🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mê Cung Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Những sự kiện dưới đây diễn ra sau ngày 1 tháng 9 năm 1939, ngày quân đội phát xít Đức tấn công xâm chiếm Ba Lan; các nước phương Tây như Anh, Pháp tuyên chiến với nước Đức, và cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II bắt đầu. https://thuviensach.vn GIỚI THIỆU Chiến tranh Thế giới thứ II đã đi qua hơn nửa thế kỷ, nhưng những hồi ức đẫm máu của sự kiện bi thảm đó vẫn hằn sâu trong ký ức nhân loại. Biết bao cuốn sách đã phơi bày, phân tích mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự của cuộc chiến tranh khốc liệt ấy. Riêng về mặt tình báo, chúng ta cũng đã được biết đến bao câu chuyện ly kỳ của những điệp viên Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp v.v… nổi tiếng thế giới, nhưng có lẽ trình bày vai trò của hoạt động tình báo, ảnh hưởng của nó tới tiến trình chiến tranh một cách trung thực và cuốn hút thì phải kể đến cuốn Hồi ký của Walter Schellenberg. Cuốn sách thật đáng được đọc và có thể được coi là một tập tài liệu quan trọng lịch sử tình báo, về hoạt động tình báo ở nước Đức quốc xã, một trong những hung thủ gây ra cuộc chiến nhất là sự việc lại được đặt dưới góc nhìn của một trong những nhân vật hàng đầu trong làng tình báo phát xít, nguyên là cục trưởng Cục Tình báo Đối ngoại của nước Đức quốc xã. Khi bọn phát xít lên cầm quyền vào tháng 9 năm 1933, Schellenberg mới là một chàng trai 22 tuổi đang tuyệt vọng tìm kiếm việc làm trong tình trạng kinh tế kiệt quệ của một nước Đức thất trận trong Thế chiến thứ I. Ba năm trời học tại trường Đại học Tổng hợp Bonn, hết Khoa Y lại sang Khoa Luật, rốt cuộc cũng không đem lại cho chàng thanh niên một trình độ chuyên môn vững vàng nào. Giống như hàng nghìn sinh viên của các trường đại học Đức thời đó, Schellenberg chỉ còn cách trông cậy vào trí tuệ của bản thân, khi mà việc làm trong thời đó còn khó kiếm hơn sao trên trời. Giống như hàng ngàn người khác lâm vào hoàn cảnh đó, Schellenberg gia nhập Đảng Quốc xã không phải vì niềm tin, không phải vì chống đối, mà chỉ vì thấy đó là con đường triển vọng nhất để tiến thân. Để vận dụng học vấn đã thu nhận được một cách tốt nhất, Schellenberg cố len vào được hàng ngũ SS, được coi là đội ngũ tập hợp “những con người ưu tú nhất của nước Đức” thời đó, và tìm mọi cách để được vào làm việc ở SD - Cơ quan Tình báo và An ninh do https://thuviensach.vn Heydrich, một người trẻ tuổi khác cũng đang tìm cách ngoi lên trong chế độ phát xít, tổ chức và lãnh đạo. Cho đến cuối con đường công danh của mình (kết thúc khi Schellenberg mới 35 tuổi cùng với sự sụp đổ của nước Đức phát xít), thế giới của Schellenberg là thế giới của tình báo và cảnh sát mật, một thế giới mà những điều xảy ra ở đó vượt quá sức tưởng tượng, nơi mà những hành vi nhân bản bình thường và lòng chân thành là của hiếm, nơi khó thể tin vào bất cứ ai, một thế giới mà trong đó sự dối trá, hối lộ, âm mưu, phản trắc và bạo lực là những điều xảy ra hàng ngày. Schellenberg đã đắm mình trong vầng hào quang, lãng mạn không vững chắc của thế giới gián điệp và mật vụ đó và đã thuật lại tất cả một cách chân thực. Cuốn sách của Schellenberg là một bức tranh về chế độ quốc xã được mô tả bởi chính một người nằm trong tầng lớp lãnh đạo chóp bu của nó, như một chứng nhân lịch sử, nắm được mọi thông tin và trực tiếp thấy mọi điều xảy ra nơi trung tâm của quyền lực. Để có thể đánh giá được cuốn sách một cách đầy đủ và hiểu được các sự kiện và nhân vật có lẽ cũng nên nói sơ qua vài nét về vị trí và ý nghĩa của cái tổ chức mật vụ mà Schellenberg đã tạo lập công danh cho mình thời đó - tổ chức SD hay Cục An ninh SS. Tháng giêng năm 1929, khi Hitler bổ nhiệm Heinrich Himmler làm Thống chế đội SS, tổ chức này mới chỉ là đội bảo vệ riêng của Hitler và chỉ có hơn 300 người. Tới tháng giêng năm 1933 quân số của nó đã lên đến hơn 52 nghìn người và biến thành một đội quân tinh nhuệ của “Đội Xung kích áo nâu Quốc xã” SA. Trong thời gian xảy ra các cuộc đàn áp đẫm máu 30 tháng 6 năm 1934, khi lãnh đạo SA là Rohm bị ám sát, các phân đội SS của Himmler được giao toàn quyền bắt bớ, bắn giết và một tháng sau đó được công nhận là một lực lượng độc lập. Năm 1931 nội bộ SS tách ra một bộ phận chuyên về tình báo và an ninh gọi là SD dưới sự chỉ huy của Heydrich, phó thứ nhất của Himmler, sau đó bộ phận này được coi là cơ quan tình báo và phản gián duy nhất của Đảng Quốc xã. Suốt 15 tháng sau khi Hitler lên nắm quyền đã diễn ra một cuộc tranh chấp khốc liệt giữa Goering với cương vị bộ trưởng - thống đốc Phổ và https://thuviensach.vn Himmler, người đứng đầu cảnh sát Bavaria trên danh nghĩa và còn là thống chế lực lượng SS nhằm nắm quyền kiểm soát cơ quan Ghestapo[1]. Sự liên minh chặt chẽ giữa Heydrich và Himmler đã thắng, Goering phải nhường quyền kiểm soát Ghestapo cho Himmler vào tháng 4 năm 1934 và Himmler dần nắm trong tay toàn bộ lực lượng cảnh sát Đức vào tháng 7 năm 1936. Chức vụ này đã giúp cho Himmler xây dựng đế chế riêng của mình, và tới những năm cuối của cuộc chiến tranh đã lấn át cả nhà nước, Đảng Quốc xã và quân đội nhờ vào vị thế đặc biệt của lực lượng an ninh trong một chế độ độc tài. Sức mạnh của một nhà nước cảnh sát dựa trên nền tảng của hai nền tảng gắn bó khăng khít: tuyên truyền lừa mị và đàn áp. Công cụ đàn áp của nước Đức Hitler là RSHA - Tổng cục An ninh Đế chế - được thành lập vào năm 1939 bằng cách hợp nhất Cảnh sát An ninh Quốc gia, Ghestapo và Cục An ninh SS (SD) thành một tổ chức thống nhất. RSHA là con đẻ của Reinhard Heydrich, vị phó của Himmler. Nó tập trung toàn bộ lực lượng gián điệp và tình báo, thẩm vấn và bắt bớ, tra tấn và hành hình dưới quyền kiểm soát của sáu, bảy nhân vật, trong đó có Schellenberg, mà nhờ vào đó chế độ độc tài mới tồn tại. Chức năng của nó chia đều cho bảy cục mà trong sách chỉ nhắc tới bốn. Cục AMT-IV, nơi lúc đầu Schellenberg được bổ nhiệm công tác, phân thành nhiều ban. Schellenberg, với tư cách là trưởng ban AMT-IVE, được giao công tác phản gián cho Ghestapo trên lãnh thổ nước Đức và các nước bị chiếm đóng. Tháng 6 năm 1941, khi Đức bắt đầu tấn công Liên Xô, Schellenberg được bổ nhiệm đứng đầu AMT-IV và cải tổ nó thành Cục Tình báo Đối ngoại. Mùa hè năm 1944, sau khi giải tán Abwehr - Cục Tình báo của Bộ Tổng tư lệnh Đức, Schellenberg nhận thêm trách nhiệm hoạt động tình báo quân sự, và điều đã làm thỏa mãn tính hiếu danh của ông là được lãnh đạo cơ quan tình báo đối ngoại duy nhất của đế chế Đức. Schellenberg không dược liệt vào danh sách các lãnh tụ quốc xã. Ảnh của ông ta không xuất hiện trên báo, tên của ông ta ít người biết đến, Schellenberg thuộc số các nhà chính khách hoạt động sau hậu trường, “nhân vật kỹ thuật” của chế độ độc tài, và là người duy nhất trong số đó viết hồi ký. https://thuviensach.vn Dưới chế độ phát xít của Hitler luôn diễn ra cuộc đấu tranh giành quyền lực gay gắt giữa các cơ quan tranh chấp nhau như Tổng cục An ninh Đế chế, Bộ Ngoại giao, Bộ Tuyên truyền, Bộ Chỉ huy tối cao của quân đội, và Đảng Quốc xã, rồi cả trong ngay chính nội bộ của các cơ quan đó. Schellenberg sống giữa các âm mưu đó, biết rất rõ và bản thân cũng phải làm thế để tồn tại. Khôn khéo luồn lách để giành được sự tin cậy của Himmler và Heydrich, ông phải vật lộn với các đối thủ cạnh tranh ngay trong RSHA như Kaltenbrunner (người nắm Cơ quan Mật vụ của Đảng Quốc xã và kế vị Heydrich) và trùm Ghestapo - Muller. Những nhân vật đầu sỏ của ngành mật vụ Đức quốc xã đã được mô tả một cách sinh động và rõ nét với tất cả tính cách, đặc điểm riêng trong khung cảnh cuộc chiến tranh cũng như cuộc tranh chấp nội bộ và chính điều đó làm nên giá trị của cuốn sách. Vì điều kiện không cho phép, chúng tôi không thể giới thiệu toàn bộ cuốn sách mà chỉ chọn một số chương tiêu biểu với những sự kiện ít được biết đến trong hoạt động của Cơ quan Tình báo Đối ngoại của nước Đức phát xít trong Thế chiến thứ II. Alan Bulloc https://thuviensach.vn I ĐIỆP VỤ VENLO ◄○► Trở về Berlin, tôi báo cáo với Heydrich về công việc đã làm ở Ruhr và trình bày suy nghĩ của mình rằng việc bố trí một vài nhân viên phản gián ở đó rõ ràng là không đáp ứng đủ đối với một khu vực quan trọng nhường ấy. Heydrich chăm chú nghe tôi nói hết. — Anh sẽ có dịp làm thay đổi điều đó, - ông ta nói, - nhưng trước khi anh làm việc đó, tôi có một công việc khác cho anh. Chúng ta đã thiết lập một kênh tiếp xúc trực tiếp rất thú vị với tình báo Anh đã được vài tháng. Bằng cách cung cấp các tin giả, chúng ta đã lọt vào tổ chức của họ. Giờ đã đến lúc chúng ta phải quyết định sẽ tiếp tục trò chơi này, hay kết thúc nó; và hài lòng với những gì mà chúng ta đã biết được. Tôi cho rằng anh chính là người phải làm việc này và tôi muốn anh ngay lập tức tập hợp tất cả những tài liệu cần thiết và nghiên cứu chúng để có được ý kiến riêng của mình và sau đó trình bày cho tôi những đề xuất của anh. Tôi lập tức vùi đầu vào việc nghiên cứu những tài liệu liên quan và dần dần bức tranh đã hiện rõ trước mắt tôi: Một điệp viên mật mang bí số F479 đã mấy năm liền hoạt động ở Hà Lan. Ông ta đến đó như một nhân vật lưu vong chính trị và tiếp tục hoạt động với tư cách đó ngay cả sau khi bắt đầu làm việc cho chúng tôi. Ông ta đã thiết lập được quan hệ với Cơ quan Tình báo Quân sự Anh. Ông ta làm ra vẻ đã liên hệ được với một nhóm chống đối mạnh trong nội bộ của Wehrmacht[2], mà người Anh vốn rất quan tâm. Họ bắt đầu nghĩ ông ta có ý nghĩa quan trọng đến mức mọi báo cáo của ông ta được gửi thẳng về London và nhờ ông ta chúng tôi có được khả năng cung cấp một luồng tin tức giả liên tục. https://thuviensach.vn Ngoài ra ông ta còn thiết lập được một mạng lưới cung cấp tin riêng của mình và bắt được quan hệ với “Phòng Nhì”[3]. Sau khi chiến tranh nổ ra, tình báo Anh lại càng chú ý hơn tới việc thiết lập quan hệ với nhóm chống đối “ma” ấy. Họ nghĩ rằng họ có thể lợi dụng hoạt động của nhóm sĩ quan mưu phản này để lật đổ chế độ của Hitler. Vào thời điểm tôi được bổ sung vào công việc này, điệp vụ đã đạt tới giai đoạn quyết định: người Anh được hứa hẹn gặp gỡ với một đại diện cao cấp của nhóm chống đối. Sau khi nghiên cứu kỹ càng vụ việc và bàn bạc với những người phụ trách công việc, tôi đi tới kết luận rằng tiếp tục trò chơi có lợi hơn là chấm dứt nó. Vì vậy tôi quyết định đích thân đến Hà Lan để gặp gỡ với các điệp viên của Cơ quan Mật vụ Anh sử dụng các giấy tờ mang tên Đại úy Schemmel, sĩ quan của Cục Liên lạc OKW. Tôi biết rằng ở Cục Vận tải quả thực có một đại úy như vậy nhưng người này đã đi công tác dài ngày sang phía đông. Sau khi kế hoạch của tôi được duyệt, tôi lên đường tới Dusseldorf, nơi có một cơ sở tình báo ngầm bố trí trong một ngôi nhà không lớn của tư nhân. Cơ sở này được trang bị đầy đủ để hoạt động bí mật, có một đường dây điện tín và điện thoại liên lạc trực tiếp với trung tâm ở Berlin. Cùng lúc ấy Berlin sẽ liên lạc với điệp viên F749 của chúng tôi, chỉ thị cho ông ta phải thỏa thuận được về cuộc tiếp xúc giữa đại úy Schemmel với các nhân viên tình báo Anh. Rất tiếc là hoàn cảnh không cho phép tôi gặp gỡ trước với F479 và thảo luận về vấn đề này, vì thế tôi buộc phải trông cậy hoàn toàn vào kinh nghiêm và tài năng của ông ta. Tất nhiên ở đây chứa đựng một hiểm họa đáng kể nhưng điều đó là không tránh khỏi trong công tác mật vụ. Các thông tin tiếp theo được chuyển đến cho tôi từ Berlin qua đường bưu chính hàng không và tôi nghiên cứu chúng một cách kỹ càng. Tôi cần phải học thật thuộc câu chuyện bịa đặt của mình, nhớ kỹ từng chi tiết của âm mưu phản loạn tưởng tượng mà chúng tôi đã lập kế hoạch, cũng như tên tuổi và quan hệ của những nhân vật khác nhau, đồng thời cũng phải nắm vững tất cả những thông tin có được về những tình báo viên Anh mà tôi sẽ phải gặp. Tôi đã nhận được tài liệu chi tiết về đại úy Schemmel, về quá khứ, lối sống, hành vi cư xử và vẻ ngoài của anh ta, giả sử: anh ta luôn mang kính một https://thuviensach.vn tròng vì thế tôi cũng phải học cách đeo kính đó; điều này nói chung không khó khăn lắm bởi vì mắt phải của tôi bị cận thị. Có được thông tin mật về nhóm chống đối càng nhiều bao nhiêu, tôi càng có khả năng tranh thủ được lòng tin của người Anh, bởi vì chỉ một sơ xuất nhỏ chắc chắn sẽ làm họ nghi ngờ ngay. Cuối cùng, 6 giờ chiều ngày 20 tháng 10 tôi nhận được thông báo: “Cuộc gặp được ấn định vào ngày 21 tháng 10 ở Sutfen - Hà Lan”. Một trong những nhân viên của chúng, tôi phải hộ tống tôi. Nhân viên này biết rõ mọi ngóc ngách của công việc bởi vì điệp viên F479 đã nhiều lần làm việc dưới quyền anh ta. Lần cuối cùng chúng tôi kiểm tra lại hộ chiếu mang theo và giấy tờ xe (hải quan và cảnh sát biên phòng Đức đã nhận được chỉ thị không đưa ra những câu hỏi thừa khi chúng tôi qua). Hành lý chúng tôi mang không nhiều và tôi đặc biệt chú ý kiểm tra quần áo, đồ lót, từng thứ một, xem có dấu hiệu gì có thể làm lộ tung tích thực sự của chúng tôi. Sự sơ xuất đối với những chi tiết nhỏ nhặt có thể dẫn đến việc đổ vỡ ngay cả một điệp vụ được lên kế hoạch cẩn thận nhất. Chiều hôm đó, tôi hết sức ngạc nhiên khi Heydrich gọi điện. Ông ta báo tin là đã nhận được phép cho tôi tiến hành “đàm phán” theo cách tôi cho là cần thiết. Tôi đã được trao quyền hoàn toàn tự do hành động. Cuối cuộc điện đàm ông ta nói: “Tôi muốn nhắc để anh hết sức thận trọng. Thật là hết sức tồi tệ nếu như có chuyện gì xảy ra với anh. Nhưng nếu đột nhiên có chuyện gì bất lợi thì anh nhớ rằng tôi đã báo trước cho tất cả các tiền đồn dọc biên giới. Tôi muốn khi trở về anh gọi điện cho tôi ngay”. Tôi hơi ngạc nhiên trước biểu hiện quan tâm như vậy. Nhưng tôi hiểu cơ sở của sự quan tâm đó không chỉ là tình cảm con người mà còn là các ý tưởng thực tế. Sáng sớm ngày 21 tháng 10 chúng tôi lên đường đi về phía Hà Lan. Trời u ám và có mưa. Đồng nghiệp của tôi ngồi sau tay lái, tôi ngồi ghế sau anh ta và ngay lập tức đắm chìm vào suy nghĩ. Tôi không làm cách nào dẹp đi trong tâm trí nỗi bồn chồn lo lắng, chủ yếu là vì tôi không có dịp thỏa thuận trước với điệp viên F479; và khi xe càng gần tới biên giới, sự bồn chồn lo lắng càng tăng. Chúng tôi làm thủ tục ở biên giới Đức một cách dễ dàng và https://thuviensach.vn nhanh chóng, nhưng bên phía Hà Lan thì khó chịu hơn: họ đòi khám xét cẩn thận. Rồi cuối cùng họ cũng để chúng tôi đi mà không xảy ra vấn đề nghiêm trọng gì. Khi chúng tôi đến Sutfen; tại chỗ hẹn có một chiếc xe “Buick” lớn đã đỗ chờ chúng tôi. Người ngồi sau tay lái tự giới thiệu là đại úy Best, nhân viên tình báo Anh. Sau những câu trao đổi xã giao ngắn, tôi vào xe anh ta và ngồi ở phía sau. Đồng nghiệp của tôi lái xé bám theo sau xe chúng tôi. Đại úy Best cũng đeo kính một tròng và nói tiếng Đức rất tuyệt, vì thế chẳng bao lâu giữa chúng tôi đã thiết lập được mối quan hệ thân hữu. Sở thích chung của chúng tôi đối với âm nhạc - đại úy xem ra cùng là một tay chơi vĩ cầm khá - đã làm tan sự băng giá trong quan hệ, nói chuyên với anh ta dễ chịu thoải mái đến mức tôi giật mình cảm thấy cứ thế này thì một lát nữa khéo tôi quên mất mục đích chuyến đi của mình. Nhưng nếu như bề ngoài tôi tỏ ra hoàn toàn bình thản thì trong lòng tôi lại hết sức căng thẳng chờ đợi. Đại úy Best bắt đầu nói về công việc mà chính vì nó chúng tôi phải hẹn gặp nhau. Xem chừng anh ta không muốn làm điều đó chừng nào chúng tôi còn chưa đến Arnhem, nơi các đồng nghiệp của anh ta - thiếu tá Stevens và trung úy Coppens sẽ nhập bọn với chúng tôi. Khi chúng tôi tới, họ liền ngồi vào xe và chúng tôi chạy tiếp. Câu chuyện diễn ra vào lúc chiếc “Buick” chạy trên những con đường của vùng nông thôn Hà Lan. Xem xa họ đã mặc nhiên công nhận tôi là đại diện của một nhóm đối lập mạnh gồm các sĩ quan cao cấp của quân đội Đức. Tôi thông báo với họ rằng lãnh đạo nhóm đó là một vị tướng Đức nhưng tôi không được ủy quyền nêu tên ông ta ở giai đoạn thương thuyết này. Mục đích của chúng tôi là dùng vũ lực lật đổ Hitler và thiết lập một chế độ mới. Nhiệm vụ của tôi trong cuộc đàm phán này là thăm dò thái độ của chính phủ Anh đối với chính phủ mới do quân đội Đức kiểm soát và xác minh xem phía Anh có ý định ký kết một thỏa ước bí mật với nhóm của chúng tôi không, mà kết quả của thỏa ước đó sẽ là một hiệp ước hòa bình ký kết ngay sau khi chúng tôi lên nắm chính quyền. Các sĩ quan Anh cam đoan với chúng tôi rằng chính phủ của đức Nữ hoàng tối cao rõ ràng là quan tâm tới hoạt động của chúng tôi và rằng chính https://thuviensach.vn phủ họ đánh giá xứng đáng ý nghĩa to lớn cửa việc ngăn chặn chiến tranh tiếp tục mở rộng và sự vãn hồi hòa bình. Họ hoan nghênh việc loại bỏ Hitler cùng chế độ của hắn. Họ sẽ dành cho chúng tôi sự giúp đỡ và ủng hộ hết mức trong phạm vi khả năng của họ. Còn việc thỏa thuận cam kết về mặt chính trị thì ở thời điểm này họ chưa được ủy quyền tiến hành. Nhưng nếu như lần gặp sau có mặt người lãnh đạo nhóm chúng tôi hoặc bất kỳ một viên tướng Đức nào khác thì họ tin tưởng rằng có thể cho chúng tôi những tuyên bố cụ thể từ phía chính phủ của đức Nữ hoàng tối cao. Họ cam đoan với tôi là bất kỳ lúc nào cũng có thể liên lạc với Foreign Office và với Downing Street[4]. Rõ ràng là tôi đã phần nào làm cho các sĩ quan Anh tin cậy. Chúng tôi thỏa thuận sẽ tiếp tục thương thuyết vào ngày 30 tháng 10 ở văn phòng Trung tâm Tình báo Anh tại LaHaye. Tôi hứa là lần tới tôi sẽ là người đầu tiên tới để gặp họ; và sau những câu trao đổi tạm biệt, chúng tôi thân mật chia tay nhau với tình cảm bạn bè. Trên đường trở về và đi ngang qua biên giới mọi việc diễn ra suôn sẻ. Vừa về đến Dusseldorf, tôi lập tức gọi điện về Berlin để báo cáo mình đã trở về. Tôi được lệnh trở về ngay để đích thân báo cáo và thảo luận những bước tiếp theo. Tôi về đến Berlin lúc trời đã tối và sau một cuộc thảo luận đến tận khuya, cấp trên đã quyết định trao cho tôi toàn quyền soạn thảo kế hoạch tiếp tục đàm phán. Tôi cũng được giao quyền tự do hành động và lựa chọn những nhân viên thích hợp. Trong vài ngày sau đó tôi soạn thảo kế hoạch của mình. Tôi quen dành thời gian rỗi của mình cho không khí tĩnh lặng và yên ả thường trực trong ngôi nhà người bạn tốt nhất của tôi - Wake de Crinis, giáo sư trường Đại học Tổng hợp Berlin và chủ nhiệm khoa tâm thần của bệnh viện Charite nổi tiếng. Đó là một người chủ nhà đặc biệt lịch thiệp và dễ mến, trong nhiều năm đã đón tiếp tôi như con cái trong nhà. Ở đó tôi có một căn phòng riêng của mình và tôi có thể đến và đi tùy ý. Vào một ngày, khi tôi đang lên kế hoạch thì giáo sư de Crinis bước vào phòng và thuyết phục tôi cùng cưỡi ngựa dạo chơi với ông vì không khí trong lành sẽ làm đầu óc tôi sáng ra. https://thuviensach.vn Chúng tôi hăng hái phi nước kiệu, bất chợt trong đầu tôi lóe lên một ý tưởng. Tôi kể cho giáo sư de Crinis về điệp vụ ở Hà Lan và hỏi liệu ông có thể đi với tôi tới LaHaye không. De Crinis nguyên là đại tá quân y của quân đội Đức, sinh ở vùng Graz nước Áo và lớn tuổi hơn tôi nhiều, vốn là một người bệ vệ, sang trọng, văn hóa và trí thức, ông là người lý tưởng với vai trò tôi định ra cho ông, còn giọng nói hơi pha thổ âm Áo của ông sẽ làm cho vai diễn của ông càng thêm thuyết phục. Tôi quyết định trong lần gặp tới với người Anh sẽ giới thiệu ông như là “cánh tay phải” của người lãnh đạo nhóm chống đối của chúng tôi. De Crinis nhiệt tình đồng ý đi với tôi và kế hoạch của tôi đã được Tổng cục An ninh phê duyệt thông qua các thủ tục quy định. Ngày 29 tháng 10, giáo sư de Crinis, tôi và một nhân viên đã đi cùng với tôi trong cuộc gặp lần trước lên xe rời khỏi Berlin. Dừng lại ở Dusseldorf, suốt đêm chúng tôi làm những công việc chuẩn bị cuối cùng. Tôi quyết định trong suốt đoạn đường còn lại sẽ không nói gì đến nhiệm vụ và đây là chỉ thị cuối cùng của tôi. Tôi thỏa thuận với giáo sư về các ám hiệu mà tôi có thể dùng trao đổi với ông trong cuộc đàm luận với người Anh: nếu tôi tháo chiếc kính một tròng bằng tay trái có nghĩa là ông phải im lặng ngay và đề nghị tôi thương thảo tiếp; nếu tôi tháo nó ra bằng tay phải nghĩa là tôi cần sự ủng hộ của ông. Ám hiệu ngừng ngay cuộc thương thảo là lời than phiền đau đầu của tôi. Trước khi lên đường, tôi cẩn thận xem lại hành lý của giáo sư. Lần này chúng tôi qua biên giới mà không xảy