🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mặt Trăng Và Đồng Sáu Xu
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Mặt trăng và đồng sáu xu
W.S.Maugham
Making Ebook Project
BOOKAHOLIC CLUB
https://thuviensach.vn
Tên sách: Mặt trăng và đồng sáu xu
Tác giả: William Somerset Maugham
Dịch giả: Nguyễn Thành Thống
Nguyên tác: The Moon and Sixpence
Nhà xuất bản: Phú Khánh
Năm xuất bản: 1987
Số trang: 305
Giá bìa: --
Khổ sách: 13x19 cm
Đánh máy: Khanh, Mỹ Ngọc, Thảo Nguyễn, Minh Hà, Đặng Mai, Minh Chi, Bảo Trân
Kiểm tra: Quang Hải
Chế bản ebook: Hannah Lê
Ngày thực hiện: 11/11/2010
Making Ebook Project #59 – www.BookaholicClub.com
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Bạn đang đọc ebook MẶT TRĂNG VÀ ĐỒNG SÁU XU của tác giả William Somerset Maugham do Bookaholic Club chế bản theo Dự án chế bản Ebook (Making Ebook Project).
Mong rằng ebook này sẽ mang đến cho bạn một tác phẩm Văn học hay, giàu giá trị biểu cảm và nhân văn, với chất lượng cao. Chúng tôi luôn cố gắng mang đến những chế bản ebook tốt nhất, nếu trong quá trình chế bản có lỗi sai sót nào mong bạn góp ý và cho chúng tôi biết những ebook mà đang mong muốn.
Making Ebook Project của Bookaholic Club là một hoạt động phi lợi nhuận, nhằm mục đích mang đến những chế bản ebook hay, có giá trị với chất lượng tốt nhất mà chúng tôi có thể với Cộng đồng đọc - người Việt. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng xin hãy đọc tác phẩm này bằng sách trước hết vì lợi ích cho Nhà xuất bản, bản quyền tác giả và góp phần phát triển xây dựng nền Văn hóa đọc.
https://thuviensach.vn
Hãy chỉ đọc chế bản này trong điều kiện bạn không thể tìm đến ấn phẩm sách
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
GIỚI THIỆU NỘI DUNG TÁC PHẨM 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
https://thuviensach.vn
12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
https://thuviensach.vn
26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
https://thuviensach.vn
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54
https://thuviensach.vn
55
56
57
58
BẢNG PHIÊN ÂM
NHỮNG TỪ NƯỚC NGOÀI TRONG TÁC PHẨM
https://thuviensach.vn
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
William Somerset Maugham là nhà văn Anh, sinh năm 1874 và sống ở Pháp cho đến khi lên mười. Học xong đại học ở Anh, ông làm thầy thuốc tại bệnh viện. Có khiếu văn chương, ông sớm bắt đầu viết tiểu thuyết và thành công với vài tác phẩm đầu tay, rồi chuyển hẳn sang sáng tác văn học. Ông nổi tiếng với hai truyện dài Kiếp người (Of Human Bondage) (1914) và Mặt trăng và đồng sáu xu (The Moon and sixpence) (1919). Trong số sách được xuất bản sau đó có: Bức Bình phong(The Painted Veil) (1925), Quý Ngài trong phòng khách (The Gentleman in the Parlour) (1930), Don Fernando (1935), Lưỡi dao cạo (The Razor’s
https://thuviensach.vn
Edge) (1944),&Sổ tay nhà văn (A Writer’s Notebook) (1949), Cách nhìn thiên vị (Points of View) (1958), …
W.S. Maugham đồng thời còn là một nhà soạn kịch trứ danh với những sáng tác như: Phu nhân Frederick (Lady
Frederick) (1907), Smith (1909), Đất hứa (The Land of Promise) (1913).
Ông cũng là tác giả nhiều truyện ngắn rất được hoan nghênh. Toàn tập truyện ngắn của ông được tái bản nhiều lần với số lượng mấy trăm nghìn bản, ví dụ như Mưa.
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU NỘI DUNG TÁC PHẨM
Trong Mặt trăng và đồng sáu xu, tác giả kể lại cuộc đời một nhà buôn cổ phần chứng khoán trở thành họa sĩ thiên tài mà người đương thời chưa đánh giá đúng giá trị tác phẩm cho tới khi ông qua đời một cách thê thảm ở nơi đất khách quê người.
Kinh doanh thành đạt, sống sung túc, được vợ con hết lòng yêu mến, Charles Strickland bất thình lình bỏ gia đình ra đi, không còn quan hệ với cái xã hội ông đã từng sống, quyết tâm hiến cả đời mình cho hội họa. Ông sống gian khổ trong nhiều năm phấn đấu không thành công ở Paris. Hoàn cảnh xui khiến, ông đi tìm môi trường sáng tác mới ở một nơi xa xôi ở cái tuổi gần năm mươi. Trên đảo Tahiti, trong một gian nhà nhỏ ở một vùng hẻo lánh, được chăm sóc bởi người vợ trẻ, ông miệt mài vẽ cho đến ngày chết vì bệnh hủi, mù cả hai mắt. Tác phẩm cuối cùng của ông là những bức tranh vẽ trên vách và trần nhà mà người được may mắn nhìn thấy đánh giá là kiệt xuất. Với tính khí khác thường vốn có, ông yêu cầu vợ đốt căn nhà, nhưng những bức tranh vẽ trên vải không đóng khung vứt lung tung trong nhà đủ cho những ai hiểu biết hội họa coi ông là một thiên tài.
W.S. Maugham viết tác phẩm này dựa trên một phần tiểu sử của danh họa người Pháp Paul Gauguin và sau khi ông đi tham quan đảo Tahiti về.
https://thuviensach.vn
1">
Thú thật khi mới quen với Charles Strickland, chưa lúc nào tôi thấy ông có gì khác thường nhưng bây giờ thì rõ ràng ít có điều gì phủ nhận được sự vĩ đại của ông. Tôi không nói đến sự vĩ đại mà một chính khách may mắn hay một quân nhân thành công đạt được. Đó là thứ phẩm chất thuộc về địa vị họ chiếm giữ hơn là phẩm chất của con người, và một khi hoàn cảnh đổi thay, nó sẽ giảm đi đến mức đáng ngại. Thường thì ông thủ tướng đã rời chức vụ chỉ được xem là một diễn giả khoa trương, và ông tướng không còn quân chỉ là một người hùng hiền lành ở một thị trấn mà thôi. Sự vĩ đại của Charles Strickland thì xác thực.Có thể bạn không thích tài nghệ của ông nhưng dù sao bạn khó có thể phủ nhận nó vì chính sự quan tâm của bạn. Ông đã khuấy động lên và gây được sự chú ý đối với ông. Thời mà ông là đối tượng để chế giễu đã qua rồi, và bênh vực ông không còn là dấu hiệu của tính gàn hoặc ca tụng ông không còn là dấu hiệu của tính ngoan cố nữa. Những sai sót của ông được chấp nhận như là phần bổ sung cần thiết cho công lao của ông. Có thể người ta còn bàn cãi vị trí của ông trong nghệ thuật, và sự tâng bốc của những người ngưỡng mộ ông có lẽ cũng không đáng tin tưởng hơn những lời gièm pha làm giảm uy tín của ông. Nhưng có một điều không còn nghi ngờ gì nữa, đó là thiên tài của ông. Theo ý tôi, điều thú vị nhất trong nghệ thuật là cá tính của người nghệ sĩ, và nếu cá tính đó độc đáo thì tôi sẵn lòng châm chước cho một nghìn điều lầm lỗi. Tôi cho rằng Velasquez[1] là một nghệ sĩ tài năng hơn El Greco[2]nhưng tập tục đã làm giảm đi sự ngưỡng mộ của người ta đối với ông: người đảo Créte[3], vốn duy cảm và đầy tính bi kịch, sẵn sàng hiến tâm hồn huyền bí của mình như một lễ vật ngàn đời. Người nghệ sĩ, họa sĩ, thi sĩ hoặc nhạc sĩ bằng sự tô điểm tuyệt vời hoặc đẹp đẽ, làm thỏa mãn cảm quan thẩm mỹ; nhưng điều đó giống với bản năng tình dục và có cùng tính chất man dã như nó: người nghệ sĩ bày ra trước mắt bạn cái tài năng tuyệt vời của chính mình. Đi tìm sự bí ẩn của anh ta cũng có cái gì đó hấp dẫn giống như một truyện trinh thám. Đó là một câu đố không có lời giải đáp cũng như vũ trụ vậy. Điều vô nghĩa nhất trong những tác phẩm của Strickland cho thấy một cá tính kì lạ, bị giày vò và phức tạp. Chắc chắn chính điều này không cho phép ngay cả những người không thích tranh của ông có thái độ
https://thuviensach.vn
dửng dưng trước những bức tranh ấy. Cũng chính điều này đã gây nên một sự chú ý lạ lùng đến cuộc đời và cá tính của ông">
Không đầy bốn năm sau khi Strickland qua đời,Maurice Hurel đã viết một bài báo trên tờ Mercure de France (Thủy vương tinh của nước Pháp), cứu người họa sĩ vô danh ấy thoát khỏi sự lãng quên và vạch ra một con đường mà các nhà văn sau ông đã không nhiều thì ít đã ngoan ngoãn đi theo. Trong một thời gian dài, chưa một nhà phê bình nào ở Pháp có được uy tín hiển nhiên hơn ông và không thể không bị ấn tượng bởi những khẳng định mà ông đã đưa ra. Những khẳng định ấy có vẻ quá đáng nhưng những nhận định sau đó đã công nhận sự đáng giá của ông, và danh tiếng của Charles Strickland giờ đây mới được thiết lập vững chắc trên nền tảng những điều cơ bản mà ông Hurel đã nói lên. Tiếng tăm của Strickland trở nên lẫy lừng là một trong những sự kiện mang nhiều tính lãng mạn nhất trong lịch sử nghệ thuật. Nhưng tôi không định bàn đến sự nghiệp của Charles Strickland ngoài một chừng mực nào đó có liên quan đến cá tính của ông. Tôi không thể đồng ý với những họa sĩ hợm hĩnh cứ cho rằng người không chuyên môn không thể hiểu gì về hội họa và chỉ có thể bày tỏ một cách tốt nhất sự đánh giá của mình về những tác phẩm của họ bằng sự im lặng và cuốn ngân phiếu mà thôi.Thật là một sự hiểu lầm lố bịch nếu cho rằng nghệ thuật không khác gì một nghề thủ công chỉ duy người thợ thủ công mới hiểu được một cách hoàn hảo: nghệ thuật là một sự thể hiện cảm xúc và cảm xúc nói lên thứ ngôn ngữ mà tất cả mọi người đều có thể hiểu được. Nhưng tôi thừa nhận rằng nhà phê bình không có một kiến thức thực tiễn nào về kĩ thuật thì hiếm khi có thể nói được một điều gì có giá trị thật sự về nghệ thuật và sự dốt nát của tôi về hội họa thì thật sự là quá mức. May mắn thay, tôi không cần phải liều lĩnh để mạo hiểm, vì bạn tôi là ông Edward Leggatt, một nhà văn có khả năng và một họa sĩ đáng ngưỡng mộ đã viết thật đầy đủ về sự nghiệp của Charles Strickland trong một quyển sách nhỏ và phần lớn trong tác phẩm ấy quả là một mẫu bút pháp duyên dáng ít được may mắn trau giồi tại Anh hơn tại Pháp.
https://thuviensach.vn
Trong bài báo nổi tiếng của ông, Maurice Hurel đã đưa ra nét đại cương về cuộc đời của Charles Strickland, được cân nhắc kĩ lưỡng đủ để kích thích sự hăng say tìm tòi của người đọc. Với lòng say mê nghệ thuật không vụ lợi, ông thực sự kêu gọi những người hiểu biết chú ý đến tài năng trong một con người cực kì độc đáo nhưng ông là một nhà báo hết sức tốt bụng nên không thể không biết rằng “sự thích thú của con người” có thể giúp ông thực hiện mục đích một cách dễ dàng hơn. Và khi những người đã tiếp xúc với Strickland trong quá khứ - các nhà văn đã quen biết ông ta ở Luân Đôn, các họa sĩ đã gặp ông ta trong các quán cà phê ở Montmartre - kinh ngạc khám phá ra rằng, nơi người họa sĩ mà trước đây họ thấy bất tài như biết bao họa sĩ khác, giờ đây lại là một thiên tài thật sự, thì trên khắp các tạp chí ở Pháp và Mỹ bắt đầy xuất hiện những loạt bài viết, nào là hồký của người này, nào là nhận định của người kia, tất cả góp phần làm Strickland nổi tiếng nhưng không sao thỏa mãn nổi tính hiếu kỳ ngày càng tăng của công chúng. Vấn đề thật thú vị, và ông Weitbrecht - Rotholz với bản tính cần cù, trong một chuyên khảo đồ sộ đã thề đưa ra một danh sách đáng kể những tác giả có thẩm quyền.
Khả năng huyền thoại hóa là tính bẩm sinh của giống người. Nó ham hố chộp bắt bất kì chi tiết nào, ly kỳ hoặc bí ẩn, trong cuộc đời của những con người độc đáo so với người cùng thời và nó dựng lên một huyền thọai mà sau đó nó tin một cách mù quáng. Đó chính là sự phản kháng của tính lãng mạn chống lại cái tầm thường trong cuộc sống. Những chi tiết của huyền thoại trở thành giấy thông hành bảo đảm nhất đưa nhân vật chính đến cuộc sống vĩnh cửu. Triết gia châm biếm mỉm cười nghĩ rằng ngài Walter Raleigh[4] được cất giữ an toàn trong trí nhớ của nhân loại bởi vì ông đã trải chiếc áo choàng của mình cho Nữ hoàng Virgin[5] bước đi hơn là vì ông đã mang cái tên tiếng Anh[6]đến miền đất chưa ai biết tới. Charles Strickland đã sống trong âm thầm. Ông đã tạo ra nhiều kẻ thù hơn là bạn. Không lạ gì khi những người viết về ông đã thêm vào những hồi ký thiếu sót của họ lắm điều tưởng tượng rất sống động, dĩ nhiên là sự hiểu biết ít ỏi về ông đủ tạo
https://thuviensach.vn
thuận lợi cho các tác giả lãng mạn; trong cuộc đời của ông có nhiều điều thật kì lạ và khủng khiếp, trong tính tình ông có cái gì đó tàn bạo và trong số phận của ông không có chút gì là cảm động. Một huyền thoại được dựng nên trên quá nhiều chi tiết, tất nhiên sẽ khiến một sử gia sáng suốt ngần ngại phản bác nó.
Nhưng mục sư Robert Strickland[7] quả không phải là một sử gia sáng suốt. Ông thú nhận đã viết tiểu sử của Charles Strickland để “xóa bỏ một số hiểu biết không đúng” có liên quan đến giai đoạn sau cuộc đời của cha ông, và những hiểu bit sai lệch đó “đã làm những người đang còn sống rất đau lòng”. Rõ ràng có nhiều chi tiết kể về cuộc đời của Strickland được dư luận công nhận đã gây lung túng cho gia đình đáng kính đó. Tôi đã đọc tác phẩm này một cách rất thích thú, và tôi phải tự khen mình về việc đó vì nó nhạt nhẽo và chán ngắt. Ông Robert Strickland đã vẽ nên chân dung của một người chồng và một người ch tuyệt vời, một người đàn ông tốt bụng, có thói quen cần cù và xu hướng đạo đức. Ông giáo sĩ hiện đại ấy, trong khi nghiên cứu các khoa học mà tôi nghĩ rằng phải gọi là khoa chú giải kinh thánh, đã đạt tới khả năng lạ lùng là giải thích được các sự việc, nhưng sự khôn khéo mà ngài Robert Strickland đã dùng để “giải thích” những sự kiện trong cuộc đời thân phụ ông mà một người con hiếu thảo cho rằng cần phải nhớ, chắc chắn khi thời gian chín muồi sẽ đưa ông đến những phẩm trật cao nhất của Giáo hội. Tôi đã thấy đôi bắp chân chắc nịt của ông được bịt kín trong đôi ghệt giám mục. Thật là một hành động mạo hiểm, cho dù có thể là can đảm, bởi vì có lẽ huyền thọai được công chúng đón nhận ấy đóng góp không ít cho sự nổi danh của Strickland; bởi có nhiều người đã bị thu hút đến với nghệ thuật của ông ta chỉ vì lòng ghen ghét do tính cố chấp của họ đối với tính tình của ông ta, hoặc do lòng trắc ẩn mà họ lưu tâm đến cái chết của ông ta; và những cố gắng đầy thiện ý của con người đã khiến những ai ngưỡng mộ người cha đâm ra lạnh nhạt khác thường. Không phải ngẫu nhiên khi một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, bức họa người đàn bà Samaria, bán tại cửa hàng Christie không lâu sau trong cuộc
https://thuviensach.vn
tranh luận diễn ra tiếp theo sau đợt xuất bản cuốn tiểu sử của ông Strickland, với giá 235 bảng Anh kém hơn giá bán trước đó chín tháng, khi một nhà sưu tập tranh nổi tiếng mua nó rồi lại chết bất ngờ khiến nó một lần nữa lại bị đưa ra bán đấu giá. Có lẽ tài năng và tính độc đáo của Charles Strickland sẽ khó đủ sức xoay chuyển cán cân nếu khả năng sáng tạo huyền thoại đáng kể của con người không nhanh chóng gạt sang một bên một câu chuyện làm tiêu tan mọi ước vọng cho cái phi thường. Và mới đây tiến sĩ Weibrecht Rotholz đã cho xuất bản tác phẩm mà cuối cùng đã làm lắng dịu những mối nghi ngại của giới hâm mộ nghệ thuật.
