🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Một Mùa Thơ Dại
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
MỘT MÙA THƠ DẠI
Tác giả: Higuchi lchiyo
Người dịch: An Nhiên
Công ty phát hành: Phương Nam Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn Kích thước: 13 x 19 cm
Số trang: 159
Ngày xuất bản: 08/2013
Giá bìa: 42.000₫
Thể loại: Truyện ngắn - Tản văn
Nguồn: http://tve-4u.org
Type+Làm ebook: thanhbt
https://thuviensach.vn
Cuốn sách này được giới thiệu ở đây nhằm chia sẻ cho những bạn không có điều kiện mua sách!
Còn nếu bạn có khả năng hãy mua ủng hộ nha!
https://thuviensach.vn
Giới thiệu
Một Mùa Thơ Dại (Takekurabe) có nghĩa đen là “so sánh chiều cao”, bắt nguồn từ tác phẩm cô điển Truyện Ise, trong đó có đôi trai gái hồi tưởng về thời niên thiếu lớn lên bên nhau và đánh dấu chiều cao trên thành giếng nước. Câu chuyện của Ichiyo không diễn ra bên bờ giếng nước mà ở khu phố ăn chơi Yoshiwara.
Thế giới của Một Mùa Thơ Dại đầy ắp những chân dung rất sống động, khó quên với tình yêu thơ dại. Thế giới của cô bé Midori xinh đẹp, em gái của một kỹ nữ nổi tiếng và cậu bé Nobu hiền lành lặng lẽ, con trai của một nhà sư phàm tục. Bên cạnh đó còn có những đứa trẻ khác như Shota ở cửa hiệu cầm đồ, Sangoro con trai người phu kéo xe, Chokichi con trai đội trường cứu hỏa... Chúng lần lượt đánh mất tuổi thơ của mình, leo lên bờ dốc của sự trưởng thành mà chấp nhận định mệnh, không có sự lựa chọn và không có quyền lựa chọn.
Rồi đến cái ngày Midori vấn cao mái tóc theo phong cách Shimada của một thiếu nữ và nàng biết mình sẽ phải đi theo con đường của người chị, làm kỹ nữ. Và Nobu cô đơn, xa lạ ngay giữa gia đình, giữa khu phố, giữa thời đại. Cái khu phố Yoshiwara đầy náo động, bạo lực và trụy lạc vây bọc tuổi thơ của Nobu, ném cậu vào đó mà không cần biết cậu có chấp nhận hay không.
Tác phẩm kết thúc vào lúc Nobu, trước ngày khoác áo tu, để lại một đóa hoa thủy tiên vàng bằng giấy nơi thềm nhà Midori như một tình yêu bị tước đoạt. “Một buổi mai mờ sương, ai đó đã để lại một đóa thủy tiên giấy trên thềm nhà nàng. Không có lời nhắn nào trong hoa, nhưng Midori vẫn đem đặt nó vào bình, ngắm nhìn trìu mến, nàng thấy nó không hoàn hảo chút nào tuy phảng phất buồn, trong dáng vẻ khô lạnh và cô đơn. Và rồi không biết từ đâu nàng nghe rằng sau ngày đó Nobu vào một tự viện, mặc lấy chiếc áo đen”.
https://thuviensach.vn
Mục lục
TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC
Ichiyo - thiên tài của tuổi xuân vĩnh cửu
Giới thiệu sơ lược tiểu sử tác giả Higuchi Ichiyo (1872-1896) Anh đào đêm
Ðêm mười ba
Khe nước đục
Một mùa thơ dại
https://thuviensach.vn
TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC
Tinh hoa văn học của nhân loại nào cũng cần được khám phá và tái khám phá. Mỗi tác phẩm lớn là một xứ sở kỳ diệu và mỗi lần ta tìm đến là thực hiện một cuộc phiêu lưu hoan lạc.
Dịch thuật, giới thiệu và biên khảo về những tác phẩm tinh hoa sẽ mở ra các lối cổng dẫn vào những cảnh tượng văn chương khác nhau, qua những không gian và thời gian vừa hiện thực vừa kỳ ảo.
Khát vọng hiểu biết và vui thú trong đời là bản tính của con người ở mọi nơi và mọi thời. Các tác phẩm văn chương thật sự vĩ đại đều mang lại hai điều đó: vui thú và hiểu biết. Nhưng hiểu biết là niềm vui hiếm khi tự đến một cách dễ dãi. Cần đón đợi và hồi đáp.
Mọi tác phẩm tinh hoa cần được đón đợi và hồi đáp trong niềm hân hoan có tên là “ĐỌC”.
ĐỌC. Cầm sách lên và đọc. Trong sách có bạn hiền, có người đẹp, có mọi thứ. Do vậy, chúng tôi chủ trương TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC, xem đó như cửa ngõ của hiểu biết và niềm vui.
CÓ NĂM CỬA:
• Kiệt Tác:
Mỗi Kiệt tác sẽ được dịch trọn vẹn và giới thiệu cả tác giả lẫn tác phẩm trong phối cảnh văn hóa những đặc điểm thiết yếu.
• Tuyển:
https://thuviensach.vn
Tuyển chọn những tác phẩm ngắn của một tác giả, một nền văn học hay một chủ đề mang tính điển mẫu (thuộc vòng đời hay vòng mùa)
• Kiến Thức:
Những kiến thức mà người đọc hiện đại cần có: trào lưu văn học, các nền văn học, thể loại... được trình bày gọn nhẹ, dễ tiếp nhận.
• Nghiên Cứu:
Các công trình chuyên sâu về một vấn đề văn học, một tác giả thiên tài, lý luận phê bình...
• Mới:
Về các hiện tượng văn học mới xuất hiện của nước ngoài đang gây chú ý hoặc đoạt các giải thưởng lớn... Mong ước chúng tôi là TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC sẽ tiến bước bền vững và được đón nhận thân tình.
Tủ sách được biên soạn và dịch thuật từ những nhà giáo, dịch giả và nhà nghiên cứu có uy tín và tâm huyết với văn chương.
NHẬT CHIÊU
https://thuviensach.vn
Ichiyo - thiên tài của tuổi xuân vĩnh cửu
Ichiyo và 24 mùa xuân
24 mùa xuân đó là toàn bộ cuộc đời của cô gái thơ Higuchi Ichiyo! Nàng sinh giữa mùa xuân 1872 và mất vào mùa thu năm 1896.
Một tài năng ngoại hạng đã đưa cuộc đời phù du đó lên đài cao văn học hiện đại Nhật Bản thời khai sáng.
Cha nàng đã đưa gia đình đến Edo (Tokyo ngày nay) sinh sống và ông đã mua được tước vị Samurai vào năm 1867 sau bao nhiêu năm ước mơ. Và thực là công cốc, bởi cuộc Duy Tân sau đó đã hủy bỏ hệ thống giai cấp.
Ichiyo mất cha năm nàng 17 tuổi và bắt đầu biết thế nào là cuộc sống khốn cùng, thế nào là lăn lộn kiếm sống: viết văn đối với nàng có mục đích trước mắt là kiếm tiền nuôi thân và nuôi gia đình. Trừ phi kiếm được nhiều tiền bằng văn chương nếu không nàng sẽ không thoát khỏi cảnh may thuê, giặt mướn hay bán kẹo bánh cho người dân nghèo.
Tuy thế, bút hiệu mà nàng bắt đầu ký từ năm 1891 là Ichiyo (nàng tên thật là Natsuko) lại rất ý nghĩa. Ichiyo (Nhất Diệp) có nghĩa là “một lá” ám chỉ cọng lau đơn độc mà Bồ Đề Đạt Ma dùng vượt sông Dương Tử. Với bút danh đó, có lẽ Ichiyo khao khát một cuộc vượt sóng, đến được “bờ bên kia” nào đó. Nàng muốn tìm kiếm được chính bản thân mình ngay trong lúc phải ra sức kiếm tiền.
Nàng viết cả thơ và truyện với một lối văn hầu như là cổ điển, không có dấu vết gì của ảnh hưởng Tây phương. Nhưng các nhân vật nữ của nàng đã bắt đầu rất mới trong ý thức và cả trong tâm lý. Hirata Tokuboku nhận xét:
https://thuviensach.vn
“Nàng chưa bao giờ vượt qua sự giáo dục mà nàng nhận được ở truyện Genji, ở Saikaku và các tác phẩm Nhật Bản cổ điển khác, thế mà nàng vẫn hiểu rõ chúng ta vô cùng, mặc chúng ta là những kẻ dấn mình hoàn toàn vào thơ văn phương Tây, và nàng cứ thản nhiên tiến bước đồng bộ với ta - Đó mới thật là sự lỗi lạc!”.
Lần lượt, những tiểu thuyết nhỏ nhắn nhưng tuyệt đẹp của nàng xuất hiện: - Ngày cuối năm (Otsugomori, 1894)
- Khe nước đục (Nigorie, 1895)
- Đêm mười ba (Jusanya, 1895)
- Một mùa thơ dại (Takekurabe, 1895)
- Những ngả đường cách biệt (Wakaremichi, 1896).
Khoảng 20 truyện ngắn, chừng 4.000 bài thơ và vài tiểu luận cùng một bộ nhật ký nổi tiếng - đó là những gì Ichiyo kịp tạo dựng trong cuộc đời mệnh yểu của mình. Nàng chết vì bệnh lao.
Trước khi mất, Ichiyo đã nổi tiếng lẫy lừng. Những nhà văn lớn nhất thời ấy đều đến nhà nàng như Koda Rohan, Mori Ogai... Còn Izumi Kyoka thì chẳng ngại ngùng “tự phong” làm đồ đệ của nàng.
Và sự ngưỡng mộ, sau cái chết của nàng lại càng dâng cao. Các truyện ngắn lừng danh của Ichiyo lần lượt được dựng thành những bộ phim nghệ thuật vào giữa những năm 1970, ở Tokyo mỗi sớm mai, đài phát thanh lật những trang nhật ký của Ichiyo ra và đọc với giọng truyền cảm ngân vang khắp xứ sở, làm sống dậy một linh hồn u uẩn, người con gái cuối cùng của Phù Tang xưa và người con gái đầu tiên của Nhật Bản mới.
https://thuviensach.vn
Tiểu thuyết Một mùa thơ dại - Kiệt tác của trò chơi làm người
Một mùa thơ dại (Takekurabe) vừa xuất hiện đã ngay lập tức tỏa sáng. Hầu như các nhà phê bình đồng loạt nhìn nhận nó là kiệt tác mà không chút do dự sau khi nó được ấn hành đầy đủ vào tháng 4/1896.
Chính vì tác phẩm này mà Mori Ogai phải thốt lên: “Cho dù bị chế nhạo là kẻ thờ phụng Ichiyo thế nào đi nữa, tôi cũng không ngần ngại gọi nàng là thi nhân thượng thặng”.
Nhan đề Takekurabe (Một mùa thơ dại) có nghĩa đen là “So sánh chiều cao” bắt nguồn từ một tình tiết trong tác phẩm cổ điển Truyện Ise, trong đó đôi trai gái hồi tưởng về thời niên thiếu và những ngày tháng lớn lên bên nhau trên bờ dốc trưởng thành, cùng nhớ lại trò chơi đánh dấu chiều cao trên thành giếng nước.
Như vậy, Takekurabe có thể được hiểu là trò chơi thơ dại, tâm hồn thơ dại, là thế giới của những đứa trẻ đang dần lớn khôn, đang ở trên bờ dốc có nhiều biến chuyển thể lực và tâm lý, sự biến chuyển mà Truyện Ise đã biểu hiện tài tình qua bài thơ của chàng trai gửi cho bạn gái:
Khắc dấu chiều cao
bên thành giếng nước
vượt xa lúc nào
kể từ ngày cuối
nhìn em nao nao
Một mùa thơ dại ra đời từ tinh thần của bài thơ ấy, nhưng nó không diễn ra
https://thuviensach.vn
bên bờ giếng nước ở thôn quê như Truyện Ise của đầu thế kỷ 10 mà Ichiyo cho nó một địa điểm khác hẳn, đó là khu phố ăn chơi Yoshiwara ở Edo (Tokyo).
Vào năm 1893, Ichiyo mở một hiệu bánh kẹo nhỏ bé gần Yoshiwara. Tuy chuyện làm ăn này không thành công, nhưng nhờ đấy mà nàng có sự hiểu biết về đời sống Yoshiwara: con người, khung cảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị...
Từ đó, Yoshiwara được tái hiện tuyệt vời trong nhiều tác phẩm của nàng như Ogai nhận xét: “Điều lỗi lạc nhất là các nhân vật qua lại khu phố này không hề là những dã thú đội lốt người như các bản sao xây dựng nhân vật theo kiểu tác phẩm của Emile Zola, Ibsen, của những kẻ theo đuôi cái gọi là trường phái tự nhiên - mà họ là những con người rất thật, cùng với họ chúng ta có thể khóc cười...”.
Thật vậy, Một mùa thơ dại đầy ắp những chân dung rất sống động, khó mà quên, cả người lớn hay trẻ thơ nhưng chủ đề của nó là tình yêu thơ dại. Thế giới của cô bé Midori xinh đẹp, là em gái một kỹ nữ nổi tiếng và cậu bé Nobu hiền lành lặng lẽ, con trai của một nhà sư phàm tục.
Thế giới đó còn có những đứa trẻ khác như Shota ở cửa hiệu cầm đồ, Sangoro con trai người phu kéo xe, như Chokichi con trai đội trưởng cứu hỏa... Đám trẻ này, như mọi đứa trẻ ở những nơi khác, lớn lên bên nhau qua những trò chơi, học tập, lễ hội, cãi vã, đánh nhau... Chúng cũng làm những việc người lớn sai bảo như Shota đi thâu tiền lãi, Sangoro đi kéo xe...
Đúng hơn, chủ đề của tác phẩm không phải là “niềm thơ dại” mà chính là “niềm thơ dại bị đánh mất”. Chúng lần lượt đánh mất tuổi thơ của mình, leo lên bờ dốc của sự trưởng thành mà chấp nhận định mệnh, chấp nhận những vai trò mà người lớn giao cho chúng. Chúng không chọn lựa và không có quyền chọn lựa. Và đã đến cái ngày Midori vấn cao mái tóc theo phong
https://thuviensach.vn
cách Shimada của một thiếu nữ. Nàng biết mình sẽ phải đi theo con đường của người chị, làm một kỹ nữ.
Nhìn cô bạn gái bỗng lộng lẫy ra, Shota kinh ngạc. Trước đây, cậu từng nói đùa rằng cậu sẽ “mua” nàng khi nàng lớn lên. Bây giờ thì cậu sắp làm một ông chủ của cửa hiệu cầm đồ, liệu lời đùa “vô tội” xưa kia có ý nghĩa gì? Không hề đùa cợt, cậu sẽ mua một đêm của Midori, cô bạn nhỏ ngày xưa chứ gì? Dường như bài hát cuối cùng mà cậu hát là:
Ngày còn thơ
cùng hoa với bướm
mải mê chơi đùa
Mười sáu bây giờ
biết bao buồn khổ
tan tành cơn mơ
Đúng là sau đó, khi mà Midori ẩn mình vào phòng riêng, Shota đi quanh khu phố lặng lẽ, miễn cưỡng làm công việc của mình, không thiết hát ca gì:
“Hiếm khi người ta nghe Shota lại cất lên tiếng hát. Đêm đêm cậu ấy cầm đèn lồng đi quanh khu phố thâu tiền lãi. Bóng cậu đi dọc theo bờ mương nước trông lạnh lẽo quá”.
Nhưng Nobu mới thật là một nhân vật cô đơn. Nobu cô đơn và xa lạ ngay giữa gia đình của mình, giữa khu phố, giữa thời đại. Một phần do những hoàn cảnh ấy không cần có anh, một phần do bản chất quá mẫn cảm quá thanh khiết của anh.
https://thuviensach.vn
Trước hết là gia đình. Cha anh là một nhà sư phàm ăn tục uống, tham lam và ích kỷ. Ông ta có một vợ hai con. Ngoài Nobu còn có đứa con gái Ohana. Ohana có nhan sắc, ông ta mở cho nàng một quán trà để nàng có thể bán cái duyên sắc ấy kẻo nó phí hoài đi. Ông ta bảo vợ đi bán kẹp tóc cho khách thập phương những ngày lễ chùa. Ông ta thích ăn thịt lươn và thường sai con trai đi mua, một công việc mà Nobu thấy nhục vì anh căm ghét mọi thứ tanh tưởi. Tại sao một người như thế lại là nhà sư cho được? Và mẹ anh, và chị anh - tất cả những gì họ làm đều khiến cho Nobu sợ hãi, hổ nhục.
Cạnh đó là cái khu phố Yoshiwara đầy náo động, đầy bạo lực và trụy lạc. Nó vây bọc tuổi thơ của Nobu. Nobu bị ném vào nó. Nó tồn tại cũng như thế giới của người lớn đang tồn tại mà không cần Nobu có chấp nhận hay không. Và thời đại, một thời đại quá nhiều hứa hẹn, khát vọng, giấc mơ... ở những thập niên cuối cùng của thế kỷ 19. Vào thời đại đó, những người phụ nữ được gì ở Yoshiwara và những đứa trẻ thơ được gì ở Yoshiwara?
Chính vì vậy, sự mất mát niềm thơ dại trong tác phẩm Một mùa thơ dại mang tính tượng trưng. Những Nobu, Midori, Shota không chỉ là những đứa trẻ của khu phố không có đêm. Họ còn là cả một thế hệ. Đó là “Một bi ca về sự tan biến của một thời đại ngây thơ trong xã hội Nhật Bản” (nhà phê bình John Lewell).
Hay nói rõ hơn như Robert Danly: “Một cách gián tiếp Một mùa thơ dại là bi ca về những vận hội mất mát, thể hiện niềm hối tiếc của thế hệ của thời đại mà Ichiyo sống, về một thời thơ dại và lạc quan đã bị tước đoạt quá phũ phàng”.
Tác phẩm kết thúc vào lúc Nobu, trước ngày khoác áo tu, để lại một đóa hoa thủy tiên vàng bằng giấy nơi thềm nhà Midori như một tình yêu bị tước đoạt.
https://thuviensach.vn
“Một buổi mai mờ sương, ai đó đã để lại một đóa thủy tiên giấy trên thềm nhà nàng. Không có lời nhắn nào trong hoa, nhưng Midori vẫn đem đặt nó vào bình, ngắm nhìn trìu mến, nàng thấy nó không hoàn hảo chút nào tuy phảng phất buồn, trong dáng vẻ khô lạnh và cô đơn. Và rồi không biết từ đâu nàng nghe rằng sau ngày đó Nobu vào một tự viện, mặc lấy chiếc áo đen”.
Chính trong Một mùa thơ dại, Ichiyo trẻ trung và thầm lặng bước lên đài cao thiên tài.
Một thiên tài với tuổi xuân vĩnh cửu.
NHẬT CHIÊU
https://thuviensach.vn
Giới thiệu sơ lược tiểu sử tác giả Higuchi Ichiyo (1872-1896)
Nữ sĩ Higuchi Ichiyo, tên thật là Higuchi Natsu, sinh ngày 02/5/1872, tại Tokyo trong một gia đình có năm anh chị em. Trong đó người em gái út nhỏ hơn hai tuổi, Kukiko là người góp nhiều công sức trong quá trình hoạt động văn đàn ngắn ngủi của Ichiyo.
