🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mindset - Tâm Lý Học Thành Công
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Contents
CHƯƠNG I
HAI LOẠI TƯ DUY
TẠI SAO CHÚNG TA KHÁC NHAU?
TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU NÀY CÓ Ý NGHĨA GÌ VỚI BẠN?
HAI LOẠI TƯ DUY
CÁI NHÌN TỔNG THỂ VỀ HAI LỐI TƯ DUY
CÓ GÌ MỚI?
TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN: AI LÀ NGƯỜI CÓ CÁI NHÌN ĐÚNG ĐẮN VỀ NHỮNG KHẢ NĂNG VÀ GIỚI HẠN CỦA MÌNH?
SÁNG TẠO
PHÁT TRIỂN TƯ DUY
CHƯƠNG 2
BÊN TRONG TƯ DUY
THÀNH CÔNG LÀ KHI HỌC ĐƯỢC GÌ ĐÓ – HAY CHỨNG TỎ LÀ BẠN THÔNG MINH?
HƠN CẢ MỘT CÂU ĐỐ
SÓNG NÃO CŨNG THỂ HIỆN ĐIỀU NÀY
ƯU TIÊN CỦA BẠN LÀ GÌ?
CĂN BỆNH CEO
VƯƠN XA
LÀM NHỮNG ĐIỀU-KHÔNG-THỂ
HÀI LÒNG VỚI NHỮNG ĐIỀU CHẮC CHẮN
https://thuviensach.vn
BẠN CẢM THẤY THÔNG MINH KHI NÀO: KHI KHÔNG MẮC SAI LẦM, HAY KHI ĐANG HỌC HỎI?
NẾU BẠN ĐÃ CÓ KHẢ NĂNG, TẠI SAO BẠN CÒN CẦN PHẢI HỌC?
ĐIỂM KIỂM TRA QUYẾT ĐỊNH CON NGƯỜI BẠN – VĨNH VIỄN
MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ TIỀM NĂNG
CHỨNG TỎ RẰNG MÌNH ĐẶC BIỆT
ĐẶC BIỆT, ƯU TÚ, XỨNG ĐÁNG
LỐI TƯ DUY THAY ĐỔI ĐỊNH NGHĨA VỀ THẤT BẠI
ĐỪNG ĐỂ KHOẢNH KHẮC ĐỊNH NGHĨA BẠN
THÀNH CÔNG CỦA TÔI LÀ THẤT BẠI CỦA BẠN
LƯỜI BIẾNG, GIAN LẬN, ĐỔ LỖI: KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG THỨC CỦA THÀNH CÔNG
TƯ DUY VÀ TRẦM CẢM
TƯ DUY THAY ĐỔI ĐỊNH NGHĨA VỀ NỖ LỰC
CHÚ NGỰA SEABISCUIT
NỖ LỰC NHIỀU: RỦI RO CAO
NỖ LỰC ÍT: RỦI RO CAO
BIẾN KIẾN THỨC THÀNH HÀNH ĐỘNG
HỎI VÀ ĐÁP
CHƯƠNG 3
SỰ THẬT VỀ NĂNG LỰC VÀ THÀNH TỰU
TƯ DUY VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
HỘI CHỨNG NGẠI CỐ GẮNG
BỘ NÃO
LÊN ĐẠI HỌC
MỌI NGƯỜI ĐỀU BÌNH ĐẲNG?
https://thuviensach.vn
MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ THỂ LÀM TỐT KHÔNG?
MARVA COLLINS
CẤP ĐỘ NĂNG LỰC: THEO DÕI
TỔNG KẾT
NĂNG LỰC VỀ NGHỆ THUẬT CÓ PHẢI DO BẨM SINH?
JACKSON POLLOCK
SỰ NGUY HIỂM CỦA NHỮNG LỜI KHEN VÀ VIỆC DÁN NHÃN TÍCH-CỰC NHỮNG NHÃN DÁN TIÊU CỰC VÀ ẢNH HƯỞNG
TÔI CÓ THUỘC VỀ NƠI NÀY?
TIN VÀO Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHÁC
KHI VIỆC ĐƯỢC NHƯ Ý MUỐN
CHƯƠNG 4
THỂ THAO: TƯ DUY CỦA MỘT NHÀ VÔ ĐỊCH
Ý TƯỞNG VỀ MỘT TÀI NĂNG THIÊN BẨM
MICHAEL JORDAN
BABE RUTH
NGƯỜI PHỤ NỮ NHANH NHẤT THẾ GIỚI
NGƯỜI CÓ TÀI NĂNG THIÊN BẨM KHÔNG CẦN CỐ GẮNG
IQ TRONG THỂ THAO
BỀN CHÍ
NÓI THÊM VỀ TÍNH BỀN BỈ
BỀN BỈ, TRÁI TIM, Ý CHÍ, VÀ TÂM TRÍ CỦA MỘT NHÀ VÔ ĐỊCH ĐỨNG VỮNG TRÊN ĐỈNH CAO
THÀNH CÔNG LÀ GÌ?
THẤT BẠI LÀ GÌ?
CHỦ ĐỘNG TẠO RA THÀNH CÔNG
https://thuviensach.vn
TRỞ THÀNH NGÔI SAO CÓ Ý NGHĨA GÌ?
MỌI MÔN THỂ THAO ĐỀU LÀ MÔN THỂ THAO ĐỒNG ĐỘI LẮNG NGHE TƯ DUY
CHƯƠNG 5
DOANH NGHIỆP: TƯ DUY VÀ LÃNH ĐẠO
ENRON VÀ TƯ DUY VỀ TÀI NĂNG
NHỮNG TỔ CHỨC BIẾT CÁCH PHÁT TRIỂN
MỘT NGHIÊN CỨU VỀ TƯ DUY VÀ QUYẾT ĐỊNH TRONG LÃNH ĐẠO LÃNH ĐẠO VỚI TƯ DUY CỐ ĐỊNH
CEO VÀ NHỮNG CÁI TÔI KHỔNG LỒ
CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VỚI TƯ DUY CỐ ĐỊNH TRONG THỰC TẾ IACOCCA: TÔI LÀ MỘT NGƯỜI HÙNG
ALBERT DUNLAP: TÔI LÀ MỘT NGÔI SAO
NHỮNG CHÀNG TRAI THÔNG MINH NHẤT LỚP
KHI MỘT NÚI CÓ HAI HỔ
VÔ ĐỊCH VÀ XỨNG ĐÁNG
NHỮNG NGƯỜI SẾP TÀN ĐỘC
NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO CÓ TƯ DUY PHÁT TRIỂN
JACK: LẮNG NGHE, GHI NHẬN, BỒI DƯỠNG
LOU: THOÁT RA KHỎI TƯ DUY CỐ ĐỊNH
ANNE: HỌC HỎI, VỮNG VÀNG VÀ SO SÁNH
MỘT CUỘC NGHIÊN CỨU VỀ TƯ DUY NHÓM
TƯ DUY NHÓM THAY VÌ THẢO LUẬN
KHI NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐƯỢC NỊNH ĐI LÀM
NGƯỜI THƯƠNG THUYẾT: BẨM SINH HAY LUYỆN TẬP?
https://thuviensach.vn
ĐÀO TẠO TRONG DOANH NGHIỆP: NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐƯỢC SINH RA HAY DO RÈN LUYỆN?
NGƯỜI LÃNH ĐẠO: SINH RA HAY ĐƯỢC TẠO RA?
TƯ DUY TỔ CHỨC
CHƯƠNG 6
CÁC MỐI QUAN HỆ: TƯ DUY TRONG TÌNH YÊU
CÁC MỐI QUAN HỆ KHÔNG GIỐNG NHAU
TƯ DUY TRONG TÌNH YÊU
ĐỐI PHƯƠNG NHƯ KẺ THÙ
CẠNH TRANH: AI LÀ NGƯỜI TỐT HƠN?
TÌNH BẠN
SỰ NHÚT NHÁT
KẺ ĂN HIẾP – NẠN NHÂN: TRẢ THÙ
NHỮNG KẺ BẮT NẠT NÀY LÀ AI?
NẠN NHÂN VÀ SỰ TRẢ THÙ
CÁCH GIẢI QUYẾT?
CHƯƠNG 7
CHA MẸ, GIÁO VIÊN, VÀ HUẤN LUYỆN VIÊN:
TƯ DUY TỚI TỪ ĐÂU?
PHỤ HUYNH (VÀ GIÁO VIÊN):
THÔNG ĐIỆP VỀ THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI
THÔNG ĐIỆP VỀ THÀNH CÔNG
THÔNG ĐIỆP VỀ QUÁ TRÌNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
THÔNG ĐIỆP VỀ THẤT BẠI
TRẺ EM TIẾP THU NHỮNG THÔNG ĐIỆP
GIÁO VIÊN (VÀ PHỤ HUYNH)
https://thuviensach.vn
NHỮNG GIÁO VIÊN VĨ ĐẠI
NHỮNG TIÊU CHUẨN CAO VÀ MỘT MÔI TRƯỜNG NUÔI DƯỠNG
NHỮNG TIÊU CHUẨN CAO VÀ MỘT MÔI TRƯỜNG NUÔI DƯỠNG – TIẾP TỤC
NHỮNG HỌC SINH CÁ BIỆT
GIÁO VIÊN CÓ TƯ DUY PHÁT TRIỂN: HỌ LÀ AI?
HUẤN LUYỆN VIÊN: THẮNG NHỜ TƯ DUY.
HUẤN LUYỆN VIÊN CÓ TƯ DUY CỐ ĐỊNH TRONG THỰC TẾ
HUẤN LUYỆN VIÊN CÓ TƯ DUY PHÁT TRIỂN TRONG THỰC TẾ
ĐÂU LÀ KẺ THÙ: THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI?
TƯ DUY PHÁT TRIỂN LỆCH LẠC
THẾ NÀO LÀ/KHÔNG LÀ TƯ DUY PHÁT TRIỂN?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ TƯ DUY PHÁT TRIỂN (THỰC SỰ)?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRUYỀN LẠI TƯ DUY PHÁT TRIỂN?
DI SẢN CỦA CHÚNG TA
CHƯƠNG 8
THAY ĐỔI TƯ DUY
TIN TƯỞNG LÀ CHÌA KHÓA TỚI HẠNH PHÚC (VÀ KHỔ ĐAU)
TƯ DUY GIÚP TA TIẾN XA HƠN
NHỮNG BÀI GIẢNG VỀ TƯ DUY
HỘI THẢO VỀ TƯ DUY
BRAINOLOGY
NÓI THÊM VỀ SỰ THAY ĐỔI
CHO BẢN THÂN CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN
NHỮNG KẾ HOẠCH BẠN SẼ THỰC HIỆN (HOẶC KHÔNG)
CẢM THẤY TỆ NHƯNG VẪN LÀM TỐT
https://thuviensach.vn
TÂN BINH TIỀM NĂNG
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG MUỐN THAY ĐỔI
TÔI XỨNG ĐÁNG: CẢ THẾ GIỚI NÀY NỢ TÔI
TỪ CHỐI: TÔI HÀI LÒNG VỚI CUỘC SỐNG
THAY ĐỔI TƯ DUY CỦA CON CÁI
NHỮNG THẦN ĐỒNG CÓ TƯ DUY CỐ ĐỊNH
KHI NỖ LỰC KHÔNG ĐEM LẠI KẾT QUẢ NHƯ Ý MUỐN TƯ DUY VÀ Ý CHÍ
CƠN GIẬN
TƯ DUY PHÁT TRIỂN VÀ KIỂM SOÁT BẢN THÂN DUY TRÌ SỰ THAY ĐỔI
HÀNH TRÌNH TỚI TƯ DUY PHÁT TRIỂN (THỰC SỰ) CUỘC HÀNH TRÌNH: BƯỚC 1
CUỘC HÀNH TRÌNH: BƯỚC 2
CUỘC HÀNH TRÌNH: BƯỚC 3
HỌC VÀ GIÚP NHỮNG NGƯỜI KHÁC CÙNG HỌC CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC
LỜI NGƯỜI DỊCH
https://thuviensach.vn
134.189 từ, 272 trang, 3 tháng ròng, và gần trăm lần muốn bỏ cuộc. Nhưng giờ đây, sau khi đã dịch xong những dòng cuối cùng của cuốn sách, tôi đã chứng minh được với bản thân rằng Mình có thể làm được điều này. Các bạn hẳn vẫn nhớ được những khó khăn, vất vả khi lần đầu tiên làm việc gì đó đúng không? Đây, đây là lần đầu tiên tôi dịch sách.
Tại sao tôi lại chọn cuốn sách này là tác phẩm dịch đầu tiên? Có lẽ là vì đây là cuốn sách tổng hợp lại một cách có hệ thống nhất những gì mà bao năm nay tôi luôn muốn nói với những người mà tôi yêu thương. Tôi cũng từng là một người có Tư Duy Cố Định (một định nghĩa các bạn sẽ được học trong cuốn sách này), và có những đặc điểm kinh điển của lối tư duy này. Tôi không dám thử điều gì mới, dễ dàng bỏ cuộc trước một việc gì đó có thể làm lộ ra khuyết điểm của mình, và luôn lo lắng rằng mình trông ngu ngốc trong mắt mọi người. Thế rồi, bằng một cách nào đó, tư duy tôi tự thay đổi từ lúc nào không biết. Vẫn là cảm giác bồn chồn khi muốn thử làm điều mới, nhưng giờ đây nó là sự phấn khích, kích thích, và tôi vẫn lao đầu vào làm điều làm tôi e ngại. Vẫn có lúc tôi cảm thấy nản chí trước một nhiệm vụ khó khăn, nhưng rồi tôi lại ép mình phải tiếp tục và hoàn thiện nó. Trước đây khi có ai đó cho rằng tôi không làm được điều gì đó, tôi sẽ làm điều ngược lại để chứng tỏ rằng họ sai. Giờ đây dù có người nói với tôi điều đó hay không, tôi cũng vẫn không ngừng tìm những điều mới mẻ để thử thách bản thân, và lần này không phải là vì ai đó, hay vì sự sĩ diện, mà vì chính sự phát triển của bản thân tôi. Có những thứ mà trước đây tôi nghĩ mình sẽ không thể thay đổi được, nhất là những gì thuộc về tính cách đã sống cùng tôi 25 năm, vậy mà giờ tôi đã xóa bỏ được tương đối (nếu không muốn nói là hoàn toàn) những thói quen đó. Quan trọng hơn, giờ tôi luôn cảm thấy vui mừng mỗi khi có ai đó nhìn thấy và chỉ ra cho tôi những khuyết điểm: “Cảm ơn nhé! Tôi sẽ sửa nó! Còn khuyết điểm nào nữa không? Nói tiếp đi! Nói tiếp đi!!!” mà không hề cảm thấy bị tự ái – vẫn xấu hổ, nhưng không tự ái.
https://thuviensach.vn
Cuộc sống của tôi khi có lối tư duy mới (tôi vẫn không biết mình đã có tư duy mới cho tới khi đọc cuốn sách này) trở nên đầy ắp những cơ hội, và tôi trở nên bận rộn hơn bao giờ hết: lúc nào cũng có những thử thách mới đầy kích thích chờ tôi vượt qua, nhìn ai cũng thấy có điểm đáng để mình học hỏi, và tôi trở thành một con người tốt hơn mỗi ngày. Nhận ra được lợi ích của những phát hiện ấy, tôi rất muốn truyền lại những điều tôi tự ngộ ra được với gia đình, bạn bè và những người khác nữa. Nhưng chỉ nói những điều mình tự phát hiện ra bằng bản năng, trải nghiệm và việc lúc nào cũng nhìn lại bản thân để chỉnh sửa những khuyết điểm có vẻ không đem lại nhiều sức thuyết phục lắm tới mọi người.
Vậy nên khi đọc những trang đầu của cuốn sách này, tôi đã đọc ngấu nghiến nó trong 2 ngày, bởi nó đã giải thích được những gì tôi đã trải qua bằng những khám phá khoa học rất rõ ràng. Tôi thực sự rất muốn tất cả mọi người đều đọc được nó, nhưng tiếc thay nó lại bằng tiếng Anh. Sau một thời gian đắn đo, cuối cùng tôi quyết định bắt đầu dự án dịch sách.
Trong khi dịch, tôi đã cố gắng dùng ý hiểu của mình, sắp xếp lại theo văn phong tiếng Việt, làm sao cho sát nghĩa nhất có thể với bản gốc. Tuy nhiên, một số chi tiết (nhỏ, không quan trọng) chỉ có nghĩa trong văn hóa Mỹ, nên tôi đã lược bỏ bớt, vì vậy bản dịch của tôi sẽ giống với bản gốc chỉ 98%. Có một số chỗ các bạn sẽ thấy tôi dùng lặp từ, đôi khi là vì văn vẻ của tôi hạn chế, phần lớn là vì bản gốc của tác giả cũng lặp lại những từ như vậy.
