🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Minh Triết Thiêng Liêng - Tập 3
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
I. Kitô giáo và truyền thống
1.
Tôn giáo, triết học, khoa học - như người ta nói - muốn làm nhẹ những gánh nặng của đời sống, còn truyền thống trả lại chính bản thân cho con người.
2.
Con người tại đây, trong thiên nhiên không mong muốn gì ngoài được hưởng thụ đời sống mà không gặp cản trở nào, bởi vậy khi tôn giáo, triết học, khoa học muốn làm giảm gánh nặng của đời sống, đã phục vụ cho sự thèm khát sống của đời sống.
3.
Hưởng thụ đời sống, và việc con người tìm lại bản thân mình thực ra không bài trừ lẫn nhau. Thế nhưng, kẻ nào hưởng thụ đời sống, kẻ đó đánh mất bản thân, và ai muốn lấy lại bản thân, người đó cần từ bỏ sự hưởng thụ đời sống vô giới hạn.
4.
Sự thèm khát sống vô giới hạn không phải là hành vi gốc của con người, mà vì một cái gì đó quan trọng hơn cả đời sống đã bị đánh mất.
https://thuviensach.vn
Sự thèm khát - kama (nghiệp) của Upanisad, trishna của Buddha, Gier của Böhme - là hậu quả của sự sống nguyên sơ toàn vẹn bị đánh mất. Vì sự toàn vẹn bị mất, con người rơi vào trạng thái suy thoái. Cảm giác thiếu vắng hành hạ trạng thái suy thoái, biến thành sự thèm khát, và nỗi mơ hồ của trạng thái suy thoái làm cản trở sự trở lại chính mình. Không cần chấm dứt sự hưởng thụ đời sống, mà cần phải bước ra khỏi trạng thái suy thoái.
5.
Hậu quả của việc đánh mất trạng thái nguyên sơ là sự sống bị suy thoái. Nguồn gốc của sự sống suy thoái này là turba, như Böhme nói, sự rối loạn. Turba là sự hư hỏng của nhận thức, của đạo đức và thân thể: là nhận thức mơ hồ, là tội lỗi và bệnh tật.
Tôn giáo, triết học, và khoa học tạo điều kiện cho việc hưởng thụ đời sống vô giới hạn. Còn truyền thống muốn trả lại trạng thái nguyên vẹn, trọn vẹn cho sự sống.
6.
Dấu hiệu nhận biết của sự sống hư hoại là sự thèm khát. Sự sống hư hoại nằm trong trạng thái mơ hồ của cái bị hư hoại. Con người trong vị trí ấy không ý thức được cái gì đang xảy ra, thậm chí nó phản đối nếu nó đang hưởng thụ đời sống, nó lo ngại bị thức tỉnh. Bởi vậy trong sự thèm khát, đời sống bị suy thoái, và thèm khát tăng lên mỗi ngày sẽ làm tăng sự suy thoái. Sau cùng con người hoàn toàn đánh mất bản thân mình trong trạng thái này.
7.
Tôn giáo, triết học, khoa học chuẩn bị tạo dựng sự đột phá từ những công cụ ban đầu, từ máy móc đến các cơ chế hành chính, từ nền giáo dục mang tính chất tôn giáo đến các lí thuyết. Mạng lưới được chuẩn bị
https://thuviensach.vn
này nếu được thể hiện một cách đồng bộ, có hệ thống người ta gọi là nền văn minh. Mục đích của nó tiến tới sự bảo vệ và sự bền vững. Nhà cửa, thành phố, nhà nước, trang phục, quan điểm, công nghiệp, vũ khí, của cải, các lí thuyết, các giáo điều. Một guồng máy phức tạp muốn giảm bớt một cái gì đó từ các gánh nặng đời sống.
Nhưng giữa những ý đồ muốn giảm bớt gánh nặng này không có ý đồ nào mang tính chất thường xuyên. Không một công cụ, một guồng máy nào không thất bại, không một lí thuyết nào không sụp đổ, không một tri thức vững bền nào không gãy vụn, và không ai có thể dựng cho mình tấm chắn nào mà không bị phá vỡ tan tành. Đặc biệt, tất cả các mong muốn giảm gánh nặng đều hi vọng tách rời hiện thực. Có thể có, nhưng các điều kiện của chúng đè nặng lên vai con người nhiều hơn so với sự hưởng thụ chúng.
8.
Có một cái gì đó muốn giảm gánh nặng đời sống và tìm kiếm sự bảo vệ để thoát khỏi gánh nặng, một cái gì đó giấu giếm và không muốn biết về gánh nặng. Điều này không chỉ thấy rất rõ trong các nhóm, mà nó còn tổ chức ra các nhóm và luật pháp hóa trật tự nhóm. Nó điều chỉnh sự chung sống, và vô ích bị lật đổ, nó bắt đầu lại, và kể cả khi biết là vô ích, nó vẫn cứ tiếp tục.
Nó tập hợp các hệ thống tư tưởng trong đó, toàn bộ sức lực bỏ ra vẫn không muốn hiểu về một cái gì đó. Một thứ nhu cầu về một đời sống giả, nếu luôn bị lật tẩy, vẫn tiếp tục đòi hỏi, thử tránh né, và nếu không thành công, từ một khía cạnh đối kháng sự việc bắt đầu lại đúng như thế.
Duy nhất một ý đồ muốn làm giảm gánh nặng đời sống cũng không có hiệu lực, vì nó muốn giảm gánh nặng bằng việc giấu giếm một cái gì đó - một cái mà nếu thiếu, toàn bộ sự việc trở nên vô nghĩa.
Mọi ý đồ giảm gánh nặng đời sống đều bắt nguồn từ sự sợ hãi phải đương đầu với hiện thực. Bởi vậy con người phải tự vệ, thu vén của cải,
https://thuviensach.vn
vũ trang hóa và tổ chức hóa, trốn vào tôn giáo và thế giới quan, thực hành khoa học và kĩ thuật, xây dựng nền văn minh, tạo dựng nhà nước từ các thế giới, các dân tộc và các lí tưởng, từ những thứ không có ở bất cứ đâu.
9.
Văn minh và tất cả những thứ đi kèm với nó, không phải là nền giáo dục mà là một hành vi. Trật tự đời sống đi theo chiều hướng thoạt trông có vẻ dễ dàng nhất. Đưa ra sự bảo vệ có vẻ chắc chắn và dập tắt mọi âm thanh lo âu.
Đây không phải là tiện nghi và sự đảm bảo vật chất, bởi vì nếu chỉ như vậy nhà cửa, quần áo ấm, kho tàng và vũ khí là đủ. Nhưng cùng với tiện nghi, không thể thoát khỏi thế giới quan, con người không chỉ chui rúc trong phòng ấm mà còn chui vào trong một thế giới lí tưởng nửa vời nữa. Đánh mất quan hệ với thiên nhiên vật chất vẫn chưa sao, nhưng không thể cắt đứt quan hệ với một thứ mà thiếu nó, sự sống trở nên vô nghĩa, cần phải nhìn mọi thứ khác như nó có. Nhất là để có thể an tâm ngủ quên.
10.
Đối diện với hệ thống ý đồ giảm gánh nặng đời sống - cái gọi là sự lẩn trốn hiện thực trong nền văn minh, tôn giáo, khoa học, triết học và cái gọi là sự lẩn trốn hiện thực sống đối với con người - còn một loại hành vi khác. Hai loại hành vi này không bao giờ đi cùng lúc, và không thể nhầm lẫn chúng với nhau.
Luôn có hành vi vidvan (đại diện của tri thức) và szophosz (nhà thông thái), có bodhiszattva (giác ngộ) và is ha-ruah (con người tinh thần). Có người trong nền văn minh sử dụng hành vi thụ động. Không phủ nhận nền văn minh, nhưng ý đồ này lại là sự không chấp nhận. Bởi vì (cái gọi là) nỗi sợ hãi đối diện với hiện thực chỉ có nghĩa là con
https://thuviensach.vn
người đánh mất bản thân. Và đời sống giả dối hóa là ý nghĩa của sự sống đã bị đánh mất.
Hành vi Vidvan và is ha-ruah muốn tìm lại chính bản thân. Bản thân đời sống phi bản thể, chỉ là đời sống, không là gì khác ngoài sự trôi qua. Bodhiszattva muốn một thứ chịu đựng vượt cái chết. Không tham dự vào nền văn minh vì biết là vô ích chống lại một thứ không thể chống đỡ, cùng lắm là hiểu và trốn tránh nó. Nhưng nếu con người trốn tránh, chính là lẩn trốn trước bản thân mình và trước ý nghĩa của sự sống.
Đối với hành vi szophosz đời sống không nhất thiết là sự hưởng thụ, và người thông thái không muốn sống mãi mãi một cách thản nhiên. Nhưng họ biết, đặc thù của đời sống là càng muốn làm nhẹ gánh, càng rối loạn, càng làm đời sống co lại, và đánh mất sự tươi tỉnh, cái đẹp, ánh sáng, sự hấp dẫn và sự bí hiểm của đời sống, đánh mất sự thật, sự sâu sắc, đánh mất bi kịch tính, chất nhạc và thi vị của đời sống.
Không cần làm gì khác, ai muốn dự phần vào sự trong sạch của đời sống, kẻ đó cần lấy lại chính bản thân mình. Mọi đổi thay từ trật tự đời sống gốc đều đi kèm với những hậu quả không thể lường trước, bởi vì mọi đổi thay đều là sự lẩn trốn, khó khăn không biến mất, mà chỉ hiện thực của đời sống biến mất. Ai chỉ muốn hưởng thụ, đời sống của nó sẽ bị mất, bởi đời sống nó nhận được vô nghĩa và trống rỗng. Ai dám tiếp nhận mọi khó khăn đảm nhận đời sống, kẻ đó cùng hiện thực sẽ đạt được tất cả.
11.
Truyền thống thực chất rất gần, ngay dưới tấm voan phủ che của nền văn minh, chỉ cần giơ tay là với đến nó. Theo dòng thời gian, truyền thống ngày càng chìm sâu xuống, và tầng tầng lớp lớp những lớp màng bảo vệ ngày càng che phủ nó đi. Càng ngày con người càng chìm vào giấc nửa tỉnh nửa mơ, để càng ngày càng khó khăn tìm thấy cái có thể trả lại chính bản thân cho con người.
https://thuviensach.vn
Ban đầu thực chất chỉ cần tỉnh ngộ, muộn hơn cần phải phá vỡ toàn bộ nền văn minh để con người đạt đến bản chất của mình. Nếu sự mong manh tự nhiên dễ đổ vỡ của các nền văn minh không tự bộc lộ từng thời kì, nếu bản chất hữu hạn của các tôn giáo, khoa học, triết học không tự nổi bật, và những ảo ảnh của mọi cố gắng giảm gánh nặng đời sống không tự nó bộc lộ, sự tỉnh ngộ còn khó khăn gấp bội.
Nhưng chính bằng kĩ thuật, bằng các hệ tư tưởng phân tầng và các nhà nước toàn trị ngày nay, bộ mặt của ý đồ giảm gánh nặng đời sống đột nhiên tự phơi trần ra từng giây từng phút và cho thấy; cái dựng lên để bảo vệ lại là nỗi nguy hiểm lớn nhất đe dọa sẽ phá hủy sạch dấu vết thế gian của con người.
12.
Truyền thống là tri thức, cho thấy đời sống không phải là một trạng thái độc lập, không duy nhất và không phụ thuộc vào các vòng khác của sự sống. Không chỉ vì đời sống không có bản chất riêng, mà thực ra nó hoàn toàn chỉ là một cơ hội mở để thu thập bản chất của sự sống.
Hiện thực cơ bản tiếp cận với những nền tảng cuộc đời con người - Sankara tuyên bố - thiếu truyền thống không cách gì hiểu nổi. Một đời sống có giá trị hoàn toàn, như René Guénon nói, là một khả năng tạo dựng mối quan hệ với tất cả mọi trạng thái của sự sống, cơ bản nhất là với các trạng thái cao hơn cả đời sống.
Tri thức không bao giờ mang tính hệ thống hóa, mà mang tính chất mở vô tận của sự sống, và là nhận thức của đời sống với thiên nhiên, hay đúng hơn là nhận thức về một trạng thái cao hơn thế giới kinh nghiệm của các giác quan. Nhận thức này với một hiện thực cao hơn luôn tồn tại trong hiện tại, và chỉ đạo đời sống con người.
13.
https://thuviensach.vn
Một trong những hậu quả của sự mù mờ nhận thức, của sự hư hỏng đạo đức và sự mỏng manh của thân xác là khi tinh thần và hành vi bị đứt đoạn. Lời nói không đi đôi với việc làm, hay nói cách khác, thực hành không đi đôi với lí thuyết. Đây là dấu hiệu nhận biết sâu sắc nhất của sự hư hỏng, tha hóa, hay nói đúng hơn là sự bẩn thỉu sâu sắc nhất của sự sống bị hư hoại.
Lời không được trả lại đúng vị trí là lời không có nội dung, và ai nói một điều gì đó nhưng không làm, kẻ đó chỉ ba hoa. Còn hành động thiếu lời chỉ là một phản xạ sinh học.
Truyền thống, khi trả lại bản thân mình cho con người, đã trả lại sự thống nhất giữa lời và hành động. Bởi vậy điều mà truyền thống lên tiếng: tri thức và cùng lúc cũng chính là thực hành.
Tư tưởng chỉ có hiệu lực nếu người ta chuyển hóa nó vào hành động, và hành động chỉ có hiệu lực khi người ta xác định nó dựa trên nền tảng của nhận thức.
14.
Để, truyền thống có thể trả lại bản thân cho con người, con người thuộc mọi thời đại cần có nhận thức về hoàn cảnh của mọi thời đại. Đây là nền tảng cơ bản.
15.
Từ thời cổ cho đến tận hôm nay chưa có một nhà tư tưởng nào (được cho là) nghiêm túc lại không tính đến yếu tố nền tảng cơ bản, nhưng một cách đặc thù người ta ít khi đặt tên nó như vậy.
Đôi khi yếu tố này chỉ như một sự đánh dấu, ví dụ như đấy là thời kì szatja-juga của Ấn Độ hoặc thời hoàng kim của Hi Lạp. Trong đại đa số trường hợp nó đóng vai trò đã được cá nhân hóa: Manu Ấn Độ, Menes Ai Cập, Minos Hi Lạp, Hoàng đế Trung Quốc, đều đại diện cho một nền tảng cơ bản.
https://thuviensach.vn
Trong các xã hội từ “nền tảng cơ bản” mang nghĩa: trật tự nguyên sơ ban đầu, và các đạo luật phần lớn đều dựa vào tuyên ngôn về nền tảng cơ bản này. Trong siêu hình học Ấn Độ đây là szatjasasz-szatjam, có nghĩa là sự sống viên mãn bằng sự thật, là sự thống nhất của tỉnh táo và phúc lạc.
Theo truyền thống của Do Thái nền tảng cơ bản chính là Tora. Kabbala dạy rằng con người thuộc lòng kinh Tora ngay từ khi còn trong bào thai, nhưng khi ra đời, một thiên thần đã xóa mất từ miệng đứa bé. Bởi vậy con người biết và cũng không biết về nền tảng cơ bản. Và bởi vậy, khi nghe đến âm thanh của nền tảng cơ bản, con người nhớ ra.
Thậm chí vì vậy sức hút của đời sống là nền tảng cơ bản, là mức độ đo lường duy nhất của đời sống, và đời sống không là gì khác ngoài sự hiện thực hóa nền tảng cơ bản. Con người buổi ban đầu, Talmud nói, nhìn xuyên thấu thời gian, và con mắt của nó thấu từ cái đầu tiên đến cái cuối cùng, bởi vì nó sở hữu ánh sáng.
Nhưng khi con người hư hỏng, Thượng Đế đã lấy lại ánh sáng và cất giấu, cất giấu cho cái gì? Cho sự thật. Cất giấu đi đâu? Vào nền giáo dục. Làm thế nào để con người đến được với nền giáo dục về sự thật; con người cần phải đào bới bằng cuộc đời của nó.
16.
Trong truyền thống Trung Quốc và Nhật Bản, khi sử dụng từ thế gian, người ta hiểu đấy là hoàn cảnh xã hội của con người, là các mối, các tầng quan hệ trong gia đình, trong thành phố, với chính quyền, với người trên kẻ dưới, là trăm nghìn sự ranh mãnh, khôn khéo lớn nhỏ, sự che đậy, giấu giếm, sự đánh lạc hướng, sự cẩn trọng, sự đói khát - sự che đậy, keo bẩn của những điều này - sự tô vẽ, các bản năng của chúng - sự tô điểm, các đam mê cá nhân của chúng - và sự háo danh, sự thành danh, sự kiêu ngạo, sự vô minh, sự đớn hèn, sự thèm muốn, là tất cả những gì xa lạ với con người nguyên bản, mà giờ đây, nếu con người muốn tồn tại, cần phải học.
https://thuviensach.vn
Cái nguyên bản trong con người, cái nó mang theo mình, cái chân thực và hiện thực, cái sống trong con người ngay từ buổi ban đầu, cái đó hoàn toàn khác. Đấy là một cái gì đơn giản và trong sạch. Cái con người thấy trong nhân gian, cần phải tập sử dụng. Từ nhân gian trong ý nghĩa này châu Âu thời trung cổ cũng đã sử dụng, muộn hơn cũng vậy, cái mang tính chất nhân gian, là một vai diễn, sự giả dối, là cái giả và mặt nạ so với bản gốc.
Muộn hơn, sau này người ta gọi thế gian là hiện thực, như thể đây là một hiện thực thật sự. Nhưng tất cả mọi người đều biết, trên thế gian không gì là thực, những gì có ở đấy đều cần phải học cách làm quen với nó, giống như một thứ xa lạ và bên cạnh thế gian, không đồng nhất với nhau. Cái không cần học, bởi đã mang sẵn theo người, đó là nền tảng cơ bản, là szat-csit-ananda, là ý nghĩa, là sự thật và là phúc lạc.
17.
Ai, tách biệt thế gian với nền tảng cơ bản, hoặc đặt điều kiện is ha-ruah và bodhiszattva và szophosz như một mâu thuẫn, hoặc tách bạch các cấp bậc, người đó đã phạm sai lầm của tôn giáo, khi tách biệt tinh thần với vật chất, lí tưởng với hiện thực, thế giới huyền bí với thế giới trần tục.
Truyền thống đòi hỏi hành vi advaita. Advaita nghĩa là không phải hai. Không phải hai, mà là Một.
Advaita là dấu hiệu đầu tiên của sự sống và là điều kiện quan trọng nhất của tri thức về sự sống. Mọi cái, đang có, từng có và sẽ có, mọi thực thể và linh hồn, vật chất và tinh thần, mọi tư tưởng và cảm giác, thứ bậc và cấp độ thuộc con người, ánh sáng và bóng tối tác động lẫn nhau và tuôn chảy, chuyển động, tỏa sáng cùng một lúc.
Trong sự xâm nhập siêu việt liên hoàn (interpenetráció) tất cả mọi sự khác biệt đều xảy ra vì sự hợp nhất. Sự biến đổi thành Một vô tận - Holderlin nói - được tẩy rửa trong sự khác biệt vô tận.
https://thuviensach.vn
18.
Nền tảng cơ bản là trạng thái tuyệt đối (status absolutus) trước hết mang tính nhân chủng học so với sự khác biệt mang tính dân tộc học, và sự hình thành lịch sử cùng các hỗn hợp tâm lí.
19.
René Guénon đặt tên cho nền tảng cơ bản là état primordial (nguyên sơ). Cách gọi này họ hàng với từ urstand của Böhme. Đặc điểm của état primordial là vị trí trước nhất của sự sống người và là nền tảng sau này của tất cả.
Đặc điểm thứ hai: nền tảng cơ bản là mức độ cao nhất của mọi nhập định truyền thống có thể đạt tới và có thể hiểu nổi. Đặc điểm thứ ba: tri thức đi cùng nền tảng cơ bản là tri thức bí truyền của đẳng cấp tinh thần (brahman).
20.
Nền tảng cơ bản là từ của Szabó Lajos. Sự đặt tên này do nhiều ngẫu hứng dẫn đến: cách diễn đạt urstand của Böhme (có nghĩa là trạng thái cổ), và nhiều khuynh hướng nghiên cứu nhân chủng học hiện đại.
