em, chị em. Anh chị em cùng cha cùng mẹ gọi là anh chị em đồng bào. Anh chị em cùng mẹ khác cha gọi là anh chị em đồng mẫu dị phụ, cùng cha khác mẹ gọi là anh chị em dị bào. Anh chị em cùng một mẹ đẻ ra, cứ theo thứ tự đẻ trước là anh, là chị, đẻ sau là em. Nhiều mẹ đẻ ra, con vợ cả là anh, con vợ lẽ là em, không cứ gì nhiều tuổi hay ít tuổi. Xưa có nhiều gia đình lấy nàng hầu trước khi lấy vợ, con những nàng hầu dù rất lớn cũng vẫn là em con người vợ được cưới sau làm chính thất. Và chỉ con bà chính thất mới được là con cả hoặc con trưởng. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 12 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Trong trường hợp vợ chính thất không có con trai, con trai vợ lẽ hoặc vợ thứ mới được làm trưởng tử, gọi là thứ trưởng tử. Anh chị em ở với nhau khi còn sống chung với cha mẹ phải hòa thuận thương yêu nhau, khi khôn lớn, cha mẹ cho ở riêng, hoặc cha mẹ chết, phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Ta có câu kiến giả nhất phận, phận ai người nấy lo, nhưng trong những gia đình lễ giáo anh chị em thường thương yêu che chở cho nhau. Những anh em đồng mẫu dị phụ thường đối xử với nhau không được như anh em đồng bào cùng cha khác mẹ. ∙ NGƯỜI ANH CẢ Sách có chữ Quyền huynh thế phụ, nghĩa là quyền anh thay cha. Anh đây là người anh cả. Khi cha mẹ mất, người anh cả phải thay cha mẹ trông nom các em. Em còn thơ bé phải nuôi nấng rồi phải lo dựng vợ gả chồng cho các em. Của cải cha mẹ để lại phải chia cho các em, nhưng người anh cả có quyền giữ phần lớn hơn, ngoài ra của hương hỏa bao giờ cũng thuộc về người anh cả. Người anh cả phải giữ gìn việc thờ phụng gia tiên, lại phải lo hết mọi vấn đề ma chay giỗ tết trong gia đình. ∙ NGƯỜI CON ÚT Người con út là người con cuối cùng của cha mẹ. Trong nhiều gia đình, cha mẹ rất thọ, sau khi đã gây dựng cho những đứa con lớn thành gia thất, có sản nghiệp rồi, cha mẹ còn ở với người con út để vui lúc tuổi già. Lúc đó, tài sản cha mẹ còn lại đều dành cả cho người con út, trừ của hương hỏa, thuộc về phần người anh cả. Tục ngữ ta có câu: Giàu con út, khó con út, trút sạch cửa nhà là vậy. ∙ CHỊ EM DÂU, ANH EM RỂ Chị em dâu tức là người vợ của anh hoặc em trai mình. Hai người đàn bà lấy hai anh em ruột cũng là chị em dâu. Anh em rể là chồng chị hoặc em gái mình. Hai người đàn ông lấy hai chị em ruột cũng là anh em rể. 13 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Tục ngữ có câu: “Yêu nhau chị em gái, khái nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể” để chỉ sự không thân yêu nhau của những chị em dâu và anh em rể. Anh chị em trong một gia đình thương yêu nhau, như chân với tay, tình thân thiết hơn cả người khác. Người anh người chị thương em, phải biết thương em dâu hoặc em rể, có như vậy mình mới khỏi tủi hổ với vợ hoặc với chồng. Lại nói đến những người chị dâu, em dâu, anh rể, em rể, đã thương chồng, thương vợ, sao không thương được anh, em và chị em của vợ! Bề nào cũng đã là người trong gia đình, phải biết lấy chữ Nhân đối xử với nhau để tránh mọi điều xích mích, dè bỉu, thực đáng chê! ∙ VỢ CHỒNG Vợ chồng là hai trụ cột của gia đình, sau sẽ trở thành cha mẹ, ông bà. Kể từ khi đôi bên kết hôn với nhau là có nghĩa vụ với nhau và phải có nghĩa vụ đối với kẻ trên, người dưới của đôi bên nữa. Vợ chồng tuy lấy nhau, như trên đã nói, không được ra ở riêng nếu không được ông bà cha mẹ cho phép và phải lo làm ăn để phụng dưỡng ông bà cha mẹ. Nếu con cháu lười biếng đến nỗi ông bà cha mẹ phải tự sát thì phải tội. Khi ông bà cha mẹ tuổi già sức yếu, bệnh tật, vợ chồng con cháu không nuôi cũng có tội. Đó là những bổn phận đối với kẻ trên, lại còn những bổn phận đối với người dưới: phải lo dạy dỗ, gây dựng con em. Con em có lỗi phải trừng phạt. Ngoài ra vợ chồng ăn ở với nhau còn có nhiệm vụ và bổn phận đúng với lẽ tòng phu. Bỏ chồng ra đi, can tội bội phu bị pháp luật trừng phạt. Đàn ông có ở gửi rể, vợ cũng phải kính chồng. Đánh chồng, giết chồng phải tội nặng. Chồng phải nuôi vợ, dạy vợ. Không được cầm vợ, bán vợ. Vợ vi phạm Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 14 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ pháp luật, chồng có tội. Của cải của chồng là của vợ, ngược lại, của vợ cũng là của chồng. Nợ của chồng, vợ phải gánh; nợ của vợ, chồng cũng phải mang. ∙ BÁC, CHÚ, CÔ, THÍM Về họ nội, bác là anh ruột cha, chú là em trai ruột cha, cô là em gái ruột cha. Vợ của bác gọi là bác gái, vợ của chú là thím. Chồng cô là bác rể hoặc chú rể tùy theo cô là chị hay em cha, trong Nam gọi là dượng. Ta có câu: “Chú cũng như cha” nghĩa là người chú đối với cháu ruột cũng như đối với con mình, và cháu đối với chú bác ruột phải kính trọng như ăn ở đối với chính cha mình. Ta lại có câu: Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì, nghĩa là cha chết còn chú trông nom, mẹ chết trông cậy vào dì được. Hai câu ngạn ngữ trên chứng tỏ sự mật thiết giữa cháu đối với bác và chú. Những người cháu, chẳng may cha mẹ mất sớm phải ở với chú bác. Những người chú phải theo giỗ của cháu, người con trai đầu lòng của anh trưởng mình, sau khi người anh chết. ∙ BÁC, CẬU, MỢ, GIÀ VÀ DÌ Nếu về họ nội có bác, chú, cô, thím, thì về họ ngoại cũng có những người tương đương với các bậc trên, đó là những chị em ruột, anh em rể, chị em dâu của mẹ. Anh ruột của mẹ cũng gọi là bác như anh ruột của cha. Có nhiều nơi, trong xưng hô gọi hẳn là bác ngoại để phân biệt với anh của cha là bác nội, vợ của bác gọi là bác gái. Em ruột của mẹ là cậu, vợ của cậu là mợ. Chị ruột của mẹ có nơi gọi là bác gái, nhưng nhiều nơi gọi là già để phân biệt bác gái là vợ của bác, anh cha hoặc mẹ. 15 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Em gái ruột của mẹ là dì. Chồng của già cũng gọi là bác rể, và chồng của dì cũng là chú rể như về họ nội. Cũng có nơi gọi là dượng. Cũng như họ nội, bác, cậu, già, dì, đối với cháu cũng có tình thân mật rất gần, vì sự liên lạc qua người mẹ. Cháu phải theo giỗ bác ngoại hoặc cậu để cúng lễ ông bà tổ tiên về họ ngoại. Bác ngoại cũng như cậu mợ có thể nuôi các cháu ngoại làm con nuôi trong trường hợp không có con, nhưng không thể dùng con của chị hoặc em gái mình lập tự được. Nội ngoại chỉ khác nhau ở điểm này, nhưng không phải vì thế mà sự thân tình kém mật thiết đi. ∙ CON NUÔI Những người không có con, có thể nuôi con người khác để làm con nuôi. Có thể nuôi con cùng họ hoặc khác họ, lại có thể nhận con nuôi từ lúc đứa trẻ mới sơ sinh, hoặc khi đứa trẻ đã lớn, nhưng còn trong thời kỳ thơ ấu nghĩa là chưa trưởng thành. Việt Nam ta có hai thứ con nuôi: Con nuôi lập tự và con nuôi không lập tự. o Con nuôi lập tự Nước ta lấy sự thờ phụng tổ tiên làm trọng, nên những người không con phải lo nuôi con lập tự. Thường, người ta chọn một người cháu gọi bằng bác bằng chú, nhưng nếu cháu gần không có, trong trường hợp người không con không có anh em ruột, hoặc anh và em trai ruột người này cũng không con, thì lập cháu xa, nhưng vẫn phải đồng huyết thống, nghĩa là cũng thuộc về họ nội. Tục lệ và luật pháp định rằng việc lập tự phải theo thứ tự chiêu thuận, nghĩa là cháu mới được thừa tự cho chú bác, chứ cháu không được lấy chú bác lập tự cho mình. Ngoài ra anh không có con trai, em có thể ăn thừa tự anh được, trái lại anh không được ăn thừa tự cho em, phải để Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 16 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ việc ăn thừa tự cho con mình tức là cháu ruột của em. Người được lập thừa tự có thể bị phế bỏ, nếu người đó xét ra kém đức hạnh, hoặc làm điều gì phạm tới thanh danh gia đình. Phế người thừa tự này để lập người khác, gọi là lập ái hay lập hiền. Trong việc lập thừa tự không được chọn con độc đinh hoặc con trưởng, vì những người con này đã có phận sự riêng, lo việc hương khói cho cha mẹ. Người đã được lập tự phải ở với cha mẹ nuôi như cha mẹ đẻ, không được bỏ nhà đi, và được hưởng mọi quyền lợi như một người con đẻ. Việc lập tự mặc nhiên thành vô hiệu, nếu cha mẹ nuôi, sau khi lập tự con nuôi, lại sinh được con trai. Tuy việc lập tự thành vô hiệu, nhưng người con nuôi vẫn được giữ quyền lợi như một người con đẻ và sẽ được hưởng một phần gia tài với người con đẻ. Khi cha mẹ nuôi đã có con trai, người con nuôi lập tự trước có thể trở về sống với cha mẹ mình. Người đàn ông lúc sống không con, khi chết đi, vợ có thể thỏa thuận với tộc trưởng để lập tự cho chồng. Những người đã hỏi vợ mà chưa cưới, hoặc mới cưới vợ mà chết sớm không con, nếu đã trưởng thành rồi, cha mẹ có thể chọn người lập tự cho những người chết non trong thời kỳ thơ ấu không được phép lập tự. o Con nuôi không lập tự Con nuôi không lập tự không cần cùng họ với người nuôi. Đây chỉ là nghĩa tử. Nghĩa tử muốn ở với cha mẹ nuôi hoặc trở về với cha mẹ đẻ cũng được. Con nuôi ở hẳn với cha mẹ nuôi cũng được hưởng một phần gia tài, theo luật chước cấp tài sản, nghĩa là phần gia tài tùy cha mẹ nuôi muốn cho bao nhiêu cũng được, không như những con đẻ, khi bố mẹ chết phần gia tài được hưởng đều với nhau trừ người con trưởng phải giữ việc hương khói được phần hơn. ∙ NUÔI RỂ Tục ta có lệ ở rể, nghĩa là bố mẹ vợ nuôi rể. Rể là người khác họ, 17 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn không thể lập tự được, và vì vậy rể không thể thừa tự cho cha mẹ vợ. Lệ ta xưa có nói: Chiến tế dưỡng lão, nghĩa là nuôi rể để dưỡng già, chứ không phải nuôi rể để trông nom việc hương khói. Ngày nay luật lệ cũng như phong tục đã thay đổi nhiều, từ việc nuôi con đến việc lập tự. Con gái ngày nay cũng cúng giỗ cha mẹ, và con nuôi cũng được coi như con đẻ trước pháp luật. ∙ ANH CHỊ EM HỌ Con bác, chú, cô, dì, cậu, mợ là anh em họ với nhau. Về họ nội, con nhà bác là anh chị, con nhà chú là em, còn về họ ngoại, con nhà bác, nhà già là anh chị, con nhà cậu, nhà dì là em. Về đằng họ nội, là anh em thúc bá, còn về họ ngoại là anh em di cữu. Anh em thúc bá còn gọi là anh em con chú con bác, và anh em di cữu còn gọi là anh em con cô con cậu hoặc con dì con già, còn các anh em họ cháu chú cháu bác, cháu cô, cháu cậu, cháu ngoại các ông bà là anh em chị em với nhau. Trong gia đình ta xưa, nhiều khi các anh em họ nội vẫn ở chung một nhà dưới quyền của gia đình là ông nội. ∙ THÂN THUỘC TRONG GIA ĐÌNH Qua các thành phần trên, ta thấy rằng gia đình Việt Nam bao quát rất rộng, và mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua mọi liên hệ, không bởi họ nội, ngoại, nhiều khi bởi cả hai bên nội ngoại. Trong một gia đình chung sống với nhau, nếu ta lấy tự bản thân ta mà tính lên ta sẽ có: Trên ta là cha mẹ, gọi là phụ mẫu. Trên cha mẹ là ông bà, gọi là tổ phụ, tổ mẫu. Trên ông bà là cụ ông và cụ bà, gọi là tằng tổ phụ, tằng tổ mẫu. Trên hai cụ là hai kị, gọi là cao tổ phụ, cao tổ mẫu. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 18 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Trên nữa thì gọi chung là cao cao tổ, lên mãi cho đến thủy tổ. Tính từ thân ta đến kị là năm đời. Năm đời cùng ở với nhau một nhà gọi là ngũ đại đồng đường. Đây là một trường hợp hiếm, vì như vậy nếu ta lên một tuổi, cao tổ phụ hoặc cao tổ mẫu ta ít ra phải tám mươi, ấy là tính ta sinh ra đời lúc cha mẹ ta hai mươi tuổi. Bốn đời cùng ở với nhau gọi là tứ đại đồng đường, trường hợp này có nhiều. Ba đời cùng ở với nhau gọi là tam đại đồng đường. Đây là sự thường vì chỉ gồm có ông bà, cha mẹ và các cháu. Và khi lấy tự bản thân ta tính xuống, ta sẽ có: Dưới ta là con, chữ là tử. Dưới con là cháu, chữ là tôn. Dưới cháu là chắt, chữ là tằng tôn. Dưới chắt là chút, chữ là huyền tôn. Còn dưới nữa, đều gọi là viễn tôn. Tính từ cao tổ đến huyền tôn gọi là cửu tộc. Trong cửu tộc lại có những hàng ngang nhau, thứ bực trên dưới chỉ như anh em. Ngang hàng với cha mẹ ta là chú bác cô dì. Ngang hàng với ông bà là ông chú, ông bác, bà cô, bà dì. Ngang hàng với các cụ ta là cụ chú, cụ bác, cụ cô, cụ dì. Ngang hàng với các kỵ ta là kỵ chú, kỵ bác, kỵ cô, kỵ dì. Riêng về ta, ngang hàng có các anh chị em ruột, anh chị em họ. Ngang hàng với các con là con anh, chị em ta, gọi ta bằng bác, bằng chú. Cứ như thế tính trở xuống cho đến mãi mãi, nhưng càng xuống dưới tình 19 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn máu mủ ruột thịt càng xa, vì vậy, không còn lệ phải để tang nhau. ∙ LUÂN THƯỜNG Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì Luân thường là phép tắc chính thường của loài người nên theo. Trong gia đình, luân thường cấm người cùng họ nội không được lấy nhau. Lấy nhau như vậy là loạn luân, luật pháp cấm mà tục lệ cũng cấm, vả lại sự loạn luân rất tai hại cho nòi giống nữa. Về họ ngoại, anh em con cô con cậu, con dì con già còn phải để tang nhau không được lấy nhau. Kể từ anh em đời cháu trở đi có thể lấy nhau được. Ca dao có câu: Cháu cậu mà lấy cháu cô, Thóc lúa đầy bồ, giống má nhà ta. Gia đình là căn bản của xã hội. Trên gia đình là gia tộc, nghĩa là người trong thân thuộc với nhau. Góp nhiều gia tộc mới thành làng xã, và từ làng xã đi lên mới có quốc gia. Nói cách khác, gia đình là đoàn thể nhỏ trong đoàn thể lớn là quốc gia. Đối với quốc gia, con người có nghĩa vụ, thì đối với gia đình, con người cũng có nghĩa vụ. Làm tròn nghĩa vụ đối với gia đình tức là giữ trọn một phần nào nghĩa vụ đối với quốc gia. Gia đình ngày nay tuy nhỏ hẹp hơn gia đình xưa nhưng trên gia đình còn có gia tộc, và chính mối liên lạc gia tộc là một mối liên lạc đáng quý để con người đỡ nhìn xã hội bằng một con mắt quá thiển cận. Nếu gia đình là một bụi cây nhỏ, gia tộc là cả một khóm rừng, khóm rừng che chở cho bụi cây, nhưng bụi cây dù nhỏ cũng góp phần vào để làm cho khóm rừng thêm rậm rạp. Muốn biết khóm rừng phải đi từ bụi cây, muốn hiểu xã hội phải đi từ gia đình. Chính vì lẽ đó, muốn hiểu phong tục Việt Nam, phải bắt đầu từ Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 20 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ phong tục gia đình. II. SINH CON Qua thành phần về gia đình, ta thấy rằng muốn trở thành cha mẹ phải có con. Con cái là mầm để nối dõi tông đường, bảo tồn huyết thống. Chính con cái sẽ giữ việc khói hương phụng thờ tiên tổ, cúng giỗ, cúng Tết. Có tổ tiên rồi đến ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình, đến lượt mình cũng phải sinh con để di truyền nòi giống. Trong bảy điều theo luật xưa, người chồng có thể bỏ vợ, xin liệt kê ra đây để bạn đọc cùng biết: 1. Không con. 2. Dâm dật. 3. Không thờ cha mẹ chồng. 4. Nhiều lời. 5. Trộm cắp. 6. Ghen tuông. 