🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Mắt Lạc Đà
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Chingiz Aitmatov MẮT LẠC ĐÀ
NHÀ XUẤT BẢN CẦU VỒNG MATXCƠVA 1984
https://thuviensach.vn
In theo bản dịch của Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội
Người dịch: Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Ngọc Bằng, Cao Xuân Hạo và Bồ Xuân Tiến
Người biên tập: Hoàng Như Tiến
Họa sĩ: Atếchxanđrôvích T. V.
Чингиз Айтматов
ДЖАМИЛЯ ПОВЕСТИ ГОР И СТЕПЕЙ
На вьетнамском языке
© Bản dịch tiếng Việt,
Nhà xuất bản Cầu vồng, 1984
In tại Liên Xô
https://thuviensach.vn
Tsinghiz Aitơmatốp sinh năm 1928 tại vùng thung lũng Talax, làng Sêkerơ, huyện Kirốp. Sau khi học xong lớp 6, Ts. Aitơmatốp làm thư
https://thuviensach.vn
ký cho Xô-viết xã ở ngay quê mình.
Ông bắt đầu hoạt động văn học khi còn là sinh viên Trường đại học nông nghiệp Kirghizia.
Từ 1956 đến 1958 Aitơmatốp theo học khóa đại học văn tại Matxcơva.
Năm 1958, hai tuyển tập truyện ngắn của Aitơmatốp - bằng tiếng Nga và tiếng Kirghizia - đã được xuất bản ở Frunze nhân Tuần văn học và nghệ thuật Kirghizia.
Tập sách này của Ts. Aitơmatốp gồm các truyện vừa đã được giải thưởng văn học Lênin 1963: “Giamilia”, “Người thầy đầu tiên”, “Cây phong non trùm khăn đỏ” và “Mắt lạc đà”.
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU
Quả là danh bất hư truyền... Về Kirghizia - một nước cộng hòa vùng Trung Á của Liên Xô, - dù trước đây bạn đã được đọc và nghe kể biết bao nhiêu đi chăng nữa, song khi tới nơi đó bạn vẫn thấy thán phục đến vô cùng.
Chỉ ngắm riêng cảnh hồ Ixức-kun thôi, ta cũng đã thấy thi hứng muốn cất lên thành lời:
Ixức-kun bày trước mắt ta
Như chén đầy trong ngày đại tiệc...
Còn xung quanh hồ là những dãy núi trập trùng với những áng mây lơ lửng bên trên, chẳng khác nào một đoàn chiến hạm đang bơi về một nơi nào đó.
Như một đoàn vận động viên du lịch, những hàng cây cứ đua nhau vươn lên cao mãi trên những sườn núi dốc đứng. Đến chào cảnh hồ Ixức-kun này có cả những đoàn xe từ các thành phố xa xôi, chứ đâu phải chỉ của Kirghizia thân thuộc.
Xe ta đang đi dọc bờ sông Narưn cuồn cuộn; trời đã về chiều, và bỗng nhiên phía xa xa thấy lóe lên những ánh lửa và những tiếng rầm rầm vang động mỗi lúc một tăng. Trên những độ cao khác nhau đang sáng lên và nhấp nháy những ánh đèn như thể những thần linh thánh thiện đêm đêm thầm đến giúp cho con người lao động vậy. Đây là nơi nhà máy thủy điện Tactôgun đang được xây dựng.
Nơi đây ngày trước đâu đã có đường sá gì, những người công nhân xây dựng đã khai phá chúng qua những vách đá hoang vu. Nơi đây mãi về sau vẫn còn rền vang những tiếng mìn nổ, và khe núi thì luôn luôn bị khói mù
https://thuviensach.vn
che khuất, cứ như cảnh chiến trường trên những bức tranh khắc cổ xưa vậy: đó là giai đoạn diễn ra cái gọi là những công việc khai quang - thu dọn những vách núi hoặc chỉ là những tảng đá có thể gây nguy hiểm cho những công trình sau này dưới hố móng.
Toàn bộ lịch sử của công trình này dường như là biểu tượng cho những gì diễn ra trong nền văn học Kirghizia.
Chẳng phải là một thế kỷ trước đây Tôctôgun, nhà thơ dân gian nổi tiếng của Kirghizia cũng đã khai phá những con đường đầu tiên trong nền văn học dân tộc như vậy đó sao? Bất chấp mọi gánh nặng của số phận ông đã sống cho đến tận Cách mạng tháng Mười và “đã mở lòng mình ra đón chào những lá cờ đỏ”. Thơ ca của ông đã và đang tác động to lớn đến sự phát triển của toàn bộ nền văn học tiếp sau. Nó chứa đầy những lời di huấn cao quý mà cho đến nay các nhà văn, nhà thơ ưu tú của Kirghizia - kể cả lớp già và lớp trẻ đang noi theo:
Hãy dành muôn ngàn lời đẹp nhất
Để ngợi ca người bạn dân cày,
Mặt khắc khổ dạn dày mưa nắng,
Nhưng tâm hồn trong trắng anh minh,
Nhớ đừng quên người bạn chúng mình!
Ông đã viết về người nông dân Kirghizia như vậy đấy.
Còn những công việc khai quang... Liệu lao động của nhà văn có điểm gì giống như những công việc đó không? Vì nhà văn cũng muốn giúp cho mọi người tiến hành công việc xây dựng hòa bình và bằng tiếng nói phẫn nộ của mình làm nổ tung những tảng đá tàn dư của quá khứ, của những thiên kiến và những cảnh lộn xộn đôi khi còn đè nặng trên đầu họ.
Đuysen, nhân vật trong truyện vừa “Người thầy đầu tiên” của nhà văn nổi tiếng Kirghizia Tsinghiz Aitơmatốp, quả thật là có những nét “khắc khổ dạn dày mưa nắng”. Chân dung của anh là thế này đây: “Thầy lặng lẽ bước
https://thuviensach.vn
đi, không nói một lời, vẻ nghiêm nghị, đôi lông mày nhíu lại như đôi cánh chim ưng, và nét mặt sắt lại như luyện bằng thép”.
Là một chiến sĩ Hồng quân phục viên đứng ra tổ chức trường học đầu tiên ở làng quê Kirghizia hẻo lánh, Đuysen đã vấp phải sự hoài nghi của những người có con cái mà anh muốn truyền lại cho chúng những hiểu biết, dù chưa phải là hoàn chỉnh gì lắm của riêng anh, vấp phải thái độ thù địch tự coi mình là chủ nhân của cuộc đời này.
Số phận của Antưnai và của các nhân vật nữ khác trong các tác phẩm của Ts. Aitơmatốp rất đáng chú ý. Qua số phận của họ ta thấy hiện rõ những sự biến đổi đã được thực hiện ở vùng Trung Á dưới chính quyền Xô-viết, những viễn cảnh đã mở ra trước mắt mọi người, những sức mạnh tinh thần mà các nhân vật vừa mới đây thôi còn cam chịu làm nô lệ cho những tập quán và thói quen nay đã ý thức được ở chính mình.
“Hạnh phúc của người đàn bà là sinh con đẻ cái, trong nhà dư dật”, - theo lề thói cổ hủ người mẹ lớn trong truyện vừa “Giamilia” đã giáo huấn cho cô con dâu của mình như vậy. Cái tên Giamilia cũng chỉ nhân tiện được nhắc qua trong các bức thư của chồng chị từ mặt trận gửi về. Và ngay cả những bức thư đó cũng giống hệt nhau, như thể “những con cừu non trong đàn”.
Với người phụ nữ trẻ kia, tất cả những điều đó báo trước một tương lai mà chẳng khó khăn gì cũng đoán được là nó sẽ như thế nào. Chắc chắn là chị sẽ không giống như người đàn bà mà Antưnai đã gặp trong ngôi lều du mục của gã địa chủ: “Đôi mắt đờ đẫn như màu tro lạnh của bà ta nhìn thẫn thờ, không biểu lộ một cảm xúc gì hết. Có những con chó bị đánh đập liên miên từ khi còn bé”. Nhưng xét về đại thể thì trước mắt Giamilia cũng chỉ là một cuộc đời vô vị và buồn chán, không hề có chỗ cho những tình cảm và khát vọng cao quý.
Bởi vậy mà người phụ nữ trẻ đó đã khao khát tìm đến với chàng trai Đaniyar cô đơn, hiền lành, đồng thời lại rất kiêu hãnh: qua những bài ca mà
https://thuviensach.vn
anh hát, trước mắt chị thấy hé mở ra một tâm hồn phong phú và một tấm lòng hào hiệp.
Mối tình của Giamilia với Đaniyar không phải là một ham muốn kỳ quặc. Nó đã mở ra một lối thoát cho tâm trạng không thỏa mãn của nhân vật nữ đó đối với cuộc sống tinh thần buồn tẻ mà Giamilia đành phải bằng lòng trong cái gia đình, nơi mọi người đối xử với chị, theo như họ nghĩ, là tử tế và hoàn toàn không một chút cay nghiệt gì.
Và việc Giamilia bỏ làng ra đi - dù có khiến cho nhiều người trong làng phải lên tiếng phê phán một cách đầy giận dữ đối với “Kẻ đào tẩu”, - nhưng trên thực tế đó là sự lột xác thật sự của chị, là sự bảo vệ quyền được hưởng hạnh phúc chân chính, chứ không phải nửa vời, của chị.
Câu chuyện về mối tình của anh lái xe Iliax với cô Axen, những nỗi éo le bi kịch đủ hình đủ vẻ của nó, thái độ trân trọng mà cả nhân vật chính, kẻ có lỗi nặng đối với Axen, cả Baitemir, đều bộc lộ trong quan hệ với Axen, - tất cả những chuyện đó được Ts. Aitơmatốp kể trong truyện vừa “Cây phong non trùm khăn đỏ” rõ ràng đến mức chúng ta hiểu ngay rằng, trước mắt chúng ta là những con người mới của một nước Kirghizia mới.
Nhà văn đã mạnh dạn miêu tả những hoàn cảnh sống khó khăn và phức tạp. Một trong những hoàn cảnh như vậy đã được đề cập trong truyện vừa “Mắt lạc đà”.
Về sáng tác của Ts. Aitơmatốp, người ta đã tranh luận nhiều cả ở quê hương ông, cả ở các nơi khác: không một ai có thể bàng quan trước những sáng tác đó được. Tính hiện đại rõ ràng trong phong cách nghệ thuật của ông, sự mạnh dạn thoát ra khỏi khuôn khổ của những đề tài và thủ pháp từ trước đến nay vẫn được văn học ưa chuộng ở một mức độ nhất định đã làm gương cho một loạt các nhà văn Kirghizia khác, đặc biệt là lớp các nhà văn trẻ.
Anđrây Turcốp
https://thuviensach.vn
Mắt lạc đà
1
Tôi vừa múc ở ngọn suối lên được nửa thùng nước đã nghe thấy tiếng réo vang trên thảo nguyên:
- E-ê! Viện sĩ! Tao quai cho vỡ hàm ra bây gi-ờ-ờ!
Tôi lặng người đứng nghe. Đúng ra thì tên tôi là Kêmen, nhưng ở đây họ gọi tôi là “viện sĩ”. Quả nhiên mà: chiếc máy kéo ở đằng kia đang im lặng, báo trước một điềm chẳng lành. Kẻ đang dọa quai vỡ hàm tôi là Abakir. Hắn lại sắp quát tháo, chửi mắng tôi, mà có khi còn vung quả đấm ra nữa. Máy kéo có những hai chiếc, mà tôi chỉ có một mình. Tôi phải đánh chiếc xe một ngựa kéo này chở đến cho chúng nào nước, nào dầu, nào mỡ, và mọi thứ linh tinh khác. Hai chiếc máy kéo ngày càng rời xa ngọn suối độc nhất trong cả vùng, ngày càng rời xa thêm khu nhà lưu động độc nhất trên đời này của chúng tôi, chỗ đặt thùng chứa nhiên liệu cho máy kéo. Họ đã toan dời khu này đi, nhưng đi đâu được: khu nhà cũng bị gắn liền với suối nước! Ấy thế mà tay Abakir này lại chẳng chịu hiểu cho: “Để máy đứng chờ thì tao quai vỡ hàm, có thế thôi! Không vạ mẹ gì mà tao đến đây để mất thì giờ vì một thằng sinh viên nhãi nhép!”
Tôi đâu có phải là thằng sinh viên nhãi nhép nào. Tôi cũng chưa hề có ý muốn lọt vào trường đại học là khác. Tốt nghiệp trung học xong là tôi đến đây, lên vùng Anarkhai ngay. Trong cuộc họp mặt tiễn chân chúng tôi, người ta gọi chúng tôi mà trong đó có cả tôi là “những con người vinh quang đi chinh phục đất hoang, những kẻ tiên phong dũng cảm của những miền đất đai được đổi mới”. Ấy, lúc ban đầu tôi là như thế đấy. Còn bây giờ thì sao? Thật đến ngượng: “viện sĩ”. Abakir đã đặt tên cho tôi như vậy. Chính do lỗi tại tôi, tôi không biết giấu kín những ý nghĩ riêng tây, cứ nói
https://thuviensach.vn
ra miệng những điều mơ ước hệt như một đứa bé con, để rồi người ta cười cho. Nhưng giá có ai biết được rằng trong việc này bản thân tôi cũng chưa có lỗi bằng thầy dạy sử Anđiarôv của chúng tôi. Một nhà địa phương học mà! Tôi đã quá nghe nhà địa phương học ấy, và bây giờ thì cứ chịu lấy tội...
Thế là chưa đổ đầy phuy nước tôi đã đánh xe từ dưới lòng lạch lên đường. Đúng ra thì đây chưa hề có đường sá gì cả chỉ là do tôi đánh đi thành ra đường thôi.
Chiếc máy kéo đỗ ở cuối cánh đồng mênh mông đen xạm. Ở đó, đứng trên mái buồng lái, là Abakir. Hắn vẫn đang múa may hai quả đấm mà chửi rủa tôi, văng ra đủ mọi thứ tục tĩu trên đời. Tôi quất ngựa. Nước trong thùng bắn tóe vào lưng tôi, nhưng tôi cứ thúc ngựa chạy thục mạng.
Chính tôi đã tự xin lên đây, không ai ép buộc cả. Các anh em khác đi Cadắcxtan, lên vùng khai hoang thực thụ đang được các báo chí nói đến. Còn lên vùng Anarkhai này thì chỉ có mình tôi. Ở đây người ta mới bắt đầu làm việc mùa xuân đầu tiên, mà cũng chỉ vẻn vẹn có hai chiếc máy kéo. Năm ngoái kỹ sư nông học Xôrôkin là người chỉ huy tất cả chúng tôi ở đây, có thí nghiệm giống lúa mạch cạn trên một đám đất nhỏ. Nghe nói giống lúa mạch thu được khá tốt. Nếu cứ như thế mà tiếp tục thì vấn đề thức ăn cho súc vật ở thảo nguyên Anarkhai có thể giải quyết được.