Tôi mong rằng, với những gì được trình bày trong sách, tất cả mọi người sẽ đều rút ra và áp dụng được những bài học quý báu ở tất cả các lĩnh vực. Chúc mọi người sẽ nhìn cuộc sống theo một góc nhìn mới mẻ hơn, có ích hơn, hạnh phúc hơn sau khi đọc cuốn sách này.
Rất mong sẽ nhận được những phản hồi về bản dịch cũng như những câu chuyện của mọi người kể về những thay đổi dựa theo những gì
https://thuviensach.vn
đã học trong sách. Mọi người có thể gửi những câu chuyện qua cho tôi qua địa chỉ email [email protected], chúng ta có thể trao đổi để cùng nhau phát triển, tiến bộ hơn.
Thân,
Trung Hà (Aiken).
GIỚI THIỆU
Một hôm, một số sinh viên ngồi nói chuyện với tôi và gợi ý tôi nên viết quyển sách này. Các bạn ấy muốn tất cả mọi người đều có thể sử dụng những kiến thức trong cuốn sách này để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây là điều mà tôi vốn đã muốn làm từ rất lâu, và giờ tôi coi nó như là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Cuốn sách này có một phần dựa trên những nền tảng về tâm lý học có liên quan tới sức mạnh của niềm tin. Đôi khi chúng ta có thể nhận thức được những niềm tin này, có thể không, nhưng chúng có ảnh hưởng rất lớn tới việc chúng ta muốn gì, hay việc chúng ta có thành công trong việc giành lấy những thứ ta muốn hay không. Những nền tảng tâm lý học còn chỉ ra việc thay đổi niềm tin của một người – dù là những niềm tin nhỏ nhất – cũng có thể có hiệu ứng lớn lao tới mức nào.
https://thuviensach.vn
Trong cuốn sách này, các bạn sẽ được học làm thế nào mà một niềm tin hết sức đơn giản về bản thân bạn – niềm tin mà chúng tôi khám phá ra trong quá trình nghiên cứu – sẽ là kim chỉ nam trong phần lớn đường đời của bạn. Nói chính xác hơn, nó sẽ định hướng bạn trong toàn bộ quá trình phát triển của bạn. Phần lớn những thứ mà bạn định nghĩa là “nét tính cách của bạn” đều được sinh ra từ Tư Duy, và phần lớn những thứ ngăn cản bạn khai thác hết tiềm năng của mình cũng bắt nguồn từ Tư Duy.
Chưa có một cuốn sách nào giải thích về Tư Duy và hướng dẫn mọi người làm thế nào để áp dụng chúng vào cuộc sống. Các bạn sẽ hiểu tại sao có những người lại thành công trong các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, thể thao, kinh doanh, và có những người lại đáng-nhẽ-có-thể-thành-công nhưng-lại-thất-bại. Bạn sẽ thấy hiểu hơn về người bạn đời, sếp, bạn bè, và những đứa con của mình. Bạn sẽ được hướng dẫn làm thế nào để giải thoát thứ gông cùm đang kìm hãm sự phát triển của bản thân, cũng như của người khác.
Tôi cảm thấy rất vinh dự khi được chia sẻ những điều này với các bạn. Bên cạnh những con người mà tôi gặp trong quá trình nghiên cứu, ở mỗi chương, tôi còn thêm vào những câu chuyện tôi góp nhặt được từ báo chí, cũng như từ chính trải nghiệm của bản thân, để các bạn hiểu rõ hơn ứng dụng thực tế của Tư Duy trong đời thường. (Trong phần lớn các tình huống, tên và thông tin cá nhân của nhân vật đã được thay đổi; tôi cũng một vài lần tổng hợp nhiều trường hợp làm một để làm rõ một luận điểm nào đó. Một số các cuộc đối thoại được trích ra từ trí nhớ, và tôi đã cố nhớ lại càng chính xác càng tốt.)
Ở cuối mỗi chương, đặc biệt là chương cuối, tôi đều gợi ý cho các bạn các cách để ứng dụng bài học ở các chương – cách để nhận biết lối Tư Duy bạn đang có, hiểu cách nó vận hành, và cách để thay đổi nó nếu bạn muốn.
https://thuviensach.vn
Vài lời về ngữ pháp. Tôi nắm chắc ngữ pháp, tôi yêu ngữ pháp, nhưng tôi không phải lúc nào cũng dùng đúng trong cuốn sách này. Tôi bắt đầu nhiều câu bằng Và và Nhưng. Tôi kết thúc nhiều câu bằng giới từ. Tôi dùng từ họ trong những ngữ cảnh đáng nhẽ nên dùng từ anh ấy hay cô ấy. Tôi viết như vậy để ngôn từ không trở nên trịnh trọng quá, và để vào thẳng vấn đề cho dễ. Và tôi mong những độc giả khó tính sẽ bỏ qua cho tôi.
Một vài lời về bản cập nhật này. Tôi cảm thấy tôi cần phải thêm một số thông tin mới vào một vài chương trong cuốn sách này. Tôi đã thêm nghiên cứu mới của chúng tôi về tư duy trong doanh nghiệp ở chương 5 (Doanh nghiệp). Phải, doanh nghiệp cũng có thể có Tư Duy. Tôi thêm một phần mới về Tư Duy Phát Triển Lệch Lạc ở chương 7 (Phụ Huynh, Giáo Viên và Huấn Luyện Viên) sau khi tôi học được rằng những cách sáng tạo mà mọi người hiểu và ứng dụng Tư Duy Phát Triển không phải lúc nào cũng đúng. Tôi cũng thêm “Hành trình tới một Tư Duy Phát Triển Thực Sự” ở chương 8 (Thay Đổi Tư Duy) bởi rất nhiều người đã yêu cầu tôi cung cấp thêm thông tin về cách bắt đầu cuộc hành trình ấy. Tôi mong rằng những cập nhật này sẽ hữu ích cho các bạn.
Tôi muốn nhân cơ hội này để cảm ơn tới tất cả những người đã giúp đỡ tôi thực hiện các nghiên cứu cũng như hoàn thiện cuốn sách này. Các sinh viên của tôi đã giúp những nghiên cứu này trở nên hết sức thú vị. Tôi mong họ cũng học được từ tôi nhiều như tôi học được từ họ. Tôi cũng muốn cảm ơn các tổ chức đã hỗ trợ các nghiên cứu của chúng tôi: William T. Grant Foundation, National Science Foundation, Department of Education, National Institute of Mental Health, National Institute of Child Health and Human Development, Spencer Foundation, và Raikes Foundation.
Những người ở Random House là đội ngũ truyền cảm hứng nhiều nhất mà tôi từng gặp: Webster Younce, Daniel Menaker, Tom Perry, và nhất
https://thuviensach.vn
là Caroline Sutton và Jannifer Hershey, hai nhà biên tập của tôi. Sự hào hứng về cuốn sách và những gợi ý của hai người thực sự đã tạo nên sự khác biệt. Tôi muốn cảm ơn quản lý tuyệt vời của tôi, Giles Anderson, cũng như Heidi Grant – người đã giúp tôi liên lạc với Giles.
Cảm ơn tất cả những người đã cung cấp thông tin và phản hồi cho tôi, nhưng tôi đặc biệt cảm ơn Polly Shulman, Richard Dweck, và Maryann Peshkin vì những bình luận chi tiết và sâu sắc của họ. Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn chồng tôi, David, vì tình yêu và nhiệt huyết của anh đã đem lại cho cuộc đời tôi một chiều không gian mới. Những giúp đỡ của anh trong việc hoàn thành cuốn sách này là vô cùng lớn lao.
Nghiên cứu của tôi là về sự phát triển, và nghiên cứu này đã giúp tôi bồi dưỡng sự phát triển của riêng mình. Tôi mong rằng nghiên cứu cũng sẽ giúp ích cho bạn.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG I
https://thuviensach.vn
HAI LOẠI TƯ DUY
Khi tôi còn là một nghiên cứu sinh trẻ tuổi, một điều xảy ra đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Khi đó, tôi bị ám ảnh với việc phải hiểu cho bằng được cách một người đối mặt với thất bại, và tôi quyết định sẽ nghiên cứu điều này bằng cách quan sát cách những học sinh đối phó với những câu hỏi khó. Tôi bèn đưa một vài đứa trẻ vào trong một lớp học, cho chúng thư giãn thoải mái, sau đó đưa cho chúng một tập các câu đố cho chúng giải. Những câu đầu tiên tương đối dễ, nhưng càng về sau chúng càng khó hơn. Trong lúc bọn trẻ nhăn nhó, cắn bút suy nghĩ, tôi quan sát, ghi lại cách chúng xử lý các câu đố và phân tích xem chúng đang nghĩ và cảm thấy gì. Mặc dù tôi đã dự liệu từ trước rằng mỗi đứa trẻ sẽ đối phó với khó khăn theo những cách khác nhau, nhưng điều tôi quan sát được lại làm tôi hết sức bất ngờ.
Khi gặp phải những câu đố khó, một cậu bé 10 tuổi vò đầu bứt tai, xoa hai tay với nhau, liếm môi và kêu lên sung sướng: “Con cực thích mấy câu khó khó kiểu này!”. Một cậu bé khác, cũng đang chật vật với câu hỏi khó, nhìn tôi cười hài lòng và nói: “Mấy câu này khó thật, đúng như con mong đợi”.
Điều gì đã xảy ra với hai cậu bé này? Trước đó tôi luôn nghĩ rằng hoặc là bạn sẽ tránh gặp thất bại, hoặc là bạn sẽ thất bại. Tôi chưa từng nghĩ có người sẽ thích thất bại. Chẳng lẽ mấy đứa trẻ này đến từ hành tinh khác hay sao?
Mỗi người trong chúng ta đều có một tấm gương nào đó để noi theo, một người quan trọng sẽ chỉ ra cho bạn đường đi nước bước vào những giây phút quan trọng. Những đứa trẻ này chính là tấm gương của tôi.
https://thuviensach.vn
Rõ ràng là chúng biết điều mà tôi không biết, và tôi quyết phải tìm cho ra điều đó là gì – để hiểu lối tư duy nào có thể biến thất bại thành cơ hội.
Vậy điều những đứa trẻ này biết là gì? Chúng hiểu rằng, những phẩm tính của con người, ví dụ trí thông minh, đều có thể trau dồi được. Và đó là điều mà chúng đang làm – chúng đang trở nên thông minh hơn (bằng cách làm những câu hỏi khó). Không những chúng không bị nản lòng vì thất bại (không giải được câu đố), mà chúng còn không nghĩ rằng chúng đang thất bại. Chúng nghĩ rằng chúng đang học hỏi.
Mặt khác, tôi đã luôn nghĩ rằng phẩm chất của con người mãi bất biến như được khắc vào đá. Bạn nếu không thông minh thì sẽ là đần độn, và thất bại tức là bạn không thông minh. Đơn giản vậy thôi. Nếu bạn có thể lên kế hoạch để thành công và tránh thất bại hết mức có thể, bạn sẽ luôn giữ được sự thông minh của mình. Mắc sai lầm, kiên trì hay phải vất vả làm điều gì đó là những điều tôi cố gắng không bao giờ làm.
Phẩm chất con người là thứ bồi dưỡng được hay bất biến là vấn đề đã được bàn luận từ lâu. Ý nghĩa của những ý kiến này với bạn mới là điều mà ít ai đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi bạn cho rằng trí thông minh, hay tính cách là thứ mà bạn có thể phát triển; và điều gì sẽ xảy ra khi bạn cho rằng điều ngược lại mới đúng? Trước tiên, hãy cùng nhìn lại về bản chất con người, sau đó hẵng quay lại những câu hỏi này nhé.
https://thuviensach.vn
TẠI SAO CHÚNG TA KHÁC NHAU?
Từ thời xa xưa, con người đã nghĩ khác nhau, làm khác nhau, và phát triển khác nhau. Chắc chắn đã có người đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta khác nhau – tại sao lại có người thông minh hơn, đạo đức hơn – và liệu có điều gì làm những sự khác biệt đó bất biến không? Các chuyên gia đứng đều về hai phía. Một số cho rằng những khác biệt này bắt nguồn từ sự khác nhau về mặt thể chất, vì thế khác biệt là không thể tránh khỏi và cũng không thể thay đổi được. Hàng nhiều năm liền, những tuyên bố về sự khác biệt trong thể chất này bao gồm sự lồi lõm ở xương sọ, kích thước và hình dạng của xương sọ, và ngày nay, người ta thêm vào yếu tố gen di truyền nữa.
Số còn lại lại cho rằng, môi trường nuôi dưỡng, những trải nghiệm, viêc luyện tập hay cách thức học tập mới làm nên sự khác biệt giữa người với người. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng một trong những người cực kỳ ủng hộ quan điểm này là Alfred Binet, người phát minh ra bài kiểm tra trí thông minh IQ. Chẳng phải bài kiểm tra IQ vốn là để đưa ra một giá trị nhất định cho trí thông minh của một người hay sao? Thực tế không phải thế. Binet, một người Pháp làm việc ở Paris vào những năm đầu của thế kỉ 20, đã thiết kế ra bài kiểm tra này để lọc ra những đứa trẻ nào không tiếp thu được nhiều kiến thức từ các trường công, từ đó thiết kế ra những chương trình giáo dục mới có thể giúp chúng bắt kịp với giáo trình học. Mặc dù không phủ nhận có sự khác biệt về trí thông minh giữa những đứa trẻ, Binet tin rằng học tập và rèn luyện có thể đem lại những thay đổi rất lớn về trí tuệ. Dưới đây là đoạn trích từ một trong những cuốn sách thành công nhất của ông, Modern Ideas about Children - trong đó ông đã tổng hợp những nghiên cứu của ông với hàng trăm trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc học tập:
https://thuviensach.vn
Một vài nhà triết học hiện đại… tin rằng trí tuệ của một người là một con số cố định, không thể phát triển. Chúng ta phải phản đối và đứng lên chống lại sự bi quan đầy bi quan này… Bằng việc rèn luyện, luyện tập, và quan trọng nhất là phương pháp đúng đắn, chúng ta có thể tăng cường sự tập trung, trí nhớ, khả năng đánh giá để trở nên thông minh hơn.
Ai mới là người đúng? Ngày nay, phần lớn các chuyên gia đều đồng ý rằng vấn đề này không hoàn toàn đúng mà cũng không hoàn toàn sai. Trí thông minh không hoàn toàn do gen, cũng không hoàn toàn dựa vào môi trường nuôi dưỡng. Ngay từ khi một người mới sinh ra, cả hai yếu tố này đều liên quan tới nhau, cùng đóng góp xây dựng nên một con người. Trong thực tế, như Gilbert Gottlieb, một nhà thần kinh học lừng danh, đã nói, không những gen và môi trường phải “hợp tác” với nhau trong sự phát triển cá nhân, mà gen còn đòi hỏi dữ liệu được đưa vào từ môi trường thì mới có thể hoạt động được tốt.
Cùng với đó, trái với các hiểu lầm cũ kỹ trước đây, các nhà khoa học đang nhận ra rằng con người có khả năng học tập, cũng như bộ não con người có khả năng phát triển trong suốt cuộc đời của họ. Đương nhiên, mỗi người có một mã gen độc nhất. Mọi người có thể có điểm xuất phát khác nhau về tính cách hay khả năng, nhưng sự thật là kinh nghiệm chúng ta thu được, sự rèn luyện và những cố gắng chúng ta bỏ ra sẽ đưa ta đi nốt phần đường còn lại. Robert Sternberg, nhà nghiên cứu nổi tiếng ngày nay về trí thông minh, từng viết rằng yếu tố quan trọng quyết định xem ta có giỏi một thứ gì đó hay không “không phải là một thứ gì đó bẩm sinh hay cố định, mà
https://thuviensach.vn
là sự nỗ lực có chủ đích”. Hay, như Binet từng nói, những người sinh ra đã thông minh chưa chắc đã là người thông minh nhất ở cuối chặng đường.
https://thuviensach.vn
TẤT CẢ NHỮNG ĐIỀU NÀY CÓ Ý NGHĨA GÌ VỚI BẠN?
https://thuviensach.vn
HAI LOẠI TƯ DUY
Nghe các chuyên gia trình bày những kiến thức này là một chuyện. Việc hiểu những kiến thức này ứng dụng thế nào vào bạn là một chuyện khác. Trong suốt 30 năm, nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng hướng quan điểm mà bạn chọn để áp dụng sẽ có ảnh hưởng lớn lao tới hướng đi của bạn trong cuộc sống. Nó có thể quyết định liệu bạn có thể trở thành con người mà bạn mong muốn hay không, hay liệu bạn có thể đạt được thứ mà bạn khao khát hay không. Tại sao lại như thế? Làm thế nào mà một niềm tin đơn giản (về trí thông minh) lại có sức mạnh có thể thay đổi tâm lý và cuộc sống của bạn tới vậy?