Cha bà, Higuchi Yoshinori, là trưởng nam của nhà Hachizaemon giàu có, lại yêu thích văn chương chữ nghĩa, đề cao học vấn. Trong khi mẹ bà, Furuya Ayame xuất thân con nhà trung nông khiến hôn nhân của hai người không được chấp thuận. Cha mẹ Ichiyo cùng nhau rời khỏi quê nhà là tỉnh Yamanashi, tìm đến Edo (Tokyo hiện nay). Nhờ thời vận, cha bà mua được chức sĩ tộc nhỏ nhưng cũng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Năm Ichiyo mười bảy tuổi, cha mất, trong nhà chỉ còn lại hai chị em gái và mẹ. Người chị cả lập gia đình nhưng sớm ly dị, anh cả mất sớm, người anh thứ cũng ra riêng làm thợ gốm.
Ichiyo hiếu học từ nhỏ nhưng việc học bị dang dở từ năm mười hai tuổi do suy nghĩ lỗi thời của người mẹ, cho rằng con gái không cần phải học. Cha bà sớm nhận ra năng khiếu văn chương của con gái nên năm mười bốn tuổi, Ichiyo lại được gửi vào một trường dạy làm thơ waka dành cho con nhà giàu. Xuất thân của Ichiyo khiến bà bị phân biệt đối xử dù văn tài không hề thua kém bạn bè cùng trường.
Sau khi cha mất năm Ichiyo 17 tuổi, hôn ước của Ichiyo và Shibuya Saburou bị hủy bỏ do gia đình bà lâm vào cảnh nợ nần, không kham nổi món tiền cưới quá cao theo yêu cầu của nhà trai. Ba mẹ con cùng sống qua ngày bằng nghề may vá, giặt giũ. Ichiyo không bằng lòng với những nghề
https://thuviensach.vn
lao động chân tay ít tiền này nên tìm cách sinh nhai khác. Biết người bạn học Miyake Kaho lãnh tiền thù lao hậu hĩnh cho một cuốn tiểu thuyết, Ichiyo cũng bắt đầu ấp ủ mộng văn chương. Hai mươi tuổi, bà khởi nghiệp với bút danh Ichiyo (Nhất Diệp), lấy cảm hứng từ điển cố Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ phương Tây đáp trên một chiếc lá vượt qua sóng nước.
Để kiếm sống với nghề viết tiểu thuyết, Ichiyo tôn nhà văn Nakara Itosui của tòa soạn báo Tokyo Asahi làm sư phụ, đi thư viện vùi đầu vào sách vở. Bà đăng đàn với tác phẩm đầu tay Anh đào đêm (Yamizakura) trên số đầu tiên của tạp chí Musashino. Sau đó, được tiếp xúc với những nhà văn tinh thông văn học châu Âu như Shimazaki Toson, Hirata Tokuboku, chủ nghĩa tự nhiên, Ichiyo viết nhiều tác phẩm được giới thiệu trên tờ Bungakukai. Cũng khoảng thời gian này, bà mở hiệu tạp hóa gần khu Yoshiwara để kiếm thêm thu nhập. Đây cũng là thời gian tích lũy đề tài, vốn sống để bà viết nên tác phẩm tiêu biểu nhất Một mùa thơ dại (Takekurabe) vào tháng 1/1895. Sau đó là hàng loạt truyện ngắn như Đêm mười ba (Jusanya), Khe nước đục (Nigorie) ra đời, tạo nên “14 tháng kỳ tích” mà người đời hay nói về sự nghiệp văn chương của Higuchi Ichiyo.
Một mùa thơ dại được đăng trên tờ Bungei Kurabu gây được tiếng vang lớn, đến bậc đàn anh Mori Ogai cũng không tiếc lời khen ngợi. Thế nhưng tháng 8/1896, căn bệnh lao tiến triển nhanh, đến 23/11 năm đó, Ichiyo từ giã cõi đời ở độ tuổi 24 khiến nhiều người tiếc cho một tài năng văn chương đang đà sung sức. Một năm sau bà mất, Ichiyo toàn tập được phát hành.
Nước Nhật đề cao sự nghiệp văn chương của Ichiyo bằng việc cho in chân dung của bà lên tờ tiền giấy có mệnh giá lớn thứ hai trong hệ thống tiền tệ Nhật, tờ 5.000 yen. Ngoài ra, ở khu Taito, Tokyo hiện nay có một nhà lưu niệm nhỏ lưu giữ và triển lãm các hình ảnh, tư liệu về Higuchi Ichiyo. Hàng năm đến ngày 23/11 kỷ niệm ngày mất của bà, nhiều người đến tham dự các buổi ngoại khóa, hòa nhạc, thảo luận về các tác phẩm và cuộc đời bà.
Tem có chân dung hoặc tranh vẽ nhân vật trong tác phẩm của Ichiyo cũng
https://thuviensach.vn
được phát hành nhiều lần. Và đương nhiên các tác phẩm của bà cũng được dựng thành phim truyền hình, điện ảnh, thậm chí anime[1].
Có thể tên bà không có sức hút của một nhà văn đương đại với các tác phẩm phản ánh Nhật Bản ngày nay như độc giả mong đợi nhưng người dịch tin bạn đọc sẽ hình dung được nước Nhật xa xôi, cổ xưa với nền văn hóa truyền thống đặc sắc nhưng thật gần gũi với bạn đọc Việt Nam qua hình ảnh những người phụ nữ được bà mô tả trong truyện.
NIÊN BIỂU TÓM TẮT
- 02/5/1872: chào đời tại Tokyo, tên thật là Higuchi Natsu. - 1881: 9 tuổi, vào trường Tiểu học Oume.
- 1883: 11 tuổi, tốt nghiệp thủ khoa.
- 1886: 14 tuổi, theo học trường tư thục Haginoya.
- 1891: 19 tuổi, quyết tâm theo đuổi sự nghiệp văn chương, bắt đầu viết tiểu thuyết.
- 1892: 20 tuổi, Yamizakura được đăng trên tạp chí Musashino.
- 1893: 21 tuổi, chuyển nhà đến phố Ryuseji (nay là Taito), mở hiệu bánh kẹo, tạp hóa.
- 1894: 22 tuổi, Otsugomori được đăng trên tạp chí Bugakukai.
- 1895: 23 tuổi, Takekurabe, Yukigumo, Nigorie, Jusanya lần lượt được đăng trên các tạp chí Bungakukai, Bungeikurabe.
- 1896: 24 tuổi, bệnh lao tiến triển nhanh chóng, mất vào ngày 23/11.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Anh đào đêm
Chỉ có một hàng rào tre ngăn cách hai nhà Nakamura và Sonoda. Họ dùng chung một giếng nước sâu trong vườn. Nước giếng trong văn vắt không một chút gợn như mối thân tình của hai nhà. Cành mai nở tỏa hương dưới mái nhà này như đem cả mùa xuân sang nhà kia.
Ông chủ nhà Sonoda đã mất cách đây hai năm, chỉ còn lại cậu con trai hai mươi hai tuổi, đang học Đại học, tên Ryonosuke. Nhà Nakamura cũng có con trai nhưng không may mất sớm, chỉ còn lại mỗi một cô con gái mà họ quý hơn vàng bạc, châu báu. Nhà Nakamura đặt tên con là Chiyo với ước mong con gái sẽ sống lâu như chim hạc trong truyền thuyết. Chiyo được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, đến một ngọn gió cũng không được phép làm phiền bông hoa cài duyên trên đầu cô bé.
Ngay từ nhỏ, dung nhan xinh đẹp của Chiyo đã sớm khiến người ta không ngừng bàn tán, dự đoán tương lai xa gần. Vẻ đẹp mơn mởn đang tuổi xuân thì như tươi thắm hơn cả nụ anh đào trên cánh rừng dưới làn mưa xuân. Vẻ đẹp khiến người ta muốn ngắm nhìn hơn cả ánh trăng rằm xuyên qua tán lá thông.
Năm Chiyo mười sáu tuổi với vẻ đẹp làm say đắm lòng người, nàng được bới tóc kiểu Takashimada, cài nơ lụa. Như bông hoa đẹp nhất vườn, Chiyo khiến bao nhiêu người phải dừng bước thốt lên lời khen ngợi, gây xôn xao cả vùng đến mức chính bản thân nàng cũng cảm thấy làm người đẹp thật phiền toái. Khi nàng thả diều,cơn gió Bắc trên cao cũng như chiều lòng người đẹp.
Bây giờ Chiyo đã lớn. Nếu lúc xưa, khi Ryonosuke nhìn thẳng vào mắt Chiyo rủ chơi búp bê, chẳng buồn quan tâm đến vẻ ngoài thay đổi của
https://thuviensach.vn
Chiyo thì nàng cũng không lấy làm phiền lòng. Họ gọi nhau bằng tên thân mật từ tấm bé“anh Ryo” và “bé Chii”. Vừa thân nhau đó, họ có thể giận hờn, không thèm nhìn mặt nhau ngay.
- Anh đừng bao giờ đến đây nữa!
- Nói gì vậy? Đừng hòng tôi đến nữa nhe!
Nhưng sau đó hai ngày, Chiyo lại xin lỗi:
- Ryonosuke, em xin lỗi! Em thật là quá quắt, nói những lời không hay. Anh tha thứ cho em nhé!
- Ồ không, thật ra anh mới quá quắt.
Thế là họ lại làm lành, như băng tuyết mùa đông dần tan dưới nắng ấm mùa xuân. Đôi bạn trẻ lại tươi cười thân thiết như xưa, Chiyo nắm tay áo Ryonosuke nói:
- Anh Ryo à, đêm qua em mơ một giấc mơ tuyệt lắm! Em thấy anh Ryo tốt nghiệp, hình như làm quan gì đó lớn lắm nên đội mũ chóp cao, đi xe ngựa sơn đen bóng loáng, sau đó bước vào một tòa nhà kiểu Tây dương vô cùng lộng lẫy nữa.
- Nằm mơ vậy là phải hiểu ngược lại, không chừng anh sắp bị xe ngựa tông cho một phát thì có!
Ryonosuke cười vang nhưng Chiyo nhíu đôi chân mày xinh đẹp nói:
- Anh không nên nói gở như vậy. Tóm lại, hôm nay anh đừng đi đâu ra ngoài chơi là được.
Chiyo thành thật nói với tâm trạng lo lắng, đầy mê tín, thật không giống
https://thuviensach.vn
một cô gái được tiếp thu nền giáo dục hiện đại.
Đôi bạn trẻ lớn lên với tình bạn không khoảng cách, không chút khách sáo như thế. Cả hai chẳng bao giờ biết đến nỗi buồn, giữa họ chỉ có tiếng cười nói rộn ràng thân thiết.
Một ngày giữa tháng Hai, khi mùa xuân chưa kịp đến, cơn gió lạnh vẫn còn lượn lờ đâu đó, đôi bạn trẻ rủ nhauđi chùa thờ nữ thần Marushiten ngắm hoa mai. Chiyo khoác tay Ryonosuke nói:
- Anh Ryo à, anh không quên lời hứa đó chứ? Anh mà quên là không được đâu đó!
- Ờ, yên tâm đi. Anh không quên gì cả. Ủa mà... là chuyện gì ta? - Là chuyện đó đó, vậy mà em cứ tưởng chúng ta đang đi đến đó chứ?
- À à, anh nhớ ra rồi. Chiyo có nói là muốn đi ngắm hội đèn lồng về Oshichi, con gái nhà bán hoa quả phải không?
- A a, anh thật biết nói xạo!
- Không phải? Vậy chắc là đi xem người ta diễn cảnh bắt gấu ở Tamba hả? - Sao cũng được, em đi về đây!
- Chà chà, nãy giờ anh đùa thôi mà, làm sao để tiểu thư nhà Nakamura hết giận đây?Ryonosuke nàycứ nghĩ là nhớ những gì tiểu thư muốn chứ, vậy mà...
- Không cần gì cả, anh muốn làm gì thì làm!
- Chà chà, giận vậy thì phiền lắm. Đi chơi mà cãi nhau vậy người ta cười
https://thuviensach.vn
cho đó!
- Cũng tại anh toàn nói năng linh tinh.
- Cho nên anh đã xin lỗi rồi mà.
Họ nói qua nói lại rồi đi ngang hiệu tạp hóa tự lúc nào.
- Bây giờ chúng ta đi đâu đây?
- Làm sao anh biết? Vừa mới lúc nãy ai nói không cần gì cả nhỉ? - Anh quá đáng lắm! Gây sự cũng anh mà xin lỗi cũnganh!
Cả hai rẽ qua góc phố có nhiều cây mai đang nở rộ. Đâu đó vang tiếng guốc. Sau đó là tiếng đàn koto. Người phụ nữ mù chơi một bản nhạc đang thịnh về hoa Asagao. Có tiếng mời gọi ngọt ngào, đưa đẩy:
- A... i kẹo hạt dẻ ngọt khô... ng?
Cạnh đó là hiệu bánh muối nướng giòn thơm phức.
- Bé Chii à, nhìn kìa. Cái cây thứ hai bên phải á!
- A a, cây màu hồng đậm đó đẹp quá!
Chiyo đang vô tư ngắm mai thì giật mình bởi có ai đó vỗ vai gọi: - Nakamura!
Quay lại nhìn thì ra đó là nhóm bạn nữ sinh tóc cột kiểu Tây, đang nói cười rộn rã, miệng tươi như hoa.
https://thuviensach.vn
- Ai nói đây?
- Hai người thân thiết quá ta!
Nói rồi cả đám bỏ chạy, cũng bất ngờ như khi họ kéo đến, chỉ để lại làn gió chiều và đôi bạn trẻ.
- Bé Chii, ai vậy? Bạn học của em à? Họ cũng nghịch dữ vậy à? Ryonosuke hơi chút bực mình, còn Chiyo cúi đầu, mặt đỏ bừng. ***
Tâm trạng của Chiyo bắt đầu thay đổi từ lúc nào? Mối tình cảm ngày một lớn này đến từ đâu? Đến hôm qua nàng còn không để ý đến nó kia mà? Tiếng cười của Ryonosuke như xâm chiếm toàn bộ cảm xúc trong nàng. Chiyo cảm thấy lúng túng, xấu hổ, sợ hãi trước sự thay đổi của trái tim mình. Không biết người ta có nhận ra không, có cười mình không? Nàng run rẩy trước tình yêu đến mức không thể đáp lời chàng dù chỉ là một câu hỏi đơn giản, vu vơ. Chiyo thấy ngượng ngùng, tim đập liên hồi. Nàng thu mình lại như thể đang có cả một núi tâm sự đè nặng trên vai. Nàng xấu hổ với chính những thay đổi trong lòng mình đến mức không thể gọi nổi tên Ryonosuke. Trái tim yêu thương như đang bị đốt cháy mà có lẽ chỉ có nước mắt mới làm nguội được nó.
Chiyo không ngủ được nhưng đến khi chợp mắt, nàng lại mơ thấy Ryonosuke. Bàn tay ấm áp của Ryonosuke vỗ lưng nàng nhẹ nhàng, “Em đang nghĩ gì đó?”, vậy mà nàng cũng lặp lại hành động như ban ngày, chỉ cúi gằm mặt, không dám nói rằng “Em đang nghĩ về anh”. Dù nàng biết nếu che giấu tình cảm trong lòng sẽ tạo ra hàng rào ngăn cách giữa hai người. Ryonosuke khẽ liếc nàng, chẳng mảy may nghi ngờ mớ tình cảm hỗn độn trong lòng Chiyo, anh hỏi “Là anh chàng nào may mắn vậy? Mà
https://thuviensach.vn
cho dù là ai thì anh cũng thấy ghen tỵ với anh ta hết!”. “Sao anh lại nghĩ em có tình cảm với ai xa lạ chứ? Sao anh không thử nhìn xem em ốm o thế nào?”. Ryonosuke dịu dàng nắm tay Chiyo rồi hỏi tới “Vậy tóm lại là ai?”.
Chiyo gần như đã trả lời “là anh” thì chợt nghe tiếng chuông chùa đã báo hiệu ngày mới vang đến tận bên tai. Thì ra chỉ là giấc mơ. Nàng nhớ lại một bài thơ cổ và cảm giác tiếng gà gáy sớm thật đáng ghét làm sao trong những câu chuyện tình. Trời đã sáng mà Chiyo vẫn chưa muốn rời khỏi giấc mơ đêm qua. Nàng thấy thật uể oải. Mẹ nàng hỏi:
- Con không khỏe à? Sắc mặt con trông xấu quá!
Đương nhiên mẹ nàng không thể nào biết được giấc mơ đó nhưng Chiyo đỏ bừng mặt, lòng dạ rối bời. Cả ngày Chiyo không thể nào tập trung vào việc may vá, thêu thùa. Nàng có cảm giác phải đè nén tình cảm trong lòng. Liệu đây có phải là tình yêu thật sự khi nàng chỉ mới nghĩ về Ryonosuke gần đây? Nếu nàng thổ lộ tình cảm của mình, liệu anh có hắt hủi, khinh thường nàng? Nàng không nên gặp anh nữa chăng? Nàng đã và đang như người em gái nhỏbên anh lâu nay, nhờ vậy giữa họ không có hàng rào ngăn cách. Nhưng nếu là người yêu, liệu nàng có trở thành người nâng khăn sửa túi trọn đời cho anh được không? Anh sẽ chọn cô gái như thế nào làm vợ? Anh có đủ lý do để tìm một người vợ đẹp nhất thế gian, một người vợ cầm kỳ thi họa, biết chơi đàn koto, biết làm thơ. Dung mạo thì nàng có nhưng nàng không thể bù lại khoản văn thơ. Nàng có nên bộc lộ tình cảm của mình không? Nói ra rồi liệu tình bạn từ thuở ấu thơ đến nay sẽ ra sao? Nếu nói ra mà đánh mất nó thì còn gì buồn hơn? Hay thôi, nàng cứ xem Ryonosuke như một người anh mà không tơ tưởng gì đến thứ tình cảm nào khác nữa?
Lòng đã quyết quên đi mối tình cảm ngây thơ nhưng nước mắt cứ trào ra, như cuộn chỉ càng gỡ càng rối. Nàng thấy ghét sự tử tế của anh. Phải chi anh vô tình, lạnh lùng thì đâu đến nỗi nàng phải trăn trở thế này. Là nàng có lỗi khi không thể quên anh hay là anh có tội khi khiến nàng ra nông nỗi này? Chiyo không muốn nghe giọng nói của anh nữa, không muốn thấy
https://thuviensach.vn
bóng dáng anh nữa. Giọng nói ấy, bóng hình ấy chỉ làm ngọn lửa trong tim nàng bùng cháy mà thôi.
Nếu anh không qua nhà nàng nữa thì ngược lại nàng cũng sẽ không bước chân qua nhà anh.Tuy rất tiếc nhưng chỉ có cách này mới có thể làm mối quan hệ của họ xấu đi, làm cho họ trở thành như nước với lửa, lúc đó nàng mới thấy nhẹ nhàng. Kể từ hôm nay, nàng sẽ không gặp mặt anh nữa. Nếu anh có tức giận mà gây sự thì đó là điều nàng mong muốn lúc này. Vừa lúc Chiyo dặn lòng cứng rắn như vậy thì nàng nghe tiếng nói của Ryonosuke. Thế là bao nhiêu quyết tâm như tan đi đâu hết. Nàng đã nghĩ gì vậy chứ? Nàng muốn gặp anh biết bao. Ngoài nàng ra, anh đâu có người bạn nào khác để mở lòng tâm tình. Ánh mắt Ryonosuke trong sáng, không một chút gợn màu sắc của tình yêu. Anh xem nàng như cô em gái nhỏ đáng yêu. Nàng sẽ nói gì khi đối mặt với người thanh niên lôi cuốn và đầy khác biệt như Ryonosuke? Nàng mong chờ điều gì trong tương lai? Nàng tìm gì khi mùa xuân đang đến gần? Ngọn cỏ non báo hiệu mùa xuân mới nhưng người con gái trẻ không thể bày tỏ tình yêu trong tim.
