🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mười Điều Tôi Học Được Về Tình Yêu Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn epub©vctvegroup 06-01-2018 https://thuviensach.vn 1 Mười điều tôi sẽ nói với bố 1. Con từng gặp một người đàn ông ở Singapore có mùi giống bố - mùi thuốc lá và da lộn. 2. Con nhớ kỳ nghỉ ở Hy Lạp – những phế tích bất tận, bố cứ phải giảng đi giảng lại cho tụi con sự khác biệt giữa các loại cột Doric, Ionic và Corinthian trong kiến trúc. 3. Con ước bố kể về mẹ. Con ước bố giữ lại chút gì đó của mẹ. 4. Con vẫn giữ cuốn sách bố mua cho con hồi sinh nhật mười tuổi, lúc con muốn làm phi hành gia du hành xuyên Thái Dương hệ. 5. Con biết bố luôn mong nhà có một người nối nghiệp bác sĩ của bố. 6. Con có một giấc mơ lặp đi lặp lại. Con đứng ngoài nhà bố. Trong nhà đang có tiệc; con nghe được tiếng người nói cười. Con ấn chuông cửa, lâu lắm bố mới ra mở. 7. Con là người lấy cắp tấm ảnh trong phòng làm việc của bố. 8. Con từng lén nhìn bố - khi bố làm vườn hay ngồi trên ghế bành, hoặc ngồi bên bàn quay lưng ra cửa. Con luôn muốn bố xoay lại và nhìn thấy con. 9. Con tiếc là không bên bố được nhiều. 10. Xin bố đừng... https://thuviensach.vn Bố tôi sống một mình trong một căn thuộc dãy nhà liên kế kiêu kỳ gần Hampstead Heath. Nhà quanh đó đều đỏm dáng và rộng rãi, những lối vào lát gạch tinh tươm, tường bao vừa đủ cao để ngăn người ta nhìn vào. Khắp nơi là cửa sổ xây lồi với rèm cửa nặng trịch, dây hoa ông lão và tử đằng. Tôi xếp hàng chờ taxi ngoài khu khách đến ở sân bay và hút ba điếu trong khi chờ đợi. Khi đến lượt mình, tôi cúi người vào xe, chất nicotine khiến tôi choáng váng, buồn nôn. Tài xế mở bản Cầu hồn của Mozart. Tôi muốn bảo chị ta tắt nhạc, nhưng chẳng biết giải thích lý do thế nào, cuối cùng chỉ xoãi chân vào chỗ lẽ ra đặt ba-lô, tựa đầu vào khung cửa, nhắm nghiền mắt. Tôi cố nhớ đúng màu cái ba-lô, đại loại là màu xanh hải quân bân bẩn, Tôi đã tha nó đi khắp chốn bao nhiêu năm nay rồi, đúng ra phải nhớ màu sắc của nó chứ. Bên trong có quần jean, quần short, áo chẽn và một áo choàng chống thấm. Mười gói thuốc lá Nga. Đôi dép thêu cho chị Tilly. Mi giả. Thỏi son bóng gần hết. Một viên đá gần như hình cầu hoàn hảo mà tôi chọn để tặng Kal, rồi sau đó lại tự rủa mình vì khóc lóc. Một quyển Hướng dẫn du lịch Ấn Độ còn chưa đọc. Một đèn pin gắn đầu. Một bức ảnh có mọi người, có mẹ, từ hồi tôi chưa biết gì: nó là thứ duy nhất tôi sẽ tiếc nếu bị mất. Xe về đến nhà khi trời hãy còn quá sớm. Tôi trả tiền chị tài xế, bước lên vỉa hè. Khi xe lăn bánh khỏi vệ đường tôi những muốn đưa tay ra ngăn lại, tôi đổi ý rồi, hãy đi đâu đó khác, đâu cũng được, tôi muốn ngồi ghế sau tà tà ngắm nhìn London qua cửa xe. Lối vào nhà bố tôi có mười một bậc cả thảy. Dưới thềm, hai cái cây ốm yếu đứng trong mấy cái chậu sứ tráng men mập mạp màu xanh dương. Một cây nguyệt quế to kềnh che gần hết cửa sổ trước, nhưng tôi vẫn mong thấy được ông ngồi trên ghế sofa, một tay cầm điếu thuốc cháy dở. Ông không ở đó. Bụng tôi nhói đau, miệng tôi có vị như mới ngủ dậy mà ngậm mùn cưa. Tôi ngắt một cái lá từ cây trong chậu và xé dọc gân lá, nó lốm đốm màu vàng xanh tai tái. Cửa trước nhà bố sơn màu nâu đỏ sậm như màu máu để khô. Hai tấm kính răn cao gờ có dây thường xuân điểm xuyết nhẹ nhàng chẳng cho thấy https://thuviensach.vn gì bên trong. Khi tôi mười ba tuổi, ông cho tôi đi học ở Dorset. Tôi nhớ lần về nhà sau học kỳ đầu. Ông phải làm việc nên chị Tilly đón tôi, ngón tay chị thấp thỏm trên vô-lăng, bằng lái xe mới cứng nằm gọn ghẽ trong hộc đựng găng tay. Tôi đứng ở bậc thềm trên cùng, ngó đúng cái chuông cửa đồng từ ngày xưa trong khi chị Tilly lục lọi tìm chìa khoá. Tôi nghĩ nghĩ tại sao cái cửa nhìn không giống cửa trước nhà mình nhỉ, rồi tôi bấm chuông để nghe thử tiếng nó từ bên ngoài. Tôi lấy trong túi ra một điếu thuốc, mặc dù sắp vào nhà tới nơi rồi. Bánh xe đánh lửa trượt qua dưới ngón cái. Tôi hít vào quá nhanh nên ho, cái ho nhẹ của người hút thuốc, tay áp ngực. https://thuviensach.vn 2 Mười điều người ta mô tả tôi 1. Lang thang 2. Vô công rồi nghề 3. Vô gia cư 4. Xui xẻo 5. Ngủ bờ ngủ bụi 6. Trắng tay 7. Cặn bã 8. Bị cho ra rìa 9. Không ai hiểu được 10. Lạc lối https://thuviensach.vn Tôi là một ông già bị bệnh tim, rành rành là vậy. Sự thật là tôi cảm thấy thoải mái hơn khi ở đây – rìa con sông đầy bùn rác – hơn là ở những quảng trường đẹp mắt có lắm màn hình sặc sỡ và nhân viên an ninh, như chỗ gần ga tàu điện ngầm. Bố đi vòng vòng. Việc này bố làm thuần thục cứ như một kiểu chiến lược định sẵn. Ở mỗi nơi, bố đều tưởng tượng về con. Bố không có mấy manh mối, mặc dù bố đoán được vài điều về con, như màu tóc, chiều cao, tuổi. Và bố biết tên con; bố có thể gọi tên con, nhìn con xoay lại. Bố con mình sẽ đứng đây, để những người đi xe đạp lướt vội qua, lắng nghe tiếng mạn thuyền chạm nhau ngân nga, và nói chuyện. Tuần rồi, lúc bố nghĩ mình sắp lìa đời, tất cả những gì bố thiết tha là con. Không dễ nghĩ ngợi bất kỳ thứ gì khi ngực nặng như đá đè, nhưng con giúp bố qua cơn đau – con luôn giúp bố qua khỏi. Chuyện xảy ra trên đây một quãng, trên bờ kè sông đối diện quốc hội lưỡng viện: khúc gần bệnh viện có tường cao, mấy băng ghế có rìa chạm hình đầu chim đặt trên những chồng gạch để người ngồi đó có thể nhìn thấy bên kia sông. Tôi đang đi theo hướng tây, lờ mờ định đi đến tận cầu Albert, tìm nơi qua đêm trong một góc yên ả của Chelsea. Cảnh sát ở đó khó chịu lắm, nhưng nếu mình chịu kín đáo một chút, đôi lúc họ để mình được yên. Khi ấy tôi chỉ đang đi bộ. Bác sĩ bảo xúc động mạnh có thể kích đau, nhưng tôi chắc hôm đó mình không buồn bực gì mấy. Tôi đứng dựa tường, hai tay ôm ngực, nước mắt giàn giụa như một đứa con nít, trông chẳng giống một ông già gần sáu mươi lọc lõi chuyện sống không nhà. Tôi mong em ở đó, dừng lại và hỏi tôi bị làm sao, nhưng em không, dù sao đi nữa tôi đã quen chuyện chẳng ai đoái hoài. Tôi đứng nhìn dòng sông và nghĩ về em, và thế nào tôi lại biết là em đã chết. Thế giới đầy rẫy hiểm nguy. Ô tô tông nhau. Dao búa. Chứng tắc mạch máu. Bệnh ung thư. Tôi tiếp tục nhìn dòng sông, nghĩ ngợi nguyên nhân nào đưa em đi, và sợ mình có thể ngã lăn ra chết thình lình. Rồi cứ tự nhiên theo mạch ấy, tôi mất kiểm soát, không phải kiểu la hét ầm ĩ – không phải cách của tôi. Mà https://thuviensach.vn khi đã sống như tôi, người đời bảo nên lẳng lặng mà sống. Không, tôi đã khóc như một đứa con nít. Đừng hiểu lầm bố, bố không phải lúc nào cũng vậy. Bố thích ngồi quán nước tán chuyện vui. Bố thích nằm trên phố ngắm sao trời. Chỉ tại bố thấy mình đang lên cơn đau tim. Bố nghĩ mình sẽ chết nếu không tìm thấy con. Bố cũng nghĩ về mẹ của con, người có cái tên màu đỏ tươi. Có lần bố mẹ đi chơi xa cuối tuần ở Brighton, chuyến đi chớp nhoáng, thật hoàn hảo. Bố mẹ ăn kem, món cá và khoai tây chiên. Bố thấy sai trái khi kể chuyện này với con, nhưng hôm ấy bố mẹ còn làm tình trong một khách sạn tàn tạ trông ra biển. Bố đã nói dối về chuyến đi hoàn hảo nọ. Thực ra lần ấy buồn bã và u ám. Bố đã không kiềm chế được mà nổi nóng, nặng lời với mẹ con trong căn phòng không phải của mình. Bố vẫn nhớ mẹ con nhắm chặt mắt, mím môi lại. Ta đoán bà ấy cũng khổ tâm lắm. Một khi ta đã yêu, ta thấy bản thân mình không thể thoát ra khỏi tình yêu, bố tự nghiệm ra thế. Tình yêu khiến đời thêm trắc trở. • • • Bố không ưa bác sĩ, nhưng sau cú choáng váng đó ở bờ sông, bố ép mình đi khám. Phòng khám nồng mùi thảm mới – ngọt và gắt. Bố ngồi xuống cạnh một người phụ nữ trạc ngoài bốn mươi, chị ta đứng dậy, bước qua phía bên kia phòng ngồi. Bố cố không để những chuyện như vậy phiền mình. Bố cầm mấy tờ báo lên và bắt đầu tìm kiếm con gái. Chẳng có gì cả. Tên của người bác sĩ có màu sa thạch bắt nắng. Bà có cặp mắt hiền từ, bàn tay mềm và mát khi chạm vào bố. Bà nói, chuyện lo lắng là tự nhiên thôi, cơn đau bộc phát lần đầu đáng sợ lắm, ai bị cũng nghĩ họ sắp chết. Trong căn phòng nhỏ tí có chiếc giường bệnh phủ ga giấy của bà, bố lại khóc. Bà mỉm cười, đưa bố một mảnh khăn giấy. Cử chỉ ân cần của bà, chuyện bố bị bệnh tim, hoặc hành động của người phụ nọ trong phòng chờ https://thuviensach.vn đã khiến bố tuôn trào. Bố ngờ là bà biết hết. Thế rồi bà hỏi bố mọi điều mà các bác sĩ vẫn hay hỏi một lão già như bố. Với bố những câu hỏi đó chẳng có nghĩa lý gì. Bà ấy nêu tên bệnh: chứng đau thắt ngực, màu xanh dương băng giá, bắt đầu và kết thúc. Bà đưa bố xem một cái chai nhỏ màu đỏ, bảo rằng nó sẽ trị chứng đau của bố. Bố phải xịt nhanh vào lưỡi để không còn phải ôm ngực tì vào tường khi cơn đau tới. Bố cầm lấy chai thuốc và rời đi. Rồi bố tiếp tục làm những thứ bố đã làm nhiều năm trời. Bố từng viết tên con nhiều lần không kể xiết. Lúc bắt đầu, bố luôn viết tên con. https://thuviensach.vn 3 Mười điều tôi biết về mẹ 1. Tên mẹ là Julianne – nghe giống tên người Pháp, dù mẹ không phải. 2. Mẹ đẹp lắm (tôi tìm ra một bức ảnh trong phòng làm việc của bố chụp bố mẹ và ba chị em chúng tôi. Lúc đó tôi đang nắm tay và ngước lên nhìn mẹ. Khi rời nhà đi học xa, tôi mang bức ảnh theo, bố cũng không hỏi gì. Nó nằm trong ba-lô của tôi, giờ mất tiêu rồi.) 3. Tôi và mẹ có cùng màu tóc. 4. Bố tôi yêu mẹ - ông chưa từng tìm ai khác. 5. Mẹ hay hành động hấp tấp, thiếu suy nghĩ. Tôi biết điều này hồi mười bốn tuổi. Khi đó tôi trèo lên một cái cây ở Hampstead Heath, chân mang giày mỏng, đế trơn. Tôi trèo quá cao, ngã xuống gãy cả chân. Trên đường tới bệnh viện, bố bảo “Con với mẹ con y hệt, Alice. Bộ con không dừng lại và suy nghĩ nổi năm phút về hậu quả có thể xảy ra hay sao?” 6. Sau khi mẹ mất, bố gom hết mọi thứ liên quan đến mẹ vào những bọc rác to màu đen, cả mấy cái gối màu ngọc lam và vàng mà hai chị Tilly và Cee rất thích, rồi lấy xe chở đi mất. Ông không mang những thứ ấy về lại. 7. Vào mùa hè, mẹ có tàn nhang trên má, trên vai, tôi cũng y hệt (bố bảo thế rồi đỏ mặt, tôi chưa thấy ông như vậy bao giờ. Tôi chẳng biết đáp thế nào). 8. Mẹ với bố cãi nhau nhiều (đó là theo lời chị Cee, chị Tilly bảo không nhớ gì, nhưng chính chị luôn là người phân vân không biết về phe nào). https://thuviensach.vn 9. Khi gặp nạn, mẹ đang lái chiếc Citroën GSA. Lúc đó mẹ lấy bằng lái được năm tháng hai mươi mốt ngày. Người ta nhận định là mẹ chết bất ngờ, bất ngờ không chịu nổi, với tôi. 10. Nếu không vì tôi, mẹ đã chẳng lái xe. https://thuviensach.vn Bố bị ung thư tụy tạng. Chị Cee kể với tôi qua đường truyền điện thoại bị nhiễu trong lúc tôi đứng bên quầy tiếp tân một nhà nghỉ tận Ulan Bator, chị thì đứng trong sảnh nhà bố. Cho đến giờ tôi vẫn không biết tuỵ tạng là cái gì, dù tôi sẽ chẳng bao giờ thừa nhận điều đó với chị Cee. Chị Cee nghĩ tôi là một kẻ vô vọng. Chị bảo là tôi đang phung phí tài năng, đùng một cái bay đến bên kia bán cầu. Chị còn nói thời gian sẽ bắt kịp tôi – ý là tôi lẽ ra phải mau chóng có con trước khi buồng trứng khô kiệt. “Em xử trí với Kal vậy là đúng, nhưng em cần nghĩ về chuyện ổn định cuộc sống.” Bụi lắng xuống, trầm tích cũng lắng xuống, nhưng tôi thì không. Tôi hỏi, mà anh Kal thì có gì không tốt. Chị chỉ thở dài như thường lệ, theo cái kiểu làm tôi thấy mình như mới lên năm. Tôi dụi điếu thuốc rồi bấm chuông cửa. Chị Tilly ra mở, tôi thấy cảm kích. Chị đang mặc quần jean bó, áo thun màu cam rộng thùng thình. Mặt chị trông mệt mỏi và xanh xao. Đằng sau chị là sàn sảnh trải dài với những ô trắng đen bàn cờ, tôi lại nhớ hồi hai chị em vẽ khung chơi lò cò, bật cười khi áp lòng bàn chân lên nền gạch lạnh. “Alice à,” chị Tilly mở rộng vòng tay. Chị mềm như kẹo dẻo. Tôi tựa trán vào ngực chị một lát, và nghe mùi nước hoa thoang thoảng mùa hè. Chị Cee đang xuống cầu thang. Giày lười màu trắng gọn ghẽ, quần lanh đen, áo cộc tay màu ngọc lam. Tóc chị có vẻ mới cắt ngắn, ánh màu thuốc nhuộm đo đỏ. Mắt chị màu nâu thẳm như đất vườn giống bố. Tôi nghe nói mắt mình giống mẹ. Tôi sẽ không khóc. Tôi rời chị Tilly. Chị Cee đứng cầm một cái ly không, da chị ửng đỏ dưới lớp trang điểm. “Sao em không gọi trước,” chị bảo. “Để chị rước em, sẵn xe đây mà, chứ ngồi taxi ù cả tai thì tội quá.” “Được mà chị,” tôi nói. Chúng tôi đứng đó bối rối trong im lặng. Tôi liếc nhìn về phía cầu thang. https://thuviensach.vn “Bố đang ngủ,” chị Cee bảo, tôi cảm thấy cơn giận quen thuộc bùng lên trong câu nói. Chúng tôi đứng gần nhau quá. Cái sảnh không nhỏ bé gì, nhưng tôi lại thấy khó thở. “Chuyến bay thế nào hở em?,” chị Tilly hỏi. “Chị có tra thử rồi, những bốn ngàn ba trăm dặm. Xa ghê nhỉ?” Điều khiến tôi thích Mông Cổ hơn cả là chân trời rộng hơn bất kỳ nơi đâu tôi từng thấy; đất trời vô tận. Tôi khép cửa trước lại. Tôi quên mất phải làm sao để đóng nó sập hẳn. “Em phải...”, chị Cee bắt đầu chỉ bảo. “Em biết.” Tôi kéo cửa về phía mình, đẩy mạnh nắm cửa lên trên và đóng sầm nó lại. Chị Cee nhìn túi hành lý của tôi – một cái ba-lô nhỏ màu đen – rồi nhìn đằng sau tôi. “Em chỉ có bấy nhiêu thôi à?” Tôi hình dung sảnh hành lý với những bóng đèn huỳnh quang, hàng dãy xe đẩy, băng chuyền hành lý bằng cao su trầy xước. Tôi đứng chờ ba-lô của mình xuất hiện. Người ta chộp lấy hành lý của họ và hối hả đi mất. Tôi chờ đến lúc chỉ còn bốn kiện hành lý cuộn tới: hai thùng cứng, một cuộn gì dài dài gói bằng giấy báo với băng keo, và một túi đồ có quai mòn tưa. Tôi chờ tiếp đến khi màn hình nháy sang số chuyến bay và thành phố khác, với một nhóm hành khách mới chụm quanh. Một đợt hành lý mới bắt đầu xuất hiện. Tôi nghĩ đến việc bốc một cái rồi đi, nhưng rồi không làm. “Em lên lầu đây,” tôi nói, bước ngang các chị, nép sát vào tường để khỏi chạm vào người họ. “Alice à, bố đang ngủ mà,” chị Cee nắm cánh tay tôi. “Chị bắc ấm nước lên đã... mình uống trà chút.” Mấy ngón tay chị Tilly vân vê viền áo. Tôi rời xa chị Cee. “Em không làm bố dậy đâu.” Tôi bước lên bốn bậc thang. Cầu thang sơn trắng, giữa có dải thảm đỏ chốt bằng tán đồng nhuyễn. Lần đầu đến nhà – một bữa ăn trưa chủ nhật bất tận – Anh Kal từng giễu dải thảm ấy. Anh bảo mình cảm thấy trang trọng https://thuviensach.vn mỗi lần lên lầu vào phòng tắm, tôi cười to, bởi tôi chưa từng nghĩ thế. Tôi ước gì anh đang đứng cạnh, nắm tay tôi. Số của anh vẫn nằm trong điện thoại của tôi. Thi thoảng tôi cứ ngồi nhìn nó. “Alice à.” Tiếng chị Tilly. Mặt chị nhăn lại. “Hãy... chuẩn bị tâm lý nhé,” hai bàn tay của chị nắm chặt vào nhau. • • • Phòng của bố trên lầu một, ở mặt trước nhà. Trong phòng có hai cửa sổ cao, một trông ra đường qua một bức tường gạch đỏ, một nhìn ra khoảng sân sau. Tôi mở cửa thật khẽ, bước vào. Mấy tấm rèm dày màu lục khép lại che nắng ban ngày, cây đèn thấp gần sofa hắt vòng ánh sáng vàng ấm xuống thảm. Tôi không muốn nhìn vào giường. Thay vào đó tôi ngắm tủ đồ: những hình trang trí tam giác bằng gỗ nhạt màu dát viền, kính hình ovan, bản lề kim loại xỉn màu. Tôi nhìn lên tấm phù điêu hoa hồng xấu xí trên trần cùng bộ giá đèn nghèo