🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mật Mã Văn Hóa
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Cuốn sách này dành tặng một người lính Mỹ đã đưa tôi sô cô la và kẹo cao su khi chúng tôi ngồi trên nóc chiếc xe tăng của anh hai tuần sau ngày quân Đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy… và chính điều đó đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi.
https://thuviensach.vn
Một trong những trở ngại của thế kỷ XX là chúng ta vẫn còn những quan điểm mơ hồ và thiên lệch, không chỉ là điều gì khiến Nhật Bản trở thành đất nước của người Nhật, mà còn là điều gì khiến Hoa Kỳ trở thành đất nước của người Mỹ, Pháp trở thành đất nước của người Pháp, và Nga trở thành đất nước của người Nga… Thiếu những kiến thức này khiến các quốc gia hiểu sai về nhau.
- Ruth Benedict, Hoa cúc và thanh kiếm
Tất cả chúng ta đều là những con rối, và hy vọng lớn nhất của chúng ta để có được một phần tự do là cố gắng giải mã lô-gic của những kẻ điều khiển rối.
- Robert Wright, Con thú có đạo đức
https://thuviensach.vn
LỜI GIỚI THIỆU
Đối với người Mỹ, đó là một cú phi nước đại. Đối với người châu Âu, đó là một cuộc diễu hành. Và đối với dòng xe Jeep, đó là một bước đột phá. Cuối thập niên 1990, dòng xe Jeep Wrangler chật vật lấy lại vị thế của mình trên thị trường Mỹ. Nó lần lượt bị các dòng xe SUV(1)thế chỗ, những dòng xe này phần lớn đều to hơn, sang trọng hơn và phù hợp với các bà mẹ kiểu mẫu. Công ty Chrysler đứng trước tình thế “ngã tư đường” đối với dòng xe Wrangler và phải suy nghĩ thấu đáo về một cuộc trùng tu lớn. Tôi bắt đầu làm việc với công ty Chrysler về dòng xe Jeep Wrangler vào cuối thập niên 1990. Thật dễ hiểu khi ban quản lý công ty nghi ngờ phương pháp khảo sát người tiêu dùng của tôi. Họ đã thực hiện nghiên cứu thị trường trên diện rộng và đặt ra hàng trăm câu hỏi cho hàng chục nhóm đối tượng trọng tâm khác nhau. Tôi đến công ty với một mớ phương pháp khác còn họ thì tự nhủ: “Gã này còn có thể cung cấp cho chúng ta được những thông tin gì đây?”
Quả thật, những người ở Chrysler đã đặt ra hàng trăm câu hỏi, chỉ là họ đã không hỏi đúng câu hỏi. Họ chỉ nghe những điều mọi người nói. Đó luôn là một sai lầm. Theo kết quả khảo sát, họ đưa ra những ý kiến cải tiến xe Wrangler theo nhiều hướng (sang trọng hơn, giống một chiếc xe truyền thống hơn, không dùng cửa tháo lắp, bao bọc kín hơn, v.v.) mà không có kế hoạch rõ ràng nào. Xe Wrangler – dòng xe Jeep cổ điển – tiến dần đến việc đánh mất vị thế đặc thù của mình trên thị trường ô tô mà biến thành một kiểu xe SUV khác.
Khi tập hợp các nhóm người tiêu dùng, tôi đã đặt cho họ những câu hỏi khác. Tôi không hỏi họ muốn điều gì ở một chiếc xe Jeep; tôi đề nghị họ kể cho tôi nghe những ký ức đầu tiên của họ về xe Jeep. Có đến hàng trăm câu chuyện, và các câu chuyện này đều có chung một hình ảnh mạnh mẽ. Đó là hình ảnh chiếc xe tung hoành trên những vùng đất rộng lớn, càn lướt trên mọi địa hình, đi đến những nơi mà những chiếc xe thông thường không thể
https://thuviensach.vn
nào đến được. Nhiều người nói về miền Viễn Tây nước Mỹ hoặc những thảo nguyên mênh mông.
Tôi quay về gặp ban giám đốc của Chrysler và nói với họ rằng mật mã cho dòng xe Jeep ở Mỹ là NGỰA. Ý định biến xe Wrangler thành một kiểu xe SUV là sai lầm. Xe SUV không phải là ngựa. Ngựa không mang những trang thiết bị sang trọng. Chúng đeo những chiếc yên da thô ráp chứ không phải những tấm lụa êm ái. Xe Wrangler cần có cửa tháo lắp và mui trần vì người lái xe muốn cảm nhận được gió bao quanh mình, giống như họ đang cưỡi ngựa vậy.
Ban giám đốc không thực sự để tâm đến ý kiến của tôi. Xét cho cùng, họ đã có một nguồn dữ liệu khảo sát lớn cho thấy người tiêu dùng muốn những thứ khác. Có lẽ người ta từng nghĩ xe Jeep giống như ngựa, nhưng giờ họ không còn suy nghĩ đó nữa. Tôi đề xuất họ thử nghiệm giả thuyết của mình bằng cách thay đổi một chi tiết nhỏ trong thiết kế của xe: thay thế đèn pha hình vuông bằng đèn pha hình tròn. Lý do? Vì mắt ngựa hình tròn chứ không phải hình vuông.
Do lắp ráp đèn pha hình tròn hóa ra lại tiết kiệm chi phí hơn nên họ dễ dàng chấp thuận đề xuất của tôi. Họ thử nghiệm mẫu thiết kế mới và ngay lập tức nó được đón nhận tích cực. Doanh số bán xe Wrangler tăng vọt và “gương mặt” mới của Wrangler trở thành đặc điểm nổi bật và được ưa chuộng nhất của chiếc xe. Thực tế là kể từ đó, logo của xe là hình thức tản nhiệt và đèn pha hình tròn. Thậm chí, có những hội hâm mộ xe Jeep còn phát cho các thành viên những chiếc áo phông in dòng chữ huyền thoại “Xe Jeep đích thực phải có đèn pha hình tròn”.
Đồng thời, công ty bắt đầu quảng cáo chiếc xe giống như một “con ngựa”. Tôi thích nhất quảng cáo có một đứa trẻ và một con chó ở trên núi. Con chó bị rơi xuống vực và mắc lơ lửng vào một cái cây. Đứa trẻ chạy đến ngôi làng gần kề để cầu cứu. Nó chạy qua xe sedan, xe minivan, xe SUV cho đến khi bắt gặp một chiếc xe Jeep Wrangler. Chiếc Wrangler càn lướt trên địa hình nhấp nhô của ngọn núi và người lái xe đã giải cứu con chó. Đứa trẻ ôm con chó rồi quay lại cảm ơn người lái xe nhưng chiếc xe Jeep
https://thuviensach.vn
đã đi xuống núi, giống như người hùng Viễn Tây thuở xưa cưỡi trên lưng con chiến mã chạy về phía mặt trời lặn. Chiến dịch quảng cáo đó đã thành công rực rỡ.
Được khuyến khích bởi thành công tại Mỹ, Chrysler thuê tôi tìm ra mật mã của xe Wrangler ở châu Âu. Những người được hỏi ở Pháp và Đức đều nói rằng xe Wrangler gợi họ nhớ đến binh đoàn xe Jeep của Mỹ trong Thế chiến thứ hai. Với người Pháp, đó là biểu tượng tự do thoát khỏi người Đức. Với người Đức, đó là biểu tượng tự do thoát khỏi bản ngã đen tối của chính mình. Người dân ở những đất nước này kể cho tôi những câu chuyện về việc hình ảnh chiếc xe Jeep khiến họ cảm nhận được hy vọng, nhắc họ rằng năm tháng khắc nghiệt đã qua đi và giờ là bình minh của những ngày tươi đẹp. Tôi quay về Chrysler và nói với họ rằng mật mã của xe Jeep Wrangler ở cả hai nước đó là TỰ DO.
Có được mật mã, Chrysler tiến hành những chiến dịch mới ở Pháp và Đức. Tại những nước này, thay vì định vị chiếc xe giống như một con ngựa, họ nhấn mạnh vào quá khứ hào hùng của dòng xe Jeep và cảm giác giành được tự do khi lái một chiếc Wrangler. Những chiến dịch này cũng thành công rực rỡ, mở rộng thị trường cho dòng xe Wrangler ở cả hai nước.
Đến lúc này, ban giám đốc của Chrysler không còn nghi ngờ phương pháp của tôi. Họ bắt đầu coi trọng sức mạnh của mật mã văn hóa. Đối với Ritz-Carlton, sự khai sáng đến theo cách không ai ngờ tới, thông qua… giấy vệ sinh. Khi bắt đầu tư vấn cho công ty này, tôi khiến họ ngỡ ngàng khi nói rằng họ cần bắt đầu xử lý từ nhà vệ sinh nếu muốn nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng. Tất nhiên họ cho rằng tôi nói luyên thuyên.
Nếu bạn hỏi mọi người tại sao họ lại mua loại giấy vệ sinh đang dùng, phần lớn sẽ trả lời: “Vì nó mềm và vì nó được giảm giá”. Họ không hề biết rằng mật mã cho giấy vệ sinh có thể là bất kỳ điều gì ngoại trừ lợi ích tuyệt đối. Họ đã nhầm. Giống như xe Jeep, nghiên cứu của tôi với người tiêu dùng để phá giải mật mã của giấy vệ sinh đã cho thấy một điều mạnh mẽ và bất ngờ về dấu ấn đầu tiên của người Mỹ đối với một sản phẩm quen thuộc.
https://thuviensach.vn
Đối với các bậc cha mẹ người Mỹ, việc dạy con đi vệ sinh rất được chú trọng. Thậm chí với một số người, việc đó quan trọng đến mức họ bắt đầu rèn con không lâu sau sinh nhật một tuổi của con. Và dù bắt đầu dạy vào thời điểm nào, các bậc cha mẹ cũng đã đóng góp cho một ngành công nghiệp nhỏ bao gồm các sách, băng đĩa, và cả những nhà tâm lý học nghiên cứu về lĩnh vực này. (Hiện giờ người ta vẫn còn đang tranh luận về ý tưởng trẻ “không mặc tã”, vì cho rằng có thể dạy cho trẻ đi vệ sinh từ lúc 8 tháng tuổi!) Việc dạy trẻ đi vệ sinh tạo ra những hệ quả xã hội quan trọng: nó ảnh hưởng đến mọi thứ từ những buổi đi chơi đến những chuyến đi xa và việc được nhận vào lớp mẫu giáo. Tất nhiên là cả cảm giác tự do đầy hứng khởi khi bố mẹ thấy rằng họ không còn phải thay tã cho con nữa.
Tuy nhiên đối với bản thân những đứa trẻ Mỹ, việc được dạy đi vệ sinh thành thục lại gây ra những phản ứng khác nhau. Một khi đứa trẻ có thể tự mình đi vệ sinh – hoặc cụ thể hơn, tự mình sử dụng nhà vệ sinh và giấy vệ sinh – một điều đặc biệt xảy ra. Đứa trẻ từ giờ có thể đóng cửa nhà vệ sinh, thậm chí khóa lại, và không cần bố mẹ. Thú vị thay, đứa trẻ được khen ngợi khi làm điều đó. Bố mẹ tự hào về chúng khi chúng không còn cần đến họ nữa. Họ mỉm cười và tán thưởng. Đôi khi họ còn mua quà cho đứa trẻ.
Dấu ấn này hoàn toàn gắn liền với việc sử dụng giấy vệ sinh hơn là bản thân việc sử dụng giấy vệ sinh. Trong những năm đầu đời, việc sử dụng nhà vệ sinh vẫn cần đến bố mẹ trợ giúp hoặc ngồi đó với trẻ cho đến khi xong xuôi để lau rửa. Chỉ sau khi đứa trẻ sử dụng giấy vệ sinh thành thạo thì nó mới có thể tự do trong nhà vệ sinh. Tự do, mà không chút tội lỗi, từ đó đứa trẻ nhận thức được toàn bộ quyền hạn của bản thân trong cuộc sống.
Ký ức này trong văn hóa Mỹ mạnh mẽ đến mức mật mã văn hóa của giấy vệ sinh là ĐỘC LẬP.
Với Ritz-Carlton, điều này đồng nghĩa với cơ hội lớn cung cấp cho các khách hàng trong một phòng của ngôi nhà (hoặc căn hộ) những dấu hiệu của riêng tư và độc lập hoàn toàn. Tại sao lại không có điện thoại trong phòng tắm? Một sổ tay và bút để ghi chú? Tại sao lại dừng lại ở đó – tại sao không khiến phòng tắm trở nên thoải mái, rộng rãi và độc lập? Nếu chỉ có ít
https://thuviensach.vn
ỏi công năng, một phòng tắm sẽ dễ dàng bị quên lãng. Thế nhưng một phòng tắm đầy đủ trang thiết bị và độc lập khỏi thế giới là một phòng tắm “thuận mã”. Thực vậy, ngày nay, nếu để ý những căn nhà mới xây trong những khu đô thị phồn hoa, bạn cũng sẽ thấy ấn tượng tương tự. Phòng tắm ngày càng được mở rộng – bồn tắm, bồn rửa mặt đôi, ti vi, ổ cắm điện thoại, và luôn luôn có một cánh cửa để ngăn cách với thế giới.
Tại sao lại như vậy? Những mật mã.
Mật mã văn hóa là một định nghĩa vô thức mà chúng ta gán cho bất kỳ một vật cụ thể nào – một chiếc xe, một nhóm máu, một mối quan hệ, thậm chí là một đất nước – thông qua nền văn hóa mà chúng ta được nuôi dạy. Nhận thức của người Mỹ về xe Jeep khác một trời một vực với nhận thức của người Đức và người Pháp vì nền văn hóa của chúng ta phát triển khác nhau (người Mỹ có những ký ức văn hóa mạnh mẽ về biên giới rộng lớn; người Đức và người Pháp lại có những ký ức văn hóa mạnh mẽ về sự chiếm đóng và chiến tranh). Vậy nên, những mật mã – những định nghĩa mà chúng ta gán cho xe Jeep trong vô thức – cũng khác nhau. Có vô vàn nguyên do (và tôi sẽ trình bày trong các chương sau), nhưng tựu chung đều phụ thuộc vào thế giới mà chúng ta lớn lên. Tất nhiên là ai cũng biết rằng có những nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên điều mà phần lớn mọi người không nhận ra là những khác biệt văn hóa đó sẽ khiến chúng ta xử lý cùng một thông tin theo nhiều cách khác nhau.
Tôi bắt đầu hành trình khám phá những mật mã văn hóa từ đầu thập niên 1970. Thời điểm đó, tôi là một nhà phân tâm học ở Paris. Do công việc điều trị mà tôi biết đến công trình nghiên cứu của nhà khoa học vĩ đại Henri Laborit, người đã vạch ra mối quan hệ rõ ràng giữa việc học tập và cảm xúc, chỉ ra rằng nếu không có cảm xúc thì không thể học tập. Cảm xúc càng mạnh mẽ thì trải nghiệm học được càng sâu sắc. Hãy hình dung việc một đứa trẻ được bố mẹ dặn tránh xa chiếc chảo nóng đặt trên bếp. Khái niệm này là khó hiểu đối với đứa trẻ cho đến khi nó với lên, chạm vào chiếc chảo, và bị bỏng. Trong khoảnh khắc cảm xúc đau đớn dữ dội đó, đứa trẻ học được ý nghĩa của “nóng” và “bỏng” và không bao giờ quên.
https://thuviensach.vn
Sự kết hợp giữa kinh nghiệm và những cảm xúc đi kèm tạo ra một thứ được gọi là dấu ấn, thuật ngữ do Konrad Lorenz(2) đề ra. Một khi dấu ấn được tạo ra, nó tác động mạnh mẽ đến quá trình tư duy và định hình những hành động trong tương lai của chúng ta. Sự kết hợp của các dấu ấn định nghĩa nên con người chúng ta.
Một trong những dấu ấn cá nhân đáng nhớ nhất của tôi được tạo ra khi tôi còn nhỏ. Tôi lớn lên ở Pháp, và khi tôi khoảng bốn tuổi, gia đình tôi được mời dự đám cưới. Tôi chưa từng đến đám cưới và không thể biết được điều gì chờ đợi mình. Và những gì tôi đã chứng kiến thật không thể nào quên. Đám cưới ở Pháp không giống với đám cưới ở bất kỳ nền văn hóa nào mà tôi biết. Đám cưới tổ chức trong hai ngày, hầu hết đều diễn ra quanh một chiếc bàn chung lớn. Mọi người đứng quanh bàn để mời rượu. Họ trèo lên bàn và ca hát. Họ ngủ dưới gầm bàn và (sau này tôi mới được biết) thậm chí tán tỉnh nhau dưới đó. Thức ăn luôn có sẵn. Mọi người uống le trou Normand, một cốc Calvados và bụng họ lại có chỗ để nhồi thêm thức ăn. Những người khác thì vào nhà vệ sinh nôn để có thể ăn được nhiều hơn. Đối với một đứa trẻ, chứng kiến những điều đó là một trải nghiệm đáng kinh ngạc, và nó để lại trong tôi một dấu ấn không bao giờ phai nhạt. Từ đó, tôi luôn liên hệ đám cưới với việc ăn uống thừa mứa. Sự thật là lần đầu tiên đến dự một đám cưới ở Mỹ, tôi đã ngạc nhiên bởi bầu không khí điềm đạm khi đem so sánh với đám cưới ở Pháp. Gần đây, vợ tôi (cũng lớn lên ở Pháp) và tôi đã tổ chức một bữa tiệc nhiều ngày, có nghĩa là “đám cưới” đối với cả hai chúng tôi.
Mọi dấu ấn đều ảnh hưởng đến chúng ta trong vô thức. Khi đúc kết được điều này từ nghiên cứu của Laborit, tôi bắt đầu kết hợp những gì học được từ ông vào công việc điều trị của mình ở Paris, hầu hết là được thực hiện với trẻ em mắc chứng tự kỷ (thực tế là Laborit khiến tôi đưa ra giả thuyết rằng trẻ em mắc chứng tự kỷ không học tập hiệu quả vì chúng thiếu cảm xúc để học tập). Chủ đề về sự hằn sâu dấu ấn cũng là cơ sở cho các bài giảng mà tôi giảng dạy trong thời gian này. Sau một bài giảng đặc biệt tại
https://thuviensach.vn
Đại học Geneva, bố của một học sinh đã đến tìm tôi. “Bác sĩ Rapaille, tôi có một khách hàng cho ông đây”, ông ta nói.
Luôn bị lôi cuốn bởi những khả năng có thể xảy ra của các ca bệnh khác nhau, tôi gật đầu thích thú. “Một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ à?” “Không”, ông ta mỉm cười. “Nestlé.”
Vào thời điểm đó, tôi đang tập trung vào nghiên cứu điều trị và học thuật nên hầu như không hiểu từ “marketing” có nghĩa là gì. Vì thế, tôi không tưởng tượng nổi mình có giá trị gì đối với một công ty.
“Nestlé? Tôi có thể làm được gì cho họ?”
“Chúng tôi đang cố gắng bán cà phê hòa tan tại Nhật Bản, nhưng chúng tôi không đạt được thành công như mong đợi. Nghiên cứu của ông về dấu ấn có thể rất hữu ích cho chúng tôi.”
Chúng tôi tiếp tục trao đổi và người đàn ông đó đã đưa ra một lời đề nghị cực kỳ hấp dẫn. Không chỉ là các điều khoản tài chính đáng cân nhắc, mà dự án này còn có một cái gì đó rất hứa hẹn. Không giống như công việc của tôi với trẻ em mắc chứng tự kỷ, quá trình điều trị là vô cùng chậm chạp, đề nghị này là cơ hội để tôi nhanh chóng kiểm nghiệm lý thuyết về dấu ấn và tâm trí vô thức mà tôi đã phát triển. Đây là một cơ hội không thể bỏ lỡ. Tôi xin nghỉ phép và bắt tay tiến hành nhiệm vụ mới của mình.
Cuộc họp đầu tiên cùng ban giám đốc Nestlé và công ty quảng cáo tại Nhật Bản của họ rất hữu ích đối với tôi. Ngày nay, nếu áp dụng chiến lược của họ thì hết sức ngớ ngẩn nhưng vào thập niên 1970 thì không đến nỗi nào, họ đã nỗ lực tìm cách thuyết phục người tiêu dùng Nhật Bản chuyển từ trà sang cà phê. Từng ở Nhật Bản một thời gian, tôi biết rằng trà có ý nghĩa rất lớn trong nền văn hóa của đất nước này, nhưng tôi không có chút kiến thức nào về cảm nhận của họ đối với cà phê. Tôi quyết định tập hợp một vài nhóm nhỏ lại để cùng nhau tìm hiểu xem họ đã hằn sâu dấu ấn về thức uống này như thế nào. Tôi tin rằng có một thông điệp mà chúng tôi có thể dùng để mở cánh cửa cho Nestlé. Tôi tiến hành những buổi gặp mặt kéo dài ba giờ với từng nhóm. Trong giờ đầu tiên, tôi đóng vai một người ngoài
https://thuviensach.vn
hành tinh, người này chưa từng nhìn thấy cà phê và cũng không biết làm cách nào để “sử dụng” nó. Tôi nhờ mọi người giúp đỡ mình hiểu được về sản phẩm. Tôi tin rằng những miêu tả của họ sẽ cho tôi cái nhìn sâu sắc hơn về những gì họ nghĩ về cà phê.
Trong một tiếng tiếp theo, tôi cho họ ngồi xuống sàn nhà như học sinh tiểu học, dùng kéo và các bìa tạp chí để cắt dán thành các chuỗi chữ nghệ thuật về cà phê. Mục đích là để họ kể cho tôi những câu chuyện với các từ ngữ đó, giúp tôi có được những gợi ý sâu sắc hơn. Trong giờ thứ ba, tôi cho những người tham gia nằm gối đầu trên sàn. Mọi người có phần lưỡng lự, nhưng tôi đã thuyết phục họ rằng tôi đang rất nghiêm túc và hoàn toàn tỉnh táo. Tôi bật những bản nhạc êm dịu và yêu cầu những người tham gia thư giãn. Bằng cách đó làm dịu đi sóng não hoạt của họ, đưa họ đến khoảng tĩnh lặng ngay trước khi chìm vào giấc ngủ. Khi họ đã rơi vào trạng thái này, tôi đưa họ vào cuộc hành trình quay ngược thời gian, qua cả những năm tháng niên thiếu, trở về thời điểm mà họ còn rất nhỏ. Khi họ đến được đó, tôi yêu cầu họ nghĩ về cà phê một lần nữa và hồi tưởng lại ký ức đầu tiên của mình về cà phê, lần đầu tiên trải nghiệm cà phê một cách có ý thức cũng như ký ứcmạnh mẽ nhất của họ về nó (nếu đó là hai ký ức khác nhau).
Tôi tiến hành phương pháp này để gợi lại dấu ấn đầu tiên của họ về cà phê cũng như những cảm xúc gắn liền với nó. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều không thu được kết quả gì. Điều này chỉ ra cho Nestlé một thông điệp hết sức rõ ràng. Trong khi người Nhật có kết nối cảm xúc cực kỳ mạnh mẽ đối với trà thì dấu ấn của cà phê trong họ lại vô cùng mờ nhạt. Thực tế là nhiều người thậm chí còn không có chút dấu ấn nào về cà phê.
Với tình hình này, chiến lược của Nestlé nhằm làm người tiêu dùng chuyển từ trà sang cà phê chắc chắn thất bại. Cà phê không thể nào cạnh tranh với trà trong văn hóa Nhật Bản nếu nó chỉ đem đến những cảm xúc nghèo nàn như vậy. Thay vào đó, Nestlé cần phải bắt đầu từ điểm xuất phát nếu muốn thành công trong thị trường này. Họ cần phải gắn được một ý nghĩa nào đó cho cà phê trong nền văn hóa này. Họ cần phải tạo được dấu ấn cho cà phê đối với người Nhật Bản.
https://thuviensach.vn
Nắm được thông tin này, Nestlé đã đề ra một chiến lược mới. Thay vì bán cà phê hòa tan cho một đất nước ưa chuộng trà, họ đã tạo ra những món tráng miệng cho trẻ em có hương vị cà phê nhưng không chứa chất cafein. Thế hệ trẻ đã đón nhận những món tráng miệng này. Dấu ấn đầu tiên của chúng về cà phê là một dấu ấn vô cùng tích cực, dấu ấn đó sẽ theo chúng suốt cuộc đời. Bằng cách này, Nestlé đã có được một chỗ đứng quan trọng trong thị trường Nhật. Tuy không bao giờ có thể thuyết phục được người Nhật từ bỏ trà nhưng hiện nay doanh số bán hàng của cà phê – gần như bằng không vào năm 1970 – đã đạt mốc nửa tỷ Bảng mỗi năm tại Nhật. Việc hiểu được quá trình hằn sâu dấu ấn – và cách nó liên quan trực tiếp đến nỗ lực marketing của Nestlé – đã mở cánh cửa đi vào văn hóa Nhật cho công ty này và vực dậy một dự án kinh doanh tưởng chừng thất bại.
Tuy nhiên, điều này còn có ý nghĩa quan trọng hơn đối với tôi. Việc nhận ra cà phê không có một dấu ấn nào đáng kể tại Nhật Bản giúp tôi thêm khẳng định rằng những dấu ấn đầu tiên có tác động mạnh mẽ đến hành vi của con người. Hơn nữa, thực tế là người Nhật không có dấu ấn mạnh mẽ với cà phê trong khi người Thụy Sĩ lại có (Nestlé là công ty Thụy Sĩ) đã chứng minh rằng dấu ấn là thứ phân định các nền văn hóa. Nếu tôi có thể tiếp cận căn nguyên của những dấu ấn này – nếu tôi có thể “giải mã” những yếu tố của một nền văn hóa để tìm ra những cảm xúc và ý nghĩa gắn liền với chúng – tôi sẽ học được rất nhiều điều về hành vi của con người cũng như sự đa dạng của nó trên khắp hành tinh này. Điều này đã thôi thúc tôi đến với công việc của cuộc đời mình – tìm kiếm những mật mã ẩn chứa một cách vô thức trong mọi nền văn hóa.