***
- Bé Chii à, hôm nay em thấy khỏe hơn rồi chứ?
Ryonosuke đẩy tấm bình phong gọn lại, bước vào và ngồi cạnh bên gối Chiyo. Chiyo bối rối khi phải gặp Ryonosuke trong tình trạng xấu xí, đầu tóc không được chải gọn, nàng cố ngồi dậy nhưng hai cánh tay đau nhức.
- Em cứ nằm đi. Đang bệnh thì không cần phải khách sáo, giữ ý làm gì. Còn nếu muốn ngồi dậy một chút cho tỉnh táo thì dựa vào anh đây. Sao, thoải mái không?
- Không phải anh đang thi à?
- Ừ, tụi anh đang thi.
https://thuviensach.vn
- Vậy anh còn mất thời gian qua nhà em làm gì?
- Em không cần phải lo chuyện đó, lại ảnh hưởng đến sức khỏe. - Nhưng em thấy ngại khi làm anh tốn thời gian thế này.
- Thay vì ngại hay không ngại gì, em mau khỏe lại giùm anh sớm ngày nào hay ngày đó đi thì tốt hơn.
- Cám ơn anh lo lắng cho em nhưng thật sự lần này em không biết khi nào mình mới khỏe lại nữa.
- Lại nói linh tinh gì nữa đây? Em cứ có suy nghĩ yếu đuối như vậy nên cứ còn bệnh hoài là đúng rồi. Đã vậy em làm cha mẹ lo lắng nữa. Em phải biết thương cha mẹ mình chứ!
- Nhưng thật sự bệnh không khỏi tí nào mà.
Chiyo nói, giọng yếu ớt, mắt ngân ngấn lệ.
- Đừng có ngốc vậy!
Nói vậy nhưng Ryonosuke nhận thấy không thể nào phủ nhận tình hình bệnh trạng tồi tệ của Chiyo được nữa. Ai cũng thấy rõ và đau lòng trước sức khỏe ngày một xuống dốc của nàng. Đôi gò má bầu bĩnh đáng yêu ngày nào nay hốc hác, sắc mặt trắng bệch, không chút sinh khí. Mái tóc đen nhánh ngày nào bắt đầu rụng nhiều. Thân hình tiều tụy dễnhận thấy trong bộ kimono quen thuộc mặc đã mềm vải, được thắt lỏng lẻo phía trước.
Họ đã cùng nhau chơi đùa, lớn lên bao nhiêu năm nay. Sao anh lại không nhận ra nỗi niềm trong lòng nàng, tấm lòng khát khao yêu thương của một người con gái? Để đến chiều hôm qua, bà vú Ofuku chạy qua gọi anh trong
https://thuviensach.vn
nước mắt, rằng nàng trong cơn sốt cao đã gọi tên anh. Anh tự trách mình đã không nhận ra nỗi lòng của nàng sớm hơn. Lúc sáng, khi anh qua thăm, nàng đã tháo chiếc nhẫn khỏi ngón tay gầy guộc trao cho anh, cố hết sức mỉm cười, nụ cười mới buồn và cô đơn làm sao.
- Em mong anh giữ nó như một kỷ vật.
Nếu anh nhận ra sớm hơn, anh đã không để nàng trong tình trạng ngày một xấu đi như vậy. Tất cả lỗi tại anh.
- Anh Ryo, anh đeo chiếc nhẫn sáng nay em tặng rồi chứ?
Anh nghẹn ngào trước giọng nói yếu ớt của nàng, không thốt nên lời. Anh đưa bàn tay trái ra. Chiyo kéo tay anh lại gần và ngắmnó không rời mắt. Nàng muốn nói anh hãy luôn nhớvề nàng nhưng nước mắt cứ tuôn trào. Chiyo giấu mặt trong gối.
- Chiyo! Em thấy mệt à? Ofuku à, cho cô ấy uống thuốc đi. Sắc mặt Chiyo xấu đi nhiều quá. Bác Nakamura à, mau đến đây!
Nghe tiếng gọi thảng thốt của Ryonosuke, mẹ nàng đang cầu nguyện ở phòng bên cạnh vội chạy đi lấy bình nước trong được gánh về lúc sớm. Bà vú cũng đã đến ngay chỗ nàng nằm. Chiyo mở mắt:
- Anh Ryonosukeđâu?
- Ryo đang ở bên phải con đây thôi!
- Mẹ nói anh ấy về đi!
- Tại sao? Anh ở đây em thấy khó chịu à? Anh ở đây có gì không hay? - Bà vú Ofuku à, bà nói anh ấy về đi!
https://thuviensach.vn
- Con nói gì vậy Chiyo? Ryonosuke đã cùng con chơi đùa từ tấm bé mà? - Không khỏe trong người thì cô uống thuốc đi!
- Mẹ, mẹ đâu rồi?
- Mẹ đây, mẹ đây Chiyo à!
Cha nàng cũng vừa hối hả chạy về đến nơi.
- Nào, mau uống thuốc cho khỏi bệnh con à!
- Ôi, đau ngực quá!
- Ôi, sao mồ hôi ra nhiều thế này? Ofuku, mau gọi thầy thuốc! Ông, sao đứng ngây ra đó làm gì, làm cái gì đó đi! Ryo à, đưa giùm bác cái khăn. Gì hả con? Xin lỗi Ryonosuke, mời cậu ấy về à? Xin lỗi Ryonosuke, cháu nghe rồi đó....
Người mẹ nhắc lại từng từ một theo tiếng nói thều thào của con gái. Mặt nàng nhợt nhạt. Sinh mạng của người con gái xinh đẹp giờ đây mong manh hơn lúc nào hết. Tận đáy lòng, Ryonosuke không muốn tin đây là giờ phút cuối cùng của nàng. Anh biết nàng muốn anh đi khỏi nhưng thật khó khăn làm sao khi phải xa nàng lúc này.
Còn Chiyo, nàng không thể chịu đựng nổi khi phải thấy anh lo lắng cho nàng. Ryonosuke bước ra ngoài tấm bình phong được hai bước thì nghe giọng nói yếu ớt, buồn bã và mong manh hơn cả sợi tơ khiến anh dừng chân:
- Anh... Ry... o...
https://thuviensach.vn
Anh quay lại.
- Sao hả em?
- Ngày... mai... em sẽ... xin lỗi...
Ngoài trời, không một ngọn gió nhưng anh đào lả tả rơi. Tiếng chuông chùa vang trong trời chiều.
https://thuviensach.vn
Ðêm mười ba
Phải như mọi khi thì nàng đã ung dung ngồi trên chiếc xe kéo sơn đen bóng và cha mẹ ra tận hiên nhà đón mừng “thấy chưa, thấy chưa, tiếng xe dừng trước cửa kìa”. Nhưng đêm nay, nàng đứng rũ rượi trước cửa nhà sau khi cho chiếc xe kéo mà nàng đã leo vội lên trước đó ra về.
Vậy mà, trong nhà vang tiếng cha đang oang oang:
- Nghĩ lại thấy mình đúng là có phước. Con Oseki và thằng Inosuke, cả hai đều ngoan ngoãn, dễ bảo, ai cũng khen. Đúng là với phận mình vậy thì chẳng mong gì hơn. Thiệt là có phước, bà thấy đúng không?
Chắc chắn là cha đang trò chuyện với mẹ nàng rồi.
Ôi, ông đang hạnh phúc và hoàn toàn không biết gì như vậy, nàng phải làm sao để mở lời “cha cho con ly hôn” mới được chứ. Chắc chắn ông sẽ mắng ngay. Phận gái đã có chồng và đứa con trai tên Tarou, nay để thằng bé ở lại, bỏ về nhà mẹ đẻ thế này, nàng cũng phải suy nghĩ rất nhiều. Nhưng thật đau lòng làm sao khi sẽ phải khiến cho cha mẹ già bất ngờ và quên hết những hạnh phúc lâu nay.
Hay là không nói gì hết mà quay về vậy? Quay về rồi thì nàng lại được gọi là “mẹ thằng Tarou”, và tiếp tục là “vợ nhà Harada” cho đến chết. Nàng sẽ tiếp tục làm cho cha mẹ tự hào vì có đứa con gái đi làm dâu nhà tử tế, chỉ cần nàng tiết kiệm một chút thì thỉnh thoảng cũng có thể mua cho cha mẹ chút quà bánh vừa miệng hoặc biếu hai người ít tiền. Nếu ly hôn, Tarou sẽ dễ dàng có mẹ kế, và nàng sẽ đánh đổ hết niềm tự hào của cha mẹ lâu nay, lại còn phải lo miệng lưỡi thế gian và cả sự nghiệp của đứa em trai thiệt thà. Ôi, phải chăng nàng không được phép làm gì theo ý mình? Hay là về, về
https://thuviensach.vn
thôi? Về lại căn nhà có người chồng hung dữ như quỷ đó? Căn nhà đó, căn nhà có người chồng quỷ quái đó...
“Không”, “không”, vừa lúc nàng lắc đầu, vô tình đụng cánh cửa nhà làm nó phát ra tiếng động. Lập tức cha nàng lên tiếng hỏi:
- Ai đó?
Hẳn cha tưởng có đứa con nít nào đi ngang nghịch ngợm. Nàng cố tình cười và nói giọng thật dễ thương:
- Cha à, con đây mà.
- Chà, ai? Ai ngoài đó?
Cha nàng kéo cửa.
- Ồ, Oseki à? Sao lại đứng đó? Mà sao lại đến đêm hôm khuya khoắt vầy? Lại không có xe kéo, không có đầy tớ. Thôi, mau, mau vào nhà đi. Làm cha hết hồn. Không cần đóng cửa, để cha đóng cho. Thôi, vào trong nhà đi. Cứ men theo ánh trăng mà đi. Đây, đệm ngồi đây, lấy đệm đi. Chiếu dơ lắm rồi. Cha nói chủ nhà rồi nhưng ổng nói thợ chưa rảnh tay. Đừng có ngại gì hết. Ngồi đi không thôi dơ hết áo kimono. Chà chà, mà làm sao lại đi khuya vậy? Nhà Harada bên đó, mọi người khỏe chứ?
Cha mừng rỡ đón nàng như mọi khi. Nàng lúng túng, lòng dạ nóng ran như ngồi trên đống lửa khi cha đối xử với mình như một quý bà. Nàng cố nuốt nước mắt, trả lời:
- Dạ, mọi người khỏe cả. Con xin lỗi vì lâu không về thăm cha mẹ. Cha mẹ vẫn khỏe chứ ạ?
https://thuviensach.vn
- Ừ, cha thì khỏe, không nhảy mũi lấy một cái nữa là. Mẹ con thì hay chóng mặt mỗi tháng như lúc xưa thôi, chỉ cần đắp mền nằm nghỉ một buổi là khỏe lại ngay, chẳng hề gì - người cha cười lớn.
- Không thấy Inosuke đâu, tối nay em nó đi đâu vậy ạ? Em nó làm việc chăm chỉ chứ ạ?
Nàng vừa hỏi thì mẹ nàng rót trà, cười sung sướng:
- Inosuke đang đi học trường ban đêm. Cũng nhờ con mà nó mới được tăng lương, lại được ông trưởng phòng để mắt đến nên cũng vững dạ lắm. Nhà mình ngày nào cũng nhắc đó là nhờ có Harada cả. Oseki à, con không có gì đặc biệt, nên nhớ chịu khó chiều chuộng Harada nhé. Thằng Inosuke không phải là đứa khéo mồm khéo miệng, có gặp nhau nó cũng chỉ biết chào hỏi xã giao, nên con nhớ tranh thủ nói lại lòng biết ơn của cha mẹ và gửi gắm Inosuke nhé. Đang chuyển mùa, Tarou vẫn khỏe và nghịch thường chứ hả? Sao hôm nay con không dắt cháu qua chơi? Ông ngoại mong gặp cháu lắm vậy mà...
Mẹ nàng tiếp tục nói khiến nàng chạnh lòng. Thế là nàng đành trả lời:
- Dạo này thằng nhỏ nghịch lắm rồi, không chịu nghe lời ai hết. Con ra ngoài cửa nó cũng chạy theo sau, trong nhà thì bám con cứng ngắc, không rảnh tay được chút nào cả. Sao mà con nít đứa nào cũng vậy nhỉ?
Nàng thấy nhớ con và cảm giác như ai đang bóp nghẹt trái tim mình. Ôi, đã dứt khoát để con lại và ra đi nhưng giờ đây nàng lại muốn òa khóc cho đã khi nghĩ giờ này Tarou giật mình thức dậy, gọi “mẹ ơi, mẹ ơi” rồi quấy rối mấy người hầu gái, dụ dỗ gì cũng không chịu, rồi mọi người sẽ bỏ hết việc mà tập trung dỗ dành, ầm ĩ như mổ bò, thật là tội nghiệp. Nhưng nàng đã không thể nói gì khi cha mẹ đang vui vẻ thế này. Bao nhiêu tâm tư như làn
https://thuviensach.vn
khói mờ, nàng hít vài hơi từ ống tẩu rồi ho sặc, giấu những giọt nước mắt sau ống tay áo.
- Hôm nay là mười ba âm lịch, theo phong tục xưa nên mẹ cũng bày ít bánh dẻo để cúng và ngắm trăng. Mẹ biết con thích món này lắm, mẹ định nhờ Inosuke đem qua cho con đó chớ. Nhưng nó khó chịu, bảo là mấy thứ đó người ta cấm cho nên hồi nào đến giờ, rằm mười lăm mẹ cũng không cho con sợ cúng có một ngày thì xui. Cứ muốn cho con ăn mà hồi nào đến giờ không làm được. Vậy mà tối nay con lại về, mẹ cứ tưởng mình nằm mơ. Chắc là thần giao cách cảm rồi. Ở nhà Harada, hẳn là con muốn ăn gì cũng có nhưng về nhà cha mẹ đẻ thì khác, con không cần câu nệ gì đâu. Con cứ như con bé Oseki lúc nhỏ của cha mẹ, cứ tha hồ ăn những gì con thích, không phải khách sáo. Nhân đậu hay nhân hạt dẻ gì cứ ăn. Lúc nào mẹ cũng nói với cha con đó chứ. Oseki đi lấy chồng danh gia vọng tộc đúng là sướng nhưng hẳn cũng phải lao tâm khổ tứ chuyện giao tiếp với người ta, toàn nhà giàu, danh giá. Đã mang tiếng phu nhân Harada rồi thì đâu có lơ là được. Nào phải quản lý người hầu, trông coi quán xuyến nhà cửa, bởi vậy mới nói đứng trên thiên hạ cũng khổ. Chưa kể nhà mình thuộc hàng thấp hèn nên lại càng phải giữ ý để không bị người ta khinh. Cứ nghĩ đến đó là mẹ với cha con dù nhớ cháu đến mấy cũng không dám đến thăm sợ con vướng bận. Lúc có việc phải đi ngang hiên nhà con một chút với bộ kimono vải rẻ tiền cùng cây dù cũ là cha mẹ cũng chỉ dám ngước nhìn lên lầu hai, qua hàng rào tre, tự hỏi không biết giờ này Oseki đang làm gì. Phải mà nhà mình khá hơn một chút thì con nhẹ gánh, thì cũng đi làm dâu nhưng con sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Nói nào xa, ngay như muốn gửi con mấy cái bánh thì cũng thấy ngại với cái hộp đựng này.
Cứ như vậy nàng thật sự vui sướng cảm nhận tình yêu của cha mẹ dành cho mình nhưng đồng thời cảm giác bị phàn nàn về một cuộc sống không như ý muốn với thân phận thấp hèn. Lúc đó, trong lòng nàng buồn bã cực độ, mọi thứ như muốn vỡ tan. Thế là nàng buông lời:
- Con thấy mình thật bất hiếu. Hẳn cha mẹ nghĩ con tốt đẹp lắm với bộ
https://thuviensach.vn
kimono vải tốt, đi xe kéo sơn đen bóng. Vậy mà con không hề nghĩ đến việc may cho cha mẹ một bộ. Nghĩ lại, làm vợ Harada chỉ là biết lo phần mình. Lẽ ra con nên ở với cha mẹ, rồi làm thêm một công việc nào đấy mà thấy vui hơn.
Cha nàng tức giận nói:
- Ngốc, ngốc quá đi. Chuyện đó nói giỡn cũng không được nhe con. Không thể có chuyện con gái đi lấy chồng rồi mà phải phụng dưỡng cha mẹ ruột. Khi con còn ở nhà, con là con gái của Saitou, nhưng đã đi làm dâu rồi thì là vợ của Harada. Đàn bà con gái ai chẳng phải như vậy. Con có nghĩa vụ làm cho Isamu vui vẻ và quán xuyến nhà cửa bên chồng, chỉ cần vậy là sẽ chẳng gặp rắc rối gì. Đồng ý là khó khăn thật đấy nhưng với một đứa con gái may mắn như con, phận nhà nghèo mà đi làm dâu nhà quan to như nhà Harada thì chắc chắn không có gì là không vượt qua được. Đàn bà con gái lúc nào cũng chỉ biết than vãn, như mẹ con đó, lúc nào cũng phàn nàn phát chán. Ngay như cái chuyện không cho con ăn bánh dẻo được mà bà ấy cũng nói phát bực. Mẹ con trút hết tâm huyết để làm đó, lo ăn cho nhiều vào để mẹ con yên tâm. Chắc chắn là ngon số một rồi, đúng không?
Người cha cố tình pha trò khiến nàng không thể đề cập đến chuyện ly hôn, cứ thế ngồi ăn bánh nhân đậu, nhân hạt dẻ với lòng đầy biết ơn. Bảy năm làm dâu nhà người, chưa lần nào nàng về nhà cha mẹ đẻ khuya như vầy, cũng chẳng có lần nào về một mình lại không có quà như thế này. Không biết có phải vì vậy mà bộ kimono mặc trên người cũng không còn thấy trau chuốt, tươi tắn như mọi khi. Tuy trong lòng rất vui khi lâu ngày mới được gặp nhau nhưng nàng cũng không nói lời nhắn hỏi thăm của bên chồng, nụ cười lại gượng gạo biết ngay tận đáy lòng không thật vui khiến cha mẹ nàng cũng cảm nhận được vấn đề.
Cha nàng nhìn chiếc đồng hồ để bàn, rồi nói giọng đầy quan tâm: - Sắp mười giờ rồi, Seki ngủ lại hay là về, nếu về thì bây giờ về mau đi!
https://thuviensach.vn
Giờ đây nàng ngước lên nhìn và nói:
- Thưa cha, con có việc muốn thưa nên mới đến. Cha hãy nghe con nói.
Nói rồi nàng thẳng người, hai tay chống xuống chiếu, quì lạy cha, một giọt nước mắt lăn dài trên má, cuối cùng nàng quyết định nói hết những gì chất chứa trong lòng lâu nay. Người cha thấy tình hình căng thẳng, chồm lại hỏi:
- Tóm lại là chuyện gì?