nàn, sáu cây nến giả cắm trong mớ chân đế bụi bặm. Chị Cee từng kể hồi ở nhà cũ, khi tôi chưa ra đời, hai chị được cho phép vào phòng bố mẹ những sáng thứ Bảy. Họ lẻn vào nằm giữa bố mẹ vòi nghe kể chuyện. Sau đó, nếu bố không phải đi làm, bố sẽ rời giường, mặc áo khoác ra ngoài bộ pyjama xanh rồi xuống lầu. Hai chị Tilly và Cee lăn vào chỗ ấm bố để lại, chờ nghe tiếng chân bố ở cầu thang và tiếng khay lách cách. Những chuyện kể và bữa điểm tâm sáng thứ Bảy dừng hẳn từ khi cả nhà dọn về đây và tôi ra đời. Khi tôi hỏi lý do, chị Cee chỉ bĩu môi nhún vai, như thể mọi sự là tại tôi cả. Căn phòng có mùi da và mồ hôi. Nóng quá. Tôi tựa tay vào lưng sofa, lắng nghe: một tiếng tách mơ hồ từ ống nước; tiếng chim gọi bạn tình xuyên qua hai lớp kính cửa; tiếng bố tôi thở nhẹ. Lần gần đây nhất tôi gặp bố là vài hôm trước khi bay đi Moscow. Hai bố con ăn tối ở một quán Tây Ban Nha mới mở ở khu South End Green. Ăn món Tapas với một chai vang đỏ đậm đà. Bố bảo suy thoái kinh tế tới nơi https://thuviensach.vn rồi, bố nghĩ lúc này không hẳn thích hợp để bỏ việc đâu, Alice. Tôi đáp rằng chuyến đi hấp dẫn tôi quá, mà tôi hãy còn tiền tiết kiệm. Tôi phải rời khỏi nơi này. Bố nói, sao lúc nào tôi cũng phải đi? Tôi kể ông nghe về anh Kal, nhưng nguyên nhân này không giải thích được cho những lần đi khác. Giờ tôi cố nhớ lại xem khi ấy ông trông có xanh, ốm, có vẻ đang bệnh hay lo lắng không. Chịu không nhớ nổi. Người nằm trên giường trông không giống bố. Bố có khuôn mặt rắn rỏi, hàm vuông, lông mày rậm. Ông là người có sức vóc: cao, không mập nhưng to lớn, đôi vai rộng, khuôn ngực cứng cáp. Khi bố ôm – tuy không thường, nhưng cũng có – tôi cảm thấy được sức mạnh từ vòng tay ông. Người này trông quá nhỏ bé so với bố tôi. Bên phải giường, một cái hộp trắng và xanh dương nằm trên sàn. Một dây dẫn nhỏ chạy luồn dưới tấm chăn phủ vào cái hộp. Dây dẫn thứ hai nối với một cái bọc nhựa hay thấy trong bệnh viện, nó đã đầy một nửa thứ chất lỏng màu vàng. Người nằm trên giường khò khè như một người lớn tuổi. Tôi không nhận ra gương mặt hốc hác, da dính chặt vào xương sọ ấy. Có một cái ghế bên trái giường. Nó hẳn được mang từ phòng ăn tới. Ở đây, cái ghế lưng tựa cao bằng gỗ và chỗ ngồi lót nệm ấy trông chẳng đâu vào đâu. Mà phòng ăn chắc cũng chuệch choạc khi thiếu mất một người. Khi tôi ngồi xuống, cái ghế kêu răng rắc. Tôi ghìm mình lại. Ông ấy không thức dậy. Tôi muốn chạm tay ông, nhưng tay ông lại nằm dưới chăn, nên tôi ngồi nhìn tay mình: những ngón tay đeo đầy nhẫn bạc, móng bị gặm nham nhở. “Con vừa về đây,” tôi nói. Giọng tôi yếu ớt, nghẹn ngào. “Con vừa từ Mông Cổ về đây.” Đột nhiên tôi cảm thấy cơn mệt mỏi ùa tới. “Con chẳng biết hôm nay ngày mấy nữa.” Tôi bật cười, nhưng thấy có phần không thích hợp nên thôi. “Con đã cố về nhanh nhất có thể - con bị mất sóng di động cả tuần rồi – chắc lâu hơn.” Tóc ông cứng đâm vào gối; môi ông khô nẻ. Tôi cảm nhận được hơi thở vào ra lồng ngực mình. Tôi muốn khóc. Tôi muốn nằm xuống sàn, nhắm mắt lại. Tôi muốn chạy đi. https://thuviensach.vn “Vừa được tin là con về ngay.” Tôi nhớ lúc ngồi sau chiếc jeep ở Mông Cổ với một cặp Thuỵ Điển và một gã đến từ Palestine, chiếc điện thoại di động vô dụng bị bỏ quên dưới đáy ba-lô, con đường thì – gọi nó là đường thì cũng quá – cứ xóc nẩy chúng tôi, xung quanh chẳng có gì. Chỉ là những dặm thinh không. Thật nhớ cái thích thú khi đó. “Trong này tối tăm quá, bố ạ. Bố không thấy vậy sao?” Tôi đứng lên kéo toang rèm ra. Trời đã bắt đầu mưa, ném những dòng nước lên mặt ngoài tấm kính. “Rồi, nước Anh lại có thêm một mùa hè đã đời,” tôi nói. “Alice?” Tôi quay lại. “Bố ơi?” Tôi đứng nguyên, một tay nắm mép rèm. Tôi ước gì mình chưa mở rèm. Ánh sáng khắc rõ gương mặt ông, đắp những vùng tối vào chỗ da lõm. Da của ông tái mét – vàng quá. “Bố ơi, bố khoẻ...” “Kinh khủng.” Nghe như ông đang bị cảm – giọng đục và khàn. “Điện thoại của con mất sóng,” tôi nói. Ông ho, mặt ông đầy đau đớn. “Con làm gì, lấy gì cho bố nhé?” Ông quay đầu sang bên trái. “Cái này ạ?” Tôi bước lại bàn cạnh giường, cầm cái que gỗ có đầu hạt lựu. “Nhúng que vào cốc,” ông nói. Trong cốc có một lớp chất lỏng màu hồng. Tôi nhúng đầu hạt lựu vào, đưa cho bố tôi. Ông chấm chấm thuốc lên miệng. Tôi thấy rõ xương dưới da ông. Có lẽ chúng tôi từng được học về tuyến tuỵ ở trường thật. Tôi có cảm giác đó là một bộ phận màu đỏ tía sậm, thuôn một đầu. Tôi không nhớ nó có chức năng gì. “Bố xin lỗi... làm hỏng... kỳ nghỉ của con,” ông nói. Cứ nói vài từ là ông lại thở khàn gấp gáp. Cái que đầu hồng rơi xuống drap toé một vệt lên vải. Tôi nhặt lên, để nó lại trên bàn cạnh giường. “Kỳ nghỉ nào...” Tôi dừng lại, ngồi vào chiếc ghế phòng ăn, bắt chéo chân. Tay lóng cóng không biết để đâu nên tôi thọc cả hai vào dưới đùi. https://thuviensach.vn Cạnh nhẫn hằn vào bắp vế. “Bố biết không, ở Mông Cổ, đất đai không thuộc về ai cả. Không có hàng rào,” tôi nói. “Cậu đó... đi với con à?” “Anh Kal ấy ạ?” “Cái cậu người Ấn đó.” “Anh ấy là người Anh. Con có nói với bố là bọn con chia tay rồi. Con có kể mà.” Tôi đứng lên bước lại cửa sổ, tựa đầu vào kính. Mặt kính lạnh áp vào da. Tôi tưởng tượng ngồi cùng anh Kal ngoài một căn lều Mông Cổ, ngắm mặt trời điểm màu hồng cam lên mặt đất. “Có đại bàng nữa, to lắm, ngay bên cạnh đường, những chỗ có đường đi. Móng vuốt chúng to thế này này. Chúng chỉ cần quắp con chuột lên là nó chết tươi.” Tôi nghe tiếng ông chuyển mình, và tôi quay lại. Ông đang nhìn thẳng vào tôi. Tròng trắng mắt ông ngả màu vàng đục. “Con biết... là bố thương... con bằng với... các chị... mà,” ông nói. Tôi ép chặt một mớ rèm trong tay thành nắm đấm. Nghe như lòng tôi trĩu nặng khôn cùng. Tiếng thở rít trong cổ họng ông. Tiếng nhỏ giọt từ ống nước im bặt. “Quan trọng lắm. Bố luôn... nói với mẹ... của con... là quan trọng.” “Ý bố là sao?” “Con phải biết... điều đó, con... phải biết.” Ngày xưa cứ mỗi chiều thứ Sáu, ông lại mua cho tôi một viên kẹo bạc hà hình con chuột ở hiệu Thorntons. Không hiểu sao giờ tôi lại sực nghĩ tới chuyện đó, nhưng quả thật tôi nhớ tiếng mở lớp vỏ nhựa và niềm hân hoan khi cắn rời cái mũi làm bằng sô-cô-la đen nhân bạc hà ngọt. Hai bố con không nói gì thêm. Mắt ông khép lại, rồi nhắm hẳn, tiếng thở biến thành tiếng ngáy nhè nhẹ. Tôi đứng nhìn ông. Tôi thì thầm: “Xin đừng, xin đừng...” Có tiếng gõ cửa. Tôi tưởng là chị Tilly hoặc chị Cee, nhưng người vào lại là cô y tá thấp người, rắn chắc, mặc quần tây và áo rộng cùng màu xanh https://thuviensach.vn dương. “Cô là Alice à,” cô nói. “Ông Tanner kể tôi nghe nhiều về cô.” “Ông có kể ạ?” Cô lướt ngang tôi. “Lại ngủ rồi,” cô nói. “Giờ mình cùng thay cái này nhé?” Tôi lùi khỏi giường. Cô cầm cái túi nhựa và nhấc tấm ga lên. “Bữa nay ông cho mở rèm đó à, ông Tanner? Hay nhỉ, sáng sủa hơn hẳn. Với lại con gái ông về rồi, thật đáng mừng.” “Ông kể gì với cô?” tôi hỏi. “Ông ấy ngủ rồi.” Cô không hề hạ giọng. Tôi có thể nhận ra cơ thể bố tôi gầy đến thế nào trong bộ pyjama vải cotton. “Tôi hỏi chuyện về tôi ấy,” tôi hỏi. Cô xoay một cái van trên túi rồi bắt đầu kéo nó ra khỏi ống. Tôi nhìn thứ nước màu vàng óc ách trong ấy. “Tôi phải...” tôi vẫy tay về phía cửa. Cô không nhìn lên. “Em làm vậy là phải đó, em gái. Em về thật là tốt, ông ấy chờ em mòn mỏi không thôi.” Tôi đóng cửa lại sau lưng. Lối đi có mùi thơm như nó luôn thế, mùi lớp đánh bóng gỗ, mùi vữa ướt mơ hồ. Tôi đi lên cầu thang, tính lên gác xép, nhưng chị Tilly chặn tôi lại. “Em gặp Margaret rồi à?” chị hỏi. “Cô y tá ấy à?” “Cô ấy tốt lắm.” “Đúng thế.” “Cee pha trà rồi.” Anh Kal từng gọi các chị Tilly và Cee là cặp đôi “Điều kiện - Điều khoản.” Cứ mỗi lần tôi về sau khi ghé nhà vì bất cứ lý do tụ họp gia đình nào, anh ấy đều hỏi “Hai người Điều kiện và Điều khoản ấy khoẻ không?.” Tôi trả lời rằng một người thì thấp thỏm, người kia thì vô lý, rồi chúng tôi cười lăn. “Em muốn...,” tôi nhìn về phía thang lên gác xép. https://thuviensach.vn “Ôi, Alice.” Chị ôm tôi, hai cánh tay tôi bị ép chặt vào hông. “Bố hiểu mà, phải không chị? Cái di động của em đó. Nó bị mất sóng. Chị Tilly ơi, bố có nghĩ là...” Tôi rời chị, nhìn trân trối vào bức tường gỗ ép trước mặt. Trông nó dơ và cũ. “Em chỉ không muốn bố nghĩ là...” “Chị có làm bánh qui,” chị nói. “Bằng yến mạch đấy.” Bố thích thứ bánh này lắm. Tôi hình dung cảnh bố nằm trên giường, nghe tiếng chị Tilly loay hoay trong bếp, mùi bánh nướng bốc lên theo cầu thang vào phòng ông. “Dẫn đường nào, đội trưởng.” Tôi chạm mấy ngón tay vào trán bắt chước kiểu chào nhà binh. Chị Tilly cười nhẹ, xoay người lại đi xuống thang trước tôi. https://thuviensach.vn 4 Mười thứ gợi nhớ tên con mà bố tìm được 1. Một cuốn sách trong thư viện Newington, tờ bìa có màu nước sông băng. 2. Một dãy ca tráng men vàng ánh kim bày trong cửa sổ một tiệm ở phố Camden. 3. Một cái cài tóc nhựa màu hồng tía ở phòng chờ ga Euston. 4. Một cái áo khoác sinh viên màu xanh biển, tay áo buộc vào cây trên đường Cầu Southwark. 5. Những mảnh vỡ mỏng manh của cái đĩa màu xám, tìm thấy gần khối nhà văn phòng mới, chỗ quán Thiên Sứ. 6. Một mảnh kính xanh dương nhạt trên bờ kè sông, khu Cremorne Gardens, Chelsea. 7. Một cái vòng xuyến vàng giả có cạnh tróc sơn bên ngoài ga công viên Battersea. 8. Một cái bong bóng xẹp màu hồng nhạt, vỏ cao su mịn như da trên đoạn dốc tới nhà triển lãm Tate Modern. 9. Một mẩu sơn xanh dương sẫm rơi ra từ biển quảng cáo trên đường Elephant, gần nhà ga. 10. Đoạn cuối một cái dây thắt lưng màu xám than, đường khâu đã tưa trong bãi đậu xe ngoài siêu thị Waitrose, đường Balham. https://thuviensach.vn Hôm nay tim bố khoẻ. Bố men theo dòng sông, tìm kiếm sắc màu. Miễn là bố kín đáo một chút, đâu ai để ý nhiều tới một ông già nhét vào túi những thứ bỏ đi. Có những người ở hoàn cảnh bố cứ ở lì một chỗ, vạch một vòng vô hình quanh họ và không ra khỏi ranh giới ấy. Nhưng bố không biết con ở đâu, nên cứ lang thang đi tìm. Mỗi chữ cái là một màu. Bố không chắc con cũng thấy vậy. Bố không chắc là con sẽ hiểu, nhưng bố không nghĩ nhiều về chuyện ấy. Đây này, gần biển báo lũ, một cái vỏ kẹo màu xanh dương nhạt còn nhớp tí đường. Chữ A là màu nước sông băng. Đây nữa, gần toà nhà gỗ chóp tròn không cửa sổ có một cái khuyên tai đơn bằng vàng. Chữ L màu vàng kim. Rồi gần cầu tàu hoang phế, một dải ruybăng hồng với một tờ bướm giấy láng xanh dương. Chữ I màu hồng tía; Chữ C là màu xanh biển. Chữ E màu xám than. Bố nhặt được một hòn đá nhỏ xíu hình đầu mũi tên. Một bến du thuyền không còn mới nhô ra bên sông, trông như một phụ nữ vén váy khỏi dòng nước. Bố gắng sắp xếp các màu sắc cho thật ổn ngay trên lối đi gần sát cổng vào, rồi đi tiếp. Chỉ vài bước nữa là tới một bãi biển đầy châu báu. Bố muốn gặp con ở đây, đứng cạnh con, những thứ linh tinh của thành phố nằm dưới chân. Đó là một nơi nhiều màu sắc. Đây nhé: một sợi dây nịt cam phai nắng; một mảnh nhựa rặt màu tía; một mảnh kim loại xanh dương phai hẳn gần thành trắng; một đoạn dây màu lục tươi. Dưới kia có thuỷ tinh và gốm. Một cái chai cháy nắng, chất thuỷ tinh đã ngả màu đen. Dưới chút nữa có đá, kim loại và mảnh gạch vỡ. Những cây đinh gỉ dày đến nỗi chẳng còn là đinh nữa. Nếu con đập mạnh vào chúng thế này, con có thể phá lớp gỉ màu cam ấm và nhận ra hình dạng bên dưới. Bố tìm thấy cục đá lửa, có một góc nó gồ ra như khớp đốt ngón tay. Màu kem vàng của những mẩu giấy tả tơi. Chữ cái đầu mỗi từ là màu của từ đó, ta vẫn thấy được màu phần còn lại, chỉ là nhạt hơn. Vậy nên sợi dây nịt màu cam phai vừa khéo lại là thứ to nhất; không phải lúc nào cũng dễ phối màu cho cân. Năm cái lỗ viền kim https://thuviensach.vn loại. Tôi đục thêm hai lỗ. Thành phố này có lắm thứ chỉ sợi và dây nhợ đến khó tin. Tôi dùng chúng để gắn các từ với nhau. Tôi nhặt nhạnh các thứ khi tản bộ rồi cuộn chúng thành một búi đủ màu nhét trong túi phải áo khoác; không phải túi có bức hình – Tôi đã học được cách chăm chút những thứ quan trọng. Tôi bước xuống một lối nhỏ dùng để dỡ hàng khỏi thuyền, ngang qua một chiếc ủng da kiểu cao bồi có đường khâu bên hông, đế lũm như bị ai gặm mất một mảnh. Nước là màu thép. Ánh đèn đỏ chập chờn ảo não trên chóp cầu tàu Canary, những khối hình in bóng xuống mặt nước phản chiếu bầu trời trống trải, không chút mây. Một mùa hè ướt át: Tôi nghe thấy mưa ngấm sâu vào tận xương, đôi ủng sũng nước. Bố khoá cái dây nịt lại thật khéo để khỏi làm đứt mấy sợi dây, rồi khom lưng, động tác này ngày càng khó, rồi sau này con sẽ thấy, bố đặt nó xuống mặt nước. Trong một thoáng, bố tưởng nó sẽ chìm và chực vớt nó lên, dù làm vậy nghĩa là một hai ngày tới phải mang ủng ướt. Nó ngập ngừng, rồi bắt vào dòng trôi ra xa. Bố nhìn theo, nghĩ đến bức tranh từng thấy với những đường hoa văn đen mảnh lộn xộn: tấm bản đồ vẽ những tuyến đường xe buýt chạy suốt 24 giờ trong một dặm vuông có tâm là ga Waterloo, ít ra thì tên bản đồ là vậy. Nó đẹp tới mức con không tưởng tượng nổi được đâu. Khi quay đi khỏi dòng nước, bố thấy một trái dừa vỏ xù xì mé trên kia, gần bức tường. Bố hình dung cảnh một cậu bé đứng trên boong phà, tung trái dừa bằng đôi tay một ngày nào đó sẽ hằn sẹo bởi gió bão đường đời, giờ đôi tay ấy hãy còn mềm mịn như lớp da dưới tai. Tôi mường tượng cậu ném trái dừa từ tay này sang tay kia, cảm nhận sự thô ráp cùng đường cong vừa vặn của nó. Cậu bé chạy lên từ dưới lòng tàu, xa tiếng lửa gầm trên bếp, tiếng thịt đánh bép xuống mặt thớt, ánh dao loé cùng những lời trao đổi cụt lủn của bạn nghề. Gió rập vào mồ hôi tứa trên trán cậu, chơi đùa với tóc như mẹ cậu ngày nào. Rồi tự dưng cậu nhớ tới cái tủ bếp gỗ trầy trụa, vài đoá hồng giả cắm trong bình đồng, bụi cáu vào những nếp giữa cánh hoa. Lẽ ra cậu đang ở trong bếp, nâng rìu bổ trái dừa ra. Nhưng không, cậu chăm chăm https://thuviensach.vn nhìn đường chân trời màu xanh dương mờ nhạt như quyện vào không trung, nâng cánh tay phải lên ném trái dừa đi một đường hình cung ra xa. Tôi đặt trái dừa nằm yên lên một hòn đá phẳng rồi bổ nó ra. Tôi chưa từng biết dành dụm. Có lẽ tôi thừa hưởng nét này từ bố mình. Dù sao, với tôi hiện giờ, thế lại hay, chần chừ là kẻ khác phỗng tay trên ngay. Tôi trước nay không thích dừa, nhưng vẫn ăn hết nhẵn. Mẩu cơm dừa bám vào răng, phải dùng đầu móng tay xỉa ra. Xong xuôi, tôi bước lại bờ sông thả từng miếng vỏ dừa xuống nước. Chúng nổi như những con thuyền dong ra biển. • • • Rắc rối của những thành phố, hay ít nhất những thành phố như nơi này, là người ta khó lòng viết được. Nói vậy không có nghĩa là bố không cố gắng, chỉ là việc ấy không hề đơn giản. Theo nguyên tắc, bố không kể với ai về con hay về chuyện viết lách. Lần cuối bố kể là khi gặp một người không gặp đã lâu, tay ấy uống rượu táo rẻ tiền đựng trong lon giật nắp. Hắn hỏi bố làm sao biết được con ở đây, tại London này. Hắn hỏi, “sao anh biết con bé không ở Milan, Dubai, Tokyo, Manchester, Rotterdam, Barnsley hay là New York?” Hắn nói một thôi một hồi nữa, nêu danh mọi thành phố mà hắn nghĩ ra được, mắt ngẩng lên như thể tìm những nơi còn nấp giữa những miếng gạch cáu bẩn ốp trần. Có khi con bé chẳng ở một thành phố nào sất, hắn bảo. Bố bảo hắn thôi, nhưng hắn không chịu, nên bố đứng dậy bước khỏi sảnh nhà thờ, chỗ ấy có sàn gỗ ép cùng bảng thông báo bọc nỉ, những bàn dài xếp được và ghế nhựa cứng cáp. • • • https://thuviensach.vn Mỗi năm, bố gửi cho con một cái thiệp sinh nhật. Bố không biết chính xác ngày nào, nhưng bố áng chừng cũng được. Cái khó nhất là điền bao thư: tuyền một màu trắng tinh. Bố đề tên con - ít nhất bố biết chừng ấy - nhưng bố không có địa chỉ. Rồi bố bỏ nó vào thùng thư. Những đêm sau đó bố mơ cái thiệp được nhét vào hộp thư, và con bước dọc hành lang ra nhận. https://thuviensach.vn 5 Mười món ăn khiến tôi căng thẳng 1. Bất kỳ loài nhuyễn thể nào có vỏ mà khi ăn phải nạy, tách chúng ra – mất công mà ăn chả được bao nhiêu. 