Khi bạn tin rằng những phẩm chất của mình như chữ được khắc trên đá – Tư Duy Cố Định – niềm tin này sẽ tạo ra trong bạn mong muốn được chứng tỏ bản thânhết lần này tới lần khác. Nếu bạn chỉ có một “lượng” trí thông minh nhất định, một tính cách nhất định, và một “cái tôi” nhất định, rõ ràng bạn sẽ muốn chứng tỏ rằng bạn rất thông minh, một tính cách rất dễ mến, và một cái tôi riêng biệt. Bạn cảm thấy không an tâm nếu những đặc điểm đó chỉ là vừa đủ trong mắt những người xung quanh.
Một số người trong chúng ta bị gieo lối tư duy này vào đầu từ khi còn rất nhỏ. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã luôn tập trung vào việc trở nên thông minh hơn, nhưng lối Tư Duy Cố Định này được ghi sâu vào tâm trí tôi bởi cô Wilson, giáo viên lớp 6 của tôi. Không như Alfred Binet, cô tin rằng kết quả bài kiểm tra IQ của một người quyết định tương lai người ấy sẽ trở thành người thế nào. Cô xếp chỗ cho chúng tôi dựa theo điểm IQ, và chỉ những bạn nào có điểm IQ cao mới được đứng đầu hàng, mới được phân công trực nhật, hay đem giấy tờ tới cho thầy hiệu trưởng. Ngoài những câu đánh giá khá khó chịu, cô còn tạo ra cho cả lớp một tư duy rằng mọi người đều có chung một mục tiêu duy nhất: Đừng tỏ ra mình
https://thuviensach.vn
dốt, phải thể hiện rằng mình là người thông minh. Còn ai có thể quan tâm hay thích thú với việc học nữa khi con người chúng tôi luôn bị đánh giá mỗi khi cô ấy cho chúng tôi làm bài kiểm tra hay bắt đứng lên phát biểu?
Tôi từng chứng kiến rất nhiều người có chung mục tiêu phải chứng tỏ bản thân này – trong lớp học, trong công việc, và trong cả các mối quan hệ. Mọi tình huống, với họ, đều là dịp để họ chứng minh trí tuệ, tính cách hay phẩm chất của họ. Mọi tình huống đều được đánh giá: Liệu mình sẽ thành công hay thất bại? Mình sẽ trông ngớ ngẩn hay thông minh nếu làm điều đó? Mình sẽ được chấp nhận hay bị từ chối tình cảm? Mình sẽ là người chiến thắng hay kẻ thua cuộc?
Nhưng chẳng phải xã hội chúng ta đánh giá cao trí tuệ, tính cách và phẩm chất hay sao? Việc muốn có những đặc điểm tốt chẳng phải là điều bình thường hay sao? Đúng, nhưng….
Có một lối tư duy mà trong đó, bạn biết rằng những đặc điểm bạn có không phải là những đặc điểm mà bạn sẽ phải sống cùng trong suốt phần đời của bạn, bạn không phải cố lừa phỉnh bản thân và những người khác rằng mình có xe BMW trong khi lo nơm nớp sợ hết giờ thuê. Với lối tư duy này, những thứ bạn có chỉ là điểm khởi đầu của sự phát triển. Lối Tư Duy Phát Triển này được dựa trên niềm tin rằng những phẩm chất cơ bản của bạn là những thứ bạn có thể bồi đắp qua sự cố gắng, các phương pháp hợp lý, và sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Mặc dù mỗi người là một cá thể độc nhất – về mặt tài năng vốn có, mối quan tâm hay tính khí – mọi người đều có thể thay đổi và tiến bộ qua những trải nghiệm và rèn luyện thực tế.
Vậy những người có lối tư duy này có tin rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành người họ muốn, rằng cứ hễ có đủ động lực và nền giáo dục tốt, ai cũng có thể trở thành Eistein hay Beethoven không? Không, nhưng họ tin rằng tiềm năng thực sự của một người là không giới hạn; không thể đưa ra
https://thuviensach.vn
một giới hạn nhất định cho những gì bạn có thể đạt được sau nhiều năm rèn luyện, học tập với niềm đam mê cháy bỏng.
Bạn có biết, Darwin và Tolstoy đã từng bị coi là “bình thường” không? Ngay cả Ben Hogan, một trong những tay gôn vĩ đại nhất thế giới, đã từng bị coi là vụng về và xấu xí khi còn nhỏ không? Hay nhiếp ảnh gia Cindy Sherman, người từng xuất hiện trong hầu hết các danh sách những nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng nhất thế kỉ 20, đã trượt khóa học nhiếp ảnh đầu tiên cô tham gia? Hay Geraldine Page, một trong những nữ diễn viên vĩ đại nhất, đã từng được khuyên là nên từ bỏ nghề diễn vì không có tài năng?
Bạn có thể thấy rằng, niềm tin rằng những phẩm chất đáng ngưỡng mộ đều có thể được gây dựng lên đã tạo ra niềm đam mê trong việc học hỏi. Tại sao phải tốn thời gian đi chứng tỏ với người khác rằng bạn giỏi, trong khi bạn có thể tự mình giỏi lên? Tại sao phải giấu những khuyết điểm của mình trong khi bạn có thể sửa chữa chúng? Tại sao lại chỉ tìm những người bạn chỉ biết vuốt ve cái tôi của bạn, thay vì những người luôn thúc đẩy bạn trở nên tốt hơn? Và tại sao chỉ biết tìm những câu trả lời đã có sẵn, thay vì tạo ra những phương pháp và câu trả lời hay hơn, sáng tạo hơn? Niềm mong muốn vượt qua ngoài giới hạn bản thân, ngay cả khi gặp phải khó khăn hay không có kết quả như bạn mong muốn, là nền tảng của Tư Duy Phát Triển. Đây là lối tư duy cho phép mọi người thành công ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời.
https://thuviensach.vn
CÁI NHÌN TỔNG THỂ VỀ HAI LỐI TƯ DUY
Để giúp các bạn hiểu cách thức hoạt động của hai lối tư duy này, hãy tưởng tượng – càng sinh động càng tốt –bạn là một thanh niên trẻ tuổi đang có một ngày rất tệ:
Hôm nay bạn tới một lớp học rất quan trọng, và bạn cũng rất thích môn học này. Giáo sư trả bài kiểm tra giữa kỳ. Bạn nhận được điểm C+. Bạn cảm thấy rất thất vọng. Tối hôm đó trên đường về nhà, bạn phát hiện bạn nhận vé phạt vì đỗ xe không đúng nơi quy định. Cảm thấy rất ức chế, bạn gọi điện cho đứa bạn thân để xả nhưng người bạn đó có vẻ như không muốn nói chuyện.
Bạn sẽ nghĩ gì trong trường hợp này? Bạn sẽ cảm thấy sao? Sẽ làm gì?
Khi tôi đưa ra tình huống này cho những người có Tư Duy Cố Định, họ nói: “Tôi cảm thấy như bị hắt hủi.” “Tôi là một kẻ thất bại.” “Tôi thật đần độn.” “Tôi thấy tất cả mọi người đều giỏi hơn tôi.” Nói cách khác, họ coi những việc xảy ra tới họ như một thước đo trực tiếp về khả năng và giá trị của họ.
Khi được yêu cầu nhận xét về cuộc đời của mình, họ nói: “Cuộc đời tôi thật đáng thương.” “Nó chả có ý nghĩa gì.” “Cả thế giới đều chống lại tôi.” “Không ai yêu tôi cả, tất cả mọi người đều ghét bỏ tôi.” “Cuộc đời này thật không công bằng và mọi nỗ lực của tôi đều vô nghĩa.” “Chả bao giờ có điều gì tốt đẹp xảy đến với tôi cả.” “Tôi là kẻ xui xẻo nhất thế giới.”
Hãy nhìn lại xem, có phải khủng bố xảy ra không? Nền hòa bình thế giới bị đảo lộn không? Hay đó chỉ đơn giản là một điểm số, một cái vé
https://thuviensach.vn
phạt, và một cuộc gọi không đúng lúc?
Có phải những người này vốn là những người thiếu tự tin hay bi quan không? Không. Khi không gặp phải thất bại, họ vẫn tự tin và lạc quan, sáng suốt và hấp dẫn như những người có Tư Duy Phát Triển.
Vậy họ đối mặt với thất bại thế nào? “Tôi sẽ không bao giờ bỏ công sức và thời gian làm cái gì nữa.” (Nói cách khác, ‘Tôi sẽ không cho ai cơ hội đánh giá mình nữa.’) “Không muốn thức dậy nữa.” “Uống thật say.” “Quát tháo ai đó cho bõ tức.” “Tìm một góc nào đó để lẩn trốn.” “Khóc.” “Đập phá cái gì đó.” “Chả còn muốn làm gì nữa.”
Chả còn muốn làm gì nữa! Khi tôi đưa ra viễn cảnh bên trên, tôi đã cố tình để điểm là C+, thay vì F (ở nước ngoài, F = Fail = trượt), để bài kiểm tra là “giữa kỳ”, thay vì cuối kỳ. Là “vé phạt đỗ xe”, thay vì một vụ tai nạn xe. Là “có vẻ như”, thay vì nói thẳng là người đó không muốn nói chuyện. Không có gì là quá nghiêm trọng xảy ra đây, thế nhưng Tư Duy Cố Định lại tạo ra thứ cảm giác thất bại tuyệt đối, làm tê liệt mọi hứng khởi, đam mê.
Khi tôi hỏi những người có Tư Duy Phát Triển tình huống tương tự, họ trả lời như sau:
“Tôi cần phải cố gắng hơn trên lớp, cẩn thận hơn mỗi khi đỗ xe, và để ý xem có phải bạn tôi đã gặp chuyện không vui không.”
“C+ có nghĩa là tôi đã làm sai chỗ nào đó, nhưng tôi vẫn còn nửa kỳ nữa để kéo điểm số lên.”
Có rất nhiều câu trả lời giống thế này, nhưng chừng đó chắc là đủ để bạn thấy được sự khác biệt. Và những người này đã phản ứng với thất bại thế nào? Một cách trực tiếp:
https://thuviensach.vn
“Tôi sẽ bắt đầu việc học chăm chỉ hơn, hoặc tìm ra phương pháp học tốt hơn cho kỳ tới. Tôi sẽ trả vé phạt, và sẽ nói chuyện với bạn tôi vào lúc khác.”
“Tôi sẽ xem xem tôi đã làm sai ở đâu trong bài kiểm tra vừa rồi, tìm ra cách giải quyết, trả vé phạt, và gọi cho bạn tôi vào hôm sau.”
“Học hành kĩ càng hơn cho bài kiểm tra sau, thảo luận với giảng viên để tham khảo, tìm chỗ đỗ xe cẩn thận hơn, và tìm hiểu xem điều gì đã làm bạn tôi như vậy.”
Việc cảm thấy thất vọng hay tức giận là điều khó có thể tránh khỏi, dù bạn có lối tư duy nào đi chăng nữa. Điểm số thấp hay bị bạn bè ngó lơ là những sự kiện không vui vẻ gì. Vậy nhưng những người có Tư Duy Phát Triển không dùng chúng để dán nhãn bản thân và xua tay vứt bỏ tất cả. Mặc dù họ vẫn cảm thấy khó chịu, họ vẫn sẵn sàng đối mặt với rủi ro, đối diện với thử thách, và không ngừng tìm cách giải quyết chúng.
https://thuviensach.vn
CÓ GÌ MỚI?
Những phát hiện đó có gì mới? Trước giờ có biết bao câu danh ngôn, thành ngữ, tục ngữ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự liều lĩnh và sức mạnh của sự kiên trì, ví dụ như “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, “Thành Rome không được xây trong một ngày”. Điều mới mẻ thú vị ở đây là những người có Tư Duy Cố Định không đồng tình với những câu nói này. Với họ, “Ngay từ đầu không mài sắt thì bạn sẽ không phải chịu thất bại.” “Nếu ngay từ đầu bạn đã không thành công nghĩa là bạn vốn không có khả năng để thành công.” “Nếu Rome không được xây trong một ngày, có lẽ ngay từ đầu đã không nên xây nó”. Nói cách khác, rủi ro và nỗ lực là hai thứ có thể làm lộ ra sự yếu kém của bạn và cho thấy bạn không thể hoàn thành công việc. Bạn sẽ bất ngờ khi biết được độ cứng đầu của những người có Tư Duy Cố Định trong việc từ chối tin vào nỗ lực hay đón nhận sự giúp đỡ từ người khác.
Một điều mới mẻ khác là quan điểm của những người này về việc liều lĩnh và nỗ lực bắt nguồn từ lối tư duy nền tảng của họ. Không phải tự dưng có những người lại nhận ra giá trị của thử thách hay tầm quan trọng của sự cố gắng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng nhận thức này bắt đầu trực tiếp từ Tư Duy Phát Triển. Khi chúng tôi dạy mọi người về Tư Duy Phát Triển, tập trung vào phát triển cá nhân, những ý nghĩ về thử thách và nỗ lực bắt đầu được hình thành. Tương tự vậy, cũng không phải tự nhiên có những người ngại khó khăn, ngại cố gắng. Khi chúng tôi thử (trong một thời gian ngắn) gieo Tư Duy Cố Định vào những người tham gia thử nghiệm, tập trung vào những đặc điểm tính cách cố định, họ trở nên hay né tránh những gì rủi ro và coi thường sự phấn đấu.
Chúng ta thường thấy những cuốn sách có tiêu đề như “10 bí mật của những người thành công nhất thế giới” đầy rẫy trong hiệu sách, và
https://thuviensach.vn
những cuốn sách này có thể có những lời khuyên hữu dụng. Tuy nhiên, chúng thường liệt kê ra những mấu chốt rời rạc, ví dụ như “Phải liều lĩnh!” hay “Tin vào bản thân mình!”. Đành rằng bạn cảm thấy ngưỡng mộ những người làm được những điều đó, những lời khuyên như vậy không chỉ rõ cho bạn thấy chúng kết nối với nhau thế nào, hay làm thế nào để bạn làm được điều đó. Vì thế, bạn có thể sẽ cảm thấy được truyền động lực trong vài ngày đầu, nhưng về cơ bản, bí mật cũng vẫn chỉ là của những người thành công nhất trên thế giới.
Thay vào đó, khi bạn hiểu được Tư Duy Cố Định và Tư Duy Phát Triển, bạn sẽ thấy rõ ràng mối quan hệ nhân quả ở mọi thứ - làm thế nào một niềm tin rằng phẩm chất là thứ bất biến sẽ dẫn tới một chuỗi những suy nghĩ và hành động, và làm thế nào niềm tin rằng phẩm chất là thứ có thể phát triển được sẽ dẫn tới một chuỗi những suy nghĩ và hành động kia, dẫn bạn tới một con đường hoàn toàn khác. Đó là điều mà các nhà tâm lý học như chúng tôi hay gọi là khoảnh khắc “À há!”. Những khoảnh khắc như vậy xảy ra thường xuyên trong các cuộc nghiên cứu khi chúng tôi dạy mọi người về một lối tư duy mới, nhưng tôi cũng hay nhận được các lá thư từ những người đã từng đọc về những nghiên cứu của tôi.
Họ nhìn thấy bản thân họ trong những bài viết của tôi: “Khi tôi đọc bài báo của cô, tôi thực sự đã phải thốt lên “Đúng là tôi đây rồi!”. Họ nhìn thấy được sự kết nối: “Nghiên cứu của cô thực sự làm tôi choáng ngợp. Tôi cảm thấy như mình vừa khám phá được bí mật của vũ trụ!” Họ cảm thấy tư duy của họ đang được định hình lại: “Tôi có thể cảm nhận rõ ràng một cuộc cách mạng trong tâm trí, và cảm giác đó thật thích thú.” Và họ có thể áp dụng lối tư duy này vào thực tế cuộc sống của họ và của cả những người khác nữa: “Nghiên cứu của cô đã giúp tôi thay đổi phương pháp giáo dục trẻ nhỏ và nhìn giáo dục qua một lăng kính mới”, hay “Tôi muốn kể cô nghe về sự ảnh hưởng của nghiên cứu của cô – cả về mặt cá nhân lẫn thực tiễn - tới hàng trăm học sinh của tôi.” Tôi cũng nhận được rất nhiều lá thư tương tự từ các huấn luyện viên hay lãnh đạo các công ty.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN: AI LÀ NGƯỜI CÓ CÁI NHÌN ĐÚNG ĐẮN VỀ NHỮNG KHẢ NĂNG VÀ GIỚI HẠN CỦA MÌNH?
