🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Nào Tối Nay Ăn Gì? Thế Lưỡng Nan Của Loài Ăn Tạp
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Nào Tối Nay Ăn Gì
Thế Lưỡng Nan Của Loài Ăn Tạp —★—
Tác giả: Michael Pollan
Người dịch: Trần Hoa
NXB Thế Giới
ebook©vctvegroup
03-11-2018
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
https://thuviensach.vn
DÀNH TẶNG JUDITH VÀ ISAAC
https://thuviensach.vn
Mục lục
GIỚI THIỆU
PHẦN I: CHUỖI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 1: THỰC VẬT
CHƯƠNG 2: TRANG TRẠI
CHƯƠNG 3: THÁP NGŨ CỐC
CHƯƠNG 4: TRẠI VỖ BÉO GIA SÚC
CHƯƠNG 5: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN
CHƯƠNG 6: NGƯỜI TIÊU DÙNG
CHƯƠNG 7: BỮA ĂN
PHẦN II: CHUỖI THỨC ĂN CHĂN THẢ
CHƯƠNG 8: THỊT NÀO CŨNG LÀ CỎ
CHƯƠNG 9: HỮU CƠ LỚN
CHƯƠNG 10: CỎ
CHƯƠNG 11: GIA SÚC
CHƯƠNG 12: GIẾT MỔ
CHƯƠNG 13: CHỢ
CHƯƠNG 14: BỮA ĂN
PHẦN III: CHUỖI CÁ NHÂN
CHƯƠNG 15: NGƯỜI TÌM KIẾM THỰC PHẨM
CHƯƠNG 16: THẾ LƯỠNG NAN CỦA LOÀI ĂN TẠP CHƯƠNG 17: ĐẠO ĐỨC CỦA VIỆC ĂN THỊT ĐỘNG VẬT CHƯƠNG 18: TÁM SĂN BẮN
CHƯƠNG 19: HÁI LƯỢM
CHƯƠNG 20: BỮA ĂN HOÀN HẢO
LỜI CẢM ƠN
VỀ TÁC GIẢ
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU
TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĂN UỐNG TRÊN PHẠM VI QUỐC GIA CỦA CHÚNG TA
Tối nay ăn gì?
Cuốn sách là một câu trả lời dài và khá phức tạp cho câu hỏi tưởng chừng đơn giản này. Đồng thời, cuốn sách cũng cố gắng giải thích tại sao một câu hỏi đơn giản nhường ấy lại có thể trở nên rắc rối đến vậy. Nền văn hóa của chúng ta dường như đã tiến tới chỗ mà mọi sự sáng suốt bẩm sinh liên quan đến ẩm thực chúng ta từng sở hữu đã bị thay thế bởi nỗi bối rối và lo âu. Không hiểu sao hoạt động mang tính cơ bản nhất này - nghĩ xem nên ăn gì - rốt cuộc lại cần đến sự giúp đỡ đáng kể của các chuyên gia. Làm sao mà chúng ta lại tới mức phải cần các nhà báo điểu tra tìm kiếm nguồn gốc thức ăn của chúng ta và cần tới các nhà dinh dưỡng để quyết định thực đơn bữa ăn?
Đối với tôi, sự phi lý này đã không còn có thể né tránh khi, vào mùa thu năm 2002, một trong những thứ lương thực lâu đời và trân quý nhất với cuộc sống con người đột nhiên biến mất khỏi bàn ăn của người Mỹ. Tất nhiên là tôi đang nói đến bánh mì. Gần như chỉ qua một đêm, người Mỹ đã thay đổi cách ăn uống. Một cơn co thắt tập thể gây ra bởi hiện tượng tâm lý chỉ có thể gọi là chứng sợ chất đường bột đã xảy ra với cả quốc gia, thay thế thời đại sợ chất béo của đất nước kể từ thời chính quyền Carter. Đó là hồi năm 1977, khi một ủy ban của Thượng viện đưa ra một bộ “mục tiêu của chế độ ăn uống” cảnh báo những người Mỹ ưa thích thịt bò nên
https://thuviensach.vn
ngừng ăn các loại thịt đỏ. Và chúng ta đã ngoan ngoãn làm như vậy cho tới tận bây giờ.
Điều gì đã tạo nên chuyển biến ghê gớm này? Đó dường như là kết quả của một cơn bão truyền thông hoàn hảo thông qua hàng loạt các cuốn sách về chế độ ăn, các nghiên cứu khoa học, và một bài báo đúng thời điểm. Những cuốn sách mới về chế độ ăn, rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng bởi vị bác sĩ tai tiếng trước kia, Robert C. Atkins, đã đem đến cho người Mỹ tin tốt rằng họ có thể ăn nhiều thịt hơn và giảm cân chừng nào họ từ bỏ bánh mì và mì ống. Chế độ ăn giàu protein và ít chất đường bột được sự ủng hộ của một vài nghiên cứu dịch tễ học cho rằng quan niệm dinh dưỡng chính thống vẫn thống trị ở Mỹ kể từ những năm 1970 có thể đã sai lầm. Không phải chất béo làm chúng ta béo, theo như quan điểm chính quyền đã tuyên bố, mà thủ phạm chính là lượng chất đường bột mà chúng ta ăn nhằm giữ cơ thể thon thả. Vì thế điều kiện dẫn tới sự thay đổi xu hướng dư luận về chế độ ăn uống đã chín muồi khi, vào mùa hè năm 2002, tạp chí The New York Times đăng bài báo về nghiên cứu mới, được quảng cáo ngoài trang bìa, có tựa đề “Sẽ thế nào nếu chất béo không làm ta béo?” Trong vòng vài tháng, giá bày hàng trong siêu thị và thực đơn trong các tiệm ăn lập tức được điều chỉnh cho phù hợp với hiểu biết mới về chế độ dinh dưỡng này. Sự vô tội của món bíp tết (beefsteak) được khôi phục, còn hai trong số những thực phẩm vốn được biết đến như những thứ lành mạnh nhất và không gây tranh cãi gì là bánh mì và mì ống thì bị ô danh và điều này đã nhanh chóng khiến hàng tá các tiệm bánh và công ty sản xuất mì sợi phá sản, đồng thời hủy diệt vô số bữa ăn vô cùng ngon miệng.
Sự thay đổi trong thói quen ẩm thực của một nền văn hóa thường quá khích đến nỗi đó chắc chắn là dấu hiệu của tình trạng rối loạn về ăn uống trên phạm vi quốc gia. Chắc chắn điều đó
https://thuviensach.vn
không bao giờ xảy ra trong một nền văn hóa có những truyền thống lâu đời về thực phẩm và ẩm thực. Mặt khác, một nền văn hóa như vậy sẽ không cảm thấy cần thiết phải để cơ quan lập pháp đáng kính nhất của mình thảo luận về “các mục tiêu của chế độ ăn uống” của quốc gia - hay, cũng vì vấn đề đó, vài năm một lần lại tiến hành cuộc chiến chính trị liên quan đến việc xây dựng một biểu đồ chính thức của chính quyền có tên là “tháp dinh dưỡng”. Một quốc gia có văn hóa ẩm thực ổn định sẽ không trả hàng triệu đô la cho những mánh khóe lang băm (hay những hiểu biết thông thường) của một cuốn sách mới về dinh dưỡng vào tháng Giêng hằng năm. Quốc gia đó sẽ không dễ bị ảnh hưởng bởi xu hướng sợ hãi hay ưa thích loại thực phẩm nào đó của dư luận, hay bởi sự tôn sùng một loại chất dinh dưỡng mới khám phá đồng thời biến một chất khác thành ác quỷ vốn vài năm lại xuất hiện một lần. Người dân trong nước sẽ không có khuynh hướng nhầm lẫn những thanh protein và thực phẩm bổ sung với bữa ăn hay ngũ cốc ăn sáng với thuốc. Họ sẽ không ăn một phần năm số bữa trong ô tô hay cho phép một phần ba số trẻ nhỏ ăn tại những tiệm đồ ăn nhanh hằng ngày. Và chắc chắn quốc gia đó còn xa mới có tình trạng béo phì nhiều đến vậy.
Một nền văn hóa như vậy cũng sẽ không bị sốc khi phát hiện ra rằng có những quốc gia khác, chẳng hạn như Ý hay Pháp, đã quyết định bữa ăn của họ dựa trên sở thích hay truyền thống, vốn là những tiêu chí lạ lùng và không hề khoa học, ăn đủ các loại đồ ăn “không có lợi cho sức khỏe”, và lạ thay, trên thực tế họ lại khỏe mạnh và hạnh phúc hơn chúng ta trong chuyện ăn uống. Chúng ta bày tỏ nỗi ngạc nhiên về thực tế đó bằng cách gọi nó là “nghịch lý Pháp” vì không hiểu tại sao một dân tộc ăn những thứ rõ ràng là độc hại như gan ngỗng và pho mát có lượng kem cao gấp ba lần mà lại có cơ thể gọn gàng và khỏe mạnh hơn chúng ta? Vậy thì, bàn về
https://thuviensach.vn
nghịch lý của người Mỹ - một dân tộc rõ ràng là không khỏe mạnh nhưng lại luôn bị ám ảnh về chuyện ăn uống có lợi cho sức khỏe - liệu có hợp lý hơn không?
NỖI BĂN KHOĂN về chuyện ăn gì xưa nay vẫn ám ảnh mọi loài ăn tạp, dù ít hay nhiều. Khi ta có thể ăn gần như mọi thứ tự nhiên cung cấp thì việc quyết định xem ta nên ăn gì chắc chắn sẽ gây lo lắng, đặc biệt khi một số loại thực phẩm tiềm năng được cung cấp rất có thể sẽ làm ta mắc bệnh hoặc mất mạng. Đây là thế lưỡng nan của loài ăn tạp, từ lâu đã được các học giả như Rousseau và Brillat-Savarin nhắc đến, và chính nhà tâm lý học Paul Rozin thuộc trường Đại học Pennsylvania là người đầu tiên đặt ra cái tên đó cách đây đúng ba mươi năm. Tôi đã mượn cụm từ này cho tiêu đề của cuốn sách bởi vì thế lưỡng nan của loài ăn tạp hóa ra lại là công cụ đặc biệt sắc bén để tìm hiểu căn nguyên nỗi lúng túng trong việc lựa chọn thực phẩm của chúng ta hiện nay.
Trong một bài viết năm 1976 với nhan đề “Cách lựa chọn thực phẩm của chuột, con người và các động vật khác”, Rozin đối lập hoàn cảnh sống của loài ăn tạp với hoàn cảnh sống của những loài chỉ chuyên ăn một số loại thức ăn. Việc lựa chọn thực phẩm của những loài này không thể đơn giản hơn. Loài gấu túi không hề lo lắng về vấn đề thức ăn. Nếu thứ gì có hình dạng, mùi vị giống lá bạch đàn thì chắc chắn đó là thức ăn của nó. Xu hướng lựa chọn thức ăn của loài gấu túi đã được lưu vào gien của chúng. Nhưng đối với động vật ăn tạp như chúng ta (và loài chuột), phần não bộ và thời gian dành cho việc tìm hiểu xem những loại thực phẩm nào an toàn để ăn trong vô số những món ăn tiềm năng mà thiên nhiên cung cấp là rất lớn. Chúng ta dựa vào khả năng nhận biết và ghi nhớ phi thường của mình để tránh xa những thứ chứa chất độc (Đó có phải là loại nấm đã làm mình nhiễm độc tuần trước không nhỉ?) và hướng đến những thực vật có chứa chất dinh dưỡng (Những quả
https://thuviensach.vn
mọng màu đỏ là những quả nhiều nước và ngọt hơn). Nụ vị giác cũng giúp chúng ta bằng cách dẫn dắt chúng ta tìm đến những thứ có vị ngọt trong tự nhiên - vốn là dấu hiệu của năng lượng do chất đường bột sản sinh ra, và tránh những thứ có vị đắng - vốn là vị của những hợp chất ankaloit độc hại do các loài thực vật tiết ra. Cảm giác ghê sợ bẩm sinh giúp ngăn chúng ta không ăn những thứ có thể khiến cơ thể nhiễm độc, chẳng hạn như thịt ôi thiu. Nhiều nhà nhân học tin rằng, lý do khiến cho bộ não của chúng ta tiến hóa đến mức đạt được kích thước và độ phức tạp đến vậy chính là để ứng phó với thế lưỡng nan của loài ăn tạp.
Là loài rộng sinh thái (Generalist) hiển nhiên vừa có nhiều lợi thế vừa chịu thách thức lớn; chính điều này cho phép con người sống được ở hầu khắp mọi môi trường trên cạn của hành tinh này. Khả năng ăn tạp cũng cho phép con người tận hưởng sự đa dạng. Nhưng quá nhiều lựa chọn cũng gây ra căng thẳng và dẫn tới một kiểu quan điểm Mani giáo về thực phẩm phân chia tự nhiên thành những thứ ăn vào có lợi và những thứ ăn vào có hại.
Loài chuột chắc chắn đã ít nhiều tự mình thực hiện việc phân biệt cực kỳ quan trọng này, mỗi cá thể tự tìm hiểu - và sau đó ghi nhớ - thứ nào nuôi dưỡng và thứ nào gây độc cho chúng. Loài người ăn tạp, ngoài giác quan và trí nhớ, còn có vô số lợi thế của văn hóa, nơi lưu trữ kinh nghiệm và sự thông thái được tích lũy của người đi trước. Tôi không cần phải ăn thử loại nấm mà hiện nay được gọi bằng cái tên khá hữu ích là “mũ tử thần”[1], và ai cũng biết rằng người đầu tiên can đảm ăn tôm hùm đã khám phá ra một món ăn ngon tuyệt. Nền văn hóa của chúng ta hệ thống hóa các nguyên tắc ăn uống khôn ngoan trong một cơ cấu phức tạp gồm những điều cấm kỵ, lễ nghi, công thức món ăn, phong tục tập quán, và truyền thống bếp núc giúp chúng ta tránh lại bị rơi vào tình thế lưỡng nan của loài ăn tạp trong mỗi bữa ăn.
https://thuviensach.vn
Một cách để suy nghĩ về chứng rối loạn ăn uống trên phạm vi quốc gia của người Mỹ chính là xem nó như là sự xuất hiện trở lại của tình thế lưỡng nan của loài ăn tạp. Sự phong phú của siêu thị Mỹ đã ném chúng ta trở lại bối cảnh khiến chúng ta hoang mang về thực phẩm khi, một lần nữa, chúng ta phải lo lắng cân nhắc xem loại nào trong số những thứ trông ngon lành đó có thể giết chết chúng ta. (Có lẽ không nhanh như nấm độc, nhưng cũng chắc chắn như vậy). Hiển nhiên, sự phong phú đặc biệt của thực phẩm ở Mỹ khiến cho việc lựa chọn trở nên phức tạp hơn. Đồng thời, rất nhiều công cụ mà con người dùng để giải quyết tình thế lưỡng nan của loài ăn tạp trong lịch sử đã không còn hiệu quả ở đây - hoặc đơn giản là không còn sử dụng được nữa. Là một quốc gia hình thành chưa lâu bởi dân nhập cư đến từ nhiều vùng khác nhau, mỗi nhóm lại có nền văn hóa ẩm thực riêng, nên nước Mỹ chưa bao giờ có một truyền thống bếp núc duy nhất, ổn định, chắc chắn để định hướng cho chúng ta.
Bởi thiếu một nền văn hóa ẩm thực vững chắc nên chúng ta đặc biệt dễ bị xiêu lòng trước những lời đường mật của các nhà khoa học và các nhà quảng cáo về thực phẩm vốn xem tình thế lưỡng nan của loài ăn tạp là một cơ hội. Ngành công nghiệp thực phẩm thu lợi rất nhiều khi khuấy động sự lo lắng của chúng ta về vấn đề nên ăn gì, sau đó lại xoa dịu chúng ta bằng những sản phẩm mới. Sự bối rối của chúng ta trong siêu thị không phải là tình cờ; sự trở lại của tình thế lưỡng nan của loài ăn tạp có nguyên nhân sâu xa từ ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại, bắt nguồn từ tận cánh đồng ngô ở những nơi như Iowa.
Và rồi chúng ta thấy mình, trong siêu thị hoặc ở bàn ăn, đương đầu với những tình thế lưỡng nan của sự ăn tạp, một số đã có từ thuở xa xưa còn một số khác thì trước đây chưa từng được nghĩ tới. Táo hữu cơ[2] hay táo thường? Và nếu chọn loại hữu cơ, thì là loại
https://thuviensach.vn
địa phương hay nhập khẩu? Cá đánh bắt hay cá nuôi? Chất béo chuyển hóa[3] hay bơ hay “không có bơ”? Nên ăn thịt hay ăn chay? Và nếu ăn chay, thì có ăn sản phẩm từ động vật không hay chỉ dùng các chế phẩm từ sữa? Giống như một người thời săn bắt - hái lượm đi nhặt một loại nấm mới trong rừng và viện đến trí nhớ của mình để quyết định xem loại đó có ăn được không, chúng ta nhặt một giỏ đồ trong siêu thị và, bởi không tự tin vào khả năng phán đoán của mình, ta phải xem xét kỹ lưỡng nhãn hàng, lục tìm trong đầu về ý nghĩa của những cụm từ như “có lợi cho tim mạch”, “không chất béo chuyển hóa”, “nuôi thả tự nhiên”, hay “chăn thả trên đồng”. Lại còn “mùi vị nướng tự nhiên” hay chất bảo quản TBHQ hay chất xanthan gum[4]là gì? Tóm lại, tất cả những chất này là gì, và nó có nguồn gốc từ đâu trên thế giới này?
Khi viết cuốn Nào tối nay ăn gì?, tôi đặt cược rằng cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi về việc lựa chọn thực phẩm là trở lại chính nơi bắt đầu, lần theo chuỗi thức ăn đã giúp chúng ta tồn tại, theo hành trình từ đất trồng cho tới tận bàn ăn - tới một vài bữa ăn thực sự. Tôi muốn xem xét việc tìm kiếm và ăn thức ăn ở mức cơ bản nhất, nghĩa là mối quan hệ giữa các loài trong tự nhiên, kẻ ăn và kẻ bị ăn. (“Toàn bộ tự nhiên được xem như cách chia động từ ăn, ở thể chủ động và bị động,” tác giả người Anh William Ralph Inge đã viết như vậy). Điều tôi cố gắng làm trong cuốn sách này là tiếp cận câu hỏi về bữa ăn như cách một nhà tự nhiên học sẽ làm, sử dụng cả ống kính dài - chính là sinh thái học và nhân loại học, cũng như ống kính ngắn và cụ thể hơn - chính là kinh nghiệm cá nhân.
Giả thiết của tôi là, cũng như mọi sinh vật khác trên Trái đất, loài người tham gia vào một chuỗi thức ăn, và vị trí của chúng ta trong chuỗi, hay mạng lưới thức ăn đó sẽ quyết định đáng kể chúng ta là loài sinh vật nào. Tính ăn tạp của chúng ta đã hình
https://thuviensach.vn
thành nên phần lớn bản chất của chúng ta, cả về cơ thể (chúng ta có bộ răng và hàm mạnh mẽ của động vật ăn tạp, phù hợp để vừa xé thịt vừa nghiền hạt) lẫn tâm hồn. Năng lực quan sát và ghi nhớ phi thường của chúng ta, cũng như trí tò mò và ham muốn trải nghiệm thế giới tự nhiên, phần nhiều là nhờ bản chất sinh học của việc ăn tạp. Cũng tương tự như vậy đối với những khả năng thích nghi mà loài người đã phát triển để đánh bại khả năng tự vệ của các sinh vật khác và để ta có thể ăn chúng, bao gồm cả kỹ năng săn bắt và sử dụng lửa để nấu nướng. Một số triết gia đã lập luận rằng chính khẩu vị không có giới hạn của loài người là nguyên nhân của cả sự tàn bạo lẫn văn minh, bởi một sinh vật có thể hình dung ra việc ăn bất cứ thứ gì (kể cả đồng loại) thì đặc biệt cần tới các nguyên tắc đạo đức, tập quán và lễ nghi. Không chỉ những gì ta ăn, mà ngay cả cách ta ăn sẽ quyết định chúng ta là ai.
Tuy nhiên, chúng ta cũng khác với phần lớn những loài ăn thịt khác trong tự nhiên - rõ ràng là như vậy. Trước hết, chúng ta đã có được khả năng điều chỉnh đáng kể chuỗi thức ăn mà ta phải phụ thuộc, bằng những kỹ thuật mang tính cách mạng như nấu ăn bằng lửa, săn bắn bằng công cụ, nuôi trồng và bảo quản thức ăn. Nấu ăn mở ra những triển vọng mới về những thứ ăn được bằng cách khiến cho rất nhiều loại thực vật và động vật dễ tiêu hóa hơn, và loại bỏ nhiều biện pháp tự vệ hóa học mà các loài khác sử dụng để chống lại việc bị ăn. Nông nghiệp cho phép chúng ta làm tăng số lượng của một vài loại thực phẩm ưa thích, và đến lượt nó lại làm chính dân số chúng ta gia tăng. Và, gần đây nhất, công nghiệp đã cho phép chúng ta sáng chế lại chuỗi thức ăn của loài người, từ việc bổ sung độ phì của đất tới thiết kế hộp xúp của lò vi sóng đặt vừa chỗ để cốc trong xe hơi. Những hệ quả của cuộc cách mạng mới này đối với sức khỏe của chúng ta và sức khỏe của thế giới tự nhiên là điều chúng ta vẫn còn phải nỗ lực tìm hiểu.
https://thuviensach.vn
Nào tối nay ăn gì? mô tả về ba chuỗi thức ăn chính giúp chúng ta tồn tại ngày nay: chuỗi thức ăn công nghiệp, chuỗi thức ăn hữu cơ và chuỗi thức ăn của người săn bắt - hái lượm. Dù rất khác nhau, cả ba chuỗi thức ăn này đều là những hệ thống gần như có chung một mục đích: liên kết chúng ta, thông qua những gì chúng ta ăn, với sự màu mỡ của đất và năng lượng của mặt trời. Dù có thể là khó nhận thấy, nhưng kể cả một chiếc bánh xốp Twinkie cũng làm điều này - tức là cấu thành một mối liên kết với thế giới tự nhiên. Như bộ môn sinh thái học đã dạy chúng ta, và cũng là điều cuốn sách này cố gắng trình bày, tất cả đều được kết nối, kể cả chiếc bánh Twinkie.