Nhưng hiện nay thì còn phải dè đặt. Về mùa hè Anarkhai khô cằn và oi ả quá chừng: đến những cây có gai mọc trên đá gọi là tas-tiken mà còn có khi chết khô chết héo. Những nông trang thường đưa súc vật đến đây từ mùa thu để chăn thả trong vụ đông vẫn chưa dám gieo hạt; họ còn chờ: để xem kẻ khác làm ăn ra sao đã... Vì thế mà bọn chúng tôi chỉ vẻn vẹn có mấy người đếm trên đầu ngón tay được: hai tay lái máy kéo, hai thợ phụ máy kéo, chị cấp dưỡng, tôi anh chàng chở nước và kỹ sư nông học Xôrôkin. Toàn bộ đoàn quân chinh phục đất hoang chỉ có thế. Khó lòng có ai biết đến chúng tôi, mà chúng tôi thì cũng mù mịt chẳng biết những chuyện gì đang diễn ra trên trần thế. Họa hoằn chỉ có Xôrôkin đem đến một tin gì
https://thuviensach.vn
mới. Ông ta thường cưỡi ngựa đi sang khu dân chăn cừu bên cạnh, báo cáo tình hình và quát tháo với cấp trên qua máy vô tuyến điện.
Ờ, ờ, thế mà tôi cứ tưởng là cả một vùng khai hoang, cả một quy mô rộng lớn; vả chăng mọi sự đều tại thầy dậy sử Anđiarôv của chúng tôi cả. Chính thầy đã tô vẽ vùng Anarkhai ra cho lũ học sinh chúng tôi: “Một dải thảo nguyên ngải mọc tốt tươi hàng bao nhiêu thế kỷ chưa có vết chân người, chạy dài từ cao nguyên Kurđai cho đến tận những bãi cói ở hồ Bankhas! Tục truyền rằng thuở xưa đã có hàng đàn ngựa bị lạc trong các ngọn đồi ở Anarkhai và mất tích, rồi về sau những bầy ngựa đã trở thành thú hoang còn rảo vó qua lại mãi... Anarkhai đã im lặng chứng kiến bao nhiêu thời đại trôi qua, đó là sa trường của những trận đánh oanh liệt, nơi chôn rau cắt rốn của các bộ lạc du dân. Nhưng ngày nay cao nguyên Anarkhai sẽ phải trở thành một vùng chăn nuôi hết sức phong phú...” Và cứ đại loại như thế...
Lúc bấy giờ nhìn vùng Anarkhai trên bản đồ chỉ bé bằng bàn tay kể cũng hay hay. Còn bây giờ thì sao? Từ sáng tinh mơ tôi đã phải đánh chiếc xe chở nước ngu xuẩn này đi khắp chỗ nọ chỗ kia. Tối đến, chật vật lắm mới tháo được con ngựa ra khỏi xe và cho nó ít cỏ khô ép lại đã chở đến đây bằng xe hơi. Sau đó tôi ngồi ăn thứ gì đó do chị cấp dưỡng Alđây đưa cho, không còn biết ngon miệng chút nào, và lăn vào lều ngủ say như chết.
Nhưng nói rằng Anarkhai là một dải thảo nguyên ngải mọc tốt tươi thì quả không sai. Có thể lang thang hàng giờ ở đây mà ngắm cảnh đẹp, nhưng làm gì có thời giờ mà đi.
Mọi sự có lẽ cũng chẳng sao, duy có mỗi một điều tôi không hiểu nổi là sao tôi không vừa mắt được Abakir, tôi có tội tình gì mà hắn thù ghét tôi đến thế? Giá trước kia tôi biết được những gì chờ đón tôi ở đây... Tôi sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn của thiên nhiên. Tôi đến đây có phải để chơi đâu. Nhưng về những con người sẽ cùng sống và cùng làm việc với tôi thì không hiểu vì sao tôi lại chẳng hề nghĩ đến, đâu mà chẳng là người?..
https://thuviensach.vn
Tôi đi xe hơi mất hai ngày hai đêm mới đến đây. Họ chở tôi trong thùng xe cùng với chiếc xe chở nước bốn bánh này, và khi đó tôi cũng chẳng hề ngờ rằng chính vì nó mà tôi sẽ phải hứng lấy bao nhiêu nỗi khổ ở nơi đây.
Vì chính ra tôi lên đây để làm thợ phụ máy kéo. Tôi nghĩ mình sẽ phải làm việc bên máy kéo qua một mùa xuân, học thêm ít nhiều rồi cũng trở thành công nhân lái máy kéo. Ở trên quận họ nói với tôi như vậy. Tôi đã lên Anarkhai với niềm ước mơ ấy. Nhưng khi tới nơi thì té ra thợ phụ có đủ rồi. Còn tôi, họ nói thế, được cử lên đây là để đi chở nước. Tất nhiên đáng lẽ phải từ chối ngay mà quay về mới phải. Hơn nữa tôi cũng chưa hề mó đến những thứ vòng cổ ngựa với càng xe này bao giờ. Mà nói chung thì tôi cũng chưa làm việc ở đâu cả, chỉ có những hôm lao động ngày thứ bảy tôi đi giúp mẹ tôi ở nhà máy đường. Cha tôi thì đã hy sinh ngoài mặt trận, tôi cũng không còn nhớ rõ mặt nữa. Và thế là tôi quyết định bắt đầu một cuộc sống tự lập... Nhưng dầu sao cũng nên quay về ngay mới phải. Tôi sợ xấu hổ. Trong cuộc họp hôm ấy đã om sòm lên như thế! Cả mẹ tôi cũng không cho đi, mẹ tôi vẫn hằng mơ ước được thấy tôi trở thành một bác sĩ. Nhưng tôi cứ khăng khăng một mực, năn nỉ mãi, tôi bảo đi như vậy tôi sẽ giúp đỡ thêm được mẹ tôi. Tự tôi xông đi, lòng cứ mong cho chóng đến ngày lên đường. Bây giờ lại trở về ngay thì còn mặt mũi nào mà nhìn thấy bà con? Thôi đành ngồi vào cái xe chở nước vậy. Song những tai vạ của tôi xảy ra không phải bắt đầu từ cái xe ấy.
Lúc còn trên đường đi lên đây tôi đã đứng trong thùng xe mở to mắt nhìn ra: chính nó đây rồi, vùng Anarkhai cổ kính, vùng Anarkhai đã lưu danh trong truyền thuyết! Chiếc xe bon nhanh trên con đường chỉ trông thấy lờ mờ, mất hút đi giữa vùng thảo nguyên xanh rờn nhấp nhô gò đụn, ở phía xa mờ dần trong làn sương biêng biếc. Hơi tuyết mới tan vẫn còn nghi ngút trên mặt đất, nhưng trong làn không khí ẩm ướt đã phân biệt được mùi hăng hắc của những cây ngải non vùng Anarkhai màu khói lam đang đâm chồi mọc lên trong đám rễ những cây khô cằn từ năm ngoái. Ngọn gió thổi ngược chiều mang theo âm thanh trong trẻo của thảo nguyên mênh mông và hương xuân tinh khiết. Chúng tôi chạy đuổi theo chân trời, nhưng nó cứ
https://thuviensach.vn
lùi xa dần trên những triền đất bị nước xói mòn in hình mềm mại ở xa tít, luôn luôn mở ra sau các khoảng đồi những chân trời mới của vùng Anarkhai.
Và tôi mường tượng như đang nghe tiếng nói của thời xưa vọng về. Mặt đất rung chuyển, vang rền tiếng rầm rập của ngàn ngàn vó ngựa. Đoàn kỵ binh du dân, tua tủa những ngọn giáo và những ngọn cờ chĩa ra phía trước, ồ ạt tràn lên như sóng đại dương, với những tiếng reo hò man rợ. Trước mắt tôi đang diễn ra những trận huyết chiến khốc hệt. Tiếng khí giới va chạm nhau loảng xoảng, tiếng người hò hét, tiếng vó ngựa cắn xé nhau, dồn dập. Và chính tôi cũng đang ở một nơi nào trong cảnh hỗn chiến sục sôi ấy... Nhưng rồi những chiến trận im ắng dần, và dọc theo thảo nguyên Anarkhai đang đón xuân về giăng ra những căn lều trắng, phía trên các khu trại lơ lửng những làn khói bếp đốt phân khô, những đàn cừu, ngựa đang ăn cỏ chung quanh, và hàng đoàn lạc đà thồ hàng bước đi trong tiếng lục lạc, không rõ từ đâu lại và đi đâu...
Một hồi còi tàu hỏa vang rền đã đưa tôi trở về với thực tại. Đoàn tàu chuyển bánh nhả ra những cuộn khói dày đặc trùm lên các toa, đứng xa trông hệt như một con tuấn mã đang phi, đuôi vươn thẳng, bờm xõa tung. Đoàn tàu mỗi lúc một nhỏ dần biến thành một vệt đen rồi mất hút khỏi tầm mắt.
Xe chúng tôi chạy qua chỗ ngã ba đường sắt chìm vào giữa thảo nguyên và lại tiếp tục bon đi...
***
Ngay hôm vừa đến nơi tôi đã bị một phen hớ to. Tâm trí tôi vẫn còn lởn vởn những ảo ảnh hiện lên dọc đường, ở gần khu nhà lưu động có bức tượng đá cổ dựng trên một gò đất. Khối đá hoa cương xám xịt đẽo gọt thô sơ đã đứng đây hàng thế kỷ như thể đứng canh, mình cắm sâu xuống đất và dương con mắt đờ dại, không hồn nhìn về phía xa. Con mắt bên phải hơi xếch, bị gió mưa làm sứt sẹo trông như đã tuột tròng, trống hoác ra, đang
https://thuviensach.vn
nheo lớp mi bằng đá nặng trĩu một cách hung ác như muốn nuốt người. Tôi ngắm nghía bức lượng mãi rồi bước lại lều hỏi Xôrôkin:
- Đồng chí kỹ sư này, không biết ai là người đã dựng bức tượng ở đây nhỉ?
Xôrôkin bây giờ đang sửa soạn đi đâu không rõ.
- Chắc hẳn là những người Kanmưc, - ông đáp và ngồi lên yên quất ngựa đi.
Giá lúc ấy tôi cứ cho như thế là xong thì đã sao nào! Không! Tôi như thể bị ai uốn lưỡi, bèn quay lại nói với những người lái máy kéo và thợ phụ mà tôi còn chưa kịp làm quen cho hẳn hoi:
- Không, như thế cũng chưa đúng hẳn. Người Kanmưc ở đây vào thế kỷ thứ mười bảy. Còn bức tượng đặt trên mộ này lại thuộc thế kỷ thứ mười hai. Đúng là do người Mông Cổ dựng lên trong thời kỳ mở cuộc đại viễn chinh sang phía tây. Cùng với họ, có chúng ta, dân Kirghizia đã từ lưu vực sông Ênixêi đến đây, tới miền Thiên Sơn này. Trước chúng ta, cư dân ở đây là những bộ lạc người Kiptsac, và trước họ là những giống người mắt xanh, tóc đỏ.
Có lẽ tôi còn bới sâu nữa vào lịch sử, nếu không bị một người mặc bộ đồ công nhân áo liền quần đứng bên chiếc máy kéo ngắt lời. Đó chính là Abakir.
- Này ông nhóc! - Hắn gườm gườm nhìn tôi, vẻ bực tức, - ông thông thái quá đấy. Thôi đi vào lều mang bơm ta-vốt ra đây.
Thì ra tôi lại mang cho hắn ống bơm dầu đặc.
- Chà, ông viện sĩ! - hắn ném ra mấy tiếng khinh bỉ, đưa cặp mắt sắc hằn những tia máu đỏ lườm tôi. - Mày đứng đây lên lớp cho chúng tao là những người thất học, thế mà ngựa cái với lạc đà thì lại không biết đường phân biệt.
Cái tên “viện sĩ” chính là từ đó mà ra.
https://thuviensach.vn
Và bây giờ đây, tôi đã đưa xe chở nước sắp đến nơi rồi mà hắn vẫn chưa chịu thôi cho. Hắn chạy lại gần tôi, chân thụt trong đám đất xốp mới cày lên.
- Mày làm gì mà bò ra như con rận chết dí thế! Còn bắt người ta chờ bao nhiêu lâu nữa? Đồ nhãi nhép, rồi tao bóp cổ mày đi cho trên đời này bớt được một thằng viện sĩ thò lò mũi xanh!
Tôi lặng thinh đánh xe đến gần chiếc máy kéo. Mà tôi con biết nói gì để bào chữa cho mình được? Vì quả tình chiếc máy kéo phải đứng không là lỗi tại tôi, sự thật là như thế. Cũng may mà chị thợ phụ Kalipa lên tiếng bênh tôi:
- Thôi, đừng nóng, đừng nóng nữa, Abakir! Cứ quát tháo mãi phỏng có ích lợi gì đâu? Cứ nhìn mặt thằng bé xem, không phải quát cũng đã đủ tái nhợt đi rồi. Tội nghiệp, thằng bé đến là khổ. - Chị đỡ chiếc thùng trên đôi tay run run của tôi và rót vào két nước ở đầu máy. - Không phải quát nó cũng đã cố gắng hết sức. Thử nhìn xem, người thằng bé ướt đầm đìa đến vắt ra nước...
- Thì việc gì đến tao nào! - Abakir cục cằn đáp lại. - Nó cứ ngồi nhà mà nghiền sách có hơn không.
- Thôi đi! - chị Kalipa khuyên hắn. - Sao anh độc địa quá chừng. Như thế không nên đâu, Abakir ạ.
- Cứ bỏ qua, dung túng cho những của này rồi có ngày chết mất ngáp. Kế hoạch thực hiện được không, người ta trách cứ ở tôi chứ có ai hỏi cô đâu. Cái thằng học giả ngu xuẩn này có đưa tôi vào chỗ chết thì cũng có ai biết không!
Sự thông thái của tôi làm hắn khó chịu. Tôi đã học hành để làm gì và làm sao lại gặp phải thầy dạy sử Anđiarôv cơ chứ!
Tôi cố đánh xe đi khỏi nơi này cho mau. Vì họ đang còn chờ tôi ở đầu cánh đồng bên kia nữa. Lái máy kéo ở đằng ấy là bác Xađabêk, một người
https://thuviensach.vn
đã có tuổi, rất đứng đắn. Bác ta dẫu cũng có khi nổi cáu, nhưng không quát inh lên.
Tiếng động cơ bắt đầu nổ sau lưng tôi. Chiếc máy kéo của Abakir chuyển mình chạy đi. Tôi thở dài nhẹ nhõm và co ro dưới chiếc áo sợi dệt ướt sũng. Sao mà gã Abakir lại có thể tai quái, độc địa đến thế? Hắn đã nhiều tuổi đâu, chỉ ngoài ba mươi là cùng, khuôn mặt kể ra cũng hơi nặng nề, đôi gò má nhô cao, hai cánh tay gân guốc khuỳnh ra như càng cua. nhưng người trông cũng có thớ. Riêng cặp mắt thì nham hiểm chẳng lành, động một chút là các tia máu đỏ ngầu lên, lúc bấy giờ thì liệu hồn, những lúc như thế hắn chẳng còn kiêng nể gì đâu.