Có thể những người có Tư Duy Phát Triển không tự nhận mình là Einstein hay Beethoven, nhưng liệu họ có xu hướng thổi phồng khả năng của mình và hay thử những điều mà họ không có khả năng làm được hay không? Các nghiên cứu thực tế cho thấy tất cả mọi người đều rất tệ trong việc đánh giá khả năng của mình. Gần đây, chúng tôi tiến hành thử nghiệm để tìm hiểu xem ai là người hay đánh giá sai nhất giữa hai lối tư duy này. Kết quả cho thấy, phần lớn những người có Tư Duy Cố Định đều đánh giá sai, trong khi đó những người có Tư Duy Phát Triển lại tương đối chính xác.
Khi thử ngẫm lại, bạn sẽ thấy điều này hợp lý. Nếu, giống như những người có Tư Duy Phát Triển, bạn tin rằng bạn có thể phát triển bản thân, thì bạn sẽ vui vẻ chào đón những thông tin chính xác về khả năng hiện tại của bạn, dù những thông tin đó có tệ đi chăng nữa. Hơn thế nữa, nếu bạn có xu hướng không ngừng học hỏi, bạn thực sự cần những thông tin chính xác đó để quá trình học tập trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bạn giống với những người có Tư Duy Cố Định, thông tin về những phẩm chất của bạn sẽ được chia thành tốt hay xấu, và sự thật rất dễ bị bóp méo. Những tin tốt sẽ được thổi phồng lên, những tin xấu sẽ được vịn cớ, và dần dần, bạn sẽ không thực sự chắc chắn mình có những gì nữa.
Howard Gardner, trong cuốn sách Trí Tuệ Siêu Phàm, đã từng kết luận rằng những người được cho là xuất sắc có “tài năng trong việc nhìn nhận rõ ràng những ưu và nhược điểm của mình”. Điều thú vị là những người có Tư Duy Phát Triển thường có tài năng đó.
https://thuviensach.vn
SÁNG TẠO
Một điểm khác mà những người tài năng đều có đó là khả năng đặc biệt biến chuyển những khó khăn trong cuộc sống thành tiềm năng cho những thành công trong tương lai. Những nhà nghiên cứu về sự sáng tạo đồng ý với khám phá này. Trong một cuộc bầu chọn giữa 143 nhà nghiên cứu về sự sáng tạo, phần lớn trong số họ đều đồng ý về yếu tố số một để có được một thành công đầy tính sáng tạo: sự kiên trì, bền bỉ của những người có Tư Duy Phát Triển.
Có thể bạn sẽ lại hỏi, Làm thế nào để một niềm tin nhỏ như vậy có thể dẫn tới những điều tốt đẹp như là: yêu thử thách, tin vào sự cố gắng, không bỏ cuộc trước khó khăn?Ở các chương tiếp theo, bạn sẽ thấy rõ làm thế nào điều đó thực sự có thể xảy ra: làm thế nào mà lối tư duy có thể thay đổi đích đến của một người, cũng như những thứ mà họ coi là thành công. Cách họ thay đổi định nghĩa, tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của thất bại. Và cách họ thay đổi ý nghĩa sâu xa nhất của nỗ lực. Các bạn sẽ được thấy cách những tư duy này được áp dụng trong trường học, trong thể thao, nơi làm việc, và trong các mối quan hệ. Các bạn sẽ thấy chúng bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để thay đổi chúng.
https://thuviensach.vn
PHÁT TRIỂN TƯ DUY
Bạn đang có lối tư duy nào? Trả lời những câu hỏi sau về trí thông minh. Đọc từng câu và tự quyết định xem bạn có đồng ý với nó hay không nhé:
1. Bạn có thể học nhiều thứ, nhưng bạn không thể thay đổi được trí thông minh của bạn.
2. Dù bạn có thông minh thế nào đi chăng nữa, bạn cũng vẫn có thể thay đổi nó từng chút một.
3. Bạn luôn có thể đem lại những thay đổi đáng kể tới trí thông minh của bạn.
Câu 1 và câu 2 là những câu mang lối Tư Duy Cố Định. Câu 3 và 4 thể hiện Tư Duy Phát Triển. Bạn đã đồng ý với tư duy nào nhiều hơn? Bạn có thể có cả hai, nhưng phần lớn mọi người đều có một lối tư duy chiếm áp đảo tư duy còn lại.
Bạn cũng có thể có những niềm tin vào những kỹ năng khác. Bạn có thể thay thế “thông minh” bằng những từ như “khả năng hội họa”, “thể dục thể thao”, “tài năng kinh doanh” v.v. và thử lại những câu hỏi trên.
Không chỉ về kỹ năng, bạn cũng có thể dùng những câu hỏi trên để đánh giá về những đặc điểm tính cách. Đọc những câu dưới đây về tính cách và phẩm chất và chọn xem bạn đồng ý với ý kiến nào:
1. Bạn sinh ra đã có một bản chất cố định, và bạn không thể làm gì để thay đổi bản chất của mình.
2. Dù bạn có là ai đi chăng nữa, bạn đều có thể thay đổi hoàn toàn nếu muốn.
3. Bạn có thể làm việc theo các phương thức khác, nhưng cốt lõi con người thì không thể thay đổi được.
4. Bạn luôn có thể thay đổi con người bạn.
https://thuviensach.vn
1 và 3 là các câu nói có Tư Duy Cố Định, 2 và 4 mang Tư Duy Phát Triển. Bạn đã đồng ý với ý kiến nào?
Câu trả lời của bạn có khác với câu trả lời về trí thông minh ở trên không? Rất có thể, vì trí thông minh thường liên quan tới những vấn đề về lý tính, còn tính cách hay liên quan tới những tình huống về cách bạn ứng xử - bạn có đáng tin cậy không, có dễ hợp tác không, có biết quan tâm tới người khác không. Tư Duy Cố Định luôn làm bạn lo lắng rằng bạn sẽ bị đánh giá bởi người khác; Tư Duy Phát Triển làm bạn quan tâm tới phát triển bản thân nhiều hơn.
Sau đây là những điều để suy ngẫm về hai lối tư duy này: · Nghĩ tới một người mà bạn biết có Tư Duy Cố Định. Nghĩ về những lần mà họ cố chứng tỏ bản thân mình và cách họ cực kỳ nhạy cảm mỗi khi họ phạm sai lầm. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao họ lại như vậy chưa? (Hay bạn có như vậy không?) Giờ thì bạn đã có thể bước đầu hiểu tại sao rồi đó.
· Nghĩ về một người bạn biết có Tư Duy Phát Triển – một người hiểu rằng những phẩm tính quan trọng có thể trau dồi được. Nghĩ về cách họ không ngại đối mặt với chướng ngại. Nghĩ về cách họ không ngừng vượt qua giới hạn của bản thân. Bạn có nghĩ được cách nào có thể thay đổi bạn hay giúp bạn vượt qua giới hạn bản thân không?
· Giờ thì tưởng tượng bạn vừa quyết định đăng ký một lớp học ngoại ngữ mới. Những buổi học đầu, giáo viên gọi bạn lên đứng trước lớp và bắt đầu hỏi bạn hết câu này tới câu khác. Thử đặt mình vào Tư Duy Cố Định. Năng lực của bạn đang bị phô diễn ra cho mọi người thấy. Bạn có cảm thấy mọi người đều đang nhìn bạn không? Bạn có thấy giáo viên đang đánh giá bạn không? Thử cảm nhận sự căng thẳng, cái tôi cá nhân bị lung lay. Bạn còn cảm thấy gì nữa?
https://thuviensach.vn
Giờ thử đặt mình vào Tư Duy Phát Triển. Bạn không biết gì nhiều – đó là lí do tại sao bạn tới lớp. Bạn tới lớp để học. Giáo viên chính là nguồn cung cấp kiến thức. Thử tưởng tượng sự căng thẳng đang rời khỏi bạn; cảm nhận tâm trí đang dần mở rộng ra.
Thông điệp ở đây là: Bạn có thể thay đổi lối tư duy.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG 2
https://thuviensach.vn
BÊN TRONG TƯ DUY
Khi tôi còn là một cô gái trẻ, tôi luôn muốn gặp được soái ca của mình. Một anh chàng thật đẹp trai, thành công, có những thành tựu nhất định. Tôi còn muốn mình có một sự nghiệp thật vẻ vang, nhưng không phải chật vật hay phải liều lĩnh mới có được. Và tôi muốn tất cả mọi thứ phải tự tới với tôi, vì tôi nghĩ tôi xứng đáng có được chúng.
Nếu tôi cứ như vậy, chắc chẳng bao giờ tôi có thể cảm thấy hài lòng. Tôi đã gặp được một chàng trai rất tốt, nhưng vẫn còn nhiều điểm phải thay đổi. Tôi có một sự nghiệp ổn định, nhưng cũng rất cạnh tranh. Không có thứ gì là dễ dàng cả. Vậy tại sao giờ tôi đã cảm thấy hài lòng? Vì tôi đã thay đổi lối tư duy của mình.
Tôi thay đổi nó là vì công việc của tôi. Một hôm Mary Bandura, sinh viên đang học PhD (Tiến sĩ) của tôi và tôi đang cố gắng tìm hiểu xem tại sao một số sinh viên bị ám ảnh với việc phải chứng tỏ khả năng của mình, trong khi những sinh viên khác lại có thể bỏ qua việc đó và tập trung vào việc học hỏi. Đột nhiên, chúng tôi nhận ra rằng có hai loại khả năng: khả năng cố định cần được công nhận, và khả năng có thể thay đổi cần được phát triển nhờ học tập.
Đó là cách mà tư duy được sinh ra. Ngay lập tức tôi biết tư duy nào tôi đã có.
Tôi đã nhận ra tại sao mình thường xuyên chú trọng thái quá tới sai lầm và thất bại.
Và lần đầu tiên trong đời, tôi nhận ra rằng, mình có quyền lựa chọn.
https://thuviensach.vn
Khi bạn hình thành lối tư duy, bạn sẽ nhìn thế giới với một lăng kính mới. Ở thế giới có những đặc tính cố định, thành công là chứng tỏ được mình thông minh hay tài năng, là được mọi người công nhận. Ở một thế giới khác - thế giới của những phẩm chất có thể thay đổi được – thành công là vượt qua được giới hạn cũ và học được điều gì đó mới mẻ, là phát triển bản thân.
Ở một thế giới, thất bại là khi gặp phải khó khăn, là có điểm kém, là thua một cuộc đua, là bị sa thải, bị từ chối, là bạn không thông minh, không tài năng. Ở một thế giới khác, thất bại là bạn dậm chân tại chỗ, là không cố gắng vì những gì bạn trân trọng, là không khai thác hết tiềm năng của mình.
Ở một thế giới, cố gắng là điều xấu. Nó có nghĩa là bạn không thông minh, không có tài. Nếu bạn thực sự có tài, bạn đã không cần phải cố gắng. Ở thế giới khác, nỗ lực là thứ làm bạn trở nên thông minh hay tài năng.
Bạn có quyền lựa chọn. Tư duy đơn giản là một tập hợp những niềm tin. Chúng là những niềm tin có sức mạnh to lớn, nhưng chúng chỉ đơn giản là những thứ trong tâm trí bạn, mà bạn lại có thể kiểm soát được tâm trí. Khi bạn đọc những chương sau, hãy nghĩ xem bạn muốn đi con đường nào, và lối tư duy nào sẽ đưa bạn tới con đường đó.
https://thuviensach.vn
THÀNH CÔNG LÀ KHI HỌC ĐƯỢC GÌ ĐÓ – HAY CHỨNG TỎ LÀ BẠN THÔNG MINH?
Benjamin Barber, một nhà thuyết gia chính trị kì cựu, đã từng nói: “Tôi không phân chia thế giới thành người mạnh với kẻ yếu, người thành công với kẻ thất bại… Tôi chia thế giới thành những người không ngừng học hỏi và những người dậm chân tại chỗ.”
Điều gì làm cho một người ngừng học? Tất cả mọi người đều được sinh ra với một khát khao được học hỏi. Trẻ sơ sinh học những kỹ năng mới hàng ngày. Không chỉ là những kỹ năng thông thường, mà còn là những kỹ năng khó nhất trong cuộc đời, như học cách tập đi và nói chuyện. Chúng chưa bao giờ cho rằng những kỹ năng đó là quá khó hay không đáng phải bỏ ra công sức để học. Trẻ con không bao giờ lo lắng về việc mắc sai lầm hay tự làm mình trở nên ngớ ngẩn. Chúng tập đi, ngã, rồi lại đứng dậy. Chúng đơn giản là không ngừng tiến về phía trước.
Điều gì có thể chấm dứt khao khát được học này? Chính là Tư Duy Cố Định. Ngay khi trẻ con bắt đầu có khả năng đánh giá bản thân mình, một số sẽ bắt đầu cảm thấy sợ thử thách. Chúng sợ bị coi là không thông minh. Tôi đã nghiên cứu hàng nghìn người thuộc nhiều bậc học khác nhau, và thật đáng tiếc khi thấy có quá nhiều người từ chối cơ hội được học hỏi.
Chúng tôi cho những đứa trẻ 4 tuổi quyền lựa chọn: Chúng có thể làm lại những câu đố dễ, hoặc có thể thử những câu hỏi khó hơn. Ngay từ lứa tuổi nhỏ thế này, những đứa trẻ có Tư Duy Cố Định –tin vào những đặc điểm cố định – chọn phương án an toàn. Chúng nói “Những ai sinh ra đã thông minh thì sẽ không mắc sai lầm”.
https://thuviensach.vn
Những đứa trẻ có Tư Duy Phát Triển –tin rằng bạn có thể trở nên thông minh hơn – lại nghĩ lựa chọn đó thật kỳ lạ. “Sao cô lại hỏi con như vậy? Ai lại đi chọn việc làm đi làm lại cùng một câu đố cơ chứ?” Chúng thử hết câu đố khó này tới câu đố khó khác. “Con nóng lòng muốn giải hết những câu đố này!” – một cô bé thốt lên.
Như vậy, những đứa trẻ có Tư Duy Cố Định muốn chắc chắn rằng chúng sẽ thành công. Thành công là thông minh. Nhưng với những đứa trẻ với Tư Duy Phát Triển, thành công là khi mình làm điều gì đó khó hơn trước đây – thành công là trở nên thông minh hơn.
Một cô bé 7 tuổi đã nói thế này: “Con nghĩ rằng thông minh là thứ gì đó mà con phải rèn luyện mới có được… nó không phải là thứ được trao cho con… Phần lớn các bạn khác, khi họ không chắc câu trả lời, vẫn sẽ không giơ tay để hỏi. Nhưng con thường giơ tay phát biểu, vì nếu con trả lời sai, thì con sẽ được sửa lại cho đúng. Hoặc con sẽ giơ tay hỏi “Câu hỏi đó được trả lời thế nào ạ?” hay “Thưa cô con không hiểu chỗ này. Cô có thể giúp con được không ạ?” Làm như thế, con đang tăng trí thông minh của con lên một tầm cao mới.”
https://thuviensach.vn
HƠN CẢ MỘT CÂU ĐỐ
Giải câu đố là một chuyện. Bỏ lỡ cơ hội quan trọng có thể ảnh hưởng tới tương lai lại là một chuyện khác. Để tìm hiểu việc này diễn ra trong thực tiễn như thế nào, chúng tôi đã nhân cơ hội quan sát một tình huống khá đặc biệt. Tại đại học Hồng Kông, mọi thứ đều được giảng dạy bằng tiếng Anh. Nhưng một số sinh viên khi vào đại học lại không giỏi tiếng Anh cho lắm, cho nên sẽ là điều dễ hiểu khi thấy họ vội vàng bù đắp cho khuyết điểm này.
Khi các sinh viên tới đăng ký nhập học năm đầu tiên, chúng tôi biết ai là người không giỏi tiếng Anh. Chúng tôi bèn hỏi họ một câu hỏi quan trọng: nếu trường mở một khóa học cho những sinh viên cần cải thiện tiếng Anh, bạn sẽ tham gia chứ?
Chúng tôi đồng thời đánh giá lối tư duy của họ bằng cách hỏi mức độ mà họ đồng ý hay không đồng ý cho câu nói “Bạn có một “lượng” thông minh nhất định, và bạn không thể thay đổi nó.” Những người đồng ý với câu nói này thường có Tư Duy Cố Định. Những người đồng tình với câu nói “Bạn luôn có thể thay đổi mức độ thông minh của bạn” thường có Tư Duy Phát Triển.
Sau đó, chúng tôi xem xem những ai đã đồng ý tham gia khóa học tiếng Anh. Hầu hết những sinh viên có Tư Duy Phát Triển đều đã đồng ý, còn những sinh viên có Tư Duy Cố Định lại không hứng thú lắm với khóa học.