2. Nấm đông cô – những cục tròn trơn ướt trong miệng, chúng làm tôi rùng cả mình. 3. Món tôm pandan của Kal, không phải vì tôi không thích nó – nó ngon chứ - nhưng công thức nấu là của mẹ anh ấy, thế nên anh ấy luôn nhắc tới bà, rồi tôi lại phải chen vào bình luận, rồi chúng tôi cãi nhau. 4. Anh đào ngâm đường, vì nó chẳng giống anh đào thật chút nào. 5. Dưa hấu, vì tôi thấy nên nuốt luôn cả hạt, nhưng lại không thể, nên rốt cuộc tôi nhè hạt ra tay, rồi lại không biết làm gì với chúng. 6. Bất kỳ món gì tôi phải nấu cho hơn một người khách ăn. 7. Bánh sinh nhật. Đèn cầy xấu xí. Chi tiết trang trí bằng kem. Chữ bằng đường cứng dở ngấy. Chúng chẳng bao giờ hợp với tôi. 8. Ngũ cốc điểm tâm. Dù ngọt hay không, nó vẫn dở tệ. Tôi chỉ thích ăn bánh mì nướng với mứt mặn (marmite) thôi. 9. Bánh hai lớp kem nhiều đường với rượu sherry của chị Tilly. Chị ấy mất nhiều thời gian làm cho nó trông hoàn hảo đến nỗi ta không nỡ động vào nó, rồi chị ấy phật lòng khi chị Cee nói chỉ muốn dùng một muỗng thôi. 10. Thực ra, ăn bất kỳ món gì nhiều nhiều cùng với các chị của tôi cũng khiến tôi căng thẳng. https://thuviensach.vn Tôi dậy sớm trên chiếc giường đơn mà ngày xưa tôi thường giả bộ là tàu biển, cảm thấy như bị ai đó bỏ một thùng đầy sỏi lên người. Bụng tôi kêu réo, nhưng tôi chẳng muốn gặp ai, nên lẻn lên gác mái. Nó chứa đầy đồ bỏ đi và mấy cái thùng carton cũ. Cái ghế lắc vẫn ở nguyên dưới cửa sổ mái. Ngày xưa tôi từng cuộn mình trên đó và lắc, càng lúc càng mạnh, đợi tai họa ập tới. Thường thì bố hoặc chị Cee sẽ kêu vọng lên cầu thang bảo tôi thôi đi. Những lúc họ không có nhà, tôi lắc cho đến khi thấy mệt hoặc chán. Giờ tôi ngồi vào ghế, để sức nặng của mình di chuyển nó tới lui. Trên này nhiều bụi và ấm, dù bên ngoài mưa lạnh. Vẫn là tấm thảm cũ xấu xí màu lục chói. Nó bị mòn chỗ dưới chân ghế lắc. Tôi lắng nghe những bản tin mã Morse của mưa rơi trên cửa sổ mái. Lúc nào tôi cũng thích ngồi đây, nghe tiếng mưa; có thời tôi từng thấy nó êm dịu. Kal làm tôi thanh thản, cả chị Cee hẳn cũng thấy được. Mỗi lần chúng tôi đi chơi, uống nước hoặc ăn tối với bạn bè, sẽ có những lúc tôi ngắm anh cử động cánh tay, kể chuyện này kia, và cảm thấy bình lặng như thế. Tôi nhớ cảm giác ấy. Tôi xoãi chân ra và nghĩ về cái ba-lô của mình. Tôi định báo thất lạc hành lý, nhưng người ta đang xếp hàng dài ở cái quầy nọ. Tôi ghét xếp hàng. Và dù sao cũng không kịp thời gian. Tôi không biết họ có bao giờ tìm giúp tôi, hoặc cái ba-lô của tôi cứ nằm dí trong một phòng nào đó. Họ sẽ làm gì với nó? Mở nó ra? Lấy đồ cho từ thiện? Xem thử họ có thích thứ gì trong đó không, rồi trút phần còn lại vào thùng rác? Tôi nghĩ một cái túi có thể cứ thế mà lạc trong một hệ thống. Mặc dù nó sẽ phải ở đâu đó. Thậm chí khi bạn không biết vị trí một thứ gì, nó vẫn đang tồn tại ở đâu đó. Tôi đã quên mất cái quai xách cùng màu xanh với thân ba-lô hay là màu đen. Tôi nhăn mặt cố nhớ. Tôi tự nhủ nào có quan trọng gì, nhưng nó cứ phiền tôi. Dưới lầu, cửa trước đóng sầm lại. Là chị Cee. Chị sống ở Berkhamsted. Có chồng. Ba con. Làm bán thời gian bên nhân sự cho một công ty thiết kế. Họ đã cho chị nghỉ phép. Nghỉ vì hoàn cảnh đặc biệt, và bố còn chưa... https://thuviensach.vn Tôi quyết định tự nguyện xuống lầu. Tôi không muốn chị hành quân lên đây. Bếp sực mùi bánh nướng. Có mười hai cái bánh xốp nướng màu nâu trên khay làm nguội kế bên bồn rửa. Chị Cee đang ngồi cạnh cái bàn gỗ thông nặng nề, tháo laptop ra khỏi vỏ. Chị Tilly đang phí thời gian loay hoay với cái bình pha cà phê. “Làm bằng vỏ cám và mật ong đấy,” chị Tilly gượng cười. “Mua ở cửa hàng Thực phẩm lành mạnh. Em uống cà phê chứ?” Tôi gật đầu, và ngồi đối diện Cee, chị liếc tôi và rồi bắt đầu tháo dây nguồn laptop. Chị ấy là kiểu người luôn cẩn thận cuộn dây nguồn quanh cái adapter mỗi lần dùng máy xong. “Cee muốn lập một kế hoạch,” chị Tilly nói. Cee mở máy vi tính, nó kêu vo vo. “Giờ có em, bọn mình chia việc ra nhé.” Chị ấy đang mặc quần jean, sơmi trắng nhét vào cạp. Mặt chị trông rúm lại. Tôi xát tay vào hàm, dán mắt vào một vết trầy mảnh trên mặt bàn – nó dài cỡ ngón tay giữa của tôi. Tôi tự hỏi ai làm ra cái vết đó. “Chị có tìm hiểu chút đỉnh,” Cee nói. “Chị nghĩ tụi mình nên nói chuyện với bác sĩ về miệng của bố. Nó khô kinh khủng.” “Không phải bố dùng thứ thuốc màu hồng bằng cái que à?” tôi nói. Cee chúm môi lại. “Chị thấy mình phải xem xét cách khác. Rồi chị có đọc về thuốc thấm qua da giảm đau kéo dài.” Tôi có thể bảo chị giải thích. Nhưng thay vì vậy, tôi lại nhìn xuyên qua chị vào cái tủ lạnh to lớn, trắng toát, xấu xí đang đứng liếc đểu trong góc bếp. Tôi nhớ lúc bố mua nó về, không đứa nào dám hỏi bố sẽ làm gì với chừng ấy không gian làm lạnh. “Alice à?” Tôi hồi lại. Chị Cee trừng mắt nhìn tôi. Tôi nhoẻn cười. “Cái chuông,” chị nói, và theo giọng chị thì tôi biết chị đang lặp lại, “ở ngay đây.” Chị chỉ vào một trong những bộ nhận tín hiệu chuông cửa nằm trên bàn trông như một loại thiết bị kích hoả. “Bố có nút nhấn chuông ngay bên https://thuviensach.vn giường,” Cee nói. “Bố cần thì nhấn. Ý của Steve đấy.” Chị nhô hàm ra trước, cái cách mà chị làm khi cố chứng tỏ gì đó. “Nếu chỉ có mình em ở nhà, có thể em muốn mang nó theo người,” chị nói. “Có móc sau lưng mà. Này, mỗi ngày cô Margaret đến ba lần để lo vụ ống thông tiểu và mấy chuyện đại loại thế.” Chị chun mũi khi nhắc tới ống thông tiểu. “Chị Tilly đã mua nhiều đồ ăn. Và giờ em về rồi” – chị cười mà tôi thấy giống nhăn mặt hơn – “chị sẽ đi làm buổi sáng và ghé buổi chiều.” “Em đã về nhanh nhất có thể được,” tôi nói. “Ulan Bator xa như quỷ, chị biết mà.” “Chị đâu có chê trách gì,” Cee bảo. “Chị chỉ nói rằng giờ em ở đây rồi...” “Chị nghĩ có lẽ em đọc cho bố nghe được ấy, Alice.” Tilly bày ba cái đĩa, đĩa trên cùng đựng bánh nướng xốp, cùng ba tách cà phê lên bàn. “Bố thích thế, mà em đọc to nghe hay.” Chị ngồi xuống nhìn tôi nài nỉ. “Điều quan trọng là ở bên cạnh, làm cho bố thấy được yêu thương,” Cee bảo. “Bố được thương mà.” Tôi làm vỡ lớp trên một cái bánh và cắn ngập vào nó. Tôi nhìn quanh căn bếp của bố. Nó cũ kỹ, tôi đoán từ hồi những năm 70. Cái lò tách biệt, vỉ nướng nhô cao lên tận kiềng. Tủ bếp làm bằng vỏ bào ép màu trắng nẹp gỗ thông. Nó không phải kiểu nhà bếp mà thế hệ như tôi mong có. Không có mặt đá granite nhập từ Ý, không có gạch ốp tường Bồ Đào Nha, không có bồn đôi với vòi nước nóng lạnh xịt được vào góc bồn. Sàn lót vải sơn, thứ chẳng bao giờ trông sạch sẽ được dù ta có cố tẩy trắng cỡ nào. Nó là căn bếp của một người già. Tôi không thể ngừng nghĩ đến màu da của ông ấy. “Sao mới hai tuần mà bố trở bệnh nặng vậy?” tôi nói. Tay của Cee chuyển đến trên đĩa bánh xốp, rồi rụt lại. “Bọn chị gọi em ngay khi bố có tiên lượng bệnh, nếu ý em là thế,” chị nói. “Trước đó bố có sụt cân,” chị Tilly nói. “Nhưng không rõ rệt, rồi vài lần chị ghé bố trông có vẻ mệt.” Chị lắc đầu. “Chuyện sau đó bọn chị biết là bố gọi từ bệnh viện.” “Chắc bố phải cảm thấy chỗ nào không khỏe chứ?” tôi nói. https://thuviensach.vn Chị Tilly lấy cái bánh xốp thứ hai, lột lớp giấy lót bánh ra. Tôi nhìn đăm đăm vào món cà phê của mình. “Trời ơi, bố là bác sĩ mà. Bác sĩ phẫu thuật chứ có phải. Bố biết về ... về sức khoẻ chứ.” Chị Cee gõ mấy ngón tay lên mặt bàn. “Bố hút thuốc, Alice. Rồi uống rượu nữa.” “Alice, sao em không kể bọn chị nghe về chuyến đi của em đi?” Tilly nói. “Không phải bây giờ.” Tôi hớp cà phê. Nhạt quá, tôi bước lại bồn đổ bỏ phần còn lại. Cửa sổ bếp trông ra vườn, một đám cỏ hình chữ nhật tẻ ngắt, mấy đám hoa ở rìa vườn bị cỏ dại che lấp. Bố tôi là người sống trong nhà nhiều hơn. Khi nghĩ về ông, tôi hay liên tưởng tới những bức tường ốp gỗ, sách vở và tiếng rấp báo cho thẳng. Tôi nhìn một con chim sáo nhảy dọc bãi cỏ rồi dừng lại dùng mỏ mổ mổ đất. Tôi có thể nghe tiếng các chị dịch người trên ghế và mường tượng ra họ đang liếc mắt nhìn nhau, Tilly lặng lẽ nài Cee đừng nói gì. “Họ sống trong những căn lều,” tôi nói, mặt vẫn nhìn ra cửa sổ. Giọng tôi lớn hơn dự định. “Ở Mông Cổ ấy,” tôi nói. “Họ sống trong lều. Và cứ mỗi ba tháng họ gói ghém mọi thứ, chất lên mấy con lạc đà và dời đến nơi khác.” “Tại sao họ làm vậy?” chị Cee hỏi. “Em thích như thế,” tôi nói. “Em thích ý tưởng luôn luôn dịch chuyển.” Chị Cee bắt đầu nói gì đó, nhưng chị Tilly cắt ngang. “Họ chọn nơi để tới như thế nào?” Khi đó tôi xoay lại, nhún vai. “Em đâu biết,” tôi bảo. “Em nghĩ chắc là nơi có nước.” Tôi tựa vào cạnh bồn rửa và cắn ngón tay. “Vậy sao họ không ở lại nơi đầu tiên họ tới?” chị Cee hỏi. “Nếu ở đó có nước.” “Chừng nào thì bố...?” tôi nói. Chị Tilly bóp vụn phần bánh xốp còn lại trên đĩa của chị. “Họ bảo từ ba tới tám tuần,” cuối cùng chị Cee cũng thốt ra. “Và đó là tính từ hai tuần rưỡi trước?” “Đúng vậy.” https://thuviensach.vn • • • Cơn mưa kéo dài suốt buổi sáng: thứ mưa thậm tệ của nước Anh – lất phất và nhẹ hạt, bầu trời phẳng lì, trắng toát và tẻ nhạt. Tôi rời nhà sau bữa trưa. Tôi bảo hai chị Tilly và Cee là mình cần mua quần áo, quả vậy, có lẽ khi đóng sầm cửa trước rồi bước xuống bậc thềm, tôi vẫn đinh ninh là mình sẽ chỉ đi mua đồ thôi. Nhưng tôi lại lên tàu điện ngầm, ở miết trên đó qua phố Warren, Goodge, rồi quảng trường Leicester. Ở ngã tư Charing, một phụ nữ có đôi mắt to kiểu Sla-vơ lên tàu với một cái xe đẩy em bé. Đứa nhỏ mặc váy hồng bằng nhung kẻ và quần bó ống răn màu trắng, nó nhìn tôi không chớp mắt. Tôi chăm chăm lại nhìn. Người mẹ cũng nhìn. Cô ấy mong tôi cười, nói nựng hay vẫy tay với đứa bé. Nhưng tôi chỉ đáp lại cái nhìn chòng chọc của con bé và cảm thấy dễ chịu kỳ lạ. Tôi xuống tàu ở Kennington và đi thang bộ thay vì thang máy. Ở mỗi góc phố đều có khả năng gặp phải anh ấy – giày đen đánh bóng, râu quai nón tỉa tót, cây dù tôi bỏ lại được cầm cách xa quần anh ấy, nên nó nhỏ nước xuống nền. Tôi chẳng gặp ai. Sáu tháng rồi. Lâu hơn ấy chứ. Nếu muốn thì tôi có thể làm cho ra ngô ra khoai, nhưng tôi sẽ không. Mọi thứ đều quen thuộc đến đau lòng. Tấm bảng trắng ở lối vào ga; thùng rác đầy những gói khoai giòn rỗng, bao bì đồ ăn mang đi; cái lưới sắt trên cửa sổ cửa hàng tiện lợi; vỉa hè hẹp tương phản với tường gạch cao, rồi con đường Alberta trải dài xuống tận quảng trường Penton – một khối tháp xây dở dang bò lên quá đường chân trời; những tường rào công trường sơn graffiti và tấm bạt xanh dương bay phần phật cuối dãy căn hộ, nơi từng có một toà nhà khác. Khi đến góc đường Amelia, tóc tôi ướt bết vào da đầu, và không còn chắc mình muốn làm gì nữa. Nhiều khả năng là anh ấy đang ở chỗ làm. Mà ngay cả nếu anh ấy có nhà, tôi cũng khó lòng gõ cửa mà nói: thứ lỗi cho em, Kal, em từ Mông Cổ về rồi, em chỉ đi ngang qua và muốn hỏi xem anh đã có gia đình chưa. Sẵn kể với anh là bố em bị bệnh, em buồn quá chừng. Tôi cúi đầu https://thuviensach.vn dấn bước nhanh trên lề bên kia đường, cạnh những khu vườn. Tôi lướt tay dọc những thanh hàng rào và lắng nghe tiếng gió giật kéo lá cây. Nếu nhìn ra ngoài cửa sổ anh sẽ thấy mình. Tôi ưỡn thẳng vai, nâng cằm lên. Con đường khá đẹp: một dãy dài những vòm cửa đỏ uốn cong và khung cửa sổ màu kem gọn ghẽ. Kal sẽ hãnh diện bảo rằng người thời Nữ hoàng Victoria cực biết quan tâm đến chi tiết, cái mớ hổ lốn bọn xây dựng phun ra trong vòng vài tháng kia làm sao được thế. Anh đưa tôi lên sân thượng vào lần đầu tôi ghé thăm. Khi ấy tôi mặc đồ quá ngắn, quá mỏng so với thời tiết khi ấy. Anh đứng sau tôi, vòng tay quanh eo tôi, và chúng tôi xoay 360 độ, từ tháp Big Ben qua điện Crystal, và trở lại. Tôi chỉ những chòm sao: chòm nào chúng tôi thấy được, chòm nào không. Em vui bề ngoài hơn là trong lòng phải không, anh bảo, và tôi nhìn sao trời, nhận ra anh đúng. Tôi đưa mắt tìm cửa sổ phòng ngủ của chúng tôi. Của anh ấy thì phải hơn. Khóm phong lữ vẫn còn đó, với những cánh hoa đỏ hân hoan. Anh là người luôn biết chăm sóc cây cỏ, cho nên chúng tốt tươi lên thì đâu lạ gì, nhưng tôi lại thất vọng. Thực ra, những khu vườn giống công viên hơn, thực sự là ai cũng vào được. Chúng tôi chẳng bao giờ dùng đến chúng – chúng tôi ưa mái nhà hơn, nằm trên dốc mái, ngắm nhìn mây trời. Giờ tôi cúi người đi vào vườn, cánh cổng rít lên báo sự hiện diện của tôi, và men theo lối đi rải sỏi dày cỏ chạy quanh bãi cỏ hình bán nguyệt. Tôi chọn một băng ghế lốm đốm những vệt phân chim và địa y, vết trầy xước trên những thanh gỗ, tay vịn kim loại màu lục. Nếu giờ không phải mùa hè, tôi sẽ nhìn rõ được căn hộ, nhưng tôi lại thích chỗ lối vào khu cầu thang chung hơn. Từ đó tôi có thể thấy ai đi vào và ai rời khỏi. Chúng tôi hẹn hò được một năm rồi tôi mới dọn đến ở chỗ anh, có suy xét đủ điều, bất kể những gì chị Cee sẽ nói. Tôi biết sống chung là khó khăn nên hai đứa cũng đã bàn bạc với nhau. Sẽ cần có vài điều lệ, anh ấy bảo, tôi không được nhấc điện thoại, có thể vài lúc tôi phải rời nhà đột ngột. Chúng tôi không nói về việc làm thế nào anh gom hết đồ của tôi và nhét vào tủ đồ, làm thế nào cứ mỗi lần trở lại tôi cảm thấy như mình chưa từng sống ở đó từ https://thuviensach.vn trước, nhưng tôi mường tượng ra được những việc ấy. Khi tôi dọn ra ngoài ở, chị Tilly là người duy nhất không tỏ ra nhẹ nhõm. Cũng phải thôi, tôi nghĩ, chị cũng chỉ như cái bóng vô hình trong những mối quan hệ của chị. Tháng trước, chúng tôi trang trí phòng ngủ. Không có gì hấp dẫn. Tường xanh dương nhạt, ván sàn bằng gỗ sồi, một tủ ngăn kéo mới. Tôi ngồi trên băng ghế, cắn móng ngón tay út và hình dung từng chi tiết của căn phòng: những chỗ mẻ trên ván ốp chân tường, tủ bếp âm tường với những bản lề thép trầy xước, cái vệt trên tường chỗ tấm ván đầu giường ép vào. Ngày xưa khi tưới nước khóm phong lữ mỗi sáng Kal mặc áo khoác dài, chân anh thò ra dưới áo như một con chim đang lội. Tôi đoán bây giờ anh vẫn còn làm vậy. Hắn sẽ lặn sang Ấn Độ và cưới cô nào đó hắn chưa từng gặp, rồi lúc đó em ra làm sao? Cee từng nói vậy, tay chống nạnh. Tôi sẽ đảo mắt, tố chị phân biệt chủng tộc. Và mặc dù không muốn, mỗi lần chị ấy nhắc tới chuyện đó là một phần trong tôi lại rùng mình kinh hãi. Tôi đứng dậy duỗi hai tay quá đầu. Tôi định bước ngang qua lối cầu thang, nhưng lại đổi ý rẽ vào, bước lên, bởi sao lại không chứ? Có hại gì. Tôi lướt ngón tay dọc những bức tường ốp. Đôi chân tôi để lại những dấu ướt át trên nền bê-tông, nhưng anh sẽ không để ý. Có một tấm thảm mới ngoài cửa của anh, sọc cầu vồng nhã nhặn. Anh chẳng bao giờ tự mình mua thảm cửa. Nhưng cái nhãn tôi làm – Vui lòng không phát thư quảng cáo – vẫn còn dán vào hộp thư, dòng chữ xanh dương viết bằng bút dạ bắt đầu phai. Chắc chắn là cô bạn gái mới hoặc người vợ nào cũng sẽ gỡ nó xuống. Không có chuông cửa, chỉ một cái vòng gõ cửa bằng đồng rẻ tiền được dập hình tựa con cáo. Tôi với tay gõ đầu nó rồi xoay đi và chạy xuống cầu thang ra đường trước khi kịp làm điều gì ngốc nghếch. https://thuviensach.vn 6 Mười thứ tôi có 1. Một cuộn chỉ tròn xoay đủ màu. 2. Một con dao nhíp nhỏ, lưỡi đã gần cùn. 3. Nhẫn cưới của mẹ tôi - tôi xỏ nó vào dây chuyền đeo trên cổ. 4. Một cái áo khoác chống thấm. 5. Một cái quần nhung kẻ màu nâu, hơi ngắn quá. 6. Một áo sơ-mi xanh dương nhạt. 7. Một đôi giày da nâu gần vừa chân. Đế chiếc bên trái thủng một lỗ. 8. Mười một bảng, ba mươi sáu xu. 9. Một cái túi nhựa trắng. 