Mới đây trong bọn chúng tôi đã xảy ra một chuyện không hay. Mưa bắt đầu đổ xuống từ chiều, rơi lâm thâm suốt đêm, tiếng rì rầm chán chường đơn điệu, nước mưa chảy theo mái lều bằng nỉ ướt sũng, ải ra. Và mãi đến sáng vẫn chưa tạnh. Chúng tôi ngồi bó chân trong căn lều, chán ngán vì cảnh vô công rồi nghề bất đắc dĩ. Kỹ sư Xôrôkin đi vắng: ngay lúc trời mưa ông ta cũng có khối việc phải làm. Ông phải chịu trách nhiệm cả về chăn nuôi, nên chẳng lúc nào được thảnh thơi, suốt ngày trên yên ngựa.
Khi mưa đã hơi ngớt, thợ phụ máy kéo Exirkep là em trai Xađabêk đóng yên vào con ngựa của tôi và cưỡi đi đâu sang bên xóm những người chăn cừu. Alđây và Kalipa xách thùng ra suối lấy nước. Trong lều chỉ còn lại ba chúng tôi: Abakir, Xađabêk và tôi.
Chúng tôi lầm lì yên lặng, ai nấy bận nghĩ đến việc mình. Abakir chống khuỷu tay nằm ngửa người ra hút thuốc, chân duỗi thẳng. Xađabêk ngồi trên miếng dạ lót yên bên cạnh bếp, tay cầm dùi và chỉ sáp loay hoay với chiếc ủng rách. Tôi chúi vào một góc đọc sách.
Trong lều ẩm ướt, chán ngắt. Tấm nỉ thấm nước tỏa ra một mùi lông cừu khét lẹt. Thỉnh thoảng từ trên nóc nhỏ xuống những giọt nước to vàng khè như nước chè. Bên ngoài mưa vẫn không ngớt tiếng rì rào và réo tung trong các vũng nước.
https://thuviensach.vn
Abakir uể oải ngáp dài, vươn vai, vặn người kêu răng rắc, cau mày và ném bừa mẩu thuốc lá vào mép tấm nỉ. Lập tức chỗ len bắt lửa bốc khói lên. Xađabêk nhặt mẩu thuốc lá vứt vào đống tro.
- Phải cẩn thận chứ, - bác vừa nói vừa kéo sợi chỉ sáp qua lớp da. - Khó nhọc lắm sao mà không đứng lên được?
- Thì đã sao nào? - Abakir vênh mặt lên thách thức.
- Tấm nỉ vừa bén lửa xong thôi.
- Tưởng là của quý lắm đấy! - Abakir khinh bỉ cười nhạt. - Vá ủng rách thì cứ vá đi, dừng giây vào việc khác làm gì!
- Đây không phải là chuyện của quý hay không. Anh ở đây không phải chỉ có một mình, mà cũng có phải ở nhà anh đâu.
- Tao vẫn biết là đây không phải như ở nhà mày. Nếu ở nhà thì tao đã chẳng thèm nói chuyện với mày. Đã hiểu chưa hở thằng mặt mẹt mặc quần da kia? Đúng là giời phạt nên tao mới phải ngồi ở cái xứ Anarkhai đọa đầy này, ở cái chỗ dành cho những kẻ ngu ngốc như vợ chồng mày ấy!
Xađabêk kéo mạnh sợi chỉ. Chiếc dùi bật khỏi tay bác rơi ra phía sau lưng. Bác nhìn Abakir hồi lâu, đôi mắt đấy căm tức, rồi hầm hầm nhô người ra phía trước, một tay nắm chặt chiếc ủng, tay kia kéo căng sợi chỉ ra như dây đàn.
- Thôi được, cứ cho rằng tao là đồ ngu và vợ tao cũng ngu nốt nên mới theo tao lên đây nấu nướng cho cả lũ chúng ta ăn! - bác vừa nói, vừa thở hổn hển. - Thế những người dân Anarkhai khác mày cũng cho là những kẻ phải đi đầy cả đấy hẳn? Dễ mày đã lùa họ đến đây chắc? Nào, nói đi, quân khốn kiếp! - Xađabêk quát lên và đứng bật dậy, tay phải cầm lấy cổ chiếc ủng da được đóng đinh sắt.
Abakir nhảy xổ lại vớ lấy chiếc mỏ-lét ở cạnh đấy và rụt đầu lại, sẵn sàng dáng xuống.
Tôi đâm hoảng. Thế này thì khiếp thật. Họ có thể giết nhau mất.
https://thuviensach.vn
- Đừng, Abakir! - tôi lao người về phía họ. - Đừng đánh bác ấy! Đừng, bác Xađabêk, đừng giây vào nữa! - tôi van xin, chạy luẩn quẩn quanh chân họ.
Xađabêk ẩy tôi sang một bên, và họ quay tròn đi quanh lều, gườm gườm nhìn nhau như cặp báo đang giữ miếng. Rồi bỗng họ cùng nhảy lên, và chiếc mỏ-lét rít lên trong không khí ngay trên đầu Xađabêk. Vừa lúc ấy bác né kịp và đưa cả hai tay giằng lấy chiếc mỏ-lét. Nhưng Abakir khỏe lắm. Hắn đè lên đối thủ, và cả hai lăn tròn trên mặt đất, vừa thở hồng hộc vừa chửi rủa nhau. Tôi nhẩy bổ lại, toài người ra đè lên chiếc mỏ-lét Abakir đánh rơi và cuối cùng nhặt lên được, bỏ chạy ra khỏi lều.
- Alđây! Kalipa! - tôi gào to gọi hai người phụ nữ đang đi lấy nước về. - Mau lên, mau! Họ đánh nhau kia kia họ giết nhau mất...
Hai người phụ nữ đặt thùng xuống và đâm bổ về phía tôi. Khi chúng tôi chạy vào lều, Xađabêk và Abakir vẫn đang lăn lộn trên mặt đất. Chúng tôi gỡ họ ra, cả hai người đều bê bết máu, quần áo rách tả tơi, Alđây đã định kéo chồng ra cửa, nhưng Abakir lại vùng ra khỏi cánh tay Kalipa đang ôm chặt lấy hắn.
- Cứ đợi đấy, con chó què kia! Rồi mày sẽ phải lạy van và xin tha, đồ giẻ rách, mày còn biết tay Abakir này!
Alđây người nhỏ bé mảnh khảnh bước sát lại, nói xối xả vào mặt hắn:
- Mày cứ thử đụng đến xem! Tao thì móc mắt ra, cho mày không còn nhận được cái mặt mày nữa đấy!
Xađabêk bình tĩnh cầm lấy tay vợ:
- Không cần, Alđây ạ. Hạng người ấy không đáng để mình phải làm thế...
Lúc ấy tôi đi ra khỏi lều tìm nhặt chiếc mỏ-lét tôi đã quẳng đi trong lúc hốt hoảng, bước xa căn lều và giấu vào cạnh bức tượng đá. Đoạn tôi ngồi xuống và bỗng bật lên khóc. Những tiếng nấc nghẹn ngào làm người tôi
https://thuviensach.vn
rung lên. Không ai nom thấy tôi, và chính tôi cũng chẳng hiểu ra mình làm sao nữa. Duy có bức tượng đá hình như đang vụng trộm lắng nghe nỗi đau khổ của tôi, giận dữ lườm tôi từ trong hốc mắt đen ngòm trống rỗng. Cánh thảo nguyên chìm trong sương mù ẩm ướt tỏa ra chung quanh, lặng lẽ và mệt mỏi. Không có qua một tiếng động nào phá vỡ cảnh tĩnh mịch thăm thẳm tự ngàn xưa của thảo nguyên, chỉ có mình tôi vẫn ngồi sụt sùi lau nước mắt. Tôi ngồi đấy rất lâu, mãi cho đến khi trời tối hẳn...
Đây, tôi đang sống ở giữa vùng thảo nguyên ngải hoang tươi tốt này như thế đấy... Tôi gắng làm hết sức, thế mà vẫn chưa ăn thua gì cả. Vừa rồi lại bị Abakir cho một mẻ. Rồi đây sẽ ra sao, tôi cũng chưa biết nữa. Song cũng không thể nản chí. Đã đứng đâu cứ phải đứng cho vững. Chưa ngã gục thì cứ cố mà đứng.
- Mau lên chứ, Xerkô! Khẩn trương lên nào! Chúng mình không uể oải được, công việc có chờ ta đâu...
2
Ngày hôm sau, tôi dậy sớm hơn thường lệ, từ lúc mới tảng sáng. Ngay từ hôm qua, lúc còn nằm trong lều tôi đã thầm quyết định: dù có kiệt sức rã rời, tôi cũng sẽ cố sao để đừng ai có thể chửi mắng mình đã đành, nhưng cũng đừng ai có thể chê trách gì mình được nữa. Dù sao thì cũng phải chứng minh được rằng mình chẳng thua kém gì mọi người.
Việc đầu tiên là tôi chở nhiên liệu đến cho hai chiếc máy kéo và tự tay rót vào các thùng chứa. Sau đó tôi đánh xe chở thùng ra suối lấy nước để kịp đổ vào các két nước ở máy kéo trước khi bắt đầu làm việc. Rồi còn phải kịp về ăn sáng và lại đi chở nước, không để mất một phút nào. Công việc cứ được tiến hành đúng như tôi dự tính.
Lúc này mặt trời đã bắt đầu ửng lên sau làn sương trắng mờ như khói ở chân trời, nhưng hồi lâu vẫn chưa mọc lên, chần chừ mãi như ngại phải nhìn xuống khắp khoảng không gian dài rộng bao la của miền Anarkhai.
https://thuviensach.vn
Sau đó mặt trời nhô lên một chút và hé một vành mắt nhìn ra. Còn gì đẹp hơn cảnh thảo nguyên trong ánh nắng ban mai! Dường như một vùng biển cả màu thiên thanh đã tràn lên và ngưng đọng lại với từng đợt sóng xanh rờn, đôi chỗ điểm màu vàng, màu lục sẫm.
Hỡi Anarkhai, hỡi thảo nguyên bao la hùng vĩ! Sao người lại yên lặng, người đang nghĩ gì vậy? Người đang giấu kín những gì của thời xưa trong lòng, và những gì còn chờ đón người mai sau?
Tôi chỉ làm anh chàng đi chở nước cũng chẳng sao. Rồi tôi sẽ thống trị được cả miền đất này lẫn các máy móc. Vì hai chiếc máy kéo và những gì chúng tôi đang làm ở đây mới chỉ là bước khởi thủy của buổi ban đầu. Tôi đã có lần đọc thấy ở đâu là những người đi thăm dò đã phát hiện ra tại vùng Anarkhai có những con sông lớn chảy ngầm dưới đất. Cũng có thể đó mới chỉ là điều dự đoán. Nhưng dù sao đi nữa tôi vẫn tin rằng rồi đây người ta sẽ tưới nước được miền đất này, và trên vùng Anarkhai sẽ có những vườn cây xanh lá lay động, nước sẽ tuôn chảy trong các lòng mương mát rượi và những ngọn gió qua miền sẽ lướt trên bao nhiêu đồng lúa vàng tươi. Các thành phố và làng mạc sẽ mọc lên trên đất này và con cháu chúng ta sẽ gọi vùng thảo nguyên này là đất nước Anarkhai diễm phúc. Rồi qua bao năm sau, khi có một gã thanh niên giống như tôi đến đây, hẳn là anh chàng sẽ không phải suốt ngày giong ruổi trên thảo nguyên với chiếc xe chở nước và nghe những lời chửi rủa của một kẻ độc đoán.
Ấy thế mà tôi cũng không hề ghen tị với gã thanh niên đó, vì tôi đã là người đầu tiên tới đây!..
Tôi dừng chiếc xe chở nước lại ngắm nhìn quang cảnh phóng khoáng buổi sớm mai. Trong giờ phút này tôi là con người hạnh phúc nhất, mạnh nhất và cũng là đẹp nhất trên thế gian. Sao cho miền Anarkhai trở thành cái xứ sở diễm phúc mà tôi hằng mơ ước!..
Cuối cùng mặt trời đã từ chân trời bon lên cao, to lớn, rạng rỡ.
https://thuviensach.vn
Ngày hôm ấy bắt đầu khá tốt đẹp. Ít ra thì hai máy cũng không bị tắt vì tôi vẫn chở nước đến kịp. Nhưng còn lâu lắm mới đến chiều...
Trong những chuyến đánh xe đi ngang dọc trên thảo nguyên, có lần tôi trông thấy bên ngọn suối có một bầy cừu không đông lắm với cả lũ cừu non. Một người con gái lùa chúng đến đây. Cô ta để cừu uống nước ở suối, ngăn không cho chúng đến đầu ngọn nước. Người ở đâu đến đây nhỉ? Chắc là từ cánh rừng nằm bên cạnh chúng tôi, sau quả đồi hai đỉnh. Dân chăn cừu cư trú ở đấy. Tôi thấy khuôn mặt người con gái có vẻ quen quen. Có lần tôi đã thấy ảnh một cô gái Việt Nam trong tờ họa báo nào đó, cũng có lớp tóc xén ngang phủ trước trán như cô này. Chắc hẳn chính vì thế mà tôi có cảm tưởng đã gặp cô ở đâu.
Chúng tôi im lặng nhìn nhau. Trông thấy tôi đến, cô cũng ngạc nhiên không kém gì tôi khi thấy cô. Nhưng tôi cứ nhảy từ trên xe xuống coi như không có chuyện gì xảy ra cả, và chăm chú múc nước dưới suối lên đổ vào thùng.
Lúc này bầy cừu đã uống nước xong và thiếu nữ bắt đầu lùa chúng đi. Đi qua gần chỗ tôi đứng, cô hỏi:
- Suối này gọi là suối gì nhỉ?
Tôi ngẫm nghĩ một lát, mắt nhìn xuống vũng nước tròn tròn vừa bị tôi khuấy đục đang ánh lên mờ mờ. Đúng, con suối độc nhất này của chúng tôi phải có một tên gì chứ. Trong khi tôi đứng nghĩ nước đã lắng đi, mặt nước ánh lên trong trẻo và dưới đáy tối lại.
- Mắt lạc đà! - tôi ngoảnh về phía cô gái nói.
- Suối Mắt lạc đà? - Cô thiếu nữ hất mớ tóc trước trán lên, mỉm cười. - Cái tên đẹp nhỉ! Mà giống Mắt lạc đà thật, cũng tư lự như thế...
Chúng tôi bắt chuyện với nhau. Hóa ra cô gái cũng ở quanh vùng nhà tôi. Cô còn biết cả tên thầy giáo Anđiarôv dạy tôi nữa. Chà, thích biết mấy khi được nghe nói đến tên người thầy giáo quý mến ở đây, trên cánh thảo
https://thuviensach.vn
nguyên này, từ miệng một thiếu nữ chưa quen mà tôi chắc đã lên Anarkhai có lẽ cũng không khỏi có phần do ảnh hưởng của thầy. Cô học xong trường trung học từ năm ngoái, không phải trường chúng tôi mà là một trường khác, và bây giờ phụ việc chăn cừu.