Các sinh viên có Tư Duy Phát Triển thường chớp lấy thời cơ vì tin rằng thành công là khi mình học được gì đó. Còn những người có Tư Duy Cố Định lại không
https://thuviensach.vn
31
muốn lộ ra cho người khác thấy những thiếu sót của mình. Ngược lại, vì mục đích muốn được nhìn nhận là thông minh trong phút chốc, họ sẵn sàng đặt sự học lâu dài của họ vào tình huống rủi ro.
Và đó là cách Tư Duy Cố Định khiến mọi người dừng học hỏi.
https://thuviensach.vn
SÓNG NÃO CŨNG THỂ HIỆN ĐIỀU NÀY
Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt này trong sóng não. Những người thuộc cả hai nhóm tư duy đã tới phòng thí nghiệm của chúng tôi ở Columbia để tiến hành quét não. Khi họ trả lời những câu hỏi khó và nhận được phản hồi, chúng tôi tò mò không biết khi nào thì sóng não của họ sẽ thể hiện rằng họ đang cảm thấy thích thú và tập trung.
Những người có Tư Duy Cố Định chỉ thấy thích thú khi phản hồi đưa ra phản ánh được khả năng của họ. Sóng não của họ cho thấy họ tập trung khi được thông báo rằng câu trả lời của họ là đúng hay sai.
Tuy nhiên, khi được cung cấp các thông tin có thể cho họ những kiến thức mới, không có dấu hiệu nào trong sóng não thể hiện họ quan tâm cả. Ngay cả khi họ trả lời sai, họ vẫn không có ý định muốn học xem câu trả lời đúng là gì.
Chỉ những người có Tư Duy Phát Triển mới tập trung vào những thông tin có thể mở mang kiến thức của họ. Chỉ có nhóm này mới đặt mục tiêu học tập lên đầu.
https://thuviensach.vn
ƯU TIÊN CỦA BẠN LÀ GÌ?
Nếu bạn được chọn, bạn sẽ chọn cái gì: rất nhiều thành công và được mọi người công nhận, hay rất nhiều thử thách?
Chúng ta phải đưa ra những lựa chọn như thế không chỉ trong những việc liên quan tới trí thông minh. Mọi người phải đưa ra quyết định xem họ muốn một mối quan hệ như thế nào: mối quan hệ thỏa mãn cái tôi cá nhân của họ, hay mối quan hệ thúc đẩy sự phát triển bản thân? Ai sẽ là người yêu lý tưởng? Chúng tôi đặt ra câu hỏi này với những người trẻ tuổi, và dưới đây là câu trả lời của họ.
Những người có Tư Duy Cố Định cho rằng một đối tượng lý tưởng sẽ:
Thần tượng họ.
Khiến họ cảm thấy họ thật hoàn hảo.
Tôn thờ họ.
Nói cách khác, một đối tượng hẹn hò lý tưởng sẽ ngưỡng mộ những đặc điểm cố định của họ. Chồng tôi nói rằng trước đây anh ấy cũng muốn như vậy, cũng muốn anh ấy trở thành một vị thánh trong mắt người bạn đời của mình. Thật may mắn, anh ấy đã bỏ đi tư tưởng ấy trước khi gặp tôi.
Những người có Tư Duy Phát Triển mong muốn một kiểu đối tác lý tưởng khác. Họ mong rằng người yêu lý tưởng sẽ:
Chỉ ra cho họ khuyết điểm và giúp họ sửa chữa chúng.
https://thuviensach.vn
Luôn thách thức họ trở thành một người tốt hơn.
Động viên họ học những thứ mới mẻ.
Hẳn nhiên, họ sẽ không muốn những người khác sẽ chê bai hay coi thường họ, nhưng họ muốn những người biết vun đắp cho sự phát triển của họ. Họ không tự xem mình hoàn thiện hay mình không có gì cần phải học nữa.
Chắc bạn đang tự hỏi “Vậy điều gì sẽ xảy ra khi hai người với hai lối tư duy khác nhau lại thành một cặp?” Một người phụ nữ có Tư Duy Phát Triển kể cho tôi nghe về cuộc hôn nhân của cô với một người đàn ông có Tư Duy Cố Định như sau:
Mỗi khi tôi nói những thứ kiểu như “Tại sao chúng ta không thử ra ngoài nhiều hơn nhỉ?” hay “Em sẽ cảm thấy thích hơn nếu trước khi đưa ra các quyết định, anh bàn luận với em trước”, chồng tôi trở nên khá khó chịu. Mỗi lần như vậy, thay vì cùng thảo luận về vấn đề tôi đưa ra, tôi lại phải tốn cả giờ đồng hồ để làm lành với chồng. Thế chưa đủ, chồng tôi còn gọi ngay cho mẹ mình để kể chuyện, mà mẹ anh ta lại là người luôn xem con mình là hoàng tử, nâng như nâng trứng. Chúng tôi vẫn còn trẻ và non nớt trong chuyện hôn nhân. Tôi chỉ đơn giản là muốn kết nối với chồng mà thôi.
Vậy là định nghĩa về một mối quan hệ lý tưởng của người chồng – đòi hỏi sự chấp nhận không được cãi lại – đã khác với định nghĩa của người vợ - cùng nhau bàn bạc về vấn đề. Sự phát triển của một người lại là cơn ác mộng của người kia.
https://thuviensach.vn
CĂN BỆNH CEO
Mong muốn đứng ở vị trí đỉnh cao và luôn muốn được nhìn nhận là hoàn hảo thường được gọi là “Căn bệnh CEO”. Lee Iacocca là một trường hợp mắc bệnh CEO khá nặng. Sau khi được đề bạt lên làm người đứng đầu Chrysler Motors, Iacocca không khác gì đứa trẻ bốn tuổi (đã từng nhắc tới ở các chương trước) có một Tư Duy Cố Định. Anh ta luôn đưa ra những mẫu xe giống nhau với rất ít sự cải tiến. Thật không may, đó lại là những mẫu xe không còn được ưa chuộng nữa.
Trong khi đó, các công ty của Nhật Bản lúc bấy giờ lại không ngừng nghiên cứu xem những thế hệ xe mới sẽ trông thế nào, sẽ chạy ra sao. Chúng ta có thể đoán được kết quả của cuộc đua này. Những mẫu xe từ Nhật nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường.
Các CEO luôn phải đưa ra những sự lựa chọn kiểu thế này: họ có nên đối mặt với các khuyết điểm của mình, hay họ sẽ tạo ra một thế giới không có chỗ của sai lầm? Lee Iacocca đã lựa chọn vế thứ hai. Anh ta chọn những người tôn thờ anh ta để vây quanh mình, sa thải những ai không đồng tình – và gần như ngay lập tức đánh mất sự tập trung vào chuyên môn. Lee Iacocca đã quyết định ngừng học hỏi.
Nhưng không phải ai cũng mắc căn bệnh CEO này. Có rất nhiều những nhà lãnh đạo nổi tiếng chọn đối mặt với nhược điểm của mình hàng ngày. Khi nhìn lại quá trình làm việc tuyệt vời ở Kimberly-Clark, Darwin Smith đã nói, “Tôi chưa bao giờ ngừng nỗ lực trong công việc.” Những người như vậy, giống như những sinh viên ở trường đại học Hồng Kông có Tư Duy Phát Triển, không bao giờ ngại “tham gia các khóa bổ sung kiến thức”.
https://thuviensach.vn
Các CEO còn có một tình huống khó xử khác. Họ có thể chọn những chiến lược ngắn hạn nhưng lại nhanh chóng đẩy giá trị cổ phần của công ty lên và biến họ thành những người hùng. Hoặc họ có thể đặt trọng tâm vào sự phát triển lâu dài – có thể sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư phố Wall khi họ tập trung phát triển nền móng và sự trường tồn của công ty trong một khoảng thời gian dài.
Albert Dunlap, một người tự thừa nhận có Tư Duy Cố Định, được mời về Sunbeam để vực dậy công ty. Anh đã chọn một chiến lược ngắn hạn và trở thành người hùng của phố Wall. Giá trị cổ phần của công ty tăng nhanh chóng, nhưng công ty lại bị tan rã.
Lou Gerstner, một người khẳng định mình có Tư Duy Phát Triển, được IBM mời về để thay đổi công ty. Khác với Albert, việc đầu tiên ông làm là đưa ra một nhiệm vụ to lớn: cải tổ lại văn hóa và chính sách doanh nghiệp của IBM. Điều này làm cho giá trị cổ phần dậm chân tại chỗ, và phố Wall mỉa mai những gì ông đã thể hiện. Họ gọi ông là kẻ thất bại. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau, IBM đã lấy lại được vị trí dẫn đầu của mình.
https://thuviensach.vn
VƯƠN XA
Những người có Tư Duy Phát Triển không chỉ tìm kiếm thử thách, họ còn dùng chúng làm bàn đạp. Thử thách càng lớn, họ càng vươn xa hơn. Điều này có thể thấy rõ ràng nhất ở lĩnh vực thể thao. Bạn có thể dùng mắt thường để nhìn thấy các vận động viên vươn xa và phát triển.
Mia Hamm, cầu thủ nữ vĩ đại nhất ở thời đại của cô, đã thẳng thắn nói rằng: “Cả cuộc đời tôi, tôi luôn chủ động đối chọi với những cầu thủ lớn tuổi hơn, to lớn hơn, điêu luyện hơn, nhiều kinh nghiệm hơn – nói ngắn gọn là giỏi hơn tôi.” Đầu tiên, cô chọn đối thủ là anh trai cô ấy. Sau đó khi 10 tuổi, cô tham gia vào đội bóng nam của các cậu bé 11 tuổi. Sau đó cô lại tham gia vào đội bóng đại học số một nước Mỹ. “Mỗi ngày tôi đều cố gắng vươn tới đẳng cấp của họ… và nhờ đó tôi đã tiến bộ nhanh hơn tôi tưởng tượng rất nhiều.”
Patricia Miranda là một cô bé khá mũm mĩm, không giỏi các môn thể dục khi còn học trung học phổ thông, nhưng lại rất thích thú với bộ môn đấu vật. Sau một lần bị hạ gục một cách dễ dàng trên sàn đấu, cô bị người ta nói “cô đúng là một sự sỉ nhục với bộ môn này”. Cô ấy đã khóc, nhưng rồi cô nghĩ: “Chính câu nói đó đã bắt tôi phải thay đổi….. Tôi phải không ngừng tập luyện và phải chứng minh rằng
nỗ lực, sự tập trung, niềm tin và rèn luyện sẽ giúp tôi trở thành nhà đấu vật thực thụ”. Nhờ đâu mà cô có được sự quyết tâm này?
Miranda được dạy dỗ theo một lối sống né tránh thử thách. Nhưng khi mẹ cô qua đời ở tuổi 40 vì bệnh phình mạch não, cô bé Miranda 10 tuổi khi đó đã tự đưa ra một nguyên tắc cho mình. “Khi đang nằm trên giường bệnh chờ chết, điều mẹ tôi nói lúc thật ngầu: ‘Chí ít là mẹ đã khám phá được hết bản thân mình’. Cảm giác thúc giục này như được in sâu vào tâm
https://thuviensach.vn
trí tôi khi mẹ tôi qua đời. Nếu bạn sống một cuộc sống chỉ có những điều dễ dàng, bạn nên tự cảm thấy xấu hổ với bản thân.” Vì thế, khi cơ hội ở môn đấu vật mở ra, cô đã nhanh chóng đón lấy nó.
Sự nỗ lực của cô đã đạt được thành quả. Ở tuổi 24, Miranda cuối cùng cũng đã thành công: cô giành được một suất đi thi đấu trong nhóm cân nặng của cô ở đội đại diện thi Olympic của Mỹ tại Athens và đạt được huy chương đồng. Điều gì xảy ra sau đó? Trường luật Yale. Mọi người xung quanh khuyên cô không nên bỏ môn đâu vật, nhất là khi cô đang ở vị trí đỉnh cao, nhưng Miranda lại cho rằng sẽ thú vị hơn khi mình bắt đầu lại từ đầu và tìm hiểu xem cô sẽ phát triển thế nào ở một lĩnh vực mới.
https://thuviensach.vn
LÀM NHỮNG ĐIỀU-KHÔNG-THỂ
Đôi khi những người có Tư Duy Phát Triển vươn xa khỏi giới hạn bản thân tới mức họ làm được những điều tưởng như là bất khả thi. Năm 1995, Christopher Reeve, một diễn viên, bị ngã ngựa. Bị gãy cổ và xương sống bị tách rời khỏi não, anh bị liệt hoàn toàn từ phần cổ trở xuống. Sự phát triển của y học lúc bấy giờ chỉ biết nói, Đó là tất cả những gì chúng tôi có thể làm.
Tuy nhiên, Reeve lại bắt tay vào một chương trình hồi phục thể chất cực kỳ khó nhằn: chương trình yêu cầu anh phải cử động tất cả các bộ phận của cơ thể đã liệt của anh với sự hỗ trợ của máy kích thích điện tử. Tại sao tôi lại không thể học cách cử động lại? Tại sao bộ não của tôi lại không thể bắt cơ thể tôi tuân lệnh cơ chứ? Các bác sĩ đã cảnh báo và cho rằng Reeve đang ở trạng thái từ chối chấp nhận sự thật, và càng cố nhiều thì sẽ chỉ nhận được nỗi thất vọng càng lớn mà thôi. Họ đã nhìn thấy nhiều trường hợp như vậy trước đây rồi, nếu anh ta cứ tiếp tục thế này sẽ càng khó thích nghi với cuộc sống sau này. Nhưng, thực tế mà nói, Reeve còn việc nào khác tốt hơn để làm nữa đâu?
5 năm sau, Reeve bắt đầu cử động lại được. Đầu tiên là bàn tay, sau đó cả cánh tay, rồi chân, rồi thân người. Vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng bản quét não bộ cho thấy bộ não của anh đang bắt đầu gửi các tín hiệu tới cơ thể, và cơ thể đang bắt đầu có phản ứng với chúng. Không những Reeve đã làm được một điều kỳ diệu, mà anh còn thay đổi hoàn toàn cách khoa học đánh giá về sức mạnh của hệ thần kinh cũng như tiềm năng của nó trong việc chữa trị. Nhờ đó, Reeve đã mở ra một chân trời nghiên cứu mới và một tia sáng hy vọng cho những người bị chấn thương cột sống.
https://thuviensach.vn
HÀI LÒNG VỚI NHỮNG ĐIỀU CHẮC CHẮN
Rõ ràng, những người có Tư Duy Phát Triển sẽ thấy thích thú khi họ làm điều gì đó ngoài vùng an toàn của họ. Vậy những người có Tư Duy Cố Định sẽ thấy thích thú khi nào? Khi họ biết chắc chắn những điều họ sắp làm nằm trong khả năng của họ. Nếu những điều đó chỉ cần có hơi chút khó khăn – những điều làm họ cảm thấy họ thật kém cỏi hay không có tài năng – họ sẽ ngay lập tức thấy chán nản.
Tôi đã chứng kiến điều này xảy ra khi quan sát các sinh viên trường y trong kỳ đầu tiên học về hóa học. Với rất nhiều sinh viên ở đây, cả cuộc đời họ chỉ sống với một mục tiêu duy nhất: trở thành bác sĩ. Và môn học này là môn quyết định xem ai sẽ có cơ hội đạt được mục tiêu đó. Môn này rất khó. Điểm trung bình ở mỗi bài thi cuối kỳ là C+, ngay cả với những sinh viên xuất sắc chưa bao giờ đạt điểm dưới A.
Thời gian đầu, phần đông các sinh viên đều có hứng thú với Hóa học. Tuy nhiên sau một kỳ học, những sinh viên có Tư Duy Cố Định chỉ giữ được sự hào hứng khi nào họ tự tin rằng mình làm đúng. Những sinh viên nào gặp phải những câu khó nhằn ngay lập tức mất hẳn sự hứng khởi lúc ban đầu. Nếu tới lớp mà không chứng tỏ được sự thông minh của mình, họ cũng không còn thích tới học môn này nữa.
Một sinh viên phản hồi rằng: “Khi độ khó trở nên gắt gao hơn, em cảm thấy phải ép bản thân nhiều hơn để đọc sách và “cày” vất vả hơn cho những bài kiểm tra. Em đã từng rất thích môn này, nhưng giờ mỗi khi nghĩ tới nó, em lại thấy chột dạ.”
Ngược lại, những sinh viên có Tư Duy Phát Triển không ngừng bị kích thích mỗi khi họ gặp phải những vấn đề khó khăn. “Những câu hỏi này còn khó hơn cả những gì em tưởng tượng, nhưng đó chính là điều em
https://thuviensach.vn
muốn, nên chúng càng làm em quyết tâm hơn. Khi mà ai đó cho rằng em không làm được điều gì, em lại càng “sôi máu” hơn”. Thử thách và sự hào hứng trong trường hợp này kích thích lẫn nhau.