Tiến sĩ Weibrecht - Rotholz thuộc trường phái các sử gia tin rằng không những con người có thể xấu như hiện tại mà còn có thể tệ hơn nhiều; và chắc chắn độc giả sẽ thật sự thích thú được những sử gia này dẫn dắt hơn là chịu sự dẫn dắt của những nhà văn tìm thú vui độc ác trong việc diễn tả những khuôn mặt lãng mạn vĩ đại như khuôn mẫu của những giá trị đạo đức gia đình. Phần tôi, tôi lấy làm tiếc mà nghĩ rằng không có gì khác giữa Antony và Cleopatra ngoài vấn đề kinh tế; cảm ơn Thượng đế, cần phải có nhiều bằng chứng giá trị hơn mới có thể thuyết phục được tôi rằng Tiberius là một ông vua cũng không có gì đáng trách như vua George đệ ngũ. Tiến sĩ Weibrecht Rotholz đã bàn về cuốn tiểu sử ngây ngô của Robert Strickland đáng kính bằng những ngôn từ mà ta không khỏi cảm thấy có một sự thương hại nào đó đối với vị mục sư không may. Tính trầm lặng nhã nhặn của ông ta bị gán là giả hiệu, những lời kể dài dòng quanh co của ông thì được gọi thẳng thừng là những lời dối trá và sự im lặng của ông bị phỉ báng là hành động lọc lừa.Và dựa vào những lỗi nhỏ màư cách một tác giả thì đáng chê trách nhưng với tư cách người con thì có thể tha thứ được, thì dòng giống Anglo - Saxon bị buộc tội là quá kiểu cách, xảo trá, tự phụ, lừa dối, thủ đoạn và nấu ăn dở. Riêng tôi, tôi nghĩ rằng ông Strickland thật thiếu suy nghĩ khi bác bỏ những lời thuật lại để làm cho người ta tin rằng có một “sự cãi cọ” giữa cha và mẹ ông ta để rồi bảo rằng trong một bức thư viết từ Paris, Charles Strickland đã miêu tả vợ mình như “một người phụ
https://thuviensach.vn
nữ tuyệt vời”, bởi vì tiến sĩ Weibrecht - Rotholz có thể in bản sao bức thư và dường như đoạn văn được đề cập đến trong thực tế có ghi như sau: Xin Chúa hãy phạt vợ tôi. Nàng là một phụ nữ tuyệt vời. Tôi cầu mong cho nàng xuống địa ngục.
Ngay cả những bằng chứng hung hồn mà giáo hội ytrong thời hoàng kim đã đưa ra còn chưa thuyết phục được ai nữa là.
Tiến sĩ Weibrecht - Rotholz là một người rất nhiệt tình ngưỡng mộ Charles Strickland nên không có nguy cơ ông muốn che đậy cho ông ta. Ông thấy được chính xác cái động cơ đáng khinh trong những hành động bề ngoài có vẻ ngây thơ vô tội. Ông vừa là một nhà tâm bệnh học, vừa là một nhà nghiên cứu nghệ thuật nên đối với ông, tiềm thức không bí ẩn lắm. Không một nhà thần bí nào thấy được cái ý nghĩa thẳm sâu trong những vật tầm thường. Nhà thần bí thấy được điều bí ẩn không diễn tả được và nhà nghiên cứu tâm bệnh học thấy những cái khó nói ra lời được. Chúng ta bị cuốn hút một cách đặc biệt khi thấy một tác giả uyên bác say mê nhiệt tình tìm tất cả mọi tình huống có thể làm cho nhận vật chính của ông bị mất uy tín. Vì lòng yêu mến nhân vật của mình, ông ta cảm thấy sung sướng khi đưa ra một chứng cứ về sự ác ý hoặc hèn hạ nào đó, và ông hân hoan như một quan tòa kết tội hỏa thiêu một kẻ rối đạo, khi có thể bằng một câu chuyện đã quên lãng gây bối rối cho long hiếu thảo của mục sư Robert Strickland đáng kính. Ông cần cù đến mức đáng kinh ngạc. Ông không để sót bất cứ việc gì dù là việc rất nhỏ bé, và tôi dám chắc với bạn rằng nếu Charles Strickland để lại một hóa đơn tiền giặt giũ chưa được thanh toán thì ông ta sẽ đưa nó cho bạn xem với đầy đủ các mục đã ghi và nếu ông ta nhẫn nại trả lại nửa curon đã mượn thì không một chi tiết nào của việc thanh toán đó bị bỏ sót.
https://thuviensach.vn
2
Khi người ta đã biết quá nhiều về Charles Strickland rồi có lẽ tôi không cần phải viết gì thêm. Đài kỉ niệm của một họa sĩ là chính tác phẩm của ông ta. Thật ra tôi là người quen thân với ông hơn ai hết: tôi đã gặp ông trước khi ông trở thành họa sĩ, và trong suốt những năm ông sống chật vật ở Paris, chúng tôi vẫn gặp nhau thường xuyên. Nhưng tôi không nghĩ rằng một lúc nào đó mình sẽ phải viết hồi kí nếu tình cờ chiến tranh không đưa đẩy tôi tới Tahiti. Ở đó,như người ta biết, ông đã sống những năm cuối cùng của đời mình, và cũng ở đó, tôi đã tình cờ gặp những người quen thân với ông. Tôi đặt mình vào tư thế phải làm sang tỏ cái giai đoạn bi thảm của cuộc đời ông mà phần lớn hãy còn mù mờ. Nếu những người tin vào sự vĩ đại của Strickland có lý thì lời tường thuật của những cá nhân quen biết con người bằng xương bằng thịt của ông như thế không thể là dư thừa được. Chúng ta sẽ có ý kiến gì đối với một tập hồi ký của người từng quen thân với El Greco cũng như tôi với Strickland?
Nhưng tôi không tìm cách ẩn nấp trong những lời bào chữa như thế. Tôi không còn nhớ rõ ai đó đã khuyên người ta làm, vì lợi ích cho tâm hồn họ, mỗi ngày hai việc mà họ không thích: đó thật là một người khôn ngoan, và đó là một lời dạy mà tôi đã cẩn thận tuân theo, bởi vì mỗi ngày tôi đều thức
dậy và tôi đi ngủ. Nhưng trong bản chất của tôi có một khuynh hướng khổ hạnh, và hàng tuần tôi bắt thân xác mình chịu một sự hành xác còn nghiêm khắc hơn. Tôi không bao giờ quên đọc phụ trang văn học của tờ The Times[8]. Thật là một thứ tập luyện bổ ích khi phải xem xét với số lượng khổng lồ những cuốn sách đã được viết ra, những niềm hy vọng tươi sáng của tác giả khi thấy chúng được xuất bản và số phận đang chờ đợi chúng. Một cuốn sách sẽ có được một cơ may như thế nào giữa vô số các loại sách
https://thuviensach.vn
đó? Và những cuốn sách thành công chỉ là những thắng lợi nhất thời nào đó mà thôi. Có trời mới biết được tác giả đã lâm vào những khổ sở nào, phải nếm những kinh nghiệm cay đắng nào và chịu những nỗi đau lòng nào để đem lại cho một đọc giả may mắn nào đó vài giờ giải trí hoặc để giết thời gian nhàm chán của một chuyến đi. Và nếu tôi được phép nhận định qua những bài phê bình thì có nhiều quyển trong số này viết rất hay và công phu; chứa đựng nhiều suy tư; và thậm chí có vài quyển còn là kết quả của sự lao động khắc khoải của cả một đời người. Bài học tinh thần mà tôi đã rút ra được là nhà văn nên tìm phần thưởng của mình trong niềm vui sáng tác và trong việc tự giải thoát khỏi gánh nặng tư tưởng của mình; và nên dửng dưng với bất cứ cái gì khác, lời tán thưởng cũng như lời chỉ trích, cả thất bại lẫn thành công.
Gi chiến tranh đã xảy ra và mang lại một quan niệm sống mới. Giới trẻ đã hướng về những thần tượng mà chúng ta những người thuộc thế hệ trước không biết gì nhưng đã có thể thấy được cái hướng mà thế hệ sau sẽ đi. Thế
hệ trẻ, những người ý thức được sức mạnh của mình và rất hiếu động đã không cần phải gõ cửa; họ ùa vào và ngồi vào chỗ của chúng ta. Bầu không khí trở nên ồn ào vì những tiếng la ó của họ. Một số bậc đàn anh của họ bắt chước cái trò hề của tuổi trẻ, cố tự thuyết phục rằng thời của mình chưa chấm dứt. Họ la hét với long ham muốn cực độ, nhưng tiếng hô xuất trận từ miệng họ chỉ là những âm thanh rỗng tuếch. Họ giống như những người đàn bà dâm đãng đáng thương đang háo hức cố sức khôi phục cái ảo tưởng về thời xuân sắc của mình bằng bút kẻ mắt và phấn son. Những người khôn ngoan thì cư xử với một vẻ duyên dáng tao nhã hơn. Trong nụ cười gượng gạo của họ là một sự chế nhạo khoan dung. Họ nhớ rằng họ cũng đã từng dẫm lên một thế hệ đã được thõa mãn cũng bằng chính sự la ó và khinh khi như thế, và họ thấy trước được rằng những kẻ đang cầm đuốc dũng cảm này rồi không lâu cũng sẽ nhường chỗ cho mình thôi. Không có một lời cuối cùng nào. Phúc âm mới đã cũ khi thành Nineveh[9] vươn sự vĩ đại của nó lên tận trời xanh. Những lời nói hào hiệp này, dường như quá mới mẻ
https://thuviensach.vn
đối với những người thốt ra, đã được nói bằng giọng điệu không khác gì hàng trăm lần trước đó. Quả lắc đồng hồ luôn luôn đong đưa qua lại, còn vòng tròn thì cứ lẩn quẩn muôn đời.
Đôi khi có người tồn tại được một thời gian đáng kể, từ cái thời mà ông ta có được một vị trí đến một thời khác hoàn toàn xa lạ với ông, và sau đó những kẻ hiếu kỳ được mời xem một trong những màn độc nhất vô nhị của trò đời. Chẳng hạn ngày nay có ai còn nghĩ đến ông George Crabbe[10]? Ông là một thi sĩ nổi danh trong thời của ông, người được thế giới công nhận là thần tài bằng một sự nhất trí hiếm có trong cuộc sống hiện đại phức tạp này. Ông đã học tập rèn luyện được cái kỹ xảo của mình trong trường phái của Alexander Pope[11], và ông đã viết truyện luân lý bằng thể thơ hai câu liền vần. Khi xảy ra cách mạng Pháp và những cuộc hiến tranh của Napoléon, các thi sĩ bèn chuyển mục. Ông Crabbe vẫn tiếp tục viết truyện luân lý bằng thể thơ hai câu liền vn đó. Tôi nghĩ rằng chắc ông đã đọc thơ của những người trẻ đang khuấy động thế giới lúc bấy giờ và ông cho rằng loại thơ đó là một thứ vớ vẩn tồi tàn. Dĩ nhiên, phần nhiều là như thế thật. Nhưng những bài vịnh của Keats[12], của Wordsworth[13], một hai bài thơ của Coleridge[14], và một vài bài nữa của Shelley[15] đã khám phá ra những lãnh vực tinh thần to lớn mà trước đó chưa ai tìm được. Ông Crabbe đã chết thật rồi, nhưng ông Crabbe vẫn tiếp tục viết truyện luân lý bằng những bài thơ hai câu liền vần. Tôi đã đọc một cách rời rạc những tác phẩm của thế hệ trẻ. Có thể nói trong số học có một Keats nóng bỏng hơn, một Shelley thanh thoát hơn đã có nhiều tác phẩm được xuất bản mà thế giới sẵn lòng nhớ đến. Tôi không biết nói sao. Tôi ngưỡng mộ vẻ hào nhoáng của họ - tuổi trẻ của họ thật tài ba, đến nỗi sẽ rất phi lý nếu nói là hứa hẹn - tôi ngạc nhiên vì lối diễn đạt trong văn phong của họ. Nhưng với tất cả sự phong phú của họ (từ vựng của họ cho thấy họ đã biết lật từ điển toàn thư Roget từ lúc còn trong nôi) họ không nói được với tôi điều gì. Theo ý tôi họ biết quá nhiều và cảm nhận quá rành mạch. Tôi không chịu nổi sự nồng nhiệt mà họ quất mạnh trên lưng tôi hoặc cái tình cảm của họ khi họ lao vào lòng tôi. Đam
https://thuviensach.vn
mê của họ tôi thấy dường như hơn “xanh xao thiếu máu” và những ước mơ của họ chỉ là một mớ vặt vãnh chán ngắt. Tôi không thích họ. Tôi bị xếp xó. Tôi sẽ tiếp tục viết truyện luân lý bằng thơ hai câu liền vần. Nhưng tôi sẽ là một kẻ ngu xuẩn gấp bội nếu tôi làm việc đó không phải vì sự giải trí của riêng mình.
https://thuviensach.vn
3
Nhưng tất cả những chuyện trên đều là chuyện bên lề. Tôi hãy còn rất trẻ khi viết cuốn sách đầu tay. Nhờ may mắn quyển sách gây được sự chú ý và nhiều người tìm đến làm quen với tôi.
Không phải không chút gợn buồn khi tôi hồi tưởng lại những kỉ niệm trong giới văn học Luân Đôn, khi tôi vừa rụt rè, vừa hăm hở, lần đầu tiên được giới thiệu với họ. Đã lâu lắm rồi từ độ tôi còn năng l tới giới ấy, và nếu những cuốn tiểu thuyết hồi đó miêu tả những nét riêng biệt của dân làng văn là chính xác thì nay ở đó đã đổi thay nhiều. Nơi gặp gỡ khác, Chelsea và Bloomsbury đã thế chỗ cho Hampstead, Notting Hill Gate và High Street, Kensington. Lúc bấy giờ dưới bốn mươi tuổi là điểm nổi bật, nhưng nay trên hai mươi lăm thì thật phi lý. Tôi nghĩ rằng vào hồi đó thì tôi thật nhút nhát với những cảm xúc của mình, và nỗi sợ hãi bị chế giễu đã làm giảm bới những hình thức tự phụ quá lộ liễu.Tôi không tin rằng tính trong trắng phổ biến sâu rộng trong giới nghệ sĩ Bôhêmiêng lịch thiệp đó lúc bấy giờ, nhưng tôi cũng không ngờ là có một tình trạng chung chạ sống sượng như thường thấy ngày nay. Chúng tôi không nghĩ rằng dung bức màn yên lặng lịch sự để che dấu những sự nhẹ dạ của chúng tôi là đạo đức giả. Cái mai mà gọi là chiếc xẻng chết tiệt thì không phải là không làm biết đổi ý nghĩa. Đàn bà đã chưa sống trọn cuộc đời mình.
Lúc ấy tôi ở gần ga Victoria, và tôi nhớ là phải đi rất xa bằng xe buýt mới đến những ngôi nhà hiếu khách làng văn đó. Vì nhút nhát tôi đã lang thang qua lại ngoài đường phố trong khi cố lấy can đảm để bấm chuông; và rồi lòng trĩu nặng lo âu, tôi được dẫn vào một căn phòng ngột ngạt đầy người. Tôi được giới thiệu với hết nhân vật nổi tiếng này đến nhân vật nổi tiếng khác. Và những lời nói ân cần tử tế của họ bàn về quyển sách của tôi
https://thuviensach.vn
làm tôi bối rối hết sức. Tôi cảm thấy họ chờ tôi nói những điều hay ho sâu sắc nhưng tôi không hề nghĩ ra được một điều gì mãi đến sau khi buổi tiếp tân chấm dứt. Tôi cố che dấu sự bối rối của mình bằng cách chuyển qua những tách trà và bánh mì phết bơ cắt vụng về. Tôi không muốn ai để ý đến tôi để tôi có thể quan sát thỏa thích những con người nổi tiếng này và nghe những điều hay họ nói.