Sinh thái học cũng cho biết rằng toàn bộ sự sống trên Trái đất có thể được coi như cuộc cạnh tranh giữa các loài để có được năng lượng mặt trời mà cây xanh hấp thụ và dự trữ dưới hình thái phân tử các bon phức tạp. Chuỗi thức ăn là một hệ thống chuyển tiếp năng lượng mặt trời sang các loài không có thứ khả năng độc nhất của thực vật là tổng hợp năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Một trong những chủ đề của cuốn sách này là cuộc cách mạng công nghiệp về chuỗi thức ăn, bắt đầu từ sau Thế chiến thứ hai, đã thực sự thay đổi những nguyên tắc cơ bản của trò chơi này. Nền nông nghiệp công nghiệp hóa đã thay thế dạng thức phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng mặt trời bằng một dạng thức hoàn toàn mới mẻ: một chuỗi thức ăn lấy phần lớn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (tất nhiên, thứ năng lượng đó cũng bắt nguồn từ mặt trời, nhưng không giống như ánh sáng mặt trời, nó hữu hạn và không thể thay thế). Sự đổi mới này dẫn đến sự tăng vọt về năng lượng đến từ thực phẩm đối với giống loài chúng ta; đây là lợi ích cho loài người (cho phép chúng ta sinh sôi nảy nở về số lượng), nhưng nó không hẳn là đem đến toàn lợi ích. Chúng ta cũng nhận thức được rằng sự phong phú của thực phẩm không làm cho tình thế lưỡng
https://thuviensach.vn
nan của loài ăn tạp trở thành vấn đề của quá khứ. Ngược lại, nó dường như chỉ làm tình thế lưỡng nan này trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra cho chúng ta đủ loại khó khăn và vấn đề mới cần phải lo lắng.
Mỗi phần trong số ba phần của cuốn sách này tìm hiểu một chuỗi thức ăn chính của loài người từ điểm bắt đầu cho tới điểm kết thúc: từ một loài thực vật, một nhóm thực vật, quá trình quang hợp, tới tận một món ăn - nơi kết thúc của chuỗi thức ăn đó. Đảo ngược trình tự thời gian, tôi bắt đầu với chuỗi thức ăn công nghiệp, bởi vì đó là chuỗi thức ăn có liên quan nhiều nhất và cũng làm chúng ta lo lắng nhất ngày nay. Đó cũng là chuỗi thức ăn lớn nhất và dài nhất, hơn hẳn những chuỗi thức ăn khác. Vì độc canh là dấu hiệu đặc trưng của chuỗi thức ăn công nghiệp, phần này tập trung vào một loài thực vật duy nhất: Zea mays, loài cỏ nhiệt đới khổng lồ mà chúng ta gọi là ngô, đã trở thành loài chủ chốt trong chuỗi thức ăn công nghiệp, và là loài chủ chốt trong chế độ ăn hiện đại. Phần này lần theo 25 cân (1 giạ)[5] ngô thương phẩm từ cánh đồng ở bang Iowa (Mỹ), nơi nó bắt đầu chuyến đi dài và lạ lùng tới đích cuối cùng là một món ăn nhanh, được ăn trong một chiếc xe đang chạy trên đường cao tốc ở hạt Marin, bang California.
Phần thứ hai của cuốn sách lần theo cái mà tôi gọi là chuỗi thức ăn chăn thả, để phân biệt với chuỗi thức ăn công nghiệp. Phần này khám phá một số giải pháp thay thế cho thực phẩm và phương thức chăn nuôi công nghiệp nổi lên trong những năm gần đây (được gọi bằng các tên gọi khác nhau là “thực phẩm hữu cơ”, “thực phẩm địa phương”, “thực phẩm sinh thái” và “thực phẩm hơn cả hữu cơ”), những chuỗi thức ăn có vẻ như là tiền công nghiệp nhưng hóa ra, về những phương diện đáng ngạc nhiên, lại là hậu công nghiệp. Khi bắt đầu, tôi nghĩ rằng mình có thể lần theo một chuỗi thức ăn như vậy, từ một trang trại đổi mới triệt để ở bang Virginia,
https://thuviensach.vn
nơi tôi đã làm việc vào một mùa hè gần đây, tới một bữa ăn địa phương thuần túy được chế biến từ những loài gia súc nuôi trên đồng cỏ của trang trại. Nhưng ngay lập tức tôi phát hiện ra rằng một trang trại hay bữa ăn duy nhất nào đó không có khả năng thể hiện được hết câu chuyện phân nhánh phức tạp của nền nông nghiệp kiểu mới hiện nay, và rằng tôi cũng cần phải tính đến chuỗi thức ăn mà tôi gọi là “hữu cơ công nghiệp” bằng cách kết hợp những thuật ngữ đối lập. Vì thế, phần về nông nghiệp chăn nuôi tự nhiên của cuốn sách cung cấp lịch sử của hai bữa ăn “hữu cơ” rất khác nhau: một bữa lấy nguyên liệu từ siêu thị Whole Foods tại địa phương (được tập kết ở đó từ những nơi xa xôi như Argentina), và bữa còn lại có nguồn gốc duy nhất từ hình thức đa canh cây thân cỏ tại Trang trại Polyface ở Swoope, bang Virginia.
Phần cuối cùng, có tên là chuỗi cá nhân, khảo sát một kiểu chuỗi thức ăn có từ Thời đại Đồ Đá Mới, khởi đầu từ những cánh rừng ở Bắc California và kết thúc là một bữa ăn tôi chuẩn bị (gần như) hoàn toàn từ những nguyên liệu tôi tự săn bắn, hái lượm và trồng trọt. Mặc dù chúng ta, những thực khách ở thế kỷ 21 vẫn ăn một chút thực phẩm săn bắn và hái lượm (chủ yếu là cá và nấm hoang), mối quan tâm của tôi đối với chuỗi thức ăn này không mang tính thực tiễn mà mang tính triết lý: tôi hy vọng làm sáng tỏ cách chúng ta ăn ngày nay bằng cách tự trải nghiệm phương thức ăn uống cổ xưa. Để thực hiện bữa ăn này, tôi phải học cách làm một số việc không quen như săn bắn, tìm hái nấm dại và quả của các loại cây trồng trong phố. Khi làm những việc ấy, tôi buộc phải đương đầu với một trong những câu hỏi căn bản nhất - và nan giải nhất - mà loài người ăn tạp phải đối diện: những hệ quả đối với đạo đức và tâm lý con người khi giết, chế biến và ăn thịt một con vật hoang dã là gì? Làm thế nào để phân biệt được loại nấm nào ngon và loại nào gây chết người trong rừng? Kỹ thuật nấu nướng
https://thuviensach.vn
đã biến hóa các nguyên liệu thô của tự nhiên thành những thứ đem lại khoái cảm tuyệt vời trong văn hóa của loài người? Kết quả cuối cùng của cuộc phiêu lưu này là một bữa ăn mà tôi xem là HOÀN HẢO, không phải bởi vì hóa ra nó rất ngon (mặc dù theo ý kiến tầm thường của tôi thì đúng là như vậy), mà còn bởi bữa ăn tốn nhiều công sức và suy nghĩ này, được thưởng thức cùng với những người tham gia thực hiện, đã cho tôi cơ hội hiếm hoi trong cuộc sống hiện đại này là được ăn với nhận thức đầy đủ về mọi thứ mình ăn: một lần trong đời, tôi có khả năng trả đủ nghiệp quả cho một bữa ăn[6].
Tuy nhiên, dù ba chuyến đi (và bốn bữa ăn) có nhiều khác biệt, như về sau chúng ta sẽ thấy, nhưng có một vài chủ đề liên tục xuất hiện. Thứ nhất, có một sự căng thẳng căn bản giữa logic của tự nhiên và logic của nền công nghiệp, ít nhất là khi nó được tổ chức như hiện nay. Sự khéo léo của chúng ta trong ăn uống là phi thường, nhưng ở nhiều điểm, công nghệ của chúng ta xung đột với cách thức hoạt động của tự nhiên, như khi chúng ta tìm cách tối đa hóa năng suất bằng cách trồng một loại cây hoặc chăn nuôi một loài gia súc gia cầm trên diện rộng. Đây là điều thiên nhiên không bao giờ làm, thay vào đó thiên nhiên luôn luôn phát triển theo hướng đa dạng hóa với những lý do hợp lý. Rất nhiều các vấn đề về sức khỏe và môi trường gây ra bởi hệ thống thực phẩm là do chúng ta cố tìm cách đơn giản hóa sự phức tạp của thiên nhiên, cả ở khía cạnh nuôi trồng lẫn tiêu thụ trong chuỗi thức ăn. Ở đầu nào của mỗi chuỗi thức ăn - một khoảnh đất, một cơ thể người - chúng ta đều thấy một hệ thống sinh học, và sức khỏe của hệ thống này được liên kết, theo nghĩa đen, với sức khỏe của hệ thống kia. Nhiều vấn đề về sức khỏe và dinh dưỡng mà chúng ta phải đối mặt ngày nay bắt nguồn từ những điều xảy ra trên trang trại, và phía sau đó là những chính sách cụ thể của chính phủ mà ít ai trong số chúng
https://thuviensach.vn
ta biết tới.
Tôi không có ý nói rằng chuỗi thức ăn của con người chỉ gần đây mới xung đột với logic sinh học; nông nghiệp từ thuở sơ khai và việc săn bắt của con người trước đó rất lâu đã có tính phá hủy ghê gớm. Dĩ nhiên, chúng ta có thể đã không bao giờ cần tới nông nghiệp nếu như những thế hệ người săn bắt trước đó không tận diệt những loài mà họ phụ thuộc. Hành động điên rồ của chúng ta trong khi tìm kiếm thức ăn không phải là điều gì mới. Tuy nhiên, những hành động điên rồ mới chúng ta đang phạm phải trong chuỗi thức ăn công nghiệp ngày nay lại có mức độ khác. Việc thay thế năng lượng mặt trời bằng nhiên liệu hóa thạch, nuôi hàng triệu động vật lấy thịt theo cách giam hãm chúng trong các chuồng trại kín, cho những con vật đó ăn những thức ăn chúng không phù hợp với sự tiến hóa của chúng và cho bản thân chúng ta ăn những thực phẩm mới lạ đến mức chúng ta thậm chí không nhận ra, chúng ta chưa bao giờ mạo hiểm hơn thế với sức khỏe của chính mình và sức khỏe của thế giới tự nhiên.
Một chủ đề khác, hay thật ra là một giả thiết, là cách chúng ta ăn thể hiện mối ràng buộc sâu sắc nhất của chúng ta với tự nhiên. Hằng ngày, việc ăn uống của chúng ta biến đổi tự nhiên thành văn hóa, biến đổi hình thể của tự nhiên thành hình thể và tâm trí của chúng ta. Nông nghiệp đã thay đổi hình thể của tự nhiên nhiều hơn bất cứ điều gì khác con người từng làm, cả về cảnh quan lẫn thành phần hệ động - thực vật trên thế giới. Việc ăn uống của chúng ta cũng tạo nên một mối quan hệ với hàng chục loài khác - thực vật, động vật, và nấm - mà cùng với các loài đó chúng ta đã tiến hóa tới điểm mà số phận của các loài trở nên gắn kết sâu sắc. Nhiều loài trong số này đã tiến hóa chỉ để thỏa mãn nhu cầu của chúng ta, trong điệu vũ thuần hóa phức tạp cho phép chúng ta và những loài đó cùng nhau phát triển phồn vinh vì chúng ta không
https://thuviensach.vn
thể phát triển phồn vinh một cách riêng rẽ. Nhưng mối quan hệ của chúng ta với những giống loài hoang dã mà chúng ta ăn - từ loài nấm hái trong rừng tới men bia dùng để làm bánh mì - cũng không kém hấp dẫn, và còn bí ẩn hơn nhiều. Ăn uống cho chúng ta tiếp xúc với tất cả những gì chúng ta chia sẻ với các loài động vật khác, và tất cả những gì làm chúng ta khác biệt. Nó xác định chúng ta.
Điều có lẽ gây lo lắng nhất, và cũng đáng buồn nhất, của việc ăn uống theo phương thức công nghiệp là nó đã làm lu mờ toàn bộ những mối quan hệ và liên kết này. Đi từ con gà (Gallus gallus) tới món thịt gà băm viên Chicken McNugget là rời bỏ thế giới này trong một hành trình quên lãng khó có thể tốn kém hơn, không chỉ xét về sự đau đớn của con vật mà cả về lạc thú của chúng ta. Nhưng quên lãng, hay ban đầu là do không biết, là điểm mấu chốt của chuỗi thức ăn công nghiệp, lý do chính khiến ta khó có thể nhìn thấu chuỗi thức ăn này, bởi vì nếu ta có thể thấy những gì nằm ở rất xa phía bên kia của bức tường ngày càng cao của nền nông nghiệp công nghiệp hóa, chắc chắn chúng ta sẽ thay đổi cách thức ăn uống.
“Ăn uống là một hoạt động nông nghiệp,” là câu nói nổi tiếng của Wendell Berry. Đó cũng là một hoạt động sinh thái và chính trị nữa. Mặc dù người ta đã làm nhiều cách để che mờ sự thật đơn giản này, cách thức ăn và loại thức ăn đóng vai trò lớn trong quyết định về cách ta sử dụng thế giới và thứ thế giới bị biến đổi thành. Ăn với nhận thức đầy đủ hơn về tất cả những gì đang bị đe dọa nghe có vẻ như một gánh nặng, nhưng trên thực tế, rất ít thứ trong cuộc sống có thể đem lại sự thỏa mãn đến vậy. Qua so sánh, những nỗi thích thú khi ăn thực phẩm sản xuất theo lối công nghiệp, nghĩa là ăn mà hoàn toàn không biết gì về thứ mình ăn, chỉ là thoáng qua. Ngày nay, nhiều người cảm thấy hài lòng với
https://thuviensach.vn
việc ăn uống ở cuối chuỗi thức ăn công nghiệp, mà không hề nghĩ gì đến giới thế giới này; vậy thì cuốn sách này có lẽ không dành cho họ, bởi có những điều trong cuốn sách này khiến họ thấy mất ngon. Nhưng sau hết, đây là một cuốn sách về lạc thú ăn uống, những loại lạc thú mà khi ta hiểu rõ về nó sẽ chỉ càng trở nên sâu sắc.
https://thuviensach.vn
PHẦN I
CHUỖI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP NGÔ
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG MỘT
THỰC VẬT
Cuộc chinh phục của ngô
MỘT NHÀ TỰ NHIÊN HỌC TRONG SIÊU THỊ
Điều hòa không khí mát rượi, không có mùi, đèn huỳnh quang kêu vo vo, siêu thị của Mỹ dường như chẳng mấy liên quan đến Tự nhiên. Tuy vậy, đây là đâu nếu không phải một cảnh quan (do con người tạo ra, đúng vậy) tràn ngập thực vật và động vật?
Tôi không chỉ nói về quầy rau quả tươi hoặc quầy thịt - toàn bộ quần thể thực vật và động vật của siêu thị. Nói về mặt sinh thái, đây là những khu vực điển hình nhất của cảnh quan này, những nơi mà không cần có hướng dẫn viên thì ta vẫn xác định được các loài cư ngụ. Đằng kia là cà tím, hành, khoai tây và tôi tây; đây là táo, chuối và cam. Cứ vài phút lại được phun sương, quầy rau quả tươi là góc duy nhất của siêu thị khiến ta có khuynh hướng nghĩ rằng, “A, đây rồi, sự hào phóng của Tự nhiên!” Có lẽ điều đó giải thích lý do tại sao một vườn đầy quả và rau (đôi khi cả hoa nữa) là thứ thường xuyên chào đón người mua hàng khi họ vừa bước qua cánh cửa tự động.
Tiếp tục đi, trở lại bức tường lắp gương phía cuối siêu thị, đằng sau đó là nơi nhân viên quầy thịt lao động quần quật, và ta bắt gặp một loạt những loài khó phân biệt hơn một chút - kia là gà và
https://thuviensach.vn
gà tây, cừu, bò và lợn. Mặc dù ở quầy thịt, đặc điểm sinh học của các loài được bày bán thực sự đã mờ dần, vì bò và lợn được xẻ ngày càng nhỏ thành những miếng không xương và không còn dính máu. Trong những năm gần đây, những biện pháp khéo léo này của siêu thị đã lan dần sang quầy rau quả tươi, nơi ta sẽ thấy những củ khoai tây trước đầy dính đất giờ được thái sẵn thành những hình khối màu trắng tinh khôi, và cà rốt “bao tử” được gọt bằng máy thành những quả ngư lôi xinh xắn. Nhưng nhìn chung ở dãy thực vật và động vật, ta không cần phải là một nhà tự nhiên học, càng không cần phải là một nhà khoa học, để biết mình đang bỏ những gì vào giỏ mua hàng.
Tuy nhiên, mạo hiểm đi xa hơn, và ta sẽ tới những quầy nơi chính khái niệm giống loài dường như ngày càng mờ nhạt hơn: những núi ngũ cốc ăn sáng và gia vị chất ngất; những quầy hàng đông lạnh chất đống “thực phẩm đã chế biến” và đậu Hà Lan đóng túi; khu bày nước ngọt rộng mênh mông và những cái giá cao ngất chất đầy đồ ăn vặt; vô số những túi Pop-Tarts[7] và Lunchables[8]mà ta không tài nào phân biệt nổi; những thứ bột kem pha cà phê đích thị là chất tổng hợp và bánh Twinkie[9], thứ đã thách đố nhà tự nhiên học Linnaeus[10]. Thực vật? Động vật? Mặc dù không phải lúc nào ta cũng có cảm giác như vậy, nhưng kể cả loại bánh Twinkie bất diệt cũng được làm từ…ừm, chính xác là từ cái gì thì tôi cũng chưa thể trả lời ngay được, nhưng rốt cuộc là một thứ từng là sinh vật sống, nghĩa là một loài, chúng ta vẫn chưa bắt đầu tổng hợp thức ăn từ dầu mỏ, ít nhất là chưa trực tiếp.
Nếu có thể thực sự nhìn ngắm siêu thị qua con mắt của một nhà tự nhiên học, ấn tượng đầu tiên của ta có lẽ là sự đa dạng sinh học đáng kinh ngạc của nó. Hãy xem bao nhiêu loài thực vật và động vật khác nhau (và cả nấm nữa) được trưng bày trong có nửa hecta đất này! Cánh rừng hoặc thảo nguyên nào có thể hy vọng sánh
https://thuviensach.vn
bằng với nó? Phải có tới hàng trăm loài khác nhau trong chỉ riêng khu vực rau quả tươi, thêm một vài loài nữa ở quầy thịt. Và sự đa dạng sinh học này dường như chỉ có chiều hướng ngày càng tăng lên: hồi tôi còn nhỏ, chẳng bao giờ thấy bắp cải tím trong quầy rau quả tươi, hoặc nửa tá những loại nấm khác nhau, hay quả kiwi, chanh leo, sầu riêng và xoài. Thực vậy, trong vài năm gần đây, có cả danh mục dài những loài thực vật nhiệt đới ngoại lai đã xâm lấn, và làm sinh động đáng kể, khu vực rau quả tươi. Ở khu vực động vật, vào một ngày đẹp trời ta có thể tìm thấy - ngoài thịt bò - cả thịt đà điểu lẫn chim cút, rồi thậm chí cả bò rừng bizon, trong khi ở quầy cá, ta có thể bắt gặp không chỉ cá hồi và tôm mà cả cá da trơn và rô phi nữa. Các nhà tự nhiên học coi đa dạng sinh thái là đơn vị đo lường tính lành mạnh của cảnh quan, và sự tận tụy của siêu thị hiện đại hướng tới sự đa dạng dường như phản ánh, thậm chí có thể còn đẩy mạnh, đúng loại sức mạnh sinh thái đó.
Ngoại trừ muối và một vài chất phụ gia thực phẩm tổng hợp, mỗi loại thực phẩm trong siêu thị là một mắt xích trong chuỗi thức ăn bắt đầu với một loài thực vật cụ thể trồng ở một mảnh đất cụ thể (hoặc, hiếm khi hơn, ở một vùng biển) ở đâu đó trên Trái đất. Đôi khi, cũng trong khu vực rau quả tươi, chuỗi thức ăn đó khá ngắn và dễ lần theo: như ghi rõ trên túi lưới, loại khoai tây này được trồng ở bang Idaho, loại hành kia có xuất xứ từ một trang trại ở bang Texas. Tuy nhiên, khi di chuyển sang quầy thịt, chuỗi thức ăn trở nên dài hơn và ít đầy đủ hơn: nhãn hàng không nói rằng miếng thăn bò này có nguồn gốc từ một con bò đực non sinh ra ở bang South Dakota và nuôi béo ở một trại vỗ béo gia súc ở bang Kansas bằng ngũ cốc trồng ở bang Iowa. Một khi bước vào quầy thực phẩm chế biến sẵn, ta phải là một thám tử sinh thái khá quyết tâm thì mới có thể lần theo những mối liên hệ ngày càng mù mờ và rắc rối giữa món bánh Twinkie, hay loại kem không làm từ
https://thuviensach.vn
sữa, với một loại thực vật mọc ở đâu đó trên Trái đất, tuy nhiên điều đó vẫn có thể thực hiện được.