ra chuyện gì. Đến Arnhem, chúng tôi chạy đến ngã tư đường, nơi đã hẹn giữa trưa sẽ gặp những người bạn Anh của mình. Chúng tôi đến đó lúc 12 giờ kém 15, vẫn chưa thấy họ. Nửa giờ trôi qua không có chuyện gì xảy ra trong khi chúng tôi chầm chậm chạy xe hết lên lại xuống dọc theo con phố. Ba mươi phút rồi bốn nhăm phút. Tâm trạng bồn chồn cứ tăng dần từng phút một, vẫn không thấy bóng dáng họ. Giáo sư de Crinis không quen với các tình huống thế này nên dĩ nhiên bị căng thẳng, ông hỏi chúng tôi luôn và tôi cố gắng làm ông yên lòng. https://thuviensach.vn Chợt chúng tôi thấy có hai cảnh sát Hà Lan tiến về phía ô tô của chúng tôi. Một người nói tiếng Hà Lan hỏi chúng tôi ở đây làm gì. Nhân viên mật đi cùng tôi trả lời là chúng tôi đang chờ bạn bè. Người cảnh sát lắc đầu, ngồi vào xe chúng tôi và ra lệnh chạy về đồn. Sự việc có đầy đủ dấu hiệu cho thấy là chúng tôi đã sập bẫy. Việc chính yếu bây giờ là phải giữ được bình tĩnh và tự kiềm chế. Ở đồn cảnh sát họ cư xử với chúng tôi rất lịch sự, nhưng mặc cho chúng tôi phản đối, họ vẫn khám xét người và hành lý của chúng tôi. Họ làm việc đó rất kỹ càng, chẳng hạn, mỗi một đồ vật trong va li xách tay của giáo sư de Crinis được săm soi hết sức cẩn thận. Trong lúc họ làm việc đó, tôi tự điểm lại hành lý của chúng tôi một cách kỹ càng lần nữa vì sực nhớ là lúc ở Dusseldorf, do bận rộn với hành lý của giáo sư, tôi không kiểm tra hành lý của nhân viên đi cùng với tôi. Chiếc va li xách tay của anh ta mở toang nằm ngay trên chiếc bàn cạnh tôi và tôi dựng tóc gáy khi phát hiện ra một vỉ thuốc aspirin mang nhãn mác của quân đội Đức, trên đó ghi rõ ràng “Tổng cục Quân y SS” nằm chềnh ềnh bên trong. Tôi lén đẩy chiếc va li hành lý của mình lúc đó đã được kiểm tra đến sát chiếc va li đó và ngoảnh lại kiểm tra xem có ai theo dõi mình không. Sau đó tôi chộp vội lấy vỉ thuốc aspirin và đồng thời làm rơi chiếc lược chải đầu xuống gầm bàn. Cúi mình xuống nhặt chiếc lược lên, tôi đút vỉ thuốc vào mồm. Những viên thuốc vừa đắng, vừa chua, hơn nữa lớp vỏ giấy bao chúng mắc ở họng tôi, vì thế tôi buộc phải vờ đánh rơi chiếc lược lần nữa và làm như vẻ tìm nó dưới gầm bàn trong lúc gắng sức nuốt chúng. May mà không ai nhận thấy. Sau đó là cuộc thẩm vấn: Chúng tôi từ đâu đến? Định đi đâu? Bạn bè chúng tôi sẽ gặp là ai? Gặp để bàn về việc gì? Tôi đáp là sẽ từ chối trả lời cho đến khi họ cho phép chúng tôi được tư vấn với luật sư. Tôi cũng khiếu nại một cách đầy lý lẽ thuyết phục về cách họ đối xử với chúng tôi. Cung cách đó thật là quá đáng, không thể biện minh được. Họ thấy giấy tờ và hành lý của chúng tôi hoàn toàn hợp lệ và không có quyền gì giữ chúng tôi lại. Tôi cố ý cư xử một cách thô lỗ và cao ngạo, xem ra, điều đó có tác dụng. Trong thái độ của một vài nhân viên cảnh sát bắt đầu xuất hiện vẻ phân vân rõ rệt nhưng những người còn lại vẫn cố tiếp tục tra xét. Và chúng tôi đã đấu https://thuviensach.vn khẩu gần tiếng rưỡi đồng hồ. Thình lình cửa mở và trung úy Coppens bước vào. Anh ta trình cho đám cảnh sát một tờ giấy gì đó, tôi cố ngó vào nhưng không kịp và thái độ của đám cảnh sát đối với chúng tôi chợt thay đổi hẳn. Khi chúng tôi ra khỏi đồn cảnh sát thì thấy đại úy Best và thiếu tá Stevens ngồi trong chiếc “Buick”. Họ giải thích việc vừa xảy ra là một sơ xuất nghiêm trọng. Họ chờ chúng tôi ở ngã tư khác, và sau đó đã mất nhiều thì giờ tìm kiếm chúng tôi. Họ cứ xin lỗi mãi, nói rằng những điều khó chịu vừa xảy ra là do sự hiểu lầm đáng tiếc. Dĩ nhiên tôi biết rõ mọi chuyện xảy ra là do họ sắp đặt trước. Họ sử dụng việc bắt giữ, kiểm soát và thẩm vấn như một cách thức kiểm tra tuyệt diệu để khẳng định rằng chúng tôi là những người đúng như chúng tôi tự xưng. Tôi hiểu là chúng tôi cần sẵn sàng cho những cuộc kiểm tra tiếp theo. Chúng tôi đi rất nhanh tới LaHaye. Đến nơi, chúng tôi bước vào một gian phòng lớn thuộc bộ phận thiếu tá Stevens công tác. Ở đây chúng tôi bắt đầu đàm phán. Nhân vật chính phía Anh là đại úy Best. Sau khi thảo luận kỹ càng và chi tiết, rốt cuộc chúng tôi đi tới thỏa thuận: sau khi lật đổ về mặt chính trị, Hitler và các tay chân thân cận của ông ta phải ngay lập tức ký kết hiệp ước hòa bình với các cường quốc Phương Tây; phải thảo ra các điều kiện để khôi phục lại vị thế quốc gia trước đây của Áo, Tiệp Khắc và Ba Lan, từ bỏ đường lối chính trị kinh tế của đế chế Đức và đưa nó trở lại với các tiêu chuẩn vàng quốc tế. Một trong những vấn đề quan trọng nhất khi chúng tôi thảo luận là khả năng trả lại cho nước Đức các thuộc địa mà nó vốn có từ trước Chiến tranh Thế giới thứ I. Vấn đề này luôn là mối quan tâm của tôi và tôi đã trở đi trở lại bàn về nó mấy lần. Tôi nhấn mạnh rằng điều quan trọng đối với tất cả các bên là làm sao để nước Đức có một chiếc van bảo hiểm đối với sự dư thừa dân số, nếu không, trong trường hợp ngược lại, sức ép của Đức về các đường biên giới phía đông cũng như phía tây luôn tạo nên các lò lửa căng thẳng ở Trung Âu như cũ. Các đối tác thương lượng của chúng tôi công nhận tầm quan trọng của vấn đề và đồng ý là phải tìm được một giải pháp có thể làm vừa lòng nước Đức. Họ cho rằng có thể tìm được một công thức có thể đảm bảo cho Đức https://thuviensach.vn những quyền lợi kinh tế cần thiết và công thức đó về mặt chính trị phù hợp với hệ thống công ước đang tồn tại. Cuối cùng, chúng tôi soạn thảo các kết quả thương lượng dưới dạng một bản ghi nhớ. Sau đó thiếu tá Stevens đi ra ngoài để thông báo cho London về kết quả đạt được qua điện thoại. Chừng nửa giờ sau ông ta quay lại và tuyên bố London phản ứng thuận lợi nhưng thỏa thuận còn phải được thống nhất với huân tước Golifaks - bộ trưởng ngoại giao nữa. Việc này chắc chắn sẽ được tiến hành ngay và chúng tôi có thể tính đến một quyết định rõ ràng sẽ có trong vòng chiều tối nay. Trong thời gian đó bên phía chúng tôi cần phải có một tuyên bố về các dự định bao gồm những giải pháp cụ thể và dứt khoát của phe đối lập và trong đó phải bao hàm lịch trình chính xác về thời gian. Cuộc đàm phán kéo dài gần ba tiếng rưỡi đồng hồ. Khi sắp kết thúc tôi bị một cơn đau đầu thật sự, chủ yếu là vì tôi đã hút quá nhiều thứ thuốc lá nặng mà mình không quen của Anh. Trong khi thiếu tá Stevens nói chuyện với London, tôi ra ngoài để cho đầu óc tỉnh táo, vào phòng tắm, đưa cổ tay cho dòng nước lạnh xối xuống và cứ đứng như thế, chìm đắm trong suy nghĩ cho đến khi đại úy Best bất chợt bước vào lúc nào không biết và nhẹ nhàng nói: “Ông lúc nào cũng mang kính một tròng đấy chứ?”. May quá anh ta không nhìn thấy mặt tôi, tôi cảm thấy mặt mình đang đỏ lên. Nhưng chỉ một giây tôi đã kịp trấn tĩnh lại và bình thản trả lời: “Ông biết không, tôi cũng đang định hỏi ông câu đó”. Khi mọi chuyện đã xong, chúng tôi lên xe để đến ngôi biệt thự của một đồng nghiệp Hà Lan của Best, nơi người ta đã chuẩn bị cho chúng tôi ba căn phòng đầy đủ tiện nghi. Chúng tôi nghỉ ngơi một lát, sau đó thay quần áo vì được mời đi dự tiệc ở nhà Best. Vợ của Best là con gái của viên tướng Hà Lan Wan Rees, là một họa sĩ vẽ chân dung nổi tiếng. Cuộc nói chuyện quanh bàn tiệc rất dễ chịu và sôi nổi. Stevens đến muộn một chút và giải thích là do bận công việc. Ông ta gọi tôi ra một chỗ và cho biết đã nhận được câu trả lời chấp thuận từ London và đó là một thành công lớn. https://thuviensach.vn Điệp viên F479 của chúng tôi cũng được mời đến dự tiệc và tôi có thể trao đổi với ông ta mà không bị ai quấy rầy trong vòng vài phút. Ông ta rất căng thẳng và không chắc có thể tiếp tục hoạt động trong sự căng thẳng đó nữa. Tôi cố gắng động viên ông ta và nói rằng nếu ông ta kiếm được cớ gì để trở về Đức thì tôi sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình để thu xếp chuyện đó với cấp trên của ông ta ở Berlin. Bữa tiệc thật tuyệt vời. Tôi chưa bao giờ được ăn những con sò ngon đến thế. Sau bữa tiệc, Best nói vài lời ngắn ngọn và vui vẻ, còn giáo sư de Crinis đáp lại bằng cái giọng pha âm điệu Áo của mình. Cuộc trao đổi chung sau bữa tiệc rất thú vị và qua đó tôi hiểu hơn thái độ của người Anh đối với cuộc chiến. Họ đối với chiến tranh không phải với thái độ hời hợt và họ sẵn sàng quyết tử. Giả như nước Đức thành công trong việc xâm chiếm nước Anh thì họ sẽ tiến hành chiến tranh từ Canada. Chúng tôi còn bàn luận về hội họa và âm nhạc nữa, và vì trời đã tương đối muộn nên chúng tôi trở lại ngôi biệt thự. Không may là cơn đau đầu của tôi vẫn chưa chấm dứt và trước khi đi nằm tôi yêu cầu chủ nhà cho tôi thuốc aspirin. Vài phút sau một phụ nữ trẻ đẹp quyến rũ bước vào phòng, mang cho tôi mấy viên aspirin và một cốc nước chanh. Cô ta bắt chuyện với tôi và đưa ra cả một lô câu hỏi. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng đã tìm được cách tống cô ta ra khỏi phòng, hơn nữa lại làm điều đó mà không tỏ ra là bất lịch sự. Sau tất cả những căng thẳng và gắng sức của ngày qua, tôi không còn đủ sức làm thỏa mãn trí tò mò của cô ta mà không gây nguy hiểm cho bản thân mình. Sáng hôm sau tôi chạm trán với giáo sư de Crinis trong phòng tắm. Với nét mặt rạng rỡ, ông nói với tôi bằng cái giọng Áo lơ lớ: “Thế nào, các chàng trai ấy thực sự biết làm việc đấy chứ, đúng không?”. Một bữa ăn sáng Hà Lan thịnh soạn được dọn ra cho chúng tôi để có thể lấy sức trước khi lên đường trở về. 9 giờ sáng xe đến đón chúng tôi đi dự cuộc họp bế mạc được tổ chức ở Văn phòng hãng buôn “Thương mại xuyên lục địa”, thực tế là một cơ sở trá hình của tình báo Anh nằm trên đường New Witleg N-15. Chúng tôi được trao một điện đài của Anh và một mã liên lạc riêng giúp chúng tôi có thể liên lạc với trạm liên lạc của tình báo Anh ở https://thuviensach.vn LaHaye. Mật hiệu của chúng tôi là O-N-4. Trung úy Coppens trao tận tay chúng tôi giấy tờ có lời đề nghị chính quyền Hà Lan giúp cho người mang giấy này được gọi điện đến LaHaye theo số điện thoại bí mật mà tôi còn nhớ là 556-331 để tránh cho chúng tôi khỏi gặp phải những vụ việc khó chịu tương tự như đã xảy ra vừa qua. Rồi sau khi chúng tôi quyết định thỏa thuận về thời gian và địa điểm cuộc gặp tiếp theo trên điện đài, đại úy Best tiễn chúng tôi đến tận biên giới và chúng tôi qua đó mà không gặp khó khăn nào. Lần này chúng tôi không dừng lại ở Dusseldorf mà đi thẳng về Berlin. Ngày hôm sau tôi làm báo cáo và đề nghị thử tiếp tục cuộc đàm phán nhằm mục đích đến được London. Trong suốt tuần sau đó phía Anh đã ba lần yêu cầu chúng tôi ấn định thời gian gặp gỡ tiếp. Chúng tôi ngày nào cũng liên lạc với họ theo mã gọi O-N-4 qua điện đài vốn hoạt động rất tốt. Nhưng tới mồng 6 tháng 11 chúng tôi vẫn chưa nhận được chỉ lệnh của Berlin và tôi bắt đầu sợ rằng sẽ mất cơ hội tiếp xúc với Anh. Vì thế tôi quyết định thể hiện sáng kiến riêng của mình. Tôi đồng ý gặp họ vào ngày mồng 7 tháng 11 và rốt cuộc đã thỏa thuận gặp họ tại một quán cà phê cách biên giới không xa vào lúc hai giờ chiều. Trong cuộc gặp, tôi giải thích cho Best và Stevens rằng chuyến ghé thăm Berlin của tôi kéo dài hơn dự kiến và rất tiếc là phe đối lập ở Đức chưa thể đi tới một quyết định dứt khoát. Sau đó tôi đưa ra đề nghị rằng có thể tốt hơn nếu như tôi đến London cùng với vị tướng (người lãnh đạo phe đối lập không tồn tại trong thực tế) và ở đó quyết định dứt khoát có thể sẽ được thông qua ở cấp cao cùng với chính phủ Anh. Các nhân viên tình báo Anh không có ý kiến phản đối nào và nói rằng ngày mai họ có thể chuẩn bị một máy bay đặc biệt đỗ ở sân bay Sheefan của Hà Lan để đưa chúng tôi tới London. Cuối cùng chúng tôi thỏa thuận là ngày hôm sau tôi sẽ cố gắng đưa người lãnh đạo phe đối lập ở Đức tới chỗ ấy và cũng vào giờ ấy. Tôi trở về Dusseldorf, nhưng vẫn không có chỉ lệnh của Berlin. Lúc ấy tôi buộc phải gửi đi Berlin một công văn khẩn trong đó cảnh báo rõ là nếu các bước quyết định tiếp theo không được duyệt thì vị thế của tôi sẽ không còn vững chắc nữa. Tôi nhận được lời đáp là Hitler còn chưa thông qua quyết định mà lại nghiêng về hướng chấm dứt đàm phán. Ông ta cho rằng chúng https://thuviensach.vn tôi đã đi quá xa. Có lẽ bất kì một cuộc thảo luận nào về việc phế bỏ ông ta, dù là giả vờ, cũng làm ông ta cảm thấy bất an và không thoải mái. Thế đấy, tôi ngồi ở Dusseldorf cảm thấy hoang mang và bất lực, nhưng cuộc chơi đã lôi cuốn tôi hoàn toàn và tôi quyết định tiếp tục. Tôi liên lạc bằng điện đài với LaHaye và khẳng định lại việc tôi sẽ tham gia vào cuộc gặp ngày mai. Phải thú nhận rằng vào lúc này tôi vẫn chưa hình dung nổi mình sẽ nói gì với những người bạn Anh. Tôi hiểu là đã tự đặt mình vào một hoàn cảnh rất nguy hiểm. Nếu như họ có một thoáng nghi ngờ, dù chỉ là rất nhỏ, đối với tôi, họ sẽ nhanh chóng bắt giữ tôi và tất cả sự việc sẽ kết thúc một cách bi thảm. Tôi thấy bực tức với Berlin dù hiểu rằng ở đấy người ta có những lý do nặng ký để lưỡng lự: Hitler đã ấn định ngày 14 tháng 11 là ngày bắt đầu cuộc tấn công sang hướng tây. Có thể nguyên nhân chính của việc từ bỏ kế hoạch ấy là do thời tiết đột ngột xấu đi đúng vào ngày hôm đó, nhưng sau này Hitler không phủ nhận việc tôi đàm phán với các tình báo viên của Anh đã hỗ trợ cho việc đó. Tôi trải qua một đêm mất ngủ. Những kế hoạch hết sức khác nhau cứ quay cuồng hỗn loạn trong đầu. Trong lúc ăn sáng tôi lướt qua các báo ra buổi sáng. Những dòng tít thông báo rằng quốc vương nước Bỉ và nữ hoàng Hà Lan đã phát biểu một đề nghị chung là nên bắt đầu đàm phán giữa hai bên tham chiến. Tôi thở ra nhẹ nhõm, đây sẽ là giải pháp cho vấn đề của tôi. Trong cuộc gặp hôm nay tôi chỉ cần thông báo với các tình báo viên Anh rằng phe đối lập của Đức đã quyết định chờ thêm chút nữa để xem Hitler phản ứng thế nào với đề nghị của phía Bỉ và Hà Lan. Tôi sẽ nói thêm là bệnh tật đã ngăn trở người lãnh đạo phe đối lập tham gia vào cuộc gặp gỡ ngày hôm nay, nhưng ông ta nhất định sẽ có mặt vào ngày mai, và có lẽ muốn bay đi London. Đó là kế hoạch thương thuyết ngày hôm nay của tôi. Cũng sáng hôm đó tôi có cuộc nói chuyện với người mà tôi chọn đóng vai viên tướng lãnh đạo nhóm chống đối của chúng tôi. Ông là một nhà công nghiệp nhưng đồng thời cũng mang một cấp hàm danh dự cao trong quân đội và là một chỉ huy SS. Tóm lại ông hoàn toàn thích hợp cho vai trò này. Tôi lại vượt biên giới vào tầm trưa, lần này tôi phải chờ trong quán cà phê chừng 45 phút. Tôi nhận thấy có một vài người vẻ ngoài trông giống như https://thuviensach.vn các thực khách vô hại đang chăm chú theo dõi tôi: rõ ràng là phía Anh lại nghi ngờ điều gì đó. Cuối cùng bọn họ cũng đến. Nhưng lần này cuộc gặp hết sức ngắn ngủi và tôi thoải mái giải thích cho họ về tình huống mới nảy sinh như tôi đã lên kế hoạch sáng nay. Sau những giải thích của tôi về nguyên nhân chậm trễ, sự nghi ngờ của họ hoàn toàn tan biến và khi chúng tôi chào tạm biệt nhau, mối quan hệ của chúng tôi đã trở lại nồng ấm chân thành như các cuộc gặp trước. Buổi chiều ở Dusseldorf, chỉ huy đội SS gọi điện cho tôi. Theo lệnh của Berlin, ông ta được bổ nhiệm làm chỉ huy một đơn vị đặc nhiệm được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho chuyến đi qua biên giới của tôi. Ông ta thông báo là Berlin rất lo lắng cho sự an toàn của tôi. Ông ta nhận được lệnh kiểm soát toàn bộ khu vực biên giới và ngăn chặn toàn bộ cảnh sát biên phòng phía Hà Lan trong vùng đó. Nếu như lính Hà Lan dự định bắt tôi, tình hình sẽ trở nên vô cùng phức tạp bởi vì ông ta được lệnh trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được để tôi rơi vào tay đối phương và hậu quả của việc ấy có thể trở thành một vụ xung đột nghiêm trọng. Khi nghe điều đó, một xúc cảm kỳ lạ xâm chiếm tôi, đặc biệt là khi tôi nghĩ về những kế hoạch dự kiến cho ngày mai và điều sẽ xảy ra nếu như tôi không có dịp trao đổi đúng lúc với viên chỉ huy SS này. Tôi nói với ông ta rằng ngày mai có thể tôi sẽ đi cùng với các tình báo viên Anh bởi vì nhiệm vụ của tôi là phải đến được London. Nếu như tôi đi với họ một cách tự nguyện tôi sẽ ra dấu cho ông ta, Chúng tôi cũng thảo luận về các biện pháp mà ông ta cần áp dụng trong trường hợp sự ra đi của tôi với người Anh là bắt buộc. Ông ta cam đoan với tôi là sẽ lựa chọn những người thích hợp trong quân số của đơn vị mình. Sau đấy tôi đến gặp nhà tư bản công nghiệp, người sẽ phải đi với tôi tư cách là người lãnh đạo của nhóm đối lập. Chúng tôi đã thảo luận hết sức kỹ càng về mọi chi tiết và cuối cùng, khi tôi nằm nghỉ thì đã quá nửa đêm. Tôi uống một viên thuốc ngủ để khỏi khổ sở vì một đêm mất ngủ nữa và chìm vào giấc ngủ mê mệt. Tôi bị đánh thức bởi một hồi chuông điện thoại dồn dập. Đường dây trực tiếp nối với Berlin. Còn chưa tỉnh hẳn, tôi đưa tay sờ soạng cầm ống nghe và https://thuviensach.vn bực tức hầm hừ vào đó: “Alô!”. Ở đầu dây bên kia tôi nghe thấy một giọng nói xúc động trầm trầm: — Ăn nói kiểu gì thế hả? — Còn nhẹ đấy, - tôi đáp - tôi đang nói chuyện với ai đây”. Một giọng hơi sẵng đáp lại: — Thông chế SS Hendrich Himmler đây. Thế nào, anh tỉnh hẳn chưa? Chút ngái ngủ còn lại của tôi bị nỗi sợ làm tan biến, tôi cố đáp bằng giọng bình thản quen thuộc: — Rõ thưa sếp. — Nghe cho rõ đây, - Himmler nói tiếp. - Anh đã biết chuyện gì xảy ra chưa? — Chưa ạ, thưa sếp, - tôi nói. - Tôi không biết gì cả. — Hừm, tối nay, ngay sau khi quốc trưởng phát biểu tại quán bia (hàng năm vào ngày 8 tháng 11, để kỷ niệm cuộc bạo động của phe nhóm Hitler tại Muynich năm 1920, ông ta đều phát biểu ở quán bia, nơi cuộc bạo động bắt đầu) đã xảy ra một âm mưu ám sát ngài. Một trái bom đã phát nổ. Rất may là ngài đã kịp rời quán trước đó mấy phút. Một vài cựu đồng chí của đảng (Đảng Quốc xã) đã hy sinh. Tổn thất là đáng kể. Không nghi ngờ gì nữa, Cơ quan Mật vụ Anh đã đứng sau tất cả chuyện này. Quốc trưởng và tôi biết chuyện xảy ra khi đang trên tàu về Berlin. Ngài vừa nói và đó là mệnh lệnh rằng khi nào anh gặp gỡ các nhân viên tình báo Anh ở cuộc họp ngày mai, anh phải bắt chúng ngay và đưa về Đức. Việc đó sẽ xâm phạm biên giới lãnh thổ Hà Lan, song Quốc trưởng nói chuyện đó không có ý nghĩa gì. Đơn vị SS có nhiệm vụ bảo vệ anh - mà tiện đây phải nói là anh không xứng đáng được như thế sau tất cả cách cư xử tùy tiện và đỏng đảnh của anh - đơn vị đó sẽ giúp anh hoàn thành nhiệm vụ. Anh hiểu rồi chứ? — Vâng, thưa thống chế. Nhưng… — Không nhưng gì cả, - Himmler sỗ sàng cắt lời. - Đối với anh giờ đây chỉ còn mệnh lệnh của Quốc trưởng mà anh phải thực hiện. Đã hiểu chưa? Tôi chỉ còn cách trả lời: — Rõ, thưa sếp. Tôi hiểu tranh cãi trong tình huống này là vô nghĩa. https://thuviensach.vn Như vậy tôi lại vấp phải một tình huống hoàn toàn mới và giờ đây phải quên đi các kế hoạch vĩ đại tiếp tục đàm phán ở London của mình, Ngay lập tức tôi đánh thức viên chỉ huy phân đội đặc nhiệm SS và truyền dạt cho ông ta mệnh lệnh của Quốc trưởng. Ông ta và viên phó của mình tỏ ra hết sức nghi ngờ về kế hoạch và nói rằng thực hiện nó sẽ không đơn giản chút nào. Địa hình ở đó không thật thích hợp để tiến hành một chiến dịch như vậy, hơn nữa trong vòng mấy ngày vừa qua toàn bộ khu vực biên giới gần Venlo đã bị các đơn vị bảo vệ biên giới và cảnh sát mật phía Hà Lan phong toả rất chặt chẽ, đến mức khó có thể tiến hành bắt giữ người phía họ mà không nổ súng. Bắt đầu nổ súng còn dễ dàng hơn nhiều so với việc chấm dứt nó. Ưu thế chính của phía chúng tôi là yếu tố bất ngờ. Cả hai viên chỉ huy SS nhận định rằng nếu như chúng tôi chờ cho đúng lúc các tình báo viên Anh nhập bọn với chúng tôi trong quán cà phê rồi cùng bắt đầu ngồi đàm phán thì đã quá muộn. Cần phải hành động vào đúng thời điểm chiếc “Buick” của Best đến. Họ đã nhìn kỹ chiếc xe đó mấy ngày vừa qua và tin rằng sẽ nhận ra nó ngay. Vào thời điểm những người Anh đến, những chiếc xe của đơn vị SS chúng tôi sẽ chạy hết tốc độ vượt qua đường biên, bắt giữ những người Anh, lôi họ ra khỏi xe, tống vào xe của mình. Người lái xe của đơn vị SS rất thành thạo lái xe khi cài số lùi, anh ta thậm chí không cần quay đầu xe và điều đó sẽ tạo cho binh lính ss có được một khoảng trống lớn để phát huy hỏa lực, đồng thời lúc đó sẽ có một số lính được bố trí phía bên phải và bên trái để bảo vệ sườn khi rút lui. Hai viên chỉ huy SS đề nghị tôi không tham gia vào chiến dịch và chỉ ngồi chờ bọn Anh trong quán cà phê. Khi xe của bọn chúng đến gần, tôi phải bước ra phố làm ra vẻ chuẩn bị chào hỏi bọn chúng. Sau đấy tôi