Tôi còn nhớ những người đàn bà cứng nhắc và to béo với chiếc mũi lớn và cặp mắt hau háu, mặc quần áo cứ như là mặc áo giáp; những cô gái già nhỏ thó, loắt choắt như chuột với giọng nói dịu dàng và cái liếc mắt thật sắc. Tôi không bao giờ hết kinh ngạc nhìn thấy họ ăn bánh mì phết bơ mà cứ mang găng tay, và tôi thầm thán phục họ khi thản nhiên chùi mấy ngón tay trên ghế vì không ai nhìn thấy họ. Thật là tội nghiệp cho đồ đạc, nhưng tôi cho rằng bà chủ nhà sẽ trả thù lại trên đồ đạc của bạn bè khi bà đến thăm họ. Một vài người trong số họ ăn mặc hợp thời trang, và chỉ vì bạn đã viết một cuốn tiểu thuyết mà họ bảo với bạn rằng cả đời họ không hiểu nổi tại sao bạn lại ăn mặc lỗi thời như thế. Nếu bạn có cái dáng dễ coi thì bạn phải liệu mà làm cho nó đẹp hơn, một chiếc giày đẹp với một bàn chân nhỏ nhắn không bao giờ ngăn cản ông chủ bút nhận bản thảo của anh. Nhưng những người khác cho rằng đây là chuyện phù phiếm và họ m những thứ “vải vóc nghệ thuật” mang những thứ trang sức man di. Nhưng đàn ông thì bề ngoài ít khi tỏ ra lập dị. Họ cố tỏ ra càng ít giống các nhà văn càng tốt. Họ muốn được xem như những người bình thường ngoài đường phố và để người ta lầm tưởng là những thư ký kế toán của một hang buôn nào đó trong thành phố. Dường như lúc nào họ cũng có vẻ hơi mệt mỏi. Trước đó tôi chưa bao giờ quen biết các nhà văn, và tôi thấy họ thật kỳ lạ, nhưng tôi không nghĩ rằng đối với tôi họ hoàn toàn là có thật.
Tôi nhớ là tôi nghĩ rằng cuộc nói chuyện của họ thật là hào hứng và tôi quen lắng nghe với vẻ ngạc nhiên những lời hài hước châm chích mà họ dùng để băm nát một đồng nghiệp nào đó khi ông này vừa mới quay lưng
https://thuviensach.vn
đi. Người nghệ sĩ có cái lợi điểm này hơn những người khác trên đời, là bạn bè của anh ta sẽ cống hiến không chỉ cái dáng dấp bên ngoài và tính tình của họ cho trò châm biếm của anh ta mà còn cả tác phẩm của họ nữa. Tôi thất vọng vì mình không bao giờ tự diễn đạt được một cách sắc sảo và lưu loát đến như thế. Vào thời đó khoa nói chuyện được trau dồi như một nghệ thuật; một lời đối đáp khéo léo được đánh giá cao hơn những lời chỉ trích sau lưng; và một câu châm biếm, tuy chưa phải là một thiết bị máy móc làm một tên ngu đần giống người tài trí, nhưng cũng đem lại vui vẻ cho cuộc trò chuyện nho nhỏ của người thành phố. Đáng buồn là tôi không còn nhớ gì về những lời ứng đối sắc sảo này. Nhưng tôi nghĩ rằng cuộc nói chuyện không bao giờ trở nên thoải mái trừ phi nó chuyển sang những mẫu chuyện thương mại vốn là mặt khác của thứ nghệ thuật mà chúng tôi đang rèn luyện. Khi chúng tôi bàn luận về giá trị của cuốn sách mới nhất, tự nhiên người ta sẽ hỏi xem cuốn sách bán được bao nhiêu bản, tác giả đã nhận được bao nhiêu tiền ứng trước, và ông ta có thể kiếm được bao nhiêu với cuốn sách ấy. Rồi chúng tôi nói về ông giám đốc nhà xuất bản này, ông giám đốc nhà xuất bản kia, so sánh tính hào phóng của ông này với tính bủn xỉn của ông kia. Chúng tôi bàn xem là tốt hơn nên đến với ông này, người trả món tiền bản quyền hậu hĩ hoặc đến với ông kia nguời “chơi ép” với một quyển sách thật sự có giá trị. Có người quảng cáo tồi và có người quảng cáo khéo. Có kẻ thì tân thời và có kẻ lại lỗi thời. Rồi chúng tôi bàn về những đại lí, về việc chào hàng của họ để giúp chúng tôi; bàn về những ông chủ bút, bàn về nên viết những loại đề tài nào để họ tiếp đón ân cân, xem nếu in một ngàn cuốn thì họ trả bao nhiêu, và liệu họ trả ngay lập tức hay ngược lại. Đối với tôi, tất cả cái này là hão huyền. Nó làm tôi cảm thấy thấm thía rằng mình đã trờ thành thành viên của một loại hội những người thần bí.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
4
Dạo ấy không ai tốt bụng với tôi hơn cô Rose Waterfolrd. Ở c kết hợp được sự thông minh của nam giới và tính ương ngạnh của nữ giới, tiểu thuyết cô viết vừa độc đáo vừa khiến người đọc ngỡ ngàng. Chính ở nhà cô, một hôm tôi đã gặp vợ chồng Charles Strickland. Hôm ấy cô Waterford tổ chức một buổi tiệc trà và căn phòng nhỏ nhắn của cô đông người hơn thường lệ. Hình như mọi người đang trò chuyện, và tôi, ngồi yên lặng cảm thấy lúng túng, ngượng nghịu, nhưng tôi quá rụt rè nên không thể nhập vào bất kì nhóm nào; trong lúc đó ai cũng như đang chăm chú vào chuyện của họ. Cô Waterford là một chủ nhà giỏi, biết làm cho buổi tiệc trà của mình luôn vui vẻ; thấy tôi lung túng cô đi về phía tôi.
-Tôi muốn anh nói chuyện với bà Strickland,- cô nói.- Bà ấy đang say sưa nói về quyển sách của anh.
- Bà ta làm gì thế? - Tôi hỏi.
Tôi ý thức về sự ngu dốt của mình, và nếu bà Strickland là một nhà văn nổi tiếng thì tôi nghĩ cũng nên biết chắc điều đó trước khi nói chuyện với bà.
Cô Rose Waterford từ tốn đưa mắt xuống chiếc tạp dề làm tăng tác động của câu trả lời của cô:
- Bà ấy thường tổ chức tiệc trưa. Anh chỉ cần gầm to lên một tiếng bà ấy sẽ mời anh.
https://thuviensach.vn
Cô Rose Waterford là người hay châm biếm. Với cô, cuộc đời là cơ hội để viết tiểu thuyết và công chúng thành tài liệu sống. Thỉnh thoảng, cô mời một số thành viên của cái công chúng đó đến nhà nếu họ tỏ ra ngưỡng mộ tài năng của cô và chiêu đãi họ thật hào phóng.Cô nhìn sự yếu kém của họ như những sự hiếu kỳ bằng một thái độ khinh miệt vui vẻ, nhưng lại biết xử sự với họ trong phong cách của một nữ văn sĩ xuất sắc.
Tôi được dẫn đến gặp bà Strickland, và chúng tôi đã nói chuyện với nhau khoảng mười phút. Không thấy ở bà có điểm gì đáng chú ý ngoài một giọng nói dịu dàng. Bà có một căn hộ ở khu Westminster trông ra nhà thờ lớn đang xây dở, và vì chúng tôi sống trong cùng một khu phố nên dễ thân thiện với nhau ngay. Cửa hàng bách hóa của lục quân và hải quâán là sợi dây liên kết tất cả những người cư ngụ giữa con sông và công viên Saint Jamca. Bà Strickland đã hỏi tôi địa chỉ và chỉ vài ngày sau tôi nhận được thiệp mời dự tiệc trưa.
Những chuyện mời mọc như thế này đối với tôi còn ít nên tôi vui vẻ nhận lời. Khi tôi đến, có hơi muộn - vì sợ đến sớm quá nên tôi tản bộ quanh nhà thờ lớn ba vòng - tôi thấy bữa tiệc đã đông đủ. Cô Waterford đã có mặt ở đó cùng với bà Jay, Richard Twining và George Road. Tất cả chúng tôi đều là nhà văn. Đó là một ngày đẹp trời vào đầu xuân nên chúng tôi đều vui vẻ. Chúng tôi nói hàng trăm thứ chuyện. Cô Waterford bị lôi kéo giữa chủ nghĩa duy mỹ của thời thanh xuân, khi cô còn quen diện màu xanh lục chín chắn, tay cầm một cành thủy tiên đi dự tiệc, và tính suồng sã của tuổi truởng thành, thích dùng giày cao gót và áo dài kiểu Paris. Hôm ấy cô đội một chiếc mũ mới, đã khiến cô đâm ra cao hứng. Tôi chưa bao giờ nghe cô ta nói hiểm độc hơn đối với bạn bè chung của chúng tôi. Biết rằng ăn nói văn vẻ là linh hồn của trí thông minh, bà Jay đưa ra nhận xét bằng giọng nói gần như thều thào đến nỗi có thể làm cho chiếc khăn trải bàn trắng như tuyết hoa hồng. Richard Twining hùng hổ với những chuyện vô lý gần như kì quặc, và George Road ý thức được rằng không cần phải phô trường tài trí
https://thuviensach.vn
vì đó chẳng qua là một trò cười nên chỉ cần mở miệng để cho thức ăn vào mà thôi. Bà Strickland không nói nhiều nhưng bà có cái tài đặc biệt giữ cho cuộc nói chuyện được liên tục và khi câu chuyện dừng lại, bà đưa vào đúng lúc lời nhận xét để nó lại tiếp tục. Bà là một phụ nữ ba mươi bảy tuổi khá cao lớn, tròn trịa nhưng không mập mạp. Bà không đẹp nhưng gương mặt khả ái, có lẽ phần lớn nhờ ở đôi mắt nâu dịu hiền. Bà có nước da tai tái,mái tóc đen được chải kiểu rất công phu. Bà là người duy nhất trong ba người đàn bà không trang điểm mặt và so với những người kia bà có vẻ đẹp giản dị tự nhiên.
Phòng ăn hợp với thị hiếu thời bây giờ, trông rất trang nghiêm. Phần chân tường lát gỗ nâu trắng và dán giấy xanh, khung đen gọn ghẽ. Những bức màn màu xanh lá cây trang trí hình con công tre thẳng hàng và tấm thảm màu xanh lá cây vẽ những con thỏ màu nhạt, nô đùa giữa cây rậm lá, gợi cho thấy ảnh hưởng của William Morris[16]. Trên mặt lò sưởi là đồ gốm Đenfơ màu xanh. Vào thời bấy giờ ở Luân Đôn chắc phải có đến năm trăm phòng ăn được trang trí theo cùng kiểu này. Nó có vẻ giản dị, có nghệ thuật và buồn tẻ.
Khi chúng tôi ra về tôi đi với cô Waterford; bầu trời đẹp và chiếc mũ mới của cô đã nài nỉ chúng tôi bách bộ qua công viên.
- Bữa tiệc thật là thú vị. - tôi nói
- Anh có thấy thức ăn ngon không? Tôi đã bảo bà ta rằng nếu muốn mời những nhà văn thì phải cho họ ăn ngon.
- Một lời khuyên tuyệt vời, - tôi đáp. - Nhưng sao bà ta lại cần họ? Cô Waterford nhún vai:
https://thuviensach.vn
- Bà ta thấy họ vui vui. Bà muốn hợp với trào lưu. Tôi cho rằng bà ta rất đơn giản, anh bạn ạ, và bà nghĩ là tất cả chúng ta đều tuyệt vời. Dẫu sao, bà thích mời tất cả chúng ta dự tiệc trưa và điều đó không mảy may có hại gì cho chúng ta. Tôi thích bà ta về chuyện đó.
Nghĩ lại chuyện đó tôi thấy bà Strickland là tay săn sư tử vô hại nhất trong số tất cả những người theo đuổi con mồi của mình, từ những đỉnh cao vật của Hampstead đến tận những xưởng vẽ thấp nhất của khu Cheyne Walk. Bà đã sống cái tuổi thanh xuân rất yên tĩnh ở miền quê và những quyển sách mượn trong thư viện Madie, không những mang theo tính lãng mạn của chính chúng mà còn cả tính lãng mạn của Luân Đôn nữa. Bà thật sự say mê đọc sách (kiểu người như bà thật là hiếm, phần nhiều người ta quan tâm đến tác giả hơn quyển sách cũng như quan tâm đến họa sĩ hơn mấy bức tranh của anh ta), và ba tạo ra một thế giới của trí tưởng tượng, trong đó bà sống với một thứ tự do mà chưa bao giờ bà có được trong thế giới hàng ngày. Khi bà đã hiểu biết giới nhà văn thì cũng giống như mạo hiểm bước lên một sân khấu mà cho đến lúc ấy, bà ta chỉ mới biết được từ phía những hàng ghế khán giả. Bà nhìn họ một cách xúc động và có vẻ như bà đang sống trong một cuộc sống mới rộng hơn, bởi vì bà chiêu đãi và viếng thăm họ ngay trong thành lũy của họ. Bà chấp nhận những quy luật của họ trong trò chơi của cuộc đời cũng nghiêm chỉnh như họ, nhưng không bao giờ nghĩ đến chuyện sửa đổi lề lối của mình cho phù hợp với họ. Những điều lập dị trong quan niệm đạo đức cũng như những lối ăn mặc quái lạ của họ, những thuyết ngông cuồng và những ý kiến ngược đời của họ là một trò giải trí khiến bà vui thích nhưng lại chẳng có ảnh hưởng dù nhỏ nào đối với bà.
- Có một ông Strickland nào đó phải không? - Tôi hỏi
- Ồ vâng. Ông ta đang làm cái gì đó trong thành phố. Chắc ông ta mua bán chứng khoán. Ông ấy rất đù đờ.
https://thuviensach.vn
- Họ sống hạnh phúc chứ?
- Họ quý mến nhau lắm. Anh sẽ được gặp ông ấy nếu anh có dịp dùng cơm tối ở đó. Nhưng thường bà không mời người ta đến dùng bữa tối, ông ấy trầm ngâm ít nói lắm, chẳng quan tâm tới văn chương nghệ thuật gì cả.
- Tại sao đàn bà xinh đẹp lại lấy những gã đàn ông đần độn nhỉ? - Bởi vì đàn ông thông minh không cưới những người đàn bà xinh đẹp.
Tôi không nghĩ ra được điều gì để bẻ lại, nên tôi hỏi xem bà Strickland có con cái gì không.
- Có; bà ta có một con trai và một con gái. Cả hai còn đi học.
Không có gì để nói thêm về vấn đề này, chúng tôi chuyển sang chuyện khác.
https://thuviensach.vn
5
Mùa hè năm đó, tôi và bà Strickland gặp nhau khá thường xuyên. Thỉnh thoảng tôi dự những bữa trưa giản dị, vui vẻ tại nhà bà và những tiệc trà tổ chức đình đám hơn. Giữa chúng tôi có sự cảm mến nhau. Vì lúc đó tôi còn trẻ nên có lẽ bà thích được dìu dắt tôi bước đầu trên con đường văn chương
nghệ thuật đầy gian nan này, còn tôi thích có một người để chia sẻ những ưu tư nhỏ nhặt, một người chịu lắng nghe và cho những lời khuyên hợp lý. Bà Strickland có cái tài cảm thông được với người khác. Đó là một tài năng đáng yêu mà những người biết mình có thường lạm dụng, bởi vì có một cái gì đó quá đáng trong thái độ vội vã vồ lấy nỗi bất hạnh của bạn mình để thực hành cái tài năng ấy. Nó tuôn ra như một giếng dầu, và người cảm thông đổ tràn sự thông cảm của mình một cách rộng lượng đến nỗi đôi khi làm nạn nhân đâm ra lúng túng. Có những tâm hồn quá ướt đẫm nước mắt đến nỗi tôi không thể nào nhỏ thêm nước mắt của mình nữa. Bà Strickland biết sử dụng khéo léo ưu điểm của bà. Bạn cảm thấy bạn đã làm ơn cho bà ta bằng cách chấp nhận sự cảm thong của bà. Với sự nhiệt tình của tuổi trẻ, tôi đã lưu ý cô Rose Waterford về điểm này nhưng cô nói:
- Sữa thì rất ngon nhất là khi thêm vào đó giọt rượu mạnh nữa, nhưng con bò cái chỉ thật sự sung sướng khi trút bỏ được nó. Một bầu vú căng phồng rất khó chịu.
Cô Rose Waterford có một lối nói nảy lửa. Không ai có thể nói được những điều chua cay như thế, nhưng mặt khác không ai có thể nói được những điều dễ thương hơn.
Còn có một điểm khác nữa mà tôi thích ở bà Strickland. Bà ta xếp đặt đồ đạc trong nhà thật thanh lịch. Căn nhà bà luôn gọn gàng và vui mắt, tươi
https://thuviensach.vn
tắn với những cành hoa; những tấm vải hoa trong phòng khách dù đường nét giản dị nhưng mà rất tươi và xinh đẹp. Những bữa ăn trong căn phòng ăn nhỏ trang trí nghệ thuật này thật là thú vị; chiếc bàn xinh xắn, hai cô hầu gọn gàng, duyên dáng và thức ăn thì rất ngon. Không thể nào không nhìn thấy được rằng bà Strickland là một bà nội trợ tuyệt vời. Và anh cũng cảm thấy chắc rằng bà là một người mẹ đáng thán phục. Trong phòng khách có mấy bức ảnh chụp con trai và con gái bà. Cậu con trai tên Robert, mười sáu tuổi, đang theo học tại Rugby[17]; ta thấy cậu mặc quần nỉ, đội cát kết crickê; và trong một ảnh khác, vận áo đuôi tôm kín cổ. Câu có vầng trán thành thực và đôi mắt đẹp, trầm tư giống mẹ. Cậu trông gọn gàng, khỏe mạnh và bình thường.