- Kể từ hôm nay, con sẽ không quay về nhà Harada nữa. Isamu không biết gì cả mà là con cho thằng nhỏ, cho Tarou ngủ rồi quyết định không gặp lại nhau nữa. Thằng bé không chịu ai dỗ ngủ ngoài con ra, con đã phải lừa nó ngủ và có lẽ con hiện lên như một ác quỷ trong giấc mơ của thằng bé. Thưa cha, thưa mẹ, cha mẹ thử đặt mình vào vị trí của con. Cho đến ngày hôm nay, con chưa từng than vãn với cha mẹ về cách đối xử của Harada, con cũng chưa từng nói với ai về tình trạng của con và Isamu. Nhưng sau trăm lần, ngàn lần suy đi nghĩ lại và khóc kiệt nước mắt hai, ba năm nay, đến hôm nay con quyết định dứt khoát rằng mình phải ly hôn. Cha mẹ hãy làm ơn giúp con. Con sẽ làm việc, sẽ cố gắng hết sức mình để giúp Inosuke, xin hãy cho con ở lại đây suốt đời.
Nói rồi nàng òa khóc nức nở, tay giữ chặt ống tay áo, nước mắt tuôn rơi như làm đổi cả màu của cây tre trên áo sang màu tím.
Cha mẹ nàng xích lại gần, đồng thanh hỏi:
- Chuyện thế nào đã chứ?
- Lâu nay con im lặng không nói nhưng thật ra lâu nay vợ chồng con hầu như không nhìn mặt nhau. Khi nào có việc, Isamu mới mở miệng, đại khái là sai con làm gì đó. Sáng ngủ dậy, con mở miệng chào thì anh ấy chỉ nhìn
https://thuviensach.vn
ra vườn, khen cây cỏ. Trong lòng con bực lắm nhưng dù sao cũng là chồng mình nên con ráng nhịn, không hề đôi co câu nào. Nhưng từ lúc ăn sáng thì anh ấy không ngớt lời chê bai. Trước mặt kẻ ăn người ở, anh ấy hết nói con vụng về lại đến nhiếc móc không biết lễ nghi. Mà nếu vậy thôi thì con cũng cam chịu được nhưng anh ấy không ngừng nói con vô giáo dục này, vô giáo dục nọ. Đúng là con không phải là tiểu thư được ngồi ghế trường nữ quý tộc. Cho nên làm sao con có thể giao tiếp với mấy bà vợ bạn đồng liêu của anh ấy được, khi chưa từng học cắm hoa, pha trà, thơ ca, nhạc họa. Nhưng phải mà anh ấy cho con đi học thì cũng giải quyết được vậy. Đâu cần phải ra mặt làm xấu nhà vợ, để kẻ ăn người ở cũng coi con không ra gì. Khoảng nửa năm đầu mới cưới nhau, lúc nào cũng Seki ơi, Seki à, suốt ngày bên cạnh con. Nhưng kể từ lúc thằng nhỏ chào đời, anh ấy hoàn toàn trở thành một người khác. Chỉ cần nghĩ lại thôi con cũng thấy sợ. Con như người bị đẩy xuống vực sâu không thấy ánh sáng mặt trời. Ban đầu con nghĩ anh ấy giỡn chơi thôi, nhưng sau đó thật sự hiểu ra là anh ấy đã chán con. Anh ấy cố tình ép con thế này thế nọ để con tự bỏ nhà ra đi hoặc đòi ly dị. Thưa cha, thưa mẹ, hẳn cha mẹ biết tính con. Giả sử anh ấy có chơi bời geisha hay mèo mỡ gì bên ngoài thì con cũng không phải hạng người ghen tuông. Tuy con có nghe người ở xì xào bàn tán nhưng anh ấy là người đàn ông của công việc. Mà đã là đàn ông thì mấy chuyện đó phải có thôi.
Cho nên lúc nào con cũng cẩn thận chuẩn bị trang phục bên ngoài cho anh ấy thật đàng hoàng để làm vừa lòng anh ấy, nhưng mọi việc con làm, từ A đến Z đều không làm anh ấy hài lòng. Đến cả cách con cầm đũa, buông đũa cũng không vừa mắt anh ấy. Anh ấy nói trong nhà thật đáng chán là vì con không biết cách quán xuyến. Mà nếu anh ấy chỉ cho con biết cụ thể chỗ nào không tốt, chỗ nào không hay thì còn đỡ, đằng này chỉ biết nói chán chường, tệ hại, không hiểu biết, không thể nào nói chuyện vô, chỉ coi con như nhũ mẫu cho Tarou mà thôi. Thật sự người đó không phải là con người mà là con quỷ. Anh ấy không mở miệng đuổi con đi nhưng con thật hèn nhát, cứ nghĩ tội Tarou nên đã chịu đựng. Con làm gì anh ấy cũng càu nhàu hoặc chỉ ừ hử cho qua. Anh ấy chê con thấp hèn, yếu đuối khiến anh ấy mất mặt với mọi người. Mà nếu con có nói trả lại lời nào, hẳn là anh ấy sẽ yêu
https://thuviensach.vn
cầu con ra khỏi nhà ngay lập tức, chắc chắn là vậy. Thưa mẹ, con ra đi thì đâu có nghĩa lý gì. Con không hề luyến tiếc gì khi ly dị với Harada Isamu, một người chỉ được có cái tên là hay ho. Chỉ có điều cứ nghĩ đến Tarou sẽ không có mẹ bên cạnh thì con lại dằn lòng, chịu đựng, hạ mình xin lỗi để làm vừa lòng anh ấy, từ những điều nhỏ nhặt nhất. Con đã chịu đựng và che giấu điều đó đến ngày hôm nay. Thưa cha, thưa mẹ, con thật bất hạnh.
Oseki cúi đầu nói trong niềm uất hận, nỗi đau khổ mà cha mẹ nàng không ngờ đến khiến hai người nhìn nhau ngơ ngác.
- Thật vậy sao? Cha mẹ không ngờ lại có chuyện như vậy xảy ra với con... Rồi im lặng không nói lời nào.
Nhưng rồi người mẹ nào cũng đứng về phía con mình. Càng nghe chuyện bà càng thấy ấm ức thay cho Oseki.
- Mẹ không biết cha con nghĩ gì chứ mẹ giận lắm. Đâu phải nhà mình năn nỉ bên đó cưới con. Phàn nàn về trường lớp, việc học của con ư? Harada mau quên quá, chứ mẹ còn nhớ cả ngày tháng. Đó là sáng mùng bảy Tết năm Oseki mười bảy tuổi, nhà mình còn chưa dẹp cây thông kadomatsu. Lúc đó nhà mình ở Sarugakuchou, con chơi cầu lông với con bé hàng xóm. Nó làm quả cầu văng trúng xe kéo của Harada đang đi ngang qua. Thế là con chạy đi xin lại. Ngay sau lần gặp đầu tiên, cậu ta đã nhờ mai mối đến xin cưới. Mẹ đã từ chối không biết bao nhiêu lần. Mẹ nói cho cậu ấy biết hai gia đình không môn đăng hộ đối, con lại còn con nít, cũng chưa được dạy dỗ nữ công gia chánh gì, lại thêm cảnh nhà nghèo, không thể chuẩn bị lễ cưới cho xứng đáng với cậu ấy được. Nhưng cậu ấy nói nhà không còn cha mẹ nên không ai phàn nàn mấy chuyện đó. Là cậu ấy muốn cưới, muốn xin con về làm vợ nên chẳng phiền hà gì chuyện thân phận. Còn học hành nữ công gia chánh, sau khi cưới về cậu ấy sẽ cho con học đàng hoàng, cha mẹ không cần phải lo. Cứ gả con cho cậu ấy, cậu ấy sẽ thương yêu con hết mực. Chẳng phải là cậu ấy đã tấn công dồn dập như phỏng lửa đó sao. Nhà
https://thuviensach.vn
mình chẳng hề yêu cầu nhưng cậu ấy đã chu cấp tiền lo trang phục cô dâu cho con. Con là cô gái trong mộng mà cậu ấy hằng mong ước đó thôi. Ngay cả việc cha mẹ giữ ý không đến thăm con thường xuyên, không phải vì e ngại địa vị của cậu ấy. Đâu phải cha mẹ gả bán con mà là cậu ấy cầu hôn, xin cưới hỏi đàng hoàng thì lẽ ra cha mẹ đâu cần phải khiêm nhường như vậy. Nhưng vì nhà mình sống giản đơn thế này trong khi nhà họ giàu có. Mẹ không muốn người ngoài nhìn vào nghĩ cha mẹ kiếm chác gì từ con rể. Không phải cha mẹ cố quá sức mình nhưng thật sự cha mẹ muốn giữ đúng vị trí với nhà bên đó, nên đến cả thăm con cha mẹ cũng ráng nhịn vậy mà... Được gì chứ? Chúng ta đúng là dại. Cậu ta ăn nói như thể nhặt được đứa con gái không cha mẹ ngoài đường. Lại còn chê bai không được chỗ này không tốt chỗ kia gì chứ? Con không nên im lặng nữa. Cậu ta sẽ được nước làm tới. Thứ nhất, nói những điều như vậy trước mặt người hầu chỉ làm xấu mặt và mất uy vợ mình mà thôi. Họ sẽ không thèm nghe lời con nữa. Và Tarou sẽ trở thành một đứa trẻ không biết kính trọng mẹ mình thì làm sao? Lẽ ra con cứ nói những gì muốn nói. Nếu cậu ta có phản ứng thì sao chứ, con cứ nói con có gia đình, cha mẹ, có nhà để về rồi về đây với cha mẹ cũng được vậy. Sao lại dại quá đi. Có ai lại im lặng, giấu chuyện đến tận hôm nay như con không chứ? Cũng tại con hiền quá nên cậu ta được thể làm tới đó thôi. Ôi, càng nghe mẹ càng thấy giận. Không cần phải chịu đựng gì nữa. Nghèo hèn gì thì con cũng có cha, có mẹ, có thằng Inosuke dù nó tuổi còn nhỏ. Nhà mình làm sao bỏ rơi con được. Đúng không ông? Tôi muốn gặp Isamu để nói rõ một lần cho ra chuyện.
Người cha nhắm mắt, khoanh tay, im lặng nãy giờ.
- Ờ, ờ, bà nó à, đừng có quá giận mất khôn. Lần đầu tiên nghe chuyện thế này, tôi cũng đang suy nghĩ xem chúng ta nên làm gì. Cũng biết là Oseki nhà mình không phải đứa nói quá lời. Chắc là nó đau khổ lắm mới đành bỏ nhà chồng về nhà mình thế này. Nhưng liệu bên đó có biết con về nhà mình tối nay không? Hay là có chuyện gì xảy ra trước lúc con về đây không? Hay cậu ta có yêu cầu con ly hôn không?
https://thuviensach.vn
Ông hỏi với vẻ điềm tĩnh.
- Chồng con hôm qua đến giờ không về nhà. Anh ấy vắng nhà năm, sáu ngày là chuyện thường xuyên. Cho nên không phải là chuyện gì lạ nhưng lúc anh ấy chuẩn bị rời khỏi nhà, anh ấy có mắng con áo kimono xếp không đúng cách. Con xin lỗi bao nhiêu lần anh ấy cũng không tha thứ, rồi sau đó cởi áo kimono vứt đó, đi thay đồ tây. Trước khi đi anh ấy còn ca thán “ôi, đời tôi sao mà khốn khổ, có một cô vợ đoảng như vầy chứ”. Nghĩa là sao chứ? Một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày, anh ấy gần như không nói lời nào, nhưng lúc mở miệng lại toàn những lời như vậy. Thử hỏi làm sao con muốn xưng mình là vợ Harada hay mẹ Tarou gì nữa chứ? Con cũng không biết tại sao mình phải chịu đựng như vậy. Không, đủ quá rồi, con chẳng có chồng con gì hết, con muốn quay lại như thời con gái. Con đã nghĩ đến mức như vậy, đến mức dù có nhìn gương mặt ngây thơ đang ngủ của Tarou con cũng vẫn chấp nhận xa thằng nhỏ, còn hơn phải ở bên cạnh Isamu. Người ta thường nói con không có mẹ vẫn lớn. Thay vì được nuôi dạy bởi một người mẹ bất hạnh như con thì thôi, để thằng nhỏ có mẹ kế hay người nào đó có tư cách phù hợp với nhà đó nuôi dạy, với lại được cha yêu thương thì còn có ích hơn cho Tarou. Kể từ tối nay con sẽ không quay về nhà Harada nữa.
Nàng nói nghe thật dứt khoát, nhất là lúc nhắc đến con trai nhưng giọng nói lại run rẩy. Người cha thở dài, nhìn nàng một lúc:
- Cũng biết là con có lý, ở nhà Harada đâu có dễ dàng như mình nghĩ. Cha biết là hai vợ chồng đang xích mích...
Lúc đó nàng đang mặc bộ kimono cùng áo khoác bằng vải chirimen đen, tóc bới cao cùng chiếc kẹp tóc vàng. Hẳn lúc đó ông đang nghĩ lẽ nào bắt con gái đang ăn vận sang trọng như một quý bà đây phải chuyển sang kiểu tóc kẹp thả bình dân, chuyển sang mặc bộ kimono vải sợi rẻ tiền, ống tay áo buộc lại để làm việc vất vả? Nó lại có con trai nhỏ là Tarou. Một phút nóng giận có thể đánh mất hạnh phúc trăm năm và bị người đời cười chê. Quay
https://thuviensach.vn
trở lại thời thơ ấu, là con của Saitou Kazue rồi thì dù có khóc hay cười nó cũng không còn được gọi là mẹ của Harada Tarou nữa. Không còn duyên nợ, tình nghĩa gì với chồng nữa nhưng làm sao chối bỏ tình yêu thương dành cho đứa con mình rứt ruột đẻ ra. Nếu phải sống xa nhau sẽ thấy nhớ nhung và biết đâu lúc đó sẽ cảm thấy những khổ tâm lúc này chẳng đáng gì. Nó thật là bất hạnh khi sinh ra với khuôn mặt đẹp đẽ dễ thương kia nhưng lại có một cuộc hôn nhân không vẹn toàn thế này.
- Đúng là thật đáng buồn khi phải chịu nhiều tủi hổ trong cuộc sống gia đình như vậy. Nhưng Oseki à, cha nói thế này, có thể con sẽ oán trách cha vô tình, không thông cảm cho những khổ tâm của con. Không phải là cha mắng con nhưng rõ ràng, một khi địa vị, gia cảnh con người ta khác nhau thì tự nhiên trong suy nghĩ, tư tưởng cũng sẽ khác nhau. Sẽ có lúc mình cố gắng hết sức mình nhưng người ta lại thấy không có gì thú vị. Cậu Isamu đó vậy chứ không đến nỗi là người không hiểu đạo lý. Lại là người có học. Cha không nghĩ cậu ấy nói năng bừa bãi với con mà không có lý do. Những người đàn ông có địa vị và được kính nể trong xã hội đôi khi lại rất tự tôn. Ở bên ngoài, anh ta có thể cố gắng che đậy những bức xúc trong lòng nhưng về nhà thì sẵn sàng trút mọi bất mãn đó ra. Phải gánh chịu mọi bực dọc đó đúng là tội nghiệp con. Nhưng đó cũng là nghĩa vụ của người vợ có chồng địa vị cao. Đâu phải con lập gia đình với nhân viên hành chính quèn xách cơm hộp hàng ngày. Có thể cha so sánh khập khiễng. Có thể là khó khăn cho con nhưng công việc của con là sắp xếp những chuyện đó sao cho vẹn toàn. Nhìn bề ngoài thì không biết được nhưng đâu phải bà vợ nào cũng sống vui vẻ, sung sướng hết đâu. Nếu cứ nghĩ một mình mình đau khổ thì sẽ muốn than thở thôi. Nhưng cứ nghĩ đi, đó là nghĩa vụ của người vợ. Nhất là khi giữa hai vợ chồng có khoảng cách về tầng lớp thế này thì phải chịu cực hơn người ta gấp bội là đương nhiên thôi. Mẹ con nói đao to búa lớn vậy chứ phải nhớ rằng Inosuke được tăng lương gần đây là cũng nhờ có tiếng nói của Isamu đó thôi. Ít nhiều gì cũng đã mang tiếng mắc nợ ân tình của người ta, bắt con chịu đựng thì tội nghiệp nhưng hãy vì cha mẹ, vì thằng em trai. Con lại có thằng Tarou nữa. Đã nhịn nhục được lâu nay rồi thì đâu phải là không thể nhịn được nữa. Chứ nếu ly hôn rồi, con rời khỏi
https://thuviensach.vn
nhà họ là coi như chấm hết. Tarou là con trai nhà Harada. Con là con nhà Saitou. Mà hễ đã một lần ly biệt như vậy liệu có còn gặp mặt thằng nhỏ được nữa không? Nếu đằng nào cũng phải khóc vì bất hạnh thì hãy khóc với tư cách là vợ Harada. Con nghe đây, Oseki, có đúng không con? Nếu con đã hiểu thì hãy nén chặt trong lòng mọi thứ, coi như không có việc gì xảy ra mà hãy quay về. Hãy cứ sống như lâu nay. Con không nói nhưng cha mẹ hiểu lòng con, cả Inosuke cũng vậy. Cha mẹ sẽ san sẻ bớt nước mắt của con.
Người cha nói phải trái đầu đuôi rồi cũng lau nước mắt. Nàng cũng oà lên khóc.
- Con thật là ích kỷ khi nghĩ đến chuyện ly hôn. Cha nói đúng, nếu phải xa Tarou, không được nhìn mặt thằng nhỏ nữa thì con sống cũng đâu có nghĩa gì. Nếu chỉ tìm cách chạy trốn khó khăn trước mắt thì đúng là không giải quyết được việc gì. Chỉ cần coi như con đã chết thì sẽ chẳng có sóng gió gì ở đây. Tarou sẽ được lớn lên trong vòng tay cha mẹ. Con đã bắt cha mẹ phải nghe những điều phiền lòng vì những suy nghĩ nông cạn của mình. Coi như đêm nay con đã chết và linh hồn con dành trọn cho Tarou để bảo vệ thằng nhỏ. Chỉ cần vậy là con có thể chịu đựng những lời nhục mạ từ chồng con một trăm năm cũng không sao. Cha đã làm con sáng tỏ mọi điều. Con sẽ không nói những chuyện như thế này nữa, cha đừng lo lắng nữa.
Nói rồi nước mắt nàng lại trào ra dù đã lau qua. Mẹ nàng nức nở khóc: - Sao con tôi lại khổ thế này?
Trong cơn mưa nước mắt đó, cả ánh trăng không một chút gợn cũng thật buồn. Và cọng cỏ dại Inosuke hái ở bờ đê sau nhà cắm trong bình cũng thật ủ rũ như đang san sẻ nỗi buồn của gia đình.
Nhà cha mẹ nàng ở cuối phố Shinzaka khu Ueno, tiếp nối đến đường Surugadai bằng một con đường rừng hẹp. Nhưng đêm nay nhờ ánh trăng
https://thuviensach.vn
chiếu sáng mà con đường sáng tỏ như ban ngày. Nhà Saitou làm gì có của đến mức có thể thuê xe kéo riêng. Từ cửa sổ, họ gọi một chiếc xe vừa chạy ngang qua.