10. Một bức tranh tôi vẽ người ấy nhiều năm về trước. https://thuviensach.vn Trong những ngày như hôm nay bố cần phải di chuyển liên tục. Bố băng sang bờ kia bán đảo, qua những khối chung cư có ban công sơn màu sáng, qua những con đường thênh thang trống vắng, qua dãy biển quảng cáo bất tận, đến tận nơi khói phụt từ những cái máy kết quyện lại và không khí đắng nghét mùi đường cháy. Bố muốn đưa con đến đây. Ta có thể ngồi tâm tình với nhau trong một trong những cái ống bê tông phủ sơn graffiti này. Có lẽ bố sẽ kể với con hồi bố mười tuổi, bố tìm thấy chai sơn xịt màu cam còn vừa đủ sơn để vẽ những chữ cái đầu tên mình lên bức tường trong công viên gần nhà. D.W. Chữ W móc vào trong chữ D. Nó ở nguyên đó nhiều tháng, mỗi lần bố đi ngang lại thấy xao xuyến. • • • Bố lo cho con. Bố lo con chẳng an vui, bố lo con đói khát, bố lo con đau bệnh. Bố lo con chẳng ở trong thành phố này. Bố lo con ở đây nhưng lại không thích. Bố lo rằng con đã chết. • • • Bố bước tiếp vào nội khu Greenwich, tìm thấy một cái khăn choàng màu hoa tử đinh hương kẹt dưới hàng rào gần Cao đẳng Hải quân Hoàng gia. Khi vuốt phẳng nó ra, bố thấy giữa khăn bị có đường chạy chỉ. Ở khu quảng trường nhộn nhịp gần Cutty Sark, bố nhặt được thêm chốt cài hoa tai bằng bạc. Rồi có một gã bỏ nửa miếng bánh kẹp ăn dở vào một thùng màu đen. Bò với hành tây. Vẫn còn âm ấm. Khi cắn miếng bánh, bố cố không nghĩ tới cảnh mẹ mình đỏ ửng mặt trong bếp, nhìn trân trối vào cái bánh chưa bao giờ như ý, bất kể bà thử làm đi làm lại bao nhiêu lần chăng nữa. https://thuviensach.vn Ở góc ngã tư đường Evelyn với đường New King, bố tìm được một sợi dây giày xám nham nhở, một đầu dây vẫn nén chặt trong mẩu nhựa bọc. Nó làm bố nhớ thời đi học mặc quần ngắn, bắp chân bị lạnh. Ở Roterhithe, bố bước dọc con đường dài yên ắng uốn theo dòng sông. Những toà nhà bên phải có tầm nhìn ra sông day lưng về con đường. Phía đối diện có cờ thánh George và những tấm khăn nhỏ vắt trên cửa sổ. Có lẽ con ở sát bờ sông. Bố tưởng tượng con kiếm được công việc buộc phải mặc com-lê khi đến sở làm. Bố gắng hình dung ra con, cũng thấp bé giống người ấy, cũng tóc đỏ, gót giày gõ bước trên vỉa hè. Một cái váy vừa vặn, áo cotton tinh tươm những nếp là khéo. Hình ảnh của con chập chờn rồi mờ đi, bố chẳng thể thấy mặt con. Bố không nhớ lần mua bộ com-lê sau cùng là khi nào nữa, nhưng vẫn có thể mường tượng vẻ to lớn của nó khi treo trên cái móc nhựa trên thanh treo đồ trong góc phòng mình. Bố nhớ cảm giác áo ôm quanh vai, nhớ, sức nặng của áo khoác, và dây thắt lưng bố đã phải bắt đầu dùng để giữ cho quần khỏi tụt. Bố nhớ lúc cắt bỏ bộ đó. Nếu khi ấy kéo bén hơn, hẳn bố càng hả dạ. Dưới băng ghế trong một quảng trường nhỏ xíu lát đá cuội, ánh sáng lẻn qua kẽ lá chờn vờn trên da, bố thấy một cái kẹp tóc màu vàng kim của trẻ con. Cái đó gọi như vậy phải không nhỉ? Kẹp tóc? Thi thoảng, bố lo mình rồi sẽ quên mất tên gọi của quá nhiều thứ. Bố ngẫm nghĩ xem có nên tạo một chuỗi từ để mà lặp đi lặp lại trong đầu cho khỏi quên không. Bố không làm thế vì sợ con quay mặt tránh một ông già điên cứ lải nhải những lời vô nghĩa một mình. Như thế thì còn tệ hơn chuyện quên từ ngữ. Đôi khi, cầm nắm một vật gì đó khiến tay ta trông như tay người lạ. Cái kẹp tóc ấy mà, rồi con sẽ thấy thôi, hai thanh kẹp của nó thực ra là một mẩu kim loại gập lại, chỗ gập đính một cái hoa bé tí với năm cánh vàng kim, nhụy bằng nhựa màu đỏ. Bố nhón lấy nó bằng ngón trỏ và ngón cái, nhận ra làn da mình sờn cũ, già nua và chai sạn nhường nào. Bố nhận ra bụi cáu vào những kẽ tay. Móng tay thì dày cộp, vàng úa, da quanh móng bị gặm tưa ra đau rát - một thói quen từ thời thơ ấu. https://thuviensach.vn Giá mà cái khăn màu vàng kim còn kẹp tóc màu hoa tử đinh hương thì hay quá nhưng đâu thể mong lúc nào cũng được như ý. Bố đặt chúng trên gờ vỉa hè, góc đường Mill. Bố trải phẳng cái khăn choàng, cuộn sợi dây giày thành vòng tròn, rồi đặt cái chốt cài hoa tai cùng cái kẹp tóc vào giữa. • • • Chắc con không biết, bố làm thế này cũng một dạo rồi. Không lâu bằng tuổi đời của con đâu, quả có thế. Có một thời gian dài, nói thật ra là gần như suốt cuộc đời con, bố gói hết những gì bố biết về con, khoá chặt cùng những thứ còn lại mà vì nhiều nguyên cớ, bố đã quyết quên đi mà sống. Bố tưởng tượng trong đầu mình có một hầm mộ, một mê cung với những hành lang tối tăm, ký ức phân rã trong tầng tầng lớp lớp những bình tro cốt bằng đá niêm kín mít. Lần đầu bố biết về con là lúc bố hai mươi bảy tuổi. Có thể chuyện đã thành ra tốt đẹp hơn, bố muốn vậy chứ, nhưng mẹ con kiên quyết lắm, bố không biết nói sao cho mẹ con đổi ý. Thế là bố bỏ London, thất thểu đi Leeds, gắng giả vờ mình chưa bao giờ yêu mẹ con cả. Bố làm tài xế xe phát bưu phẩm. Bố dạo bước quanh thành phố, nghĩ về đá vôi với gạch. Có đêm bố còn ngủ trên băng ghế trong công viên Roundhay, chẳng ai phiền. Bố gặp một nhóm hoạ sĩ vừa tốt nghiệp. Cả nhóm hút cần sa, thức cả đêm. Bố kết thân với một người trong số họ: Melissa, tóc ngắn hơn tóc bố, mỗi tai bấm một hàng bông tai bé tí. Cuộc tình ấy không có hậu. Trọn thời gian mà con lớn lên, bố phải làm việc cật lực để khỏi nghĩ ngợi về vụ đó. Rồi tới vụ bung bét ông nội con gây ra. Mùa đông đó bố sống ở Preston. Đường sá ướt nhem. Cây cối trơ trụi. Bà nội con cứ ngậm thin thít, đến nỗi bố nghĩ bà sẽ nghiến nát hết cả răng mất. Sau đận ấy bố đâm ra lạc lối. • • • https://thuviensach.vn Mà thôi đừng nghe bố càu nhàu làm chi. Bố không được làm con chán. Bố từng gặp một người theo đạo Phật. Ông ấy nhắm mắt ngồi thiền trên bục cỏ tam giác chỗ đường Stamford giao với đường Blackfriar. Ông bảo bố, chính là đây. Tại đây, lúc này, anh và tôi, những dòng xe này: đây chính là hiện hữu. Đây là thời khắc duy nhất, nơi chốn duy nhất ta phải tạo những thay đổi cần thiết trong đời. Bố muốn nói là bố chấp nhận ý tưởng đó. Nhưng bố không. Khung cảnh đó còn trở lại trong đầu bố - những đốm đồi mồi trên cái đầu trọc, ánh xanh dương nhợt nhạt trong mắt ông như màu biển phản chiếu những đám mây đầy ứ nước mưa. Tại đây, lúc này. Tất cả là đây. • • • Cầu Tower bị tách làm hai, nhổng lên trời. Những chiếc ô tô nối đuôi nhau lùi trở lại đường Druid. Tài xế nóng ruột gõ vào tay lái. Khách du lịch nhìn nhau hân hoan, họ chụp ảnh bạn bè đang chỉ tay vào mạn con tàu trắng đồ sộ và cây cầu gãy kì lạ. Bố bắt được một làn khói thuốc toả ra từ trong một chiếc xe hơi. Bố hỏi xin, người đàn ông ngần ngừ đưa cho bố một điếu, mắt thoáng hiện tia sợ hãi. Hắn châm lửa trước khi đưa bố. Bố hít lấy màu xám nguội. Bố thấy thuốc lá làm dịu người. Cũng hại lắm, bà bác sĩ bảo vậy. Bố nhún vai, đáp không chết vì cái này cũng vì cái khác thôi. Đúng mà, ngoại trừ chuyện bố chưa sẵn sàng ra đi. Cây cầu hạ xuống khớp thành đường thẳng. Một đám người đi mô-tô tụ gần thanh chắn rồ máy. Thành phố lại bò về trạng thái hoạt động. Sau khi bỏ việc ở phòng tranh, Bố bắt đầu lái taxi. Không phải loại đặc biệt được tự do đậu hay chạy rà tìm khách không đặt trước qua tổng đài đâu (black cab). Xe của bố có ghế ngồi cũ kĩ màu xanh dương, cái lẫy khoá cốp sau thì hay phản chủ. Trên bảng đồng hồ có lắp máy bộ đàm, dây nối xoắn lại như cáp điện thoại. Một giọng nói không rõ mặt người liến thoắng báo chỗ rước và nơi đến của khách. https://thuviensach.vn Bố chạy ban đêm. Đường sá thoáng hẳn, tiền kiếm khá hơn, nhưng phần đông hành khách cũng dở người dở ngợm hơn. Bố đi tìm con, sục sạo khắp thành phố, xa thì Heathrow, tới tận Golders Green, ngang qua Westway; từng phút từng giây đều căng mắt mà tìm. Bố quan sát khách ngồi sau xe, những mảng gương mặt của họ phản chiếu trong kính hậu. Những câu chuyện của họ an ủi bố: nào là bạn học thất lạc đã lâu lại ngồi cùng toa xe điện ngầm, nào là đồng nghiệp trước đây tái ngộ ở quán ăn ngoại ô. Hành khách bảo rằng London là một thành phố đầy ngạc nhiên: cư dân đông hàng triệu vậy mà người quen cứ bổ sầm vào nhau. Bố chờ đến khi đám đông hai đầu cầu tan hẳn. Đi được nửa cầu, bố dừng lại, tựa người vào lan can, chúc đầu xuống dòng nước. Nói rằng bố chưa từng nghĩ đến chuyện tự vẫn là dối lòng: bước khỏi vỉa hè đâm vào xe tải, nằm trần truồng trong tuyết giá, ngồi chênh vênh giây lát trên thành cầu, thâu thế giới vào mình lần cuối trước khi buông xuôi. Nhưng ý nghĩ về con luôn hiện diện. Bố nhìn dòng nước lững lờ trôi qua bên dưới. Có lần ông nội con đưa bố đi câu cá. Bố không nói chắc được là câu ở đâu, hồi nào. Chỉ nhớ là nắng gắt tới mức gò má bỏng rát, bố vẫn chưa cao hơn ông, hai bố con ăn bánh sandwich kẹp cá mòi hiệu Tupperware lon màu vàng, bố câu được mỗi một con cá bé tẹo so với năm con của ông, và đó là lần duy nhất ông giả bộ không thất vọng về bố. Bên đại lộ Whitechapel, có mấy người đang tháo tấm che các quầy hàng ráp bằng những tấm kim loại. Họ xếp tư những tấm phủ màu trắng và xanh, chất đống thùng móp méo vào mấy chiếc xe tải trắng đậu nửa trong nửa ngoài vỉa hè, đèn báo dừng nhấp nháy màu cam. Bố nhặt một trái táo với hai trái chuối thâm. Bố tìm được một cái găng tay, đường khâu giữa ngón trỏ với ngón cái đã tưa. Một cây viết màu bạc rơi ngoài thư viện. Bố tách một miếng vỏ nâu hạt dẻ khỏi thân cây. Nửa cái bìa thư bị xé, chữ đề màu đen trên nền giấy nâu sẫm. Bố băng ngang đường Vallance, chỗ gần toà nhà bê tông màu nâu phủ bạt màu xanh lục, rồi vào công viên. Ở khoảng sân hình tròn giữa công viên, bố https://thuviensach.vn chọn một băng ghế trông ra đường Derbyshire, xa hơn là đường Bethnal Green, xa hơn nữa là khu Hackney và con kênh. Bố đặt găng tay xuống ghế, lấy cây viết dằn bìa thư, bẻ miếng vỏ cây làm hai rồi đặt lên miếng da xanh lục. Bố ngồi cạnh nó. Bố sẽ mua cho con một tách trà, ở quán nào đó có ly tách đẹp và chén đường bày trên bàn, bố con mình ngồi đối diện nhau, rồi bố sẽ kể hết cho con nghe. • • • Tới lúc phải đi rồi. Bố để cái găng tay lại trên băng, thả bước về khu Hackney. Ở lối vào công viên London Fields, cuối dãy cửa hiệu, con đường phình rộng ra như cửa sông, có một khoảng vuông vỉa hè cạnh bức tường thấp với hai băng ghế gỗ. Gần mấy cái ghế có ba cây: hai cây nhỏ thân mảnh mai và một cây tiêu huyền thân to, cành lá um tùm. Trên một trong hai cây nhỏ, chỗ chạc cây chia thân cây ra làm hai, bố thấy một bức tượng phật bằng đất nung cao chừng hai mươi lăm phân. Trên cây tiêu huyền, giữa cành lá bố thoáng thấy một cái đồng hồ đã hết pin. Bố biết vậy vì đứng nhìn mãi mà kim không nhảy. Bố áng áng nó chạy sớm chừng năm tiếng, hoặc trễ chừng bảy tiếng. Bố tưởng tượng con đi qua nơi này vào chính lúc mà nó chỉ đúng giờ. Tôi ngồi trên một trong hai băng ghế, nhìn cái đồng hồ, tự hỏi có ai như mình, để lại những thông điệp khắp thành phố, hi vọng ai đó sẽ hiểu ra. Tôi tư lự không hiểu cái đồng hồ cùng bức tượng phật màu cam có cặp má căng tròn là nghĩa làm sao. Khi đứng dậy, tôi tìm được mảnh vỏ sò giữa những thứ linh tinh khác trên nền đất dưới băng ghế. Tôi rà ngón tay lên lòng vỏ tuyệt đẹp, trắng ngọc ngà. Sau đó việc tìm những thứ có màu phù hợp khác dễ dàng thôi - một túi nhựa ánh xanh, một cái bật lửa màu lục, một chiếc vớ trẻ con màu kem dính bụi, một đoạn dây điện xám than, một cái cột tóc nâu hạt dẻ. https://thuviensach.vn Tôi hình dung cảnh bố mình đứng bên cửa sổ căn phòng ông dùng làm phòng làm việc khi xưa, cứ như ông là một nhà quý tộc có hẳn một cái thư viện, tiếc là cái cửa sổ bằng nhựa PVC rẻ tiền làm lộ tẩy là không phải thế. Ông nói, “Tao đúng là bó tay với mày đấy, Daniel.” Khi ấy tôi hai mươi hai tuổi, lại vừa mất việc. “Mày phải lo tạo sự nghiệp nuôi thân chứ Daniel,” ông cằn nhằn cử nhử. “Mày phải có nền tảng vững vàng. Mày phải đủ sức nuôi thân, nuôi gia đình.” Ông đạo đức giả hết sức, tôi nói câu đó với mẹ khi bà nhìn thấy ông ói ra đầy thảm cũng chính trong căn phòng ấy, da thì trắng bệch ra như đống hoá đơn trên bàn. Bà nhìn tôi như thể tôi vừa tát bà. Những đám mây tích nước trở nên nặng nề. Mây ném bóng râm xuống những nẻo đường. Tôi ngửi được mùi mưa. Tối nay ở nhà tạm trú Thiên Sứ có chỗ ngủ, tôi nên xoay xở tới đó trước khi mưa nặng hạt. Tôi xé một vuông nhỏ từ cái túi nhựa, dẫm cái bật lửa cho nát ra rồi chọn một mảnh vỡ tam giác màu xanh lục. Tôi rút một đoạn len từ cái vớ, quấn chặt đoạn dây điện thành cuộn, rồi cột cái cột tóc nhiều lần tới khi nó thành một viên tròn căng màu nâu. Mỗi màu nằm gọn ghẽ trong lòng vỏ sò trắng ngọc. Tôi trở lại khoảnh vuông vỉa hè ở cuối đường, tới chỗ cái cây thứ ba có thân tách làm hai. Tôi đặt cái vỏ sò đựng các thứ cho cân giữa hai nhánh, khép lại một khoảng không gian bé tẹo hình tam giác. Nó sẽ hứng nước khi mưa xuống. Có lẽ khi đi bộ về nhà ngang đây, con sẽ nhìn lên và thấy nó. https://thuviensach.vn 7 Mười lý do tôi ghét chị (Cee) 1. Gạch ốp phòng tắm của chị có hình cá heo. 2. Nếu chị tham dự chương trình Tôi mang theo đĩa nhạc nào khi lạc trên hoang đảo, chị sẽ chọn bản I want to know what love is của nhóm Foreigner làm bài nhạc không thể thiếu. 