7. Có ác tật. Việc sinh con ở Việt Nam rất quan trọng. Những cặp vợ chồng hiếm con tìm đủ mọi cách để cho có thể có con, đi cầu tự, đi tìm ngải, trừ tà, chữa thuốc v.v... o Hiếm hoi Không có con là hiếm hoi. Theo quan niệm khoa học, hiếm hoi do cơ quan sinh dục bất thường, có khi của chồng, có khi của vợ và cũng có khi do bệnh tật của một trong hai người, nhưng qua sự tin tưởng và thói tục của ta, sự hiếm hoi có nhiều duyên cớ về số phận cũng như về phúc đức của vợ hoặc chồng. Để tránh sự hiếm hoi trong trường hợp này, thường khi theo số phải nuôi con nuôi, rồi mới sinh con đẻ. Cũng có khi số dạy người vợ cả phải 21 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn cưới vợ lẽ cho chồng rồi mới có thể sinh con được, hoặc giả nếu không, người vợ lẽ sẽ sinh con thay thế cho mình. Nhiều người vợ cả mong mỏi có con đã không nghĩ gì đến sự ghen tuông và chính tự mình đã cưới thiếp cho chồng. Qua mấy lý do trên nêu ra, ta không thấy nói gì đến sự bệnh tật của chồng hay của vợ, cũng như không nói gì đến sự thất thường của cơ quan sinh dục của hai người. Tất cả lý do nêu ra đều dựa vào lẽ thần bí và một cặp vợ chồng nào hiếm hoi, bao giờ cũng là lỗi ở vợ, tuy đôi khi cũng có lỗi ở chồng: - Hoặc người vợ vì lẽ quả báo mà không con. - Hoặc người vợ vì lẽ tiền oan nghiệp chướng mà không con. - Hoặc người vợ bị tà ma ám ảnh, tiền phu quấy rối. - Hoặc người vợ xung khắc với chồng. Bởi các lẽ trên, nên người đàn bà nào lấy chồng cũng mong mỏi có con, và muốn có con, nhiều người vợ đã chịu hy sinh mọi mặt, kể cả tình yêu của chồng, trường hợp cưới vợ lẽ cho chồng, kể cả tai tiếng của mình, trường hợp kiếm con bằng lối thả cò. o Lễ cầu tự Lễ cầu tự tức là lễ cầu thần thánh ban cho mình đứa con lập tự về sau. Người ta thường cầu tự ở đình, chùa hoặc đền miếu, nhất là tại những nơi có tiếng là linh thiêng như đền Và ở Sơn Tây thờ Tản Viên Sơn thần, đền Kiếp Bạc ở Hải Dương thờ Hưng Đạo Vương, đền Phủ Giầy ở Nam Định thờ Công chúa Liễu Hạnh, và nhất là chùa Hương ở làng Yến Vĩ, huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây, nơi thờ Phật Bà Quan Âm. Trong những ngày đi trẩy hội ở các đền chùa này, ta thường gặp giữa đám khách đi lễ, một số các bà nạ dòng đi cầu tự. Các bà mang lễ vật tới đền hoặc chùa với một tấm lòng hết sức thành kính. Muốn đi cầu tự, trước hết phải giữ mình cho thanh khiết, phải ăn chay niệm Phật để tâm thành động tới quỷ thần. Phải tắm nước ngũ vị để tẩy mùi xú uế trần tục. Phải kiêng ăn hành tỏi. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 22 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Tới đền chùa với đủ lễ vật gồm vàng hương, hoa quả, trầu rượu, xôi gà. Trường hợp đi chùa, không dùng đồ mặn, các bà đi cầu tự lễ trước bàn thờ thần linh hoặc trước Phật đài chỉ cầu xin một điều: xin Trời Phật Thần Thánh ban cho một mụn con trai. Tại chùa Hương, nơi chùa Hang thiết lập trong động, có nhiều tảng đá nổi lên, trông hình như các em bé. Khách trẩy hội cầu tự tới xoa đầu các em bé đó, rủ về với mình. Nhiều tảng đá trông nhẵn thín như đầu trọc của các em bé vì trải nhiều bàn tay của các bà xoa cầu con từ bao đời nay. Những người đi cầu tự, lúc trở về, phải tự coi mình như đã có một em bé đi kèm theo. Trong suốt hành trình từ nơi cầu tự về nhà, những người này, có những hành động như một người mẹ dắt con theo, mua quà bánh, mua đồ chơi, lúc đi đò trả hai suất tiền đò, lúc ăn cơm có thêm thức ăn dành cho em bé. Khi về tới cửa, những người này gọi người nhà ra đón chú hay đón cậu. Từ buổi đó, đến bữa ăn phải dọn thêm bát đũa cho chú hoặc cho cậu. Người ta sắm sẵn cả nôi để chờ ngày thấy tin lành, nghĩa là ngày người đàn bà thấy những triệu chứng sắp thành mẹ. Trong những câu chuyện truyền khẩu về cầu tự, người ta thường kể lại rằng những con cầu tự rất khó nuôi, và thường hay chết yểu khi mới lên năm, lên ba. Đó không phải là con của Thần Thánh Phật ban cho, mà là con của lũ mẹ Ranh[2], đầu thai vào, vì khi người mẹ đi cầu tự lũ mẹ Ranh ở đền chùa nhận với Thần Thánh Phật để xin cho con mình đi đầu thai, nhưng chỉ sau mấy năm chúng lại bắt về, nên đứa trẻ sinh ra bị chết yểu. Còn nếu đúng con của Thần Thánh Tiên Phật cho thì đứa trẻ sẽ ở với cha mẹ trọn đời, và suốt đời cha mẹ sẽ luôn luôn chiều chuộng đứa trẻ cho dẫu khi lớn cũng vậy. Ta thường dùng ba tiếng con cầu tự để chỉ những đứa trẻ nào được [2] Con hầu đầy tớ của các vị Thần Thánh. 23 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn cha mẹ nuông chiều. o Có tin mừng Người đàn bà sau khi lấy chồng chờ đợi ngày có tin mừng nghĩa là ngày bắt đầu có chửa. Ba tiếng có tin mừng đủ nói hết sự hân hoan của người ta khi chắc chắn biết mình sắp được làm mẹ để báo với người chồng sẽ sắp được làm cha. Mặc dầu, có chửa là có tin mừng, nhiều bà vợ trẻ vẫn lấy làm thẹn thùng và các bà cố giấu càng được lâu càng hay sự có tin mừng của mình bằng cách đánh đai bụng để giữ cho bụng được nhỏ lâu. Tục này, ngày nay với sự hiểu biết về khoa sản phụ, các bà mẹ đã đều bỏ hẳn. Đối với các bà vợ có chửa là có tin mừng, trái lại đối với các cô không chồng mà chửa, thì điều đó thật là một tai vạ, vì sẽ bị làng nước bắt tội và sự hứng gió nồm nam, để chỉ việc ăn vụng bụng chóng no này, xưa nay vẫn là một điều xấu trong xã hội Việt Nam. Các cô chửa hoang thường tìm cách phá thai, gây ra nhiều điều tai hại cho chính bản thân các cô, cũng như cho đứa trẻ sau này ra đời, một khi sự phá thai không có kết quả. o Thai giáo Việt Nam là một nước văn hiến tôn trọng lễ giáo. Con người muốn được quý trọng phải giữ lễ nghi làm đầu. Lễ nghĩa chi phối đời sống của ta từ nhỏ tới lớn. Và ngay từ lúc còn là bào thai trong bụng mẹ, con người cũng đã phải chịu một sự giáo dục qua người mẹ. Đó là thai giáo. Vấn đề thai giáo đối với ta cũng rất quan trọng, một phần vì sức khỏe của người mẹ, một phần vì mọi tư tưởng và hành động của người mẹ trong lúc có thai đều có thể ảnh hưởng tới bào thai trong bụng. Chính vì vậy, trong lúc mang thai, người đàn bà phải bó buộc làm nhiều việc xưa nay không làm, và phải kiêng nhiều điều xưa nay không cần kiêng. Mọi người cho rằng sự ăn không ngồi rồi hại cho sức khỏe của người mang thai, và do đó ảnh hưởng tới cả bào thai. Trong lúc có thai người Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 24 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ đàn bà nên hoạt động chân tay, bằng việc làm. Nhiều gia đình khá giả, xưa nay người đàn bà không phải làm lụng nhiều, trong lúc có thai cũng phải bày đặt công việc ra để cho chân tay cử động. Việc kiêng cữ, trong lúc mang thai, rất nhiều. Đầu tiên trong sự ăn uống phải tránh những đồ quá bổ béo, e cái thai quá lớn khó sinh. Ngoài ra, theo sự mê tín trong dân gian phải kiêng: - Ăn cua để tránh sinh ngang. - Ăn trai, sò, ốc, hến để tránh con nhiều dãi nhớt. - Ăn thịt thỏ để tránh khỏi sinh con sứt môi. - Ăn những đồ ăn, hoa quả, bánh trái đã cúng ở một đám tang hay một đám cưới, để tránh con khỏi bị chứng sài. - Ăn những quả sinh đôi, để tránh sự đẻ song thai. - Ăn những thịt ôi, hoa quả úa, có hại cho sức khỏe và do đó ảnh hưởng tới bào thai v.v... Trái với sự kiêng ăn những thức kể trên, người đàn bà có thai nên ăn nhiều trứng gà để sinh con có da dẻ hồng hào. Những điều kiêng cữ nêu trên, tuy có phần do mê tín, nhưng trong sự mê tín này, có lẫn cả những phương pháp vệ sinh rất cần thiết cho người mẹ cũng như cho bào thai. Trong vấn đề thai giáo, người đàn bà có thai còn phải tránh: - Mọi cảnh tượng hãi hùng hay đau đớn. - Mọi cử động gian tà. - Mọi ngôn ngữ thô bỉ. - Mọi sự nổi giận. - Mọi tranh ảnh bất chính. - Mọi sự kêu gào để cho cái thai khỏi lây ảnh hưởng xấu. 25 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Đồng thời người đàn bà phải: - Nói năng dịu dàng. - Cử chỉ khoan thai. - Luôn luôn tươi cười. - Giữ cho tâm hồn ngay thẳng trong sạch. - Treo trong nhà, để luôn luôn được ngắm tranh ảnh các vị anh hùng, các vĩ nhân, các bà mẹ hiền từ cùng những phong cảnh cao nhã thanh khiết, gây một ảnh hưởng tốt đẹp cho đứa con sau này. Qua mấy điều trên ta thấy rằng, vấn đề thai giáo rất được chú trọng trong phong tục. Ca dao ta có câu: Dạy con từ thuở còn thơ. Nhưng thực ra ta vẫn dạy con ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, qua người mẹ. o Sinh trai hay sinh gái Ngạn ngữ có câu: Có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ, có ý nói sinh con nào dù trai hay gái cũng là điều mừng. Các bà mẹ mang thai, nhất là những người muộn màng thường cầu mộng sinh được con trai, tuy nhiên những người đã có con trai, con gái rồi thì con nào cũng là con, có đủ trai gái để cho có nếp có tẻ. Nhiều người trong lúc có thai đi lễ bái để cầu xin được đẻ con trai, và trong lúc có thai người nào cũng muốn biết xem mình sẽ sinh trai hay gái. Các thuật và tục quen thường đoán trước một đứa trẻ sẽ sinh ra là trai hay gái: a) Theo người Trung Quốc thì con trai nằm bên mé trái, con gái bên mé phải người mẹ, nam tả nữ hữu. Vì vậy người ta đoán rằng khi cái thai nằm chếch về mé trái, người mẹ sẽ sinh trai, còn nằm chếch về mé phải, người mẹ sẽ sinh gái. b) Khi người mẹ đang đi, người ta gọi giật lại. Nếu người mẹ quay về bên trái sẽ sinh trai, còn quay về bên phải thì sinh gái. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 26 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ c) Bụng người mẹ dẹp, sinh con trai, bụng tròn sinh con gái. d) Khi đứa trẻ cựa trong bụng, nếu thấy động ít, sinh con trai, còn thấy động nhiều nặng bụng, sinh con gái. e) Nằm mơ thấy những giống vật to mạnh như voi, gấu, beo, cọp sinh con trai; còn thấy những giống vật mảnh dẻ như rắn, rết sinh con gái. f) Tín ngưỡng của ta cho rằng nam thuộc dương, nữ thuộc âm. Nên tính theo tuổi chồng, tuổi vợ, tháng có thai và tháng sẽ sinh người ta đoán con trai hay con gái. Đó là những cách đoán của phương Đông. Từ ngày giao lưu với các nước Âu Tây ta lại có thêm cách sau đây để đoán sinh con trai hay gái nữa. g) Lấy chiếc nhẫn cưới của người mẹ buộc vào một sợi tóc cũng của người mẹ rồi cầm đầu sợi tóc giơ tòn ten trên rốn người mẹ. Nếu nhẫn lắc lư đưa từ bên nọ qua bên kia là con trai, còn nếu nhẫn xoay tròn là con gái. Đoán là một chuyện, còn đúng hay sai là chuyện khác. Vì vậy nên nhiều khi theo các sự chiêm nghiệm trên, người ta đoán sẽ sinh trai, mà đến khi sinh vẫn là gái, hoặc trái lại đoán sinh gái đến lúc sinh lại sinh trai. o Sinh con Thường thường một người đàn bà mang thai chín tháng mười ngày thì sinh, nhưng theo ta thì có trường hợp có người mang thai quá thời hạn trên vẫn chưa sinh. Có lẽ vì người ta tính nhầm tháng thụ thai, hoặc cũng đôi khi vì lý do bệnh tật sự sinh sản mới chậm hơn những người bình thường, trường hợp này gọi là lên tháng. o Chửa trâu Đối với những người mang thai quá thời hạn và lên tháng như vậy ta gọi là chửa trâu và ta gán sự chửa trâu cho một lý do huyền bí, chỉ có thể chữa khỏi bằng những phương thuật huyền ảo. Muốn cho người chửa trâu sinh sớm, người chồng phải: - Tìm đến một con trâu, lén cắt đứt sợi dây thừng xỏ mũi con trâu, hoặc: 27 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn - Lấy một chiếc cọc đóng vào chân chiếc cối giã gạo ở trong nhà. Theo sự tin tưởng của bình dân ta, một trong hai hành động trên của người chồng sẽ làm cho người vợ mau sinh. o Sinh chậm Việc sinh dễ dàng hay khó khăn tùy theo từng người, có khi chưa đến giờ đến lúc đứa trẻ ra đời, người đàn bà đã vội vàng muốn đẻ sớm, có khi đứa bé ở trong bụng chưa xoay hướng ra kịp. Đối với ta sự chậm sinh như vậy cũng có những phương thuật chữa mẹo, để cho đứa trẻ chóng ra đời. Người chồng phải làm một trong những việc sau đây: - Trèo lên cây cau rồi ôm cây tụt xuống. - Luồn qua những nấc một chiếc thang dựng đứng. - Cầm một chiếc đòn gánh đứng giữa cửa nhà lao ra ngoài đường. - Lấy chiếc lông nhím mọc ở khấu đuôi con nhím đưa cho vợ. - Lật đít ông đồ rau ở giữa bếp, nhổ nước bọt vào. - Lẳng lặng sang nhà hàng xóm, tìm người đàn bà nào dễ sinh, ăn cắp chiếc dải rút quần hoặc dải rút váy mang về quấn vào bụng vợ. - Cầm cái thắt lưng của mình vắt qua mái nhà (thắt lưng bằng vải xưa vẫn dùng). o Sửa soạn cho lúc sinh nở Người đàn bà có thai, khi sắp tới ngày sinh, thường sửa soạn rất chu đáo, nào sắm sẵn nồi đất để chôn nhau, may tã và quần áo lọt lòng cho đứa bé. Áo lọt lòng được kén may bằng những mảnh áo cũ của những người đàn bà dễ nuôi con. Đôi khi, để lấy khước, người ta đi xin những áo lọt lòng của con các gia đình đông con. Trước ngày sinh, người đàn bà có chửa giữ gìn trong mọi cử động để tránh mọi sự sẩy ngã rất tai hại cho lúc sinh nở. o Khi sinh con Tục tin rằng có thai nơi đâu phải sinh tại nơi đó. Phương ngôn có câu sinh dữ tử lành nên ta cho rằng có người đến sinh Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 28 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ tại nhà mình là một điều không hay và người ta rất kiêng kị. Chính người đàn bà có thai bao giờ cũng biết vậy, nên gần đến ngày sinh không dám đi đâu xa, e bất thần chuyển bụng khó tìm được nơi sinh nở. Tục kiêng này, ngày nay tuy vẫn còn nhưng đã bớt. Mỗi lần sinh người ta phải mời bà mụ, những bà cụ già chuyên môn trông việc đỡ đẻ theo những cách thức cổ truyền. Có những trường hợp các sản phụ đã bị uổng mạng cả mẹ lẫn con vì sự lầm lỡ và thiếu học thức của các bà mụ. Ngày nay, với sự tiến bộ khoa học của mỗi lần sinh nở người đàn bà đều tới các nhà hộ sinh, nếu gặp trường hợp khó khăn đã có bác sĩ. Đối với bà mụ quê xưa, khi sản phụ khó sinh, các bà cho ăn trứng gà sống để tăng sức rặn và cho ăn cháo vừng để việc đẻ được dễ dàng. Sau khi đứa trẻ đã sinh, các bà mụ thường cắt nhau bằng mảnh sành, hay cật nứa. Sự cẩu thả này đã khiến nhiều em bé sơ sinh bị chết oan về bệnh sài uốn ván. Các bà còn vắt chanh vào mắt đứa trẻ để cho sáng và moi móc lỗ mũi, lỗ miệng đứa trẻ để khỏi nhớt dãi. Nhau của đứa trẻ được đặt vào chiếc nồi đất đậy kín rồi đem chôn. Chính vì sự chôn nhau này mà có thành ngữ nơi chôn nhau cắt rốn để chỉ sinh quán của mỗi người. Nhau phải chôn thật sâu kẻo đứa trẻ hay buồn nôn, lại phải tránh giọt nước mái hiên để đứa trẻ khỏi toét mắt và chốc đầu. o Sự kiêng khem sau khi sinh nở Theo phương Tây, sản phụ trong lúc sinh đã tổn hao sức khỏe cần phải tẩm bổ để mau hồi sức, trái lại theo phương Đông ngày xưa, sau khi sinh, người đàn bà phải kiêng khem rất nhiều. Tục ngữ có câu: Muốn ăn miếng ngon, chồng con trả người. Ăn cái gì cũng là độc. Các sản phụ Việt Nam do đó, chỉ dám ăn cơm với muối rang hoặc với nước mắm chưng. 