Vậy một thám tử sinh thái có thể tìm hiểu được điều gì trong cuộc khám phá các siêu thị ở nước Mỹ, liệu anh ta có lần theo những mặt hàng trong giỏ của mình tới tận đất trồng? Ý nghĩ này bắt đầu khiến tôi trăn trở từ vài năm trước, sau khi tôi nhận ra mình không thể trả lời được câu hỏi đơn giản “Mình nên ăn gì?” nếu trước đó chưa giải quyết hai câu hỏi khác thậm chí còn đơn giản hơn “Mình đang ăn gì? Và nó có xuất xứ từ đâu trên thế giới này?” Cách đây không lâu, người ta có thể ăn uống mà không cần tới một nhà báo trả lời cho họ những câu hỏi này. Thực tế rằng ngày nay người ta thường xuyên cần tới sự tư vấn đó cung cấp khởi đầu khá tốt cho một định nghĩa hiệu quả về thực phẩm công nghiệp: bất cứ loại thực phẩm nào có nguồn gốc phức tạp hoặc không rõ ràng đều phải nhờ tới chuyên gia để biết chắc chắn.
Khi tôi bắt đầu cố gắng lần theo chuỗi thức ăn công nghiệp - chuỗi thức ăn hiện đang cung cấp phần lớn thức ăn cho chúng ta và thường phát triển tới đỉnh điểm ở siêu thị hoặc trong đồ ăn nhanh - tôi đồ rằng cuộc điều tra sẽ dẫn tôi tới rất nhiều nơi khác nhau. Và mặc dù những chuyến đi đúng là đã đưa tôi tới rất nhiều tiểu bang, vượt qua những chặng đường dài, nhưng ở điểm cuối của những chuỗi thức ăn này (cũng chính là nơi bắt đầu), tôi luôn thấy mình ở gần như chính xác cùng một nơi: một cánh đồng ở vùng Vành đai Ngô của Mỹ. Dinh thự vĩ đại của sự đa dạng và lựa chọn, tức là một siêu thị Mỹ, hóa ra lại được đặt trên một nền tảng sinh thái khá hẹp bao gồm một nhóm nhỏ thực vật trong đó có một loài duy nhất thống trị: Zea mays, loài cỏ nhiệt đới khổng lồ mà hầu hết người Mỹ gọi là ngô.
Ngô là thức ăn của loài bò đực mà sau này trở thành món bíp tết. Ngô là thức ăn của gà, lợn, gà tây, cừu, cá da trơn, rô phi, và
https://thuviensach.vn
thậm chí cả cá hồi, một loài ăn thịt trong tự nhiên đang được các trại nuôi cá cố gắng biến đổi để có thể ăn được ngô. Trứng được tạo ra từ ngô. Sữa, pho mát và sữa chua, đã từng được sản xuất từ bò sữa ăn cỏ, bây giờ thường có nguồn gốc từ giống bò Holstein sống cả đời trong nhà, gắn liền với máy móc và ăn ngô.
Đi tới quầy thực phẩm chế biến, ta sẽ thấy những hình thức biểu hiện còn phức tạp hơn của ngô. Chẳng hạn như món gà xay tẩm bột rán, ngô bọc lấy ngô: tất nhiên thịt gà trong món đó có chứa ngô, và phần lớn các nguyên liệu khác cũng vậy, kể cả bột ngô đã được biến đổi dùng để kết dính nguyên liệu với nhau, bột ngô ở lớp vỏ, và dầu ngô để rán loại đồ ăn này. Ít rõ ràng hơn nhiều, bột nở và lexithin, monoglyxerit, diglyxerit và triglyxerit, loại phẩm màu vàng óng hấp dẫn, và thậm chí axít citric là thứ giữ cho món gà xay tẩm bột được “tươi” cũng đều có nguồn gốc từ ngô.
Dùng món gà xay tẩm bột rán cùng với gần như bất kỳ loại đồ uống nào ở siêu thị cũng có nghĩa là ta bổ sung thêm ngô. Kể từ những năm 1980, hầu như mọi loại sô đa và phần lớn các loại nước quả bán trong siêu thị đều được làm ngọt bằng xi rô ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS) - thì chất làm ngọt từ ngô là thành phần chính thứ hai, chỉ sau nước, của những loại đồ uống này. Nếu vớ lấy một lon bia làm đồ uống thay vì nước ngọt thì ta sẽ vẫn uống ngô, dưới dạng chất cồn được lên men từ đường glucose tinh chế từ ngô. Nếu đọc các thành phần trên nhãn của bất kỳ loại thực phẩm chế biến nào và, với điều kiện là ta hiểu những cái tên hóa học, thì ngô là thành phần ta sẽ tìm thấy. Vì bột ngô đã biến đổi và chưa biến đổi, xirô glucose và maltodextrin, fructose kết tinh và axít ascobic, lecithin và đường hoa quả, axít lactic và lyzin, mantoza và HFCS[11], bột ngọt và cồn đường, chất tạo màu caramen và chất xanthan gum[12], tất cả đều đọc ra: ngô. Ngô có mặt trong kem pha cà phê và Cheez whiz[13], sữa chua đông lạnh và bữa ăn đóng gói
https://thuviensach.vn
sẵn; hoa quả đóng hộp, nước xốt cà chua và kẹo; xúp, đồ ăn nhẹ và hỗn hợp bột làm bánh; kem phủ, nước thịt và bánh kem đông lạnh, xi rô và tương ớt, xốt mayonnaise và mù tạc, xúc xích và xúc xích hun khói, bơ thực vật và chất béo bán rắn, xốt trộn xa lát, gia vị và thậm chí cả vitamin (đúng vậy, nó cũng xuất hiện trong bánh Twinkie). Có khoảng bốn mươi lăm nghìn mặt hàng trong một siêu thị cỡ trung bình ở Mỹ và hơn một phần tư có chứa ngô. Điều này cũng đúng với cả những mặt hàng không phải là thực phẩm - mọi thứ từ kem đánh răng tới mỹ phẩm, bỉm trẻ em, túi đựng rác, chất tẩy rửa, than bánh, diêm và pin, cho tới tận lớp phủ bóng trên bìa cuốn tạp chí đập vào mắt bạn ở ngay cạnh quầy thanh toán cũng có ngô. Thậm chí, ở khu vực rau quả tươi, vào một ngày có vẻ không bày bán ngô, ta sẽ vẫn tìm thấy ngô ở khắp nơi: trong sáp nhũ hóa rau quả giúp dưa chuột sáng bóng hơn, trong thuốc trừ sâu để có được sự hoàn hảo của quầy rau quả, thậm chí ở lớp phủ ngoài của những thùng bìa các tông dùng để đựng. Trên thực tế, bản thân siêu thị - những tấm vữa và hợp chất gắn kết, vải sơn lót sàn, sợi thủy tinh, keo dán, những vật liệu dùng để xây dựng chính tòa nhà - cũng là biểu hiện của ngô ở mức độ không nhỏ.
Còn chúng ta?
NGÔ BƯỚC ĐI
Hậu duệ của người Maya sống ở Mexico đôi khi vẫn tự gọi mình là “người ngô”. Cụm từ này hoàn toàn không phải là một phép ẩn dụ. Đúng hơn, nó thể hiện sự phụ thuộc lâu dài của họ đối với loại cỏ kỳ diệu này, loại nguyên liệu chính cho thực đơn của họ trong gần chín nghìn năm. Bốn mươi phần trăm lượng calo người Mexico ăn trong một ngày được cung cấp trực tiếp từ ngô, phần lớn là từ bánh ngô Tortilla. Vì thế, khi một người Mexico nói “Tôi là ngô”
https://thuviensach.vn
hay “ngô bước đi”, thì đó đơn giản chỉ là phát biểu về sự thật: vật chất trong cơ thể người Mexico là sự biểu hiện ở mức độ đáng kể của loài thực vật này.
Đối với một người Mỹ như tôi, với quá trình trưởng thành gắn liền với một chuỗi thực phẩm rất khác, nhưng vẫn là chuỗi thực phẩm bắt rễ ở một cánh đồng ngô, thì việc không xem mình như một người ngô thì đó hoặc là thất bại của trí tưởng tượng hoặc là chiến thắng của chủ nghĩa tư bản. Hoặc có lẽ là mỗi thứ một chút. Đúng là phải có trí tưởng tượng nhất định mới hình dung ra được bắp ngô hiện diện trong lon cô ca hay chiếc hăm bơ gơ Big Mac. Đồng thời, ngành công nghiệp thực phẩm thuyết phục chúng ta hoàn toàn rằng bốn mươi lăm nghìn mặt hàng hay mã hàng khác nhau trong siêu thị - mười bảy nghìn mặt hàng mới mỗi năm - thể hiện sự đa dạng thực sự chứ không phải là vô số cách sắp xếp khôn ngoan các phân tử được chiết xuất từ cùng một loại thực vật.
Ta là những gì ta ăn, đó là điều người ta thường nói, và nếu đây là sự thật, vậy thì chúng ta phần lớn là ngô - hay chính xác hơn, ngô chế biến. Tuyên bố này dễ bị lung lay trước các bằng chứng khoa học: chính những nhà khoa học lượm lặt thông tin về thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của người cổ đại từ những tàn tích của xác ướp cũng có thể làm điều tương tự với các bạn hoặc với tôi, nhờ sử dụng một mẩu tóc hoặc một mẩu móng tay. Các nhà khoa học làm việc đó bằng cách xác định những chất đồng vị các bon bền vững trong các mô trên cơ thể người mà trên thực tế mang những dấu ấn của nhiều loại thực vật khác nhau vốn đã lấy các bon từ không khí và đưa nó vào chuỗi thức ăn. Sự phức tạp của quá trình này đáng để lần theo, bởi vì việc này sẽ phần nào giải thích được cách thức mà ngô chi phối thực đơn của chúng ta, và do đó xâm chiếm nhiều diện tích bề mặt Trái đất hơn gần như bất cứ sinh vật được thuần hóa nào, kể cả chính loài người.
https://thuviensach.vn
Các bon là nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể chúng ta - thực tế thì, trong mọi sinh vật sống trên Trái đất. Loài người phàm tục chúng ta, như người ta vẫn nói, là một dạng các bon sống. (Như một nhà khoa học từng nói, các bon cung cấp cho sự sống về mặt lượng, vì các bon là nguyên tố chính cấu thành nên vật chất sống, trong khi nguyên tố hiếm hơn nhiều là ni tơ cung cấp về mặt chất - nhưng ta sẽ bàn thêm về vấn đề này sau). Ban đầu, các nguyên tử các bon cấu thành nên chúng ta bay lơ lửng trong không khí, là một phần của phân tử các bon điôxit. Cách duy nhất để lấy được những nguyên tử các bon này để tạo thành các phân tử cần thiết cho sự sống - các bon hyđrat, axít amin, protein và chất béo - là quang hợp. Sử dụng ánh sáng mặt trời làm chất xúc tác, lục lạp trong các tế bào của thực vật kết hợp các nguyên tử các bon lấy từ không khí với nước và các nguyên tố hút từ đất để hình thành nên hợp chất hữu cơ đơn giản ở gốc của mỗi chuỗi thức ăn. Vậy nên, bảo rằng thực vật tạo ra cuộc sống từ không khí hoàn toàn không phải là lối nói ẩn dụ.
Nhưng ngô lại thực hiện quy trình này hơi khác so với phần lớn các loài cây khác, một sự khác biệt không chi khiến cho loài cây này năng suất hơn phần lớn các loài thực vật, mà còn tình cờ lưu giữ được đặc trưng của các nguyên tử các bon mà nó lấy được, thậm chí ngay cả sau khi chúng đã được chuyển thành những thứ như đồ uống Gatorade, bánh sô cô la Ring Dings và hăm bơ gơ, ấy là chưa nói đến những cơ thể người được nuôi dưỡng từ những thực phẩm đó. Trong khi phần lớn các loài cây tạo ra những hợp chất có ba nguyên tử các bon trong quá trình quang hợp, thì ngô (cùng với một nhóm nhỏ các loài khác) tạo ra những hợp chất có bốn nguyên tử các bon, do vậy nó còn được gọi là “C-4”, danh pháp cho nhóm thực vật có khả năng đặc biệt này, mãi tới những năm 1970 mới được phát hiện ra.
https://thuviensach.vn
Khả năng đặc biệt của nhóm C-4 thể hiện một đặc tính kinh tế quan trọng của một loại thực vật, tạo cho nó một lợi thế, đặc biệt ở những vùng hiếm nước và nhiệt độ cao. Để thu thập được nguyên tử các bon trong không khí, cây phải mở lỗ khí, tức là những lỗ nhỏ xíu trên lá nơi nó lấy khí vào và thải khí ra ngoài. Mỗi lần một lỗ khí mở ra để lấy các bon điôxit vào, những phân tử nước quý giá lại thoát ra ngoài, như thể mỗi lần bạn há miệng để ăn, bạn lại mất đi một lượng máu nhất định. Theo cách lý tưởng nhất, bạn sẽ hạn chế mở miệng và nuốt nhiều thức ăn hết sức có thể với mỗi lần há miệng. Về cơ bản đây là cách làm của loại thực vật thuộc nhóm C-4. Bằng cách lấy thêm nguyên tử các bon trong mỗi lần quang hợp, cây ngô có thể hạn chế thoát hơi nước và “gắn” - nghĩa là, lấy từ khí quyển và liên kết vào một phân tử hữu ích - số nguyên tử các bon nhiều hơn đáng kể so với các loài cây khác.
Ở mức độ sơ đẳng nhất, câu chuyện về sự sống trên Trái đất là cuộc cạnh tranh giữa các loài để giành lấy và dự trữ được càng nhiều năng lượng càng tốt - hoặc trực tiếp từ mặt trời như trong trường hợp của thực vật, hoặc bằng cách ăn thực vật và ăn thịt các loài ăn thực vật như trong trường hợp của động vật. Năng lượng được dự trữ dưới dạng phân tử các bon và được đo bằng calo: số calo chúng ta ăn, hoặc trong một bắp ngô hoặc trong một lát bíp tết, là những gói năng lượng mà trước đó thực vật đã thu giữ được. Khả năng đặc biệt của nhóm C-4 giúp lý giải sự thành công của cây ngô trong cuộc cạnh tranh này: rất ít loài thực vật có thể sản xuất được nhiều chất hữu cơ (và calo) như vậy từ cùng lượng ánh sáng mặt trời, nước và những nguyên tố cơ bản như cây ngô (90% những gì tạo nên một cây ngô có nguồn gốc từ không khí, 3% từ đất).
Tuy nhiên, khả năng đặc biệt này còn chưa giải thích được làm sao một nhà khoa học có thể khẳng định rằng một nguyên tử các
https://thuviensach.vn
bon nhất định tồn tại trong xương người là nhờ sự quang hợp xảy ra ở lá của loại thực vật này chứ không phải của loại khác, chẳng hạn như ngô, thay vì rau diếp hay lúa mì. Các nhà khoa học có thể khẳng định được điều đó là vì mọi các bon không được tạo ra giống hệt như nhau. Một số nguyên tử các bon được gọi là đồng vị, có nhiều hơn tổng 6 proton và 6 neutron ở nguyên tử các bon thông thường, khiến chúng có khối lượng nguyên tử hơi khác, chẳng hạn như C-13 có 6 proton và 7 neutron (vì vậy nó được gọi là C-13). Vì lý do gì đi nữa, khi một loại thực vật thuộc nhóm C-4 tìm kiếm những gói 4 các bon, nó thu vào lượng các bon 13 nhiều hơn một loại thực vật nhóm C-3 thông thường, loại thể hiện sự ưa thích rõ ràng đối với loại các bon 12 phổ biến hơn. Vì ham lấy nhiều các bon, các loài thực vật thuộc nhóm C-4 không thể phí phạm thời gian phân biệt giữa các loại đồng vị và do vậy thu nạp nhiều các bon 13 hơn. Tỷ lệ các bon 13 so với các bon 12 trong cơ thể một con người càng cao, tức là lượng ngô trong chế độ ăn của người đó - hoặc trong chế độ ăn của loài vật mà người đó ăn - càng cao (ấy là theo quan điểm của chúng ta, việc tiêu thụ nhiều hay ít các bon 13 hầu như chẳng tạo ra sự khác biệt nào).
Người ta cho rằng lượng các bon 13 tìm thấy trong cơ thể một người sử dụng ngô làm thực phẩm chính - rõ rệt nhất là người Mexico - sẽ tương đối lớn. Người Mỹ ăn lúa mì nhiều hơn ngô - 52 cân bột lúa mì, 5 cân bột ngô một người mỗi năm. Người châu Âu khai hoang ở châu Mỹ tự coi mình là người lúa mì; đối lập với những người ngô bản xứ mà họ chạm trán; lúa mì ở phương Tây vẫn luôn được coi là loại ngũ cốc tinh tế hay văn minh hơn. Nếu phải lựa chọn, phần lớn chúng ta có lẽ sẽ vẫn coi mình là người lúa mì (chỉ trừ những người vùng Trung Tây vốn tự hào về việc ăn ngô, ấy là bởi họ không hiểu hết sự hệ trọng của điều này), mặc dù ngày nay toàn bộ cái ý tưởng đồng nhất chúng ta với một loại thực
https://thuviensach.vn
vật nhất định nghe có vẻ hơi lỗi thời. Người thịt bò nghe có vẻ giống hơn, mặc dù ngày nay thì người thịt gà (nghe không hay lắm) có lẽ gần với bản chất của vấn đề hơn. Nhưng các bon 13 không nói dối và các nhà nghiên cứu đã so sánh đồng vị trong thịt hoặc tóc của người Bắc Mỹ với đồng vị trong các mô tương tự của người Mexico cho biết rằng chính chúng ta, những người ở phía Bắc châu lục, mới thực sự là người ngô. “Khi nhìn vào tỷ lệ đồng vị, người Bắc Mỹ chúng ta trông như những lát snack ngô có chân,” Todd Dawson, nhà sinh vật học ở Đại học Berkeley đã thực hiện loại nghiên cứu này nói với tôi như vậy. So với chúng ta, người Mexico ngày nay có thực đơn đa dạng hơn nhiều: những con vật họ ăn vẫn ăn cỏ (cho tới gần đây, người Mexico vẫn coi việc cho gia súc ăn ngô là hành động bất kính); phần lớn lượng protein của họ lấy từ các cây họ đậu; và họ vẫn làm ngọt đồ uống bằng đường mía.
Vậy chính là chúng ta: ngô chế biến, đang bước đi.
SỰ TRỖI DẬY CỦA ZEA MAYS
Cách loại cỏ đặc biệt này, vốn có nguồn gốc ở Trung Mỹ và mãi tới năm 1492 mới được Cựu Thế giới biết đến, ngày càng xâm chiếm quá nhiều đất đai và cơ thể chúng ta, là một trong những câu chuyện thành công vĩ đại nhất của thế giới thực vật. Tôi nói câu chuyện thành công của thế giới thực vật là bởi vì chiến thắng của loài ngô không rõ có mang lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới hay không và bởi vì ta cũng nên khen ngợi khi đáng phải làm như vậy. Ngô là người hùng trong câu chuyện của chính nó và dù cho con người đóng vai trò quan trọng hỗ trợ loài ngô nổi lên thống trị thế giới, nhưng sẽ là không chính xác khi cho rằng chính chúng ta mới đóng vai trò chủ chốt trong chuyện đó, hoặc luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của chúng ta. Thực tế, có mọi lý do để tin rằng ngô đã thành công trong việc thuần hóa chúng ta.
Ở mức độ nhất định, điều này đúng với mọi loài thực vật và
https://thuviensach.vn
động vật tham gia vào một thỏa hiệp đồng tiến hóa vĩ đại với con người mà chúng ta gọi là nông nghiệp. Mặc dù chúng ta khăng khăng cho rằng việc “phát minh” ra nông nghiệp là ý tưởng của chính chúng ta, giống như lập ra nguyên tắc ghi sổ kép trong kế toán hay phát minh ra bóng đèn, thì thực ra cũng sẽ hợp lý khi ta coi nông nghiệp là một chiến lược tiến hóa xuất sắc (dù vô thức) của các loài thực vật và động vật có liên quan nhằm khiến chúng ta cải tiến đặc điểm có lợi của chúng. Bằng cách tiến hóa những đặc điểm nhất định mà chúng ta tình cờ coi là hữu ích, những loài này thu hút sự quan tâm của loài động vật có vú duy nhất, không chỉ có khả năng lan truyền gien của chúng khắp thế giới, mà còn biến đổi những vạt đất rộng mênh mông của thế giới thành môi trường sống ưa thích của chúng. Không nhóm sinh vật nào có được nhiều lợi ích nhờ kết giao với con người hơn những loài cỏ ăn được và không loài cây thân cỏ nào gặt hái được nhiều hơn từ nông nghiệp so với Zea mays, loại cây ngũ cốc quan trọng nhất trên thế giới ngày nay.
Nếu hồi tưởng lại, thành công của ngô dường như là định mệnh, nhưng đó không phải là điều ai cũng có thể dự đoán vào một ngày tháng 5 năm 1493 khi Colombo lần đầu tiên mô tả loại thực vật kỳ lạ ông gặp ở Tân Thế giới với triều đình Isabella. Ông kể về một loài cỏ cao lớn có bắp mập mạp như cổ tay đàn ông và hạt của nó được “thiên nhiên gắn vào theo cách thật kỳ lạ, có hình dáng và kích cỡ như hạt đậu Hà Lan và có màu trắng khi còn non.” Có lẽ là kỳ lạ, nhưng loại cỏ này rốt cuộc lại là lương thực chính của một dân tộc chẳng mấy chốc sẽ bị đánh bại và gần như bị tuyệt diệt.