- Bên chúng tôi ở nước giếng là nước mặn, - cô gái nói. - Tôi nghe nói có một con suối ở đâu đây, cứ muốn đến nhìn dòng nước chảy và cho lũ cừu non uống để chúng biết mùi nước thật sự là thế nào. Bao giờ nuôi chúng lớn lên tôi sẽ đem góp vào đàn và đến đầu mùa thu lại về học đại học...
- Tôi cũng định rồi ra sẽ học, - tôi nói. - Nhưng tôi sẽ đi theo ngành cơ khí. Tôi được cử lên trên này làm việc tại máy kéo cơ, còn đây là... - tôi chỉ vào thùng nước, - tạm giúp họ ít lâu... Họ sẽ cử một người chở nước khác đến đây...
Tất nhiên đó là tôi trót lỡ lời, chính mình cũng không biết làm sao lại buột miệng tuôn ra nữa. Tôi hổ thẹn quá, người nóng ran lên, nhưng bỗng tôi lại thấy lạnh toát đi.
- E-ê! Viện sĩ! Tao quai cho vỡ hàm ra bây giờ-ờ! - tiếng gọi khả ố của Abakir từ xa vẳng lại.
- Thôi chết, mình tán gẫu mãi!
- Chuyện gì đằng ấy thế? - cô gái không hiểu sự thể ra sao liền hỏi. - Có gì đâu, - tôi đó mặt nói ấp úng. - Phải chở nước lại.
Cô gái lùa cừu đi. Còn hắn, Abakir, thì vẫn đứng trên mái buồng lái máy kéo ở đầu luống cày đằng xa mà gào tướng lên, múa may hai quả đấm.
- Tao đến ngay đây, đến ngay đây! Mày câm mõm đi nào! Không được quát tháo trước mặt người ngoài chứ! - tôi tuyệt vọng thì thầm và quất ngựa phóng lên.
Nước trong thùng phuy sóng ra ngoài, bắn tung tóe làm tôi ướt hết từ đầu đến chân. Mặc! Cứ thế không còn lấy giọt nước nào trong thùng cũng được! Tôi không còn chịu đựng nổi những lời lăng nhục như thế nữa!
https://thuviensach.vn
Abakir nhảy từ trên buồng lái xuống, và cũng như lần trước, lại xông đến trước mặt tôi. Tôi gò ngựa lại:
- Nếu anh còn quát tháo lên như thế nữa, tôi sẽ bỏ việc đi ngay!
Hắn sửng sốt vì bất ngờ, rồi huýt lên một tiếng và tuôn ra mấy câu chửi tục tĩu.
- Không có mày, thằng viện sĩ thò lò mũi kia, thì trước đây vẫn có Anarkhai và bây giờ nó cũng chẳng mất đi đâu được mà sợ! Đi, cuốn gói ngay! Mày mà cũng học đòi cãi bướng à, thằng sinh viên mặc quần thủng đít kia!
Tôi nhảy từ trên xe xuống, lẳng cái roi ra sau chiếc máy kéo và đi thẳng.
- Đứng lại, Kêmen, không làm như vậy được! Đi đâu thế, dừng lại! - Kalipa hét lên gọi tôi. Nhưng tiếng gọi chỉ càng thúc giục tôi bước nhanh hơn.
- Không phải giữ, cứ để cho nó cút đi! - tiếng Abakir nói vẳng đến tai tôi. - Đếch cần!
- Sao anh ác thế, rõ đồ thú dữ chứ không phải là người nữa, ai lại làm như thế! - Kalipa nhiếc hắn.
Tôi còn nghe thấy hai người quát tháo chửi bới nhau ở đằng ấy mãi hồi lâu.
Chân vẫn không bước chậm lại, tôi đi mỗi lúc một xa. Đi đâu mà chẳng được. Không có ai, không có một bóng người nào chung quanh, và những nẻo đường trước mặt tôi mở ra khắp bốn phía. Tôi đã đi khỏi con suối, khu nhà lưu động, men theo chân gò chỗ có bức tượng. Mụ già bằng đá cười hả hê thâm độc, tiễn tôi bằng con mắt trống rỗng đen ngòm và đứng lại phía sau, nặng nề cắm sâu xuống đất, vẫn như bao nhiêu thế kỷ về trước.
Tôi cứ đi, không hề nghĩ ngợi gì. Lòng tôi chỉ mong muốn có mỗi một điều: đi, đi thật mau khỏi nơi này, mặc cho cái xứ Anarkhai chết tiệt này chỉ còn trông thấy đằng sau gáy tôi thôi.
https://thuviensach.vn
Thảo nguyên trống trải hững hờ giải ra trước mắt tôi. Mọi ngọn đồi, triền đất, hẽm núi, mọi vật chung quanh đều giống nhau đến phát ngấy. Ai là người đã tạo ra cảnh đơn điệu im lìm, buồn thảm này? Vì sao tôi lại phải ôm mối tủi nhục bước qua những vùng bàng bạc mênh mông mọc toàn ngải đắng này? Nhìn đi đâu cũng chỉ thấy toàn một cảnh hoang sơ chết chóc. Thử hỏi con người cần gì mà phải đến đây? Chả nhẽ trên đời này còn thiếu nơi sinh sống hay sao? Những ước mơ hồi sáng bây giờ đối với tôi thật quái gở lố lăng hết chỗ nói.
“Mày đã thấy vùng thảo nguyên ngải hoang tươi tốt, đã thấy đất nước Anarkhai chưa!” - tôi tự giễu cợt, và trong từng đường gân thớ thịt, tôi cảm thấy mình bất lực, bơ vơ và chán nản quá chừng.
Trên đầu tôi cao lồng lộng, chung quanh là mặt đất rộng mênh mông, còn tôi chỉ là một thằng người hết sức bé nhỏ cô đơn, mình mặc chiếc áo cổ chui, chân đi đôi ủng bạt, đầu đội chiếc mũ lưỡi trai cũ đã bạc phếch, không biết từ đâu lạc lõng tới đây.
Tôi cứ thế mà đi. Không một con đường, không một lối mòn. Tôi cứ xăm xăm bước tới. “Cứ đi mãi thế này mình sẽ gặp con đường sắt, - tôi nghĩ, - bước trên các thanh tà vẹt và đến chỗ tàu tránh sẽ bám vào toa chở hàng. Mình sẽ trở về với những con người...”
Khi sau lưng bỗng có tiếng vó ngựa và tiếng hí, tôi cũng chẳng buồn ngoái lại. Đó là Xôrôkin. Chẳng còn ai khác được nữa. Lại sắp bắt đầu trách móc, dỗ dành tôi đây, nhưng mặc xác, tôi sẽ không quay lại, cũng chẳng buồn nghĩ ngợi nữa là đằng khác.
- Đứng lại! - Xôrôkin khẽ gọi tôi.
Tôi dừng chân, Xôrôkin cưỡi con ngựa đầm đìa mồ hôi đến gần. Ông lặng lẽ đưa đôi mắt xanh dưới đôi lông mày bạc phếch chăm chú nhìn tôi, thò tay vào túi dết lấy ra một tờ bìa đỏ: lệnh của đoàn thanh niên cộng sản cấp mà hôm mới đến tôi đã trao cho ông một cách kiêu hãnh.
https://thuviensach.vn
- Cầm lấy, cái này không thể bỏ lại được, - ông thản nhiên đưa tờ công lệnh cho tôi.
Trong cái nhìn của ông tôi không hề thấy có ý trách móc hay khinh miệt. Ông không phê phán mà cũng chẳng thương hại gì tôi. Đó là cái nhìn nghiêm trang của một con người bận bịu công việc đã từ lâu quen thấy mọi chuyện bất ngờ. Xôrôkin đưa bàn tay lên vuốt khuôn mặt mệt mỏi lấp sau bộ râu hung hung.
- Nếu muốn ra chỗ tàu tránh thì cứ đi về bên phải, dọc theo rãnh đất kia kìa, - ông chỉ cho tôi rồi quay ngựa lại, thong thả đi về.
Tôi ngỡ ngàng nhìn theo ông. Vì sao Xôrôkin không mắng mỏ tôi, không dỗ dành tôi quay lại? Sao ông lại ngồi ủ rũ như vậy trên lưng con ngựa đã mệt nhoài kia? Gia đình, vợ con ông đang ở một nơi nào xa lắm, còn ông một mình lăn lộn hàng năm trời trên thảo nguyên này. Ông ta là người như thế nào, những gì giữ chân ông lại trên miền Anarkhai hoang vắng này?
Chính tôi cũng chẳng hiểu tại sao tôi lại chậm rãi bước về theo sau ông.
Tối đến chúng tôi tụ tập cả trong lều. Mọi người đều lặng thinh. Xung quanh im phăng phắc, chỉ nghe thấy tiếng củi nổ lép bép khô khan trong bếp lửa. Chẳng qua tại tôi hết. Cuộc nói chuyện chưa bắt đầu, nhưng cứ xem vẻ mặt đăm chiêu tư lự của Xôrôkin cũng thấy rõ là ông đang định nói một điều gì.
- Đấy, bây giờ làm ăn thế nào? - cuối cùng Xôrôkin thốt ra, không nói riêng với ai cả.
- Thì làm sao nào, miền Anarkhai này đang sắp bị nạn hồng thủy chắc? - Abakir vặn lại, giọng thâm độc.
Nghe những lời nói ấy, Xađabêk lặng lẽ đứng lên và đi ra khỏi lều. Sau trận đánh nhau hôm trước bác không chuyện trò gì với Abakir nữa, và lúc này hẳn là không muốn nhúng vào câu chuyên. Em trai ông là anh thợ phụ Exirkep cũng toan đứng lên, nhưng rồi thay đổi ý kiến và ngồi lại.
https://thuviensach.vn
Abakir cũng đã sinh sự cả với anh chàng này. Có lần nghe tôi khẩn khoản, Exirkep đã nhượng bộ để tôi làm việc một ngày trên gióng cày của anh sau chiếc máy kéo do Xađabêk lái, còn anh thì ngồi sang đánh xe nước. Thế rồi anh chở nước đến chậm một chút, và Abakir đã gây gổ với anh. Nhưng Exirkep đã không chịu lép: anh cũng có thể đánh nhau được. Thế mà anh chàng chỉ hơn tôi có ba tuổi thôi đấy.
Không ai đáp lời Abakir cả.
- Có gì phải nghĩ ngợi nữa? - hắn nói tiếp. - Ai bỏ việc thì kẻ ấy phải chịu trách nhiệm.
- Vấn đề không phải ở chỗ ai có lỗi với ai không có lỗi! - Xôrôkin đáp, không nhìn vào mặt hắn. - Số phận một người thanh niên đang được quyết định ở đây, phải xem anh ta nên làm gì bây giờ.
- Số với phận! - Abakir cười khẩy. - Số phận những kẻ thông thái như thế đã được quyết định từ lâu rồi, cái thứ người đốn mạt không được cái tích sự gì ấy! - Hắn khinh bỉ khoát tay một cái, - Xôrôkin, anh cứ thử nghĩ mà xem, thứ người như thế liệu làm được cái gì? Trong khi chúng ta nai lưng ra làm, bọn chúng cứ ung dung đi học suốt mười năm giời, có khi còn hơn nữa. Chúng ta cho bọn chúng cơm ăn, áo mặc, thế rồi được cái gì, chúng học được những gì? Máy móc không biết, cổ ngựa cũng chẳng biết, đường gióng, dây đai không chằng được cho ra hồn... Vì sao tôi lại phải chuốc lấy những tội nợ của chúng nó? Cái mớ kiến thức của nó phỏng có ích gì cho tôi! Gớm, sành chơi tượng đá lắm! Ấy thế mà công việc thì lại chẳng biết đường làm. Đã thế thì cứ xéo mẹ nó đi, đừng có làm người khác mất công lỡ việc! Còn tôi thì anh đừng thuyết tôi làm gì, Xôrôkin ạ. Tôi làm không cần người thay kíp và không bao che cho ai hết. Nếu tôi không được việc thì chỉ đến ngày mai sẽ không còn thấy vết chân tôi ở đây nữa. Nhưng những gì tôi đã nói thì tôi sẽ nói mãi: những hạng thông thái này thì tôi...
- Thôi! - Xôrôkin đột ngột cắt lời Abakir, vẫn không nhìn vào mặt hắn. - Cái đó anh không phải nói chúng tôi cũng biết. Vấn đề không phải ở chỗ ấy. Nào, Kêmen, nghĩ gì thử nói đi xem?
https://thuviensach.vn
Tôi không trả lời ngay. Ngồi nghe Abakir, tôi phải nhận rằng trong những lời nói của hắn cũng có phần nào đúng. Nhưng sao những điều ấy hắn nói ra một cách cay độc, thù hằn đến thế! Vì lẽ gì? Phải đâu tôi tàn tật hay ngu ngốc đến nỗi không bao giờ hiểu thấu những việc Abakir vẫn làm được? Hay học thức của tôi đang ngăn trở tôi? Tôi không sao hiểu nổi. Tuy vậy tôi vẫn cố trả lời Xôrôkin thật bình tĩnh:
- Tôi đến đây để làm thợ phụ máy kéo. Điều đó đối với tôi là quan trọng. Còn những cổ ngựa và dây đai thì bây giờ tôi cũng đã quen. Ai nấy đều biết thế, cả Abakir cũng rõ, kể ra cứ làm như thế nữa cũng được. Nhưng tôi sẽ không đi chở nước nữa. Nhất quyết là không.
- Ở đây không có việc gì khác cả, - Xôrôkin nói.
- Nếu thế thì tôi phải đi thôi, - tôi kết luận.
Kalipa ngước mắt lên nhìn tôi và thở dài buồn bã.
- Kêmen ạ, kể ra tôi có thể nhường chỗ cho cậu, còn tôi đi chở nước cũng được, nhưng cậu cũng chẳng chịu đâu...
Những lời đó nói ra thật bất ngờ. Do lòng tốt của chị hay do lúc nào chị cũng phải sượng mặt vì Abakir, dường như chị xấu hổ mỗi khi thấy hắn quát tháo chửi mắng tôi, và luôn luôn tìm cách làm dịu bớt những cách cư xử cục cằn của hắn; không biết có phải vì thế không, nhưng chị đã nói ra câu đó, và tôi chưa kịp suy nghĩ gì đã vội nói luôn:
- Tôi sẽ làm!
Trong căn lều ắng lặng hẳn đi. Chỉ có tiếng củi cháy xèo xèo, nổ tí tách. Mọi người đều ngỡ ngàng nhìn tôi. Có lẽ ai nấy đều chờ tôi nghĩ lại và từ chối chăng? Nghĩa là tự tôi đã dấn thân vào nanh vuốt kẻ vẫn thù hằn tôi và chỉ chực hại tôi. Nhưng tôi cứ nín lặng. Đã nói là làm, Xôrôkin nhìn tôi dò xét một lần nữa.