Điều tương tự cũng xảy ra ở các lứa học sinh nhỏ tuổi hơn. Chúng tôi cho những học sinh lớp 5 vài câu đố khá thú vị, và lũ trẻ thực sự thích chúng. Nhưng khi chúng tôi thay những câu đố đó bằng những câu khó hơn, những đứa trẻ có Tư Duy Cố Định không còn thích chơi với chúng nữa, và cũng thay đổi luôn ý định mang những câu đố này về nhà: “Cô có thể giữ lại chúng. Ở nhà con cũng có mấy cái này.” Như thể chúng muốn chạy trốn khỏi những câu đố khó càng nhanh càng tốt vậy.
Ngay cả những đứa trẻ có tài năng trong việc giải đố cũng không phải hoàn toàn miễn dịch với lối tư duy trên.
Mặt khác, những đứa trẻ có Tư Duy Phát Triển lại như bị dính lấy với các câu đố khó. Chúng thích nhất những câu đố như vậy, và còn đòi mang chúng về nhà để tiếp tục “ngấu nghiến”: “Cô có thể cho con xin tên của mấy câu đố này không? Để con có thể nhờ mẹ con mua thêm khi con giải xong hết chỗ này.”
Gần đây tôi có đọc về Marina Semyonova, một vũ công – đồng thời là một người hướng dẫn người Nga nổi tiếng, người đã sáng tạo ra một cách thức tuyển lựa học viên rất mới mẻ. Cách thức ấy là một cách rất thông minh để kiểm tra xem học viên có lối tư duy gì. Theo lời kể của một cựu học sinh của cô, “Các học sinh của cô ấy sẽ phải vượt qua một thời gian thử thách, trong đó cô ấy sẽ quan sát cách họ phản ứng với những lời khen và nhận xét. Những ai có phản ứng tốt hơn với những lời nhận xét được cho là xứng đáng.”
Nói cách khác, Marina phân biệt những người thỏa mãn với những thứ dễ dàng – những thứ mà họ đã làm rất giỏi rồi – với những ai có động
https://thuviensach.vn
lực từ những chông gai.
Tôi sẽ không bao giờ quên được lần đầu tiên tôi tự nói với bản thân: “Cái này khó quá, cơ mà thật thú vị.” Đó là lúc tôi nhận ra, tôi đã thay đổi được tư duy của mình.
https://thuviensach.vn
BẠN CẢM THẤY THÔNG MINH KHI NÀO: KHI KHÔNG MẮC SAI LẦM, HAY KHI ĐANG HỌC HỎI?
Với những người có Tư Duy Cố Định, thành công là không đủ. Được nhìn nhận là thông minh hay tài năng là không đủ. Bạn phải tuyệt đối không mắc lỗi, dù là nhỏ nhất. Và bạn phải làm đúng ngay từ những bước đi đầu tiên.
Chúng tôi đã hỏi rất nhiều người, từ tiểu học tới những thanh niên trẻ tuổi, “Bạn cảm thấy bạn thông minh khi nào?” Sự khác biệt ở đây tương đối rõ ràng. Những người có Tư Duy Cố Định nói:
“Khi tôi không phạm phải sai lầm nào.”
“Khi tôi làm được cái gì đó thật nhanh mà không mắc lỗi.” “Khi việc gì đó là dễ với tôi mà khó với những người khác.”
Điều quan trọng là phải hoàn hảo ngay lập tức. Nhưng những người có Tư Duy Phát Triển lại nói:
“Khi việc đó thực sự khó, tôi đã thực sự cố gắng, và tôi có thể làm thứ mà trước đây tôi không thể làm.”
“Khi tôi kiên trì làm điều gì đó trong thời gian dài và cuối cùng thì tôi cũng làm được nó.”
Với họ, điều quan trọng không phải là sự hoàn hảo nhanh chóng, mà là quá trình học hỏi trong một khoảng thời gian: đối mặt với thử thách và gặt hái sự tiến bộ.
https://thuviensach.vn
NẾU BẠN ĐÃ CÓ KHẢ NĂNG, TẠI SAO BẠN CÒN CẦN PHẢI HỌC?
Thực ra, những người có Tư Duy Cố Định trông chờ rằng khả năng sẽ tự nó “mọc lên”, trước khi việc học tập có thể diễn ra. Sau tất cả, nếu bạn có khả năng, bạn sẽ học giỏi; nếu không có, bạn sẽ chả làm được gì. Lối suy nghĩ này khá phổ biến.
Hàng năm, ban ngành của tôi ở Columbia chỉ nhận 6 cử nhân trong hàng nghìn hồ sơ từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả bọn họ đều có những điểm số tuyệt vời, gần như là hoàn hảo, cùng với những lá thư giới thiệu tràn ngập những lời có cánh. Hơn thế nữa, họ đều là những người tốt nghiệp từ những trường hàng đầu.
Chỉ mất một ngày để một trong số họ cảm thấy như thể họ là một con người hoàn toàn khác. Mới hôm qua họ còn là những người được nhiều nơi săn đón, vậy mà hôm nay họ cảm thấy họ là những kẻ vô dụng. Họ nhìn thấy hàng loạt ấn bản mà văn phòng chúng tôi đã xuất bản: “Ôi trời! Chắc tôi không thể làm được những thứ như vậy đâu.” Họ nhìn các sinh viên “ma cũ” đang nộp những bài viết để xuất bản và trình bày những bản đề xuất to lớn: “Ôi trời! Tôi chắc chắn cũng không thể làm được điều đó.” Những cử nhân mới-ra-trường này biết cách làm thế nào để đạt được điểm số tuyệt đối trong các bài kiểm tra, nhưng họ lại chưa biết cách làm những công việc này – là chưa chứ không phải không, lại càng không phải là không bao giờ.
Đấy chẳng phải lý do chúng ta lập ra trường lớp hay sao: để học hỏi? Học sinh, sinh viên tới trường để học cách làm những điều này, chứ nếu đã biết hết rồi thì họ cần gì trường lớp nữa?
https://thuviensach.vn
Có lẽ đây là điều đã xảy ra với Janet Cooke và Stephen Glass. Cả hai đều là những phóng viên trẻ tuổi nhưng thành công nhanh chóng – nhờ những bài báo không đúng sự thật. Janet Cooke đạt được giải thưởng Pulizer (giải thưởng của Mỹ, được trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là báo chí và văn học) với những bài viết được đăng trên báo Washington Post về một cậu bé 8 tuổi – người từng là một kẻ nghiện ma túy. Cậu bé ấy, hóa ra vốn không tồn tại, và Janet sau đó đã bị tước đi giải thưởng. Stephen Glass từng là “cậu bé vàng” của tờ The New Republic, người có những câu chuyện và nguồn tin mà mọi phóng viên khác đều mơ ước. Những nguồn tin này không tồn tại và những câu chuyện của anh ta đều do anh ta dựng lên.
Janet Cooke và Stephen Glass có nhất thiết phải cố gắng hoàn hảo ngay từ đầu không? Liệu họ có nghĩ rằng, việc thừa nhận những khuyết điểm của mình sẽ làm bạn bè của họ xem thường không? Liệu họ có nghĩ rằng, họ phải ngay lập tức thành những phóng viên thành công bằng mọi giá, trước khi họ học được cách để trở thành như vậy? Stephen Glass từng viết: “Chúng tôi đã từng là những ngôi sao – những ngôi sao sáng giá, và đó là thứ duy nhất có ý nghĩa.” Công chúng coi họ là những kẻ lừa đảo, và đúng là họ đã đánh lừa công chúng. Nhưng tôi coi họ là những người trẻ tuổi có tài năng – nhưng tuyệt vọng – những người bị áp lực của một Tư Duy Cố Định nuốt chửng.
Năm 1960, người ta hay có câu nói rằng: “Bước đi tốt hơn là đứng yên” (Câu
gốc: “Becoming is better than being”). Tư Duy Cố Định ngăn cản một người bước
đi. Nó bắt người đó phải đứng yên, và ngay từ đầu phải đứng yên ở vị trí đỉnh cao.
https://thuviensach.vn
ĐIỂM KIỂM TRA QUYẾT ĐỊNH CON NGƯỜI BẠN – VĨNH VIỄN
Hãy cùng có một cái nhìn sâu hơn về việc tại sao trong Tư Duy Cố Định, điều quan trọng nhất là phải hoàn hảo ngay tắp lự. Đó là bởi vì, một bài kiểm tra – hay một bài đánh giá – có thể là thước đo giá trị của bạn – một cách vĩnh viễn.
20 năm trước, khi Loretta 5 tuổi, cô cùng gia đình chuyển tới Mỹ. Vài ngày sau, mẹ cô đưa cô tới trường mới, nơi họ ngay lập tức cho cô một bài kiểm tra đánh giá trình độ. Rất nhanh chóng, cô bé được xếp vào lớp mẫu giáo của mình – nhưng
không phải là lớp Đại Bàng – lớp dành cho những đứa trẻ xuất sắc.
Tuy nhiên, sau một thời gian, Loretta được chuyển lên lớp Đại Bàng và ở lớp đó cho tới hết cấp 3 và giành được vô số giải thưởng trong quá trình học tập. Vậy nhưng, cô vẫn cảm thấy mình không thuộc về lớp này.
Khi không đạt ở bài kiểm tra trình độ đầu tiên, cô bé bị thuyết phục rằng, khả năng của cô đã được đánh giá, và cô không xứng vào lớp Đại Bàng. Cô không nghĩ tới những yếu tố khác như, cô bé mới chỉ 5 tuổi, cô chỉ vừa mới chuyển tới một đất nước mới, hay có thể lúc đó lớp Đại Bàng không còn chỗ nữa, hoặc có thể nhà trường cho rằng cho cô bé học ở một lớp dễ trước để cô có thể hòa nhập nhanh chóng hơn trước khi chuyển lên lớp trên. Có rất nhiều lý do có thể xảy ra, nhưng đáng tiếc, cô bé lại chọn một lý do sai lầm để tin tưởng vào: rằng cô không xứng đáng. Bởi trong thế giới của Tư Duy Cố Định, một khi đã được đánh giá, sẽ không bao giờ cô có thể là một thành viên thực thụ của lớp Đại Bàng. Nếu cô vốn thuộc về lớp Đại Bàng, ngay từ bài kiểm tra đầu, cô đã phải làm tốt nó và được xếp vào lớp Đại Bàng ngay từ đầu.
Trường hợp của Loretta liệu có phải hiếm?
https://thuviensach.vn
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi cho những đứa trẻ đang học lớp 5 một hộp giấy đang đóng, và nói với chúng rằng có một bài kiểm tra bên trong hộp giấy đó. Chúng tôi nói với chúng, bài kiểm tra này đánh giá một kỹ năng quan trọng trong việc học tập ở trường. Chúng tôi không cung cấp thông tin gì thêm, và hỏi chúng những câu hỏi liên quan tới bài kiểm tra ấy. Đầu tiên, chúng tôi muốn chắc chắn rằng chúng tin tưởng rằng có một bài kiểm tra như vậy, nên đã hỏi: “Có bao nhiêu em tin rằng có một bài kiểm tra như vậy trong cái hộp này?” Thật may, tất cả bọn chúng đều giơ tay.
Tiếp đó, chúng tôi hỏi: “Em có nghĩ rằng bài kiểm tra này sẽ là thước đo độ thông minh của em không?” và “Em có nghĩ bài kiểm tra này đánh giá được độ thông minh của em sau này khi em lớn lên không?”
Những học sinh có Tư Duy Phát Triển tin rằng bài kiểm tra đánh giá một kỹ năng quan trọng trong học tập, nhưng lại không tin nó đo được sự thông minh của chúng. Và chúng chắc chắn không tin nó sẽ nói lên chúng sẽ trở nên thông minh thế nào trong tương lai. Thực tế, một đứa trong số chúng đã nói “Không thể nào! Không bài kiểm tra nào có thể làm được điều đó!”
Nhưng những học sinh có Tư Duy Cố Định không những tin vào công dụng của bài kiểm tra, mà chúng còn rất tin tưởng rằng nó có thể đo được độ thông minh, cả ở hiện tại lẫn tương lai.
Vậy là chúng đã vô hình trung trao một sức mạnh to lớn cho một bài kiểm tra
– thứ sức mạnh quyết định độ thông minh của chúng trong suốt phần đời còn lại. Chúng cho phép bài kiểm tra này định nghĩa bản thân mình. Và đó
https://thuviensach.vn
là lí do vì sao, với những người như vậy, mọi thành công đều vô cùng quan trọng.
https://thuviensach.vn
MỘT CÁI NHÌN KHÁC VỀ TIỀM NĂNG
Thí nghiệm trên dẫn chúng ta quay trở lại với định nghĩa về “tiềm năng” và câu hỏi liệu những bài kiểm tra hay các chuyên gia có thể định lượng được tiềm năng của chúng ta không, chúng ta có thể làm được những gì, chúng ta sẽ trở nên như thế nào trong tương lai hay không? Tư Duy Cố Định trả lời Có. Bạn có thể đo lường được những phẩm chất cố định ngay bây giờ và đem kết quả ấy theo suốt thời gian về sau. Cứ làm thử một bài kiểm tra IQ, hay tham vấn một chuyên gia là xong.
Joseph P. Kennedy tin vào quan điểm trên nhiều tới mức ông ta đã khẳng định chắc nịch với Morton Downey Jr. rằng anh ta sẽ thất bại. Điều gì làm Joseph nói Morton – người sau đó trở thành một người dẫn show truyền hình thực tế và tác gia nổi tiếng như vậy? Đơn giản là vì Morton đã đeo tất đỏ đi với giày màu nâu khi tới Stork Club, một club đêm nổi tiếng ở New York.
Joseph nói rằng: “Morton, trên đời này tôi chưa bao giờ thấy ai đi tất đỏ với giày nâu mà thành công được cả. Anh bạn trẻ, tôi nói với anh điều này. Đành rằng trông anh nổi bật thật (khi ăn mặc như vậy), nhưng không phải nổi bật theo nghĩa mà mọi người ngưỡng mộ đâu.”
Ở thời đại của tôi, rất nhiều người thành công từng bị cho là vô dụng trong quá khứ bởi các chuyên gia kỳ cựu. Jackson Pollock, Marcel Proust, Elvis Presley,
Ray Charles, Lucille Ball, và Charles Darwin đều từng bị đánh giá là không có tài năng trong lĩnh vực mà họ chọn theo đuổi. Trong một số trường hợp, đúng là họ không sáng giá hẳn ngay từ những giây phút đầu tiên.
https://thuviensach.vn
Nhưng chẳng phải tiềm năng là khả năng một người có thể phát triển các kỹ năng của mình bằng sự nỗ lực và rèn luyện theo thời gian sao? Và đó chính là điều tôi muốn nói với các bạn. Làm sao chúng ta có thể biết được một người cần bao nhiêu thời gian, bao nhiêu cố gắng mới có thể thành công? Khi các chuyên gia đánh giá Jackson, Marcel, Elvis, Ray, Lucille và Charles, có thể họ đã nói đúng, rằng tại thời điểm đó, những người đó chưa có đủ kỹ năng để tỏa sáng.
Có một lần tôi tới tham dự một cuộc triển lãm của Paul Cézanne ở London. Trên đường tới đó, tôi nghĩ về Cézanne đã từng là người thế nào, hay những bức vẽ đầu tiên của ông trông thế nào trước khi ông trở thành một người họa sĩ nổi tiếng như chúng ta biết ngày nay. Tôi rất tò mò về điều này, bởi Cézanne là một trong những nghệ sĩ ưa thích nhất của tôi, và là người đã tạo ra nền móng cho rất nhiều nghệ thuật đương đại. Và đây là những điều mà tôi tìm thấy được: Có những bức vẽ của ông trông rất tệ. Mặc dù vẫn có những bức tranh thể hiện được tố chất của ông, rất nhiều những bức khác được vẽ khá tiêu cực, một số lại quá bạo lực, với những nét vẽ rất nghiệp dư. Vậy có phải Cézanne trong quá khứ không có tài năng không? Hay nó chỉ đơn giản là Cézanne cần có nhiều thời gian hơn để trở thành Cézanne-ngày-nay?
Những người có Tư Duy Phát Triển biết rằng tố chất cần có thời gian để nở rộ. Gần đây, tôi nhận được một lá thư tỏ ý khá giận dữ từ một giáo viên đã từng làm một trong những bài khảo sát của chúng tôi. Bài khảo sát này giả định có một sinh viên tên Jennifer đạt được 65/100 ở một bài kiểm tra toán. Sau đó các giáo viên được hỏi họ sẽ đối xử với sinh viên này như thế nào.