Đúng ra, ngô đã chung số phận với loài sinh vật bản địa bò rừng bizon, vốn bị xem thường và là mục tiêu loại bỏ bởi nó là “thực phẩm của người da đỏ”, theo lời của tướng Philip Sheridan, người đứng đầu các đội quân phương Tây. Tiêu diệt loài đó đi, tướng
https://thuviensach.vn
Sheridan đề xuất và “khi đó thảo nguyên của các bạn sẽ tràn ngập bò sữa và những chàng chăn bò vui vẻ”. Về đại thể thì kế hoạch của Sheridan cũng là kế hoạch dành cho cả lục địa: người da trắng mang “những loài cộng sự” của chính mình đến với Tân Thế giới - gia súc, táo, lợn và lúa mì, chưa nói đến các loài cỏ và vi khuẩn quen thuộc của họ - và ở bất cứ nơi đâu có thể, giúp chúng thay thế các loại thực vật và động vật bản địa của người da đỏ. Chính đội quân sinh học này đã đóng vai trò quan trọng hơn cả súng trường trong việc đánh bại người da đỏ.
Nhưng ngô mang những lợi thế nhất định của thực vật, cho phép nó phát triển mạnh thậm chí ngay cả khi những người Mỹ bản địa mà nó đồng tiến hóa đã bị xóa sổ. Trên thực tế, ngô, loài cây duy nhất mà nếu không có nó thì những thực dân ở châu Mỹ đã không tồn tại nổi, chứ chưa nói đến phát triển thịnh vượng, rốt cuộc lại tiếp tay cho sự suy vi của chính những người dân bản địa đã giúp nó phát triển. Ít nhất là trong thế giới thực vật, chủ nghĩa cơ hội đã chiến thắng lòng biết ơn. Tuy nhiên theo thời gian, loài thực vật của kẻ bị đánh bại đã chiến thắng cả những kẻ chinh phục.
Squanto dạy những người hành hương cách trồng ngô vào mùa xuân năm 1621 và những người đi khai hoang ngay lập tức nhận ra giá trị của loại thực vật này: không có loài thực vật nào khác có thế mang lại sản lượng lớn trong thời gian nhanh như loài ngô của người da dỏ trên một mảnh đất của Tân Thế giới (ban đầu “corn”[14]là một danh từ chung tiếng Anh thể hiện bất cứ loại hạt nào, thậm chí bao gồm cả hạt muối - vì vậy mới có từ “corned beef”[15]; Zea mays không mất nhiều thời gian để thôn tính danh từ đó, ít nhất là ở Mỹ). Việc loài thực vật này thích nghi rất tốt với khí hậu và đất đai của Bắc Mỹ giúp nó có lợi thế hơn hẳn các loại ngũ cốc của châu Âu, dù nó có tạo ra món bánh mì dở tệ. Nhiều thế
https://thuviensach.vn
kỷ trước khi những người hành hương tới đây, loại thực vật này đã lan từ trung tâm Mexico, được cho là nơi khởi nguồn của nó, về phía Bắc, tới tận New England, nơi người da đỏ có lẽ đã trồng loại thực vật này từ trước năm 1000. Trên đường đi, loài thực vật này - với khả năng biến đổi phi thường về gien cho phép nó thích nghi nhanh chóng với những điều kiện mới - dễ dàng phát triển ở hầu hết mọi tiểu vùng khí hậu ở Bắc Mỹ, dù nóng hay lạnh, khô hay ẩm, đất cát hay đất nặng, ngắn ngày hay dài ngày, với sự giúp đỡ của đồng minh là thổ dân châu Mỹ, ngô đã tiến hóa để có bất cứ đặc điểm nào cần thiết nhằm sống sót và phát triển.
Do không có được những lợi thế địa phương như vậy, lúa mì phải vật lộn để thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của lục địa này và sản lượng thường kém đến mức những khu định cư trung thành với loại lương thực của cựu thế giới thường bị diệt vong. Một hạt ngô được trồng đem lại trên 150 hạt, thường lên tới 300 hạt, trong khi thu hoạch từ một hạt giống lúa mì, trong điều kiện phát triển thuận lợi, thường ở mức chưa tới 50 hạt (vào thời đất đai dồi dào và hiếm lao động, sản lượng nông nghiệp được tính theo số hạt được gieo trồng).
Ngô lôi kéo được con người lúa mì bởi sự linh hoạt của nó, được đánh giá đặc biệt cao ở những khu định cư mới cách xa các nền văn minh. Loại cây duy nhất này cung cấp cho những người khai hoang loại rau ăn được ngay và ngũ cốc để dự trữ, một nguồn chất xơ và thức ăn cho động vật, chất đốt và đồ uống có cồn. Ngô có thể được ăn sống trực tiếp từ bắp (“khi còn xanh”) sau khi trồng được vài tháng, hoặc phơi khô trên cây vào mùa thu, để được rất lâu và xay thành bột khi cần thiết. Nghiền nát và cho lên men, ngô có thể được ủ thành bia hoặc chưng cất thành rượu whiskey và có thời đây từng là thứ đồ uống có cồn duy nhất ở vùng biên giới (whiskey và thịt lợn đều được coi là “ngô tinh lọc”, trong đó thịt lợn là sự
https://thuviensach.vn
tinh lọc protein lấy từ ngô, còn whiskey là sự tinh lọc calo; cả hai đều có ưu điểm là làm giảm kích thước và tăng giá cho ngô). Không bộ phận nào của loài cỏ lớn này bị bỏ đi: vỏ bắp ngô có thể được dệt thành thảm và dây thừng; lá và thân được ủ xi lô làm thức ăn tốt cho gia súc; lõi ngô sau khi đã tách hạt được đốt để lấy nhiệt và chất đống cạnh nhà tiêu để làm thay thế cho giấy vệ sinh (vì vậy mới có từ lóng “lỗ ngô”).
“Ngô là phương tiện cho phép nhiều làn sóng người di cư tiên phong tới định cư ở những lãnh thổ mới,” Arturo Warman, sử gia người Mexico, nhận định. “Sau khi những người khai hoang đã nắm bắt đầy đủ những bí mật và tiềm năng của cây ngô, họ không còn cần thổ dân châu Mỹ nữa.” Squanto đã trao cho người da trắng đúng thứ công cụ họ cần để trục xuất người da đỏ. Nhà văn Anh William Cobbett thế kỷ 19 tuyên bố rằng không có sự “đơm hoa kết trái” của cây ngô, những người khai hoang sẽ không bao giờ có thể xây dựng được “một quốc gia hùng mạnh”. Ông viết rằng ngô là “phước lành vĩ đại nhất mà Chúa từng ban cho con người”.
Vốn đã có giá trị như một phương tiện sinh kế, những phẩm chất của loại hạt này cũng biến nó thành một phương tiện tích trữ tuyệt vời. Sau khi loại cây này đã đáp ứng được nhu cầu của nông dân, anh ta có thể mang phần dư thừa ra chợ, ngô phơi khô là một món hàng hoàn hảo: dễ vận chuyển và rất khó hỏng. Bản dạng kép của ngô, vừa là hàng hóa vừa là thực phẩm, đã cho phép nhiều cộng đồng nông dân làm chủ được cây ngô có bước nhảy vọt từ kinh tế tự cung tự cấp sang kinh tế thị trưởng. Bản dạng kép ấy cũng khiến cây ngô trở nên không thể thiếu được đối với việc buôn bán nô lệ: ngô vừa là loại tiền tệ mà đám thương gia dùng để mua nô lệ ở châu Phi, vừa là thức ăn cho những người nô lệ trong suốt chuyến đi tới nước Mỹ. Ngô là loài thực vật mang tính tư bản chủ nghĩa nguyên thủy.
https://thuviensach.vn
KẾT HÔN VỚI CON NGƯỜI
Nhưng trong khi cả người Mỹ di dân và bản địa đều phụ thuộc đáng kể vào cây ngô thì sự phụ thuộc của cây ngô vào người Mỹ đã trở thành tuyệt đối. Nếu ngô không được những nhà chinh phục ưa thích, nó đã có nguy cơ tuyệt chủng, bởi nếu không có con người trồng nó vào mỗi mùa xuân, ngô có thể biến mất khỏi trái đất chỉ trong vài năm. Cách sắp xếp mới lạ của lõi và lá ngô, điều khiến cho ngô là một loại ngũ cốc thuận tiện cho chúng ta và khiến cho sự tồn tại của loài cây này hoàn toàn phụ thuộc vào một loài động vật sở hữu ngón tay cái ở đối diện các ngón khác thuận tiện cho việc bóc vỏ, tách hạt và đem trồng.
Hãy thử trồng nguyên một bắp ngô và quan sát điều xảy ra: nếu bất cứ hạt nào nảy mầm được và sau đó tìm được đường thoát ra khỏi lớp vỏ ngột ngạt, chúng sẽ chịu cảnh chật chội đến chết trước khi đợt lá thứ hai có cơ hội hình thành. Khác phần lớn các loài thực vật thuần hóa khác (thế hệ sau của một vài loài thường sẽ tìm được cách lớn lên mà không cần phải hỗ trợ), ngô hoàn toàn dựa dẫm vào con người khi nó phát triển cái bắp có lớp vỏ kỳ lạ. Rất nhiều xã hội loài người đã thờ phụng cây ngô, nhưng lẽ ra phải theo chiều ngược lại: đối với ngô, con người chúng ta là sinh vật mà cây ngô phụ thuộc. Cho tới giờ, hành động có vẻ liều lĩnh là dựa vào con người để tiến hóa đã được bù đắp xứng đáng.
Ta dễ dàng cho rằng ngô là sản phẩm do con người tạo ra, bởi vì loài cây này rất gắn bó với chúng ta và khác rất nhiều so với bất cứ sinh vật hoang dã nào khác. Trên thực tế, không có loài ngô dại nào, cả teosinte, loài cỏ dại được cho là tổ tiên của loài ngô (từ này trong tiếng Nahuatl có nghĩa là “mẹ của ngô”), lại không có bắp, chỉ phát triển một nhúm hạt trần nhỏ xíu trên cái cuống cụt như phần lớn các loại cỏ dại khác và thường trông không hề giống ngô chút nào. Ngày nay, các nhà thực vật học thường cho rằng vài
https://thuviensach.vn
nghìn năm trước, teosinte đã trải qua một loạt những đột biến biến đổi nó thành cây ngô; các nhà di truyền học tính toán rằng thay đổi chỉ trên bốn nhiễm sắc thể cũng có thể tạo ra những đặc điểm chính phân biệt teosinte với ngô. Kết hợp với nhau, những đột biến này tạo thành (theo lời của nhà thực vật học Hugh Iltis) một “biến đổi giới tính thảm khốc”: cơ quan sinh sản cái vốn nằm trên ngọn thành một cái bắp có vỏ bọc bên ngoài kỳ quái ở giữa thân của loài thực vật này. Cơ quan sinh sản đực của nó vẫn giữ nguyên, nằm ở cờ ngô.
Đối với một loại cỏ, đây là một cách sắp xếp kỳ lạ có nhiều hàm ý quan trọng: vị trí của bắp ngô ở giữa thân cho phép nó hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn hẳn khi nó ở trên ngọn, vì thế mà việc đột ngột tạo ra hàng trăm hạt khổng lồ trở nên khả thi về mặt trao đổi chất. Tuy nhiên, do những hạt đó bây giờ lại bị kẹt trong lớp vỏ thô ráp, loài cây này đã mất khả năng tự giao phối - đó là lý do tại sao đột biến này lại bị gọi là thảm họa về biến đổi giới tính của teosinte. Đột biến theo kiểu kỳ lạ và kém thích nghi đến mức này lẽ ra đã nhanh chóng khiến loài thực vật này đi đến ngõ cụt tiến hóa nếu một trong những điều kỳ dị đó không tình cờ lọt vào mắt một con người nào đó ở vùng Trung Mỹ, khi người đó đang tìm kiếm thức ăn và đã lột vỏ bắp, giải phóng hạt ngô. Một đột biến lẽ ra đã là một thảm họa thực vật học bất ngờ trong thế giới không có con người đã trở thành lợi ích tiến hóa không thể đong đếm được. Nếu tìm kiếm thật kỹ, ta vẫn có thể thấy cây teosinte mọc ở một số vùng cao nguyên Trung Mỹ; nhưng ta có thể tìm được ngô, hậu duệ đột biến của nó, ở bất cứ nơi đâu có con người.
QUÁ TRÌNH GIAO PHỐI CỦA NGÔ
Ngô tự thụ phấn và thụ phấn nhờ gió, những thuật ngữ thực vật không hề mô tả được vẻ đẹp và sự diệu kỳ về cách thức giao phối của ngô. Cờ ở trên ngọn loại cây này là nơi chứa đựng cơ quan sinh
https://thuviensach.vn
dục đực, có hàng trăm bao phấn treo ở đó mà chỉ trong vài ngày hè sẽ giải phóng vô số phấn hoa màu vàng ở dạng bột: 14 triệu cho tới 18 triệu hạt phấn một cây, 20.000 hạt phấn có tiềm năng tạo hạt (“cẩn tắc vô ưu” hay “càng nhiều càng tốt” là nguyên tắc chung của tự nhiên cho các loại gien đực). Cách khoảng một mét ở phía dưới là nơi cơ quan sinh dục cái đang chờ đợi, hàng trăm bông hoa bé xíu được sắp xếp thành từng hàng gọn gàng dọc một cái lõi nhỏ có vỏ bọc ngoài nhô lên từ thân, ở chạc của một chiếc lá nằm giữa cờ và mặt đất. Việc bao phấn đực trông giống bông hoa còn lõi ngô cái trông giống dương vật không phải là điều kỳ lạ duy nhất trong đời sống giao phối của cây ngô.
Mỗi bông trong số 400 tới 800 bông hoa trên lõi bắp ngô có tiềm năng phát triển thành một hạt - nhưng chỉ khi một hạt phấn có thể tìm đường tới được bầu nhụy của nó, một nhiệm vụ khó khăn do khoảng cách phấn phải di chuyển và lớp vỏ cản trở bọc chặt lấy lõi ngô. Để khắc phục trở ngại cuối cùng này, mỗi bông hoa thò ra khỏi đầu lớp vỏ một sợi tơ dinh dính (từ chuyên môn gọi là “vòi nhụy”) để đón lấy hạt phấn của riêng nó. Những sợi tơ chui ra khỏi vỏ bắp ngô vào đúng ngày cờ ngô trút xuống thứ bột vàng.
Điều xảy ra tiếp theo rất lạ lùng. Sau khi một hạt phấn hoa rơi xuống đậu vào đầu sợi tơ ẩm ướt, nhân của nó sẽ chia làm hai, tạo ra một cặp sinh đôi có cùng bộ gien nhưng thực hiện vai trò hoàn toàn khác nhau trong việc tạo ra hạt ngô. Nhiệm vụ của nửa thứ nhất là tạo một ống nhỏ xíu xuống trung tâm của sợi tơ. Sau đó bản sao của nó trượt xuống đường ống, qua lớp vỏ, rồi vào trong bông hoa đang chờ đợi, một chuyến đi qua chặng đường khoảng 15 đến 20 xen ti mét và mất vài giờ để hoàn thành. Khi tới bông hoa, nửa thứ hai kết hợp với trứng để tạo thành phôi, tức mầm của hạt ngô trong tương lai. Sau đó nửa thứ nhất tiếp nối, thâm nhập bông hoa bây giờ đã được thụ phấn, tại đó nó bắt đầu hình thành nội
https://thuviensach.vn
nhũ - phần chứa nhiều tinh bột của hạt ngô. Mỗi hạt ngô là sản phẩm của một mối quan hệ tay ba phức tạp này; những hạt ngô còi cọc, nhỏ xíu chúng ta thường thấy ở cuối bắp ngô là những bông hoa mà sợi tơ của nó không được hạt phấn nào rơi xuống. Một ngày sau khi thụ phấn, sợi tơ, lúc này đã không còn cần thiết, sẽ khô lại, cuối cùng có màu nâu đỏ; khoảng năm mươi ngày sau đó, những hạt ngô bước sang giai đoạn trưởng thành[16].
Cơ chế giao phối của ngô, và cụ thể là khoảng cách lớn qua không gian bên ngoài mà phấn phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ của nó, giải thích rất nhiều cho sự thành công của mối liên minh giữa ngô với con người. Việc xen vào giữa phấn và hoa của một cây ngô là việc đơn giản đối với con người, và từ đó đến chỗ chủ ý lai giống cây ngô này với loại cây khác nhằm khuyến khích những đặc điểm cụ thể ở thế hệ sau chỉ là một bước ngắn. Từ rất lâu trước khi các nhà khoa học biết đến kỹ thuật lai giống, thổ dân châu Mỹ đã khám phá ra điều đó bằng cách lấy phấn từ cờ của cây ngô này và rắc lên tơ của một cây khác, họ có thể tạo ra những cây mới kết hợp được đặc điểm của cả cây bố lẫn cây mẹ. Người da đỏ là những người gây giống đầu tiên trên thế giới, những người phát triển theo đúng nghĩa đen hàng nghìn loại cây trồng khác nhau cho mọi nhu cầu sử dụng và môi trường trong tầm hiểu biết của họ.
Nhìn nhận theo cách khác, ngô là loài cây đầu tiên lôi kéo con người tham gia một cách mật thiết đến thế vào đời sống giao phối của nó. Đối với một loài mà sự sinh tồn phụ thuộc vào mức độ đáp ứng được những nhu cầu liên tục thay đổi của người bảo trợ duy nhất, chiến lược tiến hóa này tỏ ra vô cùng xuất sắc. Khác những loài thuần hóa khác, nhiều loài trong số đó có thể chịu được một thời gian không có sự chú ý của con người, ngô có lợi khi sẵn sàng phục vụ con người - và làm điều đó một cách hết sức nhanh chóng.
https://thuviensach.vn
Cách thông thường để một loài thuần hóa tìm ra những đặc điểm được đồng minh con người tưởng thưởng là thông qua quá trình thử và sai vô cùng chậm chạp của Darwin. Lai giống là phương tiện giao tiếp, hay vòng hồi tiếp giữa thực vật và con người, nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều; bằng cách cho phép con người sắp xếp hôn nhân cho chúng, chỉ trong một thế hệ, ngô có thể khám phá ra chính xác những phẩm chất nào cần phát triển mạnh.
Với tinh thần sẵn lòng phục vụ như vậy, ngô đã thu hút được sự chú ý của con người và có được nhiều môi trường sống như ngày nay. Sự sắp xếp giao phối đặc biệt của loài cây này, vốn rất dễ phục tùng sự can thiệp của con người, đã cho phép nó thích nghi với những thế giới rất khác nhau của thổ dân châu Mỹ (và với những thế giới rất khác với thế giới của chúng, từ Nam Mexico tới New England), của thực dân, những người khai hoang, nô lệ, và của tất cả những xã hội ăn ngô khác đã đến và đi kể từ khi con người đầu tiên tình cờ gặp thứ cỏ teosinte ban sơ đó.
Nhưng trong số tất cả những môi trường của loài người mà ngô đã thích nghi thành công kể từ thuở đó, sự thích nghi với thế giới của chính chúng ta - thế giới của chủ nghĩa tư bản tiêu dùng công nghiệp, tức là thế giới của siêu thị và các chuỗi cửa hàng ăn nhanh - chắc chắn là thể hiện thành tựu tiến hóa phi thường nhất của loài thực vật này tới ngày hôm nay. Bởi để phát triển trong chuỗi thức ăn công nghiệp tới mức độ mà ngô đã đạt được, ngô đã có một vài mánh khóe mới rất khó tin. Nó phải tự thích nghi không chỉ với con người mà còn với cả máy móc, và ngô làm điều đó nhờ học cách mọc thật thẳng, có thân cứng và đều tăm tắp như những người lính. Ngô phải tăng sản lượng theo cấp số mũ, và nó làm điều đó nhờ học cách mọc chen chúc với những cây ngô khác, với mật độ lên tới 30.000 cây một mẫu Anh(1). Ngô phải học cách ưa thích nhiên liệu hóa thạch (dưới hình thức phân bón hóa dầu) và chịu
https://thuviensach.vn
được nhiều loại chất hóa học tổng hợp. Nhưng thậm chí trước khi ngô làm chủ được những mánh lới đó và tìm được cho mình một chỗ đứng trong ánh mặt trời sáng rực của chủ nghĩa tư bản, trước tiên ngô phải biến mình thành thứ chưa từng thấy trong thế giới thực vật: một hình thức sở hữu trí tuệ.
Sự giao phối tự do của ngô như tôi vừa mô tả trên đây cho phép con người thực hiện hầu như bất cứ điều gì họ muốn với di truyền học của ngô, ngoại trừ sở hữu chúng - một vấn đề lớn cho một loài thực vật tư bản tương lai. Nếu tôi lai giống hai cây ngô để tạo ra một giống ngô có một đặc điểm đáng mong muốn, tôi có thể bán cho bạn hạt giống đặc biệt của tôi, nhưng chỉ bán được một lần, bởi cây ngô bạn trồng từ hạt giống đặc biệt của tôi sẽ tạo ra vô khối hạt giống đặc biệt khác, miễn phí và mãi mãi, khiến tôi hết đường kinh doanh chỉ sau vài tháng. Rất khó kiểm soát phương tiện sản xuất khi sản phẩm bạn bán có thể tự tái tạo không ngừng. Đây là một trong những điểm mà yêu cầu sinh học khó có thể khớp với yêu cầu của kinh doanh.