Theo Szabó Lajos, nền tảng cơ bản là một trạng thái siêu hình học, trong đó con người đứng ở một vị trí logic, đạo đức, mĩ học thông thường, là một nơi kiểu gì người ta cũng quay lại và không bao giờ chán, giống như các vũ công bao giờ cũng bắt đầu phát triển từ nền tảng của nhịp điệu, để nhịp nhàng hòa cùng âm thanh, hòa cùng lúc cả với âm nhạc lẫn điệu nhảy, như cách thức con người chỉ có thể hiểu được cái toàn bộ trong mối quan hệ với nền tảng cơ bản.
Szabó Lajos không phát triển tiếp thần học của tư tưởng nền tảng cơ bản. Nhưng sẽ hoàn toàn mâu thuẫn với tư tưởng của ông, nếu một
https://thuviensach.vn
ai đó từ khái niệm hình thức tưởng rằng trạng thái siêu hình học này chỉ là một tấm bảng thuần túy của tinh thần con người.
Nền tảng cơ bản có nội dung của nó. Nội dung này chính là cơ sở của tất cả các truyền thống, như một trật tự nguyên sơ hiện sinh của con người. Nội dung của nền tảng cơ bản (được gọi là) fix-system (theo Szabó Lajos) và là một hệ thống duy nhất.
21.
Trong thời cổ, nền tảng cơ bản được hiểu như thời kì đầu tiên của lịch sử, bởi nền tảng cơ bản chưa từng là một đặc quyền cá nhân mà lúc đó là vị trí của toàn thể nhân loại. Truyền thống Ấn Độ gọi thời kì này là szatja-juga. Đây là thời kì của hòa bình, trật tự, sự viên mãn đời sống, sự thanh bình, sự trù phú, sự giản dị, sự trong sạch và anh minh. Trong truyền thống Do Thái đây là vườn Địa Đàng, ở những người Orfika đây là thời Hoàng kim. Empedokles cho rằng kẻ cai trị thời kì này là Küpris, và sự sống thời kì này mới nhẹ nhõm trong suốt làm sao, như một tình yêu hạnh phúc.
22.
Trong các quá trình nhập định, khi nói về việc trả lại vị trí cho nền tảng cơ bản, truyền thống đã tách bạch sự khác nhau giữa đức và nền tảng. Theo truyền thống Ấn Độ, đức là hệ quả, là kết quả của việc tích góp các hành động tốt trong một đời sống chân chính.
Con người sau khi sống một đời sống chân chính hưởng thụ kết quả các hành động của mình, hưởng đức, nhưng khi nội dung đức của các hành động cạn kiệt, con người một lần nữa lại phải luân hồi vào đời sống. Đức không phải là trạng thái cuối cùng. Trong các truyền thống cổ, phúc lạc thiên đàng chỉ thuần túy là kết quả của các hành động tốt.
Các truyền thống đặt tên cho trạng thái cuối cùng là sự giải thoát, và đây chính là việc trả lại vị trí của nền tảng cơ bản.
https://thuviensach.vn
23.
Nền tảng cơ bản không phải là hạnh phúc, không là sự ngây ngất, không là hòa bình, không là trật tự, không liên quan gì đến sự trù phú và sự hưởng thụ. Nền tảng là thứ mà ngôn ngữ chỉ thể hiện bằng một định nghĩa thụ động, giống như chỉ thể hiện được một trạng thái phi nội dung đời sống.
Bởi vậy truyền thống Ấn Độ gọi nền tảng cơ bản là nirvana (niết bàn), là mahajana sunjat (sự trống rỗng), truyền thống Do Thái gọi là enszof (không có cái bắt đầu), Guénon gọi là état inconditionne, là trạng thái độc lập không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào.
24.
Trong cuộc đời con người, nền tảng cơ bản được hiểu như thời kì ấu thơ và thời kì già nua chín chắn của con người. Thời kì ấu thơ bởi vì cảm xúc con người chỉ trước bảy tuổi vẫn còn đơn giản, trong sạch và tươi tỉnh, sau này, ngoại trừ những khoảnh khắc nó biết say mê trong trò chơi, khi bước ra khỏi turba và thế gian hoàn toàn không ảnh hưởng đến nó.
Còn như thời kì già nua chín chắn, bởi trong thời kì này con người một lần nữa trở nên đơn giản, được thanh lọc, cố gắng loại trừ được bao nhiêu turba, tốt bấy nhiêu. Trong truyền thống Trung Quốc, Lão tử là nhân vật hóa của nền tảng cơ bản, tên của ông (đứa trẻ thông thái) là sự cân bằng hóa cảm xúc của thời thơ ấu và thời già nua, là sự tươi tỉnh của cái bắt đầu và sự chín muồi.
25.
Trong các quá trình nhập định, truyền thống nói về việc trả lại vị trí cho nền tảng cơ bản một cách có ý thức. Sự dạy dỗ này không sót lại trong các văn bản cũng bởi vì: sự nhập định không thể viết ra và không thể
https://thuviensach.vn
học được từ sách vở. Nhưng những nét chính về sự nhập định có thể thu nhận từ nhiều tác phẩm của truyền thống con người. Những tác phẩm như vậy trước hết là Upanisad và Bình luận của Sankara, hay Sankhia và Patandzsali Yoga-sutra, hay các biến thể của Mahajana - Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, những mảnh sót lại của Tử thi Ai Cập, hay Kahbala (Sefer Jecira và Zohar) hay thuật giả kim và Sufi.
26.
Kĩ thuật nhập định là phương pháp đáng tin cậy duy nhất để con người thanh toán triệt để turba và lấy lại bản thân mình, Böhme cho rằng, nền tảng cơ bản luôn có trong hiện tại, nhưng ngày nay chúng ta không thể chạm tới. Đạo của Trung Quốc, Sankara, Patandzsali, Mahajana, thuật giả kim và Sufi đều dạy dỗ như vậy.
27.
Truyền thống Ấn Độ gọi sự rối loạn nền tảng cơ bản là sự mờ mịt của nhận thức. Sự tỉnh táo gốc (vidja) bị giảm sút và con người mắc chứng ngủ đờ đẫn. Đây là sự mờ mịt, là avidja, là sự tỉnh táo bị suy thoái.
Turba không là gì khác ngoài hậu quả của avidja. Nguyên nhân duy nhất của mọi nhiễu nhương và tội lỗi, mọi bệnh tật và đau khổ là sự đờ đẫn bị tạo ra bởi việc đánh mất sự tỉnh táo gốc. Thiếu sự tỉnh táo, sự sống của con người là một trạng thái rối loạn theo một kiểu điên rồ (abhimána).
Lấy lại sự tỉnh táo chính là sự giải thoát. Thiếu tỉnh táo không bao giờ được giải thoát, Sankara tuyên bố. Dnyima-moksa, Sankja viết, nhận thức là sự giải thoát. Sự tỉnh táo là khả năng duy nhất có thể thanh toán turba và là thứ duy nhất toàn bộ thế gian có thể thấm nhuần, để con người đạt tới sự giải thoát (nirvana).
https://thuviensach.vn
28.
Theo kinh Tora buổi ban đầu con người phạm tội. Tội nguyên sơ đó là gì chúng ta không cảm nhận nổi, Baader viết, có thể bởi giờ đây chúng ta không thể phạm. Cũng có thể bởi vì nó đã tan hòa vào sự sống của chúng ta.
Tội lỗi làm sự sống của con người ô uế, bởi vậy tội lỗi là nguyên nhân duy nhất của sự hư hỏng. Tất cả những điều mà kinh Tora nói đều mang đặc tính đạo đức, và sự ăn năn ở đây có nghĩa là việc tháo bỏ tội lỗi, trả lại vị trí cội rễ ban đầu trong sạch của linh hồn và thế gian.
Theo truyền thống Do Thái, nhận thức tỉnh táo trong từng mức độ, sẽ tác động trở lại hành động của con người, và con người sẽ bắt đầu hiện thực hóa sự tỉnh táo của nó. Theo truyền thống Do Thái, hành động được thanh tẩy sẽ tác động trở lại nhận thức, và con người bắt đầu hiện thực hóa các hành động hợp pháp.
29.
Tất cả các truyền thống đều nói đến sự hư hoại của cơ thể như một hậu quả của sự hư hỏng ban đầu. Trong thời hiện đại người ta tìm kiếm mầm mống sự hư hoại trong hiện thực vật lí là điều không đúng, và vì thế không đáng tin tưởng. Đại đa số hậu quả hư hoại của cơ thể là ở sự hư hoại trong nhận thức và đạo đức, nhiều trường hợp song song cả hai và không bao giờ tách rời khỏi những cái ban đầu.
30.
Tất cả các truyền thống đều nói về diễn tiến ban đầu của sự hư hoại trong các giai đoạn đầu tiên của nền tảng cơ bản, mà hậu quả của nó là nhận thức mơ hồ, đạo đức suy đồi và cơ thể nhuốm bệnh.
Sự hư hỏng đã phá vỡ cấu tạo gốc của nền tảng cơ bản, chôn cất tri thức nguyên sơ của nhân loại. Muộn hơn, chính bản thân nền tảng cơ
https://thuviensach.vn
bản cũng hao mòn và nhân loại bắt đầu coi sự hư hỏng là cội nguồn. Bởi vậy truyền thống Trung Quốc và Nhật Bản coi thế gian, còn châu Âu hiện đại coi thiên nhiên bên ngoài là cái đầu tiên.
31.
Bởi con người và vũ trụ không tách rời, nên vũ trụ gốc cũng bị hư hoại cùng sự hư hỏng buổi ban đầu của con người. Vũ trụ vật lí ngày nay, Baader nói, không là gì khác ngoài một đống hư hoại tro tàn của vũ trụ gốc.
Ngày nay vẫn còn những người nói: vô lí cái vũ trụ mà chúng ta đang sống tồn tại trong một hiện trạng căng phồng thế này lại là bản gốc, rất có thể chỉ sau một nạn cháy bùng nổ nó trở thành như ngày nay chúng ta nhận biết (Weizsacker).
32.
Nếu chỉ có nền tảng cơ bản và sự hư hoại, rất có thể chúng ta không thể nhận thức nổi về chúng. Nhưng từ sự hư hoại có con đường dẫn đến việc trả lại vị trí của nền tảng cơ bản. Hướng của con đường này đặc thù. Nếu con người có vẻ như quay trở lại, nó vượt lên phía trước, nếu con người có vẻ như vượt lên trước, nó quay trở lại. Nền tảng là vị trí đầu tiên và cuối cùng của sự sống, là cái bắt đầu và cái kết thúc.
Con đường này các truyền thống khác nhau đặt cho các tên gọi khác nhau. Đạo của Trung Quốc cũng chính là con đường, ở Ấn Độ con đường là sự giải thoát, ở Judea con đường là sự ăn năn hối lỗi.
Nền tảng cơ bản là việc thực hiện sự tỉnh táo, sự nguyên vẹn đạo đức và sức khỏe của cơ thể.
33.
Con người, theo Baader, khi phá hỏng sự sống đã lôi vũ trụ theo nó cùng rơi vào sự hư hoại. Nếu nền tảng cơ bản được hiện thực hóa trong
https://thuviensach.vn
chính bản thân con người, bằng điều này vũ trụ cũng được nâng lên trở lại vị trí gốc của nó. Đây là ý nghĩa sau cùng của sự giải thoát trong truyền thống Ấn Độ, đây là nhiệm vụ của bodhiszattva (giác ngộ) trong đạo Phật, và là ý nghĩa của sự hóa thân trong kinh Kabbala và Sufi.
34.
Ai trong bản thân mình không làm gì hết vì sự hiện thực hóa nền tảng cơ bản, kẻ đó đứng trong vòng quay sinh học cùng với đời sống của nó, hay nói đúng hơn dù có dự phần vào nền văn minh cao đến đâu, nó vẫn chỉ ở cùng tầng với giới sinh-thực vật của trái đất.
Sự thèm khát sống là đặc tính của tầng này, bởi vì nền văn minh không phải là nơi con người được trả lại chính mình mà chỉ là nơi con người muốn làm giảm nhẹ gánh nặng đời sống của nó. Ai sống bằng tư tưởng không vượt cao hơn tôn giáo, triết học và khoa học, ý nghĩa sự sống của kẻ đó không hoàn hảo.
35.
Tất cả mọi con người, theo Saint-Martin, đều có một nhiệm vụ riêng trong đời sống của nhân loại, mà không ai làm thay nó.
36.
Böhme gọi sự rối loạn nền tảng cơ bản bằng từ ngữ của thuật giả kim là turba. Đấy là sự mù mờ nhận thức ở Ấn Độ, là tội lỗi ở người Do Thái, là bệnh tật ở người Hi Lạp, là thứ mà khắp mọi nơi đều hiểu như một sự rối loạn. Nhưng turba không chỉ là sự đánh dấu của tinh thần, bởi nó còn có nghĩa là sự rối loạn của các lực vũ trụ trong dải thiên hà, và còn có nghĩa là sự phá vỡ trật tự nguyên sơ giữa các nguyên tử.
Truyền thống còn biết đến sự hư hoại lan truyền cả đến thế giới của sinh-thực vật, bởi sự hoang dại của súc vật không hề mang tính chất tự nhiên, sự sinh sôi nảy nở của các côn trùng có hại, và trong thế
https://thuviensach.vn
giới thực vật chất độc và các kí sinh trùng cùng cỏ dại trong thời Hoàng kim không hề ai biết đến.
37.
Từ turba (sự rối loạn) xuất hiện: Lịch Sử. Đây là khái niệm quan trọng nhất của nhân loại bị tách rời khỏi nền tảng cơ bản. Từ lúc sự hư hoại thống trị tới nay, nhân loại không có truyền thống nữa mà chỉ có lịch sử.
Trong lịch sử, con người không sống bằng sự sống gốc, mà bằng turba, bởi vì lịch sử có nghĩa là một sự nhiễu nhương xung đột, là những hỗn hợp trộn lẫn của các nguyên tử không liên quan đến nhau, là sự vô tổ chức và phi trật tự, không phương hướng, không mức độ và phi điểm giữa.
Lịch sử là sự xoắn lại, quay cuồng, vật vờ, vô hướng, bẩn thỉu và không thể thanh tẩy, đi liền với bản thân sự hư hỏng. Lo âu, buồn bã, sợ hãi, bất lực, bất an, tự lừa dối mình, vô thần, bạo lực, môi trường sống không an toàn, chưa cần kể đến việc tất cả những điều này xuất phát từ đâu. Giả thử cái ta thấy, ngay từ đầu đã như vậy, là một sự khủng hoảng triền miên, là sự tiếp diễn may rủi của các sự kiện, nơi từ các tiền lệ, con đường không dẫn tới các hậu quả.
Lịch sử là một truyền thống tiêu cực. Bởi vì trong truyền thống, nhân loại ở trong sự liên tục sau cùng của nền tảng cơ bản, hay nói cách khác, sống trong thời gian tuyệt đối. Lịch sử dựa trên thời gian đã bị hư hoại. Thời gian là sự quên lãng vĩnh viễn, theo Guénon.
Không có sự kiện-vĩnh cửu vững chắc, mà chỉ có phản ứng cá nhân. Lịch sử thực chất chỉ là một sự tồn tại được sắp đặt thụ động một cách toàn diện và rơi khỏi trọng tâm, lịch sử tồn tại trong một diễn trình thuần túy phi nền tảng, phi mục đích và phi ý nghĩa.
38.
https://thuviensach.vn
Không được phép phản bội với thời gian và không được phép đứt đoạn với cái tuyệt đối. Trung thành với thời gian ngày hôm nay nghĩa là sống trong ý thức của sự khủng hoảng, và không đứt đoạn với sự tuyệt đối chính là truyền thống.
Sự trung thành khiến ta trở thành sự xác thực, sự tuyệt đối đem lại tri thức. Cái này thiếu cái kia vô hiệu lực. Ít nhất cùng lúc cần đứng trên cả hai vị trí, có thể để cả hai trong một sự căng thẳng như khoảnh khắc và tuyệt đối. Bởi vì con số của sự sống là Một, và điều kiện của một là ít nhất phải có hai để tạo dựng nên một tổng thể.
Tổng thể có trong sự khác biệt, cũng như sự khác biệt chỉ có thể có trong một tổng thể, giống như bộ phận trong cái toàn vẹn và cái toàn vẹn trong bộ phận.
39.
Cần phải gọi một thí nghiệm là tôn giáo, là thứ khi con người sống trong sự khủng hoảng đời sống triền miên, mong muốn làm giảm những thứ nặng gánh nhất. Khi nền tảng cơ bản hao mòn, con người đánh mất tính bất tử tuyệt đối của sự sống. Và sự kiện hư hoại thay thế ý thức này là thứ mà nhiều loại tôn giáo giữ gìn và bồi bổ. Tôn giáo không liên quan gì đến truyền thống.
Nhận thức về tôn giáo có thể diễn đạt như sau; trước tiên tôn giáo là một thứ tồn tại trong turba, thứ hai nó đặt giả thuyết một Thượng Đế bên ngoài, nơi từ đấy tìm thấy một sự bảo vệ, thứ ba, nó tìm kiếm việc chữa lành những đau khổ của thế gian trong tích đức, trong phúc lạc.
Còn (cái gọi là) truyền thống: tồn tại trong sự thanh toán turba, thấy thực thể Thượng Đế tương đồng với mọi thực thể và tìm kiếm sự giải thoát bằng cách hiện thực hóa nền tảng cơ bản.
40.
https://thuviensach.vn
Không được phép phạm sai lầm, khi con người đọc Kitô giáo giữa các truyền thống lại coi nó chỉ như một loại giữa những cái khác. Nhưng cũng không được phép phạm sai lầm khác là bứt Kitô giáo ra khỏi các truyền thống khác, và dành cho nó một vị trí hoàn toàn khác biệt, ngoại lệ, duy nhất.
Với quan niệm Kitô giáo là một đặc quyền; không thể phong tỏa, không thể nuôi dưỡng trong chúng ta những chất độc căng thẳng của quan niệm này. Kitô giáo truyền thống, cũng giống như Đạo của Trung Quốc, như Veda của Ấn Độ, hoặc Sankhja, hay Talmud của Do Thái, hoặc Kabbala, hay như truyền thống Ai Cập, như thuật giả kim hoặc Orfika. Nhưng cũng sẽ phạm sai lầm, nếu ai không nhận ra vị trí tự thân hoàn toàn, không thể đồng nhất với tất cả mọi cái khác của Kitô giáo.
Trong một quan điểm nhất định nào đấy cần quay trở lại với các vị Phụ Giáo ban đầu, cần xem họ đã phải tranh đấu như thế nào để tách biệt và hợp nhất Phúc Âm với truyền thống Do Thái, Ai Cập, Hi Lạp, Iran, thậm chí cả với những truyền thống xa hơn.
Tất cả mọi truyền thống đều là lời tuyên bố, là sự thể hiện của một quyền lực tinh thần siêu việt trong vòng quay của sự sống người, và vì đồng hóa là một nhiệm vụ lớn nhất có thể hình dung, nhiều lần sau một thời gian dài sự đồng hóa này chỉ xảy ra trong một hình thức nhất định nào đó.
Giữa các nhà Phụ Giáo dù có những thành kiến thế nào đi chăng nữa họ đều hiểu rõ điều này, họ biết Kitô giáo không phải là tôn giáo, mà là một truyền thống. Giờ đây, tại thời điểm này cần phải nhấn mạnh điều này.
Ngày nay người ta nhất quyết cho rằng Kitô giáo như sức mạnh tinh thần của một tôn giáo, và các thế lực lịch sử nghiền nát nó với tư cách một công truyền (exoteria) mà vẫn không thể thay đổi nổi vị trí của nó; Trong khi đó, Kitô giáo như một truyền thống, một bí truyền (ezoteria) sau hai nghìn năm không những không hề thay đổi mà người
https://thuviensach.vn
ta còn không hiểu chút gì về nó, và không hề hiện thực hóa bất kỳ cái gì từ KiTô giáo.
Giữa truyền thống và một loại tôn giáo xây dựng từ truyền thống có sự khác biệt cơ bản. Sự khác biệt này trong Đạo Lão, ở Ấn Độ giáo, trong đạo Phật, trong đạo Hồi rất lớn, nhưng không ở đâu lớn bằng giữa Kitô giáo gốc và Kitô giáo thời lịch sử.