Các giáo viên có Tư Duy Cố Định không gặp vấn đề gì trong việc trả lời câu hỏi đó. Họ nghĩ rằng, nhìn vào số điểm đó của Jennifer, họ khá chắc rằng cô ấy là người thế nào và những gì cô ấy có thể làm và không làm được. Câu trả lời dạng như vậy khá phổ biến trong số các giáo viên.
https://thuviensach.vn
Riordan, người giáo viên đã gửi tôi bức thư dưới đây, lại ngược lại. Sau đây là lá thư của ông:
Gửi người đã tạo ra bài khảo sát này,
Sau khi đã trả lời những câu hỏi liên quan tới ngành sư phạm trong bài khảo sát, tôi yêu cầu rằng kết quả của tôi không được sử dụng trong nghiên cứu này. Tôi cảm thấy bản thân bài khảo sát này, về mặt khoa học, ngay từ đầu đã không đúng…
Bài khảo sát đã đưa ra một quan điểm hết sức sai lầm: yêu cầu các giáo viên đưa ra nhận định về một sinh viên mà chỉ dựa vào một con số đơn thuần (điểm trên bài kiểm tra)… Khả năng của một người không thể chỉ dựa trên một bài đánh giá. Cô không thể đánh giá độ dốc của một đường thẳng nếu chỉ có một điểm duy nhất, vì ngay từ đầu đã không thể có một đường thẳng nào chỉ với một điểm. Một thời điểm trong dòng thời gian không thể hiện được xu hướng, sự tiến bộ, sự nỗ lực, hay khả năng Toán học….
Kính thư,
Michael D. Riordan
Tôi rất vui vì phản hồi này của ông Riordan và cực kỳ đồng tình. Một bài kiểm tra tại một thời điểm nhất định có giá trị rất ít trong việc đánh giá khả năng của một người, chưa nói tới tiềm năng phát triển của người đó trong tương lai.
https://thuviensach.vn
Đáng lo ngại là có rất nhiều thầy cô giáo lại nghĩ theo hướng ngược lại.
Quan điểm một lần đánh giá có thể “đóng mác” một người mãi mãi là điều tạo ra sự thôi thúc phải-hoàn-hảo-ngay-lập-tức ở những người có Tư Duy Cố Định. Họ nghĩ: mọi thứ đều được quyết định ở lần đánh giá này, làm sao tôi có thể thong thả mà phát triển được cơ chứ?
Có cách nào khác để đánh giá tố chất của một người hay không? Ở Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa Kỳ NASA, khi họ phải chọn lọc những hồ sơ ứng tuyển của các nhà phi hành gia, họ luôn từ chối những hồ sơ nào chỉ toàn thành công và thành công. Thay vào đó họ lựa chọn những người đã từng có những thất bại lớn và vực dậy được sau đó. Jack Welch, vị CEO đáng ngưỡng mộ ở General Electric, chọn những nhân viên điều hành dựa trên tiềm năng phát triển của họ. Và đừng quên Marina Semyonova, vị giáo viên ba lê nổi tiếng, chỉ chọn những học sinh biết lấy động lực từ những lời nhận xét. Tất cả bọn họ đều từ chối tin vào quan điểm khả năng cố định và, thay vào đó, chọn tin vào Tư Duy Phát Triển.
https://thuviensach.vn
CHỨNG TỎ RẰNG MÌNH ĐẶC BIỆT
Khi những người với Tư Duy Cố Định chọn thành công hơn là sự tiến bộ, họ đang cố gắng chứng tỏ điều gì? Họ muốn cho mọi người thấy rằng họ đặc biệt, thậm chí là cao siêu.
Khi chúng tôi hỏi họ “Khi nào bạn cảm thấy bạn thông minh?”, rất nhiều người trong số họ kể về những lần họ cảm thấy họ là người quan trọng, là người khác biệt và giỏi hơn những người khác.
Trước khi tôi khám phá ra hai lối tư duy này và cách thức chúng hoạt động, tôi cũng đã từng nghĩ tôi tài năng hơn những người khác, xứng đáng hơn những người khác. Suy nghĩ đáng sợ nhất với tôi lúc đó là tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác. Lối suy nghĩ này khiến tôi không ngừng đòi hỏi mình phải được công nhận. Mọi lời nói, mọi diện mạo của tôi phải có chung mục đích đó – như thể tôi tự chấm điểm cho mình về độ thông minh, sự hấp dẫn, sự dễ mến vậy. Một ngày thành công với tôi là ngày mà tôi đạt được nhiều điểm.
Vào một buổi tối mùa đông, tôi tới nhà hát opera. Tối đó, buổi biểu diễn diễn ra rất thành công, và mọi người đều ở lại cho tới tận phút cuối – không chỉ là khi màn opera kết thúc, mà cho tới tận khi các rèm sân khấu đóng lại. Sau đó mọi người
ồ ạt ra về và bắt taxi. Tôi nhớ rất rõ, lúc đó là sau nửa đêm một chút, bên ngoài lúc
đó là 7 độ C, gió mạnh, và càng lúc tôi càng cảm thấy rất chán nản. Tôi đang đứng giữa một đám đông chật kín người, không có gì nổi bật cả. Làm sao tôi có thể bắt được taxi đây? Bỗng nhiên, một chiếc taxi đỗ ngay chỗ tôi đứng, tay cầm của cánh cửa sau dừng lại vừa vặn tay tôi. Khi tôi ngồi vào xe, người tài xế đã nói, “Vì trông cô khá khác so với những người
https://thuviensach.vn
khác.” Những khoảnh khắc như vậy là những gì tôi khao khát. Không những tôi khác biệt, mà sự khác biệt đó còn được nhận ra ở một khoảng cách khá xa.
Nhiều công ty trên thị trường đã dựa vào mong muốn được công nhận đó để sáng tạo ra những sản phẩm gửi tới thông điệp tương tự. Tôi có hai người bạn thân. Hàng năm, từ tháng 1 cho tới tháng 11, họ sẽ tổng hợp một danh sách những món đồ mà họ đã không tặng cho tôi vào giáng sinh của năm trước. Tới tháng 12, họ sẽ chọn 1 trong số những món đồ đó để tặng cho tôi. Năm ngoái, tôi được tặng một chiếc toilet di động – bạn có thể gấp nó lại vào bỏ vào túi khi đã dùng xong. Năm nay, món quà của tôi là một cái gương khá lớn với dòng chữ I AM SPECIAL (tôi đặc biệt) được khắc ở khung gương bên dưới. Nhìn vào đó, bạn có thể tự “thôi miên” bản thân mình, thay vì phải chờ thế giới nói với bạn.
Bản thân cái gương không có hại. Vấn đề ở chỗ khi một số người cho rằng đặc biệt có nghĩa là giỏi hơn người khác. Một người có giá trị hơn, xuất sắc hơn, xứng đáng hơn.
https://thuviensach.vn
ĐẶC BIỆT, ƯU TÚ, XỨNG ĐÁNG
John McEnroe có một Tư Duy Cố Định: anh ta tin rằng tài năng quyết định tất cả. Anh không thích phải học. Anh không thích thử thách: khi gặp chuyện trắc trở, anh ta lập tức rút lui. Kết quả là anh ta tự từ chối cơ hội phát triển hết tiềm năng của mình.
Nhưng tố chất của anh ta lại tuyệt vời tới nỗi anh ta vẫn trở thành tay vợt tennis số một thế giới trong suốt 4 năm liền. Anh ta kể với chúng tôi cảm giác khi là người đứng đầu.
John thường hay dùng bột mạt cưa để làm khô tay mỗi khi thi đấu. Lần đó, không hài lòng với chất lượng của bột, anh bèn cầm cả lọ bột đổ lên cả vợt. Gary,Người quản lý của anh thấy vậy bèn vội vàng chạy lại xem có chuyện gì.
Tôi nói: “Cái thứ đó mà cũng gọi là mạt cưa sao?” Mạt cưa lúc đó được nghiền quá mịn. Tôi thậm chí còn hét vào mặt anh ta: “Trông như thuốc chuột ấy! Ông chả làm được cái gì ra hồn cả!” Thế là Gary chạy ra ngoài, và 20 phút sau, trở lại với hai hộp mạt cưa khác được nghiền ít mịn hơn… Anh ta đã chấp nhận trả tiền cho một thành viên khác trong đoàn để mua hai hộp mạt cưa ấy với mức giá có thể mua được 4 hộp. Đó là đặc quyền của người đứng đầu.
Rồi John tiếp tục kể về lần anh ta nôn mửa lên người một cô gái người Nhật Bản ở một bữa tiệc do chính cô ấy tổ chức. Vậy mà ngày hôm sau, cô ấy lại là người tới cúi đầu xin lỗi, còn tặng tôi một món quà nữa. John ưỡn ngực: “Đó cũng là một đặc quyền của người giỏi nhất.”
https://thuviensach.vn
“Tất cả mọi thứ đều phải theo ý tôi… ‘Mọi thứ đều đúng yêu cầu của anh chứ? Anh có cần gì nữa không?’ ‘Chúng tôi sẽ trả anh ngần này ngần này, chúng tôi sẽ làm theo mọi yêu cầu của anh’. Tôi thích làm gì thì làm. Ai làm tôi khó chịu là tôi bảo luôn ‘Cút ra chỗ khác!’. Suốt một thời gian, tôi hưởng thụ những đặc quyền như vậy. Nếu bạn là tôi, bạn cũng thế thôi.”
Vậy là, nếu bạn thành công, bạn giỏi hơn những người khác. Bạn được quyền “bạo hành” người khác, chèn ép người khác. Trong Tư Duy Cố Định, những điều này làm tăng sự tự tin bên trong.
Một trường hợp trái ngược khác là Michael Jordan – một vận động viên tuyệt vời có Tư Duy Phát Triển – người được cả thế giới trao cho những mỹ từ như “Siêu Nhân”, “Vị Thánh Sống”, “Vị Chúa của môn bóng rổ”. Trong tất cả mọi người, chính Michael là người có quyền được vỗ ngực xem mình là người đặc biệt. Nhưng sau đây là những gì anh ấy nói khi thế giới đang xôn xao về việc trở lại với bộ môn bóng rổ của mình: “Tôi rất ngạc nhiên về việc sự quay lại của tôi lại làm mọi người chú ý tới vậy… Họ ca ngợi tôi như thể tôi là người ngoài hành tinh vậy. Điều đó làm tôi cảm thấy xấu hổ. Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi.”
Jordan biết rằng anh ta đã bỏ ra một sự nỗ lực lớn lao để phát triển những kỹ năng của mình. Anh là một người đã vượt qua khó khăn để vươn lên, không phải là một người sinh ra đã giỏi hơn những người khác.
Tom Wolfe, trong cuốn sách The Right Stuff, miêu tả những phi công quân sự hàng đầu là những người rất tin tưởng vào Tư Duy Cố Định. Sau khi đã vượt qua được hàng chục các bài kiểm tra cực kỳ gắt gao, họ tin rằng họ là những người ưu việt, rằng họ có điểm xuất phát cao hơn, dũng cảm hơn người thường. Nhưng Chuck Yeager, người hùng trong cuốn sách The Right Stuff, lại có quan điểm khác. “Không có ai bẩm sinh đã là một
https://thuviensach.vn
phi công giỏi cả. Dù tôi có bao nhiêu tài năng thiên bẩm đi chăng nữa, việc trở thành một phi công xuất sắc đòi hỏi sự liên tục cố gắng, không ngừng học hỏi trong cả đời người… Những người lái máy bay giỏi đơn giản là vì họ lái nhiều hơn những người khác mà thôi.” Giống Michael Jordan, Tom cũng chỉ là một người bình thường. Anh ấy đơn thuần là bước ra xa hơn vùng an toàn của mình hơn nhiều người thôi.
Tóm gọn lại, những người tin vào những năng lực cố định luôn cảm thấy bị thôi thúc phải thành công, và khi họ đạt được nó, sự tự hào của họ như được thổi phồng lên. Họ có thể sẽ cảm thấy mình có giá trị hơn người khác, vì thành công đối với họ là điểm xuất phát của họ cao hơn người khác.
Tuy nhiên, ẩn đằng sau lòng tự trọng của những người có Tư Duy Cố Định là một câu hỏi đơn giản: Nếu bạn là một-ai-đó khi bạn thành công, thì bạn sẽ là ai khi không thành công?
https://thuviensach.vn
LỐI TƯ DUY THAY ĐỔI ĐỊNH NGHĨA VỀ THẤT BẠI
Nhà Martin rất cưng cậu con trai 3 tuổi Robert của mình và luôn khoe khoang về những ưu điểm của cậu bé. Với họ, không có đứa trẻ nào thông minh và sáng tạo như Robert. Rồi một hôm, Robert làm một việc mà họ không thể tha thứ được – bé đã không được chấp nhận vào trường tiểu học hàng đầu New York. Sau việc này, bố mẹ Robert ngay lập tức thay đổi thái độ. Họ không nói chuyện với cậu bé nhiệt tình như trước, cũng không đối xử với cậu bằng tình thương và niềm tự hào như trước. Cậu không còn là Robert thông minh của ngày xưa, mà đã trở thành một Robert đáng thất vọng – người làm họ phải xấu hổ. Mới có 3 tuổi, cậu bé đã bị gắn mác “Kẻ thất bại”.
Theo như một bài viết trên tờ New York Times, thất bại đã biến đổi từ một hành động (Tôi mắc sai lầm) thành một nhân dạng (Tôi là kẻ thất bại). Điều này đặc biệt đúng trong Tư Duy Cố Định.
Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi cũng rất lo sợ mình sẽ có chung số phận giống Robert. Năm tôi học lớp 6, tôi luôn đứng đầu trong cuộc thi đánh vần ở trường. Thầy hiệu trưởng muốn tôi tham gia vào cuộc thi đánh vần cấp thành phố, nhưng tôi đã từ chối. Tới năm lớp 9, tôi rất giỏi tiếng Pháp, và cô giáo muốn tôi dự thi môn tiếng Pháp cấp thành phố. Một lần nữa, tôi lại từ chối. Tại sao tôi lại phải đón nhận rủi ro biến thành một kẻ thất bại khi tôi đang ở đỉnh cao của thành công cơ chứ? Từ một người chiến thắng thành kẻ thua cuộc?
Ernie Els, tay gôn lẫy lừng, cũng lo lắng về điều này. Sau 5 năm không có một danh hiệu nào, Els cuối cùng cũng giành được chiến thắng trong một giải đấu lớn. Nếu anh ta cũng thua nốt trong giải đấu này thì sao?
https://thuviensach.vn
Els nói: “Có lẽ tôi sẽ trở thành một người hoàn toàn khác”. Anh ấy có lẽ sẽ trở thành một kẻ thua cuộc.
Tháng Tư hàng năm, thời điểm các trường đại học gửi những lá thư từ chối tới các thí sinh, hàng ngàn “tương lai của đất nước” bị gắn tên “Cô gái không thi được vào đại học Princeton” hay “Chàng trai trượt đại học Stanford”.
https://thuviensach.vn
ĐỪNG ĐỂ KHOẢNH KHẮC ĐỊNH NGHĨA BẠN
Ngay cả với những người có Tư Duy Phát Triển, thất bại là một trải nghiệm không mấy vui vẻ. Nhưng nó không định nghĩa bạn là ai. Thất bại là một khó khăn mà bạn phải đối mặt, xử lý, và học từ nó.
Jim Marshall, cựu cầu thủ bóng bầu dục của đội Minnesota Vikings, nhớ lại khoảnh khắc đã có thể biến anh ấy thành một kẻ tội đồ. Trong trận đấu với đội San Fransico 49ers, Marshall nhìn thấy bóng ở trên sân. Anh nhanh chóng nhặt lấy bóng và chạy thật nhanh tới chỗ touchdown trong tiếng hò reo của cổ động viên. Nhưng, anh ấy lại chạy sai hướng sân: anh đã ghi bàn cho đối thủ trên sóng truyền hình trực tiếp trên cả nước.
Đó là khoảnh khắc kinh khủng nhất trong cuộc đời Marshall. Nỗi xấu hổ chiếm trọn lấy tâm trí anh. Nhưng trong giờ nghỉ giải lao, anh đã nghĩ: “Nếu bạn mắc lỗi, việc bạn phải làm là sửa lỗi. Tôi nhận ra tôi vẫn có sự lựa chọn. Hoặc là tôi ngồi đó và khóc lóc trong oán trách, hoặc là tôi có thể làm điều gì đó với lỗi lầm kia”. Tự trấn an lại mình, ở hiệp hai, Marshall đã chơi xuất sắc tới nỗi anh đã đem lại chiến thắng cho đội của mình.
Việc anh làm không chỉ dừng ở đó. Anh bắt đầu đi diễn thuyết theo nhóm. Anh trả lời những lá thư từ những người đã lấy hết can đảm thừa nhận những trải nghiệm đáng xấu hổ họ từng trải qua. Anh tăng cường sức tập trung trong từng trận đấu. Thay vì để những trải nghiệm không hay định nghĩa mình, anh giành lấy quyền kiểm soát chúng. Anh tận dụng chúng để trở thành một cầu thủ giỏi hơn, và từ đó, thành một con người tốt hơn.