phải ngồi vào xe riêng của mình và chạy về ngay lập tức. Kế hoạch này hợp ý tôi và tôi đồng ý ngay. Nhưng tôi yêu cầu giới thiệu mình với mười hai thành viên của đơn vị đặc nhiệm, tôi muốn tất cả bọn họ nhìn rõ mặt tôi. Đại úy Best, mặc dù cao hơn tôi một chút, tầm vóc thân hình cũng tương tự, mặc một chiếc pantô giống tôi và cũng đeo kính một tròng, vì thế tôi muốn tin chắc rằng sẽ không xảy ra một sai sót nào. https://thuviensach.vn Sự việc đã diễn ra đúng như kế hoạch của phía Đức. Ba sĩ quan tình báo Anh đã bị bắt cóc và đưa về cơ quan Ghestapo thẩm vấn, sau đó bị tống vào trại tập trung. Hai người trong số họ đã chết, chỉ còn đại úy Best là may mắn sống sót và được quân đồng minh cứu thoát vào cuối năm 1944. https://thuviensach.vn II CHIẾN TRANH VỚI NƯỚC NGA ◄○► Mùa xuân năm 1941 đến lặng lẽ, hầu như không cảm nhận được trong cái nồi hơi chiến tranh có tên là Berlin. Tôi thấy thần kinh căng thẳng và cảm thấy một nỗi lo lắng mơ hồ và một sự thiếu tự tin vô thức, mặc dù không thể xác định nguyên nhân thực sự của những nỗi bất an đó. Dù sao đi nữa, tôi có cảm giác là mình đã cảm nhận được bóng dáng manh nha của các sự kiện vô cùng to lớn đến mức không thể nói chúng là kết quả của sự tác động của bất kỳ cá nhân nào. Trong những cuộc cưỡi ngựa đi dạo của tôi và đô đốc Canaris vào buổi sáng sớm, chúng tôi thường bàn luận về các tin tức được đưa đến cơ quan của chúng tôi. Rất tiếc là hai cơ quan này thường hoạt động trùng lặp và điều đó thực chất là một sự phí phạm rất vô ích về sức lực và tiền của. Giữa chúng tôi có sự bất đồng về vấn đề nước Nga, và chúng tôi đã tranh luận với nhau về nó trong rất nhiều tháng. Đầu tiên đó là chuyện liên quan đến những dữ liệu về các sản phẩm của nền công nghiệp nặng của nước Nga. Tôi đánh giá số lượng xe tăng họ sản xuất được cao hơn nhiều so với Canaris, và tin tưởng chắc chắn rằng họ đã đưa vào sản xuất những kiểu xe tăng mới có tính năng vượt trội hơn của chúng tôi, nhưng Canaris không chịu tin điều đó. Tôi đi tới kết luận này trên cơ sở một mệnh lệnh khá là bất thường do Hitler ban ra hồi tháng 3 năm 1941 nhằm gây ấn tượng với người Nga: Chúng tôi phải trình diễn cho phái đoàn quân sự Xô Viết xem những nhà máy sản xuất xe tăng tiên tiến nhất và các trường dạy lái xe tăng, và vì lý do đó buộc phải bãi bỏ các biện pháp an ninh vốn được áp dụng cho các cơ sở ấy (tuy nhiên chúng tôi cũng đã không thực hiện hoàn toàn mệnh lệnh của Quốc trưởng và https://thuviensach.vn đã giấu đi các kiểu xe mới nhất của mình). Thái độ mà phía Nga biểu lộ trong cuộc tham quan và các câu hỏi của họ đã khiến tôi kết luận rằng họ có những kiểu xe tăng tốt hơn những kiểu của chúng tôi. Sự xuất hiện của một số lượng lớn xe tăng T-34 trên mặt trận Nga vào mùa hè năm 1941 đã khẳng định tính đúng đắn cho những giả thiết của tôi. Sự bất đồng về quan điểm lại nảy sinh nhân việc Canaris tuyên bố là ông ta có những tài liệu chứng minh rằng các trung tâm công nghiệp xung quanh Moskva, ở phía đông bắc, phía nam và ở vùng Ural, cũng như các trung tâm cung cấp nguyên liệu chủ yếu chỉ được nối với nhau bằng một tuyến đường sắt đơn. Cơ quan Tình báo của tôi lại nhận được các tin tức khác hẳn. Nhưng Canaris tuyên bố những tài liệu của ông ta đã được kiểm chứng, trong khi đó chúng tôi không có khả năng kiểm tra các tin tức của mình. Phòng Tình báo Quân sự của các tập đoàn quân viễn chinh “Đông” và “Đông Nam” đã tiến hành các công việc tuyệt vời để đánh giá khách quan các thông tin, và chúng tôi đã đạt được sự phối hợp công tác tốt trong Cục Tình báo của chúng tôi. Nhưng sự bất đồng nói trên giữa Canaris và tôi đã chỉ ra rằng đối với Bộ Chỉ huy Quân đội, nơi chịu trách nhiệm điều động quân, thì việc tiến hành đánh giá đúng đắn các thông tin tình báo được cung cấp để họ kiểm định là một công việc vô cùng phức tạp. Và vì điều đó liên quan đến cấp lãnh đạo tối cao nên công việc đó còn khó khăn hơn rất nhiều. Chẳng hạn, cho đến cuối năm 1944, Hitler đã bác bỏ rất nhiều tin tức không hợp ý, ngay cả khi chúng có đầy đủ cơ sở trên thực tế và trên lập luận. Phòng Đánh giá Thông tin Tình báo của tập đoàn quân viễn chinh phía Tây hoạt động cũng không hiệu quả so với chúng tôi, bởi vì sự thay đổi nhân sự không ngừng của nó đã đưa tới một tình trạng bất ổn đáng kể và điều đó đã ảnh hưởng tới kết quả công việc. Nhân viên của Phòng Đánh giá Thông tin Tình báo trong lực lượng Luftwaff[5] cũng gặp trở ngại vì đúng lý do đó; hơn nữa bất ổn xảy ra còn do việc cơ quan Ghestapo đã bắt đi những cán bộ chủ chốt của phòng - những người bị phát hiện là thành viên trong nhóm gián điệp “Dàn nhạc đỏ” của Nga và kết quả là sự tin cậy đã mất đi không còn khôi phục lại được nữa. https://thuviensach.vn Dù Canaris có khuynh hướng giảm thiểu những thành tựu của nước Nga, nhưng trong các cuộc bàn luận cuối cùng giữa tôi với ông ta đã nổi lên mối lo ngại rằng chúng tôi sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh trên hai mặt trận với tất cả các hệ lụy nguy hiểm của nó. Ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu là ưu thế của chúng tôi về người, về trang bị kỹ thuật, về trình độ chỉ huy lớn đến mức chiến dịch tốc chiến đánh chiếm nước Nga có thể hoàn tất trong vòng mười tuần lễ. Lý thuyết riêng của Heydrich, lý thuyết mà ông ta và Hitler cùng chia sẻ, dựa vào sự suy yếu của hệ thống Xô Viết do những thất bại quân sự và việc thâm nhập tiếp theo của các điệp viên chính trị sẽ hoàn toàn làm tan rã nó. Nhưng tôi và cả Canaris đều thống nhất rằng sự lạc quan của Bộ Chỉ huy tối cao của chúng tôi đơn giản là một sự mù quáng. Hơn nữa, Canaris nhận định về mặt chính trị những lý thuyết của Heydrich là cực kỳ đáng nghi ngờ. Thực tế, đánh giá của Canaris về sức mạnh chính trị của ban lãnh đạo Nga ngược hẳn lại với đánh giá của Heydrich. Ông ta thổ lộ với tôi rằng tuy thế ông ta bất lực không thể thuyết phục được Keitel, thủ trưởng của mình, chấp nhận quan điểm của ông ta. Keitel vẫn khăng khăng cho rằng các sách lược mà Hitler đã hoạch định mạnh đến mức mà hệ thống Xô Viết dù có vững chắc đến đâu đi chăng nữa cũng không đủ sức chống lại chúng. Khi nhớ lại những đánh giá sai lầm của các đồng minh Phương Tây về tiềm lực của Hitler trước chiến tranh, tôi lại càng tin chắc rằng ban lãnh đạo của chúng tôi đang phạm phải sai lầm tương tự. Tôi cố chỉ ra điều đó cho Heydrich bằng cách nói với ông ta rằng khôn ngoan hơn lẽ ra khi lập kế hoạch phải tính tới khả năng Stalin có thể sẽ củng cố được cơ cấu đảng và chính phủ của mình, và đối với ông ta, cuộc chiến tranh mà chúng tôi gây ra cho nước Nga chắc chắn sẽ là nguồn sức mạnh mới chứ không thể làm nó yếu đi. Ngay lập tức Heydrich đã gạt phắt lập luận đó và lạnh lùng thốt ra: — Nếu như Hitler ban hành mệnh lệnh tiến hành chiến dịch, chúng ta sẽ có những vấn đề mới đấy. Một lần khác, ông ta bảo tôi: — Lạ thật, mấy ngày trước Canaris cũng nói với tôi đúng những ý kiến ấy. Đôi khi tôi có cảm giác là trong những cuộc cưỡi ngựa dạo chơi với nhau https://thuviensach.vn buổi sáng hai người các anh đã phát triển những quan điểm sai lầm tuyệt vời ấy. Vào tháng 5, tôi lại một lần nữa thử bàn luận về vấn đề này khi nói với Heydrich rằng cho dù giả thiết ông ta đúng một trăm phần trăm đi chăng nữa thì để đề phòng, tốt hơn nên thử nghiên cứu các khả năng khác và chuẩn bị đón nhận những bất ngờ ngẫu nhiên khác. Một lần nữa tôi lại bị đặt vào vị trí của mình một cách tàn nhẫn. — Hãy chấm dứt ngay những lập luận đạo đức giả, thiển cận và sặc mùi thất bại của anh đi! - Ông ta nói. - Anh không có quyền nói như vậy. Từ đó trở đi tôi thường ngẫm nghĩ, liệu nguyên nhân của thái độ khó chịu bất thường đối với các tình huống có khả năng như vậy phải chăng là sự cuồng tín của các nhà lãnh đạo Đảng Quốc xã khi tin vào thắng lợi tất yếu của các kế hoạch do Hitler đề xướng, hay là nhiều người trong số họ trong thâm tâm cũng đã có những nghi ngờ nhất định nhưng vẻ ngoài, trong những lần bàn luận công khai, cố phủ nhận chúng vì sợ rằng vị thế, quyền chức của mình sẽ bị đe doạ. Thực tế, với việc rất nhiều người trong số họ không hề lo lắng tới sự an toàn của bản thân trong trường hợp xảy ra thảm họa đã chứng minh rằng giả thiết thứ nhất của tôi là đúng và thực tế họ đã tin tưởng mù quáng vào tài lãnh đạo của Hitler. Nhưng ngay cả bây giờ cũng như khi đó tôi đều tin chắc rằng bộ óc của Heydrich đã thản nhiên tính toán nhầm những phương án có thể xảy ra cho ông chủ của mình. Không ai biết thực tế ông ta đang nghĩ gì. Chẳng hạn vào một ngày hè năm 1941, khi chúng tôi cùng có mặt trong ngôi nhà đi săn của ông ta, Heydrich nói ra một câu như sau về phương hướng mà cuộc chiến tranh đã áp dụng: — Nếu xét về cách chúng ta tiến hành công việc thì mọi chuyên sẽ kết thúc rất tồi tệ. Đưa ra vấn đề người Do Thái là một sự điên rồ hoàn toàn. Tôi chỉ hiểu rõ ràng ý nghĩa của câu nói đó về vấn đề người Do Thái khi Canaris, sau cái chết của Heydrich, thông báo cho tôi rằng ông ta đã có đầy đủ chứng cứ về nguồn gốc Do Thái của Heydrich. Sự lo lắng thấp thỏm mà Canaris cảm thấy vào thời gian đó về việc tiến hành chiến tranh trên hai mặt trận dường như là biểu hiện tâm trạng bi quan sâu sắc của ông ta. Trong những cuộc nói chuyện với tôi, ông ta thường bất ngờ nhảy từ chủ đề này https://thuviensach.vn sang chủ đề khác - chẳng hạn, đang nói về khả năng sản xuất các máy bay ném bom của Mỹ, ông ta lại đột ngột chuyển sang nói về các vấn đề chính trị ở bán đảo Balkan. Đôi khi những câu nói của ông ta khó hiểu, không rõ ràng và mù mờ đến mức chỉ có những ai thân quen với ông ta mới có thể hiểu ông ta định nói vấn đề gì. Điều đó đặc biệt rõ qua các cuộc trao đổi điện thoại với ông ta. Một lần qua điện thoại tôi nói đùa với ông ta rằng tôi coi mình có nghĩa vụ phải thông báo cho Heydrich và Muller về những lời bi quan của ông ta. “Bạn thân mến,” Canaris đáp lại, “ngay cả tôi cũng quên chúng ta đã nói những gì qua điện thoại rồi.” Khoảng cuối tháng 4 năm 1941, một lần Heydrich gọi điện thoại cho tôi. Ông ta nói mấy câu bóng gió mù mờ về chiến dịch sắp tới chống lại nước Nga, nhưng khi nhận thấy tôi không hiểu ông ta đang nói gì, ông ta liền nói thêm: — Chúng ta hãy ăn trưa với nhau, lúc đó chúng ta có thể bình tĩnh nói về chuyện này. Chúng tôi gặp nhau vào lúc một giờ rưỡi ở phòng ăn của Himmler. Khi tôi bước vào đó thì Himmler cũng xuất hiện, vây quanh là cả một nhóm nhân viên. Ông ta vui vẻ chào tôi, sau đó dẫn tôi ra một chỗ: — Anh sẽ có rất nhiều việc trong vòng mấy tuần tới đấy. - Ông ta nói. Tôi trả lời một cách khô khan: — Điều đó đối với tôi không có gì là mới, thưa thống chế. Himmler cười: — Không sao, Heydrich sẽ dúi cho anh vô số việc. Trong bữa ăn trưa, Heydrich đã bàn rất nhiều về vấn đề liên quan đến Balkan, trong đó có vấn đề về liên lạc giữa các đơn vị Đức khác nhau. Rồi ông ta đề nghị thảo luận vấn đề này với các đại diện của Bộ Chỉ huy Quân đội Đức. Sau đó ông ta bắt đầu nói về chiến dịch ở Nga. Trong chừng mực tôi còn nhớ thì ông ta đã nói đại khái như sau: — Anh đã đúng, Quốc trưởng đã không đạt được một giải pháp thỏa đáng cho các vấn đề chính trị và quân sự đối với nước Anh. Bây giờ Ngài cho rằng sau khi các cuộc tấn công bằng đường không của chúng ta ít nhiều cũng đã kết thúc một cách hoàn toàn thất bại thì nước Anh sẽ đẩy nhanh quá https://thuviensach.vn trình tái vũ trang của mình với sự trợ giúp của Mỹ. Vì vậy Ngài thúc giục xây dựng nhanh hạm đội tàu ngầm của chúng ta. Mục đích của việc đó là tăng cường sức mạnh hạm đội tàu ngầm của chúng ta để bọn Mỹ không còn muốn tham gia tích cực vào cuộc chiến nữa, bởi vì Ngài đã hiểu rõ sự nguy hiểm của việc Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ với Anh. Nhưng Ngài cũng nhận định rằng mặc dù Franco từ chối ủng hộ chúng ta một cách tích cực, nhưng ta vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế ở châu lục này và có thể cai trị nó ít ra là một năm rưỡi nữa trước khi các đồng minh Phương Tây tiến hành các hoạt động quân sự mạnh mẽ và đổ bộ vào đây. Vì vậy điều hết sức quan trọng là chúng ta phải tận dụng thời gian này và Quốc trưởng nhận định rằng giờ đây chúng ta có thể tấn công nước Nga mà không bị đe dọa bởi nguy cơ lâm vào cuộc chiến trên hai mặt trận. Nhưng nếu chúng ta không lợi dụng được thời gian này một cách hợp lý thì chúng ta phải tính đến một cuộc xâm nhập tất yếu từ phía tây, còn nước Nga trong thời gian đó sẽ mạnh lên tới mức chúng ta sẽ không đủ sức để tự vệ nếu như họ tấn công chúng ta. Nước Nga hiện nay đang tiến hành những công tác chuẩn bị quy mô và bất kỳ lúc nào Stalin cũng có thể tận dụng thời cơ khi quân đội của chúng ta đang hoạt động ở Châu Phi và phía tây; và điều đó có nghĩa là ông ta có thể tiên đoán mọi hành động mà chúng ta dự định chống lại ông ta trong tương lai. Vì vậy bây giờ là thời gian thích hợp nhất để hành động một cách quyết đoán. Quốc trưởng tin tưởng rằng sức mạnh tổng hợp của quân đội Đức đủ lớn để giành được thắng lợi trong cuộc chiến với nước Nga, còn nước Nga sẽ bị chiếm đóng trong khoảng thời gian mà chúng ta có. Nhưng nước Đức buộc phải dựa hoàn toàn vào tiềm lực của riêng mình vì Quốc trưởng tin rằng bọn Anh với nếp nghĩ tiểu chủ nhỏ của chúng sẽ không có nổi tầm nhìn xa đủ để nhận ra mối nguy cơ Nga. Những yêu cầu đòi hỏi của nước Nga đối với Phần Lan, Bungari, Rumani cũng như những mưu toan chính trị của họ ở Nam Tư cho ta thấy rõ là Stalin sẽ sẵn sàng bước vào cuộc chiến với chúng ta. Bất kỳ ai muốn giữ gìn một châu Âu mới đều thấy rõ rằng cuộc xung đột với Liên Xô là không tránh khỏi, nó chỉ bắt đầu sớm hay muộn mà thôi. Vì thế tốt hơn hết là hãy gạt bỏ mối nguy cơ đó từ bây giờ, khi mà chúng ta còn có thể dựa vào sức của mình. Bộ Tổng Tham mưu hoàn toàn tin tưởng vào thắng https://thuviensach.vn lợi. Họ cho rằng chúng ta phải đánh đối phương khi nó chưa sẵn sàng hành động. Yếu tố bất ngờ có một vai trò rất lớn sẽ giúp cho chiến dịch có thể kết thúc thắng lợi muộn nhất là tới trước lễ giáng sinh năm 1941. Quốc trưởng hiểu được tất cả ý nghĩa và sức nặng của quyết định này, và vì thế Ngài không muốn để cho một đơn vị nào trong lực lượng vũ trang của chúng ta, dù là nhỏ nhất, lại nằm yên không hoạt động. Ngài không chỉ cho phép mà còn yêu cầu phải sử dụng tất cả các đơn vị cảnh sát an ninh và cảnh sát dân sự (hình sự). Các đơn vị này sẽ chịu sự chỉ huy của tư lệnh các tập đoàn quân. Chúng sẽ được sử dụng chủ yếu ở hậu phương, nhưng kể cả ngoài mặt trận. Quốc trưởng muốn điều đó bởi vì Ngài muốn cảnh sát an ninh và các cơ quan an ninh bảo vệ chúng ta chống lại bọn phá hoại ngầm và bọn gián điệp, cũng như bảo vệ các nhân vật quan trọng và các kho tài liệu, có nghĩa là chịu trách nhiệm về các vấn đề an ninh chung ở hậu phương. Ngài đặc biệt đánh giá cao và chú trọng tới tuyến giao thông được gọi là “Rollban”. Đó là hệ thống những tuyến đường ô tô được xây dựng đặc biệt dành cho các phương tiện vận tải đường dài mà theo tuyến này các đơn vị hậu cần có thể di chuyển cơ động khắp vùng đồng bằng rộng lớn thưa dân của nước Nga. Chắc chắn chiến dịch sẽ phát triển rất nhanh nhờ có một số lượng lớn các đơn vị cơ giới hóa, vì thế các đơn vị cảnh sát an ninh cũng phải được cơ giới hóa để họ có thể hoạt động tích cực ở hậu phương cũng như ngoài mặt trận. Việc này đã được trình bày kỹ càng với Quốc trưởng và Ngài đích thân ra lệnh để những kế hoạch đó được thực hiện. Đây là một chiến dịch đặc biệt, vì vậy mọi khía cạnh kỹ thuật cần phải được thảo luận chi tiết với thủ trưởng của lực lượng hậu cần. Quốc trưởng còn nêu ra một ý mà tôi hoàn toàn tán thành: đầu tiên những đơn vị đặc biệt ấy sẽ hoạt động ở ngoài mặt trận, mỗi một thành viên của đơn vị sẽ có dịp thể hiện mình và được khen thưởng. Điều này sẽ hoàn toàn xoá đi các ấn tượng sai lầm, rằng dường như nhân viên của các cơ quan tư pháp là bọn hèn nhát giấu mình ở những cương vị an toàn, xa mặt trận. Điều này hết sức quan trọng bởi vì nó tăng cường vị thế của chúng ta đối với quân đội và sẽ có một tác dụng thuận lợi cho chúng ta về mặt nhân sự và tài chính. Cuộc thảo luận về vấn đề này với quân đội diễn ra từ tháng 3; Muller đã thương thuyết với OKW[6]. Ông ta https://thuviensach.vn đã có những buổi nói chuyện với thủ trưởng của Cơ quan An ninh Quân đội và Bộ Tham mưu của họ. Nhưng Muller là kẻ vụng về quá mức trong các công việc như vậy. Ông ta không tìm được những lời lẽ cần thiết, với cách cư xử lộn xộn điển hình của dân vùng Bavaria, ông ta lại tỏ ra ương ngạnh khi công việc đụng chạm tới những chi tiết không mấy quan trọng. Rốt cuộc ông ta cư xử với người nói chuyện với mình như với bọn mạt hạng đất Phổ, Điều này tất nhiên không thể chấp nhận được. Wagner hoàn toàn có lý khi than phiền với tôi về Muller. Vì thế tôi đã báo cho Muller rằng ông ta phải rút khỏi cuộc thương thuyết. Ông ta sẽ gửi cho anh toàn bộ những giấy tờ liên quan đến công việc vào trưa nay. Tôi đã giới thiệu anh với Wagner và nói với ông ta rằng mặc dù anh còn rất trẻ nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng ông ta sẽ thấy cách tiến hành thương thảo của anh là thích hợp hơn cho việc đạt được kết quả tích cực. Ngày mai ông ta sẽ đích thân tiếp anh và sẽ bắt đầu bàn bạc với anh tất cả vấn đề. Đến đây, lần đầu tiên tôi ngắt lời Heydrich để hỏi ông ông rằng tôi phải đảm bảo những lợi ích chính yếu nào. Đáp lại, ông ta đã mô tả cho tôi thấy toàn cảnh vấn đề mà qui gọn lại là câu chuyện xưa cũ về sự ghen tức và kèn cựa giữa quân đội và lực lượng SS. Công việc của tôi là phải tìm ra giải pháp trung hòa với tướng Wagner về việc thu xếp các kênh liên lạc, về quan hệ tương hỗ giữa Bộ Chỉ huy, giữa các thủ trưởng dân sự và quân sự, vấn đề giao thông vận tải, cung cấp nhiên liệu và nhiều chi tiết khác nữa. Phải làm sao để trong một thời hạn ngắn nhất có được một giải pháp hữu hiệu làm hài lòng cả đôi bên. Tôi đã đạt được kết quả trong thời hạn qui định và Heydrich rất hài lòng. Từ thời điểm đó các sự kiện diễn biến nhanh đến chóng mặt. Việc chuẩn bị cho chiến dịch, động viên một số lượng lớn nhân lực và vật lực đòi hỏi một sức lực phi thường đối với những người tham gia vào công việc tổ chức và lập kế hoạch, ai chưa có dịp sống qua những ngày tương tự như thế đều không thể tưởng tượng được mỗi người trong số chúng tôi đã bị yêu cầu làm việc đến mức nào. Điều này đặc biệt đúng đối với công việc của tôi trong tư cách là người đứng đầu một cơ quan phản gián. Đối với chúng tôi, chiến tranh với nước Nga đã bắt đầu và trên trận tuyến bí mật các trận đánh đã https://thuviensach.vn diễn ra. Một trong những nguyên tắc làm việc của chúng tôi là phải làm sao bảo đảm được tốt nhất việc theo dõi không ngơi nghỉ các tổ chức gián điệp đã bị chúng tôi phát hiện để có thể thâm nhập vào đó trước khi cuộc chiến thực sự bắt đầu. Đối với chúng tôi việc có tầm quan trọng sống còn là phải che giấu được các cơ quan tình báo nước ngoài về các hoạt động động viên tích cực gấp gáp của chúng tôi. Tôi ra lệnh cho các nhân viên của mình tiến hành các hoạt động phòng ngừa - bắt giam ồ ạt những kẻ tình nghi. Các biện pháp đó đã được thực hiện trong sự cộng tác với cơ quan Abwehr của Canaris và với các cơ quan khác nữa của quân đội, trong đó đặc biệt chú ý tới các khu vực cực kỳ “nhạy cảm” ví dụ như các khu vực sắp xếp, thành lập, đồn tàu của đường sắt hay các chốt biên phòng. Nếu như trước đây tôi trì hoãn việc bắt bớ các nhóm gián điệp Nga đặc biệt quan trọng thì bây giờ không thể để việc đó kéo dài thêm nữa. Hiện nay công việc cần thiết sống còn là phải ngăn chặn mọi kênh thông tin. Nhưng vẫn như trước, chúng tôi sử dụng một hoặc hai trong số các nhóm ấy để cung cấp cho người Nga những thông tin giả do phía quân đội chuẩn bị. Chúng tôi đã làm được việc cung cấp cho người Nga những tài liệu về việc khởi động lại công tác chuẩn bị chiến dịch “Sư tử biển” - đổ bộ lên đất Anh. Việc này hết sức quan trọng để điện Kremlin đánh giá sai lầm về tình hình chính trị và các biện pháp đang áp dụng, và dĩ nhiên sẽ đóng góp vào việc làm cho họ bị bất ngờ. Chẳng hạn các tiểu, đoàn bộ binh Nga ở khu vực pháo đài Brest - Litovxk vẫn đi diễu hành với đội kèn của mình vào buổi trưa ngày 21 tháng 6. Canaris còn căng thẳng hơn. Cả ông ta, cả Heydrich