- Tôi không biết cháu có thông minh lắm không, - một hôm bà ta nói khi trông thấy tôi đang xem bức ảnh, - nhưng tôi biết rằng cháu là một người tốt. Tính tình cháu rất dễ mến.
Cô con gái mười bốn tuổi. Mái tóc dày và đen giống tóc mẹ buông xõa mượt mà trên đôi vaiô cũng có cái vẻ tử tế với đôi mắt thầm lặng vô tư.
- Cả hai cháu đều là hình ảnh của chị, - tôi nói.
- Vâng, tôi nghĩ rằng chúng giống tôi hơn là giống bố.
- Sao không bao giờ chị cho tôi gặp anh ấy? - Tôi hỏi.
- Anh muốn chứ?
Bà ta mỉm cười, nụ cười rất dịu dàng, mặt hơi đỏ lên. Thật là lạ đối với một người đàn bà vào tuổi ấy mà có thể đỏ mặt một cách dễ dàng. Có lẽ tính hồn nhiên là nét duyên dáng nhất của bà.
https://thuviensach.vn
- Anh biết cho, anh ấy chẳng có văn vẻ chút nào cả, - bà ta nói. - Anh ấy là một người rất tầm thường.
Bà nói những lời này với vẻ trìu mến, chứ không phải là dè bỉu ông, như thể khi nhìn nhận điều tồi tệ nhất ở ông thì bảo vệ cho ông khỏi những lời gièm pha của bạn bè.
- Anh ấy làm ở Sở giao dịch chứng khoán, là một người môi giới tiêu biểu. Tôi nghĩ anh ấy sẽ làm anh chán chết đi được.
- Anh ấy có làm chị chán không? - Tôi hỏi.
- Anh thấy đó, tôi là vợ của anh ấy. Tôi rất thích anh ấy.
Bà mỉm cười che giấu sự e thẹn của mình, và tôi nghĩ bà sợ tôi sẽ chế nhạo - điều không thể không xảy ra nếu Rose Waterford nghe được lời tự thú ấy. Bà do dự một chút. Rồi đôi mắt của bà trở nên dịu dàng hơn.
- Anh ấy không tự cho mình là một thiên tài đâu. Anh ấy cũng không kiếm được nhiều tiền ở Sở giao dịch chứng khoán. Nhưng anh ấy tốt và tử tế kinh khủng.
- Tôi nghĩ tôi sẽ rất thích anh ấy.
- Tôi sẽ mời anh dùng cơm tối với chúng tôi hô nào đó; nhưng anh hãy nhớ, anh phải chấp nhận mọi may rủi, và đừng trách tôi nếu anh thấy tối hôm đó chán ngắt.
https://thuviensach.vn
6
Thế nhưng, khi cuối cùng tôi gặp Charles Strickland, thì điều kiện không cho phép tôi làm gì khác hơn là chỉ làm quen với ông. Một buổi sáng, bà Strickland gửi cho tôi bức thư ngắn cho biết bà sẽ tổ chức một bữa tiệc vào tối hôm đó. Bà ta mời tôi thay vào chỗ trống của một người khách không đến dự. Thư viết tiếp:
“Chỉ vì lịch sự mà tôi phải cho anh hay trước rằng anh sẽ chán chết đi thôi. Đây sẽ là một bữa tiệc hoàn toàn chán ngắt ngay từ đầu, nhưng nếu anh đến tôi sẽ hết sức biết ơn. Và rồi anh và tôi có thể sẽ nói chuyện phiếm với nhau.”
Chỉ vì chỗ thân tình mà nhận lời thôi.
Khi bà Strickland giới thiệu tôi với chồng, ông chỉ hờ hững đưa tay cho tôi bắt. Vui vẻ quay về phía ông, bà cố gắng nói đùa một câu:
- Em mời anh ấy để cho anh thấy rằng em cũng thật sự có một người chồng. Em nghĩ rằng anh ấy đã bắt đầu nghi ngờ điều đó rồi.
Strickland lịch sự cười khẽ khiến người ta nhận ra một sự khôi hài mặc dù không có gì đáng cười, nhưng không ai muốn nói ra. Chủ nhà phải ra tiếp đón những người khách mới đến nên tôi bị bỏ đứng một mình. Cuối cùng khi mọi người đã đến đông đủ và chờ chủ nhà tuyên bố bắt đầu bữa tiệc, tôi có ý nghĩ - trong lúc trò chuyện với người đàn bà mà tôi được mời ngồi bên cạnh - rằng con người văn minh xử sự khéo léo một cách lạ lùng, khi phải phí thì giờ cho những việc chán ngắt trong cuộc đời ngắn ngủi này. Đó là loại tiệc làm bạn phải tự hỏi tại sao nữ chủ nhân lại bỏ công mời
https://thuviensach.vn
khách và tại sao các vị khách lại bỏ công đến dự. Có cả thảy mười người. Họ lãnh đạm gặp nhau và sẽ thoải mái nếu được tách riêng ra. Dĩ nhiên, đó là một buổi họp mặt thuần túy giao tế xã hội. Ông bà Strickland đã “nợ” những bữa ăn tối với một số người mà họ thích thú gì, vì thế họ phải mời lại những người ấy; những người này đã nhận lời. Tại sao vậy? Để tránh sự tẻ nhạt của bữa ăn tối hai vợ chồng mặt đối mặt, để cho những người giúp việc của họ có dịp nghỉ ngơi, bởi vì không có lý do nào để từ chối, bởi vì họ “mắc nợ” một bữa ăn tối.
Phòng ăn chật chội người đến khó chịu. Có vợ chồng vị luật sư của triều đình, vợ chồng một viên chức chính phủ, có người chị của bà Strickland cùng chồng là đại tá MacAndrew, và bà vợ của một nghị sĩ Quốc hội. Vì ông nghị thấy mình không thể rời khỏi Quốc hội nên tôi đã được mời. Sự đáng kính của bữa tiệc thật là kỳ diệu. Các bà thì quá duyên dáng nên không cần diện đẹp và quá tự đại với địa vị của mình nên không hòa vào nhau vui chơi. Các ông thì cứng nhắc. Tất cả đều có vẻ tự mãn một cách phù phiếm.
Mọi người đều nói chuyện hơi lớn tiếng hơn bình thường vì họ muốn làm cho bữa tiệc được tự nhiên. Căn phòng thật là ồn ào. Nhưng không có một câu chuyện chung nào. Mỗi người nói chuyện với người bên cạnh mình; nói với người ở bên phải khi dùng món súp, món cá và món đầu bữa; nói với người bên trái khi dùng món thịt quay, món bánh ngọt tráng miệng, và món tiêu cơm. Người ta nói về tình hình chính trị, về chuyện chơi gôn, về con cái, về vở kịch mới nhất, về những bức tranh ở viện bảo tàng Hoàng gia, về thời tiết, về những dự định trong các ngày nghỉ. Không lúc nào họ ngừng nói và không khí càng lúc càng ồn ào hơn. Chắc hẳn bà Strickland phải phấn khởi vì bữa tiệc của bà thành công. Chồng bà đóng vai của mình thật đáng khen. Có lẽ ông đã không nói nhiều lắm, và tôi có cảm tưởng rằng vào cuối buổi tiệc các bà ngồi bên cạnh ông đều lộ vẻ mệt mỏi. Người ta thấy ông chán phèo. Đôi lúc bà Strickland đưa mắt lo lắng nhìn ông ta.
https://thuviensach.vn
Sau cùng, bà đứng lên và tiễn các bà ra khỏi phòng. Ông Strickland bước theo đóng cửa lại sau lưng bà, rồi đi về phía bên kia bàn ngồi giữa ông luật sư triều đình và viên chức chính phủ. Ông lại chuyền quanh món rượu vang đỏ và mời chúng tôi dùng xì gà. Ông luật sư nhận xét về sự tuyệt hảo của món rượu vang và ông Strickland cho chúng tôi biết ông đã mua rượu ở đâu. Chúng tôi bắt đầu tán gẫu về mùa hái nho và thuốc lá. Ông luật sư kể cho mọi người nghe về một vụ kiện mà ông được mời tham dự, còn ông đại tá thì bàn về môn bóng pôlô. Tôi không có chuyện gì để nói nên ngồi yên, cố làm ra vẻ lịch sự chú ý đến câu chuyện. Nghĩ rằng không ai để ý đến mình nên tôi quan sát ông Strickland một cách thoải mái. Ông to lớn hơn tôi nghĩ: tôi không hiểu sao mình lại cứ ngỡ ông là người mảnh khảnh, bề ngoài không có gì đáng chú ý; thực tế thì ông to ngang và nặng nề, với đôi bàn tay và bàn chân to tướng, ông tỏ ra vụng về trong bộ quần áo buổi tối. Ông làm tôi liên tưởng đến một người đánh xe ngựa được diện kẻng. Ông là một người đàn ông trạc bốn mươi, không đẹp và cũng không xấu, nhìn từng chi tiết, ông có những nét khá đẹp, nhưng tất cả những nét ấy hơi quá cỡ một chút, và kết quả là vô duyên. Khuôn mặt của ông lớn nhưng râu lại cạo nhẵn nên trơ trụi đến khó coi. Tóc ông hung hung đỏ, cắt rất ngắn, đôi mắt nhỏ, xanh xam xám. Trông ông có vẻ tầm thường. Tôi không còn thắc mắc liệu bà Strickland có cảm thấy chút ngượng ngùng nào đó về ông không; chắc chắn ông không phải là một cái gì đó đáng hân hạnh đối với một người đàn bà muốn tự tạo cho mình một tư thế trong giới văn chương nghệ thuật. Rõ ràng, ông không có một năng khiếu giao tế xã hội nào cả, nhưng lại có những thứ mà người ta có thể không cần đến. Ông cũng không có cả một tính kỳ cục nào đó để đưa ông ra khỏi cái nhóm thường tình. Ông chỉ là một người đàn ông thẳng thắn, chân thật, tốt bụng và chán ngắt. Có thể người sẽ ngưỡng mộ những phẩm chất tốt đẹp của ông, nhưng lại tránh chơi thân với ông. Ông ta chả là cái gì cả. Chắc chắn ông là một thành viên xứng đáng của xã hội, một người chồng và một người cha tốt, một người môi giới chân thật; nhưng chẳng có lý do nào để phí thì giờ với ông ta.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
7
Mùa hè sắp tới, từng cơn gió nóng tốc bụi mịt mù. Những người tôi quen đều đang chuẩn bị đi xa. Bà Strickland sẽ đưa gia đình ra bờ biển Norfolk để các con tắm biển và chồng chơi gôn. Chúng tôi tạm biệt nhau và hẹn gặp lại vào mùa thu. Nhưng vào ngày cuối cùng trước khi rời thành phố, khi bước ra khỏi cửa hàng bách hóa, tôi đã gặp bà ta cùng với cậu con trai và cô con gái. Cũng như tôi, bà đang đi mua sắm lần cuối cùng trước khi rời Luân Đôn. Cả hai chúng tôi đều cảm thấy nóng nực và mệt mỏi. Tôi đề nghị đi ăn kem trong công viên.
Tôi nghĩ rằng bà Strickland rất sung sướng giới thiệu với tôi những đứa con của bà và bà đã mau mắn nhận lời mời. Hai cô cậu trông có duyên hơn trong ảnh và người mẹ có lý do để hãnh diện về con mình. Tôi còn trẻ nên họ cũng cảm thấy đôi chút ngại ngùng, nhưng họ vui vẻ nói hết chuyện này đến chuyện khác. Họ là những thiếu niên trẻ trung, khỏe mạnh và vô cùng dễ thương. Chúng tôi ngồi dưới bóng cây v cảm thấy dễ chịu làm sao!
Một giờ sau, họ xúm xít lên xe taxi về nhà còn tôi thì vẩn vơ đến câu lạc bộ. Tôi cảm thấy hơi cô đơn và với chút ít ghen tị tôi nghĩ đến đời sống vui vẻ của gia đình mà tôi vừa thoáng thấy. Trông họ có vẻ hết lòng thương yêu nhau. Họ có những mẩu chuyện vui nho nhỏ riêng tư mà người ngoài không thể nào hiểu được, những mẩu chuyện đó làm họ rất vui. Có lẽ dựa theo tiêu chuẩn xem những lời ứng đối sắc sảo là trên hết nên Charles Strickland bị đánh giá là khù khờ, chán ngấy. Nhưng trí thông minh của ông thích hợp với những người thân quanh ông và đó chính là giấy thông hành không những đưa đến thành công một cách hợp lý mà còn hơn thế nữa, đưa đến hạnh phúc. Bà Strickland là một phụ nữ duyên dáng và bà ta yêu ông. Tôi đã hình dung được cuộc sống của họ, không bị xáo trộn bởi
https://thuviensach.vn
một chuyện bất ngờ không may nào, một cuộc sống lương thiện đứng đắn, và, bởi vì có được hai đứa con mạnh khỏe và vui vẻ ấy, rõ ràng cuộc sống ấy được dành để tiếp tục những truyền thống bình thường của nòi giống và
địa vị của họ một cách thật là có ý nghĩa. Họ sẽ già đi mà không hề hay biết; họ sẽ thấy con trai và con gái mình đến tuổi trưởng thành, rồi lập gia đình; cô con gái xinh đẹp sẽ là một người mẹ tương lai của nhiều đứa con khỏe mạnh, còn cậu con trai can đảm, bảnh bao kia chắc sẽ là một quân nhân; và cuối cùng, sau những năm nghỉ hưu sống sung túc và xứng đáng trong tình thương chan hòa của con cháu, cuộc đời hạnh phúc không phải là vô ích của họ, ở đỉnh cao của tuổi tác, sẽ kết thúc dưới nấm mồ.
Đó hẳn là câu chuyện của vô số cặp vợ chồng, và cái khuôn mẫu của cuộc sống ấy có một vẻ đẹp giản dị. Nó nhắc người ta nhớ đến một dòng suối yên tĩnh, uốn khúc êm ả xuyên qua đồng cỏ xanh tươi và rợp bóng những cành cây râm mát, và cuối cùng đổ ra biển cả mênh mông. Nhưng biển cả yên tĩnh quá, lặng lẽ quá, hờ hững quá đến nỗi một trạng thái băn khoăn mơ hồ bất chợt cũng làm bạn khó chịu. Có thể một sự lệch lạc nào đó trong bản chất của tôi đã tạo cho tôi những suy nghĩ như thế, nhưng trong những ngày ấy nó khuấy mạnh trong tôi, khiến tôi cảm thấy một cuộc sống như thế, cuộc sống mà đa số người đã chọn, có một cái gì đó lầm lạc sai sót. Tôi thừa nhận giá trị xã hội của nó, tôi thấy sự hạnh phúc được định đoạt của nó, nhưng một cơn sốt trong huyết quản của tôi đòi hỏi dòng đời phải sóng gió hơn. Dường như tôi thấy có một cái gì đó đang báo động trong những niềm vui thanh thản như thế. Trong trái tim tôi bùng lên niềm ao ước một cuộc sống gian nguy hơn. Tôi không sợ phải vượt qua dốc đứng và bãi ngầm nếu chúng mang lại cho tôi những đổi thay và sự kích thích của cái bất ngờ.
https://thuviensach.vn
8
Đọc lại những điều mình đã viết về gia đình Strickland, tôi ý thức được rằng những điều ấy có vẻ mù mờ. Có thể tôi đã không khoác cho họ những đặc tính làm cho những nhân vật của một cuốn sách sống như thật; và tự hỏi đó có phải là lỗi của tôi không, tôi vắt óc nhớ lại những cách diễn đạt có thể làm cho họ sống động. Tôi cảm thấy rằng, bằng cách dựa vào một cố tật về lời nói hoặc một thói quen kỳ cục, có thể tôi sẽ tạo cho họ một sự quan trong đặc biệt nào đó. Khi sống họ giống như những hình ảnh trong một tấm thảm cổ, chúng không tự tách ra khỏi cái nền hậu cảnh, và nếu nhìn từ xa hình như chúng mất hẳn những đường nét riêng để bạn chỉ còn thấy một mảng màu đẹp nào đó thôi. Lý do để bào chữa của tôi là cái ấn tượng mà họ tạo được nơi tôi thì không thể nào khác đi được. Bạn sẽ tìm thấy cũng chính điều mù mờ đó nơi những người mà cuộc sống là một bộ phận của cơ chế xã hội, họ chỉ tồn tại được trong đó và nhờ đó mà thôi. Họ giống như những tế bào trong thân thể, cần thiết, nhưng ngay trong lúc còn khỏe mạnh, chúng mất hút trong cái tổng thể quan trọng ấy. Gia đình Strickland là một gia đình trung bình thuộc giới trung lưu. Một phụ nữ hiếu khách và duyên dáng, với một niềm say mê vô hại những con sư tử nhỏ của giới văn chương, một người đàn ông thẫn thờ, làm tròn bổn phận của mình trong cuộc sống mà một đấng Thượng đế nhân từ đã đặt để; và hai người con xinh đẹp, khỏe mạnh. Không gì có thể thường tình hơn. Tôi không biết có điều gì nơi họ kích động được sự chú ý của người hiếu kỳ.