- Có đúng thế không? - ông hỏi vắn tắt.
- Đúng.
https://thuviensach.vn
- Đây thì thế nào cũng được! - Abakir nhổ toẹt vào đống lửa. - Nhưng báo trước cho mà biết: lơ mơ một chút là sẽ ăn bạt tai ngay. - Và đôi mắt hắn lạnh lùng ánh lên trong bóng tối lờ mờ, đầy vẻ chế giễu và thách thức.
- Lơ mơ một chút là thế nào? Sao lại phải dọa dẫm như vậy? - Exirkep nãy giờ vẫn ngồi im lặng cuối cùng, cũng không nhịn được. - Cậu ấy làm được đấy, có gì ghê gớm lắm đâu! Cậu ấy đã làm việc ở gióng cày của tôi rồi.
- Không ai hỏi đến anh. Đừng có nhúng vào việc của người khác. Chúng tôi sẽ dàn xếp lấy. Tôi phải chịu trách nhiệm về máy kéo, về công việc...
- Thôi đi! - Xôrôkin lại bực tức ngắt lời Abakir lần nữa và bảo tôi: - Sáng mai bắt đầu nhận việc. - Ông đứng dậy bước ra cửa. - Còn bây giờ đã đến lúc phải đi nghỉ...
Đêm hôm ấy tôi hầu như không chợp mắt. Câu chuyện giữa tôi và Abakir sẽ ra sao đây? Vì từ trước đến nay chỉ thỉnh thoảng tôi mới phải đụng chạm với hắn, nhưng từ mai trở đi, suốt ngày đêm lúc nào tôi cũng ở dưới quyền hắn. Nhiệm vụ của người thợ phụ cũng không đến nỗi làm tôi sợ lắm, tuy nó đòi hỏi sức chịu đựng và chí kiên nhẫn. Tất nhiên là phải phối hợp thật chính xác, lưỡi cày phải nhanh tay nâng lên hạ xuống cho đúng chỗ, để đừng ngăn trở sự di chuyển của máy kéo một phút nào. Nhưng ngoài ra, còn phải giúp đỡ người lái máy kéo trong mọi việc, cả trong việc trông nom và sửa chữa máy. Cứ thử đưa cho Abakir không đúng chiếc mỏ-lét, chiếc bù-loong, cái ê-cu hắn đang cần, hoặc thứ gì khác xem...
Hóa ra cả Alđây cũng không ngủ. Chị bước trong bóng tối lại gần tôi, ngồi xuống bên cạnh vuốt tóc tôi.
- Chú thử nghĩ lại xem, Kêmen ạ. Chú với hắn không làm chung với nhau được đâu. Chú là người hiền lành. Hắn ăn thịt chú mất, chú không chiều ý hắn được đâu...
https://thuviensach.vn
- Nhưng tôi cũng có ý định chiều ý hắn đâu. Còn về chuyện hắn ăn thịt thì tôi đã quen lắm rồi.
- Cứ liệu xem, chú thấy rõ hơn, - chị nói khẽ rồi thở dài một tiếng quay về chỗ nằm.
3
Cuộc chiến đấu tay đôi giữa tôi và Abakir bắt đầu ngay từ hôm đầu tiên.
- Hễ ngủ gật mà ngã xuống dưới lưỡi cày thì tao không chịu trách nhiệm đâu nhé! - hắn buông xằng độc một câu trước lúc bắt đầu cày.
Nhưng dĩ nhiên tôi đâu có ngủ gật được. Tôi đang tập trung hết sức chú ý, chuẩn bị làm việc cho thật chính xác không thể nào chê trách được. Chứ nếu còn nghĩ rằng có thể sảy chân ngã xuống dưới lưỡi cày thì thà cứ từ chối ngay đi còn hơn.
Đúng thế, bên dưới khung máy chỗ tôi ngồi dạng chân ra có một dãy lưỡi cày thép bắt vào các gióng ngang. Chúng lần lượt kéo đi thành một hàng nghiêng nghiêng, cày xuống và lật sang bên một lớp các vỉa đất hoang chằng chịt những rễ cỏ nghi ngút bụi. Chiếc máy kéo liên tục chạy đi, đè rạp những cây ngải xuống đất, rú lên nặng nề và khua các vòng xích kêu loảng xoảng.
Abakir không hề ngoái đầu lại lần nào, chẳng buồn để ý gì đến tôi. Tôi chỉ trông thấy cái gáy của hắn, gân guốc, căng lên một cách bướng bỉnh. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đủ cho tôi hay rằng Abakir sẽ thử thách tôi cho đến khi nào hoặc tôi phải tự xin thôi hoặc hắn thấy rõ rằng tôi sẽ chịu đựng được. Và rất có thể là hắn đang cố tình lái máy đi không hề dừng lại nghỉ cốt để làm cho tôi kiệt sức, buộc tôi phải lùi bước. Ai chứ Abakir lại không thừa biết rằng ngồi trên chiếc ghế sắt không có lấy một bộ phận giảm xóc nào, ngạt thở vì bụi và hơi đốt tuôn ra cũng chẳng phải dễ chịu gì cho lắm. Nhưng tôi cũng không hề có ý định đầu hàng. Dây thần kinh căng thẳng đến tột độ, mắt, tai tay đổ dồn cả vào chỗ điều khiển gióng cày, tình trạng
https://thuviensach.vn
của tôi khi làm việc là như thế đấy. Suốt trong thời gian này tôi không hề thốt ra một lời nào, cả những khi hắn hung hăng lái máy vào nhưng chỗ có đá làm máy cày chốc lại bật ra khỏi luống, những lưỡi thép xiết vào đá cứng tóe lửa ra khét lẹt, và người tôi bị lắc lư chao đi chao lại trên ghế sắt, tôi cũng vẫn im lặng. Chiều đến, khi Abakir dừng máy lại, tôi mệt lả ra, một nỗi mệt nhọc khủng khiếp xưa nay tôi chưa nếm trải bao giờ. Mũi mồm, tai, mắt, chỗ nào cũng đầy những bụi và cát. Muốn lăn ngay ra đất mà ngủ luôn. Nhưng tôi vẫn không hề nhúc nhích tôi chờ xem Abakir bảo làm gì.
- Nâng lưỡi cày lên! - hắn ló đầu ra khỏi buồng lái gọi tôi. Đoạn hắn lái ra khỏi đường cày, tắt máy đi và bước lại gióng cày. Hắn cúi xuống các lưỡi cày, luồn tay sờ thử các mũi thép. - Phải thay đi, cùn mất rồi. Làm thế nào đến sáng mai cho xong! - hắn nói.
- Được rồi, - tôi đáp. - Để các lưỡi thay lại đây và đánh xe lui ra khỏi gióng cày đi.
Hắn làm theo đề nghị của tôi và lặng thinh bước về khu nhà lưu động. Tôi nhìn theo và bất chợt thấy mình không những chẳng căm tức Abakir, mà còn ghen tị hắn nữa. Hắn vẫn khệnh khạng bước đi như chẳng hề mệt mỏi chút nào hết. Tất nhiên là hắn đã quần cho tôi mệt lử, nhưng chính bản thân hắn cũng không nghỉ ngơi phút nào cả. Cái thằng cha khốn kiếp ấy thật biết cách làm việc!
Tôi thở dài và bắt đầu đi nhặt củi khô để thành từng ôm cạnh gióng cày. Tôi sẽ phải đốt lửa lên để đêm nay kịp thay xong các lưỡi thép. Sau khi dồn được một đống lớn, tôi đi về ăn tối.
Chị Alđây thật tốt bụng, đáng mến quá. Trong lúc tôi lặng lẽ ăn vội vàng món besbarmak* chị đã cẩn thận để phần lại cho tôi, chị nhìn tôi rầu rĩ biết bao nhiêu. Nhưng tôi cũng không có thì giờ ngồi nấn ná lại được nữa. Tôi hỏi mượn chị chiếc đèn chúng tôi vẫn giữ để phòng khi cần thiết.
- Chú lấy làm gì? - chị đưa chiếc đèn và hỏi.
https://thuviensach.vn
- Cần lắm. Tôi phải đi thay lưỡi cày.
- Thế là nghĩa lý gì, sao lại như thế được! - Chị to tiếng lên với Abakir. - Tôi không cho phép làm như vậy! Tôi không để cho anh được hành hạ thằng bé!
- Thì cứ việc không cho phép, đây có cần đâu, - Abakir vừa sửa soạn đi ngủ vừa đáp cộc lốc.
- Mình đừng giây vào! - Xađabêk ngăn vợ. - Kêmen cũng biết tự suy xét lấy được chứ.
- Không hề gì, bọn mình sẽ giúp cậu, Kêmen ạ. Nào đi, Exirkep! - Kalipa đứng lên định đi với tôi.
- Không cần, - tôi nói. - Đừng lo, tôi làm lấy cũng được.
Nói đoạn tôi bước ra khỏi lều, vừa soi đèn vừa đi.
Bóng đêm yên tĩnh và vô tận đang trùm lên cảnh vật chung quanh. Tôi rẽ xuống suối uống nước. Con suối khẽ róc rách chỗ miệng ngòi, tỏa ra một cái gì thanh thản, mát rợi. Nước ánh lên lờ mờ từ dưới lòng suối sâu tối xẫm, tư lự. Đúng là giống con mắt lạc đà thật. Tôi bỗng nhớ lại cô gái chăn cừu. Khi ấy tôi cũng chưa kịp hỏi xem tên cô là gì nữa. Lúc này cô đang ở đâu, cô gái dễ thương có mớ tóc phủ trước trán ấy?
Ra đến chỗ máy cày, tôi bắt tay ngay vào việc. Tôi nâng cao các lưỡi cày đến hết cỡ và đốt lửa lên. Ngọn đèn tất nhiên là rất được việc. Tôi tháo các ê-cu ra rồi vặn ngay vào bù-loong và đặt lên chiếc mũ lưỡi trai cho khỏi thất lạc mất. Suốt đêm tôi bò lổm ngổm dưới máy cày. Lắp các ê-cu rất chật vật, và nhất là rất trái tay. Chúng vặn vào những khe hở hiểm hóc khó lòng thò tay vào được. Đống lửa lại cứ tắt luôn. Tôi phải bò từ dưới gióng cày ra và nằm toài dưới đất mà thổi lửa lên. Không biết là mất bao nhiêu lâu, nhưng mãi cho đến khi thay xong hết các lưỡi cày tôi mới yên lòng. Sau đó tôi lần đến chiếc máy kéo như đi trong sương mù và lăn vào buồng lái ngủ. Đôi bàn tay sây sát, ngay trong giấc ngủ vẫn còn nhức buốt.
https://thuviensach.vn
***
Sáng sớm Kalipa đánh thức tôi dậy. Chị đã đánh xe chở nước đến đây.
- Tôi đã đổ nước vào két nước rồi đấy! Ra rửa mặt đi, Kêmen, - chị gọi tôi, - tôi dội nước cho mà rửa.
Chị không hỏi han gì tôi hết, và tôi rất biết ơn chị về điều đó. Không phải lúc nào người ta thương hại mình cũng đều thấy thích cả. Khi tôi rửa mặt xong, chị mang ở xe lại cho tôi gói thức ăn và một chai giarma*. Được uống thứ nước cơ-vát chua chua làm bằng gạo rang này, thật thích biết mấy! Đúng là Alđây đã chăm nom cho tôi đấy.
Abakir đến. Hắn không nói gì cả. Vả lại cũng chẳng có gì để sinh sự được. Hắn lặng lẽ lùi xe tới gần máy cày, tôi nối móc vào và chúng tôi lại chuyển đi trên cánh đồng.
Nhưng hôm nay tôi đã ngồi được vững vàng trên máy cày. Tôi đã tin ở mình. Một khi đã chịu được thử thách đầu tiên thì tôi sẽ giữ vững đến cùng!
Phía trước tôi, trong cửa sổ buồng lái, vẫn thấp thoáng cái gáy gân guốc, bướng bỉnh ấy. Chiếc máy kéo vẫn chuyển đi không hề có lúc nghỉ, nặng nhọc rú lên và khua động xích sắt. Và tôi vẫn ngồi, tay không rời bộ phận điều khiển.
Đến giữa trưa Abakir bỗng nhiên tắt máy.
- Xuống, - hắn nói, - nghỉ đã.
Chúng tôi yên lặng ngồi dưới đất trong bóng râm của chiếc máy kéo. Abakir hút thuốc một lúc, bực tức cắn nát đầu điếu thuốc rồi cởi chiếc quần yếm và sơ-mi ra rồi nằm sấp lên đống quần áo phơi nắng. Lưng hắn rộng, gân guốc và bóng nhoáng lên. Tôi cũng muốn phơi nắng một chút. Tôi cởi áo sơ-mi định trải ra nằm, nhưng giữa lúc đó Abakir ngẩng bộ mặt cau có, lừ đừ lên nhìn tôi.
- Gãi lưng cho tao! - hắn ra lệnh, rồi yên trí rằng tôi sẽ nhanh nhẩu chiều ý hắn, hắn lại gục đầu xuống đôi cánh tay.
https://thuviensach.vn
Tôi nín lặng.
- Có nghe thấy không? - hắn hùng hổ cựa hai vai, đầu vẫn không ngẩng lên.
- Tôi không gãi!
- Tao bảo là mày phải gãi! - Hắn bật người lên chống tay chồm về phía tôi. - Thế nào, bắt tao chờ đến bao giờ nữa?
Tôi hơi nhích người ra xa hắn một chút.
- Lúc nào anh cũng vỗ ngực: tôi là công nhân, tôi nuôi nấng hết thảy mọi người... Nhưng anh chỉ là công nhân vì anh có việc làm, chứ xét tâm địa thì anh không phải là công nhân, giá anh là địa chủ thì phải hơn.
- Ừ đấy! Mà mày cũng đừng có đụng vào tâm địa tao! - Hắn thình lình búng vào mũi tôi một cái.
Tôi đứng bật dậy và vung hai quả đấm xông vào hắn. Abakir hình như chỉ chờ có thế. Hắn dồn hết mối hằn thù và căm ghét tích tụ lại trong những ngày vừa qua vào một đòn khủng khiếp quật tôi ngã quay lơ xuống đất. Khó khăn lắm tôi mới quỳ lên được, và căm giận không còn biết suy xét gì nữa, tôi cứ thế lao vào Abakir. Hầu như mỗi đòn hắn đánh đều làm tôi ngã nhào xuống.
- Tao sẽ cho mày biết mùi quả đấm của tao! Tao sẽ cho mày xem tâm địa của tao! - hắn day đi day lại, tay giáng xuống những quả đấm nặng trịch.
Nhưng tôi vẫn chồm dậy hết lần này đến lần khác, và lặng lẽ, uất ức xông vào đánh hắn. Tôi cứ nhằm vào mặt hắn, vào bộ mặt thú vật ấy mà nện, còn hắn toàn đánh những đòn chính xác, có tính toán, vào bụng, vào sườn, vào ngực tôi.