thường xuyên chịu sức ép của Hitler đòi hỏi ngày càng phải có thêm nhiều tài liệu về tình hình nền quốc phòng của Nga và lực lượng vũ trang Xô Viết. Hitler xem xét các tài liệu báo cáo đó một cách chi tiết. Đã vài lần Quốc trưởng than phiền với Himmler về Canaris: “Abwehr lúc nào cũng gửi cho tôi những chồng báo cáo rời rạc, không có hệ thống gì cả. Tất nhiên chúng là những tái liệu rất quan trọng và phát xuất từ những nguồn đáng tin cậy nhất, nhưng tôi buộc phải tự xem xét sắp xếp lại chúng. Điều đó là không được, và tôi muốn anh ra chỉ thị cho các nhân viên dưới quyền hoàn thành công việc của họ theo một cách hoàn toàn khác. https://thuviensach.vn Tôi đã nghe điều này nhiều lần cho đến tận cuối năm 1944, khi mà rốt cuộc Himmler báo cho tôi rằng Hitler hoàn toàn hài lòng với hệ thống làm việc của chúng tôi. Mặc cho những việc đang xảy ra, Canaris và tôi, vẫn tiếp tục những cuộc cưỡi ngựa dạo chơi cùng nhau vào buổi sáng như cũ dù chỉ còn hai hoặc ba lần một tuần. Tuy chúng tôi đã thỏa thuận không nói về công việc nhưng vẫn không tránh khỏi đề cập đến những đề tài liên quan đến công việc của chúng tôi. Ganaris hết sức lo lắng về chiến dịch sắp tới. Bằng những lời lẽ cứng rắn, ông ta phê bình Bộ Chỉ huy Quân đội rằng mặc dù có những kiến thức chuyên nghiệp, nhưng lại tỏ ra vô tránh nhiệm và ngu ngốc khi ủng hộ quan điểm của một người như Hitler - kẻ cho rằng chúng ta có thể kết thúc chiến dịch ở Nga trong vòng ba tháng. Ông ta nói rằng mình sẽ không tham gia vào đó và không thể nào hiểu được tại sao tướng Von Brauchitsch, Galder, Keitel và Jodi có thể tự mãn đến thế, thiếu thực tế đến thế, và vô thần đến thế. Nhưng mọi sự phản đối đều vô ích, ông ta đã trở thành kẻ cô lập vì những thiên kiến liên tiếp của mình. Vài ngày trước đây Keitel đã nói với ông ta: “Ngài Canaris thân mến, có thể ngài hiểu được gì đó về công việc của Abwehr, nhưng ngài lại thuộc về hải quân, vì vậy ngài đừng nên cố dạy chúng tôi cách lập các kế hoạch chiến lược về chính trị.” Mỗi khi Canaris nhắc lại câu nói đó, ông ta thường kìm ngựa của mình lại, nhìn tôi bằng cặp mắt mở to và nói một cách rất nghiêm túc: “Liệu anh có thấy điều đó là rất khôi hài không, nếu như nó đã không nghiêm túc?” Chủ đề mà chúng tôi thường xuyên trở lại trong các cuộc nói chuyện là Hoa Kỳ và tiềm lực công nghiệp của họ, đặc biệt là số lượng máy bay họ sản xuất và ngành đóng tàu của họ. Có vẻ như vấn đề này là quyết định bởi vì nó xác định độ dài của quãng thời gian dành cho chúng tôi đến khi xuất hiện hiểm họa thực sự của cuộc chiến trên hai mặt trận. Canaris và tôi hợp nhau ở một điều là nếu như tất cả tiềm lực sản xuất của Mỹ đứng về phía ném bom và máy bay tiêm kích. Để đưa ra một ví dụ về những khó khăn mà chúng tôi vấp phải khi chúng tôi thấy cần thiết để cấp trên lắng nghe một cách khách quan những thông tin xác thực của chúng tôi, xin dẫn ra một trường hợp: đầu năm 1942, dưới https://thuviensach.vn sự chỉ đạo của tôi, một bản báo cáo đầy đủ, súc tích đã được thảo ra trên cơ sở các thông tin điệp báo của chúng tôi về nền công nghiệp của Mỹ, đặc biệt là mức sản xuất thép và tình hình xây dựng lực lượng không quân Hoa Kỳ. Việc chuẩn bị bản báo cáo ấy mất gần hai tháng, mọi chi tiết trong đó được rà soát bởi các nhà kinh tế hàng đầu. Thông tin rất đầy đủ và khách quan. Chúng được cung cấp từ những nguồn tin cậy. Heydrich đã ngạc nhiên khâm phục và tôi không bao giờ quên vẻ ngạc nhiên của ông ta khi đọc lướt nó, ông ta đã sững sờ trước các con số như “tổng sản lượng thép từ 85 đến 90 triệu tấn”. Ông ta đã đem báo cáo đến cho Goering và Hitler; họ nghiên cứu nó hết sức cẩn thận và sau đó thảo luận với nhau. Điều khó chịu nhất trong vụ này là buổi nói chuyện giữa tôi và Goering. Thống chế không cao giọng, ông ta buông ra những câu ngắn và nặng trịch. Nhìn tôi một cách khinh bỉ, ông ta đặt bản báo cáo vào tay tôi và nói: “Những điều anh viết trong này toàn là nhảm nhí. Anh nên đến gặp bác sĩ tâm thần để họ khám cho anh.” Và cuộc nói chuyện của ông ta với tôi chấm dứt ở đây. Heydrich còn ở lại chỗ Goering thêm chút nữa và khi bước ra, trông ông ta rất giận dữ. Nhưng ông ta không lợi dụng chuyện đó để làm hại tôi. Vài tháng sau tôi nghe Himmler nói lại rằng bị tác động của Goering, Hitler rất giận dữ sau khi đọc bản báo cáo. Hitler phê phán bản báo cáo là một tài liệu phóng đại và được viết ra với một mục đích duy nhất là phô diễn ý kiến riêng của tác giả và còn nói thêm rằng ông ta không tin bất kỳ một lời nào trong báo cáo. Sau này, trong thời gian diễn ra phiên toà Nuremberg[7]tôi bị giam trong một xà lim phía bên kia hành lang của xà lim giam Goering. Tôi gặp mặt ông ta hàng ngày và còn có thể trao đổi qua lại vài lời với ông ta. Trước đây tôi chưa từng được ông ta khen bao giờ. Giờ đây ông ta nói vọng sang phía tôi từ xà lim của mình: “Hừ, hóa ra những điều anh nói không phải là nhảm nhí.” Tôi hiểu ngay ông ta ám chỉ điều gì. Một lần Heydrich gọi điện và yêu cầu tôi chuẩn bị báo cáo cho Himmler về công tác phản gián chống lại Nga. Khi chúng tôi đến, Himmler bắt đầu bằng việc thuật lại buổi nói chuyện dài giữa ông ta và Quốc trưởng ngày hôm đó, đề cập đến cả loạt các vấn đề liên quan tới chiến dịch sắp tiến hành. https://thuviensach.vn — Với anh, Heydrich, tôi muốn thảo luận riêng với anh vài vấn đề. Còn đối với anh, Schellenberg, tôi có hai vấn đề đặc biệt. Thứ nhất, Quốc trưởng đề nghị tuyên bố về việc bắt đầu tiến công trong lời kêu gọi gửi toàn thể nhân dân Đức. Lời kêu gọi đó phải kèm theo bản báo cáo của OKW, cũng như có thể là cả của Bộ Ngoại giao, ngoài ra, tương tự vào thời điểm bắt đầu chiến dịch chống các cường quốc phía tây, thêm vào tài liệu đó còn cần phải có báo cáo của bộ trưởng nội vụ. Quốc trưởng chờ ở tôi một bản báo cáo chi tiết với tư cách là người lãnh đạo mọi lực lượng cảnh sát Đức. Lần trước bản báo cáo rất gây ấn tượng và Ngài muốn có một bản báo cáo kiểu đó về các hoạt động phá hoại của Quốc tế Cộng sản. Rất tiếc, chúng ta chỉ có vỏn vẹn 24 giờ để chuẩn bị. Tôi hiểu rằng anh, Schellenberg, không phải là thần tiên, nhưng hãy cứ cố gắng làm tất cả những gì có thể. Heydrich sẽ theo dõi để người ta cung cấp mọi thứ anh cần. Vậy đừng để mất thời gian nữa. Đó là nhiệm vụ thứ nhất. Thứ hai, trong lời kêu gọi, Quốc trưởng muốn nhắc đến công việc của Horia Sima[8] ở Rumani. — Anh biết đấy, - Himmler quay sang phía Heydrich, -đó là một vấn đề hết sức tế nhị đối với chúng ta. Liệu tôi có nên bác bỏ ý kiến của Quốc trưởng hay không? Heydrich nói rằng ông ta coi việc nhắc đến Horia Sima là hoàn toàn thừa. — Việc đó có ý nghĩa gì? - ông ta hỏi, - Quốc trưởng định sử dụng nó như thế nào để chống lại nước Nga? Họ lặng thinh nhìn nhau sau đó quay lại phía tôi như muốn biết ý kiến của tôi. — Vào thời điểm này, - tôi nói, - khi các đồng minh Rumani của chúng ta chuẩn bị tích cực hành động ở sườn phía nam của chúng ta, Quốc trưởng có lẽ muốn làm cho nguyên soái Antonescu tin rằng các mưu toan tương tự nhằm lật đổ chính phủ của ông ta sẽ không lặp lại nữa. Có thể Ngài muốn xoá các trang đen tối trong lịch sử quan hệ hai bên, và không nghi ngờ gì nữa, tất cả sự việc xảy ra sẽ được mô tả thành một âm mưu đen tối của phía Xô Viết. Vụ việc sẽ được công bố rộng rãi cho dân chúng Rumani. Tôi không rõ thực tế các thế lực cộng sản có tham gia vào đó hay không, nhưng https://thuviensach.vn ý tưởng của Quốc trưởng sẽ chỉ có hiệu lực trong trường hợp chúng ta đưa ra được bằng chứng có sự tham gia của họ. Himmler cho tôi ra về, tuy chưa đi đến một quyết định cụ thể nào. Khi ra về, tôi bắt đầu nghĩ xem tốt nhất tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ như thế nào. Cục Tình báo của tôi có rất nhiều tài liệu mà tôi có thể dùng, nhưng tôi quyết định nhờ Muller giúp đỡ. Muller ngay lập tức ra lệnh cho các trưởng phòng của mình cung cấp cho tôi sử dụng mọi tư liệu cần thiết. Khi tôi quay trở lại phòng làm việc của mình thì ngày đã gần tàn. Tôi ra các chỉ thị cần thiết và chỉ trong vòng một tiếng rưỡi đồng hồ, các báo cáo và tài liệu đã chất đầy trên bàn tôi. Tôi ngồi trước một đống giấy tờ lớn và tôi phải thư giãn một chút trước khi có thể lấy dũng khí bắt tay vào công việc. Nhưng mãi đến tối khuya tôi mới lựa ra được những tài liệu quan trọng nhất, đem chúng về nhà để có thể nghiên cứu một cách tĩnh tâm hơn trong yên lặng. Nhưng Himmler và Heydrich mấy lần gọi điện cho tôi trong đêm đó (Cả hai biết rất rõ khi tôi không ngồi trong phòng làm việc của mình thì có thể tìm tôi ở đâu vào bất kỳ thời gian nào). Himmler đã làm tôi căng thẳng. Hitler chỉ vừa mới đưa ra cho ông ta một câu hỏi nào đó hoặc nói gì đó thôi là lập tức ông ta chạy đến điện thoại và trút cho tôi hàng tràng câu hỏi và lời khuyên: “Schellenberg, Quốc trưởng muốn việc đó phải làm như thế này… và đừng sa đà vào chi tiết, cứ mô tả phương hướng làm việc của Cơ quan Mật vụ Nga…” và… (Tôi nhắc tới điều này chỉ vì muốn chứng tỏ sự lãnh đạo tập trung của hệ thống cảnh sát sẽ dẫn tới trạng thái cực đoan như thế nào mà thôi). May mà tôi nắm rất vững hầu hết các tài liệu. Vì thế tôi đã kết thúc công việc trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà họ dành cho tôi. Bản báo cáo đã được thông qua không bị sửa đổi, và lời kêu gọi của Hitler tới nhân dân Đức đã được công bố ngày 22 tháng 6 năm 1941 kết thúc bằng những lời hùng hồn đáng sợ sau: “Hỡi nhân dân Đức, đúng lúc này đây đang diễn ra một cuộc huy động quân sự mà về tầm vóc và qui mô đã vượt tất cả những gì thế giới từng được chứng kiến.” https://thuviensach.vn Những biện pháp của chúng tôi nhằm che giấu việc huy động quân đội đối với phía Nga gặp phải khó khăn to lớn. Những khó khăn đó một phần đáng kể xuất phát từ sự cạnh tranh, cãi cọ không ngừng giữa cơ quan của Muller và Canaris về hoạt động của các nhà lãnh đạo dân tộc cực đoan Ucraina như Melnhic và Bandera ở các khu vực biên giới Nga - Ba Lan. Cơ quan Mật vụ Quân đội dĩ nhiên muốn lợi dụng các nhóm vũ trang thiểu số người Ucraina, nhưng Muller phản đối. Ông ta cho rằng các thủ lĩnh dân tộc cực đoan đó theo đuổi những mục đích chính trị riêng của họ bằng các cách không chấp nhận được và điều đó gây nên sự bất bình rộng rãi trong cư dân người Ba Lan. Tôi cố gắng đứng sang một bên, tránh những cuộc cãi cọ ấy, đặc biệt là vì những cuộc hội họp đó thường diễn ra rất dông dài và chán ngán. Đúng vào lúc đó lại bộc lộ ra những sự kiện không hay trong hoạt động của Cơ quan Thông tin Chính trị Đối ngoại (Cục AMT-VI). Do hậu quả của những biện pháp mà Heydrich áp dụng, nhiều nhân viên đã bị kỷ luật cảnh cáo và thậm chí đã có lời đồn rằng vài người trong số đó sẽ bị khởi tố hình sự. Những cuộc đàn áp không thương tiếc tiếp theo đó chứng tỏ rằng điều gì có thể chờ đợi tôi nếu như lúc nào đó tôi để lộ đuôi cho họ nắm. Những sai sót về chuyên môn nghề nghiệp của các nhân viên trong cục nghiêm trọng hơn nhiều so với sự tha hóa trong đời sống riêng tư của họ, nhưng ngay cả những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất chắc gì đã đem lại sự cải thiện cho công việc. Hơn lúc nào hết tôi càng tin rằng hiệu quả chỉ có thể đem lại trong trường hợp cục được cải tổ một cách toàn diện. Nhưng trong trường hợp này việc đó buộc phải tiến hành vào giữa lúc chiến tranh, và như người ta thường nói là dưới sự theo dõi của các cơ quan mật vụ phía địch, với sự chỉ đạo của các cấp trên - những người không có lấy một chút hiểu biết về các nhu cầu của một cơ quan mật vụ - và điều đó dĩ nhiên sẽ chỉ làm khó nhiệm vụ đặt ra. Một điều thú vị nữa là đúng vào lúc này Muller đã ra đòn đánh công khai đầu tiên nhằm vào chính sự tồn tại của cơ quan này. Ông ta đã thuyết phục Heydrich giải tán hoàn toàn AMT-VI, loại bỏ Cơ quan Mật vụ Đối ngoại, không để nó hoạt động với tư cách là một đơn vị độc lập, và thay vào đó, tập https://thuviensach.vn trung mọi nỗ lực cho Ban Theo dõi Kẻ địch nằm trong thành phần Cục AMT-IV là cục do chính Mulller phụ trách. Vào tối hôm đó, Heydrich ra lệnh cho tôi trình báo cáo lên ông ta. Ông ta nói lại cho tôi nghe kế hoạch Muller đề nghị và thêm vào một câu bình luận hài hước: “Dù sao hắn cũng chỉ là một viên chức cảnh sát với năng lực và tầm nhìn hạn chế.” Ông ta yêu cầu tôi suy nghĩ thật kỹ càng về vấn đề này rồi nói tiếp: — Giờ tôi đã đi đến một quyết định dứt khoát: ngay sau khi cuộc chiến với nước Nga bắt đầu, tôi sẽ bổ nhiệm anh làm phó cục trưởng Cục AMT VI, rồi sau đó hai tuần sẽ đưa anh lên làm cục trưởng. Chức vụ bổ nhiệm đó đối với anh có thể sẽ là khó khăn nhất trong số những chức vụ mà anh đã từng được bổ nhiệm từ trước tới nay. Vì thế tôi cho anh thời gian để suy nghĩ thật kỹ càng về tất cả mọi điều, và khi nào suy nghĩ xong chúng ta sẽ cùng ngồi với nhau một buổi tối trong ngôi nhà đi săn của tôi, nơi ta có thể bình tâm bàn luận cẩn thận điều đó. Ông đứng dậy và long trọng chìa tay cho tôi. Tôi rời khỏi phòng làm việc của ông ta với trái tim đập rộn rã. Một mặt, tôi rất hạnh phúc vì cuối cùng đã nhận được chức vụ mà tôi đã chờ đợi rất lâu. Mặt khác, tôi hơi chán nản vì nguyên nhân của việc bổ nhiệm ấy lại là một sự thất bại đáng buồn đến thế. Ngay từ đầu tôi đã cảm nhận hết cái trách nhiệm to lớn đặt lên vai tôi. Tôi sẵn sàng tiếp nhận nó, và có lẽ cũng dễ hiểu rằng dù công việc đã làm tôi ngập đầu, nhưng trách nhiệm mới vẫn làm tôi phấn khởi và ý nghĩ của tôi giờ đây đã bắt đầu hướng về lĩnh vực mới. Ngày 21 tháng 6 năm 1941, Canaris mời Heydrich, Muller và tôi ăn sáng ở “Horher”, một trong những khách sạn sang nhất của Berlin. Tôi biết nguyên nhân của sự việc này: ông ta định lần cuối cùng cảnh báo cho Heydrich và Muller dừng có thái độ lạc quan quá mức về cuộc chiến với nước Nga. Đó là cách cư xử điển hình của Canaris - lợi dụng một lời mời dường như là ngẫu nhiên để trình bày ý kiến của mình về một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt với ông ta. Ông ta muốn có được sự ủng hộ của Heydrich chống lại lập trường lạc quan của Bộ Chỉ huy tối cao Quân đội Đức, bởi vì ông ta sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều nếu như có dịp nói rằng: https://thuviensach.vn “Heydrich cũng không hoàn toàn lạc quan trong việc đánh giá tình hình.” Nhưng Heydrich cũng không tỏ ra băn khoăn lắm. Ông ta nói: — Bữa trưa hôm qua, Hitler ở trong một tâm trạng rất ưu tư. Bormann cố làm Ngài vui. Ông ta nói với Quốc trưởng: “Giờ đây Ngài đang ngập chìm trong những lo toan vĩ đại, kết quả thắng lợi mà cuộc chiến vĩ đại này phụ thuộc hoàn toàn vào một mình Ngài. Đức tiên tri đã chọn Ngài làm công cụ để giải quyết tương lai của toàn thế giới. Không ai biết rõ hơn tôi rằng Ngài đã cống hiến trọn bản thân cho trách nhiệm này và rằng Ngài đã nghiên cứu đến tận những chi tiết nhỏ nhất của vấn đề”. https://thuviensach.vn III TRÊN ĐƯỜNG TIẾN TỚI MỘT CƠ QUAN TÌNH BÁO THỐNG NHẤT ◄○► Ngày 22 tháng 6 năm 1941, ngày mà quân đội Đức ào ạt tiến vào nước Nga, sau cuộc nói chuyện với Heydrich chừng hơn ba phút, tôi bước vào toà nhà trụ sở Cục VI để bắt đầu thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo cục. Tin đồn tôi được bổ nhiệm đã lan truyền trong cục mấy ngày nay. Một vài nhân viên nghiêm túc và có đầu óc đã chân thành chào mừng quyết định đó. Đại đa số những người còn lại có những tình cảm rất khác nhau: từ thất vọng ra mặt đến chờ đợi căng thẳng. Trước tiên, tôi bắt tay vào giải quyết vấn đề sắp xếp lại nhân sự mà tôi suy nghĩ đã mấy tuần nay. Trong những ngày đầu tiên, trách nhiệm mới mà tôi chưa quen dồn lên đầu tôi nhiều đến mức cứ tối đến ngã vào giường, tôi mệt đến chết đi được. Tôi nhất quyết phải lập cho mình một thời gian biểu công tác mới. Trong những ngày đầu đặc biệt quan trọng với bản thân, tôi hiểu rằng, dù tôi đã đạt được mục đích mà tôi vươn tới suốt nhiều năm, nhưng trước mắt tôi là một nhiệm vụ hết sức phức tạp - cải tổ lại công tác tình báo ở nước ngoài trong lúc cuộc chiến trên hai mặt trận diễn ra khốc liệt. Gánh nặng trách nhiệm trên vai làm tôi lúng túng và bị ức chế, đôi khi tôi không biết phải bắt đầu từ đâu nữa. Công việc đầu tiên tôi cần làm là tìm ra một phong cách thích hợp trong việc chỉ đạo công việc hàng ngày của cục, rồi dần dần chuyển sang các vấn đề lớn hơn. Dĩ nhiên tôi đã suy nghĩ rất lâu về chúng và đã giải quyết được về mặt lý thuyết, nhưng các kết luận của tôi cũng không dễ gì ứng dụng trong thực tế. https://thuviensach.vn Tôi hiểu rằng mình cần phải bình tâm cân nhắc mọi chuyện, vì thế tôi đã rời Berlin mấy ngày tới chỗ một người bạn thân của tôi, bác sỹ Melgorn. Ông có một kho kinh nghiệm lớn lao về các vấn đề kiểu này và trong thời gian ấy ông đang bắt tay xây dựng bộ máy hành chính quản lý các lãnh thổ miền đông. Tôi biết có thể thảo luận với ông các vấn đề của tôi và xin ông lời khuyên. Ông sống ở Poznan và hai chúng tôi cùng đến trang viên một người quen - một điền chủ người Ba Lan. Ba ngày đầu tôi không nhắc đến công việc và dành hoàn toàn thời gian để săn bắn, cưỡi ngựa và câu cá. Phong cảnh nông thôn với không gian thoáng đãng, cảnh đẹp của bình minh và hoàng hôn đã gieo vào lòng tôi sự bình yên cần thiết. Dưới bầu trời đêm bao la với những ngôi sao lấp lánh đằng đông, tôi như tự thân cảm nhận được hơi thở của đất, hít thở được hương thơm tươi mát sực nức của đất. Nhưng vẻ tuyệt diệu của mùa hè và nhịp diệu của thiên nhiên đã bị phá vỡ bởi hàng đàn máy bay đang bay ra mặt trận: chúng nhắc ta phải nhớ đến thực tế khốc liệt của cuộc chiến đang diễn ra. Nếu như không có chúng, tôi đã có thể thanh thản chìm đắm trong các suy tư riêng của mình. Những vấn đề đặt ra cho tôi rất phức tạp và đa dạng. Thứ nhất, khác với Anh, ở Đức, hoạt động của Cơ quan Tình báo chưa bao giờ có được một truyền thống, và dĩ nhiên, không mấy ai hiểu được tình báo giải quyết những vấn đề phức tạp, nhưng quan trọng sống còn đến mức nào. Một nhược điểm quan trọng khác là sự thiếu vắng của một hệ thống các cơ quan tình báo thống nhất. Thay vào đó là rất nhiều các phòng ban hoạt động cản trở nhau. Điều đó là dẫn tới hiện tượng chồng chéo, trùng lặp, chi phí vô ích và thiếu hiệu quả trong công việc, gây ra sự xung đột chuyên môn và cá nhân không thể tránh khỏi. Cuối cùng là sự thiếu hụt nghiêm trọng những cán bộ được đào tạo chuyên môn. Khi tôi thảo luận những vấn đề này và các phương án giải quyết chúng với bác sỹ Melgorn, ông tuyên bố rằng theo ý kiến của ông, tôi đánh giá hoàn toàn sai động cơ của Himmler và Heydrich. Điều duy nhất mà họ quan tâm là quyền lực. Melgorn tin họ sẽ vứt bỏ tôi một cách không thương xót ngay khi có những dấu hiệu thất bại đầu tiên. Tình thế này hoàn toàn không làm tôi phấn khởi, nhưng tôi đầy quyết tâm dồn mọi nỗ lực của mình và cảm https://thuviensach.vn nhận mình hoàn toàn có thể đảm trách được công việc và đồng thời tránh được mọi cạm bẫy. Sau khi được nghỉ ngơi, được động viên bởi những cuộc trò chuyện với Melgorn, tôi trở về Berlin và bắt tay vào công việc. Chẳng bao lâu sau đã rõ là sự đánh giá của Melgorn hoàn toàn đúng. Heydrich, một con người luôn nghi ngờ tất cả, đã có thành kiến đối với tôi và luôn kiểm soát chặt chẽ mỗi bước của tôi, bày ra đủ mọi chướng ngại trên đường tôi đi. Lúc này tôi hiểu một con người có thể căm thù đố kỵ và âm mưu xấu xa đến mức độ nào. Đôi khi tôi cảm thấy mình như một đối tượng bị săn đuổi hơn là lãnh đạo của một cục. Điều duy nhất đem lại cho tôi sức lực để tiếp tục hoạt động của mình là sự hài lòng và thỏa mãn bởi chính công việc của mình. Khi lãnh đạo Cục AMT-VI, tôi đã phát hiện ra rất nhiều thất thoát nghiêm trọng trong việc sử dụng ngoại tệ và quyết toán tài chính. Trách nhiệm về việc này thuộc về hàng loạt các nhân viên của cục, trong đó có những người lãnh đạo cũ của cục. Tôi lợi dụng dịp này yêu cầu tiến hành thanh tra tài chính trong cục. Tối muốn tiến hành một cuộc kiểm tra chi tiết để mình khỏi phải chịu trách nhiệm về sai lầm của những người tiền nhiệm. Tiểu ban thanh tra gồm 8 quan chức cấp cao đứng đầu là một cố vấn cấp bộ. Dĩ nhiên tôi muốn tiểu ban chỉ giới hạn trong việc điều tra những vấn đề tài chính và thủ tục giấy tờ, nhưng khi phát hiện ra rằng sự thất thoát đã vượt xa tới mức đáng lo ngại, tôi tuyên bố mình sẵn sàng trực tiếp điều trần trước tiểu ban về mục