Khi người đàn ông và người phụ nữ có một đứa bé, tức là họ có một cá thể người bé nhỏ chứ không phải là một con chim, một con cá hay là một con voi. Mã di truyền quy định điều này. Nhưng khi một người đàn ông Mỹ và một người phụ nữ Mỹ có một đứa bé thì đó là một đứa trẻ Mỹ. Nguyên nhân của việc này không phải là do mã di truyền, mà là do tác động của một loại mã khác – mật mã văn hóa.
https://thuviensach.vn
Ví dụ, “mặt trời” trong tiếng Pháp là le soleil, một danh từ mang vẻ nam tính, và đối với người Pháp, từ đó có liên hệ chặt chẽ với vị vua Mặt trời, Louis XIV. Người Pháp đã hằn sâu những điều này từ khi còn trẻ, xem mặt trời như nam giới và mở rộng ra, gắn liền người đàn ông với sự chói lòa và rực sáng. Mặt khác, người phụ nữ được liên hệ với mặt trăng, la lune, một từ mang vẻ nữ tính. Tất nhiên mặt trăng không thể tự tỏa sáng; nó chỉ phản chiếu lại ánh sáng của mặt trời. Chúng ta có thể học được nhiều điều về mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ Pháp qua quan sát trên cũng như việc tìm hiểu cách trẻ em Pháp hằn sâu dấu ấn về những thuật ngữ này.
Tuy nhiên, đối với người Đức, những từ ngữ này lại mang những ý nghĩa hoàn toàn trái ngược. Mặt trời, die Sonne, là nữ tính, và người Đức tin rằng phụ nữ là những người mang lại sự ấm áp cho thế giới, làm cho sự vật phát triển và nuôi dạy con cái. Những người đàn ông Đức là màn đêm, là bóng tối, là mặt trăng. Der Mond, mặt trăng, là một thuật ngữ nam tính. Một lần nữa, điều này đã nói lên mối quan hệ tương tác giữa hai giới tính trong nền văn hóa này và vai trò của mỗi giới trong xã hội.
Việc tiếp nhận những từ như “mặt trời” và “mặt trăng” có thể tạo ra những dấu ấn hoàn toàn trái ngược giữa người Pháp và người Đức. Do đó, mỗi nền văn hóa có một cách diễn giải khác nhau –một mật mã khác nhau – cho những từ này. Tất cả những mật mã khác nhau cho những dấu ấn khác nhau, khi tập hợp lại, sẽ tạo ra một hệ thống tham chiếu mà những người sống trong nền văn hóa đó sử dụng một cách vô thức. Những hệ thống tham chiếu này khiến các nền văn hóa trở nên hoàn toàn khác biệt.
Dấu ấn và mật mã của nó cũng giống như ổ khóa và mã số vậy. Nếu có những con số chính xác nằm đúng thứ tự, bạn sẽ mở được chìa khóa. Việc mở vô số những ổ khóa đó mang lại những hàm ý sâu xa. Điều đó đem đến cho chúng ta câu trả lời về một trong những câu hỏi cơ bản nhất của con người: vì sao chúng ta hành động như vậy? Hiểu biết về mật mã văn hóa cung cấp cho ta một công cụ đặc biệt – một lăng kính mới để nhìn nhận lại bản thân và những hành vi của chúng ta. Nó thay đổi cách chúng ta nhìn nhận mọi việc xung quanh mình. Hơn thế, nó xác nhận một điều mà chúng
https://thuviensach.vn
ta còn hoài nghi là đúng – đó là mặc dù cùng là con người nhưng mọi người trên thế giới này đều thật sự khác biệt. Mật mã văn hóa sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Cuốn sách này là kinh nghiệm được tôi đúc kết trong hơn ba thập kỷ giải mã các dấu ấn cho nhiều tập đoàn lớn trên khắp thế giới. Tôi gọi quá trình giải mã này là một “khám phá” – tôi đã làm điều này hơn ba trăm lần – và thấy rằng những khám phá này mang lại nhiều thuận lợi cho khách hàng của mình. Hơn một nửa công ty trong Fortune 100(3)thuê tôi làm cộng tác viên, và phản hồi của họ với những khám phá của tôi đã xác nhận rằng công việc tôi đang làm là đúng đắn, giúp tôi khẳng định lăng kính mà tôi đã sáng tạo ra, lăng kính của mật mã văn hóa, mang lại một cái nhìn mới và đặc biệt sâu sắc về thế giới xung quanh chúng ta. Hơn 30 năm qua, tôi đã tạo ra một phương pháp đã được chứng minh và kiểm nghiệm để có được những khám phá. Trong cuốn sách này, tôi sẽ chia sẻ phương pháp đó, và một số điều tôi học được về những nền văn hóa lớn của thế giới khi sử dụng nó.
Mục đích chính của tôi là giải phóng những người đang đọc cuốn sách này. Hiểu được nguyên nhân hành động giúp chúng ta có được sự tự do. Sự tự do này sẽ tác động đến mọi mặt trong cuộc sống, từ những mối quan hệ bạn đang có cho tới cảm nhận của bạn về những thứ bạn sở hữu và những việc bạn đang làm cũng như thái độ của bạn về vị thế của nước Mỹ trên thế giới.
Chủ đề mà tôi sẽ trình bày trong Mật mã văn hóa bao gồm hầu hết những điều có tác động mạnh mẽ nhất đến cuộc sống của chúng ta: tình dục, tiền bạc, các mối quan hệ, thức ăn, béo phì, sức khỏe, và cả chính nước Mỹ nữa. Bạn sẽ thấy những người tham gia vào các buổi khám phá đã giúp tôi tìm ra những mật mã như thế nào và việc phát hiện những mật mã đó đã giúp tôi có được cái nhìn mới về hành vi của con người tại Mỹ, sự tương phản đối với hành vi của con người trong những nền văn hóa khác, và những sự khác biệt đó có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta.
Một khi bạn đã biết về mật mã, tất thảy sẽ không còn như trước nữa.
https://thuviensach.vn
Chương 1
QUAN ĐIỂM MỚI
Hiện nay, tôi vẫn đang tiến hành những buổi khám phá giống như cách tôi tiến hành buổi khám phá đầu tiên cho Nestlé hơn 30 năm về trước. Phương pháp luận của tôi gồm năm nguyên tắc để tìm ra mật mã văn hóa, và những nguyên tắc đó sẽ giúp bạn hiểu được quá trình tư duy trong mỗi khám phá.
Cách tốt nhất để minh họa những nguyên tắc đó là xem xét chúng trong bối cảnh thực tế. Ở những trang tiếp theo, tôi sẽ cùng bạn khám phá mật mã của người Mỹ đối với xe ô tô. Tôi đã thực hiện việc này vài năm trước cho công ty Chrysler, sau những gì tôi làm cho họ với dòng xe Jeep Wrangler. Khi đó, họ đang chuẩn bị giới thiệu một mẫu xe mới và thuê tôi tìm hiểu những điều mọi người thực sự muốn ở một chiếc xe ô tô. Tại thời điểm đấy, doanh số của dòng xe sedan(4) đang giảm sút do người Mỹ ngày càng ưa chuộng dòng xe SUV, xe buýt nhỏ và xe tải. Thậm chí một số người trong ngành còn dự đoán rằng công chúng không còn đặc biệt hứng thú với dòng xe sedan. Do đó cuộc khảo sát lần này mang ý nghĩa quan trọng đối với Chrysler về nhiều mặt, vì nếu dòng xe sedan thực sự không còn hấp dẫn được người Mỹ thì điều này sẽ thay đổi toàn bộ định hướng phát triển của công ty.
Nguyên tắc 1: Bạn không được tin những điều mọi người nói Người Mỹ mong đợi điều gì ở một chiếc xe? Tôi đã được nghe vô số câu trả lời mỗi khi đặt ra câu hỏi này. Những câu trả lời bao gồm chỉ số an toàn cao, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, cơ chế điều khiển và vào cua linh hoạt, v.v.. Tôi không tin bất kỳ câu trả lời nào trong số đó. Đó là vì nguyên tắc đầu tiên của mật mã văn hóa là cách hiệu quả duy nhất để hiểu những gì mọi người thực lòng mong muốn là bỏ qua những điều họ nói. Nói vậy không có nghĩa là mọi người cố tình nói dối hay xuyên tạc về bản thân mà là do khi bị hỏi trực tiếp về sở thích, mọi người thường có xu hướng trả lời
https://thuviensach.vn
theo cách mà họ nghĩ là người hỏi muốn nghe. Xin nói lại, đó không phải là do họ cố tình gây hiểu lầm. Mà là do mọi người phản ứng với những câu hỏi đó bằng vỏ não – bộ phận của não bộ điều khiển trí thông minh – nhiều hơn là bằng cảm xúc và bản năng. Họ suy nghĩ cũng như xử lý câu hỏi và khi đưa ra câu trả lời thì đó là kết quả của một quá trình cân nhắc kỹ càng. Họ tin rằng mình đang nói ra sự thật. Một chiếc máy phát hiện nói dối có thể chứng thực điều này. Thế nhưng, trong hầu hết mọi trường hợp, họ không hề nói thực lòng.
Nguyên nhân của chuyện này rất đơn giản: phần lớn mọi người không hiểu tại sao họ làm những việc họ đang làm. Trong một nghiên cứu kinh điển hồi thế kỷ XIX, nhà khoa học Jean-Martin Charcot đã thôi miên một nữ bệnh nhân, đưa cho cô một chiếc ô, và yêu cầu cô mở ô ra. Sau đó, ông từ từ đưa người phụ nữ ra khỏi trạng thái thôi miên. Khi thức tỉnh, cô hết sức ngạc nhiên bởi món đồ đang cầm trên tay. Rồi Charcot hỏi cô tại sao lại cầm chiếc ô trong nhà. Câu hỏi khiến người phụ nữ cực kỳ bối rối. Hiển nhiên là cô không hề biết những gì mình vừa trải qua cũng như không có ký ức nào về những chỉ thị của Charcot. Bế tắc, cô nhìn lên trần nhà. Rồi cô lại nhìn xuống Charcot và trả lời: “Trời đang mưa”.
Rõ ràng người phụ nữ không hề nghĩ rằng mình cầm ô trong nhà là vì trời đang mưa. Thế nhưng, khi được hỏi, cô cảm thấy sự hối thúc phải đưa ra một câu trả lời, và đó là câu trả lời hợp lý duy nhất mà cô có thể nghĩ ra.
Kể cả những người hay tự vấn bản thân nhất cũng hiếm khi có được sư kết nối chặt chẽ với tiềm thức. Chúng ta có rất ít tác động tới thứ sức mạnh đầy quyền năng này, thứ chi phối vô số hành động của chúng ta. Do đó, chúng ta đưa ra những câu trả lời có vẻ hợp tình hợp lý và thậm chí đúng như mong đợi của người đặt câu hỏi, mà không hề nhận ra rằng có một sức mạnh vô thức lấn áp cảm xúc của mình. Đó là lý do các bảng thăm dò và khảo sát thường sai lạc và không có tác dụng (và là nguyên nhân khiến ban giám đốc của Chrysler nhận được những “câu trả lời” sai về dòng xe Wrangler). Chúng chỉ phản ánh những điều mọi người nói, hơn là những điều mọi người thực lòng nghĩ.
https://thuviensach.vn
Khi mới hành nghề, tôi nhận ra rằng, nếu muốn giúp mọi người nhận ra điều gì thực sự có ý nghĩa với họ thì tôi cần vào vai “người lạ chuyên nghiệp”, một vị khách đến từ hành tinh khác như tôi từng đề cập. Tôi cần thuyết phục mọi người rằng tôi hoàn toàn không biết gì hết và cần mọi người giúp đỡ để hiểu cơ chế hoạt động của một đồ vật cụ thể, nó có những điểm nào thu hút và nó thường khơi gợi lên những cảm xúc gì. Bạn làm gì với cà phê? Tiền có phải là một thứ phục trang hay không? Một người thể hiện tình yêu của mình như thế nào? Điều này cho phép mọi người bắt đầu quá trình tách rời khỏi tác động của vỏ não và tiến thẳng đến khởi nguồn của lần tiếp xúc đầu tiên giữa họ với đồ vật trong câu hỏi.
Vào giờ thứ ba của buổi khám phá – thời điểm mà những người tham gia nằm gối đầu xuống sàn và nghe nhạc êm dịu – cuối cùng mọi người cũng bắt đầu nói ra những điều họ thực lòng nghĩ. Quá trình này giúp họ truy nhập một bộ phận khác của não bộ. Câu trả lời họ đưa ra lúc này đến từ não bò sát, nơi bản năng trú ngụ. Chính não bò sát là nơi chứa đựng câu trả lời thực sự của chúng ta.
Nhiều người từng trải qua cảm giác hồi tưởng lại những giấc mơ của mình một cách sinh động trong khoảng năm đến mười phút đầu tiên sau khi thức dậy. Nếu không ghi lại chi tiết những giấc mơ đó trong vài phút đầu tiên ấy thì thường họ sẽ quên chúng vĩnh viễn. Đó là do trong trạng thái giữa ngủ và tỉnh, bạn dễ dàng truy nhập những ký ức và bản năng của mình hơn. Quá trình thư giãn trong buổi khám phá cho phép những người tham gia đạt đến trạng thái đó và nhờ vậy vượt qua được tác động của vỏ não và tái kết nối với não bò sát của mình. Mọi người thường xuyên kể lại rằng có những ký ức mà họ đã quên bẵng hàng năm trời quay trở lại với họ trong những buổi khám phá này.
Đối với trường hợp của công ty Chrysler, tôi tập hợp những người tham gia và yêu cầu họ nói cho tôi biết những điều họ mong muốn ở một chiếc xe ô tô. Những câu trả lời ban đầu tôi nhận được đều thuần túy chịu tác động của vỏ não: không hao xăng, an toàn, cơ chế vận hành đáng tin cậy và tất cả những thứ khác mà chúng ta đã được biết để nói về chủ đề này. Tất
https://thuviensach.vn
nhiên, tôi không tin họ. Khi buổi khám phá tiếp diễn, tôi dần được nghe những điều sâu kín hơn về ô tô. Ký ức về những chiếc xe đặc trưng trong quá khứ, như chiếc Mustang 1964 ½, chiếc VW Beetle nguyên bản, và dòng xe Cadillac của thập niên 1950 với bộ tản nhiệt khổng lồ. Những câu chuyện về cảm giác tự do khi được cầm trong tay bộ chìa khóa xe đầu tiên. Những tiếng thì thầm bẽn lẽn về trải nghiệm tình dục đầu tiên trên hàng ghế sau của xe. Từng chút một, những điều khách hàng Mỹ thực sự mong muốn ở một chiếc xe dần trở nên rõ nét. Họ muốn điều gì đó khác biệt. Họ muốn tự do. Họ muốn một trải nghiệm tình dục.
Chiếc xe nổi lên từ những buổi khám phá này là chiếc PT Cruiser, một chiếc xe với vẻ ngoài vô cùng mạnh mẽ mang theo một thông điệp chứa đầy sức mạnh.
Phản ứng của công chúng đối với chiếc xe cũng mãnh liệt không kém. Tất nhiên, có một số người không thích. Bất cứ một thứ gì thực sự khác biệt đều sẽ không thu hút được một số người, kể cả những người trong cùng một nền văn hóa. Đó là do tình trạng xung đột định hình nên những nền văn hóa, điều mà tôi sẽ đề cập cụ thể hơn trong Chương 3.
Dẫu vậy, những người khác đều yêu thích chiếc xe, đến mức nó trở thành một sản phẩm thương mại cực kỳ thành công. Chiếc xe này là một trong những mẫu xe ra mắt thành công nhất mọi thờiđại. Thậm chí người ta còn phải chi thêm 4.000 đô la chỉ để được vào danh sách chờ mua. Sự đón nhận đầy phấn khích này là vì chiếc PT Cruiser đáp ứng được những điều mà mọi người nói rằng họ mong muốn ở một chiếc xe? Không hề. Nó không có mức tiêu hao nhiên liệu và chỉ số an toàn tốt hơn so với bất kỳ một chiếc xe sedan nào và cũng không hề có hệ thống máy móc đáng tin cậy hơn. Thế nhưng, nó là một chiếc xe khác biệt, dữ dội và đầy quyến rũ. Nó thỏa mãn những điều mọi người thực sự mong muốn đối với một chiếc xe hơn là những điều họ nói mình mong muốn. Nếu chỉ nghe theo những điều mọi người nói thì có lẽ Chrysler đã tạo ra thêm một mẫu xe sedan tiện ích nhưng nhàm chán và không được công chúng đón nhận. Thay vào đó, nhờ
https://thuviensach.vn
việc tìm hiểu những điều công chúng thực lòng mong muốn, Chrysler đã tạo ra một cơn sốt.
Nguyên tắc 2: Cảm xúc là năng lượng cần thiết để học hỏi bất kỳ điều gì
Những buổi khám phá về xe ô tô đã đem đến một vài cảm xúc cực kỳ mãnh liệt. Sau buổi khám phá, mọi người đến nói với tôi rằng có những ký ức làm họ bật khóc, tràn ngập niềm vui, hoặc thậm chí khiến họ vô cùng khó chịu. Điều này không hề bất thường. Thực tế là những cảm xúc kiểu như vậy xuất hiện gần như trong mọi buổi khám phá mà tôi tiến hành – kể cả những buổi khám phá về đồ dùng văn phòng và giấy vệ sinh.
Cảm xúc là chìa khóa để học hỏi, chìa khóa để hằn sâu vào tâm trí. Cảm xúc càng mạnh mẽ bao nhiêu thì trải nghiệm tiếp thu được càng rõ ràng hơn bấy nhiêu. Hãy nhớ lại ví dụ về đứa trẻ và chiếc chảo nóng. Cảm xúc tạo ra một chuỗi những liên kết tinh thần (tôi gọi đó là những xa lộ tinh thần) được củng cố bởi sự lặp lại. Những xa lộ tinh thần này quy định thế giới quan của chúng ta, một thế giới quan có thể đoán định được. Chúng là cầu nối biến những trải nghiệm của chúng ta với thế giới (như là chạm vào một chiếc chảo nóng) thành một cách tiếp cận hữu ích với thế giới (tránh những đồ vật nóng trong tương lai).
Đa số những trải nghiệm học hỏi diễn ra khi chúng ta còn nhỏ. Phần lớn những xa lộ tinh thần đã được hoàn thiện khi chúng ta lên bảy tuổi. Nhưng cảm xúc vẫn tiếp tục tạo ra cho chúng ta những dấu ấn mới trong suốt cuộc đời. Hầu hết những người Mỹ thuộc thế hệ Boomer(5) đều có thể nhớ rõ mình đang ở đâu và đang làm gì khi nghe tin về vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy. Phần lớn những người Mỹ đang sống ở thời điểm hiện tại có thể hồi tưởng lại một cách sống động khoảnh khắc họ chứng kiến tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. Đó là do những trải nghiệm này tạo ra những cảm xúc quá đỗi mãnh liệt khiến chúng dễ dàng hằn sâu vào não bộ của chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ quên được và chỉ cần điều
https://thuviensach.vn
gì đó liên hệ đến chủ đề này cũng sẽ đưa chúng ta quay lại thời điểm hằn sâu nó vào trong tâm trí.
Ở Normandy, người nông dân có một phong tục kỳ quặc và không dễ chịu gì cho lắm thể hiện sự hiểu biết thiên bẩm của họ về nguyên tắc này nhưng cũng đồng thời cho thấy sai lầm trong phương pháp vận dụng. Vào sinh nhật lần thứ bảy của đứa con trai cả, người cha sẽ dẫn cậu bé ra mảnh đất mà mình sở hữu và đi đến từng góc của mảnh đất đó. Tại mỗi góc, người cha sẽ đánh cậu bé. Khi hành động này được lặp lại và hầu như không ảnh hưởng đến mối quan hệ cha con, nó sẽ tạo ra cho đứa trẻ một mối liên kết cảm xúc cực kỳ mạnh mẽ về ranh giới của mảnh đất.
Tôi cũng có một trải nghiệm không thể nào quên về việc học lối nói Anh Mỹ khi bắt đầu giảng dạy tại Trường Cao đẳng Thomas Jefferson, không lâu sau khi tôi đến đất nước này vào thập niên 1970. Tôi chỉ mới bắt đầu học cách nói Anh Mỹ. Lớp học của tôi được xếp vào một giảng đường lớn và không có cửa sổ. Trong ngày đầu tiên, khi tôi chỉ vừa mới bắt đầu giải thích kế hoạch của mình với lớp học thì một sinh viên chợt hét toáng lên: “Watch out!” (Cẩn thận!). Tôi chưa từng nghe đến cụm từ này cho nên không tài nào hiểu nổi ý của cậu sinh viên đó. Ngay lập tức, tâm trí tôi tìm cách lý giải nào đó khả dĩ. “Watch” nghĩa là “nhìn”. “Out” có lẽ nghĩa là “bên ngoài”. Cậu sinh viên đó muốn tôi nhìn ra bên ngoài chăng? Nhưng đâu thể, vì căn phòng không có cửa sổ. Tất nhiên, mọi chuyện diễn ra trong chưa đến một giây – sau đó một mảng trần nhà sập xuống đầu tôi. Tôi nằm lăn xuống sàn, chảy máu đầm đìa và chờ nhân viên cấp cứu đến.
Nói nhẹ nhàng thì giờ tôi đã hiểu “watch out” nghĩa là gì. Còn nói thực lòng thì mỗi khi nghe thấy cụm từ đó, tôi lại ngước nhìn lên trần nhà, dè chừng xem liệu nó có sắp sập xuống đầu tôi không.
Trong cuộc khám phá về xe ô tô với kết quả là chiếc PT Cruiser, chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng cảm xúc kết nối vô cùng mạnh mẽ với trải nghiệm lái xe. Khi mọi người nói về giây phút họ được phép lái xe lần đầu tiên, tôi có cảm tưởng cuộc sống của họ dường như bắt đầu từ khoảnh khắc ấy. Ngược lại, khi những người lớn tuổi kể về giây phút bị tước mất chìa
https://thuviensach.vn
khóa xe, họ bộc lộ cảm xúc như thể cuộc sống của họ đã chấm dứt. Trải nghiệm tình dục đầu tiên mà đối với rất nhiều người Mỹ diễn ra trên hàng ghế sau của một chiếc xe ô tô (hơn 80% người Mỹ có lần quan hệ tình dục đầu tiên là trên xe ô tô) đã truyền tải một thông điệp vô cùng mạnh mẽ về xe ô tô.
Mọi chuyện trở nên sáng tỏ vì cảm xúc kết nối với trạng thái lái xe và sở hữu một chiếc xe là cảm xúc rất mãnh liệt, chiếc PT Cruiser phải là một chiếc xe khiến người ta cảm thấy mạnh mẽ. Nó cần có sự khác biệt để khẳng định thứ cảm xúc mãnh liệt đó. Để tạo ra một đặc tính mạnh mẽ đồng thời sản xuất ra một mẫu xe mới, chúng tôi quyết định khai thác một mẫu xe đã tồn tại trong cộng đồng văn hóa, một mẫu xe quen thuộc trong tiềm thức. Chúng tôi chọn mẫu xe găng-xtơ, loại xe mà Al Capone khét tiếng từng lái. Điểm này trở thành mấu chốt cho chiếc PT Cruiser. Nó tạo ra cho chiếc xe một đặc tính cực kỳ mạnh mẽ – không giống bất kỳ một chiếc xe nào trên đường phố vào thời điểm đó – và được khách hàng đón nhận. Xin nhắc lại, nếu chiếc Cruiser chỉ là một mẫu xe sedan khác thì có lẽ công chúng còn chẳng buồn để ý đến, nhưng chính những khác biệt của nó đã tận dụng hiệu quả yếu tố cảm xúc.
Nguyên tắc 3: Không phải nội dung mang tính thông điệp mà là cấu trúc
Không như những buổi khám phá tôi đã tiến hành đối với dòng xe Jeep Wrangler, cuộc nghiên cứu mới lần này hướng đến xe ô tô nói chung. Như dự đoán, những người tham gia nói về mọi thể loại xe – minivan, xe rô-xte, Model Ts,… Vậy phải làm thế nào để đưa ra kết luận về mật mã khi những người tham gia liệt kê đa dạng chủng loại xe đến thế? Đó là bằng cách nhìn vào cấu trúc hơn là nội dung.
Trong vở kịch Cyrano de Bergerac của Edmond Rostand, nhân vật Cyrano đã có một trận đấu kiếm kịch tính. Câu chuyện về Cyrano được tái hiện trong bộ phim Roxanne với sự tham gia của Steve Martin. Vai diễn của Martin, C. D. Bales, cũng có một cuộc đọ sức tương tự, nhưng anh ta sử
https://thuviensach.vn
dụng một cây vợt tennis. Khi chúng ta tìm kiếm những thông điệp vô thức, điểm khác biệt giữa kiếm và vợt tennis không có ý nghĩa gì. Chúng chỉ thuần túy là nội dung. Chúng ta có thể kể cùng một câu chuyện dù đó là kiếm hay vợt tennis, điều này nghĩa là nội dung không phải là yếu tố cốt yếu ảnh hưởng đến ý nghĩa. Chúng ta có thể nói điều tương tự về bộ phim West Side Story, bộ phim có “nội dung” khác với Romeo và Juliet nhưng đều kể chung một câu chuyện.