Lần này tôi lại đứng lên và chậm chạp bước tới gần hắn. Hắn giơ tay ra, thở hồng hộc như một lão đồ tể, thẳng cánh giáng quả đấm vào cổ tôi. Tôi khuỵu xuống đất, nằm cắn môi để đừng bật ra một tiếng rên nào.
https://thuviensach.vn
- Cứ nằm đấy ông viện sĩ ạ! Thử ngửi xem đất có mùi gì! - hắn thở hổn hển nói và nhổ mãi chỗ máu chảy ở đôi môi bị toác ra. - Đối với mày thì đây không phải là chuyện lên lớp về các pho tượng đá đâu.
Hắn bước lại đống quần áo đã bị hai người dẫm bừa lên, rũ sạch và bắt đầu thong thả mặc vào, ung dung như vừa làm xong một nhiệm vụ. Nhưng dầu sao hắn cũng không thể ngờ rằng trong trận này kẻ đã chiến thắng là tôi. Đúng, tôi vẫn không bị bại trận, tuy phải nằm sóng soài trên mặt đất. Tôi đã thấy rõ rằng có thể dùng cả quả đấm mà đánh nhau để bảo vệ lẽ phải. Tôi đã hiểu được là có thể và cần thiết phải đánh lại kẻ nào đánh mình. Đối với tôi, đó là một thắng lợi...
Trong lúc Abakir mặc sơ-mi và xỏ quần yếm, tôi đứng dậy, nhanh chóng mặc áo và ngồi vào chỗ của mình trên máy cày.
Chiếc máy kéo rú lên và chuyển bánh dọc theo đám đất cày. Vẫn chiếc gáy bướng bỉnh, gân guốc thấp thoáng trong cửa sổ buồng lái, và tôi lại vẫn là người thợ phụ đang nắm chắc lấy tay điều khiển lưỡi cày.
4
Trong cuộc sống của chúng tôi đã có một vài thay đổi. Người ta dùng xe hơi chở đến cho chúng tôi chiếc xe hai ngựa kéo, kèm theo cả ngựa, để chở hạt giống đến chỗ đất đã cày. Lại thêm cả một người nữa mới đến để đánh xe. Bây giờ thì việc đánh xe chở nước cũng đã nhẹ nhàng hơn. Chiếc máy kéo của Xađabêk và Exirkep được điều sang gieo hạt, còn tôi và Abakir vẫn tiếp tục cày.
Lại còn một việc rất quan trọng nữa.
Cách đây mấy hôm, tôi ăn cơm trưa xong đang đi xe ngựa ra đồng thì bỗng trông thấy cô gái chăn cừu. Tôi nhảy từ trên xe xuống. Người đánh xe định kìm ngựa, nhưng Abakir không cho dừng lại.
- Đi đi, đừng có dùng dằng, - hắn càu nhàu ra lệnh.
https://thuviensach.vn
Tôi chạy về phía người con gái, và cô cũng bỏ cừu đấy chạy lại gặp tôi. Nhưng rồi tôi cũng chẳng chạy được đến nơi: còn phải đuổi theo chiếc xe cho kịp lúc bắt đầu làm việc. Tôi đứng lại.
- Chào chị! - tôi gọi to.
- Chào anh! - cô đáp và cũng dừng lại.
- Gặp cô tôi rất mừng, nhưng tuyệt nhiên không biết nói gì được. - Sao lâu nay không thấy anh đánh xe chở nước, bây giờ anh làm ở đâu?
- Bây giờ tôi làm ở máy kéo! - tôi kêu to trả lời, không khỏi có ý tự hào. - Chúng tôi làm trên cánh đồng đằng kia kìa! Xin lỗi nhé, tôi đang vội lắm!
- Chạy đi, chạy đi! - cô vẫy tôi.
Tôi cắm đầu đuổi theo chiếc xe ngựa, chỉ ngoái nhìn lại có một lần. Người con gái vẫn đứng nguyên chỗ cũ trông theo
Chiếc xe ngựa dừng lại, nhưng tôi chạy rất nhẹ nhàng và thoải mái. Tôi sung sướng lắm. vì cô đã vẫy tôi, vì tôi đang chạy trên cánh thảo nguyên mênh mông giữa mùa xuân...
Ngày hôm sau cô xuất hiện bên cánh đồng của chúng tôi. Cô đứng trên gò đất gần đấy trông lũ cừu mẹ và bầy con. Tôi rất muốn đến bên cô dù chỉ một phút thôi, nhưng đời nào Abakir cho phép, đời nào hắn lại có thể làm được một việc như thế? Tôi chẳng buồn hỏi xin phép hắn nữa.
Đến lần sau, khi người con gái xuất hiện trên gò đất thì tôi với Abakir đang đứng bên chiếc máy kéo nổ xình xịch, hắn đang kiểm tra lại một bộ phận nào đấy trong động cơ.
- Sao con bé hay đến đây thế nhỉ? - Abakir hỏi.
- Tôi không biết.
- Nó tên là gì?
- Tôi cũng không biết.
https://thuviensach.vn
- Chà, ông viện sĩ! - Hắn nhổ nước bọt, vẻ chế giễu, và liếc mắt nhìn về phía cô gái. - Con bé kháu đấy.
Tôi giận dữ nhìn hắn.
- Đi, ngồi vào chỗ! - hắn quát to, và chúng tôi lại tiếp tục chuyến đi.
Trong khi đó người con gái lùa bầy cừu từ trên gò xuống một chỗ đất quang cách đồng của chúng tôi chừng trăm bước. Uớc gì được chạy đến bên cô, ngồi cạnh nhau chuyện trò một lát và nhìn mớ tóc xinh xinh trên trán cô...
Chiếc máy kéo bỗng dừng lại. Abakir thò đầu ra khỏi buồng lái. - Gài chắc cần lại! Lên đây!
Tôi bước từ trên cày xuống, hoang mang đi lại chỗ Abakir. Mọi khi trong lúc làm việc hắn vẫn không cho tôi được vào buồng lái.
- Ngồi đây. - Hắn nhường chỗ cho tôi. - Học lái đi!
Tôi hết sức kinh ngạc. Tôi không thể ngờ hắn có thể làm một việc như thế. Sao hắn bỗng dưng lại quay ra xử tốt với tôi như vậy? Song, chẳng phải suy nghĩ lâu, tôi chuẩn bị làm theo lệnh hắn.
- Ấn bàn đạp xuống. Dận côn đi. Thế. Bây giờ từ từ nhả bàn đạp ra. Giữ lấy hai cần điều khiển răng trục...
Chiếc máy kéo nổ máy xình xịch chuyển đi và chúng tôi chạy dọc theo luống cày. Tôi vui sướng đến nghẹn thở. Tôi không còn suy nghĩ gì cả, không có việc gì trên đời này làm tôi bận tâm đến nữa. Tâm trí tôi dồn hết vào mỗi một điều mong ước: làm sao điều khiển được chiếc máy kéo, hiểu được cơ chế của nó. Đã bao lâu nay, tôi vẫn mơ ước như vậy! Và đây, chiếc máy kéo dũng mãnh đang tuân theo tay tôi, ngoan ngoãn tiến về phía trước, các xích sắt khua loảng xoảng lún sâu xuống đất. Và bản thân tôi cũng hầu như biến vào cơ chế máy; chỉ tập trung vào mỗi một việc làm các động tác cần thiết cho chính xác.
https://thuviensach.vn
Đến cuối luống cày tôi lái vòng lại cũng khá chỉnh. Kể ra không có thợ phụ thì ở đầu ngoặt còn bỏ sót những khoảng đất khá lớn không bén lưỡi cày. Nhưng cũng chẳng đến nỗi tai hại gì cho lắm: dễ thường đất Anarkhai này ít lắm hay sao! Nhưng bù lại, tôi sẽ học lái được máy kéo!
Chúng tôi làm được vài vòng như thế. Tim tôi không còn đập mạnh như trước nữa, tôi đã cảm thấy vững dạ hơn.
- Đừng hốt, viện sĩ nhé! - Abakir quát vào tai tôi. - Tao ra đây một lát. Có chuyện gì cứ tắt máy đi!..
Hắn nhảy xuống trong lúc máy kéo đang chạy và vừa rũ bụi, sửa sang lại quần áo, vừa bước tới chỗ cô gái chăn cừu. Lúc này cô đã ở ngay bên cạnh. Đến bây giờ tôi mới vỡ lẽ hắn có chủ định gì. Thì ra hắn cho lên buồng lái cũng chẳng phải vô tư.
Abakir đứng cạnh người con gái và chuyện trò huyên thuyên với cô. Có gì mà hắn phải lo!.. Công việc vẫn chạy, chiếc máy kéo ngay bên cạnh, có chuyện gì thì lúc nào mà chẳng chạy đến ngay được.
Tôi rất khó chịu với cái mẹo của Abakir. Nhưng đồng thời tôi cũng thấy sung sướng, vì chính tôi đang lái máy kéo đây này! Tôi muốn vẫy cô từ trong buồng lái, nói to lên với cô một câu gì thật ôn tồn. Chà, giá không có Abakir ở đấy! Hắn nói gì với cô và cô trả lời hắn những gì? Cô nên cẩn thận, nghiêm nghị hơn với hắn mới được...
Tôi ngồi liền trên máy kéo khoảng một tiếng rưỡi, cho đến khi cô gái lùa cừu về. Trên mặt Abakir tôi không nhận thấy một nét gì tỏ ra hắn đã thành công. Không, ngoài vẻ dương dương tự đắc một cách đần độn thường ngày ra, nét mặt hắn chẳng nói lên gì hết.
- Đi, viện sĩ, về chỗ! - Hắn vỗ vai tôi và nhếch mép cười khẩy. Tôi lặng thinh nhảy từ trên máy kéo xuống.
Hôm sau, cô thiếu nữ của chúng tôi lại đến. Abakir lại để tôi ngồi trong buồng lái và bước lại gần cô. Giá cô đừng đến nữa còn hơn. Tôi không thể
https://thuviensach.vn
bỏ chiếc máy kéo, nhưng cũng không thể dửng dưng trước cảnh ấy được.
“Làm cách nào báo trước cho cô ấy đề phòng? - tôi thầm nghĩ, thỉnh thoảng lại từ trong buồng lái ném những cái nhìn lo âu về phía hai người. - Cô không nên gặp hắn. Nhưng làm sao có thể cấm người ta trò chuyện với nhau được? Con người phải tự biết mình đang tiếp xúc với ai...”
Lần này chỉ được một lát người con gái đã bỏ đi. Thấy thế, tôi mừng lắm. Cô chạy đi trên thảo nguyên, không hề ngoái lại, xua cừu đi mỗi lúc thêm nhanh. “Tha thứ cho tôi, cô bé ạ, - tôi thầm gửi tới cô những lời xin lỗi. - Cô bỏ đi ngay như vậy là rất tốt. Nhưng chúng mình sẽ còn gặp nhau. Lần sau tôi sẽ không ngồi lì trên máy kéo nữa, mà sẽ chạy đến gặp cô. Còn bây giờ thì cứ đi đi, đừng dừng lại, cô bé đáng yêu có mớ tóc rủ trước trán ạ... Tôi đã biết tên cô là gì đâu...”
Nhưng tôi đã uổng công tính đến cuộc gặp gỡ lần sau. Cô gái không đến nữa. Ba ngày liền hai chúng tôi cùng chờ đợi cô, tất nhiên là chẳng ai nói ra. Abakir cáu kỉnh và cục cằn hơn mọi ngày. Hắn lại nhìn tôi bằng con mắt hằn thù ra mặt. Nhưng tôi bây giờ cũng chẳng giấu vẻ khinh miệt đối với hắn. Tôi hiểu rằng hắn có làm điều gì xúc phạm đến người con gái, tôi cảm thấy có lỗi với cô, như thế đã không che chở được cho cô tránh khỏi một việc gì bất lương, đen tối. Tôi tự hứa bao giờ có dịp sẽ đi tìm cô ngay và thẳng thắn nói hết cho cô rõ. Tôi bắt đầu mơ ước tới cuộc gặp gỡ ấy, tôi mong muốn như vậy và chứa chan hy vọng.
Đúng vào những ngày ấy, có lần chúng tôi gặp mưa ở ngoài đồng. Trận mưa như trút thình lình ập tới. Một trận mưa rào dữ dội ở thảo nguyên có chen cả mưa đá. Không khí rít lên ào ào, chỉ trong nháy mắt trên mặt đất đã đầy những vùng nước tràn trề réo sùng sục. Nhưng Abakir vẫn không dừng máy. Ngược lại, hắn càng cho chạy nhanh hơn và không hề ngó lại tôi lần nào, mà tôi thì đang ngồi dưới trận mưa rào lẫn mưa đá.
Những lớp đất sũng nước bị xới lên không còn lật ra sau các lưỡi cày nữa. Chúng bết vào cày, đùn lên khung máy, lên chân tôi. Chắc hẳn Abakir sẽ chẳng dừng lại thật nếu như các vòng xích không bị những hòn đất
https://thuviensach.vn
quánh dính chặt lấy không chạy được nữa. Hắn bèn tắt máy và châm thuốc hút, nằm ngả người ra trong buồng lái, chắc là đang chờ tôi xin hắn cho vào trú dưới mái che. Nhưng bây giờ tôi còn thiết gì nữa. Tôi đã bị ướt sũng từ đầu đến chân. Tôi không bỏ máy cày bước xuống, cứ ngồi dưới mưa, tay vuốt sạch những chỗ bẩn. Vật duy nhất mà tôi cố giữ cho khỏi ướt là quyển sổ tay đã ghi được ít nhiều và có chép những đoạn trích trong các cuốn sách tôi từng đọc qua. Tôi đút quyển sổ vào trong cổ giày ủng.
Trận mưa bỗng tạnh hẳn, như bị cắt ngang. Và tức khắc bầu trời ửng lên một màu ngọc bích trong suốt sâu thăm thẳm. Nền trời tựa như tiếp tục vẻ đẹp tinh khiết của vùng thảo nguyên bao la được trận mưa xuân dồi dào tưới xuống. Nhưng khoảng rộng vô biên của miền Anarkhai lại càng bát ngát mênh mông. Một dải cầu vồng bắc ngang nền trời Anarkhai, vươn từ hai đầu tận cùng của thế giới và sừng sững trên cao, kết tinh lại tất cả những màu sắc êm dịu trên đời. Tôi hân hoan đưa mắt nhìn quanh. Bầu trời lâng lâng một màu xanh vô tận, dải cầu vồng muôn sắc lung linh và cánh thảo nguyên bàng bạc mọc toàn ngải đắng! Mặt đất khô đi rất nhanh, và cao tít trên nền trời, một con đại bàng lượn vòng, đôi cánh im lìm căng rộng. Tưởng chừng như không phải tự con đại bàng bay trên đôi cánh của nó, mà chính là nhịp thở mãnh liệt của thảo nguyên, những luồng hơi ấm của đất này đã đưa chim lên cao đến thế.