29 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Đông y cũng dạy rằng khi mới sinh người đàn bà dễ mắc bệnh nên phải kiêng đồ đặc, nhưng lại phải cần uống thuốc bổ để bồi dưỡng sức khỏe. Lại phải kiêng gió lùa, phải xoa mình bằng củ nghệ có tính chất làm cho cơ thể mau hồi phục. Buồng sản phụ phải đốt lửa. Người ta thường dùng một bếp lò than, do đó người đẻ gọi là nằm bếp. Để tránh sự nhiễm độc trong buồng, người ta đốt lá sơn. Sinh con là một điều hệ trọng. Nhưng sinh con là một chuyện, sinh con rồi phải nuôi con. Nuôi con cũng quan trọng không kém gì sinh con. III. NUÔI CON Đẻ con là một điều mừng, nhưng có sinh phải có dưỡng, hữu sinh vô dưỡng tức là điều bất hạnh không những cho em bé sơ sinh, còn cả cho người mẹ và gia đình nhà chồng. Người ta quy sự hữu sinh vô dưỡng vào tà ma, vào sự thiếu âm đức của nhà chồng hoặc sự thất đức của người vợ. Ta có câu hiền đức tại mẫu, người mẹ phúc đức con cái được hưởng, người mẹ thất đức con cái phải chịu. Bởi vậy, xưa nay trong việc hữu sinh vô dưỡng, tuy có thể là lỗi tại chồng, nhưng người vợ vẫn không khỏi có trách nhiệm. o Lúc sơ sinh Ngạn ngữ có câu: Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, thật đúng với ý nghĩa khi trông nom nuôi nấng một em bé sơ sinh. Em bé yếu đuối mỏng mảnh lắm, một luồng gió, một tiếng động mạnh cũng làm cho em giật mình và khóc, và có thể vì đó sinh sài sinh đẹn. Nuôi trẻ sơ sinh rất vất vả và phải hết sức cẩn thận. Tránh giật mình, tránh những người vía dữ. Ta tin rằng một người vía dữ có thể khiến cho em bé sơ sinh thất kinh phát khóc không ai dỗ được, chỉ khi nào đốt vía em bé mới nín. Em bé thường được giữ gìn trong một phòng kín, tránh gió và xa mọi Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 30 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ tiếng động. Những người vía dữ không được vào buồng em. Trong mấy ngày đầu, người mẹ chưa có sữa, phải nhờ hàng xóm ai tốt sữa cho bú chực, hoặc những gia đình khá giả thì mượn vú nuôi. Hai ba ngày sau khi sinh, vú người mẹ mới bắt đầu căng sữa. Người mẹ gọi sữa về bằng cách dùng lá mít rửa vú, ăn cháo thông thảo, ngó sen nấu với chân giò. Ngày nay, trong thời kỳ chờ sữa, người ta nuôi em bé bằng sữa hộp, theo phép vệ sinh mới, trong hai mươi bốn giờ đầu, em bé không được ăn gì, chỉ có thể thỉnh thoảng được nhỏ vào miệng vài giọt nước đường, chờ cho dãi nhớt chảy hết mới bắt đầu được ăn. o Đầy cữ Một cữ là thời gian bảy ngày hoặc chín ngày. Em bé ra đời sau thời gian đó gọi là đầy cữ. Cữ của em trai là bảy ngày, của em gái là chín ngày. Phân biệt như vậy vì tục ta tin rằng con người có hồn và vía. Hồn nam cũng như nữ đều có ba hồn, còn vía thì con trai khỏe mạnh gan dạ hơn có bảy vía, con gái yếu đuối nhu mì có chín vía. Đầy cữ, nghĩa đen là đầy thời gian tượng trưng cho số vía của em. Ta có lệ cúng đầy cữ, còn gọi là cúng mụ. Theo sự tin tưởng, muốn thành hình con người phải do các bà mụ nặn. Tất cả có mười hai bà mụ, mỗi bà phụ trách nặn một số bộ phận của đứa trẻ. Khi cúng mụ, đồ lễ phải sửa soạn cho đủ mười hai bà, mỗi vật cúng đều phải là con số mười hai: mười hai đôi hài, mười hai cái mũ, mười hai bộ quần áo, mười hai trăm vàng, một đĩa có bày mười hai trái cây, mười hai chiếc bánh, mười hai con ốc, mười hai miếng trầu v.v... cùng với cúng mụ, có cúng gia tiên và thổ công. Trong những nhà gia đình khá giả, khi cúng đầy cữ cho em bé, có mời bạn bè, họ hàng và khách đến dự. Họ hàng và bạn bè tới ăn đầy cữ đều có quà cho sản phụ hoặc cho 31 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn em bé, thường thường cho sản phụ là thức ăn, nhất là nước mắm ngon để sản phụ ăn kiêng, còn quà cho em bé là vòng tay, vòng chân, quần, áo v.v... Tục cúng đầy cữ ngày nay còn tồn tại rất ít, chỉ những gia đình hiếm hoi mới làm lễ cúng để cho đứa trẻ đỡ ốm sài, hoặc người ta chỉ cúng cho con đầu lòng, vì con đầu cháu sớm, người ta muốn theo đủ mọi tục lệ cổ truyền. Ở thành thị rất ít người còn giữ tục này. o Cáo tổ tiên và thần linh Tại nhiều nơi có tục, mỗi khi sinh con, nhất là con trai thường sửa lễ để cáo với gia tiên và thổ công. Sinh con là một tin mừng, cần trình tổ tiên rõ huyết thống đã thêm chồi thêm lộc để tổ tiên mừng và phù hộ cho. Đã cáo với gia tiên, thì cũng cúng cả thổ công để xin ngài che chở cho đứa nhỏ vì ngài là đệ nhất gia chi chủ. Có nhiều nhà, ngoài việc cúng gia tiên và thổ công, người ta lại sửa lễ ra cúng tại đình như để trình với đức Thành hoàng xin ngài ban phúc cho đứa nhỏ. Lễ vật thường đơn sơ chỉ gồm có con gà, đĩa xôi, trầu cau, rượu, vàng, hương, nhưng người ta rất thành tâm. Thêm một suất đinh, nếu là con trai, hoặc thêm một nhành hoa, nếu là con gái, là một việc đáng mừng cho bất cứ gia đình nào. Trước sự vui mừng này, cầu xin che chở của thế giới vô hình cho em nhỏ là một điều rất bình thường! o Bảo vệ hài nhi Cha mẹ nuôi con bằng trời bể, thành ngữ này đã nói lên một phần nào sự trông nom nuôi nấng con cái của cha mẹ. Tiếng rằng sinh tử hữu mệnh, sống chết có số nhưng trong sự nuôi con, cha mẹ đã phải chịu bao sự vất vả đắng cay, chống với số mệnh cố bảo vệ lấy con mình, nhất là để con mình khỏi vì mình mà chết yểu. Trong thời kỳ thơ ấu, có nhiều em nhỏ rất nhiều bệnh tật, và chống lại những bệnh tật đó, cha mẹ đã mất bao công lao, phần thì lo thuốc men, phần thì lo những phương thuật, cố làm sao nhân định thắng thiên, nuôi cho được đứa con. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 32 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Thời kỳ trứng nước của em nhỏ là thời kỳ lo lắng nhiều nhất của cha mẹ. Có nhiều đứa trẻ đẻ phải giờ quan sát hoặc giờ kim xà thiết tỏa khó nuôi, cha mẹ phải cúng đổi giờ. Nhà nào hiếm muộn, sợ khó nuôi con, phải làm lễ bán khoán, nghĩa là bán con cho Thần Phật, nhờ Thần Phật phù hộ cho đứa trẻ. Mỗi khi mang con đi đâu, sợ tà ma ám ảnh, người ta bôi nhọ chảo lên trán đứa trẻ, hoặc cầm con dao, cái kéo, hai chiếc đũa bảo vệ đứa trẻ. Có nhiều đứa trẻ cứ đêm đêm là khóc, có đứa khóc suốt ba tháng mười ngày, ta gọi là khóc dạ đề. Muốn chữa cho con khỏi khóc, phải mượn một người khác họ lấy chiếc cọc chuồng lợn ném xuống gầm giường. Gặp người lạ vía dữ, dù ở ngoài cữ, đứa trẻ vẫn khóc, người ta cũng đốt vía khi người lạ đi khỏi hoặc khi người lạ còn có mặt thì người ta lấy bó lửa ném vào trước mặt người này cho đứa trẻ thôi khóc. Có khi đứa trẻ ngủ lì không dậy, người ta xin vài cái tóc mai của người khác họ phẩy vào miệng đứa trẻ cho nó thức tỉnh. Đứa trẻ hay trớ, người ta lấy nước lòng đỏ cho uống. Đứa trẻ nấc, lấy ngọn lá trầu không dán vào trán cho khỏi. Con đau bụng khóc lắm, phải mượn người nhổ bão trên đầu mẹ, đặt con nằm ép vào bụng mẹ; Con lên đậu, ngoài cửa ngõ treo một bó vàng và trồng một cây lá ráy vào một chiếc nồi đất, hoặc cài một cành kinh giới để giữ mệnh cho con; Con hắt hơi thì nói “sống lâu, trăm tuổi” để cầu cho con thọ; Con hay ốm đau, nhờ người bế con chui qua chiếc quan tài trong một đám tang người chết già để cho con khỏi bệnh, sống lâu; Con mắc sài, mang con ra kéo lê chung quanh một mả mới để bỏ cái sài lại nơi mả này. Các phương thuật trên chỉ cốt bảo vệ cho đứa trẻ về phương diện vật chất, nhưng cha mẹ lại thường bảo vệ cả tính nết của con nữa. Bởi vậy khi đưa con cho người khác bế, người ta kiêng không đưa qua cửa sổ, e lớn lên đứa trẻ sẽ ăn cắp ăn trộm, trèo tường, vượt cửa, cũng như lúc cho con bú chực thường kén người tốt tính để con khỏi chịu ảnh hưởng 33 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn tính xấu của người cho bú. o Lễ bán khoán Trong các phương thuật để bảo vệ hài nhi, có tục bán khoán, nghĩa là bán con cho Thần Phật, thường được các nhà hiếm muộn áp dụng, kể cả ngay thời bây giờ nữa, nhất là khi đứa trẻ sinh vào những giờ khó nuôi. Con người trần có thể bị tà ma theo dõi ám ảnh, nhưng con Thần Phật tà ma phải kiêng sợ. Khi đã bán khoán rồi thì đứa trẻ là con nuôi vị Thần hoặc Phật tại các điện chùa mà cha mẹ đứa trẻ đem bán khoán. Tờ khoán có mang kiềm ấn của Thần hoặc Phật. Kể từ ngày bán khoán đứa trẻ sẽ theo họ Thần, Phật. Bán cho cửa đền thờ đức Hưng Đạo Vương đứa trẻ mang họ Trần, bán cho chùa, đứa trẻ lấy họ Màu. Việc bán khoán có những lễ nghi riêng. Trước hết, muốn bán khoán phải đợi cho đứa trẻ sinh được ba tháng mười ngày, nghĩa là phải chờ đứa trẻ sạch hết những ô uế của lúc ra đời và người mẹ cũng đã hết tuần chay gái đẻ, không còn những dơ dáy của buổi lâm bồn nữa. Khi đứa trẻ đã qua ba tháng mười ngày rồi, phải chọn một ngày tốt, mang đồ lễ tới đền chùa. Ở đây sẵn có thầy cúng để nhờ viết một lá sớ xin bán khoán đứa bé và một tờ khoán thành hai bản. Tờ khoán này cũng như tờ văn tự bán con cho Thần, Phật, có dấu của đền chùa. Rồi cha mẹ đứa bé phải lễ trước bàn thờ, trong khi thầy cúng đọc sớ. Sớ đọc xong, được đem hóa. Một bản khoán lưu ở đền chùa, còn một bản khoán cha mẹ đứa bé mang về. Kể từ ngày bán khoán, tuy trên thực tế và giấy khai sinh đứa trẻ vẫn mang họ của cha, nhưng đối với thế giới thần linh, đứa trẻ mang họ của Thần, Phật, và trong mọi sự cúng lễ khi khấn cho đứa trẻ phải khấn theo họ của Thần, Phật. Trên nguyên tắc, việc bán khoán có giá trị suốt đời nhưng khi đứa trẻ quá 16 tuổi, bố mẹ có thể xin chuộc khoán được. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 34 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ o Bỏ chợ, bỏ đường Bỏ chợ bỏ đường cũng là một phương thuật để bảo vệ hài nhi chống ma quỷ. Có những đứa trẻ luôn luôn bị ma quỷ quấy nhiễu, hết đẹn đến sài, hết đau đến yếu, càng cúng lễ đứa trẻ càng đau ốm hơn. Người ta bảo rằng đó là ma quỷ thấy đứa trẻ được bố mẹ cưng chiều thì phá quấy để được cúng lễ. Người ta không tiếc gì sự cúng lễ, nhưng đối với ma quỷ cũng như đối với kẻ tiểu nhân càng cúng lễ chúng càng quấy đảo nhiều hơn. Muốn cho chúng khỏi dõi theo ám ảnh, phải tỏ cho chúng biết đứa trẻ không được quý báu như chúng tưởng tượng. Người ta mang đứa trẻ ra bỏ ở chợ hoặc ở ngã ba đường sẽ có người, người này đã thỏa thuận trước với bố mẹ đứa trẻ, đến nhặt bế về. Một vài ngày sau, có khi ngay một vài giờ sau, bố mẹ đứa trẻ đến xin lại và cám ơn người mang nó về. o Cho làm con nuôi Đây cũng là một phương thuật để bảo vệ cho hài nhi. Có nhiều đứa trẻ sinh ra gặp tuổi xung khắc với bố mẹ, sống với bố mẹ thường hay quặt quẹo, người ta tìm một người hợp tuổi với đứa bé để cho làm con nuôi. Thường người ta tìm một gia đình đông con, vì sự thật, việc cho làm con nuôi này chỉ là một việc tượng trưng, chính ra cha mẹ đứa trẻ chịu hết mọi sở phí về việc nuôi nấng, có khi mướn riêng một người vú cho đứa trẻ. Người ta kiếm người hợp tuổi với đứa bé, để đứa bé khỏi quặt quẹo, kén gia đình đông con, để đứa bé dựa vào những đứa con kia mau lớn. Tục cho làm con nuôi ngày nay vẫn còn một số người theo và cả tục bỏ chợ bỏ đường nói trên cũng vẫn còn, và thường diễn ra ở ngay giữa nơi đô thị. Bảo rằng đây là một điều mê tín cũng đúng, nhưng vì lòng thương con, muốn cho con không đau ốm luôn luôn khỏe mạnh, người ta có nề hà gì những điều mê tín nhỏ vô hại. 35 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn o Hớt vía Như trên đã nói, con người ta có hồn và vía. Tục ta tin rằng, những đứa trẻ bất thần bị ngã, vía có thể xuất ra khỏi thể xác, đứa trẻ có thể trở nên ngớ ngẩn và lúc ngủ thường hay giật mình. Phải hớt vía của đứa trẻ để trả về cho nó. Muốn hớt vía người ta dùng một quả trứng luộc, cắt làm bảy hoặc chín miếng tùy theo con trai hay con gái rồi nắm bảy hay chín nắm cơm nho nhỏ, mang tới chỗ đứa bé bị ngã, hú vía nó, trao cơm và trứng bảy hoặc chín lượt. Sau đó mang cơm và trứng đó về cho đứa trẻ ăn. Đứa trẻ nhỏ quá không ăn được, bố mẹ sẽ nhai mớm cho nó. Đứa trẻ ăn cơm và trứng đó sẽ lấy lại được vía đã xuất ra và sẽ trở lại bình thường. o Tàn hương nước thải Nhiều khi đứa trẻ bị ốm, bố mẹ sau khi đã chạy chữa thuốc men không khỏi thì cho là đứa trẻ bị thần thánh quở phạt hoặc tà ma ám ảnh. Như vậy không phải là bệnh trần, thuốc men không thể chữa được. Phải cầu cúng. Phải xem bói toán để biết đứa trẻ đã bị vị thần thánh nào quở phạt, vi phạm vào đền miếu hay ma quỷ nào theo ám. Quẻ bói đã cho biết tại sao đứa trẻ đau ốm rồi, bố mẹ phải đi cúng ở các cửa đền cửa điện để tạ tội cho đứa trẻ, hoặc xin bùa phép trừ tà ma. Cúng vái xong người ta lấy tàn hương hòa với nước thải, nghĩa là nước lạnh đã dùng để cúng cho đứa trẻ uống. Người ta cũng lại xin bùa dấu tại các đền điện mang về cho đứa trẻ đeo. Có bùa đeo, tà ma trông thấy sẽ phải lánh xa. Cũng có nhiều trường hợp đứa trẻ bị nóng sốt, cha mẹ chúng lấy trầu cau đặt lên bàn thờ tổ tiên, đốt hương khấn vái để xin tổ tiên phù hộ cho đứa nhỏ. Rồi tuần hương tàn, bố mẹ lại lấy tàn hương nước thải cho con uống. Việc này bây giờ cũng ít diễn ra. o Áo dấu Áo dấu là thứ áo may bằng vải có in dấu của các cửa đền, cửa điện, Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 36 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ cửa chùa. Hàng năm trong những ngày hội chùa Hương, hội phủ Giày, hội chùa Thầy, hội đền đức Hưng Đạo Vương cùng nhiều chùa khác, những gia đình có con nhỏ, đi trảy hội mang theo vải tới đền chùa làm lễ xin dấu đóng vào vải, mang về may áo cho con. Họ tin rằng, tà ma thấy trẻ mặc áo dấu, sợ uy Thần, Phật, thường lánh xa đứa trẻ, không dám theo dõi quấy phá chúng nữa. Tại các đình đền có tiếng, trong những ngày hội, có người mang vải lụa tới xin dấu đóng sẵn vào để bán cho các thiện nam tín nữ tới mua dùng may áo cho các con. Vải đóng dấu này chỉ dùng may áo chứ không may quần, vì dấu của Thần, Phật là trọng, may quần đứa trẻ mặc lê la ô uế mang tội. Khi giặt áo dấu, người ta cũng giặt riêng chứ không giặt lẫn với quần, nhất là quần của người lớn. o Thờ cúng thần sao Có những trường hợp cả mấy đứa con của một gia đình luôn luôn đau ốm quặt quẹo. Thuốc thang cúng vái nhiều vẫn không khỏi. Sau xem số mới biết tại cung Tử của bố mẹ có các sao dữ ảnh hưởng tới sức khỏe của con cái, như sao Bạch Hổ. Muốn cho con cái được bình yên khỏe mạnh, cha mẹ phải thờ cúng các vị thần sao, nhất là thần Bạch Hổ khi lá số của bố mẹ có sao này trong cung Tử. o Đầy tháng Cha mẹ nuôi con, mong con khôn lớn từng ngày từng tháng. Kể từ ngày sinh, đầy cữ thì cúng đầy cữ, tới khi con được đầy tháng, lại có cúng đầy tháng. Qua một cữ, qua một tháng là qua một giai đoạn trong đời người. Cúng đầy tháng, người ta cũng cúng mụ như khi đầy cữ, đồ lễ cũng tương tự như đồ lễ cúng đầy cữ. Cũng có cúng Thổ công và gia tiên. Những gia đình khá giả lại có mời bạn bè bà con tới ăn cỗ, như để mừng cho đứa trẻ đã qua được tháng đầu. Lần này khách tới ăn cỗ chỉ 37 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn có quà mừng cho đứa bé, không có quà cho người mẹ như khi đầy cữ. Sau một tháng sinh nở, sức khỏe của người mẹ đã trở lại bình thường, không cần kiêng khem nữa. o Đầy năm Khi đứa trẻ được đầy năm, lại có cúng đầy năm. Đứa trẻ đầy năm gọi là đầy tuổi tôi, và lễ cúng đầy năm gọi là cúng đầy tuổi tôi. Cũng gọi là lễ thôi nôi. Thôi nôi tức là từ bỏ cái nôi. Từ bé cho đến lúc đầy năm, đứa trẻ được đặt trong nôi, nhưng khi đầy năm, đứa trẻ đã khá lớn, bố mẹ chuyển chúng sang nằm giường; nhà giàu sắm giường nhi đồng cho con, nhà nghèo, con nằm ngay giường mẹ. Lễ thôi nôi rất được chú trọng. Ngoài việc cúng lễ, trong lễ này, ta còn có tục thử đứa trẻ. Hôm ấy đứa trẻ được tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới, rồi con trai thì bày đồ cung tên bút giấy, con gái thì bày đồ kim chỉ dao kéo. Ngoài ra có bày cả những đồ chơi. Sau lễ cúng, đặt đứa trẻ ở trước mọi thứ này để xem đứa trẻ khôn ngoan ra sao. Người Trung Quốc gọi tục này là Thí nhi, nghĩa là thử trẻ. Đứa trẻ được đặt trước mọi đồ vật trên, do bản tính của con người sẽ lấy một đồ vật, có khi nó lựa chọn, có khi tự nhiên nó nhặt lấy. Người ta cho rằng nếu đứa con trai chọn kiếm cung hay bút giấy sau này nó sẽ theo đường văn hoặc nghệ võ, trái lại nếu nó lấy một đồ dùng gì khác thuộc một nghề nào, sau này nó trở thành người thợ trong nghề đó. Còn con gái, nếu chọn kim chỉ, sau này sẽ có tài nội trợ, nếu chọn thúng mủng sẽ đi buôn đi bán v.v... Lễ đầy tuổi tôi của đứa trẻ rất quan trọng. Nó đánh dấu một giai đoạn của đời người. Đứa trẻ đã bắt đầu lớn, và kể từ ngày đầy năm, đứa trẻ cũng bớt bệnh tật nhiều. Trong buổi cúng đầy năm, nhiều nhà làm cỗ bàn rất linh đình và mời rất đông khách khứa, đông hơn ngày cúng đầy cữ và ngày đầy tháng. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 38 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Nhân dịp này khách đến chơi lẽ tất nhiên là có đồ mừng cho đứa trẻ, nhưng cũng có cả đồ mừng cho cha mẹ nữa, nhất là khi đứa trẻ lại là con trai. Các tay văn tự nhân dịp này thường có thơ mừng. Tục ăn đầy năm cũng như ăn đầy tháng của đứa trẻ hiện còn tồn tại, với gần đủ các lễ nghi xưa tại hầu khắp các nơi. Ăn đầy tháng cho con tức là ăn mừng con đã qua một giai đoạn của thời kỳ trứng nước, còn ăn đầy năm tức là ăn sinh nhật lần thứ nhất của con vậy. o Đặt tên Ngày xưa nước ta không có hộ tịch, đứa trẻ sinh ra không phải khai sinh ngay. Ta cho rằng vấn đề hộ tịch là vấn đề riêng của từng cá nhân và chỉ liên quan tới cá nhân và gia đình đương sự. Bởi vậy khi đứa trẻ mới sinh ra, người ta có lệ quen gọi nó là thằng cu, cái đĩ, thằng tý, con đỏ v.v... tùy theo con trai hay con gái. Cho tới lớn, nhiều khi lấy vợ lấy chồng, con cái mới bắt đầu được cha mẹ chính thức đặt tên cho, và khi đã được đặt tên rồi, tên vẫn có thể thay đổi được nếu vì trùng danh hoặc phạm phải tên kiêng, hoặc vì cái tên cũ mang lại những điều không may cho gia đình hoặc cho bản thân đứa trẻ. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ, trước khi lấy tên là Nguyễn Khuyến đã mang tên là Nguyễn Văn Thắng, nhưng sau khi vì trượt khoa thi Hội năm Ất Sửu, nên cụ mới đổi tên. Sau khi đổi tên, cụ đã đỗ Tam Nguyên năm Tân Mùi. Sự chọn tên đặt cho con cái, người Việt xưa rất thận trọng. Chẳng thà không đặt tên, cứ gọi con bằng một tên mách qué, chứ đã đặt tên, cái tên ít ra phải nói lên được cái sở nguyện của cha mẹ mong cho con, hoặc như trường hợp cụ Tam Nguyên nói trên, cái sở nguyện của chính người tự đặt tên lấy. Truyện ông Ngô Thì Sĩ đặt tên cho ông Ngô Thì Nhiệm là một thí dụ. Khi ông Nhiệm lên sáu tuổi, ông Ngô Thì Sĩ mới hỏi ý ông muốn lấy tên 39 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn gì. Ông Nhiệm đã thưa: - Thưa cha, con xin phép cha cho con ghép vào tên húy của cha (chữ Sĩ), một chấm phảy để làm tên con; chữ Nhiệm. Nhiệm là gánh vác, ý cậu bé muốn mai sau gánh vác một phần trách nhiệm của nước nhà. Lớn lên, ông Ngô Thì Nhiệm đã không hổ với tên Nhiệm của mình. Tôi xin đơn cử thêm một thí dụ nữa: trường hợp cụ thân sinh ông Cao Bá Quát đặt tên cho hai con là Bá Đạt và Bá Quát. Đời nhà Chu có tám vị hiền sĩ là Bá Quát, Bá Đạt, Trọng Đột, Trọng Hốt, Thúc Dạ, Thúc Hạ, Quý Quỳ và Quý Đa. Đặt tên cho hai con là Bá Đạt và Bá Quát, cụ thân sinh ra các ông đã muốn cho các con sau trở nên những bậc hiền sĩ. Sau khi đặt tên con rồi, cha mẹ mới ghi tên con vào gia phả và vào các giấy tờ liên quan tới con như lá số tử vi chẳng hạn. o Thành phần của tên Tên thường gồm có họ, chữ đệm và tên, nhưng có nhiều khi, người ta không dùng chữ đệm. Họ từ tổ tiên truyền xuống, qua đời này đến đời khác. Thường thì con lấy họ cha, nhưng cũng có trường hợp con theo họ mẹ: - Khi mẹ không có anh em trai, một trong các người con lấy họ mẹ giữ việc phụng thờ ngoại tộc. - Khi người mẹ lẳng lơ, sinh con không cha. Mỗi người thường giữ họ của mình cho đến chết, nhưng cũng có khi có người thay đổi họ: - Xưa kia thân nhân những tướng giặc, tướng cướp đã bị bắn chết, cùng những họ nhà vua đã bị truất ngôi, phải trốn tránh ở các nơi xa lạ, cần thay họ đổi tên để khỏi lộ tông tích. - Những người có công với triều đình được nhà vua ban cho quốc tính, lấy họ vua thay cho họ mình, như ông Trần Bình Trọng chính là họ Lê. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 40 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Con nuôi, đôi khi bỏ họ cha mẹ đẻ để lấy theo họ cha mẹ nuôi. Chữ đệm dùng để nối liền họ với tên. Thường đàn bà con gái dùng chữ thị, còn đàn ông con trai dùng mấy chữ văn, đình, thế, huy, duy, hữu v.v... Ngày nay, chữ đệm thường thay đổi nhiều, đàn bà con gái nhiều khi không dùng chữ thị mà dùng những chữ khác để cho tên nghe được kêu như chữ mộng, lệ, thùy v.v... và đàn ông con trai cũng dùng nhiều chữ khác thay những chữ đã kể trên. Tên chính là tiếng dùng để gọi, và là phần chót trong tính danh. Như trên đã nói, tên được chọn sao để nói được cái sở nguyện của cha mẹ, của kẻ mang tên, hay ít ra tên cũng phải có một nghĩa gì. Con gái, người ta ưa lựa tên các thứ hoa, kèm trước một chữ đệm thật văn vẻ, lan, cúc, mai, đào, liễu, liên. Các tên trên ghép vào các chữ đệm có thể thành Mộng Lan, Thúy Liễu, Lệ Mai v.v... Người ta cũng dùng tên bốn mùa để đặt cho con gái: Mộng Xuân, Lệ Thu, Thúy Hạ, Diễm Đông... Tên con trai, thường đặt những tên hùng mạnh hoặc có tính cách về nam phái: Nhân, Trí, Dũng, Tín, Trực v.v... Có khi để giản tiện, người ta lấy ngay năm sinh theo thập can hoặc thập nhị chi để đặt cho con: Giáp, Ất, Bính, Đinh..., Tý, Sửu, Dần, Mão... Cũng có người lấy địa đanh nơi sinh con đặt cho con: Thái (Thái Bình), Định (Tân Định) v.v... Tất cả những lối đặt tên trên chỉ có tính cách chỉ dẫn không phải nhất thiết phải như vậy, nhất là ngày nay trong việc đặt tên có thay đổi nhiều. Có điều, trong một nhà người ta vẫn tránh sự trùng danh, và xưa kia có tục kiêng tên. o Tục kiêng tên Không ai lấy tên các vị thần linh đặt cho con, cũng như không bao giờ dùng tên một người trên để đặt cho con mình, e mang tội bất kính. 41 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Nhiều người khi thù hằn một kẻ nào, thường lấy tên của kẻ đó đặt cho con, coi như vậy là một điều sỉ nhục cho kẻ thù. Trong thôn xã, đã có xảy ra những trường hợp vì vô ý, có người đặt tên con nhằm vào tên cha mẹ hoặc ông bà một người trong làng. Khi người này biết, và hiểu rằng đó chỉ là một sự nhầm lẫn chứ không phải là một sự cố ý, người này liền mang cau trầu bao chè tới để yêu cầu người kia sửa lại tên con để tránh sự trùng danh với bề trên của mình. Kiêng tên là một điều quan trọng của phong tục ta. Ta có câu Nhập môn nhi vấn húy nghĩa là khi vào một nhà nào phải hỏi tên húy để biết mà kiêng. Người có con bắt đầu được kiêng tên. Kể từ khi có đứa nhỏ người ta dùng tên nó để gọi cha mẹ nó, dù tên nó mới chỉ là một tên tạm như tên Tí, tên Tẹo. Người ta gọi bố mẹ nó là bác Tí giai, bác Tí gái, cậu Tí, mợ Tí, ông Tí, bà Tí, hoặc bác Tẹo giai, bác Tẹo gái, cậu Tẹo, mợ Tẹo, ông Tẹo, bà Tẹo v.v... Trong sự giao thiệp của giới thượng lưu, thường dùng họ để gọi thay tên: Nguyễn Tiên sinh, Đào Tiên sinh, Đỗ Quý hữu, Ngô Ngân huynh, Đặng Tôn Ông, bác Lê, bác Trần v.v... Khi một người có chức tước, văn bằng, thì chức tước và văn bằng được gọi thay tên: Ông Huyện Đặng, cụ Cử Vũ, ông Bát Vương, ông Hàn Ngữ v.v... Đối với những người có danh vọng tiếng tăm, để kính trọng, người ta chỉ gọi tới tên làng: ông tú Vị Xuyên là Tú Xương, cụ Tam nguyên Yên Đổ là cụ Nguyễn Khuyến, v.v... Thường chỉ những người bạch đinh mới phải dùng đến tên để gọi, bởi vậy tại các thôn xã người ta cố mua chân nhiêu, chạy chân xã để được gọi là ông nhiêu, ông xã, bà xã thay tên của mình. Những người giữ những chức vụ trong làng, trong tổng đều được gọi bằng chức vụ. Theo tục lệ, con cháu tránh đọc tới tên cha mẹ ông bà và tổ tiên, dân chúng kiêng tên các quan và tên vua chúa. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 42 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Chính vì tục kiêng tên, mà nhiều chữ phải cải chệch sang chữ khác: hoa đổi là bông, hoàng đổi tên là huỳnh, nguyên đổi là ngươn, long đổi là luông v.v... Các kỳ thi ngày xưa có lệ kiêng húy, trong bài văn, thí sinh tuyệt đối không được dùng những chữ tên nhà vua và các vị tôn tộc trực hệ. Tên các vị tổ tiên xa của nhà vua có thể dùng được nhưng phải đánh ngoặc cho khác đi. Những chữ húy được yết tại trường thi: Phạm húy thì bị tội. Ngoài ra, bố mẹ cũng kiêng gọi tên con trong lúc đi đêm hoặc trong khi qua một nơi thanh vắng, e tà ma theo hành đứa nhỏ. Tục kiêng tên nay đã mất ở nơi đô thị, nhưng ở một vài địa phương vẫn còn giữ, nhất là kiêng tên các vị thần linh. Ở đô thị, tên các vị vua chúa, anh hùng xưa kia vẫn được kiêng, nay được đem đặt cho đường phố để tỏ sự sùng kính. o Tên của một người Đã xét đến việc đặt tên, không thể không nói tới các loại tên của ta. Ngoài tên tục hoặc tên húy ta hằng kiêng, một người thường có tên hiệu và tên tự nữa. Tên hiệu tức là biệt hiệu, thường do tự đương sự đặt lấy. Tên hiệu thường ta có ý gói ghém ý nguyện ở trong. Thí dụ: Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy hiệu là Bạch Vân Am, là có ý muốn sống ở một am thanh vắng chỉ có mây trời. Tên tự thường được đặt một cách làm sao để qua tên tự người ta có thể liên tưởng tới chính danh của mình. Như Trương Hán Siêu lấy tên tự là Trác Như nghĩa là nổi lên. Hai chữ Trác Như nhắc tới chữ Siêu là cao cả. Cũng có người dùng tên sông núi địa phương để đặt, ông Nguyễn Khắc Hiếu lấy tên tự là Tản Đà. Hai chữ tên tự Tản Đà gồm núi Tản Viên và sông Đà Giang, tức là sông núi địa phương quê của ông. 43 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Hoặc có người dùng ngay tên làng mình làm tên tự như ông Nguyễn Du lấy hai chữ Tiền Điền, là tên quê hương ông. o Tên thụy Ngoài các tên tự, tên hiệu và chính danh trong lúc sống, mỗi người khi lúc chết còn có một tên Thụy. Tên này còn gọi là tên hèm, hoặc tên cúng cơm, tức là cái tên chỉ khấn đến khi cúng giỗ. Thường tên thụy gồm hai chữ và hai chữ này cố tóm tắt đủ các đức tính của người mang tên. Tên thụy có khi do chính đương sự lúc lâm chung, tự đặt lấy rồi bảo cho con cháu biết hoặc có khi do người nhà đặt, trong trường hợp người chết không kịp tự đặt lấy hoặc lúc sắp chết không còn đủ sáng suốt để tự tìm cho mình một tên thụy. Người nhà đặt tên rồi báo cho người hấp hối biết, hoặc nếu đương sự đã chết thì khấn ngay cho linh hồn đương sự hay. Như đã nói, tên thụy cố tóm tắt đức tính người chết. Thí dụ ông Trương Đình Mậu lúc sống người thuần hòa cẩn thận, bình tĩnh, siêng năng, khi lâm chung tự đặt tên thụy là Thuần Cẩn. Khi cúng tế, con cháu sẽ khấn: Nguyễn Quý Công, húy Đình Mậu, thụy Thuần Cẩn phủ quân. Trong những ngày giỗ chạp, lúc cúng vái người ta chỉ khấn tên thụy, còn tên húy, người ta khẽ lâm râm trong miệng lúc vái. Trong các sử sách, người ta cũng chép tên các vua chúa qua tên thụy như Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tôn, hoặc qua niên hiệu như Gia Long, Minh Mệnh, chứ không chép tới tên húy. o Danh với hồn Theo phong tục Việt Nam, tên rất quan trọng, tên đi liền với hồn. Khi một người ngất đi bất tỉnh, hoặc chết, người ta cho là hồn đã xuất khỏi người và phải gọi tên hú hồn để người ngất hồi lại, và có thể người chết sẽ sống lại chăng? Các thầy phù thủy, các đạo sĩ có thể tác oai tác phúc cho một người khi biết rõ tên họ, ngày sinh tháng đẻ của người này và có trong tay một manh quần áo, một mớ tóc hay một móng tay của người đó bằng phép trù, ếm hay chài. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 44 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ o Đổi tên Ở trên đã nói về việc đổi họ, đây xin nói qua về việc đổi tên. Xưa kia, nước ta chưa có hộ tịch rõ ràng, nhiều người thường lúc bé mang một tên, lúc lớn lại mang tên khác. Có nhiều người bị bố mẹ đặt cho một tên xét ra không mang lại may mắn cho mình, bèn thay đổi tên khác. Các thí sinh thi trượt thường đổi tên như trường hợp cụ Tam nguyên Yên Đổ đã tự đổi tên là Nguyễn Văn Thắng thành Nguyễn Khuyến. Kể từ khi luật hộ tịch được đặt ra, vẫn có nhiều người đổi tên, nhưng muốn đổi tên phải xin phép chính quyền. Ngày nay, có nhiều trẻ em trong khai sinh mang một tên, nhưng vì kiêng kỵ, ở nhà cũng gọi em đó bằng một tên xấu xí, để rồi đến khi đi học, cái tên chính trong khai sinh mới được dùng tới. Riêng về phái nữ, tên mình chỉ dùng cho đến lúc lấy chồng. Lấy chồng sẽ được gọi theo tên chồng. Ngày nay nhiều phụ nữ tuy đã lập gia đình, nhưng tên con gái vẫn được dùng, đó là trường hợp các nữ công chức, ở nhà gọi theo tên chồng, tới Sở chính, tên riêng vẫn được sử dụng. Nuôi con, kể từ lúc sơ sinh cho đến khi đặt tên trải bao tục lệ, và bố mẹ thương con, thường thành tâm tin hết mọi tục lệ để mong cho con được làm người. Giai đoạn khôn lớn của con, cha mẹ cũng không trễ nải, dù đứa con đã được đặt tên hay còn chờ khi thành người hẳn. IV. TỪ THỜI TRỨNG NƯỚC ĐẾN LÚC TRƯỞNG THÀNH Bắt đầu từ lúc đặt tên, đứa trẻ thường được coi như đã qua thời kỳ trứng nước, và từ đó đã có một chính danh, thay cho cái tên nôm na thằng Tý, cái Tẹo thủa nhỏ, vì như trên đã nói, việc đặt tên chỉ thực hiện khi đứa trẻ đã lớn, và có khi đã bắt đầu đi học. o Lá số tử vi Ngày xưa việc lập hộ tịch không trở thành điều bắt buộc và mỗi đứa trẻ ra đời không phải làm giấy khai sinh. 45 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Không có khai sinh, nhưng phần nhiều bố mẹ đều lấy cho con một lá số tử vi, trong đó ngày sinh, giờ đẻ ghi rất rõ ràng cẩn thận, và có thể nói rằng có phần đúng hơn tờ giấy khai sinh chính thức ngày nay. Khai sinh, vì lý do này, lý do khác, người ta còn tìm cách khai man, trái lại trong lá số tử vi của đứa trẻ, không ai làm man, và người ta còn e không thật đúng với giờ sinh. Theo tín ngưỡng, là số tử vi tóm tắt cả số phận của một người, lúc hay lúc dở, lúc vinh quang, lúc khốn đốn, năm tháng nào vận hạn, năm tháng nào suôn sẻ. Mọi việc hay dở, người ta đều chiếu theo ngày giờ năm tháng sinh đẻ mà tính, và qua lá số có thể đoán trước vận mệnh và niên hạn của mỗi người. Lá số tử vi cần phải thật đúng. Ngày nay có khai sinh nhưng nếu so sánh ngày sinh tháng đẻ của nhiều người trong khai sinh với lá số tử vi sẽ có sự khác biệt. Những nhà khá giả, mỗi khi sinh con, nhất là con trai, đều lấy một lá số tử vi để tiện theo dõi và săn sóc con cái, đoán trước để tránh mọi vận hạn, hoặc tìm cách cầu cúng giải hạn để vận hạn nhẹ bớt đi. Đối với những nhà nghèo không có tiền để lấy cho con lá số vì lấy lá số phải trả tiền thầy số, bố mẹ cũng cố nhớ lấy ngày sinh tháng đẻ của con để trong những trường hợp con cái ốm đau, và trong những dịp con cái thi cử, người ta có thể cúng vái cầu xin thần thánh phù hộ. o Vào họ Đứa trẻ đã được đặt tên xong, bố mẹ làm lễ cáo với gia tiên để ghi tên con vào gia phả. Kế đó, bố mẹ đứa trẻ mang đồ lễ tới nhà trưởng tộc để ghi tên con vào tộc bạ, tức là sổ họ, trong ghi rõ con cái từng ngành. Có nhiều họ, chỉ ghi tên con trai, con gái bị coi như là nữ nhân ngoại tộc, sau này nó sẽ theo họ nhà chồng. Việc ghi tên con vào tộc bạ, người ta cũng thường kén ngày tốt. Người trưởng tộc đặt đồ lễ của bố mẹ đứa trẻ lên bàn thờ họ, làm lễ khấn tổ họ, rồi ghi tên đứa trẻ vào trong sổ họ. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 46 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Dù giàu nghèo, khi đặt tên con rồi, bố mẹ cũng làm lễ cáo gia tiên và xin vào họ cho con. Từ ngày đứa trẻ vào họ nó phải chịu sự đóng góp vào những ngày giỗ, hoặc vào những công việc có ích chung và liên quan tới cả họ. Lẽ tất nhiên những sự đóng góp đó, do bố mẹ gánh vác. Những suất đóng góp cho đứa trẻ cho đến năm 18 tuổi, là những suất trẻ con, tức là chỉ phải đóng một nửa hoặc một phần suất người lớn. Nhiều họ, con gái không phải đóng góp gì, nhưng với nhiều họ khác, gái cũng như trai, việc đóng góp là việc chung đều phải tham dự. Ngày nay, trải qua nhiều sự biến đổi, con cái sinh ra trong hạn tám ngày phải khai sinh tại ủy ban phường, xã. Đã khai sinh là phải đặt tên con để ghi vào sổ nhưng dù đặt tên con để ghi vào sổ rồi, nhiều gia đình, nhất là những gia đình hiếm hoi, về nhà vẫn gọi con theo một tên xấu xí, cái Hĩm, thằng Cò, để dễ nuôi, và cái tên chính của đứa bé chỉ được dùng tới khi bắt đầu đi học. Tuy vậy, sau khi khai sinh cho đứa bé, nhiều gia đình vẫn giữ tục lệ làm lễ cáo gia tiên để ghi tên con vào gia phả, và mang đồ lễ tới nhà trưởng tộc để xin cho con vào họ. Đối với những người tha hương, họ hàng không có ở nơi làm ăn, người ta thường nhờ người khác vào họ giúp tại quê nhà. o Vào hàng ngõ, hàng xóm, hàng giáp Một làng xưa chia làm nhiều Giáp, có khi theo họ như ở làng Phù Đổng, nhưng phần nhiều theo địa lý, mỗi khu thành một Giáp. Một Giáp lại có nhiều thôn hoặc xóm, và mỗi xóm có khi có nhiều ngõ. Những người cùng ngõ cùng xóm thường tương trợ lẫn nhau và cùng nhau chia vui cũng như sẻ buồn. Ở một ngõ hoặc một xóm nào, người ta vào hàng ngõ, hàng xóm tại đó. Một đứa trẻ sinh ra, nhưng chỉ riêng con trai, sau khi vào họ cho nó rồi, bố mẹ nó có cơi trầu tới ông trưởng ngõ hoặc trưởng xóm để xin cho con vào hàng ngõ hoặc hàng xóm. Ông trưởng ngõ hoặc trưởng xóm ghi tên đứa trẻ vào sổ hàng ngõ hay hàng xóm. Kể từ ngày đó, đứa 47 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn bé phải chịu phần đóng góp vào hàng ngõ hay hàng xóm cũng như được hưởng những quyền lợi của một người trong ngõ hoặc trong xóm. Có nhiều trường hợp, đã vào hàng ngõ ở ngõ mình cho con rồi, bố mẹ đứa trẻ lại vào cả hàng xóm cho nó nữa. Đây là những xóm lớn có nhiều ngõ. Vào hàng ngõ, hàng xóm xong, bố mẹ lại phải vào cả hàng Giáp cho con. Bố mẹ phải sửa lễ tới ông Thủ chỉ Giáp nhờ ông làm lễ tại miếu Giáp. Sau đó, ông Thủ chỉ Giáp ghi tên đứa bé vào sổ hàng Giáp. Cũng như ở hàng ngõ và hàng xóm, khi đã vào hàng Giáp đứa bé được hưởng quyền lợi của một người trong Giáp và phải chịu những sự đóng góp vào hàng Giáp. o Vào làng Sống ở làng, sang ở nước, đã sinh ra ở làng phải vào làng. Có nhiều người cư trú tại một nơi nào, có thể vào hàng ngõ, hàng xóm và cả hàng Giáp ở nơi đó được, nhưng không được nơi đây nhận vào làng, nếu không đủ một vài điều kiện, nhất là về điều kiện niên gian cư trú và tài sản. Có làng, như làng Thị Cầu, Bắc Ninh, dân biệt xã cư trú tại làng, muốn nhập tịch dân làng, phải ít nhất có tổ tiên ba đời đẻ tại làng này và đã chịu đóng góp theo những điều lệ phu phen tạp dịch trong làng; Lại có làng như làng Hướng Dương Hà Đông muốn nhập tịch dân làng, không cần phải có tổ tiên cư ngụ tới ba đời, mà chỉ cần có tài sản ở trong làng, tài sản đây là ruộng đất. Vào làng là một điều quan trọng trong cuộc sống nơi đồng quê. Bởi vậy, mỗi đứa trẻ con trai sinh ra, sau khi đã vào họ, vào hàng ngõ, hàng xóm và hàng Giáp, bố mẹ phải xin cho con vào làng. Con gái không cần vào làng, nhưng có nhiều cha mẹ, khi sinh con dù trai hay gái đều có làm lễ cáo đức Thành Hoàng tại đình làng. Muốn vào làng, bố mẹ đứa trẻ phải có trầu cau sửa lễ tại đình làng, rồi lại có trà lá riêng cho ông Tiên chỉ hoặc lý trưởng để ghi vào sổ làng. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 48 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Việc vào làng chỉ cốt ghi tên trong sổ làng để được hưởng quyền lợi của dân làng và cũng để chịu gánh vác những phận sự trong làng. Tại nhiều nơi, trong những kỳ tế lễ, tất cả mọi dân làng đều được dự chia phần, và lẽ tất nhiên là phải chịu phần đóng góp. Nhiều làng, con trẻ tuy đã ghi trong sổ làng, nhưng đúng 18 tuổi mới thực sự hưởng quyền lợi và chịu phận sự của một trai làng. o Giáo nhi Sách Tam Tự Kinh có câu: Dưỡng bất giáo, phụ chi quá, nghĩa là nuôi con mà chẳng dạy là lỗi tại người cha. Việc dạy con cũng quan trọng như việc nuôi con, và dạy con phải bắt đầu ngay bằng sự thai giáo, nghĩa là dạy trẻ ngay từ lúc còn ở trong bụng mẹ. Đứa trẻ, kể từ khi có thể hiểu biết, là cha mẹ đã săn sóc tới để nó tập giữ tính thành. Dạy con từ thuở còn thơ, con còn bé, đầu óc con trong trắng, cần phải cho con tập những điều hay, làm những điều tốt. Nhân chi sơ, tính bản thiện, người mới sinh ra tính vốn tốt, bố mẹ phải răn dạy con để giữ lấy tính tốt đó. Tục ngữ có câu Bé không vin, cả: gẫy ngành, có ý ví đứa bé như một cành non, phải uốn nắn từ lúc nhỏ, kẻo khi lớn lên, như một cành cây già, uốn nắn sẽ gẫy. Trong vấn đề giáo nhi, người mẹ giữ một địa vị rất cần thiết. Người cha vì nghiêm khắc, thiếu sự mềm dẻo của người mẹ có thể làm cho đứa trẻ sợ hãi, cho nên sự dạy dỗ của người mẹ trong lúc đứa trẻ còn non dại, rất hợp với tinh thần ngây thơ của trẻ. Trách nhiệm của người mẹ trong việc này rất nặng nề. Nếu con hư là tại mẹ, cho nên người mẹ phải để mắt tới con từng ly từng tý. Dạy ăn, dạy nói, dạy gói, dạy mở. Người mẹ bao giờ cũng thương con, nhiều khi hóa nhu nhược đối với con. Bởi vậy, người cha đối với con thường nghiêm khắc để ngăn cản con trong những khi người mẹ nhu nhược để cho con quá hư hỏng. Ta gọi người cha là nghiêm phụ hoặc nghiêm đường, là vì vậy. Trong lúc dạy dỗ săn sóc con, người mẹ thường hay cho con đi theo mình trong những khi đi lễ bái đình chùa, đi hội đi hè, cũng như khi đi 49 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn ăn giỗ, ăn chạp tại nhà ông bà cô bác trưởng chi họ hoặc trưởng tộc. Những khi đi lễ, con gái thường theo mẹ nhiều hơn, con trai chỉ đi theo mẹ cho đến tuổi đi học, nghĩa là độ lên sáu lên bảy. Trái lại con gái càng lớn càng được mẹ cho đi theo, nhất là trong những khi đi lễ. Người mẹ muốn nhân những dịp này giảng giải cho con biết về sự lễ bái tín ngưỡng, cũng như nhân những dịp giỗ chạp tại nhà trưởng chi họ, nói cho con hay mối liên quan của gia đình với những người trong họ. Lẽ tất nhiên, khi lớn lên, đứa bé sẽ hiểu biết mọi điều cần thiết về họ hàng, về lễ bái qua cha mẹ. Những điều gì mẹ không dạy bảo đã có cha. Đứa bé bao giờ cũng sợ cha hơn sợ mẹ, có những điều mẹ bảo không nghe, cha bảo thì đứa bé tuân theo răm rắp. Kỷ luật trong gia đình nhờ có người cha mà nghiêm minh. Nếu con không vâng lời, người cha thường dùng roi vọt và già đòn, bao giờ cũng non nhẽ, với chiếc roi đánh đau, đứa con hư phải vào khuôn phép. Chiếc roi, đối với đứa trẻ tượng trưng cho uy tín của người cha, tuy nhiều khi sự nghiêm khắc của người cha thường làm cho đứa trẻ trở nên nhút nhát. Ở những gia đình không may người cha mất sớm, người anh cả sẽ thay người cha để trông nom dạy dỗ các em. Ở đây là quyền huynh thế phụ. Tóm lại, trong việc giáo nhi, người mẹ nắm phần quan trọng với sự dịu dàng, với tình âu yếm mẫu tử, nhưng sự nghiêm khắc của người cha cũng rất cần để gìn giữ người con khỏi hư hỏng. o Chọn bạn cho con Người xưa trong lúc giáo nhi rất thận trọng. Người mẹ, những khi dắt con đi theo mình, ngoài việc dạy cho con biết về tín ngưỡng lễ giáo và cho con hiểu sự liên lạc trong gia tộc, lại còn có ý để cho con đánh bạn chơi với các trẻ khác cùng theo mẹ đi lễ bái, hoặc cùng đi đến một nơi Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 50 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ giỗ chạp. Cha mẹ thường chọn bạn cho con, ngăn cản con không được giao du chơi bời với những đứa trẻ thiếu giáo dục, và khuyên con nên gần những bạn hữu có lễ phép, chịu khó học hành. Ta có câu Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, đứa trẻ chơi với bạn tốt sẽ trở nên tốt, chơi với bạn xấu sẽ thành xấu. Ngoài việc kén bạn cho con, các cụ còn kén cả láng giềng, như truyện bà mẹ thầy Mạnh Tử đã dọn nhà mấy lần để tìm láng giềng tốt, tránh cho con mọi ảnh hưởng xấu xa. Vấn đề giáo nhi của ta xưa thật cẩn thận, và đứa trẻ thường lớn lên trong vòng lễ độ, mọi việc đều tuân theo cha mẹ. Đi đâu đứa trẻ phải xin phép, lúc trở về phải trình diện. Gọi, con phải dạ, bảo, con phải vâng. Ca dao có câu: Bảo vâng gọi dạ con ơi Vâng lời sau trước con thời chớ quên, Công cha nghĩa mẹ khôn đền, Vào thưa ra gửi mới nên con người. Đứa trẻ không vâng lời cha mẹ là đứa trẻ hư, tương lai của nó sẽ không tốt đẹp vì Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Săn sóc con, bố mẹ không để cho con lêu lổng, không để cho con được tự ý làm gì kể cả việc chọn bạn hữu. Kể ra việc giáo dục như vậy, hay thì có hay, nhưng thường làm cho đứa trẻ hóa nhút nhát và không có sáng kiến. o Việc giáo nhi ngày nay Mọi việc ở đời đều biến chuyển, việc giáo nhi ngày nay tuy vẫn giữ theo nếp sống xưa nhưng không khỏi có sự thay đổi. Khi đứa trẻ còn quá nhỏ bé, lẽ tất nhiên sự săn sóc con cái, người mẹ chú ý nhiều hơn. 51 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Ở thôn quê trong công việc giáo nhi, người mẹ vẫn còn nắm vai trò quan trọng, còn người cha, vì bận nhiều công việc bên ngoài, nên chỉ trông nom đến con trong những trường hợp con không vâng lời mẹ. Ta phải nhận thêm rằng, do đời sống vật chất khó khăn nên nhiều khi cả bố lẫn mẹ đều bận việc đồng áng, việc trông nom con cái đành phó thác cho đứa lớn coi đứa bé, và sự dạy dỗ cũng bê trễ. Tại nhiều gia đình, may mắn còn ông bà thì việc săn sóc cháu nhỏ bà đảm nhiệm, kể luôn cả việc răn dạy nữa. Tại các nơi đô thị, việc giáo nhi, ngày nay khác hẳn ngày xưa. Đàn ông lo việc ngoài, vì kế mưu sinh đã đành ở nhiều gia đình đàn bà cũng đi kiếm ăn, buôn bán hoặc làm việc trong công sở. Con cái mướn người nuôi, chỉ chiều chiều bố mẹ mới để mắt tới được. Khi con được độ ba tuổi, những gia đình dư dật gửi con vào các trường mẫu giáo, những gia đình lao động thì cứ phó mặc con ở nhà, đứa lớn trông đứa bé, hoặc có khi gửi hàng xóm. Tại một vài khu có những nhà giữ trẻ, mất tiền hoặc làm phúc, nhưng số nhà này chẳng được bao nhiêu và cũng không rộng rãi, nên số trẻ nhận được cũng chỉ có hạn, chỉ những người ở gần hoặc tiện đường qua lại mới gửi trẻ trước khi đi làm, và đón chúng khi chiều về. Nhiều gia đình còn bà nội hoặc bà ngoại thì bà trông cháu. Những đứa trẻ này được sung sướng về tinh thần hơn vì bao giờ bà cũng thương cháu, và chiều chuộng cháu. Ta có câu Cháu hư tại bà, chính là có ý nói bà thường nuông chiều cháu nên cháu sinh hư nũng nịu bà. o Việc học hành Đứa trẻ được cha mẹ dạy bảo ở nhà cho đến khi đi học. Đứa trẻ lớn, thời kỳ giáo nhi đã qua, không thể để cho chơi bời lêu lổng hư thân mất nết, phải cho nó đi học, ăn mày cửa thánh kiếm dăm ba chữ để học thông văn tự. Tuổi đi học ở nước ta xưa kia không nhất định là tuổi nào, nhưng thường đứa bé độ sáu bảy tuổi bố mẹ mới bắt đầu cho đi học. Dưới tuổi này, chúng còn chưa biết gì, ngoài việc ăn và chơi. Nhiều đứa còn mặc quần thủng đít nếu không cởi truồng. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 52 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Kể từ ngày bắt đầu đi học, chúng được coi là đã khôn lớn, được mặc quần kín đũng. Việc đi học bắt đầu một quãng đời mới của đứa trẻ, và buổi học đầu tiên, gọi là buổi học khai tâm rất quan trọng theo quan niệm của ta xưa. Ngày xưa con trai mới được bố mẹ cho đi học chữ, con gái cần học ăn học làm, nên khi đã hơi lớn là phải bắt đầu giúp đỡ cha mẹ trong những công việc nhỏ. Chỉ những gia đình khá giả lắm mới cho con gái đi học, nhưng sau buổi học về, bao giờ con gái cũng phải lo giúp đỡ cha mẹ trong việc nhà. Việc học thời xưa thực ra không tốn gì. Chỉ cần một quyển sách, một cái bút và một thỏi mực là đủ, và những thứ đó chẳng đáng giá bao nhiêu. Tiền học cũng không đáng kể. Học khai tâm không có trường của nhà nước, nhưng tại làng xã nào cũng có một vài ông đồ dạy trẻ. Tiền học không phải trả, mà hàng năm bố mẹ đứa trẻ chỉ cần mang biếu thầy đồ vào những dịp ngày lễ ngày Tết khi thúng gạo, khi cân mứt v.v... Những gia đình giàu có khá giả đoạn thầy đồ dạy học cho con, nhưng nhân thể, ông nhận những đứa trẻ khác trong làng tới học. Việc chi phí về ông đồ, do chủ nhà gánh vác hết, còn các học trò khác cũng chỉ biếu ông đồ một năm vài lần là đủ. Học trò thường học sách viết, sách in rất đắt, ông đồ nào cũng có một tủ sách, các học trò chép lại bài học qua những sách của ông đồ. Con nhà giàu đôi khi cũng mua sách in dùng. o Lễ khai tâm Buổi học đầu tiên đánh dấu quãng đời mới của đứa trẻ, rất được chú trọng. Cho con đi học người ta kén ngày, sửa lễ và tắm rửa cạo đầu[3] sạch sẽ cho đứa bé, làm lễ cáo gia tiên cho đứa bé đi học. Sau khi cha đứa nhỏ khấn lễ tại bàn thờ, chính đứa bé cũng phải lễ bốn lễ ba vái, ý [3] Xưa đứa trẻ nhỏ thường cạo đầu chỉ để lại một mớ tóc ở đỉnh đầu, hoặc hai mớ tóc như hai trái đào ở hai bên. 53 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn nghĩa của lễ này là có ý để đứa bé xin tổ tiên phù hộ cho được thông minh sáng láng học hành tấn tới giỏi giang. Sau khi lễ ở nhà rồi, người cha ăn mặc chỉnh tề dẫn đứa bé cũng ăn mặc quần áo mới tới nhà ông đồ xin nhập môn, có người nhà đội mâm đồ lễ gồm trà rượu, cau trầu và cũng có khi con gà đĩa xôi tùy theo gia cảnh của học sinh. Đạo thánh là đạo rộng, ông đồ không bao giờ từ chối học trò. Ông làm lễ thánh, đây tức là đức Khổng Tử, tại bàn thờ riêng ở nhà, rồi ông cũng cáo với gia tiên việc nhận thêm một môn sinh mới. Sau đó đứa trẻ mới được học bài đầu tiên. Có nhiều ông đồ cẩn thận, trong buổi khai tâm của đứa trẻ, các ông đã dẫn đứa trẻ ra văn chỉ, tức là miếu thờ đức Khổng Tử ở trong làng để làm lễ, rồi ông mới nhận cho đứa trẻ nhập môn. o Quãng đời mới của trẻ Kể từ buổi lễ nhập môn, đứa trẻ đã là một môn sinh của ông đồ, và đã là một cậu học trò, phải sống theo đời học trò, bị bó buộc theo một khuôn khổ mới. Từ đây cậu phải biết lễ phép để giữ với nghiêm sư cũng như đối với anh trưởng tràng, người được ông chỉ định thay thế mình, đứng đầu lớp học để dạy bảo các trò khác đỡ ông đồ và trông coi lớp học khi ông đồ đi vắng. Tiên học lễ, hậu học văn, học lễ phép trước rồi mới học văn bài. Lễ phép không phải riêng ở lớp học, còn ở ngoài đường và ở nhà mình nữa. Đứa trẻ hư, ông đồ mang tiếng. Đứa trẻ cũng phải chăm chỉ học hành. Nếu nó lười biếng dốt nát cũng lại tiếng tại ông đồ. Để giữ cho đứa trẻ cũng phải chăm chỉ học hành. Nếu nó lười biếng dốt nát cũng lại tiếng tại ông đồ. Để giữ cho đứa trẻ khỏi hư thân lười biếng, luôn luôn ông đồ có ngọn roi mây ở lớp học. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 54 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn! Ông đồ khỏe đánh học trò cũng là một ông đồ giỏi. Đứa trẻ trước ngọn roi mây cũng phải ngoan ngoãn chăm chỉ. Để giữ cho được sáng láng, có những điều đứa trẻ cần kiêng kỵ: - Không nên ăn quá no e lấp mề không học được. - Không nên ăn chân gà e run tay không viết được. - Không nên ăn cơm cháy hoặc những thịt thà của các con vật chết e u tối trí tuệ. - Không được vứt giấy có chữ viết xuống đất, trông thấy người khác vứt phải nhặt đốt đi hoặc đem thả theo dòng sông. - Không được gối đầu lên sách. - Phải kính trọng sách vở và chữ nghĩa. o Việc học hành trong thời kỳ Pháp thuộc Việc học được tự do cho đến thời kỳ Pháp thuộc. Trong những năm đầu, nền tảng cai trị của người Pháp chưa ổn định, họ còn không để ý tới việc học của ta, nhưng chỉ sau ít lâu, họ nắm hết trong tay tổ chức về giáo dục. Họ lập các trường công và cấm không ai được dạy học tư nếu không được phép của chính quyền. Tuy vậy, các lớp học của các ông đồ vẫn tiếp tục mở, cho đến khi khoa cử của ta bị bãi bỏ để thay thế bằng khoa cử mới của Pháp. Sau thời kỳ này, trong mỗi làng vẫn còn đôi ba lớp học của một vài ông đồ, nhưng chỉ có những học trò nhỏ. Học chữ Hán hồi đó chỉ cốt biết đọc biết viết, muốn tiến thân phải đổi sang học chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Tuy cấm, song vẫn không ráo riết lắm, nên các ông đồ vẫn dạy học cho đến khi không còn học trò nữa. Lúc đó, thay thế các ông đồ, tại các làng có các cậu giáo, nghĩa là những người đã theo Tây học, nhưng không đỗ đạt thành danh, bằng Cơ thủy cũng không có, đành về nhà gõ đầu vài đứa trẻ ở xóm để sinh sống. Học trò theo học các cậu giáo thời đó cũng như theo học các ông đồ về trước, và có nhiều gia đình cũng 55 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn rước cậu giáo về dạy con cái cũng như trước vẫn rước ông đồ. Các cậu giáo dạy học, có người không lấy tiền, tùy tâm bố mẹ học sinh, cũng có người lấy của mỗi em mỗi tháng một số tiền nhỏ, năm ba hào hoặc một đồng! Cha mẹ nuôi con đến khi con năm bảy tuổi, ở nhà thì nghịch ngợm, gửi chúng tới cậu giáo, chúng học được chữ nào hay chữ ấy. Vẫn theo nếp cũ, các cậu giáo dạy học vẫn cầm chiếc roi mây để đe nẹt học trò. Về thời kỳ này, số em gái được đi học đã nhiều hơn trước, và tại nhiều nơi đã có những trường dành riêng cho nữ sinh. Sau một thời gian học các cậu giáo, trẻ em lần lượt xin vào trường nhà nước để tiếp tục học cho đến lúc trưởng thành. o Việc học hành ngày nay Đến ngày nay sự học hành đã tiến bộ nhiều, trẻ em dù trai hay gái đều phải đi học. Ở nhà đến năm sáu tuổi là các em được bố mẹ gửi tới các trường công hoặc trường tư. Có nhiều em, gia đình khá giả hơn, được gửi tới các lớp mẫu giáo từ khi ba bốn tuổi, việc dạy dỗ các em trong các lớp mẫu giáo chỉ là việc giáo nhi. Ở các lớp mẫu giáo các em vừa chơi vừa học. Các em thực sự phải học hành kể từ khi bắt đầu học lớp tiểu học. Dù xưa hay nay, trong thời kỳ từ còn nhỏ, việc săn sóc tới các em bao giờ cũng rất quan trọng. Tập giữ tính thành, con người ta hay dở nhiều khi bắt đầu ngay từ lúc bé. Bởi vậy vấn đề giáo nhi cũng như việc học hành của các em sau thời kỳ này không bao giờ bị xem thường. PHẦN II: GÂY DỰNG CON CÁI Sinh con, ai cũng muốn con nên người, và bổn phận của cha mẹ là phải gây Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 56 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ dựng cho con cái. Trong công việc gây dựng con cái phải kể từ lúc bắt đầu cho đến khi con đã lớn khôn, qua thời kỳ trứng nước đến khi dựng vợ gả chồng cho con, bố mẹ mới tự coi là bổn phận của mình đã đầy đủ. Theo luật pháp ngày nay, con cái đến 18 tuổi là coi như thành nhân và phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình, nhưng đối với bố mẹ, người con dù bao nhiêu tuổi cũng vẫn như còn bé nhỏ, và bố mẹ lúc nào cũng theo dõi các con để giúp đỡ hoặc chỉ bảo, tuy rằng có nhiều người con tự cho là khôn ngoan hơn bố mẹ. Áo chẳng qua đầu, các cụ thường nói vậy để chứng tỏ rằng con cái dù sao cũng không qua khỏi sự khôn ngoan của bố mẹ, và trứng có bao giờ khôn hơn vịt. Nuôi con, con bắt đầu khôn lớn, bố mẹ đã nghĩ đến tương lai của con và phải lo cho con ngay từ tấm bé. Sự lo lắng tương lai cho các con tùy theo hoàn cảnh của cha mẹ, và chính hoàn cảnh và địa vị của cha mẹ đã hướng dẫn cha mẹ trong việc gây dựng cho các con. Bố mẹ giàu có, con cái có thể được theo đuổi bút nghiên cho đến lúc thành tài; bố mẹ kém sung túc hơn con cái cũng được đi học, ăn mày dăm ba chữ của thánh hiền rồi hoặc ở nhà lo việc nhà, hoặc phá ngang đi kiếm ăn bằng chữ nghĩa, hoặc bỏ học chữ đi học nghề; bố mẹ nghèo quá không lo được giấy bút cho con đi học, con cái đành chịu cảnh dốt nát, nhưng không phải vì vậy mà bố mẹ không tính đến ngày mai của các con, bố mẹ hướng dẫn cho con đi học nghề hoặc tìm chỗ gửi gấm cho con tập làm ăn, hoặc cùng lắm thì con cái mới phải đi chăn trâu ở đợ, nhưng trong hoàn cảnh này bố mẹ không khỏi đau lòng. I. VIỆC HỌC HÀNH Dân ta trọng chữ nghĩa nên bậc làm bố mẹ ai cũng muốn cho con được cắp sách đi học, may ra thì mai sau được võng tía võng đào, dù không may kém cỏi thì khỏi mang tiếng là đồ dốt đặc cán mai. Ta thường nói đi học để thông văn tự và viết ba chữ ký để chỉ những người học hành dở dang, không đỗ đạt gì cũng không đủ giỏi giang để làm thầy đồ thầy đạc, nhưng cũng đọc thông được những bức văn tự bán nhà bán ruộng, tậu trâu tậu bò, biết ký tên mình khi cần đến. 57 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Nhân sinh bách nghệ, Văn học vi tiên; Nho sĩ thị trân, Thi thư thị bảo. Nghĩa là: Người ta trăm nghề tùy thân, Nhưng mà văn học phải cần đầu tiên; Thi thư lá báu dõi truyền, Học trò là kẻ sĩ hiền trọng thay! Mấy câu trên mở đầu sách MINH ĐẠO GIA HUẤN của Trình Tử đủ nói lên việc học hành ở xứ ta rất được coi trọng, và do đó kẻ sĩ nước ta được xếp đầu trong tứ dân: Sĩ, Nông, Công, Thương. o Những buổi học đầu tiên Tuổi đi học ở nước ta ngày xưa không hạn định ở mức nào. Tùy theo đứa trẻ khỏe mạnh hay ốm yếu, bố mẹ cho con đi học vào khoảng từ lên sáu, lên bảy đến lên tám. Xưa chỉ có con trai được đi học, con gái phải ở nhà học làm học ăn, trừ những gia đình phú quý mới cho con gái đi học, do đó phụ nữ ngày xưa phần lớn bị thất học. Việc đi học ngày xưa hầu như không tốn kém gì ngoại trừ tiền giấy bút chẳng đáng bao nhiêu. Tại các làng xã, thôn xóm đều có các ông đồ dạy học, và học trò đi học cũng chẳng phải trả tiền. Hàng năm, bố mẹ học trò chỉ cần mang tết ông đồ thúng gạo và quà bánh vào những dịp Tết, tháng năm, tháng mười hoặc giỗ chạp. Ai muốn cho con đi học chỉ cần sửa lễ đến xin ông đồ nhận dạy con mình, và cái lễ này cũng không đắt đỏ gì, chỉ gồm cơi trầu, bao chè là đủ. Đi học cũng không cần phải mua sách vở như ngày nay. Các bài học thường do các ông đồ viết tay vào sách cho học trò, và khi nào Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 58 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ học trò đã có thể tự viết lấy được thì học trò sẽ tự chép lấy bài học. Chỉ những con nhà giàu có mới mua được sách in. o Lễ khai tâm Buổi học đầu tiên đánh dấu quãng đời mới của đứa trẻ, bởi vậy dân ta rất chú trọng, và có lễ khai tâm để đứa trẻ học vỡ lòng. Lễ khai tâm mở đầu cho cuộc đời mới của đứa trẻ, lễ mở đầu có tốt đẹp thì cuộc đời của đứa trẻ mới tốt đẹp tới lúc tuổi già. Người ta chọn ngày lành tháng tốt. Đứa bé được tắm rửa, cạo đầu sạch sẽ và ăn mặc bộ quần áo đẹp nhất. Người ta làm lễ cáo gia tiên, rồi dẫn đứa bé với đồ lễ tới lớp học của ông đồ để xin nhập môn. Ông đồ làm lễ thánh, là lễ trước bàn thờ đức Khổng Tử để xin nhận đứa trẻ làm học trò. Đạo Thánh là đạo rộng, không bao giờ ông từ chối việc dạy học một đứa trẻ nào. Làm lễ Thánh xong, đứa trẻ cũng phải lễ trước bàn thờ Thánh. Ông đồ lại làm lễ cáo gia tiên việc nhận thêm một môn sinh mới, sau đó ông mới bắt đầu dạy đứa trẻ bài học đầu tiên. Có nhiều ông đồ cẩn thận, trong buổi khai tâm đứa trẻ, các ông đã dẫn trẻ ra văn chỉ, tức là miếu thờ đức Khổng Tử ở trong làng để làm lễ rồi mới nhận cho đứa trẻ nhập môn. o Bài học đầu tiên Thường bài học đầu tiên của đứa trẻ là mấy dòng đầu của sách Tam Tự Kinh. Và những buổi đầu tập viết, đứa trẻ dùng bút tre chấm vào nước lã tô lên những khuôn chữ đã đục sẵn trên một mảnh ván cho đến khi quen tay mới dùng bút mực tô lên những son ông đồ đã viết sẵn trên giấy. Kể từ đó, cậu học trò nhỏ dần dần ngày một ngày hai, học hết sách Tam Tự Kinh tới sách khác, cho đến khi học tới Tứ Thư, Ngũ Kinh. Ngày nay việc học hành của trẻ nhỏ khác xa với học vỡ lòng ngày xưa. o Học hành ngày nay Con trai con gái ngày nay đều được đi học. Vẫn còn gia đình kén ngày cho con đi học vỡ lòng, còn phần đông cho con tới học tại các trường đều đi học 59 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn theo ngày khai trường. Nhiều gia đình cho con đi học các lớp mẫu giáo từ khi con mới lên bốn tuổi. Tới lớp mẫu giáo, đứa bé vừa học vừa chơi để dần dần mở trí khôn tiếp nhận những bài học của chương trình tiểu học sau một vài năm. Trẻ học ngày nay có sách in sẵn, và khi tập viết lúc đầu chúng dùng bút chì. Chúng cũng tô lên những nét gạch có in sẵn trong sách hoặc do các thầy giáo, cô giáo viết mờ mờ cho chúng theo đó tô cho đậm. Việc học hành có giờ, có chương trình. Học trò đi học trường công được miễn trả tiền, còn các em theo học trường tư tháng tháng phải đóng một số học phí. Các em phải mua sách vở, giấy bút, việc học xét ra tốn kém hơn xưa. Các gia đình nghèo chỉ cho con theo học tới một trình độ nào, vì càng học lên cao việc học càng đắt đỏ. Chính phủ có đặt ra học bổng để giúp đỡ các trẻ em nghèo, nhưng con nhà nghèo vẫn còn chịu nhiều sự thiệt thòi trên đường học vấn so với các trẻ sinh trong các gia đình sung túc. Việc học ngày nay chia ra từng bậc, và bậc tiểu học hầu như cưỡng bách, nhưng trên thực tế, nhiều trẻ em nghèo chỉ đi học cho đến khi biết đọc biết viết là nghỉ để giúp đỡ cha mẹ, trông nom việc nhà. Cũng may lối chữ quốc ngữ ngày nay dễ học nên tuy đi học không bao lâu em nào cũng đọc và viết thông tiếng Việt. Việc học ngày xưa chỉ học kinh sách, và luyện văn chương, nhưng trong chương trình học ngày nay có đủ các môn sử ký, địa lý, toán pháp, vệ sinh, hóa học, sinh vật v.v... để giúp kiến thức của các em thêm toàn diện. o Ông Đồ và Cậu Giáo Như trên đã nói, các em vỡ lòng học tại lớp học của các ông đồ. Vậy ông đồ là người thế nào? Ông đồ chính là những bậc văn tự, học vấn uyên bác, nghĩa là những người hay chữ, nói theo lối ta xưa, mở lớp học để dạy học trò, các trẻ em và học trò lớn có thể sau một khoa thi là trở nên ông Cử, ông Tú và được vào thi Hội thi Đình để lấy thêm bằng Tiến sĩ, Bảng Nhỡn, Thám Hoa. Ông đồ có thể là một vị hưu quan, hoặc là một bậc khoa cử không ham Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 60 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ muốn công danh, từ chối sự xuất chính, lấy việc dạy học làm lẽ sống. Lại có những người tuy không đỗ đạt gì và đã từng nhiều phen lảo đảo trường ốc, nhưng vì hay chữ được dân làng ép mời mở lớp dạy học. Học trò các ông đồ hay chữ thường rất đông, và dù làm nên danh vọng cao xa bao giờ cũng kính trọng thầy, và chính các ông đồ cũng luôn luôn giữ địa vị mình, chẳng may nếu gặp phải học trò vong ân, làm nên coi rẻ thầy, các ông lập tức cấm cửa không bao giờ thèm nhìn nhận là học trò. Ta cứ đọc truyện ông Chu Văn An đời nhà Trần đủ biết uy tín của một ông đồ đối với học trò ra sao. Các ông đồ trước đây mở trường dạy học dễ dàng không bị luật lệ nào ràng buộc. Các ông đồ được hoàn toàn tự do mở lớp dạy học trò. Điều kiện cần thiết là phải hay chữ, có hay chữ mới có học trò. Ngoài các ông đồ mở lớp dạy học, nhiều gia đình khá giả cũng rước ông đồ về dạy bảo con cái ở trong nhà. Trong trường hợp này các ông đồ biến thành những gia sư. Đối với các vị gia sư, học trò kính trọng đã đành, các phụ huynh học sinh cũng kính trọng, vì các vị gia sư này đều là những người văn hay chữ tốt đem đạo thánh hiền dạy cho con cái mình. Các ông đồ thường nhận thêm học trò nếu có người khẩn khoản xin cho con học. Ngày nay nhiều gia đình cũng mướn gia sư: đây là các cậu giáo hoặc cô giáo kèm trẻ em học thêm ở trong nhà. Các cậu giáo, cô giáo này không cần phải học vấn uyên bác, chỉ cần có trình độ học cao hơn mấy đứa trẻ mình dạy là đủ. Học sinh ngày xưa đối với các cậu giáo, cô giáo thường hay nhờn vì chính cho là bố mẹ chúng thuê những người này đến để dạy bảo chúng, chúng có một vài cử chỉ kém lễ độ cũng không sao, các cậu giáo, cô giáo cần tiền không thể bỏ chúng được. Học sinh đã vậy, ngay cả đến phụ huynh học sinh cũng coi thường các gia sư, các vị này ỷ tiền cậy của coi các gia sư chỉ như những người làm công lãnh lương của họ. Nói chi đến gia sư, ngay tại các trường học, có nhiều học trò cũng coi khinh thầy giáo, chúng cho rằng đi học thì chúng phải đóng tiền, các thầy giáo ăn lương của nhà trường thì có bổn phận phải dạy cho chúng. Đấy là nói trường tư, ở các trường công sự kính trọng của học trò đối với thầy giáo 61 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn cũng không hơn bao nhiêu. Người xưa trên mọi lĩnh vực đều lấy lễ nghi làm căn bản trong sự giao tế; Nói đến lễ nghi là nói đến đạo đức, mà đạo đức thì không kể đến tiền tài, chỉ kể đến sự cư xử sao cho thuận lẽ, cho hợp với ân tình. Bởi vậy thầy thì ra thầy, thầy không phải là người thiếu giáo dục, thiếu luân thường. II. VIỆC DẠY HỌC XƯA VÀ NAY Dạy học ai cũng mong cho học trò chóng tấn tới, học trò lười biếng thầy phải thúc đẩy, học trò tối dạ ông thầy phải kiên nhẫn chỉ bảo sao cho đến khi học trò hiểu được thì thôi. Bản tính của trẻ em bao giờ cũng ham chơi hơn thích học, các ông thầy nếu không bó buộc các em phải học, lẽ tất nhiên tự chúng sao cho khỏi sự sao nhãng được, và như vậy làm sao cho có được những kết quả tốt đẹp. Người xưa nói rằng: giáo bất nghiêm, sư chi nọa, việc dạy dỗ không nghiêm là do ông thầy lười. Ta lại nói nghiêm sư tác thành, ông thầy nghiêm làm cho ta nên người. Vị tôn sư phải đức nghiêm làm đầu, và có nghiêm mới có uy tín đối với học trò. Thầy đã nghiêm, học trò phải giữ lễ phép, và việc học bao giờ cũng bắt đầu bằng học lễ trước, tiên học lễ, hậu học văn. Học lễ phép rồi mới đến chữ nghĩa văn bài. Học lễ phép không phải chỉ riêng ở lớp học mà còn ở cả ngoài đường và ở nhà mình nữa. Mỗi lớp học của ông đồ xưa đều có anh trưởng tràng để thay thầy trông nom các học trò khi thầy vắng mặt và để dạy các em mới vỡ lòng. Học sinh đối với anh trưởng tràng phải có sự tôn kính như đối với người anh cả ở gia đình. Để giữ lễ, để thúc đẩy học sinh chăm chỉ, ông đồ nào cũng có ngọn roi mây. Thứ nhất hay chữ, thứ nhì dữ đòn. Đối với học trò ông đồ càng dữ đòn lại càng là ông đồ giỏi. Bố mẹ học sinh rất mong ông đồ trừng trị con em mình bằng roi vọt để chúng nên người, và học sinh thời xưa thành đạt một phần cũng nhờ những ngọn roi mây vậy. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 62 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Ngày nay khác hẳn! Thầy không dám đánh học trò, và đã có hơn một lần, phụ huynh học sinh kêu ca vì thầy học đã đánh mắng con em mình. Trẻ con non dại, phải có cái gì làm cho chúng sợ, chúng mới chịu học, vậy mà ông thầy lại đành khoanh tay trước sự lười biếng của chúng, thử hỏi ông thầy làm sao chu toàn nổi nhiệm vụ của mình. Nhiều ông thầy đã gặp những học sinh quá kém lại quá lười, mặc sự kiên nhẫn chỉ bảo, mặc thiện chí khuyến khích của ông thầy, những học sinh này vẫn trơ trơ, vào lớp nghịch ngợm, bài học không học, bài làm không làm, thử hỏi ông thầy còn làm sao mà nhồi chữ vào đầu óc chúng được. Vậy mà các phụ huynh học sinh đã chiều con lại hay phàn nàn thầy dạy không tấn tới. Nếu tình nghĩa tôn sư đệ tử còn được như xưa, ông thầy còn dùng được roi vọt để hướng dẫn các trẻ nhỏ có lẽ kết quả cũng đỡ tai hại hơn nhiều. III. THI CỬ XƯA VÀ NAY Có học thì phải có thi, và việc thi cử đánh dấu mức học sinh đã qua. Người ta thường chê tinh thần khoa cử cũng như sự quá lưu ý về văn bằng của nước ta, nhưng thật ra nếu không có thi cử thì lấy gì để kiểm soát sự học của các em học sinh, và nếu không có văn bằng thì lấy gì để chứng thực trình độ các em đã học qua, có điều là ta không nên lấy thi cử để cản bước tiến của các em học sinh và cũng không nên quá chú trọng đến văn bằng đến nỗi lấy văn bằng để phân giai cấp trong xã hội. Tóm lại, xưa cũng như nay, đã có học thì phải có thi, dù thi tại các trường thi hay thi kiểm soát trong lớp học như ngày nay các người có trách nhiệm về giáo dục bắt các em thi để lấy điểm căn cứ vào đó cấp các chứng chỉ tương đương với các văn bằng. o Thi cử xưa Ngày xưa có các khoa thi tại trường thi, và cũng có cả những kỳ thi kiểm soát như ngày nay, đó là các kỳ thi sát hạch, các kỳ thi khảo hạch. Các kỳ thi bắt đầu được tổ chức tại Việt Nam từ năm Ất Mão 1075 với khoa thi Tam Trường đầu tiên dưới triều vua Lý Nhân Tôn. Thi bằng chữ Hán việc thi cử trải qua các triều đại có nhiều sự thay đổi. Hai khoa thi cuối cùng về Hán học tại Việt Nam là khoa thi năm Ất Mão 1915 tại trường Hà Nam, ở 63 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn miền Bắc và khoa thi năm Mậu Ngọ tại các trường Bình Định và Nghệ An ở miền Trung. Sau hai kỳ thi cuối cùng này, việc học bị chính phủ Pháp sửa đổi, do đó thể lệ về thi cử cũng chịu sự đổi thay và cho đến ngày nay, năm Mậu Thân, nền móng tổ chức học hành và thi cử của Pháp do Nghị định ngày 21 tháng 12 năm 1917 cũng vẫn còn lại nhiều cội rễ trong nền giáo dục Việt Nam. Về khoa thi, xưa ta có ba kỳ thi chính là thi Hương, thi Hội và thi Đình, những kỳ thi này ba năm mở một lần, trừ trường hợp có nhà vua mới lên ngôi mở các ân khoa. Muốn dự thi Đình, phải đậu thi Hội, mà muốn dự thi Hội thì phải đậu cử nhân tại kỳ thi Hương, hoặc ít ra cũng phải đậu tú tài, với chân tú tài nếu được nhà vua cho phép có thể được thi Hội. Không phải ai cũng có thể là thí sinh kỳ thi Hương được. Muốn đi thi Hương phải qua các kỳ thi khảo hạch tại hàng tỉnh, tức là so khảo và phúc khảo. Sơ khảo là khảo hạch ở phủ, ở huyện do các Huấn Đạo và Giáo Thụ phụ trách; Phúc khảo là khảo hạch ở tỉnh do các Đốc Học phụ trách. Trúng tuyển kỳ thi sơ khảo, các thí sinh được cấp bằng Tuyển sinh, trúng tuyển kỳ thi phúc khảo, được cấp bằng Khóa sinh. Các khóa sinh được phép dự thi Hương, nhưng trước kỳ thi còn phải trải qua một kỳ sát hạch. Kỳ thi này được tổ chức tại mỗi tỉnh những năm trước năm có kỳ thi Hương để loại bớt một số thí sinh học lực còn kém. Chương trình kỳ sát hạch này giống như chương trình thi Hương rút ngắn. Người nào qua được kỳ sát hạch này được gọi là Thí sinh và người đỗ đầu gọi là Đầu xứ. Kỳ hạch này rất quan trọng, và học quan hàng tỉnh, Đốc Học, Huấn Đạo, Giáo Thụ, phải chịu trách nhiệm trong việc tuyển thí sinh dự các kỳ thi Hương. Những khóa sinh vì một lý do gì vắng mặt trong kỳ thi sát hạch này, có thể được tham dự một kỳ sát hạch thứ hai dành riêng cho họ, tổ chức vài tháng trước khi thi Hương. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 64 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ o Thi hương Qua các kỳ hạch, các thí sinh còn lại được dự kỳ thi Hương đều là những thí sinh đã có căn bản. Nếu để lọt một thí sinh nào quá kém dự kỳ thi Hương, các học quan hàng tỉnh sẽ có lỗi. Thi Hương về đời Nguyễn mở ba năm một khoa vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu và các thí sinh phải qua bốn kỳ thi: 1. Kinh nghĩa; 2. Thơ, phú; 3. Văn sách; 4. Phúc hạch. Các thí sinh dự thi ở các trường sau đây: - Trường Hà Nam cho tất cả thí sinh Bắc Việt; - Các trường Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên và Bình Định cho các thí sinh Trung Việt. Từ năm 1884 về trước, nghĩa là trước Hiệp định Patenôtre, trường thi Gia Định cho các thí sinh Nam Việt. Về các bài thi, ngoài bốn môn kể trên, mấy khoa thi sau cùng, các thí sinh có thể thi thêm bài tình nguyện chữ Pháp, dịch Pháp văn ra quốc ngữ. Điểm thừa ở bài chữ Pháp có thể dùng bù cho điểm thiếu ở các bài kia. Các thí sinh khoa thi Hương, điểm cao thì đậu Cử nhân, còn điểm trung bình thì đậu Tú tài, kém nữa thì hỏng. o Thi hội Đậu Cử nhân tại kỳ thi Hương, các thí sinh được dự kỳ thi Hội mở tại kinh đô Huế. Theo chỉ dụ năm Minh Mệnh thứ sáu, các khoa thi Hội được ấn định vào tháng 3 những năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, tức là sau năm có kỳ thi Hương. Cũng được dự khoa thi này, ngoài các chân Cử nhân, những Giám sinh, Giáo thụ và Huấn đạo. Các chân Tú tài và Ấm sinh cũng có thể được dự thi nếu 65 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn được triều đình cho phép. Khoa thi Hội gồm 4 kỳ: Kỳ nhất: Kinh nghĩa, ít nhất 3 đề; Kỳ nhì: Chiếu, Biểu, Luận; Kỳ ba: Thơ, Phú; Kỳ tư: Văn sách. Điểm các kỳ thi này tính theo phân, bài nào không được một phân thì bị loại. Muốn trúng cách phải có tất cả 8 phân cho bốn kỳ. o Thi đình Đậu kỳ thi Hội, các thí sinh được vào thi Đình. Trong kỳ thi Đình, các quyển đều do toàn thể Hội đồng Giám khảo chấm và đệ nhà Vua duyệt lại. Thi Đình chỉ có một bài Đối sách rất dài, nghĩa là trả lời một câu hỏi về luân lý, chính trị, hành chính... Đề thi Đình do nhà Vua tự chọn. Những thí sinh có điểm cao đậu Tiến sĩ, còn điểm thấp đậu Phó bảng. Dưới triều Nguyễn không có Trạng Nguyên, Thám Hoa, Bảng Nhỡn và Hoàng Giáp. Xin nói thêm là về đời vua Quang Trung, thi Đình có dùng chữ Nôm, nhưng tiếc thay lệ này không được nhà Nguyễn giữ lại. o Việc học dưới thời Pháp thuộc Việc thi cử với các văn bằng trên tồn tại cho đến năm Khải Định tam niên, 1918, và từ đó, nền học mới của người Pháp ấn định được đem thi hành. Lúc đầu, chính quyền Pháp Việt chia việc học ra làm ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học. -Ấu học: Thực hiện tại các làng xã với các trường do chính quyền lập nên. Các trường này vẫn dạy Hán tự, song có dạy kèm thêm quốc ngữ. Học hết Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 66 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ bậc Ấu học, học sinh phải đi thi và bằng của bậc Ấu học vẫn gọi là bằng Tuyển sinh như cũ. Cần nói thêm là song song với các trường của chính quyền vẫn còn các ông đồ dạy Hán tự cho các trẻ em ở các làng xã. Tại các trường Phủ, Huyện dạy chương trình bậc Tiểu học. Các học sinh có bằng Tuyển sinh được theo học các trường này. Chương trình vẫn dạy Hán tự kèm thêm quốc ngữ nhưng học rộng hơn. Ngoài Tứ thư, Ngũ kinh có dạy thêm Nam sử, và những giờ dạy chữ Pháp tình nguyện. Học hết bậc tiểu học, học sinh được thi bằng Tiểu học vẫn gọi là bằng Khóa sinh. Các khóa sinh theo học lên bậc Trung học tại các trường Tỉnh do các Đốc học điều khiển. Vẫn dạy chữ Hán và chữ quốc ngữ nhưng có Pháp văn bắt buộc. Học hết bậc này các khóa sinh thi kỳ thi Thí sinh. Ngoài ba bậc học trên, người Pháp có mở thêm các trường khác sau đây: -Trường Hậu bổ ở Huế và trường Sĩ hoạn ở Hà Nội để đào tạo các quan lại hành chính và học chính. Các Thí sinh được tuyển theo học các trường này. - Trường Quốc học ở Huế và trường Bảo hộ ở Hà Nội để dạy chữ Pháp và để đào tạo các công chức cho các công sở Pháp. Lại phải kể thêm các trường Tiểu học Pháp Việt được mở tại các tỉnh song song với các trường dạy chữ Hán để học sinh học chữ Pháp và chữ Việt bắt buộc có dạy thêm chữ Hán. Học hết chương trình Tiểu học Pháp Việt, các học sinh qua kỳ thi bằng Cơ thủy, sau gọi là bằng Tiểu học Pháp Việt. Đậu bằng Cơ Thủy, học sinh được dự tuyển vào trường Quốc Học hoặc Bảo Hộ cùng các Thí sinh chương trình Hán học. Hán học và Pháp Việt đi đôi như vậy trong một thời gian, rồi vì sự ứng dụng với đời, nền Pháp Việt học tồn tại mà loại hẳn nền Hán học. Lúc này người Pháp mới áp dụng chính thức nghị định tổ chức việc giáo dục của toàn quyền Đông Dương ký ngày 21 tháng 12 năm 1917. Việc học được phân chia rõ rệt: 67 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn - Bậc Tiểu Học với ba cấp Sơ học, Tiểu học và Cao đẳng Tiểu học. - Bậc Trung học. - Bậc Đại học. - Công nghệ học. Bắt đầu bậc tiểu học là cấp Sơ học, với văn bằng Sơ học yếu lược, rồi đến cấp Tiểu học với bằng Sơ học Pháp Việt hoặc Cơ Thủy. Cao nhất bậc Tiểu học là cấp Cao đẳng tiểu học với bằng Thành chung còn gọi là bằng Cao đẳng Tiểu học. Trên cấp Cao đẳng tiểu học là bậc Trung học, hạn học là ba năm, thi bằng Tú tài bản xứ (Brevet de capacité épuivalent au Baccalauéat métropolitain) để phân biệt với bằng Tú Tài Pháp của chương trình học Pháp. Bằng Tú Tài bản xứ có 2 phần, Tú Tài I và Tú Tài II, chương trình dạy bằng Pháp ngữ, có Việt ngữ kể là một ngoại ngữ. Các học sinh đậu xong cả hai phần Tú Tài được vào Đại Học. Đại học mở tại Việt Nam từ năm 1919, lúc đầu chỉ là những trường Cao đẳng để đào tạo các nhân viên chuyên môn cho chính quyền thống trị. Về sau mới mở các trường Luật Khoa, Y Khoa và Dược Khoa. Mãi tới năm 1938 mới có mở thêm các trường Nông Lâm và Công Chính. Sau đó mới có trường Khoa Học. Cùng với việc học chữ, người Pháp có mở các trường Công nghệ thực hành tại các thủ phủ, hoặc ở một vài tỉnh lớn gọi là trường Bách Nghệ nhằm đào tạo một số thợ thuyền chuyên môn. Trong lúc nền học bản xứ được tổ chức như vậy, người Pháp vẫn có một nền học Pháp riêng cho trẻ Pháp học, nhưng một số các trẻ Việt cũng xin được vào học các trường này, có đủ các bậc từ Tiểu học đến hết bậc Trung học với bằng Tú Tài. Các trường Pháp này, mặc dầu người Pháp đã rút khỏi Việt Nam từ năm 1954, nhưng vẫn còn tồn tại hoàn toàn cho tới năm 1967, là năm bắt đầu các lớp tiểu học Pháp bị bãi bỏ đối với trẻ con Việt Nam, và dần dần từ năm 1968 các lớp trên sẽ được bãi dần bắt đầu từ năm đầu tiên của bậc Trung học tương đương với lớp Đệ thất của các trường Việt Nam. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 68 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ ❖ Xưa cũng như nay, bậc làm cha mẹ, ai cũng muốn cho con hay và gây dựng cho con nên người, nhất là mong cho con trở thành những người có địa vị, có học thức, bởi vậy ai cũng muốn cho con cái đi học cho đến lúc thành tài. Đứa trẻ phải phá ngang chỉ vì chúng quá dốt kém, hoặc vì hoàn cảnh gia đình bắt buộc, nhưng dù có phá ngang thì bố mẹ cũng cho đứa trẻ đi học nghề hoặc tập tành làm ăn buôn bán. o Tập nghề Ta có câu: Ruộng tứ bề không bằng nghề trong tay. Và sách cũng có chữ rằng: Vạn khoảnh lương điền, Bất như bạc nghệ. Qua mấy câu trên, ta thấy rằng dân ta nếu trọng văn học, nếu nhiều người theo đòi nghiệp bút nghiên, không phải ta rẻ khinh những nghề nghiệp khác. Cha mẹ gây dựng cho con, nếu không thể cho con học hành đến nơi đến chốn tất phải nghĩ đến việc cho con tập lấy một nghề, mai sau làm kế sinh nhai. Nước ta xưa không có trường dạy nghề, nhưng các người thợ đều nhận các trẻ tập việc để có người giúp đỡ trong những công việc vặt. Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, ta chỉ cốt cho con cái học nghề, không nề hà đó là nghề vất vả nhiều hay ít, và dù con cái có bị cực nhọc thì chính nhờ sự cực nhọc chúng sẽ nên người. o Nghề nghiệp tại nước ta Nghề nghiệp tại nước ta có thể xếp theo tứ dân là Sĩ, Nông, Công, Thương, nhưng trong mỗi hạng đều phân ra nhiều ngành khác nhau. Sĩ thì có Nho, Lý, Số. Những người theo học nghiệp văn cho đến thành đạt, đỗ ông Nghè, ông Cống đứng đầu hàng Nho, rồi đến các ông đồ dạy trẻ. Cũng phải xếp vào hàng Nho các ông Khóa, ông Tú làm nghề bán chữ không phải bằng cách dạy trẻ mà bằng cách nghĩ và viết những bức trướng đối, những bài văn viếng, văn tế, văn mừng, văn chúc v.v... và cả chính những 69 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn nho sĩ mở hàng đối trướng nữa. Còn nhiều hạng Nho, có hạng được xã hội trọng vọng, cũng có hạng khác bị xã hội coi thường và có khi khinh rẻ như hạng nho lại tại các công môn đã dùng chữ nghĩa để bày đặt đơn từ xui nguyên giục bị, đã dùng chữ nghĩa để ăn không nói có v.v... Sau hàng Nho là hàng Y, tức là những người theo đuổi nghiệp thuốc. Muốn học nghề thuốc cần phải thông chữ nghĩa để đọc tên các vị thuốc, để viết các đơn thuốc. Muốn cho con trở thành ông Lang, theo đuổi y nghiệp, trước hết bố mẹ phải cho con đi học cho thông văn tự, sau đó mới tìm đến một vị danh y để xin cho con được vào làm đệ tử. Nếu vị danh y chấp nhận, bố mẹ đứa trẻ sẽ sửa lễ đến nhà vị lương y, gọi là lễ nhập môn. Vị lương y sẽ làm lễ Thánh sư nghề thuốc và cáo gia tiên trước khi thu nhận đứa nhỏ. Thường đi học nghề làm thuốc, đứa trẻ ít nhất phải 15 tuổi trở lên mới có đủ trí khôn để lĩnh hội hết những sự tế nhị của nghề. Lúc đầu đứa nhỏ tập nhận diện các vị thuốc, và phải học theo sách được tính của mỗi vị thuốc. Sau đó học những bài thuốc chữa cho mỗi bệnh, rồi sau cũng mới tập bắt mạch, kê đơn. Học nghề thuốc rất khó khăn vì sai một ly đi một dặm, mạng người ở trong chén thuốc. Nước ta hằng có những bậc danh y như Hải Thượng Lãn Ông, tiếng tăm vang lừng không những riêng trong nước mà các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản đều biết tiếng. Xếp hàng sau Y, là Lý. Đây là những thầy địa lý, những thầy dùng kinh truyện mà đoán mọi việc cho người. Sau Lý là đến Số. Đây chỉ các ông thầy bói toán đoán số mệnh của mọi người. Trong ngành số chính cũng chia làm nhiều nghề: xem bói dịch, đoán tử vi, đoán hà lạc lý số, xem tướng, xem chiết tự v.v... Hạng Sĩ với bốn ngành Nho, Y, Lý, Số được coi là đứng đầu tứ dân. Sau Sĩ đến hạng Nông với các ngành Ngư, Tiều, Canh, Mục. Ngư là nghề đánh cá, nhưng phải kể gồm cả các nghề khác liên quan tới như muối cá, làm mắm v.v... Sở dĩ cá cũng xếp vào hạng Nông, vì chính cá Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 70 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ cũng ở đồng ruộng mà ra. Tiều là nghề đốn củi, đốt than. Canh là nghề trồng trọt như làm ruộng, trồng cây và cả nghề tầm tang, nghề hàng xáo cũng xếp vào ngành canh. Cũng kể là canh tất cả những nghề nào có liên quan tới việc trồng trọt, hoặc tới các hoa mầu... Mục là nghề chăn nuôi, nuôi súc vật dùng cho việc cày cấy cũng như nuôi các súc vật khác. Bốn ngành Ngư, Tiều, Canh, Mục xếp hàng Nông vì ít nhiều những nghề nghiệp của các ngành này, cũng trông nhờ vào đất cát, dù đó là đốn củi trên rừng, nuôi súc vật ở cánh đồng, đánh cá ở hồ ao, hay trồng trọt cày cấy ở ruộng vườn. Sau Nông đến hạng Công tức là thợ thuyền. Kể ra ta có thể phân chia các nghề tùy theo vật liệu sử dụng: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nghề kim hoàn, nghề thợ rèn, nghề đúc đồ đồng v.v... là những nghề sử dụng kim liệu. Nghề thợ mộc, nghề thợ tiện, nghề thợ chạm, nghề đan rổ, rá, nong, nia v.v... là những nghề sử dụng mộc liệu. Nghề chở đò sống trên sông nước. Nghề đốt than, nghề rèn, nghề đúc dùng đến lửa. Nghề đất nấu, nghề nung vôi, nung gạch, nghề thợ hồ v.v... dùng đến đất. Tuy lấy ngũ hành để phân biệt các nghề, nhưng nhiều nghề cần đến hai trong ngũ hành như thợ rèn, cần cả lửa và sắt, nghề đắp tường cần cả nước và đất v.v... Đứng sau cùng trong tứ dân là Thương để chỉ những người buôn bán. Buôn bán có người buôn tại chỗ, có người đi xa về gần, có người buôn lớn, có người buôn nhỏ. Gây dựng cho các con, cha mẹ thường tùy hoàn cảnh mình, tùy sự thông minh khéo léo của con, và cũng tùy sự quen biết của mình mà gửi các con đi học nghề nào cho thích hợp và thuận tiện. 71 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Trừ những nghề trong hạng sĩ, đứa nhỏ cần phải có học hành chữ nghĩa ít nhiều, còn các nghề khác, sự biết chữ không cần thiết. Ngày xưa thợ thuyền ta thường hợp thành từng nhóm muốn cho con học nghề gì, bố mẹ phải nhờ người đứng đầu một nhóm thợ nhận ra. o Phó cả Đứng đầu một nhóm thợ là ông phó cả. Người này điều khiển toàn thể nhóm thợ và có quyền nhận các phó nhỏ, tức là các trẻ em tới xin tập việc để học nghề. Ông phó cả phải lo nhận công việc cho cả toán thợ làm. Giúp việc ông phó cả có các ông phó hai, phó ba... Những đứa trẻ tới tập việc đều gọi là phó nhỏ. Lúc đầu các phó nhỏ làm những công việc lặt vặt, và kể từ khi bắt đầu đi tập việc là các phó nhỏ đã được ông phó cả nuôi ăn. Khi các phó nhỏ, đã biết nghề, các phó cả có thể tùy tiện trả cho ít nhiều tiền công. Những nhóm thợ thường ít khi có cửa hàng như ngày nay. Họ đi tìm kiếm công việc tại các nhà trong làng. Mỗi khi trong làng, hoặc các làng lân cận có công việc cần làm, họ phải đi tìm các ông phó cả. Ai đã từng ở vùng quê chắc hẳn thấy từng nhóm thợ mộc, từng nhóm thợ hồ dắt nhau đến các nhà lĩnh việc. Các nghề khác cũng vậy, có nhóm thợ đất đi nhận đào ao, đào móng, có nhóm thợ xẻ đi nhận xẻ gỗ v.v... Cũng có nghề cần phải có cửa hàng nhất định như thợ chạm, thợ sơn, thợ may... Tuy vậy, vẫn có các ông phó cả và các ông phó phụ, và những người tập việc vẫn được gọi là phó nhỏ. o Học nghề buôn bán Nghề buôn bán theo ta là một nghề dễ làm giàu. Ta có câu phi thương bất phú nghĩa là không có buôn bán thì không giàu được. Các nhà buôn thường truyền nghề cho con, nhưng cũng có nhiều nhà buôn nhận con các bạn hữu tới học tập nghề buôn bán. Trong thời gian học nghề này, đứa trẻ phải làm hết mọi công việc như kẻ ăn người ở