Sự khác biệt này làm thay đổi 180 độ hình thức ban đầu của Kitô giáo gốc và sự xuất hiện mang tính chất lịch sử của nó, bởi vì Kitô giáo gốc và Kitô giáo thời lịch sử từ rất sớm, từ những nguồn riêng đã đối kháng nhau hoàn toàn, sự đối kháng này được bồi đắp qua nhiều thế kỉ, và sau cùng, giữa những cuộc khủng hoảng liên tục, đánh mất nền tảng cơ bản của Kitô giáo gốc và xô đẩy nhân loại vào một loại tinh thần giả mang tính chất duy lí, mà sự tạp pha của nó còn lớn hơn cả những hạn chế và sự đồi bại của loại tinh thần giả này.
41.
Truyền thống Kitô giáo ở châu Âu có ba kẻ thù: trước hết là kẻ thù bên trong là tầng lớp giáo sĩ (không phải Nhà Chung!), kẻ thù thứ hai là thế lực chính trị, kẻ thù thứ ba là chủ nghĩa duy lí (szcientifizmus). Ba kẻ thù này bằng sự thỏa thuận vô thức cản trở việc thực hiện bất cứ điều gì từ Kitô giáo mang tính chất Phúc Âm.
42.
Có hai nhà tư tưởng hiểu được Kitô giáo trong viễn cảnh truyền thống. Leopold Ziegler nhấn mạnh vào đời sống duy nhất của con người vĩnh cửu, và như vậy các tư tưởng rất dễ dàng đi từ lời tuyên bố đầu tiên đến thời hiện đại. Trong việc tạo dựng các mối liên hệ của ông có một cái gì đấy rất tuyệt nhưng vô cảm đối với tác dụng chấn động của Phúc Âm. René Guénon phân biệt rạch ròi tôn giáo và truyền thống, nhưng coi
https://thuviensach.vn
truyền thống Kitô giáo là sự kế thừa và thay đổi trực tiếp của những cái có trước.
Ziegler và Guénon không chỉ tạo dựng khả năng để hiểu một cách song song các truyền thống, không chỉ thanh lọc quan niệm quá đà của chủ nghĩa lịch sử hiện đại, mà còn lần đầu tiên tuyên bố, có nhiều loại tôn giáo, và có thể còn nhiều hơn nữa, bởi vì tôn giáo xuất hiện trong thời kì lịch sử và cũng tan rã trong thời lịch sử.
Truyền thống chỉ có một, và tất cả các tôn giáo chỉ là một dạng hình của truyền thống xuất hiện theo thời gian. Ziegler và Guénon đã tạo điều kiện cho việc triển khai khái niệm status absolutus-nền tảng cơ bản của con người.
43.
Truyền thống là tri thức nói về nền tảng cơ bản của con người, về sự hư hoại của sự sống nguyên sơ và về việc trả lại vị trí của sự sống bị hủy hoại.
44.
Truyền thống Ấn Độ chỉ dạy dỗ về việc giải tỏa sự mờ mịt nhận thức và trả lại vị trí của nền tảng cơ bản trong nhận thức. Truyền thống Do Thái loại bỏ sự hư hỏng đạo đức. Người Hi Lạp chữa trị bệnh tật hay sự đổ vỡ bản chất vật lí của con người.
Đây là tất cả - những gì người Ấn Độ tuyên bố, sự nhận thức, những gì người Do Thái nói, đạo đức, và những điều khác được tuyên bố muộn hơn, mang tính chất sức khỏe vật lí.
Còn đối với truyền thống Kitô giáo, ba dạng hình của sự hư hỏng này là một. Kitô giáo truyền thống nhận biết về cội rễ chung của sự băng hoại và nhìn thấy chính bản thân nền tảng cơ bản.
45.
https://thuviensach.vn
Trong Kitô giáo không có sự dạy dỗ về tạo hóa, không có vũ trụ học và nhân chủng học, tâm lí học, không có môn học về xã hội. Đây là điều làm bối rối ngay cả những bộ óc sâu sắc nhất.
Người ta tưởng rằng Kitô giáo, vì không được gọi là một truyền thống hỗn hợp, và không phải là một đơn vị cổ hoàn toàn, nên chỉ là một mảnh. Bởi vậy trải qua hàng thế kỉ, không biết bao nhiêu nhà tư tưởng khi truyền đạt Phúc Âm, quan tâm đến việc xây dựng khởi nguyên thuyết (genezis), truyền thuyết, sự khổ hạnh (aszketika) và môn học về xã hội.
Kitô giáo không phải là một truyền thống được tạo dựng lên, như Ai Cập hay Orfika, chưa nói đến Ấn Độ giáo và Đạo của Trung Quốc. Kitô giáo không là gì khác ngoài sự dạy dỗ về nền tảng cơ bản, về việc thanh toán sự rối loạn (turba) và trả lại vị trí cho nền tảng cơ bản.
Kitô giáo không có con đường bên ngoài, chỉ có con đường bên trong. Bởi vậy theo Guénon, Kitô giáo không có công truyền (exoteria) của nó mà chỉ có bí truyền (ezoteria). Kitô giáo không dạy cái gì hết, cái nó làm, động chạm đến sự hư hỏng ở điểm sâu sắc nhất và chỉ ra nền tảng cơ bản.
46.
Tôn giáo không biết đến nền tảng cơ bản. Người ta xây dựng nên tôn giáo để làm giảm nhẹ những gánh nặng riêng của các dân tộc. Tôn giáo là tạo vật lịch sử-xã hội, và là công truyền (exoteria) hoàn toàn.
47.
Nếu con người muốn hiểu lại Kitô giáo từ khoảnh khắc cuối cùng trở đi, sẽ không nhìn thấy gì khác ngoài nỗi ám ảnh tập thể đặc thù bao phủ châu Âu, và mới đây, nỗi ám ảnh này bao phủ toàn bộ trái đất trong khoảng hai nghìn năm, tạo ra một dạng giả bộ (phiên bản) nhân học,
https://thuviensach.vn
thực chất chỉ đang đẩy nhân loại vào khủng hoảng, và đến giữa thế kỉ XX, sự khủng hoảng này không bao giờ có thể giải quyết được nữa. Khả năng giải quyết của một vài thế hệ trước đây đã từng có. Nhưng người ta đã bỏ lỡ mất tất cả các cơ hội. Giới giáo chủ, thế lực chính trị và khoa học. Nhưng không có vị trí nào bất khả, để đến tận giây phút cuối cùng vẫn có thể có một con đường tạo dựng cách giải quyết.
Tình thế cho thấy con người ngày nay bằng tất cả sức lực muốn thực hiện một điều vô vọng nhất, và vì vậy rất có thể sẽ bắt buộc phải làm một việc có ý nghĩa.
48.
Sự khủng hoảng có duy nhất một nguyên nhân, đó là con người tưởng thế gian này là một hiện thực nguyên sơ, nhưng thực ra nó không phải bản gốc, mà chỉ là một dạng hình, một hình thức của sự hư hoại.
49.
Tôn giáo, vào đầu thời kỳ hiện đại vấp phải một quan niệm không chỉ quay lưng lại với tôn giáo mà với cả truyền thống. Đây là lúc cái gọi là sự bắt đầu của thời kì Ánh Sáng, đây là thứ dù không có ý thức, nhưng đã phủ nhận nền tảng cơ bản, là thứ xuất phát từ một thế gian bị hư hoại, nhưng lại coi thế gian này là chuẩn mực và tư duy bằng một thứ nhận thức đi liền với cái thế gian hư hoại này. Đây là một tình thế mà Saint-Martin và Guénon, cũng như De Rougemont định nghĩa: sai lầm không nằm trong sự tính toán, mà thực ra nằm trong con số. Con số giả dối.
50.
Kitô giáo chỉ có thể hiểu ngay từ thuở bắt đầu, từ điểm gốc. Và cả từ thời trung cổ hơn là từ thời hiện đại. Và ta còn hiểu rõ Ki tô giáo hơn
https://thuviensach.vn
nữa nếu từ thời các Giáo phụ, và càng rõ ràng hơn nữa nếu xuất phát từ truyền thống Do Thái, Hi Lạp, Iran và Ấn Độ.
Quan điểm này không phải là quan điểm của thời lịch sử ngày nay mà ngược lại. Thời lịch sử thực ra không là gì khác ngoài một trạng thái không biết cái gì đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra. Lịch sử giống hệt tất cả các khuôn phép (discipline) mang tính duy lí, tính toán bằng những con số sai. Những con số sai này gọi là thời gian băng hoại.
Kitô giáo chỉ có thể hiểu nổi từ ban đầu, từ lúc bắt đầu, vì trong buổi đầu còn có một chuẩn mực, thứ có thể đo lường. Và nếu nhìn từ buổi ban đầu hóa ra Kitô giáo không phải là một tôn giáo, mà là một truyền thống, hơn thế nữa có họ hàng với truyền thống của Trung Quốc và Do Thái, và thêm điều này nữa, nền tảng cơ bản được đặt làm cơ sở sâu sắc cho tất cả những điều trên.
51.
Duy nhất một truyền thống cũng không dừng lại theo thời gian mà tồn tại trong sự tuyệt đối, trong một hiện thực extramundális (ngoài thế gian). Có nghĩa là không thể phá vỡ truyền thống. Duy nhất một truyền thống cũng không bao giờ đánh mất ý nghĩa của nó.
Nếu một truyền thống rút vào hậu trường, không phải vì truyền thống từ bỏ con người, mà vì con người từ bỏ huyền thống. Theo thời gian, một truyền thống duy nhất cũng không thể mất đi. Nó có đồng thời với tất cả các thời gian. Bởi vậy các nhà Giáo phụ thường nói đến một Kitô giáo tiền khởi và một sự chuyển hóa từng có trước thời thế gian được tạo dựng.
52.
Không thanh trừ sự hư hỏng chỉ tồn tại trong một hiện thực thuần túy, có nghĩa là không nhận biết gì về sự sống đã bị phá vỡ. Không biết về nền tảng cơ bản chỉ có nghĩa là đứt rời khỏi sự sống tuyệt diệu. Từ sự
https://thuviensach.vn
băng hoại không thực thi việc trả lại nền tảng cơ bản chỉ có nghĩa là chìm đắm vào mơ hồ, vào tội lỗi và bệnh tật một cách không thể chống trả lại.
Ai không biết về nền tảng cơ bản, người ấy không biết về thứ bậc con người. Kẻ không biết về sự băng hoại, kẻ đó phi hiện thực. Kẻ không trả lại vị trí cho nền tảng cơ bản, kẻ đó vô nghĩa.
53.
Nhìn lại từ một hai nhà tư tưởng có thể thấy châu Âu từ cuối thời trung cổ trở đi không ai quan tâm đến những khái niệm mà, bằng những khái niệm này có thể hiểu Kitô giáo. Không gì đặc trưng hơn một chiến dịch chung hoặc một ý đồ chống lại Kitô giáo bắt đầu khai triển từ thời Bacon cho đến tận ngày nay, thời Phục hưng, chủ nghĩa nhân đạo, Cải cách và (cái gọi là) thời kì Ánh Sáng.
Những cuộc chiến tranh âm ỉ bắt đầu xung quanh cái bóng của sự giáo điều xuất hiện khá sớm, các giáo phái khác nhau nảy sinh từ thế kỷ thứ tư sau cùng là sự đứt đoạn niềm tin mà tôn giáo không bao giờ biết khôi phục nữa.
Các cuộc tấn công đều nhằm vào tôn giáo, cho dù mục tiêu không phải là tôn giáo mà vào sự lạm dụng quyền lực của giới giáo sĩ, sự hạn chế và các tham vọng thế lực của giới này.
Nhưng cho đến tận thời gian gần đây nhất, cả những kẻ tấn công và những kẻ bảo vệ đều ở trong một niềm tin: nói đến Kitô giáo là cần phải nói đến những giáo điều, các huyền thoại, các tổ chức giáo sĩ và đạo đức của nỗi sợ hãi mê tín.
54.
Có ba loại người, loại thứ nhất mang tính lịch sử, là kẻ sống trong turba và coi sự sống bị hư hoại tự nó là hiển nhiên, loại người thứ hai là kẻ mang tính chất được tạo hóa sinh ra, coi thiên nhiên tự nó là điều hiển
https://thuviensach.vn
nhiên, và loại thứ ba là loại người khởi thủy (có trước thời kì tạo dựng), kẻ tham dự vào sự tạo dựng một thế gian đầu tiên, cụ thể. Homo sapiens, a homo mikrokoszmos và homo mikrotheosz (aeternus). Loại người cuối cùng là kẻ tồn tại trên nền tảng cơ bản. Con đường hiện thực hóa của kẻ này đi từ turba đến sự tạo dựng, từ sự tạo dựng đến nền tảng cơ bản. Sự dạy dỗ của Kitô giáo là nền tảng cơ bản này. Cái mà Kitô giáo gọi là sự chuyển hóa, chính là việc thanh toán turba và các quyền lực thiên nhiên.
55.
Học về nền tảng cơ bản giống như học một định lí. Định lí tìm những điều kiện tiên quyết của một tri thức nào đấy, dựa vào đó lập tri thức, với điều kiện bằng phương pháp ẩn, dừng lại một ngưỡng nào đấy. Nhưng nội dung của nền tảng cơ bản không phải là định lí, mà là một vị trí nhân chủng học, một tri thức về hành vi và tính chất của nó là có thể hiện thực hóa.
56.
Ý nghĩa tích cực của việc hiện thực hóa cao hơn cả đời sống, là thứ không bị phá vỡ trong đời sống mà nhằm giải quyết và cô đọng hóa đời sống, khiến đời sống thẩm thấu được sự tuyệt đối và trở thành bất tử.
57.
Nội dung của truyền thống; turba là hậu quả của sự sống bị hư hoại, con người sống trong turba, nhưng có thể triệt tiêu turba và lập lại vị trí của nền tảng cơ bản. Nền tảng cơ bản là tri thức tỉnh táo, là điểm xuất phát chung của sự vẹn toàn đạo đức và là sức khỏe của thân thể.
58.
https://thuviensach.vn
Nền tảng cơ bản không phải là một trạng thái đặc biệt, mà là một trạng thái hoàn toàn bình thường. Đây là tri thức thường xuyên, không thể mất, và nói về vị trí tuyệt đối, sự sẵn sàng liên tục thực hiện tri thức đó của con người. Nền tảng cơ bản trong turba, hay nói cách khác, trạng thái bình thường của con người chỉ có thể thực hiện nổi nếu con người bước ra khỏi turba. Và sự “bước ra” này người ta gọi là eksztazisz, có nghĩa là trạng thái đứng ngoài.
59.
Không thể khám phá sự vẹn toàn của nền tảng cơ bản. Đây là một nhiệm vụ chờ đợi sự thực hiện. Trạng thái bình thường của sự sống người vốn là một tri thức vô cùng ít ỏi. Nhưng chắc chắn, nhận thức về nền tảng cơ bản chỉ có trong mức độ mà con người đã hiện thực hóa nó.
Không thể hiện thực hóa nền tảng cơ bản thuần túy bằng sự tích lũy, sự tích cực, hoặc bằng con đường thuần túy tư tưởng hoặc mang tính chất vật lí. Ở châu Âu, kẻ biết hiện thực hóa một đời sống người bình thường phần lớn là các vị Thánh.
Khám phá ra nền tảng cơ bản chỉ có thể bằng sự hợp nhất giữa trầm tư mặc tưởng tinh thần và thực hành đời sống cụ thể.
60.
Châu Âu đã trở thành trung tâm của các truyền thống, bởi vì tất cả những gì ở châu Á và châu Phi đã bị quên lãng bộc lộ ra phần nào với ý nghĩa hoàn toàn mới, bị thu thập tổng hợp và biến thành cái toàn bộ tại châu Âu. Nhưng cho dù châu Âu đã nắm chắc các nhận thức về truyền thống một cách cơ bản đi chăng nữa vẫn thiếu hụt rất nhiều phần của truyền thống.
Cần phải biết về cái gì? Điều này châu Âu biết quá ít. Không phải số lượng, mà là sự nhầm lẫn đã đưa con người đi quá xa Một giây phút
https://thuviensach.vn
cũng không được quên, là các tư tưởng sai lệch đã đưa châu Âu đến bờ vực thẳm, cần phải đánh giá lại tất cả, để quay lại.
Quá trình này đã bắt đầu, và nếu có khả năng giải quyết sự khủng hoảng, cũng chỉ vì tác động của truyền thống ẩn bên trong châu Âu và bên ngoài châu Âu đã bắt đầu có thể cảm thấy ở những nơi trước kia không ai ngờ tới.
61.
Nền tảng cơ bản không phải là tôn giáo, không phải là triết học, không phải là khoa học, bởi vì nó là nền tảng cho tất cả những thứ đó. Khám phá ra nền tảng cơ bản là một hoạt động tạo dựng nhận thức. Nền tảng cơ bản là cái con người hiện thực hóa trong đời sống riêng của nó và bằng cuộc đời nó. Thực hành và lí thuyết không thể tách rời nhau. Không thể cùng lúc có hai quan điểm.
Cái (gọi là) thế giới quan không cần đến nữa, cùng lắm có thể coi đó là thứ lí thuyết đứng trên những mức độ hư hỏng khác nhau, là thứ nảy sinh từ trật tự đời sống hư hỏng, từ nhận thức mờ mịt, từ đạo đức rách nát, và tiếp tục phát triển thành nhận thức suy thoái, đạo đức hư hỏng và cơ thể bệnh tật.
62.
Nền tảng cơ bản không phải là giả thuyết chiến lược. Giả thuyết chiến lược là một giả định mà người ta xây dựng lên một cách có ý thức để đảm bảo vị trí chiến lược có lợi cho một cuộc điều tra, và người ta vẫn sử dụng nó cả khi người ta không nhận thức rõ ràng về hiện thực, thậm chí kể cả khi sự phi hiện thực hóa của nó đã rành rành.
Nền tảng cơ bản là vị trí tuyệt đối (status ahsulut) của bản chất, là hành vi giống nhau và đầu tiên của mọi dân tộc và trong mọi thời kì của sự sống.
https://thuviensach.vn
63.
Kitô giáo thời lịch sử là tôn giáo như mọi tôn giáo, như hiện tượng ngày Chủ nhật. Nhưng Kitô giáo truyền thống là nhận thức hằng ngày, là sự vật của tinh thần và thân thể. Tôn giáo sống trong các đức hạnh và sự trong sạch. Truyền thống sống trong con người, trong vũ trụ và trên thế gian, để thực hiện việc trả lại vị trí của sự sống đích thực.
64.
Đối với tôn giáo Thượng Đế là quyền lực vạn năng, là nơi để người ta kiếm tìm sự bảo vệ, là nơi để ẩn náu và làm nhẹ gánh cho số phận của họ. Còn truyền thống cho rằng con người không cất giấu được bất cứ cái gì một cách chắc chắn cho riêng mình, cái không bằng chính sức mình thu thập. Con người không cần sự bảo vệ, và không xứng đáng khi con người cần trốn vào sự bảo vệ trước bất kì cái gì và bất kì ai.
Sự trốn tránh luôn là sự trốn tránh trước hiện thực, và trước bản thân mình. Sự trốn tránh vào Thượng Đế có ý nghĩa như sau: trốn tránh trước Thượng Đế. Con người hãy đừng lẩn tránh Thượng Đế, đừng trốn tránh đi bất kì đâu, kể cả trốn vào Thượng Đế. Trước hết hãy trở nên mở. Tỉnh táo. Như một sinh linh quan trọng nhất, con người sở hữu nhiều sức mạnh.
65.
Tinh thần của tôn giáo là khen thưởng và trừng phạt. Còn truyền thống cho rằng cái con người nghĩ hoặc làm, chỉ đúng vị trí nếu từ bỏ phần thưởng trong đời sống này và trong thế giới bên kia (ihamu trarthaphalabhogaviragah).
66.
https://thuviensach.vn
Cái là tôn giáo muốn đạt tới, phúc lạc. Còn truyền thống cho rằng, phúc lạc cũng thuộc về turba, dù không phải là của sự sống hư hỏng, mà ngược lại. Không cần thực hiện điều trái ngược của sự hư hỏng mà cần đuổi sự sống hư hỏng ra khỏi cửa.
67.
Tôn giáo là sản phẩm của sự sống hư hỏng. Tri thức truyền thống đến từ sự sống cội nguồn và thanh toán sự hư hỏng.
68.
Con người không được phép phủ định khoảnh khắc nó sống, để đừng đánh mất mối quan hệ với cái tuyệt đối. Sự phủ định hoàn cảnh lịch sử và số phận là sự chạy trốn, chạy trốn khỏi hiện thực. Con đường dẫn đến sự giải thoát chỉ có thể mở ra bằng sự trung thành với khoảnh khắc.