Và tôi lại cảm thấy mình có sức mạnh, tôi đã lấy lại được tinh thần, những ước mơ về đất nước Anarkhai lại trỗi dậy trong lòng tôi. Phải, giờ đây tôi đã đứng vững vàng trên mặt đất. Và không còn ai có thể gieo bóng tối vào những mơ ước của tôi, ngăn cản tôi tin tưởng vào tương lai tươi đẹp vô ngần của vùng thảo nguyên Anarkhai. Tôi không phải là thi sĩ, nhưng trước đây thỉnh thoảng tờ bích báo ở trường vẫn đăng thơ tôi. Bây giờ tôi cũng lại rút quyển sổ ghi trong ống giày ra. Và như sẵn đà, tôi cứ thế ghi ngay những dòng đầu tiên đòi được viết ra giấy:
Một vùng không vết chân ai
Nằm đây sau rặng Kurđai bao đời;
https://thuviensach.vn
Anarkhai đồng cỏ xa vời,
Nắng hun cháy đất, tuyết vùi mênh mông.
Ta biết, một ngày, không xa nữa,
- Ngày ấy đang đi giữa đoạn đường -
Thảo nguyên ngải mọc mênh mông
Phải thành đất nước tươi hồng Anarkhai.
Tôi không nghĩ đến chuyện mình đã làm ra những vần thơ vụng về lủng củng. Tôi thấy khổ tâm vì một lẽ khác: chúng không diễn đạt nổi lấy một phần trăm những điều đang chen chúc, đang dấy lên mãnh liệt trong tâm hồn tôi. Tôi khổ sở ngồi bới óc mãi không biết làm thế nào tìm ra được những lời lẽ duy nhất xác thực để nói lên những ước mơ của tôi đúng như tâm hồn tôi vẫn ấp ủ. Nhưng bỗng có ai giật cuốn sổ ra khỏi tay tôi. Tôi quay lại nhìn.
- Làm thơ tình à! - Abakir bước sang một bên cất tiếng cười gằn hiểm độc. - Định đem thơ đi tán gái chăng?
- Đưa đây! - tôi phẫn uất chồm về phía hắn. - Đọc của người khác là không tốt!
- Mày đừng có lên lớp với tao: tốt, không tốt! Tao có cái tốt của tao! Xê ra!
- A, thế hả! - Tôi chạy lại máy kéo và vớ lấy chiếc tay quay.
- Này, này! Abakir lên tiếng đe tôi. - Thôi cầm lấy, rõ vớ vẩn. - Hắn trả tôi cuốn sổ, và một phút sau bỗng cười phá lên rống vang cả thảo nguyên. - Đất nước Anarkhai! Ha-ha-ha! Mày thật là đồ ngu, thằng viện sĩ ạ! Những đứa như mày thì phải lùa hết lên đây cho biết mùi đời!.. Đất nước Anarkhai, chỉ mơ ước hão huyền! Ha-ha-ha! Nó sẽ còn cho mày xem nó là thứ đất nước gì! Cứ ở lại đây một mùa đông rồi mày khắc phải hót sang diệu khác ngay cho mà xem…
https://thuviensach.vn
- Tôi sẽ không hỏi anh xem tôi có nên ở lại hay không! Anh cứ nghĩ đến cái thân mình đi đã!
- Tao còn có gì mà phải nghĩ? - Abakir tiến lại gần tôi với nụ cười u ám. - Ý nghĩ của tao nằm trong cái đầu này. Ở đâu thì tao cũng vớ được những thứ của tao. - Hắn đã toan bước đi, nhưng lại sực nhớ ra điều gì, hắn dừng lại và đến bên tôi hạ giọng nói: - còn mày, thằng viện sĩ, không được nghĩ đến con bé nữa. đừng có mơ tưởng... Tao sẽ quật chết.
- Cứ để đấy rồi xem!
- Nhưng tao cấm mày, dù chỉ nghĩ đến thôi cũng không được!
Tôi bỗng thấy thương hại con người quá quắt, mất cả lý trí vì hằn học, thâm thù tất cả những gì có một cuộc sống khác mình. Tôi bình tĩnh bảo hắn:
- Anh là người lớn; đôi khi anh cũng nói được những điều đúng đắn. Nhưng đó rõ ràng chỉ là ngẫu nhiên, bất thần nói ra thôi. Anh nên nhớ rằng không ai có thể cấm ai suy nghĩ, mong muốn, ước mơ. Con người ta khác với giống vật chính là ở chỗ biết suy nghĩ.
Không biết những lời tôi nói có tác động tới hắn không, nhưng hắn lặng thinh, chỉ sa sầm mặt bước về máy kéo và xoay mạnh chốt mở máy. Động cơ bắt đầu chạy một cách dễ dàng, lại phải bắt tay vào việc...
Từ giờ phút đó tôi không hề rời bỏ những mơ ước của mình nữa. Tôi đã giành được chúng, tôi đã lại có quyền ấp ủ chúng. Và từ đây chúng không lìa bỏ tôi nữa, chúng cùng sống với tôi.
Buổi tối, khi mọi người bắt đầu sửa soạn đi ngủ, tôi bước ra khỏi lều đi đến ngọn suối. Không hiểu có sức mạnh nào kéo tôi đến đấy, tôi muốn một mình ngồi riêng lại với mình một lát.
Sao ở trên trời chật quá, nên phải chạy xuống chân trời sát tận mặt đất. Nhưng có rất nhiều sao, mà có lẽ là tất cả các vì sao đang lơ lửng trên đầu đều thu gọn một cách lạ lùng vào ngọn suối, in bóng xuống vũng nước tròn
https://thuviensach.vn
lúc này tưởng chừng như sâu vô tận. Chúng lấp lánh, lung linh trên mặt nước, dường như có thể múc lên gieo thành từng nắm vụn lửa trên bờ. Ở chỗ suối chảy chúng cũng trôi theo dòng nước và vỡ tung tóe trên lòng đá sỏi. Nhưng chỗ suối nước ngưng lại, trầm tư, lặng lẽ, thì chúng lại long lanh như ở trên trời, và tôi đã nghĩ rằng ngọn suối giữa thảo nguyên đôi lúc có một cái gì giống như tâm trạng con người khi đang trong sáng và dào dạt những ước mơ, khi nó trở nên sâu thẳm tới mức có thể chứa hết cả thế giới chung quanh.
Tôi cứ ngồi bên ngọn suối, nhìn, nghe, tiếp cảm bằng từng đường gân thớ thịt, hấp thụ lấy cánh thảo nguyên đang náu mình trong đêm và biến đổi nó đi theo ý riêng trong các ước mơ của mình. Biết kể cho ai nghe những ước mơ ấy, biết chia sẻ tâm tình với ai? Khó lòng mà giải thích được vì sao, nhưng tôi cảm thấy người ấy chính là cô thiếu nữ có mớ tóc rủ trước trán mà tôi chưa biết tên ấy. Cô sẽ hiểu được tôi, cô sẽ cùng chia sẻ những niềm xúc động trong lòng tôi. Phải chăng vì lần đầu tiên chúng tôi đã gặp nhau ở đây, bên ngọn suối này, và đặt tên cho nó là suối Mắt lạc đà?
Giờ đây cô ở đâu, liệu có biết rằng tôi đang nghĩ đến cô không? Chúng tôi sắp sửa cày xong, và khi đó tôi sẽ tìm gặp cô, dẫn cô đến đây, bên ngọn suối này, và kể cho cô nghe về đất nước Anarkhai. Không phải bằng thơ - không, cô sẽ cười cho nữa ấy! - tôi sẽ kể rất giản dị, bằng những lời lẽ bình thường, những điều tôi hình dung về cuộc sống mai sau trên thảo nguyên Anarkhai.
Trước khi về, tôi lại đưa mắt nhìn bầu trời điểm sao lần nữa. Đôi mắt tôi vui mừng với hết thảy những gì có thể nhìn thấy được. Nhưng trên gò đất, bức tượng đá hình thù cổ quái vẫn sừng sững như mọi khi, bóng đen lờ mờ trong đêm tối. Tôi hình dung thấy lúc này bức tượng cũng đang đứng đây, vẫn giữ vẻ thờ ơ lãnh đạm đối với hết thảy mọi sự đời, con mắt độc nhất không hồn nhìn về phía xa.
Trăng đã lên, và dưới ánh trăng tôi trông thấy hai bóng đen đang dò dẫm đi phía bên kia vạt đất cày. Đó chính là hai con giây-ran - giống hươu vùng
https://thuviensach.vn
thảo nguyên. Chúng đi đâu? Có lẽ là đến uống nước suối. Hai con giây-ran tới sát cánh đồng và đứng sững lại, không dám bước vào chỗ đất đã xới tung lên sực mùi xăng, mùi sắt lạ lẫm. Chúng đứng như thế hồi lâu không nhúc nhích. Ánh trăng mạ một lớp bạc mỏng lên mình chúng. Con đực với đôi sừng có nhiều nhánh trên đầu và con cái thấp hơn, cổ có yếm, đôi mắt to lóng lánh trong bóng đêm. Nó cũng vươn cái đầu nhẹ nhõm lên như con đực và nép sát vào mình bạn. Chúng cứ đứng lặng đi như vậy. Tất cả giáng điệu của chúng lộ vẻ hãi hùng và băn khoăn: “Những gì đã xảy ra với thảo nguyên? Lối mòn xưa đã mất đi đâu? Sức mạnh nào lật đất này lên vậy?”
Thế rồi hai con giây-ran không dám đi qua cánh đồng. Chúng quay lại và lặng lẽ bỏ đi, mang theo trên đôi lưng mềm mại những mảnh bạc từ vầng trăng rầu rĩ hắt xuống.
Tôi ngồi thêm chút nữa để đôi giây-ran có thể yên dạ quay đi. Sau đó tôi trở về lều, lần mò tìm chỗ trong bóng tối và nằm mãi hồi lâu, mắt mở thao láo.
Và tôi bỗng nghe thấy có tiếng thì thầm. Abakir và Kalipa đang nằm cạnh nhau. Có lẽ trước đây cũng vẫn thế mà tôi không biết. Kalipa sụt sùi nói gì nhưng tôi không nghe rõ.
- Thôi đi, đủ rồi, - Abakir làu nhàu, giọng ngái ngủ. - Rồi chúng mình sẽ ra tỉnh và đến đấy sẽ thu xếp ổn thỏa hết. Cô chỉ phải nằm độ hai ngày... Có gì mà phải làm khổ thân vô ích nào?
Kalipa đáp lại, giọng chua xót:
- Chẳng phải tôi cực thân về chuyện ấy. Tôi tự căm ghét, khinh miệt tôi... Tại sao lại đi yêu một người như anh? Tôi đã tìm thấy ở anh những gì, thật không sao hiểu nổi... Anh đã làm được một điều gì có thể gọi là tốt lành cho người khác chưa? Không, tôi thật chỉ như một con chó quấn lấy anh thôi...
- Cô sẽ không phải hối tiếc đâu. Làm xong việc ở đây là tôi sẽ đưa đi.
https://thuviensach.vn
- Không, tôi sẽ còn hối tiếc. Tôi biết tôi sẽ còn ân hận suốt đời. Nhưng dù sao tôi cũng sẽ đi. Tôi không muốn ở lại một mình...
- Khẽ chứ nào. Nằm dịch lại đây. Đấy, cứ như thế từ nãy có hơn không, khỏi phải làm ướt cả chiếc gối thế kia.
Tôi trùm chăn kín đầu. Muốn ngủ đi cho mau để khỏi phải nghe câu chuyện nao lòng ấy.
5
Mặt trời càng ngày càng gay gắt, nồng nực hơn. Xôrôkin đến xem xét tình hình nhiều hơn trước. Cần phải làm gấp, thời hạn dồn đến nơi, đất khô lại. Chúng tôi còn phải cày độ năm hôm nữa, công việc gieo hạt cũng còn độ ngần ấy.
Xôrôkin nói từ mùa thu chúng tôi sẽ bắt đầu cày ải, còn sang năm họ sẽ đưa đến đây rất nhiều máy kéo và sẽ xây dựng ở đây một trạm sửa chữa máy kéo. Mọi việc đều đã được Xôrôkin tính toán kỹ càng. Ông ta chạy khắp thảo nguyên, đi khắp mọi vùng, xem xét mọi lòng khe, hẽm đất không hề biết mệt. Không những ông chỉ biết rõ thảo nguyên, mà cả dải thảo nguyên đều nằm gọn trong đầu ông, được nghiên cứu kỹ càng đến từng hạt cát.
Đã đến lúc có thể bãi bỏ việc chở thức ăn đến cho súc vật bằng xe hơi hay máy bay như thường vẫn phải làm trên vùng Anarkhai trong những mùa đông gian khổ. Và Xôrôkin biết rõ phải làm thế nào để thực hiện được việc ấy.
Bây giờ tôi cùng Abakir cày đến tận đêm khuya. Chúng tôi thường ngủ lại ngoài đồng và sáng sớm lại bắt tay vào việc. Công việc nặng nhọc đến nỗi Abakir đành để cho tôi yên. Dường như hắn không còn nhận thấy tôi, không hề chú ý gì đến tôi nữa. Nhưng mối ác cảm ngấm ngầm đối với tôi vẫn còn đọng trong đôi mắt lầm lì của hắn. Nhưng tôi cũng chẳng vì thế mà khổ thêm chút nào. Tôi làm phận sự của tôi và sống bằng những ước mơ ấp
https://thuviensach.vn
ủ trong lòng. Tôi đợi ngày tôi sẽ đến xóm những người chăn cừu ở bên kia ngọn đồi tìm cô gái có mớ tóc rủ trước trán.
Mấy hôm nay chúng tôi bắt đầu cày vỡ một vạt đất mới khá rộng. Bắt tay vào một cái gì mới mẻ bao giờ cũng thấy thích, khi đó là một công việc mình vẫn mong muốn, một công việc sẽ làm mình hài lòng. Hồi còn đi học tôi vẫn thích viết dòng chữ đầu tiên trên trang giấy mới trắng tinh. Tôi thích dậy sớm ra chạy trên lớp tuyết còn nguyên vẹn, để lại trên tuyết những vết chân đầu tiên. Tôi thích khi xuân đến, đi vào chân núi hái những bông kim hương chưa một ai nhìn thấy. Trong những việc ấy, cái mới mẻ, tinh khiết có một sức quyến rũ lạ lùng. Ở đây, trên đất Anarkhai này, một luống cày mới trên cánh đồng hoang đối với tôi cũng là dòng chữ đầu tiên, lớp tuyết còn nguyên vẹn hay những bông kim hương chưa ai hái.
Tôi ngồi trên máy cày và ngắm nhìn những lưỡi cày bén dưới chỗ tôi ngồi đang rạch những luống đầu tiên. Các lưỡi thép được mài nhẵn, bóng lộn lên, kiên trì đâm mạnh vào lòng đất, nhẹ nhàng lật ra các lớp vỉa.