Khi tôi nghĩ lại về tất cả những gì xảy ra sau đó, tôi tự hỏi mình có đần độn không khi không thấy ít nhất là một cái gì đó vượt ra ngoài sự tầm thường nơi con người Charles Strickland. Có lẽ thế. Tôi nghĩ rằng tôi đã tích lũy trong những năm từ lúc đó đến nay một kiến thức đúng đắn về con người; nhưng cho dù khi gặp gia đình Strickland lần đầu tiên tôi đã có được
https://thuviensach.vn
kinh nghiệm đang có ngày nay, thì tôi vẫn không tin rằng mình sẽ phán đoán họ một cách khác đi. Nhưng bởi vì tôi biết rằng con người thì thật là bất thường, nên tôi không quá ngạc nhiên về cái tin đến tai tôi ngày tôi trở về Luân Đôn vào đầu mùa thu năm ấy.
Tôi về chưa được hai mươi bốn giờ đồng hồ thì tình cờ gặp cô Rose Waterford trên đường Jermyn.
- Trông chị có vẻ vui lắm, - tôi nói. - Có chuyện gì thế?
Cô ta mỉm cười và cặp mắt ánh lên một vẻ ranh mãnh mà tôi đã từng biết. Điều đó có nghĩa là cô đã nghe được một chuyện tai tiếng nào đó về một người bạn của cô ta. Và bản năng của một người nữ văn sĩ thì bao giờ cũng nhạy bén.
- Anh đã gặp Charles Strickland rồi chứ?
Không những gương mặt mà cả thân thể của cô ta toát ra một vẻ mau mắn. Tôi gật đầu. Tôi tự hỏi phải chăng anh chàng tội nghiệp ấy đã bị nện ở Sở Giao dịch chứng khoán hoặc bị một chiếc xe buýt hai tầng nào đó đụng phải rồi chăng.
- Thế có đáng sợ không chứ? Ông ta đã bỏ vợ mà đi rồi.
Chắc cô Waterford cảm thấy rằng cô không thể đứng trên lề đường Jermyn mà xét xử khách quan được, cho nên, như một nghệ sĩ, cô vất cho tôi cái sự việc chỉ vỏn vẹn chừng ấy rồi tuyên bố không biết thêm chi tiết nào nữa. Đối với cô, tôi không thể bất công mà cho rằng một chuyện vặt vãnh như thế thì không có gì cản trở để cô nói ra, nhưng cô ta vẫn ngoan cố.
https://thuviensach.vn
- Tôi nói cho anh biết rằng tôi không biết gì cả. - Cô ta nói để đáp lại những câu hỏi đầy thắc mắc của tôi, rồi kèm một cái nhún vai lửng lơ cô nói tiếp. - Tôi tin rằng có một cô gái làm ở một phòng trà trong thành phố vừa bỏ nơi làm việc.
Cô ta mỉm cười với tôi, rồi quả quyết rằng phải đến gặp ông nha sĩ, cô vui vẻ bước đi. Tôi thấy thích thú nhiều hơn là lo lắng. Vào những ngày ấy kinh nghiệm của tôi về cuộc đời lúc đầu thật là ít ỏi, một sự việc bất ngờ xảy ra cho một người tôi quen cũng kích động tôi y như tôi đọc nó trong sách. Tôi thú nhận rằng thời gian đã làm cho tôi quen với những việc bất ngờ loại này từng xảy ra cho những người tôi quen biết. Nhưng dầu sao lúc ấy tôi cũng xúc động. Ông Strickland khi đó chắc đã bốn mươi tuổi, tôi nghĩ thật đáng ghê tởm cho một người đàn ông ở vào cái tuổi ấy mà còn dính líu tới những chuyện yêu đương. Với cái hợm hĩnh của tuổi còn quá trẻ, tôi đặt tuổi ba mươi lăm làm cuối cùng để một anh đàn ông có thể yêu đương mà không hóa rồ. Và, cái tin này làm cho tôi hơi bối rối, vì từ miền quê, tôi đã viết thư cho bà Strickland báo ngày về của tôi, có nói thêm rằng trừ phi tôi nhận được một tin gì ngược lại, còn không thì tôi sẽ đến dùng với bà một tách trà vào một ngày nào đó. Vậy mà mãi đến nay tôi vẫn chưa nhận được một chữ nào của bà Strickland. Bà muốn gặp lại tôi hay không muốn? Có thể sự bối rối vào lúc này đã làm bà ta quên khuấy đi bức thư của tôi. Có lẽ khôn ngoan nhất là tôi không nên tới. Mặt khác, có thể bà muốn giữ kín sự việc đã xảy ra và, về phần tôi, thật là quá vô ý nếu tỏ ra một dấu hiệu gì cho thấy là cái tin quái đản đó đã đến tai tôi. Tôi bị dằn vặt giữa mối e ngại làm tổn thương đến tình cảm của một người đàn bà dễ mến và nỗi sợ hãi đang ở trong tình trạng đó. Tôi cảm thấy chắc bà đang đau khổ và tôi không muốn nhìn nỗi khổ đau nào mà tôi không thể giúp đỡ gì. Nhưng trong thâm tân tôi lại ao ước - điều khiến tôi hơi hổ thẹn - muốn xem thử bà ta chịu đựng nó thế nào. Tôi không biết phải làm gì.
https://thuviensach.vn
Sau cùng, tôi chợt nghĩ ra là cứ ghé thăm như thể không có chuyện gì xảy ra, và bảo người hầu gái hỏi xem bà Strickland có tiện tiếp tôi hay không. Đây sẽ là dịp để bà tống khứ tôi. Nhưng rồi tôi lại đâm ra bối rối khi nói với người hầu gái câu mà tôi đã chuẩn bị, và khi ngồi trong một hành lang tối chờ đợi câu trả lời, tôi phải vận dụng hết cả nghị lực mới khỏi bỏ đi. Cô hầu gái trở lại. Cử chỉ của cô ta đã cho trí tưởng tượng bị kích động của tôi biết đầy đủ về tai họa đã xảy ra trong nhà.
- Xin mời ông đi lối này. - Cô ta nói.
Tôi theo cô gái vào trong phòng khách. Những tấm sáo cửa sổ được kéo nửa chừng cho căn phòng hơi tối lại. Bà Strickland đang ngồi quay lưng ra phía sáng. Người anh rể của bà, đại tá MacAndrew, đứng trước lò sưởi, đang sưởi ấm lưng ở chỗ ngọn lửa đã tắt. Đối với tôi, việc tôi bước vào có vẻ hết sức ngượng nghịu. Tôi đoán rằng việc tôi đến đã làm cho họ bất ngờ, và bà Strickland cho tôi vào chỉ vì bà ta đã quên tống khứ tôi ra mà thôi. Tôi nghĩ là ông đại tá không bằng lòng với sự cắt ngang này.
- Tôi hoàn toàn không biết chắc là chị có mong đợi tôi không? - Tôi nói, cố làm ra vẻ vô tình.
- Dĩ nhiên là có. Anne sẽ mang trà vào ngay thôi.
Ngay cả trong phòng tối, tôi cũng không thể nào không thấy rằng gương mặt của bà Strickland sưng húp vì nhiều. Nước da của bà vốn không đẹp giờ trở nên thô ráp.
- Anh còn nhớ người em bạn rể của tôi chứ? Anh đã gặp cậu ấy tại bữa ăn tối ở đây, ngay trước những ngày nghỉ ấy.
https://thuviensach.vn
Chúng tôi bắt tay nhau. Tôi cảm thấy rụt rè đến nỗi không nghĩ ra được một điều gì để nói nhưng bà Strickland đã tiếp cứu tôi. Bà hỏi tôi đã làm gì trong suốt mùa hè qua và với sự giúp đỡ này thì tôi tìm được một câu chuyện để nói cho đến khi trà được mang vào. Ông đại tá hỏi xin một ly uytxki sôđa.
- Em cũng nên dùng một ly, Amy ạ, - ông ta nói.
- Không, em thích dùng trà hơn.
Đây là lần đầu tiên cho thấy có một điều không may gì đó đã xảy ra. Tôi không chú ý gì đến điều ấy và cố gợi chuyện với bà Strickland. Ông đại tá vẫn còn đứng trước lò sưởi, không nói một lời. Tôi tự hỏi phải làm sao để có thể rút lui ngay một cách lịch sự và tôi thắc mắc tại sao bà Strickland đã cho tôi vào. Trong phòng không có chưng hoa, và những đồ trang trí lặt vặt khác đã được dẹp đi trong suốt mùa hè cũng chưa được đặt lại. Có một cái gì đó ảm đạm và cứng nhắc trong căn phòng mà thường ngày có vẻ rất thân mật; nó gây cho bạn một cảm giác kỳ cục, như thể có một người chết đang nằm đằng sau bức tường. Tôi dùng trà xong.
- Anh hút thuốc chứ? - Bà Strickland hỏi.
Bà nhìn quanh tìm hộp thuốc, nhưng không thấy nó đâu.
- Tôi e rằng không còn điếu nào.
Thình lình bà bật khóc nức nở và vội vàng ra khỏi phòng.
Tôi giật nảy mình. Bây giờ tôi mới nghĩ ra rằng việc thiếu những điếu thuốc, mà thường lệ do chồng bà mang đến, đã bắt bà nhớ đến ông ta, và cái cảm giác mới mẻ về những tiện nghi nhỏ bé quen thuộc đang mất đi gây
https://thuviensach.vn
cho bà một nỗi đau bất ngờ. Bà nhận ra rằng nếp sống trước đây đã tan biến và kết thúc rồi. Không thể nào giữ những hình thức giao tế giả vờ của chúng tôi lâu hơn nữa.">
- Tôi chắc rằng ông muốn tôi đi cho rảnh. - Tôi vừa nói với ông đại tá vừa đứng lên.
- Tôi nghĩ là anh đã nghe nói việc con người đê tiện đó đã bỏ cô ấy. - Ông ta hét to lên.
Tôi ngần ngừ do dự.
- Ông biết thường thì người ta ngồi lê đôi mách như thế nào rồi. - Tôi đáp. - Tôi nghe nói mơ hồ rằng có một chuyện gì đó.
- Hắn đã bỏ trốn. Hắn đi Pari với một người đàn bà. Hắn bỏ rơi Amy không để lại một xu.
- Thật là đáng buồn. - Tôi nói và không biết nói thêm điều gì nữa.
Ông đại tá nốc một ngụm uytxki. Ông là một người đàn ông cao lớn, gầy, trạc năm mươi tuổi, để một bộ râu mép cong quặp xuống và mái tóc màu xám. Ông có đôi mắt xanh nhạt và một cái miệng thiếu nghị lực. Tôi vẫn còn nhớ từ lần gặp gỡ đầu tiên, ông có một gương mặt ngớ ngẩn và rất tự hào về việc trong mười năm trời trước khi rời quân đội ông đã chơi pôlô ba ngày mỗi tuần.
- Tôi không nghĩ rằng bà Strickland muốn bị tôi quấy rầy lúc này đâu. - Tôi nói. - Xin ông nói lại với bà ấy rằng tôi rất tiếc đã làm phiền bà. Nếu tôi có thể làm được việc gì, tôi rất sẵn lòng.
Ông không để ý gì đến lời tôi nói.
https://thuviensach.vn
- Tôi không biết rồi cô ấy sẽ ra sao. Còn mấy đứa con nữa chứ. Bọn nó sống bằng không khí à? Mười bảy năm rồi.
- Mười bảy năm gì thế nhỉ?
- Họ đã cưới nhau ấy, - ông nổi cáu. - Tôi không bao giờ ưa hắn ta được. Dĩ nhiên hắn là anh em bạn rể với tôi và tôi cũng đã cố chịu đựng. Anh nghĩ hắn là một người quí phái à? Đáng lẽ cô ấy đừng bao giờ lấy hắn thì hơn.
- Chuyện không thể cứu vãn được nữa s
- Chỉ còn một việc để cô ấy làm là ly dị hắn. Đó là điều tôi đang nói với cô ấy thì anh vào. “Em hãy khai pháo bằng một đơn xin ly dị, Amy ạ”, tôi đã nói thế. “Em phải làm thế vì em, phải làm thế vì các cháu”. Tốt hơn hết là hắn đừng để tôi thấy mặt. Tôi sẽ đập hắn chết tươi.
Tôi không khỏi suy nghĩ rằng ông đại tá MacAndrew khó có thể làm được chuyện này, vì tôi biết Strickland là một người lực lưỡng đáng gờm, nhưng tôi không nói gì thêm. Thật là đáng lo khi nền luân lý bị xúc phạm
không có được sức mạnh của cánh tay để trừng trị trực tiếp người có tội. Tôi lại định rút lui thì bà Strickland trở lại. Bà đã lau khô nước mắt và đánh phấn lên mũi.
- Xin lỗi, tinh thần tôi đột ngột suy sụp, - bà ta nói. - Tôi rất mừng anh chưa đi.
Bà ngồi xuống. Tôi không biết phải nói gì. Tôi cảm thấy rụt rè khi đề cập đến những chuyện không liên hệ gì đến mình. Dạo đó tôi chưa biết cái tật
https://thuviensach.vn
khó chừa của phụ nữ là thích kể chuyện riêng tư của mình với bất cứ ai sẵn lòng lắng nghe. Bà Strickland hình như đang cố đấu tranh với chính mình.
- Người ta có bàn tán gì về chuyện đó không? - Bà ta hỏi.
Tôi sửng sốt vì bà ta kể như tôi đã biết tất cả chuyện bất hạnh trong gia đình bà.
- Tôi vừa mới về. Người duy nhất mà tôi gặp là cô Rose Waterford. Bà Strickland đan tay vào nhau.
- Xin anh cho tôi biết chính xác điều cô ta nói. - Và khi tôi còn đang do dự, bà nài nỉ: - Tôi đặc biệt muốn biết đấy.
- Chị biết cái cách người ta thường bàn tán với nhau. Cô ta không đáng tin cậy lắm, phải thế không? Cô ấy bảo chồng chị đã bỏ chị.
- Chỉ có thế thôi à?
Tôi không muốn lặp lại lời của cô Rose Waterford về một cô gái làm phòng trà nọ. Tôi đã nói dối.
- Cô ấy không nói gì về chuyện anh ấy đi với một người nào đó à? - Không.
- Đó là điều duy nhất tôi muốn biết.
https://thuviensach.vn
Tôi hơi bối rối, nhưng dầu sao tôi hiểu rằng bây giờ mình có thể ra về được rồi. Khi bắt tay bà Strickland, tôi nói với bà rằng nếu tôi có thể làm được gì giúp ích bà thì tôi rất sẵn lòng. Bà mỉm cười mệt mỏi.
- Cám ơn anh rất nhiều. Tôi không biết người ta có thể giúp tôi được việc gì.
Vì quá rụt rè không diễn tả được niềm cảm thông của mình nên tôi quay sang chào tạm biệt ông đại tá. Ông không bắt tay tôi.
- Tôi cũng đi đây. Nếu anh đi đường Victoria, tôi sẽ cùng đi với anh. - Rất tốt, - tôi nói. - Ta đi thôi.
https://thuviensach.vn
9
- Đây là một chuyện khủng khiếp, - ông ta nói khi chúng tôi ra đến đường phố.
Tôi hiểu rõ rằng ông cùng tôi ra về để bàn cãi một lần nữa điều mà ông đã bàn cãi hàng giờ với cô em vợ.
- Anh biết đấy, chúng tôi không biết người đàn bà đó là ai, - ông nói. - Tất cả điều chúng tôi biết là con người đê tiện đó đã đi Pari.
- Tôi nghĩ là họ đã sống với nhau rất đầm
- Như vậy đấy. Này nhé, trước lúc anh đến, Amy cho biết họ chưa bao giờ cãi nhau trong suốt cuộc sống vợ chồng của họ. Anh biết Amy đấy. Sẽ không bao giờ có một người đàn bà nào tốt hơn thế trên quả đất này.
Vì những lời tâm sự này đổ dồn vào tôi, nên tôi thấy không hại gì nếu tôi có hỏi thêm vài câu.
- Nhưng có phải ông muốn nói rằng bà ấy không nghi ngờ gì cả phải không?
- Không nghi gì cả. Suốt tháng tám anh ta đã ở với cô ấy và các con tại Norfolk. Anh ta vẫn như thuở nào. Vợ tôi và tôi đã xuống ở đó hai, ba ngày, tôi đã chơi gôn với anh ta. Anh ta trở về thành phố vào tháng chín để đưa người bạn kinh doanh đi xa, còn Amy ở lại nơi nghỉ hè. Họ đã thuê một cái nhà trong sáu tuần lễ, và đến cuối thời hạn thuê nhà, chị ấy viết thư
https://thuviensach.vn
báo cho anh ta biết ngày về Luân Đôn. Anh ta trả lời từ Pari. Anh ta bảo rằng anh ta đã quyết định không sống chung với chị ấy nữa.
- Ông ấy có cho biết tại sao không?