đích các chi tiêu tài chính của Cơ quan Mật vụ trong chừng mực điều đó không làm tổn hại và đe doạ tới công việc của chúng tôi. Heydrich đã sử dụng ngay điều kiện này để đẩy mối nghi ngờ về phía tôi. Ông ta gợi ý cho người lãnh đạo tiểu ban chú ý đến các trường hợp mà tôi từ chối cung cấp thông tin chi tiết để khẳng định rằng dường như tôi cố tình che giấu sự vi phạm. Tôi gạt đòn đánh đó bằng cách đích thân thu thập mọi thông tin về các trường hợp như vậy và gửi riêng chúng cho Heydrich. Nét đặc biệt trong mối quan hệ giữa hai chúng tôi là mặc dù trong những ngày đó chúng tôi gặp nhau rất nhiều lần nhưng không một ai, cả tôi, cả Heydrich, thốt ra một lời về câu chuyện này. Khi trả lại các bản báo cáo mà Heydrich https://thuviensach.vn phải có nghĩa vụ xem xét chúng, ông ta cho tôi thấy rằng ông ta đánh giá cao phản đòn của tôi. Có thể hình dung được rằng trong những hoàn cảnh ấy, việc thực hiện chương trình của tôi hay chiếm được lòng tin của người như Heydrich khó khăn phức tạp đến chừng nào, vì vậy tôi im lặng, không nói về những kế hoạch dài hạn của mình. Dù thế nào đi chăng nữa, những vấn đề liên quan đến bản thân công việc - tìm hiểu và giành lấy những thông tin bí mật - đã nhiều đến mức những biện pháp cấp thiết nhất trong chương trình của tôi có thể thực hiện không phụ thuộc vào việc Heydrich đánh giá ý nghĩa tổng thể của chúng. Ông ta cần tin tức đến mức phải trưng tôi ra trong vầng hào quang trước Hitler, Himmler, Goering và các nhà lãnh đạo khác. Khi đích thân trình bày với họ những báo cáo của Cơ quan Mật vụ, ông ta quan tâm tới việc gây ấn tượng đến mức tôi đã đạt được việc bắt ông ta trao cho tôi những quyền hạn, mà ở trường hợp khác chắc ông ta không bao giờ trao cho tôi. Vì thế tôi đã tổ chức được các phòng, ban liên lạc với các bộ ngành khác nhau và đòi được quyền tiếp xúc trực tiếp với các bộ trưởng, nếu như muốn thảo luận các vấn đề mà việc giải quyết chúng đòi hỏi phải có sự hiệp đồng đối với bộ ngành đó. Đó là thành tựu to lớn và tôi đã luôn sử dụng chúng khi có thể. Trong khi đó tôi cũng hứng chịu những thất bại đầu tiên. Trong đó thất bại nguy hiểm nặng nề nhất là việc người Mỹ chiếm đảo Iceland mùa hè năm 1941. Canaris nói chung không có được thông tin nào về việc họ chuẩn bị chiến dịch. Tôi có gửi lên trên một tin báo từ Đan Mạch, mà tin này không thể coi là thật tin cậy. Nó bị để mặc trên bàn Himmler, và Hitler lần đầu tiên biết về sự việc xảy ra từ báo chí nước ngoài, mà lại còn chậm trễ nữa: Cơ quan Xử lý Tin tức Báo chí của Bộ Tuyên truyền hoạt động rất kém. Kết quả là tôi được lệnh phải thành lập các cơ quan thông tấn đặc biệt ở các nước trung lập. Điều đó không đơn giản và đòi hỏi phải thành lập một công ty xuất bản có thể tạo được mối liên hệ cần thiết với các nhà xuất bản ở Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha và các quốc gia trung lập khác. Hãng hàng không dân dụng Đức Lufthansa và văn phòng du lịch Trung Âu được sử dụng làm kênh liên lạc; đối với những trường hợp đặc biệt sẽ sử dụng các liên lạc viên đặc biệt. https://thuviensach.vn Mất gần 6 tháng để thống nhất các hoạt động chồng chéo lẫn nhau một cách vô ích giữa các đơn vị bộ phận của Bộ Ngoại giao và Bộ Tuyên truyền mà trước đây chúng chỉ làm tăng thêm mức chi tiêu ngoại tệ. Hai tháng sau khi được bổ nhiệm làm cục trưởng AMT-VI tôi đã ra một bị vong lục về nhiệm vụ của các cơ quan mật vụ chính trị ở nước ngoài. Tôi vạch rõ là trong chính trị, hoạt động ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, nghệ thuật, văn học, âm nhạc… tồn tại những mỗi quan hệ đa dạng một mặt giữa nước Đức với các lãnh thổ mà nó chiếm đóng, mặt khác với các quốc gia trung lập hoặc đang giao tranh với chúng ta. Cơ quan Mật vụ phải quan tâm đến việc thiết lập các mối quan hệ ở nước ngoài và thu thập thông tin từ đó. Bị vong lục của tôi phải được coi là cơ sở cho mệnh lệnh của thống chế SS và bộ nội vụ Himmler ban hành đối với các đơn vị SS khác nhau và nhân viên trong bộ. Himmler tuyên bố rằng về nguyên tắc ông ta đồng ý với bị vong lục và sẵn sàng trình bày lại những ý tưởng của tôi trước ban lãnh đạo cao cấp SS và của đảng (Đảng Quốc xã). Ngoài ra mệnh lệnh của Himmler còn được gửi tới các bộ, ngành khác và trước hết đòi hỏi họ phải hợp tác với chúng tôi dưới hình thức đó. Một lần vào buổi tối, khi đang ngồi làm việc, tôi nghe thấy chuông điện thoại: Heydrich mời tôi tới nói chuyện. Tôi ngỡ ngàng nhưng vẫn thu thập những giấy tờ cần thiết và lên xe tới phố Vielheihm Strasse. Thời gian này thành phố Berlin đẹp tuyệt vời; trong khi xe tôi chạy lòng vòng trên đường vành đai dài quanh thành phố, tôi đã kịp quên đi phần lớn những rắc rối của mình. Từ phố Kurfurstendam tôi rẽ về hướng Tisparen, dừng lại gần dinh thủ tướng uống cà phê và chuẩn bị tư tưởng cho cuộc đấu trí sắp tới. Trụ sở chính của Heydrich trên phố Vielheihm Strasse thường nhốn nháo như một tổ ong. Vì thế tôi rất ngạc nhiên khi chỉ nhìn thấy một vài nhân viên mệt mỏi còng lưng trước cả núi công văn giấy tờ; tóm lại, cảnh rất bình lặng. Tôi luôn giữ mối quan hệ thân hữu với các trợ lý của Heydrich, và một người trong số họ thì thầm với tôi: “Sếp không có bụng dạ nào làm việc chiều nay cả.” Một buổi tối giao lưu quý tộc đang chờ đợi tôi, và tôi có thể https://thuviensach.vn đi vào hang hùm một cách hoàn toàn bình thản, nhưng chẳng bao lâu đã thấy là tôi sai lầm. Khi tôi bước vào, đập ngay vào mắt là cảnh lộn xộn dường như Heydrich cố ý bày ra khi đang nghiên cứu một số giấy tờ nào đó. Nhận thấy tôi đang nhìn về phía mình, ông ta làm một cử chỉ quen thuộc - nhún vai một cách giận dữ, gạt đống giấy tờ sang một bên. — Có việc gì rất quan trọng chăng? - Ông ta hỏi bằng một giọng đe doạ the thé. — Không, không có gì đặc biệt - tôi đáp. — Anh có thời gian ăn trưa với tôi không? - Heydrich hỏi. Thực tế đó là mệnh lệnh. Chúng tôi đi đến quán bar Idena và ăn trưa ở đó trong im lặng, bởi vì từ lâu tôi đã đặt cho mình một nguyên tắc là để cho Heydrich bắt đầu câu chuyện. Ngồi bàn bên cạnh là một quý bà tôi quen, thỉnh thoảng tôi liếc nhìn một cách thân thiện. Điều đó làm Heydrich, người không quen bà ta, ngạc nhiên, và sự tò mò bất ngờ ấy đã bắt ông ta hỏi kỹ xem bà ta là ai, chúng tôi quen nhau ở đâu và tôi đã quen bà ấy lâu chưa. Rồi ông ta bất thình lình thay đổi chủ đề câu chuyện và bắt đầu nói về công việc mà vì nó ông ta muốn gặp tôi. Chúng tôi đã có một buổi trao đổi kéo dài và khó chịu về việc chuyển một số chức năng tế nhị và quan trọng nhất từ Cục VI của tôi sang cục của Muller. Heydrich đã sử dụng nguyên tắc của người xưa “chia để trị”. Tôi đồng ý với tất cả những gì ông ta nói, rồi ra vẻ kiên nhẫn và bình thản chỉ ra sự nguy hiểm khi chuyển giao một công việc quan trọng đến thế vào những bàn tay thô lỗ và thiếu kinh nghiệm. Sự đả kích và các lập luận của tôi đã gây được ấn tượng đối với ông ta. Heydrich ra lệnh cho tôi thu xếp vấn đề này với Muller; vấn đề đã được giải quyết. Sau đó là cuộc nói chuyện chi tiết về hoạt động của Cục ở những vùng lãnh thổ chiếm đóng và kết thúc bằng một giải pháp trung hòa hoàn toàn chấp nhận được cho phép tôi có được sự tự do nhất định. Nói chuyện xong, tôi lại phải tháp tùng Heydrich lượn khắp một vòng quanh các câu lạc bộ ban đêm và làm ra vẻ hài lòng tán thưởng câu chuyện ngu ngốc của ông ta với những người chủ quán bar, chủ https://thuviensach.vn các hộp đêm và các cô hầu bàn. Tất cả bọn họ điều biết mặt và sợ hãi ông ta, dù bề ngoài tỏ ra hết sức trung thành. Cuối cùng mãi 5 giờ sáng tôi mới được thả về nhà. Ngày hôm sau, tôi phải trình bày cho Muller biết quyết định của Heydrich nhưng cũng phải mất cả tiếng đồng hồ Muller mới hiểu được rằng đòn tấn công của ông ta đã thất bại. Trong khi đó tôi không được để xảy ra sự tuyệt giao công khai; quan hệ giữa chúng tôi vốn đã rất căng thẳng, mà Muller là một kẻ không ngần ngại sử dụng mọi thủ đoạn phản trắc và tất cả những phương tiện mà ông ta có trong tay. Cuối cùng Muller bắt đầu nói lái sang tầm quan trọng và ý nghĩa của việc hợp tác cũng như tin tưởng lẫn nhau bằng một vẻ tin cậy và thân thiện. Thế mà ngay trong buổi họp lần sau của những nhà lãnh đạo các cục trong SD, ông ta đã bất ngờ, không một lời báo trước trút tội vào đầu tôi sau khi buộc tội một vài nhân viên của tôi là chểnh mảng và thiếu trung thực. Một trong những ví dụ ông ta dẫn ra thực tế đã chứng minh sai lầm tệ hại của chúng tôi. Ở Paris, cơ quan Ghestapo đã bắt một người gốc Mỹ La Tinh mang giấy tờ giả mạo do một văn phòng của tôi ở Bordeaux cung cấp. Những nhân viên ở đấy đã không kiểm tra kỹ người mà họ quan hệ và thế là một thành viên của một tổ chức bí mật Paris đang bị cảnh sát truy nã đã được nhận một nhiệm vụ quan trọng của tình báo Đức. Bất ngờ Heydrich đứng về phía tôi, có lẽ là do ông ta đã chán ngấy câu chuyện ấy: — Những điều rủi ro tương tự như vậy cũng thường xảy ra trong cục của anh Muller. - Ông ta nói châm biếm - Có lần một nhân chứng quan trọng đã nhảy xuống tự tử từ cửa sổ tầng bốn. Và điều đó xảy ra không phải chỉ vì các nhân viên điều tra của anh ngủ gật trong khi làm việc mà còn bởi vì họ không nắm được những điều sơ đẳng của nghiệp vụ cảnh sát. Lần này Muller bị đau thực sự và đã phải để tôi yên trong ba, bốn tuần. Mọi người có thể muốn biết về phòng làm việc mà tôi sử dụng với tư cách là lãnh đạo của Cục Tình báo Đối ngoại trong Cơ quan Mật vụ Đức. Ngay đối diện cửa vào căn phòng làm việc lớn, đồ gỗ nội thất đẹp đẽ với tấm thảm dày sang trọng là một chiếc bàn viết lớn bằng gỗ hồng sắc. Vật giá trị nhất trong số đồ gỗ nội thất của căn phòng là một chiếc tủ kiểu cổ: trong đó lưu https://thuviensach.vn giữ các phiếu tra cứu của riêng tôi. Phía bên trái chiếc bàn là một chiếc bàn nhỏ có bánh xe, ở trên đặt các máy điện thoại và microphone cho phép tôi liên lạc trực tiếp với phủ thủ tướng của Hitler và các cơ quan quan trọng khác; còn có một máy điện thoại đặc biệt nối thẳng với ngôi nhà của tôi ở Berlin và biệt thự ở Gatsberg. Các microphone được bố trí ở khắp nơi: trong tường, dưới bàn, thậm chí trong một chiếc đèn, vì thế bất kỳ một âm thanh nào cũng tự động được ghi lại ngay. Các cửa sổ của phòng được bịt bằng lưới mắt cáo. Cuối cùng là một thiết bị của hệ thống an ninh có gắn các tế bào quang điện sẽ ngay lập tức phát tín hiệu báo động khi có ai đến gần cửa sổ, cửa ra vào, tủ bảo mật hoặc cố tìm cách đến gần bất kỳ vật nào trong phòng. Trong vòng 30 giây sau khi có tín hiệu, đội bảo vệ lập tức bao vây mục tiêu. Bàn làm việc của tôi là một pháo đài nhỏ. Trong bàn có bố trí hai khẩu súng máy có thể tưới đạn khắp phòng. Những khẩu súng máy này nhằm vào khách và chờ khi họ đến gần bàn. Khi cần thiết tôi chỉ cần ấn một nút và cả hai khẩu đồng thời nhả đạn. Tôi có thể ấn một chiếc nút khác và đội bảo vệ theo tín hiệu báo động lập tức bao vây toà nhà và chặn tất cả các lối ra. Xe ôtô của tôi được trang bị điện đài cho phép trong vòng cự ly 25 dặm có thể đối thoại và đọc cho thư ký ghi chép. Khi đi công tác nước ngoài, theo quy định của một pháp lệnh đầu tiên có hiệu lực, người ta lắp cho tôi một chiếc răng giả trong chứa một liều thuốc độc có khả năng giết chết tôi trong vòng 30 giây nếu như tôi rơi vào tay kẻ thù. Để chắc chắn hơn, tôi còn mang một chiếc nhẫn có mặt đá màu xanh, dưới mặt đá có dấu một viên thuốc con nhộng nhỏ màu vàng chứa chất độc cyanide. https://thuviensach.vn IV CHUYẾN VIẾNG THĂM OLSO ◄○► Tháng 9 năm 1941, Heydrich được bổ nhiệm làm quyền toàn quyền xứ Bohemia-Moravia dưới sự lãnh đạo trên danh nghĩa của ngài Von Neirat. Ông ta coi sự bổ nhiệm đó là một bước thăng tiến lớn và rất hài lòng, nhưng ông ta bày tỏ ý muốn tôi đi cùng ông ta tới Praha với tư cách trợ lý. Đề nghị đó làm tôi lo sợ: rõ ràng cần phải ngăn chặn trước khi nó trở thành mệnh lệnh chính thức. Phải trổ hết tài năng để thuyết phục Heydrich rằng vì lợi ích của ông ta, trợ lý cần phải ở lại Berlin để cải tổ Cơ quan Mật vụ. Cuối cùng ông ta miễn cưỡng đồng ý. Đầu tiên, vào tháng 9 năm 1941 tôi định bay sang Madrid một chuyến để ra chỉ thị cho tổ chức mới của chúng tôi ở đó và nghiên cứu vài vấn đề. Nhưng tôi buộc phải hoãn chuyến đi đó. Heydrich bất thình lình quyết định đưa tôi theo đến Na Uy. Ông ta muốn làm sáng tỏ vài vấn đề còn lấn cấn trong mối quan hệ với viên toàn quyền Đức ở Na Uy là Terboven. Ông ta còn có một mục đích nữa - ông ta muốn thực hiện một vài nhiệm vụ bí mật với tư cách một sĩ quan không lực Luftwaff trong thành phần phi đội tiêm kích xuất phát từ Stavangher. Khi đó ông ta sẽ hoàn thành đủ số lượng nhiệm vụ chiến đấu để nhận huân chương Chữ Thập Sắt hạng nhất theo quy định và như vậy ông ta có thể sẽ nhận được huân chương Chữ Thập Vàng từ tay Goering. Như thường lệ, chúng tôi bay trên chiếc chuyên cơ của ông ta. Trong chuyến bay, Heydrich ngồi sau bàn và bắt các sĩ quan tùy tùng của mình chạy lăng xăng, chủ yếu là ông ta ra các chỉ thị về chương trình công tác của https://thuviensach.vn chúng tôi ở Oslo. Ông ta đã mở rộng chương trình và kết quả là khó có thể hoàn thành dù chỉ một nửa các công việc đã ấn định. Tôi quyết định sẽ đọc hai bài thuyết trình trước các điệp viên được gọi đến họp nhân mục đích này. Tôi cũng dự định nghiên cứu hoạt động của Cơ quan Tình báo Anh ở Na Uy và làm sáng tỏ hoàn cảnh của các điệp viên hai mang người Na Uy gia nhập phong trào kháng chiến nhưng thực tế là làm việc cho nước Đức. Tôi quan tâm tới khả năng cơ quan chúng tôi sử dụng các công ty hàng hải của Na Uy vẫn đang duy trì mối liên hệ với các quốc gia bên kia đại dương. Ngay sau khi bay đến Oslo, chúng tôi được viên toàn quyền tiếp ngay. Theo quy chế, Heydrich với tư cách ủy nhiệm toàn quyền phải được đối xử như cấp bộ trưởng. Lúc đầu Terboven cố gắng giữ đúng điều đó. Thực tế ông ta và Heydrich là hai kẻ thù truyền kiếp và tôi rất thích thú quan sát xem họ gặp nhau như thế nào. Sau bữa sáng là buổi nói chuyện trao đổi đầu tiên. Nguyên nhân thực sự của mối hiềm khích giữa Heydrich và Terboven là sự tranh giành quyền lực tối cao (cả hai đều nhằm mục đích đó) đối với các quan chức cao cấp SS và cảnh sát Na Uy. Hoặc Terboven với tư cách toàn quyền sẽ giành được vị trí ưu thế hơn đối với người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật được tập trung hóa cao độ và SD; hoặc thủ lĩnh của các lực lượng mật vụ sẽ có quyền lực đáng kể hơn. Terboven coi mình là ông chủ toàn quyền ở Na Uy với quyền lực vô biên. Cảnh sát Đức phải thực hiện các chỉ thị của ông ta. Các chỉ thị của chính quyền trung ương bị phớt lờ hoặc giễu cợt; chỉ riêng ông ta chịu trách nhiệm trước Quốc trưởng về Na Uy. Himmler và Heydrich chỉ được Terboven quan tâm như là người quen của cá nhân ông ta. Ông ta có thể cư xử như một nhà quý tộc háo danh, nhờ vào mối quan hệ chặt chẽ với Goering - người vào thời đó mới nẩy mũi sủi tăm, trong khi Terboven đã là thủ hiến vùng Ruhr. Lúc đó hai người cùng tham gia vào các âm mưu đáng ngờ mà kết quả là đã tịch thu một phần các xí nghiệp luyện thép Đức với cớ bảo vệ quyền lợi dân tộc. Cuộc thảo luận lâm vào bế tắc và họ đề nghị tôi trình bày quan điểm của mình về vấn đề, và tôi đã trình bày, bất chấp sự thù địch lúc đầu còn giấu giếm sau bộc lộ công khai của Terboven. Dù sao thì cũng đã đạt được tiến https://thuviensach.vn bộ nhất định và cuộc trò chuyện kết thúc bằng lời tuyên bố của Terboven rằng theo ý ông ta chúng tôi đã đạt được giải pháp mà cả hai bên chấp nhận được. Buổi tối diễn ra cuộc đón tiếp chính thức. Terboven giám sát để sao cho không có sơ suất gì xảy ra: trong mọi việc ông ta đều bắt chước y hệt người bạn thân thiết của mình là Goering. Như chúng tôi dự kiến, cuộc tiếp tân đã biến thành bữa tiệc nhậu say bí tỷ. Terboven uống quá nhiều và đốc thúc để không ai tụt lại sau ông ta. Đó là cách giết thời gian ưa thích của ông ta. Tôi cảm thấy mình lạc lõng và hai lần định lặng lẽ chuồn ra ngoài nhưng không được. Cuối cùng Terboven ra lệnh cho hai cô nữ thư ký của mình đi xe đạp quanh trong phòng. Tiếng hò reo tán thưởng của đám quan khách say mềm dậy lên. Ngay lúc đó tôi hét lên tương đối to: “Đúng là trò xiếc hề!”. Terboven chắc là nghe thấy câu tôi nói: có lẽ ông ta chỉ chờ dịp để gây sự. Ông ta đứng dậy rời khỏi bàn, vẻ cương quyết bước lại và đứng ngay trước mặt tôi, nói to: — Hãy cầm lấy vại bia - ông ta cầm trong tay chiếc cốc vại một lít - và uống cạn ngay đi, nếu không tôi sẽ coi anh là kẻ phá rối. Tôi tỏ vẻ lấy làm tiếc và từ chối, lấy cớ do tình trạng sức khỏe. Tôi chưa kịp nói hết, Terboven đã định hắt bia vào mặt tôi. Heydrich can thiệp, ngăn ông ta lại. Tôi cảm ơn Heydrich vì điều đó. Năm phút sau tôi ra về không chào ai cả. Sáng sớm ngày hôm sau, một trong những nữ thư kí của Terboven gọi điện và mời tôi đến sớm vì viên toàn quyền mời chúng tôi ăn sáng. Tôi trao đổi qua loa với cô gái; cô ta nói cho tôi biết rất nhiều những chi tiết thú vị trong cuộc sống và những tập tục kì quái của “triều đình của đức vua Terboven”. Tôi cảm thấy thương hại cho cô. Ngay lúc gặp gỡ, Terboven vụng về tìm cách xin lỗi về chuyện hôm qua: — Hình như tối qua chúng tôi đã uống quá nhiều, nhưng anh Schellenberg này, khổ một nỗi là anh quá tỉnh táo. Sau bữa sáng lại còn một cuộc họp nữa mà tất cả các quan khách đều tham gia, trong đó có cả Muller do Heydrich gọi đến. Terboven nhượng bộ tất cả. Buổi trưa chúng tôi dạo chơi bằng du thuyền trên vịnh Oslo. Ngày https://thuviensach.vn hôm sau tôi có thể bình tâm hoàn tất công việc theo dự định, Tôi bị ấn tượng mạnh trước hoạt động của tình báo Anh, mà họ tất nhiên là lợi dụng sự ủng hộ mạnh mẽ của những người Na Uy yêu tự do. Người Anh thường xuyên sử dụng phong trào kháng chiến Na Uy vào mục đích do thám về mặt quân sự và chính trị, cũng như tổ chức phá hoại ngầm. Đôi khi chúng tôi cũng đưa được các điệp viên hai mang vào tổ chức đó, nhưng dù tôi dã cố bằng mọi phương cách nghĩ ra được để thúc họ hoạt động, chúng tôi vẫn không nhận được những thông tin có giá trị thật sự. Trong vài trường hợp có sự phản bội chúng tôi mới được giúp đỡ thật sự, thêm vào đó chúng tôi nhận được các xuồng đánh cá, điện đài sóng ngắn v…v… Vào thời đó, cả hải quân, cả không quân đều khăng khăng đòi lập trên đảo Greenland một trạm khí tượng trang bị máy phát sóng ngắn. Nhiệm vụ này là do bên tình báo quân sự giải quyết, tôi chỉ phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa để phong trào kháng chiến Na Uy không phát hiện ra việc này. Tôi đề nghị cho bắt tất cả những công nhân Na Uy làm việc lắp đặt đường cáp cấp điện và liên lạc như những phần tử không đáng tin cậy và đưa họ về Đức. Đó là cách tốt nhất để xoá đi sự nghi ngờ của phong trào kháng chiến Na Uy. Nhưng ý tưởng đó bị coi là biểu hiện của thái độ thận trọng quá mức. Bất hạnh là tôi lại đúng. Hai lần cố gắng lập đài sóng ngắn đều thất bại và thời gian quý báu cứ trôi đi. Lần cố gắng thứ ba đem lại kết quả và máy phát sóng ngắn đã hoạt động có hiệu quả trong một thời gian cho đến khi các máy định vị của Anh xác định vị trí của nó và bắt tất cả các nhân viên của đài làm tù binh. Vào một trong những buổi tiếp tân tối, tôi gặp một thiếu nữ Na Uy rất dễ thương. Cô ta nói được tiếng Thụy Điển, tiếng Anh, tiếng Pháp và một chút tiếng Đức. Tôi nói chuyện với cô ta chừng nửa giờ rồi sau đó bắt chuyện với một trong các nữ điệp viên của mình và thôi không để ý đến cô gái đó nữa. Nhưng tôi có cảm giác là cô ta vẫn chú ý đến tôi và cuối cùng ngày hôm sau cô ta gọi điện đến chỗ tôi và đề nghị hẹn gặp. Khi chúng tôi gặp nhau, tôi thấy cô gái bồn chồn lo lắng gì đó và sau một hồi lâu nói chuyện, cô ta chợt nói: https://thuviensach.vn — Ông biết không, tôi có nhiệm vụ hoạt động chống lại các ông và hoàn thành một nhiệm vụ đặc biệt. Tuy tôi quen ông chưa lâu, song tôi thấy ông không phải là loại người như người ta thường nói về ông. Xin hãy giúp tôi, tôi không muốn phản bội ai, song tôi cũng không muốn làm hại các ông. Lời thú nhận đó nghe thật lạ lùng. Dĩ nhiên do còn nghi ngờ nên tôi nghĩ ngay: “Đây chắc là một cái bẫy đây”. Tôi không dám quyết định. Tôi chăm chú ngắm khuôn mặt cô ta và thấy cô ta không có vẻ hoàn toàn tự chủ. Đôi mắt đỏ, cô ta có vẻ bồn chồn - nhưng điều đó lại không gây cho ta ấn tượng của một cơn loạn