Bỗng có một vật gì ánh lên dưới lưỡi cày ngoài cùng, tựa như một con cá nhảy lên trên ngọn sóng; vật đó dọi ánh lửa vào lưỡi cày bóng như gương rồi bị vùi ngay xuống dưới luống. Tôi nhảy vụt từ trên cày xuống, bổ nhào lại chỗ ấy và lôi từ dưới đất lên một khúc kim loại nặng hình thuôn thuôn. Không biết đó là cái gì, nhưng trông đẹp lắm, làm tôi mừng rỡ giơ cả hai tay lên reo to:
- Vàng!
Abakir nghe tiếng reo ngoái lại, hãm máy và nhảy ngay xuống đất: - Mày bắt được cái gì thế?
- Vàng! Abakir xem này, vàng!
Hắn đi về phía tôi, lúc đầu còn bước thong thả, nhưng rồi mỗi lúc một vội vã thêm. Tôi chìa bàn tay ra cho hắn xem cái vật óng ánh vàng xinh đẹp ấy.
https://thuviensach.vn
- Xem nào! - Hắn ngờ vực cầm lên tay vật tôi bắt được, vừa ngắm nghía vừa chùi vào tay áo. - Mà làm sao lại có vàng ở đây được? - hắn thốt lên, giọng ngắc ngứ, mặt tái đi như trước một cơn sợ hãi vừa đột ngột tràn vào lòng. Không có lẽ, - hắn gượng gạo cười khẩy, lấy móng tay cạy đất ở những chỗ sứt mẻ, rồi không nhìn vào mắt tôi, hắn đưa trả lại thỏi kim khí, vẻ bực mình ra mặt.
- Sao lại không! - tôi hăng hái cãi lại. - Thử nhìn xem, nặng thế này cơ mà, phải đến tám trăm gờ-ram ấy chứ. Vào thế kỷ thứ mười hai. người Mông cổ đã từng ở vùng này, mà trước khi tới đây, họ đã xâm lược Trung Quốc và lấy đi nhiều vàng. Như vậy ở đây cũng có thể có vàng lắm chứ! - Tôi nói thế là vì tôi rất mong vật tôi tìm thấy là vàng thật. Say mê với ý muốn ấy, tôi cứ tiếp tục bịa thêm để thuyết phục cả tôi lẫn Abakir đang ngẩn ngơ đứng sững ra đấy. - Anh có biết vật này đã nằm bao nhiêu thế kỷ dưới đất không? Giá như thứ kim khí khác thì đã bị gỉ ăn mòn hết từ lâu rồi, nhưng vật này vẫn không việc gì, vì nó là vàng nguyên chất. Trên đất Anarkhai này trước kia các bộ lạc du dân vẫn thường xung đột với nhau. Anh có biết ở đây đã diễn ra những trận đánh ác liệt như thế nào không? Thời bấy giờ kiếm của các vị hãn* vẫn đánh chuôi vàng. Vật này chính là cái chuôi kiếm bằng vàng của một vị hãn. Anh cầm lấy mà xem, nắm rất vừa tay.
Abakir cầm lấy thỏi kim khí, nắn nắn nhấc nhấc thử xem nặng nhẹ ra sao.
- Dù chẳng là vàng thì cũng phải đưa cho những người hiểu biết, để cho biết thế thôi! - Hắn bỏ vật nặng vào trong túi. - Mày ngồi trên cày có thể đánh rơi mất. Để tao giữ.
- Cũng được, - tôi đồng ý.
Abakir bước lại máy kéo, vừa đi vừa lấy tay vuốt chỗ túi lúc này nặng trĩu.
https://thuviensach.vn
Chúng tôi lại tiếp tục đi. Tôi nghĩ đến chuyện sau này sẽ mang vật bắt được về cho thầy Andiarôv làm kỷ niệm. Thầy sưu tầm được rất nhiều thứ như thế. Và tất nhiên là thầy sẽ kể cho nghe một chuyện gì rất hay về vật tôi bắt được. Sau đó tôi mệt quá, quên bẵng cả thỏi vàng kia. Chiếc máy kéo chạy không đều làm tôi mệt lử. Không hiểu sao lúc này Abakir lái máy rất lạ: khi thì phân vân giảm tốc độ, khi lại dận ga cho máy chồm lên, tiếng máy rú váng cả tai. Luồng khói đen từ ống khói tuôn ra kéo thành một đám mây xám đục lơ lửng đọng trên vạt đất mới xới lên, bay là là dưới khung sắt và đầy lưỡi cày.
Chúng tôi cứ làm việc như thế cho đến tận chiều. Mặt trời đã lặn, nhưng trời hãy còn sáng. Abakir ngồi trong buồng lái ngoái đầu lại nhìn tôi mấy lần, không rõ ý ra sao cả. Nhưng hắn bỗng hãm máy lại.
- Lên đây! - hắn vẫy tôi.
Tôi trèo lên buồng lái. Abakir mặt tái mét, đôi mất nhớn nhác đảo quanh. Hắn quệt mồ hôi trán, nói qua tiếng máy nổ ầm ầm.
- Không hơi sức đâu mà gọi cho mày nghe thấy được nữa! Mày đi gài cần máy cày lại rồi quay lên đây, ngồi lái đi một lúc. Tao thấy khó chịu làm sao ấy, không khéo lại ốm mất. Tao ra ngoài một lát may ra có đỡ chăng...
- Đi đi! - tôi đáp.
Trong lúc tôi chạy lại máy cày và quay lên, Abakir đã bước xuống đất. Hắn trông lờ đờ hẳn đi, người như thể bợt ra. Hắn lặng lẽ đi sang một bên, lưng cúi gò xuống.
“Thôi xem chừng hắn bị ốm nặng rồi. Chắc lại đau bụng hẳn, rúm cả người lại thế kia”, - tôi nghĩ và mở máy cho xe chạy.
Chiếc máy kéo chuyển đi với tốc độ khẩn trương, đều đặn. Giờ đây nó lại phải tuân theo ý muốn của tôi. Cũng như những lần trước, tôi hồi hộp cố điều khiển máy cho chính xác. Đến cuối luống cày tôi lái máy kéo đi ngược trở lại. Hoàng hôn đã buông dần xuống mặt đất, khí trời mát lạnh. “Hai
https://thuviensach.vn
vòng nữa là phải bật đèn pha”, - tôi nghĩ và nhìn ra phía trước. Phía trước, men theo sườn đồi, có ai đang lùi lùi đi rất nhanh. Đến chỗ trũng yên ngựa người ấy chạy xuống và khuất hẳn. Tôi chỉ trông thấy được sau lưng. Đó là Abakir. Hắn làm sao thế? Hắn chạy đi đâu? Chắc là trông thấy cái gì hẳn. Ra đến giữa cánh đồng, tôi thò đầu ra ngoài buồng lái và nhổm dậy nhìn một lát nhưng không trông thấy Abakir. Hắn đi đằng nào rồi? Hắn đang ốm cơ mà. Lạ thật. Tôi dừng chiếc máy kéo lại và để động cơ chạy ở số nhỏ nhất.
- Abaki-ir! - tôi gọi to. - Abaki-ir!
Hắn không thưa. Tôi bèn tắt máy hẳn để nghe cho rõ hơn. - Abaki-ir! Ở đâu thế? Thưa đi chứ! - tôi réo vào thảo nguyên. Nhưng các triền đất chìm trong bóng hoàng hôn vẫn im lặng.
Nhỡ hắn nguy đến nơi thì sao? Tôi hình dung thấy hắn đang gò người lại lăn lộn trên mặt đất không sao nằm thẳng ra được. Tôi nhảy từ trên máy kéo xuống và cắm đầu chạy. Qua chỗ sườn đồi trũng xuống, tôi nhìn quanh. Không có ai cả. Tôi bèn chạy lên mỏm đồi cao và trông thấy Abakir đang bước trên đồng bằng. Hắn đi đã xa.
- Abakir! Đi đâu thế? - tôi hét to, nhưng hắn không hề quay lại, và chẳng mấy chốc biến mất hẳn như đã chui tọt xuống đất.
Tôi dừng thêm một chút nữa và tần ngần quay lại. Trên nền trời, những vệt ánh sáng nhợt nhạt cuối cùng của hoàng hôn đang tắt dần. Bóng tối âm thầm ngả xuống các ngọn đồi và lan rộng trên đồng bằng.
Tôi ngỡ ngàng, bối rối bước đi. Tôi bỗng thấy cảnh im lặng rầu rĩ, âm u này kỳ lạ, khác thường quá. Tựa hồ như cánh thảo nguyên đang lắng nghe tiếng chân tôi bước, lắng nghe những ý nghĩ của tôi. Tôi đang nghĩ về Abakir. Trước đây những khi tôi kể lại những điều có thật đã xảy ra tại các vùng này, hắn không tin và đã chế nhạo tôi. Nhưng lúc tôi bịa chuyện nói huyên thuyên về cục vàng phải gió ấy thì hắn lại mất cả trí khôn... Không.
https://thuviensach.vn
Những kẻ như thế chẳng mất trí khôn đâu! Rõ ràng là hắn rắp tâm từ lâu và đã nhiều lần nói lộ ra, nhưng tưởng như chỉ để dọa Xôrôkin thôi. Vì ở đây hắn thù ghét hết thảy, cãi cọ, đánh nhau với mọi người. Còn Kalipa? Chị ta thì hắn lại càng muốn rũ ra hơn ai hết. Hắn cần gì đến chị, bụng mang dạ chửa như vậy, hắn cần gì mối tình của chị! Nhưng dù sao thì hắn cũng chẳng bỏ đi trước ngày lĩnh lương một tuần đâu. Đằng này hắn lại vừa lĩnh lương hôm qua, tiền chẳng phải là ít. Xưa nay không lúc nào hắn để tiền lại ở lều, bao giờ cũng mang theo, - nghĩa là chỗ việc làm không công cũng chưa đáng bao nhiêu, mới có một ngày thôi, mà biết đâu, nhỡ vật bắt được lại là vàng thật...
Tiếng Kalipa gọi cắt ngang dòng ý nghĩ của tôi.
- Abaki-ir! Kêmen! Các người ở đâu thế?
Chị chở các bi-đông dựng nước đến cho chúng tôi để làm việc ban đêm.
- Đi đằng nào thế? - Kalipa gặp tôi lo lắng hỏi. - Sợ quá đi mất! Tôi cứ đợi mãi nãy giờ, máy kéo thì đỗ đây mà người lại chẳng thấy đâu!
Tôi còn biết trả lời chị thế nào được? Tôi nói thẳng sự thật: - Abakir bỏ việc đi rồi.
- Thế... vì sao... để làm gì? - chị lắp bắp hỏi.
- Tôi không rõ.
Tôi không đả động gì đến chuyện cục vàng, tôi thấy xấu hổ thay cho Abakir.
- Thế là đi rồi?.. - chị nín lặng giây lát rồi lôi chiếc bi-đông ra khỏi xe và nặng nề đặt xuống đất. - Tôi chở nước đến làm gì thế này? - chị ngơ ngẩn nói bâng quơ.
Tôi bưng chiếc bi-đông lại két nước, Kalipa gục mặt vào cạnh buồng lái và khóc nức nở. Tôi xốn xang cả người lên. Tôi không biết làm thế nào để an ủi chị được.
https://thuviensach.vn
- Có khi anh ta lại quay về đấy, - tôi quay lại Kalipa, ngập ngừng nói lúng búng.
- Có phải vì hắn mà tôi khóc đâu, - chị nấc lên và quay phắt bộ mặt đầm đìa nước nước mắt về phía tôi. - Tôi đã tin, tôi đã mong ước! Nhưng tin vào cái gì? Mong ước những gì? - chị bỗng thét, tiếng thét đau khổ réo lên mãnh liệt đến nỗi giữa thảo nguyên trống trải thế này mà cũng có tiếng vang rền rĩ dội lại. - Tôi nghĩ hắn là một kẻ chịu khó làm lụng, tôi tưởng rồi hắn sẽ bỏ được tâm địa độc ác. Tôi đã muốn đem lòng tốt, đem tình yêu sưởi ấm cho tâm hồn hắn. Thế mà hắn... Thôi tôi nói làm gì nữa... Con ngựa cũng biết làm việc, còn con người, sở dĩ người ta là con người trước hết cũng vì có một tâm hồn... có tâm hồn thì làm việc mới thấy hạnh phúc, công việc gì cũng có ý nghĩa... Nhưng hắn, hắn có hiểu gì đâu. Trước đây thế nào thì bây giờ ra đi cũng vẫn như thể. Tôi tủi nhục lắm, ôi, giá có ai biết được tôi tủi nhục đến nhường nào!
Tôi rầu rầu lặng thinh, lòng nặng trĩu. Tôi thấy thương Kalipa và đau đớn thay cho chị. Tôi vẫn không hiểu sao chị lại có thể đi yêu một con người như thế... Nhưng giá Abakir biết được, giá hắn hiểu được rằng hôm nay khi bỏ Kalipa ra đi hắn đã để mất một niềm hạnh phúc chân chính như thế nào, thì không phải là Kalipa, mà chính hắn sẽ phải rống lên như một con chó sói trong những ngày đông tháng giá.
Kalipa ngồi lên xe và lặng lẽ đánh xe đi.
Thảo nguyên Anarkhai đang ngủ yên lành. Văng vẳng từ xa có tiếng còi xe lửa ngập ngừng truyền qua những đợt hoa ngải vọng tới là là sát đất. Có khi Abakir đã bám được vào một toa xe chở hàng mà đi rồi chăng?.. Thôi thì cứ đi, quân khốn kiếp, đường đi của mày đúng là như thế! Anarkhai vẫn cứ sống, và chúng tao cũng chẳng cần đến mày...
Tôi không muốn nghĩ đến hắn làm gì nữa. Phải bắt tay vào việc. Tôi loay hoay mãi chiếc máy kéo mới cất tiếng nổ dọa nạt bóng đêm. Tôi ngồi vào buồng lái và bật đèn pha.
https://thuviensach.vn
Bây giờ tôi phải chịu trách nhiệm về tất cả. Và tôi bỗng thấy muốn sao lúc này có được cô gái đáng yêu với mớ tóc trước trán ngồi bên cạnh mình, muốn cô tin rằng mai đây, trên vùng thảo nguyên ngải mọc hoang vu này, sẽ có một đất nước Anarkhai phồn vinh tươi đẹp.
Nguyễn Ngọc Bằng dịch
https://thuviensach.vn
BẠN ĐỌC THÂN MẾN!
Với lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi mong muốn bạn nêu lên những đề nghị và nhận xét mà bạn thấy cần thiết về cuốn sách này.
Chúng tôi hy vọng rằng các tác phẩm văn học Nga và văn học xô viết được xuất bản bằng tiếng mẹ đẻ của bạn sẽ giúp bạn hiểu biết sâu hơn nền văn hóa và lối sống của nhân dân chúng tôi.
Địa chỉ của chúng tôi:
СССР, 119021, Москва,
Зубовский бульвар, 17, издательство “Радуга”.
https://thuviensach.vn
Table of Contents
LỜI NÓI ĐẦU
Mắt lạc đà
1
2
3
4
5
https://thuviensach.vn