- Thôi mau về đi. Bỏ nhà đi khi không có chồng ở nhà như vầy là con đã khó bề ăn nói rồi. Bây giờ tuy trễ nhưng đón được xe thì cũng nhanh hơn phần nào. Cha mẹ sẽ đến thăm con sau. Trước mắt cứ đi về đi đã.
Cha mẹ nắm tay nàng dắt ra khỏi nhà với mong muốn mọi việc sớm ổn thỏa. Nàng coi như mình đã chết.
- Thưa cha thưa mẹ, chuyện đêm nay coi như kết thúc. Con sẽ quay về và tiếp tục là vợ Harada. Nói xấu chồng là việc không được phép làm của người vợ, cho nên con sẽ không nói gì nữa. Oseki đã là dâu của một gia đình danh giá. Con sẽ cố gắng giúp em. Chỉ cần cha mẹ vui lòng thì thôi, con sẽ không nói gì nữa. Con sẽ không làm gì dại dột cả nên cha mẹ cũng đừng lo lắng. Con đã là người của Isamu, con sẽ làm theo ý anh ấy. Thưa cha mẹ con đi. Con gửi lời thăm Inosuke. Cha mẹ giữ gìn sức khỏe. Lần tới con sẽ đến thăm cha mẹ với khuôn mặt tươi cười rạng rỡ.
Nàng chỉ còn cách nói vậy và đứng dậy ra đi. Mẹ nàng vội lấy túi vải đựng ít tiền không nhiều nhặn gì của bà, hỏi người phu xe:
- Đến Surugadai mất bao nhiêu tiền?
- Mẹ à, để con trả. Cám ơn mẹ.
Nàng nghẹn ngào chào cha mẹ rồi đưa ống tay áo lên che mặt hòng giấu nước mắt rồi leo lên xe, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn. Trong nhà, cha nàng hắng giọng, nghe như tiếng khóc nấc.
***
https://thuviensach.vn
Con đường đêm ấy tràn ngập ánh trăng, cùng gió thu và tiếng côn trùng không dứt. Cảm giác thật u buồn. Xe vừa vào phố Ueno chưa được bao lâu, đột nhiên người phu hạ càng xe, nói:
- Xin lỗi, thật là khó nói nhưng cho phép tôi dừng ở đây. Tôi không lấy tiền đâu, mời cô xuống xe cho.
Sự việc xảy ra bất ngờ thế này khiến Oseki ngỡ là cướp đêm.
- Ủa, anh này lạ, nói vậy là làm khó tôi rồi. Tôi đang vội, tôi sẽ trả thêm tiền cho anh. Chứ ở nơi vắng vẻ thế này làm sao tôi kiếm được người kéo xe khác. Anh làm vậy là làm khó người ta rồi. Đừng lừng khừng nữa, mau đi giùm tôi đi.
Oseki vừa ra vẻ bình tĩnh nói vừa run. Nhưng người phu xe nói:
- Tôi không cần trả tiền. Đây là yêu cầu của tôi. Xin hãy xuống xe. Tôi không muốn kéo nữa.
- Vậy là anh không khỏe à? Bị gì à? Nhưng đã chở tôi được đến đây rồi mà nói không muốn kéo nữa coi sao được.
Oseki cố gắng lên giọng mắng người phu xe nhưng anh ta cầm đèn rồi dựa vào xe nói:
- Tôi xin lỗi. Nhưng thật sự tôi rất mệt.
- Anh đúng là bướng bỉnh. Vậy thôi tôi không nhờ anh kéo hết đường, mà chỉ cần anh kéo đến chỗ nào đó để tôi đón xe khác. Tôi sẽ trả tiền, chỉ cần anh chở đến đó. Ít gì cũng chở giùm tôi đến Hirojiki.
Oseki thuyết phục người phu xe bằng giọng nhẹ nhàng. Thình lình người
https://thuviensach.vn
kéo xe quay lại, nét mặt hiền lành.
- Phải rồi, để người phụ nữ trẻ một mình nơi hiu quạnh thế này đúng là không phải. Tôi thật không phải. Xin mời cô lên xe, tôi sẽ kéo. Chắc là cô hoảng sợ lắm phải không?
Anh phu xe cầm đèn xoay lại, đẩy xe lên, trông không giống người xấu. Oseki thở ra, lấy làm yên tâm nhìn mặt anh ta. Người phu xe tuổi chừng hai lăm, hai sáu, da ngăm đen, dáng người nhỏ thó, xương xương. Nàng có cảm giác gặp anh ta ở đâu đó rồi. A, khuôn mặt đang quay đi dưới ánh trăng đó là ai nhỉ, rất giống ai đó, và Oseki gần như buột miệng kêu tên của người đó.
- Có phải anh là..?
Người phu xe quay lại, hai tay vẫn nắm càng xe, ngạc nhiên: - Hả?
- Aa, đúng là anh rồi. Chẳng lẽ anh quên em rồi sao?
Nói rồi Oseki gần như tuột xuống xe, nhìn chằm chằm vào mặt anh ta. Người phu xe thở hắt, cúi đầu ra vẻ xấu hổ.
- Cô là Oseki nhà Saitou? Thật xấu hổ khi để cô nhìn thấy tôi thế này. Tôi không có mắt sau lưng nên không nhìn ra cô. Nhưng lẽ ra tôi phải nhận ra cô qua giọng nói chứ nhỉ. Đúng là tôi thành một thằng đàn ông ngu muội mất rồi.
Oseki nhìn người phu xe từ đầu đến chân:
- Không, không, cả em nếu gặp anh lúc đi trên đường chắc cũng không nhận ra. Mới đây thôi em cũng đâu nghĩ anh là người quen lâu ngày không
https://thuviensach.vn
gặp, cứ nghĩ đơn thuần là người kéo xe xa lạ. Hãy tha lỗi cho em khi không nhận ra anh. Anh làm công việc này từ lúc nào? Anh không làm việc quá sức đó chứ? Em nghe nói cô anh đã đóng cửa hiệu thuốc lá ở Ogawamachi và về quê nhưng em đi lấy chồng, cũng lu bu nhiều việc này nọ nên không có thời gian hỏi thăm hay thư từ gì. Anh bây giờ ở đâu? Vợ anh khỏe chứ? Anh có con rồi chứ? Bây giờ cứ mỗi lần đi thăm mấy nhà máy thuốc lá, có cửa hiệu tên Notoya y như hiệu thuốc lá lúc xưa nên lúc nào em cũng tự nhiên dừng chân và nghĩ, ôi, lúc nhỏ, anh Roku nhà Kousaka sống ở đó, chúng mình thường hay ghé lại sau giờ học hoặc lúc đến trường, quấn lá, nghịch hút chơi. Em luôn tự hỏi không biết giờ này anh đang ở đâu, làm gì? Người hiền lành như anh không biết sẽ ra sao trước cuộc sống khắc nghiệt. Mỗi lần về nhà cha mẹ, em cũng hay hỏi thăm nhưng xa Sarugakuchou cũng đã năm năm, ngay từ đầu cũng không rõ tin nên suốt bấy lâu, em chẳng biết tin gì về anh. Hôm nay được gặp anh sao mà mừng quá không biết.
Oseki quên hết thân phận mình, trò chuyện cùng người phu xe. Kousaka Rokunosuke lấy khăn lau mồ hôi đang nhỏ giọt, nói:
- Thật xấu hổ vì tôi lại ra nông nỗi này. Bây giờ nhà cửa không có, chỗ ngủ thì thuê đỡ tầng hai của nhà trọ Murata rẻ tiền ở Asakusa. Có hôm thì như hôm nay, kéo xe đến tận khuya. Có hôm chán kéo xe thì nằm lăn lóc cả ngày, phó mặc thời gian như làn khói mờ. Cô không thay đổi gì cả, trông thật đẹp. Hôm nghe tin cô đi lấy chồng, tôi đã tự hỏi như trong mơ không biết có còn được gặp mặt cô không, không biết đến lúc chết có được nói chuyện với cô nữa không? Lâu nay tôi đã chẳng thiết sống, coi rẻ sinh mạng mình nhưng đúng là số phận, nếu không sống tôi đã không được gặp cô và nói chuyện thế này. Ôi, cô còn nhớ tôi là Rokunosuke nhà Kousaka, quả thật hạnh phúc. Cám ơn cô.
Oseki gần như muốn khóc trước những lời nói đó.
- Xin anh hãy nghĩ rằng anh không lẻ loi chịu đựng những đau khổ một
https://thuviensach.vn
mình. Hãy nhớ rằng có em đang ở đâu đó trên cõi đời này. Mà... vợ anh thế nào?
Oseki hỏi, Kousaka Rokunosuke có vẻ như khó nói, ấp úng trả lời:
- Chắc là cô biết cô ấy. Cô ấy là con gái nhà Sugita ở góc phố đối diện khu phố chúng ta. Mọi người khen cô ấy có làn da đẹp và cốt cách. Còn tôi thì bắt đầu sai lầm của đời mình khi nghe lời thúc giục của bà con họ hàng đi lấy vợ. Mẹ tôi đã giương kính soi tìm đối tượng cho tôi. Sau đó là thúc giục mau lấy đi, nhất định là cô này nên tôi cứ để mặc, muốn sao thì muốn. Lúc tôi lấy vợ cũng là lúc nghe tin cô có thai. Năm đầu tiên, chúng tôi cũng có tin vui và được mọi người chúc tụng cùng những món đồ chơi như chó gỗ, chong chóng. Nhưng tôi vẫn trong tình trạng lông bông. Người đời cứ nghĩ khi đàn ông có vợ đẹp, con thơ rồi thì sẽ chí thú làm ăn. Nhưng với tôi, dù là Komachi hay Tây Thi, công chúa Sotoori có nhảy múa trước mặt thì tôi cũng không từ bỏ thói quen của mình. Làm gì có chuyện chỉ vì mùi sữa, mùi con nít mà làm thức tỉnh một người đàn ông chứ? Tôi đã chơi bời, uống rượu say, bỏ mặc vợ con, gia đình. Đỉnh điểm là ba năm trước, tôi không có lấy đôi đũa của riêng mình. Mẹ tôi đến nhà chị gái tôi đã lấy chồng ở quê. Vợ tôi bế con nhỏ về nhà cha mẹ đẻ, bặt vô âm tín. Nó là con gái nên tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì, vì cũng chẳng phải người nối dõi. Nghe đâu cuối năm ngoái nó đã chết vì thương hàn. Con gái mau khôn, tôi tin là khi nó chết, không chừng cũng có gọi cha. Nếu mà còn sống thì giờ này chừng năm tuổi rồi. Thật tình chẳng ra làm sao khi bắt cô phải nghe chuyện chẳng hay ho gì.
Rokunosuke cười buồn.
- Vì không biết là cô nên tôi đã thất lễ như vậy. Thôi, cô lên xe đi, tôi chở đi cho. Hẳn là cô bất ngờ lắm phải không? Tôi chẳng phải phu xe đúng nghĩa. Tôi chẳng thấy hay ho, vui sướng gì khi phải nắm càng xe, nai lưng ra như trâu ngựa. Hay cô nghĩ tôi vui sướng khi nhận được mấy đồng bạc cắc. Hay rượu có thể làm tôi quên sầu? Cứ nghĩ đến là tôi chán hết thảy mọi thứ. Chở
https://thuviensach.vn
khách rồi, quay xe ra đó, tôi thấy mệt mỏi. Tôi đúng là ích kỷ và khó ưa đúng không? Mà thôi, lên xe đi.
Oseki trả lời:
- Gì chứ? Không biết thì chịu chứ đã biết là anh Roku lúc xưa thì sao em lên anh kéo cho được. Nhưng đêm khuya đường vắng thế này, đi một mình cũng buồn, anh đi cùng em đến Hirokoji thôi cũng được. Vừa đi vừa nói chuyện.
Oseki vén vạt áo lên cao. Tiếng guốc vang buồn buồn trên con đường ngập ánh trăng man mác.
Kousaka Rokunosuke là người bạn thuở ấu thơ mà Oseki không thể nào quên. Nhà Kousaka phố Ogawa có hiệu thuốc lá nhỏ xinh, gọn gàng. Cậu con trai Rokunosuke lúc đó ăn mặc chỉn chu, lịch sự, đáng mến, không như bây giờ đen đúa với vẻ ngoài mệt mỏi, thất chí. Lúc đó cậu ta giỏi giang, tháo vát đến nỗi nhiều người khen cửa hiệu thuốc lá đông khách hơn lúc người cha còn sống.
Vậy mà chẳng hiểu sao giờ đây lại thay đổi thế này. Kể từ ngày biết tin Oseki đi lấy chồng, Rokunosuke thất chí bắt đầu ăn chơi, chẳng mấy chốc tụt dốc thê thảm. Con trai nhà Kousaka như biến thành người khác, không biết có bị ma ám hay không mà đến mức này. Ngày đó Oseki đã nghe những lời bàn tán không hay nhưng phải đến hôm nay nhìn tận mắt mới thấy đúng như lời đồn.
“Chưa bao giờ mình có thể nghĩ anh ấy có thể ngủ qua đêm trong một căn phòng trọ rẻ tiền. Anh ấy có tình cảm với mình, suốt thời gian mình khoảng mười hai đến mười bảy, ngày nào hai đứa cũng gặp nhau từ sáng đến tối. Dần dần có lúc mình đã tưởng tượng sẽ làm vợ anh, ngồi phía sau quầy hàng thuốc lá, vừa đọc báo vừa chờ khách. Vậy mà mình lại lấy một người hoàn toàn không nghĩ đến làm chồng. Cả cha mẹ đều thúc giục, phận làm
https://thuviensach.vn
con sao mình phản đối được. Đúng là mình đã từng mơ được làm vợ anh Roku nhà thuốc lá nhưng đó chỉ là giấc mơ ngọt ngào thuở ấu thơ. Vả lại anh ấy cũng chẳng nói gì thì làm sao mình lên tiếng. Một giấc mơ có thật nhưng không lãng mạn, bồng bềnh. Oseki này đã phải dứt khoát, không dứt khoát không được. Quyết định từ bỏ giấc mơ, về làm dâu nhà Harada nhưng thời gian đầu mình luôn rơi nước mắt vì không thể nào quên Roku. Roku luôn nghĩ về mình, có lẽ mình đã khiến anh ra nông nỗi này. Vậy mà nay mình vấn cao đầu, ăn bận ra vẻ một phu nhân quý phái thế này thật không hay tí nào”.
Nàng quay sang nhìn Rokunosuke như muốn nói nàng không hạnh phúc như những gì anh thấy đâu. Nhưng Rokunosuke đang thẫn thờ, không ra vẻ gì vui sướng khi lâu ngày được gặp lại Oseki thế này.
Họ ra đến đường Hirokoji, Oseki có thể đón được xe khác. Oseki nhẹ nhàng lấy ít tiền gói lại thật khéo bằng một mảnh giấy hình hoa cúc.
- Anh Roku, như thế này thật thất lễ với anh nhưng anh hãy cầm lấy mua khăn giấy hay thứ gì đó. Lâu ngày gặp lại nhau thế này, em có nhiều chuyện muốn nói với anh nhưng không thể nói hết, mong anh hiểu cho. Em chào anh ở đây. Anh giữ gìn sức khỏe. Mong anh sớm làm cho mẹ anh yên tâm. Em sẽ luôn cầu nguyện cho anh. Mong anh mau trở lại như anh Roku ngày xưa và lại chăm sóc cửa hiệu như ngày nào. Tạm biệt anh.
Oseki chào như vậy thì Rokunosuke cầm mảnh giấy.
- Lẽ ra tôi không nên nhận nhưng đây là của cô cho tôi, tôi xin phép nhận lấy nó. Tôi rất tiếc khi phải nói lời chia tay ở đây nhưng cứ xem như một giấc mơ. Thôi, cô đi đi. Tôi cũng đi đây. Đường khuya vẫn còn buồn tẻ lắm, đúng không?
Nói rồi anh cúi đầu kéo xe quay lưng về phía Oseki.
https://thuviensach.vn
Một người đi về hướng Đông, một người đi về hướng Tây. Rặng liễu bên đường rũ bóng dưới ánh trăng. Tiếng guốc Oseki vang lên trên con đường ngập ánh trăng buồn. Một người sống ở tầng hai nhà trọ Murata và một người làm vợ nhà quan Harada; cả hai đều nghĩ về nhau và biết rằng họ được chia sẻ nỗi buồn trong đời.
https://thuviensach.vn
Khe nước đục
1.
- Này, Kimura, Shin nữa, ghé lại đây đi! Nói ghé thì ghé chứ có sao đâu mà! Định giả lơ tụi này để đến Futaba phải không? Nhớ đó, tôi bám theo sau ráng chịu đó! Đi tắm về rồi nhớ ghé nhe. Toàn nói cho sướng miệng thôi à.
Một cô gái đứng trước cửa quán càm ràm hai người đàn ông đi ngang theo một cách có vẻ rất quen thuộc. Họ chẳng lấy làm phật lòng vừa bỏ đi vừa hẹn lần “để lần tới, để sau nhe”. Cô gái tặc lưỡi “Hừm, toàn nói cho sướng miệng mà có ghé đâu. Có vợ rồi là y như rằng!” rồi quay vào quán. Một cô khác an ủi:
- Taka à, đừng bận tâm quá. Không đến nỗi vậy đâu. Tình cũ không rủ cũng đến thôi. Đừng lo lắng nữa. Cứ kiên nhẫn chờ đợi đi mà, sẽ có phép màu xảy ra.
- Tôi khác với Riki, đâu có tài cán gì cho nên để sổng một người là tiếc lắm. Với một đứa không may mắn như tôi thì chẳng có phép màu nào hiệu nghiệm hết á. Tối nay chắc tôi phải đứng trực ngoài cổng cho mà coi. Chẳng có gì hay ho!
Cô gái giận dỗi ngồi trước cửa quán và giẫm giẫm lên nền đất bằng đôi guốc gỗ. Cô chừng hai sáu, hai bảy hay ba mươi gì đó, đôi chân mày vẽ đậm, mặt đánh một lớp phấn trắng dày, môi tô đỏ choét như một con chó ăn thịt người, trông thật dị hợm.
Cô gái được gọi là Oriki lại thật đẹp với dáng người thon thả. Mái tóc mới
https://thuviensach.vn
gội được bới kiểu Oshimada với cái kẹp rơm. Cô có nước da trắng đến mức chẳng cần đánh phấn. Ngay phần cổ hình như cũng không được đánh phấn. Áo kimono mặc trễ nãi để lộ cả bầu ngực. Không chút phép tắc, cô đứng co giò, rít thuốc bằng cái ống tẩu dài. May là chẳng ai quở trách gì. Cô gái tên Otaka thì mặc bộ yukata đậm màu, rộng thùng thình với dải obi đen bằng vải bóng, không cần nói cũng thấy ra vẻ bậc đàn chị của khu vực quanh đây. Cô ta kẹp mớ tóc lại bằng cái kẹp màu đồng và như nhớ ra điều gì:
- Riki à, gửi thư chưa?
Oriki cười đáp:
- Hàa, đằng nào thì anh ta cũng chả đến đâu! Tôi làm vậy chỉ cho lịch sự thôi mà!
- Giỡn chơi hoài, xài hết cả mớ giấy của người ta, thêm hai con tem trên bì thư mà nói là cho lịch sự thôi hả? Với lại, quen anh ta từ thời ở Akasaka đúng không? Vậy thì làm gì có chuyện chỉ vì một chuyện nhỏ xíu mà hết duyên nợ hả? Ăn thua cách làm của cô thôi. Thử cố gắng thêm một chút mà giữ chân anh ta xem sao? Chứ làm gì có chuyện lúc nào cũng suôn sẻ êm thấm!