3. Tên mấy đứa con trai của chị có cùng chữ cái đầu. 4. Khi xưa tôi hỏi chị về mẹ, chị nhìn tôi vừa thương hại vừa tự mãn kinh khủng, rốt cuộc tôi chẳng nghe nổi chị kể cái gì. 5. Chị mua trứng về, lấy ra khỏi khay, rồi bỏ chúng vào trong một cái tô sứ hình con gà trên nóc tủ lạnh. 6. Khi xưa chị từng dọa tôi là nhà có ma. 7. Chị làm tôi cảm thấy mình làm sai gì đó. 8. Chị đọc tờ lá cải Daily Mail. Thế nên cũng dễ hiểu chị nghĩ gì về chuyện tôi với anh Kal. 9. Chị nghĩ tôi là đứa dở hơi. 10. Mà nói tôi ghét chị có lẽ cũng hơi quá. Tôi nhớ chị đọc truyện cho tôi nghe những lúc tôi bị cảm lạnh hay đau bụng. Chị chịu khó nhại đủ giọng, làm mặt hề để chọc tôi cười. https://thuviensach.vn Có tiếng chuông điện thánh thót vang lên, ít chói hơn tiếng chuông gọi người giúp của bố, nhưng dù sao nghe tiếng là tôi đi ra cửa. Đi nửa đường ra sảnh tôi mới nhận ra bố đang reng chuông từ trên lầu. Tim đập thình thịch, tôi lao đi. Khi vào tới phòng, tôi thấy ông đang mở mắt, ngồi tựa vào đầu giường, gối chêm sau lưng. “À, Alice,” ông thốt lên, như thể không mong đợi người chạy lên là tôi. “Sao vậy bố?” “Chà, bố chưa... ngỏm đâu.” Ông gượng cười. “Bố muốn... nói chuyện... với Matilda và Cecilia.” “Con làm được mà.” Ông nhìn tôi như nhìn một đứa trẻ nhóc không hiểu chuyện. “Nói con biết bố cần gì đi, con làm cho.” Ông lắc đầu. “Bố chỉ... cần nói vài chuyện với các chị của con.” “Chị Tilly đang ở siêu thị.” Bà chị cả của tôi đã nấu nướng ê hề các thứ. Tủ lạnh chất đầy đồ hộp Tupperware, nào là súp, thịt nêm ớt, trứng tráng thịt, cơm Ý, mấy cái khay nướng cũ rệu đầy tú ụ bánh qui, bánh qui bơ chanh, bánh nướng xốp. Đâu cần phải mua gì nữa, nhưng khi tôi nói vậy, chị buồn xo, nên tôi để chị tùy ý. “Còn chị Cee đang ở chỗ làm. Chị sẽ qua sau,” tôi nói. “Thôi được rồi... để... sau vậy.” Tôi đứng cạnh cái trường kỷ hẹp, lớp vải bọc đã sờn có hoạ tiết bông hồng. “Bố, con không hiểu.” Ông lắc đầu lần nữa. Tuyển tập thơ Seamus Heaney nằm chếch trên bàn cạnh giường. Tôi đọc những bài tôi thích cho ông nghe: Bán đảo, Lời người đi câu nói với cá hồi, Đất lầy[1]. Bố không thích thơ mấy nên có lẽ nghe không hợp, dù vậy ông không phản đối. “Bố muốn con đọc bố nghe không?” “Bố thèm... hút... một điếu,” ông nói. “Bố à.” https://thuviensach.vn “Con y hệt mấy đứa chị. Lúc nào... cũng... xét nét.” Không phải thế. Tôi ngồi yên. “Giờ hút thì... có sao... đâu nào?” ông bảo. Tôi về phòng mình lấy thuốc lá. “Mở cửa... thì tốt hơn,” ông nói. “Không thì... có chuyện đó.” Ông nhếch cười, nhưng tôi cười đáp lại không nổi. Tôi châm một điếu cho ông, lấy cái gạt tàn qua từ trên bàn cạnh trường kỷ. Ông rít một hơi run run, rồi ho. Tôi ngồi nhìn ông, xoay chiếc nhẫn ngón giữa vòng vòng. Ông bắt gặp ánh nhìn của tôi. • • • “Để bố... hút cho đã, Alice. Làm một điếu... với bố đi.” Tôi nhớ những đợt chị Cee bắt ông bỏ thuốc. Chị cắt những bài báo có hình cặp phổi nám đen. Chị thút thít cạnh bàn ăn. Chị cuỗm thuốc lá của ông, cắt tan nát. Có lẽ đó là lý do tôi tập hút - để làm thân với ông. Tôi lắc một điếu ra khỏi gói, châm hút. Ông hút nửa điếu rồi bỏ vào gạt tàn. Tôi dụi tắt giúp ông, rít một hơi nữa rồi cũng dụi đi. “Con dự tính... làm... gì?” ông hỏi. “Làm gì là làm gì ạ?” “Thì công chuyện. Con quay lại...Malaysia à?” “Mông Cổ chứ. Con không biết nữa. Con sẽ quyết định khi...” tôi ấn ngón tay lên môi. “Bố ơi, bố không biết mình bị bệnh hay sao? Ý con là phải lâu lắm nó mới tới mức này, phải không?” “Đừng cắn... móng tay, Alice à.” Tôi luồn đôi tay xuống dưới chân, “bố là bác sĩ mà.” “Bố cần... nằm nghỉ...” Ông gượng người dưới chăn, cố đặt mình xuống. https://thuviensach.vn “Khoan, để con đỡ bố.” Ông mỏng manh, nhẹ tênh như một đứa trẻ. Tôi choàng tay quanh ngực rồi đỡ lưng ông xuống. Chẳng phải tốn sức gì hết. Tôi ngồi lại cạnh giường, nhìn đăm đăm vào hình vẽ cái đe bằng mực viết trên mặt bìa tập thơ. Tôi lắng tìm tiếng chim hót, nhưng chẳng có, chỉ có tiếng bố thở thật khó nhọc. “Bố nhớ mấy viên kẹo chuột bạc hà hồi đó bố mua cho con không?” Tôi hỏi. “Lâu lắm rồi con không ăn viên nào.” Ông nắm tay tôi. Tôi để ý nhìn ngón tay cái vàng vọt của ông gõ lên kẽ ngón cái với ngón trỏ của mình. “Bố dặn dò con chuyện gì?” Tôi hỏi. Ngón tay ông ngừng gõ. “Để bố nói với Cee và Tilly sau.” “Con... làm bố... nhớ mẹ của con,” ông nói. Ông rất hiếm khi đả động tới mẹ. Tôi không biết nói gì. “Mái tóc... con... hai chị của con cứ... ganh tị suốt,” ông tiếp. Hồi tôi mười bảy tuổi, dịp trường cho nghỉ, tôi cạo đầu trọc lốc. Tôi đứng trong phòng tắm, bồn rửa đầy óng những lọn tóc nâu vàng, tôi chăm chú nhìn da đầu xanh xanh và hình dáng hộp sọ lạ lẫm trong gương. Tôi tự nhủ, thế này cho họ biết tay. Tôi không thể nhớ chính xác mình khi đó làm thế để chứng tỏ cái gì. Chỉ có bố với tôi ở nhà, rồi tôi xuống ăn tối, chực cãi một trận. Ông chỉ hơi nhướng mày nhìn tôi rồi làm như chẳng có gì xảy ra. “Mẹ là người thế nào?” Tôi hỏi, cố làm ra điệu không quá thiết tha. Ông nhìn lên trần nhà. Không biết ông nghe thấy câu hỏi không. Mẹ chết lúc tôi bốn tuổi. Theo lý thì khi ấy mẹ lái xe đến rước tôi sau khi tan lớp ba lê. Tôi nhớ mình đứng chờ trong sảnh nhà thờ, cầm cái cặp màu hồng - mặt trước cặp thêu hình nữ diễn viên ba-lê, nghe tiếng nhạc và tiếng bàn chân các bạn gái tập trên sàn gỗ lớp kế bên. Rồi mọi thứ mờ đi, trừ gương mặt bố tái nhợt, sợ hãi - ông nhìn tôi cứ như không biết tôi là ai. Con bé tập ba-lê chung tên Ella Summers nói với tôi là mẹ bị chôn xuống đất với giòi trong một cái thùng đen ngòm đóng đinh, và tôi sẽ không bao giờ gặp mẹ được nữa. Tôi khóc ầm lên, bịt chặt tai lại, nói với Ella Summers https://thuviensach.vn là tôi ghét nó, nhưng tôi biết là nó nói thật, vì vẻ ngạo nghễ trong mắt nó tan đi. Mấy tuần sau đó tôi cứ bị ác mộng. Hai chị Tilly và Cee thay phiên bồng tôi vào giường các chị, ôm lấy thân thể run rẩy, thì thào lời dỗ dành bên mái đầu ướt đẫm mồ hôi của tôi, cho tới khi tôi lại lịm vào giấc ngủ. Suỵt, đừng làm bố buồn. Suỵt, mẹ không sao đâu. Không phải tại em đâu, không ai nghĩ là tại em cả. “Bố ơi? Con hỏi bố về mẹ kìa.” “Khó tính,” ông đáp. “Mẹ con... khó tính.” Giống tôi. “Có lẽ... bố có điều... không phải.” Ông nhăn mặt, “bố có hứa... với mẹ con là... thương con... y như trước...Alice à.” Đôi mắt ông chợt nhắm lại, miệng trễ ra. Tôi đâm hoảng. Làm sao mà biết được là... Rồi tôi thấy tấm ga nhô lên một tí, xong lại sụp xuống. Tôi muốn lay ông dậy. Tôi đặt tay mình lên vai ông, nhưng ông gầy gò, bải hoải như thế, tôi không nỡ. Tôi ngồi nán chút nữa, rồi đóng cửa sổ, gom cái gạt tàn với hai điếu thuốc hút dở, xong ra khỏi phòng. • • • Nhà bố tôi không phải nhỏ, có nhiều phòng để mà tha thẩn và về ở hẳn. Nhưng hình như tôi không ở yên một chỗ được. Tôi cầm tờ báo của chị Tilly lên, lật lật, rồi đặt xuống. Tôi bắt đầu rửa chén, được nửa chừng thì đâm chán. Cô Margaret vừa tới là tôi quơ chùm chìa khoá của bố, mang đôi dép xỏ ngón vào, nguệch vội vài dòng cho chị Tilly. Lúc chờ băng qua đường East Heath, tôi nghĩ nghĩ hay là giơ tay vẫy chiếc taxi kế tiếp. Chạy thẳng tới sân bay Heathrow, tìm một quầy vé, nhờ người bán vé chọn cho một điểm đến. Tôi tưởng tượng khung cảnh tấp nập ở sân bay, thời gian chờ chuyến, rồi xuống thang máy bay, đi vào mùi hương của một đất nước mới, niềm phấn khích dâng lên trong lòng. Hộ chiếu của mình để ở nhà rồi, tôi tự nhủ. Bố mình đang bệnh. Tôi băng qua đường, qua bãi đậu xe vào công viên Heath. Tôi bước đi dọc lối giữa hai cái hồ, rồi hướng về rặng cây. Một ông https://thuviensach.vn già mặc áo khoác chống thấm màu đỏ, mang ủng da đi trước tôi. Tôi rẽ phải, men theo một lối hẹp không rải nhựa bởi nhìn ông tôi không chịu nổi. Tôi bỏ đôi dép ra, nghe những viên đá mi đâm vào da mình. Vậy lại tốt hơn khóc lóc. Tôi rảo bước, chân sấn sổ trên mặt đất. Trên đỉnh đồi Nghị Viện (Parliment Hill), ba phụ nữ mặc quần áo tập đứng gần bảng chỉ hướng. Một người đàn ông mặc đồ đen đang xếp cất một con diều rất to màu cam. Một anh chàng khác mái tóc bờm xờm, nằm trên cỏ dùng tay che mắt cho khỏi nắng. Có chừng tám người nữa, vài con chó ngửi nhau, một đứa bé mặc bộ áo liền quần xanh lục được giữ trong xe nôi. Tôi ngồi xuống một trong những cái ghế băng đậu trên sườn dốc thu cả thành phố vào tầm mắt, co chân lên ngực, nhìn London. Hàng triệu ô kính cửa sổ phản chiếu ánh mặt trời. Tôi nhận ra chỗ nhà thờ Thánh Paul, toà nhà Gherkin, khu Canary Wharf. Khi đi du lịch, tôi luôn nói mình là dân London, nhưng chưa bao giờ thực sự cảm thấy như vậy. Tôi đưa anh Kal ra đây sau bữa cơm trưa Chủ nhật đầu tiên về ở cùng nhau. Chúng tôi ngồi đây, có lẽ ngay trên cái ghế này, cố tìm căn hộ của anh giữa những toà nhà trùng điệp. “Nhà em coi bộ dễ chịu mà, anh không hiểu sao em lo dữ vậy,” anh nói. Tôi không đáp rằng em lo vì chị Cee nghĩ anh là một tên khủng bố, vì bố em cứ nghĩ anh sẽ tống em tới Ấn Độ rồi nhốt em trong nhà bếp, bởi họ đều không hiểu chuyện mình. Tôi chỉ nhún vai cười, rồi nói tôi mong được gặp nhà anh. Tới lúc ấy, tôi vẫn chưa hình dung được cuộc tình rồi sẽ đến đâu. Tôi lấy điện thoại ra khỏi túi, cuộn xuống tìm Kal - số di động, số ở chỗ làm, số nhà anh. Có một cái điện thoại ở hành lang trong căn hộ của anh. Tôi tưởng tượng nó reng lên, rồi một phụ nữ chân trần bước lại. Anh từng sơn móng chân cho tôi, mỗi móng một màu. Có lẽ bây giờ chưa muộn. Có lẽ hai đứa còn tìm được cách gì đó. Tôi giữ ngón tay trên nút gọi và trông ra London, nhưng tôi không bấm. Cuộc tình này với tôi đã chấm dứt, còn gì nữa đâu mà tơ tưởng. Tôi biết vậy. • • • https://thuviensach.vn Khi tôi về tới, nhà thơm mùi hành tây, cà chua, thịt bò. Món spaghetti bolognese. Bố thích món spaghetti bolognese của chị Tilly. Tôi thấy chảo mì và chảo nước sốt trên bàn bếp, nhưng không thấy hai bà chị đâu. Tôi tưởng ba người tụ lại nói chuyện trên lầu, nhưng lúc tôi lên tới thì chỉ có bố với chị Tilly. Cửa mở. Chị Tilly đang ngồi trên ghế cạnh giường ông, đĩa spaghetti trên đùi. • • • “Một chút thôi mà bố? Con xắt mọi thứ nhỏ hết sức cho bố đó,” chị nói. Ông lắc đầu. “Nhưng bố thích món này mà, không phải sao?” Mắt bố liếc nhìn tôi và chị Tilly xoay lại. Gương mặt hai người có vẻ tội lỗi sao đó. “Bố không chịu ăn,” chị Tilly nói. “Bố gầy nhom à.” “Đừng nhặng nào, Matilda.” Ông ho nghe cành cạch, tiếng ho khiến tim tôi đau nhói. “Chị Cee đâu rồi?” Tôi hỏi. “Nó về nhà rồi. Nó mang qua cái này.” Tilly giơ ra một chai nhỏ có đầu xịt. “Nước miếng nhân tạo đó.” Tôi khoanh tay lại. “Bố nói chuyện bố muốn bàn với hai chị rồi chứ, bố?” “Alice, chân cẳng em sao vậy?” Tilly hỏi. Tôi nhìn xuống. Đôi bàn chân lấm đất, có lẽ cả vết máu khô, khó mà phân biệt được. “Giày đâu em không mang?” chị lại hỏi. Bố nhìn như thấu hết tâm can tôi. Tôi lại thấy mình mới lên năm. “Dưới lầu có nhiều đồ ăn lắm,” chị Tilly nói. “Em xuống ăn chút đi nhé? Một phút nữa chị xuống liền.” Khi tôi đi khỏi chị nói với theo, “Chắc em hâm lại chút.” https://thuviensach.vn Tôi vào phòng tắm, khoá cửa rồi xả nước nóng vào bồn rửa. Nước sậm đen khi tôi dùng bàn tay chà nhẹ chân phải. Tôi phải gắng gượng ngăn mình khóc. Không phải tại đau. Nào có đau gì. Tôi rửa bàn chân trái trong chậu nước mới xả, rồi đi chân ướt xuống lầu. Mì spaghetti đã vón lại. Tôi lấy một ít vào tô, múc nước sốt chan lên. Chị Tilly xuống tới. Chị đùa phần ăn dở của bố vào thùng rác, liếc nhìn đôi chân trần của tôi. “Trông chị bết quá,” tôi nói. “Bố không chịu ăn gì cả.” “Em không chắc bố ăn nổi. Kìa chị Tilly, em chưa hâm nước sốt.” Chị nhún vai, lấy đồ ăn rồi ngồi đối diện tôi. “Bố nói gì với chị vậy?” Tôi hỏi. “Nói là bố không đói, muốn hút điếu thuốc hơn, chị cứ cằn nhằn hoài.” Vừa nói, chị Tilly vừa nghiêng đầu qua lại. “Ý em là trước đó kìa. Bố có chuyện cần bàn cùng chị với chị Cee.” Tôi để ý thấy chị cố làm ra bộ bình thản. “Chuyện gì mà bố phải nói với chị, chứ không nói được với em?” Chị Tilly xoắn xoắn nĩa vào mì. “Đâu có gì.” “Đừng có lừa em. Chị thì lừa được ai, Tilly.” Mắt chị trừng lên, chị sờ sờ cái mũi. “Sao mấy người lúc nào cũng kín như bưng vậy?” Tôi nghe được tiếng mình nhòe đi như tiếng con nít. “Nói vậy nghe không phải đâu, Alice à.” “Chuyện di chúc của bố à? Em cóc quan tâm chuyện di chúc. Mà phải cái đó không?” Tôi rứt mẩu xước măng rô đầu ngón cái. “Không có gì quan trọng cả.” Chị Tilly nhìn tôi, cũng cái ánh xót xa trong mắt bố mà tôi từng thấy. Tôi muốn hét lên. “Bố già rồi mà, Alice, bố...” Chị bóp mấy đầu ngón tay lại. “Bố đang hấp hối, em ơi. Lúc em ra ngoài thì bác sĩ tới. Ông nói chẳng còn bao lâu nữa. Có thể bất kỳ...” “Thế này chắc em điên quá.” https://thuviensach.vn “Alice ơi, Alice.” Chị Tilly vỗ lên tay tôi. Tôi phớt lờ như không. “Bố thương em mà, Alice,” chị nói. Tôi muốn có anh Kal. Tôi muốn anh xoa bóp gan bàn chân và sơn móng cho tôi. Tôi muốn anh lấy cho tôi chai bia trong tủ lạnh, rồi kể tôi nghe ngày của anh. Tôi thèm vòng tay ôm cổ anh, nương tựa. https://thuviensach.vn 8 Mười lý do tôi ghét bố mình 1. Dối trá. 2. Cờ bạc. 3. Buông xuôi. 4. Làm mẹ tôi đau khổ. 5. Đẻ ra tôi. 6. Tôi thừa hưởng cái mũi của ông. 7. Ông là vừa là kẻ bắt nạt, vừa là kẻ đớn hèn. 8. Có những buổi sáng tôi thức dậy và thấy mọi chuyện đều tại mình cả. 9. Cái kiểu lên lớp nào là phải gây ấn tượng tốt, nào là phải làm một người đàn ông đúng nghĩa. 