Khó, nhưng không phải không thể. Đầu thế kỷ 20, những người gây giống ngô ở Mỹ đã tìm ra cách kiểm soát chặt chẽ sinh sản của ngô, và bảo vệ hạt giống khỏi những kẻ sao chép. Những người gây giống phát hiện ra rằng khi họ lai giống hai cây ngô lai cùng dòng - từ những tổ tiên đã tự thụ phấn trong vài thế hệ - cây con được lai giống có một số đặc điểm rất đặc biệt. Trước tiên, tất cả hạt giống trong thế hệ đầu tiên đó (F-l, theo ngôn ngữ của các nhà lai giống thực vật) tạo ra những cây giống hệt nhau về gien - một đặc điểm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa, ngoài những ưu điểm khác. Thứ hai, những cây đó thể hiện ưu thế lai, tức là sức mạnh thể chất của giống lai - năng suất cao hơn của cả bố lẫn mẹ chúng. Nhưng quan trọng hơn hết, họ phát hiện ra rằng hạt giống được tạo ra từ những hạt đó không “được như mong đợi” - cây của thế hệ
https://thuviensach.vn
thứ hai (F-2) hầu như không giống với cây của thế hệ thứ nhất. Đặc biệt, sản lượng của nó giảm đi tới một phần ba, khiến cho hạt giống này gần như vô dụng.
Ngô lai cung cấp cho người lai giống thứ mà không loài cây nào khác làm được ở thời đó: một thứ bằng sáng chế ở dạng sinh học. Mỗi mùa xuân, người nông dân đều phải mua hạt giống; thay vì trông chờ vào việc cây trồng của mình tự sinh sản, họ phải phụ thuộc vào một công ty. Công ty đó, lần đầu tiên được đảm bảo về lợi nhuận khi đầu tư vào sản xuất hạt giống, đổ dồn mọi quan tâm đến cây ngô - nghiên cứu và phát triển, xúc tiến, quảng cáo - và loài cây này cũng đáp ứng, đem lại lợi nhuận theo cấp số nhân qua các năm. Với sự ra đời của giống lai F-1, một công nghệ có sức mạnh biến đổi tự nhiên theo hình ảnh của chủ nghĩa tư bản, Zea mays bước vào thời đại công nghiệp, và theo thời gian, kéo theo nó cả chuỗi thức ăn Mỹ.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG HAI
TRANG TRẠI
MỘT CHỦ TRANG TRẠI, 129 NGƯỜI ĂN
Lái một chiếc máy kéo International Harvester đời 1975 kêu xình xịch, kéo cái máy gieo hạt có tám hàng qua một cánh đồng ngô ở Iowa trong tuần đầu tiên của tháng Năm cũng giống như cố gắng lái thuyền trên biển sô cô la sẫm màu lượn sóng. Phần nan giải nhất là phải giữ cho nó đi thẳng và dỏng tai nghe tiếng la hét hướng dẫn của người nông dân ngồi cạnh khi cả hai đều bịt lỗ tai bằng bông Kleenex để ngăn tiếng gầm của động cơ điêzen. Khi lái thuyền, ta cố gắng đi theo la bàn để hướng đến hoặc nhắm tới một cái mốc trên bờ biển; khi trồng ngô, ta cố gắng đi theo đường rãnh trên mặt đất do lượt đi trước tạo ra bằng một cái đĩa xoay ở một đầu của thanh gieo hạt gắn phía sau máy kéo. Đi chệch đường thẳng đó sẽ khiến những hàng ngô của ta xệch xẹo, chồng lấn lên nhau hoặc dạt ra xa. Dù theo cách nào, ta cũng sẽ bị hàng xóm nhạo báng và sản lượng bị ảnh hưởng. Chiếc máy kéo tôi đang lái là của George Naylor, ông đã mua nó hồi giữa những năm 1970, khi ông, một thanh niên 27 tuổi, trở về Greene County, bang Iowa, để trồng trọt trên khu đất 470 mẫu Anh của gia đình. Naylor là một người cao lớn với gương mặt tròn và bộ râu hoa râm lởm chởm. Trên điện thoại, giọng nói khàn khàn và lời tuyên bố không thể bàn cãi của ông (“Đó là chuyện vớ vấn nhất trên đời! chỉ có tờ The
https://thuviensach.vn
New York Times mới đủ ngớ ngẩn mà tin rằng Cục Trang trại phát ngôn cho các chủ trại Mỹ! ) khiến tôi chờ đợi ai đó khó tính hơn đáng kể so với người đàn ông rụt rè trèo từ buồng lái máy kéo xuống để đón tôi ở giữa cánh đồng lúc xế trưa một ngày mây đen xám xịt như sắp mưa. Naylor đội chiếc mũ bóng chày đặc trưng của nông dân, áo sơ mi vàng da dê, và mặc áo khoác ngoài - một chiếc áo xanh kẻ sọc mà công nhân đường sắt rất thích, một thứ quần áo ít đáng sợ nhất của loài người. Ấn tượng đầu tiên của tôi về ông là trông ông giống như chú gấu Ben[17] hiển lành hơn là một người theo chủ nghĩa dân túy nóng tính, nhưng rồi tôi khám phá ra rằng Naylor có thể là một trong hai, chỉ cần nhắc đến “Cargill”[18] hay “Earl Butz”[19]là lập tức có thể châm ngòi cho sự biến đổi đó.
Vùng này của Iowa có đất đai màu mỡ bậc nhất thế giới, với một lớp đất mùn phù sa xốp mịn dày khoảng 60 xen ti mét. Lớp bùn lắng ban đầu được tạo ra do sông băng Wisconsin rút đi từ 10.000 năm trước, và sau đó mỗi năm trộn thêm khoảng 2,5 đến 5 xen ti mét lớp cỏ thảo nguyên - những loài cỏ thân xanh lớn, cỏ đuôi cáo, cỏ lá kim và cỏ kê. Vùng đất này vốn là thảo nguyên với những loài cỏ cao cho mãi tới giữa thế kỷ 19, khi lớp đất mặt lần đầu được lưỡi cày của những người khai hoang cày xới. Bố của George, một người thợ mỏ nung nấu hy vọng cải thiện số phận của mình, đã chuyển gia đình từ Derbyshire bên Anh tới Iowa vào những năm 1880. Cảnh tượng về loại đất này, lượn lên và uốn xuống dưới lưỡi cày như con sóng đen sau đuôi tàu, chắc hẳn đã làm ông tin tưởng, và tin như vậy hoàn toàn là có cơ sở: đất đai ở đây thật tuyệt vời, thứ vàng đen sâu đến hết tầm lưỡi cày chạm tới, xa hút tầm mắt. Điều ta không thấy được là toàn bộ lượng đất đã mất đi, do bị gió thổi đi hoặc rửa trôi kể từ khi nơi này được khai phá; lớp đất bề mặt dày khoảng 60 xen ti mét này ban đầu có lẽ dày tới hơn 120 xen ti mét.
https://thuviensach.vn
Câu chuyện về trang trại của Naylor bắt đầu từ năm 1919, khi ông của ông mua trang trại này, gắn liền với câu chuyện về nền nông nghiệp Mỹ trong thế kỷ 20, cả thành tựu cũng như thảm họa. Câu chuyện bắt đầu với một chủ trang trại nuôi gia đình bằng cả tá các loài cây trồng và vật nuôi. Hồi đó một diện tích kha khá cũng được dành cho cây ngô, nhưng cũng có cả cây ăn quả và rau, cũng như yến mạch, cỏ khô và cỏ linh lăng để làm thức ăn cho lợn, gia súc, gà và ngựa - những chú ngựa là máy kéo của thời đó. Thời ông của Naylor tới Churdan này, một trong số bốn người Mỹ sống trong các trang trại; khu đất và sức lao động của ông cung cấp đủ thức ăn để nuôi sống gia đình và mười hai người Mỹ khác nữa. Chỉ sau đó chưa tới một thế kỷ, chưa tới 2 triệu người Mỹ vẫn còn trồng trọt, và làm ra đủ số nông sản để nuôi sống phần còn lại chúng ta. Điều đó nghĩa là cháu nội của Naylor, không trồng gì ngoài ngô và đỗ tương trên một trang trại Iowa khá điển hình, đạt được năng suất đáng kinh ngạc đến nỗi trên thực tế ông nuôi sống được 129 người Mỹ. Nếu tính sản lượng theo đầu người, những nông dân Mỹ như Naylor là những người làm việc hiệu quả nhất từ xưa tới nay.
Tuy nhiên George Naylor chỉ còn thiếu nước phá sản - đấy là ông còn khá hơn nhiều người láng giềng (một phần bởi vì ông vẫn lái chiếc máy kéo từ năm 1975 đó). Vì mặc dù trang trại của ông có thể sản xuất đủ lương thực cho 129 người, nhưng nó lại không còn khả năng nuôi bốn người sống ở đó: trang trại Naylor sống sót nhờ tiền lương của Peggy Naylor (cô làm việc cho một cơ quan công tác xã hội ở Jefferson) và một khoản trợ cấp hằng năm từ thủ đô Washington. Trang trại nhà Naylor cũng không thể cung cấp thực phẩm cho gia đình Naylor theo đúng nghĩa đen, như hồi ông của Naylor. Cây trồng của George về cơ bản là không ăn được - đó là những loại hàng hóa phải được chế biến hoặc cho gia súc ăn trước
https://thuviensach.vn
khi cho con người ăn. Nước, nước ở khắp nơi và không có lấy một giọt nước uống: như phần lớn các nơi khác ở Iowa, hiện phải nhập khẩu 80% thực phẩm, trang trại của George (ngoài khu vườn, những con gà đẻ trứng và cây ăn quả) về cơ bản là một nơi khan hiếm thực phẩm.
Một trăm hai mươi chín người phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của George Naylor đều là người lạ, sống ở đầu bên kia của một chuỗi thức ăn rất dài, phức tạp và mơ hồ đến nỗi cả người sản xuất và người tiêu dùng đều không có lý do để biết bất cứ điều gì về nhau. Hãy hỏi một người xem miếng bíp tết hay sô đa của họ có xuất xứ từ đâu và họ sẽ nói với bạn “siêu thị”. Hỏi George Naylor xem ông ấy trồng chỗ ngô đó cho ai, ông ấy sẽ nói với bạn “liên hợp quân đội - công nghiệp”. Cả hai đều có phần đúng.
Tôi tới trang trại của George Naylor trong vai trò một người dại diện không được bầu của Nhóm 129 đó, tò mò tìm hiểu xem tôi sẽ tìm thấy ai, và điều gì ở đầu kia của chuỗi thức ăn giúp tôi tồn tại. Không có cách nào để biết liệu George Naylor trồng chỗ ngô đó để cho bò ăn rồi trở thành bíp tết của tôi, hay để làm ngọt đồ uống của con trai tôi, hay hàng tháng cung cấp những nguyên liệu từ ngô để làm món gà băm viên. Nhưng với định mệnh chia làm nhiều ngả phức tạp của 25 cân ngô thương phẩm, vô số những con đường phân nhánh của 90.000 hạt ngô khi chúng được rải khắp hệ thống đồ ăn trên toàn quốc, cũng có khả năng ít nhất một trong những hạt ngô đó được trồng ở trang trại nhà Naylor, như nguyên tử nổi tiếng từ hơi thở hấp hối của Caesar, tìm đường đến với tôi. Và nếu không phải tôi, thì chắc chắn là bạn. Cánh đồng ngô Iowa này (và tất cả những cánh đồng ngô khác cũng như nó) là nơi bắt nguồn phần lớn đồ ăn của chúng ta.
GIEO TRỒNG THÀNH PHỐ NGÔ
https://thuviensach.vn
Ngày tôi xuất hiện được cho là ngày khô ráo duy nhất trong cả tuần, vì thế George và tôi dành phần lớn ngày hôm đó trong buồng lái máy kéo, cố gắng làm quen và đồng thời gieo cho xong 160 mẫu ngô cuối cùng; một hoặc hai tuần sau đó ông sẽ bắt đầu gieo đậu nành. Hai loại cây trồng này được trồng xen kẽ trên những cánh đồng này từ năm này qua năm khác, ở nơi được gọi là vùng luân canh Vành đai Ngô kinh điển từ những năm 1970 (vì vào thời gian đó đậu nành đã trở thành trụ cột thứ hai hỗ trợ hệ thống thức ăn công nghiệp: nó cũng được dùng để cho gia súc ăn và đến nay đã lọt vào hai phần ba số lượng thực phẩm chế biến). Gần hết buổi chiều hôm đó, tôi ngồi trên một chiếc nệm gồ ghề mà George làm cho tôi từ những vỏ bao tải đựng hạt giống nhàu nhĩ, nhưng về sau thì ông để tôi cầm lái.
Đi ngược, đi xuôi, rồi lại ngược, gần một ki lô mét theo mỗi hướng, việc gieo ngô hầu như chẳng có cảm giác giống như đang trồng trọt, hoặc như đang lái xe, mà chỉ như đang khâu một chiếc áo vô tận, hoặc viết kín một trang giấy cùng một câu hết lần này tới lần khác. Sau một lúc thì sự đơn điệu, kết hợp với tiếng gầm của động cơ điezen đã xa thời sung sức, có tác dụng như thuốc ngủ. Mỗi lần chạy ngang hết cánh đồng, tương đối bằng phẳng, nghĩa là một mẫu ngô nữa được trồng, lại thêm 30.000 hạt được nhét vào một trong tám hàng đồng thời được ấn vào đất bởi những cặp đĩa thép không gỉ; một trục lăn theo sau sẽ phủ kín luống đất cày trên lớp hạt.
Hạt giống chúng tôi gieo là giống lai Pioneer Hi-Breds 34H31, được mô tả trong danh mục là “giống lai có khả năng thích nghi với đất cứng và mang lại tiềm năng”. Việc không được thổi phồng lên như trong các danh mục quảng cáo hạt giống thông thường khác có lẽ phản ánh thực tế rằng 34H31 không chứa “gien Yield-Gard” - dòng ngô biến đổi gien do Monsanto phát triển mà Pioneer hiện
https://thuviensach.vn
đang thúc đẩy: ở cùng trang đó, giống 34B9S biến đổi gien hứa hẹn “mang lại năng suất vượt trội”. Mặc cho những lời hứa đó, Naylor, không như nhiều láng giềng khác, không trồng giống GMO (sinh vật biến đổi gien). Ông rất thiếu tin tưởng vào công nghệ (“Họ đang can thiệp vào ba tỷ năm tiến hóa”) và cho rằng nó không xứng với cái giá 25 đô la trả thêm cho mỗi bao hạt giống (phí công nghệ). “Tất nhiên, sản lượng có thể tăng mạnh, nhưng số tiền ta kiếm được do sản xuất nhiều ngô hơn sẽ lại phải bù cho số tiền ta đã trả nhiều hơn cho hạt giống. Tôi chẳng thấy có lý do gì mà phải rửa tiền cho Monsanto.” Theo quan điểm của Naylor, hạt giống GMO chỉ là chương cuối trong một câu chuyện cũ: những người nông dân hăng hái tăng sản lượng và áp dụng công nghệ mới nhất, chỉ để phát hiện ra rằng công ty hạt giống mới là người thu lợi chính từ năng suất của trang trại.
Thậm chí, khi không bổ sung các gien chuyển hóa để có những đặc điểm như khả năng kháng côn trùng, giống lai F-1 thông thường mà Naylor gieo là điều tuyệt diệu của công nghệ, có khả năng tạo ra khoảng 5 tấn lương thực từ mỗi mẫu đất ở Iowa; cánh đồng mà George và tôi trồng ngày hôm đó sẽ tạo ra khoảng 800 tấn ngô. Không tệ cho một ngày làm việc, chiều đó tôi đã nghĩ vậy, mặc dù tất nhiên sẽ còn vài ngày làm việc trong khoảng thời gian từ giờ tới lúc thu hoạch vào tháng Mười.
Một cách để kể câu chuyện về trang trại này là đi theo một hình vòng cung hướng lên cao dần trên cánh đồng ngô. Naylor không hề biết ông mình có thể sản xuất ra bao nhiêu cân ngô trên một mẫu Anh, nhưng số liệu trung bình hồi năm 1920 là khoảng 5 tạ/mẫu Anh - tương đương với sản lượng mà thổ dân Mỹ thu được trong lịch sử. Sau đó ngô được trồng thành từng cụm có khoảng cách rộng theo hình bàn cờ đam để nông dân có thể dễ dàng chăm sóc giữa các khóm cây ở cả hai hướng. Hạt giống lai xuất hiện trên thị
https://thuviensach.vn
trường vào cuối những năm 1930, khi cha ông vẫn còn trồng trọt. “Anh cũng nghe chuyện rồi đấy,” George hét lên át tiếng gầm của máy kéo. “Cách họ đã thuyết phục ông ấy trồng một hoặc hai mẫu bằng giống lai mới, và có Chúa biết khi loại ngô cũ ngã rạp xuống, những cây ngô lai lại đứng thẳng. Tăng gấp đôi sản lượng của bố tôi, cho tới khi ông trồng tới bảy mươi đến tám mươi mẫu Anh hồi những năm 1950.” George lại tăng được gấp đôi con số đó, có những năm đạt được tới gần 5 tấn ngô một mẫu Anh. Chỉ có một loài sinh vật thuần hóa khác từng tăng nhiều lần năng suất nhờ một tác nhân như vậy là bò sữa Holstein.
“Năng suất cao” là một khái niệm khá trừu tượng, và liệu ở cấp độ của một cây trồng thì điều đó nghĩa là gì: nhiều bắp hơn trên một thân cây? Nhiều hạt hơn trên một bắp? Cả hai đều không phải, Naylor giải thích. Năng suất cao hơn cho cây lai hiện đại xuất phát chủ yếu từ thực tế là chúng được trồng thật sát nhau, 30.000 cây trên một mẫu Anh thay vì 8.000 cây vào thời bố của Naylor. Nếu trồng giống cũ (không lai) được thụ phấn tự nhiên dày đặc như vậy sẽ khiến thân cây khẳng khiu vì phải chen lấn nhau để lấy ánh sáng; rốt cuộc cây bị gió làm đổ rạp. Giống ngô lai đã được lai giống để có thân mập hơn và hệ thống rễ khỏe hơn, khả năng đứng thẳng trong đám đông tốt hơn và chịu đựng được việc thu hoạch bằng máy. Về cơ bản, giống lai hiện đại có thể chịu đựng cuộc sống tương tự như ở thành phố, mọc lên giữa vô số cây khác mà không đầu hàng áp lực đô thị.
Bạn có thể nghĩ rằng cạnh tranh giữa các cá nhân có thể đe dọa sự yên bình của một đô thị đông đúc, tuy nhiên những cánh đồng ngô hiện đại tạo nên một đám đông trật tự nhất. Điều này là vì mỗi cây trong đó, cây lai F-l, giống hoàn toàn về gien với mọi cây khác. Bởi vì không một cây nào thừa hưởng lợi thế cạnh tranh so với những cây khác, những tài nguyên quý giá như ánh sáng mặt
https://thuviensach.vn
trời, nước và dinh dưỡng từ đất được chia sẻ công bằng. Không có cây ngô nào lấy quá phần ánh sáng hoặc phân bón. Xã hội xã hội chủ nghĩa không tưởng đích thực hóa ra là một cánh đồng ngô lai F-l.
Ta bắt đầu thấy Iowa hơi khác khi tưởng tượng những cánh đồng trải dài của nó như những thành phố ngô, miền đất này, theo cách riêng của nó, mật độ đông đúc như thể Manhattan với cùng mục đích: tăng tối đa giá trị của đất đai. Có thể có chút hè phố ngoài đó, nhưng không có cảnh quan. Mặc dù theo bất cứ định nghĩa hợp lý nào Iowa vẫn là một tiểu bang nông trại, nhưng nó vẫn phát triển triệt để hơn nhiều thành phố: chỉ 2% đất của tiểu bang này vẫn còn như xưa (thảo nguyên cỏ cao), còn từng 1/10 mét vuông của số đất còn lại đều đã bị con người thay đổi hoàn toàn. Thứ duy nhất còn thiếu của khung cảnh nhân tạo này là…Con người.
NHỮNG LOÀI BIẾN MẤT
Có thể cho rằng sự bùng nổ dân số của ngô ở những nơi như Iowa là nguyên nhân đẩy lùi không chỉ những loài thực vật khác mà cả động vật và cuối cùng là con người. Khi ông của Naylor tới Mỹ, dân số của Hạt Greene gần đạt đỉnh: 16.467 người. Theo cuộc điều tra dân số gần đây nhất, dân số của hạt đã giảm xuống còn 10.366 người. Có nhiều lý do cho sự sụt giảm dân số ở Vành đai Trang trại Mỹ, nhưng chiến thắng của cây ngô đáng phải chịu phần lớn khiển trách - hay công trạng, tùy thuộc vào quan điểm của bạn.
Khi ông của George Naylor còn trồng trọt, một trang trại Iowa điển hình là đại gia đình của các loài thực vật và động vật khác nhau, ngô chỉ là loại phổ biến thứ tư. Ngựa là số một, bởi vì mỗi
https://thuviensach.vn
trang trại đều cần động vật để làm việc (chỉ có 225 cái máy kéo trên toàn nước Mỹ vào năm 1920), rồi mới đến gia súc, gà, và sau đó là ngô. Sau ngô là lợn, táo, cỏ khô, yến mạch, khoai tây và anh đào; nhiều trang trại ở Iowa cũng trồng lúa mì, mận, nho và lê. Sự đa dạng này cho phép trang trại không chỉ có khả năng tự nuôi sống mình - và khi nói đến điều đó tôi không chỉ nói đến việc nuôi sống người dân, mà cả đất đai và gia súc - mà còn đương đầu được với sự sụp đổ của bất kỳ loại cây trồng nào trên thị trường. Các trang trại cũng tạo ra cảnh quan hoàn toàn khác so với Iowa ngày nay.