thần kinh hay đóng kịch. Có thể, tôi nghĩ, cô ta đang thật sự dằn vặt không yên trong lòng, một tâm trạng mà cô ta không chế ngự nổi. Tôi hỏi: — Liệu các đồng chí của cô có biết vào lúc này cô đang ở đâu không? — Tôi nghĩ là họ không biết, - cô gái nói. - Tôi đến đây bằng đường vòng và đăng kí tên người khác ở phòng tiếp tân, hơn nữa ở đây không ai biết tôi cả. Tôi cảnh báo cô ta, khuyên cô ta hãy cẩn thận hơn và nói với các đồng chí của cô ta là cô ta đã đến chỗ tôi nhưng không thực hiện được nhiệm vụ. Tôi hỏi xem cô ta có người thân ở Đan Mạch và Thụy Điển không. Cô ta nói là ở Thụy Điển có họ hàng. — Thế cô có thể sang Thụy Điển một thời gian ngắn mà không làm người Đức chú ý và không làm các bạn mình nghi ngờ không? Lưỡng lự một chút, cô ta nói có thể được. Chúng tôi thỏa thuận là sẽ có người gọi điện cho cô ta theo địa chỉ ở Unsal và giải thích là phải liên hệ với tôi theo địa chỉ bí mật ở Stockholm thế nào. — Nếu có chuyện gì xảy ra thì sao? - cô ta thận trọng hỏi. — Tôi sẽ bố trí để một nữ điệp viên của tôi cứ hai tuần gọi cho cô một lần - cô ta mang tên là Selman. Nếu như cô có gì chuyển cho tôi, cô có thể thông báo cho cô ta. Sau này tôi lại gặp cô ta ở Stockholm và thu xếp cho cô ta ở trong căn hộ của một trong những nhân viên tình nguyện của chúng tôi. Những nghi ngờ ban đầu của tôi đối với cô ta hóa ra hoàn toàn không có cơ sở. Đó là một trong những trường hợp lạ lùng, khi một cô gái quan tâm tới tôi mà không https://thuviensach.vn có một nguyên nhân gì rõ rệt. Những lời vu khống về tôi đã quay ngược chống lại những kẻ giao nhiệm vụ cho cô ta và cô ta trở nên căm ghét họ. Cô ta thú nhận với tôi rằng bấy lâu nay đã hoạt động chống lại chúng tôi. Nếu tôi là người đúng như cô ta nhận định, tôi phải hiểu cô ta căm ghét những người như Terboven và các cận thần của hắn đến mức nào. Khi tổ chức ra lệnh cho cô ta chống lại tôi, cô ta tỏ vẻ miễn cưỡng và khi họ tìm cách khai thác để cô ta nói ra và gây sức ép đã làm cô ta giận dữ thực sự. Những điều đó dẫn tới sự thay đổi sâu sắc trong tâm hồn cô ta và từ đó đã nảy sinh một tình cảm say mê thực sự đối với tôi mà tôi không thể đáp lại. Vì thế, mặc dù cô ta không thể dâng hiến riêng cho tôi, cô ta vẫn làm việc với tôi một cách rất hiệu quả. Thậm chí một lần, nhân danh phong trào kháng chiến Na Uy, cô ta đã đến nước Anh và ở đó hai tháng. Tuy vậy cô ta không thể cung cấp cho tôi một tin tức quan trọng nào, bởi vì mọi hoạt động di chuyển của cô ta bị kiểm soát rất chặt. Những lần khác cô ta đạt được kết quả nhiều hơn. Có lần một mình cô ta đến Lisbon và trở về trên một chiếc tàu chở hàng Bồ Đào Nha với những thông tin cực kỳ giá trị về không lực hoàng gia Anh. Sau này cô ta còn hoạt động ở nhiều nước, chủ yếu là do thám tình hình xã hội. Cô ta thích đi du lịch và được đặt dưới quyền sử dụng của tôi để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khác nhau. Nhưng dần dần hiệu quả hoạt động của cô ta giảm sút. Cô ta thành thực thú nhận rằng cô ta không thích cuộc sống như thế nữa. Chúng tôi đã có buổi nói chuyên rất lâu, bởi vì tôi cũng muốn giúp cho cô ta trở lại với cuộc sống bình thường. Nhưng trong chuyện này cô ta luôn mang tâm trạng bi quan. Cô ta đã kiếm được một món tiền tương đối, có được cảm giác hài lòng với công việc và hiểu rằng không bao giờ có thể đạt được những tham vọng đích thực của mình, mà chính những tham vọng ấy là động cơ thúc đẩy cô ta làm việc. Vì lợi ích của cô ta, tôi bố trí cho cô ta luôn ở trong tầm theo dõi. Cô ta chuyển đến Paris, sống biệt lập dưới một lốt do cô ta tự nghĩ ra. Sau này các điệp viên của tôi thông báo rằng cô ta bắt đầu sài ma túy. Việc gì xảy ra với cô ta sau này tôi cũng không được biết. Có tin đồn hình như vào tháng 5 năm 1945 cô ta tự vẫn, nhưng cũng có tin rằng cô ta đã lặn mất với một cái tên khác cùng tấm hộ chiếu Phần Lan và làm việc cho tình báo Nga. https://thuviensach.vn V MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI Ở THỤY ĐIỂN ◄○► Chẳng bao lâu sau khi từ Na Uy trở về tôi lại phải sang Thụy Điển. Mục đích chuyến công tác lần này không phải do nhu cầu tình báo mà do Hitler muốn thúc đẩy việc phổ biến tư tưởng phân biệt chủng tộc của ông ta. Bản thân chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì và tôi cũng chẳng buồn mất dù là năm phút cho nó nếu như không có mối quan tâm của Himmler bắt tôi phải tỏ ra hết sức lưu tâm. Ông ta vẫn mang một quan niệm hết sức lãng mạn về tình báo và thường xuyên khuyên bảo tôi. Đôi khi cố nghe hết những gợi ý hoàn toàn vô ích của Himmler, khó khăn lắm tôi mới giữ được vẻ mặt nghiêm túc. Mặc dù mục đích cơ bản chuyến đi của tôi là vô bổ và không cần thiết, tôi vẫn quyết định lợi dụng cơ hội này và thử đưa người của mình vào mạng lưới tình báo Xô Viết ở Thụy Điển. Nhiệm vụ không chỉ ở chỗ là đấu với người Nga mà còn ở chỗ phải đưa được người của mình vào mạng lưới của họ, để qua đó đánh giá được tầm vóc và tính hiệu quả trong hoạt động của người Nga. Tất nhiên những điệp viên của tôi càng chiếm được vị trí cao bao nhiêu thì công sức của họ càng có hiệu quả bấy nhiêu. Tôi không chỉ có thể nhận được các tin tức về nhiệm vụ và hiệu quả các hoạt động của người Nga chống lại chúng tôi mà còn sử dụng được kết quả các điệp vụ tình báo của họ ở các nước khác. Đảng Cộng sản Thụy Điển, mặc dù có số lượng người ủng hộ đông đảo, nhưng không đủ mạnh để đóng một vai trò chính trị quyết định. Nhiệm vụ chính của đảng là cung cấp phương tiện, tổ chức các cơ sở bí mật và giúp đỡ các điệp viên Xô Viết hoạt động chống lại các nước Bắc Âu và Tây Âu. Do đó họ chắc sẽ có lợi cho tôi. https://thuviensach.vn Tôi được biết mấy năm trước một công dân Thụy Điển có tên là Nilsh Flisz đã ra khỏi Đảng Cộng sản sau khi tư tưởng chính trị của anh ta thay đổi ngả sang hướng phát xít và dân chủ xã hội. Anh ta đã thành lập một nhóm chính trị của riêng mình được tổ chức không tồi và cho ra tờ báo “Folkets Dagblat”. Tổ chức của Flisz có gần một nghìn thành viên là công nhân. Biết rằng Flisz đang gặp khó khăn về tài chính, tôi quyết định mạo hiểm sử dụng anh ta cho mục đích của mình, nhưng đầu tiên tôi muốn gặp gỡ với anh ta. Tôi đã quen nghi ngờ tất cả mọi chuyện và tất cả mọi người. Suy xét từ việc là bình thường theo chiến thuật của phía Xô Viết, Flisz có thể ra khỏi Đảng Cộng sản với sự cho phép và ủng hộ của tình báo Nga và họ đã giao cho anh ta một nhiệm vụ đúng kiểu như chúng tôi đang làm, nói thẳng là thâm nhập vào mạng lưới tình báo của chúng tôi. Theo kinh nghiệm, tôi biết người Nga sử dụng rộng rãi chiến thuật “con ngựa thành Troa” và cho phép các điệp viên thoải mái về thời gian để thu xếp hoạt động của mình. Tôi cần phải hành động cực kỳ thận trọng, không để những bạn bè Thụy Điển của mình lâm vào tình thế khó xử. Vì vậy tôi cần phải làm cho họ hiểu rõ rằng hoạt động của tôi không nhằm chống lại Thụy Điển. Trách nhiệm của Flisz đối với đất nước của mình không làm tôi băn khoăn, đó là công việc nội bộ của người Thụy Điển. Tôi quyết định sang đó không cần phải giấu giếm mà sẽ đến Stockholm một cách đường hoàng minh bạch. Ban Đối ngoại của cảnh sát tư pháp Thụy Điển đặt ra cho tôi một số câu hỏi theo thủ tục và điều đó tạo cớ hợp pháp để thiết lập mối liên hệ với các đơn vị của cảnh sát mật Thụy Điển. Nhược điểm của một chuyến công vụ công khai là ở chỗ người ta sẽ bố trí theo dõi tôi một cách chặt chẽ. Nhưng tôi cũng đã chuẩn bị cho mình những điều kiện, như tôi hy vọng, sẽ giúp tôi khi cần thiết cắt được đuôi. Tôi biết nhiều và yêu mến Stokholm, vì vậy hai ngày đầu tôi nghỉ ngơi giải toả sau mấy tháng liền làm việc căng thẳng. Lần đầu tiên tôi hiểu rằng cuộc đấu tranh của tôi chống lại cỗ máy của một nhà nước cảnh sát đã khiến tôi lo lắng như thế nào. Đứng đầu nhà nước đó là những người không hề chú ý tới những sơ xuất và nhược điểm của từng người thừa hành. Cỗ máy chạy ầm ầm, lao hết tốc độ, tiếng ầm đó đối với họ là bằng chứng của quyền lực https://thuviensach.vn họ nắm và sự an toàn của chính họ; trong niềm say sưa quyền lực ấy, họ hoàn toàn không hiểu rằng đã tiến rất gần tới sự sụp đổ. Tôi lo lắng không chỉ cho số phận của nước Đức mà còn cho số phận của chính bản thân. Không phải tôi nghi ngờ vào thắng lợi của nước Đức hoặc không làm mọi việc tôi có thể làm để đạt được thắng lợi đó. Nhưng chính ở Stockholm, lời cảnh báo đầu tiên đã vang lên trong tiềm thức của tôi. Lần đầu tiên tôi nhận thức rõ sự cần thiết phải sử dụng mọi khả năng của riêng mình và của cơ quan mà tôi lãnh đạo để thiết lập mối liên hệ với kẻ thù. Trong điều kiện chiến tranh, cuộc chiến tranh mà có thể kết thúc bằng thắng lợi triệt để hoặc thất bại hoàn toàn, tôi quyết định định hướng hoạt động tình báo, với tất cả các mối liên hệ rối rắm và đa dạng của nó, không chỉ nhằm thu thập các thông tin bí mật mà còn để thiết lập sự tiếp xúc với các cường quốc đang giao tranh: vào một ngày đẹp trời nào đó những mối liên hệ ấy có thể cứu chúng tôi khỏi tai họa thảm khốc và đưa tới hòa bình. Khi nói chuyện với những người dưới quyền của mình ở Thụy Điển, tôi thành thật thú nhận rằng cuộc chiến tranh với nước Nga cực kỳ khốc liệt, nhưng tôi tin vào thắng lợi cuối cùng của nước Đức. Những ngày làm việc đầu tiên dành cho cuộc tham khảo tư vấn với các điệp viên của tôi về các vấn đề tổ chức và nhân sự cũng như việc thực hiện nhiệm vụ chính - cung cấp tài chính bí mật cho các nhóm phát xít Thụy Điển. Tôi cảm thấy mình bị theo dõi bởi các cơ quan mật vụ đủ loại và đã định gạt bỏ kế hoạch gặp Flisz. Nhưng cuộc gặp gỡ vẫn được tiến hành: anh ta không gây cho tôi các ấn tượng xấu dù về mặt thể chất trông có vẻ suy sụp. Tuy vậy, tôi nghĩ rằng anh ta có thể làm việc không tồi khoảng hai ba năm. Tôi bắt đầu cuộc tiếp xúc bằng cách đưa cho anh ta một món tiền khá lớn để trợ giúp tài chính cho hoạt động của anh ta và cũng để gieo vào lòng anh ta sự tự tin và khơi gợi nhiệt tình. Tôi nói cứ nửa tháng một, tôi muốn nhận được một báo cáo chung về tâm trạng chính trị của những nhóm người thuộc các nghề nghiệp khác nhau. Nếu có điều gì đó mang ý nghĩa đặc biệt đáng quan tâm, anh ta có thể gửi cho tôi một báo cáo bất thường. Cứ mỗi tuần tôi định sẽ trao cho anh ta một nhiệm vụ đặc biệt. Công việc chính là trong một thời gian ngắn nhất phải xây dựng được một mạng lưới thông tin https://thuviensach.vn chắc chắn và hiệu quả. Anh ta có thể sử dụng mạng lưới này vì lợi ích của tờ báo “Folkets Dagblat” mà tôi cũng dự định cung cấp tài chính cho nó. Mục đích chính là thu thập thông tin về Đảng Cộng sản Thụy Điển và tìm hiểu rõ xem tình báo Nga đã sử dụng các đảng viên của nó như thế nào. Công việc chỉ có thể đạt được kết quả nếu biết làm việc một cách hệ thống, tạo ra một bức tranh chung kiểu như sắp xếp chúng từ những mảnh nhỏ thành các họa tiết. Chỉ khi đó mới rút ra được kết luận về nhân sự, về các kênh liên lạc và phương pháp hoạt động của đảng đó ở Trung Âu. Flisz hơi ngỡ ngàng và ỉu xìu, đặc biệt khi tôi giải thích ít ra phải có mười đồng đội tốt nhất của anh ta cần công khai tuyên bố đoạn tuyệt với nhóm và quay trở lại Đảng Cộng sản. Ở đó họ phải hoạt động hết sức tích cực chống lại anh ta và tờ báo của anh ta để khôi phục lòng tin của người Nga. Anh ta cần phải nói chuyện riêng với từng người trong số họ, không để cho người khác biết, phải giảng giải một cách chi tiết về trách nhiệm và khơi gợi được lòng trung thành ở họ. Ở điểm này, tôi cũng gợi ý đến các biện pháp an ninh cần phải áp dụng để họ trong thực tế không chạy sang phía cộng sản. Nếu như họ thiết lập được mối liên hệ với người Nga, việc liên lạc với họ phải được thực hiện hết sức trân trọng và không được vội giao các nhiệm vụ đặc biệt. Vội vã sẽ làm hỏng việc. Khi lựa chọn các điệp viên, Flisz cần phải đặc biệt chú ý để tìm ra được những người có tính cách mạnh mẽ và tuyệt đối trung thành với anh ta. Cuối cùng Flisz cũng hiểu được tôi muốn gì và anh ta tuyên bố sẽ làm tất cả những gì tôi yêu cầu, mặc dù luôn miệng nói rằng không muốn gây tổn hại cho lợi ích đất nước mình. Nhưng ngay lúc này tôi cũng chưa muốn để anh ta đưa ra những cam kết cụ thể mà chỉ đề nghị anh ta suy nghĩ cẩn thận thấu đáo về mọi việc. Khi ra về, tôi thấy anh ta có vẻ cương quyết và hăng hái hơn; nhiệm vụ đặt ra đã làm anh ta quan tâm. Sau khi anh ta ra về, tôi ngồi lại một lúc trong căn phòng đầy khói thuốc, chìm đắm trong suy nghĩ. Tôi cần một vài phút để dẹp bỏ nỗi nghi ngờ của mình. Thực ra ai có thể nhìn thấu và hiểu được lòng dạ kẻ khác? Điều duy nhất có thể làm là ngồi và chờ đợi. Kết quả công việc sẽ là tiêu chí tốt nhất để xem xét sự nghi ngờ đó là đúng hay không. https://thuviensach.vn Khi cung cấp tài chính cho chiến dịch phải đặc biệt chú ý đến việc chuyển ngoại tệ để không làm cho cơ quan thuế của Thụy Điển nghi ngờ. Việc chuyển tiền phải được tiến hành sao cho không gây ra sự thắc mắc về chuyện Flisz nhận được những món tiền lớn. Nhưng những nỗ lực của tôi đã đem lại kết quả tốt đến mức không ngờ. Flisz thông báo là đã có nguồn tin trực tiếp từ người Nga về việc họ đang chuẩn bị một cuộc phản công lớn vào mùa đông này. Trong báo cáo của anh ta nói rõ quân Nga sẽ tấn công ở khu vực Moskva, nơi quân đội Đức trên đà tấn công đã đột nhập sâu nhất vào vành đai phòng thủ của họ, nhưng báo cáo lại không nêu được chính xác đối phương sẽ sử dụng những lực lượng nào: các sư đoàn được chuyển từ Xibiri tới hay là các đơn vị mới được thành lập trong quá trình động viên ở các vùng trung tâm. Flisz cho rằng tham gia vào cuộc phản công sẽ có từ 50 đến 65 sư đoàn được chuẩn bị đầy đủ điều kiện hoạt động vào mùa đông, trong đó có ít nhất 20 sư đoàn cơ giới hóa hoàn toàn. Báo cáo đó làm tôi đặc biệt quan tâm bởi vì từ giữa tháng 11 tôi đã nhận được tin tức từ các điệp viên Nga của mình về việc thành lập các quân đoàn mới ở miền trung nước Nga. Phòng Phân tích của Bộ Tổng Tham mưu Đức, dựa trên các tài liệu, thông tin của quân báo mặt trận và lời khai của các tù binh, cũng cho rằng những đơn vị mới chỉ có thể đến mặt trận vào trung tuần tháng 12. Những thông tin chính xác và quan trọng cũng thu được từ những cuộc nói chuyện riêng của các quan chức ngoại giao cao cấp trong Sứ quán Nga, có vẻ như họ không biết mình bị nghe trộm. Nguồn thông tin chính lại chính là các đảng viên cộng sản Thụy Điển - những người có quan hệ riêng mật thiết với các nhân viên của Sứ quán Nga. Ngay sau đó tôi có buổi nói chuyện với một đồng nghiệp của mình. Ông ta không bổ sung thêm điều gì quan trọng vào những thông tin đó và cam đoan với tôi rằng, theo những tin tức mà phía Nhật có được, người Nga hoàn toàn tin vào sự trung lập của nước Nhật và trong chiến lược của mình, họ tính rằng có khả năng tiếp tục chiến tranh với nước Đức vì không bị phân tán lực lượng để dự phòng chống trả cuộc tấn công của Nhật ở phía đông. Tin tức này quan trọng đến mức tôi vội rút ngắn buổi viếng thăm để chuẩn bị bản báo cáo và định trực tiếp trình bày nó. Vì thế tôi không gặp gỡ được https://thuviensach.vn với Flisz như dự kiến ban đầu để nói chuyện một cách rõ ràng dứt khoát. Quay trở lại nơi làm việc của mình ở Berlin, việc đầu tiên là tôi phải đọc báo cáo của một viên thanh tra đặc biệt đang theo dõi hoạt động của nhân viên dưới quyền ở Madrid (tôi chưa có dịp trao đổi trực tiếp với ông này). Tóc tai tôi dựng đứng vì tình hình thực sự đáng sợ. Một trong những điệp viên chính của tôi - một công nhân nghiêm túc và giàu óc sáng kiến - đã tổ chức được một mạng lưới những người cung cấp thông tin và được đánh giá rất tốt vấn đề duy nhất của anh ta là thiết lập mối quan hệ với Sứ quán Anh, và cả ở đây anh ta cuối cùng cũng đã tạo được những mối liên hệ công tác. Nhưng đó là điểm son duy nhất trong toàn bộ báo cáo. Tất cả mọi điều còn lại tồi tệ đến mức không tưởng được. Nhưng tôi cũng không định che giấu những sai lầm vì sự tự ái giả tạo. Điện đài chính của mạng lưới được bố trí ở một căn phòng phía sau của khách sạn. Các nhân viên phụ trách biến nó thành sở chỉ huy của mình, thành nơi gặp gỡ các điệp viên và vào ngày nhận lương họ đã tổ chức ở đây những buổi nhậu. Họ chiêu mộ người chủ khách sạn và giao cho anh ta làm thủ quỹ. Máy tính tiền trở thành kho đựng các phương tiện tình báo: toàn bộ tiền nong và biên lai nhận tiền lưu giữ ở đây. Cảnh sát địa phương biết tất cả mọi chuyện xảy ra và cũng tham gia vào các cuộc nhậu. Một vài người trong số họ là các điệp viên được gài vào làm việc cho cơ quan tình báo các nước khác. Sau mới rõ là không chỉ cảnh sát Tây Ban Nha mà Cơ quan Tình báo của kẻ địch cũng nắm được mật mã mà điện đài chủ chốt của chúng tôi sử dụng và đọc được tất cả các bức điện gửi đi từ căn phòng phía sau ấy. May mắn cho tôi là do tình hình phức tạp ở đó, nên tất cả các tin tức do điện đài của chúng tôi chuyển về đều là những điều hoàn toàn vớ vẩn bỏ đi. Có lúc tôi đã nghĩ, liệu có nên vứt bỏ hay đánh lạc hướng đối phương cho đến lúc tôi thành lập được một nhóm mới ở đâu đó. Cuối cùng tôi gạt bản báo cáo sang bên. Tôi hốt hoảng nghĩ rằng ban lãnh đạo cấp cao thực ra cũng được cung cấp những thông tin thu thập như vậy. Trong khi đó ngoài cửa phòng làm việc của tôi đang có vài người đợi. Một trong số họ là chuyên gia về Bungari từ Phòng Phân tích Tin tức Tình báo đến. Báo cáo của anh ta chính xác, ngắn gọn, chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc về công việc. Cuộc nói chuyện tiếp theo đó còn đau đầu hơn nhiều: nó đề https://thuviensach.vn cập tới một vấn đề động chạm đến toàn bộ đường lối ở vùng Trung Cận Đông của chúng tôi - phản ứng của khu vực với mưu toan đảo chính thất bại của Al-Haliani ở Iraq làm chúng tôi mất đi phần lớn cảm tình của khu vực Ả Rập. Chúng tôi cần phải khôi phục lại mối quan hệ thân hữu với nước Đức ở các nước đó, và tôi yêu cầu anh ta trình bày tất cả những điều đó bằng văn bản, bởi vì tôi định thảo luận vấn đề này với Bộ Ngoại giao và Bộ Chỉ huy tối cao Quân đội Đức. Tiếp theo là cuộc họp về những vấn đề kỹ thuật và sau cùng tôi lại quay lại với đống giấy tờ trên bàn làm việc của mình. Gần 2 giờ sáng, tôi mệt đến mức không còn hiểu mình đang đọc gì nữa nên đi về nhà. Cả nhà đã ngủ. Tôi ngó qua vào phòng lũ trẻ rồi thở dài nặng nề đổ vật ra giường. Vợ tôi thức giấc lo lắng ra mặt nói: — Anh không thể sống thế này mãi. Nhưng tôi đã quá mệt và không thể đáp lại gì. Điều tiếp theo mà tôi nghe thấy là giọng nói của vợ vẳng tới tai tôi như từ đâu đó rất xa: — Anh, Walter, Walter! Máy bay ném bom! Mặc quần áo vào và đưa lũ trẻ xuống tầng hầm thôi. — Đó mới chỉ là báo động xa thôi, - tôi đáp lại - nếu như đúng là có không kích, chúng mình còn đủ thời gian để xuống đó. Tôi sống ngay sát khu Kurfurstendam. Gần đó có một đội pháo cao xạ bố trí; khi chúng phát hoả, toàn bộ căn hộ (chúng tôi sống ở tầng 5) rung lên bần bật. Tiếng ầm ầm của pháo bắn ngày càng dữ dội, mặt đất rung chuyển vì bom nổ. Tôi bước lại phía cửa sổ, vẫn chưa biết phải làm gì và đột nhiên nhìn thấy một chiếc máy bay ném bom lớn lộ ra trong các luồng sáng đèn pha đan chéo. Rơi vào lưới lửa của các khẩu pháo cao xạ, nó cố tránh đi nhưng không được. — Tốt nhất là chúng ta xuống hầm ngay thôi, - tôi nói. Quay người khỏi cửa sổ, tôi nghe tiếng rít của bom rơi. Tôi hét lên bảo vợ nằm xuống nhưng cô đã lao vào phòng lũ trẻ, vừa đúng đến cửa thì một tiếng nổ dữ dội vang lên. Cô gục xuống sàn, còn tôi bị nhấc bổng lên không, văng vào bức tường đối diện. Tôi nghe thấy tiếng kính vỡ, tiếng sầm sập của những viên gạch rơi xuống - sau đó là tĩnh lặng hoàn toàn. Một thoáng sau trong đêm vang lên những tiếng kêu cứu. Tiếng các khẩu lệnh, tiếng chân người rầm rập. Tôi https://thuviensach.vn nghe thấy tiếng khản đặc của vợ: “Anh không sao chứ?”