và phải chịu mọi sự vất vả để tìm hiểu công việc làm ăn buôn bán, từ bán lẻ đến bán buôn, từ mua cao bán hạ đến mua xa bán gần, v.v... Xưa nước ta ít có các bậc đại thương gia, việc buôn bán lớn thường ở trong tay người Trung Quốc, ta chỉ có nghề buôn lẻ, và do đó việc buôn bán Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 72 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ của ta thường do phụ nữ đảm nhiệm; họa hoằn mới có một nhà buôn lớn do nam giới điều khiển. Chính vì vậy mà ít người cho con trai học nghề buôn bán. Chỉ các cô gái theo mẹ đi chợ dần dần tập buôn bán quen nghề. Việc buôn bán ngày nay khác hẳn xưa, nhiều nhà buôn Việt Nam kinh doanh cạnh tranh không những riêng với người Trung Quốc mà với tất cả các ngoại kiều khác. Các ngành buôn ngày nay cũng nhiều và phát triển hơn xưa. Tuy vậy, việc buôn thúng bán bưng tại các chợ cũng như tại các vùng quê vẫn do các chị em phụ nữ đảm trách. ❖ Gây dựng cho con cái ai cũng muốn cho con cái hơn người, nhưng nhiều khi hoàn cảnh người ta đành phải chịu để con cái theo học một nghề mà chính bố mẹ không ưng. Nhưng đã cho con học bất cứ nghề nào, bố mẹ đều khuyên con cố gắng, vì chỉ có người hèn chứ không có nghề hèn. Ca dao có câu: Nhất nghệ tinh nhất thân vinh, Ai ơi phải quý nghề mình mới nên. Hoặc buôn bán, hoặc thợ thuyền, Nghề gì cũng sẽ làm nên sang giàu. o Những nghề hèn hạ Tuy trên đã trình bày là bố mẹ có thể cho con học tập bất cứ một nghề gì, tuy nhiên có những nghề xấu xa mà bố mẹ muốn tránh cho con. Đó là những nghề hèn hạ, làm mất nhân phẩm con người. Theo tục ngữ: Bé đi câu, lớn đi hầu, già đi làm khách nợ. Ta thấy những nghề đi câu, đi hầu và đi làm khách nợ bị rẻ khinh vì không phải là những nghề tốt đẹp. Đi câu ở đây không phải là nghề đánh cá mà chính là những người mang cần câu đi câu cá ở ao hồ của người khác. Việc đi câu như vậy không khác gì ăn trộm. Còn đi hầu, chẳng phải nói ai cũng thấy là hèn hạ, vì đi hầu là chịu sự sai bảo, phải nịnh bợ, vả chăng trong nghề đi hầu phải kể cả nghề làm mõ, tức là kẻ hầu chung cho cả một làng. Đến đi làm khách nợ lại cũng bị xã hội chê cười. Người làm khách nợ được 73 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn chủ nợ thuê đi đòi nợ một người nào, đến nằm ỳ ở nhà người này như bố mẹ già người ta, lại hạch ăn hạch uống, nhà con nợ có cái gì cũng lấy. Hành động của người khách nợ là hành động vô nhân đạo vì người con nợ nghèo túng đã không có gì còn bị bọn khách nợ bóc lột ăn bám, mà chúng làm công việc này chính chỉ vì bọn chủ nợ. Phần III: LÀM NHÀ CỬA Tục ngữ ta có câu: Sống nhờ nhà, chết nhờ mồ. Sống phải có nhà ở cũng như chết phải có mồ chôn. Vấn đề nhà ở là một vấn đề quan trọng đối với dân ta. Một gia đình phải có ít nhất một ngôi nhà để ông bà, cha mẹ, anh em, con cái ở. Sống vô gia cư, sống không có nhà ở, là một điều bất hạnh cũng giống như tử vô địa táng. Những cặp vợ chồng trẻ, ngay từ khi mới lấy nhau, tuy ở chung với cha mẹ, nếu không là con trưởng, cặp nào cũng nghĩ đến một ngôi nhà riêng của mình. Một ngôi nhà với một tấm lòng vàng, bất cứ ai bắt đầu xây tổ uyên ương mà không mong ước như vậy. Ngôi nhà liên quan mật thiết tới đời sống con người. Người bạ đâu là nhà, ngả đâu là giường, sống không có một thước đất cắm dùi là người rất đáng thương hại trong xã hội ta. Nghèo đến đâu, người bần cùng lắm cũng phải có một túp lều để ở, dù đấy chỉ là túp lều tranh vách đất. Ban ngày đi xa về gần, muốn làm lụng công việc gì thì làm, tối cũng phải có nơi để trở về quây quần với gia đình, để nghỉ ngơi lúc đêm hôm. Có một ngôi nhà, nhưng một ngôi nhà thường được kén chọn, xây cất qua biết bao tục lệ. o Kén đất chọn hướng Tục lệ ta tin về phong thủy không những chỉ chi phối việc để mồ mả mà còn chi phối cả về việc xây cất nhà cửa nữa. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 74 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Trong việc xây cất nhà cửa, cần kén một miếng đất, và miếng đất này gọi là dương cơ. Thứ nhất dương cơ, thứ nhì mồ mả. Ta vẫn thận trọng trong việc để mồ mả, trong việc xây cất nhà cửa, việc kén đất ta càng thận trọng hơn, các cụ thường đặt dương cơ trên mồ mả, các cụ vẫn nói nhất dương thắng thập âm, nghĩa là một ngôi nhà đúng đất, đúng hướng bằng mười ngôi mộ phát. Các cụ thường nhắc lại chuyện những người thất cơ lỡ vận chỉ vì ở một ngôi nhà không hợp với mình, cũng như chuyện bao nhiêu người làm ăn phát đạt vì ở một ngôi nhà đúng đất, đúng hướng. Chọn đất, chọn hướng là cần thiết, nhưng trước khi làm nhà, người ta còn xem tuổi để biết tuổi có hợp với việc xây cất và có hợp với hướng đã kén không, nếu không được tuổi làm nhà phải đợi năm khác. Đất thường chọn nơi cao ráo có thể lợi dụng được cái khí của trời đất, núi sông, nhưng cùng với một dương cơ tốt, hướng nhà phải hợp với lẽ âm dương thuận nghịch. Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam, hướng Nam đối với ngôi nhà là một sự cần thiết dĩ nhiên, cũng như khi lấy vợ tất nhiên phải lấy một người đàn bà. Hướng Nam được coi là tốt vì đón gió Nam mát mẻ, tuy vậy nhiều khi cũng còn tùy địa thế ngôi nhà. Hướng nhà, dương cơ và tuổi người phải sao cho hợp với lý tam tài phối hợp của người xưa, tức là sự hòa hợp giữa Đất, Trời và Người vậy. Phải tránh góc ao đao đình, nếu góc ao đao đình chiếu thẳng vào nhà sẽ có sự bất lợi. Cũng lại phải tránh những con đường đâm thẳng vào nhà. Người xưa, trong trường hợp không tránh được những điều kiêng kỵ trên, thường chôn một con chó đá trước cửa, hoặc treo trên nhà một tấm gương, chôn bốn góc nhà bốn lọ thủy tinh hoặc vẽ bùa treo trước nhà hay trước cửa ngõ để yểm trừ ma quỉ tà khí.[4] [4] Thạc Nhân, xã hội Việt Nam với vấn đề Gia tộc, xã hội Nguyệt san số 10, tháng 8-1966. 75 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn o Vật liệu xây cất Đất đã chọn xong, hướng nhà đã định, tuổi đã hợp, việc làm nhà không còn điều gì trở ngại nữa. Giờ đây việc đầu tiên là phải sắm sửa vật liệu. Vật liệu mua sắm tùy theo lối kiến trúc và cũng tùy theo sự xây cất. Nhà tranh vách đất, nhà tre, nhà gỗ, nhà gỗ lợp ngói, tường gạch mỗi lối nhà đều dùng vật liệu riêng. Và vật liệu mua sắm cũng tùy thuộc kiểu nhà, kiểu nhà thay đổi tùy địa phương và tùy địa vị chủ nhân. Chủ nhân có địa vị khá trong xã hội lại có tài chính dồi dào, lẽ tất nhiên ngôi nhà không giống ngôi nhà của một người tuy cũng có danh vọng nhưng tiền của ít, và do đó khác xa những ngôi nhà của người nghèo. Một ngôi nhà xưa, khi cất nên lại cần phải hợp với luật lệ và tránh phạm vào những điều cấm kỵ bị trừng phạt: Còn như việc cửa việc nhà, Gỗ, tre, tranh, lá gọi là có thôi. Nếu làm nhà ngói phải coi, Đốc, đao, cấm ngặt, góc chòi cũng không. Chữ môn cho chí chữ công, Phạm vào phép nước tất không dung hoài. Ở vùng quê, vật liệu xây dựng nhà thường là tre và gỗ, cũng có đôi khi dùng tới gạch ngói. Mái nhà lợp tranh, rơm rạ hay lá gồi nhiều hơn là lợp ngói. Tường nhà thường là vách đất, đất vừa trộn với rơm rạ trét vào những sườn bằng tre hay nứa. Nền nhà là đất nện, đôi khi cũng có lát gạch, loại gạch rẻ tiền. Những nhà gạch lợp ngói thường nền lát gạch, có khi lát loại gạch hoa. Trong những năm gần đây, ở vùng quê nhiều nhà làm nền xi măng, tường vách bằng gỗ hoặc bằng đất trét hay đất đắp lên. Dù nhà gạch hay nhà đất, xưa đều có cột, cột nhà bằng tre hoặc bằng gỗ. Người ta thường dùng tre đực làm cột, và gỗ thường là gỗ xoan ở ngoài Bắc Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 76 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ và trong Nam là gỗ dầu. Nhiều nơi trong Nam thay tre bằng những cây tràm rất bền. Mái nhà dựng lên trên tường và cột, có rui mè để giữ cho chắc, lại có những xà ngang bắc vào cột bằng những chiếc mộng, có đòn tay nâng đỡ. Nhà tranh, vách đất thường không có móng. Cột nhà, nhà tranh cũng như nhà ngói được kê trên những tản đá vuông hoặc tròn để tránh cho chân cột khỏi bị mục hoặc mối. Không có những tảng đá, người ta dùng những viên gạch xây chồng lên nhau. Ngày nay, những vật liệu làm nhà, ngoài những thứ cổ điển xưa còn có tôn hay fibrociment để lợp mái thay ngói, lá, tranh và rơm rạ, có xi măng cốt sắt để làm cột. Những nhà xây cất theo kiểu mới chỉ dùng xi măng, gạch, không có đòn tay, xà như xưa. o Kiến trúc nhà cửa Khoa kiến trúc ngày nay, tại các nước Âu Tây cũng như tại các đô thị của ta, dựa trên khoa học, vật lý, hóa học và mỹ thuật để tạo nên những tiện nghi vật chất và tinh thần cho con người; Trái lại khoa tạo tác của ta xưa muốn đem lại sự yên ổn cho tâm hồn con người, nên các kiến trúc sư Viễn đông thời trước thường tìm cách lợi dụng cái khí của trời đất, núi sông hòa hợp với con người để hợp theo lý tam tài phối hợp như đã nói trên. Thực vậy lối kiến trúc nhà cửa phương Đông, tức là có cả Việt Nam ta, không phải chỉ là công việc cấu tạo nên một ngôi nhà để lấy chỗ trú mưa, tránh nắng, dù ngôi nhà chỉ là một ngôi nhà lá, vách đất. Cấu tạo nên một ngôi nhà, nhưng phải cấu tạo làm sao để ngôi nhà được nằm trong một khung cảnh thanh lịch, với cây cỏ dịu dàng biểu lộ được sự yên tĩnh tâm hồn con người. Khung cảnh có khi tạo nên thi vị để tăng sự thư thái cho tâm hồn. Ở đây, tưởng cần nói thêm, dân chúng phương Đông, cả Việt Nam ta nữa, tin ở thần quyền, tin ở tài lực vạn năng của Đấng Tạo hóa, không bao giờ dám ganh đua với tạo hóa, mà chỉ uốn mình dựa theo hoàn cảnh mà kiến trúc để tỏ sự phục tùng với Đấng Tối cao. 77 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn Ở đây có cái gì trái ngược với phương Tây. Ở phương Tây, con người muốn ganh đua cùng Tạo hóa, một công trình về kiến trúc, con người tự coi là một chiến thắng của mình đối với thiên nhiên. Con người phương Tây xây cao để vươn lên, còn con người phương Đông chỉ dựng nhà cửa của mình không lên bề cao, mà chỉ cốt làm sao cho nhà cửa hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên, tạo nên sự êm dịu cho cuộc sống. Nếu người phương Tây muốn mỗi công trình kiến trúc của mình đều nổi bật trên khung cảnh của tạo hóa, thì người Đông phương lại mong những nhà cửa mình thuận với khung cảnh, những cây cỏ núi sông che chở cho ngôi nhà thêm ấm cúng, và như vậy tạo hóa sẽ phù trợ cho cuộc sống của mọi người trong gia đình. Nhiều người ngoại quốc cho rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, nên trong lĩnh vực kiến trúc, người ta cũng nhìn thấy có cái gì đó là Trung Quốc tại Việt Nam. Nhận xét trên có thể là đúng và cũng có thể là sai. Đúng vì Việt Nam đã du nhập văn hóa Trung Hoa, nhưng chúng ta đã Việt Nam hóa những cái gì chúng ta thu nhận. Bề ngoài, nhà Việt Nam, nhất là những ngôi nhà sang trọng, có vẻ tương tự như nhà của người Trung Quốc, nhưng nhìn kỹ qua cái vẻ tương tự vẫn phảng phất cái gì khác biệt: sự khác biệt này chính ở chỗ ngôi nhà Trung Quốc đã bị Việt Nam hóa qua bàn tay kiến trúc của người Việt Nam, với cách xây cất, với vị trí định hướng cũng như với cách xếp đặt từ ngoài vào trong. Nhà Việt Nam xưa có nhiều gian, nằm thành dãy, chia thành nhà trên, nhà ngang và nhà bếp. Những dãy nhà này vây chung quanh một sân rộng. Dãy nhà trên nằm ở giữa và có nhà thờ tổ tiên. Hai bên, chầu mặt vào nhau là hai dãy nhà ngang và nhà bếp. Đằng sau nhà thường là vườn, đằng trước sân là ao: cổng đi vào nhà thường đi ở bên, cạnh dãy nhà ngang hoặc dãy nhà bếp, phía ngoài sân. Người ta tránh cổng ngõ đi thẳng vào nhà giữa, nhất là vào gian nhà thờ, trung tâm của gia đình. Cũng có khi có những cửa mạch đi lối sau, hoặc thông sang những nhà bên cạnh của cha mẹ, anh em hoặc con cái. Nếu nhà có bụi tre, bụi tre ở góc vườn hoặc ở bờ ao. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 78 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ Đống rơm cũng ở đằng sau vườn, cũng có nhiều nhà đánh đống rơm ở cạnh hai chái nhà ở hai bên. Rơm này vừa dùng để đun, vừa để cho trâu bò ăn. Trong công việc kiến trúc, người xưa trước hết dựng lên bốn cột cái của gian giữa cùng với đòn nóc, rồi mới đến cột cái và kèo các gian bên. Sau cùng là những cột phụ và cột hiên. Những cột kèo này, dù chỉ bằng gỗ hay bằng tre, được chằng chịt lấy nhau, hoặc bằng lạt hoặc bằng các mộng kèo, mộng cột thành một sườn nhà rất vững chãi. Dựng xong sườn nhà mới đặt mái. Mái nhà có rui mè để giữ ngói, rơm, rạ hay lá lợp lên trên. Người ta dùng lạt để buộc những con tranh, con rạ, tàu lá vào các mè của mái nhà. Rui mè làm bằng gỗ hoặc bằng tre, phần nhiều là tre ngâm, những cây tre đã được ngâm xuống nước một thời gian khá lâu để đủ tránh mối, mọt. Sau khi đặt mái nhà là công việc lợp nhà. Nhà lợp ngói, rơm, rạ hay lá tùy khả năng tài chính của gia đình và cũng tùy hoàn cảnh địa phương, nơi nào tiện rơm thì dùng rơm, nơi nào nhiều lá gồi, lá dừa thì dùng lá. Như trên đã trình bày, ngày nay ngoài ngói, rơm, rạ... người ta còn dùng tôn hay fibro-ximăng để lợp nhà. Về ngói, xưa có nhiều loại: ngói âm dương, ngói mấu... Nhà lợp bằng ngói, lớp mè thường dày, và người ta thường dùng dây kẽm để cột ngói vào mè, mặc dầu ngói đã có mấu để giữ nhau. Cùng với việc đặt mái lợp nhà, là việc xây tường, dựng vách. Tường vách chỉ làm ba mặt còn mặt trước để trống vì khí hậu nóng nực Việt Nam. Ở hai bên đầu hồi, cũng như ở những gian bên cạnh, tường, vách có thể có cửa sổ. Gian chính giữa không bao giờ có cửa sổ ở đằng sau, nơi đây là nơi kê bàn thờ tổ tiên. Mặt trước tuy không có tường vách, nhưng để che nắng, đỡ mưa, có kê những tấm dại, bằng gỗ hoặc tre, tùy theo nhà ngói lợp gỗ hay nhà tre lợp rơm rạ. Những nhà gỗ có xây tường gạch, chỗ kê những tấm dại này là những 79 Thực hiện ebook: HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG www.hocthuatphuongdong.vn cửa lùa, cửa xếp, mỗi lần mở thì treo mành mành. Có khi có cửa liếp, ban ngày chống cao lên, tối hạ xuống. Hoặc nếu có che bằng dại, tấm dại này ban ngày cũng đẩy sang bên, tối mới đóng vào. Gian giữa nhà là nơi tiếp khách, có kê một bộ trường kỷ ngay trước bàn thờ, có khi giữa bộ trường kỷ và bàn thờ có thêm chiếc sập. Nhà ít nhất có ba gian, số gian nhà bao giờ cũng là số lẻ, tục ta tin nếu gian nhà số chẵn sẽ có một gian ở không tốt. Nhà ba gian thường có thêm hai chái. Ở hai bên bàn thờ tổ tiên, có khi có kê những bàn thờ khác: bàn thờ Thổ Công, Thánh Sư, Bà Cô, Ông Mãnh v.v... Trước những bàn thờ này thường có những bộ phản hoặc ghế ngựa, nơi ban ngày người nhà ngồi chơi, trò chuyện, ban đêm dùng làm chỗ ngủ cho đàn ông, và đấy cũng là nơi họ hàng ngồi ăn uống những khi giỗ chạp. Ba gian nhà giữa, khi là nhà năm gian, thường có vách tường ngăn cách với hai gian đầu thường là buồng ngủ hoặc là nơi chứa đồ đạc thóc lúa. Ở hai chái hai đầu, thường dùng đặt cối xay lúa, cối giã gạo hoặc là nơi để cất những nông cụ ban đêm. Trước nhà có một mái hiên, có khi chạy suốt cả mấy gian, có khi chỉ che ba gian nhà chính. Nhiều nhà thay mái hiên bằng một giàn hoa, thường là hoa lý vừa thơm vừa mát, cũng có khi là giàn hoa ớt, màu đỏ vàng rực rỡ. Những nhà gạch, hoặc những nhà tre khi xây hoặc đắp tường thường có đào móng để giữ cho vững. Tục ngữ có câu: Nhà không móng như bóng không người Nhà phải có móng thì tường mới chắc. Cũng nên nói thêm, nhiều nhà thường có vườn hoa ở đằng trước, còn vườn đằng sau thường trồng cây ăn quả hoặc trồng rau: Nhà anh có dãy vườn hoa, Có thêm dãy nhãn với ba dãy dừa. Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua Nếp cũ gia đình 80 và Lễ - Tết – Hội hè Tác giả: Toan Ánh – Nhà xuất bản Trẻ