Điều quan trọng là cấu trúc của câu chuyện, mối liên hệ giữa những yếu tố khác nhau. Cyrano và C. D. đều chiến đấu để bảo vệ danh dự. Yếu tố dẫn đến cuộc đọ sức là điều quan trọng cần được xác định và yếu tố này là giống nhau trong cả hai câu chuyện, dù chi tiết có thể khác nhau.
Điều này cũng tương tự khi nói về một giai điệu. Bạn có thể chơi cùng một giai điệu vào buổi sáng hoặc buổi tối, chơi bằng đàn dương cầm hoặc đàn violon, vào mùa hè hoặc mùa đông. Người chơi có thể trẻ hoặc già, giàu hoặc nghèo, nam hoặc nữ. Kể cả những nốt nhạc cũng không quan trọng, vì một giai điệu chơi ở một âm hay ở một bát độ khác thì cũng vẫn là giai điệu đó. Tất cả những yếu tố kể trên đều là nội dung. Cấu trúc là khoảng cách giữa các nốt, các quãng giữa mỗi nốt với nốt tiếp theo và nhịp điệu.
Cốt lõi để thấu hiểu ý nghĩa thực sự ẩn sau những hành động của chúng ta là thấu hiểu cấu trúc. Nhà nhân loại học Claude Lévi-Strauss – chuyên gia nghiên cứu về mối quan hệ họ hàng – đã nói rằng ông không hứng thú với con người mà hứng thú với mối quan hệ giữa con người, “khoảng cách giữa người với người”. Khái niệm người vợ không thể tồn tại nếu không có khái niệm người chồng, tương tự là những khái niệm mẹ con, chú cháu. Mối quan hệ họ hàng là cấu trúc.
Khi xem xét tại sao mọi người lại hành động theo chiều hướng đó, chúng ta cần phải bỏ qua nội dung và hướng đến cấu trúc. Trong mọi trường hợp đều có ba cấu trúc riêng biệt hoạt động. Đầu tiên là cấu trúc sinh học, mã ADN. Con người, khỉ, bò và hươu cao cổ đều được cấu tạo từ cùng một nội
https://thuviensach.vn
dung giống nhau. Tuy nhiên, mỗi loài đều độc nhất vì trình tự sắp xếp các ADN – cấu trúc của mỗi loài – là độc nhất.
Cấu trúc kế tiếp là văn hóa. Mọi nền văn hóa đều có một ngôn ngữ, một nền nghệ thuật, một môi trường sống, một lịch sử, v.v.. Cách tổ chức của tất cả những yếu tố đó – những nội dung – đã tạo nên bản sắc độc nhất của mỗi nền văn hóa.
Cấu trúc cuối cùng là cá nhân. Sự đa dạng trong bộ gen cấu tạo nên con người là vô tận. Hơn nữa, mỗi chúng ta đều có những mối quan hệ bố mẹ, anh chị em khác nhau và chính gia đình định hình nên tính cách mỗi cá nhân và tạo ra những đặc tính độc nhất. Kể cả những cá thể sinh đôi cũng sẽ mang những đặc tính khác nhau. Một người chào đời trước, người kia chào đời sau. Họ sẽ không bao giờ ở cùng một nơi tại cùng một thời điểm, và dần dần, họ sẽ bắt đầu hình thành những quan niệm khác nhau về thế giới. Họ khởi đầu với cùng một nội dung nhưng phát triển thành những cấu trúc khác nhau.
Khi nghe những câu chuyện mà những người tham dự buổi khám phá kể lại, tôi không chú tâm đến nội dung mà chỉ tập trung vào cấu trúc. Trong buổi khám phá mà tôi tổ chức cho công ty Chrysler, rõ ràng là không liên quan gì khi một người tham gia thì kể câu chuyện về xe thể thao trong khi một người khác nói về xe sedan gia đình, chưa kể có người thì nuối tiếc chiếc Packard 1950. Nhưng điều quan trọng không phải là họ lái xe trong thành phố, nơi đồng quê, hay trên đường cao tốc mà là mối liên kết giữa người lái xe và chiếc xe, giữa trải nghiệm lái xe và những cảm xúc được gợi lên. Những mối liên kết này – cấu trúc này – giúp chúng ta nhận thấy rõ ràng rằng người Mỹ cảm nhận được ý thức cá nhân mạnh mẽ từ chiếc xe của mình, do đó cần phải phát triển một chiếc xe để tăng cường ý thức cá nhân đó.
Nguyên tắc 4: Có một khoảng thời gian nhất định cho việc hằn sâu dấu ấn và ý nghĩa của những dấu ấn khiến các nền văn hóa trở nên khác biệt
https://thuviensach.vn
Tôi phải nói rằng bạn chỉ có thể trải nghiệm cảm giác đầu tiên một lần duy nhất. Phần lớn chúng ta hằn sâu ý nghĩa của những điều quan trọng nhất trong cuộc sống trước khi lên bảy tuổi. Đó là vì đối với trẻ dưới bảy tuổi, cảm xúc là thứ có tác động mạnh mẽ nhất (nếu bạn cần bằng chứng, hãy xem một đứa bé thay đổi trạng thái cảm xúc bao nhiêu lần chỉ trong một giờ), còn sau độ tuổi đó thì trẻ chịu ảnh hưởng của logic (hãy thử tranh cãi với một đứa trẻ chín tuổi mà xem). Hầu hết mọi người được áp vào một nền văn hóa duy nhất trước khi lên bảy tuổi. Chúng ta trải qua phần lớn thời gian ở nhà hoặc trong môi trường địa phương của mình. Chỉ một số ít người Mỹ sống theo văn hóa Nhật Bản hay một số ít trẻ con Nhật Bản sống theo văn hóa Ireland. Bởi vậy, những dấu ấn mạnh mẽ nhất hằn sâu trong tiềm thức của chúng ta khi còn nhỏ phụ thuộc vào môi trường văn hóa mà chúng ta được nuôi lớn. Phần lớn quá trình học tập của một đứa trẻ Mỹ diễn ra trong bối cảnh Mỹ. Những cấu trúc tinh thần được hình thành trong môi trường Mỹ sẽ lấp đầy tiềm thức của đứa trẻ đó. Từ đấy, đứa trẻ sẽ lớn lên thành một người Mỹ.
Đó là lý do vì sao những người đến từ những nền văn hóa khác nhau lại có những phản ứng khác nhau đến vậy với cùng một sự vật. Chẳng hạn, hãy lấy ví dụ với bơ lạc. Người Mỹ có một dấu ấn cảm xúc mạnh mẽ đối với bơ lạc. Khi còn nhỏ, mẹ bạn làm cho bạn bánh kẹp mứt phết bơ lạc, và bạn kết nối điều đó với tình yêu thương chăm sóc của mẹ. Vì tôi sinh ra ở Pháp, bơ lạc không phải là món ăn thông dụng tại nhà, nên tôi không bao giờ có sự liên tưởng đó. Tôi biết đến bơ lạc sau khi đã qua khoảng thời gian thích hợp để hình thành mối liên kết cảm xúc mạnh mẽ. Vì không hàm chứa ý nghĩa tình mẫu tử nên đối với tôi bơ lạc chỉ là một loại thực phẩm đơn thuần. Tôi ăn và không cảm thấy bất kỳ điều gì đặc biệt, thực tế là tôi không thích bơ lạc. Thế nhưng, phô mai, một món ăn điển hình trong mọi gia đình Pháp lại là một chuyện hoàn toàn khác. Gần như lần nào ăn, tiềm thức của tôi cũng trộn lẫn mùi vị phô mai với những liên kết cảm xúc thưở nhỏ.
Dorian – đứa con trai tuổi teen của tôi – mang đậm tính cách Mỹ trong nhiều mặt, nhưng vì thằng bé luôn ở cùng tôi trong căn nhà tại Pháp nên nó
https://thuviensach.vn
đã học được một vài thứ theo cách của một đứa trẻ Pháp. Ví dụ như rượu sâm panh. Ở Pháp, người ta uống rượu sâm panh cũng như tất cả các loại rượu là vì hương vị chứ không phải vì chất cồn trong rượu. Mục đích uống rượu ở Pháp gần như không bao giờ là để say xỉn, mà là để thưởng thức hương vị của rượu cũng như kích thích khẩu vị các món ăn.
Trẻ con Pháp được nếm vị rượu sâm panh lần đầu từ khi còn rất nhỏ. Chúng nhúng viên đường hoặc bánh quy vào sâm panh, do đó biết được mùi vị cũng như tính chất đặc biệt của rượu. Dorian thường xuyên nếm hương vị rượu sâm panh cùng chúng tôi ở Pháp, nên nó đã học được cách trân trọng và kết nối rượu sâm panh với ăn mừng, vì ở Pháp, hầu như chúng tôi uống sâm panh mỗi khi tổ chức ăn mừng điều gì đó. Có lần, Dorian – khi đó mới bảy hoặc tám tuổi – gọi một ly rượu và bị người bồi bàn trêu chọc. Khi tôi bảo người bồi bàn là không sao, anh ta vẫn không tin tôi (hoặc có lẽ anh ta cảm thấy không hợp pháp nên không làm theo lời tôi). Anh ta pha chế hỗn hợp sô-đa với một ít nước ép cam rồi rót vào một ly sâm panh và đưa cho Dorian – thằng bé nếm thử và ngay lập tức trả lại vì nó đã có thể nhận biết hương vị của rượu sâm panh.
Phần lớn người Mỹ hằn sâu dấu ấn đầu tiên về rượu khi họ ở độ tuổi vị thành niên. Đó là một khoảng thời gian hoàn toàn khác so với khoảng thời gian người Pháp biết đến rượu, thế nên mối liên kết được tạo ra cũng khác nhau. Với hầu hết người Mỹ, rượu thực hiện đúng một chức năng: nó khiến bạn say xỉn. Một số thiếu niên Mỹ cân nhắc hương vị của bia. Một vài người bạn của Dorian đã gặp rắc rối do say rượu vì chúng kết nối rượu với tình trạng say xỉn hơn là hương vị. Chúng đã học được rằng rượu chỉ có một tác dụng duy nhất đối với chúng, không hơn. Thực tế là nhiều đứa trong số chúng cảm nhận về rượu giống với cách tôi cảm nhận về bơ lạc – chúng cảm thấy hương vị không hấp dẫn – nhưng chúng vẫn đâm đầu vào vì chúng biết uống rượu có thể giúp chúng thoát khỏi thực tại.
Quay trở lại trường hợp mẫu xe PT Cruiser, tôi đã biết được rằng xe ô tô là một phần quan trọng trong văn hóa Mỹ vì tuy người Mỹ không trải nghiệm cảm giác lái xe khi còn nhỏ nhưng họ đã hằn sâu nhiều cảm xúc kết
https://thuviensach.vn
nối với xe ô tô ở độ tuổi đó. Người Mỹ mê mẩn những chiếc xe ô tô và thích lái xe đi chơi. Trong suốt các buổi khám phá, những người tham gia kể những câu chuyện về việc bố mẹ họ háo hức mang về nhà chiếc xe ô tô mới, cảm giác hạnh phúc và gắn bó khi cả gia đình lái xe đi chơi vào dịp cuối tuần hay cảm giác nghẹt thở khi lần đầu ngồi trên một chiếc xe ô tô thể thao. Từ nhỏ, trẻ em Mỹ đã nhận thức rằng xe ô tô là một phần quan trọng và quý giá trong cuộc sống gia đình, đem đến cho họ niềm vui và khiến gia đình ngày càng gắn bó. Đến khi tự mình mua xe, mối liên kết cảm xúc này tác động đến họ từ trong tiềm thức. Họ muốn một chiếc xe đem lại cho mình cảm giác đặc biệt. Sự khác biệt của chiếc xe PT Cruiser đã đem đến cho họ cảm giác đó, vậy nên họ chào đón chiếc xe ấy vào trong gara và cuộc sống của mình.
Nguyên tắc 5: Để khám phá ý nghĩa của một dấu ấn trong một nền văn hóa cụ thể, bạn cần phải biết mật mã của dấu ấn đó Mẫu xe PT Cruiser là một sản phẩm thành công rực rỡ tại Mỹ. Thế nhưng trước khi được tung ra thị trường, ban giám đốc mới tại Daimler Chrysler đã dự đoán nó sẽ thất bại. Tại sao lại như vậy? Vì những nền văn hóa khác nhau mang những mật mã khác nhau.
Kể cả những hành động tùy tiện nhất cũng đều là kết quả của các chuyến đi trên những xa lộ tinh thần của chúng ta. Chúng ta thực hiện các chuyến đi đó hàng trăm lần mỗi ngày, đưa ra quyết định mặc cái gì, ăn cái gì, đi đâu, nói cái gì, v.v.. Tuy nhiên, điều mà hầu hết mọi người không nhận ra là các hành trình đó đều đòi hỏi có một mật mã. Hãy xem mật mã như một tổ hợp để mở cửa. Trong trường hợp này, chúng ta không chỉ sắp xếp những con số mà còn phải sắp xếp theo một trình tự cụ thể, một tốc độ cụ thể, với một nhịp độ cụ thể, v.v.. Mọi từ ngữ, mọi hành động, và mọi biểu tượng đều có một mật mã. Não bộ của chúng ta tạo ra những mật mã này trong tiềm thức, nhưng có một cách để khám phá chúng và hiểu được nguyên nhân hành động của chúng ta.
https://thuviensach.vn
Như tôi đã trình bày, những buổi khám phá mà tôi tiến hành với các khách hàng của mình cho chúng ta thấy được điều gì thực sự có ý nghĩa đối với họ. Khi tôi và các nhân viên của mình phân tích phản hồi của những người tham gia sau buổi khám phá, những thông điệp chung xuất hiện. Chúng tôi đã khám phá ra mật mã khi tìm thấy những thông điệp chung đó.
Những thông điệp đó có sự khác biệt rõ rệt giữa các nền văn hóa, cho nên mật mã cũng tương tự. Ví dụ, tôi tổ chức những buổi khám phá về phô mai tại Pháp và Mỹ. Những mật mã chúng tôi tìm ra khác nhau một trời một vực. Mật mã của người Pháp là SỐNG. Điều này hoàn toàn hợp lý khi chúng ta xem xét cách người Pháp lựa chọn và cất giữ phô mai. Họ đến cửa hàng và sờ nắn phô mai cũng như ngửi mùi để biết được số năm tuổi của chúng. Khi chọn mua được rồi, họ đem phô mai về nhà và đặt vào một chiếc cloche (một đồ đựng hình chuông với những lỗ nhỏ bao quanh để không khí lưu thông và tránh côn trùng) và giữ ở mức nhiệt độ phòng. Ngược lại, mật mã của người Mỹ đối với phô mai là CHẾT. Và điều này cũng hợp lý nếu xét trong bối cảnh. Người Mỹ “giết” phô mai của họ bằng sự tiệt trùng (phô mai chưa được tiệt trùng không được phép nhập khẩu vào đất nước này), lựa chọn những khoanh phô mai đã được đóng gói cũng như làm khô và nếu muốn có thể đựng trong túi ni lông (giống như túi xác), và cất giữ miếng phô mai vẫn trong tình trạng bị đóng gói kín mít đó vào nhà xác hay còn được gọi là tủ lạnh.
Có một phong trào ở châu Âu (do một số quan chức tại Brussel giật dây) đòi áp đặt luật tiệt trùng vào Liên minh châu Âu. Dựa trên những điều bạn đã biết về mật mã văn hóa của người Pháp đối với phô mai và những gì phương pháp tiệt trùng gây ra cho phô mai, chắc hẳn bạn cũng đoán được người Pháp phản ứng như thế nào đối với phong trào này? Phản ứng của họ mạnh mẽ tới mức đã diễn ra những cuộc biểu tình trên đường phố. Ý định ép buộc người Pháp tiệt trùng phô mai của họ rõ ràng là “nghịch mã”.
Quan điểm này cũng đúng với mọi loại thực phẩm. Người Mỹ luôn quan tâm sát sao đến vấn đề an toàn thực phẩm. Họ có ủy ban quản lý, hạn sử dụng, và “lực lượng cảnh sát thực phẩm” đa dạng bảo vệ họ khỏi thực
https://thuviensach.vn
phẩm không an toàn. Người Pháp thì ngược lại, họ quan tâm nhiều đến hương vị hơn là mức độ an toàn. Tại Pháp, có một phương pháp trong nấu ăn gọi là faisandée. Phương pháp này là treo một con chim trĩ (nguồn gốc tên gọi của phương pháp) hoặc một loài chim bị săn thịt khác trên móc cho đến khi nó bắt đầu bị rữa mới tiến hành làm thịt. Trong khi phần lớn người Mỹ còn phải cân nhắc tính an toàn thì những đầu bếp người Pháp sử dụng phương pháp này vì nó làm gia tăng hương vị cho thịt chim. An toàn không hề khiến họ hay những thực khách của họ bận tâm. Tất nhiên, những phát kiến nấu ăn kiểu như vậy cũng mang lại rủi ro. Hàng năm, số ca tử vong liên quan đến thực phẩm tại Pháp cao hơn nhiều so với Mỹ, mặc dù số người sống tại Mỹ lớn hơn gấp năm lần.
Chúng ta có thể quay lại một lần nữa với ví dụ về mẫu xe PT Cruiser để xem những mật mã văn hóa khác nhau tác động đến phản ứng của chúng ta với sự vật như thế nào. Bảng tổng hợp hàng trăm câu chuyện của những người tham gia các buổi khám phá cho thấy mật mã văn hóa của người Mỹ đối với ô tô là CÁ TÍNH. Người Mỹ muốn những chiếc xe ô tô khác biệt, không giống với bất kỳ chiếc xe ô tô nào khác trên đường phố, và khơi gợi những ký ức lái xe ngày Chủ nhật, cảm giác tự do khi lần đầu ngồi sau tay lái, và sự phấn khích của đam mê tuổi trẻ. Một chiếc xe với cá tính mạnh mẽ như chiếc PT Cruiser hay như tôi đã trình bày ở đầu sách, chiếc Jeep Wrangler, sẽ có nhiều cơ hội tạo ra doanh thu đột phá hơn là một chiếc sedan nhàm chán.
Thế nhưng, mật mã này không hề đồng nhất giữa các nền văn hóa. Tập đoàn ô tô khổng lồ Daimler-Benz mua lại công ty Chrysler vào thời điểm mẫu xe PT Cruiser đang trong giai đoạn sản xuất. Khi nhìn thấy chiếc xe, ban giám đốc người Đức, những người hiện đang lãnh đạo công ty, tất thảy đều thất kinh bát đảo. Tại sao? Đó là vì mật mã của người Đức đối với ô tô là KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ. Các nhà máy chế tạo ô tô của Đức luôn tự hào về chất lượng kỹ thuật công nghệ, và lòng tự hào này hằn sâu đến mức những người lớn lên trong nền văn hóa đó luôn nghĩ đến kỹ thuật công nghệ đầu tiên khi nói đến xe ô tô. Chiếc PT Cruiser nguyên gốc hoàn toàn
https://thuviensach.vn
không hề có những thiết kế kỹ thuật công nghệ xuất sắc. Động cơ không đặc biệt mạnh mẽ hay hiệu quả, thiết kế tinh giản, cơ chế điều khiển không thực sự linh hoạt, mức độ tiêu hao nhiên liệu và chỉ số an toàn chỉ đạt mức trung bình. Dựa theo mật mã văn hóa của mình, ban giám đốc mới tại Chrysler tin rằng chiếc PT Cruiser sẽ là một thảm họa marketing. Họ giao lại công việc sản xuất cho một nhà máy ở Mexico.
Rốt cuộc, đó là một sai lầm lớn (mặc dù có thể thông cảm). Ban giám đốc người Đức phản ứng tiêu cực với chất lượng khiêm tốn của thiết kế xe. Người tiêu dùng Mỹ phản ứng tích cực với cá tính vượt trội của xe. Nhà máy ở Mexico thiếu trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu, và dẫn đến một danh sách chờ mua dài dằng dặc. Nếu ban giám đốc mới của Chrysler hiểu mật mã văn hóa của người Mỹ với xe ô tô và dựa vào đó hơn là mật mã của chính họ thì họ đã có thể tránh được biết bao vấn đề khi nhu cầu mua mẫu xe PT Cruiser tăng cao.
Một quan điểm mới: Khám phá vô thức văn hóa
Năm nguyên tắc trên ủng hộ cho quan điểm rằng tồn tại một dạng vô thức thứ ba. Những nguyên tắc này không thể gán cho vô thức cá nhân(6) của Freud, quy định mỗi chúng ta theo những cách độc nhất hay vô thức tập thể(7) của Jung, quy định mỗi chúng ta là một thành viên của nhân loại. Những nguyên tắc này minh họa một dạng vô thức quy định chúng ta tùy theo nền văn hóa mà chúng ta được sản sinh. Dạng vô thức thứ ba là vô thức văn hóa.
Quan điểm và những nguyên tắc này là bằng chứng không thể phủ nhận rằng tồn tại một tâm thức Mỹ, cũng như một tâm thức Pháp, một tâm thức Anh, một tâm thức Kurd và một tâm thức Latvia. Mỗi nền văn hóa đều có một tâm thức riêng và chính tâm thức này đã chỉ cho chúng ta biết chúng ta là ai một cách sâu sắc.
Trong phần còn lại của cuốn sách này, tôi sẽ chỉ cho bạn 24 mật mã quan trọng nhất mà tôi đã khám phá ra. Những mật mã này sẽ cho chúng ta thấy vô thức văn hóa tác động như thế nào đến cuộc sống cá nhân, những lựa
https://thuviensach.vn
chọn mua sắm, và cách chúng ta sống như một công dân trên thế giới. Tôi cũng sẽ đối chiếu các mật mã này với những khám phá mà tôi đã thực hiện trong các nền văn hóa khác để bạn có thể thấy được cùng một sự vật có thể mang ý nghĩa khác xa đến thế nào ở từng nơi. Cuốn sách này sẽ chứa đựng nhiều khoảnh khắc “á à” cũng như những sự khai mở giúp bạn xem xét lại bản thân, làm việc và nhìn nhận người khác một cách sáng suốt hơn.
Hãy đeo lăng kính mới vào nào.
https://thuviensach.vn
Chương 2
NHỮNG NỖI ĐAU LỚN DẦN CỦA MỘT NỀN VĂN HÓA VỊ THÀNH NIÊN
Mật mã của tình yêu, sự quyến rũ và tình dục Văn hóa được hình thành và phát triển theo thời gian, mặc dù tốc độ thay đổi là rất chậm. Một nền văn hóa có thể không trải qua sự thay đổi đáng kể nào trong hàng thế hệ. Khi các nền văn hóa có sự thay đổi, những thay đổi đó xảy ra giống như cách chúng xảy ra trong não bộ của chúng ta – thông qua những dấu ấn mạnh mẽ. Những dấu ấn mạnh mẽ này biến đổi “hệ thống tham chiếu” của nền văn hóa đó, và những thay đổi ấy được truyền lại cho các thế hệ sau. Ví dụ như người Ấn Độ sùng kính loài khỉ Hanuman vì trong sử thi Hindu từ hơn 20 thế kỷ trước có viết rằng một con khỉ Hanuman đã giải cứu hoàng hậu bị bắt cóc của nhà vua. Dấu ấn của thần thoại này trong nền văn hóa mạnh mẽ đến mức những con khỉ này được tự do chạy nhảy đến bất kỳ nơi nào chúng muốn ở Ấn Độ, mặc dù chúng thường xuyên gây cản trở giao thông, đột nhập kho gạo, và gây ra biết bao nhiêu điều phiền toái khác.
Một dấu ấn nền tảng và thay đổi nền văn hóa cũng đã xuất hiện tại Israel cổ đại. Tại đó, những bộ lạc ngoại giáo lân cận dùng lợn để hiến tế cho những vị thần của họ, một tập tục khiến người Do Thái cảm thấy ghê rợn. Hơn nữa, hồi đó lợn bị xem là loài động vật dơ bẩn, được nuôi bằng thức ăn ôi thiu và rác rưởi. Ăn thịt lợn là nguyên nhân lây truyền những bệnh tật khủng khiếp và làm suy yếu cộng đồng. Để đối phó với vấn đề này, đạo Do Thái cấm ăn thịt lợn. Cho đến nay, nhiều người Do Thái vẫn tránh ăn thịt lợn mặc dù loài lợn chẳng còn liên quan gì mấy đến những nghi thức ngoại
https://thuviensach.vn
đạo và những con lợn được nuôi trong điều kiện bảo đảm không lây truyền mầm bệnh. Ở đây chúng ta lại thấy được dấu ấn về số lượng lớn người chết do ăn thịt có chứa ký sinh trùng cũng như dấu ấn về việc chứng kiến những nghi lễ man rợ mạnh mẽ đến mức khiến nền văn hóa bị biến chuyển.
Những dấu ấn mạnh mẽ như vậy không thường xuyên xuất hiện. Do đó, các nền văn hóa thay đổi vô cùng chậm chạp. Với tuổi đời hơn 225 năm, nền văn hóa Mỹ mới chỉ chứng kiến một vài dấu ấn làm thay đổi nền văn hóa. Sự mở rộng về miền Tây, làn sóng di dân đến đất nước này để tìm kiếm thành công, và vai trò của Mỹ như một người bảo vệ trong hai cuộc chiến tranh thế giới là những dấu ấn như vậy. Có khả năng là chúng ta đã trải qua một dấu ấn thay đổi nền văn hóa nữa vào ngày 11/9/2001, nhưng chúng ta sẽ chỉ biết chắc chắn điều này sau một vài thế hệ nữa. Dẫu vậy, nếu so sánh tiến trình phát triển của một nền văn hóa với các giai đoạn của đời người thì văn hóa Mỹ vẫn còn rất trẻ. Tất nhiên là không trẻ như nền văn hóa Canada hay Nam Phi, nhưng rõ ràng là trẻ hơn những nền văn hóa lâu đời của Anh Quốc hay Nhật Bản. Thực tế là nền văn hóa Mỹ đang ở giữa những cơn đau dữ dội của tuổi trẻ – và phép ẩn dụ này kéo dài qua nhiều thế hệ kế tiếp ở khía cạnh văn hóa, trong cách mà chúng ta hành xử và ứng xử.