“Hàng rào ở khắp nơi,” George nhớ lại, “và hiển nhiên cả cỏ nữa. Ai cũng có gia súc, vì thế phần lớn trang trại sẽ có màu xanh hầu như quanh năm. Đất không bao giờ trơ trụi lâu thế này.” Một thời gian dài trong năm, từ mùa thu hoạch vào tháng Mười tới khi ngô xuất hiện vào giữa tháng Năm, hạt Greene bây giờ có màu xám xịt, thứ màu xám vĩ đại chỉ hiếu khách với các loài hoang dã hơn đôi chút so với màu đen kịt của nhựa đường. Thậm chí vào tháng Năm, màu xanh duy nhất mà ta thấy là những rãnh cỏ bao quanh nhà, những khe cỏ hẹp chia cách các trang trại, và những rãnh nước ở bên đường. Hàng rào được nhổ lên khi động vật rời bỏ nơi này, bắt đầu vào những năm 1950-60, hoặc khi chúng được chuyển vào trong nhà, như gần đây họ đã làm với lợn Iowa; bây giờ lợn sống trong chuồng làm bằng nhôm bên trên những hố phân. Cảnh quan của hạt Greene vào mùa xuân đã trở nên đơn điệu, những cánh đồng được cày xới rộng mênh mông chỉ được điểm xuyết đôi chút bởi số lượng trang trại ngày càng giảm, những trảng cây gỗ trắng và đám cỏ xanh ngày càng đơn độc bị bỏ lại giữa một biển đen kịt. Không có hàng rào gỗ và hàng rào cây để cản bớt tốc độ, Naylor nói, ngày nay gió ở Iowa thổi dữ dội hơn ngày xưa.
Không chỉ có ngô chịu trách nhiệm về sự biến đổi này của cảnh
https://thuviensach.vn
quan: rốt cuộc chính máy kéo mới là kẻ đã khiến lũ ngựa mất việc làm, và cùng với ngựa là những cánh đồng yến mạch và đồng cỏ. Nhưng ngô là loại cây đã đem tiền về cho người nông dân, vì thế khi sản lượng ngô bắt đầu tăng vọt lên hồi giữa thế kỷ, người ta bị cám dỗ bởi việc dành ngày càng nhiều đất đai hơn cho loài cây thần diệu này. Tất nhiên, mỗi chủ trại ở Mỹ đều suy nghĩ như nhau (chính sách của chính phủ khuyến khích họ làm như vậy), với kết quả không tránh khỏi là giá ngô giảm xuống. Ta có thể nghĩ rằng giá ngô giảm có thể dẫn tới việc họ sẽ trồng ít đi, nhưng kinh tế học và tư duy nông nghiệp lại khiến cho điều hoàn toàn ngược lại xảy ra.
Bắt đầu vào những năm 1950-60, dòng chảy ồ ạt của ngô rẻ khiến cho việc vỗ béo gia súc trong chuồng đem lại nhiều lợi nhuận hơn là thả trên đồng cỏ, và nuôi gà trong những nhà máy khổng lồ thay vì trong sân trang trại cũng vậy. Những trang trại nuôi gia súc ở Iowa không thể cạnh tranh với gia súc nuôi trong nhà máy và được cho ăn bằng chính loại ngô họ sản xuất, vì thế gà và gia súc dần biến mất khỏi trang trại, và cùng với chúng là bãi cỏ, cánh đồng trồng cỏ và hàng rào. Thế chỗ của chúng, nông dân trồng thêm loại cây mà họ có thể trồng nhiều hơn bất cứ loại nào khác: ngô. Và bất cứ lúc nào giá ngô giảm thêm, họ lại trồng thêm một chút, để bù đắp chi phí và giữ mức hòa vốn. Tới những năm 1980, trang trại gia đình đa dạng hóa đã trở thành một phần lịch sử của Iowa, và ngô lên ngôi.
(Trồng ngô trên cùng một mảnh đất từ năm này qua năm khác làm giảm các dịch côn trùng và bệnh dịch có thể dự đoán được, vì thế vào đầu những năm 1970, các chủ trại ở Iowa bắt đầu luân canh ngô với đậu nành, một loại cây họ đậu. Tuy nhiên, gần đây giá đậu nành đang giảm và các loại bệnh của cây đậu nành lại tăng lên nên một số nông dân đang trở lại với sự luân canh mạo
https://thuviensach.vn
hiểm “ngô và ngô”).
Với sự giúp đỡ của đồng minh con người và thực vật (chính sách nông nghiệp và đậu nành), ngô đã đẩy động vật và những loại cây lương thực của động vật khỏi vùng đất này, và dần dần lấn sang đất đai, đồng cỏ và cánh đồng của những loài đó. Giờ đây nó bắt đầu đẩy cả con người đi. Bởi cánh đồng được đơn giản hóa triệt để chỉ bao gồm ngô và đậu nành không đòi hỏi nhiều nhân công như trang trại đa dạng hóa ngày xưa, đặc biệt khi nông dân có thể dựa vào máy trồng ngô có mười sáu hàng và thuốc diệt cỏ. Một người có thể tự mình chăm sóc một diện tích rộng hơn nhiều khi trồng trọt theo kiểu độc canh, và bởi không phải chăm sóc gia súc, nông dân còn có thể nghỉ cuối tuần, và thậm chí nghĩ đến việc nghỉ đông ở Florida.
“Trồng ngô chỉ đơn giản là lái máy kéo và phun thuốc,” Naylor nói với tôi; số ngày lái máy kéo và phun thuốc cần thiết để trồng 500 mẫu ngô công nghiệp có thể được tính theo tuần. Vì thế các trang trại ngày càng lớn, và cuối cùng thì con người, do giá ngô ngày càng giảm không còn đủ nuôi sống họ, phải chuyển đi nơi khác, nhường lại cánh đồng cho loài cỏ khổng lồ này.
Ngày nay Churdan gần như là một thị trấn bị bỏ hoang, phần lớn những con phố chính của nó đã ngừng hoạt động. Tiệm cắt tóc, chợ thực phẩm, rạp chiếu phim địa phương đều đã đóng cửa trong những năm gần đây; có một tiệm cà phê và một cái chợ nhỏ hàng hóa thưa thớt vẫn còn cố gắng duy trì, nhưng phần lớn mọi người lái xe khoảng 16 ki lô mét tới Jefferson để mua hàng tạp hóa hoặc sữa và trứng khi họ đi đổ xăng ở cửa hàng Kun& Go. Trường trung học cơ sở ở địa phương không còn đủ học sinh để gây dựng một đội bóng chày hoặc lập một ban nhạc, số lượng học sinh quá ít, và phải ghép bốn trường trung học ở địa phương mới đưa ra sân được một đội bóng đá: đội bóng Jefferson-Scranton-Paton-Churdan Rams.
https://thuviensach.vn
Có vẻ như thứ duy nhất đứng vững ở Churdan là tháp ngũ cốc, nổi bật ở phía bên kia của thị trấn như một tòa nhà chọc trời bằng xi măng và không có cửa sổ. Nó còn tồn tại bởi vì, dù có người hay không, ngô vẫn tiếp tục được chuyển tới đó, mỗi năm một nhiều hơn.
MẶT TRỜI MỌC
Tôi đã đơn giản hóa câu chuyện đi một chút; sự nổi lên nhanh chóng của ngô không mang tính tự hành như tôi đã khiến chuyện đó nghe có vẻ như vậy. Như trong nhiều câu chuyện thành công “tự tay làm nên” khác ở Mỹ, càng tìm hiểu kỹ, bạn càng phát hiện ra rằng chính phủ liên bang bao giờ cũng giúp một tay - bằng sáng chế, giấy phép độc quyền, giảm thuế cho người hùng của chúng ta ở một thời điểm quan trọng. Trong trường hợp của ngô, người anh hùng thực vật mà tôi vừa mô tả như là can trường và tham vọng thực ra đã được trợ giá theo những cách quan trọng, cả về kinh tế và sinh học. Đó là lý do hợp lý để những người nông dân tôi gặp ở Iowa không hề tôn trọng ngô, những người đó sẽ nói với bạn một cách phẫn nộ rằng thứ cây đó đã trở thành “kẻ kiếm chác gian lận”.
Mốc chuyển biến vĩ đại trong lịch sử hiện đại của ngô, mà đến lượt nó lại đánh dấu một mốc chuyển biến quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa đồ ăn của chúng ta, có thể được xác định khá chính xác vào một ngày năm 1947, khi nhà máy vũ khí khổng lồ ở Muscle Shoals, Alabama, chuyển sang sản xuất phân bón hóa học. Sau chiến tranh, chính phủ nhận ra tình trạng dư thừa khối lượng khổng lồ amoni nitrat, một nguyên liệu chính để sản xuất chất nổ. Amoni nitrat tình cờ cũng là nguồn ni tơ tuyệt vời cho cây trồng. Họ đã suy nghĩ nghiêm túc về việc phun số chất hóa học dư
https://thuviensach.vn
thừa xuống những cánh rừng ở Mỹ, để thúc đẩy ngành công nghiệp gỗ. Nhưng những nhà nông học ở Bộ Nông nghiệp đã đưa ra ý kiến hay hơn: rải số amoni nitrat đó trên cánh đồng để làm phân bón. Nỗ lực của chính phủ trong việc biến những cỗ máy chiến tranh thành mục đích của thời bình đã cho ra đời nhanh công nghiệp phân bón hóa học (cùng với ngành công nghiệp thuốc trừ sâu, với nền tảng là ngành sản xuất khí độc phục vụ chiến tranh). Như nhà hoạt động xã hội da đỏ Vandana Shiva nói trong những bài phát biểu của mình “Chúng ta vẫn ăn những thứ còn lại từ thời Thế chiến thứ hai.”
Ngô lai hóa ra là kẻ được hưởng lợi lớn nhất từ sự chuyển đổi này. Ngô lai là kẻ tham ăn nhất trong các loài thực vật, ngốn nhiều phân bón hơn bất cứ loài cây nào khác. Mặc dù những giống ngô lai mới chứa bộ gien có khả năng sống sót trong những thành phố ngô đông đúc, nhưng nếu những mẫu đất màu mỡ nhất ở Iowa cung cấp đủ dinh dưỡng cho 30.000 cây ngô háu ăn thì sẽ lập tức cạn kiệt hết chất dinh dưỡng. Để giữ cho đất đai không bị “say ngô”, những nông dân cùng thời với cha của Naylor đã phải thận trọng luân canh ngô với các loài họ đậu (có tác dụng bổ sung ni tơ cho đất), không bao giờ trồng ngô hơn hai vụ trên cùng một cánh đồng trong vòng năm năm; họ cũng có thể phục hồi nguồn chất dinh dưỡng bằng cách rải phân gia súc trên cánh đồng ngô. Trước khi có phân bón tổng hợp, lượng ni tơ trong đất giới hạn chặt chẽ lượng ngô mà một mẫu đất có thể trồng được. Mặc dù ngô lai được giới thiệu vào những năm 1930, nhưng phải tới khi nó làm quen với phân bón hóa học vào những năm 1950 thì năng suất ngô mới tăng vọt.
Sự khám phá ra ni tơ tổng hợp đã thay đổi mọi thứ - không chỉ đối với cây ngô và trang trại, không chỉ đối với hệ thống thực phẩm, mà đối với cả cách tổ chức cuộc sống trên thế giới. Toàn bộ
https://thuviensach.vn
sự sống phụ thuộc vào ni tơ; nó là viên gạch để từ đó tự nhiên lắp ghép thành axít amin, protein và axít nucleic; các thông tin di truyền chỉ dẫn và duy trì sự sống được viết bằng mực ni tơ (đây là lý do các nhà khoa học nói rằng ni tơ cung cấp về chất cho sự sống, trong khi các bon cung cấp về lượng). Nhưng lượng cung ni tơ có thể sử dụng được trên trái đất khá hạn chế. Mặc dù khí quyển trái đất chứa khoảng 80% ni tơ, tất cả những nguyên tử đó ghép đôi khá chặt chẽ, không tham gia phản ứng, và do đó vô dụng; nhà hóa học thế kỷ 19 Justus von Liebig nói rằng ni tơ trong khí quyển “dửng dưng với mọi loại chất khác”. Để mang lại giá trị sử dụng đối với thực vật và động vật, những nguyên tử ni tơ co cụm phải được tách ra và sau đó kết hợp với các nguyên tử hyđrô. Các nhà hóa học gọi quá trình lấy các nguyên tử từ khí quyển và kết hợp thành các phân tử hữu ích đối với sinh vật sống là “cố định” nguyên tố đó. Trước khi nhà hóa học người Đức gốc Do Thái Fritz Haber tìm ra cách tách nguyên tử hyđrô vào năm 1909, toàn bộ ni tơ có thể sử dụng trên trái đất được cố định bởi vi khuẩn trong đất, trên rễ cây họ đậu (như đậu Hà Lan, cỏ linh lăng hay cây bồ kết ba gai), hoặc ít phổ biến hơn, do sấm sét có thể phá vỡ liên kết ni tơ trong không khí, giải phóng cơn mưa nhẹ màu mỡ.
Nhà địa lý học Vaclav Smil đã viết một cuốn sách thú vị về Fritz Haber, cuốn Làm màu mỡ cho Trái đất chỉ ra rằng “không có cách nào để mùa màng và cơ thể người phát triển khi không có ni tơ”. Trước phát minh của Fritz Haber, số lượng vật sống tuyệt đối mà trái đất có thể cấp dưỡng - quy mô mùa màng và theo đó là số lượng người - bị hạn chế bởi lượng ni tơ mà vi khuẩn và sét có thể cố định. Cho tới năm 1900, các nhà khoa học châu Âu nhận ra rằng trừ phi tìm được cách nào đó để làm tăng lượng ni tơ xuất hiện một cách tự nhiên này, sự phát triển của dân số loài người sẽ nhanh chóng bị ngưng lại một cách đáng buồn. Nhận thức tương tự của
https://thuviensach.vn
các nhà khoa học Trung Quốc một vài thập kỷ sau đó có lẽ chính là điều đã thúc ép Trung Quốc mở cửa với phương Tây: sau chuyến thăm năm 1972 của tổng thống Nixon, đơn đặt hàng quan trọng đầu tiên của chính phủ Trung Quốc là cho mười ba nhà máy phân bón khổng lồ. Nếu không có những nhà máy này, Trung Quốc có thể đã chết đói.
Đây là lý do tại sao không phải là cường điệu khi tuyên bố, như Smil đã làm, rằng quy trình Haber-Bosch (Carl Bosch được ghi nhận công lao vì đã thương mại hóa ý tưởng của Haber) để cố định ni tơ là phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20. Ông ước tính rằng hai trong số năm người sống trên Trái đất ngày nay sẽ không thể sống sót nếu không có phát minh của Fritz Haber. Theo Smil, chúng ta có thể dễ dàng hình dung một thế giới không có máy tính hay điện, nhưng không có phân bón tổng hợp, hàng tỷ người sẽ không bao giờ được sinh ra. Mặc dù, như những số liệu này chỉ ra, con người có lẽ đã ký một kiểu “thỏa ước với quỷ dữ” với tự nhiên khi Fritz Haber cho chúng ta khả năng cố định ni tơ.
Fritz Haber? Không, tôi cũng chưa từng nghe đến tên ông ta, cho dù ông ta đã được trao giải Nobel vào năm 1920 vì “cải thiện các tiêu chuẩn nông nghiệp và sự thịnh vượng của loài người”. Nhưng lý do khiến tên tuổi của ông ta không được nhiều người biết tới hầu như không liên quan đến tầm quan trọng của công trình này mà liên quan đến bước ngoặt không hay trong tiểu sử, gợi nhớ đến mối quan hệ không minh bạch giữa chiến tranh hiện đại và nền nông nghiệp công nghiệp hóa. Trong Thế chiến thứ nhất, Haber đã tham gia vào nỗ lực chiến tranh của nước Đức, và vốn kiến thức hóa học của ông ta đã nuôi dưỡng hy vọng chiến thắng của người Đức. Sau khi nước Anh bóp nghẹt nguồn cung nitrat từ các mỏ của Chi Lê, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất thuốc nổ, công nghệ của Haber cho phép Đức tiếp tục sản xuất bom
https://thuviensach.vn
từ nitrat tổng hợp. Sau này, khi cuộc chiến sa lầy trong những chiến hào ở Pháp, Haber đem thiên tài về hóa học của mình để phát triển khí độc - amoniac, sau đó là clo (sau đó ông ta phát minh ra Zyklon B, loại khí được sử dụng trong các trại tập trung của Hitler). Vào ngày 22 tháng Tư năm 1915, Smil viết, Haber ở “mặt trận chỉ đạo cuộc tấn công bằng khí đầu tiên trong lịch sử quân đội”. Cuộc trở về Berlin “thắng lợi” của ông ta đã bị phá hỏng vài ngày sau khi người vợ, cũng là một nhà hóa học, ghê tởm trước đóng góp của chồng mình cho chiến tranh, đã tự tử bằng khẩu súng lục của chồng. Mặc dù sau này Haber cải đạo sang Cơ đốc giáo, nhưng nguồn gốc Do Thái vẫn buộc ông ta phải trốn khỏi Đức Quốc xã vào những năm 1930; ông ta chết trong tình trạng túng quẫn ở một phòng khách sạn tại Basel vào năm 1934. Có lẽ bởi lịch sử khoa học được viết nên bởi những người chiến thắng, câu chuyện của Fritz Haber đã bị loại khỏi thế kỷ 20. Thậm chí không có lấy một tấm biển đánh dấu nơi ông ta có khám phá vĩ đại ở trường đại học Karlsruhe.
Câu chuyện của Haber là hiện thân của nghịch lý trong khoa học: thao túng tự nhiên là một con dao hai lưỡi, cả điều tốt và xấu đều có thể xuất phát không chỉ từ cùng một người mà còn từ cùng một kiến thức. Haber đem đến cho thế giới một nguồn cung chất màu mỡ mới hết sức cần thiết cho sự sống và một thứ vũ khí mới đáng sợ; như người viết tiểu sử của ông đã nhận định, “Cùng một môn khoa học và cùng một con người đã làm cả hai việc”. Tuy nhiên, tính chất song song tách bạch giữa người làm lợi cho nông nghiệp và người sản xuất vũ khí hóa học còn xa mới chính xác, vì thậm chí cả việc làm tốt của Haber rõ ràng cũng tỏ ra có hai mặt.
Khi con người có được khả năng cố định ni tơ, nền tảng cho độ phì của đất đai chuyển từ phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng mặt trời sang phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Vì quy trình
https://thuviensach.vn
Haber - Bosch hoạt động bằng cách kết hợp khí ni tơ và hyđrô ở nhiệt độ và áp suất cao, với sự có mặt của một chất xúc tác. Nhiệt độ và áp suất được cung cấp nhờ lượng điện khổng lồ, và khí hyđrô được cung cấp bởi dầu, than đá, hoặc phổ biến nhất ngày nay là khí thiên nhiên - tức là nhiên liệu hóa thạch. Đúng vậy, những nhiên liệu hóa thạch này đã từng được mặt trời tạo ra nhiều tỷ năm trước, nhưng không phải là nhiên liệu có thể tái tạo theo cùng cách tạo ra sự màu mỡ của cây họ đậu được nuôi dưỡng dưới ánh mặt trời (ni tơ đó thực ra được cố định bởi một loại vi khuẩn sống trên rễ của cây họ đậu, trao đổi một giọt đường nhỏ xíu để lấy lượng ni tơ mà cây cần).
Trong thập kỷ 1950, vào đúng cái ngày bố của George Naylor phun đợt phân bón amoni nitrat đầu tiên, hệ sinh thái của trang trại trải qua một cuộc cách mạng lặng lẽ. Chu trình dinh dưỡng cục bộ dựa vào mặt trời, theo đó cây họ đậu cung cấp dinh dưỡng cho ngô, ngô lại làm đồ ăn cho gia súc, rồi đến lượt nó lại làm thức ăn cho ngô (bằng phân bón), đã bị phá vỡ. Giờ đây ông có thể trồng ngô hằng năm và muốn trồng bao nhiêu trên một diện tích đất tùy thích, bởi vì ông không còn cần tới các loài cây họ đậu hay phân động vật nữa. Ông có thể mua sự màu mỡ đóng trong bao, thứ màu mỡ ban đầu được sản xuất ra cả tỷ năm trước cách đây nửa vòng trái đất.
Được giải phóng khỏi những hạn chế sinh học cũ, trang trại giờ đây có thể được quản lý trên nguyên tắc công nghiệp, như một nhà máy biến đổi đầu vào là nguyên vật liệu thô - phân bón hóa học - thành đầu ra là ngô. Bởi trang trại không còn phải tạo ra và bảo tồn sự màu mỡ của chính mình bằng cách duy trì sự đa dạng của các loài, phân bón tổng hợp mở ra con đường độc canh, cho phép người nông dân mang hiệu quả của quy mô và hiệu quả của cơ khí đến với tự nhiên. Như đôi khi người ta vẫn nói, nếu khám phá ra
https://thuviensach.vn
nông nghiệp là cú rơi đầu tiên của con người khỏi trạng thái tự nhiên, thì khám phá ra phân bón tổng hợp sau này chắc chắn là cú rơi đột ngột lần thứ hai. Cố định ni tơ cho phép chuỗi thức ăn quay lưng lại với logic sinh học và đi theo logic công nghiệp. Thay vì chỉ ăn từ mặt trời, giờ đây con người bắt đầu nhấm nháp cả dầu mỏ.