- Anh bạn thân mến của tôi ơi, anh ta chẳng giải thích gì cả. Tôi đã xem bức thư. Không quá mươi dòng.
- Điều đó thật lạ lùng.
Lúc ấy tình cờ chúng tôi đi băng qua đường, và xe cộ qua lại làm chúng tôi không nói chuyện được. Điều mà đại tá MacAndrew đã nói với tôi dường như không chắc chắn lắm; tôi nghi rằng bà Strickland, vì những lý do riêng tư nào đó, đã giấu không cho ông ta biết một số chi tiết. Rõ ràng là một người đàn ông sau mười bảy năm chung sống sẽ không bỏ vợ mình nếu không có những sự việc khiến cho cơm không lành canh không ngọt. Ông đại tá bắt kịp tôi và nói:
- Dĩ nhiên, anh ta không đưa ra một lời giải thích nào ngoại trừ việc anh ta bỏ đi với một người đàn bà. Tôi cho rằng anh ta nghĩ rồi chị ấy sẽ tự mình hiểu ra chuyện đó thôi. Anh ta thuộc loại người như thế đó.
- Bà Strickland rồi sẽ làm gì?
- Điều trước tiên là phải xác minh vấn đề. Chính tôi sẽ đi Pari. - Còn công việc làm ăn của ông ta thì sao?
- Mưu mô xảo quyệt là ở chỗ đó. Trong năm qua anh ta đã co vòi lại rồi. - Ông ta có bảo với người bạn kinh doanh là sẽ ra đi không?
https://thuviensach.vn
- Không một lời nào.
Đại tá MacAndrew biết rất lơ mơ về chuyện làm ăn, còn tôi thì không biết gì hết, vì thế tôi hoàn toàn không hiểu trong những điều kiện nào mà Strickland bỏ công việc làm ăn của ông ta được. Có những sự việc cho thấy là người bạn kinh doanh bị bỏ rơi ấy rất tức giận và dọa sẽ đi kiện. Nghe đâu khi mọi chuyện được giải quyết xong ông ta còn phải móc túi bỏ ra bốn, năm trăm bảng Anh.
- Rất may là đồ đạc trong nhà đều đứng tên của Amy. Dầu sao thì cô ấy cũng còn những thứ đó.
- Có phải ông muốn ám chỉ điều đó khi nói bà ấy không có lấy một silinh không?
- Đúng thế. Cô ấy có khoảng hai, ba trăm bảng Anh và đồ đạc. - Nhưng bà ấy sẽ sống thế nào?
- Có trời mới biết.
Sự việc hình như trở nên phức tạp hơn, và bằng những lời chửi rủa hằn học, ông đại tá làm tôi còn rối mù hơn là cho tôi biết thêm được một cái gì. Tôi rất sung sướng là khi ông ta nhìn thấy chiếc đồng hồ của cửa hàng bách hóa quân đội và hải quân ông ta chợt nhớ đến cuộc hẹn đánh bài tại câu lạc bộ và thế là ông bỏ tôi để băng qua công viên Saint James.
https://thuviensach.vn
10
Một hai ngày sau, bà Strickland gửi cho tôi một bức thư ngắn hỏi tôi có thể đến gặp bà vào buổi tối hôm đó sau giờ ăn không. Tôi đến và thấy bà ngồi một mình. Chiếc áo đen của bà, giản dị đến khắc khổ, nói lên tâm trạng mất mát của bà, và tôi ngây thơ lấy làm lạ rằng mặc dù bị xúc động thật sự, bà vẫn có thể ăn mặc hợp với hoàn cảnh theo quan niệm của bà về sự đoan trang.
- Anh có bảo là nếu tôi cần anh làm một việc gì thì anh sẽ không ngần ngại làm việc đó, phải không? - Bà ta nhắc tôi.
- Hoàn toàn đúng thế.
- Anh có thể đi Pari để gặp Charlie không?
- Tôi ấy à?
Tôi sửng sốt. Tôi nghĩ mình mới chỉ gặp ông ấy một lần thôi. Tôi không biết bà ta muốn tôi làm gì nữa.
- Fred nhất quyết đi đấy! - Fred là đại tá MacAndrew. - Nhưng tôi hiểu cậu ấy không phải là người nên đi. Cậu ấy sẽ chỉ làm cho sự việc thêm tồi tệ hơn mà thôi. Tôi không biết nhờ ai khác.
Giọng của bà hơi run, và tôi thấy có kẻ tàn ác mới ngập ngừng do dự.
- Nhưng tôi chưa hề nói chuyện với chồng chị được hơn một câu. Anh ấy đâu biết tôi. Chắc chắn anh ấy sẽ bảo tôi cút đi mà thôi.
https://thuviensach.vn
- Việc ấy có hề hấn gì, - bà Strickland mỉm cười nói.
- Nói cho rõ, chị muốn tôi làm gì nào?
Bà ta không trả lời thẳng.
- Tôi nghĩ, anh ấy không quen biết anh thì thuận lợi hơn. Anh thấy đó, thật sự không bao giờ anh ấy thích Fred, anh ấy nghĩ rằng ông ta là một người ngu dốt, ông ta còn chưa hiểu được lính kia mà. Fred sẽ nổi giận rồi cãi vã và sự việc sẽ còn tồi tệ hơn chứ không tốt đẹp hơn. Nếu anh nói anh thay tôi mà đến, anh ấy sẽ không thể nào từ chối nghe anh nói được.
- Tôi quen biết chị chưa được lâu lắm, - tôi đáp. - Tôi không biết người ta sẽ giải quyết một trường hợp như thế này ra sao nếu không biết được tất cả mọi chuyện không liên quan gì đến mình. Sao đích thân chị không đến gặp anh ấy?
- Anh quên là anh ấy không ở một mình.
Tôi nín lặng. Tôi hình dung ra cảnh mình đến gặp Charles Strickland và đưa tờ danh thiếp của mình. Tôi thấy ông ta cầm nó giữa hai ngón tay đi vào phòng.
- Do đâu tôi được cái vinh hạnh này?
- Tôi đến gặp ông về chuyện vợ ông.
- Vậy đấy. Khi anh bạn lớn tuổi hơn một chút, chắc chắn anh bạn biết cái lợi ích của việc chỉ để tâm đến việc riêng của mình thôi. Nếu anh bạn chịu
https://thuviensach.vn
khó quay đầu về bên trái một chút, anh bạn sẽ thấy cửa đi ra. Chúc anh bạn một buổi chiều vui vẻ.
Tôi thấy trước rằng thật khó rút lui mà không bị xúc phạm gì, tôi ao ước phải chi mình đừng trở về Luân Đôn trước khi bà Strickland giải quyết xong những khó khăn của bà. Tôi liếc nhìn bà. Bà đang đắm chìm trong suy nghĩ. Rồi bà ngước nhìn tôi, thở dài não nuột và mỉm cười.
- Thật chuyện không ngờ, - bà nói. - Chúng tôi cưới nhau được mười bảy năm rồi. Tôi không bao giờ tưởng tượng được Charlie lại là hạng người có thể mê đắm một ai khác. Chúng tôi luôn luôn sống với nhau rất đầm ấm. Dĩ nhiên, tôi có nhiều sở thích mà anh ấy không chia sẻ được.
- Chị đã khám phá ra ai chưa? - Tôi hoàn toàn không biết phát biểu ý mình thế nào. - Ai là người cùng đi với anh ấy?
- Không. Hình như không ai có thể tưởng tượng nổi. Chuyện quá lạ. Thường khi người đàn ông phải lòng một cô nào người ta thấy họ sinh hoạt chung với nhau, ăn uống hoặc làm một việc gì đó, và bạn bè của cô nàng thường sẽ báo cho người vợ biết không được báo gì cả. Không có gì cả. Bức thư của anh ấy đến như một tiếng sét. Tôi nghĩ anh ấy được hạnh phúc trọn vẹn mà.
Bà bắt đầu khóc, thật tội nghiệp; và tôi cảm thấy xót xa cho bà. Nhưng được một lát bà đã bình tĩnh hơn.
- Thực không hay ho gì mà xử sự như một người ngu đần. - Bà vừa nói vừa lau nước mắt. - Điều duy nhất là quyết định xem làm gì là tốt nhất.
Bà ta lại tiếp tục nói chuyện này sang chuyện khác, lúc thì về khoảng thời gian gần đây, khi thì về buổi gặp mặt lần đầu và cuộc hôn nhân của họ.
https://thuviensach.vn
Nhưng bây giờ thì tôi bắt đầu hình thành được một bức tranh mạch lạc rõ ràng về cuộc sống của họ, và hình như những phỏng đoán của tôi không phải là không đúng. Bà Strickland là con gái của một công chức Anh ở Ấn Độ, khi về hưu ông đã định cư trong vùng này, nhưng theo thói quen hàng năm vào tháng tám ông đưa gia đình đến Eastbourne để đổi gió. Và tại nơi đây, năm hai mươi tuổi, bà đã gặp Charles Strickland; lúc ấy ông này hai mươi ba. Họ chơi quần vợt với nhau, cùng đi dạo trên con đường dọc bờ biển, cùng nghe gánh hát rong người da đen ca hát, và bà đã quyết định lấy ông trước khi ông ngỏ ý cầu hôn một tuần lễ. Họ sống ở Luân Đôn, ban đầu ở Hampstead, rồi khi ông đã khấm khá hơn, thì chuyển vào nội thành. Họ sinh được hai người con.
- Anh ấy luôn luôn tỏ ra rất yêu thương các con. Cho dầu anh ấy có chán tôi đi nữa, thử hỏi anh ấy có lòng dạ nào bỏ chúng cho được. Ngay cả bây giờ tôi cũng không thể nào tin đó là sự thật.
Sau cùng bà cho tôi xem bức thư mà ông đã viết. Tôi tò mò muốn xem, nhưng lại không dám hỏi tới.
“Amy yêu mến của anh,
Anh nghĩ rằng em sẽ nhận thấy mọi việc trong nhà đều đâu vào đó. Anh đã nói lại cho Anne những điều em dặn dò. Bữa ăn tối sẽ sẵn sàng cho em và các con khi em về đến nhà. Anh sẽ không còn ở đó để gặp em. Anh đã quyết định sống xa em, anh sẽ đi Pari ngay sáng nay. Anh sẽ gửi bức thư này khi đến nơi. Anh sẽ không trở về. Anh đã quyết định dứt khoát.
Anh,
CHARLES STRICKLAND
https://thuviensach.vn
- Không một lời giải thích hoặc hối tiếc. Anh không nghĩ là tàn nhẫn à? - Thật là một bức thư kỳ lạ trong hoàn cảnh như thế này. - Tôi trả lời.
- Chỉ có một lời giải thích, đó là hiện giờ anh ấy không còn là anh ấy nữa. Tôi không biết người đàn bà này là ai mà chộp được anh ấy, nhưng cô ả đã biến anh ấy thành một người đàn ông khác rồi. Rõ ràng sự việc diễn tiến đã lâu rồi.
- Điều gì khiến chị nghĩ thế?
- Fred đã khám phá ra điều đó. Mỗi tuần chồng tôi đến câu lạc bộ ba bốn đêm để chơi bài britgiơ, anh ấy bảo thế. Nhưng khi Fred kể với một người quen là hội viện trong câu lạc bộ đó là Charles chơi bài rất giỏi thì người đó rất ngạc nhiên. Anh ta nói từ trước đến nay chưa bao giờ thấy Charles trong phòng đánh bài. Bây giờ thì rõ ràng là khi tôi nghĩ rằng Charles đến câu lạc bộ thì thật ra là anh ấy đến với cô ả.
Tôi im lặng một lúc. Rồi tôi nghĩ về những đứa con.
- Chắc là rất khó giải thích với Robert. - Tôi nói.
- Ồ, tôi không bao giờ hé răng về chuyện này với cháu nào. Anh thấy đó, chúng tôi vừa về đến thành phố hôm trước thì hôm sau chúng nó phải trở lại trường học rồi. Tôi còn đủ tỉnh táo để bảo rằng bố các cháu phải đi xa vì công việc làm ăn.
Bà không dễ dàng gì giữ tỉnh táo và vô tư với điều bí mật bất ngờ đó trong lòng, cũng không tài nào có thể chú tâm đến mọi việc cần thiết để tiễn con cái đi được. Giọng nói của bà Strickland lại nghẹn ngào.
https://thuviensach.vn
- Hai đứa con yêu quí tội nghiệp rồi sẽ ra sao đây? Mẹ con chúng tôi sẽ sống thế nào đây?
Bà cố tự kiềm chế mình, và tôi thấy hai bàn tay của bà nắm chặt rồi lại nhả ra từng chặp. Thật đau lòng khủng khiếp.
- Dĩ nhiên là tôi sẽ ri nếu chị nghĩ tôi có thể làm được một điều tốt đẹp gì đó, nhưng chị cũng phải cho tôi biết rõ chị muốn tôi làm gì chứ?
- Tôi muốn anh ấy trở về.
- Theo như đại tá MacAndrew cho biết thì chị đã quyết định ly dị anh ấy mà.
- Tôi không bao giờ ly dị anh ấy. - Bà trả lời mạnh bạo và bất ngờ. - Hãy kể lại cho anh ấy biết tôi nói như thế. Anh ấy sẽ không bao giờ cưới được người đàn bà đó. Tôi cũng bướng bỉnh như anh ấy vậy, và tôi sẽ không bao giờ ly dị anh ấy. Tôi phải nghĩ đến các con của tôi chứ.
Tôi nghĩ bà ta nói thêm điều này để giải thích cho tôi thấy thái độ của bà, nhưng tôi lại nghĩ đó chỉ vì một sự ghen tuông rất thường tình hơn là vì nỗi lo lắng của một người mẹ.
- Chị còn yêu anh ấy không?
- Tôi không biết. Tôi muốn anh ấy trở về. Nếu anh ấy trở về chúng tôi sẽ bỏ qua tất cả những gì đã qua. Dẫu sao thì chúng tôi đã cưới nhau được mười bảy năm rồi. Tôi là một người đàn bà có đầu óc phóng khoáng. Tôi sẽ không để tâm đến điều anh ấy đã làm như thể tôi không biết gì về chuyện đó. Anh ấy phải biết rằng sự mê đắm của anh ấy sẽ không kéo dài lâu đâu.
https://thuviensach.vn
Nếu anh ấy trở về lúc này thì mọi chuyện có thể được giải quyết êm và sẽ không ai hay biết gì.
Tôi hơi dửng dưng khi thấy bà Strickland bị ảnh hưởng bởi những lời đồn nhảm, vì lúc ấy tôi chưa biết dư luận giữ một vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của người phụ nữ. Nó bao trùm lên những xúc cảm sâu sắc nhất của họ bằng bóng đen của sự giả dối.
Có người biết nơi Strickland ở. Người bạn kinh doanh của ông, trong một bức thư lời lẽ dữ dội gửi đến ngân hàng, mắng nhiếc ông đã giấu chỗ ở. Và Strickland, trong một bức thư trả lời hóm hỉnh và giễu cợt, đã cho người bạn kinh doanh cũ biết rõ nơi có thể gặp ông ta. Hình như ông đang ở trong một khách sạn.
- Tôi chưa hề nghe nói về nơi đó, - bà Strickland nói. - Nhưng Fred thì biết rõ. Anh ấy nói nơi đó rất sang.
- Chuyện như thế không thể kéo dài ở lứa tuổi của anh ấy được. - Bà nói. - Dù sao anh ấy cũng đã bốn mươi rồi. Đối với một thanh niên thì điều đó có thể hiểu được, nhưng nghĩ thật kinh khiếp đối với một người vào tuổi anh ấy, đã có con gần độ trưởng thành. Anh ấy sẽ không đủ sức chịu đựng nếp sống đó.
Trong lòng bà sự tức giận và nỗi đau khổ đang tranh chấp nhau quyết liệt.
- Anh hãy bảo anh ấy biết gia đình đang khóc thét lên mà gọi anh ấy. Mọi việc vẫn vậy, tuy nhiên mọi việc cũng khác đi rồi. Tôi không thể sống thiếu anh ấy được. Sớm muộn gì rồi tôi sẽ tự sát thôi. Hãy nói chuyện với anh ấy về quá khứ và tất cả những gì chúng tôi cùng trải qua với nhau. Tôi sẽ phải nói gì với các cháu khi chúng hỏi về anh ấy? Căn phòng của anh ấy
https://thuviensach.vn
vẫn như khi anh ấy rời bỏ nó. Nó đang mong chờ anh ấy đấy. Chúng tôi đang mong chờ anh ấy.
Bây giờ bà đã bảo cho tôi những điều tôi phải nói. Bà đã chuẩn bị cho tôi những câu trả lời cho từng sự lưu ý có thể của ông ta.
- Anh sẽ làm tất cả mọi chuyện trong khả năng để giúp tôi chứ? - Bà nói một cách đáng thương. - Hãy nói cho anh ấy biết tôi đang ở trong một tình trạng như thế nào.