. Tôi không biết: toàn thân vẫn còn choáng váng. Cô tỉnh lại nhanh hơn tôi và rồi lao vào phòng tụi trẻ, giẫm đạp trên các mảnh kính và đồ đạc ngổn ngang. Tôi chạy theo, xấu hổ khi thấy rằng phụ nữ phản ứng nhanh hơn trong những trường hợp như vậy. Vợ tôi giật tung cánh cửa đã đổ nghiêng và… dưới tấm chăn phủ đầy bụi, đứa con trai bé bỏng của chúng tôi mỉm cười với mẹ nó, một nụ cười hạnh phúc, nó vẫn nguyên vẹn và không hề hấn gì. Mọi thứ trong phòng từ cửa sổ đến đồ gỗ đều gãy nát; ngay trên tường ở đầu giường một mảnh bom lởm chởm vẫn còn mắc ở đó. Tôi và vợ quỳ sụp xuống trước giường, và trong khoảng khắc ánh mắt của chúng tôi gặp nhau. Chúng tôi xúc động đến mức không còn nghe thấy tiếng hét từ phía dưới: “Này tầng năm điên cả hết rồi sao? Tắt ngay đèn đi, không thấy bọn chúng vẫn còn ở trên đầu đấy à”. Chúng tôi vội tắt đèn và chạy xuống tầng hầm. Sau này tôi ra ngoài xem chuyện gì xảy ra. Một cảnh khủng khiếp không tưởng tượng nổi: trong bán kính 100 mét, một chuỗi năm quả bom đã rơi xuống. Một quả trong số đó đã rơi đúng móng nhà và phạt đi cả nửa phần bên trái của nó. Rất may là hầm trú ẩn của chúng tôi không ở phía đó, nếu không chúng tôi đã chết rồi. Sau khi báo yên, tôi và vợ bắt đầu thu dọn đồ đạc vung vãi. Tôi pha cà phê và chúng tôi ngồi với nhau cho đến lúc tôi phải đi. Trong buổi cưỡi ngựa đi dạo buổi sáng, tôi gặp Canaris. Khi tôi kể cho ông ta về sự cố ban đêm, ông ta rất hốt hoảng (ông ta thường như thế) và gay gắt mắng tôi vì đã không chịu xuống hầm ngay. Buổi sáng hôm đó cuộc cưỡi ngựa đi dạo rất buồn chán. Mãi đến bữa trưa chúng tôi mới nói về công việc. Chúng tôi thảo luận chi tiết về tiềm năng quân sự của Nhật và Canaris đề nghị chuyển cho ông ta những tài liệu mà tôi có về vấn đề đó, ông ta muốn tự mình phân tích chúng. Ông ta cũng hỏi xem liệu Heydrich đã chuyển cho Quốc trưởng những tài liệu có thể làm tăng thêm tinh thần thân Nhật của Quốc trưởng chưa. — Chưa, trong chừng mực tôi biết thì chưa, - tôi trả lời. - Tôi biết rằng Heydrich rất quan tâm đến nước Nhật và hiểu biết khá tốt về lịch sử của nó. Quả thực ngay trước cuộc chiến với Nga ông ta đã ra lệnh cho vài sĩ quan https://thuviensach.vn SS học tiếng Nhật. Ông ta muốn phái 40 người trong số đó sang phục vụ trong quân đội Nhật và về phía mình sẽ tiếp nhận 40 sĩ quan Nhật sang phục vụ. Sau này ông ta còn định phái 20 cán bộ tốt nhất của chúng tôi đi làm nhiệm vụ tình báo ở Viễn Đông. Ông ta còn muốn tôi nghiên cứu về lịch sử và tôn giáo của nước Nhật, cơ cấu nhà nước, ảnh hưởng của nhà thờ Cơ đốc tới các trường đại học của Nhật. Canaris nhìn tôi với cặp mắt mở to. — Và anh đã làm tất cả những việc đó? - ông ta hỏi. Tôi trả lời rằng chưa. — Vì mối quan tâm đến lối sống Nhật đã giảm sút khi sự việc đưa đến cái gọi là nguyên tắc chủng tộc. - Tôi nói thêm với vẻ châm biếm. — Anh có ý gì? - Canaris thích thú hỏi. — Chuyện là thế này. Trong Sứ quán Nhật có một nhân viên đang làm việc và muốn cưới một cô gái Đức. Himmler phản đối, Hitler tất nhiên cũng vậy, còn Ribbentrop thì ủng hộ. Họ cứ bàn quanh đi quẩn lại đến mấy tháng. Các chuyên gia về chủng tộc đã lục lọi hết cả núi giấy tờ rồi rốt cuộc cũng tìm được trong luật về chủng tộc một kẽ hở cho phép họ được cưới nhau. Đột nhiên Canaris hỏi tôi với vẻ mặt ngây thơ: — Anh nói chuyện gì với anh bạn người Nhật ở Stockholm? Câu hỏi làm cho tôi khó chịu và tôi trả lời rằng tôi không nói chuyện gì với anh chàng Nhật đó cả. Thậm chí nếu như có cuộc nói chuyện ấy thì tôi cũng chối phắt, và ông ta biết rõ điều đó. Ông ta chắc cũng hiểu là tôi không muốn nói về chuyện đó nhưng vẫn làm bộ bị xúc phạm bởi câu trả lời tự chối của tôi. — Anh có một điệp viên cự phách làm việc cho người Nhật và anh chắc chắn đã nói chuyện với anh ta. Điều đó là đúng sự thật. Tôi có một nhân viên ở Stockholm, một người Ý có trình độ học vấn tuyệt vời có quyền ra vào Sứ quán Nhật là nơi anh ta đã làm phiên dịch nhiều năm. Anh ta chiếm được lòng tin của người Nhật và nhờ trí thông minh, kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ, anh ta thường thu thập được những thông tin giá trị không mấy khó khăn. Quả thực tôi đã tăng tiền công cho anh ta trong thời gian tôi đến Stockholm, mặc dù bản thân tôi https://thuviensach.vn không nói chuyện với anh ta. Nhưng điều gì ẩn đằng sau sự tò mò dai dẳng của Canaris? Tôi biết được điều đó rất nhanh trong bữa trưa mà Heydrich mời tôi ngay sau đó. Trước bữa ăn tôi báo cáo ngắn gọn với ông ta về công việc của mình. Ông ta đặc biệt lưu tâm tới câu chuyện về sự thất bại nhục nhã của các điệp viên ở Tây Ban Nha, tuy nhiên tôi đã thuyết phục được ông ta rằng các hình phạt nghiêm khắc hơn so với việc thải hồi khỏi vị trí công tác sẽ gây ra cho tôi những khó khăn về mặt tâm lý trong mối quan hệ qua lại với những nhân viên dưới quyền. Lần đầu tiên tôi nói với ông ta về những vấn đề của nhân viên nảy sinh do việc cải tổ nhanh chóng, tuy rằng cần thiết, trong nội bộ cục. Tôi cho rằng nếu như có người phải chịu kỷ luật thì đó là người tiền nhiệm của tôi. Sự châm chọc đó đã tác động đến Heydrich. Ông ta biết rằng tôi không chia sẻ thái độ của ông ta đối với con người đó, bất chấp những động cơ trong cách cư xử của ông ta. Ông ta lập tức thay đổi chủ đề câu chuyện. — Hôm nay chúng ta cần bàn nhiều chuyện - Ông ta nói. - Tốt hơn là chúng ta vừa ăn vừa bàn, khi đó không ai quấy rầy chúng ta. Món ăn yêu thích của ông ta được dọn lên: xúp bavaria là món nấu đặc biệt bí truyền của đầu bếp riêng phục vụ Heydrich. Ông ta tỏ ra đặc biệt ân cần. Vì biết tính ông ta, tôi bắt đầu cảm thấy lo sợ rằng ngay bây giờ ông ta sẽ báo là tôi bị chuyển sang mặt trận phía đông như là hình thức kỷ luật vì đã có nhận xét đầy thiện cảm về bác sĩ Best, một cựu nhân viên SD. Như đáp lại ý nghĩ của tôi, Heydrich nói ngay: — Tôi không thể làm việc thiếu sự trợ giúp của anh ở đây, ở Berlin này, và tôi đã gạt bỏ ý nghĩ phái anh sang mặt trận phía đông. Anh có thể thấy thú vị vì thực ra tôi đã nói điều này với Himmler nhưng ông ta đã phản đối ý tưởng đó. Có vẻ anh được ông ta bảo trợ. Ông ta tuyên bố mọi sự thay đổi trách vụ của anh phải được ông ta đồng ý. Tôi muốn biết, anh Schellenberg thân mến, làm sao anh có được uy tín ấy. Nhưng nếu là anh, tôi không quá dựa vào nó đâu. Sau khi tôi đã thuật lại ngắn gọn cho ông ta nghe về chuyến đi Thụy Điển, ông ta rút cuốn sổ tay nhỏ và nhanh chóng phác ra vài điểm lưu ý rút ra từ cuộc trò chuyện của chúng tôi về chủ đề khác. https://thuviensach.vn Tôi còn nhớ chúng tôi đã nói về những vấn đề sau: thứ nhất, ông ta quan tâm đến ý kiến của tôi về hoạt động của Rosenberg nhằm thành lập Bộ Lãnh thổ Phía Đông mà các nguyên tắc chỉ đạo đã được xác định trong cuộc họp ngày 16 tháng 7 năm 1941, trong đó đã trình bày cơ sở đường lối chính sách chiếm đóng của Đức trên đất Nga. Tham gia cuộc họp đó có Goering, Keitel, Rosenberg, Bormann. Hitler đề nghị chia cắt nước Nga và cai trị nó như thuộc địa, phớt lờ nguyện vọng tự trị của nhiều dân tộc Liên Xô. Nhận xét của Heydrich chứng tỏ tính phi lý, thiếu khôn ngoan trong đường lối nhằm khuất phục dân Nga, lũ dân không được coi là người mà Hitler đang tiến hành. — Quốc trưởng đòi phải sử dụng triệt để, không thương tiếc lực lượng RSFT[9], - Heydrich nói - Ngài muốn thật nhanh chóng thành lập được hệ thống thu thập tin tức có tổ chức chặt chẽ, một hệ thống không thua kém NKVD[10] hoạt động thường xuyên, kiên quyết để không ở đâu trên đất Nga, trong vòng bí mật lại xuất hiện một lãnh tụ kiểu Stalin. Nếu như người đó xuất hiện cần phát hiện và kịp thời tiêu diệt. Đại bộ phận dân Nga bản thân không phải là mối nguy hiểm. Dân Nga chỉ nguy hiểm khi trong số họ có những nhân vật như vậy xuất hiện và phát triển. Tôi trầm ngâm ngước nhìn Heydrich. Ông ta đọc được suy nghĩ của tôi qua ánh mắt và nhún vai. Liệu Heydrich có tin vào những điều nhảm nhí đó không? Vào giây phút này không thể nào hiểu được ông ta. Tôi bình thản nói: — Liệu có thể khuất phục được một dân tộc 200 triệu người bằng lực lượng cảnh sát nước ngoài không, đặc biệt nếu không trao quyền tự trị cho các dân tộc ít người căm thù hệ thống Xô Viết và không lôi kéo họ về phía chúng ta. Rốt cuộc, điều đó chắc sẽ xảy ra, ta sẽ đẩy họ về phía một phong trào Đại Slave nào đó. Tôi nghĩ, chúng ta nên tạo ra một vài thể chế tự trị và khuyến khích ủng hộ các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa của họ. Lúc đó chúng ta có thể thu lợi trên mối hằn thù lẫn nhau của họ. Hãy nghĩ tới những người đại loại như thuộc Ucraina, Gruzia, Belarux kiểu như Melnhic và Bandera… Heydrich ngạc nhiên và bực bội, ngồi lặng thinh một lúc: https://thuviensach.vn — Anh không biết gì về những vấn đề như thế này cả - ông ta nói. - Sự pha trộn chủng tộc, nếu thực hiện một cách có định hướng trong vài thập kỷ, sẽ đem lại chính hiệu quả như thế và điều đó chứng minh sự đúng đắn của Quốc trưởng. Tất cả điều đó gợi lên một sự ngờ vực trong tôi. Tôi nhắc Heydrich là mấy ngày trước đây trong bữa trưa, chính ông ta đã được nghe nói về các công trình nghiên cứu khoa học do giáo sư de Crinis tiến hành. Theo như dữ liệu của ông ta, các nhạc sĩ, nhà triết học, bác học vĩ đại nhất của Đức xuất thân từ các vùng có sự pha trộn chủng tộc mạnh mẽ. Heydrich gạt bỏ ý tưởng của de Crinis: — Ông giáo sư này chỉ được cái nghĩ ra đủ điều vớ vẩn. Ông ta là người dễ thiện cảm, nhưng không thể coi ông ta là một nhà khoa học nghiêm túc. Cuối cùng Heydrich kết thúc cuộc tranh luận bằng cách ra một lệnh ngắn: — Anh phải tích cực thúc đẩy hoạt động tình báo chống lại nước Nga. Quốc trưởng tỏ ra rất lo lắng về chuyện này. Ngài cho rằng bất kỳ thông tin nào về chính sách đối nội của Stalin cũng cực kỳ quan trọng, đặc biệt là về chiến tranh du kích và quan hệ giữa đảng và quân đội. Thời gian này không khí chính trị ở Berlin ngày càng ảm đạm. Cuộc tấn công về phía đông bị chững lại. Quân đội vốn được chuẩn bị cho những chiến dịch mùa hè đang run rẩy trước mùa đông Nga khắc nghiệt. Trách nhiệm để xảy ra việc này phải chia đều cho các tướng lĩnh chỉ huy quân đội Đức và Hitler. Cả các tướng lĩnh, cả Hitler đều sống bằng những ý tưởng không tưởng và từ chối nghe những ý kiến phê phán. Các sĩ quan ngoài mặt trận báo cáo về Bộ Tham mưu thảm họa đang đến gần, nhưng vô ích. Những tính toán của Stalin mà tôi được cảnh báo trước đã được biện minh trọn vẹn trong vòng sáu tháng. Báo cáo của tôi về việc quân Nga được chuyển từ Xibiri sang khu vực Châu Âu của nước Nga được ban lãnh đạo đón nhận với sự quan tâm, nhưng lại cho rằng các con số ở đây đã được tính toán quá cao và không ai thực thi biện pháp đối phó nào, mặc dù quân báo ngoài mặt trận và việc hỏi cung tù binh tiếp tục khẳng định tin tức của tôi. Ngày 19 tháng 12 năm 1941, Hitler cách chức thống chế của Von Brauchitsch và nhậm chức tổng tư lệnh. Đó là cương vị cao nhất của một https://thuviensach.vn chế độ độc tài cảnh sát. Quyết định của Hitler có nghĩa là lực lượng vũ trang hoàn toàn nằm trong tay ông ta. Sau đó bắt đầu cuộc phản công vĩ đại của Nga và các cuộc phòng ngự chống trả tuyệt vọng của quân đội Đức trên đường rút lui. Việc quân đội Đức lúc đó được trang bị tồi, rét cóng, kiệt sức không bị tan vỡ dưới đòn tấn công của quân Nga mới là chiến thắng vĩ đại nhất của chúng tôi trong Chiến tranh Thế giới thứ II. https://thuviensach.vn VI XUNG QUANH VỤ SPEARL-HARBOUR ◄○► Đầu mùa thu năm 1941, quan hệ với nước Nhật rất không rõ ràng, đặc biệt do ảnh hưởng của các mối tiếp xúc giữa Nhật và Mĩ. Bộ trưởng ngoại giao Nhật và viên thứ trưởng của ông ta, khi trả lời đại sứ Đức ở Tokyo vào đầu tháng 9, đã phủ nhận thông tin về cuộc đàm phán giữa Nhật và Mĩ. Hitler có cớ để cảm thấy không hài lòng về cách cư xử mang tính xúc phạm như thế của một nước thành viên trong bộ ba trục phát xít. Mặc những nỗ lực của Ribbentrop, người Nhật vẫn không phản ứng với đề nghị tham gia vào cuộc chiến với Liên Xô. Không rõ người Nhật có mở các cuộc tấn công ở khu vực Nam Thái Bình Dương hay không, hay là chỉ hạn chế trong việc tiếp tục các chiến dịch ở Trung Quốc. Vì thế Quốc trưởng ra lệnh cho Canaris và Heydrich sử dụng mọi phương tiện có thể để nhận được câu trả lời về các vấn đề trên. Nhưng nhiệm vụ được giao rất chung chung khiến bản thân tôi phải vất vả suy nghĩ và thảo ra các phương án giải quyết chúng. Bất chợt tôi nhớ ra tại sao Canaris lại dai dẳng hỏi dò tôi về cuộc nói chuyện với người Nhật ở Stockholm. Khi tôi kể việc đó cho Heydrich, ông ta đã thốt lên: “Rõ là đồ cáo già! Ông ta chỉ muốn dò xem chúng ta đã nhận nhiệm vụ đó chưa”. Ông ta hỏi tôi về các kế hoạch của tôi và nhấn mạnh rằng đừng có tiếc tiền. Tôi nhắc đến tình trạng căng thẳng về chi dùng ngoại tệ, nhưng ông ta chỉ nói gọn lỏn: “Anh cứ đi đi và cần bàn với ai thì bàn.” Ngay lập tức tôi lợi dụng dịp này và yêu cầu cho phép thành lập một quĩ sử dụng ngoại tệ riêng, không phụ thuộc vào RSHA và sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của riêng tôi. Ông ta đồng ý ngay. Đó là một thành công bất ngờ, một bước tiếp theo trên con đường đạt tới mục tiêu của tôi. https://thuviensach.vn Chẳng bao lâu sau đó tôi phải bay sang Tây Ban Nha để xem mạng lưới mới của tôi hoạt động thế nào. Ở Madrid, một người bạn Nhật từ Lisbon gọi điện cho tôi và tha thiết yêu cầu được gặp tôi. Tôi không có thời gian và hết sức ngạc nhiên khi ngày hôm sau phát hiện ra anh ta đã tới Madrid. Anh ta rất xúc động và nói lẫn lộn vài thứ tiếng, chủ yếu là tiếng Đức và tiếng Pháp. Anh ta báo cáo với tôi rằng cuộc đàm phán giữa Nhật và Mĩ thực tế đã thất bại: rõ ràng nước Nhật chuẩn bị chiến tranh và sẽ tiến hành một chiến dịch đổ bộ ở hướng nam. Nguyên nhân làm anh ta lo lắng là đã cam đoan với Tokyo rằng sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía Đức, nhưng bây giờ anh ta bắt đầu nghi ngờ vào điều đó. Nỗi sợ của anh ta là do thái độ thụ động của Nhật đối với nước Nga, trong khi đó Đức luôn luôn thúc họ phải tích cực hành động. Anh ta muốn nhận được ở tôi lời cam đoan rằng nước Nhật sẽ không bị bỏ mặc một mình đối đầu với nước Mĩ. Vốn rất thận trọng trong khi trả lời nhưng tôi vẫn làm anh ta yên lòng. Tôi tuyên bố rằng Hitler và Ribbentrop chắc chắn sẽ tuyên chiến, đặc biệt trong hoàn cảnh quan hệ giữa Đức và Mĩ đang rất căng thẳng. Còn đối với những thông tin về dự định của Nhật, tôi đề nghị khai thác chúng bằng cách sẽ gửi các chỉ lệnh phù hợp cho tất cả các chi nhánh của chúng tôi có quan hệ công tác với phía Nhật ở Ankara, Belgrad, Berlin, Buenos Aires, Lisbon, Roma, Thượng Hải, Stockholm, Tokyo và Vichy. Tôi coi Vichy là đặc biệt quan trọng bởi vì vào thời gian này người Nhật đang tiến hành đàm phán với Pétain về việc họ chiếm đóng Đông Dương. Một điệp viên người Pháp đã chuyển cho tôi những tài liệu cực kỳ quý giá về những chuyện diễn ra trong hậu trường của phía Pháp cũng như phía Nhật; những thông tin này đã bổ sung cho những tài liệu chính thức mà Ribbentrop nhận được. Tôi muốn nhanh chóng nghiên cứu các tài liệu nhận được và chuẩn bị bản báo cáo cho Quốc trưởng. Tôi đề nghị Heydrich liên hệ với tướng Fellgibel thuộc Cục Thông tin Kỹ thuật Lục quân, Tướng Fosschungsamt và Cục Nghiên cứu Khoa học. Nhiệm vụ chủ yếu là tập trung sức lực của tất cả các đơn vị để giải mã và nghe trộm ở Vichy và Belgrad. Tôi cho rằng qua những bức điện truyền đi trên sóng ngắn chung tôi có thể nhận được những thông tin thú vị. Tất nhiên https://thuviensach.vn những việc như thế cũng được làm để kiểm soát những thông báo qua lại giữa Berlin và Tokyo. Heydrich ngay lập tức gọi Fellgibel đến và nói chuyên với ông ta ngay trước mặt tôi, yêu cầu sau này mọi vấn đề liên hệ trực tiếp với tôi. Thật là quá bất ngờ! Dường như thế giới đảo lộn cả rồi. Tôi đã trao nhiệm vụ cho Heydrich! Sau đó tôi đề nghị với ông ta ngay lập tức nói chuyện với Frau Von Dirksen. Bà ta tổ chức một cái gì đó tương tự như một phòng khách chính trị ở Berlin và lúc này đang được Quốc trưởng ưu ái. Theo tôi được biết, đến chơi phòng khách của bà ta có hai người Nhật và họ thường say sưa nói chuyện với hai quý bà thượng lưu. Tôi thường nhận thông tin từ nguồn này, nhưng lần này tôi nghĩ tốt hơn là để cho Heydrich đích thân nói chuyện với bà chủ phòng khách: tôi không muốn chịu trách nhiệm về việc để lộ nhiệm vụ bí mật bởi quý bà Dirksen là người quá mau miệng. Tôi nghĩ đã đến thời điểm thích hợp để đặt vấn đề về nhân sự mà bấy lâu nay tôi đã cân nhắc, mặc dù điều đó sẽ dẫn tới những cuộc trao đổi một vấn đề tế nhị. Vấn đề liên quan tới việc cho một điền chủ người vùng Pomeramaria tên là Iank trở lại công tác. Himmler và Heydrich không tin ông ta và thường có thái độ phản cảm mạnh mẽ đối với ông ta. Họ thường bới móc ông ta một cách không thương xót và gần như trù dập ông ta. Thế nhưng Iank lại giữ một mối liên hệ riêng rất trân trọng đối với tôi. Một lần tôi rất ngạc nhiên khi toàn bộ các báo cáo của ông ta suốt từ năm 1933 đến 1938 bị tịch thu. Khi còn đang làm việc ở bộ phận phản gián, tôi đã làm quen với các tài liệu ấy và định nói chuyện với ông ta nhưng rồi lại không làm, bởi vì Heydrich đã cảnh báo tôi một cách quyết liệt rằng hình như Iank là một nhân vật non grata[11] đối với Hitler, người nghi ngờ rằng ông ta là một điệp viên Anh khéo ngụy trang và có quan hệ tới việc đào thoát của Hess. Thực ra đó là ý kiến của Heydrich nhưng ông ta đã khôn khéo thuyết phục Hitler tin vào lý lẽ của mình. Vì vậy động vào việc này cũng nguy hiểm tương tự như cầm trong tay một thanh sắt nóng đỏ. Tôi nhắc đến quá khứ làm việc của Iank với kinh nghiệm hơn 25 năm phục vụ trong Cơ quan Tình báo Đức, những công trạng hiển nhiên của ông ta trong những năm Đại chiến Thế giới thứ I và nói thêm rằng đã đến lúc nên quên đi những lời đồn https://thuviensach.vn đại xưa cũ. Và bất kỳ thế nào tôi cũng có nghĩa vụ phải giữ ông ta trong vòng kiểm soát chặt chẽ. Nếu như ông ta thực tế là một điệp viên nước ngoài, tôi sẽ phải cư xử với ông ta hết sức thận trọng và suy cho cùng điều đó sẽ đem lại cho chúng ta nhiều ích lợi hơn là có hại. Heydrich hiểu ngay tôi muốn gì. Ông ta biết quá khứ của Iank rõ hơn tôi. Những mối liên hệ của Iank ở vùng Viễn Đông đặc biệt quan trọng đối với nhiệm vụ chúng tôi được giao. Ông ta không chỉ là một người thân quen đối với gia tộc Tôn Dật Tiên, mà còn giữ mối liên hệ chặt chẽ với các tướng Von Schekt và Fallkenhwausen, vốn là các cựu cố vấn quân sự trong quân đội Trung Quốc. Từ năm 1935 ông ta là cố vấn của Hess về các vấn đề tình báo. Ông ta lẽ ra hoàn toàn không phải sợ gì, nếu như không có một vấn đề: “Heydrich dường như là người duy nhất trên thế giới này mà tôi phải sợ; tôi không thể tưởng tượng ra ai có thể tàn nhẫn và nguy hiểm hơn.” Một lần ông ta nói với tôi. “Con người đó có nhiều chất xám, nhiều hơn tất cả những người khác cộng lại. Nhưng nếu như con người ấy tiếp tục bóc lột chúng ta và đẩy chúng ta đến chỗ chết thì hắn cũng chết.” Khi Iank nói điều gì đó tương tự thì trước đấy ông ta đã nghiền ngẫm không chỉ một mà cả chục lần: ông ta nói chung là một người kiệm lời. Sau này, trong một lần nói chuyện với Heydrich khi có mặt tôi, ông ta đã lặp lại y xì câu nói đó - nói thẳng vào mặt Heydrich. Heydrich tái mặt nhưng không nói gì. Tôi nói với Heydrich rằng không thấy ai thích hợp hơn cho công việc này. Tôi biết những kênh qua đó Iank có được mối liên hệ tốt đẹp với Nhật. Một trong số đó là một người Nga - một đại tá của quân đội Nga hoàng cũ, và bây giờ đã nhập quốc tịch Chilê, sống lúc ở Berlin lúc ở Paris. Người khác là một người Do Thái ở Đức xuất thân từ một gia đình danh giá, anh trai của ông ta giữ một vị thế quan trọng trong giới tài chính Anh. Tôi với Iank đã nhiều năm cố bảo vệ người này thoát khỏi luật chủng tộc ở Đức, còn Muller, kẻ thù chính của Iank, luôn tìm cách qua mặt chúng tôi. Với tính thù dai và phản trắc, ông ta suýt nữa đã đạt được mục đích của mình, còn chúng tôi phải vất vả lắm mới cứu được người đó và gia đình của ông ta thoát khỏi sự trả thù của Muller. Cuối cùng chúng tôi giúp ông ta trốn sang Thụy Sĩ bằng hộ chiếu Honduras. https://thuviensach.vn Tôi định phái Iank sang Thụy Sĩ để ông ta có thể sử dụng các mối quan hệ cũ của mình ở Trung Quốc nhằm thu thập tin tức, hơn nữa vấn đề Trung Quốc là vấn đề chiếm vị trí trọng tâm trong cuộc đàm phán giữa Nhật và Mĩ. Sau một thời gian thuyết phục không lâu, Heydrich đồng ý gặp mặt Iank ngay ngày hôm sau. Cuộc nói chuyện giữa hai người bọn họ diễn ra trong không khí hoàn toàn thân thiện. Chỉ cần xuất hiện một sự căng thẳng có thể làm nổi nóng là tôi lập tức can thiệp và xoa dịu những bất đồng. Từ đó trở đi Iank trở thành cố vấn thân cận của tôi. Ông ta hoạt động hoàn toàn độc lập với một trợ lý trẻ tuổi trong cơ cấu của “Văn