Ngô thích nghi một cách xuất sắc với chế độ công nghiệp mới, tiêu thụ khối lượng khổng lồ năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch và sản xuất ra khối lượng năng lượng thực phẩm khổng lồ hơn bao giờ hết. Quá nửa sản lượng ni tơ tổng hợp ngày nay được sử dụng cho ngô, vì đặc điểm giống lai khiến ngô sử dụng loại phân bón này tốt hơn những loài thực vật khác. Trồng ngô, xét trên khía cạnh sinh học vốn từng là một quá trình thu giữ ánh sáng mặt trời để chuyển thành thức ăn, nay đã trở thành một quy trình chuyển hóa nhiên liệu hóa thạch thành thức ăn. Sự thay đổi này giải thích màu sắc của đất: lý do hạt Greene không còn xanh nữa trong khoảng nửa năm là bởi người nông dân có thể mua sự màu mỡ tổng hợp, do đó không còn phải phủ xanh quanh năm nhằm thu giữ lượng ánh sáng mặt trời của cả năm; người nông dân đã tự liên kết với một nguồn năng lượng mới. Nếu cộng lượng khí thiên nhiên trong phân bón với nhiên liệu hóa thạch cần thiết để sản xuất thuốc trừ sâu, để chạy máy kéo, thu hoạch, sấy khô và vận chuyển ngô, bạn sẽ thấy rằng cứ 25 cân ngô công nghiệp tiêu thụ từ 1 đến 1,3 lít dầu - hay khoảng 190 lít dầu trên một mẫu ngô (một số ước tính được đưa ra thậm chí còn cao hơn). Nói theo cách khác, sẽ cần hơn một calo năng lượng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất ra một calo thức ăn; trước khi phân bón hóa học ra đời, trang trại nhà Naylor sản xuất ra hơn hai calo năng lượng thức ăn từ mỗi calo năng lượng đầu tư. Từ quan điểm hiệu quả công nghiệp, quả là quá tệ khi chúng ta không thể uống luôn dầu mỏ, bởi vì năng lượng có trong 25 cân ngô (đo bằng calo) ít hơn nhiều năng lượng có trong 2 lít
https://thuviensach.vn
dầu cần có để sản xuất ra số ngô đó. Về mặt sinh thái, đây là một cách sản xuất thực phẩm đắt tiền đến mức khó tin - nhưng “sinh thái” không còn là tiêu chuẩn hoạt động nữa. Chừng nào năng lượng nhiên liệu hóa thạch còn rẻ và sẵn có đến vậy, sản xuất ngô theo cách này sẽ vẫn hiệu quả về kinh tế. Cách trồng ngô kiểu cũ - sử dụng sự màu mỡ lấy từ mặt trời - về mặt sinh học có thể tương đương với một bữa trưa miễn phí, chỉ có điều dịch vụ chậm chạp hơn nhiều và khẩu phần ăn cũng ít hơn nhiều. Trong nhà máy, thời gian là tiền, và năng suất là điều quan trọng nhất.
Khi so sánh với những hệ thống sinh học, các nhà máy có một vấn đề là gây ô nhiễm. Dù ngô lai đã thèm muốn một lượng nhiên liệu hóa thạch lớn đến như vậy, nông dân vẫn cho ngô ăn một lượng lớn hơn đáng kể so với mức nó có thể tiêu thụ, phung phí phần lớn lượng phân bón họ mua. Có thể phân bón bị sử dụng sai thời điểm, có thể nó bị mưa rửa trôi khỏi cánh đồng, có thể nông dân dùng nhiều hơn chỉ để yên tâm. “Họ nói chỉ cần 45 cân trên một mẫu Anh. Tôi cũng không biết nữa. Tôi dùng tới 90 cân. Nhỡ ra lại không đủ.” Naylor giải thích với tôi, hơi bẽn lẽn. “Đó là một hình thức bảo hiểm năng suất.”
Nhưng điều gì xảy ra với 45 cân ni tơ tổng hợp mà cây ngô của Naylor không sử dụng hết? Một số bay hơi vào không khí, nơi nó axít hóa nước mưa và góp phần gây nên tình trạng nóng lên của toàn cầu (amoni nitrat được chuyển hóa thành ôxit ni tơ, một khí nhà kính quan trọng). Một số thấm xuống mạch nước ngầm. Khi tôi đi rót cho mình một cốc nước trong bếp nhà Naylors, Peggy nhắc tôi lấy nước từ một cái vòi đặc biệt nối với một hệ thống lọc thẩm thấu ngược ở tầng hầm. Còn phần ni tơ thừa còn lại, mưa mùa xuân sẽ cuốn trôi hết khỏi cánh đồng của Naylor, đưa nó tới những con mương thoát nước mà cuối cùng sẽ chảy vào sông Raccoon. Từ đó nó chảy vào sông Des Moines, xuống thành phố
https://thuviensach.vn
Des Moines - nơi họ uống nước từ sông Des Moines. Vào mùa xuân, khi lượng ni tơ bị rửa trôi ở mức cao nhất, thành phố phát “báo động xanh cho trẻ em”, cảnh báo với phụ huynh về việc cho trẻ uống nước thẳng từ vòi là không an toàn. Lượng ni tơ trong nước kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển ôxy lên não của máu. Vì thế có lẽ tôi nhầm khi cho rằng chúng ta không uống thẳng nhiên liệu hóa thạch; đôi khi chúng ta vẫn làm điều đó.
Chưa đến một thế kỷ kể từ phát minh của Fritz Haber, vậy mà phát minh đó đã thay đổi hệ sinh thái của trái đất. Hơn nửa nguồn cung cấp ni tơ được sử dụng trên thế giới bây giờ là do con người tạo ra (trừ phi ta được nuôi bằng thức ăn hữu cơ, trong một cân ni tơ của cơ thể ta, phần lớn được cố định bởi quy trình Haber-Bosch). “Chúng ta đã xáo tung chu trình ni tơ toàn cầu, hơn bất kỳ nguyên tố nào khác, thậm chí cả các bon,” Smil viết. Tác động của việc này có thể khó dự đoán hơn hiệu ứng ấm lên toàn cầu gây ra bởi việc chúng ta can thiệp vào chu trình các bon, nhưng cũng không kém quan trọng. Lượng ni tơ tổng hợp khổng lồ không chỉ cung cấp cho cánh đồng mà cả rừng và đại dương, có lợi cho một số loài (ngô và tảo là hai đối tượng hưởng lợi lớn nhất), và gây thiệt hại cho vô số những loài khác. Số phận cuối cùng của lượng nitrat mà George rải trên cánh đồng ngô ở Iowa là chảy xuôi dòng Mississippi vào vịnh Mexico, nơi sự màu mỡ chết người đầu độc hệ sinh thái biển. Thủy triều chứa ni tơ kích thích tảo tăng trưởng không giới hạn, và tảo lại bóp nghẹt các loài cá, tạo ra vùng “thiếu ôxy” hoặc vùng chết rộng lớn như tiểu bang New Jersey và vẫn đang tiếp tục lan rộng. Bằng cách bón phân cho thế giới, chúng ta làm thay đổi thành phần các loài trên hành tinh và co hẹp sự đa dạng sinh thái của Trái đất.
https://thuviensach.vn
ĐẠI DỊCH NGÔ RẺ
Sau hôm George Naylor và tôi gieo ngô xong, trời đổ mưa, vì thế chúng tôi ngồi quanh bàn ăn hầu như cả ngày, uống cà phê và chuyện trò về những chuyện thường ngày của người nông dân: giá cả hàng hóa biến động tệ hại; chính sách nông nghiệp ngớ ngẩn; cố gắng kiếm đủ sống trong một nền kinh tế trang trại bất ổn. Naylor trở lại trang trại ở thời điểm hóa ra là những ngày tươi đẹp xưa cũ trong nền nông nghiệp Mỹ: giá ngô ở mức đỉnh cao, và có vẻ như người ta thực sự có thể kiếm sống tốt nhờ trồng ngô. Nhưng tới lúc Naylor sẵn sàng đưa sản phẩm thu hoạch của vụ đầu tiên tới tháp chứa ngũ cốc, giá 25 cân ngô đã giảm từ 3 đô la xuống còn 2 đô la, kết quả của vụ mùa bội thu. Vì thế ông đã không bán ngô ra thị trường, dự trữ để hy vọng giá sẽ tăng trở lại. Nhưng giá tiếp tục giảm trong suốt mùa đông đó và đến mùa xuân năm sau, nếu tính thêm cả lạm phát, giá bị giảm đi khá nhiều. Những ngày đó, giá của 25 cân ngô thấp hơn khoảng 1 đô la so với chi phí thực để trồng nó, một mối lợi cho mọi người trừ người nông dân trồng ngô. Điều mà tôi hy vọng George Naylor có thể giúp tôi hiểu là, nếu ngày nay có quá nhiều ngô được trồng ở nước Mỹ nhưng thị trường không chịu trả chi phí sản xuất, vậy còn người nông dân nào đầu óc bình thường lại trồng thêm mẫu ngô khác nữa?
Câu trả lời rất phức tạp, như sau này tôi sẽ biết, nhưng có liên quan đến kinh tế học nông nghiệp trái khoáy, dường như thách đố quy luật cung cầu kinh điển; có đôi chút liên quan đến tâm lý người nông dân; và rất liên quan đến chính sách trang trại, thực tế đã trải qua một cuộc cách mạng ngay sau thời điểm George Naylor mua chiếc máy kéo đầu tiên. Các dự án về trang trại của chính phủ từng được thiết kế để hạn chế sản lượng và trợ giá (và vì vậy hỗ trợ được cho nông dân) đã bị can thiệp lặng lẽ để gia tăng sản
https://thuviensach.vn
lượng và kéo giá xuống. Nói cách khác, thay vì hỗ trợ các nông dân, dưới thời chính quyền Nixon, chính phủ bắt đầu hỗ trợ ngô bằng cách hy sinh quyền lợi của họ. Ngô, vốn đã là đối tượng được nhận trợ cấp sinh học dưới hình thức ni tơ tổng hợp, bây giờ sẽ nhận được cả trợ cấp kinh tế, đảm bảo chiến thắng tối hậu của nó đối với đất đai và hệ thống thức ăn.
QUAN ĐIỂM CỦA NAYLOR về chính sách trang trại được định hình bởi câu chuyện mà bố ông thường kể. Chuyện đó diễn ra vào mùa thu năm 1933, giữa đợt suy thoái trang trại. “Đó là khi bố tôi chở ngô tới thị trấn và phát hiện ra rằng giá ngô từng ở mức 10 xu/25 cân vào ngày hôm trước, nhưng vào ngày hôm đó, tháp ngô thậm chí còn không mua.” Giá ngô đã giảm xuống bằng không. “Ông luôn rớm nước mắt mỗi khi nhớ lại việc những người hàng xóm đã đánh mất trang trại của mình hồi những năm 1920 và 1930,” Naylor nói với tôi. Chính sách trang trại của Mỹ được tạo ra trong giai đoạn suy thoái không khuyến khích các chủ trại sản xuất nhiều hơn cho một quốc gia đang đói kém như nhiều người nghĩ, mà lại nhằm cứu họ khỏi tác động thảm họa của việc trồng quá nhiều lương thực - quá nhiều so với sức mua của người dân Mỹ.
Từ thời người ta bắt đầu trồng trọt, những năm được mùa vẫn luôn đem lại thách thức khắc nghiệt không kém gì những năm mất mùa, bởi tình trạng mùa màng bội thu luôn làm giá cả sụt giảm và làm nông dân phá sản, mặc dù những nông dân này lại trở nên cần thiết vào những năm mất mùa. Liên quan đến lương thực, tự nhiên luôn nhạo báng quy luật cung cầu kinh điển của kinh tế học - dĩ nhiên là tự nhiên dưới hình thức thời tiết tốt hay xấu, nhưng cũng liên quan đến cả thể chất con người, vì cơ thể chỉ có thể tiêu dùng một lượng thức ăn nhất định cho dù nguồn cung có nhiều đến thế nào. Vì thế, từ thời được nhắc đến trong Kinh Cựu ước, các
https://thuviensach.vn
cộng đồng đã vạch ra nhiều chiến lược để cân bằng những thay đổi chóng mặt mang tính thảm họa của sản xuất nông nghiệp. Chính sách nông nghiệp theo khuyến nghị của Kinh Thánh là thành lập kho dự trữ ngũ cốc. Chính sách này không chỉ đảm bảo khi hạn hán hoặc đại dịch phá hủy mùa màng sẽ vẫn còn có lương thực để ăn, mà còn giữ an toàn cho người nông dân bằng cách ngăn lương thực không bị bán ra thị trường khi mùa màng bội thu.
Đây gần như cũng là điều mà các chương trình nông nghiệp mới nỗ lực thực hiện. Với những loại nông phẩm có thể trữ được như ngô, chính phủ thiết lập một mức giá mục tiêu dựa trên chi phí sản xuất, và mỗi khi giá thị trường giảm xuống dưới giá mục tiêu đó, người nông dân được phép lựa chọn. Thay vì bán hạ giá ngô ra một thị trường yếu ớt (vì thế sẽ làm giảm giá ngô hơn nữa), người nông dân có thể vay vốn từ chính phủ - dùng lượng nông sản thu hoạch được để thế chấp - và khoản vay đó cho phép người nông dân dự trữ ngũ cốc cho tới khi giá bán được khôi phục. Tại thời điểm đó, anh ta mới bán ngô và trả nợ vay; nếu giá ngô vẫn tiếp tục thấp, anh ta có thể lựa chọn giữ lại số tiền đã vay, và trả nợ bằng ngô cho chính phủ, và số lương thực đó sẽ được chuyển thành một thứ được gọi, một cách khá kỳ quặc, là “Kho Bình ổn”. Các chương trình nông nghiệp mới khác, như những chương trình được Cục Bảo tồn Đất đai tiến hành, tìm cách ngăn ngừa sản xuất quá mức (và xói mòn đất đai) bằng cách khuyến khích nông dân bỏ không những khu đất nhạy cảm với môi trường nhất. Hệ thống này, vẫn còn được thực hiện ít nhiều cho mãi tới gần thời điểm George Naylor trở lại trang trại vào những năm 1970, đã làm được một việc khá tốt là giữ giá ngô không sụt giảm mạnh trước sự gia tăng năng suất nhanh chóng của thế kỷ 20. Lượng ngô dư thừa được giữ lại, không đưa ra thị trường, bằng cách cung cấp cho nông dân “những khoản vay không mấy khi phải dùng đến tài sản thế chấp”
https://thuviensach.vn
mà chính phủ cũng chỉ phải bỏ ra tương đối ít chi phí, bởi vì phần lớn những khoản vay này cuối cùng đều được hoàn trả đầy đủ. Và khi giá ngô tăng lên, chẳng hạn như do thời tiết xấu, chính phủ lại bán ngô từ kho dự trữ, giúp trả tiền cho cả các chương trình nông nghiệp và làm dịu những biến động không tránh khỏi về giá cả.
Tôi nói hệ thống này vẫn còn hoạt động “ít nhiều” cho tới những năm 1970 là bởi vì, bắt đầu từ những năm 1950, một chiến dịch xóa bỏ các chương trình nông nghiệp mới được bắt đầu, và với mỗi dự luật nông nghiệp mới được ban hành, lại một thanh chống nữa được tháo dỡ khỏi kết cấu chống đỡ. Gần như ngay từ khi bắt đầu, chính sách trợ giá và hạn chế sản xuất đã đối đầu với một đội ngũ những kẻ thù hùng hậu: những người ủng hộ nền kinh tế không có sự can thiệp, những người không thấy có lý do gì mà nông nghiệp được đối xử khác với bất cứ lĩnh vực kinh tế nào khác; các nhà chế biến lương thực và các nhà xuất khẩu ngũ cốc, những người được hưởng lợi từ sản xuất dư thừa và giá lương thực thấp; và liên minh giữa các lãnh đạo chính trị và giới kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau cho rằng nước Mỹ có quá nhiều nông dân, gây bất lợi cho chính nước Mỹ (hay ít nhất chính họ).
Nông dân Mỹ từ lâu đã gây rắc rối chính trị cho phố Wall và Washington; theo lời sử gia Walter Karp, “ít nhất kể từ thời Nội chiến, những công dân bất kham, độc lập, và ủng hộ đảng Cộng hòa nhất trong số các công dân Mỹ chính là nông dân”. Bắt đầu từ cuộc nổi loạn dân chủ những năm 1890, các nông dân đã ủng hộ các phong trào lao động, kết hợp với họ để kiềm chế sức mạnh của các tập đoàn kinh doanh. Năng suất nông nghiệp tăng cao đã trao cơ hội vàng cho đối thủ truyền thống của nông dân. Vì bây giờ với số lượng nhỏ nông dân là có thể cung cấp đủ lương thực cho cả nước Mỹ, đã tới lúc “hợp lý hóa” ngành nông nghiệp bằng cách để cho thị trường đẩy giá xuống và đẩy các chủ trại khỏi đất đai của
https://thuviensach.vn
họ. Vì thế, Phố Wall và Washington tìm kiếm những thay đổi trong chính sách nông nghiệp để thả lỏng “đại dịch ngô rẻ” (theo lời của George Naylor, một người vẫn ủng hộ khuôn mẫu nông trại dân chủ cổ xưa) trên toàn quốc, gây ra tác động ở khắp xung quanh chúng ta - trên thực tế, cả ở trong chúng ta.
HIỀN NHÂN CỦA PURDUE
Earl “Rusty” Butz, bộ trưởng Nông nghiệp thứ hai thuộc chính quyền của Richard Nixon, có lẽ đã hành động nhiều hơn bất cứ cá nhân nào khác để dàn xếp đại dịch ngô rẻ, theo cách nói của George Naylor. Trong mỗi bài báo về ông, và có rất nhiều bài báo như vậy, cái tên Earl Butz, một nhà kinh tế học nông nghiệp ồn ào thường xuyên được nhắc đến ở trường Đại học Purdue, luôn gắn với cụm từ “màu mè”. Phong thái bộc trực và khiếu hài hước chân chất của Butz khiến nhiều người tin rằng ông là bạn của các chủ trại, nhưng có lẽ cái chân trong hội đồng của công ty Ralston Purina là định hướng đáng tin cậy hơn cho những đồng cảm của ông. Mặc dù chủ yếu được nhớ đến ngoài nông nghiệp vì trò đùa phân biệt chủng tộc đã khiến ông mất chức trong cuộc bầu cử năm 1976, Butz đã cách mạng hóa nền nông nghiệp Mỹ, giúp dịch chuyển chuỗi thức ăn trên nền móng ngô rẻ.
Butz tiếp quản Bộ Nông nghiệp vào giai đoạn cuối cùng trong lịch sử Mỹ khi mà giá thực phẩm lên đến mức đủ cao để gây ra sức ép chính trị thực sự; di sản của ông là đảm bảo để điều đó không bao giờ xảy ra lần nữa. Vào mùa thu năm 1972, sau khi trải qua một loạt vụ mùa thảm họa, nước Nga mua 30 triệu tấn ngũ cốc của Mỹ. Butz đã giúp dàn xếp giao dịch này, với hy vọng thúc đẩy giá lương thực nhằm thuyết phục những nông dân cứng đầu định bỏ phiếu cho George McGovern chuyển sang bỏ phiếu cho đảng Cộng
https://thuviensach.vn
hòa. Kế hoạch này vô cùng hiệu quả: sự tăng lên đột ngột về nhu cầu, trùng khớp với đợt thời tiết xấu ở Vành đai Trang trại, đẩy giá ngũ cốc lên mức đỉnh điểm trong lịch sử. Chính giá ngô đã thuyết phục George Naylor rằng ông có thể thành công trên trang trại của chính mình.
Thương vụ bán ngũ cốc cho Nga năm 1972 và thu nhập trong ngành nông nghiệp tăng vọt mùa thu năm đó đã giúp Nixon thành công trong việc thu hút phiếu bầu từ khu vực nông nghiệp khi tái ứng cử, nhưng tới năm sau, mức giá này đã ảnh hưởng ngược trở lại chuỗi thức ăn, thẳng tới tận siêu thị. Tới năm 1973, tỷ lệ lạm phát thực phẩm đạt đỉnh cao của mọi thời đại, và các bà nội trợ tổ chức phản đối tại các siêu thị. Nông dân phải làm thịt gà bởi vì họ không thể đủ tiền mua thức ăn cho chúng, và giá thịt bò trượt ra ngoài tầm với của khách hàng trung lưu. Một số loại thức ăn trở nên hiếm hoi: thịt ngựa bắt đầu xuất hiện lác đác ở một vài siêu thị. “Sao lại có tình trạng khan hiếm thức ăn ở Miền đất Dư thừa?” là một hàng tít lớn trên tờ U.S News & World Report mùa hè đó. Nixon phải đối mặt với cuộc nổi dậy của người tiêu dùng, và ông ta phái Earl Butz dập tắt cuộc nổi dậy đó. Vị hiền nhân của Purdue bắt đầu thiết kế lại cả hệ thống thức ăn của Mỹ, hạ giá thực phẩm và tăng mạnh năng suất ở các trang trại Mỹ. Điều từ lâu là giấc mơ của giới kinh doanh nông nghiệp (nguyên vật liệu thô rẻ hơn) và giới cầm quyền (ít những người nông dân bất kham hơn) trở thành chính sách chính thức của chính phủ.
Butz không giữ bí mật chương trình của mình: ông cổ vũ nông dân trồng trọt trên cánh đồng “từ chân rào tới chân rào” và khuyên họ “trở nên lớn mạnh hoặc từ bỏ”. Ông tin rằng những trang trại lớn hơn có hiệu quả cao hơn, vì thế ông hối thúc nông dân hợp nhất (“thích nghi hay là chết” là một trong những cương lĩnh khác của ông) và không nên tự coi mình là nông dân mà là “thương gia nông
https://thuviensach.vn
nghiệp”. Bớt ồn ào hơn đôi chút, Butz bắt đầu xóa bỏ chế độ trợ giá của Chính sách Nông nghiệp Mới, một công việc đã trở nên dễ dàng hơn nhờ việc giá cả cao ngất ở thời điểm đó. Ông xóa bỏ Kho Bình ổn và, với đạo luật nông nghiệp năm 1973, bắt đầu thay thế hệ thống trợ giá Nông nghiệp Mới bằng các khoản cho vay, các khoản mua ngũ cốc của chính phủ, và đất đai trở nên nhàn rỗi do một hệ thống mới thanh toán trực tiếp cho nông dân.