Tôi thấy rằng bà muốn tôi kêu gọi đến lòng thương cảm của ông bằng mọi phương cách mà tôi có thể có. Bà đang khóc nức nở. Tôi chạnh lòng một cách khác thường. Tôi thấy căm phẫn sự tàn nhẫn lạnh lùng của Strickland, và tôi đã hứa làm tất cả những gì có thể làm được để đưa ông ta trở về. Tôi đồng ý đi vào hai ngày sau, và sẽ ở lại Pari cho đến khi đã làm được ít ra là một điều gì đó. Vì đã khuya và cả hai chúng tôi đều mệt lử do quá xúc động nên tôi từ biệt bà ra về.
https://thuviensach.vn
11">
Trong suốt cuộc hành trình, tôi cứ lo âu suy nghĩ về mục đích của chuyến đi. Bây giờ, không còn nhìn thấy cảnh tượng buồn khổ của bà Strickland nữa, tôi có thể suy xét vấn đề một cách bình tĩnh hơn. Tôi đâm bối rối về những mâu thuẫn thấy được trong cách cư xử của bà. Bà ta rất bất hạnh, nhưng để kích thích sự thương cảm của tôi, có thể bà đã cố phô bày nỗi bất hạnh ấy. Rõ ràng là bà có chuẩn bị trước để khóc, vì bà đã sửa soạn đầy đủ khăn tay. Tôi phục sự đắn đo tính trước của bà, nhưng nhìn lại có lẽ điều đó làm cho những giọt nước mắt của bà ta gây cảm xúc ít hơn. Tôi bị chấn động bởi mối nghi ngờ rằng trong con tim tan vỡ của bà nỗi đau đớn vì tình yêu bị khinh miệt đã được pha trộn với những day dứt dằn vặt của cái hư danh bị tổn thương, điều mà đối với đầu óc non trẻ của tôi quả thực là xấu xa. Lúc ấy tôi chưa biết được bản chất của con người mâu thuẫn như thế nào. Tôi không biết trong con người thành thật có bao nhiêu sự giả dối màu mè, trong con người cao thượng có bao nhiêu sự hèn hạ đê tiện, hoặc trong con người tội lỗi xấu xa có bao nhiêu sự tốt lành.
Nhưng có một cái gì đó có vẻ mạo hiểm trong chuyến đi này. Tinh thần tôi phấn chấn lên khi tôi đến gần Pari. Từ cái lập trường bi thảm, tôi cũng thấy được tôi, và tôi bằng lòng với vai trò người bạn được tin cậy có nhiệm vụ sẽ mang người chồng lỗi lầm về với người vợ sẵn sàng tha thứ. Tôi định sẽ gặp Strickland chiều hôm sau, vì theo bản năng tôi cảm thấy rằng phải chọn lựa kỹ giờ giấc. Để gây cho được sự cảm động, thì trước bữa ăn trưa hình như sẽ có ít hiệu quả. Đầu óc tôi không bao giờ tin rằng hạnh phúc vợ chồng có thể đến được trước bữa uống trà.
Tại khách sạn tôi ở, tôi đã hỏi thăm về khách sạn mà Charles Strickland đang ở. Nó có tên là Hôtel des Belges[18]. Nhưng tôi hơi ngạc nhiên vì người gác cổng chưa bao giờ nghe nói đến cái tên đó. Tôi được bà Strickland cho
https://thuviensach.vn
biết rằng đó là một nơi rộng rãi và lộng lẫy nằm phía sau đường Rivoli. Chúng tôi đã tìm ra nó trong một quyển chỉ dẫn. Khách sạn duy nhất mang cái tên đó nằm ở đường Des Moines. Khu phố không lịch sự, thậm chí không được đứng đắn nữa. Tôi lắc đầu.
- Chắc không phải nó, - tôi nói.
Người gác cổng nhún vai. Ở Pari không có một khách sạn nào khác mang cái tên đó. Như vậy, tôi nghĩ Strickland đã giấ của ông. Khi cho người bạn kinh doanh cái địa chỉ mà tôi biết đó, có lẽ ông ta muốn chơi xỏ ông kia. Không hiểu sao tôi lại có cảm giác là Strickland có óc khôi hài, và muốn đưa một anh mua bán cổ phần chứng khoán đang giận dữ đến Pari để lang thang như một thằng khùng tìm một cái nhà chẳng tiếng tăm gì trên một đường phố tầm thường. Tuy nhiên, tôi nghĩ tốt hơn là nên đi xem. Ngày hôm sau vào khoảng sáu giờ tôi đón một chiếc taxi đi đến đường Des Moines, nhưng xuống xe ở góc đường, bởi vì tôi thích đi bộ đến khách sạn và xem nó trước khi bước vào. Đó là một đường phố có những cửa tiệm nhỏ đáp ứng cho những nhu cầu của dân nghèo. Vào khoảng giữa con đường ấy, về bên trái hướng tôi đang đi, là khách sạn Hôtel des Belges. Khách sạn tôi ở đã khiêm tốn rồi, nhưng nó còn lộng lẫy hơn khách sạn này. Đó là một ngôi nhà cao, tồi tàn đã nhiều năm rồi không được sơn quét lại. Nó có vẻ bẩn thỉu đến nỗi những ngôi nhà hai bên trong xinh xắn và sạch sẽ ra. Các cửa sổ dơ bẩn đều đóng kín. Đây không phải là nơi Charles Strickland sống trong sự lộng lẫy tội lỗi với người đẹp vô danh mà vì cô ả này ông ta đã từ bỏ danh dự và trách nhiệm. Tôi phát bực vì cảm thấy mình đã bị lừa, và suýt nữa là tôi đã quay lại mà không hỏi thăm gì nữa. Tôi đã đi vào chỉ để sau này có thể nói cho bà Strickland biết rằng tôi đã làm hết sức mình.
Cửa ra vào khách sạn bên hông một cửa tiệm. Nó mở toang, và ngay bên trong là một tấm biển: Bureau au premier[19]. Tôi bước lên cái cầu thang
https://thuviensach.vn
chật chội, và trên đầu cầu thang là một loại hộp được ghép kính, bên trong có một cái bàn viết và hai chiếc ghế. Một chiếc ghế băng dài đặt bên ngoài, có lẽ người gác đêm ngủ những đêm khó chịu ở đó. Không có ai ở đó, nhưng bên dưới một cái chuông điện có ghi chữ garcon[20]. Tôi bấm chuông, và liền sau đó một người bồi xuất hiện. Anh ta là một thanh niên có cặp mắt len lét và nom ủ rũ. Anh ta mặc áo sơ mi dài tay và mang giày vải.
Không biết vì sao tôi chỉ hỏi thăm một cách cầu may.
- Chẳng hay ông Strickland có ở đây không vậy? - Tôi hỏi. - Số ba mươi hai. Lầu năm.
Tôi ngạc nhiên đến nỗi không nói được gì trong một lúc."> - Ông ta có ở nhà không?
Người bồi nhìn vào một tấm bảng trong văn phòng.
- Ông ta không để lại chìa khóa. Anh hãy lên và sẽ gặp.
Tôi cũng đã nghĩ ra một câu để hỏi thêm:
- Madame est là[21]?
- Monsieur est seul[22].
Người bồi ngờ vực nhìn tôi khi tôi bước lên cầu thang. Cầu thang tối và thiếu không khí. Có mùi ẩm mốc và hôi hám. Lên được ba lần cầu thang thì có một người đàn bà mặc áo khoác ngoài, tóc rối bời, mở một cánh cửa và lặng lẽ nhìn tôi khi tôi đi ngang qua. Sau cùng tôi lên được lầu năm và gõ
https://thuviensach.vn
cửa phòng số ba mươi hai. Có tiếng động bên trong và cánh cửa hé mở. Charles Strickland đứng trước mặt tôi. Ông không nói một lời nào. Rõ ràng là ông không nhận ra tôi.
Tôi cho biết tên. Tôi cố hết sức để có một vẻ thoải mái.
- Ông không nhớ ra tôi. Tháng bảy vừa rồi tôi đã được hân hạnh dùng bữa tối với ông.
- Anh vào đi, - ông ta nói một cách vui vẻ. - Tôi vui mừng được gặp anh. Anh ngồi xuống đi.
Tôi bước vào. Đó là một căn phòng rất nhỏ, đầy những đồ đạc kiểu thời Louis Philippe mà mọi người Pháp đều biết. Trên chiếc giường gỗ rộng một cái chăn lông vịt màu đỏ nằm thộn ra, một tủ quần áo lớn, một cái bàn tròn, một cái thau rửa mặt rất nhỏ và hai chiếc ghế nhồi bông bọc vải sọc đỏ. Mọi thứ đều bẩn thỉu và tồi tàn. Không có vẻ gì là xa hoa phù phiếm như lời đại tá MacAndrew đã mô tả một cách quả quyết. Strickland ném xuống sàn nhà đống quần áo chất nặng trên một chiếc ghế và tôi ngồi lên đó"> - Tôi có thể làm gì cho anh nào? - Ông hỏi.
Trong căn phòng nhỏ ấy ông có vẻ to lớn hơn là hình ảnh tôi còn nhớ về ông. Ông mặc một chiếc áo vét Norfolk cũ, và đã nhiều ngày rồi ông không cạo râu. Lần cuối cùng tôi gặp ông, ông có vẻ bảnh bao, nhưng trông không được thoải mái. Bây giờ thì lôi thôi lếch thếch nhưng trông ông hoàn toàn thoải mái. Tôi không biết ông sẽ nghe câu nói tôi đã chuẩn bị sẵn như thế nào.
- Tôi đến gặp ông thay mặt cho vợ ông đấy.
https://thuviensach.vn
- Tôi sắp đi uống một chút gì trước khi ăn tối. Anh cũng nên đi với tôi. Anh có thích rượu apxanh không?
- Tôi có thể uống được.
- Vậy thì đi.
Ông ta đội một chiếc mũ quả dưa bám đầy bụi.
- Có lẽ chúng ta cùng dùng bữa tối luôn thể. Anh còn mắc nợ tôi một bữa ăn tối, anh nhớ chứ?
- Chắc chắn rồi. Anh ở một mình chứ?
Tôi tự hào đã nêu được câu hỏi quan trọng đó một cách rất tự nhiên.
- Ồ phải. Thật sự tôi không nói chuyện với một ma nào đã ba ngày rồi. Tiếng Pháp của tôi không được ngon lành lắm.
Tôi tự hỏi khi đi trước ông xuống cầu thang, cái gì đã xảy ra cho cô gái trong phòng trà. Họ đã cãi nhau rồi à? Hay là sự mê đắm của ông đã qua rồi? Không có vẻ gì ông đã chuẩn bị cả năm trời để rồi lao mình vào chuyện tuyệt vọng như thế. Chúng tôi đi bộ đến đại lộ Clichy và ngồi vào bàn trên vỉa hè của một tiệm ăn lớn.
https://thuviensach.vn
12
Đại lộ Clichy vào giờ đó thật đông người, và nếu có óc tưởng tượng người ta có thể thấy trong số người qua lại những nhân vật của nhiều tiểu thuyết lãng mạn rẻ tiền. Có những anh thư ký và những cô bán hàng; bao người bạn cũ từ những trang sách của Honoré de Balzac bước ra; thành viên - nam có, nữ có - của các loại nghề nghiệp kiếm lợi bằng sự yếu đuối của con người. Trên đường phố của
những khu nghèo ở Pari có một sinh khí rộn rịp kích thích dòng máu ngời ta và chuẩn bị tâm hồn đón nhận những chuyện bất ngờ.
- Ông có biết rõ Pari không? - Tôi hỏi.
- Không, chúng tôi có lần đến đây để hưởng tuần trăng mật. Chỉ có lần đó thôi. - Làm thế nào mà anh biết được khách sạn này?
- Người ta giới thiệu. Tôi cần một thứ gì rẻ tiền.
Rượu apxanh được mang ra, và với sự trịnh trọng đúng mức, chúng tôi nhỏ giọt trên lớp đường đang tan.
- Tôi nghĩ là tôi nên nói ngay cho ông biết lý do đến gặp ông, - tôi nói khá lúng túng. Mắt ông ta long lanh.
- Tôi nghĩ không sớm thì muộn thế nào cũng có người đến. Tôi đã nhận nhiều thư của Amy. - Vậy thì ông biết khá rõ điều tôi phải nói.
- Tôi không đọc những bức thư đó.
https://thuviensach.vn
Tôi đốt một điếu thuốc để được thư thả một chút. Bây giờ tôi hoàn toàn không biết phải làm như thế nào để bắt đầu sứ mạng của mình. Những câu nói hùng hồn, làm ly hoặc phẫn nộ dường như không hợp trên đại lộ Clichy này. Thình lình ông ta cười khúc khích.
- Một việc đáng tởm đối với anh phải không?
- Ồ, tôi không biết nữa, - tôi đáp.
- Này, nhìn đây, anh bỏ qua chuyện đấy đi, và rồi chúng ta sẽ có một buổi chiều vui vẻ. Tôi do dự.
- Ông có nghĩ rằng vợ ông thật là bất hạnh không?
- Cô ấy sẽ vượt qua được thôi.
Tôi không thể diễn tả nổi thái độ nhẫn tâm khác thường khi ông thốt ra câu trả lời này. Nó làm cho tôi mất bình tĩnh, nhưng tôi cố không để lộ ra. Tôi bắt chước cái giọng của chú Henry của tôi, một giáo sĩ, khi ông ta hỏi xin một người bà con số tiền quyên góp cho hội các vị phó xứ.
- Ông không phiền về việc tôi nói thẳng thắn với ông chứ?
Ông lắc đầu mỉm cười.
- Chị ấy có đáng để ông đối xử như thế này không?
- Không.
- Ông có phàn nàn gì về chị ấy không?
https://thuviensach.vn
- Không.
- Vậy thì bỏ chị ấy như thế này, sau mười bảy năm trời sống chung mà không tìm ra một lỗi lầm nào ở chị ấy, không phải là tàn nhẫn sao?
- Tàn nhẫn đấy.
Tôi kinh ngạc liếc nhìn ông. Sự tán thành chân thật của ông với tất cả những gì tôi nói làm cho tôi chưng hửng. Nó làm cho tình thế của tôi thêm phức tạp, nếu không nói là buồn cười. Tôi đã chuẩn bị để thuyết phục, gợi mối thương tâm, khích lệ, khuyên nhủ và phê phán, và nếu cần, ngay cả chửi rủa, phẫn nộ và chế nhạo. Nhưng anh cố vấn sẽ làm được trò trống gì khi người có tội không ngần ngại
thú nhận tội lỗi của mình? Tôi không có một chút kinh nghiệm nào, vì thói quen của tôi là luôn luôn từ chối tất cả mọi chuyện.
- Còn gì nữa? - Strickland hỏi.
Tôi cố bĩu môi.
- Nếu ông nhìn nhận điều đó thì dường như chẳng còn gì để nói nữa cả.
- Tôi cho là thế.
Tôi cảm thấy mình thực hiện sứ mệnh của mình không khéo léo chút nào. Rõ ràng, tôi bị chọc tức.
- Thôi được, nhưng người ta không thể bỏ một người đàn bà mà không để lại một xu. - Sao lại không?
https://thuviensach.vn
- Chị ấy sẽ sống như thế nào đây?
- Tôi đã chu cấp cho cô ta trong mười bảy năm trời. Tại sao cô ta không thể tự lo lấy cho mình để thay đổi nhỉ?
- Chị ấy không làm như thế được.
- Hãy để cô ta thử xem.
Dĩ nhiên là có nhiều lý do để tôi có thể đối đáp được chuyện này. Tôi có thể nói đến điều kiện kinh tế của người phụ nữ, cái định ước ngầm và công khai mà người đàn ông đã chấp nhận trong hôn nhân và nhiều điều khác nữa, nhưng tôi cảm thấy rằng chỉ có một điểm thật sự quan trọng
- Ông không còn quan tâm đến chị ấy nữa sao?
- Không còn một tí nào, - ông trả lời.
Tất cả mọi khía cạnh có liên quan đến vấn đề trở nên vô cùng trầm trọng, nhưng trong cách trả lời của ông có một cái vẻ mặt dày mày dạn vui tươi đến nỗi tôi phải cắn chặt môi để khỏi phải bật cười. Tôi cho rằng thái độ của ông thật là ghê tởm. Tôi tự kích động mình trở nên căm phẫn trong lòng.
- Khốn nạn thật, ông còn phải nghĩ đến những đứa con của ông nữa chứ. Chúng nó chưa bao giờ làm hại đến ông mà. Chúng nó có đòi sinh ra trên cõi đời này đâu. Nếu ông phớt lờ mọi chuyện như thế, chúng nó sẽ bị quẳng ra ngoài đường phố thôi.
- Chúng nó đã nhiều năm sống sung sướng rồi. Như thế đã tốt hơn đa số những đứa trẻ khác rồi. Vả lại, rồi sẽ có người chăm sóc chúng nó thôi. Đến lúc cần, gia đình MacAndrew sẽ trả tiền học cho chúng.
- Nhưng ông không thương mến chúng nó à? Chúng nó là những đứa trẻ rất ngoan kia mà. Ông muốn nói là ông không muốn dính dáng thêm gì nữa với chúng nó chăng?
https://thuviensach.vn
- Quả thật tôi yêu mến chúng nó khi chúng nó còn là những đứa trẻ, nhưng nay chúng nó đã lớn rồi, tôi không có một tình cảm đặc biệt nào đối với chúng nó.