Nếu bạn không giết nhà vua, bạn có thể trẻ trung mãi mãi Nền văn hóa vị thành niên tác động đến hành vi của chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Đó là yếu tố có quyền năng cực kỳ mạnh mẽ trong hệ thống tham chiếu của chúng ta, có lẽ là yếu tố mạnh nhất trong nền văn hóa Mỹ. Chủ đề về tuổi trẻ xuất hiện trong gần như mọi buổi khám phá tại Mỹ. Ngược lại, các chủ đề liên quan đến tuổi trưởng thành – tính nhẫn nại, sự tinh tế, hiểu biết về các giới hạn, v.v. – lại thường xuyên xuất hiện trong những buổi khám phá tại các nền văn hóa khác. Bạn sẽ thấy sự tương phản giữa các chủ đề về tuổi trẻ với các chủ đề về tuổi trưởng thành xuyên suốt cuốn sách này.
https://thuviensach.vn
Tuổi trẻ trong nền văn hóa Mỹ bắt nguồn từ một điểm cốt yếu: người Mỹ không bao giờ phải giết nhà vua để trở thành chính mình. Tất cả những người trưởng thành đều từng là một đứa trẻ nhỏ bé và non nớt. Rồi những đứa trẻ đó tiến đến giai đoạn vị thành niên và nổi loạn. Tuy nhiên, trong nền văn hóa Mỹ, sự nổi loạn mang một dáng vẻ khác. Nhiều nền văn hóa thể hiện sự nổi loạn bằng việc giết chết những nhà lãnh đạo (Ví dụ: Người Pháp nổi loạn bằng cách chặt đầu vua Louis XVI), sau đó giai đoạn nổi loạn kết thúc và tuổi trưởng thành bắt đầu. Người Mỹ chưa bao giờ giết nhà vua của mình bởi vì chúng ta chưa bao giờ thật sự có một vị vua. Người Mỹ chỉ nổi loạn trước duy nhất một vị vua tham vọng cai trị người Mỹ và đuổi ông ta ra khỏi lãnh thổ, nhưng họ không chặt đầu ông ta. Họ chỉ đơn giản là bảo ông ta biến đi.
Vì thế, giai đoạn nổi loạn của nước Mỹ thật sự chưa bao giờ kết thúc. Thay vì tiếp tục tiến tới, người Mỹ đứng lại và bồi đắp thêm khi chào đón những người nhập cư tới bờ biển của đất nước mình. Những người nhập cư này rời khỏi đất nước đã đè nén họ từ khi sinh ra. Đến Mỹ chính là một hành động nổi loạn vĩ đại. Như những cuộc cách mạng Mỹ, họ rời bỏ nền văn hóa cũ của mình thay vì “hoàn thành quá trình” bằng cách giết nhà vua. Do đó, họ vẫn là những kẻ nổi loạn, và làn sóng nhập cư liên tiếp của những người trẻ tuổi này giữ cho toàn bộ nền văn hóa Mỹ được trẻ mãi.
Nhìn nhận nền văn hóa Mỹ dưới góc độ này có thể giải thích được vì sao người Mỹ lại thành công rực rỡ trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng mang tính vị thành niên: Coca-Cola, giày Nike, đồ ăn nhanh, quần bò, và những bộ phim bạo lực. Nước Mỹ chưa bao giờ sản sinh ra một nhà soạn nhạc cổ điển tầm cỡ thế giới, nhưng đã xuất khẩu thành công nhạc rock, hip-hop, và R&B – âm nhạc của tuổi vị thành niên – tới tất cả mọi ngõ ngách trên thế giới. Những cầu thủ bóng rổ Mỹ, những người ngay cả việc đọc còn khó khăn, kiếm tiền nhiều gấp bội những nhà khoa học Mỹ. Người Mỹ không ngừng bị mê hoặc bởi những người nổi tiếng và những lỗi lầm tuổi trẻ của họ.
https://thuviensach.vn
Nền văn hóa lập dị
Chẳng hạn, người Mỹ yêu thích Mike Tyson, Michael Jackson, Tom Cruise, Venus Williams, và Bill Clinton vì nhiều lý do. Tuy nhiên trước hết là vì họ kỳ quặc, lập dị, và không hề bình thường tí nào. Họ cho chúng ta thấy rằng những hành vi cực đoan là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Chúng ta thích họ bởi vì, giống như Jennifer Wilbanks (Cô dâu chạy trốn)(8), họ sợ hãi phải lớn lên. Trong thực tế, họ đích xác là “Những người lớn chạy trốn”.
Tờ New York Times gần đây đã viết: “Việc Mike Tyson vẫn giữ được sức hút khiến các nhà xã hội học không tài nào giải thích nổi”. Tờ USA Today viết rằng Tyson “đang bay... và sau đó rơi xuống. Lên và xuống, bất động và... vào tù. Các nhà trị liệu nói rằng chuyên gia rắc rối Mike Tyson quyết định đã đến lúc phải trưởng thành”.
Thế nhưng, ai lại muốn trưởng thành cơ chứ?
Câu nói đặc trưng của người Mỹ là: “Tôi vẫn chưa biết mình phải làm gì khi lớn lên”. Bạn sẽ thường xuyên nghe thấy câu nói đó từ những người trong độ tuổi 60 và 70.
Michael Jackson không muốn thừa nhận tuổi tác thật của mình. Gần 50 tuổi, ông ta vẫn muốn ngủ cùng trẻ em. Khi bạn 9, 10 tuổi, việc ngủ qua đêm tại nhà bạn bè là chuyện hết sức bình thường. Nhưng khi bạn 47 tuổi và ngủ với một đứa trẻ 12 tuổi, thì…
Oprah Winfrey đã mời Tom Cruise đến chương trình của mình để quảng bá một trong những bộ phim của anh ta. Thế nhưng, anh ta đã dùng một tiếng đó để quảng bá kiểu hành xử “kỳ quặc cũng chẳng sao”. Suốt chương trình, anh ta nhảy tưng tưng khắp sân khấu, nhảy lên ghế sofa, quỳ gối một cách cuồng nhiệt, và liên tục bày tỏ tình yêu đối với cô bạn gái của mình. Khi những đứa con của tôi được 9 tuổi, chúng thường nhảy nhót trên giường cả tiếng đồng hồ. Đối với tôi, đó rõ ràng không phải là hành vi của một người trưởng thành, và mọi người cũng phản ứng với màn “nhảy nhót trên giường” của Cruise giống như tôi. Thế nhưng, vào thời điểm đó, ngay sau màn xuất hiện trong chương trình của Oprah, bộ phim mới của anh ta
https://thuviensach.vn
đã đạt doanh thu 65 triệu đô la chỉ trong hai ngày cuối tuần đầu tiên công chiếu.
Venus Williams vô địch Wimbledon năm 2005, giải đấu tennis danh giá nhất thế giới. Cô mặc chiếc váy trắng dịu dàng nhưng không thể nào kiềm chế được niềm vui sướng của tuổi trẻ và nhảy cẫng lên sau khi giành chiến thắng hệt như một đứa bé 9 tuổi đang nhảy trên giường vậy.
Bill Clinton là một bậc thầy chính trị, không phải vì sự hiểu biết của ông về những vấn đề của thế giới, mà là vì khả năng hòa hợp với nền văn hóa Mỹ một cách vô thức. Clinton là một tổng thống vị thành niên hoàn hảo. Ông đem đến những nguyên liệu tuyệt vời cho những nghệ sĩ hài độc thoại: gian lận, thất hứa, bê bối tình ái – không thể chê được điểm nào.
Điểm chung của những nhân vật này và yếu tố mê hoặc chúng ta nhiều như vậy chính là việc họ cưỡng lại sự trưởng thành. Họ luôn mang trong mình trái tim tươi trẻ, điên khùng, thất thường, có lúc là nhà vô địch, có lúc là hạng bỏ đi nhưng họ luôn luôn trở lại. Họ là “những người trẻ tuổi vĩnh cửu”, hình mẫu mà tất cả mọi người Mỹ đều muốn trở thành.
Đồng thời, họ là biểu tượng chiến thắng cho sự phá cách, không theo lề thói. Tại Mỹ, bạn có thể quái gở mà vẫn thành công. Như nhà báo Jack Miller từng viết: “Những nghệ sĩ sáng tạo, những người quái gở một cách hoang dại, những người không giống chúng ta, những người sống trong một thực tại mà hầu hết mọi người không thể hình dung nổi, họ xứng đáng nhận được những lời khen ngợi và sự trân trọng dành cho tài năng xuất chúng của mình. Vive la différence(9).”
Đây là một nền văn hóa “lập dị”. Bạn muốn trở thành một phần của một nền văn hóa trẻ trung hay một nền văn hóa già cỗi?
Nền văn hóa Mỹ: Mãi mãi vị thành niên
Như bạn sẽ được thấy xuyên suốt cuốn sách này, nền văn hóa Mỹ biểu lộ nhiều đặc điểm phù hợp với giai đoạn vị thành niên: tập trung chủ yếu vào “hiện tại”, thay đổi tâm trạng thất thường, luôn khát khao khám phá và chống đối chính quyền, ưa chuộng những thứ cực đoan, hưởng ứng những
https://thuviensach.vn
thay đổi và tái sáng tạo, cũng như mang niềm tin mãnh liệt rằng luôn có cơ hội thứ hai để sửa chữa những lỗi lầm. Là người Mỹ, chúng ta cảm thấy mình hiểu biết nhiều hơn thế hệ trước (Ví dụ: Chúng ta hiếm khi hỏi ý kiến của Pháp, Đức, Nga hay Anh về chính sách ngoại giao của Mỹ), rằng những câu trả lời của họ đã lỗi thời (chúng ta ít khi để tâm đến ý kiến của các nền văn hóa này về những vấn đề mang tính toàn cầu), cho nên chúng ta không chấp nhận những bài học của họ và cải tạo thế giới (một vài người trong số chúng ta – kể cả những nhà lãnh đạo – là những người nghiên cứu lịch sử thế giới, đã chọn tự mình mắc lỗi hơn là học hỏi từ những sai lầm mà những nền văn hóa khác đã mắc phải).
Như mọi đứa trẻ vị thành niên, chúng ta bị ám ảnh bởi tình yêu, sự quyến rũ, và tình dục. Tất nhiên, chuyện này không phải của riêng ai. Con người trong các nền văn hóa khác trên khắp thế giới đều bị những vấn đề này thu hút, có lẽ đây là những vấn đề thu hút tâm trí con người mạnh mẽ nhất. Xét cho cùng, là con người, ít nhất chúng ta cần có đời sống tình dục để duy trì nòi giống. Tuy nhiên, những quan điểm vô thức của người Mỹ về các vấn đề này lại hoàn toàn khác biệt và liên quan mật thiết tới nền văn hóa vị thành niên của chúng ta.
Vị thành niên là thời kỳ của những hỗn độn và mâu thuẫn. Có những khám phá mới hôm nay còn đầy hứa hẹn mà ngày mai đã lại chỉ là những nỗi thất vọng. Những giấc mơ đâm chồi, nảy lộc, mà cũng héo úa nhanh như đóa thủy tiên sớm nở tối tàn trong sắc xuân. Những điều vững chắc trở nên lung lay chỉ trong chớp mắt. Giống như những đứa trẻ vị thành niên, các đặc điểm này cũng tương ứng với những nền văn hóa vị thành niên, và điều đó được thể hiện rõ nhất qua những mật mã được hé lộ trong chương này.
Một số người sẽ thấy những trang sắp tới thật rối rắm. Một số người sẽ quả quyết rằng họ chẳng hề thấy mình tương ứng với những mật mã này một chút nào. (Điều đó có thể đúng. Tất nhiên, mọi cá nhân đều khác biệt, vì họ cũng bị điều khiển bởi tiềm thức của chính mình.) Điều mà những mật mã sắp tới hé lộ có thể khiến bạn khó chịu, nhưng hãy nhớ rằng mọi
https://thuviensach.vn
mật mã đều mang tính trung lập. Bản thân những mật mã không phán xét một nền văn hóa cụ thể nào. Mật mã của nước Mỹ đơn giản là phản chiếu sự trẻ trung trong nền văn hóa của chúng ta. Điều này là rất tốt và sẽ phát huy được thế mạnh trong nhiều trường hợp, như bạn sẽ thấy trong các chương sau, và nó giải thích tại sao chúng ta lại đứng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực và vì sao chúng ta là những nhà cải cách tài ba đến vậy.
Thế nhưng, nếu liệt kê danh sách những lĩnh vực vượt trội của nền văn hóa Mỹ thì tình yêu, sự quyến rũ và tình dục không nằm trong danh sách đó. Chắc bạn cũng biết điều này rồi. Xét cho cùng, khi bắt gặp một người đàn ông đào hoa, chúng ta thường gọi họ là một gã “Don Juan” hay một tay “Casanova”. Tuyệt nhiên, chúng ta không bao giờ gọi anh ta là một “Joe Smith”. Mật mã văn hóa cung cấp cho chúng ta một lăng kính mới để thấy được nguyên nhân đằng sau mỗi hành động:
Vì sao phụ nữ Mỹ quá chú trọng đến việc tìm được “Người đàn ông lý tưởng”?
Vì sao Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) không chấp nhận (thậm chí còn kiện) hình ảnh người mẹ cho con bú trên sóng truyền hình, nhưng lại cho phép chiếu những bộ phim đẫm máu vào khung giờ vàng trên hệ thống?
Vì sao phụ nữ Mỹ cảm thấy bị xúc phạm khi những người công nhân lao động huýt sáo với họ tại New York, nhưng lại cảm thấy hãnh diện khi một người đàn ông làm điều tương tự ở Milan?
Những câu trả lời đều nằm trong mật mã.
Tình yêu có thể làm gì?
Tôi đã tổ chức những buổi khám phá về dấu ấn trên khắp đất nước để tìm kiếm mật mã của tình yêu. Suốt những buổi khám phá này, tôi yêu cầu những người tham gia tập trung vào từ “yêu” mà không phân biệt đó là tình yêu nam nữ, tình yêu của bố mẹ, tình yêu giữa anh chị em trong gia đình, tình yêu đất nước, tình yêu với thú nuôi, hay thậm chí tình yêu đối với một đội bóng thể thao. Dẫu vậy, khi tôi hướng dẫn những người tham gia quay
https://thuviensach.vn
lại với những dấu ấn đầu tiên, phần lớn mọi người đều trở về cùng một vị trí.
“Trải nghiệm đầu tiên của tôi với từ “yêu”, hoặc liên quan đến tình yêu, là lúc tôi được bốn hay năm tuổi. Trong bếp, mẹ tôi đang làm loại bánh mà tôi yêu thích, bánh kem. Mùi bánh là mùi của tình yêu. Mẹ tôi mở lò nướng và tôi nói với bà rằng: “Con yêu mẹ!”. Bà đóng lò nướng lại, đến bên và thơm tôi, rồi nói với tôi: “Mẹ cũng yêu con”. Rồi bà cho tôi một miếng bánh lớn và tôi biết rằng bà thật lòng khi nói “Mẹ yêu con”.” – một người đàn ông 40 tuổi.
“Mẹ tôi rất yêu thương chúng tôi, bà đã nấu nướng suốt cả ngày Lễ Tạ ơn. Bà rất hạnh phúc khi nhìn thấy cả gia đình mình quây quần bên nhau, ngồi quanh bàn, ăn uống... tình yêu tràn ngập quanh chiếc bàn và thức ăn thì nhiều vô kể. Chúng tôi ăn liên tục không ngơi nghỉ.” – một người phụ nữ 36 tuổi.
“Khi còn nhỏ, bố mẹ luôn ở bên để chăm sóc và bảo vệ bạn. Bạn không cần phải quan tâm hay lo lắng điều gì. Nếu có chuyện gì đó không hay xảy ra, gia đình luôn bên cạnh bạn. Tôi nhớ sự bao bọc ấy.” – một người phụ nữ 58 tuổi.
“Hình ảnh chính xác nhất để miêu tả căn phòng của bố mẹ tôi là một cái tổ. Thảm trải sàn màu nâu nhạt và tường màu xanh da trời. Chiếc giường nằm chính giữa phòng và có một cái chăn bông trắng to đùng. Khi còn nhỏ, tôi ngồi trên chiếc giường với mẹ tôi và hỏi bà đủ chuyện trên trời dưới đất.” – một người đàn ông 21 tuổi.
“Tôi vẫn nhớ những lúc gối đầu trên đùi mẹ khi còn nhỏ. Tôi nhớ những lúc nói chuyện với mẹ và được mẹ quan tâm.” – một người đàn ông 65 tuổi.
Trước sau như một, những người tham gia đều có những trải nghiệm đầu tiên về tình yêu liên quan đến sự chăm sóc của mẹ – người đã cho họ ăn, đùm bọc họ, khiến họ cảm thấy an toàn. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. Xét cho cùng, trong chín tháng, mẹ đã cung cấp cho chúng ta một “khách sạn
https://thuviensach.vn
nghỉ dưỡng” hoàn hảo nhất mà chúng ta có thể hình dung. Dịch vụ phòng hạng nhất và luôn được đáp ứng yêu cầu ngay lập tức, không gian không quá nóng hay quá lạnh, đi lại miễn phí, và thậm chí còn có cả một sân khấu âm nhạc (nhịp tim của người mẹ) để giải trí nữa. Và mặc dù cuối cùng chúng ta cũng phải rời khỏi thiên đường nghỉ dưỡng đó thì mẹ vẫn ở bên để dìu dắt chúng ta vượt qua giai đoạn chuyển tiếp, nuôi dưỡng chúng ta bằng dòng sữa của mình, ủ ấm và bao bọc chúng ta, đưa chúng ta ra ngoài để nhìn ngắm thế giới, và luôn nghĩ ra thật nhiều cách để chúng ta vui chơi thỏa thích cũng như khơi dậy niềm đam mê học hỏi.
Những câu trả lời này đều rất phù hợp với tư tưởng của một nền văn hóa vị thành niên. Xét cho cùng, trẻ vị thành niên luôn né tránh áp lực phải tự lập để có thể được hành động như trẻ con; và ở giai đoạn đó, chúng tìm kiếm sự giúp đỡ (thầm kín chứ không công khai) từ người mẹ, bến bờ an toàn với tình yêu bao la.
Kế tiếp là giai đoạn “tự lập”, giai đoạn đòi hỏi người ta phải rời bỏ mái ấm gia đình và có quyền được tự mình mắc sai lầm. Khi tôi yêu cầu những người tham gia nhớ lại ký ức mạnh mẽ nhất của mình về tình yêu, những câu chuyện khác nhau bắt đầu xuất hiện.
Tôi đã rất vui sướng khi theo học tại một trường cao đẳng. Cuối cùng cũng được tự do. Nhưng rồi mọi chuyện lại không thực sự suôn sẻ. Lần đầu tiên uống rượu, tôi uống liên tục. Sau đó, tôi chẳng còn nhớ nổi trời đất trăng sao gì nữa, tôi quá mệt. Không một anh chàng nào theo đuổi tôi đêm ấy ở đó để giúp tôi.” – một người phụ nữ 50 tuổi.
“Khi 13 tuổi, tôi thích một cậu bạn, nhưng cậu ấy lại thích một cô bạn khác. Điều này đã cho tôi một bài học lớn, bởi tôi nghĩ rằng mình xinh đẹp hơn và cô bạn kia còn béo nữa chứ, nhưng hồi đó tôi cũng ương bướng và đôi khi xấu tính.” – một người phụ nữ 24 tuổi.
“Trải nghiệm mạnh mẽ nhất của tôi là khi bố mẹ tôi quyết định ly thân. Tôi đã phát hiện ra điều đó khi lén nghe bố mẹ nói chuyện lúc
https://thuviensach.vn
nửa đêm. Mọi chuyện thật căng thẳng, nhưng mọi người lại cố tỏ ra bình thường.” – một người đàn ông 37 tuổi.
“Tôi có một hình ảnh trong đầu như thế này. Có một con ngựa trắng tuyệt đẹp và một cô gái tóc vàng kiều diễm mặc chiếc váy xếp li thướt tha giữa một khoảnh rừng xanh um tùm bên thác nước, và rồi một người đàn ông tuấn tú xuất hiện và ôm lấy cô gái. Tôi ước gì mình là cô gái ấy.” – một người phụ nữ 38 tuổi.
Đây là một phần khác của trải nghiệm tuổi vị thành niên: phần mà ở đó trải nghiệm tạo ra niềm vui sướng và nỗi thất vọng, thành công và thất bại. Phần lớn những câu chuyện này bộc lộ sự khó chịu cũng như bực bội với những sự kiện được kể, giống như một đứa trẻ vị thành niên kể về những trải nghiệm mà nó không thích và không hiểu. Nên nhớ rằng những câu chuyện trên kể về những ký ức mạnh mẽ nhất về tình yêu.
Thế nhưng, có lẽ yếu tố quan trọng nhất của trải nghiệm tuổi vị thành niên là việc đánh mất sự trong sáng. Đứa trẻ vị thành niên nào rồi cũng đến lúc nhận ra những lý tưởng của mình không hề tốt đẹp như chúng từng nghĩ. Nhận thức này thường khiến con người trở nên chín chắn hơn và tiếp thu những kỹ năng mới. Nhưng nhận thức đó cũng thường kèm theo ý thức về sự vỡ mộng. Khi những người tham gia viết về ký ức gần đây nhất của họ về tình yêu, hầu hết đó là những câu chuyện về việc đánh mất lý tưởng.
“Tôi biết đám con trai muốn gì. Chúng buông lời yêu thương, nhưng tôi biết thừa chúng muốn gì.” – một phụ nữ 35 tuổi.
“Tôi có ba đứa con với ba người cha khác nhau, cả ba đứa đều chết trong những vụ xả súng. Trước khi chết, tôi muốn có thêm một đứa con, nuôi dưỡng nó, yêu thương nó, và được yêu thương vô điều kiện.” – một người phụ nữ 50 tuổi.
“Tôi đã mua một chiếc nhẫn đính kim cương cho bạn gái mình. Tôi nhớ có lần ngồi trên xe, cô ấy đã tháo nó ra khi chúng tôi đang cãi nhau và tôi nổi điên. Tôi giật lấy cái nhẫn và vứt nó ra ngoài cửa sổ
https://thuviensach.vn
xe. Tôi bảo cô ấy rằng nếu chiếc nhẫn chẳng còn ý nghĩa gì đối với cô ấy thì vứt đi cho rồi.” – một người đàn ông 31 tuổi.
Các câu chuyện trên – dấu ấn đầu tiên, ký ức mạnh mẽ nhất, và ký ức gần đây nhất – cho thấy một hình mẫu Mỹ rõ rệt. Những người tham gia không ngừng nói về khát khao yêu thương, nhu cầu yêu thương, niềm tin vào một thứ gọi là tình yêu đích thực, nhưng họ cũng luôn nhắc tới nỗi thất vọng khi tìm kiếm tình yêu. Phần lớn những câu chuyện về “ký ức gần nhất” là về sự mất mát, cay đắng và đau khổ. Người Mỹ – bất kể ở độ tuổi nào – luôn nhìn nhận tình yêu giống như cách một đứa trẻ vị thành niên nhìn nhận thế giới: một giấc mơ thú vị nhưng hiếm khi đạt được trọn vẹn.
Mật mã văn hóa Mỹ của tình yêu là KỲ VỌNG SAI LẦM. Không cần phải bàn cãi, mất mát trong tình yêu là một trải nghiệm toàn cầu. Kể cả trong những nền văn hóa mà hôn nhân được sắp đặt và hầu như hai bên không có khoảng thời gian tìm hiểu nhau thì vẫn luôn có những câu chuyện về tình yêu bị ngăn cấm và những hệ quả đau thương khi tình yêu đó tan vỡ. Thế nhưng, trong những nền văn hóa già hơn – những nền văn hóa đã qua giai đoạn tuổi vị thành niên từ hàng thế kỷ trước – những thông điệp vô thức về kỳ vọng trong tình yêu là hoàn toàn khác. Ở Pháp, khái niệm về tình yêu và khoái lạc thường không tách biệt. Người Pháp xem khái niệm về tình yêu đích thực và người đàn ông lý tưởng là vô nghĩa. Sự khoái lạc thuần túy mới là điều quan trọng nhất còn sự lãng mạn là một quá trình vô cùng phức tạp. Tình yêu có nghĩa là giúp người yêu đạt được khoái cảm càng nhiều càng tốt, kể cả nếu như cần có một người nữa để thêm phần khoái lạc. Tất nhiên, các cặp đôi người Pháp cũng hiến dâng cuộc đời mình cho nhau, nhưng định nghĩa của họ về sự hiến dâng khác hoàn toàn so với định nghĩa của người Mỹ (ví dụ như sự chung thủy là một điều không quá quan trọng đối với họ), cho nên kỳ vọng của họ được xác định một cách phù hợp.