- Cám ơn chị đã khuyên bảo nhưng anh ta không phải kiểu em ưa, coi như không có duyên đi!
Cô ta trả lời như thể đang nói chuyện người khác. Otaka cười:
- Cô làm tôi mắc cười quá. Người như cô thì chảnh chọe như tiểu thư được chứ, như tôi đây, đã ra thân hèn này thì chịu.
Nói rồi lấy cái quạt phe phẩy ngay chân làm điệu bộ:
- Than ôi, thời oanh liệt...
https://thuviensach.vn
Thấy mấy người đàn ông đi ngang, cô cất tiếng mời gọi làm rộn ràng cửa quán về chiều:
- Ghé vô đi mấy anh!
Cửa quán có hai tầng, dài chừng hai gian. Dưới mái hiên thấp lè tè treo vài cái đèn lồng kiểu lễ hội, cùng một nhúm muối cầu may. Mấy cái chai dán nhãn một hiệu rượu sake không biết đã hết hay còn, nằm xếp đầy trên kệ. Thấy rõ cả chỗ tính tiền. Nghe tiếng ai đó lục đục chuẩn bị dưới nhà bếp. Dù thực đơn được chưng lên có vẻ hoành tráng lắm nhưng tốt nhất chỉ nên gọi mấy món lẩu hay chawanmushi[2]. Thử hỏi họ sẽ làm gì khi có ai gọi món? Chẳng lẽ nói bán hết rồi hay chỉ sang quán khác? Hay nói trắng ra ở đây chỉ là chỗ để mua vui mà thôi? Mà thật ra dù gì đi nữa thì ngay cả người nhà quê cũng chẳng ai ra quán gọi món cá chiên làm gì.
Oriki là con át chủ bài của quán này. Cô cũng là người trẻ tuổi nhất và mời gọi khách giỏi nhất trong số họ. Không phải lúc nào cô cũng vui vẻ làm vừa lòng khách mà ngược lại, có hơi chút ương ngạnh. Mấy cô trong quán nói xấu với nhau rằng “Oriki chỉ được cái giỏi tưởng mình đẹp” “Đẹp gì cái mặt nhỏ xíu đó”, nhưng hễ quen nhau rồi là thân thiện đến không ngờ. Đến cả đàn bà con gái cũng cảm thấy bị Oriki quyến rũ. Cho dù làm ra vẻ bề ngoài khó ưa nhưng lúc mở lòng như vậy, bản tính cô gái bộc lộ rõ ràng. Những ai đã từng ghé qua khu tửu lầu mới này không ai không biết Oriki của quán Kikunoi. Chẳng biết là Oriki của Kikunoi hay Kikunoi của Oriki nhưng đó là một biểu tượng thành công hiếm có. Nhờ Oriki mà khu phố mới luôn sáng đèn. Mấy khu lân cận ghen tỵ, kháo nhau chủ quán Kikunoi phải cúng thần Tài thật nhiều.
Otaka nhìn con đường không còn người qua lại, nói:
- Oriki này, tôi biết là mình không nên can thiệp vào chuyện của cô nhưng thật tình tôi cứ luôn nghĩ đến chuyện của cô và Gen. Anh ta sa cơ thất thế,
https://thuviensach.vn
không còn là khách xịn nữa nhưng hai người đã quyến luyến nhau như thế còn gì, biết là tuổi tác chênh lệch, anh ta lại vợ con đùm đề nhưng có đáng để chia tay không hả? Sao không mời anh ta ghé lại chứ? Trường hợp của cô khác với tôi. Thằng nào đã cắm sừng tôi rồi thì thậm chí không dám nhìn mặt tôi mà cuốn gói. Tôi quen rồi nên sao cũng được. Nhưng còn cô, thử nghĩ coi, anh ta có thể ly dị vợ bất kỳ lúc nào anh ta muốn nhưng cô lại kiêu ngạo quá, sao hai người cưới nhau được? Tôi không nghĩ là anh ta sẽ bị tổn thương nhưng cứ viết thư cho anh ta đi. Tí nữa có cậu đưa thư ở Mikawa đi ngang rồi nhờ gửi luôn. Cô tưởng cô là ai, có phải tiểu thư đài các gì đâu mà mắc cỡ ngại ngùng. Viết cho anh ta cái thư đi, Gen thiệt là tội nghiệp.
Oriki không trả lời, im lặng cúi xuống chùi ống tẩu. Chùi đầu ống sạch, Oriki lại hít một hơi, xong gõ poong một cái, lại hút rồi chuyền qua cho Otaka. Oriki nói:
- Chị ăn nói cẩn thận chút. Nói ở quán như vầy ai nghe được có phải phiền không? Em không muốn mọi người hiểu lầm là Oriki của Kikunoi này có tình nhân. Chuyện đó xưa rồi, em cũng không còn nhớ anh ta tên Gen hay Shichi gì nữa. Thôi, không nói chuyện đó nữa, dẹp đi!
Oriki vừa nói vừa đi về phía cửa sổ. Vừa lúc một nhóm thư sinh đi ngang qua, cô gọi:
- Ôi, Ishikawa, Muraoka, quên mất quán của Oriki rồi sao? - Chà, làm sao mà quên được cái giọng đặc biệt đó chứ?
Và ngay lập tức họ có mặt trong cửa quán. Liền sau đó là tiếng chân người phục vụ, tiếng gọi món, tiếng đàn samisen rộn rã vang lên cùng tiếng chân nhảy múa, bắt đầu một cuộc vui.
2.
https://thuviensach.vn
Một ngày mưa rả rích, người đàn ông tuổi trạc ba mươi đội cái mũ cao tròn đến trước cửa quán Kikunoi. Oriki thấy khó lòng có người khách nào tốt hơn trong ngày mưa thế này, ngay lập tức chạy ra chụp lấy tay áo anh ta kéo vào quán. Người khách có vẻ ngoài ấn tượng hơn những người khách thường lui tới. Oriki dẫn anh ta lên căn phòng nhỏ rộng chừng sáu chiếu, không có đàn samisen. Họ nói chuyện trong tĩnh lặng. Người khách hỏi tuổi, tên rồi đến cả quê quán của Oriki. Anh ta hỏi cô có phải gia đình samurai không, Oriki đáp:
- Không nói được.
- Vậy là thường dân?
- Chà, cứ cho là vậy đi.
- Vậy chắc là quý tộc?
Anh ta vừa cười vừa hỏi.
- Sao anh đoán vậy? Mà thôi, cứ để tiểu thư đây hầu rượu anh!
- Tiểu thư quí tộc nào mà lại không có lễ nghi như vậy? Ai lại rót rượu mà cứ để nguyên chén trên khay vậy? Theo trường phái Ogasawara à? Hay trường phái nào?
- Không, đó là kiểu của Oriki quán Kikunoi. Ở đây có kiểu tiếp rượu bí mật. Có khi chúng tôi đổ tràn ra chiếu, cũng có khi đổ ra cái tô bự. Người nào chúng tôi không ưa thì chúng tôi không tiếp!
Người khách dần có vẻ thích thú, bắt đầu yêu cầu cô giới thiệu về mình. - Tôi nghĩ hẳn cô có một câu chuyện dài đáng kể lắm đúng không? Cô có vẻ
https://thuviensach.vn
như trưởng thành trong sóng gió?
- Thì như anh thấy thôi, tôi đâu có già đến nỗi mọc sừng trên trán và cũng không sóng gió đến mức như anh nghĩ đâu!
Oriki cười.
- Đừng có đánh trống lảng, hãy cho tôi nghe sự thật về cô đi. Nếu không thích nói chuyện quá khứ vậy thì nói chuyện tương lai.
- Anh gây khó cho tôi rồi. Nếu tôi nói ra hẳn anh sẽ ngạc nhiên đấy. Tham vọng của tôi cũng giống như Otomo Kuronushi[3] muốn làm bá chủ thiên hạ vậy.
Cô cười. Người khách lại nói:
- Đó là cô đùa thôi, cô nói thật lòng mình cho tôi nghe đi dù tôi cũng biết là trong những lời nói đùa sẽ có pha những lời chân thật. Cô có chồng rồi chưa? Hay làm công việc này để phụng dưỡng cha mẹ?
Đến đây Orki trở nên buồn hẳn:
- Anh thấy đó, tôi cũng là con người mà. Tôi cũng có những nỗi buồn của riêng mình. Cha mẹ đã mất lúc tôi còn nhỏ. Bây giờ tôi ở một mình. Không phải là không có người nào hỏi cưới một người như tôi đây nhưng thật sự tôi chưa có chồng. Sinh ra và lớn lên ở tầng lớp thấp hèn nên coi như tôi sẽ sống như thế này đến hết đời thôi.
Oriki tuôn một tràng những lời nói ngập tràn tâm sự chất chứa tự đáy lòng, có vẻ không hợp với dáng vẻ gợi tình bên ngoài.
- Làm gì có chuyện vì hoàn cảnh nghèo hèn mà không lấy được chồng chứ?
https://thuviensach.vn
Nhất là với một người đẹp như cô, chỉ cần nhảy một cái là có thể leo lên một kiệu hoa xinh đẹp rồi. Hay là cô thích cưới một anh thợ trẻ tuổi?
- Đằng nào thì cũng tùy thuộc vào cánh đàn ông mấy anh. Khổ nỗi những người tôi thầm để ý lại chẳng mảy may đoái hoài gì đến tôi. Ngược lại tôi cũng chẳng quan tâm mấy người thích tôi. Hi vọng là anh không nghĩ nhiều đến phụ nữ ở đây như vậy chứ?
- Chà, cô đừng nói vậy. Làm gì có chuyện không có ai ngỏ ý với cô. Chẳng phải lúc nãy có cô nào nói đó sao? Tôi đoán chắc là có nhiều chuyện thú vị xảy ra với cô lắm. Đúng không?
- À, anh đúng là người tò mò nhiều chuyện. Đúng là tôi có nhiều người bảo trợ đến mức không đếm xuể đó thì sao? Đổi lại tôi tốn không biết bao nhiêu là giấy để viết thư tình. Ai nói viết là viết, thề thốt phù phiếm, cứ tùy theo ý thích của người đó mà viết. Hứa hẹn vợ con gì chứ, trước khi đây thất hứa thì mấy ông đã quên béng đâu rồi. Mà thật ra có chồng thì sợ chồng, còn cha mẹ thì nghe lời cha mẹ. Ai quan tâm đến tôi thì tôi cũng chạy theo không buông tay áo đó chứ. Ở đâu âu đó vậy mà. Vả lại có ai theo nhau cả đời đâu, yêu nhau cũng chỉ là nhất thời.
Cô nói như tuôn ra một tràng những lời tâm sự.
- Mà thôi, đừng nói những chuyện này nữa, anh cứ thoải mái đi. Tôi ghét nhất nhai đi nhai lại mấy chuyện đã qua.
Nói rồi Oriki vỗ tay gọi người khác. Một người phụ nữ trạc ba mươi, mặt trét đầy son phấn từ đâu tiến lại nói:
- Riki, sao yên lặng dữ vậy?
Người khách hỏi:
https://thuviensach.vn
- Này, anh chàng của cô đây tên gì vậy?
- Hà a, tôi có nghe nói đến bao giờ đâu.
- Nói dối là tới Vu Lan không được đi thăm Diêm Vương đâu đó! Người khách cười to.
- Nói vậy nhưng chẳng phải hôm nay tôi chỉ mới gặp anh lần đầu sao? Sao tôi có thể nói bí mật cho anh nghe được. Anh nói năng đàng hoàng chứ tôi vừa mới đến khi Oriki gọi thôi mà.
- Nghĩa là sao?
- Vậy cho tôi hỏi tên anh?
- Oriki nổi giận bây giờ!
Không khí đang có phần vui vẻ thì Otaka lên tiếng:
- Nói mấy chuyện tầm phào mà vui như vậy, để tôi đoán thử xem ông anh làm nghề gì nhe.
- Ô, vậy thì cô cứ xem hết giùm tôi.
Nói rồi người khách xòe tay ra.
- À không, tôi chỉ coi nhân số.
Người khách ra vẻ trịnh trọng:
- Chà chà, bị soi kỹ thì khuyết điểm kể ra không hết. Nhìn vậy chứ tôi chỉ là
https://thuviensach.vn
công chức quèn thôi.
- Anh nói dối vừa thôi, có công chức nào đến đây chơi vào ngày thường không hả? Oriki à, cô nghĩ ông anh đây làm nghề gi?
- Không phải ông kẹ là được rồi.
Nói rồi người khách rút ví ra, nói bằng đầu mũi:
- Thưởng cho người nào biết đó.
Oriki vừa cười vừa nói:
- Taka à, không được vô lễ. Người khách này địa vị cao quý, dòng dõi quý tộc, chỉ là vui chơi thôi chứ làm gì có việc để làm.
Nói rồi cô cầm cái ví đang được đặt trên tấm nệm ngồi, tự xưng mình là Takao - kỹ nữ nổi tiếng ở Edo Yoshiwara:
- Cho Takao này xin. Tôi sẽ dùng để đáp lễ mọi người.
Nói rồi cô rút dần từng tờ tiền, người khách lặng yên ngắm nhìn, không một lời phàn nàn với vẻ ngoài của người độ lượng. Otaka bực bội:
- Riki à, đủ rồi!
Nhưng Riki phản lại:
- Gì chứ? Có sao đâu? Của chị nè, của mấy chị đây! Tờ lớn để trả tiền rượu, phần còn lại chia cho mọi người. Lại đây cám ơn đi.
Riki rải tiền ra vẻ đắc ý quen thuộc, không chút ngại ngùng. Cô còn quay lại xác nhận:
https://thuviensach.vn
- Được chứ, quý ngài?
Rồi cúi đầu cảm ơn quay đi. Sau lưng, người khách bật cười: - Nhưng có hơi già trước tuổi.
Riki đứng dậy kéo cửa:
- Chỉ toàn chê bai người khác!
- Cô thì sao? Không thích tiền à?
- Tôi thì muốn cái khác. Chỉ cần có nó là được.
Nói rồi cô rút từ thắt lưng áo kimono ra danh thiếp của người khách rồi làm điệu bộ nhận lấy. Người khách ra chiều năn nỉ:
- Cô lấy từ lúc nào vậy? Đổi lại cho tôi tấm hình đi!
- Thứ bảy tới anh đến nữa thì chụp hình chung.
Riki không có vẻ gì là muốn giữ người khách chuẩn bị ra về lại, vòng ra sau giúp anh ta mặc áo khoác.
- Hôm nay thật cám ơn anh. Mong anh lần tới lại ghé nữa. - Này, đừng nói lên gân vậy chứ. Mấy lời khách sáo thì tôi xin kiếu.
Người khách vừa cười vừa đứng dậy, xuống cầu thang. Oriki cầm mũ chạy theo sau:
- Xạo hay thiệt gì thì cứ như Fukakusa no Shosho của Ono Komachi[4] mà
https://thuviensach.vn
chịu đựng chín mươi chín đêm đi. Oriki của quán Kikunoi không phải là người đã được đóng khuôn đâu. Tôi có thể thay đổi mà.
Khi biết người khách chuẩn bị ra về, mấy cô phục vụ cùng bà chủ đều chạy ra.
- Cám ơn quý khách.
Người khách bước lên chiếc xe đã được gọi sẵn, cả quán nhất loạt ra tận ngoài cửa tiễn.
- Chúng tôi mong ngài lại đến nữa!
Sau đó Oriki lại được mọi người cám ơn tới tấp như thần Tài đúng nghĩa. 3.
Người khách tên Yuki Tomonosuke. Tự xưng mình là dân ăn chơi nhưng kỳ thực, anh ta không che giấu được vẻ ngoài chân thật của mình. Không vợ con ràng buộc, chỉ là đến tuổi muốn thưởng thức mùi đời.
Kể từ lần đầu đến Kikunoi, về sau cứ chừng một tuần, anh ta ghé quán hai, ba lần. Dần dần Oriki cũng có cảm tình với anh ta, chừng ba ngày không thấy anh đến là cô lại viết thư. Mọi người xung quanh lời ra tiếng vào. Người động viên, kẻ đâm thọt.
- Oriki may quá đi mất. Anh ta đúng là hào hoa phong nhã, sẽ làm ông lớn cho coi. Thế nào anh ta cũng hỏi cưới cô. Bởi vậy lo mà giữ lời ăn tiếng nói, đừng có xoạc cẳng chân, hay nốc rượu bằng cốc trà nữa. Anh ta sẽ chê cô không biết lễ nghi đó.
- Genshichi sẽ ra sao nhỉ? Tôi cá là anh ta phát điên mất!
https://thuviensach.vn
Oriki xẵng giọng:
- Ờ ờ, phải rồi. Đây là con đường ngắn nhất để anh ta trượt dốc nhanh nhất đó. Mấy quán kiểu này có quán nào lễ nghi hả? Mấy người mới là mau sửa lại tác phong để kiếm thêm chút cháo đi thì có.
- Làm gì dữ vậy Oriki? Nếu cô không ăn nói hiền thục hơn thì không ai rước cô đâu. Khi nào Yuki đến, để tôi cho anh ta biết cô thật sự là người như thế nào!
Vừa lúc Tomonosuke vác mặt đến. Họ cười phá lên rồi méc tội Oriki. - Cô ta xấu tính lắm đó. Tụi này nói không lại. Anh lo mà nhắc nhở cô ta đi! - Cô ta uống rượu như hũ chìm đó!
Tomonosuke nghiêm nét mặt:
- Oriki, cô không nên uống nhiều quá!
- Anh phải tìm hiểu xem rồi hẵng mắng tôi. Anh không thấy sao? Đó là cách duy nhất tôi làm công việc của mình. Nếu tôi không uống thì Kikunoi như chùa bà Đanh rồi còn gì. Anh thử nghĩ đi!
- Ừ thì...
Một đêm trăng sáng, Oriki và Yuki ngồi cạnh nhau trong căn phòng quen thuộc ở tầng hai. Họ yên lặng, lắng nghe tiếng ồn ào của đám khách thợ đang khua chén đũa và nhảy nhót cùng các cô phục vụ. Yuki nằm dài, định nói gì đó với Oriki nhưng cô có vẻ đang khó chịu với tiếng ồn bên dưới, ra chiều đăm chiêu. Cuối cùng anh hỏi:
https://thuviensach.vn
- Cô nghĩ gì vậy? Có chuyện gì à? Đau đầu à?
- Không, không phải đau đầu. Chỉ là cơn đau thường ngày thôi. - Là gì? Là nổi cơn tam bành đó hả?
- Không!
- Vậy là bệnh phụ nữ?
- Không!
- Vậy chứ là gì?
- Không nói được!
- Sao lại không? Có chuyện gì cứ nói đi. Cô bị bệnh gì? - Chẳng đau ốm bệnh tật gì hết. Chỉ là lâu lâu thích suy nghĩ vậy thôi. - Thật là khó hiểu. Người gì mà nhiều bí mật. Vậy chứ cha cô làm gì? - Không nói được!
- Mẹ làm gì?
- Cũng không nói được!
- Vậy thì nói về cô đi!