phòng Iank”. Sau khi đã đảm bảo được sự hợp tác với Iank, bước tiếp theo của tôi là chuyển những nhiệm vụ chi tiết bằng radio qua đường điện báo hoặc qua các giao thông viên cho các nhóm tình báo khác nhau hoạt động ở nước ngoài. Phải thông báo cho các tình báo viên nằm vùng về tầm quan trọng của nhiệm vụ và thời hạn thực hiện. Ngày hôm sau tôi bàn vấn đề đó với Iank. Theo ý kiến của ông ta, tôi đã hoàn toàn sai lầm vì dựa chủ yếu vào tin tức từ các nguồn phía Nhật, nhưng các nguồn từ phía Mĩ chắc chắn cũng không kém phần quan trọng và lại dễ tiếp cận hơn. Tôi đồng ý và bổ sung vào kế hoạch của mình những thay đổi cần thiết. — Sai lầm lớn nhất là đòi hỏi Nhật tham gia vào cuộc chiến tranh chống Liên Xô, - Iank nói. - Giới cầm quyền Nhật luôn giữ nguyên tắc: bảo đảm hậu phương của Nhật. Chiến lược của họ là giới hạn trong các hoạt động ở Đông Á cho đến khi các dân tộc ở Châu Âu đánh nhau đến kiệt sức. Khẩu hiệu của họ: “Châu Á của người Châu Á”, và họ coi mình là người lãnh đạo tất yếu trong khu vực. Hiểu điều đó không có nghĩa là có thể đưa ra những lời khuyên phù hợp cho Hitler và Ribbentrop. Do có sự giao tiếp chặt chẽ với người Nhật, Iank đi tới kết luận rằng để đảm bảo vai trò bá quyền của mình ở Viễn Đông, Nhật chắc chắn sẽ tiến xuống phía nam. Điều đó phù hợp với các tin tức nhận được từ các nguồn khác. Người Nhật hiểu rằng đường lối đó có thể dẫn tới chiến tranh với Mĩ, nhưng tạm thời họ hy vọng giành được nhiều hơn bằng con đường đàm phán. Tình báo Nhật cho rằng dường như mục đích chính của Roosevelt là https://thuviensach.vn giúp đỡ nước Anh. Roosevelt cho rằng nước Anh, dù đứng một mình hay liên minh với nước Nga cũng không thể thắng được nước Đức. Vấn đề Trung Quốc cũng có giá trị quyết định đối với Nhật. Quân đội Nhật kết lại với nhau qua các hoạt động tác chiến và giới quân nhân không muốn lùi một bước nào trong kế hoạch của họ. Vì thế chỉ còn một kết luận duy nhất: chúng ta không thể hy vọng vào việc Nhật tham chiến chống Liên Xô mà phải lường tới việc người Nhật tiến xuống vùng Nam Á nếu như cuộc đàm phán với Mĩ không đem lại kết quả thỏa đáng cho họ. Còn một vấn đề thứ ba, vấn đề mà có lẽ cả Hitler, cả Ribbentrop hoàn toàn không tính đến. Việc người Nhật tiến xuống vùng Đông Nam Á sẽ là mối đe doạ cho các ông chủ người Anh, người Pháp, người Hà Lan và Bồ Đào Nha ở vùng này. Châu Âu, mà có nghĩa là cả Đức, có thể mất các nguồn nguyên liệu quan trọng và sẽ là một đòn đánh vào nền kinh tế. — Điều đó liệu có phải là cơ sở để tiến hành một đường lối mang tính dài hạn của Châu Âu thay cho chính sách chiếm đóng với các hành động tàn ác và thiển cận của ngài Muller không? - Iank đặt câu hỏi. Theo cách mà ông ta nói ra, có thể thấy rõ rằng ông ta muốn thay từ Muller bằng từ Hitler. Một ngày sau buổi nói chuyện với Iank, tôi đưa ra các nhiệm vụ bổ sung như ông ta đề nghị. Tất cả các nhân viên tình báo ở nước ngoài làm việc cật lực, còn tôi bồn chồn chờ đợi kết quả. Đó là một trong những trường hợp mà sự kiên nhẫn là điều hết sức cần thiết trong công việc của chúng tôi. Nhưng những người lãnh đạo lại không hiểu rõ điều đó. Tám ngày sau những tin tức đầu tiên bắt đầu đổ về, Phòng Phân tích bắt tay vào việc hệ thống hóa chúng. Ngay cả những báo cáo ít giá trị nhất cũng được nghiên cứu kỹ càng để xác định độ tin cậy của nguồn tin và độ chính xác của tin tức. Tôi từ chối chuyển giao bất kỳ một tin tức nào cho cấp trên trước khi các nhân viên phân tích của tôi hoàn tất công việc. Cuối cùng chúng tôi cũng có thể theo dõi được sự thăng trầm ảnh hưởng của những khuynh hướng đối lập khác nhau trong chính sách của Nhật và ảnh hưởng của chúng đối với sự xác lập đường lối kinh tế đối ngoại trong quan hệ đối với Mĩ, đối với các nước đồng minh của Nhật trong trục phát xít, và đặt biệt đối với Liên Xô. Trong vòng hai tuần khi công việc phân tích các tin tức thu được đang diễn ra, sức ép đối https://thuviensach.vn với cơ quan chúng tôi ngày càng lớn. Tuy nhiên bản báo cáo đầu tiên chỉ được hoàn thành sau khi tôi đã thu thập đủ tài liệu cho nó từ một số lớn những nguồn tin khác nhau và tôi đã có thể trình lên trên công sức lao động của mình với một lương tâm thanh thản. Càng ngày Hitler càng trở nên căng thẳng, cáu kỉnh, đặc biệt sau khi Matsuoki thoái chức vào tháng 6 năm 1941. Tất cả xoay xung quanh vấn đề: liệu Nhật có giữ cam kết của mình đối với các nước trong khối trục phát xít, bất chấp hiệp ước trung lập với nước Nga ký ngày 13 tháng 4 năm 1941 không, hay là để đảm bảo cho mình một hậu phương an toàn, Nhật sẽ dấn thêm vài bước theo hướng mong đợi của chính phủ Mĩ. Trong trường hợp đó hiệp định ba nước khối trục có thể biến thành mớ giấy lộn. Cảm thấy thời gian đang mất đi, Hitler bắt đầu gây sức ép với người Nhật; bằng mọi giá Quốc trưởng muốn lôi nước Nhật vào các hoạt động tác chiến tích cực nhằm giảm gánh nặng cho Đức. Để tăng cường thêm những nỗ lực của phía Đức, Ditric, lãnh đạo Cơ quan Thông tấn Báo chí của đế chế, đã tung ra một loạt các bài bình luận thông tin lạc quan. Thủ trưởng DPV - Hãng Thông tấn Đức và là người bạn thân của Iank, ngài Von Ristten, gọi điện cho tôi và bắt đầu lục vấn xem phải hiểu thế nào về những tin tức phi lý cho rằng dường như ta đang thắng trong cuộc chiến tranh, rằng phần lớn quân đội Nga đã bị đập tan và người Nga không còn có thể giành mất thắng lợi của chúng ta. — Nghe này, Schellenberg, - ông ta nói, - Hãy giải thích cho tôi xem chuyện gì xảy ra vậy? Tôi có cảm giác dường như tôi đang ở trong một nhà thương điên. Tôi vừa nói chuyện với một mụ đầu bã đậu xứ Bavaria (ông ta gọi một bà Suderman nào đó ở Văn phòng Báo chí của chính phủ như vậy), mụ ta lắp bắp, trọ trẹ và kể cho tôi rằng mụ ta định viết một bài báo về thắng lợi cuối cùng cho tờ “Felkisher Beobachter”. Nhân viên của tôi muốn biết tất cả điều đó có nghĩa là gì, nhưng tôi lại không biết nói với họ thế nào. Tôi cố làm ông ta yên lòng: — Dĩ nhiên, quân đội Đức đã giành được chiến thắng lẫy lừng ở nước Nga, - tôi tuyên bố. - Nhưng tôi rất nghi ngờ về tính đúng đắn trong những kết luận của Ditric. Hitler theo đuổi hai mục tiêu, Ngài muốn phô trương https://thuviensach.vn những thắng lợi của quân đội Đức cho toàn thế giới và nhất là cho nhân dân Đức, thứ hai, muốn gây áp lực với Nhật. Ngài muốn làm cho Nhật phải sợ rằng nếu như họ tiếp tục lưỡng lự thì sẽ chậm chân trong cuộc chia phần. Nếu như họ muốn nhận được một phần Xibiri, họ cần phải nhanh chân lên. Tôi không hiểu điều đó có giúp ích gì không, vì suy cho cùng chúng ta đang có việc, không phải với người Châu Âu, mà là với những người Nhật trơn như trạch. Chúng tôi sẽ cố gắng trình bày tất cả những điều đó trong báo cáo trình cho Himmler và Heydrich nhưng họ có chú ý đến chúng hay không lại là vấn đề khác. Khi Hitler đọc bản báo cáo của tôi về cuộc đàm phán Nhật Mĩ và tham vọng của Nhật ở vùng Đông Nam Á, Ngài đã nổi cơn giận dữ và khinh bỉ gạt bỏ tất cả những cảnh báo của tôi. Quốc trưởng hoàn toàn lờ đi sự việc là tháng 6 năm 1941, Hoa Kỳ đã đáp lại việc Nhật chiếm đóng ở Nam Đông Dương bằng cách phong tỏa các tài khoản của Nhật, một biện pháp mà cộng đồng Anh và Hà Lan cũng dự định áp dụng. Việc cấm vận tài chính đã giáng một đòn mạnh vào các trung tâm quan trọng sống còn của nền kinh tế Nhật, làm tạm ngừng việc cung cấp nguyên liệu, trước hết là dầu hoả. Vì vậy vào tháng 8 năm 1941, khi thủ tướng Konoe đề nghị được gặp Roosevelt, Hitler coi việc đó là sự xúc phạm bản thân Ngài. Ngài cố bằng mọi biện pháp phá hỏng cuộc đàm phán Mĩ-Nhật nhưng mọi mưu toan của Ngài đều không đem lại kết quả. Himmler và Heydrich trách móc tôi vì điều đó, nhưng tôi đã phản bác lời buộc tội bằng cách chỉ ra sự tất bại hoàn toàn trong việc này là do Ribbentrop. Von Ristten nghe những lời trình bày của tôi với vẻ rất quan tâm. Chúng tôi hẹn ăn sáng với nhau. Và trong bữa ăn sáng, tôi đã nhận được những tin tức quý báu khẳng định những gì chúng tôi đã biết và nghi ngờ. Sau khi nhận được tin tức từ Cairo và Istanbul, bác sỹ Reihart, một trong những nhân viên có năng lực nhất của Von Risten đã chuẩn bị một bản báo cáo đầy thuyết phục dựa trên các nguồn tin tin cậy, trong đó thông báo về các cuộc tập trận lớn trong mùa hè của các đơn vị không quân đặc biệt của Nhật đang diễn ra ở vịnh Bột Hải gần Trung Quốc. Sự phối hợp giữa không quân và hải quân rất có hiệu quả: hải quân và lục quân đã thỏa thuận bắt đầu hoạt động tác chiến trong thời gian sắp tới. Khi thực hiện kế hoạch chiến lược, họ chỉ https://thuviensach.vn xem xét một phương án chuyển quân: tấn công xuống Nam Thái Bình Dương. Để thực hiện kế hoạch này cần phải có các điều kiện sao cho Đức vẫn trói tay chân của Nga như trước và tuân theo ý tưởng ấy, các nhà ngoại giao Nhật cố gắng khẳng định thêm về thái độ trung lập với nước Nga. Đội quân Nhật tham chiến ở Trung Quốc và Đông Dương chưa sẵn sàng gánh vác thêm các cam kết. Heydrich sẽ phải thảo luận với Hitler, Ribbenhop, Keitel và Jodi về những báo cáo này cùng với báo cáo của đại diện DPV ở Tokyo là Sorge. Trước khi đến cuộc họp, tôi chuyển cho Heydrich vài báo cáo từ Buenos Aires và Lisbon khẳng định thêm kết luận của chúng tôi. Một chứng cớ nữa bổ trợ cho lý lẽ của chúng tôi là tuyên bố của Tokyo rằng đảo Kyusyu sẽ đóng cửa cho đến giữa tháng 8 đối với tất cả khách nước ngoài, kể cả các nhân viên ngoại giao. Cuối tháng 10 năm 1941, Iank chuyển tới một báo cáo của tình báo Nhật mà tin tức trong đó được khẳng định thẩm tra qua các kênh Trung Quốc của ông ta. Ông ta báo rằng Hideki Todsio, thủ tướng mới kiêm bộ trưởng chiến tranh cho rằng Roosevelt và Cordell Hull không bao giờ chịu nhượng bộ trên bàn đàm phán. Như một cố gắng cuối cùng để đạt được thỏa thuận và cũng do chịu sức ép của các nguyên nhân chính trị nội bộ, Todsio phái một nhân vật là cựu đại sứ Nhật ở Berlin, người có cô vợ Mỹ tên là Kudistsa sang cuộc đàm phán ở Washington giúp cho đô đốc Nomura. Dù sao, bước này được áp dụng khi phương án lựa chọn cho cuộc đàm phàn đã sẵn sàng, và với một khả năng tương đối chắc chắn có thể khẳng định rằng quyết định giáng đòn vào Mỹ đã được thông qua khoảng trung tuần tháng mười. Hitler có thái độ nghi ngờ đối với các báo cáo của chúng tôi nên còn chần chừ, nhưng rốt cuộc vào giữa tháng 10, theo chỉ thị của Hitler, qua đường Iank, tôi đã gửi cho Cơ quan Tình báo Nhật một công hàm nói rõ mối quan tâm tới việc tham chiến của Nhật bất chấp qui mô và khu vực tham chiến. Công hàm này chỉ được gửi đi sau khi Hitler quyết định, nếu như Nhật đã nhất định tham chiến thì dù ở đâu cũng không có ý nghĩa quan trọng. Tôi nghĩ, động thái này đã có ảnh hưởng tới đường lối của Nhật, vì ngay sau khi nhận được công hàm, không đợi đến lúc có những đảm bảo chính https://thuviensach.vn thức, người Nhật đã hoàn tất việc động viên, và vào cuối tháng 11, hải quân Nhật đã nhận được lệnh lên đường tới khu vực Nam Thái Bình Dương để tiến hành các chiến dịch đổ bộ. Himmler, như một tên đầy tớ trung thành của ông chủ, muốn ngay lập tức thông báo việc này cho Quốc trưởng. Nhưng ông ta đã nhận được một lời khiển trách nghiêm khắc trước cả khi kịp trình bày những tin tức nhận được. Hitler đã hét lên ngắt lời ông ta: “Bây giờ tôi không muốn nghe nói về việc đó. Tôi muốn giữ cho mình toàn quyền tự do hành động!”. Tiếp theo ngay lập tức là lời yêu cầu làm rõ từ Tokyo: liệu về phía mình Đức có cam kết là không ký hiệp định hòa bình riêng rẽ trong trường hợp Nhật tuyên chiến với Anh, Mỹ hay không. Hitler ra lệnh cho bộ trưởng ngoại giao đưa ra câu trả lời xác nhận đối với câu hỏi thẳng thắn đó. Ngày mồng 7 tháng 12 năm 1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Ngày hôm sau Hitler tuyên chiến với Hoa Kỳ. https://thuviensach.vn VII CẠNH TRANH VỚI RIBBENTROP ◄○► Nhớ đến những trách nhiệm ngày càng nhiều của mình, tôi bắt tay ngay vào công việc tổ chức phối hợp hành động với các cơ quan cấp bộ. Quan trọng nhất trong số này là Bộ Ngoại giao. Khi điều hành công tác phản gián tôi đã có quan hệ tốt với thứ trưởng G. Luter. Ông ta phụ trách một cục trong bộ và là nhân vật được Ribbentrop tin cậy. Mỗi khi cần quyết định một việc gì đó, dù là việc riêng hay việc công, Ribbentrop bao giờ cũng tham khảo ý kiến ông ta. Chẳng ai rõ nguyên do mối quan hệ thân hữu này. Heydrich bảo tôi thường xuyên giữ liên hệ chặt chẽ với Luter vì cho rằng đó là cách tốt nhất để đến được với Ribbentrop. Như nhận xét của Heydrich thì Luter lạnh lùng, kín đáo, một người sắc sảo hơn cả mức thông minh và chỉ quan tâm tới quyền lực. Tuy nhiên, Luter lại được Ribbentrop hoàn toàn tin cậy. Có lẽ đó là người duy nhất chiếm được lòng tin của ông ta. Luter là tham tán công sứ tại Tsellendorf, một thành phố ngoại vi Berlin, và có dính líu tới một vụ tham ô, nhưng nhờ ảnh hưởng của Ribbentrop và Himmler nên tên tuổi chưa bị tì vết. Ông ta là người không ưa gì SS; Heydrich và Himmler đều biết rằng ông ta luôn gieo cho sếp của mình mối ngờ vực đối với tổ chức này. Cả hai đều cho rằng đó là do Luter sợ SS đã biết quá nhiều về mình. Ribbentrop giao cho ông ta nhiệm vụ tổ chức lại hoàn toàn Cục Chính sách Đối ngoại. Heydrich cảnh báo tôi: — Với Luter, anh sẽ chẳng dễ dàng đâu. Hãy thận trọng, ông ấy có thể dùng ngay lời lẽ của anh để chống lại anh. Hãy thường xuyên giữ liên hệ với tôi để tôi có thể giúp anh. Trong mọi trường hợp, đương nhiên ông ta sẽ cố sử dụng anh chống lại tôi. Chính anh biết rõ bản thân mình. Anh hãy cố độc https://thuviensach.vn lập trong công việc và tôi không muốn anh vướng vào một cái bẫy nào của Luter. Tôi có quan hệ với Luter là do phải tìm hiểu một số vấn đề liên quan tới công tác phản gián đại loại như hoạt động của các tùy viên cảnh sát và những vấn đề tương tự. Công việc chung đã khiến tôi được ông ta tin cậy, sự tin cậy mà tôi chăm lo củng cố bằng cách giúp đỡ tháo gỡ những bất hòa nảy sinh trong quan hệ của ông ta với SS ở nước ngoài. Tất cả những cuộc trao đổi với Luter tôi đều ghi lại tỉ mỉ và gửi tới Heydrich, rồi Heydrich lại gửi tiếp đến Himmler. Làm việc ở cơ quan nhà nước hoàn toàn không hợp với Luter. Giá ở ngành thương mại hẳn là hợp với ông ta hơn. Ông ta quyết đoán, nắm bắt nhanh mọi vấn đề, có năng lực tổ chức. Ông ta có mái đầu đẹp, mặt hơi to, cặp kính gọng sừng lớn che bớt đôi mắt mọng lên do chứng viêm xoang. Giọng ông ta hơi pha giọng Berlin. Phải thật biết tự chủ mới không bực tức trước tính hay công kích của ông ta. Hướng tư duy của ông ta thay đổi rất nhanh, ông ta có thể nói hay làm mọi điều tùy hứng. Ông ta luôn tuân theo những tính toán hoàn toàn mang tính công việc, và nếu để ý đến điều này, làm việc với ông ta sẽ dễ dàng, mặc dầu cũng không ít khó khăn. Những nhân viên phải thường xuyên làm việc với một vị sếp như thế sẽ ra sao? Trong những điều họ đang quan tâm, những lập luận thận trọng cũng như trong những do dự băn khoăn của họ, ông ta thấy rõ những điểm yếu và gọi đó là những khoáng sản hóa thạch. Ông ta vượt trội về nhiều mặt so với những đồng nghiệp của mình, và rất thích đặt họ trước những sự kiện đã xảy ra. Thực sự ông ta quả đúng là một “giáo chủ áo xám”, tương tự như nam tước Holstein trong Bộ Ngoại giao dưới thời hoàng đế Đức; tuy nhiên, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp như ông ta khó mà có thể bì kịp ngài nam tước. Thế nhưng ông ta lại lạnh lùng hơn và tàn nhẫn hơn. Chỉ có chính thể cảnh sát độc tài mới có thể sản sinh ra một con người nguy hiểm như thế. Điểm mạnh của tôi là ở chỗ, đối với Luter, tôi là chiếc cầu nối để ông ta có thể với tới vị trí của những đối thủ của mình là Himmler và Heydrich. Trong chừng mực nào đó, tôi đã giúp ông ta chống lại một tổ chức đáng sợ mà ông ta đúng là cảm thấy yếu thế hơn. Những lúc cởi mở ông ta thừa nhận https://thuviensach.vn mình muốn được là thành viên SS. Một lần tôi đã bảo vệ được ông ta trước đòn công kích của Heydrich và Himmler. Tôi giải thích rành rọt cho ông ta hiểu quan hệ giữa tôi và ông ta cần phải độc lập, tránh mọi riêng tư, và phải thừa nhận rằng ông ta ủng hộ bất kỳ yêu cầu nào của tôi trong công việc, thẳng thắn và khôn khéo bênh vực cho những yêu cầu đó trước Ribbentrop. Bởi thế, nhờ ông ta mà tôi đạt được điều mà chắc không bao giờ có thể đạt được nếu thông qua những quan chức khác trong bộ của Ribbentrop. Mấy tuần sau tôi đã phác xong dự thảo đàm phán với Bộ Ngoại giao, dự thảo mà nhờ Luter khẩn thiết đề nghị nên cuối cùng nó đã được Ribbentrop phê chuẩn. Nó đảm bảo những quyền hạn nghiêm túc cho lĩnh vực tình báo chính trị. Mỗi khi nhớ đến những lần thương thảo về vấn đề này, tôi vẫn không hết ngạc nhiên bởi thái độ gần như ỡm ờ của Đức trong việc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử của mình. Luter nói rằng chẳng hề có lấy một sự thỏa thuận nào giữa Bộ Ngoại giao và tình báo quân đội. Những cuộc hội đàm, và kết quả là một văn bản hiệp ước, đã trở thành cơ sở cho sự hợp tác ổn định của tôi với Bộ Ngoại giao. Thật khó mà định nổi giá trị của sự hợp tác ấy. Đôi khi đó là một cái gì mẫu mực, đôi khi nó lại không chỉ gây nên những rối loạn mà còn làm nảy sinh cả những mối bất hòa nghiêm trọng. Trong phần lớn trường hợp là do sai lầm của chính Ribbentrop. Quan điểm cùng những chỉ thị của ông ta làm tôi không thể chấp nhận được, còn thái độ của ông ta cũng thật không thể chịu đựng nổi. Cuối cùng, tôi quyết làm rõ mối quan hệ với ông ta, không phải xuất phát từ mối thù địch cá nhân, mà là do ông ta đã biến tất cả thành kẻ thù của mình. Để minh chứng cho quan niệm của Ribbentrop về tình báo là hoàn toàn sai, đầu tiên tôi hé lộ cho Luter, Heydrich và Himmler một số tin tức mà 70% trong đó là tin ngụy tạo về một chính phủ lưu vong của Ba Lan tại London. Tôi soạn ra rồi chuyển chúng cho các tình báo viên đang ở nước ngoài. Hai tuần sau chúng đã được Ribbentrop trình lên Hitler như một thông tin giá trị. Ngay sau đó Hitler đã nói chuyện với Ribbentrop trong hơn hai giờ liền. Ngài bộ trưởng ngoại giao không hề hé lộ về kết quả cuộc trò https://thuviensach.vn chuyện này, nhưng hai ngày sau, trong lúc ăn trưa cùng Himmler, ông ta đã kể về những khó khăn chung trong việc điều hành hoạt động tình báo. Rồi đến một ngày tôi được lệnh đích thân lên báo cáo với Ribbentrop. Tôi đến đúng giờ hẹn và được tiếp ngay. Văn phòng của ông ta khi đó bố trí ở một trong những cánh nhà của phủ tổng thống trước đây, còn Bộ Ngoại giao thì nằm trên phố Wilhelmstrass. Văn phòng này vẫn giữ nguyên phong cách hệt như một văn phòng mới của phủ thủ tướng. Một phòng làm việc với chiếc bàn lớn, những cửa sổ rộng, những tấm thảm nền sặc sỡ, thảm treo tường đắt tiền và những chiếc ghế bọc lụa với đường nét trang trí cầu kỳ. Như thường lệ, Ribbentrop đứng sau bàn, tay bắt chéo. Ông ta tiếp tôi theo kiểu hết sức trang trọng, rõ ràng ông ta đang cố tạo ấn tượng. Ông ta nói chậm rãi, mạch lạc, như thể đây là lần đầu tiên tiếp tôi. Sau mấy lời, ông ta bước ra khỏi bàn, trịnh trọng giơ tay mời tôi ngồi. Rồi ông ta ngồi xuống đối diện với tôi và nói: — Anh bắt đầu đi, không cần rào đón. Tôi biết anh đến gặp tôi vì chuyện gì. Suốt trong nửa giờ đầu nét mặt ông ta không hề thay đổi. Ông ta ngồi yên, lắng nghe tôi nói. Nhưng đến khi tôi đề cập đến chuyện cần tổ chức những nhóm liên lạc với các bộ khác, ông ta ngắt lời tôi ngay: — Không phải là chính anh đang định thành lập những đơn vị tình báo ở những bộ khác đây chứ? Câu hỏi rõ ràng cho thấy ông ta chẳng hề hiểu điều tôi nói. Một lần nữa tôi lại từ tốn và cẩn thận giải thích cho ông ta rằng những nhóm liên lạc như thế là cần thiết, và rằng nếu ông ta tìm hiểu cặn kẽ vấn đề này, ông ta sẽ hiểu là thông qua những nhóm này, Bộ Ngoại giao và chính ông ta sẽ được lợi. Bỏ qua những vấn đề kiểm soát và điều hành các nhóm, sự tiếp xúc giữa những nhóm này với nhau có thể giúp chúng tôi và các bộ giải quyết những vấn đề có ý nghĩa rất lớn đối với Bộ Ngoại giao. Công việc này cần phải làm trên cơ sở trung lập, tức là chỉ tập trung vào những gì có tầm quan trọng đối với tình báo chứ không phải đối với các bộ đang có mối bất hoà. Nếu Cục Tình báo có thể hoạt động với sự hiệp đồng chặt chẽ của Bộ Ngoại giao, thì cả hai cơ quan đều được lợi. Đứng đằng sau một thỏa thuận như thế sẽ là https://thuviensach.vn