Người Ý tin rằng cuộc đời là một vở hài kịch nhiều hơn là bi kịch và con người nên vui cười bất cứ khi nào có thể. Họ mong đợi tình yêu chứa đựng
https://thuviensach.vn
những khoái cảm mãnh liệt, vẻ đẹp và trên hết, là niềm vui. Nếu tình yêu trở nên quá ủy mị hoặc quá khô khan, thì tình yêu đó không đem lại sự thỏa mãn. Nền văn hóa Ý đề cao vai trò của gia đình, và người Ý luôn sùng kính những người mẹ. Đối với họ, tình yêu đích thực là tình yêu của người mẹ. Do đó, kỳ vọng của họ về tình yêu lãng mạn là thấp hơn. Đàn ông tán tỉnh phụ nữ, nhưng tìm kiếm tình yêu đích thực từ người mẹ của mình. Phụ nữ tin rằng cách tốt nhất để thể hiện và trải nghiệm tình yêu là trở thành một người mẹ. Một người đàn ông lý tưởng là một người đàn ông không bị vô sinh.
Có lẽ người Nhật là minh họa rõ ràng nhất về sự khác biệt trong thái độ đối với tình yêu giữa một nền văn hóa vị thành niên và một nền văn hóa già hơn. Đàn ông và phụ nữ Nhật Bản thường yêu cầu tôi mô tả cách người phương Tây cưới nhau như thế nào. Tôi kể với họ rằng đó là khi một anh chàng gặp một cô nàng (thường là nhỏ tuổi hơn anh ta) và họ bắt đầu quá trình tìm hiểu nhau. Nếu anh chàng yêu cô nàng sâu đậm, anh ta sẽ cầu hôn cô gái, và nếu cô gái cũng yêu anh ta, cô ấy sẽ đồng ý. (Hiển nhiên là thực tế phức tạp hơn nhiều, nhưng tôi chỉ nói ý chính thôi.)
Tôi luôn khiến họ ngỡ ngàng mỗi khi mô tả chuyện này. “Anh chàng đó còn trẻ á?”. Người Nhật thể nào cũng nói vậy. “Nếu còn trẻ, làm sao anh ta có đủ kinh nghiệm để đưa ra một quyết định hệ trọng đến như vậy? Chỉ bố mẹ anh ta mới có thể biết được người nào thích hợp và giúp anh ta xây dựng một gia đình tốt nhất. Mà ông nói rằng cô gái trẻ hơn anh ta? Điều đó có nghĩa là cô gái còn ít kinh nghiệm hơn!”.
Họ luôn có định kiến lớn với khái niệm hôn nhân vì tình yêu của người phương Tây. “Tình yêu chỉ là một căn bệnh nhất thời”,họ nói với tôi. “Thật ngu ngốc khi gây dựng gia đình dựa trên một thứ không bền vững như vậy”. Hiện nay, đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm phổ biến ở Nhật Bản, mặc dù “nội dung” của nền văn hóa Nhật Bản đã thay đổi. Dẫu cho giới trẻ Nhật Bản có thể hẹn hò nhiều hơn thế hệ bố mẹ chúng cũng như dành nhiều thời gian hơn để gặp gỡ nhau trong các câu lạc bộ đêm thì phần lớn các cuộc hôn nhân vẫn do bố mẹ sắp đặt và hầu như chẳng có chút xíu lãng mạn nào
https://thuviensach.vn
hết. Có lẽ người Mỹ thấy chuyện này thật chướng tai gai mắt, thế nhưng cũng có phần logic trong đó: trong khi gần nửa số cuộc hôn nhân ở Mỹ tiến tới li dị, thì tỷ lệ li dị ở Nhật Bản là dưới 2%.
Điều này không ngụ ý rằng những nền văn hóa già hơn cần phải có một cái nhìn thoáng hơn về thế giới. Thực tế là, như bạn sẽ thấy trong quá trình đọc cuốn sách này, có rất nhiều trường hợp mà cách tiếp cận “vị thành niên” là cách tiếp cận hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong tình yêu, rõ ràng là nền văn hóa Mỹ đang ở một vị trí không dễ chịu. Một người phụ nữ kiếm tìm người đàn ông lý tưởng bởi vì cô ta tin vào những câu chuyện mà mình đọc trong sách hoặc xem trên phim; cô ta tìm thấy một người nào đó mà cô ta tin rằng mình có thể “biến” anh ta thành người đàn ông lý tưởng, để rồi thất vọng khi nỗ lực không được đền đáp. Tương tự, một người đàn ông kiếm tìm người phụ nữ hoàn hảo, anh ta tìm thấy một người phụ nữ khiến mình phấn khích và tin rằng mọi chuyện sẽ không giờ thay đổi, để rồi trở nên thất vọng khi cô ta chuyển hướng quan tâm sang những đứa con.
Hiển nhiên, cuộc kiếm tìm sự hoàn hảo là thuận mã: vô thức văn hóa của người Mỹ buộc chúng ta phải đặt ra những tiêu chuẩn cao một cách phi thực tế cho tình yêu. Tuy nhiên, với tỷ lệ li hôn chiếm 50%, mật mã này không khiến cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Đây là một trường hợp mà việc hiểu được mật mã có thể giúp những người tuyệt vọng vì tình yêu thoát khỏi mật mã bằng một thái độ tích cực. Nếu nhận ra vô thức chỉ khiếnbản thân gục ngã, bạn có thể bắt đầu nhìn nhận tình yêu một cách thực tế hơn. Khi đã thấu hiểu và tôn trọng khát khao tìm kiếm người đàn ông lý tưởng hay người phụ nữ hoàn hảo, bạn sẽ tìm kiếm người nào đó có thể trở thành người đồng hành, người bạn, và người tình chu đáo, dù cô ấy hay anh ta không đáp ứng được hết những tiêu chuẩn của bạn.
Một công ty sản xuất kim cương nổi tiếng đã tận dụng mật mã này theo một cách rất đặc biệt. Một phần trong chiến lược marketing của công ty này tập trung vào những “kỳ vọng sai lầm” mà tiềm thức của người Mỹ cảm nhận về tình yêu: quảng cáo của họ khắc họa những cặp đôi dùng nhẫn kim cương để bày tỏ tình yêu vĩnh cửu hoặc chứng thực trách nhiệm của mình
https://thuviensach.vn
sau nhiều năm bên nhau. Thế nhưng, cách mà đội ngũ tiếp thị của công ty này tận dụng hậu quả của những kỳ vọng sai lầm đó còn thông minh hơn: họ nhấn mạnh vào vốn đầu tư và giá bán lại của nhẫn kim cương. Cả hai chiến dịch đều thuận mã, tập trung vào niềm tin bất tử của chúng ta với sự vĩnh cửu của tình yêu lãng mạn và cung ứng lợi ích thực tế khi niềm tin đó tan vỡ.
Vì sao sự quyến rũ làm cho chúng ta thấy không thoải mái một cách nguy hiểm?
“Khi đó tôi 11 tuổi. Tôi đang đi mua sắm với mẹ. Thân hình tôi lúc ấy đã phổng phao với một bộ ngực đẹp, nhưng mẹ không muốn tôi trang điểm. Một người đàn ông trung niên nhìn tôi chằm chằm và tiến tới bắt chuyện. Mẹ tôi đứng ngay đó giống như Siêu nhân và nói: “Lão già xấu xa”. Bà dắt tay tôi và chúng tôi đi sang một gian hàng khác. Ban đầu, tôi không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Chỉ là tôi có cảm giác mình đang gặp nguy hiểm.” – một người phụ nữ Mỹ 56 tuổi, kể về dấu ấn đầu tiên của mình về sự quyến rũ.
Khi L’Oréal – công ty sản xuất mỹ phẩm của Pháp – ủy nhiệm tôi tiến hành những buổi khám phá dấu ấn của sự quyến rũ trên khắp thế giới, tôi đã có cơ hội để so sánh mật mã văn hóa Mỹ về sự quyến rũ với những mật mã của các nền văn hóa khác, những nền văn hóa đã vượt qua thời kỳ vị thành niên từ lâu. Không quá ngạc nhiên khi mật mã Mỹ không hề giống với mật mã của các nền văn hóa khác. Tuy nhiên, trong buổi khám phá đầu tiên được tổ chức tại Mỹ, tôi phát hiện ra rằng các câu trả lời thường giống nhau một cách bất ngờ. Một vài điều liên quan đến khái niệm thật sự của sự quyến rũ khiến người Mỹ trở nên câu nệ.
“Hồi đó tôi đang học mẫu giáo. Có một cậu bé rất thân thiện với tôi, luôn nói rằng cậu ấy thích tôi và chơi đồ chơi của tôi. Một hôm, cậu ấy lấy một con thú nhồi bông của tôi. Tôi nhìn thấy, nhưng tôi không khóc hay nói gì hết, bởi vì tôi muốn cậu ấy quay lại và chơi với tôi.” – một người phụ nữ 51 tuổi.
https://thuviensach.vn
Những câu trả lời này không giống với bất kỳ câu trả lời nào mà tôi nhận được ở những nơi khác trên thế giới. Tất nhiên, mỗi nền văn hóa có những ấn tượng khác nhau về sự quyến rũ và cách thức quyến rũ. Ví dụ, người Pháp có một câu nói nổi tiếng: “Quan trọng không phải là bạn có cái gì, mà là bạn làm cái gì với nó”. Không giống như phụ nữ Mỹ, những người cố gắng thay đổi những gì thiên nhiên ban tặng bằng việc phẫu thuật thẩm mỹ, hút mỡ, tắm trắng và niềng răng cũng như dành hàng giờ trong phòng tập, phụ nữ Pháp luôn cố gắng làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của mình. Ở Pháp, một người phụ nữ sẽ dành hai giờ trước gương để cố gắng làm sao cho mình trông như chưa hề trang điểm. Cô ta muốn tỏ ra không quan tâm đến sức hút của bản thân. Thực tế là, nếu một người phụ nữ Pháp trang điểm quá lòe loẹt, có khả năng cô ta sẽ bị hiểu nhầm là gái làng chơi.
Việc cố gắng quá mức để quyến rũ một người đàn ông thể hiện rằng bạn đang tuyệt vọng, và điều này không được chấp nhận trong nền văn hóa Pháp. Nó thậm chí còn ảnh hưởng đến tên gọi của các loại quần áo được xem như là một phần của sự quyến rũ. Từ “negligee”10 được tạo thành từ một gốc từ trong tiếng Pháp mà dịch sang tiếng Anh có nghĩa là “thờ ơ”. Kể cả khi một người phụ nữ Pháp có thể trông cực kỳ quyến rũ trong bộ quần áo ngủ khêu gợi, thì chủ ý của cô ta vẫn là tỏ ra mình chẳng hề quan tâm đến những gì đang mặc.
“Trải nghiệm đầu tiên của tôi về sự quyến rũ là khi tôi còn là một cô bé. Tôi lấy trộm đồ trang điểm và son môi của mẹ và với hai người bạn của mình, chúng tôi giả vờ như mình là người lớn – xỏ giày cao gót của mẹ tôi, bước đi khoan thai, thử làm một cô người mẫu trên sàn catwalk. Mẹ tôi về nhà và rất bực mình vì chúng tôi đã phá hỏng bộ đồ nghề trang điểm của bà.” – một người phụ nữ 55 tuổi.
Ngược lại, người Anh lại trình diễn điệu nhảy quyến rũ trong nền nhạc ầm ĩ hơn nhiều, và có vẻ như một trong hai giới sẵn sàng làm tất cả để trở nên quyến rũ.
Đàn ông Anh có những mối liên kết đặc biệt mạnh mẽ với nhau, có lẽ là mạnh hơn những mối quan hệ giữa những người đàn ông trong tất cả các
https://thuviensach.vn
nền văn hóa khác. Bởi vì họ thực sự tin rằng chỉ những người đàn ông mới có thể hiểu được cảm xúc của họ, tất cả những mối quan hệ bạn bè có ý nghĩa của họ đều là với những người đàn ông khác. Họ dành phần lớn thời gian trong các câu lạc bộ dành cho nam giới, và những đêm vui chơi của họ chủ yếu là các hoạt động với những người đàn ông khác, dù cho họ rời cuộc chơi và đi về nhà với một cô gái khi hết đêm.
Hiển nhiên điều này tạo ra một sự chia cắt rõ rệt với phụ nữ Anh, những người cảm thấy mình bị ra rìa trong cuộc chơi. Việc thiếu thốn sự quan tâm từ đàn ông trong nền văn hóa của mình khiến họ vô cùng thất vọng và phiền muộn. Vì cảm thấy không được chú ý và không được đánh giá đúng mức, những cô gái trẻ ở Anh chăm chút cho sự quyến rũ một cách gần như trái ngược hoàn toàn với phụ nữ Pháp. Họ ăn mặc thật kỳ quặc để gây chú ý. Họ diện những chiếc váy ngắn chỉ to hơn cái thắt lưng một chút, mặc áo hở bụng, đính đá quý vào rốn, và nhuộm tóc đủ thể loại màu, thường là nhiều màu một lúc. Họ ra sức để được chú ý.
Thế nhưng đàn ông Anh thường có xu hướng tỏ ra lãnh đạm. Thực tế, thái độ lãnh đạm là một đặc trưng của đàn ông Anh (hãy nghĩ đến một cảnh trong bộ phim Titanic, trong khi mọi người cố gắng chạy thoát khỏi con tàu đắm, một người Anh vẫn tiếp tục chơi bài, và nói: “Bài tôi đang đẹp lắm, tôi muốn chơi nốt ván này”). Hiếm khi bạn chứng kiến một người Anh đi bộ dưới phố, nhìn thấy một người phụ nữ đẹp và đưa ra bất kỳ lời bình luận nào.
Điều này càng khiến phụ nữ Anh nỗ lực hơn nữa. Để biết được chuyện này sẽ đi đến đâu, chúng ta chỉ có thể tưởng tượng về những xu hướng thời trang sẽ xuất hiện tại London sau hai thập kỷ nữa.
Phụ nữ Mỹ hiếm khi khêu gợi như vậy. Một lần nữa, đây lại là sự phản chiếu của nền văn hóa vị thành niên của chúng ta, độ tuổi của những ngượng ngùng và không chắc chắn. Tại Mỹ, có một khuynh hướng lo sợ ngầm về những xu hướng thể hiện hành vi tính dục công khai, ví dụ điển hình là câu trả lời sau đây, đến từ một người tham gia trong một buổi khám phá về dấu ấn:
https://thuviensach.vn
“Hồi học cấp 3, tôi nhìn thấy hai anh chàng đuổi theo một cô gái. Họ chỉ đang vui đùa, nhưng tình hình bất chợt trở nên xấu đi. Một anh chàng chạm phải ngực cô gái và cô ta đã đấm anh ta một phát vào mũi. Giáo viên đến. Cô gái bảo rằng hai anh chàng kia định hãm hiếp mình. Thật điên rồ. Từ đó, tôi chẳng muốn chơi mấy trò chơi kiểu này với đám con trai nữa.” – một cô gái 25 tuổi.
Nền văn hóa Ý, một nền văn hóa cổ đại, gửi những thông điệp vô thức hoàn toàn khác tới những người lớn lên trong nền văn hóa này. Người Ý xem sự quyến rũ là một cuộc chơi công phu và đầy hứng khởi. Đàn ông Ý ngưỡng mộ và trân trọng mọi thứ liên quan đến phụ nữ. Họ kết nối với tính nữ trong mình nhiều hơn đàn ông trong mọi nền văn hóa khác (nhớ rằng, khi chúng ta nói về một mật mã văn hóa, điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người đều giống nhau, nhưng hệ thống tham chiếu này vẫn có giá trị đối với mọi cá nhân trong nền văn hóa). Thực tế là họ dành nhiều thời gian để làm đẹp bản thân hơn cả phụ nữ Ý. Họ dùng rất nhiều mỹ phẩm, dùng dầu gội trẻ em để làm cho tóc mềm mại và bóng loáng, thoa kem và thuốc mỡ để có làn da trẻ đẹp, và cực kỳ chăm chút đến việc ăn mặc – quần áo, giày dép và nước hoa. Có lẽ người Ý là những người đàn ông lịch lãm nhất thế giới và mục đích của sự lịch lãm này chính là sự quyến rũ.
Vì có tính nữ mạnh mẽ như vậy, nên đàn ông Ý kết nối với phụ nữ rất dễ dàng; phụ nữ Ý thích họ ở điểm đó. Thực tế là kể cả phụ nữ các nước khác cũng phản ứng với đàn ông Ý một cách khác hẳn so với đàn ông trong các nền văn hóa khác. Tại đất nước mình, phụ nữ có thể cảm thấy bị xúc phạm nếu đàn ông huýt sáo với họ (hình dung cảnh một cô gái ở Mỹ đi ngang qua mấy anh chàng công nhân xây dựng), thì ngược lại, họ lại thấy hãnh diện khi chuyện này xảy ra trên đất Ý. Xét rộng ra, điều này là do đàn ông Ý cho thấy rõ ràng rằng sự chú ý của họ hoàn toàn vô tư và không hề có ý đe dọa hay tục tĩu, sự liên kết mạnh mẽ tự nhiên của họ với phụ nữ giúp họ dễ dàng thể hiện điều đó.
Thực tế là sự quyến rũ mang tính tiêu khiển đối với đàn ông Ý nhiều hơn so với tất cả mọi người ở các nền văn hóa khác, bất kể giới tính nào. Đó là
https://thuviensach.vn
một trò chơi mà quá trình chơi quan trọng hơn nhiều chuyện thắng thua. Một người Ý sẽ tới bên cạnh một người phụ nữ anh ta không hề quen biết, nói với cô ấy rằng cô ấy đẹp như thế nào và anh ta đã yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên – và nếu người phụ nữ không đáp lại sự quan tâm của anh ta, anh ta sẽ chỉ mỉm cười, nhún vai rồi bỏ đi. Năm phút sau, bạn có thể thấy anh ta đang làm điều tương tự với một cô gái khác và nếu kết quả vẫn vậy, anh ta sẽ tiếp tục cho đến khi tìm được người không thể cưỡng lại được anh ta. Điều đặc biệt là anh ta thật sự có khả năng thành công không hề nhỏ với kiểu tiếp cận này.
Tôi không nhận thấy nhiều khía cạnh tiêu khiển như vậy từ đàn ông Mỹ trong những buổi khám phá mà tôi tổ chức. Ngược lại, đàn ông Mỹ luôn viết về những cảm xúc của trẻ vị thành niên như hoang mang, thất vọng và tuyệt vọng.
“Tôi chưa bao giờ giỏi trong chuyện này. Tôi không cảm thấy thoải mái một chút nào với các cô gái. Họ luôn cười phá lên và tôi chẳng hiểu vì sao. Tôi thấy xấu hổ, nhưng tôi cũng không biết vì sao lại cảm thấy như vậy.” – một người đàn ông 20 tuổi.
“Khi tôi còn nhỏ (bốn hoặc năm tuổi gì đó), mọi người bảo tôi thật dễ thương. Tôi có một cô bạn gái cùng tuổi ở trường. Chúng tôi luôn chơi cùng nhau, thỉnh thoảng còn nắm tay. Cô giáo nói điều này với bố mẹ của cả hai đứa và thế là tôi không được phép chơi với cô bé ấy nữa. Tôi nghĩ rằng cô bé ấy là mối tình đầu của tôi. Tôi đã rất buồn và khóc suốt mấy ngày liền.” – một người đàn ông 35 tuổi.
“Tôi sống có nguyên tắc. Bạn bè luôn giễu cợt và nói rằng tôi sẽ chẳng bao giờ được làm tình, tôi quá xấu xí. Họ luôn nói chuyện về tình dục ở trường cấp 3. Tôi không chịu nổi họ. Tôi muốn tìm một cô gái sẽ yêu tôi. Tôi đã rất lo sợ vì không biết phải làm gì.” – một người đàn ông 38 tuổi.
Dẫu Nhật Bản có một nền văn hóa lâu đời nhưng đàn ông trong nền văn hóa đó cũng thể hiện nhiều cảm xúc bất an giống như đàn ông Mỹ. Tuy
https://thuviensach.vn
nhiên, nguyên nhân lại rất khác nhau. Vì hôn nhân sắp đặt vẫn được xem là chuẩn mực trong xã hội Nhật Bản nên đàn ông không phát triển khả năng quyến rũ nữ giới. Một trò tiêu khiển ưa thích của đàn ông Nhật là đến các quán rượu và trả rất nhiều tiền cho những “nữ tiếp viên nhà hàng” để các cô gái này rót rượu và lắng nghe họ tâm sự khi đã say mèm. Họ thường ngồi giữa các geisha, đôi khi bốn đến năm cô một lúc, và thậm chí có thể làm tình với những cô gái đó khi đã đủ say, nhưng dường như họ hoàn toàn không có khả năng tán tỉnh hay ve vãn một người phụ nữ. Nguyên nhân trực tiếp là do nền văn hóa Nhật dạy họ rằng tình yêu là thứ không có giá trị và thậm chí còn nguy hiểm (một “căn bệnh nhất thời”).
Nghiên cứu mà tôi tiến hành ở Nhật chỉ ra rằng sự quyến rũ là một điều hết sức tế nhị đối với cả hai giới. Phụ nữ tốn nhiều thời gian để đảm bảo đầu tóc sạch đẹp. Họ cũng đặc biệt chú trọng đến phần cổ, làm nổi bật bằng kem dưỡng da và các lớp trang điểm. Họ sẽ búi mái tóc hoàn hảo lên và bẻ cổ áo kimono sao cho cổ của họ được tôn lên hết mức có thể. Họ làm điều này để thu hút đàn ông và Nhật Bản là nền văn hóa duy nhất mà tôi biết thu hút đàn ông bằng một bộ phận cơ thể không hề liên quan đến quá trình sinh sản.
Các buổi khám phá về sự quyến rũ diễn ra trên toàn thế giới, dù chúng thường chỉ khẳng định thêm những điều mà tôi đã biết. Các buổi khám phá tại Mỹ thường khó dự đoán nhất, bất chấp những gì mà tôi đã biết về nền văn hóa vị thành niên. Ba trăm người tham gia những buổi khám phá tại Mỹ đến từ nhiều thành phố khác nhau đã cho tôi cái nhìn sơ lược không chỉ về dấu ấn đầu tiên của họ với sự quyến rũ, mà còn là những ký ức mạnh mẽ nhất cũng như những ký ức gần đây nhất. Điều đó cung cấp cho cho tôi 900 thông điệp để xử lý – và một chủ đề chung để tìm ra.
“Khi mẹ dặn tôi kéo váy thấp xuống lúc ở cạnh lũ con trai, tôi thấy thật khó hiểu. Vì sao không phải là ở cạnh cả đám con gái nữa? Sau này thì tôi đã hiểu.” – một người phụ nữ 45 tuổi.
“Tôi chẳng có khái niệm gì về sự quyến rũ. Chẳng gợi ra được điều gì hết. Có lẽ là uống bia với bạn bè, mồm nói oang oang, mời rượu các
https://thuviensach.vn
cô gái, uống rượu với họ. Rồi đi về nhà.” – một người đàn ông 40 tuổi. “Tôi đi chơi với một người đàn ông lớn tuổi. Anh ta rất tốt, nhưng lúc nào cũng muốn tôi mặc váy. Tôi nghĩ như vậy thật là lỗi mốt. Tôi thích mặc quần bò. Cho đến khi anh ta nói rằng tôi khiến anh ta hứng tình khi mặc váy. Từ đó, tôi không gặp lại anh ta nữa.” – một người phụ nữ 40 tuổi.
Những hình ảnh giận dữ và hoang mang này xuất hiện liên tục trong buổi khám phá – bên cạnh những câu chuyện về “những kẻ dụ dỗ giấu mặt”, những thông điệp thuộc về tiềm thức, sự thôi miên và tính thiếu trung thực. Đây là một đặc điểm của tuổi vị thành niên mà tôi đã không lường trước được: lòng hoài nghi, nỗi lo sợ bị thao túng và sự nổi loạn đối với bất kỳ ai “bảo bạn phải làm gì”.
Như tôi đã nói trước đó, cảm xúc chính là chìa khóa để học hỏi. Khi cảm xúc tạo thành dấu ấn là một cảm xúc tiêu cực thì dấu ấn đó nhiều khả năng cũng là một dấu ấn tiêu cực. Trong xã hội Mỹ – và sự thống nhất của những câu trả lời trong những buổi khám phá đã khiến điều này trở nên hoàn toàn sáng tỏ – có một sự liên tưởng tiêu cực với khái niệm về sự quyến rũ. Khi người Mỹ nghĩ về sự quyến rũ, họ nghĩ rằng mình đang bị buộc phải làm điều gì đó mà họ không muốn hoặc họ tin là không nên làm.
Mật mã văn hóa Mỹ của sự quyến rũ chính là SỰ THAO TÚNG. Bởi vì nhìn nhận sự quyến rũ dưới con mắt tiêu cực như vậy, nên chúng ta luôn vô thức mang trong mình sự ngờ vực cao độ đối với tất cả những mối quan hệ nam nữ. Kể cả khi những lời tán tỉnh không hề xung đột, thông điệp vô thức về “sự thao túng” vẫn hiện hữu. Người Mỹ đã đề ra khái niệm về “cuộc chiến giữa các giới tính”. Sách báo và các chương trình đàm luận tại Mỹ không ngừng cổ xúy khán giả lên án cách đối xử của giới này đối với giới kia. Những bộ phim thành công vang dội minh họa cách đàn ông và phụ nữ thao túng lẫn nhau trong nghệ thuật quyến rũ. Dù những cuốn sách, các chương trình đàm luận, và các bộ phim sử dụng tính hài
https://thuviensach.vn
hước để tạo điểm nhấn thì những thông điệp ngầm của chúng lại không hề khôi hài một chút nào: sự quyến rũ làm cho chúng ta rất, rất khó chịu. Sau phát hiện này, L’Oréal đã quyết định gạt bỏ mật mã trong chiến lược tiếp thị của mình. Trong khi các quảng cáo của họ ở Pháp thể hiện sự quyến rũ đầy khoái cảm và lộ liễu thì họ không hề muốn những khách hàng Mỹ cảm thấy không thoải mái hay bị thao túng khi được giới thiệu các sản phẩm của họ. Họ quyết định rằng quảng cáo của họ không được dính dáng đến tình dục mà tập trung vào cảm xúc cá nhân. Mục đích sử dụng sản phẩm của L’Oréal không phải là để quyến rũ đàn ông, mà là để cảm thấy tự tin hơn – “Bởi vì bạn xứng đáng”. Chiến dịch quảng bá của họ nói về việc chăm sóc và nuôi dưỡng làn da và mái tóc, gợi lên những hình ảnh vô thức về tình mẹ hơn là sự thao túng.