- Lại càng không!
https://thuviensach.vn
- Thì cứ bịa ra chuyện gì cũng được. Chẳng phải phụ nữ mấy cô thích kể lể chuyện đời thăng trầm, cực khổ của mình sao? Mà đâu phải chúng ta mới gặp nhau lần đầu, nói cho tôi nghe thì có hại gì đâu. Không cần nói tôi cũng biết cô đang suy nghĩ điều gì đó. Tôi sẵn sàng nghe cô nói. Gì cũng được. Trước hết cứ nói cô đang bị gì?
- Anh tha cho tôi có được không? Chuyện chẳng đáng để anh tò mò vậy đâu!
Vừa lúc một cô bưng đến một khay đầy mấy cái ly thủy tinh, nói nhỏ với Oriki xuống dưới.
- Không, tôi không muốn xuống. Nói với anh ta tôi đã có khách tối nay và khách đang say dữ lắm. Tôi cũng đã uống nhiều, không thể gặp mặt được. Thật là bực mình!
Nói rồi Oriki vuốt mặt.
- Được không đó?
- Hàa, gì mà không chứ.
Oriki khảy khảy dây đàn samisen, mặc cho cô bạn lắc đầu khó hiểu rời khỏi phòng. Người khách im lặng lắng nghe nãy giờ, rồi cười:
- Đâu cần phải ngại. Cô cứ đi gặp anh ta một chút đi. Đâu cần phải đoạn tuyệt như vậy. Để anh ta ra về như vậy thì hơi bị ác đó. Hay là cô muốn gọi lên đây. Tôi sẽ lui vào một góc và không làm phiền hai người.
- Anh đừng có đùa, Tomonosuke à. Có giấu anh thì cũng vậy, để tôi nói đây. Người khách dưới nhà tên là Genshichi, là khách quen của tôi một thời gian dài. Anh ta từng có một hiệu chăn nệm khá lắm nhưng bây giờ thì lụn bại,
https://thuviensach.vn
như con ốc sên, sống trong căn chòi nhỏ phía sau cửa hàng rau. Có vợ con cả rồi, lại chẳng phải còn trẻ người non dạ gì để đến mấy chỗ có những người như tôi thế này. Không phải vì vậy mà tôi đuổi đi chỉ là vì gặp nhau thì phiền phức lắm. Cho nên thà không gặp nhau mà cứ để anh ta về như vậy hay hơn. Tôi cũng sẵn sàng tâm lý nếu có bị ghét bỏ hay bị coi như quỷ cái, rắn độc gì cũng được rồi.
Oriki đặt cây đàn xuống rồi rướn người nhìn xuống cửa sổ. - Có thấy anh ta không?
- Chắc là về rồi.
Oriki nói bằng một giọng mơ hồ như gió thoảng.
- Căn bệnh của cô là đó đúng không?
Tomonosuke như kéo cô về thực tại. Oriki cười buồn:
- Uhm, anh muốn nói sao cũng được. Tôi chẳng ngại bác sĩ hay nước suối hay cái gì làm tôi đau nữa.
- Tôi muốn coi mặt thần tượng của cô quá. Anh ta giống diễn viên nào?
- Anh mà thấy thì sẽ ngạc nhiên. Da đen, cao to như thần lửa Fudomyoo vậy.
- Vậy còn tính tình?
- Anh ta đơn thuần là một người tốt, gần như tiêu tán tài sản vào chỗ này. Chẳng có gì hay ho hay thú vị cả.
- Sao cô lại từ bỏ anh ta? Đó là điều tôi muốn biết.
https://thuviensach.vn
Người khách ngồi thẳng dậy.
- Tôi nghĩ tôi thuộc loại người dễ ngả lòng. Gần đây, không có đêm nào tôi không mơ về anh. Có lúc mơ thấy anh đã có vợ, có lúc trong mơ anh không đến đây nữa. Có những giấc mơ còn buồn hơn vậy nữa và gối tôi ướt sũng nước mắt. Tôi ghen tỵ với những người như Otaka. Cô ấy có thể ngủ ngay lập tức, sau khi kê đầu lên gối là có thể ngáy ngon lành. Còn tôi, dù mệt mỏi cỡ nào nhưng vào giường lại mở mắt thao láo, nghĩ đủ thứ chuyện. Tôi cảm thấy vui khi anh nhìn mà biết tôi có tâm sự nhưng chẳng lẽ anh biết tôi nghĩ gì sao? Mà có nghĩ thì cũng vậy nên tôi phải vui vẻ trước mặt mọi người. Và thế là như anh thấy đó, có khách cứ nghĩ Oriki của quán Kikunoi này là loại gái đểnh đoảng, bông phèng mà không biết tôi khổ sở thế nào. Chắc đó là số phận của tôi. Tôi nghĩ không ai buồn khổ như tôi đâu.
Cô nói như trút hết ruột gan. Anh chưa bao giờ thấy cô buồn như vậy. Không biết làm gì để an ủi cô, anh nói:
- Đã đến mức nằm mơ thấy tôi rồi mà sao em không lên tiếng nói tôi cưới em. Ở đời, có hai chữ duyên nợ mà. Nếu em không thích nghề này nữa thì nói với tôi. Tôi nghĩ với cái tính của em thì lẽ ra đó là con đường em chọn nhưng chỉ vì lý do bất đắc dĩ nào đó. Em có thể nói cho tôi nghe không?
- Tôi đã định nói với anh nhưng đêm nay thì không thể.
- Tại sao?
- Đừng hỏi tại sao. Cứ cho là tại tôi đỏng đảnh đi. Tôi sẽ không nói cho đến khi nào tôi thực sự muốn nói.
Cô đứng dậy và ra ngoài ban công. Ánh trăng lạnh lẽo trên bầu trời đầy mây. Dưới đường rõ bóng người qua lại với tiếng guốc vang.
https://thuviensach.vn
- Anh Yuki!
- Gì?
Anh đến và đứng bên cạnh cô.
- Anh ngồi xuống đi.
Cô nắm tay anh.
- Anh có thấy đứa bé đang mua đào ở hàng hoa quả không? Thằng nhỏ bốn tuổi dễ thương đó là con của người đàn ông lúc nãy. Chắc là nó ghét tôi lắm. Nó gọi tôi là quỷ cái mỗi khi thấy tôi. Tôi có giống không?
Oriki ngước nhìn bầu trời đêm và thở dài. Tiếng thở dài xuyên cả tâm can. 4.
Hơi cách xa khu phố một chút là con đường hẹp giữa hàng rau và hiệu làm tóc. Con đường nhỏ hẹp đến mức mái hiên của mấy căn nhà như muốn đụng nhau. Người ta khó lòng mở được cái dù để che mưa khi đi trên con đường này. Lại thêm mấy ổ gà giữa mặt đường khiến nó thêm phần nguy hiểm. Cuối đường là một đống rác và một căn nhà nhỏ xiêu vẹo, đổ nát. Cửa che mưa được dựng tồi tàn, cửa trước cửa sau tuy có đủ nhưng chẳng giống căn nhà nào gần đó. May là nó cách xa khu phố và nằm trên một mảnh đất trống, chừng một mét vuông. Xung quanh là cỏ dại lẫn cây tía tô, đậu que, cúc tây được rào sơ sài bằng tre. Đó là nhà Genshichi mà Oriki đang vướng duyên nợ, sinh sống.
Vợ Genshichi tên Ohatsu, tuổi chừng hai tám, hai chín nhưng cuộc sống nghèo nàn khiến cô mệt mỏi và có phần già hơn tuổi thật đến bảy, tám tuổi. Hàm răng ố vàng, chân mày không tỉa tót, bộ đồ kimono vải bạc màu sau
https://thuviensach.vn
bao lần giặt với cổ áo đã được lộn trước sau. Bộ đồ được buộc chặt bằng một chiếc khăn quàng nhỏ, phần áo ở đầu gối được vá khéo bằng những mũi kim nhỏ nhằm không gây chú ý. Cô làm thêm nghề dán miếng lót guốc để kiếm thêm tiền. Đây là công việc thời vụ, tranh thủ trước lễ Vu Lan, nhằm mùa nắng nóng nhất. Dù toát mồ hôi với công việc nhưng khi nhìn số guốc được xỏ treo toòng teng trên trần tăng dần, cô lại thấy an ủi phần nào.
“Trời đã về chiều, sao Takichi chưa về nhỉ?” - Người vợ tự hỏi - “Cả Genshichi nữa, đi đâu rồi không biết?”. Cô dọn dẹp và hít một hơi, chớp chớp mắt trong vẻ mệt mỏi. Cô gắp một ít than hồng dưới cái nồi đất rồi đem vứt vào bếp trong căn nhà tồi tàn. Sau đó nhặt mấy cành thông để lên ngọn lửa thổi phù phù. Khói bay mù khiến lũ muỗi đập cánh tìm đường chạy trốn. Vừa lúc có tiếng chân Takichi chạy về nhà trên đôi guốc gỗ.
- Mẹ ơi! Con về rồi nè! Con dẫn ba về chung nè!
- Sao trễ vậy? Mẹ cứ lo, tưởng con chạy lên chùa trên núi rồi. Thôi, mau vào nhà đi!
Takichi vào trước, Genshichi mệt mỏi bước theo sau.
- Ôi! Anh cũng về rồi à? Hôm nay trời nóng quá chừng, em cứ nghĩ anh về sớm nên chuẩn bị nước tắm rồi đó. Tắm một cái cho mát đi. Takichi nữa, đi tắm luôn đi.
- Dạ!
Thằng nhỏ nói rồi cởi giày.
- Khoan đã, chờ mẹ chút! Để mẹ pha nước.
Người mẹ đặt cái chậu tắm gần bếp, múc một ít nước nóng rồi pha vào đó, chuẩn bị sẵn cả khăn cho hai cha con.
https://thuviensach.vn
- Xong rồi, anh đi tắm, cho Takichi tắm luôn. Làm gì mà rũ rượi quá vậy? Hay là bị say nắng? Anh mau đi tắm cho thoải mái rồi ăn cơm. Takichi nó đợi kìa!
- Ừ, được rồi!
Genshichi nói như thể nhớ ra điều gì. Anh ta tháo dây lưng và bước vào chậu tắm, cảm giác nhớ lại quá khứ huy hoàng thời còn là ông chủ hiệu chăn mền trỗi dậy. Hẳn lúc đó anh ta có nằm mơ cũng không nghĩ mình phải tắm trong chậu bên cạnh bếp lò trong một căn phòng rộng chỉ sáu chiếu, hàng ngày phụ đẩy xe hàng. Cha mẹ sanh anh ta ra đâu phải cho thế giới nghèo nàn này. Genshichi thẫn thờ đứng dậy, thằng con vô tâm kêu:
- Ba chà lưng giùm con đi!
- Anh mau mặc đồ đi, không thôi bị muỗi cắn bây giờ!
Người vợ nhắc chồng.
- Uhm, được rồi!
Tắm cho Takichi xong, Genshichi cũng tắm vội mấy gáo rồi bước ra khỏi chậu. Người vợ đã chuẩn bị sẵn áo kimono tuy đã sờn nhưng sạch sẽ chìa ra.
- Anh thay đồ đi!
Thắt dây lưng áo xong, Genshichi ra tìm chỗ ngồi hóng gió. Ohatsu bưng cái khay đã tróc vảy sơn và hơi cập kênh bên trên có đựng đồ ăn ra.
- Hôm nay có món anh thích đó.
https://thuviensach.vn
Mấy miếng đậu hũ nằm trên cùng thoảng mùi thơm tía tô trong cái tô nhỏ. Thằng Takichi tự lúc nào đã chộp lấy tô cơm, nhảy loi choi quanh phòng.
- Lại đây!
Genshichi xoa đầu con trai rồi cầm đũa định ăn nhưng tự nhiên cảm thấy không muốn ăn dù trong đầu chẳng nghĩ gì, như thể cổ họng đang đầy ứ thức ăn. Anh ta đặt chén cơm xuống, nói với vợ:
- Ăn không nổi!
- Sao lại vậy? Lao động nặng như anh mà nói không ăn nổi là sao? Trong khi lẽ ra phải ăn ba chén đầy đó chứ. Anh thấy không khỏe à, hay mệt hay có chuyện gì?
- Không, chẳng sao cả, chỉ là tự nhiên không muốn ăn.
Người vợ nghe vậy, ánh mắt buồn bã.
- À, chắc lại là căn bệnh lâu nay chứ gì. Biết là đồ ăn ở Kikunoi ngon nhưng với thân phận bây giờ, mình có tiếc nuối thì có làm gì được. Họ mở quán kinh doanh, chỉ cần anh có tiền thì họ lại tiếp đãi, chiều chuộng như xưa. Chỉ cần anh đi ngang cũng hiểu mà. Thoa son trét phấn, diện áo đẹp và chào mời khách đi ngang còn lưỡng lự, đó là công việc của họ. Chỉ cần anh hiểu là “ờ, mình nghèo rồi, nên họ chẳng thèm đoái hoài gì đến” vậy là xong. Chứ anh ngồi đó tiếc rẻ, hờn trách, vậy là anh chưa tỉnh hồn. Anh biết anh chàng quán rượu ở phố sau chứ. Anh ta say mê Okaku ở quán Futaba như điếu đổ, thế là tiêu hết mớ tiền hàng thâu được. Để bù lại anh ta ráng đánh bạc để gỡ lại, cuối cùng tay nhúng chàm để đến mức vào tù đó thôi. Bây giờ anh ta ngồi ăn cơm tù hàng ngày nhưng Okaku nào có quan tâm đến. Hay anh nghĩ không có ai lo lắng cho cô ấy nữa? Cám ơn đi cô ấy sống tốt là đằng khác. Đó là cái lợi của những người như cô ấy. Người đàn ông có lầm
https://thuviensach.vn
lạc, mê muội thì tội lỗi cũng là do người đàn ông đó mà thôi. Anh có nghĩ ngợi thì cũng chẳng ích gì. Chi bằng anh cố gắng tu tỉnh làm ăn, kiếm tiền thì hơn. Anh yếu đuối thế này thì em và Takichi cũng không làm gì được, lúc đó cả nhà ta chỉ có nước đi xin ăn. Anh phải tỏ ra mình là người đàn ông mạnh mẽ, kiếm được tiền rồi thì lúc đó anh muốn cô nào mà chẳng được. Đừng nói Oriki, cả Komurasaki hay Agemaki đều được. Lúc đó anh muốn xây nhà cho họ cũng được. Không phải tốt hơn sao? Mà thôi, anh đừng nghĩ ngợi gì nữa, mau ăn cơm đi. Anh làm cả Takichi cũng buồn lây đó.
Nhìn lại Takichi đã buông chén đũa qua một bên, hết nhìn cha rồi lại nhìn mẹ, tuy không hiểu sự tình gì nhưng vẻ mặt nó thật băn khoăn. “Có thằng con trai đáng yêu như vầy sao tôi lại không thể quên được cô ta?”. Trái tim Genshichi thật sự đau khổ, anh ta tự trách mình yếu đuối không thể quên được Oriki.
- Ôi, tôi đúng là ngốc! Đừng nhắc đến cái tên Oriki nữa. Cứ mỗi lần nghe tên cô ta, tôi lại nhớ lại sai lầm đó và thấy nhục nhã, không dám ngẩng đầu lên. Gì hả? Đã ra thân hèn này mà còn nghĩ ngợi gì hả? Tôi không ăn được cơm chỉ là thấy không khỏe thôi, không cần cô phải lo lắng. Cứ để thằng nhỏ ăn hết đi!
Nói rồi Genshichi lăn ra nằm, tay phe phẩy quạt ngay ngực. Anh ta cảm thấy ngực như bị thiêu đốt, toàn thân nóng ran, không phải vì lửa hun muỗi.
5.
Ai đó đã gọi họ là “những con quỷ trắng”. Thật sự thì khi nghe những câu chuyện họ đẩy cánh đàn ông vào hồ máu hay khiến họ thân tàn ma dại vì sa vào núi nợ đằng sau cánh cửa quán được trang hoàng đẹp đẽ, ai cũng có cảm giác một con rắn đang chực đớp mồi khi nghe giọng nói ngọt ngào mời gọi “ghé quán em đi”.
Nhưng dù vậy thì những cô gái này cũng đã từng nằm trong bụng mẹ chín
https://thuviensach.vn
tháng mười ngày rồi chào đời, lớn lên, bập bẹ những tiếng nói đầu tiên trong yêu thương. Họ cũng đã từng chọn mớ bánh kẹo ngọt ngào đầy hấp dẫn thay vì xấp tiền giấy trong lễ thôi nôi. Nhưng trong kinh doanh, khi đưa tay ra mời gọi không có nghĩa là thành ý. Một trăm cô mới có được một cô thật lòng.
Một người phụ nữ kể lể với giọng hằn học, trong khi nén cơn đau đầu:
- Để tôi kể nghe chuyện anh chàng Tatsu nhà thợ nhuộm. Hôm qua anh ta lại lôi Oroku quán Kawada ra gây náo loạn cả lên. Chẳng ai muốn nhìn cái cảnh người này đánh người kia, cô tát cậu, cậu đá cô trước mặt bàn dân thiên hạ. Nghĩ coi, anh ta bao nhiêu tuổi? Ít nhất năm kia anh ta cũng đã ba mươi rồi. Lúc đó tôi đã khuyên anh ta nên để dành tiền đặng còn cưới vợ. Anh ta chỉ ờ ờ cho qua chuyện chứ chẳng mảy may quan tâm gì đến tương lai. Ông cha thì đã lớn tuổi, bà mẹ thì mù lòa, phải chi mau lập thân để họ khỏi lo lắng. Tôi cũng đã sẵn sàng về nâng khăn sửa túi cho anh ta nhưng anh ta ăn chơi đủ kiểu như vậy thì liệu đến khi nào mới chịu cưới tôi? Cứ nghĩ đến là tôi lại thấy bực, chẳng thiết mời gọi khách gì nữa. Ôi, thật là chán!
Một cô khác ngồi trước gương thở dài, giọng đầy nước mắt:
- Àa, hôm nay rằm mười sáu. Chắc tụi con nít mặc đồ đẹp đi cúng lễ với chút tiền tiêu vặt hết rồi. Sướng mê tơi. Có cha mẹ đầy đủ có khác. Thằng Yotarou nhà tôi chắc cũng đang lang thang đâu đó với ba nó rồi. Vậy chứ thế nào nó cũng ghen tỵ với con nhà người ta cho coi. Cha thì rượu chè suốt, chẳng có lấy cái nhà để ở, mẹ thì bôi trét như búp bê làm trò vui thật đáng xấu hổ. Mà giả sử nó có biết tôi ở đâu chắc cũng chẳng đến thăm đâu. Mới năm ngoái đây thôi, lúc đi lễ hội ngắm hoa ở Mukojima, tôi diện đồ, bới tóc đi với đám bạn thì thấy nó ở bờ sông. Kêu thằng nhỏ quá trời mà nó cứ trố mắt nhìn tôi như hỏi “Mẹ đó hả?”. Chắc do tôi trang điểm trẻ quá. Bây giờ nó mà thấy tôi vấn tóc kiểu Oshimada này với kẹp tóc, trâm cài này chắc nó còn ngạc nhiên tợn. Đó là chưa kể nó nghe tôi đùa giỡn với khách
https://thuviensach.vn
thì chắc buồn lắm. Năm ngoái nó nói nó đang làm cho xưởng đèn cầy ở Komagata, có khổ bao nhiêu nó cũng ráng chịu được. Rồi nó nói khi nó lớn sẽ làm cho cha mẹ sung sướng. Cho nên nó nói tôi ráng chờ đến lúc đó, còn dặn tôi ở một mình, đừng đi lấy chồng khác. Nhưng mà khổ nỗi đàn bà chân yếu tay mềm như tôi thì làm gì được, thì cũng khổ như nhau nhưng cái thân cũng khỏe được một tí nên tôi mới làm nghề này. Thằng nhỏ chắc coi thường tôi lắm, một người mẹ không xứng đáng với tấm lòng của con cái. Ngày thường tôi chẳng nghĩ ngợi gì nhưng hôm nay tôi thấy thật ngại khi làm kiểu tóc này.