Tuy nhiên, ở Tư Duy Cố Định, một lần thất bại có thể dẫn tới một nỗi ám ảnh, sự khủng hoảng có thể kéo dài vô tận. Bernard Loiseau là một trong những đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới. Số lượng nhà hàng ở Pháp
https://thuviensach.vn
được nhận danh hiệu 3 sao từ Guide Michellin – series sách đánh giá nhà hàng đáng tin cậy nhất châu Âu – chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nhà hàng của Bernard nằm trong số chúng. Vậy nhưng, khi ấn phẩm năm 2003 của Guide Michellin được xuất bản, Bernard đã tự tử. Nhà hàng của ông đã tụt 2 điểm ở trên GaultMillau - một bảng đánh giá có tầm ảnh hưởng khác, từ 19/20 điểm xuống còn 17. Có hàng loạt những tin đồn rằng ông sẽ mất 1 sao từ Guide Michellin trong ấn phẩm tới. Mặc dù sự thật không đúng như vậy, nhưng ông đã đầu hàng quá sớm trước định nghĩa về “thất bại”.
Loiseau từng là một người tiên phong, một trong những người đầu tiên phát triển phong cách nấu ăn “nouvelle cuisine”, thay thế nước sốt bơ và kem truyền thống của Pháp bằng những thành phần khác làm nổi bật chính hương vị của các món ăn khác nhau. Là một người luôn tràn đầy năng lượng, ông còn là một doanh nhân tài ba. Sau khi cửa hàng của ông ở Burgundy đạt được 3 sao, ông đã mở thêm
3 cửa hàng nữa ở Paris, ra hàng loạt những quyển sách dạy nấu ăn, và một dòng các thực phẩm đông lạnh. Ông từng nói với mọi người: “Tôi giống như Yves Saint
Laurent (của giới ẩm thực). Tôi vừa có thể làm may đo, vừa có thể làm hàng may sẵn.”
Một người tài năng và sáng tạo như vậy có thể dễ dàng đạt được một tương lai xán lạn, dù có hay không những ngôi sao đánh giá kia. Ngay cả người đứng đầu GaultMillau cũng từng nói thật không thể tin được sự xếp hạng của họ có thể tước đi một mạng người. Nhưng trong Tư Duy Cố Định, điều này là điều có thể xảy ra. Việc bị xếp hạng yếu kém khiến Loiseau đã định nghĩa lại bản thân mình: một thất bại từ-trước-tới-giờ.
Khó có thể tưởng tượng giới hạn về định nghĩa của sự thất bại lớn tới dường nào trong Tư Duy Cố Định. Xin đưa ra một ví dụ đỡ nặng nề hơn
https://thuviensach.vn
sau đây…
https://thuviensach.vn
THÀNH CÔNG CỦA TÔI LÀ THẤT BẠI CỦA BẠN
Hè năm ngoái, tôi và chồng tới tham quan một nông trại, một điều mà chúng tôi chưa làm bao giờ. Một hôm, chúng tôi đăng ký một khóa học fly fishing[1]để câu cá hồi. Giáo viên của chúng tôi là một cậu bé ngư dân 8 tuổi có phong cách cao bồi. Cậu chỉ chúng tôi cách thả dây, và sau đó cho chúng tôi tự do tập luyện.
Chúng tôi nhanh chóng nhận ra cậu bé đã quên dạy chúng tôi làm thế nào để nhận ra khi nào thì cá bị móc câu (lũ cá hồi này không giật hẳn dây câu xuống; bạn phải quan sát kỹ xem có bong bóng nổi lên hay không), phải làm gì khi cá đã cắn câu (kéo cần lên chẳng hạn), hay làm thế nào để thu được con cá về (kéo cá lại gần, đừng đung đưa chúng trên mặt nước). Sau một khoảng thời gian dài, muỗi cắn thì có, cá thì không. Phải hơn chục người trong số chúng tôi chả có tí tiến triển nào. Đột nhiên, cá cắn câu của tôi, cũng đúng lúc cậu bé ngư dân đang đứng cạnh tôi, hướng dẫn tôi các bước cần phải làm. Tôi cuối cùng cũng bắt được một con cá hồi to béo.
Phản ứng 1: Chồng tôi, David, vội vàng chạy lại, cười tự hào và nói: “Em giỏi thật đấy!”
Phản ứng 2: Tối hôm đó, khi chúng tôi đang trên đường tới phòng ăn, có hai người đàn ông bước tới chỗ chồng tôi và nói: “David, đã thấy đỡ nhục chưa?”. David ngạc nhiên nhìn họ, không hiểu họ đang nói về cái gì. Hẳn nhiên là David không hiểu rồi. Anh ấy là người thấy việc tôi bắt được cá là một điều tuyệt vời, còn những người đàn ông kia lại nghĩ rằng việc đó sẽ làm David cảm thấy thua kém. Nói cách khác, họ đã gián tiếp để lộ ra rằng, đó chính là cảm xúc của họ khi nhìn thấy thành công của tôi.
https://thuviensach.vn
LƯỜI BIẾNG, GIAN LẬN, ĐỔ LỖI: KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG THỨC CỦA THÀNH CÔNG
Tư Duy Cố Định không những phức tạp hóa ảnh hưởng lớn lao về tâm lý khi một người gặp thất bại, nó còn không đưa ra giải pháp để vượt qua thất bại. Nếu thất bại nghĩa là kém cỏi – thì bạn chính là kẻ thất bại – vậy làm thế nào để bước tiếp?
Trong một nghiên cứu, các học sinh lớp 7 đã nói với chúng tôi cách chúng phản ứng khi đạt được một điểm số tệ trong một môn học mới. Không ngạc nhiên khi thấy những đứa trẻ có Tư Duy Phát Triển nói chúng sẽ học chăm chỉ hơn trong bài kiểm tra tới. Nhưng những đứa trẻ có Tư Duy Cố Định lại nói chúng sẽ học ít hơn cho bài kiểm tra sau. Nếu bạn đã không có khả năng thì bạn cố làm gì nữa? Và, chúng nói rằng mình đã thực sự đã nghĩ tới việc sẽ gian lận! Chúng nghĩ, một khi đã không có khả năng, chúng sẽ phải tìm con đường khác.
Thay vì cố gắng học và sửa sai, những người có Tư Duy Cố Định có thể sẽ chọn việc “sửa” sự tự tin trong họ. Ví dụ, họ có thể sẽ tìm tới những người đang ở tình huống tệ hơn họ.
Những sinh viên đại học có điểm số thấp được cho cơ hội nhìn điểm của các học sinh khác. Những sinh viên có Tư Duy Phát Triển tìm và nhìn bài của những người có số điểm cao hơn họ. Như thường lệ, những sinh viên này muốn tìm hiểu xem họ đã sai ở đâu. Ngược lại, những sinh viên có Tư Duy Cố Định lại chọn nhìn vào những người có kết quả kém hơn họ. Đó là cách để họ tự an ủi chính bản thân mình.
Jim Collins trong cuốn sách Good To Great (bản tiếng Việt “Từ Tốt Tới Vĩ Đại”) kể lại một tình huống tương tự ở các doanh nghiệp. Khi Procter & Gamble tham gia vào lĩnh vực kinh doanh mặt hàng làm từ giấy,
https://thuviensach.vn
Scott Paper – công ty đang dẫn đầu lúc bấy giờ - lại lựa chọn từ bỏ. Thay vì thay đổi và chiến đấu, họ nói, “Dù sao thì cũng vẫn có những công ty khác rơi vào hoàn cảnh tệ hơn chúng tôi”.
Một cách khác mà những người có Tư Duy Cố Định dùng để vuốt ve sự tự tin sau khi thất bại là đổ lỗi hay vịn lý do. Hãy cùng quay trở lại với trường hợp của John McEnroe.
Không bao giờ anh ta nhận lỗi về mình. Lần này, anh ta thua trận là vì anh ta bị cảm cúm. Lần kia anh ta bị đau đầu. Lần khác anh ta kêu bị áp lực, lần khác nữa là do dị ứng thuốc. Lần thì anh ta thua vì thi đấu ngay sau khi ăn. Lần thì anh ta bị quá cân, lần thì vì gầy quá. Lần thì do thời tiết lạnh quá, lần thì nóng quá. Lần thì chưa chuẩn bị kỹ, lần thì do tập luyện quá sức.
Lần thua đau đớn nhất, khiến anh ta mất ngủ nhiều đêm, là khi anh ta thua trong giải nước Pháp mở rộng vào năm 1984. Tại sao anh ta vẫn thua sau khi đã dẫn trước Ivan Lendl tới hai hiệp? Theo lời của McEnroe, không phải lỗi của anh ta. Lý do là vì một người quay phim của NBC đã bỏ tai nghe ra và âm thanh từ tai nghe phát ra từ bên hông của sân đấu làm anh ta bị mất tập trung.
Không phải lỗi của anh ta. Vì thế anh ta đã không nghĩ tới chuyện rèn luyện thêm khả năng tập trung hay kiểm soát cảm xúc.
John Wooden, vị huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại, nói rằng bạn không phải là kẻ thất bại, cho tới khi bạn bắt đầu đổ lỗi. Ý của ông là, bạn vẫn có thể có cơ hội học hỏi từ những sai lầm của mình, cho tới khi bạn từ chối làm điều đó.
Khi Enron, người khổng lồ trong lĩnh vực năng lượng, thất bại – sụp đổ bởi một nền văn hóa đầy sự kiêu ngạo – đó là lỗi của ai? Jeffrey
https://thuviensach.vn
Skilling, CEO của công ty và cũng là một thiên tài, đã khẳng định là không phải lỗi của ông ta. Đó là lỗi của cả thế giới đã không biết trân trọng những gì mà Enron đã và đang cố gắng làm.
“Vậy ông nghĩ sao về cuộc điều tra của Bộ Tư Pháp về cuộc lừa đảo quy mô lớn trong doanh nghiệp?” “Đó là cuộc trả thù cá nhân”.
Jack Welch, một CEO có Tư Duy Phát Triển, lại có một phản ứng hoàn toàn khác với một trong những thất bại của tập đoàn General Electric. Năm 1986, General Electric mua lại Kidder, Peabody, một ngân hàng đầu tư phố Wall Street. Ngay sau cuộc mua bán này, Kidder, Peabody bị chấn động bởi một xì-căng-đan về một vụ giao dịch nội bộ. Vài năm sau, tai họa lại giáng xuống khi Joseph Jett, một nhân viên giao dịch đã tạo ra những giao dịch không có thật, nhằm mục đích tăng doanh số cũng như tiền thưởng của anh ta. Welch đã gọi điện tới tất cả 14 vị lãnh đạo của GE để báo với họ tin buồn đó và tự nhận trách nhiệm về mình. Welch nói: “Đó là lỗi quản lý của tôi”.
https://thuviensach.vn
TƯ DUY VÀ TRẦM CẢM
Bạn có nghĩ có thể Bernard Loiseau, vị đầu bếp người Pháp kia, mắc bệnh trầm cảm không?
Là một nhà tâm lý học, cũng như một nhà giáo dục, tôi cực kỳ quan tâm tới trầm cảm. Nó xuất hiện rất phổ biến ở các trường đại học, nhất là vào tháng Hai và tháng Ba. Vào thời gian đó, mùa đông chưa hết, mùa hè chưa tới, công việc dồn ứ lại, và các mối quan hệ thường dễ tan vỡ. Vậy nhưng, có thể thấy rất rõ ràng rằng những sinh viên khác nhau có cách đối mặt với trầm cảm khác nhau. Một số thì buông xuôi mọi thứ. Một số khác lại vẫn bám trụ: họ tự ép mình phải tới lớp học, phải hoàn thành bài tập, và phải tự chăm sóc tốt cho bản thân – để khi họ cảm thấy khá hơn, cuộc sống của họ vẫn không bị sứt mẻ gì.
Cách đây không lâu, chúng tôi quyết định tiến hành thử nghiệm xem liệu lối tư duy có đóng vai trò gì trong sự khác biệt này không. Để tìm ra câu trả lời, chúng tôi xác định tư duy của các sinh viên, sau đó bắt họ viết nhật ký online trong 3 tuần từ trong tháng Hai và Ba. Hàng ngày họ sẽ phải trả lời các câu hỏi về tâm trạng, hoạt động trong ngày, và cách họ xử lý các vấn đề gặp phải. Sau đây là những gì chúng tôi ghi lại được.
Đầu tiên, những sinh viên có Tư Duy Cố Định có mức độ trầm cảm nặng hơn. Những phân tích của chúng tôi cho thấy điều này là vì họ suy nghĩ về những vấn đề và khó khăn nhiều hơn, nhất là khi họ tra tấn bản thân bằng suy nghĩ: gặp phải khó khăn có nghĩa là họ không đủ giỏi, không xứng đáng. “Những suy nghĩ ấy cứ lởn vởn trong đầu tôi: Đồ kém cỏi!” “Tôi không thể thoát khỏi ý nghĩ rằng tôi là một người tệ hại.” Một lần nữa, thất bại đã đóng khuôn họ và không cho họ cơ hội phát triển.
https://thuviensach.vn
Và họ càng cảm thấy trầm cảm, họ càng muốn mặc kệ mọi thứ, và họ càng không muốn cải thiện tình hình. Ví dụ, họ không thiết tha việc học, họ không nộp bài tập đúng hạn, họ còn không thèm làm việc nhà.
Mặc dù những sinh viên có Tư Duy Cố Định có dấu hiệu trầm cảm nặng hơn, vẫn có rất nhiều những sinh viên với Tư Duy Phát Triển cũng cảm thấy rất chán nản, nhất là vào thời điểm mà bệnh trầm cảm lan tràn thế này. Tuy nhiên, càng cảm thấy bị trầm cảm, những người có Tư Duy Phát Triển lại càng hành động để đối mặt với các khó khăn: họ càng cố gắng đảm bảo việc học ở trường cũng như cuộc sống đời thường. Càng cảm thấy tệ, họ lại càng trở nên quyết tâm hơn.
Nhìn từ bên ngoài, thật khó có thể nhận ra họ đang bị trầm cảm. Sau đây là câu chuyện mà một chàng trai đã kể cho tôi.
Em là sinh viên năm nhất, và đây là lần đầu tiên em phải sống xa nhà. Em chẳng quen biết ai hết, khóa học thì khó, và càng về cuối năm em càng cảm thấy mệt mỏi. Dần dần, bệnh trầm cảm của em nặng tới nỗi em chả còn muốn ra khỏi giường vào buổi sáng nữa. Nhưng hàng ngày em vẫn cố ép bản thân phải vực dậy, tắm rửa, cạo râu, và làm tất cả những việc em cần làm. Một hôm, em chạm tới giới hạn của mình và quyết định kêu gọi sự giúp đỡ, em đã tới nói chuyện với người trợ giảng môn Tâm lý học và xin lời khuyên.
“Em có tới lớp đều không?” – cô ấy hỏi
“Dạ có.”
“Em có đọc sách như hướng dẫn không?”
“Dạ có.”
https://thuviensach.vn
“Điểm số của em vẫn ổn chứ?”
“Vâng.”
“Vậy thì em đâu bị trầm cảm đâu.”
Đúng là chàng trai bị trầm cảm, nhưng đó là cách một người có Tư Duy Phát triển đối mặt với nó – với lòng quyết tâm mạnh mẽ.
Tính cách có ảnh hưởng tới sự khác biệt này không? Tại sao có những người vốn dĩ rất nhạy cảm, có những người lại có thể dễ dàng bỏ qua? Đồng ý rằng tính cách phần nào đóng vai trò trong chuyện này, nhưng lối tư duy mới là nhân tố trò quan trọng. Khi chúng tôi dạy mọi người về Tư Duy Phát Triển, họ ngay lập tức thay đổi cách họ phản ứng với những tâm trạng tiêu cực. Họ càng cảm thấy tệ, họ càng có động lực để đối diện với những khó khăn trước mắt.
Tóm lại, khi một người tin vào những đặc điểm cố định, anh ta sẽ luôn bị rình rập bởi mối nguy cơ bị thất bại định nghĩa bản thân. Chúng có thể đóng mác bản thân họ mãi mãi. Dù có tài giỏi tới đâu đi nữa, lối tư duy này sẽ tước bỏ hết những cơ hội đấu tranh của họ.
Với những người tin rằng phẩm chất có thể phát triển, thất bại vẫn làm họ cảm thấy bị tổn thương, nhưng họ sẽ không để chúng định nghĩa họ. Và chính vì năng lực có thể được mở rộng – “thay đổi” và “tiến bộ” là những điều khả thi – nên họ sẽ nhìn thấy rất nhiều con đường khác dẫn tới thành công.
https://thuviensach.vn