Bằng cách gạt bỏ mật mã của sự quyến rũ trong quảng cáo, L’Oréal đã tạo ra một chiến lược thành công. Họ đã “nghịch mã một cách hiệu quả”. Khi một nhà quảng cáo biết rằng việc kết nối một sản phẩm với một mật mã nhất định có thể khơi dậy những cảm xúc tiêu cực, họ có thể chọn cách né tránh mật mã đó. Một cách tiếp cận khác, đặc biệt hiệu quả khi mà mối liên kết tiêu cực là không thể tránh khỏi (như chúng ta sẽ thấy với mật mã của đồ uống có cồn), đó là chấp nhận mật mã đó một cách khôn khéo sao cho có thể giảm thiểu được tác động của nó.
Chiến lược thứ hai sẽ hiệu quả đối với người nào muốn trở nên quyến rũ. Xét cho cùng, không có cách nào tránh khỏi nhu cầu sử dụng sức hút của mình trừ khi người đó quyết định sống độc thân. Một phương pháp hiệu quả ở đây là làm tiêu tan sự ngờ vực một cách thành thật – để đối tượng mà chúng ta có cảm tình biết rõ sự quan tâm của chúng ta một cách trực tiếp nhằm tránh gây ra bất kỳ cảm giác lừa dối hay thao túng nào. Mật mã tiêu cực vẫn còn đó, nhưng sự thành thật – sự thừa nhận ngầm về mật mã này – sẽ giảm thiểu được tác động của nó.
“Người mỹ không làm tình, họ có những vấn đề về tình dục.” – Marlene Dietrich
https://thuviensach.vn
Quan niệm của tuổi vị thành niên với thế giới chỉ có một vài vùng màu xám. Trẻ vị thành niên có khuynh hướng chỉ nhìn thấy những thái cực trắng đen tách bạch: sự việc tốt hoặc xấu, thú vị hoặc nhàm chán, có ý nghĩa hoặc không có giá trị. Kiểu tư duy này thâm nhập vào khắp nền văn hóa vị thành niên của chúng ta, và bạn sẽ thấy những ví dụ minh họa xuyên suốt cuốn sách này. Một ví dụ như vậy là mật mã của tình dục.
Sau khi hiểu về mật mã của tình yêu và sự quyến rũ, tôi tiếp cận mật mã của tình dục và tiên lượng rằng nó sẽ phản ánh sự khó chịu ở một mức độ nhất định nào đó. Tôi đã biết từ trước rằng người Mỹ cảm thấy khá căng thẳng khi nói đến những mối quan hệ thân mật. Thế nhưng, tôi không ngờ là những phản hồi trong các buổi khám phá lại cực đoan đến như vậy.
“Bọn con trai đều là lũ chó. Chúng tôi biết chúng muốn gì. Thỉnh thoảng... chúng tôi đáp ứng chúng. Nhưng chúng tôi biết vì sao chúng nói yêu chúng tôi.” – một cô gái 14 tuổi.
“Hồi 11 tuổi, tôi ngồi cùng chị gái 12 tuổi và các bạn của chị ấy. Chúng tôi ngồi trên cầu thang sát tầng thượng của một trường cấp hai trong vùng. Bạn chị tôi kể cho hai chị em tôi về chuyện ấy [tình dục] vì chị ta vừa mới khám phá ra. Chuyện này thật sự làm tôi thấy sợ hãi. Tôi cũng không thực sự hiểu tại sao lại có cảm giác đó.” – một phụ nữ 42 tuổi.
“Tôi nhớ rằng mình đã muốn được làm chuyện ấy đến phát điên... đầu óc tôi chỉ quanh quẩn mỗi chuyện đó suốt mấy năm trời. Nhưng rốt cuộc, khi tôi làm tình lần đầu tiên, nó trôi qua rất nhanh và tôi cảm giác như mình bị ai đó lừa gạt rằng nó tuyệt vời vô cùng. Tôi cứ ngỡ rằng mình sẽ cảm thấy thăng hoa tột đỉnh, nhưng ngược lại, tôi cảm thấy như bị đánh gục. Nỗi thất vọng lớn lao đó thật đáng sợ.” – một người đàn ông 36 tuổi.
“Hồi học lớp Năm, tôi cùng các bạn đọc cuốn sách Are You There God? It’s Me, Margaret (Chúa ơi, Người có đó không? Con là Margaret) [tác giả Judy Blume]. Có những đoạn nói về tình dục và tôi
https://thuviensach.vn
về nhà đưa cho mẹ xem. Tôi không hiểu những chuyện diễn ra trong cuốn sách. Đó là lần đầu tiên mẹ nói với tôi về những chuyện ấy. Tôi thấy sợ hãi và lo lắng.” – một phụ nữ trong độ tuổi 40.
“Năm 11 tuổi, tôi bắt đầu dậy thì. Hồi đó, tôi là một tomboy. Tôi không muốn trở thành một người phụ nữ. Tôi là một đứa trẻ hay nghiêm trọng hóa vấn đề và bố mẹ đã không chuẩn bị đầy đủ tư tưởng cho tôi về bước thay đổi này trong đời. Tôi không hiểu làm sao mà mình lại có thể sống sót qua được giai đoạn niên thiếu nữa.” – một phụ nữ 50 tuổi.
“Hồi còn niên thiếu, tôi phát hiện ra bạn thân nhất của chị mình là vũ nữ thoát y. Từ đó, mỗi lần nhìn thấy chị ấy, tôi chỉ muốn xé nát quần áo chị ấy và làm tình với chị ấy ngay lập tức. Lúc ấy, hormone trong tôi kêu gào dữ dội.” – một người đàn ông 34 tuổi.
Lặp đi lặp lại, những người tham gia nói về thành công và thất bại, những điều có được và những thứ đánh mất, thậm chí là thế thống trị và thế bị thống trị. Kể cả khi họ viết về tình dục như một trải nghiệm khoái lạc thì câu chuyện cũng thường kết thúc một cách u tối.
Khi đọc những gì mọi người viết trong những buổi khám phá đó, tôi không nhìn vào những gì họ nói (nhớ rằng, bạn không thể tin những điều mọi người nói), mà hãy nhìn vào những thông điệp chung. Tôi không xem xét văn cảnh, mà là ngữ pháp. Không phải nội dung, mà là cấu trúc. Trên tinh thần ấy, trong quá trình nghiên cứu những câu chuyện mọi người viết về tình dục, tôi nhận thấy điều gì đó trong văn phong của họ; sự xuất hiện thường xuyên của những từ như “sợ hãi”, “hoảng sợ” và “lo lắng” hay những cụm từ như “tôi cảm thấy như bị đánh gục” hoặc “Tôi không hiểu làm sao mình lại có thể sống sót qua được”; việc sử dụng những câu cụt lủn và những đoạn dài không ngắt câu. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn trong tâm trí, nhưng đó không phải là loại mâu thuẫn có thể giải quyết một cách hòa nhã, với cả hai bên đều có lợi. Thay vào đó, nó dẫn đến kiểu mâu thuẫn tâm trí trong đó luôn có ít nhất một bên thất bại và thường là cả hai cùng thất bại. Một mâu thuẫn bạo lực.
https://thuviensach.vn
Trong thực tế, mật mã văn hóa Mỹ của tình dục là BẠO LỰC. Điều này minh họa cho suy nghĩ cực đoan của một nền văn hóa vị thành niên. Vì cảm thấy không thoải mái trong tình dục, chúng ta đánh đồng nó với những thứ đối lập hoàn toàn với sự khoái lạc, thứ gì đó gây ra đau đớn hoặc cái chết. Điều này cũng cho thấy rõ rằng nền văn hóa của chúng ta thoải mái với vấn đề bạo lực hơn nhiều so với vấn đề tình dục. Chúng ta cho rằng bàn luận về tình dục trong bữa ăn tối là bất lịch sự, nhưng chúng ta lại cho phép những buổi trò chuyện kéo dài về chiến tranh, tội phạm, hoặc bộ phim hành động mới nhất. Nếu một người đang có dự định đi săn với chủ đích rõ ràng là bắn và giết con gì đó, anh ta có thể nói chuyện này với tất cả bạn bè đồng nghiệp và có khi còn đem khoe những tấm ảnh của mình bên cạnh “chiến lợi phẩm”. Tuy nhiên, nếu hai đồng nghiệp chưa có gia đình dự định có một cuộc mây mưa ở khách sạn gần đó, nhiều khả năng họ sẽ chẳng nói với ai về chuyện này trừ những người bạn tâm giao thân thiết nhất. Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã phạt các đài truyền hình vì chiếu cảnh phụ nữ cho con bú (mặc dù hình ảnh này chẳng dính dáng gì đến tình dục), nhưng trong bất kỳ đêm nào, những đài truyền hình này cũng có thể phát sóng những chương trình mô phỏng các vụ giết người và đánh đập mà không hề bị phạt.
Bạn có thể nhớ lại bộ phim năm 1989 The War of the Roses. Bộ phim nói về cuộc ly hôn vô cùng gay gắt giữa hai nhân vật do Michael Douglas và Kathleen Turner thủ vai. Đến cuối phim, cuộc chiến giữa họ biến thành xung đột bạo lực và hai chiến binh ngã khỏi ban công, rơi xuống tầng dưới. Khi cả hai nằm thoi thóp, Michael Douglas quay sang Kathleen Turner và hỏi: “Em có thấy sướng như anh lúc này không?” Câu hỏi đầy tính dục ở cuối màn đối đầu chết chóc này là hoàn toàn thuận mã. Điều mà đạo diễn Danny DeVito và người viết kịch bản Michael Leeson hiểu rõ chính là người Mỹ đã vô thức “thay thế” tình dục bằng bạo lực. Nền văn hóa của chúng ta ngập tràn những kết nối tình dục/bạo lực. Lời của các bài nhạc hip-hop thường đề cao những tính chất hấp dẫn của hành vi bạo dâm. Có cả một dòng tiểu thuyết lãng mạn gọi là lãng mạn ly kỳ, trong đó những người
https://thuviensach.vn
tình kết nối với nhau giữa những câu chuyện về những kẻ giết người hàng loạt, những kẻ tàn sát và những tên khủng bố. Và đã bao nhiêu lần chúng ta xem những cảnh phim quen thuộc khi mà các cặp tình nhân tát vào mặt nhau trước khi ngả vào vòng tay của nhau?
Không khó để tìm ra những nơi trong nền văn hóa Mỹ mà ranh giới giữa tình dục và bạo lực bị xóa nhòa. Đàn ông nói về chuyện “nện” hoặc “phang” một người phụ nữ khi anh ta đưa được cô ta lên giường. Phụ nữ đùa cợt về việc thiến một người đàn ông nếu anh ta phản bội họ. Những loại thuốc mê để khống chế và cưỡng hiếp nạn nhân lan tràn khắp các trường cấp ba và cao đẳng. Chúng ta thường xem những quán bar cho người độc thân như là những “chợ người”. Tất cả những điều này đều vô cùng quen thuộc.
Ở đoạn trước, chúng ta đã được thấy cách L’Oréal tránh những thông điệp tiêu cực liên quan đến sự quyến rũ trong chiến dịch tiếp thị của họ. Mật mã của tình dục cũng là một mật mã tiêu cực. Từ trước đến nay, chưa có một nhà tiếp thị nào ở Mỹ sử dụng tình dục để bán sản phẩm mà đạt được thành công lớn. Khi những người làm quảng cáo bán hàng dựa vào tình dục, họ đã tận dụng mật mã. Mặc dù đa số họ không nhận thức rõ và ắt thấy kinh ngạc khi biết được rằng họ đang liên kết sản phẩm của mình với bạo lực, điều này có hiệu quả bởi một lý do đơn giản: Người Mỹ say mê bạo lực. Hãy xem xét ví dụ này: vào tuần đầu tiên của tháng Mười năm 2005, bộ phim truyền hình số một tại Mỹ là CSI, một bộ phim đầy rẫy những hình ảnh tội ác rùng rợn. Đứng thứ hai là Desperate Housewives, một bộ phim về những phụ nữ gợi cảm sống tại ngoại ô với nhiều tình tiết liên quan đến án mạng. Thực tế là cả năm bộ phim truyền hình có lượng người xem nhiều nhất trong tuần đều có nội dung mang nặng tính bạo lực. Cũng trong tuần đó, bộ phim điện ảnh số một tại Mỹ là The Fog, một bộ phim kinh dị; đứng thứ tư là Flightplan, một bộ phim bạo lực ly kỳ; đứng thứ sáu làDomino, một bộ phim hành động nói về một cô gái săn tiền thưởng; và đứng thứ tám là A History of Violence. DVD được thuê nhiều nhất là The Amityville Horror, đứng thứ hai và thứ tư là những album rap
https://thuviensach.vn
cuồng bạo. Người Mỹ có thể ghét cay ghét đắng bạo lực ngoài đời thực, nhưng lại mê mệt những sản phẩm mô phỏng bạo lực. Đây là một nhánh khác trong nền văn hóa vị thành niên của chúng ta: là một đứa trẻ vị thành niên, chúng ta cảm thấy bất tử, mình đồng da sắt và chúng ta bị kéo vào bạo lực để kiểm nghiệm sự bất bại của mình. Khi những nhà tiếp thị sử dụng tình dục trong quảng cáo, họ đã kết nối với niềm mê hoặc này.
Mắc kẹt trên tàu lượn siêu tốc
Các nền văn hóa thay đổi với tốc độ chậm chạp. Chúng ta sẽ không thấy được thời điểm mà nền văn hóa vị thành niên của nước Mỹ kết thúc. Con cháu chúng ta hay con cháu của con cháu chúng ta cũng vậy. Điều đó có nghĩa là mật mã của tình yêu, sự quyến rũ, và tình dục sẽ vẫn giữ nguyên trong vài thế hệ nữa, tất nhiên đấy không phải là một di sản tối ưu. Dẫu vậy, tuổi vị thành niên là một chuyến đi tàu lượn siêu tốc và trong các trang tiếp theo, bạn sẽ thấy nền văn hóa vị thành niên của nước Mỹ, nền văn hóa khiến chúng ta rơi xuống những vực thẳm khó chịu, cũng đưa chúng ta vươn đến những đỉnh cao chói lọi.
https://thuviensach.vn
Chương 3
SỐNG TRÊN TRỤC DỌC
Mật mã của sắc đẹp và sự béo phì
Cuộc sống vốn luôn xung đột. Tất cả những trải nghiệm của chúng ta trong cuộc sống đều nằm đâu đó trên một trục giữa hai thái cực. Một người không thể nào cảm nhận được trọn vẹn niềm vui sướng nếu chưa từng trải qua những nỗi đau buồn. Mức độ cảm nhận trải nghiệm của chúng ta phụ thuộc vào vị trí của trải nghiệm đó trên trục (đau buồn đôi chút, vui sướng cực độ, v.v.). Cơ chế truyền tải nỗi đau đến não bộ cũng chính là cơ chế truyền tải niềm khoái lạc, điều mà những kẻ mắc chứng khổ dâm hiểu rất rõ.
Những sự xung đột tương tự như vậy tạo nên những nền văn hóa. Mọi nền văn hóa đều được cấu thành từ vô số thái cực và sự xung đột giữa các thái cực đối lập nhau. Ví dụ, một trong những xung đột hàng đầu trong nền văn hóa Mỹ là sự xung đột giữa tự do và cấm đoán. Chúng ta xem tự do là một quyền không thể xâm phạm. Chúng ta đã trải qua biết bao cuộc chiến để bảo vệ quyền tự do, và những người dân Mỹ sẵn lòng xả thân để giữ vững quyền tự do đó. Thế nhưng đồng thời, nền văn hóa của chúng ta cũng cấm đoán cực kỳ quyết liệt. Chúng ta tin rằng không nên chè chén quá đà, chơi bời quá nhiều, hay phô trương sự giàu có quá mức. Trong khi trục không bao giờ tự biến đổi thì vị trí của nền văn hóa trên một trục cụ thể thay đổi qua từng thời kỳ. Ví dụ, vào nhiều thời điểm trong lịch sử, nền văn hóa Mỹ nằm ở những vị trí khác nhau trên trục tự do – cấm đoán (nghiêng hẳn về thái cực cấm đoán vào thập niên 1920 và theo chiều hoàn toàn ngược lại vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970), nhưng dẫu thế nào, thế lực đối lập luôn xuất hiện (những kẻ buôn rượu lậu trong thập niên 1920 và phe Ôn hòa ở khoảng thời gian sau). Sự xung đột này luôn tồn tại và góp phần hình thành nên nền văn hóa của chúng ta.
https://thuviensach.vn
Cùng một thái cực nhưng trong một nền văn hóa khác có thể có một thế lực đối lập khác. Ví dụ, tại Pháp, thái cực đối lập của tự do trên trục không phải là cấm đoán mà là đặc quyền. Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, người Pháp chao đảo giữa những giai đoạn tầng lớp đặc quyền thống trị và những giai đoạn tầng lớp đó bị lật đổ và đất nước hủy bỏ đặc quyền cũng như các tước vị. Ví dụ nổi tiếng nhất dĩ nhiên là cuộc cách mạng Pháp diễn ra vào năm 1789, mặc dù cũng cần nhớ một thông tin khá thú vị rằng không lâu sau đó, Napoleon đã mở ra một kỷ nguyên mới của đặc quyền và tước vị. Ngày nay, nước Pháp lại đảo chiều trên trục và hướng về thái cực tự do, thế nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng xung đột rõ rệt, do hệ quả từ sự tán thành của Đảng Cộng sản đối với chủ nghĩa đặc quyền (không làm việc hoặc làm việc tối thiểu, trách nhiệm của chính phủ trong vấn đề phúc lợi xã hôi, v.v.). Người Pháp thực hiện nghiêm ngặt quy định tuần làm việc 35 tiếng và một năm có sáu tuần nghỉ phép, miễn phí chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục. Người Pháp có thể sửng sốt nếu tôi nói rằng cuộc sống như vậy không khác gì cuộc sống vương giả, thế nhưng trong khi nội dungcủa hành vi đã thay đổi thì cấu trúc vẫn nhất quán với tính chất quý tộc: quan niệm cho rằng lao động là không tốt và làm giảm giá trị của một con người. Mặc dù hiện tại chỉ còn một số ít quý tộc thực sự ở Pháp, khuynh hướng đặc quyền đặc lợi vẫn đang ngầm tồn tại, ví dụ điển hình là người Pháp nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp còn nhiều hơn số tiền bạn có thể kiếm được trong nhiều ngành nghề.
Khi Disney khai trương Euro Disney ở Paris, họ đã biết được rằng đặc quyền đặc lợi có ý nghĩa nhiều đến thế nào đối với nền văn hóa Pháp. Ban đầu, công viên giải trí này cũng có cùng quy định với những công viên giải trí khác của Disney, cấm vật nuôi, hút thuốc cũng như tiêu thụ rượu bia. Người Pháp đồng loạt tẩy chay công viên này vì họ không thích những quy định ngặt nghèo đến vậy. Disney chỉ khai thác được thị trường Pháp khi họ bắt đầu bán “vé ưu tiên” đặc biệt (trả thêm một khoản tiền) cho phép khách tham quan đến một vài địa điểm trong công viên nơi họ có thể đem theo vật
https://thuviensach.vn
nuôi, hút thuốc và uống rượu. Ý tưởng về những hòn đảo đặc quyền trong một đại dương bình đẳng là thuận mã với người Pháp.
Sắc đẹp là một hành động cân bằng và một phục trang cao quý Khi Cover Girl (một chi nhánh của Procter & Gamble) thuê tôi tìm hiểu mật mã văn hóa của sắc đẹp đối với người Mỹ, sự xung đột gắn liền với thái cực này hiện lên rõ nét ngay trong những buổi khám phá đầu tiên.
Những người phụ nữ tham gia buổi khám phá, những người lớn lên trong một nền văn hóa mà mật mã vô thức của tình dục là BẠO LỰC, luôn kể những câu chuyện mà thông điệp đằng sau là con người cần cân bằng giữa quyến rũ và khêu gợi. Họ tạo cảm tưởng rõ ràng rằng có tồn tại một ranh giới phân chia giữa xinh đẹp và cực kỳ nóng bỏng và nếu vượt qua ranh giới đó, họ sẽ đặt mình vào nguy hiểm.
Rõ ràng, có những thông điệp ủng hộ cho quan điểm này trong nền văn hóa Mỹ: ví dụ, một thẩm phán phân xử rằng nạn nhân bị hiếp dâm đã khiêu khích kẻ tấn công bằng vẻ ngoài hoặc hành động của mình, hay vụ rạch mặt người mẫu là do thủ phạm nghĩ rằng cô ta quá hoàn hảo. Do đó, phụ nữ Mỹ định vị trên trục với hai thái cực sắc đẹp và sự khêu gợi, sao cho chúng tiến gần đến việc có thể vượt quá một cách thoải mái nhất mà không thực sự làm việc ấy. Một cách vô thức, họ tạo ra một danh sách các nguyên tắc và làm theo những điều đó: đi giày cao gót tại các buổi gặp mặt xã giao thì không sao nhưng ở chỗ làm thì lại quá khêu gợi; mặc đồ bó hay váy ngắn có thể được chấp nhận ở các bữa tiệc rượu riêng tư cùng chồng nhưng nếu bạn độc thân và ăn mặc như vậy đến quán bar nghĩa là bạn đang định kiếm chác đàn ông; trang điểm đậm có thể hiệu quả khi đi chơi đêm trong trung tâm thành phố, nhưng nếu bạn đến siêu thị mà trang điểm như vậy, chắc chắn sẽ phải chịu những ánh nhìn bóng gió. Một trong những lý do khiến Victoria’s Secret trở thành một công ty thành công đến như vậy là bởi công ty này đã mang đến cho phụ nữ cách thức dễ dàng để định vị trên trục: họ có thể nữ tính và quyến rũ tùy ý bên dưới bộ quần áo của mình, phần bí mật. Đồ lót là cách thức an toàn để vừa đẹp lại vừa khêu gợi cùng một lúc.
https://thuviensach.vn
Thực tế là bản thân tên gọi của công ty cũng gợi lên hình ảnh trục và sự xung đột. Một mặt, chúng ta có “Victoria”, ám chỉ sự cứng nhắc và kiềm kẹp của thời đại Victoria; mặt khác, “Secret”, bí mật được cất giấu, sự biểu lộ bị cấm đoán của sức hút giới tính và sắc đẹp.
Việc khám phá ra sự xung đột này đã giúp tôi hiểu được nhiều điều về quan điểm đối với sắc đẹp trong nền văn hóa Mỹ. Làm một người phụ nữ ở Mỹ là điều khó khăn. Tôi thường đùa (nhưng chỉ một nửa là đùa thôi) rằng nếu được đầu thai thì tôi hy vọng là mình không đầu thai thành một phụ nữ Mỹ. Mặc dù tôi rất ngưỡng mộ phụ nữ Mỹ, nhưng tôi không hề muốn trải qua những gì họ đã trải qua. Quá nhiều nguyên tắc, quá nhiều xung đột.
Tuy nhiên, việc hiểu về sự xung đột chỉ là một phần công việc của tôi với Cover Girl. Để khám phá mật mã, tôi cần nghiên cứu sâu hơn các câu chuyện, bỏ qua những điều mọi người nói nhằm tìm ra những điều họ thực sự nghĩ trong lòng.
“Hồi 14 tuổi, tôi được mời đến dự một bữa tiệc lớn. Tôi biết rằng mình cần một bộ quần áo mới, tôi rất muốn trông mình xinh đẹp. Tôi đang có cảm tình với một anh chàng, thế nên tôi xin tiền mẹ mua quần áo. Tôi đến cửa hàng và tìm được đúng bộ đồ mình cần. Tôi mặc thử và trông tôi thật quyến rũ. Tôi đã nhảy suốt đêm với anh chàng đó và chúng tôi bắt đầu hẹn hò. Tôi cảm tưởng rằng chính bộ quần áo mới đã giúp mình.” – một người phụ nữ trong độ tuổi 50.
“Mùa hè năm ngoái, trong kỳ nghỉ cùng gia đình, tôi giảm năm cân. Tóc đẹp và đầy màu sắc, da dẻ khỏe mạnh, móng tay, móng chân tỉa tót gọn gàng, làn da rám nắng. Tại một bữa tiệc trên boong tàu, tôi đã nhảy với chồng mình. Tôi cảm thấy thật trẻ trung và đắm chìm trong tình yêu. Chồng tôi không thể rời mắt khỏi tôi. Anh ấy nói rằng anh ấy hãnh diện khi ở bên tôi.” – một người phụ nữ 42 tuổi.
“Lần duy nhất tôi còn có thể nhớ mình trông xinh đẹp là khi tôi tái hôn 18 năm về trước với một người đàn ông tuyệt vời sau khi đã sống một mình suốt 17 năm sau cuộc hôn nhân không hạnh phúc trước đó. Đáng
https://thuviensach.vn
tiếc là ba tháng sau trải nghiệm tuyệt vời đó, ông ấy mất. Kể từ đó tôi không còn cảm thấy mình xinh đẹp chút nào.” – một người phụ nữ 65 tuổi.