Sự thay đổi từ các khoản vay sang thanh toán trực tiếp dường như không quan trọng - dù thế nào, chính phủ cũng cam kết đảm bảo cho nông dân nhận được một mức giá mục tiêu cho 25 cân ngô khi giá ngô giảm xuống. Nhưng trên thực tế, thanh toán trực tiếp cho nông dân khi giá ngô sụt giảm là biện pháp mang tính cách mạng, mà chắc hẳn những người đề xuất biện pháp này đã biết. Họ đã xóa bỏ giá sàn ngũ cốc. Thay vì giữ ngô không giao dịch trên thị trường đang giảm giá, như chương trình cho vay cũ và kho bình ổn liên bang đã làm, chương trình trợ cấp mới khuyến khích nông dân bán ngô với bất cứ giá nào, vì chính phủ sẽ bù đắp cho chênh lệch. Nhưng hóa ra chỉ phải bù đắp một phần chênh lệch, bởi vì gần như mọi đạo luật nông nghiệp kể từ đó đã giảm giá mục tiêu, như đã được tuyên bố, để giúp ngũ cốc của Mỹ có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới (bắt đầu từ những năm 1980, các công ty thu mua ngũ cốc lớn như Cargill và Archer Daniels Midland (ADM) tham gia vào sửa đổi đạo luật nông nghiệp, mà có thể dễ dàng đoán được là sẽ phản ánh lợi ích của họ hơn là của người nông dân). Thay vì hỗ trợ các trang trại, chính phủ lại trợ giá cho mỗi 25 cân ngô mà họ có thể trồng - và khi được thúc đẩy, các trang trại Mỹ trồng được sản lượng ngô khủng khiếp.
ĐƯỜNG CONG NAYLOR
https://thuviensach.vn
Có vẻ như không nhiều nông dân Mỹ biết chính xác điều gì đã tấn công họ, kể cả bây giờ. Cách giải thích hoa mỹ về cạnh tranh và thương mại tự do thuyết phục được nhiều người tin rằng chính giá ngô rẻ đã bảo vệ họ, và một vài tổ chức được cho là của các nông dân đã tin vào ưu điểm của ngô rẻ. Nhưng kể từ thời cực thịnh của giá ngô vào đầu những năm 1970, thu nhập từ trang trại đã giảm đều đặn cùng với giá ngô, đẩy hàng triệu nông dân lún sâu hơn vào nợ nần và hàng nghìn người vào tình trạng phá sản mỗi tuần. Xuất khẩu, tính theo tỷ lệ phần trăm sản lượng ngô của Mỹ, hầu như không nhúc nhích quanh mức 20%, thậm chí cả khi giá ngô giảm đi. Trường Đại học Tiểu bang Iowa ước tính rằng sẽ tốn khoảng 2,5 đô la để trồng 25 cân ngô ở Iowa; vào tháng 10 năm 2005, các tháp ngũ cốc của Iowa trả mức giá 1,45 đô la, vì thế người nông dân Iowa điển hình bán ngô với giá rẻ hơn 1 đô la so với chi phí họ phải bỏ ra để trồng. Tuy nhiên, ngô tiếp tục được sản xuất nhiều hơn mỗi năm.
Tại sao điều đó có thể xảy ra?
George Naylor đã tìm hiểu vấn đề này, và ông đã tìm ra một câu trả lời thuyết phục. Ông thường được mời phát biểu tại các cuộc họp về thảm họa trang trại, nơi ông thường trình bày một biểu đồ do chính ông vẽ để giải thích điều bí ẩn: ông gọi nó là Đường cong Naylor (“Các bạn còn nhớ đường cong Laffer chứ? Thế đấy, đường cong này trông hơi giống đường cong đó, chỉ có điều nó là có thật”). Cơ bản, đường cong đó dường như thể hiện lý do tại sao giá nông sản giảm đi lại buộc nông dân phải tăng sản xuất bất chấp mọi hoạt động kinh tế hợp lý.
“Những người nông dân phải đối mặt với giá bán thấp đi chỉ có một lựa chọn nếu họ muốn duy trì được mức sống, chi trả hóa đơn, trả nợ, và lựa chọn đó là sản xuất nhiều hơn.” Một gia đình nông dân cần có lượng tiền mặt nhất định hằng năm để tự nuôi mình,
https://thuviensach.vn
và nếu giá ngô giảm đi, cách duy nhất để giữ được thu nhập ổn định là bán thêm ngô. Naylor nói rằng nông dân nỗ lực tuyệt vọng để tăng sản lượng rốt cuộc lại làm đất trồng bị thoái hóa, cày cấy và trồng trọt trên thứ đất đai cạn kiệt dinh dưỡng càng phải sử dụng nhiều ni tơ hơn - bất cứ điều gì để bòn mót thêm vài chục cân ngô nữa từ đất. Tuy nhiên, khi mỗi người nông dân sản xuất ngày càng nhiều ngô hơn, giá bán lại ngày càng hạ xuống, tạo nên một vòng xoắn éo le nữa của sản xuất dư thừa. Dù vậy, nông dân trồng ngô vẫn khăng khăng đánh giá thành công của mình bằng sản lượng ngô trên một mẫu Anh, một cách thức luôn cho thấy sự cải thiện kể cả khi họ phá sản.
“Thị trường tự do chưa từng hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp và sẽ không bao giờ hiệu quả. Các nguyên lý kinh tế của một trang trại gia đình rất khác với các nguyên lý kinh tế của một công ty: khi giá bán sản phẩm giảm đi, công ty có thể cắt giảm nhân công, để các nhà máy tạm ngừng hoạt động, và sản xuất ít sản phẩm hơn. Cuối cùng thị trường tìm được cân bằng mới giữa cung và cầu. Nhưng nhu cầu cho thực phẩm lại không co dãn; người ta không ăn nhiều hơn chỉ vì đồ ăn rẻ hơn. Và cho nông dân nghỉ việc không giúp giảm cung - anh có thể sa thải tôi, nhưng anh không thể sa thải đất đai của tôi, vì một người nông dân nào đó khác cần dòng tiền nhiều hơn hay nghĩ rằng anh ta làm việc hiệu quả hơn tôi sẽ tiếp quản và lại trồng trọt. Thậm chí nếu tôi phá sản, đất đai này sẽ vẫn tiếp tục sản xuất ngô.”
Nhưng tại sao lại là ngô mà không phải loại nông sản nào khác? “Ở đây chúng ta đang ở nấc thang cuối cùng trong chuỗi thức ăn công nghiệp, sử dụng đất đai để tạo ra năng lượng và protein, phần lớn để cho gia súc ăn. Ngô là cách hiệu quả nhất để tạo ra năng lượng, đậu là cách hiệu quả nhất để tạo ra protein.” Khái niệm chuyển đổi sang một loại cây trồng nào đó khác đi bị Naylor
https://thuviensach.vn
gạt bỏ sỗ sàng. “Tôi sẽ trồng gì ở đây, súp lơ hay rau diếp? Chúng tôi đã đầu tư lâu dài vào trồng ngô và đậu; tháp ngũ cốc là người mua duy nhất trong thị trấn, và tháp ngũ cốc chỉ trả tiền để mua ngô và đậu. Thị trường bảo tôi phải trồng ngô và đậu, chấm hết.” Cũng như chính phủ, vì chính phủ tính toán các khoản trợ giá khác nhau dựa trên sản lượng ngô.
Vì thế, đại dịch ngô rẻ cứ tiếp diễn, bần cùng hóa những người nông dân (cả ở đây và ở những quốc gia mà chúng ta xuất khẩu ngô tới), làm thoái hóa đất đai, ô nhiễm nguồn nước, và chảy máu ngân khố liên bang, hiện tiêu tốn tới 5 tỷ đô la một năm để trợ giá cho ngô rẻ. Nhưng dù những tấm séc trợ giá đó được trả cho nông dân (và chiếm gần nửa thu nhập ròng của các nông dân ngày nay), thực ra ngân khố trợ giá cho người mua của tất cả số ngô rẻ đó. “Nông nghiệp sẽ luôn do chính phủ tổ chức sắp xếp, vấn đề là vì lợi ích của ai? Hiện nay là Cargill và Coca-Cola. Chắc chắn không phải cho người nông dân.”
Đầu giờ chiều hôm đó, sau khi George và tôi nói chuyện về chính sách nông nghiệp trong khoảng thời gian lâu hơn mức tôi từng hình dung, điện thoại reo; hàng xóm của George, Billy cần người giúp xử lý cái máy trồng ngô bướng bỉnh. Trên đường lái xe sang đó, Naylor kể cho tôi nghe một chút về Billy. “Ông ấy có những đồ chơi hiện đại nhất: máy trồng ngô mười hai hàng, hạt giống Roundup Ready, máy gặt đập liên hợp John Deere mới.” George nhướng mày. “Billy đang ngập trong nợ nần.” George tin rằng ông đã xoay xở sống được từ trang trại nhờ tránh xa các món nợ, chăm sóc cái máy gặt đập liên hợp và máy kéo cổ lỗ, và tránh cái bẫy mở rộng sản xuất.
Là một người cao to ở tuổi ngoài 50, với một chiếc mũ lưỡi trai trên mái tóc húi cua hoa râm, Billy khá vui vẻ, đặc biệt là khi tâm trạng buổi sáng của ông không được tốt do cáp máy kéo bị đứt.
https://thuviensach.vn
Trong khi ông ấy và George sửa chữa nó, tôi thăm thú nhà kho chứa đầy các trang thiết bị hiện đại và hỏi xem ông ấy nghĩ gì về việc trồng ngô lai - ngô được biến đổi gien để có khả năng trừ sâu bệnh. Billy cho rằng hạt giống đó là loại tuyệt vời nhất. “Tôi thu được 5,6 tấn trên một mẫu Anh với loại hạt giống đó,” ông tự hào khoe. “So với trang trại của ông thì thế nào, George?”
George thừa nhận chỉ thu hoạch được khoảng 5 tấn, nhưng ông ấy quá lịch sự nên không nói điều ông ấy biết, rằng ông gần như chắc chắn kiếm được nhiều tiền hơn trên một mẫu Anh khi trồng ít ngô hơn với chi phí bỏ ra ít hơn. Nhưng ở Iowa, quyền được vỗ ngực thuộc về người có sản lượng cao nhất, thậm chí nếu điều đó làm anh ta phá sản.
Trong một cái kho phía bên kia đường, tôi nhận thấy cái mũi mạ crôm lấp lánh của một chiếc xe đầu kéo thò ra và hỏi Billy về nó. Ông ấy giải thích rằng ông ấy phải nhận lái xe đầu kéo vận chuyển đường dài để có thể duy trì sự hoạt động của trang trại. “Tôi phải lái cái máy lớn đó để trả tiền cho đủ thứ đồ chơi trong trang trại,” ông cười khẽ.
George đánh mắt sang tôi, như thể muốn nói, khá thảm hại, phải không? Cay đắng dường như là từ chính xác hơn, khi nghĩ đến những gì ông ấy phải làm để duy trì trang trại của mình. Điều đó gợi nhớ cho tôi đến câu nói của Thoreau: “Con người đã trở thành công cụ của công cụ của họ.” Và tôi băn khoăn liệu Billy có nghĩ nhiều đến điều đó, những khi ông lái xe giữa đêm khuya trên đường Liên Tiểu bang 80, về chuyện làm thế nào mà ông lại bị đẩy vào tình cảnh này, và bây giờ ông thực sự đang phải làm việc cho ai. Ngân hàng? John Deere? Monsanto? Pioneer? Cargill? 5,6 tấn ngô là một thành tựu đáng sửng sốt, tuy nhiên nó chẳng hề có lợi cho Billy như đối với những công ty đó.
Và sau đó tất nhiên là bản thân cây ngô, nếu có khả năng suy
https://thuviensach.vn
nghĩ, chắc chắn sẽ kinh ngạc trước sự vô lý của toàn bộ những chuyện này - và trước vận may vĩ đại của nó. Vì ngô đã được miễn trừ những nguyên tắc thông thường của tự nhiên và kinh tế, cả hai đều có cơ chế mạnh mẽ để kiềm chế mọi sự phát triển tràn lan, mất kiểm soát như vậy. Trong tự nhiên, dân số của một loài bùng nổ cho tới khi nó làm cạn kiệt nguồn cung cấp thức ăn; sau đó nó giảm mạnh. Trên thị trường, việc cung cấp quá mức một loại hàng hóa sẽ làm giá cả suy giảm cho tới khi lượng hàng dư thừa hoặc được tiêu dùng hoặc không còn có ý nghĩa khi sản xuất thêm nữa. Trong trường hợp của ngô, con người đã nỗ lực mạnh mẽ để giải phóng nó khỏi cả hai sự kiềm chế đó, dù rằng làm vậy có nghĩa là người ta sẽ phá sản khi trồng nó, và phải tiêu thụ nó nhanh hết mức có thể.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG BA
THÁP NGŨ CỐC
Vào buổi chiều mùa xuân tôi tới thăm tháp ngũ cốc ở Jefferson, Iowa, nơi George Naylor kéo ngô tới vào tháng Mười hằng năm, bầu trời có màu xám nhạt, hơi mưa phùn. Tháp ngũ cốc, những công trình cao duy nhất đáng kể trong nhiều ki lô mét quanh khu vực này ở Iowa, giống những cụm tháp văn phòng bê tông không cửa sổ, nhưng vào hôm nay, bầu trời màu xi măng đã lấy đi vẻ tương phản của nó, khiến cho những cột hình trụ vĩ đại gần như vô hình. Thứ nổi bật khi xe của tôi lao sầm sập qua đường tàu và chạy ngang tấm biển “Hợp tác xã Nông nghiệp Iowa” màu xanh lá cây và trắng là một kim tự tháp vàng nhạt có kích thước một cái lều rạp xiếc cạnh chân tháp ngũ cốc: một đống ngô khổng lồ bị bỏ ngoài mưa.
Năm ngoái là năm bội thu ở vùng Trung Tây này; đống ngô đại diện cho những gì còn lại của hàng chục tấn ngô đã chảy tràn khỏi các tháp ngũ cốc tháng Mười năm ngoái. Kể cả cho đến bây giờ, bảy tháng sau, vẫn còn tình trạng thừa thải ngô, và tôi quan sát cái máy trông như cái thang máy di động đổ vài tấn ngô qua thành một toa xe lửa. Khi tôi đi vòng quanh đồng ngô khổng lồ, tôi bắt đầu thấy những hạt vàng khắp nơi, bị lốp xe và ủng nhấn xuống bùn, nổi lên trên những vũng nước mưa nhỏ, điểm xuyết trên đường ray thép. Phần lớn số ngũ cốc này dự kiến sẽ dùng cho các trại chăn nuôi và nhà máy xử lý, vì thế không ai lo lắng về chuyện
https://thuviensach.vn
phải giữ chúng sạch sẽ. Dù vậy, thật dễ nhận thấy điều gì đó thực sự không ổn trước cảnh có quá nhiều lương thực nằm phơi trên nền đất ướt.
Ở Ames chiều hôm sau, tôi gặp một nhà nông học người Mỹ gốc Mexico Ricardo Salvador, một giáo sư của trường Đại học Tiểu bang Iowa, và ông nói rằng mình cũng có phản ứng tương tự lần đầu tiên chứng kiến những hạt ngô vương vãi trên đường phố Iowa vào tháng Mười; nông dân chở ngô vào thành phố bằng những chiếc xe lớn để trần nối đuôi nhau trên những con đường cao tốc của hạt, rải một lớp nhẹ những hạt vàng khi họ đi qua. “Nói thực, tôi cảm thấy kinh hoàng, ở Mexico, kể cả ngày nay, không ai để ngô nằm trên mặt đất; điều đó gần như bị coi là báng bổ.” Ông ấy gửi cho tôi một đoạn văn của một nhà văn thế kỷ 16, Friar Sahagun, người đã ghi lại lòng tôn kính của người Aztec đối với ngô:
Nếu họ nhìn thấy những hạt ngô khô rải trên mặt đất, họ nhanh chóng nhặt lên, và cầu nguyện "Nguồn nuôi dưỡng của ta đang chịu đau đớn, nó nằm trên đất khóc than. Nếu ta không nhặt lên, nó sẽ kết tội chúng ta trước Chúa trời. Nó sẽ nói 'ôi Chúa của chúng con, kẻ nô lệ này không nhặt con lên khi con nằm rơi trên mặt đất. Hãy trừng phạt anh ta!' Hoặc có lẽ chúng ta sẽ chết đói."
Phản ứng của nhà nông học, cũng như tôi, có lẽ do sự nhầm lẫn giữa ngô thực phẩm và ngô hàng hóa, hóa ra là hai loại khác biệt rất khó nhận ra nhưng lại rất đáng kể. Loại mà George Naylor trồng, và loại ngô trong cái đống khổng lồ bên cạnh tháp ngũ cốc là “ngô đồng loại 2”, một loại hàng hóa được công nhận trên khắp thế giới và được trồng ở khắp nơi (và không nơi nào đặc biệt cả), có thể thay thế, được mua bán, đầu cơ, và chấp nhận như một loại tư bản
https://thuviensach.vn
trên khắp thế giới. Và mặc dù ngô đồng loại 2 chắc chắn trông cũng giống như loại ngô mà bạn sẽ ăn, và có tổ tiên trực tiếp là một loại ngô mà người Aztec của Friar Sahagun thờ phụng như nguồn sống, thì nó vẫn không hẳn là thức ăn mà là một nguồn nguyên liệu thô cho công nghiệp - và là một khái niệm trừu tượng. Những hạt ngô này rắn và khó có thể ăn được, nhưng khi ta ngâm chúng trong nước trong vài giờ, ta sẽ thấy chúng có vị không giống ngô mà hơi giống bột sắn có vị ngô.
Thực ra có nhiều giống ngô khác nhau trong đống ngô đó: giống Pioneer Hi-Bred 34H31 của George Nalor trộn với giống biến đổi gien 33P67 của ông hàng xóm Billy; ngô trồng với atrazine[20]trộn với ngô trồng với metolachlor[21]. Ngô loại 2 là mẫu số chung nhỏ nhất; tất cả mọi điều cái tên đó nói lên là độ ẩm của loại ngô này không nhiều hơn 14%, và chưa tới 5% số hạt bị côn trùng xâm hại. Ngoài ra, đây là loại ngô không có các đặc điểm chất lượng; chỉ có sản lượng là điều duy nhất được quan tâm. Loại ngô đó không phải là thứ để cảm thấy tôn kính hoặc thậm chí có tình cảm, và không ai ở Iowa cảm thấy điều đó, ngoại trừ nhà nông học với cảm xúc nuối tiếc ấy.
Ngô thương phẩm, cũng là một khái niệm trừu tượng trong kinh tế như là một thực tế sinh học, được phát minh ở Chicago vào những năm 1850[22]. Trước đó, ngô được mua và bán trong bao tải. Thường thì trên các bao tải có tên của trang trại sản xuất ra loại ngô đó. Bạn có thể lần theo một bao tải ngô từ một trang trại ở Iowa tới nhà máy xay ở Manhattan nơi nó được nghiền thành bột thô, hoặc tới trại bò sữa ở Brooklyn nơi ngô được đem cho bò ăn. Điều này tạo ra sự khác biệt. Trong phần lớn lịch sử, nông dân phải nghĩ về người mua sản phẩm của họ, phải lo lắng về việc đảm bảo để ngô của họ tìm được đường tới đúng chỗ vào đúng thời điểm thích hợp, trước khi bị hỏng hoặc bị cướp hoặc giá sụt giảm. Nông
https://thuviensach.vn
dân cũng phải lo lắng về chất lượng ngô của mình, vì khách hàng không trả tiền trước khi kiểm tra thứ ở trong bao tải. Ở Mỹ trước những năm 1850, nông dân tích trữ những bao tải ngô cho tới khi một người mua nhận hàng, và do vậy chịu rủi ro cho mọi vấn đề từ trang trại tới bàn ăn hay máng ăn. Bất chấp hậu quả thế nào, cái bao tải đó liên kết một người mua ngô ở bất cứ đâu trên nước Mỹ với một nông dân cụ thể trồng trọt trên một mảnh đất cụ thể.
Với sự xuất hiện của đường sắt và phát minh ra tháp ngũ cốc (về cơ bản là một nhà kho thẳng đứng khổng lồ lắp băng chuyền để đưa ngũ cốc vào và có vòi để ngũ cốc chảy ra ngoài), những cái bao tải đột nhiên trở thành một rắc rối. Giờ đây, sẽ hợp lý hơn khi làm đầy các khoang xe lửa và tháp ngũ cốc bằng băng chuyển, đối xử với ngô không phải như những bao ngô riêng biệt mà ai đó phải kéo tới, mà trên thực tế như một dòng chảy vô tận có thể được bơm bằng máy. Trộn lẫn tất cả trong một dòng sông vàng vĩ đại. Dòng sông ngô có thể chảy từ trang trại tới thị trường Chicago và từ đó tới tay người mua ở bất cứ đâu trên thế giới. Nhưng trước khi người mua chấp nhận loại ngô mới không có và không thể lần lại xuất xứ cụ thể, họ sẽ phải có được đảm bảo nhất định về chất lượng.
Đột phá xảy ra vào năm 1856, khi Ủy ban Thương mại Chicago xây dựng hệ thống giám định chất lượng. Giờ đây bất kỳ thứ ngô loại 2 nào cũng được đảm bảo tốt như nhau. Vì thế không còn lý do gì để bất cứ ai phải quan tâm về việc loại ngô đó có xuất xứ từ đâu hay ai đã trồng nó, miễn là nó đạt tiêu chuẩn của ủy ban. Vì chuẩn mực này ở mức khá tối thiểu (quy định các mức chấp nhận được liên quan đến thiệt hại do côn trùng, dính bẩn, các vấn đề bên ngoài khác, và độ ẩm), người trồng và gây giống bây giờ có thể rảnh tay dồn sức tạo ra những mùa vụ cho năng suất lớn hơn nữa. Trước khi có hệ thống tiêu chuẩn hàng hóa, người nông dân tự hào
https://thuviensach.vn