- Thật là tàn bạo.
- Chắc là như vậy.
- Dường như ông không hổ thẹn một chút nào cả.
- Không!
Tôi thử hành động theo một lối khác:
- Người ta sẽ nghĩ ông là một người quá tồi tàn.">
- Mặc họ.
- Việc đó không làm cho ông thấy rằng người ta kinh tởm và khinh miệt ông à? - Không.
Câu trả lời gọn lỏn của ông đáng khinh miệt đến nỗi làm cho câu hỏi của tôi, tuy rất tự nhiên, đâm ra ngớ ngẩn. Tôi suy nghĩ trong một hai phút.
- Tôi tự hỏi người ta có thể sống hoàn toàn thoải mái được không khi biết rằng tất cả bạn bè của họ phản đối. Ông có chắc là điều ấy không làm ông khó chịu không? Mỗi người đều có lương tâm của mình và sớm muộn gì rồi lương tâm của ông cũng sẽ lên tiếng thôi. Giả sử vợ ông chết đi. Ông sẽ không khổ sở vì hối hận à?
Ông ta không trả lời và tôi đợi một lúc để ông ta nói. Sau cùng tôi phải phá vỡ sự yên lặng.
https://thuviensach.vn
- Ông phải nói gì về chuyện đó chứ?
- Chỉ phải nói một điều là anh là một thằng ngốc đáng nguyền rủa.
- Dầu gì đi nữa, có thể ông bị bắt buộc phải chu cấp cho vợ con của ông, - tôi vặn lại, hơi có vẻ châm chọc. - Tôi cho rằng luật pháp sẵn sàng bảo vệ họ.
- Luật pháp có thể rút được máu ra khỏi một hòn đá à? Tôi không có tiền. Tôi chỉ có khoảng hơn một trăm bảng Anh thôi.
Tôi bắt đầu thấy bối rối hơn trước. Quả thực khách sạn ông đang ở cho thấy hoàn cảnh khó khăn cùng cực đó.
- Ông sẽ làm gì khi tiêu hết số tiền ấy?
- Thì kiếm một ít.
Ông ta hoàn toàn bình tĩnh, và đôi mắt vẫn giữ nụ cười coi thường đ tất cả những điều tôi nói càng có vẻ ngớ ngẩn hơn. Tôi ngừng một lát để suy nghĩ xem liệu nên nói gì thêm. Nhưng lần này ông lại là người nói trước.
- Tại sao Amy không lấy chồng một lần nữa nhỉ? Cô ta hãy còn tương đối trẻ và không phải là không đẹp. Tôi đảm bảo cô ta là một người vợ tuyệt vời. Nếu cô ta muốn ly dị, tôi không ngần ngại tạo cho cô ta những lý do cần thiết.
Lúc này đến lượt tôi mỉm cười. Ông ta rất xảo quyệt, nhưng rõ ràng đây chính là điều ông ta đang nhắm. Ông có lý do để giấu giếm việc ông bỏ trốn với một người đàn bà, và ông ta đang rất dè dặt che giấu chỗ ở của cô ả. Tôi trả lời một cách cương quyết:
https://thuviensach.vn
- Vợ ông bảo ông không thể làm được gì có thể thúc đẩy chị ấy ly dị ông. Chị ấy quyết định dứt khoát như thế. Ông hãy từ bỏ cái hy vọng đó đi.
Ông kinh ngạc nhìn tôi mà không có vẻ giả vờ tí nào. Nụ cười trên môi ông tan biến đi, và ông nói thật nghiêm chỉnh:
- Nhưng, anh bạn thân mến của tôi ơi, tôi cóc cần. Dẫu sao nó chẳng ăn nhằm gì đến tôi. Tôi cười:
- Ồ mà còn điều này, ông không nên nghĩ là tất cả bọn chúng tôi ngu ngốc đến thế. Chúng tôi được biết ông bỏ đi với một người đàn bà.
Ông ta hơi giật mình và thình lình bật cười. Ông cười to đến nỗi những người ngồi gần chúng tôi nhìn xung quanh, và một số người cũng bắt đầu cười.
- Tôi thấy không có gì đáng cười ở đây cả.
- Tội nghiệp Amy, - ông cười toe toét.
Rồi gương mặt của ông trở nên khinh miệt thậm tệ.
- Đàn bà có đầu óc đáng thương biết chừng nào! Yêu đương, luôn luôn là yêu đương. Họngười đàn ông bỏ đi chỉ vì cần một người khác. Anh có nghĩ rằng tôi điên đến nỗi đã hành động chỉ vì một người đàn bà không?
- Ông muốn nói ông không bỏ vợ vì một người đàn bà nào khác chăng?
- Đúng là như vậy.
https://thuviensach.vn
- Ông hứa danh dự chứ?
Tôi không biết tại sao tôi hỏi thế. Tôi hỏi rất thành thật.
- Tôi hứa danh dự.
- Vậy, có trời đất làm chứng, ông bỏ chị ấy vì lý do gì?
- Tôi muốn vẽ!
Tôi nhìn ông ta hồi lâu. Tôi không hiểu nổi. Tôi nghĩ ông ta điên. Cần phải nhớ rằng lúc ấy tôi còn rất trẻ, và tôi xem ông như một người trung niên. Tôi đã quên đi tất cả mọi chuyện, ngoại trừ nỗi kinh ngạc của mình.
- Nhưng ông đã bốn mươi rồi.
- Đó chính là điều làm tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải bắt đầu, không thì muộn. - Ông đã vẽ bao giờ chưa?
- Tôi rất muốn trở thành một họa sĩ khi tôi còn là một cậu bé, nhưng bố tôi bắt tôi đi vào con đường thương mại bởi vì ông cụ bảo rằng trong nghệ thuật chẳng kiếm được tiền. Tôi đã bắt đầu vẽ chút ít cách đây một năm, trong năm qua tôi có theo học một vài lớp đêm.
- Có phải đó là nơi ông đến trong khi bà Strickland cứ nghĩ là ông chơi bài britgiơ ở câu lạc bộ không?
- Đúng thế.">
- Tại sao ông không cho bà ấy biết?
https://thuviensach.vn
- Tôi thích giữ kín điều đó.
- Ông vẽ được rồi chứ?
- Chưa. Nhưng sẽ được. Đó là lý do tôi đến đây. Ở Luân Đôn tôi không thể có được cái tôi cần. Ở đây, có lẽ tôi sẽ thành công.
- Ông có nghĩ rằng người ta có thể thành công khi bắt đầu vào tuổi của ông không? Phần đông người ta bắt đầu vẽ ở tuổi mười tám kia mà.
- Tôi có thể học nhanh hơn khi tôi mười tám tuổi.
- Điều gì khiến ông nghĩ là mình có tài.
Ông ta không trả lời ngay. Ông nhìn chăm chăm đám người qua lại, nhưng tôi không nghĩ là ông nhìn thấy họ. Ông trả lời bằng sự im lặng.
- Tôi phải vẽ.
- Ông không chọn một sự may rủi dễ sợ đó chứ?
Ông ta nhìn tôi. Trong mắt ông có cái vẻ gì lạ thường khiến tôi bồn chồn.
- Anh bao nhiêu tuổi rồi? Hai mươi ba chăng?
Đối với tôi hình như câu hỏi đó ra ngoài vấn đề. Chấp nhận may rủi đối với tôi là chuyện tự nhiên, nhưng ông là một người mà tuổi trẻ đã qua rồi, một người mua bán cổ phần chứng khoán có một địa vị tốt, có một vợ và hai con. Chuyện có thể tự nhiên đối với tôi nhưng lại phi lý đối với ông. Tôi muốn hoàn toàn thành thật với ông ấy.
https://thuviensach.vn
- Dĩ nhiên là một phép lạ có thể xảy ra, và ông sẽ là một họa sĩ nổi tiếng, nhưng ông phải nhận rằng cơ may chỉ là một phần triệu mà thôi. Thật là một điều thất vọng đáng sợ nếu cuối cùng ông phải nhìn nhận rằng mình đã làm hỏng bét mọi chuyện.
- Tôi phải vẽ, - ông lặp lại.
- Giả sử không bao giờ ông vượt qua nổi cái mức họa sĩ hạng ba thì ông có nghĩ là đáng vứt bỏ tất cả như thế này không? Dầu sao, trong bất cứ nghề nghiệp nào khác nếu ông không được giỏi lắm thì không hệ trọng gì; ông có thể sống hoàn toàn thoải mái nếu ông chỉ ở mức trung bình. Nhưng đối với một họa sĩ lại là chuyện khác.
- Anh là một thằng điên trời đánh thánh vật, - ông ta nói.
- Tôi không hiểu tại sao có thể cho là điên khi tôi nói lên một điều hiển nhiên.
- Tôi bảo với anh là tôi phải vẽ. Tôi không thể cưỡng lại được. Khi người ta rơi xuống nước, không ai đặt thành vấn đề bơi như thế nào, giỏi hay dở; phải bơi, bằng không sẽ chết chìm.
Trong giọng nói của ông toát ra một niềm đam mê thực sự, và tôi không thể không cảm phục ông. Tôi cảm thấy hình như ông đang đấu tranh với một sức mạnh mãnh liệt nào đó trong bản thân ông; nó cho tôi cái cảm giác về một điều gì đó thật mạnh mẽ, áp đảo, đã giữ chặt ông như thế đó, trái với ý muốn của ông. Tôi không thể nào hiểu được. Dường như ông ta bị quỉ ám thực sự, và tôi cảm thấy nó có thể thình lình quay lại xé nát ông ta. Thế nhưng trông ông ta vẫn có vẻ bình thường. Tôi nhìn chằm chằm vào ông một cách tò mò mà vẫn không gây cho ông một sự bối rối nào. Tôi tự hỏi không biết người lạ sẽ nghĩ thế nào về ông khi nhìn thấy ông ngồi đó với chiếc áo vét tông Norfolk sờn cũ, đầu đội một cái mũ quả dưa không trải bụi, chiếc quần rộng thùng thình, đôi tay không sạch sẽ mấy, gương mặt với chòm râu đỏ không cạo mọc lởm chởm trên cằm, đôi mắt nhỏ và cái mũi to, khiêu khích, trông quê mùa, thô lỗ. Miệng ông ta rộng, môi thì dày và đầy dục tính. Không, tôi không thể liệt ông vào một hạng người nào cả.
- Ông sẽ không trở về với vợ ông sao? - Sau cùng tôi nói.
https://thuviensach.vn
- Không bao giờ.
- Bà ấy muốn quên mọi chuyện bắt đầu lại từ đầu. Bà sẽ không bao giờ trách móc ông một điều gì.
- Quỷ sứ dẫn cô ta xuống địa ngục đi.
- Ông không bận tâm gì nếu người ta cho ông là một tên đê tiện xấu xa sao? Ông không bận tâm nếu bà ấy và các con của ông phải đi ăn xin sao?
- Không bận tâm chút nào.
Tôi yên lặng một lúc để dồn tất cả sức lực vào câu nói kế tiếp. Tôi cố gắng nói thật thong thả: - Ông là đồ đểu cáng hèn hạ nhất.
- Giờ thì anh đã nói toạc ra được điều đó rồi. Nào, chúng ta đi ăn tối.
https://thuviensach.vn
13
Tôi dám chắc từ chối lời đề nghị này thì thích đáng hơn. Có lẽ cũng nên bộc lộ cơn tức giận thật sự của mình, và tôi tin chắc ông MacAndrew ít ra cũng nghĩ tốt nếu tôi có thể thuật lại lời từ chối thẳng thừng không chịu ngồi cùng bàn ăn với một người tính tình như thế. Nhưng nỗi lo sợ không thực hiện được điều đó một cách hiệu quả làm tôi ngại có một thái độ đạo đức. Và trong trường hợp này, điều chắc chắn là tôi không có những ý kiến rõ rệt nào về Strickland nên tôi rất lúng túng khi phát biểu ra. Chỉ có nhà thơ hoặc vị thánh mới có thể tưới nước trên con đường tráng nhựa mà dám quả quyt trước là hoa huệ sẽ thưởng công lao động của họ.
Tôi trả tiền những thứ chúng tôi uống rồi cả hai đi đến một quán ăn rẻ tiền, đầy người và vui nhộn, ở đó chúng tôi ăn tối thỏa thích. Tôi có cái ngon miệng của tuổi trẻ còn ông thì có cái ngon miệng của một lương tâm chai cứng. Rồi chúng tôi tới một cái quán để uống cà phê và rượu.
Tôi đã nói tất cả những điều phải nói về chuyện đã đưa đẩy tôi đến Pari, và mặc dầu tôi cảm thấy, trong một chừng mực nào đó tôi đã lừa dối bà Strickland vì không đeo đuổi mục đích đến cùng, tôi vẫn không thể nào đục thủng được sự phớt lờ của ông ta. Phải cần đến tâm linh nữ giới mới có thể lặp đi lặp lại có mỗi một điều tới ba lần mà không hề giảm sút nhiệt tình. Tôi tự an ủi bằng ý nghĩ rằng, nếu tìm hiểu được trạng thái tinh thần của Strickland thì cũng hữu ích lắm. Chuyện đó còn làm tôi thích thú nhiều hơn. Nhưng đây không phải là chuyện dễ làm, vì Strickland không phải là người ăn nói lưu loát. Ông ta diễn đạt có vẻ khó khăn, như thể ngôn ngữ không phải là phương tiện của đầu óc để bày tỏ suy nghĩ của mình và bạn phải đoán những ý định của tâm hồn ông qua những câu nói nhàm chán, tiếng lóng và những điệu bộ mơ hồ không dứt khoát. Nhưng dù ông ta không nói điều gì quan trọng, vẫn có một cái gì đó trong cá tính của ông khiến ông không phải là một con người tẻ ngắt. Có lẽ đó là sự thành thật. Ông có vẻ không màng đến thành phố Pari mà ông đang nhìn thấy lần đầu (không kể lần viếng thăm cùng với vợ), và ông nhìn những cảnh tượng chắc chắn là kỳ lạ đối với ông mà không hề có lấy một biểu lộ kinh ngạc nào. Tôi đã đến Pari một trăm lần mà lòng không bao giờ không rộn lên vì kích động. Tôi không bao giờ có thể đi trên những đường phố của Pari mà
https://thuviensach.vn
không cảm thấy như đang phiêu lưu. Strickland vẫn trầm lặng. Nhìn lại, bây giờ tôi nghĩ rằng lúc ấy ông ta không nhìn thấy gì cả ngoài một hình ảnh đang xáo động tâm hồn mình.
Có một chuyện ngộ nghĩnh đã xảy ra. Trong quán có một số gái điếm: vài cô đang ngồi với bọn đàn ông, những cô khác ngồi một mình, và lúc ấy tôi để ý thấy một cô đang nhìn chúng tôi. Khi bắt gặp cái nhìn của Strickland cô gái mỉm cười. Tôi không nghĩ rằng ông đã nhìn thấy cô ta. Được một lúc cô gái bỏ đi ra ngoài nhưng trở lại ngay sau đó và khi đi qua bàn của chúng tôi, cô ta nhã nhặn yêu cầu chúng tôi mua cho cô một thứ gì đó để uống. Cô gái ngồi xuống và tôi bắt đầu tán gẫu với cô ta, nhưng rõ ràng cô ta thích Strickland. Tôi giải thích rằng ông ta không nói được tiếng Pháp. Cô gái cố nói chuyện với ông một phần bằng cách ra hiệu, một phần bằng thứ tiếng Pháp bồi mà, vì một lẽ nào đó, cô nghĩ rằng có thể ông ta hiểu được; cô ta cũng biết võ vẽ năm ba câu tiếng Anh. Cô ta yêu cầu tôi dịch những gì cô chỉ có thể diễn tả bằng ngôn ngữ của mình và nóng lòng hỏi nghĩa những câu trả lời của ông. Ông tỏ ra dễ chịu và vui thích, nhưng sự lạnh nhạt của ông vẫn hiển nhiên.
- Tôi nghĩ ông đã chinh phục được rồi đó, - tôi cười nói.
- Tôi không dễ lấy lòng đâu.
Ở vào hoàn cảnh của ông, có lẽ tôi còn lúng túng và ít bình tĩnh hơn. Cô gái có đôi mắt tươi cười và cái miệng rất quyến rũ. Cô còn trẻ. Tôi tự hỏi cô ta đã khám phá thấy điều gì hấp dẫn nơi Strickland. Cô ta không giấu giếm những ước muốn khao khát của mình, và yêu cầu tôi dịch lại.
- Cô ta muốn ông đi về nhà với cô ta.
- Tôi không đi với cô nào cả, - ông trả lời.
Tôi dịch câu trả lời của ông cố làm ra vẻ dí dỏm. Đối với tôi, từ chối một lời mời kiểu đó thì có vẻ hơi khiếm nhã, và tôi đã lý giải sự từ chối của ông bằng chuyện không có tiền.
- Nhưng tôi thích ông ấy, - cô ta nói. - Bảo với ông ấy là vì tình yêu thôi.
https://thuviensach.vn