Với đời sống, khoảnh khắc tôn giáo là thứ tồn tại không thể thiếu, cần bởi vì mọi con người cần tôn giáo của họ, như mọi dân chúng cần nói một ngôn ngữ, cần tồn tại với một dân tộc, cần sống trong một xã hội và gia đình nào đấy. Hiện sinh mang tính chất lịch sử là sự xuất hiện cụ thể của con người vĩnh cửu.
69.
Tôn giáo an ủi. Nhưng an ủi chỉ là hậu quả. Hậu quả của sự thật trong tôn giáo là con người đi an ủi.
70.
Nietzsche tưởng rằng trạng thái sau cùng là chủ nghĩa vô thần (ateizmus) tôn giáo. Nhưng theo truyền thống đó là chủ nghĩa vô thần phi tôn giáo.
https://thuviensach.vn
71.
Kitô giáo truyền thống dạy về sự hiện thực hóa Con Người Thượng Đế. Bằng tri thức chủ đạo và bằng sức mạnh mang những quyền lực cao nhất đưa xuống những tầng thấp nhất, và nâng cao ngược trở lại vị trí ban đầu sự toàn vẹn của sự sống. Truyền thống gọi tác phẩm này là theurgia. Theurgia có nghĩa là loại bỏ sự hư hỏng, và đặt con người, thế gian và vũ trụ vào trạng thái bình thường.
72.
Tất cả các truyền thống đều nhắc đến toàn bộ nhân loại. Chỉ riêng Kitô giáo biết: sự hợp nhất của nhân loại không phải một cách chung chung, mà là sự hợp nhất của toàn bộ các loài giống, các dân tộc, các thời gian, các nền văn minh, các giai cấp các đẳng cấp và các tôn giáo trong đặc thù lịch sử của nó.
Đây là sự hợp nhất trong đó cái khác biệt duy trì đặc tính riêng của nó. Cá nhân bằng khả năng mang tính chất cá tính chiếm một vị trí riêng trong sự hợp nhất này. Ở Kitô giáo tính độc lập tự trị (autonom) của nhân loại rơi vào những cá nhân nổi bật trong cộng đồng bằng sự tỉnh táo của họ.
73.
Một trăm năm mươi năm trước, người ta hỏi Baader - một người biết khá nhiều về truyền thống và cũng rất am hiểu về ý nghĩa của Kitô giáo - rằng tại sao ông không xây dựng tri thức đa dạng của mình thành một hệ thống độc nhất? Nhà tư tưởng trả lời; thời gian của lịch sử chưa chín muồi đến mức bất kì ai cũng có thể làm được điều này.
Ngày nay có thể nhận ra tầm quan trọng của nhận định trên. Sự phân ngành và hội nhập, hay nói cách khác sự hình thành cá nhân và sự hợp nhất trong lịch sử luôn phi luật lệ và không liên tục, nhưng từ góc
https://thuviensach.vn
độ hiện thực hóa đó là một quá trình bổ trợ lẫn nhau, và có thể nhận thấy rõ qua hiện thực của một trăm năm mươi năm qua.
74.
Ở Alexandra người ta cho rằng trong thời gian cổ, toàn bộ nhân loại đi theo tôn giáo của Szét. Diễn đạt bằng ngôn ngữ ngày nay; toàn bộ nhân loại đứng trên nền tảng tinh thần đồng nhất của Szét. Nền tảng này chúng ta đặt tên là truyền thống.
Szét theo người Do Thái là con trai thứ ba của cặp người đầu tiên. Con người đầu tiên: “là hình ảnh và sự tương đồng của cái có ở trên và cái có ở dưới - Zohar viết - là sự hợp nhất của tất cả những gì sống”. “Con người từng là trung tâm của thế giới và trong khoảnh khắc khi nó trở thành hữu hình, thế gian cũng trở thành hữu hình”.
Trong truyền thống Trung Quốc cùng với trời (thiên) và đất (địa) con người như điểm giữa mang ý nghĩa ba nền tảng lớn (la grande triade - theo Guénon) và trên đó vũ trụ ngự trị.
Con trai đầu tiên của cặp vợ chồng người đầu tiên là Kain, mang tính chất “địa”, kẻ từ dưới đi lên, kẻ thụ thai trong thiên nhiên tối đen và sinh ra từ hạt mầm của đêm. Con thứ hai Ábel từ trên xuống, xuất thân từ trời. Cả hai đều không phải là con người thực thụ. Kẻ thứ nhất ít hơn, kẻ thứ hai nhiều hơn con người. Sự sống dao động giữa cái tối tăm và cái sáng sủa, như thể đi về phía tiếp tục là sự phân vân.
Bóng tối, cái tối tăm mạnh hơn. Theo ngôn ngữ của Kinh thánh: Kain giết chết Ábel. Theo ngôn ngữ của chúng ta: sự nổi loạn của các thiên thần và con người sau khi phạm tội, đây là quá trình thứ ba của sự hư hoại nền tảng cơ bản.
Sau vụ giết người này theo Kabbala, Thượng Đế gửi thiên thần đến chỗ Adam và nhắn: mi đừng nói gì hết với Kain, những cái mi mang theo từ trạng thái sống đầu tiên. Ta sẽ gửi cho mi đứa con trai thứ ba, và mi hãy cho nó biết mọi bí mật của mi: “để tri thức về sự sống cổ không bị mất cho đến tận cùng của mọi thời gian”. Szét ra đời như thế.
https://thuviensach.vn
Truyền thống Do Thái cho rằng trong cái tên Szét, Adam lấy hai chữ cái cuối cùng của abc, sin và tau hợp lại và đặt ở giữa hai chữ cái một jod thiêng liêng, đấy là sith, có nghĩa là hòn đá nền tảng, cái cơ bản.
Một giải thích khác của Kabbala cho rằng Thượng Đế trước khi tạo dựng thế gian đã ném một hòn đá vào vũ trụ, đấy là szét-hjah, đá nền tảng. Cũng như vậy trong truyền thống Mohamedan là từ kaba.
Széth là mức độ giữa sự sống ma quỷ và thiên thần, là sự cân bằng giữa trời và đất, là kẻ chia làm đôi và buộc cả hai lại, hay nói cách khác là kẻ tạo ra sự hợp nhất, là con người thực thụ đầu tiên.
Ở Trung Quốc người ta gọi cái bắt đầu lớn là Thái cực, ở Mexico là Kecalkoatl, con rắn có cánh, kẻ cùng lúc bay vào ánh sáng như chim và trườn trên mặt đất như rắn.
75.
Truyền thống Do Thái cho rằng Adam viết lại tri thức về (nền tảng cơ bản), về buổi ban đầu của thời gian và cho Szét biết. Szét tiếp tục truyền cho con cháu, những kẻ giữ gìn tri thức này trong sự tỉnh táo đến tận nạn hồng thủy.
Sau nạn hồng thủy Noe đào đất giấu sách này đi. Đây là tri thức về sự sống đầu tiên (état édenique - theo Guénon) và về sự trả lại vị trí cho sự sống đầu tiên bị vùi trong hư hoại, đây là cái mà Kabbala đặt tên là cuốn sách của Adam. Ai đọc cuốn sách này, người đó đã chắt lọc tri thức từ cội nguồn trực tiếp (từ con người đầu tiên).
Szét là biểu tượng của bản chất, là trung điểm giữa các cực đoan, là mức độ của các tính chất, nhưng không phải là sự đông đảo đa màu sắc trong các tên gọi và trong các hình thức của các sức mạnh bên dưới và bên trên (namanípa - theo như truyền thống Do Thái), là cái mà ngày nay người ta gọi là tài năng, mà ngược lại chính là sự hợp nhất của các màu sắc đa dạng, là ánh sáng không màu.
https://thuviensach.vn
Mọi tài năng là dấu hiệu của sự hư hoại, là sự bất lực, là cái cần phải lớn vượt mức độ để đừng bị đánh mất. Nền tảng cơ bản nhân danh sự đơn giản và hợp nhất. Đơn giản như thở, là cái bình thường huyền bí mà bên cạnh nó mọi tài năng mới phức tạp, thảm hại, nhiễu nhương và nực cười làm sao.
Nơi nào có tri thức về nền tảng cơ bản, nơi đó sự thanh thản trong suốt của sự sống cội nguồn và hòa bình đại dương, tự bảo vệ nó khỏi những nhiễu nhương cực đoan của tài năng. Cái gì tràn đầy sự thật (szat - theo truyền thống Ấn Độ) cái đó không cần đến sự gắng sức. Tài năng là sự quá khổ, mà nền tảng của nó là sự thiếu hụt. Trang tử chống lại bọn vô thần nhưng cũng có thái độ như vậy với các thần linh. Hòa bình và thường nhật là đời sống và sự thông thái.
Sự thông thái và tài năng loại trừ lẫn nhau. Kể cả Kain, sản phẩm của các sức mạnh thiên nhiên lẫn Ábel, sự thể hiện của quyền lực thiên thần cũng không, mà là Szét, sự bình thản hợp nhất vững chãi trong suốt của sự sống trong sạch.
Kẻ lãnh đạo và nhà bác học, kẻ hùng biện và nghệ sĩ đều không chạm tới nền tảng cơ bản. Hãy cẩn thận khi thực hành một tài năng nào đó quá nhiều, bởi việc đi chệch khỏi cái bình thường là sự phá vỡ các tỉ lệ cội nguồn, là nguồn gốc của sự nhiễu nhương và bạo động - vô ích, là vật chiêm ngưỡng cho những kẻ vô thức - luôn rất đáng sợ và ghê tởm.
Tài năng quá mức phá vỡ trật tự sống của con người, và cả trật tự sống của cộng đồng - bởi mọi tài năng đều là vị trí chỉ một lần và ngoại lệ, không ai đạt tới và bất thường. Nền tảng cơ bản trái lại mang tính chất tổng quát và ai cũng có thể thực hiện được. Cần phải sống với cái tổng quát, Herakleitos tuyên bố. Cần phải đạt tới sự trống rỗng này, theo Szankhja và Yoga và Mahajana.
“Hãy từ bỏ thần thánh, hãy vứt đi tri thức, dân chúng sẽ được nhiều gấp vạn lần. Hãy từ bỏ đạo đức, vứt đi trách nhiệm, dân chúng sẽ quay trở lại với căn nhà ấm cúng và tình yêu thương”.
https://thuviensach.vn
“Chấm dứt đi sự sặc sỡ, cái xấu, cái tốt, thánh thần cùng lũ vô thần, và hãy thực hiện sự giản đơn phi màu sắc”.
“Cái con người nhìn và không thấy, nghe ngóng nhưng không nghe thấy, cái con người cầm nhưng không cảm thấy nó” (Lão tử).
76.
Nền tảng cơ bản là một hiện sinh mang tính chất con người thật sự. Không phải một đặc tính thiên nhiên, không phải kết quả của thời kì lịch sử, mà là một trạng thái siêu hình học tuyệt đối, một sự sống bình thường mà thiên nhiên bị tàn phá cũng như lịch sử đều xuất phát từ đấy.
Cái làm con người trở nên chân thực không phải khả năng cá nhân hóa đặc biệt, chỉ một lần duy nhất, mà là cái trong mỗi con người đều giống nhau. Một cái cần thiết. Là cái mà sự mờ mịt nhận thức cũng như đạo đức hư hoại hoặc bệnh tật thân thể không thể chạm tới, cái không muốn thánh hóa lẫn được vinh danh hoặc sống trong hạnh phúc của phúc lạc, mà là cái chỉ muốn hiện thực hóa bản chất bất tử của nó.
77.
Cần cắt nghĩa truyền thuyết Széth vì từ đời sống của con người châu Âu không chỉ không thể hiểu nổi cái gì là nền tảng cơ bản, mà vì ở châu Âu rất ít người biết hiện sinh thật sự của con người là gì. Ở châu Âu người ta nghĩ rằng các cuốn sách thiêng là những bộ luật tôn giáo và là các truyền thuyết, họ không hình dung nổi trong những cuốn sách đó chỉ là những sự dạy dỗ: trả lại vị trí sự sống con người đích thực trên nền tảng của những kiến thức nguyên sơ.
78.
Châu Âu không có sách thiêng. Sau khi giới giáo sĩ qua hàng thế kỉ đã tẩy sạch đức tin của Phúc Âm từ bên trong và chủ nghĩa duy lí phá hỏng đức tin ấy từ bên ngoài, và sau khi quyền lực chính trị nắm vị trí
https://thuviensach.vn
cao nhất, đức tin Phúc Âm đã trở thành đề tài cho lịch sử văn hóa, và sức mạnh tác dụng tinh thần của đức tin ấy đã hoàn toàn bị biến mất.
79.
Tình thế của thời đại ngày nay gồm hai mô tip: một là ý đồ muốn làm giảm gánh nặng của hai nghìn năm tàn bạo, để có thể hạ thấp sức mạnh của Kitô giáo, để một cách phi giới hạn, phi mức độ sức mạnh ma quỷ tha hồ hoành hành và không còn ai cần chịu trách nhiệm về bản chất của sự hư hỏng nữa.
Mô tip thứ hai là nỗi kinh hoàng của những tư duy nông nổi đang tin tưởng vào sự phát triển của đời sống, những kẻ nhìn thấy mọi quyền lực cơ bản thoát khỏi kỉ luật tinh thần và dưới chiêu bài hợp lí đẩy toàn bộ sự sống con người đến bên bờ vực thẳm.
Bởi vì tính chất tư duy trong thời hiện đại, cái phương hướng gọi là chủ nghĩa duy lí (rationalism) không phải sự tỉnh táo, không liên quan gì đến nhận thức.
Trí tuệ là nhà tù của lợi ích, nguồn gốc của nó giống như của sự đam mê sơ đẳng (Böhme gọi là Sternengeist) và chính vì thế nó ma quỷ và tăm tối, ở cùng chỗ với các đặc tính khác như sự sợ hãi, sự keo bẩn, sự kiêu ngạo, sự ghen tị, sự thù ghét và bản năng quyền lực.
80.
Có thể nhận ra một con người không có nền tảng tâm linh bởi dấu hiệu sau đây: trong mọi trường hợp chỉ nhìn thấy sự vật một cách ngắn hạn. Con người hiện đại đánh thức trí tuệ như một dấu hiệu phản kháng có hiệu lực nhằm chống lại tôn giáo thời trung cổ. Và đánh thức niềm hoài tưởng về chủ nghĩa nguyên thủy bởi họ cảm thấy kỉ luật của nền văn minh như một gánh nặng. Nhưng rồi ít lâu sau họ mới nhận ra: một thế gian còn tồi tệ hơn cả thời trung cổ đã xuất hiện, bởi không phải trí tuệ
https://thuviensach.vn
xuất hiện mà là một cơ cấu ma quỷ tấn công đến tận gốc rễ đời sống con người.
Còn về chủ nghĩa nguyên thủy: con người của thiên nhiên vật chất không tốt đẹp, giản dị, vô tội, mà ngược lại, mang tính chất cầm thú. Trải qua hai nghìn năm người ta mơ mộng về một mẫu người rừng ngu ngốc trong các tiểu thuyết, trong các lí thuyết, trong nghệ thuật, âm nhạc, người ta bắt chước và ca ngợi tất cả những gì dã man và sơ đẳng, trong khi thành công dựng lên các trại tập trung và các chiến dịch hủy diệt con người, tạo khả năng cho sự giết người hàng loạt cũng như cho các cuộc chiến tranh thế giới (chưa kể đến sự phá vỡ cộng đồng, gia đình, thủ tiêu đạo đức và các đẳng cấp tinh thần).
Bởi vì trong tính chất đặc trưng của thế kỉ XIX và XX không hề có chỗ cho các tư tưởng nhân đạo và tình yêu thương. Không phải chủ nghĩa xã hội và dân chủ, tự do và bình đẳng, sự thật và hòa bình và đời sống giàu có, mà là sự giải phóng các bản năng mông muội của kẻ ăn thịt người, cái mà chủ nghĩa Rousseau và chủ nghĩa Tolstoi, cái mà hội họa, nghệ thuật, âm nhạc cổ vũ cho người nguyên thủy, cái mà phân tâm học thanh toán mọi khả năng đánh thức và hạn chế các bản năng nguyên sơ, tất cả đã được tung ra và đắp điếm.
Tự do và bình đẳng, dân chủ và sự thật xã hội, đều chỉ là cái mác giả hiệu của tính chất cầm thú trong con người mông muội, và là cái tồn tại trong nhân loại thế kỉ XX, cái không bao giờ còn liên quan đến bất kì lí tưởng nào, nhân loại nào nữa, trái lại chỉ bổ sung cho sự tha hóa quay trở lại trạng thái dã man và mông muội của con người.
Sự tha hóa này đã mang lại ý đồ giảm gánh nặng cho đời sống người thế nào, hãy xem đặc trưng của nó trong nghệ thuật, trong các lí thuyết và trong xã hội, và giữa hằng hà sa số các nhà nước dân tộc là sự ồn ào náo loạn và phù hoa, thứ một lần nữa trong một thời gian ngắn ngủi, được mệnh danh là sự giải phóng, được gọi là sự thật, sự tiến bộ, sự phát triển chưa từng thấy.
https://thuviensach.vn
81.
Lĩnh vực huyền học chỉ quen thuộc với người nào biết ngoài một điểm duy nhất ra, tất cả đều chuyển động trong các mâu thuẫn, và theo đó biết rằng trí tuệ không mang quyền lực ma quỷ, chủ nghĩa nhân văn quá đà không tồn tại nếu thiếu tính cầm thú trong con người, và trí tuệ càng độc quyền, cơ cấu bộ máy tiêu diệt đời sống càng thô bạo, chủ nghĩa nhân văn càng độc quyền bao nhiêu thú tính càng bùng nổ lớn bấy nhiêu.
Trang tử cự tuyệt cả thần linh lẫn kẻ cướp không phải vì yêu các mâu thuẫn, mà vì ngài hiểu tính chất điểm, cực, của sự sống. Theo đó cái tốt và cái xấu gắn liền với nhau, sự thật và bất công, chủ nghĩa lí tưởng và chủ nghĩa hiện thực, bản năng tự do và sự khủng bố.
Chỉ có một điểm, một cực duy nhất, nơi sự căng thẳng đối lập nhau của các sức mạnh sự sống chấm dứt, nơi không có lực hút và sự dao động, bởi hai điểm cuối cùng tụ vào làm một. Đấy là cái truyền thống Do Thái Szét. Đặt tên là Szét. Đây là nền tảng của thế giới, là Đạo của Trang tử, là état primordial, nền tảng cơ bản.
82.
Những bản năng tàn nhẫn được thỏa mãn vô độ sẽ biến thành khả năng, nhưng kẻ đi hiện thực hóa sự thỏa mãn này không thể làm nổi nếu thiếu một lương tâm cắn rứt. Thiếu một lương tâm cắn rứt sẽ phản bội những điều lớn nhất.
Sự thỏa mãn vô độ những bản năng tàn nhẫn dẫn đến sự khủng hoảng thế giới bên ngoài, thuốc độc của ngày hôm nay, dẫn đến việc hình thành một hệ thống ru ngủ bởi một nỗ lực (vô ích) muốn mê muội hóa sự cắn rứt của lương tâm trộn lẫn ý đồ muốn giảm gánh nặng đời sống.
Đây là trạng thái nhập nhằng day dứt của sự dối trá tồn tại cả bên trong lẫn bên ngoài con người. Những kẻ đã phản bội lại những gì Phúc
https://thuviensach.vn
Âm đã tuyên bố không thể bào chữa cho điều này.
83.
Ngoài một hiện sinh mang tính chất Phúc Âm ra, tất cả đều phi pháp. Hiện sinh phi pháp không chỉ có nghĩa phi trọng lượng, không nghiêm chỉnh và vô nghĩa, mà còn phi bản chất.
Hiện sinh ngoài Phúc Âm trước hết mang ý nghĩa sau đây: các mức độ của nhà cầm quyền phi pháp trên trái đất đều gia tăng quyền lực của sự hư hỏng và làm cản trở toàn thể nhân loại “bước ra ánh sáng ban ngày”.
84.
Sự ghê gớm của những tín đồ sùng bái sự phát triển không đáng để ý nếu sự phát triển này không mang tính chất kiểu mẫu, đang xảy ra ở châu Âu hai nghìn năm nay. Các lí thuyết, cho dù phần lớn rất bị hạn chế, là những lí thuyết hời hợt, chính các tác giả soạn ra đã biết trước sẽ không ai hiện thực hóa chúng. Đây là một nhận thức thụ động từ lâu khuất phục trước các sức mạnh của mọi nhiễu nhương hỗn loạn (turba), giờ đây cũng không làm gì khác ngoài việc hạ mình tiếp trước các quyền lực đáng lẽ cần phải vượt qua.