10. Khó mà tách bạch cảm giác vừa thương vừa ghét ai đó. https://thuviensach.vn Không phải đêm nào tôi cũng ngủ lại ở chỗ tạm trú. Nếu anh tới ngủ thường quá, họ sẽ thử điều chỉnh anh thế này thế nọ. Cũng công bằng thôi, nhưng tôi đã chọn những điều tôi chọn rồi, mà chuyện ấy không phải lúc nào cũng dễ dầu như người ta tưởng. Chỗ trú nằm trong tầng hầm một nhà thờ trên đường Duncan Terrace. Hồi tháng tư, một thanh niên để tóc đuôi ngựa, mang giày cam chỉ tôi chỗ ấy. Cậu ta bảo ở đó có đồ ăn, đôi khi cả bàn chải đánh răng với vớ nữa. Lúc tôi đến, trời đang mưa nặng hạt. Dọc đường Essex, người ta cúi đầu xuống ngực, rùn vai và rảo bước nhanh hơn. Hồi còn nhỏ, tôi thích trời mưa lắm. Tôi thường ngồi cạnh cửa sổ, nhìn mưa rơi giữa những bóng đèn đường. Tôi ngắm những giọt nước đuổi bắt nhau trên mặt kính. Cái ấy luôn khiến mẹ tôi bứt rứt. Bà lo cả nhà bị ướt, cứ như bị nước dính vào là hư hại. Tôi nhớ cảnh bà lăng xăng quanh bố lúc ông đi làm về, gắng phủi nước bám trên vai ông. Ông xua bà đi chỗ khác, giũ áo khoác, rồi để đôi giày giống hai cái vỏ bọ cánh cứng trống hoác nhả nước dơ vào tấm thảm chỗ gần cửa. Giờ tôi cũng lo lắng như bà. Tôi lo về những thứ bị hư rã, về nước mưa ngấm vào xương, mà xương xếu cũng đã già cỗi hơn bình thường. Tôi lo cho bức ảnh để trong túi áo khoác, mặc dù nó được bọc nhựa, mặc dù nó đã tồn tại lâu được đến ngần này. Tôi thích ngủ lại ngay trong nhà thờ hơn, nơi ánh sáng đèn đường rỉ qua tranh kính, những bức tượng đứng nhìn từ trong góc. Nhưng cửa trước nặng trịch, có bản lề như những cái hoa khổng lồ, đã bị khoá. Anh phải biết đi vào đó bằng cách qua cửa hông, vào hành lang, chỗ có Đức Maria trên bệ tường nghiêm mặt nhìn, rồi qua thêm lần cửa, xuống cầu thang. Tầng hầm có tường sơn trắng và sàn lót vải sơn màu be, được ngăn ra bằng những vòm gạch thấp. Nhiều dãy giường xếp kim loại choán phần chính tầng hầm. Những cái giường cao kều, chân lòng khòng, có vẻ bị bỏ rơi. Mép ga trải và chăn thòi ra ngoài khung giường bằng ống. Khu bếp ẩn https://thuviensach.vn vào trong một góc, đó là chỗ duy nhất có cửa sổ - hai mảnh kính hẹp cáu bụi nhòm ra đường. Nơi này có mùi trà túi lọc, sữa mới lên men, và mùi người. Bố không bao giờ muốn con đến một chỗ như vầy. Bố cố tự trấn an rằng con lớn lên trong đủ đầy. Nhưng bố đã gặp những kẻ từng sống vương giả giờ ngủ vật vờ trên phố, nên chẳng có gì bảo đảm được cuộc sống cả. Bố ký tên vào sổ, và dò danh sách tìm con. Khi tâm trạng bố có chút lo lắng băn khoăn thế này, bố nhìn thấy màu sắc trước khi nhận được mặt chữ. Chỉ có một cái tên màu xanh dương băng giá nằm giữa những sắc hoa mộc lan, vàng lem nhem, tía và nâu hạt dẻ; đó không phải tên con. Một nhóm người tụ quanh cái trường kỷ thấp màu đen, đối diện với màn hình tivi nhập nhoè. Tôi nhận ra bà Grace cạnh cái xe đẩy tay của bà nên giơ tay chào. Thường khi bà ngủ ở công viên đối diện khu Smithfields. Bà phàn nàn chỗ đó ồn, nhưng cũng nói mấy người hàng thịt tốt với bà, bà thấy an ổn có họ ở gần đó. Trong xe tay của bà có một bếp ga dã ngoại bé tẹo, một cái xoong bị cháy, với cặp dao nĩa xin được trong một quán ăn. “Tôi cắm trại ông ạ, là một người cắm trại thực thụ,” bà nói với tôi khi chúng tôi lần đầu gặp nhau. Bà kể giấc mơ của bà là được sống ở vùng quê, nói thêm rằng bà muốn nằm ngủ dưới tán cây, nghe tiếng chim hót. Tôi đang không có hứng trò chuyện với ai nên bỏ sang cái ghế dài thứ hai ở góc xa căn phòng. Có bốn tờ báo. Tôi lần lượt đọc từng tờ, nhưng không thấy cái cần tìm. Tôi thấy không khoẻ trong người. Không thể làm bộ mình ổn nữa. Giống như có gì đó kéo trì lấy, làm người tôi đau khắp cả. Nếu tôi chết đi, nào có ai biết được mà cho con hay. Bữa tối có món mì, bông cải xanh với vài miếng gà. Tôi xếp hàng, cười với người nữ phục vụ đang thọc cái muỗng kim loại to tướng vào một cái chảo ngoại cỡ. Tôi ngồi cuối bàn, đầu cúi xuống. Đĩa của tôi có một đường viền xanh dương nhuyễn ở mép. Nó làm tôi nhớ tới những cái đĩa của mẹ ngày trước - mỗi cái có hình một bé trai màu xanh dương cùng một bé gái màu xanh dương nắm tay nhau đứng trên một hòn đảo cũng xanh dương. Có tám cái cả thảy để trong tủ gỗ sậm màu ở phòng ăn. Mỗi chủ nhật bà lại https://thuviensach.vn dùng chổi lông phủi bụi trên đĩa. Hồi còn nhỏ, tôi xin mẹ cho tôi giúp. Nhưng rồi đến khi đủ lớn để đỡ đần, tôi lại đổi ý. Tôi bảo có một mớ đĩa mà chẳng khi nào dùng tới thì thật là ngớ ngẩn, dù tôi hiểu được lời nói ấy khiến bà buồn lòng. Thi thoảng tôi tự hỏi sao bà sống nổi cùng bao chuyện lừa dối của bố tôi. Tôi nghĩ bà không biết thì còn dễ xử, và có lẽ một khi bà nhận ra những chuyện ấy, chúng đã được bện chặt vào lối sống của bà, nên bà cứ tiếp tục như thế thì đơn giản hơn là tháo gỡ chúng ra. • • • “Tôi ngồi chung nhé?” Tôi ngẩng lên nhìn. Anh ta có đôi vai rộng, mái tóc nâu hoa râm bắt đầu hói, gương mặt tròn tái xanh, mắt nâu lục. Mũi anh ta to, lốm đốm đỏ vì rượu. Tôi chẳng nói gì, nhưng anh ta cứ ngồi vào chiếc ghế ngay bên phải tôi. “Mình ăn cùng nhau, thế tốt hơn.” Anh ta quê ở Nga, hay Ba Lan, đâu đó ở hướng đông. “Tôi là Anton.” Anh chìa tay ra. Tên anh là cái tên màu xanh băng trong sổ đăng ký. “Daniel.” Đôi tay anh ta thô ráp vì lam lũ. Lâu rồi tôi chẳng bắt tay ai. Anh ta tọng mì đầy mồm rồi nhai chèm chẹp, miệng hé mở, đầu gật gù. “Làm gì, anh, hôm nay?[2],” anh ta hỏi. Lúc anh ta nói tôi thấy mấy mẩu đồ ăn giữa những kẽ răng của anh. “Bữa nay mày học cái gì?” Cứ đến giờ cơm tối bố lại hỏi câu đó xem tôi có đi học không. Ông cứ nhấn mạnh chữ học làm nó toé màu vàng kim khắp khăn trải bàn. Nếu tôi trả lời không ra đầu ra đũa cho vừa ý ông, tôi sẽ bị tống lên lầu, khỏi ăn tráng miệng. Những đêm ông ra ngoài, mẹ lại gọi tôi xuống cho tôi ăn phần bánh táo nướng đã nguội, bánh bông lan gừng với sữa trứng đông lạnh, hoặc bánh tạc Bakewell. Hẳn lúc đó bà gắng xin lỗi tôi. https://thuviensach.vn Tôi đáp: “Đi bộ thôi.” Anton gật gù, miệng vẫn còn nhai. “Tới những đâu?” Tôi nhún vai. “Lòng vòng ấy mà. Còn anh?” Mặt anh ta sa sầm. “Tui chờ việc cả sáng, bọn nó hông chọn tui.” Anh ta đập nắm tay cái rầm xuống bàn. Ly nước của tôi rung rinh. “Bọn nó chọn những thằng trẻ,” anh ta đáp. “Tui bảo bọn nó là tui khoẻ như trâu, mà bọn nó không nghe.” Anh xọc nĩa vào một miếng gà, cầm vẫy vẫy trước mặt bố. “Không việc, không tiền.” “Vậy nên anh tới đây?” Bố hỏi. “Tui ở đây tại thằng bạn trời đánh hông cho tôi ở nhà hắn.” Hắn nói tui say xỉn, hông tốt.” Bố nhướn mày cảm thông, và cắn một miếng bông cải xanh. Nó được nấu chín thành màu xanh lục mềm sậm, tứa nước ra trong miệng. • • • “Chỉ vì con gái nên tôi mới xỉn chớ,” anh nói. Bố nhai từ từ. Bố không dám mở lời. Anh ta nói, đôi mắt sáng lên: “Con gái tui, đẹp lắm.” Anh gật đầu lia lịa. “Hai tuổi, nó kêu tên tui được rồi.” Anh ta buông nĩa, khoanh tay lại, ngả người ra trên ghế. “Nó kêu ‘Tato, tato’. Tato là cha.” Anh ta chỉ ngón trỏ vào tim. “Con bé giỏi, hả? Tui nói chữ nào nó nói được luôn chữ đó.” • • • Đến mặt con bố còn không biết. Bố không biết con ở đâu cả. Bố đã cố tìm con, con phải tin như thế. Bố đến nhà mẹ con bấm chuông, nhưng chẳng ai ra mở cửa. Rồi khi bố nhìn qua cửa sổ, bố thấy những dấu hằn của đồ đạc https://thuviensach.vn đặt trên thảm trước đó. Bố chờ đợi. Rồi rốt cuộc, bố về, ngồi trong căn hộ nhìn chăm chăm vào cái điện thoại. Những người gọi tới chỉ để bán cho bố thứ này thứ nọ: kính hai lớp, điện, và Chúa trời. Bố nghe những người bán hàng líu ríu chạy hết kịch bản của họ. Lúc họ xong xuôi, có một khoảng yên lặng để bố điền vào, bố hỏi xem họ có biết con bé ở đâu không. Chưa từng có ai biết. • • • “Con bé ổn không?” Tôi hỏi. Anton cau mày. “Con gái anh đó mà. Anh bảo tại con bé nên anh mới say.” Mặt anh ta chùng xuống giống mặt mẹ con ngày xưa. Rồi anh ta cầm nĩa lên ăn tiếp. Tôi cũng ăn. Khi tôi ăn xong, những vết bột từ món mì dây ra khắp đĩa của mình. Tôi nói: “Xin lỗi, tôi không có ý tọc mạch.” “Tọc mạch là gì?” Khi anh ta cau mặt, một vết nhăn hằn vào giữa hai chân mày. Tôi nói: “Nghĩa là xía vào chuyện người khác, nhiều chuyện. Tôi không có ý vậy.” Tôi nghĩ anh ta chắc không hiểu hết. “Mẹ con bé, mụ mất nết. Tiếng Anh gọi là con mụ mất nết, phải không?” Tôi nhún vai. “Tui thương mụ chứ, mẹ con bé, mụ là vợ tui mà, nhưng mụ hông thèm nghe điện thoại. Tui gọi điện chẳng được gì, chỉ có tiếng đổ chuông. Mụ ấy có bồ, tui biết thế. Mụ là đứa dâm đãng, cũng như mọi đàn bà.” Anh ta hắt ra một cái thở dài. “Nhưng con gái tui, Sylwia của tui.” Anh co khuỷu ngón tay dụi mắt trái. Ngón tay anh ta cáu bẩn, hệt như những người khác ở đây. Một chiếc nhẫn vàng mảnh hằn vào thịt ngón áp út của anh. “Có lần kia tui vừa gọi vừa nốc bia, mụ hông cho tôi nói chuyện với Sylwia. Tui cần nói chuyện với con bé, nhưng mụ hông cho.” Anh ta lại dụi mắt. “Rồi mụ đòi tiền. Tôi https://thuviensach.vn bảo mụ là gởi rồi. Mụ đáp nhiêu đó hông đủ, mày ém giữ riêng. Tui cáu. Tui nói mụ cóc hiểu gì cả.” Người phụ nữ trong bếp gọi chúng tôi lại lấy suất thứ hai. Tôi no rồi nhưng vẫn lấy thêm. Anton để cô ấy chất đồ ăn tú ụ lên đĩa như suất trước. Chúng tôi lại bàn ngồi và không nói chuyện tới khi đồ ăn hết nhẵn. “Tôi thì nghĩ chuyện cãi cọ vặt vãnh thôi,” anh ta nói lúc đặt nĩa đánh cách xuống cái đĩa trống không. “Vợ chồng cãi là thường, chớ gì? Nhưng lần sau đó mụ hỏi tui có đang uống bia hông. Tui nói hông có, nhưng mụ bảo Sylwia qua nhà bạn. Rồi lần sau nữa nói Sylwia ngủ. Rồi kế nữa nói nó hông muốn nói chuyện với tui,” anh kêu than. “Nó, con tui, con gái đẹp đẽ của tui. Nó hông muốn nói chuyện với tui?” • • • Bố biết rằng chừng nào ta gặp nhau, chuyện bố phải tìm con lâu đằng đẵng sẽ không còn đáng kể gì. Chừng nào ta gặp nhau, bố con mình sẽ có thật nhiều thời gian để nói tất cả những gì cần nói. “Thấy hông?” Anton giơ một tấm ảnh về phía tôi. Góc ảnh hơi cong lên. “Cầm ngoài rìa thôi,” anh bảo khi tôi nhận lấy. Tôi giữ nó bằng đầu ngón tay giống những người ở ga King’s Cross đón lấy hình thẻ còn ướt từ máy chụp ảnh hộ chiếu. Có lẽ con bé ba tuổi, lúc nào tôi cũng thấy khó đoán tuổi người khác. Nó có gương mặt tròn giống bố nó, tóc màu vàng sậm tết bím. Trong hình nó đứng dựa lưng vào bức tường sơn trắng. Bên trái con bé có một cánh cửa đóng. Bên phải xa xa là một góc bậu cửa sổ. Con bé mặc váy vải cotton màu xanh dương, xoè ra từ dây thắt lưng màu trắng, gấu nằm ngay trên hai đầu gối có lũm tròn. Mắt con bé ngước nhìn lên người đang cầm máy ảnh. Con bé không cười, nhưng trông tươi tỉnh. “Bao lâu rồi?” Tôi hỏi anh ta. https://thuviensach.vn “Từ khi tôi gặp con bé lần cuối là bốn năm, hai tháng, mười sáu ngày. Từ khi tôi nói chuyện với nó lần cuối là một năm, hai mươi lăm ngày rồi.” Bố nhìn tấm ảnh, cố thêm tháng năm vào hình cô bé. Anh ta giơ tay ra đòi, và tôi nhận ra mình chưa muốn trả lại. Người đàn ông khi nãy kêu tôi điền tên tên xua cả hai khỏi bàn. Chúng tôi lấy hai tách trà trên bàn bếp dấp dính sữa và đường, rồi lại trường kỷ ngồi đọc báo. Anton kể tôi nghe ngày con gái anh ta chào đời, con bé túm chặt ngón tay anh ta thế nào, nhìn vào mắt anh ta ra sao. Anh ta cũng kể chuyện anh quen vợ mình ở đám cưới người anh họ. Cô nàng cho anh ta hôn, nhưng khi anh cố chạm vào ngực thì bị tát luôn vào mặt, thế là anh ta biết cô nàng mình muốn cưới đích thị là đây rồi. Anh ta kể tôi nghe chuyến đi tới khu Trung Pomerania ở bờ biển Ba Lan lúc Sylwia lên một tuổi. Họ đi picnic trên bờ biển mỗi ngày. Anh ta bế con gái xuống biển, kiệu nó trên vai, nghe nó cười khi nước biển toé lên ngón chân. Anh ta lùng khắp bãi biển kiếm hổ phách và tìm được mảnh có một con kiến được bảo toàn tuyệt hảo bên trong. Anh ta không hỏi chuyện tôi, và tôi vui vẻ ngồi nghe anh kể. Tivi rổn rảng những âm chói và những dải màu nguyên thuỷ. Một người đàn ông ngồi lọt thỏm trong ghế bên trái chúng tôi, chắc cỡ tuổi tôi. Chân anh ta băng bó lên tận đầu gối. Mảng râu quai nón vòng quanh miệng nhuốm vàng. Anh ta lầm rầm một tràng ngắn trước khi thiếp đi. Chúng ta đều chết nhanh quá. “Con bé quên tui đi thì tốt hơn, hả?” Anton hỏi. Anh ta quay sang tôi, tôi nhìn đôi mắt xanh xao ngấn nước và làn da nham nhở của anh. “Thà hông có cha, chứ cha chiếc như tui có ra gì, hả?” Tôi lắc đầu, nhưng hoàn toàn hiểu ý anh ta, điều ấy làm tôi đau đớn. • • • Tôi thấy cứ đà này thì có thể Anton nói tới sáng bạch. Trò chuyện với anh thì vui, nhưng nơi này có luật lệ, giờ giấc của nó. Mới gần mười giờ rưỡi, chúng tôi đã chọn xong hai giường cạnh nhau, gắng nằm nghỉ. Đèn còn sáng https://thuviensach.vn trưng mà tiếng ngáy đã vang lên. Chỗ trú cho người vô gia cư có cái rắc rối như vậy. Dù sao thì tôi thính ngủ quá, cái này do tôi tập, nên khi ở chỗ an toàn như nơi đây, giấc ngủ của tôi luôn đứt đoạn. Tôi nằm nhìn cái lưng của Anton gù lên dưới chăn cho tới lúc ai đó tắt đèn đi. • • • Tôi vừa ngừng thở một lúc. Hẳn là vậy, vì tôi choàng dậy hổn hển trong bóng tối như người suýt chết đuối. Tôi nằm mơ thấy mình băng qua cầu Waterloo, tới bảng quảng cáo uốn theo rạp phim. Những chữ cái màu trắng to bằng thân người nằm trên nền màu vàng chanh, nhưng chịu không đọc được chúng ghép lại là từ gì. Tôi cứ đi mãi nhưng không bao giờ tới được đoạn cuối cây cầu. Tôi nhận ra năm kiểu ngáy, từ nhẹ nhàng the thé tới khò khò rền rĩ. Thoảng trong tiếng ngáy, có tiếng mưa chạm nhẹ vào những cửa sổ hẹp. Không khí khắm mùi ngủ, mùi rắm, cùng mùi da bẩn. Một trong những tình nguyện viên cựa người trên ghế. Đôi khi họ bật đèn pin mà đọc hoặc mở tivi nhỏ tiếng, nhưng người này chỉ ngồi trong bóng tối. Không biết anh ta nghĩ gì. Không biết sao anh ta làm việc này. Phải chăng anh ta từng qua nhiều đêm phải đụt mưa, phải chăng anh ta nhét báo làm đệm dưới lớp áo quần cho đỡ lạnh, phải chăng đấy chính là lý do. Không biết anh ta có lạc mất người thân nào không. • • • Khi mẹ gọi điện báo tin, tôi không thể hiểu nổi điều bà nói. Dù tôi nghe rõ tiếng bà. Tôi nghe được lời nói và cả những giọt nước mắt, nhưng không thể hiểu ra làm sao cả. https://thuviensach.vn Người ta gọi hành động ấy bằng nhiều từ khác nhau. Tôi đã thử nghiệm từng từ suốt hai mươi năm ròng, hầu hết là trong đầu thôi. Lúc còn lái taxi, thi thoảng tôi trò chuyện với khách đi xe, nếu mặt họ nom tử tế, hoặc khi màn đêm đặc biệt dài, tối và đơn côi. Ông tự tử. Ông tự tước đi cuộc sống của chính mình. Ông đã chết. Ông tự sát. Ông nốc thuốc an thần trộn heroin. Chẳng biết ông lấy những thứ ấy từ đâu. Ông không biết làm gì khác. Ông kẹt lún quá sâu. Ông là kẻ khốn nạn dối trá đáng thương, có chết cũng mặc. Mẹ là người phát hiện xác ông. Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho ông vì chuyện đó. • • • Vào mùa hè tôi tốt nghiệp đại học, có một đợt nắng nóng. Bố mẹ đều đến dự lễ, tôi lấm tấm mồ hôi trong bộ com-lê cùng cà vạt mới, mẹ vừa bồn chồn vừa hớn hở, đầu đội mũ rộng vành. Thời ấy hễ cúp được buổi học hay buổi hướng dẫn nào là tôi cúp luôn, dành thời gian sức lực biểu tình chống chiến tranh, chống phân biệt chủng tộc hay ủng hộ nữ quyền; dụ dỗ đàn bà, nài nỉ họ tạo dáng khoả thân, dè sẻn từng ống sơn dầu, uống bia, hút cần sa. Tôi đủ điểm tốt nghiệp đã là chuyện thần kỳ. Ông nội bĩu môi chấp nhận thứ hạng tốt nghiệp khá xoàng của tôi. Ông bảo từ giờ mày sẽ phải làm việc chăm gấp đôi, dù ông cũng biết nếu tôi làm thế, tôi sẽ đâm hỏng bét, rồi chẳng còn theo được nghề ngỗng nào nữa. https://thuviensach.vn Có lẽ bố con tôi giống nhau hơn cái mức tôi chịu thừa nhận. Ông cố sức ém nhẹm vụ bài bạc lâu hết mức có thể, rồi khi chuyện vở lở, ông cũng sụp đổ. Có lẽ nếu là tôi thì cũng sẽ làm như ông. Tôi nhớ cảnh ngồi cạnh mẹ trong phòng ăn, mấy hàng đĩa không được dùng tới nằm sau cửa kính tủ. Mặt bàn đầy những giấy má. Thư từ, hoá đơn, giấy đòi nợ. Bà cứ nói đi nói lại mãi: Chậc, phải có cách nào giải thích cớ sự này. Chắc phải có chứ. Năm ông chết, tóc bà bạc trắng đi. Trước đó thì nó còn muối tiêu, nhưng từ mùa thu bà tìm thấy ông cùng mớ giấy nợ, tóc bà phai tới khi chẳng còn tí màu nào khác. Có mấy dạo bà thử nhuộm tóc thành màu cam rực, rồi đổi màu tím nhạt. Sau rốt, bà bỏ cuộc và để nguyên như thế. Tới lúc phải đi rồi, nhưng chẳng có chỗ nào để đi. Tôi trở mình nằm nghiêng, cái giường kêu cót két. Tôi nghe tiếng ai đó húng hắng bên kia căn phòng. Tôi nghĩ về đứa con gái của Anton, tưởng tượng con bé ngồi vắt vẻo trên vai bố nó, tay bấu tóc anh ta, cười vang. Tôi những muốn thức anh ta dậy, hỏi làm sao anh lại bỏ con bé, làm sao anh lại để mất con bé. https://thuviensach.vn 9 Mười điều về ngôi nhà của bố tôi 1. Cửa trước bị kẹt. 2. Có một bức tranh của hai chị Tilly và Cee trong hành lang. Lúc ấy chị lớn bảy tuổi, chị kế năm tuổi. Họ mặc đầm màu hồng rất ăn tông với nhau, vớ trắng. 3. Tấm thảm dưới bàn cà phê trong phòng khách vẫn còn một vệt ố mờ mờ, chỗ đó mẹ tôi làm đổ chai vang đỏ ba mươi năm về trước. 