“Trải nghiệm ấn tượng nhất của tôi về việc cảm thấy bản thân xinh đẹp là hồi tôi 14 tuổi – có ngực, chu kỳ kinh nguyệt, tất cả mọi thứ. Tôi yêu một chàng trai cực kỳ dễ thương lớn hơn tôi năm tuổi. Cả thế giới của tôi đã thay đổi.” – một người phụ nữ trong độ tuổi 30.
“Lúc đó, tôi ba hoặc bốn tuổi gì đó và cháu họ của mẹ tôi đến thăm chúng tôi. Anh ấy rất thích thú khi thấy tôi cười và việc tôi lúc nào cũng vui vẻ.” – một người phụ nữ 53 tuổi.
“Năm 1970, tôi gặp một người đàn ông tên Charles và chúng tôi bắt đầu hẹn hò. Trong một buổi hẹn, chúng tôi vào thành phố để dùng bữa tối. Lúc đó là tháng Bảy và tôi mới đi biển về nên có một làn da rám nắng tuyệt đẹp. Hôm đó, tôi đã đến một trung tâm thẩm mỹ mới mở và tóc tôi đẹp tuyệt hảo. Tôi mặc một bồ đồ hấp dẫn, bước đi bên cạnh Charles, hai vai lắc lư, tóc xõa sau lưng và tôi cảm thấy mình như một ngôi sao điện ảnh.” – một người phụ nữ 56 tuổi.
“Người yêu tôi tổ chức tiệc mừng sinh nhật 30 tuổi cho tôi. Tôi mặc một chiếc váy ren màu đen. Trước bữa tiệc, tôi đã rất háo hức và vui sướng. Tôi thấy mình xinh đẹp và được yêu thương. Tôi thấy mình được trân trọng. Tôi là người đặc biệt nhất đối với anh ấy.” – một người phụ nữ 36 tuổi.
Những câu trả lời từ hàng trăm người tham gia trong những buổi khám phá này cho thấy một điều vô cùng sâu kín về quan niệm của phụ nữ Mỹ đối với sắc đẹp. Khi yêu cầu họ gợi lại những ký ức đầu tiên và mạnh mẽ nhất về sắc đẹp của mình, họ hồi tưởng lại những giây phút lãng mạn, quyến rũ, những khoảnh khắc thu hút sự chú ý của đàn ông. Cảm giác bản thân xinh đẹp kết nối với việc nhảy suốt đêm cùng một người đàn ông đặc biệt, với một cuộc hôn nhân kỳ diệu, ngắn ngủi, với việc biết yêu, với việc cảm thấy giống như một siêu sao điện ảnh, và với cảm giác được một người
https://thuviensach.vn
yêu thương hết mực. Rất nhiều câu chuyện tiết lộ điều gì đó thậm chí còn sâu kín hơn. Những phát biểu kiểu như: “Anh ấy hãnh diện khi ở bên tôi”, “Anh ấy rất thích thú” và “Tôi là người đặc biệt nhất đối với anh ấy” cho thấy sắc đẹp không chỉ để thu hút đàn ông, mà đồng thời còn để thay đổi anh ta một cách thực chất. Một phần lớn các câu chuyện của những người phụ nữ này nói về cảm giác bản thân xinh đẹp liên quan đến việc tìm kiếm một người đàn ông – và phần lớn những câu chuyện này nói về việc tìm kiếm một người đàn ông sẽ trở thành người bạn đời, chứ không phải là người tình thoáng qua. Những người đàn ông nhận ra rằng những người phụ nữ đó không phải là những kẻ thô lỗ nhếch nhác mà là những người đong đầy cảm xúc mãnh liệt và chân thành.
Đàn ông được lập trình cho tình dục, miễn là anh ta không chống lại điều này, một người đàn ông bình thường luôn sẵn sàng quan hệ tình dục với bất kỳ người phụ nữ nào sẵn sàng quan hệ tình dục với anh ta. Thế nhưng nếu một người đàn ông nhận ra sắc đẹp của một người phụ nữ, nếu anh ta dừng lại để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mỹ miều của người phụ nữ đó thay vì chấm dứt tình cảm với cô ta, thì linh hồn anh ta sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Nếu một người phụ nữ có thể khiến người đàn ông trân trọng vẻ đẹp của mình và cô ta có thể duy trì vẻ đẹp đó trong mắt anh ta, cô ta có thể khiến anh ta trở thành một con người tốt đẹp hơn. Cô ta không chỉ giữ cho vẻ ngoài của bản thân cuốn hút đối với anh ta, mà còn nâng tầm anh ta từ một con thú động dục thành một thứ gì đó cao đẹp hơn.
Mật mã của vẻ đẹp trong nền văn hóa Mỹ là CỨU RỖI ĐÀN ÔNG. Ví dụ như Pretty Woman, bộ phim được đông đảo mọi người yêu mến. Trong bộ phim này, Julia Roberts thủ vai một cô gái làng chơi được thuê bởi một ông trùm lòng dạ sắt đá do Richard Gere thủ vai. Là một gái điếm nên cô chẳng khác nào một món đồ tiêu khiển của Gere. Thế nhưng, đến khi anh ta cần cô đi cùng trong một bữa tiệc trang trọng và khi cô ăn mặc một cách thanh lịch cũng như khiến bản thân trở nên xinh đẹp (thay vì khêu gợi) hết mức có thể, cô đã chinh phục được trái tim của Gere. Cô cứu rỗi anh khỏi một cuộc sống vô cảm.
https://thuviensach.vn
Trong bộ phim truyền hình Baywatch, dấu hiệu về tác động của mật mã này trong nền văn hóa đại chúng thậm chí còn rõ ràng hơn. Trong bộ phim này, những người phụ nữ yêu kiều (nổi tiếng nhất là Pamela Anderson) làm nghề cứu hộ, cứu đàn ông theo đúng nghĩa đen (và cả phụ nữ nữa, tất nhiên rồi) khỏi chết đuối và các hiểm nguy khác từ mặt nước. Những người phụ nữ này thực hiện những hành động đầy quả cảm và xuất hiện như thể họ vừa bước ra từ tạp chí áo tắm danh tiếng Sport Illustrated.
Các nền văn hóa khác cũng có những tiêu chuẩn dành cho vẻ đẹp liên quan đến mật mã văn hóa. Trong các quốc gia Ả Rập, có rất nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng chúng có nhiều đặc điểm tự do chung nguồn gốc từ dân du mục sa mạc. Một trong những đặc điểm chung là cách các nền văn hóa đó nhìn nhận về vẻ đẹp. Trong các nền văn hóa này, bề ngoài của một người phụ nữ được xem là hình ảnh phản chiếu cho thành công của chồng cô ta. Nếu một người phụ nữ gầy gò, điều đó nghĩa là chồng cô ta không có tiền để chăm sóc cô ta một cách đàng hoàng. Do đó, đàn ông Ả Rập muốn người phụ nữ của mình mập mạp, để họ trở thành một bảng quảng cáo di động cho sự giàu sang của người đàn ông.
Ở Na Uy, vẻ đẹp là hình ảnh phản chiếu cho mối liên kết giữa một người với thế giới tự nhiên. Đàn ông Na Uy xem những phụ nữ mảnh dẻ với tầm vóc khỏe mạnh là đẹp nhất, bởi vì họ xem những người phụ nữ đó là những người năng động và có khả năng chạy bộ cũng như trượt tuyết trên một quãng đường dài. Phụ nữ Na Uy hầu như không trang điểm và làm tóc vì vẻ đẹp tự nhiên là điều đẹp nhất trong nền văn hóa này.
Cuộc sống tươi đẹp
Sự kết hợp giữa mật mã văn hóa Mỹ với sự xung đột trong nền văn hóa giữa sắc đẹp và sự khêu gợi có thể khiến phụ nữ cảm thấy đôi chút khó thở. Họ cần phải xinh đẹp để cứu rỗi đàn ông khỏi cuộc sống và bằng cách ấy nâng cao cũng như duy trì giống nòi; nhưng đồng thời, họ lại không được quá đẹp, vì điều đó gây ra nguy hiểm. Nếu một ngày họ đầu bù tóc rối, liệu họ có khiến toàn bộ giống nòi đi xuống không? Nếu váy của họ quá ngắn,
https://thuviensach.vn
liệu điều đó có khiến đàn ông sa vào kiếp trầm luân hơn là được cứu rỗi không?
Sự xung đột của Mỹ đằng sau sắc đẹp là sự xung đột của tuổi vị thanh niên. Trẻ vị thanh niên luôn sống một cách cực đoan; hoặc là lên hoặc là xuống, bất khả chiến bại hoặc dễ dàng gục ngã. Mật mã của vẻ đẹp là sự cứu rỗi đàn ông, nhưng chiều ngược lại là kiếp đọa đày. Thứ có thể cứu rỗi bạn cũng có thể nguyền rủa bạn. Đây là một sự xung đột đầy quyền năng.
Thật may là việc nhìn nhận vẻ đẹp dưới lăng kính mới do mật mã văn hóa đem lại khiến trục này trở nên dễ định vị hơn một chút. Ví dụ, các siêu mẫu là hoàn toàn thuận mã vì họ duy trì những tiêu chuẩn không thể vươn tới được về sắc đẹp. Phụ nữ có thể khao khát đạt đến mức độ hoàn hảo đó mà không cảm thấy áp lực phải thành công. Tại sao? Bởi vì đàn ông – chính những người đàn ông mà họ đang định cứu rỗi bằng sắc đẹp của mình – nhìn vào các siêu mẫu và nói rằng: “Tôi sẽ không bao giờ sống cùng với người phụ nữ giống như vậy”. Siêu mẫu gần giống như những thành viên tốt bụng của một chủng tộc ngoài hành tinh. Họ khiến chúng ta say mê ngắm nhìn và đôi khi chúng ta có thể lượm lặt những mẹo vặt từ họ, nhưng họ không thuộc về chúng ta. Mặt khác, gái làng chơi và những phụ nữ ăn mặc khêu gợi thái quá là nghịch mã hoàn toàn vì họ đề xuất cho đàn ông một cách dễ dàng để thỏa mãn những dục vọng bản năng.
Gần đây, Dove triển khai một loạt quảng cáo về sữa dưỡng da của công ty với hình ảnh những người phụ nữ có ngoại hình to béo hoặc trung bình trong bộ đồ lót. Thông điệp đằng sau chiến dịch này là một sản phẩm “thực thụ” dành cho những người phụ nữ “thực thụ”. Mặc dù truyền thông khen ngợi chiến dịch này vì đã đề cập đến phụ nữ một cách chân thật và cho phụ nữ thấy rằng họ không cần phải là siêu mẫu, nhưng đây là một chiến dịch nghịch mã. Khi vẻ đẹp bị bình thường hóa, khi nó gợi ra rằng mọi người phụ nữ đều đẹp theo cách của riêng mình thì đặc tính nâng tầm của sắc đẹp sẽ mất đi. Nếu mọi phụ nữ đều có thể trở thành người mẫu quảng cáo, vậy là ai cũng có thể cứu rỗi chồng bạn chăng? Người mẫu giống với cô hàng xóm là một chuyện vì trong một vài khu dân cư ở Mỹ đúng là có những cô
https://thuviensach.vn
gái xinh đẹp đến mức ấy. Nhưng đó lại là một chuyện hoàn toàn khác nếu hàng xóm của bạn lại chính là người mẫu. Mật mã cho chúng ta thấy rằng có một màn sương huyễn hoặc bao quanh sắc đẹp. Nếu màn sương dày đặc này tan biến, điều gì đó cũng sẽ mất đi.
Béo là một môn thể thao thu hút nhiều người xem
Nhiều năm trước, Đại học Tufts mời tôi tới diễn thuyết trong một hội nghị chuyên đề về tình trạng béo phì. Theo lịch chương trình, tôi diễn thuyết gần cuối nên tôi đã ngồi nghe những diễn giả khác trong khi đợi đến lượt của mình. Đây là một tập hợp những diễn giả kiệt xuất nói chuyện với một tập hợp những thính giả kiệt xuất và đầy tài năng – một căn phòng với toàn những tiến sỹ, thạc sỹ và những chuyên gia trong nhiều ngành nghề. Những người có mặt cũng đồ sộ theo đúng nghĩa đen. Ít nhất một phần ba số thính giả mắc chứng béo phì và hai phần ba còn lại bị thừa cân.
Lần lượt từng bài diễn thuyết đưa ra những giải pháp về vấn nạn béo phì tại Mỹ, tất cả đều xoay quanh giáo dục. Họ nói rằng người Mỹ chỉ có thể gầy hơn nếu hiểu biết về chế độ dinh dưỡng khoa học và lợi ích của việc tập luyện thể thao. Việc khiến toàn bộ người dân giảm cân là khả thi nếu có một chiến dịch quyết liệt nhằm nâng cao nhận thức cộng động.
Tôi thấy thật khôi hài khi đặt những giải pháp này bên cạnh những thân hình tròn vo đang ngồi chật ních trong căn phòng. Khi đến lượt mình diễn thuyết, tôi không thể kiềm chế được và có lời mào đầu như thế này. Tôi nói: “Tôi thấy thật thú vị khi những diễn giả khác đề xuất rằng giáo dục là câu trả lời cho vấn nạn béo phì tại đất nước ta”. Tôi chậm rãi ra hiệu quanh phòng. “Nếu giáo dục là câu trả lời vậy thì sao nó lại không giúp ích gì mấy cho các vị?”. Khi tôi dứt lời, có thể nghe thấy rõ tiếng thở hổn hển trong thính phòng, chỉ có một vài tiếng cười khúc khích. Không ngạc nhiên gì khi Tufts không bao giờ mời tôi tới diễn thuyết nữa.
Khi tôi còn là một nhà tâm lý trị liệu mới vào nghề, một phụ nữ cùng với cô con gái tuổi teen bị thừa cân đến gặp tôi. Người phụ nữ muốn tôi tìm hiểu xem “vấn đề” của con gái mình là gì cũng như căn nguyên tâm lý gây
https://thuviensach.vn
ra những vấn đề ăn uống của cô gái. Tôi nói chuyện với cả hai mẹ con và sau đó có vài buổi gặp gỡ riêng với cô gái. Trong những buổi gặp này, cô gái nói với tôi rằng cô chẳng hề gặp vấn đề gì về cân nặng cho đến khi bước vào tuổi dậy thì và ngực bắt đầu phát triển. Đó là thời điểm mà gã bạn trai của mẹ cô bé bắt đầu có những lời lẽ thiếu đứng đắn với cô. Gã bạn trai chỉ dừng hành động đó khi cô bắt đầu tăng cân. Theo như cô nói thì giờ đây mọi chuyện đều ổn thỏa.
Tôi gặp riêng bà mẹ và kể cho bà ta những gì con gái bà nói về việc tăng cân và mối liên quan giữa chuyện đó với gã bạn trai. Người phụ nữ kinh hãi, gọi tôi là lão già đê tiện (mặc dù lúc đó tôi đâu có già), và hủy bỏ các cuộc gặp. Bà ta đưa con gái đến một bác sĩ và ông ta đề ra cho cô gái chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Cô con gái giảm cân một cách đáng kể. Đáng tiếc là bà mẹ lại không tống khứ gã bạn trai.
Khoảng một năm sau, tôi bất ngờ khi thấy một cuộc gặp với cô gái và mẹ cô ta trong lịch hẹn. Mặc dù cân nặng của cô gái không còn là vấn đề nhưng họ lại đến gặp tôi vì bà mẹ có mối lo mới và bà đành miễn cưỡng chấp nhận rằng tôi có khả năng cứu chữa con bà. Lúc này cô con gái bị mắc chứng viêm da toàn thân. Hóa ra sau khi cô giảm cân, gã bạn trai của mẹ cô lại tiếp tục có những hành vi dâm đãng – cho đến khi căn bệnh ngoài da khiến gã cụt hứng. Lời khuyên của tôi dành cho bà mẹ không thay đổi: cần phải đuổi cổ gã bạn trai. Buồn thay, phản ứng của bà ta cũng vẫn như lần trước. Từ đó, tôi không bao giờ gặp lại bà mẹ hay cô con gái một lần nào nữa.
Béo là một vấn nạn lớn tại đất nước này. Hơn 125 triệu người Mỹ đang bị thừa cân. Hơn 60 triệu người Mỹ bị béo phì. Gần 10 triệu người Mỹ được chẩn đoán lâm sàng là mắc các chứng bệnh do béo phì. Đây là một thông tin tuyệt vời đối với ngành công nghiệp ăn kiêng, nhưng là tín hiệu đáng báo động đối với toàn bộ chúng ta. Dẫu cho một người cảm nhận như thế nào về hình ảnh cơ thể hay định nghĩa về vẻ đẹp thì cũng không thể phủ nhận những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến tình trạng thừa cân. Trái ngược với quan điểm của những thành viên bồi thẩm đoàn đáng kính
https://thuviensach.vn
tại Đại học Tufts, phần lớn chúng ta đều biết điều này. Thế nhưng vấn đề này vẫn tồn tại dai dẳng.
Tại sao rất nhiều người trong chúng ta béo phì trong khi chúng ta biết rằng tình trạng đó không tốt cho cơ thể? Bởi vì béo không phải là một vấn đề. Béo là một giải pháp.
Các nhà tâm lý học từ lâu đã nhận ra rằng béo là giải pháp cho một vấn đề chứ không phải là một vấn đề. Ăn quá mức là một phương pháp đối phó phổ biến với nạn lạm dụng tình dục. Bệnh nhân ở độ tuổi vị thanh niên của tôi trở nên béo là do tiềm thức của cô hiểu rằng làm như vậy có thể khiến cô bớt gợi cảm hơn đối với gã bạn trai đê tiện của mẹ cô. Khi mẹ cô ép cô giảm cân, tiềm thức của cô đã tạo ra một giải pháp khác.
Gần 50% dân số Mĩ bị thừa cân, chắc chắn phải có một nguyên nhân văn hóa dẫn đến điều này. Chúng ta đang đối phó với cái gì? Xét cho cùng, tỷ lệ phần trăm số người thừa cân tại Ý chỉ bằng một nửa tỷ lệ phần trăm số người thừa cân tại Mỹ, và trong số báo bán chạy gần đây của New York Times tuyên bố rằng Phụ nữ Pháp không béo (điều này không đúng: thực tế là gần một phần ba phụ nữ Pháp bị thừa cân, mặc dù tỷ lệ đó vẫn ít hơn đáng kể so với tỷ lệ 62% số phụ nữ trưởng thành tại Mỹ bị thừa cân).
Như thường lệ, những câu chuyện của những người tham gia trong giờ thứ ba của các buổi khám phá đã hé lộ nguyên do. Một vài người kể về những thành quả:
“Sau khi vật lộn với trọng lượng cơ thể thừa gần 10 cân so với chiều cao, tôi trở nên vô cùng phiền muộn, nhất là những lúc đi mua sắm. Đúng là cơn ác mộng vì quần áo không bao giờ vừa và tôi còn chẳng dám nhìn mình trong gương. Tôi cam kết với bản thân phải giảm cân trước khi mọi chuyện “trở nên quá muộn”. Tôi giảm được gần 14 cân và cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện.” – một người phụ nữ 22 tuổi.
“Hồi 12 tuổi, tôi quyết định rằng mình phải ăn kiêng vì tôi bắt đầu hứng thú với đám con trai còn họ thì không hứng thú gì với tôi. Tôi
https://thuviensach.vn
thực hiện chế độ ăn kiêng bằng phô mai và hoa quả và giảm được 9 cân! Tôi đã rất vui sướng và chị họ tôi Nancy – người có thân hình khá thon thả và lớn tuổi hơn tôi – đã cho tôi một vài chiếc quần ngắn mà chị không còn mặc vừa và tôi mặc vừa khít. Tôi còn nhớ hàng xóm đã nói với mẹ tôi rằng tôi quá gầy. Điều này thật tuyệt!” – một phụ nữ gần 60 tuổi.
Một vài người kể về những bi kịch:
“Hồi tôi học lớp Hai, bà nội tôi bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn. Bà sinh ra và lớn lên ở nông trại và sống cuộc đời làm vợ của một người nông dân. Bà luôn nấu ăn với mỡ lợn, bơ và kem. Vào bữa trưa, bà thường bày ba đĩa thịt, bốn hoặc năm đĩa tinh bột, bốn đến năm đĩa rau và ba đĩa tráng miệng lên bàn… và bà ăn như một người nông dân. Bà cao mét rưỡi và nặng hơn 90 cân. Bà mất do biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, nói cách khác, cái miệng đã hại cái thân bà.” – một người phụ nữ 35 tuổi.
“Hồi đó tôi còn nhỏ, hình như học lớp Một. Tôi đi mua đồng phục với mẹ và kể cả cỡ to nhất cũng quá chật. Tôi nhớ rằng mình đã cảm thấy tồi tệ và “kém cỏi” trong một vài mặt. Tôi cảm thấy mình giống như một kẻ xấu xa vì tôi to lớn hơn bạn bè đồng trang lứa. Cũng vào thời điểm đó, bố tôi mất và điều ấy càng khẳng định thêm cảm giác tồi tệ trong tôi. Tôi béo. Tôi xấu xa. Bố tôi mất. Thế nên, tôi không đủ tốt và một phần nào đó tôi đã bị trừng phạt bằng việc bố tôi qua đời.” – một người phụ nữ 38 tuổi.
Một vài người kể về những nỗi buồn:
“Chị họ tôi là môt cô gái trẻ trung xinh đẹp, thanh mảnh, làn da láng mịn, đôi mắt xanh và mái tóc vàng bạch kim. Thế nhưng chị ấy lại rất bất trị và đã có những quyết định sai lầm phá hỏng cả cuộc đời mình. Tôi đã không gặp chị ấy một thời gian cho đến mùa xuân năm ngoái. Giờ thì chị ấy rất béo và gần như không thể phân biệt được các đường nét trên khuôn mặt. Tôi đã rất buồn khi nhìn thấy chị ấy thay đổi nhiều
https://thuviensach.vn
đến vậy và càng buồn hơn khi nhìn thấy ba đứa con của chị cũng bị béo phì.” – một người phụ nữ 45 tuổi.
“Tôi nhớ những buổi cả gia đình đạp xe đi chơi khi tôi khoảng bốn hoặc năm tuổi. Bố tôi, anh tôi và chị tôi đều rất năng động. Mẹ tôi hiếm khi nhiệt tình tham gia cùng chúng tôi vì khổ người của bà và bà không cảm thấy thoải mái. Tôi còn nhớ mẹ tôi trông thật lố bịch khi ngồi lên chiếc yên bé tẹo của xe đạp. Dường như bà không hề thoải mái chút nào với toàn bộ chuyện này. Tôi ước có thể khiến bà thon gọn hơn và nhờ vậy thoải mái hơn khi mặc quần áo, đi chơi cũng như trở nên năng động hơn.” – một người phụ nữ trong độ tuổi 50.
“Hồi còn nhỏ, tôi chuyển đến một ngôi nhà mới. Trước khi chuyển đi, tôi không hề bị thừa cân. Khi chúng tôi chuyển nhà, tôi khép mình trong nhà, tránh xa những đứa trẻ khác vì tôi thấy buồn khi phải chia tay bạn bè của mình. Tôi nằm lì trong nhà suốt cả mùa hè năm đó và vì nằm nhà nên tôi tăng cân. Giá như tôi có thể thay đổi mùa hè năm đó, nhờ vậy biết đâu thay đổi được con người tôi hiện tại.” – một người đàn ông gần 40 tuổi.
Một vài người kể những câu chuyện đầy giận dữ:
“Mới đây, tôi đến sàn nhảy và có một người đàn ông để ý đến tôi. Tôi nhìn bụng ông ta và thấy ông ta béo ú, điều đó khiến tôi mất hết hứng. Tôi không thích ông ta. Tôi cảm thấy ghê tởm những người đàn ông béo. Không bao giờ có chuyện tôi bị ông ta thu hút. Cân nặng là điều đầu tiên tôi để ý khi có ai đó định theo đuổi mình.” – một phụ nữ 61 tuổi.
“Tôi nhớ mình đang đi học về từ trường với em gái hồi tôi học lớp Sáu. Một vài đứa trẻ gọi con bé là “đồ mập” khiến nó phát khóc. Thế là đủ để tôi nổi điên lên và đuổi theo một đứa trong đám con trai đó và đấm nó chảy máu mũi. Kể từ đó con bé luôn gặp vấn đề về cân nặng.” – một người phụ nữ 49 tuổi.
https://thuviensach.vn
Có điều gì đó kết nối tất cả những câu chuyện này và hàng trăm câu chuyện tương tự khác. Không quan trọng là những người tham gia kể về quần áo hay nông trại, xe đạp hay chảy máu mũi. Điều quan trọng là cách họ nói về những điều đó. Giảm cân hay trở nên thon gọn khiến người ta “cảm thấy tự hào và hãnh diện” về việc quần áo mặc “vừa khít” đến như thế nào. Mặt khác, tình trạng thừa cân gắn liền với “bị trừng phạt”, “khép mình”, “mất hết cảm hứng”.
Trục xung đột dần hiện lên thông qua những câu chuyện này. Giống như thái cực đối lập của sắc đẹp trên trục đối với người Mỹ là sự khêu gợi, thái cực đối lập của béo mập trên trục là sự kết nối. Trong nền văn hóa Mỹ, chúng ta tin rằng những người mảnh dẻ là những người năng động và dễ kết nối. Họ “tự hào và hãnh diện” và quần áo của họ “vừa khít”. Mặt khác, dựa theo những câu chuyện trên, những người béo bị tách rời khỏi xã hội. Họ khiến người khác mất hứng thú, họ sống khép kín và không tương tác được với người thân trong gia đình.