85.
Cái nhân tố châu Âu không có sách thiêng của nó mang một ý nghĩa quyết định. Châu Âu thuần túy chỉ có tôn giáo, triết học và khoa học, hay đúng hơn thuần túy chỉ là những sản phẩm xuất phát từ turba và bất lực với turba. Turba là sự hỗn loạn xuất phát từ việc hiểu sai về sự sống.
Tôn giáo, triết học và khoa học thời lịch sử là sản phẩm của đời sống bị hư hoại, và không có tác dụng quyền lực đối với sự băng hoại của đời sống này. Những cuốn sách thiêng là những tác phẩm đã viết
https://thuviensach.vn
ra, trong đó tuyên bố cái gì là sự sống cội nguồn, cái gì là sự hỗn loạn nhiễu nhương, làm thế nào để chấm dứt chúng và trả lại vị trí cho sự sống cội nguồn.
86.
Với câu hỏi, cái gì là ý nghĩa của sự sống, câu trả lời như sau: ý nghĩa của sự sống là cái tất cả mọi người đều mang theo cùng bản thân mình, một lần duy nhất, có tính chất cá nhân, không thể thay thế và không thể bù đắp bằng bất cứ cái gì, và về điều này mỗi con người đều tự biết, ngoài họ ra không ai biết thay họ.
Ý nghĩa sự sống được con người duy trì trong bản thân họ như một nhiệm vụ. Việc thực hiện nhiệm vụ này không là gì khác ngoài việc hiện thực hóa ý nghĩa của sự sống. Đấy là cái mà con người bằng đời sống của họ, trong đời sống của họ, từ đời sống của họ và vì đời sống của họ mà hành động.
87.
Ý nghĩa thật sự của sự khủng hoảng: ngày nay đã từ lâu rồi tất cả chúng ta đều sống trong một hiện thực rất xa rời mức độ hiện thực hóa sự sống của chúng ta. Giữa thế gian đã hiện thực hóa và thế gian ta đang sống có một lớp vỏ hàng trăm năm. Chúng ta đang ở trong một trạng thái lạc hậu với hiện thực. Chúng ta không đạt tới, với tới chính bản thân mình. Chúng ta vướng mắc lại trong một thế gian đã từ lâu không còn nữa, chỉ ta tin tưởng nó vẫn còn trong sự bất lực của mình, tin tưởng rằng thế gian ấy còn trong ta và xung quanh ta.
Đây là sự khác biệt giữa sự tồn tại thực chất và một thế gian phi thực chất, đã lạc hậu và vô hiệu quả, đây là nguyên nhân đầu tiên của sự khủng hoảng. Có thể, nhân loại sau một nghìn năm nữa sẽ đạt tới điểm mà từ lâu nó từng có. Nó sẽ hiện thực hóa cái mà đáng lẽ đến ngày hôm nay nó đã phải hiện thực hóa xong rồi.
https://thuviensach.vn
Hiện thực: một sự hợp nhất của toàn bộ nhân loại, trong đó mỗi con người riêng biệt được trả lại ý nghĩa đời sống cá nhân của nó.
88.
Trong sự khủng hoảng, hiện thực hóa mang ý nghĩa đúp. Một là bản thân sự đau khổ và phương cách giảm gánh nặng của đau khổ một cách đau khổ. Đây là cách thức hiện thực hóa tôn giáo, triết học và khoa học. Hai là sự giải thoát khỏi sự sống hư hỏng và sự hư hoại. Đây là Kitô giáo được hiện thực hóa. Giữa hai điều này có hai nghìn năm khác biệt. Hai nghìn năm của con người sống trong sự hiện thực hóa Kitô giáo, và hai nghìn năm của Kitô giáo không được hiện thực hóa. Bởi vậy con người không hiểu ý nghĩa đời sống của họ.
Cần bảo vệ đời sống chống lại những kẻ đang hủy hoại nó. 89.
Thay vì đảm nhận sự chấm dứt đau khổ bằng những ý đồ giảm gánh nặng đời sống, hãy gánh lấy sự đau khổ, và tạo ra ý nghĩa từ hành động này. Thiếu đau khổ đời sống không có ý nghĩa.
Đây là cái người ta gọi là sự nghiêm chỉnh của đời sống. Cái mà ý đồ giảm gánh nặng đời sống hướng tới: laisser aller, nghĩa là cái gì tới sẽ tới. Điều này không liên quan gì đến tội ác. Điều này chỉ có nghĩa như một sự giễu cợt sự vật. Đấy là tồn tại một cách phi bản chất, vô nghĩa và thiếu nghiêm túc. Đời sống không bị hạ thấp, tầm thường hóa trong tội lỗi nếu con người không giả dối và phi bản chất.
Đây là sự nghiêm túc của trò chơi.
90.
Nền tảng tâm linh ở mọi dân tộc và trong mọi thời gian là sách thiêng. Nếu ai tìm kiếm chìa khóa của nền tảng cơ bản đều nhận ra, tất cả các cuốn sách thiêng đều được cô đọng hóa từ cùng một nguồn.
https://thuviensach.vn
Nơi nào không có sách thiêng hoặc thẩm quyền của sách thiêng bị đánh mất, nơi đó không có những nguyên tắc cơ bản. Nếu sự tuyệt đối không bền vững, trạng thái lạc hậu, phi phát triển trong những sự vật nguyên sơ nhất hiện ra rất rõ. Nếu những tư tưởng cơ bản không minh bạch, con người đến chào hỏi nhau cũng không biết nên như thế nào.
91.
Châu Âu không có sách thiêng của nó, bởi vậy sự sống của nó không có ý nghĩa liên tục. Hay nói một cách khác: châu Âu không có truyền thống mà chỉ có lịch sử của nó mà thôi.
Hoặc nói một cách khác nữa: ở phương Đông cho đến tận thời gian gần đây nhất các dân tộc bị chiếm đóng hoặc tồn tại như các nước thuộc địa, nhưng họ vẫn sống trong một bầu không khí của truyền thống, cho dù họ không có khả năng hiện thực hóa chút gì từ điều đó, nhưng họ vẫn biết cần phải giữ gìn dấu vết của thời hoàng kim như thế nào.
Bởi vậy ở đó trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật, trong đạo đức cũng như trong xã hội vẫn có một cái gì đó còn lại từ sự huy hoàng bình dị và sự liên tục cao quý của sự sống cội nguồn. Giữa thế kỉ XX, ở Tây Tạng và ở Ấn Độ vẫn còn vài tia chớp lóe lên từ truyền thống.
92.
Kitô giáo không bao giờ biến thành truyền thống, lúc nào cũng vẫn là tôn giáo, ở châu Âu truyền thống cuối cùng là Orfika. Truyền thống cổ trong một hình thức nào đó sau Plotinos chỉ còn sót lại ở một vài nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà nghệ sĩ, như ở Scotus Eriugena, Dioniiszios Areopagita, Eckhart, Cusanus, Leonardo da Vinci, Böhme, Baader, ở những người Anh Preraffaelit, ở Guénon.
93.
https://thuviensach.vn
Sự bình yên lớn của truyền thống bị đánh mất. Tất cả, những gì được sáng tạo trên bất kì lĩnh vực nào của châu Âu, so với truyền thống cổ và truyền thống phương Đông đều không cô đọng, đều trống rỗng. Không có gì bền vững, không có gì từ ánh sáng chân thực, từ bản chất cội nguồn, từ tri thức tận cùng.
Sau cùng tất cả những gì châu Âu tạo dựng sau hai nghìn năm, tư tưởng và nghệ thuật, tri thức và cái đẹp, đều là thứ yếu. Thay thế sự bền vững của truyền thống là những đặc trưng đã cá nhân hóa, thay thế nền tảng tuyệt đối là ảo ảnh và phù hoa, là một cuộc chạy đua hư danh, kiêu ngạo và phi bản chất.
94.
Cho đến tận ngày hôm nay khi từ mọi khía cạnh những yếu tố bên ngoài đã bắt con người phải nhận ra một cái gì đấy, hoặc trong con người ít nhất nỗi nghi ngờ nổi lên, rằng hai nghìn năm nay họ đi trong mờ mịt, gắn bó với một sự nhầm lẫn, vậy mà họ vẫn khăng khăng cho rằng cái (gọi là) triết học của Descartes hay của Kant cũng giống như Đạo Lão hay Vedanta, hay Kabbala, hay Orfika. Gần đây nhất một kẻ nào đó còn cho rằng chủ nghĩa thiểu năng Monstruoz là triết học của Chúa Jezus.
Truyền thống, dù ẩn náu dưới hình hài nào, ít nhất cũng là sự tiếp cận những nguyên tắc cơ bản của sự sống người. Triết học là sự tùy tiện của nhận thức cá nhân. Triết học cùng lắm mang tính chất thiên tài. Homo sapiens. Dấu hiệu nhận biết của truyền thống là nền tảng của nó có vị trí tuyệt đối. Homo mikrotheosz.
95.
Ở châu Âu mức độ chín muồi của con người như một tác phẩm liên tục, không có. Mọi hệ thống tư tưởng đều bắt nguồn từ lịch sử, là thứ có thể
https://thuviensach.vn
phát triển và là thứ đã phát triển. Trong khía cạnh này, toàn bộ châu Âu đã trở nên lỗi thời.
Ta không cần làm gì khác ngoài việc so sánh Sankara với tác phẩm của Aquinoi Tamás. Lời bình của Sankara là cuốn sách của nhận thức trực tiếp mang vị trí tuyệt đối. Còn cuốn Summa là sự trộn lẫn giữa triết học Aristoteles và Kitô giáo đã biến thành tôn giáo, là một sản phẩm thời đại, vì thế lập tức vô giá trị.
Mối quan hệ cũng giống như vậy với một bên là các nhà thông thái của mahajana, zen, sufi, preszokratik và bên kia là bất kì nhà triết học nào của châu Âu. Triết học châu Âu không phải là một nguồn của tri thức mà chỉ là một lời thú nhận chủ quan.
96.
Cái ngày nay gọi là triết học không phải sự thức tỉnh và tỉnh ngộ tận cùng trong các sức mạnh hiện thực mà chỉ là (cái gọi là) sự ngây ngất tinh tế, cao hơn các ý tưởng thời đại hoặc sự đờ đẫn hiện tại, không dẫn dắt con người đi về phía ánh sáng, chỉ đặc biệt phản ánh sự lầm lạc của con người sống trong turba. Tính chất này của triết học thời lịch sử liên quan cả đến những nhân vật lớn nhất của châu Âu như Platon, Augustinus, Kant và Nietzsche.
97.
Có thể hiểu được những gì châu Âu đã tư duy và hành động từ các phạm trù của thời kì lịch sử. Lịch sử là một hình thức thế tục hóa (secularisation), không muốn biết đến hiện thực mà muốn bằng các lí tưởng làm giảm gánh nặng đời sống. Cái nó nói, không thể tin được, cần một sự sắp xếp lại trong tư duy châu Âu. Từ trước tới nay trong phần lớn các hệ thống và các lí thuyết sự sắp xếp này trở nên thừa như một sự vô nghĩa.
https://thuviensach.vn
Lí thuyết thời lịch sử là gì? Là: một ai đấy biết hình thức hóa các tư tưởng thời đại riêng của mình trong một mức độ như thế nào đấy. Đơn giản hơn: trong tác phẩm của ai đấy ở mức độ như thế nào đấy, lí thuyết thời lịch sử trích dẫn sự hiện diện quyền lực của turba.
Cần: một lí thuyết mới, ai trong mức độ như thế nào biết bước ra khỏi sự hỗn loạn của nó và nâng bản thân nó lên cao hơn hẳn thời đại. Người biết sử dụng tư duy theo kiểu này ở châu Âu chỉ chiếm khoảng một phần mười giữa những kẻ biết tư duy.
Thứ lí thuyết về các tư tưởng, các khuynh hướng, các trường học, các trường phái, những thứ mà nửa thế kỉ trước còn tỏ ra như một kết quả to lớn, giờ đây hiện ra một cách yếu ớt và không có sức nặng. Những nhân vật lớn đột nhiên trở nên tầm thường. Các ý tưởng quyết định trở nên ấu trĩ. Phần lớn chỉ là những trí tuệ què quặt hoặc lầm đường.
Các trật tự cao thượng đứng hàng đầu trở thành một sự hấp dẫn phụ, và những cái tên người ta đã quên quay lại chiếm vị trí hàng đầu. Nếu châu Âu thành công bước qua ranh giới của sự khủng hoảng, sẽ có một tư duy châu Âu mới hình thành không giống với tư duy cũ nữa.
98.
Cái quyết định sức mạnh của tư duy là tại sao nó xuất hiện: để cứu vớt, để chứng thực, làm nơi ẩn nấp, để trốn tránh, để làm giảm gánh nặng, để thành tôn giáo, khoa học, để thay thế tôn giáo, hay nó là sự tấn công đi về phía nền tảng cơ bản, để trả lại chính bản thân cho con người.
Giữa hai loại tư duy có một khác biệt cơ bản: trong loại tư duy đầu tiên lời nói và hành động tách rời nhau, không hề mang chút hiệu quả thực tế nào, còn loại tư duy thứ hai vì lời nói đi đôi với hành động, nên mang tính chất bắt buộc.
Loại đầu tiên như một môn học kiêu kì trên trường đại học. Loại thứ hai đòi hỏi, bắt buộc con người thay đổi đời sống của nó. Ví dụ gần nhất cho loại tư duy đầu là Hegel và cho loại thứ hai là Nietzsche.
https://thuviensach.vn
99.
Các nhà tư tưởng Nga đích thực, Szolovjov, Florenszkij, Leontyev, Bergyajev, Bulgakov cho rằng, Kitô giáo là siêu hình học của tính chất cá nhân, về điều này chỉ cần nói thêm, tính chất cá nhân trong hình thức này của Kitô giáo không phải là tư tưởng tôn giáo mà là tư tưởng truyền thống của nó, nghĩa là không phải là một nơi ẩn nấp mà là một hành vi có thực trong hiện thực.
Tính chất cá nhân trong thế giới hiện tại thể hiện trong các dân tộc, quốc gia, chủng loài, giai cấp và các tôn giáo, phi hiện thực hóa. Việc thực hiện tính chất cá nhân chỉ xảy ra trong sự hợp nhất của nhân loại. Cá nhân và sự hợp nhất của nhân loại là điều kiện của nhau. Kitô giáo, nếu là siêu hình học của tính chất cá nhân, đồng thời cũng cần phải là siêu hình học của sự hợp nhất nhân loại.
100.
Tư tưởng hợp nhất trong Kitô giáo ngay từ khoảnh khắc được xướng lên đã bùng nổ bằng một sức mạnh nguyên sơ. Nếu đó chỉ là một nhóm người Do Thái nhỏ hội họp và tin rằng đây là tôn giáo dành cho họ, điều này sẽ bị phá vỡ ngay tức thì. Tầm vóc của Kitô giáo ngay trong khoảnh khắc đầu tiên đã bao phủ trái đất.
Sự hợp nhất trong những tỉ lệ lớn đầu tiên bộc lộ ra ở Alexandria. Các nhà tư tưởng thử làm một thí nghiệm tan hòa vào với nhau tất cả những gì có trước thời Kitô giáo. Nếu giới giáo sĩ và các thế lực chính trị không xua đuổi loại tư tưởng mang tính chất Alexandria, rất có thể sự thực hiện hợp nhất nhân loại đã từng là một khả năng.
101.
Khi Kitô giáo trở thành tôn giáo, nó đánh mất ý nghĩa vũ trụ của mình, giống như tất cả mọi truyền thống đã biến thành tôn giáo. Trong đạo
https://thuviensach.vn
Phật hinajana biến thành thứ tôn giáo nhợt nhạt và mang tính lịch sử, nhưng mahajana vẫn còn lại như truyền thống.
Kitô giáo trong toàn bộ biến thành công truyền (exoteria). Tôn giáo không bao giờ giải thoát con người nữa, chỉ đưa ra một nơi ẩn nấp và không trả lại vị trí cho sự tiếp xúc với các vòng quay siêu việt nữa, mà chỉ mong muốn làm giảm gánh nặng cho thế gian hiện tại.
102.
Quá trình vũ trụ hóa không phải là một thực hành đời sống trực tiếp, mà thuần túy chỉ bùng nổ như một nhu cầu tinh thần, còn lại đến cuối thời trung cổ, và đến thế kỉ XIII trong các tri thức khoa học, trong chiêm tinh học và trong thuật giả kim, trong huyền học và triết học kinh viện, thậm chí trong một thời gian ngắn trong thi ca (Dante, các thi ca cung đình Đức).
Nhưng tất cả những điều này chỉ là hiện tượng của thời kì lịch sử, và không xảy ra thường xuyên. Và ngay sau đó tiếp theo là quá trình tan rã của chúng, duy trì cho đến tận ngày nay.
103.
Đặc biệt, trong thời kì của cái (gọi là) những khám phá địa lí và khoa học tự nhiên người ta hân hoan tiếp nhận quá trình vũ trụ hóa và chính thức đặt tên nó là sự phục sinh. Tất cả đều ở bên ngoài. Con người bị đứt đoạn ra bên ngoài và bên trong bóng tối bao phủ nó.
Quá trình này cực kì giống một cú sốc tập thể. Tâm lí học hiện đại gọi cú sốc là extraversio (hướng ngoại), và có khuynh hướng cho nó là một hành vi của tâm trí. Nhưng extraversio trong hình thức này là biểu hiện của sự đánh mất thông tin trong khủng hoảng. Con người không biết nó đang ở đâu.
Việc đặt tên trạng thái này tất nhiên là một sự nhầm lẫn. Cái xảy ra ở đây không phải là một hành vi hướng ngoại. Thay vì, tập hợp sức
https://thuviensach.vn
mạnh đời sống lại và đưa nó vào một điểm để tự giúp đỡ mình, con người rải nó ra tứ phương. Vào hư vô, vào cái không có gì. Đây là một hành động phi tập trung, là sự tản mạn vô hướng, sự đánh mất ý nghĩa đời sống, tiếp theo là sự bước vào những phân vân vô thức, cái có tên gọi mới nhất; chủ nghĩa hư vô.
104.
Tôn giáo, triết học, khoa học, nghệ thuật, thực hành sống cá nhân và xã hội, đạo đức và lí thuyết của châu Âu thời hiện đại có đúng một hạt nhân duy nhất: sự thèm khát đời sống một cách điên cuồng.
105.
Sự thèm khát sống là kết quả của sự sống suy thoái. Sự sống càng bị chìm xuống sâu bao nhiêu, càng cần trở thành sự thèm khát bấy nhiêu. Cường độ của sự hỗn loạn càng tăng bao nhiêu con người càng thèm muốn bấy nhiêu. Nhưng càng thèm khát và thèm muốn bao nhiêu, sự hỗn loạn càng dày đặc bấy nhiêu.
Trong sự hỗn loạn này con người không sống hoàn toàn một hiện thực trong bản thân nó, thậm chí càng thèm khát và nôn nóng bao nhiêu càng nhiều thứ của con người bị bỏ sót, thất lạc, trở thành lạc hậu một cách vô nghĩa. Đời sống bị co lại. Các vòng quay của đời sống ngày càng nhỏ dần. Càng ngày viễn cảnh đời sống càng bị thu hẹp. Những mục đích sống đặt ra ngày càng thấp. Đời sống lớn trở nên nhỏ bé, đời sống cao trở thành thấp.
Hậu quả nặng nề nhất của sự sống bị suy thoái là sự trả thù một cuộc đời chưa được sống. Cái bị tụt hậu trong đời sống không nằm yên, và nếu không được thể hiện ra, nó tụt ngưỡng và biến thành ma quỷ.
106.
https://thuviensach.vn
Chủ nghĩa ma quỷ là những hình thức đời sống sau đây: chủ nghĩa tư bản-chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cá nhân-chủ nghĩa tập thể, tôn giáo chủ nghĩa duy lí.
107.
Trước kia người ta nuôi dưỡng những ảo ảnh khải huyền-mạt vận (apokaliptik) về ngày tận thế của thế gian. Muộn hơn người ta hoảng sợ bởi những lí thuyết entropia - là than và dầu sẽ cạn kiệt. Mới đây nhất người ta hốt hoảng vì sự tăng dân số quá tải, và vì trong khí quyển đầy chất phóng xạ. Sau cùng là khả năng chiến tranh hạt nhân.