4. Phòng làm việc của bố tôi có mùi thuốc lá. 5. Trong tủ dưới bồn rửa, có bốn chai whisky mạch nha các hiệu: Talisker,Ardmore,Jura, Laphroaig. Chai Talisker chỉ còn vài xăng-ti-mét, mấy chai kia còn hơn phân nửa. 6. Năm lên tám tuổi, tôi kéo giường mình khỏi tường, dùng bút bi đỏ viết tên lên giấy dán tường. Tên tôi vẫn còn nguyên đó. 7. Nhà không nối internet và không có cái máy tính nào. 8. Có ba tấm ván sàn cọt kẹt ở chỗ chiếu nghỉ thứ hai, một tấm cỡ một phần ba bề ngang, ngoài phòng chị Cee, một tấm ngay ngoài phòng tôi, tấm còn lại nằm ở chân cầu thang dẫn lên gác mái. 9. Nếu bạn nhìn đủ lâu vào giấy dán tường phòng giặt, mặt giấy bắt đầu trông giống hàng trăm người nhỏ xíu đứng trên cả trăm hòn đảo cũng nhỏ xíu. 10. Đó là nơi tôi chưa bao giờ thấy là nhà mình. https://thuviensach.vn Ngay lúc tôi mở cửa trước, tôi biết rằng ông đã chết. Căn nhà như đang ép mi nhắm chặt mắt lại, nín thở và hi vọng, thậm chí là cầu nguyện, rằng cái chuyện đã rồi kia vẫn chưa thực sự xảy ra. Tôi đứng trong hành lang, cửa còn mở, nghĩ nghĩ xem có nên quay người trở ra ngoài không. Tôi không nhớ mình đã bỏ nhà đi bao nhiêu lần lúc còn nhỏ. Những chuyến về chẳng có gì vui thú cả: người dưng nhì nhèo đòi tôi khai địa chỉ, cảnh sát nhìn tôi ngờ vực trong khi nói vào điện thoại - gầy, thấp bé, tóc đỏ, mắt xanh lục: phải, đúng là con bé. Thầy cô thì nháo nhào, hoặc thét mắng; kiểu nào thì họ cũng lặp đi lặp lại lời họ mãi, cứ như tôi chưa từng nghe. Bố luôn ra chiều thất vọng và hơi đau lòng, giống như ăn phải cái gì khiến bụng trở chứng. Có lần chị Cee tát tôi, tôi tát lại. Mới đầu ra ngoài tôi thích lắm: cái hồi hộp lẻn ra ngoài vào màn đêm dịu mát; mùi sương giá trong sân trường, ánh vàng đèn phố ấm áp, dấu chân cáo láu táu im khe. Tôi tưởng tượng mình là một kẻ trộm thiện nghệ, một thám tử, một tên ám sát. Tôi rón rén đi khỏi những toà nhà - nhà mình hoặc trường học - rồi quay lại nhìn chúng: những cửa sổ trống không, sậm sịt, những viên gạch nặng nề nín lặng. Đôi khi tôi chạy theo nghĩa đen, chạy hết tốc lực đến khi đùi nhói buốt, tim đập mạnh như con thú dính bẫy trong lồng ngực. Tôi chưa bao giờ đến chốn nào cụ thể, chỉ là đi khỏi nhà. Tôi đóng sầm cửa trước, cởi áo khoác mắc chồng lên áo khoác mùa hè của ông. Bố tôi. Tôi cố hình dung gương mặt ông, nhưng không được. Đâu việc gì phải ra ngoài. Tôi chẳng có nơi nào để đi, chẳng có gì để làm, chỉ lang thang trên phố, gắng không hoảng loạn. Lẽ ra tôi phải nói với ông, nói rõ rằng chuyện đó không quan trọng - dù ông có nói gì với hai chị Tilly và Cee đi nữa, nó là việc của ông. Lẽ ra tôi phải nói là tôi thương ông. “Alice à?” Chị Cee hiện ra ở cửa phòng khách. “Alice, bố...” Chị mím chặt môi. “Bố đã...?” “Hai chị cố gọi di động của em.” Tôi bỏ điện thoại trong phòng ngủ. “Bác sĩ vừa đi khỏi.” Tôi gật đầu. https://thuviensach.vn “Chị gọi anh Steve rồi. Anh ấy sẽ nói bọn trẻ biết.” Tôi nhìn chăm chăm vào mẫu hoa văn lặp dọc suốt tường - kiểu bố trí hoa văn trong một khung hình vuông chắc chắn cũng nằm trên tường hàng ngàn hành lang khác, trong hàng ngàn ngôi nhà của những kẻ khác. Chị Cee bảo: “Em vào nhìn mặt bố đi.” Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một người chết. “Chị Tilly đâu?” Chị Cee day mặt về hướng phòng khách. Chị đáp: “Người ta nói nhìn mặt người đã khuất được lần cuối thì đỡ buồn.” Đầu óc tôi lơ lửng. Tôi gắng tưởng tượng ra ông nằm ở tầng trên. Hi vọng là ai đó đã mở rèm, nâng cửa sổ trượt lên. Mong là trên đó không u ám, nóng nực. Ông chết bất thình lình, hay biết trước phút mình đi? Ông có nằm ngó trân lên trần nhà, và nghe tim mình sắp ngừng đập? Có đau không? “Hai chị đã nói lời sau cùng với bố.” Tôi bước đi qua chị vào phòng khách. Chị Tilly đang ngồi trên trường kỷ, đôi tay nắm chặt trong lòng, mặt trắng bệch. Chị nói: “Bọn chị cố gọi cho em.” “Em xin lỗi.” Họ đang chờ tôi cất tiếng khóc. Tôi đang chờ mình cất tiếng khóc. “Bố có...?” Chị cúi nhìn xuống. “Bố không biết mình đi, Alice. Vào lúc...” Chị xoắn đôi bàn tay lại với nhau, ngước nhìn tôi. Tôi muốn có anh Kal. Tôi muốn anh vỗ nhẹ tóc mình, hát cho tôi nghe. Anh thường hay tự chế những bài hát vớ vẩn, vô nghĩa, âm điệu trúc trắc: Alice ới ời ơi. Đừng chạy vào hang thỏ, em đi anh đau lòng lắm. Ở lại đây với anh này Alice ới ời ơi. Tôi muốn cảm nhận đôi môi anh trên da mình, tiếng nói rung động trong lồng ngực anh. Tôi có thể gọi anh, nhưng làm thế chỉ làm mọi sự thêm rối. “Cưng à.” Chị Tilly giang tay ra. Nếu tôi để chị ôm lấy, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy tới nữa. “Em tính...” Tôi ra dấu về phía hành lang, chị Tilly gật đầu. https://thuviensach.vn Nhưng tôi không vào phòng ông. Tôi đi ngang qua đó, thẳng lên gác mái, ngồi vào cái ghế đu, rồi lúc lắc ra trước ra sau, ra sau ra trước, cấu móng vào lòng bàn tay. Khi hai bà chị lần ra được chỗ tôi rồi cất tiếng gọi, tôi không trả lời nổi. Rồi khi chị Cee lên cầu thang rồi khoanh tay đứng trước mặt tôi, tôi cũng không nhìn chị nổi. Cuối cùng chị bỏ cuộc và đi mất. Anh Kal với tôi từng cãi nhau về chuyện tránh né. Đó là lúc về sau, khi ngày càng khó mà phớt lờ những trục trặc được nữa. Anh bảo tôi mắc chứng gây hấn thụ động. Tôi đốp lại rằng anh là thằng hèn. Tôi bảo với anh là chúng ta bị kẹt, chẳng thể đi tới đâu, vì anh từ chối cho ba mẹ anh biết rằng có tôi trên đời. Anh đáp, họ đâu có quản đời anh, họ không phải tất cả. Anh từng lừa được em, tôi nói. Anh lại nói thi thoảng anh nghĩ là tôi ghen tức. Anh đùa gì kỳ cục vậy? Tôi ném tách cà phê xuống sàn cho câu nói thêm sức nặng. Nó không hề vỡ, chỉ lăn một đoạn ngắn rồi nhỏ chút cà phê sót lên tấm thảm mỏng màu nâu sậm mà hai đứa tôi đều ghét. • • • Tôi nghe tiếng chuông cửa vang, rồi tiếng người. Họ hạ giọng thì thầm là vì chuyện này đây. Có tiếng bốn cặp chân bước lên cầu thang. Họ sẽ đặt bố tôi vào quan tài, rồi đóng nắp lại bằng đinh. Tôi úp mặt vào đầu gối, tay siết lấy đôi chân trần. Tôi cảm thấy được là mình đang run rẩy. Tôi cố gắng không nghe. Khi họ đi rồi, tôi xuống phòng mình, mở điện thoại lên. Phải mất một lúc - một tràng những cuộc nói chuyện, những kết nối cùng những đoạn nhạc chờ để được nối máy tới bộ phận hành lý thất lạc ở sân bay Heathrow. Tôi ngồi trên giường mình, mở rồi khép nắm tay thành đấm quanh rìa cái chăn lông. Tấm trải giản dị màu xanh biển, thứ đồ dùng mà bố tôi mua; thứ đồ dùng mà bố tôi đã từng mua. Tôi đau, như thể ai đó đã đào một cái lỗ sâu hoắm dưới ngực mình rồi đổ đầy chì vào đó. “Quý vị cần giúp chi?” Người đàn ông ở đầu dây bên kia nói với khẩu âm Nigeria đặc sệt. Tôi thích anh ta đọc một câu chuyện cho tôi nghe. Tôi thích https://thuviensach.vn nằm trên giường, đắp chăn lông đến tận cằm, rồi vòi anh ta đọc một câu chuyện cho tôi nghe. “A-lô?” “Xin lỗi, à phải, ba-lô của tôi.” “Cô có mã nhận diện không, thưa cô?” “Sao ạ?” “Mã số nhận diện hành lý của cô, thưa cô. Nó nằm trên một cái nhãn phần sau hộ chiếu của cô, hoặc có thể trên bất kỳ giấy tờ nào cô trình lúc đăng ký lên máy bay.” Tôi nhìn giấy dán tường chăm chăm - những đoá hoa hồng vươn thân gai góc vượt qua giường của tôi. “Thưa cô?” “Không. Tôi nghĩ là không có.” Người đàn ông bên kia đầu dây thở dài khẽ khàng, nhưng đủ lớn để tôi nghe ra. “Vậy chúng ta có thể bắt đầu bằng việc cô cho tôi biết chi tiết về chuyến bay của cô.” Tôi nhớ những cái ghế màu xanh dương sậm, chỗ tựa đầu phủ khăn nhỏ. Tôi nhớ suất ăn gồm có gà, cơm với nước sốt cà. Tôi nhớ người phụ nữ ngồi kế mặc áo khoác vàng có những cái nút trông như đồng xu bằng sô-cô-la. “Anh có bao giờ cãi nhau với ai đó, rồi người ta... tôi không biết diễn tả sao nữa, người ta biến mất?” Tôi hỏi. “Sao ạ thưa cô?” “Rồi lúc anh nghĩ về chuyện đó, anh nhận ra mình chưa bao giờ làm bất cứ gì khác ngoài chuyện cãi cọ với người ta. Hoặc ít nhất anh chưa bao giờ nói được điều gì đáng nói. Không hẳn thế. Rồi lúc họ biến mất, anh đâu làm gì được nữa, phải không?” Tôi lần ngón tay quanh một đoá hồng. Tôi cố nhớ làm sao mà hồi xưa chọn mẫu giấy dán tường này, nó xấu kinh khủng. “Thưa cô, nếu cô có thể cho tôi biết chi tiết chuyến bay của cô, cùng mô tả túi hành lý, thì tôi có thể...” “Không sao đâu.” https://thuviensach.vn “Nhưng thưa cô, tôi có thể...” “Thật mà, chẳng sao hết, cảm ơn anh. Anh đã giúp đỡ thật nhiệt tình, thật nhẫn nại. Cảm ơn anh.” Tôi bước xuống cầu thang, rồi dọc theo hành lang tới phòng bố. Cửa đã đóng. Nó sơn trắng, có bốn ô lõm vào. Trước giờ, tôi chưa từng nhìn nó cho ra nhìn. Tôi đặt tay mình lên núm cửa bằng đồng. Trên tay có vết xước đỏ do tôi rứt mảnh da gần ngón cái. Tôi cần một điếu thuốc. Con biết là không nên hút thuốc mà, Alice, bố sẽ bảo thế mỗi lần tôi có mặt ở nhà. Tôi sẽ cười to và chỉ vào chính điếu thuốc của ông. Ông sẽ bảo, bố biết, bố làm được thì ai cũng làm được, nhưng phải nói rằng hút thuốc rất có hại cho con. Con biết, bố à. Ông từng nói, bố không muốn làm một ông bố tệ hại, rồi tôi cười khoả lấp đi. Lẽ ra tôi phải nói với ông: Bố xưa nay đâu có tệ. Tôi mở cửa bước vào. Những tấm rèm được kéo lại, khiến tôi nổi giận. Tôi sấn sổ bước từ cửa đến ngay cửa sổ gần trường kỷ, kéo toạc chúng ra. Ánh ban chiều màu vàng kim. Bỗng dưng tôi không biết có nên mở nốt những tấm rèm khác không, nhưng thế thì dễ hơn là phải nhìn vào giường. Một chiếc xe hơi lớn đen thủi có núm mạ crôm đậu trong sân đối diện. Con mèo của bà Williams nhìn tôi từ bậu cửa sổ nhà kế bên. Cái giường trống trơn. Ai đó đã lột mất tấm ga trải. Tôi không ngờ điều ấy. Cái chăn lông bị ùn khỏi chỗ giữa, như một đám mây trong cảm giác của trẻ con. Tấm nệm lộ đường khâu, đường hạt dày viền quanh mép. Sáu cái gối trần nằm trơ trụi gần đầu giường. Bố định làm gì với những sáu cái gối? Một cái có vết ố ở rìa. Tôi không cử động nổi. Khi họ mang ông đi, họ có đặt ông thẳng thớm lên một cái cáng không, hay chỉ việc bỏ ông thẳng vào trong quan tài? Không hiểu sao tôi lại muốn biết. Tôi không muốn biết. Tôi có muốn biết. Chắc họ để lại dấu trên khung cửa, làm tróc sơn trên đường xuống cầu thang. Tôi không muốn nhìn. Giờ tôi đang đứng ngay bên giường. Nếu tôi gập gối ngồi xuống, tôi có thể cảm nhận mép cứng của khung giường. Khi tôi nằm xuống, những chiếc https://thuviensach.vn lò xo ép lên xương sống của tôi. Tôi thấy được một đốm đen trên trần, ngay phía trên tôi. Tôi không rõ đó là ruồi, nhện, hay chỉ là một đốm nhỏ. Tôi để ý xem nó có nhúc nhích không. Không có, vậy nó có thể chỉ là một cái đốm, hoặc là con nhện con ruồi gì đó đã chết. https://thuviensach.vn 10 Mười điều tôi sợ 1. Thành người giống bố mình. 2. Không thể giải thích mọi chuyện cho con hay. 3. Biển. Ở mép nước thì còn chịu được. Tôi có thể tháo giày và lội lõm bõm. Ra xa hơn thì nước lạnh và tối đen, tôi sợ. 4. Bị giam cầm. 5. Không nói được như ý. 6. Ngủ. 7. Chết. 8. Chó. 9. Không bao giờ tìm thấy con. 10. Tìm được con. https://thuviensach.vn Anton nhìn trân trân cái sẹo của tôi. Tôi quay đầu đi để anh ta khỏi thấy. Nó là một đường mỏng màu xà cừ kéo từ góc mắt xuống tai bên phải. Có chừng mười người vô gia cư ngồi lác đác quanh bàn. Vài người hãy còn ngủ nán. Bà Grace đã đi rồi. Tôi đã nuốt được nửa tô cốm ngô, phần còn lại bắt đầu thấm sữa và nở ra. Anton ngồi đối diện tôi. Anh ta có một ca trà, một tô đầy ắp ngũ cốc rắc đường, với một đĩa tú ụ bánh mì trắng nướng. Anh lấy muỗng chỉ vào mặt tôi, làm sữa rơi vãi trên mặt bàn. “Sẹo gì vậy?” Anh ta hỏi, cái tay rảnh chạm vào má. “Tai nạn thôi,” tôi đáp. Anh ta tọng ngũ cốc đầy mồm, nhướn mày. “Xưa, tôi lái taxi,” tôi giải thích. “Chừng năm sáu năm trước, tôi bị tai nạn.” Tôi không kể rằng mình suýt đâm chết một người đàn ông. Tôi không kể rằng tai nạn ấy xảy ra vì tôi đi tìm con. “Anh có bảo hiểm chứ, hả?” “Tôi bị người ta kiện thì có.” Anh húp trà cái soạt, rồi thuỗn mặt ra. Mọi ký ức trong tôi về cái đận ấy đều đứt đoạn. Cả vụ tông xe: Tôi không có cái gọi là “cảm giác mọi thứ chuyển động chậm dần” mà người ta nói khi đứng trước tai nạn như vậy. Lúc đó bố đang tìm con. Bố tưởng là đã tìm thấy con. Một người đàn bà tóc đỏ giống y như mẹ con bước xuống lòng đường, rồi thinh không, một khoảng trắng rỗng hoác láp ngáp, cho tới khi bố tỉnh dậy, đau đến lộn cả ruột gan. Anton xọc muỗng xuống đáy tách trà, vớt lên viên đường đã tan một nửa, rồi mút vào miệng. Đằng sau anh ta, tôi thấy ánh nắng len vào qua cửa sổ bếp. Tấm kính có vệt nước chảy, nhưng tôi không nghe tiếng mưa. “Bữa nay anh làm gì?” anh ta hỏi. “Đi bộ.” https://thuviensach.vn Anh nhăn mặt. “Còn anh, đi tìm việc chứ hở?” Tôi hỏi lại. Anh ta nhún đôi vai nặng nề. “Không biết nữa. Ba ngày rồi, bọn nó chẳng nhận tôi.” “Nếu muốn, anh có thể...” Tôi ngừng bặt. Lâu lắm rồi tôi không dính dáng với một ai đó. “Đi đâu, anh đó?” Anton hỏi. Tôi nghĩ nghĩ có nên kể với anh ta về con hay chăng, nhưng rồi thôi, dù có lẽ tự anh ấy cũng hiểu được. Tôi nhận thấy dù nói chuyện với ai thì anh ta cũng luôn lảng mắt nhìn chỗ khác, và tôi biết mình cũng làm y hệt. “Anh muốn đi đâu?” Tôi hỏi. Anton xoay cái tách của anh trên mặt bàn nhựa. “Điện Buckingham.” Buckingham - một chữ sậm màu gụ, màu tủ com-mốt kiểu cũ, nghe không giống từ miệng anh phát ra. “Tôi muốn xem điện Buckingham.” Chúng tôi xin bánh mì kẹp chỗ người tình nguyện đang lau chùi bếp. Cô đưa cho tôi cái bàn chải với ống kem đánh răng. Mỗi nhà vệ sinh ở đây có một bồn tiểu đơn cùng một ca-bin tắm đơn. Tôi đứng trước la-va-bô chải răng tới khi nướu chảy máu. Tôi cố không nhìn vào kính. Anton mang đôi giày thể thao trắng. Áo khoác của anh trông như một cái túi ngủ quân đội cũ mèm, màu xanh ô-liu óng ánh hợm hĩnh, màu của tên con gái anh ta. Tôi mang giày ống vào, siết chặt dây. Lên tới đầu cầu thang, Anton rẽ phải chứ không rẽ trái. Tôi theo anh vào thánh đường, cái nơi cứ làm ta thấy như ở phòng sinh hoạt chung trong trường, tôi nhìn chỗ khác khi anh làm dấu thánh rồi quỳ ở băng ghế chót. Tôi không phải người theo đạo, nhưng lúc chờ Anton, tôi nhìn bức tranh Chúa Jesus trên tường phía xa trong khung những ngọn lửa vàng viền lông chim, và tôi thả lời nguyện cầu của mình bay lên trần vòm, những lời đậu trên môi tôi suốt ngày ròng. Bên ngoài, ngày đã sáng rỡ. Không khí vẫn còn mát sau cơn mưa nhưng đã cảm nhận được sức nóng chực chờ. Hôm nay đi bộ sẽ phải cởi áo khoác https://thuviensach.vn cột quanh eo đây; tôi có cách cột để khỏi làm nhàu bức hình ở túi trong. • • • Bố thường gặp mẹ con trong một căn hộ ở khu Bloomsbury. Căn hộ ấy là của cô bạn Marina của mẹ con, cô ấy làm việc ở Paris nhưng giữ nơi đó làm chỗ lui tới London. Có lẽ con không muốn nghe chuyện này, nhưng bố không đừng được. Nó nhỏ tí, nhưng hoàn hảo. Cửa mà khoá rồi thì chỉ còn lại bố với mẹ của con trong không gian nhỏ nhoi ấy, xa hẳn thế giới rì rầm ngoài kia. Mẹ con làm bố cười. Cô ấy kể chuyện các cô con gái, rồi những người mẹ khác mà cô biết, cô có cách nhìn ra cái kỳ khôi ở mọi thứ. Khi cô cười, cười thực sự ấy, bố thấy niềm vui hiện ra rõ ràng và chân thực như thuỷ tinh khắc. Sau đó, thi thoảng bố cùng mẹ con ra ngoài. Bố nhớ lúc