Nhưng Oriki thì lại khác, cô không phải là hiện thân sai lầm của ma quỷ. Hẳn là có lý do nào đó đã khiến cô trôi theo dòng chảy này, nơi cô hàng ngày buông những lời nói dối, khách sáo, đùa bỡn với những người đàn ông tìm đến cô. Tình yêu, đam mê, với cô, mỏng nhẹ như tờ giấy than, chẳng nhỏ giọt nước mắt nào cho ai, mà chẳng may có người nào chịu chết vì mình thì cũng chỉ buông một tiếng “thật tội nghiệp” rồi ngoảnh mặt đi mà thôi.
Cũng có lúc cô cảm thấy thật sự buồn tủi hay sợ hãi chứ không phải không có. Nhưng cô xấu hổ khi khóc trước mặt người khác nên thường khóc thầm ở một góc căn phòng tầng trên. Cô giấu mọi người những tâm sự của lòng mình nên chẳng ai biết cô cũng yếu đuối như sợi tơ nhện, chỉ cần đụng vào là đứt. Ai cũng nghĩ Oriki là người mạnh mẽ, cá tính.
Đêm rằm mười sáu tháng bảy, quán nào cũng đông đen khách khứa nhảy múa, hát hò. Tầng trệt quán Kikunoi, năm, sáu khách thương nhân đang tụ họp, hát bài “Kiinokuni” với nhịp điệu loạn xạ. “Đồi thông phủ đầy sương mù...”.
- Riki chan, sao vậy? Đến lượt em hát cho bọn này nghe giọng oanh vàng rồi đó! Hahaha yeaahhh...
Và Oriki bắt đầu một trong những bài hát ưa thích của họ. “Tôi sẽ không
https://thuviensach.vn
nói tên anh ta nhưng anh ta có mặt đêm này...”. Đám khách hoan hỉ ra mặt trước chiêu lấy lòng khách của Oriki. Cô lại cất tiếng hát “tình yêu của em như cây cầu gỗ bắc ngang sông Hosotani, nhưng em sợ băng qua bờ bên kia; nhưng em ngại ở lại đây”, rồi như chợt nhớ ra điều gì, cô đặt đàn samisen xuống, đứng dậy:
- Aa, tôi xin phép một chút. Xin lỗi nhé!
- Đi đâu? Đi đâu chứ? Đừng có trốn vậy chứ?
Đám khách nhao nhao phản đối.
- Teru, Taka, giúp tôi với. Tôi quay lại ngay!
Nói rồi Oriki vội vã chạy xuống, không kịp ngoái đầu lại, xỏ đôi guốc rồi biến mất sau góc phố. Cô chạy một mạch khỏi quán, như thể nếu được, hẳn cô cứ thế chạy đến cùng trời cuối đất. “Ôi, cuộc đời thật đáng chán, đáng ghét! Làm thế nào thì có thể đi đến nơi không có tiếng người, không âm thanh tiếng động nào, một nơi thật yên tĩnh, chỉ để trải lòng mình cho nhẹ nhõm, đến một nơi không phải lo nghĩ gì, làm thế nào? Đến lúc nào thì cô mới có thể thoát khỏi cuộc sống chán chường, thấp hèn, nhạt nhẽo, buồn bã, vô vị và cô đơn này? Cứ như vầy suốt đời sao? Suốt đời cứ như vầy sao? Ôi, thật đáng ghét!”
Cô chạy đến một gốc cây bên vệ đường rồi dừng lại đó một lúc. Oriki cảm giác tiếng hát của mình vang vọng đâu đó “nhưng em sợ băng qua, nhưng em sợ ở lại...”
“Không còn cách nào khác, mình phải tự băng qua cầu thôi. Cha mình cũng đã sẩy chân rơi xuống, nghe nói ông mình cũng vậy. Mấy đời nhà mình như vậy rồi, mình cũng phải vậy thôi, nếu không thì muốn chết cũng không chết được. Có than vãn buồn trách thì cũng chẳng có ai buồn thay cho mình. Có than buồn thì người ta lại cho rằng mình đã chán việc. Ừ, ừ,
https://thuviensach.vn
thì sao chứ? Muốn làm gì thì làm. Mình có nghĩ nữa thì cũng chẳng biết sẽ đi về đâu. Đã vậy rồi thì cứ là Oriki của quán Kikunoi thôi. Có thắc mắc thì cũng được gì? Cái thân này, làm cái nghề này, số phận này rồi, chắc chắn không giống người ta rồi, nghĩ gì mà đòi sao cho giống thiên hạ, thật là sai lầm! Ôi, sao mà mình nhu nhược quá. Sao lại đứng đây? Mình đến đây làm gì? Đúng là ngốc quá, điên quá rồi! Cả mình mà cũng không hiểu mình. Quay về thôi!”
Oriki rời góc phố khuất, thất thểu đi bộ dọc con đường nhộn nhạo quán xá. Những khuôn mặt cứ nhỏ dần, mặt người đối diện lại như thật xa, cô có cảm giác mình đang lơ lửng trên không. Cô biết là mình đang nghe thấy tiếng người xôn xao nhưng tiếng vang lại như tiếng ai đó làm rớt cái gì xuống giếng. Tiếng người là tiếng người, tâm trạng của mình là của mình, Oriki không thể nào tập trung đầu óc. Không có gì khiến Oriki dừng lại. Đi ngang căn nhà vang tiếng cãi nhau của một cặp vợ chồng, Oriki cũng không bận tâm, như thể chỉ mình cô đang lang thang trên cánh đồng cỏ khô mùa đông. Cô chẳng còn nhớ cảnh quan trước mặt. Oriki tự hỏi phải chăng mình đang lạc hướng, trái tim thật cô đơn, lẻ loi. Vừa lúc Oriki dừng bước thì có người vỗ vai:
- Oriki! Đi đâu vậy?
6.
Oriki hoàn toàn quên béng cô đã hứa “Rằm mười sáu tôi chờ anh. Nhớ đến nhe” với Yuki Tomonosuke cho đến khi gặp anh:
- Ô!
Trước vẻ mặt bất ngờ có phần thảng thốt của cô, Tomonosuke bật cười khiến cô lúng túng chữa thẹn.
- Tôi vừa đi vừa nghĩ lung tung, không ngờ gặp anh thình lình thế này. Anh
https://thuviensach.vn
giữ lời quá!
- Đã hứa chắc như vậy mà không buồn chờ tôi, vậy là không có thành ý rồi. - Anh cứ muốn nói sao cũng được. Tôi sẽ giải thích sau.
Cô kéo tay anh thì bị nhắc nhở:
- Người ta đông lắm đó.
- Kệ, họ muốn nói gì thì nói. Mình là mình thôi!
Cô kéo anh len giữa đám đông. Trong quán, khách khứa vẫn còn đang nhộn nhạo sau khi Oriki thình lình bỏ đi. Thấy cô quay về:
- Chà, về rồi à?
- Có lễ nghi nào bỏ khách nửa chừng mà chạy đi không vậy? Đã về đến rồi thì mau lại đây. Không thấy mặt cô là tụi này không bỏ qua đâu!
Oriki phớt lờ mọi tiếng cằn nhằn, dẫn Yuki lên tầng hai. Cô dặn một cô bạn từ chối khách dưới nhà.
- Tối nay tôi cũng lại đau đầu nên không thể tiếp rượu được. Đông người như vậy thì chỉ cần ngửi mùi rượu là tôi xỉn mất. Để tôi nghỉ một lát rồi sau đó tính. Xin lỗi giùm.
Yuki lo lắng:
- Được không? Không sợ họ tức giận à? Lỡ họ gây chuyện thì có sao không?
- Gì? Cái đám thương gia đó thì làm gì? Muốn giận thì cứ để họ giận.
https://thuviensach.vn
Oriki gọi một ít rượu và kiên nhẫn chờ một cô phục vụ đem đến.
- Anh Yuki, tối nay tôi có chút chuyện không vui nên không giống mọi ngày. Mong anh hiểu cho. Tôi sẽ uống cho đã thôi nên anh đừng cản tôi. Tôi mà say thì nhờ anh chăm sóc đó.
- Tôi chưa từng thấy em say bao giờ nhưng nếu uống say mà em cảm thấy nhẹ nhõm thì được. Lại đau đầu à? Sao em lại buồn vậy? Có nói cho tôi nghe được không?
- Vâng, tôi đang định nói cho anh nghe đây. Để tôi uống chút rồi nói. Nhưng anh đừng ngạc nhiên đó.
Nói rồi Oriki mỉm cười, rót rượu sake ra chén, làm một hơi liền hai, ba chén. Bình thường, cô không quan tâm đến vẻ bề ngoài của Yuki mấy nhưng đêm nay cô lại thấy anh thần thái đĩnh đạc với đôi vai rộng, dáng người cao ráo. Cách ăn nói cũng từ tốn, ánh mắt sắc sảo như xuyên thấu người đối diện. Mái tóc đen dày được cắt gọn gàng trên cổ áo khiến cô cứ sung sướng ngắm nhìn như thể họ mới gặp nhau lần đầu.
- Mơ màng gì đó?
- Em đang ngắm anh.
- Cái cô này...
Yuki tỏ vẻ tức giận thì Oriki cười:
- Người gì dễ sợ!
- Mà thôi, đùa nhiêu đó đủ rồi. Hôm nay em lạ lắm. Tôi hỏi có thể làm em phật lòng nhưng nói cho tôi biết đã có chuyện gì?
https://thuviensach.vn
- Đã nói là không có gì. Mà cho dù là có xích mích với ai đi nữa thì cũng là chuyện thường. Em không quan tâm lắm đâu. Cứ cho là chuyện vặt đi. Không phải tại người ta mà tại em, tại em nhỏ mọn mà thôi. Thân em thì thấp hèn như vầy, còn anh là người danh giá. Em không biết anh có thông cảm cho em không nhưng dù sao thì em cũng không quan tâm. Hôm nay em sẽ kể hết cho anh nghe. Bắt đầu từ đâu nhỉ? Ôi, sao mà buồn quá!
Oriki lại rót rượu ra uống.
- Trước tiên anh phải hiểu cho là em đang ở chốn này. Vốn dĩ em không phải là tiểu thư đài các. Hẳn là anh cũng thấy rồi. Bề ngoài ăn nói đẹp đẽ, lịch sự vậy chứ anh cũng hiểu là ở đây mà không bị nhuốm mùi bùn như hoa sen thì liệu có ai đến ngó không chứ đừng nói là uống rượu. Anh thì đặc biệt rồi, chứ hãy nhớ là những người đàn ông đến đây đều vậy. Cứ thử nghĩ đám đàn ông bình thường nghĩ gì? Cũng có lúc em ước có cuộc sống bình thường như bao người rồi tự thấy xấu hổ, mắc cỡ với bản thân mình. Em đã thử nghĩ mình cũng đi lấy chồng và sống trong căn nhà nhỏ nghèo nàn nhưng rồi chuyện đó không thể xảy ra. Ở đây lâu, em lại không thể lạnh lùng với những người khách đến kiếm mình. Em phải nghĩ ra cái gì đó để khen, để nịnh, “anh đẹp trai quá”, “dễ thương quá”, “lãng mạn quá”... Cũng có người tin những lời nói đó mà đề cập chuyện gia đình một cách nghiêm túc với em. Em không biết mình có nên vui khi được làm vợ người ta hay không, không biết có phải họ thật lòng không? Thật ra, ngay từ lần đầu thấy anh, em đã thấy thích anh. Không gặp nhau một ngày em đã thấy nhớ anh nhưng nếu anh ngỏ lời cầu hôn thì sao, em cũng không biết nữa. Em không dám tin, không thích làm vợ hay chắc anh nghĩ em là kẻ phản bội? Hay anh tự hỏi cái gì đã khiến em như vầy? Đó là do những sai lầm của ba thế hệ mà ra. Cả cha em cũng có một đời đau khổ.
Oriki kể chuyện đời mình trong nước mắt.
- Cha em thế nào?
https://thuviensach.vn
- Cha em là thợ thủ công, còn ông nội là người học hành chữ nghĩa, rành Hán thư. Nghe kể là ông viết nhiều sách nhưng chẳng có giá trị gì nên không được xuất bản thế là tuyệt thực mà chết. Ông sớm xác định mục tiêu của đời mình từ năm mười sáu tuổi rồi say sưa trong chuyện học hành dù nhà rất nghèo. Cuối cùng thì được gì? Bị người đời cười cợt chế giễu, giờ đây chẳng ai nhớ đến tên. Em được nghe mấy chuyện này từ nhỏ đến đầy tai do cha em kể lại. Cha em thì bị gãy chân do ngã từ trên cao năm ba tuổi, kể từ đó không thích tiếp xúc, giao lưu với bất kỳ ai. Ông làm thợ bạc ngay tại nhà nhưng với tính tình không mấy thân thiện lại tự ái cao nên chẳng có khách hàng nào đến nhà. À, em nhớ năm em bảy tuổi, mùa đông lạnh lẽo mà cả nhà cũng chỉ có mấy bộ đồ mùa hè mỏng tang, cũ nát. Cha em giống như chẳng biết lạnh là gì, cứ cắm cúi làm món đồ nào đó. Có lần mẹ em chuẩn bị bữa tối bằng cái nồi bể với bếp lò cũng chỉ còn một lỗ thông. Mẹ kêu em đi mua gạo. Em cầm cái rổ với chút tiền ít ỏi mẹ đưa, trong lòng vui sướng vô cùng. Nhưng vòng về, trời trở lạnh đến mức tay chân lạnh cóng, đi được chừng năm, sáu căn nhà thì em trượt trên lớp tuyết đã đóng băng, không có chỗ nào để bấu víu mà dừng lại được. Đương nhiên là em làm rớt cái rổ, gạo đổ tung tóe xuống rãnh nước đầy bùn gần đó. Em cố nhìn xuống cái cống nhiều lần nhưng làm sao mà lượm lại được chứ? Mặc dù mới bảy tuổi nhưng em hiểu hoàn cảnh gia đình mình lúc đó. Cha mẹ em sẽ nghĩ gì khi em về nhà với cái rổ không và nói là làm đổ gạo? Em đứng đó khóc hồi lâu, chẳng có ai hỏi thăm lấy một câu, chứ đừng nói là có ai đó sẵn lòng mua lại mớ gạo cho. Lúc đó nếu mà có con sông hay cái ao nào đó chắc em cũng nhảy xuống rồi. Có lẽ từ lúc đó, em trở nên khùng điên là vậy. Mẹ thấy em lâu về thế là đi tìm. Mẹ chẳng nói gì, mà cha cũng im lặng, chẳng có ai mắng mỏ lấy nửa lời, cả nhà im lặng như tờ. Có lúc, nghe thấy tiếng thở dài của cha mẹ mà tim em như bị ai đâm nát. Chắc lúc đó em nín thở cho đến khi cha nói “hôm nay nhịn vậy”.
Oriki ngừng lại nhưng nước mắt cô cứ trào ra không thôi. Cô lấy chiếc khăn tay hồng che mặt, ngậm chặt một góc và im lặng gần ba mươi phút. Căn
https://thuviensach.vn
phòng tĩnh lặng, chỉ nghe mỗi tiếng muỗi vo ve trên chén rượu. Một lúc sau, cô ngẩng đầu nhìn anh. Nước mắt còn đọng trên má, nụ cười buồn.
- Anh thấy đó, em xuất thân gia đình nghèo hèn, lại thừa hưởng tính khí gàn dở từ cha mẹ. Kể cho anh nghe như vậy thật là làm phiền anh. Em sẽ không nói gì nữa đâu. Nếu có làm anh không vừa ý thì cho em xin lỗi. Hay gọi thêm ai đó cho vui nhé.
- Không, không cần phải khách sáo. Vậy cha em mất sớm à?
- Hàa, mẹ em mất vì nhiễm lao sau một thời gian dài. Sau đó chưa đầy tuần là cha em cũng mất theo. Nếu bây giờ còn sống thì cha mẹ cũng được năm mươi rồi. Không phải em khen cha chứ ông làm đồ tinh xảo lắm, có thể nói là nghệ nhân cũng không ngoa. Nhưng nghệ nhân hay gì thì em cũng đã sinh ra trong gia đình như vậy, có thay đổi gì được đâu. Cũng như thân phận em, anh biết rồi đó.
Oriki nói với vẻ mơ hồ như tự hỏi bản thân.
- Có phải em muốn thành danh ngoài xã hội không?
- Hảa?
Oriki ra vẻ ngạc nhiên nhưng cô nói:
- Em cũng có ước mơ của mình chứ, dù em biết là giỏi lắm thì cũng chỉ nên mơ lấy được một người đàn ông nghèo và đi mua gạo đầy rổ hàng ngày, chứ làm gì mong ngọc ngà châu báu.
- Em không cần phải giấu tôi. Ngay từ đầu tôi đã nhận ra ước muốn của em. Có gì mà phải che giấu. Hãy theo đuổi ước mơ của mình chứ.
- Thôi, đừng nói kiểu đi guốc trong bụng người ta như vậy. Dù gì thì em
https://thuviensach.vn
cũng đã mang cái thân lấm bùn này rồi.
Nói rồi cô lại im lặng. Trời đã vào khuya. Khách dưới quán đã về từ lúc nào, có tiếng người chuẩn bị đóng cửa quán. Tomonosuke giật mình định chuẩn bị ra về thì Oriki nói:
- Cho anh trọ đêm nay.
Tự lúc nào, guốc giày cũng đã được cất đi, không có gì để mang, Tomonosuke đành ở lại. Tiếng cửa được kéo nhẹ, sau đó ánh đèn hắt từ ngoài cũng tắt, chỉ còn lại tiếng chân viên tuần tra đêm.
7.
Dù đã tự nhủ lòng hãy quên đi, bây giờ có nhớ lại thì làm được gì nhưng trong đầu Genshichi vẫn hiện lên những kỷ niệm với cô. Anh nhớ mùa lễ Vu Lan năm ngoái, hai người cùng mặc yukata giống nhau đến viếng đền Kuramae. Anh không còn tâm trí, khí lực đâu để làm việc.
- Anh không nên như vậy!
Lời vợ nhắc anh nghe thật ồn ào.
- Ờ ờ, đừng có nói gì nữa. Im đi!
Nói rồi anh nằm lăn ra. Ohatsu nói:
- Em im lặng thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra gì? Nếu anh đau ốm thì uống thuốc sẽ khỏi, có đi bác sĩ cũng phải chịu. Đằng này bệnh của anh đâu phải vậy. Chỉ cần anh nghĩ lại, coi thử đau ở đâu? Anh phải mạnh mẽ lên chứ.
- Lúc nào cũng nhai đi nhai lại một chuyện, đầy cả tai. Đi mua rượu để tôi giải tỏa đầu óc đi.
https://thuviensach.vn