Điều gây nhiễu là ngoài nhận thức mơ hồ, cái gì cũng có thể xảy ra. Mọi điều kiện để gây thảm họa đều đã sẵn sàng, nhất là hai điều chính: con người bị hạn chế và các công cụ cần thiết cho sự hủy diệt. Nhưng lí thuyết tai họa không có ý nghĩa gì, ít nhất không có ý nghĩa hơn bất kì thời gian nào trong thời kì đen tối.
108.
Một trào lưu thánh hóa các lí tưởng của thời Phục hưng được người ta gọi là thời kì Ánh Sáng. Cách sử dụng từ “ánh sáng” trong thời kì Ánh Sáng là một sự lạm dụng. Nhiều người đã nói về điều này.
Bách khoa toàn thư là tài liệu khách quan của sự phân tán, mà tác giả của nó (trái ngược với homo mikrotheos), là một nhà chuyên môn. Đây là sự tách ra khỏi tâm điểm, là sự đổ vỡ theo tính chất chuyên môn và trên bề nổi. Bách khoa toàn thư không phải là tri thức, thuần túy chỉ là sự hồi tưởng.
109.
Và sự phân tán này đã làm tha hóa con người đến thế nào, và biến họ thành những con vật nuôi trong nhà ra sao, các thế lực chính trị đã nhận
https://thuviensach.vn
ra từ lâu. Trên đầu con người không công cụ nào mang lại hiệu quả quyền lực dễ dàng hơn là sự giải trí.
Phân tán là quá trình giảm các sức mạnh sống, là sự phá vỡ hướng xác định của các dòng số phận hay nói đúng hơn là sự ngăn cản, cản trở tư tưởng tập trung hóa. Nếu con người ăn no, cùng lắm họ buồn ngủ. Bằng giải trí có thể biến cả dân tộc thành một bầy đàn ngu ngốc.
110.
Hiện sinh đặc thù của sự phân tán là nỗi lo sợ thiếu thời gian. Khi đời sống ngày càng thu hẹp lại và thời gian ngắn dần. Vội vã, đuổi theo, trên bề nổi, nôn nóng, bấu víu, bực tức, thèm khát, đói khát, tham lam.
111.
Cần một quá trình chống lại những gì người ta gọi là thời kì Ánh Sáng. 112.
Thời gian, để sắp xếp lại:
Buddha từng nói trên trái đất ở một nơi nào đó có một tảng đá cẩm thạch cứng nhất. Tảng đá dài một nghìn bước, rộng một nghìn bước và cao bằng một nghìn bước chân. Cứ một nghìn năm xuất hiện một kẻ nào đấy dùng chiếc khăn vải bông mềm nhất nhẹ nhàng lau tảng đá đó. Lớp cẩm thạch mau chóng mòn đi, nhanh hơn cả một năm thế gian trôi đi.
113.
Trong tình thế hiện tại các phạm trù nhận thức về tập thể từ trước đến nay có hiệu lực đều biến thành vô hiệu.
Phạm trù tập thể là một khái niệm đại cương, chỉ ra sự thống nhất trên cả quá trình cá nhân hóa trong sự sống người. Khái niệm đó là: tôn
https://thuviensach.vn
giáo, dân tộc, nhân dân, giai cấp, văn hóa, lịch sử.
Baader cách đây 100 năm từng nói: thời gian để có thể khái niệm hóa sự vật một cách hoàn thiện nhất, chưa đến. Khi, sau các cuộc chiến tranh của Napoleon, trước thời Phục hưng, đã xảy ra những điều mà giờ đây bỏ lại một phần sau lưng chúng ta.
Lúc đó người ta chưa biết đến sự bùng nổ hoàn toàn của cách mạng Pháp, sự sụp đổ của tầng lớp thị dân và vô sản, chủ nghĩa duy lí (scientifizmus) chưa bị lật tẩy hoàn toàn, người ta chưa biết đến cách mạng kĩ thuật, đấu tranh giai cấp, sự dối trá, bạo lực, các mức độ bóc lột, các cuộc thế chiến, lúc đó hàng đống các loại lí thuyết còn đang ở thời kì dự trữ, và có những dân tộc chưa được khám phá.
Ngày nay toàn bộ trái đất đã trở nên quen thuộc, thậm chí quyền sống còn của các lịch sử, các dân tộc, các giống nòi và giai cấp đặc thù đã chấm dứt. Không còn những nền văn hóa tách biệt lẫn nhau, các nhà nước và tôn giáo độc lập. Các ngành nghệ thuật tác động lẫn nhau trong không-thời gian, trong hàng vạn năm, từ Campuchia đến Alaska. Các ngôn ngữ và các hình thức nhà nước liên kết lẫn nhau, và tư tưởng không thống nhất hóa nhân loại (ví dụ vin vào hạn chế dân tộc, tôn giáo, thời đại) giờ đây có thể cất vào kho lưu trữ.
Điều mà xưa kia Baader tuyên bố, ngày hôm nay vẫn còn hiệu lực, nhưng chúng ta đã đạt đến thời điểm: vô hiệu hóa toàn bộ các phạm trù nhận thức.
114.
Còn một phạm trù nhận thức duy nhất bền bỉ và đáng tin cậy của chúng ta: đấy là lời tuyên bố của những cuốn sách cổ. Đã chưa từng có và sẽ không có nhiều hơn. Đây là khả năng duy nhất để nhận thức hiện thực. Nhưng chừng nào toàn bộ thí nghiệm thử vững chắc hóa phạm trù này còn bị thất bại, chừng đó chưa thể nói về những khái niệm tận cùng. Phạm trù duy nhất mở ra sự nhận thức là truyền thống.
https://thuviensach.vn
115.
Khả năng thực hiện một tôn giáo duy nhất đã chấm dứt. Bằng điều này cần nhận thức ra: đến một tôn giáo duy nhất cũng không cần thiết nữa, bởi có đi chăng nữa cũng không có gì thay đổi.
Khả năng chỉ có duy nhất một dân tộc và ngôn ngữ quốc tế cũng chấm dứt, nhưng cả đến điều này cũng không cần nốt, bởi nếu thành công đi chăng nữa cũng không có gì thay đổi.
Chấm dứt luôn cả khả năng thực hiện một giai cấp duy nhất, bởi không cần đến một nhiệm vụ như vậy, bởi nhiệm vụ không phải là thủ tiêu một tôn giáo hay một dân tộc hay một giai cấp vì một lí tưởng khác, mà là cần nhận thức hoàn toàn về những khả năng sống của các lĩnh vực tập thể chung sống trong thiên nhiên - và bằng điều này nhận thức quyền sống còn trong kinh tế, trong sự tự do của các lĩnh vực sống.
Hiện tại châu Âu đã đi qua các cuộc chiến tranh tôn giáo, và một phần cũng trải qua cuộc chiến giữa các dân tộc, và cuộc đấu tranh giai cấp đang trở nên ngày càng vô nghĩa. Chỉ duy nhất phạm trù tập thể còn hiệu lực, và đây là sự hợp nhất của toàn bộ nhân loại. Sự hợp nhất chỉ có thể thực hiện, nếu con người hiểu ra rằng không thể thanh toán những đặc thù lịch sử và xã hội, chủng loài và địa lí. Các đặc thù không thể loại trừ mà chỉ có thể sử dụng chúng.
Tất cả mọi tôn giáo, mọi dân tộc, mọi giai cấp, mọi chủng loài, cũng như từng cá nhân đều có một nhiệm vụ và vai trò đặc thù chính vì những thứ khác không thay thế nổi những nhiệm vụ và đặc thù ấy.
116.
Một số đông (như Frobenius, Spengler, Max Weber, Soroki, Toynbee) cho rằng nhân loại luôn sống trong các nền văn hóa. Các nền văn hóa này làm phát triển các tôn giáo, các khuynh hướng triết học, các xã hội và các ngành nghệ thuật, đôi khi các dân tộc sống nhiều nghìn năm
https://thuviensach.vn
trong thế giới hình thức của những môn này nhưng chúng cũng đang mờ nhạt dần.
Khái niệm văn hóa bởi vậy mang tầm quan trọng bởi so với dân tộc, quốc gia, giai cấp và tôn giáo nó tổng quát hơn và siêu việt hơn. Đây là một phạm trù nhận thức, như người ta thường nói, xác định mọi sự tồn tại. Ngày nay chúng ta đang sống trong một nền văn hóa ngày càng mờ nhạt dần.
Không thành vấn đề cho lắm. Bởi nếu một nền văn hóa này mất đi, ngay lập tức một nền văn hóa khác xuất hiện. Trong thời gian của các cuộc khủng hoảng, như chúng ta đã kinh nghiệm, có những chấn động, nhưng cái mới luôn tới, như sau mùa đông là đến mùa xuân, sau đêm là đến ngày.
Và ngay với những kẻ nghiêm trang nhất điều này cũng thật dễ chịu, bởi không có gì ngây ngất hơn ý nghĩ chẳng cần phải làm gì hết, nhất là không cần phải lo âu, bởi từ một nền văn hóa hấp hối sẽ tự động nảy sinh một nền văn hóa mới và trẻ trung khác, và điều này chẳng có gì nguy hiểm.
117.
Ý tưởng lầm lẫn của sự lười biếng tinh thần này đã trở thành giáo điều. Văn hóa là một khái niệm để tranh cãi về việc giảm các gánh nặng khủng hoảng từ trên vai con người xuống. Khoa học là một ví dụ điển hình của điều này, khi đưa ra những tư tưởng mà con người có thể chợp mắt thiu thiu ngủ một cách thoải mái trong đó.
Không phải nó không thích hợp. Nhưng đấy tuyệt đối không phải là một phạm trù nhận thức tổng hợp như người ta quảng cáo. Trong mọi trường hợp khoa học không khá hơn các ngành khác như xã hội học, lịch sử tôn giáo, nhân chủng học, lịch sử triết học, lịch sử nghệ thuật, khi thử tiếp cận văn hóa trong lịch sử nhân loại như một công thức toán học.
https://thuviensach.vn
Giữa thế kỉ XX khi các sức mạnh tàn phá ngày càng mạnh mẽ hơn, và mức độ tàn phá đe dọa hủy diệt toàn bộ nhân loại ngày càng thể hiện rõ hơn, hay nói cách khác khi các tử khí của nền văn hóa cũ nồng nặc bao phủ khắp thế gian, nhưng mầm mống của cái mới tuyệt đối chưa hề xuất hiện ở bất kì đâu, mọi lí thuyết đều trở nên đáng ngờ.
Không hề có sự hiện thực hóa ở bất kỳ đâu. Một thí nghiệm trước mắt, tức thì, và các tác giả không phải là những người muốn tìm lại bản thân mình, mà là những người bằng mọi giá trong sự rối loạn, muốn tìm cách giảm gánh nặng đời sống.
118.
Họ thử, từ lịch sử làm ra một phạm trù nhận thức tổng quát, không hề ai nghĩ rằng liệu có thể gọi toàn bộ sự rối loạn (turba) lan huyền khắp nhân loại này là lịch sử được không, và nếu có thể, có xứng đáng hay không? Lịch sử không có điểm bền vững của nó. Gần đây nhất nhiều người tin tưởng đây là sự phát triển, sau đó hóa ra đây chỉ là sự ngu ngốc sống sượng.
Lịch sử hơn cả một khái niệm duy lí. Lịch sử là sự hồi tưởng của lương tâm cắn rứt từ một kẻ hư hỏng, không cho phép được quên đi bất kì cái gì từ những hành động đen tối của nó. Bởi vậy lịch sử chỉ đúng là ý đồ làm giảm gánh nặng trong ý nghĩa tất cả những gì đã xảy ra nó đều cho là tất nhiên. Nhưng từ lịch sử thế gian không được phép bỏ quên cả một danh mục tội lỗi không thể tha thứ của con người tha hóa.
119.
Lịch sử chỉ là một sự hồi tưởng, và như vậy bài học của nó là: không tiến lên thêm một bước về phía trước, một bước cũng không. Lịch sử tự mâu thuẫn với chính nó, bởi không tiến lên mà quay tròn một chỗ. Truyền thống Hi Lạp gọi sự quay tròn một chỗ này là trokhosz geneszeosz, Ấn Độ gọi là szamszara, Böhme gọi là Angstrad. Các nhà
https://thuviensach.vn
tư tưởng Nga gọi là apokalipszis (khải huyền), là lời tuyên bố của sự sống bị hư hoại trong nhân loại tách rời khỏi nền tảng cơ bản.
120.
Có thể nói về những từ ngữ nền tảng của các nhà tư tưởng, các nhà thơ - không nhiều, chỉ một, hai từ, cùng lắm là ba hoặc bốn - mà tất cả những cái khác đều bị ràng buộc vào đấy, và nếu những từ ngữ nền tảng này bị mất, toàn bộ không còn mang một ý nghĩa nào hết. Các truyền thống phần lớn nằm trên những từ ngữ cơ bản.
Toàn bộ châu Âu sống trong những từ ngữ lấy từ truyền thống Hi Lạp-Ai Cập, hay nói cách khác từ một truyền thống đầy đủ, còn nguyên vẹn. Nhưng nếu lấy đi: idea (ý tưởng) kozmos (vũ trụ) từ hai nghìn năm còn lại rất ít một cái gì đấy. Các ngôn ngữ dân tộc tồn tại từ những từ ngữ tổng quát này, nếu con người muốn nói một cái gì đó với toàn bộ thế gian, người ta sử dụng những từ ngữ này.
Nhưng ranh giới chia cắt giữa truyền thống Hi Lạp và thời cổ đã bị đổ vỡ, sự hợp nhất của nhân loại trong không gian và thời gian đang chuẩn bị được thực hiện, và sự đòi hỏi một từ điển rộng hơn ngày càng trở nên cấp bách. Đời sống của chúng ta, tư tưởng của chúng ta, viễn cảnh của chúng ta thiếu truyền thống không bao giờ có thể hiểu được nữa.
Truyền thống Ấn Độ cho đến giữa thế kỉ XX thực ra đã bị đồng hóa. Đọc đạo Phật là những người có học thức, yoga và szankhja lan truyền rộng rãi nhưng ít người biết đến Vedanta. Hiểu rõ cả một lô các từ ngữ, và bắt buộc phải hiểu một số từ nhất định là điều rất cần thiết. Sự tồn tại đã vượt quá ngôn ngữ, nhưng thiếu một số từ ngữ nhất định chúng ta không chịu nổi ngay đời sống riêng của mình. Những từ như vậy, ví dụ: átman, maja, vidja, szamszara, dharma, brahman, ksatrija.
Sự đồng hóa giống người Chaldea đứng về mặt nhân chủng học diễn ra trong đúng một thế hệ. Tìm hiểu thuật giả kim mang nguồn gốc Ai Cập gặp nhiều khó khăn, cho dù đời sống cá nhân và đời sống cộng
https://thuviensach.vn
đồng không thể tin cậy nếu thiếu những tư tưởng chỉ đường của thuật giả kim.
Hai nhánh của truyền thống Trung Quốc cổ - Lão tử và Khổng tử - gần như được coi như một kiến thức công cộng. Đạo Phật cũng như vậy với hinajana và mahajana.
Trong những năm gần đây nhiều cuốn sách viết về Kabbala xuất hiện. Nhưng các tác phẩm nguồn vẫn chưa thấy. Người ta biết vẫn ít về Iran.
Truyền thống Sufi và Mohamedan cũng chưa hề lộ diện. Truyền thống châu Mĩ trước thời Colombo, Mexico, Jukatan và Peru vẫn mới chỉ thể hiện trong lĩnh vực dân tộc học mà thôi.
(Viết xong tại Tiszapalkonya.
Ngày 13 tháng 11 năm 1960)
https://thuviensach.vn
II. Sách Phúc âm và các thư tín
1.
Thượng Đế không bí ẩn. Bí ẩn là có một cái gì đó ngoài Thượng Đế. Thượng Đế là một sự vô hình đang hiện hữu. Sự huyền bí không phải là Thượng Đế mà là thế gian, cũng như thiên nhiên huyền bí chứ không phải tinh thần, cơ thể huyền bí chứ không phải linh hồn.
Nhận biết ra Thượng Đế không khó. Deu et Jahve, nhà tiên tri nói, mi hãy nhận ra Thượng Đế. Gnóthi ton kürion, thánh Pál tuyên bố. Chỉ một nhân loại nhỏ hẹp và tội nghiệp mới giải thích dòng chữ ghi trên đền thờ Delphon là; mi hãy nhận biết bản thân mi.
Gnothi ton kürion - ý nghĩa gốc của nó: mi hãy nhận biết mi là Thượng Đế. Khi Chúa Jezus nói về bản chất Thượng Đế của sinh linh, những kẻ Do Thái bắt đầu kêu oai oái. Dù Chúa Jezus trích dẫn từ Thánh Thi (TT.82:6) và nói: “Há chẳng đã viết trong các luật các ngươi là Thượng Đế (elohim), tất cả đều là những con trai cao cả nhất của Người?”.
2.
Trong sách Phúc Âm có nhiều đoạn nói về sự đồng nhất của linh hồn và Thượng Đế. Khả năng tồn tại nhiều đoạn như vậy và viết khá rõ ràng. Nhưng muộn hơn người ta đã tước sạch bản chất của Phúc Âm trong những đoạn văn bị sửa chữa, nên chúng mang ý nghĩa riêng, khá mơ hồ về sự đồng nhất của Chúa Jezus với Thượng Đế.
https://thuviensach.vn
Chúa Jezus thực ra tự nhận mình là ben ha-adam, nghĩa là con trai của con người. Cách gọi này hoàn toàn phù hợp với dzsiva của Ấn Độ, có nghĩa là một thực thể sống, hữu hạn và là con người mang tính thiên nhiên.
Trong truyền thống Do Thái thuật ngữ này đối lập với thuật ngữ enos ha-ruah, có nghĩa là con người tinh thần, và ben ha-elohim (con trai Thượng Đế) và is ha-ruah (anthropos pneumatophoros, con người mang tinh thần).
Trong truyền thống Do Thái tất cả đều là các phạm trù nhân chủng học (antropologia) quen thuộc.
3.
Chúa Jezus đồng nhất Thượng Đế với bản thân mình. “Kẻ nhìn thấy ta, sẽ thấy Cha”. “Ta ở trong Cha, Cha ở trong ta”. “Tất cả những gì của Cha đều của ta”.
“Tất cả hãy là một, như ta ở trong ngươi và ta trong các ngươi”. “Hành động không phải từ chính ta mà từ Cha, kẻ trong ta hành động”.
Khi Chúa Jezus đồng nhất mình với Thượng Đế, sự đồng nhất này không dành cho bản thân. Không bao giờ Chúa Jezus nâng mình lên cao giữa những người khác, không bao giờ ngài nói chuyện với ai một cách từ trên cao nói xuống. Bởi vậy ngài gọi mình là con trai của người. Mọi con trai của con người đều đồng nhất với Thượng Đế. Con người Thượng Đế đều là một như nhau.
Trong những sự việc cơ bản, đặt ra sự khác biệt giữa các con người là vô đạo đức. Chúa Jezus kêu gọi con người, hãy nhận lấy sự đồng nhất con người Thượng Đế. Cũng đúng như vậy chỉ bằng thuật ngữ khác Vedanta nói: aham Brahman asmi - ta là Thượng Đế. Cha ta và ta-là một - ani vha - av échad. Cũng đúng như vậy, điều truyền thống Arập nói: ana hoa -ta là cái đó.
https://thuviensach.vn
4.
Nhìn từ góc độ tôn giáo, thật khủng khiếp nếu ai dám đồng nhất mình với Thượng Đế, bởi vì theo tôn giáo, như vậy con người cho mình là Một với sinh linh cao nhất. Nhưng truyền thống không phải là tôn giáo. Truyền thống kiếm tìm đặc tính hiện thực của linh hồn, và ghi nhận rằng: hiện thực về Thượng Đế và hiện thực về linh hồn đồng nhất. Đây là sự đồng nhất duy nhất trên thế gian.
Truyền thống Ấn Độ biểu hiện bằng từ tat. Tat nghĩa là: đó. Nghĩa là, aham Brahman aszmi, nghĩa là ta là Brahman. Tat tvam aszi, như Cshandogja upanisad viết, vai tat, như Kathaka-upanisad: “đây là mi” và “đây không là gì khác ngoài đó”.
Những đồng nhất khác đều là đối tượng của phép lặp thừa (tautológia) trống rỗng. Sự đồng nhất duy nhất có nội dung và chủ đề của nó, lời tuyên bố và tri thức là “tat” hay là sự giống nhau, là sự đồng nhất của linh hồn với bản chất Thượng Đế.