Trục xung đột này có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu trong nền văn hóa Mỹ. Một phụ nữ có thể giữ thân hình thon gọn trong những năm đầu của cuộc hôn nhân, nhưng sau khi mang thai đứa con thứ hai hoặc thứ ba, họ không giảm cân nữa. Tại sao? Đó là vì cô ta đã tách rời khỏi chồng của mình một cách vô thức để tập trung vào vai trò của một người mẹ. Một người đàn ông vật lộn với việc kiểm soát cuộc sống tuổi trung niên – anh ta tăng 14 đến 18 cân – và than phiền rằng anh ta không được cân nhắc thăng chức là do cân nặng. Con người thường tăng số cân lên nhiều lần sau khi chia tay không êm thấm, mất việc, con cái vào đại học, hay bố mẹ qua đời.
Sự xung đột luôn luôn xuất hiện. Chúng ta có thể viện cớ chẳng hạn như do “khung xương to” hoặc khả năng chuyển hóa chậm. Chúng ta có thể nói về “mỡ bụng” hoặc vẻ đẹp đích thực trú ngụ “ở bên trong”. Thế nhưng, khá thường xuyên, những người vật lộn với cân nặng cũng là những người đang vật lộn với một trong những sự kết nối của mình – những người thân yêu, những vai trò chúng ta đang đảm nhiệm, cuộc sống thường nhật.
Mật mã của tình trạng béo mập tại Mỹ là THOÁT LY.
https://thuviensach.vn
Al Gore chưa bao giờ trở thành Tổng thống của Hoa Kỳ, nhưng ông ta là một minh họa điển hình của mật mã này. Khi Gore thất bại trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2000, hoàn toàn dễ hiểu việc ông đau buồn và biệt tăm biệt tích trong vài tháng. Cuối cùng, khi ông ta đồng ý nhận lời phỏng vấn, chúng ta thấy ông để râu xồm xoàm và tăng cân đáng kể. Thất bại đã hủy hoại ông ta đến mức khiến ông ta thoát ly. Điều thú vị là không lâu sau đó, khi ông ta tổ chức buổi họp báo để tuyên bố khai trương hệ thống truyền hình cáp mới của mình, ông ta trông gọn gàng và khỏe mạnh. Al Gore đã có một mục tiêu mới; ông tái hòa nhập.
Chiểu theo mật mã này, còn ai thắc mắc tại sao lại có quá nhiều người thừa cân trong nền văn hóa Mỹ nữa không? Là người Mỹ, chúng ta là chuyên gia trong việc đặt áp lực quá mức lên bản thân. Chúng ta phải là những người mẹ thành đạt, đảm đang. Chúng ta phải leo lên những nấc thang danh vọng. Chúng ta phải có những mối quan hệ đẹp như trong truyện diễm tình. Quá nhiều điều phải đảm nhận. Thực tế là đối với nhiều người trong chúng ta, như vậy là hoàn toàn quá sức. Do đó, chúng ta thoát ly một cách vô thức. Đổ lỗi cho tình trạng béo phì thì dễ dàng hơn là thừa nhận những dục vọng của bản thân.
Tăng cân là cách khả thi cũng như phổ biến nhất để thoát ly khỏi cuộc sống thường nhật, để có được một đặc tính rõ rệt (là một người thừa cân) mà không cần phải đấu tranh, để chuyển từ trạng thái chủ động sang bị động. Tình trạng béo phì cho phép chúng ta biết được mình là ai (một người béo), tại sao chuyện này xảy ra (sự thừa mứa thức ăn “tác động” lên chúng ta), ai là người phải chịu trách nhiệm (McDonald’s hoặc một vài nhà hàng ăn nhanh khác “khiến chúng ta” ăn thức ăn của họ) và nhân dạng của chúng ta là gì (một nạn nhân). Béo cũng cho phép chúng ta sử dụng những cái cớ được mọi người chấp nhận để quay về tuổi thơ. Một xung đột khác mà chúng ta trải nghiệm là khi chúng ta còn bé, chúng ta được nuôi dưỡng sao cho béo tốt – không ai muốn một đứa bé gầy gò – nhưng khi chúng ta lớn lên, xã hội gây áp lực khiến chúng ta phải trở nên thon gọn hơn. Nếu chúng ta béo đến một mức độ nào đó, chúng ta vô thức nghĩ rằng có thể
https://thuviensach.vn
những người khác sẽ lại quan tâm đến chúng ta, như họ đã từng như vậy lúc chúng ta còn là những đứa bé.
Trong những nền văn hóa khác, béo gửi đi một thông điệp hoàn toàn khác. Trong nền văn hóa Eskimo, béo là dấu hiệu của khả năng chịu đựng. Nếu một người béo thì người đó có thể vượt qua những mùa đông khủng khiếp khi thức ăn khan hiếm. Trong nền văn hóa Anh, béo là dấu hiệu của sự khiếm nhã. Đặc điểm văn hóa này của người Anh còn mở rộng sang việc ăn nhiều quá mức. Nếu bạn quan sát đàn ông và phụ nữ Anh ăn buffet, bạn sẽ thấy họ chọn đồ ăn một cách dửng dưng và lấy rất ít vào đĩa của mình. Theo quan niệm của họ, nếu không làm như vậy tức là khiếm nhã và nếu ai đó thường xuyên ăn quá nhiều và trở nên béo phì thì đấy là một người khiếm nhã.
Thoát ly khỏi thoát ly
Hiểu về mật mã cho phép chúng ta giải quyết vấn đề cân nặng của mình theo một cách sâu sắc hơn là ăn thịt băm phô mai với thịt lợn xông khói mà không kèm bánh mỳ, mua những thiết bị tập thể dục để rồi bỏ xó dưới tầng hầm, hay tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm “calo âm tính” trước khi đi ngủ. Câu trả lời cũng không chỉ đơn giản là chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống năng động, mặc dù cả hai điều đó đều cần thiết để duy trì sức khỏe. Trước khi có thể khai phá giải pháp cho tình trạng béo phì, chúng ta cần trả lời một câu hỏi cơ bản: Tôi đang thoát ly khỏi cái gì?
Cần nhận thức được rằng việc chúng ta ăn uống khi căng thẳng, buồn phiền hoặc bị cuộc sống đè nén là tuyệt đối thuận mã. Nếu chúng ta hiểu rằng sự căng thẳng dẫn đến “thoát ly” thì chúng ta có thể chú trọng hơn đến vấn đề thực sự đằng sau. Ăn uống có giải quyết được vấn đề không? Thừa cân có giúp bạn thoát khỏi hoàn cảnh gây ra vấn đề đó không (ví dụ, khiến bạn không hấp dẫn đối với người khác giới, hoặc biến bạn thành “tuýp người” không thể thăng tiến lớn)? Bạn có thực sự muốn sử dụng giải pháp này không?
https://thuviensach.vn
Mặc dù còn đang tranh luận về kiến thức dinh dưỡng nhưng các phương pháp giảm cân nhanh là những phương pháp thuận mã vì nó đem đến cho người thực hiện thứ gì đó để hòa nhập. Bắt đầu thực hiện phương pháp giảm cân Atkins hay South Beach có phần giống với việc tham gia một câu lạc bộ với số lượng thành viên đông đảo. Những phương pháp giảm cân này là những phương pháp phổ biến nhất, chúng là chủ đề cho những cuộc hàn huyên trong bếp, khi xếp hàng ở siêu thị, tiệm cà phê và những bữa tiệc cocktail trên khắp cả nước. Những người thực hiện các phương pháp giảm cân này có thể “hòa nhập” vào nhóm những người đang giảm cân, bằng chế độ ăn kiêng này, cho họ cảm giác được kết nối. Tất nhiên, các phương pháp giảm cân này không có giá trị lâu dài vì chúng không giải quyết được những căn nguyên ban đầu khiến người ta thoát ly. Như mật mã đã chỉ ra cho chúng ta, tăng cường tinh bột là một giải pháp; ăn nhiều mì sợi hiếm khi là vấn đề thực sự.
Một công ty đã xử lý tình trạng béo phì một cách xuất sắc là Weight Watchers. Giống như các phương pháp giảm cân nhanh, họ đem đến cho khách hàng cảm giác là một hội viên, với những buổi gặp mặt thường xuyên. Giống như các cuốn sách về giảm cân, họ cũng đưa ra các chế độ ăn và những lời khuyên về dinh dưỡng. Thêm vào đó, họ tổ chức những buổi tư vấn để giúp các thành viên giải quyết vấn đề cân nặng của mình và (mặc dù Weight Watcher không chủ ý làm điều này) những căn nguyên khiến họ đang thoát ly.
Phương pháp này hoàn toàn thuận mã.
Theo đuổi sự cứu rỗi
Đặt cạnh nhau, mật mã của sắc đẹp và sự béo phì đã cho chúng ta cái nhìn sơ lược vào một điều gì đó sâu kín hơn về cách chúng ta nhìn nhận về ngoại hình tại Mỹ. Nếu bạn xinh đẹp, như chúng ta đã biết, bạn đang thực hiện một nhiệm vụ cao cả; nếu bạn béo, bạn đang thoát ly khỏi vai trò của mình. Chúng ta ca tụng cái đẹp; kinh sợ cái đẹp; khát khao cái đẹp. Mặt khác, chúng ta phân biệt đối xử với người béo và kỳ thị những người mắc
https://thuviensach.vn
chứng béo phì, mặc dù phụ nữ thừa cân chiếm đa số trên tổng số phụ nữ tại đất nước này và số người thừa cân tại Mỹ còn cao hơn số lượng người bỏ phiếu cho hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004. Lăng kính mới giúp chúng ta nhìn ra những điều mà phần lớn chúng ta đã trông thấy nhưng chỉ ít người thực sự thấu hiểu: việc theo đuổi sự cứu rỗi đóng vai trò quan trọng đến thế nào trong nền văn hóa của chúng ta. Chúng ta sẽ xem xét điều này kỹ hơn khi khám phá mật mã của công việc và tiền bạc tại Mỹ và khi chúng ta hé mở mật mã của chính bản thân nước Mỹ.
https://thuviensach.vn
Chương 4
TỒN TẠI LÀ TRÊN HẾT
Mật mã của sức khỏe và tuổi trẻ
Con người được sinh ra với não bộ chia làm ba phần. Vỏ não (bán cầu não trước) có chức năng xử lý kiến thức, những suy nghĩ trừu tượng và trí sáng tạo. Phần lớn trẻ em bắt đầu vận dụng vỏ não sau khi lên bảy tuổi. Trước độ tuổi đó, trẻ em không có năng lực trí tuệ để đánh giá những vấn đề đòi hỏi tư duy. Nếu bạn nặn hai quả bóng đất sét giống hệt nhau và hỏi một đứa trẻ: “Chúng có bằng nhau không?”, đứa trẻ sẽ trả lời: “Có”. Nếu bạn nặn một trong hai quả thành hình con rắn và hỏi đứa trẻ phần đất sét nào to hơn, đứa trẻ nhiều khả năng sẽ chọn một trong hai. Thế nhưng, nếu hỏi câu tương tự với một đứa trẻ lớn hơn bảy tuổi thì đứa trẻ đó thể nào cũng đáp lại: “Chú nghĩ cháu ngớ ngẩn hay sao?”. Vỏ não là nơi chứa đựng lô-gic và cũng là nơi chúng ta có những suy niệm cao cấp, điều tách biệt chúng ta với mọi loài động vật khác.
Một phần khác của não bộ là hệ thống viền (đồi hải mã, hạch hạnh nhân và vùng dưới đồi) có chức năng xử lý các cảm xúc. Cảm xúc thì không bao giờ đơn giản, chúng thường đầy rẫy những mâu thuẫn. Ví dụ trong kinh doanh, khi khách hàng nói rằng họ yêu thích bạn, điều này thật tuyệt, phải không? Nhưng nếu họ chỉ yêu thích sản phẩm của bạn nhưng không bao giờ mua thì sao? Bạn có mong rằng thà họ ghét nhưng mua sản phẩm của mình còn hơn không? Viền não được hình thành trong khoảng thời gian năm năm đầu đời, hầu hết là thông qua mối quan hệ giữa đứa bé và người mẹ. Từ mẹ, chúng ta nhận được hơi ấm, tình yêu và một ý thức mạnh mẽ về sự kết nối. Rất hiếm khi chúng ta trải nghiệm điều đó với một người cha. Vì mối quan hệ này với người mẹ, hệ thống viền có tính nữ rất mạnh – khi chúng ta nói một người đàn ông “đang kết nối với tính nữ trong con người anh ta”, điều chúng ta thực sự muốn nói là anh ta không e ngại truy nhập
https://thuviensach.vn
viền não của mình. Phần lớn con người làm như vậy khi giằng xé giữa tư duy và cảm xúc, và hệ thống viền thường có tiếng nói quyết định vì chúng ta hay làm theo con tim hơn là lý trí.
Tuy nhiên, nhà vô địch không thể chối cãi trong ba “não bộ” là não bò sát (cuống não và tiểu não). Tên gọi này có nguồn gốc từ sự tương đồng của vùng não này với não bộ của loài bò sát được cho là hầu như không thay đổi so với tổ tiên chúng từ 200 triệu năm trước. Não bò sát lập trình chúng ta cho hai mục đích chính: sinh tồn và duy trì nòi giống. Tất nhiên, đó là những bản năng cơ bản nhất: nếu chúng ta không thể sinh tồn và duy trì nòi giống, loài người sẽ tuyệt chủng. Do đó, não bò sát có nhiều ảnh hưởng hơn so với hai phần não còn lại. Ví dụ như sự hấp dẫn thể xác mang một thuộc tính bò sát mạnh mẽ. Theo bản năng, một cá thể sẽ bị hấp dẫn về mặt thể xác với một cá thể có bộ gen đem lại khả năng sống sót cao nhất cho con cái của cá thể đó trong điều kiện sống cụ thể. Đó là lý do vì sao, như đã đề cập ở phần trước, đàn ông Eskimo thường thấy phụ nữ béo tròn, thừa cân, dẻo dai là hấp dẫn. Theo bản năng, anh ta tin rằng cô ta có cơ hội sinh tồn lớn hơn trong mùa đông khắc nghiệt và điều kiện sống khủng khiếp ở Bắc Cực. Nếu người đàn ông Eskimo này cân nhắc việc kết hợp gen của mình với người phụ nữ đó, con cái của họ sẽ có cơ hội sinh tồn cao hơn.
Đối với sự tồn tại của chúng ta, vấn đề sinh tồn quan trọng hơn là “cảm thấy vui” hay “có lý” cho nên não bò sát luôn nắm quyền thống trị. Trong cuộc chiến giữa lý trí, cảm xúc và bản năng, não bò sát luôn giành chiến thắng. Điều này xảy ra khi một người phải xử lý những nhu cầu cá nhân, những mối quan hệ xã hội, những quyết định mua sắm và thậm chí (chúng ta sẽ thấy ở phần sau cuốn sách này) những quyết định lựa chọn lãnh đạo.
Giống như cá thể, các nền văn hóa cũng mang thuộc tính bò sát rất mạnh. Chúng ta có thể xem một nền văn hóa giống như một bộ trang thiết bị sinh tồn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. Nền văn hóa Mỹ tiến hóa như hiện tại là do những người khai hoang và sau đó là làn sóng những người nhập cư vào nước Mỹ cần nó tiến triển như vậy để họ có thể sinh tồn
https://thuviensach.vn
trong điều kiện của đất nước rộng lớn này. Tiêu biểu như Thanh giáo – một đạo lý lao động mạnh mẽ, đề cao thành công với đức tin rằng con người xứng đáng có thêm một cơ hội – đã giúp chúng ta tồn tại ở thế giới mới này. Nền văn hóa Eskimo rõ ràng là khác xa so với nền văn hóa Mỹ vì điều kiện sinh tồn hoàn toàn khác biệt. Nền văn hóa Thụy Sĩ tiến hóa như hiện tại – hòa hợp nhiều nền văn hóa thành một nền văn hóa thống nhất mạnh mẽ – để chống lại những mối de dọa thường trực tới chủ quyền của đất nước này. Chúng ta có thể suy ra nhu cầu sinh tồn của mỗi nền văn hóa trên hành tinh này từ những đặc điểm tiến hóa của nền văn hóa đó.
Vì vậy, chúng ta có thể tìm ra mật mã trong một nền văn hóa khi biết được não bò sát của chúng ta xử lý yếu tố đó như thế nào. Chúng ta có thể thấy rõ quá trình này khi xem xét mật mã liên hệ mật thiết nhất đến vấn đề sinh tồn – sức khỏe – và mật mã của tuổi trẻ.
Tôi học được gì từ những vị thầy phù thủy
Duy trì sức khỏe và giúp đỡ người bệnh luôn là niềm đam mê của tôi. Đó là phần “người chữa bệnh” trong tôi, tính nữ trong bản ngã của tôi. Bởi vì muốn học hỏi việc chữa bệnh từ càng nhiều trường phái càng tốt nên tôi đã có hai năm nghiên cứu những vị thầy phù thủy ở Nicaragua vào cuối thập niên 1960. Sau đó, tôi tới Bolivia và khám phá sự khác biệt giữa ma thuật trắng và ma thuật đen. Cuối cùng, tôi dành vài tháng ở Mato Grosso, một vùng trù phú ở Amazon, để học tập với một curandero, một vị thầy phù thủy chữa bệnh.
Trước thời điểm đó, tôi đã nhận thức được rằng khoa học có những giới hạn, những điều xảy ra trong não bộ và cơ thể con người mà chúng ta không thể giải thích dựa trên phương pháp khoa học. Những năm tháng ở Nam Mỹ mang đến cho tôi một tầng nhận thức mới. Một vài người trong số những thầy phù thủy đó là những nhà tâm lý học tài ba. Chẳng hạn, họ sẽ không tiến hành chữa trị cho đến khi bệnh nhân chứng tỏ được rằng mình thực sự muốn khỏi bệnh. Tôi có theo học một vị thầy phù thủy, ông yêu cầu các bệnh nhân của mình thực hiện những hành trình khai tâm, đi vào rừng
https://thuviensach.vn
sâu để tìm những loài thảo mộc đặc biệt và chiến đấu với những con quái vật và ác quỷ tưởng tượng – tất cả đều để chứng tỏ lòng thành tâm muốn vượt qua bệnh tật của người đó. Vị thầy phù thủy này cũng từ chối chữa trị cho bệnh nhân trừ khi toàn bộ gia đình anh ta cam kết làm theo phương pháp điều trị và tham gia vào hành trình khai tâm. Những việc làm này của thầy phù thủy hoàn toàn có căn cứ. Ông ta muốn đảm bảo rằng bệnh nhân đang ở trong trạng thái tinh thần tốt nhất để điều trị cũng như anh ta cảm thấy mình có thể chiến thắng được bệnh tật và gia đình luôn ở bên hỗ trợ anh ta. Điều này có vẻ giống với liệu pháp y tế thông thường, nhưng có bao nhiêu bác sĩ “truyền thống” đã chuẩn bị tinh thần cho bệnh nhân của mình đầy đủ như thế này trước khi bắt đầu điều trị?
Vị thầy phù thủy này đã tìm ra một cách để “tách rời” bệnh nhân của mình khỏi vỏ não của họ. Ông ta không hề đưa ra những tài liệu y khoa hay hướng dẫn bệnh nhân vào trang WebMD11 để tìm hiểu về căn bệnh của mình. Thay vào đó, ông tác động đến não bò sát của họ. Vị thầy phù thủy này thuyết phục bệnh nhân của mình rằng ông ta có thể giúp họ khỏi bệnh – với điều kiện là những bệnh nhân này phải mong muốn điều đó.
Cuộc đời là những chuyến đi
Khi Procter & Gamble thuê tôi khám phá mật mã của sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần ở Mỹ, tôi thấy đó là một cơ hội thú vị bởi vì sức khỏe, tất nhiên rồi, là một trong những yếu tố quan trọng nhất của cuộc sống. Do đó, tôi hi vọng tìm ra một mật mã bộc lộ được điều cốt lõi về ý nghĩa của cuộc sống trong nền văn hóa này.
Người Mỹ là những con người hành động. Khẩu hiệu triết lý nổi tiếng của tập đoàn Nike đã tóm gọn những việc cần giải quyết của người Mỹ trong ba từ đơn giản: “Cứ làm đi”. Những nhà vô địch của chúng ta là những vận động viên, doanh nhân, sĩ quan cảnh sát, lính cứu hỏa và quân nhân – những con người hành động. Chúng ta cũng tôn trọng những con người tư duy nhưng chúng ta không tôn vinh họ nhiều bằng những con người hành động. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều năm qua, tại những bậc
https://thuviensach.vn
thang trên cùng của Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, nơi lưu giữ những tác phẩm vĩ đại của trí tuệ và óc sáng tạo, lại có bức tượng đồng của một tay đấm nổi tiếng trên màn ảnh. Thử hình dung tượng đài của Jackson Pollock12 nằm bên ngoài sân vân động Yankee xem.
Lời kêu gọi hành động xuyên suốt nền văn hóa Mỹ cho thấy quan điểm của chúng ta về sức khỏe. Tuy chỉ một vài người nhận thấy tầm quan trọng của việc duy trì chế độ tập luyện của lính đặc nhiệm hoặc vận động viên chạy việt dã (thực tế là dựa trên những con số về tình trạng béo phì ở chương trước, dường như nhiều người trong chúng ta chẳng hề duy trì bất kỳ chế độ tập luyện nào cả), nhưng chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng chúng ta cần có sức khỏe để làm việc.
Trong 10 buổi khám phá mà tôi tiến hành về chủ đề này, tôi đã nhận được nhiều kiểu câu chuyện khác nhau. Có những câu chuyện về bệnh tật.
“Năm 18 tuổi, tôi được biết rằng bà tôi – người nuôi nấng tôi và luôn chăm lo cho mọi người – bị ung thư phổi. Chuyện này thật quá đỗi đột ngột. Bà đã 80 tuổi, nhưng mỗi ngày bà đều đi bộ qua vài dãy nhà – đến bác sĩ, cửa hàng tạp hóa, bất cứ nơi nào bà muốn đi. Bà là người phụ nữ mạnh mẽ nhất mà tôi từng biết. Bà chỉ sống thêm được gần một năm, nhưng kể cả trong hai tuần cuối cùng, bà cũng không hề phụ thuộc vào bất kỳ ai.” – một người phụ nữ 46 tuổi.
“Hồi 8 tuổi, bác sĩ kết luận rằng chân trái của tôi bị thiếu canxi và không thể chống đỡ được sức nặng của cơ thể. Đi đâu bố mẹ cũng phải bế tôi. Hàng tháng, bác sĩ dùng kính huỳnh quang để khám chân cho tôi còn mẹ tôi thì nhìn qua vai ông để xem chân tôi tiến triển thế nào. Tôi ghét việc mẹ tôi phải bế tôi đi khắp nơi.” – một người đàn ông 65 tuổi.
“Tôi nhớ mình bị ốm hồi 5 tuổi. Tôi phải nằm trên giường trong phòng tối. Rèm và cửa chớp được đóng lại để tránh ánh sáng. Tôi phải giữ cho mắt nghỉ ngơi, nghĩa là không đọc sách hay xem tivi. Tôi đã rất buồn chán. Cuối cùng, khi mọi người nói rằng tôi đã khỏi bệnh, tôi
https://thuviensach.vn
cảm thấy như là được mãn hạn tù vậy! Tôi nóng lòng muốn được đi ra ngoài.” – một phụ nữ trong độ tuổi 40.
“Vài năm trước, tôi mắc bệnh gút – thử hình dung xem; một người đang trong độ tuổi sung mãn nhất, luôn giữ cơ thể cân đối và cẩn thận trong vấn đề ăn uống đột nhiên lại bị gút. Ngón cái bàn chân phải của tôi sưng vù lên và mỗi bước chân đều gây đau đớn. Tôi bước đi khập khiễng hệt như diễn viên Walter Brennan. Tôi cảm thấy mình giống như một ông già trăm tuổi vậy.” – một người đàn ông 47 tuổi.
Có những câu chuyện về sự hồi phục:
“Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi bị tai nạn dẫn đến liệt nửa thân dưới. Bác sĩ nói rằng bà sẽ không bao giờ có thể đi lại được nữa. Bà trải qua 61 ngày trong bệnh viện để cố gắng đối mặt với chứng bại liệt cũng như làm thế nào chăm sóc bốn đứa con đều dưới 6 tuổi. Sau khi trở về nhà, bà luôn trong tình trạng suy sụp. Rồi một đêm, bà ngoại tôi đưa mẹ tôi đến nhà thờ và một cha xứ đã nói với bà rằng Chúa sẽ chữa lành cho bà. Bà không tin chuyện ấy, nhưng đêm đó, bà xuống xe và đi bộ vào nhà mà không cần ai giúp. Các bác sĩ không thể tin nổi chuyện này, nhưng cho đến hôm nay, 24 năm sau, bà vẫn đang đi lại bình thường.” – một phụ nữ 30 tuổi.
“Mẹ tôi đang có tiến triển tốt trong quá trình điều trị căn bệnh ung thư vú. Thật khó khăn khi thấy bà bị bệnh và trông bà già đi nhiều tuổi. Giờ thì lúc nào bà cũng trên du thuyền hoặc đi du lịch. Thật tuyệt vời khi thấy bà lại tràn đầy sức sống.” – một phụ nữ 29 tuổi.
Có những câu chuyện cho thấy định nghĩa cá nhân của những người tham gia về sự khỏe mạnh thể chất và tinh thần:
“Trải nghiệm ấn tượng nhất của tôi về sự khỏe mạnh của thể chất cũng như tinh thần là sau khi tôi tốt nghiệp cao đẳng một vài tuần. Tôi đã xin được việc và có vài tuần rảnh rỗi trước khi bắt đầu đi làm. Tôi quyết định đi phượt một chuyến với mấy cô bạn thân ở trường cao đẳng bằng chiếc xe VW Bug cũ màu cam. Một hôm, tôi ngồi sau tay
https://thuviensach.vn