dạo bước qua khu Woburn Square, vừa khéo lúc hoa thuỷ tiên bung nở vàng rộ, bố mẹ cùng ngắm nghía mấy tòa nhà xem nên chọn chỗ nào dọn vào ở. Nhưng mẹ con sợ bị bắt gặp, nếu thế thì không chóng thì chầy bố mẹ lại cãi nhau, thế là mẹ con bảo phải đi. • • • “Chỗ này sang quá, hả?” Anton quay đầu sang phải, ngắm nghía những khuôn viên có hàng rào đen, những dãy nhà gạch ngạo nghễ, sinh viên ùa ra ùa vào các toà nhà đại học: cơ man nào là giày dép đúng mốt, tóc chải cẩn thận, và sách vở nghiêm chỉnh. Bố ngỡ như nghe được tiếng gót giày của người ấy trên vỉa hè, cái chạm của người trên cánh tay mình, và ánh ngời trong đôi mắt ấy. Anton dừng lại ở góc Gordon Square, ngắm ba cô gái băng qua đường. Anh ta gật gù. https://thuviensach.vn “Sylwia, con bé đến đây,” anh nói. “Tui hả, có khi chết, nhưng con bé sẽ đến đây. Nó đi học. Nó biết nói tiếng Anh rồi, giỏi hơn tui rồi. Con bé đến đây.” Chúng tôi tiếp tục đi dọc khu Torrington Place về phía đường Tottenham Court. Tôi có thể nghe anh nói cả ngày. Tôi muốn biết là tóc của Sylwia bết thành lọn khi ướt, rằng làn da con bé toả mùi sữa ấm, và con bé hay lẩm bẩm nói mơ. Tôi đã bỏ lỡ tất cả những điều ấy. Khi tôi hỏi anh ta có viết thư cho con bé không, anh quay ngoắt mặt đi. “Biết nói gì chớ?” Trông sắc da mặt anh ta đỏ lựng từ quai hàm lên trên, tôi biết rõ rằng anh ta không biết viết, dù anh ta chưa hề nói ra. Anh ta muốn mua bia uống, nhưng tôi lắc đầu, anh ta cũng không ép. Khi đi qua khu Soho, anh ta thao láo nhìn những cửa hàng vật phẩm hỗ trợ tình dục mà cười sùng sục một mình. Lúc đi qua quận Mayfair, tôi với anh ta đi gần lại với nhau, chẳng nói chẳng rằng. Điện Buckingham chưa bao giờ gây ấn tượng với tôi, nhưng Anton lại rất thích. Anh ta thích bức tượng ánh vàng kim. Thích mấy anh lính đội mũ lông. Thích những gia đình chụp ảnh đứng thành hàng, tựa vào hàng rào. “Bốn năm ở London rồi mà anh chưa từng tới đây à, Anton?” Tôi hỏi. Anh ta nhún vai. “Tui ở đây vì công việc, vì tiền, vì con gái,” anh ta nói, mắt lảng tránh tôi. “Tui ước có cái máy ảnh, để gửi hình cho Sylwia.” Anh ta bồi thêm. Cả hai đứng lặng thinh. Người lính bên phải như bằng gỗ tạc. Tôi chờ hắn nhúc nhích mà lộ tẩy, nhưng hắn đứng im phắc. Không biết hắn có đang nghĩ về người thương chăng. “Cái sẹo của tôi do cửa xe hơi cắt. Tôi chẳng nhớ được gì.” Tôi lên tiếng. Anh ta lắng nghe. “Lúc ấy tôi tưởng mình tìm ra một người nên mới bị mất lái. Họ cố sức quy kết là tôi bất cẩn, thiếu ngủ, nhậu nhẹt đêm trước đó, rồi thì hàng năm năm trời chưa đi khám mắt, thôi thì đủ cớ mà họ nghĩ ra được. Nhưng cớ sự chỉ vì tôi nghĩ mình đã tìm thấy một người muốn tìm.” Tôi kể. https://thuviensach.vn Chúng tôi cùng nhìn một cậu bé chừng tám tuổi cầm máy ảnh bằng cả hai tay như sợ nó phát nổ, chĩa về phía hai phụ nữ đan tay nhau, ánh mắt rạng cười. “Ai chứ?” Anton hỏi. Tôi nghe tim ép vào lồng ngực. Ở đây không có cái ghế nào. Tôi cúi người ngồi xuống bậc thềm gần một đám sinh viên, chắc là người Pháp. Chúng đang tán nhau, nghịch điện thoại và trêu nhau cười rộ. Một đứa con trai chừng mười bảy tuổi bắt gặp ánh mắt tôi và quay ngoắt đi. Tôi thấy nó nghiêng người thì thầm với đứa con gái bên cạnh. Con bé liếc nhìn tôi rồi đỏ mặt. Ngày đang nóng lên, tôi nghe mồ hôi chảy dọc lưng như kim châm. Miệng tôi đắng đớt dù có dùng kem đánh răng hồi sáng. Anton ngồi cạnh tôi. “Anh buồn quá vậy,” anh ta nói. Tôi đổi thế ngồi trên bậc đá. “Thỉnh thoảng.” Anh gật đầu. “Mẹ tôi, bà buồn, giống anh. Khổ lắm.” “Anh giận bà già hở?” Tôi hỏi. Anton lắc đầu. “Không giận, không có giận. Bà đi nay cũng mười năm rồi.” Anh đáp. “Tôi có thể viết thư giùm anh, nếu anh muốn. Cho bé Sylwia.” Tôi nói. Tôi không nhìn anh, anh cũng không đáp. Tôi thấy chân phải anh ta nhịp điên cuồng trên bậc thềm. “Mà phải dùng tiếng Anh, anh bảo con bé biết tiếng Anh mà?” Tôi nói. Một hồi sau, bàn chân anh ta thôi rung lắc. “Anh là người tốt bụng, Daniel, tui muốn anh viết thư giùm,” anh nói. Tôi gật đầu. “Mà không viết đây, không ở đây,” anh nói. Chúng tôi cuốc bộ tới nhà tạm trú Thiên Sứ, chỗ đó là địa bàn quen thuộc của anh, Tôi cũng biết một chỗ ở đó. Chỗ ấy nằm thụt vào cách đường một khoảng vỉa hè rộng. Họ không giang tay chào đón, nhưng cũng không xua đuổi mình. Có một dạo tôi gắng tìm con ở đó - trên máy tính. Một phụ nữ https://thuviensach.vn dùng mùi nước hoa giống mẹ giúp tôi. Có những 432.000 kết quả, nhưng tôi không tìm thấy cái nào nói về con hết. Anton đi nhanh quá sức tôi. “Anh đi chậm lại tí,” tôi bảo anh ta, một tay ôm ngực, nghe tim mình phồng lên ép vào xương sườn. Anh nhăn mặt. “Anh bị ốm?” “Cứ đi chậm lại cho tôi nhờ.” Anh ta bước chậm lại. Dù sao thì tôi ưa đi thong thả như vầy hơn, để mà nhìn ngắm quanh quất. • • • Có lần tôi đón một người đàn ông cùng con trai anh ta. Tôi rước họ trước một căn nhà tối om ở quận Tooting lúc bốn giờ sáng. Đứa con trai chắc không quá năm tuổi. Người đàn ông nọ bồng nó trong tay, vai trái anh ta quàng một cái túi xách thể thao. Anh ta thì thầm những câu líu ríu vào tai thằng bé bằng thứ tiếng tôi không hiểu được. Làm ơn ra sân bay Heathrow, anh ta bảo. Tôi liếc trộm họ qua kính, đều đặn thấy được khuôn mặt họ dưới ánh đèn đường: mắt thằng bé sụp xuống, người đàn ông tay vỗ nhẹ tóc con. Họ đang chạy trốn chăng? Ít ra thì tôi cứ muốn nghĩ như thế. Đêm đó vắng lặng. Bố nhấn chân ga, chiếc xe nuốt chửng những dặm đường hướng tới ánh đèn sáng rỡ của sân bay. Lúc đến nơi, thằng bé đã thiếp đi, nét mặt người đàn ông đầy lo lắng, cơ trên hàm máy giật. Anh ta cho tôi tiền boa hậu hĩnh kèm cái gật đầu gọn lỏn, nhấc cái túi ra khỏi cốp sau, bế thằng bé đang ngủ lên rồi biến mất giữa những cửa kính trong sảnh đi. Tôi hình dung ra phen chờ đợi hồi hộp ở bàn thủ tục, cái nhìn thẳng trân về trước ở quầy soát hộ chiếu, và giây phút nhẹ nhõm khi máy bay nhấc mũi lên bầu trời. “Nếu đi được, anh có về nhà không?” Tôi hỏi Anton khi chúng tôi luồn lách qua đám du khách nhốn nháo quanh Viện Bảo tàng Anh quốc. Anh ta bị https://thuviensach.vn mùi hành chiên thơm phức từ một quầy bánh mì kẹp xúc xích làm xao nhãng. Mãi đến lúc cả hai rẽ ở góc đường, đi men theo đường hàng rào dài, anh ta mới lại mở miệng. “Khó lắm,” anh nói. “Hẳn rồi.” “Tui hông tiền đáp máy bay. Với lại tui đi rồi, chắc hông quay lại được nữa. Mà tui kể hôm qua rồi, có khi hông cha còn hơn cha chiếc như tui. Cái mặt tôi bợm bãi thế này, thấy hông? Tôi hông tiền bạc gì cho con bé.” Tôi tưởng tượng cảnh bố mình ngồi bên bàn viết, cộng mớ nợ nần, chai thuốc nằm trong cặp trên sàn. “Nhưng chắc hẳn là...” Tôi nhận ra mình không biết nói gì với anh ta. Cả hai bước tiếp trong im lặng. Tôi thầm trấn an quả tim mình: giờ ổn rồi, ổn rồi, sắp tới rồi, sắp tới rồi. Tôi thấy một cái vớ nhỏ xíu ở Middleton Square, màu hồng, có dải ruy băng kết quanh mũi. Tôi dừng lại, nhặt nó lên, cho vào túi. Anton không để ý, hay anh ta có thấy mà không nói gì. Vừa bước tiếp, tôi vừa vân vê mặt ngoài chiếc vớ. Có một cái nơ bướm ở mặt trước, đính bằng một đường khâu đơn. Tôi cảm nhận được đường chỉ gồ chỗ đầu ngón chân, và có lẽ một vệt bùn, hay gì khác khô lại dính vào. Tôi tưởng tượng một con bé trong xe đẩy cựa quậy, chọc bàn chân vào tấm che mưa bằng nhựa. Người đàn bà đẩy xe nôi tay xách nách mang những cái giỏ. Cô đang vội đến phòng khám của bác sĩ. Lần trước hai mẹ con bị trễ giờ khám và phải chờ đợi nhiều giờ liền. Trời đang mưa lạnh, nhưng cô nghe mồ hôi tuôn trong lần áo. Khi chiếc vớ rơi ra, con bé khóc toáng lên, vì không khí lạnh và tấm che mưa làm những ngón chân trần của nó khó chịu. Người mẹ không hay chiếc vớ rơi ra. Cô bị tiếng con khóc làm cho mệt phờ. Cô vén món tóc vương xuống mặt và đi tiếp. Chúng tôi đứng lại trước thư viện. Nó là một toà nhà lớn, cong, dãy tường dưới các cửa sổ được nén chặt bằng những viên gạch ốp nhỏ tí màu xanh dương. Anton nhìn quán rượu bên kia đường thèm thuồng. “Mình không có giấy,” anh nói. https://thuviensach.vn “Tôi sẽ xin.” Anton lắc đầu. “Tui hông muốn giấy xấu, hông giấy xấu.” Tôi bước về phía lối vào. Cửa kính trượt mở ra. Anton ở lại ngoài vỉa hè. “Mình không cần phải...” Tôi quay lại chỗ anh. Hai cánh cửa bắt đầu khép lại nhưng cảm ứng được sự hiện diện của tôi nên lại mở ra như bị nấc cụt. “Ừ, ừ. Tôi muốn...” Anton gồng vai lên. “Chỗ này là gì?” “Thư viện,” tôi đáp. “Anh tìm chỗ nào ngồi đi.” Tôi vẫy tay về phía những cái bàn đặt giữa các kệ kim loại chứa sách, rồi bước lại bảng đề chữ “Hướng dẫn.” Người ngồi sau quầy có bộ râu quai đỏ lốm đốm, mũi ngắn và to. Anh ta ngước mắt lên ngó tôi, tôi thấy được luồng suy nghĩ hiện ra trên mặt anh. Tôi nom không xấu, đừng nghĩ thế, nhưng khi chỉ có độc một bộ quần áo thì nó sẽ sờn đi nhanh chóng, London thì lại bẩn thỉu - làn da của mình phơi trong nó mà. Nếu bên ngoài trời mưa thì dễ hơn, người ta dễ thông cảm hơn vì thời tiết chơi xỏ làm mình bị ướt như chuột lột. Tôi cười với người đàn ông nọ, để ý không lộ cái răng gãy ở hàm dưới, cái mỉm cười đủ để bày tỏ thiện ý thôi. “Tôi muốn nhờ anh giúp một việc,” tôi nói. Anh ta trân trân ngó tôi ngờ vực, nhưng tôi cứ nói tiếp. “Tôi cần viết một bức thư.” Anh ta dịch về sau một bước rất nhỏ nhưng rõ rành rành. “Anh cho tôi xin hai tờ giấy nhé?” Tôi đề nghị. “Với cho tôi mượn cây viết.” “Tôi không... ý là chúng tôi không...” “Tôi sẽ rất lấy làm cảm kích.” Tôi lấy giọng kẻng nhất mà nói, nó han gỉ cả - cái lối phát âm ấy chẳng được ích lợi gì trong thế giới của tôi. Anh ta nhăn mặt. Cái điện thoại bên phải anh ta rè khẽ, đèn nháy đỏ. Anh ta bóp ngón trỏ và ngón cái vào nhau. Đồng nghiệp của anh ta bắt điện thoại. Tôi chờ đợi. “À có...” Anh ta lấy hai tờ giấy từ máy in sau bàn đưa cho tôi. “Và tôi thấy...” Anh ta nhặt lấy cây viết bi không nắp, đuôi lam nham vết cắn trên https://thuviensach.vn bàn phím máy tính. Tôi cố hết sức để không ra vẻ giật chộp hai thứ ấy. “Cảm ơn anh.” Anh ta hơi ngẩn ra. Tôi cười bồi cái nữa. “Còn phong bì nữa,” anh ta nói. “Anh sẽ cần phong bì.” Anh ta ngừng nói. “Trừ khi anh có rồi?” Tôi lắc đầu. Anh ta quay đi, khom người mở một ngăn kéo. Chiếc áo khoác màu xanh biển của anh trượt lên làm lộ gấu sơ-mi nhàu và chỗ thịt phình ra bên hông. “Anh tử tế quá,” tôi nói, cầm lấy cái phong bì. Anh ta hơi nghiêng đầu đáp lại. Anton ồ lên khi tôi lỉnh kỉnh giấy, viết cùng phong bì tới. Nhiều cái đầu trong phòng ngẩng phắt lên, tôi đặt ngón tay lên môi làm hiệu cho anh ta im lặng. Anh ta đã chọn cái bàn gần cửa sổ, mấy cái kệ bao quanh. Báo trải khắp mặt bàn. Tôi chồng báo lại để đọc sau, rồi đặt giấy trắng trước mặt anh ta. “Tờ này làm nháp,” Tôi nói, tách hai tờ ra. “Tờ này làm thật.” Đã lâu rồi tôi không viết. Chúng tôi đang ở khu tiểu thuyết hư cấu. C - màu xanh biển y hệt màu bộ đồng phục đi học cũ của tôi; D - màu cam nhạt như bột nước cam uống liền; E - xám than sậm; F - màu trắng có sắc ngọc trai óng nhạt. Xưa mẹ tôi có một chuỗi ngọc trai - một món trong hằng hà quà tặng của bố tôi. Tôi cho thế là tội lỗi, mẹ lại bảo đó là lòng yêu. Mẹ con tôi bày chúng trên bàn ăn, nào là nhẫn với xuyến, nào là vòng cổ với trâm gài. Tôi bảo bà chọn ra hai món, chỉ hai món thôi. Tôi phải cứng giọng vì bà đang khóc, mà tôi không chịu nổi cảnh khóc than. Bà chọn chuỗi ngọc, và hộp trái tim nhỏ có lồng ảnh. Tấm ảnh của ông ấy nằm đối diện bà, được cắt không khớp phần khuôn lắm. Tôi ép mình im lặng. Anton đọc cho tôi viết. Tôi cứ tưởng phải hỏi đi hỏi lại để giúp anh chọn những điều muốn viết, nhưng từ ngữ rơi ra đã là những câu thẳng thớm. Anh đã để tâm nghĩ về bức thư này từ lâu rồi. Sylwia của bố - “Có chữ w, chữ w trong tiếng Anh đó,…Daniel...” https://thuviensach.vn Bố viết cho con từ London, nước Anh. Ở đây rộng lớn, nhiều người. Bố nhớ con. Mỗi ngày bố thức dậy là nghĩ đến con. Bố thấy mặt con. Bố nghĩ từng ngày con xinh xắn thế nào. Bố ngủ trong nhà rất to. Anh ta nhìn tôi, ánh mắt dò hỏi. Tôi gật đầu khích lệ. Nó có cái vườn với hai hàng hoa lá, cái cây mọc nhiều trái táo. Con chắc thích chỗ này. Con thích đào xới vườn bằng cái xẻng con và làm hoa lớn. Đôi khi bố nghĩ con đã quên bố rồi. Nếu con quên cũng không sao, Sylwia. Xa mặt thì cách lòng mà. Bố không quên con. Bố muốn - Không, không, bố ao ước - con nhớ đến bố. Bố viết mà lòng nghĩ về con. Bố chưa từng thấy mặt con. Lúc mọi sự khó khăn, bố lo tới lúc tìm được con thì bố không nhận ra con. Bố lo lần ấy, người trên đường bố đụng là con, và bố đã phá đi cơ hội duy nhất mình có được. Dẫu vậy bố thường nghĩ bố không thể nào bỏ lỡ cơ hội ấy. • • • Người ta đâu thể nhớ một người chưa từng gặp mặt. Nhưng bố nhớ con. • • • Khó giải thích lắm con ơi. Có lẽ khi con lớn lên, bố kể con nghe. Nhưng bố về nhà sớm thôi. Mình lên núi đi chơi. Chân con giờ dài hơn rồi, con đi nhanh hơn bố. Con có thể kể bố nghe mọi chuyện từ hồi bố đi. Một gã tóc vàng tết lọn dài đi chen qua bàn bố ngồi. Anh ta nhìn tôi với Anton mà vờ như không. Gã bốc một cuốn sách, bìa trước có hình đám lửa màu cam, rồi chuồn mất. Con gái của bố. Bố muốn chỉ con xem London. Bố muốn ngắm đôi mắt con sáng lên khi thấy màu xanh lục của cầu Hammersmith, cái màu con thấy https://thuviensach.vn khi áp sát vào sơn mà nghe được mùi của nó. Bố muốn chỉ con những chỗ bố lui tới, những nơi bố để lại thông điệp. Một đoá thuỷ tiên màu vàng phai cắm giữa những thanh kẹp ống máng xối. Một cái móc áo màu bạc trên nhánh cây chìa ra. Một cái nút màu chu sa nhét giữa hai viên gạch bị gặm mòn bởi thời gian. Toàn thứ bỏ đi ấy mà, chắc con sẽ bảo thế. Không nhìn này. Nghe này. Bố muốn kể con nghe về từ “chu sa”: nó là một loại khoáng vật, cũng có một loại bướm màu đỏ cam gọi là bướm chu sa đó. Thứ ấy có màu đỏ son, bóng sắc nhựa khiến con dễ nghĩ nó là thứ nhân tạo, nhưng nó hình thành dưới lòng đất, và bay lượn trên trời. Bố muốn hỏi con lắm thứ lắm, Sylwia. Bố muốn biết về mỗi giây phút từ lúc bố đi. Mong là bố không bị ghét vì ra đi. Đi là để cứu giúp, bố đến đây để cứu giúp nhà mình. Đôi khi chuyện không được như ý, cần có thời gian để bố trở lại nơi bố cần tới. Bố thương mẹ con, Sylwia. Người lớn có lúc cãi nhau, nhưng bố yêu mẹ và con nữa. Bố có hứa với con là sẽ về nhà, Sylwia. Phải ít lâu nữa, nhưng bố sẽ về nhà. Khi bố về rồi bố sẽ bế bổng con lên cho con nhìn trên đầu tất cả mọi người, cao đến nỗi con thấy cả nóc nhà và nói chuyện với đám chim. Nếu con giận bố, bố chờ được. Chú Daniel bạn bố viết giúp bố thư này. Chú ấy là người tử tế. Bố yêu con, Sylwia. Tato. Nét chữ của tôi xấu từ nào tới giờ. Tôi nhìn nó bò lan như một con côn trùng mỏi mệt trên tờ giấy, để lại một vệt màu xanh sau lưng. Khi viết đến tên mình, tôi thấy nó có vẻ lạ lẫm làm sao. Tôi ngước lên và thấy người đàn ông chỗ quầy hồi nãy đang nhìn chúng tôi. Không biết anh ta có thích làm ở đây không nhỉ, liệu tất thảy câu chữ nơi này đối với anh ta là gánh nặng hay vận hội nhỉ. https://thuviensach.vn