5.
Sự đồng nhất duy nhất là chủ đề cơ bản của truyền thống. Và tất cả những gì dạy ngoài truyền thống đều là hệ quả của chủ đề này. Con người theo tôn giáo tự cho mình là sản phẩm của tạo hóa, cao nhất là con của Thượng Đế, nếu không là kẻ hầu của Thượng Đế, trong mọi trường hợp là kẻ được lựa chọn từ Thượng Đế, là kẻ cần đến sự bảo vệ và cần nơi ẩn trú, cần người bảo hộ và cai trị mình, để cảm thấy yên ổn dưới bóng của quyền lực.
Con người là hạt bụi. Mọi cái nó có là phần thưởng cho sự chịu đựng, sự trừng phạt.
Con người cho rằng cần phải sợ một “Đấng” nào đấy, cần phải phục vụ Ngài để bù lại sự phản bội với Ngài, bởi vậy Thượng Đế của tôn giáo là một Thượng Đế bên ngoài.
https://thuviensach.vn
Dù sự huyền bí khiến nó thành bên trong, nhưng sự khác biệt không bao nhiêu. Sự phân biệt bên trong và bên ngoài này đều không hợp lệ xét từ góc độ đồng nhất.
6.
Kẻ nào không nhận biết về sự đồng nhất duy nhất này, tri thức về sự bất tử của kẻ đó bị hư hoại. Ý thức bất tử bị thoái hóa là dấu hiệu đầu tiên của sự hư hỏng (korrupcio).
7.
Theo Vedanta thực thể sống cụ thể (dzsiva) và thực thể bất tử, vĩnh cửu (átman) đồng nhất (tat). Sankara cho rằng, khi dzsiva và átman hợp nhất thực chất không có gì xảy ra. Con người biết cái gì luôn từng có, đang có và sẽ có, và nó luôn nhận thức về một cái gì đó. Không cần thực hành và nỗ lực gắng sức. Cần nhận thức ra thực tại.
Nhận thức thực tại chỉ có nghĩa ngần này: thức tỉnh (vidja). Con người không nâng lên cao đến tận đâu, không hợp nhất với ai và với cái gì, cũng không rơi vào mê sảng. Nó ở lại nơi đang có và trở thành chính nó. Vidja không phải là một kinh nghiệm huyền bí. Sự đồng nhất là sự xác định của nhận thức tỉnh táo.
8.
Châu Âu thừa hưởng hai con đường thần học của Alexandria. Đầu tiên là sự giải nghĩa về tổng thể thế gian và từng bộ phận mang tính chất Thượng Đế, đây là trường học của Origenes, apophatikus teológia. Con đường thần học thứ hai dạy rằng, không có một cái tên hoặc một từ ngữ nào không sử dụng tính chất của Thượng Đế, cho dù chỉ chịu ảnh hưởng mà thôi. Như vậy, Thượng Đế thực ra chưa được biết tới và còn lại đó. Đây là mức độ của Dionüsios Areopagita, kataphatikus teológia.
https://thuviensach.vn
Theo thuật giả kim nhận thức thứ nhất là con đường khô ráo, nhận thức thứ hai là con đường ẩm ướt. Khô ráo vì tách biệt từng sự vật và đồng nhất từng cái với Thượng Đế. Ẩm ướt vì toàn bộ sự hiện hữu hòa tan trong sự thụ động và đồng nhất Thượng Đế với sự thụ động.
Ở Ấn Độ người ta biết cả hai con đường. Một là tat tvam aszi - đây là mi. Con người riêng với tất cả và đồng nhất với toàn bộ. Hai là néti, néti - đây cũng không, đó cũng không, bởi vì trong bản chất thực sự của tôi, tôi không phải là cái này, cũng không phải cái kia.
Con người tách mình ra khỏi mọi sự vật của thế gian, không đồng nhất với cái gì. Sau cùng cái còn lại và không thể đồng nhất với bất kì cái gì, không nắm bắt nổi và duy nhất, không thể lặp lại và phi danh tính, đấy là thực thể sống.
9.
Nếu ở châu Âu ý thức đồng nhất duy nhất đôi khi bộc lộ, từ đó chỉ để rắc rối và bê bối tấn công, và dành cho các giáo sĩ là sự phẫn nộ và nguyền rủa, như đã từng xảy ra với những người Do Thái. Gioacchino da Fiore là người dẫn đầu nhiều giáo phái trong thế kỉ XII và XIII.
Từng giáo phái bắt đầu phát ngôn như các văn bản thời đó ghi lại: “về bản chất con người là Thượng Đế không có gì khác biệt”, - “con người không cần đến Thượng Đế và các thần linh”, - “bản thân con người là đất nước của các thiên đường”. Một vài giáo phái còn bỏ luôn cả sách Phúc Âm, và không muốn đi theo cái gì khác ngoài tiếng nói bên trong của họ.
Cái tư tưởng này cố gắng đảm bảo trạng thái tuyệt đối bao nhiêu, thì trong tôn giáo tư tưởng này lại nực cười bấy nhiêu. Trong tôn giáo con người yếu đuối, hư hỏng, sống trong sự mê muội mờ mịt và không thể sống một phút thiếu sự chăn dắt của bề trên. Không lỗi lầm nào lớn hơn việc áp dụng những tư tưởng của các phạm trù sự sống cao vào những điều thấp hơn.
https://thuviensach.vn
Từ khả năng muốn hiện thực hóa tính đồng nhất, các giáo phái bỏ quên một điều quan trọng nhất dành cho con người tha hóa, đấy là sự hư hỏng, người ta tưởng rằng chỉ cần một cú nhảy là đạt ngay tới sự đồng nhất. Hậu quả của việc này là con người không thức tỉnh mà sự hỗn loạn còn tăng thêm nhiều hơn như nó đang có.
Thế nhưng tư tưởng của Gioacchino da Fiore vẫn khiến con người cùng thời ông bị chấn động như thể ngoài tư tưởng của ông ra không còn gì khác. Điều này không thể hiện ở chỗ tác động của nó có thể nhận ra ở Aquinoi Tamás, Albertus Magnus và Eckhart, mà ở chỗ, trên điểm đỉnh của quyền lực giáo sĩ, người ta bắt đầu dạy lại Phúc Âm.
Ý thức bất tử tuyệt đối, dù đi sai đường đến đâu, theo thời gian vẫn cứ cần bùng nổ. Nền tảng sự sống của con người không phải quyền lực, không phải sự tiến hóa, không phải sự giáo điều, mà trong từng con người riêng biệt và trong toàn bộ là sự hiện diện một tinh thần chung sống cùng nhau, đấy là điều Kitô giáo nguyên thủy từng dạy.
10.
Giống như những người Do Thái cùng thời với Chúa Jezus, sự đồng nhất duy nhất ở châu Âu cũng được giải thích theo tôn giáo, thế là sự giải thoát trọn vẹn, hệ quả của tri thức này, không ai được dự phần.
Tôn giáo thực ra không biết làm gì với khái niệm đồng nhất. Trong tôn giáo sự đồng nhất là không thể thừa nhận. Không thể tồn tại, nên nó bị để trống, cùng lắm nó được coi là cội nguồn của sự lầm đường.
11.
Duy nhất một nhà tư tưởng châu Âu, Cusanus, là người rất có thể khi tiếp xúc với phương Đông đã gặp một truyền thống không bị bóp méo bởi tôn giáo, với truyền thống Arập, bởi vì đúng thời gian đó ông đang nghiên cứu kinh Koran. Cusanus đưa ra định nghĩa duy nhất ở châu Âu
https://thuviensach.vn
về sự đồng nhất; non aliud. Tác phẩm của ông không ra mắt công chúng, và văn bản duy nhất của nó năm trăm năm sau, trong thế kỉ vừa rồi, người ta mới tìm thấy.
Trong tác phẩm đầu tiên Cusantus xuất phát từ tư tưởng về một Thượng Đế ẩn (Deus absconditus). Giới giáo sĩ không ưa tư tưởng này của thứ thần học tiêu cực, nhưng đành phải chịu. Nhưng Deus absconditus dù nhiều hơn tôn giáo đi nữa, vẫn là sự huyền bí. Bởi vậy Cusantus chưa coi là mình đã xong.
Bước thứ hai của ông vang lên như sau: possest. Có nghĩa là một khả năng tự do thường xuyên cho tất cả mọi khả năng. Và điều này thuần túy là sự tương đồng.
Bước thứ ba là non aliud, nghĩa là “không khác”. Đây là một định nghĩa ốm yếu hơn của tat Ấn Độ. Cái không là khác, ngoài “cái đó”. Thượng Đế: điều này không “khác”. Điều đó không khác, cái ở thời hiện tại có trong mọi vật, giống như không “khác”. Cái đồng nhất. Đây là một định nghĩa: “đụng chạm tới sự vĩnh cửu một cách hiển nhiên và tuyệt vời. Cái có trong tất cả, không là gì khác ngoài cái bản chất”.
Cái không là cái khác nằm trong mọi sự vật, là cái thế gian có từ đó, là thế gian, là con người, sự sống. “Cái không khác không khác, ngoài cái không khác”. Những nỗ lực gắng sức dẫn đến một loạt các lặp thừa logic trên, giữ một khoảng cách không thể đo nổi với tiêu đề đơn giản và quý phái của Ấn Độ tat tvam aszi (đây là mi).
Nhưng ở châu Âu ngoài Cusanus ra chỉ còn vài nhà tư tưởng không ra rả cái luận điệu dân chủ rẻ tiền: “hãy nhận biết bản thân mi”, vì họ hiểu, cần xuất phát từ đâu.
Deu et Jahve, hay, gnothi ton kürion, mi hãy nhận biết Thượng Đế. Cần bắt đầu bằng nhận thức về Thượng Đế. Con người đằng nào cũng có trong Thượng Đế rồi. Một lần và toàn bộ, và ở đó, nơi tất cả tụ lại và tất cả là một. Từ nhận biết về con người chẳng có gì tiếp theo, nhưng từ nhận thức về Thượng Đế tất cả sẽ đi tiếp.
https://thuviensach.vn
12.
Tôn giáo nói; “Thượng Đế là một người, và người là Thượng Đế, là của tôi, và người là của tôi, tôi yêu người đó, và tôi yêu người đó, người đó yêu tôi, kéo tôi lại với ngài, và người kéo tôi lại với ngài, đó chính là tôi, như chính bản thân tôi” (C.Brunner).
13.
Truyền thống nói, mối quan hệ giữa Thượng Đế và con người trần trụi, không che giấu. Con người nhận ra Thượng Đế trong Thượng Đế và trong bản thân nó, như nhận ra một kẻ duy nhất chắc chắn, tuyệt đối và đúng và thực. Trong mối quan hệ này không cho phép bất kì sự mù mờ hoặc bóng bẩy nào.
Tri thức tuyệt đối này không cho phép quấy rầy bằng: sự khuất phục, nhún nhường, phục vụ, tận tâm, kính cẩn, sợ hãi, đến bằng tình yêu thương cũng không. Bởi vì tất cả những đặc tính trên không làm nảy sinh sự đồng nhất mà chỉ là hệ quả của sự đồng nhất.
Sự đồng nhất chỉ thực chất nếu trong sạch, ngay thẳng và mở. Giống như trên thế gian tất cả đều có thể “có”, chỉ: “đây là tôi” là một điều duy nhất chắc chắn, con người trong cái duy nhất “đây là tôi” là chắc chắn, và đây là sự đồng nhất Thượng Đế.
14.
Về câu hỏi, giữa hoàn cảnh được viết ra như trong Phúc Âm, Chúa Jezus như con trai Thượng Đế được sinh ra từ các linh hồn Thiêng và Đức mẹ Đồng trinh, hay: Jezus sinh ra bằng hình dạng một con người, và tất cả những gì Chúa Jezus đã dạy, dù bằng phương pháp nào, chỉ sau này mới thức tỉnh trong Chúa? - thực ra không có câu hỏi này.
Chúa Jezus sinh ra chính xác như mọi con người, chỉ khác mọi người là Ngài nhận thức nghiêm túc về sự đồng nhất duy nhất. Một cái,
https://thuviensach.vn
cái đó cần, Phúc Âm nói. Nhưng nếu không nói đến, tất cả mọi người cũng đều biết. Đây là thứ duy nhất quan trọng, đây là tri thức và là thứ tri thức làm nền tảng cho tất cả những điều khác.
Chúa Jezus sinh ra như một con người bình thường, giống như tất cả mọi người trong những hoàn cảnh tương tự. Tất cả những gì vì sự kính trọng và sự sùng kính Chúa Jezus mà sau này người ta nói đến về các hoàn cảnh và các sự kiện đặc biệt của Chúa Jezus đều chỉ cần thiết cho con người tôn giáo, kẻ không thể bước qua sự đứt đoạn giữa thực thể Thượng Đế và thực thể người, và là kẻ không thể đạt tới sự đồng nhất cuối cùng.
15.
Đồng nhất duy nhất không phải là kết quả của nhận thức về Thượng Đế. Sự đồng nhất có trước, và nhận thức xuất hiện khi sự đồng nhất này được phát tán. Sự đồng nhất có thể bị lu mờ, nhưng không thể xóa bỏ. Tất cả mọi người ngay lập tức nhận ra nó. Chỉ cần tiếp xúc, con người sẽ biết ngay cái mà con người luôn biết.
Trong linh hồn người, Spinoza nói, có khả năng nhận thức hoàn hảo về Thượng Đế. Hay theo Thánh Phao lô: trí tuệ con người tìm tòi ra tất cả, kể cả những chiều sâu của Thượng Đế.
16.
Ai đã vượt qua ý thức tôn giáo, kinh nghiệm đầu tiên của họ là: Thượng Đế không ở ngoài cũng không ở trên, không ở dưới và cũng không ở trong nốt. Thượng Đế ở vị trí phi-hiện hữu. Một thứ phi-hiện hữu hiển nhiên.
Thượng Đế trong thế gian phi giới hạn, vạn năng, là kẻ mong đợi sự khuất phục và sự vinh danh. Quyền lực chỉ là cái đến sau, là hệ quả, và là hệ quả của việc Ngài biến mất không dấu vết như một kẻ không ai tước được quyền duy trì thế gian.
https://thuviensach.vn
Con người có thể kinh nghiệm trực tiếp điều này, bởi vì cái ở trong con người như quyền lực và sự thống trị biểu hiện như sức mạnh và sự cao cả, và vì thế (không ngoại lệ) trong mọi trường hợp thiếu vắng Thượng Đế chính là sự thiếu vắng sức mạnh và sự cao cả thật sự.
17.
Chúa Jezus hiểu Thượng Đế như là Cha, người mà bản chất trong việc tạo dựng thế gian và chăm lo thế gian đã biến thành phi-hiện hữu, và là người không làm gì hết ngoài phụng sự thế gian từ một vị trí, mà sự vinh danh của con người cũng không chạm tới.
Thượng Đế khác biệt với tất cả mọi thực thể: Ngài phụng sự và nhún nhường, trong sạch và hiền hòa, nhân hậu và quan tâm, cách thức hành động của Thượng Đế là cách thức không ai nhận ra.
Chăm lo thế gian, theo Sankara, Thượng Đế hoàn hảo vĩnh hằng duy trì thế gian cho chính bản thân mình. Kinh nghiệm của Chúa Jezus: nhận thức ra Thượng Đế, không một điều nào sâu sắc hơn.
Không điều nào sâu sắc hơn ở chỗ hãy sống trong sự nhún nhường. Bất lợi tất nhiên của việc đối diện với Thượng Đế là có thể nhận ra tất cả những điều này. Không biết biến mất hoàn toàn. Chính vì thế không thể hoàn toàn khiêm nhường. Trong cái thế gian kinh nghiệm cảm giác này tất cả mọi người bắt buộc sống và hành động theo cái mắt nhìn thấy.
Con người không bao giờ đạt tới sự xấu hổ mang tính chất Thượng Đế. Chúa Jezus biết rằng cả trong sự nhẫn nại, cả trong sự nhún nhường, cả trong sự quan tâm không ai có thể đạt tới gần Thượng Đế.
Nhưng Chúa Jezus cũng biết rằng thực hành đầu tiên của lòng trung thành đối với sự đồng nhất Thượng Đế là càng lặng im và hiền hậu bao nhiêu, sự hiến dâng càng nằm trong trạng thái không nhận biết về mức độ phi-hiện hữu của Thượng Đế bấy nhiêu.
https://thuviensach.vn
18.
Nghịch lí đầu tiên của nhận thức Thượng Đế mà Phúc Âm rao giảng, và là điều kiện hiện sinh của nhận thức, là người nào cho đi sự sống của nó, kẻ đó thắng, kẻ nào không cho đi, kẻ đó đánh mất.
Thượng Đế vì thế là Thượng Đế, bởi là người đầu tiên cho đi sự sống của mình một cách hoàn toàn. Và vì là người cho đi hoàn toàn bản thân mình, nên cũng thắng hoàn toàn. Vì là người phụng sự hoàn toàn bằng toàn bộ bản thân mình, nên là kẻ toàn năng.
Mọi tích cực của sự sống đều nảy sinh từ sự cho đi bản thân. Đây là sự hiến dâng. Đây là bài học đáng sợ - khi có vẻ như cho rằng - từ con người cần lấy đi chính nó, trái ngược với thái độ chống đối kiên định cho rằng, từ sự trả thù hoặc ghen tị đời sống, một ai đó đáng lẽ giữ lại tất cả những gì từ đời sống của nó, hãy vứt tất cả vào đen tối hư vô.
Nhưng chúng ta biết, nghịch lí này đúng, bởi con người càng khăng khăng bảo vệ bản thân càng rời rã, càng ra sức giữ chặt mọi châu báu đời sống của nó bao nhiêu, càng bị rơi vãi vào khoảng không bấy nhiêu. Dấu hiệu trước nhất của sự đồng nhất Thượng Đế là sự cho đi bản thân sự sống của nó. Điều này dẫn đến việc nó nhận lấy sự sống.
Nghịch lí thứ hai của nhận thức Thượng Đế là kẻ nào từ bỏ, sống nhún nhường trong sự hiến dâng, kẻ hiền hậu và kiên nhẫn, và phụng sự, quyền lực và sự thống trị sẽ là của kẻ đó.
Kẻ nào ẩn náu trong sự nhún nhường đến mức không ai có thể nói lời biết ơn với nó, và còn lại trong sự phi-hiện hữu để khỏi bị vinh danh: kẻ đó sẽ là kẻ toàn trí toàn năng, chỉ kẻ đó có những đức tính trên.
19.
Nếu tôi nhận ra Thượng Đế trong sự nhún nhường, và nhận ra Thượng Đế là người vĩnh viễn dâng hiến sự sống của mình cho thế gian, tôi thấy Thượng Đế trong phụng sự, và nếu tôi nhận thức ra được bản chất
https://thuviensach.vn
của tôi đồng nhất với Thượng Đế, tôi cần điều chỉnh tôi để dâng hiến chính đời sống của mình.
Nhận thức về Thượng Đế không nhiều hơn những gì những người khác đã làm, khác biệt duy nhất đối với Chúa Jezus “đây là điều cần”. Duy nhất điều này. Và tiếp theo là việc hiện thực hóa điều đó trong cả cuộc đời mình.
Sự hiến dâng. “Chúa Jezus không dạy dỗ môn đạo đức học nào mới, mà sống theo một điều duy nhất quan trọng không màng tới mọi hậu quả tiếp theo”.
20.
Tự chối bỏ bản thân (đức hi sinh) mười sáu năm sau được Jakob Böhme coi như trọng tâm của tư tưởng mình. Theo Böhme bản chất trong nhận thức tinh thần và trong hiện thực vật lí không khác biệt. Tất cả là một. Vật chất và tinh thần trong cội rễ của nó là bản thể đồng nhất.
Cũng như vậy với Böhme sự sống Thượng Đế là hành động đầu tiên, sau một thế hệ Newton đặt tên cái đó là định luật hấp dẫn (gravitácio). Trong thế kỉ XX Simone Weil định nghĩa lại tư tưởng này để dành cho con người.
Định luật hấp dẫn không phải là sự bất động nặng nề trần trụi như khoa học đã nhầm tưởng, mà là một chuyển động vô cùng tổng hợp từ sự kháng cự và cố gắng muốn quay về trọng tâm của các sự vật, từ sự khước từ và từ sức hút mang tính chất Thượng Đế.
21.
Tự chối bỏ bản thân-đức hi sinh là một trong ba khái niệm cơ bản của truyền thống, mang tính chất siêu hình học, là vũ trụ, đạo đức và vật lí, bắt đầu từ Upanisadok cho đến tận Böhme đều nhắc lại thường xuyên.
https://thuviensach.vn
Tự chối bỏ bản thân - khái niệm này ở châu Âu người ta từng sử dụng và vẫn sử dụng trong việc giải thích đạo đức khổ hạnh. Ở đây có nghĩa như một sự hành hạ đời sống thể hiện trong việc sỉ nhục bản thân và sỉ nhục người khác, hay có nghĩa như một sự tự hành hạ thời trung cổ cùng với những phương pháp tra tấn (inkvizicio).
Tự hành hạ và hành hạ người khác không tách rời nhau, ở châu Âu, trong sự tự hiến mình ẩn náu tính thú vật của sự hành hạ đời sống. Bởi thế ở đây thật khủng khiếp nghĩ đến khái niệm tự chối bỏ bản thân, việc suy nghĩ và thực hành nghiêm chỉnh điều này làm tất cả những ai có đầu óc bình thường đều khiếp sợ.
Tuy nhiên, suy nghĩ thời hiện đại này lại không liên quan gì đến khái niệm chối bỏ bản thân trong truyền thống. Moksa-dharma từng cho rằng: tapasz không phải là sự xúc phạm đến một cơ thể bình thường.
Ai trong truyền thống Hi Lạp thực hành khổ hạnh hay trong truyền thống Ấn Độ thực hành tapasz, người đó không hề hành hạ đời sống, trái lại người đó chỉ từ chối sự hưởng lạc đời sống.
Không một truyền thống nào nói về sự hành hạ đời sống như ở châu Âu khi nói về sự tự từ chối bản thân, vì người châu Âu không hề biết điều này. Và Phúc Âm biết ít nhất về điều này khi vượt qua cả các quy tắc về việc duy trì ăn uống và ngày thứ bảy (sabbat.)
22.
Böhme rất có thể từng biết đến kinh Kabbala. Nhưng về truyền thống Ấn Độ thì chắc chắn ông không biết, vậy mà không một tư tưởng Ấn Độ cơ bản nào không trùng với lí thuyết của ông.
Hình dạng đầu tiên của Thượng Đế là lửa thiêu đốt mà Cựu ước và Veda nói đến. Đây là một điều cần thiết trong đêm mù lòa và vô thức, sự lạnh lẽo không có lửa cháy sáng trong bản thân, đây là sự tức giận điên cuồng của quyền lực các sức mạnh đen tối. Không có thế gian.
https://thuviensach.vn
Chỉ có Một, trong bản thân và cho bản thân nó, cơn thèm khát quằn quại kéo bản thân nó vào chính mình. Chỉ có phi-hiện hữu tồn tại, đây là cái không có, bởi vì càng bám chặt vào bản thân, nó chắc chắn càng rời rã và tan ra, và không nắm được gì hết. Nó không nắm được chính bản thân nó. Tại sao? Bởi nó chỉ muốn chính nó. Nó biến thành băng giá, cơn điên cay đắng. Đây là nền tảng sâu nhất của sự sống. Đây là thuốc độc của địa ngục băng giá, khiến nó vội vã nhặt nhạnh tất cả, kéo đến gần mình và nuốt chửng.
23.
Nhưng bản chất mang tính chất Thượng Đế một giây phút duy nhất cũng không chịu đựng nổi đêm đen của vô thức và mù lòa. Tất cả những điều này, cái là quyền lực của sự hoang dại quyến rũ, cái là việc thu thập độc dược và sự ghen tị, sự keo kiệt, sự thèm khát, tính chất Thượng Đế không thể để mặc sự nổi giận trong nỗi bùng nổ khao khát và không cho phép bản thân rơi vào sức mạnh kéo mình về chính mình, để trở thành hư vô trong cái phi-hiện hữu, biến mình thành sự trống rỗng đen tối.
Bằng hành động siêu việt buổi ban mai của mọi ban mai, tính chất Thượng Đế quay lưng lại với sự thèm khát. Giải tỏa cơn quằn quại của cái Tôi, thả bản thân mình ra. Trên tất cả, trên sự đóng băng và đêm lạnh, trên vô thức và cơn giận hoang dại, thèm khát, tính chất Thượng Đế cố gắng cho phép một trạng thái tan chảy, không giữ chặt mà mở ra, không hít vào mà thở mạnh ra.
24.
Thượng Đế không phải lửa thiêu cháy, không phải quyền lực phẫn nộ và trả thù, giữ chặt bản thân kéo về phía chính mình và không bao giờ thả lỏng mình ra trong cơn quằn quại của cái Tôi. Nhưng Thượng Đế
https://thuviensach.vn
cũng không phải là sự sáng sủa của nhận thức tươi tỉnh, không là trật tự tuyệt đối và sự tốt lành cũng như sự bình thản cao cả và sau cùng. Thượng Đế là một quyền lực tự giải tỏa tính chất đầu tiên riêng của mình trong đêm tối của cái Tôi và hãm phanh nó lại. Cần gọi thứ quyền lực thế gian là Thượng Đế, kẻ đã châm lửa đốt cháy tính chất đầu tiên trong bản thân mình và bằng ánh sáng của tính chất thứ hai đã chiến thắng.
Là kẻ mạnh hơn chính bản thân mình. Kẻ không lôi sự tăm tối từ bản thân mình ra mà bằng nỗ lực không ngưng nghỉ trong mọi khoảnh khắc của sự sống biến nó thành ánh sáng, biến thèm khát thành sự dâng hiến bản thân.
Hai tính chất đối ngược hẳn nhau, nhưng Thượng Đế không ở trong tính chất nào cả, chỉ như tính chất thứ ba cùng lúc trong cả hai tính chất, tạo dựng ra tính chất thứ hai từ tính chất thứ nhất một cách liên tục.
Thượng Đế là tia chớp ràng buộc cả hai tính chất vào nhau (Keraunosz, như Herakleitos nói, hay Blitz, như Böhme nói), với cách thức như sau: trong ánh sáng chói lòa của tia chớp, tính chất đầu tiên không ngừng biến thành tính chất thứ hai.
25.
Truyền thống không sử dụng từ tạo hóa. Trong kinh Tora từ bara (tạo ra) không sở hữu ý nghĩa mà sau này tôn giáo gán cho nó. Trong truyền thống Do Thái berija, acilut, jecira và aszija của sự tạo dựng thế gian thực chất chỉ có ý nghĩa là một quá trình.
Böhme nói về Geburt der Dinge và Geburt der Wlt, là sự sinh ra của các sự vật và của thế gian. Một sức mạnh, lớn hơn của cơn mãnh liệt phẫn nộ của tính chất đầu tiên mà sự tự chối bỏ - đức hi sinh - đã sản sinh ra, và thế gian được sinh ra từ hạt giống của sự tự chối bỏ này.
26.
https://thuviensach.vn
Sự xuất hiện của thế gian không phải là một phép lạ đáng ngạc nhiên và không thể hiểu nổi như tôn giáo thường dạy dỗ, mà chính là kết quả của một sự gắng sức, khi Thượng Đế rải rắc bản chất những sức mạnh của tính chất đầu tiên vào sự phẫn nộ cuồng nhiệt, và vì thế vào khoảng không và sự tối tăm, quay về mình và chống lại mình, từ sự gắng sức này xuất hiện đột ngột hình dạng và mầm sống đầu tiên: ánh sáng.
Đấy là: quay về mình và chống lại mình - sức mạnh của tính chất đầu tiên - lửa, sự từ chối bản thân.
27.
Anugita cho rằng thế gian xuất hiện từ sự cháy bùng của lửa tự từ chối bản thân. Mahábhámata nói như sau: “Kẻ đã lựa chọn xong bản chất, rằng sẽ thực hành sự tự chối bỏ bản thân ngay ở mình, kẻ đó là thân sinh của các thực thể”.
Thế gian ra đời từ: tapasz.
28.
Một trong nhiều nghĩa của tapasz là lửa. Trong truyền thống Do Thái, agni cũng có nghĩa là lửa, nhưng đây là lửa thiêng của mặt trời, lửa Thượng Đế. Từ tedzsasz cũng có nghĩa là lửa, nhưng đây là lửa của sự sáng sủa rạng rỡ.
Tapasz là lửa tinh thần đã hãm phanh thiên nhiên. “Mặt Trời và Mặt Trăng chiếu sáng bởi trong nó là bầu trời tapasz”. “Sự đam mê và bản năng chỉ duy nhất có một sức mạnh hãm phanh được nó, đấy là tapasz”.
29.
Trong thời hoàng kim toàn bộ nhân loại sống trong ánh sáng của sự tự phủ định bản thân. Muộn hơn sự thực hành tự chối bỏ bản thân trở thành đặc quyền của đẳng cấp tinh thần (brahman). Ý nghĩa của sự
https://thuviensach.vn
sống brahman là duy trì và chuyển tiếp sự sáng sủa của tapasz. Ai không sống trong sự tự chối bỏ bản thân, kẻ đó sống trong sự phủ định tinh thần.
30.
Tự chối bỏ bản thân như tương đồng của lửa nổi bật lên trong tất cả các truyền thống. Trong thuật giả kim từ kim loại (các đặc tính) bằng lửa (sự tự từ chối bản thân) đốt cháy thành xỉ để hoàn thành sự trong sạch sau cùng của linh hồn (vàng).
Ở Trung Quốc sai-keng có nghĩa là đi trên con đường lửa về phía tinh thần hoàn hảo. Ở Tây Tạng lửa tumo là lửa bằng sự giúp đỡ của nó người tu khổ hạnh bước tiếp trên con đường mòn tinh thần. Ở Judea cũng như vậy có hiszpastot ha-hasmajoth. Ở Herakleistos lửa là bản án thế gian, mà tất cả cái gì bẩn thỉu thành tro và lửa là ý nghĩa của thế gian (logo). Böhme viết, chỉ còn lại cái gì chịu được sự kết án của lửa.
31.
Có một thứ quyền lực lớn hơn đời sống, đấy là lửa của sự hãm phanh đời sống.
32.
Kathaka-upanisad dạy rằng người ta chỉ đạt được sự bất tử, nếu kẻ ấy thắp trong bản thân mình lửa của sự dâng hiến. Đây là lửa “dẫn đến phúc lạc”. Là lửa, “cháy để chúng ta đạt tới sự sáng sủa”. “Lửa dẫn đến thiên đường là lửa của sự tự chối bỏ bản thân”.
33.
“Ta muốn sáng tạo và ta muốn trở thành sự đông đảo, Thượng Đế nói và sáng tạo sự tự chối bỏ bản thân đầu tiên”.
https://thuviensach.vn
“Thế gian sinh ra từ sự tự chối bỏ bản thân”.
34.
Kẻ chỉ muốn bản thân mình, và không hãm phanh sự điên rồ thèm khát của tính chất đầu tiên, và kẻ không sống trong sự tự chối bỏ bản thân, và không ngoi lên hoàn toàn từ sự phi-hiện hữu băng giá, đấy là sự trống rỗng băng giá nuốt chửng và cháy trong lửa tăm tối.
Lửa sáng của sự tự chối bỏ bản thân sẽ làm con người thành hiện hữu.
35.
“Bằng nhiệt của sự tự chối bỏ bản thân biến mình thành khả năng có thể” (Artharva Veda 2,1).
36.
Tên gọi chính của Thượng Đế trong truyền thống Ấn Độ là atmaparadzsita, có nghĩa là, như một kẻ mạnh hơn bản thân nó.
37.
Con người từ sự sống chỉ dự phần có ngần ấy, trong lượng lửa sáng của sự tự chối bỏ bản thân mà nó tự thắp lên trong nó.
38.
Truyền thống phân biệt giữa lửa cháy lạnh lẽo của tính chất đầu tiên và lửa của sự tự chối bỏ bản thân (tính chất thứ hai, tinh thần). Cái đầu tiên người ta gọi là bản năng và sự vô thức, cái thứ hai người ta gọi là ý thức và nhận thức.
https://thuviensach.vn
39.
Sự xuất hiện của Thượng Đế không có trong bóng đêm cay đắng và hoang dã của tính chất đầu tiên. Nhưng cũng không có trong sự cân bằng, sự bình yên và trong ánh sáng. Thượng Đế nằm trong sự chuyển đổi, nơi sức mạnh lớn hơn sự phẫn nộ tắc nghẹn ở cổ.
Thượng Đế ở trong cử chỉ ấy và từ đó tỏa sáng, khi trong sự tự chối bỏ bản thân quay chống lại tính chất riêng của chính mình và đắc thắng bước ra khỏi sự chuyển đổi này, nhưng cũng ngay lúc đó lập tức đối diện với các sức mạnh đen tối, lại một lần nữa quay chống lại chính mình và lại một lần nữa chiến thắng chính mình.
Sự nỗ lực gắng sức để luôn là mình, cùng lúc cao hơn bản thân mình. Để sống và chiến thắng bản thân. Để thả lỏng mọi đam mê một cách tự do và phanh giữ nó. Chìm vào bóng tối để tỏa ra như ánh sáng.
40.
Giữa tia chớp vô thức và phi-hiện hữu hoang dại biến thành thế gian là Lời. Trong truyền thống Ấn Độ, trong Kabbala, ở Herakleitos, ở Böhme. Lời (logo) là cái buộc thiên nhiên với tinh thần. Là cái làm cho phi lí trở nên có lí. Vô nghĩa trở nên có nghĩa. Vô hình trở nên hữu hình. Là cái nâng các sự vật từ vô hình trở nên hữu hình.
Trở thành hữu hình chỉ có nghĩa ngần này: đặt tên. Ngôn ngữ là lửa sống, là cái tạo dựng. Chỉ có cái mà ngôn ngữ nói ra. Bởi vậy truyền thống bảo: Thượng Đế tạo ra thế gian bằng Lời. Theo Kabbala con người đầu tiên biết tên thực của các sự vật. Ở Alexandria người ta dạy rằng Chúa Jezus là thân thể hóa của logo.
41.
Trong truyền thống người ta cũng thử tiếp cận sự xuất hiện của thế gian bằng hình ảnh khác. Kinh Kabbala, thuật giả kim và Böhme cho rằng
https://thuviensach.vn
Thượng Đế đã hãm phanh lửa cháy thiêu của thiên nhiên đầu tiên bằng nước. Bởi vậy ở dân Do Thái biểu tượng của thế gian là tam giác ngược (lửa), ở Herakleitos là preszter - hơi nước của hơi thở nóng bỏng. Sự thống nhất của lửa-nước trong thuật giả kim là muối (sal), vật chất cơ bản của thế gian. Trong Kabbala lửa (és) và nước (samajim) cùng nhau là thế gian vĩnh cửu, hay là thiên đường (samajim).
Đây cùng lúc là biểu tượng của androgünosz, bởi thân thể hóa bản chất của lửa là người đàn ông và của nước là người đàn bà. Sự hiến dâng (tự từ chối bản thân) của đàn bà làm tan chảy đam mê của đàn ông.
Cái vĩnh cửu trên thế gian sẽ tiếp diễn là sự tương đồng và sự lặp lại của cái đã xảy ra trong Thượng Đế ở thời điểm tạo dựng thế gian.
42.
Cả thiên nhiên, cả tinh thần, có vẻ như độc lập với Thượng Đế, bởi Thượng Đế làm cho thế gian có vẻ như độc lập với chính bản thân nó. Bởi vậy Thượng Đế trên thế gian không thể xác định. Ai muốn tìm thấy Thượng Đế, cần phải tháo tung cả thiên nhiên lẫn tinh thần. Thượng Đế sống ở đó, như lửa của sự hiến dâng, như sự tự từ chối bản thân.
43.
Con người chiếm chỗ trong tự nhiên, nơi theo đấy, họ sinh ra giữa những điều kiện như thế nào, có thể sống trong sự mù mờ của một cuộc sống hạnh phúc hay bất hạnh. Con người có thể chiếm chỗ trong tinh thần, nơi theo đấy họ mơ những giấc mơ như thế nào, có thể tưởng tượng như thế nào. Cái này cũng phi-hiện hữu y như cái kia.
Con người còn lại trong khoảng không. Không có gì khác ngoài một cử động, từ thiên nhiên phụt ra tinh thần. Thế gian không có ở nơi khác ngoài trong tia chớp, nơi từ bóng tối sinh ra ánh sáng.
https://thuviensach.vn
44.
“Biểu hiện ra, như màu trắng, như màu đỏ, như màu đen, như màu bạc, như màu mặt trời. Không sống ở trái đất, chẳng ở không khí, biển không nuôi dưỡng.
Không tỏa sáng trong các ngôi sao, không lóe lên trong tia chớp, không nhìn thấy cả ở các đám mây, cả trong gió không, cả trong các vị thần không, không có ở Mặt Trăng, không cả ở Mặt Trời.
Không có trong thơ ca, không có trong các bài hát hiến dâng, trong các quốc ca cũng không, trong các bài ca tôn danh cũng không, trong lời thề cũng không nốt.
Vượt qua sự tăm tối, bất khả chiến bại, nếu giây phút cuối cùng đến, ngay cả cái chết cũng tan ra trong nó. Nhỏ hơn cả cái nhỏ nhất, sắc hơn dao cạo, và lớn hơn cả những ngọn núi khổng lồ.
Tất cả chúng ta đứng nơi đây, đây là sự bất tử, đây là Brahman, là đấng tối cao, hởi mọi thực thể xuất thân từ đó và chìm đắm vào đó. Không biết bệnh tật là gì, đấng vĩ đại kẻ như bầu trời, bao phủ tất cả. Chỉ biến thành Lời, các vị thông thái nói thế.
Đấy là nền tảng của thế gian, và ai nhận biết được, kẻ đó bất tử” (Szanatszudzsata parvan).
45.
Nhận thức về Thượng Đế của Phúc Âm nằm trên nền tảng thấu hiểu được sự tự chối bỏ bản thân của Thượng Đế. Rằng, Thượng Đế rút lui khỏi thế gian, không can thiệp vào số phận của bất cứ ai, bằng bất cứ biện pháp nào và làm chứng cho sự kính trọng quyết định tự do của tất cả mọi người.
Truyền thống Do Thái luôn biết về điều này. Muộn hơn người ta đặt tên điều này là zimzum. Chúa Jezus chắc chắn kinh nghiệm được sự vinh danh và sự toàn trí toàn năng của Thượng Đế.
https://thuviensach.vn
Sự cao cả của Thượng Đế nhìn thấy trong sự tế nhị không chặn đường của bất cứ ai và bất cứ cái gì. Trong sự âu yếm, khi cho phép, trong sự trìu mến, khi tránh ra. Như cái cách Thượng Đế luôn biết thốt lên: hãy theo như ý muốn của con. Trong sự nhún nhường, khi chịu đựng sự điên rồ và đểu cáng, khi chịu đựng sự bất công và sự ô nhục.
Điều làm lay động Chúa Jezus không phải là sức mạnh khủng khiếp và tri thức không gì so sánh nổi, cũng như ý nghĩa tốt đẹp, ý chí tạo dựng thế gian của Thượng Đế, khiến Chúa Jezus phải cúi rạp xuống. Điều khởi động trái tim Chúa: Thượng Đế là người cha, người Chúa Jezus không thờ mà yêu. Là người cha đưa bản thân mình ra không lựa chọn cho tất cả mọi người, người cha chăm lo, cao thượng và hiền hậu, người cho thế gian tất cả bản thân mình, đặt mình dưới sự phập phồng của vô vàn đời sống, và giữ lại cho mình đến một tia lửa cũng không.
46.
“Điều lớn nhất vầ nhiều nhất - Kierkegaard nói - có thể làm được với một thực thể sống, cho nó nhiều hơn bất cứ của cải nào, là để cho nó tự do. Nhưng để ai đấy làm được điều này, cần phải trở thành toàn năng...
Bởi vì duy nhất chỉ toàn năng biết rút lại sự thể hiện của nó vào chính nó để người nào đứng trong vòng ảnh hưởng đó vẫn ở lại một cách độc lập. Để một người khác hoàn toàn được tự do, con người duy nhất cũng không có khả năng làm nổi.
Bởi vì nếu ai đứng về phía quyền lực sẽ ở trong quyền lực, và không có khả năng không sử dụng quyền lực của nó. Chỉ sự toàn năng biết cho, và cùng lúc biết lấy lại chính bản thân mình. Tất cả mọi quyền lực hữu hạn đều mang đến vị trí phụ thuộc. Chỉ quyền lực Thượng Đế tạo ra sự độc lập”.
47.
https://thuviensach.vn